Phụng Vụ - Mục Vụ
Tùy trường hợp
Lm Vũđình Tường
05:47 17/06/2012
Chúa Nhật 11 Mùa Thường Niên năm B
Mc 4, 26-34
Các đối thoại thường ngày thay đổi theo hoàn cành, nơi chốn và các biến cố xảy ra trong đời sống hàng ngày. Thí dụ sau trận đá banh người ta bàn đội thắng, đội thua, cầu thủ này xuất sắc, cầu thủ kia lanh lẹ, cầu thủ khác giỏi bảo vệ phòng tuyến. Hoặc sau cơn bão cuộc nói chuyện sẽ thiên về thời tiết gió mưa, thiệt chỗ này, hại chỗ kia. Người giầu lòng trắc ẩn thì nói về cứu trợ nạn nhân. Kẻ có trách nhiệm thì lo dọn dẹp. Tôn giáo lo tổ chức cầu nguyện, cho nạn nhân hoặc thăm viếng họ.
Ở những quốc gia quyền tự do ngôn luận được đề cao và tôn trọng thì việc phê bình, chỉ trích được nói cách công khai không cần dấu diếm. Tuy nhiên khi nói về những vấn đề tế nhị hoặc liên quan đến phẩm giá cá nhân, người nói vẫn tỏ ra thận trọng, lựa từng lời nói hoặc nơi chốn hoặc ngay cả cách diễn tả sao mong tránh làm thiệt hại cho người khác.
Ở những nơi thiếu tự do ngôn luận việc thông tin cho nhau trở thành vấn đề nan giải cho mọi người nhất là những tin liên quan đến người lãnh đạo, nguồn tin nghe lén được từ các quốc gia tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận đều bị cấm đoán. Để tránh gặp rắc rối người ta thường dùng những hình ảnh trong thiên nhiên hoặc điển tích trong quá khứ để thông tin. Những mẩu tin như thế cần có người am hiểu tình hình giải thích thêm mới có thể hiểu chính xác.
Tiên tri Ezekiel trong bài đọc một hôm nay nằm trong trường hợp không thể nói cách công khai vì nói công khai sẽ bị nhà cầm quyền ngăn cản và có thể bắt ông tù đày, kết án. Tiên tri tìm cách nhắn bảo đoàn dân Chúa chọn đang sống trong cảnh lưu đầy bên Babylon. Để chắc chắn điều ông nhắn bảo và khuyến khích đạt đến tai mọi người ông dùng hình ảnh cây cổ thụ mọc trên đỉnh núi trở thành chỗ ẩn thân, che mưa nắng và cung cấp thực phẩm cho chim trời. Thiên Chúa yêu thường loài Chúa dựng nên vì thế không có lí nào Chúa bỏ rơi dân của Ngài. Ông kêu gọi mọi người hãy kiên tâm, bền chí đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa, ngày nào đó Chúa sẽ cứu dân Người, sẽ giải thoát họ khỏi cảnh lưu đầy. Ngày và giờ do Chúa chọn, không ai biết được, chỉ mình Ngài quyết định. Điều quan trọng là kiên tâm và vững tin vào Chúa.
Đức Kitô cũng dùng dụ ngôn trong cuộc đời rao giảng của Chúa. Ngài dùng dụ ngôn để rao giảng vì Ngài rõ có nhiều thành phần khác nhau đến nghe giảng. Kẻ đến nghe với dã tâm phá rối hoặc bắt bẻ, nhóm khác đến nghe hy vọng được cho ăn và người đến nghe vì muốn tìm hiểu chân lí, chân thành học hỏi mong trở thành môn đệ Ngài. Vì rõ thâm ý của người nghe nên Đức Kitô chia ra làm hai loại, loại một đến nghe vì thành tâm, thiện chí nên Ngài coi họ là bạn hữu và đám đông. Các câu 33-34 xác định rõ điều này:
Ngài dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có Thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. 4,33-34
Không phải có kiến thức sâu rộng, bằng cấp cao, vị thế quan trọng trong xã hội giúp người ta nhận biết và tin vào Thiên Chúa mà chính là cuộc sống khiêm nhu và tâm hồn chân thành. Khiêm nhu và chân thành dẫn con người nhận biết Thiên Chúa. Lời rao giảng của Đức Kitô thâm sâu khó hiểu, lại dùng dụ ngôn càng làm cho lời trở nên huyền bí hơn. Dùng dụ ngôn như là phương cách thanh lọc thính giả, phân loại thính giả chân thành và thính giả thiếu thành tín. Ai chân thành đến nghe, học, được Ngài hướng dẫn thêm để hiểu thâm sâu hơn. Kẻ đến nghe cho biết chỉ hiểu sơ sài, phỏng đoán với kiến thức xã hội. Kẻ chống đối hoàn toàn không hiểu gì hết. Nếu trước đây có biết ít nhiều thì tư tưởng chống đối trong họ cũng làm tàn lụi những hiểu biết nhỏ nhặt có được. Vì thế kẻ chống đối thường coi giáo huấn của Đức Kitô là nhằm chỉ trích, phỉ báng họ và họ kết bè, kéo phái tìm cách giết Người. Họ tìm cách giết Đức Kitô và tìm cách hãm hại những ai tin vào Đức Kitô.
Chúng ta cầu xin ơn khiêm nhường thành tâm đón nhân lời Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mc 4, 26-34
Các đối thoại thường ngày thay đổi theo hoàn cành, nơi chốn và các biến cố xảy ra trong đời sống hàng ngày. Thí dụ sau trận đá banh người ta bàn đội thắng, đội thua, cầu thủ này xuất sắc, cầu thủ kia lanh lẹ, cầu thủ khác giỏi bảo vệ phòng tuyến. Hoặc sau cơn bão cuộc nói chuyện sẽ thiên về thời tiết gió mưa, thiệt chỗ này, hại chỗ kia. Người giầu lòng trắc ẩn thì nói về cứu trợ nạn nhân. Kẻ có trách nhiệm thì lo dọn dẹp. Tôn giáo lo tổ chức cầu nguyện, cho nạn nhân hoặc thăm viếng họ.
Ở những quốc gia quyền tự do ngôn luận được đề cao và tôn trọng thì việc phê bình, chỉ trích được nói cách công khai không cần dấu diếm. Tuy nhiên khi nói về những vấn đề tế nhị hoặc liên quan đến phẩm giá cá nhân, người nói vẫn tỏ ra thận trọng, lựa từng lời nói hoặc nơi chốn hoặc ngay cả cách diễn tả sao mong tránh làm thiệt hại cho người khác.
Ở những nơi thiếu tự do ngôn luận việc thông tin cho nhau trở thành vấn đề nan giải cho mọi người nhất là những tin liên quan đến người lãnh đạo, nguồn tin nghe lén được từ các quốc gia tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận đều bị cấm đoán. Để tránh gặp rắc rối người ta thường dùng những hình ảnh trong thiên nhiên hoặc điển tích trong quá khứ để thông tin. Những mẩu tin như thế cần có người am hiểu tình hình giải thích thêm mới có thể hiểu chính xác.
Tiên tri Ezekiel trong bài đọc một hôm nay nằm trong trường hợp không thể nói cách công khai vì nói công khai sẽ bị nhà cầm quyền ngăn cản và có thể bắt ông tù đày, kết án. Tiên tri tìm cách nhắn bảo đoàn dân Chúa chọn đang sống trong cảnh lưu đầy bên Babylon. Để chắc chắn điều ông nhắn bảo và khuyến khích đạt đến tai mọi người ông dùng hình ảnh cây cổ thụ mọc trên đỉnh núi trở thành chỗ ẩn thân, che mưa nắng và cung cấp thực phẩm cho chim trời. Thiên Chúa yêu thường loài Chúa dựng nên vì thế không có lí nào Chúa bỏ rơi dân của Ngài. Ông kêu gọi mọi người hãy kiên tâm, bền chí đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa, ngày nào đó Chúa sẽ cứu dân Người, sẽ giải thoát họ khỏi cảnh lưu đầy. Ngày và giờ do Chúa chọn, không ai biết được, chỉ mình Ngài quyết định. Điều quan trọng là kiên tâm và vững tin vào Chúa.
Đức Kitô cũng dùng dụ ngôn trong cuộc đời rao giảng của Chúa. Ngài dùng dụ ngôn để rao giảng vì Ngài rõ có nhiều thành phần khác nhau đến nghe giảng. Kẻ đến nghe với dã tâm phá rối hoặc bắt bẻ, nhóm khác đến nghe hy vọng được cho ăn và người đến nghe vì muốn tìm hiểu chân lí, chân thành học hỏi mong trở thành môn đệ Ngài. Vì rõ thâm ý của người nghe nên Đức Kitô chia ra làm hai loại, loại một đến nghe vì thành tâm, thiện chí nên Ngài coi họ là bạn hữu và đám đông. Các câu 33-34 xác định rõ điều này:
Ngài dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có Thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. 4,33-34
Không phải có kiến thức sâu rộng, bằng cấp cao, vị thế quan trọng trong xã hội giúp người ta nhận biết và tin vào Thiên Chúa mà chính là cuộc sống khiêm nhu và tâm hồn chân thành. Khiêm nhu và chân thành dẫn con người nhận biết Thiên Chúa. Lời rao giảng của Đức Kitô thâm sâu khó hiểu, lại dùng dụ ngôn càng làm cho lời trở nên huyền bí hơn. Dùng dụ ngôn như là phương cách thanh lọc thính giả, phân loại thính giả chân thành và thính giả thiếu thành tín. Ai chân thành đến nghe, học, được Ngài hướng dẫn thêm để hiểu thâm sâu hơn. Kẻ đến nghe cho biết chỉ hiểu sơ sài, phỏng đoán với kiến thức xã hội. Kẻ chống đối hoàn toàn không hiểu gì hết. Nếu trước đây có biết ít nhiều thì tư tưởng chống đối trong họ cũng làm tàn lụi những hiểu biết nhỏ nhặt có được. Vì thế kẻ chống đối thường coi giáo huấn của Đức Kitô là nhằm chỉ trích, phỉ báng họ và họ kết bè, kéo phái tìm cách giết Người. Họ tìm cách giết Đức Kitô và tìm cách hãm hại những ai tin vào Đức Kitô.
Chúng ta cầu xin ơn khiêm nhường thành tâm đón nhân lời Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những Suy Niệm cho "Hai tuần cho Tự Do" - Tuần Thứ Nhất
Phaolô Phạm Xuân Khôi
08:50 17/06/2012
Những bài suy niệm và những bài đọc trích từ Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae) của Công Đồng Vaticanô II có mục đích để dùng hằng ngày trong Hai Tuần cho Tự Do, là tên mà các Giám Mục Hoa Kỳ đặt cho cuộc vận động toàn quốc để giáo huấn và làm chứng trong việc hỗ trợ tự do tôn giáo. Những bài đọc và những câu hỏi đi kèm có thể được dùng để hội thảo nhóm hay suy nghĩ riêng.
Thượng Hội Ðồng Vaticanô tuyên bố rằng con người có quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này có nghĩa là tất cả mọi đều người không bị cưỡng bách bời cá nhân, đoàn thể xã hội hay bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lãnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động một cách trái với niềm tin, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo niềm tin của mình, dù đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng trong đoàn thể, trong những giới hạn chính đáng.
Hơn nữa, Công Ðồng còn tuyên bố rằng quyền tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên chính phẩm giá con người, một phẩm giá được biết đến nhờ lời Thiên Chúa mạc khải và nhờ chính lý trí. Quyền tự do tôn giáo của con người này phải được công nhận trong luật hiến pháp mà nhờ đó xã hội được điều hành. Như thế nó trở thành một quyền công dân.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 2
Ngày 7 tháng 12, 1965
Trong chương mở đầu của Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo, các Nghị Phụ Công Đồng Vaticanô II quả quyết tuyên bố rằng “con người có quyền tự do tôn giáo.” Quyền này được thành lập dựa trên phẩm giá nội tại của con người. Từ mặc khải của Thiên Chúa chúng ta biết rằng phẩm giá con người hệ tại ở việc được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa (St 1:27). Giống như Thiên Chúa chúng ta là những sinh vật thông minh với ý chí tự do. Vì điều này, chúng ta có thể biết chân lý và có những hành động giống Thiên Chúa, như yêu thương, tử tế, tha thứ, vv... Chính lý trí, trong việc hiểu biết về con người là gì, xác nhận rằng chúng ta có một phẩm giá và giá trị vượt trên các tạo vật khác và không thể bị vi phạm, nhưng cần phải được bảo vệ và cổ võ.
Những gì con người tin liên quan đến Thiên Chúa là điều tối quan trọng. Niềm tin tôn giáo nằm ngay ở trung tâm của việc chúng ta là ai trong mối tương quan với những gì chính yếu nhất và đáng yêu nhất trong cuộc đời chúng ta. Vì vậy, Công Đồng nhấn mạnh rằng những xác tín tôn giáo của cá nhân hoặc các nhóm không bao giờ có thể bị cưỡng chế nhưng phải được giữ cách tự do và được bảo vệ bởi một quyền hiến pháp dân sự.
Bạn thấy những thách đố nào cho tự do tôn giáo trong thế giới hiện đại của chúng ta? Khi Công Đồng nói rằng tự do tôn giáo phải được tôn trọng “trong những giới hạn chính đáng”, điều gì sẽ nằm ngoài “những giới hạn chính đáng”? Niềm tin tôn giáo nào sẽ xúc phạm cách nghiêm trọng trật tự luân lý hoặc luật công bằng?
Chính theo phẩm giá như con người, có nghĩa là được ban cho lý trí và ý chí tự do, cho nên họ lãnh trách nhiệm về cá nhân của mình. Nghĩa là do bản tính tự nhiên thúc đẩy và cũng do bổn phận luân lý đòi hỏi, con người phải tìm kiếm chân lý, nhất là chân lý về tôn giáo. Họ cũng bắt buộc phải tin theo chân lý, môt khi đã nhận biết nó, và phải hướng dẫn toàn thể đời sống mình theo những đòi hỏi của chân lý.
Tuy nhiên, con người không thể chu toàn bổn phận đó một cách thích hợp với bản tính của họ trừ khi họ được miễn trừ không bị cưỡng bách từ bên ngoài cũng như được tự do về tâm lý. Như thế, quyền tự do tôn giáo đặt nền tảng trên chính bản tính con người, chứ không phải trên thái độ chủ quan của con người. Vì vậy, ngay cả những người không chu toàn nhiệm vụ tìm kiếm và tuân theo chân lý, vẫn còn quyền đặc miễn này. Không ai được ngăn cản việc hành xử quyền này, miễn là những đòi hỏi chính đáng của trật từ công cộng vẫn được tuân hành.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số. 2
Ngày 7 tháng 12, 1965
Các Nghị Phụ Công Đồng lưu ý rằng chính vì con người được “ban cho lý trí và ý chí tự do” nên họ tự nhiên tìm kiếm những gì là chân thật và tốt lành, và cũng vì thế mà họ có một “nghĩa vụ luân lý” là tìm kiếm chân lý. Đặc biệt là trường hợp tìm kiếm chân lý tôn giáo. Hơn nữa, chân lý họ tin mà họ đã biết ràng buộc họ với chân lý đó. Thậm chí nếu “chân lý” họ tin không thật sự là chân thật, nhưng, bởi vì họ tin rằng đó là sự thật, họ vẫn bị ràng buộc phải theo lương tâm của họ. Bao lâu những gì họ tin không vi phạm những quyền lợi chính đáng của người khác, họ không thể bị ép buộc phải từ bỏ hoặc thay đổi điều họ tin.
Hơn nữa, Công Đồng nói rằng để cho con người chu toàn nghĩa vụ tìm kiếm chân lý của họ và sống theo nó, họ phải được tự do làm như thế. Không ai hoặc quyền bính nào có thể buộc họ phải tin một điều gì mà chính họ đã không tự do sự đồng ý.
Tại sao Công Đồng nhấn mạnh đến nhu cầu tự do tìm kiếm chân lý tôn giáo? Tại sao những người tin vào những gì là thật sự sai lầm vẫn có tự do tôn giáo?
Chủ đề này còn được sáng tỏ hơn nữa nếu một người chấp nhận luật tối thượng của đời sống con người là chính luật vĩnh cửu, khách quan và phổ quát của Thiên Chúa. Qua luật này, Thiên Chúa xếp đặt, hướng dẫn và điều khiển cả hoàn vũ cũng như tất cả các hướng đi của cộng đoàn nhân loại, trong kế hoạch phát sinh từ sự khôn ngoan và tình yêu của Ngài. Thiên Chúa đã cho con người được tham dự vào luật này, để con người, nhờ sự an bài yêu thương của Thiên Chúa Quan Phòng, càng ngày càng có thể nhận biết chân lý bất di dịch. Vì thế, mỗi người đều có bổn phận, và do đó, có quyền tìm kiếm chân lý trong vấn đề tôn giáo, để họ dùng những phương tiện thích đáng mà phán đoán đúng đắn và chân thật theo lương tâm một cách khôn ngoan.
Tuy nhiên phải tìm kiếm chân lý theo cách thế xứng hợp với phẩm giá và bản tính xã hội của con người. Viêc tìm kiếm này phải tự do, được thực hiện nhờ lời giảng dạy hay giáo huấn, bằng truền thông và đối thoại. Trong khi làm những việc đó, con người giải thích cho nhau chân lý mà họ tìm thấy hay nghĩ là đã tìm thấy, ngõ hầu giúp đỡ lẫn nhau trong việc tìm kiếm chân lý. Hơn nữa, một khi đã tìm thấy chân lý, thì con người phải trung thành tuân hành nó theo sự ưng thuận riêng của mính.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 3
Ngày 7 tháng 12, 1965
Thiên Chúa là tác giả mọi chân lý và sự tốt lành. Tất cả những gì là chân thật và tốt lành trong thế giới và vũ trụ đều tìm thấy nguồn mạch từ Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của tất cả. Hơn nữa, điều gì đúng và tốt về chính chúng ta như con người tìm thấy nguồn mạch từ Thiên Chúa vì Ngài đã tạo nên chúng ta theo hình ảnh và giống Ngài. Như vậy, đối với các Nghị Phụ của Công Đồng, tất cả những gì đang có phù hợp với luật Thiên Chúa, kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa.
Vì điều này, Công Đồng nhấn mạnh rằng chân lý phải “được tìm kiếm bằng một cách thích hợp với nhân phẩm và bản chất xã hội của họ.” Điều này có nghĩa là con người phải được tự do tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên, con người không tìm chân lý như những cá nhân cô lập. Tìm chân lý là việc chung của mọi người, và vì vậy tất cả cùng chia sẻ việc tìm thấy chân lý và tiếp nhận chân lý từ những người khác. Vì việc tìm kiếm chân lý, tìm thấy chân lý và chia sẻ chân lý là một thực hiện xã hội, con người không chỉ được tự do tìm kiếm chân lý với hy vọng tìm thấy nó, họ cũng phải được tự do giao tiếp và thảo luận với nhau về chân lý mà họ tin rằng họ đã tìm thấy. Chính qua sự tự do ưng thuận của chúng ta mà mỗi cá nhân nắm được chân lý.
Các phương tiện tìm kiếm, tìm thấy, và chia sẻ chân lý hiện đại là gì? Bằng những cách nào sự tự do tìm kiếm, tìm thấy, và chia sẻ này có thể bị ngăn chặn?
Về phần mình, con người nhận thức và thừa nhận những mệnh lệnh của luật Thiên Chúa qua sự trung gian của lương tâm. Trong tất cả các hoạt động của mình, một người bị ràng buộc trung thành theo lương tâm của mình, để họ có thể đến với Thiên Chúa, mà cho Ngài họ đã được tạo dựng. Do đó họ không ai được ép buộc họ hành động trái lương tâm. Mặt khác, không ai có quyền ngăn cản họ làm theo lương tâm của họ, đặc biệt trong vấn đề tôn giáo.
Vì chính bản chất của nó, mà việc thực thi tôn giáo bao gồm trước hết những hành vi nội tâm, tự nguyện, và tự do, nhờ đó con người trực tiếp hướng cuộc đời về Thiên Chúa. Không quyền lực nhân loại nào có thể ra lệnh hoặc ngăn cấm các hành vi loại này.
Tuy nhiên, chính bản chất xã hội của con người đòi hỏi rằng họ phải diễn tả ra ngoài các hành vi nội tâm về tôn giáo; họ nên tham gia với những người khác trong những vấn đề tôn giáo; họ phải tuyên xưng tôn giáo của họ trong cộng đồng. Cho nên, con người và chính trật tự được Thiên Chúa thiết lập bị tổn thương nếu việc tự do thực thi tôn giáo bị khước từ trong xã hội khi những đòi hỏi chính đáng của trật tự công cộng không đòi buộc như thế.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 3
Ngày 7 tháng 12, 1965
Chính nhờ lương tâm của mình mà con người nhận ra những đòi hỏi của luật của Thiên Chúa. Con người phải trung thành làm theo lương tâm của mình nếu họ muốn lớn lên trong sự hiểu biết và kết hợp với Thiên Chúa. Một lần nữa, Công Đồng nhắc lại rằng, vì điều này, không ai bị bắt buộc phải hành động trái với
hay lương tâm của mình, hoặc bị cấm hành động theo lương tâm của mình. Đặc biệt là trường hợp liên quan đến niềm tin tôn giáo của một người. Các Nghị Phụ Công đồng ghi chú rằng điều này áp dụng không những chỉ trong những hành động tôn giáo riêng tư bề trong mà cả những hành động tôn giáo công khai. Con người giữ những niềm tin tôn giáo trong một cộng đồng những tín hữu cùng chí hướng và như thế có quyền công khai sống niềm tin của họ. Ngăn cấm những cách diễn tả công khai chính đáng và thích hợp về niềm tin tôn giáo là trái với trật tự mà Thiên Chúa đã thiết lập cho con người như những sinh vật xã hội và tôn giáo.
Các Nghị Phụ Công Đồng muốn đảm bảo rằng tự do tôn giáo được hiểu là cả riêng tư và công cộng. Nó không thể bị giới hạn vào những gì xảy ra trong nhà thờ. Trái lại, vì tôn giáo theo bản chất của nó là một hiện tượng xã hội, sự hiện diện của nó trong xã hội và văn hóa rộng lớn hơn không thể bị cản trở hoặc cấm đoán.
Bằng những cách nào tôn giáo bị giảm xuống chỉ đơn thuần là cá nhân và tư nhân? Tại sao tôn giáo cần phải có một tiếng nói trong quảng trường công cộng?
Có một điều cần phải xét đến xa hơn nữa. Các hành vi tôn giáo, theo đó con người, riêng tư và công cộng, và vì ý thức về xác tín riêng của mình, hướng cuộc đời của mình về Thiên Chúa, theo bản chất của chúng vượt trên trật tự trần thế và các công việc nhất thời. Do đó, chính phủ phải nhìn nhận và dành ưu tiên cho đời sống tôn giáo của người dân, bởi vì chức năng của chính phủ là chăm lo phúc lộc chung. Tuy nhiên, nếu chính quyền dám trực tiếp hoặc kiềm chế các hành động tôn giáo rõ thì nó rõ ràng là vi phạm giới hạn được quy định cho quyền lực của nó.
Tuyên Ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 3
ngày 7 tháng 12 năm 1965
Điều mà các Nghị Phụ Công Đồng dạy trong đoạn ngắn này rất quan trọng. Trước đó các ngài đã nói rằng chính phủ không được phủ nhận quyền tự do tôn giáo. Ở đây các ngài nói rõ những gì chính phủ nên tích cực làm liên quan đến tôn giáo. Vì người dân, qua niềm tin tôn giáo của họ, hướng cuộc sống mình về Thiên Chúa, chính phủ phải tích cực quan tâm đến việc này. Chính phủ không những không được cản trở đời sống tôn giáo, mà còn phải “dành ưu tiên cho nó.” Vì niềm tin tôn giáo là một điều tốt lành trong nền văn hóa và xã hội, cho nên chính phủ cần phải cổ võ và hỗ trợ những điều tốt mà tôn giáo mang đến cho sự thịnh vượng chung. Điều này không có nghĩa là chính phủ thích tôn giáo này hơn tôn giáo khác, hoặc phải cố gắng truyền cho tôn giáo nên tin hay không tin điều gì. Thay vào đó, chính phủ phải tạo ra một môi trường trong đó đời sống tôn giáo nở hoa vì lợi ích của tất cả mọi người. Khi cung cấp một môi trường ma trong đó mà đời sống tôn giáo được thịnh vượng, chính phủ đóng góp vào lợi ích của cá nhân cũng như của toàn thể xã hội.
Tôn giáo đóng góp cho lợi ích của xã hội ra sao? Nó có thể cản trở lợi ích của xã hội cách nào? Các chính phủ Tây Phương hiện đại nhìn tôn giáo cách tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để chính phủ ngày nay có thể cổ vũ hoặc hỗ trợ cho những sự tốt lành của niềm tin tôn giáo?
Tự do hoặc miễn bị cưỡng bách trong vấn đề tôn giáo là quyền được ban cho con người như những cá nhân cũng phải được công nhận là quyền của họ khi hành động trong cộng đồng. Các cơ quan tôn giáo là một điều cần thiết của bản chất xã hội con người và của chính tôn giáo.
Miễn là những đòi hỏi của trật tự công cộng được tôn trọng, những cơ quan tôn giáo có quyền đòi tự do để có thể tự điều hành theo những quy luật riêng của họ, công khai tôn thờ Đấng Tối Cao, giúp đỡ các thành viên của họ trong việc thực thi đời sống tôn giáo, củng cố họ bằng các giáo huấn, và cổ võ các cơ chế, trong đó họ có thể cùng nhau tham gia nhằm mục đích xắp đặt đời sống cho phù hợp với những nguyên tắc tôn giáo của họ.
Các cơ quan tôn giáo cũng có quyền không bị chính phủ cản trở, hoặc bằng các biện pháp pháp lý hoặc hành vi hành chính, trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, đào tạo, và thuyên chuyển các viên chức riêng của mình, trong việc liên lạc với giáo quyền và cộng đồng tôn giáo ở nước ngoài, trong việc xây dựng các cơ sở cho mục đích tôn giáo, và trong việc thu hoạch và sử dụng ngân quỹ hoặc tài sản thích hợp.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 4
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Một lần nữa Công Đồng đề cập đến bản chất công khai của niềm tin tôn giáo. Các cộng đồng tôn giáo có quyền hành động như một cộng đồng đức tin, vì điều này gắn liền với bản chất xã hội của con người và chính niềm tin tôn giáo. Miễn là không vi phạm đến quyền dân sự và tôn giáo của người khác, các cơ quan tôn giáo phải có tự do sống công khai những gì họ tin. Họ phải được tự do tụ họp để thờ phượng, dạy dỗ các thành viên của họ, và phát triển các tổ chức nhằm đẩy mạnh đời sống tôn giáo của các thành viên. Theo truyền thống Công giáo, điều này phải bao gồm các tổ chức và nhà dòng, trường học, huynh đoàn và hội tương tế tôn giáo, các nhóm cầu nguyện, và các nhóm học hỏi Thánh Kinh.
Cũng thế, các cơ quan tôn giáo phải được tự do bổ nhiệm, đào tạo các nhân viên của mình. Đối với Công giáo, nó có nghĩa là Hội Thánh ít ra được tự do bổ nhiệm giám mục và truyền chức linh mục. Nó cũng có nghĩa là người Công giáo được tự do trung thành với Hội Thánh của họ và các nhà lãnh đạo Hội Thánh, đồng thời cũng trung thành với đất nước và các nhà lãnh đạo của nó. Các cơ quan tôn giáo cũng phải được tự do tự quản trị về tài chánh.
Hãy xét đến những thí dụ trong cuộc sống hiện đại, mà trong đó chính phủ liên bang, tiểu bang hoặc địa phương không tôn trọng các quyền nêu trên? Sự liên hệ giữa tự do tôn giáo của cá nhân và các tổ chức là gì?
Các cơ quan tôn giáo cũng có quyền không bị cản trở trong việc công khai giảng dạy và làm chứng cho đức tin của họ, dù bằng lời nói hoặc văn tự. Tuy nhiên, trong việc truyền bá đức tin và giới thiệu các thực hành tôn giáo, mọi người luôn luôn phải tránh mọi hành động có vẻ có tính cách ép buộc, thuyết phục bất chính hay kém ngay thẳng hoặc bất xứng, đặc biệt là đối với những người nghèo túng và chất phác. Hành động như thế phải bị coi là lạm dụng quyền lợi của mình và vi phạm đến quyền lợi của người khác.
Ngoài ra, trong phạm vi ý nghĩa, tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cơ quan tôn giáo không bị ngăn cấm trong việc tự do thực thi để biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo lý của mình trong những gì liên quan đến việc tổ chức xã hội và gây cảm hứng cho toàn thể sinh hoạt nhân loại. Sau hết, bản tính xã hội của con người và chính bản chất của tôn giáo tạo thành nền tảng cho quyền của con người trong viêc tự do hội họp hay thành lập những đoàn thể giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do sự thúc đẩy của cảm thức tôn giáo của riêng họ.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 4
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Trong khi các Nghị Phụ Công Đồng khẳng định rằng các cơ quan tôn giáo phải được tự do giảng dạy và làm chứng cho đức tin của họ, các ngài cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được lạm dụng sự tự do này. Không phải chỉ chính phủ có thể chối từ sự tự do của họ; trong cố gắng để truyền bá niềm tin của mình, các tôn giáo không nên ép buộc người khác, về thể lý hoặc tâm lý, để cải đạo. Thay vào đó, nhân phẩm và tự do của mỗi người phải được duy trì. Việc chấp nhận niềm tin tôn giáo phải là một hành động tự do, nếu không nó không còn được thực hiện bởi tin là đúng mà vì sợ hãi và sức mạnh. Quyền tuyên xưng và rao giảng đức tin của một người không thể vi phạm cùng quyền ấy của người khác.
Như đã nói, cơ quan tôn giáo phải được tự do đề ra lý do tại sao niềm tin của họ đúng và tại sao nó có giá trị cho những người khác tin vào điều họ tin. Họ cũng phải được tự do nói lên việc niềm tin của họ đóng góp cho lợi ích của xã hội như thế nào.
Có những thí dụ hiện đại nào về việc các cơ quan tôn giáo dùng cưỡng chế trong nỗ lực truyền bá đức tin của họ hoặc cản trở những người khác trong việc thực thi đức tin của mình? Hội Thánh Công Giáo đóng góp những gì cho xã hội và văn hóa?
Ngày 1 * 21 tháng 6 năm 2012
Thượng Hội Ðồng Vaticanô tuyên bố rằng con người có quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này có nghĩa là tất cả mọi đều người không bị cưỡng bách bời cá nhân, đoàn thể xã hội hay bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lãnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động một cách trái với niềm tin, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo niềm tin của mình, dù đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng trong đoàn thể, trong những giới hạn chính đáng.
Hơn nữa, Công Ðồng còn tuyên bố rằng quyền tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên chính phẩm giá con người, một phẩm giá được biết đến nhờ lời Thiên Chúa mạc khải và nhờ chính lý trí. Quyền tự do tôn giáo của con người này phải được công nhận trong luật hiến pháp mà nhờ đó xã hội được điều hành. Như thế nó trở thành một quyền công dân.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 2
Ngày 7 tháng 12, 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Nhất
Trong chương mở đầu của Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo, các Nghị Phụ Công Đồng Vaticanô II quả quyết tuyên bố rằng “con người có quyền tự do tôn giáo.” Quyền này được thành lập dựa trên phẩm giá nội tại của con người. Từ mặc khải của Thiên Chúa chúng ta biết rằng phẩm giá con người hệ tại ở việc được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa (St 1:27). Giống như Thiên Chúa chúng ta là những sinh vật thông minh với ý chí tự do. Vì điều này, chúng ta có thể biết chân lý và có những hành động giống Thiên Chúa, như yêu thương, tử tế, tha thứ, vv... Chính lý trí, trong việc hiểu biết về con người là gì, xác nhận rằng chúng ta có một phẩm giá và giá trị vượt trên các tạo vật khác và không thể bị vi phạm, nhưng cần phải được bảo vệ và cổ võ.
Những gì con người tin liên quan đến Thiên Chúa là điều tối quan trọng. Niềm tin tôn giáo nằm ngay ở trung tâm của việc chúng ta là ai trong mối tương quan với những gì chính yếu nhất và đáng yêu nhất trong cuộc đời chúng ta. Vì vậy, Công Đồng nhấn mạnh rằng những xác tín tôn giáo của cá nhân hoặc các nhóm không bao giờ có thể bị cưỡng chế nhưng phải được giữ cách tự do và được bảo vệ bởi một quyền hiến pháp dân sự.
Bạn thấy những thách đố nào cho tự do tôn giáo trong thế giới hiện đại của chúng ta? Khi Công Đồng nói rằng tự do tôn giáo phải được tôn trọng “trong những giới hạn chính đáng”, điều gì sẽ nằm ngoài “những giới hạn chính đáng”? Niềm tin tôn giáo nào sẽ xúc phạm cách nghiêm trọng trật tự luân lý hoặc luật công bằng?
Ngày 2 * 22 tháng 6, 2012
Chính theo phẩm giá như con người, có nghĩa là được ban cho lý trí và ý chí tự do, cho nên họ lãnh trách nhiệm về cá nhân của mình. Nghĩa là do bản tính tự nhiên thúc đẩy và cũng do bổn phận luân lý đòi hỏi, con người phải tìm kiếm chân lý, nhất là chân lý về tôn giáo. Họ cũng bắt buộc phải tin theo chân lý, môt khi đã nhận biết nó, và phải hướng dẫn toàn thể đời sống mình theo những đòi hỏi của chân lý.
Tuy nhiên, con người không thể chu toàn bổn phận đó một cách thích hợp với bản tính của họ trừ khi họ được miễn trừ không bị cưỡng bách từ bên ngoài cũng như được tự do về tâm lý. Như thế, quyền tự do tôn giáo đặt nền tảng trên chính bản tính con người, chứ không phải trên thái độ chủ quan của con người. Vì vậy, ngay cả những người không chu toàn nhiệm vụ tìm kiếm và tuân theo chân lý, vẫn còn quyền đặc miễn này. Không ai được ngăn cản việc hành xử quyền này, miễn là những đòi hỏi chính đáng của trật từ công cộng vẫn được tuân hành.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số. 2
Ngày 7 tháng 12, 1965
Suy Niệm Ngày Thứ Hai
Các Nghị Phụ Công Đồng lưu ý rằng chính vì con người được “ban cho lý trí và ý chí tự do” nên họ tự nhiên tìm kiếm những gì là chân thật và tốt lành, và cũng vì thế mà họ có một “nghĩa vụ luân lý” là tìm kiếm chân lý. Đặc biệt là trường hợp tìm kiếm chân lý tôn giáo. Hơn nữa, chân lý họ tin mà họ đã biết ràng buộc họ với chân lý đó. Thậm chí nếu “chân lý” họ tin không thật sự là chân thật, nhưng, bởi vì họ tin rằng đó là sự thật, họ vẫn bị ràng buộc phải theo lương tâm của họ. Bao lâu những gì họ tin không vi phạm những quyền lợi chính đáng của người khác, họ không thể bị ép buộc phải từ bỏ hoặc thay đổi điều họ tin.
Hơn nữa, Công Đồng nói rằng để cho con người chu toàn nghĩa vụ tìm kiếm chân lý của họ và sống theo nó, họ phải được tự do làm như thế. Không ai hoặc quyền bính nào có thể buộc họ phải tin một điều gì mà chính họ đã không tự do sự đồng ý.
Tại sao Công Đồng nhấn mạnh đến nhu cầu tự do tìm kiếm chân lý tôn giáo? Tại sao những người tin vào những gì là thật sự sai lầm vẫn có tự do tôn giáo?
Ngày 3 * 22 tháng 6, 2012
Chủ đề này còn được sáng tỏ hơn nữa nếu một người chấp nhận luật tối thượng của đời sống con người là chính luật vĩnh cửu, khách quan và phổ quát của Thiên Chúa. Qua luật này, Thiên Chúa xếp đặt, hướng dẫn và điều khiển cả hoàn vũ cũng như tất cả các hướng đi của cộng đoàn nhân loại, trong kế hoạch phát sinh từ sự khôn ngoan và tình yêu của Ngài. Thiên Chúa đã cho con người được tham dự vào luật này, để con người, nhờ sự an bài yêu thương của Thiên Chúa Quan Phòng, càng ngày càng có thể nhận biết chân lý bất di dịch. Vì thế, mỗi người đều có bổn phận, và do đó, có quyền tìm kiếm chân lý trong vấn đề tôn giáo, để họ dùng những phương tiện thích đáng mà phán đoán đúng đắn và chân thật theo lương tâm một cách khôn ngoan.
Tuy nhiên phải tìm kiếm chân lý theo cách thế xứng hợp với phẩm giá và bản tính xã hội của con người. Viêc tìm kiếm này phải tự do, được thực hiện nhờ lời giảng dạy hay giáo huấn, bằng truền thông và đối thoại. Trong khi làm những việc đó, con người giải thích cho nhau chân lý mà họ tìm thấy hay nghĩ là đã tìm thấy, ngõ hầu giúp đỡ lẫn nhau trong việc tìm kiếm chân lý. Hơn nữa, một khi đã tìm thấy chân lý, thì con người phải trung thành tuân hành nó theo sự ưng thuận riêng của mính.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 3
Ngày 7 tháng 12, 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Ba
Thiên Chúa là tác giả mọi chân lý và sự tốt lành. Tất cả những gì là chân thật và tốt lành trong thế giới và vũ trụ đều tìm thấy nguồn mạch từ Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của tất cả. Hơn nữa, điều gì đúng và tốt về chính chúng ta như con người tìm thấy nguồn mạch từ Thiên Chúa vì Ngài đã tạo nên chúng ta theo hình ảnh và giống Ngài. Như vậy, đối với các Nghị Phụ của Công Đồng, tất cả những gì đang có phù hợp với luật Thiên Chúa, kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa.
Vì điều này, Công Đồng nhấn mạnh rằng chân lý phải “được tìm kiếm bằng một cách thích hợp với nhân phẩm và bản chất xã hội của họ.” Điều này có nghĩa là con người phải được tự do tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên, con người không tìm chân lý như những cá nhân cô lập. Tìm chân lý là việc chung của mọi người, và vì vậy tất cả cùng chia sẻ việc tìm thấy chân lý và tiếp nhận chân lý từ những người khác. Vì việc tìm kiếm chân lý, tìm thấy chân lý và chia sẻ chân lý là một thực hiện xã hội, con người không chỉ được tự do tìm kiếm chân lý với hy vọng tìm thấy nó, họ cũng phải được tự do giao tiếp và thảo luận với nhau về chân lý mà họ tin rằng họ đã tìm thấy. Chính qua sự tự do ưng thuận của chúng ta mà mỗi cá nhân nắm được chân lý.
Các phương tiện tìm kiếm, tìm thấy, và chia sẻ chân lý hiện đại là gì? Bằng những cách nào sự tự do tìm kiếm, tìm thấy, và chia sẻ này có thể bị ngăn chặn?
Ngày 4 * 24 tháng 6, 2012
Về phần mình, con người nhận thức và thừa nhận những mệnh lệnh của luật Thiên Chúa qua sự trung gian của lương tâm. Trong tất cả các hoạt động của mình, một người bị ràng buộc trung thành theo lương tâm của mình, để họ có thể đến với Thiên Chúa, mà cho Ngài họ đã được tạo dựng. Do đó họ không ai được ép buộc họ hành động trái lương tâm. Mặt khác, không ai có quyền ngăn cản họ làm theo lương tâm của họ, đặc biệt trong vấn đề tôn giáo.
Vì chính bản chất của nó, mà việc thực thi tôn giáo bao gồm trước hết những hành vi nội tâm, tự nguyện, và tự do, nhờ đó con người trực tiếp hướng cuộc đời về Thiên Chúa. Không quyền lực nhân loại nào có thể ra lệnh hoặc ngăn cấm các hành vi loại này.
Tuy nhiên, chính bản chất xã hội của con người đòi hỏi rằng họ phải diễn tả ra ngoài các hành vi nội tâm về tôn giáo; họ nên tham gia với những người khác trong những vấn đề tôn giáo; họ phải tuyên xưng tôn giáo của họ trong cộng đồng. Cho nên, con người và chính trật tự được Thiên Chúa thiết lập bị tổn thương nếu việc tự do thực thi tôn giáo bị khước từ trong xã hội khi những đòi hỏi chính đáng của trật tự công cộng không đòi buộc như thế.
Tuyên Ngôn Tự Do Tôn Giáo
(Dignitatis Humanae), số 3
Ngày 7 tháng 12, 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Tư
Chính nhờ lương tâm của mình mà con người nhận ra những đòi hỏi của luật của Thiên Chúa. Con người phải trung thành làm theo lương tâm của mình nếu họ muốn lớn lên trong sự hiểu biết và kết hợp với Thiên Chúa. Một lần nữa, Công Đồng nhắc lại rằng, vì điều này, không ai bị bắt buộc phải hành động trái với
hay lương tâm của mình, hoặc bị cấm hành động theo lương tâm của mình. Đặc biệt là trường hợp liên quan đến niềm tin tôn giáo của một người. Các Nghị Phụ Công đồng ghi chú rằng điều này áp dụng không những chỉ trong những hành động tôn giáo riêng tư bề trong mà cả những hành động tôn giáo công khai. Con người giữ những niềm tin tôn giáo trong một cộng đồng những tín hữu cùng chí hướng và như thế có quyền công khai sống niềm tin của họ. Ngăn cấm những cách diễn tả công khai chính đáng và thích hợp về niềm tin tôn giáo là trái với trật tự mà Thiên Chúa đã thiết lập cho con người như những sinh vật xã hội và tôn giáo.
Các Nghị Phụ Công Đồng muốn đảm bảo rằng tự do tôn giáo được hiểu là cả riêng tư và công cộng. Nó không thể bị giới hạn vào những gì xảy ra trong nhà thờ. Trái lại, vì tôn giáo theo bản chất của nó là một hiện tượng xã hội, sự hiện diện của nó trong xã hội và văn hóa rộng lớn hơn không thể bị cản trở hoặc cấm đoán.
Bằng những cách nào tôn giáo bị giảm xuống chỉ đơn thuần là cá nhân và tư nhân? Tại sao tôn giáo cần phải có một tiếng nói trong quảng trường công cộng?
Ngày 5 * 25 tháng 6, 2012
Có một điều cần phải xét đến xa hơn nữa. Các hành vi tôn giáo, theo đó con người, riêng tư và công cộng, và vì ý thức về xác tín riêng của mình, hướng cuộc đời của mình về Thiên Chúa, theo bản chất của chúng vượt trên trật tự trần thế và các công việc nhất thời. Do đó, chính phủ phải nhìn nhận và dành ưu tiên cho đời sống tôn giáo của người dân, bởi vì chức năng của chính phủ là chăm lo phúc lộc chung. Tuy nhiên, nếu chính quyền dám trực tiếp hoặc kiềm chế các hành động tôn giáo rõ thì nó rõ ràng là vi phạm giới hạn được quy định cho quyền lực của nó.
Tuyên Ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 3
ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Năm
Điều mà các Nghị Phụ Công Đồng dạy trong đoạn ngắn này rất quan trọng. Trước đó các ngài đã nói rằng chính phủ không được phủ nhận quyền tự do tôn giáo. Ở đây các ngài nói rõ những gì chính phủ nên tích cực làm liên quan đến tôn giáo. Vì người dân, qua niềm tin tôn giáo của họ, hướng cuộc sống mình về Thiên Chúa, chính phủ phải tích cực quan tâm đến việc này. Chính phủ không những không được cản trở đời sống tôn giáo, mà còn phải “dành ưu tiên cho nó.” Vì niềm tin tôn giáo là một điều tốt lành trong nền văn hóa và xã hội, cho nên chính phủ cần phải cổ võ và hỗ trợ những điều tốt mà tôn giáo mang đến cho sự thịnh vượng chung. Điều này không có nghĩa là chính phủ thích tôn giáo này hơn tôn giáo khác, hoặc phải cố gắng truyền cho tôn giáo nên tin hay không tin điều gì. Thay vào đó, chính phủ phải tạo ra một môi trường trong đó đời sống tôn giáo nở hoa vì lợi ích của tất cả mọi người. Khi cung cấp một môi trường ma trong đó mà đời sống tôn giáo được thịnh vượng, chính phủ đóng góp vào lợi ích của cá nhân cũng như của toàn thể xã hội.
Tôn giáo đóng góp cho lợi ích của xã hội ra sao? Nó có thể cản trở lợi ích của xã hội cách nào? Các chính phủ Tây Phương hiện đại nhìn tôn giáo cách tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để chính phủ ngày nay có thể cổ vũ hoặc hỗ trợ cho những sự tốt lành của niềm tin tôn giáo?
Ngày 6 * 26 tháng 6, 2012
Tự do hoặc miễn bị cưỡng bách trong vấn đề tôn giáo là quyền được ban cho con người như những cá nhân cũng phải được công nhận là quyền của họ khi hành động trong cộng đồng. Các cơ quan tôn giáo là một điều cần thiết của bản chất xã hội con người và của chính tôn giáo.
Miễn là những đòi hỏi của trật tự công cộng được tôn trọng, những cơ quan tôn giáo có quyền đòi tự do để có thể tự điều hành theo những quy luật riêng của họ, công khai tôn thờ Đấng Tối Cao, giúp đỡ các thành viên của họ trong việc thực thi đời sống tôn giáo, củng cố họ bằng các giáo huấn, và cổ võ các cơ chế, trong đó họ có thể cùng nhau tham gia nhằm mục đích xắp đặt đời sống cho phù hợp với những nguyên tắc tôn giáo của họ.
Các cơ quan tôn giáo cũng có quyền không bị chính phủ cản trở, hoặc bằng các biện pháp pháp lý hoặc hành vi hành chính, trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, đào tạo, và thuyên chuyển các viên chức riêng của mình, trong việc liên lạc với giáo quyền và cộng đồng tôn giáo ở nước ngoài, trong việc xây dựng các cơ sở cho mục đích tôn giáo, và trong việc thu hoạch và sử dụng ngân quỹ hoặc tài sản thích hợp.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 4
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Sáu
Một lần nữa Công Đồng đề cập đến bản chất công khai của niềm tin tôn giáo. Các cộng đồng tôn giáo có quyền hành động như một cộng đồng đức tin, vì điều này gắn liền với bản chất xã hội của con người và chính niềm tin tôn giáo. Miễn là không vi phạm đến quyền dân sự và tôn giáo của người khác, các cơ quan tôn giáo phải có tự do sống công khai những gì họ tin. Họ phải được tự do tụ họp để thờ phượng, dạy dỗ các thành viên của họ, và phát triển các tổ chức nhằm đẩy mạnh đời sống tôn giáo của các thành viên. Theo truyền thống Công giáo, điều này phải bao gồm các tổ chức và nhà dòng, trường học, huynh đoàn và hội tương tế tôn giáo, các nhóm cầu nguyện, và các nhóm học hỏi Thánh Kinh.
Cũng thế, các cơ quan tôn giáo phải được tự do bổ nhiệm, đào tạo các nhân viên của mình. Đối với Công giáo, nó có nghĩa là Hội Thánh ít ra được tự do bổ nhiệm giám mục và truyền chức linh mục. Nó cũng có nghĩa là người Công giáo được tự do trung thành với Hội Thánh của họ và các nhà lãnh đạo Hội Thánh, đồng thời cũng trung thành với đất nước và các nhà lãnh đạo của nó. Các cơ quan tôn giáo cũng phải được tự do tự quản trị về tài chánh.
Hãy xét đến những thí dụ trong cuộc sống hiện đại, mà trong đó chính phủ liên bang, tiểu bang hoặc địa phương không tôn trọng các quyền nêu trên? Sự liên hệ giữa tự do tôn giáo của cá nhân và các tổ chức là gì?
Ngày 7 * 27 tháng 6, 2012
Các cơ quan tôn giáo cũng có quyền không bị cản trở trong việc công khai giảng dạy và làm chứng cho đức tin của họ, dù bằng lời nói hoặc văn tự. Tuy nhiên, trong việc truyền bá đức tin và giới thiệu các thực hành tôn giáo, mọi người luôn luôn phải tránh mọi hành động có vẻ có tính cách ép buộc, thuyết phục bất chính hay kém ngay thẳng hoặc bất xứng, đặc biệt là đối với những người nghèo túng và chất phác. Hành động như thế phải bị coi là lạm dụng quyền lợi của mình và vi phạm đến quyền lợi của người khác.
Ngoài ra, trong phạm vi ý nghĩa, tự do tôn giáo còn có nghĩa là các cơ quan tôn giáo không bị ngăn cấm trong việc tự do thực thi để biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo lý của mình trong những gì liên quan đến việc tổ chức xã hội và gây cảm hứng cho toàn thể sinh hoạt nhân loại. Sau hết, bản tính xã hội của con người và chính bản chất của tôn giáo tạo thành nền tảng cho quyền của con người trong viêc tự do hội họp hay thành lập những đoàn thể giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do sự thúc đẩy của cảm thức tôn giáo của riêng họ.
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo
(Dignitatis Humanae), số 4
Ngày 7 tháng 12 năm 1965
Suy Niệm cho Ngày Thứ Bảy
Trong khi các Nghị Phụ Công Đồng khẳng định rằng các cơ quan tôn giáo phải được tự do giảng dạy và làm chứng cho đức tin của họ, các ngài cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được lạm dụng sự tự do này. Không phải chỉ chính phủ có thể chối từ sự tự do của họ; trong cố gắng để truyền bá niềm tin của mình, các tôn giáo không nên ép buộc người khác, về thể lý hoặc tâm lý, để cải đạo. Thay vào đó, nhân phẩm và tự do của mỗi người phải được duy trì. Việc chấp nhận niềm tin tôn giáo phải là một hành động tự do, nếu không nó không còn được thực hiện bởi tin là đúng mà vì sợ hãi và sức mạnh. Quyền tuyên xưng và rao giảng đức tin của một người không thể vi phạm cùng quyền ấy của người khác.
Như đã nói, cơ quan tôn giáo phải được tự do đề ra lý do tại sao niềm tin của họ đúng và tại sao nó có giá trị cho những người khác tin vào điều họ tin. Họ cũng phải được tự do nói lên việc niềm tin của họ đóng góp cho lợi ích của xã hội như thế nào.
Có những thí dụ hiện đại nào về việc các cơ quan tôn giáo dùng cưỡng chế trong nỗ lực truyền bá đức tin của họ hoặc cản trở những người khác trong việc thực thi đức tin của mình? Hội Thánh Công Giáo đóng góp những gì cho xã hội và văn hóa?
Đức Khâm Sứ Tòa Thánh thăm GX Thánh Tâm ở Cabramatta TGP Sydney
GX Cabramatta
09:12 17/06/2012
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 17/06/2012 Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Giuseppe Lazzarotto đã đến Giáo Xứ Thánh Tâm Cabramatta TGP Sydney (Sacred Heart Cabramtta Archdiocese Sydney) chủ tế Thánh Lễ ta ơn mừng kỷ niệm Kim Khánh ngày cung hiến ngôi Nhà Thờ Giáo xứ, khai mạc năm Hồng Ân và làm phép tượng đài Thánh Gia và tượng đài Thánh Nữ Mary MacKillop (vị Thánh đầu tiên của nước Úc) đặt trong khuôn viên nhà thờ.
Xem hình ảnh
Sau khi chấm dứt nghi thức làm phép tượng. Đức Khâm Sứ và quý Cha Úc Việt tiến vào nhà thờ cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Đức Khâm Sứ ngỏ lời chúc mừng tất cả mọi người trong Giáo Xứ Cabramatta và đón mừng Năm Hồng Ân. Kế tiếp là nghi thức cung nghinh Phúc Âm rất đặc biệt. Sách Phúc Âm được đặt trong một nồi đất đang nung nấu để trở nên của ăn cho linh hồn chúng ta, được 4 em học sinh cung nghinh từ cuối nhà thờ rước lên cung thánh với 3 hồi chiêng trống rất hào hùng linh thiêng và Cha Dương Thanh Liêm Phó xứ Thánh Tâm mở nắp nồi cho Cha Tuyên úy của Cộng Đồng Ba Lan trịnh trọng nghinh ruớc tuyên đọc Lời Chúa.
Trong bài giảng Đức Khâm Sứ Giuseppe Lazzarotto nói về sự rao giảng của Chúa Giêsu đã gieo vào trong lòng mỗi người một hạt giống, và mỗi người chúng ta phải biết ươm hạt giống đó cho tươi tốt để phát triển và làm chứng nhân cho Thiên Chúa đồng thời cũng phân phát chia sẻ cho tất cả mọi người trong tình yêu của Thiên Chúa và Đức Khâm Sứ nói thêm không có ngôi trường nào thầy giáo nào tuyệt hảo bằng Thầy Giêsu. Chính Thầy Giêsu đã dạy chúng ta biết cách sống tốt đẹp nhất….
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Chính xứ Thánh Tâm Cabramatta Patrick McAucliff ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ, quý Quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Năm Hồng Ân và kỷ niệm 50 năm nhà thờ Cabramatta được xây cất. Trong chuyến viếng thăm này Đức Khâm Sứ đã thay mặt Đúc Thánh Cha ban phép lành trọngthể với Ơn Toàn Xá
Thánh lễ kết thúc, Đức Khâm Sứ ở lại gặp gỡ giáo dân và thăm viếng các gian hàng ẩm thực của Cộng Đồng người Úc, Ba Lan, Ý Đại Lợi, Việt Nam và Samoa. Đặc biệt Cha Dương Thanh Liêm giới thiệu với Đức Khâm Sứ về chiếc Bánh Chưng truyền thống dân tộc của người Việt Nam nơi gian hàng ẩm thực của các bạn trẻ Việt Nam.
Xem hình ảnh
Sau khi chấm dứt nghi thức làm phép tượng. Đức Khâm Sứ và quý Cha Úc Việt tiến vào nhà thờ cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Đức Khâm Sứ ngỏ lời chúc mừng tất cả mọi người trong Giáo Xứ Cabramatta và đón mừng Năm Hồng Ân. Kế tiếp là nghi thức cung nghinh Phúc Âm rất đặc biệt. Sách Phúc Âm được đặt trong một nồi đất đang nung nấu để trở nên của ăn cho linh hồn chúng ta, được 4 em học sinh cung nghinh từ cuối nhà thờ rước lên cung thánh với 3 hồi chiêng trống rất hào hùng linh thiêng và Cha Dương Thanh Liêm Phó xứ Thánh Tâm mở nắp nồi cho Cha Tuyên úy của Cộng Đồng Ba Lan trịnh trọng nghinh ruớc tuyên đọc Lời Chúa.
Trong bài giảng Đức Khâm Sứ Giuseppe Lazzarotto nói về sự rao giảng của Chúa Giêsu đã gieo vào trong lòng mỗi người một hạt giống, và mỗi người chúng ta phải biết ươm hạt giống đó cho tươi tốt để phát triển và làm chứng nhân cho Thiên Chúa đồng thời cũng phân phát chia sẻ cho tất cả mọi người trong tình yêu của Thiên Chúa và Đức Khâm Sứ nói thêm không có ngôi trường nào thầy giáo nào tuyệt hảo bằng Thầy Giêsu. Chính Thầy Giêsu đã dạy chúng ta biết cách sống tốt đẹp nhất….
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Chính xứ Thánh Tâm Cabramatta Patrick McAucliff ngỏ lời cám ơn Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ, quý Quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Năm Hồng Ân và kỷ niệm 50 năm nhà thờ Cabramatta được xây cất. Trong chuyến viếng thăm này Đức Khâm Sứ đã thay mặt Đúc Thánh Cha ban phép lành trọngthể với Ơn Toàn Xá
Thánh lễ kết thúc, Đức Khâm Sứ ở lại gặp gỡ giáo dân và thăm viếng các gian hàng ẩm thực của Cộng Đồng người Úc, Ba Lan, Ý Đại Lợi, Việt Nam và Samoa. Đặc biệt Cha Dương Thanh Liêm giới thiệu với Đức Khâm Sứ về chiếc Bánh Chưng truyền thống dân tộc của người Việt Nam nơi gian hàng ẩm thực của các bạn trẻ Việt Nam.
