Phụng Vụ - Mục Vụ
Tái Tạo
Lm Vũđình Tường
05:08 19/06/2015
Để tái tạo vật mới từ vật cũ thì vật cũ cần phải tháo gỡ cho việc tái tạo. Hành động tháo gỡ mang í nghĩa chết và í nghĩa sống. Chết hiểu theo nghĩa từ nay hình dạng cũ thuộc về quá khứ, không còn nữa. Thay vào đó là hình dạng mới với đời sống mới. Thí dụ điển hình nhất là sau cơn hoả hoạn, cây cũ cháy rụi, chết đi nhường chỗ cho mầm non phát sinh.
Thiên tai tàn phá và tái tạo. Quan trọng hơn nữa thiên tai hi vọng giúp ta nhận biết thân phận nhỏ bẻ của con người. So với vũ trụ bao la con người nhỏ hơn hạt cát biển và tàn lụi nhanh hơn hạt sương trước ánh dương. Dù nhỏ bé như thế nhưng con người có tham vọng làm chủ tể của vũ trụ có trước con người nhiều tỉ năm. Tìm hiểu để biết hơn về vũ trụ là điều tốt nhưng tìm cách làm chủ, chối bỏ công trình sáng tạo của Thiên Chúa là việc hạt cát đòi làm chủ đại dương, sương sớm đòi làm chủ mặt trời.
Sóng gió trong đời là điều không thể tránh khỏi và khi chúng đến con người thường có hai chọn lựa. Người có đức tin mạnh mẽ thường chạy đến Chúa trong lời kinh. Khi bão tố đến họ bám chặt hơn vào Thiên Chúa, tìm an bình nơi Ngài. Đồng thời họ cũng tìm sự hỗ trợ của đồng loại. Các tông đồ khi gặp sóng gió các ông cũng vừa chèo chống vừa chạy đến cùng Đức Kitô và các ông kinh ngạc chỉ một lời phán bảo sóng gió im lặng nghe lời Ngài. Con người không có khả năng ra lệnh cho thiên tai. Con người chỉ có những nhà chuyên môn trong ngành có khả năng tiên đoán tai ương có thể sẽ xảy đến và chuẩn bị trước mong tránh càng nhiều thảm hại càng tốt. Con người chấp nhận khi các chuyên gia tiên đoán sai về thiên tai sẽ xảy đến nhưng khi Chúa không đáp đúng lởi chúng ta cầu xin chúng ta phàn nàn Chúa không thương con người. Vì sao lại có thái độ đó? Thưa vì chúng ta đặt í ta trên í Chúa.
Người có đức tin mạnh nơi Đức Kitô tin vào phép lạ và qua phép lạ giúp cho đức tin mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên khi không có phép lạ đức tin vẫn không yếu kém vì đức tin đặt nền tảng trên Đức Kitô, không phải dựa vào phép lạ để tin. Để có phép lạ cần có đức tin như thế đức tin phát sinh phép lạ, không phải phép lạ sinh ra đức tin. Trong Kinh Thánh Đức Kitô luôn khẳng định với người Ngài ban ơn: Đức tin con đã cứu con. Như thế Đức tin luôn đi trước, phép lạ theo sau.
Kitô hữu tin chúng ta sống nơi trần thế chỉ trong giai đoạn và khi đi trọn con đường chúng ta trở về với Chúa. Thời gian khi nào trở về không thuộc về khả năng con người nhưng do Chúa định đoạt. Kitô hữu mong sống hạnh phúc và sống lâu dài nơi trần gian nhưng Kitô hữu cũng biết rằng đó là í muốn của ta; ngoài í ta muốn còn có í Chúa mà ta luôn tôn trọngg và xin lắng nghe và chấp nhận như điều chúng ta tuyên xưng khi đọc kinh Lậy Cha.
Đức Kitô đón nhận sóng gió trong đời với môt niềm tin mãnh liệt nơi Chúa Cha và Ngài đã cảm thấy bình an trước sóng gió cuộc đời. Học từ Đức Kitô khi sóng gió đến chúng ta cũng xin ơn biết đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, xin ơn khôn ngoan biết xử thế trước sóng gió và nhận ra í Chúa mặc khải qua biến cố cuộc đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thiên tai tàn phá và tái tạo. Quan trọng hơn nữa thiên tai hi vọng giúp ta nhận biết thân phận nhỏ bẻ của con người. So với vũ trụ bao la con người nhỏ hơn hạt cát biển và tàn lụi nhanh hơn hạt sương trước ánh dương. Dù nhỏ bé như thế nhưng con người có tham vọng làm chủ tể của vũ trụ có trước con người nhiều tỉ năm. Tìm hiểu để biết hơn về vũ trụ là điều tốt nhưng tìm cách làm chủ, chối bỏ công trình sáng tạo của Thiên Chúa là việc hạt cát đòi làm chủ đại dương, sương sớm đòi làm chủ mặt trời.
Sóng gió trong đời là điều không thể tránh khỏi và khi chúng đến con người thường có hai chọn lựa. Người có đức tin mạnh mẽ thường chạy đến Chúa trong lời kinh. Khi bão tố đến họ bám chặt hơn vào Thiên Chúa, tìm an bình nơi Ngài. Đồng thời họ cũng tìm sự hỗ trợ của đồng loại. Các tông đồ khi gặp sóng gió các ông cũng vừa chèo chống vừa chạy đến cùng Đức Kitô và các ông kinh ngạc chỉ một lời phán bảo sóng gió im lặng nghe lời Ngài. Con người không có khả năng ra lệnh cho thiên tai. Con người chỉ có những nhà chuyên môn trong ngành có khả năng tiên đoán tai ương có thể sẽ xảy đến và chuẩn bị trước mong tránh càng nhiều thảm hại càng tốt. Con người chấp nhận khi các chuyên gia tiên đoán sai về thiên tai sẽ xảy đến nhưng khi Chúa không đáp đúng lởi chúng ta cầu xin chúng ta phàn nàn Chúa không thương con người. Vì sao lại có thái độ đó? Thưa vì chúng ta đặt í ta trên í Chúa.
Người có đức tin mạnh nơi Đức Kitô tin vào phép lạ và qua phép lạ giúp cho đức tin mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên khi không có phép lạ đức tin vẫn không yếu kém vì đức tin đặt nền tảng trên Đức Kitô, không phải dựa vào phép lạ để tin. Để có phép lạ cần có đức tin như thế đức tin phát sinh phép lạ, không phải phép lạ sinh ra đức tin. Trong Kinh Thánh Đức Kitô luôn khẳng định với người Ngài ban ơn: Đức tin con đã cứu con. Như thế Đức tin luôn đi trước, phép lạ theo sau.
Kitô hữu tin chúng ta sống nơi trần thế chỉ trong giai đoạn và khi đi trọn con đường chúng ta trở về với Chúa. Thời gian khi nào trở về không thuộc về khả năng con người nhưng do Chúa định đoạt. Kitô hữu mong sống hạnh phúc và sống lâu dài nơi trần gian nhưng Kitô hữu cũng biết rằng đó là í muốn của ta; ngoài í ta muốn còn có í Chúa mà ta luôn tôn trọngg và xin lắng nghe và chấp nhận như điều chúng ta tuyên xưng khi đọc kinh Lậy Cha.
Đức Kitô đón nhận sóng gió trong đời với môt niềm tin mãnh liệt nơi Chúa Cha và Ngài đã cảm thấy bình an trước sóng gió cuộc đời. Học từ Đức Kitô khi sóng gió đến chúng ta cũng xin ơn biết đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, xin ơn khôn ngoan biết xử thế trước sóng gió và nhận ra í Chúa mặc khải qua biến cố cuộc đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị đồng sáng lập phong trào Focolare vừa qua đời
Nguyễn Việt Nam
00:05 19/06/2015
Cha Pasquale Foresi, được thụ phong linh mục vào năm 1954 như là linh mục đầu tiên của phong trào Focolare, đã qua đời ở tuổi 85.
Cha Pasquale Foresi đã cùng chị Chiara Lubich thành lập phong trào quốc tế Focolare, hay còn được gọi là tổ ấm, với đặc sủng là thúc đẩy hòa bình và sự hiệp nhất của tất cả mọi người.
Năm 1943, giữa thời thế chiến thứ hai, chị Chiara Lubich cùng với vài người bạn, trong đó có cha Pasquale Foresi, đã bắt đầu sống thực hành giáo huấn phúc âm trong cảnh sống hằng ngày. Nhóm bạn sống phúc âm này quy tựu lại với nhau thành một cộng đoàn nhỏ, gọi là "Focolare", tức "Tổ Ấm", khai sinh một phong trào sống phúc âm giữa đời, mà hiện nay được biết đến với tên gọi "Phong Trào Tổ Ấm", có mặt tại 182 quốc gia, thuộc khắp năm châu, với khoảng 4 triệu thành viên. Ðiều đặc biệt là trong số thành viên của Phong Trào "Tổ Ấm", có cả những thành viên kitô, nhưng không phải là Công Giáo, đến từ 350 Giáo Hội kitô, hoặc cộng đồng Giáo Hội kitô khác nhau. Và có cả những anh chị em hồi giáo, do thái giáo, phật giáo, ấn độ giáo, lão giáo, vân vân,... đến sinh hoạt trong phong trào. Như thế, với dòng thời gian, từ một "tổ ấm" nhỏ sống tinh thần phúc âm, một phong trào lớn được khai sinh, dựa trên tinh thần tu đức hiệp thông, quy tụ những con người thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ, ngành nghề, hoàn cảnh xã hội. Ðó là những con người dấn thân trở thành "men tình yêu thương", nhắm xây dựng một thế giới liên đới hơn, hiệp nhất hơn.
Nhìn chung, trong hơn 60 năm sinh hoạt, Phong Trào Tổ Ấm đã gợi hứng và khai sinh biết bao sáng kiến cụ thể, cho người lớn, cũng như cho các bạn trẻ và cho cả những trẻ nhỏ nữa.
Cha Pasquale Foresi đã cùng chị Chiara Lubich thành lập phong trào quốc tế Focolare, hay còn được gọi là tổ ấm, với đặc sủng là thúc đẩy hòa bình và sự hiệp nhất của tất cả mọi người.
Năm 1943, giữa thời thế chiến thứ hai, chị Chiara Lubich cùng với vài người bạn, trong đó có cha Pasquale Foresi, đã bắt đầu sống thực hành giáo huấn phúc âm trong cảnh sống hằng ngày. Nhóm bạn sống phúc âm này quy tựu lại với nhau thành một cộng đoàn nhỏ, gọi là "Focolare", tức "Tổ Ấm", khai sinh một phong trào sống phúc âm giữa đời, mà hiện nay được biết đến với tên gọi "Phong Trào Tổ Ấm", có mặt tại 182 quốc gia, thuộc khắp năm châu, với khoảng 4 triệu thành viên. Ðiều đặc biệt là trong số thành viên của Phong Trào "Tổ Ấm", có cả những thành viên kitô, nhưng không phải là Công Giáo, đến từ 350 Giáo Hội kitô, hoặc cộng đồng Giáo Hội kitô khác nhau. Và có cả những anh chị em hồi giáo, do thái giáo, phật giáo, ấn độ giáo, lão giáo, vân vân,... đến sinh hoạt trong phong trào. Như thế, với dòng thời gian, từ một "tổ ấm" nhỏ sống tinh thần phúc âm, một phong trào lớn được khai sinh, dựa trên tinh thần tu đức hiệp thông, quy tụ những con người thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ, ngành nghề, hoàn cảnh xã hội. Ðó là những con người dấn thân trở thành "men tình yêu thương", nhắm xây dựng một thế giới liên đới hơn, hiệp nhất hơn.
Nhìn chung, trong hơn 60 năm sinh hoạt, Phong Trào Tổ Ấm đã gợi hứng và khai sinh biết bao sáng kiến cụ thể, cho người lớn, cũng như cho các bạn trẻ và cho cả những trẻ nhỏ nữa.
Cảnh sát Ấn Độ bắt giữ người dọa giết Đức Hồng Y Telesphore Toppo
Lý Thúy Dung
00:21 19/06/2015
Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ một người đàn ông liên quan đến một thư dọa giết Đức Hồng Y Telesphore Toppo, là Tổng Giám Mục Ranchi.
Ông Jaya Roy, giám đốc cảnh sát thành phố Ranchi, thuộc bang Jharkhand, ở phía đông Ấn Độ xác định nghi phạm là Devesh Kumar, người đã bị bắt tại huyện Dumka hôm thứ Hai 15 tháng 6.
Theo ông Jaya Roy, nghi phạm Devesh Kumar có mối thâm thù với một người tên là Amit.
Nghi phạm được tin là đã viết thư cho Đức Hồng Y Telesphore Toppo mạo nhận là người của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Ấn Độ, gọi tắt là PLFI. Đây là một nhóm tách ra từ Đảng Cộng sản Ấn Độ theo chủ nghĩa Mao.
Lá thư buộc Đức Hồng Y phải trả một số tiền lên đến cho 50 triệu rupee (tức là khoảng 691,844 Euros hoặc 780,000 Mỹ Kim) và phải thanh toán trong vòng 15 ngày. Lá thư cho rằng Giáo Hội đã thịnh vượng về tài chính thông qua việc truyền giáo. “Các ngươi đã kiếm tiền bằng việc truyền bá tôn giáo, vì thế các ngươi phải cắt một phần cung cấp cho tổ chức.”
Lá thư đi xa tới mức đe dọa mạng sống Đức Hồng Y: “Cảnh sát không thể bắt người của chúng tôi. Nếu ông không trả tiền, ông sẽ bị giết.”
Lá thư yêu cầu Đức Hồng Y liên lạc với Amit là kẻ thù của nghi phạm. Dựa theo số điện thoại của Amit được ghi trong thư, cảnh sát đã điều tra Amit và cuối cùng đã đặt những nghi vấn với Devesh Kumar. Cảnh sát tin rằng Devesh Kumar đã dùng trò này để hãm hại Amit.
Ông Jaya Roy, giám đốc cảnh sát thành phố Ranchi, thuộc bang Jharkhand, ở phía đông Ấn Độ xác định nghi phạm là Devesh Kumar, người đã bị bắt tại huyện Dumka hôm thứ Hai 15 tháng 6.
Theo ông Jaya Roy, nghi phạm Devesh Kumar có mối thâm thù với một người tên là Amit.
Nghi phạm được tin là đã viết thư cho Đức Hồng Y Telesphore Toppo mạo nhận là người của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Ấn Độ, gọi tắt là PLFI. Đây là một nhóm tách ra từ Đảng Cộng sản Ấn Độ theo chủ nghĩa Mao.
Lá thư buộc Đức Hồng Y phải trả một số tiền lên đến cho 50 triệu rupee (tức là khoảng 691,844 Euros hoặc 780,000 Mỹ Kim) và phải thanh toán trong vòng 15 ngày. Lá thư cho rằng Giáo Hội đã thịnh vượng về tài chính thông qua việc truyền giáo. “Các ngươi đã kiếm tiền bằng việc truyền bá tôn giáo, vì thế các ngươi phải cắt một phần cung cấp cho tổ chức.”
Lá thư đi xa tới mức đe dọa mạng sống Đức Hồng Y: “Cảnh sát không thể bắt người của chúng tôi. Nếu ông không trả tiền, ông sẽ bị giết.”
Lá thư yêu cầu Đức Hồng Y liên lạc với Amit là kẻ thù của nghi phạm. Dựa theo số điện thoại của Amit được ghi trong thư, cảnh sát đã điều tra Amit và cuối cùng đã đặt những nghi vấn với Devesh Kumar. Cảnh sát tin rằng Devesh Kumar đã dùng trò này để hãm hại Amit.
9 người bị thảm sát tại một nhà thờ Tin Lành ở Charleston, Baltimore
Lý Thúy Dung
00:33 19/06/2015
Hôm thứ Tư 17 tháng 6, một tay súng đã đột nhập vào nhà thờ Emanuel của Giáo Hội Methodist Phi Châu tại Charleston, South Carolina, và xả súng giết chết chín người đang quây quần trong một buổi cầu nguyện.
Đây là cộng đoàn người Mỹ gốc Phi lâu đời nhất ở phía nam Baltimore.Thị trưởng thành phố Charleston mô tả vụ bắn giết là một tội ác vì căm thù tôn giáo.
Đây là cộng đoàn người Mỹ gốc Phi lâu đời nhất ở phía nam Baltimore.Thị trưởng thành phố Charleston mô tả vụ bắn giết là một tội ác vì căm thù tôn giáo.
Thông Điệp Laudato Si, phản ứng của truyền thông thế tục
Vũ Van An
01:36 19/06/2015
Ngay khi được chính thức công bố, thông điệp Laudato Si về môi sinh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được các tờ báo lớn bình luận.
Chủ nghĩa tiêu thụ gây ra các chứng bệnh cho môi trường
Tờ Wall Street Journal, trong bài tựa đề như trên, cho rằng Đức Phanxicô qui lỗi việc hâm nóng hoàn cầu cho chủ nghĩa tiêu thụ. Theo ngài, chính hoạt động của con người đã gây ra sự thay đổi khí hậu, một thay đổi đang đe dọa người nghèo và các thế hệ tương lai.
Francis X. Rocca, tác giả bài báo trên, quả quyết rằng thông điệp của ngài đưa ra một kết án rộng rãi và không khoan nhượng đối với nền kinh tế thị trường của thế giới, tố cáo nó đã cưỡng đoạt Trái Đất, gây hại cho người nghèo và các thế hệ tương lai, qua hai chủ trương hòan cầu hóa và duy tiêu thụ. Ngài cũng cho rằng trong tội cưỡng đoạt này, Bắc Bán Cầu nợ Nam Bán Cầu “một khoản nợ sinh thái”.
Hai chủ trương trên đã làm sinh thái xuống cấp. Ngài viết “Trái Đất, tổ ấm của ta, đang bắt đầu càng ngày càng trông giống như một đống rác rưởi mênh mông hơn”.
Theo tờ báo này, ngôn từ nghiêm khắc của thông điệp chắc chắn sẽ nhận được nhiều tranh cãi ngay lập tức, khiến người ta tự hỏi phải giải quyết việc thay đổi khí hậu ra sao. Hãy nghe ngài: “các cường quốc kinh tế liên tiếp biện minh cho hệ thống hoàn cầu hiện nay trong đó, ưu tiên thường được dành cho đầu cơ và theo đuổi lợi ích tài chánh. Thành thử, bất cứ điều gì mảnh dẻ, như môi trường chẳng hạn, đều không được ai bảo vệ trước lợi ích của thị trường đã được thần thánh hóa, trở thành qui luật duy nhất”.
