Tính Luân Lý của các Hành Vi Con Người và Lương Tâm
Ngày nay người ta tìm đủ mọi cách để biện minh cho các hành vi trái luân lý của mình. Thay vì nhận trách nhiệm, thì họ đổ lỗi cho xã hội, cho di truyền, cho hoàn cảnh và cho giáo dục. Thay vì làm chủ các hành vi của mình thì họ đòi buộc người khác không những phải chấp nhận những hành vi vô luân của mình mà còn tìm cách hợp thức hóa chúng qua luật pháp và giáo dục. Mục đích là đưa mọi người, nhất là các thế hệ tương lai, đến tình trạng tương đối về luân lý. Xã hội thế tục càng hợp thức hoá những điều vô luân thì chúng ta, những người Công Giáo càng phải triệt để bảo vệ luân lý và giúp con cái chúng ta đào luyện một lương tâm ngay thẳng theo giáo huấn của Đức Kitô và luật tự nhiên. Để góp phần vào việc giúp đào luyện lương tâm, chúng tôi xin tóm tắt những điều trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo để những ai không có thì giờ đọc Sách Giáo Lý có thể có một cái nhìn tổng quát về Giáo Huấn của Hội Thánh về tính luân lý của các hành vi của mình và làm thế nào để thực sự sống theo lương tâm.
I. Tính Luân Lý của các Hành Vi Con Người
Tự do là khả năng bắt nguồn từ lý trí và ý chí để chọn làm hay không làm điều gì, nhờ đó con người có thể làm những việc có ý thức và chịu trách nhiệm về việc mình làm. Tự do đạt tới mức hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Tự do còn bao hàm khả năng lựa chọn giữa thiện và ác. Vì có tự do, nên con người có công hay có tội. Con người chỉ có tự do đích thực khi làm điều thiện. Khi chọn điều ác, con người lạm dụng tự do và trở nên nô lệ tội lỗi. Có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức độ chủ ý. Lỗi và trách nhiệm về một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ vì thiếu hiểu biết, sơ suất, áp lực, sợ hãi, thói quen, tâm thần bất ổn, hoặc các yếu tố tâm lý hay xã hội. Con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi trực tiếp chủ ý của mình. Quyền sử dụng tự do, đặc biệt trong lãnh vực luân lý và tôn giáo, là một đòi hỏi không thể tách rời khỏi phẩm giá con người. Luật dân sự phải công nhận và bảo vệ quyền này, trong giới hạn công ích và trật tự công cộng (X. GLCG 1731-1738). Tự do làm cho con người thành một chủ thể luân lý. Khi hành động có chủ ý, con người được coi là cha của các hành vi của mình. Các hành vi được tự do lựa chọn theo phán đoán lương tâm, đều có tính luân lý: có thể là tốt hay xấu (X. GLCG 1749).
2. Nguồn gốc của luân lý (X. GLCG 1750-1754)
Luân lý tính của các hành vi con người tùy thuộc vào:
• mục đích nhắm tới hay ý hướng;
• các hoàn cảnh của hành động.
3. Hành vi tốt và hành vi xấu (X. GLCG 1575-1562)
II. Tính Luân Lý của Những Đam Mê
1. Các đam mê (1763-1766)
Đam mê hay cảm xúc là những tình cảm hay xúc động cảm giác làm cho chúng ta có khuynh hướng làm hay không làm điều chúng ta cảm thấy là tốt hay xấu. Các đam mê là thành phần tự nhiên của sinh hoạt tâm lý con người. Chúng nối kết đời sống cảm giác và đời sống tinh thần. Ðức Kitô gọi tâm hồn là nguồn phát xuất các đam mê. Có nhiều thứ đam mê. Trong số các đam mê có yêu, ghét, ước muốn, lo sợ, buồn phiền, và nóng giận. Yêu là đam mê căn bản, là muốn điều tốt cho người khác. Tất cả những đam mê khác đều bắt nguồn từ rung động nguyên thủy này của tâm hồn hướng về điều thiện hảo. Ðam mê xấu khi tình yêu xấu, đam mê tốt khi tình yêu tốt.
2. Ðam mê và đời sống luân lý (X. GLCG 1767-1775)
Tự bản chất, đam mê không tốt không xấu. Ðam mê mang giá trị luân lý tùy mức độ liên hệ thật sự với lý trí và ý chí. Muốn đạt tới mức hoàn hảo luân lý, con người cần phải dùng lý trí điều khiển các đam mê. Về phương diện luân lý, đam mê tốt nếu góp phần vào một việc làm tốt, và xấu nếu ngược lại. Ý chí ngay thẳng hướng các cảm xúc về điều lành và hạnh phúc thật, ý chí xấu không chống nổi các đam mê hỗn loạn và làm cho chúng trở nên dữ dội hơn. Các cảm xúc và tình cảm có thể được đón nhận trong các nhân đức, hoặc bị băng hoại trong các thói xấu. Trong đời sống Kitô hữu, Chúa Thánh Thần thực hiện công trình của Ngài bằng cách huy động mọi sự nơi con người, kể cả những đau khổ, sợ hãi và buồn phiền, như trong cơn hấp hối và cuộc khổ nạn của Ðức Kitô. Trong Ngài, những tình cảm của chúng ta được kiện toàn nhờ đức ái và hạnh phúc đích thực. Con người đạt tới mức hoàn thiện luân lý bằng cách vươn tới điều thiện hảo, không chỉ với ý chí, mà còn với cả tâm hồn.
III. Lương Tâm
Tận đáy lòng, con người khám phá ra một lề luật mà chính họ không đặt ra, nhưng phải tuân theo, đó là tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi họ làm lành lánh dữ. Tiếng nói ấy vang lên đúng lúc trong tâm hồn. Đó thật là một lề luật Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người (X. GLCG 1776). Tuy nhiên lương tâm có thể bị lầm lạc nếu không được huấn luyện, và có thể bị ra chai đá và không còn hiệu quả khi một người cố tình chà đạp kương tâm của mình cách thường xuyên.
1. Phán quyết của lương tâm (X. GLCG 1777-1782)
Phán quyết của lương tâm là phán quyết của lý trí, nhờ đó ta biết một hành vi cụ thể là tốt hay xấu. Lương tâm hiện diện trong lòng ta và ra lệnh đúng lúc cho ta làm lành lánh dữ. Lương tâm phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể cảm nhận được Thiên Chúa đang nói với mình. Nhờ phán quyết của lương tâm, con người ý thức và nhận ra những quy định của luật Thiên Chúa. Mỗi người phải quay về với nội tâm, để có thể nghe được và tuân theo tiếng lương tâm. Phẩm giá của nhân vị bao gồm và đòi buộc con người phải có lương tâm ngay thẳng. Lương tâm gồm ba điều:
• Nhận biết các nguyên tắc luân lý;
• Áp dụng vào việc cân nhắc thực tiễn các lý do và lợi ích trong những hoàn cảnh cụ thể;
• Phán quyết về các hành vi cụ thể sắp làm hay đã làm.
Nhờ phán quyết khôn ngoan của lương tâm, chúng ta nhận ra điều lành đã được lý trí đưa ra. Người khôn ngoan sẽ chọn phán quyết này. Với lương tâm, ta chịu trách nhiệm về những việc đã làm. Lời kết án của lương tâm có thể dẫn ta đến hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi xác định lỗi lầm đã phạm, lương tâm nhắc nhở ta phải xin ơn tha thứ, làm việc lành và luôn trau dồi nhân đức nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Con người có quyền hành động theo lương tâm và trong tự do, để tự mình có những quyết định luân lý. Không được cưỡng bức ai hành động trái với lương tâm của họ, hay ngăn cản họ hành động theo lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo.
2. Rèn luyện lương tâm (X. GLCG 1783 -1785)
Lương tâm phải được rèn luyện từ nhỏ và phán đoán luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Việc giáo dục lương tâm rất cần thiết cho những người chịu các ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chính thức của Thiên Chúa và Hội Thánh. Giáo dục lương tâm là nhiệm vụ phải theo đuổi suốt đời. Giáo dục lương tâm bảo đảm tự do và tạo bình an trong tâm hồn. Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường để rèn luyện lương tâm. Phải kiểm điểm lương tâm dưới ánh sáng Thập Giá Ðức Kitô, nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp, và được giáo huấn chính thức của Hội Thánh hướng dẫn
3. Chọn lựa theo lương tâm (1786-1790)
Khi phải đứng trước một chọn lựa, lương tâm có thể phán đoán đúng, hợp với lý trí và luật Thiên Chúa, hoặc phán đoán sai. Ðôi khi gặp những hoàn cảnh không phán đoán chắc chắn được, ta phải luôn luôn tìm kiếm điều công chính và thiện hảo, cũng như nhận định đâu là thánh ý trong lề luật Thiên Chúa. Muốn vậy, ta phải cố gắng giải thích đúng đắn kinh nghiệm của mình và các dấu chỉ thời đại, dựa vào đức khôn ngoan, lời khuyên bảo của những người hiểu biết cũng như sự trợ lực của Chúa Thánh Thần và ân sủng của Người. Một vài quy tắc có thể áp dụng trong mọi trường hợp:
• Không bao giờ được phép làm điều xấu để đạt một kết quả tốt;.
• Luật Vàng: "Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình thì các con hãy làm cho người";
• Ðức ái Kitô giáo luôn luôn đòi chúng ta tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ.
4. Phán đoán sai lầm (X. GLCG 1790-1802)
Chúng ta phải luôn tuân theo phán đoán chắc chắn của lương tâm. Chủ ý làm ngược lại với phán đoán ấy là tự kết án mình. Nhưng lương tâm có thể thiếu hiểu biết nên phán đoán sai về các hành vi sẽ làm hay đã làm. Sự thiếu hiểu biết và sai lầm đó không phải lúc nào cũng vô tội. Nếu vì cố tình không chịu rèn luyện lương tâm thì chúng ta vẫn có lỗi. Lời Thiên Chúa phải là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta. Phải lãnh nhận Lời Chúa trong đức tin, trong kinh nguyện, và đem ra thực hành. Ðó là phương thế để rèn luyện lương tâm.
IV. Kết Luận
Vì tự do của con người có giới hạn và có thể lầm lạc, nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ, nên họ cần phải làm theo tiếng nói của lương tâm. Tự do không có nghĩa là muốn nói gì hay làm gì thì làm. Mặt khác, những điều kiện về kinh tế và xã hội, chính trị và văn hóa cần thiết để thực thi tự do cách chính đáng, lắm khi bị phủ nhận và vi phạm. Khi xa lìa luật luân lý, con người làm thương tổn sự tự do của chính mình, làm nô lệ cho tính ích kỷ, cắt đứt tình huynh đệ với đồng loại và nổi loạn chống lại ý Chúa (X. GLCG 1740). Muốn cho hành động phù hợp với luân lý, con người cần một lương tâm ngay thẳng được hướng dẫn bời Luật Tự Nhiên và các giáo huấn của Tin Mừng. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về việc đào luyên lương tâm của mình. Tuy nhiên sống theo lương tâm không phải là dễ nếu không có ân sủng của Chúa. Nhờ tác động của ân sủng, Chúa Thánh Thần soi sáng chúng ta trong việc đào luyện lương tâm và dẫn chúng ta đến sự tự do thiêng liêng để chúng ta trở thành những người tự nguyện cộng tác vào công trình của Người trong Hội Thánh và thế giới (X. GLCG 1742-1748).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Mt 10,23-33
Tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu óc, ngày đăng quang của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Ngài đã lơn tiếng nói với toàn thế giới:” Đừng sợ, hãy mở cửa lòng đón Đức Kitô “.Lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gợi lại tiếng nói đanh thép của Đức Kitô trong Tân Ước: ” Vậy anh em đừng sợ người ta…Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” ( Mt 10, 26 và 28 ).
Sợ hãi là điều làm con người nhụt chí không dám làm gì cả. Sợ hãi có thể làm tê liệt cuộc sống, hành động, suy nghĩ của con người. Đặc biệt sự sợ hãy đến từ những lời hăm dọa của kẻ khác như hăm dọa giết chết, hăm dọa bêu xấu, hăm dọa đánh bất ngờ vv…Người ta sợ ma, trẻ con sợ ông Ba Bị, sợ ông Kẹ…Tất cả những sự sợ hãi ấy đều có thể làm cho người lớn, cũng như trẻ em quên cả Thiên Chúa là Đấng đang cầm quyền sinh tử của con người.
SỢ HÃI CỦA CON NGƯỜI:
Sống trên thế gian, con người gặp đủ mọi chuyện nào thiên tai, chiến tranh, đói kém, giặc giã. Đọc báo, xem truyền hình chúng ta không khỏi sợ hãi trước những cơn sóng thần giết chết hằng vài trăm ngàn người, những trận động đất vùi dập biết bao nhiêu người và sản nghiệp của họ. Chiến tranh, giặc giã, khủng bố vẫn còn lan tràn ở nhiều nước. Sự hăm dọa cướp tài sản, bắt bớ người khác làm con tin, dọa tù đầy làm biết bao người sợ hãi. Đây là một loạt những sự sợ hãi mà Chúa Giêsu đã gián tiếp nói trong đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 10, 23-33 hôm nay. Chúa Giêsu nói:” Hãy coi chừng người đời…”( Mt 10, 17) Chúa Giêsu muốn con người nhớ tới vị ngôn sứ Giêrêmia. Vị ngôn sứ cao cả của Thiên Chúa đã không hề sợ gì trước những lời hăm dọa của kẻ thù. Ngài hiên ngang nói lời Thiên Chúa và anh dũng phát ngôn nhân danh Thiên Chúa. Dù bị dọa nạt giết chết, Giêrêmia đã không hề sợ hãi, Ngài đã tố cáo tội lỗi của dân tộc ông: tội chống lại, phản bội Thiên Chúa, giết chết lẫn nhau, tội dựa vào sức mạnh con người mà không dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Chính Giêrêmia đã bị dân bắt đầy qua Ai Cập, nhưng Ngài vẫn không hề sợ sệt, không hề nao núng, Ngài luôn tin vào sức mạnh và tình yêu của Thiên Chúa. Giêrêmia đã một mực trung thành với Thiên Chúa, Đấng ông tuyệt đối tin tưởng. Nhiều vị ngôn sứ khác cũng một lòng sắt son và trung tín như Giêrêmia. Họ đã luôn trung thành với sứ mạng làm phát ngôn viên cho Thiên Chúa. Trải qua cuộc hành trình đức tin, nhiều Kitô hữu đã hiên ngang tuyên xưng niềm tin, trung tin với lời Chúa và sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô phục sinh.
CHÚA NÓI ĐỪNG SỢ:
Lời Chúa luôn vang lên giữa mọi người, giữa thế giới có nhiều hận thù, tranh chấp, khó khăn. Các môn đệ theo chân Chúa trong suốt hành trình truyền giáo và hành trình đức tin đã làm gương cho nhân loại về lời của Chúa:” Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn”( Mt 10, 28 ). Các môn đệ, các tông đồ của Chúa Giêsu khi Chúa còn sống vẫn mập mờ về lời Chúa nói, họ vẫn tranh dành quyền hành, vẫn sợ kẻ thù, ngày Chúa chết, họ chạy tán loạn như gà con mất mẹ, họ đóng cửa kín vì sợ người Do Thái bắt và giết họ, nhưng khi Chúa Thánh Thần xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần đã biến đổi họ tất cả. Họ đã hiên ngang đi khắp tứ phương thiên hạ để rao giảng, làm chứng cho Chúa phục sinh. Họ đã nhớ lời Chúa dậy:” …Anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục”(Mt 10, 28 ). Các môn đệ và các tông đồ đã minh chứng cho nhân loại thấy sự can đảm, trung tín và không sợ chết của các Ngài cho lời của Chúa được tồn tại. Gần chúng ta trong những thập kỷ vừa qua ngay tại đất nước Việt Nam bao nhiêu vị anh hùng tử đạo đã kiên cường, hiến dâng mạng sống, hiến dâng cuộc đời mình để làm chứng cho Chúa tình yêu. Một Đức Tổng Giám Mục ở El Salvador, Đức Cha Oscar Romero đã ngã gục trước mũi súng của kẻ sát nhân vì Ngài bênh vực người nghèo, bênh vực cho sự công bình xã hội. Một Maximilien Maria Kolbe, một linh mục Balan đã chết thay cho một người tù có vợ và nhiều con. Một Maria Goretti đã hiên ngang chết để bảo vệ đức trinh khiết của mình để làm vinh quang Chúa. Một Mahatma Gandhi dù không phải là Kitô hữu, nhưng đã sống theo lời Chúa dậy hôm nay, sống kiên cường, không sơ bạo lực miễn giải phóng được dân tộc ông khỏi bàn tay của ngoại xâm. Mahatma Gandhi đã chết dưới nhát gươm của một kẻ quá khích ngày 30/01/1948. Lời của Chúa vẫn luôn hướng dẫn cho biết bao nhiêu người trên thế giới này can đảm, quảng đại và vững tin sống trọn con đường tình yêu của Chúa, để làm chứng cho Chúa: ” là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống “.
ÁP DỤNG VÀO CUỘC SỐNG NGƯỜI KITÔ HỮU:
Các bài đọc Chúa Nhật hôm nay và đặc biệt bài Tin Mừng mời gọi mỗi người Kitô hữu nhìn vào thực tế cuộc sống và phù hợp, can đảm, trung thành với ơn gọi của người môn đệ Chúa. Sống ở trần gian, mỗi người chúng ta phải đương đầu với cuộc sống, vất vả kiếm ăn, kiếm của mặc. Chúng ta phải đương đầu với trăm ngàn nghịch cảnh, với những thử thách, với những vất vả gian lao trong đời sống giữ đạo và thực hành đạo. Chúng ta được mời gọi sống theo lời của Chúa để có đủ can đảm, có đủ lòng tin để vượt thắng tất cả những điều không phù hợp với giáo lý, với đức tin, với lẽ đạo. Chúng ta những người có lòng tin phải sống thế nào để của cải vật chất quí thật nhưng không cản ngăn chúng ta tìm kiếm Nước Trời. Người môn đệ Chúa không thể hơn Thầy mình. Chúng ta luôn nhớ rằng kết hiệp với Chúa: ” Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “, chúng ta sẽ vượt thắng được mọi thử thách, khó khăn và không hề sợ hãi để mở lòng ra đón Đức Kitô.
Lạy Chúa xin củng cố lòng tin cho chúng con để chúng con luôn can đảm vượt thắng mọi sự mà hăng say làm chứng nhân cho Chúa. Amen.
N2T |
Một ngày nọ, có một con nhím con muốn đi tìm bạn để chơi đùa, nó nhìn thấy trong bình hoa có một cái gì đó tròn tròn, toàn thân đều có gai nhọn, nó nghĩ rằng đó là bạn của mình, bèn đi đến nói: “Chúng ta cùng nhau chơi đùa, được không ?”
- “Tôi rất muốn chạy nhảy khắp nơi nô đùa như bạn vậy, nhưng tôi không thể. Bạn xem, tôi bị trồng trong bình hoa này, cả ngày chỉ có thể đợi ở đây.”
- “Bạn thật là thú vị, ai lại đem con nhím trồng trong chậu hoa thế này chứ ?”
- “Bạn mới là thú vị, tôi là cây xương rồng chứ không phải là con nhím,” cây xương rồng nói.
Nhím con chớp chớp cặp mắt, nhìn thật kỷ và nói: “A, bạn và tớ không giống nhau, nhưng hể là thực vật thì đều có rễ, thân, lá, bạn có không ?”
- “Thân thể tớ tròn tròn chính là thân cây, các gai nhọn dài là lá.” Cây xương rồng nhìn thấy con nhím hoài nghi nên tiếp tục giải thích: “Quê hương của chúng tớ vốn là ở vùng nhiệt đới trong sa mạc á nhiệt đới, ở đó quanh năm thiếu nước, ầu ớ có một trận mưa, khí hậu khô nóng nên nước bốc hơi nhanh chóng. Vì để sống còn trong hoàn cảnh ấy, mà chúng tôi không thể không lưu giữ đủ nước trong thân thể mình. Cho nên, thân cây của tớ dần dần biến thành thân đầy thịt, có thân đầy thịt thì chứa được rất nhiều nước, nếu gặp khí hậu lâu ngày không mưa, thì chúng tớ cũng có thể sống được.”
Nhím con gật gật đầu nói: “Các bạn thật khốn khổ ! Nhưng, thân cây lớn là để chứa nước, mà lá thì lại rất nhỏ, tại sao vậy ?”
- “Đó là vì để lưu giữ nước ở trong thân thể, giảm bớt đi nước chưng cất trên lá, cho nên lá của chúng tớ dần dần biến thành giống như gai nhọn vậy !”
- “Tớ hiểu rõ rồi, cám ơn bạn giúp tớ học được trí thức mới. Tạm biệt, cây xương rồng.”
- “Tạm biệt nhím nhỏ nhé.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Nhìn sự việc không thể chỉ nhìn bên ngoài mà thôi, mà phải nhìn rõ ràng bản chất của nó. Dáng vẻ bên ngoài của đồ vật không nhất định là cùng một thứ, cho nên trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải chú ý nhiều, quan sát tỉ mỉ, sau đó mới có thể đưa ra kết luận.
Thiên Chúa không nhìn bên ngoài hình dáng của một con người để rồi chọn họ, nhưng Ngài nhìn bên trong tâm hồn để tuyển chọn người cho mình.
Các em có nhiều bạn bè, có người đẹp trai và có người đẹp gái, nhưng không phải hể cứ dẹp trai đẹp gái là người tốt cả đâu, bởi vì có những người đẹp trai nhưng cách hành xử thì như kẻ tiểu nhân đê tiện, và có những người đẹp như tiên nữ, nhưng lòng dạ thì ác độc như ác quỷ. Các em cũng có người những người bạn có tật xấu và có người bạn có những đức tính tốt, cho nên các em cần phải khôn ngoan suy nghĩ trước khi kết bạn với những người ấy, bởi vì một khi đã kết lầm bạn thì khó mà dứt ra được.
Con nhím nhỏ và cây xương rồng nói chuyện với nhau rất là dễ thương, chúng nó bên ngoài có vài nét giống nhau nhưng thật sự rất khác nhau nhiều, do đó mà con nhím nhỏ học được nhiều kiến thức nơi cây xương rồng...
Vậy, các em hãy sống với nhau bằng con tim, chứ không bằng dáng vẻ bên ngoài nhé.
Các em thực hành:
- Học những điều hay tốt nơi người bạn của mình.
- Có người bạn tốt –dù dáng vẻ bên ngoài của bạn không đẹp- thì như có một viên ngọc quý.
- Nhưng, Chúa Giê-su mới chính là người bạn tốt nhất của chúng ta.
N2T |
23. Suy niệm đến sự khổ nạn của Chúa Giê-su, thì giống như học ở một trường học cao cấp vậy, ở đó hoàn toàn đón nhận sự dạy bảo của Chúa Giê-su.
(Thánh Alphonsus Liguori)Một số nhận định của bà Chiara Giaccardi, giáo sư xã hội học tại đại học công giáo Thánh Tâm Milano (Bắc Ý), về sứ mệnh kiếm tìm sự thật của các phương tiện truyền thông.
Vào năm 2009 tới đây các Giám Mục đặc trách về Ủy ban truyền thông của các Hội Đồng Giám Mục Âu châu sẽ nhóm họp để phân tích các hậu qủa của hệ thống liên mạng Internet trên xã hội và trong Giáo Hội. Phiên họp này đã được quyết định trong cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Giám Mục đặc trách truyền thông thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu triệu tập tại nội thành Vaticăng trong các ngày từ 25 đến 27-4-2008. Ủy Ban này có nhiệm vụ trợ giúp các Hội Đồng Giám Mục trong Liên Hiệp Âu châu về những vấn đề trong lãnh vực truyền thông xã hội.
Trong sứ điệp gửi Ngày Truyền Thông Quốc Tế lần thứ 42 hôm mùng 4-5-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi giới truyền thông ra khỏi kiểu thông tin cá nhân chủ nghĩa để chu toàn sứ mệnh phục vụ sự thật khách quan, kiếm tìm sự thật và chia sẻ sự thật.
Trong phần đầu sứ điệp Đức Thánh Cha đã nêu bật các hiệu qủa tích cực mà các phương tiện truyền thông đem lại cho thế giới nhờ sự tiến triển của các kỹ thuật tối tân. Việc thông tin tức nhanh chóng khắp nơi cho biết các biến cố xảy ra cũng như các sự kiện và phổ biến sự hiểu hiểu biết trong mọi lãnh vực. Các phương tiện truyền thông cũng góp phần làm giảm nạn mù chữ, xã hội hóa, thăng tiến dân chủ và đối thoại giữa các dân tộc. Nhưng chúng không chỉ là phương tiện giúp phổ biến các tư tưởng, mà có thể và phải là các dụng cụ phục vụ một thế giới công bằng và liên đới hơn.
Tuy nhiên các phương tiện truyền thông tối tân cũng có nguy cơ biến thành các hệ thống bắt con người phục vụ các lợi lộc đang thống trị xã hội nữa. Đó là trường hợp chúng bị sử dụng cho các mục tiêu ý thức hệ hay cho khuynh hướng tiêu thụ hưởng thụ, áp đặt các mô thức méo mó của cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội. Chúng cũng có thể trở thành dụng cụ kích thích bạo lực và thù hận.
