Ngày 15-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy Như Gia Đình Thánh Gia
Tuyết Mai
08:35 15/06/2008
Hãy Như Gia Đình Thánh Gia

Hôm nay đi Lễ tôi được nghe Cha giảng đề tài về người cha nhân ngày Lễ Hiền Phụ, tôi cũng lấy được ít nhiều ý từ đó và có một vài cảm nhận riêng về người cha trong vai trò của Thánh Cả Giuse rất đáng làm gương cho các người cha trong gia đình.

Đầu tiên là câu: "Công cha như núi thái sơn" tôi thấy ông bà mình xưa ví dụ thật hay. Lấy núi để so sánh với người cha thì không còn gì hay hơn bằng, vì bản tánh của người cha bao giờ cũng cứng rắn để chống chọi với đời, với sương gió, và gánh vác công việc nặng nhọc mà chỉ có người cha là làm nổi.

Câu thứ hai là: "Không cha như nhà không nóc" lại một câu nữa tôi thấy hay quá là hay. Căn nhà mà thiếu nóc thì hẳn không nương tựa vào đâu cho được. Mưa xuống thì trốn lánh vào đâu? Nắng chiếu thẳng xuống đầu thì tránh bằng cách nào cho được? Rồi đêm hôm sương gió lạnh lẽo làm sao cho được ấm áp tấm thân? Rồi hẳn làm sao ngăn cấm trộm không leo vào nhà? Chỉ có nóc nhà mới cho ta tất cả mọi đầm ấm, an toàn, và giấc ngủ an lành.

Rồi cha nhắc đến gia đình Thánh Gia: Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria, và Chúa Con Giêsu. Quả thật nhờ có Thánh Cả Giuse là người cha rất mẫu mực và siêng năng. Luôn chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình là gia chủ trong gia đình. Cố gắng làm vui lòng Đức Mẹ, cố gắng dậy dỗ Chúa Giêsu và hết lòng yêu thương. Kiếm sống trong công việc vất vả của mình là một người thợ mộc làm ăn chất phát lương thiện. Ngài đã thực thi tất cả, cố gắng chu toàn tất cả, hy sinh tất cả, chỉ vì Ngài luôn biết kính sợ Thiên Chúa, yêu gia đình, và luôn giúp đỡ người nghèo khổ.

Vì biết kính sợ Thiên Chúa nên Ngài đã tuân giữ tất cả những giới răn của Chúa và làm gương sáng cho một gia đình Thánh để tất cả chúng ta học, bắt chước, và noi theo. Để trở nên một gia đình Thánh chúng ta cũng có thể cố gắng để bắt chước theo ít nhiều. Thứ nhất là tâm hồn của chúng ta luôn có Chúa ngự trị. Thứ hai là chúng ta phải làm tròn bổn phận ngôi thứ của mình từng cá nhân và chức vụ trong một gia đình. Người Cha phải làm tròn bổn phận của một người cha, có lúc cần phải cứng rắn để dậy dỗ con cái, hay khi cần phải lên tiếng cho êm cửa êm nhà, nhưng có lúc cũng cần phải biểu lộ tình yêu thương cho con cái của mình để chúng luôn tin tưởng và chạy đến khi chúng gặp chuyện không may trong đời và cần được hướng dẫn chỉ dậy của người cha.

Sở dĩ ông bà mình có câu "dậy dỗ" cũng có mục đích và tâm lý cả đấy!. Vì sao lại có câu dậy dỗ? Có phải vừa dậy mà lại vừa dỗ dành đấy không? Dậy chúng mà cho ăn cây hoài thì cũng không phải là thượng sách lắm đâu! Vì ăn cây riết chúng cũng lờn nếu không dùng tình cảm và lời nói dịu ngọt, vả trong vài quốc gia không cho dậy con nít bằng bạo lực vì bạo lực từ trong gia đình sẽ dậy cho con cái quen cái bạo lực và sẽ đem dùng cho ngoài xã hội. Nguy hiểm lắm thay!?

Nói cho cùng thì chúng ta cũng có những sai lầm khi dậy con cái trong những lúc giận quá mất khôn. Khi giận thì chúng ta đập nhà đập cửa, nói năng không tự chủ, phát ngôn bừa bãi, và nói thái quá cái tội của con làm, sau cơn giận thì nhà cửa không còn êm thắm được như trước nữa!?? Hình như gia đình của Thánh Gia không thấy nơi đâu viết về những lời nói nặng nề để sửa phạt Chúa Con? Và hòa khí trong gia đình của Thánh Gia như luôn luôn trong an bình và yêu thương.

Lậy Chúa! Chúng con là những người con khiếm khuyết và luôn có những khuyết điểm đối với mọi người thân thương trong gia đình và tất cả anh chị em của chúng con. Xin cho chúng con biết noi gương của Gia Đình Thánh Gia luôn sống trong yêu thương và hòa thuận để chúng con cố gắng làm tròn bổn phận của mình. Chúa là đường, là sự sống, là sự thật, và là cùng đích của cuộc đời chúng con ngay tại đời này và cả ở đời sau. Xin cho chúng con cố gắng đem tình yêu và Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người, để qua chúng con mà mọi người được nhận biết Thiên Chúa. Amen.
 
Nhận & Chối
Anmai, CSsR
08:38 15/06/2008
Chúa nhật XII Thường niên

NHẬN & CHỐI

Một sĩ quan quân đội Nga đến gặp một vị mục sư Hungary và xin được nói chuyện riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, tướng khí hung hãn và dương dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.

Khi cửa phòng khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng: “Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các mục sư bày đặt ra để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp những người giàu dễ dàng kềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin rằng Chúa Giêsu Kitô là con Thiên Chúa”.

Vị mục sư cười và trả lời rằng: “Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”. “Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng diễu cợt tôi”, viên sĩ quan hét lên. Anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm doạ: “Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi sẽ nổ súng”.

Vi mục sư điềm tĩnh trả lời: “Tôi không thể nói như thế, vì không đúng. Đức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa”.

Viên sĩ quan vứt khẩu súng xuống sàn nhà và chạy đến ôm vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói: “Đúng thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy, nhưng tôi đã không thể tin rằng có những người dám chết vì đức tin cho đến khi chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cám ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng có thể chết cho Đức Kitô. Ngài đã chứng minh cho tôi rằng: Điều này có thể làm được”.

“Các vị tử đạo nhắc nhở chúng ta rằng: chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho thiểu số, nhưng sống niềm tin là ơn gọi của mọi tín hữu”.

Công đồng Vatican II đã mở ra một kỷ nguyên mới, đã mang đến cho Hội Thánh và mỗi tín hữu một mùa xuân mới, đã nêu bật và tạo cho mọi tín hữu nhiều cơ hội để biểu lộ niềm tin qua hành động sống đạo và hành đạo. Nhờ quan điểm nay. Đạo đã không bị giới hạn trong nhà thờ và trong những giờ kinh, nhưng đạo và niềm tin đã được đem ra sống và thực hành trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Nhưng câu vấn nạn thường gây nhiều thắc mắc vẫn là: sống niềm tin và thực hành niềm tin nào?

Quan trọng nhất có lẽ là tin vào Thiên Chúa tình yêu. Đối với mỗi người trong chúng ta Thiên Chúa tình yêu nào có một chương trình để dẵn dắt chúng ta đi trong tin yêu và đạt được tình yêu hoàn hảo. Rồi bước thứ hai là thực hành tình yêu với câu hỏi đơn sơ: nếu Chúa là tôi, thì trong hoàn cảnh cụ thể này, Ngài sẽ xử trí và hành động như thế nào ?

Trang Tin mừng hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta về vấn nạn niềm tin. Chúa hỏi chúng ta rằng chúng ta có can đảm tuyên tín, tuyên xưng Chúa trước mặt thiên hạ hay là chúng ta chối Chúa trước mặt thiên hạ ?

Tưởng chừng vấn nạn này đơn giản nhưng phải nói là vấn nạn này là vấn nạn lớn của cuộc đời mỗi người chúng ta.

Chưa đề cập đến lòng tin vào Thiên Chúa, chỉ đề cập đến đời sống thường nhật của chúng ta thôi chúng ta sẽ thấy một sự thật thật phũ phàng.

Phải nhìn nhận với nhau một điều là ngày hôm nay con người ta không biết do ảnh hưởng từ đâu mà người ta sống với nhau thật vô trách nhiệm, hay trốn tránh trách nhiệm. Nhan nhản các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí đưa tin đấy, quá nhiều, quá nhiều người đã không can đảm đón nhận sự thật, đón nhận trách nhiệm của mình và cứ cố đẩy đưa trách nhiệm cho người khác được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Không biết thời trước có vậy không nhưng thời này con người sống thiếu trách nhiệm quá ! cái sự vô trách nhiệm hình như nó được luyện từ ngày còn bé thì phải. Nhiều và nhiều vị phụ huynh có con trẻ, khi cho chúng ăn, khi cho chúng chạy nhảy, khi cho chúng chơi … thế nào chúng cũng bị vấp té. Vấp té vì hấp tấp, vì lăng tăng, vì thiếu quan sát chướng ngại vật của trẻ vậy mà đa số các ông bố, các bà mẹ sau khi thấy con té thì vực con dậy và lấy tay đập vào cạnh bàn, đập vào cái ghế và dạy cho con trẻ biết rằng nó chính là thủ phạm gây cho con trẻ té chứ không phải là lỗi do chính con trẻ.

Tưởng chừng là chuyện nhỏ nhưng dần dần cái lối sống, lối nghĩ, lối hành động của trẻ nó sẽ in sâu vào tư tưởng của trẻ là vô trách nhiệm, chối bây bẩy những hành vi của mình. Từ những chuyện nhỏ đó nó vô tình đã dẫn đến cho con người tác hại vô cùng to lớn đó là trốn trách trách nhiệm.

Nhìn rộng hơn một chút chúng ta sẽ thấy ngay trong gia đình ngày hôm nay. Khi vui, khi hạnh phúc thì ai cũng giành phần của mình rằng mình là tác nhân mang đến hạnh phúc trong gia đình nhưng khi khốn khó một chút, khi gặp điều chẳng may chẳng lành thì từ chồng đến vợ đến con chẳng ai dám đứng ra lãnh cái trách nhiệm về mình cả. Vì trốn tránh trách nhiệm, từ chối bổn phận của mình trong gia đình nên rồi chuyện nhỏ nó xé ra thật to. Lỗ nó nhỏ vậy mà nó gây đắm thuyền ngày nào không hay. Mạnh chồng chồng chối, mạnh vợ vợ chối, mạnh con con chối bổn phận và trách nhiệm trong gia đình để rồi dẫn nhau ra toà. Ra đến toà cũng chẳng tránh khỏi cái kịch bản chối.

Ngày hôm nay, nhiều đôi hôn phối chia ly vì cái nguyên nhân căn bản đó là chẳng ai chịu nhìn vào bổn phận và vị trí phải có của mình trong gia đình. Vì chối từ đời sống gia đình thì chẳng chóng thì chày một ngày nào đó cũng chia tay.

Mở rộng ra một chút, khi sống trong xã hội, hoà nhập với xã hội trong công việc làm ăn. Thử hỏi mấy người trong công ty, trong xí nghiệp dám đứng ra lãnh phần trách nhiệm của mình sau khi để lại hậu quả không tốt. Buồn cười ở chỗ là khi có nguồn lợi, khi đạt thành tích thì ai ai cũng đua nhau chen vai vào giành một phần của mình đã đóng góp để được cái thành tích ấy. Để rồi cuối cùng con người cứ quấn quýt với nhau trong cái vòng xoắn của sự vô trách nhiệm.

Nhìn lên một chút nữa, những vị có trách nhiệm với nước với dân. Đã là người thì chẳng ai tránh khỏi thiếu sót, sơ xuất nhưng nhiều vụ án, nhiều sự việc xảy ra để lại những hậu quả khôn lường vậy mà người ta chỉ bị khiển trách vì vô ý đã gây hậu quả to lớn cho dân và cho nước.

Nhìn vào đời sống kitô hữu, lời Chúa trong trang Tin mừng hôm nay quả là một lời nhắc nhớ mỗi người chúng ta. Chúng ta là công dân Việt nam: Đúng ! nhưng thật sự nó chỉ đúng ở khía cạnh vật chất, khía cạnh con người còn khía cạnh tâm linh, thiêng liêng thì phải nói chúng ta là công dân nước trời. Nước Trời có Thiên Chúa làm chủ như Chúa Giêsu nói Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Chúng ta sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian vì nước của chúng ta không thuộc về thế gian này như Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta. Chúng ta được Chúa mời gọi là chúng ta phải tuyên xưng Chúa trước mặt thế gian này để mai kia Chúa cũng sẽ tuyên xưng chúng ta trước mặt Thiên Chúa Cha.

Quả thật, chuyện tuyên xưng Chúa trước mặt thế gian này không phải là chuyện đơn giản. Chúng ta phải làm chứng về Chúa như vị mục sư đã can đảm tuyên xưng lòng tin vào Chúa trước mặt thế gian dẫu rằng họng súng, cái chết gần kề với ông.

Chúa Giêsu không thử thách chúng ta nghiệt ngã như viên sĩ quan thử thách vị mục sư kia là phải chết nếu không tuyên xưng. Chúa mời gọi chúng ta tuyên xưng lòng tin của chúng ta vào Chúa ngay trong đời sống thường nhật nhỏ bé hằng ngày.

Có nhiều người ngày hôm nay không dám làm dấu Thánh giá trước khi ăn cơm vì ngại ! Dấu Thánh Giá và lời tạ ơn trước khi ăn là một nghĩa cử đẹp của một người biết ơn và một người nhìn nhận Chúa là Chúa của đời mình. Biết ơn trước mỗi bữa ăn điều này thật đúng và phải đạo vì lẽ ta có bữa ăn tạm gọi là cũng chẳng cao lương mỹ vị gì nhưng nhiều người khó nghèo hơn chúng ta, những nạn nhân của những cơn bão lụt, những vụ động đất làm gì mà có như ta, họ nằm mơ cũng chẳng có được như ta để rồi ta cảm ơn cũng chẳng thừa. Khi làm dấu ta tuyên xưng Chúa là chủ đời ta cũng đúng thôi vì thật ra cuộc đời của ta có nằm ngoài bàn tay của Chúa đâu như Chúa nhắc chúng ta: “thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu của anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ” (Mt 10,30.31).

Có người thì tham dự Thánh lễ cắt đầu cắt đuôi. Có khi cha giảng mới đến và khi mọi người rước lễ thì kéo nhau về. Hành động như thế tự nó nó nói lên sự chối Chúa trước mặt người đời. Thử hỏi ai trong chúng ta đãi tiệc mà thực khách đến muộn về sớm không ? Thử hỏi Chúa có buồn không khi con cái Chúa cư xử với Chúa như vậy ?

Chưa hết, không phải đi lễ cắt trước cắt sau như thế mà thậm chí còn bỏ lễ Chúa nhật. Người ta vẫn thường nói “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” để rồi có những người vô tư bỏ lễ Chúa nhật. Vì lẽ thường thì bỏ một lần xong lại cứ bỏ tiếp thôi, dần dần cái thói quen xấu bỏ lễ nó thâm nhập vào người ta lúc nào mà người ta không biết. Giữ đạo như thế phải chăng là một cách chối Chúa trước mặt người đời.

Còn những người đi lễ, thật sự thì có đi lễ đấy nhưng có làm cho thánh lễ nối dài trong cuộc sống hay là bước chân ra khỏi nhà thờ thì mọi chuyện đâu vào đấy. Sống Thánh lễ nối dài đó chính là một cách tuyên xưng Chúa trước mặt người đời.

Chắc có lẽ Chúa không đòi buộc con cái Chúa sau khi tham dự Thánh lễ ra khỏi cổng nhà thờ là hô hoán lên rằng tôi mới đi lễ xong, tôi là người Công Giáo. Ngày nay cũng chẳng còn cấm đạo như thời Minh Mạng hay những thời khó khăn để Chúa đòi hỏi kitô hữu phải đổ máu đào để minh chứng về Chúa.

Phải nhìn nhận thẳng rằng chính những lúc cấm đạo, những lúc bắt đạo thì đời sống đạo của Kitô hữu rất cao, không chỉ là đời sống đạo mà cách hành đạo rất tốt. Ngày xưa càng cấm đạo người ta càng giữ đạo và càng làm chứng về đạo. Ngày nay tình hình tự do tôn giáo được mở ra một chút thì đời sống đạo lại tụt dốc. Ngày hôm nay có nhiều phương tiện hơn, có nhiều cơ hội đến nhà thờ hơn nhưng người ta lại ít đến với nhà thờ hơn.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói rằng ngày nay người ta không cần thầy dạy nữa mà người ta cần chứng nhân ! Chứng nhân của Chúa là gì ? nhận Chúa là Chúa, là chủ tể đời mình là gì ? Phải chăng đó chính là ăn tiếng nói, cư xử, hành vi của kitô hữu mới chính là cách tuyên xưng Chúa trước mặt người đời.

Và Chúa Giêsu đã hơn một lần nhắc nhở các môn đệ, nhắc nhở mọi người chúng ta: “Cứ dấu này người ta nhận ra anh em là môn đệ của Thầy đó là anh em hãy yêu thương nhau”.

Chúa cũng sẽ chất vấn chúng ta về hành vi, về thái độ làm chứng hay chối Chúa trước mặt người đời trong ngày sau hết. Chắc có lẽ, tự vấn lòng mình, tự soi vào tận sâu thẳm lòng mình chúng ta chúng ta mới biết được là mối tình giữa chúng ta và Chúa nó được bao nhiêu hay là nó phai tàn theo năm tháng và sợ nó không còn nữa. Nếu nó mờ đi thì chúng ta phải tìm cách để cho nó sáng hơn để cho mọi người nhìn vào ta họ thấy có sự hiện diện của Chúa trong đời ta.

Làm chứng cho Chúa, làm chứng có Chúa chính là sống đời sống bác ái yêu thương.

Nguyện xin Chúa là chủ, là Chúa của Tình Yêu tuôn đổ xuống trên mỗi người chúng ta tình yêu dạt dạo của Chúa và xin cho mỗi người chúng ta biết rộng mở tấm lòng để chia sẻ tình yêu mà chúng ta nhận được từ Chúa.

Nguyện xin Chúa cho chúng ta biết làm chứng về Chúa trước mặt người đời bằng cách ăn nết ở của chúng ta để ngày kia trên Thiên quốc Chúa cũng làm chứng cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa như Chúa đã hứa.
 
Phụ nữ chết lành nhờ 9 ngày thứ Sáu đầu tháng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
08:46 15/06/2008
PHỤ NỮ CHẾT LÀNH NHỜ 9 NGÀY THỨ SÁU ĐẦU THÁNG

Nơi thành phố Louvain, thuộc vương quốc Bỉ, có một phụ nữ Công Giáo vừa đạo đức vừa giàu có. Bà tên Catarina. Bà Catarina đặc biệt có lòng kính mến Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU. Bà thường xuyên thi hành việc đạo đức tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp.

Bỗng một ngày, bà Catarina cảm thấy mệt. Đó là ngày gần kề Thứ Sáu Đầu Tháng. Bà cảm thấy lo âu vì không thi hành được việc đạo đức theo thói quen vẫn làm. Bà xin người nhà rước Cha Sở đến cho bà lãnh nhận các Bí Tích Sau Cùng. Cha Sở vội vàng đến ngay. Cha giải tội cho bà theo lòng bà ước nguyện. Nhưng Cha quyết liệt từ chối không trao Mình Thánh Chúa cho bà cũng không ban cho bà Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Cha nói:

- Bà không đau nặng đến nỗi cần phải lãnh nhận ”Của-Ăn-Đàng” và chịu phép ”Xức Dầu” lần cuối. .

Để trấn an bệnh nhân, Cha Sở cho mời bác sĩ Levebre đến. Bác sĩ là giảng sư nổi tiếng của đại học Công Giáo thành phố Louvain. Vừa trông thấy bác sĩ, bà Catarina vội vàng nói:

- Thưa bác sĩ, tôi đang đi vào giai đoạn cuối đời, do đó, tôi ước ao lãnh 2 Bí Tích Thánh Thể và Xức Dầu.

Nghe bệnh nhân nói thế, bác sĩ đáp:

- Thưa bà, để lãnh các Bí Tích sau cùng, cần phải ở trong tình trạng nguy cấp. Trong khi bà vẫn khỏe mạnh, không gặp hiểm nguy nào cả. Vì thế, tôi hoàn toàn đồng ý với Cha Sở, từ chối ban cho bà các Bí Tích sau cùng.

Mặc dầu nghe bác sĩ nói vậy, bà Catarina vẫn một mực cả quyết mạng sống bà lâm nguy. Rồi bà nài nĩ xin Cha Sở ban các Bí Tích cho bà. Bà khẩn khoản đến nỗi Cha sở xiêu lòng. Cha mang Mình Thánh Chúa cho bà. Vừa rước Đức Chúa GIÊSU xong, bỗng bà Catarina hoàn toàn bị kiệt lực. Cha sở tức tốc ban phép Xức Dầu cho bà. Chịu phép Xức Dầu xong, bà Catarina thều thào:

- Giờ đây, phải bỏ lại tất cả!

Và sự thật đúng như câu bà Catarina nói. Bà ra đi để lại hiền phu trung hậu với 4 đứa con ngoan hiền và một tài sản kếch sù!

Bà Catarina lập lại một lần nữa:

- Giờ đây, phải bỏ lại tất cả! Đó chính là thánh ý THIÊN CHÚA. Tâm lòng tôi bằng an!

Nói xong, bà êm ái trút hơi thở cuối cùng, trước sự hiện diện của Cha Sở, bác sĩ Levebre, người chồng yêu dấu và bốn đứa con.

Câu chuyện bà Catarina được ơn chết lành, vì đã sốt sắng thi hành việc đạo đức tham dự Thánh Lễ và rước lễ trong 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp, thực hiện lời Đức Chúa GIÊSU KITÔ long trọng nói với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690), trong lần hiện ra vào một ngày thứ Sáu năm 1688:

- Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: ”Tình Yêu Toàn Năng của Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh nhận các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất”.

... ”Tôi là kẻ hèn nhất trong các thánh, nhưng đã được ơn này là rao giảng cho dân ngoại những sự giàu có không thể hiểu thấu được, và soi sáng cho mọi người biết cách thức phân phát mầu nhiệm đã được giấu ẩn từ muôn thưở trong THIÊN CHÚA, Đấng Tạo Thành vạn vật: khiến các chủ thần và quyền thần thiên quốc đều phải nhờ Hội Thánh mới biết được sự khôn ngoan muôn hình vạn trạng của THIÊN CHÚA, thể theo dự định từ trước muôn đời mà Ngài đã thi hành trong Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta. Trong Người, chúng ta được cậy trông và nhờ lòng tin vào Ngài, chúng ta mạnh dạn đến cùng Ngài. Nhân vì lẽ ấy, tôi quỳ gối trước mặt Cha Đức GIÊSU KITÔ, Chúa chúng ta. Ngài là nguồn gốc mọi danh phận làm Cha trên trời dưới đất. Xin Ngài chiếu theo sự giàu có vinh quang của Ngài và nhờ Thánh Thần của Ngài, thêm sức mạnh cho anh em được nên người thiêng liêng, và nhờ đức tin, anh em được Đức Chúa GIÊSU KITÔ ngự trong lòng anh em, làm cho anh em đâm rễ sâu và lập nền kiên cố trong đức mến, để anh em được hiệp cùng các thánh mà hiểu biết chiều rộng, dài, cao, sâu, và cũng được biết lòng mến của Đức Chúa GIÊSU KITÔ vượt quá trí hiểu loài người, để anh em được sung mãn trong mọi sự viên mãn của THIÊN CHÚA” (Thư gửi tín hữu Êphêsô 3,8-12.14-19).

(”Sembra Impossibile. . eppure è così”, Editrice Comunità, 1992, trang 158-159)
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
14:51 15/06/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (36)

351. Hoài bảo lớn nhất của Chúa Giêsu khi xuống trần gian nầy

Khi xuống trần gian nầy, hoài bảo lớn nhất của Chúa Giêsu là giải phóng tất cả mọi người khỏi ách ma quỷ và tội lỗi, giành lại cho họ quyền độc lập tự do hạnh phúc của người con của Cha Ngài trên trời.

Hoài bảo nầy được Chúa Giêsu nói ra trước cái chết cứu chuộc của Ngài: “Đây là máu đổ ra để cứu chuộc nhiều người.”

Hoài bảo nầy cũng được Chúa Giêsu nói ra trước khi ngự về trời với Cha Ngài: “Các con hãy đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”

352. Giáo Hội xem hoạt động truyền giáo là căn bản, cao cả và thánh thiện nhất

Trong Công Đồng Vatican II, Giáo Hội đã từng long trọng tuyên bố: “Hoạt động truyền giáo của Giáo Hội là bổn phận căn bản của Dân Chúa”, là “bổn phận cao cả và thánh thiện nhất của Giáo Hội.”

353. Xây dựng Nước Chúa theo ba chiều

- chiều cao: làm cho người ta vâng giữ luật Chúa và sống theo những gì Luật Chúa dạy

- chiều sâu: làm sao cho tinh thần của Đạo Chúa thấm nhập vào đời sống xã hội, ăn sâu vào tư tưởng, vào tập quán của xã hội, để xã hội trở nên môi trường thuận lợi cho Đạo Chúa nẩy nở

- chiều rộng: làm cho nhiều người thuộc vào Nước của Chúa, trở nên Dân của Chúa

354. Vì sao có khủng hoảng ơn thiên triệu?

Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới, có khủng hoảng về ơn thiên triệu: ít người đại độ dâng mình cho Chúa, một số đã dâng mình cho Chúa nhưng lại tìm cách rút lui, số người dâng mình cho Chúa bị các quyền lực thế trần hạn chế, các tu viện gặp khó khăn trong sinh hoạt v.v…

Đứng trước sự khủng hoảng về ơn thiên triệu, cũng như đứng trước những khó khăn về vấn đề nầy, tuy có lo âu khắc khoải, nhưng Giáo Hội vẫn không mất lòng trông cậy vào sự an bài toàn năng của Chúa vì Giáo Hội xác tín đây là ơn thiên triệu, nghĩa là do Chúa trệu tập, chứng không phải là ơn nhân triệu, nghĩa là do loài người triệu tập.

Vì thế, vấn đề ơn thiên triệu là vấn đề của đức tin: ơn thiện triệu khủng hoảng là vì thiếu đức tin, ơn thiên triệu phát triển là vì có đức tin.

355. Hãy sống đời mình trong thực tế và giữa thực tế

Trên đời nầy, ai cũng phải sống trong thực tế và giữa thực tế: thực tế của của gia đình, của xã hội, của lịch sử, của địa lý, của giáo dục, của môi trường, của chính cuộc sống của mình, v.v… Và mỗi người chúng ta hãy làm sao hoà hợp cho được tất cả những thực tế đó, hoà hợp một cách cao đẹp, hiên ngang, xứng với nhân phẩm, niềm tin, danh giá và danh dự của mình.

Âm nhạc thật thiên hình vạn trạng, nhưng quy tụ lại chỉ có 7 thực tế, đó là 7 nốt nhạc: do re mi fa sol la si. Nhưng vì biết hoà hợp 7 thực tế nầy mà nhiều ca sĩ, nhạc sĩ đã sáng tác ra được biết bao nhiêu bài hát rất hay.

356. Ai bay nhanh và bao cao đến với Chúa?

Thánh Phanxicô Salêsiô phân tích nhiều hạng giáo dân bay đến với Chúa như sau: “Đà điểu không bao giờ bay; gà mái có bay nhưng ít khi, mà có bay thì bay nặng nề và thấp lé đé; chỉ có phượng hoàng, bồ câu, én, nhạn mới năng bay, bay nhanh và bay cao…Cũng một lẽ đó, người tội lỗi không bay đến với Chúa; người xa lánh tội lỗi nhưng chưa trọn lành thì thỉnh thoản mới bay đến với Chúa, nhưng bay một cách nặng nề, chậm chạp; chỉ có những người đạo đức chân thật mới năng bay đến với Chúa, và bay nhanh, bay cao.”

357. Hãy làm chủ việc ăn uống của mình

Ăn hoặc uống khi không cần thiết, hoặc ăn hay uống một cách quá độ, đó là điều làm cho chúng ta mất đi nhiều ơn Chúa ban và làm cho chúng ta dễ bị cám dỗ, sa ngã.

Chúa Giêsu chúc dữ những người nào ăn uống quá độ: “Khốn cho các ngươi là những kẻ đã được no nê!”

Thánh Phêrô cảnh cáo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì kẻ thù anh em là ma quỷ, hằng rảo quanh mình anh em như sư tử gầm gừ, chực rình cắn xé anh em.”

358. Các thánh lên án sự tham ăn mê uống

Thánh Ambrôsiô cảnh cáo: “Nếu ai muốn đi đàng nhân đức và trọn lành, thì trước hết phải đặc biệt chiến đấu với tính tham ăn.”

Thánh Grêgôriô quả quyết: “Kẻ nào không chiến thắng được tính tham ăn, kẻ đó không phải là một chiến sĩ của Chúa Kitô.”

Thánh Catarina thành Siêna ví kẻ tham ăn mê uống như một con tàu chở quá đầy, rất dễ bị chìm: “Kẻ nào ăn hoặc uống quá độ, kẻ đó giống như một con tàu chở quá đầy, dễ bị chìm khi một ngọn gió nổi lên.”

359. Thánh nào cũng cầu nguyện thật nhiều

Cây nào luôn được ánh mặt trời soi chiếu, cây đó mọc nhanh và sinh nhiều hoa trái. Người nào luôn cầu nguyện, người đó được mặt trời là Chúa, chiếu soi luôn mãi và làm cho họ tiến nhanh trên con đường trọn lành.

Thánh Anphongsô quả quyết: “Các thánh được thánh thiện là nhờ đời sống cầu nguyện của họ hơn là nhờ những hoạt động của họ.”

Bởi thế, chúng ta thấy các thánh, thánh nào cũng thích cầu nguyện, thánh nào cũng cầu nguyện thật nhiều.

360. Việc nhỏ làm cho chúng ta tiến tới một cách lạ lùng

Thánh Ambrôsiô nhận xét: “Phần nhiều những kẻ buôn bán trở nên giàu có vì họ biết tiết kiệm từng xu, từng đồng.”

Thánh Phanxicô Salêsiô cũng nhận xét như vậy: “Tất cả những gì to lớn đều do những cái nhỏ góp lại: một đống cát lớn do những hạt cát nhỏ góp lại, một giòng sông lớn do nhiều con suối nhỏ tạo nên, một thành phố lớn do có nhiều nhà người ta ở, một rừng rậm do có nhiều cây mọc.”

Vì thế, thánh Augustinô khuyên: “Bạn muốn trở nên cao cả, trọn lành, bạn hãy bắt đầu làm những cái nhỏ mọn.”
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 15/06/2008
MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG NGÀY TẾT NHI ĐỒNG

N2T


Buổi sáng, mặt trời đỏ chiếu ấm địa cầu, gấu con mang cặp sách vừa chạy vừa nhảy đi đến trường.

Gấu mẹ nhìn bóng sau lưng của nó, nói với gấu ba: “Lạ thật, tôi mua cho gấu con cái cặp sách mới, hộp viết và dụng cụ học sinh nhưng nó đều không mang theo, nó xếp ngay ngắn trên kệ sách kìa, không biết tại sao lại như thế ?”

Gấu ba ngạc nhiên nói: “Thật sao ? Đợi nó đi học về thì hỏi xem sao !”

Khi mặt trời xuống núi, gấu con khe khẻ hát “Gấu cưng, gấu cưng, lòng gấu cưng tràn ngập yêu thương, ”và đẩy cánh cửa mở ra bước vào nhà.

Gấu ba nghe thì nhịn không được nên cười hô hô, rồi ẳm gấu con ngồi trên chân và hỏi: “Tại sao con không mang cặp sách mới, con không thích à ?”

- “Đương nhiên là thích chứ !”

- “Vậy thì tại sao không mang đi học ?”


- “Đó là bí mật !” gấu con nghịch ngợm nháy mắt với gấu ba. Cứ như thế, ngày ngày qua đi, gấu ba và gấu mẹ hình như cũng quên luôn chuyện cặp sách ấy.

Cho đến ngày tết nhi đồng, ngay từ sáng sớm gấu con đã thức dậy, nó lấy cặp sách mới, hộp bút chì và những dụng cụ học sinh, bỏ vào trong một cái hộp rất đẹp làm quà tặng cho thỏ trắng.

Hóa ra, thỏ trắng ngay từ nhỏ đã mất mẹ, thỏ ba từng chút từng chút nuôi nó lớn lên, hai cha con sống qua ngày rất cực khổ. Gấu con nhìn thấy thì nhất tâm muốn giúp người bạn nhỏ, thế là nó lấy cái cặp sách, hộp bút chì và những dụng cụ học sinh mà mẹ mua cho đều cất giữ lại, làm món quà ngày tết nhi đồng tặng cho thỏ trắng.

Khi gấu mẹ và gấu ba nhìn thấy bóng hình gấu con và thỏ trắng tay trong tay đi qua, thì họ đã hiểu rõ ràng. Gấu ba cười nhẹ nói với gấu mẹ: “Bí mật của gấu con là tấm lòng yêu thương.”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Giúp đỡ người khác là một loại đức tính tốt, khi người khác gặp khốn khó thì chúng ta phải bày tỏ lòng yêu thương của mình, giúp đỡ họ theo khả năng của mình có được.

Mỗi ngày làm một việc bác ái, đó chính là bông hoa, và là của lễ đẹp nhất dâng lên Thiên Chúa của chúng ta.

Có một vài em nhỏ nói rằng mình không có tiền để làm việc bác ái, các em đừng lo, bởi vì tấm lòng yêu thương của các em chính là kho tàng vô giá mà các em đem tặng cho người khác, chẳng hạn như: một nụ cười tươi các em đem tặng cho người bạn đang gặp chuyện buồn, một cái bắt tay các em đem tặng cho người bạn mới gây gỗ với các em ngày hôm qua, một việc làm có ý nghĩa với người tàn tật.v.v...tất cả đều là hành vi do lòng bác ái mà ra, Thiên Chúa nhất định sẽ chúc phúc cho các em.

Gấu nhỏ đã biết cách lên kế hoạch cho việc làm bác ái của mình, bằng cách đem cái cặp sách mới, hộp bút chì mới và những dụng cụ học sinh mà mẹ mua cho, đem tặng cho thỏ trắng nhân ngày tết nhi đồng, việc làm của gấu con rất có ý nghĩa và đáng cho chúng ta bắt chước.

Các em thực hành:

- Mỗi ngày cố gắng làm một việc thiện.

- Mỗi ngày cố gắng đọc một kinh Lạy Cha cầu nguyện cho người bất hạnh.

- Mỗi ngày cố gắng tập nói một câu nói hay.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 15/06/2008
N2T


20. Linh hồn của chúng ta giống như một vườn hoa, các loại đức hạnh đều là những bông hoa đẹp đẽ trong vườn hoa này, sức mạnh của suy niệm chính là giếng nước tưới vườn hoa này, không ngừng dùng nước để tưới thì các loại đức hạnh mới có thể phát triển xum xuê; mới có thể nở ra đóa hoa khiêm tốn nhẫn nại, kết trái tươi là dẹp bỏ mình để vâng lời; nếu dứt suy niệm thì linh hồn giống như đất ruộng khô cằn, giống đức hạnh trước đây như trăm hoa đua nở rất đẹp, bây giờ phải tàn rụng là tất yếu.

(Thánh Chrysogonus)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời Tuyên Bố của Obama nhân dịp kỷ niệm 35 năm Phán Quyết Roe v. Wade
TNS Barack Obama - Phaolô Phạm Xuân Khôi dịch
00:11 15/06/2008

Lời Tuyên Bố của Obama nhân dịp kỷ niệm 35 năm Phán Quyết Roe v. Wade



Chicago, IL, ngày 22 tháng 1, năm 2008

Chicago, IL – TNS Barack Obama hôm nay đã đưa ra lời tuyên bố dưới đây nhân dịp kỷ niệm 35 năm phán quyết Roe v Wade.

“Ba mươi lăm năm sau khi Tối Cao Pháp Viện đã quyết định về Rove v Wade, không có lúc nào giờ quan trọng hơn [bây giờ] về việc bảo vệ quyền chọn lựa của một phụ nữ. Năm vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đẵ quyết định với 5-4 để duy trì luật Cấm Phá Thai của Liên Bang, và làm như thế là hạ thấp một nguyên tắc quan trọng của Roe v Wade: là chúng ta luôn luôn phải bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ. Chỉ cần một ghế trống nữa ở Tối Cao Pháp Viện là chúng ta có thể thấy một đa số chống lại quyền chọn lựa căn bản của phụ nữ lần đầu tiên kể từ Roe v Wade. Vị Tổng Thống sắp tới có thể sẽ được mời để đề cử vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện ấy. Đó chính là điều đang bị đe dọa trong cuộc bầu cử này.

“Suốt cuộc đời nghề nghiệp của tôi, tôi đã kiên vững và mạnh mẽ hủng hộ công lý về việc sinh sản, và có một thành tích được điểm 100% phò chọn lựa đối với Planned Parenthood và NARAL-Pro-Choice America.

“Khi South Dakota thông qua luật cấm tất cả các cuộc phá thai với một cố gắng trực tiếp lật đổ Roe, Tôi đã là một ứng cử viên Tổng Thống duy nhất gây quỹ để giúp các công dân ở South Dakota đẩy lui luật ấy. Khi những người chống chọn lựa [chống phá thai] biểu tình ngăn cản việc mở cửa một bệnh xá của Planned Parenthood ở Illinois trong một cộng đồng là nơi không có đủ cơ quan săn sóc ý tế [nhà phá thai] giá phải chăng, tôi là một ứng cử viên Tổng Thống duy nhất đã lên tiếng phản đối điều ấy. Và tôi sẽ tiếp tục bảo vệ quyền này bằng cách thông qua dự luật Freedom of Choice Act [1] khi tôi là Tổng Thống.

“Hơn nữa, tôi tin vào và đã ủng hộ những giải pháp thông thường như là gia tăng việc dễ dàng có những phương tiện ngừa thai để giúp tránh có thai không chủ ý. Ở Thượng Viện tiều bang Illinois, khi Quốc Hội không đòi các chương trình bảo hiểm phải bao gồm thuốc ngừa thai được FDA cho phép, tôi đã làm hết sức để đảm bảo rằng bào hiểm trả tiền mua thuốc ngừa thai ở Illinois. Ở Thượng Viện, tôi đã làm việc với TNS Claire McCaskill (D-MO) về một dự luật giúp cho những phụ nữ lương bổng thấp và các phụ nữ ở đại học có phương tiện ngừa thai dễ dàng, và tôi cũng đã đưa ra Thượng Viện một dự luật tương tự như của Dân Biểu Hilda Solis để giảm bớt những vụ thụ thai ngoài ý muốn trong các cộng đồng dân da mầu. Là Tổng Thống, tôi sẽ cải tiến việc dễ dàng có những chăm sóc y tế và làm việc để đảm bảo rằng các trẻ em vị thành niên của chúng ta có được tin tức và các việc phục vụ [ngừa thai và phá thai] để được an toàn [không có bầu] và khẻo mạnh.

“Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng Roe v Wade còn [quan trọng] hơn cả quyền chọn lựa của phụ nữ; nó là về bình đẳng. Đó là việc các con gái của chúng ta có được cùng một cơ hội như các con trai của chúng ta. Cho nên để thật sư tôn trọng quyết định ấy, chúng ta phải cập nhật hóa khế ước xã hội để các phụ nữ có thể tự giải phóng họ và con cái họ, khỏi những liên hệ vũ phu; để một người mẹ có thể ở nhà với một đứa con bị ốm mà không sợ mất việc; để bà ấy có thể đi làm khi biết rằng có việc trông coi trẻ em giá phải chăng và có phẩm chất cho các con của bà; và để rồi giấc mơ của người Mỹ có thể ở trong tầm tay của từng gia đình trong đất nước này. Ngày kỷ niệm này nhắc cho chúng ta rằng bào vệ những gì chúng ta đã chiếm được trong quá khứ chưa đủ, mà chúng ta phải xây dựng một tương lai đầy hứa hẹn và có triển vọng cho tất cả mọi người Mỹ.”

Phaolô Phạm Xuân Khôi

dịch theo website của Obama: Obama Statement on 35th Anniversary of Roe v. Wade Decision

-------------------------------------------------------------

[1] Theo American Center for Law and Justice thì Freedom of Choice Act sẽ thiết lập quyền phá thai tuyệt đối và sẽ vô hiệu hóa hết các luật liên bang, tiểu bang và địa phương chống lại phá thai, kể cả luật cấm Phá Thai Bán Phần bởi vì chúng can thiệp vào quyền phá thai tuyệt đối này.
 
Có Vui mừng và Hy vọng quá chăng?
Vũ Văn An
02:37 15/06/2008
Có Vui mừng và Hy vọng quá chăng?

Linh mục Anthony Kelly, Dòng Chúa Cứu Thế, tiến sĩ thần học, từng học tại Rôma, Toronto và Paris, nguyên chủ tịch Hội Thần học Công giáo Úc, hiện là trưởng ngành triết và thần học và giáo sư thần học tại Viện Ðại Học Công giáo Úc, được đức Gioan Phalô II cử làm thành viên Ủy ban Thần học Quốc tế của Tòa thánh. Tháng 8 năm 2003, trên tạp chí Australian Ejournal of Theology, cha viết một bài kỷ niệm Công đồng Vatican II tròn 40 tuổi.

Gaudium et Spes dĩ nhiên có nghĩa là vui mừng và hy vọng. Khi nhìn lại 40 năm qua, ta thấy niềm vui quả có thực tế hơn, và niềm hy vọng thì càng lớn hơn nhiều. Biến cố Vatican II vẫn còn đang diễn tiến, dù rất có thể nó không tưởng tượng được thế giới sẽ biến đổi ra sao.

Ðối với những con người thuộc thế hệ tôi, Vatican II vẫn còn rất rõ trong trí nhớ riêng của họ.Trong thời gian Công đồng, Rôma là nơi người ta cần phải hiện diện. Tôi có dịp tình cờ được làm phó tế cho một thánh lễ khai diễn một phiên họp trong ngày. Quả là giây phút ngây ngất được đọc Phúc âm cho các Nghị phụ nhóm họp. Nhưng đừng vội phổng mũi. Vai trò của tôi cũng bao hàm việc phải đội mũ tế (mitre) lên đầu một vị giám mục thừa sai người Canada nói tiếng Pháp, chắc chắn đây là dịp long trọng đối với ngài. Chẳng may, chiếc mũ như có lò so bật khỏi đầu ngài như chiếc hỏa tiễn. Chắc ngài nguyền rủa anh chàng phó tế người miền đối cực này lắm lắm. Dù sao, tôi cũng được xua qua một bên và từ đấy chẳng dám hó hé chi. Phải mình đã vui mừng và hy vọng quá chăng?

Hiến chế Mục vụ, Giáo hội Trong Thế giới Ngày nay, được hoàn thành vào cuối Công đồng, đã đưa Dân Chúa vào một cuộc đối thoại đầy tự tin và rộng mở với thế giới đương đại. Những chữ đầu hết của nó là “Vui mừng và Hy vọng”, Gaudium et Spes; những chữ sau này trở thành tiêu đề cho Hiến chế. Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Công đồng khai mạc. Vậy mà ngày nay ta lại phải giáp mặt với một câu hỏi lạ: Có vui mừng quá và có hy vọng quá chăng?- vì cung cách thay đổi của thế giới, và cũng vì vậy mà ta thay đổi theo: tempora mutatur, et nos mutamur in illis như câu ngạn ngữ thường nói.

Từ ngày khai mạc Vatican II, một thế hệ rưỡi (một kiểu nói lạ lùng!) đã sinh ra. Cái thế hệ rưỡi ấy không biết đến Giáo hội ở bất cứ thời nào khác. Những người trẻ tuổi này thường bỡ ngỡ trước những hoài niệm lâu đời và những lòng trung thành kỳ dị của các lớp đàn anh. Họ không thể tưởng tượng nổi làm thế nào một công đồng lại có thể là một cú sốc cho được, làm thế nào mà người ta lại có thể cuống cả lên, làm thế nào nó lại có thể trở thành một thách đố, một nguy cơ hoặc ngay cả một thất bại nữa…

Một thế hệ cũng đã ra đi. Họ là những người khôn ngoan khi công đồng bắt đầu – đó chính là các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của Giáo hội, những thần học gia tài ba, các thành viên các hội dòng lớn, và một cộng đoàn rộng lớn gồm những người đàn ông và đàn bà từng hiến cả đời mình dưỡng dục con cái trong đức tin Công giáo.

Bây giờ tất cả những người ấy đã đi khỏi; được gom ra khỏi trần thế này nơi đầy những tra vấn, tìm tòi và chứng cớ nửa vời để bước vào huyền nhiệm sau hết. Nhiều người ra đi trong hy vọng, một hy vọng lớn hơn bao giờ hết. Nhưng tất cả đã ra đi khi chưa thấy giấc mơ lớn nào trở thành sự thực… Một số ra đi vỡ mộng và cay đắng vì số lượng, vận tốc và chiều sâu trong các thay đổi mong chờ.

Còn đối với chúng ta, những người sống hơn một thế hệ, có lẽ sự thật chính yếu của Công đồng nằm sâu trong chương 7 của tài liệu nói về Giáo hội: “Giáo hội lữ hành, trong các bí tích và định chế của mình, là những cái vốn thuộc thời đại này, mang theo mình dấu ấn trần gian, một dấu ấn sẽ qua đi, và chính Giáo hội cũng đứng vào hàng các tạo vật đang rên rỉ và đau đớn trong khi chờ đợi mạc khải của con cái Thiên Chúa”.

Chúng ta tiếp tục không được thừa hưởng chi ngoài Thiên Chúa, không được thừa hưởng chi ngoài ân sủng của Chúa Kitô, không được thừa hưởng chi ngoài những việc lạ lùng Chúa Thánh Thần có thể làm. Không Công đồng nào nói về Thiên Chúa, về mầu nhiệm Chúa Kitô và về đặc sủng Chúa Thánh Thần bằng Công đồng này. Con đường lữ hành của ta gặp rất nhiều khúc rẽ lạ trước khi giáp mặt với mầu nhiệm trung tâm của đức tin. Các hy vọng của ta không nằm ở điều gì khác; không nằm trong việc tìm lại được thuở vàng son ngày cũ mà cũng không nằm trong việc dựng nên một hình ảnh tươi tốt hơn cho hiện tại cũng như một Giáo hội được hoạch định hoàn chỉnh cho tương lai.

Ta tưởng ta có thể du hành miễn phí vào tương lai bằng cách bắt kịp với “Thế giới Hiện đại”: aggiornamento là đủ rồi! Nhưng trong bốn mươi năm qua, cái thế giới hiện đại ấy đã trở thành “thế giới hậu hiện đại” mất rồi, một thế giới hậu hiện đại trong đó chính trị tan vỡ, kinh tế sụp đổ, môi sinh co giật. Người ta đang mơ một trật tự thế giới mới. Nhưng nếu không có một lịch sử lớn hơn hay một truyền thống ân phúc của tình người, những giấc mơ ấy mặc tình cho sức mạnh của luật lệ hay vũ lực khuynh đảo.

Tôi tin chắc rằng cùng với việc mở màn cho một thiên niên kỷ mới, các tài liệu của Vatican II sẽ được các thế hệ sắp sinh ra đọc lại một cách hân hoan. Lần này họ đọc với một đức tin nghịch thường nhẹ hơn đi một chút, với nhiều chấp nhận hơn con đường khiêm hạ lữ hành, và dáo dác hơn trong việc tìm gặp Ðấng Khách Lạ đang đứng chờ ta ở mọi khúc rẽ.

Bạn có thể đặt một câu hỏi trong đầu để thảo luận, tỷ như: trong 40 năm qua thế giới đã thay đổi ra sao đến độ chính Công đồng cũng có thể đã không dự đoán được? Hệ thống thông tin hoàn cầu (WWW), thống nhất Châu Âu ngày một mạnh, cộng sản Sô-viết sụp đổ, phong trào nữ quyền xuất hiện, ý thức mới về môi sinh, man vàn cuộc chiến tranh, phong trào khủng bố mọc lên, chủ nghĩa tư bản toàn thắng, nước Mỹ bá quyền không còn ai thách thức, văn hóa tiêu thụ thống trị, dân số nhanh chóng già đi, kỹ thuật sinh học xuất hiện, thảm họa AIDS, chấm dứt phân biệt chủng tộc (Apartheid), triều đại Gioan Phaolô II, diệt chủng tại Campuchia và Rwanda, phanh phui không ngừng các gương xấu của giáo sĩ… đấy mới chỉ là một số, bạn có thể điền cho đủ theo cách riêng của mình! Giáo hội quả thấy mình trong một thế giới thường được mệnh danh là ‘hậu hiện đại’.

Câu hỏi trên đây của chúng ta đáng được thảo luận. Vì dù sao, vui mừng và hy vọng cần thấm nhiễm ý thức Kitô hữu, nếu ta muốn tin vào chứng tá Thánh Kinh và sứ điệp Công đồng. Bạn có thể lựa một vài thánh vịnh và nhận ra một kinh nghiệm cổ điển về lòng hy vọng từng nâng đỡ biết bao thế hệ tín hữu trong suốt 2,700 năm qua, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu thuộc lòng, mà Ðức Maria từng đọc, lời cầu tán tụng và than vãn vốn là nòng cốt các Giờ Kinh Phụng Vụ của Giáo hội:

“Sự cứu độ của người công chính đến từ Chúa;

Ngài ở đấy chở che trong buổi nghặt nghèo;

Chúa phù trợ và Người giải thoát;

Giải thoát họ khỏi ác nhân và thương cứu họ

Bởi họ ẩn náu nơi Người” (Tv 37: 39-40)

Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn? Sót sa phận mình?

Hãy cậy trông Thiên Chúa; vì tôi sẽ tán tụng Người,

Ðấng Cứu độ và Thiên Chúa của tôi.” (Tv 42: 6-7)

Ngoài ra, ta còn ca khúc diệu kỳ tán tụng lòng hy vọng trong thư Rôma đoạn 8, trong đó thánh Phalô miêu tả toàn bộ tạo vật đang rên xiết trong hành vi lâm bồn vĩ đại, chúng ta cũng cùng rên xiết và cả Chúa Thánh Thần nữa cũng cùng rên xiết với ta. Ngài viết: ‘trong hy vọng, chúng ta được cứu vớt’ (Rm 8:24). Và ngài tự hỏi: ‘Ai có thể phân cách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa Kitô? Phải chăng gian truân, khốn khó, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?’ (RM 8: 35). Tại sao ta không thêm ‘hay gương mù, khủng hỏang trung thành và lãnh đạo, hay bất cứ xụp đổ định chế hoặc bất cứ điều gì có thể đem xấu hổ, bối rối và tuyệt vọng đến cho ta’? Dù sao, Thánh Phaolô cũng rõ rệt ở chỗ này:

‘Nhưng không, trong mọi thử thách ấy, chúng ta là những kẻ chiến thắng nhờ Ðấng đã yêu thương chúng ta. Ðúng vậy, tôi tin chắc rằng cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương [=hiện trạng quỉ quái của bất cứ nền văn hóa đương đại nào], hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì có thể phân cách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta’ (Rm 8: 37-39).

Có lẽ ta nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng hoặc những lời mở đầu trong tài liệu vĩ đại kia của Công đồng chỉ là một lý tưởng lãng mạn không hơn không kém:

“Vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của con người thời nay, nhất là của những ai túng nghèo và khốn khó cách này cách khác, đều là vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của môn đệ Chúa Kitô” (GS #1).

Không hề có cách gì êm đẹp để ta cảm nghiệm sầu buồn, lắng lo, túng nghèo và khốn khó; cũng chẳng có cách gì dễ dàng để ta bước vào vui mừng và hy vọng như đã hứa. Tuy nhiên niềm hy vọng thì thật rộng lớn và tóm thu: “Khi ta gieo vãi khắp mặt địa cầu các hoa trái của thiên nhiên và lao công ta – nhân phẩm, hiệp thông huynh đệ, và tự do – theo mệnh lệnh của Chúa và trong Thần Khí của Người, ta sẽ thấy chúng một lần nữa, được tẩy sạch mọi bợn nhơ tội lỗi, được rọi sáng và biến hình, lúc Chúa Kitô trình lên Chúa Cha vương quốc đời đời và phổ quát, vuơng quốc ‘của chân lý và công chính, vương quốc của thánh thiện và ân sủng, vương quốc của công bình, yêu thương và bình an’. Trên địa cầu này, vương quốc ấy hiện diện một cách huyền nhiệm; khi Chúa đến, vương quốc ấy bước vào hoàn hảo” (GS #39).

Ðiều ấy mời ta phải đọc kinh Lạy Cha một cách mới hẳn: ”Nguyện danh Cha cả sáng; nước Cha trị đến” – không phải danh khác, càng không phải danh ta; không phải nước khác, càng không phải nước ta!

Thật dễ hiểu khi nhiều người trong ta có khuynh hướng cho rằng nếu ta thương thế gian, ắt hẳn thế gian sẽ thương ta, và nhìn nhận Giáo hội ngay tức khắc như là tác nhân tạo nên một nhân loại tuyệt vời.

Về vấn đề này, ta từng được khuyến cáo rất rõ. Các cộng đoàn bé nhỏ bị vây khốn cách nay 1900 năm vẫn hằng nhắc nhớ nhau lời Chúa nói trước khi Người chịu đóng đinh rằng: “nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng nó ghét ta trước khi ghét các con. Nếu các con thuộc thế gian, thế gian sẽ yêu thương các con như những gì thuộc về nó. Nhưng vì các con không thuộc thế gian, mà chính ta chọn các con từ thế gian này, cho nên thế gian ghét các con” (Ga 15:18-19). Ðiều này không bào chữa cho bệnh hoang tưởng (paranoia); nhưng nó đáng được ghi nhớ, vì văn hóa nhân bản vốn có yếu tố sâu xa muốn tìm chiên thế tội ngay trong nó: bất cứ ai hay bất cứ điều gì dám thách thức những chân lý tự phục vụ nó hiển nhiên phải bị thanh trừng; muốn sống yên, thì đừng thách thức.

Hẳn bạn còn nhớ những câu nói của Friedrich Nietzsche, một triết gia vốn đưa ra một nhận định gây hiệu quả mạnh mẽ trên nền văn hóa hiện đại, nhất là trong nền văn hóa chữ nghĩa của nước Úc. Trong tác phẩm cuối cùng trước khi bị bệnh tâm thần, nhà triết học hàm hồ mà cuồng nhiệt nhất trong số các triết gia này viết như sau: “Quan niệm Kitô giáo về Thiên Chúa – Thiên chúa như vị thần của người bệnh, Thiên chúa như con nhện, Thiên chúa như thần thiêng – là một trong những quan niệm hủ hóa nhất về thần linh chưa bao giờ có trên mặt địa cầu. Nó đại diện cho mức thấp nhất trong khai triển đi xuống về thần linh. Thiên chúa suy thoái xuống thành mâu thuẫn với sự sống, thay vì phải biến hình nó và là khẳng định đời đời của nó! Thiên chúa như tuyên chiến chống lại sự sống, chống lại thiên nhiên, chống lại ý chí muốn sống! Thiên chúa – công thức cho mọi vu khống chống ‘trần gian này’, cho mọi láo khoét về ‘cõi bên kia’! Thiên chúa thần thiêng hóa hư vô, ý chí hư vô được công bố là thánh thiện” (1).

Có lẽ bạn sẽ cho rằng Công đồng, và tất cả những công bố chính tiếp theo Công đồng, là để trả lời cho cuộc tấn công của Nietzsche. Trong việc tái xác định nền nhân bản Kitô giáo lần này, không cụm từ nào được trích dẫn bằng những lời sau đây của thánh Irenaeus: “vinh quang Thiên chúa là chính con người khi sống trọn vẹn” – dù những lời kế tiếp của vị giám mục tử đạo thế kỷ thứ ba này ít khi được trích thêm, “… và sự sống con người là được thấy Thiên chúa”. Con người nhân bản ‘sống trọn vẹn’ hay ‘chủ nghĩa nhân bản siêu việt và toàn diện’ mà các đức giáo hoàng thường nhắc đến luôn, là để chống lại bất cứ cách hiểu nào về con người trong tương phản với phẩm giá nhân vị hay đi ngược lại tính toàn bộ các giá trị từng đưa ra để phục vụ phúc lợi nhân bản. Như linh cảm trước cơn khủng hoảng sắp tới, thần học đã đi vào con đường giải phóng trong cố gắng đem lại cho con người, bất kể cảm nghiệm áp bức của họ ra sao, một thúc đẩy để hy vọng thực tiễn, dù niềm vui còn phải hoãn lại.

Sự thực ta từng vật lộn với khá nhiều nghĩa về thế gian trong Tân Ước. Một đàng, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi…” (Ga 3:16), và Chúa Kitô là ánh sáng và đấng cứu độ thế gian, tự hiến mình chuộc tội cho toàn thể thế gian, để biến đổi vũ trụ. Quả thật nhiều yêu thương ở đấy. Nhưng mặt khác, thế gian, dưới quyền lực sự ác, quả là kẻ thù tận mạng, một vương quốc mà không một môn đệ nào của Chúa Kitô có thể thuộc về, một kẻ thù mà Chúa Kitô đã toàn thắng. Như thế trong nó là cả một thảm kịch ánh sáng và bóng tối. Tân Ước không hề bận tâm đưa ra những phân biệt mà sau này người ta phải đưa ra: sự khác biệt giữa sáng tạo tốt đẹp của Chúa và những yếu tố trong văn hóa con người muốn loại bỏ Thiên Chúa và làm xấu diện mạo nhân bản, một lãnh vực tự phóng chiếu ngẫu thần và tự chiếm hữu ma quái dẫn đến tự hủy. Bất kể hy vọng có nghĩa như thế nào, bất kể vui mừng có nghĩa như thế nào, quả không khôn ngoan khi cho rằng cái vương quốc khác đang hiện hữu trong trái tim ta và trong lịch sử trong đó Giáo hội đang sống là một không gian của ngây thơ trong trắng và thiện tâm thiện chí. Ta không dám lý tưởng hóa hoàn cảnh dù vẫn tin vào tình yêu không điều kiện của Thiên Chúa đối với mọi tạo vật, và hân hoan vì sự kiện chiến thắng lớn đã đạt được mà không bị phản hồi trong việc phục sinh của đấng chịu đóng đinh: “can đảm lên; ta đã thắng thế gian!” (Ga 16:33).

Ðường ta đi còn dài. Thực vậy, niềm hứng khởi gan dạ ‘rất can đảm’ (như Ngài Humphrey thường nói), rất hy vọng, rất hân hoan của Công đồng đến lúc này xem ra đã nhường bước cho một cái gì thận trọng hơn nhiều. Một phần, và có lẽ là phần lớn nhất của vấn đề, là ta đã không hiểu cái ‘thế giới hậu hiện đại’ đang thay đổi nhanh chóng kia sẽ ra như thế nào, nhất là khi các biên giới giữa Giáo hội và thế gian xem ra có rất nhiều lỗ thủng (porous). Theo một nghĩa nào đó, Giáo hội không là gì khác hơn cái thành phần thế gian sống cho mầu nhiệm ân sủng phổ quát hiện đang tác động giữa lòng lịch sử con người, khi cái thành phần ấy làm việc và cầu nguyện cho nước Cha trị đến. Theo một cách nhìn khác, Giáo hội, trong tư cách thành phần thế gian, phải giáp mặt với thứ ‘hắc tử’ văn hóa đang hoành hành, tương tự như số tử vong khủng khiếp của trận dịch Hắc Tử (Black Death) tại Âu Châu thế kỷ 14 giết hại đến 40% dân số lúc đó. Ðiều đang xẩy ra khiến tất cả chúng ta cảm thấy bất hạnh dù nhìn vào mình theo bình diện định chế (hôn nhân, gia đình, luật pháp, chính trị, trật tự thế giới, giáo dục, kinh tế) hay theo bình diện bản thân: làm thế nào chịu được bấy nhiêu vấn đề? Ta như cảm thấy nhu cầu phải bắt đầu lại từ đầu, nhưng lại thấy mình chẳng biết phải xây dựng trên cái gì, nhất là khi đã đánh mất ý thức lịch sử, ta như sống trong một nền văn hóa của quên lãng (amnesia) đối với quá khứ, một thứ bệnh Alzheimer có tính xã hội, phó mình hoàn toàn cho hiện tại thao túng. Vì thế càng cần phải chú tâm đến cái vương quốc khác kia, và cái ý chí khác kia, một ý chí thấu hiểu mọi thời mọi lúc.

Một cách nào đó, ta bắt đầu cảm thấy nhu cầu phải tươi sáng lên một chút, kẻo bị cái buồn của thế gian trấn áp mất. Dù sao, toàn bộ sứ điệp của Chúa Giêsu đã được phát biểu qua những lời sau: “ta nói những điều này với các con để niềm vui của ta hiện diện trong các con, và để niềm vui của các con nên trọn vẹn” (Ga 15:11). Hy vọng mà không vui mừng sẽ không là niềm hy vọng để thực thi, cùng lắm chỉ là niềm mong ước sao cho cái nhìn thảm hại của ta về sự vật không đến nỗi trật đường rầy. Vui mừng mà không hy vọng sẽ có tính áp chế (repressive), và là lời mời người ta rút lui khỏi cuộc đấu tranh. Chắc bạn sẽ cho hay cần cân bằng cả hai, nhưng phải là một cân bằng được duy trì bằng cách thèm muốn, ước ao và làm việc để hoàn tất ý thánh và ban sự sống của Chúa.

Một khía cạnh của niềm hy vọng đang phấp phới và của niềm vui liên hệ là đừng xem mình quá nghiêm chỉnh - đừng quá ý thức hệ. Tôi nhớ như in tôi đã cảm nhận hai mặt của một kinh nghiệm không cứu vãn được của thời gian sau Công đồng. Và rất ân hận về chúng. Một là việc áp đặt một thứ chuẩn mực chính trị (political correctness) cứng ngắc. Nó được biểu hiện qua việc phân chia vội vàng giữa những người cấp tiến và bảo thủ, mà không hề có ai thân hữu ở giữa. Công thức cho lời nói, cho cách ăn mặc, góc cạnh mới nhất, trở thành những phán định sau cùng và bất phản hồi. Tất cả chúng tôi đều có khuynh hướng nghĩ mình đã được Thánh Thần chân chính chiếm hữu để quản trị ân sủng Thiên Chúa và thi hành thánh ý Người, một thánh ý mà kỳ dị thay được đồng hóa với chính cách nhìn sự vật của riêng mình. Bây giờ thì điều đó có vẻ khôi hài trẻ con, nhưng tôi nhớ mình đã biện bác và cư xử nhân danh canh tân mà thực ra chẳng là chi khác ngoài cái thứ áp đặt và thao túng nông nổi điên khùng. Chúng tôi có cái nguy cơ gần như mất hết ý niệm dỡn đùa (humour), chỉ vì mình nghĩ về mình đầy ứ quá! Khi ta bỏ không thờ lạy ý Chúa, ta chẳng còn lại gì ngoài những kế hoạch nhỏ nhen muốn tạo tên tuổi hèn mọn cho chính mình… nhưng hãy nhớ: “nguyện danh Cha cả sáng”!

Chuyện nữa. Tôi nghĩ ít nhất tôi cũng đúng trong chuyện này, dù sai trong mọi vấn đề khác. Là một nhà thần học trẻ đi khắp nơi nói chuyện về các tài liệu của Công đồng, tôi nhớ lại đã có lúc mình đúng. Lúc đó chẳng ai nói về cầu nguyện nữa. Hứa hẹn canh tân chỉ là về những hình thức phụng vụ đúng, có một nền thần học đúng, và vân vân - những phương thức sâu sắc và nhẫn nại để cầu nguyện cũng như chú tâm xoáy vào Chúa và thánh ý Chúa Cha ít được đề cập tới, và theo tôi dường như chẳng còn ai thực hành nữa, khi các hình thức sùng kính cũ bị xóa bỏ. Trái lại, tôi coi việc này rất nghiêm chỉnh bởi lẽ cuốn sách đầu tiên tôi viết là về cầu nguyện (The Human Shape of Prayer: Giáng Dấp Nhân Bản của Cầu Nguyện). Một số người có lẽ đã đọc cuốn này, bởi lẽ một ấn bản lậu đã được in tại Ấn Ðộ. Dĩ nhiên, thời gian có thay đổi, vì ngày nay, thích thú cầu nguyện và cảm nghiệm về Chúa rất cao; linh đạo là một sự việc hơn là một thần học; hay đúng hơn, hơn là cái gì thuộc Giáo hội; và điều này làm nẩy sinh khá nhiều vấn đề: ‘linh đạo’ của riêng tôi hay ý Chúa Cha mới là việc trọng yếu? Nhưng rồi lại có việc hướng ngoại (extroversion) kỳ dị: hành động, cơ cấu đúng, công thức đúng trở thành điều cốt yếu. Tuy thế, một cách chậm chạp nhưng cương quyết, Chúa Thánh Thần dạy ta rằng chỉ có một đấng cứu vớt thế gian duy nhất, chứ không phải tôi hay anh, cũng chẳng phải Giáo Hoàng Gioan, hay Karl Rahner hoặc Yves Congar… cũng chẳng phải bất cứ ai trong vô số những nhà thời danh sẽ xuất hiện sau này. Chẳng cần phải khiêm nhượng nhiều tôi cũng thừa nhận rằng tôi đã phí quá nhiều thời gian đưa ra những nhận xét tiêu cực về người khác và các ý kiến của họ, mà không dành đủ thời gian để cổ vũ yếu tính và tâm điểm Phúc Âm. Ðấy là thời rất nhiều lời; cho đến cả bây giờ, ta vẫn thấy khó nói ra các sự việc một cách đơn giản. Nhưng kinh cầu thì vốn có một lời kinh hết sức đơn giản, “Nước Cha trị đến”. Sống cho trọn không phải do các ý niệm của ta mà có hay do các thiết kế về cơ cấu của ta mà đến, nhưng do hồng ân và hành động của Thiên chúa.

Ðồng thời, tôi nhớ lại ta thích nói về giáo dân biết là bao! Không phải nói về bạn đâu, mà là về cái lý tưởng vô vọng kia; một thứ giáo dân đúc khuôn từ phóng chiếu giáo sĩ, biết thế gian theo cách các linh mục và tu sĩ không biết tới, làm chứng cho Phúc âm theo cung cách các nhân vật ‘nhà thờ’ chúng tôi không tường, một nguồn tài nguyên từ trước đến nay chưa khai thác nhưng chứa chan hồng phúc Thánh Linh. Ðiều ấy dĩ nhiên đúng; nhưng vẫn còn một yếu tố vô thực tại nào đó ở đấy; và phải một thời gian liên hệ với các nhóm giáo dân ta mới hiểu ra sự kiện này là không một ai có đủ các câu trả lời, trái lại chúng ta hết thẩy đều cần tới nhau, cần đến nhau nhiều hơn là chính chúng ta vốn hiểu, và mỗi người trong chúng ta, xét cho cùng và ở mọi lúc, chỉ là những cành nhỏ của một cây nho hằng sống. Câu trả lời chỉ có khi ta phó mình cho Chúa Thánh Thần, theo chân Chúa Kitô và cầu nguyện với Người lời cầu nguyện mà chính Người dạy chúng ta: “nước Cha trị đến” !

Thế là chúng ta đang ở đây lúc này, 40 năm sau ngày khởi đầu của Công Ðồng, lúc này, chỗ này, với những con người này. Không, không bao giờ bạn có thể có quá nhiều vui mừng và hy vọng nếu ta hiểu các từ ngữ đó theo cảm nghiệm Kitô giáo. Tôi xin kết thúc với ba câu hỏi giúp niềm vui của ta trào dâng và niềm hy vọng của ta gia tăng:

1.Nay há không phải là lúc ta bắt đầu yêu lại Giáo hội sao, Người là mẹ chúng ta, là vương quốc của sự sống trong Chúa Thánh Thần, là cửa ngõ đưa ta tới Chúa Kitô, là nơi đại hiệp thông với cả đức Maria và các thánh, các tử đạo và tiên tri, những người thân yêu ra đi trước chúng ta, cả các thiên thần cùng tổng lãnh thiên thần (kh%C
 
Bloggers và Podcasters cho Chúa Kitô
Anthony Lê
08:44 15/06/2008
Bloggers và Podcasters cho Chúa Kitô

Những người Công Giáo Tổ Chức việc Truyền Bá Phúc Âm thông qua các Phương Tiện Truyền Thông Mới

ATLANTA, Georgia (Zenit.org).- Những người Công Giáo phải có trách nhiệm để dùng sự sáng tạo, tri thức và kinh nghiệm của mình để mang nhiều linh hồn nữa về với Chúa Kitô, đó chính là lời nhận xét của Anh Greg Willits - Chủ Tịch Mạng Truyền Thông Mới.

Willits là Giám Đốc Điều Hành của công ty truyền thông có tên là Star Quest Production Network (SQPN), người sẽ đứng ra điều hành Đại Hội Công Giáo qua Phương Tiện Truyền Thông Mới lần thứ 1 được tổ chức tại thành phố Atlanta vào ngày 22 tháng 6 tới, ngay sau khi kết thúc Đại Hội Thánh Thể hằng năm tại Tổng Giáo Phận Atlanta.

Đại Hội sẽ diễn ra trong một ngày, qua đó các tham dự viên cùng chia sẽ cho nhau về những kỷ thuật tân kỳ nhất được dùng một cách hết sức thông minh, sáng tạo và đầy hiệu quả để mời gọi tất cả những người khác cùng lớn lên trong đức tin Công Giáo thông qua những phương cách truyền thông mới, không chỉ nơi các giáo xứ và các giáo phận mà thôi, mà phải lan rộng ra trên khắp cả thế giới.

Chia sẽ với hãng tin Zenit, Anh Willits nói: "Châm ngôn của chúng tôi chính là: 'Hãy đến Tham Dự Đại Hội Thánh Thể,' và hãy ở lại để cùng Tổ Chức việc Truyền Bá Phúc Âm qua các Phương Tiện Truyền Thông Mới."

Anh nói tiếp:

"Thật là tuyệt vời khi có biết bao nhiêu phương tiện truyền thống mới, chẳng hạn như việc podcasting (tức việc tải âm thanh vào các thiết bị MP3, MP4, vân vân... để có thể nghe đi nghe lại vào bất kỳ lúc nào - ND) các trang blogs, và các kỷ thuật mới - đã giúp cho không biết bao nhiêu người lớn mạnh hơn về mặt đức tin và gần gũi với Thiên Chúa hơn. Do đó chúng tôi muốn việc tổ chức này chỉ hoàn thành chính xác những mục tiêu đó mà thôi bằng việc dùng đến kỷ thuật này cho những ai dùng đến chúng, hay cho cả những ai sáng tạo chúng."

Khi được hỏi về động cơ nào đã thúc đẩy Anh đưa ra chương trình tổ chức này, Willits cho biết:

"Cả Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã khuyến khích người tín hữu hãy năng động tham gia vào việc Tái Rao Giảng Phúc Âm Mới - để đến với cả thế giới vì lợi ích của Giáo Hội Công Giáo. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã gọi đó chính là một việc 'thực hiện trở lại việc rao giảng' và thậm chí vừa mới đây nhất vào Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 42, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 cụ thể đề cập đến việc dùng các phương tiện truyền thông mới và mạng Internet, và những phương tiện đó đã và đang làm đổi thay bộ mặt truyền thông đến như thế nào, hơn nữa, giờ đây chính là cơ hội thuận tiện nhất cho tất cả chúng ta - những người Công Giáo - hãy phục hồi lại hình dạng của những khí cụ này cho những mục đích cao cả của Giáo Hội. Ở cấp bậc con người và trần tục, thì ai cũng yêu thích các phương tiện truyền thông cả.

Họ thích được thư giản và gắn bó chung quanh họ nhiều dạng truyền thông khác nhau gần như 24 tiếng một ngày. Là những người Công Giáo, chúng ta có được một cơ hội rất lớn cũng như có trách nhiệm để dùng những tri thức, sự sáng tạo và kinh nghiệm tổng hợp của chúng ta để biến và tận dụng hết sức mạnh của truyền thông nhằm lôi kéo thêm nhiều linh hồn nữa trở về với Chúa Kitô. Nếu chúng ta không sử dụng đến những kỷ thuật này, thì chúng ta đã để cho mất đi biết bao nhiêu linh hồn rơi vào sự quyến rũ của nền văn hóa trần tục, vốn rất dễ dàng bị các phương tiện này lôi kéo vào những hình thức tội lỗi khác nữa."

Rosary Army - a Popular Podcast Show for Catholics & Everyone Alike!


Anh Willits nhấn mạnh rằng:

"Kết quả của việc rao giảng Phúc Âm thông qua các phương tiện truyền thông mới không có điều gì là gây ra sự ngạc nhiên cả. Từ việc Podcast của Đạo Binh Mân Côi Công Giáo không thôi, chúng tôi liên tục nhận được những phản hồi tích cực từ phía các khán giả - những người đang khám phá ra một sự thích thú mới về Giáo Hội Công Giáo như là kết quả của những nổ lực này. Chúng tôi cũng đã nhận được các lời chứng thực từ vô số những người cải đạo sang CÔng Giáo, và những người quyết định quay trở về lại với Giáo Hội Công Giáo như là kết quả của việc họ đã lắng nghe hay nhìn thấy chúng tôi trên rất nhiều podcast, video, và trang blog Công Giáo khác nhau. Rõ ràng là ai nấy cũng sẽ tìm thấy được cái gì đó để giúp họ lớn mạnh và trở nên gần gũi hơn với Chúa Kitô."

Các thuyết trình viên của Đại Hội Truyền Bá Phúc Âm Công Giáo qua các Phương Tiện Truyền Thông Mới gồm có: Cô Amy Welborn; Linh Mục Leo Patalinghug từ chương trình "Ân Huệ Trước Các Bữa Ăn" (Graces Before Meals); Jerry Usher từ Mạng Catholic Answers Live; hai chuyên gia về Blog nổi tiếng đó là: Mark Shea và Jeff Miller; Linh Mục Roderick Vonhögen của Tờ Catholic Insider Daily Breakfast; và Lino Rulli từ Kênh Viễn Thông Công Giáo (Sirius Sattelite Catholic Channel).

Đây sẽ là một kỳ Đại Hội rất hay và rất có giá trị tại Tổng Giáo Phận Atlanta, ngay sau khi kết thúc Đại Hội Thánh Thể hằng năm!

* Việc đăng ký tham dự Đại Hội này là miễn phí tại trang Web: celebration.sqpn.com

* Quý Vị cũng có thể biết qua SQPN bằng cách vào YouTube qua địa chỉ: www.youtube.com/watch?v=PAdcc3Z1_2s

* Chương Trình của Đại Hội như sau:

The Catholic New Media Celebration 2008 will take place in Atlanta, Georgia, at the Georgia International Convention Center (GICC).

Tentative Program of the Catholic New Media Celebration (Last Updated 5/15/08. Subject to change.)

June 22, 2008

08:00 - 09:00:

Registration of guests

09:00 - 09:10:

Welcome and Opening Prayer

09:10 - 09:30:

Festive Kick-Off with musical guests Popple!

09:30 - 10:10:

Keynote Speech: New Evangelization and New Media

Fr. Leo Patalinghug

10:10 - 11:15:

Old Media/New Media Panel

Moderator: Lino Rulli (Sirius Satellite’s The Catholic Guy)

Susan Gerdvil (Catholics Come Home)

Jessica Handley (Archdiocese of Atlanta)

Fr. Robert Reed (CatholicTV)

Jerry Usher (Catholic Answers Live)

Lisa Wheeler (Maximus Media Group)

11:15 - 11:35

Second musical set with Popple

11:35 - 11:50:

Break and Preparations for Sunday Mass

11:50 - 12:35:

Sunday Mass

12:35 - 1:45:

Lunch and information market

1:45 - 2:50:

Catholic Bloggers Panel

Lisa Hendey

Jeff Miller

Mark Shea

Amy Welborn

2:50 - 3:30:

How to Podcast with the Original Podcasting Priest

Fr. Roderick Vonhogen (Catholic Insider, Daily Breakfast)

3:30 - 3:45:

Break

3:45 - 4:50:

Catholic Podcasters Panel

Moderator: Lino Rulli (Sirius Satellite’s The Catholic Guy)

Paul Camarata (SaintCast)

David Sweeney (Catholic Family)

Kathryn Sweeney (Catholic Family Kids)

Javier Plumey (Hands and Feet)

Aneesa Plumey (Hands and Feet)

Joshua LeBlanc (CatholicUnderground)

Fr. Chris Decker (CatholicUnderground)

Joe McClane (Catholic Hack)

Fr. Jay Finelli (iPadre)

Fr. Seraphim Beshoner (Catholic: Under the Hood)

Steve Nelson (OnTheU)

4:50 - 5:30:

Video in the New Media

Greg and Jennifer Willits (That Catholic Show, Rosary Army)

5:30 - 5:45:

Final Words

5:45 -

Networking, Socializing and Clean-Up

In addition to this incredible schedule of events, there will also be plenty of surprises and new media presentations. Additionally, interactive demonstrations and information from Catholic New Media producers will be available throughout the day about podcasting and other Catholic New Media.
 
Ghi Chú về Việc Tham Gia của người Công Giáo vào Đời Sống Chính Trị
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
12:05 15/06/2008

THÁNH BỘ TÍN LÝ ĐỨC TIN

GHI CHÚ TÍN LÝ về một số vấn đề liên quan đến việc Tham Gia của người Công Giáo vào Đời Sống Chính Trị

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, sau khi nhận được ý kiến của Ủy Ban Giáo Hoàng về Giáo Dân, đã quyết định rằng việc ấn hành tài liệu Ghi Chú Tín Lý về một số vấn đề liên quan đến việc tham gia của người Công Giáo và đời sống chính trị là cần thiết. Ghi Chú này nhắm vào các Giám Mục của Hội Thánh Công Giáo và, một cách đặc biệt, các chính trị gia Công Giáo và tất cả các thành phần tín hữu giáo dân được mời gọi tham gia một cách trung tín vào đời sống chính trị của những xã hội dân chủ. [Để tiện cho các độc giả tham khảo, chúng tôi để nguyên các ghi chú ở cuối bài (footnotes) bằng tiếng Anh).

I. Một giáo huấn kiên định

1. Quyết tâm của các Kitô hữu trên thế gian đã tìm được những cách diễn tả khác nhau trong vòng 2000 năm qua. Một trong những cách diễn tả ấy là việc tham gia của các Kitô hữu vào đời sống chính trị: Như một tác giả thời Hội Thánh Sơ Khai đã viết, các Kitô hữu “đóng trọn vẹn vai trò của họ như những công dân.”[1] Trong số các thánh, Hội Thánh kính nhiều thánh nam nữ đã phục vụ Thiên Chúa qua việc đại lượng dấn thân vào chính trị và chính quyền. Trong số các ngài, Thánh Thomas More, là đấng được tuyên phong làm Quan Thầy các chính khách và các chính trị gia, đã làm nhân chứng bằng việc tử đạo vì “phẩm giá không thể chuyển nhượng được của lương tâm con người.”[2] Mặc dù phải chịu nhiều hình thức áp lực tâm lý khác nhau, Thánh Thomas More đã nhất quyết không chịu nhượng bộ, không bao giờ từ bỏ “lòng trung thành kiên vững với quyền bính và tổ chức hợp pháp” làm cho ngài nổi bật; ngài đã dạy bằng đời sống và cái chết của ngài rằng “không ai có thể tách rời con người không khỏi Thiên Chúa, hay chính trị khỏi luân lý.”[3]

Điều đáng ca ngợi là trong các xã hội dân chủ ngày nay, mọi người được tham gia trực tiếp vào cơ cấu chính trị trong một bầu khí tự do thật sự.[4] Những xã hội như thế mời gọi các hình thức tham gia mới và trọn vẹn vào đời sống chính trị của các công dân Kitô giáo cũng như ngoài Kitô giáo. Quả thật, tất cả mọi người đều có thể đóng góp, bằng cách bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cho những nhà lập pháp và các viên chức chính quyền, cũng như bằng những cách khác, để phát huy những giải pháp chính trị và những chọn lựa lập pháp, mà theo ý kiến họ, sẽ có lợi cho công ích.[5] Đời sống của một nền dân chủ không thể phong phú được nếu không có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và quảng đại của mọi người, “dù dưới những hình thức, mức độ, công tác và nhiệm vụ đa dạng và bổ túc cho nhau.”[6]

Qua việc làm tròn nhiệm vụ công dân. “được hướng dẫn bởi lương tâm Kitô hữu,”[7] phù hợp với những giá trị của nó, các tín hữu giáo dân thực thi công tác riêng của mình là truyền những giá trị Kitô giáo vào trật tự trần thế, đồng thời vẫn tôn trọng bản chất và quyền tự trị chính đáng của trật tự này,[8] cùng cộng tác với những công dân khác theo khả năng chuyên môn và trách nhiệm của họ.[9] Kết quả của giáo huấn căn bản của Công Đồng Vatican II này là “các tín hữu giáo dân không bao giờ phải từ bỏ việc tham gia của họ vào ‘đời sống công cộng’, nghĩa là, trong nhiều lãnh vực kinh tế, xã hội, lập pháp, hành chính và văn hóa, nhằm mục đích cổ võ công ích một cách hữu cơ và có tổ chức.”[10] Điều này phải bao gồm việc đẩy mạnh và bảo vệ những điều tốt lành như trật tự công cộng và hoà bình, tự do và bình đẳng, tôn trọng sự sống con người và môi sinh, công bằng và đoàn kết.

Ghi chú này không tìm cách trình bày toàn thể giáo huấn của Hội Thánh về vấn đề này, là điều được tóm lược cách cơ bản trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, nhưng chỉ nhằm mục đích nhắc lại một số nguyên tắc phù hợp với lương tâm Kitô giáo, gợi hứng cho những tham gia xã hội và chính trị của người Công Giáo trong những xã hội dân chủ.[11] Vì sự xuất hiện của những sự mơ hồ hay quan điểm đáng nghi ngờ trong trong những thời gian gần đây, thường do những áp lực của các biến cố trên thế giới, cho nên chúng tôi cần phải làm sáng tỏ một vài yếu tố quan trọng của giáo huấn Hội Thánh trong lãnh vực này.

II. Những điểm chính trong nền văn hóa và những tranh luận chính trị hiện đại

2. Xã hội dân sự ngày nay đang trải qua một tiến trình văn hóa phức tạp đánh dấu thời điểm cuối cùng của một thời đại và sự thiếu chắc chắn đối với những gì mới mẻ đang xuất hiện ở chân trời [dịch theo bản tiếng Ý thay vì tiếng Anh]. Những thành quả vĩ đại đạt được ở thời đại chúng ta làm chứng cho những tiến bộ của con người trong việc đạt được những điều kiện sống xứng hợp hơn với nhân phẩm. Sự tăng trưởng về ý thức trách nhiệm đối với các quốc gia đang trên đường phát triển chắc chắn là một dấu hiệu quan trọng, chứng tỏ có sự nhạy cảm hơn đối với công ích. Tuy nhiên, đồng thời người ta không thể nhắm mắt trước những nguy cơ thật sự mà một số khuynh hướng trong xã hội đang cổ võ qua lập pháp, hoặc có thể coi thường những hậu quả của nó đối với các thế hệ tương lai.

Ngày nay có một loại thuyết tương đối về văn hóa đang xuất hiện, bằng chứng là việc khái niệm hóa và bảo vệ một thuyết đa dạng về văn hóa, là thuyết chấp nhận việc làm cho lý trý và những nguyên tắc của luật luân lý tự nhiên ra suy đồi và bị tan rã. Hơn nữa, chúng ta cũng thường nghe những ý kiến được phát biểu trong phạm vi công cộng là thuyết đa dạng về luân lý như thế chính là điều kiện cho dân chủ.[12] Hậu quả là, các công dân cho rằng mình có toàn quyền tự quyết đối với những chọn lựa luân lý của họ, và các nhà lập pháp khăng khăng cho rằng mình tôn trọng sự tự do chọn lựa bằng cách ban hành những luật lệ coi thường những nguyên tắc theo luân thường đạo lý tự nhiên và đầu hàng nền văn hoá và những xu hướng luân lý chóng tàn,[13] như là mọi quan điểm về đời sống đều có cùng một giá trị. Đồng thời, giá trị của sự khoan dung thường được nại đến một cách gian manh khi mà một số lớn công dân, kể cả những người Công Giáo, bị đòi hỏi không được đặt nền tảng cho việc đóng góp của họ vào xã hội và đời sống chính trị - qua những phương tiện lập pháp mà mọi người trong chế độ dân chủ đều có thể có – trên sự hiểu biết riêng của họ về con người và công ích. Lịch sử của thế kỷ thứ 20 chứng tỏ rằng những công dân làm đúng là những người nhận ra sự giả trá của thuyết tương đối, và cùng với nó, khái niệm là không có luật luân lý nào bắt nguồn từ bản chất con người, là điều đáng lý ra phải điều khiển sự hiểu biết của chúng ta về con người, công ích và quốc gia.

3. Đương nhiên là một thuyết tương đối như thế không liên quan gì đến sự tự do chân chính của những người công dân Công Giáo trong việc chọn lựa giữa những ý kiến chính trị khác nhau, là những ý kiến phù hợp với đức tin và luật luân lý tự nhiên, và để chọn lựa, theo những điều kiện riêng của họ, điều gì là tốt nhất đối với nhu cầu của công ích. Tự do chính trị không phải – và cũng không có thể - dựa trên tư tưởng tương đối cho rằng mọi quan niệm về điều tốt cho con người đều có cùng một giá trị và chân lý, nhưng ngược lại, dựa trên sự thật là chính trị liên hệ đến việc thực hiện cụ thể điều tốt lành thật cho con người và xã hội trong những hoàn cảnh lịch sử, địa dư, kinh tế, kỹ thuật và văn hóa nhất định. Từ sự riêng biệt của công tác trên tay và sự khác biệt của các hoàn cảnh, đưa đến nhiều chính sách và giải pháp khác nhau có thể chấp nhận được. Hội Thánh không có công tác phải đưa ra những giải pháp chính trị - mà lại càng không có công tác đưa ra một giải pháp duy nhất như là giải pháp có thể chấp nhận được – cho những vấn đề trần thế mà Thiên Chúa đã để cho mỗi người quyết định dựa theo sự phán đoán tự do và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên Hội Thánh có quyền và nhiệm vụ đưa ra phán đoán luân lý về những vấn đề trần thế khi đức tin hay luật luân lý đòi hỏi điều ấy.[14] Nếu Các Kitô hữu “phải nhìn nhận sự hợp pháp của những quan điểm khác nhau về cách tổ chức những công việc trần thế,”[15] họ cũng được mời gọi để khai trừ một quan niệm đa nguyên phản ảnh thuyết tương đối về luân lý, là điều làm tổn thương đời sống dân chủ. Nền dân chủ phải được xây dựng trên trên một nền tảng chân chính và vững chắc của những nguyên tắc đạo đức không thể thương lượng được, là những nguyên tắc chống đỡ đời sống trong xã hội.

Về mức độ hành động chính trị cụ thể, thường thì có nhiều đảng chính trị mà người Công Giáo có thể thực thi – đặc biệt là qua nghành lập pháp - quyền lợi và nhiệm vụ của họ trong việc tham gia vào đời sống công cộng của quốc gia họ.[16] Điều này phát sinh bởi bản tính bất ngờ của một số chọn lựa về trật tự xã hội, nhiều chiến thuật khác nhau có thể để đạt được và đảm bảo cùng một giá trị căn bản, việc có thể giải thích cách khác nhau những nguyên tắc căn bản về thuyết chính trị, và sự phức tạp về kỹ thuật của nhiều vấn đề chính trị. Tuy nhiên, không được lẫn lộn với một thuyết đa nguyên mập mờ trong việc chọn lựa những nguyên tắc luân lý và những giá trị thiết yếu. Sự đa dạng hợp pháp của những chọn lựa trần thế nằm ở nguồn gốc của quyết tâm của người Công Giáo trong việc tham gia chính trị và liên hệ trực tiếp với giáo huấn Kitô về luân lý và xã hội. Chính trong ánh sáng của giáo huấn này mà tín hữu giáo dân Công Giáo phải đánh giá việc tham gia của mình và đời sống chính trị để chắc chắn rằng đời sống ấy được đánh dấu bằng một trách nhiệm chặt chẽ đối với thực tại trần thế.

Hội Thánh ý thức rằng trong khi dân chủ là một cách diễn tả tốt nhất của việc tham gia của các công dân vào những chọn lựa chính trị, nó chỉ thành công khi nó dựa vào một sự hiểu biết đúng đắn về con người.[17] Việc tham gia của người Công Giáo vào đời sống chính trị không thể làm tổn thương đến nguyên tắc này, nếu không thì việc làm chứng của Đức Tin Kitô trên thế gian, cũng như sự hợp nhất và kết hợp nội tâm của các tín hữu không còn tồn tại nữa. Các cơ cấu dân chủ mà trên đó quốc gia hiện đại được xây dựng sẽ rất mong manh nếu nền tảng không có trọng tâm là con người. Chính vì sự tôn trọng con người mà việc tham gia vào nền dân chủ có thể xảy ra. Như Công Đồng Vatican II dạy, việc bảo vệ “quyền của một người, quả thật, là một điều kiện cần thiết cho các công dân, cá nhân và tập thể, để đóng một phần chủ động trong đời sống và điều hành công cộng.”[18]

4. Hàng loạt những vấn đề phức tạp ngày nay được mọc ra ở đây, kể cả vài vấn đế mà những thế hệ trước không bao giờ phải đương đầu với. Những sự phát triển của khoa học đã đưa đến những kết quả tiến bộ làm xáo trộn lương tâm con người và đòi hỏi phải có những giải pháp tôn trọng những nguyên tắc luân lý một cách chặt chẽ và căn bản. Đồng thời, những dự luật được đưa ra trong đó không đếm xỉa gì đến hậu quả có ảnh hưởng đến sự hiện hữu của những con người trong tương lai đối với việc hình thành nền văn hóa và cách xử thế trong xã hội, tấn công cả sự bất khả xâm phạm của sự sống con người. Trong hoàn cảnh khó khăn này, người Công Giáo có quyền và có nhiệm vụ phải nhắc lại cho xã hội một hiểu biết sâu xa hơn về đời sống con người và nhiệm vụ của mọi người trong vấn đề này. Tiếp nối những giáo huấn cố hữu của Hội Thánh, ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc lại nhiều lần rằng những ai trực tiếp liên hệ với những cơ quan lập pháp có “nhiệm vụ ngiêm trọng và rõ ràng phải chống lại” bất cứ luật lệ nào vi phạm đến sự sống của con người. Đối với họ, cũng như với tất cả mọi người Công Giáo, không thể nào cổ động cho những luật lệ ấy hoặc bỏ phiếu cho chúng.[19] Như ĐTC Gioan Phaolô II đã dạy trong Thông Điệp Evangelium vitae về trường hợp mà trong đó không thể nào lật đổ hay đẩy lui hoàn toàn một luật cho phép phá thai đang được thi hành hoặc sẽ được đưa ra bỏ phiếu, thì “một nhà dân cử, mà lập trường cá nhân tuyệt đối chống phá thai của người ấy được mọi người biết đến, có thể ủng hộ cách hợp pháp những dự luật nhằm mục đích giới hạn thiệt hại do những luật như thế gây ra và làm giảm bớt những hậu quả tiêu cực ngang hàng với tầm mức của công luận và nền luân lý của quần chúng.”[20]

Trong phạm vi này cũng cần phải ghi chú rằng một lương tâm Kitô hữu được đào luyện chu đáo không cho phép một người bỏ phiếu cho một chương trình chính trị hay một luật đặc biệt trái ngược với những nội dung căn bản của Đức Tin và luân lý. Đức Tin Kitô giáo là một tổng thể hợp nhất, và như thế việc cô lập hóa một vài yếu tố đặc biệt nào đó của nó là thiếu mạch lạc, và phương hại đến toàn thể tín lý Công Giáo. Một người quyết tâm theo đuổi một bình diện duy nhất riêng rẽ của học thuyết xã hội của Hội Thánh thì không làm tròn nhiệm vụ của mình đối với công ích. Người Công Giáo cũng không được nghĩ đến việc khoán trắng trách nhiệm Kitô hữu của mình cho người khác; trái lại, Tin Mừng của Chúa Giêsu trao cho người ấy một trọng trách, để chân lý về con người và thế gian được công bố và đưa đến hành động.

Khi hoạt động chính trị đi ngược lại những nguyên tắc luân lý là những nguyên tắc không cho phép có luật trừ, nhượng bộ hoặc hạ giá, quyết tâm của người Công Giáo trở nên rõ ràng hơn và trách nhiệm chồng chất hơn. Khi đối diện với những đòi hỏi đạo đức căn bản và không thể nhượng bộ được, các Kitô hữu phải nhận ra rằng điều đang bị lâm nguy là điều thiết yếu của luật luân lý, là luật liên quan đến toàn thể sự tốt lành của con người. Đó là trường hợp những luật lệ về phá thaigiết chết êm dịu (không nên lẫn lộn với việc từ chối những chữa trị đặc biệt khác thường, là điều được phép về luân lý). Những luật như thế phải bảo vệ quyền sống căn bản từ khi thụ thai đến lúc chết tự nhiên. Cũng thế, cần phải nhắc lại nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ quyền của phôi thai con người. Tương tự, cần phải bảo vệ và ủng hộ gia đình, dựa vào hôn nhân độc thê giữa một người nam và một người nữ, cùng bảo vệ sự hợp nhất và ổn định của gia đình trước luật lệ về li dị hiện đại: không thể nào đặt những hình thức chung sống khác ngang hàng với hôn nhân, hay công nhận chúng như thế theo luật pháp. Tự do của cha mẹ trong việc giáo dục con cái cũng thế; đó là một quyền không thể nhượng bộ được cũng được Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công nhận. Cùng một cách đó, người ta phải nghĩ đến việc bảo vệ trẻ em của xã hội chống lại những hình thức nô lệ mới (thí dụ như nghiện ngập và mãi dâm). Thêm vào đó, còn có quyền tự do tôn giáo cùng việc phát triển một nền kinh tế nhằm phục vụ con người và công ích, trong đó việc tôn trọng công bằng xã hội, các nguyên tắc đoàn kết và hỗ trợ con người, theo đó “các quyền của cá nhân, gia đình, và tổ chức và việc áp dụng nó cách thực tế phải được nhìn nhận.”[21] Sau cùng là vấn đề hoà bình phải được nhắc đến. Một số nhãn quan lý tưởng về hòa bình đôi khi có khuynh hướng trần tục hóa giá trị của hòa bình, trong khi ở những trường hợp khác, có vấn đề đơn giản hoá những phán đoán về đạo đức mà quên sự phức tạp của những vấn đề liên quan. Hoà bình luôn luôn là “công việc của công lý và ảnh hưởng của đức bác ái.”[22] Nó đòi hỏi một sự tuyệt đối từ chối bạo động và khủng bố cùng đòi hỏi một quyết tâm kiên định và tỉnh thức về phiá tất cả các nhà chính trị.

III.  Những nguyên tắc của học thuyết Công Giáo về sự tự trị của trật tự trần thế và về thuyết đa nguyên.

5. Trong khi sự đa dạng của các phương pháp suy nghĩ về những cảm giác và văn hóa có thể hợp luật trong việc tiếp cận những vấn đề như thế, không một người Công Giáo nào được phép dựa vào nguyên tắc đa nguyên và tự trị của việc tín hữu giáo dân tham gia vào đời sống chính trị mà ủng hộ những chính sách ảnh hưởng đến công ích, là những chính sách làm tổn thương hoặc hạ giá những đòi hỏi căn bản về đạo đức. Tự bản chất của chúng, đây không phải là vấn đề của “những giá trị giáo điều”, bởi vì những quan niệm đạo đức như thế bắt nguồn từ chính bản chất con người và thuộc về luật luân lý tự nhiên. Chúng không bắt những người bảo vệ chúng phải tuyên xưng Đức Tin Kitô giáo, mặc dù giáo huấn Hội Thánh chứng thực và bảo vệ chúng luôn luôn và khắp nơi như là một phần của việc phục vụ chân lý về con người và công ích của xã hội của mình. Hơn nữa, không thể chối cãi rằng chính trị phải dựa trên những nguyên tắc có giá trị tuyệt đối chính vì những nguyên tắc này được dùng để phục vụ nhân phẩm và sự tiến bộ chân chính của con người.

6. Lời chống đỡ mà người ta thường nại vào là “quyền tự trị chính đáng trong việc tham gia của tín hữu giáo dân Công Giáo” vào chính trị cần phải được làm sáng tỏ. Việc vận động cho công ích của xã hội theo lương tâm của một người, không liên quan gì đến “chủ trương tín điều” hoặc việc thiếu khoan dung về tôn giáo. Đới với thuyết luân lý Công Giáo, trong phạm vi chính trị hay dân sự, người ta có quyền tự trị mà không lệ thuộc vào tôn giáo hay Hội Thánh – nhưng vẫn phải lệ thuộc vào luân lý – là giá trị đạt được và thừa nhận bởi Hội Thánh Công Giáo cùng thuộc về di sản của nền văn hóa hiện đại.[23] ĐTC Gioan Phaolô II đã nhiều lần cảnh cáo về những nguy cơ do việc lẫn lộn giữa phạm vi tôn giáo và chính trị gây ra. “Những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng xảy ra khi luật của một tôn giáo đặc biệt trở thành luật của quốc gia mà không đếm xỉa gì đến việc phân biệt giữa những phạm vi thích đáng với tôn giáo và với xã hội chính trị. Trên thực hành, việc đồng hóa luật tôn giáo với dân luật không những bóp nghẹt tự do tôn giáo, mà còn có thể đi đến chỗ giới hạn hay từ chối những quyền không thể nhượng bộ được của con người.”[24] Tất cả mọi tín hữu đều ý thức rằng các sinh hoạt tôn giáo (như tuyên xưng đức tin, phụng tự, thi hành các bí tích, các tin lý thần học, sự trao đổi giữa những nhà cầm quyền tôn giáo và các thành phần của các tôn giáo) hoàn toàn ở ngoài vòng trách nhiệm của quốc gia. Quốc gia không được can thiệp, hoặc đòi hỏi hay cấm đoán những sinh hoạt này, trừ khi nó là vấn đề trật tự công cộng. Việc công nhận những quyền dân sự hay chính trị, cũng như phân phối các công việc chung không được tùy thuộc vào các xác tin hoặc các hoạt động tôn giáo của các công dân.

Quyền lợi và nhiệm vụ của người Công Giáo và của tất cả công dân là chân thành tìm chân lý cùng cổ động và bảo vệ, bằng những phương tiện hợp pháp, những chân lý về luân lý có ảnh hưởng đến xã hội, công lý, tự do, tôn trọng sự sống con người và các quyền khác của con người, là điều hoàn toàn khác. Sự kiện là một số những chân lý này có thể cũng được Hội Thánh dạy không làm giảm bớt tính hợp pháp về chính trị hay “quyền tự quyết” chính đáng của đóng góp của những người công dân ấy, là những người đã cam kết với chúng, bất kể vai trò của những điều tra theo lý trí hoặc việc xác nhận của Đức Tin Kitô giáo có thể có trong việc công nhận những chân lý như thế. “Sự tự trị” ấy trước hết ám chỉ thái độ của một người tôn trọng các chân lý được phát sinh từ kiến thức tự nhiên về đời sống con người trong xã hội, mặc dù những chân lý như thế cũng có thể được một tôn giáo đặc biệt nào đó dạy, bởi vì chân lý là một. Thật là một sai lầm khi lẫn lộn giữa quyền tự trị chính đáng của người Công Giáo với việc tự nhận rằng có một nguyên tắc không cần xét đến những giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh.

Qua việc can thiệp vào lãnh vực này, Huấn Quyền của Hội Thánh không muốn thực thi quyền chính trị hoặc không cho người Công Giáo có quyền tự do phát biểu ý kiến về những vấn đề không ngờ trước được. Thay vào đó, Huấn Quyền có ý – theo chức năng chính đáng của mình – giáo huấn và soi sáng lương tâm của các tín hữu, đặc biệt là những người tham gia vào đời sống chính trị, ngõ hầu những hành động của họ luôn phục vụ toàn bộ việc ủng hộ con người và công ích. Học thuyết xã hội của Hội Thánh không phải là một việc xâm phạm vào việc cai trị của từng quốc gia. Nó là vấn đề nhiệm vụ của người giáo dân Công Giáo phải mạch lạc về luân lý, được tìm thấy trong lương tâm một người, duy nhất và không thể phân chia được. “Không thể có hai đời sống hiện hữu song song với nhau: một đời sống gọi là ‘đời sống tâm linh’ với những giá trị và đòi hỏi của nó; và đằng khác có một đời sống gọi là đời sống ‘thế tục’, nghĩa là đời sống trong gia đình, ở sở làm, ở các trách nhiệm xã hội, ở các trách nhiệm trong đời sống công cộng và văn hóa. Cái cành được tháp vào cây nho là Đức Kitô, sinh hoa trái trong mọi lãnh vực của sự hiện hữu và hoạt động. Thực ra, trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống người tín hữu giáo dân, dù có khác nhau thế nào đi nữa, cũng đi vào chương trình của Thiên Chúa, là Đấng muốn rằng chính những lãnh vực này phải là ‘những nơi đúng kỳ hạn’ là nơi mà tình yêu của Đức Kitô được tỏ lộ và thể hiện để vừa vinh danh Chúa Cha vừa phục vụ tha nhân. Mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh, mọi nhiệm vụ chính xác – thí dụ như là, tài năng và sự đoàn kết trong công việc, tình yêu và sự tân tâm trong gia đình và việc giáo dục con cái, việc phục vụ xã hội và đời sống công cộng cùng việc quảng bá chân lý trong lãnh vực văn hóa – là những dịp mà Chúa Quan Phòng đã định liệu để ‘tiếp tục thực hành Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến’ (Apostolicam actuositatem, 4)”[25] Sống và hành động theo lương tâm của mình trong những vấn đề chính trị không phải là việc chấp cách mù quáng những lập trường xa lạ với chính trị hoặc một loại chủ nghĩa tín điều, nhưng trái lại là một cách mà trong đó các Kitô hữu đóng góp một cách cụ thể để rồi, qua đời sống chính trị, xã hội sẽ trở nên công bình hơn và phù hợp hơn với phẩm giá của con người.

Trong những xã hội dân chủ, tất cả mọi dự luật đều được thảo luận và xem xét tự do. Những người, dựa trên căn bản là tôn trọng lương tâm cá nhân, coi trách nhiệm luân lý của các Kitô hữu phải hành động theo lương tâm như một dữ kiện để cho rằng họ không đủ tư cách tham gia vào đời sống chính trị, hành vi chối từ sự hợp pháp của việc tham gia chính trị của họ vì họ làm theo những xác tín của họ về công ích, là mắc tội dưới dạng thiếu khoan dung theo thuyết thế tục. Lập trường như thế chẳng những chỉ tìm cách không cho Kitô giáo tham gia vào đời sống công cộng hay chính trị, mà còn có thể nhắm đến cả luân thường đạo lý tự nhiên. Trong trường hợp đó, một con đường sẽ được mở ra cho những xáo trộn về luân lý, tức là chẳng còn gì khác nữa mà chỉ còn chủ thuyết đa nguyên là hợp pháp. Hậu quả đương nhiên sẽ là việc kẻ mạnh hà hiếp người yếu. Hơn nữa việc loại Kitô giáo ra ngoài lề sẽ không báo trước một điềm hay cho tương lai của xã hội hoặc cho sự đồng tâm giữa các dân tộc; thật ra, nó sẽ đe dọa chính nền tảng tinh thần và văn hóa của nền văn minh.[26]

IV. Những điều đáng lưu ý về những bình diện đặc biệt

7. Trong những năm gần đây, đã có những trường hợp trong một số tổ chức được thành lập trên những nguyên tắc Công Giáo, mà trong đó họ đã ủng hộ những động lực chính trị hay phong trào có lập trường trái ngược với giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh trên những vấn đề đạo đức căn bản. Các hoạt động như thế là đối nghịch với những nguyên tắc căn bản của lương tâm Kitô giáo, cũng không phù hợp với thành phần trong những tổ chức hoặc những đoàn thể tự coi mình là Công Giáo. Tương tự, một số báo chí Công Giáo trong một số quốc gia đã diễn đạt những quan điểm về chọn lựa chính trị mù mờ hoặc sai lầm, qua việc giải thích sai lạc tư tưởng tự trị về chính trị mà các người Công Giáo được hưởng mà không đếm xỉa gì đến những nguyên tắc được nhắc đến ở trên.

Đức Tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng là “đường, sự thật và sự sống” (Ga 14:6), mời gọi các Kitô hữu cố gắng nhiều hơn nữa để xây dựng một nền văn hóa, được gợi hứng bởi Tin Mừng. Một nền văn hóa sẽ phục hồi các giá trị và nội dung của Truyền Thống Công Giáo. Việc trình bày hoa quả của gia sản tinh thần, trí thức và luân lý của đạo Công Giáo bằng những ngôn từ dễ hiểu đối với nền văn hóa thời đại là một công tác rất khẩn thiết ngày nay, cũng là để tránh một loại lưu vong văn hóa Công Giáo. Hơn nữa, những thành quả văn hóa và kinh nghiệm trưởng thành của những người Công Giáo trong đời sống chính trị trong một vài quốc gia, đặc biệt là từ Thế Chiến Thứ Hai, không cho phép những ‘tự ti mặc cảm’ trong việc so sánh với những chương trình chính trị mà lịch sử gần đây đã chứng tỏ là yếu đuối và hoàn toàn tai hại. Nghĩ rằng quyết tâm của người Công Giáo trong xã hội chỉ giới hạn trong việc biến đổi các cơ cấu mà thôi thì chưa đủ và quá hạn hẹp, bởi vì nếu ở mức độ căn bản không có nền văn hóa đủ khả năng lãnh nhận, chứng minh và đưa ra thực hành những chủ trương được khai triển từ Đức Tin và luân lý, thì những thay đổi này luôn được xây dựng trên một nền tảng không vững chắc.

Đức Tin Kitô giáo chưa bao giờ được coi là áp đặt một khung cứng ngắt trên những vấn đề xã hội và chính trị, ý thức rằng bình diện lịch sử đòi buộc con người phải sống trong những hoàn cảnh không hoàn hảo, và cũng dễ thay đổi nhanh chóng. Vì lý do đó mà các Kitô hữu phải gạt đi những lập trường và hoạt động chính trị được cảm hứng bởi nhãn quan không tưởng (utopia), là nhãn quan biến truyền thống của Đức Tin vào Thánh Kinh thành một loại nhãn quan tiên tri mà không có Thiên Chúa, sử dụng sai lầm tôn giáo bằng cách hướng lương tâm về một hy vọng chỉ thuần túy thế tục và vô hiệu hóa hoặc giải thích lại cố gắng tìm về đời sống vĩnh cửu của các Kitô hữu.

Đồng thời, Hội Thánh dạy rằng không có tự do chân chính nếu không có chân lý. “Chân lý và tự do hoặc tay trong tay đồng hành với nhau hoặc chúng sẽ cùng nhau hư mất trong đau thương.”[27] Trong một xã hội mà trong đó người ta không nói đến chân lý mà cũng không đi tìm chân lý, mọi hình thức thực thi tự do chân chính đều bị yếu đi, mở đường cho những méo mó phóng đãng và theo cá nhân chủ nghĩa, cùng ngấm ngầm phá hủy việc bảo vệ những điều tốt lành của con người và toàn thể xã hội.

8. Về mặt này, thật có ích khi nhắc lại một chân lý mà ngày nay người ta thường không nhận thức được hoặc hình thành đúng trong dư luận quần chúng: quyền tự do lương tâm và, một cách đặc biệt, quyền tự do tôn giáo, được dạy trong Tuyên Ngôn Dignitatis humanae của Công Đồng Vaticanô II, được dựa trên phẩm giá của con người theo bản thể học chứ không phải một sự bình đẳng không tưởng giữa các hệ thống tôn giáo hay văn hóa do con người tạo ra.[28] Khi suy tư về vấn đề này, ĐTC Phaolô VI đã dạy rằng “Công Đồng không đời nào dựa quyền tự do tôn giáo này trên sự thể là tất cả các tôn giáo và mọi giáo huấn, kể cả những giáo huấn sai lầm, đều nhiều hay ít có giá trị ngang nhau; nhưng dựa vào phẩm giá của con người, là điều đòi hỏi rằng người ấy không bị lệ thuộc vào những giới hạn bên ngoài là điều có khuynh hướng chèn ép lương tâm trong việc tìm kiếm tôn giáo chân chính hoặc gắn bó với nó.”[29] Cho nên giáo huấn về tự do lương tâm và tự do tôn giáo không trái với việc tín lý Công Giáo kết án chủ thuyết trung lập và chủ nghĩa tương đối về tôn giáo;[30] ngược lại, nó hoàn toàn phù hợp với việc kết án này.

V. Kết luận

9. Những nguyên tắc trong Ghi Chú này nhằm mục đích chiếu sáng trên một trong những bình diện quan trọng nhất của sự thống nhất của đời sống Kitô hữu: là việc gắn bó giữa Đức Tin và đời sống, giữa Tin Mừng và văn hóa, như Công Đồng Vaticanô II đã nhắc lại. Công Đồng đã khuyến khích các Kitô hữu “trung thành chu toàn các nhiệm vụ trần thế thế của họ trong tinh thần của Tin Mừng. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng, bởi vì chúng ta không có một thành vĩnh cửu ở đây, nhưng đang tìm một thành sắp đến, chúng ta có thể xao lãng các bổn phận trần thế của mình; như thế là quên rằng chính đức tin buộc phải chu toàn các bổn phận đó cách hoàn hảo hơn tùy theo ơn gọi của mỗi người... Chớ gì các Kitô hữu.. . hãnh diện vì có dịp thực thi các hoạt động trần thế một cách đặc biệt là liên kết thành một tổng thể các cố gắng nhân loại, gia đình, nghề nghiệp, khoa học hay kỹ thuật với các giá trị tôn giáo, và dưới sự điều hướng tối cao của các giá trị tôn giáo này, mọi sự được qui hướng về vinh danh Thiên Chúa.”[31]

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong buổi Triều Yết ngày 22 tháng 11, năm 2002, đã phê chuẩn Ghi Chú này, được công nhận trong Buổi Họp Thường Niên của Thánh Bộ này, và ra lệnh phát hành.

Roma, từ Văn Phòng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ngày 24 tháng 11, năm 2002, Ngày Đại Lễ Kính Đức Kitô Vua.

+ ĐHY Giuse J. Ratzinger

Bộ Trưởng


[1] Letter to Diognetus, 5,5; Cf. Catechism of the Catholic Church, No. 2240.

[2] John Paul II, Apostolic Letter Motu Proprio Proclaiming Saint Thomas More Patron of Statesmen and Politicians, 1: AAS 93 (2001), 76.

[3] Ibid., 4.

[4] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 31; Catechism of the Catholic Church, No. 1915.

[5] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 75.

[6] John Paul II, Apostolic Exhortation, Christifideles laici, 42: AAS 81 (1989), 472. The present doctrinal Note refers to the involvement in political life of lay members of the faithful. The Bishops of the Church have the right and the duty to set out the moral principles relating to the social order; «Nevertheless active participation in political parties is reserved to the lay faithful» (ibid., 60). Cf. Congregation for the Clergy, Directory for the Ministry and Life of Priests (March 31, 1994), 33.

[7] Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 76.

[8] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 36.

[9] Cf. Second Vatican Council, Decree Apostolicam actuositatem, 7; Dogmatic Constitution Lumen gentium, 36; Pastoral Constitution Gaudium et spes, 31 and 43.

[10] John Paul II, Apostolic Exhortation Christifideles laici, 42.

[11] In the last two centuries, the Papal Magisterium has spoken on the principal questions regarding the social and political order. Cf. Leo XIII, Encyclical Letter Diuturnum illud: ASS 14 (1881–1882), 4 ff; Encyclical Letter Immortale Dei: ASS 18 (1885–1886), 162ff; Encyclical Letter Libertas præstantissimum: ASS 20 (1887–1888), 593ff; Encyclical Letter Rerum novarum: ASS 23 (1890–1891), 643ff; Benedict XV, Encyclical Letter Pacem Dei munus pulcherrimum: AAS 12 (1920), 209ff; Pius XI, Encyclical Letter Quadragesimo anno: AAS 23 (1931), 190ff; Encyclical Letter Mit brennender Sorge: AAS 29 (1937), 145–167; Encyclical Letter Divini Redemptoris: AAS 29 (1937), 78ff; Pius XII, Encyclical Letter Summi Pontificatus: AAS 31 (1939), 423ff; Radiomessaggi natalizi 1941–1944; John XXIII, Encyclical Letter Mater et magistra: AAS 53 (1961), 401–464; Encyclical Letter Pacem in terris: AAS 55 (1963), 257–304; Paul VI, Encyclical Letter Populorum progressio: AAS 59 (1967), 257–299; Apostolic Letter Octogesima adveniens: AAS 63 (1971), 401–441. 

[12] Cf. John Paul II, Encyclical Letter Centesimus annus, 46: AAS 83 (1991); Encyclical Letter Veritatis splendor, 101: AAS 85 (1993), 1212–1213; Discourse to the Italian Parliament, 5: L’Osservatore Romano ( November 15, 2002 ).

[13] Cf. John Paul II, Encyclical Letter Evangelium vitae, 22: AAS 87 (1995), 425–426. 

[14] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 76.

[15] Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 75.

[16] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 43 and 75.

[17] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 25.

[18] Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 73.

[19] Cf. John Paul II, Encyclical Letter Evangelium vitae, 73.

[20] Ibid.

[21] Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 75.

[22] Catechism of the Catholic Church,No. 2304. 

[23] Cf. Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 76.

[24] John Paul II, Message for the 1991 World Day of Peace: «If you want peace, respect the conscience of every person», 4: AAS 83 (1991), 414–415.

[25] John Paul II, Apostolic Exhortation Christifideles laici, 59.

[26] Cf. John Paul II, Address to the Diplomatic Corps accredited to the Holy See: L’Osservatore Romano ( January 11, 2002 ).

[27] John Paul II, Encyclical Letter Fides et ratio, 90: AAS 91 (1999), 75.

[28] Cf. Second Vatican Council, Declaration Dignitatis humanae, 1: «This Sacred Council begins by professing that God himself has made known to the human race how men by serving him can be saved and reach the state of the blessed. We believe that this one true religion subsists in the Catholic and Apostolic Church ». This does not lessen the sincere respect that the Church has for the various religious traditions, recognizing in them «elements of truth and goodness». See also, Second Vatican Council, Dogmatic Constitution Lumen gentium, 16; Decree Ad gentes, 11; Declaration Nostra aetate, 2; John Paul II, Encyclical Letter Redemptoris missio, 55: AAS 83 (1991), 302–304; Congregation for the Doctrine of the Faith, Declaration Dominus Iesus, 2, 8, 21: AAS 92 (2000), 742–765.

[29] Paul VI, Address to the Sacred College and to the Roman Prelature: in Insegnamenti di Paolo VI, 14 (1976), 1088–1089.

[30] Cf. Pius IX, Encyclical Letter Quanta cura: ASS 3 (1867), 162; Leo XIII, Encyclical Letter Immortale Dei: ASS 18 (1885), 170–171; Pius XI, Encyclical Letter Quas primas: AAS 17 (1925), 604–605; Catechism of the Catholic Church, No. 2108; Congregation for the Doctrine of the Faith, Declaration Dominus Iesus, 22.

[31] Second Vatican Council, Pastoral Constitution Gaudium et spes, 43; see also John Paul II, Apostolic Exhortation Christifideles laici, 59.

 
Thuyết Tương Đối: Vấn Đề Chính của Đức Tin Hôm Nay
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
12:11 15/06/2008

Thuyết Tương Đối: Vấn Đề Chính của Đức Tin Hôm Nay

ĐHY Giuse Ratzinger – ĐTC Bênêđictô XVI

Một trong những quan tâm lớn lao nhất của Đức Thánh Cha Bênêđictô là sự lan tràn của Thuyết Tương Đối. Trong bài giảng khai mạc Cơ Mật Viện để bầu Tân Giáo Hoàng, ngài đã gọi đe dọa này là "Nền Độc Tài của Chủ Thuyết Tương Đối (Dictatorship of Relativism)". Thực vậy,nhiều người Công Giáo đang mất niềm tin vì bị ảnh hưởng bởi Thuyết Tương Đối. Thuyết Tương Đối phủ nhận Một Chân Lý Tuyệt Đối, vì theo thuyết này thì không có gì là tuyệt đối cả. Chính vì thế mà ngày nay có không ít người Công Giáo, kể cả những thần học gia nổi danh hầu như chủ trương rằng "Đạo nào cũng tốt", rằng người ta có thể thuộc về nhiều tôn giáo khác nhau cùng một lúc (Multiple religious belonging), và coi các nhà sáng lập các tôn giáo khác "là những khuôn mặt cứu độ" độc lập với Đức Kitô.... Thuyết Tương Đối còn ảnh hưởng nặng nề hơn nữa ối với các vấn đề luân lý. Vì cho rằng không có luân lý tuyệt đối nên con người không còn tiêu chuẩn nào để huấn luyện lương tâm. Vì lương tâm không có tiêu chuẩn nên bị méo mó. Và từ đó người ta có thể muốn làm gì thì làm mà không còn bị lương tâm khiển trách nữa. Để giúp quý độc giả hiểu thêm về thuyết tương đối và những nguy hiểm của nó, chúng tôi xin mạn phép tạm dịch bài thuyết trình của ĐHY Giuse Ratzinger (tức là Đức Đương Kim Giáo Hoàng Bênêđictô) trong buổi họp các chủ tịch các Ủy Ban Tín Lý của các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh tại Guadalajara, Mễ Tây Cơ, tháng 5, năm 1996 ra tiếng Việt. Vì bài thuyết trình khá cao siêu, mà trình độ về triết học, thần học, cũng như khả năng Anh Ngữ và Việt Ngũ của người dịch thì rất yếu kém, nếu có chỗ nào dịch sai, xin các bậc huynh trưởng thứ lỗi và sửa chữa dùm. Xin cám ơn trước.

Phaolô Phạm Xuân Khôi


 

Trong thập niên 80, thần học giải phóng dưới dạng quá khích được coi là một thách đố cấp thời đối với đức tin Hội Thánh. Một thách thức cần được trả lời và làm sáng tỏ bởi vì nó đưa ra một giải pháp vừa mới mẻ, vừa có vẻ hợp lý đồng thời cũng thực tiễn cho vấn đề chính của Kitô giáo: đó là vấn đề cứu độ.

Người ta dùng chính từ giải phóng để giải thích một cách khác dễ hiểu hơn phương thế mà ngôn từ truyền thống của Hội Thánh thường gọi là cứu độ. Thực ra, cả hai đều có cùng một nhận xét: Chúng ta đang ở trong một thế giới mà con người không còn sống theo sự tốt lành của Thiên Chúa. Nghèo đói, áp bức, và nhiều loại thống trị bất công, sự đau khổ của những người công chính và vô tội làm thành một dấu chỉ của thời đại và môt thời đại. Và tất cả chúng ta đều khổ đau: Không ai có thể sẵn sàng nói cùng thế gian và đời sống mình, “Hãy đứng tại chỗ, bạn đẹp quá.”

Từ đó môn thần học giải phóng kết luận rằng không thể để hoàn cảnh này tiếp diễn, và chỉ có thể giải quyết bằng một sự thay đổi tận gốc các cơ cấu chính trị của thế giới này, là một cơ cấu do tội lỗi và sự dữ mà ra. Nếu tội tỗi hoành hành trên các cơ cấu chính trị và tình trạng nghèo đói được chúng âm mưu trước, thì việc hoán cải cá nhân mà thôi không đủ để lật đổ chúng, nhưng chỉ lật đổ được nhờ đấu tranh chống lại các cơ chế bất công này. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này phải là đấu tranh chính trị, vì các cơ chế này được củng cố và bảo trì bằng chính trị. Và như thế việc cứu độ trở thành một tiến trình chính trị được hướng dẫn chính yếu bằng triết thuyết Mácxít. Nó được biến đổi thành những công tác mà người dân phải tự mình nhận lãnh, đồng thời nó trở thành một niềm hy vọng thực tiễn: Đức tin, theo lý thuyết, trở thành thực hành, một hành động cứu độ cụ thể trong tiến trình giải phóng.

Sự xụp đổ của các hệ thống chính quyền dựa trên thuyết Mácxít ở Đông Âu làm cho thuyết cứu độ chính trị thực hành này bị mờ mịt. Chính ở những nơi mà người ta áp dụng thuyết giải phóng Mácxít một cách thường xuyên, đã phát sinh ra một loại thiếu tự do tận gốc, sự khủng khiếp của nó bây giờ được phơi bày trước dư luận quần chúng của thế giới. Sự thật thì khi các thể chế chính trị muốn đem lại sự cứu độ, chúng đã hứa hẹn quá nhiều. Khi chúng nghĩ rằng mình làm công việc của Thiên Chúa, thay vì chúng trở thành Thiên Chúa thì lại trở thành ma quỷ.

Vì lý do đó mà các biến cố chính trị của năm 1989 đã thay đổi cả khung cảnh thần học. Đến lúc ấy, thuyết Mácxít đã là một cố gắng cuối cùng để cung cấp một công thức phổ quát vững chắc cho một mô hình đúng của hành động lịch sử. Thuyết Mácxít tin rằng nó biết rõ cấu trúc của lịch sử thế giới, và từ đó cố gắng chứng tỏ rằng lịch sử sẽ chắc chắn dẫn chúng ta đi theo đúng đường. Sự thật là sự quyết đoán này dựa trên điều được coi là phương pháp khoa học thuấn túy, đã hoàn toàn thay thế đức tin bằng khoa học, và biến khoa học thành thực hành có sức hấp dẫn nhiều người. Tất cả những lời hứa không được thành sự của các tôn giáo xem ra có thể đạt được qua một nền chính trị thực hành dựa theo khoa học.

Việc niềm hy vọng này không thành tựu đã làm cho nhiều ngưới bị vỡ mộng ê chề mà lâu lắm mới hàn gắn được. Cho nên theo thiển ý của tôi thì những hình thức mới của quan niệm Mácxít của thế giới sẽ xuất hiện trong tương lai. Còn lúc này, chúng ta không thể làm gì, mà chỉ biết thắc mắc: Sự thất bại của một hệ thống duy nhất dựa vào khoa học để giải quyết những khó khăn của nhân loại chỉ có thể biện minh cho thuyết hư vô, hay trong mọi trường hợp, thuyết hoàn toàn tương đối.

Thuyết Tương Đối: Một Triết Lý Đang Lên

Như thế thuyết tương đối đã trở thành vấn đề chính của Đức Tin lúc này. Nó không những chỉ được trình bày với những vẻ mặt nhượng bộ trước sự bao la của chân lý. Nó còn được trình bày như một lập trường dứt khoát qua những quan niệm khoan dung và sự hiểu biết nhờ đối thoại và tự do, là những quan niệm sẽ bị giới hạn nếu có một chân lý vững chắc được mọi người công nhận.

Như thế, thuyết tương đối trở thành nền tảng triết học cho nền dân chủ. Trên thực tế, dân chủ được xây dựng trên căn bản là không ai có thể tự phụ là biết rõ con đường chính, và được phong phú hóa qua việc nhìn nhận rằng tất cả mọi phương cách đều chỉ là những mảnh vụn của một cố gắng đạt đến điều tốt hơn. Cho nên tất cả mọi đường lối đều tìm một cái gì chung để đối thoại, và chúng cũng cạnh tranh với nhau về những kiến thức không thể dung hoà được dưới một hình thức chung. Một hệ thống tự do phải là một hệ thống mà các vị trí được liên kết với nhau vì chúng tương đối và lệ thuộc vào các hoàn cảnh lịch sử, sẵn sàng đón nhận những diễn biến mới. Cho nên một xã hội tự do phải là một xã hội tương đối: Chỉ với điều kiện đó thì xã hội này mới có tự do và sẵn sàng cho tương lai.

Trong phạm vi chính trị, quan niệm này có thể được coi là đúng. Không có chính kiến nào hoàn toàn đúng cả. Điều gì tương đối - việc xây dựng một sự chung sống tự do giữa người dân – không thể là điều tuyệt đối. Nghĩ như thế chính là sai lầm của Mácxít và các nền thần học chính trị.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi sự trên chính trường đều có thể đạt được với thuyết tương đối hoàn toàn. Có những điều bất công không bao giờ trở thành công chính (thí dụ như giết một người vô tội, từ khước một cá nhân hay một nhóm quyền được có nhân phẩm hay quyền sống xứng đáng với nhân phẩm ấy) trong khi ngược lại, có những điều công chính không bao giờ trở thành bất công. Cho nên, mặc dầu thuyết tương đối có quyền nào đó mà phạm vi xã hội và chính trị không được từ chối, vấn đề được đặt ra ở đây là phải ra giới hạn cho nó. Cũng có những người cố tình muốn áp dụng phương pháp này vào lãnh vực tôn giáo và đạo đức. Bây giờ tôi xin cố gắng trình bày sơ lược những sự phát triển trong phạm vi đối thoại thần học thời nay ở điểm này.

Cái gọi là thần học đa nguyên về tôn giáo đã được khai triển dần dần từ thập niên 50. Tuy nhiên đến bây giờ thì nó đã đến trung tâm của lương tâm Kitô giáo[1]. Nó đang chiếm vị trí mà môn thần học giải phóng đã chiếm trong thập niên trước, về sức mạnh của diện mập mờ, và sự hiện diện của nó trong những lãnh vực khác nhau của nền văn hóa. Hơn nữa, nó nối kết nhiều phương thế với nó và cố tạo cho mình một hình thái mới và canh tân. Phương tiện và cách thế của nó rất đa dạng; cho nên, không thể tổng kết nó thành một công thức ngắn hay trình bày các đặc tính chính của nó một cách gọn gàng. Một đàng, thuyết tương đối phát xuất từ thế giới Tây Phương và các dạng tư tưởng triết học của nó, một đàng khác nó lại liên kết với các thể chế triết học và tôn giáo Á Châu, đặc biệt là của bán đảo Ấn Độ. Sự tiếp xúc giữa hai thế giới này cung cấp cho nó một động lực riêng trong giây phút lịch sử hiện đại.

Thuyết Tương Đối trong Thần Học: Việc Hạ Giá Kitô Học

Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng này nơi một trong những người sáng lập và các đại diện tên tuồi của nó, mục sư Presbyterian Hoa Kỳ John Hick. Điểm khởi hành về triết lý của ông được tìm thấy trong sự phân biệt của Kant giữa hiện tượng và bản thân của vật tính: Chúng ta sẽ không bao giờ nắm vững được chân lý tối hậu, mà chỉ bóng dáng của chân lý này bằng cách nhận thức qua những “lăng kính” khác nhau. Điều chúng ta nắm được không phải là chính thực thể đúng nghĩa, mà chỉ là sự suy nghĩ theo mức độ của chúng ta.

Trước tiên ông Hick cố gắng hình thành quan niệm này trong phạm vi quy Kitô. Sau một năm sống ở Ấn Độ, ông đã biến thể nó – sau cái mà ông gọi là xoay chiều tư tường Copernicô - đến một hình thái mới quy về Thiên Chúa. Việc nhận diện chỉ một nhân vật lịch sử, Chúa Giêsu Thành Nadareth, với những gì “có thật”, còn Thiên Chúa hằng sống, thì bây giờ được coi là huyền thoại. Chúa Giêsu được ông cố tình tương đối hóa thành một lãnh tụ tôn giáo giữa những lãnh tụ khác. Đấng Tuyệt Đối không thể vào lịch sử, nhưng chỉ có các kiểu mẫu, các hình thức tư tưởng để nhắc nhở cho chúng ta về điều mà chúng ta bao giờ không hiểu rõ được như Đấng Tuyệt Đối trong lịch sử. Vì thế những quan niệm như Hội Thánh, tín điềubí tích phải mất đi tính chất vô điều kiện của chúng. Biến những hình thức giới hạn như thế của việc suy niệm, hay hơn nữa, coi các hình thức này thực sự là các cuộc gặp gỡ chân lý phổ quát của Thiên Chúa là Đấng tự tỏ mình ra, cũng là nâng mình lên ngang hàng với Đấng Tuyệt Đối, và như thế làm mất sự vô cùng của toàn thể Thiên Chúa kia.

Từ quan điểm này, không những chỉ được trình bày trong các tác phẩm của ông Hick, mà còn của các tác giả khác, thì việc xác tín rằng có một chân lý vững chắc phải tin trong lịch sử nơi nhân vật Giêsu Kitô và đức tin của Hội Thánh được coi là chủ thuyết cơ bản. Chủ thuyết cơ bản như thế, được coi là một tấn công thật sự vào tinh thần hiện đại, được trình bày nhiều cách khác nhau như là sự đe dọa chính cho sự tốt lành tối thượng của thời hiện đại: tỉ dụ như sự khoan dung và tự do.

Mặt khác, khái niệm đối thoại – đã nắm một địa vị rất quan trọng trong truyền thống Platô và Kitô - bị thay đổi ý nghĩa và trở thành tinh hoa của bản tuyên xưng đức tin của phe tương đối và phản đề của việc hoán cải và của truyền giáo. Theo nghĩa tương đối, đối thoại là đưa lập trường của mình, thí dụ, đức tin của mình, ra trên cùng một mức độ xác tín của người khác, mà trên nguyên tắc không coi là lập trường của mình đúng hơn của người khác. Chỉ khi nào tôi nhìn nhận rằng người khác cũng có thể đúng như tôi hay đúng hơn tôi thì mới thật sự có đối thoại.

Theo quan điểm này, đối thoại phải là một sự trao đổi giữa những lập trường ngang hàng với nhau, và như thế chúng sẽ có liên hệ hỗ tương với nhau. Chỉ bằng cách này mới đạt được sự hợp tác và hợp nhất tối đa giữa các tôn giáo khác nhau.[2] Những người theo thuyết tương đối phân hủy môn Kitô học, và nhất là Hội Thánh học, và như thế thuyết này trở thành điều luật chính cho tôn giáo. Trở lại tư tưởng của ông Hick, đức tin vào Thiên tính của một con người cụ thể đưa đến chủ nghĩa quá khích và chủ nghĩa đặc thù, đến việc tách rời đức tin ra khỏi đức ái, và đó chính là điều cần phải vượt qua.[3]

Dựa Vào Các Tôn Giáo Á Châu

Trong tư tưởng của ông Hick, người mà chúng ta coi như đại diện tiêu biểu nhất cho chủ thuyết tương đối về tôn giáo ở đây, có một sự gần gũi lạ lùng giữa nền thần học hậu siêu hình của Âu Châu và nền thần học yếm thế của Á Châu. Đối với Á Châu, thần linh không bao giờ có thể lộ ra cho thế giới bên ngoài, là thế giới mà chúng ta đang sống, nhưng luôn tỏ lộ trong những suy tư liên hệ và vẫn ở ngoài thế giới và các khái niệm trong một sự siêu việt tuyệt đối.[4]

Hai nền triết học khác nhau tận căn bản vì chúng khác nhau cả ở điểm khởi hành lẫn hướng đi mà chúng ăn sâu vào sự hiện hữu của nhân loại. Tuy vậy, chúng lại có vẻ bổ túc cho nhau trong thuyết tương đối về siêu hình và tôn giáo của chúng. Thuyết tương đối vô tôn giáo và thực dụng của Âu Mỹ có thể được tôn trọng bởi các tôn giáo từ Ấn Độ, là nơi có vẻ đề cao việc khước từ các tín điều trước mầu nhiệm của Thiên Chúa và của con người.

Còn tư tưởng Âu Mỹ thì củng cố cho cái nhìn triết học và thần học của Ấn Độ về tính tương đối của tất cả các hình thức tôn giáo riêng của di sản Ấn Độ. Theo cách này thì nền thần học Kitô giáo của Ấn Độ cũng phải lấy hình Đức Kitô xuống từ vị trí độc nhất - được coi là thuần Tây Phương - để đặt ngang hàng với những đấng cứu độ trong thần thoại. Chúa Giêsu lịch sử bây giờ không còn được coi là Logos (Ngôi Lời) tuyệt đối, chẳng hơn gì các “nhân vật cứu độ” khác trong lịch sử.[5]

Dưới nhãn hiệu gặp gỡ các nền văn hóa, thuyết tương đối xem ra trở thành triết lý chính hiệu của nhân loại. Như đã nói ở trên, ở cả Tây phương lẫn Đông phương, sự kiện này làm cho nó có một sức mạnh hầu như vô địch.

Ai chống lại nó, - không những là chống lại dân chủ và khoan dung, một nhu cầu căn bản của cộng đồng nhân loại – mà còn cố chấp đưa văn hóa Tây phương của mình lên trên, và như thế từ chối gặp gỡ các nền văn hóa, là điều được coi là cấp bách lúc này. Những ai muốn trung thành với Đức Tin vào Thánh Kinh và Hội Thánh cảm thấy mình bị đẩy ngay từ đầu đến chỗ không người ở về mức độ văn hóa, và trước hết phải tái khám phá sự “điên rồ của Thiên Chúa” (I Cor 1:18) để nhận ra sự khôn ngoan thật.

Orthodoxy (Tính Chính Thống) và Orthopraxis (Tính Chính Hành)

Để giúp chúng ta trong cố gắng hiểu thấu sự khôn ngoan hàm chứa trong sự điên rồ của Đức Tin, điều tốt nhất là chúng ta nên hiểu rõ hơn về thuyết tương đối về tôn giáo của ông Hick, tôn giáo có nghĩa là người ta đi từ “quy về mình,” như sự hiện hữu của Ađam cũ, đến “quy về thực tại,” như là sự hiện hữu của con người mới, và như thế vươn từ mình đến con người khác ở trong những người lân cận của mình.[6] Điều này nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng khi đào sâu chúng ta mới thấy nó trống rỗng và ngây ngô như lời kêu gọi tìm sự xác thật của Bultmann, là người đã mượn quan niệm này từ Heidegger. Vì lý do đó nên không cần đến tôn giáo.

Ý thức được những giới hạn này, nên cựu linh mục Công Giáo Paul Knitter đã cố gắng khắc phục lỗ hổng của học thuyết tôn giáo bị hạ xuống thành một loại nhu cầu bằng cách đưa ra một tổng hợp mới cụ thể hơn và có nội dung phong phú hơn giữa Á Châu và Âu Châu.[7] Đề nghị của ông có vẻ đem lại cho tôn giáo một định nghĩa mới bằng cách liên kết thuyết thần học đa tôn giáo với các thuyết thần học giải phóng. Đối thoại liên tôn phải rất đơn giản và phải trở nên có hiệu quả thực tiễn bằng cách dựa trên một nguyên tắc mà thôi: “điều ưu việt của orthopraxis (chính hành) so với orthodoxy (chính thống)”.[8]

Đặt việc làm lên trên kiến thức cách này rõ ràng là một gia sản do thuyết Mácxít để lại. Tuy nhiên, trong khi thuyết Mácxít chỉ biến những gì rút ra từ sự kiện chối bỏ siêu hình học thành cụ thể - khi không hiểu được thì chỉ còn lại hành động – Còn Knitter xác quyết rằng: Không thể biết Đấng Tuyệt Đối, nhưng có thể tạo ra đấng ấy. Câu hỏi là tại sao? Tôi có thể tìm thấy một hành động công chính ở đâu nếu tôi không biết thế nào là công chính cách tuyệt đối? Sự thất bại của các chế độ cộng sản chính là do việc họ thử thay đổi thế giới mà không biết điều gì tốt và điều gì không tốt cho nó, không biết phải thay đổi theo chiều nào để làm cho nó nên tốt đẹp hơn. Chỉ dựa vào thực hành thì không phải là ánh sáng.

Đây là lúc để cho chúng ta xem xét tỉ mỉ khái niệm chính hành (orthopraxis). Lịch sử tôn giáo trước đây đã cho thấy rằng các tôn giáo của Ấn Độ nói chung đã không có sự chính thống (orthodoxy), mà chỉ là chính hành. Từ đó, khái niệm ấy có lẽ đã đi vào môn thần học hiện đại. Tuy nhiên, trong việc diễn tả các tôn giáo Ấn Độ, điều này có một nghĩa rất chính xác: là các tôn giáo không có một giáo lý chung và phổ cập, và người ta không cần phải chấp nhận một cách tuyên xưng đức tin nào để thuộc về các tôn giáo này. Ngược lại, các tôn giáo này có một hệ thống nghi thức mà họ coi là cần thiết cho việc cứu độ, và để phân biệt một “tín hữu” khỏi một “người ngoại”.

Trong các tôn giáo này, người ta không nhận ra một tín hữu qua một ít hiểu biết về tôn giáo nhưng qua việc tuân hành cách kỹ lưỡng một nghi lễ mà người ấy phải theo cả đời. Ý nghĩa của orthopraxis, tức là chính hành, được xác định một cách thật chính xác: Nó là một luật về các nghi lễ. Ngược lại, chữ orthodoxy ngay từ đầu đã có cùng một ý nghĩa trong Hội Thánh Sơ Khai và trong các Hội Thánh Đông Phương. Trong vĩ ngữ doxia, doxa không được hiểu là “ý kiến”. Theo quan điểm Hy Lạp, các ý kiến luôn luôn có tính cách tương đối; doxa được hiểu theo nghĩa “vinh quang. Làm vinh danh.” Là orthodox (chính thống) có nghĩa là biết và thi hành con đường đúng mà Thiên Chúa muốn Ngài được vinh tụng. Nó ám chỉ sự sùng kính, và dựa vào sự sùng kính mà sống. Theo nghĩa này ở đây chúng ta có một điểm vững chắc để đối thoại giữa Đông và Tây phương.

Nhưng chúng ta hãy trở lại ý nghĩa của từ orthopraxis trong môn thần học hiện đại. Không còn ai nghĩ về nó như là theo một nghi thức nữa. Chữ này đã mang một ý nghĩa mới không còn liên hệ gì với quan niệm chính thức của Ấn Độ. Thực ra, vẫn còn lại một ít: Nếu đòi hỏi của orthopraxis có một ý nghĩa, và không muốn là cái vung đậy trên cái không còn bắt buộc, thì phải có một việc làm chung được mọi người chấp nhận, là một việc vượt trên cách diễn tả dài dòng “quy về mình” và “nhắc đến một người khác.” Nếu loại ra ý nghĩa của nghi lễ được gán cho nó ở Á Châu, thì praxis chỉ được hiểu theo nghĩa luân lý hay chính trị. Trong trường hợp thứ nhất, orthopraxis ám chỉ một đặc tính được định nghĩa rõ ràng qua nội dung của nó. Điều này chắc chắn là không được đề cập đến trong cuộc bàn luận về luân lý của những người theo thuyết tương đối vì không còn vấn đề xấu hay tốt nữa để mà bàn.

Tuy nhiên, nếu orthopraxis được hiểu theo nghĩa xã hội và chính trị, thì nó lại đưa đến vấn đề liên quan đến bản chất của hành động chính trị đúng. Các môn thần học giải phóng, được cổ võ vì niềm xác tín rằng chủ nghĩa Mácxít vạch cho chúng ta thấy rõ hành vi chính trị tốt là gì, nên có thể dùng khái niệm orthopraxis theo đúng nghĩa của nó. Trong trường hợp này thì không còn là vấn đề bắt buộc nữa, mà là một phương thức về chính hành được đưa ra cho mọi người, hay là orthopra, đem cộng đồng lại với nhau và phân biệt nó khỏi những người không chấp nhận cách hành xử đúng này. Về phương diện này, thì các thần học giải phóng theo thuyết Mácxít có vẻ hợp lý và kiên định, theo đường lối của chúng.

Tuy nhiên, như chúng ta có thể thấy, kiểu orthopraxis này dựa trên một orthodoxy chắc chắn – theo nghĩa hiện đại: một khuôn khổ giả thuyết bắt buộc về con đường đưa đến tự do. Ông Knitter gần với nguyên tắc này hơn khi ông xác định rằng điều kiện để phân biệt chính hành (orthopraxis) ra khỏi giả hành (pseudopraxis) là tự do.[9] Ngoài ra, ông ta vẫn còn phải giải thích cho chúng ta bằng một cách thực tiễn và đáng tin cậy rằng tự do là gì và mục đích của cuộc giải phóng nhân loại thực sự là gì: chắc chắn không phải là phương pháp thực hành Mácxít, như chúng ta đã thấy. Thêm vào đó, có một vài điều rõ ràng: Tất cả mọi thuyết tương đối đều đi đến một tình trạng không bó buộc, vì thế trở thành hời hợt, nếu không như thế thì họ lại cho rằng mình có một tiêu chuẩn tuyệt đối không tìm thấy trong praxis, bằng cách nâng nó lên mức tuyệt đối mà đúng ra không phải là chỗ của nó. Thực sự, các quan niệm thần học giải phóng của Á Châu ngày nay cũng đề ra những hình thức Kitô giáo được coi là thích hợp hơn với tinh thần Á Châu, và họ đặt hạnh nhân của các sinh hoạt tôn giáo trong phạm vi chính trị. Khi mà mầu nhiệm không còn giá trị, thì chính trị được biến thành tôn giáo. Chắc chắn rằng điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm tôn giáo nguyên thủy của Á Châu.

Phái Thời Mới

Thuyết tương đối của các ông Hick, Knitter và những thuyết liên hệ dựa hoàn toàn trên thuyết duy lý là thuyết tuyên bố rằng lý luận - theo nghĩa của Kant – không thể có nhận thức siêu hình.[10] Nền tảng mới của tôn giáo hình thành nhờ đi theo một đường lối thực tiễn có nhiều hậu quả luân lý hay chính trị. Tuy nhiên, cũng có những giải pháp cố tình chống lại thuyết duy lý cho kinh nghiệm của câu châm ngôn: “Tất cả đều tương đối,” là điều cùng phát xuất dưới một giáo phái nhiều dạng là giáo phái Thời Mới.[11]

Đối với những người ủng hộ Thời Mới, người ta không được tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tương đối ở một gặp gỡ mới với mình, với người khác, hay với những người khác, nhưng khắc phục vấn đề này bằng cách trở về cuộc khiêu vũ xuất thần của vũ trụ. Giống như phái Ngộ Đạo ngày xưa, cách này được coi như hoàn toàn phù hợp với tất cả kết quả của khoa học, và dựa vào mọi thứ kiến thức khoa học (Động vật học, tâm lý học, xã hội học, vật lý). Nhưng trên căn bản của giả định này, nó đồng thời cũng đề ra một mẫu tôn giáo có phần chống lại thuyết duy lý một cách đáng kể, một “sự thần bí” tân thời: Không cần tin có Đấng Tuyệt Đối, nhưng cần cảm nghiệm Ngài. Thiên Chúa không phải là một Vị cần phải được phân biệt với thế gian, nhưng là một năng lực thiêng liêng hiện diện trong vũ trụ. Tôn giáo có nghĩa là hoà hợp chính mình với toàn thể vũ trụ, vượt qua mọi phân cách.

K.H. Menke mô tả sự thay đổi xảy ra trong lịch sử này rất đúng, như ông nói: “Cái chủ thể trước đây muốn mọi sự quy phục mình bây giờ muốn được đặt vào ‘toàn thể.’”[12] Lý lẽ khách quan đóng lại con đường dẫn chúng ta đến mầu nhiệm thực tại; cái mình cô lập chúng ta khỏi sự sung mãn của thực thể vũ trụ, phá hủy sự hòa hợp của tổng thể và là lý do chính của việc không ssược cứu độ của chúng ta. Cứu độ được tìm thấy cái mình được thả lỏng, chìm ngập trong sự dồi dào của của điều đang sống và trở lại với toàn thể. Người ta tìm kiếm trạng thái xuất thần, sự say sưa trong sự vô cùng mà chúng ta có thể cảm nghiệm được trong âm nhạc, âm điệu, vũ điệu, những ánh sáng cuồng loạn và những bóng tối ngất ngây, và trong đám đông nhân loại.

Đây không phải chỉ chối từ tính hiện đại mà cả chính con người. Các thần minh trở lại. Chúng trở thành đáng tin hơn Thiên Chúa. Các nghi thức tôn giáo thời sơ khai phải được canh tân mà trong đó cái mình được tháp nhập vào mầu nhiệm của Toàn Thể và được tự giải phóng.

Gần đây người ta đã tìm cách để đưa ra nhiều giải thích cho việc tái biên các tôn giáo và văn hóa tiền Kitô. Nếu không có một chân lý chung có hiệu lực chính vì điều này là đúng, thì Kitô giáo chỉ là một cái gì được nhập cảng từ bên ngoài, một tinh thần đế quốc cần phải cương quyết loại trừ như loại bỏ các nền chính trị đế quốc. Nếu không có sự tiếp xúc của Thiên Chúa với mọi người trong các bí tích thì các bí tích chỉ là những nghi lễ trống rỗng chẳng nói lên điều gì và cũng chẳng ích gì cho chúng ta. Nhiều lắm là chúng làm cho chúng ta cảm nhận được những gì là linh thiêng, là những gì thịnh hành trong tất cả các tôn giáo.

Ngay cả trong trường hợp ấy, đúng lý nhất là nên tìm những gì có tính cách nguyên thủy của mình thay vì để cho những gì xa lạ và lỗi thời áp đặt trên chúng ta. Trên hết, nếu “sự say sưa đúng mức” của mầu nhiệm Kitô không nâng chúng ta lên cùng Thiên Chúa, thì chúng ta phải tìm kiếm sự say sưa thật của xuất thần chân chính mà đam mê của nó có thể quyét sạch chúng ta và biến đổi chúng ta ít là trong giây phút thành các thần minh, cho chúng ta cảm thấy trong chốc lát niềm vui của sự vô hạn, và quên đi những đau khổ của hữu hạn. Nếu sự hữu dụng của sự tuyệt đối về chính trị càng phát triển mạnh, thì sức hấp dẫn về những gì vô lý và sự tư chối sự thật trong đời sống hàng ngày càng mạnh hơn.[13]

Chủ Nghiã Thực Dụng và Đời Sống Hằng Ngày của Hội Thánh

Cùng với những giải pháp cấp tiến này và chủ nghiã thực dụng tuyệt vời của các trường phái thần học giải phóng, cũng phát sinh một chủ nghiã thực dụng xám của đời sống hằng ngày của Hội Thánh mà trong đó mọi sự dường như vẫn tiếp tục như thường, nhưng thực sự thì Đức Tin đã bị tiêu hao và hầu như trở thành vô nghiã. Tôi liên tưởng đến hai hiện tượng mà tôi đưa ra với sự lo ngại.

Trước hết, có những người chủ trương, tuy với cường độ khác nhau, đưa nguyên tắc đa số vào Đức Tin và phong tục để rốt cục là “dân chủ hóa” Hội Thánh một cách dứt khoát. Có những điều xem ra không hiển nhiên đối với đa số lại là những điều phải tin. Đây là điều xem ra sẽ thành sự thật. Nhưng đa số nào? Đa số ngày mai còn giống đa số ngày hôm nay không? Một đức tin mà chúng ta có thể quyết định lấy thì không còn phải là đức tin tuyệt đối nữa. Và không một thiểu số nào cho phép đa số áp đặt đức tin của mình trên họ.

Đức Tin, cùng với cách sống Đức Tin (praxis), một là từ Chúa mà đến qua Hội Thánh và tác vụ bí tích, hay là đức tin đó không hiện hữu cách tuyệt đối. Sở dĩ nhiều người bỏ Đức Tin vì họ coi nó như được định đoạt từ những nhu cầu, giống như những chương trình của các đảng phái: Người có quyền là người quyết định những điều nào là thành phần của Đức Tin. Như thế, trong Hội Thánh, điều quan trọng nhất là làm sao nắm được quyền bính, mà nếu không nắm được thì còn gì hợp lý và hiển nhiên hơn là không tin nữa.

Còn một điểm khác tôi muốn các chư huynh chú ý đến là phụng vụ. Các giai đoạn khác nhau của việc canh tân phụng vụ đã làm cho nhiều người đưa ra ý kiến là người ta có thể tự ý thay đổi phụng vụ. Từ là một điều không thể thay đổi được, trong mọi trường hợp, đó là vấn đề Lời Truyền Phép, còn tất cả đều có thể thay đổi được.

Tư tưởng dưới đây thật hợp lý: Nếu thẩm quyền trung ương có thể làm thế, thì tại sao bản quyền địa phương lại không được làm? Và nếu bản quyền địa phương có quyền thì tại sao bản quyền trong các cộng đồng lại không? Cộng đồng phải được diễn tả và tụ hợp lại trong phụng vụ. Theo khuynh hướng của chủ nghiã duy lý và chủ nghiã đạo đức của thập niên 70 và ngay cả 80, thì ngày nay người ta nhàm chán phụng vụ thuần túy và đọc ra tiếng, mà tìm một thứ phụng vụ sống động, mà phụng vụ này có các khuynh hướng rất gần gũi với Thời Mới: Tìm những gì mê mẩn và ngất ngây, chứ không tìm logike latraia, tức là rationabilis oblatio, sự thờ phượng hợp lý, mà Thánh Phaolô đề cập đến và áp dụng trong nghi lễ Rôma (Xem Roma 12:1).

Tôi thú nhận rằng tôi nói quá. Điều tôi đang nói không diễn tả tình trạng thông thường ở các cộng đồng của chúng ta. Nhưng ở đó đang có những khuynh hướng này. Vì lý do ấy mà chúng ta cần phải cảnh giác để người ta không bí mật giới thiệu cho chúng ta một Tin Mừng - là cục đá thay vì bánh – khác với Tin Mừng mà Chúa đã ban cho chúng ta.

Nhiệm Vụ của Thần Học

Tất cả đều cho chúng ta biết rằng chúng ta đang ở trong một tình trạng đặc biệt: Thần học giải phóng thử cung cấp cho Kitô giáo, đang nhàm chán các tín điều, một phương pháp thực hành mới mà từ đó chắc chắn sẽ được cứu độ. Nhưng phương pháp thực hành này sau cùng đã để lại, như hậu quả của nó, một cảnh hoang tàn thay vì tự do. Chủ thuyết tương đối và những cố gắng làm theo nó vẫn còn tồn tại, nhưng điều mà nó cống hiến cho chúng ta thật trống rỗng, cho nên các thuyết tương đối đang tìm sự giúp đỡ từ thần học giải phóng để có thể đem nó ra thực hành. Sau cùng phái Thời Mới nói: Tốt hơn cho chúng ta là từ bỏ cái thí nghiệm đã thất bại của Kitô giáo và trở lại với các thần minh, vì nhờ cách đó chúng ta sống tốt đẹp hơn.

Nhiều câu hỏi được đặt ra. Hãy xem câu hỏi thực tế nhất: Tại sao thần học cổ điển xem ra bất lực trước những điều đang xảy ra? Yếu điểm của nó là gì, và tại sao nó không còn đáng tin cậy nữa?

Tôi xin nhắc đến hai điểm làm bằng chứng trong các bài viết của ông Hick và Knitter. Cả hai tác giả, vì đức tin yếu ớt của họ vào Đức Kitô, đã tham kiến các nhà chú giải Thánh Kinh. Họ nói rằng các nhà chú giải Thánh Kinh đã chứng minh rằng Chúa Giêsu đã không bao giờ tuyệt đối coi mình là Con Thiên Chúa hay Thiên Chúa Nhập Thể, nhưng sau đó chính các môn đệ của Người đã từ từ dựng nên chuyện đó.[14] Cả Hick và Knitter đều cùng dựa vào những bằng chứng triết học. Hick bảo đảm rằng Kant đã chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng người ta không thể nhận diện được trong lịch sử cái gì là tuyệt đối hay Đấng Tuyệt Đối, và Đấng này cũng không thể xuất hiện trong lịch sử như thế được.[15] Theo Kant thì vì cơ cấu nhận thức của chúng ta, điều mà Đức Tin Kitô xác tín là điều không thể nào có được. Cho nên các phép lạ, các mầu nhiệm hay bí tích đều là mê tín dị đoan, như Kant đã chứng minh rõ ràng cho chúng ta trong tác phẩm Tôn Giáo trong Khuôn Khổ Lý Trí Mà Thôi.[16]

Xem ra đối với tôi thì những câu hỏi được các nhà chú giải Thánh Kinh đưa ra, và giới hạn, cùng khả năng của lý trí của chúng ta, như những tiền đề triết lý của đức tin, cho thấy rằng điểm trọng yếu của khủng hoảng thần học hiện đại, và từ đó của Đức Tin - kể cả Đức Tin của những người đơn sơ – càng ngày càng đi đến khủng hoảng.

Bây giờ tôi chỉ xin liệt kê công tác trước mắt chúng ta. Trước hết, về việc chú giải Thánh Kinh, phải nói ngay từ đầu là Hick và Knitter không thể được chống đỡ bằng các chú giải Thánh Kinh nói chung, như là có một kết luận rõ ràng mà mọi người đều đạt đến. Điều này không thể xảy ra được trong việc nghiên cứu lịch sử, là điều không có một thứ chắc chắn như thế, và lại càng không thể xảy ra được đối với một vấn đề không hoàn toàn thuần lịch sử hay văn chương, bao gồm các chọn lựa về giá trị vượt tầm mức của việc chỉ chứng thực quá khứ và chỉ giải thích các bản văn. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nếu chúng ta nhìn các nhà chú giải Thánh Kinh hiện đại cách tổng quát thì chúng ta có ấn tượng rằng họ rất gần với kết luận của Hick và Knitter.

Có loại chắc chắn nào phù hợp với điều này? Dù chúng ta có thể nghi ngờ, hãy giả sử rằng hầu hết các nhà chú giải Thánh Kinh nghĩ cách này. Thì vẫn còn một vấn đề là lấy gì làm căn bản cho ý kiến của đa số ấy?

Thuyết của tôi là: Sự kiện là nhiều nhà chú giải Thánh Kinh nghĩ như Hick và Knitter và tái tạo lịch sử của Chúa Giêsu như họ đã làm vì họ có cùng chung một quan điểm triết học. Không phải là các nhà chú giải Thánh Kinh chứng minh triết học, mà chính triết học đã phát sinh ra các nhà chú giải Thánh Kinh.[17] Nếu tôi biết trước (nói như Kant) rằng Chúa Giêsu không thể là Thiên Chúa và các phép lạ, các mầu nhiệm, cùng các bí tích là ba hình thức của mê tín dị đoan, thì tôi không thể khám phá ra được điều gì không phải là sự thật ở trong các sách thánh. Tôi chỉ có thể diễn tả tại sao người ta lại đi đến xác quyết như thế, đi đến bằng cách nào, và chúng được hình thành cách tiệm tiến ra sao.

Hãy nhìn đến điều này cách chính xác hơn. Phương pháp phân tích lịch sử (historical-critical) là một dụng cụ tuyệt vời để đọc các nguồn lịch sử và giải thích bản văn. Nhưng nó chứa đựng triết lý riêng của nó, mà cách chung thì không quan trọng gì – thí dụ, khi tôi thử nghiên cứu lịch sử của các đế vương thời trung cổ. Bởi vì trong trường hợp này tôi chỉ muốn biết về quá khứ mà không cần biết gì hơn. Nhưng ngay cả việc này cũng không thể thực hiện được cách trung dung, và như thế tạo nên những giới hạn cho phương pháp.

Nhưng nếu áp dụng nó vào Thánh Kinh, hai sự kiện được đưa ra ánh sáng mà chúng ta không thể ghi nhận cách nào khác. Trước hết, phương pháp này muốn tìm hiểu về quá khứ như một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Nó muốn hiểu với cách chính xác nhất điều gì đã xảy ra trong giây phút quá khứ, gần sát hoàn cảnh quá khứ của nó, và tại thời điểm nó xảy ra. Hơn nữa, người ta giả sử rằng lịch sử đồng nhất, trên nguyên tắc; cho nên, con người với tất cả sự khác nhau của mình và thế giới với tất cả sự đa dạng của nó được định đoạt bởi cùng một định luật và các giới hạn, vì thế tôi có thể loại những gì không thể xảy ra được ra ngoài. Điều gì không thể xảy ra ngày hôm nay, thì cũng không tài nào xảy ra ngày hôm qua, và cũng chẳng xảy ra ngày mai.

Nếu chúng ta áp dụng điều này cho Thánh Kinh, thì nó có nghiã như sau: Một bản văn, một biến cố, một người không thể được hoàn toàn dính liền vào quá khứ của mình. Có những người muốn chứng thực điều mà tác giả trong quá khứ đã nói lúc đó và điều mà tác giả có ý nói hay nghĩ. Đấy là điều “lịch sử” về “quá khứ.” Cho nên, các nhà giải thích Thánh Kinh theo phương pháp phân tích lịch sử không đem Thánh Kinh đến cho tôi hôm nay trong cuộc đời này. Điều này không tưởng. Ngược lại, họ tách biệt Thánh Kinh ra khỏi tôi và trình bày Thánh Kinh hoàn toàn trong quá khứ.

Đây là điểm mà Drewermann dựa vào để phê bình phương pháp giải thích Thánh Kinh theo phân tích lịch sử một cách chính đáng khi phương pháp này cho rằng chỉ mình nó là đủ. Giải thích Thánh Kinh như thế, theo định nghiã, là không diễn tả thực tế ngày nay hay của tôi, mà chỉ diễn tả ngày hôm qua là một thực tại khác. Cho nên, nếu trung thành với chính nó thì phương pháp này không bao giờ có thể cho chúng ta thấy Đức Kitô ngày hôm nay, ngày mai, hay mãi mãi, mà chỉ chỉ cho chúng ta thấy Đức Kitô của ngày hôm qua.

Cần phải thêm giả thiết thứ hai nữa: tính đồng nhất của thế giới và lịch sử, thí dụ như điều mà Bultmann gọi là hình ảnh hiện đại của thế giới. Michael Waldstein đã cho thấy qua một phân tích cẩn thận rằng lý thuyết về hiểu biết của Bultmann hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi chủ thuyết Tân Kant của Marburg . [18] Cám ơn ông ta, vì ông đã biết những gì có và những gì không thể có được. Trong những bài giải thích Thánh Kinh khác, ý thức triết học được biểu lộ ít hơn, nhưng nền tảng dựa vào lý thuyết về nhận thức của Kant vẫn hiện diện cách tiềm ẩn như những đường đi đến phân tích Thánh Kinh chắc chắn. Sự thật đã như thế, nên giáo quyền không còn được phép áp đặt từ bên ngoài một Kitô học về Con Thiên Chúa mà phương pháp này phải đi đến. Nhưng giáo quyền có thể và cần một nghiên cứu cách phê bình phương pháp của mình.

Nói tóm lại, trong mặc khải của Thiên Chúa, chính Ngài, Đấng Hằng Sống và Chân Thật, đã đột nhiên xuất hiện trên thế giới của chúng ta và cũng mở cửa nhà tù của những giả thuyết của chúng ta, với những màng lưới đó, chúng ta muốn bảo vệ mình để Thiên Chúa không thể vào đời sống chúng ta được. Cảm tạ Thiên Chúa, giữa những khủng hoảng hiện tại của triết học và thần học, một ý nghĩa mới của nền tảng được khởi đầu chính từ môn giải thích Thánh Kinh, không phải theo thuật ngữ vừa rồi, nhưng nhờ kiến thức thu lượm được từ việc giải thích lịch sử của bản văn cách cẩn thận.[19] Điều này giúp đánh đổ nhà tù của những quyết định triết học trước đây đã làm tê liệt việc giải thích Thánh Kinh: Tầm hoạt động của Lời Chúa lại một lần nữa mở ra.

Như chúng ta vừa thấy, vấn đề của việc giải thích Thánh Kinh là nó nối kết với vấn đề của triết học. Sự nghèo nàn của triết học, sự nghèo nàn mà lý luận thực chứng đã tự đưa mình đến tê liệt, đã trở nên sự nghèo nàn của Đức Tin của chúng ta. Đức Tin không thể được giải phóng nếu lý trí không tự mở ra lại. Nếu cửa dẫn đến nhận thức siêu hình còn bị đóng lại, nếu các giới hạn của kiến thức loài người định bởi Kant không thể vượt qua được, thì Đức Tin sẽ đi đến hao mòn: bởi vì nó không còn không khí để thở.

Khi mà lý trí hoàn toàn tự trị, không muốn biết bất cứ điều gì về Đức Tin, muốn ra khỏi vũng lầy của sự thiếu chắc chắn “bằng cách tự nắm lấy tóc mình mà kéo mình lên,” thì khó mà thành công được. Bởi vì lý trí con người không tự trị được theo nghĩa tuyệt đối. Chúng ta tìm luôn thấy được điều này trong phạm vi lịch sử. Phạm vi lịch sử làm méo mó cái nhìn của nó (như chúng ta đã thấy). Cho nên, nó cũng cần sự giúp đỡ của lịch sử để vượt qua những hàng rào lịch sử của chính nó.[20]

Theo thiển ý của tôi thì trường phái duy lý Tân Kinh Viện, mà trong đó lý trí hoàn toàn độc lập với Đức Tin, đã thử tái tạo bước đầu của Đức Tin với một quyết đoán hoàn toàn dựa trên lý trí, đã thất bại. Những ý định muốn làm cùng một việc như thế sẽ gặt hái cùng một kết quả. Thưa vâng, Kart Barth thật đúng khi ông không chấp nhận việc lấy triết lý độc lập với Đức Tin làm nền tảng cho Đức Tin. Nếu như thế thì Đức Tin của chúng ta sẽ từ đầu đến cuối dựa theo những thuyết triết học luôn luôn thay đổi.

Nhưng vì cùng một lý do ấy mà Bart đã sai lầm khi ông đề ra rằng Đức Tin là một sự ngược đời thuần túy, chỉ có thể hiện hữu ngược với lý trí, và không lệ thuộc vào lý trí. Không phải chức năng thứ yếu của Đức Tin là chăm lo cho lý trí như thế. Nó không chống lại lý trí; nó không ở ngoài lý trí, nhưng nó làm cho lý trí được hoàn bị. Dụng cụ lịch sử của Đức Tin lại cũng có thể giải phóng lý trí như thế để đưa nó vào chính đạo, để nó có thể lại tự mình trông thấy. Chúng ta phải cố gắng đi đến một cuộc đối thoại mới kiểu này giữa Đức Tin và triết học bởi vì cả hai đều cần hỗ trợ cho nhau. Lý trí sẽ không cứu được nếu không có Đức Tin, nhưng Đức Tin không có lý trí thì sẽ không phải là con người.

Triển Vọng

Nếu chúng ta xem xét tình trạng văn hóa hiện nay, mà tôi đã cố gắng đưa ra một vài dấu chỉ, thực sự chỉ nhờ phép lạ mà chúng ta vẫn còn Đức Tin Kitô bất chấp mọi sự, và không những chỉ Đức Tin dưới những hình thức được tiêu biểu bằng Hick, Knitter và những người khác, nhưng một Đức Tin trọn vẹn, trong sáng của Tân Ước và của Hội Thánh trong mọi thời đại.

Tóm lại, tại sao Đức Tin vẫn còn cơ hội? Tôi dám nói thế này: bởi vì Đức Tin hoà hợp với bản chất con người. Con người còn hơn những gì Kant và các triết gia hậu-Kant muốn thấy và thừa nhận. Chính Kant phải nhận ra điều ấy một cách nào đó với những định đề mà ông đưa ra.

Trong con người có một khao khát sự vô biên mà không ai có thể dập tắt được. Người ta đã thử rất nhiều, nhưng không một câu trả lời nào có thể thỏa mãn được sự khao khát này. Chỉ có chính Thiên Chúa là Đấng trở thành hữu hạn để mở sự hữu hạn của chúng ta ra, và dẫn chúng ta đến chiều rộng của sự vô biên của Ngài để trả lời câu hỏi về sự hiện hữu của chúng ta. Vì lý do này mà Đức Tin Kitô cũng tìm được con người ngày nay. Nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ Đức Tin với một tinh thần khiêm nhường cùng với hết lòng, hết sức và hết trí khôn của chúng ta.

GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ


[1] P. Schmidt-Leukel đưa ra một cái nhìn tổng quát về những tác gỉả sáng giá nhất về thần học đa nguyên trong ton giao trong, "Des Pluralistische Modell in der Theologie der Religionen. Ein Literaturbericht," in Theologische Rewe 89 (1993) 353-370. Để thảo luận, xin xem M. von Bruck-J. Werbick, Der einzige Weg zum Heil? Die Herausforderung des christlichen Absolutheitsanspruchs durch pluralistische Religions theologian (QD 143, Freiburg 1993); K.-H. Menke, Die Einzighei Jesu Christi im Horizont der Sinnfrage ( Freiburg 1995), nhất là các trang 75-176. Menke cho chúng ta một dẫn nhập tuyệt vời vào tư tưởng của hai đại diện quan trọng nhất của thần học này: John Hick and Paul F. Knitter. Những suy tư dưới đây hầu hết dựa vào tác giả này. Bàn luận về vấn đề trong phần thứ hai của sach củ Menke chưa đựng nhiều yếu tố quan trọng và xác đáng, nhưng nhiều vấn đề khác không được bàn đến. Một cố gắng có hệ thống ddể đương đầu với vấn đề các ton giáo theo quan điển Kitô học được B. Stubenrauch trình bày trong, Dialogisches Dogma. Der christliche Auftrag zur interreligiosen Begegnung (QD 158, Freiburg 1995). Vấn đề này cũng sẽ được một tài liệu của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đề cập đến. Tài liệu này đang được soạn thảo.

[2] Xin coi bài xã luận rất hay trong Civilta Cattolica 1 (20/1/1996) 107-120: "II cristianesimo e le altre religione." Bài xã luận này xem xét hầu hết tư tưởng của Hick, Knitter and Raimondo Panikkar.

[3] Xem các bài như bài của John Hick, An Interpretation of Religion. Human Responses to Transcendent ( London 1989); Menke, p. 90.

[4] Cf. E. Frauwallner, Geschichte der indischen Philosophie, two vols. (Salzburg 1953 and 1956); S.N. Dasgupta, History of Indian Philosophy, five vols. (Cambridge 1922-1955); K.B. Ramakrishna Rao, Ontology of Advaita With Special Reference to Maya (Mulki 1964).

[5] Một tác giả rõ ràng là thuộc về khuynh hướng này là F. Wilfred, Beyond Settled Foundations. The Journey of Indian Theology ( Madras 1993), "Some Tentative Reflections on the Language of Christian Uniqueness: An Indian Perspective," trong bản tin Pro Dialogo của Ủy Ban Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn trang 85-86 (1994/1) 40- 57.

[6] John Hick, Evil and the God of Love ( Norfolk 1975), pp. 240f; An Interpretation of Religion 236-240, cf. Menke, trang. 81f.

[7] Tác phẩm chính của Paul Knitter: No Other Name! A Critical Survey of Christian Attitudes Toward the World Religions ( New York 1985) đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Xem Menke, pp. 94-110. A refined critical statement is offered also by A. Kolping cũng đưa đưa một lời phê bình tế nhị ở mục điểm sách trong Theologische Revue 87 (1991) 234-240.

[8] Xem Menke, p. 95.

[9] Xem như trên trang 109.

[10] Cả Knitter và Hick dựa vào Kant để chối từ sự hiện hữu của Đấng Tuyệt Đối trong lịch sử; xem Menke, trang 78 và 108

[11] In Ở vào giữa thế kỷ này quan niệm Thời Mới hay the Time of the Waterman đã được Raul Le Cour (1937) và Alice Bailey đưa ra, và người ta nhận được thông tín của họ vào năm 1945, nói về một nền trật tự mới và một tôn giáo mới trên thế giới. Giữa năm 1960 và 1970 viện Esalen đươc thiết lập ở California . Hiện nay Marilyn Ferguson là đại diện nổi danh nhất của Thời Mớ. Michael Fuss ("New Age: Supermarkt alternativer Spiritualitat" in Communio 20, 1991, 148-157) định nghiã Thời Mới là kết quả của việc trộn lẫn những yếu tố của Do Thái giáo và Kitô giáo trong tiến trình thế tục hóa với những yếu tố Ngộ Đạo và yếu tố của các tôn giáo Á Đông. Thư mục vụ của Đức Hồng Y Danneels "Le Christ ou le Verseau" (1990) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, cho chúng ta những hiểu biết sơ khởi hữu ích về vấn đề này. Cũng xem Menke, trang 31-36; J. LeBar (ed.), Cults, Sects and the New Age (Huntington, Ind. ).

[12] "Das Subjekt, das sich alles unterwerfen wollte, will sich nun in 'das Ganze' aufbeben." Menke, p. 33.

[13] Chúng ta có thể càng ngày càng phân biệt rõ ràng hơn hai cách diễn tả của Thời Mới: Cách thứ nhất là theo các hình thức tôn giáo Ngộ Đạo, đi tìm sự sống siêu việt và và siêu nhân và tìm ra chính mình; cách thứ nhì cách diễn tả theo thuyết nhất nguyên môi sinh, trong đó người ta thờ vật chất và Mẹ Đất (Mother Earth) cùng với thuyết nam nữ bình quyền dưới dạng môi sinh phụ nữ.

[14] Xem các câu hỏi trong Menke, trang 90 và 97.

[15] Xem chú thích 10.

[16] B 302.

[17] Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong cuộc chạm trán giữa A. Schlatter và A. von Harnack ở cuối thế kỷ vừa qua, được W. Neuer, Adolf Schlatter trình bày cách thận trọng trong Ein Leben fur Theologie und Kirche (Stuttgart 1996) trang 301 trở đi. Tôi đã cố gắng đưa ra quan niệm riêng của tôi về vấn đề này trong questio disputata mà chính tôi xuất bản: Schriftauslegung im Widerstreit ( Freiburg 1989) trang 15-44. Cũng xem sưu tập của I. de la Poiterie, G. Guardini, J. Ratzinger, G. Colombo, E. Bianchi L'esegesi cristiana oggi (Piemme 1991).

[18] Michael Waldstein, "The Foundations of Bultmann's Work" trong Communio (Mùa Xuân 1987) 115-134.

[19] Chẳng hạn xem sưu tập được C.E. Braaten and R.W. Jensson phát hành: Reclaiming the Bible for the Church (Cambridge, Mass., 1995), nhất là bài của B.S. Childs, "On Reclaiming the Bible for Christian Theology," pp. 1-17.

[20] Tuy nhiên trong tư tưởng của H.J. Verweyen, Gottes letztes Wort (Dusseldorf 1991), chúng ta có thể tìm thấy nhiều yếu tố quan trọng và vững chắc, đối với tôi, sai lầm chính về triết học của tư tưởng này gồm có việc cố đưa ra một nền tảng duy lý cho Đức Tin hoàn toàn không lệ thuộc vào Đức Tin, tuy nhiên đó là một cố gắng không hữu lý trong những lập luận trửu tượng của nó. Tư tưởng của Verweyen cũng được Menke đề cập đến, trang 111-176. Theo tôi thì quan điểm của J. Pieper (Schriften zum Philosophiebegriff Hamburg 1995) có nền tảng vững chắc hơn và hợp lý hơn theo quan điểm lịch sử và khách quan.

 
Có Vui mừng và Hy vọng quá chăng?
Vũ Văn An
21:57 15/06/2008
Có Vui mừng và Hy vọng quá chăng?

Vì lý do kỹ thuật, bài trên đã chỉ được tải lên một phần, chúng tôi xin tải phần còn thiếu. Xin bạn đọc thứ lỗi.

Thế là chúng ta đang ở đây lúc này, 40 năm sau ngày khởi đầu của Công Ðồng, lúc này, chỗ này, với những con người này. Không, không bao giờ bạn có thể có quá nhiều vui mừng và hy vọng nếu ta hiểu các từ ngữ đó theo cảm nghiệm Kitô giáo. Tôi xin kết thúc với ba câu hỏi giúp niềm vui của ta trào dâng và niềm hy vọng của ta gia tăng:

1.Nay há không phải là lúc ta bắt đầu yêu lại Giáo hội sao, Người là mẹ chúng ta, là vương quốc của sự sống trong Chúa Thánh Thần, là cửa ngõ đưa ta tới Chúa Kitô, là nơi đại hiệp thông với cả đức Maria và các thánh, các tử đạo và tiên tri, những người thân yêu ra đi trước chúng ta, cả các thiên thần cùng tổng lãnh thiên thần (không thể quan niệm được là quyền lực sáng tạo của Thiên chúa lại tận cùng với hình thức sự sống có trí khôn của chúng ta mà thôi)! Một tấn công hạ trí gần như tự động vào Giáo hội và các đại diện gần nhất của Giáo hội chẳng đem lại mấy niềm vui và hy vọng cho bất cứ ai. Tôi tin rằng đã đến lúc ta phải biết ơn về ân phúc Giáo hội và vị trí của ta trong đó. Không thể có suy tư (thinking) thuận lý nếu không có biết ơn (thanking), được thể hiện trong một tình yêu biết nói sự thật, xoáy vào nước Thiên Chúa và thánh ý Chúa Cha. Ta là chi thể của nhau, không phải kẻ thù; hoặc nếu bị liệt là kẻ thù, thì tha thứ là điều cần hơn tất cả: “ý cha thể hiện – xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.

2. Nay há không phải lúc ta bừng tỉnh trước niềm vui ân phúc Chúa Kitô sao; không phải sau này, mà ngay bây giờ. Lịch sử đã từng và sẽ vẫn còn đầy bất ngờ: trong khi chờ đợi, thì đây là bất ngờ lớn nhất: tình yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với tất cả chúng ta, bây giờ và mọi giây phút sống. Cái bây giờ của cuộc sống ta, cái giây phút được Chúa muốn, được Chúa ban cho này, đầy dẫy ân phúc không tiếc tay; ta sống mỗi giây phút từ một hồng ân không tính toán. Không gì trong toàn cõi tạo vật có thề phân cách ta ra khỏi tình yêu Thiên chúa trong Chúa Kitô Giêsu – vì mỗi giây phút là một giây phút trong thánh ý cứu chuộc đang điều hành vũ trụ.

3.Há nay không phải là lúc thực hành lòng hy vọng và phát biểu nó ra trong lời cầu nguyện bằng hết hơi thở của mình đó sao? Ta đang sống lâu hơn, nhưng không nhất thiết tốt hơn xưa. Và dù thực sự có sống lâu hơn, thì đời ta vẫn quá ngắn để có thể phí phạm vào những việc vô nghĩa, và hiến mình cho những việc nhỏ hơn thánh ý Chúa và nước Chúa. Vậy đâu là niềm hy vọng chúng ta đang sống? Làm thế nào nói lên lời cầu nguyện sau chót trong giây phút cuối cùng cô đọng? Làm thế nào để những lời của kinh “Lạy Cha” bừng lên thành sự sống mới? Hãy suy niệm kinh đó, năng nhắc lại kinh ấy thường xuyên, bạn sẽ tiến gần đến chỗ hiểu được thế nào là hy vọng: phó thác cho Chúa, cho ân phúc sự sống trọn vẹn, cho kọi người, bất chấp thất bại, sự ác và bất ổn, ý Chúa nhất định được thực hiện. Sao không biến điều ấy thành ý nguyện mạnh nhất và sinh tử nhất của ta?

Như thế, ta hãy bắt đầu lại. Có thể buồn hơn và khôn hơn đấy, và chắc chắn già hơn, với kinh nghiệm của những thập niên qua, tuy nhiên, với niềm vui và hy vọng của đại Công Ðồng nuôi dưỡng ta, ta vẫn vui, vẫn hy vọng, vẫn sẵn sàng cộng tác với thánh ý ban sự sống, hòa giải, luôn yêu thương đang di động qua từng nguyên tử của vũ trụ. Ðã đến lúc đặt trọn tính nguyên tuyền, tính toàn bộ trở lại Tính Công Giáo. Ðã đến lúc mở lòng mình ra với vòng tay vô hình của thánh ý vốn làm việc suốt 15 tỷ năm nay để mang ta đến giây phút này, để trình diện ta với Chúa Kitô và với nhau, để tiếp nhận cái bây giờ làm giây phút đổ dư đầy Chúa Thánh Thần đến canh tân toàn bộ địa cầu - một thực tại mà Công Ðồng vui mừng và hy vọng cử hành.

Ghi chú:

(1) Friedrich Nietzsche, The Antichrist, trong The Portable Nietzsche, Walter Kaufmann, chủ biên và phiên dịch (New York: The Viking Tress, 1972) 585-586. Ðã có 36 lần in tuyển tập này về các trước tác của Nietzsche kể từ ngày xuất hiện lần đầu năm 1954. Nên chú ý đến ảnh hưởng của Nietzsche tên văn chương Úc: xin xem thư mục của T. Inglis Moore, Social Patterns in Australian Literature (Sydney: Angus and Robertson, 1971).
 
Đối thoại liên tôn khó khăn nhưng cần thiết
Bùi Hữu Thư
22:30 15/06/2008

Đối thoại liên tôn khó khăn nhưng cần thiết



VATICAN ngày 15 tháng 6, 2008 – Một phát ngôn viên của Vatican xác định rằng nếu chúng ta muốn chấm dứt các hình thức bạo hành được thực hiện nhân danh Thượng Đế, chúng ta phải tham gia vào một cuộc đối thoại chân chính với Hồi giáo.

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican, phân tích kết qủa của Đại Hội Hồi Giáo Quốc Tế Lần Thứ Nhất về Đối Thoại được tổ chức trên một tuần trước đây tại Mecca dưới sự bảo trợ của Vua Abdullah nước Saudi Arabia, trên chương trình Truyền Hình Vatican hàng tuần "Octava Dies."

Sự khởi xướng này đã được vua Abdullah thông báo trong chuyến viếng thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican, và được trình bầy như một giai đoạn chẩn bị cho một cuộc đối thoại lớn, trước hết bên trong Hồi giáo và rồi với Kitô giáo và Do Thái giáo. Mục đích để bảo vệ và tuyên dương phẩm giá của con người, của gia đình - mà căn tính đang bị đe dọa - và bảo vệ sự an bình giữa các quốc gia.

Cha Lombardi cho hay: vua Abdullah đã nói rõ là những tín đồ Hồi giáo, nạn nhân của sự quá khích, đã làm đảo lộn bản chất của Hồi giáo là một tôn giáo hòa bình.

500 tham dự viên của đại hội, đại diện cho các luồng tư tưởng Hồi giáo hiện hành khác nhau từ khắp các nơi trên thế giới, đã lập lại lời cam kết tránh những xung đột giữa các nền văn minh, và mời các vị lãnh tụ của tất cả mọi quốc gia cùng hợp tác và thúc đẩy một nền văn hóa đối thoại.

Theo cha Lombardi: "Vẫn còn một đoạn đường dài trước mặt, trước khi đạt được sự hiểu biết và thông cảm nhau; các dị biệt về thần học không thể nào thuyên giảm; tình trạng hiện thực của nhiều nhóm thiểu số kitô hữu trong các quốc gia Hồi giáo rất bi đát.

"Tuy nhiên, nếu niềm xác tín càng được lập lại và ghi sâu vào tâm khảm thì người ta không thể nào thù ghét dưới danh nghiã của Thượng Đế, mà phải gặp gỡ và đối thoại nhiều hơn. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định về đường lối này tại Assisi."

Theo phát ngôn viên Vatican, “Con đường này không dễ dàng cho người Hồi giáo, không dễ dàng cho người Do Thái, không dễ dàng cho người Kitô giáo. Nhưng phải theo đuổi một cách kiên nhẫn và can đảm."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Hội của giáo xứ Cẩm Phả- Quảng Ninh
Ban Mục Vụ
11:44 15/06/2008
QUẢNG NINH - Sáng ngày 14. 06. 2008, cha xứ Đaminh Nguyễn Chấn Hưng, cha Đaminh Nguyễn Thế Hưng cùng toàn thể bà con giáo dân nô nức đón mừng Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên về làm phép khu nhà khách và tượng đài Đức Mẹ của giáo xứ Cẩm Phả- Quảng Ninh.

Đến tham dự Thánh lễ tạ ơn còn có quý cha trong giáo phận, quý nam nữ tu sĩ, quý ân nhân xa gần và kiều bào… Về phía chính quyền có các cấp lãnh đạo chính quyền Tỉnh Quảng Ninh, thị xã Cẩm Phả, phường Cẩm Bình và Cẩm Tây, đại diện ban chủ trì chùa Phả Thiên và hội phật tử khu phố Cẩm Tây đến dự trong tình liên đới.

Mặc dù thời tiết không thuận lợi cho việc tổ chức, mấy ngày liền mưa tầm tã song với lòng nhiệt huyết của cha Đaminh, sự nhiệt tình của mỗi tín hữu đã góp phần làm nên nét đẹp khó quên trong ngày hội này.

Đúng 9 giờ, Đức Cha Giuse tiến ra tượng đài Đức Mẹ giữa một rừng hoa và sắc cờ rực rỡ, điều đó phần nào nói lên sức sống tươi trẻ và sục sôi của giáo xứ Cẩm Phả. Trong bầu khí trang nghiêm, Đức Cha Giuse tôn vinh Mẹ trong nghi thức hiến thánh, ngài nói: Mẹ là Người Nữ Mới, sửa sang lại những vết đổ vỡ do Eva xưa… chúng ta hãy tôn vinh và ngợi khen Mẹ, hướng lên Mẹ, theo gương Mẹ vì Mẹ là mẫu mực và gương mẫu của Hội Thánh…

Sau nghi thức làm phép tượng đài Đức Mẹ và nhà khách, đoàn đồng tế và toàn thể mọi người tiến rước về ngôi thánh đường dâng lễ tạ ơn.

Nhà thờ Cẩm Phả đẹp và lộng lẫy với lối kiến trúc hiện đại, và hôm nay còn đẹp hơn, còn lộng lẫy hơn bởi sự chu đáo của cha Đaminh cùng với muôn hoa lòng khoe sắc của các thành phần trong giáo xứ. Tất cả những nỗ lực thời gian qua, con dân Cẩm Phả hôm nay muốn kính dâng lên Mẹ, dâng lên Vị Chủ chăn của mình nhân ngày lễ trọng đại này.

Trong nghi lễ tạ ơn, Đức cha và quý cha xứ còn trao bằng ân nhân cho quý ân nhân đã góp công, góp của để xây dựng những công trình thuộc giáo xứ Cẩm Phả thân yêu. Để nói lên lời tri ân thì thật là vô vàn và không thể không khiếm khuyết, nên việc trao bằng hôm nay chỉ là nghi thức đại diện, còn ai ai chúng ta cũng đều là ân nhân đối với giáo xứ này, đây là lời của cha Đaminh Nguyễn Thế Hưng nói với cộng đoàn.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Đaminh đã đại diện cộng đoàn dân Chúa dâng lời tri ân Đức cha Giuse, quý cha, quý khách xa gần và toàn thể cộng đoàn. Để nói lên lòng quý mến và biết ơn của người dân Cẩm Phả, cha đã mời gọi mọi người sau thánh lẽ ở lại chung chia niềm vui trong bữa cơm thắm đượm tình người, chan hoà tình Chúa.

Thánh lễ tạ ơn và nghi thức thánh hiến tượng đài Đức Mẹ và nhà khách giáo xứ được khép lại vào hồi 11 giờ 30. Nguyện chúc quý cha xứ và giáo dân xứ Cẩm Phả ngày nào cũng là ngày hội như hôm nay trên con đường lữ hành trần thế.
 
Mother Teresa của người Việt tị nạn Tây Úc
Nguyễn Việt Nam
14:07 15/06/2008
Ngày thứ Sáu 13/6 vừa qua Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam miền Tây nước Úc đã cử hành thánh lễ mừng thượng thọ cho một nữ tu người Úc: Sr. Patricia – một người Úc nhưng có tinh thần rất Việt Nam.

Từ thập niên 1960, khi quê hương Việt Nam còn mịt mù trong khói lửa, Sr. Patricia đã hiện diện ngay trên miền đất đau khổ thân yêu của chúng ta để giúp xoa dịu vết thương chiến tranh.

Khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, Sr. Patricia tiếp tục đồng hành với người Việt tị nạn tại các trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Sr. Patricia đã di chuyển giữa Perth và các nước Đông Nam Á để giúp đỡ người tị nạn những thủ tục xin định cư nơi đệ tam quốc gia, và khi họ được nhận vào Úc, Sr. Patricia lại có mặt để đưa đón họ tại các phi trường, làm thủ tục nhập cư và chăm nom săn sóc cho họ những ngày đầu tiên trên miền đất mới.

Sr. Patricia đã giúp đỡ người Việt tị nạn bất kể lương giáo. Nhờ lòng tận tụy và tình yêu của sơ, nhiều anh chị em thấy được qua sơ lòng từ ái và yêu thương của Thiên Chúa và đã đón nhận Ngài là Đấng Cứu Độ của đời mình.

Thực sự, Sr. Patricia đã cùng đồng hành với người Công Giáo Việt Nam trong suốt cuộc đời của sơ.

Video này giới thiệu những tâm tình của các linh mục, và anh chị em giáo dân, những người đã sống nhiều năm với một nữ tu thường được trìu mến gọi là Mẹ Têrêxa của người Việt Tây Úc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức TGM Ngô Quang Kiệt kể chuyện liên quan tới Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Lại Thế Lãng
15:17 15/06/2008
QUEBEC, Canada - Hôm thứ Sáu 13/6/2008 trong dịp đến Canada tham dự Đại Hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 49 tại Quebec và do lời mời của linh muc Giám đốc Đền thánh Giuse ở Montreal, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đến dâng thánh lễ tại đây và nhân dịp này ngài cũng đã ghé thăm cộng đoàn Montreal.

Được biết tin này từ trước, một nhóm hơn 20 anh chị em thuộc cộng đoàn Vermont ở gần biên giới Canada đã rủ nhau lên đường đi Montreal để được gặp Đức Tổng Giám Mục.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt là một tên tuổi được nhiều người biết đến. Với cộng đoàn Vermont ngài còn có mối liên hệ đặc biệt ngay từ khi ngài được bổ nhiệm về giáo phận Lạng Sơn năm 1999. Giáo dân trong cộng đoàn hẳn chưa ai quên hình ảnh qủa chuông con con được treo lủng lẳng trên cây nhãn vì không có tháp chuông. Xem xong cuốn video “Một thoáng Lạng Sơn” có người bảo chắc trên thế giới không có giáo phận nào nghèo hơn giáo phận Lạng Sơn.

Để hỗ trợ cho một giáo phận đang vô cùng thiếu thốn cả về nhân lẫn vật lực, giáo dân của Cộng đoàn đã nhanh chóng tán đồng ý kiến rằng mỗi năm vào dịp lễ Giáng Sinh Cộng đoàn sẽ quyên góp gửi về giúp cho giáo phận Lạng Sơn. Công việc đã được xúc tiến ngay từ dịp lễ Giáng Sinh năm 1999 và vẫn còn tiếp tục. Tuy số tiền trợ giúp của cộng đoàn chẳng to tát gì nhưng “một miếng khi đói bằng một gói khi no” và việc trợ giúp cũng nói lên tinh thần hiệp thông giữa những người con của Giáo hội.

Trở lại với vị chủ chăn. Có thể nói Cộng đoàn đã đồng hành với Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt trong từng bước đi của ngài từ khi ngài còn ở Lạng Sơn cũng như khi ngài được bổ nhiệm về làm Tổng Giám mục ở Hà Nội. Tất cả tin tức liên quan đến hoạt động của ngài đều được đưa vào tờ nội san của Cộng đoàn để mọi người theo dõi và vì vậy Cộng đoàn đã có sự gắn bó mật thiết với ngài.

Không những luôn hướng về ngài mà mỗi khi có ai trong Cộng đoàn về Việt Nam và có dịp đi ra miền Bắc đều không bỏ lỡ cơ hội đến thăm Đức Tổng Giám Mục. Năm ngoái ông bà Nguyễn Khắc L đến thăm Đức TGM. Dù bề bộn công việc ngài cũng dành thì giờ gặp ông bà. Khi nhìn tấm ảnh chụp Đức TGM đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong dịp ông Dũng đến thăm Tòa TGM nhân vụ tòa Khâm sứ, ông L nói chính ông bà cũng đã được Đức TGM tiếp tại căn phòng đó. Năm nay một thành viên khác của Cộng đoàn nhân dịp về Việt Nam cũng đã ghé tòa TGM và cũng đã được gặp Đức TGM. Bà nói bà đã được tận mắt nhìn thấy bản “Tối hậu thư” lịch sử do bà Phó chủ tịch Ngô Thị Minh Hằng ký tên được dán ngay tại phòng tiếp tân khi bà đến xin gặp Đức TGM.

Nay nhân dịp Đức TGM đến Montreal, một cơ may hiếm có, nhóm hơn 20 anh chị em chúng tôi đại diện cộng đoàn đã lên đường đến gặp vị chủ chăn rất gần gũi với Cộng đoàn.

Khởi hành từ những thành phố khác nhau trong tiểu bang Vermont chúng tôi đến Montreal khi Đức TGM còn đang trên đường đến từ Toronto. Vào lúc 3giờ 30 chúng tôi được Đức TGM tiếp trong một phòng họp nhỏ ở trong khu vực Đền thánh. Tại đây dù mới trải qua một cuộc hành trình 6 giờ đồng hồ, Đức TGM tỏ ra không chút mệt mỏi, ngài vẫn tươi cười và niềm nở với mọi người.

Mở đầu buổi gặp gỡ, chúng tôi cúi đầu nhận phép lành từ Đức TGM. Tiếp đó người đại diện của nhóm sau khi chào mừng Đức TGM đã ngỏ ý rằng chuyến đi Montreal lần này không ngoài mục đích bày tỏ lòng yêu mến Đức TGM, muốn nói lên sự gắn bó của Cộng đoàn đối với Đức TGM cũng như với Giáo hội quê nhà. Từ một Cộng đoàn nhỏ bé ở một nơi xa xôi trên lãnh thổ nước Mỹ, giáo dân của Cộng đoàn Vermont vui mừng trước những thành qủa mà ngài đã đạt được, cảm thấy không vui khi ngài bị hiểu lầm, phải nghe những lời ong tiếng ve và cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng trong thời gian ngài phải đối diện với những khó khăn, bất trắc nhất là trong biến cố tòa Khâm sứ vừa qua. Về phần ngài, Đức TGM cho biết ngài mong ước hành hương đến Đền thánh Giuse từ lâu, nay mới thực hiện được và ngài cũng rất vui mừng khi thấy có những giáo dân từ một cộng đoàn nhỏ đến với ngài.

Trong buổi gặp gỡ kéo dài khoảng 30 phút, cha con đã đã có dịp ôn lại từ những ngày đầu khi ngài mới về Lạng Sơn. Hồi đó giáo dân ai cũng biết Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về nhận giáo phận Lạng sơn với hai bàn tay trắng. Đức TGM nhắc lại năm 2000 khi ngài sang Rôma Đức HY Mẫn đã giới thiệu ngài là một giám mục ba không: không tòa Giám mục, không nhà thờ chính tòa và không hang giáo sỹ. Cả giáo phận vỏn vẹn chỉ có một linh mục đã 96 tuổi và một nữ tu 100 tuổi. Đức Giám mục phải tự đảm nhiệm mọi công việc của giáo phận, từ việc lớn đến việc nhỏ. Nay Lạng sơn đã có ngôi nhà thờ khang trang, có tòa giám mục đàng hoàng, đã đào tạo được 8 linh mục, hiện đã có 52 nữ tu và có 8 chủng sinh đang học tại Đại chủng viện. Khi về Hà Nội ngài cũng đã làm được một số việc và theo ngài có những việc sẽ có kết qủa tốt nhưng chưa thể thấy ngay được. Ở cuối buổi gặp gỡ, Đức TGM đã chụp hình với với nhóm trước khi ngài rời phòng họp để đến gặp cha Gíam đốc Đền thánh và cũng để chuẩn bị cử hành thánh lễ vào lúc 4 giờ 30.

Thánh lễ do Đức TGM chủ tế cùng đồng tế có cha Giám đốc Đền thánh Giuse, các linh mục từ Việt Nam đến Canada dự Đại hội Thánh Thể và một số linh mục Việt Nam ở vùng Montreal, đã được cử hành tại ngôi thánh đường nhỏ ở tầng dưới (Crypt church). Ngôi thánh đường này vốn có trên 1,000 chỗ ngồi đã được giáo dân Việt Nam tại Montreal và khách hành hương ngày hôm đó đến dự lễ ngồi gần kín. Mở đầu thánh lễ, linh mục Giám đốc Đền thánh ngỏ lời chào mừng Đức TGM. Tiếp đó Đức TGM bày tỏ lòng tri ân đối với cha Giám đốc đã gửi thư mời ngài đến viếng thăm và dâng lễ tại Đền thánh. Ngài cũng gửi lời chào đến tất cả mọi người hiện diện và ngài xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho giáo phận Hà Nội, cho Giáo hội Việt Nam và ngài cũng xin cầu nguyện cho nhau nữa. Thánh lễ được cử hành hầu hết bằng tiếng Pháp. Bài giảng của ngài bằng tiếng Việt đã được linh mục Gioan Baotixita Đinh Thanh Sơn, quản nhiệm giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam ở Montreal, dịch ra tiếng Pháp.

Trong bài giảng, Đức TGM đề cập nhiều đến những gương mẫu cần học hỏi từ Thánh Giuse. Ngài nói khi đến Candada ngài nhận thấy đất nước này dùng hai thứ ngôn ngữ trong giao dịch hang ngày, tiếng Anh và tiếng Pháp. Theo ngài có một thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dễ thông cảm nhau mà thánh Giuse sử dụng là thứ ngôn ngữ của trái tim. Ngài khuyên mọi người nên noi gương thánh Giuse để nói cũng như nghe bằng ngôn ngữ trái tim. Tuy nhiên ngài cũng nói ngày nay thời đại thông tin bung nổ người ta nói qúa nhiều cho nên chấp nhận những điều mình không thích không phải là dễ dàng gì. Ngay cả chấp nhận ý Chúa cũng khó khăn vì ý Chúa không giống như ý của ta. Vâng, cần phải cầu nguyện với thánh Giuse và noi gương thánh nhân để mở rộng cõi lòng ra khi nói cũng như khi nghe thì mới dễ thông cảm với người khác và làm cho người khác dễ cảm thong với mình. Khi mà người ta đến với nhau bằng con tim, nói với nhau bằng sự chân thật thì sẽ không còn có lừa dối, không còn có tranh giành hơn thua mà chỉ có sự hiểu biết, yêu thương và tha thứ.

Ngay sau thánh lễ, khi hãy còn mặc phẩm phục Đức TGM đã được đông đảo giáo dân đến bao quanh ngài để chào thăm, để được hôn nhẫn và chụp hình với ngài.

Rời khỏi Đền thánh Giuse chúng tôi tìm đến hội trường giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam để dự bữa tiệc vào lúc 7 giờ do Cộng đoàn Montreal tổ chức khoản đãi Đức TGM và phái đoàn Việt Nam nhân dịp đến tham dự Đại hội Thánh Thể tại Quebec. Được biết đến tham dự kỳ Đại Hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 49 này phái đoàn Việt Nam có hơn 20 giáo sĩ, và tu sĩ và giáo dân do Đức cha Trần Đình Tứ, Giám mục địa phận Phú Cường làm trưởng phái đoàn nhưng ngài đang bận việc ở Toronto nên không hiện diện. Tại buổi tiệc chúng tôi cũng được gặp và trò chuyện với cha Gioan Baotixita Đinh Thanh Sơn, qủan xứ và cha Đa minh Nguyễn Văn Hảo. Cha Sơn đã một thời gian qua lại dâng thánh lễ cho cộng đoàn chúng tôi trong những dịp lễ lớn còn cha Hảo thì vẫn tiếp tục qua lại giúp đỡ trong lúc Cộng đoàn chưa có một linh mục Việt Nam.

Bữa tiệc thật là chu đáo từ cách tổ chức, vấn đề ẩm thực, có ca hát, xổ số lấy giải thưởng … đã tạo được một bầu khí vui tươi và thân tình. Được Ban tổ chức gợi ý về việc giáo dân Cộng đoàn Montreal muốn được nghe Đức TGM nói chuyện, Đức TGM đã bước lên sân khấu và khi ngài vừa đề cập đến vấn đề tòa Khâm sứ đang còn là một vấn đề khá nóng bỏng thì tiếng vỗ tay kéo dài vang dội khắp hội trường.

Diễn tiến vụ tòa Khâm sứ (đã được truyền thông tường thuật khá đầy đủ) được ngài kể lại vài chi tiết nghe vui vui mà cũng rất cảm động. Ngài kể các cụ gìa đến cầu nguyện và ở lại luôn trong khu vực tòa Khâm sứ trong thời gian Hà Nội trở lạnh (xuống tới 5 độ C) đã được khuyên nên về nhà nếu không sẽ bị bệnh và còn có thể nguy hại đến tính mệnh nhưng các cụ bảo “Chết bên Mẹ con sợ gì”. Và khi có sự quan ngại cho sức khỏe của các sinh viên vì họ phải lo cho các cụ gìa mà cả đêm không ngủ thì những sinh viên này nói “Tối nào cũng ăn sâm nên khỏe lắm, không sao cả” (ý nói ăn khoai lang).

Đức TGM cũng đề cập đến những khía cạnh quan trọng trong biến cố tòa Khâm sứ vừa qua. Đó là truyền thông, sự hiệp thông và sự khai thông.

Ngài nói tin tức liên quan đến tòa Khâm sứ đã loan truyền rất nhanh và rộng rãi bằng nhiều ngôn ngữ làm cho nhiều người biết đến. Bằng chứng là trong dịp đổi máy bay ở Singapor vì có nhiều thời gian ngài ghé thăm Đức TGM Singapor và Đức TGM Singapor cũng như những người ngài gặp đều hỏi ngài về vụ tòa Khâm sứ. Một bằng chứng khác của sự nhanh nhạy trong lãnh vực truyền thông là ngay khi thấy được phản ứng của giáo dân Hà Nội sau “Tối hậu thư” của nhà cầm quyền thì đại sứ của Việt Nam tại Ý đã đến thảo luận với Tòa thánh Vatican.

Theo ngài thì tinh thần hiệp thông đã được thể hiện rất rõ trong vụ tòa Khâm sứ. Hiệp thông với Chúa, hiệp thông với giáo hội. Ngài nói đã có nhiều người chạy đến với Chúa hơn trong vụ tòa Khâm sứ. Ngài nói ngài cũng biết khắp nơi ở hải ngoại đã thắp nến cầu nguyện trong lúc Giáo hội quê nhà gặp khó khăn. Ngài còn tiết lộ rất nhìều nơi đã bày tỏ sự hậu thuẫn đối với ngài, có nơi (ở miền Bắc cũng như ngay cả ở miền Nam) đã gọi điện thoại cho ngài nói rằng sẵn sàng gửi người đến Hà Nội nếu ngài cần hỗ trợ.

Mặt khác theo ngài, biến cố tòa Khâm sứ cũng đã khai thông sự bế tắc, sợ hãi đã có từ lâu. Người giáo dân Việt Nam đã dám nói lên tiếng nói của họ và chính quyền cũng nhận thấy đã đến lúc cần phải lắng nghe ý nguyện của dân. Ngài nhấn mạnh vấn đề không phải là một mảnh đất mà là công bằng và sự thật. Ngài tỏ ý vui mừng vì giáo dân Hà Nội đã trưởng thành để biết lúc nào phải nói và họ đã biết cách nói. Cách nói đó là đi theo tinh thần phúc âm, hợp với đường lối của giáo hội. Cách nói đó là cầu nguyện trong ôn hòa, không phải của bất cứ đảng phái chính trị hay thế lực nào.

Buổi tiệc chấm dứt trong niềm hân hoan của mọi người. Chúng tôi lên đường trở về Mỹ và về tới nhà trong đêm khuya, kết thúc một chuyến đi tốt đẹp, trái hẳn với điều mà nhiều người thường tin nhảm, không dám đi xa trong ngày Thứ Sáu 13.

Vermont 15/6/2008
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phát hình trên mạng lưới điện toán toàn cầu
J.B. An Dang
00:44 15/06/2008
Khả năng phát hình trên Net đã là một hiện thực

Digital Video đã có mặt từ thập niên 1970. Tuy nhiên, chỉ hai ba năm trước đây, việc phát hình trên Net vẫn là một chuyện không khả thi vì 3 lý do:

1) Các tín hiệu video (hình ảnh và âm thanh) khi lưu thành hồ sơ trên computer (từ chuyên môn gọi là render) thường tạo thành những file rất lớn.

2) Những chương trình đọc những file này để hiển thị video cho người xem (từ chuyên môn gọi là playback) vận hành rất chậm làm nản lòng người xem.

3) Việc biên tập (edit) video tốn quá nhiều thời gian.

Trong hai năm trở lại đây, tình hình thay đổi. Người ta nghĩ ra được nhiều phương pháp nén các tín hiệu video (gọi là codec – code and decode) một cách hiệu quả hơn. Thành ra, khi render trên máy ta có những file nhỏ hơn trước rất nhiều. Các chương trình hiển thị video như Adobe Flash Player và mới nhất là Silverlight, cùng với khả năng download nhanh của broadband khiến cho việc xem video trên Net trở nên ngày càng phổ biến.

Kỹ thuật truyền thông mới này vừa là một cơ hội và vừa là một thách đố mà các phương tiện truyền thông đặt ra đối với Giáo Hội, một Giáo Hội mà như Đức Phaolô Đệ Lục đã nói “sẽ có lỗi trước mặt Chúa nếu không tận dụng các phương tiện mạnh mẽ này”. Thật vậy, Giáo Hội không chỉ được mời gọi để sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng hầu truyền bá Tin Mừng, nhưng hơn bao giờ hết, còn phải hội nhập thông điệp cứu độ này vào trong ”nền văn hóa mới” do những phương tiện truyền thông mạnh mẽ này tạo ra và khuếch trương lên. Giáo Hội dạy chúng ta rằng việc sử dụng những kỹ thuật và công nghệ truyền thông đương đại là một phần tích hợp trong sứ mạng của Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba.

Nhận thấy những khả năng to lớn của kỹ thuật truyền thông mới này, VietCatholic đã đầu tư kỹ thuật và xây dựng một server mới lấy tên là CatholicVideo.org. Hiện nay, VietCatholic đã hoàn toàn có khả năng phát hình giống như YouTube.

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần nhanh chóng học hỏi kỹ thuật truyền thông mới này và tận dụng chúng một cách thích đáng.

Cần bao nhiêu thời gian để edit một video?

Khi chúng tôi đặt vấn đề về phát hình trên mạng lưới điện toán toàn cầu, nhiều người tỏ ra sợ. Một câu hỏi thường được đặt ra là “Cần bao nhiêu thời gian để edit một video?”

Không phải ngẫu nhiên mà câu hỏi này được đặt ra. Edit một video có thời lượng phát hình 1 tiếng đồng hồ là công việc kéo dài hàng tuần có khi hàng tháng. Trong quá khứ là như thế, hiện tại tình hình vẫn như vậy và có thể trong một tương lai gần cũng không có gì thay đổi. Nhưng:

- Chúng ta không phát trên Net những video kéo dài hàng giờ. Cái “internet culture” do nhiều yếu tố hình thành nên không cho phép chúng ta làm như vậy, dù đó là điều khả thi về kỹ thuật. Những video phát trên YouTube được nhiều người ưa chuộng nhất là những video kéo dài trong phạm vi từ 1 đến 3 phút.

- Thông thường khi ta edit một phần video, các chương trình video sẽ “xóa bàn làm lại” từ đầu toàn bộ video. Chúng sẽ render lại từ đầu đến cuối trước khi cho chúng ta preview những thay đổi. Hệ quả là thời gian edit không tỷ lệ thuận với thời lượng của video nhưng là theo một cấp số nhân.

Cụ thể, nếu chúng ta quay video trong phạm vi 10’ trở lại thì mất ít nhất chừng 10-20 phút để biên tập, va nếu muốn lồng tiếng và thêm các đặc điểm khác có khi cũng mất cả giờ đồng hồ... Nhưng nếu chúng ta quay trên ngưỡng 1 tiếng đồng hồ thì tuyệt vọng – Không có chương trình biên tập nào dù là những thứ dữ như Final Cut cho Mac và Ulead 11 plus, Adobe Premierre cho PC, có thể giúp hoàn thành nhanh chóng. Làm nhanh cũng mất cả ngày. Nếu chúng ta muốn đẹp mắt thì mất hàng tuần hàng tháng là chuyện bình thường.

Nghiên cứu tâm lý những người thường quay video, chúng tôi thấy đa số có khuynh hướng nghĩ rằng chúng ta cứ quay xả láng rồi bỏ lên computer cắt bỏ những phần không vừa ý. Chính tâm lý này khiến nhiều người nản lòng khi edit video. Nếu ta quay một tiếng đồng hồ thì khi bỏ vào computer, có khi chỉ chuyển vào computer thôi đã tốn hàng giờ nếu computer quá chậm hay nếu cần phải convert từ dạng codec này sang dạng codec khác. Cắt bỏ ngay từ bên ngoài rõ ràng là dễ hơn cắt bỏ trên computer rất nhiều.

Thành ra, muốn làm nhanh, đẹp mắt và dễ làm thì ta cần có “kỷ luật” khi quay video. Trong một buổi lễ hay một biến cố nếu ta thực sự muốn đưa lên Net thì ta không nên quay liên tục – chỉ quay những đoạn nào thật cần thiết và toàn bộ thời lượng quay không nên quá 10’. Làm như vậy, chúng ta chia toàn bộ video thành những video clips rất nhỏ, rất dễ biên tập.

Kết luận:

Trong Tông thư dành cho giới truyền thông nhan đề “Sự phát triển nhanh chóng”, Đức Gioan Phaolô II viết:

“Với những ai hoạt động trong ngành truyền thông, đặc biệt với những tín hữu đang dự phần trong lãnh vực quan trọng này của xã hội, tôi gởi đến anh chị em lời mời gọi, mà từ đầu sứ vụ Mục Tử Giáo Hội Hoàn Vũ, tôi đã muốn gởi đến toàn thế giới ‘Đừng sợ!’.

Đừng sợ những kỹ thuật mới! Chúng nằm ‘trong số những điều kỳ diệu’ – ‘inter mirifica’ -- mà Thiên Chúa đặt để trong tay chúng ta để khám phá, sử dụng và công bố sự thật, cũng là sự thật về phẩm giá của chúng ta về vận mệnh của chúng ta như là con cái của Ngài, những người thừa tự Vương Quốc vĩnh cửu của Ngài.”

Nếu quý vị muốn dấn thân trong lãnh vực truyền thông mới này, quý vị có thể nhấn vào đây để download tài liệu hướng dẫn dùng Windows Movie Maker trên Windows Vista để làm video. Với những vị có Windows XP, chương trình Windows Movie Maker cũng tương tự như thế.
 
Tin Đáng Chú Ý
Sự thật về Tim Russert - Người điều phối chương trình ''Meet the Press''
Paul Anh
13:34 15/06/2008
Sự thật về Tim Russert - Người điều phối chương trình "Meet the Press"

Chiều thứ Sáu vừa qua trong lúc làm việc ở văn phòng của Ông tại Washington, Tim Russert - người điều phối chương trình "Meet the Press" của NBC phát hành vào mỗi buổi sáng Chủ Nhật, đã đột ngột qua đời vì bệnh đau tim.

Tom Brokow - cựu Phát Ngôn Viên chính của chương trình "Evening News" đã thay thế NBC để loan báo về cái chết "bất tử" của Ông Russert, rồi sau đó tất cả mọi chương trình trên NBC như "Today," "Dateline NBC," trong mấy ngày vừa qua liên tục chiếu những thước phim kể và nói về cuộc đời của Ông, vân vân. .. Vốn xuất thân từ một gia đình Công Giáo nghèo, tuổi thơ của Ông nhận được sự giáo huấn của các Soeurs tại các trường học Công Giáo ở Buffalo, New York.

Về mặt công việc, Ông tỏ ra xuất chúng, thế nhưng xét về mặt đức tin Công Giáo, Ông đã chưa tận dụng hết sức mạnh của truyền thông nơi Ông làm việc để làm sáng danh Thiên Chúa và những giảng dạy truyền thống của Giáo Hội về mặt đạo đức và luân lý Kitô Giáo.

Nếu chúng ta vẫn thường dõi theo Đài Truyền Hình Công Giáo EWTN và lắng nghe những tiếng nói thủ cựu và truyền thống nhất trong Giáo Lý Đức Tin của một Giáo Hội Công Giáo Truyền Thống, thì chúng ta biết được qua lời kể của Anh Raymond Arroyo trong lúc tường thuật về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 ở New York vào Chủ Nhật ngày 20 tháng 4 năm 2008 rằng:

"Ngay vừa lên chức Giáo Hoàng, ĐTC mới có nhã ý tặng một số bằng khen và chính thức nhìn nhận công ơn của rất nhiều nhà báo Công Giáo chân chính, làm việc ở môi trường xã hội trần tục, đã có công lớn trong việc làm sáng danh Thiên Chúa và những giảng dạy về đạo đức luân lý của Giáo Hội, và đó cũng là lúc vinh danh công trạng và gởi lời tạm biệt vị Phát Ngôn Viên Chính Thức của Tòa Thánh lúc đó là Tiến Sĩ Joaquin Navarro-Valls.

Tự dưng ở phía Hoa Kỳ, có ai đó tự động sắp đặt và nộp tên của Tim Russert lên cùng với một vị Linh Mục Dòng Tên (vốn tự dưng phản đạo và cổ võ cho lối sống tự do phóng túng và Linh Mục được tự do lấy vợ, vân vân ...). Thế là Tim Russert được nghiểm nhiên nhận được bằng vinh dự của Đức Thánh Cha - mặc dầu Ông đã chưa làm được việc gì cả cho Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ nói chung, và đặc biệt là cho Tổng Giáo Phận Washington và Giáo Phận Buffalo, NY là nơi Ông xuất thân và làm việc nói riêng - cũng như cho tất cả những người Công Giáo chân chính khác."

Điều này cho thấy vẫn còn có một số quan điểm tội lỗi đã len lõi và trú ẩn nơi Vaticăn!

Dẫu rằng, NBC cứ mãi không ngớt lớn tiếng ca ngợi Ông, thế nhưng chúng ta phải cần nhận biết được sự thật rằng: Tim Russert chẳng làm được gì cả để vinh danh Giáo Hội và những giảng dạy về truyền thống của Giáo Hội Công Giáo cả - nhất là qua những lần Ông thực hiện cuộc phỏng vấn John Kerry, Ted Kennedy, và gần đây nhất là Obama. ...

Hay nói khác hơn, Ông đã rất sợ để lộ đức tin Công Giáo của Ông nơi trường chánh trị, và những nhà báo Công Giáo chân chính và đích thực người Hoa Kỳ đã không xem Ông, và thậm chí còn trách hờn Ông nữa là đằng khác, về vai trò của Ông - một người Công Giáo - hoạt động nơi một hãng truyền thống lớn nhất của cả Hoa Kỳ lẫn thế giới.

Ông có quan điểm rất "liberal" về những giảng dạy đạo đức và truyền thống của Giáo Hội trong các vấn đề quan trọng và chính yếu như: việc phá thai, việc trợ tử, việc đồng tính luyến ái, vân vân. ...

Còn về quan điểm chánh trị, nếu nhận xét thật kỹ và sâu sa, Ông vẫn thể hiện quan điểm của "Dân Chủ" rất nhiều trong những câu hỏi của Ông - chứ không phải là quan điểm "thủ cựu" và "truyền thống" so với Bob Schieffer trong "Face the Nation" của CBS.

Đánh chánh lại vài dòng, không phải để lên án Ông mà là để cho sự thật được trả về cho sự thật, và nguyện cho linh hồn Ông sớm được Chúa đón nhận nơi Nước Thiêng Đàng!

T.B. Hình ảnh mà Ông chụp với Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 là hình ảnh Ông đại diện cho NBC và các nhà báo khác gặp ĐTC.
 
Văn Hóa
Những Chuyện khác thường!
Sa Mạc Hồng
08:33 15/06/2008
Những Chuyện khác thường!

Có những lúc lặng buồn
Nghĩ cuộc đời sao lắm nỗi truân chuyên
Trời mưa nắng hai mùa gieo hạt
Giòng lũ tuôn trào
Con sông sóng nước dâng cao
Biển gầm thét trong cơn bão tố
Và lòng đất chuyển động
Làm run rẩy cả tâm can
Của con người giữa thế trần!

Nhưng đó chỉ là những chuyện bình thường
Đã có từ thiên thu vạn đại
Cũng như cuộc sống con người
Trải qua bao đời
Dẫu mưa nắng cuồng phong dữ dội
Họ vẫn sống bình thường
Vượt thoát tất cả những đau thương
Để ngàn năm tồn tại!

Chúa ơi! Rồi đây chuyện nắng mưa
Chuyện gió bão, sóng gầm, đất lở
Không còn bình thường nữa
Không còn như tự ngàn xưa
Có lẽ nó trở thành án phạt
Vì con người sống đam mê
Dục vọng điên cuồng, sa đoạ
Hình thành nên những chuyện khác thường
Trái với luật tự nhiên
Làm ngừng vòng quay luân chuyển
Cuả đất trời hoà nhịp giao mùa!

Lạy Chúa, quả đất có trở thành Sôđôma!
Thì xin Chúa ngừng cơn giận giữ
Ngày xưa trên Thánh giá đồi Canvê
Chúa vẫn rộng lòng tha thứ
“Vì họ chẳng biết việc họ làm!”(Lc23:34)
Nhưng hôm nay, cũng giữa thế gian
Con người làm những điều khác lạ
Họ biết việc họ làm là vô luân lý
Vùi dập lương tri, phản lại văn minh
Họ vẫn làm theo lòng dục vọng của mình!

Lạy Chúa, xin ngừng cơn giận dữ
Giúp con người hiểu được tình Chúa thương
Sống thuận ý trời, hợp lẽ luân thường
Để quả đất vẫn là mái nhà êm ấm
Là đường đi về cõi phúc thiên đường!
 
Video bài hát 'Cha tôi' kính tặng các bậc làm ''Cha''
Alpha Linh
15:47 15/06/2008
Ngày của Cha (Father's Day), chúng ta cầu xin Thiên Chúa và Mẹ Maria ban cho các người Cha thiêng liêng và Cha trong gia đình mọi ơn phúc và an bình. "Công cha như núi thái sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra".... Người Cha bao giờ cũng vất vả chống chọi với mọi thử thách và sóng gió cuộc đời, gánh vác công việc nặng nhọc đễ cho con cái và gia đình được đầy đủ và vui sống.

Xin giới thiệu bài hát "Cha Tôi", một sáng tác mới của nhạc sĩ Alpha Linh.