Trong thông điệp, Đức Phanxicô không ngại đứng về phía những người qui kết việc hâm nóng thế giới cho hoạt động của con người. Ngài viết: “một nhất trí khoa học rất vững chắc cho thấy rằng hiện nay ta đang mục kích một sự hâm nóng đầy lo ngại hệ thống khí hậu”, góp phần vào việc “không ngừng lên cao hơn mặt biển” và việc “gia tăng các biến cố cực đoan về khí hậu”.
Ngài viết thêm: “nhân loại được mời gọi nhìn nhận nhu cầu phải thay đổi lối sống, lối sản xuất và tiêu thụ, ngõ hầu chống trả việc hâm nóng này hay ít nhất các nguyên nhân nhân bản đang tạo ra và gia trọng nó”.
Tuy nhìn nhận rằng các nguyên nhân tự nhiên có góp phần vào việc thay đổi khí hậu, trong đó có các hoạt động của núi lửa và chu kỳ thái dương, nhưng ngài vẫn cho rằng “một số nghiên cứu khoa học cho thấy: phần lớn việc hâm nóng hoàn cầu trong mấy thập niên vừa qua là do việc tập trung lớn vào các chất hơi nhà xanh (greenhouse gases: carbon dioxide, methane, nitrogen oxides…) phần lớn do hoạt động của con người thải ra. Thành thử khẩn thiết phải đưa ra các chính sách nhằm giảm thiểu đáng kể việc thải carbon dioxide và các chất hơi khác, và cổ vũ việc chuyển qua các nguồn năng lượng có thể đổi mới được.
Đức Giáo Hoàng còn đi xa hơn nữa bằng cách lồng chủ đề công lý kinh tế rất thân thiết của ngài cũng như lời phê phán nghiêm khắc của ngài đối với chủ nghĩa tư bản vào thông điệp.
Phần đầu của thông điệp nói tới nền thần học về tạo dựng trong đó đề cập tới các tội của con người chống lại “Mẹ Đất”, biến mình thành chúa tể của Mẹ, với quyền muốn cưỡng đoạt Mẹ ra sao thì cưỡng đoạt, hiển hiện nơi “đất đai, nước, không khí và mọi hình thức của sự sống”.
Sau đó, ngài lên án các thất bại trong quá khứ không chịu đưa ra các chính sách bạo dạn hơn về môi trường, chỉ quanh quẩn trong lãnh vực kỹ thuật và tài chánh, với quá nhiều đặc quyền đặc lợi…
Như trên đã nói, ngài cho rằng Bắc Bán Cầu đang nợ Nam Bán Cầu một “món nợ sinh thái” vì “các nước đang phát triển, nơi có các dự trữ quan trọng nhất của sinh quyển (biosphere), liên tiếp tiếp dầu cho việc phát triển của các nước giầu có hơn mà gây hại cho chính hiện tại và tương lai của mình”.
Trong các khía cạnh thực tiễn, Đức Phanxicô nói tới “cảnh nghèo nước uống” của Phi Châu và nhiều vùng khác. Ngài cổ vũ các lối sống biết ý thức tới môi sinh, trong đó có việc giảm việc dùng chất nhựa, giấy và nước; phân chia rác; đi xe chung và tắt điện. “Đừng nghĩ rằng các cố gắng này sẽ không thay đổi được thế giới”.
Theo tờ Wall Street Journal, thông điệp này rất được sự chú ý trước khi công bố, nhất là sau khi Đức Giáo Hoàng cho biết ngài muốn nó có ảnh hưởng tới hội nghị thượng đỉnh tại Paris sắp tới về thay đổi khí hậu. Bởi thế, một số công ty dầu hỏa đã góp ý kiến vào bản dự thảo thông điệp.
Dù có những người Công Giáo, thí dụ Samuel Gregg thuộc Viện Acton, một cơ quan nghiên cứu có tính đại kết với khuynh hướng bênh vực thị trường tự do chẳng hạn, lên tiếng cho rằng ngài thiên vị khi nghiêng về phía chỉ rrích thị trường tự do, điều chắc chắn là Đức Phanxicô sẽ lặp lại các trọng điểm vừa kể trong các bài diễn văn đọc tại Liên Hiệp Quốc khi tới New York và tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ khi tới Washington D.C.vào tháng Chín này.
Kêu gọi một cuộc cách mạng văn hóa
Tờ Guardian thì cho rằng với thông điệp Laudato Si, Đức Phanxicô muốn kêu gọi một cuộc cách mạng văn hóa. Tờ này đánh giá thông điệp của ngài như “văn kiện giáo hoàng gây nhạc nhiên nhất và có lẽ có tham vọng hơn cả trong 100 năm nay, vì nó không những chỉ nói với người Công Giáo, hay Kitô Giáo, mà với mọi người trên mặt đất. Nó trình bầy một chương trình thay đổi bắt nguồn từ các nhu cầu nhân bản nhưng nó cho rằng các nhu cầu này chủ yếu không phải là lòng tham và các nhu cầu vị kỷ”.
Ngài bảo: ta cần thiên nhiên, và ta cần nhau. Nhu cầu hỗ tương và cho đi cũng có thực như các khía cạnh vị kỷ trong nhân cách ta; nhu cầu thán phục và lặng thinh trước thiên nhiên cũng sâu sắc như bất cứ nhu cầu nhân bản nào khác. Chăm sóc thiên nhiên và chăm sóc người nghèo là các khía cạnh của cùng một lệnh truyền đạo đức, và nếu ta lãng quên một trong hai khía cạnh này, ta không thể tìm thấy hòa bình. Theo ngài, môi sinh không phải là một điều gì ở ngoài kia: thiên nhiên không đối nghịch với thế giới con người. Môi sinh diễn tả mối tương quan giữa thiên nhiên và con người, những hữu thể vốn liên kết chặt chẽ và là thành phần của nhau. Mối tương quan này cần được chỉnh sửa.
Theo Guardian, dựa vào tiền đề trên, Đức Phanxicô “đã phát động một cuộc tấn công dữ dằn vào điều ngài cho là các thèm khát sai lầm và lừa phản của chủ nghĩa tư bản và vào quan điểm duy tiêu thụ của bản tính con người. Đối với Đức Phanxicô, có một sự phân biệt có tính sinh tử giữa các nhu cầu nhân bản, là các nhu cầu có giới hạn nhưng không thể đem ra thương lượng được, và các thèm khát, vốn có tiềm năng vô giới hạn và luôn luôn có thể đổi chác lấy các thỏa mãn khác nhưng không bao giờ đem lại cho ta điều ta cần hơn cả. Ngài bảo: các nhu cầu của người nghèo bị bác bỏ, trong khi các thèm khát của người giầu luôn được dung túng. Cuộc khủng hoảng môi sinh đã liên kết hai khía cạnh này với nhau.
Ngài phê phán cả hai loại người bênh vực trật tự thế giới hiện hành: cả người bác bỏ lẫn người lạc quan. Laudato Si tuyệt đối không mơ hồ trong việc ủng hộ sự nhất trí áp đảo của khoa học khi cho rằng việc con người gây ra cảnh hâm nóng trái đất là mối nguy rõ ràng và đang hiện có. Văn kiện này lên án việc sử dụng nhiên liệu hình thành từ xác động vật xa xưa (fossil fuels) và đòi thay thế chúng bằng năng lượng có thể đổi mới được. Nhưng nó cũng minh nhiên chống lại ý tưởng cho rằng ta chỉ nên dựa vào các giải pháp hoàn toàn có tính kỹ thuật. Đây là điểm minh nhiên khác với quan điểm cấp tiến được nhiều người lạc quan trong thế giới tiêu thụ ủng hộ. Sẽ không bao giờ có một giải pháp kỹ thuật đối với những thèm khát vô giới hạn, vì đây là một vấn đề luân lý đòi một giải pháp luân lý, một sự quay về với đạm bạc, với tự chế và xa lánh các rù quyến độc hại của chủ nghĩa duy tiêu thụ.
Theo Guardian, Đức Phanxicô một phần dựa vào truyền thống của giáo huấn xã hội Công Giáo, và một phần dựa vào tư duy luân lý rất phổ thông trong thập niên 1960, trong đó, các triết gia luân lý, lần đầu tiên, vật lộn với các hệ luận của vũ khí hạch nhân và ý thức rằng nhân loại chưa trưởng thành mà mới chỉ đạt tới trạng thái trẻ thơ, trong đó, khả năng phá hoại vượt xa khả năng phán đoán.
Ngày trước, nguy cơ hạch nhân còn có thể cân bằng bằng trả đũa hạch nhân. Ngày nay, người nghèo phải trả giá cho tội ác của kẻ giầu, con cháu phải trả giá cho tội ác của cha ông. Đó chính là “món nợ sinh thái”. Tuy nhiên, bằng một giọng đôi khi có tính khải huyền, với bóng ma chiến tranh tài nguyên cũng như các tai họa sinh thái hiển nhiên, văn kiện này hàm ý món nợ này, vào một lúc nào đó, sẽ phải được đền trả.
Nhưng liệu có ai lắng nghe không? Đức Giáo Hoàng rất nghiêm khắc, và ngài rất đúng, đối với việc thiếu hành động đi đôi với các tuyên bố cao vọng trong quá khứ. Lần này liệu có khác gì không? Câu trả lời là ta không thể cứ tiếp tục như hiện nay nữa. Tư lợi mà thôi sẽ không tránh được thảm họa. Không có một cơ cấu tinh thần và nhiều óc tưởng tượng nhằm liên kết phúc lợi của ta với phúc lợi người khác, để những đau khổ của họ được cảm nhận là cấp bách giống các đau khổ của ta, hay ít ra, cũng được cân đo trên cùng một bàn cân, ta sẽ biến hành tinh ta thành nơi không thể ở được. Đức Phanxicô đang cố gắng thay đổi cái hiểu của ta về bản nhiên con người. Nhiều người bất đồng với cái hiểu của ngài. Nhưng ngài đúng ở chỗ không một thay đổi nào nhỏ hơn thế có thể giúp chúng ta.
Chủ nghĩa tiêu thụ gây ra các chứng bệnh cho môi trường
Tờ Wall Street Journal, trong bài tựa đề như trên, cho rằng Đức Phanxicô qui lỗi việc hâm nóng hoàn cầu cho chủ nghĩa tiêu thụ. Theo ngài, chính hoạt động của con người đã gây ra sự thay đổi khí hậu, một thay đổi đang đe dọa người nghèo và các thế hệ tương lai.
Francis X. Rocca, tác giả bài báo trên, quả quyết rằng thông điệp của ngài đưa ra một kết án rộng rãi và không khoan nhượng đối với nền kinh tế thị trường của thế giới, tố cáo nó đã cưỡng đoạt Trái Đất, gây hại cho người nghèo và các thế hệ tương lai, qua hai chủ trương hòan cầu hóa và duy tiêu thụ. Ngài cũng cho rằng trong tội cưỡng đoạt này, Bắc Bán Cầu nợ Nam Bán Cầu “một khoản nợ sinh thái”.
Hai chủ trương trên đã làm sinh thái xuống cấp. Ngài viết “Trái Đất, tổ ấm của ta, đang bắt đầu càng ngày càng trông giống như một đống rác rưởi mênh mông hơn”.
Theo tờ báo này, ngôn từ nghiêm khắc của thông điệp chắc chắn sẽ nhận được nhiều tranh cãi ngay lập tức, khiến người ta tự hỏi phải giải quyết việc thay đổi khí hậu ra sao. Hãy nghe ngài: “các cường quốc kinh tế liên tiếp biện minh cho hệ thống hoàn cầu hiện nay trong đó, ưu tiên thường được dành cho đầu cơ và theo đuổi lợi ích tài chánh. Thành thử, bất cứ điều gì mảnh dẻ, như môi trường chẳng hạn, đều không được ai bảo vệ trước lợi ích của thị trường đã được thần thánh hóa, trở thành qui luật duy nhất”.
Trong thông điệp, Đức Phanxicô không ngại đứng về phía những người qui kết việc hâm nóng thế giới cho hoạt động của con người. Ngài viết: “một nhất trí khoa học rất vững chắc cho thấy rằng hiện nay ta đang mục kích một sự hâm nóng đầy lo ngại hệ thống khí hậu”, góp phần vào việc “không ngừng lên cao hơn mặt biển” và việc “gia tăng các biến cố cực đoan về khí hậu”.
Ngài viết thêm: “nhân loại được mời gọi nhìn nhận nhu cầu phải thay đổi lối sống, lối sản xuất và tiêu thụ, ngõ hầu chống trả việc hâm nóng này hay ít nhất các nguyên nhân nhân bản đang tạo ra và gia trọng nó”.
Tuy nhìn nhận rằng các nguyên nhân tự nhiên có góp phần vào việc thay đổi khí hậu, trong đó có các hoạt động của núi lửa và chu kỳ thái dương, nhưng ngài vẫn cho rằng “một số nghiên cứu khoa học cho thấy: phần lớn việc hâm nóng hoàn cầu trong mấy thập niên vừa qua là do việc tập trung lớn vào các chất hơi nhà xanh (greenhouse gases: carbon dioxide, methane, nitrogen oxides…) phần lớn do hoạt động của con người thải ra. Thành thử khẩn thiết phải đưa ra các chính sách nhằm giảm thiểu đáng kể việc thải carbon dioxide và các chất hơi khác, và cổ vũ việc chuyển qua các nguồn năng lượng có thể đổi mới được.
Đức Giáo Hoàng còn đi xa hơn nữa bằng cách lồng chủ đề công lý kinh tế rất thân thiết của ngài cũng như lời phê phán nghiêm khắc của ngài đối với chủ nghĩa tư bản vào thông điệp.
Phần đầu của thông điệp nói tới nền thần học về tạo dựng trong đó đề cập tới các tội của con người chống lại “Mẹ Đất”, biến mình thành chúa tể của Mẹ, với quyền muốn cưỡng đoạt Mẹ ra sao thì cưỡng đoạt, hiển hiện nơi “đất đai, nước, không khí và mọi hình thức của sự sống”.
Sau đó, ngài lên án các thất bại trong quá khứ không chịu đưa ra các chính sách bạo dạn hơn về môi trường, chỉ quanh quẩn trong lãnh vực kỹ thuật và tài chánh, với quá nhiều đặc quyền đặc lợi…
Như trên đã nói, ngài cho rằng Bắc Bán Cầu đang nợ Nam Bán Cầu một “món nợ sinh thái” vì “các nước đang phát triển, nơi có các dự trữ quan trọng nhất của sinh quyển (biosphere), liên tiếp tiếp dầu cho việc phát triển của các nước giầu có hơn mà gây hại cho chính hiện tại và tương lai của mình”.
Trong các khía cạnh thực tiễn, Đức Phanxicô nói tới “cảnh nghèo nước uống” của Phi Châu và nhiều vùng khác. Ngài cổ vũ các lối sống biết ý thức tới môi sinh, trong đó có việc giảm việc dùng chất nhựa, giấy và nước; phân chia rác; đi xe chung và tắt điện. “Đừng nghĩ rằng các cố gắng này sẽ không thay đổi được thế giới”.
Theo tờ Wall Street Journal, thông điệp này rất được sự chú ý trước khi công bố, nhất là sau khi Đức Giáo Hoàng cho biết ngài muốn nó có ảnh hưởng tới hội nghị thượng đỉnh tại Paris sắp tới về thay đổi khí hậu. Bởi thế, một số công ty dầu hỏa đã góp ý kiến vào bản dự thảo thông điệp.
Dù có những người Công Giáo, thí dụ Samuel Gregg thuộc Viện Acton, một cơ quan nghiên cứu có tính đại kết với khuynh hướng bênh vực thị trường tự do chẳng hạn, lên tiếng cho rằng ngài thiên vị khi nghiêng về phía chỉ rrích thị trường tự do, điều chắc chắn là Đức Phanxicô sẽ lặp lại các trọng điểm vừa kể trong các bài diễn văn đọc tại Liên Hiệp Quốc khi tới New York và tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ khi tới Washington D.C.vào tháng Chín này.
Kêu gọi một cuộc cách mạng văn hóa
Tờ Guardian thì cho rằng với thông điệp Laudato Si, Đức Phanxicô muốn kêu gọi một cuộc cách mạng văn hóa. Tờ này đánh giá thông điệp của ngài như “văn kiện giáo hoàng gây nhạc nhiên nhất và có lẽ có tham vọng hơn cả trong 100 năm nay, vì nó không những chỉ nói với người Công Giáo, hay Kitô Giáo, mà với mọi người trên mặt đất. Nó trình bầy một chương trình thay đổi bắt nguồn từ các nhu cầu nhân bản nhưng nó cho rằng các nhu cầu này chủ yếu không phải là lòng tham và các nhu cầu vị kỷ”.
Ngài bảo: ta cần thiên nhiên, và ta cần nhau. Nhu cầu hỗ tương và cho đi cũng có thực như các khía cạnh vị kỷ trong nhân cách ta; nhu cầu thán phục và lặng thinh trước thiên nhiên cũng sâu sắc như bất cứ nhu cầu nhân bản nào khác. Chăm sóc thiên nhiên và chăm sóc người nghèo là các khía cạnh của cùng một lệnh truyền đạo đức, và nếu ta lãng quên một trong hai khía cạnh này, ta không thể tìm thấy hòa bình. Theo ngài, môi sinh không phải là một điều gì ở ngoài kia: thiên nhiên không đối nghịch với thế giới con người. Môi sinh diễn tả mối tương quan giữa thiên nhiên và con người, những hữu thể vốn liên kết chặt chẽ và là thành phần của nhau. Mối tương quan này cần được chỉnh sửa.
Theo Guardian, dựa vào tiền đề trên, Đức Phanxicô “đã phát động một cuộc tấn công dữ dằn vào điều ngài cho là các thèm khát sai lầm và lừa phản của chủ nghĩa tư bản và vào quan điểm duy tiêu thụ của bản tính con người. Đối với Đức Phanxicô, có một sự phân biệt có tính sinh tử giữa các nhu cầu nhân bản, là các nhu cầu có giới hạn nhưng không thể đem ra thương lượng được, và các thèm khát, vốn có tiềm năng vô giới hạn và luôn luôn có thể đổi chác lấy các thỏa mãn khác nhưng không bao giờ đem lại cho ta điều ta cần hơn cả. Ngài bảo: các nhu cầu của người nghèo bị bác bỏ, trong khi các thèm khát của người giầu luôn được dung túng. Cuộc khủng hoảng môi sinh đã liên kết hai khía cạnh này với nhau.
Ngài phê phán cả hai loại người bênh vực trật tự thế giới hiện hành: cả người bác bỏ lẫn người lạc quan. Laudato Si tuyệt đối không mơ hồ trong việc ủng hộ sự nhất trí áp đảo của khoa học khi cho rằng việc con người gây ra cảnh hâm nóng trái đất là mối nguy rõ ràng và đang hiện có. Văn kiện này lên án việc sử dụng nhiên liệu hình thành từ xác động vật xa xưa (fossil fuels) và đòi thay thế chúng bằng năng lượng có thể đổi mới được. Nhưng nó cũng minh nhiên chống lại ý tưởng cho rằng ta chỉ nên dựa vào các giải pháp hoàn toàn có tính kỹ thuật. Đây là điểm minh nhiên khác với quan điểm cấp tiến được nhiều người lạc quan trong thế giới tiêu thụ ủng hộ. Sẽ không bao giờ có một giải pháp kỹ thuật đối với những thèm khát vô giới hạn, vì đây là một vấn đề luân lý đòi một giải pháp luân lý, một sự quay về với đạm bạc, với tự chế và xa lánh các rù quyến độc hại của chủ nghĩa duy tiêu thụ.
Theo Guardian, Đức Phanxicô một phần dựa vào truyền thống của giáo huấn xã hội Công Giáo, và một phần dựa vào tư duy luân lý rất phổ thông trong thập niên 1960, trong đó, các triết gia luân lý, lần đầu tiên, vật lộn với các hệ luận của vũ khí hạch nhân và ý thức rằng nhân loại chưa trưởng thành mà mới chỉ đạt tới trạng thái trẻ thơ, trong đó, khả năng phá hoại vượt xa khả năng phán đoán.
Ngày trước, nguy cơ hạch nhân còn có thể cân bằng bằng trả đũa hạch nhân. Ngày nay, người nghèo phải trả giá cho tội ác của kẻ giầu, con cháu phải trả giá cho tội ác của cha ông. Đó chính là “món nợ sinh thái”. Tuy nhiên, bằng một giọng đôi khi có tính khải huyền, với bóng ma chiến tranh tài nguyên cũng như các tai họa sinh thái hiển nhiên, văn kiện này hàm ý món nợ này, vào một lúc nào đó, sẽ phải được đền trả.
Nhưng liệu có ai lắng nghe không? Đức Giáo Hoàng rất nghiêm khắc, và ngài rất đúng, đối với việc thiếu hành động đi đôi với các tuyên bố cao vọng trong quá khứ. Lần này liệu có khác gì không? Câu trả lời là ta không thể cứ tiếp tục như hiện nay nữa. Tư lợi mà thôi sẽ không tránh được thảm họa. Không có một cơ cấu tinh thần và nhiều óc tưởng tượng nhằm liên kết phúc lợi của ta với phúc lợi người khác, để những đau khổ của họ được cảm nhận là cấp bách giống các đau khổ của ta, hay ít ra, cũng được cân đo trên cùng một bàn cân, ta sẽ biến hành tinh ta thành nơi không thể ở được. Đức Phanxicô đang cố gắng thay đổi cái hiểu của ta về bản nhiên con người. Nhiều người bất đồng với cái hiểu của ngài. Nhưng ngài đúng ở chỗ không một thay đổi nào nhỏ hơn thế có thể giúp chúng ta.
Đức Thánh Cha cổ võ sống và rao giảng Lời Chúa
Lm. Trần Đức Anh OP
10:08 19/06/2015
VATICAN. ĐTC cổ vỗ các tín hữu cảm nghiệm và sống Lời Chúa để có thể loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa.
Trên đây là nội dung bài huấn dụ của ngài trong buổi tiếp kiến sáng 19-06-2015, dành cho 140 đại biểu tham dự Đại hội thứ 10 của Liên hiệp Kinh Thánh Công Giáo, tiến hành dưới quyền chủ tọa của ĐHY tân chủ tịch Luis Antonio Tagle, TGM giáo phận Manila.
ĐTC khẳng định rằng: ”Để có thể loan báo Lời chân lý, chính chúng ta phải cảm nghiệm Lời Chúa: lắng nghe, chiêm niệm, và hầu như động chạm đến Lời Chúa bằng tay chúng ta .. (Xc 1 Ga 1,1). Như Hiến chế ”Lời Chúa” (Dei Verbum) của Công đồng chung Vatican 2 gợi ý, các tín hữu Kitô phải tôn kính, đọc, lắng nghe, loan báo, rao giảng, học học và phổ biến Lời Chúa” (n.25)... Giáo Hội sẽ không loan báo Tin Mừng nếu trước tiên Giáo Hội không để cho mình liên tục được 'Phúc âm hóa'. Một điều tối quan trọng là Lời Chúa ngày càng phải trợ thành con tim mọi hoạt động của Giáo Hội” (Ev. gaudium, 174).
ĐTC nhắc đến tình trạng có nhiều nơi Lời Chúa chưa hề được công bố, được lắng nghe, và cũng có những nơi Lời Chúa bị làm cho mất mọi uy tín. Sự thiếu nâng đỡ và thiếu sức mạnh của Lời Chúa làm cho các cộng đồng Kitô kỳ cựu bị suy yếu và ngăn cản sự tăng trưởng tinh thần, cũng như lòng nhiệt thành truyền giáo của các Giáo Hội trẻ. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nếu ”sứ điệp Tin Mừng bị nguy cơ mất sự tươi mát và không còn hương thơm của Phúc Âm nữa” (Ib. 39).
Vì thế ĐTC mời gọi các tín hữu mạnh mẽ dấn thân mục vụ để làm nội bật vị thế trung tâm của Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, làm cho toàn thể việc mục vụ được Kinh Thánh linh hoạt. (SD 19-6-2015)
Trên đây là nội dung bài huấn dụ của ngài trong buổi tiếp kiến sáng 19-06-2015, dành cho 140 đại biểu tham dự Đại hội thứ 10 của Liên hiệp Kinh Thánh Công Giáo, tiến hành dưới quyền chủ tọa của ĐHY tân chủ tịch Luis Antonio Tagle, TGM giáo phận Manila.
ĐTC khẳng định rằng: ”Để có thể loan báo Lời chân lý, chính chúng ta phải cảm nghiệm Lời Chúa: lắng nghe, chiêm niệm, và hầu như động chạm đến Lời Chúa bằng tay chúng ta .. (Xc 1 Ga 1,1). Như Hiến chế ”Lời Chúa” (Dei Verbum) của Công đồng chung Vatican 2 gợi ý, các tín hữu Kitô phải tôn kính, đọc, lắng nghe, loan báo, rao giảng, học học và phổ biến Lời Chúa” (n.25)... Giáo Hội sẽ không loan báo Tin Mừng nếu trước tiên Giáo Hội không để cho mình liên tục được 'Phúc âm hóa'. Một điều tối quan trọng là Lời Chúa ngày càng phải trợ thành con tim mọi hoạt động của Giáo Hội” (Ev. gaudium, 174).
ĐTC nhắc đến tình trạng có nhiều nơi Lời Chúa chưa hề được công bố, được lắng nghe, và cũng có những nơi Lời Chúa bị làm cho mất mọi uy tín. Sự thiếu nâng đỡ và thiếu sức mạnh của Lời Chúa làm cho các cộng đồng Kitô kỳ cựu bị suy yếu và ngăn cản sự tăng trưởng tinh thần, cũng như lòng nhiệt thành truyền giáo của các Giáo Hội trẻ. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nếu ”sứ điệp Tin Mừng bị nguy cơ mất sự tươi mát và không còn hương thơm của Phúc Âm nữa” (Ib. 39).
Vì thế ĐTC mời gọi các tín hữu mạnh mẽ dấn thân mục vụ để làm nội bật vị thế trung tâm của Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, làm cho toàn thể việc mục vụ được Kinh Thánh linh hoạt. (SD 19-6-2015)
Đức Thánh Cha chia sẻ đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Siriac
Lm. Trần Đức Anh OP
10:09 19/06/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô chia sẻ những đau khổ của Giáo Hội Chính Thống Siriac và cầu mong những thử thách đau thương này càng cũng cố mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa hai Giáo Hội.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 19-6-2015, dành cho Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II, và phái đoàn Giáo Hội Chính Thống Siriac đến viếng thăm Tòa Thánh. Giáo Hội này có khoảng 1 triệu 800 ngàn tín hữu trên thế giới.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến tiến trình đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Siriac từ 44 năm nay tức là từ sau cuộc gặp gỡ giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Ignatius Jacob III tại Roma năm 1971. Ngài đặc biệt mô tả ”Giáo Hội Chính Thống Siriac như một Giáo Hội tử đạo, nhất là trong tình trạng Trung Đông ngày nay: Giáo Hội này cùng với các cộng đoàn Kitô và các nhóm thiểu số khác đang phải chịu những đau khổ kinh khủng do chiến tranh, bạo lực và bách hại gây ra! Bao nhiêu đau thương! Bao nhiêu nạn nhân vô tội! Đứng trước tất cả những điều đó, dường như các nước hùng mạnh của thế giới này không có khả năng tìm ra những giải pháp”.
ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Máu các vị tử đạo là hạt giống tạo nên sự hiệp nhất của Giáo Hội và là dụng cụ xây dựng nước Thiên Chúa là nước an bình và công chính. Đức Thượng Phụ và anh em thân mến, trong lúc thử thách cam go và đau thương này, chúng ta hãy củng cố hơn nữa các mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Siriac. Chúng ta hãy mau tiến bước trên con đường chung, mắt hướng nhìn về ngày mà chúng ta có thể cử hành sự kiện chúng ta cùng thuộc về Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô quây quần quanh cùng một bàn thờ Hy Tế và chúc tụng. Chúng ta hãy trao đổi các kho tàng truyền thống chúng ta như những hồng ân thiêng liêng, vì điều liên kết chúng ta trổi vượt hơn những gì chia rẽ chúng ta” (SD 19-6-2015)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 19-6-2015, dành cho Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II, và phái đoàn Giáo Hội Chính Thống Siriac đến viếng thăm Tòa Thánh. Giáo Hội này có khoảng 1 triệu 800 ngàn tín hữu trên thế giới.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến tiến trình đối thoại giữa Công Giáo và Chính Thống Siriac từ 44 năm nay tức là từ sau cuộc gặp gỡ giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Ignatius Jacob III tại Roma năm 1971. Ngài đặc biệt mô tả ”Giáo Hội Chính Thống Siriac như một Giáo Hội tử đạo, nhất là trong tình trạng Trung Đông ngày nay: Giáo Hội này cùng với các cộng đoàn Kitô và các nhóm thiểu số khác đang phải chịu những đau khổ kinh khủng do chiến tranh, bạo lực và bách hại gây ra! Bao nhiêu đau thương! Bao nhiêu nạn nhân vô tội! Đứng trước tất cả những điều đó, dường như các nước hùng mạnh của thế giới này không có khả năng tìm ra những giải pháp”.
ĐTC cũng khẳng định rằng: ”Máu các vị tử đạo là hạt giống tạo nên sự hiệp nhất của Giáo Hội và là dụng cụ xây dựng nước Thiên Chúa là nước an bình và công chính. Đức Thượng Phụ và anh em thân mến, trong lúc thử thách cam go và đau thương này, chúng ta hãy củng cố hơn nữa các mối liên hệ thân hữu và huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Siriac. Chúng ta hãy mau tiến bước trên con đường chung, mắt hướng nhìn về ngày mà chúng ta có thể cử hành sự kiện chúng ta cùng thuộc về Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô quây quần quanh cùng một bàn thờ Hy Tế và chúc tụng. Chúng ta hãy trao đổi các kho tàng truyền thống chúng ta như những hồng ân thiêng liêng, vì điều liên kết chúng ta trổi vượt hơn những gì chia rẽ chúng ta” (SD 19-6-2015)
Bài giảng tại Santa Marta: Lòng tham làm băng hoại và là cội rễ của nhiều cuộc chiến
Đặng Tự Do
18:33 19/06/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về các tác động băng hoại của lòng tham và não trạng lo thu tích của cải cho mình. Ngài nói rằng chúng là gốc rễ của chiến tranh và chia rẽ trong gia đình. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Sáu 19 tháng Sáu.
Cảm hứng từ bài phúc âm trong ngày, trong đó Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ đừng lo thu tích kho tàng trên trái đất nhưng hãy hướng về những sự trên trời. Đức Thánh Cha đã trình bày một số những suy tư trên nhiều nguy hiểm gây ra bởi sự tham lam của cải và tham vọng của con người. Ngài nói các tật xấu này kết thúc trong hư vô và sự nô dịch trái tim chúng ta. Thay vì tích lũy của cải cho bản thân, chúng ta nên sử dụng nó cho thiện ích chung.
Lòng tham gây ra băng hoại và hủy diệt
“Cuối cùng giàu có không mang đến cho chúng ta an ninh bền vững. Thay vào đó, nó có xu hướng làm giảm giá trị của anh chị em. Và điều này xảy ra trong gia đình – rất nhiều gia đình bị chia rẽ. Đi xa hơn, tham vọng có thể phá hủy và làm hư hỏng chúng ta, và cũng là nguồn gốc của các cuộc chiến tranh. Hiện có rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới ngày nay vì lòng tham quyền lực và của cải của chúng ta. Chúng ta cũng phải nghĩ đến cả những cuộc chiến trong lòng của chúng ta. Chúa nói: ‘Hãy cảnh giác chống lại sự tham lam bất cứ loại nào’ bởi vì tham lam không dừng lại, nó cứ đi tới, tiếp tục tiến về phía trước ... nó giống như một chuyến bay gồm nhiều chặng, cánh cửa mở ra và hư danh ùa vào - người ta nghĩ mình là quan trọng, tin tưởng mình là mạnh mẽ ... và sau đó niềm tự hào ập đến. Và cùng với nó là tất cả các tệ nạn. Chúng là những bước tiếp theo của cái bước đầu tiên là lòng tham mong muốn tích lũy của cải.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng thật không phải dễ dàng gì cho một nhà cầm quyền hoặc một chính trị gia sử dụng các nguồn lực cho thiện ích chung với một lòng trung thực như một vị thánh.
“Chúa thực sự chúc phúc cho một người khi ban cho người ấy sự giàu có, khi Người làm cho người ấy trở thành một quản trị viên những của cải trần thế vì thiện ích chung và vì lợi ích của tất cả mọi người, không phải chỉ cho một mình người đó. Và không phải dễ dàng để trở thành một quản trị viên trung thực bởi vì luôn luôn có sự cám dỗ của lòng tham, và ước muốn trở thành quan trọng. Thế giới của chúng ta dạy anh chị em điều này và nó sẽ đưa đường dẫn lối cho chúng ta đi trên con đường ấy. Chúng ta phải suy nghĩ về những người khác và nhận ra rằng những gì tôi sở hữu là vì lợi ích của người khác và [khi giã từ thế giới này] tôi không thể mang đi với tôi bất cứ thứ gì tôi đang có đây. Nhưng nếu tôi, như một quản trị viên, sử dụng những gì Chúa ban cho tôi vì thiện ích chung, điều này sẽ thánh hoá tôi, sẽ làm cho tôi thành một vị thánh.
Đừng đùa với lửa
Đức Giáo Hoàng nói chúng ta thường nghe nhiều lời hối tiếc từ những người dành trọn cuộc sống mình để thu tích tài sản, nhưng cuối cùng họ nhấn mạnh rằng những kho tàng duy nhất chúng ta nên thu tích chính là những gì có giá trị trong “túi xách tay của Thiên Đàng”.
“Thật khó khăn, nó giống như đùa với lửa! Rất nhiều người muốn làm thanh thản lương tâm bằng cách bố thí và trao ra cho những gì thừa thãi. Đây không phải là một quản trị viên: công việc của người quản trị là trao ra cả những cái cần thiết cho chính bản thân mình chứ không chỉ là những thứ dư thừa cho những người khác, cho đi tất cả. Quản trị của cải có nghĩa là liên tục tước bỏ tư lợi của mình và không tin rằng những của cải thế gian này sẽ cứu độ chúng ta. Tích lũy sự giàu có là tốt nhưng chỉ nên tích lũy những thứ có giá trị trong 'túi xách tay của Thiên Đàng’. Đó là nơi mà chúng ta nên lưu trữ!
Cảm hứng từ bài phúc âm trong ngày, trong đó Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ đừng lo thu tích kho tàng trên trái đất nhưng hãy hướng về những sự trên trời. Đức Thánh Cha đã trình bày một số những suy tư trên nhiều nguy hiểm gây ra bởi sự tham lam của cải và tham vọng của con người. Ngài nói các tật xấu này kết thúc trong hư vô và sự nô dịch trái tim chúng ta. Thay vì tích lũy của cải cho bản thân, chúng ta nên sử dụng nó cho thiện ích chung.
Lòng tham gây ra băng hoại và hủy diệt
“Cuối cùng giàu có không mang đến cho chúng ta an ninh bền vững. Thay vào đó, nó có xu hướng làm giảm giá trị của anh chị em. Và điều này xảy ra trong gia đình – rất nhiều gia đình bị chia rẽ. Đi xa hơn, tham vọng có thể phá hủy và làm hư hỏng chúng ta, và cũng là nguồn gốc của các cuộc chiến tranh. Hiện có rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới ngày nay vì lòng tham quyền lực và của cải của chúng ta. Chúng ta cũng phải nghĩ đến cả những cuộc chiến trong lòng của chúng ta. Chúa nói: ‘Hãy cảnh giác chống lại sự tham lam bất cứ loại nào’ bởi vì tham lam không dừng lại, nó cứ đi tới, tiếp tục tiến về phía trước ... nó giống như một chuyến bay gồm nhiều chặng, cánh cửa mở ra và hư danh ùa vào - người ta nghĩ mình là quan trọng, tin tưởng mình là mạnh mẽ ... và sau đó niềm tự hào ập đến. Và cùng với nó là tất cả các tệ nạn. Chúng là những bước tiếp theo của cái bước đầu tiên là lòng tham mong muốn tích lũy của cải.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng thật không phải dễ dàng gì cho một nhà cầm quyền hoặc một chính trị gia sử dụng các nguồn lực cho thiện ích chung với một lòng trung thực như một vị thánh.
“Chúa thực sự chúc phúc cho một người khi ban cho người ấy sự giàu có, khi Người làm cho người ấy trở thành một quản trị viên những của cải trần thế vì thiện ích chung và vì lợi ích của tất cả mọi người, không phải chỉ cho một mình người đó. Và không phải dễ dàng để trở thành một quản trị viên trung thực bởi vì luôn luôn có sự cám dỗ của lòng tham, và ước muốn trở thành quan trọng. Thế giới của chúng ta dạy anh chị em điều này và nó sẽ đưa đường dẫn lối cho chúng ta đi trên con đường ấy. Chúng ta phải suy nghĩ về những người khác và nhận ra rằng những gì tôi sở hữu là vì lợi ích của người khác và [khi giã từ thế giới này] tôi không thể mang đi với tôi bất cứ thứ gì tôi đang có đây. Nhưng nếu tôi, như một quản trị viên, sử dụng những gì Chúa ban cho tôi vì thiện ích chung, điều này sẽ thánh hoá tôi, sẽ làm cho tôi thành một vị thánh.
Đừng đùa với lửa
Đức Giáo Hoàng nói chúng ta thường nghe nhiều lời hối tiếc từ những người dành trọn cuộc sống mình để thu tích tài sản, nhưng cuối cùng họ nhấn mạnh rằng những kho tàng duy nhất chúng ta nên thu tích chính là những gì có giá trị trong “túi xách tay của Thiên Đàng”.
“Thật khó khăn, nó giống như đùa với lửa! Rất nhiều người muốn làm thanh thản lương tâm bằng cách bố thí và trao ra cho những gì thừa thãi. Đây không phải là một quản trị viên: công việc của người quản trị là trao ra cả những cái cần thiết cho chính bản thân mình chứ không chỉ là những thứ dư thừa cho những người khác, cho đi tất cả. Quản trị của cải có nghĩa là liên tục tước bỏ tư lợi của mình và không tin rằng những của cải thế gian này sẽ cứu độ chúng ta. Tích lũy sự giàu có là tốt nhưng chỉ nên tích lũy những thứ có giá trị trong 'túi xách tay của Thiên Đàng’. Đó là nơi mà chúng ta nên lưu trữ!
Tòa Thánh gửi sứ điệp chúc mừng tín hữu Hồi Giáo nhân tháng chay Ramadan
Nguyễn Long Thao
18:54 19/06/2015
Tòa Thánh gửi sứ điệp chúc mừng tín hữu Hồi Giáo nhân tháng chay Ramadan
Nhân dịp Hồi Giáo cử hành tháng chay Ramadan, Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn thuộc Giáo Hội Công Giáo đã công bố một sứ điệp gửi tín hữu Hồi Giáo. Sứ điệp có tựa đề : “Tín Hữu Kitô Giáo và Hồi Giáo cùng nhau chống lại bạo lực nhân danh tôn giáo”
Trong sứ điệp Chủ Tịch Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, cầu chúc các tín hữu Hồi Giáo kết thúc tháng chay Ramadan được bình yên vui vẻ.
Đức Hồng Y cũng nhắc đến người Hồi Giáo và những người khác bị đau khổ vì bạo lực. Ngài nói : “Tất cả chúng ta đều biết các tội ác này nghiêm trọng đến mức nào. Nhưng điều làm cho các tội ác này thêm ghê tởm vì nó đã được người ta nhân danh tôn giáo. Nhiệm vụ của các chính quyền không những là phải bảo vệ dân chúng, tài sản của họ khỏi các vụ bạo động của kẻ khủng bố mà còn phải nói tới tầm mức quan trọng của giáo dục. Tất cả những người liên quan đến vấn đề giáo dục giới trẻ, ở mọi nơi phải giảng dậy đức tính đạo đức và nhân phẩm của mọi người, bất kể người ấy thuộc chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, điạ vị xã hội hay thuộc đảng phái chính trị nào."
Ngài nhấn mạnh “ Không ai có quyền nhân danh Thượng Đế để giết người khác. Điều này vừa phạm tội với chính Thượng Đế và phạm tội với người ấy.
Đức Hồng Y kết luận : Thế giới rất cần cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện cho công lý, hòa bình, và an ninh. Những ai đang xa rời con đường sự sống và những ai đang nhân danh Thượng Đế để dùng bạo lực, họ vẫn có thể quay về với Thượng Đế và thay đổi cách sống để lo cho người nghèo và bệnh tật.
Kết thúc sứ điệp gửi tín hữu Hồi Giáo, ĐHY viết :Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi cầu chúc tháng chay Ramadan đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho qúy vị. Xin ngày lễ kết thúc tháng chay Id al-Fitr mang lại bình yên, thịnh vượng , thân tâm của qúy vị được phát triểnt sung mãn.
Nhân dịp Hồi Giáo cử hành tháng chay Ramadan, Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn thuộc Giáo Hội Công Giáo đã công bố một sứ điệp gửi tín hữu Hồi Giáo. Sứ điệp có tựa đề : “Tín Hữu Kitô Giáo và Hồi Giáo cùng nhau chống lại bạo lực nhân danh tôn giáo”
Trong sứ điệp Chủ Tịch Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, cầu chúc các tín hữu Hồi Giáo kết thúc tháng chay Ramadan được bình yên vui vẻ.
Đức Hồng Y cũng nhắc đến người Hồi Giáo và những người khác bị đau khổ vì bạo lực. Ngài nói : “Tất cả chúng ta đều biết các tội ác này nghiêm trọng đến mức nào. Nhưng điều làm cho các tội ác này thêm ghê tởm vì nó đã được người ta nhân danh tôn giáo. Nhiệm vụ của các chính quyền không những là phải bảo vệ dân chúng, tài sản của họ khỏi các vụ bạo động của kẻ khủng bố mà còn phải nói tới tầm mức quan trọng của giáo dục. Tất cả những người liên quan đến vấn đề giáo dục giới trẻ, ở mọi nơi phải giảng dậy đức tính đạo đức và nhân phẩm của mọi người, bất kể người ấy thuộc chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, điạ vị xã hội hay thuộc đảng phái chính trị nào."
Ngài nhấn mạnh “ Không ai có quyền nhân danh Thượng Đế để giết người khác. Điều này vừa phạm tội với chính Thượng Đế và phạm tội với người ấy.
Đức Hồng Y kết luận : Thế giới rất cần cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện cho công lý, hòa bình, và an ninh. Những ai đang xa rời con đường sự sống và những ai đang nhân danh Thượng Đế để dùng bạo lực, họ vẫn có thể quay về với Thượng Đế và thay đổi cách sống để lo cho người nghèo và bệnh tật.
Kết thúc sứ điệp gửi tín hữu Hồi Giáo, ĐHY viết :Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi cầu chúc tháng chay Ramadan đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho qúy vị. Xin ngày lễ kết thúc tháng chay Id al-Fitr mang lại bình yên, thịnh vượng , thân tâm của qúy vị được phát triểnt sung mãn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Lòng Chúa Thương Xót Giáo xứ Saint Paul kỷ niệm ba năm ngày thành lập.
Trần Văn Minh
16:36 19/06/2015
Melbourne, vào lúc 6.30 chiều Thứ Sáu 19/6/2015. Tại Nhà thờ Giáo xứ Saint Paul vùng West Sunshine, Gia đình Lòng Chúa Thương Xót Việt Nam đã cùng nhau lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót và dâng lễ tạ ơn kỷ niệm ba năm ngày thành lập.
Mời coi hình
Thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn dâng lễ cùng với Gia đình lòng Chúa Thương Xót và Ca Đoàn Hồng Ân phụng vụ Thánh Ca thật sốt mến đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trọng hơn.
Mặc dù chiều mùa Đông lạnh lẽo, nhưng với lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Mọi thành phần Dân Chúa người Việt sống trong giáo xứ và các vùng phụ cận đã cùng về quỳ trước ảnh Chúa lần chuỗi, suy niệm thật sốt sắng.
Sau giờ lần chuỗi, mọi người cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Ông Châu thay mặt mọi người đã trịnh trọng mang những lời khẩn xin của mọi người đựng trong thùng khấn đặt trước ảnh Chúa trước khi Thánh lễ bắt đầu. Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục Philip đã nói tới Lòng Chúa Thương Xót đối với nhân loại thật vô biên vô tận, Ngài đã luôn quan phòng và gìn giữ, giúp cho cộng đoàn nhỏ bé sống như một gia đình đạo đức. Nhờ đó mà mọi người đã đến với nhau trong những giờ lần chuỗi hàng tuần.
Sau cùng, chị đại diện lên cám ơn Cha chủ tế, cám ơn cộng đoàn đã gắn bó với gia đình LCTX trong suốt ba năm qua, để mỗi tuần vào lúc 3.00 giờ chiều ngày Thứ Sáu, Cha và cộng đoàn đến tham dự cùng gia đình để lần chuỗi và dâng lễ. Đáp lại, Cha đã nói: chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa và cám ơn nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Trong tâm tình cảm tạ, cộng đoàn đã cùng đứng lại bên nhau ở phòng sinh hoạt cuối nhà thờ, dùng trà nước, ăn chút thức ăn, để ôn lại, hay tâm tình thăm hỏi nhau trong tình thân ái. Mọi người cảm thấy ấm hơn dù bên ngoài, trời mỗi lúc nhiệt độ xuống nhanh và lạnh hơn. Chia tay ra về trong niềm vui vì đã cùng nhau có những giờ bên Chúa trong niềm tri ân, cảm tạ.
Mời coi hình
Thánh lễ do Linh mục Philip Lê Văn Sơn dâng lễ cùng với Gia đình lòng Chúa Thương Xót và Ca Đoàn Hồng Ân phụng vụ Thánh Ca thật sốt mến đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trọng hơn.
Mặc dù chiều mùa Đông lạnh lẽo, nhưng với lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Mọi thành phần Dân Chúa người Việt sống trong giáo xứ và các vùng phụ cận đã cùng về quỳ trước ảnh Chúa lần chuỗi, suy niệm thật sốt sắng.
Sau giờ lần chuỗi, mọi người cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Ông Châu thay mặt mọi người đã trịnh trọng mang những lời khẩn xin của mọi người đựng trong thùng khấn đặt trước ảnh Chúa trước khi Thánh lễ bắt đầu. Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục Philip đã nói tới Lòng Chúa Thương Xót đối với nhân loại thật vô biên vô tận, Ngài đã luôn quan phòng và gìn giữ, giúp cho cộng đoàn nhỏ bé sống như một gia đình đạo đức. Nhờ đó mà mọi người đã đến với nhau trong những giờ lần chuỗi hàng tuần.
Sau cùng, chị đại diện lên cám ơn Cha chủ tế, cám ơn cộng đoàn đã gắn bó với gia đình LCTX trong suốt ba năm qua, để mỗi tuần vào lúc 3.00 giờ chiều ngày Thứ Sáu, Cha và cộng đoàn đến tham dự cùng gia đình để lần chuỗi và dâng lễ. Đáp lại, Cha đã nói: chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa và cám ơn nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Trong tâm tình cảm tạ, cộng đoàn đã cùng đứng lại bên nhau ở phòng sinh hoạt cuối nhà thờ, dùng trà nước, ăn chút thức ăn, để ôn lại, hay tâm tình thăm hỏi nhau trong tình thân ái. Mọi người cảm thấy ấm hơn dù bên ngoài, trời mỗi lúc nhiệt độ xuống nhanh và lạnh hơn. Chia tay ra về trong niềm vui vì đã cùng nhau có những giờ bên Chúa trong niềm tri ân, cảm tạ.
Chung kết và phát thưởng cuộc thi đố vui kinh nguyện tại giáo xứ chính tòa Phú Cam
Trương Trí
21:56 19/06/2015
CHUNG KẾT VÀ PHÁT THƯỞNG CUỘC THI ĐỐ VUI KINH NGUYỆN TẠI GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM
Trong tinh thần Phúc âm hóa Đời sống Giáo xứ, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế đã tổ chức cuộc thi “Thi Đố Vui Kinh Nguyện” nhằm mục đích Tổng kết quá trình học hỏi Giáo lý và Kinh nguyện sau một năm.
Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam từ lâu đời đã có truyền thống đọc kinh sớm hôm trong mỗi gia đình, do vậy các em hầu như đều làu thông tất cả mọi kinh trong sách Nhật khóa và những kinh riêng mà Chủ chăn của Giáo phận soạn ra. Cuộc thi Đố vui Kinh nguyện không chỉ đòi hỏi các em thuộc kinh mà còn phải hiểu rõ ý nghĩa của từng lời kinh. Chính vì thế, cuộc thi được tổ chức giữa 12 Khu vực của Giáo xứ trở nên sôi nổi ngay từ vòng loại vào những ngày 15 và 16/6 vừa qua, Ban Tổ chức cuộc thi đã chọn ra được 4 đội thuộc 4 Khu vực: Lộ Đức, Mông Triệu, Giuse và Thánh Giá để vào thi chung kết vào tối 19/6 tại Nhà thờ.
Xem Hình
Sau Thánh lễ mừng kính 117 vị Tử Đạo Việt Nam được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn vinh lên bậc Hiển Thánh, Cha Phó Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung Đặc trách Giáo lý của Giáo xứ mời gọi cộng đoàn tham dự và cổ vũ cho cuộc thi được sôi động.
Mở đầu cuộc thi, mọi người chào đón Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa đến với cuộc thi, Ban Tổ chức giới thiệu quí Cha, Ban Giám khảo cuộc thi và các thành phần tham dự.
Cha Phó xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung đọc lời chào mừng và cảm ơn Ban Tổ chức đã nỗ lực để cuộc thi Đố vui Kinh nguyện được thành công tốt đẹp, làm tiền đề cho những năm tiếp theo. Trong phát biểu chào mừng, Cha Giuse nói: “Nhân Kỷ niệm 27 năm ngày Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong 117 vị Tử đạo trong số hàng trăm ngàn người Việt Nam lên bậc Hiển Thánh (19/6/1988). Trong số đó, Giáo xứ Phủ Cam vinh dự có Thánh Phaolô Tống Viết Bường. Các Ngài là Tổ tiên chúng ta đã làm chứng Đức Tin bằng đời sống Kinh nguyện, bằng mẫu gương đạo đức và bằng chính mạng sống mình.”
Sau khi các đội bắt thăm vị trí, cuộc thi bước vào vòng 1 với nội dung “Tìm hiểu Kinh nguyện”. Cuộc thi sôi động ngay từ bước đầu với sự cổ vũ nồng nhiệt của các em thiếu nhi vỡ lòng và thêm sức, ngoài ra còn được sự động viên tích cực của phụ huynh. Vòng 1 mỗi đội phải trả lời 10 câu hỏi, kết quả: đội Lộ Đức 70 điểm, đội Mông Triệu 40 điểm, đội Giuse 40 điểm và đội Thánh Giá 60 điểm.
Sau vòng 1 là cuộc thi dành cho khán giả, các em thiếu nhi xuất sắc trả lời những câu hỏi rất khó, những phần thơngr dành riêng cho các em thật xứng đáng.
Bước vào vòng 2, mỗi đội cũng trả lời 10 câu hỏi nhanh, qua vòng này, điểm số của mỗi đội đã bắt đầu thay đổi. Đội Mông Triệu trả lời được 6 câu được 60 điểm, đội Lộ Đức trả lời được 5 câu được 50 điểm, đội Giuse và Thánh Giá đều trả lời xuất sắc cả 10 câu hỏi, mỗi đội dành trọn 100 điểm.
Giúp vui trong cuộc thi, 2 anh em thí sinh biểu diễn nhạc cụ Violon và Organ nhạc khúc “Chúa là tình yêu”, với những kỹ thuật điêu luyện được khán giả vỗ tay hoan hô.
Qua 4 vòng thi, số điểm của các đội có sự chênh lệch rõ rệt, xuất sắc nhất là đội Thánh Giá, nhì là đội Giuse, thứ ba là đội Lộ Đức và đội Mông Triệu đứng thứ tư. Mỗi đội được nhận 1 phần thưởng quí giá do Giáo xứ tặng.
Thật đáng khâm phục các em khi chứng kiến những câu hỏi rất khó và hóc búa, vậy mà các em vẫn trả lời chính xác. Không chỉ khán giả mà cả quí Cha, quí Thầy cũng như Ban Giám khảo đều khâm phục.
Theo Ban Tổ chức cho biết, kinh phí tổ chức cuộc thi cũng như phần thưởng dành cho các em lên đến 20 triệu đồng, do Giáo xứ cung cấp. Số tiền tuy khá lớn nhưng điều quan trọng nhất là khích lệ và cổ vũ được các em siêng năng đọc kinh sớm tối và hiểu được ý nghĩa của từng câu kinh.
Trương Trí
Trong tinh thần Phúc âm hóa Đời sống Giáo xứ, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế đã tổ chức cuộc thi “Thi Đố Vui Kinh Nguyện” nhằm mục đích Tổng kết quá trình học hỏi Giáo lý và Kinh nguyện sau một năm.
Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam từ lâu đời đã có truyền thống đọc kinh sớm hôm trong mỗi gia đình, do vậy các em hầu như đều làu thông tất cả mọi kinh trong sách Nhật khóa và những kinh riêng mà Chủ chăn của Giáo phận soạn ra. Cuộc thi Đố vui Kinh nguyện không chỉ đòi hỏi các em thuộc kinh mà còn phải hiểu rõ ý nghĩa của từng lời kinh. Chính vì thế, cuộc thi được tổ chức giữa 12 Khu vực của Giáo xứ trở nên sôi nổi ngay từ vòng loại vào những ngày 15 và 16/6 vừa qua, Ban Tổ chức cuộc thi đã chọn ra được 4 đội thuộc 4 Khu vực: Lộ Đức, Mông Triệu, Giuse và Thánh Giá để vào thi chung kết vào tối 19/6 tại Nhà thờ.
Xem Hình
Sau Thánh lễ mừng kính 117 vị Tử Đạo Việt Nam được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn vinh lên bậc Hiển Thánh, Cha Phó Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung Đặc trách Giáo lý của Giáo xứ mời gọi cộng đoàn tham dự và cổ vũ cho cuộc thi được sôi động.
Mở đầu cuộc thi, mọi người chào đón Cha Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa đến với cuộc thi, Ban Tổ chức giới thiệu quí Cha, Ban Giám khảo cuộc thi và các thành phần tham dự.
