Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chối bỏ tư cách Giáo Hội của Công Giáo chỉ là một cái cớ phá vỡ Công Đồng Toàn Chính Thống
Vũ Văn An
00:10 19/06/2016
Ai cũng biết ngày mai, 19 tháng Sáu, Công Đồng Toàn Chính Thống sẽ khai mạc tại Crete, thuộc Hy Lạp. Nghị trình của Công Đồng, được thông qua tại Thụy Sĩ đầu năm nay, gồm các chủ đề: Sứ Mệnh của Giáo Hội Chính Thống trong Thế Giới Ngày Nay, Người Chính Thống Tản Mạn ở Ngoại Quốc, Quyền Tự Trị và Cung Cách Công Bố nó, Bí Tích Hôn Nhân và các Ngăn Trở của nó, Ý Nghĩa Ăn Chay và Việc Áp Dụng Nó Ngày nay, và Các Liên Hệ của Giáo Hội Chính Thống với Phần Còn Lại của Thế Giới Kitô Giáo.
Không biết chủ đề nào sẽ được đề cập đầu tiên. Có người tiên đoán chủ đề đó không hẳn nằm trong nghị trình trên cho bằng việc tìm câu trả lời lập tức cho câu hỏi tại sao 4 Giáo Hội Chính Thống tự trị lại không tham dự, khiến cho chữ “toàn” trong danh hiệu Công Đồng trở thành vô nghĩa.
Thực vậy, theo Associated Press, chỉ có các vị lãnh đạo của 10 Giáo Hội Chính Thống trong số dự trù 14 Giáo Hội, có mặt tại Crete ngày 17 tháng 6, và chụp chung “bức hình gia đình” trước khi khai mạc Công Đồng Toàn Chính Thống. Cũng theo Hãng Tin này, phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Đại Kết ở Istanbul, tức Tòa đứng ra triệu tập Công Đồng lần này, quả quyết rằng 10 nhà lãnh đạo sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề khiến cho 4 Giáo Hội kia không tham dự.
Nhưng dù 4 Giáo Hội ấy có, như hy vọng của vị phát ngôn viên vừa nói, thay đổi thái độ và tham dự vào giờ “thứ 11” đi nữa, thì chữ “tòan” trong danh xưng của Công Đồng cũng vẫn nên bị bôi bỏ. Lý do dễ hiểu: nó không có sự tham dự của toàn thế giới Chính Thống Giáo. Thực thế, theo tạp chí Crux, ngày 15 vừa qua, Thượng Phụ Chính Thống Daniel của Romania đã tới Crete để tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống, và được tiếp đón theo nghi lễ dành cho các vị đứng đầu nhà nước. Chỉ có điều, vị thượng phụ này tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống với tư cách quan sát viên, không có quyền bỏ phiếu. Thậm chí, ngài chỉ có thể tham dự các nghi thức khai mạc và bế mạc Công Đồng, chứ không tham dự chính các buổi thảo luận của nó. Vì ngài thuộc các Giáo Hội Chính Thống “khác”.
Đó là các Giáo Hội Chính Thống Phương Đông (Oriental Orthodox Churches), những Giáo Hội đã tách lìa khỏi các Giáo Hội Đông Phương (Eastern Churches) như Constantinople từ thế kỷ thứ 5, và hiện bao gồm các cơ chế độc lập sau đây:
• Giáo Hội Chính Thống Coptic
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Êthiôpia
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Eritria
• Giáo Hội Chính Thống Syria
• Giáo Hội Armenia Tông Truyền
• Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria.
Các Giáo Hội trên đại diện cho khoảng 80 triệu tín hữu và là các Giáo Hội Kitô lâu đời nhất thế giới. Theo linh mục tiến sĩ K.M. George, thuộc Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria tại Ấn Độ, thì vì các tranh cãi Kitô học trong thế kỷ thứ 5, các Giáo Hội Chính Thống “khác” này buộc không cùng hiệp lễ với các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nữa, nhưng vẫn cố gắng nhằm tái lập việc hiệp thông thánh thể. Nay tình thế có vẻ tệ ra khi Công Đồng Toàn Chính Thống này, trên thực tế, đã tự tách họ ra thành một gia đình Chính Thống riêng rẽ!
Nhưng không vì tình thế trên, mà Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople thay đổi lập trường đối với Công Đồng Toàn Chính Thống. Theo John Allen, một phát ngôn viên của Tòa này, Linh Mục John Chryssavgis, cố vấn thần học của Thượng Phụ Bartholomêô I, ngày 15 vừa qua, tuyên bố rằng Công Đồng này vẫn là một “Công Đồng Tòan Chính Thống” bất chấp một số Giáo Hội tẩy chay nó, vì kết quả của nó có tính trói buộc đối với mọi người. Vả lại, việc triệu tập nó đã được đủ 14 Giáo Hội đồng ý.
Linh Mục Chryssavgis nói rằng: “Công đồng này thực sự là một Công Đồng toàn Chính Thống, được triệu tập và diễn ra dựa trên sự đồng thuận toàn Chính Thống. Sự kiện một số Giáo Hội có thể không tham dự không thay đổi được gì tư thế toàn Chính Thống của nó, hay tính thành sự hoặc bản chất trói buộc của các quyết định nó đưa ra”.
Trong lịch sử, từng xẩy ra tiền lệ các công đồng được nhìn nhận là có thẩm quyền dù nhiều Giáo Hội và giám mục quan trọng vắng mặt. “Vì các hoàn cảnh đa dạng, có những công đồng trong quá khứ trong đó chỉ có rất ít giám mục hay Giáo Hội tham dự. Công Đồng này là công đồng lớn nhất, nhiều đại biểu nhất trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống”.
Ngài cho hay: “Về phương diện đó, nó thực sự là một ‘đại’ công đồng, lớn hơn bất cứ thượng hội đồng cá thể nào của một trong các Giáo Hội chị em”.
Không hiểu vị linh mục này có coi Giáo Hội Công Giáo là một trong các Giáo Hội chị em nói trên hay không, và do đó, có ám chỉ cả Công Đồng Vatican II vào số các công đồng được ngài so sánh hay không, nhưng ngụ ý của Công Đồng này là để đánh tan mặc cảm về con số trổi vượt cũng như tầm giá trị của các công đồng trong Giáo Hội Công Giáo. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã có tới 21 công đồng, trong khi các Giáo Hội Chính Thống cho tới nay mới chỉ có 7 công đồng mà là những công đồng có chung với Giáo Hội Công Giáo trước khi có sự ly khai vào năm 1054.
Công Đồng Toàn Chính Thống, vì vậy, có tầm ý nghĩa rất lớn đối với các Giáo Hội Chính Thống. Nhiều chức sắc Chính Thống không loại bỏ sự so sánh nó với Công Đồng Vatican II của Công Giáo. Nhưng theo Linh Mục George trên đây, người ta không thể so sánh Công Đồng Toàn Chính Thống với Công Đồng Vatican II. Vì Công Đồng Vatican II diễn ra trong một Giáo Hội đơn nhất, trong khi Công Đồng Toàn Chính Thống diễn ra giữa 14 Giáo Hội tự cầm đầu chính mình (autocephale). Các Giáo Hội này độc lập với nhau về các phương diện pháp lý và cai quản, chỉ nối kết với nhau bằng đức tin Chính Thống, phụng vụ và linh đạo.
Nhưng nói như thế, hình như linh mục George không lưu ý tới chiều hướng “đại kết” của Công Đồng Toàn Chính Thống lần này. Khi so sánh Công Đồng này với Công Đồng Vatican II, các vị chủ đạo Chính Thống Giáo muốn nó đi theo chiều hướng đại kết của Vatican II, chịu thừa nhận các Giáo Hội Kitô Giáo khác là các Giáo Hội chị em.
Đó là đầu mối của việc chia rẽ hiện nay. Vì theo Linh Mục George, một số lớn các Giáo Hội Chính Thống vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các đan viện trực thuộc Đan Viện Núi Athos, một đan viện cực kỳ bảo thủ luôn duy trì lập trường coi mọi người ở bên ngoài Giáo Hội Chính Thống là lạc giáo, kể cả người Công Giáo.
Lập trường ấy phản ảnh rõ nhất trong cuộc gặp gỡ vẫn được coi là lịch sử giữa Đức Phanxicô của Công Giáo và Đức Kirill của Chính Thống Giáo Nga tại Cuba: các vị gặp nhau ở đó để ký một tuyên bố chung, chứ không phải để cùng nhau cử hành phụng vụ, một việc đáng lẽ phải làm như những người thay mặt Chúa Kitô tiếp tục sự thờ phượng Chúa Cha trên mặt đất, chỉ vì Chính Thống Giáo Nga coi Công Giáo là lạc giáo và do đó, phụng vụ của Giáo Hội này vô giá trị, làm ô uế phụng vụ của họ.
Tuy nhiên, Chính Thống Nga không hẳn là Giáo Hội duy nhất chống Công Giáo. Các Giáo Hội Chính Thống Georgia và Serbia, khi tẩy chay Công Đồng Toàn Chính Thống, đã đơn cử tài liệu nói về “mối tương quan của Giáo Hội Chính Thống với phần còn lại của Thế Giới Kitô Giáo”, một tài liệu liên quan nhiều nhất tới Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội vẫn bị một số nhà lãnh đạo Chính Thống, trong đó có cả một nhóm ở Bulgaria, coi không phải là một Giáo Hội.