20 ngàn tín hữu đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha
LM. Trần Đức Anh OP
10:22 17/06/2012
VATICAN. Trưa chúa nhật 17-6-2012, dù trời nắng gắt, đã có lối 20 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với ĐTC.
Trong số những người hiện diện đặc biệt có hàng trăm người thuộc Phong trào Tình Yêu gia đình, tham dự cuộc gặp gỡ tại Roma. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa 2 dụ ngôn trong bài Tin Mừng chúa nhật 11 thường niên năm B, để khích lệ các tín hữu tin tưởng và hy vọng giữa những khó khăn, vất vả và cơ cực. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Phụng vụ hôm nay đề nghị với chúng ta hai dụ ngôn ngắn của Chúa Giêsu: dụ ngôn hạt giống tự mình tăng trưởng và dụ ngôn hạt cải (Xc Mc 4,26-34). Qua những hình ảnh lấy từ nông nghiệp, Chúa trình bày mầu nhiệm Lời và Nước Thiên Chúa, và nêu lý do tại sao chúng ta hy vọng và dấn thân.
Trong dụ ngôn thứ nhất, sự chú ý được dành cho động thái của việc gieo hạt: hạt giống được gieo xuống đất, dù nông dân ngủ hay thức, hạt giống ấy nẩy mầm và tự tăng trưởng. Người gieo giống tín thác rằng công việc của mình không phải là không có kết quả. Điều nâng đỡ nông dân trong những vất vả hằng ngày chính là niềm tín thác nơi sức mạnh của hạt giống và đất tốt. Dụ ngôn này nhắc nhớ mầu nhiệm sáng tạo và cứu chuộc, công trình phong phú của Thiên Chúa trong lịch sử. Chính Ngài là Chủ Tể của Nước Chúa, con người là cộng tác viên khiêm hạ của Chúa, chiêm ngắm và vui mừng vì hoạt động sáng tạo của Chúa và kiên nhẫn chờ đợi thành quả. Phần cuối trình thuật này làm cho chúng ta nghĩ đến sự can thiệp kết thúc của Thiên Chúa trong ngày tận thế, khi Ngài sẽ thực hiện trọn vẹn Nước của Ngài. Thời gian hiện tại là thời kỳ gieo giống, việc tăng trưởng của hạt giống được Chúa bảo đảm. Vì thế mỗi Kitô hữu biết rõ mình phải làm tất cả những gì có thể, nhưng kết quả chung kết là tùy nơi Thiên Chúa: ý thức này nâng đỡ tín hữu giữa những vất vả thường nhật, nhất là trong những tình trạng khó khăn. Về vấn đề này, thánh Ignatio Loyola đã viết: ”Con hãy hành động như thể mọi sự tùy thuộc nơi con, nhưng đồng thời con cũng biết rằng trong thực tế tất cả đều tùy thuộc vào Thiên Chúa” (Xc Pedro de Ribadeneira, Vita di S. Ignazio di Loyola, Milano, 1998).
Cả dụ ngôn thứ hai cũng dùng hình ảnh việc gieo giống. Nhưng ở đây là một hạt giống đặc thù, hạt cải, được coi là nhỏ nhất trong mọi thứ hạt. Dù nhỏ như vậy, nhưng nó đầy sức sống, từ đó nảy sinh một mầm có thể chui ra khỏi đất, mọc lên dưới ánh sáng mặt trời và tăng trưởng đến độ trở thành một ”cây lớn hơn mọi cây khác trong vườn” (Xc Mc 4,32): sự yếu đuối là sức mạnh của hạt giống, sự kiện nó bị nứt vỡ ra chính là năng lực của nó. Cũng vậy đối với Nước Thiên Chúa: là một thực tại nhỏ bé xét về phương diện con người, bao gồm những người thanh bần trong tâm hồn, những người không tín thác nơi sức riêng của mình, nhưng nơi sức mạnh của tình yêu Chúa, những người không đáng kể trước mặt thế gian; nhưng chính qua họ mà sức mạnh của Chúa Kitô được biểu dương và biến đổi những gì có vẻ không phải quan trọng.
Hình ảnh hạt giống đặc biệt được Chúa Giêsu quí chuộng, vì nó biểu lộ rõ mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Trong hai dụ ngôn hôm nay, hình ảnh ấy tượng trưng sự ”tăng trưởng” và ”tương phản”: sự tăng trưởng diễn ra nhờ năng động ở trong chính hạt giống và sự tương phản hiển hiện giữa sự bé nhỏ của hạt giống và sự to lớn của những gì mà hạt giống tạo nên. Sứ điệp ở đây thật là rõ ràng: Nước Thiên Chúa, tuy đòi sự cộng tác của chúng ta, nhưng trước tiên đó là một hồng ân của Chúa, ân thánh đi trước con người và công trình loài người. Sức mạnh bé nhỏ của chúng ta, bề ngoài có vẻ là bất lực trước những vấn đề của thế giới, nhưng nếu được dìm trong sức mạnh của Thiên Chúa thì không sợ những chướng ngại, vì chiến thắng của Chúa là điều chắc chắn. Đó là phép lạ tình yêu của Thiên Chúa, làm nảy mầm và tăng trưởng mọi hạt giống được gieo vãi rộng rãi trên mặt đất. Và kinh nghiệm về phép lạ tình yêu này làm cho chúng ta lạc quan, mặc dù có những khó khăn, đau khổ và bất hạnh mà chúng ta gặp phải. Hạt giống nảy mầm và tăng trưởng, vì chính tình yêu Chúa làm cho nó lớn lên. Đức Trinh Nữ Maria, như đất tốt, đã đón nhận hạt giống Lời Chúa, xin Mẹ củng cố nơi chúng con niềm tin và niềm hy vọng này.
Chào thăm sau Phép Lành
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc nhở mọi người rằng ”Thứ tư tới đây, 20-6, là Ngày Thế Giới về người tị nạn, do LHQ đề xướng. Ngày này muốn lưu ý cộng đồng thế giới về những hoàn cảnh của bao nhiêu người, nhất là các gia đình, buộc lòng phải rời bỏ quê hương, vì bị đe dọa trước các cuộc xung đột võ trang và những hình thức bạo lực trầm trọng. Tòa Thánh cầu nguyện và liên tục quan tâm tới các anh chị em ấy, đồng thời tôi cầu mong rằng các quyền của người tị nạn luôn được tôn trọng và họ sớm có thể đoàn tụ với những người thân yêu.
ĐTC nói thêm rằng: ”Hôm nay, tại Ai Len, có lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể quốc tế, trong tuần qua Đại hội này đã biến thủ đô Dublin thành ”thành phố của Thánh Thể” nơi mà nhiều người họp nhau cầu nguyện trước sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích bàn thờ. Trong mầu nhiệm Thánh Thể, Chúa Giêsu đã muốn ở lại với chúng ta, để dẫn chúng ta vào cuộc hiệp thông với Ngài và giữa chúng ta với nhau. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria Chí Thánh những thành quả được chín mùi trong những ngày suy tư và cầu nguyện này.
ĐTC không quên nhắc đến lễ phong chân phước chiều chúa nhật hôm qua 17-6 và nói rằng: ”Tôi vui mừng nhắc nhớ rằng chiều hôm nay, tại thành Nepi, trong giáo phận Civita Castellana, sẽ có lễ phong chân phước cho Cecilia Eusepi, qua đời lúc mới được 18 tuổi. Thiếu nữ này đã mong ước trở thành một nữ tu thừa sai, nhưng buộc lòng phải rời bỏ tu viện vì bệnh tật, sống với niềm tin không lay chuyển, chứng tỏ một khả năng hy sinh lớn lao để cứu vớt các linh hồn. Trong những ngày cuối đời, trong sự kết hiệp sâu xa với Chúa Kitô chịu đóng đanh, Cecilia thường lập lại: ”Thật là đẹp dường nào khi hiến thân cho Chúa Giêsu, là Đấng đã tận hiến vì chúng ta”.
ĐTC còn chào thăm các tín hữu hành hương bằng các thứ tiếng chính, kèm theo những lời nhắn nhủ dựa theo bài Tin Mừng chúa nhật. Sau cùng bằng tiếng Ý, ngài đặc biệt nhắc đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ do Phong trào Tình Yêu gia đình tổ chức về đề tài “Kinh Lạy Cha và căn cội Kitô của gia đình và xã hội”.
Trong số những người hiện diện đặc biệt có hàng trăm người thuộc Phong trào Tình Yêu gia đình, tham dự cuộc gặp gỡ tại Roma. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa 2 dụ ngôn trong bài Tin Mừng chúa nhật 11 thường niên năm B, để khích lệ các tín hữu tin tưởng và hy vọng giữa những khó khăn, vất vả và cơ cực. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Phụng vụ hôm nay đề nghị với chúng ta hai dụ ngôn ngắn của Chúa Giêsu: dụ ngôn hạt giống tự mình tăng trưởng và dụ ngôn hạt cải (Xc Mc 4,26-34). Qua những hình ảnh lấy từ nông nghiệp, Chúa trình bày mầu nhiệm Lời và Nước Thiên Chúa, và nêu lý do tại sao chúng ta hy vọng và dấn thân.
Trong dụ ngôn thứ nhất, sự chú ý được dành cho động thái của việc gieo hạt: hạt giống được gieo xuống đất, dù nông dân ngủ hay thức, hạt giống ấy nẩy mầm và tự tăng trưởng. Người gieo giống tín thác rằng công việc của mình không phải là không có kết quả. Điều nâng đỡ nông dân trong những vất vả hằng ngày chính là niềm tín thác nơi sức mạnh của hạt giống và đất tốt. Dụ ngôn này nhắc nhớ mầu nhiệm sáng tạo và cứu chuộc, công trình phong phú của Thiên Chúa trong lịch sử. Chính Ngài là Chủ Tể của Nước Chúa, con người là cộng tác viên khiêm hạ của Chúa, chiêm ngắm và vui mừng vì hoạt động sáng tạo của Chúa và kiên nhẫn chờ đợi thành quả. Phần cuối trình thuật này làm cho chúng ta nghĩ đến sự can thiệp kết thúc của Thiên Chúa trong ngày tận thế, khi Ngài sẽ thực hiện trọn vẹn Nước của Ngài. Thời gian hiện tại là thời kỳ gieo giống, việc tăng trưởng của hạt giống được Chúa bảo đảm. Vì thế mỗi Kitô hữu biết rõ mình phải làm tất cả những gì có thể, nhưng kết quả chung kết là tùy nơi Thiên Chúa: ý thức này nâng đỡ tín hữu giữa những vất vả thường nhật, nhất là trong những tình trạng khó khăn. Về vấn đề này, thánh Ignatio Loyola đã viết: ”Con hãy hành động như thể mọi sự tùy thuộc nơi con, nhưng đồng thời con cũng biết rằng trong thực tế tất cả đều tùy thuộc vào Thiên Chúa” (Xc Pedro de Ribadeneira, Vita di S. Ignazio di Loyola, Milano, 1998).
Cả dụ ngôn thứ hai cũng dùng hình ảnh việc gieo giống. Nhưng ở đây là một hạt giống đặc thù, hạt cải, được coi là nhỏ nhất trong mọi thứ hạt. Dù nhỏ như vậy, nhưng nó đầy sức sống, từ đó nảy sinh một mầm có thể chui ra khỏi đất, mọc lên dưới ánh sáng mặt trời và tăng trưởng đến độ trở thành một ”cây lớn hơn mọi cây khác trong vườn” (Xc Mc 4,32): sự yếu đuối là sức mạnh của hạt giống, sự kiện nó bị nứt vỡ ra chính là năng lực của nó. Cũng vậy đối với Nước Thiên Chúa: là một thực tại nhỏ bé xét về phương diện con người, bao gồm những người thanh bần trong tâm hồn, những người không tín thác nơi sức riêng của mình, nhưng nơi sức mạnh của tình yêu Chúa, những người không đáng kể trước mặt thế gian; nhưng chính qua họ mà sức mạnh của Chúa Kitô được biểu dương và biến đổi những gì có vẻ không phải quan trọng.
Hình ảnh hạt giống đặc biệt được Chúa Giêsu quí chuộng, vì nó biểu lộ rõ mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Trong hai dụ ngôn hôm nay, hình ảnh ấy tượng trưng sự ”tăng trưởng” và ”tương phản”: sự tăng trưởng diễn ra nhờ năng động ở trong chính hạt giống và sự tương phản hiển hiện giữa sự bé nhỏ của hạt giống và sự to lớn của những gì mà hạt giống tạo nên. Sứ điệp ở đây thật là rõ ràng: Nước Thiên Chúa, tuy đòi sự cộng tác của chúng ta, nhưng trước tiên đó là một hồng ân của Chúa, ân thánh đi trước con người và công trình loài người. Sức mạnh bé nhỏ của chúng ta, bề ngoài có vẻ là bất lực trước những vấn đề của thế giới, nhưng nếu được dìm trong sức mạnh của Thiên Chúa thì không sợ những chướng ngại, vì chiến thắng của Chúa là điều chắc chắn. Đó là phép lạ tình yêu của Thiên Chúa, làm nảy mầm và tăng trưởng mọi hạt giống được gieo vãi rộng rãi trên mặt đất. Và kinh nghiệm về phép lạ tình yêu này làm cho chúng ta lạc quan, mặc dù có những khó khăn, đau khổ và bất hạnh mà chúng ta gặp phải. Hạt giống nảy mầm và tăng trưởng, vì chính tình yêu Chúa làm cho nó lớn lên. Đức Trinh Nữ Maria, như đất tốt, đã đón nhận hạt giống Lời Chúa, xin Mẹ củng cố nơi chúng con niềm tin và niềm hy vọng này.
Chào thăm sau Phép Lành
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc nhở mọi người rằng ”Thứ tư tới đây, 20-6, là Ngày Thế Giới về người tị nạn, do LHQ đề xướng. Ngày này muốn lưu ý cộng đồng thế giới về những hoàn cảnh của bao nhiêu người, nhất là các gia đình, buộc lòng phải rời bỏ quê hương, vì bị đe dọa trước các cuộc xung đột võ trang và những hình thức bạo lực trầm trọng. Tòa Thánh cầu nguyện và liên tục quan tâm tới các anh chị em ấy, đồng thời tôi cầu mong rằng các quyền của người tị nạn luôn được tôn trọng và họ sớm có thể đoàn tụ với những người thân yêu.
ĐTC nói thêm rằng: ”Hôm nay, tại Ai Len, có lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể quốc tế, trong tuần qua Đại hội này đã biến thủ đô Dublin thành ”thành phố của Thánh Thể” nơi mà nhiều người họp nhau cầu nguyện trước sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích bàn thờ. Trong mầu nhiệm Thánh Thể, Chúa Giêsu đã muốn ở lại với chúng ta, để dẫn chúng ta vào cuộc hiệp thông với Ngài và giữa chúng ta với nhau. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria Chí Thánh những thành quả được chín mùi trong những ngày suy tư và cầu nguyện này.
ĐTC không quên nhắc đến lễ phong chân phước chiều chúa nhật hôm qua 17-6 và nói rằng: ”Tôi vui mừng nhắc nhớ rằng chiều hôm nay, tại thành Nepi, trong giáo phận Civita Castellana, sẽ có lễ phong chân phước cho Cecilia Eusepi, qua đời lúc mới được 18 tuổi. Thiếu nữ này đã mong ước trở thành một nữ tu thừa sai, nhưng buộc lòng phải rời bỏ tu viện vì bệnh tật, sống với niềm tin không lay chuyển, chứng tỏ một khả năng hy sinh lớn lao để cứu vớt các linh hồn. Trong những ngày cuối đời, trong sự kết hiệp sâu xa với Chúa Kitô chịu đóng đanh, Cecilia thường lập lại: ”Thật là đẹp dường nào khi hiến thân cho Chúa Giêsu, là Đấng đã tận hiến vì chúng ta”.
ĐTC còn chào thăm các tín hữu hành hương bằng các thứ tiếng chính, kèm theo những lời nhắn nhủ dựa theo bài Tin Mừng chúa nhật. Sau cùng bằng tiếng Ý, ngài đặc biệt nhắc đến các tham dự viên cuộc gặp gỡ do Phong trào Tình Yêu gia đình tổ chức về đề tài “Kinh Lạy Cha và căn cội Kitô của gia đình và xã hội”.
Sứ điệp Video Đức Thánh Cha gửi Đại Hội Thánh Thể quốc tế thứ 50 tại Dublin
LM. Trần Đức Anh, OP
10:26 17/06/2012
DUBLIN. Chiều chúa nhật 17-6-2012, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp Video cho các tham dự viên Đại Hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 50 và loan báo Đại hội thứ 51 sẽ tiến hành tại thành phố Cebu, Philippines vào năm 2012.
Đại hội Thánh thể quốc tế lần thứ 50 đã kết thúc sau một tuần lễ tiến hành với chủ đề ”Thánh Thể: hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau”. Thánh Lễ bế mạc lúc 4 giờ chiều do ĐHY Đặc Sứ của ĐTC, Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM chủ sự, cùng với đông đảo các HY, GM và LM đến từ hơn 120 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, trước sự hiện diện của 80 ngàn tín hữu Ai Len và nước ngoài.
Cuối thánh lễ, sứ điệp Video của ĐTC đã được công bố cho các tham dự viên:
Anh chị em thân mến,
Với lòng rất quí mến trong Chúa, tôi chào thăm tất cả anh chị em đang tụ họp tại Dublin dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế thứ 50, đặc biệt là ĐHY Brady, Đức TGM Martin, hàng giáo sĩ, tu sĩ và các tín hữu Ailen, cũng như tất cả anh chị em đến từ nơi xa để hỗ trợ Giáo Hội tại Ailen bằng sự hiện diện và kinh nguyện.
Chủ đề Đại hội ”Hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta” đưa chúng ta suy tư về Giáo Hội như mầu nhiệm hiệp thông với Chúa và với tất cả các chi thể của Thân Mình Ngài. Từ thời kỳ đầu tiên, ý niệm koinonia hoặc hiệp thông đã ở trung tâm sự hiểu biết của Giáo Hội về chính mình, ở trung tâm quan hệ của Giáo Hội với Chúa Kitô là Đấng Sáng Lập và các bí tích mà Giáo Hội cử hành, trước hết là Thánh Thể. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được tháp nhập vào cái chết của Chúa Kitô, chúng ta tái sinh trong đại gia đình các anh chị em của Chúa Giêsu Kitô; nhờ bí tích Thêm Sức, chúng ta nhận ấn tích của Chúa Thánh Thần, và khi chia sẻ Thánh Thể, chúng ta được hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau một cách hữu hình trên trái đất này. Chúng ta cũng nhận được lời hứa đời sống vĩnh cửu mai hậu.
Ngoài ra, Đại hội diễn ra giữa lúc Giáo Hội trên toàn thế giới chuẩn bị cử hành Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, một biến cố khơi lên sự canh tân nghi lễ Roma một cách sâu rộng chưa từng có trước đây. Dựa trên sự quí chuộng ngày càng sâu đậm hơn đối với các nguồn mạch của phụng vụ, Công đồng đã cổ võ các tín hữu tham gia trọn vẹn và tích cực vào Hy tế Thánh Thể. Ngày nay, nhìn lại từ thời các nghị phụ Công đồng mong ước canh tân phụng vụ cho đến bây giờ, và dưới ánh sáng kinh nghiệm hoàn vũ của Giáo Hội trong thời kỳ sau đó, người ta thấy rõ kết quả thật là lớn lao, nhưng cũng có nhiều sự hiểu lầm và trục trặc. Sự canh tân những hình thức bên ngoài, mà các nghị phụ mong muốn, nhắm làm cho việc đi sâu vào mầu nhiệm được dễ dàng hơn. Mục đích đích thực của sự canh tân là dẫn đưa tín hữu đến cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa hiện diện trong Thánh Thể, và qua đó với Thiên Chúa hằng sống, đến độ nhờ sự tiếp xúc như thế với tình yêu Chúa Kitô, tình yêu thương giữa các anh chị em với nhau cũng có thể tăng trưởng. Nhưng nhiều khi việc duyệt lại các hình thức phụng vụ chỉ ở lại mức độ bên ngoài, và sự tham dự tích cực bị lu mờ với hoạt động bên ngoài như thế. Vì vậy, vẫn còn nhiều điều phải làm trên con đường canh tân đích thực về phụng vụ. Trong một thế giới đổi thay, ngày càng chú tâm tới vật chất, chúng ta phải học cách tái nhận ra sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa Phục Sinh, là Đấng duy nhất có thể ban hơi thở và chiều sâu xa cho đời sống chúng ta.
Thánh Thể là việc phụng tự của toàn thể Giáo Hội, nhưng cũng đòi hỏi sự dấn thân trọn vẹn của mỗi tín hữu Kitô trong sứ mạng của Giáo Hội; Thánh Thể chứa đựng một lời kêu gọi hãy trở nên dân thánh của Thiên Chúa, nhưng cũng kêu gọi mỗi người hãy nên thánh; Thánh Thể cần phải được cử hành với niềm vui lớn lao và đơn sơ, nhưng cũng phải tha thứ cho các anh chị em; Thánh Thể liên kết chúng ta với nhau trong Thánh Thần, những cũng truyền cho chúng ta, trong cùng Thánh Thần, hãy mang Tin Mừng cứu độ cho tha nhân.
Ngoài ra, Thánh Thể là lễ tưởng niệm Hy tế của Chúa Kitô trên thập giá, Mình và Máu Ngài được dâng hiến trong giao ước mới và vĩnh cửu để tha tội và biến đổi thế giới. Ailen qua bao thế kỷ đã được hình thành nhờ Thánh Thể ở bình diện sâu xa nhất và, nhờ sức mạnh và ơn thánh của Thánh Thể, bao thế hệ các đan sĩ, các vị tử đạo và thừa sai đã sống đức tin một cách anh dũng nơi quê hương của mình và thông truyền Tin Mừng tình thương và ơn tha thứ của Thiên Chúa vượt lên trên các biên cương của anh chị em. Anh chị em là những người thừa kế của một Giáo Hội đã từng là năng lực mạnh mẽ của sự thiện trong thế giới, và đã cống hiến cho rất nhiều người khác một tình yêu sâu xa và lâu bền đối với Chúa Kitô và Mẹ Thánh của Ngài. Các tiền nhân của anh chị em trong Giáo Hội tại Ai Len đã biết cách dấn thân nên thánh và sống theo niềm tin trong đời sống bản thân, biết cách rao giảng niềm vui đến từ Tin Mừng, thăng tiến tầm quan trọng được thuộc về Giáo Hội hoàn vũ trong niềm hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô, và họ cũng biết cách thông truyền cho các thế hệ tương lai lòng yêu mến đức tin và các nhân đức Kitô giáo. Niềm tin Công Giáo của chúng ta, được tràn đầy cảm thức sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa, được vẻ đẹp của thiên nhiên quanh chúng ta thu hút, và được thanh tẩy nhờ sự thống hối bản thân và ý thức về ơn tha thứ của Thiên Chúa, đó là một gia sản được kiện toàn một cách chắc chắn và được nuôi dưỡng khi được đều đặn đặt trên bàn thờ của Chúa trong Hy tế Thánh Lễ. Lòng biết ơn và niềm vui vì lịch sử tin yêu lớn lao dường ấy gần đây đã bị giao động một cách kinh khủng vì sự tỏ lộ những tội do các linh mục và những người thánh hiến đã phạm đối với những người đã được ủy thác cho họ chăm sóc. Thay vì chỉ cho các em con đường dẫn về Chúa Kitô, về Thiên Chúa, thay vì làm chứng về lòng từ nhân của Chúa, thì họ lại lạm dụng các em và làm thương tổn uy tín sứ điệp của Giáo Hội. Làm sao chúng ta có thể giải thích sự kiện những người đã thường xuyên lãnh nhận Mình Thánh Chúa và xưng thú các tội lỗi của mình trong bí tích Thống hối mà lại xúc phạm dường ấy? Đó thực là một mầu nhiệm. Nhưng hiển nhiên là đạo Kitô của họ không còn được nuôi dưỡng bằng cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Giêsu Kitô: nhưng chỉ là một tập quán mà thôi. Hoạt động của Công đồng trong thực tế nhắm vượt thắng hình thức Kitô giáo như thế và tái khám phá đức tin như một quan hệ bản thân sâu xa với lòng từ nhân của Chúa Giêsu Kitô. Đại Hội Thánh Thể có mục đích tương tự như vậy. Nơi đây chúng ta mong ước gặp Chúa Phục Sinh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa đánh động trong nội tâm sâu xa của chúng ta. Ước gì Đấng đã thổi hơi trên các Tông Đồ trong ngày lễ Vượt Qua để thông truyền Thần Khí của Ngài cho họ, cũng ban cho chúng ta theo cùng một thể thức ấy hơi thở, quyền năng của Thánh Thần, và như thế giúp chúng ta trở thành những chứng nhân đích thực về tình thương của Chúa, những chứng nhân về chân lý của Ngài. Chân lý của Chúa là tình thương. Tình thương của Chúa Kitô là chân lý.
”Anh chị em thân mến, tôi cầu nguyện để Đại Hội Thánh Thể, đối với mỗi người trong anh chị em, là một kinh nghiệm tinh thần phong phú về sự hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Đồng thời tôi muốn mời gọi anh chị em hiệp với tôi xin Chúa chúc lành cho Đại Hội Thánh Thể quốc tế kỳ tới sẽ diễn ra vào năm 2016 tại thành phố Cebu! Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt tới nhân dân Philippines, và cam đoan gần gũi họ qua kinh nguyện trong thời kỳ chuẩn bị cho Đại hội này của Giáo Hội. Tôi chắc chắn rằng Đại hội Thánh Thể sẽ mang lại một sự canh tân tinh thần lâu dài không những cho các tín hữu Philippines, nhưng còn cho các tham dự viên từ các nơi trên thế giới nữa. Trong khi đó, tôi phó thác mỗi tham dự viên Đại hội Thánh Thể hiện nay cho sự bảo vệ yêu thương của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và cho thánh Patrick, Đại Bổn mạng của Ai Len; và như bảo chứng niềm vui và an bình trong Chúa, tôi chân thành ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.
Đại hội Thánh thể quốc tế lần thứ 50 đã kết thúc sau một tuần lễ tiến hành với chủ đề ”Thánh Thể: hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau”. Thánh Lễ bế mạc lúc 4 giờ chiều do ĐHY Đặc Sứ của ĐTC, Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM chủ sự, cùng với đông đảo các HY, GM và LM đến từ hơn 120 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, trước sự hiện diện của 80 ngàn tín hữu Ai Len và nước ngoài.
Cuối thánh lễ, sứ điệp Video của ĐTC đã được công bố cho các tham dự viên:
Anh chị em thân mến,
Với lòng rất quí mến trong Chúa, tôi chào thăm tất cả anh chị em đang tụ họp tại Dublin dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế thứ 50, đặc biệt là ĐHY Brady, Đức TGM Martin, hàng giáo sĩ, tu sĩ và các tín hữu Ailen, cũng như tất cả anh chị em đến từ nơi xa để hỗ trợ Giáo Hội tại Ailen bằng sự hiện diện và kinh nguyện.
Chủ đề Đại hội ”Hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta” đưa chúng ta suy tư về Giáo Hội như mầu nhiệm hiệp thông với Chúa và với tất cả các chi thể của Thân Mình Ngài. Từ thời kỳ đầu tiên, ý niệm koinonia hoặc hiệp thông đã ở trung tâm sự hiểu biết của Giáo Hội về chính mình, ở trung tâm quan hệ của Giáo Hội với Chúa Kitô là Đấng Sáng Lập và các bí tích mà Giáo Hội cử hành, trước hết là Thánh Thể. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được tháp nhập vào cái chết của Chúa Kitô, chúng ta tái sinh trong đại gia đình các anh chị em của Chúa Giêsu Kitô; nhờ bí tích Thêm Sức, chúng ta nhận ấn tích của Chúa Thánh Thần, và khi chia sẻ Thánh Thể, chúng ta được hiệp thông với Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau một cách hữu hình trên trái đất này. Chúng ta cũng nhận được lời hứa đời sống vĩnh cửu mai hậu.
Ngoài ra, Đại hội diễn ra giữa lúc Giáo Hội trên toàn thế giới chuẩn bị cử hành Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, một biến cố khơi lên sự canh tân nghi lễ Roma một cách sâu rộng chưa từng có trước đây. Dựa trên sự quí chuộng ngày càng sâu đậm hơn đối với các nguồn mạch của phụng vụ, Công đồng đã cổ võ các tín hữu tham gia trọn vẹn và tích cực vào Hy tế Thánh Thể. Ngày nay, nhìn lại từ thời các nghị phụ Công đồng mong ước canh tân phụng vụ cho đến bây giờ, và dưới ánh sáng kinh nghiệm hoàn vũ của Giáo Hội trong thời kỳ sau đó, người ta thấy rõ kết quả thật là lớn lao, nhưng cũng có nhiều sự hiểu lầm và trục trặc. Sự canh tân những hình thức bên ngoài, mà các nghị phụ mong muốn, nhắm làm cho việc đi sâu vào mầu nhiệm được dễ dàng hơn. Mục đích đích thực của sự canh tân là dẫn đưa tín hữu đến cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa hiện diện trong Thánh Thể, và qua đó với Thiên Chúa hằng sống, đến độ nhờ sự tiếp xúc như thế với tình yêu Chúa Kitô, tình yêu thương giữa các anh chị em với nhau cũng có thể tăng trưởng. Nhưng nhiều khi việc duyệt lại các hình thức phụng vụ chỉ ở lại mức độ bên ngoài, và sự tham dự tích cực bị lu mờ với hoạt động bên ngoài như thế. Vì vậy, vẫn còn nhiều điều phải làm trên con đường canh tân đích thực về phụng vụ. Trong một thế giới đổi thay, ngày càng chú tâm tới vật chất, chúng ta phải học cách tái nhận ra sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa Phục Sinh, là Đấng duy nhất có thể ban hơi thở và chiều sâu xa cho đời sống chúng ta.
Thánh Thể là việc phụng tự của toàn thể Giáo Hội, nhưng cũng đòi hỏi sự dấn thân trọn vẹn của mỗi tín hữu Kitô trong sứ mạng của Giáo Hội; Thánh Thể chứa đựng một lời kêu gọi hãy trở nên dân thánh của Thiên Chúa, nhưng cũng kêu gọi mỗi người hãy nên thánh; Thánh Thể cần phải được cử hành với niềm vui lớn lao và đơn sơ, nhưng cũng phải tha thứ cho các anh chị em; Thánh Thể liên kết chúng ta với nhau trong Thánh Thần, những cũng truyền cho chúng ta, trong cùng Thánh Thần, hãy mang Tin Mừng cứu độ cho tha nhân.
Ngoài ra, Thánh Thể là lễ tưởng niệm Hy tế của Chúa Kitô trên thập giá, Mình và Máu Ngài được dâng hiến trong giao ước mới và vĩnh cửu để tha tội và biến đổi thế giới. Ailen qua bao thế kỷ đã được hình thành nhờ Thánh Thể ở bình diện sâu xa nhất và, nhờ sức mạnh và ơn thánh của Thánh Thể, bao thế hệ các đan sĩ, các vị tử đạo và thừa sai đã sống đức tin một cách anh dũng nơi quê hương của mình và thông truyền Tin Mừng tình thương và ơn tha thứ của Thiên Chúa vượt lên trên các biên cương của anh chị em. Anh chị em là những người thừa kế của một Giáo Hội đã từng là năng lực mạnh mẽ của sự thiện trong thế giới, và đã cống hiến cho rất nhiều người khác một tình yêu sâu xa và lâu bền đối với Chúa Kitô và Mẹ Thánh của Ngài. Các tiền nhân của anh chị em trong Giáo Hội tại Ai Len đã biết cách dấn thân nên thánh và sống theo niềm tin trong đời sống bản thân, biết cách rao giảng niềm vui đến từ Tin Mừng, thăng tiến tầm quan trọng được thuộc về Giáo Hội hoàn vũ trong niềm hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô, và họ cũng biết cách thông truyền cho các thế hệ tương lai lòng yêu mến đức tin và các nhân đức Kitô giáo. Niềm tin Công Giáo của chúng ta, được tràn đầy cảm thức sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa, được vẻ đẹp của thiên nhiên quanh chúng ta thu hút, và được thanh tẩy nhờ sự thống hối bản thân và ý thức về ơn tha thứ của Thiên Chúa, đó là một gia sản được kiện toàn một cách chắc chắn và được nuôi dưỡng khi được đều đặn đặt trên bàn thờ của Chúa trong Hy tế Thánh Lễ. Lòng biết ơn và niềm vui vì lịch sử tin yêu lớn lao dường ấy gần đây đã bị giao động một cách kinh khủng vì sự tỏ lộ những tội do các linh mục và những người thánh hiến đã phạm đối với những người đã được ủy thác cho họ chăm sóc. Thay vì chỉ cho các em con đường dẫn về Chúa Kitô, về Thiên Chúa, thay vì làm chứng về lòng từ nhân của Chúa, thì họ lại lạm dụng các em và làm thương tổn uy tín sứ điệp của Giáo Hội. Làm sao chúng ta có thể giải thích sự kiện những người đã thường xuyên lãnh nhận Mình Thánh Chúa và xưng thú các tội lỗi của mình trong bí tích Thống hối mà lại xúc phạm dường ấy? Đó thực là một mầu nhiệm. Nhưng hiển nhiên là đạo Kitô của họ không còn được nuôi dưỡng bằng cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Giêsu Kitô: nhưng chỉ là một tập quán mà thôi. Hoạt động của Công đồng trong thực tế nhắm vượt thắng hình thức Kitô giáo như thế và tái khám phá đức tin như một quan hệ bản thân sâu xa với lòng từ nhân của Chúa Giêsu Kitô. Đại Hội Thánh Thể có mục đích tương tự như vậy. Nơi đây chúng ta mong ước gặp Chúa Phục Sinh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa đánh động trong nội tâm sâu xa của chúng ta. Ước gì Đấng đã thổi hơi trên các Tông Đồ trong ngày lễ Vượt Qua để thông truyền Thần Khí của Ngài cho họ, cũng ban cho chúng ta theo cùng một thể thức ấy hơi thở, quyền năng của Thánh Thần, và như thế giúp chúng ta trở thành những chứng nhân đích thực về tình thương của Chúa, những chứng nhân về chân lý của Ngài. Chân lý của Chúa là tình thương. Tình thương của Chúa Kitô là chân lý.
”Anh chị em thân mến, tôi cầu nguyện để Đại Hội Thánh Thể, đối với mỗi người trong anh chị em, là một kinh nghiệm tinh thần phong phú về sự hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Đồng thời tôi muốn mời gọi anh chị em hiệp với tôi xin Chúa chúc lành cho Đại Hội Thánh Thể quốc tế kỳ tới sẽ diễn ra vào năm 2016 tại thành phố Cebu! Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt tới nhân dân Philippines, và cam đoan gần gũi họ qua kinh nguyện trong thời kỳ chuẩn bị cho Đại hội này của Giáo Hội. Tôi chắc chắn rằng Đại hội Thánh Thể sẽ mang lại một sự canh tân tinh thần lâu dài không những cho các tín hữu Philippines, nhưng còn cho các tham dự viên từ các nơi trên thế giới nữa. Trong khi đó, tôi phó thác mỗi tham dự viên Đại hội Thánh Thể hiện nay cho sự bảo vệ yêu thương của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và cho thánh Patrick, Đại Bổn mạng của Ai Len; và như bảo chứng niềm vui và an bình trong Chúa, tôi chân thành ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.
Top Stories
Pope Benedict announces next Congress to take place in the Philippines
Junno Arocho
11:43 17/06/2012
DUBLIN, Ireland, JUNE 17, 2012 (Zenit.org).- Thunderous applause erupted at Croke Park Stadium as Pope Benedict XVI appeared on the video screens to address those present at the closing Mass of the 50thInternational Eucharistic Congress in Dublin today.
The Holy Father greeted all the participants on reflected on the theme of the congress: Communion with Christ and With One Another, saying that the notion of koinonia (communion) has been central to the understanding of the Church, its relationship with Christ, and in the sacraments, particularly, the Eucharist.
The pope also spoke of the congress coinciding with the 50thanniversary of the Second Vatican Council. “Based upon a deepening appreciation of the sources of the liturgy, the Council promoted the full and active participation of the faithful in the Eucharistic sacrifice, he said.
“At our distance today from the Council Fathers’ expressed desires regarding liturgical renewal, and in the light of the universal Church’s experience in the intervening period, it is clear that a great deal has been achieved; but it is equally clear that there have been many misunderstandings and irregularities.”
Speaking of the impact that the Eucharist has had on the history of the Church in Ireland, Pope Benedict applauded the nation's monks, martyrs, and missionaries that “have heroically lived the faith at home and spread the Good News of God’s love and forgiveness well beyond your shores.”
“You are the heirs to a Church that has been a mighty force for good in the world, and which has given a profound and enduring love of Christ and his blessed Mother to many, many others. Your forebears in the Church in Ireland knew how to strive for holiness and constancy in their personal lives, how to preach the joy that comes from the Gospel, how to promote the importance of belonging to the universal Church in communion with the See of Peter, and how to pass on a love of the faith and Christian virtue to other generations, he said.”
Pope Benedict also addressed the scandal of clergy abuse in the Catholic Church in Ireland, saying that the Christianity of those in the church who have abused and undermined the credibility of the Church “was no longer nourished by joyful encounter with Jesus Christ: it had become merely a matter of habit.” He then stated that both the Second Vatican Council and the Eucharistic Congress aims at overcoming that kind of Christianity and lead to a rediscovery of true faith in Jesus Christ.
Towards the end of his statement, the pontiff announced that 51stInternational Eucharistic Congress in 2016 would be held in Cebu City, Philippines. As the announcement was made, thousands of participants from the future host nation waved their flags and applauded with joy.
“To the people of the Philippines I send warm greetings and an assurance of my closeness in prayer during the period of preparation for this great ecclesial gathering. I am confident that it will bring lasting spiritual renewal not only to them but to all the participants from across the globe,” he said. The pope concluded his message by imparting his Apostolic Blessing to all present.
After the papal message, Archbishop Diarmuid Martin, archbishop of Dublin reminisced on the events of the past few days, saying that the Eucharist “has awakened in our hearts something which went way beyond our plans and expectations.” “The Eucharist has been the nourishment of the extraordinary sense of our communion with one another which those of us who have been in the RDS and are here today have experienced. We have experienced the communion of the Church. We have been enriched by our sharing with those who have joined us from over 120 countries, he said.”
The Irish prelate expressed his gratitude to Irish president, Michael D. Higgins, who along with Taoiseach (Prime Minister) Enda Kenny and other public figures from all of Ireland were present at the Mass.
Archbishop Martin also congratulated the diocese of Cebu City on their selection as host city of the next Eucharistic Congress. “We pray that the Congress will bring the same special blessing to that city and diocese and nation as this Congress has brought to Dublin and Ireland. I am told that in the monsoon season you can produce rain storms which equal or even surpass the ones we experienced in these last days.”
The archbishop concluded his statement asking those present to carry what they have received in this congress as a preparation for the upcoming year of faith, which will be inaugurated by Pope Benedict XVI this October. “His words about that year can be a program for us as we move forward from this Eucharistic Congress,” he said.
“We want this Year to arouse in every believer the aspiration to professthe faith in fullness and with renewed conviction, with confidence and hope…; to intensify the celebration of the faith in the liturgy, especially in the Eucharist…; to ensure that believers’ witnessof life may grow in credibility; to rediscover the content of the faith that is professed, celebrated, lived and prayed.”
The Holy Father greeted all the participants on reflected on the theme of the congress: Communion with Christ and With One Another, saying that the notion of koinonia (communion) has been central to the understanding of the Church, its relationship with Christ, and in the sacraments, particularly, the Eucharist.
The pope also spoke of the congress coinciding with the 50thanniversary of the Second Vatican Council. “Based upon a deepening appreciation of the sources of the liturgy, the Council promoted the full and active participation of the faithful in the Eucharistic sacrifice, he said.
“At our distance today from the Council Fathers’ expressed desires regarding liturgical renewal, and in the light of the universal Church’s experience in the intervening period, it is clear that a great deal has been achieved; but it is equally clear that there have been many misunderstandings and irregularities.”
Speaking of the impact that the Eucharist has had on the history of the Church in Ireland, Pope Benedict applauded the nation's monks, martyrs, and missionaries that “have heroically lived the faith at home and spread the Good News of God’s love and forgiveness well beyond your shores.”
“You are the heirs to a Church that has been a mighty force for good in the world, and which has given a profound and enduring love of Christ and his blessed Mother to many, many others. Your forebears in the Church in Ireland knew how to strive for holiness and constancy in their personal lives, how to preach the joy that comes from the Gospel, how to promote the importance of belonging to the universal Church in communion with the See of Peter, and how to pass on a love of the faith and Christian virtue to other generations, he said.”
Pope Benedict also addressed the scandal of clergy abuse in the Catholic Church in Ireland, saying that the Christianity of those in the church who have abused and undermined the credibility of the Church “was no longer nourished by joyful encounter with Jesus Christ: it had become merely a matter of habit.” He then stated that both the Second Vatican Council and the Eucharistic Congress aims at overcoming that kind of Christianity and lead to a rediscovery of true faith in Jesus Christ.
Towards the end of his statement, the pontiff announced that 51stInternational Eucharistic Congress in 2016 would be held in Cebu City, Philippines. As the announcement was made, thousands of participants from the future host nation waved their flags and applauded with joy.
“To the people of the Philippines I send warm greetings and an assurance of my closeness in prayer during the period of preparation for this great ecclesial gathering. I am confident that it will bring lasting spiritual renewal not only to them but to all the participants from across the globe,” he said. The pope concluded his message by imparting his Apostolic Blessing to all present.
After the papal message, Archbishop Diarmuid Martin, archbishop of Dublin reminisced on the events of the past few days, saying that the Eucharist “has awakened in our hearts something which went way beyond our plans and expectations.” “The Eucharist has been the nourishment of the extraordinary sense of our communion with one another which those of us who have been in the RDS and are here today have experienced. We have experienced the communion of the Church. We have been enriched by our sharing with those who have joined us from over 120 countries, he said.”
The Irish prelate expressed his gratitude to Irish president, Michael D. Higgins, who along with Taoiseach (Prime Minister) Enda Kenny and other public figures from all of Ireland were present at the Mass.
Archbishop Martin also congratulated the diocese of Cebu City on their selection as host city of the next Eucharistic Congress. “We pray that the Congress will bring the same special blessing to that city and diocese and nation as this Congress has brought to Dublin and Ireland. I am told that in the monsoon season you can produce rain storms which equal or even surpass the ones we experienced in these last days.”
The archbishop concluded his statement asking those present to carry what they have received in this congress as a preparation for the upcoming year of faith, which will be inaugurated by Pope Benedict XVI this October. “His words about that year can be a program for us as we move forward from this Eucharistic Congress,” he said.
“We want this Year to arouse in every believer the aspiration to professthe faith in fullness and with renewed conviction, with confidence and hope…; to intensify the celebration of the faith in the liturgy, especially in the Eucharist…; to ensure that believers’ witnessof life may grow in credibility; to rediscover the content of the faith that is professed, celebrated, lived and prayed.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Thanh Hóa tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa
GP Thanh Hóa
09:13 17/06/2012
Giáo Phận Thanh Hóa Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa
Gpthanhhoa _ Trong một những năm gần đây, giáo phận Thanh Hóa luôn dành ra một ngày đặc biệt tôn vinh lòng thương xót Chúa.
Hôm nay, ngày 15/06/2012 là một ngày đặc biệt như thế. Mới sớm mai, khi ánh bình minh còn le lói cuối chân trời, đoàn chiên xứ Thanh từ khắp nơi đã đổ về giáo xứ Mẹ Chính Tòa. Những chiếc xe nối tiếp nhau. Người người hối hả với những bước chân vội để kiếm một chỗ đẹp dự thánh lễ. Các bà của cộng đoàn Lòng thương xót Chúa các giáo xứ mặc những bộ áo dài đỏ, biểu tượng cho máu Chúa đã đổ vì loài người. Những chiếc kiệu hoa của của các hạt cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Xem hình lễ Lòng Thương Xót Chúa
Có lẽ cũng bởi đây là một ngày đặc biệt, ngày Thiên Chúa ưu ái mang cho giáo phận thời tiết lý tưởng. Sau những ngày nắng bỏng lửa, gió Lào oi bức thì hôm nay, trời mát, gió nhẹ trong lành lấy đi những mệt nhọc của một chuyến đi xa.
Lâu lâu mới thấy xứ Mẹ có một ngày tràn đầy sức sống đến thế. Ước tính số người tham dự thánh lễ hôm nay lên tới gần 5000 người. Con số đã nói lên sự quan tâm, ủng hộ và cho thấy đó quả là một đại lễ của đại gia đình Công giáo Xứ Thanh. Ban tổ chức có phát sách và ảnh Lòng Thương xót Chúa đến tất cả những ai tham dự. Đại lễ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi mà giáo phận Thanh Hóa long trọng mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập. Những ý nghĩa đặc biệt làm cho niềm vui, sự tôn kính đối với màu nhiệm Thánh Thể mà Chúa đã dùng Mình và Máu để lập nên được nhân lên.
Trước khi bước vào rước kiệu và thánh lễ tôn vinh Lòng thương xót Chúa là một giờ thuyết trình của cha Phêrô Lâm Tấn Phát – tổng linh hướng cộng đoàn Lòng thương xót Chúa giáo phận Mỹ Tho. Từ một nơi xa xôi, cách hàng ngàn cây số, cha đã có mặt để chung vui với giáo phận, để đưa đến cho đoàn chiên xứ Thanh những cái nhìn rõ ràng và mới mẻ hơn về tình yêu, sự vĩ đại của Chúa Giêsu, của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tất cả là niềm tin, là ánh sáng, là sự soi dẫn của tình yêu mà có được những hồng ân cao cả. Chúa đã hi sinh tất cả chỉ vì mong muốn loài người có được hạnh phúc. Vậy thì chúng ta cũng hãy sống xứng đáng với tình yêu cao cả ấy.
8 giờ 15, mọi sự chuẩn bị cho rước kiệu đã hoàn tất. Các giáo hạt cũng tụ họp, quây quần bên nhau. Sau những lời khai mạc, giới thiệu của Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh và Lời Chúa vang lên, giờ rước kiệu bắt đầu. Đại lễ lần này có sự tham gia của đội trống giáo xứ Ngọc Lẫm và đội kèn giáo xứ Đa Phạn. Gió bắt đầu nổi lên mạnh hơn. Những hàng người nối tiếp nhau bên cạnh kiệu tôn vinh Lòng thương xót Chúa tiến đi trong trang nghiêm. Những bức ảnh Chúa Giêsu với trái tim ở bên ngoài lồng ngực được đưa lên cao. Toàn thể cộng đoàn dân Chúa gồm đủ mọi thành phần, giám mục, linh mục, chủng sinh, ứng sinh, nữ tu, người già, con trẻ, nam thanh nữ tú…đều hướng lòng về Đấng quyền uy tối cao hòa làm một trong bước đi. Trong đoàn rước còn có đại diện của một số giáo phận bạn như giáo phận Mỹ Tho, giáo phận Bùi Chu, tổng giáo phận Sài Gòn…
Do số lượng bà con giáo dân đến tham dự thánh lễ đông hơn dự kiến ban đầu (khoảng 5000 người), và thời tiết thuận lợi nên Đức Cha Giuse quyết định chuyển địa điểm dâng thánh lễ từ trong nhà thờ ra lễ đài. Điều này cũng chứng tỏ một điều, bà con giáo dân ngày càng quen hơn với Lòng thương xót Chúa, tin tưởng hơn ở màu nhiệm tình yêu ấy.
Cũng dễ dàng bắt gặp ở thánh lễ những cá nhân bị bệnh hiểm nghèo, những người bị dị tật, người ốm… tham dự. Đây là một dịp mọi người dâng lời cầu nguyện lên Chúa để Người ban phép lành. Nhiều người quì lạy bên tượng Đức Mẹ, bên tượng Lòng thương xót Chúa mà cầu nguyện. Đôi khi đó cũng là những lời thủ thỉ tâm tình, để nỗi lòng được nhẹ vơi.
Cũng nhân lễ hôm nay, Đức Cha đã làm phép ba bức tượng gỗ Lòng thương xót Chúa, được đặt trên xe kiệu, được đặt ở lễ đài và ở trong nhà thờ. Đây là món quà từ Cộng đoàn Lòng thương xót Chúa tổng giáo phận Sài Gòn và Hội Thánh Linh Lancaster. Từ đây mỗi ngày người tín hữu đều có thể đến với lòng Chúa thương xót để cầu xin Người che chở, ban muôn ơn lành cho đời sống đức tin.
Trước khi bước vào thánh lễ, Đức Cha đã cảm ơn và giới thiệu với toàn thể cộng đoàn cha Tổng linh giám Lòng thương xót Chúa giáo phận Thanh Hóa, cha Giuse Phạm Văn Định – người có công đầu trong việc tổ chức cho ngày đại lễ hôm nay. Đức Cha cũng giới thiệu với cộng đoàn, người con xứ Thanh đang du học tại Mĩ quốc trở về quê hương khi đã mặc lên mình chiếc áo của thầy phó tế - thầy Gioan Phạm Văn Đỉnh.
Cách đây năm năm hay sáu năm gì đó, Đức Cha Giuse được mời đến cử hành thánh lễ tại hạt Chí Hòa – Sài Gòn. Cha không hề biết đó là lễ Lòng thương xót Chúa và cũng chưa được biết về phong trào Lòng Chúa thương xót là như thế nào. Cha đã ngạc nhiên khi thấy một thánh lễ đông như thế (khoảng 14000 người). Một vài năm sau, Đức Cha cũng nhận được tin nhờ thánh lễ hôm đó mà Đức Hồng Y đã công nhận phong trào lòng thương xót Chúa của Tổng giáo phận Sài Gòn. Kỷ niệm đáng nhớ của Đức Cha mở đầu cho những lời tâm tình của cha trong phần chia sẻ Lời Chúa.
Cũng từ đó, Cha đã chấp nhận cho Hội Lòng thương xót Chúa của Tổng giáo phận Sài Gòn đến với giáo phận Thanh Hóa. Và thật không ngờ chỉ trong bằng ấy năm, hội đã phát triển mạnh mẽ trên giáo phận xứ Thanh. Hình thức tôn vinh Lòng thương xót Chúa được diễn ra vào giờ Chúa chết, tức là 2-3 giờ chiều. Mặc dù giờ đó mọi người còn bận rộn lao động, mưu sinh, tưởng rằng không đến được với nhà thờ. Nhưng ngược lại, những giờ đó, nhà thờ luôn đông đảo, không những là cao niên mà còn đầy đủ mọi thành phần. (Điều này được chứng minh từ chứng từ của anh Minh, đến từ hội Lòng thương xót Chúa – tổng giáo phận Sài Gòn). Cũng như giáo phận Thanh Hóa, con số tham dự năm ngoái là khoảng hơn 2000 người, năm nay lên tới 5000 người.
Hầu như người nào tham dự Lòng thương xót Chúa đều có niềm tín thác mạnh mẽ, đều nhận được ơn này, ơn kia. Nhiều người chưa nhận được nhưng vẫn tin tưởng một ngày nào đó có được ơn riêng của Chúa. Hôm nay có rất nhiều người đã xin lễ. “Thì ra đây là một nơi nương tựa mà tất cả những ai hiểu được lòng thương xót Chúa như chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã đổ ra giọt máu và giọt nước cuối cùng vì yêu thương nhân loại…”
Ngày hôm nay là quốc tế thánh hóa xin ơn cho các linh hồn. Vì vậy, chúng ta cũng cầu xin cho các linh hồn được lãnh nhận ơn Chúa thương xót…
Sau bài giảng của Đức Cha là lời chứng từ của những người có kinh nghiệm về Lòng thương xót Chúa đến từ tổng giáo phận Sài Gòn. Những câu chuyện thực tế, những con người cụ thể, những ơn lành tưởng chừng như vô cùng nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh vô hình. Ơn Chúa đã tuôn ban trên những ai có lòng tin vào Người.
Những cơn mưa bất chợt ùa về, những hạt mưa rơi xuống ướt lạnh giữa mùa hè nóng bức. Một cảnh tượng đẹp và xúc động diễn ra. Đó là hình ảnh cộng đoàn dân Chúa Thanh Hóa đứng dưới mưa tham dự thánh lễ. Lác đác vài cái ô che lên, một vài người mặc tạm áo mưa mỏng, còn lại, nhất là các bà của Hội Lòng thương xót Chúa, vẫn hiên ngang đội mưa. Nghi thức rước lễ được chuyển vào cuối lễ, trong nhà thờ để mọi người không bị ướt.
Sau thánh lễ, ban tổ chức đã chuẩn bị những khẩu phần ăn nhẹ cho bà con giáo dân.
Dù cho cơn mưa kia có làm cho niềm vui ngày đại lễ không trọn vẹn. Nhưng qua đó, chúng ta đã thấy được hình ảnh đoàn kết, hình ảnh hiệp nhất của một niềm tin vững vàng..
Hi vọng rằng ơn Chúa cũng sẽ tỏa lan như cơn mưa kia, thấm sâu vào từng tâm hồn, từng trái tim tin yêu của cộng đoàn dân Chúa xứ Thanh.
Ban Truyền Thông gpthanhhoa
Gpthanhhoa _ Trong một những năm gần đây, giáo phận Thanh Hóa luôn dành ra một ngày đặc biệt tôn vinh lòng thương xót Chúa.
Hôm nay, ngày 15/06/2012 là một ngày đặc biệt như thế. Mới sớm mai, khi ánh bình minh còn le lói cuối chân trời, đoàn chiên xứ Thanh từ khắp nơi đã đổ về giáo xứ Mẹ Chính Tòa. Những chiếc xe nối tiếp nhau. Người người hối hả với những bước chân vội để kiếm một chỗ đẹp dự thánh lễ. Các bà của cộng đoàn Lòng thương xót Chúa các giáo xứ mặc những bộ áo dài đỏ, biểu tượng cho máu Chúa đã đổ vì loài người. Những chiếc kiệu hoa của của các hạt cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Xem hình lễ Lòng Thương Xót Chúa
Có lẽ cũng bởi đây là một ngày đặc biệt, ngày Thiên Chúa ưu ái mang cho giáo phận thời tiết lý tưởng. Sau những ngày nắng bỏng lửa, gió Lào oi bức thì hôm nay, trời mát, gió nhẹ trong lành lấy đi những mệt nhọc của một chuyến đi xa.
Lâu lâu mới thấy xứ Mẹ có một ngày tràn đầy sức sống đến thế. Ước tính số người tham dự thánh lễ hôm nay lên tới gần 5000 người. Con số đã nói lên sự quan tâm, ủng hộ và cho thấy đó quả là một đại lễ của đại gia đình Công giáo Xứ Thanh. Ban tổ chức có phát sách và ảnh Lòng Thương xót Chúa đến tất cả những ai tham dự. Đại lễ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi mà giáo phận Thanh Hóa long trọng mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập. Những ý nghĩa đặc biệt làm cho niềm vui, sự tôn kính đối với màu nhiệm Thánh Thể mà Chúa đã dùng Mình và Máu để lập nên được nhân lên.
Trước khi bước vào rước kiệu và thánh lễ tôn vinh Lòng thương xót Chúa là một giờ thuyết trình của cha Phêrô Lâm Tấn Phát – tổng linh hướng cộng đoàn Lòng thương xót Chúa giáo phận Mỹ Tho. Từ một nơi xa xôi, cách hàng ngàn cây số, cha đã có mặt để chung vui với giáo phận, để đưa đến cho đoàn chiên xứ Thanh những cái nhìn rõ ràng và mới mẻ hơn về tình yêu, sự vĩ đại của Chúa Giêsu, của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tất cả là niềm tin, là ánh sáng, là sự soi dẫn của tình yêu mà có được những hồng ân cao cả. Chúa đã hi sinh tất cả chỉ vì mong muốn loài người có được hạnh phúc. Vậy thì chúng ta cũng hãy sống xứng đáng với tình yêu cao cả ấy.
8 giờ 15, mọi sự chuẩn bị cho rước kiệu đã hoàn tất. Các giáo hạt cũng tụ họp, quây quần bên nhau. Sau những lời khai mạc, giới thiệu của Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh và Lời Chúa vang lên, giờ rước kiệu bắt đầu. Đại lễ lần này có sự tham gia của đội trống giáo xứ Ngọc Lẫm và đội kèn giáo xứ Đa Phạn. Gió bắt đầu nổi lên mạnh hơn. Những hàng người nối tiếp nhau bên cạnh kiệu tôn vinh Lòng thương xót Chúa tiến đi trong trang nghiêm. Những bức ảnh Chúa Giêsu với trái tim ở bên ngoài lồng ngực được đưa lên cao. Toàn thể cộng đoàn dân Chúa gồm đủ mọi thành phần, giám mục, linh mục, chủng sinh, ứng sinh, nữ tu, người già, con trẻ, nam thanh nữ tú…đều hướng lòng về Đấng quyền uy tối cao hòa làm một trong bước đi. Trong đoàn rước còn có đại diện của một số giáo phận bạn như giáo phận Mỹ Tho, giáo phận Bùi Chu, tổng giáo phận Sài Gòn…
Do số lượng bà con giáo dân đến tham dự thánh lễ đông hơn dự kiến ban đầu (khoảng 5000 người), và thời tiết thuận lợi nên Đức Cha Giuse quyết định chuyển địa điểm dâng thánh lễ từ trong nhà thờ ra lễ đài. Điều này cũng chứng tỏ một điều, bà con giáo dân ngày càng quen hơn với Lòng thương xót Chúa, tin tưởng hơn ở màu nhiệm tình yêu ấy.
Cũng dễ dàng bắt gặp ở thánh lễ những cá nhân bị bệnh hiểm nghèo, những người bị dị tật, người ốm… tham dự. Đây là một dịp mọi người dâng lời cầu nguyện lên Chúa để Người ban phép lành. Nhiều người quì lạy bên tượng Đức Mẹ, bên tượng Lòng thương xót Chúa mà cầu nguyện. Đôi khi đó cũng là những lời thủ thỉ tâm tình, để nỗi lòng được nhẹ vơi.
Cũng nhân lễ hôm nay, Đức Cha đã làm phép ba bức tượng gỗ Lòng thương xót Chúa, được đặt trên xe kiệu, được đặt ở lễ đài và ở trong nhà thờ. Đây là món quà từ Cộng đoàn Lòng thương xót Chúa tổng giáo phận Sài Gòn và Hội Thánh Linh Lancaster. Từ đây mỗi ngày người tín hữu đều có thể đến với lòng Chúa thương xót để cầu xin Người che chở, ban muôn ơn lành cho đời sống đức tin.
Trước khi bước vào thánh lễ, Đức Cha đã cảm ơn và giới thiệu với toàn thể cộng đoàn cha Tổng linh giám Lòng thương xót Chúa giáo phận Thanh Hóa, cha Giuse Phạm Văn Định – người có công đầu trong việc tổ chức cho ngày đại lễ hôm nay. Đức Cha cũng giới thiệu với cộng đoàn, người con xứ Thanh đang du học tại Mĩ quốc trở về quê hương khi đã mặc lên mình chiếc áo của thầy phó tế - thầy Gioan Phạm Văn Đỉnh.
Cách đây năm năm hay sáu năm gì đó, Đức Cha Giuse được mời đến cử hành thánh lễ tại hạt Chí Hòa – Sài Gòn. Cha không hề biết đó là lễ Lòng thương xót Chúa và cũng chưa được biết về phong trào Lòng Chúa thương xót là như thế nào. Cha đã ngạc nhiên khi thấy một thánh lễ đông như thế (khoảng 14000 người). Một vài năm sau, Đức Cha cũng nhận được tin nhờ thánh lễ hôm đó mà Đức Hồng Y đã công nhận phong trào lòng thương xót Chúa của Tổng giáo phận Sài Gòn. Kỷ niệm đáng nhớ của Đức Cha mở đầu cho những lời tâm tình của cha trong phần chia sẻ Lời Chúa.
Cũng từ đó, Cha đã chấp nhận cho Hội Lòng thương xót Chúa của Tổng giáo phận Sài Gòn đến với giáo phận Thanh Hóa. Và thật không ngờ chỉ trong bằng ấy năm, hội đã phát triển mạnh mẽ trên giáo phận xứ Thanh. Hình thức tôn vinh Lòng thương xót Chúa được diễn ra vào giờ Chúa chết, tức là 2-3 giờ chiều. Mặc dù giờ đó mọi người còn bận rộn lao động, mưu sinh, tưởng rằng không đến được với nhà thờ. Nhưng ngược lại, những giờ đó, nhà thờ luôn đông đảo, không những là cao niên mà còn đầy đủ mọi thành phần. (Điều này được chứng minh từ chứng từ của anh Minh, đến từ hội Lòng thương xót Chúa – tổng giáo phận Sài Gòn). Cũng như giáo phận Thanh Hóa, con số tham dự năm ngoái là khoảng hơn 2000 người, năm nay lên tới 5000 người.
Hầu như người nào tham dự Lòng thương xót Chúa đều có niềm tín thác mạnh mẽ, đều nhận được ơn này, ơn kia. Nhiều người chưa nhận được nhưng vẫn tin tưởng một ngày nào đó có được ơn riêng của Chúa. Hôm nay có rất nhiều người đã xin lễ. “Thì ra đây là một nơi nương tựa mà tất cả những ai hiểu được lòng thương xót Chúa như chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã đổ ra giọt máu và giọt nước cuối cùng vì yêu thương nhân loại…”
Ngày hôm nay là quốc tế thánh hóa xin ơn cho các linh hồn. Vì vậy, chúng ta cũng cầu xin cho các linh hồn được lãnh nhận ơn Chúa thương xót…
Sau bài giảng của Đức Cha là lời chứng từ của những người có kinh nghiệm về Lòng thương xót Chúa đến từ tổng giáo phận Sài Gòn. Những câu chuyện thực tế, những con người cụ thể, những ơn lành tưởng chừng như vô cùng nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh vô hình. Ơn Chúa đã tuôn ban trên những ai có lòng tin vào Người.
Những cơn mưa bất chợt ùa về, những hạt mưa rơi xuống ướt lạnh giữa mùa hè nóng bức. Một cảnh tượng đẹp và xúc động diễn ra. Đó là hình ảnh cộng đoàn dân Chúa Thanh Hóa đứng dưới mưa tham dự thánh lễ. Lác đác vài cái ô che lên, một vài người mặc tạm áo mưa mỏng, còn lại, nhất là các bà của Hội Lòng thương xót Chúa, vẫn hiên ngang đội mưa. Nghi thức rước lễ được chuyển vào cuối lễ, trong nhà thờ để mọi người không bị ướt.
Sau thánh lễ, ban tổ chức đã chuẩn bị những khẩu phần ăn nhẹ cho bà con giáo dân.
Dù cho cơn mưa kia có làm cho niềm vui ngày đại lễ không trọn vẹn. Nhưng qua đó, chúng ta đã thấy được hình ảnh đoàn kết, hình ảnh hiệp nhất của một niềm tin vững vàng..
Hi vọng rằng ơn Chúa cũng sẽ tỏa lan như cơn mưa kia, thấm sâu vào từng tâm hồn, từng trái tim tin yêu của cộng đoàn dân Chúa xứ Thanh.
Ban Truyền Thông gpthanhhoa
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ: Hành Hương Mẹ La Vang 2012 ngày 16/6/2012
Bùi Hữu Thư
08:41 17/06/2012
Hoa Thịnh Đốn, ngày 16 tháng 6, 2012: Thánh Lễ Đại Trào tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hoa Thịnh Đốn do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc chủ tế đã bế mạc cuộc Hành Hương Mẹ La Vang năm 2012.
Trước Thánh Lễ là cuộc rước kiệu. Toàn dàn chào Hiệp Sĩ Đoàn đã hướng dẫn đoàn kiệu vào nhà thờ với tiếng trống rầm rộ của Đoàn Trống Thiếu Nhi giáo xứ Các Thánh Tử Đạo. Theo sau là Kiệu Các Thánh Tử Đạo do các thanh thiếu niên trong Đoàn Thanh Sinh Công khiêng, rồi đến kiệu Mẹ La Vang do Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, và Phong Trào Tông Đồ Fatima khiêng rồi tới các đoàn thể mặc đồng phục cầm cờ hiệu: Hội Cao Niên, Huynh Đoàn Đa Minh, và các hội đoàn của giáo xứ Mẹ Việt Nam và các nơi khác. Rất nhiều cộng đoàn từ các nơi xa xôi phút chót đã đi xe buýt đến và cũng nhập vô đoàn kiệu.
Cuộc rước kiệu Các Thánh Tử Đạo và Mẹ La Vang cùng Thánh Lễ Đại Trào với sự chủ tế của Đức Cha Nguyễn Văn Long Phụ Tá Giám Mục Melbourne, Australia, đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm trong Vương Thánh Đường tràn đầy các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Trong số các giáo sĩ đồng tế có khoảng 20 vị: Đức Cha Long, Đức Ông Trí (chủ tịch Liên Đoàn), Cha Chính (Phó chủ tịch Liên Đoàn), Cha Huỳnh (chủ tịch Miền Trung Đông), Cha Vượng, Cha Tuấn, Cha Sơn thuộc giáo xứ CTTĐ, cha Trọng (Arlington), Cha Võ Sơn Tổng Thư Ký (Oakland, CA), Cha Thư (NC), Cha Bảo (CA), Cha Bình, Cha Thúy (Virginia Beach)... và Thầy Phó Tế Trần Công Huấn (Philadelphia).
Ước tính có khoảng 1,500 người ngồi trong nhà thờ, cùng với 80 ca viên trong ca đoàn tổng hợp GiáoXứ Các Thánh Tử Đạo, Cộng Đoàn Mẹ La Vang Chantilly, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam và ca đoàn DC, và ban nhạc hòa tấu với 20 nhạc công.
Đầu lễ, Đức Ông Rossi, chánh xứ nhà thờ chánh tòa cũng đã cám ơn quý cha trong Liên Đoàn về việc tổ chức hành hương hành năm tại đây. Ngài cũng nhắc đến gương sáng của 118 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam và sự hiện diện quý báu của Mẹ La Vang giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Trong bài giảng Đức Cha Long khuyên mọi người nhớ đến căn tính của người Kitô hữu Việt Nam, đến những người đã bị đàn áp, tù đầy và bỏ mình vì tranh đấu cho công lý và tự do, đến hàng trăm người thiệt mạng khi vượt biên và vượt biển tìm tự do. Ngài cũng yêu cầu mọi người đóng góp cho công trình công lý hóa dân tộc, làm đầy tớ và làm chiến sĩ chống sự dữ, tranh đấu cho sự thật và nhân bản của con người, luôn luôn tìm về bên Mẹ và hy vọng nơi một tương lai tươi sáng hơn.
Sau khi rước lễ, Đức Ông tân chủ tịch Liên Đoàn Trịnh Minh Trí bằng tiếng Anh, đã cám ơn Đức Ông Rossi, chánh xứ nhà thờ chánh tòa, cha Vito Buonano, giám đốc hành hương và cha Michael Weston, giám đốc phụng vụ Vương Cung Thánh Đường đã cho người công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ có mơi thờ phượng Đức Mẹ La Vang ngay tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn trong một nhà nguyện tráng lệ trong số 72 nhà nguyện cung hiến cho Đức Mẹ thuộc các quốc gia trên thế giới, cùng danh mọi sự dễ dãi cho Liên Đoàn tổ chức Lễ Khánh Thành nguyện đường và hành hương hành năm trong 6 năm qua. Đức Ông cũng cám ơn ban tổ chức hành hương, quý cha, qúy sơ, quý thầy và quý vị từ các nơi đến tham dự hành hương.
Ca đoàn tổng hợp do sự điều khiển của các ca trưởng thuộc giáo xứ Mẹ Việt Nam và CTTĐ đã trình bầy các bảnnhạc sau đây với nhạc hòa tấu của dàn nhạc trẻ:
Rước Kiệu: Kìa Bà Nào
Nhập Lễ: Tung Hô Danh Ngài
Bộ Lễ: Seraphim
Đáp Ca: Linh Hồn Tôi
Alleluia
Dâng Lễ: Ca Khúc Trầm Hương
Hiệp Lễ: Tán Tụng Hồng Ân
Tạ Lễ: Nữ Vương Hoà Bình
Chúc Tụng Mẹ La Vang
Sau thánh lễ, quý Đức Cha, Đức Ông, qúy cha và Liên Ca Đoàn đã xuống nhà nguyện Mẹ La Vang để cầu nguyện và kết thúc cuộc hành hương. Tạ ơn Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ La Vang đã ban cho chúng ta một ngày trời nắng đẹp, và chúc lành cho cuộc hành hương và ThánhLễ Đại Trào được trhành công mỹ mãn. Xin tri ân Đức Cha Long, quý cha, quý sơ và quý vị từ những nơi thật xa xôi đã đến tham dự. Xin chân thành cám ơn Ông Bà Nguyễn Minh Hoàng, Chủ Tịch HĐMV Giáo Xứ Mẹ Việt Nam đã tích cực yểm trợ cho cuộc hành hương trong ba ngày qua. Xin cám ơn các ca viên, ban nhạc trẻ, các ca trưởng, anh Đinh Minh Tiến lo âm thanh. Cám ơn các em Thiếu Nhi trong Đoàn Trống, các em Lễ Sinh, các em Thanh Sinh Công lo lắng cho 2 cỗ kiệu, và phụ giúp khiêng trống. Cám ơn quý sơ và quý vị đã phụ trách đọc sách Thánh, Lời Nguyện Giáo Dân và Dâng của Lễ. Cám ơn Đoàn Hiệp Sĩ 9655 và các Hiệp Sĩ bạn đã giúp cho cuộc rước kiệu và thánh lễ thêm phần trang nghiêm. Cám ơn quý vị trong HĐMV, HĐTC, các ban ngành đoàn thể giáo xứ CTTĐ đã tích cực lo lắng cho việc chuyên chở kiệu, và đoàn hành hương trên các xe buýt và xe van. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả quý vị.
Kính mời quý vị theo dõi các hình ảnh Thánh Lễ Đại Trào ngày 16/6/2012 do ông Nguyễn Duy An thực hiện: https://picasaweb.google.com/ldcgvn.us/HanhHuong2012ThuBay#slideshow/
Trước Thánh Lễ là cuộc rước kiệu. Toàn dàn chào Hiệp Sĩ Đoàn đã hướng dẫn đoàn kiệu vào nhà thờ với tiếng trống rầm rộ của Đoàn Trống Thiếu Nhi giáo xứ Các Thánh Tử Đạo. Theo sau là Kiệu Các Thánh Tử Đạo do các thanh thiếu niên trong Đoàn Thanh Sinh Công khiêng, rồi đến kiệu Mẹ La Vang do Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, và Phong Trào Tông Đồ Fatima khiêng rồi tới các đoàn thể mặc đồng phục cầm cờ hiệu: Hội Cao Niên, Huynh Đoàn Đa Minh, và các hội đoàn của giáo xứ Mẹ Việt Nam và các nơi khác. Rất nhiều cộng đoàn từ các nơi xa xôi phút chót đã đi xe buýt đến và cũng nhập vô đoàn kiệu.
Cuộc rước kiệu Các Thánh Tử Đạo và Mẹ La Vang cùng Thánh Lễ Đại Trào với sự chủ tế của Đức Cha Nguyễn Văn Long Phụ Tá Giám Mục Melbourne, Australia, đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm trong Vương Thánh Đường tràn đầy các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Trong số các giáo sĩ đồng tế có khoảng 20 vị: Đức Cha Long, Đức Ông Trí (chủ tịch Liên Đoàn), Cha Chính (Phó chủ tịch Liên Đoàn), Cha Huỳnh (chủ tịch Miền Trung Đông), Cha Vượng, Cha Tuấn, Cha Sơn thuộc giáo xứ CTTĐ, cha Trọng (Arlington), Cha Võ Sơn Tổng Thư Ký (Oakland, CA), Cha Thư (NC), Cha Bảo (CA), Cha Bình, Cha Thúy (Virginia Beach)... và Thầy Phó Tế Trần Công Huấn (Philadelphia).
Ước tính có khoảng 1,500 người ngồi trong nhà thờ, cùng với 80 ca viên trong ca đoàn tổng hợp GiáoXứ Các Thánh Tử Đạo, Cộng Đoàn Mẹ La Vang Chantilly, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam và ca đoàn DC, và ban nhạc hòa tấu với 20 nhạc công.
Đầu lễ, Đức Ông Rossi, chánh xứ nhà thờ chánh tòa cũng đã cám ơn quý cha trong Liên Đoàn về việc tổ chức hành hương hành năm tại đây. Ngài cũng nhắc đến gương sáng của 118 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam và sự hiện diện quý báu của Mẹ La Vang giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Trong bài giảng Đức Cha Long khuyên mọi người nhớ đến căn tính của người Kitô hữu Việt Nam, đến những người đã bị đàn áp, tù đầy và bỏ mình vì tranh đấu cho công lý và tự do, đến hàng trăm người thiệt mạng khi vượt biên và vượt biển tìm tự do. Ngài cũng yêu cầu mọi người đóng góp cho công trình công lý hóa dân tộc, làm đầy tớ và làm chiến sĩ chống sự dữ, tranh đấu cho sự thật và nhân bản của con người, luôn luôn tìm về bên Mẹ và hy vọng nơi một tương lai tươi sáng hơn.
Sau khi rước lễ, Đức Ông tân chủ tịch Liên Đoàn Trịnh Minh Trí bằng tiếng Anh, đã cám ơn Đức Ông Rossi, chánh xứ nhà thờ chánh tòa, cha Vito Buonano, giám đốc hành hương và cha Michael Weston, giám đốc phụng vụ Vương Cung Thánh Đường đã cho người công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ có mơi thờ phượng Đức Mẹ La Vang ngay tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn trong một nhà nguyện tráng lệ trong số 72 nhà nguyện cung hiến cho Đức Mẹ thuộc các quốc gia trên thế giới, cùng danh mọi sự dễ dãi cho Liên Đoàn tổ chức Lễ Khánh Thành nguyện đường và hành hương hành năm trong 6 năm qua. Đức Ông cũng cám ơn ban tổ chức hành hương, quý cha, qúy sơ, quý thầy và quý vị từ các nơi đến tham dự hành hương.
Ca đoàn tổng hợp do sự điều khiển của các ca trưởng thuộc giáo xứ Mẹ Việt Nam và CTTĐ đã trình bầy các bảnnhạc sau đây với nhạc hòa tấu của dàn nhạc trẻ:
Rước Kiệu: Kìa Bà Nào
Nhập Lễ: Tung Hô Danh Ngài
Bộ Lễ: Seraphim
Đáp Ca: Linh Hồn Tôi
Alleluia
Dâng Lễ: Ca Khúc Trầm Hương
Hiệp Lễ: Tán Tụng Hồng Ân
Tạ Lễ: Nữ Vương Hoà Bình
Chúc Tụng Mẹ La Vang
Sau thánh lễ, quý Đức Cha, Đức Ông, qúy cha và Liên Ca Đoàn đã xuống nhà nguyện Mẹ La Vang để cầu nguyện và kết thúc cuộc hành hương. Tạ ơn Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ La Vang đã ban cho chúng ta một ngày trời nắng đẹp, và chúc lành cho cuộc hành hương và ThánhLễ Đại Trào được trhành công mỹ mãn. Xin tri ân Đức Cha Long, quý cha, quý sơ và quý vị từ những nơi thật xa xôi đã đến tham dự. Xin chân thành cám ơn Ông Bà Nguyễn Minh Hoàng, Chủ Tịch HĐMV Giáo Xứ Mẹ Việt Nam đã tích cực yểm trợ cho cuộc hành hương trong ba ngày qua. Xin cám ơn các ca viên, ban nhạc trẻ, các ca trưởng, anh Đinh Minh Tiến lo âm thanh. Cám ơn các em Thiếu Nhi trong Đoàn Trống, các em Lễ Sinh, các em Thanh Sinh Công lo lắng cho 2 cỗ kiệu, và phụ giúp khiêng trống. Cám ơn quý sơ và quý vị đã phụ trách đọc sách Thánh, Lời Nguyện Giáo Dân và Dâng của Lễ. Cám ơn Đoàn Hiệp Sĩ 9655 và các Hiệp Sĩ bạn đã giúp cho cuộc rước kiệu và thánh lễ thêm phần trang nghiêm. Cám ơn quý vị trong HĐMV, HĐTC, các ban ngành đoàn thể giáo xứ CTTĐ đã tích cực lo lắng cho việc chuyên chở kiệu, và đoàn hành hương trên các xe buýt và xe van. Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả quý vị.
Kính mời quý vị theo dõi các hình ảnh Thánh Lễ Đại Trào ngày 16/6/2012 do ông Nguyễn Duy An thực hiện: https://picasaweb.google.com/ldcgvn.us/HanhHuong2012ThuBay#slideshow/
Tin về Giáo họ Bảo Long Trong, Xứ Bảo Long
Xứ Bảo Long
18:26 17/06/2012
Ngày 13 tháng 6 vừa qua khoảng 500 bạn trẻ đã quy tụ về giáo họ Bảo Long Trong mừng lễ thánh An Tôn Pa-đu-a quan thầy của giới trẻ giáo họ và cũng là ngày cha xứ làm phép và đặt viên ngói nóc ngôi thánh đường của giáo họ.
Xem hình ảnh
Dường như lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đã át đi cái nóng oi ả của tiết trời tháng 6. Ngay từ sớm, các bạn sinh viên giới trẻ đến từ các giáo họ: Như Thức, Tự Tân, Bảo Long, Quang Xán, Nghĩa Lễ, các bạn trẻ của giáo xứ Trại Mới và nhóm sinh viên của trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội… đã hồ hởi có mặt tại quảng trường của nhà thờ để chuẩn bị cho thánh lễ quan thầy và đêm hoan ca. Đến 5 giời chiều, Kiệu thánh Antôn được rước quanh khuôn viên nhà thờ dưới sự chủ sự của cha xứ Giuse Phạm Minh Triệu cùng các hội đoàn và đông đảo bà con giáo dân. Sau đó là nghi thức là phép và đặt viên ngói nóc của ngôi thánh đường đang được xây dựng.
Trong bài chia sẻ của mình, cha Giuse đã nhắn nhủ các bạn trẻ hãy noi gương thánh Antôn hăng say rao giảng Tin Mừng, sống chứng tá để chống lại các lạc thuyết. Xã hội ngày nay còn đáng sợ hơn, các bạn trẻ phải đối mặt với những phong trào tục hóa, duy hưởng thụ, chạy theo vật chất mà bỏ qua những giá trị tinh thần, và nhất là họ đang loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình. Noi gương thánh Antôn, các con hãy loan báo Tin Mừng sự sống của Đức Kitô trong các môi trường mà các con đang sống. Noi gương thánh nhân, các con hãy sống chứng tá để bảo vệ các giá trị đạo đức của gia đình, của dân tộc, của Giáo Hội. Noi gương thánh nhân, các con hãy bài trừ lối sống giả tạo, lãnh đạm, thờ ơ, dửng dưng, bàng quan, vô cảm với những người xung quanh… nhưng hãy yêu thương nâng đỡ và quan tâm đến mọi người, hiệp thông với để cùng thăng tiến. Cuối cùng cha chúc các bạn trẻ được bám rễ sâu vào đời sống đức tin và xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là Đức Kitô.
Sau thánh lễ là tiệc mừng và chương trình hoan ca, đốt lửa trại của các bạn trẻ.
Xem hình ảnh
Dường như lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đã át đi cái nóng oi ả của tiết trời tháng 6. Ngay từ sớm, các bạn sinh viên giới trẻ đến từ các giáo họ: Như Thức, Tự Tân, Bảo Long, Quang Xán, Nghĩa Lễ, các bạn trẻ của giáo xứ Trại Mới và nhóm sinh viên của trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội… đã hồ hởi có mặt tại quảng trường của nhà thờ để chuẩn bị cho thánh lễ quan thầy và đêm hoan ca. Đến 5 giời chiều, Kiệu thánh Antôn được rước quanh khuôn viên nhà thờ dưới sự chủ sự của cha xứ Giuse Phạm Minh Triệu cùng các hội đoàn và đông đảo bà con giáo dân. Sau đó là nghi thức là phép và đặt viên ngói nóc của ngôi thánh đường đang được xây dựng.
Trong bài chia sẻ của mình, cha Giuse đã nhắn nhủ các bạn trẻ hãy noi gương thánh Antôn hăng say rao giảng Tin Mừng, sống chứng tá để chống lại các lạc thuyết. Xã hội ngày nay còn đáng sợ hơn, các bạn trẻ phải đối mặt với những phong trào tục hóa, duy hưởng thụ, chạy theo vật chất mà bỏ qua những giá trị tinh thần, và nhất là họ đang loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình. Noi gương thánh Antôn, các con hãy loan báo Tin Mừng sự sống của Đức Kitô trong các môi trường mà các con đang sống. Noi gương thánh nhân, các con hãy sống chứng tá để bảo vệ các giá trị đạo đức của gia đình, của dân tộc, của Giáo Hội. Noi gương thánh nhân, các con hãy bài trừ lối sống giả tạo, lãnh đạm, thờ ơ, dửng dưng, bàng quan, vô cảm với những người xung quanh… nhưng hãy yêu thương nâng đỡ và quan tâm đến mọi người, hiệp thông với để cùng thăng tiến. Cuối cùng cha chúc các bạn trẻ được bám rễ sâu vào đời sống đức tin và xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là Đức Kitô.
Sau thánh lễ là tiệc mừng và chương trình hoan ca, đốt lửa trại của các bạn trẻ.
Giới gia trường giáo xứ Bắc Hải mừng lễ hội Ngày của Cha
Giuse Khổng Hữu Nguồn
20:02 17/06/2012
test
Giới gia trường giáo xứ Bắc Hải mừng lễ hội Ngày của Cha
Giuse Khổng Hữu Nguồn
23:14 17/06/2012
HỐ NAI, Chúa nhật 17-6-2012 - Hòa trong niềm vui Mừng Ngày Của Cha năm nay, Giới Gia Trưởng giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc đã mạnh dạn đăng cai tổ chức lễ hội thật rộn ràng vui tươi.
Xem hình ảnh
Mấy ngày này ai đi đoạn đường quốc lộ 1, cây số 7 thuộc phường Hố Nai Biên Hòa, đều cảm nhận được không khí rộn ràng vui tươi đón Mừng Ngày Của Cha, các Pano, các Banron mừng ngày lễ hội được treo trên các trụ điện hai bên đường, trông đẹp mắt thu hút sự quan sát của người đi đường.
Tuy là tháng mưa, nhưng bầu trời Bắc Hải sáng nay tuyệt đẹp, trời không nắng nhờ những đám mây bay nhẹ nhàng che chở, gió trời mát dịu, người người lòng tràn ngập hân hoan tiến về tiền sảnh sân thánh đường giáo xứ để tham dự lễ hội.
Đúng 9 giờ, đoàn vận động viên là các gia trưởng và 3 thành phần nữa là hiền mẫu, thiếu nhi, giới trẻ trong giáo xứ rước ngọn đuốc hội thao chạy một vòng quanh thánh đường, về tới lễ đài, đoàn rước trao ngọn đuốc cho cha chánh xứ tiến lên châm đài lửa và Ngài tuyên bố khai mạc lễ hội.
Đến dự lễ khai mạc ngày hội thao có cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải, cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ Bắc Hải, quý chức ban hành giáo, quý vị đại diện chính quyền sở tại Phường Hố Nai và rất đông bà con giáo dân trong xứ đến cổ động cho các vận động viên của mình.
Tiếng hát “Ba là cây nến vàng, Mẹ là cây nến xanh, Con là cây nến hồng, 3 ngọn nến lung linh la là la lá la thắp sáng một gia đình …”. Và những bài hát dành tặng Cha hôm nay được phát ra từ các loa phóng thanh, hòa với tiếng trống các Chú Lân mầu sắc rực rỡ nhào lộn vui tươi đẹp mắt, những tràng cười thoải mái của các cổ động viên dành cho các trò chơi dân gian như: Nhẩy sạp, Đập heo đất, Đi cầu khỉ, Xe đạp chậm, Nhẩy bao bố, Kéo co, Thi đấu cầu lông, Cờ tướng.
Đến gần 12 giờ trưa cuộc chơi hội thao khép lại, các vận động viên và quý khách mời dùng tiệc liên hoan trong sân nhà xứ thật đông vui.
Trước lễ chiều Chúa nhật, cơn mưa tầm tã gần 2 tiếng, mưa như thử thách lòng người; Sau cơn mưa trời trở lại trong sáng mát mẻ, mọi người các gia đình trong giáo xứ nô nức đến tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho những người Cha của mình, đến dâng lễ có cha Phero Phạm Duy Liễm đặc trách giới gia trưởng giáo phận Xuân Lộc.
Trước khi kết lễ, ông Phero Phan Khắc Vũ, trưởng giới gia trưởng xứ, kiêm trưởng ban tổ chức lên dâng lời cảm ơn quý cha, quý tu sĩ, quý chức ban hành giáo, quý đoàn hội các giới, quý chính quyền sở tại, và cộng đoàn đã thương tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho lễ hội Ngày của Cha năm nay thật ý nghĩa và tốt đẹp.
Chương trình văn nghệ Ngày Của Cha thật đặc sắc với ca sĩ - nhạc sĩ nổi tiếng Linh mục J.B Nguyễn Sang, cùng với sự góp mặt của ca sĩ Thanh Sử, các tiết mục Xiếc - Ảo thuật Z26 Thành Phố Sài Gòn cùng nhiều ca sĩ trong ngoài xứ.
Buổi văn nghệ được kết thúc vào lúc 22 giờ đêm, lễ hội Ngày Của Cha mang đầy ý nghĩa “Quà tặng tuyệt vời của Thượng Đế ban tặng cho chúng ta là Người chúng ta gọi là Cha”.
Xem hình ảnh
Mấy ngày này ai đi đoạn đường quốc lộ 1, cây số 7 thuộc phường Hố Nai Biên Hòa, đều cảm nhận được không khí rộn ràng vui tươi đón Mừng Ngày Của Cha, các Pano, các Banron mừng ngày lễ hội được treo trên các trụ điện hai bên đường, trông đẹp mắt thu hút sự quan sát của người đi đường.
Tuy là tháng mưa, nhưng bầu trời Bắc Hải sáng nay tuyệt đẹp, trời không nắng nhờ những đám mây bay nhẹ nhàng che chở, gió trời mát dịu, người người lòng tràn ngập hân hoan tiến về tiền sảnh sân thánh đường giáo xứ để tham dự lễ hội.
Đúng 9 giờ, đoàn vận động viên là các gia trưởng và 3 thành phần nữa là hiền mẫu, thiếu nhi, giới trẻ trong giáo xứ rước ngọn đuốc hội thao chạy một vòng quanh thánh đường, về tới lễ đài, đoàn rước trao ngọn đuốc cho cha chánh xứ tiến lên châm đài lửa và Ngài tuyên bố khai mạc lễ hội.
Đến dự lễ khai mạc ngày hội thao có cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải, cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ Bắc Hải, quý chức ban hành giáo, quý vị đại diện chính quyền sở tại Phường Hố Nai và rất đông bà con giáo dân trong xứ đến cổ động cho các vận động viên của mình.
Tiếng hát “Ba là cây nến vàng, Mẹ là cây nến xanh, Con là cây nến hồng, 3 ngọn nến lung linh la là la lá la thắp sáng một gia đình …”. Và những bài hát dành tặng Cha hôm nay được phát ra từ các loa phóng thanh, hòa với tiếng trống các Chú Lân mầu sắc rực rỡ nhào lộn vui tươi đẹp mắt, những tràng cười thoải mái của các cổ động viên dành cho các trò chơi dân gian như: Nhẩy sạp, Đập heo đất, Đi cầu khỉ, Xe đạp chậm, Nhẩy bao bố, Kéo co, Thi đấu cầu lông, Cờ tướng.
Đến gần 12 giờ trưa cuộc chơi hội thao khép lại, các vận động viên và quý khách mời dùng tiệc liên hoan trong sân nhà xứ thật đông vui.
Trước lễ chiều Chúa nhật, cơn mưa tầm tã gần 2 tiếng, mưa như thử thách lòng người; Sau cơn mưa trời trở lại trong sáng mát mẻ, mọi người các gia đình trong giáo xứ nô nức đến tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho những người Cha của mình, đến dâng lễ có cha Phero Phạm Duy Liễm đặc trách giới gia trưởng giáo phận Xuân Lộc.
Trước khi kết lễ, ông Phero Phan Khắc Vũ, trưởng giới gia trưởng xứ, kiêm trưởng ban tổ chức lên dâng lời cảm ơn quý cha, quý tu sĩ, quý chức ban hành giáo, quý đoàn hội các giới, quý chính quyền sở tại, và cộng đoàn đã thương tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho lễ hội Ngày của Cha năm nay thật ý nghĩa và tốt đẹp.
Chương trình văn nghệ Ngày Của Cha thật đặc sắc với ca sĩ - nhạc sĩ nổi tiếng Linh mục J.B Nguyễn Sang, cùng với sự góp mặt của ca sĩ Thanh Sử, các tiết mục Xiếc - Ảo thuật Z26 Thành Phố Sài Gòn cùng nhiều ca sĩ trong ngoài xứ.
Buổi văn nghệ được kết thúc vào lúc 22 giờ đêm, lễ hội Ngày Của Cha mang đầy ý nghĩa “Quà tặng tuyệt vời của Thượng Đế ban tặng cho chúng ta là Người chúng ta gọi là Cha”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (13)
Vũ Văn An
01:54 17/06/2012
IV. Việc kêu cầu Đức Maria và các thánh
Một điểm bất đồng nữa có liên quan tới việc “thờ kính (cultus) Đức Maria”, mà ta không được đánh giá thấp tầm quan trọng của nó trong lòng sùng kính của tín hữu và trong quan tâm mục vụ. Sự hàm hồ của kiểu nói này là do ý nghĩa mơ hồ người ta vốn dành cho chữ “cultus”. Công đồng thứ bẩy, tức Nixêa II năm 787, phân biệt rõ ràng giữa việc tôn kính (doulia) ảnh tượng các thánh, một điều vốn hợp pháp, và việc thờ lạy (latria), vốn không được gán cho các thánh mà dành riêng cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Nói đúng ra, chỉ có thể thờ phượng hay thờ kính “cultus” một mình Thiên Chúa, là Cha, là Con và là Thánh Thần mà thôi. Con đường thờ phượng căn bản của Kitô Giáo đi từ Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Sự thờ phượng bao giờ cũng được ngỏ với Thiên Chúa. Không có con đường nào đến với Chúa Cha trực tiếp hơn là Chúa Con.
Đó là lý do tại sao, theo một truyền thống cổ xưa, và nói theo nghĩa hẹp, ta không cầu nguyện với Đức Maria hay các thánh, vì cầu nguyện, một hình thức của thờ lạy, một hành vi của latria, chỉ có thể ngỏ với một mình Thiên Chúa mà thôi. Tuy nhiên, việc dùng chữ “cầu nguyện” theo nghĩa rộng, mặc dù không chính xác về thần học, đã dẫn tới việc nói tới “lời cầu nguyện cùng Đức Maria” và các thánh.
Bên kia thực hành chung này, người Công Giáo và người Thệ Phản vẫn bất đồng với nhau trong ý niệm cầu nguyện cùng Đức Maria hiểu theo nghĩa nhờ ngài cầu nguyện, nghĩa là xin ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta.
Hình thức kêu cầu đầu tiên là lời ca ngợi dâng lên Thiên Chúa vì ơn thánh Người đã ban cho Đức Maria. Lời ca ngợi này không giới hạn vào các tín hữu trên trần gian, mà trong các thư của ngài, Thánh Phaolô quen gọi là “các thánh”; nó bao gồm toàn bộ giáo hội trên trời và dưới đất, như ta đã thấy trong kinh tiền tụng của phụng vụ thánh Thể Thệ Phản, trong đó, Chúa Cha được cảm tạ như sau: “Hiệp thông cùng Giáo Hội phổ quát, với các thiên thần và mọi cơ binh trên thiên đàng, và trong niềm vui chung, chúng con tán dương và ngợi ca danh thánh vinh hiển Chúa: Thánh, thánh, thánh…”. Lời kêu cầu như thế đã bày tỏ và nói lên một sự hiệp thông mà đến sự chết cũng không thể bẻ gẫy được, dù sự chết này có thay đổi cách thế hiệp thông. Lời kêu cầu này có chỗ đứng trong động thái ca ngợi Ba Ngôi: ca ngợi Chúa Cha nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần, Đấng luôn cầu bầu trong ta, cho ta, và qua ta (xem Rm 8:26).
Lời ca ngợi Đức Maria, như để đáp ứng câu mời gọi trong kinh Magnificat: “Muôn đời sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48), vốn tìm thấy nơi các nhà cải cách vĩ đại, nhất là nơi Luther, Zwingli, và Bullinger, và giới hạn hơn nơi cả Calvin nữa. Nhưng cũng chính Luther là người mạnh mẽ chỉ trích các quá lạm và bóp méo trong lòng sùng kính thánh mẫu của thời ông. Ông còn cho rằng: “Tôi chỉ muốn bãi bỏ hoàn toàn lòng tôn kính Đức Maria do cách người ta lạm dụng nó” (57).
Hạn từ “tôn kính” (veneration) có thể gồm cả tôn trọng (honor) và ngợi khen như đã được các đoạn Thánh Kinh nói về Truyền Tin và Thăm Viếng đặc biệt hàm nghĩa, gợi ý, cho phép và còn cả thúc giục nữa. Sự tôn kính như thế chỉ có nghĩa là ca ngợi Thiên Chúa cùng với Đức Maria và vì Đức Maria, để chào kính công trình Thiên Chúa nơi ngài, và cảm tạ Chúa vì sự đáp ứng đầy gương sáng của ngài.
Chính trong khuôn khổ ấy, ta cần phải nêu lên vấn đề về sự chính đáng của lời cầu nguyện khẩn cầu ngỏ cùng Đức Maria và các thánh. Theo người Công Giáo, lời cầu nguyện như thế chỉ có thể là lời cầu nguyện được tiếp chuyển lên chính Thiên Chúa, là Đấng chỉ có Người mới có thể đáp ứng và ban ơn theo ý Người muốn. Lời cầu nguyện này không tách rời hay có thể tách rời khỏi bất cứ lời cầu nguyện nào khác, nhưng kết hợp với lời cầu nguyện của các thánh thuộc mọi thời và mọi nơi, cả đang sống lẫn đã qua đời, trong Chúa Kitô. Trong hiệp thông các thánh, lời cầu nguyện, nhất là lời cầu bầu, không hàm nghĩa bất cứ sự tách biệt nào giữa người cầu nguyện, người họ cầu nguyện cho, và đấng mà lời cầu nguyện ngỏ cùng. Cầu bầu chính là biểu thức của hiệp thông. Nó là cuộc đàm đạo bất tận luôn tiếp diễn bên trong hiệp thông này.
Về phần mình, các nhà Cải Cách bác bỏ mọi lời xin cầu bầu ngỏ cùng Đức Maria, vì điều này giả thiết rằng ngài đóng vai trò làm dụng cụ hữu hiệu cho nhiệm cục cứu chuộc hay ngài “cộng tác” vào nhiệm cục ấy. Zwingli cho rằng ta chỉ có một Đấng Cầu Bầu, còn Bullinger thì viết thêm: một Đấng Cầu Bầu duy nhất. Calvin thì bác bỏ ý niệm cho rằng Đức Maria là “người gìn giữ các ơn” (58). Thái độ này được liên kết với việc từ khước nói chung đối với sự tôn kính các thánh.
Người Công Giáo thì sẵn sàng thừa nhận rằng lòng sùng kính Đức Maria đôi khi đưa đến những thái quá dưới các hình thức sùng kính bề ngoài, hay trong các sách tu đức, và trong các từ vựng sử dụng trong các phát biểu thần học và mục vụ. Các thái quá này không kết thúc với các lạm dụng lớn lao của thế kỷ 16, nhưng luôn song hành với phong trào thánh mẫu cách này hay cách khác (59). Những thái quá này khiến người ta có ý nghĩ rằng trong đức tin Công Giáo, vì các mục tiêu thực tiễn, Đức Maria được coi như một nữ thần thực sự. Dù chưa bao giờ tuyên xưng các thái quá như thế, nhưng huấn quyền Công Giáo cũng chưa bao giờ minh bạch chống lại chúng.
Tín hữu Công Giáo xin Đức Maria và các thánh “cầu cho chúng con”; nói cách khác, họ kêu cầu các ngài cầu bầu cho họ. Điều này minh nhiên được nói lên trong phần thứ hai của Kinh Kính Mừng, tức là phần được Giáo Hội thêm vào: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” Và câu “cầu cho chúng con” được nhắc đi nhắc lại bất tận trong kinh cầu các thánh. Hình thức sùng kính này thần học gọi là “doulia”. Phân tích đến cùng, vinh dự dành cho các thánh và lời cầu bầu ngỏ cùng các vị luôn vươn tới Chúa, tác giả của mọi ơn thánh.
Công Đồng Vatican II đã đưa ra các hướng dẫn mới có tính chuyên biệt về lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Công Đồng nhắc người Công Giáo nhớ rằng lòng sùng kính này “về yếu tính, khác với sự tôn kính thờ lạy, một sự thờ lạy được dâng lên như nhau cho Ngôi Lời Nhập Thể, cho Chúa Cha và cho Chúa Thánh Thần (Lumen Gentium 66). Công Đồng cũng yêu cầu các nhà thần học và các vị giảng thuyết “hãy thận trọng đừng rơi vào các thái quá lầm lẫn cũng như các thái độ quá giản lược khi xem sét phẩm giá đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa” (Lumen Gentium 67) và nên bảo vệ khuynh hướng qui Kitô của lòng sùng kính này.
Người Thệ Phản và người Công Giáo nhất trí rằng: cùng với Thánh Kinh, ta phải “venerare”, nghĩa là yêu mến, kính trọng và vinh danh Đức Trinh Nữ Maria và ca ngợi Thiên Chúa vì ngài, đấng mà “mọi thế hệ” có bổn phận tuyên xưng là người “có phúc”.
Cả hai bên cũng nhất trí khi nói rằng ta phải bắt chước Đức Maria và coi ngài như mẫu gương, nhất là bằng cách kết hợp với lời ngài cầu nguyện và tán tụng Thiên Chúa.
Nhưng họ bất đồng về chủ đề kêu cầu ngài: truyền thống Thệ Phản không dành cho ngài bất cứ vai trò cầu bầu nào, trong khi người Công Giáo phó thác cho sự cầu bầu đầy mẫu thân của ngài và hàng ngày thưa với ngài “Cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
Liệu chúng ta có bắt buộc phải ngưng ngang chừng ở chỗ chỉ xác định các sự kiện mà thôi hay không? Hay phải bằng lòng với sự bất đồng trên? Phải chăng, đối với người Thệ Phản, việc “venerare” trên không thể bao gồm các lời của thiên thần trong Kinh Kính Mừng hay các lời của người chị em họ, như “em có phúc hơn mọi người nữ”, cả hai đều được rút ra từ Sách Thánh?
Đàng khác, liệu có thể hiểu lời cầu bầu không là gì khác hơn là thành phần trọn vẹn trong hiệp thông của các thánh ở trên trời và ở dưới đất, của những con người nhân bản và của Thiên Chúa Ba Ngôi, một sự cầu bầu được kết hợp với sự cầu bầu đời đời của Chúa Con với Chúa Cha, và tương hợp với sự cầu bầu của Chúa Thánh Thần giữa những kẻ tội lỗi và người được công chính hóa? Thay vì dấu chỉ xa cách và dị biệt, há đúng hơn nó không phải là dấu chỉ của hiệp thông và chia sẻ? Thay vì tư riêng và độc hữu, há đúng hơn nó đã không mở lòng chúng ta cho một thế giới vốn được Thiên Chúa yêu thương và cho toàn thể tạo vật vốn là trách nhiệm chung của mọi con người được chọn để phục vụ trước nhan Người, bắt đầu là Mẹ Chúa Cứu Thế, Trinh Nữ Maria? Như thế, lời cầu nguyện với và nhờ Đức Maria sẽ là lời cầu nguyện giống như và cùng với lời cầu nguyện của Đức Maria. Nó sẽ không xóa bỏ các khác biệt, nhưng nó cũng sẽ không trở thành nguyên nhân cho chia rẽ.
Nếu đúng như thế, há sự mâu thuẫn và xung khắc giữa hai chủ trương Công Giáo và Thệ Phản không có chiều hướng giảm thiểu, trong khi sự canh chừng của thần học và mục vụ há không ngăn ngừa được cả sự quá đáng lẫn sự hẹp hòi hay sao? Nhờ thế, các kiểu thức sùng kính khác nhau sẽ có thể sống bên cạnh nhau, không bị nghi ngại hay áp chế, cũng như trở thành nguyên nhân và hậu quả của chia rẽ (60).
Kế hoạch của Thiên Chúa khi muốn có nhân loại được tạo thành giống hình và họa ảnh của Người đã khiến Người đặt Đức Maria ở chính tâm điểm kế hoạch cứu rỗi của Người. Được thuyết phục bởi điều đó, Nhóm Dombes đã cùng nhau đạt tới các xác tín sau đây:
“Chúng tôi bác bỏ bất cứ mưu toan nào, nhân danh sự “cộng tác”, nhằm giới hạn tính tối thượng tuyệt đối của ơn thánh, coi mưu toan đó như một nhục mạ đối với cả Đức Maria lẫn Con của ngài.
“Không muốn dừng lại quá lâu ở nan đề anh chị em của con đầu lòng Đức Maria, giống như ngài, chúng tôi thích được lắng nghe người Con Trai duy nhất của ngài cùng với man vàn các anh chị em của người Con Trai này hơn, ngõ hầu nhận được ơn cứu độ là chính Con Trai của ngài, như ngài từng tiếp nhận trước chúng tôi và tốt hơn chúng tôi nhiều.
“Chúng tôi không thể chấp nhận sự kiện cùng một đức tin lại không kết hợp được cả những ai tuyên xưng rằng ơn cứu độ trên đã chiếm hữu Đức Maria (từ giây phút hiện hữu đầu tiên tới lúc được vinh hiển trên trời) lẫn những ai vẫn còn do dự trước lòng sùng kính có tính tín điều này, lòng sùng kính mà họ không tìm thấy trong Sách Thánh. Do đó, chúng tôi quyết tâm cùng nhau tiến tới trên hành trình hiệp thông các thánh của mình. Vì thực sự, cùng một đức tin như nhau vào Chúa Giêsu đã thúc giục chúng tôi đừng chia rẽ nhau chỉ vì ngài, đấng không hề là nguồn gốc cho các chia rẽ tín phái giữa chúng tôi”.
Ghi chú
(57) Luther, Bài Giảng về Kinh Kính Mừng (1523; WA 11, 61).
(58) Calvin nói về đoạn Luca 2:15-19 trong bài giảng thứ 25 của ông về Sự Hoà Hợp Của Các Tin Mừng, trích dẫn trong La Revue réformée số 32 (1957, số 4) 37: “Những người theo giáo hoàng xưng Đức Maria là 'giữ kho ơn thánh'; nhưng quả họ đã xúc phạm tới Thiên Chúa… khi muốn ngài có chức vụ chuyên biệt của một mình Chúa Giêsu mà thôi”.
(59) Xin đơn cử một thí dụ cho thấy sự quá đáng trong lối phát biểu mà chính tác giả hình như không ý thức được: Trong cuốn L’Immaculate Conception (Brussels, 1857), Đức Cha J. Malou xưng Đức Maria là “một ngôi Thiên Chúa”, “Ngôi thứ bốn của Thiên Chúa Ba Ngôi” và ngài làm thế là “theo các giáo phụ”: xem R. Laurentin, Court Traité sur la Vierge Marie (in lần thứ 5; Paris: Lethielleux, 1967) 87. Xem ý kiến ngược lại trong lời phát biểu của Newman, Apologia pro vita sua, chương 4: “Những biểu hiện sùng kính như thế đối với Đức Mẹ vốn là điều khó hiểu (crux) nhất của tôi đối với Đạo Công Giáo; tôi xin thành thực nói rằng: cho đến lúc này, tôi vẫn không hoàn toàn chấp nhận được chúng. Người ta rất có thể đã giải thích và bênh vực chúng đầy đủ; nhưng tình cảm và ý thích không đi đôi với luận lý; chúng thích hợp với nước Ý, chứ không thích hợp với nước Anh” (do C.F. Harrold chủ biên [New York, 1947] 176).
(60) Xem các kết luận về điểm này ở chương 4, phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của cả Công Giáo lẫn Thệ Phản (cầu nguyện, hiện ra, thuyết giảng và dạy giáo lý)
Một điểm bất đồng nữa có liên quan tới việc “thờ kính (cultus) Đức Maria”, mà ta không được đánh giá thấp tầm quan trọng của nó trong lòng sùng kính của tín hữu và trong quan tâm mục vụ. Sự hàm hồ của kiểu nói này là do ý nghĩa mơ hồ người ta vốn dành cho chữ “cultus”. Công đồng thứ bẩy, tức Nixêa II năm 787, phân biệt rõ ràng giữa việc tôn kính (doulia) ảnh tượng các thánh, một điều vốn hợp pháp, và việc thờ lạy (latria), vốn không được gán cho các thánh mà dành riêng cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Nói đúng ra, chỉ có thể thờ phượng hay thờ kính “cultus” một mình Thiên Chúa, là Cha, là Con và là Thánh Thần mà thôi. Con đường thờ phượng căn bản của Kitô Giáo đi từ Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Sự thờ phượng bao giờ cũng được ngỏ với Thiên Chúa. Không có con đường nào đến với Chúa Cha trực tiếp hơn là Chúa Con.
Đó là lý do tại sao, theo một truyền thống cổ xưa, và nói theo nghĩa hẹp, ta không cầu nguyện với Đức Maria hay các thánh, vì cầu nguyện, một hình thức của thờ lạy, một hành vi của latria, chỉ có thể ngỏ với một mình Thiên Chúa mà thôi. Tuy nhiên, việc dùng chữ “cầu nguyện” theo nghĩa rộng, mặc dù không chính xác về thần học, đã dẫn tới việc nói tới “lời cầu nguyện cùng Đức Maria” và các thánh.
Bên kia thực hành chung này, người Công Giáo và người Thệ Phản vẫn bất đồng với nhau trong ý niệm cầu nguyện cùng Đức Maria hiểu theo nghĩa nhờ ngài cầu nguyện, nghĩa là xin ngài cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta.
Hình thức kêu cầu đầu tiên là lời ca ngợi dâng lên Thiên Chúa vì ơn thánh Người đã ban cho Đức Maria. Lời ca ngợi này không giới hạn vào các tín hữu trên trần gian, mà trong các thư của ngài, Thánh Phaolô quen gọi là “các thánh”; nó bao gồm toàn bộ giáo hội trên trời và dưới đất, như ta đã thấy trong kinh tiền tụng của phụng vụ thánh Thể Thệ Phản, trong đó, Chúa Cha được cảm tạ như sau: “Hiệp thông cùng Giáo Hội phổ quát, với các thiên thần và mọi cơ binh trên thiên đàng, và trong niềm vui chung, chúng con tán dương và ngợi ca danh thánh vinh hiển Chúa: Thánh, thánh, thánh…”. Lời kêu cầu như thế đã bày tỏ và nói lên một sự hiệp thông mà đến sự chết cũng không thể bẻ gẫy được, dù sự chết này có thay đổi cách thế hiệp thông. Lời kêu cầu này có chỗ đứng trong động thái ca ngợi Ba Ngôi: ca ngợi Chúa Cha nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần, Đấng luôn cầu bầu trong ta, cho ta, và qua ta (xem Rm 8:26).
Lời ca ngợi Đức Maria, như để đáp ứng câu mời gọi trong kinh Magnificat: “Muôn đời sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48), vốn tìm thấy nơi các nhà cải cách vĩ đại, nhất là nơi Luther, Zwingli, và Bullinger, và giới hạn hơn nơi cả Calvin nữa. Nhưng cũng chính Luther là người mạnh mẽ chỉ trích các quá lạm và bóp méo trong lòng sùng kính thánh mẫu của thời ông. Ông còn cho rằng: “Tôi chỉ muốn bãi bỏ hoàn toàn lòng tôn kính Đức Maria do cách người ta lạm dụng nó” (57).
Hạn từ “tôn kính” (veneration) có thể gồm cả tôn trọng (honor) và ngợi khen như đã được các đoạn Thánh Kinh nói về Truyền Tin và Thăm Viếng đặc biệt hàm nghĩa, gợi ý, cho phép và còn cả thúc giục nữa. Sự tôn kính như thế chỉ có nghĩa là ca ngợi Thiên Chúa cùng với Đức Maria và vì Đức Maria, để chào kính công trình Thiên Chúa nơi ngài, và cảm tạ Chúa vì sự đáp ứng đầy gương sáng của ngài.
Chính trong khuôn khổ ấy, ta cần phải nêu lên vấn đề về sự chính đáng của lời cầu nguyện khẩn cầu ngỏ cùng Đức Maria và các thánh. Theo người Công Giáo, lời cầu nguyện như thế chỉ có thể là lời cầu nguyện được tiếp chuyển lên chính Thiên Chúa, là Đấng chỉ có Người mới có thể đáp ứng và ban ơn theo ý Người muốn. Lời cầu nguyện này không tách rời hay có thể tách rời khỏi bất cứ lời cầu nguyện nào khác, nhưng kết hợp với lời cầu nguyện của các thánh thuộc mọi thời và mọi nơi, cả đang sống lẫn đã qua đời, trong Chúa Kitô. Trong hiệp thông các thánh, lời cầu nguyện, nhất là lời cầu bầu, không hàm nghĩa bất cứ sự tách biệt nào giữa người cầu nguyện, người họ cầu nguyện cho, và đấng mà lời cầu nguyện ngỏ cùng. Cầu bầu chính là biểu thức của hiệp thông. Nó là cuộc đàm đạo bất tận luôn tiếp diễn bên trong hiệp thông này.
Về phần mình, các nhà Cải Cách bác bỏ mọi lời xin cầu bầu ngỏ cùng Đức Maria, vì điều này giả thiết rằng ngài đóng vai trò làm dụng cụ hữu hiệu cho nhiệm cục cứu chuộc hay ngài “cộng tác” vào nhiệm cục ấy. Zwingli cho rằng ta chỉ có một Đấng Cầu Bầu, còn Bullinger thì viết thêm: một Đấng Cầu Bầu duy nhất. Calvin thì bác bỏ ý niệm cho rằng Đức Maria là “người gìn giữ các ơn” (58). Thái độ này được liên kết với việc từ khước nói chung đối với sự tôn kính các thánh.
Người Công Giáo thì sẵn sàng thừa nhận rằng lòng sùng kính Đức Maria đôi khi đưa đến những thái quá dưới các hình thức sùng kính bề ngoài, hay trong các sách tu đức, và trong các từ vựng sử dụng trong các phát biểu thần học và mục vụ. Các thái quá này không kết thúc với các lạm dụng lớn lao của thế kỷ 16, nhưng luôn song hành với phong trào thánh mẫu cách này hay cách khác (59). Những thái quá này khiến người ta có ý nghĩ rằng trong đức tin Công Giáo, vì các mục tiêu thực tiễn, Đức Maria được coi như một nữ thần thực sự. Dù chưa bao giờ tuyên xưng các thái quá như thế, nhưng huấn quyền Công Giáo cũng chưa bao giờ minh bạch chống lại chúng.
Tín hữu Công Giáo xin Đức Maria và các thánh “cầu cho chúng con”; nói cách khác, họ kêu cầu các ngài cầu bầu cho họ. Điều này minh nhiên được nói lên trong phần thứ hai của Kinh Kính Mừng, tức là phần được Giáo Hội thêm vào: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” Và câu “cầu cho chúng con” được nhắc đi nhắc lại bất tận trong kinh cầu các thánh. Hình thức sùng kính này thần học gọi là “doulia”. Phân tích đến cùng, vinh dự dành cho các thánh và lời cầu bầu ngỏ cùng các vị luôn vươn tới Chúa, tác giả của mọi ơn thánh.
Công Đồng Vatican II đã đưa ra các hướng dẫn mới có tính chuyên biệt về lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Công Đồng nhắc người Công Giáo nhớ rằng lòng sùng kính này “về yếu tính, khác với sự tôn kính thờ lạy, một sự thờ lạy được dâng lên như nhau cho Ngôi Lời Nhập Thể, cho Chúa Cha và cho Chúa Thánh Thần (Lumen Gentium 66). Công Đồng cũng yêu cầu các nhà thần học và các vị giảng thuyết “hãy thận trọng đừng rơi vào các thái quá lầm lẫn cũng như các thái độ quá giản lược khi xem sét phẩm giá đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa” (Lumen Gentium 67) và nên bảo vệ khuynh hướng qui Kitô của lòng sùng kính này.
Người Thệ Phản và người Công Giáo nhất trí rằng: cùng với Thánh Kinh, ta phải “venerare”, nghĩa là yêu mến, kính trọng và vinh danh Đức Trinh Nữ Maria và ca ngợi Thiên Chúa vì ngài, đấng mà “mọi thế hệ” có bổn phận tuyên xưng là người “có phúc”.
Cả hai bên cũng nhất trí khi nói rằng ta phải bắt chước Đức Maria và coi ngài như mẫu gương, nhất là bằng cách kết hợp với lời ngài cầu nguyện và tán tụng Thiên Chúa.
Nhưng họ bất đồng về chủ đề kêu cầu ngài: truyền thống Thệ Phản không dành cho ngài bất cứ vai trò cầu bầu nào, trong khi người Công Giáo phó thác cho sự cầu bầu đầy mẫu thân của ngài và hàng ngày thưa với ngài “Cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
Liệu chúng ta có bắt buộc phải ngưng ngang chừng ở chỗ chỉ xác định các sự kiện mà thôi hay không? Hay phải bằng lòng với sự bất đồng trên? Phải chăng, đối với người Thệ Phản, việc “venerare” trên không thể bao gồm các lời của thiên thần trong Kinh Kính Mừng hay các lời của người chị em họ, như “em có phúc hơn mọi người nữ”, cả hai đều được rút ra từ Sách Thánh?
Đàng khác, liệu có thể hiểu lời cầu bầu không là gì khác hơn là thành phần trọn vẹn trong hiệp thông của các thánh ở trên trời và ở dưới đất, của những con người nhân bản và của Thiên Chúa Ba Ngôi, một sự cầu bầu được kết hợp với sự cầu bầu đời đời của Chúa Con với Chúa Cha, và tương hợp với sự cầu bầu của Chúa Thánh Thần giữa những kẻ tội lỗi và người được công chính hóa? Thay vì dấu chỉ xa cách và dị biệt, há đúng hơn nó không phải là dấu chỉ của hiệp thông và chia sẻ? Thay vì tư riêng và độc hữu, há đúng hơn nó đã không mở lòng chúng ta cho một thế giới vốn được Thiên Chúa yêu thương và cho toàn thể tạo vật vốn là trách nhiệm chung của mọi con người được chọn để phục vụ trước nhan Người, bắt đầu là Mẹ Chúa Cứu Thế, Trinh Nữ Maria? Như thế, lời cầu nguyện với và nhờ Đức Maria sẽ là lời cầu nguyện giống như và cùng với lời cầu nguyện của Đức Maria. Nó sẽ không xóa bỏ các khác biệt, nhưng nó cũng sẽ không trở thành nguyên nhân cho chia rẽ.
Nếu đúng như thế, há sự mâu thuẫn và xung khắc giữa hai chủ trương Công Giáo và Thệ Phản không có chiều hướng giảm thiểu, trong khi sự canh chừng của thần học và mục vụ há không ngăn ngừa được cả sự quá đáng lẫn sự hẹp hòi hay sao? Nhờ thế, các kiểu thức sùng kính khác nhau sẽ có thể sống bên cạnh nhau, không bị nghi ngại hay áp chế, cũng như trở thành nguyên nhân và hậu quả của chia rẽ (60).
Kế hoạch của Thiên Chúa khi muốn có nhân loại được tạo thành giống hình và họa ảnh của Người đã khiến Người đặt Đức Maria ở chính tâm điểm kế hoạch cứu rỗi của Người. Được thuyết phục bởi điều đó, Nhóm Dombes đã cùng nhau đạt tới các xác tín sau đây:
“Chúng tôi bác bỏ bất cứ mưu toan nào, nhân danh sự “cộng tác”, nhằm giới hạn tính tối thượng tuyệt đối của ơn thánh, coi mưu toan đó như một nhục mạ đối với cả Đức Maria lẫn Con của ngài.
“Không muốn dừng lại quá lâu ở nan đề anh chị em của con đầu lòng Đức Maria, giống như ngài, chúng tôi thích được lắng nghe người Con Trai duy nhất của ngài cùng với man vàn các anh chị em của người Con Trai này hơn, ngõ hầu nhận được ơn cứu độ là chính Con Trai của ngài, như ngài từng tiếp nhận trước chúng tôi và tốt hơn chúng tôi nhiều.
“Chúng tôi không thể chấp nhận sự kiện cùng một đức tin lại không kết hợp được cả những ai tuyên xưng rằng ơn cứu độ trên đã chiếm hữu Đức Maria (từ giây phút hiện hữu đầu tiên tới lúc được vinh hiển trên trời) lẫn những ai vẫn còn do dự trước lòng sùng kính có tính tín điều này, lòng sùng kính mà họ không tìm thấy trong Sách Thánh. Do đó, chúng tôi quyết tâm cùng nhau tiến tới trên hành trình hiệp thông các thánh của mình. Vì thực sự, cùng một đức tin như nhau vào Chúa Giêsu đã thúc giục chúng tôi đừng chia rẽ nhau chỉ vì ngài, đấng không hề là nguồn gốc cho các chia rẽ tín phái giữa chúng tôi”.
Ghi chú
(57) Luther, Bài Giảng về Kinh Kính Mừng (1523; WA 11, 61).
(58) Calvin nói về đoạn Luca 2:15-19 trong bài giảng thứ 25 của ông về Sự Hoà Hợp Của Các Tin Mừng, trích dẫn trong La Revue réformée số 32 (1957, số 4) 37: “Những người theo giáo hoàng xưng Đức Maria là 'giữ kho ơn thánh'; nhưng quả họ đã xúc phạm tới Thiên Chúa… khi muốn ngài có chức vụ chuyên biệt của một mình Chúa Giêsu mà thôi”.
(59) Xin đơn cử một thí dụ cho thấy sự quá đáng trong lối phát biểu mà chính tác giả hình như không ý thức được: Trong cuốn L’Immaculate Conception (Brussels, 1857), Đức Cha J. Malou xưng Đức Maria là “một ngôi Thiên Chúa”, “Ngôi thứ bốn của Thiên Chúa Ba Ngôi” và ngài làm thế là “theo các giáo phụ”: xem R. Laurentin, Court Traité sur la Vierge Marie (in lần thứ 5; Paris: Lethielleux, 1967) 87. Xem ý kiến ngược lại trong lời phát biểu của Newman, Apologia pro vita sua, chương 4: “Những biểu hiện sùng kính như thế đối với Đức Mẹ vốn là điều khó hiểu (crux) nhất của tôi đối với Đạo Công Giáo; tôi xin thành thực nói rằng: cho đến lúc này, tôi vẫn không hoàn toàn chấp nhận được chúng. Người ta rất có thể đã giải thích và bênh vực chúng đầy đủ; nhưng tình cảm và ý thích không đi đôi với luận lý; chúng thích hợp với nước Ý, chứ không thích hợp với nước Anh” (do C.F. Harrold chủ biên [New York, 1947] 176).
(60) Xem các kết luận về điểm này ở chương 4, phần nói về Sự Hồi Tâm Tín Lý của cả Công Giáo lẫn Thệ Phản (cầu nguyện, hiện ra, thuyết giảng và dạy giáo lý)
Thông Báo
Phân ưu: LM Anthony Trần văn Kiệm qua đời
Đ.Ô. Giuse Trịnh Minh Trí
09:05 17/06/2012
Liên Đoàn Công Giáo Việt Namtại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Linh Mục Giáo Sư AnthonyTrần Văn Kiệm
Sinh ngày 31 tháng12 năm 1920 tại Phát Diệm, Việt Nam
Thụ Phong Linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1946 tại Phát Diệm
Nghỉ hưu tại Atlanta, Georgia
được Chúa gọi về lúc 5 giờ 14 phút chiều Thứ Năm, ngày 14 tháng 06 năm 2012
tại Emory UniversityHospital, Midtown Atlanta
Hưởng thọ 92 tuổi
Thành kính phân ưu với tang quyến,Gia Đình Linh Tông,
Quý Cha Giáo Phận Phát Diệm, và Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam ở Atlanta
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồnCha Cố Anthony Trần Văn Kiệm
vào chốn bình an và hạnh phúc muônđời.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Chương trình Cầu Nguyện và An Táng
Viếng xác cầu nguyện: Chiều thứ Bảy ngày 16-6-2012,
lúc 7 giờ tối, Thứ Bảy, 16/6/2012 tại Nhà Quàn Thomas Scroggs,
6362 South Lee Street, Morrow GA 30260
Canh Thức cầu nguyện: Lúc 7 giờ tối, Chúa Nhật, 17/6/2012
tại Nhà Thờ Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam 91 Valley Hill Rd, Riverdale GA 30274
Thánh lễ An Táng:8 giờ 30 sáng Thứ Hai, 18/6/2012 tại Nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam
Linh Cửu được an táng tại NghĩaTrang Sherwood Memorial Park
Xin quý Cha dâng Lễ, và mọi thành phần dân Chúa
trong Liên Đoàn cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Anthony.
Thành kính,
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Vài nét về cuộc đời Cha Giáo Sư Anthony Trần Văn Kiệm
Linh mục Anthony Trần Văn Kiệm,sinh ngày 31 tháng 12 năm 1920 tại Phát Diệm.
Thụ phong Linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1946 tại Thượng Kiệm, Phát Diệm.
1950 -1955: Du học tại New York, Hoa Kỳ: Cử Nhân Hóa Học tại Iona (1951);
Cao Học Vật Lý tại Fordham (1953).
1955 -1973, Ngài phục vụ Giáo Xứ Nữ Vương Hòa Bình, Saigon.
1955 -1956: Dạy học tại Đại Học Khoa Học Saigon.
1956-1973: Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Saigon.
1973-1975: Chánh Xứ Kim Hải và Lam Sơn, giáo phận Xuân Lộc.
Tháng 5 đến tháng 7-1975: Phục vụ tại Giáo xứ Thánh Tôma More, Rockville Center,Long Island.
Tháng 7 đến tháng 9-1975: Tuyên Úy cho người Việt tỵ nạn Florida
Tháng 9-1975: Chính thức nhập vào Giáo Phận Pensacola – Tallahassee
1975-1980: Phục vụ tại Giáo Xứ Holy Name of Jesus, Neceville, Florida
1980-1982: Chánh Xứ Giáo Xứ Our Lady of Victory, Crestview, Florida
1985-1990: Đi tĩnh dưỡng (sabbatical) tại Seadrift, Texas để dịch Kinh Thánh và soạn sách chữ Hán Nôm
1991-2006 Nghỉ hưu tại Seadrift, Texas. Trong thời gian này, Cha Anthony phụ giúp mục vụ
tại St Patrick’s Mission, và Giáo Xứ Our Lady of the Gulf, Port Lavaca.
Văn Hóa
Ba vĩ đại của mình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:45 17/06/2012
1.Ba thương yêu dắt con vào đời. Ba bên con giúp con học chăm.
Ba hy sinh khuya sớm nắng mưa,gió rét khó khăn ngại chi, khuyên con vững tâm học hành.
Ba ru con những đêm trăng rằm. Ba bên con từ lúc thưở hàn vi.
Con yêu ba nguyện ước có ngày, tương lai sáng tươi thành công, vinh danh người ba kiêu hùng.
ĐK: Khắc ghi sâu những lời ba khuyên, lương tri trong sáng xây đời, cội nguồn lòng con ghi nhớ. Bao yêu thương kỷ niệm ngày mơ, bên ba nô đùa tuổi thơ, con vui ở bên ba hiền.
2.Ba khuyên con ngẫng cao yêu đời. Thương tha nhân và giúp ai người đơn côi.
Không tham lam lợi danh thế trần. Vinh danh giống dân rồng tiên, thoả lòng người ba ước mong.
Ba ơi, con xin nghe lời. Ba ơi, con nghe lời ba khuyên.
Ba ơi con yêu người. Ba ơi, con muôn đời ghi ơn.
Hàng năm tại Hoa Kỳ có ngày Lễ dành cho Mẹ (Mother’s Day) vào Chúa nhật tuần thứ 2 của tháng Năm và ngày Lễ dành cho Bố (Father’s Day) vào Chúa nhật tuần thứ 3 tháng Sáu.
Nói về lịch sử ngày Lễ Father’s Day, một trong những người đầu tiên có sáng kiến để cử hành ngày Lễ dành cho Bố, đó là bà Sonora Louis Smart Dodd ở tiểu bang Washington. Bà đã suy nghĩ về ngày Lễ dành cho Bố, lúc bà ngồi lắng nghe lời giảng trong một buổi Lễ dành cho Mẹ vào năm 1909. Bà Sonora muốn có một ngày đặc biệt dành cho Bố mình, đó là ông William Jackson Smarth, một cựu chiến binh của cuộc nội chiến (Civil War), vợ của ông Smarth đã mất trong lúc bà lâm bồn hạ sanh người con thứ sáu của họ. Một mình đơn độc, ông Smarth đã nuôi đứa trẻ sơ sinh và năm người con của ông ở một trang trại hoang vu thuộc miền đông, tiểu bang Washington. Khi bà Sonora trưởng thành, bà cảm nhận sâu xa ơn hy sinh tận tụy một đời của Bố đã nuôi dưỡng một đàn con đơn thân, độc mã. Dưới mắt bà, người Bố là một tấm gương can đảm, vô vị kỷ và tràn đầy tình yêu thương. Vì thân phụ của bà Sonora sanh vào tháng Sáu, nên bà đã chọn ngày 19 tháng 6 năm 1910, để cử hành ngày Lễ dành cho Bố đầu tiên tại thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ và ngày lễ này được mừng rộng rãi bắt đầu từ năm 1972. (x.http://yume.vn).
Ngày của Cha (Father’s Day) là một lễ hội để tôn vinh những người làm Cha trong gia đình. Đây là ngày dành để tôn vinh sự hy sinh, vị tha, bao dung của những người Cha.
Trong ca khúc “Bông Hồng Dâng Cha”, tác giả Chúc Linh đã khắc họa hình ảnh một người Cha tuyệt đẹp: “ Lòng cha sâu lắng âm thầm. Tình cha núi cao nào hơn. Hùng vĩ che chắn cho con trước cơn bão tố…Cha là đuốc sáng, là thác rộng, là kim cương trong lửa rực muôn màu. Cha là đất nước, là tiếng sáo, là giọng hò cho con nụ cười. Cha là nghiêm khắc nhưng lại thiết tha mong con bằng người. Cha là bóng mát để che chở con suốt cả cuộc đời…Cha là trái tim cho con nhịp thở, là ánh sáng, là bầu trời, là sông biếc, là cánh gió nâng con đến tận trời cao…Cha là mãi mãi, là vô cùng, là cho đi không đòi lại bao giờ…”. Cha luôn luôn hy sinh, bảo vệ và chăm sóc cho đàn con mà không cần được đền đáp.
Thượng Đế đã làm ra một tác phẩm tuyệt vời. Đó là người đàn ông, người cha trong gia đình.
“ Búp bê xinh được làm từ nhựa và quần áo.Máy chơi trò chơi điện tử được làm từ nhựa và điện.Kẹo ngon được làm từ đường và mùi thơm.
Còn Ba vĩ đại cuả mình được làm từ gì vậy kìa?Và đây là câu trả lời của Thượng Đế, Người làm ra Ba.
Dáng vóc của Ba được làm từ sự hiên ngang, hùng vĩ của dãy núi lớn.
Đôi tay nồng ấm của Ba được làm từ cái ấm áp của mặt trời mùa hè.
Tính cách của Ba được làm từ sự bình yên của biển cả, sự rộng rãi bao dung của thiên nhiên.
Trí thông minh của Ba được đúc kết từ sự khôn ngoan của nhiều thế hệ.
Kho tàng những truyện vui hóm hỉnh trong đầu Ba được làm từ những niềm vui của một buổi sáng mùa xuân.
Máu trong tim Ba là nước Sông Ngân nên lúc nào cũng sục sôi, rào rạc.
Còn một tí nước sông làm nên nước mắt của Ba, vì vậy khi Ba khóc, nước mắt mới chảy ngược vào tim.
Tất cả những vật liệu ấy làm ra một tác phẩm tuyệt vời, hoàn hảo. Tác phẩm ấy có tên là: BA VĨ ĐẠI CỦA MÌNH.”(x.gpcantho.com).
Ca dao Việt Nam thường ví von:
Con có Cha như nhà có nóc
Con không Cha như nòng nọc đứt đuôi.
Còn Cha gót đỏ như son,
Đến khi Cha mất gót mẹ gót con đen sì
Con giống Cha là nhà có phúc.
Con không Cha như nhà không nóc.
Vai trò người cha thật quan trọng kiến tạo hạnh phúc đầm ấm cho mỗi gia đình. Để có gia đình hạnh phúc, yếu tố rất quan trọng là người chủ gia đình phải có là lòng độ lượng, bao dung, và tình yêu hy sinh.Có thể nói bản lĩnh, cách hành xử cao thượng, và sự quảng đại trong yêu thương của người đàn ông là nền tảng và là yếu tố đầu tiên cần thiết cho hạnh phúc của cả gia đình. Thiếu nó, gia đình khó có hạnh phúc.
Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn, dể u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí thường nhờ cậy người cha. Do đó người Ý có lý khi nhận xét: Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan. Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt Nam có câu: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.
Nhân ngày của Cha, xin gởi đến câu chuyện của Lm Munachi Ezeogu như lời nhắn gởi cho các người Cha gia đình.
Một cậu bé đón cha mình đi làm về và hỏi: “Bố ơi! bố đi làm được bao nhiêu tiền một giờ?”. Ông bố rất ngạc nhiên và bảo: “Này con, ngay cả mẹ của con cũng chẳng biết, đừng quấy rầy bố vì bố đang mệt.” Cậu bé lại hỏi: “Bố cứ cho con biết, lương của bố mỗi giờ được bao nhiêu tiền?” Cuối cùng thì ông bố bảo rằng: “Mỗi giờ bố được hai mươi đồng”. Cậu bé liền hỏi: “Vậy bố cho con mượn mười đồng”. Ông bố tỏ vẻ giận và mắng con: “Thì ra đấy là lý do con muốn biết tiền lương của bố? Bây giờ đi ngủ đi và đừng quấy rầy bố nữa”. Đêm hôm ấy, ông bố nghĩ lại những điều đã nói với con mình và cảm thấy hối hận. Ông cho rằng có thể con mình đang cần tiền để mua món gì mà nó đang cần. Ông sang phòng của con mình và hỏi: “Con đã ngủ chưa?” Con ông đáp: “Con chưa ngủ”. Ông bố đưa tiền và bảo: “Đây là tiền con hỏi xin lúc nãy” Nó vui vẻ cám ơn bố, rồi lấy thêm tiền trong gối ra và nói: “ Con đã có đủ rồi! hai mươi đồng. Bây giờ bố bán cho con một giờ của bố.”.
Nhân ngày của Cha, chúng con tạ ơn Thiên Chúa đã cho con có Cha yêu thương, nuôi nấng, chở che. Cám ơn Cha vì những nhọc nhằn, vất vả để con được ấm no, hạnh phúc. Cám ơn Cha vì những lời dạy dỗ nghiêm khắc để con được trưởng thành.
Nhân ngày của Cha, những người làm Cha nhìn lên Thánh Cả Giuse như mẫu mực để chu toàn thiên chức cao quý Chúa đã trao ban cho mình. Gia đình thánh gia luôn có hạnh phúc, một phần rất lớn là nhờ Giuse, người chủ gia đình, có rất nhiều đức tính đáng để Mẹ Maria kính phục.
Đức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Thánh Giuse đã dắt trẻ Giêsu vào đời, hy sinh khuya sớm nắng mưa, ru trẻ Giêsu những đêm trăng rằm, dạy những bài học yêu thương tha nhân giúp người đơn côi. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tuỵ phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình,sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình thật quan trọng. Cha mẹ không chỉ nuôi con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con, còn người con đáp trả bằng tình hiếu thảo và vâng phục. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con.Amen.
Những người lữ hành hạnh phúc
Gioan Lê Quang Vinh
08:54 17/06/2012
Những ngày vừa qua, nhiều người biết tin, thương tiếc và cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa qua đời ở Sàigòn. Sau khi đưa tiễn Bà Cố Têrêsa đến “chặng thứ mười bốn” của con đường trần gian, hẳn rằng nhiều người nghĩ nhiều đến hai tiếng “lữ hành”.
Điều đặc biệt hiếm có là Bà Cố có ba người con làm linh mục. Đó là cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt Trưởng Tam kỳ, giáo phận Đà nẵng, cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và Cha Louis Nguyễn Phúc Kim, hiện quản nhiệm ba giáo xứ ở giáo phận Regina, Canada.
Tôi bỗng nhớ rằng lớp Cha Long khi mãn Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng có in một đặc san tên gọi là “Lữ Hành”. Cuộc đời của Bà Cố cùng với gia đình, trong đó có ba linh mục con Bà Cố đều là những cuộc lữ hành. Những chuyến đi của gia đình từ Bắc vô Trung rồi vào Nam. Những chuyến đi của ba cha, lên núi, về thành phố, đi du học, và đi theo tiếng gọi thừa sai. Tất cả là những chuyến đi đòi phải từ bỏ rất nhiều.
Phải chăng những biến cố trong gia đình của người con mà Chúa vừa gọi về nói lên nhiều điều về cuộc lữ hành của một đoàn dân đông đúc của Thiên Chúa? Đoàn dân ấy theo lời Chúa hứa với Abraham là đông như sao trời, như cát biển. Đoàn dân ấy được sách Khải Huyền mô tả như sau “Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.” (Kh.22,4-5)
Đoàn dân đông đúc ấy biết rằng mình sẽ “hiển trị đến muôn thuở muôn đời” nhờ Máu Thánh của Chiên Con. Nhưng đoàn dân ấy cũng ý thức rõ mình đang mang thân phận lưu đày, làm người lữ khách. Thánh Công Đồng Vatican II dạy “Giáo Hội lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này”. (Hiến chế Lumen Gentium 48).
Đọc lại Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium), dân Chúa thấy yêu mến Giáo Hội là Mẹ của mình hơn, và thêm tin tưởng vào cuộc lữ hành trần gian, khi dân Chúa được dẫn dắt bởi chính Thánh Thần Thiên Chúa qua các vị mục tử Chúa gửi đến. Thánh Công Đồng dùng lại lời Thánh Augustinô: “"Lữ hành giữa cơn bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa." (LG 8)
Ngay từ thời Cựu Ước, Dân thánh Chúa đã mang trên mình đặc tính lữ hành. Khi tổ phụ Abraham được Chúa gọi, ngài đã thực hiện một chuyến đi, mà mãi nhiều thế kỷ sau này con cháu ngài cũng phải đi. Di dân rồi về Đất Hứa. Lưu đày rồi về cố hương. Nổi bật là bốn mươi năm Dân thánh đi trong sa mạc với tất cả những khó khăn của phận người lữ thứ.
Trong những khó khăn ấy, dân Chúa cuối cùng vẫn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải chính mình cho Dân và Đấng sẵn sàng đồng hành với Dân Ngài. Chúa đồng hành với Dân Ngài bằng sự hiện diện vô hình nhưng thẳm sâu, bằng chính Máu Thịt Chúa Giêsu, bằng Lời hằng sống và nơi các mục tử. Chắc chắn không một thể chế trần gian nào có thể cung cấp cho các thành viên của mình sự chăm sóc tuyệt vời đến thế.
Gia đình bà cố cống hiến cho Hội Thánh ba vị mục tử. Các ngài còn góp phần đào tạo các vị mục tử khác nữa. Ngày trước cha Dũng là giáo sư ở Tiểu chủng viện Đà nẵng, ngài cũng có nhiều học trò gồm hai hay ba anh em ruột, nhưng cuối cùng dường như giáo phận Đà nẵng chỉ có một mình gia đình ngài là có ba anh em làm linh mục. Điều này chẳng phải là hồng ân cao quý Chúa ban cho gia đình các ngài sao?
Viết những dòng này, chúng tôi xin được góp thêm tâm tình chia sẻ với gia đình các Cha và thêm lời cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa, mà các linh mục con Bà Cố là những người thầy của chúng tôi và của rất nhiều anh em đồng môn khắp nơi.
Cuộc lữ hành trần gian của Bà Cố đã kết thúc, xin Chúa đưa Bà Cố đi vào Vương Quốc Thiên Chúa, để Bà Cố cùng với Mẹ Maria hát lên lời kinh Magnificat: “Chúa đã làm cho tôi những điều cao trọng. Ngài quyền năng và Danh Ngài là Thánh.”
Điều đặc biệt hiếm có là Bà Cố có ba người con làm linh mục. Đó là cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt Trưởng Tam kỳ, giáo phận Đà nẵng, cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và Cha Louis Nguyễn Phúc Kim, hiện quản nhiệm ba giáo xứ ở giáo phận Regina, Canada.
Tôi bỗng nhớ rằng lớp Cha Long khi mãn Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng có in một đặc san tên gọi là “Lữ Hành”. Cuộc đời của Bà Cố cùng với gia đình, trong đó có ba linh mục con Bà Cố đều là những cuộc lữ hành. Những chuyến đi của gia đình từ Bắc vô Trung rồi vào Nam. Những chuyến đi của ba cha, lên núi, về thành phố, đi du học, và đi theo tiếng gọi thừa sai. Tất cả là những chuyến đi đòi phải từ bỏ rất nhiều.
Phải chăng những biến cố trong gia đình của người con mà Chúa vừa gọi về nói lên nhiều điều về cuộc lữ hành của một đoàn dân đông đúc của Thiên Chúa? Đoàn dân ấy theo lời Chúa hứa với Abraham là đông như sao trời, như cát biển. Đoàn dân ấy được sách Khải Huyền mô tả như sau “Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.” (Kh.22,4-5)
Đoàn dân đông đúc ấy biết rằng mình sẽ “hiển trị đến muôn thuở muôn đời” nhờ Máu Thánh của Chiên Con. Nhưng đoàn dân ấy cũng ý thức rõ mình đang mang thân phận lưu đày, làm người lữ khách. Thánh Công Đồng Vatican II dạy “Giáo Hội lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này”. (Hiến chế Lumen Gentium 48).
Đọc lại Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium), dân Chúa thấy yêu mến Giáo Hội là Mẹ của mình hơn, và thêm tin tưởng vào cuộc lữ hành trần gian, khi dân Chúa được dẫn dắt bởi chính Thánh Thần Thiên Chúa qua các vị mục tử Chúa gửi đến. Thánh Công Đồng dùng lại lời Thánh Augustinô: “"Lữ hành giữa cơn bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa." (LG 8)
Ngay từ thời Cựu Ước, Dân thánh Chúa đã mang trên mình đặc tính lữ hành. Khi tổ phụ Abraham được Chúa gọi, ngài đã thực hiện một chuyến đi, mà mãi nhiều thế kỷ sau này con cháu ngài cũng phải đi. Di dân rồi về Đất Hứa. Lưu đày rồi về cố hương. Nổi bật là bốn mươi năm Dân thánh đi trong sa mạc với tất cả những khó khăn của phận người lữ thứ.
Trong những khó khăn ấy, dân Chúa cuối cùng vẫn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải chính mình cho Dân và Đấng sẵn sàng đồng hành với Dân Ngài. Chúa đồng hành với Dân Ngài bằng sự hiện diện vô hình nhưng thẳm sâu, bằng chính Máu Thịt Chúa Giêsu, bằng Lời hằng sống và nơi các mục tử. Chắc chắn không một thể chế trần gian nào có thể cung cấp cho các thành viên của mình sự chăm sóc tuyệt vời đến thế.
Gia đình bà cố cống hiến cho Hội Thánh ba vị mục tử. Các ngài còn góp phần đào tạo các vị mục tử khác nữa. Ngày trước cha Dũng là giáo sư ở Tiểu chủng viện Đà nẵng, ngài cũng có nhiều học trò gồm hai hay ba anh em ruột, nhưng cuối cùng dường như giáo phận Đà nẵng chỉ có một mình gia đình ngài là có ba anh em làm linh mục. Điều này chẳng phải là hồng ân cao quý Chúa ban cho gia đình các ngài sao?
Viết những dòng này, chúng tôi xin được góp thêm tâm tình chia sẻ với gia đình các Cha và thêm lời cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa, mà các linh mục con Bà Cố là những người thầy của chúng tôi và của rất nhiều anh em đồng môn khắp nơi.
Cuộc lữ hành trần gian của Bà Cố đã kết thúc, xin Chúa đưa Bà Cố đi vào Vương Quốc Thiên Chúa, để Bà Cố cùng với Mẹ Maria hát lên lời kinh Magnificat: “Chúa đã làm cho tôi những điều cao trọng. Ngài quyền năng và Danh Ngài là Thánh.”
Xin Chúa chúc lành cho tất cả các Cha Linh Mục nhân ngày Father's Day
Tuyết Mai
11:23 17/06/2012
Thánh Lễ đêm hôm qua tại nhà thờ St. Polycarp nơi vợ chồng chúng tôi tham dự thánh lễ hằng tuần, do cha Phạm Hoàng Trung chủ tế và là thánh lễ Mở Tay của cha. Cha thuộc Dòng Tên và công việc chính của quý cha là ra dậy học sau khi được phong chức linh mục. Quý cha Dòng Tên sẽ thường phụ trách dậy và lo những thanh thiếu niên có vấn đề như các em homeless, trong băng đảng, nghèo, và v.v….. Tôi nghĩ công việc của quý cha Dòng Tên chắc giống như cha Don Bosco vậy!.
Quả là một vinh dự cho cả gia đình và cả cộng đoàn vì cha Hoàng xuất thân từ cộng đoàn St. Polycarp. Ngài nói ngài ở cộng đoàn này từ khi ngài còn là một trong những em giúp lễ. Nhìn thấy ngài và cả gia đình tụ họp trong thánh lễ mà tôi cũng rất cảm động theo. Thầm cảm tạ Chúa, cảm tạ gia đình của ngài, và cả một cộng đoàn dân Chúa, đã hướng dẫn và giúp ngài đi theo ơn gọi quý trọng và thánh thiêng. Người ta thì bảo một con sâu làm rầu nồi canh, nhưng bên cạnh đó thì ngài cố gằng trở thành là một trong những quý Linh Mục làm sáng danh Thiên Chúa.
Tôi có thằng cháu trai năm nay cũng sắp sửa 16 tuổi, thầm nguyện cùng Thiên Chúa và Mẹ Maria, cho cháu có được ơn gọi. Nhưng đến hôm nay thì cũng chưa thấy dấu hiệu gì là cháu muốn hay chọn con đường đi tu. Tôi bảo ông nhà tôi nhìn thấy cha Hoàng mà tưởng tượng ra thằng con trai yêu quý của mình, chắc tôi sẽ khóc ngất và cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa. Như gia đình của cha Hoàng hẳn sẽ rất hãnh diện với mọi người có mặt trong thánh lễ Mở Tay. Cuối lễ cha Đức cũng có giới thiệu ông Cố của cha Hoàng không ai khác là nhà điêu khắc rất nổi tiếng đã cho tất cả chúng ta những bức tranh Các Thánh Tử vì Đạo được chưng tại Trung Tâm Công Giáo.
Quả là giòng nào thì giống nấy! Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, vì cha Hoàng cũng thi theo con đường hội họa giống ông Cố. Hiện nay cha Hoàng cũng có bao nhiêu trăm bức tranh sẽ được triển lãm và trình diện với bà con, tức nhiên không phải ở đây. Chỉ tiếc là chúng tôi không có được thời giờ để vào bữa tiệc mà chúc mừng cho cha và xin hình ảnh vẽ mà cha đã thực hiện. Tôi thì quý các cha, thầy, và tất cả mọi tu sĩ nam nữ lắm lắm!. Bởi dù tiếng Chúa Gọi ra từ dòng nào hay triều nào thì mục đích cao cả vẫn là muốn hướng dẫn cho đàn chiên trở nên tốt lành và đi theo bước chân của Chúa. Mục đích vẫn là dâng hai tiếng Xin Vâng và Phục Vụ vì Chúa và vì anh chị em. Mục đích luôn là Sống cho Chuá và cho anh chị em.
Vâng, giáo dân chúng con luôn thiếu thốn và luôn vẫn không đủ Mục Tử Tốt Lành để hướng dẫn và dìu dắt chúng con, để hướng chúng con luôn biết tìm kiếm Nước Trời và biết sống theo Thánh Ý Chúa. Quý ngài đối với chúng con giáo dân và linh hồn chúng con thật quan trọng thay! Và chức vụ của quý ngài cũng được Chúa Đấng vô cùng quyền năng, luôn luôn củng cố quý ngài thêm Đức Tin, Lòng Sốt Mến khao khát Chúa, Lòng Nhiệt Thành, và có một trái tim thật Vĩ Đại giống trái tim Nóng Bỏng luôn Yêu Thương của Chúa.
Nhân ngày Father’s Day, chúng con giáo dân không có gì trao tặng cho quý cha linh mục, ngoài bàn tiệc ấm cúng mà giáo dân đãi mừng quý cha, nhưng bên trong tâm hồn chúng con xin lúc chúc quý cha, luôn ao ước quý cha sống một cuộc đời thánh thiện, lành mạnh, sa chước cám dỗ, và luôn sống đẹp lòng Chúa. Bây giờ và mãi mãi để bàn tiệc Thánh của Chúa sẽ luôn được sống mãi, luôn nuôi dưỡng thể xác và linh hồn chúng con. Nhờ Linh Mục mà Mình Thánh Chúa sẽ luôn ở với và trong chúng con cho đến tận thế. Thật phải không một chức vụ nào cao quý cho bằng chức vụ Mục Tử Tốt Lành của Chúa. Amen.
Quả là một vinh dự cho cả gia đình và cả cộng đoàn vì cha Hoàng xuất thân từ cộng đoàn St. Polycarp. Ngài nói ngài ở cộng đoàn này từ khi ngài còn là một trong những em giúp lễ. Nhìn thấy ngài và cả gia đình tụ họp trong thánh lễ mà tôi cũng rất cảm động theo. Thầm cảm tạ Chúa, cảm tạ gia đình của ngài, và cả một cộng đoàn dân Chúa, đã hướng dẫn và giúp ngài đi theo ơn gọi quý trọng và thánh thiêng. Người ta thì bảo một con sâu làm rầu nồi canh, nhưng bên cạnh đó thì ngài cố gằng trở thành là một trong những quý Linh Mục làm sáng danh Thiên Chúa.
Tôi có thằng cháu trai năm nay cũng sắp sửa 16 tuổi, thầm nguyện cùng Thiên Chúa và Mẹ Maria, cho cháu có được ơn gọi. Nhưng đến hôm nay thì cũng chưa thấy dấu hiệu gì là cháu muốn hay chọn con đường đi tu. Tôi bảo ông nhà tôi nhìn thấy cha Hoàng mà tưởng tượng ra thằng con trai yêu quý của mình, chắc tôi sẽ khóc ngất và cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa. Như gia đình của cha Hoàng hẳn sẽ rất hãnh diện với mọi người có mặt trong thánh lễ Mở Tay. Cuối lễ cha Đức cũng có giới thiệu ông Cố của cha Hoàng không ai khác là nhà điêu khắc rất nổi tiếng đã cho tất cả chúng ta những bức tranh Các Thánh Tử vì Đạo được chưng tại Trung Tâm Công Giáo.
Quả là giòng nào thì giống nấy! Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, vì cha Hoàng cũng thi theo con đường hội họa giống ông Cố. Hiện nay cha Hoàng cũng có bao nhiêu trăm bức tranh sẽ được triển lãm và trình diện với bà con, tức nhiên không phải ở đây. Chỉ tiếc là chúng tôi không có được thời giờ để vào bữa tiệc mà chúc mừng cho cha và xin hình ảnh vẽ mà cha đã thực hiện. Tôi thì quý các cha, thầy, và tất cả mọi tu sĩ nam nữ lắm lắm!. Bởi dù tiếng Chúa Gọi ra từ dòng nào hay triều nào thì mục đích cao cả vẫn là muốn hướng dẫn cho đàn chiên trở nên tốt lành và đi theo bước chân của Chúa. Mục đích vẫn là dâng hai tiếng Xin Vâng và Phục Vụ vì Chúa và vì anh chị em. Mục đích luôn là Sống cho Chuá và cho anh chị em.
Vâng, giáo dân chúng con luôn thiếu thốn và luôn vẫn không đủ Mục Tử Tốt Lành để hướng dẫn và dìu dắt chúng con, để hướng chúng con luôn biết tìm kiếm Nước Trời và biết sống theo Thánh Ý Chúa. Quý ngài đối với chúng con giáo dân và linh hồn chúng con thật quan trọng thay! Và chức vụ của quý ngài cũng được Chúa Đấng vô cùng quyền năng, luôn luôn củng cố quý ngài thêm Đức Tin, Lòng Sốt Mến khao khát Chúa, Lòng Nhiệt Thành, và có một trái tim thật Vĩ Đại giống trái tim Nóng Bỏng luôn Yêu Thương của Chúa.
Nhân ngày Father’s Day, chúng con giáo dân không có gì trao tặng cho quý cha linh mục, ngoài bàn tiệc ấm cúng mà giáo dân đãi mừng quý cha, nhưng bên trong tâm hồn chúng con xin lúc chúc quý cha, luôn ao ước quý cha sống một cuộc đời thánh thiện, lành mạnh, sa chước cám dỗ, và luôn sống đẹp lòng Chúa. Bây giờ và mãi mãi để bàn tiệc Thánh của Chúa sẽ luôn được sống mãi, luôn nuôi dưỡng thể xác và linh hồn chúng con. Nhờ Linh Mục mà Mình Thánh Chúa sẽ luôn ở với và trong chúng con cho đến tận thế. Thật phải không một chức vụ nào cao quý cho bằng chức vụ Mục Tử Tốt Lành của Chúa. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bầu Trời Khát Vọng
Nguyễn Hùng
21:44 17/06/2012
BẦU TRỜI KHÁT VỌNG
Ảnh của Nguyễn Hùng
Tôi bồn chồn, khao khát những điều xa xôi.
Tâm hồn tôi muốn chạm tới bờ không gian mờ thẳm.
Ôi, Miền Vĩnh Phúc, Ôi, tiếng sáo thiết tha mời gọi của Người!
Nhưng tôi quên, và hằng quên rằng tôi không có đôi cánh bay,
rằng tôi bị cột chặt nơi này mãi mãi.
I am restless. I am athirst for far-away things.
My soul goes out in a longing to touch the skirt of the dim distance.
O Great Beyond, O the keen call of thy flute!
I forget, I ever forget, that I have no wings to fly, that I am bound in this spot evermore.
(R. Tagore /Pleiksor dịch từ The Gardener)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Hùng
Tôi bồn chồn, khao khát những điều xa xôi.
Tâm hồn tôi muốn chạm tới bờ không gian mờ thẳm.
Ôi, Miền Vĩnh Phúc, Ôi, tiếng sáo thiết tha mời gọi của Người!
Nhưng tôi quên, và hằng quên rằng tôi không có đôi cánh bay,
rằng tôi bị cột chặt nơi này mãi mãi.
I am restless. I am athirst for far-away things.
My soul goes out in a longing to touch the skirt of the dim distance.
O Great Beyond, O the keen call of thy flute!
I forget, I ever forget, that I have no wings to fly, that I am bound in this spot evermore.
(R. Tagore /Pleiksor dịch từ The Gardener)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Perth mừng 150 năm dòng Đức Bà Truyền Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 17/06/2012
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt của VietCatholic về lễ kỷ niệm 150 năm dòng Đức Bà Truyền Giáo (Notre Dame Des Mission) tại tổng giáo phận Perth, thủ phủ của miền Tây Úc Đại Lợi.
Sau cuộc Cách Mạng Pháp kéo dài suốt một thập niên từ 1789 đến 1799, Giáo Hội Công Giáo tại nước này như bừng tỉnh với những canh tân mạnh mẽ. Giáo Hội trở nên sống động và trẻ trung. Đặc biệt là đường lối tiếp cận với người nghèo và những người bị loại ra ngoài lề xã hội.
Adèle-Euphrasie Barbier, sinh ngày 4 tháng Giêng năm 1824 tại Caen, đã lớn lên trong bối cảnh mùa Xuân mới của Giáo Hội đó.
Vào năm 18 tuổi, lòng khao khát sống đời thánh hiến và ước muốn mãnh liệt ra đi loan báo Tin Mừng đã thúc bách Euphrasie gia nhập Dòng Nữ Tử Đồi Calvê (Sisters of Calvary) tại Cuves, một dòng nữ truyền giáo mới được thành lập 3 năm trước đó. Mẹ đã tuyên khấn lần đầu vào năm 1851. Sau đó, dòng này gặp nhiều khó khăn, thử thách và phải chuyển qua Anh quốc với tên gọi là Dòng Compassion. Hướng truyền giáo ban đầu của Dòng bị mất dần, vì thế Euphrasie đã trải qua một thời gian đau khổ, đen tối và hoài nghi. Được phép của Toà Thánh, Mẹ Euphrasie đã rời Dòng Compassion.
Tuy vậy, Mẹ Euphrasie vẫn nung nấu ước mơ ban đầu là hiến dâng cuộc đời cho các sứ vụ truyền giáo hải ngoại. Mẹ liên lạc với các nữ tu và các Cha Dòng Marist lúc ấy đang tìm kiếm các nữ tu giáo viên cho Đức Giám mục Giáo phận Wellington tại Tân Tây Lan. Mẹ cùng một tập sinh về đến Lyon ngày 15/8/1861. Nhưng tại đây họ hết sức thất vọng vì Đức Giám mục Viard đã tìm được các nữ tu tại Tân Tây Lan đảm trách các trường học của ngài. Cha Favre, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Marist đã nhìn ra bàn tay của Thiên Chúa qua biến cố này: thay vì ra đi tới vùng đất truyền giáo, Mẹ Euphrasie sẽ lập một Dòng truyền giáo mới. Ngày 25/12/1861, tại căn nhà số 7 đường Cleberg, gần đền thờ Đức Mẹ Fourvière, dòng Đức Bà Truyền Giáo đã được thành lập.
Chẳng mấy chốc, nhà dòng đã phát triển mạnh mẽ và đã gởi được các phái đoàn sang Tân Tây Lan, Úc, Anh quốc, Wallis, Tonga, Samoa và Bangladesh. Năm 1924, công cuộc truyền giáo đã vươn tới Đông Dương.
Đáp lại lời mời gọi của Đức Cha Alexandre Marcou (MEP), năm 1924, năm nữ tu thừa sai tiên khởi người Pháp được gửi đến Việt Nam, phục vụ trên cánh đồng truyền giáo tại Phát Diệm. Ngoài việc điều hành một trường lớn gồm 1000 học sinh, các nữ tu Đức Bà Truyền Giáo còn thực hiện nhiều công tác xã hội và y tế khác như: phục vụ trường khiếm thị, trường câm điếc, nhà hộ sinh, cô nhi, chẩn y viện... Mặc dù có những khó khăn của buổi đầu, công trình của Chúa đã phát triển cách tốt đẹp. Hai năm sau, Đức Cha mời Dòng tới Thanh Hoá.
Năm 1927, Dòng lập thêm nhà tại Lạng Sơn, Sầm Sơn (1928) và Hà Nội (1945). Sau hiệp định Geneve năm 1954, các nữ tu Đức Bà Truyền Giáo di chuyển vào miền nam Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam có 19 cộng đoàn gồm 143 nữ tu và 19 tập sinh.
Tại Australia, một con số đông đảo các thiếu nữ Việt Nam đã gia nhập dòng Đức Bà Truyền Giáo, tên tiếng Anh gọi là Sisters of Our Lady of the Missions, và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nhân sự của nhà dòng.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Tây Úc có những cơ duyên rất đặc biệt với dòng Đức Bà Truyền Giáo tại Australia.
Thật vậy, kính thưa quý vị và anh chị em. Thật là một điều đáng tự hào và vinh dự: Một trong những bài hát chủ đề nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập dòng là bài Treasure the past, shape the future. Bài hát này được sáng tác bởi linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh, quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc.
Thêm vào đó, ca đoàn Têrêsa là ca đoàn sẽ hát lễ trong thánh lễ đại trào do Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe chủ tế để mừng 150 năm thành lập dòng.
You are watching a VietCatholicNews’ special report on the 150th anniversary of the Order of Our Lady of the Missionaries (Notre Dame Des Mission) in the Archdiocese of Perth, the capital of Western Australia.
I'm Lan Vy greeting you warmly in our Lord, Jesus Christ.
After the French Revolution lasting for a decade from 1789 to 1799, the Catholic Church in the country seemed to wake up with such profound renewals. The Church became animated and rejuvenated, especially in the way it approached the poor and the margins of society.
Euphrasie Barbier-Adele, born on 4 January 1824 in Caen, grew up during the circumstance of a new spring of the Church.
At 18, the feeling of a thirst for a consecrated life and a desire to proclaim the Good News urged Euphrasie to join the Sisters of Calvary in Cuves, a new order of women missionaries established three years earlier. There, she said first vows in 1851. Her Order faced many challenges and eventually be relocated in England under the new name of the Order of Compassion. Later as the Order lost its original missionary orientation, Euphrasie went through a painful period of darkness and doubts. Granted permission by the Holy See, Euphrasie left the Order of Compassion.
Nevertheless Euphrasie's early desire of devoting her life for overseas missions was still burning. She contacted the Marist sisters and priests who were looking for nun teachers for the Diocesan Bishop of Wellington in New Zealand. Along with a novice she arrived in Lyon on August 15, 1861. But there they were so disappointed to learn that Bishop Viand had already found the nuns in New Zealand who would be in charge of his schools. Father Favre, the Superior General of The Marist, however, had seen God's work through this event: instead of going to the land of missionaries, Mother Euphrasie would line up a new missionary order. On December 25, 1861, at 7 Cleberg St., near the shrine Our Lady of Fourviere, the Order of Our Lady of the Missionaries (Notre Dame Des Mission) was established.
Soon the congregation grew drastically and began to send delegations to New Zealand, Australia, England, Wallis, Tonga, Samoa and Bangladesh. In 1924, the mission reached out to Indochina.
In response to the invitation of Bishop Alexandre Marcou (MEP), in 1924, five French pioneer female missionaries were sent to Vietnam for serving on the missionary field of Phat Diem. In addition to running a large school of 1,000 students, the Sisters of Our Lady of Missionaries carried out many other medical and social services such as: serving the blind and deaf, orphanages, maternity and medical clinics ... Despite of the early difficulties, the work of God had been progressed beautifully. Two years later, the Archbishop invited the Congregation to Thanh Hoa.
In 1927, the Congregation built more houses in Lang Son, Sam Son (1928) and Hanoi (1945). After the Geneva Convention in 1954, the sisters of Our Lady of Missionaries moved to South Vietnam.
Currently, in Vietnam there are 19 congregations with 143 sisters and 19 novices.
Vietnamese Catholics in Australia have many relationships with the Order. Firstly, the Vietnamese sisters take up a significant proportion of the Order’s population. And, I’m proud to tell you this: one the hymns for this 150th celebration is the Treasure the past, shape the future. The song was composed by a Vietnamese priest: Fr. Peter Huynh Nguyen, the pastor of the Vietnamese Catholic Community in Western Australia.
The last, but not least, is that the choir to sing in this celebration is a Vietnamese one: The Therese of the Vietnamese Catholic Community in Western Australia.
Sau cuộc Cách Mạng Pháp kéo dài suốt một thập niên từ 1789 đến 1799, Giáo Hội Công Giáo tại nước này như bừng tỉnh với những canh tân mạnh mẽ. Giáo Hội trở nên sống động và trẻ trung. Đặc biệt là đường lối tiếp cận với người nghèo và những người bị loại ra ngoài lề xã hội.
Adèle-Euphrasie Barbier, sinh ngày 4 tháng Giêng năm 1824 tại Caen, đã lớn lên trong bối cảnh mùa Xuân mới của Giáo Hội đó.
Vào năm 18 tuổi, lòng khao khát sống đời thánh hiến và ước muốn mãnh liệt ra đi loan báo Tin Mừng đã thúc bách Euphrasie gia nhập Dòng Nữ Tử Đồi Calvê (Sisters of Calvary) tại Cuves, một dòng nữ truyền giáo mới được thành lập 3 năm trước đó. Mẹ đã tuyên khấn lần đầu vào năm 1851. Sau đó, dòng này gặp nhiều khó khăn, thử thách và phải chuyển qua Anh quốc với tên gọi là Dòng Compassion. Hướng truyền giáo ban đầu của Dòng bị mất dần, vì thế Euphrasie đã trải qua một thời gian đau khổ, đen tối và hoài nghi. Được phép của Toà Thánh, Mẹ Euphrasie đã rời Dòng Compassion.
Tuy vậy, Mẹ Euphrasie vẫn nung nấu ước mơ ban đầu là hiến dâng cuộc đời cho các sứ vụ truyền giáo hải ngoại. Mẹ liên lạc với các nữ tu và các Cha Dòng Marist lúc ấy đang tìm kiếm các nữ tu giáo viên cho Đức Giám mục Giáo phận Wellington tại Tân Tây Lan. Mẹ cùng một tập sinh về đến Lyon ngày 15/8/1861. Nhưng tại đây họ hết sức thất vọng vì Đức Giám mục Viard đã tìm được các nữ tu tại Tân Tây Lan đảm trách các trường học của ngài. Cha Favre, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Marist đã nhìn ra bàn tay của Thiên Chúa qua biến cố này: thay vì ra đi tới vùng đất truyền giáo, Mẹ Euphrasie sẽ lập một Dòng truyền giáo mới. Ngày 25/12/1861, tại căn nhà số 7 đường Cleberg, gần đền thờ Đức Mẹ Fourvière, dòng Đức Bà Truyền Giáo đã được thành lập.
Chẳng mấy chốc, nhà dòng đã phát triển mạnh mẽ và đã gởi được các phái đoàn sang Tân Tây Lan, Úc, Anh quốc, Wallis, Tonga, Samoa và Bangladesh. Năm 1924, công cuộc truyền giáo đã vươn tới Đông Dương.
Đáp lại lời mời gọi của Đức Cha Alexandre Marcou (MEP), năm 1924, năm nữ tu thừa sai tiên khởi người Pháp được gửi đến Việt Nam, phục vụ trên cánh đồng truyền giáo tại Phát Diệm. Ngoài việc điều hành một trường lớn gồm 1000 học sinh, các nữ tu Đức Bà Truyền Giáo còn thực hiện nhiều công tác xã hội và y tế khác như: phục vụ trường khiếm thị, trường câm điếc, nhà hộ sinh, cô nhi, chẩn y viện... Mặc dù có những khó khăn của buổi đầu, công trình của Chúa đã phát triển cách tốt đẹp. Hai năm sau, Đức Cha mời Dòng tới Thanh Hoá.
Năm 1927, Dòng lập thêm nhà tại Lạng Sơn, Sầm Sơn (1928) và Hà Nội (1945). Sau hiệp định Geneve năm 1954, các nữ tu Đức Bà Truyền Giáo di chuyển vào miền nam Việt Nam.
Hiện nay, tại Việt Nam có 19 cộng đoàn gồm 143 nữ tu và 19 tập sinh.
Tại Australia, một con số đông đảo các thiếu nữ Việt Nam đã gia nhập dòng Đức Bà Truyền Giáo, tên tiếng Anh gọi là Sisters of Our Lady of the Missions, và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nhân sự của nhà dòng.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Tây Úc có những cơ duyên rất đặc biệt với dòng Đức Bà Truyền Giáo tại Australia.
Thật vậy, kính thưa quý vị và anh chị em. Thật là một điều đáng tự hào và vinh dự: Một trong những bài hát chủ đề nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập dòng là bài Treasure the past, shape the future. Bài hát này được sáng tác bởi linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh, quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc.
Thêm vào đó, ca đoàn Têrêsa là ca đoàn sẽ hát lễ trong thánh lễ đại trào do Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe chủ tế để mừng 150 năm thành lập dòng.
You are watching a VietCatholicNews’ special report on the 150th anniversary of the Order of Our Lady of the Missionaries (Notre Dame Des Mission) in the Archdiocese of Perth, the capital of Western Australia.
I'm Lan Vy greeting you warmly in our Lord, Jesus Christ.
After the French Revolution lasting for a decade from 1789 to 1799, the Catholic Church in the country seemed to wake up with such profound renewals. The Church became animated and rejuvenated, especially in the way it approached the poor and the margins of society.
Euphrasie Barbier-Adele, born on 4 January 1824 in Caen, grew up during the circumstance of a new spring of the Church.
At 18, the feeling of a thirst for a consecrated life and a desire to proclaim the Good News urged Euphrasie to join the Sisters of Calvary in Cuves, a new order of women missionaries established three years earlier. There, she said first vows in 1851. Her Order faced many challenges and eventually be relocated in England under the new name of the Order of Compassion. Later as the Order lost its original missionary orientation, Euphrasie went through a painful period of darkness and doubts. Granted permission by the Holy See, Euphrasie left the Order of Compassion.
Nevertheless Euphrasie's early desire of devoting her life for overseas missions was still burning. She contacted the Marist sisters and priests who were looking for nun teachers for the Diocesan Bishop of Wellington in New Zealand. Along with a novice she arrived in Lyon on August 15, 1861. But there they were so disappointed to learn that Bishop Viand had already found the nuns in New Zealand who would be in charge of his schools. Father Favre, the Superior General of The Marist, however, had seen God's work through this event: instead of going to the land of missionaries, Mother Euphrasie would line up a new missionary order. On December 25, 1861, at 7 Cleberg St., near the shrine Our Lady of Fourviere, the Order of Our Lady of the Missionaries (Notre Dame Des Mission) was established.
Soon the congregation grew drastically and began to send delegations to New Zealand, Australia, England, Wallis, Tonga, Samoa and Bangladesh. In 1924, the mission reached out to Indochina.
In response to the invitation of Bishop Alexandre Marcou (MEP), in 1924, five French pioneer female missionaries were sent to Vietnam for serving on the missionary field of Phat Diem. In addition to running a large school of 1,000 students, the Sisters of Our Lady of Missionaries carried out many other medical and social services such as: serving the blind and deaf, orphanages, maternity and medical clinics ... Despite of the early difficulties, the work of God had been progressed beautifully. Two years later, the Archbishop invited the Congregation to Thanh Hoa.
In 1927, the Congregation built more houses in Lang Son, Sam Son (1928) and Hanoi (1945). After the Geneva Convention in 1954, the sisters of Our Lady of Missionaries moved to South Vietnam.
Currently, in Vietnam there are 19 congregations with 143 sisters and 19 novices.
Vietnamese Catholics in Australia have many relationships with the Order. Firstly, the Vietnamese sisters take up a significant proportion of the Order’s population. And, I’m proud to tell you this: one the hymns for this 150th celebration is the Treasure the past, shape the future. The song was composed by a Vietnamese priest: Fr. Peter Huynh Nguyen, the pastor of the Vietnamese Catholic Community in Western Australia.
The last, but not least, is that the choir to sing in this celebration is a Vietnamese one: The Therese of the Vietnamese Catholic Community in Western Australia.