Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 19/06/2017
63. HY VỌNG LÚA MAU CHÍN
Có một nông phu ở Ngô Khâu trồng ruộng lúa mà sinh sống, mỗi năm phải tồn trữ một ít lúa gạo cũ, bởi vì lúa mới chưa đến miệng nên không dám ăn lúa cũ.
Nhưng một buổi sáng nọ, ông ta đi đến trong ruộng nhìn thấy lúa đã trổ bông, mà hột lại no tròn, thì rất phấn khởi nói:
- “Lúa gạo mới sắp đến rồi !”
Thế là mở vựa ra, đem tất cả lúa gạo cũ nói với người nhà ăn cho hết.
Trước mắt lúa cũ ăn đã hết mà lúa mới còn chưa chín, nên trong lòng lão phàn nàn lúa sao mà chậm chín. Ông ta cùng với vợ và con cái luân phiên nhau đi coi ruộng, đem ruộng lúa giẫm thành đường đi, lúa lại càng lâu chín hơn.
(Úc Ly tử)
Suy tư 63:
Lúa chỉ mới ngậm hạt mà đã lấy tất cả lúa cũ ra ăn sạch thì đói là phải, bởi vì mới ngậm hạt chứ chưa phải là lúa đã chín và lại càng không phải thành hạt gạo trắng.
Người khoe khoang cũng giống như người đem lúa cũ dự trữ ra ăn, chưa có gì đã khoe khoang khắp làng khắp xóm.
Khoe khoang là một hiện tượng phổ biến của con người, nhưng nó lại phổ biến với những người “dâng mình làm tôi Chúa” là chuyện lạ lùng, bởi vì những người “dâng mình làm tôi tớ Chúa” thì tuy không phải là thánh sống, nhưng ít nữa họ cũng có đời sống khiêm tốn, thật thà, thân thiện, đáng để cho mọi người noi theo.
Nhưng thực ra chúng ta có gì đâu mà phải khoe, bởi vì tất cả những gì chúng ta có đều do Thiên Chúa ban cho mà thôi.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, Chúa không thích những người khoe khoang, bởi vì khoe khoang là bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo và bất ổn, nhưng trong cuộc sống chúng con vẫn cứ khoe khoang cái có và cái không có của mình với mọi người, nên chúng con làm cho Chúa bị xúc phạm vì những cái tôi ích kỷ nhỏ nhen của chúng con.
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên giống như Chúa, biết khiêm tốn chấp nhận cái hiện có của mình, để ơn Chúa mãi tuôn đổ xuống trên chúng con. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một nông phu ở Ngô Khâu trồng ruộng lúa mà sinh sống, mỗi năm phải tồn trữ một ít lúa gạo cũ, bởi vì lúa mới chưa đến miệng nên không dám ăn lúa cũ.
Nhưng một buổi sáng nọ, ông ta đi đến trong ruộng nhìn thấy lúa đã trổ bông, mà hột lại no tròn, thì rất phấn khởi nói:
- “Lúa gạo mới sắp đến rồi !”
Thế là mở vựa ra, đem tất cả lúa gạo cũ nói với người nhà ăn cho hết.
Trước mắt lúa cũ ăn đã hết mà lúa mới còn chưa chín, nên trong lòng lão phàn nàn lúa sao mà chậm chín. Ông ta cùng với vợ và con cái luân phiên nhau đi coi ruộng, đem ruộng lúa giẫm thành đường đi, lúa lại càng lâu chín hơn.
(Úc Ly tử)
Suy tư 63:
Lúa chỉ mới ngậm hạt mà đã lấy tất cả lúa cũ ra ăn sạch thì đói là phải, bởi vì mới ngậm hạt chứ chưa phải là lúa đã chín và lại càng không phải thành hạt gạo trắng.
Người khoe khoang cũng giống như người đem lúa cũ dự trữ ra ăn, chưa có gì đã khoe khoang khắp làng khắp xóm.
Khoe khoang là một hiện tượng phổ biến của con người, nhưng nó lại phổ biến với những người “dâng mình làm tôi Chúa” là chuyện lạ lùng, bởi vì những người “dâng mình làm tôi tớ Chúa” thì tuy không phải là thánh sống, nhưng ít nữa họ cũng có đời sống khiêm tốn, thật thà, thân thiện, đáng để cho mọi người noi theo.
Nhưng thực ra chúng ta có gì đâu mà phải khoe, bởi vì tất cả những gì chúng ta có đều do Thiên Chúa ban cho mà thôi.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, Chúa không thích những người khoe khoang, bởi vì khoe khoang là bày tỏ một tâm hồn kiêu ngạo và bất ổn, nhưng trong cuộc sống chúng con vẫn cứ khoe khoang cái có và cái không có của mình với mọi người, nên chúng con làm cho Chúa bị xúc phạm vì những cái tôi ích kỷ nhỏ nhen của chúng con.
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nên giống như Chúa, biết khiêm tốn chấp nhận cái hiện có của mình, để ơn Chúa mãi tuôn đổ xuống trên chúng con. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:48 19/06/2017
35. Nếu chúng ta có phản đối sự cám dỗ của người khác, thậm chí giận dữ nổi khùng, thì phương pháp hay nhất để hồi phục lại sự bình an chính là cầu nguyện cho người ấy.
(Thánh Teresa of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
21:02 19/06/2017
Suy Niệm Chúa Nhật XII Thường Niên – Năm A
Đức Giêsu đã nhiều lần báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài với các môn đệ rằng: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”(Lc 9,22). Ngài cũng báo cho các môn đệ và những người đi theo Ngài biết rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,23); “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10,23-24); “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16)… Nhìn lại lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy những lời loan báo của Đức Giêsu đã hoàn toàn ứng nghiệm. Chính Đức Giêsu đã bị bắt, chịu khổ hình, chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá. Các Tông đồ cũng đồng số phận với Đức Giêsu, đã chịu chết tử vì đạo (trừ Thánh Gioan). Giáo Hội sơ khai bị bách hại liên tục 300 năm. Giáo Hội Việt Nam cũng vậy. Và hằng ngày đây đó trên thế giới người kitô hữu vẫn bị bách hại. Tại Ba Lan, Giáo Hội vừa phong thánh cho linh mục Jerzy Popiełuszko, người bị mật vụ cộng sản giết năm 1984. Gần đây, Đức Giám Mục Jean Marie Benoît Bala, giám mục Bafia, Camerun bị sát hại một cách dã man trước khi xác Ngài bị quăng xuống sông. Lý do các Ngài chịu đau khổ, chịu chết là vì các Ngài rao giảng chân lý, rao giảng Tin mừng.
Bài đọc I hôm nay, trích sách tiên tri Giê-rê-mi-a, cũng cho chúng ta biết: Vì rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa cho dân và vì thẳn thắng cảnh cáo dân về tội lỗi của họ sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, mà tiên tri Giê-rê-mi-a đã bị dân chúng hãm hại. Nhưng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh ông “như người lính chiến hùng dũng” (x. Gr 20,11). Nhờ thế, ông tin tưởng cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa. Đặc biệt, ông can đảm tiếp tục sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho ông.
Cũng thế, sỡ dĩ các Tông đồ và các thành phần trong Giáo Hội qua mọi thời đại vẫn can đảm chấp nhận đau khổ, tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin mừng chính là nhờ vào sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Thật vậy, đi liền với những lời loan báo đau khổ, Đức Giêsu cũng thường trấn an các môn đệ bằng những lời lẽ hết sức thuyết phục như: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em” (Mt 10,19-20); “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,11-12); “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ” (Mt 10,22); “Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ “đừng sợ” những người bách hại các con.
Tại sao Đức Giêsu bảo các môn đệ đừng sợ?
Lý do thứ nhất Ngài bảo đừng sợ: “Vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà”(Mt 10,26-27). Ý Đức Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng: dù bị bách hại, giết chết thì cuối cùng sự thật cũng sẽ thắng “sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32). Biết bao nhiêu Kitô hữu đã bị giết chết vì Chúa, vì Tin mừng, vì sự thật…nhưng cuối cùng cũng được lịch sử ghi nhận, Giáo Hội suy tôn. Vì thế, chúng ta đừng sợ khi phải dấn thân rao giảng Tin mừng, đừng sợ khi phải tranh đấu, đừng sợ khi phải lên tiếng đòi công lý cho người bị áp bực, lên án sự bất công.
Lý do thứ hai Ngài bảo đừng sợ: “Vì họ giết được thân xác chứ không giết được linh hồn”(Mt 10,28). Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy, lời khẳng định này của Đức Giêsu đã trở thành hiện thực. Bởi vì biết bao nhiêu thời kỳ bách hại đạo đã qua, biết bao nhiêu chế độ bách hại đạo không còn, biết bao nhiêu người giết các kitô hữu đã chết. Thế mà Giáo Hội vẫn tồn tại và phát triển. Giáo phụ Tertuliên nói rằng: “Máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh ra nhiều kitô hữu.” Và đa số những người bị giết chết trong các cuộc bách hại đó đã được Giáo Hội tôn vinh. Con số các vị tử đạo trong Giáo Hội, trong đó Việt Nam chúng ta có 118 vị cho chúng ta thấy điều đó.
Lý do thứ ba Ngài bảo đừng sợ: Vì “các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần”(Mt 10,31). Ý Đức Giêsu muốn các môn đệ và mỗi người chúng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài đưa ra ví dụ về con chim sẻ và sợi tóc trên đầu, mặc dầu không đáng giá gì nhưng vẫn được Thiên Chúa quan phòng chăm sóc giữ gìn: “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 29-31).
Không những Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta “đừng sợ” mà chính Giáo Hội cũng luôn mời gọi chúng ta “đừng sợ” trước những bách hại, bắt bớ của những người ghét đạo, trước những bất công của xã hội, trước những bạo lực của cường quyền. Giáo Hội còn mời gọi chúng ta hãy can đảm đi ngược lại với các trào lưu, các tệ nạn của xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới trẻ rằng: “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà các giá trị bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu muốn cướp đi hy vọng của chúng ta.” Đi ngược dòng đời, tức là khước từ các nhu cầu ích kỷ, gọt bỏ các thói hư tật xấu…làm được như thế cũng đồng nghĩa với sống đạo hằng ngày, mà “sống đạo cũng cam go không khác gì chết vì đạo.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không sợ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trong cuộc sống có những cái sợ đến từ bản tính tự nhiên như sợ đói, sợ khát, sợ bệnh tật, sợ tai nạn, sợ chết, sợ ma…Những cái sợ này có thể không bao giờ đến. Còn trong đời sống đức tin, có một điều đáng sợ nhất đó là sợ phải sa hỏa ngục. Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: “Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục”(x. Mt 10,28). Thật vậy, không sợ Chúa khi chúng ta biết tuyên xưng Ngài: “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10,32). Đó là những khi chúng ta xưng mình là kitô hữu trước mặt mọi người bằng cả lời nói và cách sống. Đó là khi chúng ta sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta thà chết chứ không phạm tội, thà chết chứ không chối Chúa, không bước qua thập giá. Đó là khi người đời nhận ra chúng ta là người của Chúa của Giáo Hội.
Còn chúng ta sợ Chúa khi cố tình từ chối Chúa trước mặt người đời: “Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10, 32-33). Đó là khi chúng ta chối từ bản chất kitô hữu của mình như: không dám làm dấu thánh giá vì sợ người khác đạo, không sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta từ chối làm chứng cho Chúa cho Giáo Hội…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa để trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng con vẫn không sợ, nhưng can đảm tuyên xưng và làm chứng cho Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đức Giêsu đã nhiều lần báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài với các môn đệ rằng: “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”(Lc 9,22). Ngài cũng báo cho các môn đệ và những người đi theo Ngài biết rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta” (Lc 9,23); “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10,23-24); “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16)… Nhìn lại lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy những lời loan báo của Đức Giêsu đã hoàn toàn ứng nghiệm. Chính Đức Giêsu đã bị bắt, chịu khổ hình, chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá. Các Tông đồ cũng đồng số phận với Đức Giêsu, đã chịu chết tử vì đạo (trừ Thánh Gioan). Giáo Hội sơ khai bị bách hại liên tục 300 năm. Giáo Hội Việt Nam cũng vậy. Và hằng ngày đây đó trên thế giới người kitô hữu vẫn bị bách hại. Tại Ba Lan, Giáo Hội vừa phong thánh cho linh mục Jerzy Popiełuszko, người bị mật vụ cộng sản giết năm 1984. Gần đây, Đức Giám Mục Jean Marie Benoît Bala, giám mục Bafia, Camerun bị sát hại một cách dã man trước khi xác Ngài bị quăng xuống sông. Lý do các Ngài chịu đau khổ, chịu chết là vì các Ngài rao giảng chân lý, rao giảng Tin mừng.
Bài đọc I hôm nay, trích sách tiên tri Giê-rê-mi-a, cũng cho chúng ta biết: Vì rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa cho dân và vì thẳn thắng cảnh cáo dân về tội lỗi của họ sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, mà tiên tri Giê-rê-mi-a đã bị dân chúng hãm hại. Nhưng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh ông “như người lính chiến hùng dũng” (x. Gr 20,11). Nhờ thế, ông tin tưởng cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa. Đặc biệt, ông can đảm tiếp tục sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho ông.
Cũng thế, sỡ dĩ các Tông đồ và các thành phần trong Giáo Hội qua mọi thời đại vẫn can đảm chấp nhận đau khổ, tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin mừng chính là nhờ vào sức mạnh đến từ Thiên Chúa. Thật vậy, đi liền với những lời loan báo đau khổ, Đức Giêsu cũng thường trấn an các môn đệ bằng những lời lẽ hết sức thuyết phục như: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em” (Mt 10,19-20); “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,11-12); “Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ” (Mt 10,22); “Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Đặc biệt bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ “đừng sợ” những người bách hại các con.
Tại sao Đức Giêsu bảo các môn đệ đừng sợ?
Lý do thứ nhất Ngài bảo đừng sợ: “Vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà”(Mt 10,26-27). Ý Đức Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng: dù bị bách hại, giết chết thì cuối cùng sự thật cũng sẽ thắng “sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32). Biết bao nhiêu Kitô hữu đã bị giết chết vì Chúa, vì Tin mừng, vì sự thật…nhưng cuối cùng cũng được lịch sử ghi nhận, Giáo Hội suy tôn. Vì thế, chúng ta đừng sợ khi phải dấn thân rao giảng Tin mừng, đừng sợ khi phải tranh đấu, đừng sợ khi phải lên tiếng đòi công lý cho người bị áp bực, lên án sự bất công.
Lý do thứ hai Ngài bảo đừng sợ: “Vì họ giết được thân xác chứ không giết được linh hồn”(Mt 10,28). Lịch sử Giáo Hội cho chúng ta thấy, lời khẳng định này của Đức Giêsu đã trở thành hiện thực. Bởi vì biết bao nhiêu thời kỳ bách hại đạo đã qua, biết bao nhiêu chế độ bách hại đạo không còn, biết bao nhiêu người giết các kitô hữu đã chết. Thế mà Giáo Hội vẫn tồn tại và phát triển. Giáo phụ Tertuliên nói rằng: “Máu của các vị tử đạo là hạt giống sinh ra nhiều kitô hữu.” Và đa số những người bị giết chết trong các cuộc bách hại đó đã được Giáo Hội tôn vinh. Con số các vị tử đạo trong Giáo Hội, trong đó Việt Nam chúng ta có 118 vị cho chúng ta thấy điều đó.
Lý do thứ ba Ngài bảo đừng sợ: Vì “các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần”(Mt 10,31). Ý Đức Giêsu muốn các môn đệ và mỗi người chúng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài đưa ra ví dụ về con chim sẻ và sợi tóc trên đầu, mặc dầu không đáng giá gì nhưng vẫn được Thiên Chúa quan phòng chăm sóc giữ gìn: “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 29-31).
Không những Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta “đừng sợ” mà chính Giáo Hội cũng luôn mời gọi chúng ta “đừng sợ” trước những bách hại, bắt bớ của những người ghét đạo, trước những bất công của xã hội, trước những bạo lực của cường quyền. Giáo Hội còn mời gọi chúng ta hãy can đảm đi ngược lại với các trào lưu, các tệ nạn của xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới trẻ rằng: “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà các giá trị bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu muốn cướp đi hy vọng của chúng ta.” Đi ngược dòng đời, tức là khước từ các nhu cầu ích kỷ, gọt bỏ các thói hư tật xấu…làm được như thế cũng đồng nghĩa với sống đạo hằng ngày, mà “sống đạo cũng cam go không khác gì chết vì đạo.”
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không sợ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trong cuộc sống có những cái sợ đến từ bản tính tự nhiên như sợ đói, sợ khát, sợ bệnh tật, sợ tai nạn, sợ chết, sợ ma…Những cái sợ này có thể không bao giờ đến. Còn trong đời sống đức tin, có một điều đáng sợ nhất đó là sợ phải sa hỏa ngục. Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: “Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục”(x. Mt 10,28). Thật vậy, không sợ Chúa khi chúng ta biết tuyên xưng Ngài: “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10,32). Đó là những khi chúng ta xưng mình là kitô hữu trước mặt mọi người bằng cả lời nói và cách sống. Đó là khi chúng ta sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta thà chết chứ không phạm tội, thà chết chứ không chối Chúa, không bước qua thập giá. Đó là khi người đời nhận ra chúng ta là người của Chúa của Giáo Hội.
Còn chúng ta sợ Chúa khi cố tình từ chối Chúa trước mặt người đời: “Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời” (Mt 10, 32-33). Đó là khi chúng ta chối từ bản chất kitô hữu của mình như: không dám làm dấu thánh giá vì sợ người khác đạo, không sống đúng với giáo huấn của Tin mừng. Đó là khi chúng ta từ chối làm chứng cho Chúa cho Giáo Hội…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa để trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng con vẫn không sợ, nhưng can đảm tuyên xưng và làm chứng cho Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Chúa Nhật 18/6/2017
VietCatholic Network
12:53 19/06/2017
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, ngày Chúa Nhật 18 tháng Sáu.
2- ĐTC nói: biết xấu hổ vì sự yếu đuối của mình là khởi đầu của hạnh phúc.
3- ĐTC Phanxicô, đối thoại liên tôn, vai trò phụ nữ.
4- Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel nói: ĐGH khích lệ bà bảo vệ Hiệp Ước về Thay Đổi Khí Hậu Paris.
5- ĐHY Robert Sarah khuyên các linh mục phải đối xử với người đồng tính như thế nào
6- Đức TGM Konrad Krajewski nhường căn hộ của mình ở Roma cho một gia đình tị nạn từ Syria.
7- Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói: tại Nga các nhà thờ đang được xây dựng rất nhiều.
8- Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm Công Giáo Mễ Tây Cơ đang gia tăng.
9- Các Giám mục Hoa Kỳ cầu xin tha thứ cho vai trò trong các vụ bê bối lạm dụng.
10- Hai Giám mục Ái Nhĩ Lan cảnh giác về thái độ thù địch đối với Giáo Hội ở quốc gia này.
11- Chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh từ chức vì chủ trương của đảng không phù hợp với đức tin Kitô.
12- Các Giám mục Cameroon đòi công lý cho Đức Cha Jean Marie Benoît Bala.
13- Khủng hoảng tại Indonesia: 69 Linh mục đồng loạt từ chức để phản đối Giám mục có quan hệ với phụ nữ.
14- Dòng Cát Minh Việt Nam mời tham dự Hành hương Thánh Mẫu La Vang tại Núi Cát Minh tại Middletown, New York.
15- Giới thiệu Thánh Ca: Đường Thập Giá.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình VietCatholic Nam Cali họp mặt mừng Father’s Day
Đồng Nhân
11:07 19/06/2017
Hình ảnh bữa ăn thân hữu Gia đình VietCatholic
Trong dịp này anh chị em được hân hạnh tiếp đón Đức Cha Hòang đức Oanh, Đức Cha Mai thanh Lương, Cha Lê quang Hiền và Cha nguyễn Phước, cũng như một số thân hữu của VietCatholic như Cha Nguyễn bá Tòng, Cha Nguyễn Quân, chị Hòang Vĩnh, anh anh chị Long - Điểm, anh chị Chí - Phụng, và anh chị Huấn.
Bữa cơm thật đặc biệt bởi vì có những món truyền thống đặc sản Việt Nam như “gỏi cá”, hay còn gọi là “rước kiệu lá” do đầu bếp chuyện trị là anh Huấn chế biến “nước chấm” kiểu Bắc kỳ chính hiệu, những con cá “yellowtail” mà Việt Nam cũng thường gọi là "cá chỉ vàng” do anh Ngân và Thái vừa mới câu được từ bờ biển Đại dương California. Anh chị Chí Phụng làm món “ba chỉ nướng da vàng dòn” gia truyền rất đặc biệt không đâu có, thêm vào đó còn có “bê thui”, cháo cá, chè đậu phụ tương gừng, nước uống “passion fruit”, và 3 chiếc bánh mừng Ngày của Cha.
Tất cả anh chị em hào hứng thưởng thức những món ăn này đều khen ngon và nhất nữa là tình thân hữu thắm thiết và những câu chuyện thân thương kể cho nhau nghe thật sống động. Họp mặt từ 6:00 giờ mà mãi tới 11:00 giờ khuya vẫn còn lưu luyến chưa muốn ra về...
Nhiều anh chị em nói hay là mình cứ hằng tháng tổ chức gặp nhau ăn uống như thế này cho vui vẻ thì hạnh phúc biết bao! Cha giám đốc nói: tùy anh em, nhà luôn mở rộng chào đón anh chị em.
Nhân cơ hội này, một số qúi vị trong Ban Lãnh Đạo Forum “Diễn Đàn vì Công Lý và Hòa Bình” mới được thiết lập vào mùa Lễ Tạ Ơn năm 2016 cũng tại trụ sở VietCatholic, đã có cuộc họp bỏ túi để tường trình về hiện trạng Giáo Hội và Quê hương Việt Nam trước những biến đổi mới ở quê nhà. Các vị này gồm có Đức Cha Hòang Đức Oanh, Đức Cha Mai Thanh Lương, Cha Trần Công Nghị, Cha Lê Quang Hiền, Cha Nguyễn Phước, chị Hòang Vĩnh.
Hình ảnh Đức Mẹ Thánh Du vùng Dallas-Ft Worth, Texas.
Trần Mạnh Trác & Phạm Thái Hùng
09:43 19/06/2017
Xem hình ảnh
Trong dịp năm thánh Fatima, Giáo Hội đã mở rộng ơn Toàn Xá cho những ai tham gia những buổi đền tạ trước một bức tượng Fatima.
Vì thế mà những ngày vừa qua nhiều bức tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du đã được rước tới các xứ đạo Việt Nam ở vùng Dallas-Ft Worth cuả Texas.
Ba trong số 4 (*) bức tượng nối tiếng nhất Thế Giới đã lần lượt đi qua các cộng đoàn giáo xứ ớ Ft Worth, Kerens, Carrollton và Garland.
1- Bức tượng 'Khiết Tâm' thánh du Ft Worth
Vào ngày 13 tháng 5-2017, Tu Viện và Trung Tâm Tĩnh Tâm Thánh Gia cuả dòng Đồng Công tại thành phố Fort Worth- Texas đã cung nghinh tượng Thánh Du Quốc Tế Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, gọi tắt là IPIHMS (The International Pilgrim Image of Immaculate Heart of Mary Statue).
Bức tượng này còn được gọi là 'bức tượng Đông Phương', do chính điệu khắc gia Jose Ferreira Thedim hoàn thành năm 1947 theo sự chỉ dẫn cuả 'Chị Lucia' và dựa vào các mẫu tượng Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, cho mục đích du hành vòng quanh Thế Giới để truyền bá 3 mệnh lệnh Fatima. Bức tượng đã đi qua tòan thể các giáo phận cuả lãnh thổ miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1967, điểm cao nhất là đi tới Bến Hải trong một ngày mưa bão mà hướng nhìn về miền Bắc.
Đây là bức tượng đã được đưa qua Roma năm 1984 để Thánh GH Gioan Phaolo 2 hiến dâng Thế Giới cho Mẹ, sau đó, cũng kể từ năm 1984, tượng được lưu giữ tại đền thánh Khiết Tâm cuả nhà dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri.
.
2- Bức tượng 'Liên Hiệp Quốc' thánh du Kerens
Vào những ngày 8 cho đến 10 tháng 6, Đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens Texas đã được cung nghinh bức tượng "Đức Nữ Trinh Thánh Du Quốc Tế Liên Hiệp Quốc" ("The United Nations International Pilgrim Virgin Statue"), gọi tắt là UNIPVS trong dịp 3 ngày đại hội 'Ngày Thánh Thể VIII'.
Như tên gọi, đây là bức tượng có mục đích hổ trợ cho tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Tượng UNIPVS cũng do tay điêu khắc gia Jose Ferreira Thedim hoàn thành, dựa vào mẫu các bức tượng Mân Côi, khắc cùng một lượt với tượng IPIHMS và tượng IPVS (sẽ nói ngay sau đây). Bức tựợng này đựợc đem đến Roma để ĐGH Piô XII làm phép ngày 13 tháng 5 năm 1947 và đựợc lưu giữ ở Fatima cho đến ngày 13 tháng 10 năm 1952 thì giaó phận Fatima cống hiến bức tượng này cho Liên Hiệp Quốc.
Ngày 8 tháng 12 năm 1952 bức tượng UNIPVS được đón rước vào phòng Meditation Room cuả trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Sau đó, tượng được trao cho Hiệp Hội Tông Đồ truyền bá Mệnh Lệnh Fatima (World Apostolate of Fatima - cuả đạo Binh Xanh) để tổ chức du hành cho đến ngày nay.
Nhân dịp năm thánh Fatima, tượng UNIPVS đã được cung nghinh vào trụ sớ LHQ một lần nữa, trước khi đi du hành đến đan viện Biển Đức Thiên Tâm.
3-Bức tượng 'Quốc Tế' thánh du Carrollton và Garland.
Trong khi đại hội 'Ngày Thánh Thể VIII' đang cung nghinh bức tượng UNIPVS (LHQ) thì giáo xứ Thánh Tâm ớ Carrollton cũng được tiếp đón một bức tượng nối danh khác là bức tượng IPVS. Ngày hôm qua (17-6-2017), bức tượng này lại có dịp về thăm GX Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ớ Garland, sau khi đã được linh đình đón tiếp một cách trọng thể cách đây 3 năm (ngày 2-7-2014.)
Lai lịch cuả bức tượng IPVS là trong năm 1947, vì nhu cầu thánh du đòi hỏi, ngưõì ta thánh hiến thêm một bức tượng thứ 3 để dành cho các xứ Mỹ Châu. Vì bức tượng IPIHMS đang du hành ở các xứ Đông Phương (Úc Châu, VN..) cho nên người ta đặt tên bức cho tượng thứ 3 này là bức tượng Tây Phương (the western statue) và trao cho đaọ Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức tượng này có một lịch sử khá ly kỳ, như trải qua nhiều vụ kiện cáo tranh giành chủ quyền, đồng thời cũng đã xảy ra nhiều hiện tượng lạ, cho nên đã có nhiều tên gọi, như tượng phép lạ chim bồ câu (chim câu bay vần vũ trước khi tượng được bay qua Mỹ), tượng ĐM khóc (khóc ở New Orleans và Las Vegas). Ngaỳ nay người ta đơn sơ gọi là tượng đức Nữ Trinh Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue, IPVS.)
Vì hiện tượng lạ thu hút nhiều kẻ hiếu kỳ và có thể có những kẻ gian, cho nên bức tượng luôn luôn được bảo vệ rất chặt chẽ.
4-Bức tượng nào thiêng hơn?
Dù cho chúng ta có dịp cầu nguyện trước bức tượng nào mặc lòng, nổi danh hay không, quốc tế hay bản điạ, thì bản chất vẫn là để truyền bá và thực hành 3 mệnh lệnh Fatima, là một điều rất cần thiết trong bối cảnh chiến tranh và sự dữ tràn lan trên Thế Giới ngày nay.
Ờ Fatima Mẹ hứa sẽ cứu vớt thế giới ra khỏi cơn phẫn nộ của Thiên Chúa nếu chúng ta thực hành 3 mệnh lệnh:
1) Ăn năn đền tội cải thiện đời sống
2) Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria
3) Lần hạt Mân Côi
Do đó sự chiêm ngưỡng một bức tượng có một lịch sử nổi danh chỉ nên coi như là một chất xúc tác, giúp củng cố thêm lòng trông cậy mà thôi.
Note (*) Như trên đã nói có 4 bức tượng nổi tiếng Thế Giới mà chúng ta đã bàn qua 3 bức tượng, vâỵ thì tượng thứ 4 là ở đâu?
Xin thưa bức tượng thứ 4, mà thực sự là tượng nổi tiếng nhất, là bức tượng Nguyên Thủy, khắc theo mẫu Mân Côi, luôn luôn được trưng bày tại nhà nguyện Cây Sồi trong khuôn viên thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha.
-Tên chính thức: Our Lady of the Holy Rosary of Fátima (Đức Bà Mân Côi cuả Fatima).
-Khẳc năm 1920 do Jose Ferreira Thedim.
Trong dịp năm thánh Fatima, Giáo Hội đã mở rộng ơn Toàn Xá cho những ai tham gia những buổi đền tạ trước một bức tượng Fatima.
Vì thế mà những ngày vừa qua nhiều bức tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du đã được rước tới các xứ đạo Việt Nam ở vùng Dallas-Ft Worth cuả Texas.
Ba trong số 4 (*) bức tượng nối tiếng nhất Thế Giới đã lần lượt đi qua các cộng đoàn giáo xứ ớ Ft Worth, Kerens, Carrollton và Garland.
1- Bức tượng 'Khiết Tâm' thánh du Ft Worth
Vào ngày 13 tháng 5-2017, Tu Viện và Trung Tâm Tĩnh Tâm Thánh Gia cuả dòng Đồng Công tại thành phố Fort Worth- Texas đã cung nghinh tượng Thánh Du Quốc Tế Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, gọi tắt là IPIHMS (The International Pilgrim Image of Immaculate Heart of Mary Statue).
Bức tượng này còn được gọi là 'bức tượng Đông Phương', do chính điệu khắc gia Jose Ferreira Thedim hoàn thành năm 1947 theo sự chỉ dẫn cuả 'Chị Lucia' và dựa vào các mẫu tượng Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, cho mục đích du hành vòng quanh Thế Giới để truyền bá 3 mệnh lệnh Fatima. Bức tượng đã đi qua tòan thể các giáo phận cuả lãnh thổ miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1967, điểm cao nhất là đi tới Bến Hải trong một ngày mưa bão mà hướng nhìn về miền Bắc.
Đây là bức tượng đã được đưa qua Roma năm 1984 để Thánh GH Gioan Phaolo 2 hiến dâng Thế Giới cho Mẹ, sau đó, cũng kể từ năm 1984, tượng được lưu giữ tại đền thánh Khiết Tâm cuả nhà dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri.
.
2- Bức tượng 'Liên Hiệp Quốc' thánh du Kerens
Vào những ngày 8 cho đến 10 tháng 6, Đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens Texas đã được cung nghinh bức tượng "Đức Nữ Trinh Thánh Du Quốc Tế Liên Hiệp Quốc" ("The United Nations International Pilgrim Virgin Statue"), gọi tắt là UNIPVS trong dịp 3 ngày đại hội 'Ngày Thánh Thể VIII'.
Như tên gọi, đây là bức tượng có mục đích hổ trợ cho tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Tượng UNIPVS cũng do tay điêu khắc gia Jose Ferreira Thedim hoàn thành, dựa vào mẫu các bức tượng Mân Côi, khắc cùng một lượt với tượng IPIHMS và tượng IPVS (sẽ nói ngay sau đây). Bức tựợng này đựợc đem đến Roma để ĐGH Piô XII làm phép ngày 13 tháng 5 năm 1947 và đựợc lưu giữ ở Fatima cho đến ngày 13 tháng 10 năm 1952 thì giaó phận Fatima cống hiến bức tượng này cho Liên Hiệp Quốc.
Ngày 8 tháng 12 năm 1952 bức tượng UNIPVS được đón rước vào phòng Meditation Room cuả trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Sau đó, tượng được trao cho Hiệp Hội Tông Đồ truyền bá Mệnh Lệnh Fatima (World Apostolate of Fatima - cuả đạo Binh Xanh) để tổ chức du hành cho đến ngày nay.
Nhân dịp năm thánh Fatima, tượng UNIPVS đã được cung nghinh vào trụ sớ LHQ một lần nữa, trước khi đi du hành đến đan viện Biển Đức Thiên Tâm.
3-Bức tượng 'Quốc Tế' thánh du Carrollton và Garland.
Trong khi đại hội 'Ngày Thánh Thể VIII' đang cung nghinh bức tượng UNIPVS (LHQ) thì giáo xứ Thánh Tâm ớ Carrollton cũng được tiếp đón một bức tượng nối danh khác là bức tượng IPVS. Ngày hôm qua (17-6-2017), bức tượng này lại có dịp về thăm GX Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ớ Garland, sau khi đã được linh đình đón tiếp một cách trọng thể cách đây 3 năm (ngày 2-7-2014.)
Lai lịch cuả bức tượng IPVS là trong năm 1947, vì nhu cầu thánh du đòi hỏi, ngưõì ta thánh hiến thêm một bức tượng thứ 3 để dành cho các xứ Mỹ Châu. Vì bức tượng IPIHMS đang du hành ở các xứ Đông Phương (Úc Châu, VN..) cho nên người ta đặt tên bức cho tượng thứ 3 này là bức tượng Tây Phương (the western statue) và trao cho đaọ Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức tượng này có một lịch sử khá ly kỳ, như trải qua nhiều vụ kiện cáo tranh giành chủ quyền, đồng thời cũng đã xảy ra nhiều hiện tượng lạ, cho nên đã có nhiều tên gọi, như tượng phép lạ chim bồ câu (chim câu bay vần vũ trước khi tượng được bay qua Mỹ), tượng ĐM khóc (khóc ở New Orleans và Las Vegas). Ngaỳ nay người ta đơn sơ gọi là tượng đức Nữ Trinh Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue, IPVS.)
Vì hiện tượng lạ thu hút nhiều kẻ hiếu kỳ và có thể có những kẻ gian, cho nên bức tượng luôn luôn được bảo vệ rất chặt chẽ.
4-Bức tượng nào thiêng hơn?
Dù cho chúng ta có dịp cầu nguyện trước bức tượng nào mặc lòng, nổi danh hay không, quốc tế hay bản điạ, thì bản chất vẫn là để truyền bá và thực hành 3 mệnh lệnh Fatima, là một điều rất cần thiết trong bối cảnh chiến tranh và sự dữ tràn lan trên Thế Giới ngày nay.
Ờ Fatima Mẹ hứa sẽ cứu vớt thế giới ra khỏi cơn phẫn nộ của Thiên Chúa nếu chúng ta thực hành 3 mệnh lệnh:
1) Ăn năn đền tội cải thiện đời sống
2) Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria
3) Lần hạt Mân Côi
Do đó sự chiêm ngưỡng một bức tượng có một lịch sử nổi danh chỉ nên coi như là một chất xúc tác, giúp củng cố thêm lòng trông cậy mà thôi.
Note (*) Như trên đã nói có 4 bức tượng nổi tiếng Thế Giới mà chúng ta đã bàn qua 3 bức tượng, vâỵ thì tượng thứ 4 là ở đâu?
