Phụng Vụ - Mục Vụ
Sóng gió lặng yên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:33 16/06/2018
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN, năm B
Gr 38: 1, 8-11 2Co 5,14-17 Mc 4, 35-41
Đứng trước biển cả mênh mông, đi tầu vượt biển phải đối diện với sóng to, gió lớn. Chắc chắn ai cũng lo âu sợ hãi.Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu khi đang ở trên thuyền, gặp ngay trận cuồng phong, gió lớn, biển gầm.Chúa có mặt trên thuyền nhưng Ngài ngủ mê mệt. Các môn đệ cuống cuồng, có Chúa đang hiện diện nhưng họ quên có Chúa, do đó, các môn đệ sợ hãi, đánh thức Chúa dậy, các ông vừa sợ vừa trách Chúa, xin Ngài giúp đỡ :” Thưa Thầy, chúng con chết mất, Thầy không quan tâm sao ?” ( Mc 4, 38 ). Người liền đe gió, và phán bảo biển :” Hãy im đi ! “. Tức khắc, gió yên, sóng im, biển lặng như tờ…
Vâng, các môn đệ dù sống bên Chúa, được Ngài hướng dẫn, đào tạo.Tuy nhiên, khi gặp thử thách khó khăn, các ông quên Chúa đang hiện diện, có Ngài không có gì phải sợ hãi bởi Ngài đã hứa :” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “. Thánh vịnh 107,6.29 viết :
” Trong gian truân chúng ta kêu cầu Chúa
và Ngài đã cứu vớt chúng ta…Ngài dẹp tan cơn bão cuồng phong
và sóng biển trở về lặng yên “.
Đọc lời kêu cầu này và những tư tưởng của hai bài đọc Cựu Ước, cũng như thư thánh Phaolô. Chúng ta nhận ra Chúa đang thi hành uy quyền của Ngài trên sóng gió, biển khơi vv… Nên, kết thúc bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ đã tự hỏi, cực kỳ sợ hãi và nói với nhau :” Ngài là ai vậy ? Cả đến gió và sóng biển cũng phải vâng nghe lời Ngài “. Ngài là ai vậy ? Câu trả lời đã có giải đáp trong bài đọc thứ nhất và đáp ca. Bài trích Sách Ngôn sứ Giêrêmia cho thấy “ Chúa dựng nên vũ trụ, biển khơi, sóng nước và truyền cho chúng phải tuân theo ý định của Ngài. Bài đáp ca “ Các thủy thủ gặp nạn trên biển khơi, họ đã kêu cầu Chúa và Chúa đã nhận lời của họ van xin “.Thiên Chúa trong Cựu Ước và Chúa trong Tin Mừng chúng ta mới đọc, chỉ là một Thiên Chúa. Do đó, Chúa truyền cho biển khơi, sóng, gió tuân theo ý Ngài trong Cựu Ước, thì trong Tân Ước đặc biệt trong đoạn Tin Mừng của thánh Máccô 4,35-41 cũng là chính Thiên Chúa trong Cựu Ước ra lệnh cho sóng biển im lặng…Chúa Giêsu đã từng xác nhận :” Cha và Ta là một “ ( Ga 10, 30 ). Câu chuyện trên đây đã trả lời cách dứt khoát, rõ ràng :” Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa “.
Sống trong cuộc sống hằng ngày, có gặp thử thách, khó khăn, khi kêu cầu chúng ta mới nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa : Cha chúng ta ở trên trời, đồng thời cũng nhận ra sự hiện diện của Cha ở dưới đất là Đức Giêsu Kitô.
Khó khăn, thử thách giúp dẫn đưa chúng ta đến gặp Chúa. Chỉ có gặp Chúa chúng ta mới nhận ra tình thương vô biên, kỳ diệu của Thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta giống như một chiếc thuyền trôi trên sông, trên biển.Trong cuộc hành trình trần thế tiến về Quê Trời, đức tin là điều quan trọng nhất để chúng ta vững bước trong cuộc hải hành tiến về Nước Thiên Chúa. Trong cuộc hải hành trần thế, như các môn đệ xưa, gặp bão tố, sóng to, gió lớn, biển gầm, họ đã vội chạy tới Chúa, xin Ngài cứu giúp. Chúng ta cũng vậy phải bám chặt lấy Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Ngài vì sự sống sự chết của mỗi người chúng ta tùy thuộc ở Ngài…Như thánh Phaolô quả quyết :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “ hay “ Ơn của Ta đủ cho ngươi rồi “. Chúa là gia nghiệp, là ánh sáng và là ơn cứu độ của ta…Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Có Ngài mọi sự sẽ qua đi, mọi sự sẽ bị xóa nhòa…
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm sức mạnh cho chúng con, xin củng cố đức tin cho chúng con vì Chúa mới có những lời ban sự sống đời đời.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông là ai ? Lời này đã được giải đáp ở đâu ?
2.Tại sao các môn đệ lại cuống cuồng, sơ hãi trước gió to, biển gào?
3.Các môn đệ thưa làm sao với Chúa khi Chúa đang nằm ngủ ?
4.Chúa Giêsu dạy các môn đệ bài học gì ?
5.Cảm nghiệm của OBACE khi đọc đoạn Tin Mừng này ?
Gr 38: 1, 8-11 2Co 5,14-17 Mc 4, 35-41
Đứng trước biển cả mênh mông, đi tầu vượt biển phải đối diện với sóng to, gió lớn. Chắc chắn ai cũng lo âu sợ hãi.Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu khi đang ở trên thuyền, gặp ngay trận cuồng phong, gió lớn, biển gầm.Chúa có mặt trên thuyền nhưng Ngài ngủ mê mệt. Các môn đệ cuống cuồng, có Chúa đang hiện diện nhưng họ quên có Chúa, do đó, các môn đệ sợ hãi, đánh thức Chúa dậy, các ông vừa sợ vừa trách Chúa, xin Ngài giúp đỡ :” Thưa Thầy, chúng con chết mất, Thầy không quan tâm sao ?” ( Mc 4, 38 ). Người liền đe gió, và phán bảo biển :” Hãy im đi ! “. Tức khắc, gió yên, sóng im, biển lặng như tờ…
Vâng, các môn đệ dù sống bên Chúa, được Ngài hướng dẫn, đào tạo.Tuy nhiên, khi gặp thử thách khó khăn, các ông quên Chúa đang hiện diện, có Ngài không có gì phải sợ hãi bởi Ngài đã hứa :” Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế “. Thánh vịnh 107,6.29 viết :
” Trong gian truân chúng ta kêu cầu Chúa
và Ngài đã cứu vớt chúng ta…Ngài dẹp tan cơn bão cuồng phong
và sóng biển trở về lặng yên “.
Đọc lời kêu cầu này và những tư tưởng của hai bài đọc Cựu Ước, cũng như thư thánh Phaolô. Chúng ta nhận ra Chúa đang thi hành uy quyền của Ngài trên sóng gió, biển khơi vv… Nên, kết thúc bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ đã tự hỏi, cực kỳ sợ hãi và nói với nhau :” Ngài là ai vậy ? Cả đến gió và sóng biển cũng phải vâng nghe lời Ngài “. Ngài là ai vậy ? Câu trả lời đã có giải đáp trong bài đọc thứ nhất và đáp ca. Bài trích Sách Ngôn sứ Giêrêmia cho thấy “ Chúa dựng nên vũ trụ, biển khơi, sóng nước và truyền cho chúng phải tuân theo ý định của Ngài. Bài đáp ca “ Các thủy thủ gặp nạn trên biển khơi, họ đã kêu cầu Chúa và Chúa đã nhận lời của họ van xin “.Thiên Chúa trong Cựu Ước và Chúa trong Tin Mừng chúng ta mới đọc, chỉ là một Thiên Chúa. Do đó, Chúa truyền cho biển khơi, sóng, gió tuân theo ý Ngài trong Cựu Ước, thì trong Tân Ước đặc biệt trong đoạn Tin Mừng của thánh Máccô 4,35-41 cũng là chính Thiên Chúa trong Cựu Ước ra lệnh cho sóng biển im lặng…Chúa Giêsu đã từng xác nhận :” Cha và Ta là một “ ( Ga 10, 30 ). Câu chuyện trên đây đã trả lời cách dứt khoát, rõ ràng :” Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa “.
Sống trong cuộc sống hằng ngày, có gặp thử thách, khó khăn, khi kêu cầu chúng ta mới nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa : Cha chúng ta ở trên trời, đồng thời cũng nhận ra sự hiện diện của Cha ở dưới đất là Đức Giêsu Kitô.
Khó khăn, thử thách giúp dẫn đưa chúng ta đến gặp Chúa. Chỉ có gặp Chúa chúng ta mới nhận ra tình thương vô biên, kỳ diệu của Thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta giống như một chiếc thuyền trôi trên sông, trên biển.Trong cuộc hành trình trần thế tiến về Quê Trời, đức tin là điều quan trọng nhất để chúng ta vững bước trong cuộc hải hành tiến về Nước Thiên Chúa. Trong cuộc hải hành trần thế, như các môn đệ xưa, gặp bão tố, sóng to, gió lớn, biển gầm, họ đã vội chạy tới Chúa, xin Ngài cứu giúp. Chúng ta cũng vậy phải bám chặt lấy Chúa, tin tưởng tuyệt đối vào Ngài vì sự sống sự chết của mỗi người chúng ta tùy thuộc ở Ngài…Như thánh Phaolô quả quyết :” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “ hay “ Ơn của Ta đủ cho ngươi rồi “. Chúa là gia nghiệp, là ánh sáng và là ơn cứu độ của ta…Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Có Ngài mọi sự sẽ qua đi, mọi sự sẽ bị xóa nhòa…
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm sức mạnh cho chúng con, xin củng cố đức tin cho chúng con vì Chúa mới có những lời ban sự sống đời đời.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông là ai ? Lời này đã được giải đáp ở đâu ?
2.Tại sao các môn đệ lại cuống cuồng, sơ hãi trước gió to, biển gào?
3.Các môn đệ thưa làm sao với Chúa khi Chúa đang nằm ngủ ?
4.Chúa Giêsu dạy các môn đệ bài học gì ?
5.Cảm nghiệm của OBACE khi đọc đoạn Tin Mừng này ?
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 11 Mùa Quanh Năm 17/6/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
02:19 16/06/2018
BÀI ĐỌC I: Ed 17, 22-24
"Ta cho cây thấp mọc lên".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Đây Chúa là Thiên Chúa phán: "Chính Ta sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam; Ta sẽ bẻ một chồi non từ ngọn mọc ra, và sẽ đem trồng nó trên núi cao chót vót. Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi, kết quả, và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó. Tất cả những cây rừng đều biết Ta là Thiên Chúa, Ta đã hạ cây cao xuống và cho cây thấp mọc lên. Ta đã làm cho cây tươi ra khô héo, và làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 91, 2-3. 13-14. 15-16
Đáp: Lạy Chúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa (x. c. 2a).
Xướng: 1) Thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa, và đàn ca danh Ngài, ôi Đấng Tối Cao, hầu loan truyền tình thương Ngài vào buổi sớm, và lòng trung tín Ngài vào lúc ban đêm. - Đáp.
2) Người hiền đức như cây chà là nở hoa tươi tốt, vươn mình lên như cây hương bá đất Liban. Họ được vun trồng trong nhà Chúa, trong hành lang nhà Thiên Chúa chúng tôi họ nở bông. - Đáp.
3) Ngay trong tuổi già họ còn sinh trái, họ đầy nhựa sống và họ sống xanh tươi, để họ loan truyền Chúa nhường bao công chính, Chúa là Đá Tảng của tôi, nơi Chúa chẳng có gian tà! - Đáp.
BÀI ĐỌC II: 2 Cr 5, 6-10
"Dù ra đi hay ở lại trong thân xác, chúng ta hãy sống đẹp lòng Chúa".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, chúng ta hằng bạo dạn, vì biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là chúng ta lưu lạc xa Chúa, vì chưng nhờ đức tin, chứ không phải vì đã thấy, mà chúng ta tiến bước. Chúng ta cũng bạo dạn và ao ước thà lìa xa thân xác để ở cùng Chúa. Và vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa. Bởi tất cả mọi người chúng ta đều phải phơi bày trước toà án của Đức Kitô, để mỗi người lãnh lấy thành quả đời sống mình, tuỳ mình đã làm lành hay đã làm dữ. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 8, 12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 4, 26-34
"Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông. Đó là lời Chúa.
"Ta cho cây thấp mọc lên".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Đây Chúa là Thiên Chúa phán: "Chính Ta sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam; Ta sẽ bẻ một chồi non từ ngọn mọc ra, và sẽ đem trồng nó trên núi cao chót vót. Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi, kết quả, và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó. Tất cả những cây rừng đều biết Ta là Thiên Chúa, Ta đã hạ cây cao xuống và cho cây thấp mọc lên. Ta đã làm cho cây tươi ra khô héo, và làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 91, 2-3. 13-14. 15-16
Đáp: Lạy Chúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa (x. c. 2a).
Xướng: 1) Thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa, và đàn ca danh Ngài, ôi Đấng Tối Cao, hầu loan truyền tình thương Ngài vào buổi sớm, và lòng trung tín Ngài vào lúc ban đêm. - Đáp.
2) Người hiền đức như cây chà là nở hoa tươi tốt, vươn mình lên như cây hương bá đất Liban. Họ được vun trồng trong nhà Chúa, trong hành lang nhà Thiên Chúa chúng tôi họ nở bông. - Đáp.
3) Ngay trong tuổi già họ còn sinh trái, họ đầy nhựa sống và họ sống xanh tươi, để họ loan truyền Chúa nhường bao công chính, Chúa là Đá Tảng của tôi, nơi Chúa chẳng có gian tà! - Đáp.
BÀI ĐỌC II: 2 Cr 5, 6-10
"Dù ra đi hay ở lại trong thân xác, chúng ta hãy sống đẹp lòng Chúa".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, chúng ta hằng bạo dạn, vì biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là chúng ta lưu lạc xa Chúa, vì chưng nhờ đức tin, chứ không phải vì đã thấy, mà chúng ta tiến bước. Chúng ta cũng bạo dạn và ao ước thà lìa xa thân xác để ở cùng Chúa. Và vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa. Bởi tất cả mọi người chúng ta đều phải phơi bày trước toà án của Đức Kitô, để mỗi người lãnh lấy thành quả đời sống mình, tuỳ mình đã làm lành hay đã làm dữ. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 8, 12
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 4, 26-34
"Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông. Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô nói rằng phá thai các trẻ bị yếu bệnh, khuyết tật là phản ánh não trạng Đức Quốc Xã.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:51 16/06/2018
(EWTN News/CNA) Trong một bài huấn dụ dành cho hiệp hội gia đình vào hôm Thứ Bẩy, ĐGH Phanxicô lại một lần nữa nhấn mạnh đến cái nhìn của Thiên Chúa về gia đình là giữa một người nam và một người nữ, và so sánh việc phá thai các trẻ em bị bệnh và khuyết tật là một não trạng của bọn phát xít Đức Quốc Xã.
Thứ Bẩy, ngày 16 tháng Sáu, ĐGH Phanxicô đã nói về xu hướng phá thai các trẻ em yếu bệnh và khuyết tật rằng “Cha đã nghe rằng đó là một thói thời nay hay ít ra cũng là bình thường khi những tuần đầu tiên của thai kỳ, người ta đi khám xem bào thai có khỏe không hay có bất bình thường không. Thế rồi đề nghị ngay là “phá nó đi.”
“Đó là giết người, giết trẻ em… giết một con người đang có một cuôc sống an bình và ngây thơ vô tội …Chúng ta làm như thế thì cũng giống như bọn Đức Quốc Xã đã làm để duy trì sự thuần chủng, nhưng với những đôi găng tay trắng.”
Theo tin từ truyền thông Ý, ĐGH đã nói với các thành viên của buổi hội thảo do các Hiệp Hội Gia Đình tổ chức mừng 25 năm kỷ niệm rằng “Đó là một sự tàn bạo nhưng chúng ta cũng làm tương tự.”
ĐGH đã đề cập đến sự phá thai chỉ sau vài ngày khi nước Argentina, quê hương của ngài, đã bỏ phiếu vào ngày 14 tháng Sáu thông qua một dự luật cho phép phá thai khi thai kỳ đã 14 tuần. Lời phê bình này cũng được đưa ra hơn một tháng trước chuyến thăm Ái-Nhĩ-Lan của ngài từ 25-26 Tháng Tám nhân ngày Hội Nghị Thế Giới về Gia Đình, trong đó cha James Martin, một linh mục dòng Tên sẽ là diễn giả chính chào mừng cộng đồng LGBT (đồng tính).
Cũng theo tờ La Stampa, trong phần nói chuyện của ngài, ĐGH đã không theo những gì đã viết sẵn và rằng bài chuẩn bị ấy “có vẻ lạnh lùng quá”. Ngài nói rằng thật là “đau đớn” khi nghĩ đến một xã hội có thể giết những trẻ em chỉ vì các em bị bệnh hay khuyết tật, nhưng đây lại là não trạng của xã hội hiện nay.
Ngài cũng ghi nhận về gia đình trong xã hội hiện tại, “người ta nói về nhiều loại gia đình khác nhau,” định nghĩa thuật ngữ trong nhiều cách khác nhau.
“Quả thật chữ gia đình là một từ chung bao quát, người ta có thể nói “gia đình của các vì sao”, “gia đình của những cây cối”, “gia đình của những động vật”, nhưng “gia đình mang hình ảnh của Thiên Chúa thì chỉ là một, gia đình của người đàn ông và người đàn bà… trong hôn nhân là một bí tích tuyệt vời.”
Nhắc đến tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetilia) của ngài sau Thượng Hội Đồng Giám mục năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng một số người đã giảm tài liệu ấy xuống còn “bạn có thể làm điều này, bạn không thể làm điều kia” khi đề cập đến cuộc thảo luận xoay quanh bí tích về vấn đề ly dị và tái hôn trong chương thứ tám.
“Họ chẳng hiểu gì cả,” ngài giải thích rằng tông huấn của ngài “không che dấu những vấn đề,” nhưng đi xa hơn những nghiên cứu giới hạn. Để hiểu được văn bản, người ta phải đọc chương thứ bốn về tâm linh của cuộc sống hàng ngày, đó “là cốt lõi” của tông huấn ấy.
ĐGH phanxicô chỉ ra điểm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, rằng gia đình “là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và hôm nay, cha phải nói với nỗi đau đớn rằng chúng ta đã nhiều lần cho rằng bắt đầu một gia đình, bắt đầu một cuộc hôn nhân như thể là một tấm vé số, nhờ vào may rủi. Chúng ta cứ tiến hành và nếu nó tốt đẹp thì tốt, nếu không thì chúng ta chấm dứt và bắt đầu lại nữa.”
Cái cần thiết là “một sự chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân…quý ông và quý bà cần phải giúp cho người trẻ trưởng thành.”
Và điều này bắt đầu bằng những việc nhỏ thôi như là sự chuẩn bị hôn nhân. Điều quan trọng là hai người yêu nhau và chấp nhận bí tích hôn phối và rồi có tiệc cưới nếu con muốn.” Tuy nhiên, đừng bao giờ chấp nhận cho “việc thứ yếu lại chiếm chỗ của việc quan trọng nhất.”
Ngài cũng nói về tầm quan trọng trong việc giáo dục con em, tuy vậy đây không phải là công việc dễ dàng gì, đặc biệt là trong thế giới ảo, bởi “con cái biết nhiều hơn chúng ta.”
ĐGH cũng chỉ ra những khó khăn càng tăng nơi các gia đình để có thì giờ dành cho các con, đặc biệt là trong những lúc khủng hoảng về xã hội và kinh tế.
“Để kiếm tiền hôm nay, có người phải làm hai công việc vì thế sao lãng việc gia đình”. Ngài khuyến khích các bậc phụ huynh hãy chấp nhận “thập giá” này, trong lúc phải tăng giờ làm việc thì cũng đừng quên dành thì giờ vui chơi với con cái của mình.
“Con cái là món quà tuyệt vời nhất, ngay cả khi các em bệnh tật.” Ngài nói con cái phải được “chấp nhận như một món quà Thiên Chúa gởi tới.”
Tuy nhiên ám chỉ về xu hướng hiện nay là “không có con theo chọn lựa”, ĐGH Phanxicô nói rằng có nhiều người không muốn có con, đơn giản vậy thôi, và trong những cặp đôi không muốn có con, thì lại có tới ba con chó và hai con mèo.
Kết thúc bài huấn dụ, ĐGH Phanxicô nói về sự cần thiết của tính kiên nhẫn trong đời sống hôn nhân, rằng “có những cảnh đời phải đối diện với những khủng hoảng mạnh mẽ, khủng khiếp và ngay cả những lần thử thách lòng chung thủy.”
“Có những người phụ nữ, nhưng đôi khi cả đàn ông, phải âm thầm chờ đợi, tìm kiếm cách khác, chờ đợi người chồng/vợ của mình trở về để được thủy chung.” Ngài nói đây chính là “sự thánh thiêng mà tha thứ vì tình yêu.”
Source: EWTN News Pope says abortion of sick, disable children reflects Nazi mentality
Thứ Bẩy, ngày 16 tháng Sáu, ĐGH Phanxicô đã nói về xu hướng phá thai các trẻ em yếu bệnh và khuyết tật rằng “Cha đã nghe rằng đó là một thói thời nay hay ít ra cũng là bình thường khi những tuần đầu tiên của thai kỳ, người ta đi khám xem bào thai có khỏe không hay có bất bình thường không. Thế rồi đề nghị ngay là “phá nó đi.”
“Đó là giết người, giết trẻ em… giết một con người đang có một cuôc sống an bình và ngây thơ vô tội …Chúng ta làm như thế thì cũng giống như bọn Đức Quốc Xã đã làm để duy trì sự thuần chủng, nhưng với những đôi găng tay trắng.”
Theo tin từ truyền thông Ý, ĐGH đã nói với các thành viên của buổi hội thảo do các Hiệp Hội Gia Đình tổ chức mừng 25 năm kỷ niệm rằng “Đó là một sự tàn bạo nhưng chúng ta cũng làm tương tự.”
ĐGH đã đề cập đến sự phá thai chỉ sau vài ngày khi nước Argentina, quê hương của ngài, đã bỏ phiếu vào ngày 14 tháng Sáu thông qua một dự luật cho phép phá thai khi thai kỳ đã 14 tuần. Lời phê bình này cũng được đưa ra hơn một tháng trước chuyến thăm Ái-Nhĩ-Lan của ngài từ 25-26 Tháng Tám nhân ngày Hội Nghị Thế Giới về Gia Đình, trong đó cha James Martin, một linh mục dòng Tên sẽ là diễn giả chính chào mừng cộng đồng LGBT (đồng tính).
Cũng theo tờ La Stampa, trong phần nói chuyện của ngài, ĐGH đã không theo những gì đã viết sẵn và rằng bài chuẩn bị ấy “có vẻ lạnh lùng quá”. Ngài nói rằng thật là “đau đớn” khi nghĩ đến một xã hội có thể giết những trẻ em chỉ vì các em bị bệnh hay khuyết tật, nhưng đây lại là não trạng của xã hội hiện nay.
Ngài cũng ghi nhận về gia đình trong xã hội hiện tại, “người ta nói về nhiều loại gia đình khác nhau,” định nghĩa thuật ngữ trong nhiều cách khác nhau.
“Quả thật chữ gia đình là một từ chung bao quát, người ta có thể nói “gia đình của các vì sao”, “gia đình của những cây cối”, “gia đình của những động vật”, nhưng “gia đình mang hình ảnh của Thiên Chúa thì chỉ là một, gia đình của người đàn ông và người đàn bà… trong hôn nhân là một bí tích tuyệt vời.”
Nhắc đến tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetilia) của ngài sau Thượng Hội Đồng Giám mục năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng một số người đã giảm tài liệu ấy xuống còn “bạn có thể làm điều này, bạn không thể làm điều kia” khi đề cập đến cuộc thảo luận xoay quanh bí tích về vấn đề ly dị và tái hôn trong chương thứ tám.
“Họ chẳng hiểu gì cả,” ngài giải thích rằng tông huấn của ngài “không che dấu những vấn đề,” nhưng đi xa hơn những nghiên cứu giới hạn. Để hiểu được văn bản, người ta phải đọc chương thứ bốn về tâm linh của cuộc sống hàng ngày, đó “là cốt lõi” của tông huấn ấy.
ĐGH phanxicô chỉ ra điểm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, rằng gia đình “là một cuộc phiêu lưu kỳ thú và hôm nay, cha phải nói với nỗi đau đớn rằng chúng ta đã nhiều lần cho rằng bắt đầu một gia đình, bắt đầu một cuộc hôn nhân như thể là một tấm vé số, nhờ vào may rủi. Chúng ta cứ tiến hành và nếu nó tốt đẹp thì tốt, nếu không thì chúng ta chấm dứt và bắt đầu lại nữa.”
Cái cần thiết là “một sự chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân…quý ông và quý bà cần phải giúp cho người trẻ trưởng thành.”
Và điều này bắt đầu bằng những việc nhỏ thôi như là sự chuẩn bị hôn nhân. Điều quan trọng là hai người yêu nhau và chấp nhận bí tích hôn phối và rồi có tiệc cưới nếu con muốn.” Tuy nhiên, đừng bao giờ chấp nhận cho “việc thứ yếu lại chiếm chỗ của việc quan trọng nhất.”
Ngài cũng nói về tầm quan trọng trong việc giáo dục con em, tuy vậy đây không phải là công việc dễ dàng gì, đặc biệt là trong thế giới ảo, bởi “con cái biết nhiều hơn chúng ta.”
ĐGH cũng chỉ ra những khó khăn càng tăng nơi các gia đình để có thì giờ dành cho các con, đặc biệt là trong những lúc khủng hoảng về xã hội và kinh tế.
“Để kiếm tiền hôm nay, có người phải làm hai công việc vì thế sao lãng việc gia đình”. Ngài khuyến khích các bậc phụ huynh hãy chấp nhận “thập giá” này, trong lúc phải tăng giờ làm việc thì cũng đừng quên dành thì giờ vui chơi với con cái của mình.
“Con cái là món quà tuyệt vời nhất, ngay cả khi các em bệnh tật.” Ngài nói con cái phải được “chấp nhận như một món quà Thiên Chúa gởi tới.”
Tuy nhiên ám chỉ về xu hướng hiện nay là “không có con theo chọn lựa”, ĐGH Phanxicô nói rằng có nhiều người không muốn có con, đơn giản vậy thôi, và trong những cặp đôi không muốn có con, thì lại có tới ba con chó và hai con mèo.
Kết thúc bài huấn dụ, ĐGH Phanxicô nói về sự cần thiết của tính kiên nhẫn trong đời sống hôn nhân, rằng “có những cảnh đời phải đối diện với những khủng hoảng mạnh mẽ, khủng khiếp và ngay cả những lần thử thách lòng chung thủy.”
“Có những người phụ nữ, nhưng đôi khi cả đàn ông, phải âm thầm chờ đợi, tìm kiếm cách khác, chờ đợi người chồng/vợ của mình trở về để được thủy chung.” Ngài nói đây chính là “sự thánh thiêng mà tha thứ vì tình yêu.”
Source: EWTN News Pope says abortion of sick, disable children reflects Nazi mentality
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh Đệ Đoàn Phan Sinh tại thế và Giáo Khu An Tôn Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
05:58 16/06/2018
Melbourne, Trong một ngày lạnh giá của mùa Đông. Sáng nay, lúc 11 giờ, Ngày 16/6/2018, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Huynh đệ đoàn Phan Sinh tại thế đã mừng lễ bổn mạng nhân lễ nhớ Thánh An Tôn Padua mà huynh đệ đoàn đã chọn Ngài làm quan thầy của huynh đoàn.
Hình Huynh Đệ đoàn Phan Sinh Tại thế
Hình GK An Tôn
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Trường Dòng Phanxico, là Linh giám của Huynh đệ đoàn đồng tế. Đoàn Thánh Tâm Ca phụ trách phần thánh ca phục vụ buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trong phần chia sẻ, Linh mục Trường đã kể lại tiểu sử thánh nhân. Ngài là người sống rất khiêm nhường luôn vâng theo Thánh Ý Chúa để làm tròn mọi sứ vụ mà bề trên trao phó. Ngài luôn sống trong sự bác ái, giúp đỡ người nghèo khổ cơ nhỡ. Ngài rất thông minh và cả đời Ngài chỉ chuyên học hỏi và nghiên cứu về kinh thánh. Ngài có thể viết lại kinh thánh mà không cần coi lại theo bản gốc mà vẫn không sai.
Vì sống đẹp lòng Chúa. Thánh nhân đã được Chúa trao ban cho Ngài làm nhiều phép lạ. Và những ai chạy đến kêu van Ngài giúp đỡ đều không bao giờ phải thất vọng.
Trong dịp lễ mừng bổn mạng. Huynh Đệ đoàn Phan Sinh Tại thế đã mặc áo dòng cho bốn chị em mới, và tuyên khấn cho hai đoàn viên dưới sự chứng kiến của các anh chị em trong Huynh đệ đoàn, cùng cộng đoàn và của Cha Linh giám Dòng Phanxico.
Kết thúc là lời cám ơn và mời gọi cộng đoàn tham gia, gia nhập vào Huynh Đệ đoàn Phan Sinh tại thế để sống khiêm nhường, khó nghèo và phục vụ mọi người theo gương thánh An Tôn. Một bữa ăn nhẹ đã được Huynh đệ đoàn khoản đãi mọi người trong tình thân ái và nồng ấm trong cái lạnh mùa Đông Melbourne.
Cũng mừng bổn mạng Thánh An Tôn. Thánh lễ 6 giờ chiều cộng đoàn đã cùng với Giáo khu An Tôn dâng lễ mừng kính bổn mạng thật trọng thể. Thánh lễ do Linh mục Quản nhiệm Trần Ngọc Tân chủ sự và Ca đoàn Vô Nhiễm phụng vụ thánh ca cho buổi lễ.
Thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho mọi người trong giáo khu được ơn an bình, và cũng cầu nguyện những người đã qua đời, cho những người góp công, góp của để giúp giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng.
Sau lễ, Đại diện giáo khu, ông Phạm Văn Hóa đã lên cám ơn Cha Quản nhiệm đã tạo mọi điều kiện giúp cho giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng. Ông cũng không quên cám ơn đến những anh chị em đã giúp đỡ giáo khu và nhất là các anh chị em phục vụ trong buổi tiệc mừng của giáo khu tối nay.
Và một buổi tiệc thật ngon miệng do giáo khu có rất nhiều anh chị em nấu ăn giỏi của cộng đoàn đều sống trong giáo khu. Bữa ăn ngon trong không khí ấm cúng, vui vẻ trong tình thân mến, yêu thương, đoàn kết đã xua đi cái lạnh mùa đông.
Được biết, với gần 200 gia đình, chia làm hai phân khu, mọi người rất sốt sắng rước Đức Mẹ đến nhà đọc kinh tôn vương, mỗi tuần vào buổi chiều Chúa Nhật. Đây cũng là một giáo khu kỳ cựu và lớn của cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Hình Huynh Đệ đoàn Phan Sinh Tại thế
Hình GK An Tôn
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Trường Dòng Phanxico, là Linh giám của Huynh đệ đoàn đồng tế. Đoàn Thánh Tâm Ca phụ trách phần thánh ca phục vụ buổi lễ thêm sốt sắng và long trọng.
Trong phần chia sẻ, Linh mục Trường đã kể lại tiểu sử thánh nhân. Ngài là người sống rất khiêm nhường luôn vâng theo Thánh Ý Chúa để làm tròn mọi sứ vụ mà bề trên trao phó. Ngài luôn sống trong sự bác ái, giúp đỡ người nghèo khổ cơ nhỡ. Ngài rất thông minh và cả đời Ngài chỉ chuyên học hỏi và nghiên cứu về kinh thánh. Ngài có thể viết lại kinh thánh mà không cần coi lại theo bản gốc mà vẫn không sai.
Vì sống đẹp lòng Chúa. Thánh nhân đã được Chúa trao ban cho Ngài làm nhiều phép lạ. Và những ai chạy đến kêu van Ngài giúp đỡ đều không bao giờ phải thất vọng.
Trong dịp lễ mừng bổn mạng. Huynh Đệ đoàn Phan Sinh Tại thế đã mặc áo dòng cho bốn chị em mới, và tuyên khấn cho hai đoàn viên dưới sự chứng kiến của các anh chị em trong Huynh đệ đoàn, cùng cộng đoàn và của Cha Linh giám Dòng Phanxico.
Kết thúc là lời cám ơn và mời gọi cộng đoàn tham gia, gia nhập vào Huynh Đệ đoàn Phan Sinh tại thế để sống khiêm nhường, khó nghèo và phục vụ mọi người theo gương thánh An Tôn. Một bữa ăn nhẹ đã được Huynh đệ đoàn khoản đãi mọi người trong tình thân ái và nồng ấm trong cái lạnh mùa Đông Melbourne.
Cũng mừng bổn mạng Thánh An Tôn. Thánh lễ 6 giờ chiều cộng đoàn đã cùng với Giáo khu An Tôn dâng lễ mừng kính bổn mạng thật trọng thể. Thánh lễ do Linh mục Quản nhiệm Trần Ngọc Tân chủ sự và Ca đoàn Vô Nhiễm phụng vụ thánh ca cho buổi lễ.
Thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho mọi người trong giáo khu được ơn an bình, và cũng cầu nguyện những người đã qua đời, cho những người góp công, góp của để giúp giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng.
Sau lễ, Đại diện giáo khu, ông Phạm Văn Hóa đã lên cám ơn Cha Quản nhiệm đã tạo mọi điều kiện giúp cho giáo khu tổ chức lễ mừng bổn mạng. Ông cũng không quên cám ơn đến những anh chị em đã giúp đỡ giáo khu và nhất là các anh chị em phục vụ trong buổi tiệc mừng của giáo khu tối nay.
Và một buổi tiệc thật ngon miệng do giáo khu có rất nhiều anh chị em nấu ăn giỏi của cộng đoàn đều sống trong giáo khu. Bữa ăn ngon trong không khí ấm cúng, vui vẻ trong tình thân mến, yêu thương, đoàn kết đã xua đi cái lạnh mùa đông.
Được biết, với gần 200 gia đình, chia làm hai phân khu, mọi người rất sốt sắng rước Đức Mẹ đến nhà đọc kinh tôn vương, mỗi tuần vào buổi chiều Chúa Nhật. Đây cũng là một giáo khu kỳ cựu và lớn của cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Giáo họ Bình Thạnh, Quảng Ngãi ra riêng
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
09:03 16/06/2018
Giáo họ Bình Thạnh thuộc giáo xứ Châu Ổ, nằm về hướng đông bắc, trãi rộng trong 4 xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông và Bình Thuận của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là phần đất cuối của giáo phận Qui Nhơn, tính từ hướng miền Nam đi ra, cũng là vùng đất cuối của tỉnh Quảng Ngải giáp với tỉnh Quảng Nam.
Xem Hình
Một phần diện tích lớn của giáo họ Bình Thạnh trải dài theo bờ biển, với những đồi cát nhấp nhô được phủ xanh bởi các loại cây, nhiều nhất là long xương và dương liễu. Nơi đây, những làng chài đã có từ lâu đời, từng gia đình chen kín bên nhau tạo thành những cụm dân cư thuận lợi cho việc đi biển, tuy nhiên, đến nay việc làm ăn sinh sống đã thay đổi nhiều. Vào sâu trong đất liền, phần đất còn lại của giáo họ Bình Thạnh, có chỗ hưởng được nước của đập Thạch Nham và chất phù sa do sông Trà Bồng chở tới làm thành những ô ruộng, người dân trồng lúa nước. Nhưng có nơi gò nổi, đất khô, chỉ có những cơn mưa là nguồn cung cấp nước nên nông dân làm rẫy trồng đủ loại hoa màu. Chất đất ở Bình Thạnh không tốt, biển ngày càng ít cá nhưng người dân được tính cần cù nên cuộc sống cũng đắp đổi qua ngày. Bây giờ nhiều nhà máy mọc lên ở khu công nghiệp Dung Quất, người dân có thêm việc làm, kinh tế khá hơn, nhưng hy vọng và lo âu vẫn luôn xong hành, vì thảm hoạ môi trường cứ như con ma ám ảnh trong khi xã hội vẫn chưa biết cách “trừ tà”.
Trước đây, Bình Thạnh là vùng đất đệm, các thừa sai đến đi thuyền về Bình Hải lo việc truyền giáo, tưởng không phải là chỗ dừng chân để “an cư lạc nghiệp” cho sứ vụ tông đồ. Nhưng Thần Khí Chúa là “Gió muốn thổi đâu thì thổi”; ta “nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” ; do đó, chẳng bao lâu sau Bình Thạnh trở thành nơi níu chân người tông đồ, thành “đất lành chim đậu” cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Năm 1971, cha J. B Nguyễn Thế Thiệp theo yêu cầu của người địa phương, về Bình Thạnh mở trường dạy học giữa vùng đất chưa người nào tin Chúa. Trong thời khó khăn, làm được việc lớn là nhờ lời Chúa dặn: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc” , kinh nghiệm của Hội Thánh là chỉ cần tín thác. Không bao lâu sau, Bình Thạnh có người trở lại, trên quả đồi suốt ngày vi vu tiếng của dàn “đồng ca” dương liễu có câu kinh đọc chưa rõ vần, sớm tối dâng lên Thiên Chúa những nỗi niềm, nhiều lúc bi ai thống thiết, vì đang giữa thời chiến tranh ly loạn. Ở Bình Đông cũng thế, một nhà nguyện được làm để tín hữu mới sống đức tin. Làm nghề biển thường lênh đênh giữa khơi, những ngày biển động cái chết dễ như trở bàn tay nên niềm tin là chỗ dựa, niềm tin thanh tẩy lòng mê tín và gắn dân chài lại trong tình liên đới sẻ chia. Thời ấy, cha J.B Ngyễn Thế Thiệp đã tổ chức những “Tập đoàn lưới cao”, một kiểu đánh cá gồm nhiều tàu hợp lại, dùng lưới dài trên chục mét thả sâu xuống biển, vây cả một vùng nước rộng khiến cá tôm không thể lọt ra ngoài.
Câu chuyện giáo họ Bình Thạnh dường như là câu chuyện Chúa Giêsu đã nói trước trong Tin Mừng. "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt” . Sau một thời sôi động, như thời nhà nông chuẩn bị gieo hạt, từ sáng sớm đến chiều muộn lúc nào cũng cày với cuốc để xáo đất cho tươi xốp đón chờ những hạt mưa, nhiều năm tháng tiếp theo Bình Thạnh thành vùng trắng, không dấu vết niềm tin Công Giáo, tưởng là xong, thế là chấm hết, không một dấu hiệu để thấy mầm sống của hạt giống đức tin.
Việc Chúa quan phòng thật kỳ diệu, ngay khi tưởng rằng mất tất cả cuối cùng lại được, ngôi trường thành nhà nguyện , thành chỗ ở cho người tông đồ để miệt mài làm việc, nuôi dưỡng đức tin tín hữu và tiếp tục loan báo Tin Mừng. Đến gần cuối thập niên 90, ơn trở lại dồi dào, Bình Thạnh đi lên từ giáo điểm trở thành giáo họ. Nhà Dòng quan tâm liên tục gởi các thầy, các cha trẻ ra hiệp sức với cha già để phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Các ngài đến rồi đi, như chim én về chao liệng báo hiệu mùa xuân sắp đến. Sau lễ Thánh Giuse năm 2016, cha Antôn Phạm Văn Tịnh từ DCCT Đà Lạt ra, thầy Phaolô Nguyễn Văn Lượng từ đảo Lý Sơn vào, giáo họ Bình Thạnh bắt kịp nếp sống của Giáo Hội Công Giáo cấp địa phương đúng nghĩa: với việc thờ phượng Chúa mỗi ngày là cử hành thánh lễ, tổ chức giáo họ, sinh hoạt hội đoàn, giảng dạy giáo lý, thăm viếng truyền giáo…
Giáo họ Bình Thạnh hết rồi một thời hiu hắt, mỗi lần đến chỉ nghe tiếng gió gọi trên đồi, ai đó từng đặt tên là đồi gió hú. Bây giờ, đúng là đổi thịt thay da! Ngày 26 tháng 7 năm 2017, giáo phận Qui Nhơn bước vào Năm Thánh, mừng 400 trăm năm loan báo Tin Mừng, cũng là lúc xuất hiện những tín hiệu cho thấy giáo họ Bình Thạnh chuyển mình vươn lên phía trước. Chúa Nhật mồng 10 tháng 6 vừa qua, Đức Cha Matthêu và Cha Tổng đại diện sau khi cử hành lễ Trạm tại nhà thờ Hạt Quảng Ngãi vào buổi sáng, các ngài đã về cử hành thánh lễ, nâng giáo họ Bình Thạnh lên hàng biệt lập.
16 giờ 45 xe Đức Cha đến trong tiếng vỗ tay và bài hát chào mừng của đoàn con đứng xếp hai hàng từ trên đỉnh đồi chạy dài xuống băng qua cổng. Cùng ra dự lễ có cha Hạt trưởng Quảng Ngãi, cha phó Châu Me và cha phó Bầu Gốc, anh em DCCT Châu Ổ chỉ thiếu “chúa đảo Lý Sơn”, vì ngài không thể bỏ đàn chiên bơ vơ đói Tiệc Thánh trong ngày Chúa Nhật. Đúng 17 giờ 00, lời dẫn kết thúc, tiếng chiêng trống trỗi lên, bài ca nhập lễ bắt đầu là đoàn đồng tế tiến ra lễ đài. Ở đây không thấy cảnh hoành tráng hay lộng lẫy sang trọng như nhiều nơi tổ chức lễ một khi có Đức Giám Mục về; nó lộ vẻ hoang sơ tưởng là mới lập dù tuổi của giáo họ Bình Thạnh tính từ lúc “thai nghén” đến nay cũng gần đạt tới mức “lễ vàng”.
Khi đoàn đồng tế đã an vị trên lễ đài, cha Tổng Đại Diện tiến ra bục giảng đọc văn thư của Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn. Giáo họ Bình Thạnh từ nay là giáo họ biệt lập, chọn Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng, lễ mừng vào ngày 27 tháng 6. Kế đến, cha Hạt trưởng đọc văn thư của Đức Cha bổ nhiệm cha Antôn Phạm Văn Tịnh thuộc DCCT Châu Ổ phụ trách giáo họ biệt lập Bình Thạnh. Các văn thư đọc xong là những tràng vỗ tay giòn vang, những khuôn mặt rạng rỡ sáng lên trong ánh nắng nhạt còn sót lại lúc mặt trời gần chìm xuống núi. Rộn ràng mà sốt sắng! Đức Cha cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cha Tổng giảng lễ. Về đề tài tình yêu, cha Tổng thường giảng rất tuyệt! Ngài là nhà thơ cộng thêm một phần nhạc sĩ nên ngôn từ mượt mà, cung bậc vừa đủ, khi dìu dặt khoan thai, lúc dồn dập xác tín, có lần ngài đọc nhưng người nghe tưởng là đang nói. Từ câu chuyện minh hoạ rất sống động, ngài mời gọi cộng đoàn nhìn ngắm vết sẹo nơi thân thể Chúa. Đấng Phục Sinh vẫn mang vết sẹo trên tay, trên nương long. Vết sẹo, thường làm người ta nhớ lại nỗi đau, dễ sinh oán hận kẻ đã gây ra cho mình. Nơi Chúa thì khác, Đấng Phục Sinh vẫn mang vết thương là để làm bằng chứng tình yêu của Chúa. Thiên Chúa yêu ta đến như vậy: “Ta yêu con như thế này đây”…
Vâng! Chúa luôn yêu thương dân Người; yêu thương cách đặc biệt, giáo họ biệt lập Bình Thạnh là nơi in dấu hành động tình yêu của Chúa. Trong tất cả các ơn, ơn trở lại là rất tuyệt diệu: Chúa đánh thức, Chúa lay dậy, Chúa đưa người ta ra khỏi tình trạng sống trên đời không còn gì ngoài hai chữ “làm ăn”. Có người sau khi trở lại nhìn cuộc sống của mình bây giờ và ngày trước thấy quá khác nhau, ngỡ ngàng tâm sự: “Thưa cha! Hồi ấy chồng con rủ đến nhà thờ, con chống đối. Con nói: “Mình theo đạo Công Giáo đi nhà thờ miết lấy gì nuôi 4 đứa con.” Bây giờ Chúa đã gọi anh về, chỉ còn một mình làm rẫy nuôi con, không hiểu vì sao con vẫn nuôi nỗi và còn có giờ đến nhà thờ phục vụ…” Người ta theo Đạo chẳng phải do tác động xã hội như một thời trước 1975, hay theo do hôn nhân với người có Đạo, hoặc bởi một lý do nào đó cho thấy rõ bởi yêu tố sắp xếp của con người. Ơn trở lại là một thúc đẩy bên trong làm người ta dẫn nhau về với Chúa, có khi cả một gia đình, nhờ vậy Bình Thạnh một vùng đất lương dân trong thời kỳ rất khó khăn lại sớm trở thành giáo họ.
Thánh lễ kết thúc trời tối hẳn, con đường về Toà Giám Mục Qui Nhơn xa chừng 200 cây số, bình thường đi xe phải mất 4 tiếng đồng hồ. Ban tổ chức lo cho sức khoẻ Đức Cha và cha Tổng nên bàn với nhau phải làm sao để tiệc mừng diễn ra nhanh gọn nhất. Nói là tiệc nhưng chỉ mấy món nhà quê. Ai cũng nghĩ Đức Cha sẽ vội, nhưng khi nhập tiệc Đức Cha và cha Tổng vẫn khoan thai chuyện trò, không hề tỏ dấu gì vội vã, dù nhiều lần điện cúp phải dùng bửa với ánh đèn pin. Khái niệm về tình hiền phụ của vị mục tử sách dạy thế nào không biết, nhưng tối nay, phong thái của Đức Cha ở giữa đoàn con giáo họ biệt lập Bình Thạnh lúc đã thấm mệt, trời tối, điện cúp, đường xa… tức là giữa đời thường, cho đoàn con chạm được làm niềm vui dâng cao đến điểm vỡ oà.
Lễ kết, sáng hôm sau bà con đến dọn, thoáng một cái là xong. Hôm qua cờ hoa bây giờ trơ nền đất bụi mới thấy gánh nặng trên vai của người phụ trách. Không nhà thờ, nhà xứ, chỗ ở và nơi thờ phượng chỉ là dãy phòng học của trường cũ thời xưa. Cha Tịnh thấy sợ những rất vui, vì ngài có một “gia tài” lớn là tinh thần dấn thân trong tín thác. Nếu ai hỏi ở đâu? Anh em chúng tôi sẽ rất nhanh trả lời:
J. B Nguyễn Thế Thiệp
Phaolô Nguyễn Thọ
Micae Trương Văn Hành ./.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
Xem Hình
Một phần diện tích lớn của giáo họ Bình Thạnh trải dài theo bờ biển, với những đồi cát nhấp nhô được phủ xanh bởi các loại cây, nhiều nhất là long xương và dương liễu. Nơi đây, những làng chài đã có từ lâu đời, từng gia đình chen kín bên nhau tạo thành những cụm dân cư thuận lợi cho việc đi biển, tuy nhiên, đến nay việc làm ăn sinh sống đã thay đổi nhiều. Vào sâu trong đất liền, phần đất còn lại của giáo họ Bình Thạnh, có chỗ hưởng được nước của đập Thạch Nham và chất phù sa do sông Trà Bồng chở tới làm thành những ô ruộng, người dân trồng lúa nước. Nhưng có nơi gò nổi, đất khô, chỉ có những cơn mưa là nguồn cung cấp nước nên nông dân làm rẫy trồng đủ loại hoa màu. Chất đất ở Bình Thạnh không tốt, biển ngày càng ít cá nhưng người dân được tính cần cù nên cuộc sống cũng đắp đổi qua ngày. Bây giờ nhiều nhà máy mọc lên ở khu công nghiệp Dung Quất, người dân có thêm việc làm, kinh tế khá hơn, nhưng hy vọng và lo âu vẫn luôn xong hành, vì thảm hoạ môi trường cứ như con ma ám ảnh trong khi xã hội vẫn chưa biết cách “trừ tà”.
Trước đây, Bình Thạnh là vùng đất đệm, các thừa sai đến đi thuyền về Bình Hải lo việc truyền giáo, tưởng không phải là chỗ dừng chân để “an cư lạc nghiệp” cho sứ vụ tông đồ. Nhưng Thần Khí Chúa là “Gió muốn thổi đâu thì thổi”; ta “nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” ; do đó, chẳng bao lâu sau Bình Thạnh trở thành nơi níu chân người tông đồ, thành “đất lành chim đậu” cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Năm 1971, cha J. B Nguyễn Thế Thiệp theo yêu cầu của người địa phương, về Bình Thạnh mở trường dạy học giữa vùng đất chưa người nào tin Chúa. Trong thời khó khăn, làm được việc lớn là nhờ lời Chúa dặn: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc” , kinh nghiệm của Hội Thánh là chỉ cần tín thác. Không bao lâu sau, Bình Thạnh có người trở lại, trên quả đồi suốt ngày vi vu tiếng của dàn “đồng ca” dương liễu có câu kinh đọc chưa rõ vần, sớm tối dâng lên Thiên Chúa những nỗi niềm, nhiều lúc bi ai thống thiết, vì đang giữa thời chiến tranh ly loạn. Ở Bình Đông cũng thế, một nhà nguyện được làm để tín hữu mới sống đức tin. Làm nghề biển thường lênh đênh giữa khơi, những ngày biển động cái chết dễ như trở bàn tay nên niềm tin là chỗ dựa, niềm tin thanh tẩy lòng mê tín và gắn dân chài lại trong tình liên đới sẻ chia. Thời ấy, cha J.B Ngyễn Thế Thiệp đã tổ chức những “Tập đoàn lưới cao”, một kiểu đánh cá gồm nhiều tàu hợp lại, dùng lưới dài trên chục mét thả sâu xuống biển, vây cả một vùng nước rộng khiến cá tôm không thể lọt ra ngoài.
Câu chuyện giáo họ Bình Thạnh dường như là câu chuyện Chúa Giêsu đã nói trước trong Tin Mừng. "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt” . Sau một thời sôi động, như thời nhà nông chuẩn bị gieo hạt, từ sáng sớm đến chiều muộn lúc nào cũng cày với cuốc để xáo đất cho tươi xốp đón chờ những hạt mưa, nhiều năm tháng tiếp theo Bình Thạnh thành vùng trắng, không dấu vết niềm tin Công Giáo, tưởng là xong, thế là chấm hết, không một dấu hiệu để thấy mầm sống của hạt giống đức tin.
Việc Chúa quan phòng thật kỳ diệu, ngay khi tưởng rằng mất tất cả cuối cùng lại được, ngôi trường thành nhà nguyện , thành chỗ ở cho người tông đồ để miệt mài làm việc, nuôi dưỡng đức tin tín hữu và tiếp tục loan báo Tin Mừng. Đến gần cuối thập niên 90, ơn trở lại dồi dào, Bình Thạnh đi lên từ giáo điểm trở thành giáo họ. Nhà Dòng quan tâm liên tục gởi các thầy, các cha trẻ ra hiệp sức với cha già để phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Các ngài đến rồi đi, như chim én về chao liệng báo hiệu mùa xuân sắp đến. Sau lễ Thánh Giuse năm 2016, cha Antôn Phạm Văn Tịnh từ DCCT Đà Lạt ra, thầy Phaolô Nguyễn Văn Lượng từ đảo Lý Sơn vào, giáo họ Bình Thạnh bắt kịp nếp sống của Giáo Hội Công Giáo cấp địa phương đúng nghĩa: với việc thờ phượng Chúa mỗi ngày là cử hành thánh lễ, tổ chức giáo họ, sinh hoạt hội đoàn, giảng dạy giáo lý, thăm viếng truyền giáo…
Giáo họ Bình Thạnh hết rồi một thời hiu hắt, mỗi lần đến chỉ nghe tiếng gió gọi trên đồi, ai đó từng đặt tên là đồi gió hú. Bây giờ, đúng là đổi thịt thay da! Ngày 26 tháng 7 năm 2017, giáo phận Qui Nhơn bước vào Năm Thánh, mừng 400 trăm năm loan báo Tin Mừng, cũng là lúc xuất hiện những tín hiệu cho thấy giáo họ Bình Thạnh chuyển mình vươn lên phía trước. Chúa Nhật mồng 10 tháng 6 vừa qua, Đức Cha Matthêu và Cha Tổng đại diện sau khi cử hành lễ Trạm tại nhà thờ Hạt Quảng Ngãi vào buổi sáng, các ngài đã về cử hành thánh lễ, nâng giáo họ Bình Thạnh lên hàng biệt lập.
16 giờ 45 xe Đức Cha đến trong tiếng vỗ tay và bài hát chào mừng của đoàn con đứng xếp hai hàng từ trên đỉnh đồi chạy dài xuống băng qua cổng. Cùng ra dự lễ có cha Hạt trưởng Quảng Ngãi, cha phó Châu Me và cha phó Bầu Gốc, anh em DCCT Châu Ổ chỉ thiếu “chúa đảo Lý Sơn”, vì ngài không thể bỏ đàn chiên bơ vơ đói Tiệc Thánh trong ngày Chúa Nhật. Đúng 17 giờ 00, lời dẫn kết thúc, tiếng chiêng trống trỗi lên, bài ca nhập lễ bắt đầu là đoàn đồng tế tiến ra lễ đài. Ở đây không thấy cảnh hoành tráng hay lộng lẫy sang trọng như nhiều nơi tổ chức lễ một khi có Đức Giám Mục về; nó lộ vẻ hoang sơ tưởng là mới lập dù tuổi của giáo họ Bình Thạnh tính từ lúc “thai nghén” đến nay cũng gần đạt tới mức “lễ vàng”.
Khi đoàn đồng tế đã an vị trên lễ đài, cha Tổng Đại Diện tiến ra bục giảng đọc văn thư của Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn. Giáo họ Bình Thạnh từ nay là giáo họ biệt lập, chọn Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng, lễ mừng vào ngày 27 tháng 6. Kế đến, cha Hạt trưởng đọc văn thư của Đức Cha bổ nhiệm cha Antôn Phạm Văn Tịnh thuộc DCCT Châu Ổ phụ trách giáo họ biệt lập Bình Thạnh. Các văn thư đọc xong là những tràng vỗ tay giòn vang, những khuôn mặt rạng rỡ sáng lên trong ánh nắng nhạt còn sót lại lúc mặt trời gần chìm xuống núi. Rộn ràng mà sốt sắng! Đức Cha cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cha Tổng giảng lễ. Về đề tài tình yêu, cha Tổng thường giảng rất tuyệt! Ngài là nhà thơ cộng thêm một phần nhạc sĩ nên ngôn từ mượt mà, cung bậc vừa đủ, khi dìu dặt khoan thai, lúc dồn dập xác tín, có lần ngài đọc nhưng người nghe tưởng là đang nói. Từ câu chuyện minh hoạ rất sống động, ngài mời gọi cộng đoàn nhìn ngắm vết sẹo nơi thân thể Chúa. Đấng Phục Sinh vẫn mang vết sẹo trên tay, trên nương long. Vết sẹo, thường làm người ta nhớ lại nỗi đau, dễ sinh oán hận kẻ đã gây ra cho mình. Nơi Chúa thì khác, Đấng Phục Sinh vẫn mang vết thương là để làm bằng chứng tình yêu của Chúa. Thiên Chúa yêu ta đến như vậy: “Ta yêu con như thế này đây”…
Vâng! Chúa luôn yêu thương dân Người; yêu thương cách đặc biệt, giáo họ biệt lập Bình Thạnh là nơi in dấu hành động tình yêu của Chúa. Trong tất cả các ơn, ơn trở lại là rất tuyệt diệu: Chúa đánh thức, Chúa lay dậy, Chúa đưa người ta ra khỏi tình trạng sống trên đời không còn gì ngoài hai chữ “làm ăn”. Có người sau khi trở lại nhìn cuộc sống của mình bây giờ và ngày trước thấy quá khác nhau, ngỡ ngàng tâm sự: “Thưa cha! Hồi ấy chồng con rủ đến nhà thờ, con chống đối. Con nói: “Mình theo đạo Công Giáo đi nhà thờ miết lấy gì nuôi 4 đứa con.” Bây giờ Chúa đã gọi anh về, chỉ còn một mình làm rẫy nuôi con, không hiểu vì sao con vẫn nuôi nỗi và còn có giờ đến nhà thờ phục vụ…” Người ta theo Đạo chẳng phải do tác động xã hội như một thời trước 1975, hay theo do hôn nhân với người có Đạo, hoặc bởi một lý do nào đó cho thấy rõ bởi yêu tố sắp xếp của con người. Ơn trở lại là một thúc đẩy bên trong làm người ta dẫn nhau về với Chúa, có khi cả một gia đình, nhờ vậy Bình Thạnh một vùng đất lương dân trong thời kỳ rất khó khăn lại sớm trở thành giáo họ.
Thánh lễ kết thúc trời tối hẳn, con đường về Toà Giám Mục Qui Nhơn xa chừng 200 cây số, bình thường đi xe phải mất 4 tiếng đồng hồ. Ban tổ chức lo cho sức khoẻ Đức Cha và cha Tổng nên bàn với nhau phải làm sao để tiệc mừng diễn ra nhanh gọn nhất. Nói là tiệc nhưng chỉ mấy món nhà quê. Ai cũng nghĩ Đức Cha sẽ vội, nhưng khi nhập tiệc Đức Cha và cha Tổng vẫn khoan thai chuyện trò, không hề tỏ dấu gì vội vã, dù nhiều lần điện cúp phải dùng bửa với ánh đèn pin. Khái niệm về tình hiền phụ của vị mục tử sách dạy thế nào không biết, nhưng tối nay, phong thái của Đức Cha ở giữa đoàn con giáo họ biệt lập Bình Thạnh lúc đã thấm mệt, trời tối, điện cúp, đường xa… tức là giữa đời thường, cho đoàn con chạm được làm niềm vui dâng cao đến điểm vỡ oà.
Lễ kết, sáng hôm sau bà con đến dọn, thoáng một cái là xong. Hôm qua cờ hoa bây giờ trơ nền đất bụi mới thấy gánh nặng trên vai của người phụ trách. Không nhà thờ, nhà xứ, chỗ ở và nơi thờ phượng chỉ là dãy phòng học của trường cũ thời xưa. Cha Tịnh thấy sợ những rất vui, vì ngài có một “gia tài” lớn là tinh thần dấn thân trong tín thác. Nếu ai hỏi ở đâu? Anh em chúng tôi sẽ rất nhanh trả lời:
J. B Nguyễn Thế Thiệp
Phaolô Nguyễn Thọ
Micae Trương Văn Hành ./.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tâm Thư từ Văn Phòng Linh Mục Đại Diện Mục Vụ Việt Nam, Giáo Phận San Jose.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:19 16/06/2018
Kính chào quý Cha,
Như quý cha đã nghe biết, nhà cầm quyền VN dự tính cho phép ngoại bang thuê ba đặc khu kinh tế, với những hậu quả tai hại lâu dài, đặc biệt là về chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Vào Chúa Nhật vừa qua, hằng chục ngàn người đã đồng loạt xuống đường tại nhiều thành phố tại VN, phản đối quyết định này cũng như luật kiểm soát internet. Ủy ban Giám mục VN về Công lý và Hòa bình cũng đã lên tiếng phản đối với những phân tích khá sắc bén.
1) Trong tinh thần liên đới với dân tộc và quê hương, xin quý cha tuỳ nghi kêu gọi cộng đoàn của mình cầu nguyện cho VN đang đứng trước những đe doạ này.
Riêng tại Trung tâm Công Giáo, vào tối ngày mai và các thứ Sáu sau đó, cộng đoàn phụng vụ sẽ hợp ý cầu nguyện cho VN.
2) Quý cha có thể dùng những lời nguyện sau đây trong phần Lời nguyện Phổ quát tại các Thánh lễ (mỗi tuần một lời).
(June 17)
- Chúng ta hãy cầu xin, để đồng bào Việt Nam đồng lòng bảo vệ chủ quyền đất nước, và sự toàn vẹn lãnh thổ mà cha ông đã gầy dựng. Chúng ta nguyện xin Chúa.
(June 24)
- Chúng ta hãy cầu xin cho đất nước Việt Nam bảo tồn được tinh thần dân tộc, không nao núng giữa những áp lực gây tác hại cho chủ quyền, môi trường, và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta nguyện xin Chúa.
(July 1)
- Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân nước Việt Nam, để nhân quyền được tôn trọng, các quyền tự do căn bản không bị chà đạp, và những giá trị văn hoá cao quý được phục hồi. Chúng ta nguyện xin Chúa.
(July 8)
- Chúng ta hãy cầu xin cho đất nước Việt Nam, cho sự đoàn kết một lòng bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo toàn di sản văn hoá dân tộc. Chúng ta nguyện xin Chúa.
Peace,
Giuse Đinh Đức Hảo
Đại diện Mục Vụ Việt Nam, GP San Jose
Tin thêm về buổi cầu nguyện tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam San Jose.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Cha Giuse Đinh Đức Hảo trên đây, giáo dân thuộc Trung tâm Công Giáo Việt Nam San Jose, dưới sự hướng dẫn của cha Giám Đốc Trung Tâm là cha Giuse Nguyễn Văn Thư, đã dâng Thánh Lễ lúc 6:00 chiều hôm nay, Thứ Sáu ngày 15 tháng Sáu để cầu nguyện cho Việt Nam. Sau Thánh Lễ mọi người lại cùng với cha chủ tế ra viếng đài Đức Mẹ và nài xin Mẹ đoái thương đến dân tộc Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ nguy biến này.
Trong phần cầu nguyện dưới chân Mẹ, cảm động nhất là bài hát “Con có một tổ quốc Việt Nam” của Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận.
“Con có một Tổ Quốc Việt Nam
Quê hương yêu dấu ngàn đời
Con hãnh diện, con vui sướng
…
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui của đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc”.
“Là người Công Giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con
Cha mong giòng máu ái quốc
Sôi trào trong huyết quản con”.
Ai nấy đều thổn thức bùi ngùi nhớ về quê hương, một quê hương đang bị cai trị bởi bọn Cộng Sản vô thần, một quê hương mà nhân dân đang bị cướp đi quyền cơ bãn nhất của con người bởi những những đứa con bất trung bất hiếu cam tâm hèn hạ cúi đầu quỳ mọp để dâng cho bọn Tàu Cộng.
Bài hát cũng nhắc lại nhiệm vụ yêu quê hương của người Công Giáo, luôn phải cầu nguyện và làm bất cứ việc gì có thể để góp phần giải trừ bọn Việt Cộng và đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Hãy cầu nguyện cho các nhà đấu tranh, những người vượt qua cái sợ để tham gia biểu tình, đối diện trực tiếp với dìu cui súng đạn.
Phần hướng dẫn cầu nguyện của cha Thư làm cho nhiều người rung rung ngấn lệ. Mẹ ơi, xin thương đến dân tộc chúng con. Xin gìn giữ và bảo vê bà con thân yêu của chúng con đang còn ở quê nhà. Xin bảo vệ các Giám Mục, linh mục và giáo dân và tất cả các nhà đấu tranh, dám lên tiếng nói thay cho toàn dân…
Phần kết thúc là bài Lời Nguyện Cho Quê Hương của nhạc sĩ Hải linh. Mọi người đồng thanh hát vang trong gió chiều se lạnh và màn đêm đang xuống dần.
Mẹ ơi đoái thương quê hương Việt Nam,
Giờ nguy biến bất công lan tràn,
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an,
đưa Việt Nam qua phút nguy nan.
Mẹ ơi, đoái thương chúng con sầu đau
Mẹ ban phước Thánh Ân nhiệm màu
Tổ quốc thân yêu qua phút bể dâu
Nước Việt Nam giông bão tan mau.
Mẹ ơi, đoái thương dân nước Việt Nam
Còn đâu nữa nước non đẹp giàu!
Mẹ hãy giơ tay ban phước bình an
Nước Việt Nam qua phút nguy nan.
Giuse Thẩm Nguyễn
1) Trong tinh thần liên đới với dân tộc và quê hương, xin quý cha tuỳ nghi kêu gọi cộng đoàn của mình cầu nguyện cho VN đang đứng trước những đe doạ này.
Riêng tại Trung tâm Công Giáo, vào tối ngày mai và các thứ Sáu sau đó, cộng đoàn phụng vụ sẽ hợp ý cầu nguyện cho VN.
2) Quý cha có thể dùng những lời nguyện sau đây trong phần Lời nguyện Phổ quát tại các Thánh lễ (mỗi tuần một lời).
(June 17)
- Chúng ta hãy cầu xin, để đồng bào Việt Nam đồng lòng bảo vệ chủ quyền đất nước, và sự toàn vẹn lãnh thổ mà cha ông đã gầy dựng. Chúng ta nguyện xin Chúa.
(June 24)
- Chúng ta hãy cầu xin cho đất nước Việt Nam bảo tồn được tinh thần dân tộc, không nao núng giữa những áp lực gây tác hại cho chủ quyền, môi trường, và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta nguyện xin Chúa.
(July 1)
- Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân nước Việt Nam, để nhân quyền được tôn trọng, các quyền tự do căn bản không bị chà đạp, và những giá trị văn hoá cao quý được phục hồi. Chúng ta nguyện xin Chúa.
(July 8)
- Chúng ta hãy cầu xin cho đất nước Việt Nam, cho sự đoàn kết một lòng bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo toàn di sản văn hoá dân tộc. Chúng ta nguyện xin Chúa.
Peace,
Giuse Đinh Đức Hảo
Đại diện Mục Vụ Việt Nam, GP San Jose
Tin thêm về buổi cầu nguyện tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam San Jose.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Cha Giuse Đinh Đức Hảo trên đây, giáo dân thuộc Trung tâm Công Giáo Việt Nam San Jose, dưới sự hướng dẫn của cha Giám Đốc Trung Tâm là cha Giuse Nguyễn Văn Thư, đã dâng Thánh Lễ lúc 6:00 chiều hôm nay, Thứ Sáu ngày 15 tháng Sáu để cầu nguyện cho Việt Nam. Sau Thánh Lễ mọi người lại cùng với cha chủ tế ra viếng đài Đức Mẹ và nài xin Mẹ đoái thương đến dân tộc Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ nguy biến này.
Trong phần cầu nguyện dưới chân Mẹ, cảm động nhất là bài hát “Con có một tổ quốc Việt Nam” của Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận.
“Con có một Tổ Quốc Việt Nam
Quê hương yêu dấu ngàn đời
Con hãnh diện, con vui sướng
…
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui của đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc”.
“Là người Công Giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con
Cha mong giòng máu ái quốc
Sôi trào trong huyết quản con”.
Ai nấy đều thổn thức bùi ngùi nhớ về quê hương, một quê hương đang bị cai trị bởi bọn Cộng Sản vô thần, một quê hương mà nhân dân đang bị cướp đi quyền cơ bãn nhất của con người bởi những những đứa con bất trung bất hiếu cam tâm hèn hạ cúi đầu quỳ mọp để dâng cho bọn Tàu Cộng.
Bài hát cũng nhắc lại nhiệm vụ yêu quê hương của người Công Giáo, luôn phải cầu nguyện và làm bất cứ việc gì có thể để góp phần giải trừ bọn Việt Cộng và đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Hãy cầu nguyện cho các nhà đấu tranh, những người vượt qua cái sợ để tham gia biểu tình, đối diện trực tiếp với dìu cui súng đạn.
Phần hướng dẫn cầu nguyện của cha Thư làm cho nhiều người rung rung ngấn lệ. Mẹ ơi, xin thương đến dân tộc chúng con. Xin gìn giữ và bảo vê bà con thân yêu của chúng con đang còn ở quê nhà. Xin bảo vệ các Giám Mục, linh mục và giáo dân và tất cả các nhà đấu tranh, dám lên tiếng nói thay cho toàn dân…
Phần kết thúc là bài Lời Nguyện Cho Quê Hương của nhạc sĩ Hải linh. Mọi người đồng thanh hát vang trong gió chiều se lạnh và màn đêm đang xuống dần.
Mẹ ơi đoái thương quê hương Việt Nam,
Giờ nguy biến bất công lan tràn,
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an,
đưa Việt Nam qua phút nguy nan.
Mẹ ơi, đoái thương chúng con sầu đau
Mẹ ban phước Thánh Ân nhiệm màu
Tổ quốc thân yêu qua phút bể dâu
Nước Việt Nam giông bão tan mau.
Mẹ ơi, đoái thương dân nước Việt Nam
Còn đâu nữa nước non đẹp giàu!
Mẹ hãy giơ tay ban phước bình an
Nước Việt Nam qua phút nguy nan.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bố Cuả Tôi
Nguyễn Đức Cung
08:42 16/06/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Món quà quý giá nhất mà Thượng đế ban cho
đó là Bố của tôi.
Happy Father's Day !
The greatest gift I ever had came from God
I call him Dad.
(unk)