Một trong hai quan sát viên Công Giáo tại Công Đồng Toàn Chính Thống, do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử, Đức Cha Brian Farrell, cho rằng tài liệu trên “trình bầy một cái nhìn rất bảo thủ; nó nhấn mạnh điểm này: Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội duy nhất chân thực. Nó nhìn nhận rằng các mối tương quan với Giáo Hội Công Giáo là điều hết sức quan trọng và tích cực, nhưng không có sự thừa nhận Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội theo nghĩa thích đáng của nó”.
Nói về điều trên với tờ La Stampa, Tổng Giám Mục Chính Thống Hy Lạp, Chrysostomos Savatos, trấn an độc giả rằng chỉ có một số nhỏ các nhà lãnh đạo Chính Thống coi Giáo Hội Công Giáo là thấp kém mà thôi: “Giáo Hội Công Giáo luôn được coi là một Giáo Hội. Điều mà ông nhắc đến chỉ là một đề nghị đưa ra bởi một số nhà bảo thủ không muốn đặt các Giáo Hội lên cùng một bình diện. Nhưng tôi nghĩ đề nghị này sẽ không được thông qua. Có nhiều vị khác không đồng ý với tu chính này”.
Nhưng đó không hẳn là lý do duy nhất để chia rẽ. Theo Victor Gaetan, vấn đề tranh chấp quyền lực cũng quan trọng không kém. Tòa Thượng Phụ Constantinople xưa nay vốn được coi là thủ đô tinh thần của thế giới Chính Thống Giáo, nhưng số tín hữu do nó trực tiếp chăn dắt thì gần như vô nghĩa so với số tín hữu của Tòa Thượng Phục Mạc Tư Khoa. Giống các thượng phụ tiền nhiệm, Thượng Phụ Kirill luôn tìm cách hạ bệ tư cách ưu vị chỉ có tính hư danh của Thượng Phụ Bartholomêô, người mà ngài nghĩ cố tình dùng Công Đồng này để tăng thêm uy tín cho Tòa Constantinople.
Theo John Allen, kể từ khi có cuộc ly khai Đông Tây năm 1054, các Giáo Hội Chính Thống chưa bao giờ thực sự đoàn kết với nhau: mỗi Giáo Hội đều khư khư bảo vệ đặc quyền của mình và nghi ngờ lẫn nhau. Theo ký giả này, yếu tố chính trị cũng rất đáng kể. Các nhà lãnh đạo Chính Thống có khuynh hướng duy quốc gia rất mạnh. Vụ tranh chấp giữa Nga và Ukraine vừa qua có ảnh hưởng thế nào đối với mối liên hệ Chính Thống Giáo và Công Giáo, ai ai cũng đã rõ. Có bao giờ Kirill lên tiếng phản đối Putin về việc sáp nhập Crimea vào Nga không?
Không biết chủ đề nào sẽ được đề cập đầu tiên. Có người tiên đoán chủ đề đó không hẳn nằm trong nghị trình trên cho bằng việc tìm câu trả lời lập tức cho câu hỏi tại sao 4 Giáo Hội Chính Thống tự trị lại không tham dự, khiến cho chữ “toàn” trong danh hiệu Công Đồng trở thành vô nghĩa.
Thực vậy, theo Associated Press, chỉ có các vị lãnh đạo của 10 Giáo Hội Chính Thống trong số dự trù 14 Giáo Hội, có mặt tại Crete ngày 17 tháng 6, và chụp chung “bức hình gia đình” trước khi khai mạc Công Đồng Toàn Chính Thống. Cũng theo Hãng Tin này, phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Đại Kết ở Istanbul, tức Tòa đứng ra triệu tập Công Đồng lần này, quả quyết rằng 10 nhà lãnh đạo sẽ tìm cách giải quyết các vấn đề khiến cho 4 Giáo Hội kia không tham dự.
Nhưng dù 4 Giáo Hội ấy có, như hy vọng của vị phát ngôn viên vừa nói, thay đổi thái độ và tham dự vào giờ “thứ 11” đi nữa, thì chữ “tòan” trong danh xưng của Công Đồng cũng vẫn nên bị bôi bỏ. Lý do dễ hiểu: nó không có sự tham dự của toàn thế giới Chính Thống Giáo. Thực thế, theo tạp chí Crux, ngày 15 vừa qua, Thượng Phụ Chính Thống Daniel của Romania đã tới Crete để tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống, và được tiếp đón theo nghi lễ dành cho các vị đứng đầu nhà nước. Chỉ có điều, vị thượng phụ này tham dự Công Đồng Toàn Chính Thống với tư cách quan sát viên, không có quyền bỏ phiếu. Thậm chí, ngài chỉ có thể tham dự các nghi thức khai mạc và bế mạc Công Đồng, chứ không tham dự chính các buổi thảo luận của nó. Vì ngài thuộc các Giáo Hội Chính Thống “khác”.
Đó là các Giáo Hội Chính Thống Phương Đông (Oriental Orthodox Churches), những Giáo Hội đã tách lìa khỏi các Giáo Hội Đông Phương (Eastern Churches) như Constantinople từ thế kỷ thứ 5, và hiện bao gồm các cơ chế độc lập sau đây:
• Giáo Hội Chính Thống Coptic
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Êthiôpia
• Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Eritria
• Giáo Hội Chính Thống Syria
• Giáo Hội Armenia Tông Truyền
• Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria.
Các Giáo Hội trên đại diện cho khoảng 80 triệu tín hữu và là các Giáo Hội Kitô lâu đời nhất thế giới. Theo linh mục tiến sĩ K.M. George, thuộc Giáo Hội Chính Thống Malankara Syria tại Ấn Độ, thì vì các tranh cãi Kitô học trong thế kỷ thứ 5, các Giáo Hội Chính Thống “khác” này buộc không cùng hiệp lễ với các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nữa, nhưng vẫn cố gắng nhằm tái lập việc hiệp thông thánh thể. Nay tình thế có vẻ tệ ra khi Công Đồng Toàn Chính Thống này, trên thực tế, đã tự tách họ ra thành một gia đình Chính Thống riêng rẽ!
Nhưng không vì tình thế trên, mà Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople thay đổi lập trường đối với Công Đồng Toàn Chính Thống. Theo John Allen, một phát ngôn viên của Tòa này, Linh Mục John Chryssavgis, cố vấn thần học của Thượng Phụ Bartholomêô I, ngày 15 vừa qua, tuyên bố rằng Công Đồng này vẫn là một “Công Đồng Tòan Chính Thống” bất chấp một số Giáo Hội tẩy chay nó, vì kết quả của nó có tính trói buộc đối với mọi người. Vả lại, việc triệu tập nó đã được đủ 14 Giáo Hội đồng ý.
Linh Mục Chryssavgis nói rằng: “Công đồng này thực sự là một Công Đồng toàn Chính Thống, được triệu tập và diễn ra dựa trên sự đồng thuận toàn Chính Thống. Sự kiện một số Giáo Hội có thể không tham dự không thay đổi được gì tư thế toàn Chính Thống của nó, hay tính thành sự hoặc bản chất trói buộc của các quyết định nó đưa ra”.
Trong lịch sử, từng xẩy ra tiền lệ các công đồng được nhìn nhận là có thẩm quyền dù nhiều Giáo Hội và giám mục quan trọng vắng mặt. “Vì các hoàn cảnh đa dạng, có những công đồng trong quá khứ trong đó chỉ có rất ít giám mục hay Giáo Hội tham dự. Công Đồng này là công đồng lớn nhất, nhiều đại biểu nhất trong lịch sử Giáo Hội Chính Thống”.
Ngài cho hay: “Về phương diện đó, nó thực sự là một ‘đại’ công đồng, lớn hơn bất cứ thượng hội đồng cá thể nào của một trong các Giáo Hội chị em”.
Không hiểu vị linh mục này có coi Giáo Hội Công Giáo là một trong các Giáo Hội chị em nói trên hay không, và do đó, có ám chỉ cả Công Đồng Vatican II vào số các công đồng được ngài so sánh hay không, nhưng ngụ ý của Công Đồng này là để đánh tan mặc cảm về con số trổi vượt cũng như tầm giá trị của các công đồng trong Giáo Hội Công Giáo. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo đã có tới 21 công đồng, trong khi các Giáo Hội Chính Thống cho tới nay mới chỉ có 7 công đồng mà là những công đồng có chung với Giáo Hội Công Giáo trước khi có sự ly khai vào năm 1054.
Công Đồng Toàn Chính Thống, vì vậy, có tầm ý nghĩa rất lớn đối với các Giáo Hội Chính Thống. Nhiều chức sắc Chính Thống không loại bỏ sự so sánh nó với Công Đồng Vatican II của Công Giáo. Nhưng theo Linh Mục George trên đây, người ta không thể so sánh Công Đồng Toàn Chính Thống với Công Đồng Vatican II. Vì Công Đồng Vatican II diễn ra trong một Giáo Hội đơn nhất, trong khi Công Đồng Toàn Chính Thống diễn ra giữa 14 Giáo Hội tự cầm đầu chính mình (autocephale). Các Giáo Hội này độc lập với nhau về các phương diện pháp lý và cai quản, chỉ nối kết với nhau bằng đức tin Chính Thống, phụng vụ và linh đạo.
Nhưng nói như thế, hình như linh mục George không lưu ý tới chiều hướng “đại kết” của Công Đồng Toàn Chính Thống lần này. Khi so sánh Công Đồng này với Công Đồng Vatican II, các vị chủ đạo Chính Thống Giáo muốn nó đi theo chiều hướng đại kết của Vatican II, chịu thừa nhận các Giáo Hội Kitô Giáo khác là các Giáo Hội chị em.
Đó là đầu mối của việc chia rẽ hiện nay. Vì theo Linh Mục George, một số lớn các Giáo Hội Chính Thống vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các đan viện trực thuộc Đan Viện Núi Athos, một đan viện cực kỳ bảo thủ luôn duy trì lập trường coi mọi người ở bên ngoài Giáo Hội Chính Thống là lạc giáo, kể cả người Công Giáo.
Lập trường ấy phản ảnh rõ nhất trong cuộc gặp gỡ vẫn được coi là lịch sử giữa Đức Phanxicô của Công Giáo và Đức Kirill của Chính Thống Giáo Nga tại Cuba: các vị gặp nhau ở đó để ký một tuyên bố chung, chứ không phải để cùng nhau cử hành phụng vụ, một việc đáng lẽ phải làm như những người thay mặt Chúa Kitô tiếp tục sự thờ phượng Chúa Cha trên mặt đất, chỉ vì Chính Thống Giáo Nga coi Công Giáo là lạc giáo và do đó, phụng vụ của Giáo Hội này vô giá trị, làm ô uế phụng vụ của họ.
Tuy nhiên, Chính Thống Nga không hẳn là Giáo Hội duy nhất chống Công Giáo. Các Giáo Hội Chính Thống Georgia và Serbia, khi tẩy chay Công Đồng Toàn Chính Thống, đã đơn cử tài liệu nói về “mối tương quan của Giáo Hội Chính Thống với phần còn lại của Thế Giới Kitô Giáo”, một tài liệu liên quan nhiều nhất tới Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội vẫn bị một số nhà lãnh đạo Chính Thống, trong đó có cả một nhóm ở Bulgaria, coi không phải là một Giáo Hội.
Một trong hai quan sát viên Công Giáo tại Công Đồng Toàn Chính Thống, do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử, Đức Cha Brian Farrell, cho rằng tài liệu trên “trình bầy một cái nhìn rất bảo thủ; nó nhấn mạnh điểm này: Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội duy nhất chân thực. Nó nhìn nhận rằng các mối tương quan với Giáo Hội Công Giáo là điều hết sức quan trọng và tích cực, nhưng không có sự thừa nhận Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội theo nghĩa thích đáng của nó”.
Nói về điều trên với tờ La Stampa, Tổng Giám Mục Chính Thống Hy Lạp, Chrysostomos Savatos, trấn an độc giả rằng chỉ có một số nhỏ các nhà lãnh đạo Chính Thống coi Giáo Hội Công Giáo là thấp kém mà thôi: “Giáo Hội Công Giáo luôn được coi là một Giáo Hội. Điều mà ông nhắc đến chỉ là một đề nghị đưa ra bởi một số nhà bảo thủ không muốn đặt các Giáo Hội lên cùng một bình diện. Nhưng tôi nghĩ đề nghị này sẽ không được thông qua. Có nhiều vị khác không đồng ý với tu chính này”.
Nhưng đó không hẳn là lý do duy nhất để chia rẽ. Theo Victor Gaetan, vấn đề tranh chấp quyền lực cũng quan trọng không kém. Tòa Thượng Phụ Constantinople xưa nay vốn được coi là thủ đô tinh thần của thế giới Chính Thống Giáo, nhưng số tín hữu do nó trực tiếp chăn dắt thì gần như vô nghĩa so với số tín hữu của Tòa Thượng Phục Mạc Tư Khoa. Giống các thượng phụ tiền nhiệm, Thượng Phụ Kirill luôn tìm cách hạ bệ tư cách ưu vị chỉ có tính hư danh của Thượng Phụ Bartholomêô, người mà ngài nghĩ cố tình dùng Công Đồng này để tăng thêm uy tín cho Tòa Constantinople.
Theo John Allen, kể từ khi có cuộc ly khai Đông Tây năm 1054, các Giáo Hội Chính Thống chưa bao giờ thực sự đoàn kết với nhau: mỗi Giáo Hội đều khư khư bảo vệ đặc quyền của mình và nghi ngờ lẫn nhau. Theo ký giả này, yếu tố chính trị cũng rất đáng kể. Các nhà lãnh đạo Chính Thống có khuynh hướng duy quốc gia rất mạnh. Vụ tranh chấp giữa Nga và Ukraine vừa qua có ảnh hưởng thế nào đối với mối liên hệ Chính Thống Giáo và Công Giáo, ai ai cũng đã rõ. Có bao giờ Kirill lên tiếng phản đối Putin về việc sáp nhập Crimea vào Nga không?
Giám mục Coptic kêu gọi Vương quốc Anh bảo vệ Ki-tô hữu Trung đông
Hồng Thủy Op
10:59 19/06/2016
(Vatican Radio) – Trong buổi “Điểm tâm cầu nguyện” hàng năm của Quốc hội Anh ngày 14/6 vừa qua, Đức Cha Angaelos của Chính thống Coptic ở Vương quốc Anh đã phát biểu về tình hình của Ki-tô hữu ở Trung đông.
Trước sự hiện diện của trên 700 nghị viên, các lãnh đạo dân sự và tôn giáo, các đại sứ và giám đốc các tổ chức phi chính phủ, Đức Cha Angaelos nói: “Các Ki-tô hữu ở Trung đông là dân bản xứ và từ chối bị coi như thiểu số của mình.” Đức Cha kêu goi mọi người thuộc các đảng phái và tôn giáo cùng nhau làm việc, ngài nói: “Như các lãnh đạo tôn giáo và dân sự, chúng ta có cơ hội và trách nhiệm thay đổi câu chuyện và sự chờ đợi của Trung đông từ một vùng không còn hy vọng và tranh chấp thành nơi của hy vọng và lời hứa.”
Đức Cha nói thêm: “Bất kể chúng ta là thành viên của viện nào, hay đang thờ phượng trong Giáo Hội nào, hay một niềm tin mà người có ngừơi không, chúng ta phải cùng nhau hành động cho tự do và phẩm giá của sự sống con người và cùng có tiếng nói chung”.
“Điểm tâm cầu nguyện” là buổi hội họp lớn nhât trong các hoạt động của quốc hội và là một sự nhìn nhận hàng năm về sự đóng góp của Ki-tô giáo vào đới sống quốc gia của Vương quốc Anh. Buổi họp này nhắm mời gọi các vị lãnh đạo cùng gặp nhau trong tinh thần của Chúa Giê-su để cùng cầu nguyện với nhau.
(Nguồn: Radio Vatican)
Trước sự hiện diện của trên 700 nghị viên, các lãnh đạo dân sự và tôn giáo, các đại sứ và giám đốc các tổ chức phi chính phủ, Đức Cha Angaelos nói: “Các Ki-tô hữu ở Trung đông là dân bản xứ và từ chối bị coi như thiểu số của mình.” Đức Cha kêu goi mọi người thuộc các đảng phái và tôn giáo cùng nhau làm việc, ngài nói: “Như các lãnh đạo tôn giáo và dân sự, chúng ta có cơ hội và trách nhiệm thay đổi câu chuyện và sự chờ đợi của Trung đông từ một vùng không còn hy vọng và tranh chấp thành nơi của hy vọng và lời hứa.”
Đức Cha nói thêm: “Bất kể chúng ta là thành viên của viện nào, hay đang thờ phượng trong Giáo Hội nào, hay một niềm tin mà người có ngừơi không, chúng ta phải cùng nhau hành động cho tự do và phẩm giá của sự sống con người và cùng có tiếng nói chung”.
“Điểm tâm cầu nguyện” là buổi hội họp lớn nhât trong các hoạt động của quốc hội và là một sự nhìn nhận hàng năm về sự đóng góp của Ki-tô giáo vào đới sống quốc gia của Vương quốc Anh. Buổi họp này nhắm mời gọi các vị lãnh đạo cùng gặp nhau trong tinh thần của Chúa Giê-su để cùng cầu nguyện với nhau.
(Nguồn: Radio Vatican)
Đức Thánh Cha viếng thăm hai cộng đoàn linh mục ở Roma
Lm. Trần Đức Anh OP
11:00 19/06/2016
ROMA. Trong khuôn khổ các ”ngày thứ sáu từ bi thương xót” nhân dịp Năm Thánh, chiều ngày 17-6-2016, ĐTC đã viếng thăm một số các LM già yếu bệnh tật.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết ĐTC đã chọn 2 cộng đoàn LM để thăm. Trước tiên là Cộng đoàn Núi Tabor nơi có 8 LM thuộc nhiều giáo phận, đang chịu đau khổ vì nhiếu thứ bệnh tật. Các vị được sự trợ giúp của một thày phó tế vĩnh viễn tên là Ermes Luparia. Thày nguyên là một đại tá không quân và nay là một chuyên gia tâm lý, thi hành công tác đồng hành trong tinh thần của các cha dòng Salvatoriani. Đến nơi ĐTC đã gặp các LM trong nhà nguyện nhỏ, lắng nghe và cầu nguyện với các vị.
Sau đó, ngài đến thăm Cộng đoàn các LM cao niên của giáo phận Roma, tên là ”Nhà thánh Gaetano”, hiện có 21 LM hưu dưỡng, trong đó có một số vị bị bệnh nặng. Các LM được 3 nữ tu và các nhân viên khác trợ giúp. Giám đốc nhà này là cha Antonio Antonelli nguyên là một cha sở trong nhiều năm và nay ngài cũng bị bệnh nặng.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC muốn bày tỏ với các LM lòng quí mến cụ thể và nồng nhiệt, đầy tinh thần an ủi, cũng như lòng lòng biết ơn của giáo phận và Giáo Hội.
Đây là lần thứ 6 trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC thực hiện những cử chỉ bác ái. Hồi tháng giêng ngài thăm một nhà dưỡng lão và các bệnh nhân sống như thực vật; tháng hai ngài thăm một cộng đoàn cai nghiện ma túy ở Castelgandolfo; trong tháng 3, trùng vào thứ 5 Tuần Thánh, ĐTC thăm Trung tâm tiếp đón người tị nạn ở Castelnuovo di Porto; tháng 4 ngài thăm người tị nạn và di dân tại đảo Lesbo thuộc Hy Lạp. Tháng năm vừa qua, ĐTC thăm cộng đồng Chicco dành cho những người khuyết tật nặng về tâm trí ở thị trấn Ciampino (RG 17-6-2016)
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết ĐTC đã chọn 2 cộng đoàn LM để thăm. Trước tiên là Cộng đoàn Núi Tabor nơi có 8 LM thuộc nhiều giáo phận, đang chịu đau khổ vì nhiếu thứ bệnh tật. Các vị được sự trợ giúp của một thày phó tế vĩnh viễn tên là Ermes Luparia. Thày nguyên là một đại tá không quân và nay là một chuyên gia tâm lý, thi hành công tác đồng hành trong tinh thần của các cha dòng Salvatoriani. Đến nơi ĐTC đã gặp các LM trong nhà nguyện nhỏ, lắng nghe và cầu nguyện với các vị.
Sau đó, ngài đến thăm Cộng đoàn các LM cao niên của giáo phận Roma, tên là ”Nhà thánh Gaetano”, hiện có 21 LM hưu dưỡng, trong đó có một số vị bị bệnh nặng. Các LM được 3 nữ tu và các nhân viên khác trợ giúp. Giám đốc nhà này là cha Antonio Antonelli nguyên là một cha sở trong nhiều năm và nay ngài cũng bị bệnh nặng.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC muốn bày tỏ với các LM lòng quí mến cụ thể và nồng nhiệt, đầy tinh thần an ủi, cũng như lòng lòng biết ơn của giáo phận và Giáo Hội.
Đây là lần thứ 6 trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC thực hiện những cử chỉ bác ái. Hồi tháng giêng ngài thăm một nhà dưỡng lão và các bệnh nhân sống như thực vật; tháng hai ngài thăm một cộng đoàn cai nghiện ma túy ở Castelgandolfo; trong tháng 3, trùng vào thứ 5 Tuần Thánh, ĐTC thăm Trung tâm tiếp đón người tị nạn ở Castelnuovo di Porto; tháng 4 ngài thăm người tị nạn và di dân tại đảo Lesbo thuộc Hy Lạp. Tháng năm vừa qua, ĐTC thăm cộng đồng Chicco dành cho những người khuyết tật nặng về tâm trí ở thị trấn Ciampino (RG 17-6-2016)
Đức Cha Mar Jacob Muricken hiến thận cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ
Hồng Thủy Op
11:02 19/06/2016
Nhiều tấm gương về lòng thương xót được nhắc đến cách đặc biệt trong Năm Thánh này, trong đó có tấm gương của Đức Cha Mar Jacob Muricken, 52 tuổi, người Ấn độ, Giám mục phụ tá của Giáo phận Palai thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Syro-Malabar. Đức Cha đã chọn cách cử hành Năm Thánh Lòng thương xót đến môt mức độ tuyệt vời mà ít có người có thể nghĩ đến, đó là hiến tặng một quả thận của mình cho một tín hữu Ấn giáo nghèo khổ.
Anh Sooraj Sudhakaran, 30 tuổi, là một tín hữu Ấn giáo bị suy thận nặng từ 2 năm qua. Anh là người lao động chính trong gia đình và phải làm việc để nuôi mẹ và vợ của mình. Cha của Sooraj qua đời vị bị rắn cắn, còn anh của Sooraj thì chết vì bị nhồi máu cơ tim. Người Ấn độ ở tầng lớp cùng đinh này vừa bị bịnh nặng lại vừa bị thất nghiệp, do đó anh đã phải bán cả nhà cửa của mình để có tiền chi trả cho chi phí lọc thận. Anh Sooraj đã gõ cửa Hiệp hội tặng thận của Ấn độ, một cơ quan xã hội giúp tìm những người hiến tặng thận để cấy ghép cho các bịnh nhân, để xin được giúp đỡ. Hiệp hội này đã sắp xếp cho 15 Linh mục và 6 nữ tu hiến tặng thận cho những người không có liên hệ với mình, cho các bịnh nhân đang cần được thay thận. Tại đây, anh Sooraj đã nhận được tin vui. Đức Cha Muricken của giáo phận Palai sẽ hiến tặng một quả thận của ngài cho anh.
Quyết định hiến thận của Đức Cha xuất phát từ một sự kiện vào năm ngoái, khi cha Davis Chiramel, chủ tịch Hiệp hội tặng thận của Ấn độ đã được giáo phận Palia mời đến thuyết trình trong một hội nghị đặc sủng và Đức Cha Muricken cũng tham dự hội nghị này. Cha Chiramel đã kể lại việc cha đã hiến tặng thận cho C. G. Gopinathan, một tín hữu Ấn giáo mà cha không quen biết vào năm 2009. Đức Cha Muricken đã được đánh động bởi tấm gương quảng đại của cha Chiramel. Sau đó, Đức Cha đã điện thoại cho cha Chiramel và bày tỏ ước muốn hiến tặng thận của mình. Đức Cha đã ghi tên mình vào danh sách tình nguyện hiến tặng của Hiệp hội hiến tặng thận của Ấn độ.
Qua cha Chiramel, Đức Cha Muricken biết được tình trạng khốn khổ của anh Sooraj và quyết định giúp anh, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương xót này. Đức Cha tặng cho anh quả thận của ngài và ngài cũng đã chi trả các chi phí xét nghiệm và phụ trợ cho việc điều trị. Tiến trình phẫu thuât cấy ghép đã bắt đầu từ hôm 1 tháng 6 vừa qua tại bịnh viện tư ở Kochi thuộc bang Kerala, Ấn độ.
Việc hiến tặng thận của Đức Cha đã được nhiều người thuộc các tín ngưỡng khác nhau nhìn nhận và cảm phục. Cha Anithottathil Gervasis, bí thư của Giáo phận Palai nhận xét việc làm của Đức Cha Muricken là một hành động quên mình trong tinh thần của Năm Thánh Lòng thương xót. Sự quảng đại của Đức Cha đã dạy chúng ta cách thực tiễn một mẫu gương luân lý trong việc đi ra khỏi bản thân mình để cứu sự sống”. Cha cũng cho biết, Đức Cha Muricken là một trong những Giám mục đơn sơ nhất. Hành động vủa ngài không phải là một trò quảng cáo câu like. Hiện tại Đức Cha hạnh phúc và chỉ xin mọi người cầu nguyện để ngài có thể tiếp tục làm việc và làm chứng cho Chúa Ki-tô với đồng bào mình.
Còn cha Chiramel, người đã sắp đặt cho việc tặng thận của Đức Cha đã chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên một Giám mục hiến tặng thận cho một tín hữu Ấn giáo. Thật là ý nghĩa khi Đức Cha thực hiện điều này trong Năm Thánh Lòng Thương xót, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là yêu thương mọi người không phân biệt giai cấp hay tín ngưỡng”. Cha Chiramel rõ ràng rất vui với quyết định và món quà chưa từng có của Đức Cha Muricken. Cha nói: “anh Sooraj đã nhận sự sống từ Đức Cha Muricken, người đang xây một cây cầu của tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa”.
Một thương gia trong vùng thì nhận xét việc hiến thận khi đang còn sống của Đức Cha đòi phải có một sự can đảm mạnh mẽ và nó đáng giá hơn nhiều lần việc quyên tặng tiền bạc hay của cải cho các tổ chức. Qua hành động của mình, Đức Cha đã nêu tấm gương, đặc biệt cho các giới lãnh đạo, biết đặt tình yêu trong hành động của họ hơn là chỉ có những lời nói xuông.
Về phần mình, chia sẻ với hãng tin Công Giáo Hoa kỳ, Đức Cha Muricken cho biết mình không hề lo lắng về cuộc phẫu thuật cắt thận và ngài nghĩ là việc làm của mình chỉ là một hy sinh nhỏ cho một người anh em. Ngài nói: “nếu tôi có thể cứu sống anh ta thì cả gia đình anh sẽ được cứu”. Đức Cha cũng chia sẻ là ngài đã nhận được nhiều sự khích lệ của các Giám mục. Đức Cha nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô lập đi lập lại, kêu gọi hãy làm cho Chúa Giêsu trở nên hữu hình qua các hành động thương xót.” Đức Cha không quan tâm đến việc người được ngài tặng thận không phải đồng đạo với mình. Ngài hy vọng việc làm của mình là một thông điệp mạnh mẽ cho mọi người xung quanh để họ cũng sẵn sàng hiến tặng các cơ phận. Đức Cha xin cầu nguyện cho ngài. (CNA 1/6/2016)
(Nguồn: Radio Vatican)
Anh Sooraj Sudhakaran, 30 tuổi, là một tín hữu Ấn giáo bị suy thận nặng từ 2 năm qua. Anh là người lao động chính trong gia đình và phải làm việc để nuôi mẹ và vợ của mình. Cha của Sooraj qua đời vị bị rắn cắn, còn anh của Sooraj thì chết vì bị nhồi máu cơ tim. Người Ấn độ ở tầng lớp cùng đinh này vừa bị bịnh nặng lại vừa bị thất nghiệp, do đó anh đã phải bán cả nhà cửa của mình để có tiền chi trả cho chi phí lọc thận. Anh Sooraj đã gõ cửa Hiệp hội tặng thận của Ấn độ, một cơ quan xã hội giúp tìm những người hiến tặng thận để cấy ghép cho các bịnh nhân, để xin được giúp đỡ. Hiệp hội này đã sắp xếp cho 15 Linh mục và 6 nữ tu hiến tặng thận cho những người không có liên hệ với mình, cho các bịnh nhân đang cần được thay thận. Tại đây, anh Sooraj đã nhận được tin vui. Đức Cha Muricken của giáo phận Palai sẽ hiến tặng một quả thận của ngài cho anh.
Quyết định hiến thận của Đức Cha xuất phát từ một sự kiện vào năm ngoái, khi cha Davis Chiramel, chủ tịch Hiệp hội tặng thận của Ấn độ đã được giáo phận Palia mời đến thuyết trình trong một hội nghị đặc sủng và Đức Cha Muricken cũng tham dự hội nghị này. Cha Chiramel đã kể lại việc cha đã hiến tặng thận cho C. G. Gopinathan, một tín hữu Ấn giáo mà cha không quen biết vào năm 2009. Đức Cha Muricken đã được đánh động bởi tấm gương quảng đại của cha Chiramel. Sau đó, Đức Cha đã điện thoại cho cha Chiramel và bày tỏ ước muốn hiến tặng thận của mình. Đức Cha đã ghi tên mình vào danh sách tình nguyện hiến tặng của Hiệp hội hiến tặng thận của Ấn độ.
Qua cha Chiramel, Đức Cha Muricken biết được tình trạng khốn khổ của anh Sooraj và quyết định giúp anh, đặc biệt là trong Năm Thánh Lòng Thương xót này. Đức Cha tặng cho anh quả thận của ngài và ngài cũng đã chi trả các chi phí xét nghiệm và phụ trợ cho việc điều trị. Tiến trình phẫu thuât cấy ghép đã bắt đầu từ hôm 1 tháng 6 vừa qua tại bịnh viện tư ở Kochi thuộc bang Kerala, Ấn độ.
Việc hiến tặng thận của Đức Cha đã được nhiều người thuộc các tín ngưỡng khác nhau nhìn nhận và cảm phục. Cha Anithottathil Gervasis, bí thư của Giáo phận Palai nhận xét việc làm của Đức Cha Muricken là một hành động quên mình trong tinh thần của Năm Thánh Lòng thương xót. Sự quảng đại của Đức Cha đã dạy chúng ta cách thực tiễn một mẫu gương luân lý trong việc đi ra khỏi bản thân mình để cứu sự sống”. Cha cũng cho biết, Đức Cha Muricken là một trong những Giám mục đơn sơ nhất. Hành động vủa ngài không phải là một trò quảng cáo câu like. Hiện tại Đức Cha hạnh phúc và chỉ xin mọi người cầu nguyện để ngài có thể tiếp tục làm việc và làm chứng cho Chúa Ki-tô với đồng bào mình.
Còn cha Chiramel, người đã sắp đặt cho việc tặng thận của Đức Cha đã chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên một Giám mục hiến tặng thận cho một tín hữu Ấn giáo. Thật là ý nghĩa khi Đức Cha thực hiện điều này trong Năm Thánh Lòng Thương xót, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là yêu thương mọi người không phân biệt giai cấp hay tín ngưỡng”. Cha Chiramel rõ ràng rất vui với quyết định và món quà chưa từng có của Đức Cha Muricken. Cha nói: “anh Sooraj đã nhận sự sống từ Đức Cha Muricken, người đang xây một cây cầu của tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa”.
Một thương gia trong vùng thì nhận xét việc hiến thận khi đang còn sống của Đức Cha đòi phải có một sự can đảm mạnh mẽ và nó đáng giá hơn nhiều lần việc quyên tặng tiền bạc hay của cải cho các tổ chức. Qua hành động của mình, Đức Cha đã nêu tấm gương, đặc biệt cho các giới lãnh đạo, biết đặt tình yêu trong hành động của họ hơn là chỉ có những lời nói xuông.
Về phần mình, chia sẻ với hãng tin Công Giáo Hoa kỳ, Đức Cha Muricken cho biết mình không hề lo lắng về cuộc phẫu thuật cắt thận và ngài nghĩ là việc làm của mình chỉ là một hy sinh nhỏ cho một người anh em. Ngài nói: “nếu tôi có thể cứu sống anh ta thì cả gia đình anh sẽ được cứu”. Đức Cha cũng chia sẻ là ngài đã nhận được nhiều sự khích lệ của các Giám mục. Đức Cha nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô lập đi lập lại, kêu gọi hãy làm cho Chúa Giêsu trở nên hữu hình qua các hành động thương xót.” Đức Cha không quan tâm đến việc người được ngài tặng thận không phải đồng đạo với mình. Ngài hy vọng việc làm của mình là một thông điệp mạnh mẽ cho mọi người xung quanh để họ cũng sẵn sàng hiến tặng các cơ phận. Đức Cha xin cầu nguyện cho ngài. (CNA 1/6/2016)
(Nguồn: Radio Vatican)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Đồng tế trọng thể tiễn Tượng Đức Mẹ La Vang Thánh Du
Trần Văn Minh
03:09 19/06/2016
Melbourne, sau một tuần thời tiết ảm đạm với những cơn mưa, và gió lạnh! Sáng Chúa Nhật 19/6/2016 trời trong, không gió, không mưa, lại thêm chút nắng vàng rực rỡ, thật lý tưởng để đoàn con cái Đức Mẹ dâng Thánh lễ đồng tế ngoài trời để tiễn chân tượng Đức Mẹ La Vang Thánh Du, sau hơn một tháng đi thăm các cộng đoàn trong Cộng đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Melbourne.
Mời xem hình
Tại khuôn viên Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Tượng Đức Mẹ La Vang Thánh Du được trịnh trọng đặt trước lễ đài với hoa, đèn thật long trọng. Đội dâng hoa của Ca đoàn Vô Nhiễm đã thay mặt cộng đoàn dâng những đóa hoa tươi thắm lên ngai tòa Mẹ. Lời ca, điệu múa nhịp nhàng, nhuần nhuyễn chứng tỏ lòng yêu kính Mẹ của các thành viên đội dâng hoa đã bỏ nhiều công sức tập luyện để đạt được kết quả tốt đẹp.
Đúng 11 giờ 30 phút. Đoàn đồng tế với 13 cha khách từ các Dòng Tên, Dòng Thánh Thể và đặc biệt có quý Cha từ Giáo phận Thanh Hóa Việt Nam đang tham dự hội thảo tại Melbourne, đã đến cùng Linh mục quản nhiệm dâng lễ đồng tế kính chào tạm biệt tượng Mẹ La Vang Thánh Du.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã nhắc lại trong tuần qua, khi cộng đoàn được tượng Đức Mẹ ghé thăm, dù cho thời tiết lạnh lẽo, cộng đoàn đã luôn luôn thể hiện lòng yêu kính Mẹ bằng những Thánh lễ với cả tấm lòng con thảo, được đón các sứ giả của Mẹ đến giảng về gương sáng của Mẹ, được nghe lời Me nhấn nhủ qua các vị ngôn sứ là quý Cha Đinh Thanh Bình, Nguyễn Trọng Thiên, Phạm Minh Ước, và Phạm Minh Ái. Cộng đoàn đã nỉ non, cầu nguyện bên Mẹ. Riêng Linh mục quản nhiệm cũng không ngần ngại khấn xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho cộng đoàn luôn yêu kính Thánh Thể Chúa qua các buổi chầu Chúa Thánh Thể. Bảy ngày qua, trong lạnh lẽo, chúng ta đã gieo, và hôm nay chúng ta gặt hái trong vinh quang, vì Mẹ đã đáp lại các tấm lòng con thảo bằng một ngày với thời tiết thật tuyệt vời.
Nhờ thời tiết thật đẹp, nên đã có nhiều người về hiệp dâng Thánh lễ tiễn Mẹ, với đủ mọi thành phần Dân Chúa trong cộng đoàn, từ các cụ già, đến các cháu thiếu nhi đều hiện diện trong Thánh lễ tiễn Thánh tượng Mẹ. Ca đoàn Cecillia đã thật xuất sắc trong các bài ca phụng vụ Thánh lễ.
Được biết, Đức Mẹ Thánh du năm 2016 được khai mạc tại Cộng đoàn Thánh Toma Thiện vào đầu Tháng Năm 2016, Mẹ đã thăm các Cộng đoàn Thánh Giuse, Thánh Monica, Cộng đoàn Holy Eucharist, Our Lady và Christ The King, Margaret Mary, Thánh Gioan Hoan, Holy Name, Dominic, Holy Child và kết thúc tại Vinh Sơn Liêm.
Trong suốt thời gian Đức Mẹ ghé thăm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, mỗi ngày, Cộng đoàn đều có Thánh lễ, giảng thuyết và dâng hoa cộng đồng, mặc dù thời tiết không được đẹp, nhưng vì lòng sốt mến và yêu kính Mẹ, mọi người trong cộng đoàn đã về cùng nhau dâng lễ, nghe giảng thuyết và làm giờ đền tạ, dâng hoa thật đông.
Thánh lễ kết thúc, mọi người lên sùng kính chào Mẹ và nhận một món quà mà Đức Mẹ trao tặng lại là những bông hoa tươi, mang về như lời chúc lành cho mọi gia đình.
Mời xem hình
Tại khuôn viên Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Tượng Đức Mẹ La Vang Thánh Du được trịnh trọng đặt trước lễ đài với hoa, đèn thật long trọng. Đội dâng hoa của Ca đoàn Vô Nhiễm đã thay mặt cộng đoàn dâng những đóa hoa tươi thắm lên ngai tòa Mẹ. Lời ca, điệu múa nhịp nhàng, nhuần nhuyễn chứng tỏ lòng yêu kính Mẹ của các thành viên đội dâng hoa đã bỏ nhiều công sức tập luyện để đạt được kết quả tốt đẹp.
Đúng 11 giờ 30 phút. Đoàn đồng tế với 13 cha khách từ các Dòng Tên, Dòng Thánh Thể và đặc biệt có quý Cha từ Giáo phận Thanh Hóa Việt Nam đang tham dự hội thảo tại Melbourne, đã đến cùng Linh mục quản nhiệm dâng lễ đồng tế kính chào tạm biệt tượng Mẹ La Vang Thánh Du.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã nhắc lại trong tuần qua, khi cộng đoàn được tượng Đức Mẹ ghé thăm, dù cho thời tiết lạnh lẽo, cộng đoàn đã luôn luôn thể hiện lòng yêu kính Mẹ bằng những Thánh lễ với cả tấm lòng con thảo, được đón các sứ giả của Mẹ đến giảng về gương sáng của Mẹ, được nghe lời Me nhấn nhủ qua các vị ngôn sứ là quý Cha Đinh Thanh Bình, Nguyễn Trọng Thiên, Phạm Minh Ước, và Phạm Minh Ái. Cộng đoàn đã nỉ non, cầu nguyện bên Mẹ. Riêng Linh mục quản nhiệm cũng không ngần ngại khấn xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho cộng đoàn luôn yêu kính Thánh Thể Chúa qua các buổi chầu Chúa Thánh Thể. Bảy ngày qua, trong lạnh lẽo, chúng ta đã gieo, và hôm nay chúng ta gặt hái trong vinh quang, vì Mẹ đã đáp lại các tấm lòng con thảo bằng một ngày với thời tiết thật tuyệt vời.
Nhờ thời tiết thật đẹp, nên đã có nhiều người về hiệp dâng Thánh lễ tiễn Mẹ, với đủ mọi thành phần Dân Chúa trong cộng đoàn, từ các cụ già, đến các cháu thiếu nhi đều hiện diện trong Thánh lễ tiễn Thánh tượng Mẹ. Ca đoàn Cecillia đã thật xuất sắc trong các bài ca phụng vụ Thánh lễ.
Được biết, Đức Mẹ Thánh du năm 2016 được khai mạc tại Cộng đoàn Thánh Toma Thiện vào đầu Tháng Năm 2016, Mẹ đã thăm các Cộng đoàn Thánh Giuse, Thánh Monica, Cộng đoàn Holy Eucharist, Our Lady và Christ The King, Margaret Mary, Thánh Gioan Hoan, Holy Name, Dominic, Holy Child và kết thúc tại Vinh Sơn Liêm.
Trong suốt thời gian Đức Mẹ ghé thăm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, mỗi ngày, Cộng đoàn đều có Thánh lễ, giảng thuyết và dâng hoa cộng đồng, mặc dù thời tiết không được đẹp, nhưng vì lòng sốt mến và yêu kính Mẹ, mọi người trong cộng đoàn đã về cùng nhau dâng lễ, nghe giảng thuyết và làm giờ đền tạ, dâng hoa thật đông.
Thánh lễ kết thúc, mọi người lên sùng kính chào Mẹ và nhận một món quà mà Đức Mẹ trao tặng lại là những bông hoa tươi, mang về như lời chúc lành cho mọi gia đình.
ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri thăm mục vụ giáo xứ và giáo điểm Hà Giang
Giuse Trần Ngọc Huấn
15:48 19/06/2016
Nhật ký hành trình mục vụ của Đức Cha Giuse Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng tại Hà Giang
Tròn 70 ngày từ khi tựu chức Giám mục Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã khởi hành đi thăm mục vụ giáo xứ và các giáo điểm thuộc tỉnh Hà Giang là vùng đất xa xôi nhất của Giáo phận.
Xem Hình
Vào hồi 7 giờ 15, đoàn đi Hà Giang khởi hành từ Tòa Giám mục Lạng Sơn gồm Đức Cha Giuse, cha Văn phòng, thầy Phó tế và một chủng sinh. Đức Cha Giuse cho biết: ngài chờ đợi và hồi hộp trước chuyến viếng thăm mục vụ này, đến nơi mà ngài chưa bao giờ được đặt chân tới, chắc chắn sẽ đem đến nhiều cảm xúc và trải nghiệm để ngày càng đi sâu vào đời sống của giáo phận truyền giáo này.
Đức Cha Giuse cùng đoàn vượt qua chặng đường khoảng trên dưới 450 km, trên con đường quanh co đi qua nhiều vùng đồi núi, nhiều bản làng, khu dân cư với những sắc thái cuộc sống và sinh hoạt khác nhau. Cảnh núi rừng, nương rẫy, cùng những dòng suối uốn lượn trải rộng tạo nên một màu xanh trù phú. Con đường quanh co uốn lượn như một mạch máu lớn dẫn đưa nhiệt huyết tông đồ của người mục tử đến với mọi miền dù là những nơi xa xôi cách trở.
Sau hơn hai giờ đồng hồ, vào lúc 9 giờ 30, Đức Cha Giuse dừng chân tại khu vực giáo xứ Vũ Lễ, cách Tòa Giám mục Lạng Sơn chừng 120km. Ngài gặp gỡ và động viên quý thầy, quý chú đang giúp mục vụ mùa hè nơi đây. Ngài cũng sang thăm gia đình “hàng xóm” nơi quý thầy quý chú ở trong một sự thân thiện ân cần khiến họ đầy bất ngờ.
Tiếp tục lên đường, Chúa gửi đến cho đoàn một thử thách nhỏ, tại ngã tư dẫn vào Thành phố Thái Nguyên, một chiếc xe phóng rất nhanh đã tông vào phía trước xe chở Đức Cha và đoàn đi Hà Giang. Tạ ơn Chúa mọi người đều được bình an, dù phương tiện có bị hư hại ít nhiều. Vụ việc được giải quyết êm đẹp sau khoảng 20 phút dừng xe. Vụ va chạm này gợi nhớ đến vụ tai nạn vào năm 2003 khi Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt trên hành trình từ Hà Giang về Tòa Giám mục, chiếc xe chở ngài và hầu như toàn bộ nhân sự ít ỏi của Giáo phận khi đó, bị tông vào vách núi. Đức Cha Giuse nói vụ va chạm hôm nay là một thử thách nho nhỏ Chúa gửi đến, để giúp mỗi người ý thức về những khó khăn không tránh khỏi trên đường thi hành sứ vụ.
11 giờ 30, Đức Cha Giuse dừng chân tại gia đình ở giáo xứ Tân Cương để thăm ông Cố của nữ tu Tê-rê-sa Nguyễn Thị Sen (Dòng Đaminh Lạng Sơn, đang phục vụ tại giáo xứ Đồng Đăng) đang đau yếu. Gia đình dì Sen nằm giữa vùng đất chuyên canh Chè Xanh nổi tiếng của Thái Nguyên. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí gia đình thân thiện và gần gũi. Ông Cố và gia đình rất cảm động trước sự quan tâm của Đức Cha Giuse tới mỗi người con cái trong Giáo phận và gia đình của họ. Mọi người cùng chia sẻ và tâm sự nhiều hơn trong bữa cơm gia đình ấm cúng ân tình.
Tiếp tục hành trình, Đức Cha Giuse và đoàn đi quãng đường khoảng 300km từ Tân Cương đến giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang, qua nhiều huyện của tỉnh Tuyên Quang. Nhiều cuộc điện thoại của cha xứ, thầy xứ nói lên sự mong mỏi chờ đợi của bà con giáo dân Hà Giang đang sẵn sàng chào đón vị Chủ chăn của Giáo phận lần đầu tiên tới thăm mục vụ. Phần lớn quãng đường Đức Cha và đoàn đi qua để tới giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang là nằm trong phần đất của giáo phận Bắc Ninh và Hưng Hóa. Tới Hà Giang, từ bên này sông Lô, đoàn nhìn sang phía bên kia mới chính là phần đất của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, lòng mỗi người trào dâng bao niềm xúc động và suy tư.
Mọi mệt nhọc của đoàn tan biến hết khi nhìn thấy cộng đoàn Dân Chúa đang tề tựu trước cổng Nhà thờ Thánh Tâm Hà Giang để chào đón. Đức Cha Giuse bước xuống xe trong sự vui mừng của cha xứ và mọi thành phần Dân Chúa nơi đây. Bây giờ là 17 giờ, chuyến hành trình kéo dài 1 giờ đồng hồ so với dự kiến. Sau 10 tiếng hành trình, Đức Cha Giuse đã đến với đoàn chiên tại giáo xứ xa xôi nhất của Giáo phận. Ngài ân cần chào thăm từng người hiện diện, chúc lành cho các trẻ em và những người đau yếu. Tại tiền đường Nhà thờ, Đức Cha hôn kính Thánh giá và rảy Nước Thánh trên cộng đoàn. Sau đó ngài tiến vào Nhà thờ, cộng đoàn cùng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho vị Chủ chăn kính yêu của Giáo phận.