Chính vì các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng rất lớn trên mọi chiều kích cuộc sống con người: luân lý, trí tuệ, tôn giáo, các tương quan liên bản vị, tình cảm và văn hóa, nên phải làm sao để các phương tiện truyền thông xã hội phục vụ con người và công ích. Đặc biệt phải làm sao để chúng đáp ứng nhu cầu khát khao sự thật nơi con người và đừng để chúng quảng cáo cho chủ thuyết duy vật kinh tế và tương đối hóa luân lý, là các tai ương đang tàn phá thời đại ngày nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Chiara Giaccardi, giáo sư xã hội học tại đại học công giáo Thánh Tâm Milano, về sứ mệnh kiếm tìm sự thật của các phương tiện truyền thông
Hỏi: Thưa giáo sư Giaccardi, giáo sư nghĩ gì về sứ điệp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Ngày Quốc Tế Truyền Thông mùng 4 tháng 5 vừa qua?
Đáp: Đó là một sứ điệp đề cao sự tự do đích thực và tái khích lệ vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội là giúp con người kiếm tìm sự thật và thông truyền sự thật. Điều này quan trọng, vì chúng ta đang sống trong một thời đại, trong đó việc truyền thông chỉ có nhiều liên hệ với các cá nhân, và nếu muốn đi xa hơn, thì chúng ta đụng độ với một nền văn hóa thống trị khước từ chia sẻ các giá trị hay đặt giới hạn cho các giá trị.
Vì thế lời Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tìm kiếm sự thật và chia sẻ sự thật qua các phương tiện truyền thông xã hội đánh động tôi rất nhiều. Đây là một thách đố đi ngược dòng đời, vì nó lột mặt nạ hệ thống truyền thông miêu tả các Kitô hữu như những người có các sự thật trong túi để phân phát cho người khác. Trái lại họ là những người nam nữ kiếm tìm và đặt vấn nạn liên quan tới ý nghĩa cuộc sống. Và họ muốn chia sẻ sự tìm kiếm đó với tất cả mọi người. Khi các phương tiện truyền thông xã hội phục vụ con người và lo lắng cho phẩm giá con người, thì chúng sẽ trở thành dụng cụ phục vụ hòa bình và công lý. Nhưng rất tiếc là thường khi các phương tiện truyền thông xã hội bị các luận lý đối kháng nhau lèo lái và sử dụng cho các mục tiêu của chúng.
Hỏi: Chúng là các luận lý nào thưa giáo sư?
Đáp: Sự phê bình của Đức Thánh Cha rất là rõ ràng. Các phương tiện truyền thông xã hội thường phục vụ chủ thuyết duy vật lịch sử và chủ thuyết luân lý tương đối. Tâm thức thống trị trong các bài viết và trong các môi trường sản xuất là tâm thức của sự tự tại, của việc tìm kiếm hạnh phúc từ khoảnh khắc hiện tại và từ cảm xúc mạnh. Các phương tiện truyền thông hầu như không bao giờ cống hiến cho dân chúng các dụng cụ giúp suy tư từ xa và hiểu biết các tình trạng sống, hay để phổ biến các mô thức văn hóa khác, được gợi hứng từ công ích chứ không phải từ khuynh hướng tiêu thụ và hưởng lạc. Chúng ta đang đứng trước một sự mâu thuẫn: đó là các phương tiện với kỹ thuật rất tân tiến lại phục vụ cảm xúc và cái vô lý, thay vì phục vụ các chiều kích có lý và sâu thẳm hơn của con người và của xã hội. Marshall Mc Luhan, lý thuyết gia của làng toàn cầu, đã cảnh cáo con người trước nguy cơ trở thành nô lệ của sản phẩm do chính nó chế tạo ra, trong đó có các phương tiện và kỹ thuật truyền thông tối tân.
Hỏi: Như thế chúng ta đang bị điều kiện hóa bởi một hệ thống truyền thông lấy nó là điểm quy chiếu hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Chắc chắn rồi. Tất cả chúng ta, kể cả các tín hữu công giáo, đều bị điều kiện hóa bởi hệ thống truyền thông này. Nguy cơ đó là các phương tiện truyền thông tạo ra các biến cố, hay trong đại dương rộng mở của các tin tức, chúng lựa lọc các tin tức ít lợi ích đối với con người, và dành ưu tiên cho các lợi nhuận của các phe nhóm. Nhưng khi làm như thế, nó không chỉ gây thương tổn cho quyền thông tin, mà cũng lại không trợ giúp nỗ lực kiếm tìm sự thật, mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ước mong, và nó cần giữ khoảng cách lý trí đối với những kiểu trình bầy tầm thường của sự tự tại, của những gì xảy ra tại đây, trong lúc này và ngay lập tức. Mô thức cá nhân chủ nghĩa và cảm xúc thắng thế. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng vấn đề nhân chủng học bùng nổ cả trong lãnh vực truyền thông. Như thế các phương tiện có tiềm năng lớn bị ám ảnh bởi sự chắp nối, là một khía cạnh của truyền thông. Nhưng chúng dừng lại đó và không bước qua giai đoạn tiếp theo là sự chia sẻ.
Hỏi: Tại sao nó lại ngừng ở đó mà lại không bước sang giai đoạn chia sẻ thưa giáo sư?
Đáp: Bởi vì theo khuynh hướng tương đối hóa luân lý đang chỉ huy cuộc sống xã hội hiện nay, việc chia sẻ các giá trị trong truyền thông bị coi như là vụ luân lý và làm tổn thương sự tự do cá nhân, là sự tự do phải vô giới hạn. Trái lại việc chia sẻ là dụng cụ của đối chiếu và lớn lên. Cả trong hệ thống truyền thống chúng ta cũng đang chứng kiến sự lộ hiện của một thái độ hiếu chiến duy đời cực đoan, dẫn đưa tới chỗ miêu tả thực tại với các công thức có sẵn, với các giản lược đến như chế nhạo. Theo đó các Kitô hữu là những người vụ tín lý, và các người hồi là những kẻ bất khoan nhượng và hiếu chiến. Trái lại trong thực tế việc tìm kiếm ý nghĩa khiến cho các người chủ trương đời và tín hữu công giáo hợp nhau.
Hỏi: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết trong sứ điệp gửi Ngày Truyền Thông Quốc Tế: ”Hơn một người nghĩ rằng ngày nay cần có một luân lý thông tin cũng như có một luân lý sinh học trong lãnh vực y khoa”. Làm thế nào để áp dụng nó thưa giáo sư?
Đáp: Các người duy đời cực đoan nhăn mũi và sợ rằng đề nghị một nền luân lý thông tin dẫn đưa tới các kiểm duyệt, nhưng trái lại đây là việc áp dụng các tiêu chuẩn luân lý mới cho việc thông tin. Đó là tự phê bình và tự hỏi xem chúng ta đang đi hướng nào. Chẳng hạn phải thảo luận trở lại các tiêu chuẩn thương mại trong việc lựa lọc tin tức. Ngày nay xem ra có một thói quen nhàm chán đang thắng thế; chiều kích kinh tế ảnh hưởng trên việc biên soạn báo chí cũng như trên các kỹ thuật mới. Trái lại Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi chúng ta tiếp nhận thách đố dùng lý trí và theo con đường ngược dòng đời kiếm tìm và phục vụ sự thật, chứ không kiếm tìm và phục vụ lợi nhuận kinh tế.
(Avvenire 4-5-2008)
ĐTGM Salvatore (Rino) Fisichella |
Vị Tân Chủ Tịch của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống chào đời vào ngày 25 tháng 8 năm 1951. Thầy Fisichella chịu chức Linh Mục cho Giáo Phận Rôma vào ngày 13 tháng 3 năm 1976, và sau đó được bổ nhiệm làm Đức Giám Mục Phụ Tá cho Giáo Phận Rôma vào ngày 31 tháng 7 năm 1998. Ngài được bổ nhiệm làm Giám Đốc của Trường Đại Học Giáo Hoàng Lateranô vào ngày 18 tháng 1 năm 2002.
Vị cựu Chủ Tịch của Hàn Lâm Viện chính là Đức Giám Mục Elio Sgreccia đã nghỉ hưu vì tới tuổi 75.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella, người gốc Ý Quốc, 57 tuổi, chính là người đã hổ trợ cho Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó trong việc chuẩn bị về nội dung của bức Thông Điệp Fides et Ratio cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Việc bổ nhiệm này đến là từ việc Ngài đứng ra triệu tập Đại Hội mừng kỷ niệm 40 năm ngày ra đời của Thông Điệp Humane Vitae về Sự Sống và Hôn Nhân Gia Đình vào ngày 8 đến 10 tháng 5 vừa qua. Ngoài việc bổ nhiệm này ra, Ngài cũng là thành viên của hai Thánh Bộ trong Giáo Triều Rôma đó là: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và Thánh Bộ đặc trách Việc Phong Thánh.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella - vốn không phải là người xa lạ cho lắm - đối với giới truyền thông đại chúng ở Ý Quốc và những ai mạnh mẽ cổ võ cho các vấn đề có liên quan đến sự sống, việc phá thai, việc trợ tử, việc nghiên cứu tế bào từ phôi thai, và hôn nhân đồng tính luyến ái. Ngài vẫn thường xuyên xuất hiện trong những cuộc tranh luận trên đài truyền hình Ý Quốc để bảo vệ quan điểm truyền thống về đạo đức luân lý của Giáo Hội, và luôn giữ sự bình tĩnh cũng như tôn trọng những ý kiến bất đồng khác với quan điểm của Ngài. Ngài nổi tiếng là người có tài đối thoại với những người trí thức không phải là Công Giáo về các vấn đề quan trọng kể trên.
Hơn nữa, Ngài cũng là người gây hứng khởi để khiến cho một trong những người Hồi Giáo nổi tiếng nhất tại Ý là Ông Magdi Alam, quyết định bỏ Đạo Hồi để gia nhập đạo Công Giáo vào Đêm Vọng Phục Sinh 2008 vừa qua tại Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Vào năm ngoái, Giáo Phận Rôma đã mạnh mẽ từ chối cử hành lễ tang theo nghi thức Công Giáo cho Ông Piergiorgio Welby - một người mạnh mẽ cổ võ cho việc trợ tử, hay cái chết êm dịu.
Ông này bị mắc bệnh loạng dưỡng cơ bắp (muscular dystrophy) và Ông yêu cầu rằng: các bác sĩ không cần phải dùng máy hô hấp nhân tạo cho Ông, và mặc dầu tòa án từ chối lời đề nghị của Ông, thế nhưng một vị bác sĩ Ý Quốc vẫn ngang nhiên coi thường án lệnh đó, để chỉ tôn trọng ý nguyện của riêng Ông Welby mà thôi.
Báo chí Ý cho biết: mặc dầu vậy, nhưng Đức Tổng Giám Mục Fisichella vẫn cầu nguyện cho Welby "rằng Thiên Chúa sẽ nhân từ đồng hành với Ông sau khi Ông phải chịu sự đớn đau trong một thời gian rất dài," và Đức Tổng Giám Mục "luôn khẩn cầu Thiên Chúa tha tội cho những ai đã giết chết Welby."
Angels and Demons là cuốn chuyện rùng rợn gay cấn mới nhất của Dan Brown được quay thành phim, gồm có những cảnh chính yếu xảy ra tại Vatican và các nhà thờ ở Roma. Đức Tổng giám mục Velasio De Paolis, Vụ trưởng Tài chánh của Tòa thánh nói rằng Dan Brown đã “đảo ngược Kinh Thánh để tiêm nọc độc vào đức tin.”
“Không thể chấp nhận việc biến đổi các thánh đường thành những cảnh trí trong phim, để cho những cuốn tiểu thuyết báng bổ tôn giáo của ông ta được nhân danh thương mại mà quay thành phim.” Ngài nói như thế, và cho biết thêm rằng những tác phẩm của Dan Brown “làm thương tổn đến các cảm nghiệm tôn giáo.”
Lm Marco Fibbi phát ngôn viên của Giáo phận Roma nói: “Thường ra thì chúng tôi đọc chuyện phim (trước khi cho phép dùng các cảnh trí để quay), nhưng lần này thì khỏi cần. Nguyên cái tên Dan Brown cũng đủ rồi.”
Tom Hanks và Audrey Tatou trong "Mật mã Da Vinci" |
Trong The Da Vinci Code, Dan Brown mô tả Chúa Giêsu kết hôn với Maria Mađalêna và có con với bà này. Cuốn Angels and Demons xuất bản trước The Da Vinci Code, xoay quanh âm mưu của một nhóm người được ưu đãi và hung hiểm có biệt danh Illuminati muốn lập ứng viên của họ làm giáo hoàng và âm mưu làm nổ tung Tòa thánh Vatican. Những cảnh quan trọng xảy ra tại Vatican và hai nhà thờ ở Roma là Santa Maria del Popolo và Santa Maria della Vittoria. Ở cả hai nơi thánh đường này, các hồng y bị ám sát, thân thể có ghi những dấu và hình bí mật. Cha Antonio Truda, linh mục nhà thờ Santa Maria del Popolo cho biết chẳng cần bàn cãi gì về việc không cho phép các cảnh trí như thế được quay tại đây. Ngài nói: “Thật tệ hại khi phải chịu để các hướng dẫn viên du lịch giải thích cảnh quan như vậy cho các du khách tới viếng thành đường.”
Toán sản xuất phải tái tạo tại phim trường ở Hollywood quang cảnh bên trong các thánh đường ở Roma nơi họ bị cấm không được xử dụng để quay phim.
Các viên chức Tòa thánh Vatican nói họ không thể ngăn cản các nhà làm phim được quay cảnh bên ngoài nhà thờ Thánh Phêrô và các đường phố thời trung cổ ở thị trấn Borgo kế cận, vì được phép của hội đồng thành phố.
Tuy nhiên các nhà làm phim phải dùng những hành lang và cầu thang bằng đá cẩm thạch tại cung điện hoàng gia ngày trước tại Caserta, gần thành phố Naples, để thay thế cho cảnh trí bên trong của Vatican.
Linh mục Fibbi nói với tạp chí chuyên về Truyền hình Sorrisi e Canzoni (Nụ cười và Tiếng hát): “Khi một cuốn phim nói về các vị thánh nhân hoặc vể các giá trị nghệ thuật của Giáo hội, chúng tôi chắc chắn sẽ cho phép xử dụng cảnh trí không chút đắn đo. Tuy nhiên, khi có vấn đề về nội dung không phù hợp với các tiêu chuẩn tôn giáo truyền thống, thì chúng tôi sẽ đóng cửa lại.”
Tòa thánh Vatican trước đây đã yêu cần giáo dân tẩy chay cuốn phim The Da Vinci Code.
Đức Hồng y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa thánh nói: “Tẩy chay cuốn phim Angels and Demons là điều tối thiểu chúng tôi có thể làm được. Cả cuốn sách lẫn phim là một món tả pí lù những điều vô nghĩa, một ly cocktail pha trộn đủ thứ bịa đặt đổi trắng thay đen.”
Nguồn: The Times/Richard Owen
"The Holy See delegation - made up of Msgr. Pietro Parolin under-secretary for Relations with States; Msgr. Luis Mariano Montemayor, nunciature counsellor at the Secretariat of State, and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, bureau chief at the Congregation for the Evangelisation of Peoples - visited Vietnam from 9 to 15 June, and returned to Rome yesterday.. .. Their programme involved a series of meetings with the government authorities, both at central and local level, and with the Catholic community".
"The working sessions with the government's Office for Religious Affairs, presided by Nguyen The Doanh, enabled discussions to be held, in a frank and cordial atmosphere, on various aspects of the life and activity of the Church in the country, particularly as concerns episcopal appointments, the gradual restoration of formerly-nationalised property to Church use, the application of norms on religious freedom, the contribution of Catholics to human promotion, the spread of a culture of solidarity towards the weakest sectors of the population, and the moral education of future generations.
"The delegation was received by Pham Gia Khiem, deputy-prime minister and minister for foreign affairs, with whom views were exchanged on the current international situation with reference, above all, to the seat as a non-permanent member of the U.N. Security Council that Vietnam will occupy for the first time this July.. .. Attention also turned to the hoped-for normalisation of bilateral relations, with a view to which it is expected that the Working Group - charged with defining times and means - will begin its work as soon as possible".
"The delegation then met with Nguyen The Thao, president of the Popular Committee of Hanoi, and with the vice-presidents of the Popular Committees of the provinces of Lam Dong, Thua Thien Hue and Quang Tri. With the former, mention was made, among other things, of the events that involved numerous faithful from the archdiocese at the end of last year and the beginning of 2008. In this context, consideration was given (as it has been on various other occasions) to the importance of continuing to pacify the situation, avoiding measures that may create contrary effects, and to maintain dialogue between interested parties in the search for adequate solutions that take into account the needs of justice, of charity and of the common good.. .. The delegation expressed its gratitude to the local authorities of the province of Quang Tri for their decision to return the land around the Marian shrine of La Vang to Church use, and for their will to face, along with the archdiocese of Hue, the outstanding problems for the effective implementation of the decision".
"A particularly moving moment was the visit and Mass at the Marian shrine of La Vang. The delegation,. .. along with participants from the archdiocese of Hue from other dioceses in Vietnam and from abroad, prayed that that place, so dear to Vietnamese Catholics and venerated even by non-Catholics, may become ever more a centre of unity and reconciliation for all the inhabitants of that beloved country, without ethnic, religious or political distinction".
La Delegazione della Santa Sede, formata dai Rev.mi Mons. Pietro Parolin, Sottosegretario per i Rapporti con gli Stati, Mons. Luis Mariano Montemayor, Consigliere di Nunziatura presso la Segreteria di Stato, e Mons. Barnabé Nguyên Van Phuong, Capo Ufficio della Congregazione per l’Evangelizzazione dei Popoli, si è recata in Viêt Nam nei giorni 9-15 c.m. ed è rientrata ieri a Roma.
Come di consueto, il programma prevedeva una serie di incontri con le Autorità governative, sia a livello centrale che locale, e con la comunità cattolica. La Delegazione si è riunita innanzitutto con il Vice-Presidente e il Segretario Generale della Conferenza Episcopale – e successivamente con il Presidente della medesima, S.E. Mons. Pierre Nguyên Van Nhon, Vescovo di Ðà Lat, nel corso della visita alla Diocesi – nonché con i Vescovi della Provincia Ecclesiastica di Hà Nôi.
Le sessioni di lavoro con l’Ufficio del Governo per gli Affari Religiosi, presieduto dal Sig. Nguyên Thê Doanh, hanno permesso di discutere, in un clima franco e cordiale, vari aspetti della vita e dell’attività della Chiesa nel Paese, in particolare le nomine episcopali, la graduale restituzione all’uso ecclesiastico delle proprietà a suo tempo nazionalizzate, l’applicazione della normativa sulla libertà religiosa, il contributo dei cattolici alla promozione umana, alla diffusione di una cultura della solidarietà verso i ceti più deboli della popolazione e all’educazione morale delle future generazioni.
La Delegazione è stata ricevuta dal Vice-Primo Ministro e Ministro degli Affari Esteri, Sig. Pham Gia Khiem, con il quale ha avuto uno scambio di opinioni sull’attualità internazionale. In riferimento, soprattutto, al seggio di Membro Non-Permanente del Consiglio di Sicurezza dell’ONU che il Viêt Nam occuperà per la prima volta dal prossimo mese di luglio, si sono rilevati il ruolo sempre più importante che il Paese sta assumendo nella comunità delle Nazioni e nel contesto regionale e le prospettive di collaborazione con la Santa Sede per la pace e lo sviluppo, spirituale e materiale, del mondo. Non si è mancato di sollevare poi il tema dell’auspicata normalizzazione delle relazioni bilaterali, in vista della quale è previsto che il Gruppo di Lavoro, incaricato di definire tempi e modalità, inizi al più presto i suoi lavori. I suddetti argomenti sono stati oggetto di colloquio anche con il Vice-Presidente della Commissione per gli Affari Esteri del Comitato Centrale del Partito Comunista del Viêt Nam, Sig. Nguyên Huy Quang.
La Delegazione ha incontrato poi il Presidente del Comitato Popolare di Hà Nôi, Sig. Nguyên The Thao, e i Vice-Presidenti dei Comitati Popolari delle Province di Lam Dong, Thua Thien Huê e Quang Tri. Con il primo sono stati evocati, tra l’altro, gli avvenimenti che hanno visto coinvolti numerosi fedeli dell’Arcidiocesi alla fine dell’anno scorso e all’inizio del 2008. Al riguardo, si è riflettuto – come si è fatto in varie altre occasioni – sulla convenienza di continuare a rasserenare il clima, astenendosi da misure che possano ottenere effetti contrari, e a proseguire nel dialogo tra le istanze interessate, alla ricerca di soluzioni adeguate che tengano conto delle esigenze della giustizia, della carità e del bene comune. Il Sig. The Thao, che è l’equivalente del Sindaco della Capitale, ha auspicato vivamente che la comunità cattolica partecipi attivamente alla preparazione dei festeggiamenti del millenario di Hà Nôi, che si terrà nel 2010. Alle Autorità locali della Provincia di Quang Tri la Delegazione ha espresso gratitudine per la decisione di restituire all’uso della Chiesa il terreno che circonda il Santuario mariano di La Vang e la volontà di affrontare, insieme all’Arcidiocesi di Huê, i problemi che rimangono per la sua effettiva messa in esecuzione.
Infine, la Delegazione ha visitato le circoscrizioni ecclesiastiche di Ðà Lat e Huê, in quel clima di fede viva e di profonda comunione ecclesiale che suole caratterizzare tali incontri, e ha concelebrato l’Eucaristia con i Presuli di Ðà Lat, My Tho, Nha Trang e Huê, ricevendo manifestazioni di profondo affetto e fedeltà al Santo Padre. Particolarmente toccante è stata la visita e la S. Messa al Santuario mariano di La Vang. La Delegazione ha lasciato al Santuario un artistico ostensorio, quale omaggio del Papa Benedetto XVI, e ha pregato, insieme a tutti i convenuti dall’Arcidiocesi di Huê, da altre Diocesi del Viêt Nam e anche dall’estero, affinché quel luogo tanto caro ai cattolici vietnamiti e venerato anche dai non-cattolici possa diventare sempre più un centro di unità e di riconciliazione per tutti gli abitanti dell’amato Paese, senza distinzioni di natura etnica, religiosa o politica.
Delegation Returns From Weeklong Trip
VATICAN CITY, JUNE 17, 2008 (Zenit.org).- The Holy See revisited the issue of Vietnam's nationalization of Church property, affirming that a solution to the situation needs to take into account the requirements of justice, charity and the common good.
This was one of the topics discussed by a Holy See delegation who visited Vietnam last week. The delegation was made up of Monsignor Pietro Parolin undersecretary for relations with states; Monsignor Luis Mariano Montemayor, nunciature-counselor at the secretariat of state; and Monsignor Barnabe Nguyen Van Phuong, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples.
According to a Vatican communiqué released today, the program for the June 9-15 visit "involved a series of meetings with the government authorities, both at central and local level, and with the Catholic community."
It added: "The working sessions with the government's Office for Religious Affairs, presided by Nguyen The Doanh, enabled discussions to be held, in a frank and cordial atmosphere, on various aspects of the life and activity of the Church in the country, particularly as concerns episcopal appointments, the gradual restoration of formerly-nationalized property to Church use, the application of norms on religious freedom, the contribution of Catholics to human promotion, the spread of a culture of solidarity toward the weakest sectors of the population, and the moral education of future generations."
The Holy See delegation met with Vietnam's deputy prime minister and minister for foreign affairs, Pham Gia Khiem, exchanging views on the "current international situation with reference, above all, to the seat as a non-permanent member of the U.N. Security Council that Vietnam will occupy for the first time this July."
Relations
The leaders also discussed the "hoped-for normalization of bilateral relations." The communiqué said that a working group -- entrusted with defining calendars and means -- is expected to begin work "as soon as possible."
The Holy See delegation also met with Nguyen The Thao, president of the Popular Committee of Hanoi. The communiqué affirmed that "mention was made, among other things, of the events that involved numerous faithful from the archdiocese at the end of last year and the beginning of 2008."
Around Christmas of 2007, large numbers of the faithful held peaceful protests requesting the return of Church property that had been nationalized by the state in the '50s. The main dispute involved the 2.5-acre property that used to be the headquarters of the apostolic nuncio in Vietnam.
"In this context, consideration was given -- as it has been on various other occasions -- to the importance of continuing to pacify the situation, avoiding measures that may create contrary effects, and to maintain dialogue between interested parties in the search for adequate solutions that take into account the needs of justice, of charity and of the common good," the communiqué stated. "The delegation expressed its gratitude to the local authorities of the province of Quang Tri for their decision to return the land around the Marian shrine of La Vang to Church use, and for their will to face, along with the Archdiocese of Hue, the outstanding problems for the effective implementation of the decision."
According to the communiqué: "A particularly moving moment was the visit and Mass at the Marian shrine of La Vang. The delegation, [...] along with participants from the Archdiocese of Hue, from other dioceses in Vietnam and from abroad, prayed that that place, so dear to Vietnamese Catholics and venerated even by non-Catholics, may become ever more a center of unity and reconciliation for all the inhabitants of that beloved country, without ethnic, religious or political distinction."
