Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/06: Khi Ta Yêu Ta Không Cảm Thấy Nhọc Nhằn – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:26 13/06/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Thầy bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:48 13/06/2023
17. Nếu con muốn biết con là người có yêu mến ơn thiên triệu hay không, thì chỉ cần coi con có yêu mến sự khắc khổ hay không, ơn gọi của con là phải làm chiến sĩ của Đức Chúa Giê-su. Nếu con không cùng đóng đinh với Đức Chúa Giê-su thì làm sao có thể làm chiến sĩ của Ngài được!
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:50 13/06/2023
75. CÀNH LIỄU VÀ RƠM RẠ
Lúc hoàng hôn, người quả phụ nghèo dẫn hai đứa con nhỏ từ trong rừng vội vàng trở về nhà, bởi vì mấy mẹ con họ vừa đi vào trong rừng để nhặt liễu gai.
Bà mẹ vác bó liễu lớn, hai đứa nhỏ vác bó liễu nhỏ, mỗi bó như vậy phải dùng rơm rạ mà buộc lại.
Trên đường đi họ gặp một thương nhân giàu có, bà quả phụ xin ông ta giúp đỡ. Người giàu có nói với bà ta:
- “Thật ra bà không cần người khác giúp đỡ, chỉ cần đem hai đứa nhỏ này đến nhà tôi học tập, tôi có thể dạy chúng nó làm sao có thể biến rơm rạ thành vàng.”
Bà mẹ cảm thấy hình như ông ta đang nói đùa, nhưng ông ta lại nói rằng lời ông ta nói là sự thật. Thế là bà mẹ tin lời của ông ta nói và cũng đón nhận ý kiến của ông ta, đem hai con mình giao cho ông ta. Người thương gia lập tức chỉ dạy rõ ràng hai đứa, một đứa học đan rỗ, một đứa học làm mũ.
Ba năm sau chúng nó trở về nhà, mỗi đứa đều có tay nghề điêu luyện, chúng nó làm ra những cái giỏ rất quý và những cái mũ rất đẹp cho thương gia. Một hôm, người thương gia đặc biệt đi đến ngôi nhà tranh, vả lại vì công việc của chúng nó mà bỏ ra rất nhiều tiền.
Ông ta mĩm cười nói với bà góa nghèo:
- “Tôi không nói sai chứ, tôi đã nói qua rồi mà, là muốn dạy chúng nó đem rơm rạ biến thành vàng.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 75:
Thà rằng dùng cái xấu chứ không muốn dùng đồ rỉ sét.
Đồ vật tuy xấu nhưng có thể dùng được, một khi đồ đã rỉ sét thì không còn làm gì được.
Đừng sợ để cho ân sủng của Thiên Chúa uốn nắn chúng ta, nhưng đừng vì sợ hãi mà để cho tâm hồn chúng ta bị rỉ sét vì thói quen không muốn làm gì cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lúc hoàng hôn, người quả phụ nghèo dẫn hai đứa con nhỏ từ trong rừng vội vàng trở về nhà, bởi vì mấy mẹ con họ vừa đi vào trong rừng để nhặt liễu gai.
Bà mẹ vác bó liễu lớn, hai đứa nhỏ vác bó liễu nhỏ, mỗi bó như vậy phải dùng rơm rạ mà buộc lại.
Trên đường đi họ gặp một thương nhân giàu có, bà quả phụ xin ông ta giúp đỡ. Người giàu có nói với bà ta:
- “Thật ra bà không cần người khác giúp đỡ, chỉ cần đem hai đứa nhỏ này đến nhà tôi học tập, tôi có thể dạy chúng nó làm sao có thể biến rơm rạ thành vàng.”
Bà mẹ cảm thấy hình như ông ta đang nói đùa, nhưng ông ta lại nói rằng lời ông ta nói là sự thật. Thế là bà mẹ tin lời của ông ta nói và cũng đón nhận ý kiến của ông ta, đem hai con mình giao cho ông ta. Người thương gia lập tức chỉ dạy rõ ràng hai đứa, một đứa học đan rỗ, một đứa học làm mũ.
Ba năm sau chúng nó trở về nhà, mỗi đứa đều có tay nghề điêu luyện, chúng nó làm ra những cái giỏ rất quý và những cái mũ rất đẹp cho thương gia. Một hôm, người thương gia đặc biệt đi đến ngôi nhà tranh, vả lại vì công việc của chúng nó mà bỏ ra rất nhiều tiền.
Ông ta mĩm cười nói với bà góa nghèo:
- “Tôi không nói sai chứ, tôi đã nói qua rồi mà, là muốn dạy chúng nó đem rơm rạ biến thành vàng.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 75:
Thà rằng dùng cái xấu chứ không muốn dùng đồ rỉ sét.
Đồ vật tuy xấu nhưng có thể dùng được, một khi đồ đã rỉ sét thì không còn làm gì được.
Đừng sợ để cho ân sủng của Thiên Chúa uốn nắn chúng ta, nhưng đừng vì sợ hãi mà để cho tâm hồn chúng ta bị rỉ sét vì thói quen không muốn làm gì cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giáo Hội, chứng nhân của Lòng Thương Xót
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:54 13/06/2023
CHÚA NHẬT XI MÙA THƯỜNG NIÊN
Xh 19,2-6a; Rm 5,6-11; Mt 9,36-10,8
GIÁO HỘI, CHỨNG NHÂN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này, chúng ta có sự trình bày chính thức về Tông Đồ đoàn. Thánh Mátthêu viết:
“Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê…” (Mt 10,2).
Ở đây, có một sự xác nhận rõ ràng về vị trí ưu tiên của thánh Phêrô trong hàng ngũ các Tông Đồ. Quả thật, bản văn không nói: “Trước hết là Phêrô, thứ đến là Anrê, thứ ba là Giacôbê.” Đây không phải là vấn đề sắp xếp thứ tự theo chuỗi những con số. Nhưng đây, Phêrô được nói đến như là người đầu tiên theo một ý nghĩa mạnh mẽ, như là người lãnh đạo của những người khác, là người phát ngôn của họ, người đại diện cho họ. Chúa Giêsu sẽ chỉ rõ sau này cũng trong Tin Mừng Mátthêu, ý nghĩa về “người đứng đầu” khi Người nói:
“Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16,18).
Hôm nay, chúng ta không tìm hiểu về vai trò đứng đầu của Phêrô, nhưng sẽ tìm hiểu lý do tại sao Chúa Giêsu đã chọn nhóm 12 và sai họ ra đi. Thánh Mátthêu mô tả như thế này:
“Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36).
Chúa Giêsu thấy đám đông, Người động lòng thương họ. Đây là điều đã thúc đẩy Người quyết định chọn 12 Tông Đồ và sai họ đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành mọi tật nguyền và giải phóng những ai bị giam cầm.
Ở đây, chúng ta có một số thông tin đáng chú ý. Chúng ta thấy rằng Giáo Hội không hiện hữu cho chính mình, chỉ loay hoay với những mục đích của bản thân, hay chỉ vì ơn cứu độ của mình; Giáo Hội hiện hữu cho người khác, cho thế giới, cho con người, nhất là cho những ai đau khổ và bị áp bức. Công Đồng Vaticanô II đã dành toàn bộ tài liệu ‘Gaudium et Spes’ để nói về sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Văn kiện bắt đầu với những lời nổi tiếng:
“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà không gieo âm hưởng trong lòng họ.”(GS 1)
“Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36).
Những người mục tử hôm nay, từ Đức Giáo Hoàng đến các linh mục ở những làng quê cuối cùng của Giáo Hội phải là hình ảnh sống động của Chúa Giêsu cho con người hôm nay. Các mục tử hôm nay là những chứng nhân tiếp tục chuyển tải lòng thương xót của Thiên Chúa cho con người.
Theo ý nghĩa này, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã trải qua 13 năm trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam, trong một bài suy niệm trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng và Curia Romana, đã nói:
“Tôi ước mơ về một Giáo Hội là một ‘Cửa Thánh’ luôn mở rộng, một Giáo Hội ôm lấy tất cả, tràn đầy lòng thương xót, một Giáo Hội thấu hiểu những niềm đau và nỗi khổ của nhân loại, một Giáo Hội bảo vệ, an ủi và hướng dẫn mọi quốc gia tới Chúa Cha, Đấng yêu thương chúng ta.”
Noi gương Chúa Giêsu, Giáo Hội phải tiếp tục sứ mạng của mình trong thế giới. Chúa Giêsu đã có lần nói:
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Giáo Hội cũng noi gương Chúa Giêsu để mời gọi mọi người đến với mình với những lời đó. Quả đây là khuôn mặt nhân bản nhất của Giáo Hội, một Giáo Hội hòa giải các linh hồn và tha thứ cho họ hết mọi thiếu sót và khốn cùng của họ. Cha Piô Năm Dấu đã muốn gọi một bệnh viện mà ngài thành lập ở Giovanni Rotondo là “Ngôi Nhà giảm nhẹ nỗi đau,” một tên gọi rất đẹp và tên gọi này có thể áp dụng cho toàn thể Giáo Hội. Toàn thể Giáo Hội phải là một “bệnh viện giảm nhẹ nỗi đau.” Nếu chúng ta mở mắt to ra để quan sát công cuộc bác ái và từ thiện khổng lồ mà Giáo Hội thực hiện ở trên thế giới cho những ai nghèo khổ, chúng ta sẽ thấy Giáo Hội quả thật là một ngôi nhà giảm nhẹ đau khổ con người. Giáo Hội đã mở rất nhiều trường học, bệnh viện, trợ giúp người nghèo, thăng tiến con người và cứu giúp những người gặp cảnh khó khăn… Khi làm như thế, Giáo Hội đang tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu đối với những con người đang gặp cảnh lầm than vất vả.
Dẫu thế giới hôm nay đã thay đổi, đời sống con người được cải thiện hơn, nhưng xung quanh ta vẫn còn đó những con người mà xem ra bên ngoài có vẻ đầy đủ và hạnh phúc, nhưng bên trong tâm hồn họ có nhiều nỗi buồn phiền, sự cô đơn, lo lắng, và đôi lúc là tuyệt vọng; dưới những mái nhà cao ốc, có những người nghèo khố rách áo ôm; bên cạnh những người giàu, có nhiều người không đủ ăn đủ mặc, trong một xã hội có nhiều ông chủ, nhiều kẻ nắm quyền, nhưng có bao nhiêu người trong số họ dám sẵn sàng để sống giới răn của Chúa Giêsu là cho nhưng không những gì họ đã nhận nhưng không?
Chỉ có những ai có trái tim như Chúa Giêsu, một trái tim biết chạnh lòng thương, mới có thể dám từ bỏ tất cả để dấn thân cho lý tưởng phục vụ tha nhân. Đó cũng là lời mời gọi mà Chúa Giêsu dành cho mỗi người chúng ta theo đuổi, như Chúa đã mời gọi nhóm 12 Tông Đồ hôm nay. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Muối Mặn, Đèn Sáng - Matt 5:13-16
Lm Nguyễn Trung Tây
13:38 13/06/2023
Nguyễn Trung Tây
Góc SUY NIỆM: Muối Mặn, Đèn Sáng - Matt 5:13-16
https://www.youtube.com/watch?v=wF4jFZJr0vI
Bàn ăn trong tiệm và tại tư gia ngoài khăn trải, thông thường ngay chính giữa còn xuất hiện hai lọ, một tiêu một muối. Khách ngồi vào bàn, tùy khẩu vị, có người nếm thức ăn xong, đưa tay với lấy lọ muối, rắc muối trắng vào chén của mình. Người ăn mặn, rắc nhiều muối hơn. Thử tưởng tượng, không có muối, tô Phở gà thơm mùi hồi trong tiệm ăn hoặc tô canh “đầu tôm nấu với ruột bầu” tại tư gia sẽ nhạt nhẽo biết bao. Khách sẽ ngó ngang ngó ngửa tìm kiếm lọ muối (nếu không thấy trên bàn). Nếu ông chủ hoặc chủ nhà vô tình không để ý, cuối cùng, khách lịch sự hỏi xin người chạy bàn hoặc chủ gia lọ muối, bởi thức ăn…hơi nhạt! Nếu kiếm không ra muối (trường hợp thật xấu), khách coi như buồn tựa bún thiu, bởi thật thà nhận xét, thức ăn không đủ muối thích hợp với khẩu vị của khách, thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi” (Nguyễn Du).
Thử tưởng tượng, không muối ướp, thịt heo, thịt bò, hoặc thịt cừu nướng BBQ sẽ vô duyên biết bao. Nếu không muối, mùi mỡ thơm của thịt nướng vẫn không lấn át, không “lừa gạt”, và không chiến thắng được vị nhạt phèo phèo của miếng thịt khi nhai. Nếu được mời tới tư gia, ăn miếng thịt nhạt muối, khách sẽ đoán già đoán non, chắc…chủ gia dạo này có tí tuổi, hơi đãng trí, quên không ướp muối miếng thịt BBQ. Mà nếu quán ăn bày món thịt chiên, nhưng quên không ướp muối; ui chu choa! đời vất vả! khách sẽ không ghé vào quán ăn nữa; chưa hết người này ra về, có thể ông hoặc bà ta sẽ đồn thổi khắp cùng thiên hạ cái tiệm đó, ở đường đó, chủ nhân và đầu bếp bắt đầu lẩm cẩm, nấu ăn món nào món nấy, nhạt thếch như nước ốc. Thế là xong, tưng bừng khai trương, âm thầm dẹp tiệm. Ô hô! Khi Chúa thương gọi con về!
Ban ngày, mặt trời chiếu sáng, ánh sáng chan hòa khắp nơi. Ban đêm, có người thắp đèn cầy, hoặc đèn dầu, hoặc đèn điện. Không ánh sáng mặt trời, không ánh sáng đèn cầy, đèn dầu, đèn điện, thế giới tối tăm. Ban tối, gia đình ngồi quây quần bên ánh đèn dầu hoặc đèn điện ăn cơm, chia sẻ, lắng nghe từng câu chuyện của từng nhân vật trong gia đình. Không ánh sáng hoặc của đèn dầu hoặc của đèn điện, thiên hạ có người dám gắp nhầm, thay vì gắp thịt, lại cầm đũa gắp mắm tôm. Không ánh sáng của đèn giao thông thiên hạ lái xe…cứ thế tà tà…húc nhau, gãy tay, bể đầu… Ơi cực! Khi đó là què! Đèn hải đăng đứng cao trên ngọn núi chiếu sáng, trở thành điểm nhắm cho những con thuyền lênh đênh trên sóng nhắm hướng chèo tới. Nếu đèn hải đăng không cháy sáng nữa, nhiều mạng người sẽ vất vả, lao đao. Ơi khổ! Khi đó là lạc! Vào những ngày đèn điện cúp, cả một khu phố bỗng dưng tối om! Không ánh sáng đèn điện, giờ biết làm gì? Thiên hạ đi ra đi vào, than thở, chờ đợi giây phút đèn điện sáng trở lại.
Hạt muối căn bản và tổng thể là mặn. Là muối là mặn! Muối đồng nghiã với mặn. Thế mà muối tự dưng không mặn nữa. Tại sao vậy? Tại sao muối lại mất đi tính mặn?
Đèn cầy, đèn dầu, đèn điện xuất hiện trên đời để sáng soi. Tại sao đèn lại không cháy sáng nữa? Tại cạn bấc nến? Tại đèn hết dầu? Tại bóng đèn đứt dây? Tại cúp điện? Đèn hải đăng đứng cao trên ngọn đồi sao tự nhiên lại không cháy sáng? Tại sao vậy nhỉ?
Kitô hữu là muối mặn ướp đời, ướp người! Mỗi người Kitô là một hạt muối! Thế mà tự dưng tôi lại không mặn nữa! Tự dưng tôi trở thành hạt muối nhạt thếch. Vị mặn biến mất trên khuôn mặt và trong tâm hồn! Tại sao vậy cà?
Kitô hữu là đèn cháy sáng, soi sáng trần gian. Mỗi người Kitô là một ngọn đèn cầy, là một ngọn đèn dầu, là bóng đèn điện, là đèn hải đăng đứng cao trên đỉnh núi. Thế mà tự dưng đèn cầy của tôi tắt lửa! Bỗng dưng đèn dầu của tôi mất ánh sáng! Đèn điện của tôi tắt cái phụp! Đèn hải đăng bỗng dưng tối om! Tại sao vậy nhỉ!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, nếu con đã hết mặn, xin ướp muối tâm hồn con.
Nếu đèn cầy con tắt lửa, xin gửi lửa Thánh Linh đốt cháy hồn nguội lạnh.
Nếu đèn con cạn dầu, xin đổ vào tim con dầu thánh.
Nếu đèn hải đăng hồn con tắt sáng, xin đổ lửa trời, đốt lại ngọn lửa đèn lương tâm con.□
Góc SUY NIỆM: Muối Mặn, Đèn Sáng - Matt 5:13-16
https://www.youtube.com/watch?v=wF4jFZJr0vI
Bàn ăn trong tiệm và tại tư gia ngoài khăn trải, thông thường ngay chính giữa còn xuất hiện hai lọ, một tiêu một muối. Khách ngồi vào bàn, tùy khẩu vị, có người nếm thức ăn xong, đưa tay với lấy lọ muối, rắc muối trắng vào chén của mình. Người ăn mặn, rắc nhiều muối hơn. Thử tưởng tượng, không có muối, tô Phở gà thơm mùi hồi trong tiệm ăn hoặc tô canh “đầu tôm nấu với ruột bầu” tại tư gia sẽ nhạt nhẽo biết bao. Khách sẽ ngó ngang ngó ngửa tìm kiếm lọ muối (nếu không thấy trên bàn). Nếu ông chủ hoặc chủ nhà vô tình không để ý, cuối cùng, khách lịch sự hỏi xin người chạy bàn hoặc chủ gia lọ muối, bởi thức ăn…hơi nhạt! Nếu kiếm không ra muối (trường hợp thật xấu), khách coi như buồn tựa bún thiu, bởi thật thà nhận xét, thức ăn không đủ muối thích hợp với khẩu vị của khách, thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi” (Nguyễn Du).
Thử tưởng tượng, không muối ướp, thịt heo, thịt bò, hoặc thịt cừu nướng BBQ sẽ vô duyên biết bao. Nếu không muối, mùi mỡ thơm của thịt nướng vẫn không lấn át, không “lừa gạt”, và không chiến thắng được vị nhạt phèo phèo của miếng thịt khi nhai. Nếu được mời tới tư gia, ăn miếng thịt nhạt muối, khách sẽ đoán già đoán non, chắc…chủ gia dạo này có tí tuổi, hơi đãng trí, quên không ướp muối miếng thịt BBQ. Mà nếu quán ăn bày món thịt chiên, nhưng quên không ướp muối; ui chu choa! đời vất vả! khách sẽ không ghé vào quán ăn nữa; chưa hết người này ra về, có thể ông hoặc bà ta sẽ đồn thổi khắp cùng thiên hạ cái tiệm đó, ở đường đó, chủ nhân và đầu bếp bắt đầu lẩm cẩm, nấu ăn món nào món nấy, nhạt thếch như nước ốc. Thế là xong, tưng bừng khai trương, âm thầm dẹp tiệm. Ô hô! Khi Chúa thương gọi con về!
Ban ngày, mặt trời chiếu sáng, ánh sáng chan hòa khắp nơi. Ban đêm, có người thắp đèn cầy, hoặc đèn dầu, hoặc đèn điện. Không ánh sáng mặt trời, không ánh sáng đèn cầy, đèn dầu, đèn điện, thế giới tối tăm. Ban tối, gia đình ngồi quây quần bên ánh đèn dầu hoặc đèn điện ăn cơm, chia sẻ, lắng nghe từng câu chuyện của từng nhân vật trong gia đình. Không ánh sáng hoặc của đèn dầu hoặc của đèn điện, thiên hạ có người dám gắp nhầm, thay vì gắp thịt, lại cầm đũa gắp mắm tôm. Không ánh sáng của đèn giao thông thiên hạ lái xe…cứ thế tà tà…húc nhau, gãy tay, bể đầu… Ơi cực! Khi đó là què! Đèn hải đăng đứng cao trên ngọn núi chiếu sáng, trở thành điểm nhắm cho những con thuyền lênh đênh trên sóng nhắm hướng chèo tới. Nếu đèn hải đăng không cháy sáng nữa, nhiều mạng người sẽ vất vả, lao đao. Ơi khổ! Khi đó là lạc! Vào những ngày đèn điện cúp, cả một khu phố bỗng dưng tối om! Không ánh sáng đèn điện, giờ biết làm gì? Thiên hạ đi ra đi vào, than thở, chờ đợi giây phút đèn điện sáng trở lại.
Hạt muối căn bản và tổng thể là mặn. Là muối là mặn! Muối đồng nghiã với mặn. Thế mà muối tự dưng không mặn nữa. Tại sao vậy? Tại sao muối lại mất đi tính mặn?
Đèn cầy, đèn dầu, đèn điện xuất hiện trên đời để sáng soi. Tại sao đèn lại không cháy sáng nữa? Tại cạn bấc nến? Tại đèn hết dầu? Tại bóng đèn đứt dây? Tại cúp điện? Đèn hải đăng đứng cao trên ngọn đồi sao tự nhiên lại không cháy sáng? Tại sao vậy nhỉ?
Kitô hữu là muối mặn ướp đời, ướp người! Mỗi người Kitô là một hạt muối! Thế mà tự dưng tôi lại không mặn nữa! Tự dưng tôi trở thành hạt muối nhạt thếch. Vị mặn biến mất trên khuôn mặt và trong tâm hồn! Tại sao vậy cà?
Kitô hữu là đèn cháy sáng, soi sáng trần gian. Mỗi người Kitô là một ngọn đèn cầy, là một ngọn đèn dầu, là bóng đèn điện, là đèn hải đăng đứng cao trên đỉnh núi. Thế mà tự dưng đèn cầy của tôi tắt lửa! Bỗng dưng đèn dầu của tôi mất ánh sáng! Đèn điện của tôi tắt cái phụp! Đèn hải đăng bỗng dưng tối om! Tại sao vậy nhỉ!
Lời Nguyện
Lạy Chúa, nếu con đã hết mặn, xin ướp muối tâm hồn con.
Nếu đèn cầy con tắt lửa, xin gửi lửa Thánh Linh đốt cháy hồn nguội lạnh.
Nếu đèn con cạn dầu, xin đổ vào tim con dầu thánh.
Nếu đèn hải đăng hồn con tắt sáng, xin đổ lửa trời, đốt lại ngọn lửa đèn lương tâm con.□
Những tiểu tiết của tình yêu
Lm. Minh Anh
14:22 13/06/2023
NHỮNG TIỂU TIẾT CỦA TÌNH YÊU
“Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”.
Một phụ nữ Mỹ đi Âu Châu điện tín cho chồng, “Vòng xuyến đẹp mê hồn, giá 275 đô, em mua nhé?”. Chồng trả lời, “No, price too high!”, “Không, giá quá cao!”. Rủi thay! Bưu điện bỏ sót dấu phẩy, “No price too high!”, “Không giá nào là quá cao!”. Cô mua ngay. Về Mỹ, cô khoe, anh xây xẩm! Chồng đi kiện vụ ‘bỏ sót dấu phẩy’. Thắng tại toà! Từ đó, một thời, luật điện tín buộc viết đủ. Như vậy, phải viết, “No - comma - price too high!”, “Không - phẩy - giá quá cao!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Một chấm, một phẩy” của bức điện tín còn quan trọng đến thế, phương chi ‘chấm, phẩy’ của một câu luật. Thật thú vị! Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đồng tình với việc không “bỏ sót” những gì nhỏ nhất này. Theo Ngài, lề luật là luật của tình yêu, nên khi nói, “một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”, Ngài muốn nói đến ‘những tiểu tiết của tình yêu!’.
Thư Côrintô hôm nay cho biết Phaolô là một người tôn trọng các truyền thống của đạo cũ; nhưng trong Chúa Kitô, đã tìm thấy một điều gì đó mới mẻ, vượt trội, “Chính Ngài là Đấng đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần Khí”. Thần Khí, Đấng khơi gợi ‘những tiểu tiết của tình yêu’ mà con người thường coi nhẹ.
Tương tự như thế, Chúa Giêsu tôn trọng truyền thống, “Đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri”; “Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn!”. Như vậy, cả Phaolô và Chúa Giêsu đều coi trọng những tốt đẹp của truyền thống, nhưng các ngài cởi mở hơn với cách thức Thiên Chúa làm cho phong phú truyền thống đó. Nhiệm vụ của bạn và tôi là làm sao theo kịp ‘thời trang’ của Thiên Chúa, nghĩa là theo kịp sự canh tân, kiện toàn của Ngài.
Dưới ánh sáng của việc kiện toàn lề luật nơi Chúa Giêsu, chúng ta có thể hiểu được ý muốn của Ngài; rằng, ‘những tiểu tiết của tình yêu’, dù là nhỏ nhất, vẫn có một tầm quan trọng nhất định. Thực tế, chi tiết mới là điều khiến tình yêu phát triển theo cấp số nhân. Càng chú ý đến những chi tiết yêu thương, người ta càng yêu thương ở mức độ cao nhất. Đâu phải luôn là một lẵng hồng, một vườn hồng hay một cánh đồng hồng mới gọi là tình yêu; tình yêu chỉ cần từng nụ hồng hàm tiếu, được tặng trao nhiều lần!
Anh Chị em,
“Một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót”. Lời Chúa mời gọi chúng ta nghĩ đến “những nụ hồng hàm tiếu, được tặng trao nhiều lần”. Một chiếc bánh Thánh Thể nhỏ bé, một câu Lời Chúa, một nụ cười, một câu nói, một lời cảm thông… đó không phải là những nụ hàm tiếu mỗi ngày chúng ta nhận được sao? Phần chúng ta, với Thiên Chúa, bạn và tôi có dành cho Ngài những đoá hàm tiếu trong ngày hay chúng ta thường hứa hão với Ngài rằng, “Cứ đợi cho đến khi con có cả cánh đồng hoa!”. Và tha nhân, anh chị em của chúng ta nữa! Đừng đợi vạn nụ hồng; chỉ cần những nụ nhỏ mỗi ngày, và nhiều lần! Chính những cánh hoa thánh thiện này lại tôn vinh sự thánh thiện của Thiên Chúa hơn cả, Ngài là Đấng Thánh. Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Đấng Thánh!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con bỏ lỡ những cơ hội nhỏ nhất để yêu thương. Cho con luôn nhớ rằng, đó là những nụ hàm tiếu thánh thiện Chúa yêu thích!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Ngày Thế giới Người nghèo của Đức Thánh Cha: Đừng ngoảnh mặt làm ngơ!
Thanh Quảng sdb
16:27 13/06/2023
Thông điệp Ngày Thế giới Người nghèo của Đức Thánh Cha: Đừng ngoảnh mặt làm ngơ!
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, nhấn mạnh rằng “bất cứ khi nào chúng ta gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảng mặt làm ngơ, vì đó là lúc chúng ta tìm gặp được khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, ĐTC nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta”, và mọi Kitô hữu đều được kêu gọi “tham gia một cách cá nhân” vào cuộc đấu tranh chống lại nó.
Sứ điệp cho Ngày Thế Giới Người Nghèo, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 19 tháng 11 năm nay, với những suy tư về Sách Tobit.
Quy mô của vấn đề
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp của mình bằng cách nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta và dâng lên đến mức tràn ngập; nó dường như làm chúng ta choáng ngợp, các anh chị em của chúng ta đang rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ và đoàn kết.”
ĐTC tiếp tục: “Chúng ta đang sống trong một thời đại lãnh cảm, thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu của người nghèo. Áp lực đi tìm một lối sống sung túc đang gia tăng, trong khi tiếng nói của những người sống trong cảnh nghèo khó, có xu hướng bị nhậm chìm, không được lắng nghe."
Đặc biệt, ĐTC nhấn mạnh đến “những hình thức nghèo đói mới”, chẳng hạn như “các dân tộc bị cuốn vào thảm cảnh chiến tranh”, “sự đối xử vô nhân đạo” đối với công nhân và “đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau”, mà ĐTC cho rằng đã dẫn đến “sự trả giá đắt đỏ”, đó là vật giá leo thang khiến cho nhiều gia đình rơi vào nghèo túng hơn”.
Phản hồi của chúng ta
Đối mặt với những vấn đề to lớn này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, trách nhiệm của chúng ta thật rõ ràng: Chúng ta cần suy tư những lời của Tobit nói với Tobias: “Chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước bất cứ ai nghèo khó!”
ĐTC nói: “Tóm lại, bất cứ khi nào chúng ta bắt gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ, vì chính ở đó, chúng ta khám phá ra khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
Như trong “dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu (Lc 10:25-37) đây không là một câu chuyện của quá khứ; nó tiếp tục thách thức mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ở đây và ngay lúc này. Thật dễ dàng để ủy thác những việc từ thiện cho người khác, mà quên rằng lời kêu gọi yêu thương của đạo là mọi cá nhân được mời gọi dấn thân.”
Quá trình chính trị
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nêu ra rằng năm nay là năm kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” (Pacem in Terris) có tính cách mạng của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII được phát hành, trong đó ngài nhấn mạnh “Mọi người đều có quyền được sống, được hưởng sự toàn vẹn về thân thể và được hưởng những phương tiện cần thiết cho sự phát triển đúng đắn của cuộc sống, bao gồm thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, nghỉ ngơi và cuối cùng là các dịch vụ xã hội cần thiết.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi: Làm thế nào để những điều trên được đem ra thực hành? Khi chúng ta phải đối diện với sự thất bại của tiến trình chính trị trong việc cung cấp những dịch vụ này?
Câu trả lời có hai mặt: Một mặt, “cần phải thúc đẩy và thậm chí phải áp lực các cơ quan công quyền thực hiện đúng nhiệm vụ của mình”, nhưng mặt khác, “việc chờ đợi một cách thụ động để nhận mọi thứ ‘từ trời rớt xuống’ là không tưởng”.
Vì vậy Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngay cả những người sống trong cảnh nghèo khó cũng phải tích cực tìm kiếm “sự thay đổi và dấn thân vào trách vụ” này.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, nhấn mạnh rằng “bất cứ khi nào chúng ta gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảng mặt làm ngơ, vì đó là lúc chúng ta tìm gặp được khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thông điệp cho Ngày Thế giới Người nghèo năm nay, ĐTC nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta”, và mọi Kitô hữu đều được kêu gọi “tham gia một cách cá nhân” vào cuộc đấu tranh chống lại nó.
Sứ điệp cho Ngày Thế Giới Người Nghèo, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 19 tháng 11 năm nay, với những suy tư về Sách Tobit.
Quy mô của vấn đề
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp của mình bằng cách nhấn mạnh rằng “một dòng sông lớn của sự nghèo đói đang chảy qua các thành phố của chúng ta và dâng lên đến mức tràn ngập; nó dường như làm chúng ta choáng ngợp, các anh chị em của chúng ta đang rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ và đoàn kết.”
ĐTC tiếp tục: “Chúng ta đang sống trong một thời đại lãnh cảm, thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu của người nghèo. Áp lực đi tìm một lối sống sung túc đang gia tăng, trong khi tiếng nói của những người sống trong cảnh nghèo khó, có xu hướng bị nhậm chìm, không được lắng nghe."
Đặc biệt, ĐTC nhấn mạnh đến “những hình thức nghèo đói mới”, chẳng hạn như “các dân tộc bị cuốn vào thảm cảnh chiến tranh”, “sự đối xử vô nhân đạo” đối với công nhân và “đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau”, mà ĐTC cho rằng đã dẫn đến “sự trả giá đắt đỏ”, đó là vật giá leo thang khiến cho nhiều gia đình rơi vào nghèo túng hơn”.
Phản hồi của chúng ta
Đối mặt với những vấn đề to lớn này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, trách nhiệm của chúng ta thật rõ ràng: Chúng ta cần suy tư những lời của Tobit nói với Tobias: “Chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước bất cứ ai nghèo khó!”
ĐTC nói: “Tóm lại, bất cứ khi nào chúng ta bắt gặp một người nghèo, chúng ta không thể ngoảnh mặt làm ngơ, vì chính ở đó, chúng ta khám phá ra khuôn mặt của Chúa Giêsu.”
Như trong “dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu (Lc 10:25-37) đây không là một câu chuyện của quá khứ; nó tiếp tục thách thức mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày ở đây và ngay lúc này. Thật dễ dàng để ủy thác những việc từ thiện cho người khác, mà quên rằng lời kêu gọi yêu thương của đạo là mọi cá nhân được mời gọi dấn thân.”
Quá trình chính trị
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nêu ra rằng năm nay là năm kỷ niệm 60 năm Thông điệp “Bình An Dưới Thế” (Pacem in Terris) có tính cách mạng của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII được phát hành, trong đó ngài nhấn mạnh “Mọi người đều có quyền được sống, được hưởng sự toàn vẹn về thân thể và được hưởng những phương tiện cần thiết cho sự phát triển đúng đắn của cuộc sống, bao gồm thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế, nghỉ ngơi và cuối cùng là các dịch vụ xã hội cần thiết.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi: Làm thế nào để những điều trên được đem ra thực hành? Khi chúng ta phải đối diện với sự thất bại của tiến trình chính trị trong việc cung cấp những dịch vụ này?
Câu trả lời có hai mặt: Một mặt, “cần phải thúc đẩy và thậm chí phải áp lực các cơ quan công quyền thực hiện đúng nhiệm vụ của mình”, nhưng mặt khác, “việc chờ đợi một cách thụ động để nhận mọi thứ ‘từ trời rớt xuống’ là không tưởng”.
Vì vậy Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngay cả những người sống trong cảnh nghèo khó cũng phải tích cực tìm kiếm “sự thay đổi và dấn thân vào trách vụ” này.
Đức Hồng Y Parolin nhận định Đức Hồng Y Zuppi có thể gặp Thượng phụ Kirill
Đặng Tự Do
17:35 13/06/2023
Đặc phái viên của Đức Thánh Cha về sứ vụ hòa bình tại Ukraine, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, có thể gặp Đức Thượng phụ Mạc Tư Khoa Kirill: “Từ những yếu tố tôi có trong tay, tôi tin rằng có thể thấy trước điều đó”. Điều này đã được nhấn mạnh bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Vatican, bên lề cuộc họp quốc tế về tình huynh đệ diễn ra tại Vatican với 30 vị từng đoạt giải Nobel.
Trong những ngày gần đây, Đức Hồng Y Parolin đã nói chuyện với Đức Hồng Y Zuppi, người đã trở về từ sứ mệnh ở Kyiv: “Có một cuộc gặp với tổng thống Zelenskiy. Ngài đã được tiếp đón và có cơ hội đào sâu những khái niệm mà tổng thống đã bày tỏ với Đức Thánh Cha, đó là kế hoạch hòa bình mà họ mong muốn nhận được sự đồng thuận rộng rãi nhất từ phía cộng đồng quốc tế và chắc chắn Tòa Thánh sẽ cũng có thể tham gia vào việc này. Bây giờ chúng ta sẽ xem làm thế nào, trên hết là những gì liên quan đến các khía cạnh nhân đạo”, Đức Hồng Y Parolin giải thích.
Về chặng dừng chân ở Mạc Tư Khoa, Đức Hồng Y nhắc lại rằng bây giờ hai vị Hồng Y sẽ phải nói chuyện với Đức Giáo Hoàng “và xem những định hướng của ngài nhưng tôi nghĩ sẽ không gặp khó khăn gì khi gặp Kirill. Từ những yếu tố tôi có trong tay, tôi nghĩ có thể thấy trước điều đó”.
Một số quan sát viên cho rằng cuộc gặp gỡ với Thượng Phụ Kirill chỉ là chuyện vô bổ, mất thời gian. Ông ta chỉ là công cụ của chế độ Putin. Parolin:
Source:Sismografo
Cảnh báo mới về tình trạng thiếu linh mục sắp đến ở Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
17:37 13/06/2023
Các số liệu mới cho thấy tình trạng thiếu linh mục trầm trọng đang diễn ra tại ít nhất một giáo phận của Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan.
Một cuộc khảo sát tại mọi giáo xứ trong Giáo phận Raphoe đã chỉ ra rằng khối lượng công việc của mỗi linh mục bao gồm cử hành gần ba Thánh lễ cuối tuần cũng như mỗi ngày một Thánh lễ trong suốt tuần, với tang lễ, đám cưới, lễ rửa tội và thăm các bệnh nhân.
Trong một thông điệp gửi tới người dân trong giáo phận, Đức Giám Mục Alan McGuckian nhấn mạnh hiện tại 33 giáo xứ và 71 nhà thờ được phục vụ bởi 48 linh mục đang hoạt động.
Ngài cho biết hồ sơ tuổi hiện tại của các linh mục trong giáo phận “cho chúng ta biết rằng sự thiếu hụt hơn nữa đang đến và những thay đổi sẽ đến sớm hơn đối với một số giáo xứ”.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 13 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm nay và bao gồm các số liệu về việc tham dự Thánh lễ, số lượng Thánh lễ mỗi giáo xứ và các nhu cầu khác của mỗi giáo xứ.
Cuộc khảo sát cho thấy số người tham dự Thánh lễ thấp hơn nhiều so với trước đây và độ tuổi của phần lớn những người tham dự Thánh lễ là trên 40. Chỉ 35,3% người tham dự Thánh lễ dưới 40 tuổi trong khi 64,7% những người tham dự Thánh lễ trên 40 tuổi.
Hồ sơ tuổi của 48 linh mục đang hoạt động cho thấy ba người ở độ tuổi tám mươi, tám vị ở độ tuổi bảy mươi, mười vị ở độ tuổi sáu mươi, 14 vị ở độ tuổi năm mươi, 10 vị ở độ tuổi bốn mươi và ba vị ở độ tuổi ba mươi. Có bốn vị đang chuẩn bị cho chức tư tế.
Đức Cha McGuckian nói: “Mặc dù chúng tôi may mắn có được những người đang được đào tạo, nhưng điều đó vẫn không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt về sau.
Trong mười năm nữa, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, sẽ có nhiều giáo xứ ở Raphoe hơn các linh mục. Trường hợp tốt nhất là giáo phận sẽ có 35 đến 40 linh mục để phục vụ 33 giáo xứ và 71 nhà thờ.
Vị giám mục cho biết những phát hiện này có ý nghĩa tài chính đối với giáo phận liên quan đến việc duy trì tài sản và trang trải chi phí sưởi ấm, với sự căng thẳng gia tăng đối với các giáo xứ vốn đang gặp khó khăn.
Đức Cha McGuckian nói: “Khi tôi nhìn vào các số liệu thống kê...mong muốn của tôi là việc lập kế hoạch cho tương lai của chúng ta không chỉ đơn giản là vấn đề quản lý sự suy giảm.
Ngài nói rằng việc cử hành Bí tích Thánh Thể “một cách đẹp đẽ nhất” sẽ không thể thực hiện được nếu “một số ít linh mục bị quá tải với việc hướng dẫn các cử hành cho số lượng người dân ngày càng ít hơn”.
Nhấn mạnh rằng “sự thay đổi chắc chắn sẽ đến,” ngài cho biết thách thức đối với giáo phận là đưa ra các quyết định ngay bây giờ vì “điều đó sẽ giúp chúng ta ổn định, mười năm và 20 năm kể từ bây giờ”.
Source:Tablet
Đức Hồng Y Y Sri Lanka yêu cầu bầu cử ngay lập tức để giải quyết tình trạng bất ổn
Đặng Tự Do
17:38 13/06/2023
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài và điều mà các nhà phê bình coi là những cuộc đàn áp ngày càng gay gắt đối với các cuộc biểu tình chống chính phủ, vị Hồng Y Công Giáo hàng đầu của Sri Lanka đã kêu gọi tổ chức bầu cử nhanh chóng để đất nước có thể chọn ra ban lãnh đạo mới.
Phát biểu tại một buổi lễ được tổ chức để đánh dấu 100 năm thành lập trường St. Anthony's College Katana, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith cho biết một cuộc bầu cử là cần thiết vì không thể phát triển đất nước với những nhà cầm quyền không yêu dân tộc của họ.
“Bạn không thể có tương lai với những người chỉ nghĩ đến sự sống còn của họ mà không nghĩ đến tương lai của đất nước,” vị Hồng Y Tổng Giám Mục 75 tuổi nói.
Mặc dù Sri Lanka là một quốc gia nơi Phật giáo chiếm đa số, nơi người Công Giáo chỉ chiếm khoảng năm phần trăm dân số 22 triệu người, Đức Hồng Y Ranjith từ lâu đã đóng một vai trò to lớn như một tiếng nói của lương tâm trong các vấn đề quốc gia.
Quản lý kinh tế yếu kém, cùng với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đã khiến Sri Lanka thiếu dự trữ ngoại tệ cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu vào đầu năm 2022, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của quốc đảo này trong bảy thập kỷ.
Tình trạng thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu trầm trọng đã dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố buộc Tổng thống lúc đó là Gotabaya Rajapaksa phải rời khỏi đất nước và từ chức.
Một chính phủ mới dưới thời Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã lên nắm quyền vào tháng 7 năm ngoái và đàm phán gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đây là gói cứu trợ thứ ba kể từ khi cuộc nội chiến kéo dài ở Sri Lanka cuối cùng cũng kết thúc vào năm 2009. Tháng 9 năm ngoái, lạm phát đã đạt mức cao nhất mọi thời đại của 70 phần trăm.
Mặc dù áp lực kinh tế đã bắt đầu giảm bớt phần nào, vẫn còn sự bất mãn lan rộng ở Sri Lanka, có lẽ đặc biệt là trong giới trẻ của đất nước.
Đầu tháng này, chính quyền Sri Lanka đã bắn hơi cay và vòi rồng vào các sinh viên biểu tình ở thủ đô Colombo của quốc gia để yêu cầu thả hàng chục nhà hoạt động chống chính phủ bị bắt trong các cuộc biểu tình một năm trước.
Vào Tháng Giêng, một liên minh các nhóm nhân quyền bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chính phủ thả một hoạt động tích cực nổi bật của sinh viên và cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về luật chống khủng bố gây tranh cãi thường được sử dụng để bắt giữ những người biểu tình và từ chối bảo lãnh cho họ.
Những tháng sắp tới sẽ chứng kiến các biện pháp thắt lưng buộc bụng tiếp theo được áp dụng như một phần của thỏa thuận với IMF, dự kiến sẽ tạo ra sự phản kháng gay gắt từ người lao động và người nghèo. Các biện pháp bao gồm tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc khu vực công, có thể loại bỏ hàng trăm nghìn việc làm, cùng với việc cắt giảm sâu các dịch vụ xã hội.
Trong bối cảnh bất ổn, chính phủ Wickremesinghe, lên nắm quyền mà không cần bầu cử, đã nhiều lần trì hoãn kế hoạch tổ chức vòng bỏ phiếu mới. Gần đây nhất, chính phủ đã hoãn các cuộc bầu cử địa phương được ấn định vào ngày 25 tháng 4, lập luận rằng ngân sách chỉ đủ cho “các chi phí thiết yếu” và các cuộc bầu cử cấp thành phố là không cần thiết.
Theo luật Sri Lanka, cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo phải được tổ chức vào khoảng trước tháng 9 năm 2024. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Ranjith quyết liệt đòi bỏ phiếu ngay lập tức.
“Chúng tôi kêu gọi một cuộc bầu cử để tất cả những người trên 18 tuổi có thể quyết định tương lai của quốc gia,” Đức Hồng Y Ranjith nói. Ngài cũng nói rằng: “Tất cả những gì chúng ta thấy ngày nay là nỗ lực đưa ra luật pháp để đàn áp các quyền của người dân.
Source:Crux
Tính đồng nghị và tính tối thượng quyền trong cách hiểu Công Giáo và Chính thống giáo 2
Vũ Văn An
19:03 13/06/2023
II. Tính đồng nghị và tính tối thượng quyền trong thiên niên kỷ thứ hai và ngày nay
Alexandria, ngày 7 tháng 6 năm 2023
Dẫn nhập
0.1 Là kết quả của việc nghiên cứu cẩn thận về tính đồng nghị và tính tối thượng quyền trong thiên niên kỷ thứ nhất, tài liệu Chieti đã tuyên bố: ‘Từ thời xa xưa nhất, Giáo hội duy nhất đã hiện hữu như nhiều giáo hội địa phương. Sự hiệp thông (koinonia) của Chúa Thánh Thần (x. 2Cr 13:13) đã được cảm nghiệm cả trong mỗi giáo hội địa phương lẫn trong các mối tương quan giữa chúng như một sự thống nhất trong đa dạng. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần (x. Ga 16:13), Giáo hội đã phát triển các khuôn mẫu trật tự và nhiều thực hành khác nhau phù hợp với bản chất của mình là “một dân được hợp nhất từ sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” ' (Chieti, 2; trích dẫn Thánh Cyprianô, De orat. dom. 23; PL 4, 536).
0.2 Dây hiệp nhất được hiển hiện trong ‘các cuộc tụ họp nhiều giám mục trong các công đồng hoặc thượng hội đồng để thảo luận các vấn đề chung về tín lý (dogma, didaskalia) và thực hành’ (Chieti, 11). Ở bình diện hoàn vũ, sự hiệp thông được cổ vũ nhờ sự hợp tác giữa năm tòa thượng phụ, được sắp xếp theo một taxis [thứ tự] (x. Chieti, 15). Bất chấp nhiều cuộc khủng hoảng, sự hiệp nhất của đức tin và tình yêu vẫn được duy trì nhờ thực hành tính đồng nghị và tính tối thượng quyền (x. Chieti, 20).
0.3 Văn kiện này xem xét lịch sử rắc rối của thiên niên kỷ thứ hai trong bốn giai đoạn. Nó cố gắng đưa ra một cách hiểu chung về lịch sử đó càng nhiều càng tốt, và nó mang lại cho người Chính thống giáo và Công Giáo Rôma cơ hội được hoan nghinh nhằm giải thích cho nhau về nhiều điểm khác nhau trên đường đi, để tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau vốn là điều kiện tiên quyết chủ yếu để hòa giải vào đầu thiên niên kỷ thứ ba. Văn kiện kết luận bằng cách rút ra các bài học từ lịch sử đã được khảo sát.
1. Từ 1054 đến Công đồng Florence (1438-1439)
1.1 Vào đầu thiên niên kỷ thứ hai, những khó khăn và bất đồng giữa Đông và Tây càng trầm trọng hơn do các yếu tố văn hóa và chính trị. Hành động rút phép thông công năm 1054 càng làm trầm trọng thêm sự ghẻ lạnh giữa Đông và Tây. Các Giáo hội phương Đông và phương Tây đã nỗ lực thiết lập lại sự hợp nhất của họ. Tuy nhiên, do hậu quả của các cuộc thập tự chinh, và đặc biệt là cuộc chinh phục Constantinốp trong cuộc thập tự chinh thứ tư (1204), sự rạn nứt của năm 1054 đã trở nên sâu xa hơn một cách đáng buồn.
1.2 Điều gọi là Cải cách Gregorianô, được đặt theo tên của Đức Giáo Hoàng Grêgoriô VII (1073-1085), đã thành công trong việc chấm dứt việc các thế lực thế tục bổ nhiệm các giám mục và tu viện trưởng một cách có hệ thống. Các cuộc bầu cử theo giáo luật đã được thiết lập lại, để các hội kinh sĩ của nhà thờ chính tòa bầu các giám mục giáo phận của họ và các tu viện sẽ bầu vị tu viện trưởng của họ. Đồng thời, cuộc cải cách nhằm chống lại những lạm dụng luân lý trong Giáo hội và trong xã hội ở phương Tây. Quá trình cải cách này do giáo hoàng lãnh đạo thông qua các công đồng địa phương truyền thống Rôma. Trong khi đó, quyền lực của giáo hoàng ngày càng mở rộng ra phạm vi trần thế, khi Đức Grêgoriô thậm chí còn thành công trong việc phế truất Hoàng đế Henry IV. Trách nhiệm của Tòa Rôma trong việc bảo vệ Giáo hội phương Tây khỏi sự can thiệp từ bên ngoài và sự lạm dụng từ bên trong ngày càng gia tăng thêm.
1.3 Do đó, một giáo hội học có tính pháp lý hơn đã được khai triển. 'Các Sắc lệnh giả' [False Decretals] (thế kỷ thứ 9) Và Hiến tặng giả của Constantinô [false Donation of Constantine] (có lẽ thế kỷ thứ 8), được cho là chân thực một cách nhầm lẫn, đã nhấn mạnh đến nhân vật trung tâm là giáo hoàng trong Giáo hội Latinh. Các dòng khất sĩ mới vào thế kỷ 13, chẳng hạn như Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh, được miễn trừ, khỏi tuân phục thẩm quyền giám mục, đã cổ vũ ý niệm về ngôi vị giáo hoàng như được giao phó việc chăm sóc mục vụ cho toàn thể Giáo hội.
1.4 Sau Cuộc tranh cãi về tấn phong [investiture] vào cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12, Giáo hội tham gia vào một cuộc đấu tranh lớn khác với các thế lực trần tục để định hướng thế giới Kitô giáo phương Tây. Đức Innôcentê III (1198-1216) đã củng cố quan điểm coi giáo hoàng là người đứng đầu điều hành toàn bộ cơ quan giáo hội. Như người kế vị thánh Phêrô, giáo hoàng có đầy đủ quyền lực (plenitudo potestatis) và quan tâm đến tất cả các giáo hội (sollicitudo omnium ecclesiarum). Các giám mục cá nhân được kêu gọi chia sẻ mối quan tâm của ngài (in partem sollicitudinis), bằng cách chăm sóc giáo phận của họ.
1.5 Vào thời điểm đó, bất chấp sự phát triển tín lý về Tính tối thượng quyền Rôma, tính đồng nghị vẫn còn rõ ràng. Các Giáo hoàng tiếp tục cai quản Giáo hội Latinh với Thượng hội đồng Rôma, tập hợp các giám mục của giáo tỉnh Rôma và những người có mặt tại Rôma. Thượng hội đồng thường họp hai lần một năm. Các vấn đề đã được giải quyết và thảo luận tự do bởi tất cả những người tham gia. Giáo hoàng với tư cách là người đứng đầu đã đưa ra quyết định cuối cùng. Không có bằng chứng nào cho thấy giáo hoàng bị ràng buộc bởi một cuộc bỏ phiếu, nhưng cũng không có bằng chứng nào cho thấy giáo hoàng đã đưa ra bất cứ quyết định cuối cùng nào trái với lời khuyên của thượng hội đồng của ngài.
1.6 Trong thế kỷ 12, vai trò của thượng hội đồng Rôma dần dần được thay thế bằng mật nghị [consistory], tức cuộc họp của các Hồng Y. Các Hồng Y là thành viên của giáo sĩ Rôma, bảy người trong số họ là giám mục của các giáo phận ngoại ô của tỉnh Rôma. Giáo hoàng thường xuyên hỏi ý kiến mật nghị. Với các sắc lệnh năm 1059 và 1179, Hồng Y đoàn giành được độc quyền bầu chọn giáo hoàng. Việc các Hồng Y là giám mục vùng ngoại ô hoặc được ban cho tước hiệu linh mục hoặc phó tế của Rôma nhấn mạnh thực tế này là Giáo hội Rôma chứ không phải bất cứ cơ quan nào khác có quyền bầu chọn giám mục của mình.
1.7 Ở phương Tây, có các công đồng cấp tỉnh, nhưng các giáo hoàng cũng triệu tập các công đồng chung, như bốn Công đồng Lateranô (1123, 1139, 1179, 1215) tiếp tục cải cách Giáo hội ở phương Tây. Hiến chế 5 của Công đồng Lateranô lần thứ tư (1215) tuyên bố rằng 'Giáo hội Rôma... qua sự sắp đặt của Chúa có tối thượng quyền đối với tất cả các giáo hội khác vì Giáo hội Rôma là mẹ và thầy dạy [mater et magistra] của tất cả các tín hữu của Chúa Kitô'. Cũng chính công đồng này đã kêu gọi người Hy Lạp ‘tuân thủ như những đứa con ngoan ngoãn đối với Giáo hội Rôma thánh thiện, mẹ của họ, để có thể chỉ có một đàn chiên và một mục tử’ (Const. 4). Lời kêu gọi này không được chấp nhận.
1.8 Thời kỳ thống trị giáo hoàng này trùng hợp với các cuộc thập tự chinh, ban đầu được thúc đẩy bởi lời kêu gọi của hoàng đế Byzantine trong cuộc xung đột của ông với triều đại Seljuk Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đã phát triển thành sự đối kháng bạo lực giữa người Latinh và người Hy Lạp. Kết quả của cuộc thập tự chinh đầu tiên (1095-1099), một thượng phụ Latinh và phẩm trật Latinh đã được thành lập ở Antiôkia (1098) và ở Giêrusalem (1099), thay thế hoặc song hành với các thượng phụ Hy Lạp. Cuộc thập tự chinh thứ ba (1189-1192) đã thiết lập một phẩm trật Latinh ở Síp (1191), và trái với các điều giáo luật, đã bãi bỏ tư cách tự chủ [autocephaly] của Giáo Hội Síp. Các giám mục Hy Lạp, bị giảm số lượng từ 15 xuống chỉ còn 4, buộc phải vâng lời Giáo hội Rôma và tuyên thệ trước các giám mục Latinh tương ứng.
1.9 Cuộc thập tự chinh thứ tư (1204) dẫn đến việc Constantinốp bị cướp bóc và thiết lập các phẩm trật Latinh song song trong các tòa cổ xưa còn sót lại của Giáo hội Hy Lạp. Mặc dù không khuyến khích người Venice chinh phục Constantinốp, Giáo hoàng Innôcentê III sau đó đã bổ nhiệm một thượng phụ Latinh ở Constantinốp cũng như ở Alexandria. Các quyết định của Công đồng Lateranô thứ tư (1215) được áp đặt đặc biệt đối với các Giáo Hội ở Giêrusalem và Síp. Nguyên tắc theo đó người 'Hy Lạp' có thể giữ các nghi lễ phụng vụ của họ nhưng phải chấp nhận giám mục Rôma làm đầu và tưởng nhớ ngài, đã được thực hành đặc biệt ở Síp (xem các thượng hội đồng Latinh ở Limassol, 1220, và ở Famagusta, 1222, và Bulla Cypria của Đức Giáo Hoàng Alexanđrô IV, 1260). Trong nhiều trường hợp, các giáo sĩ Hy Lạp, từ nay được coi là thuộc Giáo hội Latinh, buộc phải tham gia các nghi lễ phụng vụ Latinh. Bầu không khí trở nên tồi tệ hơn với thái độ luận chiến của các nhà thần học tố cáo các tập quán phương đông là 'lỗi của người Hy Lạp', hoặc thậm chí là 'lỗi của người Hy Lạp ly giáo'.
1.10 Bất chấp những thử thách này, vẫn có những người ở Đông phương vun trồng những mối quan hệ tốt đẹp trong giáo hội và hoạt động để khôi phục sự hợp nhất. Các thượng phụ vĩ đại với sự hiểu biết sâu sắc về thần học, chẳng hạn như Thánh Philotheos Kokkinos (c.1300-1379), một đệ tử của Thánh Gregoriô Palamas, đã xem xét khả năng triệu tập một công đồng đại kết để đưa ra giải pháp cho các chia rẽ.
1.11 Trong thiên niên kỷ thứ hai ở phương Đông, định chế công đồng hoạt động theo các nguyên tắc giáo luật của Luật Tông truyền số 34, trong đó Thượng phụ Constantinốp với tư cách là protos [người đứng đầu] và các giám mục hiện diện ở Constantinốp tham gia các phiên họp của Thượng hội đồng Endemousa. Thông qua Thượng hội đồng Endemousa, Giáo hội đã phát biểu một hình thức đồng nghị vĩnh viễn, trong đó các thượng phụ của phương Đông, hiện diện tại Constantinốp, hoặc các đại diện của họ, và các giám mục khác đã được Thượng phụ Constantinốp triệu tập để đưa ra các quyết định đồng nghị.
1.12 Sau khi khôi phục đế chế Byzantine ở Constantinốp năm 1261, việc xây dựng lại các mối quan hệ lẫn nhau đã trở thành khả hữu. Trên thực tế, Công đồng thứ hai của Lyon (1274) đã công bố một hành động kết hợp bao gồm việc tuyên xưng đức tin do Đức Giáo Hoàng Clêmentê IV (1267) yêu cầu trước đó và được Hoàng đế Michael VIII Palaiologos ký (vào tháng 2 năm 1274), chấp nhận các chủ trương của người Latinh về cuộc nhiệm xuất [procession] của Chúa Thánh Thần, tối thượng quyền của giáo hoàng và các điểm gây tranh cãi khác (thí dụ: luyện ngục, bánh không men). Người ta khẳng định rằng Giáo hội Rôma có 'summum plenumque principatum [quyền tối thượng cao nhất và đầy đủ]' đối với toàn thể Giáo hội và người kế vị của Phêrô đã nhận được 'plenam potestatem [đầy đủ quyền lực]' để cai quản nó, các giám mục khác được triệu tập để chia sẻ mối quan tâm của ngài. Việc tuyên xưng này đã bị Giáo hội Constantinốp bác bỏ vào năm 1285.
1.13 Trong thế kỷ 14, cuộc tranh cãi về Người tĩnh tọa [Hesychast], do Barlaam, một đan sĩ ở Calabria, kích động, đã nảy sinh ở phương Đông. Các tu sĩ của Núi Athos đã ủy quyền cho Thánh Grêgoriô Palamas trả lời các thử thách của Barlaam. Trong thế kỷ 14, bốn công đồng ở Constantinốp (1341, 1347, 1351 và 1368) đã bảo vệ sự khác biệt giữa yếu tính và năng lực bất tạo của Thiên Chúa, được khai triển bởi Thánh Grêgoriô Palamas trên cơ sở của các Giáo phụ như Thánh Basilêo thành Xêdaria và Thánh Maximô Hiển tu. Những biến cố này cho thấy việc tiếp tục thực hành tính đồng nghị ở Đông phương.
1.14 Thế kỷ 14 và 15 chứng kiến một sự thay đổi triệt để trong lĩnh vực chính trị, kết liễu sự thống trị thế tục của giáo hoàng. Nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Bonifaxiô VIII (1294-1303) nhằm tái khẳng định quyền tối cao của giáo hoàng trong trật tự thế gian trong sắc lệnh Unam Sanctam [duy nhất thánh thiện](1302) đã bị nhà vua nước Pháp phản đối dữ dội, vì vậy đã chấm dứt tham vọng thống trị thế giới về mặt chính trị của giáo hoàng. Tình tiết này được nối tiếp sau đó vài năm bởi sự lưu đày của giáo hoàng tại thành phố Avignon của Pháp, nơi các giáo hoàng đã sống bảy mươi năm dưới sự kiểm soát của chế độ quân chủ Pháp.
1.15 Sự hỗn loạn do bầu chọn hai rồi ba giáo hoàng đã gây ra một chấn thương sâu xa trong Giáo hội phương Tây. Để giải quyết cuộc khủng hoảng, một công đồng chung đã được triệu tập ở Constance (1414-1418). Công đồng này, không chỉ có sự tham dự của các giám mục và tu viện trưởng mà còn có đại diện của các cơ quan chính trị, đã khai triển trong sắc lệnh của mình, Haec sancta (1415), luận đề cho rằng thẩm quyền cao nhất trong Giáo hội thuộc về một công đồng chung, được hiểu là một phiên họp của các giám mục và các quyền lực thế tục, trái ngược với thẩm quyền của giáo hoàng. Luận đề này được gọi là ‘thuyết công đồng’ [conciliarism]. Thuyết công đồng này đã lật đổ vai trò giáo luật của giáo chủ [primate] trong thượng hội đồng và gây nguy hiểm cho quyền tự do của Giáo hội. Nó nhấn mạnh ý tưởng mới cho rằng một công đồng nên 'đại diện' cho mọi khối của xã hội Kitô giáo, và một công đồng như vậy, họp mười năm một lần, với việc giáo hoàng thi hành các quyết định của nó, sẽ cai quản Giáo hội. Do đó, việc thực hành tính đồng nghị của giáo hội đã bị thách thức bởi khái niệm thế tục về tính đại diện tập thể, một khái niệm được rút ra từ luật Rôma thế tục trao tư cách pháp nhân cho các cơ quan tập thể.
1.16 Việc suy yếu thẩm quyền giáo hoàng đã tạo cơ hội cho các quốc gia tăng cường kiểm soát đối với Giáo hội ở phương Tây. Tòa Rôma buộc phải ký kết các tông ước [concordat] công nhận quyền của các thế lực chính trị được tham gia vào việc bổ nhiệm giám mục. Một thỏa thuận như vậy được minh họa trong Chế tài Thực dụng Bourges [Pragmatic Sanction of Bourges] (1438), tán thành chủ nghĩa hòa giải và chuẩn bị nền tảng cho Chủ nghĩa Gallican (xem bên dưới, 2.3). Công đồng Lateranô thứ năm (1512-1517) đã lên án thuyết công đồng và bị giáo huấn của Công đồng Vatican I (1869-1870) loại trừ dứt khoát.
1.17 Công đồng Ferrara-Florence (1438-1439) nhóm họp trong khi phiên họp tại Basel của phe duy công đồng (1431-1449), bị Giáo hoàng Eugeniô IV (1431-1447) bác bỏ, vẫn đang diễn ra. Cả hai bên phương Tây đều mời hoàng đế và thượng phụ của Constantinốp, nhưng theo Ngũ trị chế (pentarchy), hoàng đế và thượng phụ quyết định không đến Basel mà đến Ferrara và sau đó đến Florence, nơi giáo hoàng có mặt. Cũng đúng là, dưới áp lực của Ottoman và cần sự hỗ trợ quân sự của phương Tây, hoàng đế và thượng phụ đã nhận ra rằng giáo hoàng ở vị thế có thể tạo ra sự giúp đỡ của phương Tây có lợi cho Constantinốp. Công đồng đã đề cập các điểm bất đồng nảy sinh giữa hai Giáo hội, chủ yếu là: Filioque [và bởi Chúa Con], việc sử dụng bánh không men cho Bí tích Thánh Thể, luyện ngục, phúc kiến [beatific Vision] sau khi chết và tối thượng quyền của Giáo hoàng. Sắc chỉ hợp nhất, Laetentur coeli [các tầng trời hân hoan] (1439), với phần dẫn nhập đầy tính Kinh thánh, đã ca ngợi Chúa Kitô là đầu và là nền tảng của Giáo hội hợp nhất.
1.18 Mục tiêu chính của những tuyên bố mạnh mẽ của Florence về tối thượng quyền giáo hoàng là bác bỏ luận điểm của thuyết duy công đồng của Basel. Công đồng tiến hành với ba lời khẳng định: “Thánh tông tòa [Rôma] và giám mục Rôma có tối thượng quyền trên toàn thế giới”; ‘cũng chính vị giám mục Rôma này là người kế vị thánh Phêrô, … là thủ lãnh của toàn thể Giáo hội, là cha và là thầy của tất cả các Kitô hữu’; ‘Chúa Giêsu Kitô của chúng ta ban cho ngài, qua con người của Thánh Phêrô, quyền bính trọn vẹn [plenam potestatem] để nuôi dưỡng, cai trị và cai quản [pascendi, regendi ac gubernandi] toàn thể Giáo hội’. Những lời khẳng định này đã được người Hy Lạp chấp nhận với ba điều kiện, được bao gồm trong sắc lệnh: a) bổ sung câu, 'như cũng có trong các pháp lệnh của các công đồng đại kết và trong các điều giáo luật thánh thiêng'; b) đề cập đến các tòa thượng phụ khác của ngũ trị chế; và c) duy trì các đặc quyền và quyền lợi của các thượng phụ (Denzinger-Schönmetzer, Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum [Tuyển tập Các Kinh Tin Kính, các định tín và tuyên bố về các vấn đề Đức tin và Văn hóa], DS, 1307-1308).
1.19 Liên quan đến tất cả các vấn đề tranh cãi, công đồng tuyên bố rằng những khác biệt trong cách trình bày tín lý hoặc thực hành giáo luật không ảnh hưởng đến sự hợp nhất của đức tin. Việc hợp nhất được người Hy Lạp ký kết dưới áp lực của hoàn cảnh, và sau đó không được Giáo Hội Hy Lạp chấp nhận. Nó đã chính thức bị Công đồng Constantinốp bác bỏ vào năm 1484, với sự tham gia của bốn thượng phụ phương đông: 'qua văn kiện [tomos] đồng nghị này, chúng tôi bác bỏ công đồng được triệu tập ở Florence, cùng với định nghĩa của nó [sắc chỉ hợp nhất] và các đề xuất chứa đựng trong đó, và chúng tôi tuyên bố bằng văn kiện này rằng công đồng Florence là vô hiệu' (Melloni-Paschalidis, Conciliorum Oecumenicorum Generaliumque Decreta [Các sắc lệnh của các công đồng đại kết và tổng quát], IV/1, 227).
Còn 1 kỳ
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rước kiệu mình thánh Chúa trên đướng phố San Jose, California
Thái Phạm
11:16 13/06/2023
Phỏng vấn LM Matthêu Nguyễn Khắc Hy: Tầm quan trọng phải phục hồi lòng yêu mến Thánh Thể.
Trần Mạnh Trác
18:41 13/06/2023
Trong dịp đại hội 3 ngày ‘Ngày Thánh Thể XIV’ tổ chức tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX, chúng tôi có dịp phỏng vấn LM Matthêu Nguyễn Khắc Hy, PSS, giám đốc đại chủng viện Assumption, St Antonio TX về vấn đề tại sao mà ngày nay giáo hội thường xuyên nhắc nhở phải ‘phục hồi lòng yêu mến Thánh Thể’?
Cha Hy đã cho hay:
-Đây là chương trình 3 năm cuả Hội Đồng Giám Mục HK, năm nay là năm thứ 2.
-HĐGM HK đã nhận xét lòng sùng kính Thánh Thể đã xa xút nhất là ở giới trẻ.
-Bí tích Thánh Thể là lương thực nuôi sống đời sống Công Giáo
-Nếu con em chúng ta không hiểu và không tin vào bí tích Thánh Thể thì đời sống thiêng liêng cuả các em sẽ ‘đi xuống’
-Ngài ước ao giáo dân và các cha xứ khuyến khích đi tham dự những đại hội ‘Ngày Thánh Thể’ được tổ chức hằng năm tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens TX
-Ở đó có nhiều chương trình:
-1 Học hỏi về Bí Tích Thánh Thể
-2 Chương trình Chầu Thánh Thể 24/24
-3 Nhiều nghi thức phục hồi lòng yêu mến Thánh Thể
VietCatholic TV
Oanh liệt: 48h, Ukraine tái chiếm 7 thị trấn. Nga bắn bỏ tại chỗ lính tháo chạy. Wagner gặp rắc rối
VietCatholic Media
03:05 13/06/2023
1. Chỉ trong hai ngày, quân Ukraine tái chiếm 7 thị trấn và làng mạc
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 13 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã tái chiếm được 7 thị trấn và làng mạc trong 48 giờ qua.
Tại Donetsk và Tavria, “quân ta tiến được xa đến 6,5 km, và tái chiếm được 90 km2.”
Maliar cho biết các thị trấn và làng mạc Lobkove, Levadne, Novodarivka, Neskuchne, Storozheve, Makarivka và Blahodatne đã được hoàn toàn giải phóng.
Trong 24 giờ qua đã diễn ra 23 cuộc giao tranh trên bộ giữa quân Nga và quân Ukraine. Để yểm trợ cho bộ binh, không quân Nga đã tung ra 17 cuộc không kích, và pháo binh Nga đã tấn công 22 lần bằng các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân phòng thủ Ukraine đã bắn rơi một trực thăng tấn công Ka-52 Alligator bằng hệ thống phòng không vác trên vai.
Quân xâm lược đã thả ba quả bom dẫn đường xuống thị trấn Orykhiv ở vùng Zaporizhzhia vừa được giải phóng hôm thứ Bẩy, giết chết một thường dân và phá hủy một số hộ gia đình.
Cô cho biết quân xâm lược tiếp tục sử dụng trưng dụng các cơ sở hạ tầng dân sự để cung cấp trợ giúp y tế cho quân nhân bị thương của họ. Quân Nga đã thành lập một bệnh viện dã chiến tại một trường học ở Mistky, vùng Luhansk, nơi hàng trăm quân xâm lược đang được điều trị. Các không ảnh cho thấy một hàng dài các xe đông lạnh được nhìn thấy trong khuôn viên các bệnh viện trong vùng Luhansk, và đặc biệt là tại trạm kiểm soát vào bán đảo Crimea. Để tránh các tác động tâm lý, quân Nga thường sử dụng các xe đông lạnh dùng để chở thịt gia súc. Cư dân địa phương ở bán đảo Crimea nói với AP rằng rất khó biết là các xe ấy chở thịt heo, thịt bò hay chở xác lính Nga. Họ chỉ ghi nhận sự gia tăng đột biến của các loại xe như thế trong mấy ngày qua.
Trong bối cảnh các tổn thất nhân lực đáng kể, số lượng các binh sĩ Nga đào ngũ đã gia tăng tại các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng của khu vực Luhansk khi họ bỏ chạy khỏi các vị trí chiến đấu.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết lực lượng Không quân Ukraine đã thực hiện tám cuộc tấn công vào các cụm nhân lực của kẻ thù.
“Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của chúng ta đã đánh trúng ba sở chỉ huy và kiểm soát của Nga, hai hệ thống hỏa tiễn phòng không, một cụm nhân lực và ba hệ thống pháo binh ở các vị trí khai hỏa”.
Quân Ukraine được tin là đang tiến về phía nam dọc theo sông Mokri Yaly ở cả hai phía tả ngạn và hữu ngạn của con sông. Trong bối cảnh quân Nga đang tháo chạy, quân Ukraine có thể sẽ tiến đánh Mariupol, hay Berdyansk, hay thành phố Melitopol. Đến lúc này vẫn chưa rõ ý định thực sự của quân Ukraine. Có các báo cáo cho thấy sân bay Berdyansk /be-đi-an-ka/ đã bị tấn công dữ dội bằng hỏa tiễn Storm Shadow. Điều này có thể tiên báo quân Ukraine sẽ tiến đánh Berdyansk. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là nhằm hạn chế khả năng của không quân Nga.
2. Giao tranh ác liệt tại các khu vực đông nam Ukraine
Các lực lượng Nga và Ukraine đã báo cáo các cuộc đụng độ dữ dội dọc biên giới của các khu vực Donetsk và Zaporizhzhia - ở phía đông và đông nam Ukraine - nơi quân đội của Kyiv đã chiếm lại một loạt các ngôi làng và thị trấn như một phần của cuộc phản công rất được mong đợi.
Phần lớn giao tranh diễn ra ở phía nam và tây nam thị trấn Velyka Novosilka, nơi quân đội Ukraine đang cố gắng tiến quân dọc theo sông Mokri Yaly. Cho đến hết ngày thứ Hai 12 Tháng Sáu, quân Ukraine đã giải phóng được 7 làng mạc và thị trấn.
Một blogger quân sự nổi tiếng của Nga, Alexander Kots, cho biết quân Ukraine đang tiến dọc theo cả hai bên bờ sông. Anh ta không phải là quan chức Nga nhưng thường xuyên nhận được thông tin từ các đơn vị Nga.
“Họ di chuyển dọc theo hai bờ. Ở một số khu vực họ đã có thể giành được chỗ đứng trên các đỉnh cao. Cuộc tấn công sẽ tiếp tục với nhiều tài nguyên hơn, buộc chúng ta phải chuyển thêm nhiều nguồn dự trữ từ các khu vực khác để đối phó,” Kots nói trên Telegram.
Anh ta nói thêm rằng điều kiện thời tiết bao gồm sương mù và mưa đang cản trở các hoạt động, gây phương hại cho các điều kiện cần thiết cho hoạt động hậu cần, và cũng ngăn cản máy bay và máy bay không người lái.
Các lực lượng Nga đang cố gắng đẩy lùi bước đột phá của Ukraine bằng các cuộc phản công, theo kênh Telegram không chính thức của Nga, Operatsiya Z.
Kênh này cho biết hôm thứ Hai rằng các lực lượng Ukraine đang cố gắng chiếm lấy vùng đất cao hơn để “tạo điều kiện cho việc tiến công” và đánh giá rằng mục tiêu của họ là tiến về trung tâm Staromlynivka bị Nga tạm chiếm.
Một kênh Telegram không chính thức khác của Nga, Rybar, cho biết các trận chiến cam go đang diễn ra sau khi quân Ukraine chiếm được hàng loạt các làng mạc và thị trấn.
Vladimir Rogov, một tên phản bội, thành viên của chính quyền quân sự-dân sự Zaporizhzhia do Nga cài đặt, cho biết một nhóm trinh sát Ukraine gồm vài chục chiến binh đã tiến lên “dưới lớp sương mù dày đặc bao phủ xuống các vị trí của chúng tôi sau cơn mưa,” gần làng Dorozhnyanka.
Giải thích thắng lợi của quân Ukraine, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, viết: “Một blogger nổi tiếng của Nga tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đang tiến hành các cuộc tấn công vào ban đêm vì thiết bị do phương Tây cung cấp cung cấp cho lực lượng Ukraine khả năng nhìn đêm ‘tuyệt vời’”.
Quân Ukraine có các đơn vị biệt kích đeo các thiết bị quang nhiệt ban đêm cũng nhìn rõ như ban ngày. Họ tấn công vào các đơn vị Nga đang mệt mỏi, bắn cháy các xe tăng, xe thiết giáp và các phương tiện giao thông khác. Hoảng hốt tháo chạy giữa đêm, mất phương hướng, quân Nga lao thẳng vào các bãi mìn do chính họ gài trước đó, tạo thành một cảnh tượng hết sức kinh hoàng.
3. Zelenskiy nói rằng các trận chiến đang khốc liệt nhưng Ukraine đang tiến lên và chiếm lại lãnh thổ
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Hai rằng giao tranh rất khó khăn nhưng các lực lượng Ukraine đang “tiến về phía trước” và tái chiếm lãnh thổ.
“Các trận chiến rất khốc liệt, nhưng chúng ta đang tiến về phía trước, và điều này rất quan trọng. Tổn thất của đối phương chính xác là những gì chúng ta cần,” Zelenskiy nói. “Mặc dù thời tiết những ngày này không thuận lợi – những cơn mưa khiến nhiệm vụ của chúng ta trở nên khó khăn hơn – sức mạnh của các chiến binh của chúng ta vẫn mang lại kết quả, và tôi cảm ơn tất cả những người đang chiến đấu lúc này, tất cả những người đã hỗ trợ các lữ đoàn chiến đấu của chúng ta trong các khu vực liên quan.”
Zelenskiy cũng nói rằng các khu vực hoạt động “quan trọng nhất và nóng nhất” là ở hướng Tavria và Khortytsia, và ông đã nhận được báo cáo từ các chỉ huy ở những khu vực đó trong cuộc họp tham mưu của mình vào hôm thứ Hai.
Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, và Chuẩn Tướng Oleksandr Tarnavskyi phụ trách nhóm tác chiến-chiến lược Tavria đã báo cáo “về thành công mà chúng ta đã đạt được, về các khu vực phía trước mà chúng ta cần tấn công và về các hành động mà chúng ta có thể thực hiện để phá vỡ thêm các vị trí của Nga”.
“Chúng ta đang duy trì và củng cố ưu thế hoạt động của mình,” Zelenskiy nói. “Tôi đặc biệt biết ơn Bakhmut vì chúng ta đang tăng cường kiểm soát trong lĩnh vực này.”
Trước đó vào hôm thứ Hai, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trong tuần qua, các lực lượng Ukraine ở khu vực Bakhmut đã tái chiếm 16 km2. Ở cánh trái ở Bakhmut, quân đội Ukraine tiến 1,5 km và ở cánh phải, họ tiến 3,5 km.
“Tuần này, như mọi khi, sẽ rất có ý nghĩa,” Zelenskiy nói thêm trong bài phát biểu của mình. “Đầu tiên, chúng ta đang chuẩn bị hỗ trợ vũ khí mới từ các đối tác cho các chiến binh của chúng ta. Thứ hai, chúng tôi đang chuẩn bị thu hút thêm nhiều chủ thể toàn cầu tham gia vào việc thực hiện Công thức Hòa bình. Thứ ba, chúng tôi đang nỗ lực để Hội nghị thượng đỉnh NATO Vilnius thực sự có ý nghĩa. “
4. Truyền thông Ukraine đưa ra video cho thấy quân đội Nga bắn quân rút lui của chính mình
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Military Shooting Own Retreating Troops: Ukraine Media”, nghĩa là “Truyền thông Ukraine đưa ra video cho thấy quân đội Nga bắn quân rút lui của chính mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một kênh Telegram của Ukraine đã công bố cảnh quay bằng máy bay không người lái hôm thứ Hai cho thấy ba binh sĩ Nga nổ súng vào ít nhất bảy đồng đội của họ đang rút lui.
Đoạn video được đăng bởi Ishi Svoikh, còn được gọi là “Hãy lo cho chính mình”, một dự án được tạo ra với sự hỗ trợ của Bộ Nội vụ Ukraine. Dự án được thành lập để chia sẻ hình ảnh và tài liệu của những kẻ xâm lược Nga bị bắt và bị giết trong hành động ở Ukraine để giúp người thân của họ tìm thấy họ.
Tờ Kyiv Post cho biết hãng thông tấn Ukraine UNIAN đã xác nhận tính xác thực của đoạn video. UNIAN báo cáo cho biết các thành viên quân đội chịu trách nhiệm về vụ nổ súng là “lính rào cản”, mà Post mô tả là “các đơn vị có nhiệm vụ ngăn chặn binh lính chạy trốn khỏi trận chiến bằng cách sử dụng vũ lực sát thương nếu cần thiết.”
Nhóm hoạt động nhân quyền người Nga có tên là Activica cũng đưa ra một video tương tự để phản đối sự tàn bạo của quân Nga với chính đồng đội mình. Newsweek không thể xác nhận tính xác thực của video được nhóm Activica chia sẻ trên Twitter. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Có khả năng “đội quân rào cản” sẽ bắn vũ khí của họ lên không trung như một lời cảnh báo có thể xảy ra trước khi bắn thẳng vào những người lính đang rút lui. Không rõ liệu những người lính rút lui có thiệt mạng hoặc bị thương hay không.
Jason Jay Smart, một cố vấn chính trị về chính trị quốc tế và thời hậu Xô Viết, nói với Newsweek rằng “Người Nga tự bắn quân đội của mình là truyền thống lâu đời trong lịch sử quân sự Nga, và nó đã trở nên phổ biến trong suốt cuộc chiến này.”
Smart, người cũng là phóng viên đặc biệt của Kyiv Post, cho biết: “Vụ việc này cho thấy sự thiếu quan tâm hoặc hoàn toàn chẳng quan tâm gì đến việc bảo vệ mạng sống con người, và đó là hình ảnh thu nhỏ về cách quân đội Nga suy nghĩ và hành xử”.
Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh trước đó cũng đã báo cáo về sự hiện diện của “lực lượng rào cản” Nga ở Ukraine vào tháng 11 năm ngoái.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh viết vào thời điểm đó như sau:
Do tinh thần xuống thấp và miễn cưỡng chiến đấu, các lực lượng Nga có thể đã bắt đầu triển khai “các đội quân hàng rào” hoặc các “đơn vị ngăn chặn”. Các đơn vị này đe dọa sẽ bắn bỏ những người lính của chính họ đang rút lui để ngăn các hành vi vi phạm như đã được sử dụng trong các cuộc xung đột trước đây của quân đội Nga.
Gần đây, các tướng lĩnh Nga có khả năng muốn các cấp chỉ huy của họ sử dụng vũ khí chống lại những kẻ đào ngũ, bao gồm cả việc có thể cho phép bắn giết những kẻ đào tẩu như vậy sau khi cảnh báo được đưa ra. Các vị tướng cũng có thể muốn duy trì các vị trí phòng thủ cho đến chết.
Chiến thuật bắn lính đào ngũ có thể chứng thực phẩm chất thấp, tinh thần thấp và tình trạng vô kỷ luật của các lực lượng Nga.
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, có lính đánh thuê đã chiến đấu ở Ukraine, đã công khai đe dọa sẽ xử tử những kẻ đào ngũ. Vào Tháng Giêng, Financial Times đã viết rằng các tài khoản truyền thông liên quan đến Wagner đã đăng một số video cho thấy Prigozhin thề sẽ bắn chết bất kỳ lính đánh thuê nào của ông ta từ bỏ chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.
5. Blinken nói quá sớm để nói cuộc phản công của Ukraine sẽ diễn ra ở đâu
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, hôm thứ Hai cho biết còn quá sớm để nói chính xác cuộc phản công của Ukraine sẽ diễn ra ở đâu, nhưng nói rằng Washington tin tưởng rằng Kyiv sẽ tiếp tục thành công trong nỗ lực giành lại vùng đất bị Nga chiếm giữ.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, ông Blinken cho biết Mỹ quyết tâm hỗ trợ tối đa cho Ukraine để nước này có thể thành công trên chiến trường.
Ông cho biết một gói hỗ trợ chính trị và thiết thực “mạnh mẽ” dành cho Ukraine có thể được kỳ vọng tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới ở Vilnius.
Quân Ukraine được tin là đang tiến về phía nam dọc theo sông Mokri Yaly ở cả hai phía tả ngạn và hữu ngạn của con sông. Trong bối cảnh quân Nga đang tháo chạy, quân Ukraine có thể sẽ tiến đánh Mariupol, hay Berdyansk, hay thành phố Melitopol. Đến lúc này vẫn chưa rõ ý định thực sự của quân Ukraine. Có các báo cáo cho thấy sân bay Berdyansk đã bị tấn công dữ dội bằng hỏa tiễn Storm Shadow. Điều này có thể tiên báo quân Ukraine sẽ tiến đánh Berdyansk. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là nhằm hạn chế khả năng của không quân Nga.
6. Prigozhin chỉ trích thẳng thừng Shoigu khi ông thề sẽ chống lại sắc lệnh về quân tình nguyện
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Takes Swipe at Shoigu As He Vows To Defy Volunteer Order”, nghĩa là “Prigozhin chỉ trích thẳng thừng Shoigu khi ông thề sẽ chống lại sắc lệnh về quân tình nguyện.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Người đứng đầu Tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đã đáp trả Bộ Quốc phòng Nga khi mâu thuẫn giữa quân đội Nga và các tổ chức lính đánh thuê hợp tác với họ ở Ukraine ngày càng lớn.
Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết “các đơn vị tình nguyện” sẽ cần phải ký hợp đồng với chính phủ Nga trước ngày 1 tháng 7, theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Nhóm Wagner thường được Bộ Quốc Phòng và các phương tiện truyền thông Nga gọi là một nhóm tấn công tình nguyện. Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố, động thái này nhằm tăng cường hiệu quả của các lực lượng vũ trang Nga.
Sắc lệnh có thể sẽ nhắm vào các lực lượng bán quân sự như Tập đoàn Wagner, vốn đã đảm nhận vai trò quan trọng trong các hoạt động của Nga tại các điểm nóng ở miền đông Ukraine, bao gồm cả ở thành phố Bakhmut.
Nhưng người đứng đầu Wagner, nhà tài phiệt Nga Yevgeny Prigozhin, đã tham gia vào một cuộc tranh chấp kéo dài và ở cấp cao với Bộ Quốc phòng Nga và các chỉ huy quân sự của Mạc Tư Khoa. Trước đây có biệt danh là “đầu bếp của Putin” vì mối quan hệ mà công ty cung cấp thực phẩm của ông với Điện Cẩm Linh, Prigozhin đã trở thành người lớn tiếng chỉ trích chính quyền Nga và được cho là có tham vọng chính trị của riêng mình.
“Những mệnh lệnh và sắc lệnh mà Shoigu ban hành, chỉ áp dụng cho các nhân viên của Bộ Quốc phòng và quân nhân,” Prigozhin cho biết trong một tuyên bố khi được yêu cầu bình luận về động thái của Bộ Quốc phòng.
Tập đoàn Wagner “sẽ không ký bất kỳ hợp đồng nào với Shoigu,” Prigozhin nhấn mạnh.
Ông cho biết Tập đoàn Wagner “phối hợp hành động” với quân đội Nga, đồng thời cho biết thêm rằng họ “có kinh nghiệm sâu sắc nhất” với một “cấu trúc hiệu quả cao”.
“Shoigu không thể quản lý các đơn vị quân sự của chúng tôi,” Prigozhin nói thêm.
Căng thẳng giữa nhà lãnh đạo Wagner và lãnh đạo quân đội Nga đã âm ỉ trong nhiều tháng. Khi quân đội Wagner gánh chịu số lượng thương vong cao trong các trận chiến xung quanh thành phố Bakhmut của Donetsk bị phá hủy, Prigozhin cáo buộc Shoigu và chỉ huy hàng đầu của Nga, Tướng Valery Gerasimov, về tội “phản quốc” khi từ chối cung cấp các nguồn lực cần thiết cho nhóm.
Đầu tháng này, lính đánh thuê Wagner đã bắt được một chỉ huy người Nga, Trung tá Roman Venevitin và đăng một đoạn video về anh ta lên mạng xã hội của nhóm.
Viện nghiên cứu chiến tranh có trụ sở tại Mỹ cho biết đoạn video đã gây ra quan ngại của một số thành viên trong cộng đồng blogger quân sự Nga khi nhìn vào hậu quả của sự rạn nứt giữa Tập đoàn Wagner và Bộ Quốc phòng Nga
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
7. Kadyrov ký hợp đồng với Bộ Quốc Phòng Nga, gây thêm mâu thuẫn với trùm Wagner Yevgeny Prigozhin
Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Nga cho biết “các đơn vị tình nguyện” sẽ cần phải ký hợp đồng với chính phủ Nga trước ngày 1 tháng 7, theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Động thái này được xem là một cố gắng của Mạc Tư Khoa nhằm khẳng định quyền kiểm soát của mình đối với các đội quân tư nhân chiến đấu thay mặt họ ở Ukraine, Reuters đưa tin. Đổi lại, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các chiến binh tình nguyện sẽ nhận được các lợi ích và sự bảo vệ giống như quân đội chính quy, bao gồm hỗ trợ cho họ và gia đình họ nếu họ bị thương hoặc thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai cho biết họ đã ký hợp đồng với nhóm Akhmat của lực lượng đặc biệt Chechnya, một ngày sau khi chỉ huy lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin từ chối làm như vậy.
Hôm Chúa Nhật, Prigozhin, người đã gây thù chuốc oán với Bộ Quốc phòng và cáo buộc bộ này không cung cấp đủ đạn dược cho lính đánh thuê Wagner của ông ở Ukraine, cho biết ông sẽ từ chối ký bất kỳ hợp đồng nào như vậy.
8. Tập đoàn Wagner bị cáo buộc làm binh biến khi lính đánh thuê của Putin từ chối tuân theo mệnh lệnh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group 'Mutiny' as Putin's Mercenaries Refuse to Follow Orders”, nghĩa là “Cuộc binh biến của Nhóm Wagner khi lính đánh thuê của Putin từ chối tuân theo mệnh lệnh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin đã cáo buộc lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin về tội “nổi loạn” vì đã từ chối mệnh lệnh yêu cầu tổ chức bán quân sự khét tiếng của ông ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga.
“Đây là một hành động binh biến, nếu bạn gọi một con thuổng là một con thuổng,” Girkin đã cho biết như trên hôm thứ Hai.
Tập đoàn Wagner đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm chiếm thị trấn công nghiệp Bakhmut ở miền đông Ukraine. Trong suốt nỗ lực kéo dài nhiều tháng nhằm giành quyền kiểm soát Bakhmut và cho đến khi Tập đoàn Wagner rút khỏi thành phố trong tháng này, Prigozhin đã nhiều lần cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cố tình tước đoạt đạn dược và hỗ trợ của các chiến binh của ông ta.
Shoigu cho biết tất cả các chiến binh tự nguyện đang chiến đấu cho Nga phải ký hợp đồng chính thức với Liên bang Nga trước ngày 1 tháng 7, bao gồm cả Tập đoàn Wagner
Prigozhin nhanh chóng dập tắt yêu cầu của Shoigu, nói trong một tuyên bố: “Những mệnh lệnh và sắc lệnh từ Shoigu chỉ áp dụng cho nhân viên của Bộ Quốc phòng và quân nhân.”
“Công ty quân sự tư nhân Wagner sẽ không ký bất kỳ hợp đồng nào với Shoigu,” trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tuyên bố.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã cân nhắc về tranh chấp, nói rằng chính quyền Nga gọi các Công ty Quân sự Tư nhân, chẳng hạn như Wagner, là “các đơn vị tình nguyện”.
Ông nói: “Trên thực tế, mệnh lệnh của Shoigu có thể là hậu quả của cuộc xung đột của ông ấy với Prigozhin và là một nỗ lực kiểm soát các đặc vụ của Wagner”.
Mặc dù Điện Cẩm Linh vẫn chính thức phủ nhận bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa Tập đoàn Wagner và nhà nước, nhưng nhiều người tin rằng các chiến dịch của họ được phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga.
Vladimir Oschkin, một nhà hoạt động nhân quyền người Nga và là người đứng đầu dự án chống tham nhũng Gulagu.net, một nhóm bảo vệ quyền của tù nhân, đã phỏng vấn các cựu thành viên của Tập đoàn Wagner. Ông ta được cho là có một mạng lưới rộng lớn những người cung cấp thông tin bên trong hệ thống nhà tù của Nga và hiện đang sống lưu vong ở Pháp.
Ông nói với Newsweek vào tháng 12 rằng các thành viên cũ của Wagner nói rằng tổ chức này tồn tại như một “chi nhánh” của cơ quan tình báo quân sự GRU được thành lập trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, và các căn cứ của Wagner và Nga nằm cạnh nhau.
“Căn cứ của Tập đoàn Wagner—nó nằm ở vùng Krasnodar phía nam nước Nga gần làng Molkino. Vùng đất này thuộc về quân đội Nga, là nơi đóng quân của sư đoàn 10 lực lượng đặc biệt, và họ đã giao đất cho Tập đoàn Wagner,” ông nói.
Osechkin gợi ý rằng đó chỉ là một mặt tiền khi nhóm bán quân sự này tự xưng là một nhóm tư nhân hoặc một doanh nghiệp.
“Các thành viên là những người đã rời khỏi FSB, cảnh sát hoặc quân đội Nga và họ được một doanh nghiệp tuyển dụng nhưng trên thực tế, họ đã gia nhập quân đội Nga - một bộ phận của quân đội Nga. Nó không độc lập. Đó là một chiếc mặt nạ,” ông nói.
Osechkin cho biết thiết bị và vũ khí được chính phủ Nga mua cho các thành viên Tập đoàn Wagner chứ không phải Prigozhin.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Trong tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã duy trì xuất hiện trước công chúng, hầu chắc là nhằm mục đích thể hiện mình là người kiểm soát các vấn đề chiến lược trong khi Ukraine tăng tốc các hoạt động tấn công.
Shoigu đã đưa ra ít nhất hai bình luận về các hoạt động phòng thủ của Nga, bao gồm cả việc đưa ra những tuyên bố chắc chắn quá phóng đại về những tổn thất của Ukraine. Điều này trái ngược với các giai đoạn quan trọng khác trong chiến tranh khi ông biến mất không xuất hiện trước công chúng.
Shoigu cũng đã thúc giục ngành công nghiệp quốc phòng của Nga tăng gấp đôi nỗ lực của mình, đồng thời chỉ trích các sĩ quan Quân khu phía Tây vì đã không điều động đủ nhanh các xe bọc thép dự bị ra mặt trận.
Shoigu có thể nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải duy trì hình ảnh tích cực khi đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng lộ liễu từ một số người dân Nga.
10. Zelenksy nói hơn 2.500 người Ukraine đã hồi hương thông qua trao đổi tù nhân chiến tranh kể từ khi bắt đầu chiến tranh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết 2.526 người Ukraine đã được trao trả trong các cuộc trao đổi tù nhân chiến tranh kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga.
Nga và Ukraine đã trao đổi hơn 200 tù binh chiến tranh hôm Chúa Nhật, theo tuyên bố từ các quan chức ở Mạc Tư Khoa và Kyiv.
Trợ lý tổng thống Andrii Yermak cho biết 95 người Ukraine hồi hương bao gồm các tù nhân chiến tranh bị bắt trên Đảo Rắn và từ nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, cùng một số địa điểm khác nhau.
“Mỗi khi chúng tôi đưa những người của mình trở về từ sự giam cầm của Nga, chúng tôi đều nhớ đến mục tiêu cơ bản của mình: chúng tôi sẽ không để bất kỳ ai của chúng tôi, bất cứ thứ gì của Ukraine cho đối phương,” Zelenskiy cho biết trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào.
11. Mitch McConnell ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của Ukraine trong việc đẩy lùi lực lượng Nga
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell hôm thứ Hai đã ca ngợi quân đội Ukraine vì đã đẩy lùi lực lượng Nga “quay trở lại và ra khỏi lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm” và ca ngợi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh NATO trong việc hỗ trợ nỗ lực đó.
“Sau khi ngăn chặn sự leo thang vô cớ của Putin vào năm ngoái, Ukraine đang đẩy các lực lượng ra khỏi lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm trên nhiều mặt trận. Tất nhiên, đạt được điểm này trong cuộc xung đột phần lớn nhờ vào chủ nghĩa anh hùng của những người Ukraine dũng cảm bảo vệ quê hương của họ. Nhưng thành công của họ cũng là nhờ sự hỗ trợ hữu hình của Hoa Kỳ, các đồng minh NATO và những người bạn xung quanh, những người coi trọng chủ quyền như nhau,” ông nói.
12. Tổng thống Pháp nói cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai cho biết một cuộc phản công được lên kế hoạch “tỉ mỉ” của Ukraine đã bắt đầu “vài ngày trước” nhưng không nói rõ địa điểm ở Ukraine.
Phát biểu trong cuộc họp báo với các nhà lãnh đạo Đức và Ba Lan tại Paris, ông Macron cũng ca ngợi “sự xuất sắc” về ý thức chiến thuật và khả năng tổ chức của các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine.
Ông nói thêm rằng cuộc phản công đã được lên kế hoạch trong vài tuần hoặc vài tháng qua.
Macron cho biết kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Pháp đã “tăng cường cung cấp vũ khí, đạn dược, xe bọc thép và hỗ trợ hậu cần” cho Ukraine. Ông nói thêm rằng sự hỗ trợ như vậy sẽ tiếp tục.
13. Cuộc tấn công của Nga làm 3 thường dân thiệt mạng và làm bị thương 10 người khác khi họ đang di tản
Ba người thiệt mạng và 10 người khác bị thương khi pháo kích của Nga bắn trúng một chiếc thuyền di tản ở miền nam Ukraine, theo một quan chức khu vực.
Oleksandr Prokudin, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Kherson, cho biết nhóm này đang di tản khỏi khu vực bị ngập lụt ở bờ đông sông Dnipro sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka gần đây.
Ba người thiệt mạng là dân thường, và có hai nhân viên thực thi pháp luật trong số mười người bị thương.
“Một người đàn ông 74 tuổi đã dùng chính thân mình che chở cho một phụ nữ khi đối phương nổ súng. Người Nga đã bắn vào lưng anh ta. Anh ta chết vì vết thương của mình; các bác sĩ không có đủ thời gian để giúp anh ấy,” Prokudin nói.
Sự việc vỡ đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine là một trong những thảm họa sinh thái và công nghiệp lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ. Chúng ta đang chứng kiến một bọn người tàn bạo, nguy hiểm, và mất hết nhân tính.
14. Ukraine phát hành video mới có người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội và khẩu hiệu “Kế hoạch yêu sự im lặng”
Cuối tuần thứ ba liên tiếp, chính phủ Ukraine đã phát hành một đoạn video rõ ràng ám chỉ cuộc phản công mùa hè của quân đội chống lại các lực lượng xâm lược của Nga đang diễn ra.
Trong video mới nhất, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự, Thiếu Tướng Kyrylo Budanov, ngồi lặng lẽ sau bàn làm việc của mình và nhìn chằm chằm vào máy quay.
Sau 20 giây, dòng chữ “Nhiều thứ nữa sắp xảy đến” xuất hiện, theo sau là “Các kế hoạch yêu thích Im lặng”.
Khẩu hiệu thứ hai đã trở thành chủ đề truyền thông của chính phủ kể từ khi một video có cùng những từ ngữ như thế xuất hiện vào cuối tuần trước. Trong video đó, người ta thấy những người lính đưa ngón tay lên môi thúc giục sự im lặng.
Hai ngày cuối tuần trước, một loại clip rất khác đã được phát hành cho thấy các binh sĩ dường như đang huấn luyện vào lúc bình minh, sử dụng một loạt thiết bị do phương Tây cung cấp như xe tăng Leopard.
Thông điệp của đoạn video đó, được đăng bởi tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, Tướng Valerii Zaluzhnyi, với chủ đề là: “Đã đến lúc lấy lại những gì là của chúng ta.”
Có dấu hiệu về một số động lực của Ukraine tại ít nhất một điểm trên chiến tuyến, ở cuối phía tây của vùng Donetsk, phía nam thị trấn Velyka Novosilka. Hai thị trấn được thông báo chính thức là đã được giải phóng vào hôm Chúa Nhật là Blahodatne và Neskutchne. Đây là những khu định cư đầu tiên được chính thức xác nhận giải phóng kể từ khi bắt đầu cuộc phản công một tuần trước.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cho biết ngôi làng thứ ba đã rơi vào tay lực lượng tiến công của Ukraine, Makarivka, cách đó vài km về phía nam.
“Ở những khu vực mà quân đội của chúng tôi đang phòng thủ, không có vị trí nào bị mất,” Maliar nói thêm trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
Makarivka được tường trình đã được giải phóng vào sáng Chúa Nhật.
Putin tê tái: Tướng Tư Lệnh Tập Đoàn Quân tài ba tử trận. NATO tập trận. Ukraine tiếp tục thắng lớn
VietCatholic Media
15:14 13/06/2023
1. Tin buồn cho Putin: Tư Lệnh Tập Đoàn Quân Vũ Trang Liên Hợp của Nga tử trận
Các phương tiện truyền thông Nga cho biết nước này vừa có một đại tang: Thiếu tướng Sergei Goryachev, Tư Lệnh Tập Đoàn Quân Vũ Trang Liên Hợp số 35, sinh ngày 22 Tháng Mười, 1970 đã tử trận. Theo các blogger quân sự Nga, sở chỉ huy của ông đã trúng phải hỏa tiễn Storm Shadow vào khoảng 10 giờ tối ngày thứ Hai 12 Tháng Sáu. Goryachev tử trận tại chỗ cùng với hàng chục người khác.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Top Russian General Killed in Missile Strike—Report”, nghĩa là “Báo cáo cho biết vị tướng hàng đầu của Nga thiệt mạng trong vụ tấn công bằng hỏa tiễn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một vị tướng hàng đầu của Nga đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ở Ukraine, một phóng viên quân sự nổi tiếng của Nga đưa tin hôm thứ Hai.
Thiếu tướng Sergei Goryachev, 52 tuổi, Tư Lệnh Tập Đoàn Quân Vũ Trang Liên Hợp số 35 của Nga, đã thiệt mạng “do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của đối phương” tại khu vực Donetsk bị Nga tạm chiếm, phía nam làng Velikaya Novoselka. Yuri Kotenok, phóng viên chiến trường, blogger và nhà phân tích người Nga, người điều hành kênh Telegram Voenkor Kotenok Z, cho biết như trên.
Trong số 12 tướng Nga được ghi nhận đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái có 9 Thiếu Tướng, và 3 Trung Tướng. Trung Tướng Dù Roman Kutuzov lúc tử trận đeo quân hàm Thiếu Tướng, và được Putin truy phong Trung Tướng.
Cái chết mới nhất được báo cáo xảy ra vài ngày sau khi Ukraine phát động một cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ trong cuộc xâm lược toàn diện. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Malia cho biết hôm thứ Hai rằng trong tuần qua, Ukraine đã chiếm lại bảy làng mạc và thị trấn trải rộng 90 kilômét vuông.
“Các trận giao tranh ác liệt diễn ra gần như dọc theo toàn bộ giới tuyến nhóm Vostok, đặc biệt là dọc theo Vremivka,” blogger quân sự Yuri Kotenok, người có 424.000 người theo dõi cho biết.
Kotenok nói rằng “theo đại diện của Bộ chỉ huy Nhóm Lực lượng Thống nhất, quân đội Nga hôm nay đã mất đi một trong những nhà lãnh đạo quân sự sáng giá và hiệu quả nhất”.
Theo hãng tin tiếng Nga chống Putin là Mediazona, tính đến ngày 2 tháng 6, 12 tướng Nga, 58 đại tá và 176 trung tá đã thiệt mạng trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Trong số 12 tướng Nga, có 4 tướng được Bộ Quốc Phòng Nga gián tiếp xác nhận qua việc truy tặng huy chương hay thăng cấp, bao gồm Thiếu tướng Kanamat Botashev, Thiếu tướng Vladimir Frolov, Thiếu tướng Roman Kutuzov, được thăng Trung Tướng và Thiếu tướng Andrey Sukhovetsky.
Tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng hai đại tá Nga đã thiệt mạng trong trận chiến gần thành phố Bakhmut của Ukraine ở vùng Donetsk.
Theo thông lệ, các quan chức Nga vẫn chưa xác nhận ngay cái chết của Goryachev, bất kể trên các mạng xã hội tràn ngập những lời chia buồn của những người quen biết. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.
Goryachev tốt nghiệp Trường chỉ huy đổ bộ đường không cấp cao Ryazan Guards năm 1994 và từng phục vụ ở Transnistria và Tajikistan. Sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, ông trở thành chỉ huy của lữ đoàn 5 xe tăng biệt lập và thăng cấp Tư Lệnh Phó của Quân đoàn vũ trang liên hợp 35, trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân đoàn.
Trong một bài phát biểu qua video hàng đêm vào thứ Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã mô tả các trận chiến giữa quân đội của ông và lực lượng Nga là “gay go”.
“Nhưng chúng ta vẫn tiến lên ở đó, và điều này rất quan trọng,” ông nói.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine đã giải phóng các khu định cư Lobkovo, Levadne, Novodarovka, Neskuchne, Storozhevoy, Makarivka và Blahodatne.
2. Kyiv cho biết Nga đang triển khai lại các đơn vị có năng lực nhất để đối phó với cuộc phản công của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Redeploying Most Capable Units to Meet Ukraine Push: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga đang triển khai lại các đơn vị có năng lực nhất để đối phó với cuộc phản công của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nga đang chuyển các đội quân “có khả năng chiến đấu cao nhất” của mình từ khu vực Kherson ở miền nam Ukraine - những nơi đã bị tàn phá nặng nề sau vụ phá hủy đập Nova Kakhovka vào tuần trước - để đối phó với các chiến dịch phản công mới của Ukraine dọc theo mặt trận dài 800 dặm, theo một báo cáo của Bộ Quốc Phòng Ukraine.
Hanna Maliar, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết việc Nga tái triển khai là một minh chứng “rõ ràng” rằng việc phá hủy đập Nova Kakhovka và lũ lụt trong khu vực sau đó là một nỗ lực có chủ ý của Mạc Tư Khoa nhằm ngăn chặn các hoạt động phản công của Ukraine trên khắp lãnh thổ. Sông Dnipro có con đập bắc ngang qua.
Maliar cho biết: “Theo thông tin hiện có, đối phương đang di chuyển các đơn vị có khả năng chiến đấu cao nhất khỏi hướng Kherson, chủ yếu là các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, lính dù và quân đoàn 49”. Forbes đã mô tả Tập đoàn quân hỗn hợp thứ 49 là “lực lượng chính của Nga” tại khu vực Kherson bị tạm chiếm.
“Vì vậy, mục đích phá hoại đập Kakhovka của người Nga trở nên rõ ràng. Tính đến tổn thất và nguồn dự trữ hạn chế của chính họ, người Nga hiểu rằng họ không thể kiềm chế cuộc tấn công của Ukraine theo nhiều hướng khác nhau, vì thế, chỉ huy lực lượng xâm lược của Nga đã quyết định 'thu hẹp' địa lý có thể có của các hành động tích cực của Lực lượng Vũ trang Ukraine.”
Cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Kyiv hiện đang diễn ra, với giao tranh dữ dội diễn ra ở các vùng Zaporizhzhia và Donetsk. Các quan chức Ukraine đã báo cáo những tiến bộ đáng kể ở nhiều địa điểm, mặc dù vẫn có thể phải đối mặt với nhiều tuyến công sự của Nga mà quân đội Mạc Tư Khoa đã dành vài tháng để chuẩn bị.
Tuy nhiên, sự tàn phá ở vùng hạ lưu sông Dnipro dường như khiến các hoạt động tấn công của Ukraine qua sông ít có khả năng xảy ra hơn. Andriy Zagorodnyuk, cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine và hiện là cố vấn của bộ quốc phòng, nói với Newsweek rằng dòng sông dâng cao khiến các hoạt động của Ukraine ở đó “không thể thực hiện được”.
Maliar cho biết, việc phá hoại con đập “rõ ràng được thực hiện với mục đích ngăn chặn một cuộc tấn công của Lực lượng Phòng vệ Ukraine theo hướng Kherson và giải phóng các nguồn dự trữ cần thiết để họ chuyển đến các hướng Zaporizhzhia và Bakhmut”.
“Giới lãnh đạo Nga đang cố gắng chuyển hướng một phần lực lượng và nguồn lực của Lực lượng Phòng vệ Ukraine vào việc đối phó với thảm họa nhân tạo mà họ gây ra, do đó khiến việc giải phóng các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở tả ngạn của vùng Kherson trở nên bất khả thi”, Maliar nói thêm.
Tuy nhiên, lũ lụt cũng được cho là đã làm ngập các vị trí phòng thủ của Nga dọc theo bờ phía đông của con sông, nơi quân đội Mạc Tư Khoa đã bắn phá Kherson và khu vực xung quanh kể từ khi lực lượng Ukraine giải phóng thành phố vào tháng 11.
Bản tin Chúa Nhật của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho rằng lũ lụt Kherson cuối cùng có thể gây ra vấn đề cho Mạc Tư Khoa, nếu các lực lượng Ukraine vẫn duy trì khả năng tiến hành các hoạt động đổ bộ trong khu vực.
ISW đã viết: “Nếu địa hình thay đổi do lũ lụt ở sông Dnipro không ngăn chặn được bất kỳ cuộc vượt sông nào có thể xảy ra của Ukraine trong những tuần và tháng tới, các lực lượng Nga có thể phải vật lộn để bảo vệ khu vực Kherson với các đơn vị còn lại hoặc sẵn có khi các lực lượng Ukraine quyết định tiến hành các hoạt động tấn công bằng cách vượt qua sông, với giả định rằng họ có khả năng làm như vậy.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
3. Quân Ukraine đang tiến nhanh về hướng phi trường Berdiansk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba 13 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã báo cáo các bước tiến của quân Ukraine trong 24 giờ qua.
Theo hướng Bakhmut, tại khu vực hồ Berkhiv, quân Ukraine đã tiến được nửa cây số. Theo hướng Toretsk, họ tiến thêm được 200m. Theo hướng phi trường Berdiansk, trong khu vực Zaporizhzhia, quân Ukraine tiến được đến 1 km, tái chiếm một diện tích lãnh thổ lên tới 3 km vuông.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhấn mạnh rằng: “Đối phương đang làm mọi cách để giữ các vị trí bị mà nó đã chiếm giữ. Tích cực sử dụng hàng không tấn công cùng với bộ binh, tiến hành bắn pháo dữ dội. Trong quá trình tiến công, quân đội ta liên tục gặp phải các bãi mìn kết hợp với hào chống tăng. Tất cả điều này được kết hợp với các cuộc phản công liên tục của các đơn vị địch trên xe bọc thép và việc sử dụng ồ ạt hỏa tiễn chống tăng có điều khiển và máy bay không người lái kamikaze.”
Trong 24 giờ qua, 470 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 6 xe thiết giáp, 20 hệ thống pháo, một hệ thống phòng không, một trực thăng, và 2 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 13 Tháng Sáu, 216.650 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của địch còn bao gồm 3.935 xe tăng, 7.642 xe thiết giáp, 3.766 hệ thống pháo, 601 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 363 hệ thống phòng không, 314 chiến binh, 300 máy bay trực thăng, 3.309 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 1.183 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.473 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 511 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
4. Hoang tưởng của Cựu tổng thống và thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
Cựu tổng thống và thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã kỷ niệm Ngày nước Nga bằng cách đăng một bức ảnh đã qua chỉnh sửa lên Telegram cho thấy quảng trường Maidan trung tâm của Kyiv với lá cờ Nga tung bay trên đó và thông điệp “Quảng trường Độc lập. Sắp trở thành Quảng trường Nga”.
Diễn biến này xảy ra sau một loạt các thất bại quân sự gần đây của quân Nga, khiến nhóm hoạt động nhân quyền người Nga có tên là Activica cho rằng Dmitry Medvedev mắc chứng hoang tưởng. Thành phố Bakhmut nhỏ xíu đánh 9 tháng trời không xong nói chi đến việc chiếm Thủ đô Kyiv. Hôm thứ Hai, Activica cũng đưa ra một video cho thấy các lực lượng Nga gọi là “lính rào cản” đã bắn chết những người lính Nga bỏ chạy khỏi tiền tuyến.
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
5. NATO tập trận phòng không lớn nhất từ trước đến nay tại Đức
Cuộc tập trận trên không lớn nhất từ trước đến nay của các lực lượng NATO đã bắt đầu vào hôm thứ Hai tại Đức, NATO cho biết trong một thông cáo báo chí.
25 quốc gia đang tham gia cuộc tập trận Air Defender kéo dài hai tuần, với khoảng 10.000 quân nhân và 250 máy bay, trong đó có khoảng 100 máy bay của Mỹ.
Phát ngôn nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Oana Lungescu cho biết, Air Defender, do Đức chủ trì và dẫn đầu, đã gửi đi “một thông điệp rõ ràng rằng NATO sẵn sàng bảo vệ từng tấc lãnh thổ của Đồng minh”.
“Air Defender là cần thiết vì chúng ta đang sống trong một thế giới nguy hiểm hơn. Khi chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất trong một thế hệ, chúng ta đoàn kết để giữ an toàn cho đất nước và người dân của chúng ta,” Lungescu nói thêm.
Lungescu cũng lưu ý rằng cuộc tập trận thể hiện “mối liên kết chặt chẽ giữa Âu Châu và Bắc Mỹ, cùng hợp tác trong NATO”.
Chỉ huy Phòng không Đức Ingo Gerhartz nói với Nic Robertson của CNN hôm thứ Sáu rằng cuộc tập trận này thể hiện khả năng phòng thủ của liên minh.
Đó là “để chứng minh trong Liên minh và chứng minh với người dân của chúng tôi, với công chúng rằng chúng tôi rất nhanh chóng, chúng tôi là những người phản ứng đầu tiên, và chúng tôi có thể bảo vệ liên minh này và lãnh thổ của NATO.”
Air Defender sẽ giúp “bảo đảm các lực lượng không quân của NATO được huấn luyện và sẵn sàng cùng nhau ứng phó. Hầu hết các máy bay sẽ được đóng tại một số căn cứ không quân của Đức. Các nhiệm vụ huấn luyện sẽ chủ yếu diễn ra trên Biển Bắc, Biển Baltic và miền Nam nước Đức”
6. Quân đội Ukraine giành được nhiều thắng lợi ở Bakhmut
Phát ngôn nhân của Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi ở phía đông thành phố Bakhmut.
“Đã có các cuộc giao tranh giành vị trí chiến đấu ở đó trong 24 giờ qua. Đối phương đã cố gắng tấn công, chúng tôi phản công ở hai bên sườn, tiến về phía trước từ 250 đến 700 mét,” Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết như trên.
“Đối phương đã bắn trọng pháo và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của chúng tôi 249 lần. Có ba cuộc giao chiến và hai cuộc không kích trong ngày.”
7. Putin hoang tưởng bị chế nhạo vì giữ khoảng cách xa với khán giả
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Paranoid' Putin Mocked for Maintaining Far Distance From Audience”, nghĩa là “Putin hoang tưởng bị chế nhạo vì giữ khoảng cách xa với khán giả”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai đã kỷ niệm ngày lễ quốc gia bằng một bài phát biểu yêu nước, nhưng khoảng cách của ông với khán giả đã dẫn đến một lượng lớn bình luận trên mạng xã hội.
“Hãy lưu ý khoảng cách giữa hắn ta và khán giả. Đây là một người đàn ông nhỏ bé, khiếp sợ người dân của mình, và đã phạm những tội ác to lớn,” Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã đưa ra nhận xét trên.
Nhà lãnh đạo Nga dường như đứng cách xa khán giả tại lễ trao giải Ngày nước Nga ở Điện Cẩm Linh. Theo Reuters, bài phát biểu của Putin không đề cập đến những tiến bộ mà Ukraine đã đạt được trong cuộc phản công mới được phát động gần đây, nhưng ông kêu gọi người dân của mình thể hiện tình cảm với nước Nga “đoàn kết xã hội của chúng ta phải mạnh mẽ hơn nữa” để hỗ trợ cho những người lính chiến đấu thay mặt của Điện Cẩm Linh trong cái mà Putin gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự lễ trao tặng huy chương vàng Anh hùng Lao động Nga và các giải thưởng quốc gia trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày nước Nga tại Mạc Tư Khoa vào ngày 12 tháng 6 năm 2023. Trong khi Putin đứng khá gần các cận vệ của mình tại buổi lễ, ảnh và video cho thấy khán giả đã ngồi cách xa ông ta.
Markus Hankins, nhà xuất bản của trang tin tức Hela Hisingen của Thụy Điển đã tweet: “Hãy kiểm tra khoảng cách giữa Putin và khán giả. Một kẻ hoang tưởng quá sức phải không?”
Có lẽ lý do khiến khán giả được bố trí ở khoảng cách xa bục phát biểu của Putin như vậy là do ông được cho là sợ nhiễm COVID-19.
Trong vài năm qua, người ta thường bắt gặp hình ảnh Putin gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới tại Điện Cẩm Linh khi ngồi đối diện nhau ở hai đầu chiếc bàn dài. Ngoài ra, một cựu bảo vệ Điện Cẩm Linh đã nói vào đầu năm nay trong một cuộc phỏng vấn với trang web điều tra Dossier Center rằng Putin là “một tổng thống tự cô lập”.
Trong cuộc phỏng vấn, Gleb Karakulov, cựu bảo vệ của Lực lượng Bảo vệ Liên bang, gọi tắt là FSO, đã trình bày chi tiết cách thức các nhân viên Điện Cẩm Linh “phải tuân thủ quy định cách ly nghiêm ngặt trong hai tuần trước bất kỳ sự kiện nào, kể cả những sự kiện kéo dài 15 đến 20 phút. Luôn có những nhóm nhân viên đã được thanh tẩy — tức là những người đã trải qua quá trình cách ly hai tuần này. Họ được coi là 'sạch sẽ' và có thể làm việc cùng phòng với Putin.”
Những người dùng mạng xã hội khác suy đoán rằng có lẽ Putin không có mặt tại buổi lễ kỷ niệm Ngày nước Nga hôm thứ Hai và thay vào đó, một trong những người đóng thế đã được sử dụng tại sự kiện này.
“Khoảng cách có lẽ cũng giúp che giấu sự thật rằng đó là một thế thân. Tôi nghi ngờ Putin thực sự đã không xuất hiện ở bất kỳ nơi công cộng nào trong một thời gian dài”, một người đã tweet để đáp lại video của Gerashchenko.
Suy đoán như vậy xuất hiện sau khi Andriy Yusov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, nói với trang tin Ukrainska Pravda vào tuần trước rằng Putin sử dụng thế thân tại các sự kiện chính thức.
“Putin sử dụng thế thân,” Yusov nói. “Đây là một thực tế dựa trên cả trí thông minh phẫu thuật và đánh giá của các nhà sinh lý học và nhiều chuyên gia khác.”
Keir Giles, một chuyên gia về Nga và là thành viên tư vấn cấp cao tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London, đã nói với Newsweek về một câu chuyện trước đó vào tháng 3 rằng Putin có thể đã sử dụng người đóng thế trong chuyến thăm thành phố cảng Mariupol bị tạm chiếm vì Nga cần “bán cho người dân của mình một câu chuyện thành công trong chiến tranh.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trước đây đã bác bỏ việc Putin sử dụng người đóng thế, và hồi tháng 4 vừa qua, ông ta nói rằng những báo cáo như vậy là “dối trá”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
8. Thống đốc Belgorod cho biết hơn 6.000 cư dân Shebekino trong nhà ở tạm thời sau các cuộc tấn công
Hơn 6.000 cư dân của quận Shebekino của Nga đang ở trong các trung tâm tạm trú ở vùng Belgorod sau các cuộc tấn công vào khu vực này, thống đốc khu vực, Vyacheslav Gladkov, cho biết hôm thứ Hai.
Tuần trước, Gladkov cho biết các cuộc pháo kích của Ukraine nhắm vào một số khu vực ở khu vực biên giới Belgorod, bao gồm cả Shebekino.
“460 đơn vị đạn dược khác nhau đã được bắn ở khu đô thị Shebekino, 26 thiết bị nổ rơi từ máy bay không người lái đã được ghi lại,” Gladkov nói, đồng thời cho biết thêm rằng tại thị trấn Shebekino, các cuộc tấn công chủ yếu nhằm vào các khu dân cư.
Galdkov nói thêm rằng các ngôi làng Zhuravlyovka, Tsapovka, Stary và Kozinka cũng bị hỏa hoạn nhưng không có báo cáo về thương tích.
Các cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra giữa quân Putin và các lực lượng của Quân Đoàn Tự Do cho Nga và Quân Đoàn Tình Nguyện Nga. Putin không dám rút quân từ Ukraine về để trấn áp những phe phái Nga nổi dậy.
9. Cơ quan Mật vụ Ukraine cho biết làm thế nào để phát hiện những thế thân của Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How to Spot Putin's Body Doubles, According to Ukraine's Secret Service”, nghĩa là “Cơ quan Mật vụ Ukraine cho biết làm thế nào để phát hiện những thế thân của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một quan chức tình báo Ukraine, Vladimir Putin có những người thế thân thay cho tổng thống Nga 70 tuổi tại một số sự kiện nhất định.
Andriy Yusov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo trực tuyến Ukrainska Pravda.
Giữa những tin đồn cho rằng sức khỏe của tổng thống Nga đang xấu đi, các quan chức Ukraine đã nhiều lần cho rằng ông Putin đã sử dụng thế thân. Điện Cẩm Linh đã bác bỏ các cáo buộc này.
“Putin sử dụng thế thân,” Yusov nói. “Đây là một thực tế dựa trên cả trí thông minh phẫu thuật và đánh giá của các nhà sinh lý học và nhiều chuyên gia khác.”
Ông trích dẫn chuyến thăm không báo trước mà Putin đã thực hiện tới các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine vào tháng 3 — đó là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông phát động cuộc xâm lược toàn diện vào quốc gia láng giềng vào tháng 2 năm 2022 — và đã đến khu vực miền nam Kherson vào tháng 4.
“Chuyến thăm của ông ấy tới miền nam bị tạm chiếm hoàn toàn là giả, được tổ chức khá sơ sài và vội vàng. Có một sự khác biệt đáng kể cả về hành vi và ngoại hình của Putin trong ngoặc kép,” Yusov nói.
Yusov nói tiếp: “Hắn ta sẽ không bao giờ ngồi trong chiếc xe đó và sẽ không bao giờ ăn mặc như vậy. Hắn ta sẽ không bao giờ nói chuyện với những người bị xem là cư dân địa phương, vì chúng ta biết rằng việc tiếp cận với Putin thứ thiệt trong Điện Cẩm Linh bị hạn chế ngay cả đối với những người tùy tùng của hắn ta—Hắn có một chiếc bàn dài hàng mấy mét ngày càng dài ra, những người muốn gặp hắn bị bắt buộc phải trải qua quá trình cách ly trước khi được gặp”.
Keir Giles, một chuyên gia về Nga và là thành viên tư vấn cấp cao tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London, nói với Newsweek vào tháng 3 rằng Putin có thể đã sử dụng một người đóng thế trong chuyến thăm thành phố cảng Mariupol bị tạm chiếm của Ukraine vì Nga cần “bán cho người dân của nước này một câu chuyện về sự thành công trong chiến tranh.”
Giles nói: “Điều đó bao gồm việc để họ bám vào ý tưởng rằng Nga là một thế lực tốt ở những thành phố mà họ đã phá hủy. Đó là lý do tại sao chuyến thăm của Putin hoặc một trong những người bạn thân của ông ấy tới Mariupol phải diễn ra trong cùng một khu căn hộ mới mà truyền hình nhà nước Nga đã nhiều lần đưa tin, thay vì những cảnh tượng tàn phá xung quanh chúng.”
Vào tháng 8 năm 2022, giám đốc tình báo quân đội Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov cho rằng tai của Putin trông khác trong một số lần xuất hiện trước công chúng. Budanov nói trên 1 and 1, một kênh truyền hình Ukraine, rằng thói quen, ngoại hình và thậm chí cả chiều cao của Putin đã thay đổi.
“Ví dụ, bức tranh về đôi tai thì khác. Và nó giống như dấu vân tay, hình ảnh tai của mỗi người là duy nhất. Điều đó không thể lặp lại”, Budanov nói.
TSN, chương trình tin tức hàng ngày trên kênh 1 and 1, hồi tháng 8 đưa tin Budanov cho biết ông tin rằng Putin đang ốm nặng và đây không phải là bí mật lớn. Ông cho rằng tổng thống Nga đang sử dụng thế thân để tránh xuất hiện trước công chúng.
Budanov nói: “Những người đóng thế như Putin có những thói quen khác nhau, cách cư xử khác nhau, dáng đi khác nhau, đôi khi thậm chí là chiều cao khác nhau nếu bạn nhìn kỹ.”
Điện Cẩm Linh đã nói những cáo buộc như vậy là bịa đặt.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên vào tháng 4: “Bạn có thể đã nghe nói rằng Putin có rất nhiều người đóng thế làm việc thay ông ấy khi ông ấy ngồi trong boong-ke. Đó lại là một lời nói dối nữa.”
Peskov nói thêm: “Các bạn tự thấy tổng thống của chúng tôi là người như thế nào. Ông ấy luôn luôn, và bây giờ, cực kỳ năng động. Những người làm việc bên cạnh ông khó có thể theo kịp ông. Người ta chỉ có thể ghen tị với năng lượng của ông ấy. Tất nhiên, anh ta không ngồi trong bất kỳ boong-ke nào. Đây cũng là một lời nói dối.”
10. Mục tiêu cuối cùng của cuộc phản công là giành lại tất cả các lãnh thổ, bao gồm cả Crimea, cố vấn tổng thống nói
Cố vấn của Tổng thống Ukraine Zelenskiy Igor Zhovkva cho biết hôm thứ Hai rằng “mục tiêu cuối cùng của chiến dịch phản công là giành lại tất cả các lãnh thổ, bao gồm cả Crimea.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Christiane Amanpour của CNN, Zhovkva cho biết một số hành động phản công đã được tiến hành, nhưng không cung cấp chi tiết.
Ông cũng tìm cách dập tắt mọi kỳ vọng rằng chiến dịch sẽ đạt được kết quả nhanh chóng, nói rằng Ukraine có thể mất nhiều tháng để đạt được mục tiêu của mình.
Ông nhắc lại rằng đây không phải là cuộc phản công đầu tiên của Ukraine - ám chỉ đến các cuộc tiến công thành công của quân đội Ukraine vào tháng 9 và tháng 10 khi các lực lượng Nga bị đẩy ra khỏi khu vực Kharkiv và phần phía bắc của khu vực Kherson.
Ông nói thêm rằng cuộc tấn công hiện tại “có lẽ sẽ không phải là hoạt động phản công cuối cùng”.
Ông cũng nói rằng nếu Ukraine muốn thành công, họ cần các đối tác phương Tây cung cấp thêm pháo và đạn dược.
11. Sĩ quan quân đội Nga đào thoát trả lời cuộc phỏng vấn của BBC
Trung úy Dmitry Mishov, một quân nhân Nga, được cử đến chiến đấu ở Ukraine, đã đào thoát sang Lithuania và xin tị nạn chính trị, đã trả lời phỏng vấn của BBC, trong đó ông nói:
Tôi là một sĩ quan quân đội, nhiệm vụ của tôi là bảo vệ đất nước của tôi khỏi sự xâm lược. Tôi không cần phải trở thành đồng lõa trong một tội ác. Không ai giải thích cho chúng tôi tại sao cuộc chiến này bắt đầu, tại sao chúng tôi phải tấn công người Ukraine và phá hủy các thành phố của họ?
Trong quân đội không ai tin chính quyền. Họ có thể thấy những gì đang thực sự xảy ra. Họ không phải là những thường dân ngồi trước truyền hình. Quân đội không tin các báo cáo chính thức, bởi vì chúng đơn giản là không đúng sự thật.
Tôi từ chối không phục vụ trong quân đội như thế. Tôi sẽ phục vụ đất nước của mình nếu quê hương tôi phải đối mặt với một mối đe dọa thực sự. Nhưng tôi từ chối trở thành đồng phạm trong một tội ác.
Nếu tôi lên chiếc trực thăng đó cho một nhiệm vụ không xác định được triển khai ở Ukraine, thì ít nhất tôi sẽ lấy đi mạng sống của vài chục người. Tôi không muốn làm điều đó. Người Ukraine không phải là đối phương của chúng tôi.
12. Giám đốc điều hành công ty thủy điện Ukraine cho biết mực nước hồ chứa đang giảm sau vụ vỡ đập
Giám đốc điều hành của công ty thủy điện Ukraine Ukrhydroenergo nói với CNN hôm thứ Hai rằng nước trong hồ chứa của đập Nova Kakhovka đang giảm xuống sau vụ vỡ đập vào tuần trước, mặc dù chậm hơn so với lo ngại ban đầu của chính quyền.
“Hồ chứa đã giảm 50%. Về khối lượng, chúng tôi ước tính rằng lượng nước trong hồ chứa Kakhovka ít hơn từ 60% đến 70% so với trước khi vụ nổ xảy ra,” Giám đốc điều hành Ukrhydroenergo Ihor Syrota nói với CNN.
Syrota đã cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường” nếu mực nước giảm xuống dưới mức 3 mét.
“Chúng tôi hy vọng rằng cấu trúc thủy lực bên dưới vẫn còn nguyên vẹn. Nếu vậy, mực nước của hồ chứa Kakhovka có thể duy trì trong khoảng 6 đến 7 mét. Nếu nó bị hư hại, nó sẽ rơi vào tình trạng nguy cấp,” Syrota nói.
Syrota nói thêm rằng nguồn cung cấp nước cho bán đảo Crimea có thể được khôi phục vào “mùa hè năm sau”.
“Rõ ràng là Kênh đào Crimean sẽ cạn kiệt, không thể có nước ở đó,” Syrota nói. “Khi Crimea không còn bị tạm chiếm, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề một cách toàn diện - cung cấp nước cho bốn khu vực của chúng tôi và Crimea. Tôi nghĩ sẽ không sớm hơn năm sau.”
Ông nói thêm: “Nếu vì lý do nào đó, chúng tôi chưa tái chiếm được bán đảo Crimea, thì đó sẽ chỉ là một kênh bị chặn, bởi vì chúng tôi sẽ chủ yếu cung cấp cho các khu vực Kherson, Dnipropetrovsk, Zaporizhzhia và Mykolaiv. Đây là những khu vực hiện sẽ bị thiếu nước, cả nước sinh hoạt và nước công nghiệp.”
13. Ukraine cho rằng vụ vỡ đập là “thảm họa lớn nhất của quân xâm lược Nga” kể từ khi chiến tranh bắt đầu
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Ukraine Ruslan Strilets nói với CNN hôm thứ Hai rằng vụ vỡ đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine tuần trước là “thảm họa lớn nhất do quân xâm lược Nga gây ra” kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
“Vụ nổ đập Nova Kakhovka là thảm họa lớn nhất của những kẻ xâm lược Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái,” Strilets nói với Becky Anderson của CNN trong một cuộc phỏng vấn trên Connect the World.
Ông nói thêm: “Hành động khủng bố của Nga gây ra những hậu quả thảm khốc đối với môi trường, không chỉ ở Ukraine mà còn trên toàn khu vực.
Gần một tuần sau vụ vỡ đập, các nỗ lực di tản ở thành phố miền nam Kherson vẫn tiếp tục, bất chấp mực nước rút.
Bộ trưởng cho biết sông Dnipro, nơi đặt con đập, là một trong những con sông lớn nhất ở Âu Châu. Do vỡ đập, ông cho biết hồ chứa của sông đã mất 72% lượng nước.
“Nga đã lãng phí 18 km khối nước ngọt – lượng nước này đủ để cả hành tinh tiêu thụ trong hai ngày.”
Chính quyền Ukraine đã cảnh báo rằng các mảnh vỡ trôi dọc theo sông Dnipro đang biến bờ biển Hắc Hải của Odesa thành “bãi rác và nghĩa địa động vật”.
Bộ trưởng Môi trường Ukraine lặp lại những lo ngại đó khi nói rằng khoảng 20.000 động vật hoang dã sống trong vùng lũ lụt hiện đã chết.
“Chúng tôi cũng hiểu tác động đối với biến đổi khí hậu là hơn 50.000 ha rừng Ukraine đã bị ngập lụt và ít nhất một nửa trong số đó sẽ chết.”
HY Parolin hy vọng HY Zuppi có thể gặp Thượng phụ Kirill. Gặp cậu bé giúp lễ cho Putin chỉ là vô ích
VietCatholic Media
17:34 13/06/2023
1. Đức Hồng Y Parolin nhận định “Đức Hồng Y Zuppi có thể gặp Thượng phụ Kirill”
Đặc phái viên của Đức Thánh Cha về sứ vụ hòa bình tại Ukraine, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, có thể gặp Đức Thượng phụ Mạc Tư Khoa Kirill: “Từ những yếu tố tôi có trong tay, tôi tin rằng có thể thấy trước điều đó”. Điều này đã được nhấn mạnh bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, quốc vụ khanh Vatican, bên lề cuộc họp quốc tế về tình huynh đệ diễn ra tại Vatican với 30 vị từng đoạt giải Nobel.
Trong những ngày gần đây, Đức Hồng Y Parolin đã nói chuyện với Đức Hồng Y Zuppi, người đã trở về từ sứ mệnh ở Kyiv: “Có một cuộc gặp với tổng thống Zelenskiy. Ngài đã được tiếp đón và có cơ hội đào sâu những khái niệm mà tổng thống đã bày tỏ với Đức Thánh Cha, đó là kế hoạch hòa bình mà họ mong muốn nhận được sự đồng thuận rộng rãi nhất từ phía cộng đồng quốc tế và chắc chắn Tòa Thánh sẽ cũng có thể tham gia vào việc này. Bây giờ chúng ta sẽ xem làm thế nào, trên hết là những gì liên quan đến các khía cạnh nhân đạo”, Đức Hồng Y Parolin giải thích.
Về chặng dừng chân ở Mạc Tư Khoa, Đức Hồng Y nhắc lại rằng bây giờ hai vị Hồng Y sẽ phải nói chuyện với Đức Giáo Hoàng “và xem những định hướng của ngài nhưng tôi nghĩ sẽ không gặp khó khăn gì khi gặp Kirill. Từ những yếu tố tôi có trong tay, tôi nghĩ có thể thấy trước điều đó”.
Một số quan sát viên cho rằng cuộc gặp gỡ với Thượng Phụ Kirill chỉ là chuyện vô bổ, mất thời gian. Ông ta chỉ là công cụ của chế độ Putin. Parolin:
Source:Sismografo
2. Cảnh báo mới về tình trạng thiếu linh mục sắp đến ở Ái Nhĩ Lan
Các số liệu mới cho thấy tình trạng thiếu linh mục trầm trọng đang diễn ra tại ít nhất một giáo phận của Giáo Hội Công Giáo ở Ái Nhĩ Lan.
Một cuộc khảo sát tại mọi giáo xứ trong Giáo phận Raphoe đã chỉ ra rằng khối lượng công việc của mỗi linh mục bao gồm cử hành gần ba Thánh lễ cuối tuần cũng như mỗi ngày một Thánh lễ trong suốt tuần, với tang lễ, đám cưới, lễ rửa tội và thăm các bệnh nhân.
Trong một thông điệp gửi tới người dân trong giáo phận, Đức Giám Mục Alan McGuckian nhấn mạnh hiện tại 33 giáo xứ và 71 nhà thờ được phục vụ bởi 48 linh mục đang hoạt động.
Ngài cho biết hồ sơ tuổi hiện tại của các linh mục trong giáo phận “cho chúng ta biết rằng sự thiếu hụt hơn nữa đang đến và những thay đổi sẽ đến sớm hơn đối với một số giáo xứ”.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 13 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm nay và bao gồm các số liệu về việc tham dự Thánh lễ, số lượng Thánh lễ mỗi giáo xứ và các nhu cầu khác của mỗi giáo xứ.
Cuộc khảo sát cho thấy số người tham dự Thánh lễ thấp hơn nhiều so với trước đây và độ tuổi của phần lớn những người tham dự Thánh lễ là trên 40. Chỉ 35,3% người tham dự Thánh lễ dưới 40 tuổi trong khi 64,7% những người tham dự Thánh lễ trên 40 tuổi.
Hồ sơ tuổi của 48 linh mục đang hoạt động cho thấy ba người ở độ tuổi tám mươi, tám vị ở độ tuổi bảy mươi, mười vị ở độ tuổi sáu mươi, 14 vị ở độ tuổi năm mươi, 10 vị ở độ tuổi bốn mươi và ba vị ở độ tuổi ba mươi. Có bốn vị đang chuẩn bị cho chức tư tế.
Đức Cha McGuckian nói: “Mặc dù chúng tôi may mắn có được những người đang được đào tạo, nhưng điều đó vẫn không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt về sau.
Trong mười năm nữa, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, sẽ có nhiều giáo xứ ở Raphoe hơn các linh mục. Trường hợp tốt nhất là giáo phận sẽ có 35 đến 40 linh mục để phục vụ 33 giáo xứ và 71 nhà thờ.
Vị giám mục cho biết những phát hiện này có ý nghĩa tài chính đối với giáo phận liên quan đến việc duy trì tài sản và trang trải chi phí sưởi ấm, với sự căng thẳng gia tăng đối với các giáo xứ vốn đang gặp khó khăn.
Đức Cha McGuckian nói: “Khi tôi nhìn vào các số liệu thống kê...mong muốn của tôi là việc lập kế hoạch cho tương lai của chúng ta không chỉ đơn giản là vấn đề quản lý sự suy giảm.
Ngài nói rằng việc cử hành Bí tích Thánh Thể “một cách đẹp đẽ nhất” sẽ không thể thực hiện được nếu “một số ít linh mục bị quá tải với việc hướng dẫn các cử hành cho số lượng người dân ngày càng ít hơn”.
Nhấn mạnh rằng “sự thay đổi chắc chắn sẽ đến,” ngài cho biết thách thức đối với giáo phận là đưa ra các quyết định ngay bây giờ vì “điều đó sẽ giúp chúng ta ổn định, mười năm và 20 năm kể từ bây giờ”.
Source:Tablet
3. Đức Hồng Y Y Sri Lanka yêu cầu bầu cử ngay lập tức để giải quyết tình trạng bất ổn
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài và điều mà các nhà phê bình coi là những cuộc đàn áp ngày càng gay gắt đối với các cuộc biểu tình chống chính phủ, vị Hồng Y Công Giáo hàng đầu của Sri Lanka đã kêu gọi tổ chức bầu cử nhanh chóng để đất nước có thể chọn ra ban lãnh đạo mới.
Phát biểu tại một buổi lễ được tổ chức để đánh dấu 100 năm thành lập trường St. Anthony's College Katana, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith cho biết một cuộc bầu cử là cần thiết vì không thể phát triển đất nước với những nhà cầm quyền không yêu dân tộc của họ.
“Bạn không thể có tương lai với những người chỉ nghĩ đến sự sống còn của họ mà không nghĩ đến tương lai của đất nước,” vị Hồng Y Tổng Giám Mục 75 tuổi nói.
Mặc dù Sri Lanka là một quốc gia nơi Phật giáo chiếm đa số, nơi người Công Giáo chỉ chiếm khoảng năm phần trăm dân số 22 triệu người, Đức Hồng Y Ranjith từ lâu đã đóng một vai trò to lớn như một tiếng nói của lương tâm trong các vấn đề quốc gia.
Quản lý kinh tế yếu kém, cùng với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đã khiến Sri Lanka thiếu dự trữ ngoại tệ cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu vào đầu năm 2022, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của quốc đảo này trong bảy thập kỷ.
Tình trạng thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu trầm trọng đã dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố buộc Tổng thống lúc đó là Gotabaya Rajapaksa phải rời khỏi đất nước và từ chức.
Một chính phủ mới dưới thời Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã lên nắm quyền vào tháng 7 năm ngoái và đàm phán gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đây là gói cứu trợ thứ ba kể từ khi cuộc nội chiến kéo dài ở Sri Lanka cuối cùng cũng kết thúc vào năm 2009. Tháng 9 năm ngoái, lạm phát đã đạt mức cao nhất mọi thời đại của 70 phần trăm.
Mặc dù áp lực kinh tế đã bắt đầu giảm bớt phần nào, vẫn còn sự bất mãn lan rộng ở Sri Lanka, có lẽ đặc biệt là trong giới trẻ của đất nước.
Đầu tháng này, chính quyền Sri Lanka đã bắn hơi cay và vòi rồng vào các sinh viên biểu tình ở thủ đô Colombo của quốc gia để yêu cầu thả hàng chục nhà hoạt động chống chính phủ bị bắt trong các cuộc biểu tình một năm trước.
Vào Tháng Giêng, một liên minh các nhóm nhân quyền bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chính phủ thả một hoạt động tích cực nổi bật của sinh viên và cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về luật chống khủng bố gây tranh cãi thường được sử dụng để bắt giữ những người biểu tình và từ chối bảo lãnh cho họ.
Những tháng sắp tới sẽ chứng kiến các biện pháp thắt lưng buộc bụng tiếp theo được áp dụng như một phần của thỏa thuận với IMF, dự kiến sẽ tạo ra sự phản kháng gay gắt từ người lao động và người nghèo. Các biện pháp bao gồm tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc khu vực công, có thể loại bỏ hàng trăm nghìn việc làm, cùng với việc cắt giảm sâu các dịch vụ xã hội.
Trong bối cảnh bất ổn, chính phủ Wickremesinghe, lên nắm quyền mà không cần bầu cử, đã nhiều lần trì hoãn kế hoạch tổ chức vòng bỏ phiếu mới. Gần đây nhất, chính phủ đã hoãn các cuộc bầu cử địa phương được ấn định vào ngày 25 tháng 4, lập luận rằng ngân sách chỉ đủ cho “các chi phí thiết yếu” và các cuộc bầu cử cấp thành phố là không cần thiết.
Theo luật Sri Lanka, cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo phải được tổ chức vào khoảng trước tháng 9 năm 2024. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Ranjith quyết liệt đòi bỏ phiếu ngay lập tức.
“Chúng tôi kêu gọi một cuộc bầu cử để tất cả những người trên 18 tuổi có thể quyết định tương lai của quốc gia,” Đức Hồng Y Ranjith nói. Ngài cũng nói rằng: “Tất cả những gì chúng ta thấy ngày nay là nỗ lực đưa ra luật pháp để đàn áp các quyền của người dân.
Source:Crux