Ngày 16-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo Ta Hãy Vác Thập Giá Mình
Tuyết Mai
13:32 16/06/2010
Người lại phán cùng mọi người rằng: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình". (Lc 9, 18-24).

Bài học nào của Chúa Giêsu dậy chúng ta cũng cảm thấy thật cam go và thật khó có thể mà theo cho được, hoặc không nói hay nghĩ rằng thật sợ hãi khi phải theo Chúa, vì ai lại có thể từ bỏ chính mình? Ai lại không muốn cứu mạng sống mình trước chứ!? Đã không từ bỏ được mình thì ai lại muốn đánh mất mạng sống của mình? Chúa có những bài học thật khó hiểu ý của Chúa vô cùng. Và nếu vô tình chúng ta hiểu trật ý Chúa thì linh hồn chúng ta cũng sa vào hỏa ngục. Vì nếu chúng ta không thích sống nữa mà chỉ muốn theo Chúa bằng cách trợ tử hay tự tử để hủy diệt mình thì Chúa có chấp nhận hay không?? Thế cho nên không dễ gì để hiểu được ý Chúa cho tường tận, rành mạch, và tỏ tường, để hiểu được thế nào là vác Thập Giá của mình hằng ngày mà theo Chúa!???

Hình ảnh Chúa Giêsu chết trên Thập Giá máu me đầm đìa, trên đầu đội mão gai, không ai có thể chịu nổi, thì hà huống gì bắt chước chết như Chúa được, phải không thưa anh chị em? Tôi không nghĩ rằng Chúa thực sự muốn mỗi một người chúng ta phải trải qua cuộc đời đau khổ như Chúa vậy đâu! Như có người nói giỡn rằng Chúa chịu đau khổ và chịu chết chỉ trong vòng một ngày mà thôi! Nhưng chúng ta đây phải chịu đau khổ cả một cuộc đời, sống vất va vất vưởng ngày này qua tháng nọ, trong bệnh hoạn tật nguyền, thiếu cơm thiếu áo, cô đơn, nhục nhã, và tù đầy. Sống một cuộc sống rày đây mai đó, dài đằng đẳng, thất thểu, lang thang, không nhà không cửa, và không biết từ độ nào mà thời gian đã không còn cho phép chúng ta để nhớ tới chúng nữa!. Vì có phải cuộc đời thì chúng giống như một chiếc bánh xe, cứ lăn lăn mãi có chờ chờ ai??.

Đã là thân phận làm con người thì không ai thoát được tứ ải là sinh bệnh lão tử. Thế cho nên không ai có thể thoát được những thời gian có nghiệt ngã, có đắng cay, có mồ hôi và nước mắt, đã từng thay đổi chúng ta qua những năm này tháng nọ, của từng con người của chúng ta phải trải qua. Ai làm người thì cũng cần đến tất cả những thứ thật cần tối thiểu như hơi thở, thức ăn, nước uống, áo quần, và nơi để chúng ta trú nắng trú mưa. Chúng ta cần ăn ư!? Dễ lắm, muốn có ăn thì tay tự mà làm thì hàm mới có mà nhai! Có nghĩa là chúng ta đói thì đầu gối phải bò!? Chứ chẳng có ai ở đó mỗi bữa mà cho mình ăn đâu!? Nhất là càng sống trên cái đất nước nghèo thì chúng ta thấy rằng các em nhỏ chúng cũng đã phải tự lập rất sớm, có nghĩa là cha mẹ chúng đã cho chúng ra ngoài đời làm việc, phụ cha mẹ để kiếm tiền mà nuôi bao nhiêu miệng ăn cho cả nhà. Chúng có thể làm bất cứ công việc gì dù giãi nắng dầm mưa và tấm thân nhầy nhụa trong bãi rác cả ngày, để hy vọng nhặt được những ống lon hay bao nylon mà bán ký. Hay chúng làm thuê làm mướn cho người ta như nai lưng ra để khuân vác những bó củi thật to thật nặng đến gấp đôi hay gấp ba thể xác của chúng. Trên thành phố thì chúng bán vé số, thỉnh thoảng cũng bị dân anh chị lừa gạt mất cả một ngày làm việc của chúng, sau đó chúng bị hành hạ thân xác vì dám để làm mất tiền. Việc gì ai mướn chúng cũng làm. Chúng chỉ cần có việc để mà làm là tốt rồi, trước ít nhất là kiếm được bữa ăn sau là đem số tiền thật khiêm nhường về giúp cha mẹ nuôi các em nhỏ hơn mình đang bị đói trông từng bữa cơm.

Quả thật cuộc đời của từng con người, chẳng ai mà được thong dong thư thả, dư giả, mà ngồi nhà mát ăn bát vàng đâu! Công nhận là có nhưng chỉ là một số ít mà thôi! Vì thế cho nên hằng ngày chúng ta còn vất vả lắm vì miếng ăn, quần áo để mặc, có mái để che nắng che mưa, và biết bao nhiêu những thứ cần thiết khác, mong sao cho được đầy đủ là hạnh phúc lắm rồi! Nhưng có phải như thế là cùng đích cho cuộc sống hiện giờ hay mai sau của chúng ta đâu!? Nếu cứ như thế thì cuộc sống chúng ta hằng ngày sẽ cảm thấy thật vất vả và như cả một gánh nặng, mà không ai có thể cưu mang cho được!?. Cuộc sống Chúa trao ban cho chúng ta trên trần gian này phải có mục đích sống chứ!? Thế cho nên chúng ta phải sống như thế nào để mọi ngày của chúng ta trôi qua không trở nên hữu dụng, hữu ích, cho chính mình, gia đình, cùng tất cả anh chị em chúng ta được gặp hằng ngày, để cuộc sống mỗi ngày được Chúa chúc phúc và bình an???.

Cũng dễ lắm thưa anh chị em! Nếu chúng ta trước tiên để Thiên Chúa làm Chủ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, thì mọi việc mọi điều chúng ta làm, đều dâng cho Thiên Chúa quan phòng, định liệu, và lo lắng cho chúng ta thì không việc gì chúng ta suy nghĩ hay thực thi mà có thể sai cả! Chúng ta cứ nghĩ rằng không việc gì xẩy ra mà không có mục đích!. Phải đấy, có rất nhiều điều được xẩy ra mà chúng ta cho là xui xẻo, nhưng nếu chúng ta tin vào sự xắp xếp của Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, thì sự xui xẻo dưới con mắt của con người, Chúa đang mở cho chúng ta một cánh cửa khác trước mặt thật là may mắn, đúng với khả năng và thích hợp cho chúng ta hơn chăng!?. Thí dụ như việc chúng ta bị sở cho nghỉ việc chẳng hạn, chúng ta cứ tạm thời cảm tạ Thiên Chúa chúng ta đi đã, cho chúng ta một thời gian để phục hồi tinh thần và thể xác chúng ta được ngơi nghỉ, được lấy sức lại, cho bao nhiêu năm tháng bị đày đọa và bị căng thẳng!?. Rồi chờ đợi xem Chúa muốn chúng ta làm chi!? Trong thời gian thất nghiệp chúng ta có thể có vài suy nghĩ hoặc những ao ước mà trước đây chúng ta vì quá bận rộn với công ăn việc làm nên không thể thực hiện được sự mơ ước quá tầm tay vói của mình!. Nay là cơ hội thuận tiện cho chúng ta tạo được mơ ước đó, thì còn gì hơn!??. Có gì là gọi là xui xẻo khi chúng ta được trở lại đi học mà lại có tiền nhà nước giúp đỡ nữa chứ! Thế mà chúng ta gọi là xui xẻo à?. Học ra trường với tuổi đời xế bóng cũng có thể giúp chúng ta tìm việc làm gì đó giúp mình và giúp đời được chăng!? Hoặc ít nhất cũng không uổng công khi chúng ta có thời gian dài chẳng làm được việc gì hơn cho nên tích sự!?. Đó là tôi chỉ nêu ra một thí dụ có thật nho nhỏ vậy thôi! Chứ còn biết bao nhiêu điều và việc kỳ diệu mà nếu hằng ngày chúng ta biết phó mặc cho Chúa định liệu.

Bài học nào Chúa Giêsu cũng có ý muốn dậy cho chúng ta hiểu một cách rất là đơn giản chứ chẳng cầu kỳ chi đâu! Là hãy vác Thập Giá của mình mà theo Chúa. Thập giá của mình có nghĩa là những vất vả hằng ngày chúng ta cưu mang, chứ Chúa không bảo chúng ta vác Thập Giá của Chúa đâu nhé! Thập Giá của Chúa thì không một con người nào trên thế gian này mà có thể vác được đâu! Chúa chỉ bảo chúng ta mỗi người hãy vác Thập Giá của mình mà thôi! Có phải Thập Giá của chúng ta thì mỗi người mỗi khác, mỗi kích thước khác nhau, không ai giống ai!?? Vì thế chúng ta chớ nên so sánh Thập Giá của mình với anh chị em khác, đó là điều không nên làm??? Thập Giá của chính mình thì nhẹ lắm thưa anh chị em! Chúa sẽ không bao giờ trao ban Thập Giá quá nặng cho chúng ta vác, vì Ngài biết sức của chúng ta. Nếu Ngài có chương trình đặc biệt của Ngài trên chúng ta thì Ngài sẽ ban Ơn phù trợ cho chúng ta là Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ vác phụ chúng ta, để chương trình của Thiên Chúa, được thể hiện trên chúng ta, và để Danh Thánh của Ba Ngôi Thiên Chúa được sáng ngời, qua công việc Chúa trao ban cho chúng ta phải làm trong thế gian tạm bợ này!. Vì tất cả chúng ta là chi thể của Ngài. Vì tất cả chúng ta phải giúp Ngài một tay, để làm cho thế giới thêm tốt tươi, Tin Mừng của Chúa được chiếu tỏa khắp mọi nơi trên toàn cầu, để Tình Yêu Thiên Chúa được đón nhận ở khắp cùng mọi nơi, mọi nhà, và toàn thể nhân loại của chúng ta. Để Nước Chúa được tụ tập thật đông đảo, để hết thảy toàn dân con Chúa Tôn Vinh, Thờ Phượng, Ca Khen Một Thiên Chúa duy nhất trên Trời và dưới Đất này!.

Vâng, Chúa dậy chúng ta rất phải là theo Chúa chúng ta phải từ bỏ chính mình thì chúng ta mới theo Chúa được, bởi nếu không bỏ được chính mình có nghĩa là từ bỏ mọi cái đam mê chúng ta đang theo đuổi chúng, thì tâm trí đâu mà chúng ta muốn theo Chúa được chứ!??? Và muốn theo Chúa tất nhiên chúng ta phải muốn mất mạng sống mình vì Chúa thì mới theo Chúa được, vì mạng sống chúng ta là thứ hay chết, mà chìu theo thân xác hay chết này thì chúng ta phải sống trong tội lỗi và nhơ bẩn, mà thân xác nhơ bẩn thì không thể nào theo Chúa được bởi đó là điều tất nhiên!?? Thiên Chúa là Đấng toàn thiện, toàn mỹ, và là toàn đức, không thể nào con người theo Chúa, mà thân xác hay chết của chúng ta, chúng đâm ra thối tha cho được!? Chịu mất thân xác này vì Chúa thì sẽ cứu được thân xác mình, Chúa có ý nói là chúng ta phải chết đi vì Chúa thì thân xác hay chết này của chúng ta mới được đổi mới, Chúa mặc cho chúng ta một thân xác thần linh mới trên Quê Trời, để chúng ta được trở nên sáng láng, thánh thiện, giống Chúa thưa anh chị em!. Để được thân xác toàn mỹ, toàn thiện như thế, Chúa Giêsu chỉ đòi hỏi tất cả con người nhân loại chúng ta phải hiểu và nghe theo Chúa dậy rằng: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình". Amen.
 
Sống vì mọi người
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
13:37 16/06/2010
Chúa Nhật Thứ12 Mùa Thường Niên, Năm C (Suy niệm Tin Mừng Luca: Lc 9,18-24)

Bận tâm hàng đầu của Chúa Giê-su khi xuống thế là sống vì mọi người, trao ban tất cả cho mọi người, và cuối cùng hy sinh chịu chết cho muôn người được sống. Có thể tóm tắt sự nghiệp của Chúa Giê-su vào một cụm từ ngắn: “sống-hết-mình-vì-mọi-người.” Và đó cũng chính là sứ mạng chính yếu của Chúa Giê-su, trong tư cách là Đấng Ki-tô. Thế nên, sau khi môn đệ đã nhận biết chân tướng của mình là Đấng Ki-tô, Chúa Giê-su cho họ biết đã đến lúc Người phải lên Giê-ru-sa-lem để hiến thân chịu chết: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy." Qua lời nầy, Chúa Giê-su tỏ cho biết Người phải chết đi cho muôn người được sống và sẽ sống lại để đưa muôn người vào cõi trường sinh.

Hiến thân cứu đời, hy sinh quyền lợi bản thân để phục vụ cộng đồng, từ bỏ nếp sống vị kỷ để sống vị tha là lý tưởng cao đẹp mà Chúa Giê-su quan tâm thực hiện và đó cũng là quy luật sinh tồn và phát triển cộng đồng nhân loại. Thế nên, Chúa Giê-su kêu mời mỗi người chúng ta hãy bước theo Người, từ bỏ lợi ích bản thân (=từ bỏ mình) để thực hiện sứ mạng đó: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”

Tự cứu mạng mình thì mất, liều mất mạng sống vì tha nhân thì sẽ được sống.

Lời nầy xem ra cực kỳ phi lý và khó chấp nhận, nhưng đó là một chân lý cao đẹp đáng được trân trọng và đem ra thực hành. Câu chuyện sau đây minh chứng điều đó.

Một lão phù thủy rất tinh ma quỷ quái đã dùng pháp thuật của mình gom toàn bộ dân cư của một ngôi làng nhỏ gồm hai trăm người và đem nhốt toàn bộ vào tòa lâu đài bí mật của y trong khu rừng vắng. Hai trăm người nầy được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm một trăm. Nhóm Một bị nhốt ở tầng trệt, nhóm Hai bị nhốt ở tầng trên.

Sau một đêm bị nhốt trong tòa lâu đài bí hiểm, sáng hôm sau, khi thức dậy, mọi người đều thét lên kinh hoàng khi phát hiện ra những biến đổi lạ lùng trên cơ thể mình. Trong đêm qua, tên Phù Thủy độc ác đã dùng tà thuật của y để gắn chặt vào hai bàn tay mỗi người hai chiếc muỗng dài đến hai mét trông thật kỳ quái. Thế là hai chiếc muỗng dài ngoằng kia trở thành một thành phần của cơ thể của từng nạn nhân và không cách nào tháo gỡ ra được.

Đến giờ ăn, mỗi nhóm đều được dẫn vào phòng ăn dành riêng cho nhóm mình. Ai nấy vô cùng ngạc nhiên khi thấy những dãy bàn ăn đầy dẫy những thức ăn hết sức ngon lành và bổ dưỡng được dọn ra cho mọi người thưởng thức, những món đặc sản tuyệt vời nằm mơ không thấy.

Thế nhưng, tại phòng trệt, tấn thảm kịch bắt đầu: sau mấy ngày nhịn đói và từ lâu chưa hề được thưởng thức những món ăn ngon, cả trăm con người bị nhốt ở đây, vốn có chủ trương là phải lo cho mình trước hết, đã lao vào bàn ăn như những con hổ đói. Họ dùng hai chiếc muỗng dài hai mét xúc thức ăn tới tấp đổ vào miệng mình, nhưng than ôi, vì hai chiếc muỗng quá dài nên bao nhiêu thức ăn đều bị rớt ra bên ngoài và rơi xuống bùn đất lầy lội dưới chân. Rốt cuộc, khi thức ăn trên bàn cạn dần, bọn người nầy tranh giành nhau xúc lấy xúc để những phần ăn còn lại để cho vào miệng, nhưng cũng chẳng được chút nào, nên đâm ra tức tối điên cuồng, dùng hai chiếc muỗng dài đập đầu nhau, thọc mù mắt nhau, đánh gảy răng nhau… gây nên một thảm kịch quá đỗi kinh hoàng. Và trong những bữa ăn tiếp theo, sự việc cũng xảy ra cách đau lòng như thế.

Đang khi nhóm người ở tầng trệt kiệt quệ vì đói và đánh giết nhau bằng những chiếc muỗng dài thì ở tầng trên, mọi người tỏ ra hạnh phúc hoan lạc chưa từng thấy. Chủ trương của nhóm người nầy là trong mọi hoàn cảnh, phải ưu tiên phục vụ tha nhân trước. Bởi thế, khi đến giờ ăn, thay vì tự phục vụ cho bản thân mình, ai nấy tranh thủ dùng hai chiếc muỗng dài của mình để múc thức ăn đút cho những người chung quanh. Ai nấy đều vui vẻ chí tình phục vụ người khác nên mọi người đều no nê và hạnh phúc. Thế là không những được no đầy thức ăn bổ dưỡng, họ còn được no đầy tình yêu thương nhau.

Quả đúng như Lời Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ai muốn cứu mạng sống mình (như những người ở tầng trệt), thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi (tức là vì Chúa Giê-su và vì tha nhân, mà tha nhân cũng là Thân Mình Chúa Giê-su, là hiện thân của Chúa Giê-su), thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”

Nói khác đi, khi người ta ích kỷ chỉ biết lo cho mình mà không biết sống vì người khác, người ta tự làm hại mình cũng như làm điêu đứng luôn cả xã hội mình đang sống. Trái lại, khi biết sống vị tha, hy sinh quyền lợi riêng tư để phục vụ người khác, người ta thăng tiến đời mình và làm cho xã hội phát triển tốt đẹp.
 
Thầy là ai?
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
20:49 16/06/2010
Câu hỏi thường xuyên nhất khi muốn biết về một người, và cũng là câu hỏi bình thường nhất khi muốn biết người khác nghĩ về mình.

Có hai chiều kích, cá nhân và người khác.

Cá nhân.

Benjamin Franklin nói về ba điều cứng và khó nhất: Thép, kim cương và biết mình. Biết mình là ai, không chỉ là những câu nói xác định mà còn là hành vi biểu lộ mỗi ngày sống.

Biết mình là ai? Đó là bí quyết đầu tiên để thành công trong nhiều sự việc. Lý thuyết để biết mình là ai có nhiều, nhưng có một bí quyết không thể thiếu, cầu nguyện. Chúa Giêsu luôn cầu nguyện mọi nơi mọi lúc, để lãnh hội Ý Chúa Cha muốn thực hiện trong cuộc đời của Ngài. Chúa Giêsu quả quyết: “lương thực của Thầy là thi hành ý chúa Cha” (Ga 4, 34).

Mỗi cuộc đời con người đều là một tinh hoa của trái đất, được Thiên Chúa trao tặng một phẩm vị quan trọng. Cả cuộc đời con người, học hành, hiểu biết và sống là một chuỗi dài liên tục triển khai tinh hoa phẩm vị của mình. Con người không thể tự chiêm ngắm mình để hiểu biết mình, vì mỗi người có một sứ mệnh đặc biệt được Thiên Chúa trao cho. Biết sứ mệnh của mình cần có một đòi hỏi cầu nguyện không ngừng để biết Ý muốn của Thiên Chúa nơi mình. Ý muốn ấy là đặc sắc của mỗi người được Thiên Chúa mời gọi điểm tô cho trần thế.

Không một ai là bị bỏ đi trước mặt Thiên Chúa. Douglas Malloch diễn tả trong một bài thơ: “Nếu như bạn không thể trở thành cây tùng trên đỉnh núi thì hãy làm một cây nhỏ trong khe núi, nhưng phải làm một cây nhỏ tốt nhất bên bờ suối. Nếu như bạn không thể trở thành một cây lớn thì hãy làm một lùm cây nhỏ; nếu như không thể trở thành một lùm cây nhỏ thì hãy làm một thảm cỏ nhỏ”.

Để biết mình luôn luôn là một điều chỉnh: Chúa Giêsu khuyên: “Hãy nên trọn hảo như Cha trên trời là Đấng trọn hảo” (Mt 5, 48). Điều chỉnh lại mình, đó là con đường hoàn thiện chính mình, để chính mình biết mình hơn và sống xứng đáng hơn. Biết mình có nhiều khiếm khuyết, biết mình cũng nhiều yếu đuối…đó là cái biết để sống khiêm nhường và thông cảm với người khác. Biết mình, sửa mình, con đường không ai đi thay thế cho.

Người khác.

Cuộc sống mỗi con người còn là cuộc sống với và sống cho. Chính vì thế, mỗi cuộc đời con người là đối tượng hiểu biết của người khác. Người khác nghĩ gì về mình, câu hỏi rất thường xuyên. Chúa Giêsu cũng thắc mắc như thế về mình.

Phản ánh của mỗi người bao hàm những tâm tư nghĩ về đối tượng được hỏi. Chúa Giêsu thấy qua con mắt người chung quanh:

Là ông Gioan tẩy giả. Vì thấy lời Chúa Giêsu giảng dạy làm chứng cho sự thật.

Là Êlia: Hoạt động của Chúa Giêsu như đang chấn hưng lại mọi sự.

Là một ngôn sứ: Chịu nhiều đau khổ vì lẽ công chính.

Là Đấng Kitô: Câu trả lời đúng nhưng cần được bổ sung phải chịu nhiều đau khổ…

Trong mỗi người chúng ta, người khác có thể đánh giá nhiều điều tốt đẹp về chúng ta, nhưng điều tốt đẹp nhất có thể ít ai biết đến, nhận ra, chúng ta là con Thiên Chúa. Chính vì là con Thiên Chúa nên nhiều lần, nhiều khi được thông phần vào những nỗi quẫn bách, chịu nhiều sỉ nhục và có khi bị giết chết và được sống lại cùng Thiên Chúa.

Hiểu biết về mình là con Thiên Chúa sẽ làm vơi đi những đau khổ của chính mỗi người, khi bị hiểu lầm, khi chịu nhiều thử thách... Để cùng chết với Chúa Kitô và được cùng sống lại với Ngài.

Thầy là ai? Và con là ai? Luôn là câu hỏi để đối chiếu giúp con nên giống Chúa hơn mỗi ngày. Xin giúp con “biết Chúa và biết con” (Augustine).
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:11 16/06/2010
BÙA TRỪ TÀ

N2T


Thời xưa, ở Độ Sóc Sơn có hai vị thần chuyên môn coi cửa quỷ, một vị là Thần Đồ, một vị khác tên là Uất Lũy, phàm là các quỷ làm việc ác, thì bị họ bắt trói lại và đem cho cọp ăn.

Về sau, cứ mỗi lần tết đến thì người ta treo trước cửa nhà hai miếng gỗ đào (người xưa cho rằng đào là một loại gỗ tiên, có thể trấn áp tà khí, chế phục trăm quỷ), phía trên miếng gỗ vẽ tượng Thần Đồ, Uất Lũy để trấn áp quỷ quái.

Bởi vì hình tượng của hai vị thần tương đối khó vẽ, thế là người ta đổi lại viết tên hai vị thần lên đó, gọi là “bùa trừ tà”.

Đến thời ngũ đại thì người ta không còn viết tên hai vị Thần Đồ và Uất Lũy nữa, mà lại viết hai câu đối liễn may mắn lên trên; liên tiếp cho đến thời Minh Thái Tổ thì bắt đầu dùng giấy đỏ thay cho bùa trừ tà bằng gỗ đào, và có câu đối tết như ngày nay.

(Bổn thảo cương mục)

Suy tư:

Người Công Giáo Việt Nam chúng ta thường “húy kỵ” với những gì là tín ngưỡng nhân gian, ngay cả câu đối liễn trong ngày tết màu đỏ chữ đen cũng không dám dán hai bên cửa nhà, vì cho đó là dị đoan mê tín. Chứ thực ra hai câu đối liễn đều là cầu mong sự tốt lành cho năm mới.

Chúng ta có thể thánh hóa tất cả những công việc chúng ta làm vì danh thánh Chúa, Giáo Hội đã đi vào văn hóa của địa phương, nghĩa là Giáo Hội muốn ánh sáng Phúc Âm chiếu rọi vào trong những nơi chưa nhận biết Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô, do đó mà chúng ta cũng phải trở thành những sứ giả Tin Mừng của Giáo Hội tại địa phương mình.

Tại Taiwan cứ mỗi năm tết đến, những gia đình công giáo cũng dán câu đối tết hai bên cửa nhà, cũng giấy đỏ mực đen với những câu Lời Chúa trong Phúc Âm, hoặc những câu Thánh Vịnh chúc lành ca ngợi và cám tạ Thiên Chúa, họ đem ánh sáng Tin Mừng chiếu vào tín ngưỡng nhân gian của dân tộc mình, để khi những người khác đến nhà thì họ cũng nhận ra đạo Công Giáo không xa lạ với văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc mình.

Thiên Chúa có thể biến những tảng đá để ca ngợi Ngài (Lc 19, 40), thì huống gì những câu đối tết màu đỏ chữ đen, Ngài không thể làm cho nó trở thành Lời của Ngài hay sao ? Bởi vì câu đối Tết không phải là bùa trừ tà, mà là lời chúc phúc và cầu mong năm mới an lành trong Chúa.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:12 16/06/2010
N2T


30. Nếu ai muốn giấu đau khổ của mình không muốn để cho người khác biết, thì trên con đường thiêng liêng, một ngày đi vạn lý là tất nhiên, và được thần lực cực lớn.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:14 16/06/2010
N2T


466. Tuổi thanh xuân thứ nhất là thượng đế ban cho; tuổi thanh xuân thứ hai là do nổ lực của mình.

 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:46 16/06/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,1-5

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến suối nguồn tình yêu. Chúa không chỉ trao ban cuộc sống cho nhân loại mà còn thí mạng sống vì chúng con. Chúa không chỉ trao ban lời hằng sống mà còn tặng ban chính Mình Máu Thánh Chúa trở nên của ăn, của uống nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Chúng con xin tạ ơn tình thương vô bờ bến mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã yêu thương chúng con bằng tình yêu vô bờ bến. Chúa không toan tính thiệt hơn. Chúa càng không chấp nhất tội chúng con. Xin cho chúng con biết sống yêu người như Chúa đã yêu thương chúng con. Xin cho chúng con biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin cho chúng con không chỉ trao tặng nhau lời nói, ánh mắt cảm thông mà còn cả cuộc sống sẵn sàng phục vụ anh em. Xin cho chúng con luôn quảng đại yêu thương và phục vụ tha nhân với tất cả nhiệt thành và khả năng mà Chúa đã trao ban. Xin Chúa thêm ơn nâng đỡ để chúng con biết sống và tuân hành ý Chúa trong bổn phận hằng ngày, trong cách sống phục vụ tha nhân.

Lạy Chúa Giê- su tình yêu, xin uốn lòng chúng con nên giống Chúa trong cuộc sống hôm nay để mai sau chúng con cùng được vinh phúc cùng với Chúa trên quê trời. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,6.12-14

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin tôn kính và thờ lạy Chúa là Đấng tạo thành chúng con. Chúng con tin Chúa đang ngự thật trong tấm bánh bé nhỏ nơi bí tích Tình Yêu này. Chúng con xin chúc tụng và ngợi khen tình yêu vô biên của Chúa dành cho chúng con.

Lạy Chúa, dân Do Thái đã từng hãnh diện và hô to rằng: “có dân tộc nào được Chúa ở giữa như dân tộc này”. Chúng con thật hãnh diện vì Chúa đang ở giữa cộng đoàn giáo xứ chúng con. Chúa còn đang đi vào từng cuộc đời chúng con. Chúa đến từng gia đình chúng con. Chúa thăm viếng và ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin giúp chúng con biết đón nhận hồng ân Chúa cho xứng đáng. Xin giúp chúng con luôn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Chúa thấy hết mọi sự, thế nên chúng con phải sống thánh thiện, công bình và bác ái trước mặt Chúa. Chúa sẽ xét xử công minh, thế nên chúng con phải sống trung thực và chu toàn bổn phận của mình trước mặt Chúa. Xin giúp chúng con cũng trở nên chứng nhân cho tình yêu của Chúa khi chúng con biết sống cho tha nhân. Xin đừng để chúng con vì lười biếng mà bê trễ bổn phận và sống thiếu trách nhiệm với tha nhân.

Lạy Chúa, xin thanh tẩy môi miệng, trí lòng chúng con luôn trong sạch, thánh thiện hầu xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trị. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,15-20

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Qua bí tích Thánh Thể chúng con được sống nhờ sức sống của Chúa. Chúng con được kết hợp nên một với Chúa ngõ hầu được sinh hoa kết trái qua đời sống thánh thiện và yêu thương. Xin Mình Thánh Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu để cuộc đời chúng con luôn là hoa thơm trái ngọt dâng tặng cho đời thêm tươi vui và hạnh phúc.

Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con nuôi dưỡng trong mình những hận thù, những ích kỷ, những đam mê tầm thường, nên chúng con chỉ trao tặng cho đời những trái đắng, trái sâu làm đau lòng mẹ cha, đau lòng nhiều người. Xin giúp chúng con biết nuôi dưỡng trong mình những tư tưởng thanh cao, những ước muốn thanh sạch và tình yêu cao đẹp để chúng con có thể trao tặng cho đời những hoa trái của yêu thương và hạnh phúc.

Lạy Chúa, là Đấng thánh thiện vô cùng, xin gìn giữ chúng con trong ân sủng và tình yêu của Chúa. Xin đừng để chúng con ra ô uế bởi đời sống tầm thường và nuông chiều theo cám dỗ xác thịt. Xin cho chúng con được mãi mãi sống trong ân nghĩa với Chúa. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 7,21-29

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Thánh Thể là hồng ân và là quà tặng cao quý mà Chúa tặng ban cho trần thế. Là hồng ân vì chúng con được sống bởi sức sống của Chúa. Là quà tặng, vì có Chúa ở cùng chúng con. Xin giúp chúng con biết kết hợp mật thiết với Chúa để nhờ ơn Chúa, chúng con luôn biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa.

Lạy Giê-su mến yêu, người đời thường sống với nhau “bằng môi bằng mép”. Thói đời vẫn còn đó những người “giả nhân giả nghĩa” để đánh lừa người khác. Cuộc sống vẫn còn đó thói giả hình, nặng phần trình diễn hơn là chú trọng đến nội tâm, đến lòng mến. Xin Chúa thứ tha cho chính chúng con cũng nhiều lần sống thiếu chân thật với tha nhân. Xin cho các đôi vợ chồng biết sống chung thuỷ với nhau, cho con cái biết sống chân thật với cha mẹ, cho mọi người biết sống tin tưởng lẫn nhau. Xin giúp chúng con đừng xây dựng đời mình bằng những giả dối bên ngoài, nhưng biết xây dựng một đời sống chân thật từ trong sâu thẳm lòng mình. Xin cho lời con nói, việc con làm luôn “ngôn hành như nhất” để mọi người có thể nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho niềm tin chúng con tuyên xưng trên môi miệng diễn đạt một trái tim yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân như chính mình. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 8,1-4

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Sứ điệp từ Thánh Thể của Chúa gởi cho trần thế chính là tình yêu. Chúa đã sống trọn một cuộc đời trong yêu thương và phục vụ. Ngày nay, qua bí tích Thánh Thể, Chúa lại tiếp tục dâng hiến cuộc đời mình để nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tình yêu của Chúa luôn dành cho hết mọi người. Chúa không phân loại hạng người. Chúa không kỳ thị bất cứ ai. Chúa luôn thi ân cho kẻ lành người dữ. Chúa chúc phúc cho từng người chúng con. Xin giúp chúng con biết sống như Chúa. Xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thành kiến, thiên vị. Xin cho chúng con đừng nhìn anh em mình với cái nhìn khinh khi, xem thường, nhưng luôn tôn trọng và đối xử tốt với hết mọi người.

Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành tâm hồn bất toại và con tim chai đá của chúng con, để chúng con biết sống cho Chúa và cho tha nhân. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 12 thường niên

Mt 8,5-17

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin được tôn kính và thờ lạy Chúa là Thiên Chúa uy nghi cao cả. Vì yêu thương chúng con nên đã xoá mình để trở nên tấm bánh đơn sơ tặng ban cho chúng con. Xin cho chúng con được rước Chúa với lòng yêu mến và biết ơn. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể cũng khơi dạy nơi chúng con tình yêu hiến dâng để phục vụ tha nhân trong tinh thần hy sinh quảng đại.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Thiên Chúa đầy yêu thương. Chúa yêu thương nhân loại chúng con mà không phân biệt màu da sắc tộc, tôn giáo hay không tôn giáo. Chúa luôn nhìn đến con người đang cần giúp đỡ. Chúa không xét lý lịch. Chúa không phân loại sang hay hèn. Chúa thi ân giáng phúc cho hết thảy mọi người.

Nhưng Chúa ơi, ở đời chúng con lại quá ích kỷ và cục bộ. Chúng con chia nhóm. Chúng con phân loại để đối xử. Chúng con thiếu tình yêu vô vị lợi. Thế nên, ở đời vẫn còn đó những kiểu lợi dụng lẫn nhau. Ở đời vẫn còn đó cái đắng cay của sự lừa dối, của ích kỷ và thiếu lòng bác ái bao dung. Xin tha thứ và giúp chúng con canh tân sửa đổi. Xin Chúa uốn lòng chúng con nên giống trái tim tình yêu của Chúa. Amen

Lm. Jos Tạ duy Tuyền
 
Con bất hiếu đáng phải chết
Phó tế: JB. Maria Nguyễn văn Định
21:47 16/06/2010
* Chuyện kể: Đời vua Minh Mạng, có hai cha con kia nhà ở gần nhau. Cha thì nghèo mà con thì rất giầu. Đêm khuya nọ, cha lén sang nhà con xúc trộm gạo.

Con thức giấc tưởng là kẻ trộm, vội vác gậy đánh vào lưng, chẳng may cha lăn ra chết. Toà án xã huyện đều xử là “ngộ sát”, sau đó hồ sơ đựợc gởi về kinh đô Huế. Vua Minh mạng mở hồ sơ ra, ngài thức cả đêm đọc đi đọc lại vụ án, và cuối cùng vua quyết định cho xử lại và truyền lệnh xử tử người con. Vua Minh mạng phân tích rằng: “Không phải chỉ xét việc giết người, mà phải xét việc ăn trộm. Tại sao người cha phải đi ăn trộm? Lại là ăn trộm của con? Một người con giầu có mà để cha mình đói khổ, đến nỗi đêm hôm phải sang nhà con ăn trộm gạo, thế thì người con đó là gì? Có đáng là con không?

Tội con bất hiếu như thế là thật đáng phải chết. Trước khi đã giết lầm cha bằng gậy, thì đứa con đã để cha nhục nhã và chết đói rồi.!

* Một phút hồi tâm: Ngày nay không thiếu những người con như câu chuyện trên. Nhiều người con đã tự lập, có thể mua sắm nhiều tài sản; nhưng giành môt ít để chăm sóc cho cha mẹ già thì cứ chần chờ.. Khi cha mẹ yếu đau, bệnh tật, có những đứa con mang tiền hoặc thức ăn đến cho như là một hành vi bố thí bần cùng.!

Những gì bạn làm cho cha mẹ, bạn cứ tưởng là nhiều lắm, hình như chưa hiểu được những gì cha mẹ đã làm cho ta. Chúng ta có cha phần xác và Cha trên trời. Nếu cha mẹ ta nhìn thấy được hàng ngày mà ta không hết lòng phụng dưỡng chăm sóc, thì sao ta có thể nói với Chúa Cha rằng: Lạy Cha chúng con.., con yêu mến Ngài?

Nếu vua Minh Mạng là người đời còn lên án kẻ bất hiếu như thế, còn bạn có thể bỏ bê cha mẹ và những người thân của mình sao?

Vì thế, sách Huấn Ca dạy: Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau.

Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng ? (Huấn Ca 7:27-28)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức thánh cha kêu gọi các nhân viên ngân hàng kết hợp luân lý đạo đức và tài chính
Paul Minh Nhật
11:19 16/06/2010
Vatican City, Jun 14, 2010 / 02:00 pm (EWTN News) - Đức Thánh Cha đã nói với các tham dự viên trong một cuộc họp của Ngân Hàng Phát triển của Hội Đồng Châu Âu vào hôm thứ bảy 12/06 vừa qua, ngài đã nhắc nhở họ nguồn gốc sức mạnh của Ki-tô giáo mà dựa vào đó Âu Châu đã được xây dựng nên.

Ngân hàng Phát Triển Của Hội Đồng Âu Châu, được thành lập vào năm 1956, đã tổ chức Hội Nghị Cổ Đông lần thứ 45 vào năm nay. Đức Thánh Cha Benedict đã diễn tả sự đánh giá cao của ngài với ngân hàng, vì ngân hàng đã tạo nên với một "ơn gọi xã hội với một cách duy nhất, một công cụ đặc biệt để thăng tiến các chính sách đặc biệt của sự phát triển bền vững"

Ngài cũng lưu ý rằng ngân hàng đã bắt đầu quan tâm về chính nó "với những vấn đề ảnh hưởng đến những người tị nạn, sau đó mở rộng thêm ra, và chậm nới rộng việc xóa nợ của nó cho toàn bộ các lĩnh vực có sự nối kết xã hội"

Đức giáo hoàng tuyên bố "Kinh tế và tài chính không phải là dừng lại ở chính nó". "Nó là một công cụ, một phương tiện". Mục đích độc nhất là con người và nhận thức một cách đầy đủ về phẩm giá cao quý của họ"

Đức thánh cha cũng lưu ý rằng "tinh thần Ki-tô giáo có thể giúp Châu Âu hiểu biết rằng tự do, trách nhiệm và luân lý đạo đức cái mà thấm nhuần vào chính luật pháp của nó và thể chế liên hiệp này". Ngài nói rằng sự tách lìa ra khỏi tinh thần Ki-tô giáo sẽ lấy đi của lục địa chúng ta một nguồn tài nguyên nền tảng mà đã nuôi dưỡng nó và đóng góp cho nó một căn tính đích thực"

Ngài cũng nhắc nhở các thành viên của hội đồng rằng "tinh thần Ki-tô giáo là, thực tế, nguồn của những "giá trị thiêng liêng và đạo đức cái mà người ta chia sẻ như là tài sản thừa kế" có giá trị đến cái mà các thành viên của Hội Đồng Châu Âu đã diễn tả sự cam kết chắc chắn trong lời nói đầu trước bức tượng của Hội Đồng Châu Âu.

Nhắc lại các vấn đề chính trị mà châu Âu đã phải đối mặt vào những năm cuối của thế kỉ 20, đức Giáo Hoàng Benedict đã tự hỏi liệu "tự do từ ý thức hệ chuyên chế đã không được sử dụng chỉ duy nhất cho các tiến bộ về kinh tế, không có lợi gì cho sự phát triển của con người."

Sau đó ngài khuyến khích ngân hàng "sửa lại những mất cân bằng và ơn huệ của một sự phát triển dựa trên công lý và bền vững" khi họ thực hiện những sự can thiệp để ủng hộ cho các nước Tây Âu. "Công lý và bền vững" ngài nói, "là điều cần thiết cho hiện tại và tương lai của châu Âu"

Đức Giáo Hoàng sau đó đã nhắc lại mục đích của ngân hàng, ngài nói rằng, như là một thể chế, nó là "một công cụ chuyên môn, cái MÀ tạo điều kiện thuận lợi cho sự bền vững, một sự bền vững mà phải kinh nghiệm qua trong tình anh em" và "tình anh em phải tạo nên những không gian cho những hành động cho không đó cái mà, mặc dù không thể thiếu được, rất là khó để có thể tính ra khi hiệu quả và lợi nhuận là tiêu chuẩn duy nhất" ngài nói.

Ngài đã khích lệ các thành viên hội đồng bằng ghi nhận rằng "châu Âu có một quá khứ phong phú đã được thấy sự phát triển của một số hoàn cảnh kinh tề bắt nguồn từ tình anh em"

Tôi tin rằng Hội Đồng của Ngân Hàng Phát Triển Châu Âu ao ước, nhằm kinh nghiệm qua sự bền vững thực sự, đáp trả cho những tình liên đới anh em lý tưởng này. Tôi đã chỉ mới đề cập đến và khám phá những lĩnh vự trong đó tình anh em và sự hợp lý của việc cho đi có thể được đưa vào thực hành", nhằm có kinh nghiệm sự bền vững thực sự, Ngài nói tiếp

Đức Thánh Cha nói "Những lý tưởng này có gốc rễ là Ki-tô giáo và chúng, đi với khao khát hòa bình, đã làm cho nó có thể được Hội Đồng Châu Âu đưa vào thực tế"

Lúc kết thúc bài nói chuyện, thống đốc ngân hàng đã tặng ngài một huân chương của tổ chức họ cho Đức Thánh Cha, và Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ lòng biết ơn vì điều này. Đức Benedict XVI sau đó khuyến khích các nhân viên của ngân hàng tiếp tục làm việc một cách "can đảm và gắn kết" với lợi ích của Châu Âu.

(Source: http://www.ewtnnews.com/new.php?id=923)
 
Tại sao xã hội cần Thánh Tôma?
Thiên Phong
21:39 16/06/2010
Giải thích của Đức Thánh Cha về tính hợp thời của thần học luân lý Thánh Tôma

Vatican, 16.6.2010 – Đức Bênêđictô XVI tuyên bố rằng thần học luân lý của Thánh Tôma hợp thời ngay cả hôm nay, cách riêng trong sự nhấn mạnh của thánh nhân về luật tự nhiên.

Đức Thánh Cha nói về giáo huấn của Thánh Tôma, khi ngài tiếp tục bài giáo lý về văn hóa Kitô giáo thời Trung Cổ, sau mấy tuần lễ phải gián đoạn vì các đề tài khác.

“Thánh Tôma đã chỉ rõ sự độc lập của triết học và thần học, và đồng thời cũng cho thấy tính hữu lý hỗ tương giữa hai bên.” Đức Thánh Cha lưu ý.

“Sự nhấn mạnh của Thánh Tôma đối với phẩm giá của lý trí con người có mối liên lạc mật thiết với giáo huấn của thánh nhân về tự nhiên và ân sủng” - Đức Thánh Cha giải thích, đồng thời ghi nhận rằng lý trí, tự nó, có hàm chứa cái khả năng quan trọng là “biện phân luật luân lý tự nhiên.”

“Lý trí có thể nhận ra luật luân lý tự nhiên khi nó cân nhắc điều tốt để làm và điều xấu để tránh, nhằm đạt được hạnh phúc trong lòng mỗi con người. Niềm hạnh phúc này vốn cũng đặt con người vào trách nhiệm đối với người khác, nghĩa là trách nhiệm mưu cầu công ích. Nói cách khác, các nhân đức của con người, nhân đức thần học và nhân đức luân lý, đều bắt rễ trong bản tính con người.”

“Ân sủng của Chúa nâng đỡ, hỗ trợ và dẫn dắt các bổn phận đạo đức. Nhưng theo Thánh Tôma thì chính con người - mọi người, dù tin hay không tin - đều được mời gọi nhận ra những đòi buộc của bản tính con người biểu lộ nơi luật tự nhiên, và được mời gọi nhận cảm hứng từ đó để đề ra pháp luật, tức những bản luật ban hành do các quyền bính dân sự, nhằm bảo đảm trật tự cho cuộc sống chung.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của luật tự nhiên và các trách nhiệm bao hàm trong đó. Ngài nói rằng khi người ta phủ nhận những luật này, thì “một cách đầy bi kịch, họ sẽ mở đường cho chủ nghĩa đạo đức tương đối xét trên bình diện cá nhân, và cho thể chế toàn trị của chính phủ xét trên bình diện chính trị xã hội.”

Đức Thánh Cha dẫn lại lời khẳng định của vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II: “Vì tương lai của xã hội, và để phát triển một nền dân chủ lành mạnh, thật khẩn thiết phải khám phá lại những giá trị luân lý và nhân bản cố hữu và cốt yếu, những giá trị vừa bắt nguồn từ chính sự thật về hữu thể con người vừa diễn tả và bảo vệ phẩm giá của nhân vị. Đó là những giá trị mà không một cá nhân nào, một đa số nào, hay một chính phủ nào có thể tạo ra, sửa đổi hay phá hủy chúng, mà nhất thiết phải ý thức, tôn trọng và cổ võ chúng.”

Ý niệm về lý trí con người đề ra bởi Thánh Tôma thật “đáng tin cậy,” Đức Thánh Cha khẳng định, “vì lý trí con người - nếu biết chấp nhận những cảm hứng từ đức tin Kitô giáo - thì trước hết đó sẽ là nhân tố cổ võ một nền văn minh nhìn nhận phẩm giá nhân vị, nhìn nhận tính bất khả xâm phạm của các quyền của nhân vị, và nhìn nhận sức thúc bách của các nghĩa vụ của nhân vị.”

Đức Thánh Cha nói rằng ta không ngạc nhiên khi thấy giáo thuyết về phẩm giá nhân vị “phát triển dồi dào trong các địa hạt suy tư đặt nền trên di sản của Thánh Tôma Aquinô, một con người đã có ý niệm rất minh trí về nhân vị.”

Và để kết luận, vị Giám Mục Rôma lưu ý rằng tư tưởng và giáo thuyết thâm sâu của Thánh Tôma cắm rễ trong chính đức tin sống động và trong lòng đạo nhiệt thành của thánh nhân. Tôma Aquinô là một nhà tư tưởng và là một vị thánh, một con người đã cầu nguyện với Thiên Chúa như sau:

“Lạy Chúa,

xin ban cho con một ý chí để tìm kiếm Chúa,

một sự khôn ngoan để gặp Chúa,

một đời sống đẹp lòng Chúa,

một lòng kiên trung để chờ đợi Chúa trong niềm tin,

và một niềm tin, để cuối cùng con sẽ chiếm được Chúa. Amen”

Dịch từ “Pope explains why society needs Aquinas,” trong Zenit.org ngày 16.6.2010
 
Top Stories
Philippines: Les évêques catholiques approuvent la priorité donnée par Noynoy Aquino à la lutte contre la corruption et appellent le président à réformer le pays
Eglises d'Asie
09:06 16/06/2010
Eglises d’Asie, 16 juin 2010 – Après avoir veillé à respecter une certaine réserve durant la campagne électorale, les évêques catholiques n’hésitent plus à prendre position sur des sujets politiques. Le jour où le Congrès a officiellement confirmé l’élection de Noynoy Aquino à la présidence des Philippines, le président de la Conférence épiscopale, Mgr Nereo Odchimar, a déclaré: « Nous coopérerons avec ses idéaux, mais sans compromettre nos convictions, particulièrement dans les domaines de la foi et de la morale. »

Elu le 10 mai dernier avec 15,2 millions de voix (42 % des suffrages), Benigno ‘Noynoy’ Aquino III, 50 ans, a été proclamé le 10 juin dernier 15ème président de la République des Philippines. Lui et le vice-président, Jejomar Binay, prendront leurs fonctions le 30 juin prochain. Dans un pays où près d’un habitant sur trois vit avec moins d’un dollar par jour, Noynoy Aquino a fait de la lutte contre la corruption et la pauvreté les priorités de son mandat.

Le 10 juin, l’ancien président de la Conférence des évêques des Philippines, Mgr Angel Lagdameo, a insisté: « Nous espérons qu’ils [Aquino et Binay] seront fidèles à leurs promesses de campagne, notamment dans la lutte contre la corruption et la pauvreté. » L’évêque a immédiatement ajouté: « Nous espérons qu’ils seront en mesure de nommer des responsables honnêtes qui ne chercheront pas simplement à toucher des pots-de-vin », allusion à peine voilée au fait que, si le nouveau président est bel et bien populaire, ses réalisations en politique sont, à ce jour, ténues et ses liens avec l’oligarchie qui contrôle l’économie philippine avérés.

Quelques jours plus tard, plusieurs évêques ont saisi les festivités de l’Independence Day, jour où les Philippines commémorent la déclaration d’indépendance de 1898, pour faire passer leur message. « La vraie indépendance signifie se libérer de ses péchés, a déclaré l’évêque de Tuguegarao, Mgr Diosdado Talamayan. Par conséquent, l’essence profonde de l’indépendance est la libération de la concussion et de la corruption. » Le 14 juin, le cardinal Gaudencio Rosales, archevêque de Manille, ajoutait: « A l’heure où nous célébrons notre indépendance, prions que nous parvenions à la vraie liberté, exempts de tout esprit de division. (…). J’espère que la nouvelle équipe à la tête du pays saura reconnaître ce qu’elle doit au peuple, non pour le bien de tel ou tel parti (politique), de telle ou telle religion, ou même de l’Etat, mais pour le bien de la nation. »

Sans attendre, des évêques ont appelé le président à prendre des mesures concrètes. Le 15 juin, à la tête de diocèses situés au centre de l’île de Luzon, sept d’entre eux ont signé une lettre intitulée: « Restoring Integrity, Alleviating Poverty ». Ils dénoncent la récente décision prise par les municipalités d’Urdaneta City (province de Pangasinan) et de San Leornardo (province de Nueva Ecija) d’approuver la construction de deux casinos. Les promoteurs de ces projets mettent en avant les emplois et la richesse créés par les futurs casinos. Les évêques craignent un appel d’air pour la corruption et l’appauvrissement des familles des joueurs impénitents. « Nous ne faisons pas que protester, écrivent les évêques. Nous offrons des alternatives morales viables. » Mgr Socrates Villegas, archevêque de Lingayen-Dagupan, a mis en avant les programmes de microcrédit développés dans certains diocèses qui pourraient être étendus à de plus nombreux bénéficiaires pourvu que l’Eglise coordonne ses initiatives avec le gouvernement. « S’il n’est pas légalement possible de fermer tous les casinos immédiatement, nous plaidons pour que le gouvernement n’autorise pas l’ouverture de nouveaux établissements », concluent les évêques (1).

Le 8 juin, c’était la branche pour l’action sociale de la Conférence épiscopale des Philippines qui prenait position en appelant Noynoy Aquino à imposer un moratoire sur la mise en œuvre de nouvelles exploitations minières. Lors d’une rencontre avec les médias, le P. Edwin Gariquez, secrétaire exécutif du Nassa (National Secretariat for Social Action), a demandé « des changements dans la politique minière » du gouvernement. Selon lui, l’administration sortante, celle de Gloria Arroyo, s’est montrée très favorable aux investissements étrangers dans le secteur minier et peu soucieuse de protection de l’environnement ou du bien-être des communautés affectées par les opérations minières. Dans tout le pays, plus de 500 000 hectares de terre ont ainsi été concédés par les autorités à des compagnies privées. Pour l’Eglise, a précisé le prêtre, la lutte contre l’expansion incontrôlée des mines aux Philippines est une priorité car les richesses exploitées ne contrebalancent ni les dommages à l’environnement ni les pertes subies par les agriculteurs et les pêcheurs.

Enfin, sur le point très sensible de la réforme agraire, un dossier récurrent de la vie politique philippine, Mgr Broderick Pabillo, évêque auxiliaire de Manille, a, le 8 juin, interpellé Noynoy Aquino afin qu’il nomme un ministre de la Réforme agraire dont la feuille de route sera « la justice sociale ». « Aquino devra choisir un ministre qui connaît et comprend la loi (sur la réforme agraire) et qui se montre prêt à l’appliquer réellement afin de favoriser la justice sociale », a déclaré le prélat, qui figure au nombre des évêques parmi les plus engagés auprès du monde paysan en faveur d’une véritable réforme agraire (2).

Sur l’avenir de la réforme agraire, Noynoy Aquino est très attendu, certains aux Philippines estimant que ce sera là un test de la volonté politique du nouveau président. Qu’il arrive à des résultats sur ce terrain-là, soulignent ces observateurs philippins, et cela indiquera qu’il est capable d’initier un vrai changement dans le pays, en tournant la page de la montée de la corruption et de la déliquescence des institutions. Qu’il échoue et cela montrera qu’il n’est que l’héritier d’un système, le fils d’une élite riche et puissante. Le test pourrait être l’avenir de l’Hacienda Luisita, le fief de 4 000 hectares des Aquino-Cojuangco, propriété de la famille depuis 1958. Située à une centaine de kilomètres au nord de Manille, dans la province de Tarlac, la plantation a, jusqu’à ce jour, échappé à la réforme agraire, pourtant votée en 1988 sous la présidence de Cory Aquino, la mère de Noynoy Aquino (3).

(1) A propos de précédents engagements de l’Eglise contre le développement de l’industrie des casinos aux Philippines, voir EDA 102, 140, 145, 147, 152, 158, 318, 345, 383, 404
(2) Voir EDA 510. A propos de la réforme agraire aux Philippines, voir aussi EDA 405, 467, 497, 504
(3) Voir EDA 416, 429

(Source: Eglises d'Asie, 16 juin 2010)
 
Pope calls on bankers to combine ethics and finance
EWT News
11:20 16/06/2010
Vatican City, Jun 14, 2010 / 02:00 pm (EWTN News) - The Holy Father spoke with participants in a meeting of the Development Bank of the Council of Europe on Saturday, reminding them of the strong Christian roots upon which Europe was built.

The Development Bank of the Council of Europe, which was created in 1956, held its 45th Joint Meeting this year. Pope Benedict expressed his appreciation for the bank, which was created with “an exclusively social vocation, a specialized instrument with which to promote specific policies of solidarity." He also noted that the bank began by concerning itself “with problems affecting refugees, later broadening its remit to the entire field of social cohesion.”

"Economy and finance are not ends unto themselves," declared the Pope. "They are a tool, a means. Their exclusive goal is the human being and the complete realization of his dignity.”

The Holy Father also noted that “Christianity has enabled Europe to understand that it is freedom, responsibility and ethics that impregnate its laws and corporative institutions.” He said that marginalizing Christianity “would deprive our continent of a fundamental resource which nourishes it and contributes to its true identity.”

He also reminded the members of the council that “Christianity is, in fact, the source of 'the spiritual and moral values which are peoples' shared heritage,' values to which the members of the Council of Europe expressed their firm commitment in the Preamble to the Statue of the Council of Europe.”

Recalling the political problems that Europe faced at the end of the 20th century, Pope Benedict wondered if "freedom from totalitarian ideologies has not been used solely for economic progress, at the expense of a more human development." He then encouraged the bank “to correct any imbalances and favor a process based on justice and solidarity” as they made interventions to support Eastern European countries. “Justice and solidarity,” he said, “are essential for the present and future of Europe.”

The Pope then recalled the bank’s objectives, saying that, as an institution, it is “a technical instrument which facilitates solidarity, a solidarity which must be experienced in fraternity.” And “fraternity creates spaces for gratuitous action which, though indispensable, are difficult to envisage when efficiency and profit are the only criteria,” he said.

He encouraged the council members by noting that “Europe has a rich past which has seen the development of a number of economic situations rooted in fraternity.”

“I believe that the Council of Europe Development Bank wishes, in order to experience true solidarity, to respond to this ideal of brotherhood I have just mentioned and to explore areas in which fraternity and the logic of giving can be put into practice,” the Pope continued.

“These ideals” he said, “have Christian roots and they, along with the desire for peace, made it possible for the Council of Europe to come into being.”

At the end of his talk, the governor of the bank presented a medal of the institution to the Holy Father, for which the Pope expressed his gratitude. Benedict XVI then encouraged the members of the bank to continue working “courageously and coherently” for the good of Europe.

(Source: http://www.ewtnnews.com/new.php?id=923)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Lập GP Phan Thiết mừng Kim Khánh thành lập (1960-2010)
Tâm Phúc
09:13 16/06/2010
PHAN THIẾT - Sáng ngày 14.6.2010, trong niềm vui tạ ơn Giáo xứ Tân Lập hân hoan kỉ niệm Kim Khánh thành lập (1960 – 2010) với tâm tình cùng bước vào thời gian hồng ân cao cả của Giáo hội Việt Nam - Năm Thánh 2010. Thánh lễ do Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ tế, 40 linh mục đồng tế, quý nam nữ tu sĩ, quan khách và nhất là sự hiện diện đông đảo của toàn thể bà con giáo dân giáo xứ Tân Lập.

Xem hình ảnh
Tân Lập được chính thức được cất lên hàng giáo xứ ngày 5.1.1960. Đây cũng chính là ngày Đức Giám Mục Giáo Phận Nha Trang Marcel Piquet cử cha Giuse Trần Chính Cư về làm linh mục tiên khởi của xứ. Lúc bấy giờ, Tân Lập thuộc Giáo hạt Bình Tuy-GP Nha Trang. Lúc này giáo xứ gồm 3 giáo họ là Xuyên Mộc (nay là Giáo xứ Tân Lập) là họ chính, Cây Số 5 (nay là Giáo xứ Tân Tạo) và Công Chánh (nay là giáo xứ Đồng Tiến) là hai họ lẻ. Năm 1972, sau khi tách 2 xứ Tân Tạo và Đồng Tiến, Tân Lập có 165 gia đình với 1.023 giáo dân.

Năm 1973, cha Giuse Bùi Ngọc Báu về thay cho cha Cư. Cùng với cha Báu, giáo xứ đã xây dựng Nhà thờ mới như hiện nay thay cho nhà thờ và nhà xứ đầu tiên bằng vật liệu tre lá làm từ năm 1959. Ngày 2.2.1974, Đức Giám Mục GP Nha Trang FX Nguyễn Văn Thuận chủ tế Lễ Cung Hiến Thánh Đường Tân Lập trong dịp Bế Năm Thánh Cứu Độ. Suốt 26 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và Giáo hội Việt Nam, cha Báu đã đồng hành cùng giáo xứ. Năm 1975, Giáo phận Phan Thiết được Tòa Thánh thiết lập. Tân Lập từ nay thuộc về hạt Hàm Tân, GP Phan Thiết.

Tháng 10 năm 1999, cha Phêrô Phạm Tiến Hành về nhận xứ và đồng hành với Tân Lập cho tới nay. Vừa quan tâm xây dựng phát triển đời sống đạo cho bà con, cha vừa tiếp tục cùng với giáo xứ cải tạo và làm mới nhiều công trình cho giáo xứ như xây tháp chuông, phòng giáo lý, hội trường, lát sân nhà thờ, chỉnh trang đất thánh … Công tác Bác ái xã hội hoạt động từ trước đến nay tiếp tục phát triển rộng hơn như: Nhà khuyết tật – Khiếm Thính Tân Lập (từ 1998), phòng khám bệnh từ thiện (từ 1991), nhà trẻ Mẫu giáo. v.v

Hiện nay Giáo xứ Tân Lập nằm trong địa bàn phường Tân Thiện, thị xã Lagi, Bình Thuận với trên 1900 giáo dân chia làm 4 giáo họ. Hơn 60% bà con làm nông nghiệp và chăn nuôi, số còn lại theo đủ ngành nghề. Tuy mức sống trung bình nhưng việc đầu tư cho con em trong lãnh vực giáo dục rất được các gia đình quan tâm. Giáo dân trong xứ giữ gìn được đời sống đạo đức có nề nếp. Bà con giáo dân sống chan hòa yêu thương và luôn gắn bó mật thiết với nhau trong đời sống đức tin. Hoa quả ơn gọi của giáo xứ là 9 linh mục – phó tế, 7 thầy và 26 nữ tu. Những thành quả trong việc xây dựng cơ sở tinh thần và vật chất của giáo xứ trong 50 năm qua là sự nỗ lực hy sinh, cầu nguyện và sự đóng góp công khai cũng như thầm lặng của tất cả các gia đình trong giáo xứ, của những người con Tân Lập hải ngoại, của những tấm lòng ân nhân trong và ngoài xứ.

Mừng 50 thành lập Giáo xứ, từng người con Tân Lập xin tri ân bao thế hệ đã dày công vun đắp, vun xới cả tinh thần lẫn vật chất cho mảnh đất Tân Lập thân yêu ngày càng tươi tốt, làm nên trang sử đẹp hôm nay. Xin mượn đôi vần thơ của Antôn Nguyễn Văn Hiên, giáo dân Tân Lập để bộc bạch tâm tình của bà con trong ngày đại lễ giáo xứ:

Nén hương lòng, xin dâng người khai phá!
Trọn tình thân, Tân Lập mãi trong tim.
Cuộc biển khơi dù sóng gió, nổi chìm
Tân Lập ơi, cứ vươn mình mãi nhé!

Lạy Chúa Trời, Ngài thấu tình nhân thế
Xin chúc lành muôn hậu duệ xứ con
Rộng lòng thương Ngài gìn giữ vuông tròn
Cho “Tân Lập” vẫn luôn còn “đổi mới”!
 
Nét đặc biệt giáp An Mỹ thuộc giáo xứ An Bằng, Huế
Trương Trí
10:07 16/06/2010
MỪNG BỔN MẠNG THÁNH ANTÔN PAĐÔVA.

Hình ảnh nhà nguyện giáp An Mỹ và nghỉa trang

Giáo xứ An Bằng là một vùng dân cư ven biển, trước đây chuyên nghề đánh cá, cách tòa Tổng Giám mục Huế chừng 30 km về hướng đông nam. Toàn giáo xứ có ba giáp, mỗi giáp có một Đền hoặc Đài kính Thánh Bổn mạng riêng của mình.Đặc biệt giáp An Mỹ có một ngôi nguyện đường khang trang, dâng kính thánh Quan thầy AnTôn Pađôva, mặc dù cả giáp chỉ có 25 gia đình, nhưng nhờ đó các cụ già không có điều kiện đi lễ hằng ngày có thể đến đọc kinh cầu nguyện. Hằng tuần, cha quản xứ chọn ngày phù hợp để có thể đến dâng thánh lễ tại nguyện đường.

Ngày lễ thánh AnTôn Pađôva linh mục năm nay nhằm ngày chủ nhật 13.6, nên cha quản xứ cho dời ngày lễ vào thứ ba 15.6. Theo truyền thống của giáp An mỹ, ngày lễ thánh quan thầy AnTôn luôn được mừng kính trọng thể, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều ăn mặc đẹp đẻ tham dự thánh lễ, các cụ cao niên khăn đóng áo dài thật trang trọng thay mặt các họ tộc dâng của lễ lên bàn thờ.

Trong phần kinh nguyện trước thánh lễ, vì là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu nên sau phần lần chuổi Rất Thánh Trái tim Chúa, cộng đoàn đọc kinh cầu cùng Thánh AnTôn thật sốt sắng.

Chia sẽ lời Chúa, cha quản xứ Phêrô Nguyễn Hữu Giải mời gọi cộng đoàn xin Thánh AnTôn quan thầy cầu bàu cùng Chúa cho tất cả mọi người con cái của giáp An Mỹ, trong nước cũng như hải ngoại luôn được nhiều ơn lành của Chúa. Xin cho mọi người trong giáp sống gương mẫu đức tin cho biết bao lương dân sống chung quanh mình. Biết sống theo tinh thần phúc âm của Chúa:”Các con hãy yêu mến những kẻ thù địch với các con”.

Sau thánh lễ, tất cả mọi người không phân biệt già trẻ lớn bé đều quây quần bên bàn tiệc, cùng nhau chuyện trò thật rôm rả. Đây chính là dịp để nhắc nhở cho con cháu luôn gần gủi và đoàn kết thương yêu nhau, cũng chính là một kỷ niệm dành cho lớp hậu sinh luôn sống thánh thiện và biết giúp đở người nghèo khổ như thánh quan thầy linh mục AnTôn Pađôva.

AN BẰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ THÀNH PHỐ LĂNG.

Ngày nay, Làng An Bằng thuộc xã Vinh An, là một địa danh được nhiều người biết đến với “Thành phố Lăng” hoặc có người còn gọi là “Thành phố Ma”.

Đi vào làng An Bằng, nhà ở phần nhiều là những ngôi biệt thự khang trang, được xây dựng cầu kỳ theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Nhưng đó chỉ mới thể hiện sự giàu có của chủ nhân, điều làm cho mọi người không khỏi trầm trồ và sững sốt. đó là những lăng mộ. Chính những lăng mộ này, trước đây đã có nhiều báo chí trong nước tốn nhiều giấy bút để phê phán sự xa hoa lãng phí vì quá đồ sộ và tốn kém, những lăng mộ mà kinh phí chỉ có thể tính bằng hàng chục ngàn đô.

Chính tôi cũng rất ngạc nhiên vì sự tốn kém của những lăng mộ này, từ đó tìm hiểu về nguyên nhân chính đáng, những nỗi lòng cũng như uẩn khúc của những người đã bỏ công sức tiền của để xây dựng bằng được những lăng mộ này, đó là vì chữ Hiếu.

Làng An Bằng trước đây vốn rất nghèo khổ, ông bà tổ tiên quanh năm thiếu thốn, nhiều người phải đi ăn xin, làm thuê cho các vùng lân cận. Tuy vậy, người dân An Bằng rất thật thà, chất phác, sống rất đoàn kết và yêu thương nhau.

Sau ngày giải phóng miền Nam, nhiều người bỏ quê cha đất tổ vượt biên qua xứ người. Với bản tính chịu khó và siêng năng cần cù, hầu hết đều giàu có.

Trong thời kỳ cuối thập niên 70, đối với những gia đình có người vượt biên đi nước ngoài, thì gia đình đó phải sống trong cảnh khổ cực ê chề, cha mẹ vợ con anh em bị đánh đập và chịu biết bao điều khổ nhục, nhiều người đổ bệnh mà chết.

Sau thời kỳ mở cửa, từ năm 1990, những người con xa quê mới tìm cách liên lạc với gia đình, từ đó mới có những chuyến về thăm lo lắng bù đắp kinh tế. Làng An Bằng thật sự thay da đổi thịt từ đây. Những ngôi nhà đồ sộ mọc lên cùng với những ngôi lăng mộ chạm trổ cầu kỳ. Khi những người con xa quê trở về mang theo sự giàu có, họ không những lo cho người sống đầy đủ, mà còn có bổn phận báo hiếu cho ông bà cha mẹ anh em, là những bậc sinh thành đã nuôi dưỡng họ, cũng như những người đã chịu biết bao đắng cay tủi nhục, bị hành hạ thể xác cũng như tinh thần vì có người thân vượt biên ra nước ngoài mà thời điểm đó bị kết tội “phản bội tổ quốc”. Do đó, người sống thì được bù đắp bằng cuộc sống sung túc, nhà cửa khang trang, người chết thì “Mồ yên Mả đẹp”. Đó chính sự báo hiếu đối với những người đã khuất, và các bậc tiền nhân.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành trình cuộc sống
Trầm Thiên Thu
13:42 16/06/2010
Cuộc sống là một hành vừa động vừa tĩnh, mang nhiều sắc màu, nhiều tiết tấu. Bắt đầu cuộc đời từ khi hình thành sự sống trong lòng Mẹ, và ngày Mẹ khai hoa nở nhụy là lúc Mẹ sinh ra ta, Mẹ vui vì bắt đầu mùa Xuân của con, nhưng có khi Mẹ cũng quan ngại hoặc lo buồn vì những mùa khác của con... Vâng, hành trình cuộc sống không hề đơn giản!

Đức Khổng Tử nói: “Đời người cần có 5 đức: Ôn, Lương, Cần, Kiệm, Chính”.

Sống là đấu tranh, là vươn lên không ngừng, dù sống ở cương vị nào cũng vậy. Mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng vẫn hài hòa trong một tổng thể.

ÔN – “Ôn” là ấm, nghĩa là ôn hòa chứ không cực đoan. Không ôn hòa, người ta sẽ thiên lệch, buông thả hoặc cuồng nhiệt. Người Việt có câu: “Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét”. Ôn ở đây là một động thái dứt khoát và nghiêm túc, không khô khan, không nửa vời, không tiêu cực, nếu là người có tôn giáo thì không cuồng tín.

LƯƠNG – “Lương” là tốt lành, chân thật. Con người vốn dĩ có xu hướng vị kỷ, do vậy mà luôn phải nỗ lực sống tốt hơn. Leo dốc thì rất khó, thả dốc thì rất dễ. Sống tốt không chỉ là tránh điều ác (tiêu cực) mà còn phải hăng say làm điều thiện (tích cực).

CẦN – “Cần” là siêng năng, chịu khó. Tinh thần thì linh hoạt nhưng thân xác luôn nặng nề. Có những điều mình muốn thì mình không làm, mà điều mình không muốn thì mình lại làm. Con người là vậy, rất yếu đuối, mâu thuẫn với cả chính mình.

KIỆM – “Kiệm” là tiết kiệm, không hoang phí. Kiệm ở đây không giới hạn theo nghĩa vật chất mà còn bao hàm các nghĩa khác, nghĩa là không hoang phí thời gian cho các hoạt động vô bổ, không hoang phí ánh mắt, không hoang phí lời nói, không hoang phí thái độ, không hoang phí tình cảm,… Cuộc sống luôn phải chừng mực. St. Francois de Sale so sánh: “Ít nói không là nói ít, mà là không nói những điều vô ích”.

CHÍNH – “Chính” là ngay thẳng, đứng đắn. Thánh Giuse là người công chính nhờ khiêm nhường và tuân phục. Người ít nói hoặc ít cười chưa hẳn là người nghiêm trang và đứng đắn. Không thành kiến với người khác cũng là động thái ngay thẳng, sống nghiêm túc. Phải có tình yêu thương thực sự mới khả dĩ “vui với người vui, buồn với người buồn”.

Đời người như viên đá cuội lăn mòn trên những con dốc đời, rồi một ngày nằm chết lẻ loi bên vệ đường mà vẫn trăn trở không nguôi, vì bao mơ ước chưa trọn vẹn! Khi tư tưởng chín muồi thì thân xác bắt đầu rã rời… Đó là một nghịch lý, nhưng là nghịch-lý-thuận. Cũng có thể đó là sự nghiệt ngã của cuộc đời. Cũng là con người, nhưng có người sung sướng từ trong trứng nước, có người lại đau khổ và thiếu thốn suốt cuộc đời, không chút thanh thản. Làm sao hiểu được triết lý cuộc sống? Beethoven nói: “Cảm ơn Chúa, tôi viết được nhạc, còn ngoài ra tôi chẳng làm được gì”. Shakespear nói: “Có người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Thật bí ẩn, con người không thể hiểu thấu! Hát Xẩm (Việt Nam) có câu: “Một đời đánh phấn đeo hoa, một đời khổ ải cũng qua một đời”. Vậy đó!

St. Catharine khuyên: “Cuộc đời là chiếc cầu, hãy đi qua chứ đừng dừng lại trên đó”. Giá trị cuộc đời không được đo bằng “chiều dài” mà đo bằng “chiều sâu”. Và Pithagore cảnh báo: “Đừng thấy bóng mình to mà tưởng mình vĩ đại”.
 
Văn Hóa
Hai nửa cuộc đời
Trầm Thiên Thu
00:08 16/06/2010
Con như Saolê ngã ngựa
Khi đang trên đường-kiêu-sa
Mắt không thể nhìn thấy nữa
Thực sự con đã mù lòa
Cuộc đời của Saolê
Đã hoàn toàn được đổi mới
Con người cũ đầy tội lỗi
Thành con người mới dấn thân
Con xin giã biệt tội lỗi
Xé nát chiếc áo tự kiêu
Xin Chúa biến con nên mới
Để trọn vẹn sống tin yêu
Đời con giằng co hai nửa
Bao lần yếu đuối, Chúa ơi!
Xin cho con thuộc về Chúa
Dù phần cuối đời nhỏ nhoi
 
Phiếm luận: Bố Việt Nam và Đức Tính
Nguyễn Trung Tây, SVD
16:15 16/06/2010
Phiếm luận: Bố Việt Nam và Đức Tính

...Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những ông bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt về văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, những đức tính mới nào ông bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới?

Bài phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy
...

Thiên hạ rộn ràng mừng Lễ Bố. Tôi ghé vào nhà người thân, gặp ngay hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự với nhau về thân phận đàn ông ở đất Úc. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất mở miệng than thở,

— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn dạy dỗ điều chi thì nó cũng cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!

Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,

— Còn chị nhà? Chị ấy đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi nhìn thấy mặt nội tướng của nhà ông.

Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài Crown nổi tiếng của Melbourne,

— Kia kià. Ông cứ ra đó đứng nhìn vào thì nom thấy ngay. Hai tay hai máy. Nhìn cứ như ông tây bà đầm!

Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam, mà lòng thì cũng buồn thiu. Chán chết! Mình thì cũng đang rầu thối ruột ra đây nè, mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời đang hạnh phúc cũng hóa thành tối om.

I. Nhập gia tùy tục

Mà hình như làm phận bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!

Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Có ai mà dám đụng vào! Có người nói nửa đùa nửa thật với tôi, bây giờ gặp một bà vợ cầm guốc gỗ đập chan chát vào đầu của ông chồng gầy gò ốm yếu giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi mobile phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là nhẹ lắm thì tòa ra vạ phạt, nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì dám bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!

Ông bố Việt Nam thứ hai máu tếu, chen vào câu chuyện,

— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Úc, đất của âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.

Gặp máu tếu, tôi vui miệng đổi đề tài,

— Nếu vậy, ông nghĩ những đức tính tối thiểu nào những ông bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho nó hợp tình hợp cảnh và hợp phong thổ hơn một chút.

Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.

— Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi thì tôi nghĩ kiên nhẫn là cái đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có rồi đó. Kiên nhẫn dẫn mấy bà đi shopping nhé. Kiên nhẫn cho mấy bà chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn tình cảm sướt mướt nè…

Tôi càm ràm,

— Cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…

Ông bố máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,

— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà mấy ông bố Việt ở đất Úc cần phải có rồi đó.

II. Đức Tính

A. Kiên Nhẫn

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông mà phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn phải là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt đặc sệt nam tính này chỉ được chuộng vào cái thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba của trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính của mặt vuông chữ điền, bởi họ biết cái ngữ này thì cũng chỉ giỏi cái tài vặt là chồng chúa vợ tôi mà thôi.

Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ một vài nét dịu của nữ tính thì tự nhiên lại khiến trái tim của phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra thì mới biết bởi những người thanh niên như thế này, thường có đức tính kiên nhẫn, không cố chấp, và không ăn nói cấm cẳng như chó cắn ma; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.

Nếu vậy thì thiên hạ dại chi mà nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền làm chi nữa, nhất là trong cái thời đại bình đẳng nam nữ của thiên niên kỷ 2000.

B. Trăng Hoa

Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước cái thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi một cái là cái thời của vua Solomon hay là của Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời của một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng của Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc của Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,

Bắc quốc hữu giai nhân,

Tuyệt thế nhi độc lập.

Nhất cố khuynh nhân thành,

Tái cố khuynh nhân quốc.


Tạm dịch là,

Phương Bắc có người con gái đẹp,

Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)

Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.

Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.


Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng của ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Thượng Nghĩ Sĩ Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách của họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.

Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn của ông ta, nhưng bởi thái độ bất cần của người nhà giàu với người hàng xóm tên Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti một cái rụp. Cho nên, bố Việt Nam cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu trong câu chuyện ngụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazaro của dòng văn chương Do Thái cho mà coi!

C. Chung Thủy

Ngoài Bill Clinton, bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ của đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cái cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.

Thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới thì không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts, thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe của Úc Châu. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor của bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái là ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.

Ông bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm của nhà mình. Chớ có mà tham mê cái vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.

D. Kỳ thị

Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.

Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng của tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh.

Cuộc đời của ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tài tử Mel Gibson tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông rớt thẳng xuống dốc.

Tôn trọng nhân phẩm con người bất luận chủng tộc là một điều mà những ông bố Việt Nam ở hải ngoại nên có.

Nhưng cũng khó mà nói, bởi vì người Việt Nam nói một cách tổng quát cũng là chúa kì thị. Thì cứ coi đi, khi công chúa Huyền Trân lên xe hoa về nhà chồng ở đất Chiêm Thành, dân gian tự nhiên nẩy sinh một câu ca dao đồn thổi khắp cùng thiên hạ,

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Để cho thằng mán thằng mường nó leo.


Giời ạ! Đọc lại câu ca dao lục bát này, tự nhiên nổi da gà. Chế Mân cũng đường đường là một ông vua của một vương quốc với một nền văn minh huy hoàng Tháp Chàm, thế mà dám gọi xách mé người ta là thằng này thằng kia. Thiệt tình!

Những ông bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng đó.

III. Đời cua cua máy: Hiểu biết

Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,

— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?

Ông này gật đầu,

— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông rồi, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.

Ông bố Việt Nam thứ nhất nhào vào,

— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng, luộc chín, chấm muối tiêu ăn ngon hơn!

Ông bố thứ hai phản đối,

— Ông thần nước mặn ơi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như chú tiểu ngồi gõ kinh khuya trong chùa. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.

Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,

— Đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa là tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…

Ông bố thứ hai chép miệng,

— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc loang lổ sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.

Ông bố thứ hai tiếp tục,

— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình cũng nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Hồi xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu của thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng theo kiểu của thập niên hai ngàn. Ông cứ banh mắt ra mà coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở là con nít của thập niên 2050 sao mà nó ương ương chướng quá!

Ông bố thứ ba yên lặng trong một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,

— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá.

Ông bố thứ hai lý luận,

— Ông thần nước mặn ơi! Bố Việt Nam ở hải ngoại thì ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Úc, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn kỹ đi, nhìn cái mặt của ông kia kìa, quanh năm suốt tháng lúc nào cái mặt của ông cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!

IV. Một đóa hồng tới Bố Việt Nam

Thấy hai ông bạn của tôi như bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,

— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?

Hai ông bố Việt Nam nâng cao ly rượu đỏ Shiraz của Úc Châu, miệng nói,

— Đồng ý! Đồng ý! Cái này mình gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam thì muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.

Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là rượu vang nổi tiếng của Down Under, Miệt Dưới nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, cho nên tôi an tâm, đưa cao lên ly rượu đỏ, miệng cũng chúc mừng theo,

— Happy Father’s Day!

www.nguyentrungtay.com
 
Lá thư Canada: Đạo Nào Tốt Nhất
Trà Lũ
17:58 16/06/2010

Lá Thư Canada: ĐẠO NÀO TỐT NHẤT ?



Tháng trước có lễ Hiền Mẫu, phe liền ông trong làng tôi đã đứng ra làm tiệc đãi các bà. Tháng Sáu này có lễ Hiền Phụ thì đương nhiên phe các bà làm cỗ đãi các nhà quân tử chúng tôi. Chị Ba Biên Hòa làm trưởng ban nhà bếp. Chị tuyên bố sẽ theo đúng lời khuyên của ông ODP tháng trước là chỉ ăn cá và ăn gà, tức là ăn thịt trắng. Phục chị qúa. Phe liền ông chúng tôi cứ thắc mắc không biết các bà sẽ nấu gà và cá theo món gì. Hỏi Chị Ba thì chị vừa cười vừa lắc đầu, chị bảo đây là bí mật quan trọng không thể bật mí được. Phe các bà đã ríu rít rủ nhau đi chợ và phân chia công tác, hứa hẹn một bữa tiệc hâp dẫn.

Đúng ngày lễ, phe liền ông chúng tôi tới sắp xếp bàn ghế rồi ngồi uống trà bàn quốc sự. Chúng tôi bàn nhiều việc quan trọng lắm, như chúng ta có nên về nước đánh Trung Cộng chiếm lại Hoàng Sa Trường Sa, hoặc sang Hoa Kỳ giúp Cụ Obama cải tổ y tế hay không. Chúng tôi đang thảo luận nghiêm chỉnh thì bữa ăn được các bà bày ra. Thực đơn rất đơn sơ nhưng rất Việt Nam qúa đỗi: gà luộc ăn với lá chanh, gà kho gừng với dứa, và canh dưa chua nấu cá trê. Tất cả ba món này ăn với cơm nóng. Được qúa đi chứ. Lâu rồi tôi chưa được thưởng thức những thứ trân qúy này. Món canh cá trê nấu theo lối Bắc Kỳ ngon lạ thường. Cu. B.95 đứng nấu có khác. Thấy ai ăn cũng hít hà khen ngon và xin được chỉ dẫn cách nấu, chị Ba khai ngay: Tôi là người phụ tá nên thấy cụ làm món này dễ ợt à, chỉ cần khéo tay thôi. Trước hết là luộc sườn heo để lấy nước lèo nấu canh. Cá trê làm sạch, bỏ cục hoi trên mang cá, đem chiên với hành tỏi cho thơm. Xào dưa với cà chua cho chín. Rồi bỏ cá bỏ dưa vào nồi nước lèo, nêm nếm cho vừa miệng, lửa liu riu. Chừng 45 phút là xong. Món này chan vào cơm nóng và ăn kèm với rau diếp. Cụ người Bắc nên cụ gọi là rau diếp, tôi dân Nam Kỳ nên kêu là rau salad. Ngon thiệt tình.

Các cụ ạ, tô canh dưa chua cá trê đã đưa tôi về lại làng quê thân yêu ngày xưa. Nó gợi lại hình ảnh mẹ tôi giã gạo thổi cơm, bà tôi nấu canh kho cá, bố tôi cày ruộng ngoài đồng… Ôi thân thương làm sao.

À, tôi quên chưa nói về đĩa gà luộc. Các bà luộc gà khéo qúa chừng. Lớp da gà vàng óng. Anh H.O. bảo chắc phe các bà có phép thần, miếng thịt gà vàng tươi, thơm và chín từ trong ra ngoài. Anh bảo xưa nay anh luộc gà, thịt thì chín bên ngoài mà sống bên trong, da gà vừa dai vừa xỉn màu. Chị Ba lên tiếng ngay: Khó gì chuyện này. Bạn nhớ cho gà vào lúc nước còn nguội, và khi nước sôi thì nhớ giữ mức sôi lăn tăn, cũng chừng 45 phút. Cho mấy lát gừng tươi và mấy cọng hành xanh vào nồi nước luộc gà để thịt có mùi thơm tinh khiết. Khi gà chín thì vớt ra rồi ngâm ngay vào nước lạnh. Ngâm đến bao giờ thịt gà nguội hẳn mới lấy ra. Rồi phết một chút xíu mỡ gà ở ngoài da, làm như vậy da gà sẽ có màu vàng ánh, tăng phần hấp dẫn. Bạn sợ mỡ gà ư ? Chỉ có một chút xíu thôi mà, nhằm nhò gì. Bạn nhớ rắc lá chanh tươi thái thật nhỏ lên trên nha.

Các cụ đã thấy làng tôi ăn ngon chưa, vừa ngon miệng vừa lành mạnh, đúng với trào lưu dinh dưỡng hiện nay. Dân làng ăn uống xì xụp và say đắm, không ai kịp nói chuyện, mãi đến cuối bữa Cụ Chánh mới lên tiếng. Cụ xin ông ODP tiếp chuyện văn hóa tháng trước, chẳng hạn chuyện sách ‘ Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’ của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Ông ODP gật đầu ngay. Ông cho biết sách này bán chạy qúa sức. Bạn muốn mua ư ? Mời các bạn mở web ‘ www.tamtutongthongthieu.com là thấy liền cách mua. Sách này mua để đọc, để học, để làm tài liệu, cũng như làm quà cho bằng hữu và con cháu là hay hết ý.

Rồi ông ODP nói tiếp: Tháng trước tôi nói về sách mới. Tháng này xin nói một tin vui, không phải về sách mà về người. Xin đố các bạn tôi sắp nói về ai ? Cô Cao Xuân vui vẻ đáp ngay: À, tôi đoán ra rồi, chắc bác sắp nói về những ngôi sao VN sáng chói đang làm vẻ vang dân Việt, như nhà văn trẻ Lê Nam bên Úc được giải thưởng của thủ tướng Úc, hay nữ GS Nguyễn Thảo được giải thưởng của Tổng Thống Mỹ, hay GS Trịnh Xuân Thuận được giải Kalinga của UNESCO, hay nữ Trung tá quân y Mylene Trần Huỳnh được vinh thăng Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ, phải không cơ ? Ông ODP vừa cười vừa trả lời ngay: Xin bái phục sự thông thái và bén nhạy tin tức của Cô. Những ngôi sao sáng đó giới truyền thông đã nói tới nhiều rồi và đều ở xa chúng ta. Hôm nay tôi muốn nói tới một ngôi sao cũng sáng chói và ở ngay bên chúng ta. Đó là Bác Sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal. Ông được 2 vinh dự rất lớn: Thứ nhất, năm 2009, Ông được Đại Học Y Khoa McGill, một đại học nổi danh quốc tế ở Canada, trao tặng huy chương cao qúy nhất của trường, mang tên ‘ Lifetime Achievement Award’ ( Giải Thưởng Thành Tựu Trọn Đời ). Thứ hai, mùa xuân 2010 này, Phân khoa Pediatric Surgery thuộc Đại Học Y Khoa McGill, Canada, chọn tên Bác Sĩ Nguyễn Lương Tuyền để đặt cho giải thưởng y học. Giải thưởng mang tên ‘L.T. NGUYEN AWARD’. Giải này sẽ trao tặng cho một y sĩ thường trú ưu tú nhất trong mỗi năm.

Nào có gì vinh quang hơn hai giải này ! Người VN chúng ta ai cũng cảm thấy hãnh diện và được thơm lây vì con người thông thái, uy tín và đức độ Nguyễn Lương Tuyền. Ngày xưa ở VN, ông học Chu Văn An 1956-1963, rồi vào Y Khoa, rồi làm giáo sư Y Khoa. Sau 1975 ông làm giáo sư Đại Học Y Khoa McGill ở Montréal và làm bác sĩ cho bệnh viện nhi đồng Montréal Children’s Hospital.

Anh H.O. nghe đến đây thì nói lớn: Tôi biết ông BS Tuyền này. Ông học trên tôi mấy lớp ở Chu Văn An. Ông nổi tiếng trong ngành y khoa đã vậy, ông còn nổi tiếng trong cộng đồng VN Montréal. Ông đã từng làm chủ tịch cộng đồng, hiện nay ông là một trong những người điều hành nguyệt san uy tín ‘ Người Việt Montréal, Canada’. Rồi anh cười sung sướng, nét mặt đầy vẻ hãnh diện: Cái gốc Chu Văn An của chúng tôi vĩ đại và uy tín như vậy đó.

Cuối cùng, ông ODP thông báo một tin buồn của cộng đồng VN ở Canada: Cụ Trương Bảo Sơn, một nhà cách mạng lão thành, bạn thân của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, cũng là một nhà văn, nhà giáo và nhà báo, đã qua đời tại Montréal ngày 23 tháng Năm vừa qua, hưởng thọ 96 tuổi vàng. Tin buồn chưa ngưng tại đây. Cụ Sơn ra đi lúc 2 giờ sáng, thì 4 giờ chiều cùng ngày cụ Bà cũng đi theo cụ ông luôn. Cụ bà thọ 90 tuổi. Hai quan tài song song trong tang lễ đã gây xúc động cho mọi người. Trương Bảo Sơn là một tên tuổi lớn trong sử VN những thập niên 1940 và 1950.

Tin hai cụ Trương ra đi cùng một ngày đã gây xúc động cả làng. Để chấm dứt phần mặc niệm, Chi Ba bảo anh John: Anh ơi, Cụ B.95 đang nhắc anh đó. Nghe câu này thì cả làng hiểu ngay là chị muốn anh kể chuyện thời sự trong tháng.

Anh John vào đề ngay. Tin nóng nhất là Canada đang chuẩn bị tổ chức hai hội nghị quốc tế liền nhau: G8 ngày 25 & 26 tháng Sáu, G20 ngày 26 & 27 cũng tháng Sáu. Hội nghị G.8 sẽ họp ở tỉnh Huntsville phía bắc Toronto. Còn Hội nghị G20 sẽ được tổ chức ngay trung tâm thành phố Toronto. Xưa nay Canada là đất của các hội nghị quốc tế, nhưng chưa lần nào vấn đề an ninh được đặt ra kỹ lưỡng như lần này. Không phải vấn đề an ninh chống khủng bố mà là an ninh chống các cuộc biểu tình. Các nhóm biểu tình thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau như nhóm Môi Trường Xanh Green Peace, Nhóm Lao Động Labour Congress, Nhóm Ân Xá Quốc Tế Amnesty International. Các nhóm này đã công khai hô hào mọi người xuống đường với họ. Họ chống các quốc gia tham dự vì các chính phủ này không đại diện cho giai cấp bình dân và nghèo đói. Canada đã phải xử dụng trở lại lực lượng an ninh cũ của Thế Vận Hội Mùa Đông Vancouver vừa qua để bảo vệ hai hai hội nghị này. Có một điều đáng chú ý là Việt Nam cũng được mời tham dự hội nghị G.20 vì VN hiện nay là chủ tịch hiệp hội các nước ĐNA, cũng như Malawi chủ tịch hiệp hội các nước Phi Châu. Chưa biết các cuộc biểu tình này sẽ dữ dội đến mức nào, nhưng một điều chắc chắn đã thấy trước là sẽ có nhiều màn kẹt xe kinh khủng ở thành phố Toronto hơn 4 triệu dân này.

Tin thứ hai là việc Hoa Kỳ đang chuẩn bị xây cây cầu thứ hai ở Detroit để nối liền với Canada miền Windsor. Windsor phía tây Toronto, xa chừng 4 giờ lái xe. Hiện nay ở khu vực này đã có một cây cầu 80 tuổi, mang tên Ambassador Bridge. Theo thống kê, một phần tư số lượng hàng hóa Canada chở qua Mỹ đều qua cây cầu này. Mỗi ngày có khoảng 8.000 xe vận tải và 68.000 du khách qua lại. Nhiều như vậy là qúa tải với sức chịu đựng của cây cầu hiện nay. Kinh phí xây cây cầu mới gần 2 tỷ. Canada đã hứa sẽ cho Hoa Kỳ vay 500 triệu đồng cho việc xây cầu. Canada ngon lành vậy đó. Ông hàng xóm bác cầu chạy vào đất nhà mình, có lợi cho mình chứ, thế mà Canada không cộng tác chung tiền mà lại đóng vai cho vay. Chuyện nghe ngộ qúa ha. Cây cầu mới sẽ xây gần cây cầu cũ ở Windsor. Các cụ phương xa biết Windsor chứ ? Windsor là nơi có đài Chiến Sĩ Trẫn Vong ghi ơn các chiến sĩ Canada đã tham chiến tại Việt Nam trong quân đội Hoa Kỳ thập niên 1970 vừa qua.

Chuyện tiếp theo vừa được Bộ Di Trú cho biết: tổng số lực sĩ ngoại quốc trong kỳ Thế Vận Hội mùa đông Vancouver vừa qua xin tỵ nạn chính trị ở Canada là 22 ngưòi. Con số này gây ngạc nhiên cho Canada vì xưa nay Canada thường là nơi nhiều lực sĩ xin tỵ nạn nhất: Năm 1994 khi Canada tổ chức đại hội thể thao của khối Thịnh Vượng Chung nói tiếng Anh thì đã có 730 lực sĩ xin tỵ nạn. Năm 2001, Canada tổ chức đại hội thể thao cho khối các quốc gia nói tiếng Pháp đã có 120 tham dự viên xin tỵ nạn. Người ta tự hỏi phải chăng tình hình chính trị thế giới đã tốt đẹp hơn chăng ? Anh John đặt câu hỏi rồi tự trả lời: Có lẽ không phải thế, vì trung bình mỗi năm có chừng 25.000 người xin tỵ nạn chính trị ở Canada.

Canada cũng vừa tổ chức hội nghi về bắc cực. Từ khi khí hậu trái đất ấm hơn, thủy lộ miền bắc cực tỏ ra hấp dẫn cho ngành hàng hải, Nhiều con tàu quốc tế đã theo hải trình đông tây miền bắc này, vì giảm thiểu được vừa lộ trình vừa thời gian vừa nhiên liệu. Xưa nay Canada vẫn coi mình là chủ nhân miền bắc cực, nhưng nhiều nước không chịu. Đó là lý do Canada phải tổ chức hội nghị này. Đại diện Hoa Kỳ tham dự hội nghị là bà ngoại trưởng Hillary Clinton. Tham dự xong bà tuyên bố hai điều làm Canada không vui: Bà khuyên Canada nên ở lại A Phú Hãn sau năm 2011 chứ không nên rút quân theo Hoa Kỳ, và bà chê nền y tế Canada tiếng là tốt nhất thế giới nhưng có vết đen là không tài trợ việc phá thai. Nghe xong, Canada không hề vỗ tay, dù là vỗ tay kiểu ngoại giao.

Tin cuối cùng là tin về cạo râu. Tin này nghe có vẻ tiếu lâm. Đầu mùa xuân vừa qua, tại bệnh viện Westminster ở Vancouver, một cụ ông bệnh nhân theo đạo Sikh Ấn Độ bị nhân viên khi tắm rửa cho cụ đã vô tình cạo sạch bộ râu dài. Đối với nam nhân đạo Sikh thì khăn trên đầu và bộ râu xồm xoàm là điều quan trọng, hai thứ này liên hệ tới tôn giáo. Ít lâu sau thì cụ ông qua đời. Hội Đồng đạo Sikh đã lên tiếng phản đối việc cạo râu này vì cho là hành động xúc phạm tới văn hóa và tôn giáo. Ban giám đốc bệnh viện đã phải chính thức lên tiếng nhận lỗi và xin lỗi, cùng hứa sẽ không để nhân viên tái phạm việc cạo râu.

Rồi anh John xin chấm dứt việc thuyết trình. Cụ Chánh liền mời gọi dân làng góp thêm tin tức. Chị Ba Biên Hoà liền giơ tay xin góp. Rằng mùa xuân đang bắt đầu. Tháng vừa qua là tháng hoa anh đào nở. Không phải chỉ ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ mới có hoa anh đào. Nhiều công viên ở Canada cũng có những vườn anh đào rất đẹp. Tháng Sáu này là tháng hoa tulip. Nơi tulip nở rộ, nhiều nhất và đẹp nhất là thủ đô Ottawa. Chị Ba đề nghị dân làng nên làm một chuyến đi thủ đô ngắm hoa tulip, sáng đi tối về. Hoa anh đào chỉ có màu trắng và phơn phớt hồng, và nở trên cành, còn hoa tulip thì rất nhiều màu và mọc cao trên mặt đất. Các cụ đã bao giờ đi ngắm hoa tulip chưa ? Đây là hoa lưu niên, mọc hết năm này qua năm khác, cứ hết tuyết là nó chồi lên ngay. Hoa tulip được coi là sứ giả của mùa xuân. Ngày xưa ở Việt Nam tôi có bao giờ được ngắm bông hoa này đâu. Sang đây, ở cái nước thiên đàng này, tôi mới được ngắm nó. Thấy trong sách vở, hoa tulip có rất nhiều màu sặc sỡ, tôi không tin. Một hôm tôi theo gia đình Chị Ba và anh John đi dạo công viên, anh chị chỉ cho tôi các mảng đất trồng tulip thì tôi mới tin. Chúa ơi, sao màu sắc hoa tulip đẹp đến thế này. Không phải chỉ sặc sỡ vàng xanh đỏ thôi, mà lắm bông hoa mang nhiều màu đẹp dịu dàng quyến rũ. Hoa tulip ở Canada có gốc từ Hoà Lan như hoa anh đào có gốc từ Nhật.

Cụ B.95 nghe chị Ba nói tên tulip hoài mà không hiểu gì cả bèn hỏi: cái hoa ‘líp’ gì đó ở Việt Nam có không và tên VN là gì. Nghe câu hỏi thì cả làng ngẩn ra. Hình như ở VN không có hoa này thì phải, mà nếu có thì hoa này không có ở khắp nơi. Chị Ba trả lời: Hồi ở VN, miền quê Biên Hòa, cháu chưa hề thấy hoa này, chắc ngoài Hà Nội của cụ cũng không có. Sang Canada này cháu mới thấy. Tên nó là tulip, tiếng Việt gọi là hoa Uất Kim Cương hay Uất Kim Hương. Nó là một trong ba loại hoa phổ biến nhiều nhất trên thế giới sau hoa hồng và hoa cúc. Tulip là đồng hồ báo tin mùa xuân. Gốc nó nghe đâu từ xứ Thổ Nhĩ Kỳ, rồi lan đi khắp thế giới. Hòa Lan là nước trồng nhiều tulip nhất.Theo các nhà sưu tầm thì tulip có rất nhiều loại, vì chỉ xét về tên không thôi thì tulip có tới 3.700 tên khác nhau. À, có điều này rất đặc biệt là hoa tulip đứng riêng một mình mới đẹp, chứ đứng chung thì không đẹp nữa. Đúng như vậy. Các cụ nghiệm mà coi. Cứ nhìn những cánh đồng cấy hoa tulip bên Hoà Lan thì thấy rõ. Việc này khác hẳn hoa anh đào. Anh đào xem từng bông thì thấy chả đẹp gì, thế mà hoa mọc chụm lại chi chít trên cây thì thấy anh đào đẹp lạ thường.

Nói đến đây rồi chị Ba Biên Hòa cười như nắc nẻ: trong sách mách rằng củ hoa tulip trông rất giống củ hành, hai củ này có họ với nhau, vì thế khi làm bếp, nếu bạn thiếu củ hành thì bạn có thể dùng củ tulip thế vào. Xem thì biết vậy chứ chưa bao giờ tôi thử.

Rồi Chị Ba xin làng bàn việc đi thăm hội hoa tulip ở Ottawa. Vì có mấy vị chưa hề đi thủ đô, Chị Ba thuyết phục dân làng: chúng ta nên đi cho biết, vừa xem hoa vừa xem thủ đô. Ottawa có nhiều danh lam thắng cảnh, như tòa nhà Quốc Hội liên bang, như Kinh Đào Rideau Canal. À, con sông đào này nổi tiếng lắm nha. Về mùa đông, nó là một đường trượt tuyết dài nhất thế giới. Về mùa hè, nó là một đường dành cho xe đạp dài nhất Bắc Mỹ. Về lịch sử, nó là sông chiến lược, là lộ trình vận chuyển khí giới ngày xưa. Chà, nghe hấp dẫn qúa chứ. Cứ đà này thì chắc làng tôi sẽ có chuyến đi Ottawa. Bao giờ đi về, tôi sẽ trình các cụ sau.

Chuyện hoa Tulip Uất Kim Hương đưa các cụ đi xa qúa rồi. Xin trở về phòng ăn của làng tôi để mừng lễ Hiền Phụ chứ. Nói xong chuyện hoa tulip thì dân làng quay vào ca ngợi tài nấu nướng của Cụ B.95. Ai cũng bảo nhờ cụ mà dân làng được sống cái văn hóa ẩm thực cổ truyền của cha ông. Không có cụ thì làm sao có được tô miến gà, cháo gà, cháo cá, canh dưa chua cá trê nguyên thủy. Cụ B.95 nghe dân làng tán tụng qúa thì như mắc cở, bèn khoa tay xin thôi, xin nói chuyện khác. Ông ODP liền vâng lời nói sang đề tài miếng ngon quốc tế. Ông khoe ông vừa đọc trên mạng internet một bài rất hay viết về những món ăn ngon trên đường phố hoàn cầu. Đây là ý kiến tổng hợp của các du khách, có vẻ như du khách‘tây ba lô’. Theo họ, các món ngon bán trên lề đường được xếp hạng như sau: Bánh mì thịt ở Saigon, Taco ở Mexico, Sandwich lòng bò ở Ý, Gỏi đu đủ xanh ở Thái Lan, Xúc xích Currywurst ở Đức, Bhel Puri ở Ấn Độ, Khoai tây chiên ở Bỉ, Arepas ở Colombia, Thịt gà nướng ở Jamaica. Trong 9 món ngon này thì món bánh mì Saigon được chấm là ngon nhất. Hội đồng giám khảo quốc tế đã phê điểm món bánh mì này như sau:

. .. Nơi ngon nhất là thành phố Saigon. Cứ đến 5 giờ chiều mỗi ngày, ở số 37 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, cô bán hàng nhóm lò than trên cái xe bánh mì con con. Bạn hỏi mua, cô sẽ làm cho bạn một cái bánh mì kiểu Pháp đã được Việt-hóa. Gỡ miếng giấy bao bọc bên ngoài rồi cắn một cái, răng của bạn sẽ ngập sâu vào lớp vỏ bánh mì có pha chút bột gạo khiến bánh dòn tan, và bên trong là những miếng thịt heo nướng còn nóng, cùng với thanh dưa leo giòn rụm, vị ngọt của cà rốt và củ cải ngâm chua, có trét thêm một loại xốt kiểu VN, cộng với một chút tương ớt. Đây là món sandwich ngon nhất thế giới bạn được ăn. ( Concierge.com )

Đọc xong lời ban giám khảo, ông ODP luận tiếp: Các bạn chỉ nguyên nghe lời bình mà đã thấy món bánh mì thịt của ta ngon qúa đỗi rồi, phải không cơ. Đâu có cần phải vào nhà hàng ở khách sạn 5 sao mới có món ngon. Tôi có một ông bạn thân mới về du lịch Hà Nội. Ông cho biết: nơi ông được ăn tô miến gà ngon nhất thế giới là cái quán ven đường, thực ra không phải cái quán, mà là ven bờ đường nơi có một bà già đẩy một cái xe nhỏ xíu, bên trong có cái bếp than và một cái chạn đựng bát dĩa mắm muối và thức ăn. Ngon không thể tả được. Vấn đề là bạn có can đảm vừa đứng vừa thổi vừa gắp vừa húp không.

Hai cô Huế trong làng bèn lè lưỡi: Nghe Bác tả thì thấy tô miến ngon quá, nhưng bắt em vừa đứng vừa húp thì mắc cở quá, em không dám đâu.

Cả làng cười ha ha. Cô Cao Xuân bèn khoả lấp: xin cho em vào nhà hàng có ghế ngồi em mới chịu. Ông ODP bèn gật đầu rồi vừa cười vừa nói: Nếu cô muốn ngồi và ăn món bình dân ngon thì xin theo tôi vào quán mấy chú Ba bên đường nha. Nãy giờ chúng ta toàn nói các món VN truyền thống, bây giờ mời bà con ăn món Tàu nha, những món đã Việt Nam hóa nhưng vẫn còn giữ âm tiếng Tàu, chẳng hạn Dầu Cháo Quảy, Tả Pín Lù, Xíu Mại, Hủ Tíu, Lạp Xưởng nha.

Rồi ông ODP thao thao: Khi gọi món hủ tiếu thì ta thường kêu thêm món Dầu Cháo Quảy. Đây là cái bánh bột chiên nóng gồm 2 miếng dính chặt với nhau. Gốc nó lấy từ chuyện Tần Cối bên Tàu đời Nam Tống. Vì là gian thần nên bị xử tử bằng cách bỏ vào vạc dầu sôi. Cả hai vợ chồng bị trói chặt vào với nhau rồi mới bị ném vào vạc dầu. Ghê qúa. Dầu Cháo Quảy nghĩa là ‘qủy chiên dầu’.Thực khách đang nhẩm xà vợ chồng Tần Cối mà không biết đó thôi.

Hoặc ta ăn món rất phổ thông, ai cũng thích. Xin gọi món xôi lạp xưởng nha. Lạp Xưởng, chữ Tàu là Lạp Trường. Đó là món dồi thịt heo có trộn mỡ, với muối diêm và gia vị, đã phơi nắng hoặc sấy khô. Món này thái mỏng ăn với xôi nếp trắng, hoặc cắt nhỏ trộn vào cơm chiên. Đi ăn tiệc nhà hàng Tàu bao giờ cũng có món cơm chiên này. Chú Ba bảo món này làm đầy bao tử, không ai ra về mà bụng thấy đói cả.

Cụ Chánh nghe đến đây thì phát biểu: Sao bữa nay các ông hiền quá, toàn nói tới các món ăn, nào miến gà, nào bánh mì nhân thịt, nào cơm rang Dương Châu. Sao vậy ? Chúng tôi no qúa rồi đây.

Cả làng ồ lên cười. Anh John bèn lên tiếng: Bữa nay là lễ Hiền Phụ. Cụ chính là một biểu tượng hiền phụ, một người cha già đáng kính. Cháu thấy cụ lúc nào cũng vui cũng tươi, cũng thư thái. Trông cụ hạnh phúc quá. Nhân buổi lễ hôm nay xin cụ chỉ cho các kẻ hậu sinh này bí quyết hạnh phúc của cụ. Dân làng vỗ tay râm ran tán thưởng ý kiến của anh John. Ai cũng cho lời xin của anh John là đúng lúc, đúng người.

Cụ Chánh có vẻ cảm động về lời tán dương, bèn từ tốn đáp: Lão chẳng có bí quyết gì cả. Lão chỉ sống cái tâm bản thiện của mình. Gần đây lão đọc trên mạng internet thấy một bài nói về những điều tâm niệm của người già, lão thích bài này quá, lão đã học thuộc và cố thực hành hằng ngày. Bài như thế này:

- Hãy vui và chia sẻ niềm vui với người khác
- Không tích trữ của cải, sống ở Bắc Mỹ ta không cần phải để tài sản lại cho con cháu
- Hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay, không sống về qúa khứ hay về tương lai
- Chấp nhận sự già yếu và bệnh tật, coi hai việc này là lẽ đương nhiên
- Hãy vui với những gì bạn hiện có
- Đừng giữ trong lòng sự thù hận hay lo lắng
- Hãy sống đơn giản, cho đi nhiều, nhận vào ít.
- Hãy cười luôn miệng và mang tiếng cười đến cho mọi người

Rồi như chợt nhớ ra một điều quan trọng, cụ Chánh nói: Thần tượng của tôi bây giờ là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lý do ư? Thưa, tôi bắt chước nhà thần học giải phóng nổi tiếng Leonardo Boff người Ba Tây. Ông đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma về đề tài tôn giáo. Bài trả lời của Ngài thật tuyệt vời. Nó đã làm thay đổi hẳn nhãn quan về tôn giáo của ông. Ông kể: Tôi hỏi ngài mà trong bụng cũng có gian ý gài bẫy:

- Theo Ngài, tôn giáo nào hiện nay là tôn giáo tốt nhất ?

Trong bụng tôi thầm nghĩ chắc ngài sẽ đáp Phật Giáo Tây Tạng, hay những tôn giáo Phương Đông lâu đời hơn Thiên Chúa Giáo là tôn giáo tốt nhất. Nhưng tôi đã lầm. Đức Đạt Lai Lạt Ma chắc biết cái ý của tôi nên đã mỉm cười rồi nhìn vào mắt tôi và từ tốn đáp:

- Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa ta tới gần Thượng Đế, và làm cho ta trở thành con người tốt hơn.

Để cho bớt lúng túng, tôi hỏi tiếp:

- Cái gì làm cho tôi trở nên tốt hơn?

Ngài đáp:

- Bất cứ cái gì làm cho bạn biết thương xót, bao dung, xả thân, yêu thương, nhân đạo, trách nhiệm, đạo đức, thì những cái đó thuộc về tôn giáo tốt nhất.
- Tôi không cần biết bạn có theo tôn giáo nào hay không, điều quan trọng là thái độ của bạn với tha nhân, với bằng hữu, với gia đình, với nơi làm việc, với công đồng, với thế giới.
- Hạnh phúc không phải là định mệnh, mà là vấn đề chọn lựa.
- Bạn hãy thận trọng về các tư tưởng, vì tư tưởng sẽ sinh ra lời nói,
- Bạn hãy thận trọng về lời nói vì lời nói dẫn đến việc làm
- Bạn hãy thận trọng về việc làm, vì việc làm dẫn đến thói quen
- Bạn hãy thận trọng về thói quen vì thói quen làm thành tính nết
- Bạn hãy thận trọng về tính nết vì tính nết đưa tới số mạng
- Mà số mạng chính là đời của bạn.

Và Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận: Đó là sự thực. Không có tôn giáo nào cao hơn Sự Thực.

Cụ Chánh kể đến đây xong rồi nhìn cả làng: Tôi chưa hề được nghe một bài giảng nào hay thấm thía như bài Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa giảng. Nó biến đổi nhà thần học giải phóng nổi danh ở Ba Tây, và cả tôi. Còn dân làng ta thì sao? Nghe bài giảng này xong, các bạn còn khinh dể tôn giáo của người hàng xóm không?

Trân trọng giới thiệu món quà đầu năm: ĐẦY TIẾNG CƯỜI - ĐẦY KIẾN THỨC

Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu 2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:

MIỀN ĐẤT AN LẠC

Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua



500 CHUYỆN CƯỜI

những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001

Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:

-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)

Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada

Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất
để tặng thân nhân và bằng hữu nhân dịp Giáng Sinh và Năm mới.

Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
 
Bố Thí
Ngô xuân Tịnh
20:29 16/06/2010
Mt 6, 1-6

Việc lành đạo đức thi hành

Coi chừng chớ có ngoại hình khoe khoang

Để mong thiên hạ tỏ tường

Trên trời Cha chẳng ngó ngàng thưởng công

Khua chiêng gióng trống rùm beng

Khi làm bố thí ngoài đường công khai

Bọn đạo đức giả làm hoài

Đừng bắt chước chúng, những loài phô trương

Chỉ mong thiên hạ biểu dương

Việc làm của chúng thỏa lòng kiêu căng

Đây Thầy bảo thật cho rằng

Bọn nầy đã được thưởng công mất rồi

Phù du một chút công thôi

Anh em muốn được Cha Tời thưởng công

Hãy làm kín đáo trong lòng

Ngay như tay trái cũng không biết gì

Việc mà tai phải thực thi

Hành vi bác ái làm vì danh Cha

Mọi điều kín dáo sâu xa

Người điều biết hết và Ngươi thưởng công

Công lao to lớn vô cùng

Hãy làm với cả tình thương dạt dào

Việc dù lớn nhỏ thế nào

Người ơi hãy để tâm vào gẫm suỵ
 
Ăn Chay
Ngô xuân Tịnh
20:31 16/06/2010
Mt 6, 16-18

Đạo đức giả lúc ăn chay

Giả đò thiểu não mặt mày đểc chi

Nhiều người qua đó bước đi

Khen rằng bọn chúng thực thi luật ruyền

Đâu còn phần thưởng Chuá trên

Bởi vì chúng được đáp đền bởi dân

Còn anh em thì cứ nên

Ăn chay rửa mặt áo quần thơm tho

Đừng cho ai thấy chỉ trừ

Chúa Trời kín đáo Người như Cha hiền

Những gì kín đáo giữ gìn

Người từng thấu hết và liền trả công

Hơn bao phúc lộc thế gian

Khiêm nhường kính Chúa luôn luôn nên làm

Hư danh thế tục chớ ham
 
Về một người cha.
Đặng Xuân Hường
20:40 16/06/2010
Từ lúc sinh ra cho đến tuổi trưởng thành, tôi chưa bao giờ được một lần nhìn thấy mặt người cha thân yêu của mình.Ngày còn nhỏ, tôi thèm được cha mình đưa đến trường và buổi sáng sớm, rồi đón về khi tan học, hoặc chở đi chơi chạy nhảy ở công viên như bao đứa bạn cùng trang lứa. Tôi hỏi mẹ tôi: “Mẹ ơi, ba con ở đâu mẹ?” Giọng mẹ hơi buồn: “Ba con mất từ khi con còn trong bụng mẹ con à!”

Mới tám chín tuổi đầu nhưng khi nghe mẹ nói vậy, tôi nhớ và thương ba tôi lắm. Một hôm, tôi đến nhà người bạn chơi, gặp lúc đám giỗ của ông bà nó, về nhà tôi hỏi mẹ ngày ba tôi mất, và tôi mong muốn làm giỗ cho ba như nhà người bạn làm giỗ cho ông bà, nhưng mẹ nói: “Nhà mình nghèo, đến ngày đó, còn khấn cầu cho ba con là đủ”. Và đã mười mấy năm trôi qua, cứ đến ngày đó, mặc dù chẳng có bàn thờ, di ảnh, hương khói, tôi vẫn nhớ và khấn nguyện cho ba tôi.

Thời gian trôi qua, tôi đã tròn mười tám tuổi, mẹ tôi vẫn tảo tần làm việc nuôi tôi ăn học. Tôi cố gắng học hành để bù đắp cho sự hy sinh của mẹ. Một hôm tôi nói với mẹ, tôi có một người bạn trai và tôi muốn xin mẹ cho phép người bạn trai đến nhà chơi. Giọng mẹ hơi khác một chút: “Con có bạn trai rồi à?”. Tôi nhìn mẹ nửa ái ngại nửa thẹn thùng: “Dạ, con mười tám tuổi rồi mà mẹ”. Mẹ vuốt mái tóc dài của tôi mỉm cười: “Ừ, con mau lớn thật, mẹ nhớ mấy năm trước, mẹ có nói với con, ít ra mười tám tuổi con mới được làm quen với bạn trai, vậy mà bây giờ đã đến”

Tối hôm đó, mẹ đã nói chuyện với tôi về những ngày tháng xuân xanh của mẹ, về câu chuyện tình cảm giữa ba và mẹ…Mẹ nói cho tôi biết và hiểu hết những gì mẹ dấu kín trong lòng bao nhiêu năm, mẹ muốn tôi không phải rơi vào vết xe đổ của mẹ. Tôi đã ôm mẹ khóc nức nở, mẹ đã phải chịu bao nhiêu đắng cay của cuộc sống. Tất cả những điều đó xảy ra cho mẹ là do…ba tôi!

“Ba ơi! Tại sao ba lại đối xử với mẹ như vậy? Tại sao ba nói yêu mẹ mà khi biết mẹ có thai, có một đứa con trong bụng mẹ, ba lại muốn giết bỏ nó đi! Ba đã làm cho mẹ yếu lòng suýt nữa đã giết chính đứa con của mình. Ba đã làm cho mẹ phải nói dối với con suốt mười tám năm trời: ba đã chết! Và trong thời gian đó con đã bao nhiêu lần nhớ đến ba, cầu nguyện cho ba đúng vào ngày sinh nhật của ba, ngày mà mẹ nói với con là ba đã mất vào ngày đó!

Ba ơi! Ba có biết sau khi ba muốn phá bỏ cái thai trong bụng mẹ và mẹ không muốn, ba rời bỏ mẹ một cách lặng lẽ, mẹ đã phải đi xa ở một nơi không ai biết về mẹ. Từ đó đến nay mẹ phải chịu đựng bao nỗi khổ cực cả tinh thần đến vật chất. Mẹ đã mất niềm tin vào con người, mẹ chẳng bao giờ tìm lại được con người thật của mình ngày xưa, ngày mẹ chưa gặp ba. Tình yêu trong trái tim mẹ đã chết, từ khi ba rời bỏ mặc mẹ với cái bào thai non nớt, không phải nó chỉ chết cái tình yêu đối với ba vì sự tàn nhẫn của ba, mà nó chết hẳn không còn tìm lại được sự rung cảm của cõi lòng khát khao một tình yêu đích thực, một tình yêu cao thượng.

Mẹ còn xuân xanh mà phải chịu cảnh một mình nuôi con trong tủi nhục, trong cô đơn. Đã có nhiều người đến với mẹ, nhưng mẹ chẳng bao giờ đáp trả tình cảm của một ai, chẳng phải là mẹ còn tình cảm với ba, chẳng phải là mẹ lưu luyến ba mà không yêu người khác được, mà chính là ba đã giết chết cái nguồn yêu đó khi rời bỏ mẹ.

Ba ơi! Ngay cả chính con, khi nghe câu chuyện lòng đau thương của mẹ, con cũng mất rất nhiều niềm tin vào cuộc sống. Người ta nói yêu nhau để rồi phản bội một cách phũ phàng như vậy sao? Người ta nói yêu nhau chỉ vì muốn chiếm đoạt thân xác mà thôi sao? Người ta nói yêu nhau mà không muốn chấp nhận đứa con của tình yêu sao?

Con đã nghi ngờ tất cả những người chung quanh con, có ai sẽ thực sự quý mến mình như một người bạn không? Có ai thực sự thương yêu mình như một người yêu không? Hay chỉ là đầu môi chót lưỡi, hay chỉ là lợi dụng mà thôi?

Ba ơi! Sự nhẫn tâm của ba không vô tình chút nào cả! Điều đó đã phá hỏng cả một đời mẹ, và bây giờ điều đó lại đốt cháy niềm tin, phá huỷ tâm lòng của con!

Bây giờ ba đang có một mái ấm gia đình của riêng ba, có bao giờ ba nghĩ đến một người đàn bà đau khổ, mang cái thai bất đắc dĩ rời bỏ nơi quen thuộc để đi đến một nơi xa lạ, tạo lập cuộc sống mới với hai bàn tay yếu đuối! Có bao giờ ba nghĩ đến cái thai mà ba muốn phá bỏ đang còn sống, đang lớn lên thành người! Và đau đớn thay, nó lớn lên thành người cho đến khi nó biết sự thật về ba nó, nó không còn bình thường nữa. Nó bệnh hoạn từ trong suy tư, trong trái tim, nó hoà nhập với cái đau khổ của mẹ nó…và biết đâu cuộc sống của nó cũng sẽ bị vùi dập vì quá khứ, vì sự phản bội của ba!

Con xin lỗi ba, con đã nói lên những điều này, dù gì ba cũng là ba của con, ba có xứng đáng hay không, có thừa nhận con hay không thì con cũng đã hiện diện trên đời này có trách nhiệm của ba! Con chỉ mong muốn mái ấm gia đình mà ba đang có sẽ không đầy nước mắt như gia đình nhỏ bé cô đơn của mẹ và con!

…Tôi lang thang, tôi không biết cái gì sẽ xảy ra cho tôi! Câu chuyện của mẹ ám ảnh tôi như là một khúc phim kinh dị đầy hãi hùng cứ quay đi quay lại trong tâm trí. Mẹ an ủi khuyến khích: “Cuộc sống của con mới bắt đầu, phải đi tới và vươn lên, không nên bi quan như mẹ”. Tôi muốn lắm chứ, tôi muốn chứng tỏ cho ba tôi, người đã muốn giết chết tôi từ khi tôi còn trong bụng mẹ, là tôi sẽ vươn lên từ cái tủi nhục của mẹ, từ cái nhẫn tâm của ba, tôi sẽ sống thành người!

Nhưng tất cả không đơn giản, cái gì thuộc về vật chất, nếu mất cả người ta có thể làm lại, có khi được nhiều hơn. Nhưng về tinh thần, đã mất thì chẳng bao giờ lấy lại được nữa, còn cái mới chỉ đắp lên cái cũ mà thôi! Nếu không khéo chỉ làm sự chắp vá đó càng rách thêm ra. Ba tôi đã để lại cho tôi một “di sản tinh thần” như vậy!

Đôi khi, tôi nghĩ giá mẹ đừng nói ra chuyện này có hay hơn không? Nhưng mẹ đã trả lời câu hỏi này rồi: “Mẹ phải nói cho con biết, con hãy chấp nhận thực tế như vậy, đừng bao giờ đi trên vết chân của mẹ. Mẹ tin là con đã khôn lớn, hiểu biết và lựa chọn cho mình một hướng đi tốt hơn”

Người bạn trai dẫn tôi đi nhà thờ vào một buổi chiều Chủ nhật. Tiếng hát làm tôi chú ý đến lời ca tâm tình trong Thánh lễ. Tôi thực sự xúc động khi nghe lời kinh nguyện: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời…!” Vậy ra, tôi còn một người Cha nữa sao!

Ba ơi! Ba có còn nhớ đến con không? Con không bao giờ oán trách ba nữa! Con cầu mong cho tâm hồn mẹ được yên bình và con cũng cầu mong cho mái ấm gia đình của ba mãi mãi hạnh phúc!

(Viết theo tâm sự của TT)