Ngày 17-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Năm A - Corpus Christi Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
18:28 17/06/2014
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:14 17/06/2014
ĐẸP NHẤT VÀ XẤU NHẤT
N2T

Hướng dương hỏi:
- “Trên đời thứ gì đẹp nhất?”
Đấng tạo hóa hoàn toàn không do dự, trả lời:
- “Tâm hồn”.
- “Như vậy thì thứ gì xấu nhất?”
- “Cũng là tâm hồn”.

(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Chỉ có Thiên Chúa là lành thánh tốt đẹp.
Chỉ có ma quỷ là xấu xa đê tiện.
Và con người chỉ có một tâm hồn.
Thiên Chúa rất yêu thương con người, và luôn muốn cư ngụ trong tâm hồn của con người, để ban ơn, để thánh hoá, để dạy dỗ, cho nên như lời thánh Phao-lô tông đồ nói tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa ngự...
Ma quỷ cũng khoái ở trong tâm hồn của con người, nhưng không phải là để ban ơn ích gì cả, mà thích ở chẳng qua là ghen ghét Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy tâm hồn của chúng ta là “bãi chiến trường” giữa thiện và ác.
Nếu chúng ta đứng về “phe” của sự thiện, thì phải chiến đấu với sự ác bằng các vũ khí như: cầu nguyện, hy sinh, tham dự thánh lễ, rước lễ.
Nếu chúng ta về đứng “phe” ma quỷ tức là sự ác, thì chúng ta khỏi chiến đấu làm chi cho mệt, bởi vì chúng ta đã thua và đã đầu hàng từ lâu rồi.
Vậy thì tốt hay xấu đều do tâm hồn của chúng ta mà ra cả.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:19 17/06/2014
N2T

1. Ở nơi đầy hận thù, con phải gieo xuống hạt yêu thương.

(Thánh Francis of Assisi)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô với TGM Welby của Anh Giáo: mục tiêu hợp nhất trọn vẹn còn xa, nhưng vẫn là mục tiêu tiến tới
Vũ Văn An
04:58 17/06/2014
Trong cuộc gặp gỡ với Tổng Giám Mục Justin Welby của Hiệp Thông Anh Giáo vừa qua, Đức Phanxicô cho rằng tuy mục tiêu hợp nhất trọn vẹn vẫn còn xa vời, nhưng đó vẫn là đích nhắm để ta tiến tới.

Ý thức được điều đó, trong bài diễn văn của ngài, TGM Welby nhấn mạnh nhiều tới những bước hợp tác cụ thể giữa hai Giáo Hội mà trọng điểm hiện nay là việc tranh đấu loại trừ nạn buôn người. TGM nói:

“Thưa Đức Thánh Cha, nhiều việc đã diễn ra trong các năm kể từ khi tôi được ngài tiếp đón nồng hậu tại đây. Tôi biết ơn đối với sự tiến bộ đạt được nhờ sự hỗ trợ đầy quảng đại của nhiều người nhằm lôi cuốn sự chú ý của thế giới tới các tội ác của Nạn Nô Lệ và Buôn Người Hiện Đại. Mạng Lưới Tự Do Hoàn Cầu (1) đã có thể thực hiện được nhiều điều thực tiễn nhằm triệt hạ điều mà nhiều lần ngài nói rất đúng là tội ác trầm trọng chống lại nhân loại. Đây là một tội phạm mà tất cả chúng ta cần phải khuất phục như một vấn đề cấp thiết, như một vấn đề thuộc phẩm giá con người, thuộc tự do và thuộc tính trọn vẹn của sự sống. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta lòng quyết tâm và sự hợp tác mà chúng ta đều cần đến.

“Cùng với thật nhiều người trên thế giới, tôi biết ơn sâu xa đối với chứng tá tuyệt vời của ngài trong việc quan tâm tới người nghèo và người đau khổ của thế giới, đối với lòng say mê hòa giải của ngài, được biểu lộ gần đây trong cuộc viếng thăm Đất Thánh của ngài.

“Kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho hòa bình và hoà giải và làm như thế cách công khai quả đã làm chứng cho quyền lực của cầu nguyện, một việc mà tôi luôn tìm cách noi theo. Những lời cầu nguyện như thế hết sức khẩn trương và có tính sinh tử đối với nhiều quốc gia. Tôi đặc biệt hy vọng và cầu xin cho sự hợp tác của chúng ta sẽ đưa tới một thách thức hữu hiệu đối với thảm họa chiến tranh và tranh chấp dân sự không thể nào tả xiết. Trong mấy tháng gần đây, tôi đã cùng phu nhân của tôi tới thăm một số nơi như thế, chúng tôi đã vào tận trung tâm những vùng có chiến tranh, và hình ảnh người chết không được chôn cất cũng như nỗi đau khổ của người sống sót vẫn còn in đậm trong trái tim chúng tôi. Các Giáo Hội của chúng ta có thể làm gì hơn với nhau để thách thức việc người ta nại tới chiến tranh và để đề xuất giấc mơ hòa bình?

“Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của ngài linh hứng rất nhiều cho mọi Kitô hữu. Nhiệm vụ tạo môn đệ là một nhiệm vụ khẩn cấp, để ánh sáng Chúa Kitô rạng soi khắp ngả thế giới. Tôi có đủ lý do bản thân để biết ơn công trình Khóa Học Alfa (2) để phúc âm hóa, nên đối với tôi, điều có ý nghĩa là khóa học này đã tìm được vị trí bên trong Giáo Hội Công Giáo, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh. Chúng tôi tiếp tục khai triển nhiều phương tiện phúc âm hóa khác, mà gần đây nhất là Khóa Hành Hương (3), xin hãy cầu nguyện để chúng ta tiếp tục học hỏi lẫn nhau trong nhiệm vụ đầy hân hoan là dẫn đưa người ta tới chỗ nhận biết Chúa Giêsu Kitô”.

Quả là một dẫn nhập rất khéo trước khi đi vào lãnh vực đầy khó khăn của hợp nhất trọn vẹn. TGM Welby nói tiếp liền sau đó rằng:

“Nhớ tới gia tài thiêng liêng quý giá ta hiện có chung với nhau, tôi cầu nguyện cho công trình còn đang tiếp diễn của các thành viên các nhóm chính thức đang thực hiện những cuộc đàm thoại đại kết với nhau. Luôn nhớ tới ý muốn của Chúa chúng ta là “xin cho chúng nên một”, chúng ta tiếp tục dấn thân cho công trình này. Tôi hiểu rằng vẫn còn các vấn đề quan yếu đang chia rẽ chúng ta”.

Về hợp nhất sự thật, TGM Welby chỉ vỏn vẹn nói có thế, làm nổi bật khía cạnh tiêu cực hơn là khía cạnh tích cực của sự việc. Sau đó, ngài trở lại với khía cạnh thành công của đại kết. Ngài nói tiếp:

“Ấy thế nhưng, nếu nhìn trở lui, ta thấy Ơn Chúa đã khiến cho nhiều việc diễn ra. Tháng Mười Một năm nay sẽ là 50 năm kể từ ngày sắc lệnh về đại kết, Unitatis Redintigradio, được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đầy diễm phúc của ngài công bố, và tôi thật có lý khi ca ngợi công việc của Tòa Thánh qua Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo trong suốt 50 năm qua nhằm hướng tới mục tiêu hợp nhất hữu hình trọn vẹn. Năm 2016, chúng ta sẽ cử hành 50 năm cuộc viếng thăm lịch sử của TGM Ramsey, vốn được tưởng niệm trong chiếc nhẫn của Đức GH Phaolô tặng cho ngài.

“Thưa Đức Thánh Cha, khi chúng ta gặp nhau lần đầu, tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng chúng ta có thể tìm ra phương cách để củng cố những gì ta có chung với nhau, và trong tư cách mục tử của gia đình Kitô Giáo, ta có thể tìm đươc dịp để cầu nguyện, để hành động và lên tiếng với nhau. Tôi rất vui khi đã có những dịp để tôi cũng như Đức HY Vincent Nichols thực hiện những việc đó. Tôi được khích lệ nhiều trong phạm vi này. Một dấu chỉ nữa cho thấy ý hướng đầy hân hoan này là việc thiết lập ra Cộng Đồng Con Đường Mới (Chemin Neuf Community) tại Điện Lambeth (4). Dòng tu đầy đặc sủng đại kết do Cha Laurent Fabre thành lập này là dấu chỉ hy vọng hàng ngày cho chúng ta trong cuộc sống thiêng liêng bằng những gì chúng ta vốn có chung với nhau về linh đạo. Thứ Tư vừa rồi, tôi được gặp lại Jean Vanier (5) và chúng tôi đã cầu nguyện chung với nhau. Ông quả là một hồng phúc hiếm có đối với mọi người nghèo trên thế giới”.

Trên đường các con tranh luận gì với nhau vậy?

Trong bài đáp từ của ngài, Đức Phanxicô không ngần ngại nói ngay tới khía cạnh tiêu cực của tình hình đại kết. Sau khi chào mừng TGM Welby, ngài nhắc tới thái độ im lặng của các môn đệ khi bị Chúa Giêsu vặn hỏi: “trên đường, các con tranh luận gì với nhau vậy?” (Mc 9:33). Các ông im lặng vì không dám nói sự thật. Sự thật là các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất!

Đức Phanxicô nói tiếp rằng: “Cả chúng ta nữa cũng đang cảm thấy xấu hổ khi nghĩ tới khoảng phân cách giữa lời kêu gọi của Chúa và đáp ứng nghèo nàn của ta. Dưới cái nhìm từ nhân của Người, chúng ta vẫn chưa có thể cho rằng sự chia rẽ của chúng ta là một điều gì không hẳn là gương mù hay trở ngại đối với việc ta công bố Tin Mừng cứu rỗi cho thế giới. Tầm nhìn của chúng ta thường bị phủ mờ bởi gánh nặng chồng chất của chia rẽ và ý chí chúng ta không luôn thoát được lòng tham vọng của con người, một tham vọng thậm chí có thể đang đồng hành với ý muốn rao giảng Tin Mừng như Lời Chúa vốn truyền dạy (xem Mt 28:19)”.

Nói như thế, Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh rằng: hợp nhất không hẳn là thành quả của con người mà là hồng phúc nhưng không của Thiên Chúa. Ngài nói tiếp:

“Mục tiêu hợp nhất trọn vẹn xem ra còn thật xa vời, nhưng nó vẫn là mục tiêu hướng dẫn mọi bước ta đi. Tôi tìm được nguồn khích lệ trong lời kêu gọi khẩn thiết của Sắc Lệnh về Đại Kết của Công Đồng Vatican II rằng ta nên tiến bước trong mối liên hệ và hợp tác của ta bằng cách không đặt trở ngại cho các cách quan phòng của Chúa và không làm thiệt hại các thúc đẩy tương lai của Chúa Thánh Thần (xem Unitatis Redintegratio, 24). Sự tiến bộ hướng tới hiệp thông trọn vẹn của chúng ta sẽ không phải là thành quả của hành động của con người mà thôi, mà là một hồng phúc nhưng không của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ ban cho ta sức mạnh để ta không nản lòng và Người mời gọi ta tin tưởng trọn vẹn vào sức mạnh của việc Người làm”.

Ngoài ra, Đức Phanxicô tế nhị nhắc Đức TGM Welby nhớ rằng hợp nhất có thể sẽ dễ dàng hơn nếu ta nhớ tới nguồn cội chung. Ngài nói:

“Là các môn đệ đang cố gắng theo chân Chúa, chúng ta hiểu rằng đức tin đến với chúng ta nhờ rất nhiều chứng tá. Chúng ta mang nợ các vị thánh vĩ đại, các bậc thầy và các cộng đoàn; họ đã truyền đức tin lại cho chúng ta qua nhiều thời đại và họ làm chứng cho nguồn gốc chung của ta. Hôm qua, nhân Lễ Trọng mừng Chúa Ba Ngôi, Đức Tổng Giám Mục đã cử hành Kinh Chiều tại Nhà Thờ San Gregorio al Celio, là nhà thờ, từ đó, Đức GH Grêgôriô Cả đã gửi Thánh Augustinô và các bạn đồng đan sĩ của ngài qua phúc âm hóa nhân dân Anh Quốc, do đó, đã khai sáng ra lịch sử đức tin và thánh thiện, một lịch sử sau đó đã quay trở lại phong phú hóa nhiều dân tộc Âu Châu khác. Lịch sử hiển hách này đã lên khuôn một cách sâu sắc nhiều định chế và truyền thống Giáo Hội mà hiện ta đang chung hưởng và được dùng làm căn bản vững chắc cho các liên hệ huynh đệ của chúng ta”.

Chỉ nhờ biết nhìn nhận quá khứ chung ấy, đại kết mới hướng tới tương lai được. Đức Phanxicô cho hay:

“Trên căn bản đó, ta hãy tin tưởng nhìn về tương lai. Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo – Công Giáo Rôma (ARCIC) và Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo – Công Giáo Rôma về Hợp Nhất và Truyền Giáo (IARCCUM) (6) đại biểu cho nhiều nghị hội hết sức có ý nghĩa nhằm khảo sát một cách xây dựng các thách đố cũ và mới đối với dấn thân đại kết của chúng ta”.

Trong một thế song đối ngược (chiasm), đến lúc này Đức Phanxicô mới nhắc tới các đóng góp cụ thể chung của hai Giáo Hội, những đóng góp được TGM Welby nhắc tới đầu tiên:

“Trong cuộc gặp mặt đầu tiên của chúng ta, Đức TGM và tôi đã thảo luận các quan tâm chung và nỗi đau buồn của chúng ta trước một số tội ác nghiêm trọng đang giáng xuống gia đình nhân loại. Cách riêng, chúng ta chia sẻ nỗi kinh hoàng trước tai họa buôn người và các hình thức nô lệ hiện đại. Tôi cám ơn Đức TGM vì sự lãnh đạo ngài biểu lộ trong việc chống lại các tội ác không thể nào tha thứ chống lại nhân phẩm này.

“Trong các cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn thiết này, nhiều cố gắng hợp tác đáng kể đã được khởi diễn trên bình diện đại kết và trong sự hợp tác với các thẩm quyền dân sự và các tổ chức quốc tế. Nhiều sáng kiến bác ái đã được các cộng đồng của chúng ta đảm nhiệm, và các sáng kiến này đang được thực thi một cách đại lượng và can đảm tại nhiều nơi trên thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ tới mạng lưới hành động do nhiều viện tu trì phụ nữ thiết lập nhằm chống lại việc buôn bán phụ nữ. Ta nên kiên trì trong việc cam kết chống lại các hình thức mới của nạn nô lệ, hy vọng có thể giảm nhẹ đau khổ cho các nạn nhân và chống đối thứ buôn bán đáng lên án này. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì trong tư cách môn đệ được sai đi để chữa lành cho thế giới đang bị thương tổn, chúng ta đã đứng chung với nhau, một cách kiên trì và đầy quyết tâm, nhất định chống lại tội ác trầm trọng này”.

Mẩu đối thoại cuối cùng quả là ý nhị:

Đức Phanxicô: “Ngài đừng quên ba chữ ‘p’”
TGM Welby: “Ba chữ ‘p’ nào?”
Đức Phanxicô: “Prayer, peace and poverty (cầu nguyện, hòa bình và sống nghèo). Ta phải cùng bước với nhau”.
TGM Welby: “Ta phải cùng bước với nhau”
_______________________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú

(1) Một chiến dịch được các đại diện Công Giáo, Anh Giáo và Hồi Giáo phát động hồi tháng 3 năm nay để tận diệt nạn buôn người vào cuối thập niên này (Tin Đài Phát Thanh Vatican ngày 17 tháng 3 năm 2014)
(2) Khóa Alpha được cha Charles Marnham thuộc giáo xứ Holy Trinity, ở Brompton, một giáo xứ Anh Giáo, khởi đầu năm 1977, nhằm giúp các tín hữu học hỏi những điều căn bản của đức tin Kitô Giáo, nhưng sau đó được sử dụng như một dẫn nhập cho những ai quan tâm tới đức tin. Khóa học sau đó, được các vị kế nhiệm Cha Marnham là Cha John Irvine và Cha Nicky Gumbel khai triển và phát triển. Tới năm 2008, hơn 33,500 khóa đã được tổ chức tại 163 quốc gia do các Giáo Hội Anh Giáo, Presbyterian, Lutheran, Baptist, Methodist, Pentecostal, Chính Thống Giáo và Công Giáo chịu trách nhiệm. Hơn 15 triệu người khắp thế giới đã tham dự các khóa học này.
(3) Khóa Hành Hương là một khóa học do Anh Giáo phát động, giúp mọi Giáo Hội địa phương tạo ra môi trường để người ta cùng nhau tìm hiểu đức tin Kitô Giáo và tìm cách đem nó ra sống thực hàng ngày. Phương thức của khóa học không nhằm thuyết phục mà mời gọi tham dự các buổi chiêm niệm và thảo luận với một nhóm những người cùng đi du lịch với mình. Khóa gồm hai giai đoạn: Giai đoạn Bước Theo (Follow) dành cho những ai mới biết đức tin, và giai đoạn Lớn Lên (Grow) dành cho những ai muốn đi xa hơn. Mỗi giai đoạn gồm 4 khóa học ngắn hạn, mỗi khóa 6 buổi, tập chú vào một chủ đề lớn của đời sống Kitô Giáo.
(4) Cộng Đồng Con Đường Mới (tiếng Pháp: Communauté du Chemin Neuf) là một cộng đồng đại kết của Công Giáo, trong đó, các Kitô hữu thuộc mọi lối sống, bất luận thuộc Giáo Hội nào, sống với nhau và cùng làm việc cho Tin Mừng. Được một nhóm canh tân đặc sủng thiết lập năm 1973, hiện Cộng Đồng có khoảng 2,000 thành viên thuộc mọi hệ phái chính của Kitô Giáo tại 30 quốc gia.
(5) Jean Vanier là một triết gia Công Giáo, người Gia Nã Đại, sau trở thành một thần học gia và một nhà nhân đạo. Ông sáng lập ra L’Arche, một liên minh quốc tế các cộng đoàn dành cho người chậm phát triển và những người trợ giúp những người này.
(6) Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo – Công Giáo Rôma (ARCIC) là một cơ quan được lập ra năm 1969 nhằm thực hiện các tiến bộ về đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Hiệp Thông Anh Giáo. Cơ quan này tìm cách nhận diện các cơ sở chung giữa hai hiệp thông. Còn Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo – Công Giáo Rôma về Hợp Nhất và Truyền Giáo (IARCCUM) là một trang mạng vừa được phát động nhân cuộc viếng thăm Tòa Thánh vừa qua của TGM Welby.
 
Tệ nạn trẻ em lao động
Linh Tiến Khải
07:36 17/06/2014
Ngày 12-6-2014 là Ngày quốc tế chống tệ nạn trẻ em lao động.

Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 11-6-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ trẻ em chống lại nạn bóc lột lao động và những hình thức nô lệ khác. Ngài nói: ”Ngày mai 12-6 là Ngày quốc tế chống nạn bóc lột sức lao động của trẻ vị thành niên. Hàng chục triệu trẻ em bị bó buộc phải làm việc trong những điều kiện làm suy thoái con người, chịu những hình thức nô lệ và bóc lột, cũng như bị lạm dụng, ngược đãi và kỳ thị. Tôi nhiệt liệt cầu mong cộng đồng quốc tế có thể mở rộng việc bảo vệ xã hội cho các trẻ vị thành niên để loại trừ tai ương này. Tất cả chúng ta hãy tái quyết tâm, đặc biệt là trong các gia đình, để bảo đảm cho mỗi trẻ em nam nữ được bảo tồn phẩm giá và cơ may được tăng trưởng lành mạnh. Tuổi thơ trải qua trong thanh thản sẽ giúp các em tin tưởng hướng nhìn về cuộc sống tương lai”.

Ngày quốc tế chống nạn khai thác lao động trẻ em năm nay 2014 có đề tài sự bảo vệ xã hội. Theo thống kê năm 2012 của tổ chức UNICEF hiện nay trên thế giới có 168 triệu trẻ em lao động, trong đó có 87 triệu em tuổi từ 5 đến 17 phải làm các công việc nguy hiểm có hại cho sức khỏe, sự an ninh và phát triển của các em.

Vùng Á châu Thái Bình Dương có nhiều trẻ em lao động tuổi từ 5 tới 17 nhất, tức 77,7 triệu, so với 59 triệu của vùng nam sa mạc Sahara bên Phi châu, và 12,5 triệu của vùng châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi. Về tai nạn trong khi làm việc vùng nam sa mạc Sahara bên Phi châu dẫn đầu với tỷ lệ một trên năm em. Trong số các trẻ em lao động tuổi từ 5 tới 17 của thống kê năm 2012, có tới 59% trẻ em làm việc trong lãnh vực nông nghiệp, 32% trong các việc phục dịch khác nhau trong đó có 6,9% làm việc trong gia đình và 7,2% trong kỹ nghệ. Số các trẻ em làm các việc nguy hiểm lên tới 55 triệu trong đó có 30,3 triệu là trẻ gái. Số trẻ trai thuộc lứa tuổi cao nhất từ 15 tới 17 tuổi chiếm 55%, tức 47,5 triệu em phải làm các việc nguy hiểm.

Bà Carlotta Bellini thuộc phong trào ”Cứu các trẻ em” cho biết tình hình nghiêm trọng vì 70% tổng số các trẻ em lao động đã bắt đầu làm việc trước khi lên 16 tuổi, 40% đã làm việc trước khi được 14 tuổi, và 11% làm việc trước khi lên 11 tuổi. Nghiêm trọng hơn nữa là sự kiện đa số các trẻ em được phỏng vấn tuyên bố các em đã liên lụy trong các hoạt động bất hợp pháp trong lứa tuổi 12 tới 15.

Liên quan tới việc phòng ngừa nạn trẻ em lao động bà Bellini nói học đường phải là giây thắt lưng an toàn đầu tiên, khi an ninh trong gia đình giảm đi. Nhưng rất tiếc là học đường thường không cống hiến được các giải pháp hữu hiệu. Do đó cần phải canh tân học đường làm sao để đáp ứng được các đòi hỏi của các trẻ em vốn thường phải sống trong các môi trường khó khăn. Học đường phải chuẩn bị cho các trẻ em bước vào thế giới lao động, trao ban cho các em các cơ may, và biết lắng nghe các em.

Hiện tượng trẻ em lao động không chỉ hiện diện tại các nước đang trên đường phát triển bên Á châu, Đại dương châu, Phi châu và châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Colombia và Brasil, nhưng cũng có tại các nước Âu châu, Hoa Kỳ và nhất là Đông Âu. Hiện tượng trẻ em lao động cũng có tại các vùng giầu tài nguyên có một nền kinh tế phồn thịnh, nhưng có thu nhập rất thấp tính theo đầu người, và có một số người phải sống trong cảnh không phát triển.

Thật ra không có các con số chắc chắn liên quan tới các trẻ em lao động trên thế giới, nhưng người ta biết vào thời xa xưa trẻ em đã bị khai thác sức lực cho nhiều công việc khác nhau. Thực tại này gắn liền với nạn nô lệ hay lãnh vực nông nghiệp và chăn nuôi. Khi cuộc cách mạng kỹ nghệ khởi đầu nạn trẻ em lao động trong các nhà máy lan tràn, nhất là trong các nhà máy dệt, trong đó các em phải làm việc 15 giờ mỗi ngày và nhận được đồng lương thấp tới nỗi không đủ mua lương thực. Kể cả ngày nay nữa nhiều trẻ em, nhất là các trẻ em bên Phi châu, phải làm việc để mưu sinh nhưng cũng không đủ để mua một đĩa cơm.

Vào thập niên 1980 bên Phi châu, Á châu và Nam Mỹ người ta ước đoán có hơn 5 triệu trẻ em lao động. Nhưng hiện nay số trẻ em lao động là 168 triệu, cũng có người cho rằng có tới 250 triệu. Có nhiều lãnh vực lao động khác nhau như lãnh vực sản xuất nông nghiệp, kỹ nghệ, đánh cá và làm việc trong các thành phố. Trong lãnh vực nông nghiệp trẻ em làm việc trong các ruộng vườn của gia đình hay làm việc như công nhân của các hãng đa quốc trong các đồn điền. Trong lãnh vực kỹ nghệ các trẻ em từ 7 tới 15 tuổi làm việc trong các xưởng dệt vải, dệt thảm, may quần áo hay trong các xưởng chế bóng đá hay giầy dép.

Lý do gây ra nạn trẻ em lao động là cảnh nghèo túng của gia đình. Các em phải làm việc để mưu sinh và nuôi sống gia đình. Cũng có nhiều trường hợp các em bị cha mẹ bán cho chủ để trả nợ cho gia đình. Đây là trường hợp nhiều trẻ em Ấn Độ làm việc trong các xưởng dệt thảm. Và có nhiều chủ nhân xích chân các em vào máy dệt vì sợ các em bỏ trốn. Vì phải làm việc như thế nên thường khi các em cũng không đựơc học hết bậc tiểu học. Tình trạng mù chữ này khiến cho các em không biết tới các quyền của mình, cả khi các em trở thành công nhân trưởng thành. Thật thế, có rất nhiều công nhân bị giới chủ nhân khai thác bóc lột vì mù chữ, nên không biết chủ bắt ký giấy trong đó nói những gì. Họ bị bó buộc phải tuân lệnh chủ nhân hết năm này sang năm khác, và có khi cả đời cho tới chết.

Câu chuyện em bé Iqbal người Pakistan nổi loạn chống lại các đàn áp và bạo lực của chủ đã trở thành biểu tượng tranh đấu cho phẩm giá và các quyền lợi của trẻ em lao động.

Tại các nước kỹ nghệ tân tiến như Italia cũng có nạn trẻ em lao động. Cứ 20 trẻ em dưới 16 tuổi thì có 1 em phải làm việc. Italia có 5,2% trẻ em trong lứa tuổi từ 7 tới 15 phải làm việc, tức tương đương với 260.000 em. Đó là kết qủa cuộc điều tra có tên gọi là ”Cuộc chơi đã hết” do phong trào ”Cứu các trẻ em” và Hiệp hội Bruno Trentin trình bầy trước bộ trưởng lao động và các giới chức liên hệ. Rất nhiều trẻ em bị khai thác lao động là các trẻ em bi bỏ rơi không có ai và cơ cấu xã hội nào săn sóc lo lắng cho các em.

Nạn trẻ em lao động tại miền bắc và miền trung Italia rất thấp, nhưng cao tại miền nam, và rất cao trên đảo Sicilia, vùng Foggia và Vibo Valentina. Theo thống kê năm 2011 có 16% người trẻ trong lứa tuổi 18-24 đã học xong trung học, nghĩa là rất cao so sánh với các nước Âu châu khác. Và hiện tượng này đi song song với nạn trẻ em lao động. Tìm hiểu chi tiết hơn người ta thấy hầu như 3/4 trẻ em làm việc cho gia đình: 41% trong các hoạt đông nghề nghiệp của cha mẹ, 33% trong gia đình, và trong số 26% làm việc cho thân nhân bạn bè có 12,8% làm việc cho các người bà con, và 13,8% làm việc cho bạn bè.

Có ba công việc thông thường nhất: thứ nhất là trong lãnh vực khách sạn, quán nước, quán ăn, phụ bếp, hầu bàn, làm bánh chiếm 18,7%; thứ hai là buôn bán chiếm 14,7% kể cả nghề bán rong; thứ ba là sinh hoạt tại đồng quê chiếm 13,6%, từ trồng tỉa cho tới chăn nuôi súc vật. Tiếp theo đó là các sinh hoạt thủ công nghệ chiếm 8,9%, giữ trẻ em chiếm 4%, làm việc văn phòng chiếm 2,8%, và trợ giúp trong các xưởng chiếm 1,5%.

Hầu như 45% cho biết được trả tiền công và tỷ lệ gia tăng trong các sinh hoạt thuộc lãnh vực gia đình.

Liên quan tới việc phối hợp công việc làm và học hành 23% cho biết mệt nhọc nhưng là điều có thể làm được; 11% coi là rất mất sức tới độ phải chọn việc làm khi qúa mệt không chịu nổi nữa. Nhưng 65,4% người trẻ vị thành niên cho rằng không có vấn đề gì khi vừa đi làm vừa đi học.

Đa số các trẻ em được phỏng vấn không biết mình bị khai thác bóc lột và cũng không biết hợp đồng làm việc là gì. Miền Nam Italia là vùng có nhiều nguy cơ cho các trẻ em lao động hơn là miền trung và miền bắc. Cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế khiến cho tệ nạn trẻ em lao động trở thành nghiêm trọng hơn, vì gia đình rơi vào cảnh túng thiếu.

Tuy luật lệ Italia cấm trẻ em lao động và Italia cũng đã phê chuẩn hiệp ước Liện Hiệp Quốc năm 1989 về các quyền của trẻ em, nhưng chính quyền chưa thành công trong cuộc chiến chống lại nạn trẻ em lao động. Đã có một số sáng kiến được đưa ra như thăng tiến nhãn hiệu hàng hóa, để bảo đảm chúng đã không được làm bởi các trẻ em lao động, nhưng thật ra không đem lại các kết qủa mong ước. Vì các em lại bị bó buộc phải làm các việc khác có khi còn nguy hiểm hơn trước. Và số trẻ em nô lệ bị cướp mất tuổi thơ vẫn còn rất nhiều trên thế giới ngày nay.
 
Top Stories
Pope Francis and Archbishop Welby discuss ways of working for unity
Vatican Radio
09:35 17/06/2014
2014-06-17 Vatican- Pope Francis met on Monday with the Anglican Archbishop of Canterbury Justin Welby, saying he hoped their meeting would serve to “strengthen further our bonds of friendship and our commitment to the great cause of reconciliation and communion between Christian believers.”

The audience came on the second day of the Anglican leader’s visit to Rome which also included a meeting with a meeting with the St Egidio community, Vespers at St Gregorio on the Caelian Hill, a visit to Rome’s Joel Nafuma Refugee Centre and an encounter with the ecumenical Global Freedom Network for the eradication of human trafficking.

Recalling the shame of the first disciples when Jesus asked them was they were arguing about, Pope Francis said we too feel ashamed when we “ponder the distance between the Lord’s call and our meagre response.” The goal of full unity may seem distant, he said, yet it remains the aim which should direct our every step along the way.

Speaking of the official Anglican-Roman Catholic International Commission (ARCIC) and the newer Anglican-Roman Catholic commission for Unity and Mission, the Pope said they are important forums for examining “in a constructive spirit, the older and newer challenges to our ecumenical engagement.” Pope Francis also thanked the Anglican Archbishop for his leadership in the fight against human trafficking and modern-day slavery which he called “intolerable crimes against human dignity.”

Just before the audience I talked to Archbishop Welby about this work and about the goals of this, his second visit to the Vatican:
 
Pope Francis: investors must link profit to solidarity
Vatican Radio
09:39 17/06/2014
2014-06-17 Vatican - Pope Francis on Monday expressed appreciation for a Conference on ethical investment pointing out that the world of finance must serve the interests of peoples and the common good of humanity.

In a discourse to participants of the two-day Symposium “Investing for the Poor” that is taking place in the Vatican, the Pope said that speculation on food prices is a scandal and he called on Governments throughout the world to develop an international framework that promotes a market of high impact investments, and thus combat an economy which excludes and discards.
The symposium, jointly sponsored by the Pontifical Council of Justice and Peace headed by Cardinal Peter Turkson, Catholic Relief Services and the Mendoza College of Business from the University of Notre Dame, is examining “impact” investing and how it can serve the poor.

It aims to explore core concepts of impact investing, to discuss how it aligns with Church mission and to discern how the Church might use or promote impact investing to serve the poor.

Please find below the full text of the Pope’s discourse:

Dear Brothers and Sisters,

I offer you a warm welcome and I express my gratitude and appreciation for your Conference, which offers an important contribution to the search for timely and realistic strategies to ensure greater social equality. I thank Cardinal Turkson for his kind introduction.

A sense of solidarity with the poor and the marginalized has led you to reflect on impact investing as one emerging form of responsible investment. Representatives of the Roman Curia have joined you in these days of study aimed at assessing innovative forms of investment which can benefit local communities and the environment, as well as providing a reasonable return.

Impact investors are those who are conscious of the existence of serious unjust situations, instances of profound social inequality and unacceptable conditions of poverty affecting communities and entire peoples. These investors turn to financial institutes which will use their resources to promote the economic and social development of these groups through investment funds aimed at satisfying basic needs associated with agriculture, access to water, adequate housing and reasonable prices, as well as with primary health care and educational services.

Investments of this sort are meant to have positive social repercussions on local communities, such as the creation of jobs, access to energy, training and increased agricultural productivity. The financial return for investors tends to be more moderate than in other types of investment.

The logic underlying these innovative forms of intervention is one which “acknowledges the ultimate connection between profit and solidarity, the virtuous circle existing between profit and gift … Christians are called to rediscover, experience and proclaim to all this precious and primordial unity between profit and solidarity. How much the contemporary world needs to rediscover this beautiful truth!” (Preface to the book of Cardinal Gerhard Müller, Povera per i poveri. La missione della Chiesa [“Poor for the Poor.” The Mission of the Church]).

It is important that ethics once again play its due part in the world of finance and that markets serve the interests of peoples and the common good of humanity. It is increasingly intolerable that financial markets are shaping the destiny of peoples rather than serving their needs, or that the few derive immense wealth from financial speculation while the many are deeply burdened by the consequences.

Advances in technology have increased the speed of financial transactions, but in the long run this is significant only to the extent that it better serves the common good. In this regard, speculation on food prices is a scandal which seriously compromises access to food on the part of the poorest members of our human family. It is urgent that governments throughout the world commit themselves to developing an international framework capable of promoting a market of high impact investments, and thus to combating an economy which excludes and discards.

On this day when the Church celebrates the memorial of Saints Quiricus and Giulitta, a son and mother who, in the persecution under Diocletian, left all their possessions behind into order to accept martyrdom for the name of Christ, I join you in asking the Lord to help us never to forget the transience of earthly goods and to renew our commitment to serve the common good with love and with preference for the most poor and vulnerable of our brothers and sisters. With great affection I bless you and your work. Thank you.
 
Pope condemns corruption in politics, business and Church
Vatican Radio
09:40 17/06/2014
2014-06-17 Vatican - Pope Francis on Tuesday returned to theme of corruption in the Church and in society, saying those who commit this crime must beg for God’s forgiveness. Speaking during the homily at Mass in the chapel of his Santa Marta residence, the Pope said it is always the poor who pay the price for the corruption of others.

Pope Francis based his reflections on the reading from the First Book of Kings which tells the story of the murder of Naboth through the greed and corruption of King Ahab and his wife Jezebel. When we embark on the path of corruption, the Pope said, we lose our humanity and sell ourselves, just as the prophet Elijah tells Ahab, “I have found you because you have sold yourself to do evil in the eyes of the Lord.”

"Questa è la definizione: è una merce!....

This is the definition of corruption, the Pope insisted, it’s a commodity that we buy and sell. Recalling yesterday’s homily in which he identified three areas of corruption – in politics, in business and in the Church – he said all three hurt the poor who always pay the price for the other’s gain. To all of these people, the Pope notes, God says clearly that he will bring disaster on them and their families. Corruption, he said irritates God and scandalises people because it exploits, enslaves, even kills the vulnerable, but those who commit this crime are only focused on money and power.

"Sono traditori i corrotti.....

The corrupt, the Pope said, are traitors who steal and kill, who exploit the innocent, but they do it at a distance with kid gloves on so that they do not have to get their hands dirty. These people, he said, are cursed by God, but just as Ahab tore his clothes and fasted and humbled himself before the Lord, so the corrupt must repent and make amends for what they have done. Our duty as Christians, the Pope concluded, is to ask forgiveness from God for these people we read about in the papers, to pray for their conversion of heart and for the grace that we may never become corrupt ourselves.
 
Vietnam: Un syndicat libre annonce qu’il entame des activités publiques au Vietnam
Eglises d'Asie
09:48 17/06/2014
Un communiqué diffusé le 9 juin 2014 vient de rendre publique l’apparition d’un syndicat libre et le début de ses activités sur la scène sociale du Vietnam. Son nom officiel est le Syndicat libre des travailleurs vietnamiens. Il se présente lui-même comme une organisation de la société civile dont le but est de contribuer à la défense des intérêts des travailleurs du Vietnam.

Par ses caractéristiques principales – il est indépendant et se considère comme une organisation de la société civile –, il se différencie de l’organisation contrôlée par l’Etat, le Syndicat général des travailleurs du Vietnam, jusqu’à présent le seul organisme habilité à défendre les intérêts du monde ouvrier. Placé directement sous le contrôle du Parti communiste vietnamien, il lui est reproché d’être davantage un instrument au service d’intérêts politiques partisans.

En réalité, il ne s’agit pas là de la première initiative pour échapper à l’emprise des syndicats placés sous la coupe du parti unique vietnamien. Dès octobre 2006, le Syndicat indépendant du Vietnam avait vu le jour à Hanoi. Deux mois plus tard, en décembre 2006, c’était au tour de l’Association unie des ouvriers et paysans de faire son apparition. Deux ans plus tard, le 29 octobre 2008, était créé le Mouvement des travailleurs vietnamiens.

Ces trois associations connurent une certaine activité mais se heurtèrent à une répression rigoureuse des autorités officielles, désireuses de garder leur monopole en ce domaine, une répression qui se traduisit surtout par l’emprisonnement des dirigeants et responsables. L’animatrice du Syndicat indépendant des travailleurs du Vietnam, l’avocate Lê Thi Công Nhân, fut arrêtée au mois de mars 2007 et condamnée à quatre ans de prison ferme, une peine qu’elle acheva au mois de mars 2010. La direction de l’Association unie des ouvriers et paysans, ainsi que les trois responsables principaux du Mouvement des travailleurs vietnamiens furent, eux, frappés de peines encore plus lourdes. Ils sont encore en prison malgré les requêtes et pétitions de nombreuses instances internationales.

Ce sont ces trois organisations qui se sont unies avec une quatrième, fondée en Pologne en 2006, pour former l’actuel Syndicat libre des travailleurs vietnamiens. Ses premiers pas ont eu lieu à Bangkok au début de l’année 2014 et la parution du communiqué annonçant son existence est sa première manifestation publique dans le pays.

Le communiqué du 9 juin est signé du président du syndicat, Trân Ngoc Thanh, et de sa vice-présidente, l’avocate Lê Thi Công Nhân (1).(eda/jm)

(1) Radio Free Asia, émissions en vietnamien du 11 juin 2014.

(Source: Eglises d'Asie, le 17 juin 2014)
 
Tin Đáng Chú Ý
Coi chừng mua điện thoại Trung quốc có cài đặt mã độc!
Đồng Nhân
12:37 17/06/2014
BERLIN (AP) - Một công ty an ninh Đức quốc hôm nay cho biết: Hãy coi chừng khi mua Điện thoại thông minh Trung quốc giá rẻ có cài đặt sẵn phần mềm gián điệp!



Công ty phần mềm G Data Software bên Đức cho biết họ tìm thấy mã độc ẩn sâu trong các phần mềm trong smarphone thương hiệu Star N9500 ​​khi họ mua thiết bị cầm tay từ một trang web vào cuối tháng trước. Ông Thorsten Urbanski phát ngôn viên của hãng G Data nói công ty của ông đã mua điện thoại sau khi nhận được khiếu nại từ một số khách hàng. Ông cho biết nhóm của ông đã bỏ ra hơn một tuần cố gắng để theo dõi nhà sản xuất của thiết bị cầm tay nhưng không thể tiếp xúc với nhà sản xuất điện thoại Star N9500 vì không có địa chỉ hay phen hay tài liệu nào về hãng điện thoại này cả.

Associated Press tìm thấy điện thoại được rao bán trên một số trang web bán lẻ lớn, được cung cấp bởi một loạt các công ty niêm yết tại Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc. Nhưng AP cũng không tìm ra được nhà sản xuất của điện thoại.

Hãng G Data cho biết phần mềm gián điệp nó tìm thấy trong điện thoại N9500 ​​có thể cho phép hacker ăn cắp dữ liệu cá nhân, các cuộc gọi giả mạo, hoặc bật máy ảnh điện thoại và micro, và sau đó các thông tin bị đánh cắp được gửi đến một máy chủ ở Trung Quốc.

Ông Bjoern Rupp, giám đốc điều hành công ty tư vấn bảo mật di động GSMK ở Berlin cho biết trường hợp như vậy là phổ biến hơn mọi người nghĩ. Vào mùa thu năm ngoái, hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động Đức có tên E-Plus cũng tìm thấy phần mềm độc hại trên một số thiết bị cầm tay của khách hàng do các điện thoại thương hiệu Trung quốc.

Ông Rupp cho biết thêm: "Chúng tôi phải thừa nhận rằng sự cố như vậy sẽ ngày càng xảy ra thêm nữa, vì lý do thương mại hay các lý do khác nhau".

(Nguồn: Rafael Satter and Frank Jordans / AP -- http://news.yahoo.com/report-chinese-phone-comes-preloaded-spyware-153543708--finance.html;_ylt=AwrTWVWdiKBT8FcAKnHQtDMD)
 
Văn Hóa
Cô Y tá trẻ và Bác sĩ già
Thái Sang
08:56 17/06/2014
Bài viết đáng suy ngẫm, xin chia xẻ...

Trong một ca phẫu thuật, cô ý tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: "Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân".

Ông bác sĩ, khá lớn tuổi, nói một cách quyết đoán: "Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!".

Cô gái vẫn cương quyết: "Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng".

Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: "Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!"

Cô lập tức kêu lớn lên: "Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!"

Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: "Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó".

Ông đã thử thách sự chân chính của cô y tá trẻ, và cô đã có được điều ấy.

Triết lý:

Trong cuộc sống, cũng còn biết bao người đang sống "mũ ni che tai" cho yên phận, mà không đủ dũng cảm như cô y tá trẻ tuổi kia, để có thể kiên trì với bản thân, để có thể làm việc trong danh dự, để có thể dám mạo hiểm trước các thách thức của cuộc sống và đủ bất khuất để theo đuổi các mục tiêu của mình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Táo Thơm
Nguyễn Đức Cung
21:22 17/06/2014
TÁO THƠM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhớ xưa trái táo địa đàng
Cha ông hảo ngọt, tội quàng cháu con.
(nđc)