Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/6: Cách thức cầu nguyện. Cha Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:59 15/06/2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
“Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con”.
Đó là lời Chúa.
Thánh Thể, Mầu Nhiệm Đức Tin.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:54 15/06/2022
Thánh Thể, Mầu Nhiệm Đức Tin.
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Vì yêu thương nhân loại, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chúa Giêsu đã khẳng định: Ngài là của ăn và của uống ban cho nhân loại hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh mà Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
1. Phép lạ Thánh Thể tại Lanciano
Phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Lanciano (Ý), năm 700 (sau công nguyên), đã được Giáo hội công nhận bằng sắc lệnh của giáo hoàng (Papal Bulls). Đây là phép lạ Thánh Thể đầu tiên được Giáo hội công nhận.
Trên Đồi Sọ, sau khi Chúa Giêsu trút hơi thở, một người lính La Mã đã lấy ngọn giáo đâm thủng trái tim Chúa Giêsu để cho Nước và Máu chảy ra. Người lính này đến từ Thành phố Lanciano. Lanciano có nghĩa là “lưỡi giáo” (lance). Máu và Nước từ Thánh Tâm Chúa Giêsu chảy theo lưỡi giáo xuống tay người lính này. Anh ta có thị lực yếu, khi anh ta lấy tay dụi mắt thì mắt sáng trở lại. Lòng Thương Xót bao la của Chúa Giêsu đã chảy trào vào anh ta, dù chính anh ta mới vừa đâm vào ngực Chúa Giêsu. Người lính đó tên là Longinô (Longinus). Anh ta đã được chữa lành và gia nhập đạo. Anh đã rời quân ngũ, rồi tới Cappadocia và chịu tử đạo vì đức tin. Ngày nay chúng ta tôn kính Thánh Longinô, lễ ngày 15 tháng Ba.
Linh mục đa nghi
Tại Lanciano, nơi xảy ra phép lạ Thánh Thể là Nhà thờ Thánh Domitian, nhà thờ này do các tu sĩ Dòng Basilian coi sóc. Có một tu sĩ linh mục Dòng Basilian, tên là Thomases, đã nghi ngờ sự hiện hữu thật của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Thời đó có nhiều tà thuyết nổi lên đã làm lung lay đức tin của Lm Thomases.
Một buổi sáng nọ, Lm Thomases dâng Thánh lễ mà vẫn nghi ngờ. Đến phần truyền phép, có điều lạ xảy ra trên đôi tay khiến toàn thân Lm Thomases rung động: Bánh biến thành Thịt thật, Rượu biến thành Máu thật. Lm Thomases lặng người một lúc rồi từ từ đưa lên cho mọi người thấy và nói: “Ôi chứng cớ hữu hình của Chúa để xóa bỏ sự nghi ngờ của tôi, Ngài muốn mặc khải chính Ngài trong bí tích Thánh Thể hoặc để chúng ta nhìn thấy tỏ tường. Anh chị em hãy đến chiêm ngưỡng phép lạ của Chúa. Đây là Mình Máu Thánh Đức Kitô”. Mọi người tận mắt chứng kiến phép lạ nên sững sờ, kêu than, xin tha thứ và xin xót thương. Đức tin của linh mục Dòng Basilian đã được biến đổi. Biết tin, cả thành phố và mọi người khắp nước đã tuôn về Lanciano để chiêm ngưỡng phép lạ Thánh Thể. Đức tin của mọi người đối với bí tích Thánh Thể đã được tái sinh.
Khoa học công nhận phép lạ tại Lanciano
Qua nhiều năm, nhiều cuộc xét nghiệm đã được thực hiện để xác định phép lạ Thánh Thể tại Lanciano. Đây là kết quả khoa học được thực hiện năm 1970, với các dụng cụ tân tiến nhất:
- Mình Thánh là thịt thật. Máu Thánh là máu thật.
- Thịt có cơ tim (myocardium).
- Trong Mình Thánh và Máu Thánh đều có loại máu AB+ như nhau.
- Trong Máu Thánh có các protein như trong máu bình thường.
- Trong Máu có các khoáng chất clo-rua (chlorides), phốt-pho, ma-nhê, na-tri (sodium) và can-xi.
- Mình Máu Thánh vẫn tươi nguyên suốt 12 thế kỷ qua, dù không dùng hóa chất bảo quản. Đây là hiện tượng kỳ lạ vô cùng.
Chứng cớ khác thường
Nhiều người Công Giáo đã biết Khăn liệm Turin (Shroud of Turin) vẫn còn cho tới ngày nay, trên tấm khăn có hình một đàn ông chết sau khi bị đóng đinh. Truyền thống Công Giáo công nhận đó là tấm khăn liệm xác Chúa Giêsu.
Năm 1978, một nhóm khoa học gia thuộc cơ quan không gian NASA (National Aeronautics and Space Administration) đã khám kỹ tấm khăn liệm Turin bằng các dụng cụ tân tiến nhất của cơ quan không gian thời đó. Họ đã phải công nhận đó là tấm khăn liệm Chúa Giêsu thật. Phát hiện quan trọng là có những vết máu trên tấm khăn liệm. Máu đó cũng là loại máu AB+, giống như máu trong phép lạ Thánh Thể tại Lanciano.
Tình yêu vĩ đại của Chúa Giêsu
Ngay từ đầu, Giáo hội địa phương đã công nhận phép lạ này là dấu chỉ thật từ trời, và tôn kính Mình Máu Thánh được thể hiện qua cuộc rước vào ngày lễ này - Chúa Nhật cuối tháng Mười.
Trong phép lạ Thánh Thể tại Lanciano, Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta chính Thánh Tâm và Máu Ngài. Điều này giúp chúng ta hiểu được sự hy sinh cao cả và tình yêu bao la của Chiến Thiên Chúa trong mỗi Thánh lễ. Ngài trao chính Mình Máu Ngài để chữa lành và nuôi dưỡng linh hồn chúng ta hằng ngày (x. Bài giảng Thánh Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh 2022, Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng).
2 Bí tích Thánh Thể là xa lộ đưa Carlo Acutis về thiên đàng.
Trong cuộc đời 15 năm ngắn ngủi,Carlo Acutis đã khiến hàng ngàn người cảm động vì đức tin và lòng sùng kính sâu sắc của Carlo đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Khi còn là một cậu bé, đặc biệt là sau khi Rước lễ lần đầu, Carlo không ngày nào bỏ Thánh lễ, lần chuỗi Mân Côi và chầu Thánh Thể.
Thiếu niên Carlo Acutis được Giáo Hội phong Chân Phước vào ngày 10 tháng 10 năm 2020. Cậu là đứa trẻ ngoan đạo, tham dự thánh lễ hàng ngày, thường xuyên lần chuỗi Mân côi và đi xưng tội hàng tuần.
Carlo Acutis có biệt tài về máy tính. Cậu có nhiều lập trình có lợi cho đời sống con người và cho Hội Thánh. Đặc biệt, Carlo Acutis gầy dựng một trang web sưu tầm tất cả các phép lạ về Thánh Thể trên toàn Thế giới.Cậu cũng từng tổ chức một triển lãm quốc tế trình bày những sự kiện, những phép lạ liên quan đến bí tích Mình Máu Chúa Kitô.
Vì lòng yêu mến và sùng kính đặc biệt đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, mà ngày phong chân phước cho Carlo được Tòa Thánh công bố ngay trước ngày mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa.
Carlo Acutis cho biết, sống kết hợp với Chúa Giêsu là kế hoạch trong cuộc đời của cậu. Cậu hạnh phúc vì đã cố gắng không làm mất lòng Chúa, không lãng phí thời gian nhưng luôn tìm cách kết hiệp với Chúa.
Carlo cũng cho hay, cùng đích của con người là sự vĩnh cửu, chứ không phải là hữu hạn. Vĩnh cửu là quê hương thật. Loài người luôn chờ mong được về Thiên đàng, và Bí tích Thánh Thể chính là con đường dẫn tới thiên đàng…Cậu quan niệm: Lúc bạn thực sự có một trái tim trong sạch, bạn sẽ dễ dàng cảm hóa và đụng chạm đến trái tim của tha nhân…Carlo thực sự mang Chúa Giêsu trong tim và sống rất đơn sơ, vô tội. Đức Tổng Giám Mục Sorrentino, Tổng giáo phận Assisi, nói: Cậu Carlo có một tình yêu trổi vượt dành cho Bí tích Thánh Thể, đó là xa lộ đưa cậu về thiên đàng.
3.Bí Tích Thánh Thể là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Tất cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí tích Thánh thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chứa trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh thể.Bí tích Thánh thể là một sáng kiến của tình thương Thiên Chúa.Của ăn vật chất chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng, bảo tồn sự sống hữu hạn của con người.Để sống đời đời, con người được mời gọi ăn và uống Thịt Máu Chúa, nguồn ơn cứu độ nhân loại.
Thánh Thể là trung tâm qui tụ dân Chúa. Thánh Lễ là nguồn mạch và là chóp đỉnh của đời sống đức tin người Công Giáo. Lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa Ba Ngôi.
Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, bạn nên quỳ gối trước Thánh Thể, bạn sẽ học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
Thánh lễ cần được nối dài trong cuộc sống thường ngày. Khi cánh cửa nhà thờ khép lại, thánh lễ giữa lòng cuộc đời mở ra. Sống đạo trong nhà thờ, thực hành đạo ngoài cuộc đời. Mỗi người tín hữu phải trở nên muối ướp cho xã hội khỏi ươn thối, phải trở nên men làm cho xã hội dậy lên hương thơm thánh thiện, phải trở nên ánh sáng phá tan bóng tối đang bao phủ xã hội. Và như vậy, cuộc đời chính là thánh lễ nối dài. Bài hát quen thuộc của cha Thành Tâm: "Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân!". Thánh lễ nào cũng kết thúc và mọi người ra về bình an, nhưng Thánh lễ sẽ không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống đời sống. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người tín hữu với tha nhân.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, "Nữ Vương Thánh Thể", xin Chúa cho chúng ta được lòng yêu mến Thánh Thể thực sự, biết tập dành thời gian đến với Thánh Thể và đến với tha nhân qua việc yêu thương phục vụ.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự Thánh lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời luôn xác tín Bí tích Thánh Thể chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và nơi mỗi người chúng con. Amen.
Tham dự bữa tiệc thánh hiệp thông huynh đệ
Lm. Đan Vinh
06:02 15/06/2022
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN C
LỄ MÌNH MÁU CHÚA
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
THAM DỰ BỮA TIỆC THÁNH HIỆP THÔNG HUYNH ĐỆ
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Lc 9,11b-17
(11b) Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được chữa. (12) Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng : “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng”. (13) Đức Giê-su bảo : “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp : “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. (14) Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ : “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khỏang năm mươi người một”. (15) Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. (16) Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông. (17) Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
2. Ý CHÍNH :
Thánh Lu-ca thuật lại phép lạ Đức Giê-su đã nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Trước nhu cầu của đám đông, thay vì giải tán để mỗi người tự lo liệu việc ăn nghỉ cho mình như đề nghị của các môn đệ, Đức Giê-su lại truyền cho các ông : “Anh em hãy liệu cho họ ăn đi”. Sau đó, dù các ông chỉ có năm cái bánh và hai con cá, nhưng Đức Giê-su đã sử dụng số lượng ít oi này để nhân ra nhiều gấp bội mà cho đám đông dân chúng được ăn no. Số bánh dư thu lại được mười hai thúng. Số người ăn hôm ấy khoảng chừng 5000 người đàn ông.
3. CHÚ THÍCH :
- C 11b-12 : + Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa : Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là trọng tâm các bài giảng của Đức Giê-su. Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã giảng trước khi làm phép lạ nhân bánh. Đây cũng là khuôn mẫu của thánh lễ sẽ được Hội thánh cử hành sau này. Thánh lễ cũng gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. + Chữa lành những kẻ cần được chữa : Lời giảng luôn được kèm theo phép lạ chữa bệnh. Đó là đặc điểm về cách thức truyền giảng Tin mừng của Đức Giê-su và là khuôn mẫu cho việc truyền giáo sau này. + Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn : Câu nói của các môn đệ cho thấy : Tuy có quan tâm đến nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của dân chúng, nhưng các ông lại không ý thức mình phải phục vụ để đáp ứng các nhu cầu này của họ.
- C 13-14 : + “Chính anh em hãy cho họ ăn” : Đức Giê-su trao trách nhiệm cho các môn đệ phải lo phục vụ dân chúng không những về tinh thần mà cả về thể xác nữa. Trong kinh “Thương người có mười bốn mối” của Hội Thánh cũng đề cập đến các việc bác ái cụ thể mà người tín hữu có bổn phận phải chu tòan như : cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. + “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá” : Bánh và cá là thức ăn thường ngày của dân chúng miền biển hồ Ga-li-lê. Năm chiếc bánh và hai con cá ở đây là của một bé trai (x. Ga 6,9). Tuy nhiên số thức ăn này chẳng thấm vào đâu so với đám đông dân chúng. Điều này nói lên khả năng hữu hạn của các môn đệ. Nhưng Đức Giê-su lại muốn các ông cộng tác bằng việc góp phần nhỏ bé ấy vào phép lạ lớn lao mà Người sắp thực hiện. + Anh em hãy bảo họ ngả mình : Thời xưa người miền Cận Đông thường ăn tiệc trong tư thế nằm nghiêng trên giường. + thành từng nhóm khoảng 50 người một : Họp thành từng nhóm gợi lại việc ông Mô-sê tổ chức dân Do-thái thành từng nhóm trong sa mạc thời Xuất hành, là cách tổ chức lý tưởng của dân Chúa (x. Xh 18,21.25). Đức Giê-su muốn các môn đệ tổ chức đám đông ô hợp thành từng cộng đoàn. Các ông trở nên những “Thừa tác viên” phục vụ cho cộng đoàn ấy.
- C 15-17 : + Các môn đệ làm y như vậy : Các môn đệ mau mắn làm theo Lời Đức Giê-su dạy, dù lúc ấy các ông chưa biết Người định làm gì. + Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá... : theo phong tục của người Do thái thì trước bữa ăn, gia trưởng thường đọc một kinh cảm tạ Thiên Chúa. Ở đây Đức Giê-su cũng cầu nguyện bằng một nghi thức có tính phung vụ như Lu-ca viết : “Cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ”. Những cử chỉ này giống như khi Người lập bí tích Thánh Thể ngày thứ Năm tuần thánh tại nhà Tiệc ly (x. Lc 22,19), và trong bữa ăn tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x.Lc 24,30). + Trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông : Đức Giê-su không trực tiếp trao bánh, nhưng Người trao qua trung gian là các môn đệ. Ngày nay vai trò của các linh mục và phó tế cũng giống như vậy trong các cộng đoàn và các xứ đạo. + Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê... Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng : No nê và dư thừa nói lên đồ ăn dồi dào. Điều này đã ứng nghiệm về bữa tiệc Thiên Sai mà I-sai-a đã báo trước: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon” (Is 25,6), 12 thúng đầy tương ứng với 12 môn đệ phục vụ dân chúng hôm ấy. Việc các môn đệ thu nhặt lại số bánh và cá dư cho thấy bữa ăn này sẽ còn tiếp tục kéo dài để đón thêm những thực khách đông đảo trong các thánh lễ sau này.
4. CÂU HỎI :
1) Thánh lễ gồm có hai phần chính là những phần nào?
2) Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải góp phần phục vụ dân chúng cả về phương diện thể xác nữa?
3) Tại sao Đức Giê-su lại bảo môn đệ cho dân chúng ngả mình nằm thành từng nhóm 50 người?
4) Tại sao Đức Giê-su lại sử dụng 5 chiếc bánh và hai con cá do môn đệ góp để nhân ra nhiều?
5) Ngày nay những cử chỉ của Đức Giê-su làm trong phép lạ nhân bánh ra nhiều được Hội thánh lặp lại trong lễ nghi nào?
6) Trong Thánh lễ khi nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa?
7) Trường hợp bánh rượu đã được truyền phép bị hư hỏng không ăn uống được, thì bấy giờ có còn là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su nữa không?
8) Ta phải có thái độ nào đối với những mụn Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất?
9) Mỗi ngày các tín hữu được rước lễ mấy lần? 10) Tại sao các tín hữu nên năng rước lễ mỗi ngày?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).
2. CÂU CHUYỆN :
1) LỊCH SỬ LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA :
Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ thánh Chris-ti-a-na, tới lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy tấm bánh mới truyền phép đã biến thành Thân Mình Chúa Giê-su chịu tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương bị đóng đinh ở hai bàn tay bàn chân và vết lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi, vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được. Sau đó, vị linh mục này đã đến xin yết kiến Đức Giáo Hoàng Ur-ba-nô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định sự việc đó thực là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo Hoàng Ur-ba-nô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giê-su và truyền mừng lễ này trong toàn Hội thánh.
2) “MÌNH THÁNH Ở TRONG LÒNG TÔI” :
Thời kỳ cách mạng Pháp, có một cha xứ miền Bờ-ta-nhờ (Bretagne) đưa Mình Thánh Chúa đến cho một gia đình. Theo giúp Cha là một cậu bé tên là Ben-gia-manh (Benjamin). Bấy giờ cha xứ bị bọn lính phát hiện và đuổi theo rất gấp. Ngài vội dúi vào tay cậu bé chiếc hộp nhỏ có đựng Mình Thánh Chúa trước khi chạy trốn. Sau đó cha đã bị bắt và bị giết chết. Bấy giờ cậu bé Ben-gia-manh vừa chạy vừa mở hộp lấy Mình Thánh Chúa bỏ vào miệng mà nuốt đi. Sau đó cậu bé cũng bị bắt và bị tra hỏi về nơi đã cất giấu Mình Thánh Chúa. Cậu hiên ngang chỉ tay vào người mình và nói: “Mình Thánh Chúa đang ở trong người tôi đây này ! Các ông hãy mổ ra mà lấy”. Bọn lính điên tiết đã đâm chết cậu bé rồi chôn vùi xác chết của hai cha con dưới một gốc cây sồi ở đầu làng. Một thời gian sau khi cuộc cách mạng lụi tàn và thất bại. Một hôm một cơn bão lốc xóay rất mạnh đã đốn ngã đổ cây sồi cổ thụ kia, để lộ ra hai xác chết của cha xứ và cậu bé giúp lễ. Người ta đã phát hiện ra Mình Thánh Chúa vẫn đang còn ngự trong người cậu khi thấy thân xác cậu vẫn luôn ngời sáng ánh hào quang.
3) PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA DO THÁNH AN-TÔN THỰC HIỆN :
Một phép lạ khác xảy ra với thánh An-tôn Pa-đô-va. Có một người Do thái, tên là Bôn-vi-lô, không tin và thường nhạo báng Phép Thánh Thể. Thánh An-tôn giải thích thế nào chăng nữa thì ông ta vẫn cứ thế. Một hôm, ngài nói với ông ta giống như thách thức : “Nếu con lừa ông cưỡi mà quì xuống và thờ lạy Chúa ngự trong hình bánh thì ông có tin không?” Ông ta nghĩ đó chỉ là một câu nói chơi và đã nhận lời thách thức. Hai ngày liền, ông ta không cho lừa ăn, rồi dẫn tới chợ để có đông người chứng kiến. Giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh An-tôn kiệu Mình Thánh Chúa đến gần. Con lừa quên đói, không ngó ngàng gì đến lúa mạch, quay sang thánh An-tôn quì gối xuống cúi đầu thờ lạy Chúa cho đến khi thánh An-tôn kiệu Mình Thánh đi qua. Mọi người đều quì xuống thờ lạy Chúa Thánh Thể và hoan hô thánh An-tôn.
4) ĐỨC GIÊ-SU HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI NGHÈO ĐANG CHỜ ĐƯỢC PHỤC VỤ :
Đức Hồng Y Ca-ma-ra về ban phép Thêm sức cho trẻ em trong một xứ đạo. Khi đến nơi, Ngài thấy cả xứ đạo đang quỳ gối đấm ngực than khóc như vừa gặp đại hoạ. Thì ra đêm trước, trong khi mọi người mê mải chuẩn bị đón Đức Hồng Y, thì kẻ trộm đã lẻn vào nhà thờ ăn trộm các bình đựng Mình Thánh. Chúng đổ Mình Thánh ra ngoài vườn, lấy đi những bình mạ vàng mà chúng tưởng bằng vàng thật. Đây thật là tội phạm thánh nặng nề.
Thế nhưng trong bài giảng lễ hôm ấy, Đức Hồng Y Ca-ma-ra đã làm cho mọi người kinh ngạc khi Ngài nói : Tại sao hôm nay anh chị em mới than khóc. Hằng ngày biết bao lần Chúa Giê-su vẫn bị nhục mạ, hành hạ, chà đạp, bị giết chết nơi những người nghèo khổ, vô gia cư, trẻ mồ côi … Sao chẳng thấy ai than khóc? Anh chị em không biết sao, những người nghèo ấy chính là hiện thân của Chúa Giê-su, là Thân Mình Chúa giữa đời thường cần được chúng ta chăm sóc.
Nói như thế, Đức Hồng Y không có ý coi thường phép Mình Thánh Chúa. Nhưng Ngài có ý nhắc cho các tín hữu về khía cạnh thường bị quên lãng. Đó là chúng ta cần phải hiệp thông với nhau khi dự thánh lễ tại nhà thờ mà còn phải hiệp thông với nhau trong cuộc sống xã hội nữa.
3. THẢO LUẬN :
1) Khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, chúng ta cần ăn mặc thế nào? Có nên đi trễ về sớm không? Cần vào bên trong ghế hay đứng ngoài nhà thờ hút thuốc nói chuyện? 2) Chúng ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi lên rước lễ thế nào?
4. SUY NIỆM :
1) Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể :
Bài Tin mừng đã thuật lại phép lạ Đức Giê-su làm trong sa mạc là nhân 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá ra nhiều, để nuôi đám đông dân chúng gồm năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà con trẻ, và sau khi ăn xong còn thu lại được 12 thúng đầy bánh vụn.
Phép lạ này nhắc lại việc Đức Chúa đã làm trong thời Xuất Hành của dân Ít-ra-en do Mô-sê lãnh đạo: Khi ấy Đức Chúa đã ban cho con cháu Gia-cóp “man-na” trong suốt thời gian 40 năm đi trong sa mạc. Con số 12 thúng bánh vụn tượng trưng cho 12 chi tộc dân Ít-ra-en.
Phép lạ nhân bánh ra nhiều còn tiên báo về bí tích Thánh Thể Đức Giê-su sẽ thực hiện trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua sau đó : Khi ấy Người cũng làm những cử chỉ giống như đã làm khi nhân bánh ra nhiều hôm nay : “Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em” (Lc 22,19).
2) Bí Tích Thánh Thể tái diễn lễ hy sinh thánh giá của Đức Giê-su :
Khi thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã nói với các môn đệ rằng : “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em... Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,19.20). Do đó khi lên rước lễ là chúng ta đón nhận chính Thân Mình Máu Huyết của Đức Giê-su và nhờ đó chúng ta sẽ được hiệp thông với Đấng đã chịu chết để đền tội thay cho chúng ta và đã sống lại để phục hồi sự sống siêu nhiên cho chúng ta.
Khi tham dự thánh lễ, chúng ta cần hiệp dâng các nỗi lao công vất vả tượng trưng bằng số tiền xin lễ hay tiền bỏ thau nhà thờ trong lễ Chúa Nhật, kèm theo các bệnh tật đau khổ và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống, kết hiệp với Thân Mình Máu Huyết của Chúa Giê-su, làm lễ vật dâng lên Chúa Cha để đền tội thay loài người và giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.
3) Bí Tích Thánh Thể : bữa tiệc hiệp thông huynh đệ của cộng đoàn :
Thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu có thói quen cử hành "bữa tiệc Thánh Thể" trong khung cảnh "bữa ăn huynh đệ" (A-ga-pe). Mỗi khi họp nhau để cử hành Thánh Thể, các tín hữu đem theo đồ ăn thức uống góp chung lại, rồi dành riêng ra một phần để chia sẻ cho những người nghèo, phần còn lại sẽ ăn chung với nhau thể hiện sự hiệp thông huynh đệ.
Cần tránh thái độ chia rẽ nhau khi tham dự bữa tiệc thánh giống như giáo đoàn Cô-rin-tô đã bị thánh Phao-lô quở trách: Một số người giàu hẹn nhau mang nhiều đồ ăn ngon đến sớm để ngồi chung với nhau, và cùng nhau ăn uống trước bữa ăn chung (A-ga-pê) của cộng đoàn. Như vậy bữa tiệc huynh đệ bị phân hóa thành hai lớp người giàu nghèo: Kẻ nghèo bị đói bụng đang khi người giàu lại no say! Để dẹp bỏ tệ nạn ấy, Thánh Phao-lô nhắc lại truyền thống bữa Tiệc ly của Chúa. Ngài trích dẫn một bản văn phụng vụ về việc Chúa Giê-su đã lập bí tích Thánh Thể (cc 23-27). Sau đó (cc 28-34) ngài khuyến khích giáo đoàn Cô-rinh-tô cử hành bí tích Thánh Thể sao cho xứng đáng và đúng với mục đích là bữa ăn chia sẻ trong tình yêu thương huynh đệ. Người ta sẽ tham dự bữa tiệc Thánh Thể cách bất xứng khi họ không biết chia sẻ cơm bánh cho người nghèo, không ý thức Hội Thánh chính là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Ki-tô là Đầu nên cần phải hiệp thông chia sẻ trong bữa tiệc thánh yêu thương.
4) Cần nối dài sự hiệp thông chia sẻ trong cuộc sống :
Mỗi phút giây qua đi, có biết bao tấm bánh vật chất được bẻ ra để nuôi sống thân xác con người. Trong mỗi tấm bánh ấy cũng có bóng dáng của bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su. Nếu ta siêng năng đến nhà thờ lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng chia sẻ tấm bánh vật chất cho tha nhân giữa đời thường. Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta cần nhớ lời thánh Phao-lô : “Mỗi lần ăn bánh và uống chén nầy, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa” (1 Cr 11,26-27). Ngoài ra, trong Thánh lễ, Hội thánh luôn cầu nguyện cho sự hiệp thông cộng đoàn như sau : ”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Ki-tô” (Kinh Tạ ơn II).
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa Giê-su mà thôi, nhưng còn liên kết với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là Thân Mình Chúa Giê-su, tất cả mọi người sẽ nên chi thể của Người như lời thánh Phao-lô : “khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1 Cr 10,16-17).
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU THÁNH THỂ. Chúa muốn chúng con kết hiệp mật thiết để được nên một với Chúa. Đòi hỏi đó làm cho chúng con cảm thấy lúng túng, vì cho tới nay chúng con vẫn chưa dứt bỏ được những thói hư tật xấu cùng những đam mê tội lỗi. Xin cho chúng con sẵn sàng nói “không” với những gì gian ác xấu xa thuộc về ma quỷ và năng đón rước Chúa mỗi ngày, để chúng con được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa, và sau này cùng được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên Nước Trời.- AMEN.
Chớ Xin Nhiều
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:41 15/06/2022
Chớ Xin Nhiều
Bản thân đang phụ trách một địa bàn mục vụ trong đó có một số bà con di dân từ miền Bắc vào, vì sinh kế. Có lẽ do thói quen hay tập quán giao tiếp, tạm gọi là đạo đức của mình nên mỗi lần đến gặp tôi, linh mục quản xứ, để trình bày nhu cầu nào đó, bà con thường mào đầu bằng các câu: “Chúng con xin trông ơn cha” hay “xin cha thương ban”… Quả thật đã hơn một lần tôi không kìm được sự khó chịu nên đã buột miệng: “nếu anh chị em còn nói những câu như thế thì tôi không giải quyết chuyện gì cả”. Sau cơn nắng nóng, trời lại dịu mát, tôi dịu giọng giải thích: “giả như có một ai đó là lương dân hay bà con khác đạo ở đây, nghe thấy thì họ nghĩ ông cha này ra sao đây? Ông ta chắc là khó tính, hà khắc hay là bủn xỉn, keo kiệt dữ lắm?” Từ dữ kiện đời thường trên, chúng ta lần lên chuyện giữa chúng ta với Thiên Chúa, với những vị, những đấng bậc đang cầm quyền trong Hội Thánh cũng như ngoài xã hội.
Chuyện giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta là hãy cầu nguyện liên lỉ nhưng Người dạy ta là khi cầu nguyện thì “chớ có nhiều lời như anh em lương dân” (x.Mt 6,7). Không ai chối bỏ chuyện cần phải cầu xin. Trong kinh “Lạy Cha” lời kinh duy nhất mà Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện thì chữ “xin” xuất hiện trên ba lần. Trong các kinh nguyện của các cử hành Phụng Vụ thì lời cầu xin không thể nói là ít được. Chúng ta phải xin để ý thức rằng mọi sự là do ân sủng Chúa ban (tout est grâce). “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công…” (Tv 126). Tuy nhiên, nếu không để ý thì việc mãi miết cầu xin đích thị là một lỗi lớn, có khi là tội không nhỏ. Xin đan cử một vài thứ tội sau mà có thể vì vô tri mà chúng ta vướng phải:
Tội thứ nhất: Làm biến dạng chân dung của Thiên Chúa. Thay vì tôn thờ một Thiên Chúa là Cha nhân hậu, giàu lòng xót thương, chậm bất bình và rất mực khoan dung thì chúng ta đã vẽ trong tâm trí mình một vị thần hà khắc, chờ con người sai lỗi để trừng phạt và có khi phạt cả con cháu đến ba bốn đời. Thay vì tôn thờ một Thiên Chúa là người cha trên các người cha vốn biết con cái mình cần những gì và sẵn sàng ban phát điều tốt nhất thì chúng ta đã hình dung Chúa như một vị thần keo kiệt bủn xỉn hay như một ông chủ gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát (x.Mt 25,14-39).
Tội thứ hai: Tự biến mình thành người nô lệ chứ không phải là con cái. Ở trong nhà Cha mà chúng ta cứ hành xử như mình là người làm thuê hay là người nô lệ. Phải xin nhiều thì mới được nhậm lời thì chúng ta vô tình hay hữu ý quên rằng “mọi sự của cha cũng là của con” (x.Lc 15,31). Trong Đức Kitô, đã được thừa hưởng gia tài Thiên Chúa hứa ban thế mà chúng ta làm như mình không được chút quyền nào cả. Cứ mãi cầu xin tha thứ thì chúng ta quên rằng Thiên Chúa đã tha cho ta ngay cả khi ta còn là tội nhân. Quên điều này thì chúng ta cũng dễ quên rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta được hưởng tình thương tha thứ của Người bằng cách tha thứ cho anh em, bằng cách đem những cái bên trong ra mà phân phát, bằng cách khoan dung, quảng đại, không xét đoán tha nhân… Khi biến mình thành nô lệ hay là người làm thuê thì chúng ta vừa bỏ quên quyền lợi lại vừa xao lãng nghĩa vụ của mình. Một trong những nghĩa vụ của người con trong gia đình là phải làm rạng rỡ gia phong. Đây chính là việc làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x.Mt 6,9-10). Là con cái trong nhà, chúng ta còn có nghĩa vụ yêu thương, liên đới với anh chị em của mình.
Chuyện giữa chúng ta với Hội Thánh, với xã hội, với quê hương, đất nước: Xin nhiều quá, cái gì cũng xin thì ta đang có lỗi với Đấng thiết lập Hội Thánh, với tiên tổ, những vị đã có công dựng xây quê hương, đất nước.
Tội thứ nhất: Cái gì cũng xin thì ta vô tình làm biến dạng những vị điều hành, lãnh đạo Hội Thánh, lãnh đạo quê huơng đất nước thành những ông chủ chứ không còn là đầy tớ của đoàn chiên, của nhân dân. Xin nhiều quá thì chúng ta rất có thể làm cớ cho những người vốn là đầy tớ nhân dân trở thành độc đoán, độc quyền và có thể thành độc tài, độc ác vì lợi, vì danh. Xin nhiều quá thì chúng ta có thể vô tình làm cớ cho những mục tử nhân lành vốn phải sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đoàn chiên lại thành những kẻ chăn thuê, chỉ biết lấy sữa, xén lông các con chiên béo mập mà bỏ rơi các con chiên bệnh hoạn tật nguyền. Xin nhiều quá cũng gây ra tệ nạn “giáo sĩ trị”.
Tội thứ hai: Cung cách hành xử kiểu cái gì cũng xin sẽ làm chúng ta quên mất mình là công dân, là thành viên của xã hội này, đất nước này. Nếu cái gì cũng xin thì chúng ta đã quên mất mình là một phần tử trong đoàn dân Chúa, đã được Đức Kitô thông chia các chức vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của Người.
Là thành viên của một xã hội, là công dân của một quốc gia, là phần tử của Hội Thánh, chúng ta vừa có những quyền lợi căn bản hợp pháp vừa có những nghĩa vụ chính đáng, tất yếu của một công dân, của một người con cái Chúa trong lòng Hội Thánh mẹ. Đã là quyền lợi chính đáng, đã là nghĩa vụ phải đạo thì chúng ta phải hành xử cách tự do và tự nguyện. Và do đó không thể để chuyện xin xỏ hay xin – cho tồn tại tràn lan. Nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả đất nước chúng ta cũng đang nỗ lực hoàn thiện cơ cấu pháp luật để bãi bỏ dần cơ chế xin – cho.
Ngày nay nước nhà chúng ta đang chuyển dần các thủ tục xin xỏ qua hình thức đăng ký. Đây là một nét tiến bộ, nhưng cũng là một quy luật tất yếu để người dân phát huy vai trò làm chủ, để không chỉ minh nhiên hành xử các quyền lợi căn bản mà còn tích cực thực thi các nghĩa vụ chính đáng của mình. Bộ Giáo Luật 1983 đã quy định rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của người tín hữu, của tín hữu hàng giáo dân từ điều 208 đến 231. Chẳng hạn điều 213: “Các tín hữu có quyền được lãnh nhận từ các Chủ chăn sự hỗ trợ nhờ các của cải thiêng liêng của Hội Thánh, nhất là Lời Chúa và các Bí tích” hoặc điều 222.2: “Các tín hữu có bổn phận cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng tư để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa”…
Xin khẳng định rằng không thể hoàn toàn bãi bỏ việc xin. Với Thiên Chúa, khi ta cầu xin là ta nhìn nhận mọi sự đều là hồng ân. Mọi sự ta đang có và nhất là sự “ta là” tức là sự hiện hữu của ta cũng như mọi vật mọi loài đều do bởi quyền năng và tình thương của Chúa. Ngay cả đối với những tập thể xã hội hay với Hội thánh thì chuyện xin vẫn còn đó. Điều này nói lên sự cần thiết, sự phụ thuộc của ta đối với Hội Thánh, đối với xã hội, vì không ai là một hòn đảo. Tuy nhiên, không thể và không được phép hành xử kiểu cái gì cũng xin. Thiết nghĩ rằng trong nhiều nguyên nhân phát sinh căn bệnh xin nhiều thì tình trạng “phép vua thua lệ làng” một nguyên nhân lớn. Chẳng hạn luật về “dâng lễ đồng tế” đã được Hội thánh hướng dẫn, thế mà tại nhiều giáo phận vẫn có đó tình trạng quy định ngặt hơn. Chuyện các giáo xứ thêm thắt các tục lệ để lãnh nhận các bí tích hay cử hành bí tích hôn phối thì vẫn còn đó. Ngoài thủ tục giấy tờ, điều kiện khắt khe thì chuyện nhiều giáo xứ dứt khoát không cho tín hữu đủ điều kiện được cử hành bí tích hôn phối trong Mùa Vọng, Mùa Chay là có thật. Theo lời dạy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong sao các Đấng bậc đứng đầu các giáo phận cương quyết loại bỏ các hình thái “cấp quota ân sủng” thì tình trạng “xin nhiều” sẽ giảm dần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Bản thân đang phụ trách một địa bàn mục vụ trong đó có một số bà con di dân từ miền Bắc vào, vì sinh kế. Có lẽ do thói quen hay tập quán giao tiếp, tạm gọi là đạo đức của mình nên mỗi lần đến gặp tôi, linh mục quản xứ, để trình bày nhu cầu nào đó, bà con thường mào đầu bằng các câu: “Chúng con xin trông ơn cha” hay “xin cha thương ban”… Quả thật đã hơn một lần tôi không kìm được sự khó chịu nên đã buột miệng: “nếu anh chị em còn nói những câu như thế thì tôi không giải quyết chuyện gì cả”. Sau cơn nắng nóng, trời lại dịu mát, tôi dịu giọng giải thích: “giả như có một ai đó là lương dân hay bà con khác đạo ở đây, nghe thấy thì họ nghĩ ông cha này ra sao đây? Ông ta chắc là khó tính, hà khắc hay là bủn xỉn, keo kiệt dữ lắm?” Từ dữ kiện đời thường trên, chúng ta lần lên chuyện giữa chúng ta với Thiên Chúa, với những vị, những đấng bậc đang cầm quyền trong Hội Thánh cũng như ngoài xã hội.
Chuyện giữa chúng ta với Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta là hãy cầu nguyện liên lỉ nhưng Người dạy ta là khi cầu nguyện thì “chớ có nhiều lời như anh em lương dân” (x.Mt 6,7). Không ai chối bỏ chuyện cần phải cầu xin. Trong kinh “Lạy Cha” lời kinh duy nhất mà Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện thì chữ “xin” xuất hiện trên ba lần. Trong các kinh nguyện của các cử hành Phụng Vụ thì lời cầu xin không thể nói là ít được. Chúng ta phải xin để ý thức rằng mọi sự là do ân sủng Chúa ban (tout est grâce). “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công…” (Tv 126). Tuy nhiên, nếu không để ý thì việc mãi miết cầu xin đích thị là một lỗi lớn, có khi là tội không nhỏ. Xin đan cử một vài thứ tội sau mà có thể vì vô tri mà chúng ta vướng phải:
Tội thứ nhất: Làm biến dạng chân dung của Thiên Chúa. Thay vì tôn thờ một Thiên Chúa là Cha nhân hậu, giàu lòng xót thương, chậm bất bình và rất mực khoan dung thì chúng ta đã vẽ trong tâm trí mình một vị thần hà khắc, chờ con người sai lỗi để trừng phạt và có khi phạt cả con cháu đến ba bốn đời. Thay vì tôn thờ một Thiên Chúa là người cha trên các người cha vốn biết con cái mình cần những gì và sẵn sàng ban phát điều tốt nhất thì chúng ta đã hình dung Chúa như một vị thần keo kiệt bủn xỉn hay như một ông chủ gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát (x.Mt 25,14-39).
Tội thứ hai: Tự biến mình thành người nô lệ chứ không phải là con cái. Ở trong nhà Cha mà chúng ta cứ hành xử như mình là người làm thuê hay là người nô lệ. Phải xin nhiều thì mới được nhậm lời thì chúng ta vô tình hay hữu ý quên rằng “mọi sự của cha cũng là của con” (x.Lc 15,31). Trong Đức Kitô, đã được thừa hưởng gia tài Thiên Chúa hứa ban thế mà chúng ta làm như mình không được chút quyền nào cả. Cứ mãi cầu xin tha thứ thì chúng ta quên rằng Thiên Chúa đã tha cho ta ngay cả khi ta còn là tội nhân. Quên điều này thì chúng ta cũng dễ quên rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta được hưởng tình thương tha thứ của Người bằng cách tha thứ cho anh em, bằng cách đem những cái bên trong ra mà phân phát, bằng cách khoan dung, quảng đại, không xét đoán tha nhân… Khi biến mình thành nô lệ hay là người làm thuê thì chúng ta vừa bỏ quên quyền lợi lại vừa xao lãng nghĩa vụ của mình. Một trong những nghĩa vụ của người con trong gia đình là phải làm rạng rỡ gia phong. Đây chính là việc làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x.Mt 6,9-10). Là con cái trong nhà, chúng ta còn có nghĩa vụ yêu thương, liên đới với anh chị em của mình.
Chuyện giữa chúng ta với Hội Thánh, với xã hội, với quê hương, đất nước: Xin nhiều quá, cái gì cũng xin thì ta đang có lỗi với Đấng thiết lập Hội Thánh, với tiên tổ, những vị đã có công dựng xây quê hương, đất nước.
Tội thứ nhất: Cái gì cũng xin thì ta vô tình làm biến dạng những vị điều hành, lãnh đạo Hội Thánh, lãnh đạo quê huơng đất nước thành những ông chủ chứ không còn là đầy tớ của đoàn chiên, của nhân dân. Xin nhiều quá thì chúng ta rất có thể làm cớ cho những người vốn là đầy tớ nhân dân trở thành độc đoán, độc quyền và có thể thành độc tài, độc ác vì lợi, vì danh. Xin nhiều quá thì chúng ta có thể vô tình làm cớ cho những mục tử nhân lành vốn phải sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì đoàn chiên lại thành những kẻ chăn thuê, chỉ biết lấy sữa, xén lông các con chiên béo mập mà bỏ rơi các con chiên bệnh hoạn tật nguyền. Xin nhiều quá cũng gây ra tệ nạn “giáo sĩ trị”.
Tội thứ hai: Cung cách hành xử kiểu cái gì cũng xin sẽ làm chúng ta quên mất mình là công dân, là thành viên của xã hội này, đất nước này. Nếu cái gì cũng xin thì chúng ta đã quên mất mình là một phần tử trong đoàn dân Chúa, đã được Đức Kitô thông chia các chức vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của Người.
Là thành viên của một xã hội, là công dân của một quốc gia, là phần tử của Hội Thánh, chúng ta vừa có những quyền lợi căn bản hợp pháp vừa có những nghĩa vụ chính đáng, tất yếu của một công dân, của một người con cái Chúa trong lòng Hội Thánh mẹ. Đã là quyền lợi chính đáng, đã là nghĩa vụ phải đạo thì chúng ta phải hành xử cách tự do và tự nguyện. Và do đó không thể để chuyện xin xỏ hay xin – cho tồn tại tràn lan. Nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả đất nước chúng ta cũng đang nỗ lực hoàn thiện cơ cấu pháp luật để bãi bỏ dần cơ chế xin – cho.
Ngày nay nước nhà chúng ta đang chuyển dần các thủ tục xin xỏ qua hình thức đăng ký. Đây là một nét tiến bộ, nhưng cũng là một quy luật tất yếu để người dân phát huy vai trò làm chủ, để không chỉ minh nhiên hành xử các quyền lợi căn bản mà còn tích cực thực thi các nghĩa vụ chính đáng của mình. Bộ Giáo Luật 1983 đã quy định rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của người tín hữu, của tín hữu hàng giáo dân từ điều 208 đến 231. Chẳng hạn điều 213: “Các tín hữu có quyền được lãnh nhận từ các Chủ chăn sự hỗ trợ nhờ các của cải thiêng liêng của Hội Thánh, nhất là Lời Chúa và các Bí tích” hoặc điều 222.2: “Các tín hữu có bổn phận cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng tư để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa”…
Xin khẳng định rằng không thể hoàn toàn bãi bỏ việc xin. Với Thiên Chúa, khi ta cầu xin là ta nhìn nhận mọi sự đều là hồng ân. Mọi sự ta đang có và nhất là sự “ta là” tức là sự hiện hữu của ta cũng như mọi vật mọi loài đều do bởi quyền năng và tình thương của Chúa. Ngay cả đối với những tập thể xã hội hay với Hội thánh thì chuyện xin vẫn còn đó. Điều này nói lên sự cần thiết, sự phụ thuộc của ta đối với Hội Thánh, đối với xã hội, vì không ai là một hòn đảo. Tuy nhiên, không thể và không được phép hành xử kiểu cái gì cũng xin. Thiết nghĩ rằng trong nhiều nguyên nhân phát sinh căn bệnh xin nhiều thì tình trạng “phép vua thua lệ làng” một nguyên nhân lớn. Chẳng hạn luật về “dâng lễ đồng tế” đã được Hội thánh hướng dẫn, thế mà tại nhiều giáo phận vẫn có đó tình trạng quy định ngặt hơn. Chuyện các giáo xứ thêm thắt các tục lệ để lãnh nhận các bí tích hay cử hành bí tích hôn phối thì vẫn còn đó. Ngoài thủ tục giấy tờ, điều kiện khắt khe thì chuyện nhiều giáo xứ dứt khoát không cho tín hữu đủ điều kiện được cử hành bí tích hôn phối trong Mùa Vọng, Mùa Chay là có thật. Theo lời dạy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong sao các Đấng bậc đứng đầu các giáo phận cương quyết loại bỏ các hình thái “cấp quota ân sủng” thì tình trạng “xin nhiều” sẽ giảm dần.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Bánh rượu Menkixêđê – Bánh Rượu Giêsu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
13:43 15/06/2022
Bánh rượu Menkixêđê – Bánh Rượu Giêsu
Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm – C
( Lc 9, 11b-17)
Hôm nay, Giáo hội cử hành trọng thể Mầu nhiệm đã được thiết lập trong bữa Tiệc Ly là Mình Máu Thánh Chúa. Đây là một trong 5 lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Nếu hằng năm được nhớ đến vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, thì hôm nay được biểu lộ cho tất cả, được bao bọc bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo hội bằng việc cử hành lễ của Chúa, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu với cao điểm là Rước Kiệu Mình Thánh, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể. Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Bánh rượu Menkixêđê dâng tiến
Nói đến Mình Thánh Chúa Giêsu là nói đến bánh dưới dạng « lương thực ». Từ « bánh thánh » có nghĩa là « hy sinh » : từ này được dùng để chỉ các lễ hy sinh Cựu Ước như : lễ vật của Aben tôi trung của Chúa, hy lễ của Abraham, và lễ vật tinh tuyền của Menkixêđê, thượng tế của Chúa.
Bài đọc I trích sáng Sáng Thế (14,18-20) đề cập đến bánh và rượu của Menkixêđê vua thành Salem mang đến xin Chúa chúc phúc. Menkixêđê là ai vậy? Ông là một nhân vật hơi huyền bí, không cha, không mẹ; đột nhiên xuất hiện rồi lại biến mất, những người bà con họ hàng cũng không hay biết về nguồn gốc, ông khác biệt bởi nhân đức cao vời nên người ta gọi ông là « Menkixêđê » vua Công Chính.
Một ngày kia ông xuất hiện trên núi sau này là núi Sion (Giêrusalem) và vạch ra những danh giới cho một thành gọi là « Salem », thành hòa bình. Ông sống ở đó trong thinh lặng và an bình, phụng sự Thiên Chúa, Đấng sáng tạo trời đất và dạy người ta ca tụng Danh Thánh Chúa. Ông không chỉ là người tôn thờ vị Thượng Tế Tối Cao, mà còn dâng bánh và rượu, lễ vật hy sinh và những hoa quả đầu mùa lên Chúa.
Thánh lễ này, chúng ta dâng lên Chúa bánh rượu "là hoa màu ruộng đất và lao công vất vả của con người" để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Và như vậy, Thánh lễ đã bắt nguồn từ xa xưa và kiện toàn mọi lễ dâng từ thời Abel qua Melkisedek cho tới nay. Menkixêđê là hình ảnh báo trước về Chúa Kitô sau này.
Bánh rượu của Chúa Giêsu
Cựu Ước có rất nhiều dấu chỉ và biểu tượng về Bí tích Thánh Thể được hoàn tất trong Tân Ước. Các hình ảnh tiên trưng về Bích tích Thánh Thể như : lễ vật của Abraham, Menkixêđê, Manna trong sa mạc, bánh trưng hiến trong Đền Thờ Giêrusalem, đặc biệt là chiên Vượt Qua.
Chúa Giêsu đã chọn bánh và rượu làm dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Người nơi trần gian. Bánh và rượu do vị thượng thế Menkixêđê dâng tiến (Ga 14, 18) báo trước về bánh và rượu do Chúa Giêsu, Thượng Tế Tối Cao, Vua muôn thủa dâng tiến ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Vì Chúa Giêsu « đã trở thành Thượng tế cho đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê » (Dt 6,20).
Tối hôm trước ngày chịu khổ hình, sau bữa Tiệc Ly Vượt Qua, Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : « Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta ». Đoạn, cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn, trao cho họ và họ uống cạn chén ấy. Và nói : « Chén này là Tân Ước trong Máu Ta » (1 Cr 11, 23-26). Chỉ trong mấy câu vắn tắt, Phaolô đã thuật lại toàn bộ lịch sử tình yêu cứu độ của Thiên Chúa với con người. Không chỉ là quá khứ mà còn được dự đoán trong tương lai.
Dưới hình bánh rượu, Chúa Giêsu đã tự trao ban chính mình cách hoàn toàn, chứ không phải chỉ một phần. Chúa Giêsu hiện diện thực sự ở đó trót Mình và Máu Người, để dâng lên Chúa Cha một hiến lễ không đổ máu và trở nên lương thực cho linh hồn tín hữu. Bánh rượu của Chúa Giêsu mang thêm ý nghĩa lịch sử và giao ước cũ. Ðây không chỉ là hoa màu ruộng đất nhưng còn là công lao của con người. Thiên nhiên và con người đều phải trở nên tạo vật mới nhờ mầu nhiệm Chúa Giêsu nơi Bí Tích Bánh Rượu mà chúng ta tiếp tục dâng trên bàn thờ để cho thế gian được sống (Ga 6,51).
Bước theo Bánh Giêsu
Ở mọi nơi mọi thời, Chúa Giêsu muốn gặp gỡ con người và mang đến cho họ sự sống của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng bánh và rượu, một thứ lương thực đơn giản gồm một ít nước và bột, giống như thức ăn của người nghèo. Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa, một cử chỉ đầy ý nghĩa.
Khi đi kiệu và thờ lạy, chúng ta hướng nhìn vào Bánh Thánh đã được truyền phép là chính Chúa Giêsu và bước theo Bánh ấy, đưa Bánh Thiêng từ Trời xuống vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta; với ước muốn xin Chúa Giêsu cùng đi với chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đi, và sống bất cứ nơi nào chúng ta sống.
Trong lễ của Chúa, chúng ta tuyên xưng rằng Bí Tích Thánh Thể thuộc trọn về mình, là chính sự sống của mình, là nguồn mạch tình yêu chiến thắng sự chết. Từ sự hiệp thông với Chúa Kitô Thánh Thể, phát sinh tình bác ái có sức biến đổi cuộc đời chúng ta và nâng đỡ cuộc hành trình của tất cả chúng ta đang tiến về quê trời vinh phúc.
Khi rước kiệu, chúng ta bước theo Bánh Giêsu và cầu xin Bánh chỉ cho chúng ta đường phải đi đến với Giáo hội. Nhìn vào nhân loại đau khổ, lang thang bấp bênh giữa ba đào, đang bị cái đói về thể lý và tâm lý hành hạ. Xin Chúa ban cho nhân loại bánh để nuôi dưỡng xác hồn. Xin cho họ có công ăn việc làm. Xin tẩy rửa và thánh hóa chúng ta trong mọi sự, giúp chúng ta hiểu rằng phải qua Khổ Nạn, qua lời "xin vâng" trên cây Thập Giá, với sự từ bỏ mới đạt tới vinh quang. Xin Chúa qui tụ những ai tản mác khắp nơi về một mối. Xin Chúa hiệp nhất chúng ta với Giáo hội, đoàn kết chúng ta với anh em bị chia rẽ. Và nhất là xin Chúa ban cho chúng ta ơn cứa độ đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm – C
( Lc 9, 11b-17)
Hôm nay, Giáo hội cử hành trọng thể Mầu nhiệm đã được thiết lập trong bữa Tiệc Ly là Mình Máu Thánh Chúa. Đây là một trong 5 lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Nếu hằng năm được nhớ đến vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, thì hôm nay được biểu lộ cho tất cả, được bao bọc bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo hội bằng việc cử hành lễ của Chúa, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu với cao điểm là Rước Kiệu Mình Thánh, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể. Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Bánh rượu Menkixêđê dâng tiến
Nói đến Mình Thánh Chúa Giêsu là nói đến bánh dưới dạng « lương thực ». Từ « bánh thánh » có nghĩa là « hy sinh » : từ này được dùng để chỉ các lễ hy sinh Cựu Ước như : lễ vật của Aben tôi trung của Chúa, hy lễ của Abraham, và lễ vật tinh tuyền của Menkixêđê, thượng tế của Chúa.
Bài đọc I trích sáng Sáng Thế (14,18-20) đề cập đến bánh và rượu của Menkixêđê vua thành Salem mang đến xin Chúa chúc phúc. Menkixêđê là ai vậy? Ông là một nhân vật hơi huyền bí, không cha, không mẹ; đột nhiên xuất hiện rồi lại biến mất, những người bà con họ hàng cũng không hay biết về nguồn gốc, ông khác biệt bởi nhân đức cao vời nên người ta gọi ông là « Menkixêđê » vua Công Chính.
Một ngày kia ông xuất hiện trên núi sau này là núi Sion (Giêrusalem) và vạch ra những danh giới cho một thành gọi là « Salem », thành hòa bình. Ông sống ở đó trong thinh lặng và an bình, phụng sự Thiên Chúa, Đấng sáng tạo trời đất và dạy người ta ca tụng Danh Thánh Chúa. Ông không chỉ là người tôn thờ vị Thượng Tế Tối Cao, mà còn dâng bánh và rượu, lễ vật hy sinh và những hoa quả đầu mùa lên Chúa.
Thánh lễ này, chúng ta dâng lên Chúa bánh rượu "là hoa màu ruộng đất và lao công vất vả của con người" để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Và như vậy, Thánh lễ đã bắt nguồn từ xa xưa và kiện toàn mọi lễ dâng từ thời Abel qua Melkisedek cho tới nay. Menkixêđê là hình ảnh báo trước về Chúa Kitô sau này.
Bánh rượu của Chúa Giêsu
Cựu Ước có rất nhiều dấu chỉ và biểu tượng về Bí tích Thánh Thể được hoàn tất trong Tân Ước. Các hình ảnh tiên trưng về Bích tích Thánh Thể như : lễ vật của Abraham, Menkixêđê, Manna trong sa mạc, bánh trưng hiến trong Đền Thờ Giêrusalem, đặc biệt là chiên Vượt Qua.
Chúa Giêsu đã chọn bánh và rượu làm dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Người nơi trần gian. Bánh và rượu do vị thượng thế Menkixêđê dâng tiến (Ga 14, 18) báo trước về bánh và rượu do Chúa Giêsu, Thượng Tế Tối Cao, Vua muôn thủa dâng tiến ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Vì Chúa Giêsu « đã trở thành Thượng tế cho đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê » (Dt 6,20).
Tối hôm trước ngày chịu khổ hình, sau bữa Tiệc Ly Vượt Qua, Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : « Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta ». Đoạn, cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn, trao cho họ và họ uống cạn chén ấy. Và nói : « Chén này là Tân Ước trong Máu Ta » (1 Cr 11, 23-26). Chỉ trong mấy câu vắn tắt, Phaolô đã thuật lại toàn bộ lịch sử tình yêu cứu độ của Thiên Chúa với con người. Không chỉ là quá khứ mà còn được dự đoán trong tương lai.
Dưới hình bánh rượu, Chúa Giêsu đã tự trao ban chính mình cách hoàn toàn, chứ không phải chỉ một phần. Chúa Giêsu hiện diện thực sự ở đó trót Mình và Máu Người, để dâng lên Chúa Cha một hiến lễ không đổ máu và trở nên lương thực cho linh hồn tín hữu. Bánh rượu của Chúa Giêsu mang thêm ý nghĩa lịch sử và giao ước cũ. Ðây không chỉ là hoa màu ruộng đất nhưng còn là công lao của con người. Thiên nhiên và con người đều phải trở nên tạo vật mới nhờ mầu nhiệm Chúa Giêsu nơi Bí Tích Bánh Rượu mà chúng ta tiếp tục dâng trên bàn thờ để cho thế gian được sống (Ga 6,51).
Bước theo Bánh Giêsu
Ở mọi nơi mọi thời, Chúa Giêsu muốn gặp gỡ con người và mang đến cho họ sự sống của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã dùng bánh và rượu, một thứ lương thực đơn giản gồm một ít nước và bột, giống như thức ăn của người nghèo. Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa, một cử chỉ đầy ý nghĩa.
Khi đi kiệu và thờ lạy, chúng ta hướng nhìn vào Bánh Thánh đã được truyền phép là chính Chúa Giêsu và bước theo Bánh ấy, đưa Bánh Thiêng từ Trời xuống vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta; với ước muốn xin Chúa Giêsu cùng đi với chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đi, và sống bất cứ nơi nào chúng ta sống.
Trong lễ của Chúa, chúng ta tuyên xưng rằng Bí Tích Thánh Thể thuộc trọn về mình, là chính sự sống của mình, là nguồn mạch tình yêu chiến thắng sự chết. Từ sự hiệp thông với Chúa Kitô Thánh Thể, phát sinh tình bác ái có sức biến đổi cuộc đời chúng ta và nâng đỡ cuộc hành trình của tất cả chúng ta đang tiến về quê trời vinh phúc.
Khi rước kiệu, chúng ta bước theo Bánh Giêsu và cầu xin Bánh chỉ cho chúng ta đường phải đi đến với Giáo hội. Nhìn vào nhân loại đau khổ, lang thang bấp bênh giữa ba đào, đang bị cái đói về thể lý và tâm lý hành hạ. Xin Chúa ban cho nhân loại bánh để nuôi dưỡng xác hồn. Xin cho họ có công ăn việc làm. Xin tẩy rửa và thánh hóa chúng ta trong mọi sự, giúp chúng ta hiểu rằng phải qua Khổ Nạn, qua lời "xin vâng" trên cây Thập Giá, với sự từ bỏ mới đạt tới vinh quang. Xin Chúa qui tụ những ai tản mác khắp nơi về một mối. Xin Chúa hiệp nhất chúng ta với Giáo hội, đoàn kết chúng ta với anh em bị chia rẽ. Và nhất là xin Chúa ban cho chúng ta ơn cứa độ đời đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 15/06/2022
Chương 2:
“Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng”
(Rm 5, 5)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ĐỨC CẬY
“Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng”
(Rm 5, 5)
1. Ân sủng của Thiên Chúa rộng lớn, thật phù hợp với mong đợi của con người.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 15/06/2022
9. ĐỊA CẦU HÌNH VUÔNG
Có những người ngu nhưng ngoan cố, cho đến hôm nay mà vẫn cứ ngoan cố cương quyết nói “trời tròn đất vuông (天圓地方)”, và cứ thế tranh luận mãi không nghỉ.
Có người lấy hình quả địa cầu đến cho họ xem, nhưng họ vẫn không tin, lấy luôn mô hình quả đất lại mà họ cũng không tin, lại còn nói:
- “Đây là chuyện tò mò giựt gân của người trí thức dùng để lừa thiên hạ đó mà”.
Họ nói:
- “Quan điểm “địa cầu hình vuông”, không những người Trung Quốc tin, mà người ngoại quốc cũng tin, ví dụ người Trung Quốc chỉ ra một chỗ thì nhất định nói: ‘địa phương (地方) nọ’. Mặc dù chúng ta không hiểu ngoại ngữ, nhưng cũng thấy qua các tác phẩm phiên dịch, người ngoại quốc nói tới một địa phương, thì cũng nhất định nói: ‘địa phương (地方) nọ’, chứ từ trước đến nay không hề nghe ai nói ‘địa tròn (地圓) nọ’ !”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 9:
Có hai loại ngu: một là ngu đần không biết gì cả, cái ngu này làm mệt trí người xung quanh, những vẫn còn tốt; cái ngu thứ hai là không ngu hoàn toàn, mà ngu hơn một nửa, tức là vẫn biết sự việc chung quanh, vẫn biết việc mình làm, nhưng không hề “mở mắt” coi chuyện mình làm có hợp lý không, cái ngu này càng tồi tệ hơn khi họ cứ khư khư nói mình làm đúng, suy nghĩ đúng, thế là vừa ngu vừa ngoan cố.
Có một vài người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng “trời tròn đất vuông”, cho nên họ giữ đạo theo kiểu “tròn vuông”, tức là bên ngoài miệng thì nói đạo lý nhưng bên trong thì nói xấu người khác; bên ngoài thì đưa tay giúp người nhưng bên trong thì đầy mưu mô bốc lột họ; bên ngoài thì cười cười nói nói anh anh em em nhưng bên trong thì tìm cách làm hại anh em; bên ngoài thì hô hào đoàn kết để xây dựng cộng đoàn, nhưng bên trong thì âm thầm kết bè kết cánh để phá hoại cộng đoàn...
Ngày nay mọi người đều biết trời không tròn mà đất cũng chẳng vuông, người giữ đạo theo kiểu “tròn vuông” cũng biết như thế, nhưng họ vẫn cứ ngoan cố nói: “Chết chóc gì mà sợ !”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có những người ngu nhưng ngoan cố, cho đến hôm nay mà vẫn cứ ngoan cố cương quyết nói “trời tròn đất vuông (天圓地方)”, và cứ thế tranh luận mãi không nghỉ.
Có người lấy hình quả địa cầu đến cho họ xem, nhưng họ vẫn không tin, lấy luôn mô hình quả đất lại mà họ cũng không tin, lại còn nói:
- “Đây là chuyện tò mò giựt gân của người trí thức dùng để lừa thiên hạ đó mà”.
Họ nói:
- “Quan điểm “địa cầu hình vuông”, không những người Trung Quốc tin, mà người ngoại quốc cũng tin, ví dụ người Trung Quốc chỉ ra một chỗ thì nhất định nói: ‘địa phương (地方) nọ’. Mặc dù chúng ta không hiểu ngoại ngữ, nhưng cũng thấy qua các tác phẩm phiên dịch, người ngoại quốc nói tới một địa phương, thì cũng nhất định nói: ‘địa phương (地方) nọ’, chứ từ trước đến nay không hề nghe ai nói ‘địa tròn (地圓) nọ’ !”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 9:
Có hai loại ngu: một là ngu đần không biết gì cả, cái ngu này làm mệt trí người xung quanh, những vẫn còn tốt; cái ngu thứ hai là không ngu hoàn toàn, mà ngu hơn một nửa, tức là vẫn biết sự việc chung quanh, vẫn biết việc mình làm, nhưng không hề “mở mắt” coi chuyện mình làm có hợp lý không, cái ngu này càng tồi tệ hơn khi họ cứ khư khư nói mình làm đúng, suy nghĩ đúng, thế là vừa ngu vừa ngoan cố.
Có một vài người Ki-tô hữu cứ nghĩ rằng “trời tròn đất vuông”, cho nên họ giữ đạo theo kiểu “tròn vuông”, tức là bên ngoài miệng thì nói đạo lý nhưng bên trong thì nói xấu người khác; bên ngoài thì đưa tay giúp người nhưng bên trong thì đầy mưu mô bốc lột họ; bên ngoài thì cười cười nói nói anh anh em em nhưng bên trong thì tìm cách làm hại anh em; bên ngoài thì hô hào đoàn kết để xây dựng cộng đoàn, nhưng bên trong thì âm thầm kết bè kết cánh để phá hoại cộng đoàn...
Ngày nay mọi người đều biết trời không tròn mà đất cũng chẳng vuông, người giữ đạo theo kiểu “tròn vuông” cũng biết như thế, nhưng họ vẫn cứ ngoan cố nói: “Chết chóc gì mà sợ !”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lương Thực Ban Sự Sống
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:51 15/06/2022
Lương Thực Ban Sự Sống
(Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô)
Trường sinh bất tử là một ước mơ của con người mọi thời. Các bậc vua chúa, những người lắm tiền, nhiều của xưa nay vẫn tìm mọi cách thế, nhiều phương dược để mong được cải lão hoàn đồng hay kéo dài tuổi thọ nhưng đã hoài công. Dù biết rằng ít có ai can đảm đối diện với sự chết, nhưng rồi người ta vẫn phải chân nhận sự thật là kiếp người đã có sinh thời có tử. Chúng ta không lạ gì chuyện người Do Thái xưa kia cảm thấy chướng tai khi nghe Chúa Giêsu nói về lương thực trường sinh, vì Abraham đã chết và các ngôn sứ cũng đã chết (x.Ga 8,52). Vậy thế nào là trường sinh?
Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận rằng sự sống đời đời là được hiệp thông với Thiên Chúa. Ai ở trong Thiên Chúa, ai có Chúa ở cùng thì đó là người đang sống, nghĩa là có sự sống như thuở ban đầu tạo dựng. Khi tội lỗi xuất hiện thì mới có sự chết. Ngày nay ít có ai hiểu sự chết về mặt thể lý, mà sự chết ở đây có nghĩa là tình trạng chối từ Thiên Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Người. Đến thế gian, sứ vụ của chính yếu của Chúa Kitô chính là nối kết mối dây hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người vốn đã bị cắt lìa ấy.
Thiên Chúa đã tự nguyện đi bước trước trong việc trao ban chính mình qua Người Con Một nhập thể làm người. Và Chúa Kitô đã thể hiện việc trao ban ấy cách cụ thể và trọn vẹn qua bí tích Thánh Thể. Hãy cầm lấy mà ăn…Hãy cầm lấy mà uống…nghĩa là hãy đón nhận chính Đấng vốn là Thiên Chúa nhưng đã đi bước trước để nối lại mối dây giao hòa, thông hiệp. Được giao hòa với Thiên Chúa thì nhân loại chúng ta được hiệp thông với Người và sự sống đích thực sẽ lại ban cho chúng ta. Có sự sống trong mình thì đương nhiên sẽ không còn ở trong bóng tối sự chết và như thế tội lỗi đã được thứ tha.
Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã so sánh cách cụ thể rằng xưa máu con dê, con bò được rảy trên dân còn có sức thanh tẩy những người nhiễm uế thì huống là máu cực thánh châu báu Chúa Kitô. “Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9,14). Chính Chúa Kitô đã minh nhiên phán trong đêm Tiệc ly: Máu Người là máu giao ước mới, đổ ra cho anh em và muôn người đựơc tha tội (x.Mt 26,28). Được tha tội là được hiệp thông với Thiên Chúa và đương nhiên là có sự sống đời đời.
Để có sự sống đời đời, Chúa Kitô cũng đã từng mời gọi là hãy tin vào Người là Đấng mà Thiên Chúa sai đến (x.Ga 6,29). Và Người khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ (Ga 6,35). Đón nhận Chúa Kitô, đặc biệt trong Bí Tích Thánh Thể, đòi hỏi phải có niềm tin và tiếp nhận Thánh Thể cũng là cách thế tuyên xưng đức tin. “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Câu xướng sau khi truyền phép khẳng định chân lý này. Thánh Tông đồ dân ngoại đã phiền trách một số tín hữu thành Côrintô, vì say xỉn, vì chia rẽ, nên đã không có thái độ đức tin mỗi khi tham dự Lễ Bẻ Bánh, và vì thế sẽ chẳng nhận được ơn ích mà trái lại còn gánh lấy án phạt (x.1Cor 11,17-33).
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật lời khẳng định của Chúa Kitô: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17; x. Mt 9,13; Lc5,32). Trong phần hiệp Lễ, các tín hữu thành khẩn: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con…”, và còn thú nhận: “con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…”. Những lời này nhắc nhủ đoàn tín hữu về thân phận tội lỗi và bất xứng của mình. Chỉ nhờ quyền năng và tình yêu của Đấng Cứu Độ, qua việc Người trao ban chính Người thì chúng ta mới nên xứng đáng, tức là nên lành mạnh. Đọc Tin Mừng, đặc biệt qua câu chuyên của Lêvi, của Giakêu, Mađalêna, chúng ta thấy được sự thật này: không phải vì chúng ta xứng đáng nên Chúa mới ngự đến, nhưng nhờ Chúa đoái thương ngự đến nên chúng ta mới nên xứng đáng.
“Hãy cầm lấy mà ăn! Hãy cầm lấy mà uống!” Chúa đã tự nguyện đến với chúng ta trước, nhưng phần chúng ta cũng cần phải biết tiếp đón Người thì hiệu quả mới phát sinh. Và thái độ tiếp đón Chúa Kitô đẹp lòng Người nhất, đó là khiêm nhu nhìn nhận sự yếu đuối, tội lỗi của mình và tin tưởng, phó thác vào tình yêu và quyền năng của Người. Được hiệp thông với Chúa Kitô Thánh Thể là được thông phần sự sống đời đời. Cho dù sự thông phần ấy có giới hạn trong thời gian hình bánh và rượu còn nguyên thể dạng trong lòng ta, nhưng đó chính là dấu chỉ bảo đảm cho sự trường sinh sau này. Được nếm trước chút thực tại vĩnh cửu là động lực giúp ta vững bước tiến về quê trời. Việc trao “của ăn đàng” cho người gặp cơn nguy tử hay đang hấp hối giúp ta thêm xác tín điều này.
Bí Tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, vì dấu chỉ cũng là thực tại. Thánh Thể vừa là ân ban vừa là chính nguồn của mọi ân lộc. Trước mầu nhiệm cao cả, khôn dò này, mọi diễn suy chỉ là nước bỏ biển. Không gì hơn, hãy thẳm sâu tôn thờ, đón nhận Mình Máu châu báu của Đấng Cứu độ trong sự khiêm nhu và tín thác.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô)
Trường sinh bất tử là một ước mơ của con người mọi thời. Các bậc vua chúa, những người lắm tiền, nhiều của xưa nay vẫn tìm mọi cách thế, nhiều phương dược để mong được cải lão hoàn đồng hay kéo dài tuổi thọ nhưng đã hoài công. Dù biết rằng ít có ai can đảm đối diện với sự chết, nhưng rồi người ta vẫn phải chân nhận sự thật là kiếp người đã có sinh thời có tử. Chúng ta không lạ gì chuyện người Do Thái xưa kia cảm thấy chướng tai khi nghe Chúa Giêsu nói về lương thực trường sinh, vì Abraham đã chết và các ngôn sứ cũng đã chết (x.Ga 8,52). Vậy thế nào là trường sinh?
Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận rằng sự sống đời đời là được hiệp thông với Thiên Chúa. Ai ở trong Thiên Chúa, ai có Chúa ở cùng thì đó là người đang sống, nghĩa là có sự sống như thuở ban đầu tạo dựng. Khi tội lỗi xuất hiện thì mới có sự chết. Ngày nay ít có ai hiểu sự chết về mặt thể lý, mà sự chết ở đây có nghĩa là tình trạng chối từ Thiên Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Người. Đến thế gian, sứ vụ của chính yếu của Chúa Kitô chính là nối kết mối dây hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người vốn đã bị cắt lìa ấy.
Thiên Chúa đã tự nguyện đi bước trước trong việc trao ban chính mình qua Người Con Một nhập thể làm người. Và Chúa Kitô đã thể hiện việc trao ban ấy cách cụ thể và trọn vẹn qua bí tích Thánh Thể. Hãy cầm lấy mà ăn…Hãy cầm lấy mà uống…nghĩa là hãy đón nhận chính Đấng vốn là Thiên Chúa nhưng đã đi bước trước để nối lại mối dây giao hòa, thông hiệp. Được giao hòa với Thiên Chúa thì nhân loại chúng ta được hiệp thông với Người và sự sống đích thực sẽ lại ban cho chúng ta. Có sự sống trong mình thì đương nhiên sẽ không còn ở trong bóng tối sự chết và như thế tội lỗi đã được thứ tha.
Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã so sánh cách cụ thể rằng xưa máu con dê, con bò được rảy trên dân còn có sức thanh tẩy những người nhiễm uế thì huống là máu cực thánh châu báu Chúa Kitô. “Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9,14). Chính Chúa Kitô đã minh nhiên phán trong đêm Tiệc ly: Máu Người là máu giao ước mới, đổ ra cho anh em và muôn người đựơc tha tội (x.Mt 26,28). Được tha tội là được hiệp thông với Thiên Chúa và đương nhiên là có sự sống đời đời.
Để có sự sống đời đời, Chúa Kitô cũng đã từng mời gọi là hãy tin vào Người là Đấng mà Thiên Chúa sai đến (x.Ga 6,29). Và Người khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ (Ga 6,35). Đón nhận Chúa Kitô, đặc biệt trong Bí Tích Thánh Thể, đòi hỏi phải có niềm tin và tiếp nhận Thánh Thể cũng là cách thế tuyên xưng đức tin. “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Câu xướng sau khi truyền phép khẳng định chân lý này. Thánh Tông đồ dân ngoại đã phiền trách một số tín hữu thành Côrintô, vì say xỉn, vì chia rẽ, nên đã không có thái độ đức tin mỗi khi tham dự Lễ Bẻ Bánh, và vì thế sẽ chẳng nhận được ơn ích mà trái lại còn gánh lấy án phạt (x.1Cor 11,17-33).
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật lời khẳng định của Chúa Kitô: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17; x. Mt 9,13; Lc5,32). Trong phần hiệp Lễ, các tín hữu thành khẩn: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con…”, và còn thú nhận: “con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…”. Những lời này nhắc nhủ đoàn tín hữu về thân phận tội lỗi và bất xứng của mình. Chỉ nhờ quyền năng và tình yêu của Đấng Cứu Độ, qua việc Người trao ban chính Người thì chúng ta mới nên xứng đáng, tức là nên lành mạnh. Đọc Tin Mừng, đặc biệt qua câu chuyên của Lêvi, của Giakêu, Mađalêna, chúng ta thấy được sự thật này: không phải vì chúng ta xứng đáng nên Chúa mới ngự đến, nhưng nhờ Chúa đoái thương ngự đến nên chúng ta mới nên xứng đáng.
“Hãy cầm lấy mà ăn! Hãy cầm lấy mà uống!” Chúa đã tự nguyện đến với chúng ta trước, nhưng phần chúng ta cũng cần phải biết tiếp đón Người thì hiệu quả mới phát sinh. Và thái độ tiếp đón Chúa Kitô đẹp lòng Người nhất, đó là khiêm nhu nhìn nhận sự yếu đuối, tội lỗi của mình và tin tưởng, phó thác vào tình yêu và quyền năng của Người. Được hiệp thông với Chúa Kitô Thánh Thể là được thông phần sự sống đời đời. Cho dù sự thông phần ấy có giới hạn trong thời gian hình bánh và rượu còn nguyên thể dạng trong lòng ta, nhưng đó chính là dấu chỉ bảo đảm cho sự trường sinh sau này. Được nếm trước chút thực tại vĩnh cửu là động lực giúp ta vững bước tiến về quê trời. Việc trao “của ăn đàng” cho người gặp cơn nguy tử hay đang hấp hối giúp ta thêm xác tín điều này.
Bí Tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, vì dấu chỉ cũng là thực tại. Thánh Thể vừa là ân ban vừa là chính nguồn của mọi ân lộc. Trước mầu nhiệm cao cả, khôn dò này, mọi diễn suy chỉ là nước bỏ biển. Không gì hơn, hãy thẳm sâu tôn thờ, đón nhận Mình Máu châu báu của Đấng Cứu độ trong sự khiêm nhu và tín thác.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chính anh em hãy cho họ ăn
Lm. Thái Nguyên
22:13 15/06/2022
CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô năm C: Lc 9, 11-17
Suy niệm
Bánh và rượu do vị thượng tế Menkixêđê dâng tiến khi xưa (St 14,18-20) là hình ảnh báo trước về bánh và rượu do Chúa Giêsu sẽ thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Ngài là Thượng tế của Giao Ước mới,“Thượng tế cho đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê.” (Dt 6, 20).
Khi lập phép Thánh Thể và chịu chết trên thập giá, cũng như đã phục sinh, Đức Giêsu đã thực hiện điều Ngài khát khao là nuôi dưỡng linh hồn mọi tín hữu thuộc mọi thời đại bằng chính mình Ngài, và như Lời Ngài đã hứa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6,54). Chính vì thế mà Ngài truyền: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Mỗi thánh lễ là một lần nhớ đến và làm sống lại hy tế duy nhất năm xưa trên Núi Sọ. Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến của Tình Yêu. Tình Yêu luôn có nhiều sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. Bí tích ấy không chỉ cử hành cách trang trọng và uy nghiêm trong nhà thờ, mà còn phải được nối dài ngoài cuộc đời: là hy sinh quên mình để tạo sự đoàn kết yêu thương và hiệp nhất với nhau trong Chúa. Vì sự hiến thân của Chúa Giêsu cho nhân loại là để mọi người “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Thật vậy: “Chính trong Mầu nhiệm chúng ta cử hành mà chúng ta phải đẩy lui những tình trạng đối nghịch với phẩm giá con người, mà vì họ, Đức Kitô đã đổ máu mình ra để khẳng định giá trị cao trọng của mỗi con người”.
Trong ý nghĩa đó, Đức Kitô hôm nay vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta như đã mời gọi các môn đệ xưa:“Chính anh em hãy cho họ ăn”. Như các môn đệ, chúng ta cũng lúng túng và bất lực trước cơn đói của con người hôm nay, không chỉ đói cơm bánh mà còn đói được yêu thương và tôn trọng; đói được cảm thông và bình đẳng huynh đệ… Như các môn đệ, chúng ta hãy trao cho Ðức Giêsu những gì mình có, dù bé nhỏ thôi, thì Ngài sẽ làm nên những điều lớn lao cho nhân loại. Nếu chúng ta chịu để cho Ngài bẻ ra, để Ngài làm vỡ toang mọi tính toán vị kỷ, thì hòa bình và công lý sẽ sớm ngự trị trên đất nước chúng ta. Đó là điều mà Đức Benêđictô XVI đã khẳng định: “Ơn gọi đích thực của mỗi người chúng ta hệ tại ở việc trở nên tấm bánh được bẻ ra cho sự sống của thế giới cùng với Chúa Giêsu”.
Không nối kết với Thánh lễ cuộc đời, Thánh lễ trong nhà thờ chỉ còn là những nghi thức tôn giáo đơn thuần, mang tính luật lệ và bên ngoài, không thể phát sinh những hiệu quả đích thực cho đời sống con người. Ta hãy nhớ lại cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu giống y như nhau khi hoá bánh ra nhiều - khi lập phép Mình Thánh Chúa - và khi dùng bữa với các môn đệ làng Emmau. Cả ba đoạn văn trên đều diễn tả Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ. Tại sao có sự trùng hợp như thế? Thưa vì Chúa Giêsu muốn cho ta hiểu rằng, Bí tích không chỉ là một nghi lễ, nhưng là một thực tại:
- Nếu trong Thánh lễ, Chúa Giêsu ban phát lương thực nuôi linh hồn, thì ngoài cuộc đời, Ngài đã ban lương thực nuôi thân xác.
- Nếu trong Thánh lễ, Chúa Giêsu dâng mình cho Chúa Cha dưới hình bánh rượu, thì ngoài cuộc đời, Ngài đã tự hiến mình trên thánh giá.
- Nếu trong Thánh lễ, Chúa Giêsu dưới hình bánh bị bẻ ra để phân phát, thì ngoài cuộc đời, thân xác Ngài cũng đã bị bẻ ra khi bị hành hình.
Tóm lại, Chúa Giêsu không chỉ dâng một lễ vật nào đó, nhưng đã dâng chính bản thân mình. Ngài không chỉ cử hành một bí tích, nhưng chính bản thân Ngài đã trở thành bí tích. Ngài không chỉ bẻ ra một tấm bánh mà bẻ chính thân mình ra để đem lại sự sống cho mọi người. Làm sao có thể gọi Thánh Lễ là một bữa tiệc huynh đệ (Agape) nếu ta vẫn còn làm ngơ với biết bao anh em đói khổ và thiếu thốn chung quanh mình? Làm sao có thể dâng Thánh lễ nếu ta chưa dám hy sinh và hiến mình cho anh em để đem lại sự tha thứ, giao hòa? Thánh Phaolô mời gọi các tín hữu hãy cử hành Thánh Thể một cách xứng đáng và đúng nghĩa. Tham dự cách bất xứng là không quan tâm đến việc chia sẻ với những anh em nghèo túng, không nhận biết cộng đoàn Giáo Hội là thân mình của Đức Kitô được xây dựng trong tiệc Thánh Thể. Vì thế chúng ta “hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. (Rm 12,1).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa đã chọn gọi các môn đệ,
để rao giảng Tin Mừng cho người thế,
nhưng cũng đòi họ đáp ứng điều thực tế,
khi dân chúng cần một bữa ăn no,
nhưng điều này vượt quá khả năng họ.
Các môn đệ không tài nào lo nổi,
nhưng rồi họ cũng phải cố gắng thôi,
được năm cái bánh và hai con cá,
có thấm vào đâu cho cả ngàn người.
Khả năng các môn đệ chỉ có vậy,
nhưng Chúa đã biến hóa ra tràn đầy,
đem lại một bữa vui vầy cho thiên hạ,
quả là một phép lạ quá lớn lao.
Thế nhưng không giới hạn có bấy nhiêu,
Chúa còn làm một điều rất cao siêu,
là biến rượu bánh thành Mình Máu Thánh,
làm của ăn để nuôi dưỡng tâm hồn,
cho đời người sự sống mới linh thiêng,
là chính Chúa Đấng vô cùng thánh thiện.
Thật hạnh phúc khi con được rước Chúa,
vì là điều vượt ngoài sức tưởng tượng,
đời con chẳng bao giờ dám mơ ước,
nhưng đâu ngờ chính mình lại có được,
là ân ban sự sống đến miên trường,
con chỉ biết cảm tạ Chúa tình thương.
Nhờ Thánh Thể, Chúa đến ở trong con,
biến đổi con dần dần nên như Chúa.
Xin cho con thấy bao cảnh đời thống khổ,
bao con người không có chỗ tựa nương,
để chia sẻ với tất cả tình thương,
dìu dắt nhau về tới bến thiên đường. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Colorado không cho các nhà lập pháp ủng hộ phá thai được rước lễ
Đặng Tự Do
05:25 15/06/2022
Hành động ủng hộ phá thai là tội lỗi nghiêm trọng và đặt nhà lập pháp ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.
Các giám mục Công Giáo Colorado cho biết: Bỏ phiếu cho đạo luật tạo điều kiện cho việc giết những đứa trẻ chưa sinh là một “hành động tội lỗi nghiêm trọng,” và bất kỳ nhà lập pháp Công Giáo nào làm như vậy đã tự đặt mình ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.
Các giám mục đã ban hành một bức thư ngỏ cho các nhà lập pháp tiểu bang trong tuần này, gọi HB22-1279, Đạo luật Công bằng Sức khỏe Sinh sản, gọi tắt là RHEA, “một trong những dự luật phá thai tàn bạo nhất Hoa Kỳ.”
Các giám mục cho biết RHEA cho phép phá thai từ khi thụ thai cho đến khi sinh và vì bất kỳ lý do gì, bao gồm chủng tộc, giới tính hoặc khuyết tật của đứa trẻ.
Các ngài nói: “Theo một số nhà lập pháp ủng hộ RHEA, luật mới này được thiết kế để biến tiểu bang của chúng ta trở thành điểm đến phá thai và là 'nơi trú ẩn an toàn' cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai. Họ mong đợi các bà mẹ mang thai sẽ tràn đến từ các bang xung quanh để phá thai nếu phán quyết Roe chống Wade bị lật ngược. Điều khiến chúng tôi vô cùng buồn bã và đau khổ khi biết rằng một số nhà lập pháp Công Giáo đã bỏ phiếu cho điều này”.
“Trong cuộc bỏ phiếu về Đạo luật Công bằng Sức khỏe Sinh sản, qua các cuộc bỏ phiếu công khai của họ đã cho thấy rõ rằng một số nhà lập pháp Công Giáo ủng hộ việc chấm dứt cuộc sống của những đứa trẻ chưa sinh và tuyên bố rằng một 'trứng, phôi hoặc bào thai đã thụ tinh' không có 'quyền độc lập và quyền sống' ở Colorado. Những đứa trẻ sơ sinh này có giá trị thấp hơn những đứa trẻ đã được chào đời, theo logic phá sản về mặt đạo đức này. Đồng thời, chúng tôi muốn công khai cảm ơn các Thượng nghị sĩ Barbara Kirkmeyer, Kevin Priola và Jim Smallwood và Đại diện Andres Pico, các nhà lập pháp Công Giáo, những người đã bỏ phiếu để bảo vệ những đứa trẻ chưa chào đời và chống lại việc cho phép tiểu bang của chúng ta tước bỏ quyền sống mà Chúa ban cho họ.”
Các ngài nói rằng bỏ phiếu cho RHEA là tham gia vào một hành động tội lỗi nghiêm trọng vì nó tạo điều kiện cho việc giết chết những đứa trẻ chưa sinh vô tội, và những chính trị gia Công Giáo đã làm như vậy rất có thể đã tự đặt mình ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.
Các giám mục đã trích dẫn tuyên bố năm ngoái của các Giám mục Hoa Kỳ, “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội”: “Rước Mình và Máu Chúa Kitô trong tình trạng tội trọng thể hiện một sự mâu thuẫn. Người nào, bằng hành động của mình, đã phá vỡ sự hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo hội của Người nhưng lại lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì hành động không mạch lạc, vì đồng thời họ tuyên bố không hiệp thông với Hội Thánh. Do đó, nó là một dấu hiệu phản đối, một lời nói dối - nó thể hiện một sự hiệp thông mà trên thực tế đã bị phá vỡ.”
Bức thư có chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila của Denver; Giám Mục Phụ Tá Jorge H. Rodriguez của Denver; Giám mục Stephen J. Berg của Pueblo, và Giám mục James R. Golka của Colorado Springs, đã kết luận bằng cách yêu cầu rằng trừ khi các nhà lập pháp Công Giáo như vậy công khai hối cải và nhận được ơn xá giải trong Bí tích Giải tội, nếu không họ nên tự nguyện đừng lên rước lễ.
Brittany Vessely, giám đốc điều hành của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Colorado, cho biết trong một email rằng sự hối cải của các nhà lập pháp phải được công khai vì vụ bê bối công khai mà lá phiếu của họ đã gây ra. Cô nhấn mạnh rằng:
Cuối cùng, khi những người Công Giáo khác nhìn thấy những nhân vật công cộng tiếp nhận Chúa Giêsu trong tình trạng như vậy, quyết tâm trung thành với Phúc âm của họ có thể bị suy yếu. Một chính trị gia Công Giáo hoặc nhân vật của công chúng lãnh đạo hoặc khuyến khích người khác làm điều ác là hành vi không tôn trọng linh hồn của người khác và được Giáo hội định nghĩa là “tai tiếng”.
Vessely nói: “Chiều hướng của tai tiếng liên quan đến hành động này làm cho nó trở thành một tội lỗi công khai, khiến người khác phạm tội (xem Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2284-2287). “Sự hối cải cần có về mặt logic tương xứng với hành vi phạm tội đó. Nó bao gồm một sự ăn năn được biết đến với những người khác, ít nhất là đối với những người có thể đã bị lầm đường lạc lối. Nó đòi hỏi công chúng phải được thông báo từ phía các chính trị gia rằng họ đã sai khi ủng hộ và thúc đẩy một đạo luật dân sự, vốn khuyến khích việc giết người vô tội, và rằng họ có ý định không tái phạm.”
Bức thư nói rằng không nên phụ thuộc vào một linh mục hoặc một thừa tác viên khác trong việc cấm rước lễ đối với những nhà lập pháp vi phạm. Bức thư nói: “Gánh nặng từ quyết định của các nhà lập pháp không đặt lên vai các linh mục, phó tế hay giáo dân Thừa tác viên Thánh Thể. Nó dựa trên lương tâm và linh hồn của những chính trị gia đã chọn ủng hộ luật độc ác và bất công này.”
Source:Aleteia
Bài Giáo Lý Hàng tuần của Đức Phanxicô về Tuổi Già: Vui vẻ phục vụ đức tin học được trong lòng biết ơn
Vũ Văn An
18:06 15/06/2022
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, thứ 4, ngày 15 tháng 6 năm 2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về tuổi già, nhấn mạnh đến việc phục vụ vui vẻ học được trong lòng biết ơn của đoạn Tin Mừng Máccô chương 1, các câu 29-31. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta đã lắng nghe bài tường thuật đơn giản và cảm động về việc chữa lành mẹ vợ của Ông Simong - người chưa được gọi là Phêrô - trong bản Tin Mừng Máccô. Tình tiết ngắn gọn này, với những biến thể nhỏ nhưng đầy sức gợi cảm, cũng được thuật lại trong hai sách Tin Mừng Nhất lãm khác. Thánh Máccô viết: “Mẹ vợ ông Simong bị ốm vì sốt”. Chúng ta không biết đó có phải là một bệnh nhẹ hay không, nhưng về già, ngay cả một cơn sốt đơn giản cũng có thể nguy hiểm. Khi anh chị em già, anh chị em không còn kiểm soát được cơ thể của mình nữa. Người ta phải học cách lựa chọn những gì nên làm và những gì không nên làm. Sinh lực của cơ thể suy giảm và bỏ rơi ta, dù lòng ta không ngừng khao khát. Lúc đó, người ta phải học cách thanh lọc ham muốn: kiên nhẫn, lựa chọn những gì có thể yêu cầu được của cơ thể và của cuộc sống. Khi chúng ta già, chúng ta không thể làm những điều giống như khi chúng ta còn trẻ: cơ thể có một nhịp độ khác, và chúng ta phải lắng nghe cơ thể và chấp nhận giới hạn của nó. Tất cả chúng ta đều có những giới hạn này. Giờ đây, cả tôi nữa cũng phải dùng đến gậy chống.
Bệnh tật đè nặng lên người cao niên một cách mới lạ và khác biệt so với khi còn trẻ hay người lớn. Nó giống như một đòn giáng mạnh vào thời điểm vốn đã khó khăn. Nơi người già, bệnh tật dường như đẩy nhanh cái chết và, dù gì, cũng làm giảm thời gian sống của chúng ta, điều mà chúng ta vốn coi là ngắn ngủi. Mối nghi ngờ lẩn khuất nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ không hồi phục, “lần này sẽ là lần cuối cùng tôi bị ốm…”, và vân vân: những ý tưởng này xuất hiện. Người ta không thể hy vọng mơ về một tương lai mà bây giờ dường như không còn hiện hữu nữa. Một nhà văn nổi tiếng người Ý, Italo Calvino, đã ghi nhận sự cay đắng của những người già, những người phải chịu đựng việc mất mát những điều của quá khứ, nhiều hơn là tận hưởng sự xuất hiện của cái mới. Nhưng khung cảnh Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe giúp chúng ta hy vọng và cung cấp cho chúng ta một bài học đầu tiên: Chúa Giêsu không một mình đến thăm bà già ốm yếu đó: Người đến đó cùng với các môn đệ. Và điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ một chút.
Chính cộng đồng Kitô hữu phải chăm sóc người già: họ hàng và bạn bè đã đành, nhưng cả cộng đồng nữa. Việc thăm hỏi người cao niên phải được thực hiện bởi nhiều người, với nhau và thường xuyên. Chúng ta đừng bao giờ quên ba dòng Tin Mừng này, đặc biệt là hiện nay số lượng người già đã tăng lên đáng kể, cả vấn đề người trẻ nữa, vì chúng ta đang ở trong mùa đông nhân khẩu này, chúng ta có ít con cái hơn, và chúng ta có nhiều người già và ít người trẻ hơn. Chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm thăm viếng những người già, những người thường ở một mình, và dâng họ lên Chúa bằng những lời cầu nguyện của chúng ta. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta cách yêu thương họ. “Một xã hội thực sự chào đón sự sống khi họ nhận ra rằng nó cũng đáng quý lúc tuổi già, lúc tàn tật, bệnh tật nghiêm trọng và ngay cả lúc đang tàn lụi” (Thông điệp gửi cho Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống, ngày 19 tháng 2 năm 2014). Cuộc sống luôn đáng quý. Khi thấy bà già đau yếu, Chúa Giêsu cầm tay bà và chữa lành cho bà. Cũng một cử chỉ Người đã sử dụng để hồi sinh thiếu nữ đã chết kia: Người nắm lấy tay cô và chữa lành cho cô, đặt cô trở lại trên đôi chân của cô. Với cử chỉ yêu thương dịu dàng này, Chúa Giêsu đã ban bài học đầu tiên cho các môn đệ: đó là, ơn cứu độ được loan báo, hay tốt hơn, được thông truyền qua việc quan tâm đến người bệnh đó; và đức tin của người phụ nữ tỏa sáng trong lòng biết ơn đối với sự âu yếm của Thiên Chúa, Đấng đã cúi xuống bà. Tôi trở lại với chủ đề tôi đã nhắc đi nhắc lại trong các bài giáo lý này: nền văn hóa vứt bỏ dường như đang loại bỏ người già. Đúng, nó không giết họ, nhưng về mặt xã hội, nó loại bỏ họ, như thể họ là một gánh nặng phải mang: tốt hơn là nên che giấu họ. Đây là sự phản bội lại chính nhân tính của chúng ta, đây là điều tồi tệ nhất, đây là sự lựa chọn sự sống tùy theo tiện ích, theo tuổi trẻ chứ không phải với cuộc sống vốn là, với sự khôn ngoan của người già, với giới hạn của người cao niên. Người già có nhiều thứ để cho chúng ta: có sự khôn ngoan của cuộc sống. Có nhiều điều để dạy chúng ta: đây là lý do tại sao chúng ta phải dạy trẻ em rằng ông bà của chúng phải được chăm sóc và thăm nom. Cuộc đối thoại giữa người trẻ và ông bà, con cái và ông bà, là nền tảng cho xã hội, nó là nền tảng cho Giáo hội, nó là nền tảng cho sự lành mạnh của sự sống. Nơi nào không có sự đối thoại giữa người trẻ và người già, sẽ thiếu một điều gì đó và một thế hệ lớn lên mà không có quá khứ, nghĩa là không có cội nguồn.
Nếu bài học đầu tiên là do Chúa Giêsu ban cho, thì bài học thứ hai được ban cho chúng ta bởi một người phụ nữ lớn tuổi, người đã đứng dậy và “phục vụ họ”. Ngay cả khi về già, người ta vẫn có thể, hay đúng hơn phải phục vụ cộng đồng. Điều tốt lành cho người lớn tuổi là trau dồi trách nhiệm phục vụ, thắng vượt cơn cám dỗ muốn làm người bàng quan. Chúa không bác bỏ họ; trái lại, Người phục hồi cho họ sức mạnh để phục vụ. Và tôi muốn lưu ý điều này: không có sự nhấn mạnh đặc biệt nào về phía các tác giả Tin Mừng: họ chỉ bình thường đi theo con đường đào tạo mà họ sẽ trải nghiệm trong trường học của Chúa Giêsu, điều mà các môn đệ sẽ học được một cách trọn vẹn. Những người cao niên nào vẫn giữ được thiên hướng hàn gắn, an ủi, cầu thay cho anh chị em mình – bất kể họ là môn đệ, các viên bách quản, những người bị quấy rầy bởi ma quỷ, những người bị hắt hủi – đều là chứng từ cao nhất cho sự trong sạch của lòng biết ơn đi kèm với đức tin này. Nếu những người cao niên, thay vì bị bác bỏ và gạt ra khỏi khung cảnh của những biến cố đánh dấu đời sống cộng đồng, được đặt vào trung tâm chú ý của tập thể, họ sẽ được khuyến khích thực thi thừa tác vụ biết ơn đầy giá trị đối với Thiên Chúa, Đấng không quên ai. Lòng biết ơn của những người cao niên đối với các ơn phúc nhận được từ Thiên Chúa trong suốt cuộc đời của họ, như mẹ vợ của Thánh Phêrô dạy chúng ta, khôi phục cho cộng đồng niềm vui sống chung, và mang đến cho đức tin của các môn đệ đặc điểm thiết yếu của đích điểm nó nhắm tới.
Nhưng chúng ta phải biết rõ rằng tinh thần cầu thay và phục vụ, mà Chúa Giêsu quy định cho tất cả các môn đệ, không chỉ là vấn đề dành cho phụ nữ: không có dấu vết giới hạn này trong lời nói và cử chỉ của Chúa Giêsu. Việc phục vụ theo Tin Mừng lòng biết ơn đối với sự dịu dàng âu yếm của Thiên Chúa không hề được viết theo ngữ pháp trong đó người đàn ông là chủ và người đàn bà là kẻ hầu hạ. Tuy nhiên, điều này không làm ta sao lãng sự kiện này là người đàn bà, với lòng biết ơn và sự dịu dàng của đức tin, có thể dạy cho người đàn ông những điều mà họ cảm thấy khó hiểu hơn. Trước khi các Tông đồ đến, mẹ vợ của Thánh Phêrô, theo gương Chúa Giêsu, cũng đã chỉ đường cho họ rồi. Và sự dịu dàng đặc biệt của Chúa Giêsu, Đấng đã “cầm tay bà” và “nâng bà dậy”, cho thấy rõ ngay từ ban đầu, sự mẫn cảm đặc biệt của Người đối với những người yếu đuối và bệnh tật, điều mà Con Thiên Chúa chắc chắn đã học được từ Mẹ Người. Xin cho chúng ta bảo đảm rằng những người già, những ông bà, gần gũi với con cái, với lớp trẻ, để lưu truyền ký ức sống này, truyền lại kinh nghiệm sống này, sự khôn ngoan của cuộc sống này. Bao lâu chúng ta bảo đảm được việc người trẻ và người già nối kết với nhau, thì bấy lâu sẽ có nhiều hy vọng hơn cho tương lai của xã hội chúng ta.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế Mừng Hồng Ân Thánh Hiến
Minh Phương
08:25 15/06/2022
Sáng ngày 15 tháng 6 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã dâng Thánh lễ Tạ ơn mừng Hồng ân Thánh hiến của 16 nữ tu tuyên khấn trọn đời, 7 nữ tu mừng Ngân khánh khấn Dòng và 13 nữ tu mừng Kim khánh. Trước đó, vào ngày 13 tháng 6, đã có Thánh lễ Tạ ơn mừng 12 nữ tu tuyên khấn lần đầu. Cùng đồng tế có linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Hà Tĩnh; linh mục Patrick Sérafini là vị đại ân nhân của Hội Dòng và đông đảo linh mục trong và ngoài giáo phận.
Xem Hình Khấn Dòng
Sau hơn 2 năm dịch bệnh hoành hành, năm nay mới có thể tổ chức lại một Thánh lễ Tạ ơn với sự hiện diện của thân nhân, ân nhân và than hữu của các khấn sinh từ khắp nơi quy tụ về Nhà Mẹ của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế để cùng hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Thánh lễ Tạ ơn hôm nay, 16 nữ tu tuyên khấn trọn đời sau một quảng thời gian dài thử thách và chọn lựa sau ngày tuyên khấn lần đầu. Sau khi tuyên khấn giữ trọn lời giao ước với tình yêu Thiên Chúa, chọn Thập giá là đỉnh cao của tình yêu, cũng vì tình yêu mà Đức Kitô đã chịu đóng đinh và chết trên thập giá.
Sau Nghi thức khấn Dòng, Nữ tu Anna Lê Thị Hươn Tổng Phụ trách Hội Dòng long trọng tuyên bố các tân khấn sinh là những thành viên chính thức của Hội Dòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của cộng đoàn.
Các nữ tu mừng Kim khánh và Ngân khánh khấn Dòng lập lại lời tuyên khấn trọn đời hiến dâng cho Thiên Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, Nữ tu Tổng Phụ trách Anna Lê Thị Hương thay mặt Hội Dòng Mến Thánh giá Huế nói lời tri ân Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục đồng tế, quý ân nhân xa gần đã về hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn mừng ngày Hồng ân hôm nay. Đặc biệt cảm ơn gia đình các khấn sinh đã tín thác con cái cho Thiên Chúa qua Hội Dòng Mến Thánh giá Huế.
Đức Tổng Giám Mục và quý linh mục đồng tế đã chụp hình lưu niệm với các khấn sinh trước Nguyện đường Hội Dòng.
Minh Phương
Xem Hình Khấn Dòng
Sau hơn 2 năm dịch bệnh hoành hành, năm nay mới có thể tổ chức lại một Thánh lễ Tạ ơn với sự hiện diện của thân nhân, ân nhân và than hữu của các khấn sinh từ khắp nơi quy tụ về Nhà Mẹ của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế để cùng hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Đặc biệt trong ngày hồng ân hôm nay, có 3 nữ tu mừng Kim khánh khấn Dòng đã phải ngồi trên xe lăn. Các nữ tu đã gần tuổi 80 đã dâng hiến trọn cuộc đời cho Thiên Chúa để phục vụ tha nhân. Giờ đây vào tuổi xế chiều phải chịu bệnh tật hành hạ. Tuy nhiên như Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã chia sẻ trong bài giảng lễ: ở ngoài xã hội có những gia đình khi cha mẹ già yếu thì anh chị em đùn đẩy cho nhau việc chăm sóc, nhưng ở trong Hội Dòng các nữ tu già yếu bệnh tật được chăm sóc chu đáo và tận tình.
Thánh lễ Tạ ơn hôm nay, 16 nữ tu tuyên khấn trọn đời sau một quảng thời gian dài thử thách và chọn lựa sau ngày tuyên khấn lần đầu. Sau khi tuyên khấn giữ trọn lời giao ước với tình yêu Thiên Chúa, chọn Thập giá là đỉnh cao của tình yêu, cũng vì tình yêu mà Đức Kitô đã chịu đóng đinh và chết trên thập giá.
Sau Nghi thức khấn Dòng, Nữ tu Anna Lê Thị Hươn Tổng Phụ trách Hội Dòng long trọng tuyên bố các tân khấn sinh là những thành viên chính thức của Hội Dòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của cộng đoàn.
Các nữ tu mừng Kim khánh và Ngân khánh khấn Dòng lập lại lời tuyên khấn trọn đời hiến dâng cho Thiên Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, Nữ tu Tổng Phụ trách Anna Lê Thị Hương thay mặt Hội Dòng Mến Thánh giá Huế nói lời tri ân Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục đồng tế, quý ân nhân xa gần đã về hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn mừng ngày Hồng ân hôm nay. Đặc biệt cảm ơn gia đình các khấn sinh đã tín thác con cái cho Thiên Chúa qua Hội Dòng Mến Thánh giá Huế.
Đức Tổng Giám Mục và quý linh mục đồng tế đã chụp hình lưu niệm với các khấn sinh trước Nguyện đường Hội Dòng.
Minh Phương
Thông Báo
Cáo phó: Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết trở về Nhà Cha ngày 14-6-2022
LM. Inhaxiô Hồ Văn Xuân
09:42 15/06/2022
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
E.mail: tgmsaigon@gmail.com
OREMUS PRO DEFUNCTIS
Linh mục Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT
sinh ngày 05 tháng 08 năm 1942 tại Hải Dương
chịu chức linh mục ngày 28 tháng 04 năm 1972 tại Sàigòn.
đã trở về Nhà Cha lúc 16g50 ngày thứ Ba 14 tháng 06 năm 2022 tại giáo xứ Tân Sa Châu, hưởng thọ 80 tuổi, sau 50 năm linh mục.
Nghi thức tẩn liệm lúc 08g00 ngày thứ Tư 15 tháng 06 tại Nhà thờ Tân Sa Châu, 387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Thánh lễ An táng sẽ cử hành vào lúc 08g00 sáng thứ Sáu 17 tháng 06 năm 2022 tại nhà thờ Tân Sa Châu, sau đó hoả táng tại Bình Hưng Hoà.
Xin quý Cha trong giáo phận dâng một Thánh lễ cầu cho linh hồn linh mục Giuse
Toà Tổng Giám Mục, ngày 15.6.2022
Linh mục Tổng Đại Diện
(đã ký với con dấu)
Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN
Mục vụ:
1972 - 1993 Giáo xứ Gia Định
1993 - 2022 Giáo xứ Tân Sa Châu
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
E.mail: tgmsaigon@gmail.com
OREMUS PRO DEFUNCTIS
Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, Toà Tổng Giám Mục Thành phố Hồ Chí Minh kính báo:
Linh mục Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT
sinh ngày 05 tháng 08 năm 1942 tại Hải Dương
chịu chức linh mục ngày 28 tháng 04 năm 1972 tại Sàigòn.
đã trở về Nhà Cha lúc 16g50 ngày thứ Ba 14 tháng 06 năm 2022 tại giáo xứ Tân Sa Châu, hưởng thọ 80 tuổi, sau 50 năm linh mục.
Nghi thức tẩn liệm lúc 08g00 ngày thứ Tư 15 tháng 06 tại Nhà thờ Tân Sa Châu, 387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Thánh lễ An táng sẽ cử hành vào lúc 08g00 sáng thứ Sáu 17 tháng 06 năm 2022 tại nhà thờ Tân Sa Châu, sau đó hoả táng tại Bình Hưng Hoà.
Xin quý Cha trong giáo phận dâng một Thánh lễ cầu cho linh hồn linh mục Giuse
Toà Tổng Giám Mục, ngày 15.6.2022
Linh mục Tổng Đại Diện
(đã ký với con dấu)
Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN
Mục vụ:
1972 - 1993 Giáo xứ Gia Định
1993 - 2022 Giáo xứ Tân Sa Châu
Văn Hóa
Phiếm Luận: Bố Việt Nam & Đức Tính -LM Nguyễn Trung Tây
Lm Nguyễn Trung Tây
23:09 15/06/2022
□ Nguyễn Trung Tây
Phiếm Luận: Bố Việt Nam & Đức Tính
Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, đức tính mới nào bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới? Phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy...
oOo
Một vòng quay thường lệ, Lễ Bố lại về. Tôi ghé vào nhà người thân, gặp hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự với nhau về thân phận đàn ông xứ người. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất mở miệng than thở,
— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn nói chi thì nó cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!
Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,
— Vợ ông đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi thấy mặt nội tướng nhà ông…
Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài nổi tiếng của phố,
— Kia kià. Ông cứ ra đó đứng nhìn vào thì nom thấy ngay. Hai tay hai máy…
Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam mà lòng buồn thiu. Chán chết! Mình đang rầu thối ruột mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời đang hạnh phúc cũng hóa tối om.
I. Nhập Gia Tùy Tục
Mà hình như làm bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!
Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Ai dám đụng vào! Bạn tôi nói nửa đùa nửa thật, bây giờ gặp bà vợ cầm guốc gỗ đập chan chát vào đầu ông chồng giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi cell phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là tòa án. Nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!
Ông bố Việt Nam thứ hai có máu tếu, chen vào câu chuyện,
— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Mỹ, đất âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.
Gặp phải máu tếu, tôi cũng vui miệng đổi đề tài,
— Nếu vậy, ông nghĩ đức tính tối thiểu nào bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho hợp tình, hợp cảnh, hợp phong thổ?
Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.
— Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ kiên nhẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có. Này nhé, kiên nhẫn dẫn mấy bà đi shopping. Kiên nhẫn cho mấy bà chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn nè…
Tôi càm ràm,
— Cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…
Ông bố máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,
— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt ở Mỹ cần phải có rồi đó.
II. Đức Tính
A. Kiên Nhẫn
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt nam tính này chỉ được chuộng vào thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính mặt vuông chữ điền, bởi họ biết ngữ này chỉ giỏi cái tài vặt chồng chúa vợ tôi mà thôi.
Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ vài nét dịu nữ tính tự nhiên khiến trái tim phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra mới biết bởi những người thanh niên loại này giàu kiên nhẫn, không cố chấp, không ăn nói cấm cẳng như chó cắn ma; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.
Nếu vậy thiên hạ dại chi nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền, nhất là trong thời đại bình đẳng nam nữ thiên niên kỷ 2000.
B. Trăng Hoa
Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi thời vua Solomon, Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,
Bắc quốc hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Tạm dịch,
Phương Bắc có cô gái đẹp,
Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)
Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.
Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.
Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Cố Vấn Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.
Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn, nhưng bởi thái độ bất cần của người nhà giàu trước người hàng xóm Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti. Cho nên, bố Việt Nam, làm ơn, cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu vô danh!
C. Chung Thủy
Bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.
Thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.
Bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm nhà mình. Chớ có tham mê vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.
D. Kỳ Thị
Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.
Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng của tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh.
Cuộc đời ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tài tử Mel Gibson tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông rớt thẳng xuống dốc.
Bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng.
III. Đời Cua Cua Máy: Hiểu Biết
Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,
— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?
Ông này gật đầu,
— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông rồi, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.
Ông bố Việt Nam thứ nhất nhào vào,
— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa…!
Ông bố thứ hai phản đối,
— Ông thần nước mặn ơi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như chú tiểu ngồi gõ kinh khuya trong chùa. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.
Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,
— Đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa là tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…
Ông bố thứ hai chép miệng,
— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc loang lổ sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.
Ông bố thứ hai tiếp tục,
— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình cũng nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Hồi xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng theo kiểu thập niên hai ngàn. Ông cứ banh mắt ra mà coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở “Giời ạ, con nít thập niên 2050 sao mà nó ương ương chướng quá!”.
Ông bố thứ nhất yên lặng một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,
— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá.
Ông bố thứ hai lý luận,
— Ông thần nước mặn ơi! Bố Việt Nam ở hải ngoại ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Mỹ, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn kỹ đi, nhìn cái mặt của ông kia kìa, quanh năm suốt tháng lúc nào cái mặt của ông cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!
IV. Một Đóa Hồng Tới Bố Việt Nam
Thấy hai ông bố bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,
— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?
Hai ông bố Việt Nam nâng cao chai bia, miệng nói,
— Đồng ý! Đồng ý! Cái này gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.
Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là bia bọt nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, cho nên tôi an tâm, đưa cao chai bia uống ké, miệng cũng chúc mừng theo,
— Happy Father’s Day!
□ Nguyễn Trung Tây
Phiếm Luận: Bố Việt Nam & Đức Tính
Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, đức tính mới nào bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới? Phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy...
oOo
Một vòng quay thường lệ, Lễ Bố lại về. Tôi ghé vào nhà người thân, gặp hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự với nhau về thân phận đàn ông xứ người. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất mở miệng than thở,
— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn nói chi thì nó cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!
Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,
— Vợ ông đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi thấy mặt nội tướng nhà ông…
Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài nổi tiếng của phố,
— Kia kià. Ông cứ ra đó đứng nhìn vào thì nom thấy ngay. Hai tay hai máy…
Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam mà lòng buồn thiu. Chán chết! Mình đang rầu thối ruột mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời đang hạnh phúc cũng hóa tối om.
I. Nhập Gia Tùy Tục
Mà hình như làm bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!
Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Ai dám đụng vào! Bạn tôi nói nửa đùa nửa thật, bây giờ gặp bà vợ cầm guốc gỗ đập chan chát vào đầu ông chồng giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi cell phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là tòa án. Nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!
Ông bố Việt Nam thứ hai có máu tếu, chen vào câu chuyện,
— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Mỹ, đất âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.
Gặp phải máu tếu, tôi cũng vui miệng đổi đề tài,
— Nếu vậy, ông nghĩ đức tính tối thiểu nào bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho hợp tình, hợp cảnh, hợp phong thổ?
Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.
— Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ kiên nhẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có. Này nhé, kiên nhẫn dẫn mấy bà đi shopping. Kiên nhẫn cho mấy bà chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn nè…
Tôi càm ràm,
— Cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…
Ông bố máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,
— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt ở Mỹ cần phải có rồi đó.
II. Đức Tính
A. Kiên Nhẫn
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt nam tính này chỉ được chuộng vào thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính mặt vuông chữ điền, bởi họ biết ngữ này chỉ giỏi cái tài vặt chồng chúa vợ tôi mà thôi.
Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ vài nét dịu nữ tính tự nhiên khiến trái tim phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra mới biết bởi những người thanh niên loại này giàu kiên nhẫn, không cố chấp, không ăn nói cấm cẳng như chó cắn ma; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.
Nếu vậy thiên hạ dại chi nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền, nhất là trong thời đại bình đẳng nam nữ thiên niên kỷ 2000.
B. Trăng Hoa
Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi thời vua Solomon, Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,
Bắc quốc hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Tạm dịch,
Phương Bắc có cô gái đẹp,
Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)
Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.
Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.
Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Cố Vấn Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.
Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn, nhưng bởi thái độ bất cần của người nhà giàu trước người hàng xóm Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti. Cho nên, bố Việt Nam, làm ơn, cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu vô danh!
C. Chung Thủy
Bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.
Thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.
Bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm nhà mình. Chớ có tham mê vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.
D. Kỳ Thị
Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.
Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng của tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh.
Cuộc đời ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tài tử Mel Gibson tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông rớt thẳng xuống dốc.
Bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng.
III. Đời Cua Cua Máy: Hiểu Biết
Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,
— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?
Ông này gật đầu,
— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông rồi, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.
Ông bố Việt Nam thứ nhất nhào vào,
— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa…!
Ông bố thứ hai phản đối,
— Ông thần nước mặn ơi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như chú tiểu ngồi gõ kinh khuya trong chùa. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.
Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,
— Đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa là tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…
Ông bố thứ hai chép miệng,
— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc loang lổ sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.
Ông bố thứ hai tiếp tục,
— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình cũng nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Hồi xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng theo kiểu thập niên hai ngàn. Ông cứ banh mắt ra mà coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở “Giời ạ, con nít thập niên 2050 sao mà nó ương ương chướng quá!”.
Ông bố thứ nhất yên lặng một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,
— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá.
Ông bố thứ hai lý luận,
— Ông thần nước mặn ơi! Bố Việt Nam ở hải ngoại ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Mỹ, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn kỹ đi, nhìn cái mặt của ông kia kìa, quanh năm suốt tháng lúc nào cái mặt của ông cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!
IV. Một Đóa Hồng Tới Bố Việt Nam
Thấy hai ông bố bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,
— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?
Hai ông bố Việt Nam nâng cao chai bia, miệng nói,
— Đồng ý! Đồng ý! Cái này gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.
Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là bia bọt nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, cho nên tôi an tâm, đưa cao chai bia uống ké, miệng cũng chúc mừng theo,
— Happy Father’s Day!
□ Nguyễn Trung Tây
VietCatholic TV
Putin phái gián điệp sang Anh, vừa bị bắt. Nga xài hỏa tiễn từ đời Liên Xô, bay lạc nổ tung quân bạn
VietCatholic Media
03:03 15/06/2022
1. Vladimir Putin phái gián điệp sang Anh, vừa bị bắt tại sân bay Gatwick
Người đàn ông ở độ tuổi 40 đã bị giam giữ tại Sân bay Gatwick của London vào hôm thứ Hai theo Đạo luật An Ninh Quốc Gia. Chiều thứ Ba 14 tháng Sáu, cảnh sát Anh cho biết nghi can bị tình nghi làm gián điệp cho Vladimir Putin và vẫn đang bị cảnh sát giam giữ
Cảnh sát Thủ đô xác nhận anh ta đã bị giam giữ theo điều 1 của Đạo luật An Ninh Quốc Gia - đề cập đến việc làm gián điệp và phá hoại “vì lợi ích của một quốc gia thù địch”.
Một nguồn tin nói với The Sun: “Nghi phạm được cho là đã đến Vương quốc Anh làm gián điệp cho chế độ Putin”.
“Anh ta bị theo dõi và bị bắt khi anh ta đến Gatwick để tìm cách trốn ra khỏi Anh.”
Một phát ngôn viên của Cảnh sát Thủ đô nói: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng các viên chức từ Bộ Chỉ huy Chống khủng bố của Cảnh sát Thủ đô đã bắt một người đàn ông khoảng 40 tuổi tại sân bay Gatwick vào thứ Hai ngày 13 tháng 6 vì nghi ngờ phạm tội theo điều 1 của Đạo luật An Ninh Quốc Gia năm 1911.”
“Anh ta đã được đưa đến đồn cảnh sát London, nơi anh ta hiện vẫn đang bị cảnh sát giam giữ.”
Biến cố này diễn ra sau khi Nga cảnh báo rằng Âu Châu sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ nếu các quốc gia phương Tây cung cấp hỏa tiễn có khả năng hạt nhân cho Ukraine.
Mối đe dọa được đưa ra sau khi cựu ngoại trưởng Ba Lan gợi ý rằng những nước đồng minh chống lại sự xâm lược của Nga ở Ukraine có thể có cơ sở pháp lý để cung cấp vũ khí chết người này.
Radoslaw Sikorski cho rằng Vladamir Putin đã vi phạm Bản ghi nhớ Budapest về bảo đảm an ninh năm 1994 và do đó, các quốc gia phương Tây hoàn toàn chính đáng khi cung cấp hỏa tiễn để “cho Ukraine cơ hội bảo vệ nền độc lập của mình”.
Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập khi Liên Xô sụp đổ, chính phủ nước này đã đồng ý phá hủy kho vũ khí hạt nhân của mình và tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân, gọi tắt là NPT. Mặc dù Nga đã tham gia NPT vào thời điểm đó, ông Sikorski nói rằng Putin đã phá vỡ các điều khoản của thỏa thuận khi xâm lược Ukraine.
2. Quân đội Ukraine tìm cách tái chiếm thành phố Kherson
Trong bản báo cáo sáng thứ Tư 15 tháng 6, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã tiêu diệt 16 kẻ xâm lược Nga, một xe tăng và một máy bay trực thăng trong vùng Kherson.
Theo Bộ chỉ huy tác chiến phía Nam, tình hình tại giới tuyến phía Nam tuy căng thẳng nhưng ổn định và do lực lượng phòng vệ Ukraine kiểm soát.
Quân đội Nga tiếp tục nổ súng vào các vị trí của quân trú phòng Ukraine và các khu định cư bằng pháo, súng cối, và nhiều hệ thống rocket phóng hàng loạt.
Đối phương đã không có những hành động tích cực mà đang tăng cường các tuyến phòng thủ, khai thác các tuyến đường tiếp cận và bờ biển trong vùng Inhulets.
Quân xâm lược tiếp tục bắn hỏa tiễn vào Vùng Odesa. Sáng sớm thứ Tư 15 tháng 6, hai hỏa tiễn hành trình Oniks đã được phóng đi từ hệ thống hỏa tiễn bờ biển Bal được triển khai ở Crimea tạm thời bị chiếm đóng. Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ chúng trên biển.
Những kẻ xâm lược Nga đêm qua đã pháo kích vào các khu vực lân cận với Vùng Kherson để giành lại vị trí đã mất của họ.
Quân Nga đã nổ súng vào quận Kryvyi Rih và thành phố Mykolaiv bằng các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Smerch và Uragan. Không có thương vong được báo cáo.
“Phá hủy các siêu thị, cơ sở hạ tầng thành phố và ngoại ô, quân xâm lược Nga Nga đang làm mọi cách để đe dọa cư dân địa phương và chứng tỏ ưu thế của họ. Trong khi đó, các đơn vị của chúng tôi, hoàn thành các nhiệm vụ hỏa lực, kể cả với sự tham gia của vũ khí hỏa tiễn và pháo binh, đã loại bỏ 16 hỏa tiễn và phá hủy một xe tăng địch cùng sáu xe bọc thép và cơ giới”
Gần Mykolaivka, Vùng Kherson, quân trú phòng Ukraine đã bắn hạ trực thăng của Nga bằng hệ thống phòng không cơ động.
Địch tiếp tục neo đậu bốn tàu phóng hỏa tiễn và ba tàu đổ bộ lớn ở Hắc Hải nhưng cách xa bờ biển hàng trăm cạy số vì sợ bị tấn công. Dù vậy, mối đe dọa của các cuộc tấn công hỏa tiễn hành trình từ biển vẫn còn tồn tại.
3. Người Nga bắt đầu tiết kiệm các hỏa tiễn có độ chính xác cao, phóng ra các hỏa tiễn Liên Xô cũ hơn, có sức hủy diệt hơn
Gần đây, người ta quan sát thấy xu hướng người Nga tiết kiệm các hỏa tiễn có độ chính xác cao, đắt tiền hơn trong khi chọn bắn ra các loại hỏa tiễn hành trình có từ thời Liên Xô.
Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Yuriy Ihnat cho biết như trên:
“Vì quân Nga tránh bay vào lãnh thổ do Lực lượng vũ trang kiểm soát, họ sử dụng máy bay của mình để phóng hỏa tiễn từ Hắc Hải và từ Nga, đặc biệt là từ Biển Caspi. Đây chủ yếu là các máy bay ném bom chiến lược TU-160 và TU-95. Họ từng sản xuất hỏa tiễn công nghệ cao trên lãnh thổ của chúng ta, và chúng rất đắt, lên tới hàng triệu đô la. Hỏa tiễn hải quân Kalibr cũng có giá rất cao. Người Nga không dành tiền để chống ô nhiễm môi trường, nhưng sẵn sẵn sàng chi cho việc sản xuất hỏa tiễn. Tuy nhiên, gần đây đã có xu hướng tiết kiệm các hỏa tiễn có độ chính xác cao, đắt tiền”, Ignat nói.
Theo quan chức Ukraine này, Nga bắt đầu sử dụng các hỏa tiễn kém chính xác hơn nhưng không kém sức hủy diệt do Liên Xô chế tạo.
“Ngày nay, quân Nga ngày càng sử dụng nhiều loại hỏa tiễn hành trình của Liên Xô, chẳng hạn như hỏa tiễn đường không X-59 và X-22. Loại thứ hai là một trong những hỏa tiễn có sức công phá mạnh nhất của đối phương, nặng đến 900 kg. Nó gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng, nhưng có một nhược điểm đáng kể là không phải lúc nào nó cũng bắn trúng mục tiêu, đôi khi bắn vào chính quân Nga; và thật không may, nó rất thường xuyên trúng các cơ sở hạ tầng dân sự, gây thương vong cho dân Ukraine”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết khi bắt đầu một cuộc chiến toàn diện, 450 máy bay và 250 máy bay trực thăng của Nga đã được bố trí xung quanh biên giới Ukraine, nhưng trong hơn hai tháng qua, máy bay chiến đấu của đối phương đã không bay vào lãnh thổ do Lực lượng vũ trang kiểm soát vì quá nhiều máy bay của Nga đã bị bắn hạ.
4. Nhu cầu vũ khí chống hỏa tiễn hiện đại của Ukraine là nhu cầu lớn nhất hiện nay
Trong bối cảnh Nga xâm lược toàn diện, nhu cầu về các hệ thống chống hỏa tiễn hiện đại của Ukraine hiện nay là nhu cầu lớn nhất, và sự chậm trễ trong việc cung cấp các loại vũ khí này không thể biện minh được.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết điều này trong video của mình gởi quốc dân đồng bào.
Ông nhấn mạnh rằng Ukraine hiện không có đủ số lượng vũ khí chống hỏa tiễn hiện đại.
“Chính đất nước của chúng ta ở Âu Châu lúc này cần những loại vũ khí như vậy nhất. Sự chậm trễ cung cấp không thể được biện minh. Tôi sẽ liên tục nhấn mạnh điều này khi nói chuyện với các đối tác của chúng ta,” ông nói.
Zelenskiy cũng nhấn mạnh rằng các đơn vị phòng không Ukraine đã cố gắng bắn hạ các hỏa tiễn Nga vào ngày 14 tháng 6. “Một số hỏa tiễn do quân chiếm đóng bắn vào các thành phố của chúng ta đã bị bắn hạ. Và đây là những sinh mạng được cứu. Đây là một điều căn bản nhằm cứu sống mạng người. Nhưng chúng tôi chỉ bắn hạ được một phần trong số những hỏa tiễn bắn vào chúng ta. Thật không may, có những người phải là nạn nhân, có những sự hủy diệt. Ngày hôm nay, các vùng Lviv và Ternopil đã bị tấn công. Và chúng tôi liên tục nói với các đối tác của mình rằng Ukraine cần vũ khí chống hỏa tiễn hiện đại”.
Ngoài ra, Zelenskiy nói rằng Ukraine đã đưa ra yêu cầu đầu tiên về các hệ thống chống hỏa tiễn từ rất lâu trước khi xảy ra cuộc xâm lược toàn diện, và trong tuần này sẽ có nhiều cuộc đàm phán quan trọng khác nhau, và không chỉ với các chính trị gia Âu Châu, là những người có khả năng cung cấp cho Ukraine những hệ thống chống hỏa tiễn hiện đại.
“Mặc dù Nga ngày càng có ít hỏa tiễn hiện đại hơn nhưng nhu cầu của Ukraine đối với những hệ thống như vậy vẫn còn. Vì Nga vẫn có đủ các loại hỏa tiễn của Liên Xô, loại còn nguy hiểm hơn. Chúng kém chính xác hơn nhiều, và do đó đe dọa các đối tượng dân sự và các tòa nhà dân cư thông thường nhiều hơn,” Ông Zelenskiy nói.
5. Lực lượng Ukraine tiêu diệt hơn 70 kẻ xâm lược, 19 thiết bị của quân Nga ở phía đông
Lực lượng phòng thủ Ukraine đã giết chết 73 binh sĩ Nga và phá hủy gần hai chục thiết bị quân sự ở miền đông Ukraine.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết như sau:
“Các lực lượng phòng thủ Ukraine tiếp tục ngăn chặn quân xâm lược trong khu vực trách nhiệm của Nhóm tác chiến và chiến thuật phía Đông,”
Trong ngày 14 tháng 6, quân Nga đã thực hiện một cuộc tấn công duy nhất nhưng phải rút lui sau khi mất 73 binh sĩ, 2 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 3 xe bọc thép chở quân, 5 khẩu pháo, 1 súng cối và 5 xe kéo pháo.
6. Lithuania cung cấp đạn dược cho máy bay không người lái Bayraktar tặng cho Ukraine
Bộ Quốc phòng Lithuania đã đồng ý về việc cung cấp đạn dược cho máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine, do người Lithuania gây quỹ nhưng sau đó công ty Baykar Makina của Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tặng số máy bay không người lái ấy cho Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas cho biết như sau
“Chúng tôi đã đồng ý về việc trang bị vũ khí cho máy bay không người lái Bayraktar Vanagas của Lithuania và Ukraine. Đạn sẽ được giao đúng thời gian! Chúng tôi cũng cảm ơn công ty về số đạn được tặng thêm,”Anusauskas nói.
Đạn cho máy bay không người lái Bayraktar do ROKETSAN của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Vào cuối tháng 5, kênh truyền hình Laisvės của Lithuania đã phát động một đợt gây quỹ để mua máy bay không người lái Bayraktar cho Ukraine. Ban đầu, mục tiêu của chiến dịch là gây quỹ số tiền cần thiết trong ba tuần. Tuy nhiên, người Lithuania đã rất quảng đại. Tổng cộng 6 triệu Euros đã được huy động.
Vào ngày 2 tháng 6, Anusauskas thông báo rằng Baykar Makina đã quyết định tặng máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine và Lithuania sẽ mua các loại đạn cần thiết bằng số tiền quyên góp được.
7. Chúng tôi đang chiến đấu ở Ukraine, chúng tôi không quan tâm đến việc pháo kích thường dân ở Nga
Ukraine đang chiến đấu chống lại kẻ xâm lược trên lãnh thổ của mình, lãnh thổ lớn nhất ở Âu Châu. Do đó, Ukraine cần có vũ khí thích hợp để đẩy lùi quân xâm lược và không quan tâm đến việc tấn công các mục tiêu dân sự ở Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo trực tuyến dành cho giới truyền thông Đan Mạch, khi trả lời câu hỏi liệu Ukraine có thể bắt đầu tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga hay không nếu nước này nhận được từ các đối tác phương Tây loại vũ khí cho phép họ làm như vậy.
“Chúng tôi không quan tâm đến việc pháo kích thường dân. Chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố bao vây các khu dân cư. Chúng tôi là những người bình thường, lành mạnh. Chúng tôi cần những vũ khí này để giải phóng đất nước của chúng tôi,” Ông Zelenskiy nói.
Tổng thống nhấn mạnh rằng, vì Ukraine là quốc gia lớn nhất Âu Châu nên khoảng cách từ các đơn vị Ukraine đến các đơn vị của Liên bang Nga có thể lên tới 100 km, 140 km, và thậm chí hơn thế nữa.
“Vì vậy, để giảm khoảng cách này, chúng tôi cần những loại vũ khí phù hợp. Chúng tôi không thể lãng phí nguồn nhân lực của mình. Đối với cá nhân tôi, đây không phải là một nguồn tài nguyên, mà là những con người thực sự. Và tôi muốn họ chiến đấu, nhưng cũng muốn họ trở về nhà. Và để đạt được điều này, chúng tôi cần vũ khí thích hợp để giảm khoảng cách này. Vì vậy, mọi thứ rất đơn giản - đó là chúng tôi cần vũ khí có thể bao phủ một phạm vi rộng lớn như vậy. Và chúng tôi hoạt động trên đất của chúng tôi, trong lãnh thổ của chúng tôi đã bị qxl qxl chiếm đóng, chứ không phải trên lãnh thổ Nga.”
Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận Mỹ đang cung cấp cho Ukraine nhiều bệ phóng hỏa tiễn và đạn dược HIMARS để bảo vệ lãnh thổ Ukraine khỏi sự xâm lược của Nga.
Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao M142 HIMARS có khả năng tấn công mục tiêu cách xa từ 70 đến 80 km.
Bí quyết của người đàn ông 113 tuổi: Lần Chuỗi Mân Côi hai lần mỗi ngày. Tình hình GH Tây Ban Nha
VietCatholic Media
05:23 15/06/2022
1. Người đàn ông 113 tuổi là nam giới lớn tuổi nhất thế giới, ông lần chuỗi Mân côi hai lần mỗi ngày
Ông Vicente Pérez, một nông dân, dù 112 tuổi vẫn còn sống ở nhà của ông ở San Jose de Bolivar, tiểu bang Tachira, nước Venezuela. Ông đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness Thế giới là người đàn ông sống lâu nhất sau cái chết của một người Tây Ban Nha giữ danh hiệu này trước đây.
Ông Juan Vicente Pérez Mora, người Venezuela, sống đạo rất sốt sắng, ông lần hạt Mân côi hai lần mỗi ngày. Ông Mora sinh ngày 27 tháng 5 năm 1909 và năm nay ông đã tròn 113 tuổi.
Trong một bài báo đăng ngày 17/5 trên trang web của sách Kỷ lục Guinness Thế giới, ông Mora cho biết bí quyết sống lâu của ông là “làm việc chăm chỉ, nghỉ ngơi vào ngày nghỉ, đi ngủ sớm, uống một ly aguardiente, là một loại rượu mạnh làm từ mía, hàng ngày, ông cảm tạ Chúa, và luôn kết hợp với Chúa.”
Ông chia sẻ gia đình và bạn bè là những người đồng hành tuyệt vời nhất trong cuộc sống và bí quyết lớn lao nhất ông học được trong cuộc đời là “tình yêu Thiên Chúa, tình yêu gia đình và chúng ta nên dậy sớm để làm việc”.
Theo sách Kỷ lục Guinness Thế giới, ông Mora chính thức được công nhận là người đàn ông sống lâu nhất trên thế giới vào ngày 4 tháng 2 năm 2022. Ông Mora là người con thứ 9 trong một gia đình 10 người con được sinh ra bởi ông bà Eutiquio del Rosario Pérez Mora và Edelmira Mora.
Năm 1914, gia đình di chuyển đến Los Pajuiles, một ngôi làng ở San José de Bolivar, lúc đó Mora 5 tuổi, em bắt đầu cùng cha mẹ và các anh chị canh tác nông nghiệp, đặc biệt trồng cà phê và mía.
Năm 10 tuổi, bé bắt đầu đi học, nhưng chỉ học được năm tháng, thì cô giáo bị bệnh nặng. Tuy nhiên, Mora có thể học đọc và viết nhờ một cuốn sách mà cô giáo đã cho em trước khi tình hình sức khỏe của cô bị giảm sút.
Ông Mora đã từng là cảnh sát trưởng ở Caricuena từ năm 1948 đến năm 1958.
Ông kết hôn với cô Ediofina del Rosario García được 60 năm. Bà qua đời năm 1997. Hai vợ chồng có sáu con trai và năm con gái. Gia đình hiện có 41 cháu, 18 chắt và 12 chút. Là một gia đình đạo hạnh và sống niềm tin. Họ luôn tin tưởng vào Chúa, và cùng nhau lần hạt Mân Côi hai lần mỗi ngày.
Người cháu của ông Mora là Freddy Abreu nói với cơ quan ACI Prensa, CNA bằng tiếngTây Ban Nha rằng: “Chú Vicente của tôi luôn loan tỏa sự hòa bình, thanh thoát và vui tươi, chú ấy là một người có rất nhiều thứ để trao tặng và cống hiến cho đời. Chú ấy thích sống giản dị và luôn biết cảm tạ Thiên Chúa”.
Người cao tuổi nhất trên thế giới hiện nay là một người phụ nữ, vị nữ tu người Pháp sơ Andre Randon, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1904. Sơ đã tròn 118 tuổi. Sơ trở thành người lớn tuổi nhất thế giới vào năm nay khi bà Kane Tanaka, sinh ngày 2 tháng 1 năm 1903, qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm 2022.
Source:Cathnews
2. Các giám mục Colorado: không cho các nhà lập pháp ủng hộ phá thai được rước lễ
Hành động ủng hộ phá thai là tội lỗi nghiêm trọng và đặt nhà lập pháp ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.
Các giám mục Công Giáo Colorado cho biết: Bỏ phiếu cho đạo luật tạo điều kiện cho việc giết những đứa trẻ chưa sinh là một “hành động tội lỗi nghiêm trọng,” và bất kỳ nhà lập pháp Công Giáo nào làm như vậy đã tự đặt mình ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.
Các giám mục đã ban hành một bức thư ngỏ cho các nhà lập pháp tiểu bang trong tuần này, gọi HB22-1279, Đạo luật Công bằng Sức khỏe Sinh sản, gọi tắt là RHEA, “một trong những dự luật phá thai tàn bạo nhất Hoa Kỳ.”
Các giám mục cho biết RHEA cho phép phá thai từ khi thụ thai cho đến khi sinh và vì bất kỳ lý do gì, bao gồm chủng tộc, giới tính hoặc khuyết tật của đứa trẻ.
Các ngài nói: “Theo một số nhà lập pháp ủng hộ RHEA, luật mới này được thiết kế để biến tiểu bang của chúng ta trở thành điểm đến phá thai và là 'nơi trú ẩn an toàn' cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai. Họ mong đợi các bà mẹ mang thai sẽ tràn đến từ các bang xung quanh để phá thai nếu phán quyết Roe chống Wade bị lật ngược. Điều khiến chúng tôi vô cùng buồn bã và đau khổ khi biết rằng một số nhà lập pháp Công Giáo đã bỏ phiếu cho điều này”.
“Trong cuộc bỏ phiếu về Đạo luật Công bằng Sức khỏe Sinh sản, qua các cuộc bỏ phiếu công khai của họ đã cho thấy rõ rằng một số nhà lập pháp Công Giáo ủng hộ việc chấm dứt cuộc sống của những đứa trẻ chưa sinh và tuyên bố rằng một 'trứng, phôi hoặc bào thai đã thụ tinh' không có 'quyền độc lập và quyền sống' ở Colorado. Những đứa trẻ sơ sinh này có giá trị thấp hơn những đứa trẻ đã được chào đời, theo logic phá sản về mặt đạo đức này. Đồng thời, chúng tôi muốn công khai cảm ơn các Thượng nghị sĩ Barbara Kirkmeyer, Kevin Priola và Jim Smallwood và Đại diện Andres Pico, các nhà lập pháp Công Giáo, những người đã bỏ phiếu để bảo vệ những đứa trẻ chưa chào đời và chống lại việc cho phép tiểu bang của chúng ta tước bỏ quyền sống mà Chúa ban cho họ.”
Các ngài nói rằng bỏ phiếu cho RHEA là tham gia vào một hành động tội lỗi nghiêm trọng vì nó tạo điều kiện cho việc giết chết những đứa trẻ chưa sinh vô tội, và những chính trị gia Công Giáo đã làm như vậy rất có thể đã tự đặt mình ra ngoài sự hiệp thông của Giáo hội.
Các giám mục đã trích dẫn tuyên bố năm ngoái của các Giám mục Hoa Kỳ, “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội”: “Rước Mình và Máu Chúa Kitô trong tình trạng tội trọng thể hiện một sự mâu thuẫn. Người nào, bằng hành động của mình, đã phá vỡ sự hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo hội của Người nhưng lại lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì hành động không mạch lạc, vì đồng thời họ tuyên bố không hiệp thông với Hội Thánh. Do đó, nó là một dấu hiệu phản đối, một lời nói dối - nó thể hiện một sự hiệp thông mà trên thực tế đã bị phá vỡ.”
Bức thư có chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Samuel J. Aquila của Denver; Giám Mục Phụ Tá Jorge H. Rodriguez của Denver; Giám mục Stephen J. Berg của Pueblo, và Giám mục James R. Golka của Colorado Springs, đã kết luận bằng cách yêu cầu rằng trừ khi các nhà lập pháp Công Giáo như vậy công khai hối cải và nhận được ơn xá giải trong Bí tích Giải tội, nếu không họ nên tự nguyện đừng lên rước lễ.
Brittany Vessely, giám đốc điều hành của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Colorado, cho biết trong một email rằng sự hối cải của các nhà lập pháp phải được công khai vì vụ bê bối công khai mà lá phiếu của họ đã gây ra. Cô nhấn mạnh rằng:
Cuối cùng, khi những người Công Giáo khác nhìn thấy những nhân vật công cộng tiếp nhận Chúa Giêsu trong tình trạng như vậy, quyết tâm trung thành với Phúc âm của họ có thể bị suy yếu. Một chính trị gia Công Giáo hoặc nhân vật của công chúng lãnh đạo hoặc khuyến khích người khác làm điều ác là hành vi không tôn trọng linh hồn của người khác và được Giáo hội định nghĩa là “tai tiếng”.
Vessely nói: “Chiều hướng của tai tiếng liên quan đến hành động này làm cho nó trở thành một tội lỗi công khai, khiến người khác phạm tội (xem Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2284-2287). “Sự hối cải cần có về mặt logic tương xứng với hành vi phạm tội đó. Nó bao gồm một sự ăn năn được biết đến với những người khác, ít nhất là đối với những người có thể đã bị lầm đường lạc lối. Nó đòi hỏi công chúng phải được thông báo từ phía các chính trị gia rằng họ đã sai khi ủng hộ và thúc đẩy một đạo luật dân sự, vốn khuyến khích việc giết người vô tội, và rằng họ có ý định không tái phạm.”
Bức thư nói rằng không nên phụ thuộc vào một linh mục hoặc một thừa tác viên khác trong việc cấm rước lễ đối với những nhà lập pháp vi phạm. Bức thư nói: “Gánh nặng từ quyết định của các nhà lập pháp không đặt lên vai các linh mục, phó tế hay giáo dân Thừa tác viên Thánh Thể. Nó dựa trên lương tâm và linh hồn của những chính trị gia đã chọn ủng hộ luật độc ác và bất công này.”
Source:Aleteia
3. Thượng hội đồng trong Giáo hội ở Tây Ban Nha
Quá trình tham vấn cộng đồng ở Tây Ban Nha, hiện đang kết thúc, đã tiếp cận với những thực tế rất đa dạng bằng cách lôi kéo, trong số những người khác, các tù nhân, người vô gia cư, người già trong viện dưỡng lão, các nhóm LGBT, tù nhân, chính trị gia và thậm chí cả các nghệ sĩ.
“Tôi rất vui vì Đức Giáo Hoàng đã nhớ đến chúng tôi. Không ai tư vấn cho chúng tôi trong tù”, một tù nhân ở Seville nói. Theo một cách thức đầy sắc thái và đôi khi mang tính chỉ trích, các hội thảo khác nhau đã cho phép giới thiệu những suy nghĩ của xã hội về Giáo hội, theo tờ Alfa & Omega hàng tuần của Công Giáo. Ví dụ, ở Barcelona, những người tham gia đã có những ý kiến tích cực về sứ mệnh của Đức Giáo Hoàng, công việc được thực hiện bởi Caritas, “điều mà Nhà nước không làm” và giáo xứ như một người tạo ra bản sắc.
Mặt khác, họ chỉ trích nhiều hơn đối với hàng giáo phẩm, sự thiếu chặt chẽ và thiếu chú trọng vào phụ nữ. Ở Madrid, các đại diện LGBT đã được lắng nghe nhưng vẫn cảm thấy khó chịu đối với các giám mục. Nhà văn nổi tiếng Rafael Tarradas Bultó, người rất thích cuộc đối thoại của ông với Hồng Y Carlos Osoro Sierra, tin rằng Giáo hội có “nhiều điều tốt”, chẳng hạn như các giá trị, nhưng Giáo Hội “thiếu nhịp điệu” và có nguy cơ không phát triển đủ nhanh để giữ vị trí của mình trong xã hội. Nhiều người không đồng ý với Rafael Tarradas Bultó vì anh ta cho rằng tín lý Công Giáo phải thay đổi cho phù hợp với thời đại.
Source:Aleteia
Putin tê tái: Đại tá Bộ Tổng Tham Mưu của Putin tử trận. Nga đe dọa hủy diệt Âu Châu bằng hạt nhân
VietCatholic Media
15:14 15/06/2022
1. Đại tá bộ Tổng Tham Mưu của Putin tử trận.
Đại tá Sergei Postnov, được tường trình là thông tín viên báo cáo trực tiếp với Vladimir Putin đã bị quân Ukraine bắn chết. Cả Ukraine và Nga đều loan báo tin này vào buổi chiều ngày thứ Tư 15 tháng 6.
Về phía Nga, tờ Moscow Times hay Mạc Tư Khoa Thời báo cho biết:
Vào đêm thứ Hai, 13 rạng sáng ngày thứ Ba, 14 tháng 6, khi đang thực hiện nhiệm vụ quân sự của mình, Đại tá Sergei Postnov, trưởng nhóm phản hồi thông tin của Phòng Một Cục Tương tác với Truyền thông của Bộ Tổng Tham Mưu Lực lượng Vệ binh Nga đã tử trận.
Trong hơn 4 tháng, Đại tá Sergey Postnov đã thực hiện các nhiệm vụ phục vụ và chiến đấu trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine. Là một phần của nhóm “V”, anh đột phá đến sân bay quân sự Hostomel, sau đó tham gia giải phóng một số thành phố và thị trấn trong vùng Kharkiv và Cộng hòa Nhân dân Luhansk.
Một sĩ quan, một người bạn và một người cha tuyệt vời, một người đàn ông tốt bụng và thông cảm tuyệt vời, là người mà nhiều người yêu mến và kính trọng, đã ra đi. Anh nổi tiếng bởi tính chuyên nghiệp cao, tính tổ chức và siêng năng, cũng như cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề. Anh đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình để phục vụ Tổ quốc, và anh đã được trao tặng nhiều huân chương khác nhau, trong đó có huân chương Chiến công vì Tổ quốc, hạng 2 với kiếm và huân chương Suvorov.
Sergey Postnov tốt nghiệp Trường Quân sự Yekaterinburg Suvorov vào năm 1997. Sau khi tốt nghiệp Khoa Văn hóa Báo chí của Trường Đại học Quân sự Bộ Quốc phòng Liên bang Nga năm 2002, anh được phân công về công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Nga. Anh làm phóng viên, và sau đó là chủ nhiệm của tờ Quân Nhân Cảnh Giác. Đã thực hiện nhiệm vụ thông tin chi viện cho các đơn vị bộ đội tại các điểm nóng. Trong một thời gian dài, anh làm việc trong tòa soạn của tạp chí quân sự “Trên Cương Vị Chiến Đấu”, từ đó anh được bổ nhiệm vào Bộ Tổng Tham Mưu của Lực lượng Vệ binh Nga.
Trong mọi lĩnh vực được giao, Sergei Borisovich Postnov nhờ tố chất cá nhân đã giành được uy quyền trong lòng các đồng nghiệp. Một ký ức tươi sáng về anh ấy sẽ còn mãi trong trái tim của tất cả những ai đã biết anh ấy và phục vụ cùng với anh ấy.
Tờ Mạc Tư Khoa Thời Báo cho biết thêm Đại tá Sergei Postnov bỏ lại vợ là Ekaterina, và một đứa con gái 5 tuổi.
Về phía Ukraine, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Đại tá Sergei Postnov đã bị lực lượng liên hợp tác chiến trong khu vực JFO bắn chết trong đêm 13 rạng sáng 14 tháng 6. Đây là sĩ quan cấp tá thứ 53 bị bắn chết trong chiến trường Ukraine. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhắc lại rằng tính cho đến cuối ngày 15 tháng 6, 32,750 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Chỉ tính riêng trong ngày 15 tháng 6 đã có 250 binh sĩ Nga tử trận. Trong ngày 15 tháng 6 đã có 6 xe tăng, 25 xe thiết giáp, một hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, 12 xe chở nhiên liệu bị phá hủy.
2. Nga cảnh báo Âu Châu sẽ 'biến mất' trong chiến tranh hạt nhân với Putin nếu phương Tây đưa hỏa tiễn cho Ukraine
Nga đã cảnh báo phương Tây rằng Âu Châu sẽ “biến mất” trong một ngày tận thế hạt nhân nếu họ cung cấp hỏa tiễn cho Ukraine.
Mối đe dọa ớn lạnh xuất hiện sau khi cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski nói với các đồng minh rằng về mặt kỹ thuật họ có thể cung cấp loại hỏa tiễn sát thương.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết các đồng minh có thể cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá một cơ hội để tự vệ
Ông đã khuấy động một cuộc tranh cãi hạt nhân khác sau khi tuyên bố Vladimir Putin đã vi phạm Bản ghi nhớ Budapest về Bảo đảm An ninh năm 1994.
Sikorski nói trong hội nghị ở Strasbourg rằng vi phạm này sẽ biện minh cho việc chuyển giao vũ khí hạt nhân từ phương Tây.
Ông gợi ý rằng nó sẽ “cho Ukraine cơ hội để bảo vệ nền độc lập của mình”.
Ukraine đã đồng ý bàn giao tất cả vũ khí hạt nhân còn lại trong nước sau khi Liên Xô sụp đổ.
Họ tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân cùng với Nga, Mỹ và Anh - nhưng Sikorski tuyên bố Putin hiện đã phá vỡ các điều khoản của thỏa thuận bằng cách xâm lược Ukraine.
Điện Cẩm Linh lập tức phản ứng đối với bình luận của cựu Ngoại trưởng Ba Lan, cho rằng ông đang chống lại tình hình vốn đã mong manh.
Người đứng đầu Quốc Hội Liên bang Nga, Viacheslav Volodin, ngay lập tức phản ứng lại những đề nghị của Sikorski.
Ông ta nói: “Với những đại biểu như vậy, người Âu Châu sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với những vấn đề mà họ đã phải đối mặt hiện nay như người tị nạn, lạm phát kỷ lục, khủng hoảng năng lượng”.
“Sikorski đang kích động một cuộc xung đột hạt nhân ở trung tâm Âu Châu.”
“Ông ta không nghĩ gì đến tương lai của Ukraine cũng như tương lai của Ba Lan.”
“Trong trường hợp những đề xuất của ông ấy được thực hiện, những quốc gia này sẽ không còn tồn tại, cả Âu Châu cũng vậy.”
“Sikorski và những thứ tương tự là lý do tại sao Ukraine không chỉ phải được giải phóng khỏi hệ tư tưởng của Đức Quốc xã mà còn phải được phi quân sự hóa, bảo đảm tình trạng không có vũ khí hạt nhân của đất nước.”
Volodin cũng châm biếm rằng cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan cần phải được đánh giá tâm thần.
Mặc dù các nước phương Tây vẫn miễn cưỡng cung cấp ngay cả một số loại vũ khí thông thường, nhưng Nga đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không bị đánh bại bởi chiến tranh hạt nhân.
Vào đầu tháng, Putin đã phóng một hỏa tiễn siêu thanh vào các đường tiếp tế của NATO bên trong Ukraine trong nỗ lực ngăn chặn vũ khí tràn qua biên giới.
Trước đó, Nga cũng khiêu khích NATO bằng các cuộc tấn công hỏa tiễn hạt nhân và hóa học vào biên giới của NATO.
Ngay sau đó là một lời cảnh báo đáng lo ngại từ người đứng đầu không gian của Putin, người đe dọa quét sạch một nửa Âu Châu.
Dmitry Rogozin ám chỉ ông ta sẽ triển khai hỏa tiễn Satan-II chết người sau khi Ngoại trưởng Sergei Lavrov bị chặn không cho đến Serbia trong chuyến công du hai ngày.
Và vào tháng trước, Nga đã đe dọa sẽ tấn công Anh và Phần Lan “trong vài giây” và cáo buộc phương Tây đang phát động một “cuộc chiến tổng lực”.
Rõ ràng là bất kỳ viện trợ nào cung cấp cho Ukraine đều có thể khiến họ trở thành đối thủ gay gắt hơn, và đều có thể khiến Nga hành động tuyệt vọng.
Các tay sai của Putin trước đó cho biết họ sẽ tấn công các mục tiêu quân sự ở Anh sau khi Anh cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nga cũng tự hào có một máy bay chiến đấu đáng sợ trong đội bay của họ có khả năng mang hạt nhân xa hàng nghìn km.
Tupolev Tu-22M3, được Nga triển khai lần đầu tiên trong cuộc chiến với Ukraine trong trận “ném bom rải thảm” Mariupol, có tầm hoạt động gần 7.000 km, bao trùm toàn bộ Âu Châu và bờ biển phía đông của Hoa Kỳ.
3. NATO phải tăng cường sự sẵn sàng
NATO phải xây dựng “khả năng sẵn sàng cao hơn nữa” và tăng cường khả năng vũ khí của mình dọc theo biên giới phía đông sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, người đứng đầu liên minh quân sự cho biết.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phát biểu sau cuộc hội đàm không chính thức tại Hà Lan vào thứ Ba với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và các nhà lãnh đạo của Đan Mạch, Ba Lan, Latvia, Romania, Bồ Đào Nha và Bỉ trước hội nghị thượng đỉnh NATO rộng lớn hơn ở Madrid vào cuối tháng này.
Ông nói: “Ở Madrid, chúng tôi sẽ đồng ý tăng cường thế trận của mình. “Tối nay, chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết của sự hiện diện phía trước mạnh mẽ hơn và sẵn sàng chiến đấu hơn và mức độ sẵn sàng cao hơn nữa cũng như các thiết bị và vật tư được bố trí trước hơn.”
Khi được hỏi về đơn xin gia nhập liên minh của Thụy Điển và Phần Lan, Stoltenberg cho biết ông đang tìm kiếm “một con đường thống nhất về phía trước” để giải quyết sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã rất tức giận trước những gì mà nước này coi là sự ủng hộ của Thụy Điển đối với các nhà hoạt động người Kurd.
4. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine chỉ nhận được 10% hỗ trợ quân sự được yêu cầu từ các đối tác phương Tây
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine chỉ nhận được 10% hỗ trợ quân sự được yêu cầu từ các đối tác phương Tây.
Phát biểu trong bài phát biểu trên truyền hình, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết “Dù chúng tôi có nỗ lực đến đâu, quân đội của chúng tôi có chuyên nghiệp đến đâu, nếu không có sự hỗ trợ của các đối tác phương Tây, Ukraine sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này.”
Trước đó, CNN đưa tin Mỹ dự kiến sẽ thông báo thêm về các gói vũ khí và thiết bị cho Ukraine trong cuộc họp quan trọng của gần 50 quốc gia được gọi là Nhóm liên lạc Ukraine vào thứ Tư, theo một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao.
Các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng Nga đang giành được vị trí ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, đặc biệt là ở thành phố Severodonestk, nơi đã chứng kiến một số cuộc giao tranh nặng nề nhất gần đây. Nếu không có thêm nhiều vũ khí, một số quan chức Ukraine cho biết sẽ ngày càng khó có thể ngăn cản bước tiến ngày càng tăng của Nga hoặc giành lại các vùng đất đã bị chiếm đóng trong khu vực.
5. Mỹ dự kiến sẽ công bố thêm vũ khí cho Ukraine trong cuộc họp quan trọng hôm thứ Tư của gần 50 quốc gia
Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ dự kiến sẽ thông báo nhiều hơn về các gói vũ khí và thiết bị cho Ukraine trong cuộc họp quan trọng của gần 50 quốc gia được gọi là Nhóm liên lạc Ukraine vào thứ Tư.
Các quan chức Ukraine đã cảnh báo rằng Nga đang giành được vị trí ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, đặc biệt là ở thành phố Severodonestk, nơi đã chứng kiến một số cuộc giao tranh nặng nề nhất gần đây. Nếu không có thêm nhiều vũ khí, một số quan chức Ukraine cho biết sẽ ngày càng khó có thể ngăn cản bước tiến ngày càng tăng của Nga hoặc giành lại các vùng đất đã chiếm đóng trong khu vực.
“Chúng tôi nghe những gì họ đang nói, chúng tôi hoàn toàn nghe thấy những gì họ đang nói,” Thiếu tướng John Kirby cho biết như trên khi đề cập đến “tính cấp thiết” của cuộc họp của nhóm vào thứ Năm tại Brussels.
Ông không nêu chi tiết những quốc gia nào sẽ công bố các gói an ninh mới hoặc những lô hàng đó sẽ bao gồm những gì nhưng lưu ý rằng Mỹ làm việc “rất chặt chẽ” với các quốc gia khác để tìm ra những gì lực lượng vũ trang của Ukraine cần và sau đó tìm kiếm những cách thế để gửi cho Ukraine.
Thiếu tướng John Kirby không cho biết liệu Mỹ sẽ có gói viện trợ mới nào để công bố hay không, nhưng cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden đang làm việc với gói tiếp theo.
Thiếu tướng John Kirby nói với một nhóm phóng viên tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin: “Đó là một tiếng trống liên tục bởi vì đó là một trận chiến liên tục”.
Chính quyền Biden đã công bố gói vũ khí cuối cùng vào ngày 1 tháng 6, bao gồm Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, gọi tắt là HiMARS, là một hệ thống có khả năng phóng hàng loạt hỏa tiễn; cũng như các hỏa tiễn mà Ukraine đã yêu cầu khẩn cấp trong nhiều tuần. Gói 700 triệu USD là lần đầu tiên chính quyền rút ra từ gói viện trợ 40 tỷ USD mới cho Ukraine, đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Quốc hội.
Một nhóm nhỏ binh sĩ Ukraine đã bắt đầu huấn luyện HiMARS gần như ngay lập tức sau khi gói vũ khí được công bố.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố trong bài phát biểu tối hôm thứ Hai rằng Ukraine sẽ giải phóng tất cả các lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, thậm chí cả bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập ngay sau khi tiếp quản vào năm 2014. Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra, nếu Ukraine có nhiều vũ khí hơn.
“Chỉ cần có đủ vũ khí thì chúng ta có thể biến nó thành hiện thực. Các đối tác có nó. Với số lượng đủ lớn. Và chúng tôi làm việc mỗi ngày để họ cấp cho chúng tôi những vũ khí này”
Các quan chức Ukraine cho biết từ 100 đến 200 binh sĩ tử trận mỗi ngày trong các cuộc giao tranh, một con số làm dấy lên một số nghi ngờ về khả năng các lực lượng vũ trang Ukraine có thể chịu đựng những tổn thất như vậy. Các quan chức Mỹ không nghi ngờ các con số thương vong.
“Các con số không nằm ngoài những gì bạn mong đợi cho loại trận chiến pháo binh này,” Tướng Kirby nói. “Không có gì ngạc nhiên khi những con số mà người Ukraine đang báo cáo lại nghiêm trọng như vậy”.
Tuy nhiên, Tướng Kirby này cho biết Mỹ không hề thấy sự suy giảm động lực của người Ukraine trong cuộc chiến, ngay cả khi cuộc xung đột trở thành một trận chiến khốc liệt, tàn khốc của pháo binh có thể có lợi cho hỏa lực và nhân lực của quân đội Nga. Quan chức này có vẻ lạc quan hơn về tình hình cuộc chiến, ngay cả khi Nga dường như đang có động lực ở khu vực Donbas.
Các vấn đề về tinh thần, chỉ huy kém và các vấn đề hậu cần đã gây khó khăn cho quân đội Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược. Nga đã có thể đề cập đến một số vấn đề đó khi trọng tâm chuyển sang miền đông Ukraine, vì chiến trường giáp với Nga, giúp việc gửi hàng tiếp tế ở cự ly ngắn cho các đơn vị trên tiền tuyến dễ dàng hơn nhiều.
Tuy nhiên, theo Tướng Kirby nhiều thiết bị cao cấp của Nga đã bị phá hủy, buộc họ phải dựa vào các khí tài cũ hơn. Đồng thời, kho vũ khí chính xác của Nga đang cạn kiệt, dẫn đến việc sử dụng nhiều loại hỏa tiễn cũ hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng do sự thiếu chính xác của nó. Các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu cũng khiến việc tiếp tế các sản phẩm cao cấp của họ trở nên khó khăn hơn.
Bất chấp tất cả những thách thức mà người Nga phải đối mặt - cả do những yếu điểm của mình và kết quả của các cuộc phản công của Ukraine - Nga vẫn giữ được lợi thế lớn nhất của mình, đó là quy mô quân đội quá đông của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là Nga có thể bảo đảm chiến thắng, ngay cả khi Tổng thống Nga Vladimir Putin không cho thấy bất ký dấu hiệu nào là đang cân nhắc thu hẹp các mục tiêu của mình.
6. Quân Nga thả bom đạn bằng dù xuống vùng Kharkiv
Những kẻ xâm lược Nga thả bom, đạn xuống ngôi làng Zolochiv, vùng Kharkiv. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:
“Vào ngày 14 tháng 6, quân xâm lược Nga đã thả vũ khí bằng dù xuống Zolochiv ở vùng Kharkiv. Không có thương vong dân sự nào được báo cáo”
Theo Viktor Kovalenko, người đứng đầu cộng đồng Zolochiv, bốn ngôi nhà trong làng đã bị hư hại.
Như đã báo cáo, cộng đồng Zolochiv đang bị hỏa hoạn liên tục. Nó giáp ranh với Nga và cộng đồng Derhachi của vùng Kharkiv với các vùng lãnh thổ bị quân đội Nga chiếm đóng và các cuộc giao tranh đang diễn ra. Trường học, xí nghiệp nông nghiệp, các cơ sở hạ tầng khác nhau và hàng trăm ngôi nhà tư nhân đã bị hư hại. 42 người đã thiệt mạng và khoảng 70 người bị thương.
Việc quân xâm lược Nga sử dụng một loại bom dù mới đã được ghi nhận ở ngoại ô Kharkiv vào ngày 8 tháng 4. Ít nhất bảy ngôi nhà dân đã bị phá hủy. Vào ngày 9 tháng 4, một tòa nhà năm tầng đã bị đổ nát trong cùng một khu vực.
Hi hữu: Vị HY chỉ mấy tháng đã hai lần thoát nguy tử trong gang tấc. Linh mục Nga danh tiếng bị bắt
VietCatholic Media
17:56 15/06/2022
1. Thông cáo của Văn phòng Báo chí Tòa thánh: Tiếp kiến với Thủ tướng Cộng hòa Tiệp
Hôm thứ Sáu 10 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Ngài Petr Fiala, Thủ tướng Cộng hòa Tiệp, người sau đó đã có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia và Các tổ chức quốc tế.
Trong các cuộc thảo luận thân mật tại Phủ Quốc vụ khanh, các bên tập trung vào mối quan hệ song phương tốt đẹp hiện có giữa Tòa thánh và Cộng hòa Tiệp, và về vai trò của Giáo hội trong xã hội. Hy vọng củng cố và mở rộng hơn nữa hợp tác cũng xuất hiện.
Sau đó, sự chú ý chuyển sang các vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và tác động của nó ở cấp độ khu vực và quốc tế, đặc biệt chú ý đến tình hình nhân đạo và việc tiếp nhận người tị nạn.
Cộng hòa Tiệp đã đóng một vai trò rất tích cực trong cuộc chiến tại Ukraine. Họ cung cấp cho Ukraine một số máy bay trực thăng tấn công và cùng với Slovakia, hiện đang sửa chữa hàng chục xe bọc thép, bảo đảm chúng sẽ hoạt động trở lại sau khi được khôi phục.
Cụ thể, phía Ukraine đã nhận được các máy bay trực thăng tấn công Mi-24 do Liên Xô sản xuất, đã được gửi đến Ukraine trong bối cảnh nỗ lực chung để giành lại không phận.
Ngoài ra, Cộng hòa Tiệp và Slovakia đã nhận được một số lô xe bọc thép từ Ukraine để khôi phục chúng trước khi chúng có thể được sử dụng trong chiến đấu trở lại.
Những bước đi này đánh dấu sự gia tăng đáng kể trong sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine trong nỗ lực đẩy lùi sự xâm lược của Nga.
Vào tháng 4, Cộng hòa Tiệp trở thành quốc gia NATO đầu tiên báo cáo việc chuyển giao xe tăng cho Ukraine. Đây là lần đầu tiên NATO công bố việc cung cấp máy bay trực thăng tấn công cho Lực lượng vũ trang Ukraine
Source:Holy See Press Office
2. Vị Hồng Y thoát chết trong trận động đất năm 2021, nay phải nhập viện sau tai nạn giao thông ở Haiti
Theo báo chí địa phương, Đức Hồng Y Chibly Langlois đã bị thương trong một vụ tai nạn giao thông ở Haiti vào sáng thứ Tư.
Vị giám mục 63 tuổi của Les Cayes được cho là không đến mức nguy kịch nhưng đã được đưa đến bệnh viện vào ngày 8 tháng 6 vì có thể bị gãy tay sau vụ việc ở miền nam đất nước.
Đức Hồng Y Langlois cũng đã bị thương trong trận động đất 7,2 độ richter ở Haiti năm ngoái. Trong vụ động đất năm ngoái, Đức Hồng Y Langlois, là Chủ tịch hội đồng giám mục Haiti đã thoát chết trong khi một linh mục Haiti khác ở chung trong Tòa Giám Mục với ngài đã chết trong trận động đất ngày 14 tháng 8 năm 2021, trong đó hơn 1.200 người chết và hơn 12.000 người bị thương.
Đức Hồng Y Langlois là người Haiti đầu tiên được tấn phong Hồng Y. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong vào năm 2014.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục Nga bị bắt sau khi tuyên bố quân đội của Putin sẽ 'xuống địa ngục' ở Ukraine
Tiến sĩ thần học Ioann Kurmoyarov, một linh mục của Giáo Hội Chính thống Nga, đang phải đối mặt với án tù 10 năm sau khi lên tiếng phản đối cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine
Cha Ioann Kurmoyarov có thể bị đi tù 10 năm theo luật mới ở nước này.
Một linh mục người Nga đang phải đối mặt với án tù 10 năm sau khi tuyên bố quân đội của Putin đang trên đường xuống địa ngục khi tiến hành chiến tranh ở Ukraine.
Cha Ioann Kurmoyarov là một linh mục thẳng thắn, là người năm ngoái đã yêu cầu buộc tội Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Ngài đã bị giam giữ tại St. Petersburg theo luật mới chống phát tán “thông tin sai lệch” về quân đội Nga.
Sau khi bắt giữ ngài, các nhà điều tra đã khám xét nhà ngài và thu giữ các thiết bị, hai bức ảnh, một cây thánh giá bằng gỗ và một chiếc áo chùng thâm.
Ngài là một trong số những người nổi tiếng ở Nga lên tiếng về cuộc chiến ở Ukraine, cùng với các nhạc sĩ và nhà văn nói lên sự tức giận của họ về cuộc xung đột.
Cha Kurmoyarov đã đăng một video trên mạng xã hội vào tháng 3 để đáp lại tuyên bố của nhà tuyên truyền Vladimir Solovyov rằng người Nga sẽ “lên thiên đường” ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine dẫn đến một cuộc tấn công hạt nhân.
“Tôi muốn làm thất vọng tất cả những ai tin vào điều 'giả mạo' này,” vị linh mục của Giáo Hội Chính thống Nga và là tiến sĩ thần học, nói thêm rằng những người “gây hấn” sẽ không thể lên trời.
Ngài nói: “Ukraine không tấn công Nga. Bạn sẽ không ở bất kỳ thiên đường nào, bạn sẽ ở trong địa ngục.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng tay tấn công những tiếng nói bất đồng chính kiến về cuộc chiến ở Ukraine
Sau khi Cha Kurmoyarov chỉ trích Shoigu về một nhà thờ quân đội mới bên ngoài Mạc Tư Khoa, vào thời điểm khi người ta cố trưng bày trong ngôi thánh đường những bức tranh khảm của Vladimir Putin, Shoigu và một bức khác với những người lính cầm chân dung của Stalin, ngài đã bị kỷ luật.
Bây giờ ngài đang nhìn vào viễn cảnh phải trải qua 10 năm tiếp theo trong một nhà tù ở Nga, trong khi các nhà văn Alexander Nevzorov và Dmitry Glukhovsky, cùng với ngôi sao nhạc rock Maksim Pokrovsky cũng bị chính quyền truy nã. Maksim Pokrovsky đang lẩn trốn vì một bài hát anh ta viết để phản đối chiến tranh.
Theo nhóm nhân quyền Agora, ít nhất ba nhà báo bị buộc tội liên quan đến luật mới cũng đã bị chính quyền Nga phong tỏa tài khoản ngân hàng.