Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy nếm thử và hãy nhìn coi !
Lm. Minh Anh
04:10 19/06/2021
HÃY NẾM THỬ VÀ HÃY NHÌN COI!
“Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao!”.
Trong cuốn “Today in the Word”, tạm dịch, “Lời Chúa Hôm Nay”, tác giả cho biết, ‘lưỡi và mắt’ có thể cung cấp cho chúng ta một số khả năng đáng kinh ngạc. Nếm thử nước của một bể chứa 530 lít có 100 gram muối hoà tan, chúng ta có thể cảm nhận vị mặn của nó. Và ngạc nhiên hơn, giữa đêm đen, chúng ta có thể nhìn thấy rõ một ánh nến đang cháy cách xa 48 km! Tin không, tuỳ bạn!
Kính thưa Anh Chị em,
Với kết luận gây ngạc nhiên trên đây, thật trùng hợp, Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Lòng nhân hậu của Ngài dành cho chúng ta khi chúng ta yếu đuối, chịu cám dỗ hay cả khi chúng ta kiêu ngạo; lòng nhân hậu đó còn tỏ cho chúng ta, khi chúng ta bất an với những lo lắng triền miên của phận người. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời mời gọi đầy cảm hứng, “Các bạn ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao!”.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô chia sẻ trải nghiệm nếm thử và nhìn coi những gì Thiên Chúa đã dành cho ngài. Phaolô cảm thấy đau đớn vì một ‘cái gai’ bằng xương bằng thịt đã đâm vào thân xác, điều mà Phaolô gọi là sứ giả của Satan. Nói cách khác, ‘cái gai’ đó nguy hại cho linh hồn Phaolô; vì thế, đêm ngày, Phaolô không ngừng cầu xin Thiên Chúa nhổ nó ra khỏi thân xác vừa yếu đuối vừa kiêu căng của mình, “Đã ba lần tôi van nài Chúa để nó rời khỏi tôi”. Chúa có nhậm lời Phaolô không? Thật thú vị! ‘Vừa có, lại vừa không’. ‘Có’, vì Ngài đã nhậm lời Phaolô; và ‘không’ vì chẳng theo cách Phaolô mong đợi. Phaolô được nhậm lời không bằng việc ‘cái gai’ được cất khỏi thân xác; nhưng thay vào đó, được Chúa bảo đảm với rằng, trải nghiệm tiêu cực này sẽ tạo cơ hội cho quyền năng của Ngài hoạt động mạnh mẽ nơi vị tông đồ, “Ơn Ta đủ cho con, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”. Qua đó, Phaolô đã nếm được, đồng thời, cảm nghiệm được ân sủng và lòng nhân ái của Thiên Chúa dành cho mình; để cuối cùng, Phaolô chia sẻ, “Tôi rất vui sướng về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi”.
Anh Chị em,
Như vậy, một khi trải nghiệm thực sự lòng yêu thương của Cha trên trời, chúng ta sẽ ưu tiên chọn cho mình những gì phù hợp nhất với đời sống làm con cái Chúa. Bấy giờ lời Chúa Giêsu sẽ được ghi tâm khắc cốt, “Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài; mọi sự khác, Ngài sẽ ban thêm”; nghĩa là, Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài sẽ là ưu tiên hàng đầu; những ưu tiên căn bản đó sẽ định hình tất cả các ưu tiên khác, tất cả các quyết định khác. Và như thế, những cuộc chiến đấu với lắng lo, tân toan cá nhân lớn nhất của chúng ta vẫn có thể là phương tiện giúp chúng ta lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa; những ‘cái gai’ đó, giờ đây, mở ra cho chúng ta một sức mạnh lớn hơn bất kỳ sức mạnh đơn thuần nào của con người. Hướng về Chúa giữa những kinh nghiệm tốt lành đó, như Phaolô, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ luôn được nhậm lời, cả khi ‘cái gai’ trong xác thịt không rời bỏ chúng ta; vì lẽ, chúng ta đã nếm thử và đã nhìn coi sự nhân lành yêu thương vô bờ của Thiên Chúa dành cho mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con ‘gai’ có, ‘dằm’ có; không chỉ trong thân xác, nhưng cả trong linh hồn. Xin giúp mỗi ngày biết ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân ái của Chúa, bằng cách biết ‘la cà’ với Thánh Thể, yêu mến việc xét mình mỗi ngày; nhờ đó, con biết làm những gì Chúa ưa thích”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao!”.
Trong cuốn “Today in the Word”, tạm dịch, “Lời Chúa Hôm Nay”, tác giả cho biết, ‘lưỡi và mắt’ có thể cung cấp cho chúng ta một số khả năng đáng kinh ngạc. Nếm thử nước của một bể chứa 530 lít có 100 gram muối hoà tan, chúng ta có thể cảm nhận vị mặn của nó. Và ngạc nhiên hơn, giữa đêm đen, chúng ta có thể nhìn thấy rõ một ánh nến đang cháy cách xa 48 km! Tin không, tuỳ bạn!
Kính thưa Anh Chị em,
Với kết luận gây ngạc nhiên trên đây, thật trùng hợp, Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Lòng nhân hậu của Ngài dành cho chúng ta khi chúng ta yếu đuối, chịu cám dỗ hay cả khi chúng ta kiêu ngạo; lòng nhân hậu đó còn tỏ cho chúng ta, khi chúng ta bất an với những lo lắng triền miên của phận người. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời mời gọi đầy cảm hứng, “Các bạn ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao!”.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô chia sẻ trải nghiệm nếm thử và nhìn coi những gì Thiên Chúa đã dành cho ngài. Phaolô cảm thấy đau đớn vì một ‘cái gai’ bằng xương bằng thịt đã đâm vào thân xác, điều mà Phaolô gọi là sứ giả của Satan. Nói cách khác, ‘cái gai’ đó nguy hại cho linh hồn Phaolô; vì thế, đêm ngày, Phaolô không ngừng cầu xin Thiên Chúa nhổ nó ra khỏi thân xác vừa yếu đuối vừa kiêu căng của mình, “Đã ba lần tôi van nài Chúa để nó rời khỏi tôi”. Chúa có nhậm lời Phaolô không? Thật thú vị! ‘Vừa có, lại vừa không’. ‘Có’, vì Ngài đã nhậm lời Phaolô; và ‘không’ vì chẳng theo cách Phaolô mong đợi. Phaolô được nhậm lời không bằng việc ‘cái gai’ được cất khỏi thân xác; nhưng thay vào đó, được Chúa bảo đảm với rằng, trải nghiệm tiêu cực này sẽ tạo cơ hội cho quyền năng của Ngài hoạt động mạnh mẽ nơi vị tông đồ, “Ơn Ta đủ cho con, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối”. Qua đó, Phaolô đã nếm được, đồng thời, cảm nghiệm được ân sủng và lòng nhân ái của Thiên Chúa dành cho mình; để cuối cùng, Phaolô chia sẻ, “Tôi rất vui sướng về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi”.
Gần gũi hơn, Tin Mừng hôm nay nói đến một ‘cái gai’ khác của mỗi người chúng ta; đó là tân toan, lắng lo của kiếp nhân sinh. Mang lấy phận người như chúng ta, Chúa Giêsu biết rõ cuộc chiến của chúng ta khi mỗi người phải vất vả để ưu tiên chọn Thiên Chúa hay chọn tiền bạc giữa những lo lắng khi chúng ta phải tìm kiếm cái ăn, cái mặc và cả ‘cái danh’ cho bản thân, cho gia đình. Ngài đưa ra một lời cảnh báo, “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được”; để ngay sau đó, Ngài mời gọi chúng ta ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân hậu và sự yêu thương quan phòng của Cha trên trời, “Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng”; hoặc “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con biết, ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó”. Thật không thể khích lệ và trấn an hơn!
Anh Chị em,
Như vậy, một khi trải nghiệm thực sự lòng yêu thương của Cha trên trời, chúng ta sẽ ưu tiên chọn cho mình những gì phù hợp nhất với đời sống làm con cái Chúa. Bấy giờ lời Chúa Giêsu sẽ được ghi tâm khắc cốt, “Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài; mọi sự khác, Ngài sẽ ban thêm”; nghĩa là, Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài sẽ là ưu tiên hàng đầu; những ưu tiên căn bản đó sẽ định hình tất cả các ưu tiên khác, tất cả các quyết định khác. Và như thế, những cuộc chiến đấu với lắng lo, tân toan cá nhân lớn nhất của chúng ta vẫn có thể là phương tiện giúp chúng ta lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa; những ‘cái gai’ đó, giờ đây, mở ra cho chúng ta một sức mạnh lớn hơn bất kỳ sức mạnh đơn thuần nào của con người. Hướng về Chúa giữa những kinh nghiệm tốt lành đó, như Phaolô, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ luôn được nhậm lời, cả khi ‘cái gai’ trong xác thịt không rời bỏ chúng ta; vì lẽ, chúng ta đã nếm thử và đã nhìn coi sự nhân lành yêu thương vô bờ của Thiên Chúa dành cho mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con ‘gai’ có, ‘dằm’ có; không chỉ trong thân xác, nhưng cả trong linh hồn. Xin giúp mỗi ngày biết ‘hãy nếm thử và hãy nhìn coi’ lòng nhân ái của Chúa, bằng cách biết ‘la cà’ với Thánh Thể, yêu mến việc xét mình mỗi ngày; nhờ đó, con biết làm những gì Chúa ưa thích”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 12 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:10 19/06/2021
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 4, 35-41.
“Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”
Bạn thân mến,
Đức tin không việc làm là đức tin chết, đó là lời dạy của thánh Gia-cô-bê tông đồ, Đức Chúa Giê-su đã bày tỏ quyền năng của Ngài trên sóng biển và cuồng phong, để củng cố đức tin cho các môn đệ của mình, và để dạy cho các ông một bài học về đức tin: Ngài chính là niềm tin của các ông.
Con người thời nay muốn dùng khoa học để phục vụ cuộc sống con người tốt hơn, đó chính là ý muốn của Thiên Chúa, khi Ngài ủy quyền cai quản vũ trụ mà Ngài dựng nên cho nguyên tổ Adong và Eva của chúng ta, nhưng con người không thể nói rằng mình thay Thiên Chúa để làm tất cả mọi sự, bởi vì con người dù thông minh tài trí đến đâu, thì cũng chỉ là loại tạo vật hèn kém trước mặt Thiên Chúa mà thôi. Do đó, đức tin chính là cốt lõi để con người khôn ngoan thì càng khôn ngoan hơn, thông minh thì càng thông minh hơn khi họ tin tưởng và xác tín rằng: mọi sự đều là bởi Thiên Chúa mà có, không có Ngài thì con người không làm được gì cả.
Đức tin không phải do mình mà có, nhưng bởi tình thương yêu của Thiên Chúa ban cho, chúng ta chỉ có một tâm hồn tội lỗi, đã được được Đức Chúa Giê-su rửa sạch bằng Máu Thánh của Ngài, và bằng đức tin của chính mình vào sự chết và sống lại của Ngài mà thôi, do đó, mà chúng ta cần phải hết lòng cầu xin Chúa gia tăng đức tin cho mình nhiều hơn nữa.
Bạn thân mến,
Tôi tin rằng đã có nhiều lần bạn đã vui sướng hoan hô Chúa khi những ngày lễ lớn trời nắng đẹp có gió mát hiu hiu thổi, và bạn vui sướng khoe với mọi người là cộng đòan tin Chúa, cầu nguyện với Chúa và Chúa nhận lời mọi người kêu xin; tôi cũng tin rằng đã có lần bạn lẩm bẩm trách móc Thiên Chúa vì trời mưa quá lớn làm ngập lụt đường phố làm xe máy của bạn ngập nước, những lúc như thế ấy bạn đều đánh mất niềm tin của mình vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Các tông đồ đã thấy những việc kỳ diệu mà Đức Chúa Giê-su đã làm, nên đã tin vào Ngài và đó thật là diễm phúc; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su và cũng không thất những phép lạ của Ngài làm, nhưng chúng ta vẫn tin vào Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật, đức tin này làm cho chúng ta càng có phúc hơn, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: Phúc cho những ai không thấy mà tin. (Ga 20, 29)
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 4, 35-41.
“Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”
Bạn thân mến,
Đức tin không việc làm là đức tin chết, đó là lời dạy của thánh Gia-cô-bê tông đồ, Đức Chúa Giê-su đã bày tỏ quyền năng của Ngài trên sóng biển và cuồng phong, để củng cố đức tin cho các môn đệ của mình, và để dạy cho các ông một bài học về đức tin: Ngài chính là niềm tin của các ông.
Con người thời nay muốn dùng khoa học để phục vụ cuộc sống con người tốt hơn, đó chính là ý muốn của Thiên Chúa, khi Ngài ủy quyền cai quản vũ trụ mà Ngài dựng nên cho nguyên tổ Adong và Eva của chúng ta, nhưng con người không thể nói rằng mình thay Thiên Chúa để làm tất cả mọi sự, bởi vì con người dù thông minh tài trí đến đâu, thì cũng chỉ là loại tạo vật hèn kém trước mặt Thiên Chúa mà thôi. Do đó, đức tin chính là cốt lõi để con người khôn ngoan thì càng khôn ngoan hơn, thông minh thì càng thông minh hơn khi họ tin tưởng và xác tín rằng: mọi sự đều là bởi Thiên Chúa mà có, không có Ngài thì con người không làm được gì cả.
Đức tin không phải do mình mà có, nhưng bởi tình thương yêu của Thiên Chúa ban cho, chúng ta chỉ có một tâm hồn tội lỗi, đã được được Đức Chúa Giê-su rửa sạch bằng Máu Thánh của Ngài, và bằng đức tin của chính mình vào sự chết và sống lại của Ngài mà thôi, do đó, mà chúng ta cần phải hết lòng cầu xin Chúa gia tăng đức tin cho mình nhiều hơn nữa.
Bạn thân mến,
Tôi tin rằng đã có nhiều lần bạn đã vui sướng hoan hô Chúa khi những ngày lễ lớn trời nắng đẹp có gió mát hiu hiu thổi, và bạn vui sướng khoe với mọi người là cộng đòan tin Chúa, cầu nguyện với Chúa và Chúa nhận lời mọi người kêu xin; tôi cũng tin rằng đã có lần bạn lẩm bẩm trách móc Thiên Chúa vì trời mưa quá lớn làm ngập lụt đường phố làm xe máy của bạn ngập nước, những lúc như thế ấy bạn đều đánh mất niềm tin của mình vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Các tông đồ đã thấy những việc kỳ diệu mà Đức Chúa Giê-su đã làm, nên đã tin vào Ngài và đó thật là diễm phúc; chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su và cũng không thất những phép lạ của Ngài làm, nhưng chúng ta vẫn tin vào Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật, đức tin này làm cho chúng ta càng có phúc hơn, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: Phúc cho những ai không thấy mà tin. (Ga 20, 29)
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 19/06/2021
11. Một người nếu không nhổ sạch tận gốc rễ những cám dỗ mà chỉ tránh né bên ngoài, thì khó mà thành công; bởi vì tất cả những cám dỗ mà họ tránh né đó sẽ nhanh chóng trở lại, so với lần trước thì càng nguy hiểm hơn nhiều.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 19/06/2021
78. “PHÁO” ĐẶC BIỆT
Mồng một tết, mỗi nhà khi mở cửa đều đốt ba phong pháo, lấy đó làm việc nghênh đón tết đến, mọi người kỵ nhất là pháo không nổ.
Có một người nói:
- “Nhà tôi mỗi khi tết đến, đều lấy cái thước dẹp và dùng hết sức đánh trên bàn ba cái. Không tốn tiền lại không sợ bị hỏa hoạn, hơn nữa ba “cây pháo” ấy, cây nào cũng nổ đùng đùng, tuyệt đối không phải là “pháo câm.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 78:
Có những cái “nổ” không do pháo cũng không do súng đạn nhưng rất nguy hiểm, đó là cái “nổ” của người vô trách nhiệm, của người chỉ biết báo công mà không báo bại, những cái “nổ” này làm thiệt hại vật chất và tinh thần của nhiều người.
Có những công ty “nổ” là đã đạt chỉ tiêu trăm phần trăm nên vung tiền liên hoan mừng thắng lợi, tiệc thắng lợi vừa nổ ra thì những chỉ tiêu trăm phần trăm cũng nổ ra nhiều tiêu cực; có những người “nổ” thấu trên mây để khoe khoang cái hiểu biết của mình cho mọi người biết, nhưng thực lực của mình thì…thấp hơn ngọn cỏ, đó là những cái “nổ” của người không biết đến Lời Chúa…
Người Ki-tô hữu thì không thích “nổ” và cũng không muốn “nổ” dù họ có thực tài, nhưng chính khi họ sống khiêm tốn với lòng thật thà của mình, thì sức “nổ” sẽ mạnh hơn cả pháo tiểu pháo đại, làm cho những người khác rúng động tâm hồn vì những việc làm tốt lành của họ dành cho tha nhân…
Pháo nổ trong ngay tết thì làm cho người ta vui, nhưng người ta sẽ vui hơn khi người Ki-tô hữu biết cảm thông và chia sẻ với tha nhân…
Đó là tiếng “nổ” rất đặc biệt vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mồng một tết, mỗi nhà khi mở cửa đều đốt ba phong pháo, lấy đó làm việc nghênh đón tết đến, mọi người kỵ nhất là pháo không nổ.
Có một người nói:
- “Nhà tôi mỗi khi tết đến, đều lấy cái thước dẹp và dùng hết sức đánh trên bàn ba cái. Không tốn tiền lại không sợ bị hỏa hoạn, hơn nữa ba “cây pháo” ấy, cây nào cũng nổ đùng đùng, tuyệt đối không phải là “pháo câm.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 78:
Có những cái “nổ” không do pháo cũng không do súng đạn nhưng rất nguy hiểm, đó là cái “nổ” của người vô trách nhiệm, của người chỉ biết báo công mà không báo bại, những cái “nổ” này làm thiệt hại vật chất và tinh thần của nhiều người.
Có những công ty “nổ” là đã đạt chỉ tiêu trăm phần trăm nên vung tiền liên hoan mừng thắng lợi, tiệc thắng lợi vừa nổ ra thì những chỉ tiêu trăm phần trăm cũng nổ ra nhiều tiêu cực; có những người “nổ” thấu trên mây để khoe khoang cái hiểu biết của mình cho mọi người biết, nhưng thực lực của mình thì…thấp hơn ngọn cỏ, đó là những cái “nổ” của người không biết đến Lời Chúa…
Người Ki-tô hữu thì không thích “nổ” và cũng không muốn “nổ” dù họ có thực tài, nhưng chính khi họ sống khiêm tốn với lòng thật thà của mình, thì sức “nổ” sẽ mạnh hơn cả pháo tiểu pháo đại, làm cho những người khác rúng động tâm hồn vì những việc làm tốt lành của họ dành cho tha nhân…
Pháo nổ trong ngay tết thì làm cho người ta vui, nhưng người ta sẽ vui hơn khi người Ki-tô hữu biết cảm thông và chia sẻ với tha nhân…
Đó là tiếng “nổ” rất đặc biệt vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kết quả phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
06:33 19/06/2021
Trong phiên khoáng đại mùa xuân từ 16 đến 18 tháng 6 được tổ chức trực tuyến, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để tiến tới một số hạng mục hành động, bao gồm cả dự thảo tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể.
Các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu vào hôm thứ Năm để bắt đầu soạn thảo “một tuyên bố chính thức về ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội.” Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi vào hai ngày thứ Tư và thứ Năm, trong đó một số giám mục đã phản đối động thái khởi đầu soạn thảo văn kiện về bí tích Thánh Thể.
Dự luật được thông qua với số phiếu 168 trên 55, trong đó có sáu phiếu trắng. Chỉ cần một đa số quá bán là có thể thông qua một hạng mục hành động. Ủy ban giáo lý của các giám mục Hoa Kỳ hiện sẽ dẫn đầu quá trình soạn thảo tài liệu, với sự đóng góp ý kiến của các ủy ban khác trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Bản dự thảo của tài liệu có thể sẽ được đưa ra cho các giám mục tranh luận, sửa đổi và biểu quyết tại cuộc họp tháng 11 của các ngài - hiện đang được lên kế hoạch tổ chức trực tiếp tại Baltimore, Maryland.
Kết quả bỏ phiếu cho các hạng mục hành động khác của cuộc họp mùa xuân đã được công bố vào chiều thứ Sáu, tức là vào ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của cuộc họp. Các giám mục cũng cho phép xây dựng một tuyên bố về mục vụ cho người Mỹ bản địa, phê chuẩn một số bản dịch phụng vụ, và phê duyệt một tuyên bố chính thức về mục vụ hôn nhân.
Các ngài cũng đã tổ chức một buổi tư vấn giáo luật về hai án tuyên thánh, cho Tôi tớ Chúa là Cha Joseph Verbis LaFleur, và Tôi tớ Chúa Thầy Marinus Leonard LaRue. Các giám mục đã bỏ phiếu áp đảo để “đẩy mạnh tiến trình điều tra ở cấp giáo phận” cho án tuyên thánh của hai vị.
Một hạng mục hành động khác, trong đó yêu cầu các giám mục “cho phép xây dựng một tuyên bố chính thức mới với một tầm nhìn toàn diện cho thừa tác vụ của Người Mỹ bản địa / Người Alaska bản địa,” đã được thông qua với tỷ lệ áp đảo 223 đến 6.
Ba hạng mục hành động liên quan đến bản dịch Sách Lễ Rôma sang Anh Ngữ đã chấp thuận bản dịch các bài đọc và lời cầu nguyện cho lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo hội, cũng như bản dịch các lời cầu nguyện và kêu cầu cho các Giờ Kinh Phụng vụ và bản dịch Nghi thức Sám Hối.
Các mục hành động được thông qua theo tỷ lệ lần lượt là 188 trên 2, 186 trên 3 (với một phiếu trắng) và 182 trên 6 (với hai phiếu trắng). Các mục này yêu cầu hai phần ba tổng số giám mục của Giáo hội Latinh có mặt biểu quyết tán thành.
Một hạng mục hành động khác, để cho phép soạn thảo khung mục vụ quốc gia về giới trẻ đã được thông qua với số phiếu 222 trên 7. Các giám mục cũng bỏ phiếu thông qua dự thảo khung mục vụ về mục vụ hôn nhân và gia đình có tên là “Được mời gọi đến với Niềm Vui Yêu Thương” đã được thông qua với tỷ lệ 212 trên 13, với bốn phiếu trắng.
Các giám mục đã tranh luận rộng rãi trước khi biểu quyết cho phép soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể. Đề cương đề xuất của tài liệu, do ủy ban giáo lý soạn, bao gồm những lời dạy của Giáo hội về “Sự hiện diện thực sự” của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Nhật là ngày thánh, Thánh Thể là của lễ và sự xứng đáng để rước lễ.
Một đề xuất vào ngày đầu tiên của cuộc họp nhằm điều chỉnh chương trình nghị sự nhằm cho phép trao đổi không giới hạn về dự thảo tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể đã kéo dài hàng giờ đồng hồ. Dù 59% các giám mục đã bỏ phiếu phản đối việc trao đổi không giới hạn, cuộc tranh luận hôm thứ Năm đã kéo dài thêm một giờ vào buổi tối về việc soạn thảo tài liệu này.
Source:Catholic News AgencyUSCCB approves drafting of Eucharist document, other action items
Các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu vào hôm thứ Năm để bắt đầu soạn thảo “một tuyên bố chính thức về ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội.” Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau nhiều cuộc tranh luận sôi nổi vào hai ngày thứ Tư và thứ Năm, trong đó một số giám mục đã phản đối động thái khởi đầu soạn thảo văn kiện về bí tích Thánh Thể.
Dự luật được thông qua với số phiếu 168 trên 55, trong đó có sáu phiếu trắng. Chỉ cần một đa số quá bán là có thể thông qua một hạng mục hành động. Ủy ban giáo lý của các giám mục Hoa Kỳ hiện sẽ dẫn đầu quá trình soạn thảo tài liệu, với sự đóng góp ý kiến của các ủy ban khác trong Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Bản dự thảo của tài liệu có thể sẽ được đưa ra cho các giám mục tranh luận, sửa đổi và biểu quyết tại cuộc họp tháng 11 của các ngài - hiện đang được lên kế hoạch tổ chức trực tiếp tại Baltimore, Maryland.
Kết quả bỏ phiếu cho các hạng mục hành động khác của cuộc họp mùa xuân đã được công bố vào chiều thứ Sáu, tức là vào ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của cuộc họp. Các giám mục cũng cho phép xây dựng một tuyên bố về mục vụ cho người Mỹ bản địa, phê chuẩn một số bản dịch phụng vụ, và phê duyệt một tuyên bố chính thức về mục vụ hôn nhân.
Các ngài cũng đã tổ chức một buổi tư vấn giáo luật về hai án tuyên thánh, cho Tôi tớ Chúa là Cha Joseph Verbis LaFleur, và Tôi tớ Chúa Thầy Marinus Leonard LaRue. Các giám mục đã bỏ phiếu áp đảo để “đẩy mạnh tiến trình điều tra ở cấp giáo phận” cho án tuyên thánh của hai vị.
Một hạng mục hành động khác, trong đó yêu cầu các giám mục “cho phép xây dựng một tuyên bố chính thức mới với một tầm nhìn toàn diện cho thừa tác vụ của Người Mỹ bản địa / Người Alaska bản địa,” đã được thông qua với tỷ lệ áp đảo 223 đến 6.
Ba hạng mục hành động liên quan đến bản dịch Sách Lễ Rôma sang Anh Ngữ đã chấp thuận bản dịch các bài đọc và lời cầu nguyện cho lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo hội, cũng như bản dịch các lời cầu nguyện và kêu cầu cho các Giờ Kinh Phụng vụ và bản dịch Nghi thức Sám Hối.
Các mục hành động được thông qua theo tỷ lệ lần lượt là 188 trên 2, 186 trên 3 (với một phiếu trắng) và 182 trên 6 (với hai phiếu trắng). Các mục này yêu cầu hai phần ba tổng số giám mục của Giáo hội Latinh có mặt biểu quyết tán thành.
Một hạng mục hành động khác, để cho phép soạn thảo khung mục vụ quốc gia về giới trẻ đã được thông qua với số phiếu 222 trên 7. Các giám mục cũng bỏ phiếu thông qua dự thảo khung mục vụ về mục vụ hôn nhân và gia đình có tên là “Được mời gọi đến với Niềm Vui Yêu Thương” đã được thông qua với tỷ lệ 212 trên 13, với bốn phiếu trắng.
Các giám mục đã tranh luận rộng rãi trước khi biểu quyết cho phép soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể. Đề cương đề xuất của tài liệu, do ủy ban giáo lý soạn, bao gồm những lời dạy của Giáo hội về “Sự hiện diện thực sự” của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Nhật là ngày thánh, Thánh Thể là của lễ và sự xứng đáng để rước lễ.
Một đề xuất vào ngày đầu tiên của cuộc họp nhằm điều chỉnh chương trình nghị sự nhằm cho phép trao đổi không giới hạn về dự thảo tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể đã kéo dài hàng giờ đồng hồ. Dù 59% các giám mục đã bỏ phiếu phản đối việc trao đổi không giới hạn, cuộc tranh luận hôm thứ Năm đã kéo dài thêm một giờ vào buổi tối về việc soạn thảo tài liệu này.
Source:Catholic News Agency
Nhà thờ Thánh Augustinô ở Vancouver bị vẽ bậy với những từ ‘kẻ giết người’ và ‘hãy công bố hồ sơ’
Đặng Tự Do
16:20 19/06/2021
Giáo xứ Công Giáo Thánh Augustinô ở Vancouver đã bị tấn công bởi những kẻ phá hoại vào đêm thứ Bảy.
Ai đó đã viết những chữ nguệch ngoạc như 'hãy công bố hồ sơ' và 'kẻ giết người' trên cửa trước của nhà thờ.
Nhiều người đã gọi việc phát hiện gần đây các ngôi mộ vô danh tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops là một biến cố được tính toán nhằm phá hoại tiến trình hòa giải.
Họ đang nhắm đến các hành động bạo lực và các cuộc biểu tình khổng lồ như đã từng xảy ra tại Hoa Kỳ trong tháng Năm và tháng Sáu năm ngoái.
“Thật là buồn, thật sự rất buồn. Chúng tôi không liên quan gì đến những gì đã xảy ra với những đứa trẻ tội nghiệp đó”, Maria Bastone, giáo dân của Thánh Augustinô nói với Global News.
Cuối tháng năm vừa qua, sử dụng radar xuyên đất, người ta phát hiện ra 215 ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú cũ ở Kamloops, British Columbia. Các phương tiện truyền thông mô tả điều này là một chứng tích cụ thể nói lên điều họ gọi là “tội ác” của Giáo Hội Công Giáo và đang làm ầm ĩ lên để buộc Đức Thánh Cha Phanxicô phải sang tận Canada xin lỗi.
Source:Catholic News Agency
Một người đàn ông ở Port Charlotte bị bắt vì phá hoại trường Công Giáo địa phương
Đặng Tự Do
16:21 19/06/2021
Một người đàn ông ở Port Charlotte đã bị bắt vì phá hoại một trường Công Giáo Quận Charlotte.
Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Charlotte đã tìm được nghi phạm gây ra thiệt hại 3,500 Mỹ Kim tại một trường Công Giáo. Các nhân viên cảnh sát đã xác định và bắt giữ Clayton Lynch vì tội phá phách tài sản hợp pháp của công dân và các thể chế.
Clayton Lynch nói với cảnh sát rằng anh ta hành động như thế để trả thù cho các trẻ em ở Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops.
Trước các diễn biến rất bất lợi cho Giáo Hội sau vụ Kamloops. Chúng tôi xin lưu ý với quý vị và anh chị em như sau.
Những điều người Công Giáo nên biết về vụ Kamloops.
Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.
Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.
Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.
Thứ tư: 215 ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.
Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày này thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Source:NBC
Giáo Hội tại Canada đang gặp nhiều khó khăn: Các nhà lãnh đạo da đỏ yêu cầu người Công Giáo Canada bỏ Thánh lễ Chúa Nhật
Đặng Tự Do
16:22 19/06/2021
Leo thang các tấn kích nhắm vào Giáo Hội Công Giáo tại Canada, các nhà lãnh đạo da đỏ vừa đưa ra một lời kêu gọi người Công Giáo Canada bỏ lễ ngày Chúa Nhật để phản đối điều mà họ gọi là “các vụ lạm dụng trong quá khứ” tại các trường học dành cho trẻ em bản địa do người Công Giáo quản lý.
“Điều mà mọi người và mọi Kitô hữu có thể làm để thể hiện tình đoàn kết với chúng tôi là đừng đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật này”, Felix Thomas, người đứng đầu Kinistin Saulteaux Nation, nói với truyền thông Canada vào hôm thứ Sáu, ngày 11 tháng 6. Kinistin Saulteaux nằm về phía đông bắc của Saskatoon, thành phố lớn nhất ở tỉnh Saskatchewan của Canada.
Thomas đã ám chỉ đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã không đưa ra lời xin lỗi chính thức về vai trò của Giáo hội đối với các trường nội trú của Canada. Hài cốt của 215 trẻ em bản địa gần đây đã được phát hiện trong những ngôi mộ vô danh tại địa điểm của một trường nội trú trước đây do Công Giáo điều hành ở Kamloops, British Columbia.
Hệ thống trường học dân cư của Canada hoạt động từ những năm 1870 cho đến khi trường học cuối cùng đóng cửa vào năm 1996. Trẻ em da đỏ, cụ thể là của các bộ lạc Inuit và Métis bị tách khỏi gia đình và gửi đến các trường học do chính phủ liên bang thành lập. Mục đích của chính sách này là đồng hóa và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của cácem.
Chính phủ sau đó giao lại cho các phái bộ truyền giáo Công Giáo và các giáo phái Tin lành điều hành. Các phái bộ truyền giáo, hay các dòng tu Công Giáo, đã điều hành hơn 2 phần 3 số trường này.
Source:Catholic News Agency
Các chứng nhân thời đại: Ông Robert Schuman, cha đẻ của Liên Hiệp châu Âu, trên đường phong thánh
Thanh Quảng sdb
18:02 19/06/2021
Các chứng nhân thời đại: Ông Robert Schuman, cha đẻ của Liên Hiệp châu Âu, trên đường phong thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một Sắc lệnh tìm hiểu các nguyên nhân để phong thánh cho chính khách Châu Âu Ông Robert Schuman, cũng như mười nữ tu Ba Lan bị quân đội Liên Xô giết vào cuối Thế chiến thứ hai. Các nhân đức anh hùng của các ngài đã được công nhận.
(Tin Vatican)
Giáo hội đã công nhận những đức tính anh hùng của Ngài Robert Schuman, một người khởi xướng Liên Hiệp châu Âu, nên ông được tôn kính với danh hiệu “Đấng đáng kính”.
Trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng thánh bộ Phong thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy quyền cho Đức Hồng Y chủ tịch lo tiến trình tìm hiểu về ông Robert, cùng với bốn Đấng đáng kính khác và mười một Chân phước, trong đó có mười nữ tu Ba Lan tử đạo, là những người bị giết vì Đức tin ở Ba Lan vào năm 1945 trong cuộc xâm lược của quân đội Liên Xô.
Schuman: một Chính trị gia với sứ mệnh phục vụ
Ông Robert Schuman (1886-1963) một người Công Giáo Pháp dấn thân chính trị - như một sứ mệnh để phục vụ, và hoạt động theo thánh ý Chúa - ông đã sống chuyên chăm cầu nguyện và được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể hàng ngày. Ông bị Gestapo bắt và bỏ tù từ ngày 14 tháng 9 năm 1940 đến ngày 12 tháng 4 năm 1941. Ông đã trốn tù và sống ẩn dật cho đến khi chiến tranh kết thúc, chủ yếu ẩn trú trong nơi hoang vắng và trong các tu viện. Khi chiến tranh kết thúc, ông được bầu vào Quốc hội Pháp năm 1945 và 1946. Với tư cách là đại biểu quốc hội, ông đảm nhận các vai trò quan trọng trong chính phủ Pháp như: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Tư pháp, ông đã nỗ lực vực dậy nền đạo đức và hoạt động để có được một hệ thống tăng trưởng kinh tế và xã hội chung. Cùng với Konrad Adenauer và Alcide De Gasperi, ông được coi là một trong những người sáng lập Liên Hiệp Châu Âu.
Nỗ lực của họ dẫn đến Hiệp ước Rome ngày 25 tháng 3 năm 1957, thành lập Thị trường chung Châu Âu. Năm 1958, ông được bầu giữ chức vụ Chủ tịch đầu tiên của Nghị viện châu Âu mới. Năm sau đó, ông bị mắc một chứng bệnh xơ cứng não... nên không thể tiếp tục công việc của mình được, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch danh dự của Hội đồng Quốc Hội Châu Âu. Ông qua đời tại Scy-Chazelles (Pháp) vào ngày 4 tháng 9 năm 1963, hưởng thọ 77 tuổi.
Mười sơ tử vì đạo trong thời Liên Xô chiếm đóng ở Ba Lan
Với sự công nhận sự tử đạo của các sơ, mười nữ tu Dòng thánh Elizabeth, những người đã bị giết ở Ba Lan trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng vào cuối Thế chiến thứ hai, sẽ được phong chân phước. Chín người trong số đó là người Ba Lan là các sơ: Paschalina Jahn, Maria Edelburgis Kubitzki, Maria Rosaria Schilling, Maria Adela Schramm, Maria Sabina Thienel, Maria Sapientia Heymann, Maria Adelheidis Töpfer, Maria Melusja Rybka, Maria Acutina Goldberg, còn sơ Maria Felicitas Ellmerer sinh ở Đức.
Tất cả họ đều bị giết một cách dã man bởi những tên lính Hồng quân ở nhiều nơi khác nhau, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1945, khi đang họ chăm sóc các bệnh nhân và những người già.
Một trong số họ, Sơ Maria Rosaria Schilling, bị 30 tên lính hãm hiếp và bị giết vào ngày hôm sau. Sự hung bạo của quân đội Liên Xô đối với các nữ tu thể hiện sự thù ghét với đức tin người Công Giáo, vì một nền văn hóa vô thần và chủ nghĩa Máxít, họ đã hãm hiếp như một cách hạ nhục những người tuyên xưng đức tin... Các sơ được các tín hữu nhìn nhận là những vị tử đạo và nhiều người tới mộ các sơ để viếng thăm và cầu nguyện…
Cha Jeningen, linh hồn của Đền thờ Đức Mẹ Schönenberg
Trong số những người được phong chân phước có linh mục Dòng Tên người Đức là cha Johann Philipp Jeningen, sống vào thế kỷ 17 (1642-1704). Ngài đã biến một nhà nguyện nhỏ dâng kính Mẹ Thiên Chúa trên đồi Schönenberg ở Württemberg thành một Đền thờ Đức Mẹ nổi tiếng, và thành địa danh hành hương.
Một linh mục và ba nữ tu trong số các thánh mới
Trong số các vị đáng kính khác có: linh mục người Ý Severino Fabriani, sáng lập Dòng Nữ Chúa quan phòng, dấn thân cho những người câm điếc (1792-1857);
Nữ tu người Nga Angela Rosa Godecka, sáng lập Dòng Các Nữ Tử Chúa Hài Đồng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (1861-1937), với đặc sủng chăm sóc cho các công nhân;
Nữ tu người Ý Orsola Donati, thuộc Dòng các sơ tiểu muội Đức Mẹ Sầu Bi (1849-1935);
Và nữ tu người Tây Ban Nha, sơ Maria Stella di Gesù, thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (1899-1982).
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một Sắc lệnh tìm hiểu các nguyên nhân để phong thánh cho chính khách Châu Âu Ông Robert Schuman, cũng như mười nữ tu Ba Lan bị quân đội Liên Xô giết vào cuối Thế chiến thứ hai. Các nhân đức anh hùng của các ngài đã được công nhận.
(Tin Vatican)
Giáo hội đã công nhận những đức tính anh hùng của Ngài Robert Schuman, một người khởi xướng Liên Hiệp châu Âu, nên ông được tôn kính với danh hiệu “Đấng đáng kính”.
Trong buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng thánh bộ Phong thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy quyền cho Đức Hồng Y chủ tịch lo tiến trình tìm hiểu về ông Robert, cùng với bốn Đấng đáng kính khác và mười một Chân phước, trong đó có mười nữ tu Ba Lan tử đạo, là những người bị giết vì Đức tin ở Ba Lan vào năm 1945 trong cuộc xâm lược của quân đội Liên Xô.
Schuman: một Chính trị gia với sứ mệnh phục vụ
Ông Robert Schuman (1886-1963) một người Công Giáo Pháp dấn thân chính trị - như một sứ mệnh để phục vụ, và hoạt động theo thánh ý Chúa - ông đã sống chuyên chăm cầu nguyện và được nuôi dưỡng bằng Bí tích Thánh Thể hàng ngày. Ông bị Gestapo bắt và bỏ tù từ ngày 14 tháng 9 năm 1940 đến ngày 12 tháng 4 năm 1941. Ông đã trốn tù và sống ẩn dật cho đến khi chiến tranh kết thúc, chủ yếu ẩn trú trong nơi hoang vắng và trong các tu viện. Khi chiến tranh kết thúc, ông được bầu vào Quốc hội Pháp năm 1945 và 1946. Với tư cách là đại biểu quốc hội, ông đảm nhận các vai trò quan trọng trong chính phủ Pháp như: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Tư pháp, ông đã nỗ lực vực dậy nền đạo đức và hoạt động để có được một hệ thống tăng trưởng kinh tế và xã hội chung. Cùng với Konrad Adenauer và Alcide De Gasperi, ông được coi là một trong những người sáng lập Liên Hiệp Châu Âu.
Nỗ lực của họ dẫn đến Hiệp ước Rome ngày 25 tháng 3 năm 1957, thành lập Thị trường chung Châu Âu. Năm 1958, ông được bầu giữ chức vụ Chủ tịch đầu tiên của Nghị viện châu Âu mới. Năm sau đó, ông bị mắc một chứng bệnh xơ cứng não... nên không thể tiếp tục công việc của mình được, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch danh dự của Hội đồng Quốc Hội Châu Âu. Ông qua đời tại Scy-Chazelles (Pháp) vào ngày 4 tháng 9 năm 1963, hưởng thọ 77 tuổi.
Mười sơ tử vì đạo trong thời Liên Xô chiếm đóng ở Ba Lan
Với sự công nhận sự tử đạo của các sơ, mười nữ tu Dòng thánh Elizabeth, những người đã bị giết ở Ba Lan trong thời kỳ Liên Xô chiếm đóng vào cuối Thế chiến thứ hai, sẽ được phong chân phước. Chín người trong số đó là người Ba Lan là các sơ: Paschalina Jahn, Maria Edelburgis Kubitzki, Maria Rosaria Schilling, Maria Adela Schramm, Maria Sabina Thienel, Maria Sapientia Heymann, Maria Adelheidis Töpfer, Maria Melusja Rybka, Maria Acutina Goldberg, còn sơ Maria Felicitas Ellmerer sinh ở Đức.
Tất cả họ đều bị giết một cách dã man bởi những tên lính Hồng quân ở nhiều nơi khác nhau, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1945, khi đang họ chăm sóc các bệnh nhân và những người già.
Một trong số họ, Sơ Maria Rosaria Schilling, bị 30 tên lính hãm hiếp và bị giết vào ngày hôm sau. Sự hung bạo của quân đội Liên Xô đối với các nữ tu thể hiện sự thù ghét với đức tin người Công Giáo, vì một nền văn hóa vô thần và chủ nghĩa Máxít, họ đã hãm hiếp như một cách hạ nhục những người tuyên xưng đức tin... Các sơ được các tín hữu nhìn nhận là những vị tử đạo và nhiều người tới mộ các sơ để viếng thăm và cầu nguyện…
Cha Jeningen, linh hồn của Đền thờ Đức Mẹ Schönenberg
Trong số những người được phong chân phước có linh mục Dòng Tên người Đức là cha Johann Philipp Jeningen, sống vào thế kỷ 17 (1642-1704). Ngài đã biến một nhà nguyện nhỏ dâng kính Mẹ Thiên Chúa trên đồi Schönenberg ở Württemberg thành một Đền thờ Đức Mẹ nổi tiếng, và thành địa danh hành hương.
Một linh mục và ba nữ tu trong số các thánh mới
Trong số các vị đáng kính khác có: linh mục người Ý Severino Fabriani, sáng lập Dòng Nữ Chúa quan phòng, dấn thân cho những người câm điếc (1792-1857);
Nữ tu người Nga Angela Rosa Godecka, sáng lập Dòng Các Nữ Tử Chúa Hài Đồng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (1861-1937), với đặc sủng chăm sóc cho các công nhân;
Nữ tu người Ý Orsola Donati, thuộc Dòng các sơ tiểu muội Đức Mẹ Sầu Bi (1849-1935);
Và nữ tu người Tây Ban Nha, sơ Maria Stella di Gesù, thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (1899-1982).
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục X
Vũ Văn An
20:19 19/06/2021
MỤC X. Về Chúa Giêsu Kitô.
I.Khoảng cách vô tận giữa thân xác và tinh thần là hình bóng của khoảng cách vô cùng vô tận giữa các tinh thần và đức bác ái; bởi vì đức ái là siêu nhiên.
Tất cả vẻ sáng lạn của các sự vĩ đại không hề sáng láng đối với những người đang tìm kiếm tinh thần. Sự vĩ đại của những người tinh thần đều vô hình đối với những người giàu, đối với những vua chúa, những kẻ chinh phục và đối với tất cả những kẻ vĩ đại xác thịt. Sự vĩ đại của khôn ngoan, vốn phát xuất từ Thiên Chúa, vô hình đối với những người xác thịt và những người tinh thần. Đó là ba thứ bậc thuộc các loại khác nhau. Những thiên tài vĩ đại có thế lực của họ, sự sáng chói, sự vĩ đại của họ, các chiến thắng của họ, và không hề cần đến các sự vĩ đại xác thịt, những thứ không liên quan gì đến những thứ họ tìm kiếm. Họ được nhìn bởi các tinh thần, không phải bởi các con mắt; nhưng thế là đủ. Các thánh có thế lực của họ, sự huy hoàng của họ, sự vĩ đại của họ, các chiến thắng của họ, và không hề cần đến các sự vĩ đại xác thịt hoặc tinh thần, những thứ không thuộc thứ bậc của họ, và không thêm cũng như không bớt sự vĩ đại mà họ mong muốn. Họ được nhìn bởi Thiên Chúa và các thiên thần, chứ không phải bởi các thân xác hay tinh thần tò mò: Thiên Chúa đã đủ cho họ.
Archimède, không có bất cứ sáng láng nào lúc sinh ra, vẫn đã được tôn kính như vậy. Ông không điều khiển trận chiến nào; nhưng ông đã để lại cho toàn vũ trụ những phát minh đáng ngưỡng mộ. Ôi ông vĩ đại và sáng ngời xiết bao đối với con mắt tinh thần! Chúa Giêsu Kitô, không của cải và không tạo ra khoa học nào ở bên ngoài, nhưng thuộc thứ bậc thánh thiện của Người. Người không tạo ra phát minh nào, Người không trị vì; nhưng Người khiêm nhường, nhẫn nại, thánh thiện trước mặt Thiên Chúa, đáng sợ đối với ma quỷ, không chút tội lỗi. Ôi, Người đến một cách long trọng tuyệt vời và uy nghi kỳ diệu xiết bao trong các con mắt trái tim, những con mắt nhìn thấy sự khôn ngoan!
Archimède sẽ vô ích nếu làm hoàng tử trong các sách hình học, cho dù ông là một ông hoàng. Sẽ vô ích đối với Chúa Giêsu Kitô của chúng ta nếu xuống thế gian như một vị vua, để sáng láng trong vương quốc thánh thiện của Người: nhưng Người đã đến với sự huy hoàng của thứ bậc Người!
Thật là nực cười khi vấp ngã vì sự hạ mình của Chúa Giêsu Kitô, như thể sự hạ mình này cùng thứ bậc với sự vĩ đại mà Người đến để làm nó xuất hiện. Ước chi người ta xem xét sự vĩ đại này trong cuộc đời của Người, trong cuộc khổ nạn của Người, trong bóng tối của Người, trong cái chết của Người, trong việc chọn các môn đệ của Người, trong việc họ trốn chạy, trong sự sống lại bí nhiệm của Người, và trong nhiều việc khác; người ta sẽ thấy nó quá vĩ đại, đến nỗi người ta sẽ không có lý do gì để vấp ngã vì không hề có sự hèn hạ ở đó. Nhưng có một số người chỉ có thể ngưỡng mộ các sự vĩ đại xác thịt, như thể không có các sự vĩ đại tinh thần; và có nhiều người khác chỉ ngưỡng mộ các sự vĩ đại tinh thần, như thể không có các sự vĩ đại vô cùng cao cả hơn trong đức khôn ngoan. Mọi thân xác, bầu trời, các vì sao, trái đất và các vương quốc cũng không có giá trị bằng một tinh thần nhỏ nhoi nhất; vì tinh thần này biết tất cả những thứ ấy, và chính mình; còn thân xác, không biết gì. Và mọi thân xác, và mọi tinh thần với nhau, và tất cả các sản phẩm của chúng, cũng không giá trị bằng một cử động bác ái nhỏ nhoi nhất; vì đức bác ái thuộc một thứ bậc vô cùng cao hơn. Từ mọi thân xác với nhau, người ta không thể rút ra được dù một suy nghĩ nhỏ nhất: điều này bất khả, và thuộc một thứ bậc khác. Mọi thân xác và tinh thần gọp lại với nhau cũng không thể tạo ra một cử động bác ái đích thực: điều đó bất khả hữu, và thuộc một thứ bậc khác, hoàn toàn siêu nhiên.
II. CHÚA GIÊSU từng sống trong bóng tối (theo điều mà thế gian gọi là bóng tối) đến nỗi các sử gia, những người chỉ viết những điều quan trọng, hầu như không nhận ra Người.
III. Con người nào đã từng sáng chói hơn Chúa Giêsu Kitô! Toàn thể dân tộc Do Thái đã tiên đoán về Người trước khi Người đến. Dân ngoại tôn thờ Người sau khi Người đã đến. Cả dân ngoại lẫn dân Do Thái đều coi Người là trung tâm của họ. Tuy nhiên, có người nào ít hưởng được sự huy hoàng này chưa? Trong ba mươi ba năm, Người đã sống ba mươi năm không xuất hiện công khai. Trong ba năm còn lại, Người bị coi như một kẻ bịp bợm; các tư tế và các thủ lĩnh của nước Người bác bỏ Người; bạn bè và người thân của Người hiểu lầm Người. Cuối cùng Người chết với một cái chết nhục nhã, bị một người trong các môn đệ phản bội, bị môn đệ kia chối bỏ và bị tất cả các môn đệ khác bỏ rơi. Thử hỏi, Người đóng vai trò nào trong sự sáng chói này? Chưa bao giờ người ta được sáng chói như vậy; chưa bao giờ có người chịu nhục nhã hơn. Tất cả sự sáng chói này chỉ phục vụ chúng ta, để chúng ta làm cho Người dễ nhận biết; chứ không hề phục vụ Người.
IV: Chúa Giêsu Kitô nói đến các điều vĩ đại nhất một cách đơn giản đến mức dường như Người không nghĩ đến chúng; và tuy nhiên một cách rõ ràng đến nỗi người ta có thể thấy rõ điều Người nghĩ về nó. Sự rõ ràng này, kết hợp với sự đơn giản kia, thật đáng khâm phục. Ai đã dạy các nhà chép tin mừng các phẩm tính của một linh hồn thực sự anh hùng, để vẽ nên điều đó một cách hoàn hảo như thế trong Chúa Giêsu Kitô? Tại sao họ lại làm Người ra yếu đuối trong cơn hấp hối? Há họ không biết mô tả một cái chết liên tục hay sao? Có, chắc chắn như thế; vì cùng một Thánh Luca đã mô tả cái chết của Thánh Stephanô mạnh mẽ hơn cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, họ mô tả Người có khả năng sợ hãi trước khi việc cần phải chết xuất hiện, và sau đó hết sức mạnh mẽ. Nhưng khi họ mô tả Người bối rối, đó là lúc Người bối rối thực sự; và khi con người làm Người bối rối, Người lại rất mạnh mẽ.
Giáo Hội thấy mình buộc phải chứng tỏ rằng Chúa Giêsu Kitô là một con người, chống lại những người đã bác bỏ điều ấy, cũng như chứng tỏ rằng Người là Thiên Chúa; và các xác suất đều lớn như nhau. Chúa Giêsu Kitô là vị Thiên Chúa mà người ta đến gần mà không kiêu căng, và sống dưới quyền Người mà không tuyệt vọng.
V. Việc trở lại của người ngoại giáo được qui cho ơn thánh của Đấng Mêxia. Người Do Thái, hoặc không cố gắng, hoặc không thành công về phương diện này: tất cả những điều Salômôn và các tiên tri nói về nó đều vô ích. Các nhà thông thái, như Platông và Socrate, không thể thuyết phục người ta chỉ thờ phượng Thiên Chúa đích thực.
Tin Mừng chỉ nói đến sự đồng trinh của Đức Trinh Nữ cho đến khi Chúa Giêsu Kitô ra đời, mọi sự đều liên quan đến Chúa Giêsu Kitô.
Hai Giao Ước coi Chúa Giêsu Kitô cũ như sự mong đợi Người, mới như hình mẫu Người; cả hai coi Người như trung tâm của chúng.
Các tiên tri đã báo trước, nhưng chính họ không được báo trước. Các vị thánh sau đó được báo trước, nhưng không phải là những người báo trước. Chúa Giêsu Kitô được báo trước và là Đấng báo trước.
Chúa Giêsu Kitô dành cho mọi người, Môsê dành cho một dân tộc.
Người Do Thái được chúc phúc trong Ápraham: Ta sẽ chúc phúc cho kẻ chúc phúc ngươi (St 12: 3). Nhưng mọi quốc gia đều được chúc phúc trong dòng dõi ông (Đã dẫn 18:18).
Lumen ad revelationem gentium [ánh sáng soi đường cho dân ngoại] (Lc 2:32).
Đavít nói khi đề cập tới lề luật “Non fecit taliter omni nationi [Chúa không đối xử với dân nào như vậy] (Ps. 147, 20 ). Nhưng khi đề cập đến Chúa Giêsu Kitô, ông phải nói: Fecit taliter omni nationi [Chúa đối xử như thế với mọi dân tộc].
Chúa Giêsu Kitô cũng có tính phổ quát. Chính Giáo Hội chỉ dâng hy lễ cho các tín hữu: Chúa Giêsu Kitô thì dâng hy lễ thập giá cho tất cả mọi người.
Kỳ tới: Mục XI: Bằng chứng về Chúa Giêsu Kitô qua các lời tiên tri
VietCatholic TV
7g tối 19/6: Hiệp thông cùng cộng đoàn Đền Thờ Thánh Phêrô cầu cho quê hương Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:03 19/06/2021
Tai nạn trực tuyến khiến cha sở trở thành trò cười cho thiên hạ nhưng lôi cuốn được hàng triệu views
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:47 19/06/2021
1. Thánh lễ trực tuyến: Cha sở trở thành trò cười nghiêng ngả cho giáo dân. Bí quyết để thánh lễ 20 người xem thành gần triệu người xem.
Warwick là một thị trấn thời Trung cổ xinh đẹp trên Sông Avon, thuộc vùng West Midlands của Anh. Warwick được biết đến nhiều nhất với các lâu đài, Nhà thờ St. Mary nhìn ra tháp và hầm mộ của Hồng Y Norman, và các tòa nhà khung gỗ của Bệnh viện Lord Leycester được hình thành từ thế kỷ 14.
Nhà thờ chính tòa St Mary, có 900 năm tuổi, nằm gần tất cả các tiện nghi, quán cà phê và các điểm tham quan khác của Warwick. Ngôi thánh đường này nguyên là nhà thờ Công Giáo đã bị tịch thu và biến thành nhà thờ Anh Giáo.
Cha sở của ngôi thánh đường này đã trở thành tâm điểm trên các mạng xã hội sau khi phạm một lỗi lầm khi sử dụng bộ lọc Zoom, vô tình biến ông thành một trong những “Anh em nhà Blues” trong một buổi lễ nhà thờ được phát trực tiếp.
Anh em nhà Blues, “Blues Brothers” là một bộ phim ca nhạc hài của Mỹ năm 1980 do John Landis đạo diễn. Phim có sự tham gia của John Belushi trong vai Jake Blues, thường được gọi là “Joliet”; và Dan Aykroyd trong vai Elwood Blues, em của Jake Blues. Theo chuyện phim, hai anh em nhà Blues được nuôi trong một viện dục anh. Khi hay tin trung tâm nuôi trẻ mồ côi này sắp bị đóng cửa, hai anh em nhà Blues cho rằng mình nhận được một sứ mạng từ Thiên Chúa là phải làm mọi cách để cứu viện dục anh ấy khỏi bị đóng cửa. Hai anh em thường đeo kính đen, đội mũ như các điệp viên đang làm một điệp vụ.
Tờ Daily Mail của Anh cho biết như sau: Mục sư Vaughan Roberts, 62 tuổi, đã chứng minh rằng ông thực sự đang thực hiện một Sứ mệnh từ Chúa sau khi xảy ra trục trặc vui nhộn khiến ông giống như Joliet Jake Blues trong bộ phim ăn khách năm 1980.
Đoạn phim hài hước cho thấy Mục sư Roberts chào đón hội thánh trực tuyến tại Nhà thờ St Mary, ở Warwick, đội mũ phớt đen và đeo kính râm trên mặt.
Ông đứng lên để nói chuyện với cộng đoàn như bình thường nhưng khi ông bắt đầu nói thì một bộ lọc vui nhộn xuất hiện.
Trong suốt video, chi tiết vui nhộn này xuất hiện không liên tục. Khi ông ấy nhìn xuống tờ giấy đang cầm thì mọi sự OK. Nó chỉ xuất hiện lại khi vị mục sư nhìn thẳng vào máy ảnh.
Ông tin rằng bà vợ mình là Mandy, 62 tuổi, đã vô tình kích hoạt bộ lọc trong khi dùng điện thoại di động của mình để điều khiển máy ảnh trong thánh lễ Chúa Nhật.
Khi không thể sửa chữa lỗi lầm, bà lặng lẽ nói với chồng trong bài thánh ca đầu tiên rằng hãy ngồi yên trên ghế trong suốt bài giảng vì bộ lọc chỉ xuất hiện khi ông ấy đứng trước bàn thờ.
Đoạn phim vui nhộn cho thấy Mục sư Roberts trông giống như nhân vật hài do John Belushi thủ vai, đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên mạng xã hội.
Thánh lễ buổi sáng thường chỉ có từ 20 đến 30 người xem nhưng hiện đã có hàng trăm ngàn người theo dõi đoạn clip vui nhộn này trên trang Facebook.
Mục sư Roberts cho biết chắc bà vợ ông đã vô tình bấm nhầm một nút nào đó. Ông nói đùa: “May mà bà ấy không bấm nhầm vào nút biến tôi thành Rambo hay Bố già Mafia”.
Ông nói thêm: “Tôi cho rằng đó là Joilet - bởi vì tôi trông giống John Belushi hơn là Elwood Blues”.
Tờ Daily Mail chữa thẹn cho mục sư Roberts khi nhận định rằng:
“Công việc của Cha Roberts cũng khá phù hợp với công việc của anh em nhà Blues. Trong phim, họ đang thực hiện một sứ mệnh từ Chúa để quyên tiền cho các nữ tu trong trại trẻ mồ côi nơi họ lớn lên bằng cách tổ chức các buổi hòa nhạc”.
Mục sư Vaughan Roberts cho biết ông sẽ cắt bỏ các bộ lọc trong các dịch vụ phát trực tiếp của mình ngay trong thánh lễ Chúa Nhật tiếp theo.
Tháng trước, một phiên điều trần của ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ cũng làm người xem phá ra cười vì một sai lầm của Zoom khi một nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đơn vị Minnesota vô tình bị lật ngược trong video Zoom của mình.
Source:Daily Mail
2. Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit trong thánh lễ kỷ niệm cung hiến Notre Dame de Paris
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã cử hành thánh lễ ngay bên trong ngôi thánh đường đang được trùng tu vào lúc 6g chiều ngày 16 tháng 6 để mừng lễ Cung hiến nhà thờ Đức Bà Paris. Vì lý do an ninh, chỉ có 12 người được phép tham gia lễ kỷ niệm.
Theo dự kiến, nhà thờ sẽ mở cửa trở lại để thờ phượng với kinh chiều tạ ơn Te Deum vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, 5 năm sau vụ cháy. Cuối năm đó, Paris sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa hè.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nói:
Bây giờ chúng ta rất vui vì nhà thờ của chúng ta đã được củng cố, ngôi thánh đường này đã có nguy cơ bị hủy hoại. Hiện chúng ta đang bước vào giai đoạn trùng tu. Ngôi thánh đường này sẽ xinh đẹp hơn bao giờ hết và điều đó mang lại niềm vui cho trái tim chúng ta và lấp đầy trong chúng ta bồi hồi những hy vọng.
Nhưng thánh đường này còn là biểu tượng cho sự trùng tu của Giáo Hội do chính Chúa Kitô thiết lập cách đây 2000 năm. Một số người tin rằng Giáo Hội đang trong tình trạng đổ nát và đang trên đà sụp đổ. Tuy nhiên, Chúa Kitô khẳng định rằng cửa tử sẽ không thắng được Giáo Hội. Chúng ta hãy tin tưởng điều đó một cách sâu sắc: giống như ngôi nhà thờ lớn này của chúng ta, Giáo hội của Chúa Kitô sẽ đứng vững.
Những người bạn đồng hành và các kỹ thuật viên, những người đang khôi phục lại thánh đường thân yêu của chúng ta đều tràn đầy nhiệt huyết. Họ biết rất rõ rằng họ đang phục vụ cho một sự nghiệp vượt ra ngoài họ và họ đã dồn hết tài năng, tất cả bí quyết của mình để xây dựng lại những gì đã bị phá hủy. Từ những cây sồi lớn tuyệt đẹp được giao phó cho họ, họ sẽ dựng nên một tháp mới, được hoạch định bằng cách điều chỉnh các mộng cây, các thanh chắn và đỉnh vòm.
Thánh Phêrô cũng từng nói với chúng ta rằng: chúng ta là những viên đá sống động của Giáo hội, chúng ta là công trình kiến trúc phải được hình thành, thánh hóa, chỉnh đốn cho phù hợp với Thiên Chúa. Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta: “Những gì chúng ta thấy ở đây đạt được về mặt vật chất với những bức tường, phải được thực hiện bằng tâm hồn. Những gì chúng ta đang nhìn thấy đây được hoàn thành với đá và gỗ, phải được hoàn thành trong cơ thể chúng ta với ân sủng của Thiên Chúa”.
Kiến trúc sư trưởng là Chúa Cha; mẫu gương là Chúa Kitô; giám đốc là Chúa Thánh Thần. Điều sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau, chỉnh đốn chúng ta, hiệp nhất chúng ta để xây dựng một Giáo hội đẹp hơn bao giờ hết chính là việc thực hiện giới răn cao cả của Chúa Kitô: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 13,34).
Tôi xin nhường lời cho thánh Augustinô kết luận bài giảng này: “Anh em đã già, anh em không phải là một ngôi nhà cho tôi nữa, anh em đã nằm xuống, sụp đổ. Nhưng, để thoát ra khỏi tình trạng già nua của mình, và sự đổ nát của mình, anh em hãy yêu thương nhau”.
+Michel Aupetit,
Đức Tổng Giám Mục Paris
Source:L'Église Catholique à Paris
Bác sĩ Công Giáo có tấm lòng vàng tha nợ cho 200 gia đình. Tại sao? Tôi là người Công Giáo mà!
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:16 19/06/2021
1. Bác sĩ Công Giáo có tấm lòng vàng tha nợ cho 200 gia đình để bớt gánh nặng tài chính cho họ
Tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường”, đã tường thuật một câu chuyện cảm động nhan đề “Hành động hào phóng của Bác sĩ Omar Atiq làm giảm bớt gánh nặng tài chính cho 200 gia đình”.
Đại dịch đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn. Nhiều người không chỉ cảm thấy khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn, họ còn phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ chưa thể trả được. Rất may, một bác sĩ rất tốt bụng ở Arkansas, Hoa Kỳ đã quyết định tha khoản nợ lên đến 650,000 đô la mà bệnh nhân của ông phải trả.
Bác sĩ ung thư, Tiến sĩ Omar Atiq, đã đóng cửa phòng khám của mình ở Pine Bluff sau 30 năm cung cấp cho các bệnh nhân các dịch vụ như hóa trị, xạ trị và quét CAT. Trong khi sắp xếp công việc của mình, với sự giúp đỡ của một công ty đòi nợ, ông nhận ra rằng các bệnh nhân của mình đang thực sự chật vật để trả nợ vì đại dịch. Vị bác sĩ giải thích với chương trình Good Morning America của ABC rằng ông sớm nhận ra rằng mọi người không có khả năng thanh toán hóa đơn của họ.
“Vì vậy, vợ chồng tôi, với tư cách là một gia đình, chúng tôi đã nghĩ về điều đó và tìm cách tha thứ cho tất cả các món nợ. Chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể làm điều đó và do đó chúng tôi đã làm như thế”.
Lý do đằng sau quyết định này xuất phát từ lòng bác ái của ông đối với những người mà ông thấy đã phải chịu đựng quá nhiều vì bệnh tật của họ:
“Kể từ khi tôi bắt đầu hành nghề, tôi luôn cảm thấy đau khổ khi gặp gỡ những bệnh nhân không chỉ phải lo lắng về sức khỏe và phẩm chất cuộc sống, tuổi thọ của bản thân và gia đình, công việc làm ăn, mà còn rất chật vật về tiền bạc. Điều đó luôn khiến tôi mủi lòng. Thêm vào đó là sự tàn phá kinh hoàng mà đại dịch đã gây ra trong thời gian qua. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi phải cảm ơn Chúa vì chúng tôi vẫn còn khá thoải mái và đây là điều tối thiểu mà chúng tôi có thể làm để giúp đỡ cộng đồng”.
Vợ của bác sĩ Atiq, là bà Mehreen, chia sẻ bản tính quan tâm, thương người của chồng đã ủng hộ chồng trong quyết định này.
Vì vậy, vào thời điểm hoàn hảo nhất trong năm để nhận được một tin tốt lành như vậy, ông đã gửi bức thư sau đây vào dịp Giáng sinh năm ngoái cho khoảng 200 bệnh nhân cũ của mình: “Tôi hy vọng bức thư này giúp bạn khỏe mạnh. Phòng khám Ung thư Arkansas tự hào được phục vụ bạn như một bệnh nhân. Mặc dù các bảo hiểm sức khỏe khác nhau thanh toán hầu hết các hóa đơn cho đa số bệnh nhân, nhưng các khoản chênh lệch và những phần không được thanh toán cũng có thể là một gánh rất nặng. Thật không may, đó là cách hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta hiện đang hoạt động. Vì thế, phòng khám của chúng tôi đã quyết định xóa hết nợ nần mà bạn phải trả. Chúc Giáng Sinh vui vẻ”.
Nhiều bệnh nhân được xóa nợ không tin vào mắt mình đã quay điện thoại hỏi lại vị bác sĩ nhân lành. “Tại sao bác sĩ tha hết nợ cho tôi?” – Vị bác sĩ trả lời: “Tôi là người Công Giáo mà”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
“Tôi là người Công Giáo mà”. Câu nói đơn giản nhưng thật là một chứng tá đức tin mãnh liệt. “Tôi là người Công Giáo mà”. Ước gì ngày nào đó chúng ta cũng có thể thốt lên như thế.
Bác sĩ Atiq có 4 đứa con, cũng là các bác sĩ hoặc sắp trở thành bác sĩ, dường như luôn đặt bệnh nhân của mình lên hàng đầu: “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối gặp bệnh nhân, dù họ không có bảo hiểm y tế hoặc trợ cấp hoặc vì bất kỳ lý do nào khác. Tôi luôn coi việc trở thành bác sĩ của một ai đó là một vinh dự và là một đặc ân cao cả - quan trọng hơn bất cứ điều gì khác”, ông chia sẻ với Arkansas Democrat Gazette.
Bác sĩ Atiq hiện là giáo sư tại Đại học Arkansas ở Little Rock. Ông hy vọng rằng các sinh viên của ông sẽ tiếp bước các giáo sư của họ và có tấm lòng nhân ái trong việc giúp đỡ những người khác trong giờ phút họ cần.
Source:Aleteia
2. Nhà thờ Thánh Augustinô ở Vancouver bị vẽ bậy với những từ ‘kẻ giết người’ và ‘hãy công bố hồ sơ’
Giáo xứ Công Giáo Thánh Augustinô ở Vancouver đã bị tấn công bởi những kẻ phá hoại vào đêm thứ Bảy.
Ai đó đã viết những chữ nguệch ngoạc như 'hãy công bố hồ sơ' và 'kẻ giết người' trên cửa trước của nhà thờ.
Nhiều người đã gọi việc phát hiện gần đây các ngôi mộ vô danh tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops là một biến cố được tính toán nhằm phá hoại tiến trình hòa giải.
Họ đang nhắm đến các hành động bạo lực và các cuộc biểu tình khổng lồ như đã từng xảy ra tại Hoa Kỳ trong tháng Năm và tháng Sáu năm ngoái.
“Thật là buồn, thật sự rất buồn. Chúng tôi không liên quan gì đến những gì đã xảy ra với những đứa trẻ tội nghiệp đó”, Maria Bastone, giáo dân của Thánh Augustinô nói với Global News.
Cuối tháng năm vừa qua, sử dụng radar xuyên đất, người ta phát hiện ra 215 ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú cũ ở Kamloops, British Columbia. Các phương tiện truyền thông mô tả điều này là một chứng tích cụ thể nói lên điều họ gọi là “tội ác” của Giáo Hội Công Giáo và đang làm ầm ĩ lên để buộc Đức Thánh Cha Phanxicô phải sang tận Canada xin lỗi.
Source:Catholic News Agency
3. Một người đàn ông ở Port Charlotte bị bắt vì phá hoại trường Công Giáo địa phương
Một người đàn ông ở Port Charlotte đã bị bắt vì phá hoại một trường Công Giáo Quận Charlotte.
Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Charlotte đã tìm được nghi phạm gây ra thiệt hại 3,500 Mỹ Kim tại một trường Công Giáo. Các nhân viên cảnh sát đã xác định và bắt giữ Clayton Lynch vì tội phá phách tài sản hợp pháp của công dân và các thể chế.
Clayton Lynch nói với cảnh sát rằng anh ta hành động như thế để trả thù cho các trẻ em ở Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops.
Trước các diễn biến rất bất lợi cho Giáo Hội sau vụ Kamloops. Chúng tôi xin lưu ý với quý vị và anh chị em như sau.
Những điều người Công Giáo nên biết về vụ Kamloops.
Thứ nhất: Chính sách buộc các trẻ em thổ dân da đỏ theo học tại các trường nội trú nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách của chính phủ Canada, không phải của Giáo Hội Công Giáo. Tất cả 130 trường nội trú đều là do chính phủ Canada dựng lên. Các phái bộ truyền giáo tham gia điều hành các trường nội trú này là vì thấy ở đây cơ hội truyền giáo.
Thứ hai: Ngày nay, người ta nói rằng chính sách hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada là một chính sách diệt chủng văn hóa. Cho mãi đến thập niên 1990, nhà cầm quyền Canada và xã hội nói chung không nghĩ như thế, mà đơn thuần chỉ nghĩ rằng chính sách này mang lại ánh sáng văn minh, và một cuộc sống khả quan hơn người bản địa.
Thứ ba: Sau khi giao phó các trường nội trú cho các tôn giáo điều hành, chính phủ đã cung cấp một kinh phí hạn hẹp. Điều này cộng hưởng với nỗi buồn phải xa nhà, tình trạng y tế khó khăn ở các vùng xa xôi đã khiến một số trẻ em thiệt mạng vì bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ tử vong của các em sống trong các bộ lạc còn cao hơn rất nhiều so với các trường nội trú.
Thứ tư: 215 ngôi mộ vô danh này là những ngôi mộ cá nhân, không phải các mồ chôn tập thể như báo chí cố ý xuyên tạc; và các học sinh này qua đời trong nhiều thập niên, chứ không phải cùng một lúc.
Giọng điệu của nhiều phương tiện truyền thông trong những ngày này thể hiện tâm tình bài Công Giáo mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Source:NBC
4. Giáo Hội tại Canada đang gặp nhiều khó khăn: Các nhà lãnh đạo da đỏ yêu cầu người Công Giáo Canada bỏ Thánh lễ Chúa Nhật
Leo thang các tấn kích nhắm vào Giáo Hội Công Giáo tại Canada, các nhà lãnh đạo da đỏ vừa đưa ra một lời kêu gọi người Công Giáo Canada bỏ lễ ngày Chúa Nhật để phản đối điều mà họ gọi là “các vụ lạm dụng trong quá khứ” tại các trường học dành cho trẻ em bản địa do người Công Giáo quản lý.
“Điều mà mọi người và mọi Kitô hữu có thể làm để thể hiện tình đoàn kết với chúng tôi là đừng đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật này”, Felix Thomas, người đứng đầu Kinistin Saulteaux Nation, nói với truyền thông Canada vào hôm thứ Sáu, ngày 11 tháng 6. Kinistin Saulteaux nằm về phía đông bắc của Saskatoon, thành phố lớn nhất ở tỉnh Saskatchewan của Canada.
Thomas đã ám chỉ đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã không đưa ra lời xin lỗi chính thức về vai trò của Giáo hội đối với các trường nội trú của Canada. Hài cốt của 215 trẻ em bản địa gần đây đã được phát hiện trong những ngôi mộ vô danh tại địa điểm của một trường nội trú trước đây do Công Giáo điều hành ở Kamloops, British Columbia.
Hệ thống trường học dân cư của Canada hoạt động từ những năm 1870 cho đến khi trường học cuối cùng đóng cửa vào năm 1996. Trẻ em da đỏ, cụ thể là của các bộ lạc Inuit và Métis bị tách khỏi gia đình và gửi đến các trường học do chính phủ liên bang thành lập. Mục đích của chính sách này là đồng hóa và tước bỏ mối quan hệ gia đình và văn hóa của cácem.
Chính phủ sau đó giao lại cho các phái bộ truyền giáo Công Giáo và các giáo phái Tin lành điều hành. Các phái bộ truyền giáo, hay các dòng tu Công Giáo, đã điều hành hơn 2 phần 3 số trường này.
Source:Catholic News Agency