Theo tin tức và hình ảnh đã được đăng tải trên Vietcatholic News trong những ngày qua, thì tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn đã khai mạc Tuần Chín Ngày Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh được rước từ họ đạo có tên gọi là La Mã, ở Bến Tre. Theo tôi được biết là đã có rất đông giáo dân tại Sài Gòn và nhiều nơi khác đã đến để tôn kính ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp Bồng Chúa Hài Đồng trong suốt tuần Cửu Nhật…
Xin phép tác giả bài viết là Maria Vũ Loan để tôi được trích lại môt vài đoạn ngắn trong bài viết về ‘Bức Ảnh Lạ’ nầy để bắt đầu một bài viết đóng góp cho những ai muốn suy tư thêm về Bức Ảnh Lạ nầy mà tôi đã là một trong những người đầu tiên đã được hưởng “Ơn” từ Ảnh Lạ nầy.
Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin”
Trích bản tin từ Vietcatholic, ngày 16.6.2008 của tác giả Maria Vũ Loan.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/55833.htm
Tôi được sinh ra trong thời chinh chiến của thập niên 50 tại họ đạo Thủ Ngữ, thuộc Giáo Phận Mỹ Tho ngày nay; lúc đó chiến sự đang xảy ra tại họ đạo Bầu Dơi, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long ngày nay như bài đã được viết...
Tôi không nhớ rõ cho lắm là sau năm 1950 khoảng từ 2 đến 3 năm, trong toàn vùng hay làng của chúng tôi bị một chứng bệnh truyền nhiễm là ‘Đậu Mùa' còn gọi là 'Bệnh Trái Trời' đã cướp đi rất nhiều mạng sống của nhiều người, nhất là đối với trẻ em vì kháng thể yếu. Vi trùng của chứng bệnh nầy lây rất nhanh. Nếu gia đình nào có ai bi bệnh nầy mà qua đời là phải tìm cách chôn thật nhanh nếu không di trùng sẽ lan nhanh đến người khác. Bệnh Đậu Mùa nầy đã cướp đi 5 người anh hoặc em trai của tôi.
Số phận của tôi cũng không tránh khỏi ‘Virus’ của bênh Đậu Mùa nầy đã lây từ những người trong gia đình… Cha mẹ tôi cũng nghĩ là số phận của tôi cũng sẽ giống như là các anh em trong gia đình, cho nên chuẩn bị một cái ‘Hòm Nhỏ’ mà ngưởi miền Nam chúng tôi thường gọi đó là cái ‘Quách’ để chôn những em bé… Cha tôi và các cậu trong gia đình bèn cưa một tấm ván nhỏ trong nhà và đóng một cái ‘Quách’ sẵn sàng để đưa tiễn tôi lên đường bất cứ lúc nào mà Chúa Gọi qua Virus Cực Mạnh của thời đó với phương tiện y khoa chưa được tiến bộ và thuốc men đâu có như ngày nay.
Trong lúc đó, người mợ dâu ở họ đạo Kinh Điều-Quới Sơn ‘mách bảo’ cho cha mẹ của tôi là… “Bên họ đạo La Mã Bến Tre có Ảnh Đức Mẹ linh lắm anh chị thử đưa thằng….. sang đó khẩn cầu Đức Mẹ coi thế nào…” Các cậu và cha của tôi ‘Bàn Ra’: “Thôi đừng có đưa nó đi đâu cả, chắc nó cũng theo số phận của mấy đứa kia…”
Riêng mẹ tôi thì nghĩ rằng… ‘Còn nước còn tát…’ Bà đề nghị cha tôi là nên đưa tôi sang Nhà Thờ La Mã để dâng cho Đức Mẹ bên đó và cha tôi đã chìu ý của bà. Với chiếc xuồng ‘Ba Lá’ ông bà đã ‘Bơi ’ đưa tôi từ nhà thờ Thủ Ngữ xuôi theo con ‘Nước Ròng của ‘Vàm Kỳ Hôn’ qua ‘Cửu Long Giang - Bến Tre’ và không biết bao lâu 2 ông bà đã “Bơi Xuồng” đến được Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã…??? Lúc đó cả thân hình của tôi được quấn chặt như đòn bánh tét bằng vải mùng hay băng vải của thời bấy giờ. Ngay cả 2 cánh tay cũng được bó chặt luôn xuôi theo thân mình. Lý do là chứng bệnh nầy gây ngứa ngáy rất là khó chịu trên thân mình nên người bệnh cứ phải gãy những nơi bị ngứa có thể bị nhiều sẹo trên mặt hay bất cứ nơi nào… chỉ trừ lỗ mũi thì chừa ra để cho tôi thở. Một miếng lá chuối non ‘thật mỏng’ để trên lỗ mũi. Nếu tờ lá chuối còn nhấp nhô là biết tôi còn thở nghĩa là tôi ‘chưa chết’.
Mẹ đã đặt tôi trên bàn thờ thô sơ trong ngôi nhà thờ đầu tiên, nhưng chắc chắn là sau ngày 20.6.1951 như bài viết của Maria Vũ Loan; ”Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác…”
Mẹ tôi đã khấn nguyện như sau: “lạy Mẹ, đây là đứa con độc nhất còn sót lại trong 6 đứa con trai. Nếu Mẹ cứu nó thì con sẽ dâng nó cho Mẹ. Nó sẽ không thuộc về con nữa… mà sẽ thuộc về Mẹ…”
Sau khi khấn nguyện cùng Đức Mẹ La Mã, Bến Tre xong, ông bà lại xuôi dòng ‘Cửu Long Giang’ về lại họ đạo Thủ Ngữ. Mẹ tôi đã không quên ‘Chuộc’ một Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Họ Đạo La Mã, Bến Tre đem về như là Đấng Hộ Phù - Bổn Mạng của tôi. Về đến nhà, các cậu tôi đến xem tình hình sức khoẻ của tôi như thế nào… Tôi vẫn bị cột chặt như đòn bánh tét và tờ lá chuối non vẫn nhịp nhàng theo hơi thở….. rồi thời gian dần trôi qua… chiếc ‘Quách’ đã đóng sẵn cho tôi đã được ‘bửa ra’ dùng làm củi chụm….
Thời gian thắm thoát…. Mẹ tôi luôn sợ tôi sẽ ‘Chết Yểu’ như những anh em của tôi, vì bà tin rằng bà ‘Không Có Số Nuôi Con Trai’, cho nên lúc còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình nghèo cũng một phần, tôi được gửi đi xa để ăn nhờ ở đậu và học nữa… Mẹ tôi đã không ngừng nhắc nhở tôi là ‘Con Khẩn - Con Cầu’. Bốn chữ nầy nó đã không ngừng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quãng đời thơ ấu và cho đến một lúc nào đó tôi đã thực hiện ước muốn của người Mẹ nầy…
Bức Ảnh mà tôi cho đăng kèm trong bài viết nầy chính là Bức Ảnh mà mẹ tôi đã ‘Chuộc’ cách nay phải trên 50 năm theo như lịch sử của Bức Ảnh Nguyên Thủy như chúng ta đã được đọc trong lịch sử của Bức Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bức Ảnh mà mẹ tôi ‘Chuộc’ đem về thì hình mầu đen có ghi hàng chữ tắt là Đ. M. H. C. G – Họ La Mã Bến Tre. Bức Ảnh Mẹ Maria mầu đen nầy, nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy trên đầu của Mẹ có đội mũ ‘triều thiên’. Như vậy thì Bức Ảnh mà mẹ tôi đã Chuộc chứng minh là biến cố tôi được mẹ kể lại là….”Tôi được quấn tròn như đòn bánh tét để nằm trên bàn thờ Đức Mẹ…” Sự kiện nầy đã diễn ra SAU biến cố đã được thuật lại như bài đã trích đăng:
“…Cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động. Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:
- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?
Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.
Vậy Bức Ảnh mà Quý Vị đã nhìn thấy trong hình mà mẹ tôi đã Chuộc chắc chắn là phải sau biến cố ngày 15.8.1951. Tôi muốn kết thúc bài viết nầy với một câu chuyện đã xảy ra trong gia đình mà theo tôi nghĩ chính Người Mẹ La Mã, Bến Tre nầy đã cứu cha mẹ và gia đình chúng tôi trong một đêm khói lửa của thời chiến tranh.
Vào khoảng năm 1966-1968 lúc đó tôi đang học Tiểu Chủng Viện Gioan 23 Mỹ Tho. Tháng hè các chủng sinh về nghỉ hè ở gia đình. Tôi và các bạn chủng sinh cùng họ đạo về quê của mình… Bức Ảnh M.H.C.G Họ La Mã, Bến Tre được gia đình chúng tôi trân quý trên 50 năm nay. Bức Ảnh nầy được treo trên cây cột ở gian nhà giữa gần Bàn Thờ Chính tượng Thánh Gia Thất…
Một đêm nọ… Quân Đội Quốc Gia và Mặt Trận GP.MN giao tranh dữ dội ở phía bên kia con rạch và bên nầy con rạch trước cửa nhà chúng tôi… Súng bắn xối xả. Lúc đó tôi còn bé bỏng ‘ngây thơ’ nghe súng nổ giòn như bắp, tôi lấy cái gối bịt tai ngủ tiếp. Lúc đó tôi đang nằm chung giường với cha tôi. Mẹ tôi ngủ với đứa cháu ngoại khoảng 2, 3 tuổi gì đó… Bà gọi ông kéo tôi xuống đất để tránh đạn. Tôi bị cha tôi kéo tuột xuống đất trong lúc đạn bay ào ào trên mái nhà và trong nhà…
Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã, Bến Tre |
Chuyện thật sự đã xảy ra cho gia đình của chúng tôi đã trải qua hơn 4 thập niên rồi, hôm nay nhân dịp Tuần Cửu Nhật Kính Ảnh Đ.M.H.C.G La Mã, Bến Tre, tôi xin được viết lại ‘Ơn Lạ’ mà chính gia đình chúng tôi đã nhận lãnh qua sự Che Chở của Mẹ Maria và cách riêng cá nhân tôi đã cảm nghiệm được ơn Mẹ đã ‘Cứu Tử’ bệnh nan y mà thời đó các thầy thuốc Đông-Y đã bó tay “Thập Tử Nhất Sinh”. Họ cũng đã khuyên cha mẹ tôi là đem tôi về nhà đi…chỉ có ‘Trời cứu thôi’.
Cách nay gần 13 năm, mẹ tôi với tuổi gần 80 đã lên đường sang Úc đoàn tụ với gia đình của các chị và các cháu của tôi. Ước ao của tôi là được lo cho bà trong giây phút cuối đời qua thiên chức linh mục của đứa con mà bà đã dâng cho Mẹ La Mã, Bến Tre. Trên chiếc xe lăn được đẩy ra từ trong phi trường, hành lý xách tay của bà không thấy có gì đáng kể, nhưng có một điều mà tôi cảm thấy xúc động nhất là Bức Ảnh Bổn Mạng của tôi - Đ.M.H.C.G - Họ La Mã, Bến Tre đang được mẹ tôi cuộn tròn cầm trong đôi tay xương xẩu của bà thật chặt như không muốn bị thất lạc. Trước khi rời Việt Nam, bà có hỏi là tôi cần bà đem món đồ gì sang cho tôi. Tôi xin mẹ là lấy bức ảnh nầy… Bức Ảnh đã được đóng khung lại khi đến Perth và từ đó, mỗi lần tôi được thuyên chuyển giáo xứ hay bất cứ cơ sở lam việc nào thì Ảnh Người Mẹ nầy luôn đồng hành với tôi trên mọi nẻo đường của cuộc đời Linh mục dù có thăng trầm, Đ.M.H.C.G - Họ Đạo La Mã, Bến Tre - vẫn hiện diện bên tôi mãi mãi.
Vào Mùa Xuân Dân Tộc 2008, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của 2 học trò cũ, đang sinh sống trong tỉnh Bến Tre…. tôi đã đi ‘Honda ôm’ đến được Ngôi Nhà Thờ nầy theo ước nguyện mà trước đây hơn 50 năm mẹ và cha tôi đã ẵm tôi đặt trên bàn thờ của Mẹ. Hôm ấy, tôi đứng lặng yên nhìn ảnh Mẹ Hiền - Bổn Mạng - Vị Cứu Tinh - của tôi hơn 50 của cuộc đời đã qua và cho đến hôm nay là của Mẹ ban, vì Mẹ đã tiếp tục ban hơi thở. Xung quanh ngôi nhà thờ còn đang được sửa chữa trùng tu nên còn ngỗn ngang gạch đá, ximăng và công nhân đang thi công. Trong chính cái ồn ào đó tôi đã cảm tạ Mẹ và xin ‘nhỏng nhẽo’ với Mẹ thật nhiều, vì biết rằng những điều tôi khẩn xin Mẹ, đều nằm trong bàn tay của Từ Mẫu Hằng Cứu Giúp, Bến Tre.
Hôm nay, ngồi viết lại chứng tích của cá nhân và gia đình để phần nào đóng góp cho những ai biết về Ảnh Mẹ và Họ Đạo La Mã, Bến Tre. Cùng đồng hành với những Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế đang coi sóc 'Họ Đạo Lịch Sử' nầy, các Ngài đang tiếp tay những Linh Mục Tiền Nhiệm trùng tu lại Họ Đạo La Mã nầy. Chúng ta hãy tiếp tay nhau để trùng tu lại Địa Danh nầy được nên xứng đáng hơn để cho những ai chưa biết được về Lịch Sử của Địa Danh và ‘Ảnh Lạ’ nầy được đến đây Hành Hương và Cầu Nguyện với Mẹ La Mã, Bến Tre. Đặc biệt là đối với những ai đã nhận được ‘Ơn Lạ’ từ Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã Bến Tre.
Kỷ Niệm Tuần Cửu Nhật
Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Họ La Mã, Bến Tre.
18.6.2008
Giáo Xứ Thánh Gia, Maddington
Perth, Úc Châu
Ghi Chú:
Trong bài viết, có một vài danh từ được dùng theo cách nói hay viết của người miền Nam sống ở vùng ‘Đồng Bằng Sông Củu Long’ với cái mộc mạc của ngôn từ. Xin quý độc giả cảm thông.
Theo tin tức và hình ảnh đã được đăng tải trên Vietcatholic News trong những ngày qua, thì tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn đã khai mạc Tuần Chín Ngày Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh được rước từ họ đạo có tên gọi là La Mã, ở Bến Tre. Theo tôi được biết là đã có rất đông giáo dân tại Sài Gòn và nhiều nơi khác đã đến để tôn kính ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp Bồng Chúa Hài Đồng trong suốt tuần Cửu Nhật…
Xin phép tác giả bài viết là Maria Vũ Loan để trích lại môt vài đoạn ngắn trong bài viết về ‘Bức Ảnh Lạ’ nầy để bắt đầu một bài viết đóng góp cho những ai muốn suy tư thêm về Bức Ảnh Lạ nầy mà tôi đã là một trong những người đầu tiên đã được hưởng “Ơn” từ Ảnh Lạ nầy.
Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin”
Trích bản tin từ Vietcatholic, ngày 16.6.2008 của tác giả Maria Vũ Loan.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/55833.htm
Tôi chào đời trong thời chinh chiến của thập niên 50 tại họ đạo Thủ Ngữ, thuộc Giáo Phận Mỹ Tho ngày nay; lúc đó chiến sự đang xảy ra tại họ đạo Bầu Dơi, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long ngày nay như bài đã được viết...
Tôi không nhớ rõ cho lắm là sau năm 1950 khoảng từ 2 đến 3 năm, trong toàn vùng hay làng của chúng tôi bị một chứng bệnh truyền nhiễm là ‘Đậu Mùa' còn gọi là 'Bệnh Trái Trời' đã cướp đi rất nhiều mạng sống của nhiều người, nhất là đối với trẻ em vì kháng thể yếu. Vi trùng của chứng bệnh nầy lây rất nhanh. Nếu gia đình nào có ai bi bệnh nầy mà qua đời là phải tìm cách chôn thật nhanh nếu không di trùng sẽ lan nhanh đến người khác. Bệnh Đậu Mùa nầy đã cướp đi 5 người anh hoặc em trai của tôi.
Số phận của tôi cũng không tránh khỏi ‘Virus’ của bênh Đậu Mùa nầy đã lây từ những người trong gia đình… Cha mẹ tôi cũng nghĩ là số phận của tôi cũng sẽ giống như là các anh em của trong gia đình, cho nên vấn đề chuẩn bị một cái ‘Hòm Nhỏ’ mà ngưởi miền Nam chúng tôi thường gọi đó là cái ‘Quách’ để chôn những em bé… Cha tôi và các cậu trong gia đình bèn cưa một tấm ván nhỏ trong nhà và đóng một cái ‘Quách’ sẵn sàng để đưa tiễn tôi lên đường bất cứ lúc nào mà Chúa Gọi qua Virus Cực Mạnh của thời đó với phương tiện y khoa chưa được tiến bộ và thuốc men đâu có như ngày nay.
Trong lúc đó, một người mợ dâu ở họ đạo Kinh Điều-Quới Sơn ‘mách bảo’ cho cha mẹ của tôi là… “Bên họ đạo La Mã, Bến Tre có Ảnh Đức Mẹ linh lắm anh chị thử đưa thằng….. sang đó khẩn cầu Đức Mẹ coi thế nào…” Các cậu và cha tôi thì ‘Bàn Ra’: “Thôi đừng có đưa nó đi đâu cả, chắc nó cũng theo số phận của mấy đứa kia…”
Riêng ngưòi mẹ thì nghĩ rằng… ‘Còn nước còn tát…’ Bà nói với ông chồng là nên đưa tôi sang Nhà Thờ La Mã để dâng cho Đức Mẹ bên đó và cha tôi đã chìu ý của mẹ tôi. Với chiếc xuồng ‘Ba Lá’ ông bà đã ‘Bơi Xuồng’ đưa tôi từ nhà thờ Thủ Ngữ xuôi theo con ‘Nước Ròng của ‘Vàm Kỳ Hôn’ qua ‘Cửu Long Giang - Bến Tre’ và không biết bao lâu 2 ông bà đã “Bơi Xuồng” đến được Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã…??? Lúc đó cả thân hình của tôi được quấn chặt như đòn bánh tét bằng vải mùng hay băng vải của thời bấy giờ. Ngay cả 2 cánh tay cũng được bó chặt luôn xuôi theo thân mình. Lý do là chứng bệnh nầy gây ngứa ngáy rất là khó chịu trên thân mình nên người bệnh cứ phải gãy những nơi bị ngứa có thể bị nhiều sẹo trên mặt hay bất cứ nơi nào… chỉ trừ lỗ mũi thì chừa ra để cho tôi thở. Một miếng lá chuối non ‘thật mỏng’ để trên lỗ mũi. Nếu tờ lá chuối còn nhấp nhô là biết tôi còn thở nghĩa là tôi ‘chưa chết’.
Khi đến nơi, bà mẹ đã đặt tôi trên bàn thờ thô sơ trong ngôi nhà thờ đầu tiên, nhưng chắc chắn là sau ngày 20.6.1951 như bài viết của Maria Vũ Loan; ”Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác…”
Bà đã khấn nguyện như sau: “Lạy Mẹ, đây là đứa con độc nhất còn sót lại trong 6 đứa con trai. Nếu Mẹ cứu nó thì con sẽ dâng nó cho Mẹ. Nó sẽ không thuộc về con nữa… mà sẽ thuộc về Mẹ…”
Sau khi khấn nguyện cùng Đức Mẹ La Mã, Bến Tre xong, ông bà lại xuôi dòng ‘Cửu Long Giang’ về lại họ đạo Thủ Ngữ. Mẹ tôi đã không quên ‘Chuộc’ một Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Họ Đạo La Mã, Bến Tre đem về như là Đấng Hộ Phù - Bổn Mạng của tôi. Về đến nhà, các cậu tôi đến xem tình hình sức khoẻ của tôi như thế nào… Tôi vẫn bị cột chặt như đòn bánh tét và tờ lá chuối non vẫn nhịp nhàng theo hơi thở….. rồi thời gian dần trôi qua… chiếc ‘Quách’ đã đóng sẵn cho tôi đã được ‘bửa ra’ dùng làm củi chụm….
Thời gian thắm thoát…. Mẹ luôn sợ tôi sẽ ‘Chết Yểu’ như những anh em trong gia đình và bà cũng tin rằng bà ‘Không Có Số Nuôi Con Trai’, cho nên lúc còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình nghèo cũng một phần, tôi được gửi đi xa để ăn nhờ ở đậu và học nữa… nhưng bà đã không ngừng nhắc nhở tôi là ‘Con Khẩn - Con Cầu’. Bốn chữ nầy nó đã không ngừng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quãng đời thơ ấu và cho đến một lúc nào đó tôi đã thực hiện ước muốn của người Mẹ nầy…
Bức Ảnh mà tôi cho đăng kèm trong bài viết nầy chính là Bức Ảnh mà mẹ tôi đã ‘Chuộc’ cách nay phải trên 50 năm theo như lịch sử của Bức Ảnh Nguyên Thủy như chúng ta đã được đọc trong lịch sử của Bức Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp ở họ đạo La Mã, Bến Tre. Bức Ảnh mà mẹ tôi ‘Chuộc’ đem về thì hình mầu đen có ghi hàng chữ tắt là Đ. M. H. C. G – Họ La Mã Bến Tre. Bức Ảnh Mẹ Maria mầu đen nầy, nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy trên đầu của Mẹ có đội mũ ‘triều thiên’. Như vậy thì Bức Ảnh mà mẹ tôi đã Chuộc chứng minh là biến cố tôi được mẹ kể lại là….”Tôi được quấn tròn như đòn bánh tét để nằm trên bàn thờ Đức Mẹ…” Sự kiện nầy đã diễn ra SAU biến cố đã được thuật lại như bài đã trích đăng:
“…Cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động. Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:
- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?
Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiện nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.
Vậy Bức Ảnh mà Quý Vị đã nhìn thấy trong hình mà mẹ tôi đã Chuộc chắc chắn là phải sau biến cố ngày 15.8.1951. Tôi muốn kết thúc bài viết nầy với một câu chuyện đã xảy ra trong gia đình mà theo tôi nghĩ chính Người Mẹ La Mã, Bến Tre nầy đã cứu cha mẹ và gia đình chúng tôi trong một đêm khói lửa của thời chiến tranh.
Vào khoảng năm 1966-1968 lúc đó tôi đang học Tiểu Chủng Viện Gioan 23 Mỹ Tho. Tháng hè các chủng sinh về nghỉ hè ở gia đình. Tôi và các bạn chủng sinh cùng họ đạo về quê của mình… Bức Ảnh M.H.C.G Họ La Mã, Bến Tre được gia đình chúng tôi trân quý trên 50 năm nay. Bức Ảnh nầy được treo trên cây cột ở gian nhà giữa gần Bàn Thờ Chính để tượng Thánh Gia Thất…
Một đêm nọ… Quân Đội Quốc Gia và Mặt Trận GP.MN giao tranh dữ dội ở phía bên kia con rạch và bên nầy con rạch trước cửa nhà chúng tôi… Súng bắn xối xả. Lúc đó tôi còn bé bỏng ‘ngây thơ’ nghe súng nổ giòn như bắp, tôi lấy cái gối bịt tai ngủ tiếp. Lúc đó tôi đang nằm chung giường với cha của tôi. Mẹ tôi ngủ với đứa cháu ngoại khoảng 2, 3 tuổi gì đó… Mẹ tôi gọi cha tôi kéo tôi xuống đất để tránh đạn. Tôi bị cha tôi kéo tuột xuống đất trong lúc đạn bay ào ào trên mái nhà và trong nhà…
Mẹ Hằng Cừu Giúp, La Mã, Bến Tre |
Chuyện thật sự đã xảy ra cho gia đình của chúng tôi đã trải qua hơn 4 thập niên rồi, hôm nay nhân dịp Tuần Cửu Nhật Kính Ảnh Đ.M.H.C.G La Mã, Bến Tre, tôi xin được viết lại ‘Ơn Lạ’ mà chính gia đình chúng tôi đã nhận lãnh qua sự Che Chở của Mẹ Maria và cách riêng cá nhân tôi đã cảm nghiệm được ơn Mẹ đã ‘Cứu Tử’ bệnh nan y mà thời đó các thầy thuốc Đông-Y đã bó tay “Thập Tử Nhất Sinh”. Họ cũng đã khuyên cha mẹ tôi là đem tôi về nhà đi…chỉ có ‘Trời Cứu Nó Thôi’.
Cách nay gần 13 năm, mẹ tôi với tuổi gần 80 đã lên đường sang Úc đoàn tụ với gia đình của các chị và các cháu con cái của bà. Ước ao của tôi là được lo cho bà trong giây phút cuối đời qua thiên chức linh mục của đứa con mà bà đã dâng cho Mẹ La Mã, Bến Tre. Trên chiếc xe lăn được đẩy ra từ trong phi trường, hành lý xách tay của bà không thấy có gì đáng kể, nhưng có một điều mà tôi cảm thấy xúc động nhất là Bức Ảnh Bổn Mạng - Đ.M.H.C.G - Họ La Mã, Bến Tre đang được mẹ tôi cuộn tròn cầm trong đôi tay xương xẩu của bà thật chặt như không muốn bị thất lạc. Trước khi rời Việt Nam, bà có hỏi là tôi cần bà sẽ đem món đồ gì sang Úc cho tôi. Tôi chỉ xin bà là lấy Bức Ảnh nầy… Bức Ảnh đã được đóng khung trở lại khi đã được đem sang tới Perth và từ đó, mỗi lần tôi được thuyên chuyển giáo xứ hay cơ sở làm việc nào thì Ảnh Người Mẹ Nầy luôn đồng hành với tôi trên mọi nẻo đường của cuộc đời Linh mục dù có thăng trầm, Đ.M.H.C.G - Họ Đạo La Mã, Bến Tre - vẫn hiện diện bên tôi mãi mãi.
Vào Mùa Xuân Dân Tộc 2008, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của 2 học trò cũ, đang sinh sống trong tỉnh Bến Tre…. tôi đã đi ‘Honda ôm’ đến được Ngôi Nhà Thờ nầy theo ước nguyện mà trước đây hơn 50 năm Song Thân đã ẵm tôi đặt trên bàn thờ của Mẹ. Hôm ấy, tôi đứng lặng yên nhìn Ảnh Mẹ Hiền - Bổn Mạng - Vị Cứu Tinh - của tôi hơn 50 của cuộc đời đã qua và cho đến hôm nay là của Mẹ ban, vì Mẹ đã tiếp tục ban hơi thở. Xung quanh ngôi nhà thờ còn đang được sửa chữa trùng tu nên còn ngỗn ngang gạch đá, ximăng và công nhân đang thi công. Trong chính cái ồn ào đó tôi đã cảm tạ Mẹ và xin ‘nhỏng nhẽo’ với Mẹ thật nhiều, vì biết rằng những điều tôi khẩn xin Mẹ, đều nằm trong bàn tay của Từ Mẫu Hằng Cứu Giúp, Bến Tre.
Hôm nay, ngồi viết lại chứng tích của cá nhân và gia đình để phần nào đóng góp cho những ai biết về Ảnh Mẹ và Họ Đạo La Mã, Bến Tre. Cùng đồng hành với những Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế đang coi sóc Họ Đạo Lịch Sử nầy, các Ngài đang tiếp tay những Linh Mục Tiền Nhiệm trùng tu lại Họ Đạo La Mã nầy. Chúng ta hãy cùng tiếp tay nhau để trùng tu lại Địa Danh nầy được nên xứng đáng hơn để cho những ai chưa biết được về Lịch Sử của Địa Danh và ‘Ảnh Lạ’ nầy được đến đây Hành Hương và Cầu Nguyện với Mẹ La Mã, Bến Tre. Đặc biệt là đối với những ai đã nhận được ‘Ơn Lạ’ từ Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã Bến Tre.
Kỷ Niệm Tuần Cửu Nhật
Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Họ La Mã, Bến Tre.
18.6.2008
Giáo Xứ Thánh Gia, Maddington
Perth, Úc Châu
Ghi Chú:
Trong bài viết, có một vài danh từ được dùng theo cách nói hay viết của người miền Nam sống ở vùng ‘Đồng Bằng Sông Củu Long’ với cái mộc mạc của ngôn từ. Xin quý độc giả cảm thông.
Theo tin tức và hình ảnh đã được đăng tải trên Vietcatholic News trong những ngày qua, thì tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn đã khai mạc Tuần Chín Ngày Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh được rước từ họ đạo có tên gọi là La Mã, ở Bến Tre. Theo tôi được biết là đã có rất đông giáo dân tại Sài Gòn và nhiều nơi khác đã đến để tôn kính ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp Bồng Chúa Hài Đồng trong suốt tuần Cửu Nhật…
Xin phép tác giả bài viết là Maria Vũ Loan cho tôi được trích lại môt vài đoạn ngắn trong bài viết về ‘Bức Ảnh Lạ’ nầy để bắt đầu một bài viết đóng góp cho những ai muốn suy tư thêm về Bức Ảnh Lạ nầy mà tôi đã là một trong những người đầu tiên đã được hưởng “Ơn” từ Ảnh Lạ nầy.
Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin”
Trích bản tin từ Vietcatholic, ngày 16.6.2008 của tác giả Maria Vũ Loan.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/55833.htm
Tôi được sinh ra trong thời chinh chiến của thập niên 50 tại họ đạo Thủ Ngữ, thuộc Giáo Phận Mỹ Tho ngày nay; lúc đó chiến sự đang xảy ra tại họ đạo Bầu Dơi, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long ngày nay như bài đã được viết...
Tôi không nhớ rõ cho lắm là sau năm 1950 khoảng từ 2 đến 3 năm, trong toàn vùng hay làng của chúng tôi bị một chứng bệnh truyền nhiễm là ‘Đậu Mùa’ còn được gọi là 'Bệnh Trái Trời' đã cướp đi rất nhiều mạng sống của nhiều người, nhất là đối với trẻ em vì kháng thể yếu. Vi trùng của chứng bệnh nầy lây rất nhanh. Nếu gia đình nào có ai bi bệnh nầy mà qua đời là phải tìm cách chôn thật nhanh nếu không di trùng sẽ lan nhanh đến người khác. Bệnh Đậu Mùa nầy đã cướp đi 5 người anh hoặc em trai của tôi.
Số phận của tôi cũng không tránh khỏi ‘Virus’ của bênh Đậu Mùa nầy đã lây từ những người trong gia đình… Cha mẹ tôi cũng nghĩ là số phận của tôi cũng sẽ giống như là các anh em trong gia đình, cho nên đã chuẩn bị cho tôi một cái ‘Hòm Nhỏ’ mà ngưởi miền Nam chúng tôi thường gọi đó là cái ‘Quách’ để chôn những em bé… Cha tôi và các cậu trong gia đình bèn cưa một tấm ván nhỏ trong nhà và đóng một cái ‘Quách’ sẵn sàng để đưa tiễn tôi lên đường bất cứ lúc nào mà Chúa Gọi qua Virus Cực Mạnh của thời đó với phương tiện y khoa chưa được tiến bộ và thuốc men đâu có như ngày nay.
Trong lúc đó, một người mợ dâu ở họ đạo Kinh Điều-Quới Sơn ‘mách bảo’ cho cha mẹ tôi là… “Bên họ đạo La Mã Bến Tre có Ảnh Đức Mẹ linh lắm anh chị thử đưa thằng….. sang đó khẩn cầu Đức Mẹ coi thế nào…” Các cậu và cha tôi thì ‘Bàn Ra’: “Thôi đừng có đưa nó đi đâu cả, chắc nó cũng theo số phận của mấy đứa kia…”
Riêng mẹ thì nghĩ rằng… ‘Còn nước còn tát…’ Bà đề nghị với ông chồng là nên đưa tôi sang Nhà Thờ La Mã để dâng cho Đức Mẹ bên đó và ông đã chìu ý của bà. Với chiếc xuồng ‘Ba Lá’ ông bà đã ‘Bơi Xuồng’ đưa tôi từ nhà thờ Thủ Ngữ xuôi theo con ‘Nước Ròng của ‘Vàm Kỳ Hôn’ qua ‘Cửu Long Giang - Bến Tre’ và không biết bao lâu 2 ông bà đã “Bơi Xuồng” đến được Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã…??? Lúc đó cả thân hình của tôi được quấn chặt như đòn bánh tét bằng vải mùng hay băng vải của thời bấy giờ. Ngay cả 2 cánh tay cũng được bó chặt luôn xuôi theo thân mình. Lý do là chứng bệnh nầy gây ngứa ngáy rất là khó chịu trên thân mình nên người bệnh cứ phải gãy những nơi bị ngứa có thể bị nhiều sẹo trên mặt hay bất cứ nơi nào… chỉ trừ lỗ mũi thì chừa ra để cho tôi thở. Một miếng lá chuối non ‘thật mỏng’ để trên lỗ mũi. Nếu tờ lá chuối còn nhấp nhô là biết tôi còn thở nghĩa là tôi ‘chưa chết’.
Đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã, Bên Tre, bà đã đặt tôi trên bàn thờ thô sơ trong ngôi nhà thờ đầu tiên, nhưng chắc chắn là sau ngày 20.6.1951 như bài viết của Maria Vũ Loan; ”Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 tháng 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác…”
Mẹ tôi đã khấn nguyện như sau: “Lạy Đức Mẹ, đây là đứa con độc nhất còn sót lại trong 6 đứa con trai. Nếu Đức Mẹ cứu nó thì con sẽ dâng nó cho Đức Mẹ. Nó sẽ không thuộc về con nữa… mà sẽ thuộc về Đức Mẹ…”
Sau khi khấn nguyện cùng Đức Mẹ La Mã, Bến Tre xong, ông bà lại xuôi dòng ‘Cửu Long Giang’ về lại họ đạo Thủ Ngữ. Mẹ tôi đã không quên ‘Chuộc’ một Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Họ Đạo La Mã, Bến Tre đem về như là Đấng Hộ Phù - Bổn Mạng của tôi. Về đến nhà, các cậu tôi đến xem tình hình sức khoẻ của tôi như thế nào… Tôi vẫn bị cột chặt như đòn bánh tét và tờ lá chuối non vẫn nhịp nhàng theo hơi thở….. rồi thời gian dần trôi qua… chiếc ‘Quách’ đã đóng sẵn cho tôi đã được ‘bửa ra’ dùng làm củi chụm….
Thời gian thắm thoát…. Mẹ tôi luôn sợ tôi sẽ ‘Chết Yểu’ như những anh em của tôi, vì bà cũng tin rằng bà ‘Không Có Số Nuôi Con Trai’, cho nên lúc còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình nghèo cũng một phần, tôi được gửi đi xa để ăn nhờ ở đậu và học nữa… Bà đã không ngừng nhắc nhở tôi là ‘Con Khẩn - Con Cầu’. Bốn chữ nầy nó đã không ngừng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quãng đời thơ ấu và cho đến một lúc nào đó tôi đã thực hiện ước muốn của người Mẹ nầy…
Bức Ảnh mà tôi cho đăng kèm trong bài viết nầy chính là Bức Ảnh mà mẹ tôi đã ‘Chuộc’ cách nay phải trên 50 năm theo như lịch sử của Bức Ảnh Nguyên Thủy như chúng ta đã được đọc trong lịch sử của Bức Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bức Ảnh mà bà ‘Chuộc’ đem về thì hình mầu đen có ghi hàng chữ tắt là Đ. M. H. C. G – Họ La Mã Bến Tre. Bức Ảnh Mẹ Maria mầu đen nầy, nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy trên đầu của Mẹ có đội mũ ‘triều thiên’. Như vậy thì Bức Ảnh mà mẹ tôi đã Chuộc chứng minh là biến cố tôi được bà kể lại là….”Tôi được quấn tròn như đòn bánh tét để nằm trên bàn thờ Đức Mẹ…” Sự kiện nầy đã diễn ra SAU biến cố đã được thuật lại như bài đã trích đăng:
“…Cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động. Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:
- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?
Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.
Vậy Bức Ảnh mà Quý Vị đã nhìn thấy trong hình mà mẹ tôi đã Chuộc chắc chắn là phải sau biến cố ngày 15.8.1951.
Tôi muốn kết thúc bài viết nầy với một câu chuyện đã xảy ra trong gia đình mà theo tôi nghĩ chính Người Mẹ La Mã, Bến Tre nầy đã cứu cha mẹ và gia đình chúng tôi trong một đêm khói lửa của thời chiến tranh.
Vào khoảng năm 1966-1968 lúc đó tôi đang học Tiểu Chủng Viện Gioan 23 Mỹ Tho. Tháng hè các chủng sinh về nghỉ hè ở gia đình. Tôi và các bạn chủng sinh cùng họ đạo Thủ Ngữ về quê của mình…
Bức Ảnh M.H.C.G Họ La Mã, Bến Tre được gia đình chúng tôi trân quý trên 50 năm nay. Bức Ảnh nầy được treo trên cây cột ở gian nhà giữa gần Bàn Thờ Chính tượng Thánh Gia…
Một đêm nọ… Quân Đội Quốc Gia và Mặt Trận GP.MN giao tranh dữ dội ở phía bên kia con rạch và bên nầy con rạch trước cửa nhà chúng tôi… Súng bắn xối xả. Lúc đó tôi còn bé bỏng ‘ngây thơ’ nghe súng nổ giòn như bắp, tôi lấy cái gối bịt tai ngủ tiếp. Lúc đó tôi đang nằm chung giường với cha của tôi. Mẹ tôi ngủ với đứa cháu ngoại khoảng 2, 3 tuổi gì đó… Bà nói cha của tôi kéo tôi xuống đất để tránh đạn. Tôi bị cha tôi kéo tuột xuống đất trong lúc đạn bay ào ào trên mái nhà và trong nhà…
Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã, Bến Tre |
Chuyện thật sự đã xảy ra cho gia đình của chúng tôi đã trải qua hơn 4 thập niên rồi, hôm nay nhân dịp Tuần Cửu Nhật Kính Ảnh Đ.M.H.C.G La Mã, Bến Tre, tôi xin được viết lại ‘Ơn Lạ’ mà chính gia đình chúng tôi đã nhận lãnh qua sự Che Chở của Mẹ Maria và cách riêng cá nhân tôi đã cảm nghiệm được ơn Mẹ đã ‘Cứu Tử’ bệnh nan y mà thời đó các thầy thuốc Đông-Y đã bó tay “Thập Tử Nhất Sinh”. Họ cũng đã khuyên cha mẹ tôi là đem tôi về nhà đi…chỉ có ‘Trời Cứu Thôi’.
Cách nay gần 13 năm, mẹ tôi với tuổi gần 80 đã lên đường sang Úc đoàn tụ với gia đình của các chị và các cháu. Ước ao của tôi là được lo cho bà trong giây phút cuối đời qua thiên chức linh mục của đứa con mà bà đã dâng cho Mẹ La Mã, Bến Tre. Trên chiếc xe lăn được đẩy ra từ trong phi trường, hành lý xách tay của bà không thấy có gì đáng kể, nhưng có một điều mà tôi cảm thấy xúc động nhất là Bức Ảnh Bổn Mạng của tôi - Đ.M.H.C.G - Họ La Mã, Bến Tre đang được bà cuộn tròn cầm trong đôi tay xương xẩu của bà thật chặt như không muốn bị thất lạc. Trước khi rời Việt Nam, bà có hỏi là cần bà đem món đồ gì sang cho tôi. Tôi chỉ xin mẹ là lấy Bức Ảnh nầy… Bức Ảnh đã được đóng khung lại sau khi đã đến Perth và từ đó, mỗi lần tôi được thuyên chuyển đến bất cứ giáo xứ hay nhà xứ nào thì Ảnh Người Mẹ nầy luôn đồng hành với tôi trên mọi nẻo đường của cuộc đời Linh mục dù có thăng trầm, Đ.M.H.C.G - Họ Đạo La Mã, Bến Tre - vẫn hiện diện bên tôi mãi mãi.
Vào Mùa Xuân Dân Tộc 2008, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của 2 học trò cũ, đang sinh sống trong tỉnh Bến Tre…. tôi đã đi ‘Honda ôm’ đến được Ngôi Nhà Thờ La Mã, Bên Tre theo ước nguyện mà trước đây hơn 50 năm song thân đã ẵm tôi đặt trên bàn thờ của Mẹ. Hôm ấy, tôi đứng lặng yên nhìn Ảnh Mẹ Hiền - Bổn Mạng - Vị Cứu Tinh - của tôi hơn 50 của cuộc đời đã qua và cho đến hôm nay là của Mẹ ban, vì Mẹ đã tiếp tục ban hơi thở. Xung quanh ngôi nhà thờ còn đang được sửa chữa trùng tu nên còn ngỗn ngang gạch đá, ximăng và công nhân đang thi công. Trong chính cái ồn ào đó tôi đã cảm tạ Mẹ và xin ‘nhỏng nhẽo’ với Mẹ thật nhiều, vì biết rằng những điều tôi khẩn xin Mẹ, đều nằm trong bàn tay của Từ Mẫu Hằng Cứu Giúp, Bến Tre.
Hôm nay, ngồi viết lại chứng tích của cá nhân và gia đình để phần nào đóng góp cho những ai biết về Ảnh Mẹ và Họ Đạo La Mã, Bến Tre. Cùng đồng hành với những Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế đang coi sóc họ đạo lịch sử nầy, các Ngài đang tiếp tay những Linh Mục Tiền Nhiệm trùng tu lại Họ Đạo La Mã nầy. Chúng ta hãy cùng giáo dân của Họ Đạo nầy trùng tu lại Địa Danh nầy - Kẻ Của Người Công - nên xứng đáng hơn để cho những ai chưa biết được về Lịch Sử của Địa Danh và ‘Ảnh Lạ’ nầy được đến đây Hành Hương và Cầu Nguyện với Mẹ La Mã, Bến Tre. Đặc biệt là đối với những ai đã nhận được ‘Ơn Lạ’ từ Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã Bến Tre.
Kỷ Niệm Tuần Cửu Nhật
Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Họ La Mã, Bến Tre.
18.6.2008
Giáo Xứ Thánh Gia, Maddington
Perth, Úc Châu
Ghi Chú:
Trong bài viết, có một vài danh từ được dùng theo cách nói hay viết của người miền Nam sống ở vùng ‘Đồng Bằng Sông Củu Long’ với cái mộc mạc của ngôn từ. Xin quý độc giả cảm thông.
Theo tin tức và hình ảnh đã được đăng tải trên Vietcatholic News trong những ngày qua, thì tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn đã khai mạc Tuần Chín Ngày Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh được rước từ họ đạo có tên gọi là La Mã, ở Bến Tre. Theo tôi được biết là đã có rất đông giáo dân tại Sài Gòn và nhiều nơi khác đã đến để tôn kính ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp Bồng Chúa Hài Đồng trong suốt tuần Cửu Nhật…
Xin phép tác giả bài viết là Maria Vũ Loan cho tôi được trích lại môt vài đoạn ngắn trong bài viết về ‘Bức Ảnh Lạ’ nầy để bắt đầu một bài viết đóng góp cho những ai muốn suy tư thêm về Bức Ảnh Lạ nầy mà tôi đã là một trong những người đầu tiên đã được hưởng “Ơn” từ Ảnh Lạ nầy.
Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin”
Trích bản tin từ Vietcatholic, ngày 16.6.2008 của tác giả Maria Vũ Loan.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/55833.htm
Tôi được sinh ra trong thời chinh chiến của thập niên 50 tại họ đạo Thủ Ngữ, thuộc Giáo Phận Mỹ Tho ngày nay; lúc đó chiến sự đang xảy ra tại họ đạo Bầu Dơi, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long ngày nay như bài đã được viết...
Tôi không nhớ rõ cho lắm là sau năm 1950 khoảng từ 2 đến 3 năm, trong toàn vùng hay làng của chúng tôi bị một chứng bệnh truyền nhiễm là ‘Đậu Mùa’ còn được gọi là 'Bệnh Trái Trời' đã cướp đi rất nhiều mạng sống của nhiều người, nhất là đối với trẻ em vì kháng thể yếu. Vi trùng của chứng bệnh nầy lây rất nhanh. Nếu gia đình nào có ai bi bệnh nầy mà qua đời là phải tìm cách chôn thật nhanh nếu không di trùng sẽ lan nhanh đến người khác. Bệnh Đậu Mùa nầy đã cướp đi 5 người anh hoặc em trai của tôi.
Số phận của tôi cũng không tránh khỏi ‘Virus’ của bênh Đậu Mùa nầy đã lây từ những người trong gia đình… Cha mẹ tôi cũng nghĩ là số phận của tôi cũng sẽ giống như là các anh em trong gia đình, cho nên đã chuẩn bị cho tôi một cái ‘Hòm Nhỏ’ mà ngưởi miền Nam chúng tôi thường gọi đó là cái ‘Quách’ để chôn những em bé… Cha tôi và các cậu trong gia đình bèn cưa một tấm ván nhỏ trong nhà và đóng một cái ‘Quách’ sẵn sàng để đưa tiễn tôi lên đường bất cứ lúc nào mà Chúa Gọi qua Virus Cực Mạnh của thời đó với phương tiện y khoa chưa được tiến bộ và thuốc men đâu có như ngày nay.
Trong lúc đó, một người mợ dâu ở họ đạo Kinh Điều-Quới Sơn ‘mách bảo’ cho cha mẹ tôi là… “Bên họ đạo La Mã Bến Tre có Ảnh Đức Mẹ linh lắm anh chị thử đưa thằng….. sang đó khẩn cầu Đức Mẹ coi thế nào…” Các cậu và cha tôi thì ‘Bàn Ra’: “Thôi đừng có đưa nó đi đâu cả, chắc nó cũng theo số phận của mấy đứa kia…”
Riêng mẹ thì nghĩ rằng… ‘Còn nước còn tát…’ Bà đề nghị với ông chồng là nên đưa tôi sang Nhà Thờ La Mã để dâng cho Đức Mẹ bên đó và ông đã chìu ý của bà. Với chiếc xuồng ‘Ba Lá’ ông bà đã ‘Bơi Xuồng’ đưa tôi từ nhà thờ Thủ Ngữ xuôi theo con ‘Nước Ròng của ‘Vàm Kỳ Hôn’ qua ‘Cửu Long Giang - Bến Tre’ và không biết bao lâu 2 ông bà đã “Bơi Xuồng” đến được Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã…??? Lúc đó cả thân hình của tôi được quấn chặt như đòn bánh tét bằng vải mùng hay băng vải của thời bấy giờ. Ngay cả 2 cánh tay cũng được bó chặt luôn xuôi theo thân mình. Lý do là chứng bệnh nầy gây ngứa ngáy rất là khó chịu trên thân mình nên người bệnh cứ phải gãy những nơi bị ngứa có thể bị nhiều sẹo trên mặt hay bất cứ nơi nào… chỉ trừ lỗ mũi thì chừa ra để cho tôi thở. Một miếng lá chuối non ‘thật mỏng’ để trên lỗ mũi. Nếu tờ lá chuối còn nhấp nhô là biết tôi còn thở nghĩa là tôi ‘chưa chết’.
Đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã, Bên Tre, bà đã đặt tôi trên bàn thờ thô sơ trong ngôi nhà thờ đầu tiên, nhưng chắc chắn là sau ngày 20.6.1951 như bài viết của Maria Vũ Loan; ”Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 tháng 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác…”
Mẹ tôi đã khấn nguyện như sau: “Lạy Đức Mẹ, đây là đứa con độc nhất còn sót lại trong 6 đứa con trai. Nếu Đức Mẹ cứu nó thì con sẽ dâng nó cho Đức Mẹ. Nó sẽ không thuộc về con nữa… mà sẽ thuộc về Đức Mẹ…”
Sau khi khấn nguyện cùng Đức Mẹ La Mã, Bến Tre xong, ông bà lại xuôi dòng ‘Cửu Long Giang’ về lại họ đạo Thủ Ngữ. Mẹ tôi đã không quên ‘Chuộc’ một Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Họ Đạo La Mã, Bến Tre đem về như là Đấng Hộ Phù - Bổn Mạng của tôi. Về đến nhà, các cậu tôi đến xem tình hình sức khoẻ của tôi như thế nào… Tôi vẫn bị cột chặt như đòn bánh tét và tờ lá chuối non vẫn nhịp nhàng theo hơi thở….. rồi thời gian dần trôi qua… chiếc ‘Quách’ đã đóng sẵn cho tôi đã được ‘bửa ra’ dùng làm củi chụm….
Thời gian thắm thoát…. Mẹ tôi luôn sợ tôi sẽ ‘Chết Yểu’ như những anh em của tôi, vì bà cũng tin rằng bà ‘Không Có Số Nuôi Con Trai’, cho nên lúc còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình nghèo cũng một phần, tôi được gửi đi xa để ăn nhờ ở đậu và học nữa… Bà đã không ngừng nhắc nhở tôi là ‘Con Khẩn - Con Cầu’. Bốn chữ nầy nó đã không ngừng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quãng đời thơ ấu và cho đến một lúc nào đó tôi đã thực hiện ước muốn của người Mẹ nầy…
Bức Ảnh mà tôi cho đăng kèm trong bài viết nầy chính là Bức Ảnh mà mẹ tôi đã ‘Chuộc’ cách nay phải trên 50 năm theo như lịch sử của Bức Ảnh Nguyên Thủy như chúng ta đã được đọc trong lịch sử của Bức Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bức Ảnh mà bà ‘Chuộc’ đem về thì hình mầu đen có ghi hàng chữ tắt là Đ. M. H. C. G – Họ La Mã Bến Tre. Bức Ảnh Mẹ Maria mầu đen nầy, nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy trên đầu của Mẹ có đội mũ ‘triều thiên’. Như vậy thì Bức Ảnh mà mẹ tôi đã Chuộc chứng minh là biến cố tôi được bà kể lại là….”Tôi được quấn tròn như đòn bánh tét để nằm trên bàn thờ Đức Mẹ…” Sự kiện nầy đã diễn ra SAU biến cố đã được thuật lại như bài đã trích đăng:
“…Cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động. Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:
- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?
Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.
Vậy Bức Ảnh mà Quý Vị đã nhìn thấy trong hình mà mẹ tôi đã Chuộc chắc chắn là phải sau biến cố ngày 15.8.1951.
Tôi muốn kết thúc bài viết nầy với một câu chuyện đã xảy ra trong gia đình mà theo tôi nghĩ chính Người Mẹ La Mã, Bến Tre nầy đã cứu cha mẹ và gia đình chúng tôi trong một đêm khói lửa của thời chiến tranh.
Vào khoảng năm 1966-1968 lúc đó tôi đang học Tiểu Chủng Viện Gioan 23 Mỹ Tho. Tháng hè các chủng sinh về nghỉ hè ở gia đình. Tôi và các bạn chủng sinh cùng họ đạo Thủ Ngữ về quê của mình…
Bức Ảnh M.H.C.G Họ La Mã, Bến Tre được gia đình chúng tôi trân quý trên 50 năm nay. Bức Ảnh nầy được treo trên cây cột ở gian nhà giữa gần Bàn Thờ Chính tượng Thánh Gia…
Một đêm nọ… Quân Đội Quốc Gia và Mặt Trận GP.MN giao tranh dữ dội ở phía bên kia con rạch và bên nầy con rạch trước cửa nhà chúng tôi… Súng bắn xối xả. Lúc đó tôi còn bé bỏng ‘ngây thơ’ nghe súng nổ giòn như bắp, tôi lấy cái gối bịt tai ngủ tiếp. Lúc đó tôi đang nằm chung giường với cha của tôi. Mẹ tôi ngủ với đứa cháu ngoại khoảng 2, 3 tuổi gì đó… Bà nói cha của tôi kéo tôi xuống đất để tránh đạn. Tôi bị cha tôi kéo tuột xuống đất trong lúc đạn bay ào ào trên mái nhà và trong nhà…
Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã, Bến Tre |
Chuyện thật sự đã xảy ra cho gia đình của chúng tôi đã trải qua hơn 4 thập niên rồi, hôm nay nhân dịp Tuần Cửu Nhật Kính Ảnh Đ.M.H.C.G La Mã, Bến Tre, tôi xin được viết lại ‘Ơn Lạ’ mà chính gia đình chúng tôi đã nhận lãnh qua sự Che Chở của Mẹ Maria và cách riêng cá nhân tôi đã cảm nghiệm được ơn Mẹ đã ‘Cứu Tử’ bệnh nan y mà thời đó các thầy thuốc Đông-Y đã bó tay “Thập Tử Nhất Sinh”. Họ cũng đã khuyên cha mẹ tôi là đem tôi về nhà đi…chỉ có ‘Trời Cứu Thôi’.
Cách nay gần 13 năm, mẹ tôi với tuổi gần 80 đã lên đường sang Úc đoàn tụ với gia đình của các chị và các cháu. Ước ao của tôi là được lo cho bà trong giây phút cuối đời qua thiên chức linh mục của đứa con mà bà đã dâng cho Mẹ La Mã, Bến Tre. Trên chiếc xe lăn được đẩy ra từ trong phi trường, hành lý xách tay của bà không thấy có gì đáng kể, nhưng có một điều mà tôi cảm thấy xúc động nhất là Bức Ảnh Bổn Mạng của tôi - Đ.M.H.C.G - Họ La Mã, Bến Tre đang được bà cuộn tròn cầm trong đôi tay xương xẩu của bà thật chặt như không muốn bị thất lạc. Trước khi rời Việt Nam, bà có hỏi là cần bà đem món đồ gì sang cho tôi. Tôi chỉ xin mẹ là lấy Bức Ảnh nầy… Bức Ảnh đã được đóng khung lại sau khi đã đến Perth và từ đó, mỗi lần tôi được thuyên chuyển đến bất cứ giáo xứ hay nhà xứ nào thì Ảnh Người Mẹ nầy luôn đồng hành với tôi trên mọi nẻo đường của cuộc đời Linh mục dù có thăng trầm, Đ.M.H.C.G - Họ Đạo La Mã, Bến Tre - vẫn hiện diện bên tôi mãi mãi.
Vào Mùa Xuân Dân Tộc 2008, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của 2 học trò cũ, đang sinh sống trong tỉnh Bến Tre…. tôi đã đi ‘Honda ôm’ đến được Ngôi Nhà Thờ La Mã, Bên Tre theo ước nguyện mà trước đây hơn 50 năm song thân đã ẵm tôi đặt trên bàn thờ của Mẹ. Hôm ấy, tôi đứng lặng yên nhìn Ảnh Mẹ Hiền - Bổn Mạng - Vị Cứu Tinh - của tôi hơn 50 của cuộc đời đã qua và cho đến hôm nay là của Mẹ ban, vì Mẹ đã tiếp tục ban hơi thở. Xung quanh ngôi nhà thờ còn đang được sửa chữa trùng tu nên còn ngỗn ngang gạch đá, ximăng và công nhân đang thi công. Trong chính cái ồn ào đó tôi đã cảm tạ Mẹ và xin ‘nhỏng nhẽo’ với Mẹ thật nhiều, vì biết rằng những điều tôi khẩn xin Mẹ, đều nằm trong bàn tay của Từ Mẫu Hằng Cứu Giúp, Bến Tre.
Hôm nay, ngồi viết lại chứng tích của cá nhân và gia đình để phần nào đóng góp cho những ai biết về Ảnh Mẹ và Họ Đạo La Mã, Bến Tre. Cùng đồng hành với những Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế đang coi sóc họ đạo lịch sử nầy, các Ngài đang tiếp tay những Linh Mục Tiền Nhiệm trùng tu lại Họ Đạo La Mã nầy. Chúng ta hãy cùng giáo dân của Họ Đạo nầy trùng tu lại Địa Danh nầy - Kẻ Của Người Công - nên xứng đáng hơn để cho những ai chưa biết được về Lịch Sử của Địa Danh và ‘Ảnh Lạ’ nầy được đến đây Hành Hương và Cầu Nguyện với Mẹ La Mã, Bến Tre. Đặc biệt là đối với những ai đã nhận được ‘Ơn Lạ’ từ Mẹ Hằng Cứu Giúp, La Mã Bến Tre.
Kỷ Niệm Tuần Cửu Nhật
Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Họ La Mã, Bến Tre.
18.6.2008
Giáo Xứ Thánh Gia, Maddington
Perth, Úc Châu
Ghi Chú:
Trong bài viết, có một vài danh từ được dùng theo cách nói hay viết của người miền Nam sống ở vùng ‘Đồng Bằng Sông Củu Long’ với cái mộc mạc của ngôn từ. Xin quý độc giả cảm thông.
"Phái đoàn Tòa Thánh, gồm có Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng ngoại giao, Đức ông Luis Mariano Montemayor, Tham tán Sứ Thần tại Phủ quốc vụ khanh, và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Chủ Sự tại Bộ truyền giáo, đã đi Việt Nam trong những ngày từ 9 đến 15-6 và đã về đến Roma hôm qua (16-6-2008).
Như thông lệ, chương trình dự kiến một loạt các cuộc gặp gỡ với chính quyền, ở cấp trung ương cũng như địa phương, và với cộng đoàn Công Giáo. Trước tiên, Phái đoàn đã họp với Đức Cha Phó Chủ Tịch và Tổng thư ký HĐGM, và sau đó với chính Đức Cha Chủ Tịch, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, GM Đà Lạt, trong cuộc viếng thăm giáo phận của ngài, và với các GM thuộc giáo tỉnh Hà Nội.
”Các phiên họp làm việc với Ban Tôn giáo của chính phủ do ông Nguyễn Thế Doanh làm trưởng ban, đã tạo cơ hội thảo luận, trong bầu không khí thẳng thắn và thân mật, về nhiều khía cạnh của đời sống và hoạt động của Giáo Hội tại Việt Nam, đặc biệt là việc bổ nhiệm các GM, việc trao trả từ từ cho Giáo Hội sử dụng các tài sản đã bị quốc hữu hóa trước đây, sự đóng góp của các tín hữu vào việc thăng tiến con người, sự phổ biến một nền văn hóa liên đới với những tầng lớp yếu thế nhất trong dân chúng, và việc giáo dục luân lý cho các thế hệ trẻ.
Phái đoàn Tòa Thánh đã được Phó Thủ trướng và ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm tiếp kiến, và đã trao đổi với ông về thời sự quốc tế. Đặc biệt về ghế thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ mà Việt Nam sẽ đảm nhận lần đầu tiên từ tháng 7 tới đây, chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng mà Việt Nam đang đảm trách trong cộng đồng các quốc gia và trong khuôn khổ miền, cũng như viễn tượng cộng tác với Tòa Thánh để mưu hòa bình và sự phát triển, tinh thần cũng như vật chất, của thế giới. Vấn đề bình thường hóa quan hệ song phương cũng được nêu lên. Để tiến tới điều này, hai bên dự kiến rằng Nhóm Làm Việc, với nhiệm vụ xác định thời gian và thể thức, sẽ khởi sự công việc sớm nhất trong thời gian tới đây. Các vấn đề nói trên cũng là đối tượng cuộc nói chuyện với ông Nguyễn Huy Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban ngoại giao thuộc Ủy ban trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
"Phái đoàn Tòa Thánh đã gặp Chủ Tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ông Nguyễn Thế Thảo, và các vị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. Với Ông Nguyễn Thế Thảo Phái đoàn đã nhắc đến những biến cố có sự can dự của các tín hữu thuộc Tổng giáo phận Hà Nội hồi cuối năm ngoái và đầu năm 2008. Về vấn đề này, cũng giống như trong các dịp khác, Phái đoàn nghĩ nên tiếp tục làm cho bầu không khí được thanh quang, tránh những biện pháp có thể đưa tới các hậu quả trái ngược, và tiếp tục đối thoại qua các thẩm quyền liên hệ, để tìm những giải pháp thích hợp, để ý tới những đòi hỏi của công bằng, bác ái và công ích. Ông Thế Thảo, tương đương với Đô Trưởng Hà Nội, đã nhiệt liệt mong ước rằng cộng đồng Công Giáo tích cực tham gia vào việc chuẩn bị mừng kỷ niệm ngàn năm Thành Phố Hà Nội, sẽ diễn ra vào năm 2010. Với chính quyền tỉnh Quảng Trị, Phái đoàn Tòa Thánh cám ơn vì đã quyết định trả lại cho Giáo Hội sử dụng khu đất quanh Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, và ý chí, cùng với tổng giáo phận Hà Nội, cứu xét giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để thực sự thi hành quyết định nói trên.
Sau cùng, Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm các Giáo phận Đà Lạt và Huế, trong bầu không khí đức tin sinh động và hiệp thông sâu xa của Giáo Hội thường có trong các cuộc gặp gỡ ấy, và Đoàn đã cử hành Thánh Lễ với các Đức Giám Mục Đà Lạt, Mỹ Tho, Nha Trang và Huế, đón nhận sự biểu lộ lòng yêu mến sâu xa và lòng trung thành với ĐTC. Điều đặc biệt cảm động là cuộc viếng thăm và Thánh Lễ tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Phái Đoàn đã để lại Trung Tâm một Mặt Nhật nghệ thuật do ĐTC Biển Đức 16 tặng, và cùng với tất cả mọi người tham dự đến từ tổng giáo phận Huế và các giáo phận của Việt Nam và cả từ nước ngoài, Phái Đoàn cầu nguyện để địa điểm rất được các tín hữu Công Giáo Việt Nam quí chuộng và được cả những người không Công Giáo tôn kính, ngày càng trở thành một trung tâm hiệp nhất và hòa giải cho mọi người dân của Việt Nam quí yêu, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc chính trị. (SD 17-6-2008)
(LM Trần Đức Anh, OP, chuyển ý)
Giai đoạn đầu tiên của hôn nhân kéo dài khoảng năm năm, từ giữa những năm 20 đến khoảng năm 30. Trong năm năm cốt yếu này, vợ chồng phải tạo được một mối liên hệ ổn định dựa trên năm yếu tố xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh. Trong chương 13, ta sẽ trình bầy các chứng cớ cho thấy giai đoạn hôn nhân này rất quan trọng đối với sự sống còn của hôn nhân. Hai người đã si mê nhau trong thời gian hẹn hò, một trạng thái háo hức cao độ về xúc cảm và tính dục cũng như thần tượng hóa lẫn nhau, giờ đây họ mới bắt đầu đi vào yêu thương thực sự. Yêu thương hệ ở việc luôn luôn sẵn sàng có đó và có thiện ý thiết lập một liên hệ tối thiểu về cả năm phương diện trên. Khi cái tối thiểu ấy không có, thì khó có thể nói được là cuộc hôn nhân của họ đã bắt đầu. Việc thiết lập ra các mối liên hệ này đòi hai vợ chồng phải nâng đỡ nhau, chữa lành cho nhau và cùng nhau tăng trưởng, và bất cứ khi nào thích hợp, những đòi hỏi này cần được liên kết với những trách vụ cụ thể hai vợ chồng đang phải đương đầu.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Các vấn đề xã hội mà hai vợ chồng phải đương đầu là những vấn đề sau đây: xây dựng một mái ấm, phân phối công việc nhà, tài chánh, liên hệ với thân bằng quyến thuộc, công ăn việc làm và nghỉ ngơi giải trí.
XÂY DỰNG MÁI ẤM GIA ÐÌNH
Phần lớn các cặp vợ chồng muốn có nơi trú ngụ riêng và điều này được nhóm kinh tế xã hội cao hơn và những cặp vợ chồng lấy nhau lúc đã ngoài 20 tuổi thực hiện được nhiều hơn (1). Các tài nguyên kinh tế của nhóm này cho phép họ thực hiện được điều đó thay vì phải sống với thân nhân. Tầm quan trọng của việc có mái ấm riêng rất đáng kể, vì nó giúp hai vợ chồng thiết lập được cuộc sống riêng của họ, có cơ hội thực nghiệm, mắc lầm lỗi, và sửa chữa các lỗi lầm này mà không cần phải có sự giám sát kè kè của thân nhân.
Xây dựng mái ấm, theo truyền thống, là trách nhiệm của người vợ, nhưng nay cả hai vợ chồng đều chia sẻ và góp phần vào đó. Ðây là cách thi hành việc nâng đỡ lẫn nhau qua đó, vợ chồng chỉnh đốn và thích ứng với khiếu thẩm mỹ của nhau, nhận ra một cách thực tiễn điều gì là điều thích hợp. Có thể có khác biệt trong việc chọn mầu sắc, đồ đạc, trang trí và thế quân bình giữa các phần của ngôi nhà được cả hai sử dụng và những nơi để cá nhân vợ chồng có thể lui vào cho những sinh hoạt tư riêng của mình.
PHÂN PHỐI CÔNG VIỆC TRONG NHÀ
Cách nay không xa lắm, trách nhiệm trông coi việc nhà được đặt trọn vẹn lên vai người vợ. Ngày nay, phần nhiều người vợ phải đi làm trong những năm đầu tiên, nên việc chia sẻ trách nhiệm nội trợ là một phần quan trọng trong việc xây dựng mái ấm gia đình. Càng ngày người ta càng chờ mong người chồng chịu đi mua sắm, nấu ăn và chia sẻ các công việc nội trợ khác. Phần lớn các ông chồng, trước khi lấy nhau, sẵn sàng hứa làm những điều ấy; vấn đề là liệu họ có làm như thế trong thực tế hay không và làm được bao nhiêu. Người ta thấy họ vẫn còn khuynh hướng chừa phần lớn công việc nội trợ cho vợ.
Phần quan trọng của việc nâng đỡ nhau chính là đây. Vì ngày nay cũng như trong tương lai, người vợ có thể muốn theo đuổi việc học hoặc tiếp tục làm công việc họ thích. Cũng có thể là nàng thích săn sóc nhà cửa và có con. Việc phối hợp hai nghề nghiệp đòi nhiều nâng đỡ nơi người chồng, không những phải chia sẻ công việc nhà mà còn phải biết khuyến khích vợ khi cuộc sống trở nên khó khăn và nhiều đòi hỏi đối với nàng. Ông cũng cần phải giúp nàng bớt đi cái mặc cảm tội lỗi về việc vừa phải làm mẹ vừa phải đi làm toàn thời gian. Rõ ràng là hai vợ chồng phải đảm bảo cho con cái có được sự chăm sóc ân cần của mình. Với thông cảm và nâng đỡ, hai vợ chồng có thể sắp xếp êm đẹp được điều đó (2).
TÀI CHÁNH
Trong giai đoạn này và cho đến lúc đứa con đầu tiên ra đời, phần lớn hai vợ chồng đều đi làm, nên ít có khó khăn về tài chánh. Trên đây đã đề cập đến việc tiền bạc tự nó có giá trị nội tại về kinh tế và đồng thời là một biểu tượng mạnh mẽ của yêu thương và chữa trị. Có những người, vì thiếu thời túng thiếu, nên cảm thấy rất khó khăn khi phải tiêu tiền cho chính mình. Ðối với họ, tiền bạc là an toàn hơn là một đơn vị chi tiêu. Người như thế thường chỉ sử dụng tiền bạc hoàn toàn cho gia đình mà thôi, ít khi nghĩ đến chính bản thân họ. Ðứng trước hoàn cảnh đáng buồn này, người phối ngẫu có thể góp phần rất nhiều vào việc chữa trị căn bệnh ấy bằng cách khuyến khích người bạn đời chịu chi tiền cho các nhu cầu riêng của họ theo cách họ muốn. Nhờ thế, người bạn đời khó khăn này sẽ dần dần thấy mình cũng đáng được dành ngân khoản chi tiêu riêng.
Khi đứa con đầu ra đời, phần chắc là người vợ sẽ phải ngưng làm việc trong một thời gian. Lúc ấy nàng sẽ hoàn toàn lệ thuộc chồng. Ông phải làm thế nào để cho vợ thấy sự đóng góp của mình là sẵn sàng và tự phát. Lúc này tiền bạc trở thành máng chuyển yêu thương.
THÂN BẰNG QUYẾN THUỘC
Ý niệm rời bỏ thân nhân để dính kết với người phối ngẫu là một ý niệm rất cổ xưa. "Ðấy là lý do người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình và dính kết với vợ và cả hai nên một thân xác" (St 2:24). Sự ra đi này không hẳn chỉ có nghĩa thể lý. Thực vậy, hai người phối ngẫu từ trước đến nay vẫn có cha mẹ như là cự điểm chính yếu của đời mình thì nay phải đổi hướng và lấy người kia làm trung tâm qui chiếu của mình. Sự tách rời ấy thật khó khăn và thực sự là một thách đố lớn đối với một số đàn ông và đàn bà. Nếu người vợ hoặc người chồng quá gắn bó với cha mẹ, thì quả là khó khăn cho họ phải xa lìa cuống rốn. Người bạn đời của họ cần phải kiên nhẫn, tỏ cho họ thấy mình là người thay thế đáng tin cậy, và dần dần giúp họ quen với việc coi mình như trung tâm qui chiếu. Chính các bậc cha mẹ đôi khi cũng thấy khó xa lìa con, nên có thể vẫn tiếp tục điện thoại hoặc tới thăm con một cách quá thường xuyên hơn đòi hỏi. Một lần nữa người phối ngẫu nên giúp người bạn đời của mình tự tách ra khỏi cha mẹ mà không phải rẫy bỏ các ngài hoặc không cảm thấy tội lỗi khi không tham khảo hoặc không thăm viếng các ngài.
Ðôi khi cả hai vợ chồng cùng bị cha mẹ đôi bên nắm quá chặt và tỏ ra lệ thuộc các ngài cách quá đáng. Trường hợp này cần được giúp đỡ nhiều hơn và có thể cần đến cả huấn đạo viên như điểm nâng trong khi vợ chồng đang khám phá ra những khả năng có thể tin tưởng nơi nhau.
Vợ chồng cũng phải thỏa thuận để cho những người bạn nào mình đã có trước khi lấy nhau được tiếp tục dự phần vào cuộc sống tâm tình của vợ chồng sau khi lấy nhau. Không phải ai ai cũng được cả hai chấp nhận, một vài người có thể bị loại, đặc biệt là các bạn gái hoặc bạn trai cũ. Nhưng những bạn quen đã lâu, có khi từ những ngày còn đi học, được duy trì và trong trường hợp này chắc chắn người phối ngẫu không biết họ trước đây phải cố gắng và hy sinh nhiều lắm mới có thể chấp nhận được những người bạn này. Ở đây có vấn đề ghen tuông, do đó cần đề phòng tránh những cuộc đụng độ vì lý do bạn bè. Cần phải đạt được nguyên tắc này là những người quan trọng cần được cả hai duy trì, còn những người khác, tức những người có nguy cơ phá vỡ cuộc hôn nhân của mình, thì cần loại bỏ dần dần.
CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Về phần người chồng, ít khi hôn nhân làm gián đoạn được công việc làm ăn của họ, cho nên theo một nghĩa nào đó, hôn nhân không hẳn có tác động như một biến động xã hội. Người vợ thường cũng làm việc cho đến lúc đứa con đầu ra đời. Tại Anh và Wales, các cuộc thống kê dân số năm 1971 cho thấy có 69.6% phụ nữ hoạt động về kinh tế lúc mới kết hôn, nhưng giảm xuống còn 27.9% sau đó 6 năm để rồi lại tăng lên 59.7% sau 24 năm kết hôn (3). Những con số này chứng tỏ một tỷ lệ đi làm khá cao trước khi các con ra chào đời, và dần trở lại mức đi làm cao khi các con đã khôn lớn.
Một trong những vấn đề muôn thuở liên quan đến việc người mẹ đi làm là tác động có thể bất lợi đối với con cái. Tuy nhiên, mọi người đều đồng ý rằng nếu có được sự chăm sóc thích đáng thay thế, thì chưa có cuộc nghiên cứu nào trưng được bằng cớ là nó gây hại đối với trẻ em trước tuổi đi học (4,5,6). Dù vậy người ta vẫn tin theo trực giác rằng người mẹ nên ở bên con, nếu có thể, lúc con chưa đi học và nên có mặt để đón con đi học về trong thời gian con học tiểu học.
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI NHÀN RỖI
Thời gian hẹn hò tán tỉnh hẳn đã giúp tạo nên sự giống nhau tạm đủ để hai vợ chồng biết rõ họ muốn thưởng thức loại tiêu khiển nào với nhau. Ðôi khi người vợ có thể muốn học cho biết thưởng thức những môn chơi được coi như của đàn ông tỉ dụ bóng đá, cricket hoặc banh bầu dục, nhưng xét chung ra, họ sẽ có những sở thích chung. Thời gian chung sống với nhau sẽ rất đáng kể trước khi các con ra đời nhưng sau đó sẽ giảm đi khá nhiều. Ðây là chỗ người chồng có thể giúp vợ bằng cách coi con, và đương nhiên hai vợ chồng cần thân nhân và bằng hữu coi con cho cả hai. Khi các con ra đời, thì giờ bên nhau trở nên rất quí giá, và vợ chồng phải sắp xếp để có được những giây phút ấy. Có khi một trong hai người phối ngẫu, thường là người chồng, không thích xã giao bạn bè. Những khó khăn như thế cần được người phối ngẫu kia giúp đỡ để mở rộng chân trời cho người bạn đời.
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
Những năm đầu lúc mới lấy nhau, trước khi các con ra đời, là thời gian độc đáo để tìm hiểu nhau. Sức khỏe tốt là điều kiện chủ yếu cho việc tìm hiểu này và thường thường điều này bao giờ cũng có. Hoạ hiếm mới có trường hợp trong đó bệnh tật nặng bắt đầu phát triển ngay sau khi lấy nhau khiến hai vợ chồng không gần gũi nhau về thể lý cũng như xúc cảm được. Sự nâng đỡ cần thiết cho những vợ chồng như vậy thật là đáng kể. Họ phải đỡ đần nhau trong lúc bệnh hoạn, hy sinh chuyện ân ái trong thời gian này và chỉ có thể ân ái lại khi cơn bệnh đã qua hẳn.
Thỏa mãn dục tính trong những năm đầu tiên này hết sức quan trọng. Cũng có thể họ đã từng ân ái với nhau rồi, nhưng hoàn cảnh bây giờ cho phép họ đến với nhau một cách thư dãn và thoải mái hơn nhiều. Họ cần khoảng một năm mới có thể đạt tới một hòa nhịp thoải mái trong đời sống tính dục. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 82% các bà vợ mới lấy chồng chưa được một năm cho biết đời sống tính dục của họ từ tốt đến rất tốt, và tỷ lệ này tăng lên 88% khi họ đã có thể thổ lộ đầy đủ để chồng biết các phản ứng và tâm tư tình cảm của mình (7). Như thế còn khoảng từ 12% đến 18% không được thoả mãn. Khám phá này phù hợp với một nghiên cứu tại Anh trong đó từ 12% đến 21% các bà vợ không được thỏa mãn về tính dục trong thời gian đầu mới lấy chồng (8).
Thỏa mãn dục tính không đồng nghĩa với việc đạt khoái ngất. Mơn trớn, tức việc chuẩn bị trước khi giao hợp, là lúc hai vợ chồng đặc biệt cho nhau thấy rõ họ được nhìn nhận, được thèm muốn và được trân qúi như người bạn đời. Sự phối hợp giữa những đụng chạm thể lý cốt gợi tính dục và những lời nói thích hợp mang lại cho người ta cái điểm gặp gỡ giữa một bên là nhu cầu người lớn và bên kia là nhu cầu trẻ thơ. Ðây chính là lúc hai vợ chồng đi lùi lại, tìm gặp lại những hình thức vui sướng và thích thú của tuổi thơ và dần dà có thể đến với nhau trong một hợp nhất toàn diện mà họ đã từng cảm nghiệm lúc còn thơ ấu trong vòng tay mẹ. Khúc nhạc dạo đưa đến sự hiệp nhất về thể lý chính là sự hiệp nhất về xúc cảm trong đó cái Anh và cái Em tự tan biến đi và biên giới bản ngã của vợ chồng bị xóa hẳn để trở thành một.
