Ngày 12-06-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ma qủy (Satan)
+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
06:45 12/06/2012
Từ ngàn xưa, ma quỷ luôn luôn là một mối bất hạnh cho con người. Ma quỷ luôn tìm cách làm hại con người không những bằng xúi giục con người làm điều tội lỗi mà còn hành hạ, khống chế, trói buộc, bắt con người làm nô lệ cho chúng. Trong cuộc chiến với ma quỷ, con người không phải là địch thủ ngang tài đồng sức, nên thường thua cuộc. Ngay trong trận chiến đầu tiên, hai ông bà nguyên tổ đã thua mưu chước ma quỷ. Từ đó, con người chẳng thể nào tự mình thoát được nanh vuốt ma quỷ giam hãm.

Đức Giêsu đến mở đầu một kỷ nguyên mới: Nước Thiên Chúa đến chiến thắng nước ma quỷ. Ngay khi Đức Giêsu xuất hiện, ma quỷ mở lại bài cũ cám dỗ Đức Giêsu đi vào con đường kiêu ngạo, phô trương, cậy sức mình, ham hố danh, lợi, thú. Nhưng ngay trong lần đầu tiên giáp chiến, ma quỷ thất bại nặng nề. Đức Giêsu đã toàn thắng vì Người cương quyết đi theo con đường vâng phục thánh ý Chúa Cha, sống khiêm tốn, đơn sơ, khiêm nhường, phó thác. Từ đó, Đức Giêsu đi đến đâu là khuất phục ma quỷ, giải thoát con người đến đấy.

Đọc Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, ta thấy Đức Giêsu giải thoát con người ở các khía cạnh sau đây:

Người trực tiếp giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của satan. Hôm nay, Người xua đuổi thần ô uế công khai trước mặt mọi người trong hội đường. Lần khác, Người xua đuổi cả một đạo quân quỷ dữ. Chúng đã xin nhập vào đàn heo đang ăn bên bờ biển, và cả đàn heo lăn xuống biển chết hết.

Người gián tiếp giải thoát con người khỏi ách thống trị của satan qua việc chữa bệnh. Theo quan niệm của người Do Thái, bệnh tật là dấu chỉ của tội lỗi. Vì thế, người bệnh là người sống dưới ách satan. Đức Giêsu đã chữa lành rất nhiều người bệnh. Nhiều lần Người nói với người bệnh: “Tội con đã được tha”.

Người tha thiết với việc cứu con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, nên Người thường lui tới với những người thu thuế. Người không chỉ nói lời tha thứ bên ngoài, nhưng thực sự hoán cải họ từ bên trong. Nhất là Người giải thoát họ khỏi những mặc cảm và giúp họ tái hội nhập vào đời sống cộng đoàn.

Qua những việc làm của Đức Giêsu, ta thấy Người không chỉ giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của ma quỷ mà còn quan tâm cứu chữa con người khỏi những thế lực đen tối của chúng.

Cuộc chiến giữa con cái Thiên Chúa và ma quỷ vẫn tiếp tục, nên Đức Giêsu khi sai các Tông đồ đi rao giảng, vẫn luôn kèm theo mệnh lệnh xua đuổi ma quỷ. Hôm nay, Người sai chúng ta tiếp bước các Tông đồ, đi chiến đấu chống lại ma quỷ. Ma quỷ không hiện hình cho ta thấy, nhưng chúng ẩn nấp trong các sự dữ, sự ác còn tồn tại trên thế giới.

Có thứ quỷ nghèo đang trói buộc con người, không cho họ sống một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm con người. Có thứ quỷ đói đang giết chết nhân loại dần mòn. Có thứ quỷ dốt giam cầm những người thất học trong tù ngục tối tăm. Có thứ quỷ bệnh không ngừng hành hạ và đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.

Ngày nay, ma quỷ rất tinh khôn nên thường xuất hiện dưới những hình dáng bên ngoài xinh đẹp, hấp dẫn. Chúng xuất hiện dưới những đồng tiền bất chính và hứa hẹn cho ta một cuộc sống thoải mái. Chúng xuất hiện dưới chiêu bài tự do hưởng thụ để xúi giục ta lao mình vào những nơi ăn chơi độc hại. Chúng kích thích sự tò mò của thanh niên muốn thử sức với ma túy.

Với bàn tay nham hiểm, ma quỷ âm thầm len lỏi vào tận đáy tâm hồn, khơi lên những làn sóng chia rẽ, ganh ghét, thù hận, bất hòa. Chúng kích thích lòng tham lam vô đáy, đưa ta đến chỗ trộm cắp, kiện cáo và tranh giành. Chúng khơi dậy thói kiêu căng, lòng tự ái để ta ham hố vinh danh và quyền lực. Chúng vuốt ve thói ích kỷ để xui giục ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, làm ngơ trước những nhu cầu của người khác. Chúng lừa gạt ta để ta coi thường tội lỗi, mất ý thức về tội.

Hôm nay, Chúa muốn ta tiếp tục công việc của Chúa, xua trừ ma quỷ ra khỏi đời sống chúng ta. Hãy cùng nhau xua đuổi quỷ đói, quỷ nghèo ra khỏi thế giới. Hãy góp phần tích cực diệt trừ quỷ dốt, quỷ bệnh ra khỏi xã hội con người.

Hãy tỉnh táo nhận ra ma quỷ dưới những khuôn mặt đẹp đẽ của vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, cám dỗ.

Nhất là, hãy trục xuất khỏi tâm hồn ta những con quỷ gây chia rẽ, bất hòa, tham lam, kiêu căng, tự mãn, gian trá, giả hình, hám danh, ích kỷ, dửng dưng.

Tự sức riêng, ta khó mà chiến thắng được ma quỷ. Muốn chiến thắng ma quỷ, ta phải nhờ ơn Chúa giúp. Ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa bằng ăn chay và cầu nguyện. Ta rèn luyện tinh thần bằng khiêm nhường từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa.

Lạy Đức Chúa JESUS, xin Chúa ngăn sự cám dỗ, những điều dữ và điều ác của satan,ma quỷ ra khỏi đời sống của chúng con. Amen.
 
Rất thánh Trái tim Chúa Giêsu
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
06:46 12/06/2012
Lễ Thánh Tâm Chúa

Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, một trong những ngày lễ trọng kính Chúa trong năm Phụng Vụ. Nhưng Thánh tâm nghĩa là gì? “Thánh” nghĩa là thánh thiện, tốt lành; còn “tâm” nghĩa là trái tim, hay là lòng. Như vậy “Thánh Tâm” có nghĩa là trái tim rất thánh, rất tốt lành.

Đối với con người thì trái tim là cơ quan vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học cho biết rằng trong quá trình phát triển của bào thai, trái tim được hình thành trước cả bộ não; trong khi bộ não đang hình thành, thì trái tim đã phát triển trọn vẹn. Chức năng của nó là gì? Chức năng của nó là cung cấp máu, tức là cung cấp “sự sống” cho toàn bộ cơ thể. Bao lâu nó còn đập thì bấy lâu cơ thể còn sống. Nếu nó ngưng đập, người ta sẽ đi diện “đoàn tụ ông bà” ngay. Quan trọng là vì vậy!

Dĩ nhiên, tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu không có nghĩa là tôn kính một phần cơ thể, dù đó là phần quan trọng nhất. Mà tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu có nghĩa là tôn kính chính tình yêu của Ngài, vì trái tim là biểu tượng của tình yêu.

Nhưng tại sao lại gọi Trái Tim Chúa Giêsu là Trái Tim Rất Thánh? Nếu xét về phương diện sinh học thì trái tim Chúa Giêsu và trái tim của mỗi người chúng ta chẳng có gì khác nhau. Chẳng khác nhau chút nào! Trái tim Chúa Giêsu cũng có 4 ngăn: tâm thất trái, tâm thất phải; tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải. Trái tim ấy cũng có 2 van: van này đóng van kia mở, và ngược lại. Trái tim ấy cũng có hai dòng máu: dòng máu đen và dòng máu đỏ luân chuyển đều đặn… Nhưng xét về phương diện yêu thương, có lẽ trái tim Chúa Giêsu khác trái tim chúng ta nhiều lắm. Khác thế nào?

Có câu chuyện kể rằng một người mẹ bị chứng đau tim nặng. Bác sĩ cho bà biết nếu không được giải phẩu thay tim ngay thì số ngày sống còn lại của bà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế rồi người ta đề nghị một trong các con của bà hiến tim cho mẹ để cứu lấy sinh mạng của bà.

Người anh cả được mời gọi hiến tim cho mẹ. Dù rất thương mẹ, nhưng anh ta cũng lắc đầu từ chối với lý do: anh là con trai trưởng, là rường cột của gia đình, anh cần sống để chăm sóc đàn em, để nối dõi tông đường…. Rồi anh ta đề nghị đứa em gái nên hiến tim cho mẹ thì hợp lý hơn, vì theo anh nghĩ: tim người phụ nữ có lẽ thích hợp cho người phụ nữ hơn!

Đứa em gái nghe vậy giẫy nẩy lên và quyết liệt từ chối với lý do cô là người con gái duy nhất trong nhà và gia đình nào cũng cần có bàn tay người phụ nữ trông nom sắp xếp. Thiếu cô thì lấy ai đi chợ nấu ăn; lấy ai quét dọn nhà cửa, giặt giũ áo quần… Vậy cô cần phải sống. Có lẽ đứa em trai út vốn hay lêu lỏng chơi bời, là người vô tích sự, hiến tim chết thay cho mẹ thì phải lẽ hơn…

Đến lượt mình, đứa em nầy cũng viện lý do là nó mới chỉ tuổi teen, đang là thiếu nhi ngành nghĩa, chưa hưởng thụ được bao nhiêu, lẽ nào lại từ giã cuộc đời quá sớm ! Anh Hai hoặc Chị Ba đã hưởng được nhiều vui thú trên đời rồi, nếu có phải giã từ đời nầy trước đứa em út, thì cũng không có gì để ân hận… Thôi, Anh Hai hoặc Chị Ba vui lòng hiến tim cho mẹ thì tốt hơn.

Rõ ràng ta thấy rằng dù yêu thương mẹ vô vàn, nhưng không người con nào yêu đến nỗi dám hiến tặng trái tim cho người mẹ yêu quý của mình. Tuy nhiên có một Đấng vô cùng cao cả và đầy quyền năng, đã tự nguyện hiến dâng không những Trái Tim mà còn cả mạng sống của Người để cứu độ chúng ta. Đấng đó chính là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa.

Như thế trái tim Chúa Giêsu khác ở chỗ là đã yêu thương đến độ sẵn sàng trao hiến tất cả cho loài người chúng ta. Trong các hình vẽ, người ta vẽ trái tim Chúa Giêsu nằm ngoài lồng ngực, có ý diễn tả điều gì? Diễn tả sự cho đi, sự trao hiến. Hiến trao đến cả giọt máu cuối cùng. Dấu chứng nói lên điều đó là hình ảnh trái tim bị đâm thâu. Trên cánh tay một số bạn trẻ thường vẽ hay xâm hình trái tim có ngọn giáo đâm xuyên qua với dòng chữ đi kèm: “hận đời tuổi trẻ”... chứ không phải là “tình yêu cho đi” hay “tình yêu dâng hiến”.

Chúng ta biết, theo tục lệ người Do Thái, người bị kết án tử hình không được treo xác qua đêm, nhưng phải chôn xác họ ngay trong ngày hôm đó. Ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập Giá là ngày Thứ Sáu, áp lễ Vượt Qua, một ngày lễ trọng của người Do Thái. Căn cứ theo luật lệ thời đó, họ đến xem Chúa Giêsu đã chết chưa để cho hạ xác xuống. Dù thấy Chúa Giêsu đã chết, nhưng để cho chắc ăn, một anh lính lấy ngọn giáo đâm vào cạnh sườn bên trái của Chúa. Từ vết thương mở ra đó, máu và nước trong trái tim tuôn chảy.

Trái tim Chúa đã hết mực yêu thương và khao khát cho tình yêu ấy được bùng cháy lên. Bởi đó ta thấy các bức tranh vẽ hình trái tim Chúa Giêsu thường có ngọn lửa ở trên. Đó là trái tim cháy lửa yêu mến. Trái tim luôn khát khao yêu thương. Ngược lại, một trái tim mà không biết yêu thương, người ta gọi đó là trái tim ngục tù, trái tim mùa đông, trái tim băng giá…

Trái tim Chúa Giêsu cũng là trái tim rất đỗi hiền lành và khiêm nhường. Khiêm nhường đến nỗi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Hiền lành đến độ, trên thập giá, Chúa Giêsu không những đã nói lời tha thứ cho những kẻ đóng đinh ngài, mà còn cầu xin Chúa Cha tha tội cho họ nữa.

Vậy sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta điều gì? Mời gọi chúng ta hai điều:

- Về phương diện tích cực: có lẽ ai trong chúng ta cũng muốn trái tim mình nên giống trái tim của Chúa. Nhưng làm thế nào để nên giống trái tim của Chúa? Rất đơn giản. Nếu ta biết sống hiền lành khiêm tốn, bác ái vị tha và yêu thương hết mọi người... là ta đã có trái tim giống Trái Tim Chúa rồi.

- Về phương diện tiêu cực: chắc chắn không ai trong chúng ta muốn làm cho Trái Tim Chúa bị thương tổn. Vậy hãy cố gắng xa tránh tội lỗi. Bởi vì mỗi một tội ta phạm như là một mũi gai đâm vào Trái Tim Chúa. Và tất nhiên sẽ làm cho Trái Tim Chúa bị nhói đau. Thực tế ta đã phạm tội nhiều. Số tội có khi đủ kết thành vòng gai lớn và cái nào cái nấy nhọn hoắt quàng vào Trái Tim Chúa.

Chớ gì chúng ta có trái tim ngày càng giống Trái Tim của Chúa, bằng việc luôn sống hiền hậu khiêm cung, bác ái bao dung và yêu thương phục vụ mọi người. Nhất là không bao giờ phạm tội trọng làm cho Trái Tim Chúa bị tổn thương nữa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gặp gỡ Chúa tại phi trường
Bùi Hữu Thư
12:16 12/06/2012
Diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi các tuyên úy ngành Hàng Không Dân Sự

ROME, thứ hai 11 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích các tuyên uý ngành Hàng Không Dân Sự "đem Chúa đến cho con người" bằng cách "lo lắng chăm sóc cho từng người" tại các phi trường, vì họ phản ảnh cho thực tại đã trần thế hóa."

Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các tham dự viên của Đại Hội Thế Giới lần thứ XV của các Tuyên Úy Công Giáo và các thành viên của Hội Tuyên Uý Hàng Không Dân Sự ngày thứ hai 11 tháng 6 tại Vatican.

Đại Hội này được khởi xướng bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ cho những di dân và những người đang lữ hành đã được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng 6 với chủ đề: "Tân Phúc Âm Hoá trong thế giới Hàng Không Dân Sự."

Mối ưu tư của mỗi người

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng các tuyên uý phi trường được mời gọi để "thể hiện sứ vụ của Giáo Hội", nghĩa là "đem Chúa đến với con người" và "hướng dẫn con người đến gặp gỡ Thiên Chúa" trong các phi trường trên thế giới.

Ngài khuyến khích họ "rao truyền Tin Mừng với năng lực cải tiến, bằng lời nói, bằng sự hiện diện, bằng gương sáng và nhân chứng."

Ngài tiếp: Mặc dầu các cuộc gặp gỡ có tính cách "bất ngờ", "người ta nhận biết đây là một người của Chúa, và thông thường thì một hạt giống nhỏ bé trong một mảnh đất đón nhận có thể nẩy mầm và sinh nhiều hoa trái."

Đức Thánh Cha tiếp: "Xin hãy lo lắng chăm sóc cho từng người, bất kể thuộc quốc tịch hay tình trạng xã hội nào, họ phải thấy nơi quý vị một tấm lòng đón nhận, có thể lắng nghe và hiểu biết." Để cho tất cả mọi người có thể cảm nhận được "tình yêu đến từ Thiên Chúa."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của các trung tâm tuyên uý phi trường, như "nơi yên tĩnh và xoa dịu thiêng liêng" vì Chúa "không bao giờ quên đối thoại với tất cả những ai mở lòng ra cho Người, nhất là trong kinh nguyện."

Tình yêu tha nhân và tình liên đới

Ngài nhận xét: Các phi trường "là nơi phản ảnh thực tại trần thế hoá của thời đại chúng ta", thực vậy, nhiều người đến với quốc tịch, văn hóa, tôn giáo, tình trạng xã hội và tuổi tác khác nhau, và chen vai sát cánh tại đây.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến những hoàn cảnh "nhân loại khác nhau và khó khăn" tại các phi trường, đòi hỏi một "sự chú ý luôn luôn mạnh mẽ hơn" vì có nhiều người không đủ giấy tờ đang sống trong "lo sợ".

Ngài tiếp: Ngoài ra "cuộc khủng hoảng đức tin" của thế giới hiện đại phản ảnh trong các phi trường: "Những học thuyết Kitô giáo và các giá trị được giảng dậy không còn được coi là những chiếu điểm."

Những người làm việc tại đây hàng ngày đang ở trong "một môi trường có sự di chuyển thường xuyên và các kỹ thuật cũng phát triển thường xuyên, điều này có nguy cơ là làm lu mờ đặc tính trọng tâm của con người."

Ngài nhận xét: thường khi "người ta chú ý nhiều hơn đến sự hữu hiệu và khả năng sản xuất." Và điều này "làm tổn hại đến tình yêu tha nhân và sự liên đới," một điều, ngược lại "luôn luôn là đặc tính của các mối tương quan xã hội."

Do đó, đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, sự hiện diện của các tuyên úy rất "quan trọng và quý giá": đây là một "chứng tá sống động của một Thiên Chúa rất gần gũi con người." Đây cũng là một "lời mời gọi không nên bao giờ được lãnh đạm" đối với người chúng ta gặp gỡ, mà phải "đón tiếp với sự cởi mở và tình yêu."
 
Đức Thánh Cha tố giác văn hóa dối trá
G. Trần Đức Anh OP
13:01 12/06/2012
ROMA. Trong buổi khai mạc Hội nghị giáo phận Roma chiều tối ngày 11-6-2012 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích về ý nghĩa và các hệ luận của bí tích rửa tội đối với đời sống các tín hữu Kitô, và đặc biệt tố giác nền văn hóa gian dối.

Hiện diện tại Đền thờ, - cũng là Nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma,- có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các GM Phụ tá và hàng ngàn đại biểu của hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận.

ĐTC đã trình bày một bài suy niệm, lectio divina, trong đó ngài diễn giảng về bí tích rửa tội trong ”Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Ngài nói: ”Rửa tội có nghĩa là được liên kết với Thiên Chúa, chúng ta được thuộc về Thiên Chúa trong một cuộc sống mới duy nhất, chúng ta được chìm đắm trong chính Thiên Chúa”. Điều này đưa tới 3 hệ luận:

- Thứ nhất, Thiên Chúa không còn ở nơi rất xa xăm đối với chúng ta, Chúa không phải là một thực tại để thảo luận xem Người hiện hữu hay không hiện hữu: chúng ta ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta.

- Thứ hai, không phải chúng ta tự làm cho mình trở thành Kitô hữu. Việc trở thành Kitô hữu, tuy cũng tùy thuộc quyết định của chúng ta, nhưng trước tiên đó là một hoạt động của Thiên Chúa với chúng ta: 'tôi không tự làm cho mình thành Kitô hữu, nhưng tôi được Thiên Chúa đón nhận, Người cầm lấy tay tôi, và tôi thưa 'xin vâng' đối với Người. Người thực hiện một chiều kích mới trong cuộc sống của tôi. Trở nên Kitô hữu là một hồng ân Chúa ban cho tôi.

- Thứ ba là: vì được chìm đắm trong Thiên Chúa, ta cũng liên kết với anh chị em mình, vì tất cả mọi người khác cũng ở trong Thiên Chúa, nên nếu tôi được ra khỏi sự cô lập của mình và được ngụp lặn trong Thiên Chúa, thì tôi cũng được ngụp lặn trong tình hiệp thông với tha nhân.

ĐTC cũng giải thích về nghi thức rửa tội, trong đó có phần từ bỏ những hào nhoáng, công việc và những cám dỗ của ma quỉ. Ngài nói: ”Từ bỏ những hào nhoáng của ma quỉ, ngày nay điều này có thể có nghĩa là từ bỏ một thứ văn hóa, một lối sống trong đó điều đáng kể không phải là sự thật nhưng là cái vẻ sự thật, người ta không tìm sự thật nhưng tìm công hiệu, những sự giật gân; dưới cái bình phong sự thật, viện cớ là tìm sự thật, trong thực tế người ta hủy hoại con người, người ta muốn phá hủy và chỉ kiến tạo bản thân mình như kẻ chiến thắng. Vì thế, sự từ bỏ này rất là thực tế: đó là sự từ bỏ một thứ văn hóa thực là là phản văn hóa, chống lại Chúa Kitô và chống lại Thiên Chúa”.

ĐTC giải thích rằng: ”Được rửa tội, có nghĩa là được giải thoát khỏi thứ văn hóa như thế. Ngày nay chúng ta cũng biết một thứ văn hóa trong đó sự thật không đáng kể, cho dù người ta có vẻ làm muốn làm cho trọn bộ sự thật được xuất hiện; trong thứ văn hóa này chỉ có sự giật gân và tinh thần vu khống và phá hoại là đáng kể. Thứ văn hóa này không tìm sự thiện, và cái vẻ đề cao luân lý của nó trong thực tế chỉ là một cái mặt nạ, nhắm gây hoang mang, tạo nên sự xáo trộn và phá hủy. Chúng ta chống lại thứ văn hóa như thế, trong đó dối trá được trình bày dưới bộ áo sự thật và thông tin, chúng ta chống lại thứ văn hóa này, nó chỉ tìm lợi lộc vật chất và phủ nhận Thiên Chúa”.

Những lời khẳng định trên đây được nhiều hãng thông tấn nêu bật trong bối cảnh làn sóng mạ lỵ, vu khống, loan tin thất thiệt mà một số cơ quan truyền thông tung ra trong thời gian qua, quanh vụ ”rò rỉ” tin tức từ Vatican, nhắm bôi nhọ Tòa Thánh và các cộng sự viên của ĐTC. (SD 12-6-2012)

 
Giáo phận Fort-Liberté, Haïti có tân giám mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:40 12/06/2012
ROMA, (Zenit.org) – Ngày 9 tháng Sáu năm 2012, ĐứcThánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cha Max Leroy Mésidor làm tân giám mục giáophận Fort-Liberté, Haïti.

Trước đó, vào ngày 15 tháng Tám 2011, cựu Giám mục giáophận này là đức cha Chibly Langlois được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Cayes.Kể từ đó giáo phận Fort-Liberté bị trống tòa và chờ đợi một bổ nhiệm mới.

Tân Giám Mục Leroy Mésidor năm nay 50 tuổi, đậu Thạcsĩ Thần học mục vụ và giáo lý tại đạihọc Louvain, Vương quốc Bỉ.

Chịu chức linh mục năm 1988, kể từ năm 2008, ngài làcha sở giáo xứ chính tòa Gonaïves, đồng thời là linh mục Tổng Đại Diện, và cũnglà linh mục đặc trách Ủy Ban Giáo Lý và Phụng Vụ của giáo phận.

Giáo phận Fort-Liberté trải dài theo bờ biển phía Bắccủa Haïti và giáp ranh với Cộng hòa Dominicaine. Trên địa bàn giáo phận có 480ngàn dân, trong đó 345.000 là người Công Giáo. Hiện nay, giáo phận có 46 linhmục và 78 tu sĩ.
 
Khóa Họp Mùa Xuân 2012 của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ
Giuse Đặng Văn Kiếm
13:11 12/06/2012
ATLANTA, Georgia - Các giám mục Hoa Kỳ sẽ dành một phần quan trọng của cuộc họp mùa Xuân ngày 13-15 tháng 6 ở Atlanta để nhấn mạnh mối quan tâm đến vấn đề tự do tôn giáo.

Cuộc thảo luận tự do tôn giáo, bao gồm các mối quan tâm trong nước và quốc tế, nhằm tiếp tục hỗ trợ và nâng cao nhận thức về hành vi xâm phạm về quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài.

Đức cha William E. Lori, Tổng Giám mục Baltimore, Chủ tịch Ủy ban Đặc nhiệm về Tự do Tôn giáo trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, sẽ cập nhật tình hình của hàng loạt các vụ kiện ngày 21 tháng 5 trên toàn quốc của các tổ chức Công giáo và các tổ chức khác đối với thách thức của Bộ Y tế liên quan tới việc có thể buộc các tổ chức Công giáo cung cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên, bao gồm cả thuốc gây phá thai, ngừa thai và triệt sản nhân tạo.

Mối quan tâm khác của các giám mục, bao gồm cả phán quyết của tòa án và quyết định chính sách đã buộc các tổ chức Công giáo nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng.

Các giám mục cũng thảo luận và đẩy mạnh một chiến dịch "hai tuần cho tự do" (Fortnight For Freedom) trên khắp nước, từ ngày 21 tháng 6 tới 4 tháng 7, để cầu nguyện hỗ trợ cho tự do tôn giáo. Đức TGM Lori cho biết các giám mục cũng sẽ “xem xét những nỗ lực liên tục để giáo dục người Công giáo và công chúng nói chung về giáo huấn của giáo hội cho tự do tôn giáo và di sản tôn giáo người Mỹ”.

Đức Giám mục Richard E. Pates, Des Moines, Iowa, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Công lý và Hòa bình, sẽ giải trình mối quan tâm tự do tôn giáo quốc tế trong các cuộc thảo luận kéo dài hai giờ. Hai diễn giả khác sẽ tham gia cung cấp cách thức người Mỹ có thể làm trong sự hiệp thông và liên đới với giáo hội ở nước ngoài.

Đức cha Shlemon Warduni, Giám mục phụ tá Baghdad, Chủ tịch Caritas-Iraq sẽ mô tả tình hình phải đối mặt với các Kitô hữu ở Trung Đông.

Ông Thomas F. Farr, Giám đốc Dự án Tự do Tôn giáo tại Trung tâm Berkley vì Hòa bình Tôn giáo và các Vấn đề Thế giới thuộc Đại học Georgetown, sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thách thức đối với quyền tự do tôn giáo trên thế giới.

Đức Tổng Giám mục Lori khẳng định: "Quan điểm của chúng tôi là hai chiều kích của tự do tôn giáo có rất nhiều tương quan với nhau. Điều quan trọng đối với chúng tôi là giữ cho ngọn đuốc tự do tôn giáo cháy sáng tại nhà, nhờ đó chúng tôi có thể là một ngọn hải đăng của hy vọng cho con người ở khắp mọi nơi, đặc biệt là cho những người đang bị đàn áp thực sự."

Các Vấn Đề Khác

Các giám mục cũng sẽ nhận được một báo cáo 10 năm do Hội đồng Duyệt xét Quốc gia về "Điều lệ Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên" và nghe các khuyến nghị từ Hội đồng qua nghiên cứu "Nguyên nhân và bối cảnh lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các Linh mục Công giáo tại Hoa Kỳ, 1950-2010." Báo cáo sẽ kiểm điểm thành tích theo bốn phần của điều lệ: chữa bệnh, đáp ứng hiệu quả, trách nhiệm và bảo vệ đức tin.

Bà Carolyn Woo, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Dịch vụ Cứu trợ Công giáo, lần đầu tiên sẽ giải trình với các giám mục. Bà bước vào vị trí của mình như là người đứng đầu cơ quan viện trợ và phát triển quốc tế của HĐGMCGHK vào tháng Giêng 2012.

Các giám mục sẽ nghe Đức cha David L. Ricken của Green Bay, Wisconsin, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Truyền giáo và Giáo lý, về hoạt động lập kế hoạch cho năm Đức Tin theo ý của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013.

Một cuộc thảo luận về một đề nghị đặc biệt "phản ánh Công giáo nghèo đói, việc làm và nền kinh tế suy xụp" cũng được nêu lên.

Đức Giám mục Salvatore J. Cordileone của Oakland, California, Chủ tịch Tiểu ban Giám mục về Khuyến khích và Bảo vệ Hôn nhân, sẽ cung cấp một báo cáo về công việc của tiểu ban.

Đức Giám mục John C. Wester của Salt Lake City, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Truyền thông, sẽ báo cáo về công việc của nhóm đặc trách về Truyền thông.

Đối với những vấn đề nội bộ, Đức Giám mục George V. Murry Youngstown, Ohio, Thư ký Hội đồng Giám mục, sẽ cập nhật về sự tiến triển của kế hoạch chiến lược 2013-2016. Các chuyên viên đã dành nhiều tháng triển khai kế hoạch nhằm thực hiện ưu tiên theo chủ đề "Tân Phúc Âm Hóa: Đức tin - Thờ phượng - Nhân chứng"

Bản cập nhật dự kiến sẽ xác định các chiến lược để giải quyết những ưu tiên của sự hình thành đức tin và thực hành bí tích, đời sống và phẩm giá của con người, tự do tôn giáo và củng cố hôn nhân và cuộc sống gia đình.

Cuối cùng, Hội đồng Tư vấn Quốc gia, bao gồm các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đại diện cho 15 khu vực địa lý của Hội đồng Giám mục, sẽ cung cấp báo cáo thường xuyên cho các giám mục.
 
Chức sắc Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ gặp Bộ Giáo lý đức tin
LM. Trần Đức Anh OP
13:12 12/06/2012
VATICAN. Hôm 12-6-2012, Nữ tu Chủ tịch và Nữ tu Giám đốc điều hành Hội đồng lãnh đạo Nữ tu Hoa Kỳ (LCWR) đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của Bộ giáo lý đức tin.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: ”Hiện diện tại cuộc gặp gỡ cũng có Đức Cha Peter Sartain, TGM giáo phận Seattle Hoa Kỳ và là vị Đặc Ủy của Tòa Thánh về việc thẩm định đạo lý của Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ.”

Hội đồng lãnh đạo này, trong thời gian qua, bị Bộ giáo lý đức tin nhận xét có những tuyên ngôn và hoạt động không phù hợp với đạo lý và tình hiệp thông của Giáo Hội, như cổ võ những đề tài thuộc trào lưu nữ quyền cực đoan, ngừa thai nhân tạo, đồng tính luyến ái, truyền chức linh mục cho phụ nữ. Tuy nhiên, Ban chấp hành Hội đồng lãnh đạo nữ tu tỏ ra bất đồng về những nhận định của Tòa Thánh đặc biệt là quyết định giúp cải tổ cơ cấu của Hội đồng.

Cha Lombardi nói thêm rằng: ”Cuộc họp hôm qua 12-6 tại Trụ sở Bộ giáo lý đức tin là cơ hội để Bộ và các chức sắc của hội đồng lãnh đạo nữ tu thảo luận trong bầu không khí cởi mở và thân mật về những vấn đề và những mối quan tâm do việc thẩm định đạo lý gợi lên”.

”Theo Giáo Luật, một Hội đồng các Bề trên cấp cao, như Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ (LCWR), được Tòa Thánh thành lập và ở dưới sự chỉ đạo tối cao của Tòa Thánh, để thăng tiến nỗ lực chung nơi các dòng thành viên, và cộng tác với Tòa Thánh cũng như HĐGM địa phương (GL 708-709). Mục đích bản thẩm định Đạo lý của Tòa thánh là để giúp Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ trong sứ mạng quan trọng này, bằng cách thăng tiến một cái nhìn về tình hiệp thông Gáo Hội dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô và giáo huấn của Giáo Hội được trung thành tuyên dạy qua các thế hệ dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền Hội Thánh (SD 12-6-2012)
 
ĐHY Stanislaw Dziwisz: Thể thao tạo ra sự hiệp nhất và tình huynh đệ
Linh Tiến Khải
13:14 12/06/2012
Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia

Ngày mùng 8-6-2012 các cuộc đấu vòng loại tranh giải túc cầu Âu châu 2012 đã bắt đầu tại Ba Lan và Ucraine và sẽ kéo dài cho tới ngày mùng 1-7 tới đây. Các trận đấu vòng loại diễn ra giữa 16 đội tuyển tại 8 sân vận động của hai nước, và mỗi đội phải giao đấu ba lần, nếu không bị thua trong hai trận đầu. Đã có hơn 12 triệu người đặt mua vé, tức gia tăng 17% so với cách đây 4 năm. Giá vé xê xích giữa 30 Euro và 600 Euro trên khán đài chính trong trân đấu chung kết.

Để chuẩn bị cho biến cố này hai nước Ba Lan và Ucraine đã đầu tư các số tiền lớn cho việc xây các sân vận động nơi diễn ra các trận đấu vòng loại. Điển hình như sân vận động mới của thủ đô Varsava với kinh phí 320 triệu Euros. Giáo Hội hai nước cũng huy động nhân lực của mình để bảo đảm và đáp ứng các nhu cầu tinh thần của các đội banh cũng như của hàng triệu khán giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi đội banh quốc gia đều có hàng chục ngàn ủng hộ viên đi theo để cỗ võ tinh thần cho đội banh nhà.

Như qúy vị và các bạn đã biết Giáo Hội đã luôn luôn chú ý tới thể thao thể dục và dành cho chúng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục tại các trường công giáo. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã góp phần rất lớn trong việc phát triển quan niệm công giáo về thể thao thể dục. Là người tiếp tục các vị tiền nhiệm là Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, với các kinh nghiệm riêng và tư tưởng của mình Đức Wojtila đã tạo ra một nền tảng khoa học giáo dục cho thể thao thể dục, trong các khía cạnh khác nhau của nó như bản thể học, nhân chủng học, luân lý đạo đức và thần học. Các bài giáo lý của người về đề tài thần học thân xác đề cao giá trị của bản vị con người và yểm trợ những người tìm tái lập một quan niệm quân bình đúng đắn đối với thân xác con người, được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Người và được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc qua việc nhập thể, cuộc khổ nạn cái chết và sự phục sinh của Người.

Với xác tín về sự thánh thiện của thân xác con người, Đức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ khẳng định như sau: ”Ý thức về tiềm năng giáo dục và tinh thần của thể thao, các tín hữu và người thiện chí phải hiệp nhất với nhau trong cuộc chiến chống lại bất cứ lệch lạc nào, có thể len lỏi vào đó, vì chúng là một chướng ngại đối với một sự phát triển toàn vẹn của con người và đối với niềm vui trong cuộc sống con người. Cần phải bảo vệ thân thể con người khỏi các mưu sát khác nhau chống lại sự toàn vẹn của nó, và khỏi bất cứ khai thác bóc lột hay tôn thờ thần tượng nào”.

Trong buổi tiếp kiến các lực sĩ thế giới về Roma mừng Năm Thánh 2000 Đức Gioan Phaolô II nói: ”Thể thao chắc chắn là một trong các biểu lộ quan trọng nhất, có khả năng chuyển đạt các giá trị nhân bản và tinh thần sâu xa, nếu nó được thực thi trong tinh thần tôn trọng các luật lệ. Tuy nhiên nó cũng có thể chống lại các luật lệ và các mục đích, nếu nó phục vụ các lợi lộc xa lạ với các lợi lộc chính của nó; các lợi lộc xa lạ ấy không tôn trọng vai trò trung tâm của bản vị con người. Rất tiếc là có những biểu lộ của sự khủng hoảng mgày càng dễ thấy hơn, thường đe dọa các giá trị luân lý đạo đức nền tảng của thể thao. Bên cạnh loại thể thao cao thượng hóa thân thể con người, có loại thể thao gây thiệt hại cho con người, hạ nhục và phản bội con người. Bên cạnh loại thể thao phục vụ các lý tưởng cao qúy cũng có loại thể thao chỉ kiếm tiền; bên cạnh loại thể thao hiệp nhất có thể thao chia rẽ” (10-10-2000). Thật vậy, nếu được thực thi một cách đúng đắn, thể thao là dụng cụ phát triển con người, thăng tiến hòa bình và tình huynh đệ rất hữu hiệu.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia về giải túc cầu âu châu 2012. Đức Hồng Y đã từng là bí thư riêng của Đức Gioan Phaolô II trong 40 năm trời.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về giải bóng đá Âu châu 2012 đang diễn ra tại Ba Lan và Ucraine, có hàng triệu người tham dự và hàng trăm triệu người theo dõi trên các đài phát thanh truyền hình?

Đáp: Giải bóng đá Âu châu 2012 giải tỏa sự chia rẽ vẫn còn giữa Đông và Tây Âu, bởi vì tuy bức tường Berlin đã sụp đổ, nhưng trong tâm hồn của người dân vẫn còn có sự chia rẽ giữa Đông và Tây Âu. Vì thế chắc chắn là các cuộc giao đấu này giúp củng cố sự hiệp nhất của Âu châu.

Hỏi: Mọi người đều chú ý nhìn vào Ba Lan. Sự thay đổi trên bình diện xã hội và văn hóa tại đây có thực sự không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Chắc chắn đây là điều có thực chứ. Nước Ba Lan ngày nay khác với nước Ba Lan dười thời chế đô độc tài mác xít. Sự tự do đã khơi dậy việc canh tân kinh tế, nhưng cũng tạo ra sự thay đổi văn hóa. Tôi nghĩ rằng Ba Lan đã được chuẩn bị cho sự thay đổi này. Giờ đây nó phải tiến bước mà không đánh mất đi sợi chỉ tinh thần dẫn đường đã đồng hành với nhân dân Ba Lan kitô từ bao thế kỷ qua.

Hỏi: Như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã viết trong sứ điệp gửi các Giám Mục Ba Lan, túc cầu và thể thao có thể chống lại các ích kỷ của thời đại chúng ta như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Dĩ nhiên là bằng cách sống tinh thần thể thao một cách tốt đẹp. Bời vì qúy vị biết rằng trong sinh hoạt bóng đá cũng đã có thời gian xảy ra các vụ đấm đá nhau, các hành động bạo lực và cả khủng bố phá hoại nữa. Chúng ta phải tìm cách tránh tất cả những điều đó và vì cuộc tranh giải túc cầu Âu châu còn đang ở trong những ngày đầu, chúng ta hy vọng rằng mọi sự diễn tiến tốt đẹp, theo tinh thần thể thao.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, khi nói tới thể thao thể dục người ta nghĩ ngay tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Karol Wojtila thường đến sân vận động để xem đội bóng đá của Cracovia hay người đã thích đội Wilsa Cracovia là đội banh đã được người tiếp kiến tại Vaticăng, khi đội này đến Roma đấu với đội Lazio ngày 20 tháng 2 năm 2003, có đúng thế không?

Đáp: Đức Thánh Cha đã không đi xem đá bóng ở sân vận động, nhưng người theo dõi các trận đấu trên báo chí, qua radio và truyền hình. Người chú ý tới thể thao vì chính người cũng chơi thể thao.

Hỏi: Người ta thường bàn tán về cảm tình mà Đức Gioan Phaolô II dành cho một vài đội banh Italia. Có người cho rằng Đức Karol thích đội banh Lazio, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Đức Gioan Phaolo II ưa thích thể thao và bóng đá Italia. Tôi phải nói rằng người đã ủng hộ đội banh Roma. Nhưng mà như là Đức Giáo Hoàng người phải ở bên trên tất cả những tâm tình đó.

Hỏi: Trở lại với giải túc cầu Âu châu 2012. Để chống lại chủ trương kỳ thị chủng tộc và bài do thái, các đội banh của Hòa Lan và Italia đã viếng thăm trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz. Đức Hồng Y nhận thấy có cái gì đang thay đổi trong cảm quan của các cầu thủ bóng đá hay không?

Đáp: Có vài môi trường Âu châu nào đó muốn cho thấy hình ảnh này. Tại Ba Lan này và tôi nghĩ rằng cả tại Ucraine nữa, nhưng tôi chỉ nói nhân danh Ba Lan thội, tuyệt đối là không có kỳ thị chủng tộc. Trái lại người dân có thiện cảm đối với những người da mầu và người do thái. Có vài môi trường Tây phương muốn áp đặt tư tưởng kỳ thị chủng tộc và bài do thái, nên họ làm thế.

Hỏi: Ngày 12-6 hai đội ba Lan và Nga đấu với nhau. Bóng đá có thể làm giảm bớt đả kích giữa hai dân tộc này hay không? Có người sợ có các cuộc biểu tình của người Nga tại thủ đô Varsava như đã loan báo, trong những ngày tưởng niệm thảm cảnh rớt máy bay, trong đó nguyên tổng thống Ba Lan đã bị thiệt mạng. Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Tôi không nghĩ như thế. Giữa hai dân tộc Ba Lan và Nga hiện nay không có vấn đề. Trước đây đã có vấn đề với chủ nghĩa cộng sản mác xít, chứ không phải với người dân Nga, bởi vì dân tộc Nga là một dân tộc tốt lành, một dân tộc nhậy cảm đối với nền văn hóa, đối với thể thao thể dục.

Hỏi: Hai cầu thủ người Ba Lan Klose và Podolski đã chọn quốc tịch Đức. Xem ra người dân Ba Lan không thích đội tuyển quốc gia gồm nhiều thành phần có quốc tịch khác, con cái của những người Ba Lan di cư sống ở nước ngoài. Có người cho rằng họ cũng chẳng biết quốc ca Ba Lan nữa. Đức Hồng Y có đồng ý không?

Đáp: Có nhiều ý kiến khác nhau mà người ta có thể đọc trên báo chí. Những người gốc Ba Lan chơi trong các đội banh ở nước ngoài tham dự giải túc cầu Âu châu khiến cho chúng hài lòng, vì họ đá giỏi.

Hỏi: Cá độ bóng đá là một hiện tượng tại Italia nhưng cũng là hiện tượng của Ba Lan nữa. Hiện đang xảy ra các vụ kiện tụng và xử án. Đức Hồng Y nghĩ gì về hiện tượng này?

Đáp: Luôn luôn xảy ra chuyện tương tự trong lãnh vực hành xử thể thao.

Hỏi: Đức Hồng Y có theo dõi vài trận đấu của giải túc cầu lần này hay không, và Đức Hồng Y có thích bóng đá không?

Đáp: Có, tôi đã coi bốn đội giao đấu và tôi thấy đội bóng của Nga rất mạnb. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ các đội khác như Italia và Tây Ban Nha. Chắc chắn sẽ là các trận đấu thể thao có mức độ rất cao. Rất tiếc là các đội này gặp nhau ở ngay vòng đầu của giải túc cầu Âu châu. Và dĩ nhiên là tôi theo dõi chứ.

Hỏi: Thế Đức Hồng Y thấy lộ trình của đội banh Ba Lan như thế nào?

Đáp: Trong lúc này đây thì đội banh của Ba Lan không mạnh lắm, nhưng tôi hy vọng là nó có thể tiếp tục tiến tới.

Hỏi: Thế theo Đức Hồng Y thì ai sẽ thắng giải túc cầu lần này?

Đáp: Tôi không muốn nói gì cả. Tôi đã đoán sai, khi cho rằng đội banh Ba Lan sẽ thắng, nhưng trái lại đã chỉ huề thôi. Đã không có ai nghĩ rằng trận đấu giữa đội của Nga và đội của Cộng Hòa Tchèques đã nổi đình đám như vậy. Vì thế mọi sự đều rộng mở. Nếu Italia mà thắng, thì dĩ nhiên là tôi hoan hô chứ. Tôi xin cám ơn qúy vị. Xin qúy vị giúp các tín hữu kitô hiểu rằng thể thao thể dục quan trọng, nhất là đối với việc thăng tiến nhân bản và phát triển con người. (RG 10-6-2012)
 
Đức Thánh Cha tố giác văn hóa dối trá
LM. Trần Đức Anh OP
13:15 12/06/2012
ROMA. Trong buổi khai mạc Hội nghị giáo phận Roma chiều tối ngày 11-6-2012 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích về ý nghĩa và các hệ luận của bí tích rửa tội đối với đời sống các tín hữu Kitô, và đặc biệt tố giác nền văn hóa gian dối.

Hiện diện tại Đền thờ, - cũng là Nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma,- có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các GM Phụ tá và hàng ngàn đại biểu của hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận.

ĐTC đã trình bày một bài suy niệm, lectio divina, trong đó ngài diễn giảng về bí tích rửa tội trong ”Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Ngài nói: ”Rửa tội có nghĩa là được liên kết với Thiên Chúa, chúng ta được thuộc về Thiên Chúa trong một cuộc sống mới duy nhất, chúng ta được chìm đắm trong chính Thiên Chúa”. Điều này đưa tới 3 hệ luận:

- Thứ nhất, Thiên Chúa không còn ở nơi rất xa xăm đối với chúng ta, Chúa không phải là một thực tại để thảo luận xem Người hiện hữu hay không hiện hữu: chúng ta ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta.

- Thứ hai, không phải chúng ta tự làm cho mình trở thành Kitô hữu. Việc trở thành Kitô hữu, tuy cũng tùy thuộc quyết định của chúng ta, nhưng trước tiên đó là một hoạt động của Thiên Chúa với chúng ta: 'tôi không tự làm cho mình thành Kitô hữu, nhưng tôi được Thiên Chúa đón nhận, Người cầm lấy tay tôi, và tôi thưa 'xin vâng' đối với Người. Người thực hiện một chiều kích mới trong cuộc sống của tôi. Trở nên Kitô hữu là một hồng ân Chúa ban cho tôi.

- Thứ ba là: vì được chìm đắm trong Thiên Chúa, ta cũng liên kết với anh chị em mình, vì tất cả mọi người khác cũng ở trong Thiên Chúa, nên nếu tôi được ra khỏi sự cô lập của mình và được ngụp lặn trong Thiên Chúa, thì tôi cũng được ngụp lặn trong tình hiệp thông với tha nhân.

ĐTC cũng giải thích về nghi thức rửa tội, trong đó có phần từ bỏ những hào nhoáng, công việc và những cám dỗ của ma quỉ. Ngài nói: ”Từ bỏ những hào nhoáng của ma quỉ, ngày nay điều này có thể có nghĩa là từ bỏ một thứ văn hóa, một lối sống trong đó điều đáng kể không phải là sự thật nhưng là cái vẻ sự thật, người ta không tìm sự thật nhưng tìm công hiệu, những sự giật gân; dưới cái bình phong sự thật, viện cớ là tìm sự thật, trong thực tế người ta hủy hoại con người, người ta muốn phá hủy và chỉ kiến tạo bản thân mình như kẻ chiến thắng. Vì thế, sự từ bỏ này rất là thực tế: đó là sự từ bỏ một thứ văn hóa thực là là phản văn hóa, chống lại Chúa Kitô và chống lại Thiên Chúa”.

ĐTC giải thích rằng: ”Được rửa tội, có nghĩa là được giải thoát khỏi thứ văn hóa như thế. Ngày nay chúng ta cũng biết một thứ văn hóa trong đó sự thật không đáng kể, cho dù người ta có vẻ làm muốn làm cho trọn bộ sự thật được xuất hiện; trong thứ văn hóa này chỉ có sự giật gân và tinh thần vu khống và phá hoại là đáng kể. Thứ văn hóa này không tìm sự thiện, và cái vẻ đề cao luân lý của nó trong thực tế chỉ là một cái mặt nạ, nhắm gây hoang mang, tạo nên sự xáo trộn và phá hủy. Chúng ta chống lại thứ văn hóa như thế, trong đó dối trá được trình bày dưới bộ áo sự thật và thông tin, chúng ta chống lại thứ văn hóa này, nó chỉ tìm lợi lộc vật chất và phủ nhận Thiên Chúa”.

Những lời khẳng định trên đây được nhiều hãng thông tấn nêu bật trong bối cảnh làn sóng mạ lỵ, vu khống, loan tin thất thiệt mà một số cơ quan truyền thông tung ra trong thời gian qua, quanh vụ ”rò rỉ” tin tức từ Vatican, nhắm bôi nhọ Tòa Thánh và các cộng sự viên của ĐTC. (SD 12-6-2012)
 
Top Stories
Nuncio in Damascus: Syria sliding into hell, children used as human shields
Asia-News
12:18 12/06/2012
Mgr Mario Zenari, nuncio in Syria, describes the human devastation caused by the war. There is the danger that factional hatreds might last decades. Christian, Alawi and Sunni leaders in Homs propose dialogue and reconciliation. UN report blames regime and rebels of torturing children.

Damascus (AsiaNews) - "Syria has started its slide into hell. In addition to material destruction, the conflict is tearing at the heart. The destruction of homes, the dead and the wounded can be quantified, but the disintegration of the soul is impossible to measure," Mgr Mario Zenari told AsiaNews. "The danger of latent factional hatred exploding is there and could last decades. However, I am confident in future peace," the apostolic nuncio to Damascus said.

The violent escalation that has intensified in the past few months is affecting everyone, including children, the prelate explained. Against their will, they have become part of the conflict.

As media around the world report stories of massacres, torture and violence, children run the risk of being used by both sides.

In a just released report titled Annual Report of the Secretary-General on Children and Armed Conflict, the United Nations presents the stories of children as young as nine used as human shields by the regime of Bashar al-Assad.

The study does not spare the opposition from criticism. The rebel Free Syrian Army is accused of recruiting hundreds of child soldiers, ranging from nine to 15 years of age.

"The death of innocent youth and their use a human shields or soldiers is an unacceptable crime," the bishop said. "The international community and the United Nations must do all they can to defend these innocent victims, exploited by the regime and rebels alike. [. . .] Sadly, beside the war on the ground, a media war is being waged so that we can't believe what anybody is saying."

However, there are signs that grassroots dialogue and reconciliation are still possible, Mgr Zenari noted. On 25 May in Homs, one of the main hate-filled battlegrounds, some Christian leaders organised a reconciliation (Musalaha in Arabic) assembly for interreligious dialogue that brought in Sunnis and Alawis.

In the past few days, the group organised various meetings with civil society groups and delegates from Damascus.

Thus far, its focus has been on finding missing or abducted people and securing their release by convincing families and factions to give up arms in favour of peaceful agreements.

"The war situation is not helpful," he said, "but we hope to extend this initiative to other Syrian cities."

Mgr Zenari is certain that dialogue can lead to real results. "The international community, especially Christian countries, must not isolate Syria. Support for the wall-to-wall clash between regime and rebels is dangerous and counterproductive."
 
''Significant progress'' on the Fundamental Agreement between Vatican and Israel
Asia-News
12:27 12/06/2012
Bilateral commission issues a join press release at the end of their meeting in the Vatican today. The next meeting is set for December.

Vatican City (AsiaNews) - The Bilateral Permanent Working Commission between the Holy See and the State of Israel has made "significant progress" towards the conclusion of the Fundamental Agreement in its meeting today in Rome, the Press Office of the Holy See said in press release.

"The negotiations took place in a thoughtful and constructive atmosphere. The Commission took notice that significant progress was made towards the conclusion of the Agreement," the communiqué read.

Mgr Ettore Balestrero, Vatican Under-Secretary for Relations with States, headed the meeting with Mr Danny Ayalon, Israel's Deputy Minister of Foreign Affairs.

The Commission further acknowledged the "exemplary service" of Their Excellencies Archbishop Antonio Franco and Ambassador Mordechay Lewy on the occasion of their retirement.

The next plenary meeting is scheduled for 6 December 2012, in Israel.
 
Vietnam: Un article paru sur le site Internet de la Conférence épiscopale dénonce les défaillances de l’administration du pays
Eglises d’Asie
12:39 12/06/2012
Un article récemment mis en ligne sur le site officiel de la Conférence des évêques du Vietnam (1) a aussitôt attiré l’attention des lecteurs. Il a ensuite été repris par de nombreux sites Internet et blogs d’inspiration catholique, dans le pays et à l’étranger. S’appuyant sur trois séries de faits rapportés par la presse officielle, ...

... l’auteur, un religieux franciscain, connu pour sa pondération, P. Nguyên Hông Giao, met en cause la compétence professionnelle et le sérieux des dirigeants chargés de d’administrer le pays au quotidien. Il souligne l’absence de sens des responsabilités dont ils font preuve ainsi que leurs compromissions avec les puissances financières, en particulier avec les commerçants chinois. La force de cet article tient autant aux jugements critiques qu’il porte sur l’administration du pays qu’à la nature et à la gravité des faits qu’il rapporte. Leur description est entièrement empruntée aux deux journaux les plus lus de la presse officielle, tous les deux étant des organes de la Jeunesse communiste (2).

L’article commence de manière abrupte par des citations de deux reportages concernant la ville touristique de Da Lat, parus dans la presse officielle. Les deux déplorent la dégradation catastrophique de sites aussi célèbres que les chutes du Cam Ly, le lac des soupirs, la vallée de l’amour, etc. L’incurie des autorités, l’occupation massive du terrain par les petits commerçants ont détruit le charme discret de ces paysages que la guerre avait préservés pour un temps du tourisme. Les autorités, longtemps indifférentes, n’ont commencé à réagir qu’après que la presse eut dénoncé les dégâts que l’inertie administrative avait fait subir à la ville.

Le deuxième exemple, qui donne lieu à une conclusion analogue, concerne la baie de Cam Ranh, qui a abrité une base américaine pendant la deuxième guerre du Vietnam et fut ensuite, pendant un temps, louée à l’Union soviétique. Un reportage paru dans le journal Thanh Niên révèle que des exploitants chinois se sont établis sur cette côte. Ils y ont installé des dizaines de bassins d’élevage de poissons et crustacés, d’une surface d’environ 100 m² chacun, solidement construits en béton. Une enquête plus approfondie a révélé que l’élevage de poissons et crustacés n’était, en réalité, qu’une des activités des pisciculteurs venus de Chine. Leur activité principale consistait à acheter massivement le poisson pêché au large des côtes du centre Vietnam. La marchandise était ensuite transportée en Chine par des bateaux chinois venus en prendre livraison. Selon les reportages de la presse officielle, les autorités de la ville de Cam Ranh ont reconnu que les activités auxquelles se sont livrés les commerçants chinois, à savoir l’élevage et l’exportation de poissons, ont échappé à leur vigilance pendant onze ans. Aucune taxe n’a été payée. Comme dans le cas précédent, ce n’est qu’après la dénonciation des faits par la presse que les autorités se sont aperçues du caractère illégal du trafic mené par les commerçants chinois et ont procédé à l’expulsion de ces derniers.

Peu de temps après son rapport sur l’affaire de Cam Ranh, le même journal dénonçait une arnaque du même type, mais plus subtile, dans la province de Phu Yên, à Vung Rô. L’objectif était le même, à savoir l’exportation clandestine de poissons vers la Chine. Cependant, les trafiquants, bénéficiant de complicités sur place, se faisaient passer pour des techniciens spécialisés et faisaient enregistrer la propriété des bassins d’élevage sous le nom d’habitants du lieu qu’ils rémunéraient pour cela. Ici aussi, le trafic s’est déroulé sous l’œil indifférent des autorités, jusqu’à ce que la presse le dénonce.

Tout en affirmant que beaucoup d’autres exemples pourraient illustrer son propos, l’auteur arrête là son rapport des faits pour porter un jugement global sur le fonctionnement actuel de l’appareil administratif du pays. Le jugement est particulièrement sévère. Il dénonce sa faiblesse insigne à tous les échelons. Il déplore une absence généralisée du sens des responsabilités.

Pour expliciter ce jugement, l’article s’attarde sur les excuses invoquées par les autorités pour justifier leur incurie. L’ignorance des faits est le motif auquel elles recourent généralement, une ignorance réelle ou plus souvent mensongère, commente l’article. Réelle, elle est une défaillance chez un fonctionnaire censé administrer la vie quotidienne du peuple. Mais elle est plus souvent mensongère et destinée à camoufler la corruption ou diverses autres compromissions. La seconde manière de se justifier pour les dirigeants des divers échelons consiste à rejeter la responsabilité sur les autorités supérieures ou inférieures, ou bien sur d’autres services…

Le franciscain en appelle à l’esprit de responsabilité. Il souhaite que chaque dirigeant sache se tenir pour responsable des défaillances dans le domaine qui lui a été confié et sache démissionner dans le cas où son incapacité est flagrante.

(1) L’article, intitulé « Au sujet de l’administration du pays », a été mis en ligne le 3 juin 2012 sous la rubrique « Minute de réflexion ».

(2) Les articles des deux journaux cités, Tuôi Tre (‘Jeunesse’) et Thanh Niên (‘Jeunes Gens’), ont paru dans le courant du mois de mai et au début du mois de juin 2012.

(Eglises d’Asie, 12 juin 2012)
(Le P. Nguyên Hông Giao dénonce la responsabilité de l'administration dans la dégradation des plus beaux sites naturels du pays. D.R)
 
Pope: no to a culture that seeks only material well-being and rejects God
Asia-News
13:10 12/06/2012
Benedict XVI opens Diocese of Rome conference, dedicated to the rediscovery of the beauty of baptism. "Giving up the seductions of evil today means freeing oneself from a way of life, in which not the truth, but appearance, the effect, the feeling under the guise of truth, in reality are destroying mankind”.

Rome (AsiaNews) - Saying no to "a culture that does not look for the good, whose morality is a mask to confound, create confusion and destroy", "where lies are dressed up as truth and information ".

To a culture "which seeks only material well-being and rejects God," Benedict XVI says no, in the name of the renunciation of sin to live in the freedom of the sons of God, which is at the heart of baptism. The Pope spoke last night about the first sacrament of life of the faithful in the basilica of St. John Lateran, at the opening of a Rome Diocese conference on: "Go and make disciples, baptizing and teaching. Rediscover the beauty of Baptism ".

Being baptized, said Benedict XVI, emerges us in the divinity of the Trinity; we become incorporated in the name of God, who becomes our name and we his witnesses. "Baptism, then, means first of all being united to God in a new unique existence. It follows that God is no longer far away, but it is a living presence that we must take into account that we are made Christians by God, we achieved a new dimension and, finally, that being immersed in God through baptism we have a fellowship with our brethren. " "To be baptized is never a solitary act, for 'me', but it is necessarily always being united with everyone else, being in unity and solidarity with the whole Body of Christ."

Analyzing the baptismal rite, the pope highlighted the significance of the three renunciations: "renouncing the seductions of evil today also means freeing ourselves from a way of life, in which not the truth, but appearance, the effect, the feeling under the guise of truth, in reality are destroying mankind".

Giving up sin to live in freedom as the children of God is to admit that sin is not indifferent to God, it is not a ridiculous word, and freedom is not, as many now believe, emancipation from faith and therefore, ultimately , emancipation from God. God loves us, has become vulnerable to the death for us and hurting him with sin is living against ourselves and against our freedom. And finally renouncing Satan, this means saying "yes" to God and a "no" to the power of the evil, that wants to be a God in this world. The confession of faith also accompanies the baptismal rite.

It is not simply a formula: "it touches our life: it is a dialogue, an action of God with us, a journey. Only if we accept Christ as the way, do we begin to really be on the path to Christ and understand the truth of Christ. "
 
Bishop Blair strongly defends call for reform of LCWR
Catholic World News
13:13 12/06/2012
The American bishop who conducted a Vatican-ordered assessment of the Leadership Conference of Women Religious (LCWR) has vigorously defended the results of that study, and the Vatican’s decision to undertake a major reform of the group.

Writing in his diocesan newspaper, Bishop Leonard Blair of Toledo, Ohio, said that many media comments on the Vatican announcement have been characterized by “distortions and misrepresentations of the facts.”

Bishop Blair emphasized first that the Vatican decision, announced by the Congregation for the Doctrine of the Faith (CDF), was not a negative judgment on the work of women religious in the US, but simply a judgment about the LCWR, a particular organization representing the leaders of many religious orders. “The biggest distortion of all is the claim that the CDF and the bishops are attacking or criticizing the life and work of our Catholic sisters in the United States,” he wrote.

The bishop went on to say that the Vatican’s concerns about the LCWR involved problems of doctrine and discipline, not engagement on social issues. Regarding his own involvement in the process, Bishop Blair objected to the use of the term “investigation” to describe his study. He explained:

“Investigation” suggests an attempt to uncover things that might not be known. In reality, what the CDF commissioned was a doctrinal “assessment,” an appraisal of materials which are readily available to anyone who cares to read them on the LCWR website and in other LCWR published resources.

Bishop Blair went on to cite several specific cases in which speakers at LCWR events, or the group’s written literature, indicated clear deviations from Catholic doctrine:

•A keynote speaker at a LCWR event observed: “It can no longer be taken for granted that the members [of a given congregation] share the same faith.”

•Another keynote speaker noted, without any indication of disapproval, that some women religious were “moving beyond the Church, even beyond Jesus.”

•Yet another keynote speaker observed tha the Vatican claims that God taught women cannot be ordained. “That god is literally ‘unbelievable,’” the speaker said. “It is a false god; it cannot be worshiped.”

Bishop Blair questioned whether it is appropriate for the LCWR—a group that operates with the official recognition of the Vatican—to provide a forum for such dissent:

Serious questions of faith undoubtedly arise among some women religious, as the LCWR maintains. However, is it the role of a pontifically recognized leadership group to criticize and undermine faith in church teaching by what is said and unsaid, or rather to work to create greater understanding and acceptance of what the Church believes and teaches?
 
Vatican Radio: New Communications Strategies
Vatican Radio
16:59 12/06/2012
Announcing Vatican Radio’s intention to reduce its Short and Medium Wave transmissions to most of Europe and the Americas, starting July 1st, the Director General, Fr Federico Lombardi, today spoke of what he called, “A new chapter in the history of Vatican Radio” as it evolves “from Short Waves to new communications strategies”.

Here is the full text of his comments.

“After celebrating its 80th birthday last year, Vatican Radio is ready to open a new chapter in its history by committing its message of service to the Gospel and the Church to new communication technologies.

Vatican Radio’s 40 different language programmes can currently be received via satellite and the internet, and are rebroadcast by around a thousand local radio stations on FM or Medium Wave in over 80 countries around the world.

They are also available live on five web channels, on demand and in podcast, from Vatican Radio’s website at www.vaticanradio.va

Written reports and texts on the website represent 40 languages in 13 different alphabets and provide a wealth of information. Daily RSS feeds and newsletters are sent to subscribers in a variety of languages, including Chinese, Hindi and Tamil, aside from European languages.

Close collaboration between Vatican Radio and the Vatican Television Centre has led to the development of on-line video services and an innovative instrument called the “Vatican Player”, which offers sound and images of Papal events, live and on demand, texts and written reports related to those events, and a permanent link to the Pope’s Agenda of public activities. The Vatican Player allows websites all over the world to receive and redistribute images, sound and text concerning the Pope and the Holy See, on a regular basis.

The 24-hour “Vatican Radio Live” channel has a strong audience on FM in the Rome area and on DAB and DAB+ in most of Italy, and encourages ongoing dialogue between life and culture in Italy and the Catholic Church in the country.

Webcasting and satellite transmissions, along with rebroadcasting by local, regional and national radio stations, guarantee the widest possible outreach to Vatican Radio’s programming and services. Which is why Vatican Radio believes the time has come to reduce its reliance on traditional technologies, like Short and Medium Wave broadcasts, and to develop its resources in new directions.

On July 1st, Short and Medium Wave broadcasts from Vatican Radio’s Santa Maria di Galeria Transmission Centre, to most of Europe and the Americas, will be suspended. These areas of the world are already well served by Vatican Radio’s local rebroadcasting partners and by widespread internet access to its services and language programming.

The reduction of Short and Medium Wave broadcasts to these areas accounts for about 50% of the Centre’s transmission time and will allow Vatican Radio to restructure the Centre according to more innovative technological criteria. Short Wave broadcasts will be further reduced over the next few years – but not at the expense of those poor, needy and suffering parts of the world (like Africa, the Middle East and Asia) which have no alternative means of receiving news of the Church and the voice of the Pope.

Over the next few days, Vatican Radio’s language programmes will be informing their listeners of these changes, indicating alternative ways by which traditional Short and Medium Wave users can listen and benefit from Vatican Radio’s services.

Vatican Radio’s international Short and Medium Wave broadcasts have made a priceless contribution to the history of the Church, especially in 20th century Europe where they were a source of strength and encouragement for nations oppressed by war and totalitarian regimes. As this unique service is gradually phased out, making way for new communications technologies, it is important to thank those who dedicated their hearts and minds to it for so long – and for the good of so many.
 
Pope: Reject a culture where truth does not matter
Vatican Radio
17:00 12/06/2012
Pope Benedict XVI on Monday night met with the people of his Diocese in the Cathedral Basilica of Saint John Lateran. The annual ecclesial conference of the Diocese of Rome is discussing the Sacrament of Baptism in the Church

“Renouncing the glamour of Satan in today’s age means rejecting a culture where truth does not matter,” the Pope said, referring to a part of the Baptismal Rite.

The Holy Father began his remarks by reflecting on the fact the Baptismal formula is “in the name of the Father, Son, and Holy Spirit,” as opposed to “on the behalf of.”

He said with Baptism, we are now in the life of the Trinity: “uniquely united to God, with a new life that belongs to God, we are immersed in God Himself.”

This being true, the Pope said this means God is not some distant reality, but “we are in God, and God is in us.”

He said we also must keep in mind that this relationship begins with God.

“Yes, my decision is necessary, but ultimately, it is an act of God within me,” he explained. “I do not decide to become a Christian. I am … chosen by God, and by saying “yes” to this action of God, I become a Christian.”

In the Baptismal Rite, the catechuman must reject Satan and all his works. Pope Benedict said this means rejecting a “culture that does not seek goodness, whose morality is only a mask, which covers confusion and destruction...that seeks only material wealth and denies God”

He said the decision of Baptism lasts for the all our lives, with its rejection of evil, even if it means sacrifices.

The Pope then pointed out that becoming a Christian is not just saying ‘no’, but also saying ‘yes’ to the truths about Christ expressed in the Creed.

Because of this, Christians are “in communion with the truth.”

“We are grateful to God who gave us this gift [of Baptism], and our challenge is to live out our post-baptismal renunciations and affirmations and always live in the great cause of God, and so live well,” he concluded.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ Ơn của các Tân Linh Mục GP Phan Thiết tại giáo xứ Vinh Thủy
Paul Nguyễn Văn Sự
07:09 12/06/2012
PHAN THIẾT - Được sự chấp thuận của Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết, chiều thứ bảy (09.6.2012) 12 trong số 17 Tân Linh mục vừa được thụ phong ngày 24.5.2012 đã đến Thánh đường Giáo xứ Vinh Thủy dâng Thánh lễ Tạ ơn cầu bình an cho giáo xứ.

Xem hình ảnh

Tân Linh mục Gioan Maria Vianey Dương Nguyên Kha chủ tế Thánh lễ tạ ơn vào lúc 18 giờ ngày 09.6.2012. Cùng dâng lễ còn có các Tân Linh mục:

-Fx. Nguyễn Phạm Hoài Thương, Step. Bùi Vi Thành, Fx. Hồ Tấn Tú, Paul. Nguyễn Bá Huân, Pet. Nguyễn Minh Triết, Pet. Trần Thiện Khuê, Jos. Trương Văn Hùng, Jos. Lê Văn Linh, Jos. Phạm Hoài Sâm, Toma Nguyễn Văn Hiệp, Ant. Trương ngọc Cảnh và Cha quản xứ Vinh Thủy Toma Nguyễn-Hải Châu.

Mười năm trước đây, lúc mà việc đào tạo các Linh mục còn gặp khó khăn, hơn 40 chủng sinh và Tu sĩ Giáo phận đã tá túc và sinh hoạt tại Giáo xứ Vinh Thủy. Nay việc các Ngài đến dâng Thánh lễ Tạ ơn cầu bình an cho Giáo xứ cũng là nghĩa cử để nói lên lòng biết ơn đối với Cộng đoàn Giáo xứ của các tân chức, đồng thời cũng để bày tỏ sự hiệp thông chia sẻ trong tình anh em với Cha quản xứ thụ phong chưa tròn một năm.

Bắt đầu Thánh lễ, Cha Xứ giới thiệu quý tân chức với cộng đoàn, đồng thời mời gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các Tân Linh mục sống thánh thiện để hoàn thành sứ vụ được Thiên Chúa và Giáo hội trao ban.

Cha Step. Bùi Vi Thành công bố Tin Mừng Thánh Matthêu chương 4, câu 18-21 nói về việc Chúa Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên và các ông hăng hái theo Người. Trong phần chia sẻ, Ngài đã trình bày về mầu nhiệm ơn gọi, Chúa chọn những người ngư phủ chất phác, nghèo hèn, lao động chân tay, kể cả những người thu thuế là thành phần bị khinh bỉ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ, mà không chọn những thành phần giàu có, tài cao học rộng . . . . Đáp lại lời mời gọi đó là sự tin tưởng tuyệt đối mau mắn theo tiếng gọi, chính Chúa sẽ tùy từng hoàn cảnh để ban cho mỗi người chúng ta theo sự quan phòng của Người, nếu chúng ta cũng tín thác cậy trông dấn bước theo Ngài trong từng ơn gọi theo từng chức phận mỗi người.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông chủ tịch HĐMV Giáo xứ đọc lời chúc mừng và cám ơn các Tân Linh mục đã dâng Thánh lễ cầu bình an cho Giáo xứ đồng thời cũng cầu chúc các Ngài bình an mạnh khỏe, nhiều ơn thánh Chúa trên bước đường phục vụ; những bó hoa tươi và món quà khiêm tốn các em Thiếu Nhi thay mặt Giáo xứ dâng lên 12 vị như tấm lòng biết ơn và lời động viên “nhóm 12 Tông đồ mới” chuẩn bị hành trình đầy gian lao thử thách trên đường tận hiến.

Có lẽ Vinh Thủy là giáo xứ được nhiều tân chức Linh mục nhất đến dâng Thánh lễ Tạ ơn, hy vọng rằng hình ảnh này như là nguồn động lực để giới trẻ và Phụ huynh trong giáo xứ có những suy nghĩ và khuynh hướng dâng mình cho Chúa trong giai đoạn “Thợ gặt ngày càng ít đi”.
 
Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng tổ chức Trại Hè nhịp cầu yêu thương
Liên Nguyễn
07:14 12/06/2012
Với ý niệm “trẻ em là tương lai của xã hội”, và “Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19,14), Cha đặc trách cùng với anh chị em Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng đã luôn dành những sự quan tâm đặc biệt nhất cho các em, nhất là những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ OVC).

Xem hình ảnh

Đến hẹn lại lên ngày Chúa nhật 10.06 vừa qua, tại Trung tâm trại hè Thiếu nhi Hải Phòng (Bến Thốc - Đồ Sơn), Nhóm đã tổ chức buổi vui chơi dã ngoại cho hơn 120 trẻ em OVC ở các quận huyện của thành phố Hải Phòng như Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến An, Dương Kinh, Kiến Thụy, An Lão và 10 em mồ côi nhà tình thương An Toàn.

Nhìn những gương mặt hồn nhiên ngây thơ díu dít bên Cha đặc trách Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện và các anh chị trong nhóm Ve Chai Nhân Ái để khoe về kết quả học tập của mình, đòi những phần thưởng mà Cha đặc trách và anh chị trong Nhóm treo thưởng từ hè năm ngoái “em nào đạt học sinh giỏi, hè năm tới sẽ có thưởng”, năm nay 28 em đạt học sinh giỏi. Khi nghe biết kết quả học tập của các em, mỗi người trong chúng tôi đều cảm thấy vui lây với các em, các em đã biết vượt lên hoàn cảnh của mình để có được những kết quả học tập thật tốt.

Thế nhưng bên cạnh những gương mặt hồn nhiên ngây thơ ấy, chúng tôi vẫn bắt gặp những cặp mắt bượm buồn, gương mặt buồn bã lo âu mà lẽ ra ở tuổi các em không nên có. Hỏi các chăm sóc viên, chúng tôi được biết các em mới được tiếp cận và đều có những hoàn cảnh khác nhau, như bố vừa qua đời vì HIV, mẹ ốm nặng, hay bố sử dụng ma túy mẹ phải đi làm xa để có tiền nuôi em ăn học, rồi có em mẹ đã bỏ đi lấy chồng để lại em cho ông bà già yếu.

Từng thành viên trong Nhóm Ve Chai được chia ra gặp gỡ riêng với các em, ân cần hỏi thăm và trở thành bạn đồng hành với mỗi em trong suốt buổi hội trại ngày hôm nay, những phút giây ấy thật ý nghĩa biết bao khi các em dần dần tin tưởng và sẻ chia với anh chị trong Nhóm.

Sau ít phút trao đổi thân tình đã giúp các em hòa đồng với các bạn khác trong trại hè, không còn khoảng cách nữa tất cả em các đã tham gia vui chơi hết mình với các trò chơi sôi động và đầy ý nghĩa mà anh chị em nhóm Ve Chai Nhân Ái đã khuấy động và cùng chơi với các em.

Cuối buổi vui chơi, Cha đặc trách và Nhóm Ve Chai Nhân ái đã trao quà cho các em để các em có những đồ dùng học tập mới cho năm học tiếp theo, món quà tuy rất nhỏ bé nhưng chứa đựng tất cả những tình cảm và sự hy sinh vất vả của các thành viên trong Nhóm Ve Chai, thời tiết dù nắng, dù mưa vẫn hăng say đi thu gom phế liệu, góp nhặt từng đồng để có những món quà ý nghĩa dành tặng các em trong ngày hôm nay. Cha đặc trách Nhóm Ve Chai nhân ái đã có những lời động viên khuyến khích các em, hãy luôn cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ và thầy cô giáo để luôn được thầy thương bạn mến và người thân của các em sẽ luôn tự hào về các em. Cha cũng không quên cám ơn Quý ân nhân (Ngân hàng Hàng hải) đã cộng tác một phần trong số hơn 130 suất quà cho các em hôm nay.

Nhìn thấy gương mặt các em ánh lên niềm vui, niềm hạnh phúc với những nụ cười rạng rỡ và hy vọng, trong lòng mỗi thành viên trong Nhóm Ve Chai đều cảm thấy ấm áp yêu thương và được tiếp thêm động lực cho công việc phục vụ. Hy vọng rằng các em “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và người đời”, như Trẻ Giêsu trong nhà Nagiareth xưa kia.

Sau bữa ăn gia đình mà Cha đặc trách và các anh chị Ve Chai khoản đãi cho các em và những tình nguyện viên cùng đi, tất cả lại lưu luyến chia tay và hẹn gặp lại trong dịp gần nhất mà Nhóm tổ chức.

Ước mong mỗi người luôn biết quan tâm chăm sóc các em thiếu nhi cho các em có được nền giáo dục tốt nhất để các em có thể phát triển một cách toàn diện, trưởng thành giúp ích cho gia đình và xã hội.
 
45 Ứng Viên Trẻ Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức Tại GXVN Paris
Nhóm Phóng Viên Trẻ Paris
15:24 12/06/2012
45 Ứng Viên Trẻ Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức Tại Gxvn Paris

Paris, thứ bảy 09.06.2012, có 45 ứng viên trẻ chịu phép Thêm Sức. Cộng đoàn Giáo xứ cầu nguyện và chia vui với các bạn chịu phép Thêm Sức qua tay Đức cha Jean Yves NAHMIAS, với các phụ huynh và các giáo lý viên đã dầy công dẫn các em đến đến nguồn ơn Chúa Thánh Thần.

Đúng 17 giờ, hai giáo lý viên dẫn 45 ứng viên trẻ rước đoàn đồng tế lên bàn thờ. Cả cộng đoàn theo ca đoàn hát ca nhập lễ « Thánh thần khấn xin ngự đến, hồn con đang mong chờ Ngài. Suối nguồn thánh ân hiện xuống. Này dương gian xin Ngài đổi mới. Ngài ơi, xin Ngài hãy đến chiếu sáng thế gian u mê, tối tăm. Ngài ơi, xin Ngài hãy đến hiển linh, Ngài ơi.

Lậy Ngài xin đến dẫn dắt chúng con trên đời. Cầu Ngài liên kết chúng con nhất tâm trong Ngài. Cầu Ngài ban ơn thêm sức kiên vững không lay. Sống sao nên người con Chúa, chứng nhân tình yêu.

« Sống sao nên người con Chúa, chứng nhân Tình Yêu ». Câu hát nhập lễ này cũng là lời nhắn mà Đức cha Nahmias muốn gửi đến toàn thể cộng đoàn và đặc biệt cho 45 bạn trẻ lãnh nhận bí tích Thêm Sức hôm nay, vào ngày Lễ kính Mình và Máu Chúa Kytô, khi Ngài chia sẻ Lời Chúa về tính chất độc đáo căn bản nhất của đức tin và đời sống kytô hữu.

Xem hình

Chúa là Tình Yêu. Chúa đã ban thịt máu mình để nuôi dưỡng muôn người : « Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : Anh em hãy cầm lấy, đây là mình thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời cảm tạ, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông : Đây là máu Thầy, máu Giao ước, đổ ra vì muôn người (Mc, 14, 22-24). Người (Đức Kitô) đã vào cung thánh không phải với máu của các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hóa được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì máu của Ðức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Ðức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (DT, 9, 12-14).

Nhắc lại hai đoạn thánh kinh trên, Đức cha xác định rằng « Tính chất độc đáo căn bản nhất của đức tin và đời sống kitô hữu là gia nhập vào đời sống Đức Kitô. Nghe lời Ngài, theo gương Ngài, sống như Ngài, đồng hóa vào Ngài, để cho tình yêu Ngài chiếm đoạt và dẫn dắt, theo ơn Thánh Linh thúc đẩy. Nhờ đó, kitô hữu chúng ta cũng sẽ yêu thương mọi người, như Đức Kitô đã yêu chúng ta. Cha đặc biệt chúc 45 ứng viên trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris lãnh nhận bí tích Thêm Sức hôm nay, nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, sẽ tạo hình đời mình theo khuôn mẫu Đức Kitô, sẽ lấy được những quyết định theo Lời và Gương của Đức Kitô, sẽ thành những chứng nhân Tình Yêu kitô trên cuộc đời ».

Sau bài chia sẻ Lời Chúa của Đức cha, cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách đã gọi tên từng ứng viên trẻ lên Bàn Thờ để chuẩn bị lãnh bí tích Thêm sức. Nghe gọi tên mình, mỗi ứng viên trẻ đều thưa « Dạ, con đây ».

45 ứng viên trẻ đó là : Rosalie Linh Phương, Pierre Richard Quốc Thịnh, Marie Kim Ngân, David Minh Lâm Davy, Anne Lize Tường Vi, Antoine Thuận, Anne Thuý, Thomas Christophe, Cécile Minh Trân, Thierry Thành Trung, Elodie Mỹ Vi, Bernadô Quốc Vinh, Cécile Phương Thu, Thomas Ngọc Thoại, Thérèse Phương Nhi, Jean-Baptiste Clément, Thérèse Trinh Vương, Barthelomeus Phạm, Marie Ngọc Hiền, Jean-Baptiste Nguyễn, Alice Nguyễn, Antoine Albert, Marie Thérèse Tường Vi, Victor Đan, Thérèse Mỹ Hạnh, Jean-Baptiste Trung Lực, Marie-Michele Nguyễn, Antony Lý, Marie Camille Thanh Hà, Joseph Sĩ Đan, Marie-Ange Thuỳ Nhi, Mathieu Quang Trí, Anne Anh Thư, Frédéric Đặng, Marie Yến Thy, Antoine Nguyễn François, Anne-Marie Ngọc An, Thaddée Bảo Duy, Marie Lan Nhi, Pierre Laurent, Martine Nathalie, Mathilde Uyên Thi, Marie Phương Anh, Anna Đài Trang, Marie Thérèse Mỹ Ly.

Tiếp theo lời gọi, các ứng viên trẻ đã thề từ bỏ ma quỷ và mọi việc quyến rũ của ma quỷ, rồi tuyên xưng đức tin. Cả cộng đoàn cũng lập lại lời thề từ bỏ ma quỷ và lời tuyên xưng đức tin.

Đức cha chủ tế và bốn cha đồng tế đều giơ tay trên các ứng viên. Và Đức cha chủ tế đọc lời nguyện : « Lạy Thiên Chúa toàn năng là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Chúa đã tái sinh các tôi tớ Chúa đây bởi nước và Thánh Thần khi giải thoát họ khỏi tội lỗi, thì lạy Chúa, xin ban Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi đến trong những người này, xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần suy biết và đạo đức, xin ban cho những người này ơn kính sợ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen ».

Rồi các ứng viên trẻ, từng người một được bõ đỡ đầu dẫn đến trước mặt Đức Giám Mục. Người đỡ đầu đi sau ứng viên. Khi đến trước Giám mục, người này đặt tay phải của mình trên vai của ứng viên và xướng tên ứng viên cho Giám mục, hoặc chính ứng viên tự xướng tên mình. Giám mục nhúng đầu ngón tay phải vào Dầu Thánh rồi ghi hình thánh giá trên trán từng ứng viên và đọc : (Tên thánh), HÃY NHẬN ẤN TÍN ƠN CHÚA THÁNH THẦN.

Kết lễ, đại diện các bạn trẻ đã được chịu phép Thêm Sức cám ơn Đức cha Nahmias, đã thay mặt Đức Hồng Y đến chủ tế thánh lễ và ban phép bí tích ; cám ơn Đức Ông Vinh, cha Dũng, cha Điển cùng các thầy, các sơ trong Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ, cùng các anh chị huynh trưởng đã giúp đỡ mọi mặt phương tiện ; và đặc biệt cám ơn cha Sách, ông bà, cha mẹ cùng các thầy cô giáo lý viên đã tận tình dậy dỗ.

Một tràng pháo tay được cả cộng đoàn nổ lên rất to và rất dài chức mừng các bạn trẻ đã lãnh nhận bí tích thêm sức. Thầy sáu Nha mời mọi người hướng về Đức Mẹ hát bài kết lễ, rồi sau đó, các bạn trẻ chụp hình chung kỷ niệm và mời cộng đoàn lên sân thượng giải khát.

Paris, ngày 12 tháng 06 năm 2012

Nhóm phóng viên trẻ Paris
 
Lễ mừng Kim Khánh và Vĩnh Khấn Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
Cécile Trang Nhung
07:22 12/06/2012
THANH HÓA - Vào lúc 09g00 sáng thứ hai ngày 11 tháng 6 năm 2012, tại Nhà thờ Chính Tòa, thánh lễ tạ ơn Kim Khánh Khấn Dòng của 5 chị và lễ Tuyên Khấn Vĩnh Viễn của 11 chị em thuộc Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa diễn ra thật trang nghiêm, sốt sắng do Đức Cha Giáo phận chủ tế cùng các linh mục trong và ngoài Giáo phận đồng tế. Tham dự Thánh lễ có quí nam nữ tu sĩ, quí Phụ huynh của các khấn sinh, gia đình, thân nhân và ân nhân của Hội Dòng và rất đông giáo dân về từ các giáo xứ trong Giáo phận.

Khi trời còn chưa sáng tỏ thì khắp các ngõ quanh Nhà Dòng và Nhà Xứ Chính Tòa đã rộn ràng tiếng khách đến từ xa. Họ chờ đón Thánh Lễ không phải như một Lễ Hội, nhưng như khách mời vào dự tiệc cưới thiêng liêng của các nữ tu với Đức Kitô. Hằng năm gần như đều có lễ vĩnh khấn nơi đây, mà sao nay nghe như mới lạ ?-Tình yêu dâng hiến quả nhiệm mầu, niềm vui lan tỏa và mãi là mùa xuân.

08g30, tiếng chuông, nhạc tấu, lời ca đã hòa cùng gió dội vang lòng người. 08g 45, Đoàn Đồng Tế và đoàn rước tiến về Cung Thánh. Nhìn trang phục của các chị em nữ tu hôm nay thật nổi bật. Thay vì những chiếc đầm lộng lẫy của các cô dâu, các chị em tuyên khấn trọn khoác trên mình tu phục mầu đen của Dòng, màu đen của sự chết nhưng chết cho thế gian, chết con người cũ và chết đối với tội lỗi; tu phục được phủ bằng chiếc khăn von trắng, biểu tượng của sự phục sinh, của ngày Hôn Ước Nước Trời.

09g00, Thánh Lễ bắt đầu bằng bài ca nhập lễ « Bước vào Nhà Chúa », lời ca chất chứa niềm vui, niềm hạnh phúc dẫn đưa Cộng Đoàn Phụng vụ vào tâm tình: tri ân - tin yêu - phó thác. Lời Chúa hôm nay diễn tả lại hành trình của đời thánh hiến: Tiếng Chúa gọi, đáp trả bước theo Chúa, sống với Chúa, trong Chúa và vì Chúa.

Như Samuel, khi nghe tiếng gọi đầu tiên còn mờ ảo, chưa định hướng. Phải chờ cho đến lần thứ ba, khi xác định rõ đó là chính tiếng Chúa, Samuel mới mau mắn đáp lại « Lạy chúa, xin Ngài hãy phán vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe » (1Sm3, 10), thì thời kỳ tiền vĩnh khấn, chị em khấn sinh có thể cũng có những cảm giác và hiện tượng đó, nên giờ đây khi nghe giới thiệu tên mình với Chị Tổng Phụ Trách, Đại diện Hội Dòng của Chúa, từng chị em đã nhanh nhẹn thưa: « Lạy Chúa, Chúa gọi con, này con đây ». Tiếng đáp trả không chỉ bằng lời, nhưng bằng cả cuộc đời tín thác hy dâng, đúng như vịnh ca 15: « lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con ».

Thật là mầu nhiệm ! Giữa lòng thành phố xôn xao, giữa thế giới mà biết bao nhiêu người đang chạy theo chủ nghĩa duy vật chất, duy khoái lạc và hưởng thụ. Giữa một thế giới mệnh danh là văn minh, mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là nền văn minh của sự chết, thì vẫn còn đây những tâm hồn quảng đại, từ bi hỷ xả. Vâng, qua việc tuyên khấn và sống Ba Lời Khuyên Phúc Âm: Thanh bần, Khiết tịnh và Vâng phục, chị em muốn minh chứng cho một niềm tin không lay chuyển vào Tình yêu luôn đi bước trước của Chúa đối với nhân loại để dõi vết chân Ngài, chị em từ bỏ nghiệp mình và chịu lấy nghiệp đời cho phần rỗi các linh hồn.

Với tất cả tâm tình, thao thức của người cha chung, trong bài giảng, Đức Cha đã giúp chị em nhận ra ý nghĩa của đời tu, ý nghĩa cao đẹp và sâu sắc của mầu nhiệm thập giá. Đời tu là phác họa lại cuộc đời của Chúa Cứu Thế: bỏ lại tấ cả sau lưng những quyền lợi riêng để bước tới phía trước, để mở rộng con tim đón nhận tất cả mọi người, để yêu thương, để chỉ biết cho đi mọi khả năng, sức lực, tình thương. Trên Thập giá, Chúa đã dang rộng đôi tay, chịu lột hết cả đến cái cần thiết nhất để che thân, để tô điểm con người là trang phục. Nhìn cạnh nương long Chúa, giọt máu và nước cuối cùng của sự sống Chúa cũng đã đổ ra cho chúng ta. Đó là bảo chứng tình yêu vô giá mà Ngài đã ban tặng cho chúng ta, cho chị em. Chị em hãy có quyền hy vọng vào ân phúc cứu độ của Thánh giá Chúa Kitô.

Để khích lệ quí Chị mừng Kim Khánh Khấn Dòng, Đức Cha cũng bày tỏ niềm hân hoan, sự tán phục trước tấm gương can trường, dù bao nhiêu thử thách, dù vất vả gian lao, quí chị vẫn một lòng kiên trung vào Đức Giêsu. Ngài cầu chúc quí Chị luôn cảm thấy niềm vui trong chuỗi ngày còn lại của cuộc đời và sẽ cùng với ơn Chúa để đi hết chặng đường thánh giá hầu tới ngày vinh quang: Per Crucem ad Lucem !

Sau các nghi thức của Lễ tuyên khấn, chi Tổng phụ trách, đại diện cho toàn thể Hội Dòng đón nhận các chị em tân vĩnh khấn. Từ nay, Hội Dòng Mến Thánh Giá có thêm 11 Thành viên chính thức để chung tay xây dựng và thăng tiến Hội Dòng giữa lòng thế giới hôm nay.


TÂM TÌNH KIM KHÁNH KHẤN DÒNG
Kính tặng Quí Chị Mừng 50 năm Đời Hiến Thánh
Dòng MTG Thanh Hóa 1962-2012

Thánh hiến, bài hùng ca vô tận
Kim khánh, bài cảm tạ vô biên
Hôm nao, theo Ngài con khấn bước,
Đường tình nay, mãi không chuyển lay.

Năm mươi năm, sử trang in dấu,
Phúc trùng lai, bão tố cả chông gai
Đạo nghĩa tiết dù dài dâu bể
Vẹn tín trung thề ước chẳng phai.

Đời trần, phận phàm nhân khổ ải,
Tỳ nữ đây khí phách không lay
Như vàng, Ngài đem con thử lửa
Luyện nên con, KIM KHÁNH hôm nay.

Đường Thánh Giá bước dài trải khắp,
Vì Giêsu, khước lộ vinh hoa,
Giầu chẳng tham, nghèo vui phước vận
Đỉnh Calvê, mệt bước con qua.

Huyền diệu quá thoi đưa trăm nẻo,
Năm mươi niên đức cả hiến trao.
Vận xế bóng đời con thất thập
Lửa tim yêu vẫn cháy rực hồng.

Cha xuống ơn, con nay hồng phúc
Xin ngâm nga khúc hát Diệu Ca.
Lời tình yêu, con tri ân cám tạ,
Chuỗi ngày qua cả bao lỗi lầm xa.

Hồi kết đó, đời con xế ngả
Dẫu là chi vẫn cứ phong ba,
Chiều con, cho muôn bề toàn hảo,
Hy lễ dâng vẹn chữ THẬP lòng.

Gương đức cả ước mong tỏa sáng,
Giúp đoàn em vững đức cậy trông.
Sáng danh Chúa cả muôn lòng,
Phận hèn tỳ nữ tín trung bái thờ.
 
Thánh Lễ Sai Đi – Khởi Động Mùa Men Phục Sinh Hè 2012 Tại Giáo Phận Thanh Hóa
BBT GP Thanh Hóa
08:31 12/06/2012
THÁNH LỄ SAI ĐI – KHỞI ĐỘNG MÙA MEN PHỤC SINH HÈ 2012 TẠI GIÁO PHẬN THANH HÓA

GPTHANHHOA - Như đã thành một thông lệ không thể thiếu mỗi khi hè về, mỗi khi tiếng trống trường vang lên âm vang của ngày tổng kết, cũng là lúc giáo phận Thanh Hóa bước vào chiến dịch Men Phục Sinh. Đây là một kế hoạch, sáng kiến do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh khởi xướng từ khi người về lãnh trách nhiệm coi sóc đoàn chiên xứ Thanh.

Mục đích của Men Phục Sinh là nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức và kỹ năng tổ chức các hoạt động của đội ngũ giáo lý viên trong giáo phận. Cùng với các linh mục, giáo lý viên là lực lượng nòng cốt, là bộ khung cho các hoạt động của một giáo xứ. Đặc biệt, giáo lý viên có vai trò rất lớn trong việc chăm lo, hun đúc cũng như đồng hành cùng với đời sống đức tin của thiếu nhi - mầm non của đại gia đình Công giáo Thanh Hóa. Chiến dịch Men Phục Sinh từ khi được khởi xướng đến nay đã bước sang năm thứ bảy, đã cho ra lò nhiều lớp Giáo lý viên ưu tú, đã thu hút được đông đảo các bạn trẻ tham gia.

Chiến dịch được khởi động sau một tuần tập huấn tích cực của các chủng sinh, ứng sinh, các Sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa. Chiến dịch được triển khai trong bối cảnh giáo phận Thanh Hóa mở cửa Năm Thánh, Năm Hồng Ân, và kỷ niệm tròn 80 năm khai sinh ra giáo phận Thanh Hóa. Với ý nghĩa đặc biệt đó, những bài học, những kỹ năng…được truyền dạy trong chiến dịch Men phục sinh năm nay sẽ hâm nóng đức tin, nâng cao hiểu biết về lịch sử giáo phận, về các giáo xứ, và về giáo lý của Hội Thánh.

Phụng vụ Thánh thể

Tiếp nối những thành quả đã đạt được và mong muốn có thêm thật nhiều hơn nữa những “cán bộ nhí” của Giáo hội, chiến dịch Men Phục Sinh năm 2012 đã chính thức được bắt đầu với thánh lễ sai đi diễn ra vào rạng sáng ngày hôm nay, 12/06/2012. Đó là một thánh lễ đặc biệt do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tọa, cùng đồng tế với người có cha Bề trên Tiểu Chủng Viện (TCV) Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long và các cha quản lý TCV, cha Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân, Cha Vinh Sơn Vũ Tấn Chí, Cha Phêrô Vũ Văn Thăng…

Bên dưới gian cung thánh là quí thầy, quí Sơ, quí chú của chiến dịch Men Phục Sinh với trên tay là ngọn nến sẽ được tiếp lửa từ Đức Cha, lửa ấy sẽ được truyền đi tới mọi miền đất của giáo phận.

Nghi thức sai đi

“Thưa anh chị em – những người trẻ mầm non linh mục, tu sĩ của giáo phận Thanh Hóa tương lai, thánh lễ này để chúng ta đi lại con đường quá khứ của cha ông chúng ta, để chúng ta tỏ tình tri ân đối với Chúa đối với tất cả những ai đã để lại cơ ngơi giáo phận Thanh Hóa cho chúng ta. Chúng ta cũng xin Chúa giúp chúng ta sống xứng đáng là những hạt nhân quản lí địa phận của Chúa trong thế hệ của chúng ta. Và chúng ta xin Chúa hun đúc con tim của chúng ta trở thành những con tim truyền giáo dấn thân. Ngày mai hưng thịnh- suy vong thế nào, đó là quyền quyết định của thế hệ chúng ta…” Đó là những lời tâm tình mở đầu thánh lễ của vị cha chung giáo phận.

Đối với Đức Cha và linh mục đoàn giáo phận, sự trăn trở về một tương lai của cộng đoàn dân Chúa xứ Thanh luôn thường trực. Nhất là khi xã hội ngày càng biến động, đức tin ngày càng có nguy cơ suy giảm vì những tác động tiêu cực của xã hội ấy. Những mong muốn, những ưu tư nhằm “tri ân quá khứ, chấn hưng hiện tại và dấn thân tương lai” được ươm mầm, được muối mặn, được lên men qua chiến dịch này.

“Chúng ta lên đường, chúng ta ra đi là vì “chính Đức Giêsu Kitô đã sai phái chúng ta đi”, sự sai phái đó biến chúng ta thành những chiến sĩ thần linh. Chúng ta lên đường rao giảng vì chính Thiên Chúa xuống thế làm người đã ra lệnh cho chúng ta lên đường. Chúng ta lên đường để xây dựng một quê hương mới, một Thiên đàng mới…Chúng ta còn ra đi vì cái nét đẹp của cuộc đời trong thế giới này, trong xã hội Việt Nam và ngay tại quê hương Thanh Hóa của chúng ta…Chúng ta không cần lương bổng, cũng không cần ai khen chê là vì Thiên Chúa trời đất muốn chúng ta đi… Vì vậy, tinh thần mà chúng ta kín múc được trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay là tinh thần phấn khởi, tâm niệm và chắc chắn rằng con đường mà chúng ta đi là con đường đẹp nhất, lý tưởng nhất…”

Có thể nói con đường mà các thầy, các Sơ, các chú Tiểu Chủng viện Lê Bảo Tịnh sẽ đi hôm nay là con đường bước theo dấu chân của các thừa sai khi xưa. Các ngài ở một đất nước xa xôi, không hề biết đến Việt Nam, các ngài cũng nói một thứ tiếng không cùng giống người Việt Nam…bôn ba đến nơi xa lạ, trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề thế mà các ngài vẫn gieo được những hạt giống đức tin đầu tiên. Để rồi đến hôm nay cho thành quả là một giáo phận Thanh Hóa vững mạnh. Thiếu thốn là thế, khó khăn là thế, chỉ bằng đôi chân của lòng nhiệt tình, các ngài đã đặt chân lên đến cả những nơi xa xôi, ngút ngàn trên rừng núi, bờ biến, hang đá…Còn chúng ta hôm nay, dù có xe hơi, dù có điều kiện, dù đường xá đã phần nào tốt đẹp nhưng chúng ta cũng mới chỉ đến được Phong Ý, Hữu Lễ…Có phải chăng chúng ta cần cố gắng hơn nữa để có thể tiếp nối thế hệ đàn anh? Để những thế hệ sau cũng sẽ nhìn về chúng ta với đôi mắt ngưỡng mộ như chúng ta đang ngưỡng mộ những bậc thừa sai đi trước…

Những bộc bạch, những lời tri ân cũng như những ước vọng của vị hiền phụ đã được tỏ bày và trở thành một nguồn lực cho những người được sai đi sau thánh lễ hôm nay.

Sau bài giảng là nghi lễ sai đi. Từ ngọn lửa của vị chủ chăn giáo phận, qua tay các trưởng nhóm men của 6 giáo hạt đi đến với từng thành viên. Ngọn lửa ấy sẽ tiếp tục được thắp sáng tại các điểm men của giáo phận. Các thành viên cũng nhận được món quà tinh thần đặc biệt là Bánh và Rượu, là Mình và Máu Chúa Phục Sinh cứu độ. Đó là nguồn thức ăn sẽ nuôi sống tinh thần của những người con quyết tâm phụng vụ trên con đường truyền giáo.

Thánh lễ kết thúc, các thành viên nhanh chóng trở về các điểm men tại các giáo hạt và chuẩn bị cho lễ khai giảng vào buổi chiều. Người đã đi nhưng câu hát vẫn còn ngân vang đâu đó :

« Vì con muốn làm men, muốn làm muối ướp cho mặn đời - vì con đám liều thân, đem Tin Mừng đi khắp nơi”.

Xin cầu chúc cho chiến dịch Men Phục Sinh năm 2012 đạt được thành công như lòng Chúa mong muốn...


Ban Truyền Thông gpthanhhoa
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu LM Giuse nguyễn Trí Dũng qua đời tại Saigòn
GX Tân Phú Hòa
12:43 12/06/2012
PHÂN ƯU:
Được tin
Bà Cố TÊRÊXA PHẠM THỊ HẢO
Thân Mẫu kính yêu của:
- Linh mục Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt Trưởng kiêm Quản xứ Tam Kỳ, GP Đà Nẵng
- Linh mục Anphong Nguyễn Hữu Long, PSS, Giám đốc Đại chủng viện Huế
- Linh mục Louis Nguyễn Phú Kim, Canada

Đã được Chúa gọi về lúc 03 giờ 20 Chúa Nhật, ngày 10.6.2012
Hưởng thọ 86 tuổi.

Nghi thức tẩm liệm được cử hành tại tư gia
vào lúc 09 giờ 00 Thứ Hai, ngày 11.6.2012

Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành tại Nhà thờ Tân Phú Hòa,
Tổng Giáo phận TPHCM vào lúc 6 giờ 00 Thứ Bảy, ngày 16.6.2012

Thành kính phân ưu Quý Cha và tang quyến.
Hiệp nguyện cho Bà Cố Têrêxa được yên nghỉ trong Chúa.
 
Văn Hóa
Tội “lợi dụng dân chủ?”
lykhách
16:05 12/06/2012
Làm gì có “dân chủ” mà lợi dụng?
Công an vẫn lộng xử kiểu côn đồ
Lập pháp độc đảng cộng sản cầm quyền dung túng
Hành pháp, tư pháp thực hành kiểu bưng bô

Quốc… hối, quốc… hôi với quốc hội
Quá nhiều ông bà nghị ngồi ngó ngáp ruồi
Quyền càng cao càng ăn gian nói dối
Thật người sống thế khó ra người!

Báo chí chê nhau là “lá cải”
Nếu chẳng “lá cải” là… “lá bài”
Đánh bạc bịp trên khổ dân oan trái
Biết rõ sự thật nhưng bịt mắt che tai!

Khốn nạn quốc gia chính là độc đảng
Ngày còn tồn, vận nước ắt dở dang
Rồng người ta vươn lộng trời tự do thông thoáng
Rồng mình hóa rắn chui trườn phun nọc độc dối gian!

Một chế độ gian từ trên xuống dưới
Rặt cán bộ dối từ dưới lên trên
Bầy trí thức, áo thụng luồn cúi
Hám danh, tranh tiền đạp-đội nhau tiến lên

Tiến lên buổi…thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội
Nghĩa rộng là: đảng dành độc quyền đảng viên tranh của hôi
Hơn tám mươi triệu kẻ oằn lưng cày nuôi bầy heo lãnh tụ háu đói
Đây một “Nông Trại Súc Vật” còn sót từ cuối thế kỷ hai mươi!

Nói dối mãi, riết rồi quen miệng
Nghe láo nhiều, tai cũng điềm nhiên
Xã hội vô cảm ngày ngày chứng kiến
Quốc phá gia vong thời khẳng định kim tiền

Giữa buổi điên đảo đảo điên
Kẻ còn thương dân cần phải nói
Kẻ còn yêu nước phải tỏ lời
Ai còn trái tim phải nhức nhối
Im lặng thời nay thực khó sống làm…NGƯỜI!

Mấy mươi năm, bao thế hệ trưởng thành trong dối trá
Gian dối thành thói quen trong chủ nghĩa xã hội xỏ lá
Chỉ có tiếng sự thật thấy ngày càng xa lạ
Từ kẻ đứng đầu nước, cho đến miệng đứa trẻ mới lên ba

Ôi, đảng đã đưa dân tộc này vào thời dối trá tầm cao
Hơn mọi thời đại, hơn bất cứ dân tộc nào
Tội “lợi dụng dân chủ” là tội gì đối với đảng và chính quyền vô đạo?
Có phải tội dám nói lên những tai ách thê lương vận mệnh tổ quốc, đồng bào?
 
Thư không niêm gửi Bạn
Trần Văn Lương
17:08 12/06/2012
Thư Không Niêm Gửi Bạn

(Thay lời một vị thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang kẹt
ở VN gửi người bạn cũ ngày xưa đã vượt biên
nhưng nay lại viện dẫn đủ mọi lý do để về vui chơi)


Gửi nhờ tập vé số trên tay,
Chống nạng đến đây để gặp mày.
Hụt hẫng thấy mày ngồi giữa quán,
Đang cùng bầy cán bộ vui say.

Không muốn bị mang tiếng quấy rầy,
Khi lòng đang thất vọng chua cay,
Nên đành mượn tạm vài trang giấy,
Viết bậy đôi câu gửi tới mày.

***
Mày hãy cùng tao nhớ lại ngày,
Cùng mày trong bóng tối chia tay,
Mày thề rằng nếu Trời cho thoát,
Mày ắt không quên mối hận này.

Từ đó, trong đau đớn dập vùi,
Bọn tao mòn mỏi đợi tin vui.
Ngờ đâu hạnh phúc lùi xa mãi,
Nghĩ đến quê hương lại ngậm ngùi.

Mày trở về chơi đã lắm lần,
Lúc thì viện cớ gặp người thân,
Lúc theo "từ thiện" tìm danh vọng,
Hí hửng vô tròng bọn ác nhân.

Hàng vạn hàng trăm các hội đoàn,
Tranh đua làm thiện thật gian nan.
Hân hoan vì chút hào quang giả,
Họ đã an nhiên giúp bạo tàn.

Mày cũng lần theo đóm múa may,
Hết quà lại cáp phát rền tay.
Tiền Tây, tiền Mỹ xài như rác,
Lầu các thi nhau mọc dẫy đầy.

Mày biết dân đây được những gì,
Khi đoàn cứu trợ đã ra đi?
Đất đai ngập lụt, nhà tan nát,
Ngơ ngác trên tay một gói mì!

Biết chăng vì những đứa như mày,
Sự thật quê nhà chẳng chịu hay,
Hãnh diện ta đây về "cứu viện",
Nên bầy quỷ đỏ hiện còn đây.

Mày có biết mày đã tiếp tay,
Nuôi dân cho chúng để rồi nay,
Chúng càng thêm có đầy phương tiện,
Để khiến dân ta mãi đọa đày.

Cả bầy chúng vẫn sống xa hoa,
Xuất ngoại đầu tư, sắm sửa nhà,
Con cái tiêu ra hàng bạc triệu,
Đồng tiền đó liệu lấy đâu ra?

Mày so với chúng được bao lăm,
Tỷ phú tiền Tây chúng cả trăm.
Của cải một thằng trong Bắc phủ,
Thừa nuôi dân sống đủ nhiều năm.

Phải chăng vì cật ấm cơm no,
Mày lại mơ màng chức vị to,
Nên mới trở cờ o bế giặc,
Qua sông ngoảnh mặt với con đò?

Tao xót xa nhìn lũ bạn thân,
Ngày xưa vượt biển lắm gian truân,
Nay khuân tiền bạc về quê cũ,
Góp sức nuôi bè lũ hại dân.

Bạn mình giờ lắm kẻ giàu sang,
Áo gấm xênh xang rộn xóm làng.
Có đứa vênh vang bằng cấp lớn,
Hùa theo lũ ngợm chống Cờ Vàng.

Có thằng may mắn lắm đồng ra,
Thơ thới về đây, bỏ vợ nhà.
Có đứa làm sui gia với giặc,
Ra ngoài trở mặt líu lo ca.

Thấy miệng mày thoa mỡ nói năng,
Lòng tao chua xót chợt hay rằng,
Xuống thuyền mấy đứa đêm hôm đó,
Giờ đã "vinh quy" đủ bấy thằng!

Tao tưởng bao năm ở nước ngoài,
Chúng mày phải biết rõ hơn ai,
Ngày ngày đọc thấy nhiều tin tức,
Sao lại vô tâm được thế này?

Lần cuối cho tao nói một lời:
Nếu còn người trở lại ăn chơi,
Đua đòi danh lợi, buôn "từ thiện",
Thì chớ mơ chi chuyện vá trời.

***
Nắng chiều cuốn xác lá trôi,
Bóng đôi nạng gỗ đơn côi ngược dòng.

Cali, 5/2012
 
Dòng lưu bút
Trầm Thiên Thu
06:39 12/06/2012
Ơi thân thương màu tím
Dòng lưu bút học đường
Nét chữ mang kỷ niệm
Một thời biết bâng khuâng

Học trò ngây thơ lắm
Những lời lẽ đơn sơ
Nhưng tình nghĩa vô hạn
Trao nhau bao ước mơ

Êm đềm khung trời nhỏ
Phượng rung cánh dịu hiền
Vô thường màu sắc đỏ
Mềm nhạc khúc ve êm

Phút chia tay ngần ngại
Giọt nào thoáng bâng khuâng
Lóng ngóng và vụng dại
Mắt nai tròn luyến thương

Mùa hè đi và đến
Như lời hát ca dao
Ngọt ngào niềm thương mến
Chợt một chút xuyến xao

Bịn rịn nhau rất lạ
Thiết tha như buổi chiều
Trao nhau vài dòng chữ
Kỷ niệm đẹp biết bao!

Làm sao ai không nhớ
Ngày thàng vui vô bờ
Dẫu đôi lúc hờn giận
Vì những chuyện vu vơ

Bao kỷ niệm yêu dấu
Mãi khắc ghi đáy lòng
Thời áo trắng kỳ diệu
Một thời thật dễ thương.
 
Tâm niệm Thánh
Jos. Nguyễn Minh Sơn
06:43 12/06/2012
Hằn trong mắt ta với vẻ đẹp này,
Ta có thể nào quên dù khoảnh khắc,
Đã lưu dấu bây giờ và mãi mãi
Bản song tấu ngọt ngào mỗi phút giây.

Bao mơn trớn phủ đầy toàn thân xác,
Thiên nhiên kia kích động đáy hồn ta,
Mắt sẽ thấy vinh quang Người rực rỡ
Dọc suối nguồn theo từng bước chân ta.

Những chúc phúc hình ảnh tưởng tượng này,
Sẽ luôn mãi vấn vương trong mầu mắt,
Phản ánh từ những hồ nước mịn màng
Mà tràn đầy mưa hồng ân Thiên Chúa.

Những vui say cao cả của thiên đàng,
Ở ngay đây, nơi này, trên trần thế,
Tuôn đổ êm đềm vẻ đẹp mênh mang
Trong thiên nhiên ta tái sinh êm ái.

Mẫu cao trọng của ta giữa cuộc đời,
Trên thế gian đã phác họa tinh khôi,
Thánh Tâm Chúa muôn đời ta chiêm niệm
Một tình yêu thánh thiện khắp muôn nơi.

Điều mơ ước ngoạn mục đỗi vô cùng,
Trong cuộc đời ta mãi mỏi mòn trông,
Đem đến Người bởi tình yêu Thiên Chúa
Với yêu thương ta đắm đuối tôn sùng.

Tháng Thánh Tâm 2012
 
Thánh Tâm Chúa
Nguyễn thanh Trúc
13:52 12/06/2012
Một trái tim con người, của Đấng là Con Thiên Chúa
Là dấu chỉ tình yêu, Thiên Chúa dành cho nhân trần
Nhưng đời con biết bao lần
Tình con bạc bẽo muôn phần Chúa ơi!

Một người lính lấy ngọn giáo, đâm thủng cạnh sườn Chúa
Ngay lập tức có máu Ngài, cùng với nước chảy ra (Ga 19, 31-37)
Lòng con chợt thấy xót xa
Nhưng tim con vẫn hoan ca tình đời?

Hết thảy những ai khó nhọc, và vai mang gánh nặng
Hãy đến cùng Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho (Mt 11. 25-30)
Nhưng dù đời bao lắng lo
Khi tìm về Chúa con so từng giờ!

Chúa yêu thương chúng con, yêu thương từng người cụ thể
Yêu thương cho đến cùng, Ngài đã chết chuộc tội con
Nhưng tình con chẳng sắt son
Lúc thì nồng cháy khi thì héo hon

Xin cho con biết, đáp trả ân tình Chúa
Sống giới luật yêu thương, đón nhận mọi người
Xin cho con được, Thánh Tâm Ngài nung đốt
Mặc tâm tình Ngài, làm nhân chứng tình yêu

Xin cho con biết,tìm về bên lòng Chúa
Đừngtiếp tục ham mê, danh lợi trần gian
Xincho con biết, tôn thờ Thánh Tâm Chúa
Đấmngực gục đầu, sám hối tội con mang

Xin cho con biết, xót xa tình ThậpTự
Máu Chúa chảy trào, vì muôn tội của con
Xin cho con biết, không đóng đinh Chúa nữa
Bằng sống ngay lành, xa lánh dịp tội đời.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Đôi
Dominic Đức Nguyễn
21:12 12/06/2012
TÌNH ĐÔI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tình đôi khi là muối
Chắt lọc từ tháng năm
Qua sông dài biển rộng
Còn nguyên vị ngọt đằm..
(Trích thơ của MM)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền