Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguồn Sống
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:23 12/06/2021
Chúa Nhật 11 Mùa Thường Niên
Nguồn Sống
(Ez 17, 22-24; 2Cr 5, 6-10; Mc 4, 26-34)
Tiên tri Ezêkiel xuất hiện thực hành sứ vụ khoảng giữa năm 592-571 trước Công Nguyên. Tiên tri mang lại cho dân một niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không quên dân tộc mà Ngài đã chọn. Chúa không bỏ mặc dân trong lưu đày khổ nạn. Chúa sẽ cứu họ và sẽ đưa họ trở về quê hương xứ sở. Hình ảnh cây hương nam được trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân tộc. Thiên Chúa đã làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Cho dù Dân có phạm tội và ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn ngóng đợi và tạo mọi cơ hội cho dân trở về.
Giữa thời kỳ lưu đầy xa xứ, dân của Chúa đã phải đối diện với nhiều khó khăn nơi đất khách quê người. Họ bị tước mất quyền lợi và chịu đầu phục những kẻ ngoại bang thờ ngẫu tượng. Tấm lòng dần dà bị xa rời khỏi những luật lệ và giới răn. Họ đã chạy theo những cách sống của dân ngoại mà dần quên lãng những kỳ công Chúa đã thực hiện với cha ông họ. Dân còn bị lang thang phiêu bạt không đích hướng. Họ bị rơi vào sự chán chường thất vọng và không còn biết bám víu vào đâu. Tiên tri xuất hiện đã mang lại cho họ tin vui hy vọng. Họ có một Thiên Chúa để tôn thờ, một dân tộc được yêu thương chọn lựa và một quê hương để trở về xây dựng lại.
Bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để giảng về Nước Thiên Chúa. Những hình ảnh áp dụng rất cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người ta gieo hạt xuống đất, từ từ hạt nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Thiên Chúa đã quan phòng cho tất cả các giống hạt, khi môi trường có đủ điều kiện thì hạt nẩy mầm cho dù người gieo hạt ngủ hay thức và có mặt hay không có mặt: Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết (Mc 4, 27). Trong khi hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng người thì không phải tự nhiên sẽ mọc lên tươi tốt được, mà cần được ý thức chấp nhận, chăm dẵm và áp dụng vào đời sống.
Tâm địa con người tốt hay xấu giống như mảnh đất có cả cây tốt lẫn cỏ dại. Cây tốt là các nhân đức, việc lành và việc thiện. Cỏ dại là những thói hư tật xấu. Tật xấu thì nhiều vô kể. Cây tốt hay cỏ dại, việc lành hay việc xấu, nếu không được vun tưới sẽ khó bề phát triển. Những thói xấu như ích kỷ, tham lam, lừa đảo gian dối, trộm cắp, hận thù, ghen ghét… nếu không được vun xới và nuơng chiều thì những thói hư cũng không thể lớn mạnh. Chính chúng ta đã tạo nhiều cơ hội giúp những thói xấu tiêu cực phát triển trong tâm hồn. Như khi nói xấu, nói hành, nói gian cho người khác, chúng ta muốn nói cho hả giận và nói cho đã miệng, đó chính là lúc chúng ta đang thêm phân đạm và mở lòng cho cỏ dại được tự do phát triển trong tâm hồn của chúng ta.
Cỏ dại mọc lên rất tự nhiên và rất mạnh mẽ. Người nông dân thường nói: Cỏ dại là con đẻ, còn lúa là con nuôi. Khi mảnh ruộng được bón phân chăm sóc thì cỏ dại phát triển lấn át cả lúa. Cho nên nhà nông cần phải diệt cỏ dại trước. Cây tốt như các nhân đức phải chăm sóc cách đặc biệt, vì nó rất mỏng dòn và dễ đốn ngã. Nhân đức khó có thể bon chen đối đầu với những thói xấu vây quanh. Sống trong môi trường xã hội xô bồ không định hướng, thường thì con người dễ bị nhiễm những thói đời hơn là tìm học những nhân đức. Thực ra, ai cũng muốn nên tốt, nên đẹp, nên giàu có và thành công cách thế nên tốt lành đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và gắng công không ngừng, hết sức cẩn thận nuôi dưỡng và trau dồi các nhân đức trong cuộc sống hằng ngày.
Thánh Phaolô tông đồ viết thơ gởi cho tín hữu Corintô: Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác (2Cr 5, 10). Ngày phán xét sau cùng, mỗi người đều phải đứng trên đôi chân của mình, không còn thể dựa dẫm vào thành tích của ai cả. Phần thưởng sẽ dành cho những việc tốt mà chúng ta đã thực hành trong cuộc sống. Thành quả hoa trái của các nhân đức sẽ trổ bông. Thiên Chúa nhân từ đầy lòng thương xót, nhưng Ngài cũng công bằng vô cùng. Ngài không xét đoán thiên tư tây vị ai cả. Mỗi người chúng ta cố gắng chu toàn bổn phận trong ơn gọi của mình để làm cho danh Chúa được cả sáng.
Lạy Chúa, xin Chúa đốt lửa kính mến trong lòng chúng con để đón nhận Lời Chúa. Xin cho hạt giống Lời Chúa sinh xôi nẩy nở và phát sinh nhiều hoa trái tốt lành, yêu thương và thánh thiện. Để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Nguồn Sống
(Ez 17, 22-24; 2Cr 5, 6-10; Mc 4, 26-34)
Tiên tri Ezêkiel xuất hiện thực hành sứ vụ khoảng giữa năm 592-571 trước Công Nguyên. Tiên tri mang lại cho dân một niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không quên dân tộc mà Ngài đã chọn. Chúa không bỏ mặc dân trong lưu đày khổ nạn. Chúa sẽ cứu họ và sẽ đưa họ trở về quê hương xứ sở. Hình ảnh cây hương nam được trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân tộc. Thiên Chúa đã làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Cho dù Dân có phạm tội và ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn ngóng đợi và tạo mọi cơ hội cho dân trở về.
Giữa thời kỳ lưu đầy xa xứ, dân của Chúa đã phải đối diện với nhiều khó khăn nơi đất khách quê người. Họ bị tước mất quyền lợi và chịu đầu phục những kẻ ngoại bang thờ ngẫu tượng. Tấm lòng dần dà bị xa rời khỏi những luật lệ và giới răn. Họ đã chạy theo những cách sống của dân ngoại mà dần quên lãng những kỳ công Chúa đã thực hiện với cha ông họ. Dân còn bị lang thang phiêu bạt không đích hướng. Họ bị rơi vào sự chán chường thất vọng và không còn biết bám víu vào đâu. Tiên tri xuất hiện đã mang lại cho họ tin vui hy vọng. Họ có một Thiên Chúa để tôn thờ, một dân tộc được yêu thương chọn lựa và một quê hương để trở về xây dựng lại.
Bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để giảng về Nước Thiên Chúa. Những hình ảnh áp dụng rất cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người ta gieo hạt xuống đất, từ từ hạt nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Thiên Chúa đã quan phòng cho tất cả các giống hạt, khi môi trường có đủ điều kiện thì hạt nẩy mầm cho dù người gieo hạt ngủ hay thức và có mặt hay không có mặt: Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết (Mc 4, 27). Trong khi hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng người thì không phải tự nhiên sẽ mọc lên tươi tốt được, mà cần được ý thức chấp nhận, chăm dẵm và áp dụng vào đời sống.
Tâm địa con người tốt hay xấu giống như mảnh đất có cả cây tốt lẫn cỏ dại. Cây tốt là các nhân đức, việc lành và việc thiện. Cỏ dại là những thói hư tật xấu. Tật xấu thì nhiều vô kể. Cây tốt hay cỏ dại, việc lành hay việc xấu, nếu không được vun tưới sẽ khó bề phát triển. Những thói xấu như ích kỷ, tham lam, lừa đảo gian dối, trộm cắp, hận thù, ghen ghét… nếu không được vun xới và nuơng chiều thì những thói hư cũng không thể lớn mạnh. Chính chúng ta đã tạo nhiều cơ hội giúp những thói xấu tiêu cực phát triển trong tâm hồn. Như khi nói xấu, nói hành, nói gian cho người khác, chúng ta muốn nói cho hả giận và nói cho đã miệng, đó chính là lúc chúng ta đang thêm phân đạm và mở lòng cho cỏ dại được tự do phát triển trong tâm hồn của chúng ta.
Cỏ dại mọc lên rất tự nhiên và rất mạnh mẽ. Người nông dân thường nói: Cỏ dại là con đẻ, còn lúa là con nuôi. Khi mảnh ruộng được bón phân chăm sóc thì cỏ dại phát triển lấn át cả lúa. Cho nên nhà nông cần phải diệt cỏ dại trước. Cây tốt như các nhân đức phải chăm sóc cách đặc biệt, vì nó rất mỏng dòn và dễ đốn ngã. Nhân đức khó có thể bon chen đối đầu với những thói xấu vây quanh. Sống trong môi trường xã hội xô bồ không định hướng, thường thì con người dễ bị nhiễm những thói đời hơn là tìm học những nhân đức. Thực ra, ai cũng muốn nên tốt, nên đẹp, nên giàu có và thành công cách thế nên tốt lành đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và gắng công không ngừng, hết sức cẩn thận nuôi dưỡng và trau dồi các nhân đức trong cuộc sống hằng ngày.
Thánh Phaolô tông đồ viết thơ gởi cho tín hữu Corintô: Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác (2Cr 5, 10). Ngày phán xét sau cùng, mỗi người đều phải đứng trên đôi chân của mình, không còn thể dựa dẫm vào thành tích của ai cả. Phần thưởng sẽ dành cho những việc tốt mà chúng ta đã thực hành trong cuộc sống. Thành quả hoa trái của các nhân đức sẽ trổ bông. Thiên Chúa nhân từ đầy lòng thương xót, nhưng Ngài cũng công bằng vô cùng. Ngài không xét đoán thiên tư tây vị ai cả. Mỗi người chúng ta cố gắng chu toàn bổn phận trong ơn gọi của mình để làm cho danh Chúa được cả sáng.
Lạy Chúa, xin Chúa đốt lửa kính mến trong lòng chúng con để đón nhận Lời Chúa. Xin cho hạt giống Lời Chúa sinh xôi nẩy nở và phát sinh nhiều hoa trái tốt lành, yêu thương và thánh thiện. Để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Nước Trời Hay Hiện Tại Ắp Đầy Tình Yêu
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:25 12/06/2021
Nước Trời Hay “Hiện Tại Ắp Đầy Tình Yêu”
(CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2021)
Vào cuối năm 2019, khi đại dịch Covid bùng nỗ trên khắp thế giới, nhân loại bắt đầu đua nhau “đi tìm những lời tiên tri” về “vận mệnh thế giới”; và có một điều khiến rất nhiều người hoang mang, lo lắng, đó là hầu hết các “lời tiên tri” đều vẽ ra một viễn tượng không mấy lạc quan, sáng sủa đối với tương lai thật gần của thế giới; cụ thể là trong những năm 2020, 2021 nầy ! Thật vậy, từ nhà tiên tri đã khuất núi từ hơn 500 năm trước – Nostradamus (1503 – 1566), đến bà tiên tri mù gốc Bulgaria – Baba Vanga (1911 – 1996) vừa qua đời cách đây hơn 20 năm; hay cả nhà “thần đồng tiên tri” Ấn độ thiếu niên – Abhigya Anand (sinh năm 2006)…, đều dự báo trong những năm nầy và tiếp theo, thế giới sẽ chìm ngập trong thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng chúng ta cần lưu ý, đó là: lời tiên tri của các ngôn sứ trong Thánh Kinh chỉ nhằm để cảnh tỉnh, kêu gọi sám hối, đổi đời dành cho con người… chứ không nhằm tiên đoán một hiện trạng bi đát nhất định phải xảy đến, một tương lai đen tối ập đến che lấp mọi con đường hy vọng hướng đến tương lai. Chúng ta đừng quên, “điểm đến” nơi lời tiên tri “huỷ diệt Ninivê” của Giona “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” (Gn 3,4), lại là một “lời xót thương” được công bố: “Còn Ta, chẳng lẽ Ta lại không thương hại Ninivê thành phố lớn, trong đó có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với bên trái, và lại có rất nhiều thú vật hay sao?” (Gn 4,11); và vì là một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, nên “Ngài đã không giáng phạt họ nữa” (Gn 3,10).
Sau “vị tiên tri mang tính biểu tượng” – Giona – 5 thế kỷ, Chúa Giêsu người Nadarét cũng đã “mòn chân” trên những nẻo đường xứ Palestina để loan báo những lời “tiên tri về vận mệnh thế giới” mà nội dung có thể được gồm tóm trong một chủ đề khá xuyên suốt đó là “Nước Trời”. Đó là viễn cảnh về một thực tại viên mãn cuối cùng của chương trình cứu độ, của hạnh phúc vĩnh hằng; và để giới thiệu và kiến giải cái thực tại trông có vẻ “xa vời và khó hình dung” đó, Đức Ki-tô đã dùng vô số những dụ ngôn và hình ảnh biểu tượng. Chỉ riêng tác giả Tin Mừng Matthêu, chưa hết một đoạn 13 đã nhắc tới 7 dụ ngôn về Nước Trời: Gieo giống, Cỏ lùng, Hạt cải, Men trong bột, Kho báu và Ngọc quý, Chiếc lưới cá… Và dĩ nhiên, mỗi một dụ ngôn, Đức Ki-tô muốn chúng ta “tiếp cận” đến giáo lý Nước trời dưới một góc cạnh, một chiều kích độc đáo riêng.
Chẳng hạn với trích đoạn Tin Mừng Máccô hôm nay, huyền nhiệm Nước Trời được Đức Kitô thuyên giải qua hai nội dung:
- Trước hết với khía cạnh về sức mạnh tiềm ẩn (dụ ngôn hạt giống âm thầm): “Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên … trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt…”.
- Thứ đến là niềm hy vọng vươn cao (dụ ngôn hạt cải): “Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được”.
Để hiểu dụng ý của Thánh sử Máccô khi viết lại dụ ngôn nầy, chúng ta cần phải trở về với bối cảnh lịch sử của các cộng đoàn Kitô hữu đương thời, tức hoàn cảnh không gian và thời gian các dụ ngôn nầy được rao giảng, sống và thực hiện.
Trước hết, dụ ngôn Nước Trời mà chúng ta vừa nghe thánh sử Maccô tường thuật, là một trong những “câu chuyện” thuộc “Kerygma” (sứ điệp sơ truyền” của các Tông Đồ) dành cho các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Đây là khoảng thời gian mà cộng đoàn Kitô hữu mới chỉ là một thiểu số, lạc lõng giữa một Do Thái giáo đã gieo ảnh hưởng cả ngàn năm trên khắp vùng Địa Trung Hải; và “tôn giáo cựu trào” nầy lại không ưa gì, nếu không muốn nói là “chỉ muốn loại trừ” cái thứ tôn giáo mới của tên tội đồ Giêsu người Nadarét. Đó cũng là thời đại mà những giá trị của Tin Mừng đang gặp phải sự “dị ứng” của nền văn hoá Rôma; cùng với sự khinh thường như một thứ “mê tín dị đoan rác rưởi” dẫn tớii những cuộc bách hại khốc liệt, nhất là dưới triều bạo chúa Nêrô.
Đứng trước hiện trạng đầy bấp bênh và nguy cơ bị tiêu diệt nầy, chắc chắc có không ít anh chị em Kitô hữu nao núng, mất niềm tin và hy vọng về một tương lai sáng lạn mà Đức Ki-tô đã từng loan báo; một chiến thắng vinh quang của một triều đại mà ở đó, Thiên Chúa sẽ hiển trị và ơn cứu độ sẽ tỏa sáng trên toàn thể nhân loại.
Để trấn an và giữ vững niềm tin yêu hy vọng cho cộng đoàn, Máccô đã trình bày sứ điệp Nước Trời của Đức Kitô mà chủ yếu đó là: hãy vững tin vào sức mạnh tiềm ẩn của Nước Trời, của Lời Chúa, của Ơn cứu độ. Tin Mừng đã được gieo, đã được đón nhận, không mất đi đâu hết; không tiêu tán, bị xóa nhòa, nhưng vẫn âm thầm đâm rễ, lớn lên, chờ ngày sinh hoa kết trái. Cũng vậy, cộng đoàn Kitô hữu, Giáo Hội của Chúa Kitô, cho dù chỉ là một nhóm nhỏ bị loại trừ, bách hại, như một “hạt cải bé bỏng”, trước một sức mạnh khổng lồ của đế quốc Rôma với quyền lực dữ dằn của bạo chúa Nêrô, thì rồi sẽ tới ngày vươn cao thành đại thụ che rợp địa cầu, thành bóng mát cho muôn dân.
Mà chuyện nầy đâu là huyển tưởng đối với những người đặt trọn niềm tin vào quyền năng Thiên Chúa. Trong suốt bao ngàn năm Cựu ước, Thiên Chúa vẫn hành động như thế qua chính chứng từ của tiên tri Êgiêkiel trong BĐ 1: “Chính Ta sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam; Ta sẽ bẻ một chồi non từ ngọn mọc ra và sẽ đem trồng nó trên núi cao chót vót. Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi kết quả và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó.…”.
“Chồi non hương Nam” được trồng trên mảnh đất Israel đã trở thành đại thụ rợp bóng địa cầu” đó phải chăng là hình ảnh tiên trưng về “chồi non từ gốc Giê-sê”, “chồi non” nhỏ bé sinh hạ tại hang lừa máng cỏ Bêlem, bị săn đuổi, dập vùi với bàn tay của bạo vương Hêrôđê; “chồi non” là một người công nhân thợ mộc âm thầm ẩn dật dưới mái nhà của quê nghèo Nadarét… để rồi sau đó trở thành một “Rabbi” tỏa bóng trên muôn thân phận con người què mù đuôi điếc, bệnh hoạn tật nguyền, gái điếm lẫn thu thuế, phung hủi lẫn điên khùng quỷ ám…; những kẻ đến núp bóng để nhận được “bóng mát” của tình yêu và ân sủng, tự do và phục hồi…; “Chồi non” đó cũng chính là một tên tội phạm bị đóng đinh chết trên đồi Sọ, bị chôn vùi trong lòng đất lạnh ba ngày, để sau đó từ “Mồ trống” chỗi dậy đem ánh sáng và sức sống Thần linh giải chiếu trên mọi nẻo đường thế giới…
Vâng sứ điệp “Chồi non” thời “Giao ước cũ” của Êgiêkiel được hiện thực viên mãn nơi “sứ điệp Hạt lúa và Hạt cải” của Tân ước, của Đức Kitô và “Đức Kitô Tử nạn –Phục sinh”; và dĩ nhiên, đó luôn là “sứ điệp của niềm hy vọng”, sứ điệp để dân Chúa hôm qua cũng như hôm nay luôn đặt trọn niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của Lòng Thương Xót, của Ơn Cứu Độ.
Nếu áp dụng sứ điệp Lời Chúa hôm nay vào cuộc sống đức tin của chúng ta, chắc chắn, chúng ta sẽ được gọi mời để sống những giá trị nầy:
- Cho dù phải trải qua gian nan thử thách, hãy luôn tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh tiềm ẩn của Nước Trời mà Đức Ki-tô đã thực hiện và đang được Chúa Thánh Thần kiện toàn mỗi ngày qua sự hiện diện của Hội Thánh.
- Những công việc nhỏ mọn, những hy sinh thầm lặng, những tình yêu, bác ái, sẻ chia nhỏ bé hằng ngày sẽ góp phần làm cho Nước Trời, cho ơn cứu độ được lớn lên và chinh phục thế giới.
- Chấp nhận cuộc sống khiêm hạ, ẩn khuất, khó nghèo, phục vụ và xóa mình đi đó là con đường ngắn nhất, hữu hiệu nhất để làm cho Nước Trời được lớn lên, cho Hội Thánh được mạnh mẽ và phát triển.
Vì thế, điều bận tâm lúc nầy, ưu tiên một hằng ngày của người Kitô hữu không phải là “khi nào chúng ta chết”, khi nào chúng ta “được về thiên đàng ở với Chúa”; nhưng là chúng ta đang sống làm sao với Chúa ngay trong “giây phút hiện tại”, như lời khuyến dụ của Thánh Phaolô dành cho giáo đoàn Côrintô: “Và vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa”.
Và như thế, mỗi một thành phần dân Chúa hôm nay đều là một “Chồi non”, một “hạt cải”, một “hạt giống” đang được Thiên Chúa trồng vào mảnh đất thế gian để làm nên những “đại thụ cho chim trời núp bóng”, những “đồng lúa chín vàng” để nuôi sống chúng sinh. Điều quan trọng còn lại đó là những “chồi hương nam”, những “cây lúa, cây cải” phải được “trồng nơi nhà Chúa”, để Chúa chăm nom, săn sóc; phải như những “cành nho liên kết với Thân Nho”, phải đón nhận “nước non phân thuốc…” của Mẹ Hội Thánh…, thì mới có thể đứng vững và mạnh mẽ vươn cao như khẳng định của tác giả Thánh Vịnh 91: “Người hiền đức như cây chà là nở hoa tươi tốt, vươn mình lên như cây hương bá đất Liban. Họ được vun trồng trong nhà Chúa, trong hành lang nhà Thiên Chúa chúng tôi họ nở bông. Ngay trong tuổi già họ còn sinh trái, họ đầy nhựa sống và họ sống xanh tươi để họ loan truyền Chúa nhường bao công chính…”.
Và như thế, câu chuyện “Nước Trời” hay sống “mầu nhiệm Nước Trời” mà sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi không là chuyện ươm mơ về một thế giới của “ngày mai xa lắc”; mà là chuyện rất đời thường hôm nay, mọi ngày, mà theo ngôn ngữ của Vị Tôi tớ Chúa, Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, đó là “lấp đầy giây phút hiện tại bằng tình yêu”. Vì thật ra, như chính lời khẳng quyết của Đức Ki-tô: “Nước Trời không ở đâu xa lạ. Nước Trời đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,21).
Trương Đình Hiền
(CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2021)
Vào cuối năm 2019, khi đại dịch Covid bùng nỗ trên khắp thế giới, nhân loại bắt đầu đua nhau “đi tìm những lời tiên tri” về “vận mệnh thế giới”; và có một điều khiến rất nhiều người hoang mang, lo lắng, đó là hầu hết các “lời tiên tri” đều vẽ ra một viễn tượng không mấy lạc quan, sáng sủa đối với tương lai thật gần của thế giới; cụ thể là trong những năm 2020, 2021 nầy ! Thật vậy, từ nhà tiên tri đã khuất núi từ hơn 500 năm trước – Nostradamus (1503 – 1566), đến bà tiên tri mù gốc Bulgaria – Baba Vanga (1911 – 1996) vừa qua đời cách đây hơn 20 năm; hay cả nhà “thần đồng tiên tri” Ấn độ thiếu niên – Abhigya Anand (sinh năm 2006)…, đều dự báo trong những năm nầy và tiếp theo, thế giới sẽ chìm ngập trong thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng chúng ta cần lưu ý, đó là: lời tiên tri của các ngôn sứ trong Thánh Kinh chỉ nhằm để cảnh tỉnh, kêu gọi sám hối, đổi đời dành cho con người… chứ không nhằm tiên đoán một hiện trạng bi đát nhất định phải xảy đến, một tương lai đen tối ập đến che lấp mọi con đường hy vọng hướng đến tương lai. Chúng ta đừng quên, “điểm đến” nơi lời tiên tri “huỷ diệt Ninivê” của Giona “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” (Gn 3,4), lại là một “lời xót thương” được công bố: “Còn Ta, chẳng lẽ Ta lại không thương hại Ninivê thành phố lớn, trong đó có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với bên trái, và lại có rất nhiều thú vật hay sao?” (Gn 4,11); và vì là một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, nên “Ngài đã không giáng phạt họ nữa” (Gn 3,10).
Sau “vị tiên tri mang tính biểu tượng” – Giona – 5 thế kỷ, Chúa Giêsu người Nadarét cũng đã “mòn chân” trên những nẻo đường xứ Palestina để loan báo những lời “tiên tri về vận mệnh thế giới” mà nội dung có thể được gồm tóm trong một chủ đề khá xuyên suốt đó là “Nước Trời”. Đó là viễn cảnh về một thực tại viên mãn cuối cùng của chương trình cứu độ, của hạnh phúc vĩnh hằng; và để giới thiệu và kiến giải cái thực tại trông có vẻ “xa vời và khó hình dung” đó, Đức Ki-tô đã dùng vô số những dụ ngôn và hình ảnh biểu tượng. Chỉ riêng tác giả Tin Mừng Matthêu, chưa hết một đoạn 13 đã nhắc tới 7 dụ ngôn về Nước Trời: Gieo giống, Cỏ lùng, Hạt cải, Men trong bột, Kho báu và Ngọc quý, Chiếc lưới cá… Và dĩ nhiên, mỗi một dụ ngôn, Đức Ki-tô muốn chúng ta “tiếp cận” đến giáo lý Nước trời dưới một góc cạnh, một chiều kích độc đáo riêng.
Chẳng hạn với trích đoạn Tin Mừng Máccô hôm nay, huyền nhiệm Nước Trời được Đức Kitô thuyên giải qua hai nội dung:
- Trước hết với khía cạnh về sức mạnh tiềm ẩn (dụ ngôn hạt giống âm thầm): “Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên … trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt…”.
- Thứ đến là niềm hy vọng vươn cao (dụ ngôn hạt cải): “Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được”.
Để hiểu dụng ý của Thánh sử Máccô khi viết lại dụ ngôn nầy, chúng ta cần phải trở về với bối cảnh lịch sử của các cộng đoàn Kitô hữu đương thời, tức hoàn cảnh không gian và thời gian các dụ ngôn nầy được rao giảng, sống và thực hiện.
Trước hết, dụ ngôn Nước Trời mà chúng ta vừa nghe thánh sử Maccô tường thuật, là một trong những “câu chuyện” thuộc “Kerygma” (sứ điệp sơ truyền” của các Tông Đồ) dành cho các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Đây là khoảng thời gian mà cộng đoàn Kitô hữu mới chỉ là một thiểu số, lạc lõng giữa một Do Thái giáo đã gieo ảnh hưởng cả ngàn năm trên khắp vùng Địa Trung Hải; và “tôn giáo cựu trào” nầy lại không ưa gì, nếu không muốn nói là “chỉ muốn loại trừ” cái thứ tôn giáo mới của tên tội đồ Giêsu người Nadarét. Đó cũng là thời đại mà những giá trị của Tin Mừng đang gặp phải sự “dị ứng” của nền văn hoá Rôma; cùng với sự khinh thường như một thứ “mê tín dị đoan rác rưởi” dẫn tớii những cuộc bách hại khốc liệt, nhất là dưới triều bạo chúa Nêrô.
Đứng trước hiện trạng đầy bấp bênh và nguy cơ bị tiêu diệt nầy, chắc chắc có không ít anh chị em Kitô hữu nao núng, mất niềm tin và hy vọng về một tương lai sáng lạn mà Đức Ki-tô đã từng loan báo; một chiến thắng vinh quang của một triều đại mà ở đó, Thiên Chúa sẽ hiển trị và ơn cứu độ sẽ tỏa sáng trên toàn thể nhân loại.
Để trấn an và giữ vững niềm tin yêu hy vọng cho cộng đoàn, Máccô đã trình bày sứ điệp Nước Trời của Đức Kitô mà chủ yếu đó là: hãy vững tin vào sức mạnh tiềm ẩn của Nước Trời, của Lời Chúa, của Ơn cứu độ. Tin Mừng đã được gieo, đã được đón nhận, không mất đi đâu hết; không tiêu tán, bị xóa nhòa, nhưng vẫn âm thầm đâm rễ, lớn lên, chờ ngày sinh hoa kết trái. Cũng vậy, cộng đoàn Kitô hữu, Giáo Hội của Chúa Kitô, cho dù chỉ là một nhóm nhỏ bị loại trừ, bách hại, như một “hạt cải bé bỏng”, trước một sức mạnh khổng lồ của đế quốc Rôma với quyền lực dữ dằn của bạo chúa Nêrô, thì rồi sẽ tới ngày vươn cao thành đại thụ che rợp địa cầu, thành bóng mát cho muôn dân.
Mà chuyện nầy đâu là huyển tưởng đối với những người đặt trọn niềm tin vào quyền năng Thiên Chúa. Trong suốt bao ngàn năm Cựu ước, Thiên Chúa vẫn hành động như thế qua chính chứng từ của tiên tri Êgiêkiel trong BĐ 1: “Chính Ta sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam; Ta sẽ bẻ một chồi non từ ngọn mọc ra và sẽ đem trồng nó trên núi cao chót vót. Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi kết quả và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó.…”.
“Chồi non hương Nam” được trồng trên mảnh đất Israel đã trở thành đại thụ rợp bóng địa cầu” đó phải chăng là hình ảnh tiên trưng về “chồi non từ gốc Giê-sê”, “chồi non” nhỏ bé sinh hạ tại hang lừa máng cỏ Bêlem, bị săn đuổi, dập vùi với bàn tay của bạo vương Hêrôđê; “chồi non” là một người công nhân thợ mộc âm thầm ẩn dật dưới mái nhà của quê nghèo Nadarét… để rồi sau đó trở thành một “Rabbi” tỏa bóng trên muôn thân phận con người què mù đuôi điếc, bệnh hoạn tật nguyền, gái điếm lẫn thu thuế, phung hủi lẫn điên khùng quỷ ám…; những kẻ đến núp bóng để nhận được “bóng mát” của tình yêu và ân sủng, tự do và phục hồi…; “Chồi non” đó cũng chính là một tên tội phạm bị đóng đinh chết trên đồi Sọ, bị chôn vùi trong lòng đất lạnh ba ngày, để sau đó từ “Mồ trống” chỗi dậy đem ánh sáng và sức sống Thần linh giải chiếu trên mọi nẻo đường thế giới…
Vâng sứ điệp “Chồi non” thời “Giao ước cũ” của Êgiêkiel được hiện thực viên mãn nơi “sứ điệp Hạt lúa và Hạt cải” của Tân ước, của Đức Kitô và “Đức Kitô Tử nạn –Phục sinh”; và dĩ nhiên, đó luôn là “sứ điệp của niềm hy vọng”, sứ điệp để dân Chúa hôm qua cũng như hôm nay luôn đặt trọn niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của Lòng Thương Xót, của Ơn Cứu Độ.
Nếu áp dụng sứ điệp Lời Chúa hôm nay vào cuộc sống đức tin của chúng ta, chắc chắn, chúng ta sẽ được gọi mời để sống những giá trị nầy:
- Cho dù phải trải qua gian nan thử thách, hãy luôn tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh tiềm ẩn của Nước Trời mà Đức Ki-tô đã thực hiện và đang được Chúa Thánh Thần kiện toàn mỗi ngày qua sự hiện diện của Hội Thánh.
- Những công việc nhỏ mọn, những hy sinh thầm lặng, những tình yêu, bác ái, sẻ chia nhỏ bé hằng ngày sẽ góp phần làm cho Nước Trời, cho ơn cứu độ được lớn lên và chinh phục thế giới.
- Chấp nhận cuộc sống khiêm hạ, ẩn khuất, khó nghèo, phục vụ và xóa mình đi đó là con đường ngắn nhất, hữu hiệu nhất để làm cho Nước Trời được lớn lên, cho Hội Thánh được mạnh mẽ và phát triển.
Vì thế, điều bận tâm lúc nầy, ưu tiên một hằng ngày của người Kitô hữu không phải là “khi nào chúng ta chết”, khi nào chúng ta “được về thiên đàng ở với Chúa”; nhưng là chúng ta đang sống làm sao với Chúa ngay trong “giây phút hiện tại”, như lời khuyến dụ của Thánh Phaolô dành cho giáo đoàn Côrintô: “Và vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa”.
Và như thế, mỗi một thành phần dân Chúa hôm nay đều là một “Chồi non”, một “hạt cải”, một “hạt giống” đang được Thiên Chúa trồng vào mảnh đất thế gian để làm nên những “đại thụ cho chim trời núp bóng”, những “đồng lúa chín vàng” để nuôi sống chúng sinh. Điều quan trọng còn lại đó là những “chồi hương nam”, những “cây lúa, cây cải” phải được “trồng nơi nhà Chúa”, để Chúa chăm nom, săn sóc; phải như những “cành nho liên kết với Thân Nho”, phải đón nhận “nước non phân thuốc…” của Mẹ Hội Thánh…, thì mới có thể đứng vững và mạnh mẽ vươn cao như khẳng định của tác giả Thánh Vịnh 91: “Người hiền đức như cây chà là nở hoa tươi tốt, vươn mình lên như cây hương bá đất Liban. Họ được vun trồng trong nhà Chúa, trong hành lang nhà Thiên Chúa chúng tôi họ nở bông. Ngay trong tuổi già họ còn sinh trái, họ đầy nhựa sống và họ sống xanh tươi để họ loan truyền Chúa nhường bao công chính…”.
Và như thế, câu chuyện “Nước Trời” hay sống “mầu nhiệm Nước Trời” mà sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi không là chuyện ươm mơ về một thế giới của “ngày mai xa lắc”; mà là chuyện rất đời thường hôm nay, mọi ngày, mà theo ngôn ngữ của Vị Tôi tớ Chúa, Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, đó là “lấp đầy giây phút hiện tại bằng tình yêu”. Vì thật ra, như chính lời khẳng quyết của Đức Ki-tô: “Nước Trời không ở đâu xa lạ. Nước Trời đang ở giữa các ngươi” (Lc 17,21).
Trương Đình Hiền
Thánh Tâm Chúa thổn thức thương yêu
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:58 12/06/2021
THÁNH TÂM CHÚA THỔN THỨC THƯƠNG YÊU
Tim phập phồng bơm máu đem sự sống. Tim lúc lắc những nhịp đập yêu thương. Vì thế, Thánh Tâm Chúa Giêsu là hình ảnh sống động và chính xác nhất để diễn tả Thiên Chúa là cội nguồn tình yêu và sự sống.
2. Tim trao sự sống. Tim cung cấp sự sống. Bao lâu tim còn đập phập phồng thì người còn sống. Chúa yêu trao ban sự sống khi sáng tạo vũ trụ. Chúa yêu hiến dâng mạng sống để cứu sống nhân loại. Chúa trao ban sự sống cho con người cả đời này lẫn đời sau. Chúa dẫn con người vào lối sống yêu thương trong chân lý, dẫn con người tới sự sống đời đời vĩnh cửu.
Lạy trái tim Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa. Xin Chúa mở lòng chúng con để lấy đi quả tim chai đá, và ban tặng quả tim biết yêu thương. Amen.
Tim phập phồng bơm máu đem sự sống. Tim lúc lắc những nhịp đập yêu thương. Vì thế, Thánh Tâm Chúa Giêsu là hình ảnh sống động và chính xác nhất để diễn tả Thiên Chúa là cội nguồn tình yêu và sự sống.
1. Tim tỏ tình yêu. Tim lo cung cấp máu cho khắp các phần cơ thể, nhưng lại dành rất ít máu cho riêng mình, nên trái tim được coi là biểu tượng tình yêu hy sinh quên mình, luôn luôn cho đi. Phúc Âm hôm nay diễn tả cạnh sườn Chúa bị đâm thâu làm lộ ra trái tim Chúa. Thế nên, hình tượng Thánh Tâm Chúa luôn có trái tim lộ ra ngoài với lửa cháy. Người đời hay nói ngọn lửa tình yêu, còn trái tim Chúa là cả lò lửa tình yêu như lời kinh: “Trái tim Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy”. Khi trái tim Chúa mở ra là Ngài đã tuột cả ruột cả gan cho chúng ta. Ngài dốc hết tình yêu trao tặng chúng ta.
2. Tim trao sự sống. Tim cung cấp sự sống. Bao lâu tim còn đập phập phồng thì người còn sống. Chúa yêu trao ban sự sống khi sáng tạo vũ trụ. Chúa yêu hiến dâng mạng sống để cứu sống nhân loại. Chúa trao ban sự sống cho con người cả đời này lẫn đời sau. Chúa dẫn con người vào lối sống yêu thương trong chân lý, dẫn con người tới sự sống đời đời vĩnh cửu.
Lạy trái tim Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa. Xin Chúa mở lòng chúng con để lấy đi quả tim chai đá, và ban tặng quả tim biết yêu thương. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 12/06/2021
6. Ma quỷ cám dỗ con người phạm tội giống nhau, nếu con người tận lực từ chối đến cùng, thì Thiên Chúa sẽ thưởng cho họ đức hạnh tương phản với tội ấy.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:02 12/06/2021
73. VĂN CHƯƠNG NHƯ THẾ
Quan giám khảo kêu một thí sinh tự cho mình là người có học vấn lên thi làm văn.
Thí sinh cầm cuộn giấy thi từ sáng đến tối mà cũng không thể viết được chữ nào, anh ta không biết làm sao cả, nên đành viết trên cuộn giấy thi:
- “Bởi vì như thế, cho nên như thế, nếu muốn như thế, hà tất như thế?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 73:
Thời nay người ta báo động có những tiến sĩ giấy, tức là luận án của họ không đem lại tính khả thi cho xã hội, tấm bằng tiến sĩ của họ là do tiền mà có, và ban giám khảo cấp bằng không phải vì tài học hành nghiên cứu của thí sinh, mà là do thí sinh có nhiều tiền…
Tiến sĩ giấy thì thường đem cái bằng của mình đi phô-tô-cóp-pi thành nhiều bản: bản chính làm một cái khung hình thật đẹp treo ngay giữa phòng khách, còn các bản sao thì cái kẹp trong sách, cái bỏ trong cặp, cái gởi đi cho bạn bè.v.v…nhưng bài vở (luận án) của họ thì ngồi nghiên cứu cả ngày cũng không tìm ra được cái trí tuệ của người tiến sĩ đích thực.
Tiến sĩ là người đã dày công nghiên cứu thực tế một vấn đề thiết thực có ích cho xã hội…
Cho nên có thể nói, mỗi người Ki-tô hữu nếu biết sống theo Lời Chúa dạy, đem Lời Chúa làm “luận án” cho cuộc sống đời thường của mình và chỉ dẫn cho người khác làm như vậy, thì họ cũng sẽ là những tiến sĩ rồi vậy: những tiến sĩ khôn ngoan của Nứơc Trời đang âm thầm nghiên cứu cách sống Lời Chúa qua cuộc sống của mình.
Ước mong được như vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quan giám khảo kêu một thí sinh tự cho mình là người có học vấn lên thi làm văn.
Thí sinh cầm cuộn giấy thi từ sáng đến tối mà cũng không thể viết được chữ nào, anh ta không biết làm sao cả, nên đành viết trên cuộn giấy thi:
- “Bởi vì như thế, cho nên như thế, nếu muốn như thế, hà tất như thế?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 73:
Thời nay người ta báo động có những tiến sĩ giấy, tức là luận án của họ không đem lại tính khả thi cho xã hội, tấm bằng tiến sĩ của họ là do tiền mà có, và ban giám khảo cấp bằng không phải vì tài học hành nghiên cứu của thí sinh, mà là do thí sinh có nhiều tiền…
Tiến sĩ giấy thì thường đem cái bằng của mình đi phô-tô-cóp-pi thành nhiều bản: bản chính làm một cái khung hình thật đẹp treo ngay giữa phòng khách, còn các bản sao thì cái kẹp trong sách, cái bỏ trong cặp, cái gởi đi cho bạn bè.v.v…nhưng bài vở (luận án) của họ thì ngồi nghiên cứu cả ngày cũng không tìm ra được cái trí tuệ của người tiến sĩ đích thực.
Tiến sĩ là người đã dày công nghiên cứu thực tế một vấn đề thiết thực có ích cho xã hội…
Cho nên có thể nói, mỗi người Ki-tô hữu nếu biết sống theo Lời Chúa dạy, đem Lời Chúa làm “luận án” cho cuộc sống đời thường của mình và chỉ dẫn cho người khác làm như vậy, thì họ cũng sẽ là những tiến sĩ rồi vậy: những tiến sĩ khôn ngoan của Nứơc Trời đang âm thầm nghiên cứu cách sống Lời Chúa qua cuộc sống của mình.
Ước mong được như vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 14/6: Sống trong lề luật yêu thương của Chúa- Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng
Giáo Hội Năm Châu
21:00 12/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 13-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 5, 38-42
“Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đã nghe bảo: “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ”.
Đó là lời Chúa.
Được gọi để nên cao cả
Lm. Minh Anh
23:01 12/06/2021
ĐƯỢC GỌI ĐỂ NÊN CAO CẢ
“Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động!”.
Một nhà thần học nhận định, “Trước những việc lớn lao, con người cố thể hiện và làm ra vẻ cao cả; thế mà, trước những việc nhỏ bé, nó vẫn là nó. Thiên Chúa thì khác, trước những việc lớn lao, Ngài trở nên nhỏ bé; và trước những việc nhỏ bé, Ngài vẫn cao cả!”. Đó là những gì chúng ta sẽ dừng lại trong phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị! Với một Thiên Chúa quyền năng vô song, hẳn không có việc nào là quá lớn lao đối với Ngài; Ngài nói, là Ngài làm! Qua miệng ngôn sứ Êzêkiel hôm nay, Thiên Chúa nói, “Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động!”. Một khi Thiên Chúa hành động, Ngài làm cho nên cao cả; cao cả công trình tay Ngài thực hiện, cao cả con người được Ngài gọi mời! Vì thế, ơn gọi của con người, cũng như ơn gọi của mọi thọ tạo là ‘được gọi để nên cao cả’.
Bài đọc thứ nhất đưa chúng ta về câu chuyện một con chim đại bàng, lông dài, cánh rộng, màu sắc sặc sỡ mà Êzêkiel đã từng kể; đó là con đại bàng dũng mãnh đã ngắt một đọt cây hương bá, đem trồng ở một nơi khác; qua hình ảnh biểu tượng này, Êzêkiel nói cho dân Chúa biết những gì sẽ xảy ra khi vua Babylon bắt vua Israel đi lưu đày. Và hôm nay câu chuyện của Êzêkiel tiếp tục, khi Thiên Chúa cũng làm một điều tương tự, Ngài cũng lấy một chồi non từ ngọn cây hương nam, đem trồng nó trên một đỉnh núi cao, và nó trở thành một cây hương nam cao quý, làm nơi trú ẩn cho nhiều loại chim chóc và thú rừng.
Qua Bí tích Rửa tội; đúng hơn, qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng ‘được gọi để nên cao cả’ như Ngài; sống đúng “tầm vóc sung mãn” của con cái Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu, ơn gọi của mỗi người chúng ta là làm vinh danh Thiên Chúa, tiếp tục mở rộng Vương Quốc của Ngài trong thế giới hôm nay; giữa lòng thế giới đó, chúng ta trở nên lời ngợi khen, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Lạy chúa, hạnh phúc thay được tạ ơn Ngài!”. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai cũng nói, mỗi người chúng ta được kêu gọi để “Cố gắng sống đẹp lòng Chúa”, hầu cùng Chúa Giêsu, chúng ta mở rộng Vương Quốc Nước Trời. Và như vậy, ơn gọi của Kitô hữu quả là ‘được gọi để nên cao cả’.
Chúa Giêsu vẫn là ‘Hạt Cải’ gương mẫu cho sự khiêm nhường, thầm lặng trong việc xây dựng và mở mang Vương Quốc của Thiên Chúa, một Vương Quốc mà Thiên Chúa muốn nó cũng lớn lên trong âm thầm, khiêm tốn nhưng thật sự hiệu quả, ‘vĩ đại và tốt đẹp’ trong một thế giới sa đoạ. Trong thế giới đó, chúng ta không được ngã lòng vì sự ác và cái xấu. Thật vậy, trước thế giới đó, nhiều lúc chúng ta chứng kiến một giai đoạn lịch sử, với các sự kiện và các nhân vật chính dường như đang đi ngược lại với thiết kế của Cha trên trời, Đấng luôn luôn muốn công lý, tình huynh đệ và hoà bình cho mọi nước, mọi dân. Dẫu thế, Chúa Giêsu nói với chúng ta, “Đừng sợ!”.
Anh Chị em,
Đang khi trông đợi mùa màng, chúng ta ‘được gọi để nên cao cả’ ngay trong những giai đoạn thử thách này. Vậy mà, hôm qua cũng như hôm nay, Nước Thiên Chúa vẫn phát triển trong thế giới một cách bí ẩn, một cách đáng ngạc nhiên, bộc lộ sức mạnh tiềm ẩn của những hạt giống nhỏ bé và sức sống chiến thắng của nó. Trong những giai đoạn xem ra gấp rút của các sự kiện cá nhân và xã hội mà đôi khi dường như báo hiệu sự thất bại của niềm hy vọng, thì điều quan trọng, là chúng ta vẫn phải tin tưởng vào cách thức hành động mạnh mẽ nhưng khuất phục của Thiên Chúa. Vì lý do này, trong những thời khắc tăm tối và khó khăn nhất, chúng ta vẫn không được mất lòng tin, nhưng cố trung thành với Thiên Chúa, tin vào sự hiện diện cứu rỗi của Ngài. Hãy nhớ một điều, Chúa là Thiên Chúa cứu độ; Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế; với Ngài, mọi sự sẽ nên cao cả!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con thường muốn ngày mùa của Nước Chúa, cũng như muốn bản thân con nên thánh trong một sớm một chiều; xin cho con biết trung tín đợi chờ, ra sức nhổ cỏ, nhặt đá và gai góc trước hết ở mảnh đất linh hồn con, vì con ‘được gọi để nên cao cả’. Đồng thời, cho con ra sức gieo hạt Tin Mừng, vì biết rằng, ngày mùa nhất định sẽ đến và đó là một vụ mùa giàu có!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động!”.
Một nhà thần học nhận định, “Trước những việc lớn lao, con người cố thể hiện và làm ra vẻ cao cả; thế mà, trước những việc nhỏ bé, nó vẫn là nó. Thiên Chúa thì khác, trước những việc lớn lao, Ngài trở nên nhỏ bé; và trước những việc nhỏ bé, Ngài vẫn cao cả!”. Đó là những gì chúng ta sẽ dừng lại trong phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị! Với một Thiên Chúa quyền năng vô song, hẳn không có việc nào là quá lớn lao đối với Ngài; Ngài nói, là Ngài làm! Qua miệng ngôn sứ Êzêkiel hôm nay, Thiên Chúa nói, “Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động!”. Một khi Thiên Chúa hành động, Ngài làm cho nên cao cả; cao cả công trình tay Ngài thực hiện, cao cả con người được Ngài gọi mời! Vì thế, ơn gọi của con người, cũng như ơn gọi của mọi thọ tạo là ‘được gọi để nên cao cả’.
Bài đọc thứ nhất đưa chúng ta về câu chuyện một con chim đại bàng, lông dài, cánh rộng, màu sắc sặc sỡ mà Êzêkiel đã từng kể; đó là con đại bàng dũng mãnh đã ngắt một đọt cây hương bá, đem trồng ở một nơi khác; qua hình ảnh biểu tượng này, Êzêkiel nói cho dân Chúa biết những gì sẽ xảy ra khi vua Babylon bắt vua Israel đi lưu đày. Và hôm nay câu chuyện của Êzêkiel tiếp tục, khi Thiên Chúa cũng làm một điều tương tự, Ngài cũng lấy một chồi non từ ngọn cây hương nam, đem trồng nó trên một đỉnh núi cao, và nó trở thành một cây hương nam cao quý, làm nơi trú ẩn cho nhiều loại chim chóc và thú rừng.
Hình ảnh này được Chúa Giêsu lấy lại trong dụ ngôn hạt cải của Tin Mừng hôm nay. Hạt giống vô danh, nhỏ bé ấy chính là Ngài, ‘Giêsu, Con Thiên Chúa’. ‘Hạt Giống Giêsu’ sẽ lớn lên, trở thành đại thụ mà mọi loài chim chóc có thể nương náu, khi các quốc gia tìm thấy vị trí của mình trong Vương Quốc của Ngài, Vương Quốc Nước Trời; đó cũng là một Israel mới của Do Thái và dân ngoại muôn nước. Và như vậy, chính Chúa Giêsu là Đấng đầu tiên được Thiên Chúa chọn gọi, Ngài ‘được gọi để nên cao cả’; đồng thời, được gọi để làm nên một công trình cao cả nhất giữa bao công trình, đó là công trình cứu rỗi nhân loại.
Qua Bí tích Rửa tội; đúng hơn, qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng ‘được gọi để nên cao cả’ như Ngài; sống đúng “tầm vóc sung mãn” của con cái Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu, ơn gọi của mỗi người chúng ta là làm vinh danh Thiên Chúa, tiếp tục mở rộng Vương Quốc của Ngài trong thế giới hôm nay; giữa lòng thế giới đó, chúng ta trở nên lời ngợi khen, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Lạy chúa, hạnh phúc thay được tạ ơn Ngài!”. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai cũng nói, mỗi người chúng ta được kêu gọi để “Cố gắng sống đẹp lòng Chúa”, hầu cùng Chúa Giêsu, chúng ta mở rộng Vương Quốc Nước Trời. Và như vậy, ơn gọi của Kitô hữu quả là ‘được gọi để nên cao cả’.
Chúa Giêsu vẫn là ‘Hạt Cải’ gương mẫu cho sự khiêm nhường, thầm lặng trong việc xây dựng và mở mang Vương Quốc của Thiên Chúa, một Vương Quốc mà Thiên Chúa muốn nó cũng lớn lên trong âm thầm, khiêm tốn nhưng thật sự hiệu quả, ‘vĩ đại và tốt đẹp’ trong một thế giới sa đoạ. Trong thế giới đó, chúng ta không được ngã lòng vì sự ác và cái xấu. Thật vậy, trước thế giới đó, nhiều lúc chúng ta chứng kiến một giai đoạn lịch sử, với các sự kiện và các nhân vật chính dường như đang đi ngược lại với thiết kế của Cha trên trời, Đấng luôn luôn muốn công lý, tình huynh đệ và hoà bình cho mọi nước, mọi dân. Dẫu thế, Chúa Giêsu nói với chúng ta, “Đừng sợ!”.
Anh Chị em,
Đang khi trông đợi mùa màng, chúng ta ‘được gọi để nên cao cả’ ngay trong những giai đoạn thử thách này. Vậy mà, hôm qua cũng như hôm nay, Nước Thiên Chúa vẫn phát triển trong thế giới một cách bí ẩn, một cách đáng ngạc nhiên, bộc lộ sức mạnh tiềm ẩn của những hạt giống nhỏ bé và sức sống chiến thắng của nó. Trong những giai đoạn xem ra gấp rút của các sự kiện cá nhân và xã hội mà đôi khi dường như báo hiệu sự thất bại của niềm hy vọng, thì điều quan trọng, là chúng ta vẫn phải tin tưởng vào cách thức hành động mạnh mẽ nhưng khuất phục của Thiên Chúa. Vì lý do này, trong những thời khắc tăm tối và khó khăn nhất, chúng ta vẫn không được mất lòng tin, nhưng cố trung thành với Thiên Chúa, tin vào sự hiện diện cứu rỗi của Ngài. Hãy nhớ một điều, Chúa là Thiên Chúa cứu độ; Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế; với Ngài, mọi sự sẽ nên cao cả!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con thường muốn ngày mùa của Nước Chúa, cũng như muốn bản thân con nên thánh trong một sớm một chiều; xin cho con biết trung tín đợi chờ, ra sức nhổ cỏ, nhặt đá và gai góc trước hết ở mảnh đất linh hồn con, vì con ‘được gọi để nên cao cả’. Đồng thời, cho con ra sức gieo hạt Tin Mừng, vì biết rằng, ngày mùa nhất định sẽ đến và đó là một vụ mùa giàu có!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nghị định của Bộ Giáo dân chấm dứt trong toàn thể Giáo Hội việc giữ cho đến chết các chức vụ lãnh đạo
J.B. Đặng Minh An dịch
00:43 12/06/2021
Các hiệp hội quốc tế của các tín hữu và việc quản trị nội bộ của họ đã là đối tượng của những suy tư cụ thể và sự phân định tiếp theo của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, trên cơ sở thẩm quyền của Bộ này.
Giáo hội công nhận rằng nhờ phép rửa tội của họ, các tín hữu có quyền lập hội, và Giáo Hội bảo vệ quyền tự do thành lập và quản trị các hội của họ. Trong số các hình thức khác nhau mà quyền này được thực hiện có các hiệp hội của các tín hữu (xem cc. 215; 298-329 của Bộ Giáo luật), đặc biệt kể từ Công đồng Vatican II, đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều những ân sủng và hoa trái tông đồ cho Giáo hội và thế giới ngày nay.
Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ của các hiệp hội, được công nhận và bảo vệ như đã nêu ở trên, phải được thực hiện trong các giới hạn được thiết lập bởi các chuẩn mực chung của Giáo hội, các chuẩn mực luật định của mỗi hiệp hội, và phù hợp với các quyết định của các cơ quan Giáo Hội có thẩm quyền công nhận và giám sát cuộc sống và hoạt động của của các hiệp hội.
Tính đồng nhất của các đặc sủng và phẩm trật trong Giáo hội (xem Iuvenescit Ecclesia, 10) thực sự đòi hỏi việc quản trị các hiệp hội của tín hữu phải được thực thi một cách nhất quán với sứ mệnh giáo hội của họ, như một sứ vụ được giao để hiện thực hóa các mục đích riêng của các hội này và vì lợi ích của các thành viên.
Do đó, điều cần thiết là việc thực thi việc quản trị phải được tổ chức hợp lý trong sự hiệp thông với giáo hội và được thực hiện như một phương tiện cho các mục đích mà hiệp hội theo đuổi.
Trong quá trình xác định các tiêu chí để hướng dẫn việc quản trị một cách thận trọng các hiệp hội, Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống cho rằng cần thiết phải quy định các nhiệm kỳ trong việc quản trị, liên quan đến thời hạn và số lượng, cũng như tính đại diện của các cơ quan quản lý, để thúc đẩy một sự đổi mới lành mạnh và ngăn chặn các hành vi không phù hợp đã thực sự dẫn đến những vi phạm và lạm dụng.
Với những tiền đề này, và xem xét tính hữu ích của sự thay đổi các thế hệ quản lý và sự thích đáng trong việc thúc đẩy sự thay đổi trách nhiệm trong guồng máy quản lý; cũng như, tính đến nhu cầu xác định các nhiệm kỳ quản lý để có thể thực hiện các dự án phù hợp với mục đích của hiệp hội; đồng thời, xem xét vai trò của người sáng lập trong cấu hình thích hợp, sự phát triển và ổn định của đời sống hiệp hội, theo đặc sủng đã làm phát sinh hiệp hội; và để bảo đảm sự vận hành đúng đắn của guồng máy quản lý trong tất cả các hiệp hội quốc tế của các tín hữu; sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này và các cơ quan trung ương khác của Giáo triều Rôma theo chức năng của họ; chiếu theo điều 18 của Tông Hiến Mục Tử Nhân Lành về Giáo triều Rôma, điều 126 của Quy chế Chung Giáo triều Rôma, các điều 29, 30 và 305 của Bộ Giáo luật, và các điều 1, 5 và 7 triệt 1 của Quy chế Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống;
Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, trong việc thực hiện các chức năng của mình và theo ủy quyền của Đức Thánh Cha truyền như sau cho các hiệp hội quốc tế của các tín hữu được Tòa Thánh công nhận hoặc thành lập và chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống:
Điều 1. Nhiệm kỳ của cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế có thể có thời hạn tối đa là năm năm.
Điều 2 § 1. - Một người cụ thể chỉ có thể giữ các chức vụ trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế trong thời hạn tối đa mười năm liên tục.
Điều 2 § 2. - Sau thời hạn tối đa là mười năm, chỉ có thể tái cử sau khi bỏ qua một nhiệm kỳ.
Điều 2 § 3. - Quy định nêu trong điều 2 § 2 không áp dụng cho người được bầu là người điều phối, người này có thể thực hiện chức năng này một cách độc lập với thời gian đã dành cho các vị trí khác trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế.
Điều 2 § 4. - Bất kỳ ai đã thực hiện chức năng điều phối viên trong thời gian tối đa là mười năm không thể ở lại vị trí này. Tuy nhiên, người này có thể giữ các chức vụ khác trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế sau khi bỏ qua hai nhiệm kỳ.
Điều 3. - Tất cả các thành viên có đầy đủ quyền hạn thành viên phải có tiếng nói tích cực, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong hiến pháp bầu ra cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế.
Điều 4 § 1. - Các hiệp hội trong đó, tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực, có các vị trí trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế được giao cho các thành viên vượt quá giới hạn nêu tại Điều 1 và Điều 2, phải có quy định mới bầu cử lại chậm nhất là hai mươi bốn tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 4 § 2. - Các hiệp hội trong đó, tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực, có các vị trí trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế được trao cho những thành viên vượt quá giới hạn nêu tại Điều 1 và 2 trong thời gian nhiệm kỳ hiện tại, phải quy định các cuộc bầu cử mới chậm nhất là hai mươi bốn tháng kể từ khi đạt đến giới hạn tối đa theo quy định của Nghị định này.
Điều 5. - Các nhà sáng lập có thể được chuẩn chước các tiêu chuẩn được đề cập trong các điều 1, 2 và 4 của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống.
Điều 6. - Những quy định này không áp dụng cho các chức vụ quản lý gắn liền với việc áp dụng các tiêu chuẩn của các hiệp hội giáo sĩ, các tu hội đời sống thánh hiến hoặc các hiệp hội đời sống tông đồ.
Điều 7. - Nghị định này cũng được áp dụng, ngoại trừ quy tắc nêu tại Điều 3, đối với các cơ quan không được công nhận hoặc không được thành lập như các hiệp hội quốc tế của các tín hữu hay không chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ cho Giáo dân, Gia đình và Đời sống.
Điều 8. - Kể từ khi Nghị định này có hiệu lực và ngoại trừ được Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống chấp thuận, những quy định trong quy chế của các hiệp hội trái ngược với những điều này bị hủy bỏ.
Điều 9. - Nghị định này, được ban hành thông qua việc đăng trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày công bố. Nghị định cũng sẽ được công bố trong công báo chính thức Acta Apostolicae Sedis.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi Tiếp kiến vào ngày 2 tháng 6 năm 2021 cho vị Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống có chữ ký dưới đây, đã phê chuẩn Sắc lệnh Chung này một cách chính thức, có hiệu lực pháp luật và phê chuẩn cả Bản giải thích đi kèm.
Làm tại Rôma, tại văn phòng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, ngày 3 tháng 6 năm 2021, Lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
+ Đức Hồng Y Kevin Farrell
Tổng trưởng
Cha Alexandre Awi Mello, I.Sch.
Thư ký
Source:Holy See Press Office
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục VIII
Vũ Văn An
19:36 12/06/2021
MỤC VIII. Xem xét Người Do Thái trong mối tương quan với tôn giáo của chúng ta.
I. Việc sáng tạo và trận hồng thủy đã trôi qua, và Thiên Chúa không còn phải hủy diệt thế giới nữa, cũng không phải tạo ra nó, cũng như ban cho những dấu ấn vĩ đại về Người, Người bắt đầu thiết lập một dân tộc trên trái đất, được đào tạo có chủ đích, sẽ tồn tại cho tới lúc có dân mà Đấng Mêxia sẽ thành lập bằng chính thần khí của Người.
II. Thiên Chúa, vì muốn chứng tỏ Người có thể tạo nên một dân thánh có sự thánh thiện vô hình, và làm cho họ được vinh quang vĩnh cửu, đã làm trong các sự thiện của thiên nhiên điều Người làm trong những sự thiện của ơn thánh, để người ta phán đoán rằng Người có thể làm những điều vô hình, vì Người đã làm tốt những điều hữu hình. Vì vậy, Người đã cứu dân Người khỏi trận hồng thủy trong con người của Nô-ê; Người đã làm dân Người sinh ra từ Ápraham, và chuộc họ từ tay kẻ thù của họ, và đặt họ vào nơi an nhàn. Mục tiêu của Thiên Chúa không phải để cứu khỏi hồng thủy, và làm cả một dân tộc được sinh ra từ Ápraham, đưa họ vào một vùng đất mầu mỡ. Nhưng, cũng như thiên nhiên là hình ảnh của ơn thánh thế nào, thì các phép lạ hữu hình này cũng là hình ảnh của những điều vô hình mà Người muốn thực hiện thế ấy.
III. Một lý do khác khiến Người thành lập dân tộc Do Thái, đó là, vì kế sách muốn loại bỏ khỏi dân Người mọi điều thuộc xác thịt và dễ hư của họ, Người muốn chứng tỏ bằng rất nhiều phép lạ rằng đó không phải là vì bất lực.
Dân này đắm chìm trong những suy nghĩ trần gian cho rằng Thiên Chúa yêu tổ phụ Ápraham của họ, xác thịt của ông và những gì từ đó phát sinh ra; và chính vì thế, Người đã nhân thừa họ lên, và phân biệt họ với mọi dân tộc khác, vì Người vốn không chịu được việc họ lẫn lộn với các dân tộc này; Người đã kéo họ ra khỏi Ai Cập với tất cả những dấu lạ tuyệt vời mà Người đã làm có lợi cho họ; Người đã cho họ ăn ma-na trong hoang địa; Người đã dẫn họ vào một vùng đất hạnh phúc và dư dật; Người đã ban cho họ các vị vua và một đền thờ được xây dựng vững chắc, để dâng tiến các thú vật ở đó và để được thanh tẩy ở đó bằng máu của chúng; và Người đã phái Đấng Mêxia đến với họ, để biến họ thành chủ cả thế giới. Người Do Thái đã quen với những phép lạ vĩ đại và rực rỡ; và, vì chỉ coi các biến cố vĩ đại của Biển Đỏ và xứ Canaan như bản tóm tắt các điều vĩ đại của Đấng Mêxia của họ, họ mong đợi những điều rực rỡ hơn nữa từ Người, và tất cả những gì Môsê làm đều chỉ là thí dụ. Do đó, sau khi họ sống lâu đời trong những lầm lẫn xác thịt này, CHÚA GIÊSU KITÔ đã đến vào thời điểm báo trước, nhưng không ở mức rạng rỡ như người ta mong đợi; và vì vậy họ không nghĩ đó là Người. Sau khi Người chết, Thánh Phaolô đã xuất hiện để nói với mọi người rằng tất cả những điều này đã xảy ra một cách hình tượng; vương quốc Thiên Chúa không phải trong xác thịt, nhưng trong tinh thần; kẻ thù của loài người không phải là người Babylon, mà là các đam mê của họ; Thiên Chúa không hài lòng với những đền thờ được làm bằng tay loài người, nhưng trong một tấm lòng trong sạch và khiêm nhường; việc cắt bì cơ thể là vô ích, nhưng cần cắt bì tâm hồn, v.v...
IV. Thiên Chúa vì không muốn cho dân tộc này khám phá ra các điều ấy vì họ không xứng đáng, và tuy thế, sau khi muốn tiên đoán chúng để chúng được tin, đã tiên đoán thời gian một cách rõ ràng, và đôi khi thậm chí còn phát biểu chúng một cách rõ ràng, nhưng thường là bằng hình tượng, để những ai thích nghĩa bóng dừng lại ở đó, và những ai thích những điều hình tượng sẽ thấy chúng trong đó. Đó là điều đã làm vào thời Đấng Mêxia, các dân tộc bị chia rẽ: người tâm linh tiếp nhận Người, còn người xác thịt, những người khước từ Người, vẫn còn để làm nhân chứng cho Người.
V. Những người Do Thái theo tính xác thịt không hiểu sự vĩ đại cũng như sự hạ mình của Đấng Mêxia từng được loan báo trước trong các lời tiên tri của họ. Họ không nhận ra Người trong sự vĩ đại của Người, như khi người ta nói Đấng Mêxia là chúa của Đavít, mặc dù là con trai của ông; Người có trước Ápraham, và ông đã nhìn thấy Người. Họ không tin rằng Người vĩ đại đến mức hiện hữu từ thuở đời đời; và họ không biết Người khi Người hạ mình xuống và trong cái chết của Người. Họ nói, Đấng Mêxia tồn tại mãi mãi, thế mà người này nói rằng mình sẽ chết. Nên, họ không tin Người là người tử sinh cũng như đấng vĩnh cửu: họ không tìm kiếm điều gì ở Người ngoài sự vĩ đại xác thịt. Họ yêu thích những điều tượng hình, và mong đợi chúng một cách độc đáo đến nỗi họ đã hiểu sai thực tại khi nó xẩy đến vào lúc và theo cách đã được loan báo trước.
VI. Những ai khó tin đang tìm ở đó một chủ đề trong những điều người Do Thái không tin. Người ta nói rằng nếu điều đó rõ ràng như thế, tại sao họ không tin? Nhưng chính sự từ chối của họ là cơ sở cho niềm tin của chúng ta. Chúng ta sẽ ít có thiên hướng về niềm tin này hơn, nếu họ ở cùng phía với chúng ta. Lúc đó, có lẽ chúng ta sẽ có đủ cớ để không tin và ngờ vực. Thật đáng khâm phục khi thấy những người Do Thái là những người vĩ đại yêu thích những điều được báo trước và là kẻ thù vĩ đại của việc được ứng nghiệm, và sự ác cảm này đã được tiên báo!
VII. Để tin vào Đấng Mêxia, điều cần là có những lời tiên tri trước đó, và những lời tiên tri này phải được truyền tụng bởi những người không nghi ngờ, siêng năng, trung tín và nhiệt thành phi thường, và được cả trái đất biết đến. Để làm cho tất cả những điều này thành công, Thiên Chúa đã chọn dân tộc xác thịt này; nơi họ, Người đã ký thác những lời tiên tri từng tiên báo Đấng Mêxia như đấng giải phóng và phân phối các phước lành xác thịt mà dân tộc này hằng yêu thích; và vì vậy, họ đã có một lòng nhiệt thành phi thường đối với các vị tiên tri của họ, và đã truyền lại cho tòan thế giới thấy các sách này, trong đó Đấng Mêxia đã được tiên báo: bảo đảm với mọi dân tộc rằng Người sẽ đến, và đến theo cách đã được báo trước trong các sách của họ, các sách họ luôn mở ra cho tòan thế giới. Nhưng sau khi thất vọng trước việc Đấng Mêxia đến một cách nhục nhã và tồi tệ, họ trở thành những kẻ thù lớn nhất của Người. Do đó, đây là dân tộc trên thế giới ít bị nghi ngờ nhất trong việc có lợi cho chúng ta, những người đã được dựng nên cho chúng ta, và là những người, vì hết lòng nhiệt thành đối với lề luật và các tiên tri của họ, đã mang theo và giữ gìn một cách chính xác không sai vạy, cả việc họ bị lên án, lẫn các bằng chứng của chúng ta.
VIII. Những người đã chối bỏ và đóng đinh Chúa Giêsu Kitô, Đấng đối với họ là một cớ vấp ngã, cũng cùng là những người truyền lại các sách làm chứng về Người, và nói rằng Người sẽ bị bác bỏ và làm cớ vấp ngã. Như thế, họ chứng minh Người là Đấng Mêxia bằng cách bác bỏ Người; và Người cũng được chứng minh rất nhiều bởi những người Do Thái công chính đã tiếp nhận Người, và bởi những người bất chính đã bác bỏ Người: vì cả hai đều đã được tiên báo.
Chính vì thế, các lời tiên tri có một ý nghĩa thiêng liêng giấu ẩn, mà dân tộc này vốn thù nghịch, bên dưới ý nghĩa xác thịt mà họ vốn yêu thích. Nếu ý nghĩa thiêng liêng có được tìm ra đi nữa, họ cũng không thể yêu mến nó; và, vì việc họ ghét bỏ khiến họ hết sốt sắng trong việc bảo tồn các sách thánh và các nghi lễ của họ. Và nếu họ có yêu mến những lời hứa thiêng liêng này và giữ cho chúng khỏi bị biến chất cho đến khi Đấng Mêxia đến đi nữa, thì lời chứng của họ vẫn sẽ không có giá trị, vì họ đứng về phe Người.
Đó là lý do tại sao ý nghĩa thiêng liêng cần được giấu kín. Nhưng, mặt khác, nếu ý nghĩa này bị che giấu đến mức hoàn toàn không tỏ hiện, thì nó không thể dùng làm bằng chứng cho Đấng Mêxia. Như vậy điều gì đã xẩy ra?
Ý nghĩa trên đã được tạm thời giấu kín trong vô số đoạn văn, và đã được tỏ hiện rõ ràng trong một số đoạn khác: ngọai trừ thời gian và tình trạng của thế giới đã được tiên báo rõ ràng như ban ngày. Và ý nghĩa thiêng liêng này được giải thích rõ ràng ở một số chỗ đến nỗi phải có một sự mù quáng giống sự mù quáng mà xác thịt áp đặt lên tinh thần khi tinh thần trở thành nô lệ cho nó, mới không nhận ra.
Như thế, đó là cách Thiên Chúa hành xử. Ý nghĩa thiêng liêng này được che giấu bằng một ý nghĩa khác ở vô số chỗ, và được tỏ hiện ở một số chỗ, rất họa hiếm, thực sự như thế, nhưng một cách mà ở những nơi bị giấu ẩn, nó đều có tính lưỡng nghĩa, có thể đúng với cả hai cách giải thích: thay vào đó, những nơi nó được tỏ hiện thì chỉ có một nghĩa rõ ràng, và chỉ phù hợp với nghĩa thiêng liêng.
Do đó, không có lý do gì để sa vào lầm lẫn, và chỉ có một dân tộc có tính xác thịt như dân tộc Do Thái mới có thể lầm lẫn mà thôi.
Vì, khi họ được hứa ban phước lành, điều gì ngăn cản họ hiểu các phước lành này là các phước lành đích thật, nếu không phải là lòng tham của họ, lòng tham đã làm họ giải thích chúng như những phước lành trần gian? Nhưng những người chỉ có phước lành trong Thiên Chúa thì liên hệ chúng vào một mình Thiên Chúa mà thôi.
Vì có hai nguyên tắc chia rẽ ý chí con người, lòng tham và lòng bác ái. Không phải là lòng tham không thể tồn tại với đức tin, và lòng bác ái không thể tồn tại với phước lành trần gian. Nhưng lòng tham lợi dụng Thiên Chúa và hưởng thụ thế gian; và ngược lại, lòng bác ái lợi dụng thế gian và vui hưởng Thiên Chúa.
Bây giờ, mục đích sau cùng là điều mô tả sự vật. Bất cứ điều gì ngăn cản chúng ta đạt cùng đích đó đều được gọi là kẻ thù. Vì vậy, các tạo vật, mặc dù tốt, là kẻ thù của người công chính khi chúng làm họ quay lưng lại với Thiên Chúa; và chính Thiên Chúa là kẻ thù của những kẻ bị Người làm phiền lòng tham.
Như thế, chữ “kẻ thù” tùy thuộc vào mục đích cuối cùng, những người công chính hiểu đó là các đam mê của họ, và những kẻ xác thịt hiểu đó là những người Babylon: đến nỗi những thuật ngữ này chỉ tối nghĩa đối với những người bất chính. Và đó là điều Isaia đã nói: Signa legem in discipulis meis (hãy niêm phong lời giáo huấn ở giữa các môn đệ của Ta) (Is. 8:16); và Chúa Giêsu Kitô sẽ là một viên đá vấp ngã (Is. 8:14). Nhưng phúc cho những ai không vấp ngã nơi Người! (Mt 11:16). Hôsê cũng nói điều đó một cách hoàn hảo: “Ai đủ khôn ngoan để hiểu được điều này? Vì đường lối Thiên Chúa rất mực ngay thẳng; trên con đường này, người công chính sẽ hiên ngang tiến bước, còn kẻ gian ác sẽ phải té nhào” (Hs. 14:10).
Tuy nhiên, Giao Ước này, được thiết lập theo cách trong khi soi sáng một số người, nó làm mù quáng nhiều người khác, ghi dấu chính nơi những người nó làm mù quáng sự thật cần được người khác biết đến; vì những phước lành hữu hình mà họ nhận được từ Thiên Chúa quá vĩ đại và thần thiêng, đến nỗi hiển nhiên Người có quyền ban cho họ những phước lành vô hình, và một Đấng Mêxia.
IX. Thời điểm Chúa Giêsu Kitô đến lần đầu tiên đã được tiên đoán; thời điểm đến lần thứ hai thì không, vì lần thứ nhất phải được che giấu: còn lần thứ hai phải rực rỡ, và hiển hiện đến nỗi ngay cả các kẻ thù của Người cũng nhận ra. Nhưng, vì nó chỉ đến một cách tối mù, và chỉ được biết đến bởi những người biết thăm dò Kinh thánh, nên Thiên Chúa đã sắp xếp mọi sự để tất cả phục vụ việc làm cho nó được nhận ra. Người Do Thái đã chứng minh nó bằng cách tiếp nhận nó; vì họ là những người lưu giữ các lời tiên tri; và họ cũng đã chứng minh nó bằng cách không tiếp nhận nó, vì trong việc này, họ đã ứng nghiệm các lời tiên tri này.
X. Người Do Thái có những phép lạ, những lời tiên tri mà họ thấy đã ứng nghiệm; và lý thuyết về lề luật của họ là chỉ thờ lạy và chỉ yêu mến một Thiên Chúa mà thôi: lý thuyết này cũng có tính vĩnh viễn. Vì vậy, nó có mọi dấu hiệu của tôn giáo đích thực: nó cũng được chứng thực như vậy. Nhưng cần phân biệt lý thuyết của người Do Thái với lý thuyết về lề luật của người Do Thái. Vì, lý thuyết của người Do Thái không đúng, mặc dù nó có phép lạ, các lời tiên tri và tính vĩnh viễn, vì nó không có điểm khác là chỉ thờ phượng và yêu mến một mình Thiên Chúa mà thôi.
Do đó, tôn giáo Do Thái phải được xem xét cách khác trong truyền thống các vị thánh và trong truyền thống dân tộc của họ. Luân lý và hạnh phúc là điều bị chế giễu trong truyền thống dân tộc; nhưng nó vô sánh trong truyền thống các thánh của họ. Nền tảng của chúng rất đáng ngưỡng mộ. Đó là cuốn sách lâu đời nhất trên thế giới, và chân chính nhất; và, thay vào đó, để duy trì sách riêng của mình, Mahomet đã cấm đọc nó; Môsê, vì muốn duy trì sách riêng của mình, đã ra lệnh cho tòan thế gian đọc nó.
XI. Tôn giáo Do Thái hoàn toàn có tính thần thiêng trong thế giá của nó, trong thời gian kéo dài của nó, trong tính vĩnh viễn của nó, trong luân lý của nó, trong cách cư xử của nó, trong lý thuyết của nó, trong các hiệu quả của nó, v.v. Nó được hình thành để báo trước sự thật về Đấng Mêxia; và sự thật của Đấng Mêxia đã được tôn giáo của người Do Thái công nhận, vốn là hình bóng của Người. Nơi người Do Thái, sự thật chỉ là hình tượng. Trên trời, sự thật mới được tỏ hiện. Trong Giáo Hội, nó được che giấu, và được nhận biết nhờ nối kết với hình tượng. Hình tượng được tạo ra dựa vào sự thật, và sự thật được nhận biết dựa vào hình tượng.
XII. Ai phán xét tôn giáo của người Do Thái căn cứ vào những thành viên thô thiển của họ sẽ biết nó một cách tồi tệ. Tôn giao này có thể được thấy rõ trong các sách thánh và trong truyền thống các tiên tri, những vị đã chứng tỏ khá rõ ràng rằng họ không hiểu lề luật theo nghĩa đen. Tôn giáo của chúng ta, cũng thế, có tính thần thiêng trong Tin Mừng, trong các tông đồ và thánh truyền; nhưng nó hoàn toàn bị bóp méo nơi những người khinh thường nó.
XIII. Người Do Thái thuộc hai loại. Một số chỉ âu yếm người ngoại giáo, số khác âu yếm các Kitô hữu. Theo người Do Thái xác thịt, Đấng Mêxia phải là một hoàng tử vĩ đại của thế gian. Theo các Kitô hữu xác thịt, Người đến để miễn chước chúng ta khỏi việc yêu mến Thiên Chúa, và ban cho chúng ta các bí tích hoàn toàn có hiệu lực mà không cần chúng ta hợp tác. Cả hai đều không phải là Kitô Giáo, cũng không phải là Do Thái Giáo.
Các tín hữu Do Thái đích thực và các Kitô đích thực đều mong đợi một Đấng Mêxia sẽ làm họ yêu mến Thiên Chúa, và nhờ tình yêu này, họ chiến thắng các kẻ thù của họ.
XIV. Tấm màn che các sách Kinh thánh đối với người Do Thái cũng che đối với những Kitô hữu xấu, và tất cả những ai không tự ghét mình. Nhưng người ta có đủ thiên hướng để hiểu chúng và nhận biết Chúa Giêsu Kitô, khi họ thực sự ghét chính mình!
XV. Những người Do Thái xác thịt đứng ở giữa các Kitô hữu và người ngoại giáo. Những người ngoại giáo không biết Thiên Chúa, và chỉ yêu trái đất. Người Do Thái biết Thiên Chúa thật và chỉ yêu trái đất. Các Kitô hữu biết Thiên Chúa thật, và không yêu trái đất. Người Do Thái và người ngoại giáo yêu cùng các của cải. Người Do Thái và Kitô hữu biết cùng một Thiên Chúa.
XVI. Rõ ràng đó là một dân tộc được tạo ra nhằm mục đích làm nhân chứng cho Đấng Mêxia. Họ mang các sách và yêu chúng, nhưng không hiểu chúng. Và tất cả những điều này đều được tiên báo; vì người ta nói rằng các phán xét của Thiên Chúa đã được thổ lộ với họ, nhưng như một cuốn sách được niêm phong.
Trong khi các tiên tri có nhiệm vụ duy trì lề luật, thì dân chúng lại đã lơ là. Nhưng từ khi họ không còn các tiên tri nữa, thì lòng nhiệt thành đã thế chỗ; đó là một sự quan phòng đáng ngưỡng mộ.
XVII. Khi việc tạo dựng thế giới bắt đầu đã lùi xa vào dĩ vãng, Thiên Chúa đã cung cấp một sử gia đương thời và ủy nhiệm cả dân tộc giữ gìn cuốn sách của ông, để lịch sử này trở nên chân chính nhất thế giới và mọi người đều có thể học được một điều hết sức cần phải biết, và người ta chỉ có thể biết điều đó bằng cách này mà thôi.
XVIII. Môsê là một người khôn khéo: điều đó rõ ràng. Vì vậy, nếu ông có ý định lừa dối, ông sẽ thực hiện một cách khiến người ta không thể tố cáo ông lừa dối. Nhưng ngược lại, ông đã viết một cách mà nếu chỉ là những truyện ngụ ngôn, thì bất cứ người Do Thái nào cũng nhận ra sự bịp bợm này.
Chẳng hạn, tại sao ông lại làm cho đời của những người đầu tiên dài đến như vậy và rất ít thế hệ như thế? Ông có thể giấu diếm sai lầm của mình bằng cách đưa vào thật nhiều thế hệ; vì chính con số thế hệ, chứ không phải số năm, đã làm cho mọi điều trở nên tối nghĩa, bị nghi vấn. Vì sự thật bị thay đổi khi truyền qua tay nhiều người.
Tuy nhiên, ông đã đưa ra hai điều đáng nhớ nhất chưa ai từng tưởng tượng, đó là việc sáng thế và trận đại hồng thủy, gần nhau đến mức chúng ta có thể chạm vào cả hai nhờ số ít thế hệ ông đã trình bầy. Đến nỗi, lúc chúng được viết ra, ký ức về những điều này hẳn vẫn còn mới như gần đây trong tâm trí mọi người Do Thái.
Shem, người đã thấy Lamech, người đồng thời của Ađam, cũng đã thấy Ápraham; và Ápraham đã thấy Giacóp, người đã thấy những người thấy Môsê. Vì vậy, trận hồng thủy và việc tạo dựng là có thật. Điều này có tính kết luận nơi một số dân tộc hiểu rõ vấn đề.
Tuổi thọ của các tổ phụ, thay vì làm cho những chuyện quá khứ bị mai một, thì trái lại đã giúp bảo tồn chúng. Lý do đôi khi chúng ta không được thông tri đầy đủ về lịch sử tổ tiên là vì chưa bao giờ được thực sự sống với các ngài, và các ngài thường chết trước khi chúng ta đến tuổi có trí khôn. Nhưng, khi con người sống lâu như vậy, con cái cũng được sống lâu với các bậc cha ông, và vì vậy có thể đàm đạo lâu dài với các ngài. Nhưng, chúng đàm đạo với các ngài về điều gì, nếu không phải là lịch sử của tổ tiên chúng? Vì tất cả lịch sử được thu gọn vào đó, và hồi đó, người ta không có khoa học cũng như nghệ thuật để giành phần lớn các cuộc đàm đạo của cuộc sống cho chúng. Nhờ thế, người ta thấy các dân tộc thời đó đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn gia phả của họ.
XIX. Càng xem xét người Do Thái, tôi càng tìm thấy các sự thật ở đó; và đặc điểm này là họ không có các tiên tri lẫn vua chúa; và mặc dù họ là kẻ thù của chúng ta, họ vẫn là những nhân chứng đáng ngưỡng mộ về sự thật của những lời tiên tri này, trong đó đời sống của họ và thậm chí cả sự mù quáng của họ được tiên báo. Trong việc lồng vào này, tôi thấy tôn giao này hoàn toàn có tính thần thiêng về thế giá, về thời gian kéo dài của nó, về tính vĩnh viễn của nó, về luân lý của nó, về cách cư xử của nó, về các hiệu quả của nó. Và do đó, tôi mở rộng vòng tay chào đón Đấng giải thoát tôi, Đấng vốn được tiên báo cả bốn ngàn năm trước, đã đến chịu đau khổ và chịu chết vì tôi trên trái đất vào những thời điểm và trong mọi hoàn cảnh đã được tiên báo; và nhờ ơn thánh của Người, tôi chờ đợi sự chết trong bình an, trong niềm hy vọng được kết hợp vĩnh viễn với Người; tuy nhiên, tôi sống vui tươi, bất chấp trong những sự thiện Người vui lòng ban cho tôi, hoặc trong những điều xấu Người gửi cho tôi vì lợi ích của tôi, và dạy tôi chịu đựng theo gương Người.
Do đó tôi bác bỏ tất cả các tôn giáo khác : do đó, tôi tìm được câu trả lời cho mọi phản bác. Điều chính đáng là một Thiên Chúa trong sạch như thế chỉ có thể tỏ mình ra cho những ai có tâm hồn đã được thanh tẩy. Tôi thấy việc này hữu hiệu, vì ký ức của con người kéo dài, đây là một dân tộc tồn tại cổ xưa hơn bất cứ dân tộc nào khác. Họ thường xuyên thông báo cho loài người biết rằng loài người sống trong tình trạng hư hỏng phổ quát, nhưng một Đấng cứu chuộc sẽ đến: không phải một người nói ra điều đó, mà là vô hạn người, và cả một dân tộc đã nói tiên tri trong bốn nghìn năm.
Kỳ tới: Mục IX: Các hình bóng; lề luật cũ có nghĩa bóng
VietCatholic TV
Những suy tư Thần học về đại dịch kinh hoàng hiện nay – Phỏng vấn linh mục nhà văn Nguyễn Trung Tây
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:04 12/06/2021
Hình ảnh ngoạn mục: Hàng trăm ngàn người rước kiệu trọng thể Lễ Thánh Tâm Chúa và Thánh Hiến Ba Lan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:00 12/06/2021
1. Cuộc rước kiệu ngoạn mục Lễ Thánh Tâm tại Ba Lan
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cuộc rước kiệu tại tổng giáo phận Gniezno của Ba Lan nhân Lễ Thánh Tâm hôm 11 tháng 6. Cuộc rước kiệu này cũng để chào mừng ngày Ba Lan được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Ba Lan, với dân số gần 38 triệu người, trong đó 93% là người Công Giáo, đã không bị ảnh hưởng bao nhiêu bởi đại dịch so với các nước Âu Châu khác.
Nhưng đợt coronavirus thứ ba vào năm 2021 đã gây áp lực lên hệ thống y tế của quốc gia và khiến chính phủ phải thắt chặt các hạn chế.
Năm nay, vì đại dịch, các đám rước có một đặc điểm khác. Các cuộc rước trung tâm tại các thủ phủ của các giáo phận với sự tham dự của các giám mục bị hạn chế và các tuyến đường được rút ngắn. Người Công Giáo được khuyến khích tham gia vào các đám rước của các giáo xứ địa phương ở gần nhà của họ. Đồng thời, các cuộc rước kiệu diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn từ lễ Mình Máu Thánh Chúa cho đến Lễ Thánh Tâm.
Lịch sử Lễ Thánh Tâm.
Việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có từ thế kỷ 11, nhưng đến thế kỷ 16, đó vẫn là lòng sùng kính riêng tư, thường liên kết với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh Chúa Giêsu. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu đầu tiên được cử hành ngày 31-8-1670 ở Rennes, bên Pháp, nhờ nỗ lực của linh mục Jean Eudes sinh năm 1602 và qua đời năm 1680. Tại Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lan rộng, nhờ thị kiến của Thánh nữ Margaret Maria Alacoque sinh năm 1647 và qua đời năm 1690 mà lòng sùng kinh Thánh Tâm Chúa Giêsu mới lan rộng toàn cầu.
Trong những lần thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margaret Maria, Thánh Tâm Chúa Giêsu là trung tâm điểm. Lần hiện ra “quan trọng” nhất xảy ra vào ngày 16-6-1675, trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh, là nguồn gốc lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong lần thị kiến đó, Chúa Kitô yêu cầu Thánh nữ Margaret Mary xin được mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh, để đền tạ những sự xúc phạm của con người đối với sự hy sinh của Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu không đơn giản là trái tim bình thường mà còn là Tình yêu Ngài dành cho nhân loại.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên phổ biến sau khi Thánh nữ Margaret Mary qua đời năm 1690, nhưng vì Giáo Hội còn nghi ngờ tính hợp lệ đối với thị kiến của Thánh nữ Margaret Mary, nên mãi đến năm 1765 thì lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu mới chính thức được cử hành ở Pháp. Gần 100 năm sau, tức năm 1856, Đức Giáo Hoàng Piô IX yêu cầu các giám mục Pháp mở rộng lễ này ở mức toàn cầu. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu được cử hành vào thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh, hoặc 19 ngày sau Chúa Nhật Hiện Xuống, như Chúa Giêsu mong muốn.
Đôi nét về tiểu sử Thánh Margaret Mary Alacoque
Thánh Margaret Mary được Chúa chọn để dấy động trong Giáo Hội một nhận thức về tình yêu Thiên Chúa được biểu tượng qua trái tim Chúa Giêsu.
Ngài sinh trưởng ở L'Hautecour, Burgundy, nước Pháp. Sau khi cha chết vào lúc tám tuổi, ngài được gửi vào trường Nữ Tu Thánh Clara Khó Nghèo ở Charolles. Ngài phải nằm liệt giường vì bệnh thấp khớp cho đến năm mười lăm tuổi, và lúc ấy ngài đã có lòng sùng kính Thánh Thể đặc biệt.
Ngài từ chối việc lập gia đình và gia nhập dòng Thăm Viếng ở Paray-le-Monial và khấn trọn vào năm tiếp đó. Một nữ tu dòng Thăm Viếng “không cần phải trở nên phi thường,” nhưng người nữ tu trẻ tuổi này thật khác lạ. Một chị đệ tử thích chỉ trích cũng phải công nhận Margaret là người khiêm tốn, đơn sơ và thành thật, nhưng trên tất cả Margaret hiền lành và kiên nhẫn khi bị sửa sai và chỉ trích.
Khi hai mươi tuổi, ngài được thị kiến Ðức Kitô, và từ ngày 27 tháng Mười Hai 1673, cho đến một năm rưỡi sau đó, ngài nhận được một chuỗi những thụ khải. Qua đó, Ðức Kitô cho biết thánh nữ được chọn là khí cụ của Người để lan truyền việc sùng kính Thánh Tâm Chúa, và qua tình yêu của chính mình, thánh nữ sẽ đền bù cho sự lạnh nhạt và vô ơn của thế gian -- qua sự thường xuyên và quý trọng việc Rước Lễ, nhất là trong các thứ Sáu đầu tháng, và qua một giờ cầu nguyện mỗi tối thứ Năm để tưởng nhớ sự thống khổ và cô đơn của Chúa khi trong vườn Cây Dầu. Chúa cũng yêu cầu thiết lập một ngày lễ để kính Thánh Tâm Chúa.
Như tất cả các thánh khác, Margaret đã phải trả giá cho sự thánh thiện của mình. Một số các sơ trong dòng chống đối ra mặt. Các thần học gia được triệu tập để tuyên bố những gì ngài được thụ khải chỉ là ảo tưởng và họ đề nghị ngài ăn uống điều độ hơn. Sau này một cha giải tội của nhà dòng, Chân Phước Claude de la Colombiere, dòng Tên, nhận ra giá trị thực của điều thụ khải và đã hỗ trợ ngài. Bất kể sự chống đối mãnh liệt, Ðức Kitô kêu gọi ngài hãy hy sinh để đền bù cho những thiếu sót của các sơ trong dòng, và để sứ điệp của Chúa được lan rộng.
Cho đến năm 1683, sự chống đối chấm dứt khi Mẹ Melin được chọn làm Bề Trên và bổ nhiệm Sơ Margaret Mary làm phụ tá. Sau này sơ làm Giám Ðốc Ðệ Tử Viện, và được mục kích lễ Thánh Tâm Chúa được nhà dòng cử mừng một cách riêng tư vào năm 1686, và hai năm sau, một nhà nguyện được xây cất ở Paray-le-Monial để kính Thánh Tâm Chúa.
Sơ Margaret Mary từ trần ngày 17-10 và được phong thánh năm 1920. Chính ngài cũng như Thánh Gioan Eudes và Chân Phước Claude La Colombiere được gọi là “Các Thánh của Thánh Tâm”; bảy mươi lăm năm sau, năm 1765, việc sùng kính Thánh Tâm được chính thức công nhận và được chấp thuận bởi Ðức Giáo Hoàng Clêmentê Thứ 13.
Thời đại vật chất-khoa học của chúng ta không thể “chứng minh” những thụ khải riêng tư. Các thần học gia, nếu bị ép buộc, cũng xác nhận là chúng ta không phải tin vào điều thụ khải. Nhưng không thể khước từ sứ điệp mà Thánh Margaret Mary đã loan báo: Thiên Chúa yêu thương chúng ta với một tình yêu nồng nàn. Thánh nữ luôn nhấn mạnh đến việc đền bù qua sự cầu nguyện, và nhắc đến sự phán xét sau cùng. Những điều ấy đủ để xoá tan tính cách dị đoan và hời hợt của việc sùng kính Thánh Tâm trong khi vẫn duy trì được ý nghĩa sâu xa của Kitô Giáo.
2. Nước Ba Lan được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu
Hôm Thứ Sáu 11 tháng Sáu, Ba Lan đã được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Hành động thánh hiến diễn ra tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków, miền nam Ba Lan, vào ngày 11 tháng 6, kỷ niệm 100 năm ngày thánh hiến toàn quốc trước đó tại cùng một địa điểm.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan, đã tái thánh hiến quốc gia của ngài khi cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường vào đúng ngày lễ Thánh Tâm.
Thánh lễ có sự tham dự của các giám mục Ba Lan, tập trung tại tổng giáo phận Kraków cho phiên họp toàn thể lần thứ 389 của hội đồng giám mục.
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan lần đầu tiên thánh hiến đất nước cho Thánh Tâm vào ngày 27 tháng 7 năm 1920, tại Jasna Góra, tu viện có một bức ảnh của Đức Mẹ Częstochowa, còn được gọi là bức ảnh Đức Mẹ Đen.
Khi những người Bolshevik tấn công thủ đô Warsaw của Ba Lan, Đức Hồng Y Edmund Dalbor, Giáo chủ Ba Lan, đã chủ sự nghi thức dâng hiến.
Vào mùa hè năm 1920, các lực lượng Liên Xô đã cố gắng chiếm Ba Lan để thực hiện kế hoạch của Vladimir Lenin nhằm kích động cuộc cách mạng cộng sản ở Tây Âu. Lenin tin rằng nếu Hồng quân chiếm được Ba Lan thì Liên Xô có thể hỗ trợ trực tiếp cho những người cách mạng ở Đức.
Lễ dâng hiến được tiếp nối ba tuần sau đó với chiến thắng vang dội của Ba Lan trước Hồng quân, được gọi là “Phép lạ trên sông Vistula.”
Hành động thánh hiến được lặp lại một năm sau đó, vào năm 1921, tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków, đó là năm mà nhà thờ được hoàn thành.
Việc tái thánh hiến đã được các giám mục Ba Lan thực hiện vào các năm 1951, 1976 và 2011. Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã ủy thác Ba Lan cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, khi cuộc khủng hoảng coronavirus nhấn chìm đất nước.
Phát biểu trong cuộc họp báo trước buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Gądecki giải thích rằng hành động dâng hiến có ba phần: cảm ơn Chúa Giêsu đã che chở và ban cho Ba Lan được tự do, cầu xin sự tha thứ cho những tội lỗi đã phạm, và xin Chúa củng cố đức tin và tình yêu thương trong bối cảnh ngày nay đầy những thách thức.
Ngài nói: “Hành động này là một sự tái tạo lòng biết ơn đối với những gì đã xảy ra vào thời điểm đó, cũng như cho ân sủng tự do và những thay đổi đã diễn ra trên quê hương của chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục của giáo phận Poznań nói thêm: “Cần có sự trung thành và kế thừa, là nhu cầu cho sự tuyên xưng đức tin mới trong bản tuyên ngôn này, để chúng ta có thể đáp lại tình yêu đối với tình yêu của Chúa Giêsu.”
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan đã nhất trí quyết định vào ngày 11 tháng 6 bãi bỏ tại tất cả các tổng giáo phận và giáo phận những chuẩn chước trong nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc. Nói cách khác, từ sau ngày 20 tháng 6, các tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc trừ ra trong các trường hợp bất khả kháng.
Đề cập đến một bức phù điêu bên trong Vương cung thánh đường mô tả sự tôn kính của quốc gia Ba Lan đối với Thánh Tâm, Đức Tổng Giám Mục Gądecki cho biết: “Bức phù điêu từ Vương cung Thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków là lời kêu gọi hãy biến Trái Tim Chúa trở thành trung tâm của vũ trụ. Hành động tái thánh hiến này là một sự thôi thúc để nhắc lại chân lý này, là sự thật phải hiện diện trong đời sống của mỗi Kitô Hữu”.
Source:Catholic News Agency
Vấn nạn về các ngôi mộ vô danh tại Canada – Những điều người Công Giáo nên biết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:56 12/06/2021
Cuối tháng năm vừa qua, sử dụng radar xuyên đất, người ta phát hiện ra 215 ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú cũ ở Kamloops, British Columbia. Các phương tiện truyền thông mô tả điều này là một chứng tích cụ thể nói lên điều họ gọi là “tội ác” của Giáo Hội Công Giáo và đang làm ầm ĩ lên để buộc Đức Thánh Cha Phanxicô phải sang tận Canada xin lỗi.
Những điều người Công Giáo nên biết là:
Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.
Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.
Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.
Thứ tư: 215 ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.
Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày này thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Trong chương trình hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em phát biểu của Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng giám mục Toronto; và Cha Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada.
1. Tuyên bố của Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám mục Toronto về vụ Kamloops
Kể từ khi việc phát hiện ra hài cốt tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, Canada, được loan tin rộng rãi trên báo chí vào ngày 30 tháng 5, đã có những áp lực ngày càng tăng đối với Giáo Hội Công Giáo ở Canada, và cả ở Vatican, phải xin lỗi công khai và chính thức về những điều người ta cho là “tội ác” gây ra ở trường này và các trường nội trú khác trên khắp đất nước.
Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám mục Toronto, đã đưa ra tuyên bố sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau.” (1Cr 12:26)
Trong những ngày gần đây, cả nước đã bàng hoàng, đau buồn và phẫn nộ khi phát hiện ra hài cốt của 215 trẻ em trong những ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú ở Kamloops, British Columbia. Chúng ta cầu nguyện cho những trẻ em đã chết ở Kamloops và trong các trường nội trú trên khắp đất nước để các em không bị lãng quên. Chúng ta cũng phải nhận ra sự phản bội lòng tin của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, những người chịu trách nhiệm điều hành các trường nội trú, khi từ bỏ nghĩa vụ chăm sóc trẻ nhỏ và vô tội.
Tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự thật và khám phá bi thảm này mang đến một cơ hội khác để chúng ta tìm hiểu thêm về chương đen tối này trong lịch sử của chúng ta và hành trình đau thương mà rất nhiều anh chị em bản địa của chúng ta đã trải qua.
Còn nhiều việc phải làm. Kể từ những năm 1990, nhiều tổ chức Công Giáo chịu trách nhiệm về hoạt động của các trường nội trú đã xin lỗi công khai về hành động của họ và đồng hành cùng các nạn nhân trên con đường đi đến sự thật và hòa giải. Trong số này có Dòng Truyền Giáo Vô Nhiễm Mẹ Maria, là dòng tu điều hành trường nội trú ở Kamloops, vào cuối tuần qua một lần nữa đã xin lỗi về vai trò của mình trong hệ thống trường nội trú. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã có cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo Bản địa vào năm 2009 để tự mình bày tỏ nỗi buồn và nỗi thống khổ của mình.
Những hành động này không xóa đi lịch sử của chúng ta; nhưng thừa nhận quá khứ của chúng ta, buộc chúng ta phải đối mặt với hậu quả của những hành vi của mình và buộc chúng ta phải bảo đảm rằng tội lỗi của chúng ta không được lặp lại.
Trong khi Tổng Giáo phận Toronto không điều hành các trường nội trú, chúng tôi tham gia với các dân tộc Bản địa, cộng đồng Công Giáo và người Canada từ bờ biển này sang bờ biển khác trong một giai đoạn đau buồn chung cho những người bị thương về thể xác, tình cảm và tinh thần. Chúa Nhật này, tôi sẽ dâng thánh lễ cho những người đã chết hoặc bị ngược đãi tại các trường nội trú và cho tất cả những ai đang đối phó với những tổn thương giữa các thế hệ do hệ thống này gây ra. Chúng ta cũng phải tiếp tục xây dựng dựa trên các sáng kiến cụ thể hiện có trên khắp đất nước, như Hội Đức Mẹ Guadalupe, nơi các giám mục và linh mục, phụ nữ tôn giáo, giáo dân và người dân bản địa cam kết đồng hành cùng nhau trên con đường hòa giải.
Như tôi đã nói trước đây khi nói về sự lạm dụng trong Giáo hội, tai tiếng thực sự xảy ra khi ma quỷ hoành hành trong bóng tối. Một khi đã được mở tung, cái ác có thể bị tận diệt tận gốc. Điều đó phải xảy ra. Sau đó, cuộc sống mới có thể bắt đầu. Chúng ta hãy cùng nhau hành trình tìm kiếm ánh sáng xuyên qua bóng tối một lần nữa.
Thánh Kateri Tekakwitha, cầu cho chúng con.
+ ĐHY Thomas collins
Tổng giám mục Toronto
Source:Archdiocese Of Toronto
2. Linh mục Raymond J. de Souza nhận định về vụ Kamloops
Khám phá tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops đặt lại câu hỏi về việc Truyền bá Tin Mừng dưới sự hỗ trợ của nhà cầm quyền
Gần 3/4 trong số 130 trường nội trú tại Canada do các phái bộ truyền giáo Công Giáo điều hành. Họ là những tổ chức Công Giáo được nhà nước tài trợ, thông thường với các kinh phí hạn hẹp, nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada.
Theo Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada, khám phá gần đây tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops đặt lại câu hỏi quan trọng là Giáo Hội có nên truyền bá Tin Mừng dưới sự hỗ trợ của nhà cầm quyền hay không.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau và tình đoàn kết với các dân tộc bản địa của Canada sau phát hiện gần đây liên quan đến 215 ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú cũ ở Kamloops, British Columbia. Phát hiện này đã gây chấn động cuộc sống công cộng của Canada như một vài vấn đề trong những năm gần đây.
Trong vài ngày qua, ta có thể thấy ngày càng có nhiều lời kêu gọi, bao gồm cả từ Thủ tướng Justin Trudeau, yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ Đức Giáo Hoàng. Những người kêu gọi điều đó nhận thấy những bình luận của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 6 tháng 6 là không đầy đủ.
Vấn đề có liên quan rộng rãi hơn ngoài Canada. Ngày nay, Giáo hội nghĩ thế nào về việc truyền giáo và phương thế truyền giáo được hỗ trợ bởi quyền lực nhà nước - những câu chuyện về các cuộc truyền giáo xảy ra gần như ở khắp mọi nơi, cho dù là Canada, Mễ Tây Cơ, Ấn Độ hay Brazil? Nếu dự án thuộc địa của Âu châu là sai lầm về mặt đạo đức, thì làm thế nào để suy nghĩ về thực tế là đại đa số người Công Giáo trên thế giới đã nhận được đức tin nhờ dự án này?
Đây không phải là một vấn đề mới. Có lẽ bộ phim Công Giáo hay nhất từng được thực hiện, The Mission (1986), đã xem xét sự vướng mắc của sứ vụ truyền giáo, Phúc Âm hóa, chế độ nô lệ, chính trị thuộc địa và mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước ở Nam Mỹ vào thế kỷ 18. Vào năm 1992, nhân kỷ niệm một năm Kha Luân Bố đi thuyền đến Mỹ châu, vấn đề này đã được đưa ra trong một cuộc thảo luận công khai mà phần lớn đều có thiện cảm với Kha Luân Bố. Vào năm 2020, khi các bức tượng của Thánh Junipero Serra bị lật đổ ở California, cuộc tranh luận của công chúng đã thay đổi rõ rệt.
Trường nội trú
Vào cuối thế kỷ 19, chính phủ liên bang ở Canada đã khởi xướng chính sách cung cấp giáo dục cho trẻ em thổ dân - khi đó được gọi là “thổ dân da đỏ” và bây giờ được gọi là “thổ dân”. Nền giáo dục nhằm cung cấp những nền tảng cơ bản của nền giáo dục Âu Châu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các dân tộc Bản địa vào nền kinh tế rộng lớn hơn.
Nhưng dự án có một mục đích văn hóa cơ bản hơn, đó là thúc đẩy sự đồng hóa bằng cách đàn áp ngôn ngữ, quần áo, kiểu tóc và văn hóa Da Đỏ. Trong một cụm từ khét tiếng, mục đích là “giết chết tinh thần da đỏ của đứa trẻ”.
Chính phủ đã xây dựng các trường nội trú để làm nơi ở cho trẻ em bản địa và bắt buộc trẻ em phải theo học. Một số gia đình tự nguyện gửi con; nhưng nhiều người đã phải chứng kiến con cái họ bị nhà nước bắt đi và buộc phải sống trong các “trường nội trú” trong suốt năm học.
Đó là một chính sách của chính phủ và các trường học được xây dựng bởi chính phủ. Nhưng hoạt động của các trường phần lớn được chuyển giao cho các Giáo Hội Kitô khác nhau, những người có lòng nhiệt thành truyền giáo hăng say để có thể gửi giáo viên đến các vùng sâu vùng xa. Các giáo phận và dòng tu Công Giáo điều hành khoảng 60% số trường nội trú.
Chính sách này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên tất cả các thành phần của chính phủ và xã hội Canada. Các trường nội trú đã tồn tại tốt vào những năm 1960 nhưng cuối cùng đã phải đóng cửa vào thập niên 1990. Vào cuối năm 1969, chính sách chính thức của Thủ tướng Pierre Trudeau lúc bấy giờ và thủ tướng tương lai Jean Chretien là ủng hộ sự đồng hóa của các dân tộc Bản địa.
Lạm dụng và xin lỗi
Vào cuối những năm 1980, các cựu học sinh tại các trường nội trú bắt đầu kể những câu chuyện của họ về tình trạng lạm dụng thể chất và tình dục. Trong số 150,000 trẻ em bản địa theo học tại các trường học, khoảng 6,000 trẻ em đã chết khi ở đó do các bệnh truyền nhiễm, chăm sóc y tế kém và bị bỏ rơi.
Ngoài lạm dụng, toàn bộ tiền đề của các trường nội trú cũng bị cho là bất công. Một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban Sự thật và Hòa giải, gọi tắt là TRC, năm 2015 không chỉ nêu chi tiết về việc lạm dụng mà còn lên án toàn bộ công việc này là “tội ác diệt chủng văn hóa”.
Báo cáo của TRC về cơ bản đã thay đổi quan điểm đồng thuận về lịch sử Canada trong chính phủ, các trường đại học và giới truyền thông, đến nỗi ngay cả những bức tượng của Sir John A. Macdonald, thủ tướng đầu tiên, cũng đã bị dỡ bỏ ở các thành phố trên khắp đất nước. “Sir John A”, là danh xưng thường được nhắc đến của ông, được coi trọng trong giới thượng lưu hơn là trường hợp của những người cha sáng lập chế độ nô lệ Hoa Kỳ như Thomas Jefferson.
Trong số 70 giáo phận của Canada, 16 giáo phận có trường nội trú. Những giáo phận và dòng tu Công Giáo điều hành các trường nội trú đã tham gia vào các hoạt động xin lỗi, điều tra, bồi thường và hòa giải trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, vào năm 1991, Dòng Truyền Giáo Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội, là người điều hành Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, đã nói xin lỗi trong một tuyên bố dài đến bốn trang:
Chúng tôi xin lỗi vì phần tham dự của chúng tôi trong chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, vốn là một phần trong tâm lý của các dân tộc Âu châu lần đầu tiên gặp gỡ các dân tộc thổ dân và luôn tiềm tàng trong cách thức các dân tộc bản địa của Canada đã từng trải qua bởi các chính phủ dân sự và bởi các Giáo Hội.
Đã có hàng chục lời xin lỗi tương tự của người Công Giáo trong ba thập kỷ kể từ đó. Tuy nhiên, giữa các nhà lãnh đạo Bản địa và các quan chức chính phủ đã có một sự thất vọng từ lâu rằng, không giống như những người theo đạo Tin lành được tổ chức trong các Giáo Hội quốc gia, chưa bao giờ có một lời xin lỗi chính thức từ toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Hội đồng giám mục quốc gia đã liên kết chính mình với nhiều lời xin lỗi được giới Công Giáo, cũng như các hội đồng giám mục trong khu vực đưa ra. Nhưng, do không có thực thể nào được gọi là “Nhà thờ Công Giáo ở Canada” - không có Tổng giáo phận Canada - vấn đề về lời xin lỗi của người Công Giáo vẫn còn tồn tại trong tâm trí của nhiều người.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô
Để giải quyết mong muốn này vào năm 2009, sau nhiều năm đối thoại chân thành giữa các giám mục Công Giáo và các đại diện Bản địa, Đức Bênêđíctô XVI đã tiếp một phái đoàn tại Vatican, bao gồm khoảng 40 hiệp hội người bản địa, do Phil Fontaine, lúc đó là thủ lãnh quốc gia của Hội Đồng Các Quốc Gia Thứ Nhất dẫn đầu.
Đó là một khoảnh khắc lịch sử của đau khổ, đau buồn, hòa giải và hàn gắn. Bài phát biểu của Fontaine vào dịp đó là một trong những bài phát biểu sâu sắc và soi sáng về mối quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với các dân tộc bản địa của Canada.
Vào thời điểm đó, nó được coi là “mảnh ghép cuối cùng” của quá trình hòa giải kéo dài gần 20 năm đã “khép lại vòng tròn”, theo lời của Fontaine. Vì vậy, tất cả các bên đều tin tưởng rằng một biện pháp hàn gắn tốt đã diễn ra - lời xin lỗi đã được đưa ra và lời xin lỗi đã được chấp nhận. Đây là cách hiểu được đưa ra bởi các tuyên bố của Người Bản Địa vào thời điểm đó, và trên các phương tiện truyền thông bản địa, Công Giáo và thế tục.
TRC, bắt đầu công việc một cách nghiêm túc sau cuộc họp giữa Đức Bênêđíctô và ông Fontaine, đã không chấp nhận quy trình đó và kết quả của nó. Nó không bác bỏ những gì đã được thực hiện, hoặc đặt câu hỏi việc xin lỗi đã được thực hiện hay chưa, nhưng đánh giá rằng việc xin lỗi đã được thực hiện như thế nào và quyết định rằng việc xin lỗi như thế là không đầy đủ.
TRC nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô phải xuất hiện ở Canada trong vòng một năm để đưa ra một lời xin lỗi khác. Về phần mình, Fontaine vào năm 2018, không “lật ngược lại” bất cứ điều gì trong quá trình năm 2009, nhưng đã tự điều chỉnh cho phù hợp với khuyến nghị của TRC.
Quan điểm của TRC là một lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng ở Rôma là không đủ; nó phải xảy ra ở Canada. Chính phủ liên bang cũng đồng ý với quan điểm đó. Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời rằng ngài không thể “tự mình trả lời” khuyến nghị của TRC.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rất thẳng thắn về những tội lỗi và tội ác do người Công Giáo gây ra đối với các dân tộc bản địa ở Mỹ châu, như thế, có vẻ như ngài sẽ sẵn lòng làm như vậy đối với Canada. Vấn đề là liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có “đích thân” đến Canada để nói những gì Thánh Gioan Phaolô đã nói chung, những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nói trực tiếp với các nhà lãnh đạo Bản địa Canada, và chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rất rõ ràng tại Bolivia vào năm 2015.
Đức Thánh Cha Phanxicô và những ngôi mộ Kamloops
Trong vòng vài ngày sau khi phát hiện ra Kamloops, vấn đề nổi bật của giới truyền thông không phải là liệu chính phủ liên bang Canada có sơ suất trong việc xác định các ngôi mộ vô danh tại các trường nội trú hay không, mà là liệu Đức Giáo Hoàng có xin lỗi hay không. Sau nhiều ngày chịu áp lực căng thẳng - kể cả từ các cấp cao nhất của chính phủ liên bang - Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một tuyên bố dài trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, nhưng không phải là một lời xin lỗi chính thức:
Tôi đau đớn theo dõi tin tức đến từ Canada về sự phát hiện gây kinh hoàng liên quan đến hài cốt của 215 trẻ em, là học sinh của Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, ở tỉnh British Columbia. Tôi tham gia cùng các giám mục Canada và toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Canada bày tỏ sự gần gũi của tôi với người dân Canada, bị tổn thương bởi tin tức gây kinh hoàng này. Khám phá đáng buồn càng nâng cao nhận thức về những đau đớn và đau khổ trong quá khứ. Mong các nhà chức trách chính trị và tôn giáo của Canada tiếp tục cộng tác với quyết tâm làm sáng tỏ câu chuyện đáng buồn đó và khiêm tốn dấn thân vào con đường hòa giải và hàn gắn.
Những khoảnh khắc khó khăn này làm dấy lên một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với tất cả chúng ta, hãy rời xa mô hình thuộc địa, cũng như thoát khỏi chế độ thực dân ý thức hệ ngày nay, và sánh bước bên nhau trong đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và thừa nhận các quyền và các giá trị văn hóa của tất cả những đứa trẻ ở Canada.
Chúng ta hãy phó thác cho Chúa linh hồn của tất cả những trẻ em đã qua đời trong khu nội trú trường học ở Canada và cầu nguyện cho các gia đình và cộng đồng bản địa Canada đang bị đau đớn. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng.
Vấn đề về một lời xin lỗi khác của Đức Giáo Hoàng trên đất Canada lần đầu tiên được nêu ra vào năm 2015, và trở lại sự chú ý của công chúng vào năm 2018 và 2021. Nó có thể sẽ được nêu ra trong tương lai, vì bất kể điều đó có đóng góp được gì hay không trong việc hòa giải với người bản địa, đó là một sự phân tâm thuận tiện cho một chính phủ liên bang không thực hiện được những lời hứa của mình đối với người Canada bản địa.
Tuy nhiên, đối với người Công Giáo, toàn bộ câu hỏi về liên minh lịch sử truyền giáo và quyền lực nhà nước vẫn còn hiện tại, cho dù ở Kamloops với những ngôi mộ trẻ em, ở California liên quan đến Thánh Junipero Serra, hay tại Khu Kha Luân Bố ở Manhattan.
Source:National Catholic Register
Sắc lệnh của Bộ Giáo Dân ngày 11/6/2021, bài trừ tệ nạn tham quyền cố vị trong các tổ chức Công Giáo
Giáo Hội Năm Châu
19:45 12/06/2021
NGHỊ ĐỊNH CHUNG
Các hiệp hội quốc tế của các tín hữu và việc quản trị nội bộ của họ đã là đối tượng của những suy tư cụ thể và sự phân định tiếp theo của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, trên cơ sở thẩm quyền của Bộ này.
Giáo hội công nhận rằng nhờ phép rửa tội của họ, các tín hữu có quyền lập hội, và Giáo Hội bảo vệ quyền tự do thành lập và quản trị các hội của họ. Trong số các hình thức khác nhau mà quyền này được thực hiện có các hiệp hội của các tín hữu (xem cc. 215; 298-329 của Bộ Giáo luật), đặc biệt kể từ Công đồng Vatican II, đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều những ân sủng và hoa trái tông đồ cho Giáo hội và thế giới ngày nay.
Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ của các hiệp hội, được công nhận và bảo vệ như đã nêu ở trên, phải được thực hiện trong các giới hạn được thiết lập bởi các chuẩn mực chung của Giáo hội, các chuẩn mực luật định của mỗi hiệp hội, và phù hợp với các quyết định của các cơ quan Giáo Hội có thẩm quyền công nhận và giám sát cuộc sống và hoạt động của của các hiệp hội.
Tính đồng nhất của các đặc sủng và phẩm trật trong Giáo hội (xem Iuvenescit Ecclesia, 10) thực sự đòi hỏi việc quản trị các hiệp hội của tín hữu phải được thực thi một cách nhất quán với sứ mệnh giáo hội của họ, như một sứ vụ được giao để hiện thực hóa các mục đích riêng của các hội này và vì lợi ích của các thành viên.
Do đó, điều cần thiết là việc thực thi việc quản trị phải được tổ chức hợp lý trong sự hiệp thông với giáo hội và được thực hiện như một phương tiện cho các mục đích mà hiệp hội theo đuổi.
Trong quá trình xác định các tiêu chí để hướng dẫn việc quản trị một cách thận trọng các hiệp hội, Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống cho rằng cần thiết phải quy định các nhiệm kỳ trong việc quản trị, liên quan đến thời hạn và số lượng, cũng như tính đại diện của các cơ quan quản lý, để thúc đẩy một sự đổi mới lành mạnh và ngăn chặn các hành vi không phù hợp đã thực sự dẫn đến những vi phạm và lạm dụng.
Với những tiền đề này, và xem xét tính hữu ích của sự thay đổi các thế hệ quản lý và sự thích đáng trong việc thúc đẩy sự thay đổi trách nhiệm trong guồng máy quản lý; cũng như, tính đến nhu cầu xác định các nhiệm kỳ quản lý để có thể thực hiện các dự án phù hợp với mục đích của hiệp hội; đồng thời, xem xét vai trò của người sáng lập trong cấu hình thích hợp, sự phát triển và ổn định của đời sống hiệp hội, theo đặc sủng đã làm phát sinh hiệp hội; và để bảo đảm sự vận hành đúng đắn của guồng máy quản lý trong tất cả các hiệp hội quốc tế của các tín hữu; sau khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này và các cơ quan trung ương khác của Giáo triều Rôma theo chức năng của họ; chiếu theo điều 18 của Tông Hiến Mục Tử Nhân Lành về Giáo triều Rôma, điều 126 của Quy chế Chung Giáo triều Rôma, các điều 29, 30 và 305 của Bộ Giáo luật, và các điều 1, 5 và 7 triệt 1 của Quy chế Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống;
Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, trong việc thực hiện các chức năng của mình và theo ủy quyền của Đức Thánh Cha truyền như sau cho các hiệp hội quốc tế của các tín hữu được Tòa Thánh công nhận hoặc thành lập và chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống:
Điều 1. Nhiệm kỳ của cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế có thể có thời hạn tối đa là năm năm.
Điều 2 § 1. - Một người cụ thể chỉ có thể giữ các chức vụ trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế trong thời hạn tối đa mười năm liên tục.
Điều 2 § 2. - Sau thời hạn tối đa là mười năm, chỉ có thể tái cử sau khi bỏ qua một nhiệm kỳ.
Điều 2 § 3. - Quy định nêu trong điều 2 § 2 không áp dụng cho người được bầu là người điều phối, người này có thể thực hiện chức năng này một cách độc lập với thời gian đã dành cho các vị trí khác trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế.
Điều 2 § 4. - Bất kỳ ai đã thực hiện chức năng điều phối viên trong thời gian tối đa là mười năm không thể ở lại vị trí này. Tuy nhiên, người này có thể giữ các chức vụ khác trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế sau khi bỏ qua hai nhiệm kỳ.
Điều 3. - Tất cả các thành viên có đầy đủ quyền hạn thành viên phải có tiếng nói tích cực, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong hiến pháp bầu ra cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế.
Điều 4 § 1. - Các hiệp hội trong đó, tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực, có các vị trí trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế được giao cho các thành viên vượt quá giới hạn nêu tại Điều 1 và Điều 2, phải có quy định mới bầu cử lại chậm nhất là hai mươi bốn tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 4 § 2. - Các hiệp hội trong đó, tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực, có các vị trí trong cơ quan quản lý trung ương ở cấp quốc tế được trao cho những thành viên vượt quá giới hạn nêu tại Điều 1 và 2 trong thời gian nhiệm kỳ hiện tại, phải quy định các cuộc bầu cử mới chậm nhất là hai mươi bốn tháng kể từ khi đạt đến giới hạn tối đa theo quy định của Nghị định này.
Điều 5. - Các nhà sáng lập có thể được chuẩn chước các tiêu chuẩn được đề cập trong các điều 1, 2 và 4 của Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống.
Điều 6. - Những quy định này không áp dụng cho các chức vụ quản lý gắn liền với việc áp dụng các tiêu chuẩn của các hiệp hội giáo sĩ, các tu hội đời sống thánh hiến hoặc các hiệp hội đời sống tông đồ.
Điều 7. - Nghị định này cũng được áp dụng, ngoại trừ quy tắc nêu tại Điều 3, đối với các cơ quan không được công nhận hoặc không được thành lập như các hiệp hội quốc tế của các tín hữu hay không chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ cho Giáo dân, Gia đình và Đời sống.
Điều 8. - Kể từ khi Nghị định này có hiệu lực và ngoại trừ được Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống chấp thuận, những quy định trong quy chế của các hiệp hội trái ngược với những điều này bị hủy bỏ.
Điều 9. - Nghị định này, được ban hành thông qua việc đăng trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày công bố. Nghị định cũng sẽ được công bố trong công báo chính thức Acta Apostolicae Sedis.
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi Tiếp kiến vào ngày 2 tháng 6 năm 2021 cho vị Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống có chữ ký dưới đây, đã phê chuẩn Sắc lệnh Chung này một cách chính thức, có hiệu lực pháp luật và phê chuẩn cả Bản giải thích đi kèm.
Làm tại Rôma, tại văn phòng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, ngày 3 tháng 6 năm 2021, Lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
+ Đức Hồng Y Kevin Farrell
Tổng trưởng
Cha Alexandre Awi Mello, I.Sch.
Thư ký
Source:Holy See Press Office
Câu chuyện cảm động của hai chị em nghèo, chị làm nữ tu, em làm linh mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:26 12/06/2021
1. Câu chuyện cảm động của hai chị em nghèo, chị làm nữ tu, em làm linh mục
Theo thông lệ, một linh mục mới được truyền chức sẽ ban phép lành đầu tiên. Đối với Cha Matthew Breslin, người được thụ phong vào ngày 29 tháng 5, phép lành đầu tiên của ngài đặc biệt sâu sắc, vì ngài đã ban phép lành đó cho chị mình, sơ Megan
“ Đó là một đặc ân thực sự và một niềm vui khi được đồng hành trong ơn gọi với một anh chị em mình cũng đang hành trình trong ơn gọi, bởi vì bạn có thể hiểu được những điều mà người khác không hiểu,” linh mục mới thụ phong từ vùng Hudson Valley của New York nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA. Ngài được thụ phong linh mục cho Tổng giáo phận New York.
“Có những chán nản nhất định, những ân sủng nhất định; nhưng thực là một đặc ân để trải qua điều đó với chị ấy. Tôi luôn có thể nói chuyện với chị ấy về những điều mà có lẽ tôi không thể nói được nếu chị ấy không có đời sống tu trì”
Cha Breslin và chị gái của ngài được lớn lên trong một gia đình Công Giáo mạnh mẽ, nhưng đầy những bi kịch.
Bố của cậu Matthew Breslin, là ông Alex, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não giai đoạn cuối trong khi bà cố đang mang thai cậu Matthew và sơ Megan lúc đó mới hai tuổi. Bác sĩ nói ông cố Alex sẽ không sống được để nhìn thấy đứa con trai của mình chào đời, nhưng bất chấp tất cả ông vẫn sống thêm được gần mười năm, mặc dù mất đi nhiều thính giác và thị lực, cuối cùng qua đời khi cậu Matthew được chín tuổi.
“Từ bố tôi, tôi đã sớm có được một tấm gương về tình yêu của một người Cha … tôi rất dễ dàng nhận ra tình phụ tử, và bản chất hy sinh của tình yêu thương đó”.
Mẹ của Breslin cũng thể hiện tình yêu thương tự hiến triệt để dành cho các con của mình, bà vừa phải chăm sóc cho người chồng sắp chết của mình vừa một mình nuôi dạy hai đứa con.
“Mẹ tôi đã phải đối mặt với một thời gian cực kỳ khó khăn khi phải chăm sóc cho người chồng sắp chết trong mười năm. Chúng tôi hiểu bà đã hy sinh cho chúng tôi nhiều như thế nào. Mẹ tôi yêu chúng tôi rất nhiều, và tình yêu hy sinh đó là điều mà tôi học được từ mẹ, và hy vọng sẽ trở thành một người cha thiêng liêng tốt cho nhiều người”.
Gia đình bắt đầu tham dự Thánh lễ hàng ngày tại giáo xứ địa phương của họ, và chính tại đó Matthew đã làm quen với cha xứ, người đã cung cấp cho anh một tấm gương tích cực về chức linh mục.
Ngoài vai trò làm cha sở của Matthew, ngài còn “làm cho chức tư tế trở nên rất đáng mơ ước, rất hấp dẫn”. Trong khi Matthew có những hình tượng người cha khác trong cuộc đời mình, vị linh mục thánh thiện đã đóng một vai trò độc đáo.
“Ngài là một người đàn ông tốt và yêu thương mọi người. Và do đó, chức tư tế, thông qua ngài, trở nên rất dễ dàng thu hút được tôi,” Cha Breslin nhận xét.
Nhờ những tấm gương như thế, dù nhà nghèo, cả hai chị em đã cố vươn lên để cuối cùng chị làm nữ tu, em làm linh mục.
Source:Catholic News Agency
2. Bốn phó tế được thụ phong linh mục ở Thượng Hải, người thứ năm bị bọn cầm quyền ngăn chặn
Giáo phận Thượng Hải vừa có bốn tân linh mục, đáng lẽ là năm vị, nhưng một phó tế đã không được phong chức theo lệnh của bọn cầm quyền vì ngài đã tham dự vào Ngày Giới trẻ Thế giới, tại Krakow, Ba Lan, từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 7 năm 2016.
Vì lý do này, mặc dù đã được phong chức phó tế một ngày trước đó, tức là hôm thứ Sáu 4 tháng 6, cùng với bốn vị khác, chỉ một ngày sau đó, thầy Dương Đông Đông (Yang Dongdong, 杨冬冬) đã thấy việc truyền chức linh mục của mình bị ngăn chặn.
Lễ phong chức được tổ chức tại Thánh đường Thánh Y Nhã của Thượng Hải và do Giám Mục Giuse Thẩm Bân (Shen Bin, 沈斌) là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc chủ trì Thánh lễ. Cả hai tổ chức này đều không được Tòa Thánh công nhận.
Giám mục Thẩm Bân coi sóc giáo phận Hải Môn (Haimen, 海门) thuộc tỉnh Giang Tô, gần đó. Ông được cả Tòa thánh và chính phủ Trung Quốc công nhận khi ông được tấn phong vào năm 2010.
Đức Cha Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦) của Thượng Hải không thể tham dự buổi lễ. Ngài bị quản thúc tại chủng viện Xà Sơn vào năm 2012 sau khi ngài từ chức khỏi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc. Kể từ đó, ngài không được phép tiếp xúc với công chúng hay thực hiện bất kỳ chức năng giám mục nào.
Ngoài thân nhân của các giáo phẩm, buổi lễ còn có sự hiện diện của các cấp chính quyền dân sự và tôn giáo, nhiều linh mục, nữ tu trong giáo phận sở tại. Chỉ có một số ít tín hữu được tham dự.
Do các quy định chống COVID, nhà thờ chỉ có thể chứa một số lượng hạn chế những người phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách xã hội nghiêm ngặt.
Source:Asia News
3. Thảm kịch tàu hỏa giết chết 40 người ở Pakistan
Các quan chức Giáo hội đang chỉ trích chính phủ Pakistan sau vụ tai nạn tàu hỏa ở một tỉnh miền nam khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Vụ tai nạn kép xảy ra vào khoảng 3h30 sáng theo giờ địa phương khi hầu hết 1.200 hành khách trên hai chuyến tàu đang ngủ gà, ngủ gật.
Tàu tốc hành Millat đang hướng từ Karachi đến Sargodha khi nó trật bánh vào sáng ngày 7 tháng 6, làm đổ toa tàu lên đường ray của tàu tốc hành Sir Syed từ Rawalpindi theo hướng ngược lại.
Các quan chức cứu hộ đang cố gắng giải thoát những hành khách bị thương vẫn còn mắc kẹt trong đống đổ nát gần Daharki, một thành phố nằm ở quận Ghotki của tỉnh Sindh.
Kashif Aslam, điều phối viên quốc gia của Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc gia, cơ quan nhân quyền của Giáo Hội Công Giáo, đã yêu cầu Cục Đường sắt giải trình.
“ Ai đó phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức. Hầu hết các hành khách thuộc tầng lớp trung lưu thấp sử dụng hệ thống đường sắt, trong một hành trình dài, có từ thế kỷ 19”, ông nói.
Mục sư Irfan James, một nhà truyền giáo, đang cùng gia đình đến thăm nội địa của Sindh, cho biết “một số vụ tai nạn tàu hỏa đã xảy ra tại nhà ga ma ám này”.
Thanh tra cảnh sát Daharki Umar Tufail cho biết 40 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
“Một huấn luyện viên đang nằm ngay dưới động cơ, và chúng tôi có thể nhìn thấy ba thi thể bị mắc kẹt bên trong đó”, ông nói với AFP.
“Hai thi thể khác cũng đã được báo cáo ở những nơi khác, vì vậy chúng tôi sợ rằng số người chết sẽ tăng lên”, Tufail nói thêm.
Một đoạn clip được phát sóng trên một kênh địa phương cho thấy các bác sĩ đang truyền nước biển cho một hành khách tỉnh táo có phần thân dưới bị mắc kẹt giữa các băng ghế trong toa xe đổ nát.
Thủ tướng Imran Khan cho biết ông “bị sốc” trước vụ tai nạn và hứa sẽ điều tra đầy đủ.
Source:BBC