Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 25 năm ngày tôn phong hiển thánh các chân phước tử đạo VN
LM. Jos Trương Đình Hiền
08:06 19/06/2013
THÁNH LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM 25 NĂM NGÀY
TÔN PHONG HIỂN THÁNH CÁC CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO VIỆT NAM (19/6/1988-19/6/2013)
Dẫn nhập trước ca Nhập lễ :
Kính thưa cộng đoàn,
Hôm nay, hoà chung niềm hân hoan sốt mến với muôn triệu trái tim anh chị em tín hữu Việt Nam, chúng ta long trọng cử hành Thánh Lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan-Phaolo II tôn phong 117 Chân phước Tử Đạo Việt nam lên hàng Chư Thánh
Tâm tình đầu tiên của chúng ta trong Thánh Lễ nầy đó chính là tạ ơn Chúa. Bởi vì, Tử Đạo, trước hết là một hồng ân bao la của Thiên Chúa. Chính nhờ hồng ân nầy, đặc biệt, nhờ việc 117 Chứng Nhân Tử Đạo tại Việt Nam được tuyên phong Hiển Thánh trên bàn thờ của Giáo Hội, mà dân tộc Việt Nam, Hội Thánh Việt Nam được rạng rỡ vinh quang, và con cháu chúng ta hôm nay được dư tràn ân phúc.
Trong ngày kỷ niệm đặc biệt nầy, chúng ta cùng nhớ lại lời của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong Thánh lễ phong hiển thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam tại quảng trường thánh Phêrô ngày 19.06.1988 :
“Một lần nữa, hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh chị em rằng : Máu các vị Tử đạo là nguồn ân sủng cho anh chị em, trước tiên để anh chị em hãy thăng tiến đức tin giữa anh chị em với nhau, kế đến là làm cho đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và còn lan truyền sang thế hệ tương lai. Đức tin nầy tồn tại để làm nền tảng sự kiên trì cho tất cả những ai là người Việt Nam thuần tuý sẽ trung thành với quê hương, sẽ trung thành với đất nước nhưng đồng thời cũng là những tín hữu của Chúa Ki-tô. Ai là người tín hữu đều ý thức rằng : lời kêu gọi của phúc âm vẫn phải là tuân phục thể chế loài người để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kính nể tha nhân, yêu thương anh chị em, kính mến Thiên Chúa cũng như tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia. Do đó, công ích của quốc gia vẫn là điểm người Công Giáo có đạo phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, tự do được hiệp thông với vị Chủ chăn và anh chị em đồng tín ngưỡng, như thế là để sống an bình với mọi người, thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân”.
Giờ đây, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và kính nhớ Các Thánh Tử Đạo Việt nam, chúng ta hãy đứng lên hát chung bài ca nhập lễ để bắt đầu Thánh Lễ.
TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Trước hết, Giáo Hội Việt Nam trong quá trình đón nhận, sống và trung tín bảo vệ đức tin đã có phần nào điểm tương đồng với Giáo Hội Mẹ tại Rôma. Có nghĩa là ngay từ buổi khai nguyên, Hội Thánh Việt nam đã trãi qua gần suốt 300 năm bị bách hại. Trong chặng đường lịch sử dài lâu đó đã có đông đảo Kitô hữu trung thành đổ máu đào làm chứng đức tin. Trong số đó đã có 117 Vị được tôn phong Hiển Thánh và một vị được tôn phong Á Thánh.
Sau đây là 5 thời kỳ bách hại mà Giáo Hội VN đã trãi qua:
§ Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh : 1644, 1745 và 1773 : 5 Vị (4 Vị được phong hiển thánh ngày 19.06.1988 và một Vị mới được phong Á thánh, tức Á Thánh Anrê Phú Yên ngày 05.03.2000).
§ Thời Cảnh Thịnh : 1798 : 2 Vị (Hiển thánh).
§ Thời Minh Mạng : Từ 1820-1840 : 50 Vị (Hiển Thánh).
§ Thời Thiệu Tri : 1841 – 1847 : 3 Vị (Hiển Thánh).
§ Thời Tự Đức – Văn Thân : 1847 – 1862….1883 : 58 Vị (Hiển Thánh)
Mặc đầu đã được tôn phong Hiển Thánh chung một lần vào ngày 19.06.1988. Tuy nhiên, tiến trình để tiến tới ngày Vinh quang nầy lại phải trãi qua nhiều giai đoạn, với nhiều triều đại Giáo Hoàng. Sau đây là 5 đợt phong Á Thánh của các Chứng Nhân Việt nam :
1. Thời ĐGH Lêô XIII : 4 Vị. Ngày 27.05.1900
2. Thời ĐGH Piô X : 8 Vị. Ngày 20.05.1906
3. Thời ĐGH Piô X : 20 Vị. Ngày 02.05.1909
4. Thời ĐGH Piô XII : 25 Vị. Ngày 29.04.1951
5. Thời ĐGH Gioan-Phaolô II : 1 Vị. Ngày 05.03.2000 : Á Thánh Anrê Phú Yên.
Trừ Á Thánh Anrê Phú Yên mới được phong Á Thánh vào ngày 05.03.2000. 117 Vị đã được Đức Gioan-Phaolô II tôn phong Hiển Thánh ngày 19.06.1988 tại Rôma.
Trong số 117 Vị Hiển Thánh nầy, chúng ta thấy có các thành phần Dân chúa như sau :
- Giám Mục : 8 Vị (Pháp 2, Tây Ban Nha 6)
- Linh mục : 50 Vị (Pháp 8, Tây Ban Nha 5, Việt Nam 37)
- Thầy giảng : 14 Vị (Chỉ có Việt Nam)
- Chủng sinh : 1 Vị (Việt nam)
- Giáo dân : 44 Vị (Chỉ có Việt Nam)
Đặc biệt, trong các Thánh Tử Đạo thuộc bậc giáo dân, chúng ta nhận thấy các Ngài thuộc đủ mọi thành phần và giai cấp xã hội như sau :
- Làm quan (Quan án, quan trường)
- Quân lính (Cai đội, chưởng vệ, lính trơn)
- Hương chức (Chánh tổng, lý trưởng)
- Ngành nghề (Lang y, thương gia, thợ dêt, thợ mộc, dân chài. Đông đảo nhất là nông dân : 10 Vị)
Cho dù tất cả đều đi trên con đường thập giá, uống chén đắng của Chúa Kitô. Tuy nhiên, cái chết và hình khổ các Ngài nếm trải lại không như nhau. Sau đây là các loại hình khổ tử đạo của các Ngài :
- Bá đao : Cắt từng miếng thịt cho đủ 100 mãnh (1 Vị)
- Lăng trì : Chặt chân tay trước khi chém đầu (2 Vị)
- Thiêu sinh : 6 Vị (vào tháng 6.1862)
- Trảm : Chém đầu (76 Vị)
- Giảo : Thắt cổ cho chết (22 Vị)
- Rũ tù : 9 Vị
Bài học chứng nhân anh hùng của các Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam mà chúng ta có thể rút tỉa được đó là 3 điểm cốt yếu nầy :
- Lòng anh dũng hào hùng.
- Lòng bao dung, tha thứ, bác ái yêu thương.
- Lòng kiên vững vào mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.
Là con cháu của các Vị Cha Ông anh Hùng Tử đạo, chúng ta hãnh diện được tiếp bước các Ngài trên con đường đức tin. Đặc biệt, noi gương 3 Vị Thánh Tử đạo của Giáo Phận Qui Nhơn : Thánh Giám Mục Stêphanô Thể, Thánh Trùm Họ Anrê Kim Thông và Á Thánh giáo lý viên Anrê Phú Yên.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một trăm ngày đầu của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
03:48 19/06/2013
Đức Phanxicô sắp trải qua 100 ngày đầu tiên trong cương vị Cha Chung của chúng ta. Việc khởi đầu triều giáo hoàng của ngài đã lôi cuốn rất nhiều chú ý và cho thấy nhiều phương cách mới trong việc thừa hành vai trò lãnh đạo Giáo Hội Phổ Quát. Người ta thích thú theo dõi câu truyện đầy bất ngờ của ngài. Có thể nói: Hoa Thịnh Đốn vừa phấn khích vừa chấn động trước cuộc bầu cử nhanh chóng, không cần vận động, không ứng cử viên, không cố vấn không cả quảng cáo, và những thăm dò kết quả chỉ là những làn khói đen hay trắng thoát ra từ ống khói.
Tại một cuộc bàn luận về vị tân giáo hoàng tại đại học Harvard, khi được hỏi phải phản ứng ra sao trước hiện tượng mới lạ này, một nhà xuất bản Hoa Kỳ đã cho hay: nếu phải viết một cuốn sách về hiện tượng này, chương đầu của ông sẽ là việc từ nhiệm của một vị giáo hoàng lần đầu tiên trong 600 năm. Chương hai sẽ tập chú vào vị linh mục dòng tên 76 tuổi chuyên đáp xe buýt đi làm trong tư cách tổng giám mục Buenos Aires. Chương ba sẽ là câu truyện cơ mật viện bầu giáo hoàng, trong đó, vị linh mục dòng Tên này đã được bầu và lấy tên Phanxicô để bày tỏ quyết tâm vì người nghèo, vì hòa bình và vì môi sinh. Chương bốn sẽ tường trình những ngày đầu của vị tân giáo hoàng, người xin dân chúng cầu cho mình được chúc lành trước khi chúc lành cho họ, người đã từ chối không dọn vào nơi Tông Điện và Thứ Năm Tuần Thánh đã vào nhà tù rửa chân cho các tù nhân, trong đó có phụ nữ và người Hồi Giáo…
Nhiều người theo dõi câu truyện của ngài với một thái độ ngưỡng phục. Những bài giảng lễ dựa vào Sách Thánh mỗi sáng của ngài quả là nguồn thách thức và phong phú hóa thiêng liêng, chúng vừa khiêu khích vừa tràn trề hy vọng. Sau 100 ngày, Hoa Thịnh Đốn thường tự hỏi chức vụ đã thay đổi người nắm giữ nó ra sao, liệu nhà tân lãnh đạo có khả năng thực hiện bất cứ một thay đổi thực sự nào không và buổi khởi đầu này hứa hẹn gì đối với tương lai. Thiển nghĩ những suy nghĩ sau đây có thể trả lời cho thắc mắc ấy.
Những quan sát buổi đầu
1. Đức Phanxicô đang thay đổi Vatican, chứ không ngược lại. Cho đến nay, Đức Phanxicô đang thay đổi cách thi hành trách nhiệm của một vị giáo hoàng, hơn là bị các trách nhiệm này thay đổi. Ngài cưỡng lại việc bị cô lập và nhấn mạnh tới ý muốn được gần gũi với tân hội đồng gồm 8 vị Hồng Y, với những người cùng sống tại nhà khách, cùng ăn với họ, được điện đàm với các bạn cũ, được gặp gỡ thường xuyên những người ngài phục vụ, nhất là người nghèo và yếu thế. Đức Phanxicô đang thích ứng các lề thói của ngôi vị giáo hoàng theo cung cách mục vụ của ngài, hơn là ngược lại.
2. Cho đến nay, giáo hoàng của mọi người… Đức Phanxicô đang thay đổi lớn lối người ta nhìn ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội. Ngày 14 tháng 6 vừa qua, Real Clear Religion, một trang mạng dẫn ta tới nhiều bài báo và phân tích về tôn giáo, đã đăng tải bài Pope Francis Is Good for Jews của Francis Rocca trên tờ Wall Street Journal và bài Pope Francis Is Good for Protestants của Chris Nye trên tờ Relevant Magazine. Mấy ngày sau, lại có bài He's Our Francis, Too của Timothy George trên ấn phẩm lớn của Tin Lành Christianity Today. Những nhận định kiểu này về ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội không hẳn là chuyện thông thường trong những năm gần đây. Chỉ bằng việc ngài là ai, ngài hành động ra sao, ngài nói năng những gì, Đức Phanxicô đang giúp mọi người, kể cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, nhìn Giáo Hội và sự lãnh đạo của vị giáo hoàng một cách rất khác và rất tích cực. Thực vậy, nhiều người cho hay họ quay về với Giáo Hội vì cảm thấy được Đức Phanxicô chào đón và khuyến khích.
3. Biểu tượng là bản chất. Đức Phanxicô là một người có phong thái đơn giản nhưng lời lẽ lại mạnh mẽ. Biểu tượng vốn là thực chất trong một Giáo Hội bí tích. Nơi ngài sống, quần áo ngài mặc, điểm ngài chủ trương, cách ngài nói, cách ngài vươn tới người khác chứng tỏ cách phục vụ đầy khiêm hạ của ngài trong tư cách Giám Mục Rôma. Các câu truyện về khía cạnh này khá nhiều: trao ghế ngồi và bánh sandwich cho một vệ binh Thụy Sĩ; dừng chân để trả tiền trọ và lấy hành lý tại khách sạn; điện thoại để hủy mua báo tại quê nhà; yêu cầu đồng bào Á Căn Đình đừng tới Rôma dự lễ đăng quang, để dành tiền cho người nghèo; và cảm động hơn cả là rửa chân cho các tù nhân trẻ vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
4. Quyền lực là phục vụ. Ngay từ bài giảng lễ đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “quyền lực chân chính là phục vụ” và trách nhiệm của ngài là “mở rộng vòng tay để che chở mọi người dân Chúa và âu yếm ôm lấy toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất, và kém quan trọng nhất”. Không đoàn tùy tùng, không vệ sĩ bảo vệ và không cả một chiến lược truyền thông vĩ đại, chỉ là một mục tử hoàn cầu trên một diễn đàn mới để chia sẻ tin, cậy, mến.
5. Cái tên bao hàm điều gì? Trong các diễn văn, các bài giảng và nhiều sáng kiến khác, Đức Phanxicô luôn đặt người nghèo vào tâm điểm sứ vụ của ngài và sinh hoạt Công Giáo. Ngài luôn đề cao giá trị nhân bản của người nghèo, nhiệm vụ của ta phải bảo vệ cuộc sống và phẩm giá của họ, trách nhiệm của Giáo Hội phải ra ngoài lề cuộc sống để hiện diện và chăm sóc “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất và ít quan trọng nhất”. Đây là một biểu lộ giáo huấn Công Giáo, chứ không để đánh trống lảng. Việc Đức Phanxicô nhấn mạnh tới ưu tiên dành cho người nghèo chỉ là một phát biểu can đảm đối với giáo huấn bị nhiều người làm ngơ của Đức Bênêđíctô trong Deus Caritas Est và Caritas in Veritate. Các ngôn từ mạnh mẽ của ngài về “chủ nghĩa tư bản man rợ” và sự dửng dưng đối với người nghèo chính là các ứng dụng giáo huấn Công Giáo truyền thống được nói lên từ một mục tử đầy nhiệt tình mà tâm hồn dành hết cho người nghèo và đôi chân luôn rảo khắp vùng tồi tàn của họ.
6. Lời lẽ đơn sơ mang theo sứ điệp mạnh mẽ. Các phóng viên báo chí rất thích trích dẫn các ngôn từ khiêu khích, đầy thách thức của Đức Phanxicô. Chúng chuyên chở nguyên tắc luân lý và một lòng say mê chân thực. “Chiến tranh là cuộc tự sát của nhân loại vì nó sát hại trái tim, sát hại tình yêu”. “Thực phẩm ta phí phạm là thực phẩm ta ăn cướp của người đói khát”. “Việc thờ phượng bò vàng xưa tìm được hình ảnh mới và vô tâm nơi việc tôn thờ tiền bạc và nền độc tài kinh tế không mặt mũi”. “Giáo Hội là một người mẹ, chứ không phải người giữ em”… Giáo Hội không phải là một tổ chức, nhưng là “một truyện tình”. Cảnh báo chống lại “cuộc sống buồn thảm của các Kitô hữu mê ngủ… các người Công Giáo nằm trên đống khoai… các Kitô hữu chỉ sống đủ tốt”.
Và hẳn giới truyền thông phải cảm phục khi ngài cho rằng “cả người vô thần” cũng được Chúa Kitô cứu chuộc.
7. Đức Phanxicô không chịu thu mình. Đức Phanxicô bất chấp các phạm trù chính trị, ý thức hệ và Giáo Hội đã thành ước lệ. Ngài không làm tuyên úy cho bất cứ phe phái đặc thù nào, nhưng làm nhà lãnh đạo phổ quát nhằm thách thức mọi người chúng ta để qua bên mọi thiên kiến có tính ý thức hệ và các sở thích chính trị để xem sét như mới mọi thách đố của ta bằng lăng kính Tin Mừng và giáo huấn Công Giáo. Như mọi người đều biết, Đức HY Bergoglio từng thách thức các cám dỗ Mácxít nơi một số yếu tố của thần học giải phóng; và ngài cũng không e ngại thách thức các yếu tố của “chủ nghĩa tư ban man rợ” từng loại bỏ không biết bao nhiêu con người. Đức Phanxicô cũng lên án chủ nghĩa duy tương đối vốn làm rỗng ý nghĩa đức tin và ủng hộ một xã hội đang đánh mất nền tảng luân lý của nó. Ngài cũng bác bỏ chủ nghĩa chính thống cực đoan (fundamentalism) “không muốn thay đổi” và những ai “chỉ muốn vặn ngược đồng hồ” và khư khư tìm cách “thuần hóa Chúa Thánh Thần”. Ngài đả phá chủ nghĩa duy tục chủ trương ta có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không cần có Thiên Chúa, và chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa cho rằng xã hội được đo lường bởi cái ta có hay sản xuất chứ không bởi cung cách ta chăm sóc cho nhau, nhất là chăm sóc người nghèo và người yếu thế.
8. Vấn đề căn tính. Giáo Hội không phải là một tổ chức khác nữa để làm điều thiện, mà là thân thể Chúa Kitô. “Ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, mọi thứ ấy đều vô ích. Ta chỉ có thể trở thành một cơ chế nhân đạo phi chính phủ, chứ không phải là Giáo Hội". Ngài luôn nhấn mạnh sự kiện Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại như là tâm điểm của việc phục vụ và làm chứng của Kitô hữu.
9. Qủy vẫn lẩn quẩn quanh đây. Qủy cũng không được làm ngơ trong các sứ điệp của Đức Phanxicô. Ngài là người của hy vọng, nhưng không quá lạc quan tếu. Có sự hiện diện của ma qủy trong thế gian và trong cuộc sống ta và chúng bắt nguồn từ Satan. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “bi quan, yếm thế và vu vạ phát xuất từ Sa tan” và nhắc nhở ta “ma qủy luôn đánh lừa ta”.
10. Các nguyên tắc nền tảng luôn quan trọng. Đức Phanxicô nhắc nhở Tổng Giám Mục Canterbury và tất cả chúng ta rằng hợp nhất đòi ta phải “phát huy các giá trị Kitô Giáo trong một thế giới xem ra có lúc đã hoài nghi một số nền tảng của xã hội, chư việc tôn trọng tính thánh thiêng của sự sống con người hay tầm quan trọng của định chế gia đình xây dựng trên hôn nhân”.
11. Thực hiện các nối kết. Đức Phanxicô nối kết các ưu tiên và nguyên tắc trong khi người khác chia rẽ chúng. Vào cuối tuần qua, khi cử hành Tin Mừng Sự Sống, ngài kêu gọi bảo vệ trẻ chưa sinh và người nghèo, coi việc này như minh chứng cho cam kết của ta đối với sự sống. Ngài nói rằng “mục đích của kinh tế và chính trị là phục vụ nhân loại, bắt đầu với những người nghèo nhất và yếu thế nhất bất cứ họ ở đâu, ngay cả ở trong bụng mẹ. Mọi lý thuyết kinh tế và chính trị hay hành động đều phải nhằm cung cấp cho mỗi cư dân của địa cầu những điều tối thiểu để họ sống trong nhân phẩm và tự do, có khả năng hỗ trợ một gia đình, giáo dục được con cái, ca ngợi được Thiên Chúa và phát triển được tiềm năng nhân bản riêng của họ”.
12. Xây cầu, đừng xây tường. Đức Phanxicô tìm cách bắt tay và thuyết phục, tìm kiếm người hồi tâm, chứ không tìm kiếm người lạc đạo. Ngài nói với các nhà báo của tờ Civilta Cattolica: “trách vụ chính của anh chị em không phải là xây tường mà là xây cầu”. Ngài bảo: “qua đối thoại, ta luôn có thể tới gần sự thật, vốn là hồng ân của Thiên Chúa, và làm giầu cho nhau… Điều chủ yếu là hãy mở lòng và trí ra… Ngay cả Giáo Hội, khi trở thành chỉ biết hướng về mình, sẽ trở nên bịnh hoạn và già cỗi”.
13. Đừng giáo sĩ hóa tầng lớp giáo dân. Nhiều năm qua, lúc nào Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới ơn gọi làm muối, ánh sáng và men bột của người giáo dân giữa trần gian. Ngài vốn nói rằng “Ta thường hay tập chú vào… cung thánh, hơn là đem Tin Mừng cho thế gian”. Ơn gọi của giáo dân là “sống và truyền bá đức tin nơi gia đình, nơi làm việc, nơi trường học, nơi chòm xóm của họ và ngoài các phạm vi ấy nữa… là thành men tình yêu Chúa giữa lòng xã hội… Người giáo dân có nhiệm vụ sáng tạo và gieo vãi hy vọng, công bố đức tin, không phải từ tòa giảng mà từ… cuộc sống hàng ngày”.
14. Không có chỗ cho người ca thán, bép xép hay bon chen. Đức Phanxicô không có giờ cho “ông hay bà ca thán” hay “những Kitô hữu sầu muộn, mặt mũi lúc nào cũng giống những trái ớt ngâm dấm hơn là tươi vui”. Đối với ngài, phúc âm là “tin vui” và ta phải tỏ ra niềm vui ấy. Ngài cũng không có giờ cho những “niềm vui đen tối của bép xép (gossip)” và cãi cọ nhau giữa các tín hữu. Ngài gọi kiểu tấn công nhau này là “cơ chế xấu xa”. Ngài nhắc nhở ta “đừng nói xấu lẫn nhau. Đừng bôi xấu lẫn nhau. Đừng hạ thấp lẫn nhau”. Theo ngài, “cuối cùng, ta vẫn là những người cùng đi một con đường”. Đức Phanxicô liên tiếp cảnh giác tham vọng của giáo sĩ: “duy nghề nghiệp là phong cùi”.
15. Những người ý thức hệ miễn nạp đơn. Một khai triển ai cũng có thể đoán được trong 100 ngày đầu này là cơn cám dỗ muốn dành Đức Giáo Hoàng cho thứ Công Giáo riêng của mình… là nhà tranh đấu xã hội hay Công Giáo tin lành, là chiến sĩ văn hóa hay người cổ vũ đối thoại, là nhà cải cách hay nhà chấp pháp. Trước đây, câu hỏi chủ yếu là liệu ta có đồng ý với Đức Giáo Hoàng hay không, nay thì liệu Đức Giáo Hoàng có đồng ý với ta hay không. Nhiều người cố gắng giải thích “mất tiêu” việc ngài tha thiết đồng hóa với người nghèo và việc ngài thẳng thừng lên án nền kinh tế hoàn cầu từng bỏ rơi không biết bao nhiêu con người. Nhiều người khác cho rằng tất cả những chuyện công bằng xã hội đều tốt, nhưng liệu ngài có chịu thay đổi giáo huấn về phá thai và hôn nhân đồng tính hay không? Đức Phanxicô không hề làm tuyên úy cho bất cứ phe phái nào, cũng không làm người cổ vũ mua vui (cheerleader) cho bất cứ nghị trình chính trị nào. Thực thế, ngài không có giờ cho những người ý thức hệ, luôn cố tình “sai lạc hóa Tin Mừng… kết cục thành những nhà trí thức vô tài, những nhà đạo đức bất lương. Và thậm chí đừng nói đến cái đẹp, vì họ không hiểu nó chút nào”. Ngài cảnh cáo những ai kình chống Vatican II, những người “không muốn thay đổi” và chỉ “muốn vặn ngược lại đồng hồ”. Ngài cũng cảnh cáo những ai muốn làm rỗng bản chất đức tin, thay thế cầu nguyện bằng “tắm gội vũ trụ”, thay thế việc thực sự gặp gỡ Chúa Kitô bằng việc “rẩy phun thần minh” (god-spray), và hạ thấp đức tin để được người đời tiếp nhận.
16. Đi ra bên lề. Chủ đề nổi bật của 100 ngày đầu này là nếu tự hướng về chính mình, Giáo Hội sẽ sinh bịnh. Theo Đức Phanxicô, “một Giáo Hội mà không ra ngoài, sớm muộn gì, cũng sinh bịnh vì bị khép kín… Điều cũng đúng là ra ngoài phố sẽ gặp nguy cơ bị tai nạn, nhưng nói cho ngay, tôi thích một Giáo Hội bị tai nạn một ngàn lần hơn một Giáo Hội bị bịnh”. Đức Phanxicô kêu gọi Giáo Hội phải ra khỏi chính mình, phải sẵn sàng đón nhận nguy hiểm khi công bố Tin Mừng và bênh vực người nghèo và người yếu thế. Tai nạn là điều chịu đựng được; thái độ và tác phong “tự qui về chính mình” (self-referential)” thì không thể khoan dung.
Dự phóng tương lai
Trước mặt là nhiều quyết định và thách thức quan trọng. Ta biết sắp tới sẽ có hai thông điệp. Đức Phanxicô đang hoàn tất thông điệp về đức tin của Đức Bênêđíctô XVI. Chính ngài sẽ viết thông điệp riêng về người nghèo, một thông điệp sẽ rõ ràng thách thức thái độ im lặng nặng nề của ta xưa nay về người nghèo trong sinh hoạt công. Việc ngài trở lại Châu Mỹ La Tinh chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là một biến cố và là một thử nghiệm lớn lao. Tương lai không ai đoán được, nhưng ngay bây giờ ta có thể thấy trước một vài phác thảo của con đường trước mặt:
Hợp tác chứ không cô lập: Đức Phanxicô không chịu cô lập. Ngài tìm tham khảo và hợp tác. Ngài đã chọn cho mình nhóm “bát nhân bang” Hồng Y để giúp ngài lãnh đạo Giáo Hội, cố vấn cho ngài cải cách và làm cho Giáo Hội tiến lên phía trước. Phiên họp đầu tiên vào tháng mười sắp tới vừa có tính khai phá vừa có tính tiếp diễn.
Nhân sự là chính sách. Nếu biểu tượng là bản chất, thì ngài chọn ai để cầm đầu các sở bộ Vatican sẽ là điều quyết định đối với việc định hướng, định ưu tiên và bầu khí chung cho tương lai Giáo Hội. Đức Phanxicô chưa khởi sự bổ nhiệm các vị chức sắc cho các vai trò chủ chốt này. Nhiều người chú y tới việc bổ nhiệm Quốc Vụ Khanh. Tuy nhiên, các chọn lựa quan trọng nhất là chọn lựa các vị sẽ là giám mục để lãnh đạo các Giáo Hội địa phương. Nhiều giáo phận lớn của Hoa Kỳ đang chờ mong giám mục mới. Vị nào sẽ là “giám mục của Đức Phanxicô” đây để dẫn dắt các giáo phận này hướng tới tương lai?
Các nữ tu đâu phải chuyện đùa. Nói đến Hoa Kỳ, người ta nghĩ ngay đến thử nghiệm lớn của Đức Phanxicô trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng của Hội Đồng Lãnh Đạo Các Nữ Tu (LCWR). Nhiều người tại đây coi các sáng kiến từ trước đến nay của Vatican dường như đang tấn công vào lòng trung thành, việc làm và tư cách thành viên của các cộng đồng nữ tu vốn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người Công Giáo. Phần lớn các giáo dân đang nghiêng về phía các nữ tu. Các dấu hiệu từ trước đến nay chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, có tường trình cho hay trong một cuộc gặp gỡ các nữ tu Châu Mỹ Latinh, Đức Phanxicô tỏ ra muốn có tập chú mới về cuộc khủng hoảng này. Đây là điều khó có thể làm ngơ, vì nó có ý nghĩa biểu tượng đối với việc Giáo Hội xử lý phụ nữ.
Cải tổ: ai phục vụ ai? Dù sao, đức tân giáo hoàng cũng có sứ mệnh phải cải tổ Giáo Triều Rôma một cách đáng kể. Vấn đề căn bản là: Đức Thánh Cha trông vào ai để thực sự dẫn đạo Giáo Hội tiến lên: các giám mục tại các giáo phận địa phương và trong các hội đồng quốc gia và miền, hay trưởng các bộ sở tại Rôma? Nhiều người nhấn mạnh rằng các bộ sở ở Rôma thường hay hành động như những cơ quan đầu não coi thường và hay ra lệnh lạc trịch thượng cho các quản trị viên chi nhánh ở địa phương. Các chỉ trích loại này thường cáo buộc rằng khuynh hướng tập trung quyền hành này dẫn tới việc thiếu phối hợp trầm trọng giữa các bộ sở Vatican, thiếu tham khảo trong các vụ bổ nhiệm giám mục, các cuộc điều tra bất ngờ và nhiều diễn trình có những thách thức không ai tiên đoán. Họ cũng cho rằng các thượng hội đồng và các cơ phận tham vấn khác đã trở thành những nghị trường chán ngắt cho những bài diễn văn 5 phút với thật ít lắng nghe và thảo luận về các vấn đề quan trọng như giáo sĩ lạm dụng tình dục, tự do tôn giáo, thế tục hóa, tranh chấp và nghèo khó hoàn cầu. Quyết định chủ yếu là liệu các cơ chế của Vatican có đó để phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ trong tính đa dạng và hợp nhất của nó hay các Giáo Hội địa phương phải phục dịch hay chịu trách nhiệm trước các cơ chế của Vatican.
Một giáo hoàng biết làm giáo hoàng
Về cuối thừa tác vụ của ngài, Đức Bênêđíctô XVI được nhận định như một giáo hoàng dạy dỗ. Đức Phanxicô, ngay từ đầu, xuất hiện như một mục tử rao giảng bằng lời và gương sáng. Đây chỉ là cách nói quá đơn giản. Thực ra, Giáo Hội của chúng ta luôn diễm phúc có được sự lãnh đạo tuyệt vời để công bố Tin Mừng và xây đắp Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các Đức Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI đều đã sử dụng các hồng ân Chúa ban, lòng can đảm và trung thành bản thân để dạy dỗ, lãnh đạo, gợi hứng và phục vụ ở những thời điểm và trong nhiều cách thế khác nhau. Bài này không hẳn nói về thế giá hay năng lực, mà chỉ mô tả cách Đức Tân Giáo Hoàng lãnh đạo Giáo Hội trong thời buổi nhiều thách thức này mà thôi. Đức Phanxicô đã vươn tới những người ngài phục vụ, bênh vực người nghèo, công bố Tin Mừng một cách minh bạch và đầy tin tưởng, áp dụng nó vào các thách đố hàng ngày của ta và cảnh giác ta khỏi tính vị kỷ và xu hướng tội lỗi. Một thí dụ rõ ràng, ngài đã kết án những ai coi bí tích như phần thưởng cho tác phong tốt, chứ không phải máng chuyển ơn thánh Chúa; ngài nhấn mạnh rằng những ai tới với phép rửa và phép hôn phối nên được chào đón, chứ không bị phán đoán. Đây là vị giáo hoàng xuất hiện đúng nghĩa “Đức Thánh Cha”, vị mục tử thông minh, đầy chăm sóc và đơn sơ của giáo xứ hoàn vũ, người hàng ngày dạy dỗ ta bằng những gì ngài nói và làm. Ngài thách thức chúng ta sống thực “tin vui” của Chúa Giêsu Kitô một cách can đảm, vui tươi và khiêm nhường.
Một người không Công Giáo quan sát 100 ngày đầu này cho rằng “các ông có được một vị giáo hoàng biết làm giáo hoàng”. Sau 100 ngày này, hiển nhiên ai cũng mong được thấy phần còn lại của câu truyện diễn tiến ra sao.
Tại một cuộc bàn luận về vị tân giáo hoàng tại đại học Harvard, khi được hỏi phải phản ứng ra sao trước hiện tượng mới lạ này, một nhà xuất bản Hoa Kỳ đã cho hay: nếu phải viết một cuốn sách về hiện tượng này, chương đầu của ông sẽ là việc từ nhiệm của một vị giáo hoàng lần đầu tiên trong 600 năm. Chương hai sẽ tập chú vào vị linh mục dòng tên 76 tuổi chuyên đáp xe buýt đi làm trong tư cách tổng giám mục Buenos Aires. Chương ba sẽ là câu truyện cơ mật viện bầu giáo hoàng, trong đó, vị linh mục dòng Tên này đã được bầu và lấy tên Phanxicô để bày tỏ quyết tâm vì người nghèo, vì hòa bình và vì môi sinh. Chương bốn sẽ tường trình những ngày đầu của vị tân giáo hoàng, người xin dân chúng cầu cho mình được chúc lành trước khi chúc lành cho họ, người đã từ chối không dọn vào nơi Tông Điện và Thứ Năm Tuần Thánh đã vào nhà tù rửa chân cho các tù nhân, trong đó có phụ nữ và người Hồi Giáo…
Nhiều người theo dõi câu truyện của ngài với một thái độ ngưỡng phục. Những bài giảng lễ dựa vào Sách Thánh mỗi sáng của ngài quả là nguồn thách thức và phong phú hóa thiêng liêng, chúng vừa khiêu khích vừa tràn trề hy vọng. Sau 100 ngày, Hoa Thịnh Đốn thường tự hỏi chức vụ đã thay đổi người nắm giữ nó ra sao, liệu nhà tân lãnh đạo có khả năng thực hiện bất cứ một thay đổi thực sự nào không và buổi khởi đầu này hứa hẹn gì đối với tương lai. Thiển nghĩ những suy nghĩ sau đây có thể trả lời cho thắc mắc ấy.
Những quan sát buổi đầu
1. Đức Phanxicô đang thay đổi Vatican, chứ không ngược lại. Cho đến nay, Đức Phanxicô đang thay đổi cách thi hành trách nhiệm của một vị giáo hoàng, hơn là bị các trách nhiệm này thay đổi. Ngài cưỡng lại việc bị cô lập và nhấn mạnh tới ý muốn được gần gũi với tân hội đồng gồm 8 vị Hồng Y, với những người cùng sống tại nhà khách, cùng ăn với họ, được điện đàm với các bạn cũ, được gặp gỡ thường xuyên những người ngài phục vụ, nhất là người nghèo và yếu thế. Đức Phanxicô đang thích ứng các lề thói của ngôi vị giáo hoàng theo cung cách mục vụ của ngài, hơn là ngược lại.
2. Cho đến nay, giáo hoàng của mọi người… Đức Phanxicô đang thay đổi lớn lối người ta nhìn ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội. Ngày 14 tháng 6 vừa qua, Real Clear Religion, một trang mạng dẫn ta tới nhiều bài báo và phân tích về tôn giáo, đã đăng tải bài Pope Francis Is Good for Jews của Francis Rocca trên tờ Wall Street Journal và bài Pope Francis Is Good for Protestants của Chris Nye trên tờ Relevant Magazine. Mấy ngày sau, lại có bài He's Our Francis, Too của Timothy George trên ấn phẩm lớn của Tin Lành Christianity Today. Những nhận định kiểu này về ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội không hẳn là chuyện thông thường trong những năm gần đây. Chỉ bằng việc ngài là ai, ngài hành động ra sao, ngài nói năng những gì, Đức Phanxicô đang giúp mọi người, kể cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, nhìn Giáo Hội và sự lãnh đạo của vị giáo hoàng một cách rất khác và rất tích cực. Thực vậy, nhiều người cho hay họ quay về với Giáo Hội vì cảm thấy được Đức Phanxicô chào đón và khuyến khích.
3. Biểu tượng là bản chất. Đức Phanxicô là một người có phong thái đơn giản nhưng lời lẽ lại mạnh mẽ. Biểu tượng vốn là thực chất trong một Giáo Hội bí tích. Nơi ngài sống, quần áo ngài mặc, điểm ngài chủ trương, cách ngài nói, cách ngài vươn tới người khác chứng tỏ cách phục vụ đầy khiêm hạ của ngài trong tư cách Giám Mục Rôma. Các câu truyện về khía cạnh này khá nhiều: trao ghế ngồi và bánh sandwich cho một vệ binh Thụy Sĩ; dừng chân để trả tiền trọ và lấy hành lý tại khách sạn; điện thoại để hủy mua báo tại quê nhà; yêu cầu đồng bào Á Căn Đình đừng tới Rôma dự lễ đăng quang, để dành tiền cho người nghèo; và cảm động hơn cả là rửa chân cho các tù nhân trẻ vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
4. Quyền lực là phục vụ. Ngay từ bài giảng lễ đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “quyền lực chân chính là phục vụ” và trách nhiệm của ngài là “mở rộng vòng tay để che chở mọi người dân Chúa và âu yếm ôm lấy toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất, và kém quan trọng nhất”. Không đoàn tùy tùng, không vệ sĩ bảo vệ và không cả một chiến lược truyền thông vĩ đại, chỉ là một mục tử hoàn cầu trên một diễn đàn mới để chia sẻ tin, cậy, mến.
5. Cái tên bao hàm điều gì? Trong các diễn văn, các bài giảng và nhiều sáng kiến khác, Đức Phanxicô luôn đặt người nghèo vào tâm điểm sứ vụ của ngài và sinh hoạt Công Giáo. Ngài luôn đề cao giá trị nhân bản của người nghèo, nhiệm vụ của ta phải bảo vệ cuộc sống và phẩm giá của họ, trách nhiệm của Giáo Hội phải ra ngoài lề cuộc sống để hiện diện và chăm sóc “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất và ít quan trọng nhất”. Đây là một biểu lộ giáo huấn Công Giáo, chứ không để đánh trống lảng. Việc Đức Phanxicô nhấn mạnh tới ưu tiên dành cho người nghèo chỉ là một phát biểu can đảm đối với giáo huấn bị nhiều người làm ngơ của Đức Bênêđíctô trong Deus Caritas Est và Caritas in Veritate. Các ngôn từ mạnh mẽ của ngài về “chủ nghĩa tư bản man rợ” và sự dửng dưng đối với người nghèo chính là các ứng dụng giáo huấn Công Giáo truyền thống được nói lên từ một mục tử đầy nhiệt tình mà tâm hồn dành hết cho người nghèo và đôi chân luôn rảo khắp vùng tồi tàn của họ.
6. Lời lẽ đơn sơ mang theo sứ điệp mạnh mẽ. Các phóng viên báo chí rất thích trích dẫn các ngôn từ khiêu khích, đầy thách thức của Đức Phanxicô. Chúng chuyên chở nguyên tắc luân lý và một lòng say mê chân thực. “Chiến tranh là cuộc tự sát của nhân loại vì nó sát hại trái tim, sát hại tình yêu”. “Thực phẩm ta phí phạm là thực phẩm ta ăn cướp của người đói khát”. “Việc thờ phượng bò vàng xưa tìm được hình ảnh mới và vô tâm nơi việc tôn thờ tiền bạc và nền độc tài kinh tế không mặt mũi”. “Giáo Hội là một người mẹ, chứ không phải người giữ em”… Giáo Hội không phải là một tổ chức, nhưng là “một truyện tình”. Cảnh báo chống lại “cuộc sống buồn thảm của các Kitô hữu mê ngủ… các người Công Giáo nằm trên đống khoai… các Kitô hữu chỉ sống đủ tốt”.
Và hẳn giới truyền thông phải cảm phục khi ngài cho rằng “cả người vô thần” cũng được Chúa Kitô cứu chuộc.
7. Đức Phanxicô không chịu thu mình. Đức Phanxicô bất chấp các phạm trù chính trị, ý thức hệ và Giáo Hội đã thành ước lệ. Ngài không làm tuyên úy cho bất cứ phe phái đặc thù nào, nhưng làm nhà lãnh đạo phổ quát nhằm thách thức mọi người chúng ta để qua bên mọi thiên kiến có tính ý thức hệ và các sở thích chính trị để xem sét như mới mọi thách đố của ta bằng lăng kính Tin Mừng và giáo huấn Công Giáo. Như mọi người đều biết, Đức HY Bergoglio từng thách thức các cám dỗ Mácxít nơi một số yếu tố của thần học giải phóng; và ngài cũng không e ngại thách thức các yếu tố của “chủ nghĩa tư ban man rợ” từng loại bỏ không biết bao nhiêu con người. Đức Phanxicô cũng lên án chủ nghĩa duy tương đối vốn làm rỗng ý nghĩa đức tin và ủng hộ một xã hội đang đánh mất nền tảng luân lý của nó. Ngài cũng bác bỏ chủ nghĩa chính thống cực đoan (fundamentalism) “không muốn thay đổi” và những ai “chỉ muốn vặn ngược đồng hồ” và khư khư tìm cách “thuần hóa Chúa Thánh Thần”. Ngài đả phá chủ nghĩa duy tục chủ trương ta có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không cần có Thiên Chúa, và chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa cho rằng xã hội được đo lường bởi cái ta có hay sản xuất chứ không bởi cung cách ta chăm sóc cho nhau, nhất là chăm sóc người nghèo và người yếu thế.
8. Vấn đề căn tính. Giáo Hội không phải là một tổ chức khác nữa để làm điều thiện, mà là thân thể Chúa Kitô. “Ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, mọi thứ ấy đều vô ích. Ta chỉ có thể trở thành một cơ chế nhân đạo phi chính phủ, chứ không phải là Giáo Hội". Ngài luôn nhấn mạnh sự kiện Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại như là tâm điểm của việc phục vụ và làm chứng của Kitô hữu.
9. Qủy vẫn lẩn quẩn quanh đây. Qủy cũng không được làm ngơ trong các sứ điệp của Đức Phanxicô. Ngài là người của hy vọng, nhưng không quá lạc quan tếu. Có sự hiện diện của ma qủy trong thế gian và trong cuộc sống ta và chúng bắt nguồn từ Satan. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “bi quan, yếm thế và vu vạ phát xuất từ Sa tan” và nhắc nhở ta “ma qủy luôn đánh lừa ta”.
10. Các nguyên tắc nền tảng luôn quan trọng. Đức Phanxicô nhắc nhở Tổng Giám Mục Canterbury và tất cả chúng ta rằng hợp nhất đòi ta phải “phát huy các giá trị Kitô Giáo trong một thế giới xem ra có lúc đã hoài nghi một số nền tảng của xã hội, chư việc tôn trọng tính thánh thiêng của sự sống con người hay tầm quan trọng của định chế gia đình xây dựng trên hôn nhân”.
11. Thực hiện các nối kết. Đức Phanxicô nối kết các ưu tiên và nguyên tắc trong khi người khác chia rẽ chúng. Vào cuối tuần qua, khi cử hành Tin Mừng Sự Sống, ngài kêu gọi bảo vệ trẻ chưa sinh và người nghèo, coi việc này như minh chứng cho cam kết của ta đối với sự sống. Ngài nói rằng “mục đích của kinh tế và chính trị là phục vụ nhân loại, bắt đầu với những người nghèo nhất và yếu thế nhất bất cứ họ ở đâu, ngay cả ở trong bụng mẹ. Mọi lý thuyết kinh tế và chính trị hay hành động đều phải nhằm cung cấp cho mỗi cư dân của địa cầu những điều tối thiểu để họ sống trong nhân phẩm và tự do, có khả năng hỗ trợ một gia đình, giáo dục được con cái, ca ngợi được Thiên Chúa và phát triển được tiềm năng nhân bản riêng của họ”.
12. Xây cầu, đừng xây tường. Đức Phanxicô tìm cách bắt tay và thuyết phục, tìm kiếm người hồi tâm, chứ không tìm kiếm người lạc đạo. Ngài nói với các nhà báo của tờ Civilta Cattolica: “trách vụ chính của anh chị em không phải là xây tường mà là xây cầu”. Ngài bảo: “qua đối thoại, ta luôn có thể tới gần sự thật, vốn là hồng ân của Thiên Chúa, và làm giầu cho nhau… Điều chủ yếu là hãy mở lòng và trí ra… Ngay cả Giáo Hội, khi trở thành chỉ biết hướng về mình, sẽ trở nên bịnh hoạn và già cỗi”.
13. Đừng giáo sĩ hóa tầng lớp giáo dân. Nhiều năm qua, lúc nào Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới ơn gọi làm muối, ánh sáng và men bột của người giáo dân giữa trần gian. Ngài vốn nói rằng “Ta thường hay tập chú vào… cung thánh, hơn là đem Tin Mừng cho thế gian”. Ơn gọi của giáo dân là “sống và truyền bá đức tin nơi gia đình, nơi làm việc, nơi trường học, nơi chòm xóm của họ và ngoài các phạm vi ấy nữa… là thành men tình yêu Chúa giữa lòng xã hội… Người giáo dân có nhiệm vụ sáng tạo và gieo vãi hy vọng, công bố đức tin, không phải từ tòa giảng mà từ… cuộc sống hàng ngày”.
14. Không có chỗ cho người ca thán, bép xép hay bon chen. Đức Phanxicô không có giờ cho “ông hay bà ca thán” hay “những Kitô hữu sầu muộn, mặt mũi lúc nào cũng giống những trái ớt ngâm dấm hơn là tươi vui”. Đối với ngài, phúc âm là “tin vui” và ta phải tỏ ra niềm vui ấy. Ngài cũng không có giờ cho những “niềm vui đen tối của bép xép (gossip)” và cãi cọ nhau giữa các tín hữu. Ngài gọi kiểu tấn công nhau này là “cơ chế xấu xa”. Ngài nhắc nhở ta “đừng nói xấu lẫn nhau. Đừng bôi xấu lẫn nhau. Đừng hạ thấp lẫn nhau”. Theo ngài, “cuối cùng, ta vẫn là những người cùng đi một con đường”. Đức Phanxicô liên tiếp cảnh giác tham vọng của giáo sĩ: “duy nghề nghiệp là phong cùi”.
15. Những người ý thức hệ miễn nạp đơn. Một khai triển ai cũng có thể đoán được trong 100 ngày đầu này là cơn cám dỗ muốn dành Đức Giáo Hoàng cho thứ Công Giáo riêng của mình… là nhà tranh đấu xã hội hay Công Giáo tin lành, là chiến sĩ văn hóa hay người cổ vũ đối thoại, là nhà cải cách hay nhà chấp pháp. Trước đây, câu hỏi chủ yếu là liệu ta có đồng ý với Đức Giáo Hoàng hay không, nay thì liệu Đức Giáo Hoàng có đồng ý với ta hay không. Nhiều người cố gắng giải thích “mất tiêu” việc ngài tha thiết đồng hóa với người nghèo và việc ngài thẳng thừng lên án nền kinh tế hoàn cầu từng bỏ rơi không biết bao nhiêu con người. Nhiều người khác cho rằng tất cả những chuyện công bằng xã hội đều tốt, nhưng liệu ngài có chịu thay đổi giáo huấn về phá thai và hôn nhân đồng tính hay không? Đức Phanxicô không hề làm tuyên úy cho bất cứ phe phái nào, cũng không làm người cổ vũ mua vui (cheerleader) cho bất cứ nghị trình chính trị nào. Thực thế, ngài không có giờ cho những người ý thức hệ, luôn cố tình “sai lạc hóa Tin Mừng… kết cục thành những nhà trí thức vô tài, những nhà đạo đức bất lương. Và thậm chí đừng nói đến cái đẹp, vì họ không hiểu nó chút nào”. Ngài cảnh cáo những ai kình chống Vatican II, những người “không muốn thay đổi” và chỉ “muốn vặn ngược lại đồng hồ”. Ngài cũng cảnh cáo những ai muốn làm rỗng bản chất đức tin, thay thế cầu nguyện bằng “tắm gội vũ trụ”, thay thế việc thực sự gặp gỡ Chúa Kitô bằng việc “rẩy phun thần minh” (god-spray), và hạ thấp đức tin để được người đời tiếp nhận.
16. Đi ra bên lề. Chủ đề nổi bật của 100 ngày đầu này là nếu tự hướng về chính mình, Giáo Hội sẽ sinh bịnh. Theo Đức Phanxicô, “một Giáo Hội mà không ra ngoài, sớm muộn gì, cũng sinh bịnh vì bị khép kín… Điều cũng đúng là ra ngoài phố sẽ gặp nguy cơ bị tai nạn, nhưng nói cho ngay, tôi thích một Giáo Hội bị tai nạn một ngàn lần hơn một Giáo Hội bị bịnh”. Đức Phanxicô kêu gọi Giáo Hội phải ra khỏi chính mình, phải sẵn sàng đón nhận nguy hiểm khi công bố Tin Mừng và bênh vực người nghèo và người yếu thế. Tai nạn là điều chịu đựng được; thái độ và tác phong “tự qui về chính mình” (self-referential)” thì không thể khoan dung.
Dự phóng tương lai
Trước mặt là nhiều quyết định và thách thức quan trọng. Ta biết sắp tới sẽ có hai thông điệp. Đức Phanxicô đang hoàn tất thông điệp về đức tin của Đức Bênêđíctô XVI. Chính ngài sẽ viết thông điệp riêng về người nghèo, một thông điệp sẽ rõ ràng thách thức thái độ im lặng nặng nề của ta xưa nay về người nghèo trong sinh hoạt công. Việc ngài trở lại Châu Mỹ La Tinh chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là một biến cố và là một thử nghiệm lớn lao. Tương lai không ai đoán được, nhưng ngay bây giờ ta có thể thấy trước một vài phác thảo của con đường trước mặt:
Hợp tác chứ không cô lập: Đức Phanxicô không chịu cô lập. Ngài tìm tham khảo và hợp tác. Ngài đã chọn cho mình nhóm “bát nhân bang” Hồng Y để giúp ngài lãnh đạo Giáo Hội, cố vấn cho ngài cải cách và làm cho Giáo Hội tiến lên phía trước. Phiên họp đầu tiên vào tháng mười sắp tới vừa có tính khai phá vừa có tính tiếp diễn.
Nhân sự là chính sách. Nếu biểu tượng là bản chất, thì ngài chọn ai để cầm đầu các sở bộ Vatican sẽ là điều quyết định đối với việc định hướng, định ưu tiên và bầu khí chung cho tương lai Giáo Hội. Đức Phanxicô chưa khởi sự bổ nhiệm các vị chức sắc cho các vai trò chủ chốt này. Nhiều người chú y tới việc bổ nhiệm Quốc Vụ Khanh. Tuy nhiên, các chọn lựa quan trọng nhất là chọn lựa các vị sẽ là giám mục để lãnh đạo các Giáo Hội địa phương. Nhiều giáo phận lớn của Hoa Kỳ đang chờ mong giám mục mới. Vị nào sẽ là “giám mục của Đức Phanxicô” đây để dẫn dắt các giáo phận này hướng tới tương lai?
Các nữ tu đâu phải chuyện đùa. Nói đến Hoa Kỳ, người ta nghĩ ngay đến thử nghiệm lớn của Đức Phanxicô trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng của Hội Đồng Lãnh Đạo Các Nữ Tu (LCWR). Nhiều người tại đây coi các sáng kiến từ trước đến nay của Vatican dường như đang tấn công vào lòng trung thành, việc làm và tư cách thành viên của các cộng đồng nữ tu vốn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người Công Giáo. Phần lớn các giáo dân đang nghiêng về phía các nữ tu. Các dấu hiệu từ trước đến nay chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, có tường trình cho hay trong một cuộc gặp gỡ các nữ tu Châu Mỹ Latinh, Đức Phanxicô tỏ ra muốn có tập chú mới về cuộc khủng hoảng này. Đây là điều khó có thể làm ngơ, vì nó có ý nghĩa biểu tượng đối với việc Giáo Hội xử lý phụ nữ.
Cải tổ: ai phục vụ ai? Dù sao, đức tân giáo hoàng cũng có sứ mệnh phải cải tổ Giáo Triều Rôma một cách đáng kể. Vấn đề căn bản là: Đức Thánh Cha trông vào ai để thực sự dẫn đạo Giáo Hội tiến lên: các giám mục tại các giáo phận địa phương và trong các hội đồng quốc gia và miền, hay trưởng các bộ sở tại Rôma? Nhiều người nhấn mạnh rằng các bộ sở ở Rôma thường hay hành động như những cơ quan đầu não coi thường và hay ra lệnh lạc trịch thượng cho các quản trị viên chi nhánh ở địa phương. Các chỉ trích loại này thường cáo buộc rằng khuynh hướng tập trung quyền hành này dẫn tới việc thiếu phối hợp trầm trọng giữa các bộ sở Vatican, thiếu tham khảo trong các vụ bổ nhiệm giám mục, các cuộc điều tra bất ngờ và nhiều diễn trình có những thách thức không ai tiên đoán. Họ cũng cho rằng các thượng hội đồng và các cơ phận tham vấn khác đã trở thành những nghị trường chán ngắt cho những bài diễn văn 5 phút với thật ít lắng nghe và thảo luận về các vấn đề quan trọng như giáo sĩ lạm dụng tình dục, tự do tôn giáo, thế tục hóa, tranh chấp và nghèo khó hoàn cầu. Quyết định chủ yếu là liệu các cơ chế của Vatican có đó để phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ trong tính đa dạng và hợp nhất của nó hay các Giáo Hội địa phương phải phục dịch hay chịu trách nhiệm trước các cơ chế của Vatican.
Một giáo hoàng biết làm giáo hoàng
Về cuối thừa tác vụ của ngài, Đức Bênêđíctô XVI được nhận định như một giáo hoàng dạy dỗ. Đức Phanxicô, ngay từ đầu, xuất hiện như một mục tử rao giảng bằng lời và gương sáng. Đây chỉ là cách nói quá đơn giản. Thực ra, Giáo Hội của chúng ta luôn diễm phúc có được sự lãnh đạo tuyệt vời để công bố Tin Mừng và xây đắp Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các Đức Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI đều đã sử dụng các hồng ân Chúa ban, lòng can đảm và trung thành bản thân để dạy dỗ, lãnh đạo, gợi hứng và phục vụ ở những thời điểm và trong nhiều cách thế khác nhau. Bài này không hẳn nói về thế giá hay năng lực, mà chỉ mô tả cách Đức Tân Giáo Hoàng lãnh đạo Giáo Hội trong thời buổi nhiều thách thức này mà thôi. Đức Phanxicô đã vươn tới những người ngài phục vụ, bênh vực người nghèo, công bố Tin Mừng một cách minh bạch và đầy tin tưởng, áp dụng nó vào các thách đố hàng ngày của ta và cảnh giác ta khỏi tính vị kỷ và xu hướng tội lỗi. Một thí dụ rõ ràng, ngài đã kết án những ai coi bí tích như phần thưởng cho tác phong tốt, chứ không phải máng chuyển ơn thánh Chúa; ngài nhấn mạnh rằng những ai tới với phép rửa và phép hôn phối nên được chào đón, chứ không bị phán đoán. Đây là vị giáo hoàng xuất hiện đúng nghĩa “Đức Thánh Cha”, vị mục tử thông minh, đầy chăm sóc và đơn sơ của giáo xứ hoàn vũ, người hàng ngày dạy dỗ ta bằng những gì ngài nói và làm. Ngài thách thức chúng ta sống thực “tin vui” của Chúa Giêsu Kitô một cách can đảm, vui tươi và khiêm nhường.
Một người không Công Giáo quan sát 100 ngày đầu này cho rằng “các ông có được một vị giáo hoàng biết làm giáo hoàng”. Sau 100 ngày này, hiển nhiên ai cũng mong được thấy phần còn lại của câu truyện diễn tiến ra sao.
Thánh địa Lộ Đức ở Pháp bị ngập lụt nặng
Lê Đình Thông
07:51 19/06/2013
THÁNH ĐỊA LỘ ĐỨC BỊ NGẬP LỤT
(19/06).- Từ hai hôm nay, mực nước sông Gave dâng cao khiến hang đá Đức Mẹ bị ngập dưới 1,40 mét nước. Nước sông Gave dâng tới mức kỷ lục là 4,5 mét, chưa từng xẩy ra tại Lộ Đức. Cơn lũ hiện nay còn quan trọng cơn lũ xẩy ra vào tháng 10/2012, ngập dưới 3,49 mét nước, gây thiệt hại 1, 3 triệu euros chỉ riêng khu vực thánh địa.
Khoảng ba ngàn thiếu nhi dự định hành hương vào hôm nay (19/06) phải dời lại tuần sau. Khoảng vài ngàn người hành hương khác đến từ giáo phận Arras (Pas-de-Calais) hiện có mặt ở Lộ Đức nhưng không đến được hang đá Đức Mẹ.
Chiều nay vẫn còn cơn mưa dầm. Khách thập phương tạm trú tại các khách sạn ven sông được đưa đến nơi an toàn. Các tuyến giao thông ở khu vực Cauterets, Luz Saint-Sauveur và Barèges gần Lộ Đức đều bị cắt đứt vị bị ngập bùn. Miền tây nam nước Pháp gồm Gers, Gironde, Landes, Lot-et-Garonne, Pyrénées Atlantiques và Hautes Pyrénées đều lâm vào cảnh lụt lội.
Còn hơn hai tháng nữa, từ 1 đến 5 tháng 8 tới đây, các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên khắp nước Pháp sẽ hành hương tại Lộ Đức nhân kỷ niệm 25 năm đại lễ tôn phong các thánh tử đạo Việt Nam (1988-2013). Ngoài các nghi thức phụng vụ trọng thể còn có ba buổi thuyết trình về chủ đề các thánh tử đạo Việt Nam. Thuyết trình đoàn gồm có LM Hà Quang Minh (Tuyên úy đoàn), GS Trần Văn Cảnh và chúng tôi (Giáo Xứ Paris).
Lê Đình Thông
Khoảng ba ngàn thiếu nhi dự định hành hương vào hôm nay (19/06) phải dời lại tuần sau. Khoảng vài ngàn người hành hương khác đến từ giáo phận Arras (Pas-de-Calais) hiện có mặt ở Lộ Đức nhưng không đến được hang đá Đức Mẹ.
Chiều nay vẫn còn cơn mưa dầm. Khách thập phương tạm trú tại các khách sạn ven sông được đưa đến nơi an toàn. Các tuyến giao thông ở khu vực Cauterets, Luz Saint-Sauveur và Barèges gần Lộ Đức đều bị cắt đứt vị bị ngập bùn. Miền tây nam nước Pháp gồm Gers, Gironde, Landes, Lot-et-Garonne, Pyrénées Atlantiques và Hautes Pyrénées đều lâm vào cảnh lụt lội.
Còn hơn hai tháng nữa, từ 1 đến 5 tháng 8 tới đây, các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên khắp nước Pháp sẽ hành hương tại Lộ Đức nhân kỷ niệm 25 năm đại lễ tôn phong các thánh tử đạo Việt Nam (1988-2013). Ngoài các nghi thức phụng vụ trọng thể còn có ba buổi thuyết trình về chủ đề các thánh tử đạo Việt Nam. Thuyết trình đoàn gồm có LM Hà Quang Minh (Tuyên úy đoàn), GS Trần Văn Cảnh và chúng tôi (Giáo Xứ Paris).
Lê Đình Thông
ĐTC Phanxicô lên tiếng bênh vực người di cư
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
22:52 19/06/2013
VATICAN - Ngay hôm trước của Ngày Thế Giới Di Dân, hôm nay, Thứ Tư 19/06/2013, trong buổi tiếp kiến chung tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi trợ giúp và đón tiếp những gia đình di tản, mà những gia đình này đang đứng trước nguy cơ bị tan rã. Theo Đức Thánh Cha nguyên nhân của sự chạy trốn này là do bạo lực, những sự bách hại, sự phân biệt đối xử cách nghiêm trọng vì lý do tôn giáo mà họ tuyên xưng, hoặc thuộc nhóm sắc tộc, hay vì quan điểm chính trị.
« Chúng ta được mời gọi giúp đỡ họ, mở rộng sự thông cảm và hào hiệp của mình », Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ trước đám đông khoảng 60 ngàn khách hành hương tập trung trong buổi tiếp kiến chung hôm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nêu ra những rủi ro mà các gia đình này phải hứng chịu. Trước nhất là sự chạy trốn khỏi quê hương xứ sở trước nguy cơ bị tan rã, rồi khi đến nơi đất khách quê người, họ phải đối diện với những khác biệt về nền văn hóa và xã hội. « Chúng ta không thể thờ ơ trước những gia đình này, cũng như các anh chị em lánh nạn của chúng ta, vốn đang đứng trước sự ép buộc từ bỏ nhà cửa, tổ quốc và bị mất đi tài sản và sự an toàn của mình », Đức Thánh Cha bày tỏ với người Công Giáo trên thế giới đồng thời kêu gọi không bao giờ được ruồng bỏ những con người này.
Nhằm hưởng ứng ngày này, kể từ ngày hôm qua, Thứ Ba 18/06/2013 cho đến tận Thứ Sáu tới đây, tại phía cuối bên ngoài nhà thờ Chúa Giêsu tại Roma của Dòng Tên có chiếu khoảng 200 hình ảnh với thời lượng khoảng 12 phút trên một màn hình lớn liên quan đến hiện tình của những người lánh nạn cũng như bước khởi xướng tình liên đới với họ trên phạm phi toàn cầu. Sáng kiến này thuộc Ủy Ban Phục Vụ Di Dân của Dòng Tên (viết tắt là JRS) có kèm theo một cuộc triển lãm thường trực trong ngôi nhà thờ này, cũng như tại thành phố Beyrouth và New York cho đến hết ngày 30 tháng Sáu 2013.
Những tấm hình và cuộc triển lãm chỉ cho thấy những người lánh nạn và di tản khỏi Syria, đặc biết là chiến dịch bếp ăn cho địa danh Alep mà tại đó mỗi ngày JRS chuẩn bị 17 ngàn suất ăn với thức ăn nấu chín. Những hình ảnh này cũng đưa ra thông điệp về sự hỗ trợ đa dạng, trong đó có tính đến cả việc đào tạo ngành nghề mà JRS đang áp dụng tại Masisi và tại trại Mokoto nằm về phía Bắc Kivu, nước Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô, vốn đang bị tấn công bởi phiến quân.
Mục vụ người tị nạn và di dân là một lãnh vực mà các tổ chức từ thiện của Giáo Hội hoạt động rất hiệu quả trên khắp thế giới.
« Chúng ta được mời gọi giúp đỡ họ, mở rộng sự thông cảm và hào hiệp của mình », Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ trước đám đông khoảng 60 ngàn khách hành hương tập trung trong buổi tiếp kiến chung hôm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nêu ra những rủi ro mà các gia đình này phải hứng chịu. Trước nhất là sự chạy trốn khỏi quê hương xứ sở trước nguy cơ bị tan rã, rồi khi đến nơi đất khách quê người, họ phải đối diện với những khác biệt về nền văn hóa và xã hội. « Chúng ta không thể thờ ơ trước những gia đình này, cũng như các anh chị em lánh nạn của chúng ta, vốn đang đứng trước sự ép buộc từ bỏ nhà cửa, tổ quốc và bị mất đi tài sản và sự an toàn của mình », Đức Thánh Cha bày tỏ với người Công Giáo trên thế giới đồng thời kêu gọi không bao giờ được ruồng bỏ những con người này.
Nhằm hưởng ứng ngày này, kể từ ngày hôm qua, Thứ Ba 18/06/2013 cho đến tận Thứ Sáu tới đây, tại phía cuối bên ngoài nhà thờ Chúa Giêsu tại Roma của Dòng Tên có chiếu khoảng 200 hình ảnh với thời lượng khoảng 12 phút trên một màn hình lớn liên quan đến hiện tình của những người lánh nạn cũng như bước khởi xướng tình liên đới với họ trên phạm phi toàn cầu. Sáng kiến này thuộc Ủy Ban Phục Vụ Di Dân của Dòng Tên (viết tắt là JRS) có kèm theo một cuộc triển lãm thường trực trong ngôi nhà thờ này, cũng như tại thành phố Beyrouth và New York cho đến hết ngày 30 tháng Sáu 2013.
Những tấm hình và cuộc triển lãm chỉ cho thấy những người lánh nạn và di tản khỏi Syria, đặc biết là chiến dịch bếp ăn cho địa danh Alep mà tại đó mỗi ngày JRS chuẩn bị 17 ngàn suất ăn với thức ăn nấu chín. Những hình ảnh này cũng đưa ra thông điệp về sự hỗ trợ đa dạng, trong đó có tính đến cả việc đào tạo ngành nghề mà JRS đang áp dụng tại Masisi và tại trại Mokoto nằm về phía Bắc Kivu, nước Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô, vốn đang bị tấn công bởi phiến quân.
Mục vụ người tị nạn và di dân là một lãnh vực mà các tổ chức từ thiện của Giáo Hội hoạt động rất hiệu quả trên khắp thế giới.
Việc phong thánh cho đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có thêm triển vọng
Nguyễn Long Thao
11:45 19/06/2013
Việc phong thánh cho đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có thêm triển vọng
Vatican 18/6/2013.- Cơ quan truyền thông ANSA và nhiều tờ báo khác phát hành tại Ý loan tin việc phong thánh cho đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có thêm bằng chứng để được Toà Thánh chấp thuận.
Theo báo cáo của hội đồng y khoa của Toà Thánh được công bố vào tháng 4 vừa qua, một phụ nữ Mỹ Châu Latin đã được chữa lành một cách tự nhiên vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, nhờ sự cầu bầu và can thiệp của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sự kiện này xảy ra chỉ vài giờ sau khi đức cố Giáo Hoàng được phong chân phước
Dù phép lạ này có được hội đồng y khoa và các chuyên gia tư vấn về thần học xác nhận là thật, thì các vị Hồng Y thành viên của ủy ban phong thánh vẫn phải bỏ phiếu chập thuận, trước khi Đức Giáo Hoàng châu phê việc phong thánh.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz của Kraków Ba Lan, nguyên là thư ký Chân Phước Gioan Phaolô II, và nhiều người khác đang hy vọng việc phong thánh có thể được diễn ra vào tháng Mười năm nay nhân ngày kỷ niệm 35 năm đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II vào ngày 16 tháng 10 năm 1978
Vatican 18/6/2013.- Cơ quan truyền thông ANSA và nhiều tờ báo khác phát hành tại Ý loan tin việc phong thánh cho đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có thêm bằng chứng để được Toà Thánh chấp thuận.
Theo báo cáo của hội đồng y khoa của Toà Thánh được công bố vào tháng 4 vừa qua, một phụ nữ Mỹ Châu Latin đã được chữa lành một cách tự nhiên vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, nhờ sự cầu bầu và can thiệp của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sự kiện này xảy ra chỉ vài giờ sau khi đức cố Giáo Hoàng được phong chân phước
Dù phép lạ này có được hội đồng y khoa và các chuyên gia tư vấn về thần học xác nhận là thật, thì các vị Hồng Y thành viên của ủy ban phong thánh vẫn phải bỏ phiếu chập thuận, trước khi Đức Giáo Hoàng châu phê việc phong thánh.
Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz của Kraków Ba Lan, nguyên là thư ký Chân Phước Gioan Phaolô II, và nhiều người khác đang hy vọng việc phong thánh có thể được diễn ra vào tháng Mười năm nay nhân ngày kỷ niệm 35 năm đức Hồng Y Karol Józef Wojtyła được bầu làm Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II vào ngày 16 tháng 10 năm 1978
Bộ Phụng Tự qui định thêm tên Thánh Giuse vào Kinh Nguyện Thánh Thể
Lm. Trần Đức Anh OP
16:58 19/06/2013
VATICAN. Hôm 19-6-2013, Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích đã công bố sắc lệnh qui định từ nay tên thánh Giuse được ghi thêm vào kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn) thứ II, thứ III và thứ IV.
Trong sắc lệnh ký ngày 1-5-2013, ĐHY Antonio Canizares Lloreva Tổng trưởng, và Đức TGM Arthur Roche, Tổng thư ký, thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã củng cố quyết định đã được ĐGH Biển Đức 16 đề ra trước đó về việc ghi thêm tên Thánh Giuse một cách trường kỳ trong các Kinh nguyện Thánh Thể dùng trong hầu hết các thánh lễ bằng tiếng latinh. Sắc lệnh cho biết ĐGH Biển Đức 16 đã nhận được những lời thỉnh cầu của nhiều tín hữu Công Giáo ở các nơi trên thế giới và đã phê chuẩn việc ghi thêm sau tên của Đức Maria câu ”cùng với Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ”.
Một chức sắc của Bộ Phụng Tự nói với hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ hôm 18-6-2013 rằng các HĐGM có thể xác định ngày bắt đầu thi hành việc thay đổi trên đây nếu thấy việc xác định này là cần, nhưng vì đây chỉ là thêm vài chữ, nên các LM có thể bắt đầu áp dụng ngay.
Trong phần đầu, Sắc Lệnh nhắc đến vai trò của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ và mô tả thánh nhân là ”mẫu gương về lòng khiêm tốn quảng đại mà Kitô giáo đề cao đến độ cao cả, và một chứng nhân về những nhân đức thông thường, nhân bản và đơn sơ, cần thiết để con người trở nên môn đệ nhân đức và chân chính của Chúa Kitô”.
Kèm theo sắc lệnh, Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích cũng cung cấp cho các GM trên thế giới những từ chính xác được thêm vào trong các kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV bằng tiếng la tinh, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ đào nha, Pháp, Đức và Ba Lan.
Sắc lệnh cũng nhắc lại rằng ”Trong Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu vẫn luôn biểu lộ một cách liên tục lòng sùng mộ nhiệt thành đối với Thánh Giuse, tôn kính một cách trọng thể và liên tục việc tưởng niệm Hôn Phu rất thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa và thánh nhân là Bổn Mạng của toàn thể Giáo Hội, đến độ trong Công đồng chung Vatican 2, Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 đã quyết định ghi thêm tên Thánh Nhân trong Lễ Quy Roma rất cổ kính”.
Hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ nhận xét rằng Đức Thánh Cha Biển Đức 16 có tên thánh là Giuse. Đức Đương kim Giáo Hoàng Phanxicô cũng có lòng sùng mộ đặc biệt đối với thánh nhân. Trong huy hiệu Giáo Hoàng của ngài, có bông hoa biểu tượng thánh Giuse, và ngài đã chọn lễ thánh Giuse 19-3 làm lễ khai mạc sứ vụ của ngài.
”Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: ”Thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ và can đảm, một người cần cù làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài chúng ta thấy sự dịu dàng, đây không phải là nhân đức của người yếu, nhưng đúng hơn là dấu hiệu sức mạnh tinh thần và khả năng quan tâm, cảm thương, chân thành cởi mở đối với tha nhân và yêu thương” (SD, CNS 18,19-6-2013)
Trong sắc lệnh ký ngày 1-5-2013, ĐHY Antonio Canizares Lloreva Tổng trưởng, và Đức TGM Arthur Roche, Tổng thư ký, thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã củng cố quyết định đã được ĐGH Biển Đức 16 đề ra trước đó về việc ghi thêm tên Thánh Giuse một cách trường kỳ trong các Kinh nguyện Thánh Thể dùng trong hầu hết các thánh lễ bằng tiếng latinh. Sắc lệnh cho biết ĐGH Biển Đức 16 đã nhận được những lời thỉnh cầu của nhiều tín hữu Công Giáo ở các nơi trên thế giới và đã phê chuẩn việc ghi thêm sau tên của Đức Maria câu ”cùng với Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ”.
Một chức sắc của Bộ Phụng Tự nói với hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ hôm 18-6-2013 rằng các HĐGM có thể xác định ngày bắt đầu thi hành việc thay đổi trên đây nếu thấy việc xác định này là cần, nhưng vì đây chỉ là thêm vài chữ, nên các LM có thể bắt đầu áp dụng ngay.
Trong phần đầu, Sắc Lệnh nhắc đến vai trò của Thánh Giuse trong lịch sử cứu độ và mô tả thánh nhân là ”mẫu gương về lòng khiêm tốn quảng đại mà Kitô giáo đề cao đến độ cao cả, và một chứng nhân về những nhân đức thông thường, nhân bản và đơn sơ, cần thiết để con người trở nên môn đệ nhân đức và chân chính của Chúa Kitô”.
Kèm theo sắc lệnh, Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích cũng cung cấp cho các GM trên thế giới những từ chính xác được thêm vào trong các kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV bằng tiếng la tinh, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ đào nha, Pháp, Đức và Ba Lan.
Sắc lệnh cũng nhắc lại rằng ”Trong Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu vẫn luôn biểu lộ một cách liên tục lòng sùng mộ nhiệt thành đối với Thánh Giuse, tôn kính một cách trọng thể và liên tục việc tưởng niệm Hôn Phu rất thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa và thánh nhân là Bổn Mạng của toàn thể Giáo Hội, đến độ trong Công đồng chung Vatican 2, Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 đã quyết định ghi thêm tên Thánh Nhân trong Lễ Quy Roma rất cổ kính”.
Hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ nhận xét rằng Đức Thánh Cha Biển Đức 16 có tên thánh là Giuse. Đức Đương kim Giáo Hoàng Phanxicô cũng có lòng sùng mộ đặc biệt đối với thánh nhân. Trong huy hiệu Giáo Hoàng của ngài, có bông hoa biểu tượng thánh Giuse, và ngài đã chọn lễ thánh Giuse 19-3 làm lễ khai mạc sứ vụ của ngài.
”Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: ”Thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ và can đảm, một người cần cù làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài chúng ta thấy sự dịu dàng, đây không phải là nhân đức của người yếu, nhưng đúng hơn là dấu hiệu sức mạnh tinh thần và khả năng quan tâm, cảm thương, chân thành cởi mở đối với tha nhân và yêu thương” (SD, CNS 18,19-6-2013)
Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô, trong đó mọi chi thể hiệp nhất với nhau nhờ sức mạnh của tình yêu thương
Linh Tiến Khải
16:59 19/06/2013
Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta là chi thể của Thân Mình Giáo Hội luôn hiệp nhất với Chúa Kitô một sách sâu đậm; hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta không làm cho Thần Mình của Giáo Hội đau khỗ vì các xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng ta; giúp chúng ta là các chi thể sống động được gắn liền với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ gần 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 19-6-2013. Ngay từ lúc 6 giờ sáng đã có các đoàn hành hương đứng xếp hàng để chờ qua các trạm kiểm soát và vào quảng trưởng thánh Phêrô. Lúc 9 giờ 45 xe díp trắng chở Đức Thánh Cha tiến ra quảng trường giữa tiếng vỗ tay reo hò liên tục đặc biệt là của các trẻ em và người trẻ. Có mấy người tàn tật “bắt cóc” được Đức Thánh Cha ngay khi xe vừa ra khỏi cổng. Ngài đã xuống ôm hôn một cụ già. Khi xe đi giữa các lối đi của quảng trường, Đức Thánh Cha phải vất vả quay phía trái rồi lại quay qua phía phải, vì tín hữu gào to lên: ”Xin Đức Thánh Cha quay qua phía chúng con”. Và không cần phải nói thì qúy vị cũng biết rằng các bà mẹ có con nhỏ đứng gần lối đi đưa con họ cho các cận vệ để họ bế các em lên cho Đức Thánh Cha hôn và xoa đầu chúng. Lần nào trước và sau khi tiếp kiến Đức Thánh Cha cũng mất 1 tiếng rưỡi đồng hồ để chào tín hữu. Vì thế tuy phải đứng chờ dưới trời mùa hè Roma nóng hơn 30 độ cả mấy giờ đồng hồ, mọi người vẫn vui vẻ, reo hò, và có điều rất lạ là đã không có ai bị xỉu. Mỗi một buổi tiếp kiến giống như một ngày lễ hội.
Sáng thứ tư 19-6-2013 trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định (LG 7). Đức Thánh Cha nói: Hình ảnh thân mình giúp chúng ta hiểu mối dây nối kết chặt chẽ này giữa Giáo Hội và Chúa Kitô, mà thánh Phaolô đã khai triển một cách đặc biệt trong chương 12 thư thứ I gửi tín hữu Corintô. Đức Thánh Cha định nghĩa Giáo Hội như sau:
Giáo Hội không phải là một hiệp hội cứu trợ, văn hóa hay chính trị, mà là một thân thể sống động, tiến bước và hành động trong dòng lịch sử. Và thân mình đó có một thủ lãnh là Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn, dưỡng nuôi và đỡ nâng thân mình. Đây là một điểm mà tôi muốn nêu bật: nếu ta tách rời đầu khỏi phần còn lại của thân thể, thì toàn con người không thể sống sót được. Trong Giáo Hội cũng thế: chúng ta phải luôn luôn gắn bó một cách sâu đậm với Chúa Giêsu. Nhưng không phải chỉ có thế: cũng như trong một thân thể, điều quan trọng là nhựa sống phải đi qua để thân thể sống, cũng thế chúng ta phải cho phép Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời của Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta, linh hoạt chúng ta, để cho tình yêu của Người ban sức mạnh cho chúng ta, cho tình yêu của chúng ta đối với tha nhân. Và phải luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn như vậy! Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu, hãy tín thác nơi Người, hãy dịnh hướng cuộc sống của chúng ta theo Tin Mừng của Người, chúng ta hãy đưỡng nuôi mình với lời cầu nguyện mỗi ngày, với việc lắng nghe Lời Chúa, với việc tham dự vào các Bí Tích.
Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco đã giúp thánh Phaolô hiểu được sự hiệp nhất sâu đậm giữa các tín hữu kitô với Chúa Kitô. Saulô, sau này sẽ được gọi là Phaolô, là một trong các nhà rao truyền Tin Mừng vĩ đại nhất. Nhưng trước đó Saulô đã là một người bách hại các kitô hữu, nhưng trong khi Saulô đến thành Damasco, thì bất thình lình một ánh sáng bao phủ ông, Ông té xuống đất và nghe một tiếng nói với ông: ”Saulô, Saulô, tại sao ngươi bách hai Ta?” Ông hỏi: ”Lậy Chúa Ngài là ai?” và tiếng nói đó trả lời: ”Ta là Giêsu mà ngươi bách hại” (Cv 9,3-5). Khi Chúa Giêsu lên trời Người đã không để chúng ta mồ côi, nhưng với ơn Thánh Thần sự hiệp nhất với Người để lại còn trở thành sâu đậm hơn nữa. Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng ”khi thông truyền Thần Khí của Người, Chúa Giêsu thành lập một cách thần bí như thân mình Người các anh em Người, được mời gọi từ mọi dân tộc” (LG, 7)
Khía cạnh thứ hai cúa Giáo Hội đó là Giáo Hội như Thân Mình của Chúa Kitô. Thánh Phaolô khẳng định rằng như các chi thể của thân thể con người, tuy khác nhau và nhiều, nhưng chúng làm thành một thân thể duy nhất. Như vậy tất cả chúng ta đã được rửa tội qua cùng một Thần Khí trong một thân mình duy nhất (x. 1 Cr 12,12-13). Đức Thánh Gia giải thích điểm này như sau:
Như vậy trong Giáo Hội có một sự khác biệt, một sự khác nhau về bổn phận và nhiệm vụ; không có sự đồng nhất bằng phẳng, nhưng có sự phong phú các ơn mà Chúa Thánh Thần phân phát. Tuy nhiên có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều có tương quan với các người khác và tất cả đều đồng quy về việc làm thành một thân thể sống động duy nhất, gắn liền với Chúa Kitô một cách sâu xa. Chúng ta hãy nhớ rõ điều này: là thành phần của Giáo Hội có nghĩa là kết hiệp với Chúa Kitô và nhận được từ Người sự sống thiên linh khiến cho chúng ta sống như kitô hữu, có nghĩa là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Muc, là các dụng cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông, và cũng có nghĩa là học hỏi và thắng vượt các khuynh hướng cá nhân và các chia rẽ, hiểu biết nhau nhiều hơn, hòa hợp các khác biệt và các phong phú của từng người; tắt một lời là yêu mến Thiên Chúa và những người sống gần chúng ta, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các hội đoàn. Để có thể sống được thân mình và các chi thể phải hiệp nhất. Sự hiệp nhất lớn hơn các xung khắc, luôn luôn. Các xung đột nếu không được giải quyết tốt, tách rời chúng ta khỏi chính mình, tách rời chúng ta khỏi Thiên Chúa. Sự dụng độ có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi trên con đường của các chia rẽ, của các đấu tranh giữa chúng ta, đừng! Tất cả hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với các khác biệt của chúng ta, nhưng mà hiệp nhất, luôn luôn hiệp nhất. Hiệp nhất là con đường của Chúa Giêsu!
Sự hiệp nhất cao hơn các xung khắc. Sự hiệp nhất là một ơn mà chúng ta phải xin với Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi các cám dỗ chia rẽ, các chiến đấu giữa chúng ta và các ích kỷ, bép xép mách lẻo. Các bép xép gây ra biết bao nhiêu đau đớn! Biết bao nhiêu đau đớn phải không? Biết bao sư dữ! Đừng bao giờ bép xé về người khác: đừng bao giờ. Các chia rẽ giữa các kitô hữu, việc tách riêng ra và các lợi nhuận thấp hèn gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho Giáo Hội! Các chia rẽ giữa chúng ta, và cả các chia rẽ giữa các cộng đoàn, kitô hữu tin lành, kitô hữu chính thống, kitô hữu Công Giáo... mà tại sao lại chia rẽ? Chúng ta phải tìm đem lại sự hiệp nhất.
Rồi Đức Thánh Cha kể cho mọi người nghe một chuyện. Ngài nói: hôm nay trước khi ra khỏi nhà, với một mục sư tin lành chúng tôi đã cầu nguyện chung với nhau khoảng 40 phút, nửa giờ, bằng cách tìm sự hiệp nhất. Chúng ta phải cầu nguyện chung với nhau giữa chúng ta là tín hữu Công Giáo, nhưng cả với các kitô hữu khác nữa, cầu nguyện để Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất: sự hiệp nhất giữa chúng ta! Nhưng mà làm sao chúng ta có thể có sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, nếu chúng ta không có khả năng hiệp nhất giữa tín hữu Công Giáo chúng ta, trong gia đình - có biết bao gia đình chống đối và chia rẽ nhau? Anh chị em hãy tìm sự hiệp nhất, và là sự hiệp nhất mà Giáo Hội làm, và sự hiệp nhất đến từ Chúa Giêsu Kitô. Chính Người gửi Thánh Thần đến cho chúng ta để tạo sự hiệp nhất.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta là chi thể của Thân Mình Giáo Hội luôn hiệp nhất với Chúa Kitô một sách sâu đậm; hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta không làm cho Thần Mình của Giáo Hội đau khỗ vì các xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng ta; giúp chúng ta là các chi thể sống động được gắn liền với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.
Trong phần chào các tín hữu Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc hiệt chào các phái đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu như: Nam Phi, Papua Tân Guinea; và từ Á châu như các nước: Ấn Độ, Indonesia và Pakistan; cũng như các nước đến đến từ các nước châu Mỹ Latinh chẳng hạn như Argentina, Costa Rica, Honduras, Mêhicô, Cộng hàa Domninicana, và Brasil. Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Ai Cập, Libăng và Irak.
Ngài cũng chào các tín hữu Italia thuộc các giáo xứ, hội đoàn, các nhóm và các tổ chức khác nhau, đặc biệt là các đoàn hành hương của các giáo phậm Pozzuoli, Lecce, Velletri Segni, Alessandria, Osimo, và Albano cùng với các Giám Mục và Tổng Giám Mục dẫn đầu. Ngài cầu chúc tất cả những ngày viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm các nơi thánh được nhiều ơn thánh và ích lợi thiêng liêng, giúp củng cố đức tin và sống trung thành với ơn gọi kitô. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài và cho sứ vụ phụng sự của ngài.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Sau buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha đã đứng bắt tay chào các Giám Mục và tín hữu đứng hai bên khán đài cũng như các cặp vợ chồng mới cưới. Khi xe díp đi ngang qua các người tàn tật ngồi trên ghế lăn ngài đã xuống xe đến bắt tay chào, ôm hôn, nói chuyện với họ và an ủi họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ gần 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 19-6-2013. Ngay từ lúc 6 giờ sáng đã có các đoàn hành hương đứng xếp hàng để chờ qua các trạm kiểm soát và vào quảng trưởng thánh Phêrô. Lúc 9 giờ 45 xe díp trắng chở Đức Thánh Cha tiến ra quảng trường giữa tiếng vỗ tay reo hò liên tục đặc biệt là của các trẻ em và người trẻ. Có mấy người tàn tật “bắt cóc” được Đức Thánh Cha ngay khi xe vừa ra khỏi cổng. Ngài đã xuống ôm hôn một cụ già. Khi xe đi giữa các lối đi của quảng trường, Đức Thánh Cha phải vất vả quay phía trái rồi lại quay qua phía phải, vì tín hữu gào to lên: ”Xin Đức Thánh Cha quay qua phía chúng con”. Và không cần phải nói thì qúy vị cũng biết rằng các bà mẹ có con nhỏ đứng gần lối đi đưa con họ cho các cận vệ để họ bế các em lên cho Đức Thánh Cha hôn và xoa đầu chúng. Lần nào trước và sau khi tiếp kiến Đức Thánh Cha cũng mất 1 tiếng rưỡi đồng hồ để chào tín hữu. Vì thế tuy phải đứng chờ dưới trời mùa hè Roma nóng hơn 30 độ cả mấy giờ đồng hồ, mọi người vẫn vui vẻ, reo hò, và có điều rất lạ là đã không có ai bị xỉu. Mỗi một buổi tiếp kiến giống như một ngày lễ hội.
Sáng thứ tư 19-6-2013 trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định (LG 7). Đức Thánh Cha nói: Hình ảnh thân mình giúp chúng ta hiểu mối dây nối kết chặt chẽ này giữa Giáo Hội và Chúa Kitô, mà thánh Phaolô đã khai triển một cách đặc biệt trong chương 12 thư thứ I gửi tín hữu Corintô. Đức Thánh Cha định nghĩa Giáo Hội như sau:
Giáo Hội không phải là một hiệp hội cứu trợ, văn hóa hay chính trị, mà là một thân thể sống động, tiến bước và hành động trong dòng lịch sử. Và thân mình đó có một thủ lãnh là Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn, dưỡng nuôi và đỡ nâng thân mình. Đây là một điểm mà tôi muốn nêu bật: nếu ta tách rời đầu khỏi phần còn lại của thân thể, thì toàn con người không thể sống sót được. Trong Giáo Hội cũng thế: chúng ta phải luôn luôn gắn bó một cách sâu đậm với Chúa Giêsu. Nhưng không phải chỉ có thế: cũng như trong một thân thể, điều quan trọng là nhựa sống phải đi qua để thân thể sống, cũng thế chúng ta phải cho phép Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời của Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong Bí tích Thánh Thể dưỡng nuôi chúng ta, linh hoạt chúng ta, để cho tình yêu của Người ban sức mạnh cho chúng ta, cho tình yêu của chúng ta đối với tha nhân. Và phải luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn như vậy! Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu, hãy tín thác nơi Người, hãy dịnh hướng cuộc sống của chúng ta theo Tin Mừng của Người, chúng ta hãy đưỡng nuôi mình với lời cầu nguyện mỗi ngày, với việc lắng nghe Lời Chúa, với việc tham dự vào các Bí Tích.
Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco đã giúp thánh Phaolô hiểu được sự hiệp nhất sâu đậm giữa các tín hữu kitô với Chúa Kitô. Saulô, sau này sẽ được gọi là Phaolô, là một trong các nhà rao truyền Tin Mừng vĩ đại nhất. Nhưng trước đó Saulô đã là một người bách hại các kitô hữu, nhưng trong khi Saulô đến thành Damasco, thì bất thình lình một ánh sáng bao phủ ông, Ông té xuống đất và nghe một tiếng nói với ông: ”Saulô, Saulô, tại sao ngươi bách hai Ta?” Ông hỏi: ”Lậy Chúa Ngài là ai?” và tiếng nói đó trả lời: ”Ta là Giêsu mà ngươi bách hại” (Cv 9,3-5). Khi Chúa Giêsu lên trời Người đã không để chúng ta mồ côi, nhưng với ơn Thánh Thần sự hiệp nhất với Người để lại còn trở thành sâu đậm hơn nữa. Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng ”khi thông truyền Thần Khí của Người, Chúa Giêsu thành lập một cách thần bí như thân mình Người các anh em Người, được mời gọi từ mọi dân tộc” (LG, 7)
Khía cạnh thứ hai cúa Giáo Hội đó là Giáo Hội như Thân Mình của Chúa Kitô. Thánh Phaolô khẳng định rằng như các chi thể của thân thể con người, tuy khác nhau và nhiều, nhưng chúng làm thành một thân thể duy nhất. Như vậy tất cả chúng ta đã được rửa tội qua cùng một Thần Khí trong một thân mình duy nhất (x. 1 Cr 12,12-13). Đức Thánh Gia giải thích điểm này như sau:
Như vậy trong Giáo Hội có một sự khác biệt, một sự khác nhau về bổn phận và nhiệm vụ; không có sự đồng nhất bằng phẳng, nhưng có sự phong phú các ơn mà Chúa Thánh Thần phân phát. Tuy nhiên có sự hiệp thông và hiệp nhất: tất cả đều có tương quan với các người khác và tất cả đều đồng quy về việc làm thành một thân thể sống động duy nhất, gắn liền với Chúa Kitô một cách sâu xa. Chúng ta hãy nhớ rõ điều này: là thành phần của Giáo Hội có nghĩa là kết hiệp với Chúa Kitô và nhận được từ Người sự sống thiên linh khiến cho chúng ta sống như kitô hữu, có nghĩa là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Giám Muc, là các dụng cụ của sự hiệp nhất và hiệp thông, và cũng có nghĩa là học hỏi và thắng vượt các khuynh hướng cá nhân và các chia rẽ, hiểu biết nhau nhiều hơn, hòa hợp các khác biệt và các phong phú của từng người; tắt một lời là yêu mến Thiên Chúa và những người sống gần chúng ta, trong gia đình, trong giáo xứ, trong các hội đoàn. Để có thể sống được thân mình và các chi thể phải hiệp nhất. Sự hiệp nhất lớn hơn các xung khắc, luôn luôn. Các xung đột nếu không được giải quyết tốt, tách rời chúng ta khỏi chính mình, tách rời chúng ta khỏi Thiên Chúa. Sự dụng độ có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi trên con đường của các chia rẽ, của các đấu tranh giữa chúng ta, đừng! Tất cả hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với các khác biệt của chúng ta, nhưng mà hiệp nhất, luôn luôn hiệp nhất. Hiệp nhất là con đường của Chúa Giêsu!
Sự hiệp nhất cao hơn các xung khắc. Sự hiệp nhất là một ơn mà chúng ta phải xin với Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi các cám dỗ chia rẽ, các chiến đấu giữa chúng ta và các ích kỷ, bép xép mách lẻo. Các bép xép gây ra biết bao nhiêu đau đớn! Biết bao nhiêu đau đớn phải không? Biết bao sư dữ! Đừng bao giờ bép xé về người khác: đừng bao giờ. Các chia rẽ giữa các kitô hữu, việc tách riêng ra và các lợi nhuận thấp hèn gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho Giáo Hội! Các chia rẽ giữa chúng ta, và cả các chia rẽ giữa các cộng đoàn, kitô hữu tin lành, kitô hữu chính thống, kitô hữu Công Giáo... mà tại sao lại chia rẽ? Chúng ta phải tìm đem lại sự hiệp nhất.
Rồi Đức Thánh Cha kể cho mọi người nghe một chuyện. Ngài nói: hôm nay trước khi ra khỏi nhà, với một mục sư tin lành chúng tôi đã cầu nguyện chung với nhau khoảng 40 phút, nửa giờ, bằng cách tìm sự hiệp nhất. Chúng ta phải cầu nguyện chung với nhau giữa chúng ta là tín hữu Công Giáo, nhưng cả với các kitô hữu khác nữa, cầu nguyện để Chúa ban cho chúng ta sự hiệp nhất: sự hiệp nhất giữa chúng ta! Nhưng mà làm sao chúng ta có thể có sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, nếu chúng ta không có khả năng hiệp nhất giữa tín hữu Công Giáo chúng ta, trong gia đình - có biết bao gia đình chống đối và chia rẽ nhau? Anh chị em hãy tìm sự hiệp nhất, và là sự hiệp nhất mà Giáo Hội làm, và sự hiệp nhất đến từ Chúa Giêsu Kitô. Chính Người gửi Thánh Thần đến cho chúng ta để tạo sự hiệp nhất.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta là chi thể của Thân Mình Giáo Hội luôn hiệp nhất với Chúa Kitô một sách sâu đậm; hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta không làm cho Thần Mình của Giáo Hội đau khỗ vì các xung đột, chia rẽ và ích kỷ của chúng ta; giúp chúng ta là các chi thể sống động được gắn liền với nhau bởi một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng chúng ta.
Trong phần chào các tín hữu Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc hiệt chào các phái đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu như: Nam Phi, Papua Tân Guinea; và từ Á châu như các nước: Ấn Độ, Indonesia và Pakistan; cũng như các nước đến đến từ các nước châu Mỹ Latinh chẳng hạn như Argentina, Costa Rica, Honduras, Mêhicô, Cộng hàa Domninicana, và Brasil. Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Ai Cập, Libăng và Irak.
Ngài cũng chào các tín hữu Italia thuộc các giáo xứ, hội đoàn, các nhóm và các tổ chức khác nhau, đặc biệt là các đoàn hành hương của các giáo phậm Pozzuoli, Lecce, Velletri Segni, Alessandria, Osimo, và Albano cùng với các Giám Mục và Tổng Giám Mục dẫn đầu. Ngài cầu chúc tất cả những ngày viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm các nơi thánh được nhiều ơn thánh và ích lợi thiêng liêng, giúp củng cố đức tin và sống trung thành với ơn gọi kitô. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài và cho sứ vụ phụng sự của ngài.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Sau buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha đã đứng bắt tay chào các Giám Mục và tín hữu đứng hai bên khán đài cũng như các cặp vợ chồng mới cưới. Khi xe díp đi ngang qua các người tàn tật ngồi trên ghế lăn ngài đã xuống xe đến bắt tay chào, ôm hôn, nói chuyện với họ và an ủi họ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lời Chủ Chăn tháng 7.2013
Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn
07:35 19/06/2013
Tòa TGM Thành phố HCM
TRÁCH NHIỆM LÀM NGƯỜI
Kính gởi : linh mục, tu sĩ, giáo dân, trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Trách nhiệm làm người hôm nay. Tập "Hướng Dẫn Mục Vụ" năm Đức Tin gợi ý cho chúng ta, trong tháng 7.2013, quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm làm người chăm lo cho gia đình, cho cộng đoàn trong Giáo Hội, trong xã hội. Lời Chủ Chăn tháng 7 nầy ghi nhận lại những cảm nghĩ về trách nhiệm làm người trước những thách đố của xã hội theo nền kinh tế thị trường hôm nay, với nhiều mâu thuẫn và bất hợp lý, nhiều bạo lực và đấu tranh loại trừ nhau.
Qua bí tích Thánh Tẩy, Thánh Thể, Thêm Sức, Hôn Phối, Truyền Chức Thánh, mọi thành phần dân Chúa, linh mục, tu sĩ, giáo dân, được mời gọi chia sẻ chức năng mục tử của Chúa Giêsu trong việc chăm lo cho gia đình, cho cộng đoàn trong Giáo Hội cũng như trong xã hội. Đồng thời cùng chia sẻ đời sống cầu nguyện của Ngài và đón nhận ơn Chúa Thánh Thần đổi mới lòng trí con người, giúp mỗi người ngày càng trở nên mục tử như lòng Chúa mong muốn, và như dân Chúa mong đợi.
2. Thế nào là người mục tử như lòng Chúa mong muốn?
Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi, nhân hậu, đã thương gửi đến cho chúng ta Người Con Một là Đức Giêsu. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người thể hiện lòng Chúa thương xót vô biên trong sứ vụ phục vụ cho sự sống của gia đình nhân loại. Đó là mẫu gương tuyệt vời cho mọi người đảm nhận sứ mạng yêu thương chăm lo và dẫn dắt đoàn dân Chúa đi đến sự sống mới, sự sống dồi dào trong ánh sáng chân lý và an bình. Trong khi thi hành sứ vụ nầy, Đức Giêsu thể hiện lòng Chúa từ bi thương xót vô biên đối với mọi hạng người trong cộng đồng xã hội.
Đối với các tông đồ, môn đệ trong mọi hoàn cảnh, cả lúc phản Thầy và thỏa hiệp trục lợi, như Giuđa. Lúc sử dụng bạo lực chống trả bất công rồi lại chối Thầy, như Phêrô. Lúc nguy khó thì bỏ cuộc về làng quê mình, như hai môn đệ làng Êmau...
Đối với người dân cùng khổ, bệnh tật, lúc cùng nhau kéo đến từ mọi miền đất nước, theo chân Ngài nhiều ngày, cậy nhờ lòng thương xót vô biên của Ngài giúp họ vượt qua đói kém, bệnh tật, chết chóc...
Đối với những nhà cầm quyền muốn loại trừ Ngài, hành hình Ngài, đóng đinh Ngài. Lúc Ngài đang hấp hối trên thập giá, Ngài xin Cha trên trời ban cho họ lòng từ bi, bao dung, thương xót, hỷ xả hành vi vô nhân, bất công của họ...
3. Thế nào là người mục tử như lòng dân mong đợi?
Có hai loại quyền lực trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội : quyền lực cứng và quyền lực mềm. Quyền lực cứng làm cho mọi người sợ và tránh né, hoặc làm cho họ bất mãn và chống trả...Trong gia đình, quyền lực cứng được thể hiện khi cha mẹ bày tỏ sự tức giận, la rầy, đánh đập, xua đuổi con cái... Trong Giáo Hội và trong xã hội, khi những người lãnh đạo làm ra luật lệ mang tính chuyên chế và phi nhân bản, không mang tính thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khi cách đối xử của họ làm cho mọi người sợ sệt, tránh né, hoặc bất mãn, chống đối...
Quyền lực mềm, lôi cuốn, hấp dẫn, mọi người. Tấm gương quyền lực mềm rõ ràng nhất mà chúng ta có thể tìm gặp nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi Ngài thi hành quyền bính và sứ vụ Phêrô, với con tim đầy lòng Chúa từ bi thương xót đối với mọi người, đặc biệt đối với người nghèo khổ, bị xã hội bỏ rơi, loại trừ. Ngài thể hiện lòng Chúa từ bi thương xót qua nhiều cử chỉ khác nhau :
- Như qua cử chỉ hôn nhẫn Hồng Y của tôi, vì tôi đồng hành với dân Chúa Việt Nam trung thành sống lòng tin cậy mến trong hoàn cảnh gặp nhiều mất mát, khó khăn, thử thách.
- Như qua cử hành nghi thức Rửa chân Thứ Năm Tuần Thánh với cho những người trẻ sống trong nhà tù giam hãm con người trong tuyệt vọng.
- Vượt mọi rào cản, nề nếp, đến với trẻ nhỏ, gặp gỡ mọi người, tiếp cận với bệnh nhân...
- Trong cuộc gặp gỡ với Hội Đồng Giám Mục Ý gồm 245 Hồng Y, Giám Mục, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy những sai xót trong quan hệ đạo đời. Kết thúc, Ngài đến thân mật bắt tay từng vị một trong số 245 Hồng Y, Giám Mục...
- Mời gọi dân Chúa năm châu cùng với Ngài chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, chiêm ngắm đỉnh cao lòng Chúa thương xót nơi cử chỉ hiến thân, hiến cả mạng sống mình vì sự sống và sự hợp nhất của gia đình nhân loại...
4. Cầu nguyện và cộng tác với ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần
Gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô có lời khuyên các mục tử đang chăm lo đời sống con người : - hãy kiên trì cầu nguyện và cộng tác với ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần giúp mình ngày càng trở nên mục tử nhân lành, - bằng không, người mục tử có nguy cơ trở thành sói dữ, làm cho chiên khiếp sợ và tránh né, thậm chí sát hại chiên. Suy nghĩ về lời khuyên đó cùng những chỉ dẫn về cầu nguyện, đồng thời nhìn lại đời sống cầu nguyện của bản thân cũng như của mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là buổi gia đình giáo phận cùng cầu nguyện hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể, vào lúc 22:00g Chúa Nhật 2.6.2013 vừa qua, tôi ghi nhận lại những chỉ dẫn cốt yếu về việc cầu nguyện với lòng đầy tin cậy mến, và những hiệu quả kỳ diệu mà việc cầu nguyện mang lại cho nhiều người, nhiều gia đình. Nhằm mở đường cho đời sống cầu nguyện của người tín hữu vượt qua thói quen vô ý thức, cùng khung nếp gây nhàm chán cho nhiều người, đặc biệt người trẻ hôm nay.
5. Cầu nguyện với lòng đầy tin cậy mến
Cầu nguyện là gặp gỡ Chúa Cha, cội rễTình Yêu nhân hậu,
Là chiêm ngắm Chúa Con đầy lòng từ bi thương xót vô biên,
Kết hợp Với Thánh Thần, suối nguồn Tình Chúa bao dung vô tận.
Chân thành cầu nguyện là mở rộng lòng trí với Cha trên trời,
Đón nhận Lời Ngài là Lời ban ánh sáng Chân Lý và An Bình,
Lời ban sức sống mới chan hòa từ bi bao dung nhân hậu.
Chuyên cần cầu nguyện là nguồn nước trong lành,
Tưới cho hạt mầm mọi hồng ân Chúa thương ban,
Phát triển xanh tươi, trổ hoa thơm, sanh trái lành.
Cầu nguyện tăng năng lực đổi mới quyền lực trong xã hội,
Từ quyền lực cứng gây nên nghi ngại sợ sệt, tạo ra chống đối,
Thành quyền lực mềm hấp dẫn lôi cuốn nhân tâm người người.
Cầu nguyện giúp mọi người chuyên lo cho gia đình cùng xã hội,
Thoát khỏi nguy cơ thành sói dữ, làm chiên sợ, thậm chí hại chiên,
Ngày càng trở nên chủ chiên lành hy sinh vì sự sống của đoàn chiên.
Chuyên cần cùng cầu nguyện trong gia đình, trong cộng đoàn,
Giúp mọi người, mọi thế hệ, liên kết và hợp nhất nên một,
Luôn sống đồng tâm với nhau trong yêu thương và an bình.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
Thư mục vụ: Kỷ niệm 25 năm ĐGH tôn phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn
07:38 19/06/2013
Tòa TGM Thành phố HCM
Ngày 12.6.2013
Kỷ niệm 25 năm
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
tôn phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
Kính gởi : linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19.6.1988, và đã ấn định ngày 24.11 hằng năm là ngày dân Chúa Việt Nam cử hành lễ mừng kính các ngài. Năm Đức Tin 2013 kỷ niệm 25 năm việc tôn phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Kỷ niệm này nhắc nhở cho dân Chúa Việt Nam hai việc đức tin cần làm.
2. Một là, trong gia đình, trong cộng đoàn, hãy cùng nhau chung lời tạ ơn Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót vô biên, thương ban cho dân Chúa Việt Nam những chứng nhân đức tin đã hy sinh đổ máu đào, góp phần vun tưới cho cánh đồng Việt Nam thêm màu mỡ, cho những hạt mầm các ơn Chúa ban, - ơn làm con Chúa và làm anh em của mọi người, ơn làm linh mục, ơn sống đời thánh hiến, ơn sống đời hôn nhân, - đâm chồi nẩy lộc, kết sinh hoa thơm trái lành, vì sự sống và sự phát triển của gia đình và xã hội.
3. Hai là hãy cùng nhau chung lòng cầu khẩn xin Chúa Thánh Thần mở rộng lòng tin của mọi người đón nhận lòng Chúa thương xót vô biên, ban ơn giúp sức cho mỗi người sống lòng từ bi, bao dung, nhân hậu, thắp sáng lửa yêu thương trong gia đình và trong xã hội đang chạy theo nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng cá nhân hưởng thụ duy vật chất.
4. Tôi ước mong anh chị em làm việc hai đó trong mọi cử hành, trong mọi giờ kinh nguyện, trong gia đình, trong cộng đoàn, đặc biệt trong ngày kỷ niệm đáng ghi nhớ nói trên. Theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ, hai việc làm đó giúp anh chị em vừa tránh khỏi nguy cơ thành sói dữ, vừa ngày càng trở nên những mục tử nhân lành chăm lo cho gia đình và cộng đoàn cùng dẫn dắt mọi người đi đến nguồn sống mới chan hòa yêu thương và an bình. Tôi hy vọng rằng những việc làm đó còn là cách cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới anh chị em ngày càng trở nên chứng nhân đức tin trong xã hội hôm nay. Trước khi hôn chiếc nhẫn Hồng Y của tôi, Đức Thánh Cha xác định với tôi rằng Giáo Hội và xã hội hôm nay rất cần đến những chứng nhân đức tin đầy lòng Chúa thương xót.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
Tĩnh Tâm & Thánh Lễ nhân ngày Hiền Phụ tại Las Vegas
Phan Văn Sỹ
07:47 19/06/2013
THÁNH GIUSE – MẪU GƯƠNG KHIÊM NHƯỜNG
“Tĩnh Tâm & Thánh Lễ nhân ngày Hiền Phụ “ Father’s Day “ do Lm. Giuse Đồng Minh Quang thuyết giảng “
Gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội, gia đình nếu có cuộc sống trọn hảo, kỷ cương, đầm ấm, hạnh phúc thì sẽ không gây tác hại, xáo trộn cho xã hội và Giáo Hội vì những đứa con được giáo dục từ thuở nhỏ trong gia đình. Ngược lại trong mỗi gia đình cha mẹ không đóng vai trò giáo dục đầu tiên cho con cái, không là tấm gương phản chiếu tốt đẹp, trọn hảo và đậm nét yêu thương đối với con cái, thì con cái khó lòng trở nên hoàn thiện, khó trở thành những công dân lương hảo cho xã hội và con chiên ngoan hiền, gương mẫu cho Giáo Hội, chúng ta không thể phó mặc con cái cho học đường hay thầy cố giáo trong các lớp giáo lý tại các giáo xứ đạo. Phải chia xẻ trách nhiệm với con cái tại môi trường gia đình. Những mẫu gương tuyệt hảo của các thánh mà điển hình như thánh cả Giuse, thánh Monica cần phải được cha mẹ học hỏi và chiêm niệm và đem ra áp dụng vào đời sống giáo dục trong gia đình hầu làm gương sáng cho con cái.
Ý thức được tầm quan trọng của gia đình là gường cột của xã hội và Giáo Hội, cha Giuse Đồng Minh Quang, Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas, nhân ngày hiền phụ “ Father’ s Day “, ngài đã dành thì giờ giúp tĩnh tâm cho các hiền phụ, hầu mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của vai trò người cha trong gia đình trong giai đoạn khó khăn hiện nay, giai đoạn mà thế giới có nhiều xáo trộn, nhiều tội ác xẩy ra khắp nơi. Đúng 7:30 ngày 16-6-2013, tại thánh đường La Vang Las Vegas, giáo dân và khách hành hương đã qui tụ đông đảo để lắng nghe cha Quang chia sẻ đề tài tuyệt vời: “ Thánh Giuse – Mẫu Gương khiêm Nhường “.
Bước vào buổi tĩnh tâm, cha Quang mời mọi người cùng đứng hát bài :” Thần Khí Chúa “, Sau đó ngài mời mọi người nghe đoạn Tin Mừng : “ Thần khí Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố hồng ân của Chúa “ ( Galata 5:16). Sau đó ngài dâng lời cầu nguyện trước khi bước vào đề tài tĩnh tâm: “ Lạy Chúa, dầu thánh chúng con được ghi dấu trên trán, xin cho chúng con được ơn dũng cảm ra đi loan báo Tin Mừng… Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con thiên chức được làm cha, làm mẹ để chúng con luôn nhận ra Chúa trong cuộc sống…” . Mọi người ngồi, ngài vui vẻ chia niềm vui với quí gia trưởng “ Happy Father’s Day “, rồi ngài nói để chúng ta lãnh hội được nhiều ý tưởng của đề tài và hiểu sâu rộng đề tài này, tôi đề nghị chúng ta chia làm 5 nhóm thảo luận theo 3 ý tôi đã gợi sẵn, sau khi thảo luận sẽ cử một người ít nói nhất lên chia sẻ một trong 3 ý:
(1)-Mỗi khi gia đình có việc rắc rối, tôi thường làm gì trước: Cầu nguyện, đọc Phúc Âm, hay là đi xem bói?
(2)-Mỗi khi có bất đồng ý kiến, tôi thường khiêm nhường xét mình, hay tự ái bắt người khác phải nhận lỗi?
(3)-Qua tấm gương củaThánh Gia, tôi có quyết tâm gì để xây dựng hạnh phúc gia đình?
( Phần góp ý chia sẻ của các nhóm sẽ đề cập sau bài thuyết giảng của cha Quang).
“ Thánh Giuse – Mẫu Gương Khiêm Nhường “, được cha Quang chia đề tài làm hai phần:
1- Mẫu Người Đàn Ông Thời Đại Mới có Nét Thu Hút Mọi Người: Ngài dẫn chứng tờ báo Nature đã làm một cuộc thăm dò giữa các nền văn hóa lớn trên thế giới: Âu Mỹ, Á Đông, Phi Châu để tìm ra một mẫu người đàn ông nào mà được mọi người ngày nay mến chuộng. Kết quả, tiến sĩ Kieran Lee, đại học St. Andrew Tô Cách Lan cho biết: “ Mẫu người được mến chuộng nhất hiện nay mang dáng dấp giống như Johnny Depp hay Leenardo Di Caprio đóng trong cuốn phim Titanic, nghĩa là người có nét giáng đơn giản, thành thật và dịu dàng, không như những mẫu người hùng, xông xáo của những thập niên trước đây”. Tiến sĩ Kieran Lee nhấn mạnh rằng không phải vì Lleonardo Di Caprio đẹp trai hay thủ vai chính với Winslet trong phim Titanic, mà chính vì nét ăn khách của thời đại hôm nay mà đạo diễn Cameron đã chọn. Nhà nhân chủng học David Perrett cũng đồng quan điểm với tiến sĩ Kieran Lee, ông nhận định rằng người có dáng dấp hùng dũng, hung hăng, thích hoạt náo thường có nhiều kích thích tố Testorsterone nên ít kiên nhẫn và không chung thủy. Bản chất hay gây gỗ hay xung đột do đó gia đình khó có thể có hạnh phúc, êm ấm vững bền.
Có lẽ theo nhận định của nhiều người, hiện nay cuộc sống Âu hóa nhiều nên cả vợ cùng chồng đều chia xẻ trách nhiệm gánh vác gia đình, không như xưa, vợ chỉ lo tề gia nội trợ, thường được gọi là: “ Nội Tướng “, còn chồng lo làm việc kiếm cơm gạo ngoài xã hội. Chính vì yếu tố này, người Trung Hoa xưa trọng nam hơn nữ: “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô “, hay câu ca dao việt Nam chỉ về tầm quan trọng của người cha trong gia đình:
“ Còn cha gót đỏ như son, “
“ Đến khi cha mất, gót con lấm bùn. “
Ý chỉ người cha là lao động chính để nuôi sống gia đình, nếu cha mất đi, con cái phải vất vả đi làm thuê kiếm sống ở lứa tuổi mới vào đời. Trở lại với chàng nghệ sĩ Leonardo thủ vai Jack Dawson, đóng vai một con nhà nghèo, đơn thành, ngô nghê nhưng trung thủy và hạnh phúc. Jack Dawson không có khả năng tặng cho người yêu viên ngọc bich hình trái tim như những nhà tỷ phú hôn phu thường làm, nhưng chàng có một trái tim biết rung động yêu thương nồng nàn, chân thật làm cho người yêu Rose thương cảm. Chính đó là nét đẹp thời đại hôm nay đang thu hút người khác phái bằng trái tim yêu thương chân thành, mộc mạc, đơn sơ như trở vế nguồn với lối sống của gia đình Nagiarét xưa:” Thánh Giuse-Đức Mẹ- Chúa Giêsu “ .
Để thay đổi không khí, ngài kể một câu chuyện vui: ‘ Có một bà tuổi khoảng trung niên, bị bệnh và chết bất đắc kỳ tử, vừa đến cửa Thiên Đàng gặp Chúa, bà khóc lóc thảm thiết kêu xin: “ Lạy Chúa, con một mình phải lo lắng nhiều công việc trong gia đình cho chồng, cho con, hiện nay gia đình con đơn chiếc lắm!” Chúa chạnh lòng thương cho bà trở lại thế gian sống thêm 30 năm nữa. Bà liền được trở lại thế gian để tiếp tục cuộc sống bên chồng con. Một ngày kia, bà học đòi bạn bè, đi sửa sắc đẹp cho trẻ trung hơn, hấp dẫn hơn, vì Chúa cho sống thêm những 30 năm nữa lận, nếu không sửa mai mốt thành bà lão 70 thì sao? Bà đi sửa môi trái tim, mũi nâng cao, mắt mở lớn có hàng mì cong dài, căng da mặt, hút mỡ cổ và bơm bàn tay, bơm thêm những vòng kín. Bà đã lột xác trông rất trẻ đẹp không khác tuổi đôi mươi. Bà tự hào với nét đẹp mới thay đổi và trở về nhà, thầm nghĩ thiên hạ sẽ ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi. Nhưng chẳng may trên đường chạy gần về nhà thì bị tai nạn xe cộ và lại chết ngay lập tức. Vừa tới cửa Thiên Đàng, bà ta liền trách Chúa: “ Sao Chúa hứa cho con sống thêm 30 năm nữa, mà mới có vài tháng Ngài đã lại đòi con về lại sớm thế? Chúa nhìn lại kỹ bà ta và giật mình: “ Ủa, hóa ra con đấy hả? Cha cứ tưởng ai chứ! Sao con thay đổi ra khác mau chóng quá vậy? “.
Cái đua đòi theo cuộc sống mới, thời trang, mốt, kiểu cách càng ngày càng làm cho mình không còn là mình ngày xưa nữa mà luôn chuốc thêm cái khổ vào mình vì luôn cứ phải chạy theo thời trang, thời gian, thời mốt, đâu còn thì giờ để hưởng những cái thú vui đã luôn sẵn có trong thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng nên vẫn dành cho mình như một ân ban: bóng trăng soi, một tiếng chim hót líu lo sớm mai khi thức dậy, hương thơm của cây cỏ, hít thở không khí trong lành hay hạnh phúc gia đình bên vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, bạn bè chân tình đang cùng nhau sánh bước, hay chia vui sẻ buồn trong Cộng Đoàn, ngoài xã hội. Đấng Tạo Hóa vô cùng tốt đẹp đã an bài hài hòa mọi vật trên địa cầu này mà ta đã quên lãng. Ơn ban thì quá nhiều mà khi chúng ta đón nhận không biết đáp trả bằng lòng tri ân Vậy cái mẫu người nam hay nữ được thu hút ngày nay dù đã bao thay đổi, bao biến dạng, không ngờ lại là những nét đơn sơ, chân thành, mộc mạc của đời sống, cuả sự chân tình đối đãi với nhau thường nhật.
Trong cuốn: “ No Man Is An Island “ ( Không Ai Là Một Ốc Đảo ) của Thomas Merton, ông muốn xây dựng cho những ai luôn chủ trương : “ Con Người Là Một Thế Giới Khép Kín “, là một con vật bị đọa đầy, bỏ rơi, một thế giới mà mọi người và mọi vật đều xa lạ với mình nếu không muốn nói là thù địch với mình là ảo tưởng hay sai lầm. Cha Quang kết luận: “ Vậy con người chỉ tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống khi nào họ ý thức được mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa, giữa họ với tha nhân. Vì chính sự tương quan này nẩy sinh ra tình yêu, đó là lý do đích thực trong đời sống con người. Chỉ khi nào chúng ta biết sống thực với chính mình, biết đáp trả tình yêu, san sẻ tình yêu với tha nhân theo cách sống của con cái Thiên Chúa. Khi đó đời sống mới có gia trị và hài hòa và hạnh phúc đích thực. Thánh Phaolô khuyên: “ Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa; vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng hãy ham thích những gì hèn mọn…” ( Rm.12,14-18). Thư gửi tín hữu Corintô, ngài cũng nhấn mạnh : “ sống làm sao để có một chỗ trong lòng nhau mới là đáng sống “.
Đến đây cha Quang lại kể một câu chuyện dí dỏm “ Đẽo Chân Theo Giầy “ : Có một người thơ đóng giầy rất vụng về, khách hàng thường phàn nàn và luôn yêu cầu ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Có một lần kia, khách hàng đến khiếu nại vì giầy đóng quá chật, không thể mang được, đáng nhẽ phải nhận lỗi và sửa lại nới rộng giầy cho vừa với chân người khách, thì ông thợ lại bực mình, có ý tưởng kỳ quặc, đề nghị khách hàng hãy: “ Đẽo bớt chân cho vừa với đôi giầy!”. Qua chuyện vui, tác giả muốn ngụ ý cho thấy thói đời khi làm gì sai, không bao giờ chịu nhận lỗi về mình, luôn có khuynh hướng: “ Đẽo Chân Theo Giầy “, thay vì sửa lại giầy. Ngài kết luận: Xung quanh chúng ta vẫn có bao người luôn có những hành động, suy nghĩ sai trái, phi lý, gượng ép để rồi không đem đến kết quả mong muốn, tốt đẹp. Trong đời sống gia đình, đời sống đức tin hay trong giao tiếp ở Cộng Đoàn với nhau vẫn có nhan nhản những người bảo thủ theo khuynh hướng “ Đẽo Chân Theo Giấy “. Cho là mình đúng, người kia mới sai, như Lời Chúa: “ Chỉ thấy cái dằm trong mắt người, còn cái sà trong mắt mình thì không thấy!”. Vậy chúng ta đi tìm mẫu gương nào và ai là người giúp chúng ta sống đích thực chân, thiện mỹ, thờ phượng Chúa và san xẻ tình thương với tha nhân, gia đình, bạn bè, xóm giềng và Cộng Đòan. Chúng ta bước sang phần hai: “ Thánh Giuse-Mẫu Gương Khiêm Nhường “.
2- Thánh Giuse-Mẫu Gương Khiêm Nhường: Thánh Giuse quả là một tấm gương trong sáng, tuyệt vời cho mọi gia đình Công Giáo đặc biệt cho những gia trưởng “ Hiền Phụ “. Thánh Giuse được Giáo Hội ca ngợi là người trung tín và đầy khôn ngoan. Cuộc sống của ngài được coi là âm thầm, khiêm tốn. Khi được truyền tin, Đức Mẹ còn đối đáp với sứ thần vài lời, nhưng khi sứ thần đến với thánh Giuse, chúng ta thấy thánh nhân chỉ thinh lặng và thực hiện theo thánh ý Chúa qua lời sứ thần. Ngài luôn tận tụy, hy sinh gìn giữ, bảo vệ gia đình Nagiarét mà Thiên Chúa đã trao phó cho ngài. Ngài đã hoàn thành sứ mạng này với tất cả lòng tin, sự trung tín, đức vâng phục cùng sự khôn ngoan, hiền lành và khiêm nhường. Ngài luôn làm theo thánh ý Chúa dù rằng định tâm bỏ Mẹ Maria, nhưng khi biết được ý Chúa, ngài đã sẵn sàng vui đón nhận Maria về nhà để săn sóc, yêu thương. Khi được báo mộng của Thiên Chúa qua sứ thần, thánh Giuse đã đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập, khi được báo mộng Hêrôdê đã băng hà, đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria về lại quê nhà ở Nagiarét. Kinh thánh không hề ghi lại một lời nào của thánh Giuse, dầu rằng trong biến cố tìm gặp con, phải đi mấy ngày đàng vất vả, lo âu cuối cùng gặp lại tại đền thờ Giêrusalem, thánh Giuse có thể phải nói và cần nói nhiều với Chúa Giêsu, nhưng ngài vẫn hoàn toàn im lặng. Qua những sự việc và những biến cố trên, chúng ta nhận thấy đặc tính nổi bật của thánh Giuse: “ Làm Nhiều Hơn Nói “ . Ngoài ra đức tính thầm lặng còn nói lên sự chin cắn, khôn ngoan. Ngoài ra ngài còn là một người rất mực trung tín đối với Thiên Chúa- vâng lời trọn hảo. Để nuôi sống gia đình Nagiarét, ngài còn là người cha cần cù trong lao động để bao bọc nuôi nấng Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong khung cảnh đơn sơ, công việc của ngài thật khiêm tốn và bình thương. Đức Giáo Hoàng Pio XII vào năm 1955 đã nhận thánh Giuse làm Bổn Mạng giới thơ thuyền, nên ngày quốc tế lao động cũng là ngày kinh thánh Giuse thợ. Không những thế Hội Thánh còn chọn ngài làm bổn mạng cho cả Giáo Hội và đặc biệt Giáo Hội quê hương Việt Nam cũng như dành hẳn một tháng để giáo hữu chiêm niệm mẫu gương khiêm nhương, trung tín, cần cù lao động. Ngài bước đi theo Chúa trong sự thầm lặng và luôn vâng phục thi hành thánh ý Chúa, đó là sự vĩ đại của thánh Giuse, ngài để lại tấm gương cho mọi gia đình noi theo.
3-KẾT LUẬN: Thánh Giuse khiêm hạ và phó thác, ngài đã một lòng một dạ dưỡng nuôi và bảo vệ Con Thiên Chúa. Thánh nhân yêu thương săn sóc, đùm bọc Mẹ Maria trong suốt quãng đời khó khăn, gập ghềnh, gặp bao nguy nan thử thách. Sống trọn vẹn bậc vợ chồng. Thánh nhân hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa. Ngài quả là gia đình gương mẫu cho mọi gia đình noi theo. Vậy tôi mời gọi mọi gia đình Công Giáo trong Cộng Đoàn hãy noi theo gương thánh Giuse, một tấm gương tuyệt vời. Nhân ngày mừng nhớ đến các “ Hiền Phụ “ “ Father’ Day “ mà nhân dân Hoa Kỳ đã trân trọng nhớ về người cha, dành ngày Chúa Nhật thứ ba trong Tháng Sáu để tôn vinh người cha, chúng ta những người Công Giáo đa phần nhận thánh Cả Giuse làm Quan Thầy Bổn Mạng, hãy cố gắng noi gương thánh nhân, để gia đình chúng ta được hạnh phúc, xã hội được vun trồng tươi mát và Giáo Hội có nhiều những đứa con tốt lành làm hạt giống triển nở trong Hội Thánh Chúa.
*-Các nhóm lên chia sẻ qua ba ý đã được cha Quang gợi lên trước:
(1)-Nhóm 1: chị Tâm : gia đình có việc rắc rối, Phải cầu nguyện, phó thác, tìm hiểu nguyên nhân và khôn ngoan, bình tĩnh tìm cách giải quyết một cách khéo léo.
(2)-Nhóm 2: Ô. Huy: Qua tấm gương Thánh Gia, có 2 gương cần thiết để xây dựng gia đình: Một là khiêm nhường tìm hướng giải quyết gia đình cho êm ấm, khiêm nhường nhìn nhận khuyết điểm để sửa chữa, dàn xếp với nhau, hai là vâng phục: Trong gia đình giáo dục con cái một cách khôn khéo để biết vâng phục cha mẹ, anh chị em vâng phục, nhường nhịn lẫn nhau.
(3)-Nhóm 3: Chị Ngọc Willer: Trong gia đình có việc rắc rối: Phải tìm hiểu, điều gì không cần nói, không nên nói, suy nghĩ tìm giải pháp giải quyết. Nóng giận không nên, vì sẽ không còn sáng suốt, tha thứ cho nhau nhiều hơn.
(4)-Nhóm 4: Anh Khoa: Khi gia đình có bất đồng ý kiến, phải biết nhường nhịn, tìm hiểu ý kiến bất đồng, tìm cách giải quyết và dung hòa ý kiến.
(5)-Nhóm 5: Ô. Phát: Gia đình có việc rắc rối, muốn tốt đẹp phải cầu nguyện xin Chúa soi dẫn, tìm cách đem hòa khí đến cho gia đình. Cha mẹ phải làm gương lành cho con cái, phải biết nhường nhịn, tha thứ sẽ có hòa khí. Khi có bất đồng ý kiến phải tìm hiểu nguyên do để giải quyết thỏa đáng.
Kết thúc buổi tĩnh tâm, cha Quang dâng lời cầu nguyện: “ Lạy Chúa, xin thương tha thứ những thiếu xót của chúng con đã qua, làm cho anh chị em chúng con vì những hành vi vô tình đã làm cho anh chị em chúng con xa lánh Chúa. Xin Chúa thương ban ơn canh tân đời sống để chúng con can đảm cộng tác vào công cuộc truyền giáo hầu anh chị em chúng con ngày một đến gần với Chúa để tôn thờ Chúa “. Mọi người cùng cha Quang đọc kinh Lạy Cha và nhận lãnh phép lành. Buổi tĩnh tâm kết thúc lúc 9:00 PM. Cảm tạ Chúa, cám ơn cha Quang, mọi người đã học được tấm gương khiêm nhường quí báu, vĩ đại của thánh Giuse, để cùng nhau về nhà chiêm nghiệm, trau dồi đời sống gia đình noi gương thánh Cả Giuse./.
Las VegasTháng 6 Ngày Hiền Phụ / 2013
Phan Văn Sỹ
“Tĩnh Tâm & Thánh Lễ nhân ngày Hiền Phụ “ Father’s Day “ do Lm. Giuse Đồng Minh Quang thuyết giảng “
Ý thức được tầm quan trọng của gia đình là gường cột của xã hội và Giáo Hội, cha Giuse Đồng Minh Quang, Giám Đốc Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas, nhân ngày hiền phụ “ Father’ s Day “, ngài đã dành thì giờ giúp tĩnh tâm cho các hiền phụ, hầu mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của vai trò người cha trong gia đình trong giai đoạn khó khăn hiện nay, giai đoạn mà thế giới có nhiều xáo trộn, nhiều tội ác xẩy ra khắp nơi. Đúng 7:30 ngày 16-6-2013, tại thánh đường La Vang Las Vegas, giáo dân và khách hành hương đã qui tụ đông đảo để lắng nghe cha Quang chia sẻ đề tài tuyệt vời: “ Thánh Giuse – Mẫu Gương khiêm Nhường “.
Bước vào buổi tĩnh tâm, cha Quang mời mọi người cùng đứng hát bài :” Thần Khí Chúa “, Sau đó ngài mời mọi người nghe đoạn Tin Mừng : “ Thần khí Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố hồng ân của Chúa “ ( Galata 5:16). Sau đó ngài dâng lời cầu nguyện trước khi bước vào đề tài tĩnh tâm: “ Lạy Chúa, dầu thánh chúng con được ghi dấu trên trán, xin cho chúng con được ơn dũng cảm ra đi loan báo Tin Mừng… Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con thiên chức được làm cha, làm mẹ để chúng con luôn nhận ra Chúa trong cuộc sống…” . Mọi người ngồi, ngài vui vẻ chia niềm vui với quí gia trưởng “ Happy Father’s Day “, rồi ngài nói để chúng ta lãnh hội được nhiều ý tưởng của đề tài và hiểu sâu rộng đề tài này, tôi đề nghị chúng ta chia làm 5 nhóm thảo luận theo 3 ý tôi đã gợi sẵn, sau khi thảo luận sẽ cử một người ít nói nhất lên chia sẻ một trong 3 ý:
(2)-Mỗi khi có bất đồng ý kiến, tôi thường khiêm nhường xét mình, hay tự ái bắt người khác phải nhận lỗi?
(3)-Qua tấm gương củaThánh Gia, tôi có quyết tâm gì để xây dựng hạnh phúc gia đình?
( Phần góp ý chia sẻ của các nhóm sẽ đề cập sau bài thuyết giảng của cha Quang).
“ Thánh Giuse – Mẫu Gương Khiêm Nhường “, được cha Quang chia đề tài làm hai phần:
1- Mẫu Người Đàn Ông Thời Đại Mới có Nét Thu Hút Mọi Người: Ngài dẫn chứng tờ báo Nature đã làm một cuộc thăm dò giữa các nền văn hóa lớn trên thế giới: Âu Mỹ, Á Đông, Phi Châu để tìm ra một mẫu người đàn ông nào mà được mọi người ngày nay mến chuộng. Kết quả, tiến sĩ Kieran Lee, đại học St. Andrew Tô Cách Lan cho biết: “ Mẫu người được mến chuộng nhất hiện nay mang dáng dấp giống như Johnny Depp hay Leenardo Di Caprio đóng trong cuốn phim Titanic, nghĩa là người có nét giáng đơn giản, thành thật và dịu dàng, không như những mẫu người hùng, xông xáo của những thập niên trước đây”. Tiến sĩ Kieran Lee nhấn mạnh rằng không phải vì Lleonardo Di Caprio đẹp trai hay thủ vai chính với Winslet trong phim Titanic, mà chính vì nét ăn khách của thời đại hôm nay mà đạo diễn Cameron đã chọn. Nhà nhân chủng học David Perrett cũng đồng quan điểm với tiến sĩ Kieran Lee, ông nhận định rằng người có dáng dấp hùng dũng, hung hăng, thích hoạt náo thường có nhiều kích thích tố Testorsterone nên ít kiên nhẫn và không chung thủy. Bản chất hay gây gỗ hay xung đột do đó gia đình khó có thể có hạnh phúc, êm ấm vững bền.
Có lẽ theo nhận định của nhiều người, hiện nay cuộc sống Âu hóa nhiều nên cả vợ cùng chồng đều chia xẻ trách nhiệm gánh vác gia đình, không như xưa, vợ chỉ lo tề gia nội trợ, thường được gọi là: “ Nội Tướng “, còn chồng lo làm việc kiếm cơm gạo ngoài xã hội. Chính vì yếu tố này, người Trung Hoa xưa trọng nam hơn nữ: “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô “, hay câu ca dao việt Nam chỉ về tầm quan trọng của người cha trong gia đình:
“ Còn cha gót đỏ như son, “
“ Đến khi cha mất, gót con lấm bùn. “
Để thay đổi không khí, ngài kể một câu chuyện vui: ‘ Có một bà tuổi khoảng trung niên, bị bệnh và chết bất đắc kỳ tử, vừa đến cửa Thiên Đàng gặp Chúa, bà khóc lóc thảm thiết kêu xin: “ Lạy Chúa, con một mình phải lo lắng nhiều công việc trong gia đình cho chồng, cho con, hiện nay gia đình con đơn chiếc lắm!” Chúa chạnh lòng thương cho bà trở lại thế gian sống thêm 30 năm nữa. Bà liền được trở lại thế gian để tiếp tục cuộc sống bên chồng con. Một ngày kia, bà học đòi bạn bè, đi sửa sắc đẹp cho trẻ trung hơn, hấp dẫn hơn, vì Chúa cho sống thêm những 30 năm nữa lận, nếu không sửa mai mốt thành bà lão 70 thì sao? Bà đi sửa môi trái tim, mũi nâng cao, mắt mở lớn có hàng mì cong dài, căng da mặt, hút mỡ cổ và bơm bàn tay, bơm thêm những vòng kín. Bà đã lột xác trông rất trẻ đẹp không khác tuổi đôi mươi. Bà tự hào với nét đẹp mới thay đổi và trở về nhà, thầm nghĩ thiên hạ sẽ ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi. Nhưng chẳng may trên đường chạy gần về nhà thì bị tai nạn xe cộ và lại chết ngay lập tức. Vừa tới cửa Thiên Đàng, bà ta liền trách Chúa: “ Sao Chúa hứa cho con sống thêm 30 năm nữa, mà mới có vài tháng Ngài đã lại đòi con về lại sớm thế? Chúa nhìn lại kỹ bà ta và giật mình: “ Ủa, hóa ra con đấy hả? Cha cứ tưởng ai chứ! Sao con thay đổi ra khác mau chóng quá vậy? “.
Cái đua đòi theo cuộc sống mới, thời trang, mốt, kiểu cách càng ngày càng làm cho mình không còn là mình ngày xưa nữa mà luôn chuốc thêm cái khổ vào mình vì luôn cứ phải chạy theo thời trang, thời gian, thời mốt, đâu còn thì giờ để hưởng những cái thú vui đã luôn sẵn có trong thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng nên vẫn dành cho mình như một ân ban: bóng trăng soi, một tiếng chim hót líu lo sớm mai khi thức dậy, hương thơm của cây cỏ, hít thở không khí trong lành hay hạnh phúc gia đình bên vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, bạn bè chân tình đang cùng nhau sánh bước, hay chia vui sẻ buồn trong Cộng Đoàn, ngoài xã hội. Đấng Tạo Hóa vô cùng tốt đẹp đã an bài hài hòa mọi vật trên địa cầu này mà ta đã quên lãng. Ơn ban thì quá nhiều mà khi chúng ta đón nhận không biết đáp trả bằng lòng tri ân Vậy cái mẫu người nam hay nữ được thu hút ngày nay dù đã bao thay đổi, bao biến dạng, không ngờ lại là những nét đơn sơ, chân thành, mộc mạc của đời sống, cuả sự chân tình đối đãi với nhau thường nhật.
Trong cuốn: “ No Man Is An Island “ ( Không Ai Là Một Ốc Đảo ) của Thomas Merton, ông muốn xây dựng cho những ai luôn chủ trương : “ Con Người Là Một Thế Giới Khép Kín “, là một con vật bị đọa đầy, bỏ rơi, một thế giới mà mọi người và mọi vật đều xa lạ với mình nếu không muốn nói là thù địch với mình là ảo tưởng hay sai lầm. Cha Quang kết luận: “ Vậy con người chỉ tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống khi nào họ ý thức được mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa, giữa họ với tha nhân. Vì chính sự tương quan này nẩy sinh ra tình yêu, đó là lý do đích thực trong đời sống con người. Chỉ khi nào chúng ta biết sống thực với chính mình, biết đáp trả tình yêu, san sẻ tình yêu với tha nhân theo cách sống của con cái Thiên Chúa. Khi đó đời sống mới có gia trị và hài hòa và hạnh phúc đích thực. Thánh Phaolô khuyên: “ Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa; vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng hãy ham thích những gì hèn mọn…” ( Rm.12,14-18). Thư gửi tín hữu Corintô, ngài cũng nhấn mạnh : “ sống làm sao để có một chỗ trong lòng nhau mới là đáng sống “.
Đến đây cha Quang lại kể một câu chuyện dí dỏm “ Đẽo Chân Theo Giầy “ : Có một người thơ đóng giầy rất vụng về, khách hàng thường phàn nàn và luôn yêu cầu ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Có một lần kia, khách hàng đến khiếu nại vì giầy đóng quá chật, không thể mang được, đáng nhẽ phải nhận lỗi và sửa lại nới rộng giầy cho vừa với chân người khách, thì ông thợ lại bực mình, có ý tưởng kỳ quặc, đề nghị khách hàng hãy: “ Đẽo bớt chân cho vừa với đôi giầy!”. Qua chuyện vui, tác giả muốn ngụ ý cho thấy thói đời khi làm gì sai, không bao giờ chịu nhận lỗi về mình, luôn có khuynh hướng: “ Đẽo Chân Theo Giầy “, thay vì sửa lại giầy. Ngài kết luận: Xung quanh chúng ta vẫn có bao người luôn có những hành động, suy nghĩ sai trái, phi lý, gượng ép để rồi không đem đến kết quả mong muốn, tốt đẹp. Trong đời sống gia đình, đời sống đức tin hay trong giao tiếp ở Cộng Đoàn với nhau vẫn có nhan nhản những người bảo thủ theo khuynh hướng “ Đẽo Chân Theo Giấy “. Cho là mình đúng, người kia mới sai, như Lời Chúa: “ Chỉ thấy cái dằm trong mắt người, còn cái sà trong mắt mình thì không thấy!”. Vậy chúng ta đi tìm mẫu gương nào và ai là người giúp chúng ta sống đích thực chân, thiện mỹ, thờ phượng Chúa và san xẻ tình thương với tha nhân, gia đình, bạn bè, xóm giềng và Cộng Đòan. Chúng ta bước sang phần hai: “ Thánh Giuse-Mẫu Gương Khiêm Nhường “.
2- Thánh Giuse-Mẫu Gương Khiêm Nhường: Thánh Giuse quả là một tấm gương trong sáng, tuyệt vời cho mọi gia đình Công Giáo đặc biệt cho những gia trưởng “ Hiền Phụ “. Thánh Giuse được Giáo Hội ca ngợi là người trung tín và đầy khôn ngoan. Cuộc sống của ngài được coi là âm thầm, khiêm tốn. Khi được truyền tin, Đức Mẹ còn đối đáp với sứ thần vài lời, nhưng khi sứ thần đến với thánh Giuse, chúng ta thấy thánh nhân chỉ thinh lặng và thực hiện theo thánh ý Chúa qua lời sứ thần. Ngài luôn tận tụy, hy sinh gìn giữ, bảo vệ gia đình Nagiarét mà Thiên Chúa đã trao phó cho ngài. Ngài đã hoàn thành sứ mạng này với tất cả lòng tin, sự trung tín, đức vâng phục cùng sự khôn ngoan, hiền lành và khiêm nhường. Ngài luôn làm theo thánh ý Chúa dù rằng định tâm bỏ Mẹ Maria, nhưng khi biết được ý Chúa, ngài đã sẵn sàng vui đón nhận Maria về nhà để săn sóc, yêu thương. Khi được báo mộng của Thiên Chúa qua sứ thần, thánh Giuse đã đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria trốn sang Ai Cập, khi được báo mộng Hêrôdê đã băng hà, đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria về lại quê nhà ở Nagiarét. Kinh thánh không hề ghi lại một lời nào của thánh Giuse, dầu rằng trong biến cố tìm gặp con, phải đi mấy ngày đàng vất vả, lo âu cuối cùng gặp lại tại đền thờ Giêrusalem, thánh Giuse có thể phải nói và cần nói nhiều với Chúa Giêsu, nhưng ngài vẫn hoàn toàn im lặng. Qua những sự việc và những biến cố trên, chúng ta nhận thấy đặc tính nổi bật của thánh Giuse: “ Làm Nhiều Hơn Nói “ . Ngoài ra đức tính thầm lặng còn nói lên sự chin cắn, khôn ngoan. Ngoài ra ngài còn là một người rất mực trung tín đối với Thiên Chúa- vâng lời trọn hảo. Để nuôi sống gia đình Nagiarét, ngài còn là người cha cần cù trong lao động để bao bọc nuôi nấng Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong khung cảnh đơn sơ, công việc của ngài thật khiêm tốn và bình thương. Đức Giáo Hoàng Pio XII vào năm 1955 đã nhận thánh Giuse làm Bổn Mạng giới thơ thuyền, nên ngày quốc tế lao động cũng là ngày kinh thánh Giuse thợ. Không những thế Hội Thánh còn chọn ngài làm bổn mạng cho cả Giáo Hội và đặc biệt Giáo Hội quê hương Việt Nam cũng như dành hẳn một tháng để giáo hữu chiêm niệm mẫu gương khiêm nhương, trung tín, cần cù lao động. Ngài bước đi theo Chúa trong sự thầm lặng và luôn vâng phục thi hành thánh ý Chúa, đó là sự vĩ đại của thánh Giuse, ngài để lại tấm gương cho mọi gia đình noi theo.
3-KẾT LUẬN: Thánh Giuse khiêm hạ và phó thác, ngài đã một lòng một dạ dưỡng nuôi và bảo vệ Con Thiên Chúa. Thánh nhân yêu thương săn sóc, đùm bọc Mẹ Maria trong suốt quãng đời khó khăn, gập ghềnh, gặp bao nguy nan thử thách. Sống trọn vẹn bậc vợ chồng. Thánh nhân hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa. Ngài quả là gia đình gương mẫu cho mọi gia đình noi theo. Vậy tôi mời gọi mọi gia đình Công Giáo trong Cộng Đoàn hãy noi theo gương thánh Giuse, một tấm gương tuyệt vời. Nhân ngày mừng nhớ đến các “ Hiền Phụ “ “ Father’ Day “ mà nhân dân Hoa Kỳ đã trân trọng nhớ về người cha, dành ngày Chúa Nhật thứ ba trong Tháng Sáu để tôn vinh người cha, chúng ta những người Công Giáo đa phần nhận thánh Cả Giuse làm Quan Thầy Bổn Mạng, hãy cố gắng noi gương thánh nhân, để gia đình chúng ta được hạnh phúc, xã hội được vun trồng tươi mát và Giáo Hội có nhiều những đứa con tốt lành làm hạt giống triển nở trong Hội Thánh Chúa.
*-Các nhóm lên chia sẻ qua ba ý đã được cha Quang gợi lên trước:
(1)-Nhóm 1: chị Tâm : gia đình có việc rắc rối, Phải cầu nguyện, phó thác, tìm hiểu nguyên nhân và khôn ngoan, bình tĩnh tìm cách giải quyết một cách khéo léo.
(2)-Nhóm 2: Ô. Huy: Qua tấm gương Thánh Gia, có 2 gương cần thiết để xây dựng gia đình: Một là khiêm nhường tìm hướng giải quyết gia đình cho êm ấm, khiêm nhường nhìn nhận khuyết điểm để sửa chữa, dàn xếp với nhau, hai là vâng phục: Trong gia đình giáo dục con cái một cách khôn khéo để biết vâng phục cha mẹ, anh chị em vâng phục, nhường nhịn lẫn nhau.
(3)-Nhóm 3: Chị Ngọc Willer: Trong gia đình có việc rắc rối: Phải tìm hiểu, điều gì không cần nói, không nên nói, suy nghĩ tìm giải pháp giải quyết. Nóng giận không nên, vì sẽ không còn sáng suốt, tha thứ cho nhau nhiều hơn.
(4)-Nhóm 4: Anh Khoa: Khi gia đình có bất đồng ý kiến, phải biết nhường nhịn, tìm hiểu ý kiến bất đồng, tìm cách giải quyết và dung hòa ý kiến.
(5)-Nhóm 5: Ô. Phát: Gia đình có việc rắc rối, muốn tốt đẹp phải cầu nguyện xin Chúa soi dẫn, tìm cách đem hòa khí đến cho gia đình. Cha mẹ phải làm gương lành cho con cái, phải biết nhường nhịn, tha thứ sẽ có hòa khí. Khi có bất đồng ý kiến phải tìm hiểu nguyên do để giải quyết thỏa đáng.
Kết thúc buổi tĩnh tâm, cha Quang dâng lời cầu nguyện: “ Lạy Chúa, xin thương tha thứ những thiếu xót của chúng con đã qua, làm cho anh chị em chúng con vì những hành vi vô tình đã làm cho anh chị em chúng con xa lánh Chúa. Xin Chúa thương ban ơn canh tân đời sống để chúng con can đảm cộng tác vào công cuộc truyền giáo hầu anh chị em chúng con ngày một đến gần với Chúa để tôn thờ Chúa “. Mọi người cùng cha Quang đọc kinh Lạy Cha và nhận lãnh phép lành. Buổi tĩnh tâm kết thúc lúc 9:00 PM. Cảm tạ Chúa, cám ơn cha Quang, mọi người đã học được tấm gương khiêm nhường quí báu, vĩ đại của thánh Giuse, để cùng nhau về nhà chiêm nghiệm, trau dồi đời sống gia đình noi gương thánh Cả Giuse./.
Las VegasTháng 6 Ngày Hiền Phụ / 2013
Phan Văn Sỹ
Xứ Phước Lý giáo phận Xuân Lộc tôn vinh các thánh Tứ Đạo VN và ban bí tích thêm sức
Hương Quất
17:53 19/06/2013
HẠT PHƯỚC LÝ: THÁNH LỄ TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN VÀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ PHƯỚC LÝ
Hoà trong niềm hân hoan của toàn Giáo Hội VN, cách riêng gia đình Giáo Phận Xuân Lộc mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đức Chân Phước Gioan Phaolô II suy tôn các Thánh Tử Đạo VN lên bậc Hiển Thánh (1988- 19.6 – 2013).
Sáng 19.6.2013, Đức ông Tổng đại diện Vinh Sơn Đặng Văn Tú thay mặt Đức Cha Đaminh, Giám mục Chính Giáo Phận Xuân Lộc về Giáo xứ Phước Lý, hạt Phước Lý thăm Mục vụ và Ban Bí tích Thêm sức cho 125 em thuộc giáo xứ Phước Lý và giáo xứ Thị Cầu; đặc biệt chủ tế Lễ lễ Suy tôn 117 Thánh Tử Đạo VN.
Đức Cha Giáo Phận rộng ban ơn Toàn xá cho tất cả những ai tham dự Thánh lễ tôn vinh các Thánh Tử Đạo được tổ chức trọng thể ở cấp giáo hạt. Cha quản hạt chọn giáo xứ Phước Lý là nơi tổ chức Thánh lễ suy tôn cấp Hạt
Đúng 9 giờ bắt đầu cuộc rước cung nghinh các Thánh Tử Đạo trang trọng. Trước di ảnh 117 Thánh Tử Đạo VN, Đức ông Vinh Sơn có đôi lời về các Thánh Tử Đạo và dâng hương các ngài, sau đó đoàn rước cung nghinh tiến vào nhà Thờ giữa tiếng hát Thánh ca hân hoan, hào hùng về gương anh hùng Tử Đạo VN.
Di ảnh các thánh Tử Đạo VN được kiệu và được dặt trang trọng trên gian cung thánh giữa Nhà thờ. Tại đây, diễn ra việc suy tôn mang đậm nét văn hoá dân tộc. Đại diện dân Chúa tiến dâng lên các thánh Tử Đạo VN những lắng hoa tươi xinh, những cây nến sáng, cùng nén hương trầm để tỏ lòng tôn kính và biết ơn bậc cha ông đã anh dũng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để minh chứng Đạo Thật. Đức ông chủ tế, cha Quản hạt và các cha trong hạt bái hương ba lần chín bái, kết hợp với tiếng trống hồi chiêng làm tăng thêm sự thiêng thánh và chiều sâu văn hoá dân tộc.
Trước giờ lễ, cha Quản hạt thay mặt cho Gia đình Giáo hạt Phước Lý, cách riêng hai giáo xứ Phước Lý và Thị Cầu hôm nay có con em được nhận lãnh Bí tích Thêm sức, có đôi lời chào mừng Đức ông Tổng Đại diện. Sự hiện diện của Đức ông thay mặt Đức Cha Giáo Phận đã nhân nhiều thêm ý nghĩa và niềm vui, nhất là trong ngày kỷ niệm ngân khánh 117 thánh Tử Đạo VN được suy tôn lên hành hiển thánh…
Đáp từ, Đức ông trong Tình yêu Chúa Giêsu và ơn Chúa Thánh Thần, thay mặt hai Đức Cha giáo phận cảm cảm ơn và có lời chao thăm tất cả mọi thành phần Dân Chúa hạt Phước Lý, nhất là giáo xứ Phước Lý và Thị Cầu. Đức ông tỏ ra niềm vui và vinh dự khi được thay mặt Đức Cha Giáo Phận về Phước Lý ban Bí tích Thêm sức, dâng lễ suy tôn các Thánh Tử Đạo VN, bởi Giáo xứ Phước Lý là một trong ba giáo xứ lâu đời nhất của Giáo Phận, hạt giống Tin Mừng hiện diện sớm nhất… Đức ông cho biết, về đây có cảm tưởng như về vơi cội nguồn.
Sau đó Thánh lễ suy tôn các Thánh Tử Đạo VN và ban Bí tích Thêm sức tiếp diễn. Trong bài giảng, Đức ông Vinh Sơn nêu bật vai trò Chúa Thánh Thần trong việc giúp cho cha ông chúng ta sống Đức tin, can đảm sống Đức tin và sẵn sàng chịu chết để bảo vệ Đức tin… Từ đó ngài nhăn nhủ các con em được Thêm sức hôm nay về vai trò Chúa Thánh Thần trong việc đọc và sống Lời Chúa, nhất là làm chứng cho Chúa Giêsu… Ngài nói: Hôm nay các con nhận lãnh Chúa Thánh Thần, các con tập sống trong ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, nếu là đúng ý Chúa thì can đảm sống Đức tin dù phải hy sinh thế nào; nếu không phải ý Chúa thì dứt khoát loại bỏ.
Kết lễ, ông Trưởng Ban hành giáo Giáo xứ Phước Lý dâng lời cảm ơn lên Đức ông đại diện Đức Cha Giáo Phận về đây kinh lý mục vụ và Ban Bí tích Thêm sức; cảm ơn Cha Quản hạt, quý Cha trong hạt, quý Thầy quay dì, quý Ban hành giáo các Giáo xứ trong hạt, quay khách…. Đã góp phần tích cức làm cho đại lễ suy tôn các Thánh Tử Đạo VN và ban Bí tích Thêm sức thêm trang trọng và sốt sáng. Sau đó vị đại diện xin Đức ông có đôi lời huấn dụ.
Đức ông nhắc qua truyền thống Sống Đạo lâu đời ở Phước Lý, sự khẩn trương sống Truyền giáo trong thời đại mới, rồi xin nhường lời cho cha quả Hạt, xin cha quản hạt có đôi lời với Giáo hạt.
Trong tâm tình vâng phục, cha quả hạt lần nữa cảm ơn hai Đức Cha, Đức ông đã luôn qua tâm đến Giáo hạt, đặc biệt sự hiện diện của Đước ông đã khơi nguồn bề dày truyền thống Sống Đạo ở Phước Lý. Bài giảng ngắn gọn và sâu sắc về Thánh Tử Đạo VN và vai trò Chúa Thánh Thần đã đánh động mọi thành phần dân Chúa hôm nay hiện diện, nhất là trong Năm sống Đức tin. Ngài kêu mời mọi thành phần dân Chúa dưới sự dẫn dắt của hai Đức Cha và Đức ông tích cực sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái, biết chia sẻ Đức tin cho người khác.
Trước khi kết lễ, cha chánh xứ Phước Lý lần nữa cảm ơn Đức ông, Cha quản hạt, quý Cha, quý thầy quá dì, quý chức… Bất ngờ, nhân dịp này cha xứ chúc mừng hai cha phó đang phục vụ trong giáo hạt nhân ngày kỷ niệm 1 năm Linh mục.
Thánh lễ suy tôn cà anh hùng Tử Đạo VN ít nhiều đa khơi dậy sự can đảm sống Đức tin nhất là trong bối cảnh xã hội đang trong xu thế trần tục hoá.
Là con cháu Giáo Hội VN, chúng ta tự hào vì được mang trong mình dòng máu của chứng nhân anh dũng tử đạo VN. Cha ông chúng ta là các Thánh Tử Đạo không chỉ riêng mình can đảm, và còn dạy cho cả nhà can đảm sống Đức tin, hạnh phúc vì được hy sinh để Đức tin được dịp trổ hoa kết trái.
Đức chân phước Gioan Phaolô II trong bài giảng Đại lễ tôn phong 117 anh hùng Tử Đạo VN cách đây đúng ¼ thế kỷ, đã so sánh tử đạo VN với thời vàng son của Giáo Hội trong những thế kỷ đầu. Ngài nói: ‘Từ năm 1533 tức là từ khi cuộc rao giảng Tin Mừng Kitô bắt đầu tại vùng Đông Nam Á, Giáo Hội Việt Nam trong suốt 3 thế kỷ đã phải chịu những cuộc bách hại liên tiếp nhau với một vài giai đoạn lắng dịu giống như các cuộc bách hại mà Giáo Hội tại Tây Phương đã chịu trong 3 thế kỷ đầu tiên’.
Và ngài mời chúng ta – những con cháu của các Thánh Tử Đạo VN tiếp bước Cha ông can đảm sống Đức tin, hăng say loan báo Tin mừng cứu độ: ‘một lần nữa hỡi các giáo đoàn VN, chúng tôi nói lại cho anh chị em, rằng máu các Thánh Tử Đạo là nguồn ân sủng trước tiên, để anh chị em thăng tiến trong Đức tin’.
Dưới góc nhìn khác, thiết thực hơn, các Thánh Tử Đạo không chỉ đã để lại cho con cháu cả kho tàng sống Đức tin, mà còn có công rất lớn cho nền văn hóa dân tộc, dù muốn dù không ta cũng không thể phủ nhận sự thật hiển nhiên ấy.
Nói đến các Thánh Tử Đạo VN, chúng ta không thể không nói đến các nhà Truyền giáo. Chính các ngài khai sinh ra chữ quốc ngữ ngày nay, và chính cha ông chúng ta- những thế hệ đầu tiên đã phổ biến, không ngừng hoàn thiện, bảo vệ chúng mặc dù bị không ít các nhóm quá khích tẩy chay, cản trở. Nhờ có chữ quốc ngữ giản tiện ấy, ta dễ hòa nhập với quốc tế, dàng tiếp cận nền văn minh tiến bộ, nền văn hóa có thêm bản săc độc đáo.
Như thế, mỗi khi chúng ta tiếp cận chữ quốc ngữ, không đơn thuần là con chữ mà còn thấy sau mặt chữ ấy cả một truyền thống sống Đạo, một dòng máu anh hùng làm chứng cho Đức tin.
Có thể nói, chức Quốc ngữ như Bảo chứng Dòng màu Anh hùng Tử Đạo tuôn chảy trong lòng Giáo Hội VN, nơi dòng chảy Văn hoá dân tộc.
Lạy các Thánh Tử Đạo VN, xin nâng đỡ Đức tin chúng con, nhất là trong xu thế ngày càng tiêm nhiễm thói tục. Amen.
Bài, ảnh: Hương Quất
Sáng 19.6.2013, Đức ông Tổng đại diện Vinh Sơn Đặng Văn Tú thay mặt Đức Cha Đaminh, Giám mục Chính Giáo Phận Xuân Lộc về Giáo xứ Phước Lý, hạt Phước Lý thăm Mục vụ và Ban Bí tích Thêm sức cho 125 em thuộc giáo xứ Phước Lý và giáo xứ Thị Cầu; đặc biệt chủ tế Lễ lễ Suy tôn 117 Thánh Tử Đạo VN.
Đức Cha Giáo Phận rộng ban ơn Toàn xá cho tất cả những ai tham dự Thánh lễ tôn vinh các Thánh Tử Đạo được tổ chức trọng thể ở cấp giáo hạt. Cha quản hạt chọn giáo xứ Phước Lý là nơi tổ chức Thánh lễ suy tôn cấp Hạt
Đúng 9 giờ bắt đầu cuộc rước cung nghinh các Thánh Tử Đạo trang trọng. Trước di ảnh 117 Thánh Tử Đạo VN, Đức ông Vinh Sơn có đôi lời về các Thánh Tử Đạo và dâng hương các ngài, sau đó đoàn rước cung nghinh tiến vào nhà Thờ giữa tiếng hát Thánh ca hân hoan, hào hùng về gương anh hùng Tử Đạo VN.
Di ảnh các thánh Tử Đạo VN được kiệu và được dặt trang trọng trên gian cung thánh giữa Nhà thờ. Tại đây, diễn ra việc suy tôn mang đậm nét văn hoá dân tộc. Đại diện dân Chúa tiến dâng lên các thánh Tử Đạo VN những lắng hoa tươi xinh, những cây nến sáng, cùng nén hương trầm để tỏ lòng tôn kính và biết ơn bậc cha ông đã anh dũng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để minh chứng Đạo Thật. Đức ông chủ tế, cha Quản hạt và các cha trong hạt bái hương ba lần chín bái, kết hợp với tiếng trống hồi chiêng làm tăng thêm sự thiêng thánh và chiều sâu văn hoá dân tộc.
Trước giờ lễ, cha Quản hạt thay mặt cho Gia đình Giáo hạt Phước Lý, cách riêng hai giáo xứ Phước Lý và Thị Cầu hôm nay có con em được nhận lãnh Bí tích Thêm sức, có đôi lời chào mừng Đức ông Tổng Đại diện. Sự hiện diện của Đức ông thay mặt Đức Cha Giáo Phận đã nhân nhiều thêm ý nghĩa và niềm vui, nhất là trong ngày kỷ niệm ngân khánh 117 thánh Tử Đạo VN được suy tôn lên hành hiển thánh…
Đáp từ, Đức ông trong Tình yêu Chúa Giêsu và ơn Chúa Thánh Thần, thay mặt hai Đức Cha giáo phận cảm cảm ơn và có lời chao thăm tất cả mọi thành phần Dân Chúa hạt Phước Lý, nhất là giáo xứ Phước Lý và Thị Cầu. Đức ông tỏ ra niềm vui và vinh dự khi được thay mặt Đức Cha Giáo Phận về Phước Lý ban Bí tích Thêm sức, dâng lễ suy tôn các Thánh Tử Đạo VN, bởi Giáo xứ Phước Lý là một trong ba giáo xứ lâu đời nhất của Giáo Phận, hạt giống Tin Mừng hiện diện sớm nhất… Đức ông cho biết, về đây có cảm tưởng như về vơi cội nguồn.
Sau đó Thánh lễ suy tôn các Thánh Tử Đạo VN và ban Bí tích Thêm sức tiếp diễn. Trong bài giảng, Đức ông Vinh Sơn nêu bật vai trò Chúa Thánh Thần trong việc giúp cho cha ông chúng ta sống Đức tin, can đảm sống Đức tin và sẵn sàng chịu chết để bảo vệ Đức tin… Từ đó ngài nhăn nhủ các con em được Thêm sức hôm nay về vai trò Chúa Thánh Thần trong việc đọc và sống Lời Chúa, nhất là làm chứng cho Chúa Giêsu… Ngài nói: Hôm nay các con nhận lãnh Chúa Thánh Thần, các con tập sống trong ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, nếu là đúng ý Chúa thì can đảm sống Đức tin dù phải hy sinh thế nào; nếu không phải ý Chúa thì dứt khoát loại bỏ.
Kết lễ, ông Trưởng Ban hành giáo Giáo xứ Phước Lý dâng lời cảm ơn lên Đức ông đại diện Đức Cha Giáo Phận về đây kinh lý mục vụ và Ban Bí tích Thêm sức; cảm ơn Cha Quản hạt, quý Cha trong hạt, quý Thầy quay dì, quý Ban hành giáo các Giáo xứ trong hạt, quay khách…. Đã góp phần tích cức làm cho đại lễ suy tôn các Thánh Tử Đạo VN và ban Bí tích Thêm sức thêm trang trọng và sốt sáng. Sau đó vị đại diện xin Đức ông có đôi lời huấn dụ.
Đức ông nhắc qua truyền thống Sống Đạo lâu đời ở Phước Lý, sự khẩn trương sống Truyền giáo trong thời đại mới, rồi xin nhường lời cho cha quả Hạt, xin cha quản hạt có đôi lời với Giáo hạt.
Trong tâm tình vâng phục, cha quả hạt lần nữa cảm ơn hai Đức Cha, Đức ông đã luôn qua tâm đến Giáo hạt, đặc biệt sự hiện diện của Đước ông đã khơi nguồn bề dày truyền thống Sống Đạo ở Phước Lý. Bài giảng ngắn gọn và sâu sắc về Thánh Tử Đạo VN và vai trò Chúa Thánh Thần đã đánh động mọi thành phần dân Chúa hôm nay hiện diện, nhất là trong Năm sống Đức tin. Ngài kêu mời mọi thành phần dân Chúa dưới sự dẫn dắt của hai Đức Cha và Đức ông tích cực sống Đức tin trong Hiệp thông và Bác ái, biết chia sẻ Đức tin cho người khác.
Trước khi kết lễ, cha chánh xứ Phước Lý lần nữa cảm ơn Đức ông, Cha quản hạt, quý Cha, quý thầy quá dì, quý chức… Bất ngờ, nhân dịp này cha xứ chúc mừng hai cha phó đang phục vụ trong giáo hạt nhân ngày kỷ niệm 1 năm Linh mục.
Thánh lễ suy tôn cà anh hùng Tử Đạo VN ít nhiều đa khơi dậy sự can đảm sống Đức tin nhất là trong bối cảnh xã hội đang trong xu thế trần tục hoá.
Là con cháu Giáo Hội VN, chúng ta tự hào vì được mang trong mình dòng máu của chứng nhân anh dũng tử đạo VN. Cha ông chúng ta là các Thánh Tử Đạo không chỉ riêng mình can đảm, và còn dạy cho cả nhà can đảm sống Đức tin, hạnh phúc vì được hy sinh để Đức tin được dịp trổ hoa kết trái.
Đức chân phước Gioan Phaolô II trong bài giảng Đại lễ tôn phong 117 anh hùng Tử Đạo VN cách đây đúng ¼ thế kỷ, đã so sánh tử đạo VN với thời vàng son của Giáo Hội trong những thế kỷ đầu. Ngài nói: ‘Từ năm 1533 tức là từ khi cuộc rao giảng Tin Mừng Kitô bắt đầu tại vùng Đông Nam Á, Giáo Hội Việt Nam trong suốt 3 thế kỷ đã phải chịu những cuộc bách hại liên tiếp nhau với một vài giai đoạn lắng dịu giống như các cuộc bách hại mà Giáo Hội tại Tây Phương đã chịu trong 3 thế kỷ đầu tiên’.
Và ngài mời chúng ta – những con cháu của các Thánh Tử Đạo VN tiếp bước Cha ông can đảm sống Đức tin, hăng say loan báo Tin mừng cứu độ: ‘một lần nữa hỡi các giáo đoàn VN, chúng tôi nói lại cho anh chị em, rằng máu các Thánh Tử Đạo là nguồn ân sủng trước tiên, để anh chị em thăng tiến trong Đức tin’.
Dưới góc nhìn khác, thiết thực hơn, các Thánh Tử Đạo không chỉ đã để lại cho con cháu cả kho tàng sống Đức tin, mà còn có công rất lớn cho nền văn hóa dân tộc, dù muốn dù không ta cũng không thể phủ nhận sự thật hiển nhiên ấy.
Nói đến các Thánh Tử Đạo VN, chúng ta không thể không nói đến các nhà Truyền giáo. Chính các ngài khai sinh ra chữ quốc ngữ ngày nay, và chính cha ông chúng ta- những thế hệ đầu tiên đã phổ biến, không ngừng hoàn thiện, bảo vệ chúng mặc dù bị không ít các nhóm quá khích tẩy chay, cản trở. Nhờ có chữ quốc ngữ giản tiện ấy, ta dễ hòa nhập với quốc tế, dàng tiếp cận nền văn minh tiến bộ, nền văn hóa có thêm bản săc độc đáo.
Như thế, mỗi khi chúng ta tiếp cận chữ quốc ngữ, không đơn thuần là con chữ mà còn thấy sau mặt chữ ấy cả một truyền thống sống Đạo, một dòng máu anh hùng làm chứng cho Đức tin.
Có thể nói, chức Quốc ngữ như Bảo chứng Dòng màu Anh hùng Tử Đạo tuôn chảy trong lòng Giáo Hội VN, nơi dòng chảy Văn hoá dân tộc.
Lạy các Thánh Tử Đạo VN, xin nâng đỡ Đức tin chúng con, nhất là trong xu thế ngày càng tiêm nhiễm thói tục. Amen.
Bài, ảnh: Hương Quất
Câu chuyện truyền giáo: Paraguay – Một cuộc hội ngộ thú vị
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
17:36 19/06/2013
Câu chuyện truyền giáo: Paraguay – Một Cuộc Hội Ngộ Thú Vị
Tháng 6 – tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, tháng cầu nguyện cho các linh mục để họ có một tấm lòng nhân hậu và rộng mở như Thầy Chí Thánh Giê-su để đem lại nhiều linh hồn cho Chúa. Đây là tháng nghỉ hè của các quốc gia Bắc Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam thì tháng 6 là tháng của khấn dòng và chịu chức. Riêng Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam thì trong tháng 6 này có 16 tu sĩ tuyên khấn trọn đời và lãnh nhận tác vụ phó tế. Một tín hiệu vui cho cho tỉnh Dòng Ngôi Lời thế giới nói chung và cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam nói riêng, nơi chúng tôi từng được đào tạo và trưởng thành từ đó.
Ở bên vùng Nam Bán Cầu thì tháng 6 là tháng bắt đầu bước vào mùa Đông nên thời tiết se lạnh và người dân ở đây chuẩn bị cho một lễ hội rất lớn vừa mang tính tôn giáo vừa có tính thương mại là mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả.
Những ngày đầu của tháng 6 chúng tôi được các hội đoàn mời đi “giải tội dạo” ở các công trường và những vùng có đông người qua lại trong khi họ hát, cầu nguyện để đánh động những người Công Giáo mà từ lâu nguội lạnh về đạo hạnh. Lúc đầu chúng tôi thấy cũng hơi kì kì làm sao nhưng khi đọc lại lời thư nhắn nhủ các vị Tông đồ dân ngoại lỗi lạc gởi cho Ti-mô-thê-ô giúp chúng tôi xác tín hơn về sứ vụ mình đang làm là “Hãy rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện” (Xc 2 Tm 4,2 ).
Những ngày trung tuần của tháng 6, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay của chúng tôi đứng ra tổ chức hội nghị cho các nhà Đào Tạo vùng châu Mỹ bao gồm các quốc gia nói tiếng Anh (ở Bắc Mỹ), tiếng Tây Ban Nha ở các nước Nam và Trung Mỹ và tiếng Bồ Đào Nha của các tỉnh Dòng Ngôi Lời Brazil.
Trong danh sách tham dự lần này gồm 38 thành viên thuộc 13 quốc tịch khác nhau. Trong số này chúng tôi có thấy 4 thành viên của Bắc Mỹ thì có đến 3 thành viên là người gốc Việt Nam đang phụ trách việc huấn luyện ở tất cả các giai đoạn trong Chủng viện của Dòng Ngôi Lời. Các anh em linh mục người Mỹ gốc Việt này trước khi về phụ trách công tác huấn luyện ở Mỹ đã từng làm việc ở các nước Nam Mỹ và các quốc gia khác rất nhiều năm nên có rất nhiều kinh nghiệm. Một trong 3 linh mục đó đã từng làm việc gần 15 năm trong Chủng Viện Ngôi Lời ở Chicago nên có một bề dày kinh nghiệm và hiện nay vẫn được tín nhiệm để giao một trọng trách lớn của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Chicago làm Bề trên Nhà Chính và là điều phối viên đào tạo vùng Bắc Mỹ. Ở Brazil cũng có một anh em linh mục người Úc gốc Việt đã làm việc gần 10 năm ở đó và mấy năm qua được Tỉnh Dòng bổ nhiệm phụ trách việc huấn luyện một giai đoạn khá quan trong trong đời sống Tu Dòng là Tập Viện. Còn bên Paraguay, nước chủ nhà đang đứng ra tổ chức thì có một anh em linh mục người Việt, gốc Việt vừa trẻ người, non dạ vừa thiếu kinh nghiệm là chúng tôi cũng đang phụ trách đào tạo cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay. Như thế thì người Việt cũng có đến 5 thành viên tham dự hội nghị lần này với các tham dự viên khác để lượng giá lại công việc của Vùng Châu Mỹ trong những năm qua nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời đưa ra những đường hướng mới trong việc huấn luyện các nhà truyền giáo Ngôi Lời trong tương lai để trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Ngày đầu tiên của hội nghị, mỗi thành viên đều tự giới thiệu về bản thân và công việc mình đang làm. Dù các tham dự viên đều đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng theo thông lệ của Dòng thì chúng tôi thường dung hai ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh để giao tiếp. Cũng may là các 5 anh em Việt Nam tham dự hội nghị lần này đều có thể giao tiếp tốt cả hai ngôn ngữ Tây Ban Nha – Anh nên không gặp khó khăn trong việc phát biểu và thảo luận trong hội nghị.
Trong những ngày kế tiếp, chúng tôi được nghe hai diễn giả khá đặc biệt là cựu tổng thống Paraguay bị đảo chính tháng 6 năm 2012 vừa qua và bây giờ vừa mới đắc cử thượng nghị sĩ trong một đảng liên minh đối lập lớn thứ hai đã chia sẻ về tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa nói chung của vùng Nam Mỹ và của Paraguay nói riêng. Vị này cũng đã từng nắm những trọng trách quan trọng khi còn là tu sĩ nhưng vì có một chính kiến khác nên đã rời bỏ đời tu để tham gia vào chính trường. Nhiều tham dự viên đã đặt những câu hỏi khá nhạy cảm và đều được vị diễn giả giải thích thỏa đáng. Thực ra những người đi tu không ai muốn dính dáng đến chính trị, chính em gì cả nhưng cũng cần phải biết để có thể sống và thực thi Giáo huấn xã hội của Giáo Hội vì Giáo Hội mà chúng ta đang sống là Giáo Hội của người nghèo, Giáo Hội của Chúa Ki-tô và những người theo Chúa Ki-tô phải biết “chơi” với người nghèo và lên tiếng chống lại những bất công của xã hội. Là những nhà đào tạo để huấn luyện những nhà truyền giáo linh mục, tu sĩ trong tương lai cũng phải biết để tâm điều này khi giảng dạy và đồng hành với người được đào tạo.
Chúng tôi cũng được một diễn giả linh mục cùng Dòng người Brazil, một chuyên viên trong lĩnh vực tâm lý từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội và đang là một trong những người cố vấn cao cấp của Hội Đồng Giám mục Brazil trong việc đồng hành với các linh mục tu sĩ bị tố giác hay có khuynh hướng lệch lạc về tính dục. Với kinh nghiệm hơn 50 năm trong lĩnh vực này, ngài đã chia sẻ cho chúng tôi về tính dục trong đời tu và những vấn đề khó nói trước đây bây giờ đã rõ mười mươi. Ngài đã giúp chúng tôi, những nhà đào tạo có một “cái nhìn ngôn sứ” trong việc đồng hành và huấn luyện ơn gọi. Rất tiếc là thời gian có hạn vì chúng tôi còn nhiều đề tài khác nữa nhưng bài nói chuyện lần này phần nào cũng giúp chúng tôi có một cái gì đó để nhìn lại mình để vừa tự đào tạo mình vừa đồng hành với người được đào tạo trong một thế giới thế tục đang đả kích và làm hoen ố hình ảnh linh mục của Chúa Ki-tô.
Dĩ nhiên là một hội nghị quốc tế nào cũng đều được tổ chức bài bản, qui mô để những người tham dự không thấy nhàm chán, khô khan. Chúng tôi, những tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời cũng đã mang đến nơi đây những “hoa thơm, cỏ lạ” từ khắp các vùng, miền trên thế giới và chia sẻ với nhau để mọi người hiểu nhau hơn vì chính trong chủ đề của hội nghị lần này là: “Compartiendo misión y vida interculturales” (Chia sẻ sứ vụ và cuộc sống liên văn hóa). Những buổi cầu nguyện buổi sáng được chia ra từng tiểu vùng phụ trách và chúng tôi được biết cách thức cầu nguyện của những quốc gia khác nhau thật là đậm bản sắc. Nếu mình không biết điều gì khác ngoài mình thì mình hay tự khen mình và chê người khác, còn khi biết rồi thì mình mới cảm nhận được mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc đều có một nét đặc sắc riêng không ai giống ai. Chúng tôi cũng có một đêm văn hóa thật thú vị vừa thưởng thức được cón món ăn, thức uống truyền thống, vừa được biết thêm những bài ca điệu hò của các nước, nhất là của vùng Nam Mỹ. Dù đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế và được thưởng thức những nền văn hóa đặc sắc, chúng tôi vẫn luôn thích những đêm hội ngộ văn hóa vì mình đang sống trong một thế giới đại đồng, nơi mà mọi người có thể hiểu nhau, thương yêu nhau mà không cầu phải diễn tả ngôn ngữ, vì như thánh Giuse Freidemetz, vị truyền giáo đầu tiên của Dòng Ngôi Lời được sai đến Trung Quốc đã từng nói: “Ngôn ngữ mà tất cả mọi người hiểu được là ngôn ngữ tình yêu”.
Chúng tôi cũng có cuộc dã ngoại chung với nhau ở một vài danh lam thắng cảnh của Paraguay để mọi người biết thêm về quốc gia này. Một trong những điểm mà chúng tôi viếng thăm là Đập Thủy Điện Itaipu có tầm cỡ quốc tế do Paraguay và Brazil hợp tác. Chính đập thủy điện này là nguồn lợi lớn cho cả hai quốc gia nhưng vì Paraguay là một quốc gia nhỏ bé và khá lạc hậu nên quốc gia khổng lồ láng giềng Brazil đã dùng tiền mua chuộc những vị lãnh đạo trước đây của Paraguay để giành gần như hơn 90% cổ cổ phần về điện và đã thu được một nguồn lợi đáng kể cho quốc gia. Những ngăm gần đây người Paraguay đã nhận ra điều đó và đã phản ứng mạnh với cộng đồng quốc tế để đòi lại những gì thuộc về mình. Rất may là những vị lãnh đạo Brazil có sĩ diện và lương tri nên sẵn sang ngồi vào bàn đàm phán để minh bạch hóa vấn đề. Nếu các lãnh đạo Trung quốc mà con chút lương tâm thì các quốc gia nhỏ bé láng giềng đâu có phải cơ cực và sợ sệt như vậy, họ cứ lấy thịt đè người và tiếp tục chơi chiêu bài hù dọa và mua chuộc khiế cho tình hình them phức tạp hơn.
Trong những ngày hội nghị chúng tôi cũng có những giờ giải lao hay vài đêm rãnh rỗi để những người đồng hương có dịp chia sẻ với nhau. 5 anh em Việt Nam chúng tôi có dịp ngồi lại với nhau để tâm sự và cùng nhau trăn trở về sứ vụ truyền giáo. Người anh em đang làm việc ở Brazil đã thành thực chia sẻ là ở Brazil có nhiều nơi còn rất nghèo, tuy nhiên những ngày sống ở tại thủ đô Asuncion của Paraguay thì thấy quốc gia này lại nghèo hơn. Một người anh em khác hiện đang làm Giám đốc Thần Học Viện ở Chicago, người đã từng thực tập truyền giáo 2 năm ở Paraguay lúc còn là chủng sinh và sau khi chịu chức linh mục đã được bài sai làm việc ở Ecuador cũng nhận xét rằng Paraguay sau gần 20 năm vẫn không mấy thay đổi. Người anh em khác nữa từng làm việc truyền giáo gần 10 năm ở xứ miền quê Argentina, giáp biên giới với Bolivia đã cho lời nhận xét rằng Paraguay nghèo nhưng giá cả lại đắt đỏ thì làm sao người dân có thể sống được. Chúng tôi trả lời đùa với người anh em này rằng trời sinh voi, sinh cỏ mà. Còn người anh em linh mục có thâm niên trong ngành đào tạo thì đây là lần đầu tiên đến Paraguay vừa để tham dự hội nghị, vừa để thăm lại hai người học trò cũ từng ở trong “lò” huấn luyện của ngài ở Chicago mà nay cũng đang làm việc ở Paraguay. Chính cuộc thăm viếng này cũng khích lệ anh em rất nhiều hơn ngàn lần nói chuyện qua email, điện thoại vì nhìn thấy và biết được công việc truyền giáo của anh em đang làm. Đối với cá nhân chúng tôi, đây thật sự là cuộc hội ngộ thú vị vì anh em được gặp gỡ nhau và gắn kết với nhau hơn trong tình huynh đệ của người chung chí hướng và của người đồng hương.
Hôm nay là ngày kỷ niệm 25 năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II tôn phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta thật tự hào vì có những vị Thánh đã sẵn sàng bỏ mình vì Đức Ki-tô để từ đó hạt giống đức tin được nảy mầm và sinh nhiều hoa trái. Vui hơn nữa là cũng chính trong dịp này Đức Thánh Cha Phan-xi-cô mới bổ nhiệm them hai Tân Giám Mục Việt Nam để cùng với các giám mục khác dẫn dắt con thuyền Giáo Hội Việt Nam. Ước mong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh và thăng tiến hơn không những về số lượng người đi tu và chịu chức hay khấn Dòng nhưng là chất lượng của những người thánh hiến vì thà có một linh mục hay tu sĩ thánh thiện có thể chinh phục được vạn con tim còn hơn là hàng trăm linh mục hay tu sĩ gây gương mù gương xấu cho Giáo Hội. Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam là những bậc tiền nhân đã hoàn thành sứ mạng, xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu được noi gương các ngài biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ, để một ngày kia trên thiên quốc chúng con được hợp tiếng với các ngài ca ngợi tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. A-men.
19/6/2013 - Kỷ niệm 25 năm Đức Gioan Phao-lô II tôn phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo tại Việt Nam
Ở bên vùng Nam Bán Cầu thì tháng 6 là tháng bắt đầu bước vào mùa Đông nên thời tiết se lạnh và người dân ở đây chuẩn bị cho một lễ hội rất lớn vừa mang tính tôn giáo vừa có tính thương mại là mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả.
Những ngày đầu của tháng 6 chúng tôi được các hội đoàn mời đi “giải tội dạo” ở các công trường và những vùng có đông người qua lại trong khi họ hát, cầu nguyện để đánh động những người Công Giáo mà từ lâu nguội lạnh về đạo hạnh. Lúc đầu chúng tôi thấy cũng hơi kì kì làm sao nhưng khi đọc lại lời thư nhắn nhủ các vị Tông đồ dân ngoại lỗi lạc gởi cho Ti-mô-thê-ô giúp chúng tôi xác tín hơn về sứ vụ mình đang làm là “Hãy rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện” (Xc 2 Tm 4,2 ).
Những ngày trung tuần của tháng 6, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay của chúng tôi đứng ra tổ chức hội nghị cho các nhà Đào Tạo vùng châu Mỹ bao gồm các quốc gia nói tiếng Anh (ở Bắc Mỹ), tiếng Tây Ban Nha ở các nước Nam và Trung Mỹ và tiếng Bồ Đào Nha của các tỉnh Dòng Ngôi Lời Brazil.
Trong danh sách tham dự lần này gồm 38 thành viên thuộc 13 quốc tịch khác nhau. Trong số này chúng tôi có thấy 4 thành viên của Bắc Mỹ thì có đến 3 thành viên là người gốc Việt Nam đang phụ trách việc huấn luyện ở tất cả các giai đoạn trong Chủng viện của Dòng Ngôi Lời. Các anh em linh mục người Mỹ gốc Việt này trước khi về phụ trách công tác huấn luyện ở Mỹ đã từng làm việc ở các nước Nam Mỹ và các quốc gia khác rất nhiều năm nên có rất nhiều kinh nghiệm. Một trong 3 linh mục đó đã từng làm việc gần 15 năm trong Chủng Viện Ngôi Lời ở Chicago nên có một bề dày kinh nghiệm và hiện nay vẫn được tín nhiệm để giao một trọng trách lớn của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Chicago làm Bề trên Nhà Chính và là điều phối viên đào tạo vùng Bắc Mỹ. Ở Brazil cũng có một anh em linh mục người Úc gốc Việt đã làm việc gần 10 năm ở đó và mấy năm qua được Tỉnh Dòng bổ nhiệm phụ trách việc huấn luyện một giai đoạn khá quan trong trong đời sống Tu Dòng là Tập Viện. Còn bên Paraguay, nước chủ nhà đang đứng ra tổ chức thì có một anh em linh mục người Việt, gốc Việt vừa trẻ người, non dạ vừa thiếu kinh nghiệm là chúng tôi cũng đang phụ trách đào tạo cho Tỉnh Dòng Ngôi Lời Paraguay. Như thế thì người Việt cũng có đến 5 thành viên tham dự hội nghị lần này với các tham dự viên khác để lượng giá lại công việc của Vùng Châu Mỹ trong những năm qua nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời đưa ra những đường hướng mới trong việc huấn luyện các nhà truyền giáo Ngôi Lời trong tương lai để trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Ngày đầu tiên của hội nghị, mỗi thành viên đều tự giới thiệu về bản thân và công việc mình đang làm. Dù các tham dự viên đều đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng theo thông lệ của Dòng thì chúng tôi thường dung hai ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh để giao tiếp. Cũng may là các 5 anh em Việt Nam tham dự hội nghị lần này đều có thể giao tiếp tốt cả hai ngôn ngữ Tây Ban Nha – Anh nên không gặp khó khăn trong việc phát biểu và thảo luận trong hội nghị.
Trong những ngày kế tiếp, chúng tôi được nghe hai diễn giả khá đặc biệt là cựu tổng thống Paraguay bị đảo chính tháng 6 năm 2012 vừa qua và bây giờ vừa mới đắc cử thượng nghị sĩ trong một đảng liên minh đối lập lớn thứ hai đã chia sẻ về tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa nói chung của vùng Nam Mỹ và của Paraguay nói riêng. Vị này cũng đã từng nắm những trọng trách quan trọng khi còn là tu sĩ nhưng vì có một chính kiến khác nên đã rời bỏ đời tu để tham gia vào chính trường. Nhiều tham dự viên đã đặt những câu hỏi khá nhạy cảm và đều được vị diễn giả giải thích thỏa đáng. Thực ra những người đi tu không ai muốn dính dáng đến chính trị, chính em gì cả nhưng cũng cần phải biết để có thể sống và thực thi Giáo huấn xã hội của Giáo Hội vì Giáo Hội mà chúng ta đang sống là Giáo Hội của người nghèo, Giáo Hội của Chúa Ki-tô và những người theo Chúa Ki-tô phải biết “chơi” với người nghèo và lên tiếng chống lại những bất công của xã hội. Là những nhà đào tạo để huấn luyện những nhà truyền giáo linh mục, tu sĩ trong tương lai cũng phải biết để tâm điều này khi giảng dạy và đồng hành với người được đào tạo.
Chúng tôi cũng được một diễn giả linh mục cùng Dòng người Brazil, một chuyên viên trong lĩnh vực tâm lý từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo Hội và đang là một trong những người cố vấn cao cấp của Hội Đồng Giám mục Brazil trong việc đồng hành với các linh mục tu sĩ bị tố giác hay có khuynh hướng lệch lạc về tính dục. Với kinh nghiệm hơn 50 năm trong lĩnh vực này, ngài đã chia sẻ cho chúng tôi về tính dục trong đời tu và những vấn đề khó nói trước đây bây giờ đã rõ mười mươi. Ngài đã giúp chúng tôi, những nhà đào tạo có một “cái nhìn ngôn sứ” trong việc đồng hành và huấn luyện ơn gọi. Rất tiếc là thời gian có hạn vì chúng tôi còn nhiều đề tài khác nữa nhưng bài nói chuyện lần này phần nào cũng giúp chúng tôi có một cái gì đó để nhìn lại mình để vừa tự đào tạo mình vừa đồng hành với người được đào tạo trong một thế giới thế tục đang đả kích và làm hoen ố hình ảnh linh mục của Chúa Ki-tô.
Dĩ nhiên là một hội nghị quốc tế nào cũng đều được tổ chức bài bản, qui mô để những người tham dự không thấy nhàm chán, khô khan. Chúng tôi, những tu sĩ truyền giáo Ngôi Lời cũng đã mang đến nơi đây những “hoa thơm, cỏ lạ” từ khắp các vùng, miền trên thế giới và chia sẻ với nhau để mọi người hiểu nhau hơn vì chính trong chủ đề của hội nghị lần này là: “Compartiendo misión y vida interculturales” (Chia sẻ sứ vụ và cuộc sống liên văn hóa). Những buổi cầu nguyện buổi sáng được chia ra từng tiểu vùng phụ trách và chúng tôi được biết cách thức cầu nguyện của những quốc gia khác nhau thật là đậm bản sắc. Nếu mình không biết điều gì khác ngoài mình thì mình hay tự khen mình và chê người khác, còn khi biết rồi thì mình mới cảm nhận được mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc đều có một nét đặc sắc riêng không ai giống ai. Chúng tôi cũng có một đêm văn hóa thật thú vị vừa thưởng thức được cón món ăn, thức uống truyền thống, vừa được biết thêm những bài ca điệu hò của các nước, nhất là của vùng Nam Mỹ. Dù đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế và được thưởng thức những nền văn hóa đặc sắc, chúng tôi vẫn luôn thích những đêm hội ngộ văn hóa vì mình đang sống trong một thế giới đại đồng, nơi mà mọi người có thể hiểu nhau, thương yêu nhau mà không cầu phải diễn tả ngôn ngữ, vì như thánh Giuse Freidemetz, vị truyền giáo đầu tiên của Dòng Ngôi Lời được sai đến Trung Quốc đã từng nói: “Ngôn ngữ mà tất cả mọi người hiểu được là ngôn ngữ tình yêu”.
Chúng tôi cũng có cuộc dã ngoại chung với nhau ở một vài danh lam thắng cảnh của Paraguay để mọi người biết thêm về quốc gia này. Một trong những điểm mà chúng tôi viếng thăm là Đập Thủy Điện Itaipu có tầm cỡ quốc tế do Paraguay và Brazil hợp tác. Chính đập thủy điện này là nguồn lợi lớn cho cả hai quốc gia nhưng vì Paraguay là một quốc gia nhỏ bé và khá lạc hậu nên quốc gia khổng lồ láng giềng Brazil đã dùng tiền mua chuộc những vị lãnh đạo trước đây của Paraguay để giành gần như hơn 90% cổ cổ phần về điện và đã thu được một nguồn lợi đáng kể cho quốc gia. Những ngăm gần đây người Paraguay đã nhận ra điều đó và đã phản ứng mạnh với cộng đồng quốc tế để đòi lại những gì thuộc về mình. Rất may là những vị lãnh đạo Brazil có sĩ diện và lương tri nên sẵn sang ngồi vào bàn đàm phán để minh bạch hóa vấn đề. Nếu các lãnh đạo Trung quốc mà con chút lương tâm thì các quốc gia nhỏ bé láng giềng đâu có phải cơ cực và sợ sệt như vậy, họ cứ lấy thịt đè người và tiếp tục chơi chiêu bài hù dọa và mua chuộc khiế cho tình hình them phức tạp hơn.
Trong những ngày hội nghị chúng tôi cũng có những giờ giải lao hay vài đêm rãnh rỗi để những người đồng hương có dịp chia sẻ với nhau. 5 anh em Việt Nam chúng tôi có dịp ngồi lại với nhau để tâm sự và cùng nhau trăn trở về sứ vụ truyền giáo. Người anh em đang làm việc ở Brazil đã thành thực chia sẻ là ở Brazil có nhiều nơi còn rất nghèo, tuy nhiên những ngày sống ở tại thủ đô Asuncion của Paraguay thì thấy quốc gia này lại nghèo hơn. Một người anh em khác hiện đang làm Giám đốc Thần Học Viện ở Chicago, người đã từng thực tập truyền giáo 2 năm ở Paraguay lúc còn là chủng sinh và sau khi chịu chức linh mục đã được bài sai làm việc ở Ecuador cũng nhận xét rằng Paraguay sau gần 20 năm vẫn không mấy thay đổi. Người anh em khác nữa từng làm việc truyền giáo gần 10 năm ở xứ miền quê Argentina, giáp biên giới với Bolivia đã cho lời nhận xét rằng Paraguay nghèo nhưng giá cả lại đắt đỏ thì làm sao người dân có thể sống được. Chúng tôi trả lời đùa với người anh em này rằng trời sinh voi, sinh cỏ mà. Còn người anh em linh mục có thâm niên trong ngành đào tạo thì đây là lần đầu tiên đến Paraguay vừa để tham dự hội nghị, vừa để thăm lại hai người học trò cũ từng ở trong “lò” huấn luyện của ngài ở Chicago mà nay cũng đang làm việc ở Paraguay. Chính cuộc thăm viếng này cũng khích lệ anh em rất nhiều hơn ngàn lần nói chuyện qua email, điện thoại vì nhìn thấy và biết được công việc truyền giáo của anh em đang làm. Đối với cá nhân chúng tôi, đây thật sự là cuộc hội ngộ thú vị vì anh em được gặp gỡ nhau và gắn kết với nhau hơn trong tình huynh đệ của người chung chí hướng và của người đồng hương.
Hôm nay là ngày kỷ niệm 25 năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II tôn phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo Việt Nam. Chúng ta thật tự hào vì có những vị Thánh đã sẵn sàng bỏ mình vì Đức Ki-tô để từ đó hạt giống đức tin được nảy mầm và sinh nhiều hoa trái. Vui hơn nữa là cũng chính trong dịp này Đức Thánh Cha Phan-xi-cô mới bổ nhiệm them hai Tân Giám Mục Việt Nam để cùng với các giám mục khác dẫn dắt con thuyền Giáo Hội Việt Nam. Ước mong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh và thăng tiến hơn không những về số lượng người đi tu và chịu chức hay khấn Dòng nhưng là chất lượng của những người thánh hiến vì thà có một linh mục hay tu sĩ thánh thiện có thể chinh phục được vạn con tim còn hơn là hàng trăm linh mục hay tu sĩ gây gương mù gương xấu cho Giáo Hội. Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam là những bậc tiền nhân đã hoàn thành sứ mạng, xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu được noi gương các ngài biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ, để một ngày kia trên thiên quốc chúng con được hợp tiếng với các ngài ca ngợi tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. A-men.
19/6/2013 - Kỷ niệm 25 năm Đức Gioan Phao-lô II tôn phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo tại Việt Nam
Hạt Hố Nai mừng kỉ niệm tôn phong 117 Vị Tử Đạo Việt Nam
Giuse Khổng Hữu Nguồn
17:24 19/06/2013
18 giờ tối thứ Tư ngày 19/6/2013. Cùng với quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cộng đoàn 17 giáo xứ trong Hạt Hố Nai hân hoan tiến về nhà thờ giáo xứ Hà Nội, giáo xứ Cha Quản Hạt để hiệp dâng thánh lễ mừng kỷ niệm 25 năm, ngày Đức chân phước Gioan Phaolô II tôn phong 117 vị tử đạo Việt Nam lên bậc hiển thánh ngày 19/6/1988.
Xem hình ảnh
Trước giờ lễ là kiệu rước tượng thánh Giuse Nguyễn Duy Khang, tượng thánh Phero Nguyễn Văn Hiếu và Hài Cốt các thánh tử đạo Việt Nam.
Đoàn rước đi một vòng quanh khuôn viên thánh đường rộng lớn và trở về vườn cây sao bên phài thánh đường để hiệp dâng thánh lễ.
Trước lễ, qúy cha và cộng đoàn hướng về linh đài 117 vị hiển thánh để dâng hương, như một nghĩa cử cụ thể bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân.
Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản Hạt Hố Nai, dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn hiện diện, Ngài nói: “Hôm nay Giáo Hội Việt Nam hân hoan mừng kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Ðọc lại tiểu sử các Ngài, chúng ta cảm phục đức tin kiên cường của các Ngài. Vì trung thành với Chúa, các Ngài đã chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, chịu mất mạng sống vì đức tin. Hôm nay cộng đoàn giáo hạt chúng ta họp nhau nơi đây, cùng hân hoan vui mừng và cầu xin các ngài giúp mỗi người trong chúng ta cũng biết can đảm, hy sinh sống Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày”.
Cha giảng lễ chia sẻ với cộng đoàn về đời sống đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong dịp này, ngài khuyến cáo mọi người hãy siêng năng cầu nguyện, sốt sắng tham dự thánh lễ, năng lãnh nhận bí tích hòa giải, ngõ hầu có thể giúp mỗi người Kito hữu sống đức tin theo gương các thánh tiền nhân của mình, sống Phúc Âm trong thời đại mới là tử đạo liên tục mỗi ngày.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện cộng đoàn giáo dân trong hạt Hố Nai lên dâng lời cảm ơn cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn cũng như tất cả mọi người, mọi giới đã giúp cho công việc tổ chức thánh lễ hôm nay được tốt đẹp.
Diễn tiến trong thánh lễ thật lả trật tự nghiêm trang, ca đoàn hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt mến tham dự thánh lễ.
Lạ thường, mấy buổi chiều hôm trước, ở Hố Nai trời làm mưa như trút nước; ấy vậy mà chiều hôm nay bầu trời quang đãng trong xanh, trên các nẻo đường người người hân hoan về dự lễ mừng kính các thánh tử đạo tiên nhân.
Một buổi lễ lớn và đông như hôm nay, có lẽ phải kể đến công lao các bạn trẻ giữ xe, quý ông anh em trong đội trật tự an toàn trên quốc lộ chính, họ điều phối xe cộ để cho từng đoàn người qua đường được yên tâm.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin ban thêm sức mạnh Đức Tin cho chúng con, để mỗi người chúng con sống đạo giữa biết bao thách đố của thời đại hôm nay.
Xem hình ảnh
Trước giờ lễ là kiệu rước tượng thánh Giuse Nguyễn Duy Khang, tượng thánh Phero Nguyễn Văn Hiếu và Hài Cốt các thánh tử đạo Việt Nam.
Đoàn rước đi một vòng quanh khuôn viên thánh đường rộng lớn và trở về vườn cây sao bên phài thánh đường để hiệp dâng thánh lễ.
Trước lễ, qúy cha và cộng đoàn hướng về linh đài 117 vị hiển thánh để dâng hương, như một nghĩa cử cụ thể bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân.
Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản Hạt Hố Nai, dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn hiện diện, Ngài nói: “Hôm nay Giáo Hội Việt Nam hân hoan mừng kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam. Ðọc lại tiểu sử các Ngài, chúng ta cảm phục đức tin kiên cường của các Ngài. Vì trung thành với Chúa, các Ngài đã chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, chịu mất mạng sống vì đức tin. Hôm nay cộng đoàn giáo hạt chúng ta họp nhau nơi đây, cùng hân hoan vui mừng và cầu xin các ngài giúp mỗi người trong chúng ta cũng biết can đảm, hy sinh sống Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày”.
Cha giảng lễ chia sẻ với cộng đoàn về đời sống đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong dịp này, ngài khuyến cáo mọi người hãy siêng năng cầu nguyện, sốt sắng tham dự thánh lễ, năng lãnh nhận bí tích hòa giải, ngõ hầu có thể giúp mỗi người Kito hữu sống đức tin theo gương các thánh tiền nhân của mình, sống Phúc Âm trong thời đại mới là tử đạo liên tục mỗi ngày.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện cộng đoàn giáo dân trong hạt Hố Nai lên dâng lời cảm ơn cha quản hạt, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn cũng như tất cả mọi người, mọi giới đã giúp cho công việc tổ chức thánh lễ hôm nay được tốt đẹp.
Diễn tiến trong thánh lễ thật lả trật tự nghiêm trang, ca đoàn hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt mến tham dự thánh lễ.
Lạ thường, mấy buổi chiều hôm trước, ở Hố Nai trời làm mưa như trút nước; ấy vậy mà chiều hôm nay bầu trời quang đãng trong xanh, trên các nẻo đường người người hân hoan về dự lễ mừng kính các thánh tử đạo tiên nhân.
Một buổi lễ lớn và đông như hôm nay, có lẽ phải kể đến công lao các bạn trẻ giữ xe, quý ông anh em trong đội trật tự an toàn trên quốc lộ chính, họ điều phối xe cộ để cho từng đoàn người qua đường được yên tâm.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin ban thêm sức mạnh Đức Tin cho chúng con, để mỗi người chúng con sống đạo giữa biết bao thách đố của thời đại hôm nay.
Văn Hóa
Thánh Annê Lê Thị Thành 1781-1841
Trầm Hương Thơ
08:13 19/06/2013
Annê Lê Thị tên Thành
Một bảy tám mốt xứ Thanh chào đời (1781)
Bãi Điền, Yên Định là nơi
Trai trung, gái đảm, sách đời còn ghi
Từ nhỏ theo mẹ rời đi
Trở về Phúc Nhạc xuân thì lớn lên
Ninh Bình, Phát Diệm là nền
Cái nôi Công Giáo vang tên muôn đời
Đây là quê ngoại tuyệt vời!
Lớn lên như đóa xuân thời xinh tươi
Làn hương gió thoảng duyên cười
Hoa khôi xứ đạo lắm người ngẩn ngơ
Tuổi vừa đôi tám nên thơ
Anh chàng tên Nhất đêm mơ nhớ nàng
Mối mai lễ vật đưa sang
Mâm trầu, bánh hỏi xin mang đến nhà
Gia đình thuận ý nhận qùa
Hôn nhân giáo lý học qua từng ngày
Xe duyên sánh bước nồng say
Sống đời hòa thuận đan tay vào đời
Công dung ngôn hạnh tuyệt vời
Đảm dang hòa thuận người người mến thương
Lắm người lấy đó làm gương
Gia đình đạo hạnh tựa nương bóng Ngài
Sinh được bốn gái, hai trai
Dạy con kinh hạt không sai đạo, đời
Chính đây là điểm tuyệt vời!
Sống thờ kính Chúa, thương người neo đơn.
Vào thời Thiệu Trị khắp nơi
Ông vua diệt đạo Chúa Trời thẳng tay
Bao nhiêu xương máu đắng cay
Các thầy Đạo Trưởng đêm ngày lo âu
Trốn hoài chẳng biết ở đâu
Nhiều khi đói lả ruột sầu cả ra
Gia đình giúp giấu trong nhà
Luôn luôn kính mến các cha các thầy
Bốn cha hay trốn ở đây
Một hôm tên Đễ phản thầy báo quan
Ham tiền bởi tấm lòng tham
Giu đa bán Chúa hắn làm y chang
Trịnh Quanh Khanh rất hiểm nham
Ác quan đem lính đến làm đảo điên
Vây làng Phúc Nhạc gấp liền
Cha Ngân, cha Lý, bỗng nhiên cùng đường
Bà Đê chỉ xuống rãnh mương
Lấy rơm chưa kịp phủ đường lính vô
Bắt người chúng đánh điên rồ
Cùm gông nặng trĩu quàng vô sỗ sàng
Tập trung giữa cửa đình làng
Nữ tu Thầy Cả gông mang nặng nề
Tuổi già như thể bà Đê
Chiếc gông qúa nặng lê thê buộc vào
Ác quan ngồi ở trên cao
Mặt mày bặm trợn đánh vào thảo dân
Xót xa cho thứ ngu đần
Tịch thu cướp bóc rần rần khắp nơi
Giải về Gia Định xa vời
Gông già sức yếu rã rời xác xơ
Ngang đường ai cũng thẫn thờ
Đau lòng xót cảnh bần nhơ quan làm
Mãi rồi cũng đến Thành Nam
Giam cùng hai nữ tu cam khổ nhiều
Ác quan hành hạ đủ điều
Buộc bà chối đạo làm chiêu giải sầu
Nhưng nào có dễ vậy đâu
Niềm tin vững chãi thẳm sâu trong hồn
Thánh thần thúc đẩy ơn khôn
Từng lời mạch lạc tôi tôn kính Ngài
Ngàn đời cũng chẳng phôi phai
Buộc tôi bỏ đạo của Ngài đừng mong!
Ác quan tâm độc đầy lòng
Lột trần cho xấu không xong nổi khùng
Củi cây đánh xuống chập chùng
Da thịt nát cả khắp vùng máu ra
Thế mà hắn cũng không tha
Nhục hình cứ thế tăng gia thêm nhiều
Con gái bà đến một chiều
Vào tù thăm mẹ tiêu điều khóc thương
Bà khoe mặc áo hoa hường
Hồn mẹ đang tỏa ngát hương dâng Ngài
"Con về giữ đạo khoan thai
Sau này gặp mẹ nay mai Nước Trời"
Những lời vàng ngọc tuyệt vời
Tấm gương kim cổ để đời cho ta
Con về chăm sóc việc nhà
Thương người kính Chúa đó là đạo ngay
Hãy cầu cho mẹ trong này
Được ơn bền đỗ khôn lay đến cùng
Quang Khanh ác độc lạ lùng
Mang ra rắn độc khảo cung đàn bà
Cột quần áo lại giữa nhà
Sai đem rắn độc mãng xà thả vô
Thực là một chuyện điên rồ
Ngỡ rằng rắng cắn, ai ngờ bò ra
Mãng xà không hại chi bà
Hiền hơn cái lũ quan tà ác gian
Đánh bà giải xuống nhà giam
Suốt liền ba tháng đủ cam khổ rồi
Tình yêu thánh hiến lên ngôi
Sức tàn lực kiệt hết rồi còn chi
Phó dâng hồn xác sinh thì
Hồn hương bay bổng ra đi về trời
Mười hai tháng bảy nghỉ ngươi (12.07.1841)
Tấm gướng sáng mãi để đời soi chung
Trên hàng Hiển Thánh ung dung
Cầm nhành thiên tuế mừng cùng khắp nơi
Tấm gương Thánh nữ sáng ngời
Cháu con hãnh diện muôn đời chứng nhân.
Trầm Hương Thơ 19.06.2013
Trong giờ hấp hối người ta thường nghe bà cầu nguyện : "Lạy Chúa, Chúa đã chịu chết vì con, con hết lòng theo thánh ý Chúa. Xin Chúa tha mọi tội lỗi cho con".
Cuối cùng bà dâng lời sau hết : "Giêsu Maria Giuse! Con xin phó linh hồn và thân xác con trong tay Chúa, xin ban ơn cho con được tuân theo ý Chúa trong mọi sự".
Bà Anê Đê đã về nhà cha trên trời trong tinh thần thánh thiện ấy. Hôm đó là ngày 12.07.1841, sau ba tháng bị giam cầm hy sinh vì đức tin. Bà hưởng thọ 60 tuổi.
Ngày 02.05.1909, ĐGH.Piô X đã suy tôn ngài lên bậc chân phước
Ngày 19.06.1988, ĐGH. Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Bà Anê Lê Thị Thành thực xứng danh là gương mẫu và là bổn mạng các bà mẹ Công Giáo Việt Nam.
Đưa chúng con về cùng Chúa, Mẹ ơi
Tuyết Mai
17:24 19/06/2013
Chúng con giờ tất cả đều đã trưởng thành,
Trưởng thành trong tư tưởng, lời nói, việc làm,
Không còn thơ dại như những ngày bé thơ.
Do đó không ngày nào chúng con còn có thời giờ,
Để dâng kinh hay cả một lời thăm hỏi,
Để dâng lời cảm tạ tình Người vô biên,
Hay để biết ơn bao hồng ân Chúa ban cho từng ngày.
Gần đây thế giới như dự báo,
Con người dần tiến gần đến vực sâu,
Của tội lỗi, của đam mê, của thác loạn,
Của giệt vong và như báo trước Ngày Chúa Lại Đến!?.
Lạy Mẹ của toàn thể nhân loại!
Chúng con hết thảy là phường tội lỗi,
"Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền,
Hồng ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho con?".
Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cùng là Mẹ Giáo Hội!
Giúp chúng con biết ăn năn cùng chừa cải,
Để chúng con xứng đáng được diện kiến,
Tôn nhan Chúa Trời cùng được sống trong Nhà Cha.
"Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa Mẹ đồng trinh!
Mẹ chính là Nữ Vương là Trạng Sư là Mẹ con,
Con dâng Mẹ đây tâm hồn đây trí khôn,
Cả dĩ vãng cả hiện tại tới tương lai ...."…..
Cuộc sống này chúng con xin dâng gởi,
Vào trái tim cực thánh của Mẹ,
Hãy yêu thương và gìn giữ xác hồn chúng con,
Cho khỏi sa chước cám dỗ và sa Hỏa Ngục.
Nơi sẽ giam giữ chúng con đến muôn đời,
Trong âm thanh kinh hãi của gào thét,
Mà cực hình khủng khiếp nhất là sự hối hận,
Là không biết sớm để tìm trở về cùng Chúa,
Người là Cha, là Con, và là Thánh Thần,
Đấng vô cùng quyền năng,
Đấng hằng sống, hằng trị,
Vinh hiển muôn đời ..... Amen.
(06-19-13)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Quê Tôi Làng Chài Lưới
Nguyễn Ngọc Liên
21:23 19/06/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm…
(Trích thơ của Tế Hanh)