Xin thưa bức tượng thứ 4, mà thực sự là tượng nổi tiếng nhất, là bức tượng Nguyên Thủy, khắc theo mẫu Mân Côi, luôn luôn được trưng bày tại nhà nguyện Cây Sồi trong khuôn viên thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha.
-Tên chính thức: Our Lady of the Holy Rosary of Fátima (Đức Bà Mân Côi cuả Fatima).
-Khẳc năm 1920 do Jose Ferreira Thedim.
Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể và Lời Chúa Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick mừng kỷ niệm 10 năm.
Tô Tịnh
00:50 19/06/2017
Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể và Lời Chúa Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick mừng kỷ niệm 10 năm.
Coi Hình. Ban thừa tác viên quy tụ cả 40 anh chị em sẵng sàng hy sinh phục vụ trong các giờ Phụng vụ cho Cộng đoàn Việt Nam. Xin Chúa chúc lành cho quí vị về những hy sinh phục vụ.
Xin cám ơn anh Nguyễn Kim Tuấn đã đảm trách chức vụ Trưởng Ban Thừa Tác trong nhiều năm qua. Và trong kỳ họp vừa qua, anh Nguyễn Văn An đã sẵn sàng đảm trách chức vụ này trong những năm tới.
Thánh lễ đã quy tụ đông đảo giáo dân, gia đình và bạn hữu. Sau Thánh lễ Ban Thừa tác đã họp mặt chia sẻ đồ ăn thức uống trong Hội trường giáo xứ
Coi Hình. Ban thừa tác viên quy tụ cả 40 anh chị em sẵng sàng hy sinh phục vụ trong các giờ Phụng vụ cho Cộng đoàn Việt Nam. Xin Chúa chúc lành cho quí vị về những hy sinh phục vụ.
Xin cám ơn anh Nguyễn Kim Tuấn đã đảm trách chức vụ Trưởng Ban Thừa Tác trong nhiều năm qua. Và trong kỳ họp vừa qua, anh Nguyễn Văn An đã sẵn sàng đảm trách chức vụ này trong những năm tới.
Thánh lễ đã quy tụ đông đảo giáo dân, gia đình và bạn hữu. Sau Thánh lễ Ban Thừa tác đã họp mặt chia sẻ đồ ăn thức uống trong Hội trường giáo xứ
Hình ảnh tĩnh tâm và tuyên hứa các thừa tác viên rước lễ tại Gx DMHCG Garland TX
Trần Mạnh Trác
20:38 19/06/2017
Nhân dịp lễ Mình Máu Chuá, Gx ĐMHCG đã tố chức tĩnh tâm và tuyên hứa cho 10 vị 'thừa tác viên rước lễ' mới.
Xin xem hình ảnh
Xin xem hình ảnh
Kiệu Mình Thánh Chúa 2017 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Quý
20:49 19/06/2017
Kiệu Mình Thánh Chúa 2017 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle.
Tukwila. Mùa hè đến với xứ Cao nguyên tình xanh năm nay khá đặc biệt, giữa tháng 6, trời vẫn còn những ngày mưa kéo dài, nhiệt độ ít khi trên 70 độ F. Hôm nay thứ bảy ngày 17 tháng 6, cơn mưa vẫn rơi khá nặng từ sáng sớm, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có cuộc rước kiệu Thánh Thể lúc 5 giờ để cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa.
Vào khoảng 4 giờ 30, các đoàn thể đã tập trung để chuẩn bị cuộc rước kiệu.Tất cả các cờ của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn tiến về vị trí theo đoàn thể của mình trong nhà thờ. Anh Em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm sẵn sàng trong nhiệm vụ hầu Mình Thánh Chúa với phong du và 2 lọng đi theo hầu. Đội Thiên Thần do các em thiếu nhi phụ trách khá đẹp .
Xem Hình
Đúng 5 giờ, cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu cùng với quý cha trong giáo xứ tiến vào nhà thờ và khai mạc cuộc rước kiệu qua nghi thức chào kính và tôn vinh Thánh Thể long trọng. Cộng đoàn hiện diện quỳ gối thờ lạy Mình Thánh Chúa, ca đoàn cất lên tiếng hát : "Thờ Lạy Chúa! Thờ lạy Chúa uy quyền khả ái trong hình bánh náu thân. Thờ lạy Chúa! Thờ lạy Chúa uy quyền khả ái mương mình dưới thế trần..." bài hát vừa dứt cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu trong phút cầu nguyện, ngài dâng toàn thể cộng đoàn giáo xứ với tất cả tâm tình của đoàn con một lòng tôn kính Thánh Tâm Chúa qua buổi rưỡc kiệu ThánhThể hôm nay, kế đến là nghi thức xông hương và cuộc rước bắt đầu.
Vị MC điều khiển đoàn kiệu nói: Kinh thưa cộng đoàn, sau đây là thứ tự đoàn kiệu: dẫn đầu là Thánh Giá nến cao, chiêng trống. Đội hầu Mình Thánh Chúa với phong du và hai lọng che Mình Thánh Chúa. Đội Thiên Thần, Đoàn Liên MinhThánhTâm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đội Quốc Phục Nam Nữ, Đội Legio Mariae, Huynh Đoàn Đa Minh, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Liên Đoàn Tông Đồ Fatima, Hội Thánh Linh, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, các Giáo Đoàn gồm Giáo Đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang và sau cùng mời giáo dân trong và ngoài giáo xứ theo đoàn rước. Cuộc rước kiệu khá đông đảo vào khoảng gần 1,000 giáo dân tham dự . Điều đáng mừng là khi đoàn kiệu bắt đầu thì bầu trời trở nên quang đảng, cơn mưa nhẹ cũng ngưng hẳn nên đoàn kiệu di chuyển quanh nhà thờ thật dưới bầu trời tươi mát với những lời cầu kinh thật sốt sắng.
Đoàn kiệu trở về nhà thờ lúc 5 giờ 40 phút. Các đoàn thể tiến vào nhà thờ và buổi phép lành trọng thể bế mạc cuộc rước kiệu chấm dứt lúc 5giờ 55 phút .
Thánh lễ trọng thể mừng kính Mình Máu Thánh Chúa được bắt đầu sau giờ chầu phép lành bế mạc cuộc rước kiệu Thánh Thể. Thánh lễ đồng tế do Linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng với linh mục Trần Hữu Lân đồng tế thánh lễ, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ sự chào mừng toàn thể thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và tạ ơn Chúa trong cuộc cung nghinh kiệu ThánhThể vừa diễn ra thật sốt sắng, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau, (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Tin Mừng,Thánh Gioan thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?" Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".
Trong bài giảng lễ, cha chủ tế nhấn mạnh về tình yêu bao la của Chúa đối với con nguời qua nhiệm tích Thành Thể , ngài nói: Chúa yêu thương con người nên Chúa tìm cách ở gần con người, cụ thể qua việc Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể để đuợc ở cùng với con người. Bí Tích Thánh Thể nói lên mầu nhiệm tình yêu là Chúa ở cùng... " Ngài kết luận : " xin cho mỗi người chúng ta luôn biết chạy đến với Thánh Thể, siêng năng đón nhận Thánh Thể để được sống trong tình yêu của Chúa, để được ở gần Chúa" .
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa năm nay rơi đúng vào ngày mừng những người cha trên đất nước Hoa Kỳ, nên sau lời nguyện kết lễ, cha chủ sự đã trân trọng mời những người cha trong mọi gia đình hiện diện đứng lên để được chúc mừng một cách trịnh trọng. Quý cha chúc lành cho tất cả những người cha trong mọi gia đình được tràn đầy ơn nghĩa Chúa. Để chúc mừng ngày Hiền phụ, các em giúp lễ đã đi trao tận tay những người cha hiện diện mỗi vị một cây bút như một món quà kỷ niệm mà giao xứ chúc mừng các vị trong ngày vui này.
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 20 phút, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Mùa hè đến với xứ Cao nguyên tình xanh năm nay khá đặc biệt, giữa tháng 6, trời vẫn còn những ngày mưa kéo dài, nhiệt độ ít khi trên 70 độ F. Hôm nay thứ bảy ngày 17 tháng 6, cơn mưa vẫn rơi khá nặng từ sáng sớm, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có cuộc rước kiệu Thánh Thể lúc 5 giờ để cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa.
Vào khoảng 4 giờ 30, các đoàn thể đã tập trung để chuẩn bị cuộc rước kiệu.Tất cả các cờ của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn tiến về vị trí theo đoàn thể của mình trong nhà thờ. Anh Em Đoàn Liên Minh Thánh Tâm sẵn sàng trong nhiệm vụ hầu Mình Thánh Chúa với phong du và 2 lọng đi theo hầu. Đội Thiên Thần do các em thiếu nhi phụ trách khá đẹp .
Xem Hình
Đúng 5 giờ, cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu cùng với quý cha trong giáo xứ tiến vào nhà thờ và khai mạc cuộc rước kiệu qua nghi thức chào kính và tôn vinh Thánh Thể long trọng. Cộng đoàn hiện diện quỳ gối thờ lạy Mình Thánh Chúa, ca đoàn cất lên tiếng hát : "Thờ Lạy Chúa! Thờ lạy Chúa uy quyền khả ái trong hình bánh náu thân. Thờ lạy Chúa! Thờ lạy Chúa uy quyền khả ái mương mình dưới thế trần..." bài hát vừa dứt cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu trong phút cầu nguyện, ngài dâng toàn thể cộng đoàn giáo xứ với tất cả tâm tình của đoàn con một lòng tôn kính Thánh Tâm Chúa qua buổi rưỡc kiệu ThánhThể hôm nay, kế đến là nghi thức xông hương và cuộc rước bắt đầu.
Vị MC điều khiển đoàn kiệu nói: Kinh thưa cộng đoàn, sau đây là thứ tự đoàn kiệu: dẫn đầu là Thánh Giá nến cao, chiêng trống. Đội hầu Mình Thánh Chúa với phong du và hai lọng che Mình Thánh Chúa. Đội Thiên Thần, Đoàn Liên MinhThánhTâm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đội Quốc Phục Nam Nữ, Đội Legio Mariae, Huynh Đoàn Đa Minh, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Liên Đoàn Tông Đồ Fatima, Hội Thánh Linh, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, các Giáo Đoàn gồm Giáo Đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang và sau cùng mời giáo dân trong và ngoài giáo xứ theo đoàn rước. Cuộc rước kiệu khá đông đảo vào khoảng gần 1,000 giáo dân tham dự . Điều đáng mừng là khi đoàn kiệu bắt đầu thì bầu trời trở nên quang đảng, cơn mưa nhẹ cũng ngưng hẳn nên đoàn kiệu di chuyển quanh nhà thờ thật dưới bầu trời tươi mát với những lời cầu kinh thật sốt sắng.
Đoàn kiệu trở về nhà thờ lúc 5 giờ 40 phút. Các đoàn thể tiến vào nhà thờ và buổi phép lành trọng thể bế mạc cuộc rước kiệu chấm dứt lúc 5giờ 55 phút .
Thánh lễ trọng thể mừng kính Mình Máu Thánh Chúa được bắt đầu sau giờ chầu phép lành bế mạc cuộc rước kiệu Thánh Thể. Thánh lễ đồng tế do Linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng với linh mục Trần Hữu Lân đồng tế thánh lễ, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ sự chào mừng toàn thể thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và tạ ơn Chúa trong cuộc cung nghinh kiệu ThánhThể vừa diễn ra thật sốt sắng, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau, (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Tin Mừng,Thánh Gioan thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?" Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".
Trong bài giảng lễ, cha chủ tế nhấn mạnh về tình yêu bao la của Chúa đối với con nguời qua nhiệm tích Thành Thể , ngài nói: Chúa yêu thương con người nên Chúa tìm cách ở gần con người, cụ thể qua việc Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể để đuợc ở cùng với con người. Bí Tích Thánh Thể nói lên mầu nhiệm tình yêu là Chúa ở cùng... " Ngài kết luận : " xin cho mỗi người chúng ta luôn biết chạy đến với Thánh Thể, siêng năng đón nhận Thánh Thể để được sống trong tình yêu của Chúa, để được ở gần Chúa" .
Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa năm nay rơi đúng vào ngày mừng những người cha trên đất nước Hoa Kỳ, nên sau lời nguyện kết lễ, cha chủ sự đã trân trọng mời những người cha trong mọi gia đình hiện diện đứng lên để được chúc mừng một cách trịnh trọng. Quý cha chúc lành cho tất cả những người cha trong mọi gia đình được tràn đầy ơn nghĩa Chúa. Để chúc mừng ngày Hiền phụ, các em giúp lễ đã đi trao tận tay những người cha hiện diện mỗi vị một cây bút như một món quà kỷ niệm mà giao xứ chúc mừng các vị trong ngày vui này.
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 20 phút, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Cuộc cung nghinh Thánh Thể tại Giáo xứ Thuận Nghĩa 2017
Gx. Thuận Nghĩa
20:59 19/06/2017
Cuộc cung nghinh Thánh Thể tại Giáo xứ Thuận Nghĩa 2017
Truyền thống cung nghinh Thánh Thể vào Ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa (còn gọi là rước Sancti) tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh đã có từ thời xa xưa. Ngoài Cha quản xứ và các thành phần trong giáo xứ, cuộc cung nghinh Thánh Thể năm nay còn có sự hiện diện của Cha Giuse Trần Văn Đồng - quản lý Đại Chủng Viện Vinh – Thanh, Cha Phaolô Văn Đình Dũng - quản xứ Tân Lập, cùng đông đảo anh chị em các giáo xứ lân cận.
Xem hình
Suốt bao nhiêu thăng trầm lịch sử, cứ đến dịp lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, mọi thành phần trong giáo xứ đều nô nức đón mừng cuộc cung nghinh trọng thể Thánh Thể Chúa vòng quanh giáo xứ. Việc làm này lôi cuốn biết bao nhiêu người trong và ngoài giáo xứ đến kính thờ, suy tôn Chúa Giêsu ngự thật trong Phép Thánh Thể.
Đúng 17h30’ ngày 19/6/2017 cuộc cung nghinh bắt đầu bằng giờ chầu khai mạc tại nhà thờ Giáo xứ. Sau đó, đoàn rước Thánh Thể khởi hành từ nhà thờ Giáo xứ. Đi đầu là bình hương, thánh giá, nến cao và lần lượt các hội đoàn và ban đoàn…Trên đường rước, mọi người hiệp ý với ca đoàn cất lên những lời kinh tiếng hát để tôn vinh và thờ lạy Thánh Thể. Kiệu Thánh Thể lần lượt đi qua các trạm đã được làm sẵn. Tại đây, Mình Thánh được đặt nơi trang trọng để giáo dân thờ lạy và sau đó nhận phép lành. Năm nay, việc cung nghinh Thánh Thể được chuẩn bị một cách quy mô hơn. Cho nên, cuộc rước diễn ra rất long trọng và sốt sắng hơn.
Sau khi Thánh Thể Chúa được rước đi một vòng quanh làng Thuận Nghĩa, đúng 20h00’, kiệu Thánh Thể Chúa trở về lại Thánh đường giáo xứ và kết thúc bằng giờ chầu với Kinh tạ ơn và phép lành trọng thể. Cuộc cung nghinh Thánh Thể nhằm nhắc nhở mọi người hiện diện ý thức về tình yêu của Thiên Chúa đã thương ban, đồng thời mời gọi mỗi người hãy sống niềm tin vào Bí tích Thánh Thể càng ngày càng mạnh mẽ và xác tín hơn.
Ước mong mọi người trong Giáo xứ kín múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Thánh Thể để từ đó can đảm thực thi các bổn phận của mình đối với Bí tích Thánh Thể nhằm minh chứng và truyền lại một niềm tin mạnh mẻ cho thế hệ mai sau.
Gx. Thuận Nghĩa
Truyền thống cung nghinh Thánh Thể vào Ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa (còn gọi là rước Sancti) tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh đã có từ thời xa xưa. Ngoài Cha quản xứ và các thành phần trong giáo xứ, cuộc cung nghinh Thánh Thể năm nay còn có sự hiện diện của Cha Giuse Trần Văn Đồng - quản lý Đại Chủng Viện Vinh – Thanh, Cha Phaolô Văn Đình Dũng - quản xứ Tân Lập, cùng đông đảo anh chị em các giáo xứ lân cận.
Xem hình
Suốt bao nhiêu thăng trầm lịch sử, cứ đến dịp lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, mọi thành phần trong giáo xứ đều nô nức đón mừng cuộc cung nghinh trọng thể Thánh Thể Chúa vòng quanh giáo xứ. Việc làm này lôi cuốn biết bao nhiêu người trong và ngoài giáo xứ đến kính thờ, suy tôn Chúa Giêsu ngự thật trong Phép Thánh Thể.
Đúng 17h30’ ngày 19/6/2017 cuộc cung nghinh bắt đầu bằng giờ chầu khai mạc tại nhà thờ Giáo xứ. Sau đó, đoàn rước Thánh Thể khởi hành từ nhà thờ Giáo xứ. Đi đầu là bình hương, thánh giá, nến cao và lần lượt các hội đoàn và ban đoàn…Trên đường rước, mọi người hiệp ý với ca đoàn cất lên những lời kinh tiếng hát để tôn vinh và thờ lạy Thánh Thể. Kiệu Thánh Thể lần lượt đi qua các trạm đã được làm sẵn. Tại đây, Mình Thánh được đặt nơi trang trọng để giáo dân thờ lạy và sau đó nhận phép lành. Năm nay, việc cung nghinh Thánh Thể được chuẩn bị một cách quy mô hơn. Cho nên, cuộc rước diễn ra rất long trọng và sốt sắng hơn.
Sau khi Thánh Thể Chúa được rước đi một vòng quanh làng Thuận Nghĩa, đúng 20h00’, kiệu Thánh Thể Chúa trở về lại Thánh đường giáo xứ và kết thúc bằng giờ chầu với Kinh tạ ơn và phép lành trọng thể. Cuộc cung nghinh Thánh Thể nhằm nhắc nhở mọi người hiện diện ý thức về tình yêu của Thiên Chúa đã thương ban, đồng thời mời gọi mỗi người hãy sống niềm tin vào Bí tích Thánh Thể càng ngày càng mạnh mẽ và xác tín hơn.
Ước mong mọi người trong Giáo xứ kín múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Thánh Thể để từ đó can đảm thực thi các bổn phận của mình đối với Bí tích Thánh Thể nhằm minh chứng và truyền lại một niềm tin mạnh mẻ cho thế hệ mai sau.
Gx. Thuận Nghĩa
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khóc đi em
lykhách
07:57 19/06/2017
Khóc lớn đi em lệ dòng tuôn kể lể
Cha mẹ em chắc sẽ tù tội khó về
Nhà cửa mất, dù cố chống chọi đến tận cùng có thể
Gia đình em giờ nát tan và lưu đày trên mảnh đất quê!
Hãy khóc đi em, khi còn có thể khóc
Dân tộc ngày càng chai lì những trái tim đi
Đây hệ quả của thứ giả nhân danh đạo đức
Bác-Đảng nhét nhồi bao thế hệ ngu si
Lũ côn đồ thuê thì làm sao mà biết rung động
Nhưng cứ khóc lớn lên dù trơ trọi giữa đám đông
Chẳng xấu hổ gì vì đất nước hôm nay có quá nhiều kẻ sống
Chỉ biết ăn chơi dậm dật, biết khoe khoang… chẳng còn mấy tấm lòng
Thương bầy trẻ thơ nhìn cha mẹ bị còng tay
Thằng lớn dỗ em mà hốc hác mặt mày
Trong ánh mắt đớn đau chợt lóe tia thù hận
Trẻ thơ nhìn tương lai đấy sao? hỡi dân tộc này?
Người càng lớn thì càng thêm tội
Đã để trẻ thơ phải khổ đau, phẫn hận trước tuổi đời
Kẻ chức càng cao càng chẳng nhìn ra lầm lỗi
Vì lợi quyền, tiền của đã khiến chúng mù đui
Khóc đi em, hãy khóc lớn lên em
Biết đâu quanh đây còn sót những trái tim
Tiếng kể lể em đến mềm lòng trời đất
Sẽ khiến dân tộc này trăn trở mãi, chẳng thể yên
Biết đâu chừng tiếng khóc em làm lòng người bừng dậy
Lương tri hồi sinh trong những kẻ hóa thú, lợi ích đàn bầy
Tiếng khóc rồi một ngày khi tình người trong nhau nhận thấy
Cha mẹ em sẽ được thả về nhà, dân tộc rồi phải đổi thay
Hãy khóc đi em cứ còn khóc nghe em
Khóc được càng lâu tim càng sẽ hóa mềm
Khóc cho vơi khổ đau cho trôi đi thù hận
Dân tộc này khổ đau đủ đầy, chỉ còn thiếu mỗi trái tim!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 12)
Vũ Văn An
22:14 19/06/2017
Còn các tổ chức Công Giáo thì sao?
Trong phạm vi sinh hoạt này, các liên hệ với hàng giáo phẩm quả đủ mầu sắc. Có những tổ chức do chính các giám mục tạo ra và do đó hưởng được một tư thế bán chính thức, như phong trào giáo dân to lớn là Công Giáo Tiến Hành ở Ý, và có những nhóm tự coi mình là đồng minh đáng tin của các giám mục, như Hội Hiệp Sĩ Columbus ở Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1882, Hội Hiệp Sĩ Columbus là hội thân hữu Công Giáo lớn nhất trên thế giới và nó điều hành một chương trình bảo hiểm nhân thọ khổng lồ với hơn 80 tỷ dollars tiền bảo hiểm và được chống đỡ bởi một số vốn lên tới 15.5 tỷ dollars. Nói chung, Hội Hiệp Sĩ này sử dụng tài sản này để yểm trợ các nghị trình xã hội và chính trị của các giám mục Hoa Kỳ; họ là nguồn tài trợ chính cho Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của các giám mục, lập ra để tranh đấu các vấn đề có liên hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội, như chỉ thị y tế của Obama đòi các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm cho việc ngừa thai và triệt sản của công nhân.
Ở phía đàng kia, là các nhóm hoàn toàn chống lại các giám mục và Tòa Thánh như nhóm Catholics for Choice (Người Công Giáo phò Chọn Lựa [phá thai]) ở Hoa Kỳ. Nhóm này cổ vũ quyền phá thai và đồng minh với các phong trào phò phá thai thế tục. Mấy thập niên trước đây, các giám mục Hoa Kỳ đã tham khảo các luật sư xem liệu các ngài có thể buộc nhóm này ngưng không tự gọi họ là Công Giáo nữa hay không, nhưng các ngài được cố vấn rằng về dân luật, hạn từ Công Giáo hiện đã thuộc lĩnh vực công cộng nên không thể bị nhãn hiệu hóa (trademarked). Thành thử, gần như ai cũng có thể thành lập một tổ chức Công Giáo, và hàng giáo phẩm không làm gì được để ngăn cản họ.
Phần lớn các tổ chức Công Giáo đứng ở giữa thế trung thành tuyệt đối và chống đối tuyệt đối. Họ tự coi họ là Công Giáo đích danh và cố gắng tạo được các mối liên hệ tốt đẹp với các nhà lãnh đạo chính thức của Giáo Hội, nhưng họ cũng duy trì một mức độ xa cách nào đó và đôi khi đưa ra các thách thức nhẹ nhàng. Nói cho ngay, đại đa số các tổ chức Công Giáo không nghĩ nhiều tới nền chính trị nội bộ của Giáo Hội, vì họ thường quá tập chú vào một sứ mệnh rộng lớn hơn trong thế gian. Thí dụ, những năm gần đây đã có sự lớn mạnh hết sức đáng kể con số các nhà truyền giáo giáo dân; họ tản mác khắp chân trời góc biển thế giới, giảng dạy, chữa bệnh, và làm chứng nhân cho Tin Mừng, y hệt các thế hệ linh mục, tu sĩ và nữ tu trước đây từng làm. Mạng Lưới Thiện Nguyện Viên Công Giáo đặt trụ sở ở Hoa Kỳ ước lượng rằng hiện có khoảng 10,000 nhà truyền giáo giáo dân phục vụ ở Hoa Kỳ và 108 nước khác, và đó chỉ là những người họ biết. Có lúc, 2 thống đốc Hoa Kỳ, Tim Kaine của Virginia và Bill Ritter của Colorado, từng là cựu hội viên của các nhóm thiện nguyện này: Kaine phục vụ như một thiện nguyện viên Dòng Tên tại Honduras, Ritter là nhà truyền giáo của Dòng Oblate tại Zambia.
“Các phong trào mới” là những phong trào nào?
“Các phong trào mới” xuất hiện trong thế kỷ 20 chủ yếu như một cách để đào tạo và động viên người giáo dân, giúp họ tự coi mình như những người ở tuyến đầu thi hành sứ mệnh của Giáo Hội. Cho đến nay, Vatican đã ban tư cách giáo luật cho hơn 120 phong trào giáo dân mới loại này, gần như tất cả đều được thành lập trong khoảng 100 năm vừa qua. Các điển hình nổi tiếng nhất là các phong trào: Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation), L’Arche, Cộng Đồng Sant’Egidio, Focolare, Neo-Catechumenate, và Cộng Đồng Emmanuel. Trong thời gian này, các phong trào mới đã triển khai rất, rất nhiều dự án, sứ vụ, và định chế, và cả tranh cãi nữa. Một số người kết án họ đại diện cho một thứ Giáo Hội “song hành”, trong yếu tính, đã tự tách mình ra khỏi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của các giáo xứ và giáo phận. Tuy nhiên, công lớn của họ là đã khuyến khích hàng ngũ giáo dân biết nhận ra mình như những nhà truyền giáo ngay trong bậc sống của mình, biến đổi thế giới thế tục từ trong ra ngoài.
Lên tài liệu về con số các phong trào này thì dễ hơn là xác định chính xác việc có bao nhiêu người Công Giáo thuộc về họ hay chịu ảnh hưởng của họ. Một số phong trào không có “hội viên” theo nghĩa cổ điển; trong khi nhiều phong trào khác chỉ có một số hội viên nòng cốt chính thức nhưng lại có cả một mạng lưới rộng lớn các ủng hộ viên và hợp tác viên. Phần lớn các ước lượng cho rằng tổng số các người Công Giáo có liên hệ tới một phong trào Công Giáo tương đối khá ít, nhưng tính hiển thị và được lòng giáo quyền của họ cho thấy các phong trào này quả đóng một vai trò rất lớn trong việc lên âm sắc cho hàng ngũ giáo dân.
Đâu là một điển hình của các phong trào trên?
Phát động từ năm 1968 bởi nhà giáo sử Andrea Riccardi, lúc đó đang còn là một học sinh trung học ở Rôma, phong trào Sant’Egidio (tiếng Anh gọi là Thánh Giles) lấy tên của một đan viện Cát Minh ngày xưa thuộc quận Transtevere của Kinh Thành Muôn Thuở, nơi các hội viên nguyên thủy tụ tập để thờ phượng. Được Vatican II và sinh lực học sinh khuynh tả của thời ấy gợi hứng, các hội viên này bắt đầu sống và làm việc giữa người nghèo của vùng ngoại ô kinh thành. Họ lập “các trường bình dân” cho trẻ em kém thế.
Vì công trình của họ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, ngày nay Sant’Egidio được biết dưới danh hiệu “Liên Hiệp Quốc tại Transtevere”. Quả vậy, một thành công đột phá đã đạt được vào ngày 4 tháng 10 năm 1992, khi Sant’Egidio môi giới được một hòa ước ở Mozambique, kết thúc cuộc nội chiến từng gây ra tử vong cho hơn một triệu người. Cộng đồng này hãnh diện nói rằng thỏa hiệp Mozambique là “thỏa hiệp liên chính phủ đầu tiên do một bộ phận phi chính phủ thương thảo”.
Sant’Egidio cũng tích cực trong các vấn đề nhân quyền, nhất là trong chiến dịch của họ nhằm hủy bỏ án tử hình khắp thế giới. Năm 2001, Cộng Đồng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một kiến nghị với 2.7 triệu chữ ký yểm trợ việc hủy bỏ án tử hình. Cộng Đồng cũng được tiếng thơm về chiều sâu phụng vụ và linh đạo của mình. Các buổi hát kinh chiều tại Nhà Thờ Santa Maria ở Transtevere lôi kéo rất nhiều người, thường gồm du khách và người địa phương đủ mầu sắc, trong đó, có nhiều thanh thiếu niên.
Châu Phi là điểm nhấn mạnh đặc biệt. Tháng Ba năm 2002, Sant’Egidio phát động dự án DREAM ở Mozambique để chống HIV/AIDS. Nhờ sự phối hợp cả các thiện nguyện viên lẫn các khoản tặng dữ, và dựa vào các món thuốc chưa có thương hiệu (generic) rẻ tiền, vào khoảng 95 phần trăm trong số hơn 4,000 bệnh nhân AIDS do dự án này chăm sóc vẫn còn sống tới ngày nay một cách khỏe mạnh. Khoảng 97 phần trăm trẻ em do các bà mẹ nhiễm HIV thuộc dự án DREAM đã không mắc bệnh. Có lẽ gây ấn tượng nhất phải kể việc DREAM có 95 phần trăm bệnh nhân tuân theo chế độ chữa trị của dự án. Đây là tỷ lệ cũng tốt bằng hoặc tốt hơn ở Châu Âu và Hoa Kỳ và đánh đổ thiên kiến cho rằng bắt người Châu Phi phải chữa trị phức tạp là điều vô ích vì họ không thể và không muốn tuân theo các chỉ dẫn.
Năm 1986, khi Đức Gioan Phaolô II mời các nhà lãnh đạo các tôn giáo thế giới tới Assisi để cầu nguyện cho hòa bình, Sant’Egidio đã hoan hô sáng kiến này bất chấp các lời phê bình của một số giới cho rằng việc này liều mình rơi vào chủ nghĩa duy tương đối. Kể từ đó, năm nào họ cũng bảo trợ một cuộc hội họp liên tôn để duy trì sống động “tinh thần Assisi”. Các hội viên của Sant’Egidio đã và đang là các nhà lãnh đạo trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, đôi khi điều hành một loại đại kết “cửa hậu” song song với các cuộc đối thoại và mối liên hệ chính thức của Giáo Hội.
Người Công Giáo có phải tham gia một tổ chức hay một phong trào Công Giáo để được là thành phần của “Giáo Hội bên ngoài Giáo Hội” không?
Tuyệt đối không. Thí dụ, có những điều ta có thể gọi là “các nhà truyền giảng tin mừng du kích chiến” nghĩa là các cá nhân Công Giáo không hề có tư cách chính thức hay được phép của bất cứ ai, nhưng vẫn cắm cờ đức tin ở một ngõ ngách nào đó trên thế giới. Muốn có một điển hình của hình thức tranh đấu tự phát này, ta hãy xem cách đáp ứng Công Giáo ở Hoa Kỳ đối với trường hợp Terry Schiavo. Bán hôn mê và tùy thuộc ống nuôi (feeding tube) cả 15 năm trường, Schiavo chết năm 2005 sau khi rút ống cung cấp thực phẩm và nước uống. Chồng cô vốn cho rằng cô nên được phép chết một cách hợp nhân phẩm, trong khi gia đình của cô nhất mực làm áp lực để giữ cho cô tiếp tục sống. Cha mẹ cô lý luận rằng con gái họ là một người Công Giáo Rôma sùng đạo nên chắc chắn sẽ không muốn vi phạm giáo huấn của Giáo Hội về việc chăm sóc lúc cuối đời.
Số phận của Schiavo trở thành đầu đề cho một cuộc tranh luận công cộng rộng rãi, trong đó, các giám mục Công Giáo đóng một vai trò phần lớn người ta coi là đệ nhị đẳng. Tháng 10 năm 2002, Đức Cha Robert Lynch của Petersburg, Florida, nơi Schiavo cư ngụ, viết rằng Giáo Hội “tự kiềm chế, không đưa ra phán quyết nào đối với các hành động của bất cứ ai trong giờ phút bi thảm này”. Hai năm sau, anh của Schiavo, Bobby Schindler, viết một lá thư ngỏ gửi Đức Cha Lynch. Schindler khẩn cầu Thiên Chúa “tha cho chúng con một người kế vị các tông đồ khác biểu lộ cùng một việc bất hành động và im lặng đầy tai tiếng mà Đức Cha đã sử dụng để tiếp tục đồng lõa trong vụ sát hại em gái con bằng an tử”.
Điều làm cho chiến dịch “Cứu Terry” thành một thập tự chinh Công Giáo cuồng nhiệt không phải là các tuyên bố chính thức của giám mục, mà đúng hơn là mạng lưới hạ tầng nhanh chóng của các nhà tranh đấu và các nhóm phò sự sống, được tổ chức và vận động trên liên mạng, giúp các người Công Giáo quan tâm gặp gỡ nhau, góp sức với nhau, và phổ biến lời nói kịp thời. Trang mạng về Terri liệt kê 233 "blogs" tham gia cuộc tranh đấu để cứu Schiavo, mà đại đa số cho thấy rõ đặc điểm Công Giáo trong âm sắc và tính khí (nhiều "blogs" mang các tên như ExtremeCatholic, Catholic Fire, Pro Ecclesia, Rerum Novarum, và Totus Tuus).
Một số giám mục tỏ ra lo lắng trước việc nổi dậy này, coi một số lập trường phát biểu nhân danh Giáo Hội và giáo huấn Công Giáo là cực kỳ khó nghe hay cực đoan. Nhưng các ngài cũng muốn đứng về phía tranh đấu.
Điều gì tạo nên tinh thần đấu tranh của giáo dân?
Trong nhiều thế kỷ, vai trò giáo dân chỉ như một thứ phụ chú trong nền thần học chính thức của Công Giáo; nền thần học này quen nhìn giai cấp ưu tú có chuyên môn, các giám mục, các linh mục, các đan sĩ, v.v… là các tác nhân dẫn đầu trong màn kịch Công Giáo. Tinh thần duy giáo sĩ này thẩm thấu cả vào ý thức bình dân, đến nỗi, đôi khi, khó mà thuyết phục để người ta tin rằng Giáo Hội Công Giáo không duy nhất được định nghĩa bởi đẳng cấp giáo sĩ mà thôi.
Tuy nhiên, ngày nay, hàng ngũ giáo dân như những người chủ đạo đã xuất hiện trong Đạo Công Giáo với số lượng lớn lao hơn và với sinh lực mới mẻ hơn. Trong sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội và trong các chương trình nới rộng vòng tay mục vụ, người giáo dân đang chiếm giữ các chức vụ thừa tác và hành chánh mà trước đây chỉ hàng giáo sĩ mới chiếm giữ được. Có lẽ điều còn quan trọng hơn nữa là người giáo dân hiện đang tự đảm nhiệm việc phúc âm hóa nền văn hóa và hành động dựa trên giáo huấn xã hội Công Giáo, mà không thách thức thẩm quyền của Giáo Hội nhưng cũng không cần phải chờ giáo quyền ra lệnh. Càng ngày càng có nhiều giáo dân tiến tới chỗ quan niệm rằng sức mạnh của người giáo dân không hẳn hệ ở việc thủ diễn một vai trò nào đó trong Thánh Lễ hay nắm giữ một chức vụ gì đó trong Giáo Hội cho bằng là biến cải thế giới dưới ánh sáng Tin Mừng.
Xét về nhiều phương diện, thế kỷ 21 quả đang thành hình như là thế kỷ của người giáo dân. Nếu mô thức cổ truyền về vai trò của giáo dân là “góp tiền, cầu nguyện và vâng lời” (pay, pray, and obey), thì viễn kiến mới có thể được phát biểu như sau: “cầu nguyện và nắm lấy cơ may” (pray and seize the day).
Còn tiếp
Trong phạm vi sinh hoạt này, các liên hệ với hàng giáo phẩm quả đủ mầu sắc. Có những tổ chức do chính các giám mục tạo ra và do đó hưởng được một tư thế bán chính thức, như phong trào giáo dân to lớn là Công Giáo Tiến Hành ở Ý, và có những nhóm tự coi mình là đồng minh đáng tin của các giám mục, như Hội Hiệp Sĩ Columbus ở Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1882, Hội Hiệp Sĩ Columbus là hội thân hữu Công Giáo lớn nhất trên thế giới và nó điều hành một chương trình bảo hiểm nhân thọ khổng lồ với hơn 80 tỷ dollars tiền bảo hiểm và được chống đỡ bởi một số vốn lên tới 15.5 tỷ dollars. Nói chung, Hội Hiệp Sĩ này sử dụng tài sản này để yểm trợ các nghị trình xã hội và chính trị của các giám mục Hoa Kỳ; họ là nguồn tài trợ chính cho Ủy Ban Đặc Nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của các giám mục, lập ra để tranh đấu các vấn đề có liên hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội, như chỉ thị y tế của Obama đòi các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm cho việc ngừa thai và triệt sản của công nhân.
Ở phía đàng kia, là các nhóm hoàn toàn chống lại các giám mục và Tòa Thánh như nhóm Catholics for Choice (Người Công Giáo phò Chọn Lựa [phá thai]) ở Hoa Kỳ. Nhóm này cổ vũ quyền phá thai và đồng minh với các phong trào phò phá thai thế tục. Mấy thập niên trước đây, các giám mục Hoa Kỳ đã tham khảo các luật sư xem liệu các ngài có thể buộc nhóm này ngưng không tự gọi họ là Công Giáo nữa hay không, nhưng các ngài được cố vấn rằng về dân luật, hạn từ Công Giáo hiện đã thuộc lĩnh vực công cộng nên không thể bị nhãn hiệu hóa (trademarked). Thành thử, gần như ai cũng có thể thành lập một tổ chức Công Giáo, và hàng giáo phẩm không làm gì được để ngăn cản họ.
Phần lớn các tổ chức Công Giáo đứng ở giữa thế trung thành tuyệt đối và chống đối tuyệt đối. Họ tự coi họ là Công Giáo đích danh và cố gắng tạo được các mối liên hệ tốt đẹp với các nhà lãnh đạo chính thức của Giáo Hội, nhưng họ cũng duy trì một mức độ xa cách nào đó và đôi khi đưa ra các thách thức nhẹ nhàng. Nói cho ngay, đại đa số các tổ chức Công Giáo không nghĩ nhiều tới nền chính trị nội bộ của Giáo Hội, vì họ thường quá tập chú vào một sứ mệnh rộng lớn hơn trong thế gian. Thí dụ, những năm gần đây đã có sự lớn mạnh hết sức đáng kể con số các nhà truyền giáo giáo dân; họ tản mác khắp chân trời góc biển thế giới, giảng dạy, chữa bệnh, và làm chứng nhân cho Tin Mừng, y hệt các thế hệ linh mục, tu sĩ và nữ tu trước đây từng làm. Mạng Lưới Thiện Nguyện Viên Công Giáo đặt trụ sở ở Hoa Kỳ ước lượng rằng hiện có khoảng 10,000 nhà truyền giáo giáo dân phục vụ ở Hoa Kỳ và 108 nước khác, và đó chỉ là những người họ biết. Có lúc, 2 thống đốc Hoa Kỳ, Tim Kaine của Virginia và Bill Ritter của Colorado, từng là cựu hội viên của các nhóm thiện nguyện này: Kaine phục vụ như một thiện nguyện viên Dòng Tên tại Honduras, Ritter là nhà truyền giáo của Dòng Oblate tại Zambia.
“Các phong trào mới” là những phong trào nào?
“Các phong trào mới” xuất hiện trong thế kỷ 20 chủ yếu như một cách để đào tạo và động viên người giáo dân, giúp họ tự coi mình như những người ở tuyến đầu thi hành sứ mệnh của Giáo Hội. Cho đến nay, Vatican đã ban tư cách giáo luật cho hơn 120 phong trào giáo dân mới loại này, gần như tất cả đều được thành lập trong khoảng 100 năm vừa qua. Các điển hình nổi tiếng nhất là các phong trào: Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation), L’Arche, Cộng Đồng Sant’Egidio, Focolare, Neo-Catechumenate, và Cộng Đồng Emmanuel. Trong thời gian này, các phong trào mới đã triển khai rất, rất nhiều dự án, sứ vụ, và định chế, và cả tranh cãi nữa. Một số người kết án họ đại diện cho một thứ Giáo Hội “song hành”, trong yếu tính, đã tự tách mình ra khỏi sinh hoạt mục vụ thường xuyên của các giáo xứ và giáo phận. Tuy nhiên, công lớn của họ là đã khuyến khích hàng ngũ giáo dân biết nhận ra mình như những nhà truyền giáo ngay trong bậc sống của mình, biến đổi thế giới thế tục từ trong ra ngoài.
Lên tài liệu về con số các phong trào này thì dễ hơn là xác định chính xác việc có bao nhiêu người Công Giáo thuộc về họ hay chịu ảnh hưởng của họ. Một số phong trào không có “hội viên” theo nghĩa cổ điển; trong khi nhiều phong trào khác chỉ có một số hội viên nòng cốt chính thức nhưng lại có cả một mạng lưới rộng lớn các ủng hộ viên và hợp tác viên. Phần lớn các ước lượng cho rằng tổng số các người Công Giáo có liên hệ tới một phong trào Công Giáo tương đối khá ít, nhưng tính hiển thị và được lòng giáo quyền của họ cho thấy các phong trào này quả đóng một vai trò rất lớn trong việc lên âm sắc cho hàng ngũ giáo dân.
Đâu là một điển hình của các phong trào trên?
Phát động từ năm 1968 bởi nhà giáo sử Andrea Riccardi, lúc đó đang còn là một học sinh trung học ở Rôma, phong trào Sant’Egidio (tiếng Anh gọi là Thánh Giles) lấy tên của một đan viện Cát Minh ngày xưa thuộc quận Transtevere của Kinh Thành Muôn Thuở, nơi các hội viên nguyên thủy tụ tập để thờ phượng. Được Vatican II và sinh lực học sinh khuynh tả của thời ấy gợi hứng, các hội viên này bắt đầu sống và làm việc giữa người nghèo của vùng ngoại ô kinh thành. Họ lập “các trường bình dân” cho trẻ em kém thế.
Vì công trình của họ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, ngày nay Sant’Egidio được biết dưới danh hiệu “Liên Hiệp Quốc tại Transtevere”. Quả vậy, một thành công đột phá đã đạt được vào ngày 4 tháng 10 năm 1992, khi Sant’Egidio môi giới được một hòa ước ở Mozambique, kết thúc cuộc nội chiến từng gây ra tử vong cho hơn một triệu người. Cộng đồng này hãnh diện nói rằng thỏa hiệp Mozambique là “thỏa hiệp liên chính phủ đầu tiên do một bộ phận phi chính phủ thương thảo”.
Sant’Egidio cũng tích cực trong các vấn đề nhân quyền, nhất là trong chiến dịch của họ nhằm hủy bỏ án tử hình khắp thế giới. Năm 2001, Cộng Đồng đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một kiến nghị với 2.7 triệu chữ ký yểm trợ việc hủy bỏ án tử hình. Cộng Đồng cũng được tiếng thơm về chiều sâu phụng vụ và linh đạo của mình. Các buổi hát kinh chiều tại Nhà Thờ Santa Maria ở Transtevere lôi kéo rất nhiều người, thường gồm du khách và người địa phương đủ mầu sắc, trong đó, có nhiều thanh thiếu niên.
Châu Phi là điểm nhấn mạnh đặc biệt. Tháng Ba năm 2002, Sant’Egidio phát động dự án DREAM ở Mozambique để chống HIV/AIDS. Nhờ sự phối hợp cả các thiện nguyện viên lẫn các khoản tặng dữ, và dựa vào các món thuốc chưa có thương hiệu (generic) rẻ tiền, vào khoảng 95 phần trăm trong số hơn 4,000 bệnh nhân AIDS do dự án này chăm sóc vẫn còn sống tới ngày nay một cách khỏe mạnh. Khoảng 97 phần trăm trẻ em do các bà mẹ nhiễm HIV thuộc dự án DREAM đã không mắc bệnh. Có lẽ gây ấn tượng nhất phải kể việc DREAM có 95 phần trăm bệnh nhân tuân theo chế độ chữa trị của dự án. Đây là tỷ lệ cũng tốt bằng hoặc tốt hơn ở Châu Âu và Hoa Kỳ và đánh đổ thiên kiến cho rằng bắt người Châu Phi phải chữa trị phức tạp là điều vô ích vì họ không thể và không muốn tuân theo các chỉ dẫn.
Năm 1986, khi Đức Gioan Phaolô II mời các nhà lãnh đạo các tôn giáo thế giới tới Assisi để cầu nguyện cho hòa bình, Sant’Egidio đã hoan hô sáng kiến này bất chấp các lời phê bình của một số giới cho rằng việc này liều mình rơi vào chủ nghĩa duy tương đối. Kể từ đó, năm nào họ cũng bảo trợ một cuộc hội họp liên tôn để duy trì sống động “tinh thần Assisi”. Các hội viên của Sant’Egidio đã và đang là các nhà lãnh đạo trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, đôi khi điều hành một loại đại kết “cửa hậu” song song với các cuộc đối thoại và mối liên hệ chính thức của Giáo Hội.
Người Công Giáo có phải tham gia một tổ chức hay một phong trào Công Giáo để được là thành phần của “Giáo Hội bên ngoài Giáo Hội” không?
Tuyệt đối không. Thí dụ, có những điều ta có thể gọi là “các nhà truyền giảng tin mừng du kích chiến” nghĩa là các cá nhân Công Giáo không hề có tư cách chính thức hay được phép của bất cứ ai, nhưng vẫn cắm cờ đức tin ở một ngõ ngách nào đó trên thế giới. Muốn có một điển hình của hình thức tranh đấu tự phát này, ta hãy xem cách đáp ứng Công Giáo ở Hoa Kỳ đối với trường hợp Terry Schiavo. Bán hôn mê và tùy thuộc ống nuôi (feeding tube) cả 15 năm trường, Schiavo chết năm 2005 sau khi rút ống cung cấp thực phẩm và nước uống. Chồng cô vốn cho rằng cô nên được phép chết một cách hợp nhân phẩm, trong khi gia đình của cô nhất mực làm áp lực để giữ cho cô tiếp tục sống. Cha mẹ cô lý luận rằng con gái họ là một người Công Giáo Rôma sùng đạo nên chắc chắn sẽ không muốn vi phạm giáo huấn của Giáo Hội về việc chăm sóc lúc cuối đời.
Số phận của Schiavo trở thành đầu đề cho một cuộc tranh luận công cộng rộng rãi, trong đó, các giám mục Công Giáo đóng một vai trò phần lớn người ta coi là đệ nhị đẳng. Tháng 10 năm 2002, Đức Cha Robert Lynch của Petersburg, Florida, nơi Schiavo cư ngụ, viết rằng Giáo Hội “tự kiềm chế, không đưa ra phán quyết nào đối với các hành động của bất cứ ai trong giờ phút bi thảm này”. Hai năm sau, anh của Schiavo, Bobby Schindler, viết một lá thư ngỏ gửi Đức Cha Lynch. Schindler khẩn cầu Thiên Chúa “tha cho chúng con một người kế vị các tông đồ khác biểu lộ cùng một việc bất hành động và im lặng đầy tai tiếng mà Đức Cha đã sử dụng để tiếp tục đồng lõa trong vụ sát hại em gái con bằng an tử”.
Điều làm cho chiến dịch “Cứu Terry” thành một thập tự chinh Công Giáo cuồng nhiệt không phải là các tuyên bố chính thức của giám mục, mà đúng hơn là mạng lưới hạ tầng nhanh chóng của các nhà tranh đấu và các nhóm phò sự sống, được tổ chức và vận động trên liên mạng, giúp các người Công Giáo quan tâm gặp gỡ nhau, góp sức với nhau, và phổ biến lời nói kịp thời. Trang mạng về Terri liệt kê 233 "blogs" tham gia cuộc tranh đấu để cứu Schiavo, mà đại đa số cho thấy rõ đặc điểm Công Giáo trong âm sắc và tính khí (nhiều "blogs" mang các tên như ExtremeCatholic, Catholic Fire, Pro Ecclesia, Rerum Novarum, và Totus Tuus).
Một số giám mục tỏ ra lo lắng trước việc nổi dậy này, coi một số lập trường phát biểu nhân danh Giáo Hội và giáo huấn Công Giáo là cực kỳ khó nghe hay cực đoan. Nhưng các ngài cũng muốn đứng về phía tranh đấu.
Điều gì tạo nên tinh thần đấu tranh của giáo dân?
Trong nhiều thế kỷ, vai trò giáo dân chỉ như một thứ phụ chú trong nền thần học chính thức của Công Giáo; nền thần học này quen nhìn giai cấp ưu tú có chuyên môn, các giám mục, các linh mục, các đan sĩ, v.v… là các tác nhân dẫn đầu trong màn kịch Công Giáo. Tinh thần duy giáo sĩ này thẩm thấu cả vào ý thức bình dân, đến nỗi, đôi khi, khó mà thuyết phục để người ta tin rằng Giáo Hội Công Giáo không duy nhất được định nghĩa bởi đẳng cấp giáo sĩ mà thôi.
Tuy nhiên, ngày nay, hàng ngũ giáo dân như những người chủ đạo đã xuất hiện trong Đạo Công Giáo với số lượng lớn lao hơn và với sinh lực mới mẻ hơn. Trong sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội và trong các chương trình nới rộng vòng tay mục vụ, người giáo dân đang chiếm giữ các chức vụ thừa tác và hành chánh mà trước đây chỉ hàng giáo sĩ mới chiếm giữ được. Có lẽ điều còn quan trọng hơn nữa là người giáo dân hiện đang tự đảm nhiệm việc phúc âm hóa nền văn hóa và hành động dựa trên giáo huấn xã hội Công Giáo, mà không thách thức thẩm quyền của Giáo Hội nhưng cũng không cần phải chờ giáo quyền ra lệnh. Càng ngày càng có nhiều giáo dân tiến tới chỗ quan niệm rằng sức mạnh của người giáo dân không hẳn hệ ở việc thủ diễn một vai trò nào đó trong Thánh Lễ hay nắm giữ một chức vụ gì đó trong Giáo Hội cho bằng là biến cải thế giới dưới ánh sáng Tin Mừng.
Xét về nhiều phương diện, thế kỷ 21 quả đang thành hình như là thế kỷ của người giáo dân. Nếu mô thức cổ truyền về vai trò của giáo dân là “góp tiền, cầu nguyện và vâng lời” (pay, pray, and obey), thì viễn kiến mới có thể được phát biểu như sau: “cầu nguyện và nắm lấy cơ may” (pray and seize the day).
Còn tiếp
Thông Báo
Thư mời tham dự Lễ giỗ và Tạ Ơn ban hành Nghị định Đấng Đáng Kính ĐHY FX Nguyễn văn Thuận
Dr. Luisa Melox
10:51 19/06/2017
Vatican ngày 13 tháng 6 năm 2017
Kính thưa Qúi Vị,
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận và Thánh Lễ Tạ Ơn ban hành Nghị định Đấng Đáng Kính, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị đến dự Thánh Lễ long trọng do Đức Hồng Y Peter K.A. Turkson chủ tọa vào ngày 15 tháng 9 năm 2017 lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Santa Maria della Scala (Piazza della Scala, # 23) ở Rôma.
Nếu qúi vị có thể tham dự lễ kỷ niệm này, vui lòng xác nhận cho chúng tôi biết để tiện sắp xếp, gọi cho Dr. Luisa Melo: Tel. +39 06 698.7 99.01 - Cell: + 39 335 77 83320, e-mail: causa.cardinalvanthuan@hurnandevelopment.va.
Chúng tôi rất mong được qúi vị bạn trong dịp quan trọng này.
Trong Đức Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria
(ký tên)
Kính thưa Qúi Vị,
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận và Thánh Lễ Tạ Ơn ban hành Nghị định Đấng Đáng Kính, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị đến dự Thánh Lễ long trọng do Đức Hồng Y Peter K.A. Turkson chủ tọa vào ngày 15 tháng 9 năm 2017 lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Santa Maria della Scala (Piazza della Scala, # 23) ở Rôma.
Nếu qúi vị có thể tham dự lễ kỷ niệm này, vui lòng xác nhận cho chúng tôi biết để tiện sắp xếp, gọi cho Dr. Luisa Melo: Tel. +39 06 698.7 99.01 - Cell: + 39 335 77 83320, e-mail: causa.cardinalvanthuan@hurnandevelopment.va.
Chúng tôi rất mong được qúi vị bạn trong dịp quan trọng này.
Trong Đức Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria
(ký tên)
Chương trình : Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang Quảng Trị lần thứ 31
Lm Giacôbê Lê Sĩ Hiền
15:19 19/06/2017
1. Chương trình Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 31, và các thông tin tại Linh địa La Vang, do Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền- Quản nhiệm Trung tâm hành hương La Vang, cung cấp .
2. Một số hình ảnh, do Tôi chụp nhiều góc chụp khác nhau xung quanh Vương cung Thánh Đường đang xây dựng.
3. Một số hình ảnh chụp lại từ Tập tài liệu : Vương Cung Thánh Đường ĐỨC MẸ LA VANG , của Ban Quản Lý Dự Án , tường trình về việc xây dựng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tháng 4 / 2017.
4. Trên công trường, các máy thiết bị và công nhân hối hả, cố gắng hoàn thành phần Lễ đài ( Tiền sảnh, tháp trước) của Vương Cung Thánh Đường, và Quảng trường Lòng Chúa Thương Xót (khoảng sân từ tháp cổ đến lễ đài), để Thánh Lễ trong dịp Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 31 năm nay , sẽ được cử hành tại đây.
5. Trong 3 ngày Đại Hội : 13 , 14 & 15 / 8 / 2017. Tất cả các thuyết trình và Suy niệm được cử hành tại Linh Đài và Quảng trường Các Thánh Tử Đạo.
Toma Trương Văn Ân
Xem Hình
Chương trình : ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 31
Thời gian : từ ngày 13 đến ngày 15 / 8 / 2017
Chủ đề : “Sống tinh thần Sứ Điệp Fatima “
Chúa Nhật : 13 / 8 / 2017
Buổi sáng :
06 g00 Thánh lễ Chúa Nhật XIX Thường niên
Địa điểm : Linh đài
Chủ tế : -Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ la Vang.
- Ca đoàn Giáo xứ la Vang
- Thừa tác viên MTC : ĐCS
- Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện .
• Phụ trách : Dòng Thánh Tâm + Dòng CCT + Linh mục Hưu dưỡng
08g00 Thánh lễ Chúa Nhật XIX Thường niên
Địa điểm : Linh đài
Chủ tế : -Cha An tôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng Quyền Dòng Thánh Tâm Huế
- Ca đoàn Giáo xứ Thạch Hãn
- Thừa tác viên MTC : ĐCS
- Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện .
• Phụ trách : Dòng Thánh Tâm + Dòng CCT + Linh mục Hưu dưỡng
10g00 Thánh lễ Chúa Nhật XIX Thường niên
Địa điểm : Linh đài
Chủ tế : -Cha An tôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện TGP Huế
- Ca đoàn Giáo xứ Trí Bưu
- Thừa tác viên MTC : ĐCS
- Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện .
• Phụ trách : Dòng Thánh Tâm + Dòng CCT + Linh mục Hưu dưỡng
Buổi Chiều :
14g00 THUYẾT TRÌNH : “ Cùng với Mẹ, người trẻ vững tâm bước vào đời sống gia đình”
• Địa điểm : Quảng Trường các Thánh Tử Đạo ( phía sau Linh đài)
• Chào mừng : Đội trống kèn Bùi Chu
Phụ trách Đội trống kèn : Cha Mt Trần Nguyên
• Thuyết trình viên: Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp ( OP) , Giám mục Giáo phận Vinh- Chủ tích UB Công lý và Hòa bình HĐGM VN
• Điều hành chương trình : Cha Bênêđictô Ngô Văn Hải và Giới trẻ Gp Huế
• Vũ khúc kết thúc : Công đoàn MTG Vinh , Kim Long Huế.
• Kết thúc : Kinh Đức Mẹ La Vang
- Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện .
• Phụ trách : Dòng Thánh Tâm + Dòng CCT + Linh mục Hưu dưỡng
17g00 KHAI MẠC ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 31
• Địa điểm : Lễ đài ( Tiền đường Vương cung Thánh đường đang xây dựng)
• Chào mừng : Đội trống kèn Bùi Chu
Phụ trách đội trống kèn : Cha Mt Trần Nguyên
• Chào mừng- Giới thiệu – Tuyên bố khai mạc: ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGP Huế.
• Vũ khúc chào mừng : Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng – Huế .
• Cắt dây thả 3 bong bóng biểu tượng Ba Miền :
+ ĐTGM PX. Lê Văn Hồng
+ ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh
+ ĐTGM Leopoldo Girelli
• Làm phép Bàn thờ : ĐTGM PX. Lê Văn Hồng
THÁNH LỄ KHAI MẠC ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG
• Lễ kính Đức Mẹ la Vang
• Chủ lễ và Giảng : ĐTGM Leopoldo Girelli
• Phụ lễ : ĐTGM PX. Lê Văn Hồng.
Các bài đọc : Bài đọc 1 : Hc 2,2-9 ; Bài đọc 2 : Rm 8,31-39 ; Tin Mừng : Lc 2,41-52 .
• Ca đoàn : Cha Minh Anh
20g00 TÔN THỜ THÁNH THỂ
• Chủ sự : Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, GM Gp Phú Cường- Chủ tịch UB Truyền thông Xã hội.
• Kiệu Thánh Thể :
+ 2 xe hoa : Gx Phủ Cam
+ lộ trình : Lễ đài – Tháp cổ - Linh đài Đức Mẹ La Vang
+ Suy niệm , hát bài hát phổ thông & Đọc kinh:
Cha Giuse Nguyễn Văn Tiến+ Gp Xuân Lộc ( Cha Tiến mời riêng)
+ Cộng đoàn cầm nến
+ Kết thúc :
Đức Cha Chủ sự suy niệm về thống hối khoảng 5 phút
Phép lành Mình Thánh Chúa
Đưa Mình Thánh Chúa về nhà chầu sau Linh đài.
• Giải tội và chầu MTC suốt đêm :
+ địa điểm : Khai mạc tại Linh đài.
Giải tội tại nhà nguyện
Chầu MTC tại nhà chầu sau Linh đài.
• Lời khai mạc : Đức Cha Giuse nguyễn Tấn Tước, GM GP Phú Cường
• Tiết mục sám hối : MTG Thanh Hóa ( 10 phút)
Phiên Chầu MTC Suốt Đêm : tại nhà chầu sau Linh đài :
1. 21g30 – 22g30 : GP Vinh
2. 22g30 – 23g30 : Gp Xuân Lộc
3. 23g30 – 24g30 : Gp Nha Trang
4. 24g30 - 01g30 : TGP Hà Nội
5. 01g30 – 02g30 : Gp Đà Nẵng
6. 02g30 – 03g30 : TGP Sài Gòn
Giải tội : trong nhà nguyện :
Phụ trách : Cha Anton Nguyễn Văn Thăng + Cha Giuse Phạm Văn Tuệ
Thứ Hai 14 . 8 . 2017
Buổi Sáng :
05g00 THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC BÀ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU
Địa điểm : Lễ đài
• Dàn chào : Đội trống kèn Bùi Chu
• Chủ lễ: ĐTGM Phao lô Bùi Văn Đọc, TGM Sài Gòn, Chủ tịch UB Giáo lý Đức tin
• Giảng lễ : Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, GM Gp Phát Diệm, Phó Chủ tịch HĐGMVN
• Các bài đọc : Bài đọc 1 : Dcr2,10-13 ; Bài đọc 2 : Rm8,28-30 ; Tin Mừng : Ga 2, 1-11
• Ca đoàn : Cha Minh Anh
08g00 THUYẾT TRÌNH : “Kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại fatima”
• Địa điểm : Phía sau Linh đài
• Chào mừng : đội kèn trống Bùi Chu
• Thuyết trình viên : Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, GM Hải Phòng, Phó TTK HĐGMVN
• Điều hành chương trình : Cha Benedic Ngô Văn Hải và Giới trẻ TGP Huế
• Kết thúc : hát Năm Xưa Trên Cây Sồi
Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện
• Phụ trách : Cha Anton Nguyễn Văn Thăng + Cha Giuse Phạm Văn Tuệ
Buổi chiều :
15g00 GIỜ KINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
• Địa điểm : Linh đài
• Phụ trách giờ kinh : Cha Phê-rô Nguyễn Văn Phước
Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện
Phụ trách : Cha Anton Nguyễn Văn Thăng + Cha Giuse Phạm Văn Tuệ
16g15 DÂNG HOA LÊN MẸ
• Các ĐHY, ĐGM, LM tập trung tại nhà Trung tâm
• Các ĐHY, ĐGM, LM dâng hoa lên Mẹ
• Các ĐHY, ĐGM, LM mặc lễ phục tại tháp cổ
17g00 THÁNH LỄ VỌNG KÍNH ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
• Địa điểm : Lễ đài
• Dàn chào : Đội trống kèn Thái Bình
• Phụ trách đội trồng kèn : Cha Mt Trần Nguyên
• Đoàn đồng tế tiến về Lễ đài
• Chào mừng – Giới thiệu : ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh , TGP Huế
• Chủ lễ : ĐHY Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội.
• Giảng : Đức Cha Mattheu Nguyễn Văn Khôi , GM Qui Nhơn, Chủ tịch UB Nghệ thuật thánh.
• Các bài đọc : BDD1 : 1Sb15,3-4,15.15-16; 16,1-2: BDD2 : 1Cr 54b-57; TM: Lc 11,27-28
• Ca đoàn : Cha Minh Anh
20g00 DIỄN NGUYỆN
• Địa điểm : Linh đài
• Phụ trách : Cha Anton Nguyễn Văn Tuyến và Giuse Hồ Sĩ Hiếu Trung
• Tiết mục : “Đức Mẹ hiện ra tại Fatima” : Dòng MTG Huế
• Cộng đoàn lần hạt Mân Côi Năm Sự Mầng.
• Tiết mục : “Đức Mẹ hiện ra tại La vang” Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng
Giải tội :
• Địa điểm : Nhà nguyện
• Phụ trách : Cha Anton Nguyễn Văn Thăng + Cha Giuse Phạm Văn Tuệ
21g30 THÁNH LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
• Địa điểm : Đài Lòng Chúa Thương Xót ( trên hồ cạnh Quảng trường Mân côi)
• Chủ lễ : Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM Đà Nẵng , Chủ tịch UB Văn Hóa
• Phụ trách phụng vụ : Phong trào Lòng Chúa Thương Xót
+ Quay các loa về phía cổng chính
+ Mở âm thanh vừa đủ nghe cho cộng đoàn quanh Đài Lòng Chúa Thương Xót
Thứ Ba 15 . 8 . 2017
05g00 ĐẠI LỄ BẾ MẠC HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 31
Kiệu Mẹ
• Bàn kiệu và gánh kiệu : Gx Phủ Cam
• Dàn chào: Đội trống kèn Bùi Chu và Thái Bình
Phụ trách : Cha Mt Trần Nguyên
• Lộ trình : Linh đài – Tháp cổ - Lễ đài
• Chủ sự : ĐC Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế , Chủ tịch HĐGMVN
• Dâng hoa trước Linh đài : Gx Phủ Cam (7 phút) – các Vũ công tháp tùng kiệu Mẹ
• Suy niệm và lần hạt đi kiệu : TGP Huế
Thánh Lễ Trọng Thể Kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
• Chủ lễ : Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế , Chủ tịch HĐGMVN
• Giảng: ĐC Phê-rô Nguyễn Văn Khảm , GM Mỹ Tho, Tổng Thư ký HĐGMVN
• Các bài đọc : BĐ1 : Kh11,19a : 12,1-6a.10ab ; BĐ2: 1Cr15,20-26; TM: Lc1,39-56
• Ca đoàn : Cha Minh Anh
• Cám ơn : Cha Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang
BẾ MẠC ĐẠI HỘI
Tin Đáng Chú Ý
Thủ Tướng Helmut Kohl Vị Kiến Trúc Sư vĩ đại đã ra đi
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:02 19/06/2017
Thủ Tướng Helmut Kohl Vị Kiến Trúc Sư vĩ đại đã ra đi
Nước Cộng hoà Liên bang Đức từ hôm thứ sáu 16.06.2017 đau buồn trong tang tóc tưởng nhớ cố Thủ Tướng Helmut Kohl sau quãng đường hành trình 87 năm đời sống trên trần gian đã qua đời ở tại quê nhà của Ông vùng Oggersheim.
Không chỉ riêng nước Đức mà cả Âu Châu cùng có khi có nhiều nước trên thế giới đều biết đến cố Thủ Tướng Helmut Kohl của nước Đức, người đã được chọn bầu vào chức vị Thủ Tướng ( Kanzler - Chancellor) điều hành quốc sự nước Đức suốt 16 năm liền 1982 - 1998.
Cố Thủ Tướng Helmut Kohl sinh 03.04.1930 ở thành phố Ludwighafen am Rhein, và qua đời ngày 16.06.2017 ở Oggersheim. Ông là người có thân thể to lớn cao 1,93 m. Khi đứng với ai bên cạnh, hình Ông đều nổi hơn hẳn, vì có thân thể chiều cao hơn người, và chiều ngang bề rộng thân thể Ông cũng to béo hơn mọi người.
Ông sinh trưởng trong một gia đình Công Giáo, gia đình có ba người con, ông là người con thứ ba. Ngay từ khi còn là học sinh năm 1946 Ông đã gia nhập đảng chính trị CDU - Đảng dân chủ Thiên Chúa Giáo hiệp nhất- và dần dần Ông lên tới chức vụ Đảng trưởng của vùng tiểu bang Rheinland Pfalz, rồi liên bang cả nước Đức. Năm 1969 Ông được bầu chọn làm Thống đốc chính phủ tiểu bang Rhein Land Pfalz lúc Ông được 39 tuổi.
Từ 1982 đến 1998 bốn nhiệm kỳ liền được bầu vào chức vị Thủ tướng nước Đức. Trước Ông và cho tới bây giờ chưa có vị Thù Tướng nào có nhiệm kỳ dài như Ông.
Nước Đức từ năm 1945 sau thất trận đệ nhị thế chiến bị chia làm hai: vùng phía Đông Đức thuộc quyền thống trị của Liên bang Xôviết, theo chế độ cộng sản thành lập nước Cộng hoà dân chủ Xã Hội Đông Đức - phía vùng phía Tây Đức do các nước Hoakỳ, Pháp và Anh thống trị, theo chế độ Tư bản, thành lập nước Cộng Hoà liên bang Tây Đức.
Đến 09.11.1989 bức tường Berlin ngăn chia đôi thủ Đô Berlin và hai vùng Đông Tây nước Đức bị dân chúng giật phá đổ, mở ra cơ hội cho dân tộc hai nước Đức thống nhất lại với nhau về mọi khía cạnh.
Thủ Tướng Kohl đã sáng suốt nhanh chóng nhận ra cơ may có một không hai này, nên đã lập tức đề ra chương trình thống nhất nước Đức hai miền lại với nhau. Ông đã có công nỗ lực dàn xếp thành công việc hai nước Đông Tây Đức thống nhất lại với nhau, mà không gây ra mối hiềm khích bì tỵ mặc cảm giữa hai bên.
Một thành tích nhân đạo Ông đã chứng tỏ cho dân Đức và thế giới biết đến ngả mũ nể phục.
Ông cũng đã khéo léo thành công trong việc hội đàm tạo sự tin tưởng nơi các vị Tổng Thống, Thủ tướng của bốn nước Liên xô, Hoa Kỳ, Pháp và Anh để họ bằng lòng chấp thuận cho nước Đức, dân tộc Đức thống nhất lại thành một nước, mà không tốn hao xương máu cùng súng đạn các bên phải đổ ra.
Đây là một công trình thành tích mà đương kim nữ Thủ Tướng Angela Merkel nước Đức đã tuyên dương „ Cố Thủ Tướng Kohl là trường hợp may mắn hạnh phúc cho nước Đức“.
Nước Đức từ sau thế chiến thứ hai bị làm chia đôi. Nước Cộng hoà liên bang Đức ở phía Tây đã có những vị Thủ Tướng theo đường lối chính trị lỗi lạc đi vào lịch sử nước Đức.
Vị Thủ tướng đầu tiên Konrad Adenauer làm Thủ tướng từ 1949 đến 1963 đã có đường lối chính trị ngả phía Tây phương xây dựng thành nước Đức tự do theo tư bản chủ nghĩa.
Vị Thủ tướng thứ tư Willy Brandt làm thủ tướng từ năm 1969-1974 đã có đường lối chính trị ngả sang phía Đông Âu xây dựng sự giảm căng thẳng giữa Đông và Tây.
Thủ tướng thứ sáu Helmut Kohl làm thủ tướng từ năm 1982 - 1998 có đường lối chính trị kéo nước Đông Đức lại về bên nước Tây Đức xây dựng thành một nước Đức thống nhất trong một ngôi nhà chung Âu Châu liên hợp với nhau.
Với các nước Âu Châu láng giềng, Ông là vị kỹ sư luôn đề cao ý tưởng xây dựng ngôi nhà chung Âu Châu cùng chung sống trong hòa bình thịnh vượng.
Ông đã cùng Tổng Thống Pháp Mitterrand nắm tay nhau nối vòng tay hòa giải ở cánh đồng Verdun năm 1984, khi hai Vị đứng trước đài chiến sĩ trận vong ở nghĩa trang tưởng nhớ các chiến sĩ đồng minh đã bỏ mình trong thế chiến thứ hai, do quân đội Đức quốc xã gây ra.
Vị kỹ sư Helmut Kohl có tầm nhìn chiến lược nhìn xa trông rộng, nên Ông hằng nhẫn nại cố công đưa ra sáng kiến xây dựng ngôi nhà chung Liên Hiệp Âu Châu - EU - Đồng tiền chung Euro thành hình được là công lao lớn của Ông góp phần vào, như Vị đương kim đứng đầu ngành hành chính EU Commissionspresident , Jean Claude Juncker đã có nhận xét: „ Nếu không có Thủ Tướng Kohl, đồng tiền Euro đã không thành hình!“
Khi hội đàm nói chuyện với bốn nước Hoa Kỳ, Liên xô, Pháp và Anh về việc thống nhất nước Đức, Ông luôn luôn nhấn mạnh“ một nước Đức thống nhất trong Âu Châu, chứ không phải Âu Châu trong nước Đức.“ để nhấn mạnh đến nền hòa bình trong lục điạ Âu Châu này
Chính quan điểm lập trường này của Ông đã tạo nên sự tin tưởng cho các chính phủ của bốn nước thống trị nước Đức. Và vì thế họ chấp thuận bằng lòng để cho chương trình một nước Đức thống nhất độc lập được thành hiện thực.
Cố Thủ tướng Kohl hằng hướng tầm nhìn cùng tâm trí của mình theo tầm nhìn chiến thuật và chiến lược : Vùng Oggersheim là quê hương của mình, nước Đức là quê cha đất tổ, và Âu Châu là tương lai!
Khi tin Thủ Tướng Kohl qua đời, mọi người ngậm ngùi nhớ đến Ông, nhớ đến thành qủa nước Đức thống nhất, mà Ông là vị kỹ sư đã có công xây dựng thành hình nên, nhớ đến ngôi nhà chung Âu Châu EU, mà Ông đã luôn luôn cổ động xây dựng phát triển về mọi khía cạnh. Một nhà chính trị đã ngậm ngùi nói lên tâm tình: „Thủ Tướng Helmut Kohl là một người Âu Châu vĩ đại. Người Âu Châu vĩ đại này đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian của chúng ta. Chúng ta nghiêng mình cúi đầu trước cố Thủ Tướng Helmut Kohl!“
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia buồn về cái chết của cố Thủ Tướng Helmut Kohl cùng Thủ Tướng Angela Merkel, hôm thứ bảy vừa qua sang Vatican gặp Đức Giáo Hoàng, đã tuyên dương cố Thủ Tướng Kohl là chính khách lớn và đầy thuyết phục của châu Âu”, là người đã làm việc không mệt mỏi cho sự hiệp nhất của quê hương ông và lục địa châu Âu.
Ông Theo Weigel, Bộ Trưởng tài chánh trong nội các của Ông Kohl, người đã làm việc sát cánh với Ông ngày đêm hơn chín năm rưỡi đã nói về cung cách sống đức tin của Thủ Tướng Kohl: „ Khi sang Liên Xô hội đàm với Tổng Thống Gorbatschow về việc thống nhất nước Đức năm 1990, lúc hai vị đến, có mấy người phụ nữ mang rổ đựng bánh mì và chút muối ra chào đón. Tổng Thống Gorbatschow đã cầm miếng bánh mì đưa cho Thủ Tướng Kohl. Ông cầm lầy làm dấu thánh gía trên bánh rồi mới cho vào miệng ăn. Sau này hỏi tại sao Ông làm như thế, Thủ Tướng trả lời: Ngày xưa mẹ tôi dậy tôi như thế, và trong đời sống tôi vẫn làm như vậy!
Thật đáng kính phục cùng là một gương sáng của một người có cung cách sống đức tin sống động và tự tin, không chối bỏ căn tính đời sống tinh thần do cha mẹ dậy cho, dù ở vào địa vị to lớn quyền thế cao sang, và luôn ở giữa đám đông dân chúng trước mặt thế giới.
Năm 1996 Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị sang thăm nước Đức thống nhất, Thủ Tướng Kohl đã cùng Đức Giáo Hoàng bước đi qua cổng Brandenburg ở Berlin thông qua hai vùng Đông và Tây Berlin - Cổng này từ 1961-1989 bị phía cộng sản Đông Đức xây bức tường ngăn chặn bịt lại chia đôi hai miền nước Đức - Ông đã nói: „ Tự do cũng luôn luôn đồng nghĩa với trách nhiệm, bằng không sự tự do sẽ ngả sang một hình thức mới của sự lệ thuộc. Sống có trách nhiệm cần phải nghe theo tiếng lương tâm của mình, quan tâm đến người khác và nhất là lắng nghe Chúa.
Trong ý nghĩa đó, tiếng nói của Giáo Hội Chúa Kitô trong một xã hội càng bị tục hóa, không thể loại bỏ qua được. Tin mừng của Chúa Kitô là suối nguồn mang lại sức mạnh giúp con người nhận ra hướng đi và giữ vững tinh thần.
Tôi xin cầu chúc và mong rằng chuyến thăm viếng của Đức Giáo Hoàng sang nước Đức chúng tôi chiếu tỏa tín hiệu mang đến sự khích lệ can đảm nơi người tín hữu Chúa Kitô, nhận trách nhiệm về chính trị, về kinh tế và đời sống trong xã hội. Bổn phận của người Kitô giáo và bổn phận của người công dân không tách biệt ra khỏi nhau. Điều này có gía trị , không phải là sau cùng, cho việc xây dựng ngôi nhà chung Âu Châu.“ .
Cung cách sống làm việc của cố Thủ Tướng Helmut Kohl, vị Kỹ sư chính trị có tầm nhìn chiến thuật và chiến lược, có thể tóm lại: Ông đã sáng suốt cần mẫn làm những việc nhỏ cho việc to lớn vĩ đạt được thành tựu. Và việc to lớn vĩ đại có được do những việc nhỏ chung hợp lại!
Duesseldorf, ngày 19.06.2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nước Cộng hoà Liên bang Đức từ hôm thứ sáu 16.06.2017 đau buồn trong tang tóc tưởng nhớ cố Thủ Tướng Helmut Kohl sau quãng đường hành trình 87 năm đời sống trên trần gian đã qua đời ở tại quê nhà của Ông vùng Oggersheim.
Không chỉ riêng nước Đức mà cả Âu Châu cùng có khi có nhiều nước trên thế giới đều biết đến cố Thủ Tướng Helmut Kohl của nước Đức, người đã được chọn bầu vào chức vị Thủ Tướng ( Kanzler - Chancellor) điều hành quốc sự nước Đức suốt 16 năm liền 1982 - 1998.
Cố Thủ Tướng Helmut Kohl sinh 03.04.1930 ở thành phố Ludwighafen am Rhein, và qua đời ngày 16.06.2017 ở Oggersheim. Ông là người có thân thể to lớn cao 1,93 m. Khi đứng với ai bên cạnh, hình Ông đều nổi hơn hẳn, vì có thân thể chiều cao hơn người, và chiều ngang bề rộng thân thể Ông cũng to béo hơn mọi người.
Ông sinh trưởng trong một gia đình Công Giáo, gia đình có ba người con, ông là người con thứ ba. Ngay từ khi còn là học sinh năm 1946 Ông đã gia nhập đảng chính trị CDU - Đảng dân chủ Thiên Chúa Giáo hiệp nhất- và dần dần Ông lên tới chức vụ Đảng trưởng của vùng tiểu bang Rheinland Pfalz, rồi liên bang cả nước Đức. Năm 1969 Ông được bầu chọn làm Thống đốc chính phủ tiểu bang Rhein Land Pfalz lúc Ông được 39 tuổi.
Từ 1982 đến 1998 bốn nhiệm kỳ liền được bầu vào chức vị Thủ tướng nước Đức. Trước Ông và cho tới bây giờ chưa có vị Thù Tướng nào có nhiệm kỳ dài như Ông.
Nước Đức từ năm 1945 sau thất trận đệ nhị thế chiến bị chia làm hai: vùng phía Đông Đức thuộc quyền thống trị của Liên bang Xôviết, theo chế độ cộng sản thành lập nước Cộng hoà dân chủ Xã Hội Đông Đức - phía vùng phía Tây Đức do các nước Hoakỳ, Pháp và Anh thống trị, theo chế độ Tư bản, thành lập nước Cộng Hoà liên bang Tây Đức.
Đến 09.11.1989 bức tường Berlin ngăn chia đôi thủ Đô Berlin và hai vùng Đông Tây nước Đức bị dân chúng giật phá đổ, mở ra cơ hội cho dân tộc hai nước Đức thống nhất lại với nhau về mọi khía cạnh.
Thủ Tướng Kohl đã sáng suốt nhanh chóng nhận ra cơ may có một không hai này, nên đã lập tức đề ra chương trình thống nhất nước Đức hai miền lại với nhau. Ông đã có công nỗ lực dàn xếp thành công việc hai nước Đông Tây Đức thống nhất lại với nhau, mà không gây ra mối hiềm khích bì tỵ mặc cảm giữa hai bên.
Một thành tích nhân đạo Ông đã chứng tỏ cho dân Đức và thế giới biết đến ngả mũ nể phục.
Ông cũng đã khéo léo thành công trong việc hội đàm tạo sự tin tưởng nơi các vị Tổng Thống, Thủ tướng của bốn nước Liên xô, Hoa Kỳ, Pháp và Anh để họ bằng lòng chấp thuận cho nước Đức, dân tộc Đức thống nhất lại thành một nước, mà không tốn hao xương máu cùng súng đạn các bên phải đổ ra.
Đây là một công trình thành tích mà đương kim nữ Thủ Tướng Angela Merkel nước Đức đã tuyên dương „ Cố Thủ Tướng Kohl là trường hợp may mắn hạnh phúc cho nước Đức“.
Nước Đức từ sau thế chiến thứ hai bị làm chia đôi. Nước Cộng hoà liên bang Đức ở phía Tây đã có những vị Thủ Tướng theo đường lối chính trị lỗi lạc đi vào lịch sử nước Đức.
Vị Thủ tướng đầu tiên Konrad Adenauer làm Thủ tướng từ 1949 đến 1963 đã có đường lối chính trị ngả phía Tây phương xây dựng thành nước Đức tự do theo tư bản chủ nghĩa.
Vị Thủ tướng thứ tư Willy Brandt làm thủ tướng từ năm 1969-1974 đã có đường lối chính trị ngả sang phía Đông Âu xây dựng sự giảm căng thẳng giữa Đông và Tây.
Thủ tướng thứ sáu Helmut Kohl làm thủ tướng từ năm 1982 - 1998 có đường lối chính trị kéo nước Đông Đức lại về bên nước Tây Đức xây dựng thành một nước Đức thống nhất trong một ngôi nhà chung Âu Châu liên hợp với nhau.
Với các nước Âu Châu láng giềng, Ông là vị kỹ sư luôn đề cao ý tưởng xây dựng ngôi nhà chung Âu Châu cùng chung sống trong hòa bình thịnh vượng.
Ông đã cùng Tổng Thống Pháp Mitterrand nắm tay nhau nối vòng tay hòa giải ở cánh đồng Verdun năm 1984, khi hai Vị đứng trước đài chiến sĩ trận vong ở nghĩa trang tưởng nhớ các chiến sĩ đồng minh đã bỏ mình trong thế chiến thứ hai, do quân đội Đức quốc xã gây ra.
Vị kỹ sư Helmut Kohl có tầm nhìn chiến lược nhìn xa trông rộng, nên Ông hằng nhẫn nại cố công đưa ra sáng kiến xây dựng ngôi nhà chung Liên Hiệp Âu Châu - EU - Đồng tiền chung Euro thành hình được là công lao lớn của Ông góp phần vào, như Vị đương kim đứng đầu ngành hành chính EU Commissionspresident , Jean Claude Juncker đã có nhận xét: „ Nếu không có Thủ Tướng Kohl, đồng tiền Euro đã không thành hình!“
Khi hội đàm nói chuyện với bốn nước Hoa Kỳ, Liên xô, Pháp và Anh về việc thống nhất nước Đức, Ông luôn luôn nhấn mạnh“ một nước Đức thống nhất trong Âu Châu, chứ không phải Âu Châu trong nước Đức.“ để nhấn mạnh đến nền hòa bình trong lục điạ Âu Châu này
Chính quan điểm lập trường này của Ông đã tạo nên sự tin tưởng cho các chính phủ của bốn nước thống trị nước Đức. Và vì thế họ chấp thuận bằng lòng để cho chương trình một nước Đức thống nhất độc lập được thành hiện thực.
Cố Thủ tướng Kohl hằng hướng tầm nhìn cùng tâm trí của mình theo tầm nhìn chiến thuật và chiến lược : Vùng Oggersheim là quê hương của mình, nước Đức là quê cha đất tổ, và Âu Châu là tương lai!
Khi tin Thủ Tướng Kohl qua đời, mọi người ngậm ngùi nhớ đến Ông, nhớ đến thành qủa nước Đức thống nhất, mà Ông là vị kỹ sư đã có công xây dựng thành hình nên, nhớ đến ngôi nhà chung Âu Châu EU, mà Ông đã luôn luôn cổ động xây dựng phát triển về mọi khía cạnh. Một nhà chính trị đã ngậm ngùi nói lên tâm tình: „Thủ Tướng Helmut Kohl là một người Âu Châu vĩ đại. Người Âu Châu vĩ đại này đã ra đi khỏi cuộc sống trần gian của chúng ta. Chúng ta nghiêng mình cúi đầu trước cố Thủ Tướng Helmut Kohl!“
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia buồn về cái chết của cố Thủ Tướng Helmut Kohl cùng Thủ Tướng Angela Merkel, hôm thứ bảy vừa qua sang Vatican gặp Đức Giáo Hoàng, đã tuyên dương cố Thủ Tướng Kohl là chính khách lớn và đầy thuyết phục của châu Âu”, là người đã làm việc không mệt mỏi cho sự hiệp nhất của quê hương ông và lục địa châu Âu.
Ông Theo Weigel, Bộ Trưởng tài chánh trong nội các của Ông Kohl, người đã làm việc sát cánh với Ông ngày đêm hơn chín năm rưỡi đã nói về cung cách sống đức tin của Thủ Tướng Kohl: „ Khi sang Liên Xô hội đàm với Tổng Thống Gorbatschow về việc thống nhất nước Đức năm 1990, lúc hai vị đến, có mấy người phụ nữ mang rổ đựng bánh mì và chút muối ra chào đón. Tổng Thống Gorbatschow đã cầm miếng bánh mì đưa cho Thủ Tướng Kohl. Ông cầm lầy làm dấu thánh gía trên bánh rồi mới cho vào miệng ăn. Sau này hỏi tại sao Ông làm như thế, Thủ Tướng trả lời: Ngày xưa mẹ tôi dậy tôi như thế, và trong đời sống tôi vẫn làm như vậy!
Thật đáng kính phục cùng là một gương sáng của một người có cung cách sống đức tin sống động và tự tin, không chối bỏ căn tính đời sống tinh thần do cha mẹ dậy cho, dù ở vào địa vị to lớn quyền thế cao sang, và luôn ở giữa đám đông dân chúng trước mặt thế giới.
Năm 1996 Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị sang thăm nước Đức thống nhất, Thủ Tướng Kohl đã cùng Đức Giáo Hoàng bước đi qua cổng Brandenburg ở Berlin thông qua hai vùng Đông và Tây Berlin - Cổng này từ 1961-1989 bị phía cộng sản Đông Đức xây bức tường ngăn chặn bịt lại chia đôi hai miền nước Đức - Ông đã nói: „ Tự do cũng luôn luôn đồng nghĩa với trách nhiệm, bằng không sự tự do sẽ ngả sang một hình thức mới của sự lệ thuộc. Sống có trách nhiệm cần phải nghe theo tiếng lương tâm của mình, quan tâm đến người khác và nhất là lắng nghe Chúa.
Trong ý nghĩa đó, tiếng nói của Giáo Hội Chúa Kitô trong một xã hội càng bị tục hóa, không thể loại bỏ qua được. Tin mừng của Chúa Kitô là suối nguồn mang lại sức mạnh giúp con người nhận ra hướng đi và giữ vững tinh thần.
Tôi xin cầu chúc và mong rằng chuyến thăm viếng của Đức Giáo Hoàng sang nước Đức chúng tôi chiếu tỏa tín hiệu mang đến sự khích lệ can đảm nơi người tín hữu Chúa Kitô, nhận trách nhiệm về chính trị, về kinh tế và đời sống trong xã hội. Bổn phận của người Kitô giáo và bổn phận của người công dân không tách biệt ra khỏi nhau. Điều này có gía trị , không phải là sau cùng, cho việc xây dựng ngôi nhà chung Âu Châu.“ .
Cung cách sống làm việc của cố Thủ Tướng Helmut Kohl, vị Kỹ sư chính trị có tầm nhìn chiến thuật và chiến lược, có thể tóm lại: Ông đã sáng suốt cần mẫn làm những việc nhỏ cho việc to lớn vĩ đạt được thành tựu. Và việc to lớn vĩ đại có được do những việc nhỏ chung hợp lại!
Duesseldorf, ngày 19.06.2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Quê Xóm Vắng
Dominic Đức Nguyễn
18:30 19/06/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Xa nơi tấp nập thị thành
Về nơi xóm vắng nhẹ nhàng thân tâm.
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Chúa Nhật 18/6/2017
VietCatholic Network
12:54 19/06/2017
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, ngày Chúa Nhật 18 tháng Sáu.
2- ĐTC nói: biết xấu hổ vì sự yếu đuối của mình là khởi đầu của hạnh phúc.
3- ĐTC Phanxicô, đối thoại liên tôn, vai trò phụ nữ.
4- Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel nói: ĐGH khích lệ bà bảo vệ Hiệp Ước về Thay Đổi Khí Hậu Paris.
5- ĐHY Robert Sarah khuyên các linh mục phải đối xử với người đồng tính như thế nào.
6- Đức TGM Konrad Krajewski nhường căn hộ của mình ở Roma cho một gia đình tị nạn từ Syria.
7- Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói: tại Nga các nhà thờ đang được xây dựng rất nhiều.
8- Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm Công Giáo Mễ Tây Cơ đang gia tăng.
9- Các Giám mục Hoa Kỳ cầu xin tha thứ cho vai trò trong các vụ bê bối lạm dụng.
10- Hai Giám mục Ái Nhĩ Lan cảnh giác về thái độ thù địch đối với Giáo Hội ở quốc gia này.
11- Chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh từ chức vì chủ trương của đảng không phù hợp với đức tin Kitô.
12- Các Giám mục Cameroon đòi công lý cho Đức Cha Jean Marie Benoît Bala.
13- Khủng hoảng tại Indonesia: 69 Linh mục đồng loạt từ chức để phản đối Giám mục có quan hệ với phụ nữ.
14- Dòng Cát Minh Việt Nam mời tham dự Hành hương Thánh Mẫu La Vang tại Núi Cát Minh tại Middletown, New York.
15- Giới thiệu Thánh Ca: Đường Thập Giá.
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 13 - 19/06/2017: Câu chuyện phép lạ tại Velikoretsky
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:35 19/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trở thành muối và ánh sáng cho tha nhân là đang tôn vinh Thiên Chúa với tất cả cuộc sống. Để làm được điều ấy, phải tránh kiếm tìm sự an toàn nhân tạo, và cần biết tựa nương nơi Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 13 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta
Bài đọc trích thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côrintô, cho thấy sức mạnh của Tin Mừng, sức mạnh làm cho chúng ta trở thành chứng nhân tôn vinh Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, luôn luôn là có, nghĩa là chúng ta tìm thấy tất cả lời của Thiên Chúa, tất cả lời hứa của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu. Tất cả lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện và trở nên viên mãn trong Chúa Giêsu.
Trong Chúa Giêsu, không có cái không, nhưng luôn là có, luôn luôn là vì vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta cũng được tham dự vào điều ấy, vì Người đã xức dầu chúng ta trong Thánh Thần. Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta trên con đường vâng phục, và Ngài sẽ thúc đẩy chúng ta, giúp chúng ta lớn mạnh, làm cho chúng ta trở thành muối và ánh sáng. Ngài sẽ dẫn đưa chúng ta đến đời chứng nhân Kitô.
Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ. Chúa đã dạy chúng ta điều đó. Đó là đảm bảo mà Chúa trao cho Giáo Hội và trao cho chúng ta là người lãnh nhận phép rửa. Tất cả lời hứa sẽ được hoàn tất trong Chúa Kitô. Việc làm chứng cho Chúa trước tha nhân, là món quà của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Và Chúa đã xức dầu chúng ta trong Thánh Thần để chúng ta sống chứng nhân.
Trở nên một Kitô hữu là trở nên muối và ánh sáng, nhưng nếu ánh sáng lại trở thành bóng tối hoặc muối lại mất vị mặn, thì quả là vô hiệu, quả là vô ích, và khi ấy lời chứng bị suy yếu. Điều tệ ấy xảy ra, khi tôi không chấp nhận việc xức dầu, khi tôi không chấp nhận sự tác động mà Chúa Thánh Thần đang thực hiện trong tôi. Đó cũng là điều tệ mà bạn sẽ làm, khi bạn không nói lời “xin vâng”, không nói lời nói “có” như Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta có thể tự hỏi rằng: Tôi có là ánh sáng cho người khác không? Tôi có là muối là hương vị cuộc sống cho người khác không? Tôi có gắn bó thân thiết với Chúa Kitô không?
Khi một người có đầy ánh sáng, chúng ta nói rằng: đây là một người sáng chói, một người sáng ngời. Để giúp hiểu điều này, chúng ta có thể nói, ở đây còn sáng hơn cả mặt trời nữa. Bởi vì Chúa Giêsu chính là ánh sáng phản chiếu của Chúa Cha, và trong Chúa Giêsu tất cả lời hứa được kiện toàn. Ánh sáng ấy cũng là ánh sáng phản chiếu khi chúng ta được xức dầu trong Thánh Thần. Tại sao chúng ta nhận được ánh sáng ấy? Vì thánh Phaolô nói: Qua Chúa Kitô, Thiên Chúa được tôn vinh. Và Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành các con làm mà ngợi khen Cha các con trên Trời. Tất cả điều ấy là vì vinh quang Thiên Chúa. Đời sống của người Kitô là thế.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban ơn sủng, để chúng ta có thể bám rễ chắc và sâu trong lời hứa nơi Chúa Giêsu, là Đấng luôn luôn nói có, luôn luôn xin vâng, hoàn toàn xin vâng. Khi ấy chúng ta có thể trở thành muối thành ánh sáng thành chứng nhân cho Chúa trước mặt thế gian, để cho Danh Cha cả sáng, để vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.
2. Câu chuyện Phép lạ tại Velikoretsky
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cuộc hành hương truyền thống có tên gọi là “cuộc hành hương Velikoretsky” vừa diễn ra tại Nga từ ngày 3 tháng Sáu đến ngày 8 tháng Sáu vừa qua.
Những người tham dự cuộc hành hương này mang theo trên vai họ mùng mền chiếu gối và lương thực để trải qua 6 ngày đi bộ, ngủ ngoài trời trên những cánh đồng hay bên trong những khu rừng, và chia sẻ lương thực với nhau như thời kỳ các thánh Tông Đồ.
Cuộc hành hương vĩ đại này, thu hút hàng trăm ngàn người, đã bắt đầu vào năm 1668 và kéo dài đến nay là 349 năm. Năm 1993, người ta ghi nhận có 40,000 người tham dự, năm nay con số lên đến hàng trăm ngàn người từ khắp các miền trên toàn nước Nga và cả nhiều nhóm trên thế giới. Nhiều người được khỏi bệnh cách kỳ lạ sau khi tham dự cuộc hành hương này nên con số người tham dự càng ngày càng đông.
Năm 1383, một nông dân tên là Semyon Agalakov đi qua khu rừng gần sông Velikaya và nhìn thấy một ánh sáng tuyệt vời trong rừng, như thể từ nhiều ngọn nến. Vì sợ hãi, ông tiếp tục con đường của mình để về nhà. Sáng hôm sau, khi trở lại, ông lại nhìn thấy ánh sáng rực rỡ này. Thu hết can đảm, ông làm dấu thánh giá, và đến gần để tìm ra nguồn ánh sáng. Ông nhận ra đó là một bức ảnh của Thánh Nicholas với những cảnh đã diễn ra trong đời thánh nhân.
Semyon Agalakov lấy bức ảnh này về nhà và không hề tiết lộ với ai. Một người dân trong làng bị liệt hai chân đã 20 năm qua. Trong một giấc mơ ông thấy Thánh Nicholas và anh Semyon Agalakov. Trong giấc mơ ông được lệnh phải đi đến gặp bức ảnh này. Sáng hôm sau, anh nhờ người đưa đến nhà Semyon Agalakov. Khi đến nơi, anh quỳ xuống trước bức ảnh, cầu nguyện và tôn kính bức ảnh. Ngay lập tức anh ta cảm thấy khoẻ mạnh và có thể đi đứng được.
Câu chuyện lan truyền nhanh chóng. Dân làng xây dựng một nhà nguyện tại nơi bức ảnh đã được tìm thấy.
Nhiều người từ khắp nơi tuôn đến. Khu rừng gần sông Velikaya nhanh chóng trở thành một thành phố, được gọi là thành phố Vyatka sau đổi tên là thành phố Velikoretsky. Thành phố này ở nơi heo hút, đường xá không thuận tiện cho nên năm 1668, chính quyền và giáo quyền đồng ý đưa bức ảnh về nhà thờ Đức Mẹ An Nghỉ là nhà thờ chính tòa của thành phố Kirov với lời hứa là mỗi năm bức ảnh lại được đưa về thành phố Velikoretsky cho dân chúng kính viếng trong một cuộc rước trọng thể, trên một đoạn đường dài đến 170km, được gọi là “cuộc hành hương Velikoretsky.”
Trong diễn từ với các tín hữu hành hương năm nay, Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga nhắc nhớ các tín hữu rằng sau cuộc cách mạng Bolshevik, mọi cuộc rước sách đều bị cấm. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn âm thầm tổ chức cuộc hành hương Velikoretsky với từng nhóm nhỏ. Năm 1954, Krushchev tăng cường bách hại đạo thánh Chúa, nhiều người chịu tử đạo khi tham dự cuộc hành hương này. Theo Đức Thượng Phụ, sau 349 năm trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cuộc hành hương Velikoretsky vẫn được diễn ra và ngày càng lôi cuốn đông đảo các tín hữu là một phép lạ nhãn tiền.
3. Niềm an ủi
Niềm an ủi là quà tặng đến từ Thiên Chúa và đến từ việc phục vụ tha nhân. Để kinh nghiệm được niềm an ủi ấy, cần có trái tim rộng mở của tâm hồn nghèo khó. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Hai 12 tháng Sáu tại nhà nguyện Marta.
Kinh nghiệm về niềm an ủi là kinh nghiệm thiêng liêng, luôn cần được người khác làm đầy. Đây không phải là kiểu tự an ủi chính mình, không phải như thế. Nếu người ta chỉ biết cố gắng tự an ủi chính mình, thì sớm hay muộn người ta tự dẫn tới chỗ chỉ biết ngắm bản thân mình trong gương. Kiểu ngắm nghía chính mình như thế sẽ càng làm cho bản thân thêm khép kín, càng làm cho bầu không khí thêm ngột ngạt. Như thế, niềm an ủi không phải là sự trang điểm vì trang điểm không giúp phát triển. Tự an ủi theo kiểu soi gương không phải là niềm an ủi mà chúng ta nói ở đây, vì càng ngắm nhìn bản thân sẽ càng khép kín và càng lãng quên tha nhân.
Trong Tin Mừng có nhiều người tự an ủi chính mình theo kiểu soi gương. Đó là người phú hộ cảm thấy đầy đủ tất cả và thỏa mãn, ông còn dự định xây thêm nhiều kho lẫm để chứa của cải. Đó là thái độ của người Phariseu khi cầu nguyện trước bàn thờ. Ông nói: Con tạ ơn Chúa vì con không giống như bao nhiêu người khác. Đây chẳng phải là cầu nguyện mà chỉ là soi gương tự ngắm nghía chính mình. Chúa Giêsu chỉ cho thấy, những kẻ sống như thế sẽ không bao giờ tiến đến chỗ hoàn thiện mà chỉ là con đường hư vinh hư danh phù vân.
Niềm an ủi chân thực đến từ lòng vị tha. Trước hết, chúng ta có niềm an ủi vì Thiên Chúa là Đấng ủi an chúng ta, Ngài ban cho chúng ta niềm an ủi. Sau đó, chúng ta trao tặng niềm an ủi cho người khác bằng đời phục vụ. Niềm an ủi là món quà được nhận lãnh và để trao tặng.
Niềm an ủi đồng thời có ý nghĩa kép: vừa là món quà mà tôi nhận được, vừa là quà tặng tôi cần trao đi. Và như thế, nếu tôi trao tặng bạn món quà an ủi mà tôi nhận được từ nơi Chúa, thì cũng có nghĩa là tôi cần được ủi an. Tôi cần được an ủi, bởi vì chỉ có được món quà an ủi khi tôi nhận ra rằng tôi cần được an ủi. Khi đó chính Chúa sẽ đến an ủi chúng ta, và ban cho chúng ta sứ mạng đi an ủi tha nhân. Thật không dễ để mở lòng đón nhận món quà an ủi, cũng không dễ để đi phục vụ.
Để có được niềm an ủi, cần có trái tim rộng mở. Những người như thế được gọi là người có phúc, người được chúc phúc. Đó là người có tâm hồn nghèo khó, là người sầu khổ, là người hiền lành, là người khao khát công lý đấu tranh cho công lý, là người biết xót thương người khác, là người có tâm hồn trong sạch, là người xây dựng hòa bình, là người bị bách hại vì sống công chính vì yêu mến công lý. Những tâm hồn như thế mở ra, và Chúa đến ban niềm an ủi vào cõi lòng và sai họ đi an ủi tha nhân.
Thế nhưng, cũng có nhưng người đang khép kín cõi lòng, những người cảm thấy tự đủ, những người không biết khóc than khi thấy điều bất công. Có người luôn gây bạo lực mà không biết đến sự hiền lành. Có người gây ra biết bao bất công, có kẻ không xót thương ai, có kẻ không bao giờ tha thứ vì họ cảm thấy không cần phải được thứ tha. Có những trái tim nhơ bẩn luôn tìm cách vơ vét và khai thác chứ không bao giờ muốn hòa bình. Những tâm hồn khép kín như thế sẽ chẳng bao giờ nhận được món quà an ủi của Thiên Chúa, đồng thời họ cũng chẳng thể ủi an tha nhân.
Lạy Chúa, tâm hồn con hiện tại đang thế nào? Xin cho con biết mở rộng cõi lòng, để xin ơn an ủi của Chúa, và để có thể trao tặng niềm an ủi ấy cho tha nhân. Con cần nhẩm đi nhắc lại điều ấy nhiều lần, để khắc ghi và dâng lời tạ ơn Chúa vì Ngài luôn luôn tìm cách ủi an chúng con. Xin cho con biết mở cửa tâm hồn, dù là hé mở một chút, để Chúa có thể đến và ngự vào.
4. Biết xấu hổ là khởi đầu của hạnh phúc
Chúng ta ý thức rằng mình yếu đuối, tội lỗi và dễ bị tổn thương. Chúng ta cũng biết rằng, chỉ có Chúa mới có thể cứu giúp và chữa lành chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Không ai trong chúng ta có thể tự cứu mình, chúng ta cần sức mạnh của Thiên Chúa cứu chúng ta. Tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương, đều mong manh yếu đuối, và chúng ta cần được chữa lành. Chúng ta đang đau đớn, bối rối, chịu bắt bớ. Những điều ấy cho thấy sự yếu đuối của chúng ta, cũng giống như kinh nghiệm của thánh Phaolô, chúng ta yếu hèn tựa đất sét. Đó là sự mong manh của chúng ta. Đó là một trong những điều khó khăn nhất để thừa nhận trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta cố tình không thừa nhận sự mong manh yếu đuối của mình, nhiều khi chúng ta không muốn thấy điều ấy, nhiều khi chúng ta tìm cách che đậy điều ấy bằng những cách ngụy trang, bằng những lối trang điểm. Khi làm như thế, chúng ta sống giả hình trước mặt người khác.
Không chỉ sống đạo đức giả trước mặt người khác, khi không thừa nhận sự yếu đuối của mình, chính chúng ta cũng sống mâu thuẫn với chính mình. Vì khi đó, chúng ta tin vào những điều khác, suy nghĩ những thứ khác. Chúng ta tưởng rằng mình không cần ai giúp đỡ, tưởng rằng mình không cần được chữa lành. Nói ngắn gọn, khi làm như thế, chúng ta không biết mình chỉ là bụi đất, chúng ta cứ nghĩ là mình giá trị lắm. Đó là con đường của hư danh của phù vân của kiêu hãnh tự phụ. Đó là con đường của những người không cảm nghiệm được những yếu đuối của mình, không biết đi tìm ơn cứu rỗi.
Thế nhưng, khi ý thức được mình chỉ là bình sành, và trong bình sành ấy chứa đựng ngọc quý là sức mạnh của Thiên Chúa; thì chính Thiên Chúa sẽ cứu vớt chúng ta. Đó là kinh nghiệm của thánh Phaolô: chúng tôi bị khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp, hoang mang nhưng không tuyệt vọng, bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt. Như thế luôn có mối tương phản và tương quan giữa đất sét và quyền năng, giữa bình sành và ngọc quý. Chúng ta mang ngọc quý trong những bình sành. Nhưng luôn có cám dỗ trong chúng ta là che đậy chính mình và không nhận biết mình chỉ là đất sét. Khi che dấu như thế, chúng ta sống đạo đức giả.
Chúng ta cần đi vào cuộc đối thoại giữa đất sét và ngọc quý như thánh Phaolô, để rao giảng Lời Chúa. Đây là cuộc đối thoại liên tục tiếp diễn và trong sự trung thực. Ngay cả nhiều khi chúng ta cần thú nhận trong xấu hổ. Thế nhưng trên thị trường, người ta luôn cần một chút vôi ve để quét lên để che phủ đất sét. Ngược lại, trước mặt Chúa, chúng ta cần chấp nhận sự yếu đuối, cần chấp nhận mình dễ bị tổn thương, chấp nhận những khó khăn mình đang đối diện, ngay cả chấp nhận rằng, mình thật sự xấu hổ.
Biết xấu hổ là lúc chúng ta bắt đầu có thể đón nhận sức mạnh của Thiên Chúa. Biết xấu hổ vì chúng ta nhìn nhận sự thật nơi bản thân mình, rằng tôi chỉ là đất sét mà thôi, rằng tôi chỉ là chiếc bình sành chứ không phải là bình vàng bạc gì. Là bụi đất. Nếu chúng ta khám phá và nhìn nhận khởi điểm quan trọng này, chúng ta sẽ hạnh phúc, chúng ta sẽ rất hạnh phúc. Hãy nghĩ về cuộc đối thoại giữa sức mạnh của Thiên Chúa và sự yếu đuối đất sét, nghĩ về việc rửa chân, nghĩ về phản ứng của Phêrô khi Chúa tiến đến rửa chân cho ông. Ông đã cản ngăn Chúa mà nói: Không, không đời nào con chịu, Thầy mà rửa chân cho con sao? Lúc ấy ông chưa hiểu. Chúng ta là bụi đất, chúng ta cần sức mạnh của Thiên Chúa cứu độ chúng ta.
Do đó chỉ khi chúng ta nhìn nhận sự thật nơi bản thân, nhìn nhận những mong manh yếu đuối và tội lỗi của mình, chỉ khi chúng ta nhìn thấy bản thân mình chỉ là bụi đất chỉ là đất sét chỉ là bình sành; chỉ khi ấy sức mạnh vô song và phi thường của Thiên Chúa mới đến và làm cho chúng ta trở nên mạnh mẽ, trở nên viên mãn. Khi ấy Thiên Chúa cứu độ chúng ta, giúp chúng ta hạnh phúc, giúp chúng ta nhận được niềm vui ơn cứu độ, giúp ta nhận được ngọc quý, nhận được kho báu của Ngài.