Cha Phó xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung đọc lời chào mừng và cảm ơn Ban Tổ chức đã nỗ lực để cuộc thi Đố vui Kinh nguyện được thành công tốt đẹp, làm tiền đề cho những năm tiếp theo. Trong phát biểu chào mừng, Cha Giuse nói: “Nhân Kỷ niệm 27 năm ngày Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong 117 vị Tử đạo trong số hàng trăm ngàn người Việt Nam lên bậc Hiển Thánh (19/6/1988). Trong số đó, Giáo xứ Phủ Cam vinh dự có Thánh Phaolô Tống Viết Bường. Các Ngài là Tổ tiên chúng ta đã làm chứng Đức Tin bằng đời sống Kinh nguyện, bằng mẫu gương đạo đức và bằng chính mạng sống mình.”
Sau khi các đội bắt thăm vị trí, cuộc thi bước vào vòng 1 với nội dung “Tìm hiểu Kinh nguyện”. Cuộc thi sôi động ngay từ bước đầu với sự cổ vũ nồng nhiệt của các em thiếu nhi vỡ lòng và thêm sức, ngoài ra còn được sự động viên tích cực của phụ huynh. Vòng 1 mỗi đội phải trả lời 10 câu hỏi, kết quả: đội Lộ Đức 70 điểm, đội Mông Triệu 40 điểm, đội Giuse 40 điểm và đội Thánh Giá 60 điểm.
Sau vòng 1 là cuộc thi dành cho khán giả, các em thiếu nhi xuất sắc trả lời những câu hỏi rất khó, những phần thơngr dành riêng cho các em thật xứng đáng.
Bước vào vòng 2, mỗi đội cũng trả lời 10 câu hỏi nhanh, qua vòng này, điểm số của mỗi đội đã bắt đầu thay đổi. Đội Mông Triệu trả lời được 6 câu được 60 điểm, đội Lộ Đức trả lời được 5 câu được 50 điểm, đội Giuse và Thánh Giá đều trả lời xuất sắc cả 10 câu hỏi, mỗi đội dành trọn 100 điểm.
Giúp vui trong cuộc thi, 2 anh em thí sinh biểu diễn nhạc cụ Violon và Organ nhạc khúc “Chúa là tình yêu”, với những kỹ thuật điêu luyện được khán giả vỗ tay hoan hô.
Qua 4 vòng thi, số điểm của các đội có sự chênh lệch rõ rệt, xuất sắc nhất là đội Thánh Giá, nhì là đội Giuse, thứ ba là đội Lộ Đức và đội Mông Triệu đứng thứ tư. Mỗi đội được nhận 1 phần thưởng quí giá do Giáo xứ tặng.
Thật đáng khâm phục các em khi chứng kiến những câu hỏi rất khó và hóc búa, vậy mà các em vẫn trả lời chính xác. Không chỉ khán giả mà cả quí Cha, quí Thầy cũng như Ban Giám khảo đều khâm phục.
Theo Ban Tổ chức cho biết, kinh phí tổ chức cuộc thi cũng như phần thưởng dành cho các em lên đến 20 triệu đồng, do Giáo xứ cung cấp. Số tiền tuy khá lớn nhưng điều quan trọng nhất là khích lệ và cổ vũ được các em siêng năng đọc kinh sớm tối và hiểu được ý nghĩa của từng câu kinh.
Trương Trí
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những “thiên thần” mất cuộc sống! phần 2.
Bảo Giang
08:17 19/06/2015
Những “thiên thần” mất cuộc sống! phần 2.
II. Nguyên nhân của những bất hạnh.
Tôi cho rằng, đôi ba hình ảnh với những con số được ghi lại trong phần một, chỉ là những con số tượng trưng, nhỏ bé, không đủ để nói lên toàn cảnh của vấn đề. Tuy thế, đã qúa đủ làm cho bao người xót sa, rơi nước mắt. Và còn đau hơn cả những dòng nước mắt đã nhỏ xuống kia là những đôi mắt của những bà mẹ, bỗng một chiều, bàng hoàng, nhìn vào dáng đứng, cách đi của con cái mình. Không mấy người còn có đủ tự tin để nói rằng: “con gái của tôi không xa đà vào những câu chuyện ấy”. Trái lại, nhiều lúc là run rẩy, lo âu, sợ “ biến cố” kinh hoàng kia sẽ đến với họ, ngay trong mái gia đình này. Tệ hơn, nó lại đến với những lứa tuổi mới 14, 15!
Tại sao, nỗi thương đau, bất hạnh, hay chuyện “ kinh hoàng” kia cứ tiếp tục đổ xuống trên đầu, trên cổ người dân Việt Nam sau hai từ cộng sản? Theo tôi, có hai nguyên do chính. Từ phương cách giáo dục, đào tạo thiếu giáo dục của cộng sản, dẫn đến lối sống đoản kỳ, vô vọng của giới trẻ.
1.Từ lối giáo dục phản nhân tính của CS.
Sau 40 năm cướp được chính quyền và xã hội nhân bản tại miền nam, và trước đó tại miền bắc vào ngày 2=9-1945, cộng sản đã miệt mài theo đuổi chủ thuyết tam vô, và đi theo chủ trương của HCM là xây dựng cái gọi là xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Từ đây CS đã mở ra một lối giáo dục, đào tạo hoàn toàn khác biệt, ngược chiều với nguyên tắc giáo dục của các xã hội dân sự nhân bản. Nó đã làm đảo lộn, phá nát cuộc sống yên bình của xã hội. Tuy nhiên, muốn biết CS đã đưa những gì vào học đường và giáo dục, trước hết, cũng nên biết rõ Cộng sản là cái gì đã.
Cho đến nay, người ta đã có đầy đủ những nhận xét, định nghĩa về cộng sản. Nơi đây, tôi xin trích, ghi lại một số điểm được thế giới công nhận rộng rãi về gía trị của những lời công bố này:
- “Cộng sản là một tổ chức đã làm cho người dân trở thành gian dối”. (Angela Miskel, thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức.)
- Đức DaLai Lama “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh.”
- Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Mikhail Gobachev, TBT cuối cùng của hệ thống Liên Bang Sô Viết.
- “ Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.” ( Tổng thống Boris Yelsin, người đứng lên đạp đổ chế độ bạo tàn này, mở đầu cho cuộc sụp đổ của cộng sản tại Đông Âu.)
- Hội nghị Âu châu: Cộng sản đã phạm những tội ác chống lại loài người.
- Tổng thống Nga, cựu trùm mật vụ KGB , Vladimir Putin: “Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim”
- Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố tại Washington:
“Stalin was a killer. Stalin là tên giết người” (ngày 15.4/2010)
Tôi cho rằng, không có nhiều người có đủ kinh nghiệm và tư cách hơn những cá nhân này, hay những tổ chức quốc tế khi họ đưa ra định nghĩa và nhận xét về CS. Như thế, xét về vị trí và so sánh, HCM không hơn một con đom đóm lập lòe trong thế giới CS. Stalin người thầy vĩ đại của Hồ chí Minh đã được nêu đích danh là “ tên giết người” bởi tổng thống Liên Bang Nga, và hình tượng của Y đã bị treo cổ, bị đạp đổ tại Liên Sô, thì HCM sẽ là ai đây? Có là định nghĩa của Đức Dalai Lama hay của Medvedev? Nếu thế, những gì Y đưa vào xã hội Việt Nam cũng chỉ là những bệnh họan, tội ác, gian trá và man rợ của chủ thuyết Tam vô mà thôi. Bằng chứng ư?
a. Phá bỏ nền móng và giáo dục gia đình.
Ai cũng biết, gia đình là cái nôi, là nền tảng của xã hội. Một khi cái nôi êm ấm này bị phá vỡ, xã hội sẽ tức khắc nhận lấy những tai họa. Điều đó cho thấy rằng, gia đình và sự giáo dục từ gia đình chính là chìa khóa mở ra sự an toàn, hạnh phúc và tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dưới chế độ cộng sản, tổ chức này không tìm cách vun trồng đới sống gia đình, để từ đó tạo nên môt sự ổn định, yên vui cho xã hội. Trái lại, ở đâu, khi cộng sản cướp được chính quyền, tổ chức bạo động này đều thành lập một nhà nước toàn trị theo chủ nghĩa vô gia đình, vô tôn giáo.
Với gia đình, cộng sản chủ trương tách rời con trẻ ra khỏi vòng tay của gia đình càng sớm càng tốt. Một khi đã đưa được chúng thoát ly gia đình, đi vào các sinh hoạt từ đội ngũ thiếu nhi rồi đến những chi hội phụ nữ, thanh niên đến đoàn thanh niên HCM, cộng sản không bao giờ cho phép chúng quay trở lại mái nhà êm ấm xưa, nhưng phải sống nương tựa vào chúng. Chuyện này không khó hiểu, giống như một đứa trẻ ham chơi, lỡ xa đà vào băng nhóm tội phạm, quay về nhà thì không được, muốn bỏ đi thì lo sợ, không biết đi đâu, nên kết quả là giao chính thân mình cho băng đảng tội phạm rồi muốn đến đâu thì đến. Gia đình không còn là mái ấm cho họ nữa. Căn bản của cộng sản khi chưa cướp được chính quyền cũng không khá hơn những băng đảng tội phạm kia là mấy. Có khác là chúng có tổ chức quy mô hơn, có chỗ dựa lớn hơn. Có những chiêu bài để lừa đảo hay hơn. Đồng thời cũng có những bài học và hành động bất lương hơn để tồn tại.
Trước hết, chúng tạo ra lòng căm thù đối với đồng loại bằng cách phân chia ra nhiều giai cấp trong xã hội, rồi phản phúc với cha mẹ bằng những bài học phản nhân tính. Ngày xưa, trong xã hội nhân bản của Việt Nam, một đứa trẻ vừa tập đi tập đứng, hay tập nói thì các em đã được cô giáo, thày giáo, anh chị trong nhà dạy cho một bài học luân lý làm người có nhân có nghĩa, có đức có hạnh: “ Nếu hỏi rằng em yêu ai, thì em rằng em yêu ba này, yêu má này, yêu chị yêu anh, yêu hết cả nhà”. Và dạy dỗ cho trẻ về lòng yêu nước qua những hình ảnh “ Mơ thành người Quang Trung” hay vươn lên đỉnh nhân nghĩa bằng “ Bình Ngô Đại Cáo” . Những bài học tưởng chừng đơn giản mà thật ra chính là lý lẽ, là luân lý của cuộc sống. Nó tạo cho con người có một nguồn gốc và phải bảo vệ nguồn gốc ấy. Nguồn gốc ấy là cha mẹ là gia đình, là nơi đã cưu mang, dưỡng dục cho đứa trẻ lớn lên, và lại tiếp tục công việc cưu mang dưỡng dục và xây dựng xã hội trong tin yêu và đạo nghĩa cho những thế hệ kế tiếp trên mảnh đất của tiền nhân để lại.
Nay, sau khi chiếm được Việt Nam, CS đã giáo dục cho trẻ quên hẳn nếp sống và tình nghĩa gia đình, và từ bỏ nền luân lý đạo nghĩa xã hội. Rồi thay vào đó là bài học, học yêu như yêu ma qoái: “ai yêu bác Hồ chí minh hơn các em nhi đồng”. Đến khi trẻ hỏi lại HCM là ai? Trăm người như một đều biết Y là một tên giêt vợ đợ con, là một tên giết mướn, nhưng không một ngưòi nào dám hé răng nói ra cho con trẻ nghe lấy một phần sự thật. Trái lại, theo nhau dùng lời gian trá lấp liếm. Bởi vì, tất cả đều sợ cái búa, cái liềm trong tay các “cháu ngoan bác hồ” thế hệ trước, nay đã là những lãnh đạo rải trên cả nước, sẵn sàng chém bổ xuống những người dám nói ra sự thật. Kết qủa, cha rồi mẹ, đời trước, đời kế đành phải bịt mắt vổ tay theo con trẻ mà hát như ngây dại. Dù biết rõ lối giáo dục ấy đang giết con cái của mình, cũng vẫn phải ca bài “ Ai yêu các nhi đồng bằng bác Hồ chí Minh” ( thư trung thu của HCM 25/91962).
Đến đây, câu chuyện tình yêu thương trong gia đình coi như chấm hết. Chấm hết bởi vì, người ta, có khi ngay chính cha mẹ đã dạy cho trẻ hát như thế. Dạy và không nghĩ rằng, cha mẹ sẽ không còn chỗ đứng trong lòng trẻ. Không nghĩ vì đơn giản, hay không hề biết HCM đã thâm độc dạy cho trẻ: “Ai yêu các nhi đồng bằng bác HCM”? Với mưu đồ chen lấn vào cuộc sống để tranh dành ảnh hưởng trên đứa trẻ, và muốn nói cho chúng nghe rằng: không có ai yêu cháu bằng bác (kể cả cha mẹ cháu). Trong khi đó, chúng ta ngây ngô tiếp tay truyền đi bài ca ấy là chính ta đã xác nhận đã không yêu nhi đồng bằng HCM. Nhi đồng trong nhà là ai? Là con cái, là em nhỏ của chúng ta đấy!
Như thế là vì vô tình, khi dạy con cái bài ca này là chúng ta đã để mất con mất cháu về tay HCM. Mất bởi vì, không có tình yêu thương nào lớn hơn tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Nhiều người đã hy sinh cả tính mạng để bảo vệ, che chở đàn con. Nhưng nay, chính ta đã phủ nhận tình thương yêu ấy khi nhắc lại câu nói thách đố, ngạo mạn của y “ ai yêu nhi đồng bằng bác HCM”? Khởi đầu có thể chúng không tin, nhưng từ trong nhà đến vườn trẻ, rồi vào trường học, ở đâu cũng truyền đi bài học này. Kết qủa, cha mẹ vì vô tình, nhưng đoàn đảng viên Việt cộng thì có chủ trương, đẩy con cái chúng ta vào vòng tay của tên đạo tặc, rồi để cho nó dạy dỗ sai khiến con cháu chúng ta trở thành những kẻ hung tàn giết người và tạo ra tội ác cho xã hội. Quả thật, chúng ta đã làm chúng ta mất con, mất cháu. Tệ hơn, còn tiếp tay cho Cộng sản tạo ra tội ác cho dân tộc mà chúng ta không ngờ!
Tôi có viết qúa tay không? Nếu ai không đồng y, phật lòng, tôi xin lỗi trước. Tuy nhiên, chữ và nghĩa thì nó rõ ràng như thế. Và còn tệ hơn thế, vì câu chuyện đưa trẻ ra khỏi vòng tay gia đình chưa dừng lại ở đây. Bởi vì từ một phương cách khác, cộng sản còn đẩy trẻ thơ vào hoang đường, dâm ngôn mộng mỵ, ngoại tình. “đêm qua em mơ gặp bác Hồ…. em âu yêm hôn đôi má bác”. Mơ, là những trạng thái bất thường, người ta bắt gặp trong các giấc ngủ. Nó thường bất chợt, không có một định lệ về bất cứ một đề tài gì. Nó là hoang tưởng, không kết cấu. Hoàn toàn khác biệt với ước mơ, lý tưởng, khát vọng của một đời ngưòi cần phải có để đi theo. Tuy nhiên, ở đây “đêm qua em mơ gặp bác hồ…. em âu yêm hôn đôi má bác” là một sản phẩm của một thứ dâm ngôn loạn tính, nó được sếp đặt có chủ đích để dạy cho trẻ điều hoang tưởng, để làm vẩn đục tâm hồn trong trắng của tuổi thơ.
Tôi gọi nó là loại dâm ngôn loạn tính vì “ bác” ở đây là ai? Căn bản là một tên đàn ông có độ tuổi 60- 65 tuổi (đủ lớn để có thể được gọi là bác) mà những đứa trẻ từ 5,7 tuổi đến 18 tuổi, trai cũng như gái, chưa hề nhìn thấy mặt bao giờ, bỗng nhiên si tình, mê mẩn, lúc ngủ còn muốn “âu yêm hôn đôi má bác” là nghĩa gì? Có phải là CS qúa độc ác, nham hiểm khi chủ trương dạy cho trẻ bài học dâm loạn, ngoại tình không? Gọi là loạn và đồng tính vì tên đàn ông kia nào có phải là người yêu riêng của chúng? Trái lại, chỉ là một kẻ ngoại tộc có những hành vi được mô tả là kẻ bất nhân bât nghĩa khì Y giêt vợ đợ con, và giết những ngươi hàm ơn cho mình. Ấy thế, CS lại toan tính đem gạt cái hình ảnh tồi tệ ấy thành một đối tác, thành một thần tượng và vu khống cho trẻ thơ Việt Nam là đã “âu yêm hôn đôi mà bác” để xỉ nhục và làm hoen ố tâm hồn trong trắng ngây thơ của các em.
Có nhìn đến góc độ này, tuy khởi đầu là khó nghe, chúng ta mới thấy rõ được cái lthâm độc của cộng sản khi chúng muốn tiêu diệt sự trong trắng hồn nhiên của tuổi thơ Việt Nam qua những bài hát, tưởng chừng là vui tươi trong sinh hoạt. Thực tế, là chúng đang thi hành kế hoạch đẩy trẻ thơ ra khỏi vòng tay yêu thương của gia đình. Tập cho chúng cuộc sống buông thả về sinh lý.
Mà lạ, bố cũng ” em âu yếm hôn đôi má bác.” đến mẹ cũng “em âu yếm hôn đôi má bác” con gái 15, 17 cũng” em âu yếm hôn đôi má bác”. Thế là cả nhà, cả… nước đều bị cộng sản dạy cho người cHồng Yêu và ngoại tình với ngưòi đồng tính! Vợ thì ngoại tình đến mê sảng đêm còn nói “ em âu yếm hôn dôi má bác”. Con trai, con gái cũng mê sàng “hôn đôi má bác”. Hỏi xem, đã mất vệ sinh chưa? Luân lý của gia đình còn không? Sự đạo hạnh trong trắng của trẻ thơ đã bị chúng xỉ nhục đủ chưa? Nền luân lý của xã hội của dân ta đã bị chúng chà đạp nát chưa? Trước cảnh bị xỉ nhục này, ta đã không có một lời phản kháng. Trái lại cứ vỗ tay mà hò, mà hát theo cho nát tan gia đình, xã hội ư?
Tôi viết ra chuyện này, chẳng hề chỉ trích hay trách cứ ai, chỉ muốn nói lên rằng. Chúng ta đã vô tình tiếp tay cho cộng sản dẫn con cái ra khỏi vòng tay yêu thương của gia đình và đẩy chúng vào con đường chúng ta không bao giờ muốn thấy. Bởi vì, ngay sau khi đã tạo ra những dâm ngôn, loạn tình, làm băng hoại tâm hồn tuổi thơ, Cs liền trói buộc chúng vào bài học vô đạo của Hồ chí Minh “ phải căm thù và đoạn tuyệt vơi bố mẹ” để trở thành đoàn đảng viên Việt cộng. Hãy nhìn đến một đứa trẻ đã bị lôi kéo ra khỏi gia đình bằng những mỹ từ, bằng những chiêu bài yêu nước, “phế đế bài phong”, hoặc “giải phóng miền nam”, hoặc “đi xây đời sống mới” sau đó“ phải công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” (Đèn Cù) thì nó sẽ là ai đây?
Bên cạnh những bài tuyên huấn nhằm giết chết đời con trẻ như thế, cộng sản còn đưa vào học đường, xã hội những bài học phản nhân tính của những yêu tinh văn nghệ như Tố Hữu, Xuân Diệu. Họ biến chữ nghĩa thơ văn trở thành một thứ thuốc ngủ tối độc, sẵn sàng giêt chết tình yêu thương trong các gia đình, dù đó có là đảng viên của cộng sản hay không.:” thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một, thương ông thương mười”, Viết thế thì tình nghiã gia đình còn không? Rồi “ giêt giết nữa, những bàn tay không phút nghĩ…”. Giết ai? giết chính bố mẹ như Chu văn Biên, bí thư khu ủy liên khu 4, thứ trưởng của cái chính phủ ma quái CS đã từng thực hiện bài học với chính mẹ mình? “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con, mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi, mà mi thì nhất định sẽ chống lại… Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành…( Đèn cù 109)
Hoặc giả, theo Xuân Diệu viết bài ca: Ai về Bố Hạ, Nhắn với vợ chồng thằng Thu ( vợ chồng thằng Thu chính là bố mẹ của Xuân Diệu) Rằng chúng bay là lũ quốc thù. ….Lôi cổ bọn nó ra đây, Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi….Với loại văn thơ chữ nghĩa và đường lối giáo dục như thế, đạo lý nào còn? Cái nôi gia đình nào sẽ được ấm êm? Có cuộc sống hạnh phúc nào trong các gia đình Việt Nam tồn tại?
Đến đây, tôi xin hỏi một câu là, Ai và những ai dám nhận đã và sẽ hãnh diện vì con mình công khai tuyên bố “căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ” để đi theo lời giáo huấn của HCM, viết nên trang sử đấu tố “địa chủ ác ghê”. Rồi đấu tố cha mẹ, thân nhân họ hàng, láng giềng hay đồng bào của mình?
Chắc không ai dám nhận, nhưng sự thật đã là thế. Chỉ vì một tập đoàn đã hãnh diện với lời tuyên bố này, rồi ra sức học tập và thực hành bài gíao khoa “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh viết ra từ 1953, mà trên tất cả mọi địa Bàn ở Việt Nam hôm nay, không có một nơi nào mà không có những văn phòng với những bảng hiệu kể khai đích danh tên tuổi của những kẻ giết người. Họ là những ai? Ai cũng biết, những đao phủ này đều là đoàn đảng viên CS mang nhãn hiệu y sỹ, y công, bác sỹ rành nghề. Nếu không có những cái lò sát sinh với những cánh tay hút, nạo, móc công khai này, chắc số bào thai bị giết sẽ giảm đi?
Hỡi các thiếu niên nhi đồng Việt Nam, tôi muốn noí với các em rằng. Không có một kẻ nào lại thương yêu các em bằng cha mẹ các em. Không có một ai bao bọc các em bằng chính cha mẹ, anh chị em, của các em. Trên hết, các em phải biết qúy trọng tình cảm thiêng liêng và cuộc sống êm ấm trong gia đình hơn là nghe những tuyên truyền và dốì trá của CS. Kế đến, tôi cũng nói thẳng với các em rằng, chính Hồ chí Minh đã xâm phạm tiết hạnh và xỉ nhục lòng trong trắng của các em khi chúng vu khống cho em trong câu nói “ em âu yếm hôn đôi má nó ( bác)”. Các em có mơ và có làm như thế bao giờ trong đời đâu. Chính chúng đã hại các em và bịa ra chuyện như thế. Hãy đứng thẳng người lên, lấy lại lòng trong trắng của mình. Hãy vả vào mặt những kẻ đã dạy các em bài hát dâm ngôn này. Hãy vả vào mặt chúng vì không ai được phép xỉ nhục lòng trong trắng và đạo hạnh của các em. Cách riêng, tôi đề nghị thay lời van nài các bậc cha mẹ đừng bao giờ hát những bài này với con cháu. Vì nó sẽ triệt hạ yêu thương, truyền thống, đời sống và hạnh phúc của gia đình.
b. Chủ trương triệt hạ niềm tin, đời sống và phong cách giáo dục của Tôn giáo. Kỳ sau.
Bảo Giang
II. Nguyên nhân của những bất hạnh.
Tôi cho rằng, đôi ba hình ảnh với những con số được ghi lại trong phần một, chỉ là những con số tượng trưng, nhỏ bé, không đủ để nói lên toàn cảnh của vấn đề. Tuy thế, đã qúa đủ làm cho bao người xót sa, rơi nước mắt. Và còn đau hơn cả những dòng nước mắt đã nhỏ xuống kia là những đôi mắt của những bà mẹ, bỗng một chiều, bàng hoàng, nhìn vào dáng đứng, cách đi của con cái mình. Không mấy người còn có đủ tự tin để nói rằng: “con gái của tôi không xa đà vào những câu chuyện ấy”. Trái lại, nhiều lúc là run rẩy, lo âu, sợ “ biến cố” kinh hoàng kia sẽ đến với họ, ngay trong mái gia đình này. Tệ hơn, nó lại đến với những lứa tuổi mới 14, 15!
Tại sao, nỗi thương đau, bất hạnh, hay chuyện “ kinh hoàng” kia cứ tiếp tục đổ xuống trên đầu, trên cổ người dân Việt Nam sau hai từ cộng sản? Theo tôi, có hai nguyên do chính. Từ phương cách giáo dục, đào tạo thiếu giáo dục của cộng sản, dẫn đến lối sống đoản kỳ, vô vọng của giới trẻ.
1.Từ lối giáo dục phản nhân tính của CS.
Sau 40 năm cướp được chính quyền và xã hội nhân bản tại miền nam, và trước đó tại miền bắc vào ngày 2=9-1945, cộng sản đã miệt mài theo đuổi chủ thuyết tam vô, và đi theo chủ trương của HCM là xây dựng cái gọi là xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Từ đây CS đã mở ra một lối giáo dục, đào tạo hoàn toàn khác biệt, ngược chiều với nguyên tắc giáo dục của các xã hội dân sự nhân bản. Nó đã làm đảo lộn, phá nát cuộc sống yên bình của xã hội. Tuy nhiên, muốn biết CS đã đưa những gì vào học đường và giáo dục, trước hết, cũng nên biết rõ Cộng sản là cái gì đã.
Cho đến nay, người ta đã có đầy đủ những nhận xét, định nghĩa về cộng sản. Nơi đây, tôi xin trích, ghi lại một số điểm được thế giới công nhận rộng rãi về gía trị của những lời công bố này:
- “Cộng sản là một tổ chức đã làm cho người dân trở thành gian dối”. (Angela Miskel, thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức.)
- Đức DaLai Lama “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh.”
- Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Mikhail Gobachev, TBT cuối cùng của hệ thống Liên Bang Sô Viết.
- “ Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.” ( Tổng thống Boris Yelsin, người đứng lên đạp đổ chế độ bạo tàn này, mở đầu cho cuộc sụp đổ của cộng sản tại Đông Âu.)
- Hội nghị Âu châu: Cộng sản đã phạm những tội ác chống lại loài người.
- Tổng thống Nga, cựu trùm mật vụ KGB , Vladimir Putin: “Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim”
- Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố tại Washington:
“Stalin was a killer. Stalin là tên giết người” (ngày 15.4/2010)
Tôi cho rằng, không có nhiều người có đủ kinh nghiệm và tư cách hơn những cá nhân này, hay những tổ chức quốc tế khi họ đưa ra định nghĩa và nhận xét về CS. Như thế, xét về vị trí và so sánh, HCM không hơn một con đom đóm lập lòe trong thế giới CS. Stalin người thầy vĩ đại của Hồ chí Minh đã được nêu đích danh là “ tên giết người” bởi tổng thống Liên Bang Nga, và hình tượng của Y đã bị treo cổ, bị đạp đổ tại Liên Sô, thì HCM sẽ là ai đây? Có là định nghĩa của Đức Dalai Lama hay của Medvedev? Nếu thế, những gì Y đưa vào xã hội Việt Nam cũng chỉ là những bệnh họan, tội ác, gian trá và man rợ của chủ thuyết Tam vô mà thôi. Bằng chứng ư?
a. Phá bỏ nền móng và giáo dục gia đình.
Ai cũng biết, gia đình là cái nôi, là nền tảng của xã hội. Một khi cái nôi êm ấm này bị phá vỡ, xã hội sẽ tức khắc nhận lấy những tai họa. Điều đó cho thấy rằng, gia đình và sự giáo dục từ gia đình chính là chìa khóa mở ra sự an toàn, hạnh phúc và tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dưới chế độ cộng sản, tổ chức này không tìm cách vun trồng đới sống gia đình, để từ đó tạo nên môt sự ổn định, yên vui cho xã hội. Trái lại, ở đâu, khi cộng sản cướp được chính quyền, tổ chức bạo động này đều thành lập một nhà nước toàn trị theo chủ nghĩa vô gia đình, vô tôn giáo.
Với gia đình, cộng sản chủ trương tách rời con trẻ ra khỏi vòng tay của gia đình càng sớm càng tốt. Một khi đã đưa được chúng thoát ly gia đình, đi vào các sinh hoạt từ đội ngũ thiếu nhi rồi đến những chi hội phụ nữ, thanh niên đến đoàn thanh niên HCM, cộng sản không bao giờ cho phép chúng quay trở lại mái nhà êm ấm xưa, nhưng phải sống nương tựa vào chúng. Chuyện này không khó hiểu, giống như một đứa trẻ ham chơi, lỡ xa đà vào băng nhóm tội phạm, quay về nhà thì không được, muốn bỏ đi thì lo sợ, không biết đi đâu, nên kết quả là giao chính thân mình cho băng đảng tội phạm rồi muốn đến đâu thì đến. Gia đình không còn là mái ấm cho họ nữa. Căn bản của cộng sản khi chưa cướp được chính quyền cũng không khá hơn những băng đảng tội phạm kia là mấy. Có khác là chúng có tổ chức quy mô hơn, có chỗ dựa lớn hơn. Có những chiêu bài để lừa đảo hay hơn. Đồng thời cũng có những bài học và hành động bất lương hơn để tồn tại.
Trước hết, chúng tạo ra lòng căm thù đối với đồng loại bằng cách phân chia ra nhiều giai cấp trong xã hội, rồi phản phúc với cha mẹ bằng những bài học phản nhân tính. Ngày xưa, trong xã hội nhân bản của Việt Nam, một đứa trẻ vừa tập đi tập đứng, hay tập nói thì các em đã được cô giáo, thày giáo, anh chị trong nhà dạy cho một bài học luân lý làm người có nhân có nghĩa, có đức có hạnh: “ Nếu hỏi rằng em yêu ai, thì em rằng em yêu ba này, yêu má này, yêu chị yêu anh, yêu hết cả nhà”. Và dạy dỗ cho trẻ về lòng yêu nước qua những hình ảnh “ Mơ thành người Quang Trung” hay vươn lên đỉnh nhân nghĩa bằng “ Bình Ngô Đại Cáo” . Những bài học tưởng chừng đơn giản mà thật ra chính là lý lẽ, là luân lý của cuộc sống. Nó tạo cho con người có một nguồn gốc và phải bảo vệ nguồn gốc ấy. Nguồn gốc ấy là cha mẹ là gia đình, là nơi đã cưu mang, dưỡng dục cho đứa trẻ lớn lên, và lại tiếp tục công việc cưu mang dưỡng dục và xây dựng xã hội trong tin yêu và đạo nghĩa cho những thế hệ kế tiếp trên mảnh đất của tiền nhân để lại.
Nay, sau khi chiếm được Việt Nam, CS đã giáo dục cho trẻ quên hẳn nếp sống và tình nghĩa gia đình, và từ bỏ nền luân lý đạo nghĩa xã hội. Rồi thay vào đó là bài học, học yêu như yêu ma qoái: “ai yêu bác Hồ chí minh hơn các em nhi đồng”. Đến khi trẻ hỏi lại HCM là ai? Trăm người như một đều biết Y là một tên giêt vợ đợ con, là một tên giết mướn, nhưng không một ngưòi nào dám hé răng nói ra cho con trẻ nghe lấy một phần sự thật. Trái lại, theo nhau dùng lời gian trá lấp liếm. Bởi vì, tất cả đều sợ cái búa, cái liềm trong tay các “cháu ngoan bác hồ” thế hệ trước, nay đã là những lãnh đạo rải trên cả nước, sẵn sàng chém bổ xuống những người dám nói ra sự thật. Kết qủa, cha rồi mẹ, đời trước, đời kế đành phải bịt mắt vổ tay theo con trẻ mà hát như ngây dại. Dù biết rõ lối giáo dục ấy đang giết con cái của mình, cũng vẫn phải ca bài “ Ai yêu các nhi đồng bằng bác Hồ chí Minh” ( thư trung thu của HCM 25/91962).
Đến đây, câu chuyện tình yêu thương trong gia đình coi như chấm hết. Chấm hết bởi vì, người ta, có khi ngay chính cha mẹ đã dạy cho trẻ hát như thế. Dạy và không nghĩ rằng, cha mẹ sẽ không còn chỗ đứng trong lòng trẻ. Không nghĩ vì đơn giản, hay không hề biết HCM đã thâm độc dạy cho trẻ: “Ai yêu các nhi đồng bằng bác HCM”? Với mưu đồ chen lấn vào cuộc sống để tranh dành ảnh hưởng trên đứa trẻ, và muốn nói cho chúng nghe rằng: không có ai yêu cháu bằng bác (kể cả cha mẹ cháu). Trong khi đó, chúng ta ngây ngô tiếp tay truyền đi bài ca ấy là chính ta đã xác nhận đã không yêu nhi đồng bằng HCM. Nhi đồng trong nhà là ai? Là con cái, là em nhỏ của chúng ta đấy!
Như thế là vì vô tình, khi dạy con cái bài ca này là chúng ta đã để mất con mất cháu về tay HCM. Mất bởi vì, không có tình yêu thương nào lớn hơn tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Nhiều người đã hy sinh cả tính mạng để bảo vệ, che chở đàn con. Nhưng nay, chính ta đã phủ nhận tình thương yêu ấy khi nhắc lại câu nói thách đố, ngạo mạn của y “ ai yêu nhi đồng bằng bác HCM”? Khởi đầu có thể chúng không tin, nhưng từ trong nhà đến vườn trẻ, rồi vào trường học, ở đâu cũng truyền đi bài học này. Kết qủa, cha mẹ vì vô tình, nhưng đoàn đảng viên Việt cộng thì có chủ trương, đẩy con cái chúng ta vào vòng tay của tên đạo tặc, rồi để cho nó dạy dỗ sai khiến con cháu chúng ta trở thành những kẻ hung tàn giết người và tạo ra tội ác cho xã hội. Quả thật, chúng ta đã làm chúng ta mất con, mất cháu. Tệ hơn, còn tiếp tay cho Cộng sản tạo ra tội ác cho dân tộc mà chúng ta không ngờ!
Tôi có viết qúa tay không? Nếu ai không đồng y, phật lòng, tôi xin lỗi trước. Tuy nhiên, chữ và nghĩa thì nó rõ ràng như thế. Và còn tệ hơn thế, vì câu chuyện đưa trẻ ra khỏi vòng tay gia đình chưa dừng lại ở đây. Bởi vì từ một phương cách khác, cộng sản còn đẩy trẻ thơ vào hoang đường, dâm ngôn mộng mỵ, ngoại tình. “đêm qua em mơ gặp bác Hồ…. em âu yêm hôn đôi má bác”. Mơ, là những trạng thái bất thường, người ta bắt gặp trong các giấc ngủ. Nó thường bất chợt, không có một định lệ về bất cứ một đề tài gì. Nó là hoang tưởng, không kết cấu. Hoàn toàn khác biệt với ước mơ, lý tưởng, khát vọng của một đời ngưòi cần phải có để đi theo. Tuy nhiên, ở đây “đêm qua em mơ gặp bác hồ…. em âu yêm hôn đôi má bác” là một sản phẩm của một thứ dâm ngôn loạn tính, nó được sếp đặt có chủ đích để dạy cho trẻ điều hoang tưởng, để làm vẩn đục tâm hồn trong trắng của tuổi thơ.
Tôi gọi nó là loại dâm ngôn loạn tính vì “ bác” ở đây là ai? Căn bản là một tên đàn ông có độ tuổi 60- 65 tuổi (đủ lớn để có thể được gọi là bác) mà những đứa trẻ từ 5,7 tuổi đến 18 tuổi, trai cũng như gái, chưa hề nhìn thấy mặt bao giờ, bỗng nhiên si tình, mê mẩn, lúc ngủ còn muốn “âu yêm hôn đôi má bác” là nghĩa gì? Có phải là CS qúa độc ác, nham hiểm khi chủ trương dạy cho trẻ bài học dâm loạn, ngoại tình không? Gọi là loạn và đồng tính vì tên đàn ông kia nào có phải là người yêu riêng của chúng? Trái lại, chỉ là một kẻ ngoại tộc có những hành vi được mô tả là kẻ bất nhân bât nghĩa khì Y giêt vợ đợ con, và giết những ngươi hàm ơn cho mình. Ấy thế, CS lại toan tính đem gạt cái hình ảnh tồi tệ ấy thành một đối tác, thành một thần tượng và vu khống cho trẻ thơ Việt Nam là đã “âu yêm hôn đôi mà bác” để xỉ nhục và làm hoen ố tâm hồn trong trắng ngây thơ của các em.
Có nhìn đến góc độ này, tuy khởi đầu là khó nghe, chúng ta mới thấy rõ được cái lthâm độc của cộng sản khi chúng muốn tiêu diệt sự trong trắng hồn nhiên của tuổi thơ Việt Nam qua những bài hát, tưởng chừng là vui tươi trong sinh hoạt. Thực tế, là chúng đang thi hành kế hoạch đẩy trẻ thơ ra khỏi vòng tay yêu thương của gia đình. Tập cho chúng cuộc sống buông thả về sinh lý.
Mà lạ, bố cũng ” em âu yếm hôn đôi má bác.” đến mẹ cũng “em âu yếm hôn đôi má bác” con gái 15, 17 cũng” em âu yếm hôn đôi má bác”. Thế là cả nhà, cả… nước đều bị cộng sản dạy cho người cHồng Yêu và ngoại tình với ngưòi đồng tính! Vợ thì ngoại tình đến mê sảng đêm còn nói “ em âu yếm hôn dôi má bác”. Con trai, con gái cũng mê sàng “hôn đôi má bác”. Hỏi xem, đã mất vệ sinh chưa? Luân lý của gia đình còn không? Sự đạo hạnh trong trắng của trẻ thơ đã bị chúng xỉ nhục đủ chưa? Nền luân lý của xã hội của dân ta đã bị chúng chà đạp nát chưa? Trước cảnh bị xỉ nhục này, ta đã không có một lời phản kháng. Trái lại cứ vỗ tay mà hò, mà hát theo cho nát tan gia đình, xã hội ư?
Tôi viết ra chuyện này, chẳng hề chỉ trích hay trách cứ ai, chỉ muốn nói lên rằng. Chúng ta đã vô tình tiếp tay cho cộng sản dẫn con cái ra khỏi vòng tay yêu thương của gia đình và đẩy chúng vào con đường chúng ta không bao giờ muốn thấy. Bởi vì, ngay sau khi đã tạo ra những dâm ngôn, loạn tình, làm băng hoại tâm hồn tuổi thơ, Cs liền trói buộc chúng vào bài học vô đạo của Hồ chí Minh “ phải căm thù và đoạn tuyệt vơi bố mẹ” để trở thành đoàn đảng viên Việt cộng. Hãy nhìn đến một đứa trẻ đã bị lôi kéo ra khỏi gia đình bằng những mỹ từ, bằng những chiêu bài yêu nước, “phế đế bài phong”, hoặc “giải phóng miền nam”, hoặc “đi xây đời sống mới” sau đó“ phải công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” (Đèn Cù) thì nó sẽ là ai đây?
Bên cạnh những bài tuyên huấn nhằm giết chết đời con trẻ như thế, cộng sản còn đưa vào học đường, xã hội những bài học phản nhân tính của những yêu tinh văn nghệ như Tố Hữu, Xuân Diệu. Họ biến chữ nghĩa thơ văn trở thành một thứ thuốc ngủ tối độc, sẵn sàng giêt chết tình yêu thương trong các gia đình, dù đó có là đảng viên của cộng sản hay không.:” thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một, thương ông thương mười”, Viết thế thì tình nghiã gia đình còn không? Rồi “ giêt giết nữa, những bàn tay không phút nghĩ…”. Giết ai? giết chính bố mẹ như Chu văn Biên, bí thư khu ủy liên khu 4, thứ trưởng của cái chính phủ ma quái CS đã từng thực hiện bài học với chính mẹ mình? “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con, mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi, mà mi thì nhất định sẽ chống lại… Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành…( Đèn cù 109)
Hoặc giả, theo Xuân Diệu viết bài ca: Ai về Bố Hạ, Nhắn với vợ chồng thằng Thu ( vợ chồng thằng Thu chính là bố mẹ của Xuân Diệu) Rằng chúng bay là lũ quốc thù. ….Lôi cổ bọn nó ra đây, Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi….Với loại văn thơ chữ nghĩa và đường lối giáo dục như thế, đạo lý nào còn? Cái nôi gia đình nào sẽ được ấm êm? Có cuộc sống hạnh phúc nào trong các gia đình Việt Nam tồn tại?
Đến đây, tôi xin hỏi một câu là, Ai và những ai dám nhận đã và sẽ hãnh diện vì con mình công khai tuyên bố “căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ” để đi theo lời giáo huấn của HCM, viết nên trang sử đấu tố “địa chủ ác ghê”. Rồi đấu tố cha mẹ, thân nhân họ hàng, láng giềng hay đồng bào của mình?
Chắc không ai dám nhận, nhưng sự thật đã là thế. Chỉ vì một tập đoàn đã hãnh diện với lời tuyên bố này, rồi ra sức học tập và thực hành bài gíao khoa “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh viết ra từ 1953, mà trên tất cả mọi địa Bàn ở Việt Nam hôm nay, không có một nơi nào mà không có những văn phòng với những bảng hiệu kể khai đích danh tên tuổi của những kẻ giết người. Họ là những ai? Ai cũng biết, những đao phủ này đều là đoàn đảng viên CS mang nhãn hiệu y sỹ, y công, bác sỹ rành nghề. Nếu không có những cái lò sát sinh với những cánh tay hút, nạo, móc công khai này, chắc số bào thai bị giết sẽ giảm đi?
Hỡi các thiếu niên nhi đồng Việt Nam, tôi muốn noí với các em rằng. Không có một kẻ nào lại thương yêu các em bằng cha mẹ các em. Không có một ai bao bọc các em bằng chính cha mẹ, anh chị em, của các em. Trên hết, các em phải biết qúy trọng tình cảm thiêng liêng và cuộc sống êm ấm trong gia đình hơn là nghe những tuyên truyền và dốì trá của CS. Kế đến, tôi cũng nói thẳng với các em rằng, chính Hồ chí Minh đã xâm phạm tiết hạnh và xỉ nhục lòng trong trắng của các em khi chúng vu khống cho em trong câu nói “ em âu yếm hôn đôi má nó ( bác)”. Các em có mơ và có làm như thế bao giờ trong đời đâu. Chính chúng đã hại các em và bịa ra chuyện như thế. Hãy đứng thẳng người lên, lấy lại lòng trong trắng của mình. Hãy vả vào mặt những kẻ đã dạy các em bài hát dâm ngôn này. Hãy vả vào mặt chúng vì không ai được phép xỉ nhục lòng trong trắng và đạo hạnh của các em. Cách riêng, tôi đề nghị thay lời van nài các bậc cha mẹ đừng bao giờ hát những bài này với con cháu. Vì nó sẽ triệt hạ yêu thương, truyền thống, đời sống và hạnh phúc của gia đình.
b. Chủ trương triệt hạ niềm tin, đời sống và phong cách giáo dục của Tôn giáo. Kỳ sau.
Bảo Giang
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tấm khăn liệm thành Turino
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:42 19/06/2015
Tấm khăn liệm thành Turino
Nhiều Giáo phận Bên Âu châu còn giữ được nhiều di tích Thánh về Chúa Giêsu. Một trong những di tích đó là tấm khăn liệm thành Turino.
Tấm khăn liệm này xưa nay Hội Thánh Công Giáo coi đó là một „bức ảnh thần tượng thánh“ nhiều hơn là một „di tích thánh“. Nhưng xưa nay hàng trăm ngàn, hàng triệu người tín hữu Chúa Kitô vẫn kéo đến hành hương kính viếng tấm khăn liệm thành Turino với lòng đạo đức cung kính Đấng đã chịu chết cho tội lỗi con người in lại dấu vết hình thể thân xác người trên đó.
Và tấm khăn liệm này trở thành báu vật thánh mang tích cách lịch sử dòng thời gian thu hút mọi người dù có lòng tin hay không, và cả những nhà khoa học bách khoa trên thế giới nữa muốn khảo sát tìm hiểu về lịch sử cùng tính xác thực của tấm khăn.
Lịch sử tấm khăn liệm Turino
Tấm khăn liệm thành Turino bên nước Ý đại Lợi - theo nguyên ngữ tiếng Ý : la sacra Sindone - là tấm khăn liệm an táng Chúa Giêsu sau khi Chúa chết trên thập gía. Ông Giuse Arimathia theo phong tục tẩm liệm Do Thái đã cùng với Đức Mẹ Maria và các Môn đệ Chúa Giêsu đã lấy một tấm khăn bọc liệm xác Chúa Giêsu và an táng trong ngôi mộ mới ở khu vườn bên cạnh nơi Chúa bị đóng đinh trên thập gía. (Mt 27,59, Mc 15,46, Lc 23,53, Ga 20,6).
Tấm khăn liệm thành Turino dài 4,37 mét, chiều ngang rộng 1,11 mét, trên đó cả mặt trước và mặt sau in hình một người đàn ông cao lớn 1,80 mét có râu và tóc dài. Những chi tiết này ăn khớp với những gì trong Phúc âm diễn tả về Chúa Giêsu bị đóng đinh treo trên thập gía.
Tấm khăn này được gìn giữ trong tủ kính dầy chống đạn, nặng 2.500 kílô ở nhà nguyện bên cạnh trong nhà thờ chính tòa Turino.
Trong Phụng vụ Giáo Hội tấm khăn liệm Chúa Giêsu được biểu tượng qua tấm khăn dài mầu trắng trải trên bàn thờ lúc dâng lễ, và đặc biệt qua tấm khăn cứng hình chữ nhật đậy trên chén thánh lúc dâng lễ.
Từ hơn 100 năm nay tấm khăn liệm thành Turino là đối tượng tranh cãi khảo sát của những nhà khảo cứu khoa học với những định hướng chuyên môn khác biệt nhau. Vì thế, có những xác nhận về tính chân thực, cũng như tính không chân thực gỉa mạo của tấm khăn. Đó là chuyện của khoa học.
Trước sau tấm khăn là một bí ẩn về lịch sử thánh của nó. Và cũng vì thế, nó trở thành một điểm thu hút rất lớn về phương diện thiêng liêng.
Tấm khăn Turino trong dòng thời gian
Theo dấu chứng lịch sử, từ thế kỷ thứ tư đã có nói đến tấm khăn liệm này, và cũng không thấy sử sách nói về xuất sứ của tấm khăn liệm này. Năm 312 hoàng đế Constantinino trong trận chiến thắng ở Roma đã đem tấm khăn liệm này như „dấu chỉ thánh“ đi hàng đầu.
Năm 330 khi hoàng đế Constantino dời thủ đô về thành Constantinople, ông đã cho xây một nhà nguyện Pharos ngay trong cung điện - Pharos theo tiếng Hylạp là Tấm khăn liệm.
Năm 361 khi Juliano lên cầm quyền, tấm khăn liệm được đưa về thành phố Edessa nước Hylạp cất dấu trong tường thành. Năm 525 sau trận lụt người ta khám phá ra tấm khăn nơi đây ẩn dấu trong bức tường
Ngày 15.08.944 tấm khăn được đưa trở về thành Constantinople.
Năm 1356 tấm khăn liệm xuất hiện ở giáo phận Troyes bên nước Pháp và rất được sùng kính . Năm 1453 ông hoàng thành Savoyen mua tậu và đem bảo quản gìn giữ ở Chambery. Năm 1578 tấm khăn tấm khăn được đưa về thành Turino và rất ít khi, chỉ trừ những ngày lễ lớn, mới được đem ra cho dân chúng xem nhìn thấy.
Năm 1898 nhà nhiếp ảnh Secondo Pia người Ý lần đầu tiên chụp hình tấm khăn. Qua phim chụp Ông khám phá ra nhiều chi tiết hơn ở nơi bản chính tấm khăn.
Khi cho phim vào nước rửa hình Pia cảm động rất ngạc nhiên giật mình nhìn ra khuôn mặt một người nhắm mắt.
Từ năm 1969 nhiều cuộc thử nghiệm theo các phương pháp khoa học tấm khăn liệm thành Turino được thực hiện với những kết qủa khác biệt nhau. Năm 1983 tấm khăn liệm được nhà sở hữu Savoyen trao tặng Đức Giáo Hoàng. Năm 2000 được tấm khăn liệm được sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, bảo trì cho công chúng được chiêm ngưỡng thăm viếng.
Những lần trình bày tấm khăn liệm trước công chúng
Năm 1931 được đưa ra cho công chúng xem nhân dịp lễ thành hôn của hoàng tử Umberto Savoyen.
Năm 1933 dịp năm thánh kỷ niệm 1900 năm Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía và sống lại.
Năm 1978 kỷ niệm 400 năm tấm khăn liệm được đưa từ Chambery về thành Turino.
Năm 1998 kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Pia vào năm 1898 đã chụp hình tấm khăn liệm, và kỷ niệm 500 năm sinh nhật nhà thờ chính tòa thành Turino.
Năm 2000 dịp năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Chúa Giêsu.
Năm 2013 tấm khăn được trình chiếu trên truyền hình rộng rãi cho dân chúng chiêm ngắm với sứ điệp của Đức giáo hòang Phanxico.
Năm 2015 từ ngày 19.04. đến 24. 06. tấm khăn được trình bày cho công chúng đến chiêm ngắm hành hương nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 200. của Thánh Gioan Bosco, vị sáng lập Dòng Salesien trên thế giới.
Ngày Chúa Nhật 21.06.2015 Đức Giáo Hoàng Phanxico đến hành hương thăm viếng tấm khăn liệm ở Turino.
Hành hương thăm viếng tấm khăn
Đến thăm viếng tấm khăn thánh thành Turino không phải chỉ vì tò mò muốn xem khăn như thế nào. Nhưng người hành hương tìm đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm thánh ở thành Turino với tấm lòng đạo đức nhiều hơn.
Chiêm ngưỡng tấm khăn thánh được trình chiếu cắt nghĩa nhìn thấy khuôn mặt chịu đau khổ hành hạ của Chúa Giêsu, những vết thương nơi thân thể, nơi chân tay bị tra tấn hành hạ, có cả dấu vết máu của người bị hành hạ còn thấm trên tấm khăn như trong phúc âm thuật lại, còn ẩn hiện in nơi tấm khăn.
Người tín hữu đến hành hương có cảm nghiệm sâu xa hơn về đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Sự đau khổ của Chúa Giêsu là hiện thực, là sự mất mát bị hủy diệt về phương diện thể xác cùng nhân phẩm con người. Nhưng mang lại sự cứu độ cho con người qua sự sống lại của Ngài. Đó là lòng thương xót của Chúa cho con người.
Rồi qua đó, người hành hương cũng còn có tâm tình, đời sống nào cũng phải trải qua đau khổ không cách này thì cách khác.
Chính Lòng thương xót của Chúa giúp con người nhìn ra sự yếu kém, sự mất mát thua thiệt của mình, và đồng thời cũng khơi dậy lòng thương cảm bác ái với người khác nữa.
Turino ngày 10.06.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nhiều Giáo phận Bên Âu châu còn giữ được nhiều di tích Thánh về Chúa Giêsu. Một trong những di tích đó là tấm khăn liệm thành Turino.
Tấm khăn liệm này xưa nay Hội Thánh Công Giáo coi đó là một „bức ảnh thần tượng thánh“ nhiều hơn là một „di tích thánh“. Nhưng xưa nay hàng trăm ngàn, hàng triệu người tín hữu Chúa Kitô vẫn kéo đến hành hương kính viếng tấm khăn liệm thành Turino với lòng đạo đức cung kính Đấng đã chịu chết cho tội lỗi con người in lại dấu vết hình thể thân xác người trên đó.
Và tấm khăn liệm này trở thành báu vật thánh mang tích cách lịch sử dòng thời gian thu hút mọi người dù có lòng tin hay không, và cả những nhà khoa học bách khoa trên thế giới nữa muốn khảo sát tìm hiểu về lịch sử cùng tính xác thực của tấm khăn.
Lịch sử tấm khăn liệm Turino
Tấm khăn liệm thành Turino dài 4,37 mét, chiều ngang rộng 1,11 mét, trên đó cả mặt trước và mặt sau in hình một người đàn ông cao lớn 1,80 mét có râu và tóc dài. Những chi tiết này ăn khớp với những gì trong Phúc âm diễn tả về Chúa Giêsu bị đóng đinh treo trên thập gía.
Tấm khăn này được gìn giữ trong tủ kính dầy chống đạn, nặng 2.500 kílô ở nhà nguyện bên cạnh trong nhà thờ chính tòa Turino.
Trong Phụng vụ Giáo Hội tấm khăn liệm Chúa Giêsu được biểu tượng qua tấm khăn dài mầu trắng trải trên bàn thờ lúc dâng lễ, và đặc biệt qua tấm khăn cứng hình chữ nhật đậy trên chén thánh lúc dâng lễ.
Từ hơn 100 năm nay tấm khăn liệm thành Turino là đối tượng tranh cãi khảo sát của những nhà khảo cứu khoa học với những định hướng chuyên môn khác biệt nhau. Vì thế, có những xác nhận về tính chân thực, cũng như tính không chân thực gỉa mạo của tấm khăn. Đó là chuyện của khoa học.
Trước sau tấm khăn là một bí ẩn về lịch sử thánh của nó. Và cũng vì thế, nó trở thành một điểm thu hút rất lớn về phương diện thiêng liêng.
Tấm khăn Turino trong dòng thời gian
Năm 330 khi hoàng đế Constantino dời thủ đô về thành Constantinople, ông đã cho xây một nhà nguyện Pharos ngay trong cung điện - Pharos theo tiếng Hylạp là Tấm khăn liệm.
Năm 361 khi Juliano lên cầm quyền, tấm khăn liệm được đưa về thành phố Edessa nước Hylạp cất dấu trong tường thành. Năm 525 sau trận lụt người ta khám phá ra tấm khăn nơi đây ẩn dấu trong bức tường
Ngày 15.08.944 tấm khăn được đưa trở về thành Constantinople.
Năm 1356 tấm khăn liệm xuất hiện ở giáo phận Troyes bên nước Pháp và rất được sùng kính . Năm 1453 ông hoàng thành Savoyen mua tậu và đem bảo quản gìn giữ ở Chambery. Năm 1578 tấm khăn tấm khăn được đưa về thành Turino và rất ít khi, chỉ trừ những ngày lễ lớn, mới được đem ra cho dân chúng xem nhìn thấy.
Năm 1898 nhà nhiếp ảnh Secondo Pia người Ý lần đầu tiên chụp hình tấm khăn. Qua phim chụp Ông khám phá ra nhiều chi tiết hơn ở nơi bản chính tấm khăn.
Khi cho phim vào nước rửa hình Pia cảm động rất ngạc nhiên giật mình nhìn ra khuôn mặt một người nhắm mắt.
Từ năm 1969 nhiều cuộc thử nghiệm theo các phương pháp khoa học tấm khăn liệm thành Turino được thực hiện với những kết qủa khác biệt nhau. Năm 1983 tấm khăn liệm được nhà sở hữu Savoyen trao tặng Đức Giáo Hoàng. Năm 2000 được tấm khăn liệm được sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, bảo trì cho công chúng được chiêm ngưỡng thăm viếng.
Những lần trình bày tấm khăn liệm trước công chúng
Năm 1931 được đưa ra cho công chúng xem nhân dịp lễ thành hôn của hoàng tử Umberto Savoyen.
Năm 1933 dịp năm thánh kỷ niệm 1900 năm Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía và sống lại.
Năm 1978 kỷ niệm 400 năm tấm khăn liệm được đưa từ Chambery về thành Turino.
Năm 1998 kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Pia vào năm 1898 đã chụp hình tấm khăn liệm, và kỷ niệm 500 năm sinh nhật nhà thờ chính tòa thành Turino.
Năm 2000 dịp năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Chúa Giêsu.
Năm 2013 tấm khăn được trình chiếu trên truyền hình rộng rãi cho dân chúng chiêm ngắm với sứ điệp của Đức giáo hòang Phanxico.
Năm 2015 từ ngày 19.04. đến 24. 06. tấm khăn được trình bày cho công chúng đến chiêm ngắm hành hương nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 200. của Thánh Gioan Bosco, vị sáng lập Dòng Salesien trên thế giới.
Ngày Chúa Nhật 21.06.2015 Đức Giáo Hoàng Phanxico đến hành hương thăm viếng tấm khăn liệm ở Turino.
Hành hương thăm viếng tấm khăn
Đến thăm viếng tấm khăn thánh thành Turino không phải chỉ vì tò mò muốn xem khăn như thế nào. Nhưng người hành hương tìm đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm thánh ở thành Turino với tấm lòng đạo đức nhiều hơn.
Chiêm ngưỡng tấm khăn thánh được trình chiếu cắt nghĩa nhìn thấy khuôn mặt chịu đau khổ hành hạ của Chúa Giêsu, những vết thương nơi thân thể, nơi chân tay bị tra tấn hành hạ, có cả dấu vết máu của người bị hành hạ còn thấm trên tấm khăn như trong phúc âm thuật lại, còn ẩn hiện in nơi tấm khăn.
Người tín hữu đến hành hương có cảm nghiệm sâu xa hơn về đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Sự đau khổ của Chúa Giêsu là hiện thực, là sự mất mát bị hủy diệt về phương diện thể xác cùng nhân phẩm con người. Nhưng mang lại sự cứu độ cho con người qua sự sống lại của Ngài. Đó là lòng thương xót của Chúa cho con người.
Rồi qua đó, người hành hương cũng còn có tâm tình, đời sống nào cũng phải trải qua đau khổ không cách này thì cách khác.
Chính Lòng thương xót của Chúa giúp con người nhìn ra sự yếu kém, sự mất mát thua thiệt của mình, và đồng thời cũng khơi dậy lòng thương cảm bác ái với người khác nữa.
Turino ngày 10.06.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Lễ thánh Luy Gonzaga : Thư gửi hoàng tử ẩn mình trong dòng tu
Phạm Đình Ngọc
08:13 19/06/2015
Thư gửi hoàng tử ẩn mình trong dòng tu!
Hoàng tử Lu-y Gonzaga thân mến,
Nhiều người bàn bán về quyết định lạ lùng của anh: từ bỏ mọi sự để ẩn mình trong dòng tu. Người ta thắc mắc sao anh nỡ bỏ quyền cao chức trọng để theo một tiếng gọi vô hình nào đó! Chẳng lẽ tiếng gọi ấy mạnh đến nỗi khiến anh can đảm từ bỏ mọi vinh hoa phú quý để sống thanh bần trong trốn nhà tu? Đối với anh: “từ bỏ để hiến dâng” là con đường dẫn anh đến hạnh phúc đích thực; nơi Dòng Tên, anh có thể gặp được Thiên Chúa và sung sướng được kết hợp với Người. Anh muốn dứt hẳn con đường danh vọng, bởi “anh là thanh sắt cong, phải vào Dòng để được uốn lại cho thẳng”. Thiên Chúa đã gọi anh đến hưởng hạnh phúc vô biên với Người.
Thưa anh, ngày anh mở mắt chào đời (9.3.1568) là lúc cả dân miền Bắc nước Ý tưng bừng mở hội ăn mừng. Thần dân hãnh diện vì hầu tước đã có thế tử. Cha mẹ anh mừng khôn tả. Họ thết đãi tiệc tùng ăn uống no say thỏa thích. Dĩ nhiên cha anh đặt tất cả niềm hy vọng của dòng họ vào anh. Còn nhớ lúc anh vào nhà tập Dòng Tên, cha anh viết cho cha tổng quyền với tâm trạng xót xa: “Tôi trao cho cha kho tàng quý báu nhất của tôi trên cõi đời này”. Không xót xa sao được khi cha anh muốn anh thừa kế gia tài và địa vị để làm rạng rỡ hoàng gia! Theo đó ngay từ nhỏ, anh đã được cung phụng và tập sống đời vương giả. Là một ông hoàng con, anh cư xử tao nhã, xưng hô cầu kỳ, nói chuyện kiểu cách… Trong cung vàng điện ngọc, anh được mọi người kính nể cúi đầu. Lúc ấy trông anh thật oai phong hiển hách biết bao!
Vậy mà Thiên Chúa khéo đổi hướng số phận của con người, vì Chúa muốn họ được hạnh phúc bình an. Thiên Chúa đã gieo vào lòng anh một tiếng gọi bước theo Thầy Giêsu trong con đường dâng hiến. Anh được người mẹ thánh thiện dạy cho biết đường nên thánh. Anh được đọc những “Suy niệm hằng ngày” của thánh Phêrô Kanis. Anh vui say với những câu chuyện truyền giáo được kể trong cuốn “Lá Thư Ấn Độ”, với niềm khát khao có ngày anh cũng được viết tiếp trang sử hào hùng của các nhà truyền giáo. Đặc biệt anh nhận được nhiều giúp đỡ từ thánh Carôlô Bôrrômêô. Đúng là nơi cung điện sơn thếp vàng son lộng lẫy, Thiên Chúa nhẹ nhàng thổi ngọn lửa ơn gọi bùng cháy nơi anh! Nhờ vậy mà anh đã không ngớt ước ao dâng mình cho Chúa. Anh liên lỷ cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hướng dẫn con, xin hướng dẫn con sống tốt hơn.”
Anh à, Chúa đã hướng dẫn anh vượt qua nhiều chông gai thử thách từ phía gia đình. Trong gia tộc, không ai đồng ý cho anh ẩn mình trong Dòng Tên. Nhưng trước tình yêu bao la anh dành cho Chúa, cha anh không thể dành lấy cậu quý tử mãi cho mình được. Nhớ lần cha anh tâm sự: “Lu-y con, con làm cha đứt từng khúc ruột… Cha đã đặt hy vọng nơi con, nhưng vì Chúa gọi con, thôi cha để con đi, cha chúc lành cho con.” Sau khi nhường ngôi, anh đã vào nhà Tập thánh Anrê với một trái tim ngập tràn hạnh phúc. Anh không quên gửi lời đến cha mình: “Chúa bảo hãy quên dân tộc và nhà cha ngươi.” Vâng, anh đã quên chốn phồn hoa đô hội ấy, để từ đây anh sung sướng nép mình bên lòng Chúa, và “được an nghỉ mãi mãi, vì chính anh đã chọn phần phúc nhất cho mình.”
Trong Dòng, anh sống như một vị thánh. Anh yêu mến Giêsu và tha thiết với từng anh em. Anh để sang một bên địa vị hoàng tử, anh quên luôn lối sống hoàng gia. Không gì làm anh đau khổ hơn là khen anh thuộc một dòng họ vương giả! Trong nhà dòng, anh thích làm những điều tầm thường với một tình yêu lớn lao. Anh nhớ không, có lần ra đường người ta không nhận ra anh nên một bà quý phái tỏ ý thương hại ông hoàng Gonzaga khi không đem chôn mình trong Dòng Tên. Anh bình thản trả lời: “Anh ấy chưa chết đâu, trái lại vẫn sống hạnh phúc nữa!” Đúng là có Chúa thì trong mọi hoàn cảnh đều có thể khiến người ta hạnh phúc.
Là người thông minh và cần mẫn, tinh tế và được học nhiều ngay từ nhỏ, anh thành công trong sứ mạng học tập. Anh ham thích Kinh Thánh và say mê cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Nghĩ rằng sau này mình sẽ đi truyền giáo ở Châu Á, anh càng tích cực chuẩn bị hành trang thừa sai. Nhưng ý Chúa nhiệm màu đổi hướng ý định của anh. Số là năm 1591, cả nước Ý lâm nạn đói kém, dịch bệnh hoành hành. Nhiều thầy xin cha viện trưởng cho phép đi cứu trợ, trong đó có anh. Vốn tánh thương người, anh không ngần ngại vác bệnh nhân trên vai đem về bệnh viện săn sóc chu đáo. Tuy nhà Dòng nhận ra sự nguy hiểm của căn bệnh đến với quý thầy, nhưng đã muộn cho anh rồi, thưa anh Lu-y. Căn bệnh đã khiến anh nằm liệt giường ngày 3.3.1591.
Chỉ mấy ngày sau, anh chịu các bí tích sau hết. Anh vui vẻ dù cả cộng đoàn đều rớm lệ. Nhưng cơn bệnh kéo dài chắc là để anh có cơ hội vác thập giá với Thầy Giêsu lên ngọn đồi Canvê, anh nhỉ. Anh chờ đón cái chết với một tinh thần đức tin mãnh liệt, một tinh thần siêu nhiên sáng ngời. Chuyện gì đến rồi cũng đến. Sau hơn 100 ngày bị cơn bệnh hành hạ, đêm 20.6.1591, anh ôm chặt Thánh Giá trên ngực, miệng lặp đi lặp lại: “Tôi vui sướng ra đi! Tôi vui sướng ra đi!” Và anh tắt thở vào tuổi 23, trên môi còn điểm một nụ cười tươi tắn.
Chúc mừng anh đã hoàn thành sứ mạng của một người tu sĩ thánh thiện. Anh xứng đáng là vị thánh trẻ để mỗi người trẻ phấn khởi noi theo. Tấm gương sáng ngời về lòng yêu mến Giêsu của anh đã truyền khởi hứng đến nhiều thế hệ trẻ hôm nay. Xin anh tiếp tục cầu nguyện cho chúng em, những người trẻ đang nỗ lực theo tiếng gọi mời của Thầy Giêsu, anh nhé!
Mừng lễ kính thánh Lu-y Gonzaga, 21.06.2015
Phạm Đình Ngọc, S.J.
Hoàng tử Lu-y Gonzaga thân mến,
Nhiều người bàn bán về quyết định lạ lùng của anh: từ bỏ mọi sự để ẩn mình trong dòng tu. Người ta thắc mắc sao anh nỡ bỏ quyền cao chức trọng để theo một tiếng gọi vô hình nào đó! Chẳng lẽ tiếng gọi ấy mạnh đến nỗi khiến anh can đảm từ bỏ mọi vinh hoa phú quý để sống thanh bần trong trốn nhà tu? Đối với anh: “từ bỏ để hiến dâng” là con đường dẫn anh đến hạnh phúc đích thực; nơi Dòng Tên, anh có thể gặp được Thiên Chúa và sung sướng được kết hợp với Người. Anh muốn dứt hẳn con đường danh vọng, bởi “anh là thanh sắt cong, phải vào Dòng để được uốn lại cho thẳng”. Thiên Chúa đã gọi anh đến hưởng hạnh phúc vô biên với Người.
Thưa anh, ngày anh mở mắt chào đời (9.3.1568) là lúc cả dân miền Bắc nước Ý tưng bừng mở hội ăn mừng. Thần dân hãnh diện vì hầu tước đã có thế tử. Cha mẹ anh mừng khôn tả. Họ thết đãi tiệc tùng ăn uống no say thỏa thích. Dĩ nhiên cha anh đặt tất cả niềm hy vọng của dòng họ vào anh. Còn nhớ lúc anh vào nhà tập Dòng Tên, cha anh viết cho cha tổng quyền với tâm trạng xót xa: “Tôi trao cho cha kho tàng quý báu nhất của tôi trên cõi đời này”. Không xót xa sao được khi cha anh muốn anh thừa kế gia tài và địa vị để làm rạng rỡ hoàng gia! Theo đó ngay từ nhỏ, anh đã được cung phụng và tập sống đời vương giả. Là một ông hoàng con, anh cư xử tao nhã, xưng hô cầu kỳ, nói chuyện kiểu cách… Trong cung vàng điện ngọc, anh được mọi người kính nể cúi đầu. Lúc ấy trông anh thật oai phong hiển hách biết bao!
Vậy mà Thiên Chúa khéo đổi hướng số phận của con người, vì Chúa muốn họ được hạnh phúc bình an. Thiên Chúa đã gieo vào lòng anh một tiếng gọi bước theo Thầy Giêsu trong con đường dâng hiến. Anh được người mẹ thánh thiện dạy cho biết đường nên thánh. Anh được đọc những “Suy niệm hằng ngày” của thánh Phêrô Kanis. Anh vui say với những câu chuyện truyền giáo được kể trong cuốn “Lá Thư Ấn Độ”, với niềm khát khao có ngày anh cũng được viết tiếp trang sử hào hùng của các nhà truyền giáo. Đặc biệt anh nhận được nhiều giúp đỡ từ thánh Carôlô Bôrrômêô. Đúng là nơi cung điện sơn thếp vàng son lộng lẫy, Thiên Chúa nhẹ nhàng thổi ngọn lửa ơn gọi bùng cháy nơi anh! Nhờ vậy mà anh đã không ngớt ước ao dâng mình cho Chúa. Anh liên lỷ cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hướng dẫn con, xin hướng dẫn con sống tốt hơn.”
Anh à, Chúa đã hướng dẫn anh vượt qua nhiều chông gai thử thách từ phía gia đình. Trong gia tộc, không ai đồng ý cho anh ẩn mình trong Dòng Tên. Nhưng trước tình yêu bao la anh dành cho Chúa, cha anh không thể dành lấy cậu quý tử mãi cho mình được. Nhớ lần cha anh tâm sự: “Lu-y con, con làm cha đứt từng khúc ruột… Cha đã đặt hy vọng nơi con, nhưng vì Chúa gọi con, thôi cha để con đi, cha chúc lành cho con.” Sau khi nhường ngôi, anh đã vào nhà Tập thánh Anrê với một trái tim ngập tràn hạnh phúc. Anh không quên gửi lời đến cha mình: “Chúa bảo hãy quên dân tộc và nhà cha ngươi.” Vâng, anh đã quên chốn phồn hoa đô hội ấy, để từ đây anh sung sướng nép mình bên lòng Chúa, và “được an nghỉ mãi mãi, vì chính anh đã chọn phần phúc nhất cho mình.”
Trong Dòng, anh sống như một vị thánh. Anh yêu mến Giêsu và tha thiết với từng anh em. Anh để sang một bên địa vị hoàng tử, anh quên luôn lối sống hoàng gia. Không gì làm anh đau khổ hơn là khen anh thuộc một dòng họ vương giả! Trong nhà dòng, anh thích làm những điều tầm thường với một tình yêu lớn lao. Anh nhớ không, có lần ra đường người ta không nhận ra anh nên một bà quý phái tỏ ý thương hại ông hoàng Gonzaga khi không đem chôn mình trong Dòng Tên. Anh bình thản trả lời: “Anh ấy chưa chết đâu, trái lại vẫn sống hạnh phúc nữa!” Đúng là có Chúa thì trong mọi hoàn cảnh đều có thể khiến người ta hạnh phúc.
Là người thông minh và cần mẫn, tinh tế và được học nhiều ngay từ nhỏ, anh thành công trong sứ mạng học tập. Anh ham thích Kinh Thánh và say mê cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Nghĩ rằng sau này mình sẽ đi truyền giáo ở Châu Á, anh càng tích cực chuẩn bị hành trang thừa sai. Nhưng ý Chúa nhiệm màu đổi hướng ý định của anh. Số là năm 1591, cả nước Ý lâm nạn đói kém, dịch bệnh hoành hành. Nhiều thầy xin cha viện trưởng cho phép đi cứu trợ, trong đó có anh. Vốn tánh thương người, anh không ngần ngại vác bệnh nhân trên vai đem về bệnh viện săn sóc chu đáo. Tuy nhà Dòng nhận ra sự nguy hiểm của căn bệnh đến với quý thầy, nhưng đã muộn cho anh rồi, thưa anh Lu-y. Căn bệnh đã khiến anh nằm liệt giường ngày 3.3.1591.
Chỉ mấy ngày sau, anh chịu các bí tích sau hết. Anh vui vẻ dù cả cộng đoàn đều rớm lệ. Nhưng cơn bệnh kéo dài chắc là để anh có cơ hội vác thập giá với Thầy Giêsu lên ngọn đồi Canvê, anh nhỉ. Anh chờ đón cái chết với một tinh thần đức tin mãnh liệt, một tinh thần siêu nhiên sáng ngời. Chuyện gì đến rồi cũng đến. Sau hơn 100 ngày bị cơn bệnh hành hạ, đêm 20.6.1591, anh ôm chặt Thánh Giá trên ngực, miệng lặp đi lặp lại: “Tôi vui sướng ra đi! Tôi vui sướng ra đi!” Và anh tắt thở vào tuổi 23, trên môi còn điểm một nụ cười tươi tắn.
Chúc mừng anh đã hoàn thành sứ mạng của một người tu sĩ thánh thiện. Anh xứng đáng là vị thánh trẻ để mỗi người trẻ phấn khởi noi theo. Tấm gương sáng ngời về lòng yêu mến Giêsu của anh đã truyền khởi hứng đến nhiều thế hệ trẻ hôm nay. Xin anh tiếp tục cầu nguyện cho chúng em, những người trẻ đang nỗ lực theo tiếng gọi mời của Thầy Giêsu, anh nhé!
Mừng lễ kính thánh Lu-y Gonzaga, 21.06.2015
Phạm Đình Ngọc, S.J.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trong Lòng Bố
Nguyễn Đức Cung
21:41 19/06/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Không đâu êm ấm cho bằng
Ngồi trong lòng bố luôn dành cho con.
(nđc)