Ðể đạt được điều trên, họ cần phải cảm thấy hoàn toàn thư dãn và tin tưởng vào việc hiến thân của nhau. Khi thể xác và tâm tư đã sẵn sàng như trên, thì các cơ phận sinh dục sẽ sẵn sàng được tiếp nhận và hoàn tất sự phối hiệp thể lý. Trong diễn trình thực hiện, rất có thể cần phải vượt thắng phản ứng căng thẳng của một trong hai người phối ngẫu. Sự gần gũi, thân mật và xuồng xã ấy có thể là mối đe doạ đối với một trong hai người, vì nó làm họ tê liệt, mất kiểm soát, kinh tởm, hoặc cả hai. Những phản ứng này cần được hiểu thấu và tìm cách loại bỏ dần dần. Nhu cầu đối thoại tích cực rất quan trọng để giải thích cho nhau điều làm mình đau đớn cũng như để cho nhau biết điều làm mình thích thú. Người ta hay lui về với cái mô thức hiệp nhất thuở đầu giữa con thơ và mẹ để tin rằng mẹ biết điều gì tốt cho con mà không cần con phải nói ra. Trong giao hợp, người ta cũng muốn xác tín như thế, vì họ cho rằng hai vợ chồng, trong trực giác, biết rõ điều người kia muốn. Nhưng thực ra không hẳn như vậy và do đó thông đạt là điều sinh tử. Qua thông đạt, vợ chồng hướng dẫn nhau cho biết những vùng gây khoái, phẩm độ mơn trớn mong chờ, mức độ gợi hứng trước khi các cơ phận sinh dục tiến vào nhau và những kiểu trao đổi thể lý nào có thể đem lại một khóai ngất thỏa mãn. Ðôi khi việc giao hợp vẫn có thể rất khoan khóai đối với người vợ dù không có khóai ngất, tuy nhiên, cố gắng đạt tới khóai ngất cho cả hai bao giờ cũng gia tăng khóai cảm.
Thuật ngữ Thánh Kinh dùng để chỉ giao hợp là "biết". Nó cho thấy giao hợp tính dục có nhiều lớp lang mà ta cần phải đào sâu dần dần. Ở tầng lôi cuốn tính dục, ta thấy có sự nhìn nhận bản thân. Sự lôi cuốn tính dục đem hai vợ chồng lại với nhau và cho phép họ nhận ra nhau ở cái tầng sâu ăn rễ ngay trong giai đoạn đầu đời của tuổi ấu thơ. Sự ôm ấp thể xác và thân mật xuồng xã làm mất đi mọi phân cách, giúp cho sự phối hiệp bản thân xẩy ra, một sự phối hiệp được hoàn tất bằng sự phối hiệp các cơ phận sinh dục. Giờ đây tuy họ chỉ còn nói với nhau bằng ngôn ngữ thể xác, nhưng trong cái thẳm sâu thân xác ấy, họ tìm ra nhau và cùng nói lên niềm vui của quá khứ, của hiện tại và của tương lai. Cuộc gặp gỡ với sự sống này tựu chung cũng là cuộc gặp gỡ với Chúa, tác giả sự sống, và sự trao hiến trọn vẹn của người này cho người kia, trong lúc giao hợp, nhắc ta nhớ đến sự hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi, sự hiệp nhất của giao ước giữa Thiên Chúa và con người, và sau cùng sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Như thế, giao hợp bao gồm trọn vẹn mọi chiều kích trong kinh nghiệm nhân bản từ thể lý qua tâm linh. Sự hiệp nhất được thực hiện từ những con người biệt lập nhưng nay thuộc về nhau và sự giao hợp luôn luôn nhắc ta nhớ đến tính hiệp nhất và tính biệt lập của mọi mối liên hệ, từ Thiên Chúa Ba Ngôi qua Nhập Thể, đến các mối liên hệ của con người.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
Giao hợp tính dục là một hình thức phát biểu cảm xúc. Thông đạt xúc cảm sẽ còn tiếp tục xẩy ra trong các thời gian khác, nhưng trong giai đoạn đầu của cuộc sống hôn nhân, nó giữ vị thế trung tâm trong liên hệ vợ chồng. Họ cần cảm thấy được nhìn nhận, được ước muốn và được trân qúi cả trong những thời điểm khác ngoài những thời điểm ân ái tính dục. Sự quan tâm này xoay quanh việc nhìn nhận những đặc điểm của nhau và sự nhìn nhận này cần được phát biểu bằng một thông đạt thích hợp. Có rất nhiều sinh hoạt hàng ngày cần đến loại thông đạt đầy quan tâm ấy. Vợ chồng có thể có nhịp điệu sinh hoạt và nghỉ ngơi khác nhau, cho nên giờ đi ngủ hoặc thức dậy có thể cần được điều chỉnh. Người này có thể thích một chiếc giường thật ấm trong khi người kia lại không chịu được nóng. Giờ ăn cũng như các loại món ăn có thể không hợp nhau. Trên hết, thời giờ bên nhau và thời giờ mỗi người cần riêng cho mình cũng cần được sắp xếp. Thông đạt rất chủ yếu đối với các sắp xếp này.
'Thông đạt” không hẳn chỉ là trao đổi tin tức, tín liệu. Khi đã biết tính khí, nhu cầu, cảm tính và những điểm dễ nổi nóng của nhau, hai vợ chồng sẽ học được lối đáp ứng một cách cẩn trọng và nhậy cảm. Nhiều vợ chồng cần được săn sóc ngay lập tức, không chịu được sự thất vọng lâu, nếu không họ sẽ cảm thấy buồn khổ như bị ruồng rẫy bỏ rơi. Thông đạt là nói cho nhau biết các nhu cầu nội tâm của mình và thẩm định lại xem liệu mình có thực sự hiểu nhau hay không. Ðây là chỗ các vết thương của quá khứ cần được chữa trị. Người phối ngẫu này có thể thấy mình không chịu đựng được lời chỉ trích dù là chỉ trích có thiện ý. Người phối ngẫu kia có thể lúc nào cũng cần phải được khẳng nhận một cách tích cực để cảm thấy chắc là mình đang đi đúng hướng. Lại có những người thấy việc phát biểu các tâm tình giận dữ là điều khó làm nên họ đã giữ ở trong lòng để rồi sau đó tức khí nổi sùng vì những chuyện chả ra sao hoặc để rồi cứ hầm hầm cái bản mặt giận hờn khó coi. Tất cả những phản ứng này sẽ trở thành chất liệu cho những trao đổi trong thời kỳ đầu của hôn nhân.
Việc đối thoại thông đạt như trên dĩ nhiên cần có thời gian và đây là chỗ những cặp vợ chồng mà cả hai đều đi làm cảm thấy khó có thể có thì giờ ngồi với nhau để thủ thỉ tâm tình. Nhưng thực ra họ luôn có thể tìm ra thì giờ nếu họ thực tâm muốn chuyện trò với nhau. Rất có thể một trong hai người hoặc cả hai thấy việc phát biểu chuyện tâm tình là điều khó nhai, nên đã tìm mọi lý lẽ để tránh những cuộc gặp gỡ như vậy.
Trong mối liên hệ bình đẳng, việc phân chia quyền hành và việc giải quyết các tranh chấp là điều quan trọng chủ yếu. Ðiều này đặc biệt áp dụng cho các cuộc hôn nhân thuộc nhóm kinh tế xã hội cấp cao. Ðối với các cuộc hôn nhân thuộc nhóm kinh tế xã hội cấp thấp, vì tàn dư chế độ tổ phụ vẫn còn, nên người ta vẫn còn coi người chồng như nhân vật chính yếu đem cơm áo về cho gia đình và giữ quyền quyết định tối hậu, còn người vợ thì lo quán xuyến việc nhà (9). Những gia đình theo tinh thần tổ phụ như thế có khuynh hướng giảm thiểu hóa các tranh chấp lộ liễu vì vợ chồng biết thế đứng của nhau rồi. Tranh chấp thường chỉ có trong các mối liên hệ bình đẳng là mối liên hệ trong đó mọi quyết định quan trọng đều phải được cả hai vợ chồng cùng nhất trí. Những tranh chấp không được giải quyết và cứ được lặp đi lặp lại quả là những đe dọa lớn đối với cuộc hôn nhân. Những cơn nóng giận có thể xẩy ra trong diễn trình dàn xếp một vấn đề, và những cơn nóng giận ấy có thể được những cuộc tấn công bằng mồm hoặc bằng tay chân tiếp nối (10).
CHIỀU KÍCH TRI THỨC
Thời gian hẹn hò, nếu không có sóng gió, thường làm cho hai người có cái nhìn về cuộc đời khá giống nhau, tuy không hoàn toàn như nhau. Hai người phần lớn giống nhau về trí hiểu, cùng một bối cảnh và cùng tiếp cận các vấn đề với một nhãn quan và một sở thích hòa hợp. Họ chia sẻ với nhau những cảm nghiệm trong các quan điểm về tôn giáo, về kinh tế, về các biến cố trên thế giới, về xu hướng chính trị, về cách thưởng ngoạn nghệ thuật, nhưng không phải luôn luôn như thế. Ngay trong các cuộc hẹn hò bình thường, có những nhãn quan hai bên không đồng ý với nhau. Thực vậy, mối liên hệ càng bình đẳng thì vợ chồng càng có thể có những lối tiếp cận cuộc đời khác nhau nhưng điều này là để làm cho những trao đổi giữa vợ chồng trở nên phong phú hơn. Nó chỉ đem lại khó khăn khi một trong hai người phối ngẫu không chịu được việc quan điểm của mình bị thách thức, coi đó như một sỉ nhục bản thân.
Các khó khăn càng nghiêm trọng hơn khi hai vợ chồng lấy nhau vội vã không có thì giờ tìm hiểu nhau. Trên thực tế, họ có thể bật ngửa thấy mình có rất ít điểm tương đồng. Nhiều người chỉ muốn mau thoát ly được gia đình hoặc muốn tìm thấy một ý nghĩa nào đó về đời người, nên đã vội vã đi lấy chồng lấy vợ. Chỉ sau đó mới khám phá ra họ có rất ít điểm chung. Ðây chưa hẳn là vấn đề không thể nào vượt qua được miễn là họ đừng đổ lỗi cho nhau.
CHIỀU KÍCH TÂM LINH
Hạn từ tâm linh có thể hiểu theo hai cách. Trước nhất như một tác động trực tiếp của tôn giáo vào cuộc sống của vợ chồng. Thứ hai như một hệ thống giá trị mà cả hai cùng chia sẻ. Nói về truyền thống Do thái và Kitô giáo, thì chủ yếu hôn nhân là việc thánh thiện và thánh thiêng, đặc biệt hơn trong truyền thống Công giáo La-mã, nó là một bí tích và do đó là máng chuyển đem ơn thánh đến cho hai vợ chồng. Ðiều này thực sự có nghĩa là mọi kinh nghiệm của hai vợ chồng dù là xã hội, thể lý, xúc cảm hay tri thức, tất cả đều là những biến cố chở theo ơn thánh hay sự sống của chính Thiên Chúa. Vợ chồng có cơ hội thấy và cảm nghiệm được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngay bên trong những biến cố thường nhật bao quanh họ.
Các linh mục thường hay phàn nàn rằng các gia đình ngày nay không còn cầu nguyện chung với nhau nữa. Cầu nguyện là phương thế mạnh mẽ để vươn tới và đáp lại Thiên Chúa, đấng Siêu Việt trên ta. Nhưng ngay trong những giây phút tương giao với nhau, vợ chồng thực sự đang tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Những biến cố từ vặt vãnh nhất đến ý nghĩa nhất đối với nhau chính là lời kinh cầu ngỏ với đấng Thiên Chúa đang hiện diện nội tại trong mỗi người. Hôn nhân là chia sẻ mạnh mẽ sự sống Thiên Chúa và, mặc dầu cần được các bí tích khác bổ túc, nó đã chứa sẵn nguồn suối ơn thánh tiềm tàng chỉ cần hành động hỗ tương của hai vợ chồng làm nó tuôn chẩy. Việc từ bên trong vươn tới sự sống Thiên Chúa, đấng vốn là tình yêu, chính là đặc ân mà cũng là trách nhiệm của mọi cặp vợ chồng.
Yếu tố tâm linh nối kết con người với đấng thần linh cho phép những ai có đức tin như thế tham dự vào một chiều kích hữu thể hết sức độc đáo, một sức mạnh biến đổi toàn diện cuộc hiện sinh trên cõi đời này.
Những người khác không thấy Thiên Chúa trong cách thế mạc khải đặc biệt của truyền thống Do thái và Kitô giáo. Ðúng hơn, đời sống tâm linh của họ tùy thuộc một hệ thống các giá trị nhân bản xét cho cùng cũng khá giống với các giá trị Kitô giáo. Cây cầu nối liền hai hệ thống đó chính là tình yêu được diễn tả qua săn sóc, quan tâm, chân lý, công bình, trợ giúp người cô thế và tôn trọng phẩm giá con người. Cách cư sử của hai vợ chồng với nhau chính là phần chính của hệ thống giá trị hướng dẫn đời họ. Họ dựa vào lý trí, lương tri và các giá trị cho đến nay vẫn còn là thành phần làm nên xã hội truyền thống Kitô giáo.
CÁC CUỘC HÔN NHÂN TRẺ
Trên đây chúng tôi đã lưu tâm đến tính cách mỏng dòn của các cuộc hôn nhân mà vợ chồng chỉ mới ở tuổi mười mấy. Những cặp vợ chồng này thường thuộc nhóm xã hội kinh tế cấp thấp, thường có bầu trước hôn nhân, và thường không có nơi ăn chốn ở riêng biệt. Sự kiện người mẹ không còn kiếm ra tiền khi mang bầu thường làm cho hai vợ chồng lâm vào hoàn cảnh bấp bênh về tài chánh. Nói chung lại, những cô dâu dưới tuổi 20 thường có khá nhiều vấn đề làm họ ngập đầu, do đó tỷ lệ ly dị khá cao (11,12).
CON CÁI
Tại Anh, con số các phụ nữ có thai lúc kết hôn tăng từ 13% trong nhóm người kết hôn giữa các năm 1956-1960 lên 22% trong nhóm kết hôn giữa các năm 1971-1975. Như thế, xét chung, việc có thai trước khi lấy nhau đã gia tăng, nhưng có giảm đối với những người kết hôn dưới 20 tuổi, phần lớn là do phá thai. Việc có thai trước khi lấy nhau trong số những người dưới 20 vẫn còn cao đến mức gấp đôi so với những người thuộc tất cả các nhóm tuổi khác (13).
Nếu tính thời gian để có con sau khi kết hôn, người ta thấy có sự triển hạn không muốn có con ngay (14). Các bà vợ thường tiếp tục làm việc một thời gian rồi mới chịu có đứa con đầu. Không tính các vụ có thai trước khi kết hôn, thì chỉ có 9% những người kết hôn trong các năm 1971-1974 chịu có đứa con đầu ngay trong năm thứ nhất so với 15% những người kết hôn trong các năm 1956-1960. Còn một sự kiện đáng kể hơn nữa là trong số những người kết hôn trong thập niên 1970, chỉ có 26% có con trong năm thứ hai so với 45% những người kết hôn trong các năm 1956-1960. Những khác biệt tương tự cũng được ghi nhận trong năm thứ ba sau khi kết hôn.
Việc đứa con đầu ra đời bao giờ cũng làm cả hai cấu trúc của gia đình tức xã hội và tâm lý thay đổi. Người vợ nay trở nên mẹ và thường thôi không làm việc nữa, còn người chồng nay trở nên cha với nhiệm vụ phải nâng đỡ vợ và con về cả hai phương diện xúc cảm và kinh tế. Nếu những thay đổi lớn lao này có tạo nên các đột biến trong gia hộ thì điều này chẳng có chi đáng ngạc nhiên. Có điều hiển nhiên là đứa con sơ sinh sẽ đòi hỏi nơi cha mẹ rất nhiều chú tâm săn sóc. Cho nên đây là thời gian có nhiều mất mát và căng thẳng. Thực tế đó là thời gian khủng hoảng về tâm lý và xã hội và tạm thời gây ra nhiều khó khăn đáng kể, ít nhất cũng là mệt mỏi. Một cuộc nghiên cứu về 1,296 bà mẹ có con thơ dưới một tuổi cho thấy số thời gian họ phải lo việc nhà ít nhất cũng bằng phân nửa số thời gian những bà mẹ có con nhỏ nhất mười mấy tuổi lo cùng việc ấy (15). Sự mệt mỏi này lan vào toàn bộ mối liên hệ của vợ chồng và có thể có ảnh hưởng đến việc thông đạt cả về xúc cảm lẫn tính dục.
Ðối với chính đứa trẻ, điều tối quan trọng trong những năm này là được chăm sóc về thể lý và xúc cảm. Ðứa trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ mới sống còn được, mới góp nhặt được những tài nguyên để cảm thấy mình được thừa nhận, được ước muốn và được trân qúi. Chính trong những năm này, lòng tin cậy và óc tự lập được vun đắp và đứa trẻ cần xa rời cha mẹ đủ để có thể đương đầu với việc ở một mình trong những năm tiến triển sau. Ðây cũng là những năm đứa trẻ đương đầu với những bước dò dẫm đầu tiên trong hành trình tăng trưởng về tri thức. Nên các em cần được khuyến khích về ngôn ngữ, về các đồ vật, các đồ chơi và môn chơi để các em làm quen với các thứ bậc sự vật. Nhưng trên hết, đây là những năm tháng cha mẹ phải cung cấp cho các em một cái khung để các em dễ dàng phát triển xúc cảm một cách đáng tin cậy.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Ineichen, B. Trong Equalities and Inequalities in Family Life, ed. R. Chester and J. Peel. Academic Press, 1977.
2. Rapaport, R. and Rapaport, R. Dual Career Families. Penguin, 1971.
3. Btitton, M., 'Women at Work'. Population Trends No. 2. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1975.
4. Rutter, M., Tizard J. And Whitmore, K. (Eds.), Education, Health and Behaviour. Longman, 1970.
5. Douglas, J.W.B., Ross J.M. and Simpson, H.R., All our Future. Peter Davies, 1968.
6. Rutter, M. And Madge,N., Cycles of Disadvantage. Heinemann, 1976.
7. Levin, R.J. and Levin, A., Sexual Pleasure: The Surprising Preference of 100,000 Women. Redbook 1973.
8. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
9. Aldous J., The Development Approach to Family Analysis, Vol. 2. University of Georgia Press, Athens (USA), 1974.
10. Gayford, J.J., trong British Medical Journal. 1975, 1, 194.
11. Thornes, B. And Collard, J., p. 71.
12. Ineichen, p.53
13. Dunnell, K., Family Formation 1976. Office of Population Censuses and Surveys, HMSO, 1979.
14. Ibid., p.12
15. Walker, K.E. trong Family Economics Review (1969) 5,6.
Nối tiếp bài viết về chủ đề "Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống," lần này người viết xin được giới thiệu danh mục các Giáo Xứ tại Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và Úc Châu có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh, để Quý Vị gốc Việt dễ tham khảo và giới thiệu cùng với những người bạn bản xứ của chúng ta - như là cách để giúp phục hồi lại Thánh Lễ Truyền Thống cao đẹp này.
Danh sách sưu tập này thực ra vẫn chưa đầy đủ, thế nhưng cho thấy sức mạnh và lòng cung kính của người tín hữu Công Giáo ở khắp các Châu Lục dành cho Thánh Lễ La Tinh, chỉ tiếc rằng: Việt Nam là quốc gia Công Giáo đứng thứ 2 ở Châu Á, thế nhưng lại chưa có Thánh Lễ La Tinh nào được cử hành cho giáo dân cả!
Để biết được đầy đủ các Xứ Đạo có Thánh Lễ La Tinh được cử hành nơi Quý Vị đang cư ngụ, cách tốt nhất là hỏi vị Linh Mục mà Quý Vị biết hay liên lạc với Tòa Giám Mục nơi Quý Vị đang cư ngụ, để có được các thông tin trên!
F.S.S.P. |
A. Tại Châu Á:
(1) Tại Hồng Kông (Hong Kong):
Tại Ballarat
Redemptorist Monastery / Tel: (03) 9598 3848; (03) 5231 5538 / Mass: 4:00 pm on 2nd and 4rd Sundays
Tại Hampton
Our Lady of Perpetual Succour & St Andrews Church, 40 Ludstone St Hampton 3188 / Tel: (03) 9598 3848 / Fax (03) 9597 0858 / Daily Mass: Call for schedule; Mass every Sunday 8:00 am & 10:00 am.
Black Rock: St Joseph's Church, Balcombe Rd / Sunday: 10:30 am.
East Kew: St Anne's Church, Cnr Beresford & Windella Sts / Sunday: 8:30 am
Mildura: Our Lady of Compassion Church, 2112 - 15th Street, Irymple / Tel. (03) 9598 3848 & (03) 5075 5016 / Mass 1st, 3rd, & 5th Sunday of Every Month. Please Ring for Schedule.
Caulfield Nth: Chapel of the Assumption, Orrong Rd / 1st Saturday at 11:00 am.
Rokewood: Rokewood Hall (Between Ballarat and Geelong) / Tel: (03) 9598 3848 Or (03) 5231 5538 / Mass: 4:00 pm on 2nd & 4th Sundays.
Geelong: Chapel of Christ the King, Wilson Rd, Newcomb / Mass: Every 3rd Saturday of the Month at 11:45 am.
North Geelong: St John the Evangelist Church, North Geelong, St David Street / Mass: Every Sunday at 10:30 am / Resident priest: Fr Gambin.M.S.S.P.
Marong: St Patrick's Church, Raywood St / 1st Sunday at 11:00 am.
Bendigo: St Francis Xavier Church, Strickland Rd / Sundays & Holy Days at 10:00 am.
Skipton: St John's Church, Cnr Anderson & Wright Sts / Mass: Every 3rd Sunday of the Month at 5:00 pm.
Tại Tasmania
Devonport: Former Uniting Church, Sassafras, Latrobe, TAS 7307 / Telephone [61] 3 6424 4695 or [61] 3 9598 3848 / Mass Times: 1st Sunday and 3rd Sunday of the Month at 9:00 am.
Hobart: The chapel of Mount Saint Canice, St. Canice Avenue, Sandy Bay, Hobart / Giờ Lễ: gọi Mishka tại Số Điện Thoại: 0427 299 205.
(2) Nước Ấn Độ (India):
Tại Palayam Kottai
Priory of the Most Holy Trinity, 1 Marcel Lefebvre Place, (đằng sau R.C. Cemetery), Annie Nagar; Sivalaperi Rd, Palayamkottai, 627002 / Tel: (91) (462) 257 2389 (priory) / Fax: 18665308582 / Cell: (91) 97421 72389
Các vị Linh Mục gồm: Fr. François Chazal, và Fr. Valan Devasahayam / Giờ Lễ: Sáng Chủ Nhật và mỗi ngày vào lúc 7:15 sáng.
Tại Asaripalam
St. Anthony's Chapel #1 (gần Giáo Xứ Melasaripalam, thuộc Quận Kanyakumari) / Giờ Lễ: Chủ Nhật vào lúc 8:30 sáng.
Tại Chennai
St Anthony's School, Little Mount 600015, Liên Lạc Ông Joseph Raj tại Số Điện Thoại: (91) (44) 223 55 389 / Thánh Lễ La Tinh được cử hành mỗi tháng một lần.
Tại Christurajapuram
Gần Khu Kunnatur Junction Via Tengapattinam thuộc Quận Kanyakumari / Liên Lạc Ông Vincent Raj tại Số Điện Thoại: (91) (4651) 223 530 / Giờ Lễ: mỗi sáng Chủ Nhật vào lúc 11:00 giờ sáng.
Tại Singamparai
St. Anthony's Chapel #2, Singamparai, Tamil Nadu / Giờ Lễ: mỗi sáng Chủ Nhật vào lúc 11:00 giờ sáng.
St. Michael's Chapel - Tại Nhà của Ông Lourdeswamy ở Số 9E Fatima Nagar, Trichy, Tamil Nadu, 620017 - Điện Thoại: (91) 431 765774 / Giờ Lễ: mỗi sáng Chủ Nhật thứ 3 trong tháng vào lúc 7:30 sáng.
Tại Bombay
Bandra, Bandra (W), Mumbai-50, Điện Thoại: (92) 22 2643 5674 / Giờ Lễ: mỗi chiều Thứ Năm cuối tháng vào lúc 6:00 giờ chiếu, và sáng Chủ Nhật cuối tháng vào lúc 8:00 sáng.
Orlem, Malad, 2nd Floor, Cao Ốc Gratias Mariae, Tank Road, Orlem Malad, Mumbai-54, Điện Thoại: (91) 22 2882-8567 / Giờ Lễ: mỗi chiều Thứ Sáu và Thứ Bảy đầu tháng vào lúc 6:00 giờ chiếu, và sáng Chủ Nhật đầu tháng vào lúc 8:30 sáng.
Vasai, St Gonsalo Garcia Orphanage, Bassein Fort, Liên Lạc: Gilbert Nuñes tại Số Điện Thoại: (91) (250) 232-8429 để biết Giờ Lễ cụ thể.
Tại Goa
Bardez, Salvador do Mundo (gần Panjim), Liên Lạc: Nestor, Số Điện Thoại liên lạc: 0832 246 2013 / Giờ Lễ: mỗi Chủ Nhật.
Margoa, Benaulim, Nhà Của Ông Joachim, Số Điện Thoại liên lạc: (0832-2734 333) / Giờ Lễ: mỗi ngày.
Tại Bangalore
626 17th Main Rd., Koramangala, Bangalore, Karnataka - Liên Lạc Ông Benny Joseph tại các Số Điện Thoại: 080-25732662 / 080-25736767 / Giờ Lễ: vào mỗi chiều Chủ Nhật đầu tháng lúc 6h chiều, và mỗi sáng Thứ Hai đầu tháng lúc 6:00 sáng.
Tại Tuticorin
St Francis Xavier Chapel, 88B Vettivelpuram, gần Rạp Hát Murugan, Tuticorin - Số Điện Thoại: (91) 461 323858 / Giờ Lễ: sáng Chủ Nhật vào lúc 7:15 sáng.
Tại Trichy
9-E Fatima Nagar, Puthar Trichy, Điện Thoại: (91) (43 I) 274 1074 / Thánh Lễ được cử hành hằng tháng.
(3) Nước Indonesia (Indonesia):
Mass Center, Jakarta - Thánh Lễ La Tinh được cử hành 2 tháng 1 lần - Liện Lạc: Veronica tại Số Điện Thoại: (62) (21) 754 4937.
(4) Nước Nhật Bổn (Japan):
Tại Tokyo
Japanese Martyrs' Mass Center, Akebonocho Jido-Kaikan 2F, Honkomagome 1-12-5, Bunkyo-ku, Tokyo, Japan 113-0021 / Điện Thoại: (81) (3) 3776-1233 gặp Ông Arata Nunobe để biết Giờ Lễ cụ thể.
Tại Osaka:
Immaculate Heart of Mary Mass Center, "Honkan" of Shin-Osaka-Maru Bldg., 5 phút đi bộ từ JR Shin-Osaka Station, East Exit / Điện Thoại: (81) (3) 3776-1233 gặp Ông Arata Nunobe / Giờ Lễ: mỗi tháng vào chiều Thứ Sáu lúc 7h chiều, và sáng Thứ Bảy lúc 11 giờ sáng
(5) Nước Malaysia (Malaysia):
Tại Kuala Lumpur
Chapel of the Sacred Heart of Jesus, Điện Thoại: (603) 615-75976 (gặp Ông Nicholas Lim), Fax: (603) 615-73101 / Giờ Lễ: vào mỗi Chủ Nhật thứ hai trong tháng vào lúc 9:30 sáng và Chủ Nhật cuối trong tháng vào lúc 6:00 chiều.
Tại Sabah
Queen of the Most Holy Rosary Chapel, Lot 18-2, 2nd floor, New World Commercial Centre, Donggongon, Penampang, Sabah 89507 / Liên Lạc: Bà Amalia Kasun tại Số Điện Thoại: +60.16.813.1025; +60.16.842.8552 / Giờ Lễ: mỗi tháng 1 lần.
(6) Tại Tân Tây Lan (New Zealand):
Tại Wanganui:
Campion House, 88 Alma Road, Mailing address: P.O Box 7123, Tel: (64) (6) 344 76 34 or Fax (64) (6) 344 20 87 / Resident Priests: Fr François Laisney (Prior), Fr Andrew Cranshaw, Fr. Robert A. Jackson / Giờ Lễ: Sunday: 8:00am Low Mass — 10:00am High Mass; Daily: 7:00am Mass - 11:30am Mass (except Thu.) - 5:30pm Rosary; Thursdays: Whole day Adoration from after the morning 7:00am Mass to Rosary and Benediction at 5:30pm; Mass at 6:00pm; Fridays: 5:30pm Stations of the Cross; Saturdays: 5:30pm Perpetual Novena to Our Lady of Perpetual Succour; và First Fridays: 6:00pm Mass, with Exposition and whole night Adoration.
Tại Auckland
Chapel of the Immaculate Heart of Mary and St. John Fisher, 103 Avondale Road; Avondale / Tel: (06) 344 7634 & (09) 626 5682 / Priest: 021 188 2653 / Giờ Lễ: Sunday: 8:30am Confessions; 9:00am Mass; Adults’ instruction after Mass; First Fridays: 7:00pm Mass, with holy hour; Saturdays: 9:30am Confessions and 10:00am Mass every week.
Tại Wellington (Tawa)
Chapel of St. Michael the Archangel, 32 Beauchamp Street (Rawson St. Entrance), Linden; Tawa / Tel. 04- 232 7297, Giờ Lễ: Sunday: 9:30am Mass.
Tại Napier
Dunstall’s funeral Chapel, Cnr Edwardes & Bowers Streets; Napier / Tel. 06- 843 9446 or (06) 835 4329 / Giờ Lễ: Mass at 5:00pm on Sundays.
Tại Christchurch
Our Mother of Perpetual Succour Church, 141 Rutland Street, St Albans, Christchurch, Tel. +64211837793 / Giờ Lễ: gọi tới số trên để biết giờ Lễ cụ thể.
Ngoài ra Thánh Lễ La Tinh được các Cha Dòng Thánh Phêrô (FSSP) cử hành tại:
Cathedral House (diocese: Christchurch)
122 Barbadoes St., P.O. Box 10069, 8145 Christchurch / Tel. +64 3 377 5610
Tại Dunedin
St Margaret's Chapel, 6 City Road; Roslyn, Tel. 03- 474 1805 / Giờ Lễ: Mass at 4:30pm on Sundays.
Tại Hamilton
Gọi tới số (07) 855 1790 để biết địa điểm. Giờ Lễ: vào mỗi chiều Chủ Nhật lúc 2:00 chiều.
(7) Tại Nước Tân Caledona (New Caledona):
Mission Saint Patrick, gọi Điện Thoại: (61) 2 9567 7088 để biết Giờ Lễ cụ thể.
(8) Tại Phi Luật Tân (Philipines)
Vùng Metro Manilla
Quezon City, Our Lady of Victories Church, 2 Cannon Road, New Manila, Quezon City 1112 / Tel: [63] (2) 725-5926 or [63] (2) 413-1978 / Fax: [63] (2) 725-0725 / Giờ Lễ: Sunday: 9:00am (Missa Cantata); 6:00pm (Low Mass), Mon.- Sat: 7:15 am; 6:30 pm, Wed: Novena to O.L.of Perpetual help (after 6:30 Mass) / Resident Priests: Fr. Joven Soliman (Prior), Fr. Thomas Onoda, Fr. Edgardo Suelo, Fr Cacho, và Fr Dolotina.
Tại Agusan
Butuan, Santa Lucia Chapel, Santa Lucia, Mahogany, gọi Số Điện Thoại: (33) 523 5058 gặp Santa Barbara để biết Giờ Lễ.
Tại Baguio
Baguio City, 148 Upper Scout Barrio, Brgy. Scout Barrio, Baguio City, Giờ Lễ: vào mỗi Chủ Nhật đầu tháng lúc 9:00 sáng.
Tại Bohol:
Tagbilaran, Our Lady, Guardian of the Faith Chapel, Cogan Elementary School, Tel: (63) (038) 235 3582, Contact: Mrs. F. Lomod or 33-523 5058 (Santa Barbara), Giờ Lễ: vào mỗi Chủ Nhật thứ 2 đầu tháng lúc 9:00 sáng.
Dagohoy, Saint Joseph Chapel, Poblacion, Dagohoy, Điện Thoại: (38) 524 0038 gặp Ông Hilario Rama để biết Giờ Lễ cụ thể.
Tại Cebu
Mandaue City, San Jose Village, Opao, Mandaue City, Cebu, Tel: (63) (33) 523 5258, Contact: Fr. Saa in Sta Barbara / Mass Schedule: 2nd Sunday, Sung Mass at 6:00pm; following Monday, Low Mass at 6:00am.
Tại Mindanao
Davao City, Our Lady of Guadalupe's Chapel, Nia Compound, Bolton Street, Tel: (63) (82) 562-1081, Liên Lạc Ông Amiano Y. Sayon tại Số Điện Thoại: (33)523 5058 (Santa Barbara) / Mass Schedule: 2nd and 4th Sunday at 6:00 pm: Sung Mass, Following Monday at 6:00am: Low Mass.
Tại Negros
Bacolod, De la Rama Center, 3rd Floor, Luziriaga St. (in front of Guisano), Contact: Allan Dreyfus (63) (916) 220 1237, Mass schedule: 9:00 am 1st and 3rd Sundays of the month.
Tại Panay
Santa Barbara, St. Bernard Novitiate, Barangay, Santa Barbara, Iloilo, Tel: (63) (033) 523-5058, Fax: (63) (033) 523-5059 / Mass Schedule: Sunday: 8:30am and 11:00am, Mon.- Sat: 7:15 am - Resident Priests: Fr. Adam Purdy (Vocations Director), Fr. Albert Ghela, Fr Pfeiffer, và Fr Lavin
Tại IloIlo City
Our Lady of Consolation and St Joseph's Chapel, 70 Javellana Street, Jaro, Tel: (63) (033) 329 5468, Contact Person: Mr. & Dra. Dan Viray / Weekly Mass Schedule: Sunday: 8:30am (Missa Cantata), 11:00am (Low Mass), Saturday: 5:30pm, Friday: 6:00pm (followed by a holy hour on First Fridays).
Tại Leyte
Leyte, San Isidro Labrador Chapel, Kamanggahan District, Bato, Leyte, Contact: 33-523 5058 (Santa Barbara) for schedule of Masses.
Tại South Cotabato
General Santos, St. James' Chapel, Babate's Residence, Tiongson Street, (in front of Lagao Elementary School), 9500 General Santos City, Tel: (63) (83) 552-2946, Contact: Ma. Magdalena Yumang, Mass Schedule: 2nd and 4th Sunday of the month at 9:00 am.
Marbel, St. Michael's Chapel, Upper Paredez, Marbel, South Cotabato, Tel: (63) (83) 288 3305 (Santa Barbara), Tel: (63) (83) 288 2126 (Mrs. L. Ghela) / Mass Schedule: Friday & Sat. before the 2nd & 4th Sunday at 6:00 pm
(9) Tại Singapore (Singapore):
St. Pius X Priory, Saint Pius X Priory, 112A Killiney Road, Singapore 239551 / Tel: [65] 6235-3660, [65] 6235-5320 / Fax: [65] 6836-1883 / Mass Schedule: Every Sunday at: 8:00 am (Low) and 10:00 am (Sung), Monday to Saturday: 7:15 am - Resident Priests: Rev. Fr. Daniel Couture (District Superior), Rev. Fr. Paul Kimball (Prior), và Rev. Fr. Emerson Salvador.
(10) Tại Đại Hàn (South Korea)
Immaculate Conception Chapel, 2nd Floor, Yale Building, #60, Choonshin-dong, Jongro-gu, Seoul, Republic of KOREA / Priest: Fr. Thomas Onoda / Chapel:[82] (2) 2699-1600 / Priests' house: [82] (2) 2698-0819 / (82) (2) 3476-5055 / Giờ Lễ: có Sung Mass vào Chủ Nhật cuối tháng lúc 10:30 sáng.
(11) Tại Sri Lanka (Sri Lanka)
St. Francis Xavier Mission, 525, Colombo Rd., Kurana, Negombo, Sri Lanka / Tel: [94] (31) 223 8352, Fax: [94] (31) 531 0137 / Contact: District Office in Singapore +65 6235 3660 / Mass schedule: Last two Sundays at 9:00 am; Week between the Sundays at 5:30 pm
(12) Tại Việt Nam (Vietnam):
Rất tiếc tính cho đến lúc này không có Thánh Lễ La Tinh nào cả được cử hành cho giáo dân, ngoại trừ cho giới tu sĩ ở tại một số Dòng có truyền thống xưa cổ. Đã đến lúc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần phải chú tâm đến vấn đề này!
Traditional Latin Mass |
B. Tại Nước Úc:
Tại Úc Châu, để biết Thánh Lễ La Tinh ở Úc Châu được cụ thể cử hành tại những nới nào, xin mời Quý Vị vào trang Web có địa chỉ: http://www.sspx.com.au/centres.html
Nhưng chủ yếu vẫn là tại:
(1) New South Wales gồm: Albury, Armidale, Bathurst, Dubbo, Goulburn, Mudgee, Singleton, Sydney, và West Sydney
(2) Northern Territory gồm có vùng Darwin
(3) Queensland gồm có: Brisbane, Sunshine Coast, Hervey Bay, Toowoomba, Mackay, và Townsville.
(4) South Australia gồm: Adelaide, và Streaky Bay.
(5) Victoria gồm: Melbourne, Tynong, Mildura, và Ballarat.
(6) Tasmania gồm có Sassafras.
(7) Western Australia gồm: Perth, và Dardanup.
(8) Pacific Missions gồm: Fiji, và Rotuma Island
Riêng đối với các Cha Dòng Thánh Phêrô (FSSP) thì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống còn được cử hành tại các nơi sau:
(1) Ephesus House (diocese: Canberra)
P.O. Box 3507, Manuka ACT 2603 / Tel. +61 2 62823185
(2) Saint Ezechiel House (diocese: Sydney)
44 West St., Petersham NSW 2049 / Tel. +61 2 9688 4287
(3) Our Lady of the Southern Cross House (diocese: Parramatta)
P.O. Box 46, Pendle Hill NSW 2145 / Tel. +61 2 96884287
(4) Antioch (diocese: Melbourne)
21 Cromwell Street, Caulfield North VIC 3161 / Tel. +61 3 95324154 / Website: www.latinmassmelbourne.org
C. Tại Âu Châu:
(1) Tại Bỉ (Belgium):
Presbytère d'Herstal (diocese: Liège)
Rue St Lambert, 31, B-4040 Herstal / Tel. +32 42 64 22 46
Maison Saint Aubain (diocese: Namur)
Rue François Dufer, 25, B-5000 Namur / Tel. +32 81 74 25 74 / Website: www.fssp.be
(2) Tại Đức Quốc (Germany):
Priesterbruderschaft St. Petrus (diocese: Essen)
Schillerstrasse 36, D-45894 Gelsenkirchen / Tel. +49 209 4203219
Haus St. Alfonsus (diocese: Köln)
Johann-Heinrich Platz 12, D-50935 Köln / Tel. +49 221 9435425
Haus Maria Immaculata (diocese: Rottenburg-Stuttgart)
Reisstrasse 13, D-70435 Stuttgart-Zuffenhausen / Tel. +49 711 9827791
Priesterbruderschaft St. Petrus (diocese: Rottenburg-Stuttgart)
Sonnengasse 3, D-74172 Neckarsulm / Tel. +49 7132 382809
Distriktsstudienhaus Bettbrunn (diocese: Regensburg)
Ehemalige Pfarrhof, Forststr. 12, D-85092 Kösching-Bettbrunn / Tel. +49 9446 9911 051
Priesterbruderschaft St. Petrus (diocese: Augsburg)
Milchberg 13, D-86150 Augsburg / Tel. +49 821 454 04 03 / Website: www.home.vr-web.de/petrusbruderschaft
Priesterseminar Sankt Petrus (diocese: Augsburg)
Kirchstrasse 16, D-88145 Opfenbach-Wigratzbad / Tel. +49 8385 92210 / Website: www.fssp.eu; và www.petrusbruderschaft.eu
Haus St. Michael (diocese: Augsburg)
Kapellenweg 5, D-88145 Opfenbach-Wigratzbad / Tel. +49 8385 1625 / Website: được liệt kê như trên.
(3) Tại Pháp Quốc (France):
Maison Saint Bénigne (diocese: Dijon)
22 rue Montchapet, F-21000 Dijon / Tel. +33 3 80 56 67 40
Maison diocésaine (diocese: Périgueux-Sarlat)
38, avenue Georges Pompidou, F-24000 Périgueux / Tel. +33 5 53 35 70 81
Maison Sainte Odile (diocese: Besançon)
16, rue Francis Clerc, F-25000 Besançon / Tel. +33 3 81 53 73 76 / Website: fsspbesancon.free.fr
Presbytère Sainte Jeanne d'Arc (diocese: Bordeaux-Bazas)
115, rue Quintin, F-33000 Bordeaux / Tel. +33 5 57 81 83 30 / Website: fsspbordeaux.free.fr/
Maison Saint Vincent de Paul (diocese: Aire-Dax)
85, place de la Mairie, F-40180 Clermont / Tel. +33 5 58 89 84 41
Maison Saint Bernard (diocese: Saint-Etienne)
9, rue Buisson, F-42000 Saint-Etienne / Tel. +33 4 77 41 79 62
Maison Sainte Anne (diocese: Nantes)
10, rue du Maréchal Joffre, F-44000 Nantes / Tel. +33 2 40 37 55 95 / Website: www.fsspnantes.over-blog.com
Les Forges (diocese: Vannes)
F-56240 Berné / Tel. +33 2 97 51 64 21
Institut Croix des Vents (diocese: Séez)
55, rue d'Argentré, F-61500 Sées / Tel. +33 2 33 28 43 80
Maison Saint Jacques (diocese: Perpignan)
3, rue des Terrasses, F-66100 Perpignan / Tel. +33 4 68 34 7 462 / Website: fssp66.multimania.com
Maison Sainte Blandine (diocese: Lyon)
12 bis, rue Sala, F-69002 Lyon
Maison Saint Padre Pio (diocese: Lyon)
1, chemin de la Petite Champagne, F-69340 Francheville / Tel. +33 4 72 16 96 05 / Website: www.communicantes.fr
Maison Saint Julien (diocese: Le Mans)
25, rue du Dr Castaing, F-72320 Montmirail / Tel. +33 2 43 93 55 23 / Website: www.fssp-sarthe.over-blog.com
Maison Saint Julien, Presbytère (diocese: Le Mans)
10, rue Saint-Julien, F-72440 Bouloire / Tel. +33 2 43 35 14 71 / Website: www.fssp-sarthe.over-blog.com
La Bergerie (diocese: Annecy)
660, ch. des Gardes, F-74410 St-Jorioz / Tel. +33 4 50 68 95 91 / Website: fssp.retraites.free.fr
Maison Sainte Thérèse de l'Enfant-Jésus (diocese: Meaux)
82 bis, rue Aristide Briand, F-77300 Fontainebleau / Tel. +33 1 60 72 58 50 / Website: fssp.fontainebleau.free.fr
Maison Saint Dominique Savio (diocese: Versailles)
14, rue des Moines, F-78000 Versailles / Tel. +33 1 30 83 95 40 / Website: www.notredamedesarmees.com
Ecole Sainte-Geneviève (diocese: Versailles)
1, route de Versailles, F-78560 Le Port-Marly / Tel. +33 1 39 16 32 93
Institut Saint Joseph (diocese: Fréjus-Toulon)
269, Avenue Alphonse Daudet, F-83300 Draguignan / Tel. +33 4 94 50 45 40
L'Espérance (diocese: Luçon)
BP 2, Bourdevaire, F-85110 Sainte-Cécile / Tel. +33 2 51 40 29 20
Maison Sainte Jeanne d'Arc (diocese: Saint-Dié)
25 rue Thiers, F-88000 Epinal / Tel. +33 3 29 35 53 59 / Website: fspepinal.free.fr
Maison ND du Rosaire (diocese: Sens-Auxerre)
10, imp. de la Chapelle, Les Martinières, F-89150 Brannay / Tel. +33 3 86 66 17 50 / Website: www.fssp.fr
(4) Tại Anh Quốc (Great Britain):
St Cuthbert House (diocese: Saint Andrews and Edinburgh)
6 Belford Park, Edinburgh EH4 3DP / Tel. +44 131 3323750 / Website: www.fssp.org.uk
St. Ragenufle House (diocese: Westminster)
8A Wallgrave Road, London SW5 ORL / Tel. +44 20 71 59 05 52
Và tại thêm các nơi sau:
(5) Tại Ý Quốc (Italia):
Casa San Pietro (diocese: Roma)
Via Leccosa, 54, int. 3, I-00186 Roma / Tel. +39 06 68192286 / Website: roma.fssp.it
San Simon Piccolo (diocese: Venezia)
698 Santa Croce, I-30135 Venezia / Tel. +39 04 17 19 438 / Website: venezia.fssp.it
(6) Tại Áo Quốc (Austria):
Haus St. Leopold (diocese: Wien)
Kleine Neugasse 13/4, A-1050 Wien / Tel. +43 1 505 83 41
Haus Sankt Florian (diocese: Linz)
Wiener Strasse 262a, A-4030 Linz / Website: www.fssplinz.at
Kirchenrektorat St. Sebastian (diocese: Salzburg)
Linzer Gasse 41, A-5020 Salzburg / Tel. +43 662 875208 / Website: www.kirchen.net/st_sebastian
(7) Tại Hà Lan (Netherlands):
Sint Agneskerk (diocese: Haarlem)
Amstelveenseweg 161, NL-1075 XA Amsterdam / Tel. +31 206 62 94 70
(8) Tại Ba Lan (Poland):
Bractwo Kaplanskie Sw. Piotra (diocese: Kraków)
ul. Stradomska 10/35, PL 31-058 Kraków / Tel. +48 12 429 1044 / Website: www.fssp.pl
(9) Tại Thụy Sĩ (Switzeland):
Maison Saint Pierre Canisius (diocese: Lausanne-Genève-Fribourg)
Chemin du Schönberg 8, CH-1700 Fribourg / Tel. +41 26 488 0037 / Website: www.fssp.ch/fr
Haus Hl. Bruder Klaus (diocese: Basel)
Neuhaus 1, CH-6343 Rotkreuz / Tel. +41 41 790 7476 / Website: www.apostolat.de
Haus Maria Königin der Engel (diocese: Chur)
Ludretikonerstr. 3, CH-8800 Thalwil / Tel. +41 44 772 3930 / Website: www.fssp.ch
Kurhaus Marienburg (diocese: Basel)
St. Pelagibergstr. 13, CH-9225 St. Pelagiberg / Tel. +41 71 430 0260 / Website: www.stpelagiberg.ch
(10) Tại Cộng Hòa Tiệp (Czech Republic):
PRAHA 4 [ PRAGUE ] Chodowska trvz Ledvinova ul.9 Messe le 1. Dim. m. 10.00 43 / 2716-8559 in Österreich
BRNO Zerotinovo nam.6 "Bily Dum" Messe le 1. Sam. m. 17.00
(11) Tại Ái Nhĩ Lan (Ireland):
St Pius X House: 12 Tivoli Terrace South, Dun Laoghaire, Co. DUBLIN / Tel: (01) 284-2206 / Mobile: (087) 265-8454 / Fax: (01) 284-6826 / Resident Priests: Fr. Louis-Paul Dubroeucq (Superior) & Fr. Andre Lemieux.
St Thomas Aquinas School: Upper Mounttown Road, Dun Laoghaire, Co. DUBLIN / Telephone: (01) 280-9407
Schedule at St John's Church, Upper Mounttown Road, Dun Laoghaire: Sundays: 9:00 and 11:00 Mass; Monday to Friday (and Holydays): 11:00 a.m. Mass,
7:00 p.m. Rosary, 7:30 p.m. Mass; Saturday: 11:00 a.m. Mass
Corpus Christi Church: Athlone, Co. ROSCOMMON / Telephone: (0902) 92439 / Sundays at 6:00 p.m; Holy Days at 7:30 p.m.
St Pius V Chapel: Belfast, Co. ANTRIM / Telephone: (08018494) 53654 / Sundays 11:00 a.m; Holy Days at 7:30 p.m.
Our Lady of the Rosary Church: CORK / Telephone: (021) 399-242 / Sundays 11:00 a.m; Holy Days at 7:30 p.m.
Our Lady of Fatima Chapel: Kesh, Co. FERMANAGH / Telephone: (0801365) 631-169 / First Sunday of the Month at 6:00 p.m.
Our Lady of Knock Chapel: Newry, Co. DOWN / Telephone: (0801693) 65-429 / Sundays at 8:30 a.m.; Holy Days at Noon.
Caherciveen, Co. KERRY: Telephone: (066) 72249 / Monthly: Third (or Second) Saturday at 5:30 p.m.
Cashel, Co. TIPPERARY: Telephone: (062) 61028 / Monthly: Second Sunday at 5:00 p.m.
Mt Tabor Hermitage: Drummin, Westport, Co. MAYO / Telephone: (098) 21599 / Mass will resume after Easter.
Wexford, Coolcots: Telephone: (053) 47184 or 35220 / Sundays & Holydays at 10:30 a.m. Daily: 6:30 p.m. Saturday: 9:00 a.m.
(12) Tại Thụy Điển (Sweden):
St. Andrew’s Church, Hvitfeldsplatsen 2. Contact Ralf Karlsen, tel +46 (031) 330 4901, mobile +46 (0)735 985 937, ralfkarlsen@hotmail.com.
Sunday Mass at 18:00 hrs in Malmö. Contact Jakob Söfting, tel +46 (040) 139 337, mobile +46 (0)709 396 343, jacob.softing.831@student.lu.se or Oscar Porath, tel +46 (046) 397 016, mobile +46 (0)704 683 872, oscarporath@hotmail.com
Mass in Lund and in Stockholm. More info here: www.kristkonung.se
Tabanacle |
D. Tại Mỹ Châu La Tinh
(1) Tại Brazil (Brazil):
[Tel code: 55]
Tại Rio De Janeiro:
22241-091 RIO DE JANEIRO Capela São Miguel, Rua Cosme Velho, 1204 (esquina com Itamonte), Domingo: 18h00 (021) 2250594 (Dr Fleichman) ou (021) 2050449 ou (021) 6162504 (Dom Lourenço)
Tại Cambuci:
Igreja de N.S. da Conceição, e 2 centros de Missa
24320-520 NITERÓI
Capela N. Senhora da Conceição Estrada Matapaca, 333, Pentodiba Dom.:9h00 Sem.: 7h00 (021) 6162504 (Dom Lourenço) (021) 2250594 (Dr Fleichman)
ITAPERUNA: (28300-000)
Igreja de N.S. do Rosário de Fátima Av. E. Poubel de Lima, 622 e 3 capelas
28601-970 NOVA FRIBURGO
Mosteiro da Santa Cruz, Sitio Providência Alto dos Michéis, Rio Grandina Dom. e Festas: 10h00, Semana: 10h00 (0245) 401136 (Dom Tomás de Aquino, OSB Caixa Postal 96582)
NATIVIDADE: (28380-000)
Igreja de N.S. das Graças Rua Basilio de Lannes, s/n e 3 capelas
26001-970 NOVA IGUAÇU
Igreja de São Judas-Tadeu e 5 capelas (Pe. José Edilson de Lima, Rua Norte 228 Morro Agudo - NOVA IGUAÇU)
PORCIÚNCULA: (28390-000)
Igreja de N. S. Aparecida Rua São Sebastião, 223 e 8 capelas
Diocèse de CAMPOS
GRANT, O Lord, that Thy servant, Bishop Antônio de Castro Mayer, whom Thou hast delivered from the toil and strife of this world, may be received by Thee into fellowship with Thy Saints. Through our Lord Jesus Christ. Amen.
SÃO JOÃO DA BARRA:
Igreja de Santa Cecília Rua Projetada A s/n e 3 capelas
Diocèse de CAMPOS Correspondente: Pe. Fernando Arêas Rifan Rua Miranda Pinto, 26 28050-310 CAMPOS. R.J. Brasil (24/ 722-4898)
SÃO FIDÉLIS: (28400-000) Igreja de São Fidélis Rua D. Antônio de Castro Mayer 36 e 28 capelas e 10 centros de Missa
União Sacerdotal S. João-Batista-Maria Vianney Rua Riachuelo, 169 28016-120 CAMPOS R.J. Brasil 24/ 722-4898
Sto ANTÔNIO de PÁDUA:(28470-000)
Igreja de Santo Antônio Rua Amaral Peixoto, 120 e 26 capelas
Igreja de N. Senhora do Carmo Rua 13 de maio, 44
VARRE-SAI: (28386-000)
Igreja de N.S. das Graças Barrio Santo Antônio e 25 capelas
Igreja de N. Senhora do Terço Rua Sete de setembro, 268
e 3 capelas
URURAÍ:
Igreja de N.S. da Conceição Rua V. Barroso Gomes, s/n e 8 capelas e 5 centros de Missa
Igreja de Nossa Senhora do Rosário de Fátima Rua Miranda Pinto, 26 e 8 capelas e 5 centros de Missa
ESTADO DE SÃO PAULO
SÃO BERNARDO DO CAMPO
Capela Nossa Senhora de Fátima Rua Déa Fungaro, 77, Rudge Ramos, tel: (11) 457-7864 - 2os. e 4os. Domingos às 18:00 hs.
BOM JESUS DO ITABAPOANA:
Igreja do Sagrado Coraçao de Jesus e do Imaculado Coraçao de Maria Rua R Rodriguez do Carmo, 150 e 25 capelas e 3 centros de Missa
RIO GRANDE DO SUL 97050-003 SANTA MARIA Capela Sagrada Familia Rua do Acampamento 365 (Dom Joao da Cruz, OSB)
(2) Tại Columbia (Columbia):
Casa San Martín de Porres (diocese: Girardot)
Vda. La María (Sitio Los Veleños), Anolaima - Cundinamarca / Tel. +571 8454 669
(3) Tại Uruquay (Uruguay):
[Tel code: 598] MONTEVIDEO Capilla N.S. del M. Carmen; Calle Isla de Flores 1930 D.: 11.00hs S.: sábado anterior y runes posterior los 2° y 4° dom: 19 hs. Tel. 59-299 596 ó 496 406 ó 54/1 -792 15 56 in Argentina
E. Tại Châu Phi:
(1) Tại Nigeria (Nigeria):
Nne Enyemaka Shrine Umuaka (diocese: Orlu)
P.O. Box 430, Imo State, Orlu / Tel. +234 808 855 7553
(2) Tại Namibia (Namibia):
[Tel code: 061]
WINDHOEK WEST 9000 Oratorium St Michael; Strauss Strasse 14 Sunday Mass is occasional, but at least every three months / Để biết Giờ Lễ Chủ Nhật: gọi đến 09264 (061) 235 891
OMARURU Kirche St Bonifatius
OTAVI
SWAKOPMUND Sunday Mass is occasional, but at least every three months / Để biết Giờ Lễ Chủ Nhật: gọi đến 09264 (061) 235 891
(3) Tại Nam Phi (South Africa):
[Tel code: 27]
CAPE CAPE TOWN Our Lady of the Blessed Sacrament Chapel; Central Avenue, Pinelands Sunday: At least three Sundays each month: 0800 or 0900.
Tel. (021) 523 850 GRAHAMSTOWN Sunday: At least two Sundays each month: 1645. Tel. (0461) 28857 PORT ELIZABETH Sunday: At least three Sundays each month: 0800 or 1330 Tel. (041) 341 856
NATAL DURBAN 4001 BEREA Our Lady of the Holy Rosary Chapel 12 Gum Tree Avenue, off Berea Road. Tel. (031) 216 642 Sunday: 0700 & 0900; Weekdays: variable; Saturday: 0800. NEWCASTLE Sunday: one Sunday each month at 1700. Tel. (03431) 82378 PIETERMARITZBURG Alford Residence; 55 Allerton Road, Athlone. Sunday: 0900. Tel. (0331) 471 001
TRANSVAAL BREDELL Holy Infant of Prague Chapel; 329-8th Avenue, Kempton Park Sunday: 0745. Tel. (011) 979 2619 PRETORIA University Chapel, Duxberry Road Sunday: 1000. Tel. (012) 546 5651 ROODEPOORT 1724 Our Lady of Sorrows Priory, 12 Rex Street Sunday: 0700 & 0900; Weekdays: M-F 0715; Saturday: 0800. Tel. (011) 763 1050 Fax: (011) 763 5689
(4) Tại Zimbabwe (Zimbabwe):
[Tel code: 263] HARARE St Joseph's Priory; 9 Jean Lane, Strathaven Sunday: 0745 and 0930 M-F: 0625, (1800) Saturday: 0800 Tel: (14) 339 440
BULAWAYO 7 Keats Crescent Sunday: once a month 0900, Weekdays: occasionally please phone first (19) 43 967 or (14) 339 440
Hôm sau chúng tôi dậy sớm lên đường. Từ chỗ ở đến đó mất gần 3 giờ lái xe, tính ra thì không xa mấy. Thực tế tìm đúng đường vào núi đá khá gian nan. Bản vẽ có một đường dẫn vào, trên thực tế ngay lối vào đã thấy ba bốn đường đất mòn, đường nào cũng có vết xe mới chạy qua. Gần 20 phút sau chúng tôi lại phải vòng ra vì con đường chúng tôi chọn là con đường riêng dẫn vào tư gia. Nhà không cổng vài ba con chó coi dữ dằn hờm sẵn nên không dám xuống khỏi xe bấm chuông hỏi thăm. Đám chó gầm gừ, không kiên nhẫn bằng chó, chúng tôi đành ra đi. Đàn chó vẫy đuôi thầm cám ơn vì sự hiện diện của chúng tôi gây phiền cho chúng. Còn hai con đường nữa để chọn. Chọn bên trái sai bây giờ chọn bên phải hay chính lộ. Chúng tôi chọn đi thẳng. Được hơn mười phút lại gặp một ngã ba khác. Một quyết định mù quáng khác. Cũng may lần này chọn đúng đường. Đến nơi đã gần một giờ chiều. Đoạn đường chỉ cần ba giờ cho dân địa phương chúng tôi phải mất gần năm giờ.
Bị hớp hồn bởi cái hùng vĩ của núi rừng, Từ trên cao nhìn xuống vực thẳm thấy một mầu xanh hút tầm mắt, tiếng suối reo vui tai, cái lạnh ngất ngây cảnh núi toả ra từ các phiến đá khổng lồ, các ngọn núi sừng sững. Đến cửa văn phòng chúng tôi trả tiền và được trao cho một bản đồ vẽ tay rất sơ sài. Người chủ khu núi đá hùng vĩ cũng khá đồ sộ, bà già lùn, lực lưỡng, tròn trĩnh như một hòn đá hình củ khoai. Sau vài câu xã giao chúng tôi lên đường. Chung quanh chỗ chúng tôi đậu xe có vài ba xe khác đang cắm trại.
Yên tâm bước từng bậc thang đi xuống. Ngay đầu bực thang đã thấy một cây hình dạng cây cau cao ngang ngực người trái đỏ chót mời gọi, cả hai vội chụp lia lịa. Đi thêm lại thấy một cây khác xinh hơn bụi trước lại chụp. Cứ thế chụp, toành cảnh đẹp. Đáng chuyến đi.
Hơn tiếng đồng hồ sau chúng tôi vẫn chưa xa chỗ khởi hành là bao vì mất quá nhiều giờ chụp hình. Ham chụp hình, nhìn cảnh vật, ngó thú rừng quên hẳn việc lạc đường sáng nay. Cái đẹp thiên nhiên mời gọi, hớp hồn khiến quên cả mệt mỏi, đói khát.
Đến con suối, tay mỏi rã rời, chân bủn rủn thì ra chưa ăn gì từ sáng sớm. Ngồi trên gềnh đá chân chạm nước, anh bạn tôi cảnh cáo
Coi chừng cá sấu vì vùng này rất nhiều sấu.
Tôi đâm hoảng nhưng cả hai cùng lên tiếng nếu có sấu hẳn phải có bảng cấm xuống nước. Có lẽ an toàn, hơn nữa sấu không thích suối nước chảy mạnh. Hai người lại thả chân trong nước, ăn bánh mì khô. Ít khi thưởng thức miếng bánh khô trét bơ ngon như thế. Chân mát rượi, miệng nhai bánh thưởng thức chất ngọt lịm từ bột mì và mùi thơm của bơ thấy đời lên hương lạ thường. Tưởng chỉ ngả lưng một chút ai ngờ cả hai đi vào giấc mộng vàng. Khi mở mắt ra còn ngạc nhiên hơn nữa, vây quanh chúng tôi là ba bốn con đại thử ngồi chồm hổm mắt đăm đăm ngó. Thấy chúng tôi cựa quạy con nhát gan phóng xa, con bạo ngồi đó nhìn trừng trừng.
Tiếp tục lần theo con suối cho đến khi chạm phải gềnh núi lớn đành theo con đường mòn dẫn lên sườn núi. Cuối đường mòn phải leo qua một khu vực toàn đá, không thể đi dễ dàng, khi đi thẳng, khi vịn vào đá, khi khom người luồn cúi, khi bò sát mặt đá chui lọt những lỗ hổng giữa các khe đá. Khi chui qua các hông đá, bàn tay chạm cái mùi lạnh khí đá toả ra, thình lình cơn gió thoảng đưa nhanh vào mặt làm tươi hẳn cái mệt mỏi. Lần đầu tiên chúng tôi thấy con rắn tắm nắng, nó nằm dài trên tảng đá, phơi cái bụng phệ ra nắng, đầu cuộn tròn dấu dưới bụng, cái đuôi chầm chậm nhịp nhàng đưa lên đưa xuống nhẹ nhàng như cánh lá khô trước gió. Nó nằm an nhàn, thảnh thơi. Do tiếng động nó trường mình núp sau kẽ đá, nhưng không trốn hẳn mà để thò đuôi lơ lửng ra ngoài trông như một rễ cây khô.
Nhìn đồng hồ chúng tôi thấy không thể đi hơn được nữa bèn hè nhau trở lại. Ham vui lúc đi không để ý các khúc quanh, lối rẽ đến lúc về mới kiểm soát lại bản đồ mình đang ở vị trí nào. Đến lúc này cả hai đều hoảng. Tấm bản đồ có trong tay cũng mù mờ như núi rừng, như đá tảng. Xem trước xem sau, nhìn tới lui không thể nhận ra cảnh vật quanh ta với hình vẽ và các mốc trong bản đồ. Đang ở đâu là câu hỏi hai người không đồng ý với nhau. Kẻ cho là đây là điểm vẽ tô sơn trên đá đúng với hình vẽ trong bản đồ, người cho là không phải vì cứ theo đó mà đi một lát lại thấy cảnh vật thay đổi, các mốc vẽ trên đá và các chỉ dẫn trong bản đồ không trùng hợp. Gió lạnh hơn, ánh mặt trời xuống nhanh hơn hình như núi rừng đi ngủ sớm hơn đồng bằng và thành phố. Mới năm giờ mà trời sâm sẩm tối. Thực ra trời còn sáng lắm từng tia sáng chiếu dọi xuyên qua cành cây rất rõ nhưng từ thung lũng hơi nước quyện lên cao tạo thành một cảnh mù sương.
Không rõ xa hay gần chỗ mình đậu xe. Nhìn lên chỉ thấy bờ đá cao chót vót. Làm sao tìm đường lên đỉnh quả là nhiêu khê. Các con thằn lằn đuôi cụt bò ra, mấy con mối đâu đó cũng xuất hiện và thỉnh thoảng có chú dơi háu đói bỏ đàn một mình quanh quẩn bắt mồi. Tối hơn một chút mối lo tăng hơn nhiều vì nếu tối quá làm sao nhìn thấy đường để bước. Hình ảnh con rắn phơi nắng ban trưa sống lại vì rắn thường ăn đêm và chập choạng tối chúng từ hang bò ra săn mồi. Nơi ít nước đã thấy cóc nhái lên tiếng mừng buổi tối, tiếng chim rúc rích xa gần, vài con có tiếng kêu như lạc mẹ nghe lạ tai vì chưa bao giờ nghe tiếng chim hót vang vọng như tiếng kêu
‘mẹ ơi, mẹ à, mẹ ơi’.
Không phải là tưởng tượng. Thực tế tiếng kêu vang vọng do cây rừng tạo ra âm thanh tìm mẹ. khi lạc đường tai trở nên thính lạ thường, mọi tiếng động lớn nhỏ, xa gần đều lọt vào tai. Các con đại thử lớn nhỏ ban ngày trốn đâu giờ cũng mò ra nhiều hơn. Chúng nhìn hai đứa tôi như kẻ lạ xâm phạm vùng chúng làm chủ ban đêm. Càng mờ tối chúng tôi càng bước nhanh, bước đại không còn giờ để nhìn bản đồ, không còn giờ để bàn thảo. Bước đại, bước cách xa nhau khoảng vài chục thước, người đi trước kẻ theo sau nhất định không bàn thảo thêm, không nhìn bản đồ nữa dù có tiếng réo gọi sau lưng là sai đường rồi, quẹo phải mới trúng, quẹo trái là sai. Không còn giờ để nói đến đúng sai, đi đại, tới đâu thì tới vì không nhanh chân nhảy trên các phiến đá, trời tối làm sao mà đi hơn nữa rắn bò ra lỡ có bề gì làm sao tìm được xe cứu thương, nhờ ai giúp. Không nhanh chân thì trú ngụ nơi đâu giữa cảnh rừng hoang, nằm phiến đá hẳn lạnh buốt. Hiện tại chân không lạnh, người không lạnh nhưng hai vai hơi tái tê vì cái lạnh nhẹ nhàng thấm vào người.
Sau gần hai giờ bước rộn rã, nhảy phóng, leo trèo nhờ ánh trăng chúng tôi nhìn thấy chân cầu thang lúc trưa đi xuống. Cả hai đều hô lên một lúc,
Đúng rồi chân cầu thang lúc sáng ra đi.
Nhìn thấy chân cầu thang mừng ơi là mừng nhưng chân lại bủn rủn, tay mỏi rời, mệt lả, mồ hôi trán lăn dài trên má, dù ngoài trời khá lạnh. Không ngờ lo sợ lạc lối, mất đường và ý chí vượt thắng cả cái mỏi mệt của thân xác. Đến khi xác định đúng hướng thì thân xác lại đòi nghỉ, không chịu đi nữa vì bắt nó làm việc quá mức. Cả hai đều cảm thấy như vậy, đều thấy cần nghỉ, không thể tiếp tục.
Nghỉ một lát cho lại sức. Lạnh và đói dục đứng dậy lần mò lên cầu thang, mới bước được mấy bước anh bạn tôi lên tiếng,
Lạ sáng nay đi không thấy cành cây đổ xuống lối đi, nhìn quanh không thấy cây to lớn sao lại có cành chặn ngang lối đi. Không lẽ người chủ dùng cành cây như rào cản lối lên xuống.
Còn đang thắc mắc thì anh bạn hô lên,
Thôi ông ơi đừng tiến tới nữa hình như là con trăn thì phải, giống lắm, nó nằm ngang lối đi, cẩn thận đấy. Con trăn cỡ này nó nuốt mình cái một.
Cả hai lên tiếng, con trăn hình như điếc, không nghe cứ nằm im như khúc cây. Đến gần hơn xác định rõ thật, con trăn. Cả hai lùi lại. Làm sao đi qua, không thể phóng ngang mình nó mà lên. Chọn đường khác thì không có, độc lộ mà con trăn đòi làm chủ.
Hai đứa thi nhau nhặt đá ném hy vọng tiếng động làm nó chuyển mình. Trong lúc bối rối càng ném càng trật. Tôi cũng vào tay chọi đá có hạng nay phần sợ phần đứng xa sợ con trăn phản công nên chọi hoài không trúng. Không trúng nó không nhúc nhích. Tay khá mỏi vì chọi lúc đói. May mắn anh bạn chọi ngay lưng, nó từ từ luồn. Vẫn chưa dám liều phải chọi thêm vài ba cục nữa, đứng yên nghe động tĩnh rồi cùng hè nhau phóng thật nhanh qua chỗ con trăn nằm. Cả hai phóng như bay lên dốc. Đến đỉnh dốc mới rõ khi lo lắng sợ chết người nào cũng nhanh chân, lẹ tay và nhiều sức.
Vào trong xe có loại bánh kẹo nào nhiều chất đường nhất được xơi trước. Sao nó ngon tệ, nhai đến đâu nuốt đến đó, nó để lại cái vị thơm ngon ngây ngất. Bình thường chê kẹo nhiều chất đường, tối nay nó lại ngon lạ thường. Bao nhiêu bánh ế ẩm trong mấy ngày qua nay được thanh toán sạch trước khi lái xe về khách sạn. Nhờ ánh trăng đường bớt tối, có nhiều con đại thử và vài ba con nhím và thỏ hai mắt đỏ như hai hòn tiết tròn xoe.
Chỉ mất hơn ba giờ là về đến nhà, trong khi đó lúc đi phải mất hơn năm giờ. Tắm rửa xong chưa đi ngủ ngay nhưng còn ngồi hồi tưởng lại cái đẹp và cám cảnh lúc lạc đường. Bây giờ cảm nghĩ mỗi người mới xả ra, không phiền hà, trách nhau. Cả hai cùng tranh nói.
Thèm nói
Những ngày sau đó gặp ai câu chuyện lạc núi đá cũng là đề tài nóng bỏng. Mọi chi tiết được kể rất rành mạch, bài bản đàng hoàng như một bài văn tả chân. Từ chi tiết nhỏ nhặt: Nào là cảm giác tê buốt ngâm chân dưới suối, rợn tóc gáy vội rút chân lên tưởng bị đỉa đeo không ngờ đó là sợi rong đen cuốn cổ chân. Nào là đại thử mẹ mang con trong túi dưới bụng, toàn thân trong túi trừ hai cái chân nhỏ nhắn xinh xinh, đạp đạp theo đà bước của mẹ.
Cái kinh nghiệm thèm nói, khát nói giúp chúng tôi hiểu hơn cảm tưởng, tâm trạng của các tông đồ ngày xưa lần đầu gặp Chúa sau khi Ngài sống lại tử cõi chết. Nhu cầu khát nói của các ông mạnh hơn của chúng tôi rất nhiều. Các ông chứng kiến sự lạ gấp ngàn lần chúng tôi nên nhu cầu khát nói, thèm chia sẻ của các ông cấp thiết hơn, mạnh hơn ngàn lần. Các ông sống trong đợi chờ lâu hơn, mong mỏi nhiều hơn nên cũng khát khao nhiều hơn. Kinh nghiệm gặp Chúa của các ông vĩ đại, quan trọng và khẩn thiết hơn kinh nghiệm vài giờ lạc đường mất lối của chúng tôi.
Nhu cầu
Kể lại kinh nghiệm đã trải qua là một nhu cầu, không phải khoe tài mà là nhu cầu cần diễn tả. Nói thật nhiều, nói chi tiết, đúng với những gì đã nhìn, đã cảm là điều không thể dấu, không thể tránh. Có một ước muốn trong người mời gọi nói ra, không thể ấp ủ, ép chế, dấu sâu kín trong tâm mà phải thổ lộ cho mọi người. Vấn đề người nghe tin ít nhiều không quan trọng. Cảm giác đòi nói, muốn nói, được nói kinh nghiệm trải qua quan trọng hơn nhiều. Bây giờ tôi hiểu rõ tâm trạng các tông đồ trên đường Emaus lần đầu gặp Chúa sống lại từ cõi chết, ngay trong đêm, không sợ vất vả, không ngại khó, không sợ hiểm nguy, không thể chờ tới sáng, ngay đêm các ông lên đường. Vội vã về đến nhà gặp lại nhau câu đầu tiên là nói, nói cái cảm xúc, cái tin vui nhận được. Các tông đồ ở nhà cũng cùng hoàn cảnh, mong chờ người quen nói cho đã thèm. Kinh nghiệm niềm vui tràn đầy cần chia sẻ, không thể để nó đầy ắp trong tim. Càng để lâu càng nhức nhối, khó chịu. Càng chia sẻ càng vui. Kinh nghiệm của các bà tảng sáng ra thăm mộ cũng vậy. Các bà đon đả, vội vã về nhà báo tin. Thầy sống lại rồi, mồ trống không kìa, ra mà coi. Không phải trẻ cần nói mà ngay cả già cũng khó tránh. Nghe tin ông già Phêrô cũng chạy hụt hơi, ráng chạy xem sự thể thế nào, lời tường thuật ra sao. Nhu cầu cấn biết cũng quan trọng, biết rồi nhu cầu nói quan trọng hơn.
Vì thế các phiên họp quan trọng bao giờ cũng có vấn đề thề hứa giữ kín, không được nói ra. Dù thề, dù hứa giữ bí mật điều thề hứa không phải dễ. Nguyên nhân chính vẫn là nhu cầu nói, biết mà không nói ra chịu không nổi, ép chế hoài không xong, nhất là tin vui, tin buồn. Cái cảm xúc quanh đi quẩn lại trong người không chịu nằm yên, nhảy múa đòi phải nói ra.
Điểm chung
Hầu như ai cũng có kinh nghiệm thèm nói, khát nói mà không nhận ra. Lúc nhỏ tôi vẫn bị la về tội ham nói.
Từ từ mà nói, ai nói hết phần mà vội vàng, liến tháu như thế.
Cứ để ý đến các phiên họp sẽ rõ. Gặp đúng đề tài người này đang nói, người kia nhảy vào nói không chờ nói hết câu. Nhất là các cuộc tranh biện nếu không khéo điều khiển cuộc tranh biện sẽ có nhiều người nói, ít người nghe vì nhu cầu cần nói cái ý nghĩ trong đầu.
Nhờ thèm nói, nhờ nhu cầu phải nói kinh nghiệm lạ lùng mà ngày nay chúng ta có được bộ Phúc Âm. Các tông đồ không thể nào giữ riêng cho mình kinh nghiệm gặp Chúa mà phải chia sẻ thật, phải nói thật điều mắt thấy, tai nghe cho người thân, cho người chung quanh.
Thánh Phaolô qua câu chuyện ngã ngựa lộ rõ điều đó. Hình như đi đến đâu ông cũng kể cái kinh nghiệm quan trọng nhất đời của mình cho người nghe. Kể hoài không chán, càng kể càng thấy rõ cái nhu cầu cần phải nói kinh nghiệm gặp Chúa. Nó mạnh mẽ như sóng thần trong người, nó dào dạt tin yêu đến độ không thể cầm giữ cho mình.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
TUỔI THẦN TIÊN
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người..
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá,. .chuồn nhanh.
(Trích thơ của Phạm Doanh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền