Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:23 20/06/2019
11. Người kiêu ngạo và người điên cuồng thì tính nết giống nhau, người điên cuồng thích nói lời ngông cuồng, người kiêu ngạo thì cũng như thế.
(Thánh Chrysogonus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Này là Mình Ta. Này là Máu Ta : Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:26 20/06/2019
Thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ của Chúa, kính Mình Máu Thánh Chúa. Liền sau lễ là kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên đường trải thảm, có các em rắc hoa, vừa đi vừa hát : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Xem video và nghe bài giảng
Khởi đi từ một thị kiến, nữ tu Juliena de Mont-Cornillon được Chúa cho biết, hàng năm phải cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa và tôn sùng Mình Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Vì thế, lễ này được cử hành lần đầu tiên tại Liège vào năm 1247. Đến ngày 11 tháng 8 năm năm 1264, Đức Giáo Hoàng Urbainô IV đã thiết lập và truyền phải cử hành trọng thể việc tôn sùng Bí tích Mình Thánh, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Cử hành Thánh Thể
Giáo hội công khai cách long trọng Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn.
Trên Bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta : Làm sao Bánh và Rượu lại có thể là Mình Máu Chúa Kitô được ?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, dẫn chúng ta trên đường về về với Chúa!
Giáo hội quả quyết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta phải tôn thờ. Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Theo thánh Tôma Aquinô : Con độc nhất của Thiên Chúa muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc chúng ta, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và Rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Bí tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta : « Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: « Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta » Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người » (Mc 14, 22-24).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói : « Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy ». (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta : « Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta ». Người tan biến trong chúng ta, « làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài » (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Việc biến đổi Bánh và Rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Sau lễ này, Giáo hội kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời » : Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người già và trẻ; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Xem video và nghe bài giảng
Khởi đi từ một thị kiến, nữ tu Juliena de Mont-Cornillon được Chúa cho biết, hàng năm phải cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa và tôn sùng Mình Máu Thánh Chúa trên bàn thờ. Vì thế, lễ này được cử hành lần đầu tiên tại Liège vào năm 1247. Đến ngày 11 tháng 8 năm năm 1264, Đức Giáo Hoàng Urbainô IV đã thiết lập và truyền phải cử hành trọng thể việc tôn sùng Bí tích Mình Thánh, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Cử hành Thánh Thể
Giáo hội công khai cách long trọng Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn.
Trên Bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta : Làm sao Bánh và Rượu lại có thể là Mình Máu Chúa Kitô được ?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, dẫn chúng ta trên đường về về với Chúa!
Giáo hội quả quyết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta phải tôn thờ. Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Theo thánh Tôma Aquinô : Con độc nhất của Thiên Chúa muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc chúng ta, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và Rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Bí tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta : « Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: « Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta » Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người » (Mc 14, 22-24).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói : « Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy ». (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta : « Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta ». Người tan biến trong chúng ta, « làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài » (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Việc biến đổi Bánh và Rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Sau lễ này, Giáo hội kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời » : Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người già và trẻ; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 20/06/2019
49. CÔ DÂU VẤN AN
Nhà nọ có con trai tuổi đã lớn, cha mẹ không muốn con lập gia đình.
Con trai buồn phiền than thở, cố ý nói với bố mẹ:
- “Ngủ một mình chân lạnh chịu không nổi.”
Ông bố bèn dạy con trai dùng lửa nung nóng cục đá và ủ vào trong chăn cho ấm chân và nói:
- “Làm như thế thì cũng giống như lấy vợ ấy mà.”
Con trai chỉ biết nghe theo mà thôi.
Nửa đêm, cục đá nguội dần, đứa con ôm cục đá đi qua đập cửa phòng ngủ của bố mẹ “phang” một tiếng, bố mẹ tỉnh dậy vội vàng hỏi tiếng động gì vậy ?
Con trai nói:
- “Mở cửa mở cửa mau, cô dâu lại vấn an đây nè !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 49:
Cục đá sưởi ấm xong thì vẫn là cục đá chứ không thể làm cô dâu được, nhưng cô dâu thì dù không sưởi ấm thì vẫn là cô dâu, đó là sự thật trăm phần trăm.
Có người ôm một cục vàng một đống bạc rồi la lên đây là thiên đàng rồi đắm mình ăn chơi hưởng thụ trong tửu sắc cờ bạc; có người nhậu nhẹt trong khách sạn năm sao với kỹ nữ rồi la lên đây quả là thiên đàng hạnh phúc...
Thiên đàng dù không thấy nhưng nó là một thực tại có thật, bạc vàng của cải dù có nhiều nhưng không phải là thiên đàng đem lại hạnh phúc cho nhân loại, bằng chứng là ở đâu có nhiều tài nguyên là ở đó có chiến tranh chết chóc...
Đống vàng đống bạc không phải là thiên đàng nhưng có thể giúp chúng ta tìm được thiên đàng, nếu chúng ta biết cách sử dụng nó như ý muốn của Thiên Chúa, đó là giúp đỡ và chia sẻ với người nghèo...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Nhà nọ có con trai tuổi đã lớn, cha mẹ không muốn con lập gia đình.
Con trai buồn phiền than thở, cố ý nói với bố mẹ:
- “Ngủ một mình chân lạnh chịu không nổi.”
Ông bố bèn dạy con trai dùng lửa nung nóng cục đá và ủ vào trong chăn cho ấm chân và nói:
- “Làm như thế thì cũng giống như lấy vợ ấy mà.”
Con trai chỉ biết nghe theo mà thôi.
Nửa đêm, cục đá nguội dần, đứa con ôm cục đá đi qua đập cửa phòng ngủ của bố mẹ “phang” một tiếng, bố mẹ tỉnh dậy vội vàng hỏi tiếng động gì vậy ?
Con trai nói:
- “Mở cửa mở cửa mau, cô dâu lại vấn an đây nè !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 49:
Cục đá sưởi ấm xong thì vẫn là cục đá chứ không thể làm cô dâu được, nhưng cô dâu thì dù không sưởi ấm thì vẫn là cô dâu, đó là sự thật trăm phần trăm.
Có người ôm một cục vàng một đống bạc rồi la lên đây là thiên đàng rồi đắm mình ăn chơi hưởng thụ trong tửu sắc cờ bạc; có người nhậu nhẹt trong khách sạn năm sao với kỹ nữ rồi la lên đây quả là thiên đàng hạnh phúc...
Thiên đàng dù không thấy nhưng nó là một thực tại có thật, bạc vàng của cải dù có nhiều nhưng không phải là thiên đàng đem lại hạnh phúc cho nhân loại, bằng chứng là ở đâu có nhiều tài nguyên là ở đó có chiến tranh chết chóc...
Đống vàng đống bạc không phải là thiên đàng nhưng có thể giúp chúng ta tìm được thiên đàng, nếu chúng ta biết cách sử dụng nó như ý muốn của Thiên Chúa, đó là giúp đỡ và chia sẻ với người nghèo...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lễ Mình Máu Thánh Chúa –C-
Lm. Jude Siciliano, OP
15:26 20/06/2019
Sáng thế 14: 18-20; T.vịnh 109: 1-4; I Cr 11: 23-26; Luca 9: 11b-17
Điều quan trọng về ý nghĩa các câu chuyện trong Kinh Thánh là hãy lưu ý đến bối cảnh của nó. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu câu chuyện phúc âm hôm nay vì không nên tách rời khỏi bối cảnh, thế nên ở trong bối cảnh của Phúc âm, thánh Luca diễn giải bối cảnh chung quanh sẽ giúp chúng ta thấy rõ cơ cấu của câu chuyện trong đời sống chúng ta. Vì thế chúng ta nên dừng lại đây, và trước hết, xem khung cảnh của phúc âm hôm nay.
Đoạn phúc âm hôm nay là đọan thứ 9: từ câu 7 đến câu 50, và đoạn ấy rất ngắn gọn và đầy đủ theo tầm quan trọng của nó trong tường thuật của thánh Luca. Đây là diễn tiến của sự chuyển đối từ điểm tôi cao với sự hoan hỷ đón tiếp của sứ vụ Chúa Giêsu. Đến một điểm thường tình loan báo việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem (9 : 51) và cái chết của Ngài. Đoạn này kết thúc sứ vụ của Chúa Giêsu ở Galilê và sửa soạn việc Ngài lên Giêrusalem. Vài câu trước đoạn sách hôm nay bắt đầu bằng câu hỏi về danh tính Ngài: Chúa Giêsu; Ngài là ai?, trước hết là Hêrođê khi ông ta hỏi "Ai là người tôi đã nghe báo cáo như vậy?" (9:9)
Ngay sau khi đoạn sách này kết thúc, lại thêm một câu hỏi khác. Lần này là câu Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "đám đông nói Thầy là ai?"... "Nhưng, còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" (9:18-20). Vì việc Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều ở giũa hai đoạn này, chúng ta nghĩ đoạn này bắt đầu đáp câu hỏi về Chúa Giêsu là ai, cũng như đưa chúng ta đến phần chính của phúc âm là việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem (9: 51 - 19: 28). Bởi thế, khung cảnh và đoạn sách nêu lên câu hỏi cho người đọc đoạn sách này: Chúa Giêsu là ai và Ngài có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?. Ngài có còn ở với chúng ta hay không? Ngài còn chữa lành, nuôi dưởng và liên kết chúng ta lại với nhau qua thực phẩm hay không?
Chúng ta có để ý đến việc các trẻ con thường thích nghe những câu chuyện về chúng nó thích nhắc đi nhắc lại nhiều lần hay không? Chúng nó dường như không bao giờ tỏ vẽ chán nản khi nghe đ nghe lại một câu chuyện, và chúng lại được thich thú vì trong câu chuyện có các chi tiết quen thuộc. Các bạn chớ nên tìm cách thêm thắt vào câu chuyện mà chúng nó thích. các bạn sẽ nghe chúng nó tỏ thái độ "đó không phải là câu chuyện!" Câu chuyện củ rích kể cho trẻ con trước khi chúng nó ngủ giúp chúng nó khỏi sợ bóng tối và những giấc mơ đầy sợ hãi mà chúng nó có thể gặp, Việc bánh hóa nhiều được kể trong tất cả 4 phúc âm. Đó là dấu chỉ về sự quan trọng của câu chuyện cho các cộng đoàn tín hữu tiên khởi. Đó chính là câu chuyện chính trong các câu chuyện của giáo hội. Có biết bao nhiêu bức tranh, bức vẽ trên tường, và trên kính cửa sổ của nhà thờ, trong các phim ảnh v.v... đã nói đến việc bánh hóa nhiều đó! Đó là câu chuyện rất quen thuộc cho chúng ta, và chúng ta muốn nghe kể đi kể lại. Chuyện đó giúp chúng ta khỏi sợ bóng tối trong đời sống chúng ta.
Thật khó mà tưởng tượng được là có một số người trong chúng ta có thể sống trong "nơi hoang địa" giống như cảnh tả trong phúc âm thánh Luca! Vừa rồi tôi dừng xe lại lúc đèn đỏ. Tôi không nhìn thấy xa hơn qua khỏi xe đậu trước và xe bên cạnh. Những xe đó không phải là xe lớn, nhưng là xe cho cả gia đình giống như xe lớn. Trong xe có vài người đang nói chuyện điện thoại cầm tay, có người đang ăn thức ăn nhanh của buổi trưa. Mỗi người làm một việc khác nhau. Thật là một chuyện thường xãy ra trong xã hội chúng ta. Chúng ta có vẻ như cùng đi với nhau, nhưng thật ra không đi với nhau. Thật là một xã hội cô đơn và tản mác mà chúng ta cùng đi qua.
