Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Kitô là ai?
Lm. Anphong Trần Đức Phương
05:25 14/06/2010
ĐỨC KITÔ LÀ AI
(CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN, Năm C)
Chúa Nhật hôm nay nói đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Bài Đọc I (Giacaria 12:10-11; 13:1): Tiên Tri Giacaria đã tiên báo về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu: “Chúng nhìn xem Đấng chúng đã đâm thâu qua.” Bài Đọc II (Galat 3:26-29): Tất cả chúng ta đều đã được chịu cùng một phép Rửa Tội trong Chúa Giêsu Kitô và được mặc lấy Chúa Kitô, nên chúng ta được nên một với Chúa, không còn phân biệt màu da, chủng tộc… Bài Phúc Âm (Luca 9:18-24): Chúa Giêsu hỏi các môn đệ xem các ông có biết thật sự Chúa là ai không. Thánh Phêrô đã thay mặt anh em trả lời “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Sau đó Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ “việc Chúa Giêsu sẽ chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhân loại; nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.” Tiếp theo Chúa bảo “Những ai muốn làm môn đệ của Chúa cũng phải bỏ mình đi, vác thập giá mình hàng ngày mà theo Chúa.”
Đấng Kitô là ai? Sau khi ông Adong và bà Evà sa ngã phạm tội. Thiên Chúa đã ra hình phạt cho ông bà và dòng dõi loài người. Nhưng Thiên Chúa cũng hứa sẽ sai một Đấng Cứu Thế đến để chuộc tội cho nhân loại (Sách Sáng Thế, chương 3). Vị Cứu Thế đến để cứu độ nhân loại được gọi theo tiếng Do Thái thời đó là “Messiah” (Có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”), dịch ra tiếng Hy Lạp là Christos, ra tiếng Pháp và tiếng Anh là Christ, Tiếng Việt Nam là Kitô, và trở nên danh hiệu để ghép vào tên riêng của Chúa Giêsu để thành “Kitô Giêsu” hoặc “Giêsu Kitô”.
Người Do Thái luôn luôn trông đợi Đấng Cứu Độ đến: “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời…” Hiện nay người Do Thái vẫn tin là Đức Kitô chưa đến, nên người Do Thái thường đến “Bức Tường Khóc’ (tường thành Giêrusalem cổ) để tiếp tục cầu nguyện xin Đấng Cứu Độ đến.
Hơn nữa, theo dòng thời gian, người Do Thái thường có quan niệm Đấng Cứu Độ đến như một nhà lãnh đạo oai hùng để “đổi mới mọi sự” (Daniel 9:25-26) và lập nên một quốc gia Do Thái cường thịnh, vinh quang ‘thoát khỏi mọi áp bức của kẻ thù.” Những người đồng thời với Chúa Giêsu, dù được nghe lời xác quyết của Thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan 1:29-34), và được chứng kiến những phép lạ vĩ đại Chúa Giêsu làm “người què được đi, người mù được thấy…” nhưng họ vẫn không tin Ngài là đấng “Kitô Thiên Chúa sai đến”, họ chỉ coi Ngài “như một Gioan Tẩy Giả, hoặc Elia, hay một trong các tiên tri thời xưa sống lại!” (như bản tường thuật trong Bài Phúc Âm hôm nay); vì thế Chúa Giêsu mới hỏi các Tông Đồ “Còn các con bảo Thầy là ai?” Và Thánh Phêrô đã thay mặt anh em trả lời: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”
Dù đã tin nhận Chúa Giêsu là “Đấng Kitô” nhưng các Tông Đồ vẫn giữ quan niệm là Ngài sẽ thành lập một “Nước hiển vinh”; và không thể tin được là Ngài sẽ phải chịu cuộc khổ nạn và chịu chết (Matthêu 20:18-19); vì thế mà khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Ngài sẽ phải chịu để cứu chuộc nhân loại thì thánh Phêrô đã “kéo Ngài riêng ra và ngăn cản…” (Matthêu 16: 22). Cũng vì quan niệm như thế, nên ông Giacôbê và Gioan mới xin cho được “một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả trong ‘Nước Chúa’ (Matcô 10:35-37). Ngay cả khi Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại, các tông đồ vẫn hỏi “Có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương Quốc Israel không?” (Công Vụ 1:6)
Đức Kitô mà Thiên Chúa sai đến không phải như một vị Lãnh Đạo oai phong lẫm liệt để làm một cuộc cách mạng giải phóng Dân Tộc Do Thái; nhưng Ngài đến để “chịu nhiều đau khổ, bị các Kỳ Lão, các Thượng Tế và các Luật Sĩ chối bỏ, và giết chết; nhưng đến ngày thứ ba thì sống lại” (Matthêu 17:22-23) và lên trời để mở đường về trời Vinh Hiển cho chúng ta. Như vậy nước của Chúa là Nước Thiêng Liêng trong Vinh Quang Thiên Chúa, nước của Chúa không phải nước trần gian. Nước Chúa không thuộc về thế gian này (Gioan 18:36).
Như vậy chúng ta theo Chúa không phải để được vinh quang, giàu sang ở đời này, nhưng để noi gương Chúa “từ bỏ mọi sự và kiên nhẫn chịu mọi khổ đau ở đời này, sống yêu thương tha thứ, rồi để chết đi với Chúa, táng xuống mồ, trước khi được sống lại trong vinh quang trong Nước Chúa.”
Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa chỉ cho chúng ta “đường đi của Chúa, xin hướng dẫn chúng ta trong Chân Lý của Ngài” để chúng ta luôn đi theo con đường mà Chúa đã đi mà Giáo Hội chỉ cho chúng ta. Con đường leo dốc thật cheo leo hiểm trở; nhưng là con đường dẫn đến vinh quang nước Chúa, sau cuộc đời đau khổ trần gian này. Đó là ý nghĩa của sự đau khổ trần gian mà ai cũng phải trải qua. Những tín hữu của Chúa thì không thất vọng khi gặp đau khổ, bách hại, nhưng sống phó thác trong niềm hy vọng đời sau (Xin xem Matthêu 13:36-43).
Hôm nay cũng là ngày “Tôn Vinh Cha” (Father’s Day): Chúng ta hãy tưởng nhớ đến công ơn của các người cha của chúng ta và cầu nguyện cùng Chúa xin cho các vị đã qua đời được thưởng công trên nước Chúa; cho các vị còn sống được an mạnh và vui sống trong tuổi già. Xin cho chúng ta luôn biết sống như những người con ngoan để đền đáp bao công lao nuôi dưỡng của cha mẹ chúng ta: “Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
(CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN, Năm C)
Đấng Kitô là ai? Sau khi ông Adong và bà Evà sa ngã phạm tội. Thiên Chúa đã ra hình phạt cho ông bà và dòng dõi loài người. Nhưng Thiên Chúa cũng hứa sẽ sai một Đấng Cứu Thế đến để chuộc tội cho nhân loại (Sách Sáng Thế, chương 3). Vị Cứu Thế đến để cứu độ nhân loại được gọi theo tiếng Do Thái thời đó là “Messiah” (Có nghĩa là “Đấng Được Xức Dầu”), dịch ra tiếng Hy Lạp là Christos, ra tiếng Pháp và tiếng Anh là Christ, Tiếng Việt Nam là Kitô, và trở nên danh hiệu để ghép vào tên riêng của Chúa Giêsu để thành “Kitô Giêsu” hoặc “Giêsu Kitô”.
Người Do Thái luôn luôn trông đợi Đấng Cứu Độ đến: “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Đời…” Hiện nay người Do Thái vẫn tin là Đức Kitô chưa đến, nên người Do Thái thường đến “Bức Tường Khóc’ (tường thành Giêrusalem cổ) để tiếp tục cầu nguyện xin Đấng Cứu Độ đến.
Hơn nữa, theo dòng thời gian, người Do Thái thường có quan niệm Đấng Cứu Độ đến như một nhà lãnh đạo oai hùng để “đổi mới mọi sự” (Daniel 9:25-26) và lập nên một quốc gia Do Thái cường thịnh, vinh quang ‘thoát khỏi mọi áp bức của kẻ thù.” Những người đồng thời với Chúa Giêsu, dù được nghe lời xác quyết của Thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan 1:29-34), và được chứng kiến những phép lạ vĩ đại Chúa Giêsu làm “người què được đi, người mù được thấy…” nhưng họ vẫn không tin Ngài là đấng “Kitô Thiên Chúa sai đến”, họ chỉ coi Ngài “như một Gioan Tẩy Giả, hoặc Elia, hay một trong các tiên tri thời xưa sống lại!” (như bản tường thuật trong Bài Phúc Âm hôm nay); vì thế Chúa Giêsu mới hỏi các Tông Đồ “Còn các con bảo Thầy là ai?” Và Thánh Phêrô đã thay mặt anh em trả lời: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”
Dù đã tin nhận Chúa Giêsu là “Đấng Kitô” nhưng các Tông Đồ vẫn giữ quan niệm là Ngài sẽ thành lập một “Nước hiển vinh”; và không thể tin được là Ngài sẽ phải chịu cuộc khổ nạn và chịu chết (Matthêu 20:18-19); vì thế mà khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn Ngài sẽ phải chịu để cứu chuộc nhân loại thì thánh Phêrô đã “kéo Ngài riêng ra và ngăn cản…” (Matthêu 16: 22). Cũng vì quan niệm như thế, nên ông Giacôbê và Gioan mới xin cho được “một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả trong ‘Nước Chúa’ (Matcô 10:35-37). Ngay cả khi Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại, các tông đồ vẫn hỏi “Có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương Quốc Israel không?” (Công Vụ 1:6)
Đức Kitô mà Thiên Chúa sai đến không phải như một vị Lãnh Đạo oai phong lẫm liệt để làm một cuộc cách mạng giải phóng Dân Tộc Do Thái; nhưng Ngài đến để “chịu nhiều đau khổ, bị các Kỳ Lão, các Thượng Tế và các Luật Sĩ chối bỏ, và giết chết; nhưng đến ngày thứ ba thì sống lại” (Matthêu 17:22-23) và lên trời để mở đường về trời Vinh Hiển cho chúng ta. Như vậy nước của Chúa là Nước Thiêng Liêng trong Vinh Quang Thiên Chúa, nước của Chúa không phải nước trần gian. Nước Chúa không thuộc về thế gian này (Gioan 18:36).
Như vậy chúng ta theo Chúa không phải để được vinh quang, giàu sang ở đời này, nhưng để noi gương Chúa “từ bỏ mọi sự và kiên nhẫn chịu mọi khổ đau ở đời này, sống yêu thương tha thứ, rồi để chết đi với Chúa, táng xuống mồ, trước khi được sống lại trong vinh quang trong Nước Chúa.”
Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy xin Chúa chỉ cho chúng ta “đường đi của Chúa, xin hướng dẫn chúng ta trong Chân Lý của Ngài” để chúng ta luôn đi theo con đường mà Chúa đã đi mà Giáo Hội chỉ cho chúng ta. Con đường leo dốc thật cheo leo hiểm trở; nhưng là con đường dẫn đến vinh quang nước Chúa, sau cuộc đời đau khổ trần gian này. Đó là ý nghĩa của sự đau khổ trần gian mà ai cũng phải trải qua. Những tín hữu của Chúa thì không thất vọng khi gặp đau khổ, bách hại, nhưng sống phó thác trong niềm hy vọng đời sau (Xin xem Matthêu 13:36-43).
Hôm nay cũng là ngày “Tôn Vinh Cha” (Father’s Day): Chúng ta hãy tưởng nhớ đến công ơn của các người cha của chúng ta và cầu nguyện cùng Chúa xin cho các vị đã qua đời được thưởng công trên nước Chúa; cho các vị còn sống được an mạnh và vui sống trong tuổi già. Xin cho chúng ta luôn biết sống như những người con ngoan để đền đáp bao công lao nuôi dưỡng của cha mẹ chúng ta: “Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Ai muốn theo Chúa
Lm Giuse Đinh lập Liễm
19:27 14/06/2010
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Người Do thái đã bao đời mong đợi Đấng Messia đến. Theo họ Đấng Messia phải là một vị đầy quyền lực và chiến thắng. Người ta không thể quan niệm được một Đấng Messia “bị đâm thâu” như tiên tri Giacaria loan báo trong bài đọc 1 hôm nay, cũng không thể quan niệm được một Đấng Messia như “Người tôi tớ” của Giavê như tiên tri Isaia đã loan báo (Is 53).
Đức Giêsu đến rao giảng Tin mừng, làm nhiều phép lạ, danh tiếng Ngài đã lừng lẫy khắp nơi nhưng người ta không nhận ra được căn tính của Ngài. Người ta chỉ coi Ngài là Gioan Tẩy giả, tiên tri Isaia hay một tiên tri nào ngày xưa sống lại. Chỉ có Phêrô nhìn ra căn tính của Ngài khi ông tuyên xưng: ”Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Đức Giêsu chấp nhận lời tuyên xưng ấy nhưng ngăn cấm các ông không được nói điều ấy với ai,vì còn quá sớm đối với người đồng hương, trong khi họ vẫn còn quan niệm về một Messia bách chiến bách thắng.
Bất ngờ Đức Giêsu loan báo cho các ông: Ngài sẽ bị loại bỏ, bị giết chết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại. Lời loan báo này làm các ông khó hiểu, nhưng sau sẽ hiểu. Tiếp theo đó, Ngài còn bồi thêm cho hai điều kiện nữa cho những ai muốn theo Ngài, muốn làm môn đệ của Ngài: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo “.
Chúng ta đã được chịu phép rửa, đã ”mặc lấy Chúa Kitô”(bài đọc 2) thì chúng ta đương nhiên đã trở nên môn đệ Chúa Kitô rồi, và đã là môn đệ thì phải đi theo con đường khổ giá mà Đức Giêsu đã vạch ra cho chúng ta, đó là phải tuân phục thánh ý Chúa. Đi theo Chúa với những điều kiện như trên xem ra là một nghịch lý, nhưng với con mắt đức tin, chúng ta sẽ thấy rất hợp lý và là một bảo đảm cho chúng ta phần rỗi đời đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Dcr 12,10-11.
Quả là một sự đảo lộn trong viễn cảnh quen thuộc ! Người ta thường cho là Đấng Messia phải là Đấng quyền năng và chiến thắng. Thế mà ở đây lại là hình ảnh một Đấng Messia “bị đâm thâu”. Đấng bị đâm thâu được nhắc trong bài đọc chính là Vua Thiên Sai mà tiên tri đã vẽ lại dung mạo. Như người Tôi Tớ đau khổ (Is 53) vị Mục Tử này bị dân Ngài giết chết, nhưng nhờ được Thánh Thần soi sáng, họ sẽ hiểu rằng kẻ mà họ đã giết chết chính là Đấng Messia, cho nên họ sẽ nhìn lên Ngài và sẽ khóc lóc sám hối.
+ Bài đọc 2: Gl 3,26-29.
Đức Kitô là biến cố quyết định của lịch sử. Nhờ Ngài, qua bí tích rửa tội và trong đức tin, chúng ta làm thành dân Thiên Chúa, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và có thể nhận nhau như anh em, ngay trong chính những cuộc tranh chấp khiến họ đối đầu với nhau, những cuộc ttranh chấp bắt nguồn từ sự khác biệt về chủng tộc, địa vị xã hội hoặc phái tính.
Trong trật tự mới này không còn ai bị loại trừ, không còn phân biệt Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, ai cũng được làm con Thiên Chúa và anh chị em với nhau. Chính nhờ phép rửa tội, người tín hữu đã “mặc lấy Chúa Kitô” thì mọi người cũng trở nên một trong Đức Kitô rồi.
+ Bài Tin mừng: Lc 9,18-24.
Mọi người đang trông ngóng Đấng Cứu Thế, một Đấng Cứu Thế đầy quyền năng và sức mạnh có thế khuất phục được thế giới. Nhưng Đức Giêsu là Đấng Cứu thế không dùng đến quyền năng và sức mạnh, Ngài chiến thắng bằng cách hy sinh mạng sống mình.
Cho đến lúc đó, mặc dầu nghe Đức Giêsu giảng giải nhiều, các môn đệ vẫn chưa hiểu rõ sứ vụ của Ngài. Đức Giêsu hỏi thử các môn đệ để các ông có dịp xác nhận rõ hơn về Ngài. Và Phêrô đã thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Sai. Ngài xác nhận lời tuyên xưng đó, nhưng cho biết thêm Ngài là Messia phải chịu đau khổ và chịu chết. Ngài còn nói thêm rằng ai muốn làm môn đệ Ngài thì cũng phải đi theo con đường đó, con đường thập giá.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Muốn làm môn đệ Chúa
I. ĐỨC GIÊSU LÀ AI ?
1. Căn tính của Đức Giêsu
Vấn đề căn tính của Đức Giêsu luôn vang lên theo nhịp điệu của lời giảng và các hoạt động của Ngài. Gioan Tẩy giả từ trong ngục đã hỏi Ngài, qua trung gian môn đệ được sai đi: ”Ngài có thật là Đấng phải đến chăng hay chúng tôi còn phải chờ một vị khác”(Lc 7,19). “Ông này là ai mà lại được tha tội (Lc 7,49), những khách dự tiệc nhà ông Simon đã kêu lên như vậy. Rồi các môn đệ hỏi nhau khi họ thấy Ngài dẹp yên sóng gió:”Người này là ai mà ra lệnh cho cả sóng gió và sóng gió phải tuân lệnh”(Lc 8,25). Rồi chính vua Hêrôđê, người đã chém đầu Gioan Tẩy giả cũng phải suy nghĩ: ”Người này là ai mà ta nghe nói nhiều về ông như thế và ông tìm cách gặp Ngài”.
Câu hỏi này đôi khi đã được giải đáp.”Một vị tiên tri vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài”. Những người chứng kiến cảnh con trai bà góa Naim được sống lại đã đồng thanh tung hô như thế (Fiches dominicales C, tr 224).
2. Dân chúng nghĩ gì về Đức Giêsu ?
Trên đường vào các làng trong thành Cêsarê-Philipphê, Đức Giêsu dẫn các môn đệ đến một nơi hoang vắng, nơi rất thuận tiện cho các môn đệ nghỉ ngơi và Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Trong khung cảnh lặng lẽ, xa mắt bọn thù địch, xa những tiếng ồn ào của đám dân chúng đi theo Đức Giêsu vì các phép lạ Ngài đã làm, Đức Giêsu cùng các môn đệ họp mặt để dễ bề tâm sự riêng.
Các môn đệ đã từng sống với dân chúng, các ông có thể biết nhận thức của dân chúng đối với Đức Giêsu, nên Ngài đã hỏi các ông: ”Dân chúng bảo Thầy là ai” ? Các môn đệ kể ra những ý kiến khác nhau, lời đồn thổi về thân thế của Ngài, như Gioan an Tẩy giả, tiên tri Êlia (vì tiên tri đến trước loan báo Đấng Messia) hoặc một tiên tri ngày xưa sống lại.
Những nhận thức này cho thấy đám dân chúng tuy đã đón nhận các phép lạ Chúa làm nhưng chưa nhận thức được Đức Giêsu là ai, vì thế họ chỉ biết đồng hóa Ngài với Gioan Tẩy giả, với Elia hoặc một trong các tiên tri thời xưa.
3. Các môn đệ nghĩ gì về Đức Giêsu ?
Đức Giêsu hỏi tiếp ngay:”Còn các con, các con bảo Thầy là ai”? Câu hỏi này buộc các môn đệ phải đưa ra ý kiến của mình. Phêrô nhanh nhảu đáp:”Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Lời tuyên tín này biểu lộ đức tin của Phêrô vào Đức Giêsu là vị Thiên Sai của Thiên Chúa, Đấng đã được Thiên Chúa xức dầu (Lc 4,18; Cv 10,58).
Đức Giêsu liền nghiêm giọng truyền cho các ông “không được nói điều đó với ai”. Không phải vì Ngài từ chối danh hiệu mà Phêrô vừa tặng cho Ngài, nhưng bởi vì xử dụng danh hiệu đó là quá sớm, vì danh hiệu Messia lúc ấy còn rất hàm hồ trong ý nghĩa của người đồng hương và ngay cả các môn đệ của Ngài: họ hiểu Đấng Messia theo nghĩa chính trị,
4. Đức Kitô đúng nghĩa.
Đức Giêsu dưới con mắt người đời chỉ là Gioan Tẩy giả hay một tiên tri ngày xưa trở lại chứ đâu có nhìn ra được con người thật của Ngài. Trong ngôn ngữ của chúng ta có một từ ngữ đặc biệt, đó là chữ “ngờ”. Ngờ là khó tin, khó tin nhưng có thật:
Tưởng rằng nước chảy đá mòn,
Ai ngờ nước chảy đá con trơ trơ.
(Ca dao)
Hôm nay, qua bài Tin mừng, các môn đệ cũng lâm vào cảnh khó tin, bất ngờ như vậy. Sau những phép lạ Chúa làm, như phép lạ hóa bánh ra nhiều cho 5000 người ăn, danh tiếng của Chúa lẫy lừng khắp nơi. Người ta còn muốn tôn Ngài làm Vua nữa. Ai ngờ hôm nay, Ngài tuyên bố những điều thật khó hiểu, làm mất hứng: ”Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.
Đây là lần thứ nhất Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Lần thứ hai ở Lc 9,44-45. Loan tin này là Ngài muốn chỉ cho các môn đệ thấy và hiểu cách thế Ngài cứu chuộc nhân loại: cứu chuộc bằng sự thương khó, tử nạn và phục sinh.
Đức Giêsu là Đấng Messia như Phêrô đã đoán chính xác. Nhưng Ngài không là Đấng Messia vinh quang như dân chúng đã mong đợi. Ngài phải là Đấng Messia đau khổ. Ngài không thống trị, Ngài chỉ phục vụ. Đức Giêsu không quan tâm chiếu rọi loại hình ảnh mà dân chúng muốn. Ngài biết Ngài có một số phận mà Thiên Chúa đã định mà Ngài phải hoàn thành, không sai sót.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
1. Ai muốn theo Chúa
Tiếp theo đó, Đức Giêsu đưa ra lời mời gọi mọi người chứ không riêng gì các môn đệ, là hãy theo Ngài: ”Ai muốn theo Ta”. Đức Giêsu muốn khơi động lòng muốn cho những ai theo Ngài. Điều đó chứng tỏ Chúa tôn trọng quyền tự do lựa chọn của con người, theo hay không theo cũng được. Tiếng La tinh dùng chữ “Si quis” (nếu ai) càng rõ nghĩa hơn: chữ “nếu” nói lên sự tự do hoàn toàn.
Nếu câu hỏi của Đức Giêsu chỉ có bấy nhiêu chữ “Nếu ai muốn theo Ta”, thì tất cả chúng ta, những người đã được rửa tội, đều có thể đáp lại thật nhanh: ”Con muốn…Con muốn theo Chúa”. Nhưng nếu nghe trọn câu Ngài nói: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”, thì chắc hẳn số người nhanh chóng trả lời “Con muốn” sẽ giảm đi rất nhiều”.
2. Từ bỏ chính mình
“Ai muốn theo Ta” nghĩa là ai muốn làm môn đệ của Đức Giêsu (đi theo ai là làm môn đệ cho người đó). Muốn làm môn đệ của Chúa thì phải thực hiện hai điều kiện: từ bỏ chính mình và vác thập giá hằng ngày. Điều kiện thứ nhất là TỪ BỎ MÌNH, nghĩa là đừng nghĩ đến mình, đến lợi lộc riêng tư, mà chỉ nghĩ đến Đấng mình làm môn đệ, mình đang theo.
“Từ bỏ chính mình”: xem ra từ bỏ mình nghĩa là tha hóa, vong thân (aliénation), mình không còn phải là mình nữa. Xét theo tâm lý học thì điều này không tốt, vì mỗi người phải giữ cái độc đáo của mình. Nhưng xét theo thần học thì lại rất tốt: tuy ta không còn là mình nữa nhưng ta hóa nên giống Chúa Giêsu thì thật tuyệt vời. Đó chính là “thần hóa”. Lý tưởng mà thánh Phaolô luôn nhắm tới là được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Chúa Giêsu.
Hơn nữa đây thực sự không phải là “tha hóa” mà là tìm lại chính mình, bởi từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng con người “giống hình ảnh” Ngài. Chỉ sau đó do tội lỗi nên con người bị “tha hóa”. Nay cố gắng trở nên giống Chúa Giêsu chính là tìm lại hình ảnh ban đầu (Carôlô).
Theo Đức Giêsu, cũng có nghĩa là đáp lại đầy đủ lời Người mời gọi “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình” (Lc 16,24). Mà, tác động từ bỏ lớn nhất con người có thể được thực hiện là hy sinh tự do của mình, thuần phục hoàn toàn trong mọi sự theo đức vâng lời. Thực thế, đối với con người không có gì quí giá bằng ý chí tự do, vì chính tự do làm cho con người trở nên chủ nhân của người khác; nhờ tự do, họ có thể xử dụng và hưởng thụ những tài năng khác và đặt định cho mọi hành vi của mình. Cũng như con người từ bỏ của cải hay bà con thân thích, họ từ bỏ những thứ đó là từ bỏ tự do của ý riêng; để làm cho họ được tự chủ, họ cũng khước từ chính mình.
(Sống với Chúa, tập 3, 1967, tr 232-234)
3. Vác thập giá mình
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi các môn đệ nhận diện “Thầy là ai”(Lc 9,20), để giúp họ biết “họ là ai” trong tương quan giữa họ với Đức Giêsu. Khi tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa”(Lc 9,20) Phêrô cũng khẳng định “ông là môn đệ của Ngài”. Vì thế, Chúa mới nói cho các môn đệ biết họ cũng phải đi theo con đường đau khổ giống như Ngài: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”(Lc 9,22-23). Đó là con đường biến đổi đau khổ của thập giá thành Thánh giá.
Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô nhắc nhở tín hữu Galát rằng: ”Anh em đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, nên anh em mặc lấy Đức Kitô”(Gl 3,27). Mặc lấy Đức Kitô, hay mặc lấy chiếc áo trắng rửa tội là mang lấy Thánh giá giống như Ngài. Đau khổ của thập giá tự bản chất là hình phạt bởi tội (St 3,16-19). Nhưng qua Đức Kitô, đau khổ đã trở nên giá cứu chuộc nhận loại, thập giá trở thành Thánh giá.
Do đó, trong bí tích Rửa tội, Linh mục làm dấu Thánh giá trên trán người được rửa tội. Đây là một sự thực hành mà Giáo hội mượn từ quân đội Rôma. Khi một người đã trở nên một người lính Rôma, anh bị đóng ấn bởi dấu hiệu của hoàng đế trên trán để chứng tỏ từ bây giờ anh phải phục tùng hoàng đế. Dấu hiệu Thánh giá là dấu hiệu bề ngoài của một người thuộc về Đức Kitô, mang lấy Thánh giá như Chúa Kitô (Nguyễn văn Thái).
Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ “Hãy vác thập giá hằng ngày”, các ông chưa thể hiểu được điều này, phương chi đại chúng. Đức Giêsu vừa báo tin Ngài sẽ chết, nhưng chưa nói rõ sẽ chết cách nào. Sau khi Hêrôđê chết, hơn 2000 người bị đóng đinh, những người bị giết phải vác khổ giá của họ đến nơi bị giết. Chữ vác thánh giá ở đây hiểu theo nghĩa thiêng liêng: tức là chịu mọi thử thách, chết cho thế gian, chỉ sống cho một mình Chúa.
Người Kitô hữu biết từ bỏ mình và vác thập giá mình không có nghĩa là phải làm những điều đặc biệt, những việc phi thường, mà làm những việc bình thường vừa sức mình. Nếu nói dứt khoát “không” với chính mình không có nghĩa là phải ghét mình, bởi lẽ ta phải yêu tha nhân như chính mình; nhưng chính là không qui hướng mọi sự về mình. Dứt khoát nói “không” đó cũng chính là hiện tại hóa việc vác thập giá. Chính thập giá của riêng tôi mà tôi phải vác lấy, thập giá của cuộc sống đè nặng vai tôi; tôi đừng mơ tưởng một thập giá khác. Đó không phải là chứng bệnh tự hành hạ mình, tự làm khổ mình, nhưng chính là vì biết chắc rằng tôi không thể mến Chúa và yêu tha nhân, nếu không hy sinh hoặc cách này, hoặc cách nọ, và nếu không đi qua đau khổ. Khi bắt chước Đức Kitô như vậy, tôi mới thật là môn đệ của Ngài (H. Cousin).
Truyện vui: Vác thập giá mình.
Vào chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh, cha sở kêu gọi giáo dân: khi quí vị đến nhà thờ đi chặng đường Thánh giá tưởng niệm sự chết và đau khổ của Chúa Giêsu, mỗi người nên làm một cây thập giá bằng bất cứ vật liệu nào tượng trưng cho sự đau khổ của mình trong cuộc đời đang phải chịu. Sau chặng đàng Thánh giá yêu cầu quí vị mang lên bàn thờ cho tôi làm phép. Mọi người đều mang lên đủ loại thập giá. Ông trùm bước lên tay không, cùng với bà vợ. Khi cha sở hỏi, thập giá của ông đâu, ông chỉ ngay vào bà vợ và nói: ”Thưa cha, đây là thập giá của con”. Cha sở cũng làm phép, nhưng sau đó liền bảo ông rằng: ”Bây giờ ông hãy ôm lấy cây thập giá này và hôn lên cây thập giá của ông đi”.
Đây là một câu chuyện vui cười ! Nhưng Thập giá Đức Giêsu đề cập đến không phải chỉ là bà vợ hay ông chồng. Nó không đơn thuần chỉ là một đám cưới không hạnh phúc, hay những trở ngại khó khăn đến với chúng ta ngoài ý muốn, cũng không chỉ là những điều xui xẻo, không may xẩy đến như thi rớt, bệnh tật, mất việc. Thập giá Đức Giêsu đề cập chính là sự chọn lựa từ bỏ mình để dâng hiến hoàn toàn cho thánh ý Thiên Chúa (Rm 6,13; 12,1). Từ bỏ những ý kiến, suy nghĩ riêng tư, cả cái tôi kiêu căng, tự ái, ích kỷ và lòng ham hố danh lợi (Pl 2,21). Đó là tự làm rỗng mình đi cho Thần Khí của Thiên Chúa ngự trị, để làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Đó là với Đức Tin Cậy Mến chúng ta biến đổi Thập giá thành Thánh giá, đau khổ trở nên giá cứu chuộc linh hồn cho mình và cho nhân loại (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, C, tr 229).
III. HÃY ĐỒNG THUẬN VỚI CHÚA
1. Tuân phục thánh ý Chúa
Tuân phục thánh ý Chúa là đặt ý Chúa lên trên ý riêng của ta. Muốn được thế, chúng ta phải hủy diệt ý riêng, từ bỏ sự tự do của mình, hiến dâng nó cho Chúa như dâng một lễ vật toàn thiêu để không còn giữ lại cho mình một chút gì. Đó là sự vâng phục hoàn toàn thánh ý của Chúa và ta sống hoàn toàn tin tưởng phó thác nơi Người.
Hãy coi mình như dụng cụ Thiên Chúa dùng. Chúng ta là sản phẩm Thiên Chúa dựng nên, cho dù ta đẹp đẽ, hay ho mấy cũng chỉ là dụng cụ của Chúa dùng trong việc làm sáng danh Ngài. Dụng cụ là gì ? Là đồ dùng để làm việc gì như chàng, đục, cưa để làm thợ mộc; máy may, kim, chỉ dùng để may áo. Dụng cụ được coi như phương tiện cần dùng để đi tới đích. Mà thân phận của dụng cụ là ít được biết tới. Người ta chỉ chú ý tới đồ vật được làm ra hay chỉ nghĩ tới tác giả của nó.
Chúng ta là những dụng cụ của Chúa, những dụng cụ vô dụng được ở dưới sự xử dụng vô cùng khôn khéo của Thiên Chúa, để mặc dầu chúng ta là vô dụng, nhưng chính Chúa sẽ làm cho nó trở nên hữu dụng, ích lợi và còn cần thiết nữa, như người ta nói:
Ai làm cho cải tôi ngồng,
Cho dưa tôi khú cho chồng tôi chê.
Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
(Ca dao)
Vì là dụng cụ của Chúa nên chúng ta cần phải có thái độ khiêm nhường, những thành công tốt đẹp không phải chỉ do chúng ta, mà do Chúa vì một bài thơ hay, không phải tự cái bút mà là do thi sĩ. Cái bút tốt hay xấu, có nó hay không thì những vần thơ vẫn có trong đầu óc thi sĩ rồi. Cũng đừng buồn khi không được dùng vào những công việc cao vì không có tài: đôi guốc không hề phàn nàn vì phải ở dưới chân, cái mũ không hãnh diện vì được ở trên đầu người ta… Ở đâu hay được dùng vào việc gì là tùy ở công dụng của nó và tùy ở quyền người xử dụng. Chúng ta chỉ biết than thở với Chúa rằng:
Khi hoàn tất việc đã làm,
Nâng lòng lên Chúa mà than thở rằng:
Này con vô dụng muôn phần
Phần con, con đã thi hành mà thôi.
(Lc 17,10)
Truyện: Tờ giấy trắng và cây viết
Khi nhắc đến ông Leonardo da Vinci, chúng ta thường nghĩ đến những phát minh khoa học và những bức họa nổi tiếng của ông. Chúng ta không biết rằng để giải trí ông Leonardo de Vinci còn sưu tầm những chuyện cổ tích hoặc đặt ra những câu chuyện vui sau đây về một cuộc đối thoại tưởng tượng giữa một tờ giấy trắng và cây viết:
Tờ giấy trắng từ lâu nằm ù lì trên bàn giấy cùng với những đồng bạn khác, nhưng bỗng nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây viết mực đen ngòm vẽ lên nó không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó không hiểu gì cả. Nó phàn nàn với cây viết như sau:
- Tại sao anh lại làm thế ? Anh vẽ trên mình tôi những dấu đen làm mất đi sự trong trắng ban đầu. Anh làm nhục tôi như thế này sao ? Anh làm hư cả cuộc đời tôi rồi.
Nhưng cây viết trả lời:
- Không đâu anh giấy ạ, anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không bôi đen anh đâu, tôi vẽ lên anh những dấu hiệu, những dòng chữ kể từ nay anh không còn là tờ giấy vô dụng nữa, nhưng có mang trên mình những sứ điệp. Anh trở thành kẻ cộng tác với con người. Lưu giữ những tư tưởng cao siêu. Và vì thế được con người nâng niu, bảo vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp cho con người.
Tờ giấy chưa kịp trả lời cây viết thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay người quơ lấy những tờ giấy khác, trước kia trắng tinh nay đã đổi mầu, đầy bụi mà quăng vào ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy bị vẽ trên mình những lằn mực đen kia mới hiểu được hành động của cây viết và lấy làm sung sướng, vì được trở thành như người cộng tác lưu giữ trong kho tàng trí khôn con người (R.Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 52).
2. Theo Chúa là khôn ngoan
Ở đời, con người có cái dại có cái khôn, tùy theo quan niệm của từng người. Đối với tiền của, mỗi người có một quan niệm. Người có tinh thần siêu thoát thì coi tiền của như đầy tớ trung thành phục vụ cho mình, người phàm tục coi tiền của như ông chủ khắc nghiệt, mình phải làm tôi tớ cho nó. Nó có thể sai khiến mình phải làm bất cứ một việc gì, mặc dầu có hại cho mình. Đúng như người ta nói: ”Hoàng kim hắc thế tâm nhân”: đồng tiền làm đen tối lòng người.
Vì thế, dại khôn, khôn dại bị đảo lộn, tùy theo quan niệm của từng người. Thi sĩ Nguyễn công Trứ có cái nhìn đúng đắn khi ông nói:
Đã không điều lợi khôn thành dại,
Đã có đồng tiền dở cũng hay.
Đối với những người theo Chúa, người đời có những cái nhìn khác nhau. Đã theo Chúa thì phải đi con đường khổ giá mà con đường khổ giá là phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.
Đối với thập giá, nhiều người cũng có cái nhìn khác nhau. Đại đa số người ta có cái nhìn bi quan về thập giá, họ cho thập giá là một sự điên rồ hay là cớ vấp phạm, không chấp nhận được. Ta hãy nghe thánh Phaolô nói về vấn đề này như thế nào:
“Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái cho là ô nhục không thể chấp nhận được, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người”(1Cr 1,22-25).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng nói đến hai điều nghịch lý, thoạt xem ra có vẻ phi lý, nhưng khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất hợp lý. Đó là nghịch lý giữa mất và còn, giữa chết và sống.
Theo khuynh hướng tự nhiên thì ai cũng muốn được và sợ mất. Nhưng nghịch lý thay, nhiều khi vì “được” mà phải “mất”: Thí dụ trong một vụ tranh cãi, bạn cố gắng dùng đủ mọi mưu mô để cãi cho bằng được, kết quả là bạn thắng một vụ cãi, nhưng mất tình nghĩa bạn bè, anh em và có khi cả cha con. …
Chết và sống không hẳn là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau: ví dụ hạt giống có thối nát ra thì mới sinh hoa kết quả được, con vật có bị giết chết đi thì mới phục vụ sự sống cho con người, cây nến sáp phải chảy ra và bị đốt đi thì mới cung cấp ánh sáng cho con người (Carôlô).
Như vậy, với con mắt đức tin, những người theo Chúa và đi theo con đường thập giá của Ngài là nhưng người khôn ngoan, hiểu Lời Chúa và biết lo cho tương lai của mình: ”Nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì” ?
Truyện: Hạt trân châu
Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt qua một bãi sa mạc quạnh hiu không một bóng người. Một hôm trời vừa sập tối, ba chàng kỵ mã cũng vừa đến một bờ suối đã khô cạn từ lâu. Bỗng chốc trong đêm tối có một tiếng nói bí mật vang lên mơ hồ:
- Hãy dừng chân lại.
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng nói bí mật ấy lại tiếp tục vang lên mơ hồ:
- Các ngươi hãy xuống ngựa, bước xuống lòng suối, nhặt lấy cho mình ít đá sỏi, bỏ vào túi rồi tiếp tục lên đường. Cả ba đều làm theo lời chỉ dạy thiêng liêng. Rồi tiếng nói kia lại cất lên trầm ấm
- Hay lắm, các ngươi đã làm theo lệnh ta. Ngày mai, khi vừng đông vừa ló dạng các người sẽ vừa sung sướng vừa buồn bã.
Các kỵ mã lên đường dong ruổi ban đêm. Quả đúng như lời mách trước, khi mặt trời vừa lên, ba chàng ky mã thấy cái gì lấp lánh trong túi mình. Thì ra, những hòn sỏi họ lấy chiều hôm trước bây giờ đã trở nên những hạt trân châu sáng ngời muôn sắc. Cả ba đều vừa sung sướng, nhưng cũng vừa nuối tiếc. Họ sung sướng vì nhận được của báu, nhưng họ hối tiếc vì nhặt quá ít (Nguyễn văn Huệ, báo Rạng đông, số 64, 1970, tr 26).
+++
A. DẪN NHẬP
Người Do thái đã bao đời mong đợi Đấng Messia đến. Theo họ Đấng Messia phải là một vị đầy quyền lực và chiến thắng. Người ta không thể quan niệm được một Đấng Messia “bị đâm thâu” như tiên tri Giacaria loan báo trong bài đọc 1 hôm nay, cũng không thể quan niệm được một Đấng Messia như “Người tôi tớ” của Giavê như tiên tri Isaia đã loan báo (Is 53).
Đức Giêsu đến rao giảng Tin mừng, làm nhiều phép lạ, danh tiếng Ngài đã lừng lẫy khắp nơi nhưng người ta không nhận ra được căn tính của Ngài. Người ta chỉ coi Ngài là Gioan Tẩy giả, tiên tri Isaia hay một tiên tri nào ngày xưa sống lại. Chỉ có Phêrô nhìn ra căn tính của Ngài khi ông tuyên xưng: ”Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Đức Giêsu chấp nhận lời tuyên xưng ấy nhưng ngăn cấm các ông không được nói điều ấy với ai,vì còn quá sớm đối với người đồng hương, trong khi họ vẫn còn quan niệm về một Messia bách chiến bách thắng.
Bất ngờ Đức Giêsu loan báo cho các ông: Ngài sẽ bị loại bỏ, bị giết chết, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại. Lời loan báo này làm các ông khó hiểu, nhưng sau sẽ hiểu. Tiếp theo đó, Ngài còn bồi thêm cho hai điều kiện nữa cho những ai muốn theo Ngài, muốn làm môn đệ của Ngài: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo “.
Chúng ta đã được chịu phép rửa, đã ”mặc lấy Chúa Kitô”(bài đọc 2) thì chúng ta đương nhiên đã trở nên môn đệ Chúa Kitô rồi, và đã là môn đệ thì phải đi theo con đường khổ giá mà Đức Giêsu đã vạch ra cho chúng ta, đó là phải tuân phục thánh ý Chúa. Đi theo Chúa với những điều kiện như trên xem ra là một nghịch lý, nhưng với con mắt đức tin, chúng ta sẽ thấy rất hợp lý và là một bảo đảm cho chúng ta phần rỗi đời đời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Dcr 12,10-11.
Quả là một sự đảo lộn trong viễn cảnh quen thuộc ! Người ta thường cho là Đấng Messia phải là Đấng quyền năng và chiến thắng. Thế mà ở đây lại là hình ảnh một Đấng Messia “bị đâm thâu”. Đấng bị đâm thâu được nhắc trong bài đọc chính là Vua Thiên Sai mà tiên tri đã vẽ lại dung mạo. Như người Tôi Tớ đau khổ (Is 53) vị Mục Tử này bị dân Ngài giết chết, nhưng nhờ được Thánh Thần soi sáng, họ sẽ hiểu rằng kẻ mà họ đã giết chết chính là Đấng Messia, cho nên họ sẽ nhìn lên Ngài và sẽ khóc lóc sám hối.
+ Bài đọc 2: Gl 3,26-29.
Đức Kitô là biến cố quyết định của lịch sử. Nhờ Ngài, qua bí tích rửa tội và trong đức tin, chúng ta làm thành dân Thiên Chúa, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và có thể nhận nhau như anh em, ngay trong chính những cuộc tranh chấp khiến họ đối đầu với nhau, những cuộc ttranh chấp bắt nguồn từ sự khác biệt về chủng tộc, địa vị xã hội hoặc phái tính.
Trong trật tự mới này không còn ai bị loại trừ, không còn phân biệt Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, ai cũng được làm con Thiên Chúa và anh chị em với nhau. Chính nhờ phép rửa tội, người tín hữu đã “mặc lấy Chúa Kitô” thì mọi người cũng trở nên một trong Đức Kitô rồi.
+ Bài Tin mừng: Lc 9,18-24.
Mọi người đang trông ngóng Đấng Cứu Thế, một Đấng Cứu Thế đầy quyền năng và sức mạnh có thế khuất phục được thế giới. Nhưng Đức Giêsu là Đấng Cứu thế không dùng đến quyền năng và sức mạnh, Ngài chiến thắng bằng cách hy sinh mạng sống mình.
Cho đến lúc đó, mặc dầu nghe Đức Giêsu giảng giải nhiều, các môn đệ vẫn chưa hiểu rõ sứ vụ của Ngài. Đức Giêsu hỏi thử các môn đệ để các ông có dịp xác nhận rõ hơn về Ngài. Và Phêrô đã thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Sai. Ngài xác nhận lời tuyên xưng đó, nhưng cho biết thêm Ngài là Messia phải chịu đau khổ và chịu chết. Ngài còn nói thêm rằng ai muốn làm môn đệ Ngài thì cũng phải đi theo con đường đó, con đường thập giá.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Muốn làm môn đệ Chúa
I. ĐỨC GIÊSU LÀ AI ?
1. Căn tính của Đức Giêsu
Vấn đề căn tính của Đức Giêsu luôn vang lên theo nhịp điệu của lời giảng và các hoạt động của Ngài. Gioan Tẩy giả từ trong ngục đã hỏi Ngài, qua trung gian môn đệ được sai đi: ”Ngài có thật là Đấng phải đến chăng hay chúng tôi còn phải chờ một vị khác”(Lc 7,19). “Ông này là ai mà lại được tha tội (Lc 7,49), những khách dự tiệc nhà ông Simon đã kêu lên như vậy. Rồi các môn đệ hỏi nhau khi họ thấy Ngài dẹp yên sóng gió:”Người này là ai mà ra lệnh cho cả sóng gió và sóng gió phải tuân lệnh”(Lc 8,25). Rồi chính vua Hêrôđê, người đã chém đầu Gioan Tẩy giả cũng phải suy nghĩ: ”Người này là ai mà ta nghe nói nhiều về ông như thế và ông tìm cách gặp Ngài”.
Câu hỏi này đôi khi đã được giải đáp.”Một vị tiên tri vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài”. Những người chứng kiến cảnh con trai bà góa Naim được sống lại đã đồng thanh tung hô như thế (Fiches dominicales C, tr 224).
2. Dân chúng nghĩ gì về Đức Giêsu ?
Trên đường vào các làng trong thành Cêsarê-Philipphê, Đức Giêsu dẫn các môn đệ đến một nơi hoang vắng, nơi rất thuận tiện cho các môn đệ nghỉ ngơi và Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Trong khung cảnh lặng lẽ, xa mắt bọn thù địch, xa những tiếng ồn ào của đám dân chúng đi theo Đức Giêsu vì các phép lạ Ngài đã làm, Đức Giêsu cùng các môn đệ họp mặt để dễ bề tâm sự riêng.
Các môn đệ đã từng sống với dân chúng, các ông có thể biết nhận thức của dân chúng đối với Đức Giêsu, nên Ngài đã hỏi các ông: ”Dân chúng bảo Thầy là ai” ? Các môn đệ kể ra những ý kiến khác nhau, lời đồn thổi về thân thế của Ngài, như Gioan an Tẩy giả, tiên tri Êlia (vì tiên tri đến trước loan báo Đấng Messia) hoặc một tiên tri ngày xưa sống lại.
Những nhận thức này cho thấy đám dân chúng tuy đã đón nhận các phép lạ Chúa làm nhưng chưa nhận thức được Đức Giêsu là ai, vì thế họ chỉ biết đồng hóa Ngài với Gioan Tẩy giả, với Elia hoặc một trong các tiên tri thời xưa.
3. Các môn đệ nghĩ gì về Đức Giêsu ?
Đức Giêsu hỏi tiếp ngay:”Còn các con, các con bảo Thầy là ai”? Câu hỏi này buộc các môn đệ phải đưa ra ý kiến của mình. Phêrô nhanh nhảu đáp:”Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Lời tuyên tín này biểu lộ đức tin của Phêrô vào Đức Giêsu là vị Thiên Sai của Thiên Chúa, Đấng đã được Thiên Chúa xức dầu (Lc 4,18; Cv 10,58).
Đức Giêsu liền nghiêm giọng truyền cho các ông “không được nói điều đó với ai”. Không phải vì Ngài từ chối danh hiệu mà Phêrô vừa tặng cho Ngài, nhưng bởi vì xử dụng danh hiệu đó là quá sớm, vì danh hiệu Messia lúc ấy còn rất hàm hồ trong ý nghĩa của người đồng hương và ngay cả các môn đệ của Ngài: họ hiểu Đấng Messia theo nghĩa chính trị,
4. Đức Kitô đúng nghĩa.
Đức Giêsu dưới con mắt người đời chỉ là Gioan Tẩy giả hay một tiên tri ngày xưa trở lại chứ đâu có nhìn ra được con người thật của Ngài. Trong ngôn ngữ của chúng ta có một từ ngữ đặc biệt, đó là chữ “ngờ”. Ngờ là khó tin, khó tin nhưng có thật:
Tưởng rằng nước chảy đá mòn,
Ai ngờ nước chảy đá con trơ trơ.
(Ca dao)
Hôm nay, qua bài Tin mừng, các môn đệ cũng lâm vào cảnh khó tin, bất ngờ như vậy. Sau những phép lạ Chúa làm, như phép lạ hóa bánh ra nhiều cho 5000 người ăn, danh tiếng của Chúa lẫy lừng khắp nơi. Người ta còn muốn tôn Ngài làm Vua nữa. Ai ngờ hôm nay, Ngài tuyên bố những điều thật khó hiểu, làm mất hứng: ”Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.
Đây là lần thứ nhất Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Lần thứ hai ở Lc 9,44-45. Loan tin này là Ngài muốn chỉ cho các môn đệ thấy và hiểu cách thế Ngài cứu chuộc nhân loại: cứu chuộc bằng sự thương khó, tử nạn và phục sinh.
Đức Giêsu là Đấng Messia như Phêrô đã đoán chính xác. Nhưng Ngài không là Đấng Messia vinh quang như dân chúng đã mong đợi. Ngài phải là Đấng Messia đau khổ. Ngài không thống trị, Ngài chỉ phục vụ. Đức Giêsu không quan tâm chiếu rọi loại hình ảnh mà dân chúng muốn. Ngài biết Ngài có một số phận mà Thiên Chúa đã định mà Ngài phải hoàn thành, không sai sót.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
1. Ai muốn theo Chúa
Tiếp theo đó, Đức Giêsu đưa ra lời mời gọi mọi người chứ không riêng gì các môn đệ, là hãy theo Ngài: ”Ai muốn theo Ta”. Đức Giêsu muốn khơi động lòng muốn cho những ai theo Ngài. Điều đó chứng tỏ Chúa tôn trọng quyền tự do lựa chọn của con người, theo hay không theo cũng được. Tiếng La tinh dùng chữ “Si quis” (nếu ai) càng rõ nghĩa hơn: chữ “nếu” nói lên sự tự do hoàn toàn.
Nếu câu hỏi của Đức Giêsu chỉ có bấy nhiêu chữ “Nếu ai muốn theo Ta”, thì tất cả chúng ta, những người đã được rửa tội, đều có thể đáp lại thật nhanh: ”Con muốn…Con muốn theo Chúa”. Nhưng nếu nghe trọn câu Ngài nói: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”, thì chắc hẳn số người nhanh chóng trả lời “Con muốn” sẽ giảm đi rất nhiều”.
2. Từ bỏ chính mình
“Ai muốn theo Ta” nghĩa là ai muốn làm môn đệ của Đức Giêsu (đi theo ai là làm môn đệ cho người đó). Muốn làm môn đệ của Chúa thì phải thực hiện hai điều kiện: từ bỏ chính mình và vác thập giá hằng ngày. Điều kiện thứ nhất là TỪ BỎ MÌNH, nghĩa là đừng nghĩ đến mình, đến lợi lộc riêng tư, mà chỉ nghĩ đến Đấng mình làm môn đệ, mình đang theo.
“Từ bỏ chính mình”: xem ra từ bỏ mình nghĩa là tha hóa, vong thân (aliénation), mình không còn phải là mình nữa. Xét theo tâm lý học thì điều này không tốt, vì mỗi người phải giữ cái độc đáo của mình. Nhưng xét theo thần học thì lại rất tốt: tuy ta không còn là mình nữa nhưng ta hóa nên giống Chúa Giêsu thì thật tuyệt vời. Đó chính là “thần hóa”. Lý tưởng mà thánh Phaolô luôn nhắm tới là được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Chúa Giêsu.
Hơn nữa đây thực sự không phải là “tha hóa” mà là tìm lại chính mình, bởi từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng con người “giống hình ảnh” Ngài. Chỉ sau đó do tội lỗi nên con người bị “tha hóa”. Nay cố gắng trở nên giống Chúa Giêsu chính là tìm lại hình ảnh ban đầu (Carôlô).
Theo Đức Giêsu, cũng có nghĩa là đáp lại đầy đủ lời Người mời gọi “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình” (Lc 16,24). Mà, tác động từ bỏ lớn nhất con người có thể được thực hiện là hy sinh tự do của mình, thuần phục hoàn toàn trong mọi sự theo đức vâng lời. Thực thế, đối với con người không có gì quí giá bằng ý chí tự do, vì chính tự do làm cho con người trở nên chủ nhân của người khác; nhờ tự do, họ có thể xử dụng và hưởng thụ những tài năng khác và đặt định cho mọi hành vi của mình. Cũng như con người từ bỏ của cải hay bà con thân thích, họ từ bỏ những thứ đó là từ bỏ tự do của ý riêng; để làm cho họ được tự chủ, họ cũng khước từ chính mình.
(Sống với Chúa, tập 3, 1967, tr 232-234)
3. Vác thập giá mình
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi các môn đệ nhận diện “Thầy là ai”(Lc 9,20), để giúp họ biết “họ là ai” trong tương quan giữa họ với Đức Giêsu. Khi tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa”(Lc 9,20) Phêrô cũng khẳng định “ông là môn đệ của Ngài”. Vì thế, Chúa mới nói cho các môn đệ biết họ cũng phải đi theo con đường đau khổ giống như Ngài: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”(Lc 9,22-23). Đó là con đường biến đổi đau khổ của thập giá thành Thánh giá.
Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô nhắc nhở tín hữu Galát rằng: ”Anh em đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, nên anh em mặc lấy Đức Kitô”(Gl 3,27). Mặc lấy Đức Kitô, hay mặc lấy chiếc áo trắng rửa tội là mang lấy Thánh giá giống như Ngài. Đau khổ của thập giá tự bản chất là hình phạt bởi tội (St 3,16-19). Nhưng qua Đức Kitô, đau khổ đã trở nên giá cứu chuộc nhận loại, thập giá trở thành Thánh giá.
Do đó, trong bí tích Rửa tội, Linh mục làm dấu Thánh giá trên trán người được rửa tội. Đây là một sự thực hành mà Giáo hội mượn từ quân đội Rôma. Khi một người đã trở nên một người lính Rôma, anh bị đóng ấn bởi dấu hiệu của hoàng đế trên trán để chứng tỏ từ bây giờ anh phải phục tùng hoàng đế. Dấu hiệu Thánh giá là dấu hiệu bề ngoài của một người thuộc về Đức Kitô, mang lấy Thánh giá như Chúa Kitô (Nguyễn văn Thái).
Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ “Hãy vác thập giá hằng ngày”, các ông chưa thể hiểu được điều này, phương chi đại chúng. Đức Giêsu vừa báo tin Ngài sẽ chết, nhưng chưa nói rõ sẽ chết cách nào. Sau khi Hêrôđê chết, hơn 2000 người bị đóng đinh, những người bị giết phải vác khổ giá của họ đến nơi bị giết. Chữ vác thánh giá ở đây hiểu theo nghĩa thiêng liêng: tức là chịu mọi thử thách, chết cho thế gian, chỉ sống cho một mình Chúa.
Người Kitô hữu biết từ bỏ mình và vác thập giá mình không có nghĩa là phải làm những điều đặc biệt, những việc phi thường, mà làm những việc bình thường vừa sức mình. Nếu nói dứt khoát “không” với chính mình không có nghĩa là phải ghét mình, bởi lẽ ta phải yêu tha nhân như chính mình; nhưng chính là không qui hướng mọi sự về mình. Dứt khoát nói “không” đó cũng chính là hiện tại hóa việc vác thập giá. Chính thập giá của riêng tôi mà tôi phải vác lấy, thập giá của cuộc sống đè nặng vai tôi; tôi đừng mơ tưởng một thập giá khác. Đó không phải là chứng bệnh tự hành hạ mình, tự làm khổ mình, nhưng chính là vì biết chắc rằng tôi không thể mến Chúa và yêu tha nhân, nếu không hy sinh hoặc cách này, hoặc cách nọ, và nếu không đi qua đau khổ. Khi bắt chước Đức Kitô như vậy, tôi mới thật là môn đệ của Ngài (H. Cousin).
Truyện vui: Vác thập giá mình.
Vào chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh, cha sở kêu gọi giáo dân: khi quí vị đến nhà thờ đi chặng đường Thánh giá tưởng niệm sự chết và đau khổ của Chúa Giêsu, mỗi người nên làm một cây thập giá bằng bất cứ vật liệu nào tượng trưng cho sự đau khổ của mình trong cuộc đời đang phải chịu. Sau chặng đàng Thánh giá yêu cầu quí vị mang lên bàn thờ cho tôi làm phép. Mọi người đều mang lên đủ loại thập giá. Ông trùm bước lên tay không, cùng với bà vợ. Khi cha sở hỏi, thập giá của ông đâu, ông chỉ ngay vào bà vợ và nói: ”Thưa cha, đây là thập giá của con”. Cha sở cũng làm phép, nhưng sau đó liền bảo ông rằng: ”Bây giờ ông hãy ôm lấy cây thập giá này và hôn lên cây thập giá của ông đi”.
Đây là một câu chuyện vui cười ! Nhưng Thập giá Đức Giêsu đề cập đến không phải chỉ là bà vợ hay ông chồng. Nó không đơn thuần chỉ là một đám cưới không hạnh phúc, hay những trở ngại khó khăn đến với chúng ta ngoài ý muốn, cũng không chỉ là những điều xui xẻo, không may xẩy đến như thi rớt, bệnh tật, mất việc. Thập giá Đức Giêsu đề cập chính là sự chọn lựa từ bỏ mình để dâng hiến hoàn toàn cho thánh ý Thiên Chúa (Rm 6,13; 12,1). Từ bỏ những ý kiến, suy nghĩ riêng tư, cả cái tôi kiêu căng, tự ái, ích kỷ và lòng ham hố danh lợi (Pl 2,21). Đó là tự làm rỗng mình đi cho Thần Khí của Thiên Chúa ngự trị, để làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Đó là với Đức Tin Cậy Mến chúng ta biến đổi Thập giá thành Thánh giá, đau khổ trở nên giá cứu chuộc linh hồn cho mình và cho nhân loại (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, C, tr 229).
III. HÃY ĐỒNG THUẬN VỚI CHÚA
1. Tuân phục thánh ý Chúa
Tuân phục thánh ý Chúa là đặt ý Chúa lên trên ý riêng của ta. Muốn được thế, chúng ta phải hủy diệt ý riêng, từ bỏ sự tự do của mình, hiến dâng nó cho Chúa như dâng một lễ vật toàn thiêu để không còn giữ lại cho mình một chút gì. Đó là sự vâng phục hoàn toàn thánh ý của Chúa và ta sống hoàn toàn tin tưởng phó thác nơi Người.
Hãy coi mình như dụng cụ Thiên Chúa dùng. Chúng ta là sản phẩm Thiên Chúa dựng nên, cho dù ta đẹp đẽ, hay ho mấy cũng chỉ là dụng cụ của Chúa dùng trong việc làm sáng danh Ngài. Dụng cụ là gì ? Là đồ dùng để làm việc gì như chàng, đục, cưa để làm thợ mộc; máy may, kim, chỉ dùng để may áo. Dụng cụ được coi như phương tiện cần dùng để đi tới đích. Mà thân phận của dụng cụ là ít được biết tới. Người ta chỉ chú ý tới đồ vật được làm ra hay chỉ nghĩ tới tác giả của nó.
Chúng ta là những dụng cụ của Chúa, những dụng cụ vô dụng được ở dưới sự xử dụng vô cùng khôn khéo của Thiên Chúa, để mặc dầu chúng ta là vô dụng, nhưng chính Chúa sẽ làm cho nó trở nên hữu dụng, ích lợi và còn cần thiết nữa, như người ta nói:
Ai làm cho cải tôi ngồng,
Cho dưa tôi khú cho chồng tôi chê.
Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
(Ca dao)
Vì là dụng cụ của Chúa nên chúng ta cần phải có thái độ khiêm nhường, những thành công tốt đẹp không phải chỉ do chúng ta, mà do Chúa vì một bài thơ hay, không phải tự cái bút mà là do thi sĩ. Cái bút tốt hay xấu, có nó hay không thì những vần thơ vẫn có trong đầu óc thi sĩ rồi. Cũng đừng buồn khi không được dùng vào những công việc cao vì không có tài: đôi guốc không hề phàn nàn vì phải ở dưới chân, cái mũ không hãnh diện vì được ở trên đầu người ta… Ở đâu hay được dùng vào việc gì là tùy ở công dụng của nó và tùy ở quyền người xử dụng. Chúng ta chỉ biết than thở với Chúa rằng:
Khi hoàn tất việc đã làm,
Nâng lòng lên Chúa mà than thở rằng:
Này con vô dụng muôn phần
Phần con, con đã thi hành mà thôi.
(Lc 17,10)
Truyện: Tờ giấy trắng và cây viết
Khi nhắc đến ông Leonardo da Vinci, chúng ta thường nghĩ đến những phát minh khoa học và những bức họa nổi tiếng của ông. Chúng ta không biết rằng để giải trí ông Leonardo de Vinci còn sưu tầm những chuyện cổ tích hoặc đặt ra những câu chuyện vui sau đây về một cuộc đối thoại tưởng tượng giữa một tờ giấy trắng và cây viết:
Tờ giấy trắng từ lâu nằm ù lì trên bàn giấy cùng với những đồng bạn khác, nhưng bỗng nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây viết mực đen ngòm vẽ lên nó không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó không hiểu gì cả. Nó phàn nàn với cây viết như sau:
- Tại sao anh lại làm thế ? Anh vẽ trên mình tôi những dấu đen làm mất đi sự trong trắng ban đầu. Anh làm nhục tôi như thế này sao ? Anh làm hư cả cuộc đời tôi rồi.
Nhưng cây viết trả lời:
- Không đâu anh giấy ạ, anh hiểu lầm tôi rồi. Tôi không bôi đen anh đâu, tôi vẽ lên anh những dấu hiệu, những dòng chữ kể từ nay anh không còn là tờ giấy vô dụng nữa, nhưng có mang trên mình những sứ điệp. Anh trở thành kẻ cộng tác với con người. Lưu giữ những tư tưởng cao siêu. Và vì thế được con người nâng niu, bảo vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp cho con người.
Tờ giấy chưa kịp trả lời cây viết thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay người quơ lấy những tờ giấy khác, trước kia trắng tinh nay đã đổi mầu, đầy bụi mà quăng vào ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy bị vẽ trên mình những lằn mực đen kia mới hiểu được hành động của cây viết và lấy làm sung sướng, vì được trở thành như người cộng tác lưu giữ trong kho tàng trí khôn con người (R.Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 52).
2. Theo Chúa là khôn ngoan
Ở đời, con người có cái dại có cái khôn, tùy theo quan niệm của từng người. Đối với tiền của, mỗi người có một quan niệm. Người có tinh thần siêu thoát thì coi tiền của như đầy tớ trung thành phục vụ cho mình, người phàm tục coi tiền của như ông chủ khắc nghiệt, mình phải làm tôi tớ cho nó. Nó có thể sai khiến mình phải làm bất cứ một việc gì, mặc dầu có hại cho mình. Đúng như người ta nói: ”Hoàng kim hắc thế tâm nhân”: đồng tiền làm đen tối lòng người.
Vì thế, dại khôn, khôn dại bị đảo lộn, tùy theo quan niệm của từng người. Thi sĩ Nguyễn công Trứ có cái nhìn đúng đắn khi ông nói:
Đã không điều lợi khôn thành dại,
Đã có đồng tiền dở cũng hay.
Đối với những người theo Chúa, người đời có những cái nhìn khác nhau. Đã theo Chúa thì phải đi con đường khổ giá mà con đường khổ giá là phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.
Đối với thập giá, nhiều người cũng có cái nhìn khác nhau. Đại đa số người ta có cái nhìn bi quan về thập giá, họ cho thập giá là một sự điên rồ hay là cớ vấp phạm, không chấp nhận được. Ta hãy nghe thánh Phaolô nói về vấn đề này như thế nào:
“Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái cho là ô nhục không thể chấp nhận được, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người”(1Cr 1,22-25).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng nói đến hai điều nghịch lý, thoạt xem ra có vẻ phi lý, nhưng khi suy nghĩ kỹ thì thấy rất hợp lý. Đó là nghịch lý giữa mất và còn, giữa chết và sống.
Theo khuynh hướng tự nhiên thì ai cũng muốn được và sợ mất. Nhưng nghịch lý thay, nhiều khi vì “được” mà phải “mất”: Thí dụ trong một vụ tranh cãi, bạn cố gắng dùng đủ mọi mưu mô để cãi cho bằng được, kết quả là bạn thắng một vụ cãi, nhưng mất tình nghĩa bạn bè, anh em và có khi cả cha con. …
Chết và sống không hẳn là hai điều luôn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau: ví dụ hạt giống có thối nát ra thì mới sinh hoa kết quả được, con vật có bị giết chết đi thì mới phục vụ sự sống cho con người, cây nến sáp phải chảy ra và bị đốt đi thì mới cung cấp ánh sáng cho con người (Carôlô).
Như vậy, với con mắt đức tin, những người theo Chúa và đi theo con đường thập giá của Ngài là nhưng người khôn ngoan, hiểu Lời Chúa và biết lo cho tương lai của mình: ”Nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì” ?
Truyện: Hạt trân châu
Ngày xưa có ba chàng kỵ mã vượt qua một bãi sa mạc quạnh hiu không một bóng người. Một hôm trời vừa sập tối, ba chàng kỵ mã cũng vừa đến một bờ suối đã khô cạn từ lâu. Bỗng chốc trong đêm tối có một tiếng nói bí mật vang lên mơ hồ:
- Hãy dừng chân lại.
Cả ba đều tuân lệnh. Tiếng nói bí mật ấy lại tiếp tục vang lên mơ hồ:
- Các ngươi hãy xuống ngựa, bước xuống lòng suối, nhặt lấy cho mình ít đá sỏi, bỏ vào túi rồi tiếp tục lên đường. Cả ba đều làm theo lời chỉ dạy thiêng liêng. Rồi tiếng nói kia lại cất lên trầm ấm
- Hay lắm, các ngươi đã làm theo lệnh ta. Ngày mai, khi vừng đông vừa ló dạng các người sẽ vừa sung sướng vừa buồn bã.
Các kỵ mã lên đường dong ruổi ban đêm. Quả đúng như lời mách trước, khi mặt trời vừa lên, ba chàng ky mã thấy cái gì lấp lánh trong túi mình. Thì ra, những hòn sỏi họ lấy chiều hôm trước bây giờ đã trở nên những hạt trân châu sáng ngời muôn sắc. Cả ba đều vừa sung sướng, nhưng cũng vừa nuối tiếc. Họ sung sướng vì nhận được của báu, nhưng họ hối tiếc vì nhặt quá ít (Nguyễn văn Huệ, báo Rạng đông, số 64, 1970, tr 26).
Đườg vào cõi lòng
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
22:27 14/06/2010
Làm người, ai cũng có tham vọng tên tuổi được trổi trang. Nhu cầu được mọi người biết đến là một trong những ham muốn bậc nhất của con người. Người ta thích được trọng vọng, nguyên nhân tiềm ẩn vẫn chính là muốn khoe mình, muốn thể hiện bản thân để được ca tụng. Âu cũng là chuyện thường tình của nhân loại. Nhiều khi chỉ vì một chút danh vọng mà tổn thương xúc phạm đến người khác, bất chấp nhân nghĩa, có người cũng chả từ.
Đức Giêsu đến, khai mở đường sống mới, con đường từ khước bản thân, danh vọng, địa vị, những thứ thuộc về thế giới vật chất và quyền lực để đưa nhân loại vươn tới thực tại thần thiêng, những thực tại thuộc về ánh sáng và sự sống. Thế nhưng, điều quan trọng, nhân loại có biết nhận ra Ngài là chân lý, là đường sáng, là ơn cứu độ để mà tin tưởng bước theo hay không.
Để hiểu biết, yêu mến và bước theo một ai đó không dễ. Dần dần, nhân loại tự mình đánh mất niềm tin vào nhau khi nào không biết. Những danh tiếng hào nhoáng bên ngoài không còn đủ mạnh để tạo niềm tin. Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta cần tên thật, cái tên được gắn với con người, cái tên nói lên bản chất chính họ, chứ không phải cái vỏ bên ngoài. Nhưng thử hỏi, giả như không có chiều sâu đời sống nội tâm, nếu như không biết khao khát kiếm tìm ơn cứu độ, lấy đâu ra được tên thật, tên gọi Con Thiên Chúa mà nhân loại đã để cho tội lỗi và sự chết tước đoạt.
Hôm nay, Đức Giêsu gạn hỏi đồ đệ về bản thân Ngài chắc hẳn chẳng phải hiếu kỳ muốn tìm hiểu người khác nghĩ về mình thế nào, xem mình là ai, nhưng hơn cả, Ngài muốn vén mở bức màn bí mật về chính Ngài cho họ, hầu tăng thêm niềm tin mà đón nhận ơn cứu độ. Quả thật, một khi không hiểu rõ về Đức Giêsu, làm sao ta dám sống cho Ngài. Chỉ những ai cảm nghiệm ở tận cõi lòng sự thật về Thiên Chúa, người ấy mới có thể từ khước chính mình, chết đi cho Ngài.
Sự thật về Đức Giêsu là gì, nếu không phải là cội nguồn cứu độ, sự thật ấy là gì nếu như không phải Ngài là Đấng phải đến cho để nhân loại được sống, là Đấng đã yêu thương đến cùng, đã dùng cả cuộc đời thí mạng chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa. Nếu quả thật, bạn biết Thiên Chúa, bạn tin và yêu Ngài, chắc chắn bạn cũng dám sống cho Ngài như vậy.
Con đường Đức Giêsu đã đến và đã sống cũng chính là con đường mà bất cứ ai muốn nên nghĩa thiết với Ngài đều phải bước qua. Không thể nói yêu Thiên Chúa nếu như bạn không bước trên con đường Ngài đã đi, đó chính là đường thập giá, đường tử nạn, đường chân lý và phục sinh vinh quang. Điều quan trọng không phải đường tử nạn dài hay ngắn, hạnh phúc hay đau khổ, nhưng chính là niềm tin cần phải có cho bất kỳ ai dám dấn bước trên đó. Do vậy, điều kiện duy nhất với những ai muốn bước lên con đường của Thiên Chúa là sự từ bỏ chính mình, sự từ khước chính mình và cũng chính là sự chiến thắng chính mình. Không đường nào khó hơn đường của cõi lòng. Vượt thắng bản thân là chiến thắng hào hùng nhất, vì chưng tội phúc cũng hệ tại ở bản thân mình. Giả như, nhân loại bất toàn mà tôi công chính thì tôi vẫn tồn tại chứ. Ví như, thế giới đui mù mà tôi vẫn bước đi trong ánh sáng, thử hỏi ai có thể huỷ diệt được tôi? Kẻ thù đầu tiên mà tôi phải huỷ diệt hơn cả là chính bản thân, chứ không phải kẻ ác bên cạnh hay người dữ xung quanh. Đức Giêsu đã phán: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23) là như vậy đó.
Thật ra, để giữ được cõi lòng trung trinh giữa một thế giới ngập tràn sự ác không phải đơn giản. Tìm kiếm một tâm hồn công chính, một đức tin tinh ròng và thực thụ không phải ngày một ngày hai, nhưng còn cả cuộc đời. Và giả như, nếu không có ơn thánh sủng trao ban từ Thiên Chúa, chả bao giờ bạn có thể đạt được. Cho nên, điều thiết thực nhất hệ tại ở việc tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa để mà dám sống cho Ngài.
Hơn tất cả, ngày nay thế giới cần những tên tuổi, những con người của Thiên Chúa và sống cho Thiên Chúa. Những con người không chỉ có danh, có tiếng mà còn có cả tấm lòng, cả trái tim và khối óc biết sống cho chân lý và tình thương. Hơn bao giờ hết, thế giới đói những con người mang tên “Giêsu”, sống như “Giêsu” và chết như “Giêsu”. Chỉ những ai biết lấy sự sống của Thiên Chúa làm sự sống của mình, người ấy mới có thể sống cho tha nhân và vì tha nhân được.
Và thực sự, ví như bạn đạt niềm tin thực thụ, tuyệt đối vào Thiên Chúa, thì làm gì còn có chuyện đắn đo hơn thiệt với Ngài. Chỉ nhân loại với nhau mới có chuyện thắng thiệt, còn với Thiên Chúa, chúng ta có gì cho mình, làm được gì cho mình để mà được hay mất, hơn hay thiệt. Chúng ta không có gì để được mà cũng chẳng có gì để mất, mọi sự ta có đều do Thiên Chúa, phát xuất từ Ngài và cũng thuộc về Ngài. Thế nên, tại sao ta lại không dám liều cho đi những gì không thuộc về mình để sống cho Đấng là của mình cơ chứ? Mạng sống mà ta đang có đều là của Chúa, thì tại sao ta lại cứ bo bo nắm giữ riêng mình, để mà tước đoạt sự sống của người khác bằng hành vi gian dối, bất công.
Lạy Chúa, con xin lỗi, thật ra từ bấy lâu nay con đâu hiểu rằng Ngài là mạng sống của con. Con cứ ngỡ con làm chủ sự sống đời mình, cho nên con ra sức nắm giữ vận mạng, để rồi hơn nửa cuộc đời con chỉ mải miết lụi cụi, loay hoay với mớ tham vọng bòng bong rồi nhùi. Giờ thì con đã hiểu, đâu là đường đưa con đến hạnh phúc thật, con đường chiến thắng bản thân. Chỉ khi nào con biết để Chúa làm chủ, chỉ khi nào con biết để cho Chúa lớn lên, khi ấy con mới biết sống cho Thiên Chúa. Con không có gì để mà mất đâu, nhưng ngược lại chính Ngài mới cho con tất cả. Thật ra, con không mất gì cả, trái lại con lại được nhưng không: tình yêu, sự sống và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng là đủ, là tất cả cho con rồi vì con được chính Thiên Chúa làm gia nghiệp. Xin giúp con thật kiên cường trong cảm nghiệm sâu thẳm ấy, để mà mạnh mẽ sống chứng nhân tình yêu Ngài giữa lòng thế giới. Xin giúp con biết từ khước mọi lời mời mọc quyến rũ của thế trần, lặng lẽ, an bình bước vào con đường duy nhất, đường đưa vào cõi lòng Thiên Chúa chứ không phải cõi lòng con.
Đức Giêsu đến, khai mở đường sống mới, con đường từ khước bản thân, danh vọng, địa vị, những thứ thuộc về thế giới vật chất và quyền lực để đưa nhân loại vươn tới thực tại thần thiêng, những thực tại thuộc về ánh sáng và sự sống. Thế nhưng, điều quan trọng, nhân loại có biết nhận ra Ngài là chân lý, là đường sáng, là ơn cứu độ để mà tin tưởng bước theo hay không.
Để hiểu biết, yêu mến và bước theo một ai đó không dễ. Dần dần, nhân loại tự mình đánh mất niềm tin vào nhau khi nào không biết. Những danh tiếng hào nhoáng bên ngoài không còn đủ mạnh để tạo niềm tin. Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta cần tên thật, cái tên được gắn với con người, cái tên nói lên bản chất chính họ, chứ không phải cái vỏ bên ngoài. Nhưng thử hỏi, giả như không có chiều sâu đời sống nội tâm, nếu như không biết khao khát kiếm tìm ơn cứu độ, lấy đâu ra được tên thật, tên gọi Con Thiên Chúa mà nhân loại đã để cho tội lỗi và sự chết tước đoạt.
Hôm nay, Đức Giêsu gạn hỏi đồ đệ về bản thân Ngài chắc hẳn chẳng phải hiếu kỳ muốn tìm hiểu người khác nghĩ về mình thế nào, xem mình là ai, nhưng hơn cả, Ngài muốn vén mở bức màn bí mật về chính Ngài cho họ, hầu tăng thêm niềm tin mà đón nhận ơn cứu độ. Quả thật, một khi không hiểu rõ về Đức Giêsu, làm sao ta dám sống cho Ngài. Chỉ những ai cảm nghiệm ở tận cõi lòng sự thật về Thiên Chúa, người ấy mới có thể từ khước chính mình, chết đi cho Ngài.
Sự thật về Đức Giêsu là gì, nếu không phải là cội nguồn cứu độ, sự thật ấy là gì nếu như không phải Ngài là Đấng phải đến cho để nhân loại được sống, là Đấng đã yêu thương đến cùng, đã dùng cả cuộc đời thí mạng chứng nhân cho tình yêu Thiên Chúa. Nếu quả thật, bạn biết Thiên Chúa, bạn tin và yêu Ngài, chắc chắn bạn cũng dám sống cho Ngài như vậy.
Con đường Đức Giêsu đã đến và đã sống cũng chính là con đường mà bất cứ ai muốn nên nghĩa thiết với Ngài đều phải bước qua. Không thể nói yêu Thiên Chúa nếu như bạn không bước trên con đường Ngài đã đi, đó chính là đường thập giá, đường tử nạn, đường chân lý và phục sinh vinh quang. Điều quan trọng không phải đường tử nạn dài hay ngắn, hạnh phúc hay đau khổ, nhưng chính là niềm tin cần phải có cho bất kỳ ai dám dấn bước trên đó. Do vậy, điều kiện duy nhất với những ai muốn bước lên con đường của Thiên Chúa là sự từ bỏ chính mình, sự từ khước chính mình và cũng chính là sự chiến thắng chính mình. Không đường nào khó hơn đường của cõi lòng. Vượt thắng bản thân là chiến thắng hào hùng nhất, vì chưng tội phúc cũng hệ tại ở bản thân mình. Giả như, nhân loại bất toàn mà tôi công chính thì tôi vẫn tồn tại chứ. Ví như, thế giới đui mù mà tôi vẫn bước đi trong ánh sáng, thử hỏi ai có thể huỷ diệt được tôi? Kẻ thù đầu tiên mà tôi phải huỷ diệt hơn cả là chính bản thân, chứ không phải kẻ ác bên cạnh hay người dữ xung quanh. Đức Giêsu đã phán: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23) là như vậy đó.
Thật ra, để giữ được cõi lòng trung trinh giữa một thế giới ngập tràn sự ác không phải đơn giản. Tìm kiếm một tâm hồn công chính, một đức tin tinh ròng và thực thụ không phải ngày một ngày hai, nhưng còn cả cuộc đời. Và giả như, nếu không có ơn thánh sủng trao ban từ Thiên Chúa, chả bao giờ bạn có thể đạt được. Cho nên, điều thiết thực nhất hệ tại ở việc tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa để mà dám sống cho Ngài.
Hơn tất cả, ngày nay thế giới cần những tên tuổi, những con người của Thiên Chúa và sống cho Thiên Chúa. Những con người không chỉ có danh, có tiếng mà còn có cả tấm lòng, cả trái tim và khối óc biết sống cho chân lý và tình thương. Hơn bao giờ hết, thế giới đói những con người mang tên “Giêsu”, sống như “Giêsu” và chết như “Giêsu”. Chỉ những ai biết lấy sự sống của Thiên Chúa làm sự sống của mình, người ấy mới có thể sống cho tha nhân và vì tha nhân được.
Và thực sự, ví như bạn đạt niềm tin thực thụ, tuyệt đối vào Thiên Chúa, thì làm gì còn có chuyện đắn đo hơn thiệt với Ngài. Chỉ nhân loại với nhau mới có chuyện thắng thiệt, còn với Thiên Chúa, chúng ta có gì cho mình, làm được gì cho mình để mà được hay mất, hơn hay thiệt. Chúng ta không có gì để được mà cũng chẳng có gì để mất, mọi sự ta có đều do Thiên Chúa, phát xuất từ Ngài và cũng thuộc về Ngài. Thế nên, tại sao ta lại không dám liều cho đi những gì không thuộc về mình để sống cho Đấng là của mình cơ chứ? Mạng sống mà ta đang có đều là của Chúa, thì tại sao ta lại cứ bo bo nắm giữ riêng mình, để mà tước đoạt sự sống của người khác bằng hành vi gian dối, bất công.
Lạy Chúa, con xin lỗi, thật ra từ bấy lâu nay con đâu hiểu rằng Ngài là mạng sống của con. Con cứ ngỡ con làm chủ sự sống đời mình, cho nên con ra sức nắm giữ vận mạng, để rồi hơn nửa cuộc đời con chỉ mải miết lụi cụi, loay hoay với mớ tham vọng bòng bong rồi nhùi. Giờ thì con đã hiểu, đâu là đường đưa con đến hạnh phúc thật, con đường chiến thắng bản thân. Chỉ khi nào con biết để Chúa làm chủ, chỉ khi nào con biết để cho Chúa lớn lên, khi ấy con mới biết sống cho Thiên Chúa. Con không có gì để mà mất đâu, nhưng ngược lại chính Ngài mới cho con tất cả. Thật ra, con không mất gì cả, trái lại con lại được nhưng không: tình yêu, sự sống và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng là đủ, là tất cả cho con rồi vì con được chính Thiên Chúa làm gia nghiệp. Xin giúp con thật kiên cường trong cảm nghiệm sâu thẳm ấy, để mà mạnh mẽ sống chứng nhân tình yêu Ngài giữa lòng thế giới. Xin giúp con biết từ khước mọi lời mời mọc quyến rũ của thế trần, lặng lẽ, an bình bước vào con đường duy nhất, đường đưa vào cõi lòng Thiên Chúa chứ không phải cõi lòng con.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Thư Ký các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu nhóm họp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
00:55 14/06/2010
ROMA, (Zenit.org) - Cuộc gặp gỡ lần thứ 38 giữa các tổng thư ký của các Hội Đồng Giám Mục tại Châu Âu được khai mạc hôm thứ năm vừa qua, 10/06/2010, tại trụ sở của Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Italia và đã được kết thúc vào ngày 13 tháng Sáu. Cuộc gặp gỡ này do Ban Cố Vấn của Tổng Hội Đồng Giám Mục Châu Âu đứng ra tổ chức với chủ đề: «Những thách đố về việc cộng tác trong Giáo Hội: tương quan nội bộ Giáo Hội, tương quan với các quốc gia, tương quan với dư luận quần chúng".
Đặc biệt, trong khuôn khổ kết thúc Năm Linh Mục, cuộc gặp gỡ lần này của các tổng thư ký là « cơ hội để cử hành với hàng ngàn các linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, và để suy tư về thừa tác vụ linh mục cũng như chức vụ thư ký HĐGM, đồng thời bằng một vài cách thức, lại vừa đại diện cho tất cả các linh mục của chúng ta tại Châu Âu », Cha Duarte da Cuhna, Tổng Thư Ký Tổng HĐGM Châu Âu nhấn mạnh.
Do đó, các thành viên đương nhiên tham dự cùng Đức Thánh Cha buổi canh thức bế mạc Năm Linh Mục vào buổi tối hôm thứ Năm và thánh lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng do ngài chủ sự vào trưa hôm thứ Sáu vừa qua.
Trong suốt quá trình gặp gỡ, các tổng thư ký xem xét chủ đề về các thách đố trong việc cộng tác của Giáo Hội từ những góc độ khác nhau, « giữa các HĐGM, với Nhà Nước và với thế giới truyền thông ».
Mỗi khía cạnh được trình bày bởi một chuyên gia, như: những mối tương quan với các Nhà Nước của Đức Cha Ettore Balestrero, Phó Tổng Thư Ký Bộ Phận về các mối quan hệ của Tòa Thánh thông qua Phủ Quốc Vụ Khanh với các Quốc Gia; thế giới truyền thông đại chúng do Đức Cha Domenico Pompili, Giám Đốc Văn Phòng Toàn Quốc về truyền thông xã hội trực thuộc HĐGM Italia, và Cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đảm nhiệm.
Ngoài ra, các tham dự viên « cũng đề cập đến đề tài lạm dụng tình dục vị thành niên, với phần diễn thuyết của Đức Cha Luís Ladaria s.j., và Đức Cha Robert Deeley, một là thư ký và một là cộng tác viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin ».
Sau cùng, mỗi thành viên trình bày về những đề tài mang tính thời sự của riêng nước mình, và những hoạt động hoạch định trong năm của HĐGM tại mỗi nước.
Ban Cố Vấn Tổng Hội Đồng Giám Mục Châu Âu quy tụ 33 Chủ Tịch HĐGM của mỗi nước tại Châu Âu, cũng như các Tổng Giám Mục của Luxembourg, Monaco, Chypre và Giám Mục Moldavia. Hiện nay, Đức Hồng Y Peter Erdö, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest, Hunggary là Chủ Tịch cùng với hai Phó Chủ Tịch gồm Đức Hồng Y Josip Bozanic, Tổng Giám Mục Zagreb và Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, Tổng Giám Mục Bordeaux, Pháp. Trụ sở đặt tại Saint-Gall Thụy Sĩ.
Đặc biệt, trong khuôn khổ kết thúc Năm Linh Mục, cuộc gặp gỡ lần này của các tổng thư ký là « cơ hội để cử hành với hàng ngàn các linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới, và để suy tư về thừa tác vụ linh mục cũng như chức vụ thư ký HĐGM, đồng thời bằng một vài cách thức, lại vừa đại diện cho tất cả các linh mục của chúng ta tại Châu Âu », Cha Duarte da Cuhna, Tổng Thư Ký Tổng HĐGM Châu Âu nhấn mạnh.
Do đó, các thành viên đương nhiên tham dự cùng Đức Thánh Cha buổi canh thức bế mạc Năm Linh Mục vào buổi tối hôm thứ Năm và thánh lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng do ngài chủ sự vào trưa hôm thứ Sáu vừa qua.
Trong suốt quá trình gặp gỡ, các tổng thư ký xem xét chủ đề về các thách đố trong việc cộng tác của Giáo Hội từ những góc độ khác nhau, « giữa các HĐGM, với Nhà Nước và với thế giới truyền thông ».
Mỗi khía cạnh được trình bày bởi một chuyên gia, như: những mối tương quan với các Nhà Nước của Đức Cha Ettore Balestrero, Phó Tổng Thư Ký Bộ Phận về các mối quan hệ của Tòa Thánh thông qua Phủ Quốc Vụ Khanh với các Quốc Gia; thế giới truyền thông đại chúng do Đức Cha Domenico Pompili, Giám Đốc Văn Phòng Toàn Quốc về truyền thông xã hội trực thuộc HĐGM Italia, và Cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đảm nhiệm.
Ngoài ra, các tham dự viên « cũng đề cập đến đề tài lạm dụng tình dục vị thành niên, với phần diễn thuyết của Đức Cha Luís Ladaria s.j., và Đức Cha Robert Deeley, một là thư ký và một là cộng tác viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin ».
Sau cùng, mỗi thành viên trình bày về những đề tài mang tính thời sự của riêng nước mình, và những hoạt động hoạch định trong năm của HĐGM tại mỗi nước.
Ban Cố Vấn Tổng Hội Đồng Giám Mục Châu Âu quy tụ 33 Chủ Tịch HĐGM của mỗi nước tại Châu Âu, cũng như các Tổng Giám Mục của Luxembourg, Monaco, Chypre và Giám Mục Moldavia. Hiện nay, Đức Hồng Y Peter Erdö, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest, Hunggary là Chủ Tịch cùng với hai Phó Chủ Tịch gồm Đức Hồng Y Josip Bozanic, Tổng Giám Mục Zagreb và Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, Tổng Giám Mục Bordeaux, Pháp. Trụ sở đặt tại Saint-Gall Thụy Sĩ.
Kết thúc Năm Linh Mục: ''Các linh mục trở thành các người đại diện ”không thể thay thế được”, nhưng không thay thế Chúa Kitô Mục Tử''
Linh Tiến Khải, Trần Đức Anh
06:48 14/06/2010
Phỏng vấn Đức Cha Francesco Lambiasi, Tân chủ tịch Ủy ban giáo sĩ của Hội Đồng Giám Mục Italia, về việc kết thúc Năm Linh Mục
Chúa Nhật 6-6-2010 lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, một số giáo phận tại Italia đã cử hành ngày kết thúc Năm Linh Mục. Mục đích cũng là để cho các linh mục có thể về Roma tham dự Đại hội quốc tế linh mục chấm dứt Năn Linh Mục với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Chẳng hạn tại Arezzo, lúc 9 giờ tối Đức Cha Riccardo Fontana, Tổng Giám Mục sở tại, đã chủ sự thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chímh tòa, tiếp sau đó là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể qua các đường phố trung tâm thành phố, và sau cùng là buổi chầu Phép Lành trước trụ sở của Huynh đoàn Thương Xót, là tổ chức bác ái cổ xưa nhất của vùng này. Đức Cha Fontana nói: ”Với cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa các linh mục muốn cùng Chúa Giêsu Thánh Thể ôm trọn thành phố Arezzo vào lòng. Thánh Thể là suối nguồn và là tột đỉnh cuộc sống và sứ mệnh linh mục của các vị. Đồng thời các linh mục cũng được mời gọi diển tả tình bác ái của chính Chúa Giêsu đối với tất cả mọi người”.
Trong Năm Linh Mục, Đức Cha Antonio Staglianò, Giám Mục giáo phận Noto, đã công bố ba bức thư mục vụ để chia sẻ kinh nghiệm với các linh mục của mình. Hồi tháng 6 năm 2009 thư mục vụ thứ nhất tựa đề ”Vị mục tử tốt lành dâng hiến mạng sống mình. Các linh mục say mê Thiên Chúa để phục vụ vẻ đẹp của con người”. Vào tháng giêng năm 2010 lá thư mục vụ thứ hai mang tựa đề: ”Nếu các con có tình yêu thương thì họ sẽ biết. Chì có sự hiệp thông mới khiến cho chúng ta đáng tin cậy”. Và lá thư thứ ba tựa đề: ”Như các dây của đàn huyền cầm. Mỗi người trong chung ta hãy tập làm thành ca đoàn”.
Đức Cha Antonio Staglianò nhấn mạnh sự hiệp thông của hàng linh mục chung quanh vị Giám Mục là yếu tố nòng cốt cho việc làm chứng cho sự hòa hợp tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, một sự hòa hơp cần được trải dài, loan báo, chứng minh và tường thuật. Đây là điều cần thiết đặc biệt trong một thế giới bị thống trị bởi các khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa và các xung khắc, trong đó tâm thức tiêu thụ và thương mại lan tràn, trong đó con người bị giản lược thành các cái miệng chỉ biết ăn hay các túi tiêu tiền, trong đó sự quyến rũ thay thế chỗ của việc giáo dục. Trong bối cảnh này, sự hiệp thông trong Giáo Hội có nghĩa là lo lắng cho người khác. Theo Đức Cha Staglianò cần phải đẩy mạnh chiều kích mục vụ giáo xứ, làm sao để cho tình hiệp thông đó trở thành thực tại sống động của cuộc sống giáo xứ, tái rao truyền Tin Mừng cho giáo xứ, thực hiện các công tác bác ái và thăng tiến ơn gọi.
Ngoài ra trong các ngày từ 14 đến 17-6-2010 Liên hiệp tông đồ giáo sĩ Italia cũng triệu tập đại hội tại Assisi, để bầu ban tân chủ tịch, nghiên cứu các đường nét hoạt động cho nhiệm kỳ 3 năm tới, chuẩn bị lễ kỷ niệm 150 năm thành lập, phê chuẩn đề tài các cuộc gặp gỡ quốc gia và vùng miền.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Francesco Lambiasi, Giám Mục Rimini, Tân chủ tịch Ủy ban giáo sĩ của Hội Đồng Giám Mục Italia, về việc kết thúc Năm Linh Mục.
Hỏi: Thưa Đức Cha, có thể rút tỉa ra các chỉ dẫn nào từ sáng kiến cử hành Năm Linh Mục, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề xướng cho toàn thể Giáo Hội?
Đáp: Trên hết là sứ điệp thần học liên quan tới các thừa tác viên được truyền chức. Đối với chức linh mục tương quan với Chúa Kitô và Giáo Hội là điều nền tảng. Nhiệm vụ được Giáo Hội giao phó cho các chủ chăn chính là đại diện cho Chủ Chăn duy nhất là Chúa Giêsu Kitô. Linh mục chỉ là người đại diện cho một người vắng mặt: thật ra Chúa Kitô không lẩn trốn và Giáo Hội cũng không phải là một tòa trống từ 2.000 năm nay. Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt trong Giáo Hội, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương ngày thứ tư 14-4-2010: Giáo Hội là Thân Mình sống động của Ngài và Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội. Ngài hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội. Việc truyền chức khiến cho các linh mục trở thành các người đại diện ”không thể thay thế được”, nhưng không thay thế Chúa Kitô Mục Tử.
Hỏi: Đức Thánh Cha đã giới thiệu Cha Sở Thánh họ Ars như là mẫu gương của các linh mục. Nhưng mà trên gương mặt của thánh Giaon Maria Vianney có lẽ đã có một lớp dầu đánh bóng che dấu gương mặt thật của người... Có phải thế không, thưa Đức Cha?
Đáp: Có một sự trùng hợp giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và thánh Gioan Maria Vianney: đó là việc nhấn mạnh trên sự sám hối, được hiểu như là nỗ lực hoán cải liên lỉ. Cha Sở Thánh họ Ars đã là một mẫu gương hơi lỗi thời liên quan tới các khía cạnh bề ngoài và phụ thuộc bên lề, nhưng vẫn phong phú đối với các linh mục của ngàn năm thứ ba. Căn cước chủ chăn của thánh nhân làm chứng điều đó: người đã hoàn toàn tươi vui phó dâng cuộc sống mình cho Mục Tử tối cao, nhưng chắc chắn không phải cho một chương trình hiện thực chính mình. Tham vọng duy nhất hợp pháp đối với một linh mục đó là tự xóa bỏ mình và hoàn toàn biến mất đàng sau Chúa duy nhất của mình, đến độ hoàn toàn đồng hình dạng với Người. Tóm lại, Cha Sở Thánh họ Ars là một mẫu gương thành công của con người và của linh mục, mà ngày nay chúng ta được mời gọi bắt chước, trong các hoàn cảnh khác nhau và phức tạp mà chúng ta phải đương đầu.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong Năm Linh Mục này người ta đã nói nhiều về tình trạng sống hiện nay của các linh mục, về một sự mệt mỏi nào đó mà nhiều linh mục gặp phải, vì các vị bị áp lực của qúa nhiều các đòi hỏi và chờ mong. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Trong xã hội đang trải qua nhiều chuyện phức tạp như ngày nay, nhiều khi người ta lầm lẫn linh mục với một nhân viên xã hội hay một nhà tâm lý. Cộng đoàn đòi hỏi nơi vị linh mục nhiều điều lắm, nhưng điều này không được khiến cho chúng ta quên rằng ơn gọi và sứ mệnh đầu tiên của linh mục là ơn gọi và sứ mệnh là chủ chăn. Ngoài ra, vị linh mục - cả khi có là cha xứ đi nữa - cũng không thể nghĩ là mình có thể làm mọi sự hay có thể đương đầu với bất cứ tình trạng nào: một linh mục làm mọi sự có nguy cơ chỉ là ”linh mục một nửa”. Nếu linh mục thay thế các giáo dân, thì ngăn cản họ trưởng thành.
Hỏi: Sự kiện ơn gọi giảm sút cũng là một hiện tượng đã xảy ra từ nhiều năm qua. Đây có phải là một tình trạng cấp thiết cần được lấp đầy hay không thưa Đức Cha?
Đáp: Số ơn gọi giảm sút rõ ràng, nhưng điều này không có nghĩa là tình hình mầu hồng với con số đông đảo ơn gọi của các thập niên 1940-1950 trong thế kỷ vừa qua là điều tối hảo. Ngoài ra sự giảm thiểu ơn gọi không phải là một hiện tượng một chiều. Chẳng hạn như tại đại chủng viện Anagni người ta ghi nhận khuynh hướng ngược lại, vì hiện nay có 70 chủng sinh theo học, nghĩa là đông gấp đôi so với cách đây 15 năm. Tại những nơi nào số linh mục giảm, thì công việc đổ trên vai của các linh mục già yếu hơn, và tinh trạng này tạo ra sự mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng rất may là Chúa Thánh Thần vẫn khơi dậy nơi biết bao nhiêu linh mục sự sẵn sàng để cho mình phải vất vả, vì lợi ích của các cộng đoàn và các linh hồn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, có một vấn đề tế nhị và đau đớn đã nảy sinh ngay trong Năm Linh Mục này, đó là trường hợp một vài giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ em... Đức Cha nghĩ gì về vấn đề này?
Đáp: Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nói lên hai tiếng không. Không đối với mọi giảm thiểu hời hợt và thiếu tinh thần trách nhiệm đối với hiện tượng này. Ngay cả khi chỉ có một nạn nhân của tệ nạn lạm dụng tính dục trẻ em đi nữa cũng phải khiến cho chúng ta khóc và chảy máu mắt, và phải đòi hòi sự sửa chữa công bằng. Tiếng không thứ hai cần phải nói lên đó là không đối với mọi mưu toan tổng quát hóa vấn đề: không được vì tội phạm của một vài người sống đời thánh hiến, mà quên đi tất cả điều thiện, mà đa số các linh mục hằng ngày tuôn đổ một cách nhưng không xuống trên Giáo Hội và trên thế giới.
Hỏi: Có người cầu mong Giáo Hội thành lập một Ủy ban Giám Mục để giải quyết vấn đề này. Riêng Đức Cha thì Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Cần phải làm tất cả những gì cần thiết và thích hợp để đưa ra ánh sáng các vụ giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Nhưng đã có các chỉ dẫn do Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra. Các chỉ dẫn đó là một xác định và tái đề nghị những gì đã được đưa ra từ nhiều năm nay. Do đó cho tới nay các Giám Mục Italia đã thấy rằng không cần phải đưa ra các sáng kiến đặc biệt nào khác, bởi vì các vị thấy rằng các đường hướng đó đã là câu trả lời uy tín và cụ thể nhất có thể giúp định hướng trong lý thuyết và cụ thể trước các trường hợp thê thảm loại này.
Hỏi: Đức Cha có nghĩ tới việc kiểm soát các linh mục tương lai một cách nghiêm ngặt hơn hay không?
Đáp: Cần phải phân định tất cả những gì có thể đối với các ứng sinh của chức linh mục, là thừa tác mà Giáo Hội giao phó cho người đã lựa chọn Thiên Chúa là tất cả của cuộc đời mình. Vì thế khi thích hợp, cần phải nói lên các tiếng không rõ ràng và cương quyết đối với các ứng sinh nào không hội đủ điều kiện để bắt đầu con đường dấn thân này. Trên bình diện này, năm dự bị gia nhập chủng viện có thể là thời gian định đoạt nền tảng cho việc phân định đầu tiên. Đây là việc đòi hỏi phải có sự cộng tác giữa các chủng sinh và các giáo phận liên hệ. Không được phạm tội hời hợt, chiếu lệ, bởi vì tình yêu thương cứu độ thế giới của Chúa Giêsu đi qua đôi bàn tay của vị linh mục.
(Avvenire 2-6-2010)
Chúa Nhật 6-6-2010 lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, một số giáo phận tại Italia đã cử hành ngày kết thúc Năm Linh Mục. Mục đích cũng là để cho các linh mục có thể về Roma tham dự Đại hội quốc tế linh mục chấm dứt Năn Linh Mục với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Chẳng hạn tại Arezzo, lúc 9 giờ tối Đức Cha Riccardo Fontana, Tổng Giám Mục sở tại, đã chủ sự thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chímh tòa, tiếp sau đó là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa trọng thể qua các đường phố trung tâm thành phố, và sau cùng là buổi chầu Phép Lành trước trụ sở của Huynh đoàn Thương Xót, là tổ chức bác ái cổ xưa nhất của vùng này. Đức Cha Fontana nói: ”Với cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa các linh mục muốn cùng Chúa Giêsu Thánh Thể ôm trọn thành phố Arezzo vào lòng. Thánh Thể là suối nguồn và là tột đỉnh cuộc sống và sứ mệnh linh mục của các vị. Đồng thời các linh mục cũng được mời gọi diển tả tình bác ái của chính Chúa Giêsu đối với tất cả mọi người”.
Trong Năm Linh Mục, Đức Cha Antonio Staglianò, Giám Mục giáo phận Noto, đã công bố ba bức thư mục vụ để chia sẻ kinh nghiệm với các linh mục của mình. Hồi tháng 6 năm 2009 thư mục vụ thứ nhất tựa đề ”Vị mục tử tốt lành dâng hiến mạng sống mình. Các linh mục say mê Thiên Chúa để phục vụ vẻ đẹp của con người”. Vào tháng giêng năm 2010 lá thư mục vụ thứ hai mang tựa đề: ”Nếu các con có tình yêu thương thì họ sẽ biết. Chì có sự hiệp thông mới khiến cho chúng ta đáng tin cậy”. Và lá thư thứ ba tựa đề: ”Như các dây của đàn huyền cầm. Mỗi người trong chung ta hãy tập làm thành ca đoàn”.
Đức Cha Antonio Staglianò nhấn mạnh sự hiệp thông của hàng linh mục chung quanh vị Giám Mục là yếu tố nòng cốt cho việc làm chứng cho sự hòa hợp tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, một sự hòa hơp cần được trải dài, loan báo, chứng minh và tường thuật. Đây là điều cần thiết đặc biệt trong một thế giới bị thống trị bởi các khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa và các xung khắc, trong đó tâm thức tiêu thụ và thương mại lan tràn, trong đó con người bị giản lược thành các cái miệng chỉ biết ăn hay các túi tiêu tiền, trong đó sự quyến rũ thay thế chỗ của việc giáo dục. Trong bối cảnh này, sự hiệp thông trong Giáo Hội có nghĩa là lo lắng cho người khác. Theo Đức Cha Staglianò cần phải đẩy mạnh chiều kích mục vụ giáo xứ, làm sao để cho tình hiệp thông đó trở thành thực tại sống động của cuộc sống giáo xứ, tái rao truyền Tin Mừng cho giáo xứ, thực hiện các công tác bác ái và thăng tiến ơn gọi.
Ngoài ra trong các ngày từ 14 đến 17-6-2010 Liên hiệp tông đồ giáo sĩ Italia cũng triệu tập đại hội tại Assisi, để bầu ban tân chủ tịch, nghiên cứu các đường nét hoạt động cho nhiệm kỳ 3 năm tới, chuẩn bị lễ kỷ niệm 150 năm thành lập, phê chuẩn đề tài các cuộc gặp gỡ quốc gia và vùng miền.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Francesco Lambiasi, Giám Mục Rimini, Tân chủ tịch Ủy ban giáo sĩ của Hội Đồng Giám Mục Italia, về việc kết thúc Năm Linh Mục.
Hỏi: Thưa Đức Cha, có thể rút tỉa ra các chỉ dẫn nào từ sáng kiến cử hành Năm Linh Mục, do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề xướng cho toàn thể Giáo Hội?
Đáp: Trên hết là sứ điệp thần học liên quan tới các thừa tác viên được truyền chức. Đối với chức linh mục tương quan với Chúa Kitô và Giáo Hội là điều nền tảng. Nhiệm vụ được Giáo Hội giao phó cho các chủ chăn chính là đại diện cho Chủ Chăn duy nhất là Chúa Giêsu Kitô. Linh mục chỉ là người đại diện cho một người vắng mặt: thật ra Chúa Kitô không lẩn trốn và Giáo Hội cũng không phải là một tòa trống từ 2.000 năm nay. Chúa Kitô không bao giờ vắng mặt trong Giáo Hội, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói trong buổi tiếp kiến chung tín hữu và du khách hành hương ngày thứ tư 14-4-2010: Giáo Hội là Thân Mình sống động của Ngài và Chúa Kitô là Đầu của Giáo Hội. Ngài hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội. Việc truyền chức khiến cho các linh mục trở thành các người đại diện ”không thể thay thế được”, nhưng không thay thế Chúa Kitô Mục Tử.
Hỏi: Đức Thánh Cha đã giới thiệu Cha Sở Thánh họ Ars như là mẫu gương của các linh mục. Nhưng mà trên gương mặt của thánh Giaon Maria Vianney có lẽ đã có một lớp dầu đánh bóng che dấu gương mặt thật của người... Có phải thế không, thưa Đức Cha?
Đáp: Có một sự trùng hợp giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và thánh Gioan Maria Vianney: đó là việc nhấn mạnh trên sự sám hối, được hiểu như là nỗ lực hoán cải liên lỉ. Cha Sở Thánh họ Ars đã là một mẫu gương hơi lỗi thời liên quan tới các khía cạnh bề ngoài và phụ thuộc bên lề, nhưng vẫn phong phú đối với các linh mục của ngàn năm thứ ba. Căn cước chủ chăn của thánh nhân làm chứng điều đó: người đã hoàn toàn tươi vui phó dâng cuộc sống mình cho Mục Tử tối cao, nhưng chắc chắn không phải cho một chương trình hiện thực chính mình. Tham vọng duy nhất hợp pháp đối với một linh mục đó là tự xóa bỏ mình và hoàn toàn biến mất đàng sau Chúa duy nhất của mình, đến độ hoàn toàn đồng hình dạng với Người. Tóm lại, Cha Sở Thánh họ Ars là một mẫu gương thành công của con người và của linh mục, mà ngày nay chúng ta được mời gọi bắt chước, trong các hoàn cảnh khác nhau và phức tạp mà chúng ta phải đương đầu.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong Năm Linh Mục này người ta đã nói nhiều về tình trạng sống hiện nay của các linh mục, về một sự mệt mỏi nào đó mà nhiều linh mục gặp phải, vì các vị bị áp lực của qúa nhiều các đòi hỏi và chờ mong. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Trong xã hội đang trải qua nhiều chuyện phức tạp như ngày nay, nhiều khi người ta lầm lẫn linh mục với một nhân viên xã hội hay một nhà tâm lý. Cộng đoàn đòi hỏi nơi vị linh mục nhiều điều lắm, nhưng điều này không được khiến cho chúng ta quên rằng ơn gọi và sứ mệnh đầu tiên của linh mục là ơn gọi và sứ mệnh là chủ chăn. Ngoài ra, vị linh mục - cả khi có là cha xứ đi nữa - cũng không thể nghĩ là mình có thể làm mọi sự hay có thể đương đầu với bất cứ tình trạng nào: một linh mục làm mọi sự có nguy cơ chỉ là ”linh mục một nửa”. Nếu linh mục thay thế các giáo dân, thì ngăn cản họ trưởng thành.
Hỏi: Sự kiện ơn gọi giảm sút cũng là một hiện tượng đã xảy ra từ nhiều năm qua. Đây có phải là một tình trạng cấp thiết cần được lấp đầy hay không thưa Đức Cha?
Đáp: Số ơn gọi giảm sút rõ ràng, nhưng điều này không có nghĩa là tình hình mầu hồng với con số đông đảo ơn gọi của các thập niên 1940-1950 trong thế kỷ vừa qua là điều tối hảo. Ngoài ra sự giảm thiểu ơn gọi không phải là một hiện tượng một chiều. Chẳng hạn như tại đại chủng viện Anagni người ta ghi nhận khuynh hướng ngược lại, vì hiện nay có 70 chủng sinh theo học, nghĩa là đông gấp đôi so với cách đây 15 năm. Tại những nơi nào số linh mục giảm, thì công việc đổ trên vai của các linh mục già yếu hơn, và tinh trạng này tạo ra sự mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng rất may là Chúa Thánh Thần vẫn khơi dậy nơi biết bao nhiêu linh mục sự sẵn sàng để cho mình phải vất vả, vì lợi ích của các cộng đoàn và các linh hồn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, có một vấn đề tế nhị và đau đớn đã nảy sinh ngay trong Năm Linh Mục này, đó là trường hợp một vài giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ em... Đức Cha nghĩ gì về vấn đề này?
Đáp: Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nói lên hai tiếng không. Không đối với mọi giảm thiểu hời hợt và thiếu tinh thần trách nhiệm đối với hiện tượng này. Ngay cả khi chỉ có một nạn nhân của tệ nạn lạm dụng tính dục trẻ em đi nữa cũng phải khiến cho chúng ta khóc và chảy máu mắt, và phải đòi hòi sự sửa chữa công bằng. Tiếng không thứ hai cần phải nói lên đó là không đối với mọi mưu toan tổng quát hóa vấn đề: không được vì tội phạm của một vài người sống đời thánh hiến, mà quên đi tất cả điều thiện, mà đa số các linh mục hằng ngày tuôn đổ một cách nhưng không xuống trên Giáo Hội và trên thế giới.
Hỏi: Có người cầu mong Giáo Hội thành lập một Ủy ban Giám Mục để giải quyết vấn đề này. Riêng Đức Cha thì Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Cần phải làm tất cả những gì cần thiết và thích hợp để đưa ra ánh sáng các vụ giáo sĩ tu sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Nhưng đã có các chỉ dẫn do Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra. Các chỉ dẫn đó là một xác định và tái đề nghị những gì đã được đưa ra từ nhiều năm nay. Do đó cho tới nay các Giám Mục Italia đã thấy rằng không cần phải đưa ra các sáng kiến đặc biệt nào khác, bởi vì các vị thấy rằng các đường hướng đó đã là câu trả lời uy tín và cụ thể nhất có thể giúp định hướng trong lý thuyết và cụ thể trước các trường hợp thê thảm loại này.
Hỏi: Đức Cha có nghĩ tới việc kiểm soát các linh mục tương lai một cách nghiêm ngặt hơn hay không?
Đáp: Cần phải phân định tất cả những gì có thể đối với các ứng sinh của chức linh mục, là thừa tác mà Giáo Hội giao phó cho người đã lựa chọn Thiên Chúa là tất cả của cuộc đời mình. Vì thế khi thích hợp, cần phải nói lên các tiếng không rõ ràng và cương quyết đối với các ứng sinh nào không hội đủ điều kiện để bắt đầu con đường dấn thân này. Trên bình diện này, năm dự bị gia nhập chủng viện có thể là thời gian định đoạt nền tảng cho việc phân định đầu tiên. Đây là việc đòi hỏi phải có sự cộng tác giữa các chủng sinh và các giáo phận liên hệ. Không được phạm tội hời hợt, chiếu lệ, bởi vì tình yêu thương cứu độ thế giới của Chúa Giêsu đi qua đôi bàn tay của vị linh mục.
(Avvenire 2-6-2010)
Kinh Truyền tin, ĐTC: Tạ ơn Chúa vì hồng ân linh mục
Bình Hòa
06:50 14/06/2010
Kinh Truyền tin Chúa nhựt 13-6-2010
Trong bài suy niệm trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua, đức thánh cha đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục, sau khi bế mạc Năm linh mục nhân dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney tạ thế. Tuy nhiên ngày khai mạc và bế mạc Năm linh mục không dựa theo ngày từ trần của thánh nhân nhưng là theo lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được dành làm ngày thánh hoá các linh mục, một sáng kiến được nảy sinh từ năm 1947 do cha Mario Venturini người Italia, và được sự khích lệ của Toà thánh. Việc gắn liền chức linh mục với Thánh Tâm Chúa Giêsu muốn nêu bật rằng tình yêu Chúa là khởi điểm của ơn gọi linh mục cũng như là động lực thúc đẩy thi hành sứ vụ. Đức Bênêđictô XVI đã nhắc đến mẫu gương của nhiều linh mục đã đi theo con đường đó, cách riêng là cha Jersy Popielusko, mới được phong chân phước vào chúa nhựt tuần trước. Sau khi ban phép lành Tòa thánh, ngài cũng nhắc đến hai vị tân chân phước được tuyên phong vào tuần này, đó là hai giáo dân Manuel Lozano Garrido một bạn trẻ làm ký giả trên giường bệnh ở Tây-ban-nha, và anh Alojze Grozde một thanh niên hoạt động trong ngành Công Giáo Tiến hành ở nước Slovenia, chiụ tử đạo năm 1943. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Năm Linh mục vừa mới kết thúc. Tại Rôma chúng ta đã sống những ngày không thể nào quên được, với sự hiện diện của hơn mười lăm ngàn linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế hôm nay tôi muốn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những hồng ân được ban cho toàn thể Giáo hội nhờ Năm này. Không ai có thể đo lường những hồng ân đó, nhưng chắc chắn rằng ta có thể nhận ra, và trong tương lai chúng ta sẽ nhìn thấy những hoa trái của chúng.
Năm Linh mục kết thúc vào lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, được dành làm ngày "thánh hóa hàng linh mục", và lần này mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Thật vậy, thưa các bạn, linh mục là một quà tặng của Trái Tim Chúa Kitô: một quà tặng cho Giáo hội và cho thế giới. Từ Trái Tim của Con Thiên Chúa dào dạt tình yêu, trào ra hết mọi ơn ích cho Hội Thánh, cách riêng xuất phát ơn gọi của những người, được Chúa Giêsu chinh phục, đã từ bỏ mọi sự để hoàn toàn hiến thân để phục vụ dân Chúa, theo gương của Vị Mục tử nhân lành. Linh mục được nhào nặn bởi chính tình thương của Chúa Kitô, bởi tình thương đã thúc đẩy Người trao hiến mạng sống mình cho các bạn hữu và tha thứ những kẻ thù nghịch. Vì thế các linh mục là những nhân viên hàng đầu của nền văn minh tình thương. Tôi nghĩ đến biết bao nhiêu tấm gưong linh mục, nổi tiếng hay âm thầm; có những người đã được đặt lên bàn thờ, có những người khác được lưu lại trong ký ức không xóa nhoà của các tín hữu, tuy dù chỉ là một xứ đạo bé nhỏ, tựa như đã xảỷ ra ở Ars, một ngôi làng nơi mà thánh Gioan Maria Vianney đã thì hành chức vụ. Không cần phải dài dòng thêm vào những gì đã đề cập về Người trong những tháng vừa qua, nhưng những lời chuyển cầu của Người sẽ tiếp tục theo dõi chúng ta từ nay về sau. Mong rằng lời cầu của Người, "Kinh yêu mến" mà chúng ta đã đọc trong năm Linh mục, sẽ tiếp tục nuôi dưỡng cuộc đàm đạo của chúng ta với Chúa.
Một khuôn mặt khác mà tôi muốn nhắc đến là cha Jerzy Popieluszko, linh mục tử đạo, được phong hiển thành chúa nhựt tuần trước ở Varsavia. Cha đã thi hành chức vụ cách quảng đại và can đảm, dành cho những kẻ dấn thân tranh đấu cho tự do, cho việc bảo vệ sự sống và nhân phẩm. Công tác phục vụ điều thiện và chân lý của cha đã trở nên một dấu chỉ mâu thuẫn cho chế độ đang thống trị nước Ba-lan vào thời đó. Lòng kính mến Trái tim Chúa Giêsu đã đưa cha đến chỗ trao ban mạng sống, và chứng tá của cha đã trở nên hạt giống cho một mùa xuân mới trong Giáo hội và xã hội. Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy biết bao trang của cuộc đổi mới tinh thần và xã hội đã được viết lên do sự đóng góp quyết liệt của các linh mục công giáo, các ngài chỉ được hun nấu bởi lòng say mê Tin mừng và yêu mến con người, vì nền tự do tôn giáo và xã hội đích thực. Biết bao nhiêu kế hoạch thăng tiến nhân phẩm đã tiến hành nhờ một trực giác của một con tim linh mục.
Anh chị em thân mên, chúng ta hãy ký thác cho trái tim vô nhiễm Đức Mẹ Maria, mà chúng ta đã kính nhớ hôm qua, tất cả các linh mục trên thế giới, ngõ hầu, nhờ sức mạnh Tin mừng, các ngài tiếp tục kiến tạo khắp nơi nền văn minh của tình thương.
Trong bài suy niệm trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua, đức thánh cha đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục, sau khi bế mạc Năm linh mục nhân dịp kỷ niệm 150 năm thánh Gioan Maria Vianney tạ thế. Tuy nhiên ngày khai mạc và bế mạc Năm linh mục không dựa theo ngày từ trần của thánh nhân nhưng là theo lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được dành làm ngày thánh hoá các linh mục, một sáng kiến được nảy sinh từ năm 1947 do cha Mario Venturini người Italia, và được sự khích lệ của Toà thánh. Việc gắn liền chức linh mục với Thánh Tâm Chúa Giêsu muốn nêu bật rằng tình yêu Chúa là khởi điểm của ơn gọi linh mục cũng như là động lực thúc đẩy thi hành sứ vụ. Đức Bênêđictô XVI đã nhắc đến mẫu gương của nhiều linh mục đã đi theo con đường đó, cách riêng là cha Jersy Popielusko, mới được phong chân phước vào chúa nhựt tuần trước. Sau khi ban phép lành Tòa thánh, ngài cũng nhắc đến hai vị tân chân phước được tuyên phong vào tuần này, đó là hai giáo dân Manuel Lozano Garrido một bạn trẻ làm ký giả trên giường bệnh ở Tây-ban-nha, và anh Alojze Grozde một thanh niên hoạt động trong ngành Công Giáo Tiến hành ở nước Slovenia, chiụ tử đạo năm 1943. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Năm Linh mục vừa mới kết thúc. Tại Rôma chúng ta đã sống những ngày không thể nào quên được, với sự hiện diện của hơn mười lăm ngàn linh mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế hôm nay tôi muốn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những hồng ân được ban cho toàn thể Giáo hội nhờ Năm này. Không ai có thể đo lường những hồng ân đó, nhưng chắc chắn rằng ta có thể nhận ra, và trong tương lai chúng ta sẽ nhìn thấy những hoa trái của chúng.
Năm Linh mục kết thúc vào lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, được dành làm ngày "thánh hóa hàng linh mục", và lần này mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Thật vậy, thưa các bạn, linh mục là một quà tặng của Trái Tim Chúa Kitô: một quà tặng cho Giáo hội và cho thế giới. Từ Trái Tim của Con Thiên Chúa dào dạt tình yêu, trào ra hết mọi ơn ích cho Hội Thánh, cách riêng xuất phát ơn gọi của những người, được Chúa Giêsu chinh phục, đã từ bỏ mọi sự để hoàn toàn hiến thân để phục vụ dân Chúa, theo gương của Vị Mục tử nhân lành. Linh mục được nhào nặn bởi chính tình thương của Chúa Kitô, bởi tình thương đã thúc đẩy Người trao hiến mạng sống mình cho các bạn hữu và tha thứ những kẻ thù nghịch. Vì thế các linh mục là những nhân viên hàng đầu của nền văn minh tình thương. Tôi nghĩ đến biết bao nhiêu tấm gưong linh mục, nổi tiếng hay âm thầm; có những người đã được đặt lên bàn thờ, có những người khác được lưu lại trong ký ức không xóa nhoà của các tín hữu, tuy dù chỉ là một xứ đạo bé nhỏ, tựa như đã xảỷ ra ở Ars, một ngôi làng nơi mà thánh Gioan Maria Vianney đã thì hành chức vụ. Không cần phải dài dòng thêm vào những gì đã đề cập về Người trong những tháng vừa qua, nhưng những lời chuyển cầu của Người sẽ tiếp tục theo dõi chúng ta từ nay về sau. Mong rằng lời cầu của Người, "Kinh yêu mến" mà chúng ta đã đọc trong năm Linh mục, sẽ tiếp tục nuôi dưỡng cuộc đàm đạo của chúng ta với Chúa.
Một khuôn mặt khác mà tôi muốn nhắc đến là cha Jerzy Popieluszko, linh mục tử đạo, được phong hiển thành chúa nhựt tuần trước ở Varsavia. Cha đã thi hành chức vụ cách quảng đại và can đảm, dành cho những kẻ dấn thân tranh đấu cho tự do, cho việc bảo vệ sự sống và nhân phẩm. Công tác phục vụ điều thiện và chân lý của cha đã trở nên một dấu chỉ mâu thuẫn cho chế độ đang thống trị nước Ba-lan vào thời đó. Lòng kính mến Trái tim Chúa Giêsu đã đưa cha đến chỗ trao ban mạng sống, và chứng tá của cha đã trở nên hạt giống cho một mùa xuân mới trong Giáo hội và xã hội. Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy biết bao trang của cuộc đổi mới tinh thần và xã hội đã được viết lên do sự đóng góp quyết liệt của các linh mục công giáo, các ngài chỉ được hun nấu bởi lòng say mê Tin mừng và yêu mến con người, vì nền tự do tôn giáo và xã hội đích thực. Biết bao nhiêu kế hoạch thăng tiến nhân phẩm đã tiến hành nhờ một trực giác của một con tim linh mục.
Anh chị em thân mên, chúng ta hãy ký thác cho trái tim vô nhiễm Đức Mẹ Maria, mà chúng ta đã kính nhớ hôm qua, tất cả các linh mục trên thế giới, ngõ hầu, nhờ sức mạnh Tin mừng, các ngài tiếp tục kiến tạo khắp nơi nền văn minh của tình thương.
Các chương trình khác để mừng sinh nhật Mẹ Têrêxa sau khi Empire State Building từ chối không thắp sáng cao ốc
Phụng Nghi
09:22 14/06/2010
New York City, N.Y (CNA).- Một số hoạt động khác trong thành phố New York đang được hoạch định để vinh danh Mẹ Têrêxa sau khi ban điều hành tòa cao ốc Empire State Building từ chối không thắp sáng tòa nhà bằng hai mầu xanh trắng của Tu hội Bác ái Truyền giáo nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của người sáng lập tu hội này.
Tổ chức Liên hiệp Công giáo đã yêu cầu ban điều hành Empire State Building thắp sáng tòa nhà vào ngày 26 tháng 8 sắp tới, nhưng lời thỉnh cầu đã bị bác bỏ.
Theo lời tuyên bố trên trang mạng của tòa nhà, thì theo quy tắc đặt ra, họ không chấp thuận những thỉnh cầu thắp sáng tòa cao ốc để tôn vinh “các nhân vật tôn giáo” hoặc những thỉnh cầu do “các tôn giáo và các tổ chức thuộc tôn giáo” gửi đến. Họ cho biết mọi tổ chức đều đồng ý với những quy tắc đó khi đệ đơn xin thắp đèn.
Chương trình chính thức qui định việc thắp sáng tòa cao ốc Empire State Building được đặt ra vào tháng 8 năm 2006 sau khi ban điều hành trước đó bị thay thế.
Tuy nhiên, trong bản tuyên bố vào hôm 11 tháng 6 vừa qua, chủ tịch của Liên hiệp Công giáo là Bill Donohue cho biết là ngày 25 tháng 4 năm ngoái, tháp Empire State Building đã được thắp sáng hai mầu xanh và trắng để vinh danh các nữ tu dòng Salêdiêng.
Ông cũng biện giải rằng không có “quy tắc hướng dẫn nào như thế để ông phải thỏa thuận ngay lúc đầu.”
“Quả vậy, nếu có một luật lệ như thế, tôi đã chẳng mất công điền vào đơn xin.”
Ông Donohue đã trưng bầy cho thấy bản sao tờ đơn xin thắp sáng tòa nhà và quy kết rằng chính sách họ đưa ra là được “bịa đặt” vì ban điều hành cao ốc này đang “trốn tránh (on the run)”.
“Vì thế, họ không những chỉ từ chối việc tôn vinh Mẹ Têrêxa, lại còn đang dối trá về quyết định đưa ra mà không thể bào chữa được.” Ông quy kết như thế và cho biết có một kế hoạch phản đối tại tòa nhà sẽ được xúc tiến.
Nhiều người dân thành phố New York đã có những phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định của tòa cao ốc này.
“Họ thật là ngốc nghếch mới từ chối thắp đèn cho Người. Họ sẽ hối tiếc việc này ở kiếp sau. Thật là ngu, ngu, ngu!. Mẹ Têrêxa xứng đáng những vinh dự cao quý nhất. Người Kitô giáo, Do thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo – tất cả chúng ta đều nghĩ bà là một vị thánh.” Đó là lời bình luận của cựu thị trưởng Ed Koch, theo như tường thuật của báo New York Post.
Báo New York Post cũng cho biết rằng vị cựu thị trưởng này đã thích thú nhắc nhớ lại cuộc gặp gỡ Mẹ Têrêxa tại dinh thị trưởng Gracie Mansion.
Thống đốc Paterson và đương kim thị trưởng Bloomberg từ chối không đưa ra lời bình luận nào, nhưng ứng viên đảng Cộng hòa ra tranh chức thống đốc là Rick Lazio đã chỉ trích Anthony E. Malkin, chủ nhân tòa Empire State Building:
“Sự kiện tòa Empire State Building đã thắp sáng để vinh danh những người khác, cả đến chế độ đàn áp Trung quốc, mà lại chối từ việc đó đối với một người hoạt động nhân đạo từ bi như Mẹ Têrêxa, thì là điều gây kinh ngạc.” Ông Lazio đã bình luận như thế, có ý đề cập đến vụ thắp sáng toà cao ốc bằng các mầu đỏ và vàng để đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 60 cuộc cách mạng Cộng sản ở Trung quốc.
Một thông báo trên mạng lưới của Empire State Building nói: “Chúng tôi buồn bực vì những lời nói và những thông điệp hằn học đưa ra bởi cả hai phía bênh vực và chống đối việc thắp đèn nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Mẹ Têrêxa.”
Ban điều hành tòa cao ốc nói rằng các xúc cảm nên hướng về những công tác phục vụ cộng đồng, và những ai chống đối quyết định của họ nên “đàng hoàng và tôn trọng trong lời đối thoại.”
Hội đồng Thành phố New York sẽ dành một ngày công tác hôm 26 tháng 8 để vinh danh di sản của Mẹ Têrêxa. Thị trường Bloomberg và một số người khác có chương trình thực hiện các công tác thiện nguyện.
Theo tường trình của hãng thông tấn Fox thì chủ tịch Hội đồng Thành phố, bà Christine Quinn, đã kêu gọi người dân New York treo đèn hai mầu xanh trắng thắp bằng pin tại các cửa sổ nhà họ ở, còn trụ sở của các khu vực hành chánh thuộc thành phố cũng dự trù sẽ thắp đèn hai mầu đó.
Tổ chức Liên hiệp Công giáo đã yêu cầu ban điều hành Empire State Building thắp sáng tòa nhà vào ngày 26 tháng 8 sắp tới, nhưng lời thỉnh cầu đã bị bác bỏ.
Theo lời tuyên bố trên trang mạng của tòa nhà, thì theo quy tắc đặt ra, họ không chấp thuận những thỉnh cầu thắp sáng tòa cao ốc để tôn vinh “các nhân vật tôn giáo” hoặc những thỉnh cầu do “các tôn giáo và các tổ chức thuộc tôn giáo” gửi đến. Họ cho biết mọi tổ chức đều đồng ý với những quy tắc đó khi đệ đơn xin thắp đèn.
Chương trình chính thức qui định việc thắp sáng tòa cao ốc Empire State Building được đặt ra vào tháng 8 năm 2006 sau khi ban điều hành trước đó bị thay thế.
Tuy nhiên, trong bản tuyên bố vào hôm 11 tháng 6 vừa qua, chủ tịch của Liên hiệp Công giáo là Bill Donohue cho biết là ngày 25 tháng 4 năm ngoái, tháp Empire State Building đã được thắp sáng hai mầu xanh và trắng để vinh danh các nữ tu dòng Salêdiêng.
Ông cũng biện giải rằng không có “quy tắc hướng dẫn nào như thế để ông phải thỏa thuận ngay lúc đầu.”
“Quả vậy, nếu có một luật lệ như thế, tôi đã chẳng mất công điền vào đơn xin.”
Ông Donohue đã trưng bầy cho thấy bản sao tờ đơn xin thắp sáng tòa nhà và quy kết rằng chính sách họ đưa ra là được “bịa đặt” vì ban điều hành cao ốc này đang “trốn tránh (on the run)”.
“Vì thế, họ không những chỉ từ chối việc tôn vinh Mẹ Têrêxa, lại còn đang dối trá về quyết định đưa ra mà không thể bào chữa được.” Ông quy kết như thế và cho biết có một kế hoạch phản đối tại tòa nhà sẽ được xúc tiến.
Nhiều người dân thành phố New York đã có những phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định của tòa cao ốc này.
“Họ thật là ngốc nghếch mới từ chối thắp đèn cho Người. Họ sẽ hối tiếc việc này ở kiếp sau. Thật là ngu, ngu, ngu!. Mẹ Têrêxa xứng đáng những vinh dự cao quý nhất. Người Kitô giáo, Do thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo – tất cả chúng ta đều nghĩ bà là một vị thánh.” Đó là lời bình luận của cựu thị trưởng Ed Koch, theo như tường thuật của báo New York Post.
Báo New York Post cũng cho biết rằng vị cựu thị trưởng này đã thích thú nhắc nhớ lại cuộc gặp gỡ Mẹ Têrêxa tại dinh thị trưởng Gracie Mansion.
Thống đốc Paterson và đương kim thị trưởng Bloomberg từ chối không đưa ra lời bình luận nào, nhưng ứng viên đảng Cộng hòa ra tranh chức thống đốc là Rick Lazio đã chỉ trích Anthony E. Malkin, chủ nhân tòa Empire State Building:
“Sự kiện tòa Empire State Building đã thắp sáng để vinh danh những người khác, cả đến chế độ đàn áp Trung quốc, mà lại chối từ việc đó đối với một người hoạt động nhân đạo từ bi như Mẹ Têrêxa, thì là điều gây kinh ngạc.” Ông Lazio đã bình luận như thế, có ý đề cập đến vụ thắp sáng toà cao ốc bằng các mầu đỏ và vàng để đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 60 cuộc cách mạng Cộng sản ở Trung quốc.
Một thông báo trên mạng lưới của Empire State Building nói: “Chúng tôi buồn bực vì những lời nói và những thông điệp hằn học đưa ra bởi cả hai phía bênh vực và chống đối việc thắp đèn nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Mẹ Têrêxa.”
Ban điều hành tòa cao ốc nói rằng các xúc cảm nên hướng về những công tác phục vụ cộng đồng, và những ai chống đối quyết định của họ nên “đàng hoàng và tôn trọng trong lời đối thoại.”
Hội đồng Thành phố New York sẽ dành một ngày công tác hôm 26 tháng 8 để vinh danh di sản của Mẹ Têrêxa. Thị trường Bloomberg và một số người khác có chương trình thực hiện các công tác thiện nguyện.
Theo tường trình của hãng thông tấn Fox thì chủ tịch Hội đồng Thành phố, bà Christine Quinn, đã kêu gọi người dân New York treo đèn hai mầu xanh trắng thắp bằng pin tại các cửa sổ nhà họ ở, còn trụ sở của các khu vực hành chánh thuộc thành phố cũng dự trù sẽ thắp đèn hai mầu đó.
Cảm nghiệm của một linh mục tham dự bế mạc Năm Linh Mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:12 14/06/2010
Lời chứng của Cha Luc Beneteau, linh mục giáo phận Angers, Pháp, trở về từ Kỳ Đại Hội bế mạc Năm Linh Mục tại Roma diễn ra trong ba ngày 9-10-11 tháng Sáu 2010.
«Tôi đã ở đó…!». Tôi còn có thể nói về ấn tượng này trong vài năm tới nữa. Thật vui dường bao và may mắn biết mấy được tham dự kỳ hội ngộ trong khuôn khổ bế mạc Năm Linh Mục. Chúng tôi đã sống trong một thời điểm quả là lịch sử của Giáo Hội Hoàn Vũ. 17.000 linh mục quy tụ chung quanh vị Chủ Chăn tại địa điểm giầu tính lịch sử và có vị thế trên thế giới.
Về thành phần tham dự của giáo phận, chúng tôi gồm 33 anh em linh mục ở các thế hệ tuổi tác khác nhau. Điều này đã luôn luôn phát triển một chiều kích tương thân tương ái: tình huynh đệ linh mục trong sự khác biệt về niềm xác tín, về sứ mệnh mục vụ. Chúng tôi đã có một thời khắc thật phong phú trong sự hiệp thông với nhau: những ai trẻ nhất thì lưu tâm đến sức khỏe của vị cao niên, còn những người lớn tuổi lại chia sẻ những kinh nghiệm và sự năng động của mình.
Thời khắc ấy thực sự đối với tôi, một linh mục triều, chịu chức cách đây 10 năm, là một giai đoạn để lặp lại tiếng xin vâng đối với những cam kết của mình khi chịu chức linh mục, như lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong suốt ba ngày này. Ngài đã mời chúng tôi luôn luôn bước đi một cách trung tín trong sự gắn bó mãnh liệt nhất với Đức Kitô. Đồng thời, ngài cũng lưu ý chúng tôi cần dành thời gian nghỉ ngơi, hít thở, để lấy lại sức cũng như bổ dưỡng đời sống thiêng liêng, cần chú trọng đến việc lãnh nhận bí tích hòa giải để đời sống thiêng liêng không bị nguội lạnh.
Tất cả các châu lục tề tựu về địa điểm đầy tính biểu tượng, theo bước các vị chứng nhân đức tin cao cả, được bắt đầu bởi thánh Phêrô và Phaolô. Cơ hội tốt đẹp đối với các linh mục trong sự hiệp thông với các tín hữu trên khắp thế giới và với những ai đang khám phá. Đặc biệt, tôi cảm nghiệm điều này thật mãnh liệt trong buổi canh thức với Đức Thánh Cha vào tối thứ năm, nhờ vào các lời chứng đa dạng của các linh mục và các câu hỏi đặt ra. Sự việc Đức Thánh Cha trực tiếp trả lời làm chúng tôi cảm thấy sự gần gũi của ngài đối với niềm vui cũng như những đau khổ trong đời sống tác vụ linh mục của chúng tôi.
Những hoa trái của Năm Linh Mục và của kỳ Đại Hội bế mạc Năm này sẽ còn triển nở trong những năm của tương lai.
«Tôi đã ở đó…!». Tôi còn có thể nói về ấn tượng này trong vài năm tới nữa. Thật vui dường bao và may mắn biết mấy được tham dự kỳ hội ngộ trong khuôn khổ bế mạc Năm Linh Mục. Chúng tôi đã sống trong một thời điểm quả là lịch sử của Giáo Hội Hoàn Vũ. 17.000 linh mục quy tụ chung quanh vị Chủ Chăn tại địa điểm giầu tính lịch sử và có vị thế trên thế giới.
Về thành phần tham dự của giáo phận, chúng tôi gồm 33 anh em linh mục ở các thế hệ tuổi tác khác nhau. Điều này đã luôn luôn phát triển một chiều kích tương thân tương ái: tình huynh đệ linh mục trong sự khác biệt về niềm xác tín, về sứ mệnh mục vụ. Chúng tôi đã có một thời khắc thật phong phú trong sự hiệp thông với nhau: những ai trẻ nhất thì lưu tâm đến sức khỏe của vị cao niên, còn những người lớn tuổi lại chia sẻ những kinh nghiệm và sự năng động của mình.
Thời khắc ấy thực sự đối với tôi, một linh mục triều, chịu chức cách đây 10 năm, là một giai đoạn để lặp lại tiếng xin vâng đối với những cam kết của mình khi chịu chức linh mục, như lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong suốt ba ngày này. Ngài đã mời chúng tôi luôn luôn bước đi một cách trung tín trong sự gắn bó mãnh liệt nhất với Đức Kitô. Đồng thời, ngài cũng lưu ý chúng tôi cần dành thời gian nghỉ ngơi, hít thở, để lấy lại sức cũng như bổ dưỡng đời sống thiêng liêng, cần chú trọng đến việc lãnh nhận bí tích hòa giải để đời sống thiêng liêng không bị nguội lạnh.
Tất cả các châu lục tề tựu về địa điểm đầy tính biểu tượng, theo bước các vị chứng nhân đức tin cao cả, được bắt đầu bởi thánh Phêrô và Phaolô. Cơ hội tốt đẹp đối với các linh mục trong sự hiệp thông với các tín hữu trên khắp thế giới và với những ai đang khám phá. Đặc biệt, tôi cảm nghiệm điều này thật mãnh liệt trong buổi canh thức với Đức Thánh Cha vào tối thứ năm, nhờ vào các lời chứng đa dạng của các linh mục và các câu hỏi đặt ra. Sự việc Đức Thánh Cha trực tiếp trả lời làm chúng tôi cảm thấy sự gần gũi của ngài đối với niềm vui cũng như những đau khổ trong đời sống tác vụ linh mục của chúng tôi.
Những hoa trái của Năm Linh Mục và của kỳ Đại Hội bế mạc Năm này sẽ còn triển nở trong những năm của tương lai.
Ai là Thừa Sai hôm nay?
Piero Gheddo /Thiên Phong
18:53 14/06/2010
Gia đình đang khủng hoảng; chúng ta đã rơi xuống mức dưới zê-rô trên biểu đồ biến thiên dân số. “Nước Ý đang dần tiến tới một cuộc tự sát về dân số học,” đó là nhận định của Hồng Y Angelo Bagnasco, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, hôm 25 tháng 5 vừa qua. Chúng ta có quá ít trẻ em; và rõ ràng là con số các linh mục, nữ tu, và các bạn trẻ dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội đang tụt giảm. Các tổ chức thừa sai cũng nhìn thấy sự tụt giảm số thừa sai người Ý, đúng vào những năm mà các giám mục của các xứ ‘truyền giáo’ cần những nhà thừa sai mới (xin xem bài “Không có người Ý nào trong số 11 tân linh mục của Pime,” đăng ở Zenit hôm 07.6 vừa qua).
Ngày nay ta thường nghe nói rằng các “nhà thừa sai” đã hoàn thành nhiệm vụ rồi: Giáo Hội đã được thiết lập ở mọi nơi rồi, và công cuộc sứ mạng được giao lại cho các Giáo Hội địa phương cũng như cho mối hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương. Đó là một trong nhiều quan điểm hoàn toàn thiếu cơ sở của thời hậu Vatican II. Nó không đúng thực tế. Vì thực tế cho thấy hoàn toàn ngược lại. Chỉ cần nêu trường hợp của Hội Pime chúng tôi, là một trong nhiều tổ chức thừa sai: Trong 30 năm gần đây chúng tôi đã được mời gửi các thừa sai đến những xứ sở mà trước kia chúng tôi chưa từng có mặt. Chẳng hạn, chúng tôi đã đến Papua New Guinea (1981), Đài Loan (1986), Campuchia (1990), Mêhicô (1991), Côlômbia, Angiêri (2006). Và chúng tôi đã phải từ chối các lời mời khác của Hàn Quốc, Malaysia (Borneo), Kadắctan, Angôla, Êthiôpia, Libia, Sênêgan... Đó là chưa kể những lời mời khác từ Nam Mỹ.
Ngạn ngữ La-tinh có câu: “Lý luận không đứng vững nếu chống lại thực tế” (contra factum non valet argumentum). Và thực tế ở đây đối ngược lại lý thuyết cho rằng các nhà thừa sai đã hết thời và rằng Giáo Hội ngày nay không cần các nhà thừa sai nữa. Quả thực là sứ mạng đến với lương dân đã thay đổi nhiều từ thời Công Đồng cho đến hôm nay, nhưng các hội thừa sai và các nhà thừa sai cũng thay đổi. Khi đến phục vụ các Giáo Hội và các dân tộc địa phương, việc huấn luyện các nhà thừa sai và chính các hội thừa sai cũng đã thay đổi nhiều. Dù sao đi nữa, tôi thấy rằng ngay trong thời đại toàn cầu hóa này (thế giới trở thành một ngôi làng nhỏ), nhà thừa sai - ở Ý và ở các nước phương Tây nói chung - phải trở thành một hình ảnh ngày càng thực tế hơn. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi bảo toàn được căn tính, đặc sủng và nhiệt tình loan báo Tin Mừng của mình.
Câu hỏi đặt ra cho các thừa sai và các hội thừa sai chúng ta hiện nay, đó là: Nhà thừa sai, bạn là ai?
Theo cách hiểu chung chung, thì chúng ta là những người được Giáo Hội sai đi để loan báo và làm chứng cho Đức Kitô, và thiết lập những cộng đoàn Kitô hữu mới giữa lương dân – đó là một minh họa hùng hồn cho thấy đức tin vào Chúa Kitô được mang đến tận cùng trái đất. Ngày nay chúng ta ở trong mối liên đới với hết mọi người. Công Đồng Vatican II (1962-1965), với đầy khí thế, đã thúc đẩy mạnh mẽ sứ mạng đến với toàn thế giới, nhưng chỉ trong ít năm, chúng ta đã rơi vào những ý tưởng nhùng nhằng của năm 1968, để mình bị cuốn đi bởi các “trào lưu văn hóa” của thời đại. Chúng ta sống trong “thời đại của hình ảnh,” và người ta không còn nhận ra hình ảnh các nhà thừa sai và các “phong trào thừa sai ở Ý” nữa. Phải chăng chúng ta chấp nhận đánh mất “hình ảnh” của mình? Hình ảnh của nhà thừa sai dần dần bị chính trị hóa, và rốt cục chúng ta rơi vào tình trạng cải cách xập xí xập ngầu, như điều đã xảy ra với nền văn hóa Ý vậy. Trên cánh đồng sứ mạng, các thừa sai tiếp tục công việc của họ trong tinh thần hy sinh và lòng trung thành với đặc sủng; còn ở Ý thì tôi thấy hình ảnh nhà thừa sai đã thay đổi và không còn phản ảnh các tính chất đó nữa.
Xem lại các tạp chí chuyên đề về sứ mạng thừa sai cách đây 40 năm, tôi gặp thấy các bài viết về sứ mạng, về loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, về những người mới trở lại, những người dự tòng, về những điều mới mẻ của các Giáo Hội non trẻ, về việc rao giảng Đức Kitô trong các nền văn hóa, về các mẩu gương và các kinh nghiệm thừa sai... Đó là những đề tài căn bản của các tạp chí hay sách vở về sứ mạng, vốn thường xuyên đề cập đến ơn gọi thừa sai trong đời sống và đến với lương dân, và đưa ra những gợi ý cụ thể cho các bạn trẻ.
Còn hôm nay, nếu tôi khảo sát thư mục sách vở về sứ mạng được hiệu chỉnh hằng năm của Thư Viện Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana (mà tôi đã theo dõi suốt hơn nửa thế kỷ), thì thấy mỗi năm, cứ so với năm trước, đều suy giảm âm vang về sứ mạng, về loan báo Tin Mừng, về ơn gọi thừa sai. Để bù vào đó, người ta ngày càng nói nhiều đến những chủ đề khác như hòa bình thế giới, phát triển, viện trợ quốc tế, nợ nước ngoài, vân vân...
Có những tạp chí mang danh nghĩa “thừa sai” nhưng chẳng còn mấy chất “thừa sai” nữa. Những “trung tâm văn hóa” của các hội thừa sai tổ chức nhiều cuộc hội thảo mỗi năm, nhưng gần như chẳng có cuộc hội thảo nào dành cho chủ đề sứ mạng đến với lương dân và dành cho những nhà thừa sai bằng xương bằng thịt. Các cơ sở phát hành sách của các hội thừa sai (vốn có chức năng giới thiệu sách vở về sứ mạng thừa sai) thì lại chỉ bày những thứ khác trong tủ kính; người ta nói về “đủ thứ chuyện trên đời” ngoại trừ chuyện “sứ mạng.” Các nhà thừa sai hôm nay hầu như bị thâm nhiễm tính lãnh đạm của thế giới hiện đại, đánh mất ngọn lửa nhiệt tình đến với lương dân và đánh mất thói quen tốt là nói về ơn gọi của mình. Và còn biết bao điều đáng nói khác nữa. Ở đây tôi không có ý qui trách cho ai; tôi chỉ muốn nhận xét chung tình hình và chỉ ra rằng chúng ta đang đánh mất căn tính của mình.
Tôi tin rằng trong tâm khảm của người dân Ý không có một hình ảnh nào cuốn hút hơn là hình ảnh nhà thừa sai và lý tưởng thừa sai. Nhưng chúng ta, do sợ bị coi là “cổ hủ” và do không hiểu đúng về “đối thoại,” chúng ta không dám nói về việc hoán cải trở về với Đức Kitô; chúng ta dửng dưng với các kinh nghiệm thừa sai trên cánh đồng sứ mạng; chúng ta giảm trừ sứ mạng của Giáo Hội đến chỉ còn là trợ giúp cho người phong hủi và người đói khát. Chúng ta “phục vụ Giáo Hội địa phương” nhưng quên rằng việc phục vụ này trước hết phải hướng đến sứ mạng xây dựng đoàn chiên Chúa Kitô. Ta nghĩ rằng mình “làm sứ mạng” khi ta lên tiếng tố cáo các quốc gia sản xuất và bán vũ khí, hay khi ta làm những điều tích cực nào đó khác. Nhưng đó đâu phải là cái cốt của sứ mạng thừa sai!
Trước đây, vào buổi tối trước ngày Chúa Nhật Sứ Mạng hằng năm, chúng ta luôn được nghe các chứng từ của các thừa sai đang làm việc trực tiếp trên cánh đồng sứ mạng: các linh mục, tu sĩ nam nữ, các giáo dân tình nguyện. Ngày nay thì vào dịp này, thiên hạ đến nghe các “nhóm thừa sai” bình luận về việc sản xuất vũ khí hay về việc tư hữu hóa nguồn nước, với các chuyên gia liên hệ đến các chủ đề đó. Nhưng liệu những hoạt động ‘biểu tình phản kháng’ như vậy có giúp một cậu trai hay một cô gái nghe được tiếng Chúa Thánh Thần mời gọi mình trở thành một nhà thừa sai hay không?
Indro Montanelli đã suy tư nhiều về tâm thức chung của thời mình; có lần ông nói với tôi (tôi vốn cộng tác với tờ “Il Giornale” và sau đó là tờ “La Voce” của ông): “Các anh, tất cả những nhà thừa sai, các anh là những anh hùng!” Tôi đã trả lời ông rằng nói vậy không đúng hoàn toàn đâu, rằng chúng tôi là những con người bình thường như bất cứ ai, với một ơn gọi đặc biệt trong Giáo Hội. Nhưng hôm nay, khi Thiên Chúa tốt lành ban cho chúng ta những anh hùng đích thực, những “vị thánh” của thời đại chúng ta, để chúng ta biểu dương các vị ấy và qua đó đánh động công luận – thì chúng ta lại nói về họ một cách phiến diện, viện lẽ rằng đừng “tạo ra anh hùng” và đừng “hãnh thắng”.
Tôi nhớ Cha Giuseppe Ambrosoli (1923-1987); ngài là một y sĩ thừa sai dòng Comboni, xuất thân từ một gia đình chủ xí nghiệp giàu có (hãng sản xuất mật Ambrocoli). Tôi đã ghé thăm ngài ở bệnh viện Kalongo giữa khói lửa chiến tranh Ouganda. Tạp chí “Thế Giới và Sứ Mạng” (tháng 12, 1987) đã dành cho ngài một bài đặc biệt 20 trang của Roberto Beretta, và nhiều bài khác nữa.
Một hình ảnh tuyệt vời khác mà tiểu sử tóm tắt đã được EMI giới thiệu, đó là Marcello Candia (1915-1983), con trai của một nhà sáng lập công nghiệp hóa chất ở Lombardie (vào những năm đầu thế kỷ 20). Sau một quãng đời quản trị xí nghiệp, Marcello đã bán tất cả và đi với các nhà thừa sai đến Amazzonia, ở đó ông đã sống 18 năm cuối đời trong khó nghèo và chuyên lo các công việc xây dựng. Dù đương đầu với biết bao trở lực, ông đã dấn thân trong lãnh vực y tế và giáo dục, phục vụ các bệnh nhân phong và những người thổ dân. Thế nhưng khi ông qua đời (1983), các tạp chí chuyên đề sứ mạng chẳng nói bao nhiêu về ông; một tạp chí viết: “Marcello Candia đã xây dựng một nhà thương ở Amazzonia, nhưng điều này không khó, vì ông có nhiều tiền!” Người ta chẳng nhắc gì đến cả cuộc đời “tuẫn đạo bằng đức ái” đích thực của con người này!
Tôi nghĩ đến Cha Clemente Vismara (1897-1988), linh mục thừa sai ở Birmanie trong 65 năm, người mà các giám mục địa phương gọi là “bậc trưởng thượng của Birmanie” (có lẽ ngài sẽ được phong Chân Phước vào năm tới). Và một số nhà thừa sai thật sự anh hùng khác...
Ngoài những vị ấy ra, khi đề cập đến hoạt động thừa sai, chúng ta hầu như chẳng còn nhận ra ai nữa giữa chúng ta. Tôi xin nhắc lại rằng tôi không lên án bất cứ ai, không có ai có lỗi cách riêng ở đây; đây là một sự chệch hướng cách chung mà chúng ta được yêu cầu phải làm một cái gì đó. Sự chệch hướng này cho thấy rõ tại sao nhà thừa sai hôm nay đang đánh mất căn tính của mình, và đánh mất khả năng lôi cuốn các bạn trẻ nam nữ đầy thiện chí, đầy tình yêu đối với Đức Kitô, để họ hiến thân đem Chúa Giêsu đến cho mọi người.
Nhưng liệu các nhà thừa sai chúng ta có còn thực sự tin vào đặc sủng của mình không? Và liệu chúng ta có còn nhiệt tình đối với ơn gọi hàm chứa trong đặc sủng ấy?
(chuyển ngữ từ “Chi è il missionario oggi?” của Piero Gheddo, trong zenit.org ngày 11.6.2010)
Ra mắt đơn khởi kiện đối với luật Chống báng bổ của Pakistan
Paul Minh Nhật
20:22 14/06/2010
4.600 Chữ kí đã thu được trong tuần đầu tiên
Tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Đau Khổ của Pháp (The French section of Aid to the Church in Need) đang thúc giục mọi người khắp nơi trên thế giới kí tên vào một đơn thỉnh nguyện lên án một "luật báng bổ" (Blasphemy law) mà nó để cho bất công nghiêm trọng xảy ra tại Pakistan.
Cơ quan của Tổ chức viện trợ đã giải thích trên trang mạng của họ rằng 1.000 người Pakistan đã bị kết án vì niềm tin của họ dựa theo đạo luật này, chẳng hạn như một em bé 5 tuổi người đã bị thiêu sống vì là một Ki-tô hữu, và cơ quan này kêu gọi sự ủng hộ và lời cầu nguyện trên toàn thế giới cho các nạn nhân của đạo luật này cũng như cho các gia đình của họ.
Đơn thỉnh nguyện, ra mắt ngày 7 tháng 6, đã thu được hơn 4.600 chữ kí chỉ trong một tuần đầu. Người ủng hộ có thể thêm chữ kí để chống lại luật báng bổ và gửi thông điệp để ủng hộ, cầu nguyện và viện trợ cho Giáo Hội Công Giáo tại Pakistan thông qua trang mạng http://www.aed-france.org/blaspheme/
Đơn thỉnh nguyện khẳng định: "Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ Pakistan hủy bỏ ngay lập tức luật về báng bổ, đặc biệt tại khoản 295 C của bộ luật hình sự, trong đó thiết lập án tử hình cho những người phạm tội; chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ bảo đảm vệ quyền của tất cả các nhóm thiểu số tôn giáo trên đất nước này."
Bảo vệ sự thánh thiêng
Đức giám mục Joseph Coutts của giáo phận Faisalabad, Pakistan nói rằng "đạo luật này, trong đó phục vụ cho việc bảo vệ sự thánh thiêng, nhiều khi đã bị sử dụng để đàn áp và khủng bố các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Pakistan, bao gồm cả các Ki-tô hữu," những người đại diện cho 1.6% dẫn số của đất nước này.
Đức giám mục, chủ tịch của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đang kêu gọi hủy bỏ luật chống báng bổ này.
Theo đức giám mục, vấn đề của luật chống báng bổ trở nên tồi tệ hơn một cách đột ngột vào năm 2001, khi ý kiến chống Phương Tây tăng lên tại Pakistan, đạt đến đỉnh điểm với việc gần đây với các vụ can thiệp của Mỹ vào Iraq và Afghanistan.
Đức giám mục Coutts, người hoạt động cho các quyền của phần thiểu số tín hữu Ki-tô tại Pakistan cũng như sự đối thoại liên tôn, đã nhận được đe dọa sẽ bị giết.
Tuy nhiên, ngài nói rằng "chúng tôi sẽ không bị khiếp sợ bởi sự đe dọa; chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động liên tôn, cho sự hòa hợp và hòa bình trong đất nước"
Luật báng bổ, đã được đưa vào bộ luật hình sự Pakistan, cho phép bỏ tù và thậm chí trừng phạt mạnh mẽ những ai bị coi là sỉ nhục hoặc xúc phạm đến tên của tiên tri Mô-ha-Mét(Muhammad) hoặc kinh Cô-ran(Qur'an)
Năm 1927, khoản 295 đã được thêm vào bộ luật hình sự để giải quyết "các hành vi cố ý và hiểm ác có ý định xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của bất kì nhóm nào bằng cách xúc phạm đến tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo của họ"
Tuy nhiên, tướng Muhammad Zia-ul-Haq, tổng thống Pakistan từ 1977 đến 1988, đã giới thiệu vài sửa đổi trong bộ luật, bao gồm cả bỏ tù chung thân cho bất kì ai xúc phạm đến kinh Cô-ran và kết án tử hình cho bất kì ai sỉ nhục tiên tri Mô-ha-met.
Từ đó về sau, rất nhiều Ki-tô hữu đã bị sỉ nhục và khủng bố đau đớn là kết quả của sự vu cáo vi phạm đến luật này
Sự không chính xác
Marc Fromager, giám đốc của Tổ chức Viện Trợ Giáo Hội Đau Khổ của Pháp, đã nói rằng luật này là không chính xác trong công thức hệ thống của nó khi nó không phân biệt được hành động cố ý và không cố ý.
Hơn nữa, ông nói, theo như luật này, một người có thể bị buộc tội mà không có bằng chứng nào và người đứng kiện có quan hệ là không bị trừng phạt.
Ngài lưu ý rằng con số những phiên tòa giả tạo và ác nghiệt ghê gớm trong các hình phạt đã tăng lên.
Sự bắt giữ, các ám sát và thảm sát đã tăng lên từ khi ban hành những luật này, Fromager nói, và hằng trăm nơi thờ phượng đã bị phá hủy.
Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục đã ước tính rằng có khoảng 993 nạn nhân vô tội của đạo luật này từ giữ những năm 1986 đến 2010, 120 trong số họ là các Ki-tô hữu.
(Nguồn: http://zenit.org/article-29596?l=english)
Tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Đau Khổ của Pháp (The French section of Aid to the Church in Need) đang thúc giục mọi người khắp nơi trên thế giới kí tên vào một đơn thỉnh nguyện lên án một "luật báng bổ" (Blasphemy law) mà nó để cho bất công nghiêm trọng xảy ra tại Pakistan.
Cơ quan của Tổ chức viện trợ đã giải thích trên trang mạng của họ rằng 1.000 người Pakistan đã bị kết án vì niềm tin của họ dựa theo đạo luật này, chẳng hạn như một em bé 5 tuổi người đã bị thiêu sống vì là một Ki-tô hữu, và cơ quan này kêu gọi sự ủng hộ và lời cầu nguyện trên toàn thế giới cho các nạn nhân của đạo luật này cũng như cho các gia đình của họ.
Đơn thỉnh nguyện, ra mắt ngày 7 tháng 6, đã thu được hơn 4.600 chữ kí chỉ trong một tuần đầu. Người ủng hộ có thể thêm chữ kí để chống lại luật báng bổ và gửi thông điệp để ủng hộ, cầu nguyện và viện trợ cho Giáo Hội Công Giáo tại Pakistan thông qua trang mạng http://www.aed-france.org/blaspheme/
Đơn thỉnh nguyện khẳng định: "Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ Pakistan hủy bỏ ngay lập tức luật về báng bổ, đặc biệt tại khoản 295 C của bộ luật hình sự, trong đó thiết lập án tử hình cho những người phạm tội; chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ bảo đảm vệ quyền của tất cả các nhóm thiểu số tôn giáo trên đất nước này."
Bảo vệ sự thánh thiêng
Đức giám mục Joseph Coutts của giáo phận Faisalabad, Pakistan nói rằng "đạo luật này, trong đó phục vụ cho việc bảo vệ sự thánh thiêng, nhiều khi đã bị sử dụng để đàn áp và khủng bố các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Pakistan, bao gồm cả các Ki-tô hữu," những người đại diện cho 1.6% dẫn số của đất nước này.
Đức giám mục, chủ tịch của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đang kêu gọi hủy bỏ luật chống báng bổ này.
Theo đức giám mục, vấn đề của luật chống báng bổ trở nên tồi tệ hơn một cách đột ngột vào năm 2001, khi ý kiến chống Phương Tây tăng lên tại Pakistan, đạt đến đỉnh điểm với việc gần đây với các vụ can thiệp của Mỹ vào Iraq và Afghanistan.
Đức giám mục Coutts, người hoạt động cho các quyền của phần thiểu số tín hữu Ki-tô tại Pakistan cũng như sự đối thoại liên tôn, đã nhận được đe dọa sẽ bị giết.
Tuy nhiên, ngài nói rằng "chúng tôi sẽ không bị khiếp sợ bởi sự đe dọa; chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động liên tôn, cho sự hòa hợp và hòa bình trong đất nước"
Luật báng bổ, đã được đưa vào bộ luật hình sự Pakistan, cho phép bỏ tù và thậm chí trừng phạt mạnh mẽ những ai bị coi là sỉ nhục hoặc xúc phạm đến tên của tiên tri Mô-ha-Mét(Muhammad) hoặc kinh Cô-ran(Qur'an)
Năm 1927, khoản 295 đã được thêm vào bộ luật hình sự để giải quyết "các hành vi cố ý và hiểm ác có ý định xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của bất kì nhóm nào bằng cách xúc phạm đến tôn giáo hoặc niềm tin tôn giáo của họ"
Tuy nhiên, tướng Muhammad Zia-ul-Haq, tổng thống Pakistan từ 1977 đến 1988, đã giới thiệu vài sửa đổi trong bộ luật, bao gồm cả bỏ tù chung thân cho bất kì ai xúc phạm đến kinh Cô-ran và kết án tử hình cho bất kì ai sỉ nhục tiên tri Mô-ha-met.
Từ đó về sau, rất nhiều Ki-tô hữu đã bị sỉ nhục và khủng bố đau đớn là kết quả của sự vu cáo vi phạm đến luật này
Sự không chính xác
Marc Fromager, giám đốc của Tổ chức Viện Trợ Giáo Hội Đau Khổ của Pháp, đã nói rằng luật này là không chính xác trong công thức hệ thống của nó khi nó không phân biệt được hành động cố ý và không cố ý.
Hơn nữa, ông nói, theo như luật này, một người có thể bị buộc tội mà không có bằng chứng nào và người đứng kiện có quan hệ là không bị trừng phạt.
Ngài lưu ý rằng con số những phiên tòa giả tạo và ác nghiệt ghê gớm trong các hình phạt đã tăng lên.
Sự bắt giữ, các ám sát và thảm sát đã tăng lên từ khi ban hành những luật này, Fromager nói, và hằng trăm nơi thờ phượng đã bị phá hủy.
Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục đã ước tính rằng có khoảng 993 nạn nhân vô tội của đạo luật này từ giữ những năm 1986 đến 2010, 120 trong số họ là các Ki-tô hữu.
(Nguồn: http://zenit.org/article-29596?l=english)
World Cup: Hãng Hyundai thu hồi quảng cáo có nội dung phạm thượng
Trần Mạnh Trác
20:30 14/06/2010
Nhà sản xuất xe hơi Hàn Quốc Hyundai đã thu hồi một quảng cáo truyền hình World Cup sau khi bị người Công giáo phản đối vì có nội dung và hình ảnh xúc phạm tôn giáo. Pha quảng cáo dài 30 giây, được phát sóng trong ngày thứ bảy ở cuộc đấu Anh-Mỹ, mô tả một nhà thờ ở Argentina mà dường như người ta đang thờ phượng một trái bóng đá - và đặc biệt người cầu thủ huyền thoại Diego Maradona.
Quảng cáo trình bày một buổi lễ Cưới Công Giáo với những hình ảnh tôn giáo đã bị biến đổi, ví dụ chính điện có một quả bóng có quấn mão gai và những giáo dân quỳ lạy và chịu lễ bằng những miếng pizza.
Được nghe tiếng nói cuả diễn viên Jeff Bridges diễn giải rằng: "Mọi nơi trên thế giới, bóng đá được coi gần như là một tôn giáo, nhưng đối với các giáo dân của một nhà thờ ở Argentina, nó thực sự là một tôn giáo."
Rõ ràng là pha quảng cáo này, dù có ý pha trò hài hước, đã bị xì hơi nặng. Giới Công Giáo và nhiều bình luân gia blogger nổi giận. Tim Drake cuả National Catholic Register viết: "Thật là không thể tin nổi ban giám đốc hãng Hyundai đã dám dùng dịp World Cup để sản xuất một quảng cáo xúc phạm đến 1 tỷ người Công Giáo trên thế giới “.
"Hài hước châm biếm về thể thao là một chuyện," Thầy Sáu Kandra Greg viết trên Beliefnet.com. "Nhưng châm biếm Thánh Lễ, khinh rẻ thánh tích và nghi thức phụng vụ là một chuyện khác hẳn."
Hãng Hyundai cho biết pha quảng cáo được dựa trên một nhà thờ có thực ở Rosario, Argentina, được gọi là Iglesia Maradoniana, để vinh danh cầu thủ Diego Maradona đã về hưu. Một bài báo trên BBC năm 2002 cho biết ngôi nhà thờ này còn được gọi là đền thờ kính “bàn tay của Thiên Chúa", là danh hiệu đặt cho Maradona năm 1986 sau khi làm bàn thắng đội nước Anh (một cách bất hợp lệ với bàn tay cuả mình).
Hyundai cho biết họ không có ý phạm thượng nhưng đúng hơn là có ý hài hước bằng cách kết nối niềm đam mê "của những người hâm mộ bóng đá và lòng trung thành với hội nhà."
Nhưng John Barker, Chủ tịch của Barker / DZP, một cơ quan quảng cáo tại New York, nói rằng anh ta không tin lời giải thích của Hyundai. "Tôi nghĩ đó là một kiểu nói ngoa, nếu họ nói rằng họ không cố tình vi phạm," Barker viết trên tờ DailyFinance. "Có thể nói là họ không trung thực."
"Không có cách nào mà Hyundai không dự đoán hậu quả bê bối này," Barker nói. "Đó chỉ là một nguy cơ có tính toán trước dựa trên giá trị của sự lây lan cuả phương tiện truyền thông. Yếu tố gây tranh cãi là một trong những yếu tố lây lan để bán video, và hài hước là một yếu tố thứ hai. Vì vậy, vừa tranh cãi vừa hài hước là một cách tốt nhất để bảo đảm sự lây lan kéo dài. "
Ngày thứ hai, Hyundai đã xin lỗi và nói rằng quảng cáo đã được rút đi."Chúng tôi đã nhận quá đủ những phản đối kịch liệt và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm trật", theo lời một phát ngôn viên của Hyundai nói với DailyFinance. "Vì vậy, chúng tôi sẽ làm điều đúng là rút nó xuống."
Trong một tuyên bố khác, công ty cho biết: "Phản ứng bất ngờ tạo ra bởi pha quảng cáo, mà ý định chính là kết hợp hai chuyện bóng đá và tôn giáo để diễn tả cái đam mê của những người hâm mộ bóng đá quốc tế, nhắc nhở chúng tôi phải có một suy nghĩ chính chắn hơn. Mặc dù không chủ ý, chúng tôi bây giờ nhìn thấy pha quảng cáo là không nhạy cảm. Chúng tôi đánh giá cao những phản hồi này và chân thành xin lỗi những người chúng tôi đã xúc phạm. "
Drake, của tờ báo National Catholic Register, cho rằng vụ quảng cáo của Hyundai chỉ là một phần cuả xu hướng chống Công giáo lớn hơn trong thế giới quảng cáo.
"Đừng có hiểu lầm," ông viết. "Có một triết lý chống Kitô hữu và chống Công giáo sâu sắc đã thâm nhập vào Madison Avenue. Biểu lộ rất rõ ràng trong phần lớn các chương trình vô thần và các quảng cáo thương mại được sản xuất. Một số người sẽ có thể nhẹ dạ nghĩ rằng, ‘thì có sao đâu - đó chỉ là một quảng cáo thương mại mà thôi ' Tuy nhiên, hãy tượng tượng nếu cờ Sao David cuả Do Thái hoặc kinh Koran cuả người Hồi Giáo bị coi thường như vậy, thì sự giận dữ sẽ là vô cùng lớn. "
Quảng cáo trình bày một buổi lễ Cưới Công Giáo với những hình ảnh tôn giáo đã bị biến đổi, ví dụ chính điện có một quả bóng có quấn mão gai và những giáo dân quỳ lạy và chịu lễ bằng những miếng pizza.
Được nghe tiếng nói cuả diễn viên Jeff Bridges diễn giải rằng: "Mọi nơi trên thế giới, bóng đá được coi gần như là một tôn giáo, nhưng đối với các giáo dân của một nhà thờ ở Argentina, nó thực sự là một tôn giáo."
Rõ ràng là pha quảng cáo này, dù có ý pha trò hài hước, đã bị xì hơi nặng. Giới Công Giáo và nhiều bình luân gia blogger nổi giận. Tim Drake cuả National Catholic Register viết: "Thật là không thể tin nổi ban giám đốc hãng Hyundai đã dám dùng dịp World Cup để sản xuất một quảng cáo xúc phạm đến 1 tỷ người Công Giáo trên thế giới “.
"Hài hước châm biếm về thể thao là một chuyện," Thầy Sáu Kandra Greg viết trên Beliefnet.com. "Nhưng châm biếm Thánh Lễ, khinh rẻ thánh tích và nghi thức phụng vụ là một chuyện khác hẳn."
Hãng Hyundai cho biết pha quảng cáo được dựa trên một nhà thờ có thực ở Rosario, Argentina, được gọi là Iglesia Maradoniana, để vinh danh cầu thủ Diego Maradona đã về hưu. Một bài báo trên BBC năm 2002 cho biết ngôi nhà thờ này còn được gọi là đền thờ kính “bàn tay của Thiên Chúa", là danh hiệu đặt cho Maradona năm 1986 sau khi làm bàn thắng đội nước Anh (một cách bất hợp lệ với bàn tay cuả mình).
Hyundai cho biết họ không có ý phạm thượng nhưng đúng hơn là có ý hài hước bằng cách kết nối niềm đam mê "của những người hâm mộ bóng đá và lòng trung thành với hội nhà."
Nhưng John Barker, Chủ tịch của Barker / DZP, một cơ quan quảng cáo tại New York, nói rằng anh ta không tin lời giải thích của Hyundai. "Tôi nghĩ đó là một kiểu nói ngoa, nếu họ nói rằng họ không cố tình vi phạm," Barker viết trên tờ DailyFinance. "Có thể nói là họ không trung thực."
"Không có cách nào mà Hyundai không dự đoán hậu quả bê bối này," Barker nói. "Đó chỉ là một nguy cơ có tính toán trước dựa trên giá trị của sự lây lan cuả phương tiện truyền thông. Yếu tố gây tranh cãi là một trong những yếu tố lây lan để bán video, và hài hước là một yếu tố thứ hai. Vì vậy, vừa tranh cãi vừa hài hước là một cách tốt nhất để bảo đảm sự lây lan kéo dài. "
Ngày thứ hai, Hyundai đã xin lỗi và nói rằng quảng cáo đã được rút đi."Chúng tôi đã nhận quá đủ những phản đối kịch liệt và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm trật", theo lời một phát ngôn viên của Hyundai nói với DailyFinance. "Vì vậy, chúng tôi sẽ làm điều đúng là rút nó xuống."
Trong một tuyên bố khác, công ty cho biết: "Phản ứng bất ngờ tạo ra bởi pha quảng cáo, mà ý định chính là kết hợp hai chuyện bóng đá và tôn giáo để diễn tả cái đam mê của những người hâm mộ bóng đá quốc tế, nhắc nhở chúng tôi phải có một suy nghĩ chính chắn hơn. Mặc dù không chủ ý, chúng tôi bây giờ nhìn thấy pha quảng cáo là không nhạy cảm. Chúng tôi đánh giá cao những phản hồi này và chân thành xin lỗi những người chúng tôi đã xúc phạm. "
Drake, của tờ báo National Catholic Register, cho rằng vụ quảng cáo của Hyundai chỉ là một phần cuả xu hướng chống Công giáo lớn hơn trong thế giới quảng cáo.
"Đừng có hiểu lầm," ông viết. "Có một triết lý chống Kitô hữu và chống Công giáo sâu sắc đã thâm nhập vào Madison Avenue. Biểu lộ rất rõ ràng trong phần lớn các chương trình vô thần và các quảng cáo thương mại được sản xuất. Một số người sẽ có thể nhẹ dạ nghĩ rằng, ‘thì có sao đâu - đó chỉ là một quảng cáo thương mại mà thôi ' Tuy nhiên, hãy tượng tượng nếu cờ Sao David cuả Do Thái hoặc kinh Koran cuả người Hồi Giáo bị coi thường như vậy, thì sự giận dữ sẽ là vô cùng lớn. "
Các linh mục bế mạc Năm Linh Mục với người Kế Vị Thánh Phêrô
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:34 14/06/2010
Mọi người hướng nhìn lên Chúa.
VATICAN (Zenit.org).-Một hinh ảnh của quan thầy mới được công bố của tất cả các linh mục, được treo trên nơi Cung Thánh Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và 15,000 linh mục đồng tế kết thúc Năm Linh Mục với một Thánh Lễ mừng kính Thánh Tâm.
Quảng Trường Thánh Pherô có rất nhiều hàng linh mục mặc- trắng từ mọi góc độ, với khoảng hơn 80 hồng y và 350 tổng giám mục và giám mục.
Các linh mục bắt đầu đi thành hàng một, lúc 7:30 sáng để tham dự Thánh Lễ 10 sáng—hàng ngàn linh mục đã đến Roma dự ba ngày kết thúc các cử hành bế mạc hôm nay. Lúc 8:30, đoàn kiệu khởi hành, và 15 phút sau, các chuông Vương Cung Thánh Pherô báo tin sự chuẩn bị cuối cùng cho Thánh Lễ
Các bài thánh thi và những bản văn ám chỉ ơn gọi linh mục cho phép hàng ngàn linh mục đồng tế và những người tham dự trong biến cố này tĩnh tâm trước khi cử hành Thánh Thể.
Như tập quán dành cho những biến cố này, phụng vụ được thực hành trong nhiều thứ tiếng, với những bài đọc tập trung vào chủ đề Chúa Chiên Lành.
Khi tiến hành Thánh Lễ, với khí hậu nóng bức của cuối mùa xuân tại Roma như nước đổ lá khoai trên các linh mục, nhưng còn môt bầu khí cầu nguyện và tỉnh tâm vì các ngài chuẩn bị lập lại những lời hứa khi chịu chức, sau bài giảng của Đức Thánh Cha.
Những lời của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đầy khích lệ cho các linh mục. Đức Giám Mục thành Roma nói với các linh mục rằng chức linh mục là “một ân huệ giấu kín trong ’trong những bình sành’ luôn cách mói mẻ, cả khi ở giữa sự yếu đuối con người, làm cho tình yêu [của Chúa] hiện diện cụ thể trong thế giới này.”
Sự trở lại
ZENIT nói với môt số ít trong hàng ngàn linh mục đến Rome bế mạc năm của các ngài.
Cha Thomas Surlis, thuộc Giáo Phận Achonry, Ireland, nói với chúng tôi rằng một trong các phương diện mà ngài xem xét hơn hết trong những ngày này là chức linh mục “không những là một công việc mà còn là môt ơn gọi và một căn tính sâu sắc.”
Linh mục cũng qui chiếu về tình huống khó khăn của hàng giáo sĩ trong xứ của ngài, nơi gương xấu lạm dụng tình dục do các linh mục là đặc biệt mãnh liệt. “Tương lại là một cái gì bất ổn. Tuy nhiên, nhiều giáo dân bằng lòng với các linh mục của mình. Luôn luôn có hy vong cho tương lai bởi vì Chúa Giêsu ở với chúng ta”.
Cha Armando Cruz Ventura, thuộc Giáo Phận San Miguel, El Salvador, suy tư rằng trong những ngày hợp mặt này “chúng tôi đã nói chúng tôi hãnh diện vì là người Công Giáo và thỏa mãn dường nào vì được đến Tảng Đá Phêrô để xác nhận rằng Giáo Hội mở những cửa cho sự sống và cho hy vọng!”
Cha Alejandro Bertolini thuộc Giáo Phận San Isidro, Argentina, nói rằng hoa quả lớn nhất năm thánh mang đến cho sự sống này là sự trở lại cá nhân.” Một năm “cho phép tôi sờ mó được những dấu chỉ của thời đại.”
Trận chiến các phương tiện này chống lại Giáo Hội, như là hậu quả tội lỗi của Giáo Hội, bắt tôi suy nghĩ và ở hài hòa không những với Giáo Hội mà với những nạn nhân,” ngài nói, khẳng định rằng điều này cần thiết đem tới một sự trở lại.
Cuối Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phó dâng các linh mục thế giới cho Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp làm cho các linh mục nên xứng đáng với “ơn gọi cao cả” của mình và phù trợ các ngài khỏi những “chước của Quỉ Dữ.”
“Không những với lời nói nhưng với đời sống chúng con,” ngài cầu nguyện, “ chúng con muốn lập lại cách khiêm tốn, ngày qua ngày, “câu con ở đây” của chúng con.
Canh thức
Dầu buổi lễ hôm nay là biến cố cuối cùng kết túc các nghi thức, canh thức đêm Thứ Năm trong Quảng Trương Thánh Phêrô cũng được đánh dấu bằng những lúc sầu thảm.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tham dự canh thức, trả lời những câu hỏi không chuẩn bị trước và khuyến khích các linh mục trong ơn gọi của các ngài.
Đó cũng là một dịp may cho chứng từ của các linh mục thường để khuyến khích các anh em các ngài. Một số chứng từ được nói tại chỗ; những chứng từ khác được truyền qua video trên những tấm kính vĩ đại trong Quảng Trường.
Chứng từ video được tán thưởng nhất là chứng từ của Cha José Maria di Paola, biệt danh là Pepe, một linh mục làm việc trong những xóm nghèo tại Argentina.
“Trong xứ sở của tôi, những favelas[slums] --(khu nhà ổ chuột)—được gọi là villas (biệt thự), và trong biệt thự của tôi, 60,000 người ở, “ linh mục giải thích, khi màng kính chiếu ra những hình ảnh ngài đang chơi bóng đá với các em nhỏ trong biệt thự, ngài đang cử hành Thánh Lễ và tham gia cuộc kiệu.”
Có tình trạng người ở chen chút, thất nghiệp, thiếu việc làm, những vấn đề di dân và giới trẻ mắc nạn nghiền hút và bạo lực,” ngài nói. “ Nhiệm vụ chúng tôi là đưa ra một đề nghị từ Tin Mừng. Có nhiều vấn đề, nhưng đức tin Công giáo thì rất lớn.
Trong chính nơi rất nghèo này, với rất nhiều sự bất bình đẳng, chúng tôi sống đức tin chúng tôi và, với tư cách linh nục, chúng tôii cảm thấy hạnh phúc được phát triển đức tin chúng tôi ở đây.”
Con cái Thiên Chúa
Các gia đình cũng tham gia những cử hành lễ bế mạc. Người cha của gia đình Heereman từ Đức Quốc tường thuật rằng hằng đêm ông nói với Chúa, “Lạy Chúa, con của con là của Chúa. Nếu Chúa muốn, xin hãy bắt chúng nó hết.”
Thật sự, sáu đứa con của ông đang phục vụ Chúa trong một sư đa dạng khả năng: một linh mục, một chủng sinh, một cô gái thánh hiến đời, hai con trai lập gia đình và một cô con gái ở độc thân.
Người cha nói với đám đông về niềm vui ông cảm thấy khi được tin đứa con trai muốn làm linh mục.
“Tôi luôn luôn muốn nó làm linh mục,” ông nói cách xúc động đang khi chỉ tới người con của ông. Và ông kết thúc bằng cách kêu gọi các thính giả của mình phải nâng đỡ những ơn gọi của con cái mình. “Nếu các bạn để con cái các bạn chọn con đường Kitô hữu của chúng, tức là các bạn làm một sự chọn lựa tốt.”
“Con người không hiểu rõ một ơn gọi đến từ đâu. Đó luôn luôn là một ân huệ không thể tả,” ông nói thêm.
Cuối đêm canh thức, ZENIT nói với Nina, cô gái hiến thánh của gia đình này. “ Tôi cảm tạ Chúa vì ơn gọi làm linh mục của hai người anh tôi bởi vì ở Đức Quốc, xứ sở chúng tôi đang sống, điều này không bình thường, nhưng lại rất cần,” cô nói.
Kết thúc với sự cầu nguyện
Đêm canh thức kết thúc sứi sự chầu Thánh Thể và phép lành, do Đức Thánh Cha chủ sự.
Như vậy Năm Linh Mục tới những lúc kết thúc của nó trong cũng một sự sáng như nó bắt đầu: với sự Đức Giáo Hoàng mời các canh em linh mục của ngài đến với Chúa Kitô.
Trong thơ Đức Thánh Cha công bố năm thánh, ngài viết: “Các linh mục thân yêu, Chúa Kitô trông đợi anh em. Theo những bước chân của Cha Sở họ Ars, hãy để anh em được Cha làm say đắm mình. Bằng cách này, anh em cũng sẽ là, đối với thế giới trong thời đại chúng ta, những vị sứ giả hy vọng, hòa giải và hòa bình!”
VATICAN (Zenit.org).-Một hinh ảnh của quan thầy mới được công bố của tất cả các linh mục, được treo trên nơi Cung Thánh Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và 15,000 linh mục đồng tế kết thúc Năm Linh Mục với một Thánh Lễ mừng kính Thánh Tâm.
Quảng Trường Thánh Pherô có rất nhiều hàng linh mục mặc- trắng từ mọi góc độ, với khoảng hơn 80 hồng y và 350 tổng giám mục và giám mục.
Các linh mục bắt đầu đi thành hàng một, lúc 7:30 sáng để tham dự Thánh Lễ 10 sáng—hàng ngàn linh mục đã đến Roma dự ba ngày kết thúc các cử hành bế mạc hôm nay. Lúc 8:30, đoàn kiệu khởi hành, và 15 phút sau, các chuông Vương Cung Thánh Pherô báo tin sự chuẩn bị cuối cùng cho Thánh Lễ
Các bài thánh thi và những bản văn ám chỉ ơn gọi linh mục cho phép hàng ngàn linh mục đồng tế và những người tham dự trong biến cố này tĩnh tâm trước khi cử hành Thánh Thể.
Như tập quán dành cho những biến cố này, phụng vụ được thực hành trong nhiều thứ tiếng, với những bài đọc tập trung vào chủ đề Chúa Chiên Lành.
Khi tiến hành Thánh Lễ, với khí hậu nóng bức của cuối mùa xuân tại Roma như nước đổ lá khoai trên các linh mục, nhưng còn môt bầu khí cầu nguyện và tỉnh tâm vì các ngài chuẩn bị lập lại những lời hứa khi chịu chức, sau bài giảng của Đức Thánh Cha.
Những lời của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đầy khích lệ cho các linh mục. Đức Giám Mục thành Roma nói với các linh mục rằng chức linh mục là “một ân huệ giấu kín trong ’trong những bình sành’ luôn cách mói mẻ, cả khi ở giữa sự yếu đuối con người, làm cho tình yêu [của Chúa] hiện diện cụ thể trong thế giới này.”
Sự trở lại
ZENIT nói với môt số ít trong hàng ngàn linh mục đến Rome bế mạc năm của các ngài.
Cha Thomas Surlis, thuộc Giáo Phận Achonry, Ireland, nói với chúng tôi rằng một trong các phương diện mà ngài xem xét hơn hết trong những ngày này là chức linh mục “không những là một công việc mà còn là môt ơn gọi và một căn tính sâu sắc.”
Linh mục cũng qui chiếu về tình huống khó khăn của hàng giáo sĩ trong xứ của ngài, nơi gương xấu lạm dụng tình dục do các linh mục là đặc biệt mãnh liệt. “Tương lại là một cái gì bất ổn. Tuy nhiên, nhiều giáo dân bằng lòng với các linh mục của mình. Luôn luôn có hy vong cho tương lai bởi vì Chúa Giêsu ở với chúng ta”.
Cha Armando Cruz Ventura, thuộc Giáo Phận San Miguel, El Salvador, suy tư rằng trong những ngày hợp mặt này “chúng tôi đã nói chúng tôi hãnh diện vì là người Công Giáo và thỏa mãn dường nào vì được đến Tảng Đá Phêrô để xác nhận rằng Giáo Hội mở những cửa cho sự sống và cho hy vọng!”
Cha Alejandro Bertolini thuộc Giáo Phận San Isidro, Argentina, nói rằng hoa quả lớn nhất năm thánh mang đến cho sự sống này là sự trở lại cá nhân.” Một năm “cho phép tôi sờ mó được những dấu chỉ của thời đại.”
Trận chiến các phương tiện này chống lại Giáo Hội, như là hậu quả tội lỗi của Giáo Hội, bắt tôi suy nghĩ và ở hài hòa không những với Giáo Hội mà với những nạn nhân,” ngài nói, khẳng định rằng điều này cần thiết đem tới một sự trở lại.
Cuối Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phó dâng các linh mục thế giới cho Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp làm cho các linh mục nên xứng đáng với “ơn gọi cao cả” của mình và phù trợ các ngài khỏi những “chước của Quỉ Dữ.”
“Không những với lời nói nhưng với đời sống chúng con,” ngài cầu nguyện, “ chúng con muốn lập lại cách khiêm tốn, ngày qua ngày, “câu con ở đây” của chúng con.
Canh thức
Dầu buổi lễ hôm nay là biến cố cuối cùng kết túc các nghi thức, canh thức đêm Thứ Năm trong Quảng Trương Thánh Phêrô cũng được đánh dấu bằng những lúc sầu thảm.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tham dự canh thức, trả lời những câu hỏi không chuẩn bị trước và khuyến khích các linh mục trong ơn gọi của các ngài.
Đó cũng là một dịp may cho chứng từ của các linh mục thường để khuyến khích các anh em các ngài. Một số chứng từ được nói tại chỗ; những chứng từ khác được truyền qua video trên những tấm kính vĩ đại trong Quảng Trường.
Chứng từ video được tán thưởng nhất là chứng từ của Cha José Maria di Paola, biệt danh là Pepe, một linh mục làm việc trong những xóm nghèo tại Argentina.
“Trong xứ sở của tôi, những favelas[slums] --(khu nhà ổ chuột)—được gọi là villas (biệt thự), và trong biệt thự của tôi, 60,000 người ở, “ linh mục giải thích, khi màng kính chiếu ra những hình ảnh ngài đang chơi bóng đá với các em nhỏ trong biệt thự, ngài đang cử hành Thánh Lễ và tham gia cuộc kiệu.”
Có tình trạng người ở chen chút, thất nghiệp, thiếu việc làm, những vấn đề di dân và giới trẻ mắc nạn nghiền hút và bạo lực,” ngài nói. “ Nhiệm vụ chúng tôi là đưa ra một đề nghị từ Tin Mừng. Có nhiều vấn đề, nhưng đức tin Công giáo thì rất lớn.
Trong chính nơi rất nghèo này, với rất nhiều sự bất bình đẳng, chúng tôi sống đức tin chúng tôi và, với tư cách linh nục, chúng tôii cảm thấy hạnh phúc được phát triển đức tin chúng tôi ở đây.”
Con cái Thiên Chúa
Các gia đình cũng tham gia những cử hành lễ bế mạc. Người cha của gia đình Heereman từ Đức Quốc tường thuật rằng hằng đêm ông nói với Chúa, “Lạy Chúa, con của con là của Chúa. Nếu Chúa muốn, xin hãy bắt chúng nó hết.”
Thật sự, sáu đứa con của ông đang phục vụ Chúa trong một sư đa dạng khả năng: một linh mục, một chủng sinh, một cô gái thánh hiến đời, hai con trai lập gia đình và một cô con gái ở độc thân.
Người cha nói với đám đông về niềm vui ông cảm thấy khi được tin đứa con trai muốn làm linh mục.
“Tôi luôn luôn muốn nó làm linh mục,” ông nói cách xúc động đang khi chỉ tới người con của ông. Và ông kết thúc bằng cách kêu gọi các thính giả của mình phải nâng đỡ những ơn gọi của con cái mình. “Nếu các bạn để con cái các bạn chọn con đường Kitô hữu của chúng, tức là các bạn làm một sự chọn lựa tốt.”
“Con người không hiểu rõ một ơn gọi đến từ đâu. Đó luôn luôn là một ân huệ không thể tả,” ông nói thêm.
Cuối đêm canh thức, ZENIT nói với Nina, cô gái hiến thánh của gia đình này. “ Tôi cảm tạ Chúa vì ơn gọi làm linh mục của hai người anh tôi bởi vì ở Đức Quốc, xứ sở chúng tôi đang sống, điều này không bình thường, nhưng lại rất cần,” cô nói.
Kết thúc với sự cầu nguyện
Đêm canh thức kết thúc sứi sự chầu Thánh Thể và phép lành, do Đức Thánh Cha chủ sự.
Như vậy Năm Linh Mục tới những lúc kết thúc của nó trong cũng một sự sáng như nó bắt đầu: với sự Đức Giáo Hoàng mời các canh em linh mục của ngài đến với Chúa Kitô.
Trong thơ Đức Thánh Cha công bố năm thánh, ngài viết: “Các linh mục thân yêu, Chúa Kitô trông đợi anh em. Theo những bước chân của Cha Sở họ Ars, hãy để anh em được Cha làm say đắm mình. Bằng cách này, anh em cũng sẽ là, đối với thế giới trong thời đại chúng ta, những vị sứ giả hy vọng, hòa giải và hòa bình!”
Đức Giáo Hoàng: Hãy sẵn sàng hái những hoa quả của Năm Linh Mục
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:39 14/06/2010
Ngài chỉ Chứng từ của vị Tử đạo BaLan và của Thánh Gioan Vianney
VATICAN ( Zenit.org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói không thể đo được tất cả lợi ích của Năm Linh Mục, nhưng người chắc chắn sẽ thấy những hoa quả của nó,
Hôm Chúa Nhật 13 tháng 6 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa, Đức Giáo Hoàng suy niệm về Năm Linh Mục kết thúc hôm thứ Sáu.
Ngài nói những cử hành bế mạc tại Roma với khoảng 15,000 linh mục từ khắp thế giới là “những ngày không thể quên được.”
“Do đó, hôm nay,” Đức Thánh Cha nói, “Tôi muốn tạ ơn Chúa vì tất cả những sự lành đã đến cho Giáo Hội phổ quát năm nay. Không ai có thể đo lường chúng nhưng chắc chắn họ thấy chúng và còn hơn nữa họ sẻ thấy những hoa quả của chúng.”
Đức Giáo Hoàng phản chiếu sự kiện năm thánh kết thúc với lễ trọng ngày Thứ Sáu kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, theo truyền thống là “ngày thánh hóa linh mục.”
“Thời gian này sự đó là cũng vậy một cách rất đăc biệt,” ngài nói. “Trên thực tế, hỡi các bạn thân yêu, linh mục là một ân huệ từ Trái Tim Chúa Kitô: một ân huệ cho Giáo Hội và cho thế giới. Từ Trái Tim của Con Thiên Chúa, tràn đầy đức ái, chảy ra mọi ơn lành của Giáo Hội, và một cách đặc biệt đó là nguồn gốc mọi ơn gọi của những người nam là những kẻ, bị khuất phục bởi Chúa Giêsu, bỏ mọi sự để hiến mình hoàn toàn phục vụ người ta, theo gương Đấng Chăn Chiên Lành.
“Linh mục được đào tạo bởi chính đức ái của Chúa Kitô, tình yêu này thúc đẩy Người thí mạng cho các bạn hữu mình và cũng tha thứ những kẻ thù của mình nữa. Vì lẽ này các linh mục của Người là những kẻ xây dựng đầu tiên văn minh tình yêu.”
Trong tình yêu
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc tới gương mãu của năm Linh Mục, được công bố hôm thứ Sáu là quan thầy của tất cả các linh mục: Thánh Gioan Vianney.
“Không cần thêm những lời nói cho điều đã được nói về ngài trong những tháng qua,” Đức Giáo Hoàng nói. “Nhưng sự cầu bàu của ngài phải đồng hành chúng ta từ nay về sau. Mong sao kinh nguyện của ngài, ‘Kinh Tình Yêu “của ngài, mà chúng ta đã đọc rất nhiều lần trong Năm Linh Mục, tiếp tục nuôi dưỡng sự hội đàm của chúng ta với Chúa.”
Đức Giám Mục thành Roma tiếp tục đề nghị một linh mục-mẫu khác: Cha jerzy Popieluszko, đấng được phong chân phước ngày 6 tháng 6 tại Ba lan quê hương của ngài.
“ Cha thực thi thừa tác vụ quảng đại và can đảm của ngài cùng với những kẻ làm việc cho quyền tự do, cho việc phục vụ sự sông và giá trị sự sống, “ Đức Giáo Hoàng nói về Cha Popieluszko. “ Công tác của ngài trong việc phục vụ sự tốt lành và chân lý là một dấu đối nghịch với chế độ quản trị nước Balan lúc đó.Tình yêu Thánh Tâm Chúa Kitô dẫn ngài tới chỗ thí mạng sống mình, và chứng từ của ngài là hột giống của một mùa xuân mới trong Giáo Hội và xã hội.”
Xây dựng, đổi mới
Đức Thánh Cha tiếp tục đề nghị rằng một sự nhìn tới lịch sử chứng tỏ “ rất nhiều trang đổi mới thiêng liêng và xã hội đích thục đã được viết bởi sự đóng góp của các linh mục Công Giáo, chỉ được cổ vũ bởi lòng ham mê Tin Mừng và tình yêu con người, yêu sự tự do tôn giáo và dân sự thật của con người.
“Biết bao sáng kiến của sự thăng tiến nhân bản đã bắt đầu trong trực giác của một tái tim linh mục!”
“Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng cách phó thác các linh mục thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, “hầu nhờ quyền năng Tin Mừng các linh mục có thể tiếp tục xây dựng trong mọi nơi văn minh tình yêu.”
VATICAN ( Zenit.org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói không thể đo được tất cả lợi ích của Năm Linh Mục, nhưng người chắc chắn sẽ thấy những hoa quả của nó,
Hôm Chúa Nhật 13 tháng 6 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa, Đức Giáo Hoàng suy niệm về Năm Linh Mục kết thúc hôm thứ Sáu.
Ngài nói những cử hành bế mạc tại Roma với khoảng 15,000 linh mục từ khắp thế giới là “những ngày không thể quên được.”
“Do đó, hôm nay,” Đức Thánh Cha nói, “Tôi muốn tạ ơn Chúa vì tất cả những sự lành đã đến cho Giáo Hội phổ quát năm nay. Không ai có thể đo lường chúng nhưng chắc chắn họ thấy chúng và còn hơn nữa họ sẻ thấy những hoa quả của chúng.”
Đức Giáo Hoàng phản chiếu sự kiện năm thánh kết thúc với lễ trọng ngày Thứ Sáu kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, theo truyền thống là “ngày thánh hóa linh mục.”
“Thời gian này sự đó là cũng vậy một cách rất đăc biệt,” ngài nói. “Trên thực tế, hỡi các bạn thân yêu, linh mục là một ân huệ từ Trái Tim Chúa Kitô: một ân huệ cho Giáo Hội và cho thế giới. Từ Trái Tim của Con Thiên Chúa, tràn đầy đức ái, chảy ra mọi ơn lành của Giáo Hội, và một cách đặc biệt đó là nguồn gốc mọi ơn gọi của những người nam là những kẻ, bị khuất phục bởi Chúa Giêsu, bỏ mọi sự để hiến mình hoàn toàn phục vụ người ta, theo gương Đấng Chăn Chiên Lành.
“Linh mục được đào tạo bởi chính đức ái của Chúa Kitô, tình yêu này thúc đẩy Người thí mạng cho các bạn hữu mình và cũng tha thứ những kẻ thù của mình nữa. Vì lẽ này các linh mục của Người là những kẻ xây dựng đầu tiên văn minh tình yêu.”
Trong tình yêu
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc tới gương mãu của năm Linh Mục, được công bố hôm thứ Sáu là quan thầy của tất cả các linh mục: Thánh Gioan Vianney.
“Không cần thêm những lời nói cho điều đã được nói về ngài trong những tháng qua,” Đức Giáo Hoàng nói. “Nhưng sự cầu bàu của ngài phải đồng hành chúng ta từ nay về sau. Mong sao kinh nguyện của ngài, ‘Kinh Tình Yêu “của ngài, mà chúng ta đã đọc rất nhiều lần trong Năm Linh Mục, tiếp tục nuôi dưỡng sự hội đàm của chúng ta với Chúa.”
Đức Giám Mục thành Roma tiếp tục đề nghị một linh mục-mẫu khác: Cha jerzy Popieluszko, đấng được phong chân phước ngày 6 tháng 6 tại Ba lan quê hương của ngài.
“ Cha thực thi thừa tác vụ quảng đại và can đảm của ngài cùng với những kẻ làm việc cho quyền tự do, cho việc phục vụ sự sông và giá trị sự sống, “ Đức Giáo Hoàng nói về Cha Popieluszko. “ Công tác của ngài trong việc phục vụ sự tốt lành và chân lý là một dấu đối nghịch với chế độ quản trị nước Balan lúc đó.Tình yêu Thánh Tâm Chúa Kitô dẫn ngài tới chỗ thí mạng sống mình, và chứng từ của ngài là hột giống của một mùa xuân mới trong Giáo Hội và xã hội.”
Xây dựng, đổi mới
Đức Thánh Cha tiếp tục đề nghị rằng một sự nhìn tới lịch sử chứng tỏ “ rất nhiều trang đổi mới thiêng liêng và xã hội đích thục đã được viết bởi sự đóng góp của các linh mục Công Giáo, chỉ được cổ vũ bởi lòng ham mê Tin Mừng và tình yêu con người, yêu sự tự do tôn giáo và dân sự thật của con người.
“Biết bao sáng kiến của sự thăng tiến nhân bản đã bắt đầu trong trực giác của một tái tim linh mục!”
“Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng cách phó thác các linh mục thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, “hầu nhờ quyền năng Tin Mừng các linh mục có thể tiếp tục xây dựng trong mọi nơi văn minh tình yêu.”
Top Stories
Vietnam: Provincial government tightens its grip on freedom of religion
Emily Nguyen
06:36 14/06/2010
Catholic students in Vinh have been expressing discontentment and at the government's latest move to restrict their freedom of a religion.
The students at the College of Higher Teacher Education of Vinh city, Nghe An province have made headlines when being asked on April 5 to sign an 6 article agreement caled "Pledge form" by the People's Committee of Nghe An in which the students would have to be bound by a set of rules governning them in various security and safety issues.
The agreement however contains article #3 which many views as unconstitutional and prejudice against Catholics, saying the students would have to abandon " illegal partipication in religious activities and gathering for activites at residential address which affects public order safety and local ordinances". Many students refused to sign, saying this article specifically puts their rights to practice religion at risk and in violation of Article 70 of Vietnam's Constitution which states " Citizens have the right to freedom of belief and religion, and may practise or not practise any religion. All religions are equal before the law.
Public places of religious worship are protected by law No one has the right to infringe on the freedom of faith and religion or to take advantage of the latter to violate State laws and policies."
But the follow up letter from the college's Administration Office signed by President Pham Ba Thang, dated Jun 3 sent to the College, suggesting the school officials to put "Average" on the box where the students' performance on behavior /conduct would be rated by school officials has caused much concerns and outrage among those who refused to sign in agreement with the Committee's demand on the said Article which many interpret as gross depletion of their fundamental human and religious rights.
The Catholic students of Vinh diocese have been well known to the public for their zealous devotion to their faith and to their fellow Christians when crisis arising. During the Dong Chiem incident early this year, a group of Vinh college students who were studying in Hanoi had been instrumental in bringing emotional support and food supply to the battered parishioners and priests. They walked for miles to get to Dong Chiem, visited the lonely, vulnerable elderly and children who became victimized by the police retaliation and abuse. They also re erected the bamboo cross on top of Mount Tho for the parish, after the concrete crucifix was blown up by military forces before dawn on Jan 6. Many of them had become subject for harassment, illegal search (without warrant) and confiscation, arrest and brutal attacks such as Tran Van Son, Pham Van Phung, Tran Van Phung. Severely beaten into unconsciousness and left for death in the open field on his way home from visiting fellow Catholics in Dong Chiem was Vu Hoang Quang, student of College of Finance who to date is still suffering from laceration of his small intestine membrane that he had to abandon his study for medical treatment. Most recently was the mysterious disappearance from Jun 6- Jun 13 of Nguyen thi Bich Hanh, the college graduate of Vinh origin who got fired from her teaching job in Quang Nam province for encouraging her students to seek correct and truthful information from the internet regarding history.
The harassment originated from deep hatred for these student advocates for human and religious rights had ultimately escalated up to the point that a groups of students from the College of Education had to stop going to Church which is located quite far from their dormitory for fear that they would be attacked and assaulted again by the same thugs who were previously sent out by the police to specifically target this brave student body since Dong Chiem incident. To make up for Church service, they organized regular bible study and prayer sessions at a parishioner's home nearby. This alternative form of religious practice is now being threatened to come to an end with the government new tactic unless the Church's leadership speaking out. In an interview given to Radio Free Asia by student Nguyen Thi Kieu who refused to sign on the pledge form, this punitive action would imply certain consequences for these students in getting hired by potential employers, regardless of their academic achievements.
Also during the RFA's interview, Tran Huu Duc, another student who protested the government's pledge form had reviewed that Fr. Anthony Pham Dinh Phung, Advisor to the Catholic student body in Vinh had offered them with emotional and spiritual support by saying " You should not be afraid. Praying for social evils is the right thing to do. They are just trying to put pressure on you all"
Asked if he has anything to ask of the Pope, Duc would like to tell his Holiness that despite recent incidents within the Church, the Vietnamese Catholic youth like to pledge their absolute loyalty to the Universal Church. "I hope the Church will both a strict mother who offers guidance to her children, and a loving mother who's willing to listen to her young children's cry for help. I also wish for him to pay closer attention to Vietnam the country and the Church, In the same spirit, I say most Vietnamese Catholic youth and faithful would like one day his Holiness will pay a visit to our country to see for himself and understand the tragic situation in Vietnam nowadays, to reinforce the faithful's trust in the Mother Church. Last but not least we are begging for the Holy Father's special prayer for our country and our Church in Vietnam".
The students at the College of Higher Teacher Education of Vinh city, Nghe An province have made headlines when being asked on April 5 to sign an 6 article agreement caled "Pledge form" by the People's Committee of Nghe An in which the students would have to be bound by a set of rules governning them in various security and safety issues.
The agreement however contains article #3 which many views as unconstitutional and prejudice against Catholics, saying the students would have to abandon " illegal partipication in religious activities and gathering for activites at residential address which affects public order safety and local ordinances". Many students refused to sign, saying this article specifically puts their rights to practice religion at risk and in violation of Article 70 of Vietnam's Constitution which states " Citizens have the right to freedom of belief and religion, and may practise or not practise any religion. All religions are equal before the law.
Public places of religious worship are protected by law No one has the right to infringe on the freedom of faith and religion or to take advantage of the latter to violate State laws and policies."
But the follow up letter from the college's Administration Office signed by President Pham Ba Thang, dated Jun 3 sent to the College, suggesting the school officials to put "Average" on the box where the students' performance on behavior /conduct would be rated by school officials has caused much concerns and outrage among those who refused to sign in agreement with the Committee's demand on the said Article which many interpret as gross depletion of their fundamental human and religious rights.
The Catholic students of Vinh diocese have been well known to the public for their zealous devotion to their faith and to their fellow Christians when crisis arising. During the Dong Chiem incident early this year, a group of Vinh college students who were studying in Hanoi had been instrumental in bringing emotional support and food supply to the battered parishioners and priests. They walked for miles to get to Dong Chiem, visited the lonely, vulnerable elderly and children who became victimized by the police retaliation and abuse. They also re erected the bamboo cross on top of Mount Tho for the parish, after the concrete crucifix was blown up by military forces before dawn on Jan 6. Many of them had become subject for harassment, illegal search (without warrant) and confiscation, arrest and brutal attacks such as Tran Van Son, Pham Van Phung, Tran Van Phung. Severely beaten into unconsciousness and left for death in the open field on his way home from visiting fellow Catholics in Dong Chiem was Vu Hoang Quang, student of College of Finance who to date is still suffering from laceration of his small intestine membrane that he had to abandon his study for medical treatment. Most recently was the mysterious disappearance from Jun 6- Jun 13 of Nguyen thi Bich Hanh, the college graduate of Vinh origin who got fired from her teaching job in Quang Nam province for encouraging her students to seek correct and truthful information from the internet regarding history.
The harassment originated from deep hatred for these student advocates for human and religious rights had ultimately escalated up to the point that a groups of students from the College of Education had to stop going to Church which is located quite far from their dormitory for fear that they would be attacked and assaulted again by the same thugs who were previously sent out by the police to specifically target this brave student body since Dong Chiem incident. To make up for Church service, they organized regular bible study and prayer sessions at a parishioner's home nearby. This alternative form of religious practice is now being threatened to come to an end with the government new tactic unless the Church's leadership speaking out. In an interview given to Radio Free Asia by student Nguyen Thi Kieu who refused to sign on the pledge form, this punitive action would imply certain consequences for these students in getting hired by potential employers, regardless of their academic achievements.
Also during the RFA's interview, Tran Huu Duc, another student who protested the government's pledge form had reviewed that Fr. Anthony Pham Dinh Phung, Advisor to the Catholic student body in Vinh had offered them with emotional and spiritual support by saying " You should not be afraid. Praying for social evils is the right thing to do. They are just trying to put pressure on you all"
Asked if he has anything to ask of the Pope, Duc would like to tell his Holiness that despite recent incidents within the Church, the Vietnamese Catholic youth like to pledge their absolute loyalty to the Universal Church. "I hope the Church will both a strict mother who offers guidance to her children, and a loving mother who's willing to listen to her young children's cry for help. I also wish for him to pay closer attention to Vietnam the country and the Church, In the same spirit, I say most Vietnamese Catholic youth and faithful would like one day his Holiness will pay a visit to our country to see for himself and understand the tragic situation in Vietnam nowadays, to reinforce the faithful's trust in the Mother Church. Last but not least we are begging for the Holy Father's special prayer for our country and our Church in Vietnam".
Vietnam: Le cardinal-archevêque de Saigon précise la teneur de ses entretiens avec de hauts responsables romains au sujet de la situation de l’Eglise du Vietnam.
Eglises d'Asie
09:59 14/06/2010
Eglises d’Asie, 14 juin 2010 – A l’issue de son récent séjour à Rome, du 30 mai au 3 juin 2010, le cardinal-archevêque de Saigon, Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, avait déjà fait connaître dans un premier communiqué (1), l’essentiel de la teneur de ses entretiens avec trois hauts responsables romains au sujet de la situation de l’Eglise du Vietnam après l’acceptation de la démission de l’archevêque de Hanoi par le Souverain pontife. Revenu au Vietnam le 8 juin dernier, après un court séjour aux Etats-Unis, à deux reprises et dans des termes à peu près identiques, il a précisé et complété le premier compte rendu à l’intention de l’Eglise du Vietnam, dans un communiqué mis en ligne sur le site Internet de la Conférence épiscopale (2), et dans une interview publiée sur le site de l’archidiocèse de Saigon (3). Nous traduisons ci-dessous l’essentiel de ce dernier texte.
(…) Eminence, pouvez-vous nous dire quel était le but de votre voyage ?
Card. J.-B. Pham Minh Mân: Un certain nombre d’opinions diffusées sur le réseau Internet ou transmis de bouche à oreille ont semé bouleversement et trouble à l’intérieur de la communauté catholique et dans la société. Ainsi, certains attribuent la responsabilité [de l’affaire de la démission de l’archevêque de Hanoi - NdT] à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. On a parlé de l’existence d’un accord passé avec la Secrétairerie d’État, de connivence avec quelques personnalités d’Eglise pour des raisons d’intérêt personnel, de la naïveté du Vatican… Un groupe d’évêques m’a donc proposé d’aller à la recherche de la « vraie » vérité face aux rumeurs et aux pseudo-vérités afin de ramener le calme au sein de la communauté ecclésiale comme de la société.
Pourriez-vous nous informer du déroulement de votre visite ?
J’ai quitté Saigon dans l’après-midi du 30 mai 2010 et suis arrivé à Rome dans la matinée du 31 mai. Ce jour même, je me suis entretenu avec les prêtres, religieux et fidèles vietnamiens envoyés par moi poursuivre des études à Rome. Dans la matinée du lendemain, je me suis entretenu pendant près d’une heure avec Mgr Dominique Mamberti, secrétaire pour les relations avec les Etats à la Secrétairerie d’Etat, puis avec Mgr Ettore Ballestrero, son adjoint, également pendant une heure. Dans l’après-midi du même jour, je suis allé rendre visite au cardinal Roger Etchegaray, toujours en traitement après sa fracture du fémur. Le 2 juin, j’ai rencontré le cardinal Ivan Dias, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Notre rencontre a duré une heure et demie. L’après-midi a été consacrée à des entrevues avec des prêtres et religieux vietnamiens travaillant au Vatican.
Pourrions-nous connaître la teneur de vos entretiens au cours de ce voyage ?
Lors de mon entrevue à la Secrétairerie d’Etat, après avoir entendu mon exposé sur la situation créée par les rumeurs en question, Mgr Mamberti m’a parlé de la mission du département chargé des relations avec les Etats, qui est de servir au mieux les intérêts de l’Eglise locale et universelle dans le respect de la volonté des personnes. Mgr Ballestrero m’a expliqué que, dans la mise en œuvre de cette orientation, son service écoutait attentivement et respectait le point de vue de la personne concernée ainsi que son rôle dans la société. Il tenait compte de sa fonction comme de son rôle dans la société. Le prélat m’a informé que lorsque son service avait communiqué au gouvernement vietnamien, comme il en avait la mission, la décision du Saint-Père d’accepter la demande de démission de Mgr Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi pour raison de santé, il avait clairement fait savoir à ses interlocuteurs que le Saint-Père avait pris cette décision afin de respecter la volonté intrinsèque de celui qui avait dicté cette demande.
(…) Le cardinal Roger Etchegaray a déclaré être au courant du trouble causé par les rumeurs au sujet de l’archevêque de Hanoi. « Nous nous sommes accordés sur le fait qu’il fallait écouter attentivement la voix du peuple de Dieu », a-t-il dit. J’ai répondu pour ma part que, de plus, ceux qui conduisaient le peuple de Dieu devaient aussi prêter attention à ce que le Saint Esprit voulait leur dire à travers la voix du peuple de Dieu. C’est ainsi que l’on réalise fidèlement la volonté de Dieu et que l’on peut accompagner et guider les fidèles sur le chemin de Dieu. Au cardinal Etchegaray qui me demandait si je rencontrerai le pape, j’ai répondu que la Secrétairerie d’Etat et la Congrégation pour l’évangélisation des peuples m’avaient déjà suffisamment aidé à connaître la vérité. Je ne voulais pas déranger le Saint-Père déjà suffisamment occupé par tant d’autres affaires et problèmes.
Lors de ma visite à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, après m’avoir écouté, le cardinal Ivan Dias m’a expliqué le rôle de sa Congrégation et les orientations de son travail. Tout en servant les intérêts de l’Eglise, la Congrégation s’efforce d’écouter attentivement et de respecter la volonté et la personnalité de l’intéressé. Lui-même rend compte de la situation et de son évolution en permanence au Saint-Père et échange avec lui afin que celui-ci puisse réfléchir, prier et décider. Avant de prendre sa décision, le Saint-Père a écouté attentivement l’archevêque de Hanoï. C’est par respect pour la volonté intrinsèque de Mgr Ngô Quang Kiêt qu’il a accepté sa demande de démission. De plus, une expérience de plus de trente ans d’action diplomatique en de nombreux pays comme le Vietnam, a appris au cardinal Dias à prendre en considération la mission des évêques. Au Vietnam aujourd’hui, elle consiste à annoncer l’Evangile, à conduire les fidèles dans la lumière de la foi, et à édifier une Eglise unie dans la charité fraternelle. Il a conseillé aux catholiques vietnamiens répandus à travers le monde entier de prier avec assiduité la Vierge de La Vang, reine de la paix. Le 29 mai 2010, le cardinal avait rencontré le Saint-Père, lui avait exposé la situation de l’Eglise au Vietnam et lui avait même annoncé ma prochaine arrivée à Rome pour y rencontrer les responsables de deux congrégations.
Pouvons-nous connaître les conclusions que vous tirez de ce voyage ?
Ce voyage m’a permis d’élargir mon expérience pastorale sur les points suivants:
1.) Face aux problèmes qui peuvent surgir, la tâche du pasteur est d’écouter attentivement, de chercher à comprendre, d’accompagner et de guider le peuple de Dieu à la suite de Jésus, maître de l’Histoire, sur le chemin d’amour qui conduit à l’abondance de vie du Ressuscité. Le pasteur doit garder en lui la certitude que seule la foi, l’espérance et la charité, et surtout la grâce de Dieu par la sagesse, la force et la communion, lui permettront de conduire d’une main ferme le vaisseau de l’Eglise, traversant toutes les tempêtes, quelles que soient les époques.
2.) En toutes circonstances, dans la paix ou dans l’épreuve, il faut, avec persévérance, se tenir sous la lumière et l’amour salutaire du Seigneur. Seule la parole de Dieu est lumière véritable. Ce que pensent les hommes passera. Mais la sagesse de Dieu s’élève au-dessus de celle des hommes, de même que le Ciel est éloigné de la Terre.
3.) La personnalité humaine est composée de trois éléments: l’hérédité, l’environnement (famille, école, communauté sociale, Eglise), et la conscience ou libre volonté. Selon ce principe, lorsque la communauté des croyants se trouve dans une situation telle que l’entente et l’unité lui font défaut, qu’un certain nombre de fidèles se laissent entraîner par les usages du monde ou qu’ils laissent leur ferveur se refroidir, leurs pasteurs ont une part de responsabilité… Ils auraient dû éduquer, former et épauler leurs fidèles de telle sorte qu’ils sachent prendre la Parole de Dieu comme fondement pour édifier chaque jour davantage leurs familles, leurs communautés ecclésiales et sociales.
4.) Enfin, ces rencontres et ces entretiens m’ont aidé à retrouver la paix et m’ont convaincu encore davantage de la justesse de la pastorale adoptée par notre diocèse. Plus concrètement, comme je l’ai dit dans les « propos du passeur » (4) que j’ai adressés à la famille diocésaine pour le mois de juin; en nous conformant à la voie indiquée par le Seigneur et par l’Eglise, nous ne nous écartons pas de notre religion, nous ne la trahissons pas, même si certains l’imaginent (…).
(1) Voir dépêche EDA diffusée le 4 juin 2010
(2) http://hdgmvietnam.org/toi-nghe-thay-va-hoc-duoc-gi-tu-nhung-cuoc-gap-go-voi-bo-ngoai-giao-va-bo-truyen-giao-cua-vatican/1871.63.8.aspx
(3) http://www.tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20100612/5281
(4) Il s’agit d’une lettre mensuelle adressée par le cardinal à son diocèse.
(Source: Eglises d'Asie, 14 juin 2010)
(…) Eminence, pouvez-vous nous dire quel était le but de votre voyage ?
Card. J.-B. Pham Minh Mân: Un certain nombre d’opinions diffusées sur le réseau Internet ou transmis de bouche à oreille ont semé bouleversement et trouble à l’intérieur de la communauté catholique et dans la société. Ainsi, certains attribuent la responsabilité [de l’affaire de la démission de l’archevêque de Hanoi - NdT] à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. On a parlé de l’existence d’un accord passé avec la Secrétairerie d’État, de connivence avec quelques personnalités d’Eglise pour des raisons d’intérêt personnel, de la naïveté du Vatican… Un groupe d’évêques m’a donc proposé d’aller à la recherche de la « vraie » vérité face aux rumeurs et aux pseudo-vérités afin de ramener le calme au sein de la communauté ecclésiale comme de la société.
Pourriez-vous nous informer du déroulement de votre visite ?
J’ai quitté Saigon dans l’après-midi du 30 mai 2010 et suis arrivé à Rome dans la matinée du 31 mai. Ce jour même, je me suis entretenu avec les prêtres, religieux et fidèles vietnamiens envoyés par moi poursuivre des études à Rome. Dans la matinée du lendemain, je me suis entretenu pendant près d’une heure avec Mgr Dominique Mamberti, secrétaire pour les relations avec les Etats à la Secrétairerie d’Etat, puis avec Mgr Ettore Ballestrero, son adjoint, également pendant une heure. Dans l’après-midi du même jour, je suis allé rendre visite au cardinal Roger Etchegaray, toujours en traitement après sa fracture du fémur. Le 2 juin, j’ai rencontré le cardinal Ivan Dias, préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. Notre rencontre a duré une heure et demie. L’après-midi a été consacrée à des entrevues avec des prêtres et religieux vietnamiens travaillant au Vatican.
Pourrions-nous connaître la teneur de vos entretiens au cours de ce voyage ?
Lors de mon entrevue à la Secrétairerie d’Etat, après avoir entendu mon exposé sur la situation créée par les rumeurs en question, Mgr Mamberti m’a parlé de la mission du département chargé des relations avec les Etats, qui est de servir au mieux les intérêts de l’Eglise locale et universelle dans le respect de la volonté des personnes. Mgr Ballestrero m’a expliqué que, dans la mise en œuvre de cette orientation, son service écoutait attentivement et respectait le point de vue de la personne concernée ainsi que son rôle dans la société. Il tenait compte de sa fonction comme de son rôle dans la société. Le prélat m’a informé que lorsque son service avait communiqué au gouvernement vietnamien, comme il en avait la mission, la décision du Saint-Père d’accepter la demande de démission de Mgr Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoi pour raison de santé, il avait clairement fait savoir à ses interlocuteurs que le Saint-Père avait pris cette décision afin de respecter la volonté intrinsèque de celui qui avait dicté cette demande.
(…) Le cardinal Roger Etchegaray a déclaré être au courant du trouble causé par les rumeurs au sujet de l’archevêque de Hanoi. « Nous nous sommes accordés sur le fait qu’il fallait écouter attentivement la voix du peuple de Dieu », a-t-il dit. J’ai répondu pour ma part que, de plus, ceux qui conduisaient le peuple de Dieu devaient aussi prêter attention à ce que le Saint Esprit voulait leur dire à travers la voix du peuple de Dieu. C’est ainsi que l’on réalise fidèlement la volonté de Dieu et que l’on peut accompagner et guider les fidèles sur le chemin de Dieu. Au cardinal Etchegaray qui me demandait si je rencontrerai le pape, j’ai répondu que la Secrétairerie d’Etat et la Congrégation pour l’évangélisation des peuples m’avaient déjà suffisamment aidé à connaître la vérité. Je ne voulais pas déranger le Saint-Père déjà suffisamment occupé par tant d’autres affaires et problèmes.
Lors de ma visite à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, après m’avoir écouté, le cardinal Ivan Dias m’a expliqué le rôle de sa Congrégation et les orientations de son travail. Tout en servant les intérêts de l’Eglise, la Congrégation s’efforce d’écouter attentivement et de respecter la volonté et la personnalité de l’intéressé. Lui-même rend compte de la situation et de son évolution en permanence au Saint-Père et échange avec lui afin que celui-ci puisse réfléchir, prier et décider. Avant de prendre sa décision, le Saint-Père a écouté attentivement l’archevêque de Hanoï. C’est par respect pour la volonté intrinsèque de Mgr Ngô Quang Kiêt qu’il a accepté sa demande de démission. De plus, une expérience de plus de trente ans d’action diplomatique en de nombreux pays comme le Vietnam, a appris au cardinal Dias à prendre en considération la mission des évêques. Au Vietnam aujourd’hui, elle consiste à annoncer l’Evangile, à conduire les fidèles dans la lumière de la foi, et à édifier une Eglise unie dans la charité fraternelle. Il a conseillé aux catholiques vietnamiens répandus à travers le monde entier de prier avec assiduité la Vierge de La Vang, reine de la paix. Le 29 mai 2010, le cardinal avait rencontré le Saint-Père, lui avait exposé la situation de l’Eglise au Vietnam et lui avait même annoncé ma prochaine arrivée à Rome pour y rencontrer les responsables de deux congrégations.
Pouvons-nous connaître les conclusions que vous tirez de ce voyage ?
Ce voyage m’a permis d’élargir mon expérience pastorale sur les points suivants:
1.) Face aux problèmes qui peuvent surgir, la tâche du pasteur est d’écouter attentivement, de chercher à comprendre, d’accompagner et de guider le peuple de Dieu à la suite de Jésus, maître de l’Histoire, sur le chemin d’amour qui conduit à l’abondance de vie du Ressuscité. Le pasteur doit garder en lui la certitude que seule la foi, l’espérance et la charité, et surtout la grâce de Dieu par la sagesse, la force et la communion, lui permettront de conduire d’une main ferme le vaisseau de l’Eglise, traversant toutes les tempêtes, quelles que soient les époques.
2.) En toutes circonstances, dans la paix ou dans l’épreuve, il faut, avec persévérance, se tenir sous la lumière et l’amour salutaire du Seigneur. Seule la parole de Dieu est lumière véritable. Ce que pensent les hommes passera. Mais la sagesse de Dieu s’élève au-dessus de celle des hommes, de même que le Ciel est éloigné de la Terre.
3.) La personnalité humaine est composée de trois éléments: l’hérédité, l’environnement (famille, école, communauté sociale, Eglise), et la conscience ou libre volonté. Selon ce principe, lorsque la communauté des croyants se trouve dans une situation telle que l’entente et l’unité lui font défaut, qu’un certain nombre de fidèles se laissent entraîner par les usages du monde ou qu’ils laissent leur ferveur se refroidir, leurs pasteurs ont une part de responsabilité… Ils auraient dû éduquer, former et épauler leurs fidèles de telle sorte qu’ils sachent prendre la Parole de Dieu comme fondement pour édifier chaque jour davantage leurs familles, leurs communautés ecclésiales et sociales.
4.) Enfin, ces rencontres et ces entretiens m’ont aidé à retrouver la paix et m’ont convaincu encore davantage de la justesse de la pastorale adoptée par notre diocèse. Plus concrètement, comme je l’ai dit dans les « propos du passeur » (4) que j’ai adressés à la famille diocésaine pour le mois de juin; en nous conformant à la voie indiquée par le Seigneur et par l’Eglise, nous ne nous écartons pas de notre religion, nous ne la trahissons pas, même si certains l’imaginent (…).
(1) Voir dépêche EDA diffusée le 4 juin 2010
(2) http://hdgmvietnam.org/toi-nghe-thay-va-hoc-duoc-gi-tu-nhung-cuoc-gap-go-voi-bo-ngoai-giao-va-bo-truyen-giao-cua-vatican/1871.63.8.aspx
(3) http://www.tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20100612/5281
(4) Il s’agit d’une lettre mensuelle adressée par le cardinal à son diocèse.
(Source: Eglises d'Asie, 14 juin 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lời ''Xin Vâng'' và Lời Mời ''Xin giúp đỡ Ơn Gọi cho Việt Nam'' của Đức TGM Thomas Collins
Đominic David Trần
16:13 14/06/2010
Lời "Xin Vâng" và Lời Mời "Xin giúp đỡ Ơn Gọi cho Việt Nam" của Đức TGM Thomas Collins (phần 3)
Như đã nêu trong "Xin Vâng", Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng" (phần 1), tuy được các Đấng bậc Bề Trên Dòng và Các Linh Mục Thừa Sai Canada biết nói tiếng Việt thuần thành giúp đỡ nhưng đến đầu năm 1980, cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại vùng Đại thủ phủ Toronto lại bơ vơ côi cút như những ngày đầu tháng Năm 1975. Hình như ngày ấy trong các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á: Hoa Kỳ, Úc, Pháp mới là những ưu tiên chọn lựa di cư của người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam và Đông Dương.
Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic nguyên TGM Toronto hiện nay nhưng là Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto Đặc trách Đa Văn hóa-Các Sắc Dân và Di Dân lúc đó rất cảm thương người Công giáo Việt Nam không có một vị Linh Mục nói tiếng bản quốc Việt Nam nào giúp đỡ. Tại sao? Vì chính bản thân ĐHY Aloysius Ambrozic cũng là người mất quê hương vì Thế Chiến lần thứ 2: tháng Năm 1945 gia đình ngài di tản từ Slovenia đến các trại tỵ nạn tại nước Áo và ngài theo cha mẹ di dân đến Canada tháng Chín năm 1948. Ngài tốt nghiệp trung học trong tại tỵ nạn Áo. Khi đến Canada ngài mới gia nhập Đại Chủng Viện St. Augustine, Scarborough.
Một ngày trung tuần tháng Sáu năm 1980 Thư thỉnh cầu của Đức Cha Ambrozic đã được đệ trình đến Tòa Thánh và ngày 10/07/1980 Linh Mục thuyền nhân tỵ nạn Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá hiện đang tạm trú tại Rôma đã được sai đến để phục vụ. Vậy cách đây 30 năm trước đây vào những ngày tháng này Thừa tác vụ Linh Mục chính thức cho người Công giáo Việt Nam tại Toronto mới được xác lập.
Vào một ngày giữa năm 1984, người thuyền nhân Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, (sanh ngày 08/05/1963) -sau một năm tạm trú tại trại tỵ nạn bên Nhật Bản -đã được bảo lãnh di dân tỵ nạn đến Toronto Canada. (Người thanh niên tỵ nạn Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã tiếp tục vào trường trung học tại Toronto và vào năm 1992 gia nhập Đại Chủng Viện St. Augustine sau khi đã tốt nghiệp Kỹ sư tại Viện Đại Học Toronto.)
Ngày 18/11/1986 tại Thánh Đường St.Cecilia's Church Toronto cũng là Nhà thờ tòng nhân của người Công Giáo Canada gốc Việt Nam: trong một Thánh Lễ rất đặc biệt của ngày đó Đức Cha Aloysius Ambrozic Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto đã long trọng tuyên đọc sắc lệnh của Đức Hồng Y Elmett J. Carter Tổng Giám Mục Toronto chính thức nâng Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trở thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.
Các Ơn Gọi đã bắt đầu trổ sinh từ Cộng Đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto: cụ thể anh GB Trần Anh Thư nhập Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả giúp truyền giáo tại Đài Loan và trở thành Linh Mục Gioan Baotixita Trần Anh Thư CSJB tức nhạc sĩ Phương Anh tác giả của bài hát "Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng"; anh Chủ Tịch HĐGX kiêm Trưởng Ca Đoàn gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế tại Quebec và trở thành Linh Mục Phêrô Trần Minh Bạch CssR, Thừa Sai truyền giáo trong 12 năm tại Haiti.
Ngày 09/05/1998 Đức TGM Toronto đã đặt tay thụ phong Linh Mục cho Phó Tế Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu. Và còn nhiều Ơn Kêu Gọi nữa cho các Linh Mục, Nam Nữ Tu Sĩ Các Dòng và Phó Tế thuộc GXCTTĐVN Toronto theo như thống kê của Liên GSTSVN năm 2010 tại Canada.
Ngày 16/11/2009: xấp xỉ 1/4 thế kỷ ngày thành lập chính thức cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Canada, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã bổ nhiệm Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức TGM Thomas Collins của TGP Toronto.
Đức TGM Thomas Collins rất yêu thương người Việt Nam và cách riêng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Ngày Hành Hương Thánh Mẫu hôm nay 12/06/2010 tuy bận việc nhưng Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ Tá tuyên bố Lời Xin Vâng của ngài như sau:
" Để bày tỏ thêm lòng thương yêu đến những người anh em Công Giáo Việt Nam, Đức TGM Thomas Collin đã viết thư đến Chính Phủ và Các Cơ quan có thẩm quyền tại Canada và Việt Nam để bảo trợ cho 5 Tu Sĩ Giáo Sĩ Việt Nam đến tu học tại Toronto. Đề nghị của Đức TGM Collins đã được các bên hữu quan chấp thuận. Nhưng theo luật lệ du học tại Canada và Tỉnh bang Ontario các vị tu học này thuộc diện sinh viên quốc tế. Tổng Giáo phận Toronto bảo trợ nơi ăn chốn ở trong suốt thời gian tu học, tốt nghiệp cho đến khi trở về nguyên quán- mọi chi phí về học tập do người bảo trợ và liên quan phải gánh chịu.
Xin Vâng, thương yêu người ta như chính mình ta vậy- theo lời Chúa đã dạy: Đức Tổng Giám Mục Collins được thông báo cho biết là chỉ riêng chi phí cho một tu học sinh Việt Nam mỗi năm tại Toronto là $40,000.00 Đôla Canada (tương đương 36,000 USD). Đức Tổng Giám Mục Collins đã "đi ăn xin" các tổ chức Hiệp Sĩ Columbus (K of C), Các Bà Mẹ Công Giáo Canda (RCIA) và các tổ chức khác rộng lòng đồng ý giúp đỡ chi phí học tập cho đủ 04 tu sĩ. Đức TGM Thomas Collins "xin " dành việc bảo trợ học phí cho 1 tu học sinh Việt Nam lại cho chính người Công Giáo Việt Nam tại Canada lo lắng công việc đạo đức bác ái này. " Như vậy chi phí học tập sau 7 năm cho một Đại chủng sinh Việt Nam hay tu sĩ để hoàn thành bậc hậu đại học tại đây xấp xỉ là $300,000.00 đôla Canada. Hy vọng vào tháng Chín sắp tới 5 tu học sinh từ Việt Nam sẽ đến Toronto để tu học.
Theo yêu cầu của Đức TGM Collins, trước khi ban phép lành kết lễ: Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã Xin Vâng lập lại yêu cầu nêu trên là "người ăn xin" lòng hảo tâm của người Công Giáo Việt Nam như chính Đức TGM Collins là người đi ăn xin lòng thương yêu của người Công giáo và các tổ chức bác ái Công giáo tại Canada.
Linh Mục Giuse Trần Tập Cha Sở St.Cecilia's Church Toronto kiêm Quản Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto đã tuyên bố với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn và toàn thể Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam trong ngày hành hương hôm nay là Giáo Xứ CTTĐVN Toronto sẽ tổ chức Đại Nhạc Hội "Tình Yêu Giáng Sinh 2010" và dùng toàn bộ chi phí thu được để tham gia vào chi phí tu học cho 1 tu sĩ Việt Nam du học tại Toronto.
Xin mọi người cầu nguyện, mọi đóng góp và giúp đỡ cho chi phí tu học nếu có xin vui lòng trực tiếp gởi đến Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn theo danh thiếp của ngài đã được nêu trong ảnh chụp ngày hành hương Midland 12/06/2010 và xin phép được lập lại như dưới đây:
-----------------------------------------------------------------------------------
<1>Most Reverend Vincent H. Nguyen
Auxiliary Bishop of Toronto
Eastern Pastoral Region
5 Winding Court, Toronto,
Ontario M1C 4X2
CANADA
Memo: Donations to the Vietnamese Clergy's International Tuition in Toronto
Như đã nêu trong "Xin Vâng", Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng" (phần 1), tuy được các Đấng bậc Bề Trên Dòng và Các Linh Mục Thừa Sai Canada biết nói tiếng Việt thuần thành giúp đỡ nhưng đến đầu năm 1980, cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại vùng Đại thủ phủ Toronto lại bơ vơ côi cút như những ngày đầu tháng Năm 1975. Hình như ngày ấy trong các trại tỵ nạn tại Đông Nam Á: Hoa Kỳ, Úc, Pháp mới là những ưu tiên chọn lựa di cư của người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam và Đông Dương.
Một ngày trung tuần tháng Sáu năm 1980 Thư thỉnh cầu của Đức Cha Ambrozic đã được đệ trình đến Tòa Thánh và ngày 10/07/1980 Linh Mục thuyền nhân tỵ nạn Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá hiện đang tạm trú tại Rôma đã được sai đến để phục vụ. Vậy cách đây 30 năm trước đây vào những ngày tháng này Thừa tác vụ Linh Mục chính thức cho người Công giáo Việt Nam tại Toronto mới được xác lập.
Vào một ngày giữa năm 1984, người thuyền nhân Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, (sanh ngày 08/05/1963) -sau một năm tạm trú tại trại tỵ nạn bên Nhật Bản -đã được bảo lãnh di dân tỵ nạn đến Toronto Canada. (Người thanh niên tỵ nạn Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã tiếp tục vào trường trung học tại Toronto và vào năm 1992 gia nhập Đại Chủng Viện St. Augustine sau khi đã tốt nghiệp Kỹ sư tại Viện Đại Học Toronto.)
Ngày 18/11/1986 tại Thánh Đường St.Cecilia's Church Toronto cũng là Nhà thờ tòng nhân của người Công Giáo Canada gốc Việt Nam: trong một Thánh Lễ rất đặc biệt của ngày đó Đức Cha Aloysius Ambrozic Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto đã long trọng tuyên đọc sắc lệnh của Đức Hồng Y Elmett J. Carter Tổng Giám Mục Toronto chính thức nâng Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trở thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.
Các Ơn Gọi đã bắt đầu trổ sinh từ Cộng Đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto: cụ thể anh GB Trần Anh Thư nhập Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả giúp truyền giáo tại Đài Loan và trở thành Linh Mục Gioan Baotixita Trần Anh Thư CSJB tức nhạc sĩ Phương Anh tác giả của bài hát "Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng"; anh Chủ Tịch HĐGX kiêm Trưởng Ca Đoàn gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế tại Quebec và trở thành Linh Mục Phêrô Trần Minh Bạch CssR, Thừa Sai truyền giáo trong 12 năm tại Haiti.
Ngày 09/05/1998 Đức TGM Toronto đã đặt tay thụ phong Linh Mục cho Phó Tế Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu. Và còn nhiều Ơn Kêu Gọi nữa cho các Linh Mục, Nam Nữ Tu Sĩ Các Dòng và Phó Tế thuộc GXCTTĐVN Toronto theo như thống kê của Liên GSTSVN năm 2010 tại Canada.
Ngày 16/11/2009: xấp xỉ 1/4 thế kỷ ngày thành lập chính thức cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Canada, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã bổ nhiệm Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm Giám Mục Phụ Tá cho Đức TGM Thomas Collins của TGP Toronto.
Đức TGM Thomas Collins rất yêu thương người Việt Nam và cách riêng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Ngày Hành Hương Thánh Mẫu hôm nay 12/06/2010 tuy bận việc nhưng Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ Tá tuyên bố Lời Xin Vâng của ngài như sau:
" Để bày tỏ thêm lòng thương yêu đến những người anh em Công Giáo Việt Nam, Đức TGM Thomas Collin đã viết thư đến Chính Phủ và Các Cơ quan có thẩm quyền tại Canada và Việt Nam để bảo trợ cho 5 Tu Sĩ Giáo Sĩ Việt Nam đến tu học tại Toronto. Đề nghị của Đức TGM Collins đã được các bên hữu quan chấp thuận. Nhưng theo luật lệ du học tại Canada và Tỉnh bang Ontario các vị tu học này thuộc diện sinh viên quốc tế. Tổng Giáo phận Toronto bảo trợ nơi ăn chốn ở trong suốt thời gian tu học, tốt nghiệp cho đến khi trở về nguyên quán- mọi chi phí về học tập do người bảo trợ và liên quan phải gánh chịu.
Xin Vâng, thương yêu người ta như chính mình ta vậy- theo lời Chúa đã dạy: Đức Tổng Giám Mục Collins được thông báo cho biết là chỉ riêng chi phí cho một tu học sinh Việt Nam mỗi năm tại Toronto là $40,000.00 Đôla Canada (tương đương 36,000 USD). Đức Tổng Giám Mục Collins đã "đi ăn xin" các tổ chức Hiệp Sĩ Columbus (K of C), Các Bà Mẹ Công Giáo Canda (RCIA) và các tổ chức khác rộng lòng đồng ý giúp đỡ chi phí học tập cho đủ 04 tu sĩ. Đức TGM Thomas Collins "xin " dành việc bảo trợ học phí cho 1 tu học sinh Việt Nam lại cho chính người Công Giáo Việt Nam tại Canada lo lắng công việc đạo đức bác ái này. " Như vậy chi phí học tập sau 7 năm cho một Đại chủng sinh Việt Nam hay tu sĩ để hoàn thành bậc hậu đại học tại đây xấp xỉ là $300,000.00 đôla Canada. Hy vọng vào tháng Chín sắp tới 5 tu học sinh từ Việt Nam sẽ đến Toronto để tu học.
Theo yêu cầu của Đức TGM Collins, trước khi ban phép lành kết lễ: Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã Xin Vâng lập lại yêu cầu nêu trên là "người ăn xin" lòng hảo tâm của người Công Giáo Việt Nam như chính Đức TGM Collins là người đi ăn xin lòng thương yêu của người Công giáo và các tổ chức bác ái Công giáo tại Canada.
Linh Mục Giuse Trần Tập Cha Sở St.Cecilia's Church Toronto kiêm Quản Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto đã tuyên bố với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn và toàn thể Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam trong ngày hành hương hôm nay là Giáo Xứ CTTĐVN Toronto sẽ tổ chức Đại Nhạc Hội "Tình Yêu Giáng Sinh 2010" và dùng toàn bộ chi phí thu được để tham gia vào chi phí tu học cho 1 tu sĩ Việt Nam du học tại Toronto.
Xin mọi người cầu nguyện, mọi đóng góp và giúp đỡ cho chi phí tu học nếu có xin vui lòng trực tiếp gởi đến Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn theo danh thiếp của ngài đã được nêu trong ảnh chụp ngày hành hương Midland 12/06/2010 và xin phép được lập lại như dưới đây:
-----------------------------------------------------------------------------------
<1>Most Reverend Vincent H. Nguyen
Auxiliary Bishop of Toronto
Eastern Pastoral Region
5 Winding Court, Toronto,
Ontario M1C 4X2
CANADA
Memo: Donations to the Vietnamese Clergy's International Tuition in Toronto
Bài Giảng Thánh Lễ Hành Hương Midland ngày 12/06/2010 của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu
Đominic David Trần
16:20 14/06/2010
Bài Giảng Lễ Hành Hương Midland Ngày 12 Tháng 6 Năm 2010
Bài thánh ca “Xin Vâng” của LM Mi Trầm, được nhiều người Việt biết và thuộc lòng. Lời ca thật đơn sơ, nhưng diễn tả trọn vẹn tâm tình “Fiat” – “Xin Vâng” Thánh ý Chúa của Ðức Mẹ. Lời ca thật trìu mến ca tụng đức khiêm nhường sâu thẳm của Ðấng thưa với Sứ thần Gabriel “Này tôi là Tôi Tớ Chúa”. Lời ca thật tha thiết với trọn tâm tình người con ước mong nên giống Mẹ dấu yêu: “Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ …. Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng hôm qua, hôm nay và ngày mai…..” Hai tiếng “Xin Vâng” ấy của Ðức Mẹ Maria, một lần nữa, vang dội trong Tin Mừng hôm nay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.”
Với lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ vào giây phút Truyền Tin, lịch sử nhân loại đã mở sang trang mới. Với lời “Xin Vâng”, loài người bước vào kỷ nguyên mới. Với lời “Xin Vâng”, Ðức Mẹ Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của mọi tín hữu, Mẹ của mỗi người chúng ta.
Hai bài đọc của thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy: Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Evà không vâng lởi Chúa, ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma quỷ. Chết là hậu quả con người phải gánh chịu vì việc không vâng lời ấy.
Vì vậy thánh Phaolo dạy trong bài đọc II: “… vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, … sự chết đã lan tràn tới mọi người. …” Nếu việc bất tuân của bà Evà đem lại cho nhân loại sự chết, thì trái lại sự vâng phục của Mẹ Maria mở ra cho nhân loại đời sống mới, được ơn nghĩa với Chúa nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu con của Mẹ:
“Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn hơn biết mấy. …vì nhờ một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.”
Cũng cùng một ý tưởng này, vào lễ Truyền Tin năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI dạy: “ … Khi nhập thể làm người, Ngôi Lời mặc khải cho ta mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đổ xuống nhân loại đời sống mới, đời sống siêu nhiên, và làm cho nhân loại được thông phần sự sống của chính Thiên Chúa.
“Hạnh phúc đó, tương lai đó và ơn gọi đó được trao ban cho chúng ta trong giấy phút truyền tin. Ðức Mẹ, Ðấng cực kỳ khiêm nhường, rất mực trong sạch, với lòng vâng phục sâu xa đầy yêu mến, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã nhận làm Mẹ đồng trinh của Đấng vừa là Chúa vừa là người, tức là Chúa Giêsu Kitô. Đấy là trọng tâm của các mầu nhiệm, của chân lý và của thực tại…”
Lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria đã thay đổi lịch sử nhân loại. Bước đi trong lòng thế giới ngày nay, các con của Mẹ vẫn phải luôn xin Mẹ dạy nói lời “Xin Vâng” như Mẹ. Chúng ta vẫn rất bối rối trước những vấn đề hóc búa xảy đến trong cuộc đời như Mẹ. Chúng ta vẫn bối rối nhiều trước những ý Chúa muốn nơi chúng ta. Thật khó nói lên lời “Xin Vâng” như Mẹ. Khó mà thưa hai tiếng “Xin Vâng” khi ý Chúa xem ra như ngược lại với những ý định, những hy vọng của chúng ta. Thật khó mà “Xin Vâng”, khi những giá trị Chúa muốn ta theo đuổi xem ra chẳng phù hợp với những giá trị của thế giới ngày hôm nay.
Các tiến bộ khoa học cho ta cảm tưởng là chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình, trong khi Chúa dạy chúng ta đặt trọn đời ta trong vòng tay yêu thương quan phòng của Chúa. Chủ nghĩa vật chất bảo ta phải làm giàu, kiếm thật nhiều tiền, tậu cho nhiều của cải, mua sắm mọi thứ tiện nghi, tiêu thụ thật thật thoải mái. Còn Chúa thì lại dạy chúng ta phải có tinh thần nghèo khó mới có được hạnh phúc đích thực.
Chủ nghĩa cá nhân dạy ta sống ích kỷ riêng mình, cho cái “tôi” là trên hết, lấy cái “tôi” làm nguyên lý đời sống, trong khi Chúa lại dạy ta phải thờ phượng một mình Chúa, phải sống hiền hòa, yêu thương, chia sẻ với tất cả mọi người. Với bản tính đầy tham vọng của mình, ta chỉ muốn làm theo ý riêng, tìm cách làm cho mọi người phải phục vụ cho cá nhân mình, tìm mọi cách làm thế nào để thỏa mãn những ước muốn của mình. Chúng ta thích leo lên đỉnh cao danh vọng, ra lệnh cho người khác khuất phục mình, chứ không muốn vâng phục một ai.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chình Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các thánh tử đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Mỗi người tín hữu được giao cho một sứ mạng làm chứng cho tình yêu Chúa, để mọi người nhận biết, tôn thờ Ngươi và được cứu rỗi. Điều Chúa mời gọi nhiều lúc xem ra là không thể thực hiện được. Điều Chúa mời gọi ta nhiều khi xem ra trái ngược với những ý định và ước muốn của chúng ta.
Lạy Ðức Mẹ, Mẹ dấu yêu của Chúa Giêsu và Mẹ của con, xin Mẹ giúp con luôn “Xin Vâng” ý Chúa! “Xin vâng, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.” Amen.
" Để kết thúc bài giảng Thành Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết của bài hát " Xin Vâng" vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm qua, hôm nay và ngày mai;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm nay, tương lai và suốt đời.
Với lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ vào giây phút Truyền Tin, lịch sử nhân loại đã mở sang trang mới. Với lời “Xin Vâng”, loài người bước vào kỷ nguyên mới. Với lời “Xin Vâng”, Ðức Mẹ Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của mọi tín hữu, Mẹ của mỗi người chúng ta.
Hai bài đọc của thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy: Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Evà không vâng lởi Chúa, ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma quỷ. Chết là hậu quả con người phải gánh chịu vì việc không vâng lời ấy.
Vì vậy thánh Phaolo dạy trong bài đọc II: “… vì một người duy nhất mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, … sự chết đã lan tràn tới mọi người. …” Nếu việc bất tuân của bà Evà đem lại cho nhân loại sự chết, thì trái lại sự vâng phục của Mẹ Maria mở ra cho nhân loại đời sống mới, được ơn nghĩa với Chúa nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu con của Mẹ:
“Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn hơn biết mấy. …vì nhờ một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.”
Cũng cùng một ý tưởng này, vào lễ Truyền Tin năm 1973, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI dạy: “ … Khi nhập thể làm người, Ngôi Lời mặc khải cho ta mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đổ xuống nhân loại đời sống mới, đời sống siêu nhiên, và làm cho nhân loại được thông phần sự sống của chính Thiên Chúa.
“Hạnh phúc đó, tương lai đó và ơn gọi đó được trao ban cho chúng ta trong giấy phút truyền tin. Ðức Mẹ, Ðấng cực kỳ khiêm nhường, rất mực trong sạch, với lòng vâng phục sâu xa đầy yêu mến, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã nhận làm Mẹ đồng trinh của Đấng vừa là Chúa vừa là người, tức là Chúa Giêsu Kitô. Đấy là trọng tâm của các mầu nhiệm, của chân lý và của thực tại…”
Lời “Xin Vâng” của Mẹ Maria đã thay đổi lịch sử nhân loại. Bước đi trong lòng thế giới ngày nay, các con của Mẹ vẫn phải luôn xin Mẹ dạy nói lời “Xin Vâng” như Mẹ. Chúng ta vẫn rất bối rối trước những vấn đề hóc búa xảy đến trong cuộc đời như Mẹ. Chúng ta vẫn bối rối nhiều trước những ý Chúa muốn nơi chúng ta. Thật khó nói lên lời “Xin Vâng” như Mẹ. Khó mà thưa hai tiếng “Xin Vâng” khi ý Chúa xem ra như ngược lại với những ý định, những hy vọng của chúng ta. Thật khó mà “Xin Vâng”, khi những giá trị Chúa muốn ta theo đuổi xem ra chẳng phù hợp với những giá trị của thế giới ngày hôm nay.
Các tiến bộ khoa học cho ta cảm tưởng là chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình, trong khi Chúa dạy chúng ta đặt trọn đời ta trong vòng tay yêu thương quan phòng của Chúa. Chủ nghĩa vật chất bảo ta phải làm giàu, kiếm thật nhiều tiền, tậu cho nhiều của cải, mua sắm mọi thứ tiện nghi, tiêu thụ thật thật thoải mái. Còn Chúa thì lại dạy chúng ta phải có tinh thần nghèo khó mới có được hạnh phúc đích thực.
Chủ nghĩa cá nhân dạy ta sống ích kỷ riêng mình, cho cái “tôi” là trên hết, lấy cái “tôi” làm nguyên lý đời sống, trong khi Chúa lại dạy ta phải thờ phượng một mình Chúa, phải sống hiền hòa, yêu thương, chia sẻ với tất cả mọi người. Với bản tính đầy tham vọng của mình, ta chỉ muốn làm theo ý riêng, tìm cách làm cho mọi người phải phục vụ cho cá nhân mình, tìm mọi cách làm thế nào để thỏa mãn những ước muốn của mình. Chúng ta thích leo lên đỉnh cao danh vọng, ra lệnh cho người khác khuất phục mình, chứ không muốn vâng phục một ai.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chình Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các thánh tử đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Mỗi người tín hữu được giao cho một sứ mạng làm chứng cho tình yêu Chúa, để mọi người nhận biết, tôn thờ Ngươi và được cứu rỗi. Điều Chúa mời gọi nhiều lúc xem ra là không thể thực hiện được. Điều Chúa mời gọi ta nhiều khi xem ra trái ngược với những ý định và ước muốn của chúng ta.
Lạy Ðức Mẹ, Mẹ dấu yêu của Chúa Giêsu và Mẹ của con, xin Mẹ giúp con luôn “Xin Vâng” ý Chúa! “Xin vâng, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.” Amen.
" Để kết thúc bài giảng Thành Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết của bài hát " Xin Vâng" vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm qua, hôm nay và ngày mai;
Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"
Hôm nay, tương lai và suốt đời.
''Xin Vâng'' Mẹ dạy con hai tiếng ''Xin Vâng'' tại Đền Thánh Tử Đạo Midland, Ontario.
Đominic David Trần
21:24 14/06/2010
"Xin Vâng" Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng" tại Đền Thánh Tử Đạo Midland, Ontario. (phần 1)
Bài tường thuật đặc biệt để Kỷ Niệm Ngày Hành Hương Thánh Mẫu và năm thứ 30 (1980-2010) chính thức thiết lập Thừa tác vụ Linh Mục Công Giáo Việt Nam tại Toronto, Canada.
Martyrs' Shrine, Midland, Ontario ngày 12 tháng Sáu năm 2010: Là người tín hữu Công giáo có nghĩa là người tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng vô biên và Lòng Thương Xót của Chúa, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Maria và Các Thánh.
Xem hình hành hương
Đền Thánh Tử Đạo Quốc gia Canada tọa lạc tại Martyrs' Shrine, số 16163 Highway 12 West, Midland, Ontario cách xa Toronto 150Km về hướng Bắc (xin tham khảo trang mạng: http://www.martyrs-shrine.com) nằm trên vùng đất cao, và nơi đây tháng Sáu trời mưa trong khí hậu nóng bức ẩm rất khó chịu (3H của Weather Canada: hot, humid and haze); và Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Canada đã cho biết trước là trời mưa, gió mạnh, ẩm từ ngày thứ Sáu 11/06 cho đến tối khuya ngày thứ Bảy 12/06. Mọi tín hữu Công giáo Canada trong đó có giáo đoàn Việt Nam tại Ontario và vùng Đông Bắc Hoa Kỳ Buffalo và Michigan đều biết rõ điều này và an tâm lên đường hành hương kính Đức Mẹ La-Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. Cộng đồng người Công Giáo Việt Nam vững tin ở Tình Yêu của Chúa, của Đức Mẹ Maria, lời cầu bầu của Các Thánh và phép lạ xảy ra khi cả một cộng đoàn thành kính cầu xin: Thiên Chúa sẽ quan phòng và lo liệu tất cả. Điều ấy là sự thật.
A. Lịch sử và Mục đích:
Những dòng người Việt Nam đi du học từ trước năm 1975, đến đợt di tản 30/04/1975 rồi đến những đợt thuyền nhân tỵ nạn qua cao trào Nguồn Sống cùng những đợt di dân tiếp theo đã dẫn đưa những người Công giáo Việt Nam lưu tán (Vietnamesse diaspora) dần dần quy tụ lại với nhau tại Toronto. Những người Công giáo Việt Nam tại đây đã cầu xin để có được một Linh Mục Việt Nam hướng dẫn và chăm sóc phần hồn cho họ bằng tiếng nói quê hương, tiếng bản quốc Việt Nam.
Khi vận mệnh của một đất nước đổi thay thì giáo hội của đất nước ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhóm giáo dân Việt Nam đã cố gắng liên lạc và được Linh Mục Ignatius Lê An Đại CMC, Bề Trên Dòng Đồng Công Việt Nam Hải Ngoại (cũng được Đức Giám Mục Giáo phận Missouri giúp ổn định cơ sở tại Carthage) vừa được bổ nhiệm phục vụ tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ đồng ý mỗi tháng một lần vượt biên giới Mỹ sang Toronto dâng lễ. Cũng trong lúc ấy Linh Mục Phanxicô Trần Tử Nhãn, CssR, Bề Trên Giám Tỉnh đầu tiên của Chính Tỉnh Dòng SàiGòn, lúc ấy lại trở thành Đại diện Giám Tỉnh Sàigòn của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại tại Montreal mỗi khi có dịp đều ghé qua Toronto dâng lễ. Các Linh Mục Thừa Sai Canada một thuở tại Việt Nam như LM Gagnon (Cha Nhân) và các Cha giáo Canada nói tiếng Việt rất thuần thạo thỉnh thoảng cũng đến giúp dâng lễ cho người Việt Nam tại cơ sở Dòng Thánh Basiliô trong khuôn viên Viện Đại Học Toronto. Nhưng rồi theo thời gian khi dòng người Công giáo tỵ nạn, thuyền nhân di tản di dân đến Toronto càng tăng lên thì các Linh Mục Tu sĩ nói trên phải vâng lệnh Bề Trên đi phục vụ tại những nơi xa xôi khác và không thể đến Toronto giúp đỡ được. Thế là cộng đoàn đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam tại vùng Đại Thủ phủ Toronto một lần nữa lại trở về tình cảnh bơ vơ côi cút như những ngày đầu tháng Năm 1975: không có Linh Mục giáo sĩ của ngôn ngữ bản quốc chăm sóc.
Cảm thương tình cảnh côi cút không người chăm sóc của giáo đoàn nhỏ bé thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam nên Đức Hồng Y Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto (nhưng ngày ấy ngài là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto Đặc trách Mục Vụ Đa Văn Hóa-Các Sắc Tộc-Di Dân, và là Đấng Bản quyền ngay tại Giáo Xứ St. Cecilia's Church của Nhà thờ tòng nhân Việt Nam) đã viết thư thỉnh cầu Tòa Thánh Vatican và các Bộ liên quan giúp đỡ.
Vào ngày 10 tháng 7 năm 1980, một Linh Mục Việt Nam thuyền nhân tỵ nạn tại Rôma đã được sai đến chăm sóc cho giáo đoàn Công giáo Việt Nam côi cút tại đây. Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, vị quản nhiệm đầu tiên của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, cùng với bà con tín hữu đã bắt đầu xây dựng giáo đoàn Việt Nam tại Toronto (Ít năm sau khi số lượng giáo hữu qúa đông Đức Tổng Giám Mục Ottawa đã viện trợ cho một vị giáo sĩ Việt Nam cũng là thuyền nhân tỵ nạn; Linh Mục Giuse Trần Xuân Lãm về giúp cho Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá.)
Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá là một trong những người đầu tiên chủ xướng nên việc tổ chức hành hương đến Đền Thánh Tử Đạo Midland Canada và Đền Thánh Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình tại Buffalo Nữu Ước Hoa Kỳ cho bà con Công Giáo Việt Nam. Các Đức Giám Mục Canada luôn là Đấng Bản quyền địa phương chủ sự và chủ tế cho ngày Hành Hương của người Công Giáo Việt Nam. Chỉ có một năm ngoại lệ duy nhất khi Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dự Đại Hội tại Canada đã chủ sự chủ tế trong những ngày rất bận rộn của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada.
Ngày Việt Nam Hành Hương Thánh Mẫu tại Đền Thánh Tử Đạo Canada nhằm mục đích tôn thờ và tạ ơn Thiên Chúa, tôn vinh Đức Mẹ Maria-Đức Mẹ La Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. Cầu nguyện cho gia đình, cộng đoàn, Giáo hội và Quê hương (quê hương thứ nhất: cố hương Việt Nam, quê hương thứ hai-quê hương mới Canada và Hoa Kỳ là nơi tạm dung).
Đặc biệt năm nay 2010 để cầu nguyện cho các Mục Tử vá các Linh Mục trong Năm Các Linh Mục, hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam trong Năm thánh 2010-; kỷ niệm 350 Năm thiết lập 2 Địa phận Tông Tòa đầu tiên (1659-2009) và 50 Năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam (1960-2010).
Tại sao lại hành hương Midland?
Năm 1533 tháng 3 năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Lê Trang Tông, theo dã sử, người Âu châu Ignatius đã đến truyền đạo tại Ninh Cường và Trà Lũ, miền Bắc Việt Nam. Năm 1550 giáo sĩ Gapar da Santa OP Dòng Đa-Minh từ Malacca đến Bà Rịa và Hà Tiên truyền giáo. Năm 1615 ngày 18 tháng Giêng, Linh Mục Francois Buzomi SJ và các Giáo sĩ Dòng Tên đến Cửa Hàn Đà Nẵng truyền giáo lần đầu tiên.
Năm 1624 Linh Mục Đắc Lộ SJ cùng các giáo sĩ Dòng Tên đến Hải Phố học tiếng Việt và chứng kiến bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) -vợ lẽ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Xứ Đàng Trong-được rửa tội và mang tên thánh là Maria Mađalêna.
Ngày 26/07/1644 Thầy Giảng Anrê Phú Yên tử đạo tại Quảng Nam và là chứng nhân tử đạo đầu tiên của Đàng Trong. Ngày 03/07/1645 Linh Mục Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam. Ngày 20/12/1645 LM Đắc Lộ trên đường về Âu Châu, LM Đắc Lộ vận động Tòa Thánh gửi Giám Mục sang giúp Việt Nam, LM Đắc Lộ SJ đã mang theo chiếc sọ của Thầy Giảng Anrê Phú Yên. Kể từ ngày ấy chiếc sọ của Thầy Giảng Anrê Phú Yên được tôn kính tại Trụ sở Trung Ương của Dòng Tên tại Rôma.
Năm 1626 trong tháng Ba khi LM Đắc Lộ SJ còn truyền giáo ở Đàng Trong thì LM Giuliano Baldinotti SJ giáo sĩ Dòng Tên đến Đàng Ngoài, trong thời vua Lê Thần Tông. Cùng trong lúc ấy bên lãnh thổ Bắc Mỹ, Cộng đoàn truyền giáo Ville Ste. Marie do các Linh Mục giáo sĩ Dòng Tên cũng được khai sinh tại Huronia.
Ngày 16/03/1649 Linh Mục Jean de Brebeuf SJ bị thổ dân bắt tra tấn hành hình và đã anh dũng tử đạo. Chiếc sọ của vị chứng nhân đã được đem về Nhà Mẹ của Dòng Tên tại Quebec. (Sau này đã được trao tặng lại cho Đền Thánh Tử Đạo Midland. Tuy Đền Thánh Tử Đạo nằm trong lãnh thổ Tỉnh Bang Ontario nhưng theo truyền thống các giáo sĩ Dòng Tên từ Tỉnh Dòng tại Tỉnh Bang Quebec vẫn được cử giữ trách nhiệm cai quản và phục vụ Đền Thánh Midland.)
Vì vậy theo tôn chỉ mục đích: Đền Thánh Tử Đạo Midland là Đất Thánh nơi mọi người đến cầu nguyện và xin được an ủi và chữa lành các vết thương từ bởi chứng tích của Các Thánh Tử Đạo Canada. Đền Thánh cũng là nơi thánh thiêng cho mọi người từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau cùng đến tụ họp tại đây, cầu nguyện trong tình hiệp thông với những người đã hiến dâng cuộc đời cho Đức Tin và cho Công Lý Hòa Bình trên toàn thế giới. Đền Thánh Tử Đạo Canada tại Midland còn là Đất Thánh cho những ai muốn suy niệm và vượt thắng mọi thử thách trong nội tâm trong cá nhân để có thể đi vào cuộc sống rao truyền Đức Tin, thúc đẩy Đức Cậy Trông và Hy Vọng đồng thời cùng tham gia xây dựng Nền Văn Minh Tình Thương cho mọi người.
Chính bởi lẽ ấy, tuy mất thật nhiều và gần như mất tất cả trên đường đến được Canada -nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn còn Đức Tin và Đức Cậy Trông - Hy Vọng của người tín hữu Thiên Chúa Giáo. Họ vẫn còn mang trong mình dòng máu và các Thánh Tích của Các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân Việt Nam. Với tư cách là người Công Giáo Canada gốc Việt Nam, thánh tích của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với Thánh Tượng Đức Mẹ La-Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phải được tôn kính và hiệp thông ngay tại Đền Thánh và Đất Thánh nơi Các Thánh Tử Đạo Canada đã anh dũng hy sinh làm chứng cho Đức Tin. Ban Giám Đốc Đền Thánh Tử Đạo Canada đã ghi vào lịch trình chính thức trong gần 30 năm qua là Ngày thứ Bảy tuần thứ 2 của tháng Sáu mỗi năm sẽ là ngày hành hương chính thức của giáo đoàn Công giáo Việt Nam ( Vietnamese Pilgrimage)
Kể từ khi được Đức Thánh Cha Benedicto XVI bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Toronto, Đức Cha Thomas Collins đã tuyên bố rõ là đích thân ngài sẽ chủ tế và chủ sự Ngày Hành Hương Thánh Mẫu của giáo đoàn Việt Nam. Vào ngày 06 tháng 11 năm 2009, nhân Đại Lễ kỷ niệm 100 Năm xây dựng Thánh Đường St.Cecilia's Church of Toronto của giáo đoàn Aí Nhĩ Lan-Canada cũng là nhà thờ tòng nhân của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins chủ tế Thánh Lễ đã long trọng thông báo là Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã bổ nhiệm Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng Ấn kiêm Trưởng Giáo Phủ TGP Toronto, nguyên là Cha Sở của St.Cecilia's Church kiêm Chính Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto.
Đã hơn 5 tháng qua từ ngày nhậm chức, Đức Cha Vinh Sơn gây dựng Eastern Pastoral Region của TGP nên hầu hết bà con chưa có cơ hội gặp gỡ Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, vị Giám Mục Á châu đầu tiên và là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada. Năm nay, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins ưu ái ủy nhiệm Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế Ngày Thánh Mẫu Hành Hương của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam.
B. "Hãy Xin Thì Sẽ Được": Phép Lạ và Lời Cầu Xin của cả Cộng Đoàn:
Ngay từ trước 8giờ sáng nhiều thành viên Ban Tổ chức cùng bà con tín hữu đã không e ngại mưa gió và đến trước Bàn thờ nơi Đức Thánh Cha Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã dâng lễ nhân chuyến tông du tại Canada để dựng lễ đài.
Đúng 10giờ sáng trong lòng Nhà Thờ và Đền Cha Tử Đạo Canada, Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, Giám Đốc Cuộc Hành Hương đã đọc lời chính thức tuyên bố khai mạc ngày Thánh Mẫu và Hành Hương năm 2010 của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Toronto và Các Miền Lân Cận. Linh Mục John Zurakowski SJ, Giám Đốc Đền Thánh Tử Đạo Midland cũng đọc lời chào mừng và kính xin Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria cùng Các Thánh Tử Đạo tiền nhân thương phù trợ cho ngày Thánh Mẫu và Hành Hương của Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam được nhìều ân sủng và thành công.
Tiếp đó trong lòng Nhà Thờ và Đền Thánh Tử Đạo Canada; Linh Mục Giuse Phạm Hồng Chương thay mặt Linh Mục Đoàn đã chủ sự Giờ Thánh - Chầu Thánh Thể và Đền Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong lúc đó các Linh Mục ngồi tòa giải tội bằng 2 thứ tiếng Anh-Việt cho đến 11:30AM.
Sau Giờ Thánh và Phép Lành Thánh Thể mọi người chuẩn bị tiến về lễ đài để chuẩn bị Thánh Lễ Đồng Tế Kính Đức Mẹ. Lúc 11:40AM trời mưa lâm râm trở thành nặng hạt và gió mạnh. Linh mục Giám Đốc PM Phạm Hoàng Bá đã mời tất cả vị Đại diện các Cộng đoàn và Trưởng Các Ban Ngành Đoàn thể tham gia cuộc hành hương đến trước lễ đài để hội ý quyết định. Nếu trời tiếp tục mưa lớn hơn nhịp điệu này hay đang lúc cử hành trọng thể Thánh Lễ và mưa gió lớn có sấm sét thì phải di chuyển ưu tiên các cháu thiếu nhi dâng hoa, những người gíà cả và yếu bệnh trở lại trong lòng Nhà Thờ và Đền Thánh với sức chứa khoảng mấy trăm người để tiếp tục cử hành Thánh Lễ, còn gần 4000 người phải ở lại lều che lễ đài hay vào trong xe hơi của họ để tránh mưa gió. Linh Mục Giám Đốc cuộc hành hương và mọi thành viên Ban Tổ chức và Các Trưởng đồng ý quyết định dời thời gian cử hành Thánh Lễ chậm lại 15phút so với dự định lúc 12giờ. Toàn thể Ban Tổ chức và mọi người cùng chắp tay nguyện Kinh Lạy Cha và Các Kinh để khấn xin Thiên Chúa, Đức Mẹ và Các Thánh thương xót phù trợ cho Thánh Lễ. Linh Mục John Zurakowski SJ
Giám Đốc Đền Thánh cùng cầu nguyện và chia xẻ là phép lạ vẫn xảy ra và đặc biệt với lòng sùng đạo của người tín hữu tại Đền Thánh.
Đúng 12:15PM trưa, trời vẫn mưa theo nhịp điệu cũ và trong tiếng trống nhịp nhàng của Đội Trống Missisauga hòa nhịp vào bài hát Lên Đền Thánh -đoàn đồng tế tiến vào Lễ đài. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ Tá kiêm Chưởng Ấn và Trưởng Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto làm chủ tế Thánh Lễ cùng với Linh Mục Giuse Trần Tập, Cha Sở St.Cecilia's Church-Giáo Xứ CTTĐVN Toronto và cụ Giuse Nguyễn Văn Tiếp- Trưởng Ban Phụng Vụ đã dâng hương trước Bàn Thánh theo nghi lễ cổ truyền dân tộc.
Cùng đồng tế và thông công dâng Thánh Lễ với Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu; là qúy Linh Mục, Phó Tế, Các Tu sĩ; LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá-Mississauga; LM Giuse Trần Tập -Toronto; LM Giuse Phạm Hồng Chương-Scarborough; LM Giuse Trần Xuân Lãm-Bradford; LM Phêrô Nguyễn Văn Qúy OFM-North York; LM Dominic Bùi Quyền -Orillia; LM Giuse Nguyễn Ngọc Duy- Etobicoke; LM Anthony Nguyễn Văn Dũng CssR-Toronto; LM Anrê Nguyễn Minh Từ -Buffalo, Đông Bắc Hoa kỳ; LM Tôma Trương Hoàng Phúc-Phú Cường; LM Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Duy-Kontum; và Phó Tế Anthony Trần Vĩnh-Scarborough.
Các Nữ Tu: Thêrêsa Ngô Hoài Bích SPPC- Bề Trên Dòng Thánh Phêrô Clavê tại Toronto; Rose Trần Thị Hải-Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả tại Hamilton; Thêrêsa Lê Thúy Hà và Marie Trần Thị Hà Dòng Cát Minh tại Toronto; Maria Ngọc Anh, Mến Thánh Gía Quy Nhơn, cùng với khoảng hơn 5000 bà con giáo dân đến từ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto; Các Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang Mississauga; St. Jane Frances North York; Thánh Giuse-Scarborough; Các cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hamilton; Kitchener; Waterloo; Guelph; Windsor; London; Ottawa; Barrie; và Các Cộng Đoàn Buffalo cũng như Rochester từ Đông Bắc Hoa Kỳ đến cùng tham dự.
Sau phần các đại diện Cộng đoàn đã đọc các bài 1: (Sáng thế 3,9-15.20); bài 2: (Rm 5,12.17-19)- Phó Tế Anthony Trần Vĩnh đã tuyên đọc bài Tin Mừng Lc 1,28, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã Giảng Lễ (Bài giảng của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn được đăng riêng kèm theo bài này).
Trong tiếng mưa rơi tí tách mọi người kiên nhẫn lắng nghe bài thuyết giảng của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn. Ngài khởi đầu bằng giới thiệu bài hát "Xin Vâng" Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng của Nhạc sĩ Phương Anh tức Linh Mục GB Trần Anh Thư CSJB (một thành viên của Toronto hiện đang là Cha Sở cho cộng đồng Công giáo Canada gốc Đài Loan tại Vancouver) để minh họa cho hai tiếng "Xin Vâng- Fiat".
Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Eva không vâng lời Thiên Chúa và ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma qủy và cái chết là hậu qủa con người phải gánh chịu. Nhưng với lời Xin Vâng của Đức Mẹ Maria vào giây phút Truyền Tin: nhờ một người nữ duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa mà mọi người sẽ trở thành công chính. Hai tiếng Xin Vâng của Đức Mẹ Maria tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa đã thực sự thay đổi dòng chảy lịch sử của nhân loại.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chính Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các thánh tử đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Để kết thúc bài giảng Thánh Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết của bài hát " Xin Vâng" vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland; 'Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"-Hôm qua, hôm nay và ngày mai; Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng". Hôm nay, tương lai và suốt đời.'
Trong bài hát Khúc Hoài Niệm do Ca Đoàn Tổng hợp Công giáo Việt Nam gồm có 4 Ca đoàn Toronto, 2 Mississauga và 1 North York cùng trình bày; Đội Dâng Hoa Tổng hợp của Toronto và Mississauga cung kính tham gia Phụng Vũ dâng của lễ rất đẹp mắt.
Khi bài hát Kinh Chiên Thiên Chúa vang lên trên vùng Midland thì mưa trở thành những hạt bụi nhỏ bay trong gió và bầu trời sáng dần lên và mưa tạnh hẳn. Rất đông đảo tín hữu chịu Mình Thánh Chúa và tất cả các Chén Mình Thánh của Đức Giám Mục và qúy Cha đồng tế đều hết. Vì kế hoạch chỉ có từ 2000 đến 3000 người hành hương, đây là một phép lạ về lòng sùng kính Chúa Thánh Thể đã thực sự xảy ra trong gần 30 năm Hành hương của người Công giáo Việt Nam tại Midland. Rất nhanh chóng, Linh Mục John Zurakowski SJ Giám Đốc Đền Thánh và qúy Cha Việt Nam đồng tế đã kiệu Mình Thánh Chúa của Đền Thánh đến để tiếp thêm Lương thực Thần Linh cho đến khi tất cả giáo hữu được nhận Mình Thánh Chúa.
Sau phần quyên góp ủng hộ và dâng cúng cho Đền Thánh, LM Giám Đốc Cuộc hành hương và anh Giuse Phạm Tạo Trưởng Ban Tổ chức đã cảm ơn tặng hoa Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn và LM Giám Đốc Đền Thánh -John Zurakowski SJ. Anh Giuse Phạm Tạo đã bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đến tất cả bà con tham gia hành hương. Sau phép lành trọng thể, Thánh Lễ đã kết thúc lúc 2giờ trưa.
Kể từ lúc 3giờ chiều mọi người lại tập hợp trước lễ đài, ngay sau khi Đoàn Thiếu nhi tổng hợp dâng hoa tôn kính Đức Mẹ Maria, cả cộng đoàn cung kính rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ La Vang và suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Và Canada với 30 tổ chức Ban Ngành Đoàn Thể Giáo dân dẫn đầu bởi Thánh Giá Nến cao. Trong các bài Thánh ca Kính Mừng Đức Mẹ, Lần hạt Kính Đức Mẹ Năm Sự Mừng và Kinh Cầu Đức Bà; toàn thể phái đoàn đông đảo tham gia cuộc rước kiệu đã trở về lễ đài để cùng tôn Nữ Vương Mẹ Maria và khấn xin ơn lành do LM Phêrô Nguyễn Văn Qúy OFM- North York chủ sự.
Đúng 5giờ chiều trong bầu trời xanh, toàn thể người hành hương đã cung kính thực hiện Giờ Khấn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôn kính hài cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do LM Giuse Trần Tập chủ sự. Trong Khúc Khải Hoàn Ca và Kinh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được kính cẩn xướng lên, mọi người hành hương đã nối tiếp nhau hôn kính Xương Các Thánh.
Sau lời cảm ơn của Đại diện Ban Tổ chức ngày Thánh Mẫu Hành Hương Năm 2010, Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã dành một chút thời gian để nói về Lời "Xin Vâng" và Lời Mời " Giúp đỡ Ơn Gọi cho Việt Nam" của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins (xin xem phần 3 đính kèm) và sau đó ngài cung kính nâng hộp Hài cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên để ban phép lành cho toàn thể Liên cộng đoàn hành hương.
Mọi người được mời gọi tham gia Hành Hương Đại Hội Thánh Mẫu tại Dòng Đồng Công tại Carthage, Missouri Hoa Kỳ do LM Giuse Trần Tập hướng dẫn và linh hướng từ ngày 04 đến 09 tháng Tám 2010. Được biết theo chương trình nghị sự, Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ tham gia Đại Hội năm nay trong Thánh Lễ bế mạc.
Trong ân sủng của Thiên Chúa, qua lời cầu bầu Đức Mẹ Maria và Các Thánh Tử Đạo: mọi người được kính chúc ra về bằng an và mong đợi lại được tham gia Hành Hương Midland và Thánh Mẫu vào ngày 11/06/2011.
Trên đường về đi qua các vùng thuộc đại thủ phủ và trung tâm Toronto: mọi người đều thấy rõ những cơn mưa vẫn còn rơi và một màn sương mù khói trắng bao phủ khắp bầu trời, mọi người lại nhớ đến ngay bầu trời xanh an bình tại vùng Đất Thánh Midland trong khi tôn kính các nghi thức hành hương chiều nay.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria cùng Các Thánh Tử Đạo Tiền nhân phù trợ cho người Công giáo Việt Nam khắp nơi và cách riêng tại Canada được trung thành và bền đỗ noi gương Đức Mẹ trong hai tiếng "Xin Vâng" theo Thánh Ý Chúa.
Bài tường thuật đặc biệt để Kỷ Niệm Ngày Hành Hương Thánh Mẫu và năm thứ 30 (1980-2010) chính thức thiết lập Thừa tác vụ Linh Mục Công Giáo Việt Nam tại Toronto, Canada.
Martyrs' Shrine, Midland, Ontario ngày 12 tháng Sáu năm 2010: Là người tín hữu Công giáo có nghĩa là người tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng vô biên và Lòng Thương Xót của Chúa, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Maria và Các Thánh.
Xem hình hành hương
Đền Thánh Tử Đạo Quốc gia Canada tọa lạc tại Martyrs' Shrine, số 16163 Highway 12 West, Midland, Ontario cách xa Toronto 150Km về hướng Bắc (xin tham khảo trang mạng: http://www.martyrs-shrine.com) nằm trên vùng đất cao, và nơi đây tháng Sáu trời mưa trong khí hậu nóng bức ẩm rất khó chịu (3H của Weather Canada: hot, humid and haze); và Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Canada đã cho biết trước là trời mưa, gió mạnh, ẩm từ ngày thứ Sáu 11/06 cho đến tối khuya ngày thứ Bảy 12/06. Mọi tín hữu Công giáo Canada trong đó có giáo đoàn Việt Nam tại Ontario và vùng Đông Bắc Hoa Kỳ Buffalo và Michigan đều biết rõ điều này và an tâm lên đường hành hương kính Đức Mẹ La-Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. Cộng đồng người Công Giáo Việt Nam vững tin ở Tình Yêu của Chúa, của Đức Mẹ Maria, lời cầu bầu của Các Thánh và phép lạ xảy ra khi cả một cộng đoàn thành kính cầu xin: Thiên Chúa sẽ quan phòng và lo liệu tất cả. Điều ấy là sự thật.
A. Lịch sử và Mục đích:
Những dòng người Việt Nam đi du học từ trước năm 1975, đến đợt di tản 30/04/1975 rồi đến những đợt thuyền nhân tỵ nạn qua cao trào Nguồn Sống cùng những đợt di dân tiếp theo đã dẫn đưa những người Công giáo Việt Nam lưu tán (Vietnamesse diaspora) dần dần quy tụ lại với nhau tại Toronto. Những người Công giáo Việt Nam tại đây đã cầu xin để có được một Linh Mục Việt Nam hướng dẫn và chăm sóc phần hồn cho họ bằng tiếng nói quê hương, tiếng bản quốc Việt Nam.
Khi vận mệnh của một đất nước đổi thay thì giáo hội của đất nước ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhóm giáo dân Việt Nam đã cố gắng liên lạc và được Linh Mục Ignatius Lê An Đại CMC, Bề Trên Dòng Đồng Công Việt Nam Hải Ngoại (cũng được Đức Giám Mục Giáo phận Missouri giúp ổn định cơ sở tại Carthage) vừa được bổ nhiệm phục vụ tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ đồng ý mỗi tháng một lần vượt biên giới Mỹ sang Toronto dâng lễ. Cũng trong lúc ấy Linh Mục Phanxicô Trần Tử Nhãn, CssR, Bề Trên Giám Tỉnh đầu tiên của Chính Tỉnh Dòng SàiGòn, lúc ấy lại trở thành Đại diện Giám Tỉnh Sàigòn của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại tại Montreal mỗi khi có dịp đều ghé qua Toronto dâng lễ. Các Linh Mục Thừa Sai Canada một thuở tại Việt Nam như LM Gagnon (Cha Nhân) và các Cha giáo Canada nói tiếng Việt rất thuần thạo thỉnh thoảng cũng đến giúp dâng lễ cho người Việt Nam tại cơ sở Dòng Thánh Basiliô trong khuôn viên Viện Đại Học Toronto. Nhưng rồi theo thời gian khi dòng người Công giáo tỵ nạn, thuyền nhân di tản di dân đến Toronto càng tăng lên thì các Linh Mục Tu sĩ nói trên phải vâng lệnh Bề Trên đi phục vụ tại những nơi xa xôi khác và không thể đến Toronto giúp đỡ được. Thế là cộng đoàn đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam tại vùng Đại Thủ phủ Toronto một lần nữa lại trở về tình cảnh bơ vơ côi cút như những ngày đầu tháng Năm 1975: không có Linh Mục giáo sĩ của ngôn ngữ bản quốc chăm sóc.
Cảm thương tình cảnh côi cút không người chăm sóc của giáo đoàn nhỏ bé thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam nên Đức Hồng Y Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto (nhưng ngày ấy ngài là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto Đặc trách Mục Vụ Đa Văn Hóa-Các Sắc Tộc-Di Dân, và là Đấng Bản quyền ngay tại Giáo Xứ St. Cecilia's Church của Nhà thờ tòng nhân Việt Nam) đã viết thư thỉnh cầu Tòa Thánh Vatican và các Bộ liên quan giúp đỡ.
Vào ngày 10 tháng 7 năm 1980, một Linh Mục Việt Nam thuyền nhân tỵ nạn tại Rôma đã được sai đến chăm sóc cho giáo đoàn Công giáo Việt Nam côi cút tại đây. Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, vị quản nhiệm đầu tiên của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, cùng với bà con tín hữu đã bắt đầu xây dựng giáo đoàn Việt Nam tại Toronto (Ít năm sau khi số lượng giáo hữu qúa đông Đức Tổng Giám Mục Ottawa đã viện trợ cho một vị giáo sĩ Việt Nam cũng là thuyền nhân tỵ nạn; Linh Mục Giuse Trần Xuân Lãm về giúp cho Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá.)
Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá là một trong những người đầu tiên chủ xướng nên việc tổ chức hành hương đến Đền Thánh Tử Đạo Midland Canada và Đền Thánh Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình tại Buffalo Nữu Ước Hoa Kỳ cho bà con Công Giáo Việt Nam. Các Đức Giám Mục Canada luôn là Đấng Bản quyền địa phương chủ sự và chủ tế cho ngày Hành Hương của người Công Giáo Việt Nam. Chỉ có một năm ngoại lệ duy nhất khi Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dự Đại Hội tại Canada đã chủ sự chủ tế trong những ngày rất bận rộn của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada.
Ngày Việt Nam Hành Hương Thánh Mẫu tại Đền Thánh Tử Đạo Canada nhằm mục đích tôn thờ và tạ ơn Thiên Chúa, tôn vinh Đức Mẹ Maria-Đức Mẹ La Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Canada. Cầu nguyện cho gia đình, cộng đoàn, Giáo hội và Quê hương (quê hương thứ nhất: cố hương Việt Nam, quê hương thứ hai-quê hương mới Canada và Hoa Kỳ là nơi tạm dung).
Đặc biệt năm nay 2010 để cầu nguyện cho các Mục Tử vá các Linh Mục trong Năm Các Linh Mục, hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam trong Năm thánh 2010-; kỷ niệm 350 Năm thiết lập 2 Địa phận Tông Tòa đầu tiên (1659-2009) và 50 Năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam (1960-2010).
Tại sao lại hành hương Midland?
Năm 1533 tháng 3 năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Lê Trang Tông, theo dã sử, người Âu châu Ignatius đã đến truyền đạo tại Ninh Cường và Trà Lũ, miền Bắc Việt Nam. Năm 1550 giáo sĩ Gapar da Santa OP Dòng Đa-Minh từ Malacca đến Bà Rịa và Hà Tiên truyền giáo. Năm 1615 ngày 18 tháng Giêng, Linh Mục Francois Buzomi SJ và các Giáo sĩ Dòng Tên đến Cửa Hàn Đà Nẵng truyền giáo lần đầu tiên.
Năm 1624 Linh Mục Đắc Lộ SJ cùng các giáo sĩ Dòng Tên đến Hải Phố học tiếng Việt và chứng kiến bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648) -vợ lẽ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Xứ Đàng Trong-được rửa tội và mang tên thánh là Maria Mađalêna.
Ngày 26/07/1644 Thầy Giảng Anrê Phú Yên tử đạo tại Quảng Nam và là chứng nhân tử đạo đầu tiên của Đàng Trong. Ngày 03/07/1645 Linh Mục Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam. Ngày 20/12/1645 LM Đắc Lộ trên đường về Âu Châu, LM Đắc Lộ vận động Tòa Thánh gửi Giám Mục sang giúp Việt Nam, LM Đắc Lộ SJ đã mang theo chiếc sọ của Thầy Giảng Anrê Phú Yên. Kể từ ngày ấy chiếc sọ của Thầy Giảng Anrê Phú Yên được tôn kính tại Trụ sở Trung Ương của Dòng Tên tại Rôma.
Năm 1626 trong tháng Ba khi LM Đắc Lộ SJ còn truyền giáo ở Đàng Trong thì LM Giuliano Baldinotti SJ giáo sĩ Dòng Tên đến Đàng Ngoài, trong thời vua Lê Thần Tông. Cùng trong lúc ấy bên lãnh thổ Bắc Mỹ, Cộng đoàn truyền giáo Ville Ste. Marie do các Linh Mục giáo sĩ Dòng Tên cũng được khai sinh tại Huronia.
Ngày 16/03/1649 Linh Mục Jean de Brebeuf SJ bị thổ dân bắt tra tấn hành hình và đã anh dũng tử đạo. Chiếc sọ của vị chứng nhân đã được đem về Nhà Mẹ của Dòng Tên tại Quebec. (Sau này đã được trao tặng lại cho Đền Thánh Tử Đạo Midland. Tuy Đền Thánh Tử Đạo nằm trong lãnh thổ Tỉnh Bang Ontario nhưng theo truyền thống các giáo sĩ Dòng Tên từ Tỉnh Dòng tại Tỉnh Bang Quebec vẫn được cử giữ trách nhiệm cai quản và phục vụ Đền Thánh Midland.)
Vì vậy theo tôn chỉ mục đích: Đền Thánh Tử Đạo Midland là Đất Thánh nơi mọi người đến cầu nguyện và xin được an ủi và chữa lành các vết thương từ bởi chứng tích của Các Thánh Tử Đạo Canada. Đền Thánh cũng là nơi thánh thiêng cho mọi người từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau cùng đến tụ họp tại đây, cầu nguyện trong tình hiệp thông với những người đã hiến dâng cuộc đời cho Đức Tin và cho Công Lý Hòa Bình trên toàn thế giới. Đền Thánh Tử Đạo Canada tại Midland còn là Đất Thánh cho những ai muốn suy niệm và vượt thắng mọi thử thách trong nội tâm trong cá nhân để có thể đi vào cuộc sống rao truyền Đức Tin, thúc đẩy Đức Cậy Trông và Hy Vọng đồng thời cùng tham gia xây dựng Nền Văn Minh Tình Thương cho mọi người.
Chính bởi lẽ ấy, tuy mất thật nhiều và gần như mất tất cả trên đường đến được Canada -nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn còn Đức Tin và Đức Cậy Trông - Hy Vọng của người tín hữu Thiên Chúa Giáo. Họ vẫn còn mang trong mình dòng máu và các Thánh Tích của Các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân Việt Nam. Với tư cách là người Công Giáo Canada gốc Việt Nam, thánh tích của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với Thánh Tượng Đức Mẹ La-Vang, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phải được tôn kính và hiệp thông ngay tại Đền Thánh và Đất Thánh nơi Các Thánh Tử Đạo Canada đã anh dũng hy sinh làm chứng cho Đức Tin. Ban Giám Đốc Đền Thánh Tử Đạo Canada đã ghi vào lịch trình chính thức trong gần 30 năm qua là Ngày thứ Bảy tuần thứ 2 của tháng Sáu mỗi năm sẽ là ngày hành hương chính thức của giáo đoàn Công giáo Việt Nam ( Vietnamese Pilgrimage)
Kể từ khi được Đức Thánh Cha Benedicto XVI bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Toronto, Đức Cha Thomas Collins đã tuyên bố rõ là đích thân ngài sẽ chủ tế và chủ sự Ngày Hành Hương Thánh Mẫu của giáo đoàn Việt Nam. Vào ngày 06 tháng 11 năm 2009, nhân Đại Lễ kỷ niệm 100 Năm xây dựng Thánh Đường St.Cecilia's Church of Toronto của giáo đoàn Aí Nhĩ Lan-Canada cũng là nhà thờ tòng nhân của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins chủ tế Thánh Lễ đã long trọng thông báo là Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã bổ nhiệm Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng Ấn kiêm Trưởng Giáo Phủ TGP Toronto, nguyên là Cha Sở của St.Cecilia's Church kiêm Chính Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto.
Đã hơn 5 tháng qua từ ngày nhậm chức, Đức Cha Vinh Sơn gây dựng Eastern Pastoral Region của TGP nên hầu hết bà con chưa có cơ hội gặp gỡ Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, vị Giám Mục Á châu đầu tiên và là vị Giám Mục trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada. Năm nay, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins ưu ái ủy nhiệm Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế Ngày Thánh Mẫu Hành Hương của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam.
B. "Hãy Xin Thì Sẽ Được": Phép Lạ và Lời Cầu Xin của cả Cộng Đoàn:
Ngay từ trước 8giờ sáng nhiều thành viên Ban Tổ chức cùng bà con tín hữu đã không e ngại mưa gió và đến trước Bàn thờ nơi Đức Thánh Cha Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã dâng lễ nhân chuyến tông du tại Canada để dựng lễ đài.
Đúng 10giờ sáng trong lòng Nhà Thờ và Đền Cha Tử Đạo Canada, Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, Giám Đốc Cuộc Hành Hương đã đọc lời chính thức tuyên bố khai mạc ngày Thánh Mẫu và Hành Hương năm 2010 của Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Toronto và Các Miền Lân Cận. Linh Mục John Zurakowski SJ, Giám Đốc Đền Thánh Tử Đạo Midland cũng đọc lời chào mừng và kính xin Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria cùng Các Thánh Tử Đạo tiền nhân thương phù trợ cho ngày Thánh Mẫu và Hành Hương của Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam được nhìều ân sủng và thành công.
Tiếp đó trong lòng Nhà Thờ và Đền Thánh Tử Đạo Canada; Linh Mục Giuse Phạm Hồng Chương thay mặt Linh Mục Đoàn đã chủ sự Giờ Thánh - Chầu Thánh Thể và Đền Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong lúc đó các Linh Mục ngồi tòa giải tội bằng 2 thứ tiếng Anh-Việt cho đến 11:30AM.
Sau Giờ Thánh và Phép Lành Thánh Thể mọi người chuẩn bị tiến về lễ đài để chuẩn bị Thánh Lễ Đồng Tế Kính Đức Mẹ. Lúc 11:40AM trời mưa lâm râm trở thành nặng hạt và gió mạnh. Linh mục Giám Đốc PM Phạm Hoàng Bá đã mời tất cả vị Đại diện các Cộng đoàn và Trưởng Các Ban Ngành Đoàn thể tham gia cuộc hành hương đến trước lễ đài để hội ý quyết định. Nếu trời tiếp tục mưa lớn hơn nhịp điệu này hay đang lúc cử hành trọng thể Thánh Lễ và mưa gió lớn có sấm sét thì phải di chuyển ưu tiên các cháu thiếu nhi dâng hoa, những người gíà cả và yếu bệnh trở lại trong lòng Nhà Thờ và Đền Thánh với sức chứa khoảng mấy trăm người để tiếp tục cử hành Thánh Lễ, còn gần 4000 người phải ở lại lều che lễ đài hay vào trong xe hơi của họ để tránh mưa gió. Linh Mục Giám Đốc cuộc hành hương và mọi thành viên Ban Tổ chức và Các Trưởng đồng ý quyết định dời thời gian cử hành Thánh Lễ chậm lại 15phút so với dự định lúc 12giờ. Toàn thể Ban Tổ chức và mọi người cùng chắp tay nguyện Kinh Lạy Cha và Các Kinh để khấn xin Thiên Chúa, Đức Mẹ và Các Thánh thương xót phù trợ cho Thánh Lễ. Linh Mục John Zurakowski SJ
Giám Đốc Đền Thánh cùng cầu nguyện và chia xẻ là phép lạ vẫn xảy ra và đặc biệt với lòng sùng đạo của người tín hữu tại Đền Thánh.
Đúng 12:15PM trưa, trời vẫn mưa theo nhịp điệu cũ và trong tiếng trống nhịp nhàng của Đội Trống Missisauga hòa nhịp vào bài hát Lên Đền Thánh -đoàn đồng tế tiến vào Lễ đài. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ Tá kiêm Chưởng Ấn và Trưởng Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto làm chủ tế Thánh Lễ cùng với Linh Mục Giuse Trần Tập, Cha Sở St.Cecilia's Church-Giáo Xứ CTTĐVN Toronto và cụ Giuse Nguyễn Văn Tiếp- Trưởng Ban Phụng Vụ đã dâng hương trước Bàn Thánh theo nghi lễ cổ truyền dân tộc.
Cùng đồng tế và thông công dâng Thánh Lễ với Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu; là qúy Linh Mục, Phó Tế, Các Tu sĩ; LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá-Mississauga; LM Giuse Trần Tập -Toronto; LM Giuse Phạm Hồng Chương-Scarborough; LM Giuse Trần Xuân Lãm-Bradford; LM Phêrô Nguyễn Văn Qúy OFM-North York; LM Dominic Bùi Quyền -Orillia; LM Giuse Nguyễn Ngọc Duy- Etobicoke; LM Anthony Nguyễn Văn Dũng CssR-Toronto; LM Anrê Nguyễn Minh Từ -Buffalo, Đông Bắc Hoa kỳ; LM Tôma Trương Hoàng Phúc-Phú Cường; LM Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Duy-Kontum; và Phó Tế Anthony Trần Vĩnh-Scarborough.
Các Nữ Tu: Thêrêsa Ngô Hoài Bích SPPC- Bề Trên Dòng Thánh Phêrô Clavê tại Toronto; Rose Trần Thị Hải-Dòng Thánh Gioan Tẩy Giả tại Hamilton; Thêrêsa Lê Thúy Hà và Marie Trần Thị Hà Dòng Cát Minh tại Toronto; Maria Ngọc Anh, Mến Thánh Gía Quy Nhơn, cùng với khoảng hơn 5000 bà con giáo dân đến từ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto; Các Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang Mississauga; St. Jane Frances North York; Thánh Giuse-Scarborough; Các cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hamilton; Kitchener; Waterloo; Guelph; Windsor; London; Ottawa; Barrie; và Các Cộng Đoàn Buffalo cũng như Rochester từ Đông Bắc Hoa Kỳ đến cùng tham dự.
Sau phần các đại diện Cộng đoàn đã đọc các bài 1: (Sáng thế 3,9-15.20); bài 2: (Rm 5,12.17-19)- Phó Tế Anthony Trần Vĩnh đã tuyên đọc bài Tin Mừng Lc 1,28, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã Giảng Lễ (Bài giảng của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn được đăng riêng kèm theo bài này).
Trong tiếng mưa rơi tí tách mọi người kiên nhẫn lắng nghe bài thuyết giảng của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn. Ngài khởi đầu bằng giới thiệu bài hát "Xin Vâng" Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng của Nhạc sĩ Phương Anh tức Linh Mục GB Trần Anh Thư CSJB (một thành viên của Toronto hiện đang là Cha Sở cho cộng đồng Công giáo Canada gốc Đài Loan tại Vancouver) để minh họa cho hai tiếng "Xin Vâng- Fiat".
Tội lỗi đã đi vào thế gian khi bà Eva không vâng lời Thiên Chúa và ăn trái cấm theo lời quyến rũ của ma qủy và cái chết là hậu qủa con người phải gánh chịu. Nhưng với lời Xin Vâng của Đức Mẹ Maria vào giây phút Truyền Tin: nhờ một người nữ duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa mà mọi người sẽ trở thành công chính. Hai tiếng Xin Vâng của Đức Mẹ Maria tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa đã thực sự thay đổi dòng chảy lịch sử của nhân loại.
Hai tiếng “Xin Vâng” xem ra thật điên rồ trong mắt mọi người xã hội quanh chúng ta. Thế nhưng vâng phục thánh ý Thiên Chúa lại chính là điều căn bản của cuộc sống người tín hữu, là nhân đức anh hùng cao cả của những người được liệt vào hàng ngũ các người môn đệ của Chúa, những người được Chúa Giêsu coi là anh chị em, là Mẹ của Người khi Chúa đặt ra câu hỏi cho đám đông: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Sau khi rảo mắt nhìn quanh, chính Chúa cho ta câu trả lời: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mk. 3: 33-35).
Thật khó để nói lời “Xin Vâng”. Thế nhưng Mẹ Maria đã đáp lời xin vâng để công cuộc cứu độ của Chúa được thực hiện. Chúa Kitô đã vâng lời, vâng lời cho đến chết và chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Trong dòng lịch sử Giáo hội, muôn muôn người đã nói lời Xin Vâng”, ‘vâng lời cho đến chết.’
Các thánh tử đạo Canada, đã anh dũng nói lời “Xin Vâng” trên miền đất chúng ta đang ở đây. Các tiền nhân anh hùng tử đạo Việt Nam đã can đảm, trung kiên “Vâng Lời”, “Vâng Lời” đến hơi thở cuối cùng để làm chứng cho niềm tin son sắt vào Thiên Chúa.
Nhờ những lời “Xin Vâng” của Ðức Mẹ và của Chúa Kitô mà chúng ta được cứu chuộc. Nhờ những lời “Xin Vâng” của các thánh, các tiền nhân anh dũng của chúng ta, mà chúng ta được thừa hưởng một niềm tin can trường, trung kiên các ngài đã lãnh nhận và truyền lại cho chúng ta bằng chính mạng sống của các ngài.
Trong công trình cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa vẫn tiếp tục kêu mời mỗi người tín hữu đáp tiếng “Xin Vâng”. Người mời gọi chúng ta đáp lời “Xin Vâng” dấn thân phục vụ Giáo hội trong bậc sống giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ hoặc giáo dân. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta mỗi ngày đáp lời “Xin Vâng” lời Người chỉ dẫn: sống tôn thờ Chúa, sống yêu thương, hiệp nhất, chia sẻ với nhau.
Để kết thúc bài giảng Thánh Lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn đã xướng lĩnh và hơn 5,000 người đã cùng cất chung lời ca kết của bài hát " Xin Vâng" vang lên khắp trên vùng Đất Thánh Midland; 'Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng"-Hôm qua, hôm nay và ngày mai; Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng "Xin Vâng". Hôm nay, tương lai và suốt đời.'
Trong bài hát Khúc Hoài Niệm do Ca Đoàn Tổng hợp Công giáo Việt Nam gồm có 4 Ca đoàn Toronto, 2 Mississauga và 1 North York cùng trình bày; Đội Dâng Hoa Tổng hợp của Toronto và Mississauga cung kính tham gia Phụng Vũ dâng của lễ rất đẹp mắt.
Khi bài hát Kinh Chiên Thiên Chúa vang lên trên vùng Midland thì mưa trở thành những hạt bụi nhỏ bay trong gió và bầu trời sáng dần lên và mưa tạnh hẳn. Rất đông đảo tín hữu chịu Mình Thánh Chúa và tất cả các Chén Mình Thánh của Đức Giám Mục và qúy Cha đồng tế đều hết. Vì kế hoạch chỉ có từ 2000 đến 3000 người hành hương, đây là một phép lạ về lòng sùng kính Chúa Thánh Thể đã thực sự xảy ra trong gần 30 năm Hành hương của người Công giáo Việt Nam tại Midland. Rất nhanh chóng, Linh Mục John Zurakowski SJ Giám Đốc Đền Thánh và qúy Cha Việt Nam đồng tế đã kiệu Mình Thánh Chúa của Đền Thánh đến để tiếp thêm Lương thực Thần Linh cho đến khi tất cả giáo hữu được nhận Mình Thánh Chúa.
Sau phần quyên góp ủng hộ và dâng cúng cho Đền Thánh, LM Giám Đốc Cuộc hành hương và anh Giuse Phạm Tạo Trưởng Ban Tổ chức đã cảm ơn tặng hoa Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn và LM Giám Đốc Đền Thánh -John Zurakowski SJ. Anh Giuse Phạm Tạo đã bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đến tất cả bà con tham gia hành hương. Sau phép lành trọng thể, Thánh Lễ đã kết thúc lúc 2giờ trưa.
Kể từ lúc 3giờ chiều mọi người lại tập hợp trước lễ đài, ngay sau khi Đoàn Thiếu nhi tổng hợp dâng hoa tôn kính Đức Mẹ Maria, cả cộng đoàn cung kính rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ La Vang và suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Và Canada với 30 tổ chức Ban Ngành Đoàn Thể Giáo dân dẫn đầu bởi Thánh Giá Nến cao. Trong các bài Thánh ca Kính Mừng Đức Mẹ, Lần hạt Kính Đức Mẹ Năm Sự Mừng và Kinh Cầu Đức Bà; toàn thể phái đoàn đông đảo tham gia cuộc rước kiệu đã trở về lễ đài để cùng tôn Nữ Vương Mẹ Maria và khấn xin ơn lành do LM Phêrô Nguyễn Văn Qúy OFM- North York chủ sự.
Đúng 5giờ chiều trong bầu trời xanh, toàn thể người hành hương đã cung kính thực hiện Giờ Khấn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôn kính hài cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do LM Giuse Trần Tập chủ sự. Trong Khúc Khải Hoàn Ca và Kinh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được kính cẩn xướng lên, mọi người hành hương đã nối tiếp nhau hôn kính Xương Các Thánh.
Sau lời cảm ơn của Đại diện Ban Tổ chức ngày Thánh Mẫu Hành Hương Năm 2010, Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã dành một chút thời gian để nói về Lời "Xin Vâng" và Lời Mời " Giúp đỡ Ơn Gọi cho Việt Nam" của Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins (xin xem phần 3 đính kèm) và sau đó ngài cung kính nâng hộp Hài cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên để ban phép lành cho toàn thể Liên cộng đoàn hành hương.
Mọi người được mời gọi tham gia Hành Hương Đại Hội Thánh Mẫu tại Dòng Đồng Công tại Carthage, Missouri Hoa Kỳ do LM Giuse Trần Tập hướng dẫn và linh hướng từ ngày 04 đến 09 tháng Tám 2010. Được biết theo chương trình nghị sự, Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ tham gia Đại Hội năm nay trong Thánh Lễ bế mạc.
Trong ân sủng của Thiên Chúa, qua lời cầu bầu Đức Mẹ Maria và Các Thánh Tử Đạo: mọi người được kính chúc ra về bằng an và mong đợi lại được tham gia Hành Hương Midland và Thánh Mẫu vào ngày 11/06/2011.
Trên đường về đi qua các vùng thuộc đại thủ phủ và trung tâm Toronto: mọi người đều thấy rõ những cơn mưa vẫn còn rơi và một màn sương mù khói trắng bao phủ khắp bầu trời, mọi người lại nhớ đến ngay bầu trời xanh an bình tại vùng Đất Thánh Midland trong khi tôn kính các nghi thức hành hương chiều nay.
Xin Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria cùng Các Thánh Tử Đạo Tiền nhân phù trợ cho người Công giáo Việt Nam khắp nơi và cách riêng tại Canada được trung thành và bền đỗ noi gương Đức Mẹ trong hai tiếng "Xin Vâng" theo Thánh Ý Chúa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Công nợ Việt Nam tới mức báo động (3)
Hà-Minh Thảo
17:14 14/06/2010
CÔNG NỢ VIỆT NAM TỚI MỨC BÁO ÐỘNG
(tiếp theo)
B. Hổ trợ (hay viện trợ) phát triển chính thức (thường được gọi là vốn ODA = Official Development Assistant, tiếng Anh, và Aide publique au développement, tiếng Pháp).
Sau khi bộ đội Việt-Nam rút khỏi Cambodge năm 1989, tháng 11.1993 tại Paris (Pháp quốc) đã diễn ra hội nghị các nhà tài trợ cho Việt-Nam đã ghi dấu một trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển của quốc gia này và cộng đồng thế giới, khởi đầu với 28 nhà tài trợ song phương đến từ các quốc gia phát triển (Nhật bản, Pháp, Đức, Đan mạch, Thụy sĩ, v.v….) nhà tài trợ đa phương (Ngân hàng Phát triển Á châu, Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp Âu châu, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, UNESCO, v.v….). Hoa kỳ chỉ tham gia từ sau năm 1994, khi bỏ cấm vận Việt-Nam.
Đây là những số vốn dành cho các nước đang phát triển được các Chính phủ trung ương và nhà cầm quyền địa phương, các tổ chức liên quốc gia, các định chế tài chính quốc tế tài trợ. Vốn này phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia được các quốc gia hay định chế nói trên cam kết tài trợ thông qua một thỏa hiệp quốc tế được đại diện hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết. Những thỏa hiệp ký kết hổ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Vốn ODA được Chính phủ một quốc gia cấp cho Việt-Nam thì gọi là hổ trợ song phương. Nếu vốn ODA được cấp bởi một Định chế quốc tế (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á châu…) cho Việt-Nam thì gọi là hổ trợ song phương.
Vốn ODA được phân bổ theo từng dự án. Chính phủ Việt-Nam lập danh sách các lĩnh vực cần gọi vốn hổ trợ (hay viện trợ) phát triển. Hàng năm, Chính phủ trình danh sách đó cho nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ để yêu cầu tài trợ. Các nhà tài trợ sẽ xác định lĩnh vực cần viện trợ, xây dựng dự án và tài trợ theo dự án.
1.- Phân loại vốn ODA.
Theo cách thức hoàn trả vốn ODA, chúng ta chia làm ba loại có:
a.- Viện trợ.
Thường được gọi là ‘Viện trợ không hoàn lại’, nhưng chúng tôi đề nghị chỉ gọi là Viện trợ cũng đủ nghĩa là ‘Biếu Tặng’ (cho không). Đây là những những số tiền để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem viện trợ như một nguồn thu ngân sách Nhà nước, được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ chiếm 25% tổng vốn ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường... Đối với Việt-Nam, số bách phân này đã giảm dần với thời gian và nhường phần cho các khoản tín dụng ưu đãi.
b.- Tín dụng ưu đãi (còn gọi là Viện trợ có hoàn lại).
Đây là loại vay chiếm phần lớn tổng số vốn ODA trên thế giới cũng như tại Quê hương. Tín dụng này thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vận tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
- Lãi suất thấp,
- Thời gian trả nợ dài,
- Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.
c.- Tín dụng hỗn hợp.
Đây là những số vốn ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm viện trợ và tín dụng ưu đãi.
Thí dụ: Dự án BOT (Built-Operation-Transfer, tiếng Anh) gồm việc ‘Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao’. Vì thiếu vốn, Chính phủ kêu gọi đấu thầu để chọn công ty bỏ vốn xây dựng (Built) trước. Khi hoàn thành, công ty được khai thác vận hành (Operation) một thời gian đủ có lời và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho Nhà nước sở tại.
Nhận xét: Giá thành các dự án theo dạng BOT này thường được đẩy lên cao so với thực giá nhằm ‘bắt chẹt’ các quốc gia đối tác thiếu vốn để xây dựng hầu phát triển cơ sở hạ tầng và có quá nhiều nước đang phát triển cần vốn.
2.- Ưu và khuyết điểm của ODA.
a.- Ưu điểm của ODA.
- Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 0,25-2%/năm)
- Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
- Trong nguồn vốn ODA luôn có phần viện trợ, khoảng 25% tổng số vốn ODA.
b.- Bất lợi vì nhận ODA.
- Các nước giàu dùng các nguồn vốn ODA để áp lực các quốc gia nhận trợ giúp để mở rộng thị trường cho hàng hóa của họ, đòi hỏi những sự hợp tác có lợi cho họ, những nhượng bộ về an ninh, quốc phòng hay những mục tiêu chính trị... Do đĩ, họ có những chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế. Thí dụ: quốc gia nhận vốn ODA phải bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập cảng hàng hoá của nước được tài trợ hay các nước này phải mở lần hồi cửa thị trường cho những hàng hoá mới của nước cấp vốn ODA cùng chấp thuận những ưu đãi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước họ vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
- Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và giảm thuế nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận vốn ODA cần ‘biết điều’ bằng dành những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Là quốc gia hàng đầu cấp vốn ODA cho Việt-Nam, Nhật bản đang phiền trách Chính phủ Việt-Nam đã quyết định chọn Nga làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân 1 ở tỉnh Ninh thuận, có công suất 2.000 MW giờ, được chào hàng với giá gần 8 tỷ mỹ kim.
- Các nước giàu cấp vốn ODA để yêu cầu các quốc gia đối tác nhập cảng các sản phẩm của họ, dù không phù hợp hay không cần thiết. Thí dụ: trong các dự án ODA về đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần lương trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% ngân khoản dự án.
Một thí dụ khác: Quốc gia đã tài trợ Việt-Nam bằng vốn ODA để xây một cây cầu, ngoài việc buộc trả lương thật cao cho các chuyên gia tư vấn của họ, còn phải mua sắm trang thiết bị máy móc của họ giá cao vì chính họ duyệt chi tài chính giải ngân. Đương nhiên, vẫn còn đủ tiền để vừa hoàn tất cây cầu, vừa đủ để ai đó chấm mút thoải mái 15-30% chi phí dự án. Còn về chất lượng hay tuổi thọ cây cầu ODA ấy thì chưa hết hạn trả nợ đã thấy… đòi thêm tiền rồi, cầu Văn Thánh hay cầu Dần Xây ở TP. Hồ chí Minh là những điển hình tiêu biểu.
- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Đồng Việt-Nam không ngớt mất giá so với mỹ kim khiến giá thành tính bằng tiền đồng tăng cao.
- Tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA chưa được hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
- Cuối cùng, nạn tham nhũng lan tràn trong việc thực thi các dự án vốn ODA:
-> Tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt-Nam ngày 04.12.2008, Đại sứ Nhật bản Mitsuo Sakaba, sau khi thông báo sẽ ngưng toàn bộ các dự án ODA của Nhật bản và không cam kết vốn cho năm 2009, đã rời Hội nghị. Hành động này của Chính phủ Nhật nhằm phản đối Nhà nước Việt-Nam đối với vụ án tham nhũng sử dụng nguồn vốn ODA trong dự án Đại lộ Đông Tây ở thành phố Hồ Chí Minh.
-> Vụ PMU 18 (Project Management Unit, tiếng Anh, có nghĩa là Đơn vị quản lý dự án) là một vụ tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2006, và đã gây xôn xao dư luận tại Việt-Nam cũng như nơi các nước và tổ chức cung cấp vốn ODA. Đầu tháng 01.2006, Bùi tiến Dũng, Tổng Giám đốc PMU-18 bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu đô la cũnh như đã dùng tiền thắng để bao gái. Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy vi tính của đơn vị cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ.
-> Ngày 27.04.2010, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng cho biết, bằng mắt thường có thể thấy một số vị trí thấm cục bộ tại đầu đốt hầm số 1, đầu hầm số 2 trong phạm vi bản nắp, gần sát vành thép của mỗi đốt hầm và tại một vài vết nứt đứng thành hầm.
Hội đồng cũng có yêu cầu kiểm tra lại toàn diện bản nắp hai hầm đốt số 3 và số 4 tại bãi đúc Nhơn Trạch. Mục tiêu nhằm phát hiện các chỗ thấm nếu có và phải xử lý ngay trước khi lai dắt cho dìm xuống sông Sài Gòn như hai đốt đã thực hiện. Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông tây và Môi trường Nước TP. Hồ chí Minh cho biết dự kiến vào ngày 05.05.2010 sẽ cho lai dắt và dìm đốt hầm số 3.
3.- Những điểm về hổ trợ phát triển chính thức.
Hàng năm, Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt-Nam nhóm hai lần vào đầu tháng 06 (giữa kỳ) và tháng 12. Trong kỳ họp tháng 12, các nhà tư vấn tài trợ cam kết mức hổ trợ phát triển chính thức ODA cho năm sau. Cứ mỗi lần họp là họ nhắc lại một cách máy móc ‘chiếu lệ’ hai vấn đề: các quan chức tham nhũng và Chính phủ vi phạm nhân quyền.
Trong Hội nghị giữa kỳ khai mạc ngày 09.06.2010 tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), đại diện các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc tại Việt-Nam lưu ý kết quả cuộc điều tra gần đây của thanh tra Chính phủ Việt-Nam cho thấy những xấu xa do nạn tham nhũng trong ngành giáo dục khiến giới nghèo chịu hậu quả trầm trọng. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt-Nam đã cảnh báo rằng một trong những thách thức nghiêm trọng mà Việt-Nam gặp phải chính là quốc nạn tham nhũng, qua đó, tiền vay nợ ODA bị thất thoát vào túi riêng của các quan chức, nhiều nhất trong việc quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, hải quan, xây dựng... Họ cũng không quên de dọa: « Nếu không loại được tham nhũng thì khó có tài trợ ».
Ngoài ra, cũng trong chương trình kỳ Hội nghị tại Rạch Giá này, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt-Nam đã báo động thâm thủng ngân sách của Việt-Nam năm 2009 lên đến 9% Tổng sản lượng quốc nội, trái với con số 6,90% do Chính phủ công bố. (Coi chừng: giống như Hy lạp đã báo cáo gian con số này). Thêm vào đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng cán cân chi trả của Việt-Nam hiện đang ở mức nguy hiểm vì dự trữ ngoại tệ chỉ đủ cho 7 tuần lễ nhập cảng. Mức dự trữ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế là phải đủ cho 12 tuần lễ như Việt-Nam từng đạt được hồi năm 2008.
Vốn ODA được cam kết hổ trợ Việt-Nam năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 1994 (1,81 tỷ mỹ kim), 1995 (1,94), 1996 (2,26), 1997 (2,43), 1998 (2,4), 1999 (2,7), 2000 (2,1), 2001 (2,4), 2002 (2,4), 2003 (2,50), 2004 (2,84), 2005 (3,40), 2006 (3,70), 2007 (4,45), 2008 (5,426), 2009 (5,14, giảm vì thiếu Nhật bản. Ðại sứ Nhật phản đối tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây như đã nói trên) và năm 2010 với mức kỷ lục là 8,063 tỷ mỹ kim. Trong đó, Ngân hàng Thế giới vẫn là nhà tài trợ nhiều nhất với khoảng cam kết lên tới 2,498 tỷ mỹ kim. Sau đó là Nhật bản với 1,640 tỷ mỹ kim. Tiếp đến là Ngân hàng Phát triển châu Á cam kết tài trợ 1,479 tỷ mỹ kim, Liên hiệp Âu châu với 1,082 tỷ mỹ kim (Pháp dẫn đầu mức cam kết với 378 triệu, Đức 137 triệu mỹ kim,…), Hoa kỳ hứa Mỹ 270 triệu mỹ kim.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, mức cam kết thật là một sự hy sinh lớn của người dân đóng thuế tại các quốc gia ‘tư bản’ để giúp đỡ toàn dân Việt-Nam hầu xây dựng lại Quê Hương, phát triển nền kinh tế Nước Nhà và giáo dục nhẹ học phí và hữu hiệu cho Giới Trẻ, tương lai của Dân Tộc. Xin ai đó có quyền hãy thấu hiểu điều đó… Đọc báo Thanh Niên ngày 10.10.2002, chúng tôi thấy những dòng sau đây:
« Tại huyện Yên Bình, Yên Bái, dự án xây dựng nhà máy nước sạch với vốn vay của Pháp 50 tỷ đồng, lãi suất 1%/năm, có tới 13 tỷ đồng được cung cấp dưới dạng máy móc, thiết bị nhưng các thiết bị này... không sử dụng được, chất đống và hư hỏng. Tại Hà Nội, thanh tra cũng đã phát hiện tại một dự án vay vốn cũng của Pháp, nhiều khoản chi phí qua kiểm tra, đơn vị thực hiện đã không chứng minh được vì sao có khoản chi phí đó. Cụ thể, đơn vị này đã khai có sử dụng nguồn vốn lớn để mua thiết bị dự phòng, đào tạo, nhưng qua kiểm tra đều không có.
Tình trạng quyết toán khống, kê khai khống số lượng, đơn giá vật tư thiết bị sử dụng, nâng khống giá trị vốn đầu tư thực hiện... cũng là một thực tế phổ biến ở nhiều công trình được thanh tra. Tại Yên Bái, các thanh tra viên đã đóng giả sĩ quan quân đội đi mua cây cảnh, qua đó phát hiện việc kê khống mua cây cảnh lên tới 108 triệu đồng nhưng thực tế chỉ phải chi 48 triệu đồng. Chánh thanh tra Nhà nước Thanh Hóa cho biết, qua kiểm tra chỉ 6 dự án về giao thông, đê kè... trên địa bàn tỉnh, cũng đã phát hiện nhiều sai phạm lớn, thất thoát lên tới gần 6,3 tỷ đồng ».
Mỗi cuối năm, nhà tài trợ họp để cam kết mức ODA cho năm sau. Trong suốt thời gian từ tháng 11.1993 đến tháng 12.2009, Việt-Nam chỉ giải ngân 22 tỷ trong tổng số 42,5 tỷ mỹ kim, tức 51,76% tổng số cam kết ODA. Thật đáng tiếc! Đây là nguồn vốn bổ túc quan trọng cho vốn đầu tư của Nhà nước dành cho đầu tư phát triển. Trong thời kỳ từ 1994–2005, nguồn vốn ODA này chiếm hơn 11% tổng vốn đầu tư xã hội và chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư của Nhà nước.
(tiếp theo)
B. Hổ trợ (hay viện trợ) phát triển chính thức (thường được gọi là vốn ODA = Official Development Assistant, tiếng Anh, và Aide publique au développement, tiếng Pháp).
Sau khi bộ đội Việt-Nam rút khỏi Cambodge năm 1989, tháng 11.1993 tại Paris (Pháp quốc) đã diễn ra hội nghị các nhà tài trợ cho Việt-Nam đã ghi dấu một trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển của quốc gia này và cộng đồng thế giới, khởi đầu với 28 nhà tài trợ song phương đến từ các quốc gia phát triển (Nhật bản, Pháp, Đức, Đan mạch, Thụy sĩ, v.v….) nhà tài trợ đa phương (Ngân hàng Phát triển Á châu, Ngân hàng Thế giới, Liên hiệp Âu châu, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, UNESCO, v.v….). Hoa kỳ chỉ tham gia từ sau năm 1994, khi bỏ cấm vận Việt-Nam.
Đây là những số vốn dành cho các nước đang phát triển được các Chính phủ trung ương và nhà cầm quyền địa phương, các tổ chức liên quốc gia, các định chế tài chính quốc tế tài trợ. Vốn này phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia được các quốc gia hay định chế nói trên cam kết tài trợ thông qua một thỏa hiệp quốc tế được đại diện hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết. Những thỏa hiệp ký kết hổ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Vốn ODA được Chính phủ một quốc gia cấp cho Việt-Nam thì gọi là hổ trợ song phương. Nếu vốn ODA được cấp bởi một Định chế quốc tế (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á châu…) cho Việt-Nam thì gọi là hổ trợ song phương.
Vốn ODA được phân bổ theo từng dự án. Chính phủ Việt-Nam lập danh sách các lĩnh vực cần gọi vốn hổ trợ (hay viện trợ) phát triển. Hàng năm, Chính phủ trình danh sách đó cho nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ để yêu cầu tài trợ. Các nhà tài trợ sẽ xác định lĩnh vực cần viện trợ, xây dựng dự án và tài trợ theo dự án.
1.- Phân loại vốn ODA.
Theo cách thức hoàn trả vốn ODA, chúng ta chia làm ba loại có:
a.- Viện trợ.
Thường được gọi là ‘Viện trợ không hoàn lại’, nhưng chúng tôi đề nghị chỉ gọi là Viện trợ cũng đủ nghĩa là ‘Biếu Tặng’ (cho không). Đây là những những số tiền để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem viện trợ như một nguồn thu ngân sách Nhà nước, được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ chiếm 25% tổng vốn ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường... Đối với Việt-Nam, số bách phân này đã giảm dần với thời gian và nhường phần cho các khoản tín dụng ưu đãi.
b.- Tín dụng ưu đãi (còn gọi là Viện trợ có hoàn lại).
Đây là loại vay chiếm phần lớn tổng số vốn ODA trên thế giới cũng như tại Quê hương. Tín dụng này thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vận tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
- Lãi suất thấp,
- Thời gian trả nợ dài,
- Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.
c.- Tín dụng hỗn hợp.
Đây là những số vốn ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm viện trợ và tín dụng ưu đãi.
Thí dụ: Dự án BOT (Built-Operation-Transfer, tiếng Anh) gồm việc ‘Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao’. Vì thiếu vốn, Chính phủ kêu gọi đấu thầu để chọn công ty bỏ vốn xây dựng (Built) trước. Khi hoàn thành, công ty được khai thác vận hành (Operation) một thời gian đủ có lời và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho Nhà nước sở tại.
Nhận xét: Giá thành các dự án theo dạng BOT này thường được đẩy lên cao so với thực giá nhằm ‘bắt chẹt’ các quốc gia đối tác thiếu vốn để xây dựng hầu phát triển cơ sở hạ tầng và có quá nhiều nước đang phát triển cần vốn.
2.- Ưu và khuyết điểm của ODA.
a.- Ưu điểm của ODA.
- Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 0,25-2%/năm)
- Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
- Trong nguồn vốn ODA luôn có phần viện trợ, khoảng 25% tổng số vốn ODA.
b.- Bất lợi vì nhận ODA.
- Các nước giàu dùng các nguồn vốn ODA để áp lực các quốc gia nhận trợ giúp để mở rộng thị trường cho hàng hóa của họ, đòi hỏi những sự hợp tác có lợi cho họ, những nhượng bộ về an ninh, quốc phòng hay những mục tiêu chính trị... Do đĩ, họ có những chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế. Thí dụ: quốc gia nhận vốn ODA phải bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập cảng hàng hoá của nước được tài trợ hay các nước này phải mở lần hồi cửa thị trường cho những hàng hoá mới của nước cấp vốn ODA cùng chấp thuận những ưu đãi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước họ vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
- Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và giảm thuế nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận vốn ODA cần ‘biết điều’ bằng dành những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Là quốc gia hàng đầu cấp vốn ODA cho Việt-Nam, Nhật bản đang phiền trách Chính phủ Việt-Nam đã quyết định chọn Nga làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân 1 ở tỉnh Ninh thuận, có công suất 2.000 MW giờ, được chào hàng với giá gần 8 tỷ mỹ kim.
- Các nước giàu cấp vốn ODA để yêu cầu các quốc gia đối tác nhập cảng các sản phẩm của họ, dù không phù hợp hay không cần thiết. Thí dụ: trong các dự án ODA về đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần lương trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% ngân khoản dự án.
Một thí dụ khác: Quốc gia đã tài trợ Việt-Nam bằng vốn ODA để xây một cây cầu, ngoài việc buộc trả lương thật cao cho các chuyên gia tư vấn của họ, còn phải mua sắm trang thiết bị máy móc của họ giá cao vì chính họ duyệt chi tài chính giải ngân. Đương nhiên, vẫn còn đủ tiền để vừa hoàn tất cây cầu, vừa đủ để ai đó chấm mút thoải mái 15-30% chi phí dự án. Còn về chất lượng hay tuổi thọ cây cầu ODA ấy thì chưa hết hạn trả nợ đã thấy… đòi thêm tiền rồi, cầu Văn Thánh hay cầu Dần Xây ở TP. Hồ chí Minh là những điển hình tiêu biểu.
- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Đồng Việt-Nam không ngớt mất giá so với mỹ kim khiến giá thành tính bằng tiền đồng tăng cao.
- Tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA chưa được hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
- Cuối cùng, nạn tham nhũng lan tràn trong việc thực thi các dự án vốn ODA:
-> Tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt-Nam ngày 04.12.2008, Đại sứ Nhật bản Mitsuo Sakaba, sau khi thông báo sẽ ngưng toàn bộ các dự án ODA của Nhật bản và không cam kết vốn cho năm 2009, đã rời Hội nghị. Hành động này của Chính phủ Nhật nhằm phản đối Nhà nước Việt-Nam đối với vụ án tham nhũng sử dụng nguồn vốn ODA trong dự án Đại lộ Đông Tây ở thành phố Hồ Chí Minh.
-> Vụ PMU 18 (Project Management Unit, tiếng Anh, có nghĩa là Đơn vị quản lý dự án) là một vụ tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2006, và đã gây xôn xao dư luận tại Việt-Nam cũng như nơi các nước và tổ chức cung cấp vốn ODA. Đầu tháng 01.2006, Bùi tiến Dũng, Tổng Giám đốc PMU-18 bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu đô la cũnh như đã dùng tiền thắng để bao gái. Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy vi tính của đơn vị cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ.
-> Ngày 27.04.2010, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng cho biết, bằng mắt thường có thể thấy một số vị trí thấm cục bộ tại đầu đốt hầm số 1, đầu hầm số 2 trong phạm vi bản nắp, gần sát vành thép của mỗi đốt hầm và tại một vài vết nứt đứng thành hầm.
Hội đồng cũng có yêu cầu kiểm tra lại toàn diện bản nắp hai hầm đốt số 3 và số 4 tại bãi đúc Nhơn Trạch. Mục tiêu nhằm phát hiện các chỗ thấm nếu có và phải xử lý ngay trước khi lai dắt cho dìm xuống sông Sài Gòn như hai đốt đã thực hiện. Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông tây và Môi trường Nước TP. Hồ chí Minh cho biết dự kiến vào ngày 05.05.2010 sẽ cho lai dắt và dìm đốt hầm số 3.
3.- Những điểm về hổ trợ phát triển chính thức.
Hàng năm, Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt-Nam nhóm hai lần vào đầu tháng 06 (giữa kỳ) và tháng 12. Trong kỳ họp tháng 12, các nhà tư vấn tài trợ cam kết mức hổ trợ phát triển chính thức ODA cho năm sau. Cứ mỗi lần họp là họ nhắc lại một cách máy móc ‘chiếu lệ’ hai vấn đề: các quan chức tham nhũng và Chính phủ vi phạm nhân quyền.
Trong Hội nghị giữa kỳ khai mạc ngày 09.06.2010 tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), đại diện các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc tại Việt-Nam lưu ý kết quả cuộc điều tra gần đây của thanh tra Chính phủ Việt-Nam cho thấy những xấu xa do nạn tham nhũng trong ngành giáo dục khiến giới nghèo chịu hậu quả trầm trọng. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt-Nam đã cảnh báo rằng một trong những thách thức nghiêm trọng mà Việt-Nam gặp phải chính là quốc nạn tham nhũng, qua đó, tiền vay nợ ODA bị thất thoát vào túi riêng của các quan chức, nhiều nhất trong việc quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên, hải quan, xây dựng... Họ cũng không quên de dọa: « Nếu không loại được tham nhũng thì khó có tài trợ ».
Ngoài ra, cũng trong chương trình kỳ Hội nghị tại Rạch Giá này, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt-Nam đã báo động thâm thủng ngân sách của Việt-Nam năm 2009 lên đến 9% Tổng sản lượng quốc nội, trái với con số 6,90% do Chính phủ công bố. (Coi chừng: giống như Hy lạp đã báo cáo gian con số này). Thêm vào đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng cán cân chi trả của Việt-Nam hiện đang ở mức nguy hiểm vì dự trữ ngoại tệ chỉ đủ cho 7 tuần lễ nhập cảng. Mức dự trữ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế là phải đủ cho 12 tuần lễ như Việt-Nam từng đạt được hồi năm 2008.
Vốn ODA được cam kết hổ trợ Việt-Nam năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 1994 (1,81 tỷ mỹ kim), 1995 (1,94), 1996 (2,26), 1997 (2,43), 1998 (2,4), 1999 (2,7), 2000 (2,1), 2001 (2,4), 2002 (2,4), 2003 (2,50), 2004 (2,84), 2005 (3,40), 2006 (3,70), 2007 (4,45), 2008 (5,426), 2009 (5,14, giảm vì thiếu Nhật bản. Ðại sứ Nhật phản đối tham nhũng trong dự án Đại lộ Đông Tây như đã nói trên) và năm 2010 với mức kỷ lục là 8,063 tỷ mỹ kim. Trong đó, Ngân hàng Thế giới vẫn là nhà tài trợ nhiều nhất với khoảng cam kết lên tới 2,498 tỷ mỹ kim. Sau đó là Nhật bản với 1,640 tỷ mỹ kim. Tiếp đến là Ngân hàng Phát triển châu Á cam kết tài trợ 1,479 tỷ mỹ kim, Liên hiệp Âu châu với 1,082 tỷ mỹ kim (Pháp dẫn đầu mức cam kết với 378 triệu, Đức 137 triệu mỹ kim,…), Hoa kỳ hứa Mỹ 270 triệu mỹ kim.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, mức cam kết thật là một sự hy sinh lớn của người dân đóng thuế tại các quốc gia ‘tư bản’ để giúp đỡ toàn dân Việt-Nam hầu xây dựng lại Quê Hương, phát triển nền kinh tế Nước Nhà và giáo dục nhẹ học phí và hữu hiệu cho Giới Trẻ, tương lai của Dân Tộc. Xin ai đó có quyền hãy thấu hiểu điều đó… Đọc báo Thanh Niên ngày 10.10.2002, chúng tôi thấy những dòng sau đây:
« Tại huyện Yên Bình, Yên Bái, dự án xây dựng nhà máy nước sạch với vốn vay của Pháp 50 tỷ đồng, lãi suất 1%/năm, có tới 13 tỷ đồng được cung cấp dưới dạng máy móc, thiết bị nhưng các thiết bị này... không sử dụng được, chất đống và hư hỏng. Tại Hà Nội, thanh tra cũng đã phát hiện tại một dự án vay vốn cũng của Pháp, nhiều khoản chi phí qua kiểm tra, đơn vị thực hiện đã không chứng minh được vì sao có khoản chi phí đó. Cụ thể, đơn vị này đã khai có sử dụng nguồn vốn lớn để mua thiết bị dự phòng, đào tạo, nhưng qua kiểm tra đều không có.
Tình trạng quyết toán khống, kê khai khống số lượng, đơn giá vật tư thiết bị sử dụng, nâng khống giá trị vốn đầu tư thực hiện... cũng là một thực tế phổ biến ở nhiều công trình được thanh tra. Tại Yên Bái, các thanh tra viên đã đóng giả sĩ quan quân đội đi mua cây cảnh, qua đó phát hiện việc kê khống mua cây cảnh lên tới 108 triệu đồng nhưng thực tế chỉ phải chi 48 triệu đồng. Chánh thanh tra Nhà nước Thanh Hóa cho biết, qua kiểm tra chỉ 6 dự án về giao thông, đê kè... trên địa bàn tỉnh, cũng đã phát hiện nhiều sai phạm lớn, thất thoát lên tới gần 6,3 tỷ đồng ».
Mỗi cuối năm, nhà tài trợ họp để cam kết mức ODA cho năm sau. Trong suốt thời gian từ tháng 11.1993 đến tháng 12.2009, Việt-Nam chỉ giải ngân 22 tỷ trong tổng số 42,5 tỷ mỹ kim, tức 51,76% tổng số cam kết ODA. Thật đáng tiếc! Đây là nguồn vốn bổ túc quan trọng cho vốn đầu tư của Nhà nước dành cho đầu tư phát triển. Trong thời kỳ từ 1994–2005, nguồn vốn ODA này chiếm hơn 11% tổng vốn đầu tư xã hội và chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư của Nhà nước.
Thông Báo
Phân Ưu: Bà cố LM FX Nguyễn Kim Sơn vừa tạ thế
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
20:33 14/06/2010
CÁO PHÓ Được tin Bà Cố A-nê Lê thị Hoàng vừa qua đời tại Canada. (Bà Cố A-nê là thân mẫu Cha Francis Xavier Nguyễn Kim Sơn, Giáo Xứ Thánh Phêrô và Phaolô, Savannah, Georgia) Liên Đoàn chân thành phân ưu cùng Cha Sơn và tang quyến. Nguyện xin Thiên Chúa cho linh hồn Bà Cố A-nê sớm được về hưởng Tôn Nhan Chúa. Thành kính Chủ tịch LĐCGVNHK |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Hè
Lm. Vũ Đình Huyến
22:25 14/06/2010
AO HÈ
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến, CMC
Nhìn bông Súng nở ao nhà
Thì ra trời đã sang Hè rồi đây
Cần chi tiếng chú ve Sầu..!
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền