Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:31 13/06/2017
Này là Mình Thầy… Này là Máu Thầy hiến tế vì anh em
Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm – A
( Ga 6, 51-59 )
Theo truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo Hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264 còn gọi là lễ của Chúa, lễ Mình Máu Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo Hội không chỉ cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền công khai rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Cử hành Thánh Thể
Giáo Hội công khai cách long trọng Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo Hội.
Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta : Làm sao Bánh lại có thể là Mình Chúa Kitô và Rượu lại là Máu Chúa Kitô được ?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, và dẫn dắt chúng ta trên đường về tới thiên đàng! Trước khi về Trời, Chúa Giêsu đã hứa: « Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế » (Mt 28, 20). Người ở lại với chúng ta thế nào? Bí tích Thánh Thể là kho tàng cao quí thực hiện lời hứa trên.
Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta. Giáo Hội quả quyết rằng : Sự hiện diện thật của Người trong Bí tích Thánh Thể là chân lý cơ bản của Đức tin Công Giáo. Chúng ta phải tôn thờ, Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Thánh Tôma Aquinô cho chúng ta biết : Con độc nhất của Thiên Chúa, muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Vì thế, Người được các tín hữu ăn : « Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống » (Ga 6,55-56). Từ phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám đông trong hoang địa. Chúa Giêsu đã chính thức hứa ban cho chúng ta của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn chúng ta (Lc 9, 11b-17).
Bí tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta : « Trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: « Các con hãy lãnh nhận mà ăn… ». Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: « Các con hãy cầm lấy mà uống. Chén này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta » (1 Cr 11, 23-26). Thật là niềm an ủi cho những người đã buồn vì sự vắng mặt của Chúa » (Bài giảng của Thánh Thomas Aquinas, Booklet 57).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói : « Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy ». (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta : « Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta ». Người tan biến trong chúng ta, « làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài » (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Khi kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ. Giáo Hội tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà dành cho Chúa, đường đời ta là đường của Chúa Giêsu. Xin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta!
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời » : Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm – A
( Ga 6, 51-59 )
Theo truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo Hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264 còn gọi là lễ của Chúa, lễ Mình Máu Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo Hội không chỉ cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền công khai rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Cử hành Thánh Thể
Giáo Hội công khai cách long trọng Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo Hội.
Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta : Làm sao Bánh lại có thể là Mình Chúa Kitô và Rượu lại là Máu Chúa Kitô được ?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, và dẫn dắt chúng ta trên đường về tới thiên đàng! Trước khi về Trời, Chúa Giêsu đã hứa: « Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế » (Mt 28, 20). Người ở lại với chúng ta thế nào? Bí tích Thánh Thể là kho tàng cao quí thực hiện lời hứa trên.
Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta. Giáo Hội quả quyết rằng : Sự hiện diện thật của Người trong Bí tích Thánh Thể là chân lý cơ bản của Đức tin Công Giáo. Chúng ta phải tôn thờ, Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Thánh Tôma Aquinô cho chúng ta biết : Con độc nhất của Thiên Chúa, muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Vì thế, Người được các tín hữu ăn : « Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống » (Ga 6,55-56). Từ phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám đông trong hoang địa. Chúa Giêsu đã chính thức hứa ban cho chúng ta của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn chúng ta (Lc 9, 11b-17).
Bí tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta : « Trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: « Các con hãy lãnh nhận mà ăn… ». Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: « Các con hãy cầm lấy mà uống. Chén này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta » (1 Cr 11, 23-26). Thật là niềm an ủi cho những người đã buồn vì sự vắng mặt của Chúa » (Bài giảng của Thánh Thomas Aquinas, Booklet 57).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói : « Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy ». (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta : « Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta ». Người tan biến trong chúng ta, « làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài » (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Khi kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ. Giáo Hội tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà dành cho Chúa, đường đời ta là đường của Chúa Giêsu. Xin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta!
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời » : Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Bài Chia Sẻ Đại Lễ Thánh Antôn Padua Tại Linh Địa Trại Gáo, Gp.Vinh
Lm. Anthony Trung Thành
18:08 13/06/2017
Bài Chia Sẻ Đại Lễ Thánh Antôn Padua Tại Linh Địa Trại Gáo, Gp.Vinh
Ngày 13 tháng 06 năm 2017
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Thánh Antôn Pađua. Tên thật của Ngài là Fernando. Ngài sinh năm 1195 tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ của Ngài là ông Martinô và bà Maria rất đạo đức. Tròn 15 tuổi, Ngài gia nhập dòng Thánh Augustinô và chịu chức linh mục ở đây. Tròn 25 tuổi, Ngài đổi sang dòng Thánh Phanxicô. Ngài được sai đi truyền giáo ở Marrốc và ước ao được phúc tử đạo. Sau này, Ngài đi rao giảng khắp miền Tây nước Ý và miền Nam nước Pháp. Ngài qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, lúc mới tròn 36 tuổi. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X phong thánh vào tháng 5 năm 1232. Vào năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.
Mặc dầu Ngài là người Bồ Đào Nha nhưng lại rất được người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là người dân lương giáo thuộc Giáo phận Vinh chúng ta. Sự hiện diện đông đảo của anh chị em trong thánh lễ hôm nay minh chứng điều đó. Không chỉ vào dịp này mà hằng ngày, nhất là thứ ba hàng tuần người khắp nơi tấp nập đổ về đây.
Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Thánh Antôn lại thu hút mọi người như vậy? Có người cho rằng vì Ngài hay làm phép lạ (Nói đúng hơn, nhờ lời chuyển cầu của Ngài nên Chúa làm nhiều phép lạ). Đúng, nhưng vì sao Ngài lại làm phép lạ? Nội dung kinh Ông Thánh Antôn cho chúng ta biết rằng: “Để thông ơn phúc cho cả và thiên hạ, xưa ở đời này đầy lửa kính mến Chúa, hằng ước ao cho danh cha cả sáng, cùng ái mộ phần rỗi nhân loại, nên đã làm phép lạ cứu giúp muôn vàn người khỏi tai nạn phần hồn phần xác.”
Như vậy, lý do Thánh Antôn hay làm phép lạ đã rõ ràng: thứ nhất, để làm vinh danh Chúa; thứ hai, để cứu giúp con người phần hồn phần xác. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt nơi thánh Antôn mà lời kinh cũng đề cập đến, đó là Ngài không những cứu giúp những việc lớn lao, mà Ngài còn cứu giúp cả những việc nhỏ nhặt hằng ngày. Lời kinh khẳng định: “Hễ ai túng rỗi chạy đến cầu xin Người, bất luận việc lớn bé thế nào, liền được ơn Người cứu giúp.”
Thông thường các thánh hay làm phép lạ khi đã qua đời, còn Thánh Antôn không những làm phép lạ khi đã qua đời mà Ngài còn làm phép lạ ngay cả khi còn sống.
Thời còn nhỏ, dựa trên nền tảng tính hạnh dễ thương, người ta đã thuật lại nhiều chuyện kỳ diệu về thánh nhân, trong đó có hai câu chuyện sau đây: “Một ngày mùa hè, cha Ngài sai Ngài canh giữ ruộng lúa mì khỏi chim phá. Bổng Antôn nhớ lại đã đến giờ đọc kinh tại nhà thờ mà Ngài không bao giờ bỏ. Ngài liền gọi bầy chim sẻ lại và nhốt vào một cái lều lộ thiên, cấm không được bay ra phá lúa. Rồi Ngài an tâm đi nhà thờ. Lúc trở về Ngài thấy bầy chim sẻ vẫn ở trong lều và đồng lúa vẫn an toàn.”
Lần khác, “Antôn đang thinh lặng cầu nguyện ở nhà thờ chìm trong bóng tối, Ngài cảm thấy bị cám dỗ mãnh liệt. Không hề chần chừ, Ngài lấy ngón tay cái vẽ dấu Thánh giá trên bậc bàn thờ, Thánh giá in sâu vào đá hoa. Thấy dấu này, quỷ trốn biệt và cơn cám dỗ tiêu tan.”
Trong thời gian giảng thuyết, Ngài cũng làm rất nhiều phép lạ, chẳng hạn như: Phép lạ cá nghe giảng; ngựa đói chê cỏ để thờ lạy Thánh Thể; uống thuốc độc mà không hề hấn gì, ly vỡ lại lành...
Khi Ngài qua đời, tự nhiên các đoàn trẻ la hét “cha chúng tôi đã qua đời,” mặc dầu họ không biết cái chết của Thánh Antôn. Trong cuốn Assidua, đã thuật lại nhiều phép lạ của thánh Antôn, nhất là ngay khi Ngài mới qua đời, cuốn sách viết: “Chỉ chạm tới mộ Ngài, bệnh nhân liền vui sướng cảm thấy mọi bệnh tật tan biến. Những ai không tới gần mộ được, thì lúc trở về ngang nhà nguyện cũng được chữa lành bệnh. Nơi đó, nhiều người điếc được nghe, mù được thấy, què được nhảy nhót như dê con; cũng nơi đó lưỡi nhiều người câm được mở ra, cất tiếng ca ngợi Chúa. Chi thể tê liệt được hồi phục, đi lại bình thường. Những chứng bệnh như còng lưng, thống phong, sốt rét cũng như tất cả các bệnh khác đều được chữa lành cách lạ lùng. Tóm lại, từ nhiều nơi trên trần gian đến đây, người ta đều xin được như ý mong ước.”
Đặc biệt trong ngày lễ phong thánh, không ai biết chuyện gì đã xảy ra, thế mà dân chúng tuôn ra đường phố vừa ca hát, vừa nhảy múa, chuông trong thị trấn bắt đầu rung vang, dầu không ai động tới, và tất cả mọi người đều hoan hỷ vui sướng như ngày lễ hội. Ít hôm sau, một vài anh em từ Ý tới loan tin chính là hôm đó Antôn được phong thánh.
Tính từ khi thánh nhân qua đời cho tới khi phong thánh có 47 phép lạ được Giáo Hội công nhận. Từ đó tới nay, thánh Antôn vẫn tiếp tục làm phép lạ, và làm rất nhiều phép lạ đây đó trên thế giới. Tại Linh Địa Trại Gáo này chắc chắn cũng đã có rất nhiều phép lạ xảy ra: có người được khỏi bệnh, có người tìm được của cải đã mất, có người đậu đạt trong các kỳ thi, đặc biệt rất nhiều người được ơn ăn năn trở lại qua Bí tích Giao hòa...Điều đó chứng tỏ qua sự bầu cử của Thánh Antôn, lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa chấp nhận. Nhưng cũng có rất nhiều người phàn nàn tại sao xin mãi mà không được chấp nhận ?
Thánh Giacôbê trả lời rằng: “Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”(Gc 4, 2-3). Còn Thánh Augustinô thì cho biết xin không được là do ba điểm sau đây: thứ nhất, là do con người của mình xấu, tức là tâm hồn của mình không tốt, không ngay chính, giống như người biệt phái xin dấu lạ, như kẻ xin Chúa thánh hóa mình nhưng lại không muốn thay đổi những sai lỗi của mình; thứ hai, là do cách cầu nguyện xấu, cách cầu nguyện xấu là cách cầu nguyện thiếu khiêm tốn nên buộc Chúa phải từ chối, giống như thái độ cầu nguyện của người biệt phái trong “Dụ ngôn người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện”(x. Lc 18,9-14); thứ ba, là do xin điều xấu, xin điều xấu nên không được Chúa nhận lời, giống như hai con ông Zêbêdê xin lửa từ trời xuống để thiêu đốt dân khi họ không đón Chúa (x. Lc 9,54). Vì thế, nhiều khi chúng ta cũng phải xem xét nội dung và cách cầu nguyện của chúng ta.
Mặt khác, có khi Thiên Chúa không ban trực tiếp điều chúng ta xin, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta điều khác có khi còn tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, chúng ta xin cho được khỏi bệnh, nhưng Ngài ban cho chúng ta ơn can đảm để chịu đựng bệnh tật. Chúng ta xin tìm được của cải đã mất, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta sức khỏe và làm ăn may mắn hơn. Giống như một em bé xin người mẹ con dao để chơi, thay vì cho con dao, người mẹ đó có thể cho em bé một vật khác an toàn hơn: một quả bóng, một bông hoa. Vì thế, khi chúng ta xin điều nọ điều kia, chúng ta hãy an tâm tin cậy và phó thác cho tình thương và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì, như lời Đức Giêsu đã nói: “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 9, 11-13).
Ngoài ra, khi đến với Thánh Antôn chúng ta không dừng lại ở việc xin ơn, mà chúng ta còn cần phải học theo gương sáng của Ngài. Ngài đã để lại cho chúng ta rất nhiều gương sáng như: khiêm nhường; tinh thần cầu tiến trên đường nhân đức; siêng năng đọc, suy gẫm và truyền đạt Lời Chúa; mến Chúa và yêu người, đặc biệt là yêu người. Trong lời nguyện nhập lễ hôm nay cho chúng ta biết: Ngài không những là nhà giảng thuyết lừng danh mà còn là người cứu giúp những ai nghèo khổ.
Xin được gợi ý một vài điểm để mọi người chúng ta noi gương Thánh Antôn chu toàn bổn phận yêu người, cứu giúp những ai nghèo khổ. Yêu người không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể, yêu người không chỉ yêu phần xác mà còn yêu cả phần hồn nữa.
Chúng ta có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách thực hiện lời dạy của kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối. Thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; cho khách đỗ nhà; chuộc kẻ làm tôi; chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người; mở dạy kẻ mê muội; yên ủi kẻ âu lo; răn bảo kẻ có tội; tha kẻ dể ta; nhịn kẻ mất lòng ta; cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu chương 25, 31- 46, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết trong ngày phán xét vị Thẩm Phán Tối Cao sẽ dựa vào tiêu chuẩn bác ái, yêu người để thưởng phạt chúng ta: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Rồi Ngài nói với kẻ lành: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy;” Và Ngài nói với kẻ dữ: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40.45).
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách tham gia hoặc hỗ trợ các chương trình Bác ái của Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ và tại các trung tâm khuyết tật. Những năm gần đây, Ban Caritas của Giáo phận đã hoạt động rất tích cực, có nhiều chương trình cụ thể liên quan đến những người hèn mọn như: bảo vệ sự sống cho các thai nhi; thăm khám và phát thuốc miễn phí cho bà con giáo dân cũng như lương dân; phát xe lăn cho những người khuyết tật; xây dựng trung tâm bảo vệ sự sống, góp vốn cho cho người nghèo chăn nuôi; xây dựng các nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…Tôi nhớ không nhầm thì Giáo phận Vinh cũng đã tổ chức lễ hội khuyết tật tại Linh Địa Trại Gáo này tới 4,5 lần rồi. Trong hội nghị tổng kết ban Caritas Giáo phận Vinh năm 2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến có nhắn nhủ các tham dự viên rằng: “Việc làm Caritas của chúng ta không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, giúp đỡ về của cải nhưng ở đây còn là giúp đỡ về mặt tinh thần, về mặt thiêng liêng như là quan tâm, thăm viếng những người ốm đau bênh tật, động viên những người, những gia đình đang gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta giải hòa những người đang có xích mích với anh chị em hàng xóm... Mẹ thánh Têrêxa đã từng nói rằng ‘Bác ái là khi chúng ta trao cho nhau những nụ cười.’”(Nguồn: gpvinh.com)
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách bênh vực cho các nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường, xã hội; đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của Giáo phận Vinh, chúng ta phải bênh vực cho các nạn nhân của môi trường biển. Hơn một năm nay, khi xảy ra thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, Giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại: Khởi đầu là bức thư chung của Bề Trên Giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa; Sau đó, ban Công lý Hòa bình gửi thông cáo yêu cầu chính phủ điều tra nguyên nhân xảy ra thảm họa dưới góc độ khoa học và có những biện pháp khắc phục thiệt hại, nhất là đền bù thỏa đáng cho người dân do hậu qủa của thảm họa môi trường biển gây ra; Giáo phận cũng đã lập ban hỗ trợ các nạn nhân môi trường biển; ngoài ra còn có những việc làm cụ thể như các cuộc viếng thăm của Ban Caritas, của phái đoàn Tòa Giám Mục, của các ân nhân xa gần tới các Giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ; Đặc biệt, gần đây ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển có một chuyến đi vận động quốc tế ở Châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa. Đức Cha Phaolô đã cho báo chí biết đó là “một chuyến đi đau lòng.” Ngài giải thích: “Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền.”
Sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công như hôm nay, một xã hội người giàu cũng nhiều nhưng người thật nghèo, thật bất hạnh không phải là ít, chúng ta cần cầu xin Thánh Antôn làm nhiều phép lạ hơn nữa trên Giáo phận và mỗi người chúng ta. Xin Ngài làm phép lạ để tỏ lòng mong ước của chúng ta, nếu những mong ước đó thực sự có ích cho hồn xác chúng ta và làm vinh danh Chúa. Và đặc biệt xin cho mỗi người chúng ta là những Antôn của thời đại, để đem yêu thương xóa tan bất công, nghèo khó, hầu nhờ đó xã hội này ngày một tốt đẹp hơn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 13 tháng 06 năm 2017
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Thánh Antôn Pađua. Tên thật của Ngài là Fernando. Ngài sinh năm 1195 tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ của Ngài là ông Martinô và bà Maria rất đạo đức. Tròn 15 tuổi, Ngài gia nhập dòng Thánh Augustinô và chịu chức linh mục ở đây. Tròn 25 tuổi, Ngài đổi sang dòng Thánh Phanxicô. Ngài được sai đi truyền giáo ở Marrốc và ước ao được phúc tử đạo. Sau này, Ngài đi rao giảng khắp miền Tây nước Ý và miền Nam nước Pháp. Ngài qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, lúc mới tròn 36 tuổi. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X phong thánh vào tháng 5 năm 1232. Vào năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.
Mặc dầu Ngài là người Bồ Đào Nha nhưng lại rất được người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là người dân lương giáo thuộc Giáo phận Vinh chúng ta. Sự hiện diện đông đảo của anh chị em trong thánh lễ hôm nay minh chứng điều đó. Không chỉ vào dịp này mà hằng ngày, nhất là thứ ba hàng tuần người khắp nơi tấp nập đổ về đây.
Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Thánh Antôn lại thu hút mọi người như vậy? Có người cho rằng vì Ngài hay làm phép lạ (Nói đúng hơn, nhờ lời chuyển cầu của Ngài nên Chúa làm nhiều phép lạ). Đúng, nhưng vì sao Ngài lại làm phép lạ? Nội dung kinh Ông Thánh Antôn cho chúng ta biết rằng: “Để thông ơn phúc cho cả và thiên hạ, xưa ở đời này đầy lửa kính mến Chúa, hằng ước ao cho danh cha cả sáng, cùng ái mộ phần rỗi nhân loại, nên đã làm phép lạ cứu giúp muôn vàn người khỏi tai nạn phần hồn phần xác.”
Như vậy, lý do Thánh Antôn hay làm phép lạ đã rõ ràng: thứ nhất, để làm vinh danh Chúa; thứ hai, để cứu giúp con người phần hồn phần xác. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt nơi thánh Antôn mà lời kinh cũng đề cập đến, đó là Ngài không những cứu giúp những việc lớn lao, mà Ngài còn cứu giúp cả những việc nhỏ nhặt hằng ngày. Lời kinh khẳng định: “Hễ ai túng rỗi chạy đến cầu xin Người, bất luận việc lớn bé thế nào, liền được ơn Người cứu giúp.”
Thông thường các thánh hay làm phép lạ khi đã qua đời, còn Thánh Antôn không những làm phép lạ khi đã qua đời mà Ngài còn làm phép lạ ngay cả khi còn sống.
Thời còn nhỏ, dựa trên nền tảng tính hạnh dễ thương, người ta đã thuật lại nhiều chuyện kỳ diệu về thánh nhân, trong đó có hai câu chuyện sau đây: “Một ngày mùa hè, cha Ngài sai Ngài canh giữ ruộng lúa mì khỏi chim phá. Bổng Antôn nhớ lại đã đến giờ đọc kinh tại nhà thờ mà Ngài không bao giờ bỏ. Ngài liền gọi bầy chim sẻ lại và nhốt vào một cái lều lộ thiên, cấm không được bay ra phá lúa. Rồi Ngài an tâm đi nhà thờ. Lúc trở về Ngài thấy bầy chim sẻ vẫn ở trong lều và đồng lúa vẫn an toàn.”
Lần khác, “Antôn đang thinh lặng cầu nguyện ở nhà thờ chìm trong bóng tối, Ngài cảm thấy bị cám dỗ mãnh liệt. Không hề chần chừ, Ngài lấy ngón tay cái vẽ dấu Thánh giá trên bậc bàn thờ, Thánh giá in sâu vào đá hoa. Thấy dấu này, quỷ trốn biệt và cơn cám dỗ tiêu tan.”
Trong thời gian giảng thuyết, Ngài cũng làm rất nhiều phép lạ, chẳng hạn như: Phép lạ cá nghe giảng; ngựa đói chê cỏ để thờ lạy Thánh Thể; uống thuốc độc mà không hề hấn gì, ly vỡ lại lành...
Khi Ngài qua đời, tự nhiên các đoàn trẻ la hét “cha chúng tôi đã qua đời,” mặc dầu họ không biết cái chết của Thánh Antôn. Trong cuốn Assidua, đã thuật lại nhiều phép lạ của thánh Antôn, nhất là ngay khi Ngài mới qua đời, cuốn sách viết: “Chỉ chạm tới mộ Ngài, bệnh nhân liền vui sướng cảm thấy mọi bệnh tật tan biến. Những ai không tới gần mộ được, thì lúc trở về ngang nhà nguyện cũng được chữa lành bệnh. Nơi đó, nhiều người điếc được nghe, mù được thấy, què được nhảy nhót như dê con; cũng nơi đó lưỡi nhiều người câm được mở ra, cất tiếng ca ngợi Chúa. Chi thể tê liệt được hồi phục, đi lại bình thường. Những chứng bệnh như còng lưng, thống phong, sốt rét cũng như tất cả các bệnh khác đều được chữa lành cách lạ lùng. Tóm lại, từ nhiều nơi trên trần gian đến đây, người ta đều xin được như ý mong ước.”
Đặc biệt trong ngày lễ phong thánh, không ai biết chuyện gì đã xảy ra, thế mà dân chúng tuôn ra đường phố vừa ca hát, vừa nhảy múa, chuông trong thị trấn bắt đầu rung vang, dầu không ai động tới, và tất cả mọi người đều hoan hỷ vui sướng như ngày lễ hội. Ít hôm sau, một vài anh em từ Ý tới loan tin chính là hôm đó Antôn được phong thánh.
Tính từ khi thánh nhân qua đời cho tới khi phong thánh có 47 phép lạ được Giáo Hội công nhận. Từ đó tới nay, thánh Antôn vẫn tiếp tục làm phép lạ, và làm rất nhiều phép lạ đây đó trên thế giới. Tại Linh Địa Trại Gáo này chắc chắn cũng đã có rất nhiều phép lạ xảy ra: có người được khỏi bệnh, có người tìm được của cải đã mất, có người đậu đạt trong các kỳ thi, đặc biệt rất nhiều người được ơn ăn năn trở lại qua Bí tích Giao hòa...Điều đó chứng tỏ qua sự bầu cử của Thánh Antôn, lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa chấp nhận. Nhưng cũng có rất nhiều người phàn nàn tại sao xin mãi mà không được chấp nhận ?
Thánh Giacôbê trả lời rằng: “Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”(Gc 4, 2-3). Còn Thánh Augustinô thì cho biết xin không được là do ba điểm sau đây: thứ nhất, là do con người của mình xấu, tức là tâm hồn của mình không tốt, không ngay chính, giống như người biệt phái xin dấu lạ, như kẻ xin Chúa thánh hóa mình nhưng lại không muốn thay đổi những sai lỗi của mình; thứ hai, là do cách cầu nguyện xấu, cách cầu nguyện xấu là cách cầu nguyện thiếu khiêm tốn nên buộc Chúa phải từ chối, giống như thái độ cầu nguyện của người biệt phái trong “Dụ ngôn người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện”(x. Lc 18,9-14); thứ ba, là do xin điều xấu, xin điều xấu nên không được Chúa nhận lời, giống như hai con ông Zêbêdê xin lửa từ trời xuống để thiêu đốt dân khi họ không đón Chúa (x. Lc 9,54). Vì thế, nhiều khi chúng ta cũng phải xem xét nội dung và cách cầu nguyện của chúng ta.
Mặt khác, có khi Thiên Chúa không ban trực tiếp điều chúng ta xin, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta điều khác có khi còn tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, chúng ta xin cho được khỏi bệnh, nhưng Ngài ban cho chúng ta ơn can đảm để chịu đựng bệnh tật. Chúng ta xin tìm được của cải đã mất, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta sức khỏe và làm ăn may mắn hơn. Giống như một em bé xin người mẹ con dao để chơi, thay vì cho con dao, người mẹ đó có thể cho em bé một vật khác an toàn hơn: một quả bóng, một bông hoa. Vì thế, khi chúng ta xin điều nọ điều kia, chúng ta hãy an tâm tin cậy và phó thác cho tình thương và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì, như lời Đức Giêsu đã nói: “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 9, 11-13).
Ngoài ra, khi đến với Thánh Antôn chúng ta không dừng lại ở việc xin ơn, mà chúng ta còn cần phải học theo gương sáng của Ngài. Ngài đã để lại cho chúng ta rất nhiều gương sáng như: khiêm nhường; tinh thần cầu tiến trên đường nhân đức; siêng năng đọc, suy gẫm và truyền đạt Lời Chúa; mến Chúa và yêu người, đặc biệt là yêu người. Trong lời nguyện nhập lễ hôm nay cho chúng ta biết: Ngài không những là nhà giảng thuyết lừng danh mà còn là người cứu giúp những ai nghèo khổ.
Xin được gợi ý một vài điểm để mọi người chúng ta noi gương Thánh Antôn chu toàn bổn phận yêu người, cứu giúp những ai nghèo khổ. Yêu người không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể, yêu người không chỉ yêu phần xác mà còn yêu cả phần hồn nữa.
Chúng ta có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách thực hiện lời dạy của kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối. Thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; cho khách đỗ nhà; chuộc kẻ làm tôi; chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người; mở dạy kẻ mê muội; yên ủi kẻ âu lo; răn bảo kẻ có tội; tha kẻ dể ta; nhịn kẻ mất lòng ta; cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu chương 25, 31- 46, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết trong ngày phán xét vị Thẩm Phán Tối Cao sẽ dựa vào tiêu chuẩn bác ái, yêu người để thưởng phạt chúng ta: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Rồi Ngài nói với kẻ lành: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy;” Và Ngài nói với kẻ dữ: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40.45).
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách tham gia hoặc hỗ trợ các chương trình Bác ái của Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ và tại các trung tâm khuyết tật. Những năm gần đây, Ban Caritas của Giáo phận đã hoạt động rất tích cực, có nhiều chương trình cụ thể liên quan đến những người hèn mọn như: bảo vệ sự sống cho các thai nhi; thăm khám và phát thuốc miễn phí cho bà con giáo dân cũng như lương dân; phát xe lăn cho những người khuyết tật; xây dựng trung tâm bảo vệ sự sống, góp vốn cho cho người nghèo chăn nuôi; xây dựng các nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…Tôi nhớ không nhầm thì Giáo phận Vinh cũng đã tổ chức lễ hội khuyết tật tại Linh Địa Trại Gáo này tới 4,5 lần rồi. Trong hội nghị tổng kết ban Caritas Giáo phận Vinh năm 2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến có nhắn nhủ các tham dự viên rằng: “Việc làm Caritas của chúng ta không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, giúp đỡ về của cải nhưng ở đây còn là giúp đỡ về mặt tinh thần, về mặt thiêng liêng như là quan tâm, thăm viếng những người ốm đau bênh tật, động viên những người, những gia đình đang gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta giải hòa những người đang có xích mích với anh chị em hàng xóm... Mẹ thánh Têrêxa đã từng nói rằng ‘Bác ái là khi chúng ta trao cho nhau những nụ cười.’”(Nguồn: gpvinh.com)
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách bênh vực cho các nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường, xã hội; đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của Giáo phận Vinh, chúng ta phải bênh vực cho các nạn nhân của môi trường biển. Hơn một năm nay, khi xảy ra thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, Giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại: Khởi đầu là bức thư chung của Bề Trên Giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa; Sau đó, ban Công lý Hòa bình gửi thông cáo yêu cầu chính phủ điều tra nguyên nhân xảy ra thảm họa dưới góc độ khoa học và có những biện pháp khắc phục thiệt hại, nhất là đền bù thỏa đáng cho người dân do hậu qủa của thảm họa môi trường biển gây ra; Giáo phận cũng đã lập ban hỗ trợ các nạn nhân môi trường biển; ngoài ra còn có những việc làm cụ thể như các cuộc viếng thăm của Ban Caritas, của phái đoàn Tòa Giám Mục, của các ân nhân xa gần tới các Giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ; Đặc biệt, gần đây ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển có một chuyến đi vận động quốc tế ở Châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa. Đức Cha Phaolô đã cho báo chí biết đó là “một chuyến đi đau lòng.” Ngài giải thích: “Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền.”
Sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công như hôm nay, một xã hội người giàu cũng nhiều nhưng người thật nghèo, thật bất hạnh không phải là ít, chúng ta cần cầu xin Thánh Antôn làm nhiều phép lạ hơn nữa trên Giáo phận và mỗi người chúng ta. Xin Ngài làm phép lạ để tỏ lòng mong ước của chúng ta, nếu những mong ước đó thực sự có ích cho hồn xác chúng ta và làm vinh danh Chúa. Và đặc biệt xin cho mỗi người chúng ta là những Antôn của thời đại, để đem yêu thương xóa tan bất công, nghèo khó, hầu nhờ đó xã hội này ngày một tốt đẹp hơn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:16 13/06/2017
60. CÁI CHẾT CỦA HẦU TƯỚC KHỈ
Nước Sở có một người nuôi khỉ để sống qua ngày, người ta gọi ông ta là “hầu tước khỉ”.
Mỗi buổi sáng ông ta đều sắp xếp dặn dò lũ khỉ ở trong sân, và để cho con khỉ già dắt lũ khỉ đi vào trong núi hái hoa qủa mà ăn theo mùa. Ông ta cũng trưng dụng một phần mười hoa quả trong đó để dùng, nếu có con nào không giao hoa quả thì bị ông ta đánh.
Một hôm, có một con khỉ nhỏ hỏi lũ khỉ:
- “Hoa quả ở trong núi là của hầu tước khỉ trồng phải không ?”
Lũ khỉ trả lời:
- “Không phải, đó chính là trời sinh ra đấy”.
Từ câu hỏi của con khỉ nhỏ mà lũ khỉ đều chợt ngộ ra.
Buổi tối hôm ấy, chúng nó đợi hầu tước khỉ ngủ say bèn phá bỏ chuồng, lồng gỗ và đem tất cả các loại quả đã tích trử đi lên núi, chạy vào trong rừng sâu.
Hầu tước khỉ bị đói mà chết.
(Úc Ly tử)
Suy tư 60:
Chỉ một câu hỏi của con khỉ nhỏ mà cả đàn khỉ ngộ ra được “chân lý” là: hoa quả trên núi không phải do ông chủ trồng, mà là do trời sinh ra.
Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, đương nhiên là những người hạnh phúc hơn “hầu tước khỉ” rất nhiều, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn chưa “ngộ” ra được Thiên Chúa là Đấng yêu thương đã an bài mọi sự cách khôn ngoan cho mỗi người, cho nên chúng ta vẫn cứ cam tâm làm nô lệ cho thế gian, cho tội lỗi, cho tiền tài, cho danh vọng...
Đã biết bao lần chúng ta nghe và thấy rất nhiều điều hơn những người khác –những người chưa có đức tin- về Thiên Chúa, mà chúng ta vẫn không ngộ ra được rằng Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, trong chúng ta, nơi người anh em, nên chúng ta vẫn cứ loay hoay trong ghét ghen, loay hoay trong kiêu ngạo và ích kỷ...
Nếu mỗi người trong chúng ta hồi tâm trong yên lặng và tự hỏi: “Có phải ma quỷ đã cứu linh hồn chúng ta và đã yêu thương chúng ta không ?”- Tức khắc một tiếng nói rất ngay thẳng tự trong tâm hồn chúng ta sẽ trả lời là: “Không phải, chính Đức Chúa Ki-tô -Đấng chịu đóng đinh trên thập giá ấy- mới là Đấng đã cứu độ tôi và yêu thương tôi, Ngài đã hy sinh mạng sống vì tôi chứ không phải là ma quỷ.”
Như thế là chúng ta đã “ngộ” ra được chân lý, và lúc đó chúng ta sẽ sống chan hoà với tha nhân hơn, yêu thương họ hơn và phục vụ họ nhiều hơn nữa, vì chính “Đấng đã đến để phục vụ” là Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi yêu thương tôi.
“Hầu tước khỉ” bị chết đói vì lũ khỉ biết được hoa quả trong rừng là do Thiên Chúa tạo dựng chứ không phải là do ông ta trồng, nếu người Ki-tô hữu không “ngộ” ra Thiên Chúa là Cha rất nhân từ thì sao nhỉ, câu trả lời là sẽ bị chết đói đời đời trong hỏa ngục...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nước Sở có một người nuôi khỉ để sống qua ngày, người ta gọi ông ta là “hầu tước khỉ”.
Mỗi buổi sáng ông ta đều sắp xếp dặn dò lũ khỉ ở trong sân, và để cho con khỉ già dắt lũ khỉ đi vào trong núi hái hoa qủa mà ăn theo mùa. Ông ta cũng trưng dụng một phần mười hoa quả trong đó để dùng, nếu có con nào không giao hoa quả thì bị ông ta đánh.
Một hôm, có một con khỉ nhỏ hỏi lũ khỉ:
- “Hoa quả ở trong núi là của hầu tước khỉ trồng phải không ?”
Lũ khỉ trả lời:
- “Không phải, đó chính là trời sinh ra đấy”.
Từ câu hỏi của con khỉ nhỏ mà lũ khỉ đều chợt ngộ ra.
Buổi tối hôm ấy, chúng nó đợi hầu tước khỉ ngủ say bèn phá bỏ chuồng, lồng gỗ và đem tất cả các loại quả đã tích trử đi lên núi, chạy vào trong rừng sâu.
Hầu tước khỉ bị đói mà chết.
(Úc Ly tử)
Suy tư 60:
Chỉ một câu hỏi của con khỉ nhỏ mà cả đàn khỉ ngộ ra được “chân lý” là: hoa quả trên núi không phải do ông chủ trồng, mà là do trời sinh ra.
Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, đương nhiên là những người hạnh phúc hơn “hầu tước khỉ” rất nhiều, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn chưa “ngộ” ra được Thiên Chúa là Đấng yêu thương đã an bài mọi sự cách khôn ngoan cho mỗi người, cho nên chúng ta vẫn cứ cam tâm làm nô lệ cho thế gian, cho tội lỗi, cho tiền tài, cho danh vọng...
Đã biết bao lần chúng ta nghe và thấy rất nhiều điều hơn những người khác –những người chưa có đức tin- về Thiên Chúa, mà chúng ta vẫn không ngộ ra được rằng Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, trong chúng ta, nơi người anh em, nên chúng ta vẫn cứ loay hoay trong ghét ghen, loay hoay trong kiêu ngạo và ích kỷ...
Nếu mỗi người trong chúng ta hồi tâm trong yên lặng và tự hỏi: “Có phải ma quỷ đã cứu linh hồn chúng ta và đã yêu thương chúng ta không ?”- Tức khắc một tiếng nói rất ngay thẳng tự trong tâm hồn chúng ta sẽ trả lời là: “Không phải, chính Đức Chúa Ki-tô -Đấng chịu đóng đinh trên thập giá ấy- mới là Đấng đã cứu độ tôi và yêu thương tôi, Ngài đã hy sinh mạng sống vì tôi chứ không phải là ma quỷ.”
Như thế là chúng ta đã “ngộ” ra được chân lý, và lúc đó chúng ta sẽ sống chan hoà với tha nhân hơn, yêu thương họ hơn và phục vụ họ nhiều hơn nữa, vì chính “Đấng đã đến để phục vụ” là Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi yêu thương tôi.
“Hầu tước khỉ” bị chết đói vì lũ khỉ biết được hoa quả trong rừng là do Thiên Chúa tạo dựng chứ không phải là do ông ta trồng, nếu người Ki-tô hữu không “ngộ” ra Thiên Chúa là Cha rất nhân từ thì sao nhỉ, câu trả lời là sẽ bị chết đói đời đời trong hỏa ngục...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 13/06/2017
32. Nếu chúng ta luôn cầu nguyện thì có thể được tất cả điều thiện và tránh mọi điều ác.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói tại Nga các nhà thờ đang được xây dựng rất nhiều
Đặng Tự Do
22:25 13/06/2017
Trong một bài phát biểu với các đại sứ Mỹ Latinh tại Nga hốm 12 tháng 6, Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nhấn mạnh mối quan hệ liên kết các Kitô hữu Chính thống Nga với các Kitô hữu ở Mỹ Latinh.
Ngài nói:
“Tôi luôn cảm thấy, đặc biệt vào thời điểm này, rằng Nga và Mỹ Latinh có nhiều điểm chung. Thứ nhất là đức tin Kitô sống động và mạnh mẽ. Đó thực sự là niềm tin của hàng triệu người. Kitô Giáo ở Nga và ở châu Mỹ Latinh là một yếu tố quan trọng không chỉ trong đời sống tinh thần mà còn ảnh hưởng đến văn hóa xã hội”
“Cũng như ở Nga, ở châu Mỹ Latinh tôi đã chứng kiến các nhà thờ đông đảo, những gương sáng truyền giáo, ngay cả giữa những người nghèo. Tôi ghi nhận tình cảm dành cho Nga ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến thăm, qua những biểu hiện rất ấm áp, và sự thông cảm đối với chúng tôi”.
Đức Thượng Phụ cũng lấy làm tiếc rằng tại các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi từng đóng vai lãnh đạo thế giới Kitô, tình hình đã trở nên tồi tệ. Các nhà thờ bị đóng cửa, thậm chí bị bán cho các tổ chức thế tục. Tại Nga nhà thờ không bị đóng cửa, nhưng trái lại, đang được xây dựng càng ngày càng nhiều. Cuộc sống tôn giáo đang gia tăng, và đó là một điểm chung giữa Nga và các nước Mỹ Latinh.
Ngài nói:
“Tôi luôn cảm thấy, đặc biệt vào thời điểm này, rằng Nga và Mỹ Latinh có nhiều điểm chung. Thứ nhất là đức tin Kitô sống động và mạnh mẽ. Đó thực sự là niềm tin của hàng triệu người. Kitô Giáo ở Nga và ở châu Mỹ Latinh là một yếu tố quan trọng không chỉ trong đời sống tinh thần mà còn ảnh hưởng đến văn hóa xã hội”
“Cũng như ở Nga, ở châu Mỹ Latinh tôi đã chứng kiến các nhà thờ đông đảo, những gương sáng truyền giáo, ngay cả giữa những người nghèo. Tôi ghi nhận tình cảm dành cho Nga ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến thăm, qua những biểu hiện rất ấm áp, và sự thông cảm đối với chúng tôi”.
Đức Thượng Phụ cũng lấy làm tiếc rằng tại các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi từng đóng vai lãnh đạo thế giới Kitô, tình hình đã trở nên tồi tệ. Các nhà thờ bị đóng cửa, thậm chí bị bán cho các tổ chức thế tục. Tại Nga nhà thờ không bị đóng cửa, nhưng trái lại, đang được xây dựng càng ngày càng nhiều. Cuộc sống tôn giáo đang gia tăng, và đó là một điểm chung giữa Nga và các nước Mỹ Latinh.
Hai giám mục Ái Nhĩ Lan cảnh giác về thái độ thù địch đối với Giáo hội ở quốc gia này.
Đặng Tự Do
22:37 13/06/2017
Ái Nhĩ Lan từng là một quốc gia Công Giáo có lòng đạo sốt sắng đến mức gương mẫu trong thế giới Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều vị trong hàng giáo phẩm nước này âu lo về tình trạng sa sút lòng đạo đức và thậm chí có nhiều người còn tỏ ra thù địch với Giáo Hội.
Đức Hồng Y Leo O'Reilly của Kilmore nói: “Những người ở nước ngoài thường kinh ngạc trước thái độ chống đối Giáo Hội được thể hiện ở đất nước chúng tôi. Đó không phải là sự khủng bố về thể xác, nhưng nó thực sự cũng gần như thế.”
Khi truyền chức cho một linh mục tại giáo phận Ferns, Đức Giám Mục Denis Brennan đã cảnh báo vị tân chức: “Cha sẽ cảm thấy sự tức giận và thù hận mà nhiều người đang có đối với Giáo Hội nói chung, được người ta chĩa về phía cha”
Ngài thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội cảm thấy “rất âu lo về tương lai.”
Đức Hồng Y Leo O'Reilly của Kilmore nói: “Những người ở nước ngoài thường kinh ngạc trước thái độ chống đối Giáo Hội được thể hiện ở đất nước chúng tôi. Đó không phải là sự khủng bố về thể xác, nhưng nó thực sự cũng gần như thế.”
Khi truyền chức cho một linh mục tại giáo phận Ferns, Đức Giám Mục Denis Brennan đã cảnh báo vị tân chức: “Cha sẽ cảm thấy sự tức giận và thù hận mà nhiều người đang có đối với Giáo Hội nói chung, được người ta chĩa về phía cha”
Ngài thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội cảm thấy “rất âu lo về tương lai.”
Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm Công Giáo Mễ Tây Cơ đang gia tăng
Đặng Tự Do
22:51 13/06/2017
"Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng không có biện pháp nào được đưa ra để ngăn chặn điều này", cha Omar Sotelo, giám đốc Trung tâm Multimedia của Công Giáo ở Mễ Tây Cơ nói.
Trong 5 năm qua, 17 linh mục Công Giáo đã bị giết ở Mễ Tây Cơ. Hai vị khác bị mất tích, và hai vị khác nữa đã từng là mục tiêu của những mưu toan bắt cóc.
Có hai linh mục hiện đang nằm nhà thương sau những vết thương nghiêm trọng do những kẻ tấn công gây ra: Cha Juan Antonio Zambrano Garcia, đã bị tấn công tại giáo xứ của ngài ở Tijuana vào tuần trước; và cha José Miguel Machorro, đã bị đâm ngay trên bàn thờ khi ngài kết thúc thánh lễ chiều thứ Hai 15 tháng 5 tại nhà thờ chánh toà thủ đô Mexico.
Trong 5 năm qua, 17 linh mục Công Giáo đã bị giết ở Mễ Tây Cơ. Hai vị khác bị mất tích, và hai vị khác nữa đã từng là mục tiêu của những mưu toan bắt cóc.
Có hai linh mục hiện đang nằm nhà thương sau những vết thương nghiêm trọng do những kẻ tấn công gây ra: Cha Juan Antonio Zambrano Garcia, đã bị tấn công tại giáo xứ của ngài ở Tijuana vào tuần trước; và cha José Miguel Machorro, đã bị đâm ngay trên bàn thờ khi ngài kết thúc thánh lễ chiều thứ Hai 15 tháng 5 tại nhà thờ chánh toà thủ đô Mexico.
Chính quyền Algeria ủi sập nhà thờ Công Giáo để xây đền thờ Hồi Giáo
Đặng Tự Do
22:55 13/06/2017
Nhà chức trách ở Algeria đã phá hủy một nhà thờ Công Giáo ở Sidi Moussa, một thị trấn phía nam thủ đô Algiers, để xây dựng một nhà thờ Hồi giáo và trường Hồi giáo tại địa điểm này.
Các viên chức chính phủ nói rằng nhà thờ đã trở nên không an toàn vì sự suy thoái của cấu trúc. Hiến pháp Algeria đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, nhưng cũng tuyên bố Hồi giáo là tôn giáo chính thức của nhà nước và ngăn cấm mọi hành vi trái với luật Hồi giáo.
Các viên chức chính phủ nói rằng nhà thờ đã trở nên không an toàn vì sự suy thoái của cấu trúc. Hiến pháp Algeria đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, nhưng cũng tuyên bố Hồi giáo là tôn giáo chính thức của nhà nước và ngăn cấm mọi hành vi trái với luật Hồi giáo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dạ tiệc gây quỹ Đại Hội Thánh Mẫu La Vang – Melbourne, Australia
Khắc Thái
03:54 13/06/2017
Giáo xứ Bình Khánh, GP Xuân Lộc khai giảng lớp học Hè 2017
Giuse Nguồn
08:28 13/06/2017
GIÁO XỨ BÌNH KHÁNH KHAI GIẢNG LỚP PHỤ ĐẠO HÈ NĂM 2017
Sáng ngày 12/6/2017 tại sân nhà thờ của giáo xứ Bình Khánh đã sôi nổi diễn ra buổi khai giảng lớp phụ đạo hè (miễn phí) dành cho các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 trong xã (không phân biệt lương giáo). Vì đây là hoạt động thường niên hàng năm của giáo xứ, do đó lớp hè năm nay đã thu hút 256 em học sinh tham gia, gấp 2 lần so với năm trước.
Xem Hình
Do có kinh nghiệm từ những năm trước, lớp hè năm nay tổ chức với quy mô rộng hơn nên thu hút được nhiều học sinh tham gia, với sự giúp đỡ của quí thầy thuộc thành phố Biên hòa, huyện Thống Nhất, và các anh chị sinh viên sư phạm cũng như quí thầy tu sinh cũng là sinh viên của trường đại học sư phạm và các đại học khác có kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
Lớp học kéo dài từ 12/6/2017 đến 24/7/2017, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, nhằm giúp các em rèn chữ đẹp cũng như phụ đạo kiến thức về các bộ môn: Văn, Toán, Lí, Hoá, Tiếng Anh (cấp 2, 3); Luyện chữ đẹp, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh (cấp 1).
Trong không khí phấn khởi rộn ràng, tôi bắt chuyện với cô Nguyễn Thị Na nhà ở ấp 2 xã Bình Lộc được biết cô cho hai cháu nội là Lê Khánh Trà My (lớp 1) và em Mai Thị Mỹ Thương (lớp 5) đến đây để tham gia học. Cô nói: “Mấy năm trước cô nghe hàng xóm nói nhà thờ có mở lớp phụ đạo miễn phí, nên năm nay cô cho cháu tham gia học. Cha mẹ các cháu ở xa, sợ nghỉ hè các cháu sẽ quên hết chữ”.
Chị Huỳnh Thị Xuân Hóa là phụ huynh của em Trịnh Huỳnh Minh Phước (lớp 3) thì cho rằng: “Vì lớp tổ chức ở nhà thờ - môi trường sẽ tốt nên chị cho con đến học”.
Tôi vui mừng gặp lại chị Lê Thị Thu Hương là mẹ của em Lưu Mẫn Nhi (lớp 4), nhà ở ấp 2 xã Bình Lộc chị cho biết con chị đã học ở đây lần này là lần thứ hai: “Có bạn rủ cháu đi học, nhưng cháu chỉ thích học ở đây thôi”. Vừa nói chị vừa nhìn quanh tìm con chị, vì gặp lại các bạn cũ, vui quá, nên quên mất mẹ.
Với gương mặt đầy phấn khởi em Phạm Huỳnh Như (lớp 7) tâm sự: “Em tham gia lớp này đã 2 năm nay, nhờ các kiến thức được trang bị trong hè em thêm phần tự tin khi bước vào một năm học mới”.
Được biết trước đó một ngày là ngày 11/6/2017 cha Phêrô và các anh chị sinh viên tình nguyện đã có buổi gặp gỡ với các em học sinh tham gia lớp phụ đạo hè tại giáo xứ Bầu Cối. Theo lời cha chánh xứ: “Vì giáo xứ Bầu Cối là một giáo xứ có địa bàn rộng (một huyện gồm ba xã là xã Bình lộc, xã Bảo Quang, xã xuân Bắc) các hộ gia đình phần lớn làm nông nghiệp và lao động tự do nên đời sống còn khó khăn, đường xá còn chưa thuận tiện khi thời tiếc xấu. Việc mở lớp phụ đạo hè (cơ sở 2) tại giáo xứ giúp các em phụ đạo kiến thức làm cho cha và mọi người phấn khởi lắm”.
Chia tay giáo xứ Bình Khánh khi các em học sinh đã ngay ngắn vào trong các lớp của mình. Nhìn ánh nắng hè vàng ươm trên những đám cỏ xanh trước sân nhà thờ, tôi thầm cảm ơn cha Phêrô chánh xứ, vì nhờ có những đóng góp và hy sinh của Ngài mà nơi đây có một nhà thờ vững chắc đã mọc lên, và cũng từ nơi đây sẽ ươm mầm kiến thức cho các thiếu nhi trong xã nhà phát triển, để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho mai sau.
Giuse Nguồn
Sáng ngày 12/6/2017 tại sân nhà thờ của giáo xứ Bình Khánh đã sôi nổi diễn ra buổi khai giảng lớp phụ đạo hè (miễn phí) dành cho các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 trong xã (không phân biệt lương giáo). Vì đây là hoạt động thường niên hàng năm của giáo xứ, do đó lớp hè năm nay đã thu hút 256 em học sinh tham gia, gấp 2 lần so với năm trước.
Xem Hình
Do có kinh nghiệm từ những năm trước, lớp hè năm nay tổ chức với quy mô rộng hơn nên thu hút được nhiều học sinh tham gia, với sự giúp đỡ của quí thầy thuộc thành phố Biên hòa, huyện Thống Nhất, và các anh chị sinh viên sư phạm cũng như quí thầy tu sinh cũng là sinh viên của trường đại học sư phạm và các đại học khác có kinh nghiệm trong việc giảng dạy.
Lớp học kéo dài từ 12/6/2017 đến 24/7/2017, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, nhằm giúp các em rèn chữ đẹp cũng như phụ đạo kiến thức về các bộ môn: Văn, Toán, Lí, Hoá, Tiếng Anh (cấp 2, 3); Luyện chữ đẹp, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh (cấp 1).
Trong không khí phấn khởi rộn ràng, tôi bắt chuyện với cô Nguyễn Thị Na nhà ở ấp 2 xã Bình Lộc được biết cô cho hai cháu nội là Lê Khánh Trà My (lớp 1) và em Mai Thị Mỹ Thương (lớp 5) đến đây để tham gia học. Cô nói: “Mấy năm trước cô nghe hàng xóm nói nhà thờ có mở lớp phụ đạo miễn phí, nên năm nay cô cho cháu tham gia học. Cha mẹ các cháu ở xa, sợ nghỉ hè các cháu sẽ quên hết chữ”.
Chị Huỳnh Thị Xuân Hóa là phụ huynh của em Trịnh Huỳnh Minh Phước (lớp 3) thì cho rằng: “Vì lớp tổ chức ở nhà thờ - môi trường sẽ tốt nên chị cho con đến học”.
Tôi vui mừng gặp lại chị Lê Thị Thu Hương là mẹ của em Lưu Mẫn Nhi (lớp 4), nhà ở ấp 2 xã Bình Lộc chị cho biết con chị đã học ở đây lần này là lần thứ hai: “Có bạn rủ cháu đi học, nhưng cháu chỉ thích học ở đây thôi”. Vừa nói chị vừa nhìn quanh tìm con chị, vì gặp lại các bạn cũ, vui quá, nên quên mất mẹ.
Với gương mặt đầy phấn khởi em Phạm Huỳnh Như (lớp 7) tâm sự: “Em tham gia lớp này đã 2 năm nay, nhờ các kiến thức được trang bị trong hè em thêm phần tự tin khi bước vào một năm học mới”.
Được biết trước đó một ngày là ngày 11/6/2017 cha Phêrô và các anh chị sinh viên tình nguyện đã có buổi gặp gỡ với các em học sinh tham gia lớp phụ đạo hè tại giáo xứ Bầu Cối. Theo lời cha chánh xứ: “Vì giáo xứ Bầu Cối là một giáo xứ có địa bàn rộng (một huyện gồm ba xã là xã Bình lộc, xã Bảo Quang, xã xuân Bắc) các hộ gia đình phần lớn làm nông nghiệp và lao động tự do nên đời sống còn khó khăn, đường xá còn chưa thuận tiện khi thời tiếc xấu. Việc mở lớp phụ đạo hè (cơ sở 2) tại giáo xứ giúp các em phụ đạo kiến thức làm cho cha và mọi người phấn khởi lắm”.
Chia tay giáo xứ Bình Khánh khi các em học sinh đã ngay ngắn vào trong các lớp của mình. Nhìn ánh nắng hè vàng ươm trên những đám cỏ xanh trước sân nhà thờ, tôi thầm cảm ơn cha Phêrô chánh xứ, vì nhờ có những đóng góp và hy sinh của Ngài mà nơi đây có một nhà thờ vững chắc đã mọc lên, và cũng từ nơi đây sẽ ươm mầm kiến thức cho các thiếu nhi trong xã nhà phát triển, để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho mai sau.
Giuse Nguồn
Bài Chia Sẻ Đại Lễ Thánh Antôn Padua Tại Linh Địa Trại Gáo, Gp.Vinh
Lm Anthony Trung Thánh
19:27 13/06/2017
Bài Chia Sẻ Đại Lễ Thánh Antôn Padua Tại Linh Địa Trại Gáo, Gp.Vinh
Ngày 13 tháng 06 năm 2017
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Thánh Antôn Pađua. Tên thật của Ngài là Fernando. Ngài sinh năm 1195 tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ của Ngài là ông Martinô và bà Maria rất đạo đức. Tròn 15 tuổi, Ngài gia nhập dòng Thánh Augustinô và chịu chức linh mục ở đây. Tròn 25 tuổi, Ngài đổi sang dòng Thánh Phanxicô. Ngài được sai đi truyền giáo ở Marrốc và ước ao được phúc tử đạo. Sau này, Ngài đi rao giảng khắp miền Tây nước Ý và miền Nam nước Pháp. Ngài qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, lúc mới tròn 36 tuổi. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X phong thánh vào tháng 5 năm 1232. Vào năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.
Xem Hình
Mặc dầu Ngài là người Bồ Đào Nha nhưng lại rất được người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là người dân lương giáo thuộc Giáo phận Vinh chúng ta. Sự hiện diện đông đảo của anh chị em trong thánh lễ hôm nay minh chứng điều đó. Không chỉ vào dịp này mà hằng ngày, nhất là thứ ba hàng tuần người khắp nơi tấp nập đổ về đây.
Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Thánh Antôn lại thu hút mọi người như vậy? Có người cho rằng vì Ngài hay làm phép lạ (Nói đúng hơn, nhờ lời chuyển cầu của Ngài nên Chúa làm nhiều phép lạ). Đúng, nhưng vì sao Ngài lại làm phép lạ? Nội dung kinh Ông Thánh Antôn cho chúng ta biết rằng: “Để thông ơn phúc cho cả và thiên hạ, xưa ở đời này đầy lửa kính mến Chúa, hằng ước ao cho danh cha cả sáng, cùng ái mộ phần rỗi nhân loại, nên đã làm phép lạ cứu giúp muôn vàn người khỏi tai nạn phần hồn phần xác.”
Như vậy, lý do Thánh Antôn hay làm phép lạ đã rõ ràng: thứ nhất, để làm vinh danh Chúa; thứ hai, để cứu giúp con người phần hồn phần xác. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt nơi thánh Antôn mà lời kinh cũng đề cập đến, đó là Ngài không những cứu giúp những việc lớn lao, mà Ngài còn cứu giúp cả những việc nhỏ nhặt hằng ngày. Lời kinh khẳng định: “Hễ ai túng rỗi chạy đến cầu xin Người, bất luận việc lớn bé thế nào, liền được ơn Người cứu giúp.”
Thông thường các thánh hay làm phép lạ khi đã qua đời, còn Thánh Antôn không những làm phép lạ khi đã qua đời mà Ngài còn làm phép lạ ngay cả khi còn sống.
Thời còn nhỏ, dựa trên nền tảng tính hạnh dễ thương, người ta đã thuật lại nhiều chuyện kỳ diệu về thánh nhân, trong đó có hai câu chuyện sau đây: “Một ngày mùa hè, cha Ngài sai Ngài canh giữ ruộng lúa mì khỏi chim phá. Bổng Antôn nhớ lại đã đến giờ đọc kinh tại nhà thờ mà Ngài không bao giờ bỏ. Ngài liền gọi bầy chim sẻ lại và nhốt vào một cái lều lộ thiên, cấm không được bay ra phá lúa. Rồi Ngài an tâm đi nhà thờ. Lúc trở về Ngài thấy bầy chim sẻ vẫn ở trong lều và đồng lúa vẫn an toàn.”
Lần khác, “Antôn đang thinh lặng cầu nguyện ở nhà thờ chìm trong bóng tối, Ngài cảm thấy bị cám dỗ mãnh liệt. Không hề chần chừ, Ngài lấy ngón tay cái vẽ dấu Thánh giá trên bậc bàn thờ, Thánh giá in sâu vào đá hoa. Thấy dấu này, quỷ trốn biệt và cơn cám dỗ tiêu tan.”
Trong thời gian giảng thuyết, Ngài cũng làm rất nhiều phép lạ, chẳng hạn như: Phép lạ cá nghe giảng; ngựa đói chê cỏ để thờ lạy Thánh Thể; uống thuốc độc mà không hề hấn gì, ly vỡ lại lành...
Khi Ngài qua đời, tự nhiên các đoàn trẻ la hét “cha chúng tôi đã qua đời,” mặc dầu họ không biết cái chết của Thánh Antôn. Trong cuốn Assidua, đã thuật lại nhiều phép lạ của thánh Antôn, nhất là ngay khi Ngài mới qua đời, cuốn sách viết: “Chỉ chạm tới mộ Ngài, bệnh nhân liền vui sướng cảm thấy mọi bệnh tật tan biến. Những ai không tới gần mộ được, thì lúc trở về ngang nhà nguyện cũng được chữa lành bệnh. Nơi đó, nhiều người điếc được nghe, mù được thấy, què được nhảy nhót như dê con; cũng nơi đó lưỡi nhiều người câm được mở ra, cất tiếng ca ngợi Chúa. Chi thể tê liệt được hồi phục, đi lại bình thường. Những chứng bệnh như còng lưng, thống phong, sốt rét cũng như tất cả các bệnh khác đều được chữa lành cách lạ lùng. Tóm lại, từ nhiều nơi trên trần gian đến đây, người ta đều xin được như ý mong ước.”
Đặc biệt trong ngày lễ phong thánh, không ai biết chuyện gì đã xảy ra, thế mà dân chúng tuôn ra đường phố vừa ca hát, vừa nhảy múa, chuông trong thị trấn bắt đầu rung vang, dầu không ai động tới, và tất cả mọi người đều hoan hỷ vui sướng như ngày lễ hội. Ít hôm sau, một vài anh em từ Ý tới loan tin chính là hôm đó Antôn được phong thánh.
Tính từ khi thánh nhân qua đời cho tới khi phong thánh có 47 phép lạ được Giáo Hội công nhận. Từ đó tới nay, thánh Antôn vẫn tiếp tục làm phép lạ, và làm rất nhiều phép lạ đây đó trên thế giới. Tại Linh Địa Trại Gáo này chắc chắn cũng đã có rất nhiều phép lạ xảy ra: có người được khỏi bệnh, có người tìm được của cải đã mất, có người đậu đạt trong các kỳ thi, đặc biệt rất nhiều người được ơn ăn năn trở lại qua Bí tích Giao hòa...Điều đó chứng tỏ qua sự bầu cử của Thánh Antôn, lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa chấp nhận. Nhưng cũng có rất nhiều người phàn nàn tại sao xin mãi mà không được chấp nhận ?
Thánh Giacôbê trả lời rằng: “Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”(Gc 4, 2-3). Còn Thánh Augustinô thì cho biết xin không được là do ba điểm sau đây: thứ nhất, là do con người của mình xấu, tức là tâm hồn của mình không tốt, không ngay chính, giống như người biệt phái xin dấu lạ, như kẻ xin Chúa thánh hóa mình nhưng lại không muốn thay đổi những sai lỗi của mình; thứ hai, là do cách cầu nguyện xấu, cách cầu nguyện xấu là cách cầu nguyện thiếu khiêm tốn nên buộc Chúa phải từ chối, giống như thái độ cầu nguyện của người biệt phái trong “Dụ ngôn người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện”(x. Lc 18,9-14); thứ ba, là do xin điều xấu, xin điều xấu nên không được Chúa nhận lời, giống như hai con ông Zêbêdê xin lửa từ trời xuống để thiêu đốt dân khi họ không đón Chúa (x. Lc 9,54). Vì thế, nhiều khi chúng ta cũng phải xem xét nội dung và cách cầu nguyện của chúng ta.
Mặt khác, có khi Thiên Chúa không ban trực tiếp điều chúng ta xin, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta điều khác có khi còn tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, chúng ta xin cho được khỏi bệnh, nhưng Ngài ban cho chúng ta ơn can đảm để chịu đựng bệnh tật. Chúng ta xin tìm được của cải đã mất, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta sức khỏe và làm ăn may mắn hơn. Giống như một em bé xin người mẹ con dao để chơi, thay vì cho con dao, người mẹ đó có thể cho em bé một vật khác an toàn hơn: một quả bóng, một bông hoa. Vì thế, khi chúng ta xin điều nọ điều kia, chúng ta hãy an tâm tin cậy và phó thác cho tình thương và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì, như lời Đức Giêsu đã nói: “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 9, 11-13).
Ngoài ra, khi đến với Thánh Antôn chúng ta không dừng lại ở việc xin ơn, mà chúng ta còn cần phải học theo gương sáng của Ngài. Ngài đã để lại cho chúng ta rất nhiều gương sáng như: khiêm nhường; tinh thần cầu tiến trên đường nhân đức; siêng năng đọc, suy gẫm và truyền đạt Lời Chúa; mến Chúa và yêu người, đặc biệt là yêu người. Trong lời nguyện nhập lễ hôm nay cho chúng ta biết: Ngài không những là nhà giảng thuyết lừng danh mà còn là người cứu giúp những ai nghèo khổ.
Xem Hình
Xin được gợi ý một vài điểm để mọi người chúng ta noi gương Thánh Antôn chu toàn bổn phận yêu người, cứu giúp những ai nghèo khổ. Yêu người không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể, yêu người không chỉ yêu phần xác mà còn yêu cả phần hồn nữa.
Chúng ta có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách thực hiện lời dạy của kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối. Thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; cho khách đỗ nhà; chuộc kẻ làm tôi; chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người; mở dạy kẻ mê muội; yên ủi kẻ âu lo; răn bảo kẻ có tội; tha kẻ dể ta; nhịn kẻ mất lòng ta; cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu chương 25, 31- 46, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết trong ngày phán xét vị Thẩm Phán Tối Cao sẽ dựa vào tiêu chuẩn bác ái, yêu người để thưởng phạt chúng ta: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Rồi Ngài nói với kẻ lành: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy;” Và Ngài nói với kẻ dữ: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40.45).
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách tham gia hoặc hỗ trợ các chương trình Bác ái của Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ và tại các trung tâm khuyết tật. Những năm gần đây, Ban Caritas của Giáo phận đã hoạt động rất tích cực, có nhiều chương trình cụ thể liên quan đến những người hèn mọn như: bảo vệ sự sống cho các thai nhi; thăm khám và phát thuốc miễn phí cho bà con giáo dân cũng như lương dân; phát xe lăn cho những người khuyết tật; xây dựng trung tâm bảo vệ sự sống, góp vốn cho cho người nghèo chăn nuôi; xây dựng các nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…Tôi nhớ không nhầm thì Giáo phận Vinh cũng đã tổ chức lễ hội khuyết tật tại Linh Địa Trại Gáo này tới 4,5 lần rồi. Trong hội nghị tổng kết ban Caritas Giáo phận Vinh năm 2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến có nhắn nhủ các tham dự viên rằng: “Việc làm Caritas của chúng ta không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, giúp đỡ về của cải nhưng ở đây còn là giúp đỡ về mặt tinh thần, về mặt thiêng liêng như là quan tâm, thăm viếng những người ốm đau bênh tật, động viên những người, những gia đình đang gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta giải hòa những người đang có xích mích với anh chị em hàng xóm... Mẹ thánh Têrêxa đã từng nói rằng ‘Bác ái là khi chúng ta trao cho nhau những nụ cười.’”(Nguồn: gpvinh.com)
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách bênh vực cho các nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường, xã hội; đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của Giáo phận Vinh, chúng ta phải bênh vực cho các nạn nhân của môi trường biển. Hơn một năm nay, khi xảy ra thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, Giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại: Khởi đầu là bức thư chung của Bề Trên Giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa; Sau đó, ban Công lý Hòa bình gửi thông cáo yêu cầu chính phủ điều tra nguyên nhân xảy ra thảm họa dưới góc độ khoa học và có những biện pháp khắc phục thiệt hại, nhất là đền bù thỏa đáng cho người dân do hậu qủa của thảm họa môi trường biển gây ra; Giáo phận cũng đã lập ban hỗ trợ các nạn nhân môi trường biển; ngoài ra còn có những việc làm cụ thể như các cuộc viếng thăm của Ban Caritas, của phái đoàn Tòa Giám Mục, của các ân nhân xa gần tới các Giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ; Đặc biệt, gần đây ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển có một chuyến đi vận động quốc tế ở Châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa. Đức Cha Phaolô đã cho báo chí biết đó là “một chuyến đi đau lòng.” Ngài giải thích: “Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền.”
Sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công như hôm nay, một xã hội người giàu cũng nhiều nhưng người thật nghèo, thật bất hạnh không phải là ít, chúng ta cần cầu xin Thánh Antôn làm nhiều phép lạ hơn nữa trên Giáo phận và mỗi người chúng ta. Xin Ngài làm phép lạ để tỏ lòng mong ước của chúng ta, nếu những mong ước đó thực sự có ích cho hồn xác chúng ta và làm vinh danh Chúa. Và đặc biệt xin cho mỗi người chúng ta là những Antôn của thời đại, để đem yêu thương xóa tan bất công, nghèo khó, hầu nhờ đó xã hội này ngày một tốt đẹp hơn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 13 tháng 06 năm 2017
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Thánh Antôn Pađua. Tên thật của Ngài là Fernando. Ngài sinh năm 1195 tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ của Ngài là ông Martinô và bà Maria rất đạo đức. Tròn 15 tuổi, Ngài gia nhập dòng Thánh Augustinô và chịu chức linh mục ở đây. Tròn 25 tuổi, Ngài đổi sang dòng Thánh Phanxicô. Ngài được sai đi truyền giáo ở Marrốc và ước ao được phúc tử đạo. Sau này, Ngài đi rao giảng khắp miền Tây nước Ý và miền Nam nước Pháp. Ngài qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, lúc mới tròn 36 tuổi. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X phong thánh vào tháng 5 năm 1232. Vào năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.
Xem Hình
Mặc dầu Ngài là người Bồ Đào Nha nhưng lại rất được người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là người dân lương giáo thuộc Giáo phận Vinh chúng ta. Sự hiện diện đông đảo của anh chị em trong thánh lễ hôm nay minh chứng điều đó. Không chỉ vào dịp này mà hằng ngày, nhất là thứ ba hàng tuần người khắp nơi tấp nập đổ về đây.
Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Thánh Antôn lại thu hút mọi người như vậy? Có người cho rằng vì Ngài hay làm phép lạ (Nói đúng hơn, nhờ lời chuyển cầu của Ngài nên Chúa làm nhiều phép lạ). Đúng, nhưng vì sao Ngài lại làm phép lạ? Nội dung kinh Ông Thánh Antôn cho chúng ta biết rằng: “Để thông ơn phúc cho cả và thiên hạ, xưa ở đời này đầy lửa kính mến Chúa, hằng ước ao cho danh cha cả sáng, cùng ái mộ phần rỗi nhân loại, nên đã làm phép lạ cứu giúp muôn vàn người khỏi tai nạn phần hồn phần xác.”
Như vậy, lý do Thánh Antôn hay làm phép lạ đã rõ ràng: thứ nhất, để làm vinh danh Chúa; thứ hai, để cứu giúp con người phần hồn phần xác. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt nơi thánh Antôn mà lời kinh cũng đề cập đến, đó là Ngài không những cứu giúp những việc lớn lao, mà Ngài còn cứu giúp cả những việc nhỏ nhặt hằng ngày. Lời kinh khẳng định: “Hễ ai túng rỗi chạy đến cầu xin Người, bất luận việc lớn bé thế nào, liền được ơn Người cứu giúp.”
Thông thường các thánh hay làm phép lạ khi đã qua đời, còn Thánh Antôn không những làm phép lạ khi đã qua đời mà Ngài còn làm phép lạ ngay cả khi còn sống.
Thời còn nhỏ, dựa trên nền tảng tính hạnh dễ thương, người ta đã thuật lại nhiều chuyện kỳ diệu về thánh nhân, trong đó có hai câu chuyện sau đây: “Một ngày mùa hè, cha Ngài sai Ngài canh giữ ruộng lúa mì khỏi chim phá. Bổng Antôn nhớ lại đã đến giờ đọc kinh tại nhà thờ mà Ngài không bao giờ bỏ. Ngài liền gọi bầy chim sẻ lại và nhốt vào một cái lều lộ thiên, cấm không được bay ra phá lúa. Rồi Ngài an tâm đi nhà thờ. Lúc trở về Ngài thấy bầy chim sẻ vẫn ở trong lều và đồng lúa vẫn an toàn.”
Lần khác, “Antôn đang thinh lặng cầu nguyện ở nhà thờ chìm trong bóng tối, Ngài cảm thấy bị cám dỗ mãnh liệt. Không hề chần chừ, Ngài lấy ngón tay cái vẽ dấu Thánh giá trên bậc bàn thờ, Thánh giá in sâu vào đá hoa. Thấy dấu này, quỷ trốn biệt và cơn cám dỗ tiêu tan.”
Trong thời gian giảng thuyết, Ngài cũng làm rất nhiều phép lạ, chẳng hạn như: Phép lạ cá nghe giảng; ngựa đói chê cỏ để thờ lạy Thánh Thể; uống thuốc độc mà không hề hấn gì, ly vỡ lại lành...
Khi Ngài qua đời, tự nhiên các đoàn trẻ la hét “cha chúng tôi đã qua đời,” mặc dầu họ không biết cái chết của Thánh Antôn. Trong cuốn Assidua, đã thuật lại nhiều phép lạ của thánh Antôn, nhất là ngay khi Ngài mới qua đời, cuốn sách viết: “Chỉ chạm tới mộ Ngài, bệnh nhân liền vui sướng cảm thấy mọi bệnh tật tan biến. Những ai không tới gần mộ được, thì lúc trở về ngang nhà nguyện cũng được chữa lành bệnh. Nơi đó, nhiều người điếc được nghe, mù được thấy, què được nhảy nhót như dê con; cũng nơi đó lưỡi nhiều người câm được mở ra, cất tiếng ca ngợi Chúa. Chi thể tê liệt được hồi phục, đi lại bình thường. Những chứng bệnh như còng lưng, thống phong, sốt rét cũng như tất cả các bệnh khác đều được chữa lành cách lạ lùng. Tóm lại, từ nhiều nơi trên trần gian đến đây, người ta đều xin được như ý mong ước.”
Đặc biệt trong ngày lễ phong thánh, không ai biết chuyện gì đã xảy ra, thế mà dân chúng tuôn ra đường phố vừa ca hát, vừa nhảy múa, chuông trong thị trấn bắt đầu rung vang, dầu không ai động tới, và tất cả mọi người đều hoan hỷ vui sướng như ngày lễ hội. Ít hôm sau, một vài anh em từ Ý tới loan tin chính là hôm đó Antôn được phong thánh.
Tính từ khi thánh nhân qua đời cho tới khi phong thánh có 47 phép lạ được Giáo Hội công nhận. Từ đó tới nay, thánh Antôn vẫn tiếp tục làm phép lạ, và làm rất nhiều phép lạ đây đó trên thế giới. Tại Linh Địa Trại Gáo này chắc chắn cũng đã có rất nhiều phép lạ xảy ra: có người được khỏi bệnh, có người tìm được của cải đã mất, có người đậu đạt trong các kỳ thi, đặc biệt rất nhiều người được ơn ăn năn trở lại qua Bí tích Giao hòa...Điều đó chứng tỏ qua sự bầu cử của Thánh Antôn, lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa chấp nhận. Nhưng cũng có rất nhiều người phàn nàn tại sao xin mãi mà không được chấp nhận ?
Thánh Giacôbê trả lời rằng: “Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”(Gc 4, 2-3). Còn Thánh Augustinô thì cho biết xin không được là do ba điểm sau đây: thứ nhất, là do con người của mình xấu, tức là tâm hồn của mình không tốt, không ngay chính, giống như người biệt phái xin dấu lạ, như kẻ xin Chúa thánh hóa mình nhưng lại không muốn thay đổi những sai lỗi của mình; thứ hai, là do cách cầu nguyện xấu, cách cầu nguyện xấu là cách cầu nguyện thiếu khiêm tốn nên buộc Chúa phải từ chối, giống như thái độ cầu nguyện của người biệt phái trong “Dụ ngôn người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện”(x. Lc 18,9-14); thứ ba, là do xin điều xấu, xin điều xấu nên không được Chúa nhận lời, giống như hai con ông Zêbêdê xin lửa từ trời xuống để thiêu đốt dân khi họ không đón Chúa (x. Lc 9,54). Vì thế, nhiều khi chúng ta cũng phải xem xét nội dung và cách cầu nguyện của chúng ta.
Mặt khác, có khi Thiên Chúa không ban trực tiếp điều chúng ta xin, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta điều khác có khi còn tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, chúng ta xin cho được khỏi bệnh, nhưng Ngài ban cho chúng ta ơn can đảm để chịu đựng bệnh tật. Chúng ta xin tìm được của cải đã mất, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta sức khỏe và làm ăn may mắn hơn. Giống như một em bé xin người mẹ con dao để chơi, thay vì cho con dao, người mẹ đó có thể cho em bé một vật khác an toàn hơn: một quả bóng, một bông hoa. Vì thế, khi chúng ta xin điều nọ điều kia, chúng ta hãy an tâm tin cậy và phó thác cho tình thương và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì, như lời Đức Giêsu đã nói: “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 9, 11-13).
Ngoài ra, khi đến với Thánh Antôn chúng ta không dừng lại ở việc xin ơn, mà chúng ta còn cần phải học theo gương sáng của Ngài. Ngài đã để lại cho chúng ta rất nhiều gương sáng như: khiêm nhường; tinh thần cầu tiến trên đường nhân đức; siêng năng đọc, suy gẫm và truyền đạt Lời Chúa; mến Chúa và yêu người, đặc biệt là yêu người. Trong lời nguyện nhập lễ hôm nay cho chúng ta biết: Ngài không những là nhà giảng thuyết lừng danh mà còn là người cứu giúp những ai nghèo khổ.
Xem Hình
Xin được gợi ý một vài điểm để mọi người chúng ta noi gương Thánh Antôn chu toàn bổn phận yêu người, cứu giúp những ai nghèo khổ. Yêu người không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể, yêu người không chỉ yêu phần xác mà còn yêu cả phần hồn nữa.
Chúng ta có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách thực hiện lời dạy của kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối. Thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; cho khách đỗ nhà; chuộc kẻ làm tôi; chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người; mở dạy kẻ mê muội; yên ủi kẻ âu lo; răn bảo kẻ có tội; tha kẻ dể ta; nhịn kẻ mất lòng ta; cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu chương 25, 31- 46, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết trong ngày phán xét vị Thẩm Phán Tối Cao sẽ dựa vào tiêu chuẩn bác ái, yêu người để thưởng phạt chúng ta: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Rồi Ngài nói với kẻ lành: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy;” Và Ngài nói với kẻ dữ: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40.45).
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách tham gia hoặc hỗ trợ các chương trình Bác ái của Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ và tại các trung tâm khuyết tật. Những năm gần đây, Ban Caritas của Giáo phận đã hoạt động rất tích cực, có nhiều chương trình cụ thể liên quan đến những người hèn mọn như: bảo vệ sự sống cho các thai nhi; thăm khám và phát thuốc miễn phí cho bà con giáo dân cũng như lương dân; phát xe lăn cho những người khuyết tật; xây dựng trung tâm bảo vệ sự sống, góp vốn cho cho người nghèo chăn nuôi; xây dựng các nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…Tôi nhớ không nhầm thì Giáo phận Vinh cũng đã tổ chức lễ hội khuyết tật tại Linh Địa Trại Gáo này tới 4,5 lần rồi. Trong hội nghị tổng kết ban Caritas Giáo phận Vinh năm 2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến có nhắn nhủ các tham dự viên rằng: “Việc làm Caritas của chúng ta không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, giúp đỡ về của cải nhưng ở đây còn là giúp đỡ về mặt tinh thần, về mặt thiêng liêng như là quan tâm, thăm viếng những người ốm đau bênh tật, động viên những người, những gia đình đang gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta giải hòa những người đang có xích mích với anh chị em hàng xóm... Mẹ thánh Têrêxa đã từng nói rằng ‘Bác ái là khi chúng ta trao cho nhau những nụ cười.’”(Nguồn: gpvinh.com)
Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách bênh vực cho các nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường, xã hội; đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của Giáo phận Vinh, chúng ta phải bênh vực cho các nạn nhân của môi trường biển. Hơn một năm nay, khi xảy ra thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, Giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại: Khởi đầu là bức thư chung của Bề Trên Giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa; Sau đó, ban Công lý Hòa bình gửi thông cáo yêu cầu chính phủ điều tra nguyên nhân xảy ra thảm họa dưới góc độ khoa học và có những biện pháp khắc phục thiệt hại, nhất là đền bù thỏa đáng cho người dân do hậu qủa của thảm họa môi trường biển gây ra; Giáo phận cũng đã lập ban hỗ trợ các nạn nhân môi trường biển; ngoài ra còn có những việc làm cụ thể như các cuộc viếng thăm của Ban Caritas, của phái đoàn Tòa Giám Mục, của các ân nhân xa gần tới các Giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ; Đặc biệt, gần đây ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển có một chuyến đi vận động quốc tế ở Châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa. Đức Cha Phaolô đã cho báo chí biết đó là “một chuyến đi đau lòng.” Ngài giải thích: “Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền.”
Sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công như hôm nay, một xã hội người giàu cũng nhiều nhưng người thật nghèo, thật bất hạnh không phải là ít, chúng ta cần cầu xin Thánh Antôn làm nhiều phép lạ hơn nữa trên Giáo phận và mỗi người chúng ta. Xin Ngài làm phép lạ để tỏ lòng mong ước của chúng ta, nếu những mong ước đó thực sự có ích cho hồn xác chúng ta và làm vinh danh Chúa. Và đặc biệt xin cho mỗi người chúng ta là những Antôn của thời đại, để đem yêu thương xóa tan bất công, nghèo khó, hầu nhờ đó xã hội này ngày một tốt đẹp hơn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tuyên bó của các LM Giáo Phận Vinh về tình hình tại giáo xứ Song Ngọc
Lm GP Vinh
19:17 13/06/2017
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Sự thay thế Thánh thi trong Các Giờ Kinh Phụng vụ là được phép, nhưng phần lời cầu không được bỏ qua.
Nguyễn Trọng Đa
10:23 13/06/2017
Giải đáp phụng vụ: Sự thay thế Thánh thi trong Các Giờ Kinh Phụng vụ là được phép, nhưng phần lời cầu không được bỏ qua.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Chúng ta có thể thay thế thánh thi giờ Kinh Sáng bằng bài thánh ca khác chưa được chuẩn thuận không? Có được phép bỏ qua phần lời cầu cách tự tiện, hoặc do thiếu thời giờ trong giờ Kinh Sáng không? Có hướng dẫn nào cho thay thế các thánh vịnh bằng các thánh thi hay thánh ca không liên quan không? - P. F., Mumbai, Ấn Độ.
Hỏi 2: Con luôn hiểu rằng "Vinh tụng ca, Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, Glory Be to the Father" cần được đọc cuối mỗi bài thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng vụ. Liệu hiện nay có được phép, khi bài thánh vịnh được chia thành ba phần, như trong giờ Kinh Trưa, để bỏ qua “Vinh tụng ca” không, thưa cha? - L. B., Turin, Ý.
Đáp: Vì cả hai bộ câu hỏi đều liên quan đến Các Giờ Kinh Phụng Vụ , tôi sẽ trả lời chúng chung với nhau.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, tiền đề phải là rõ ràng. Các Giờ Kinh Phụng vụ là lời cầu nguyện của Chúa Kitô và Hội Thánh của Người, chứ không phải là sự cầu nguyện riêng tư của bất kỳ nhóm hay cá nhân nào. Do đó, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ khẳng định:
"20. Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như các việc phụng vụ khác, không phải là một hoạt động riêng tư, nhưng có liên hệ đến Nhiệm Thể Hội Thánh, biểu lộ Nhiệm Thể đó và có ảnh hưởng đến toàn thể Hội Thánh. Việc cử hành đó sẽ biểu lộ được “những nét đặc thù của Hội Thánh” một cách rõ rệt nhất - và đó chính là điều phải hết sức cổ võ - là khi có cả giám mục lẫn linh mục đoàn của một Giáo phận - trong đó Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thật sự - cùng nhau cử hành. Cả khi không có giám mục, mà chỉ có kinh sĩ hội hay linh mục đoàn, thì cũng phải liệu sao cho việc cử hành đó phù hợp với giờ thực sự trong ngày, và mỗi khi có thể được, có cả giáo dân tham dự. Các cộng đoàn kinh sĩ các nhà thờ lớn cũng có thể làm như vậy.
"21. Các cộng đoàn giáo dân khác, đặc biệt là các giáo xứ, tức những tiểu tổ của giáo phận được thiết lập tại địa phương, dưới quyền một mục tử thay mặt giám mục, những cộng đoàn đó “một phần nào đại diện cho Hội Thánh hữu hình rải rác trên khắp hoàn cầu”, nếu có thể được, nên đọc chung những giờ kinh chính trong nhà thờ.
"22. Vậy, khi giáo dân được triệu tập và họp nhau lại, hợp lòng chung tiếng để cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, thì họ tỏ cho thiên hạ thấy Hội Thánh đang cử hành mầu nhiệm Đức Kitô” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Do đó, tính cách phụng vụ của kinh nhật tụng nghĩa là nó không thể được thay đổi theo ý thích, nhưng phải tuân thủ một cách trung thực. Tuy nhiên, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ cho phép một mức độ thích đáng về nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc tổng thể của nghi thức.
Như vậy, về các thánh thi, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói rằng:
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bỉnh dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ" (Bản dịch, như trên).
Do đó, tất cả các thánh thi được sử dụng trong Kinh nhật tụng phải được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận vì mục đích này. Tôi nghĩ rằng Kinh nhật tụng cho phép sự linh hoạt đủ, để sử dụng một bài thánh thi phù hợp, được một Hội Đồng Giám Mục chấp thuận trong một vùng lãnh thổ khác. Thí dụ, các phiên bản khác nhau của các sách Nhật tụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cung cấp các lựa chọn khác nhau của thánh thi. Sách Nhật tụng tiếng Anh cũng thêm phụ lục của thi ca tôn giáo. Tôi xin nói rằng bất kỳ bài thánh thi nào được phê chuẩn cũng có thể thay thế bài thánh thi được quy định, "miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ”.
Về các lời cầu, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói:
"179. Đã hẳn, trong Các Giờ Kinh Phụng vụ, chúng ta dâng lên Chúa những lời ca tụng. Nhưng truyền thống Do Thái cũng như Kitô giáo không tách biệt lời nguyện xin với lời ca tụng, và thường khi còn nhân việc ca tụng mà xin ơn. Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ ta: “Khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, cảm tạ cho hết mọi người: cho vua chúa quan quyền, để chúng ta được sống bình an, đạo đức và xứng đáng. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Người muốn cho ai nấy đều được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2: 1-4). Các Giáo Phụ đã giải thích lời nhắn nhủ này theo nghĩa là sáng, chiều phải đọc kinh chuyển cầu cho mọi ngưởi.
"180. Trong Thánh Lễ, theo Nghi thức Rôma, đã tái lập những lời nguyện cho mọi người, thì trong Kinh Chiều cũng thế, nhưng dưới một hình thức khác như sẽ nói dưới đây.
"181. Đàng khác theo truyền thống cầu nguyện, thì buổi sáng, vẫn quen dâng trọn ngày cho Chúa, nên bây giờ lúc đọc Kinh Sáng, chúng ta cũng dâng những lời cầu để phú dâng hoặc thánh hiến trọn ngày cho Người.
"182. Những lời chuyển cầu trong giờ Kinh Chiều cũng như nhửng lời cầu xin trong giờ Kinh Sáng để dâng ngày cho Chúa, đều gọi chung là những lời cầu.
"183. Để thay đổi và nhất là để bày tỏ rõ hơn các nhu cầu của Hội Thánh cũng như của loài người, tùy hoàn cảnh, tùy thời, tùy nơi, tùy người, tùy bậc thì mỗi ngày đều có những công thức cầu nguyện khác nhau, cho phù hợp với các mùa trong năm phụng vụ và một số các lễ trọng.
"184. Ngoài ra, Hội Đồng Giám Mục có quyền thay đổi các công thức đề nghị trong sách Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như chấp nhận các công thức mới, nhưng phải giữ các luật (sau đây)...
"188. Cũng được thêm các ý cầu nguyện riêng trong giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều.
"193. Vì thế, có thể áp dụng nhiều cách: hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc cả hai phần, rồi cộng đoàn đáp lại bằng một câu như nhau từ đầu chí cuối; hoặc giữ im lặng trong giây lát sau mỗi ý nguyện; hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc phần thứ nhất thôi, rồi cộng đoàn đọc phần thứ hai” (Bản dịch, như trên).
Như vậy, một lần nữa có sự linh hoạt đối với nhu cầu của địa phương, nhưng không đề cập đến bất cứ khả năng nào cho việc bỏ qua các lời cầu, vốn tạo thành một phần không tách rời của giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều. Vào các ngày trong tuần, nếu giờ Kinh Sáng được kết hợp với Thánh Lễ, các lời cầu có thể thay thế cho lời nguyện của tín hữu. Nhưng điều này không được phép vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.
Câu hỏi thứ ba đề cập đến thánh vịnh. Một lần nữa ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ minh hoạ tầm quan trọng của chúng trong một chương về thánh vịnh, và mối liên hệ của chúng với kinh nguyện Kitô giáo:
"100. Trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Hội Thánh dùng một phần lớn các bài ca tuyệt diệu của Cựu Ước mà cầu nguyện. Những bài ca này đã do các tác giả được Chúa Thánh Thần linh hứng sáng tác ra. Thật vậy, chính nhờ phát sinh từ nguồn gốc thần linh này, mà các bài thơ ấy có sức nâng tâm hồn con người lên cùng Thiên Chúa, khơi động nơi họ những tâm tình đạo đức thánh thiện, và đặc biệt giúp họ biết tạ ơn, khi gặp điều may mắn, cũng như đem lại cho họ niềm an ủi và sức mạnh tinh thần khi gặp điều rủi ro.
"101. Nhưng, thánh vịnh mới chỉ phác họa thời kỳ viên mãn được thể hiện nơi Chúa Kitô, thời kỳ mà Hội Thánh cầu nguyện một cách thật mãnh liệt hữu hiệu. Vậy, chẳng nên lấy làm lạ, nếu người Kitô hữu tuy hết lòng quý chuộng các thánh vịnh, nhưng đôi khi cũng gặp các khó khăn, khi muốn dùng những bài thơ quý hóa này làm lời kinh dâng lên Thiên Chúa.
"102. Nhưng, Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng cho các tác giả thánh vịnh soạn ra những bài thơ đó, lúc nào cũng ban ơn hộ giúp cho các tín hữu biết lấy thiện chí mà hát hay đọc những bài thơ này. Vả lại, mỗi người tùy theo sức mình cần phải “tìm hiểu Kinh Thánh kỹ hơn, nhất là các thánh vịnh”, và học cho biết cách cầu nguyện nên, khi đọc những bài đó.
"107. Nếu theo sát ý nghĩa của thánh vịnh, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của chúng, đối với đời sống của tín hữu, xét về phương diện con ngưởi. Quả vậy, mỗi thánh vịnh đã được soạn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt. Các tiêu đề của mỗi thánh vịnh bản Hipri nhằm gợi lại cho ta những hoàn cảnh đó. Ngoài nguồn gốc lịch sử ra, mỗi thánh vịnh còn có một nghĩa đen mà ngay cả thời bây giở, chúng ta vẫn không được phép coi thường. Và dù những bài thơ này đã được sáng tác ở Đông Phương từ bao thế kỷ nay, chúng vẫn diễn tả được những nỗi đau khổ, niềm hy vọng, cảnh khốn cùng và lòng trông cậy của con người ở mọi thời và mọi nơi, và nhất là ca ngợi niềm tin tưởng vào Chúa cũng như ơn mặc khải và công trình cứu chuộc loài người.
"108. Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa. Nếu nhớ như vậy, thì các khó khăn sẽ tan biến, khi thấy rằng những tâm tình sâu xa thầm kín của ta, lúc đọc thánh vịnh không trùng hợp với những tâm tình diễn tả trong thánh vịnh; thí dụ, đang âu sầu, ảo não, lại gặp một thánh vịnh vui tươi, đang phấn khởi, lại gặp một thánh vịnh âu sầu. Khi đọc riêng một mình thì dễ tránh những điều bất tiện này, vì được tự do chọn thánh vịnh thích hợp với tâm tình riêng. Nhưng khi đọc kinh nhật tụng, ta không đọc nhân danh cá nhân, nhưng nhân danh Hội Thánh, dù khi đọc một giờ kinh nào đó, chỉ có một mình thôi. Nếu đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh, lúc nào ta cũng có thể tìm được lý do để vui hay buồn, vì trong vấn đề này, lời của thánh Tông đồ vẫn còn hiệu lực: “Vui với người vui, khóc với kẻ khóc” (Rm 12: 15). Như vậy, con người, vốn yếu hèn vì lòng vị kỷ, được đức bác ái chữa lành khi tâm tình bên trong hòa hợp với lời kinh tiếng hát.
"109. Đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh thì phải theo sát đầy đủ các ý nghĩa (sensus plenus) của thánh vịnh, nhất là phải hiểu rằng các thánh vịnh đó đặc biệt nói về Đức Giêsu, là Đấng Mêsia. Chính vì thế mà Hội Thánh đã chấp nhận cuốn thánh vịnh. Ý nghĩa này thật rõ ràng đầy đủ trong Tân Ước vì chính Chúa Kitô đã nói với các tông đồ: "Tất cả những gì sách luật Môsê, các sách ngôn sứ và các thánh vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm" (Lc 24:44). Về điểm này, thí dụ điển hình nhất là cuộc đối thoại trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu nói về Đấng Mêsia: vừa là con vừa là Chúa của vua Đavít. Trong đoạn Tin Mừng này, thánh vịnh 109 được hiểu về Đấng Mêsia. Trong sách Công Vụ Tông Đồ và các thánh thư còn nhiều thí dụ giống như thế.
"Theo đường lối đó, các thánh Giáo Phụ đã đón nhận và giải thích toàn bộ thánh vịnh như lời sấm về Chúa Kitô và Hội Thánh. Cũng vì thế, Hội Thánh đã chọn thánh vịnh để dùng trong phụng vụ. Dù đôi khi, có một vài lối giải thích gò ép, nhưng nói chung, các Giáo phụ cũng như phụng vụ đã hiểu một cách chí lý rằng trong các thánh vịnh, chính Chúa Kitô kêu cầu cùng Chúa Cha, và Chúa Cha đáp lại lời Người. Thậm chí các ngài lại còn nhìn nhận đó là tiếng của Hội Thánh, của các tông đồ hay các thánh tử đạo. Phương pháp giải thích này vẫn còn thịnh hành ở thời Trung cổ. Quả vậy, vào thời ấy, trong nhiều bộ thánh vịnh chép tay, đầu mỗi thánh vịnh đều nêu ý nghĩa quy về Chúa Kitô. Lời giải thích quy về Chúa Kitô không những chỉ áp dụng trong các thánh vịnh được coi là đặc biệt nói về Đấng Mêsia, mà còn bao hàm nhiều thánh vịnh khác, tuy có người cho đó chỉ là những lời giải thích có tính cách gượng ép, nhưng vẫn được Hội Thánh xưa nay khuyến khích.
“Nhất là trong các ngày lễ kính, nhiều thánh vịnh đã được chọn, vì chúng có ý nghĩa xa gần quy về Chúa Kitô, nên thường lấy các câu đáp ca ngay trong những thánh vịnh đó” (Bản dịch, như trên).
Vì "Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa”, thì các thánh vịnh và các thánh ca Kinh Thánh không thể được thay thế bằng bất kỳ bản văn nào hay thánh ca nào khác.
Cuối cùng, về câu hỏi kỹ thuật thứ hai liên quan đến "Vinh tụng ca", ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ giải thích:
"124. Thánh vịnh nào quá dài, thường chia làm nhiều đọan, như có ghi sẵn. Việc phân chia đó cho thấy rõ mỗi giờ kinh đều gồm ba thánh vịnh hoặc ba đoạn thánh vịnh, nhưng ý nghĩa của mỗi thánh vịnh vẫn không thay đổi. Nên giữ cách phân chia đó, nhất là khi cử hành chung bằng tiếng Latinh, và thêm ‘Vinh tụng ca’ vào cuối mỗi đoạn. Nhưng, được phép đọc theo lối cổ truyền hay ngừng lại đôi chút giữa các phần trong cùng một thánh vịnh, hoặc đọc cả thánh vịnh cùng với điệp ca luôn một lúc tử đầu đến cuối.
"125. Ngoài ra, tùy thể văn, có thể chia thánh vịnh thành nhiều triệt, để sau mỗi triệt có thể lặp lại điệp ca, nhất lả khi hát bằng tiếng bản xứ. Trong trường hợp này, chỉ cần đọc ‘Vinh tụng ca’ ở cuối thánh vịnh” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 13-6-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Chúng ta có thể thay thế thánh thi giờ Kinh Sáng bằng bài thánh ca khác chưa được chuẩn thuận không? Có được phép bỏ qua phần lời cầu cách tự tiện, hoặc do thiếu thời giờ trong giờ Kinh Sáng không? Có hướng dẫn nào cho thay thế các thánh vịnh bằng các thánh thi hay thánh ca không liên quan không? - P. F., Mumbai, Ấn Độ.
Hỏi 2: Con luôn hiểu rằng "Vinh tụng ca, Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, Glory Be to the Father" cần được đọc cuối mỗi bài thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng vụ. Liệu hiện nay có được phép, khi bài thánh vịnh được chia thành ba phần, như trong giờ Kinh Trưa, để bỏ qua “Vinh tụng ca” không, thưa cha? - L. B., Turin, Ý.
Đáp: Vì cả hai bộ câu hỏi đều liên quan đến Các Giờ Kinh Phụng Vụ , tôi sẽ trả lời chúng chung với nhau.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, tiền đề phải là rõ ràng. Các Giờ Kinh Phụng vụ là lời cầu nguyện của Chúa Kitô và Hội Thánh của Người, chứ không phải là sự cầu nguyện riêng tư của bất kỳ nhóm hay cá nhân nào. Do đó, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ khẳng định:
"20. Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như các việc phụng vụ khác, không phải là một hoạt động riêng tư, nhưng có liên hệ đến Nhiệm Thể Hội Thánh, biểu lộ Nhiệm Thể đó và có ảnh hưởng đến toàn thể Hội Thánh. Việc cử hành đó sẽ biểu lộ được “những nét đặc thù của Hội Thánh” một cách rõ rệt nhất - và đó chính là điều phải hết sức cổ võ - là khi có cả giám mục lẫn linh mục đoàn của một Giáo phận - trong đó Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thật sự - cùng nhau cử hành. Cả khi không có giám mục, mà chỉ có kinh sĩ hội hay linh mục đoàn, thì cũng phải liệu sao cho việc cử hành đó phù hợp với giờ thực sự trong ngày, và mỗi khi có thể được, có cả giáo dân tham dự. Các cộng đoàn kinh sĩ các nhà thờ lớn cũng có thể làm như vậy.
"21. Các cộng đoàn giáo dân khác, đặc biệt là các giáo xứ, tức những tiểu tổ của giáo phận được thiết lập tại địa phương, dưới quyền một mục tử thay mặt giám mục, những cộng đoàn đó “một phần nào đại diện cho Hội Thánh hữu hình rải rác trên khắp hoàn cầu”, nếu có thể được, nên đọc chung những giờ kinh chính trong nhà thờ.
"22. Vậy, khi giáo dân được triệu tập và họp nhau lại, hợp lòng chung tiếng để cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, thì họ tỏ cho thiên hạ thấy Hội Thánh đang cử hành mầu nhiệm Đức Kitô” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Do đó, tính cách phụng vụ của kinh nhật tụng nghĩa là nó không thể được thay đổi theo ý thích, nhưng phải tuân thủ một cách trung thực. Tuy nhiên, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ cho phép một mức độ thích đáng về nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc tổng thể của nghi thức.
Như vậy, về các thánh thi, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói rằng:
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bỉnh dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ" (Bản dịch, như trên).
Do đó, tất cả các thánh thi được sử dụng trong Kinh nhật tụng phải được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận vì mục đích này. Tôi nghĩ rằng Kinh nhật tụng cho phép sự linh hoạt đủ, để sử dụng một bài thánh thi phù hợp, được một Hội Đồng Giám Mục chấp thuận trong một vùng lãnh thổ khác. Thí dụ, các phiên bản khác nhau của các sách Nhật tụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cung cấp các lựa chọn khác nhau của thánh thi. Sách Nhật tụng tiếng Anh cũng thêm phụ lục của thi ca tôn giáo. Tôi xin nói rằng bất kỳ bài thánh thi nào được phê chuẩn cũng có thể thay thế bài thánh thi được quy định, "miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ”.
Về các lời cầu, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói:
"179. Đã hẳn, trong Các Giờ Kinh Phụng vụ, chúng ta dâng lên Chúa những lời ca tụng. Nhưng truyền thống Do Thái cũng như Kitô giáo không tách biệt lời nguyện xin với lời ca tụng, và thường khi còn nhân việc ca tụng mà xin ơn. Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ ta: “Khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, cảm tạ cho hết mọi người: cho vua chúa quan quyền, để chúng ta được sống bình an, đạo đức và xứng đáng. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Người muốn cho ai nấy đều được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2: 1-4). Các Giáo Phụ đã giải thích lời nhắn nhủ này theo nghĩa là sáng, chiều phải đọc kinh chuyển cầu cho mọi ngưởi.
"180. Trong Thánh Lễ, theo Nghi thức Rôma, đã tái lập những lời nguyện cho mọi người, thì trong Kinh Chiều cũng thế, nhưng dưới một hình thức khác như sẽ nói dưới đây.
"181. Đàng khác theo truyền thống cầu nguyện, thì buổi sáng, vẫn quen dâng trọn ngày cho Chúa, nên bây giờ lúc đọc Kinh Sáng, chúng ta cũng dâng những lời cầu để phú dâng hoặc thánh hiến trọn ngày cho Người.
"182. Những lời chuyển cầu trong giờ Kinh Chiều cũng như nhửng lời cầu xin trong giờ Kinh Sáng để dâng ngày cho Chúa, đều gọi chung là những lời cầu.
"183. Để thay đổi và nhất là để bày tỏ rõ hơn các nhu cầu của Hội Thánh cũng như của loài người, tùy hoàn cảnh, tùy thời, tùy nơi, tùy người, tùy bậc thì mỗi ngày đều có những công thức cầu nguyện khác nhau, cho phù hợp với các mùa trong năm phụng vụ và một số các lễ trọng.
"184. Ngoài ra, Hội Đồng Giám Mục có quyền thay đổi các công thức đề nghị trong sách Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như chấp nhận các công thức mới, nhưng phải giữ các luật (sau đây)...
"188. Cũng được thêm các ý cầu nguyện riêng trong giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều.
"193. Vì thế, có thể áp dụng nhiều cách: hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc cả hai phần, rồi cộng đoàn đáp lại bằng một câu như nhau từ đầu chí cuối; hoặc giữ im lặng trong giây lát sau mỗi ý nguyện; hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc phần thứ nhất thôi, rồi cộng đoàn đọc phần thứ hai” (Bản dịch, như trên).
Như vậy, một lần nữa có sự linh hoạt đối với nhu cầu của địa phương, nhưng không đề cập đến bất cứ khả năng nào cho việc bỏ qua các lời cầu, vốn tạo thành một phần không tách rời của giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều. Vào các ngày trong tuần, nếu giờ Kinh Sáng được kết hợp với Thánh Lễ, các lời cầu có thể thay thế cho lời nguyện của tín hữu. Nhưng điều này không được phép vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.
Câu hỏi thứ ba đề cập đến thánh vịnh. Một lần nữa ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ minh hoạ tầm quan trọng của chúng trong một chương về thánh vịnh, và mối liên hệ của chúng với kinh nguyện Kitô giáo:
"100. Trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Hội Thánh dùng một phần lớn các bài ca tuyệt diệu của Cựu Ước mà cầu nguyện. Những bài ca này đã do các tác giả được Chúa Thánh Thần linh hứng sáng tác ra. Thật vậy, chính nhờ phát sinh từ nguồn gốc thần linh này, mà các bài thơ ấy có sức nâng tâm hồn con người lên cùng Thiên Chúa, khơi động nơi họ những tâm tình đạo đức thánh thiện, và đặc biệt giúp họ biết tạ ơn, khi gặp điều may mắn, cũng như đem lại cho họ niềm an ủi và sức mạnh tinh thần khi gặp điều rủi ro.
"101. Nhưng, thánh vịnh mới chỉ phác họa thời kỳ viên mãn được thể hiện nơi Chúa Kitô, thời kỳ mà Hội Thánh cầu nguyện một cách thật mãnh liệt hữu hiệu. Vậy, chẳng nên lấy làm lạ, nếu người Kitô hữu tuy hết lòng quý chuộng các thánh vịnh, nhưng đôi khi cũng gặp các khó khăn, khi muốn dùng những bài thơ quý hóa này làm lời kinh dâng lên Thiên Chúa.
"102. Nhưng, Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng cho các tác giả thánh vịnh soạn ra những bài thơ đó, lúc nào cũng ban ơn hộ giúp cho các tín hữu biết lấy thiện chí mà hát hay đọc những bài thơ này. Vả lại, mỗi người tùy theo sức mình cần phải “tìm hiểu Kinh Thánh kỹ hơn, nhất là các thánh vịnh”, và học cho biết cách cầu nguyện nên, khi đọc những bài đó.
"107. Nếu theo sát ý nghĩa của thánh vịnh, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của chúng, đối với đời sống của tín hữu, xét về phương diện con ngưởi. Quả vậy, mỗi thánh vịnh đã được soạn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt. Các tiêu đề của mỗi thánh vịnh bản Hipri nhằm gợi lại cho ta những hoàn cảnh đó. Ngoài nguồn gốc lịch sử ra, mỗi thánh vịnh còn có một nghĩa đen mà ngay cả thời bây giở, chúng ta vẫn không được phép coi thường. Và dù những bài thơ này đã được sáng tác ở Đông Phương từ bao thế kỷ nay, chúng vẫn diễn tả được những nỗi đau khổ, niềm hy vọng, cảnh khốn cùng và lòng trông cậy của con người ở mọi thời và mọi nơi, và nhất là ca ngợi niềm tin tưởng vào Chúa cũng như ơn mặc khải và công trình cứu chuộc loài người.
"108. Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa. Nếu nhớ như vậy, thì các khó khăn sẽ tan biến, khi thấy rằng những tâm tình sâu xa thầm kín của ta, lúc đọc thánh vịnh không trùng hợp với những tâm tình diễn tả trong thánh vịnh; thí dụ, đang âu sầu, ảo não, lại gặp một thánh vịnh vui tươi, đang phấn khởi, lại gặp một thánh vịnh âu sầu. Khi đọc riêng một mình thì dễ tránh những điều bất tiện này, vì được tự do chọn thánh vịnh thích hợp với tâm tình riêng. Nhưng khi đọc kinh nhật tụng, ta không đọc nhân danh cá nhân, nhưng nhân danh Hội Thánh, dù khi đọc một giờ kinh nào đó, chỉ có một mình thôi. Nếu đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh, lúc nào ta cũng có thể tìm được lý do để vui hay buồn, vì trong vấn đề này, lời của thánh Tông đồ vẫn còn hiệu lực: “Vui với người vui, khóc với kẻ khóc” (Rm 12: 15). Như vậy, con người, vốn yếu hèn vì lòng vị kỷ, được đức bác ái chữa lành khi tâm tình bên trong hòa hợp với lời kinh tiếng hát.
"109. Đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh thì phải theo sát đầy đủ các ý nghĩa (sensus plenus) của thánh vịnh, nhất là phải hiểu rằng các thánh vịnh đó đặc biệt nói về Đức Giêsu, là Đấng Mêsia. Chính vì thế mà Hội Thánh đã chấp nhận cuốn thánh vịnh. Ý nghĩa này thật rõ ràng đầy đủ trong Tân Ước vì chính Chúa Kitô đã nói với các tông đồ: "Tất cả những gì sách luật Môsê, các sách ngôn sứ và các thánh vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm" (Lc 24:44). Về điểm này, thí dụ điển hình nhất là cuộc đối thoại trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu nói về Đấng Mêsia: vừa là con vừa là Chúa của vua Đavít. Trong đoạn Tin Mừng này, thánh vịnh 109 được hiểu về Đấng Mêsia. Trong sách Công Vụ Tông Đồ và các thánh thư còn nhiều thí dụ giống như thế.
"Theo đường lối đó, các thánh Giáo Phụ đã đón nhận và giải thích toàn bộ thánh vịnh như lời sấm về Chúa Kitô và Hội Thánh. Cũng vì thế, Hội Thánh đã chọn thánh vịnh để dùng trong phụng vụ. Dù đôi khi, có một vài lối giải thích gò ép, nhưng nói chung, các Giáo phụ cũng như phụng vụ đã hiểu một cách chí lý rằng trong các thánh vịnh, chính Chúa Kitô kêu cầu cùng Chúa Cha, và Chúa Cha đáp lại lời Người. Thậm chí các ngài lại còn nhìn nhận đó là tiếng của Hội Thánh, của các tông đồ hay các thánh tử đạo. Phương pháp giải thích này vẫn còn thịnh hành ở thời Trung cổ. Quả vậy, vào thời ấy, trong nhiều bộ thánh vịnh chép tay, đầu mỗi thánh vịnh đều nêu ý nghĩa quy về Chúa Kitô. Lời giải thích quy về Chúa Kitô không những chỉ áp dụng trong các thánh vịnh được coi là đặc biệt nói về Đấng Mêsia, mà còn bao hàm nhiều thánh vịnh khác, tuy có người cho đó chỉ là những lời giải thích có tính cách gượng ép, nhưng vẫn được Hội Thánh xưa nay khuyến khích.
“Nhất là trong các ngày lễ kính, nhiều thánh vịnh đã được chọn, vì chúng có ý nghĩa xa gần quy về Chúa Kitô, nên thường lấy các câu đáp ca ngay trong những thánh vịnh đó” (Bản dịch, như trên).
Vì "Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa”, thì các thánh vịnh và các thánh ca Kinh Thánh không thể được thay thế bằng bất kỳ bản văn nào hay thánh ca nào khác.
Cuối cùng, về câu hỏi kỹ thuật thứ hai liên quan đến "Vinh tụng ca", ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ giải thích:
"124. Thánh vịnh nào quá dài, thường chia làm nhiều đọan, như có ghi sẵn. Việc phân chia đó cho thấy rõ mỗi giờ kinh đều gồm ba thánh vịnh hoặc ba đoạn thánh vịnh, nhưng ý nghĩa của mỗi thánh vịnh vẫn không thay đổi. Nên giữ cách phân chia đó, nhất là khi cử hành chung bằng tiếng Latinh, và thêm ‘Vinh tụng ca’ vào cuối mỗi đoạn. Nhưng, được phép đọc theo lối cổ truyền hay ngừng lại đôi chút giữa các phần trong cùng một thánh vịnh, hoặc đọc cả thánh vịnh cùng với điệp ca luôn một lúc tử đầu đến cuối.
"125. Ngoài ra, tùy thể văn, có thể chia thánh vịnh thành nhiều triệt, để sau mỗi triệt có thể lặp lại điệp ca, nhất lả khi hát bằng tiếng bản xứ. Trong trường hợp này, chỉ cần đọc ‘Vinh tụng ca’ ở cuối thánh vịnh” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 13-6-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Lá thư Canada : Bảo Tồn Văn Hóa
Trà Lũ
13:32 13/06/2017
Lá thư Canada : BẢO TỒN VĂN HÓA
Năm Con Gà 2017 Canada có nhiều niên tuế kỷ niệm : Thành phố Montreal miền nói tiếng Pháp kỷ niệm 375 năm sinh nhật, Tổng Giáo Phận Công Giáo Toronto mừng 175 măm thành lập, và quốc gia Canada chính thức mừng lễ quốc khánh 150 tuổi.
Tuy là quốc gia còn trẻ, Canada đã đóng góp rất nhiều công sức cho nền hoà bình thế giới. Trong thế chiến thứ nhất Canada đã tham chiến với 619.000 binh sĩ, trong thế chiến thứ hai, với hơn một triệu binh sĩ. Sau hai thế chiến , Canada tưởng đã làm xong việc góp phần bảo vệ hoà bình, ai ngờ chiến tranh Cao Ly đã xảy ra năm 1950, Canada đã tham chiến dưới cờ Đồng Minh. Cuộc chiến này chấm dứt năm 1953, nhưng sau đó đã kéo Canada vào cuộc chiến Việt Nam. Canada không tham chiến nhưng đã tham gia Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến từ tháng 7-1954. Trong cuộc chiến tại VN này, Pháp tìm cách biến nó thành một mặt trận của thế giới tự do chống lại cộng sản. Nga Xô và Trung Cộng ủng hộ hết mình giúp mặt trận Việt Minh làm cho cuối cùng Pháp thua trận Điện Biên Phủ, và việc này dẫn tới Hội Nghị Geneve 8-5-1954 chia đôi VN lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Các bên tham chiến đồng ý ngưng bắn dưới sự giám sát của một uỷ hội quốc tế, gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada. Ba vị đại diện 3 nước này trong uỷ hội mang cấp bậc đại sứ. Vị đại diện Canada là ông Sherwood Lett. Phái đoàn Canada trong Ủy Hội có 140 người, gồm 120 quân nhân và 29 dân sự.
Theo sử liệu, sau khi làm việc ít lâu, phái đoàn Canada đã trình Ủy Hội Quốc Tế và công bố 3 điều này :
- Việt Minh đã vi phạm nặng nề điều 14 của Hiệp Định là đàn áp và ngăn cản việc di cư vào Nam của người dân miền Phát Diệm, Trà Lý, Ba Làng, Lưu Mỹ, Thuận Nghĩa, Xã Đoài. Canada phản đối và lên án việc này.
- Bắc Việt tố cáo ‘ đồng bào miền Bắc bị cưỡng bách di cư vào Nam’ , Canada cho điều này là hoàn toàn vô căn cứ vì Canada đã tiếp xúc với hơn 25.000 người trong các trại di cư thì không có một ai ngỏ ý muốn được trở về miền Bắc cả.
- Canada tố cáo đích danh nhân viên Ấn Độ và Ba Lan đã thiếu vô tư và thiên vị Bắc Việt.
Ngoài ra, vì hạn 300 ngày cho việc di cư không đủ, Canada đã đề nghị thêm 2 tháng nữa, cho đến ngày 20-7-1955. Việc này Uỷ Hội đã chấp thuận. Rất nhiều đồng bào thoát kịp miền Bắc vô được miền Nam vào phút chót là nhờ lời đề nghị gia hạn này của Canada.
Canada đã không thiết lập ngoại giao với cả 2 miền Việt Nam để bảo đảm tính cách vô tư và trung lập của mình. Chính phủ Miền Nam luôn luôn ca ngợi Canada về sự công bằng và tinh thần phục vụ hoà bình. Canada tuy không thiết lập ngoại giao với VNCH nhưng đã cấp rất nhiều học bổng cho các du sinh qua chương trình Plan Colombo .
Trên đây là vài nét sơ lược về việc Canada liên hệ tới VN qua hiệp định Geneve 1954. Chưa hết. Từ năm 1960, Miền Bắc bắt đầu xâm chiếm Miền Nam gây ra chiến tranh tàn khốc. Việc này dẫn đến hội nghị đình chiến ở Paris năm 1973, và một ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến lại được đặt ra. Canada lại được mời tham gia uỷ ban kiểm soát đình chiến lần nữa. Các văn phòng của Ủy Hội Kiểm Soát Đình chiến có mặt khắp nơi.
Nghe tôi nói đến đây thì ông bạn già ODP trong làng An Lạc của tôi đã cười ha ha rồi nói : bác nói Canada trung lập, không nghiêng bên nào, nhưng có một trường hợp Canada đã công khai nghiêng và xâm chiếm Việt Nam. Nghe đến đây thì ai cũng sửng sốt vì việc này chưa hề nghe. Ai cũng hỏi : Việc gì vậy ? Ông ODP lại cười nữa rồi chỉ vào Anh John và Chị ba Biên Hòa:
- Đây, ông này là biểu tượng Canada đã xâm chiếm Bà này là biểu tượng Việt nam. Rõ ràng chưa?
Cả làng phá ra cười. Ừ, đúng quá. Quả là người Canada đã xâm chiếm người VN. Duyên số thật chứ. Nếu không có Canada trong uỷ hội quốc tế kiểm soát đình chiến thì làm gì có anh John ở VN. Anh John trong làng An Lạc của chúng tôi là nhân viên trong phái đoàn Canada. Văn phòng của anh đặt tại Biên Hoà. Chị Ba là cô giáo anh văn ở Biên Hòa được tuyển làm thông dịch cho phái đoàn. Anh John đã mê cô giáo này ngay từ phút đầu. Anh đã cưới cô và đem cô về Canada xây tổ ấm. Hai anh chị là giáo dân đạo đức của giáo xứ cha Paolo ở Toronto. Anh Chị và giáo xứ đã bảo lãnh gia đình cụ Chánh từ trại tỵ nạn Mã Lai năm 1981, về sau cụ là tiên chỉ làng An Lạc chúng tôi.
Chuyện làng tôi thì còn dài lắm, tôi sẽ kể từ từ hầu các cụ về sau nha.
Trên đây tôi có nhắc tới việc năm nay thành phố Montreal miền nói tiếng Pháp ở Canada mừng 375 tuổi. Chuyện Montreal nhiều lắm vì ban đầu nó liên hệ tới 3 nhà thám hiểm da trắng từ Âu Châu sang đây, đó là John Cabot, Jacques Cartier và Samuel de Champlain. Tôi nhớ nhất Jacques Cartier vì do cụ người Pháp này mà có tên Canada. Sách kể rằng năm 1534 khi thám hiểm một miền sông St. Lawrence, cụ Cartier gặp ông da đỏ bèn hỏi tên miền này. Cụ nói tiếng Pháp còn ông da dỏ nói tiếng Iroquois, hai bên không hề hiểu nhau. Người da đỏ nghĩ rằng ông da trắng này hỏi về nơi cư trú, anh ta liền chỉ mấy túp lều rồi nói : Kanata, nghĩa là nhà của chúng tôi ở kia. Cụ Cartier lại nghĩ ‘kanata’ là tên của miền này nên cụ đã ghi tên này vào bản đồ của cụ.Tai cụ nghễng ngãng, người ta nói Kanata mà cụ ghi là Canada. Tên Canada có gốc như vậy đó các bạn ạ.
Còn thành phố Montreal có gốc từ một phái đoàn tu sĩ người Pháp xuất phát từ Paris năm 1642. Lãnh tụ của đoàn là Paul de Maisonneuve. Họ đã đến miền Quebec là nơi Jacques Cartier đã tìm ra. Đoàn có 40 người. Họ đã lập ra cơ sở truyền giáo ở đây đầu tiên. Montreal mừng 375 năm là lấy gốc từ cuộc xuất phát lịch sử 1642 trên đây.
Riêng thành phố Toronto thì Tổng Giáo Phận Công Giáo Toronto mừng 175 năm thành lập. Nhà thờ Công Giáo đầu tiên do người Âu Châu thiết lập là ở Windsor thuộc bang Ontario năm 1767. Năm 1806 dân số Công Giáo là 170 người. Giám mục Michael Power là giám mục tiên khởi với nhà thờ chính toà là St. Michael ở Toronto năm 1842. Mới đó mà nay đã 175 năm, nay đã 225 giáo xứ, đã 806 linh mục, đã 2 triệu giáo dân. Xưa chỉ có một giám mục, còn hiện nay tổng giáo phận Toronto có 1 tổng giám mục là Đức Hồng Y Thomas Collins và 4 giám mục phụ tá, trong đó có Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu gốc thuyền nhân tỵ nạn VN.
Xin hết chuyện các ngày lễ và xin kể tiếp về chuyện anh John với Chị Ba Biên Hoà. Ông ODP trêu chị là người bị Canada xâm chiếm, chị trả lời là chị không bị xâm chiếm mà chị là người xâm chiếm Canada, đã biến anh Canada này thành một người VN, từ tư tưởng, nếp sống đến miếng ăn. Chứng cớ ư. Chị bảo nhiều lắm. Một cái gần nhất là bữa bún bò Huế mà chị và hai cô Huế đãi làng tháng trước. Trong bữa này khi nghe có người nói phở là món đặc trưng miền Bắc, bún bò Huế là món đặc trưng miền Trung và món Hủ Tiếu là món đặc trưng miền Nam. Anh John nhà tôi đã lắc đầu bảo không phải vậy vì hủ tiếu là món Tàu. Theo anh món đặc trưng miền Nam là món ‘ canh chua cá kho tộ’. Đồng ruộng miền Nam rộng mênh mông, lúa gạo ê hề, tôm cá ê hề, rau cỏ ê hề. Dân miền Nam thò tay xuống ruộng là có gạo thổi cơm, thò tay xuống hồ là bắt được cá, đưa tay ra vườn là hái được rau. Cho nên món cơm ăn với canh chua cá kho tộ đương nhiên là món ăn hằng ngày của dân miền Nam.
Nhân bữa họp làng tháng Sáu mừng lễ Các Người Cha, anh John người chồng Canada-bị-Việt-Nam-hoá đã xin chị làm món miền Nam này đãi làng.
Dân làng hoan hô hết cỡ. Ai cũng náo nức dành bụng ăn món đặc trưng. Bữa nay anh John là người phụ bếp, có kinh không cơ chứ. Khi cả làng đã an vị thì anh chi bưng thức ăn lên. Đầu tiên là tô canh chua rồi tới tộ cá, rồi tới cơm tám Nàng Hương. Cơm nóng canh sốt, hương thơm ngào ngạt, quả là ngon. Ông ODP là người rành và sành ăn nhất, tôi đã quan sát ông cách ăn canh. Ông đã lấy muỗm nếm nước canh trước tiên. Ông nhâm nhi chút xíu rồi gật đầu khen canh ngon. Theo ông, canh ngon là do nước canh. Ông nói nhỏ vào tai tôi : cũng như phở, nước có ngon thì cả bát phở mới ngon. Các cụ có thích tô canh chua này không? Tôi thì thích lắm, vì ngoài món chính là món cá, ta còn rất nhiều rau và gia vị. Nào me chua, nào giá, cần tây, đậu bắp, cà chua, quế, ngò om, nào nước mắm, nào đường. Loại cá ‘cat fish’ luộc qua rồi bỏ vào nồi canh, chỉ mấy phút sau thấy cá ngon quá vì vừa chín tới. Rồi tô cá kho tộ, vàng ửng, được kho với đường, hành khô và tiêu đen.
Cả làng vừa ăn vừa xuýt xoa khen Chị Ba hết lời. Ai cũng hỏi bí quyết của hai món này. Chị vừa cười vừa tiết lộ. Em xin chia sẻ kinh nghiệm với mọi người : Tô canh ngon là vì em dùng nước súp nấu phở, tô cá ngon là vì em nêm nước mắm với chút xíu mật ong. À ha, cô Ba miền Nam giỏi quá hen !
Sang phần tráng miệng, ai cũng đang thắc mắc không biết món tráng miệng đặc trưng của miền Nam là gì. Sầu riêng chăng, mảng cầu chăng ? Tất cả đèu sai hết. Bữa nay món tráng miệng là một món Bắc Kỳ ròng. Đó là món ‘ cơm rượu’. Lâu lắm tôi chưa được ăn món này. Không phải do Chị Ba làm mà do Cụ B.95. Cụ bảo chúng ta vừa qua Tết Đoan Ngọ, trong tết này, ngày xưa các cụ cho con cháu ăn món cơm rượu để giết sâu bọ. Bữa nay chúng ta ăn món này để nhớ lại quê hương ngày xưa.
Xin tạ ơn Trời Phật, bữa nay cả làng được ăn món chính của miền Nam, rồi món phụ của miền Bắc. Thiên đàng là đây, là bây giờ, chứ có ở đâu xa, phải không các cụ ?
Rồi sang phần tin thời sự. Anh John xin kể ngay : Bây giờ mở radio và TV toàn thấy Vua Donald Trump. Người khen người chê loạn xà ngầu. Riêng phần tin VN thì có chuyện Ngài Nguyễn Xuân Phúc, biệt danh ‘Ma dze Cờ Lờ Vờ’, sang chào vua Trump. Các chuyện chào đón và diễn văn thì báo chí đã nói hết. Tôi chỉ thấy có điều này đặc biệt. Đó là món quà thủ tướng VN tặng vua Hoa Kỳ : một cái đèn dầu hỏa. Đèn này có trang trí hình cây lúa nước, và 2 lá cờ Việt Mỹ. Riêng lá cờ Mỹ thì vẽ sai. Cờ Mỹ có 7 sọc đỏ, 4 sọc đỏ ngắn và 3 sọc đỏ dài. Thế nhưng cờ Mỹ do mấy hoạ sĩ Hà Nội vẽ trên đèn thì 3 sọc đỏ ngắn và 4 sọc đỏ dài. Kỳ quá ha.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh lên tiếng :
- Thôi, xin bỏ qua chuyện cờ quạt vì chắc là do mấy họa sĩ tài ba Hà Nội chỉ vì sơ ý mà vẽ sai chút xíu mà thôi, cờ đâu có quan trọng bằng việc xin nhờ Vua Trump đánh giúp Trung Cộng ở Biển Đông. Toàn những chuyện nhức đầu. Thôi, xin bỏ chuyện nhức đầu để sang các chuyện khác vui hơn. Thưa anh John, lâu nay tôi cứ thắc mắc muốn biết anh giỏi tiếng Việt như vậy là nhờ sách báo, nhờ Chị Ba, hay nhờ cái gì khác ?
Anh John suy nghĩ một chút rồi trả lời :
- Cháu nhờ nhiều thứ lắm, vừa do vợ dạy, vừa do sách, vừa do các băng nhạc VN. Trong phòng của cháu có một núi băng nhạc, từ băng nhựa ngày xưa đến băng plastic ngày nay, như băng Thuý Nga, băng Asia. Nghe mấy ông MC, xem các ca sĩ múa hát, mê luôn, tiếng Việt nhập vô mình lúc nào không hay.
Ông ODP gật đầu rồi xin góp thêm ý :
- Anh John nói rất có lý và rất dúng. Tôi nghĩ rằng ở hải ngoại này cái công của mấy băng nhạc nổi tiếng như Thúy Nga và Asia rất lớn. Xưa kia nào có mấy ai điều khiển chương trình hay hơn Nguyễn Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên, Nam Lộc, Trịnh Hội đâu. Họ là những người vừa có học, vừa có tài, vừa có duyên, họ là mẫu mực cho ăn nói. Rồi các ca sĩ, ngoài lời ca, còn là kiểu mẫu về y phục và trang điểm. Cô ca sĩ nào xuất hiện cũng ăn mặc đẹp hết cỡ, nhất là đề cao áo dài VN. Rồi các bài ca, bài nào cũng hay. Nào có bài nào lời lẽ rẻ tiền ngôn ngữ tầm thương đâu. Lại còn rất nhiều vở kịch đầy tiếng cười và có tính chất giáo dục... Những sự kiện này ảnh hưởng rất nhiều đến bao nhiêu khán thính giả, nay một ít, mai một ít, chúng thấm sâu vào nếp sống hằng ngày. Giả như ở hải ngoại này không có các băng nhạc VN trên đây thì người VN còn giữ được nếp sống văn hoá VN mạnh và cao như bây giờ không ? Thế hệ 1-rưỡi và thế hệ 2 còn biết gì đến gia tài văn hóa VN nữa không? Tôi tin là không, vì thế hệ 1 của chúng ta nhiều lúc đã không làm gương sáng mà thường làm gương xấu, hay chia rẽ và chụp mũ nhau : chỉ tôi mới đúng, anh không giống tôi thì anh là VC ! Những điều tôi ca ngợi các băng nhạc trên đây có thể làm nhiều người không đồng ý vì những lý do cá nhân. Tôi xin quý vị bình tâm xét lại, xin xét đến đại cuộc. Riêng tôi, tôi giống anh John, luôn trân quý các băng nhạc, nhất là băng Thuý Nga và Asia. Xin cám ơn đại gia đình Thuý Nga, và Asia với nhạc sĩ tài ba Trúc Hồ. Băng Thuý Nga 114, ‘Tôi Là Người Việt Nam’ thật là hay và quý vì có bao nhiêu tài liệu sống về người VN.
Làng tôi nghe bài thuyết trình xong, ai cũng gật gù đồng ý với ông ODP. Ừ đúng quá. Thế hệ chúng ta hay chia rẽ, phe ta thường đánh phe mình ! Mấy cô Huế và Chị Ba Biên Hoà vừa cười vừa lắc đầu : chúng tôi có chia rẽ bao giờ đâu ! Chúng tôi thường họp nhau xem Thuý Nga và nghe ông Ngạn kể chuyện tiếu lâm mà. Rồi cô Tôn Nữ quay vào anh John hỏi : Anh John ơi, trong tiếng VN, tiếng nào làm anh buồn cười nhất ?
Anh John thấy làng như chìm đắm vào đề tài công nghiệp văn hoá của mấy băng nhạc, anh muốn chuyển đề tài, nên giả bộ suy nghĩ một chút rồi trả lời :
- Có nhiều tiếng lắm. Chẳng hạn tiếng ‘ẤY’. Cái tiếng ẤY này hay vô cùng, không cần cắt nghĩa, cứ theo văn cảnh là hiểu ngay. Ví dụ nha:
. Lão này dê lắm, hắn ấy cả vợ bạn
. Thằng Tý và con Ty hay đi chơi với nhau lắm, chắc chúng đã ấy nhau rồi
. Thằng bé bị táo bón, ba ngày mới ấy được một lần.
. Nó được bác sĩ cho thuốc chữa táo bón, ngày hôm sau bác sĩ hỏi : Nó đã ấy được chưa?
. Chuyện này cấm cười, ai mà ấy là bị phạt liền.
Cả làng nghe xong liền phá ra cười ầm ĩ, mấy cô thì đấm nhau thùm thụp. Cô Tôn Nữ lại xin hỏi nữa : Chữ ẤY trong tiếng VN chỉ gồm 2 chữ A và Y mà có bao nhiêu nghĩa, thế trong tiếng Anh có tiếng nào hay như vậy không ?
Anh John đáp ngay như có sẵn tài liệu trong bụng :
- Có một tiếng, cũng chỉ gồm 2 chữ, mà có không biết bao nhiêu nghĩa. Đó là chữ UP
Tiếng UP được coi là một trạng từ, một giới từ, một tĩnh từ, một danh từ, và một động từ, các bạn cứ mở tự điển ra mà xem. Ví dụ nha : time is up, to speak up, to wake up, to brighten up a room, to line up for tickets, you are up to it, don’t give up, it’s up to you, shut up !...
Anh John nói đến đây thì Chị Ba Biên Hòa ra dấu ngăn anh lại rồi nháy mắt chỉ vào Cụ B.95. Cụ ơi, mai mốt lúc nào rảnh cháu sẽ nói về mấy chữ tiếng Anh này cho cụ hiểu nha. Bây giờ thì cháu xin được mời Cụ Chánh tiên chỉ làng nói mấy lời cho bữa ăn vui vẻ này.
Cụ Chánh nhìn mọi người rồi nói :
- Tuổi đời của lão đã cao, cuối đời mà được sống những ngày hạnh phúc như thế này thì là do các hồng ân của Chúa, lão thấy mình phải luôn luôn tạ ơn. Lão nhớ mãi câu chuyện của Cha Paolo kể : Rằng có một ông già đạo đức kia hễ mở miệng là tạ ơn Chúa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trời mưa bão ông cũng tạ ơn, trời nóng nực khô héo ông cũng tạ ơn. Một hôm có bọn cướp ập vào nhà trói ông lại rồi lục soát, ông có bao nhiêu tiền bạc thì chúng lấy hết. Hàng xóm biết tin chạy tới thì bọn cướp đã biến mất, họ cởi trói cho ông và hỏi ông còn tạ ơn Chúa nữa hay không, ông mỉm cười trả lời ngay : Còn chứ, còn cám ơn Chúa nhiều nữa chứ. Tôi cám ơn Chúa vì đây mới là lần đầu tiên tôi bị cướp, chúng lấy tiền bạc chứ không lấy mạng sống của tôi, tôi cám ơn Chúa vì tôi chỉ là nạn nhân chứ không phải là phạm nhân, tôi cám ơn Chúa vì tôi còn các ông bà đã chạy đến...
Cụ Chánh thấy mọi người lắng nghe chăm chú nên nói tiếp :
- Vừa rồi lão nghe Anh John và bác ODP nói chuyện cám ơn các băng nhạc về văn hóa. Thật hay và thật đúng. Ngoài ra, lão mới đọc bài báo nhắc tới lời của lãnh tụ Võ Đại Tôn khi ông nói chuyện yêu nước với đồng bào ở Louisiana năm 1998. Ông quả là có đại tâm khi nghĩ và nói tới đại cuộc như thế này :
... Đoàn kết phải xuất phát từ cái tâm của chúng ta, cái tâm của những người muốn cứu nước. Việc cứu nước không phải chỉ nguyên là việc diệt tan cộng sản rồi thôi. Cứu nước là làm thế nào cứu lại cái sinh phong của đất nước VN, cứu lại cái đạo lý của người VN, cứu lại cái văn hiến VN mà chế độ cộng sản đã chà đạp, đã hủy diệt quá nửa thế kỷ qua. Cho nên việc cứu người cứu nước là một việc làm nhân đức, làm huy hoàng lại cái uy đức của cha ông chúng ta...
Cụ Chánh đã giảng cho cả làng một bài giảng thâm thúy về việc yêu Chúa thì phải yêu người và yêu quê hương. Chúng tôi thật có phước lắm thay, phải không cơ ?
TRÀ LŨ
Lời NXB : Hiện nay kho sách của Trà Lũ chỉ còn 3 cuốn : 300 Cười + 400 Cười + Đất Quê Hương 2, gồm 26 chuyện phiếm đầy tiếng cười. Đây là món quà quý cho mình và làm quà cho thân nhân. Giá 65 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc : petertralu@gmail.com
Năm Con Gà 2017 Canada có nhiều niên tuế kỷ niệm : Thành phố Montreal miền nói tiếng Pháp kỷ niệm 375 năm sinh nhật, Tổng Giáo Phận Công Giáo Toronto mừng 175 măm thành lập, và quốc gia Canada chính thức mừng lễ quốc khánh 150 tuổi.
Tuy là quốc gia còn trẻ, Canada đã đóng góp rất nhiều công sức cho nền hoà bình thế giới. Trong thế chiến thứ nhất Canada đã tham chiến với 619.000 binh sĩ, trong thế chiến thứ hai, với hơn một triệu binh sĩ. Sau hai thế chiến , Canada tưởng đã làm xong việc góp phần bảo vệ hoà bình, ai ngờ chiến tranh Cao Ly đã xảy ra năm 1950, Canada đã tham chiến dưới cờ Đồng Minh. Cuộc chiến này chấm dứt năm 1953, nhưng sau đó đã kéo Canada vào cuộc chiến Việt Nam. Canada không tham chiến nhưng đã tham gia Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến từ tháng 7-1954. Trong cuộc chiến tại VN này, Pháp tìm cách biến nó thành một mặt trận của thế giới tự do chống lại cộng sản. Nga Xô và Trung Cộng ủng hộ hết mình giúp mặt trận Việt Minh làm cho cuối cùng Pháp thua trận Điện Biên Phủ, và việc này dẫn tới Hội Nghị Geneve 8-5-1954 chia đôi VN lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Các bên tham chiến đồng ý ngưng bắn dưới sự giám sát của một uỷ hội quốc tế, gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada. Ba vị đại diện 3 nước này trong uỷ hội mang cấp bậc đại sứ. Vị đại diện Canada là ông Sherwood Lett. Phái đoàn Canada trong Ủy Hội có 140 người, gồm 120 quân nhân và 29 dân sự.
Theo sử liệu, sau khi làm việc ít lâu, phái đoàn Canada đã trình Ủy Hội Quốc Tế và công bố 3 điều này :
- Việt Minh đã vi phạm nặng nề điều 14 của Hiệp Định là đàn áp và ngăn cản việc di cư vào Nam của người dân miền Phát Diệm, Trà Lý, Ba Làng, Lưu Mỹ, Thuận Nghĩa, Xã Đoài. Canada phản đối và lên án việc này.
- Bắc Việt tố cáo ‘ đồng bào miền Bắc bị cưỡng bách di cư vào Nam’ , Canada cho điều này là hoàn toàn vô căn cứ vì Canada đã tiếp xúc với hơn 25.000 người trong các trại di cư thì không có một ai ngỏ ý muốn được trở về miền Bắc cả.
- Canada tố cáo đích danh nhân viên Ấn Độ và Ba Lan đã thiếu vô tư và thiên vị Bắc Việt.
Ngoài ra, vì hạn 300 ngày cho việc di cư không đủ, Canada đã đề nghị thêm 2 tháng nữa, cho đến ngày 20-7-1955. Việc này Uỷ Hội đã chấp thuận. Rất nhiều đồng bào thoát kịp miền Bắc vô được miền Nam vào phút chót là nhờ lời đề nghị gia hạn này của Canada.
Canada đã không thiết lập ngoại giao với cả 2 miền Việt Nam để bảo đảm tính cách vô tư và trung lập của mình. Chính phủ Miền Nam luôn luôn ca ngợi Canada về sự công bằng và tinh thần phục vụ hoà bình. Canada tuy không thiết lập ngoại giao với VNCH nhưng đã cấp rất nhiều học bổng cho các du sinh qua chương trình Plan Colombo .
Trên đây là vài nét sơ lược về việc Canada liên hệ tới VN qua hiệp định Geneve 1954. Chưa hết. Từ năm 1960, Miền Bắc bắt đầu xâm chiếm Miền Nam gây ra chiến tranh tàn khốc. Việc này dẫn đến hội nghị đình chiến ở Paris năm 1973, và một ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến lại được đặt ra. Canada lại được mời tham gia uỷ ban kiểm soát đình chiến lần nữa. Các văn phòng của Ủy Hội Kiểm Soát Đình chiến có mặt khắp nơi.
Nghe tôi nói đến đây thì ông bạn già ODP trong làng An Lạc của tôi đã cười ha ha rồi nói : bác nói Canada trung lập, không nghiêng bên nào, nhưng có một trường hợp Canada đã công khai nghiêng và xâm chiếm Việt Nam. Nghe đến đây thì ai cũng sửng sốt vì việc này chưa hề nghe. Ai cũng hỏi : Việc gì vậy ? Ông ODP lại cười nữa rồi chỉ vào Anh John và Chị ba Biên Hòa:
- Đây, ông này là biểu tượng Canada đã xâm chiếm Bà này là biểu tượng Việt nam. Rõ ràng chưa?
Cả làng phá ra cười. Ừ, đúng quá. Quả là người Canada đã xâm chiếm người VN. Duyên số thật chứ. Nếu không có Canada trong uỷ hội quốc tế kiểm soát đình chiến thì làm gì có anh John ở VN. Anh John trong làng An Lạc của chúng tôi là nhân viên trong phái đoàn Canada. Văn phòng của anh đặt tại Biên Hoà. Chị Ba là cô giáo anh văn ở Biên Hòa được tuyển làm thông dịch cho phái đoàn. Anh John đã mê cô giáo này ngay từ phút đầu. Anh đã cưới cô và đem cô về Canada xây tổ ấm. Hai anh chị là giáo dân đạo đức của giáo xứ cha Paolo ở Toronto. Anh Chị và giáo xứ đã bảo lãnh gia đình cụ Chánh từ trại tỵ nạn Mã Lai năm 1981, về sau cụ là tiên chỉ làng An Lạc chúng tôi.
Chuyện làng tôi thì còn dài lắm, tôi sẽ kể từ từ hầu các cụ về sau nha.
Trên đây tôi có nhắc tới việc năm nay thành phố Montreal miền nói tiếng Pháp ở Canada mừng 375 tuổi. Chuyện Montreal nhiều lắm vì ban đầu nó liên hệ tới 3 nhà thám hiểm da trắng từ Âu Châu sang đây, đó là John Cabot, Jacques Cartier và Samuel de Champlain. Tôi nhớ nhất Jacques Cartier vì do cụ người Pháp này mà có tên Canada. Sách kể rằng năm 1534 khi thám hiểm một miền sông St. Lawrence, cụ Cartier gặp ông da đỏ bèn hỏi tên miền này. Cụ nói tiếng Pháp còn ông da dỏ nói tiếng Iroquois, hai bên không hề hiểu nhau. Người da đỏ nghĩ rằng ông da trắng này hỏi về nơi cư trú, anh ta liền chỉ mấy túp lều rồi nói : Kanata, nghĩa là nhà của chúng tôi ở kia. Cụ Cartier lại nghĩ ‘kanata’ là tên của miền này nên cụ đã ghi tên này vào bản đồ của cụ.Tai cụ nghễng ngãng, người ta nói Kanata mà cụ ghi là Canada. Tên Canada có gốc như vậy đó các bạn ạ.
Còn thành phố Montreal có gốc từ một phái đoàn tu sĩ người Pháp xuất phát từ Paris năm 1642. Lãnh tụ của đoàn là Paul de Maisonneuve. Họ đã đến miền Quebec là nơi Jacques Cartier đã tìm ra. Đoàn có 40 người. Họ đã lập ra cơ sở truyền giáo ở đây đầu tiên. Montreal mừng 375 năm là lấy gốc từ cuộc xuất phát lịch sử 1642 trên đây.
Riêng thành phố Toronto thì Tổng Giáo Phận Công Giáo Toronto mừng 175 năm thành lập. Nhà thờ Công Giáo đầu tiên do người Âu Châu thiết lập là ở Windsor thuộc bang Ontario năm 1767. Năm 1806 dân số Công Giáo là 170 người. Giám mục Michael Power là giám mục tiên khởi với nhà thờ chính toà là St. Michael ở Toronto năm 1842. Mới đó mà nay đã 175 năm, nay đã 225 giáo xứ, đã 806 linh mục, đã 2 triệu giáo dân. Xưa chỉ có một giám mục, còn hiện nay tổng giáo phận Toronto có 1 tổng giám mục là Đức Hồng Y Thomas Collins và 4 giám mục phụ tá, trong đó có Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu gốc thuyền nhân tỵ nạn VN.
Xin hết chuyện các ngày lễ và xin kể tiếp về chuyện anh John với Chị Ba Biên Hoà. Ông ODP trêu chị là người bị Canada xâm chiếm, chị trả lời là chị không bị xâm chiếm mà chị là người xâm chiếm Canada, đã biến anh Canada này thành một người VN, từ tư tưởng, nếp sống đến miếng ăn. Chứng cớ ư. Chị bảo nhiều lắm. Một cái gần nhất là bữa bún bò Huế mà chị và hai cô Huế đãi làng tháng trước. Trong bữa này khi nghe có người nói phở là món đặc trưng miền Bắc, bún bò Huế là món đặc trưng miền Trung và món Hủ Tiếu là món đặc trưng miền Nam. Anh John nhà tôi đã lắc đầu bảo không phải vậy vì hủ tiếu là món Tàu. Theo anh món đặc trưng miền Nam là món ‘ canh chua cá kho tộ’. Đồng ruộng miền Nam rộng mênh mông, lúa gạo ê hề, tôm cá ê hề, rau cỏ ê hề. Dân miền Nam thò tay xuống ruộng là có gạo thổi cơm, thò tay xuống hồ là bắt được cá, đưa tay ra vườn là hái được rau. Cho nên món cơm ăn với canh chua cá kho tộ đương nhiên là món ăn hằng ngày của dân miền Nam.
Nhân bữa họp làng tháng Sáu mừng lễ Các Người Cha, anh John người chồng Canada-bị-Việt-Nam-hoá đã xin chị làm món miền Nam này đãi làng.
Dân làng hoan hô hết cỡ. Ai cũng náo nức dành bụng ăn món đặc trưng. Bữa nay anh John là người phụ bếp, có kinh không cơ chứ. Khi cả làng đã an vị thì anh chi bưng thức ăn lên. Đầu tiên là tô canh chua rồi tới tộ cá, rồi tới cơm tám Nàng Hương. Cơm nóng canh sốt, hương thơm ngào ngạt, quả là ngon. Ông ODP là người rành và sành ăn nhất, tôi đã quan sát ông cách ăn canh. Ông đã lấy muỗm nếm nước canh trước tiên. Ông nhâm nhi chút xíu rồi gật đầu khen canh ngon. Theo ông, canh ngon là do nước canh. Ông nói nhỏ vào tai tôi : cũng như phở, nước có ngon thì cả bát phở mới ngon. Các cụ có thích tô canh chua này không? Tôi thì thích lắm, vì ngoài món chính là món cá, ta còn rất nhiều rau và gia vị. Nào me chua, nào giá, cần tây, đậu bắp, cà chua, quế, ngò om, nào nước mắm, nào đường. Loại cá ‘cat fish’ luộc qua rồi bỏ vào nồi canh, chỉ mấy phút sau thấy cá ngon quá vì vừa chín tới. Rồi tô cá kho tộ, vàng ửng, được kho với đường, hành khô và tiêu đen.
Cả làng vừa ăn vừa xuýt xoa khen Chị Ba hết lời. Ai cũng hỏi bí quyết của hai món này. Chị vừa cười vừa tiết lộ. Em xin chia sẻ kinh nghiệm với mọi người : Tô canh ngon là vì em dùng nước súp nấu phở, tô cá ngon là vì em nêm nước mắm với chút xíu mật ong. À ha, cô Ba miền Nam giỏi quá hen !
Sang phần tráng miệng, ai cũng đang thắc mắc không biết món tráng miệng đặc trưng của miền Nam là gì. Sầu riêng chăng, mảng cầu chăng ? Tất cả đèu sai hết. Bữa nay món tráng miệng là một món Bắc Kỳ ròng. Đó là món ‘ cơm rượu’. Lâu lắm tôi chưa được ăn món này. Không phải do Chị Ba làm mà do Cụ B.95. Cụ bảo chúng ta vừa qua Tết Đoan Ngọ, trong tết này, ngày xưa các cụ cho con cháu ăn món cơm rượu để giết sâu bọ. Bữa nay chúng ta ăn món này để nhớ lại quê hương ngày xưa.
Xin tạ ơn Trời Phật, bữa nay cả làng được ăn món chính của miền Nam, rồi món phụ của miền Bắc. Thiên đàng là đây, là bây giờ, chứ có ở đâu xa, phải không các cụ ?
Rồi sang phần tin thời sự. Anh John xin kể ngay : Bây giờ mở radio và TV toàn thấy Vua Donald Trump. Người khen người chê loạn xà ngầu. Riêng phần tin VN thì có chuyện Ngài Nguyễn Xuân Phúc, biệt danh ‘Ma dze Cờ Lờ Vờ’, sang chào vua Trump. Các chuyện chào đón và diễn văn thì báo chí đã nói hết. Tôi chỉ thấy có điều này đặc biệt. Đó là món quà thủ tướng VN tặng vua Hoa Kỳ : một cái đèn dầu hỏa. Đèn này có trang trí hình cây lúa nước, và 2 lá cờ Việt Mỹ. Riêng lá cờ Mỹ thì vẽ sai. Cờ Mỹ có 7 sọc đỏ, 4 sọc đỏ ngắn và 3 sọc đỏ dài. Thế nhưng cờ Mỹ do mấy hoạ sĩ Hà Nội vẽ trên đèn thì 3 sọc đỏ ngắn và 4 sọc đỏ dài. Kỳ quá ha.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh lên tiếng :
- Thôi, xin bỏ qua chuyện cờ quạt vì chắc là do mấy họa sĩ tài ba Hà Nội chỉ vì sơ ý mà vẽ sai chút xíu mà thôi, cờ đâu có quan trọng bằng việc xin nhờ Vua Trump đánh giúp Trung Cộng ở Biển Đông. Toàn những chuyện nhức đầu. Thôi, xin bỏ chuyện nhức đầu để sang các chuyện khác vui hơn. Thưa anh John, lâu nay tôi cứ thắc mắc muốn biết anh giỏi tiếng Việt như vậy là nhờ sách báo, nhờ Chị Ba, hay nhờ cái gì khác ?
Anh John suy nghĩ một chút rồi trả lời :
- Cháu nhờ nhiều thứ lắm, vừa do vợ dạy, vừa do sách, vừa do các băng nhạc VN. Trong phòng của cháu có một núi băng nhạc, từ băng nhựa ngày xưa đến băng plastic ngày nay, như băng Thuý Nga, băng Asia. Nghe mấy ông MC, xem các ca sĩ múa hát, mê luôn, tiếng Việt nhập vô mình lúc nào không hay.
Ông ODP gật đầu rồi xin góp thêm ý :
- Anh John nói rất có lý và rất dúng. Tôi nghĩ rằng ở hải ngoại này cái công của mấy băng nhạc nổi tiếng như Thúy Nga và Asia rất lớn. Xưa kia nào có mấy ai điều khiển chương trình hay hơn Nguyễn Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên, Nam Lộc, Trịnh Hội đâu. Họ là những người vừa có học, vừa có tài, vừa có duyên, họ là mẫu mực cho ăn nói. Rồi các ca sĩ, ngoài lời ca, còn là kiểu mẫu về y phục và trang điểm. Cô ca sĩ nào xuất hiện cũng ăn mặc đẹp hết cỡ, nhất là đề cao áo dài VN. Rồi các bài ca, bài nào cũng hay. Nào có bài nào lời lẽ rẻ tiền ngôn ngữ tầm thương đâu. Lại còn rất nhiều vở kịch đầy tiếng cười và có tính chất giáo dục... Những sự kiện này ảnh hưởng rất nhiều đến bao nhiêu khán thính giả, nay một ít, mai một ít, chúng thấm sâu vào nếp sống hằng ngày. Giả như ở hải ngoại này không có các băng nhạc VN trên đây thì người VN còn giữ được nếp sống văn hoá VN mạnh và cao như bây giờ không ? Thế hệ 1-rưỡi và thế hệ 2 còn biết gì đến gia tài văn hóa VN nữa không? Tôi tin là không, vì thế hệ 1 của chúng ta nhiều lúc đã không làm gương sáng mà thường làm gương xấu, hay chia rẽ và chụp mũ nhau : chỉ tôi mới đúng, anh không giống tôi thì anh là VC ! Những điều tôi ca ngợi các băng nhạc trên đây có thể làm nhiều người không đồng ý vì những lý do cá nhân. Tôi xin quý vị bình tâm xét lại, xin xét đến đại cuộc. Riêng tôi, tôi giống anh John, luôn trân quý các băng nhạc, nhất là băng Thuý Nga và Asia. Xin cám ơn đại gia đình Thuý Nga, và Asia với nhạc sĩ tài ba Trúc Hồ. Băng Thuý Nga 114, ‘Tôi Là Người Việt Nam’ thật là hay và quý vì có bao nhiêu tài liệu sống về người VN.
Làng tôi nghe bài thuyết trình xong, ai cũng gật gù đồng ý với ông ODP. Ừ đúng quá. Thế hệ chúng ta hay chia rẽ, phe ta thường đánh phe mình ! Mấy cô Huế và Chị Ba Biên Hoà vừa cười vừa lắc đầu : chúng tôi có chia rẽ bao giờ đâu ! Chúng tôi thường họp nhau xem Thuý Nga và nghe ông Ngạn kể chuyện tiếu lâm mà. Rồi cô Tôn Nữ quay vào anh John hỏi : Anh John ơi, trong tiếng VN, tiếng nào làm anh buồn cười nhất ?
Anh John thấy làng như chìm đắm vào đề tài công nghiệp văn hoá của mấy băng nhạc, anh muốn chuyển đề tài, nên giả bộ suy nghĩ một chút rồi trả lời :
- Có nhiều tiếng lắm. Chẳng hạn tiếng ‘ẤY’. Cái tiếng ẤY này hay vô cùng, không cần cắt nghĩa, cứ theo văn cảnh là hiểu ngay. Ví dụ nha:
. Lão này dê lắm, hắn ấy cả vợ bạn
. Thằng Tý và con Ty hay đi chơi với nhau lắm, chắc chúng đã ấy nhau rồi
. Thằng bé bị táo bón, ba ngày mới ấy được một lần.
. Nó được bác sĩ cho thuốc chữa táo bón, ngày hôm sau bác sĩ hỏi : Nó đã ấy được chưa?
. Chuyện này cấm cười, ai mà ấy là bị phạt liền.
Cả làng nghe xong liền phá ra cười ầm ĩ, mấy cô thì đấm nhau thùm thụp. Cô Tôn Nữ lại xin hỏi nữa : Chữ ẤY trong tiếng VN chỉ gồm 2 chữ A và Y mà có bao nhiêu nghĩa, thế trong tiếng Anh có tiếng nào hay như vậy không ?
Anh John đáp ngay như có sẵn tài liệu trong bụng :
- Có một tiếng, cũng chỉ gồm 2 chữ, mà có không biết bao nhiêu nghĩa. Đó là chữ UP
Tiếng UP được coi là một trạng từ, một giới từ, một tĩnh từ, một danh từ, và một động từ, các bạn cứ mở tự điển ra mà xem. Ví dụ nha : time is up, to speak up, to wake up, to brighten up a room, to line up for tickets, you are up to it, don’t give up, it’s up to you, shut up !...
Anh John nói đến đây thì Chị Ba Biên Hòa ra dấu ngăn anh lại rồi nháy mắt chỉ vào Cụ B.95. Cụ ơi, mai mốt lúc nào rảnh cháu sẽ nói về mấy chữ tiếng Anh này cho cụ hiểu nha. Bây giờ thì cháu xin được mời Cụ Chánh tiên chỉ làng nói mấy lời cho bữa ăn vui vẻ này.
Cụ Chánh nhìn mọi người rồi nói :
- Tuổi đời của lão đã cao, cuối đời mà được sống những ngày hạnh phúc như thế này thì là do các hồng ân của Chúa, lão thấy mình phải luôn luôn tạ ơn. Lão nhớ mãi câu chuyện của Cha Paolo kể : Rằng có một ông già đạo đức kia hễ mở miệng là tạ ơn Chúa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trời mưa bão ông cũng tạ ơn, trời nóng nực khô héo ông cũng tạ ơn. Một hôm có bọn cướp ập vào nhà trói ông lại rồi lục soát, ông có bao nhiêu tiền bạc thì chúng lấy hết. Hàng xóm biết tin chạy tới thì bọn cướp đã biến mất, họ cởi trói cho ông và hỏi ông còn tạ ơn Chúa nữa hay không, ông mỉm cười trả lời ngay : Còn chứ, còn cám ơn Chúa nhiều nữa chứ. Tôi cám ơn Chúa vì đây mới là lần đầu tiên tôi bị cướp, chúng lấy tiền bạc chứ không lấy mạng sống của tôi, tôi cám ơn Chúa vì tôi chỉ là nạn nhân chứ không phải là phạm nhân, tôi cám ơn Chúa vì tôi còn các ông bà đã chạy đến...
Cụ Chánh thấy mọi người lắng nghe chăm chú nên nói tiếp :
- Vừa rồi lão nghe Anh John và bác ODP nói chuyện cám ơn các băng nhạc về văn hóa. Thật hay và thật đúng. Ngoài ra, lão mới đọc bài báo nhắc tới lời của lãnh tụ Võ Đại Tôn khi ông nói chuyện yêu nước với đồng bào ở Louisiana năm 1998. Ông quả là có đại tâm khi nghĩ và nói tới đại cuộc như thế này :
... Đoàn kết phải xuất phát từ cái tâm của chúng ta, cái tâm của những người muốn cứu nước. Việc cứu nước không phải chỉ nguyên là việc diệt tan cộng sản rồi thôi. Cứu nước là làm thế nào cứu lại cái sinh phong của đất nước VN, cứu lại cái đạo lý của người VN, cứu lại cái văn hiến VN mà chế độ cộng sản đã chà đạp, đã hủy diệt quá nửa thế kỷ qua. Cho nên việc cứu người cứu nước là một việc làm nhân đức, làm huy hoàng lại cái uy đức của cha ông chúng ta...
Cụ Chánh đã giảng cho cả làng một bài giảng thâm thúy về việc yêu Chúa thì phải yêu người và yêu quê hương. Chúng tôi thật có phước lắm thay, phải không cơ ?
TRÀ LŨ
Lời NXB : Hiện nay kho sách của Trà Lũ chỉ còn 3 cuốn : 300 Cười + 400 Cười + Đất Quê Hương 2, gồm 26 chuyện phiếm đầy tiếng cười. Đây là món quà quý cho mình và làm quà cho thân nhân. Giá 65 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc : petertralu@gmail.com
Những vần thơ ca tụng Tình Cha nhân ngày Father's Day
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:55 13/06/2017
Mừng ngày Hiền Phụ phúc ban,
Vòng tay ấp ủ, muôn vàn yêu thương.
Bên cha từng bước tựa nương
Dìu qua muôn lối, dẫn đường con đi.
Có cha con khỏi lo chi,
Tình cha nhân ái, khắc ghi cõi lòng.
Cuộc đời phấn đấu long đong,
Thương con yêu dấu, cầu mong tháng ngày.
Yêu thương ấp ủ hôm nay,
Mai sau đỗ đạt, nở mày mẹ cha.
Tương lai hạnh phúc cả nhà,
Dấn thân nối dõi, tộc gia họ hàng.
ĐỜI CHA
Cha ơi, hai chữ dấu yêu,
Kết lời giao ước, cao siêu mối tình.
Duyên trao kết hợp thân mình,
Tuổi đời trai tráng, an bình phúc thay.
Lo toan cuộc sống hôm nay,
Bôn ba vất vả, nhiều ngày lắng lo.
Trọn bề gia đạo ấm no,
Lập thân gia thất, đắn đo sống còn.
Thời gian nước chảy đá mòn,
Cha già đáng kính, đàn con quây quần.
Chúc cha sức khỏe bát tuần,
Gia đình xum họp, hợp quần an vui.
CÔNG CHA
Công cha biển rộng non cao,
Trải qua gian khó, biết bao nhọc nhằn
Nắng trưa mảnh đất khô cằn
Thân gầy cuốc xới, in hằn vết nhăn.
Hoa mầu ruộng lúa cầm canh,
Cố công vun xới, đất lành trổ hoa.
Quê cha đất tổ hiền hòa,
Chung tay gầy dựng, xóm nhà đông vui.
Làng trên xóm dưới tới lui,
Giao thân kết nghĩa, nên xui họ hàng.
Con đàn cháu đống cùng làng,
Giúp nhau thăng tiến, an khang mọi bề.
ƠN CHA
Ân thiêng phúc đức tuôn tràn,
Tình yêu định mệnh, trao ban vào đời.
Nhiệm mầu sự sống cao vời,
Ơn trên Tạo Hóa, gọi mời cưu mang.
Làm người nhận biết ân ban,
Thiên tài phú bẩm, chứa chan ân tình.
Hồn thiêng thân xác kết tinh,
Cha con đồng dạng, đồng hình như nhau.
Cuộc đời kết nối trước sau,
Hậu sinh khả ái, hãy mau đáp lời.
Ơn cha phúc đức bao đời,
Tu thân tích đức, gọi mời dấn thân
TUỔI GIÀ
Sống lâu thượng thọ ơn trời,
Phúc đời ân lộc, rạng ngời thế nhân.
Trải qua kiếp sống gian trần,
Người sinh trái tốt, dự phần phúc vinh.
Thương đau những kẻ vô tình,
Cô đơn lạnh giá, một mình đơn côi.
Dòng đời sóng gió nổi trôi,
Tuổi già sức yếu, bạc vôi cuộc đời.
Không vun không đắp cho đời,
Cô đơn lặng lẽ, không người đón đưa.
Ở nhà hưu dưỡng vắng thưa,
Chiều Thu lá rụng, cơn mưa sầu buồn.
Nguyện cầu kính nhớ Chúa luôn,
Nguồn thiêng an ủi, mưa tuôn phúc lành.
Tình người của cải rồi tan,
Thành tâm hồi hướng, ơn ban bởi trời.
TÌNH CHA
Cha hiền trung nghĩa sắt son,
Yêu thương chớm nở, đưa con vào đời.
Tình cha núi thái cao vời,
Mở đường dẫn lối, gọi mời sống chung.
Tình yêu ân lộc bao dung,
Nêu gương công đức, anh hùng lập thân.
Ngày đêm sáng tối chuyên cần.
Thức khuya dậy sớm, vạn lần gắng công.
Dù cho mưa nắng gió giông,
Đường xa muôn nẻo, mắt trông hướng về.
Gia đình tổ ấm mọi bề,
Đoàn con yếu dấu, chẳng nề tấm thân.
YÊU CHA
Thức khuya dậy sớm lo toan,
Cửa nhà êm ấm, thành toàn rập khuôn.
Ơn cha cây cội nước nguồn,
Xuôi dòng nước chảy, suối tuôn dạt dào.
Bao la ân lộc gởi trao,
Bóng cây cổ thụ, biết bao ân tình.
Đàn con núp bóng an bình,
Dầu cho mưa nắng, gia đình sống vui.
Cuộc đời cay đắng ngọt bùi,
Bước đường ngang dọc, tiến lùi dấn thân.
Gian nan khổ ải thế trần,
Vai mang gánh nặng, vạn lần khó khăn.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Biển
Đinh Văn Tiến Hùng
16:51 13/06/2017
“Ngài ở đàng lái, dựa trên ván mà ngủ. Họ đánh thức Ngài và nói với Ngài : Thưa Thày! Thày chẳng lo chúng tôi chết mất ? Tỉnh dậy, Ngài quát bảo gió và biển : Nín đi ! Êm đi ! Và gió tắt, biển lặng như tờ…” (Mc.4:38-39)
‘Chúa cao cả sai Thánh Thần sáng tạo,
Đến bay là trên mặt nước mênh mông,
Gieo mần sinh nảy nở mãi vô cùng,
Bao hải vật nơi đại dương vùng vẫy. (*)
Biển trải mênh mông ngút chân trời,
Mênh mang mây nước tỏa ngàn khơi,
Kim ô rực rỡ lung linh chiếu,
Những cánh hải âu lượn chơi vơi.
Biển có gì lôi cuốn xa xôi,
Có gì huyền bí đã chôn vùi,
Con tàu viễn xứ năm xưa ấy,
Không biết bây giờ đã tới nơi ?
Biển nằm say mộng ngủ bình yên,
Thuyền lướt ra khơi vẫn êm đềm,
Bỗng cuồng phong nổi sóng gào thét,
Mây đen trùm phủ bức màn đêm.
Biển thét kình ngư bị cuốn trôi,
Đang ngạo nghễ thách thức biển khơi,
Chiếc roi tử thần từ thượng giới,
Quất Ti-ta-nic bể làm đôi ! (1)
Biển Cựu ước ghi dấu năm xưa,
Sa mã Ai Cập tung bụi mù,
Đuổi theo dân Chúa phản lời hứa,
Nước tuôn ập xuống bị chôn vùi !
Biển nổi sóng gió rít ào áo,
Các tông đồ hoảng hốt xôn xao,
Giật mình chỗi dậy Chúa truyền bảo.
Phút chốc biển lặng đẹp biết bao !
Biển cả quyến rũ biết bao người,
Mênh mang sóng gió nổi ngàn khơi,
Những người tị nạn ôm hy vọng,
Một miền đất hứa ở chân trời.
Biển trời Đất Việt đẹp biết bao,
Cung cấp đời sống thật dồi dào,
Bây giờ biển chết dân vô vọng,
Ra khởi trôi dạt tận phương nào ! (2)
Biển mang tàu Giáo Hội muôn đời,
Dù bao giông bão muốn cuốn trôi,
Vững tay chèo chống tin vào Chúa,
Bởi Vị Thuyền Trưởng chính là Người.
Biển trần thuyền nhỏ cuộc đời con,
Trôi nổi mong manh sóng đập dồn,
Cuốn hút trôi theo bao dục vọng,
Có Chúa bên con hết mỏi mòn.
‘Đừng mê ngủ đứng lên hồn ta hỡi,
Dẫu thấy mình còn hôi hám bùn nhơ,
Vầng hào quang chói lọi của Kim ô,
Làm tiêu tan hết những gì nguy hại.’ (*)
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*) Ghi chú: Trích Thánh vịnh Phụng vụ
(1) Con tàu Titanic bị tảng băng nhấn chìm giữa biển North Atlantic 14/4/1942.
(2)Biển 4 tỉnh miền Trung bị nhiễm độc, ngư dân phải liều lĩnh tìm sống nơi những vùng biển xa xôi. Nhưng bị
bắt giữ vì xâm phạm lãnh hải các quốc gia khác, ngư cụ bị tịch thu, tàu bị đốt cháy, sản nghiệp tiêu tan trong vô vọng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tỉnh Nhỏ/Small Town
Robert Helfman
18:42 13/06/2017
Ảnh của Robert Helfman
Sống nơi tỉnh nhỏ trí nhàn tâm yên
Đơn sơ nhưng thật thần tiên.
(bt)