Câu chuyện bánh hóa nhiều xãy ra trong nơi "hoang địa". Điều đó nhắc đến việc Thiên Chúa cho dân Israel lương thực khi họ đi qua một nơi hoang địa khác. Thiên Chúa nhận thấy đám dân chúng cần được giúp đở và Ngài giải thoát họ khỏi cảnh thiếu thốn một cách hùng hồn. Nhưng, hơn thế nữa, Thiên Chúa không để họ tự hoàn thành việc giải thoát của họ. Trái lại, Thiên Chúa nuôi dưởng họ mỗi ngày trên đường họ đi. Những câu chuyện trong Kinh Thánh được nhắc đến theo câu chuyện thánh Luca miêu tả bối cảnh của câu chuyện xãy ra trong một nơi hoang địa. Nghĩ đến bối cảnh đó, chúng ta tự hỏi "Chúa Giêsu là ai?" Câu chuyện bánh hóa nhiều kêu gọi chúng ta tự trả lời: Đó là việc lớn lao mà Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Những gì chúng ta không thể tự làm được - như giải tỏa gánh nặng của tội lỗi và của đám mây đen tối của sự chết trong đời sống chúng ta. Thiên Chúa đã thực hiện trong hành động oai hùng qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
Chúng ta cùng nhau đi qua hoang địa mang theo tin và thị kiến mà ít ai xung quanh chúng ta cùng chia sẻ với chúng ta. Đó là một nơi hoang đĩ xa vời. Chúng ta có thể buông thả, nếu tất cả thúc chúng ta trên sự tưởng nhớ một chặng đường dài trong tôn giáo về câu chuyện một việc tẩu thoát và hy vọng đến nơi quê hương xa vời. Nhưng, trái lại chúng ta lãnh nhận "bánh ăn hằng ngày" bởi Thiên Chúa như các người Do thái đã được lãnh nhận trong hoang địa. Bánh hằng ngày đây là lương thực nuôi dưởng chúng ta trên chặng đường chúng ta đi qua hoang địa. Đó là Mình và Máu thánh Chúa Kitô mà chúng ta mừng hôm nay. Và chúng ta còn mừng nhiều cách khác nữa mỗi khi Thiên Chúa ban năng lực cho chúng ta với bánh ăn hằng ngày, và cho chúng ta những gì chúng ta cần để tiếp tục trên chặng đường chúng ta đi. Bạn có để ý bánh hằng ngày mà hôm nay chúng ta được lãnh nhận hay không?
Các môn đệ không có vẽ lạnh lùng với đám đông dân chúng như họ đã làm. Họ tỏ vẽ lo lắng khi họ thưa với Chúa Giêsu là Ngài có thể để dân chúng về để họ có thể vào các làng mạc, nông trại quanh đó tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn. Họ cảm thấy rất lo lắng về những điều đân chúng đang rất cần. Mặc dù Chúa Giêsu vừa chữa lành người đau ốm, đó không phải là lý do đủ để các môn đệ nghĩ là Chúa Giêsu có thể làm gì cho dân chúng đông đảo như thế. Chúng ta không thể nghĩ tiêu cực về hành động của các môn đệ. Thánh luca không nghĩ như thế (nhưng, thánh Máccô thì lại nghĩ như thế). Khi Chúa Giêsu làm bánh hóa nhiều cho dân chúng ăn, các môn đệ giúp đở họ và cộng tác với sứ vụ của Chúa Giêsu.
Chúng ta cần chú ý dến cách thánh Luca mô tả cách Chúa Giêsu làm phép lạ. Có một tiếng động quan trọng trong phụng vụ về câu chuyện: Chúa Giêsu cầm lấy bánh và cá, ngước mắt lên trời dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Chúng ta có cảm nhận như chúng ta đang chứng kiến một nghi thức phụng vụ thường được lập đi lập lại với những từ thường nói. Chắc các người đọc phúc âm thánh Luca nhớ đến câu chuyện về Bí Tích Thánh Thể khi họ nghe lời đó. Việc cho đám đông thức ăn làm chúng ta nhớ đến Bí Tích Thánh Thể. Đó là của ăn dành cho chúng ta cùng nhau lãnh nhận trên hành trình chúng ta đi về quê thật. Đó là bửa ăn giúp chúng ta giải quyết cơn đói ơn thánh Chúa hiện tại, và nhắc chúng ta nhớ ai là Đấng nuôi dưởng chúng ta hằng ngày. Sự đói khát hiện nay để cộng đoàn chữa lành sự cô đơn của chúng ta. Lương thực giúp chúng ta có năng lực đi về đến quê nhà. Lòng trí tin tưởng trong lúc chúng ta bắt đầu sứ vụ, và sự an ủi chúng ta đi qua hoang địa đã làm cho chúng ta quá mệt mỏi.
Lần nữa, chúng ta được ảnh hưởng của câu chuyện bánh hóa nhiều. Câu chuyện này với ý nghĩa Bí Tích Thánh Thể có bối cảnh thực thi phụng vụ. Ngay trước khi câu chuyện bắt đầu, các môn đệ trở về sau khi đi rao giảng mà Chúa Giêsu sai họ đi, và "các ông thuật lại cho Chúa Giêsu những việc các ông đã làm. Rồi Ngài đem các ông đi riêng với Ngài lui về thành kia gọi là Bétxaiđa để các ông nghỉ ngơi", thì lại gặp đám đông quần chúng. Vì thế, phép lạ này với ý nghĩa Bí Tích Thánh Thể được mô tả trong khung cảnh thi hành phụng vụ. Chính thế, đó là câu chuyện xãy ra vì đám đông đân chúng cần dược giúp đở đang ở chung quanh các môn đệ. Chúng ta không thể tách riêng Bí Tích Thánh Thể ra khỏi sự thật của đời sống. Người đói cần được có thức ăn. Nhưng, họ được các môn đệ cho họ ăn trong khung cảnh của Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta đến lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể trong nơi hoang địa, nên nhớ đến nhu cầu những người cùng đi với chúng ta qua nơi hoang địa cô đơn. Vì đó là điều Chúa Giêsu cho các môn đệ làm "chính anh em hãy cho họ ăn" (9:13). Nhưng, chúng ta chống đối lại vì trường hợp vấn đề quá lớn lao cho chúng ta: sự nghèo khó, đói khát trên thế giới; các người di cư nơi biên giới; các thuốc nghiện; người vô gia cư; người đình công v.v...
Vừa rồi, trong một buổi họp về đức tin, một nhóm trong chúng ta chia sẻ vấn đề quá lớn lao trên thế giới. Cũng như các môn đệ trong câu chuyện hôm nay, chúng ta cảm thấy câu chuyện quá lớn lao đối với chúng ta. Sự cố gắng của chúng ta không thể nào đáp ứng lại với nhu cầu quá lớn lao của dân chúng. Một vị mục sư Baptist nói "Thật ra, thì sự bất công và nhu cầu của thế giới quá lớn lao. Vì thế, điều tôi làm là trong một góc của xã hội gần tôi nhất. "Đó có thể là câu trả lời của Chúa Giêsu đang bảo chúng ta, khi chúng ta cũng như các môn đệ thưa với Ngài "thưa Thầy, chúng con tìm đâu đủ thức ăn cho đám đông?" "Hãy làm nơi góc xã hội gần anh em nhất" Chúa Giêsu sẽ dùng sự cố gắng của chúng ta, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và đưa lại cho chúng ta để dọn ra cho đám đông đang có mặt.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
BODY AND BLOOD OF CHRIST -C-
Gen 14: 18-20; Psalm 110: 1-4; I Cor 11: 23-26; Luke 9: 11b-17
One important clue to the possible meanings to a biblical story is to note its context. It will serve us in hearing today’s gospel story, not to take it out of context, but in its Lucan setting. The context will shed light on possible interpretations of the story for our lives. So, let us pause and first review the context for today’s gospel.
The gospel passage appears within 9:7-50 – a brief section compared to its importance in the narrative Luke is telling. And it is intense. The section is a transition from a high point in Jesus’ ministry, a point of popularity and acclaim, to his turning towards Jerusalem (9:51) and his death. So, this section concludes his ministry in Galilee and prepares us for his journey to Jerusalem. A few verses before today’s passage begins, the question of Jesus’ identity is raised, first by Herod when he asks, "So who is this I hear such reports about?" (9:9)
Immediately after today’s episode ends, the question is raised again, this time by Jesus to his disciples, "Who do the crowds say I am?"... "But who do you say I am?" (9:18, 20) Since the multiplication story is bracketed by these two sections, we would presume that this passage begins to address the question of Jesus’ identity, as well as move us into the following major part of the gospel – the Journey to Jerusalem (9:51-19:28). So, the context and the very passage itself, raise some questions for this reader. Who is Jesus and what meaning does he have for our lives? Is he still with us, healing, nourishing and drawing us together around food?
Ever notice how little children like to hear their favorite stories over and over? They never seem to tire of them, they are comforted by both the familiar tales and all the details of each story as well. Don’t dare try to be creative when you tell a story they love and have heard over and over. You will hear an adamant protest, "That’s not the way it goes!" An oft-told tale to children before sleep helps them face the dark and the scary dreams they may have. The feeding of the crowds is reported in all four gospels, a clue to its importance for the early Christian communities. It has also been a major story in our church’s narrative. Who can count the many paintings, murals, stain glass windows, hymns, episodes in films, etc. that have been dedicated to it? It is our familiar story and we want to hear it over and over again,. It helps us face the dark and what frightens us about our lives.
It is hard to imagine those of us in the first world live in a "deserted place" similar to the one in Luke’s story. Recently I was stopped at a red light and couldn’t see beyond the vehicles around me. They weren’t trucks, they were SUVs, large family cars, but more like trucks. Some of the occupants were on cell phones, others were eating fast-food lunches, all were by themselves. What a plush, yet isolated world, we inhabit, we seem to be traveling together, but we are not really together. It’s a lonely and deserted world we are passing through.
The feeding takes place in a "lonely" ("deserted") place. It is reminiscent of the feeding of the Israelites on their desert sojourn, another deserted place. God notices a people in need and frees them from slavery through a mighty deliverance. But more, God does not leave them to finish their liberation on their own. Instead, God feeds them each day along the journey. These biblical memories are stirred up just by the way Luke sets the scene, it is in a lonely/deserted place. Considering the context, we can then ask, "Who is Jesus?" The multiplication story invites us to respond: he is God’s great act of deliverance for us. What we could not do on our own – break the crushing weight of sin and the seeming persistent cloud of death over our lives– God has done in the mighty deed of Jesus’ death and resurrection.
We travel the journey together through the deserted places, carrying a message and vision not often shared by those around us. It is a lonely terrain. We would give in, if all we had to spur us on were a long-distant religious memory of a one-time-only escape and the hope of a still distant homeland. But instead, we receive "daily bread" from God, as the Jews did in the desert. This bread is daily sustenance for us as we journey through the desert land. It is the body and blood of Christ celebrated here today and in many other ways whenever God strengthens us with daily bread and gives us what we need to continue the journey. Have you noticed the daily bread you were given today?
The disciples are not chilly towards the crowds as they first seem. They express genuine concern when they suggest to Jesus that he dismiss the people so that they can go to the nearby villages for lodging and food. They are overwhelmed as they realize the people’s urgent needs. Even though Jesus has just been healing the sick, that was not reason enough for the disciples to presume he would, or could, deal with such a large crowd. We can’t be too negative towards the disciples, Luke isn’t (Mark is!). When Jesus does feed the crowd, the disciples are helpful and get to share in the ministry.
We need to pay attention to the way Luke describes Jesus performing the miracle. There is a solemn, even liturgical sound to the narration: Jesus takes the loaves and fish, looks up to heaven says the blessing, breaks them and gives them to the disciples to give to the crowd. You have the feeling that your are witnessing an often repeated ritual, with often spoken words. Luke’s readers would certainly have recognized a Eucharistic narrative when they heard one. This feeding stirs up our awareness of the Eucharist, the meal that keeps us together on our journey home. It is a meal that addresses our present hungers and awakens us to know Who is nourishing us day by day. Present hungers, like our hunger for.....a community to heal our loneliness, a food to keep us from wearing out on the way home, a spirit of trust as we begin new ventures in ministry and a consolation when the desert journey has gotten extra arduous.
Again, we are influenced by the context of the multiplication. This story, with its eucharistic overtones, has a ministerial context. Just before the story begins, the disciples returned from the mission Jesus sent them on and they "gave an account of all that they had done" to Jesus. Then he takes them apart to a place near Bethsaida, "where they could be by themselves." The disciples go from ministry... to rest... to an interruption by the searching crowds. So this miracle, with its Eucharistic overtones, is also done in a setting of ministry. Indeed it is done because of the imminent needs of those around the disciples. You just can’t isolate eucharist from real life, the hungry need to be fed. But they are to be fed by disciples in the setting of eucharist. We who go to Eucharist to be nourished in the lonely and desert places are also reminded to see to the needs of those others who travel similar lonely places. For that is what Jesus has the disciples do, "You yourselves give them something to eat". (9:13. But we would protest that the problem is too big for us – poverty, world hunger, refugees at our border, drugs, homelessness, civil strife, etc.
At a recent faith gathering a group of us got to sharing the enormity of the problems we encounter in our world. Like the disciples in today’s story, we felt overwhelmed by them, our efforts dwarfed by the enormity of people’s needs. A Baptist minister among us said, "Well the cloth of the injustices and needs of the world is very, very large. So, what I do is work on the corner of the cloth that is nearest to me." That might be the response Jesus is asking from us when we, like the disciples, say to him, "Where will we get enough to feed them?" – "Just work on the corner of the cloth that is nearest to you." He will take our efforts, raise his eyes to heaven, say the blessing, bless them, break them and give them back to us to "place before those present."
Điều quan trọng về ý nghĩa các câu chuyện trong Kinh Thánh là hãy lưu ý đến bối cảnh của nó. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu câu chuyện phúc âm hôm nay vì không nên tách rời khỏi bối cảnh, thế nên ở trong bối cảnh của Phúc âm, thánh Luca diễn giải bối cảnh chung quanh sẽ giúp chúng ta thấy rõ cơ cấu của câu chuyện trong đời sống chúng ta. Vì thế chúng ta nên dừng lại đây, và trước hết, xem khung cảnh của phúc âm hôm nay.
Đoạn phúc âm hôm nay là đọan thứ 9: từ câu 7 đến câu 50, và đoạn ấy rất ngắn gọn và đầy đủ theo tầm quan trọng của nó trong tường thuật của thánh Luca. Đây là diễn tiến của sự chuyển đối từ điểm tôi cao với sự hoan hỷ đón tiếp của sứ vụ Chúa Giêsu. Đến một điểm thường tình loan báo việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem (9 : 51) và cái chết của Ngài. Đoạn này kết thúc sứ vụ của Chúa Giêsu ở Galilê và sửa soạn việc Ngài lên Giêrusalem. Vài câu trước đoạn sách hôm nay bắt đầu bằng câu hỏi về danh tính Ngài: Chúa Giêsu; Ngài là ai?, trước hết là Hêrođê khi ông ta hỏi "Ai là người tôi đã nghe báo cáo như vậy?" (9:9)
Ngay sau khi đoạn sách này kết thúc, lại thêm một câu hỏi khác. Lần này là câu Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "đám đông nói Thầy là ai?"... "Nhưng, còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" (9:18-20). Vì việc Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều ở giũa hai đoạn này, chúng ta nghĩ đoạn này bắt đầu đáp câu hỏi về Chúa Giêsu là ai, cũng như đưa chúng ta đến phần chính của phúc âm là việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem (9: 51 - 19: 28). Bởi thế, khung cảnh và đoạn sách nêu lên câu hỏi cho người đọc đoạn sách này: Chúa Giêsu là ai và Ngài có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?. Ngài có còn ở với chúng ta hay không? Ngài còn chữa lành, nuôi dưởng và liên kết chúng ta lại với nhau qua thực phẩm hay không?
Chúng ta có để ý đến việc các trẻ con thường thích nghe những câu chuyện về chúng nó thích nhắc đi nhắc lại nhiều lần hay không? Chúng nó dường như không bao giờ tỏ vẽ chán nản khi nghe đ nghe lại một câu chuyện, và chúng lại được thich thú vì trong câu chuyện có các chi tiết quen thuộc. Các bạn chớ nên tìm cách thêm thắt vào câu chuyện mà chúng nó thích. các bạn sẽ nghe chúng nó tỏ thái độ "đó không phải là câu chuyện!" Câu chuyện củ rích kể cho trẻ con trước khi chúng nó ngủ giúp chúng nó khỏi sợ bóng tối và những giấc mơ đầy sợ hãi mà chúng nó có thể gặp, Việc bánh hóa nhiều được kể trong tất cả 4 phúc âm. Đó là dấu chỉ về sự quan trọng của câu chuyện cho các cộng đoàn tín hữu tiên khởi. Đó chính là câu chuyện chính trong các câu chuyện của giáo hội. Có biết bao nhiêu bức tranh, bức vẽ trên tường, và trên kính cửa sổ của nhà thờ, trong các phim ảnh v.v... đã nói đến việc bánh hóa nhiều đó! Đó là câu chuyện rất quen thuộc cho chúng ta, và chúng ta muốn nghe kể đi kể lại. Chuyện đó giúp chúng ta khỏi sợ bóng tối trong đời sống chúng ta.
Thật khó mà tưởng tượng được là có một số người trong chúng ta có thể sống trong "nơi hoang địa" giống như cảnh tả trong phúc âm thánh Luca! Vừa rồi tôi dừng xe lại lúc đèn đỏ. Tôi không nhìn thấy xa hơn qua khỏi xe đậu trước và xe bên cạnh. Những xe đó không phải là xe lớn, nhưng là xe cho cả gia đình giống như xe lớn. Trong xe có vài người đang nói chuyện điện thoại cầm tay, có người đang ăn thức ăn nhanh của buổi trưa. Mỗi người làm một việc khác nhau. Thật là một chuyện thường xãy ra trong xã hội chúng ta. Chúng ta có vẻ như cùng đi với nhau, nhưng thật ra không đi với nhau. Thật là một xã hội cô đơn và tản mác mà chúng ta cùng đi qua.
Câu chuyện bánh hóa nhiều xãy ra trong nơi "hoang địa". Điều đó nhắc đến việc Thiên Chúa cho dân Israel lương thực khi họ đi qua một nơi hoang địa khác. Thiên Chúa nhận thấy đám dân chúng cần được giúp đở và Ngài giải thoát họ khỏi cảnh thiếu thốn một cách hùng hồn. Nhưng, hơn thế nữa, Thiên Chúa không để họ tự hoàn thành việc giải thoát của họ. Trái lại, Thiên Chúa nuôi dưởng họ mỗi ngày trên đường họ đi. Những câu chuyện trong Kinh Thánh được nhắc đến theo câu chuyện thánh Luca miêu tả bối cảnh của câu chuyện xãy ra trong một nơi hoang địa. Nghĩ đến bối cảnh đó, chúng ta tự hỏi "Chúa Giêsu là ai?" Câu chuyện bánh hóa nhiều kêu gọi chúng ta tự trả lời: Đó là việc lớn lao mà Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Những gì chúng ta không thể tự làm được - như giải tỏa gánh nặng của tội lỗi và của đám mây đen tối của sự chết trong đời sống chúng ta. Thiên Chúa đã thực hiện trong hành động oai hùng qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
Chúng ta cùng nhau đi qua hoang địa mang theo tin và thị kiến mà ít ai xung quanh chúng ta cùng chia sẻ với chúng ta. Đó là một nơi hoang đĩ xa vời. Chúng ta có thể buông thả, nếu tất cả thúc chúng ta trên sự tưởng nhớ một chặng đường dài trong tôn giáo về câu chuyện một việc tẩu thoát và hy vọng đến nơi quê hương xa vời. Nhưng, trái lại chúng ta lãnh nhận "bánh ăn hằng ngày" bởi Thiên Chúa như các người Do thái đã được lãnh nhận trong hoang địa. Bánh hằng ngày đây là lương thực nuôi dưởng chúng ta trên chặng đường chúng ta đi qua hoang địa. Đó là Mình và Máu thánh Chúa Kitô mà chúng ta mừng hôm nay. Và chúng ta còn mừng nhiều cách khác nữa mỗi khi Thiên Chúa ban năng lực cho chúng ta với bánh ăn hằng ngày, và cho chúng ta những gì chúng ta cần để tiếp tục trên chặng đường chúng ta đi. Bạn có để ý bánh hằng ngày mà hôm nay chúng ta được lãnh nhận hay không?
Các môn đệ không có vẽ lạnh lùng với đám đông dân chúng như họ đã làm. Họ tỏ vẽ lo lắng khi họ thưa với Chúa Giêsu là Ngài có thể để dân chúng về để họ có thể vào các làng mạc, nông trại quanh đó tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn. Họ cảm thấy rất lo lắng về những điều đân chúng đang rất cần. Mặc dù Chúa Giêsu vừa chữa lành người đau ốm, đó không phải là lý do đủ để các môn đệ nghĩ là Chúa Giêsu có thể làm gì cho dân chúng đông đảo như thế. Chúng ta không thể nghĩ tiêu cực về hành động của các môn đệ. Thánh luca không nghĩ như thế (nhưng, thánh Máccô thì lại nghĩ như thế). Khi Chúa Giêsu làm bánh hóa nhiều cho dân chúng ăn, các môn đệ giúp đở họ và cộng tác với sứ vụ của Chúa Giêsu.
Chúng ta cần chú ý dến cách thánh Luca mô tả cách Chúa Giêsu làm phép lạ. Có một tiếng động quan trọng trong phụng vụ về câu chuyện: Chúa Giêsu cầm lấy bánh và cá, ngước mắt lên trời dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Chúng ta có cảm nhận như chúng ta đang chứng kiến một nghi thức phụng vụ thường được lập đi lập lại với những từ thường nói. Chắc các người đọc phúc âm thánh Luca nhớ đến câu chuyện về Bí Tích Thánh Thể khi họ nghe lời đó. Việc cho đám đông thức ăn làm chúng ta nhớ đến Bí Tích Thánh Thể. Đó là của ăn dành cho chúng ta cùng nhau lãnh nhận trên hành trình chúng ta đi về quê thật. Đó là bửa ăn giúp chúng ta giải quyết cơn đói ơn thánh Chúa hiện tại, và nhắc chúng ta nhớ ai là Đấng nuôi dưởng chúng ta hằng ngày. Sự đói khát hiện nay để cộng đoàn chữa lành sự cô đơn của chúng ta. Lương thực giúp chúng ta có năng lực đi về đến quê nhà. Lòng trí tin tưởng trong lúc chúng ta bắt đầu sứ vụ, và sự an ủi chúng ta đi qua hoang địa đã làm cho chúng ta quá mệt mỏi.
Lần nữa, chúng ta được ảnh hưởng của câu chuyện bánh hóa nhiều. Câu chuyện này với ý nghĩa Bí Tích Thánh Thể có bối cảnh thực thi phụng vụ. Ngay trước khi câu chuyện bắt đầu, các môn đệ trở về sau khi đi rao giảng mà Chúa Giêsu sai họ đi, và "các ông thuật lại cho Chúa Giêsu những việc các ông đã làm. Rồi Ngài đem các ông đi riêng với Ngài lui về thành kia gọi là Bétxaiđa để các ông nghỉ ngơi", thì lại gặp đám đông quần chúng. Vì thế, phép lạ này với ý nghĩa Bí Tích Thánh Thể được mô tả trong khung cảnh thi hành phụng vụ. Chính thế, đó là câu chuyện xãy ra vì đám đông đân chúng cần dược giúp đở đang ở chung quanh các môn đệ. Chúng ta không thể tách riêng Bí Tích Thánh Thể ra khỏi sự thật của đời sống. Người đói cần được có thức ăn. Nhưng, họ được các môn đệ cho họ ăn trong khung cảnh của Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta đến lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể trong nơi hoang địa, nên nhớ đến nhu cầu những người cùng đi với chúng ta qua nơi hoang địa cô đơn. Vì đó là điều Chúa Giêsu cho các môn đệ làm "chính anh em hãy cho họ ăn" (9:13). Nhưng, chúng ta chống đối lại vì trường hợp vấn đề quá lớn lao cho chúng ta: sự nghèo khó, đói khát trên thế giới; các người di cư nơi biên giới; các thuốc nghiện; người vô gia cư; người đình công v.v...
Vừa rồi, trong một buổi họp về đức tin, một nhóm trong chúng ta chia sẻ vấn đề quá lớn lao trên thế giới. Cũng như các môn đệ trong câu chuyện hôm nay, chúng ta cảm thấy câu chuyện quá lớn lao đối với chúng ta. Sự cố gắng của chúng ta không thể nào đáp ứng lại với nhu cầu quá lớn lao của dân chúng. Một vị mục sư Baptist nói "Thật ra, thì sự bất công và nhu cầu của thế giới quá lớn lao. Vì thế, điều tôi làm là trong một góc của xã hội gần tôi nhất. "Đó có thể là câu trả lời của Chúa Giêsu đang bảo chúng ta, khi chúng ta cũng như các môn đệ thưa với Ngài "thưa Thầy, chúng con tìm đâu đủ thức ăn cho đám đông?" "Hãy làm nơi góc xã hội gần anh em nhất" Chúa Giêsu sẽ dùng sự cố gắng của chúng ta, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và đưa lại cho chúng ta để dọn ra cho đám đông đang có mặt.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
BODY AND BLOOD OF CHRIST -C-
Gen 14: 18-20; Psalm 110: 1-4; I Cor 11: 23-26; Luke 9: 11b-17
One important clue to the possible meanings to a biblical story is to note its context. It will serve us in hearing today’s gospel story, not to take it out of context, but in its Lucan setting. The context will shed light on possible interpretations of the story for our lives. So, let us pause and first review the context for today’s gospel.
The gospel passage appears within 9:7-50 – a brief section compared to its importance in the narrative Luke is telling. And it is intense. The section is a transition from a high point in Jesus’ ministry, a point of popularity and acclaim, to his turning towards Jerusalem (9:51) and his death. So, this section concludes his ministry in Galilee and prepares us for his journey to Jerusalem. A few verses before today’s passage begins, the question of Jesus’ identity is raised, first by Herod when he asks, "So who is this I hear such reports about?" (9:9)
Immediately after today’s episode ends, the question is raised again, this time by Jesus to his disciples, "Who do the crowds say I am?"... "But who do you say I am?" (9:18, 20) Since the multiplication story is bracketed by these two sections, we would presume that this passage begins to address the question of Jesus’ identity, as well as move us into the following major part of the gospel – the Journey to Jerusalem (9:51-19:28). So, the context and the very passage itself, raise some questions for this reader. Who is Jesus and what meaning does he have for our lives? Is he still with us, healing, nourishing and drawing us together around food?
Ever notice how little children like to hear their favorite stories over and over? They never seem to tire of them, they are comforted by both the familiar tales and all the details of each story as well. Don’t dare try to be creative when you tell a story they love and have heard over and over. You will hear an adamant protest, "That’s not the way it goes!" An oft-told tale to children before sleep helps them face the dark and the scary dreams they may have. The feeding of the crowds is reported in all four gospels, a clue to its importance for the early Christian communities. It has also been a major story in our church’s narrative. Who can count the many paintings, murals, stain glass windows, hymns, episodes in films, etc. that have been dedicated to it? It is our familiar story and we want to hear it over and over again,. It helps us face the dark and what frightens us about our lives.
It is hard to imagine those of us in the first world live in a "deserted place" similar to the one in Luke’s story. Recently I was stopped at a red light and couldn’t see beyond the vehicles around me. They weren’t trucks, they were SUVs, large family cars, but more like trucks. Some of the occupants were on cell phones, others were eating fast-food lunches, all were by themselves. What a plush, yet isolated world, we inhabit, we seem to be traveling together, but we are not really together. It’s a lonely and deserted world we are passing through.
The feeding takes place in a "lonely" ("deserted") place. It is reminiscent of the feeding of the Israelites on their desert sojourn, another deserted place. God notices a people in need and frees them from slavery through a mighty deliverance. But more, God does not leave them to finish their liberation on their own. Instead, God feeds them each day along the journey. These biblical memories are stirred up just by the way Luke sets the scene, it is in a lonely/deserted place. Considering the context, we can then ask, "Who is Jesus?" The multiplication story invites us to respond: he is God’s great act of deliverance for us. What we could not do on our own – break the crushing weight of sin and the seeming persistent cloud of death over our lives– God has done in the mighty deed of Jesus’ death and resurrection.
We travel the journey together through the deserted places, carrying a message and vision not often shared by those around us. It is a lonely terrain. We would give in, if all we had to spur us on were a long-distant religious memory of a one-time-only escape and the hope of a still distant homeland. But instead, we receive "daily bread" from God, as the Jews did in the desert. This bread is daily sustenance for us as we journey through the desert land. It is the body and blood of Christ celebrated here today and in many other ways whenever God strengthens us with daily bread and gives us what we need to continue the journey. Have you noticed the daily bread you were given today?
The disciples are not chilly towards the crowds as they first seem. They express genuine concern when they suggest to Jesus that he dismiss the people so that they can go to the nearby villages for lodging and food. They are overwhelmed as they realize the people’s urgent needs. Even though Jesus has just been healing the sick, that was not reason enough for the disciples to presume he would, or could, deal with such a large crowd. We can’t be too negative towards the disciples, Luke isn’t (Mark is!). When Jesus does feed the crowd, the disciples are helpful and get to share in the ministry.
We need to pay attention to the way Luke describes Jesus performing the miracle. There is a solemn, even liturgical sound to the narration: Jesus takes the loaves and fish, looks up to heaven says the blessing, breaks them and gives them to the disciples to give to the crowd. You have the feeling that your are witnessing an often repeated ritual, with often spoken words. Luke’s readers would certainly have recognized a Eucharistic narrative when they heard one. This feeding stirs up our awareness of the Eucharist, the meal that keeps us together on our journey home. It is a meal that addresses our present hungers and awakens us to know Who is nourishing us day by day. Present hungers, like our hunger for.....a community to heal our loneliness, a food to keep us from wearing out on the way home, a spirit of trust as we begin new ventures in ministry and a consolation when the desert journey has gotten extra arduous.
Again, we are influenced by the context of the multiplication. This story, with its eucharistic overtones, has a ministerial context. Just before the story begins, the disciples returned from the mission Jesus sent them on and they "gave an account of all that they had done" to Jesus. Then he takes them apart to a place near Bethsaida, "where they could be by themselves." The disciples go from ministry... to rest... to an interruption by the searching crowds. So this miracle, with its Eucharistic overtones, is also done in a setting of ministry. Indeed it is done because of the imminent needs of those around the disciples. You just can’t isolate eucharist from real life, the hungry need to be fed. But they are to be fed by disciples in the setting of eucharist. We who go to Eucharist to be nourished in the lonely and desert places are also reminded to see to the needs of those others who travel similar lonely places. For that is what Jesus has the disciples do, "You yourselves give them something to eat". (9:13. But we would protest that the problem is too big for us – poverty, world hunger, refugees at our border, drugs, homelessness, civil strife, etc.
At a recent faith gathering a group of us got to sharing the enormity of the problems we encounter in our world. Like the disciples in today’s story, we felt overwhelmed by them, our efforts dwarfed by the enormity of people’s needs. A Baptist minister among us said, "Well the cloth of the injustices and needs of the world is very, very large. So, what I do is work on the corner of the cloth that is nearest to me." That might be the response Jesus is asking from us when we, like the disciples, say to him, "Where will we get enough to feed them?" – "Just work on the corner of the cloth that is nearest to you." He will take our efforts, raise his eyes to heaven, say the blessing, bless them, break them and give them back to us to "place before those present."
Hãy Làm Việc Này: Hãy Cho Họ Ăn !
Lm. Giuse Nguyên Văn Nghĩa
17:51 20/06/2019
Hãy Làm Việc Này: Hãy Cho Họ Ăn !
Mầu nhiệm Thánh Thể, một đề tài thật phong phú đã làm tiêu tốn biết bao nhiêu giấy mực mà dường như vẫn không tát cạn chút nào sự bao la và sâu thẳm của Tình Yêu Thiên Chúa qua mầu nhiệm này. “Giọt máu đào hơn ao nước lã”. Ngạn ngữ này không chỉ đề cao ưu thế của “tình huyết nhục” mà còn gợi cho chúng ta thấy một trong những biểu tượng của tình yêu mang đậm nét hiện sinh là máu-thịt. Tình yêu con người lên đến đỉnh cao khi nên một xương một thịt với nhau (x.Mc 10,8). Trích huyết ăn thề cũng là một cách thế tỏ bày tình yêu và sự tín thành với nhau. Máu- thịt vừa biểu trưng cho sự sống vừa biểu trưng cho tất cả những gì ta là. Không phải tôi có thịt máu này mà thịt máu này chính là tôi.
Giavê Thiên Chúa đã sai Môsê dùng máu chiên bò để rảy trên bàn thờ và trên dân Israel làm dấu chỉ Người yêu thương chọn Israel làm dân riêng và tín trung với dân cho đến cùng. Đến thế gian, Đức Kitô đã dùng chính máu châu báu của mình làm dấu chỉ giao ước mới. Ngài đã trao ban chính mình đến giọt máu cuối cùng để cho nhân loại được cứu sống, được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và xứng đáng làm con cái Thiên Chúa hầu hường nhận gia tài Thiên Chúa hứa ban.
“Các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Này là máu Thầy, Máu giáo ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Chúa Giêsu tự nguyện trao ban trọn vẹn bản thân mình để thể hiện tình Chúa yêu chúng ta cách triệt đễ bằng sự liên đới đến cùng, chung phận tôi đòi của chúng ta và chia phần sự sống thần linh cho chúng ta. “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Chúa Kitô không chỉ chung phận tôi đòi của chúng ta mà Người còn tự nguyện nhận lấy mọi hậu quả do tội chúng ta gây ra. Một tấm thân trần trụi trên thập giá là dấu chỉ của tình yêu liên đới đến cùng. “Này là Máu Thầy…”. Khi cho chúng ta tiếp nhận sự sống của Chúa, qua việc nhận Máu của Người là Chúa bày tỏ lòng khoan dung tha thứ. Và hiệu quả của sự thứ tha ấy là nhân loại chúng ta được cứu sống, được giải phóng khỏi ách nô lệ, được trở về làm con cái Chúa và thừa hưởng hạnh phúc Chúa trao ban.
Chúa Kitô lập bí tích Thánh Thể là vì chúng ta, nhân loại chúng ta đã phạm tội và đang ở trong cảnh nô lệ Thần Dữ. “Người mạnh khoẻ không cần đến thầy thuốc mà là người đau yếu. “Con Người đến để cứu chữa những gì đã hư mất” (Lc 19,10). Như thế có thể nói Bí Tích Thánh Thể có ra là vì người tội lỗi chứ không phải cho người công chính. Mẹ Hội Thánh đã nhắc nhớ chúng ta điều này nhiều lần trong Thánh Lễ bằng những công thức thống hối. Ngay trước khi lên “chịu” Thánh Thể, chúng ta một lần nữa được hướng dẫn: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…”. Phải, nếu Chúa không vì yêu thương tự nguyện đến với ta thì trên trần gian này chẳng một ai xứng đáng đón nhận Người. Chính Chúa đến mới làm ta nên xứng đáng chứ không phải vì ta xứng đáng rồi nên Chúa mới ngự vào. Không phải do Giakêu xứng đáng, nhưng chính nhờ Chúa Giêsu đến viếng thăm đã khiến cho Giakêu đổi thay và nên xứng đáng (x.Lc 19,1-10).
Hãy nhận lấy… và hãy làm việc này… Hai mệnh lệnh của tình yêu từ Bí tích Thánh Thể. Hãy nhận lấy để được thứ tha. Hãy nhận lấy để được cứu sống, được giải phóng và nên xứng đáng. Tuy nhiên chúng ta đừng quên mệnh lệnh thứ hai. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Bên cạnh một ân ban luôn có đó một sứ mạng được trao phó. Ân sủng càng cao quý thì sứ mạng càng trọng đại. Được thứ tha nhiều là để ta tha thứ cho tha nhân cách quảng đại. Được cứu sống là để ta biết nỗ lực giải phóng tha nhân khỏi ách nô lệ ma quỷ.
Hãy làm việc này…đâu phải chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài dành cho các bậc tư tế thừa tác. Cầm lấy bánh, rượu rồi đọc công thức truyền phép quả là khá dễ dàng, nhưng sống nội hàm của mệnh lệnh ấy mới là vấn đề. Hãy làm việc này… là tất cả những ai đã đón nhận Thánh Thể thì hãy dùng chính máu thịt của mình để gánh lấy hậu quả tội lỗi của nhau đồng thời giúp cho nhau được sống, sống dồi dào.
Bài trích Tin Mừng Lễ Mình Máu Chúa Kitô năm C tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu hóa bánh cá ra nhiều nuôi dư đủ năm ngàn người đàn ông chưa kể phụ nữ và trẻ em (x.Lc 9,11b-17). Khi nghe các tông đò hiến kế là giải tán dân chúng để họ tự lo lương thực cho họ thì Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các ngài: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi”. Và đây cũng là nội hàm của mênh lệnh thứ hai khi Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Không thực hiện mệnh lệnh thứ hai thì có làm mệnh lệnh thứ nhất cách đầy đủ nghi tiết theo luật dạy thì vẫn không chắc có được hiệu quả mong muốn. Xin hãy nhớ lại câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể về anh đầy tớ chỉ biết nhận mà không biết cho đi trong Mt 18,23-35. “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?”(c.32-33). Cuối dụ ngôn, Chúa Giêsu khẳng định anh này đã chẳng nhận được sự gì.
Các bạn đã từng rước Thánh Thể rất nhiều lần. Chúng tôi, các linh mục đã từng cử hành Bí tích Thánh Thể dường như hằng ngày. Chúng ta có dốc hết tâm huyết của mình để gánh lấy những hậu quả xấu xa do tội lỗi của những người trong đạo lẫn ngoài đời, đã và đang thấy đó trên quê hương Việt Nam này hay trong Hội Thánh? Để cho Hội Thánh ngày thêm tinh tuyền, để cho quê hương phát triển trong công lý và hoà bình, chúng ta đã hao mòn máu thịt mình chút nào chưa đây?
Lm. Giuse Nguyên Văn Nghĩa- Ban Mê Thuột
Mầu nhiệm Thánh Thể, một đề tài thật phong phú đã làm tiêu tốn biết bao nhiêu giấy mực mà dường như vẫn không tát cạn chút nào sự bao la và sâu thẳm của Tình Yêu Thiên Chúa qua mầu nhiệm này. “Giọt máu đào hơn ao nước lã”. Ngạn ngữ này không chỉ đề cao ưu thế của “tình huyết nhục” mà còn gợi cho chúng ta thấy một trong những biểu tượng của tình yêu mang đậm nét hiện sinh là máu-thịt. Tình yêu con người lên đến đỉnh cao khi nên một xương một thịt với nhau (x.Mc 10,8). Trích huyết ăn thề cũng là một cách thế tỏ bày tình yêu và sự tín thành với nhau. Máu- thịt vừa biểu trưng cho sự sống vừa biểu trưng cho tất cả những gì ta là. Không phải tôi có thịt máu này mà thịt máu này chính là tôi.
Giavê Thiên Chúa đã sai Môsê dùng máu chiên bò để rảy trên bàn thờ và trên dân Israel làm dấu chỉ Người yêu thương chọn Israel làm dân riêng và tín trung với dân cho đến cùng. Đến thế gian, Đức Kitô đã dùng chính máu châu báu của mình làm dấu chỉ giao ước mới. Ngài đã trao ban chính mình đến giọt máu cuối cùng để cho nhân loại được cứu sống, được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và xứng đáng làm con cái Thiên Chúa hầu hường nhận gia tài Thiên Chúa hứa ban.
“Các con hãy nhận lấy mà ăn. Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Này là máu Thầy, Máu giáo ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Chúa Giêsu tự nguyện trao ban trọn vẹn bản thân mình để thể hiện tình Chúa yêu chúng ta cách triệt đễ bằng sự liên đới đến cùng, chung phận tôi đòi của chúng ta và chia phần sự sống thần linh cho chúng ta. “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Chúa Kitô không chỉ chung phận tôi đòi của chúng ta mà Người còn tự nguyện nhận lấy mọi hậu quả do tội chúng ta gây ra. Một tấm thân trần trụi trên thập giá là dấu chỉ của tình yêu liên đới đến cùng. “Này là Máu Thầy…”. Khi cho chúng ta tiếp nhận sự sống của Chúa, qua việc nhận Máu của Người là Chúa bày tỏ lòng khoan dung tha thứ. Và hiệu quả của sự thứ tha ấy là nhân loại chúng ta được cứu sống, được giải phóng khỏi ách nô lệ, được trở về làm con cái Chúa và thừa hưởng hạnh phúc Chúa trao ban.
Chúa Kitô lập bí tích Thánh Thể là vì chúng ta, nhân loại chúng ta đã phạm tội và đang ở trong cảnh nô lệ Thần Dữ. “Người mạnh khoẻ không cần đến thầy thuốc mà là người đau yếu. “Con Người đến để cứu chữa những gì đã hư mất” (Lc 19,10). Như thế có thể nói Bí Tích Thánh Thể có ra là vì người tội lỗi chứ không phải cho người công chính. Mẹ Hội Thánh đã nhắc nhớ chúng ta điều này nhiều lần trong Thánh Lễ bằng những công thức thống hối. Ngay trước khi lên “chịu” Thánh Thể, chúng ta một lần nữa được hướng dẫn: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…”. Phải, nếu Chúa không vì yêu thương tự nguyện đến với ta thì trên trần gian này chẳng một ai xứng đáng đón nhận Người. Chính Chúa đến mới làm ta nên xứng đáng chứ không phải vì ta xứng đáng rồi nên Chúa mới ngự vào. Không phải do Giakêu xứng đáng, nhưng chính nhờ Chúa Giêsu đến viếng thăm đã khiến cho Giakêu đổi thay và nên xứng đáng (x.Lc 19,1-10).
Hãy nhận lấy… và hãy làm việc này… Hai mệnh lệnh của tình yêu từ Bí tích Thánh Thể. Hãy nhận lấy để được thứ tha. Hãy nhận lấy để được cứu sống, được giải phóng và nên xứng đáng. Tuy nhiên chúng ta đừng quên mệnh lệnh thứ hai. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Bên cạnh một ân ban luôn có đó một sứ mạng được trao phó. Ân sủng càng cao quý thì sứ mạng càng trọng đại. Được thứ tha nhiều là để ta tha thứ cho tha nhân cách quảng đại. Được cứu sống là để ta biết nỗ lực giải phóng tha nhân khỏi ách nô lệ ma quỷ.
Hãy làm việc này…đâu phải chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài dành cho các bậc tư tế thừa tác. Cầm lấy bánh, rượu rồi đọc công thức truyền phép quả là khá dễ dàng, nhưng sống nội hàm của mệnh lệnh ấy mới là vấn đề. Hãy làm việc này… là tất cả những ai đã đón nhận Thánh Thể thì hãy dùng chính máu thịt của mình để gánh lấy hậu quả tội lỗi của nhau đồng thời giúp cho nhau được sống, sống dồi dào.
Bài trích Tin Mừng Lễ Mình Máu Chúa Kitô năm C tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu hóa bánh cá ra nhiều nuôi dư đủ năm ngàn người đàn ông chưa kể phụ nữ và trẻ em (x.Lc 9,11b-17). Khi nghe các tông đò hiến kế là giải tán dân chúng để họ tự lo lương thực cho họ thì Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các ngài: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi”. Và đây cũng là nội hàm của mênh lệnh thứ hai khi Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Không thực hiện mệnh lệnh thứ hai thì có làm mệnh lệnh thứ nhất cách đầy đủ nghi tiết theo luật dạy thì vẫn không chắc có được hiệu quả mong muốn. Xin hãy nhớ lại câu chuyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể về anh đầy tớ chỉ biết nhận mà không biết cho đi trong Mt 18,23-35. “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?”(c.32-33). Cuối dụ ngôn, Chúa Giêsu khẳng định anh này đã chẳng nhận được sự gì.
Các bạn đã từng rước Thánh Thể rất nhiều lần. Chúng tôi, các linh mục đã từng cử hành Bí tích Thánh Thể dường như hằng ngày. Chúng ta có dốc hết tâm huyết của mình để gánh lấy những hậu quả xấu xa do tội lỗi của những người trong đạo lẫn ngoài đời, đã và đang thấy đó trên quê hương Việt Nam này hay trong Hội Thánh? Để cho Hội Thánh ngày thêm tinh tuyền, để cho quê hương phát triển trong công lý và hoà bình, chúng ta đã hao mòn máu thịt mình chút nào chưa đây?
Lm. Giuse Nguyên Văn Nghĩa- Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTGM Charles Scicluna: Tôi là chứng nhân cho quyết tâm bảo vệ trẻ em của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
19:39 20/06/2019
“Tôi là một nhân chứng mắt thấy tai nghe về quyết tâm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc chống lại tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên ngay từ khi những trường hợp như vậy bắt đầu được chú ý. Tôi tin rằng những người đặt câu hỏi về năng lực hoặc quyết tâm của Thánh Gioan Phaolô II trong việc điều trị hiện tượng này nên rà soát lại kiến thức về lịch sử của họ,” Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta, Đồng Tổng Thư Ký của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết như trên, trong một cuộc phỏng vấn với Cơ quan Thông tấn Công Giáo Ba Lan KAI, được thực hiện trong khuôn khổ chuyến viếng thăm của ngài tại quốc gia này.
Trong cuộc phỏng vấn với KAI, Đức Tổng Giám Mục đã nói về cách tiếp cận của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đối với tội lỗi lạm dụng trẻ vị thành niên và nhấn mạnh rằng “Tôi tin rằng Ba Lan nên tự hào về Đức Gioan Phaolô II, một vị Giáo Hoàng tuyệt vời. Tôi là một nhân chứng mắt thấy tai nghe về quyết tâm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc chống lại tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên ngay từ khi những trường hợp như vậy bắt đầu được dư luận chú ý đến.”
Trả lời câu hỏi của KAI về vai trò của Thánh Gioan Phaolô II trong việc chống lại những tội ác như vậy, Đức Tổng Giám Mục Malta nhắc nhớ mọi người rằng vào tháng 10 năm 2002, chính Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài vào chức vụ Chưởng Lý trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, do Đức Hồng Y Ratzinger lãnh đạo, để điều tra các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ: “Tôi đã làm công việc đó trong suốt triều đại của Đức Bênêđíctô XVI, cho đến tháng 10 năm 2012, tức là trong mười năm. Một số trong những năm tháng này là trong triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Vào thời điểm đó, mỗi Thứ Sáu Đức Hồng Y Joseph Ratzinger sẽ đến thăm Đức Thánh Cha để báo cáo cho ngài các trường hợp lạm dụng tình dục. Vị Thánh Giáo Hoàng, với sự tận tụy và quyết tâm cao nhất, luôn coi trọng ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin,” Đức Tổng Giám Mục Scicluna nói.
Đức Tổng Giám Mục đã nhắc lại những lời của Đức Gioan Phaolô II vào ngày 23 tháng 10 năm 2002, trong một cuộc gặp gỡ với các Hồng Y đến từ Hoa Kỳ: “Không có chỗ trong đời sống linh mục và tu trì cho những người làm hại đến những người trẻ.” Theo Đức Tổng Giám Mục Scicluna, những lời này của Đức Gioan Phaolô II là câu nói quan trọng nhất mà người Công Giáo ở Ba Lan và các nơi khác nên biết và thực hiện trên toàn thế giới. Do đó, tôi nghĩ rằng những người nghi ngờ về năng lực hoặc quyết tâm của Thánh Đức Gioan Phaolô II trong việc điều trị hiện tượng này nên rà soát lại kiến thức về lịch sử của họ,” Đức Tổng Giám Mục Scicluna nhấn mạnh.
Nhận lời mời của các giám mục Ba Lan, Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna đã tham dự ngày thứ hai của cuộc họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Ba Lan, vào ngày 14 tháng Sáu. Trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trong Giáo hội.
Source:ZenitArchbishop Scicluna Addresses Polish Bishops’ Conference
Trong cuộc phỏng vấn với KAI, Đức Tổng Giám Mục đã nói về cách tiếp cận của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đối với tội lỗi lạm dụng trẻ vị thành niên và nhấn mạnh rằng “Tôi tin rằng Ba Lan nên tự hào về Đức Gioan Phaolô II, một vị Giáo Hoàng tuyệt vời. Tôi là một nhân chứng mắt thấy tai nghe về quyết tâm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc chống lại tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên ngay từ khi những trường hợp như vậy bắt đầu được dư luận chú ý đến.”
Trả lời câu hỏi của KAI về vai trò của Thánh Gioan Phaolô II trong việc chống lại những tội ác như vậy, Đức Tổng Giám Mục Malta nhắc nhớ mọi người rằng vào tháng 10 năm 2002, chính Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài vào chức vụ Chưởng Lý trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, do Đức Hồng Y Ratzinger lãnh đạo, để điều tra các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ: “Tôi đã làm công việc đó trong suốt triều đại của Đức Bênêđíctô XVI, cho đến tháng 10 năm 2012, tức là trong mười năm. Một số trong những năm tháng này là trong triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Vào thời điểm đó, mỗi Thứ Sáu Đức Hồng Y Joseph Ratzinger sẽ đến thăm Đức Thánh Cha để báo cáo cho ngài các trường hợp lạm dụng tình dục. Vị Thánh Giáo Hoàng, với sự tận tụy và quyết tâm cao nhất, luôn coi trọng ý kiến của Bộ Giáo Lý Đức Tin,” Đức Tổng Giám Mục Scicluna nói.
Đức Tổng Giám Mục đã nhắc lại những lời của Đức Gioan Phaolô II vào ngày 23 tháng 10 năm 2002, trong một cuộc gặp gỡ với các Hồng Y đến từ Hoa Kỳ: “Không có chỗ trong đời sống linh mục và tu trì cho những người làm hại đến những người trẻ.” Theo Đức Tổng Giám Mục Scicluna, những lời này của Đức Gioan Phaolô II là câu nói quan trọng nhất mà người Công Giáo ở Ba Lan và các nơi khác nên biết và thực hiện trên toàn thế giới. Do đó, tôi nghĩ rằng những người nghi ngờ về năng lực hoặc quyết tâm của Thánh Đức Gioan Phaolô II trong việc điều trị hiện tượng này nên rà soát lại kiến thức về lịch sử của họ,” Đức Tổng Giám Mục Scicluna nhấn mạnh.
Nhận lời mời của các giám mục Ba Lan, Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna đã tham dự ngày thứ hai của cuộc họp toàn thể của Hội đồng Giám mục Ba Lan, vào ngày 14 tháng Sáu. Trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trong Giáo hội.
Source:Zenit
Giáo Hội Công Giáo Ai Cập lên tiếng sau cái chết “tế nhị” của Mohamed Morsi
Đặng Tự Do
21:36 20/06/2019
Trong phiên tòa hôm thứ Hai ngày 17 tháng Sáu vừa qua, Mohamed Morsi, đã xin phép được nói với tòa án vài lời cuối cùng trong phiên tòa xử ông ta về tội phản quốc. Nói được mấy câu, Morsi đã gục xuống và không bao giờ tỉnh dậy.
Mohamed Morsi, 67 tuổi, từng là lãnh đạo của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo, một tổ chức khủng bố đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Ai Cập. Sau khi tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào tháng Hai 2011, Mohamed Morsi đã được bầu lên làm tổng thống thứ 5 của Ai Cập và đảm nhận trách vụ này từ ngày 30 tháng Sáu, 2012 đến ngày 3 tháng Bẩy, 2013 thì bị quân đội Ai Cập đảo chính và bắt giam.
Các phiên tòa xét xử Mohamed Morsi luôn diễn ra trong tình trạng an ninh tối đa. Ông ta bị nhốt trong cũi sắt ngay trong tòa án để đề phòng cướp tòa.
Trong một diễn văn được phát trên truyền hình, Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ lỗi cho tổng thống Al-Sisi của Ai Cập, mà ông ta gọi là “bạo chúa” về cái chết của Morsi.
“Lịch sử sẽ không bao giờ quên những tên bạo chúa đã đưa đến cái chết của anh ấy bằng cách tống vào tù và đe dọa xử tử anh ấy”, Erdogan, một đồng minh thân cận của Morsi, nói trong bài phát biểu trên truyền hình Istanbul.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gọi cựu tổng thống Ai Cập là “một vị tử đạo”.
Trong thế giới Hồi Giáo, nhiều buổi tưởng niệm kèm theo những lời thề trả thù đã dấy lên một bầu không khí căng thẳng đùng đùng sát khí.
Cảnh sát và quân đội đã lập tức được tăng cường xung quanh các nhà thờ Công Giáo Ai Cập trong khi anh chị em giáo dân chuẩn bị mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa – Corpus Christi. Tất cả mọi cuộc rước sách truyền thống đều bị bãi bỏ trong năm nay.
Nhận định về diễn biến đáng lo ngại này, Cha Rafic Greiche, chủ tịch Ủy ban Truyền thông của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Ai Cập, nói với thông tấn xã Công Giáo AsiaNews có trụ sở tại Rôma như sau:
“Ông Mohamed Morsi đã đau yếu và có một khối u trong não trước khi được bầu làm tổng thống. Sức khỏe của ông ta rất mong manh và sự căng thẳng từ phiên tòa có thể còn làm suy yếu tình trạng của ông ta hơn nữa. Không có yếu tố nào khác ngoại trừ sức khỏe đã gây ra cái chết này.”
“Gần đây tôi đã đọc tin tức trên các phương tiện truyền thông phương Tây, đặc biệt là tiếng Pháp, về những nghi ngờ xung quanh cái chết của ông ta hoặc cho rằng ông ta có thể đã bị giết, nhưng điều đó không đúng đâu. Trong những năm tù vừa qua, ông ta đã phải nhập viện ba hoặc bốn lần trong các bệnh viện tốt nhất. Chính phủ đã làm mọi thứ để bảo đảm sự chăm sóc tốt nhất cho ông ta.”
Mohamed Morsi đã được chôn cất tại thành phố Nasr, phía đông Cairo, trong bối cảnh an ninh chặt chẽ. Chỉ có vài thành viên trong gia đình và một vài người khác có mặt tại buổi lễ.
Con trai ông Ahmed nói với Reuters rằng chính quyền Ai Cập từ chối yêu cầu tổ chức tang lễ công khai ở quê nhà, vì sợ biểu tình. Chính phủ đã tuyên bố tình trạng cảnh báo tối đa và tăng cường các biện pháp an ninh vì lo ngại các cuộc tấn công hoặc các cuộc biểu tình trên đường phố có thể xảy ra.
Tổng thống Al-Sisi đang ở nước ngoài, tại Belarus, trong một chuyến thăm chính thức. Ông quyết định “không quay về Ai Cập” để cho thấy rằng tình hình đã được kiểm soát.
Cha Rafic Greiche nhận định: “Người Ai Cập đã mệt mỏi với nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Có rất nhiều những hô hào trả thù ở nước ngoài, ở Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, chẳng hạn, nhưng ở đây không ai buồn nhắc đến.” Tất nhiên, “vẫn có những nguy cơ là ai đó có thể cố gắng tấn công vào các nhà thờ, các nơi thờ phượng, doanh trại cảnh sát hoặc các địa điểm nhạy cảm khác để khuấy động căng thẳng hoặc trả thù, nhưng đối với nhiều người chúng tôi, ông ta đã thuộc về quá khứ.”
Trên bình diện nhân bản, “chúng tôi chia buồn trước cái chết của ông ta và thông cảm với gia đình ông, bất chấp sự bất đồng triệt để về cách thức ông ta cai trị đất nước này trong một năm, một thời gian thật thảm khốc đối với chúng tôi”.
“Nhiều người, đặc biệt là ở phương Tây, nhớ đến ông với tư cách là tổng thống được bầu cử đầu tiên một cách dân chủ và nói về những vi phạm nhân quyền vân vân. Nhưng cần phải nói rằng ông ta là người đầu tiên bẻ cong Hiến pháp vào tháng 11 năm 2012, với một sắc lệnh tập trung quyền lực vào tay ông ta và trong thực tế đã vi phạm hiến pháp và các nguyên tắc của luật pháp nhằm áp đặt luật Hồi Giáo Sharia.”
Source:Asia NewsFr Rafic: No shadow over Morsi's death, but fears of attacks by the Muslim Brotherhood
Mohamed Morsi, 67 tuổi, từng là lãnh đạo của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo, một tổ chức khủng bố đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Ai Cập. Sau khi tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào tháng Hai 2011, Mohamed Morsi đã được bầu lên làm tổng thống thứ 5 của Ai Cập và đảm nhận trách vụ này từ ngày 30 tháng Sáu, 2012 đến ngày 3 tháng Bẩy, 2013 thì bị quân đội Ai Cập đảo chính và bắt giam.
Các phiên tòa xét xử Mohamed Morsi luôn diễn ra trong tình trạng an ninh tối đa. Ông ta bị nhốt trong cũi sắt ngay trong tòa án để đề phòng cướp tòa.
Trong một diễn văn được phát trên truyền hình, Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ lỗi cho tổng thống Al-Sisi của Ai Cập, mà ông ta gọi là “bạo chúa” về cái chết của Morsi.
“Lịch sử sẽ không bao giờ quên những tên bạo chúa đã đưa đến cái chết của anh ấy bằng cách tống vào tù và đe dọa xử tử anh ấy”, Erdogan, một đồng minh thân cận của Morsi, nói trong bài phát biểu trên truyền hình Istanbul.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gọi cựu tổng thống Ai Cập là “một vị tử đạo”.
Trong thế giới Hồi Giáo, nhiều buổi tưởng niệm kèm theo những lời thề trả thù đã dấy lên một bầu không khí căng thẳng đùng đùng sát khí.
Cảnh sát và quân đội đã lập tức được tăng cường xung quanh các nhà thờ Công Giáo Ai Cập trong khi anh chị em giáo dân chuẩn bị mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa – Corpus Christi. Tất cả mọi cuộc rước sách truyền thống đều bị bãi bỏ trong năm nay.
Nhận định về diễn biến đáng lo ngại này, Cha Rafic Greiche, chủ tịch Ủy ban Truyền thông của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Ai Cập, nói với thông tấn xã Công Giáo AsiaNews có trụ sở tại Rôma như sau:
“Ông Mohamed Morsi đã đau yếu và có một khối u trong não trước khi được bầu làm tổng thống. Sức khỏe của ông ta rất mong manh và sự căng thẳng từ phiên tòa có thể còn làm suy yếu tình trạng của ông ta hơn nữa. Không có yếu tố nào khác ngoại trừ sức khỏe đã gây ra cái chết này.”
“Gần đây tôi đã đọc tin tức trên các phương tiện truyền thông phương Tây, đặc biệt là tiếng Pháp, về những nghi ngờ xung quanh cái chết của ông ta hoặc cho rằng ông ta có thể đã bị giết, nhưng điều đó không đúng đâu. Trong những năm tù vừa qua, ông ta đã phải nhập viện ba hoặc bốn lần trong các bệnh viện tốt nhất. Chính phủ đã làm mọi thứ để bảo đảm sự chăm sóc tốt nhất cho ông ta.”
Mohamed Morsi đã được chôn cất tại thành phố Nasr, phía đông Cairo, trong bối cảnh an ninh chặt chẽ. Chỉ có vài thành viên trong gia đình và một vài người khác có mặt tại buổi lễ.
Con trai ông Ahmed nói với Reuters rằng chính quyền Ai Cập từ chối yêu cầu tổ chức tang lễ công khai ở quê nhà, vì sợ biểu tình. Chính phủ đã tuyên bố tình trạng cảnh báo tối đa và tăng cường các biện pháp an ninh vì lo ngại các cuộc tấn công hoặc các cuộc biểu tình trên đường phố có thể xảy ra.
Tổng thống Al-Sisi đang ở nước ngoài, tại Belarus, trong một chuyến thăm chính thức. Ông quyết định “không quay về Ai Cập” để cho thấy rằng tình hình đã được kiểm soát.
Cha Rafic Greiche nhận định: “Người Ai Cập đã mệt mỏi với nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Có rất nhiều những hô hào trả thù ở nước ngoài, ở Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, chẳng hạn, nhưng ở đây không ai buồn nhắc đến.” Tất nhiên, “vẫn có những nguy cơ là ai đó có thể cố gắng tấn công vào các nhà thờ, các nơi thờ phượng, doanh trại cảnh sát hoặc các địa điểm nhạy cảm khác để khuấy động căng thẳng hoặc trả thù, nhưng đối với nhiều người chúng tôi, ông ta đã thuộc về quá khứ.”
Trên bình diện nhân bản, “chúng tôi chia buồn trước cái chết của ông ta và thông cảm với gia đình ông, bất chấp sự bất đồng triệt để về cách thức ông ta cai trị đất nước này trong một năm, một thời gian thật thảm khốc đối với chúng tôi”.
“Nhiều người, đặc biệt là ở phương Tây, nhớ đến ông với tư cách là tổng thống được bầu cử đầu tiên một cách dân chủ và nói về những vi phạm nhân quyền vân vân. Nhưng cần phải nói rằng ông ta là người đầu tiên bẻ cong Hiến pháp vào tháng 11 năm 2012, với một sắc lệnh tập trung quyền lực vào tay ông ta và trong thực tế đã vi phạm hiến pháp và các nguyên tắc của luật pháp nhằm áp đặt luật Hồi Giáo Sharia.”
Source:Asia News
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ, Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về Lý Thuyết Phái tính, Kết luận và Chú thích
Vũ Văn An
18:06 20/06/2019
KẾT LUẬN
52. Tóm lại, con đường đối thoại, tức con đường bao hàm lắng nghe, lý luận và đề xuất, dường như là một cách hiệu quả nhất hướng tới việc tích cực biến đổi các mối lo âu và hiểu lầm, cũng như là một nguồn lực mà ngay trong chính nó đã có thể giúp khai triển một mạng lưới liên hệ vừa cởi mở hơn vừa nhân bản hơn. Ngược lại, mặc dù các cách tiếp cận do ý thức hệ thúc đẩy đối với các vấn đề tế nhị xoay quanh phái tính tuyên bố chúng tôn trọng tính đa dạng, nhưng thực sự chúng có nguy cơ coi các dị biệt như vậy như các thực tại tĩnh và kết cục khiến chúng bị cô lập và mất nối kết với nhau.
53. Đề xuất giáo dục Kitô giáo phát huy cuộc đối thoại sâu sắc hơn, chân thực với mục tiêu của nó là “cổ vũ việc thể hiện người đàn ông và đàn bà qua việc phát triển trọn hữu thể của họ, các tinh thần nhập thể và các hồng phúc tự nhiên và ơn thánh nhờ đó họ được Thiên Chúa làm cho phong phú” (64) Điều này đòi hỏi một cố gắng chân thành để xích lại gần người khác hơn và nó có thể là liều thuốc giải độc tự nhiên đối với nền văn hóa vứt bỏ và cô lập. Theo cách này, chúng ta quả quyết lại rằng “phẩm giá nguyên thủy của mỗi người đàn ông và đàn bà là bất khả nhượng và không thể nắm bắt được bởi bất cứ quyền lực hay ý thức hệ nào” (65).
54. Các nhà giáo dục Công Giáo được kêu gọi vượt quá mọi chủ nghĩa duy giản lược ý thức hệ hoặc chủ nghĩa duy tương đối đồng nhất hóa (homologizing relativism) bằng cách mãi trung thành với bản sắc dựa trên phúc âm của chính họ, để biến đổi cách tích cực các thách đố của thời đại họ thành các cơ hội bằng cách đi theo con đường lắng nghe, lý luận và đề xuất viễn kiến Kitô giáo, trong khi làm chứng bằng chính sự hiện diện của họ, và bằng tính nhất quán của lời họ nói và hành động (66). Các nhà đào tạo có một sứ mệnh giáo dục hấp dẫn “dạy cho họ sự nhạy cảm đối với các cách phát biểu khác nhau của tình yêu, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, tôn trọng đầy yêu thương và thông đạt có ý nghĩa sâu sắc. Tất cả những điều này chuẩn bị để họ hiến thân toàn diện và quảng đại, một sự hiến thân sẽ được phát biểu, theo một cam kết công khai, qua việc hiến dâng cơ thể họ. Do đó, sự kết hợp giới tính trong hôn nhân sẽ xuất hiện như dấu chỉ một cam kết bao gồm mọi người, được làm cho phong phú nhờ tất cả những gì có trước nó” (67).
55. Nền văn hóa đối thoại không hề mâu thuẫn với các nguyện vọng chính đáng của các trường Công Giáo trong việc duy trì viễn kiến của chính họ về giới tính con người, phù hợp với quyền của các gia đình được tự do đặt căn bản cho nền giáo dục của con cái họ trên nền nhân học toàn diện, có khả năng hài hòa bản sắc thể lý, tâm lý và tâm linh của con người. Thực thế, một nhà nước dân chủ không thể giản lược trọn nền giáo dục vào việc cung cấp một trường phái tư tưởng, càng như thế hơn nữa, khi liên quan đến chủ đề cực kỳ tế nhị này, một chủ đề, xét theo một mặt, có liên quan đến các điều căn bản của bản chất con người, và mặt khác, có liên quan đến quyền tự nhiên của cha mẹ trong việc tự do chọn lựa bất cứ mô hình giáo dục nào phù hợp với phẩm giá của con người nhân bản. Do đó, mọi học viện giáo dục nên cung cấp cơ cấu tổ chức và các chương trình giáo khoa có thể bảo đảm các quyền của phụ huynh này được tôn trọng đầy đủ và cụ thể. Nếu đúng như thế, phương pháp sư phạm Kitô giáo hiện có có thể cung cấp một đáp ứng vững chắc cho các nền nhân học vốn có đặc điểm phân mảnh và tạm thời.
56. Các chương trình liên quan đến việc đào tạo cảm giới và giới tính do các trung tâm giáo dục Công Giáo đề nghị phải tính đến nhóm tuổi của các học sinh sinh viên đang được giảng dạy và đối xử với mỗi người một cách tôn trọng tối đa. Điều này có thể đạt được qua một cách đồng hành kín đáo và bảo mật, có khả năng với tới những người đang trải qua những tình huống phức tạp và đau lòng. Do đó, mọi trường học nên bảo đảm phải có một môi trường đáng tin cậy, thanh thản và cởi mở, đặc biệt ở những nơi có những trường hợp đòi hỏi thời gian và sự biện phân cẩn thận.
Điều chủ yếu là phải tạo ra các điều kiện thích đáng để cung cấp một đôi tai kiên nhẫn và hiểu biết không có bất cứ sự kỳ thị bất công nào.
57. Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo ý thức rõ nỗ lực hàng ngày và sự quan tâm quảng đại của những người làm việc trong các trường học và hàng loạt nỗ lực sư phạm chính thức và không chính thức. Thánh Bộ muốn khuyến khích họ theo đuổi công trình đào tạo người trẻ của họ, đặc biệt những người trong số họ đang bị ảnh hưởng bởi bất cứ hình thức nghèo đói nào, và những người cần tình yêu được các nhà giáo dục của họ biểu lộ với họ, để, như lời Thánh Gioan Bosco từng nói, người trẻ không những được yêu thương, nhưng biết rằng họ được yêu thương. Thánh Bộ này cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các Kitô hữu đang giảng dạy trong các trường Công Giáo hoặc các loại trường khác, và, như lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khuyến khích họ “kích thích nơi các học sinh sự cởi mở đối với người khác coi họ như một khuôn mặt, như một con người, như một anh chị em để biết và tôn trọng, với đủ lịch sử của họ, các công phúc và khuyết điểm, các phong phú và giới hạn của họ. Thách thức là hợp tác để đào tạo những người trẻ biết cởi mở và quan tâm đến thực tại vây quanh họ, có khả năng quan tâm và dịu dàng” (68).
Thành phố Vatican, ngày 2 tháng 2 năm 2019, Lễ Dâng Chúa vào Đền Thờ.
Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi
Tổng trưởng
Đức Tổng Giám Mục Angelo Vincenzo Zani
Thư ký
Chú Thích
1 Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Các Thành Viên Ngoại Giao Đoàn, 10 tháng 1, 2011.
2 Đức Phanxicô, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia, 19 tháng 3, 2016, 56.
3 Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Familiaris Consortio, 22 tháng 11, 1981, 6; Xem Đức Gioan Phaolô II, Thư Gửi Các Gia Đình Gratissimam Sane, 2 tháng 2, 1994,
4 Công Đồng Vatican II, Tuyên Ngôn về Giáo Dục Công Giáo, Gravissimum Educationis, 28 tháng 10, 1965, 1.
5 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 1 tháng 11, 1983.
6 Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Nhân Vị, Tuyên Bố về Một Số Vấn Đề Liên Quan đến Đạo Đức Giới Tính, 29 tháng 12, 1975, 1.
7 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 5.
8 Đã dẫn, 35.
9 Xem Đã dẫn, 21-47, trong đó, viễn kiến Kitô Giáo về giới tính được trình bầy.
10 Công Đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay, Gaudium et Spes, 7 tháng 12, 1965, 11.
11 Amoris Laetitia, 56.
12 Đã dẫn.
13 Xem Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Kỳ họp Toàn thể các Thành viên của Giáo Hoàng Hàn Lâm viện Sự sống, 5 tháng 10, 2017.
14 Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về Việc Hợp tác của các Người Đàn ông và Đàn bà trong Giáo Hội và trong thế giới, 31 tháng 5, 2004, 13.
15 Đức Gioan Phaolô II, Thư Gửi Phụ nữ, 29 tháng 6, 1995, 9.
16 Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư Gửi Các Giám Mục, 13.
17 Đức Gioan Phaolô II, Thư Gửi Phụ nữ, 9.
18 Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Kỳ họp Toàn thể các Thành viên của Giáo Hoàng Hàn Lâm viện Sự sống, 5 tháng 10, 2017, 3.
19 Amoris Laetitia, 34.
20 Gaudium et Spes, 14.
21 Đã dẫn.
22 K. Wojtyła, Love and Responsibility, London 1981, tr.56-57.
23 Xem Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor, 6 tháng 8, 1993, 48.
24 Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn thị về Việc Tôn trọng Sự sống Con người trong Ngưồn gốc của Nó và Phẩm giá của việc Sonh sản, Donum Vitae, 22 tháng 2, 1987, 4.
25 Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với các Tham dự viên Hội nghị chuyên đề lần Thứ sáu của các Giáo sư Đại học, Rome, 7 tháng 6, 2008.
26 Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn tại Tòa Nhà Reichstag, Berlin, 22 tháng 9, 2011.
27 Đức Phanxicô, Thông điệp về việc Chăm sóc Căn Nhà chung của Chúng ta, Laudato Si’, 24 tháng 5, 2015, 154-155.
28 Đức Gioan Phaolô II, Yết kiến chung, 8 tháng 4, 1981 trong Insegnamenti, IV/1 (1981), tr. 904.
29 Veritatis Splendor, 50.
30 Xem đã dẫn.
31. “Đàn ông và đàn bà tạo thành hai cách thể hiện, về phía con người tạo vật, một sự tham gia kiên quyết vào Hữu thể Thiên Chúa: họ được tạo dựng giống ‘hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa’ và họ hoàn toàn chu toàn ơn gọi đó không những như những con người đơn lẻ mà còn như những cặp vợ chồng, vốn là những cộng đồng tình yêu. Hướng đến sự hợp nhất và sinh nở, người đàn ông và đàn bà kết hôn tham gia vào tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, sống trong sự hiệp thông với Người qua người khác” Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính; Cũng nên xem Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Giáo dục Đối thoại Liên văn hóa trong Các Trường Công Giáo, 28 tháng 10, 2013, 35-36.
32 Amoris Laetitia, 286.
33 Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Kỳ họp Toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Ý, 27 tháng 5, 2010.
34 Đức Bênêđíctô XVI, Diễn văn với Giáo Triều Rôma, 21 tháng 12, 2012.
35 Amoris Laetitia, 151.
36 Laudato Si’, 155.
37 Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 1643
38 Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Hội thoại Quốc tế về Tính Bổ túc giữa Đàn ông và Đàn bà do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin bảo trợ, 17 tháng 11, 2014, 3.
39 Bộ Giáo luật, điều 1136; Xem Bộ Giáo luật Các Giáo Hội Đông Phương, điều 627.
40 Gravissimum Educationis, 3.
41 Amoris Laetitia, 280.
42 Familiaris Consortio, 36.
43 Đức Phanxicô, Diễn văn với các Thành viên Đại diện Văn Phòng Trẻ em Công Giáo Quốc tế, 11 tháng 4, 2014.
44 Familiaris Consortio, 37.
45 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Trường Công Giáo trên Ngưỡng cửa Ngàn năm Thứ ba, 28 tháng 12, 1997, 9.
46 Giáo dục Đối thoại Liên văn hóa trong Các Trường Công Giáo, 58.
47 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Trường Công Giáo, 19 tháng 3, 1977, 45.
48 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Người Giáo dân Công Giáo trong Các Trường học: Các Chúng nhân Đức tin, 15 tháng 10, 1982, 17.
49 Amoris Laetitia, 281.
50 Đã dẫn.
51 Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Hội thoại Quốc tế về Tính Bổ túc giữa Đàn ông và Đàn bà do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin bảo trợ, 17 tháng 11, 2014, 2.
52 Xem Amoris Laetitia, 84.
53 Gravissimum Educationis, 1.
54 Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi Các Gia đình Gratissimam Sane, 2 tháng 2, 1994, 16; xem Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Giới Tính Con Người: Sự Thật và Ý Nghĩa. Các Hướng Dẫn Giáo Dục trong Gia Đình, 8 tháng 12, 1995, 23.
55 Xem Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 79.
56 Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Giáo dục Ngày nay và Ngày mai. Một Đam mê Đổi mới, Vatican City, 2014, Chương II, 7.
57 Xem Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo, Cùng nhau Giáo dục trong Trường Công Giáo. Một Sứ mệnh chung của các Người Thánh hiến và Tín hữu Giáo dân, 8 tháng 9, 2007, 34-37.
58 Đức Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 8 tháng 12, 1975, 41.
59 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 80.
60 Gravissimum Educationis, 1.
61 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính, 81.
62 Đã dẫn, 83.
63 Đã dẫn, 22.
64 Hướng Dẫn Giáo Dục Về Tình Yêu Nhân Bản, Các Nét Phác Thảo về Giáo Dục Giới Tính,, 21.
65 Đức Phanxicô, Diễn văn với Đại diện Viện ‘Dignitatis Humanae’, 7 tháng 12, 2013.
66 Xem Giáo dục Đối thoại Liên văn hóa trong Các Trường Công Giáo, kết luận.
67 Amoris Laetitia, 283.
68 Đức Phanxicô, Diễn văn với Hiệp hội Giáo chức Các Trường Tiểu học Ý, 5 tháng 1, 2018.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tĩnh Lặng
Nguyễn Đức Cung
11:32 20/06/2019
TĨNH LẶNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Đôi khi xa chốn thị thành
Tìm nơi tĩnh lặng thiền hành thảnh thơi
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Đôi khi xa chốn thị thành
Tìm nơi tĩnh lặng thiền hành thảnh thơi
(nđc)
VietCatholic TV
Uy tín Đức Bênêđíctô 16 giúp dẹp tan trào lưu lợi dụng Đức Mẹ đòi phong chức linh mục cho phụ nữ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:05 20/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Barbara Stratmann, một trong những người khởi xướng phong trào, nói rằng nhóm của bà có tên là Maria 2.0 vì “Maria 1.0 tượng trưng cho ý tưởng coi Đức Maria như là một người phục vụ và im lặng. 2.0 là viết tắt cho một khởi đầu mới. Thiết lập lại tất cả mọi thứ từ con số không. Phụ nữ chúng tôi không còn như trước đây nữa.”
Trong một bức thư ngỏ đến Đức Thánh Cha Phanxicô nhóm này đặt ra 5 yêu sách sau đây.
a. Cách chức tất cả những ai đã lạm dụng người khác hoặc đã dung nạp hoặc che đậy những sai phạm như vậy
b. Giao tất cả những người phạm tội ra trước tòa án thế tục và hợp tác không hạn chế trong tất cả các truy tố
c. Cho phép phụ nữ quyền truy cập vào tất cả các chức năng trong Giáo Hội, bao gồm việc phong chức linh mục cho phụ nữ.
d. Xóa bỏ luật độc thân linh mục.
e. Thay đổi đạo lý của Giáo Hội về tính dục cho phù hợp với thực tế của cuộc sống.
Những người khởi xướng yêu cầu tất cả phụ nữ tham gia vào “một cuộc đình công” trong tháng Năm là tháng Giáo Hội dành đặc biệt cho lòng sùng kính tháng Đức Mẹ, bằng cách không bước vào nhà thờ trong tuần lễ từ 11 đến 18 tháng 5 năm 2019.
Cuộc đình công còn bao gồm không tham gia vào bất kỳ các công việc phục vụ trong nhà thờ.
Nhóm Maria 2.0 được thành lập từ các phụ nữ đọc sách thánh tại nhà thờ Thánh Giá ở Munster, kết hợp thêm với một số tham dự viên khóa học về Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm của Đức Thánh Cha Phanxicô được tổ chức vào đầu năm nay.
Những phụ nữ khởi xướng nhóm này, như lãnh đạo của nhóm Barbara Stratmann, đều là những người bình dân. Nhưng họ có những người chống lưng.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück hỗ trợ chiến dịch.
Đức Cha Bode, chủ tịch Ủy ban Phụ nữ của Hội Đồng Giám Mục Đức, nói rằng ngài lấy làm tiếc là các phụ nữ biểu tình sẽ không tham dự Thánh lễ, nhưng ngài tin rằng điều quan trọng là “chúng ta phải thừa nhận sự thiếu kiên nhẫn của nhiều phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, những người bị tổn thương sâu sắc vì sự đóng góp của họ đã không được đánh giá đúng mức.”
Cuộc đình công không bước vào nhà thờ được sự hưởng ứng của ít nhất là 50 giáo xứ. Các hiệp hội Phụ nữ Công Giáo lớn như Katholische Frauengemeinschaft Dcutschlands (KFD) và katholische Deutsche Frauenbund (KDFB) đều lên tiếng ủng hộ yêu sách phong chức linh mục cho phụ nữ của nhóm này bất kể thực tế là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đều đã dạy rằng bí tích phong chức linh mục chỉ được dành riêng cho nam giới và Giáo Hội không thể thay đổi điều này.
Tình hình đã có những thay đổi sau khi Đức Tổng Giám Mục George Gänswein, thư ký riêng cho Đức Bênêđíctô và là chủ tịch phủ Giáo Hoàng cảnh báo rằng trào lưu Maria 2.0 sẽ tạo ra ly giáo trong Giáo Hội và phá bỏ các truyền thống. Ngài lên tiếng kêu gọi người Công Giáo Đức rời khỏi các tổ chức phụ nữ Công Giáo cực đoan. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Peter Winnemöller của Kath.net, ngài chỉ ra rằng tham gia vào các dịch vụ tự phát minh ra không đáp ứng luật giữ ngày Chúa Nhật và những hành động tẩy chay các hoạt động của Giáo Hội vi phạm giáo luật 1245. Do đó, những người tham gia vào trào lưu này mắc một tội trọng.
Tiếng nói của Đức Tổng Giám Mục George Gänswein có một trọng lượng rất đáng kể. Ngay sau cuộc phỏng vấn của ngài với Kath.net, Matthias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, giải thích rằng đối thoại là cần thiết, và các cuộc đình công là không thể chấp nhận được.