Cha xứ Antôn Nguyễn Anh Tuấn thay mặt cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa nơi Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang, chào mừng Đức Cha Giuse đến thăm viếng mục vụ. Ngài trình với Đức Cha những nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang, với bao thách đố và gian nan nhưng đầy tràn ơn Chúa. Giáo xứ hiện nay có 114 gia đình với khoảng 370 nhân danh.
Đức Cha Giuse bày tỏ sự cảm kích và niềm vui lớn lao của ngài khi lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất Hà Giang, tuy xa xôi nhưng chan chứa ân tình và đầy lòng mến tin. Ngài nói lên tâm tình mục tử luôn gần gũi và quan tâm ân cần tới mọi thành phần Dân Chúa, nhất là những anh chị em ở nơi xa xôi và còn gặp nhiều khó khăn thách đố này. Tuy là lần đầu tiên đến nơi đây, nhưng khi gặp gỡ bà con, ngài cảm thấy thật thân thương và cảm động.
Cao điểm của ngày đầu tiên trong chuyến thăm viếng mục vụ của Đức Cha Giuse tại Hà Giang là thánh lễ được ngài cử hành vào hồi 20 giờ tại nhà thờ giáo xứ. Đông đảo bà con giáo dân đã hiện diện tham dự Thánh lễ với vị Chủ chăn Giáo phận. Được biết, có những anh chị đã đi trên 60km đường đồi núi để đến đây dự lễ. Cha Antôn quản xứ một lần nữa giới thiệu và chào mừng Đức Cha Giuse với cộng đoàn hiện diện.
Trong lời đầu lễ cũng như bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành và sự quan phòng đầy tình yêu mà Ngài đã tuôn đổ trên Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang nói riêng và mảnh đất Hà Giang nói chung. Anh chị em giáo dân và quý cha quý thầy đã dành bao tâm huyết để gìn giữ và gieo vãi hạt giống Tin Mừng nơi đây. Ước mong đời sống của anh chị em chính là lời loan báo Tin Mừng sống động, thiết thực và hữu hiệu nhất. Mọi người sẽ nhận ra Đạo Thánh Chúa, sẽ cảm nghiệm được Niềm Vui Cứu Độ, sẽ nhận ra Giáo Hội thực sự là dấu chỉ niềm hy vọng cho mảnh đất này khi anh chị em thực sự sống giá trị Tin Mừng, làm chứng ta bằng đời sống yêu thương, bác ái của mình. Ngài mời gọi cộng đoàn kín mục Tình yêu và Lửa mến từ chính Thánh Tâm Chúa, là bổn mạng của Giáo xứ, để có nhiệt huyết dấn thân sống và loan báo Tình Yêu Chúa cho mọi người xung quanh.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse gặp gỡ cộng đoàn Dân Chúa, lắng nghe, chia sẻ và trò chuyện thân tình với mọi người hiện diện.
Ngày thứ nhất chuyến thăm viếng mục vụ của Đức Cha Giuse đến Hà Giang, tuy mệt vì hành trình dài, nhưng đầy niềm vui, nhiều cảm xúc và trải nghiệm, trong ơn Chúa và tình gia đình Giáo phận.
Giuse Trần Ngọc Huấn - Ban Truyền Thông GPLSCB
Tròn 70 ngày từ khi tựu chức Giám mục Chính tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã khởi hành đi thăm mục vụ giáo xứ và các giáo điểm thuộc tỉnh Hà Giang là vùng đất xa xôi nhất của Giáo phận.
Xem Hình
Vào hồi 7 giờ 15, đoàn đi Hà Giang khởi hành từ Tòa Giám mục Lạng Sơn gồm Đức Cha Giuse, cha Văn phòng, thầy Phó tế và một chủng sinh. Đức Cha Giuse cho biết: ngài chờ đợi và hồi hộp trước chuyến viếng thăm mục vụ này, đến nơi mà ngài chưa bao giờ được đặt chân tới, chắc chắn sẽ đem đến nhiều cảm xúc và trải nghiệm để ngày càng đi sâu vào đời sống của giáo phận truyền giáo này.
Đức Cha Giuse cùng đoàn vượt qua chặng đường khoảng trên dưới 450 km, trên con đường quanh co đi qua nhiều vùng đồi núi, nhiều bản làng, khu dân cư với những sắc thái cuộc sống và sinh hoạt khác nhau. Cảnh núi rừng, nương rẫy, cùng những dòng suối uốn lượn trải rộng tạo nên một màu xanh trù phú. Con đường quanh co uốn lượn như một mạch máu lớn dẫn đưa nhiệt huyết tông đồ của người mục tử đến với mọi miền dù là những nơi xa xôi cách trở.
Sau hơn hai giờ đồng hồ, vào lúc 9 giờ 30, Đức Cha Giuse dừng chân tại khu vực giáo xứ Vũ Lễ, cách Tòa Giám mục Lạng Sơn chừng 120km. Ngài gặp gỡ và động viên quý thầy, quý chú đang giúp mục vụ mùa hè nơi đây. Ngài cũng sang thăm gia đình “hàng xóm” nơi quý thầy quý chú ở trong một sự thân thiện ân cần khiến họ đầy bất ngờ.
Tiếp tục lên đường, Chúa gửi đến cho đoàn một thử thách nhỏ, tại ngã tư dẫn vào Thành phố Thái Nguyên, một chiếc xe phóng rất nhanh đã tông vào phía trước xe chở Đức Cha và đoàn đi Hà Giang. Tạ ơn Chúa mọi người đều được bình an, dù phương tiện có bị hư hại ít nhiều. Vụ việc được giải quyết êm đẹp sau khoảng 20 phút dừng xe. Vụ va chạm này gợi nhớ đến vụ tai nạn vào năm 2003 khi Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt trên hành trình từ Hà Giang về Tòa Giám mục, chiếc xe chở ngài và hầu như toàn bộ nhân sự ít ỏi của Giáo phận khi đó, bị tông vào vách núi. Đức Cha Giuse nói vụ va chạm hôm nay là một thử thách nho nhỏ Chúa gửi đến, để giúp mỗi người ý thức về những khó khăn không tránh khỏi trên đường thi hành sứ vụ.
11 giờ 30, Đức Cha Giuse dừng chân tại gia đình ở giáo xứ Tân Cương để thăm ông Cố của nữ tu Tê-rê-sa Nguyễn Thị Sen (Dòng Đaminh Lạng Sơn, đang phục vụ tại giáo xứ Đồng Đăng) đang đau yếu. Gia đình dì Sen nằm giữa vùng đất chuyên canh Chè Xanh nổi tiếng của Thái Nguyên. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí gia đình thân thiện và gần gũi. Ông Cố và gia đình rất cảm động trước sự quan tâm của Đức Cha Giuse tới mỗi người con cái trong Giáo phận và gia đình của họ. Mọi người cùng chia sẻ và tâm sự nhiều hơn trong bữa cơm gia đình ấm cúng ân tình.
Tiếp tục hành trình, Đức Cha Giuse và đoàn đi quãng đường khoảng 300km từ Tân Cương đến giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang, qua nhiều huyện của tỉnh Tuyên Quang. Nhiều cuộc điện thoại của cha xứ, thầy xứ nói lên sự mong mỏi chờ đợi của bà con giáo dân Hà Giang đang sẵn sàng chào đón vị Chủ chăn của Giáo phận lần đầu tiên tới thăm mục vụ. Phần lớn quãng đường Đức Cha và đoàn đi qua để tới giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang là nằm trong phần đất của giáo phận Bắc Ninh và Hưng Hóa. Tới Hà Giang, từ bên này sông Lô, đoàn nhìn sang phía bên kia mới chính là phần đất của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, lòng mỗi người trào dâng bao niềm xúc động và suy tư.
Mọi mệt nhọc của đoàn tan biến hết khi nhìn thấy cộng đoàn Dân Chúa đang tề tựu trước cổng Nhà thờ Thánh Tâm Hà Giang để chào đón. Đức Cha Giuse bước xuống xe trong sự vui mừng của cha xứ và mọi thành phần Dân Chúa nơi đây. Bây giờ là 17 giờ, chuyến hành trình kéo dài 1 giờ đồng hồ so với dự kiến. Sau 10 tiếng hành trình, Đức Cha Giuse đã đến với đoàn chiên tại giáo xứ xa xôi nhất của Giáo phận. Ngài ân cần chào thăm từng người hiện diện, chúc lành cho các trẻ em và những người đau yếu. Tại tiền đường Nhà thờ, Đức Cha hôn kính Thánh giá và rảy Nước Thánh trên cộng đoàn. Sau đó ngài tiến vào Nhà thờ, cộng đoàn cùng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho vị Chủ chăn kính yêu của Giáo phận.
Cha xứ Antôn Nguyễn Anh Tuấn thay mặt cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa nơi Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang, chào mừng Đức Cha Giuse đến thăm viếng mục vụ. Ngài trình với Đức Cha những nét sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang, với bao thách đố và gian nan nhưng đầy tràn ơn Chúa. Giáo xứ hiện nay có 114 gia đình với khoảng 370 nhân danh.
Đức Cha Giuse bày tỏ sự cảm kích và niềm vui lớn lao của ngài khi lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất Hà Giang, tuy xa xôi nhưng chan chứa ân tình và đầy lòng mến tin. Ngài nói lên tâm tình mục tử luôn gần gũi và quan tâm ân cần tới mọi thành phần Dân Chúa, nhất là những anh chị em ở nơi xa xôi và còn gặp nhiều khó khăn thách đố này. Tuy là lần đầu tiên đến nơi đây, nhưng khi gặp gỡ bà con, ngài cảm thấy thật thân thương và cảm động.
Cao điểm của ngày đầu tiên trong chuyến thăm viếng mục vụ của Đức Cha Giuse tại Hà Giang là thánh lễ được ngài cử hành vào hồi 20 giờ tại nhà thờ giáo xứ. Đông đảo bà con giáo dân đã hiện diện tham dự Thánh lễ với vị Chủ chăn Giáo phận. Được biết, có những anh chị đã đi trên 60km đường đồi núi để đến đây dự lễ. Cha Antôn quản xứ một lần nữa giới thiệu và chào mừng Đức Cha Giuse với cộng đoàn hiện diện.
Trong lời đầu lễ cũng như bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành và sự quan phòng đầy tình yêu mà Ngài đã tuôn đổ trên Giáo xứ Thánh Tâm Hà Giang nói riêng và mảnh đất Hà Giang nói chung. Anh chị em giáo dân và quý cha quý thầy đã dành bao tâm huyết để gìn giữ và gieo vãi hạt giống Tin Mừng nơi đây. Ước mong đời sống của anh chị em chính là lời loan báo Tin Mừng sống động, thiết thực và hữu hiệu nhất. Mọi người sẽ nhận ra Đạo Thánh Chúa, sẽ cảm nghiệm được Niềm Vui Cứu Độ, sẽ nhận ra Giáo Hội thực sự là dấu chỉ niềm hy vọng cho mảnh đất này khi anh chị em thực sự sống giá trị Tin Mừng, làm chứng ta bằng đời sống yêu thương, bác ái của mình. Ngài mời gọi cộng đoàn kín mục Tình yêu và Lửa mến từ chính Thánh Tâm Chúa, là bổn mạng của Giáo xứ, để có nhiệt huyết dấn thân sống và loan báo Tình Yêu Chúa cho mọi người xung quanh.
Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse gặp gỡ cộng đoàn Dân Chúa, lắng nghe, chia sẻ và trò chuyện thân tình với mọi người hiện diện.
Ngày thứ nhất chuyến thăm viếng mục vụ của Đức Cha Giuse đến Hà Giang, tuy mệt vì hành trình dài, nhưng đầy niềm vui, nhiều cảm xúc và trải nghiệm, trong ơn Chúa và tình gia đình Giáo phận.
Giuse Trần Ngọc Huấn - Ban Truyền Thông GPLSCB
Lễ Giỗ vị Thừa Sai Robert Keller Tại giáo Xứ Búng, Bình Dương
Phựợng Nguyễn
22:43 19/06/2016
Lễ Giỗ vị Thừa Sai Robert Keller (1885-1963) Tại giáo Xứ Búng, Bình Dương
Bên cạnh Tượng Đài Thánh Phêrô Đoàn Công Qúy là mộ phần cha cố Robert Keller (1885-1963), nhân ngày lễ giỗ thứ 53, cha sở Mice Lê văn Khâm, hai cha phó Giuse và Giêrônimô, cha Phaolo6 Nguyễn văn Khi, các linh mục gốc Búng cùng bà con giáo dân, hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn cha Robert Keller, và các linh mục đến giúp họ đạo Búng đã qua đời.
Xem Hình
Cha Robert Keller sinh ngày 18-02-1885. Thụ phong linh mục ngày 24/09/1910 thuộc Hội Thừa Sai Paris. Cha đã đến Việt Nam từ năm 1910, và phục vụ ở Búng từ năm 1925 đến năm 1963, Ngài qua đời tại Búng.
Thời gian đã trải qua 53 năm, những người sinh sống và cùng làm việc thời Cha nay đã lần lượt về với Chúa; Như muối men mặn nồng ướp đời, bà con giáo dân Búng luôn ghi nhớ công ơn cha Robert Keller, lưu truyền cho hậu thế một tấm gương sáng, một linh mục đã rời xa quê hương dấn thân phục vụ, và gửi nắm xương tàn nơi đây. Suốt 38 năm ở Búng, cha Robert Keller đã có 9 cha phó phụ giúp. Với tư cách là cha quản hạt, Ngài đã cho xây dựng:
1. Nhà thờ Bến Sắn ( bị hư hỏng trong chiến tranh từ 1939 - 1945 ). Nhà thờ Bà Trà ( 1941 - 2004 )
Nhà thờ Bố Mua ( Vĩnh Hòa - Phú Giáo ),Tháp nhà thờ Bình Sơn, Đại trùng tu nhà thờ Búng (1953), Tháp chuông nhà thờ Búng ( 1956 ), Đài Thánh Quí ( 17/02/1960 ), Núi Đức Mẹ, Nhà các dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Xây ba bàn thờ theo cách mới: Thánh Tâm, Đức Mẹ, và Thánh Giuse. Việc trồng cây sao ở xung quanh nhà thờ Búng.
"Anh em hãy thắt lưng cho gọn và thắp đèn cho sáng"(Lc12, 35) Trách nhiệm và sự trung tín của Linh mục là người cai quản, chăm sóc họ đạo, giữ cho ngọn đèn cháy sáng. Luôn đắn đo suy nghĩ làm sao, cách nào cho giáo dân yêu mến Chúa, và các lương dân quanh vùng mau nhận biết Chúa; Vác chiên lạc trên vai trong sự nâng niu và trân quý từng con chiên một. Giáo dân Họ Đạo Búng uống nước nhớ nguồn, tri ân và tưởng niệm cha Rober Keller trong nén hương thành kính. Trong sự hy sinh của cha và quý cha đã đến giúp xứ Búng đã có hơn 5000 người con luôn biết ơn, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Ngài. Và tin chắc rằng trên nơi vinh phước, cha hằng cầu bàu cho quê hương Búng mãi xinh tươi, đạo đức, giàu lòng bác ái, nối tiếp tiền nhân là những thợ gặt cho danh Chúa cả sáng.
Bên cạnh Tượng Đài Thánh Phêrô Đoàn Công Qúy là mộ phần cha cố Robert Keller (1885-1963), nhân ngày lễ giỗ thứ 53, cha sở Mice Lê văn Khâm, hai cha phó Giuse và Giêrônimô, cha Phaolo6 Nguyễn văn Khi, các linh mục gốc Búng cùng bà con giáo dân, hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn cha Robert Keller, và các linh mục đến giúp họ đạo Búng đã qua đời.
Xem Hình
Cha Robert Keller sinh ngày 18-02-1885. Thụ phong linh mục ngày 24/09/1910 thuộc Hội Thừa Sai Paris. Cha đã đến Việt Nam từ năm 1910, và phục vụ ở Búng từ năm 1925 đến năm 1963, Ngài qua đời tại Búng.
Thời gian đã trải qua 53 năm, những người sinh sống và cùng làm việc thời Cha nay đã lần lượt về với Chúa; Như muối men mặn nồng ướp đời, bà con giáo dân Búng luôn ghi nhớ công ơn cha Robert Keller, lưu truyền cho hậu thế một tấm gương sáng, một linh mục đã rời xa quê hương dấn thân phục vụ, và gửi nắm xương tàn nơi đây. Suốt 38 năm ở Búng, cha Robert Keller đã có 9 cha phó phụ giúp. Với tư cách là cha quản hạt, Ngài đã cho xây dựng:
1. Nhà thờ Bến Sắn ( bị hư hỏng trong chiến tranh từ 1939 - 1945 ). Nhà thờ Bà Trà ( 1941 - 2004 )
Nhà thờ Bố Mua ( Vĩnh Hòa - Phú Giáo ),Tháp nhà thờ Bình Sơn, Đại trùng tu nhà thờ Búng (1953), Tháp chuông nhà thờ Búng ( 1956 ), Đài Thánh Quí ( 17/02/1960 ), Núi Đức Mẹ, Nhà các dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Xây ba bàn thờ theo cách mới: Thánh Tâm, Đức Mẹ, và Thánh Giuse. Việc trồng cây sao ở xung quanh nhà thờ Búng.
"Anh em hãy thắt lưng cho gọn và thắp đèn cho sáng"(Lc12, 35) Trách nhiệm và sự trung tín của Linh mục là người cai quản, chăm sóc họ đạo, giữ cho ngọn đèn cháy sáng. Luôn đắn đo suy nghĩ làm sao, cách nào cho giáo dân yêu mến Chúa, và các lương dân quanh vùng mau nhận biết Chúa; Vác chiên lạc trên vai trong sự nâng niu và trân quý từng con chiên một. Giáo dân Họ Đạo Búng uống nước nhớ nguồn, tri ân và tưởng niệm cha Rober Keller trong nén hương thành kính. Trong sự hy sinh của cha và quý cha đã đến giúp xứ Búng đã có hơn 5000 người con luôn biết ơn, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Ngài. Và tin chắc rằng trên nơi vinh phước, cha hằng cầu bàu cho quê hương Búng mãi xinh tươi, đạo đức, giàu lòng bác ái, nối tiếp tiền nhân là những thợ gặt cho danh Chúa cả sáng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím Nắng Hè
Thérésa Nguyễn
18:21 19/06/2016
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ngắm hoa tím thắm nắng hè
Nhớ về áo tím tóc thề Huế xưa.
(tn)
Thánh Ca
Lạy Chúa Xin Thương Con - Trình bày: Đình Trinh
Br. Đạt Phùng
15:50 19/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây