Ngày 21-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật: Câu hỏi duy nhất quan trọng
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:48 21/06/2010
Bài suy niệm Chúa Nhật 12 Mùa Thường Niên C của Cha Thomas Rosica, CSB

TORONTO (Zenit.org).- Phần thứ 2 của bài Tin Mừng Luca là một cuộc hành hương lớn tới Jerusalem, Thành phố vận mạng. Đối với Luca, cuộc hành trình Kitô hữu là một con đường vui mừng được chiếu sáng bởi lòng tốt của Đấng Cứu Độ thế giới.

Dọc đàng, Chúa Giêsu hỏi một câu hỏi rất quan trọng về các môn đệ của Người.”Anh em bảo Thầy là ai?” đó cũng là câu hỏi về mỗi người môn đệ trong mọi thời đại. Từ lúc này trở đi trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đi trên con đường dẫn tới thánh giá. Mỗi điều Người nói và làm là một bước khác tới núi Golgotha—nơi Người sẽ chứng tỏ sự vâng phục tuyệt hảo, tình yêu tuyệt hảo và sự hiến mình hoàn toàn.

Sự cố trong bài Tin Mừng hôm nay (Luca 9:18-24) dựa vào Maccô 8:27-33, nhưng Luca đã loại bỏ sự Phero từ chối chấp nhận Chúa Giêsu là Con Người đau khổ (Maccô 8:32), và sự Chúa Giêsu quở trách Phêrô (Maccô 8:33). Nơi khác, trong Tin Mừng, Luca làm mềm gương mặt cứng rắn của Pherô và của những tông đồ khác gặp trong nguồn Marcan (Luca 22:39-46), cũng thiếu việc quở trách Phêrô trong nguồn này, Maccô 14:37-38.

Các môn đệ đưa ra danh sách toàn một loạt nhãn hiệu dân chúng đã gán cho Chúa Giêsu. Và những tên này mặc khải tất cả những sự mong đợi khác biệt ám chỉ về Người. Một số người tưởng Người là ông Eliah, đang hành động nhằm đương đầu thật sự với các thế lực hiện hành. Một số kẻ thấy người là một trong những tiên tri thờ xưa.

Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ Người nghĩ sao về Người, Người hỏi điều gì dân chúng nói về Người. Các ông thấy sao về hành động của Người? Người là ai trong trí óc các ông? Có lẽ ngạc nhiên vì câu hỏi, các môn đệ moi ra những sự nhớ của mình với những nhận xét như trên, những đoạn chia sẻ khi nói chuyện, những tư tưởng lưu hành trong những làng chài thuộc khu vực biển hồ. Chính Chúa Giêsu ý thức về một số sự này. Những giải đáp của các môn đệ thì khác nhau, như những giải đáp của chúng ta ngày nay khi Chúa Giêsu, qua miệng lưỡi của một ai khác, hỏi chúng ta cũng một câu hỏi đó, và với sự thường xuyên và cường độ ngày càng gia tăng.

Quan niệm về Đấng “Messiah” trong Do Thái giáo.

Không chỉ có một quan niệm mà thôi về “Đấng Messiah” trong Do Thái Giáo. Ý niệm về Đấng Messiah “người được xức dầu” như một vị vua lý tưởng thuộc dòng dõi David là ý niệm sớm nhất chúng ta biết, nhưng trong thời kỳ Maccabaean (lối 163-63 B.C.) Di Chúc của 12 Tổ Phụ, những văn kiên lưu lại cho chúng ta bằng tiếng Hy Lạp, nói rõ về niềm tin trong một Đấng Messiah bởi dòng dõi ông Lêvi, gia đình Maccabaean thuộc về dòng dõi này. Những Dead Sea Scrolls (những cuộn sách Biển Chết) chứa đựng nhiều ý niệm khác nhau: một Đấng Messiah tư tế và Đấng Messiah thường dân của Israel (1Qsa); một tiên tri như Moisen (Đệ Nhị Luật 18: 18-19 ) cũng là ngôi sao từ nhà Giacob (Dân Số 23: 15-17) (4Q175; nhưng cũng có Đấng Messiah thuộc dòng David (4Q174). Mellchizedek cũng là một một người giải phóng, nhưng không được gọi là Messiah (11QMelch).

Việc công bố Chúa Giêsu như Đấng Messiah là một tuyên bố bẫy và nguy hiểm. Đó là tất cả những gì các kẻ thù Chúa Giêsu cần xử dụng chống lại Người, và đã có nhiều người sẵn sàng đăng ký dưới cờ của một kẻ nào cho mình là vua. Nhưng, rất xa sự này, môt vai trò như thế không phải là vận mạng của Chúa Giêsu. Người không muốn và không thể là kiểu Messiah quân sự hay là chính trị.

Nhận Dạng Chúa Giêsu Ngày Nay.

Cuộc đấu tranh nhận dạng Chúa Giêsu và vai trò của Ngưởi như Đấng Messiah tiếp tục ngày nay. Môt số người nói cá nhân người Kitô hữu và toàn thể Giáo Hội phải là những hình ảnh Elia, đối mặt những hệ thống, những thể chế, những chính sách quốc gia. Đó là con đường Elia thấy nhiệm vụ của mình. Chúng ta chỉ cần đọc Sách Thứ Nhất Các Vua (Những chương 17 tới 21) để xác nhận sự kiện này. Một số người nói, như Jeremiah, lãnh địa của Chúa Kitô, qua Giáo Hội của Người, là kiểu sống cá nhân và riêng tư. Một cách có ý nghĩa, Chúa Giêsu kiểm tra vượt quá cả hai và hỏi, “ Phần anh em, anh em nói Thầy là ai?”

Trong câu trả lời của Phêrô, “Thầy là Đấng Messiah,” phát xuất cách đột ngột với một sự bốc đồng điển hình của ngài, chúng ta có được cho một quan niệm bao hàm cả hai những ý niệm trên và vượt quá chúng nữa. Đấng Messiah đi vào trong xã hội, và trong những cuộc sống cá thể, một cách hoàn toàn, hòa giải sự phân biệt giữa công và tư. Bản chất của câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi này là tiêu chuẩn tốt nhất về bản chất của tình môn đệ. Chúng ta hãy nhớ một số sự kiện và chân lý về bối cảnh và sứ vụ thế giới của Chúa Giêsu đã chuẩn bị Kitô Giáo nên thật sự một Giáo Hội thế giới:

Chúa Giêsu sinh ra từ chi tộc chính trị Judah—Không phải là chi tộc tư tế Lêvi cũng không phải là gia đình tư tế Zaddok. Chúa Giêsu không phải là một nhà chính trị.

Chúa Giêsu đã có một cảm giác về chính trị. Sứ vụ thế giới không thể thực hiện cách độc lập mà không có tính tương tác nghiêm trọng với chính trị.

Chúa Giêsu ở tại Capernaum hơn là trong sa mạc hay là trong một ngôi làng xa xôi. Trong thành của Người dọc theo bờ tây bắc Biển Galilee, có một con đường chính, có những nhân viên thu thuế, và những tương quan với quan bách quản Roma. Chúa Giêsu rất thích ở tại Capernaum, không ở tại Jerusalem.

1) Chúa Giêsu liên hệ với tất cả những kẻ bịnh tật và sắp chết, với những kẻ tội lỗi, và những kẻ sống bên rìa xã hội. Sự công chính đích thực là một sự ràn buộc mình với kẻ bịnh, khuyết tật, kẻ nghèo và đói khát. Nhưng Người không coi thường những kẻ khác. Người dùng bữa với những kẻ giàu và những kẻ quyền thế cũng như với những kẻ nghèo và bị áp bức. Người dạy chúng ta một tinh thần đích thực hòa đồng với mọi người.

Chúa Giêsu không rao giảng vương quốc chính trị của David nhưng nước Thiên Chúa. Người có khả năng, trong lúc còn sống—Người chỉ ra sức hoàn thành những hy vọng của Israel.

Lấp ráp tranh ghép mảnh

Nếu bạn ra sức lấp ráp một tranh ghép các hình ảnh cổ xưa, bạn sẽ biết công việc khó nhọc liên hệ với một sự cố gắng như thế. Trong lúc tôi học kinh thánh tại Đất Thánh, tôi tham gia nhiều vụ thám hiểm khảo cổ liên quan sự khám phá những tranh khảm xưa. Tất cả những mảnh nhỏ là quan trọng trong việc lấp ráp một tranh khảm. Một cách tương tự, khi chúng ta cố gắng trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay, “Nhưng anh em nói thầy là ai?” (Luca 9:20), chúng ta được mời lấp ráp một tranh khảm lộng lẩy.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sẽ là Đấng Messiah chỉ khi Người hiến mạng sống Người cho những kẻ khác. Và tôi sẽ nên giống Chúa Giêsu chỉ khi tôi thí mạng sống cho những kẻ khác. Căn tính của Chúa Giêsu được gặp trong khi thực hiện ý muốn của Chúa. Luca áp dụng cũng nguyên tắc này cho chúng ta như những môn đệ. Căn tính và mục đích thật của chúng ta được gặp khi chúng ta đi vượt quá mình. Đó là một nhiệm vụ hằng ngày,” Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Luca 9:23). Nếu tôi mất mạng sống tôi vì Chúa Kitô, tôi gặp lại nó!

Nhớ Tor Vergata 2000

Một trong những suy niệm mãnh liệt và đáng nhớ về căn tính Chúa Giêsu xảy ra trong đêm ngày 19 tháng 8 năm 2000 trong buổi kinh canh thức chiều tại Tor Vergata ngoại ô thành Roma cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới Đại Năm Thánh. Tôi sẽ không bao giờ quên đêm nóng nực này, khi sự thinh lặng đến với đoàn người hơn một triệu giới trẻ, lúc đó Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hỏi họ chỉ một câu hỏi quan trọng: “Anh em nói Thày là ai?”

Đức Giáo Hoàng cao niên ngỏ lời cùng các bạn trẻ của Người với những lời thông báo phong cảnh xem ra có tính khải huyền trước mặt ngài: “Ý nghĩa của cuộc đối thoại này là gì? Tại sao Chúa Giêsu muốn biết dân chúng nghĩ gì về Người? Tại sao Người muốn biết các môn đệ Người nghỉ gì về Người? Chúa Giêsu muốn các môn đệ Người ý thức điều ẩn giấu trong tâm trí các ông và nói lên xác tín của các ông. Đồng thời, tuy nhiên, người biết rằng phán đoán các ông sẽ tỏ bày không phải là của các ông mà thôi, bởi vì phán đoán ấy mặc khải điều Chúa đã đổ xuống trong tâm hồn các ông bằng ân sủng đức tin.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Đó là điều đức tin đối với tất cả! Đó là câu trả lời của con người có lý trí và sự tự do cho lời Chúa hằng sống. Những câu hỏi Chúa Giêsu hỏi, những câu trả lời các Tông đồ đáp trả, và cuối cùng đáp trả bởi chính Phêrô, là môt kiểu hạch sách về sự trưởng thành đức tin của những người gần gũi nhất với Chúa Kitô.”

Đó là Chúa Giêsu.

“Đó là Chúa Giêsu thật tế,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “ mà các bạn tìm kiếm khi các bạn mơ ước hạnh phúc; Người trông đợi các bạn khi không có gì khác làm cho các bạn thỏa mãn; Người là vẻ đẹp thu hút các bạn; chính Người kích động các bạn với sự khao khát được no đầy mà không để bạn chấp nhận những thỏa hiệp; chính Người thúc giục các bạn ném đi những mặt nạ của một sự sống giả dối; chính Người là kẻ đọc trong những tâm hồn các bạn những sự lựa chọn chân chính nhất, những lựa chọn mà kẻ khác ra sức dập tắt. Chính Chúa Giêsu khơi động trong các bạn sự ao ước làm một điều gì cả thể với những cuộc sống của các bạn, sự ao ước theo một lý tưởng, sự từ chối cho phép bạn bị hạ giá bởi sự tầm thường, lòng can đảm dấn thân cách khiêm tốn và kiên nhẫn hầu cải thiện chính các bạn và xã hội, biến thê giới thành nhân bản hơn và huynh đệ hơn.”.

Ngài kết thúc huấn đức của ngài với những lời này: “Các bạn thân mến, lúc rạng đông Ngàn năm Thứ Ba tôi thấy trong các bạn “những lính canh ban sáng” ( x. Is 21:11-12). Trong vòng thế kỷ đã qua, giới trẻ như các bạn được kêu gọi hình thành những băng nhóm to lớn để học những phương cách hận thù; họ được sai đi giao chiến với nhau. Những hệ thống cứu thế vô thần khác nhau, cố gắng chiếm chỗ hy vong Kitô hữu đã chứng tỏ chính chúng là ghê tởm dường nào. Hôm nay các bạn qui tụ để công bố rằng trong thế kỷ mới các bạn sẽ không để mình biến thành những dụng cụ bạo động và phá hoại; các bạn sẽ bảo vệ hòa bình, bằng cách trả giá trong bản thân các bạn nếu cần. Các bạn sẽ không chịu có một thế giới nơi những con người khác chết đói; cam chịu dốt chữ và không có việc làm. Các bạn sẽ bảo vệ sự sống trong mọi lúc phát triển của nó; các bạn sẽ dốc toàn sức lực các bạn hầu biến thế giới này thành dễ sống hơn cho mọi người.”

Chúa Giêsu này là ai cho chúng ta? Thật đó là một câu hỏi duy nhất quan trọng thật sự.

Cha Thomas Rosica, nhân viên điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Công Giáo Muối và Ánh Sáng và Mạng Lưới truyền Hình Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông xã Hội.
 
Con Trai Họ Chỉ Còn Môt Tay Một Chân
Pt Nguyễn văn Định
08:33 21/06/2010
Sống Tỉnh Thức # 57

CON TRAI HỌ CHỈ CÒN MỘT TAY VÀ MỘT CHÂN

* Chuyện kể: Một anh lính Mỹ trở về nước sau khi đi tham chiến nước ngoài về. Anh điện thoại cho cha mẹ là anh sẽ dẫn về một người bạn, người ấy không có thân nhân, muốn về ở luôn tại nhà, anh ta bị thương rất nặng “chỉ còn có một chân và một tay.”

Cha mẹ anh cùng nói:: Tôi nghiệp quá! Con cứ đưa cậu ấy về đây, ba má sẽ liên hệ với các tổ chức từ thiện để tìm cho cậu ấy một chỗ ở.” – “Không, con muốn anh ta sống chung với gia đình mình.” Tiếng người cha liền vang lên ở đâu giây bên kia: “Con ơi! Con không biết gì sao? Một người tàng tật như vậy sẽ là một gánh nặng cho gia đình chúng ta. Ai cũng có việc khó khăn cả, và không thể để gia đình bị ảnh hưởng bởi những việc như vâỵ.”

Cuộc điện đàm liền kế thúc, ba mẹ không thấy anh ta về nhà, và cũng không nhận được tin tức gì nữa. Vài ngày sau họ nhận nhận một cú điện thoại của cảnh sát gọi về, báo tin con trai họ đã rơi từ trên lầu của một bệnh viện và đã chết. Cảnh sát cho biết là một vụ tự tử. Trong lúc đau buồn khôn tả, cha mẹ anh vội đến để nhận xác anh.

Đúng là thi thể của anh; và họ đã bàng hoàng khám phá nhận ra rằng: “Con trai họ chỉ còn có một chân và một tay.!”

Một phút hồi tâm: Cái chết đáng thương của anh lính trẻ thật đáng trách, vì thiếu nói thành thật với cha mẹ. Anh cần hiểu rằng đó chỉ là thái độ của cha mẹ anh đối với một người tàn tật xa lạ.

Nhưng dẫu sao, người lính này vẫn có quyền thăm dò thái độ của cha mẹ mình đối với một người tàn tật. Một điều đáng tiếc là anh lính đã không cho cha mẹ biết sự tàn tật của mình, nếu biết, thì chắc cha mẹ anh đã đối xử tình cha con môt cách vô cùng yêu mến, rồi đưa xe đến nhà thương đón anh về nhà để săn sóc con mình ngay. Thật xót thương khi người con và cha mẹ không thành thực chia sẻ những thực tại của nhau, nên họ đã mất đứa con yêu dấu đang bị dằn vặt vì mặc cảm tật nguyền của mình.

Anh lính này dù có bị ruồng bỏ hoặc đối xửa thậm tệ, hãy nhớ rằng Thiên Chúa vẫn yêu bạn hơn bao giờ hết: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con.” (Thánh vịnh 27, 10)

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 21/06/2010
NƯƠNG TỬ QUÂN

N2T


Khi Lý Uyên ở Tấn Dương khởi binh phản kháng nhà Tùy, thì con gái thứ ba của Lý Uyên là công chúa Bình Dương ở cố hương Thiểm Tây huyện Hộ, cũng đem gia sản bán đi để chiêu mộ một số cường đạo thổ phỉ, tổ chức thành một đội quân hưởng ứng Lý Uyên.

Mặc dù triều đình không ngừng sai binh tiến đánh công chúa Bình Dương, nhưng tất cả đều bị bà đánh bại, bà ta còn nhân cơ hội ấy mở rộng phạm vi thực lực, cướp đoạt rất nhiều nơi, đợi khi Lý Uyên vượt sông Hoàng Hà tiến đánh Trường An là kinh thành của nhà Tùy, thì công chúa Bình Dương tuyển chịn hơn một vạn tinh binh, cùng với chồng là Sài Thiệu và người anh em là Lý Thế Dân hợp lại, cùng nhau tiến đánh Trường An, tiêu diệt nhà Tùy.

Bởi vì bà và chồng là Sài Thiệu mỗi người thống lĩnh quân đội của mình, cho nên quân đội do bà thống lĩnh được gọi là nương tử quân.

(Tân Đường thư)

Suy tư:

Trong chiến tranh thì mọi người đều có bổn phận phải chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bất luận là nam hay nữ; trong thời bình cũng thế, tất cả mọi công dân đều có nghĩa vụ và bổn phận xây dựng đất nước của mình giàu mạnh, đó chính là yêu nước thương nòi.

Nước Thiên Chúa không thuộc về thế gian này, như lời Chúa Giê-su Ki-tô đã xác định trước mặt quan tổng trấn Phi-la-tô (Ga 18, 36).

Vì nước Thiên Chúa không phải thuộc về thế gian này, nên không có quân đội và vũ khí, không có những tàu chiến hoặc phi cơ chiến đấu, cũng chẳng có một tất vũ khí nào trong tay. Nhưng nước Thiên Chúa thì ở trên thiên đàng mai sau, và đặc biệt ngày tại trần gian này, nước Thiên Chúa ở trong tâm hồn những người thành tâm yêu mến Thiên Chúa và có lòng thiện chí xây dựng hòa bình là yêu tha nhân.

Giáo Hội Công Giáo là đoàn dân của Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nên trong Giáo Hội cũng có các đoàn thể nam nữ như các dòng tu, có các hội đoàn như công giáo tiến hành, hội Legio, hội Con Đức Mẹ.v.v...đó chính là các “nương tư quân” của Đức Mẹ Maria, họ tập họp nhau lại để cầu nguyện, để chia sẻ Phúc Âm và đời sống làm tông đồ cho nhau, để trở thành những chứng nhân trung thành của Phúc Âm ngay tại trần gian này.

“Vũ khí” của đội quân này chính là Thánh Lễ, chuỗi Mân Côi và sự hy sinh hãm mình.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 21/06/2010
N2T


33. Con Thiên Chúa đã dùng sự khổ nạn để hoàn thành công việc cứu chuộc, dạy người ta cứu linh hồn để làm vinh danh Thiên Chúa, cứu người đẹp nhất chính là chịu đau khổ, đó đúng là vì yêu Chúa mà chúng ta chịu đau khổ, trở thành con đường chân thực, thiết yếu không chút hoài nghi.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 21/06/2010
N2T


469. Tha thứ là vàng, xin lỗi là bạc.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Giá là triều thiên hy vọng của chúng ta
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:55 21/06/2010
Đức Giáo Hoàng khích lệ việc lớn mạnh trong Đức Tin Qua Những Thữ Thách Hằng Ngày.

VATICAN (Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chỉ lên Thánh giá như là triều thiên hy vọng của chúng ta và là thứ của cải cao nhất của chúng ta.

Đức Giáo hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật trong bài huấn đức trước lúc đọc kinh Truyền Tin trưa với các người hành hương qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêrô.

Trong bài Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng nhắc lại, Chúa Giêsu “lập lại với Phêrô vá các môn đệ khác lời mời theo Người trong con đường đòi hỏi của tình yêu thánh giá.”

“Đối với chúng ta cũng vậy, những kẻ có thể biết Chúa qua đưc tin trong Lời Người và trong các bí tích, Chúa Giêsu đưa ra đề nghị theo Người mỗi Ngày,” ngài nói.

Cũng vậy, Đức Thánh Cha khẳng định, Chúa Giêsu “nhắc chúng ta rằng muốn làm môn đệ của Người điều cần thiết là thích hợp quyền năng của thánh giá, của cải cao nhất trong mọi thứ của cải và là triều thiên của hy vọng chúng ta.”

Ngài nói tiếp, “Vác thánh giá có nghĩa là dấn thân chiến thắng tội lỗi, tội lỗi chận đàng tới Chúa, là chấp nhận ý muốn của Chúa mọi ngày, làm cho đức tin lớn hơn hết trước mặt các vấn đề, các sự khó khăn, sự đau khổ.”

“Cả ngày nay, “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận, “có nhiều Kitô hữu trong thế giới, được Chúa ban sức sống, vác thánh giá mỗi ngày, có khi đó là những thử thách hằng ngày, hoặc đó là điều gây nên do tính mọi rợ nhân bản, điều này thỉnh thoảng đòi hỏi sự can đảm hy sinh cao nhất.”

Ngài diễn tả sự cầu nguyện mà Chúa sẽ “ban cho mỗi người chúng ta luôn luôn để đặt niềm hy vọng vững vàng của chúng ta vào Người, vì biết chắc rằng, vác thánh giá theo Người, chúng ta sẽ đạt thấu sự sáng Phục Sinh với Người.”
 
Tâm tình của đôi vợ chồng tham dự bế mạc Năm Linh Mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:52 21/06/2010
Dưới đây là lời chứng của cặp vợ chồng tên là Dominique và Anne-Marie Manalt thuộc giáo phận Puy-en-Velay, Pháp quốc, sau khi tham gia chuyến hành hương giáo phận đến Sienna, Assisi, đặc biệt là Roma trong những ngày kết thúc Năm Linh Mục từ ngày 9 đến 11 tháng Sáu 2010.

Chính trong tinh thần này mà chúng tôi đã muốn đến để sống những ngày bế mạc Năm Linh Mục trong bầu không khí thật sốt sắng. Chúng tôi muốn sống trong Giáo Hội bên cạnh các linh mục và các giám mục tại Quảng Trường Thánh Phêrô, nhưng cũng với hàng ngàn giáo dân đến từ khắp các lục địa trên thế giới thể hiện chiều kích hoàn vũ theo như sứ điệp của Đức Giêsu, và muốn tham dự thánh lễ tạ ơn cử hành bởi Đấng kế vị Thánh Phêrô Tông Đồ, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.

Có mặt cùng với tất cả các nhóm khác nhau này, chúng tôi cảm nghiệm được mình là Kitô hữu, là các chi thể trong cùng một Thân Thể của Đức Kitô: một Thân thể trong đó các chi thể biểu đạt bằng tất cả ngôn ngữ trên trái đất để ca tụng Chúa.

Chúng tôi cũng hiện diện trong tâm tình nhận biết Tình Yêu của Đức Giêsu thông qua tất cả các linh mục đã gặp gỡ trong cuộc sống của mình. Các ngài đã rửa tội và giảng dậy chúng tôi. Các vị đã là những chứng nhân của Tin Mừng, đã mang đến cho chúng tôi lòng từ bi cũng như ơn tha thứ của Thiên Chúa, và đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng bí tích Thánh Thể.

Quảng Trường Thánh Phêrô nằm ngay bên ngôi mộ của ngài, Đấng Đại Diện Chúa Kitô, bao bọc bởi từng người kế vị các Thánh Tông Đồ nhờ đó sự sống vĩnh cửu được trải dài liên tục suốt các thế kỷ, cùng với Đức Thánh Cha, chúng tôi đến cùng làm thành Giáo Hội để biểu lộ sự gắn bó và sự trung tín của mình với sứ điệp Tình Yêu của Chúa Giêsu.

Ngày hôm nay được củng cố bởi cuộc hội ngộ này, được thăm viếng Sienna và Assisi, chúng tôi cảm thấy được đánh động bởi hai vị thánh lớn, vốn được lôi cuốn bởi Đức Kitô mà gắn kết với đời sống của Giáo Hội cùng thời mang tính sống còn. Thánh Catarina mang một tình yêu đặc biệt cho Đấng Đại Diện của Đức Kitô dưới trần gian, Đức Giáo Hoàng và các linh mục. Còn thánh Phanxicô Khó Khăn đã cống hiến cả đời mình trong việc phân định Giáo Hội. Cả hai đều làm chứng về sự gắn bó của mình với Giáo Hội mà chúng ta đón nhận như là Mẹ của mình.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi đối xử công bằng và tôn trọng các người tị nạn trên thế giới
Bùi Hữu Thư
16:53 21/06/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi đối xử công bằng đối với các người tị nạn trên thế giới, ngài nói họ xứng đáng được đón tiếp với sự tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của họ.

Đồng thời Đức Thánh Cha nói người tị nạn phải tỏ lòng tôn kính căn tính của quốc gia cho họ tạm trú. Ngài nói như vậy tại Vatican ngày 20 tháng 6, là ngày Liên Hiệp Quốc ghi dấu là Ngày Tị Nạn Thế Giới.

Đức Thánh Cha nói ngày này được tổ chức hàng năm để đề cao sự khốn khó của “tất cả những người bị buộc phải rời bỏ quê hương và các tập quán gia đình, để đến những nơi hoàn toàn xa lạ.”

Ngài nói "Người tị nạn muốn được đón tiếp và được công nhận về căn tính và những nhân quyền căn bản của họ. Đồng thời, họ muốn được đóng góp cho xã hội đã đón tiếp họ.”

Ngài tiếp "Chúng ta hãy cầu nguyện để cho trong một mối tương quan công chính và hỗ tương, những trông mong của họ được đáp ứng đầy đủ, và họ cũng sẽ tôn trọng căn tính của cộng đồng đón nhận họ.”

Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Hoàng về Di Dân và Du Lịch đã nói trong một đêm cầu nguyện canh thức ngày 17 tháng 6 là những làn sóng tị nạn trong các năm gần đây đã trở nên những “khủng hoảng thật sự về tình bác ái nhân loại” có mức độ Phúc Âm.

Ngài nói, nhiều khi làn sóng tị nạn còn bị làm cho thảm hại hơn vì các hoạt động bất hợp pháp có tổ chức.

Ngài nói "Chúng ta không thể im lặng về sự tái xuất công nhiên của việc buôn nô lệ, ngày nay có hàng triệu người mỗi năm bị bán cho các thị trường mãi dâm, cưỡng bách lao động, buôn bán các cơ phận trên thân thể con người, và mãi dâm vị thành niên.”

Ngài nói nạn nghèo khó và “sự khác biệt to lớn về kinh tế” trên thế giới ngày nay thường là nguyên cớ cho việc di dân.

Cơ quan Caritas Internationalis, là tổ chức bác ái Công Giáo đặt căn cứ tại Vatican đã nêu cao tình trạng của các người đàn bà tị nạn; họ cho hay họ dễ bị bách hại khi họ bị buộc phải rời bỏ quê hương một thời gian dài.

Cơ quan này cho hay trong số 10 triệu người tị nạn trên thế giới, có khoảng hai phần ba bị lâm vào cảnh khủng hoảng trong 5 năm hay nhiều hơn. Phụ nữ chiếm 49 phần trăm dân số tị nạn, họ thường chạy trốn các chiến tranh tại những nơi như Colombia, Sudan, Iraq và Afghanistan, và thường sống trong các trại tị nạn không được bảo vệ.

Caritas kêu gọi phải có an ninh tốt hơn tại các trại này, nói rằng phụ nữ bị bạo hành ngay trong các trại khi họ rời lều để đi lấy nước hay kiếm củi. Cơ quan này cũng nói là cần có những phương thức dễ dàng hơn để các phụ nữ này báo cáo các hành động bạo tàn và cho họ có thể tiếp cận với các thể thức pháp luật.
 
Cách cầu nguyện thời đại mới.
Trần Mạnh Trác
22:35 21/06/2010
iMissal (sách lễ), Saint A Day (mỗi ngày một hạnh Thánh) và PrayerSteward (danh sách lời xin khấn) là ba chương trình điện toán mới nhất trong App Store cuả hãng Apple. Tuy nhiên ba chương trình trên chỉ là phần nổi cuả nhiều ứng dụng điện toán có tính cách tôn giáo đang được bầy bán khắp nơi cho các thiết bị cầm tay, không chỉ riêng cho thương hiệu Apple mà còn cho các thương hiệu Android, Palm, v.v.

Hầu như ngay cả việc cầu nguyện cũng được kỹ thuật hoá làm cho trở thành một dịch vụ tiện lợi.

Sơ Kathryn James Hermes, dòng Nữ Tử thánh Phaolô (Daughter of St. Paul), là giám đốc xuất bản các chương trình điện toán cuả nhà sách Pauline Books and Media cho biết "Tôi biết có nhiều người thậm chí trước khi ra khỏi giường thì đã cầm lên cái iPod Touch hoặc cái iPhone rồi,”

"Sao họ không có thể ngâm nga một bài thánh thi hoặc thì thầm một chương nguyện ngẫm chứ ", Sơ tự đặt câu hỏi.

Trong tháng ba vừa qua, một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn chuyên về công nghệ điện toán, hãng Parks Associates dự kiến rằng sự sử dụng điện thoại thông minh như iPhone, Android, Palm Pre, sẽ tăng gấp bốn vào năm 2014, nghĩa là sẽ có 1 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới.

Đó là một thị trường mà tất cả mọi người, ngay cả toà thánh Vatican, đều muốn nhẩy vào.

Vào ngày chủ nhật Phục Sinh, viện thiên văn Vatican, một cơ sở có mục đích thúc đẩy những nghiên cứu khoa học không gian, cũng đưa ra một ứng dụng iPhone được toà thánh Vatican chấp thuận: "Lời giảng ngắn hàng ngày với Cha Mike Manning." (“Daily Sermonettes with Father Mike Manning.”)

"Những tâm tình hàng ngày này lấy cảm hứng từ Kinh Thánh, dùng lời Chuá để khuyến dụ và hướng dẫn cuộc sống của bạn, đồng thời hỗ trợ nhiệm vụ của cơ sở là nghiên cứu khoa học, giáo dục, và khám phá," theo lời trình bày trên trang web cuả viện.

Cũng được toà thánh chấp thuận là ứng dụng iBreviary (có sẵn trên iPhone và Android), là một ứng dụng nói nhiều thứ tiếng của một linh mục người Ý Cha Paolo Padrini, gồm có các bài đọc hàng ngày, giờ Phụng Vụ và nhiều bài kinh nguyện.

"Là người Công Giáo, chúng tôi ghi nhớ lời đức Giáo hoàng Benedict đã kêu gọi rằng chúng ta cần tạo cho ngành công nghệ một linh hồn và tạo cho ngành truyền thông một linh hồn," Sơ Kathryn nói. "Chúng tôi thực hiện điều đó nhờ cầu nguyện, nhờ chiêm nghiệm, và qua tình yêu mà chúng tôi thực hiện sứ vụ tông đồ - ngay cả cách thức mà chúng tôi tạo ra các ứng dụng điện toán, chúng tôi cố gắng để cho chúng đem đến người sử dụng một kinh nghiệm thật sự là đẹp."

Sơ Kathryn và những nữ tu dòng Thánh Phaolô luôn luôn tìm những cách thức mới để cung cấp cho Internet một linh hồn bằng cách sử dụng nó để truyền bá tin mừng.

"Đối với những người không bao giờ đi vào một nhà thờ, thì thông qua các phương tiện thông tin, chúng tôi có thể làm cho bất cứ nơi nào họ đang ở cũng có thể trở thành một nhà thờ. Đây là nơi gặp gỡ cuả họ, là một không gian thiêng liêng, là một loại thánh đường. Đây là một cách để nhân gấp bội sự hiện diện của chúng tôi với những đối tượng hoàn toàn mới."

Ứng dụng iMissal cuả Cantcha Inc. có sẵn trong iPhone và Android, cống hiến tất cả các năm phụng vụ, tất cả các bài đọc trong Thánh Lễ cho mỗi chu kỳ phụng vụ, có âm thanh, có một câu Kinh Thánh cho mỗi ngày và một sách các kinh cầu phổ biến.

Sơ Kathryn cho biết "Đây là một cố gắng để trở thành nguồn cung cấp tất cả mọi thứ mà người Công giáo có thể tin dùng để cầu nguyện, thực hành việc đạo đức và tuyên xưng đức tin. Chỉ cần làm những việc rất đơn giản này thôi thì họ có thể có các bài đọc ngay trong lòng bàn tay cùng với tất cả mọi thứ khác cần cho cuộc sống của họ. "

Dùng iMissal, người sử dụng có thể email những lời cầu nguyện yêu thích đến bạn bè, và iMissal còn được kết nối với CatholicTV, một chương trình truyền hình của Tổng Giáo Phận Boston, cho phép người ta xem thánh lễ trực tuyến.

Qua Rosary Miracle Prayer, phát hành vào tháng sáu, người dùng có thể lần hạt Mân Côi trong không gian thiêng liêng của riêng mình. Lời xướng kinh do các nữ tu dòng Thánh Phaolô - thu âm tại studio ở Boston – và 18 bộ hình ảnh khác nhau trình bày đủ bốn mầu nhiệm Mân Côi.

Với Rosary Miracle Prayer, người dùng có thể e-mail trực tiếp cho các Sơ dòng Thánh Phaolô để xin khấn.

Với ứng dụng Saint A Day, người ta có thể tra tìm lời cầu nguyện với một vị thánh quan thầy của bệnh ung thư, hay quan thầy cuả các nghệ sĩ. Chỉ cần một nút bấm là có thể in bích chương hoặc bản kinh. Có thể tìm kiếm nhiều thông tin về một vị thánh, và sau đó e-mail cho những bạn bè có nhu cầu.

PrayerSteward là một ứng dụng được phát hành hồi đầu tháng bởi Safe-t-Technologies LLC, dùng để theo dõi các ý chỉ cầu nguyện.

Mỗi khi thực hiện một lời hứa để nhớ một ai đó trong lời cầu nguyện, thì người ta có thể ghi nhớ vào danh sách PrayerSteward. Người ta có thể cài đặt chuông reo và thời gian giới hạn hoặc dùng email để yêu cầu người khác cầu nguyện thay.

Bên cạnh những ứng dụng điện toán, các Sơ dòng Thánh Phaolô còn có sáu đĩa CD để tải lên iTunes và sẽ phát hành sách cho độc giả các loại e-book như Kindle của Amazon, Nook cuả Barnes & Noble và iPad của Apple.

Mặc dù với những ứng dụng tân thời, như điện thoại thông minh và các thiết bị lạ mắt, nhưng sứ mệnh truyền bá phúc âm cuả dòng Nữ Tử Thánh Phaolô - và cuả giáo hội - vẫn là một giống như 2.000 năm trước trong thời gian cuả thánh Phaolô.

"Tất cả những điều này chỉ là," Sơ Kathryn kết luận. "để tiếp cận với rất nhiều người cùng một lúc. Nhưng sứ mệnh tinh túy của chúng tôi vẫn đơn giản chỉ là việc truyền giáo."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân cảm nghiệm và chia sẻ về Năm Linh Mục
Đặng Quốc Minh Dương
05:16 21/06/2010
Năm Linh mục đã khép lại. Một năm qua, có khá nhiều hoạt động, nhiều cuộc gặp gỡ, nhiều sáng kiến để cầu nguyện, cổ võ cho ơn gọi Linh mục, cho thiên chức Linh mục. Điều đó cho thấy “Năm Linh mục đã được đón nhận rất tốt, và cũng cho thấy Năm Linh mục đã đáp ứng khát vọng sâu xa của các Linh mục cũng như toàn thể Dân Thiên Chúa. Đây là thời gian để quan tâm, nhìn nhận và gắn bó cách đặc biệt với hàng Linh mục cao quý, tận tuỵ và không thể thay thế, cũng như với mỗi cá nhân linh mục trong Giáo Hội” (Thư của Đức Hồng Y Claudio Hummes, Bộ trưởng Bộ giáo sĩ, gởi các Linh mục về ngày kết thúc Năm Linh mục).

Quả thế, Giáo Hội luôn yêu mến, ca tụng và tôn trọng các Linh mục. Với chúng tôi – những giáo dân, Thánh chức Linh mục vẫn luôn là một hồng ân, là một sự nâng đỡ linh thánh. Trong sâu thẳm lòng mình, mọi người vẫn luôn nghĩ, luôn nhìn nhận con người Linh mục với tất cả niềm kính yêu.

Ở Việt Nam, mỗi gia đình, gia tộc có người sống đời Linh mục là niềm tự hào, hãnh diện. Tạ ơn Chúa vì ơn gọi Linh mục của Giáo hội Việt Nam vẫn đang tăng triển.

Năm Linh mục kết thúc cũng đồng nghĩa với một khởi đầu mới với nhiều thách đố nhưng cũng nhiều hy vọng. Trong tâm tình đó, với lòng kính yêu và khiêm nhu, xin được chia sẻ vài tâm tình với các Linh mục như một ước mơ cho người Mục tử trở nên trọn lành hơn.

Bài viết xin được chia sẻ vài ưu tư với các Linh mục đang nhận trọng trách quản xứ.

1. Kính nhi viễn chi

Trong Kinh thánh chúng ta vẫn thường gặp hình ảnh người Mục tử Giêsu luôn sống cùng, sống với và sống giữa mọi người. Thậm chí, có lúc Ngài còn bị các kinh sư và Pharisieu chê trách là “dung bữa với những người tỗi lỗi” (Mt 9, 10 – 13; Mc 2, 15 – 17; Lc 5, 29 – 32), tiếp đón bọn gái điếm (Lc 7, 36 – 50). Người luôn hòa vào đám đông với đủ hạng người nhưng không vì thế mà tiếng nói, uy danh và nhân đức của Ngài giảm sút. Hình ảnh người Mục tử Giêsu vừa là thách đố vừa là khuôn mẫu cho các Linh mục noi theo.

Ở Việt Nam – đặc biệt là một số giáo xứ vùng nông thôn mà tôi có dịp ghé thăm, liên đới giữa Linh mục và giáo dân chưa thật sự gần gũi, thân tình. Quan hệ giữa Linh mục và giáo dân là kính nhi viễn chi. Giáo dân chỉ đứng từ xa nhìn về Linh mục với thái độ kính và…sợ! Kính nhi viễn chi nên vị Mục tử chưa hiểu gì nhiều về đàn chiên của mình và ngược lại, giáo dân cũng rất mù mờ về những ưu tư hay phiền muộn của vị mục tử. Có thể xem đây là mối quan hệ thứ bậc hơn là mối quan hệ thân tình cha con.

Điều này cần phải được thay đổi, điều chỉnh nếu không sẽ dẫn đến hai hệ lụy. Một là không có sự tương thông giữa đàn chiên và người Mục tử. Hai là khi Người Mục tử không gần gũi với đoàn chiên thì nhà thờ sẽ không là mái ấm của họ, lòng đạo do thế mà cũng sẽ bị thử thách!

2. Vấn đề quản trị giáo xứ

Trong vai trò là một người quản xứ, các Linh mục phải luôn biết điều tiết mối quan hệ giữa các hội đoàn, giữa các đoàn thể, các giáo họ và thậm chí là mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.Chính vì thế, Linh mục quản xứ được ví như tổng đạo diễn hay giám đốc nhân sự.

Nếu Linh mục quản xứ điều tiết tốt mối quan hệ này, cộng đoàn giáo xứ sẽ êm ấm, đoàn kết. Hơn thế nữa, khi Linh mục biết phát hiện và quý trọng năng lực của những giáo dân có năng lực, nhiều cánh tay đắc lực sẽ tự tìm đến với mình. Nhờ vậy, vai trò của Linh mục quản xứ sẽ được chia sẻ, được nâng đỡ rất nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng trong xã hội hôm nay, khi mà công việc quản trị giáo xứ ngày càng nặng nề nhưng mặt khác, số giáo dân có năng lực, có trình độ trong các xứ đạo cũng ngày càng nhiều.

Theo chúng tôi, để làm tốt việc này, Linh mục cần phải có ba điều kiện: Phải có tình yêu thương, phải có sự quyết đoán và phải có sự tinh tế. Yêu thương là điều kiện tiên quyết và bặt buộc của người Mục tử; Quyết đoán bởi Linh mục quản xứ là người đứng đầu, là người đưa ra quyết định sau cùng cho mọi vấn đề của xứ đạo; tinh tế để sửa sai, tinh tế để biết những chuyện tế nhị mà góp ý, mà nâng đỡ cho giáo dân.

3. Và sau cùng là vấn đề….đầu tiên

Đây là một vấn đề rất tế nhị nhưng không thể không nhắc đến. Liên quan đến chuyện khó nói này, tôi thấy có hai việc cần suy nghĩ.

Một là vấn đề xây cất các công trình. Trong thời gian mục vụ, các Linh mục mong ước đóng góp cho Giáo xứ một cải tiến hay công trình gì đó cụ thể. Đây cũng là một tâm lý rất thường tình. Nhưng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng với các giáo xứ ở các địa phương mà nền kinh tế còn nghèo. Việc xây cất như vậy sẽ là gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình. Với các giáo xứ có kinh tế khá hơn, các Linh mục quản xứ có điều kiện đẩy mạnh việc này. Thậm chí, có Giáo xứ mới xây xong công trình này được 03 năm thì cha quản xứ mới thấy lỗi thời, thiều tính thẩm mỹ nên cho phá và xây công trình mới. Bên cạnh những lý do dễ hiểu như tốn kém tài chánh còn có một lý do tế nhị khác là việc đó làm cho các vị tiền nhiệm có mặc cảm khi trở về giáo xứ củ của mình.

Bên cạnh đó, theo thiển ý, các Linh mục cần hạn chế việc mua các phương tiện không thực sự cần thiết, tiêu tốn nhiều tiền bạc. Chỉ nên sắm các phương tiện đi lại vừa phải, hợp túi tiền. Việc một Linh mục quản xứ sử dụng các trang thiết bị đắt tiền, đi lại bằng các phương tiện sang trọng sẽ gây dị nghị và phản cảm.

Trên đây là vài chia sẻ của người viết trong tư cách là một giáo dân. Có thể những vấn đề chia sẻ chưa phải là phổ biến nhưng người viết nghĩ rằng trong một dịp đặc biệt như vậy (Năm Linh mục và Năm Thánh của GH Việt Nam) cũng nên tranh thủ để giải bày, để chia sẻ, để mong ước với các vị Mục tử của mình.
 
Hội Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm tổ chức lễ Khấn Dòng và lễ Tạ ơn
Nguyễn Quang Ngọc
06:53 21/06/2010
SAIGÒN - Sáng nay lúc 09h00 ngày 21 tháng 06 năm 2010, tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm (số 275 Quốc lộ 1A, Khu phố 5, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức) đã long trọng mừng Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa: 1 nữ tu mừng Ngọc Khánh Khấn Dòng, 3 nữ tu mừng Ngân Khánh Khấn Dòng.

Hình ảnh thánh lễ tạ ơn và khấn dòng

Hôm nay Hội Dòng cũng tổ chức Lễ Khấn Dòng cho 8 nữ tu mừng Tuyên Khấn Trọn Đời, 8 nữ tu Tuyên Khấn Lần Đầu.

Thánh Lễ Tạ Ơn và Khấn Dòng do Đức Cha Phụ Tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm Giám Mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn chủ tế và khoảng 30 Linh Mục đồng tế, đồng thời cũng có sự hiện diện quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và quý khách.
 
Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Arlington, Virginia
Bùi Hữu Thư
08:34 21/06/2010
Arlington, Virginia, ngày 20/6/2010: Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington Virginia được Đức Cha Thomas J. Welsh thiết lập ngày 19/8/1979 như giáo xứ thể nhân Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ. Năm 1975 khi làn sóng di cư đầu tiên đến đây, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Arlington được thành hình với 25 gia đình. Khi tạo mãi nhà thờ đầu tiên tại Annandale, VA năm 1979, giáo xứ chỉ có 130 gia đình. Sáu năm sau đã trả hết nợ và di chuyển đến đia điểm hiện thời tại Arlington năm 1985, con số giáo dân lúc đó đã tăng lên gấp trăm. Hiện nay sau 30 năm thành lập, giáo xứ có trên 9.000 giáo dân và 2.250 gia đình.



Lễ Khánh Thành nhà thờ GX CTTĐ Arlington

Nhà thờ mới tại Arlington chỉ chứa được 760 người. Ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, nhất là Mùa Phục Sinh và Giáng Sinh, giáo dân phải xem lễ ngoài hành lang nhà thờ và dưới hầm qua màn ảnh truyền hình. Nhiều người phải đứng ngoài cửa xem lễ vọng. Nhu cầu gia tăng diện tích cơ sở trở nên khẩn cấp.

Ngày 30 tháng 1, 2006, lá thư xin phép xây cất được Đức Cha Loverde chấp thuận ngày 1 tháng 2, 2006, cho giáo xứ được bành trướng thêm 10.000 bộ vuông.

Kể từ tháng Hai, 2006, Uỷ Ban Xây Cất Giáo Xứ đã họp thường xuyên với văn phòng Điạ Ốc của Điạ Phận và tổ hợp kiến trúc Geier, Brown and Renfrow. Sau hai năm thiết kế, phác họa và duyệt lại tầm vóc bành trướng cho phù hợp với ngân khoản dự trù 6 triệu dollar, các tài liệu phác họa việc Phát Triển đã hoàn tất ngày 6 tháng 6, 2008. Bước kế tiếp là đấu thầu nhà thầu chính (General Contractor). Hãng Whitener & Jackson Inc. được lựa chọn trong số 5 ứng viên. Việc phát triền các Tài Liệu Xây Cất được hoàn tất và giấy phép xây cất đã được Quận Arlington cấp phát.

Giáo xứ được Đức Cha Loverde cho phép tổ chức nghi thức Đặt Viên Đá Đầu Tiên, và việc xây cất chính thức khởi sự ngày 25 tháng 3, 2009. Sau 1 năm 3 tháng công trình xây cất đã hoàn tất. Ngoài việc bành trướng xung quanh cũng như phần hầm để có thêm lớp học. Nhà thờ được trang bị theo đúng tiêu chuẩn và luật lệ của Quận Arlington với hệ thống phun sương, thang máy, thang cho người ngồi xe lăn. Bếp mới, hệt thống đèn, âm thanh, dụng cụ thính thị, máy quay phim an ninh, hệ thống điện thoại, báo động,…. Ngoài ra bức tường gạch mới có gắn chặng đàng thánh giá đã xây xong, tất cả 2 bãi đậu xe đã được tráng nhựa với 4 cột đèn điện mới. Các hàng rào được sơn phết cho đúng mầu của các cửa. Tất cả nhà thờ được lót thảm mới và ráp ghế quỳ mới. Sách Phụng Ca mới đã in xong với 2.040 trang.

Để hoàn tất công tác này giáo xứ phải cảm tạ trước hết là Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang đã chúc lành cho dự án và cho có thời tiết thuận tiện cho việc xây cất trong suốt mùa đông và những ngày mưa hay tuyết. Kế đến là Đức Cha Loverde, người đã chấp thuận dự án xây cất, cha cố cựu chánh xứ Trần Duy Nhất vị cha xứ tiên khởi, và các cha xứ tiền nhiệm: cha Nhi, cha Trọng, Cha Tiên, quý cha đã phục vụ tại đây, và đặc biệt là cha Nguyễn Đức Vượng đương kim chánh xứ đã là cha sở giáo xứ trong 7 năm qua. Sau đó là các thành viên của HĐMV, Ủy Ban Tài Chánh cũ và mới, các ban ngành đoàn thể ca đoàn và các mạnh thường quân trong ngoài giáo xứ đã đóng góp công sức, và tài chánh để xây dựng giáo xứ từ 31 năm qua. Với bao nhiêu chương trình gây quỹ như dạ tiệc, xổ số, đấu giá, thư quyên góp, các hội đoàn bán hàng gây quỹ, để có được ngân khoản cần thiết cho việc trang trải các chi phí xây cất.

Đức Cha Loverde đã đến giáo xứ lúc 4 giờ chiều và được đón tiếp bởi các hội đoàn cầm dù mầu xanh trắng và đỏ trằng đứng hai bên lối đi. 5 con lân của Đoàn Thiều Nhi Thánh Thể Thánh Tâm đã rước Đức Cha và các quan khách tiến về tiền đường nhà thờ. Sau khi Đức Cha chào mừng cử tọa, ngài đã khởi sự nghi thức thánh hiến bằng kinh nguyện và một bài đọc Phúc Âm. Dàn trống thiều nhi với 25 trống đã nổi lên rầm rộ và các bóng bóng đủ mầu do Liên Đoàn Hướng Đạo Thăng Long thực hiện đã được thả bay lên trên bầu trời xanh trong. Sau đó Đức Cha đã cắt băng, và làm phép hai tấm đá cẩm thạch ghi dấu ngày Đặt Viên Đá Đầu Tiên và Ngày Khánh Thành. Cửa Chính là cửa lớn nhất trong 6 cửa của hai bộ tam quan trên mặt đường số 9 được làm phép và mở ra. Đức Cha tiếp tục làm phép các cửa, sảnh đường phía bắc và phía tây. Ngài cũng làm phép các cửa mặt đường Wakefield.

Đức Cha, các cha và các quan khách tiến vào bên trong cung thánh và tham dự buổi Diễn Nguyện với màn trình diễn hai bài Thánh Ca của ca đoàn tổng hợp. Bài Tiếng Nhạc Oai Hùng của Hải Linh được NS Phạm Đức Huyến điều khiển. Bài "30 Năm Qua Tạ Ơn Cha" của LM. Nguyễn Đức Vượng do chính tác giả điều khiển. Trong khi chờ đợi các nhạc công tới và sắp xếp, Đức Cha Loverde đã dùng gần 20 phút để tâm sự với cộng đoàn về sự lớn mạnh của giáo xứ, về lòng quảng đại hy sinh đóng góp để xây dựng giáo xứ của các cha xứ tiền nhiệm, và nhất là của các cha Đa Minh trong 10 năm qua. Đức Cha cũng khuyến khích các thanh thiếu niên nam nữ theo đuổi ơn gọi tu trì. Ca đoàn và dàn nhạc giao hưởng của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm với 93 nhạc công, ca viên cùng Ban kịch Thánh Thiếu Nhi đã trình diễn vở kịch "Thánh Tôma Thiện" chịu tử đạo với ba bài hát: "Niềm Xác Tín của Con" của LM Nguyễn Văn Tuyên và hai bài khác do NS Phạm Dương Hãn sáng tác và điều khiển. Khi Tôma Thiện bị xử giảo, nhiều người đã cảm động rơi nước mắt kể cả Đức Cha. Các em nhạc công tí hon đã làm cho mọi người cảm phục. Chương trình diễn nguyện kéo dài 50 phút. Đức Cha và các cha đồng tế thay phẩm phục để dâng thánh lễ lúc 6 giờ chiều. Dàn nhạc lớn và ca đoàn tổng hợp lên gác đàn để hát các bài Thánh Ca và bộ Lễ La Tinh De Angelis, trong đó có bài Tung Hô Danh Ngài của Văn Duy Tùng, Ngày về của LM Kim Long, Kinh Tin Kính của LM Nguyễn Đức Vượng và Phạm Dương Hãn, Hiến Lễ Tinh Tuyền của NS Phạm Đức Huyến, Tán Tụng Hồng Ân của LM Vũ Đình Trác và NS Hải Linh, và Nguyện Cầu cho Giáo Xứ của LM Văn Chi. Ca đoàn tổng hợp có sự đóng góp của các ca trưởng mới tốt nghiệp Khóa Ca Trưởng Cấp 3 ngày thứ sáu vừa qua. Cuối lễ cha xứ đã lên cảm tạ Đức Cha, các cha và quan khách đã tham dự nghi lễ khánh thành cũng như cám ơn các vị tiền nhiệm và toàn thể giáo dân đã hy sinh công sức, tài khéo và tiền của để xây dựng thánh đường. Ngài cũng lược qua lịch sử giáo xứ và tiến trình thiết kế và xây cất kể từ năm 2006 với lời thông dịch sang tiếng Anh của ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Bùi Hữu Thư.

Sau thánh lễ Đức Cha đã dùng bữa dưới Câu Lạc Bộ và được ca đoàn và ban nhạc thiếu nhi giúp vui, với sự đóng góp của Ca Đoàn Seraphim, trong khi toàn thể giáo dân dùng bữa ăn ngoài trời và vui hưởng chương trình văn nghệ hết sức phong phú được trình diễn trên sân khấu cho tới 10 giờ đêm. Mọi người có một đêm thật vui tươi. Cha Hoàng Phượng và cộng đoàn CTTĐ Seattle cũng đã giúp vui bằng một bài tân cổ giao duyên với 6 câu vọng cổ rất hay. Cảm tạ Thiên Chúa đã cho một ngày nắng đẹp và đã cho gíáo xứ được toại nguyện giấc mơ đã ôm ấp từ 31 năm qua là có được ngôi thánh đường nguy nga và rộng rãi với đủ tiện nghi và máy móc dụng cụ tối tân.
 
Hành Hương tới Santiago để cầu nguyện cho Việt Nam
LM Augustinô Phạm Sơn Hà, OSB
11:29 21/06/2010
Hàng năm, nhóm chúng tôi tổ chức Hành Hương tới Santiago. Năm nay, vào ngày mồng 5 tháng 6, chúng tôi lại hẹn gặp nhau tại phi trường München (Đức quốc) máy bay cất cánh lúc 11giờ 35 phút, hạ cánh tại Madrid lúc 14 giờ 10. Từ phi trường Madrid tới Astorga, xe bus phải chạy mất 4 tiếng. Nơi đây, chúng tôi được ở lại qua đêm trong một nhà trọ đơn sơ. Theo chương trình, được thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng, thinh lặng cầu nguyện, suy tư, ca hát, chia sẻ, tham dự Thánh lễ. Rồi sau đó ăn sáng và chuẩn bị hành trang lên đường đi bộ theo đường mòn của Thánh Gia-Cô-Bê, hành hương về Santiago, đoạn đường này( từ Astorga đến Santiago) dài khoảng 280 km, chúng tôi phải đi bộ gần hai tuần lễ.

Hàng ngày chúng tôi suy niệm theo từng chủ đề, chẳng hạn "Trên đường E mau", "Biết nhận ra chính mình"... Trên đường đi bộ chúng tôi cùng chia sẻ với nhau, hoặc nguyện kinh, ca hát hoà với cảnh thiên nhiên chung quanh, làm cho lòng người cảm thấy khoan khoái, tươi vui và gần gũi với Thánh Gia-Cô-Bê, đặc biệt như là đươc gần Thiên Chúa hơn. Cùng hành hương về Santiago, chúng tôi được gặp nhiều người trên khắp thế giới cùng đi.

Vào ngày 18/6/2010, chúng tôi mới đến nơi Santiago. Đây là nhà thờ chính tòa Santiago de Compostella, nơi theo truyền thuyết là địa điểm chôn cất Thánh Giacôbê Tiền, có lệ cử hành năm thánh mỗi khi ngày lễ kính thánh Giacôbê (Santiago) 25 tháng 07nhằm vào chúa nhật, vậy năm thánh kỳ tới sẽ là năm 2021. Truyền thống này có từ năm 1122.

Hôm nay, trong ngôi Thánh Đường Santiago, có Đức Tổng Giám Mục Julian Barrios của địa phận Santiago dâng Thánh lễ và tôi cũng được đồng tế với Ngài cùng nhiều LM khác. Đặc biệt trong thánh lễ, nhóm chúng tôi hát bài: Großer Gott (Ôi tình Chúa bao la).Và có lời nguyện, cầu cho Quê hương và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được tự do tôn giáo thật sự và nhân quyền, dân quyền của con người được tôn trọng.

Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Julian Barrios của Santiago và một số người của nhiều nước trên thế giới đã ký tên để cùng chia sẻ, hiệp thông với quê hương và Giáo hội VN. Tự do Tôn giáo là nhu cầu tâm linh cần thiềt, vì con người sống không phải chỉ bằng cơm bánh, nhưng cũng do lời Chúa phán ra.

Ngày 19/6 /2010 chúng tôi lại đáp máy bay trở về Đức trong hy vọng, nhiều niềm vui. Dù ở đâu, chân trời nào, chúng tôi cũng hướng lòng về Quê Hương và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cầu nguyện và kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện.

Ngày mừng lễ thánh Luy Gonzaga, St. Ottilien, Augsburg 21.06.2010
 
Đoàn Linh mục Thanh Hóa hành hương Roma và Israel
Thanh Minh
11:43 21/06/2010
Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI, 13 linh mục giáo phận Thanh hóa đã lên đường tham dự NGÀY HỘI NGỘ LINH MỤC toàn thế giới vào chính ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu tại quảng trường Thánh Phêrô – Rome, để cùng với Đức Thánh cha bế mạc NĂM LINH MỤC.

Hình ảnh hành hương

Đây quả là cơ hội “ngàn năm một thuở” dành cho các linh mục, đặc biệt đối với các linh mục giáo phận Thanh hóa chúng tôi. Vì thế, từ những ngày đầu của NĂM LINH MỤC, Đức cha giáo phận đã khích lệ các linh mục trong giáo phận hãy “Ra Khơi”, để đến với muôn nơi muôn người, nhất là về với “Thành Đô” của Giáo hội, tận mắt chiêm ngưỡng sự huy hoàng, hùng vĩ, và trường tồn của Hội Thánh Công Giáo chúng ta.

Sau một thời gian dài lo thủ tục xuất cảnh, sáng ngày mồng 07 tháng 06, đoàn linh mục Thanh hóa đã về Tòa Giám Mục diện kiến và chào Đức cha giáo phận cũng như xin Ngài cầu nguyện và chúc lành cho chuyến đi hành hương Rôma lịch sử này.

Chặng dừng chân đầu tiên chuyến đi của đoàn là Trụ Sở Giáo Phận tại Sài gòn. Cha Giuse Nguyễn Quang Huy và các chú ứng sinh đã ân cần đón tiếp một cách rất chu đáo.

Chiều ngày 09 tháng 06, tất cả 13 anh em linh mục giáo phận đã tới nhà thờ Phú Hạnh, để cùng nhập đoàn với các linh mục giáo phận Hải Phòng, Thái Bình, Buomethuot, Phan thiết và Sài gòn. Có tất cả 37 linh mục, một nữ tu và một nữ bác sĩ; đoàn hành hương do cha Trương Kim Hương làm trưởng.

Chiếc máy bay của hãng hàng không Cathay Pacific đã đưa chúng tôi tới phi trường ở thủ đô Rome vào lúc 07h15 giờ Italia, tức 12h15 giờ Việt Nam, sáng ngày 10 tháng 06, sau khi đã quá cảnh tại phi trường Hongkong. Dù ngồi trên máy bay hơn 14 giờ đồng hồ, nhưng tất cả quý cha đều an vui, khỏe mạnh, vì được về với “Giáo Đô” của Mẹ Hội Thánh.

Ngày đầu tiên trên đất Italia, đoàn chúng tôi được hướng dẫn viên địa phương đưa đi thăm quan quanh thành phố Rome, thủ đô của nước Ý, nơi đây còn được gọi là “thành phố 7 ngọn đồi”, là trung tâm kinh tế, văn hóa thương mại, chính trị và là “Thành Đô” của Hội Thánh Công Giáo. Viện bảo tàng Vaitcan là nơi trưng bày những tác phẩm điêu khắc và hội họa nổi tiếng thế giới của các danh họa tài ba như: Michelangelo, Raphael, Fra Angelico…..đã được Đức Giáo Hoàng Julius II thành lập vào thế kỷ thứ 16; phòng thảm thêu nghệ thuật; phòng bản đồ địa lý; điện Sistine – nơi bầu chọn các Đức Giáo Hoàng; và đền thờ Thánh Phêrô… tất cả những kỳ quan thánh tích này hướng dẫn viên đã đưa chúng tôi hành hương chiêm ngắm. Tại Đền Thờ Thánh Phêrô, chúng tôi đã quỳ bên mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, để cầu nguyện cho Đức cha và giáo phận. Chúng tôi cũng đã được vào hầm mộ của hầu hết các Đức Giáo Hoàng để kính viếng và cầu nguyện. Chúng tôi dừng lại nơi an nghỉ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để xin ngài bầu của cho Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam được bình an thịnh vượng.

Về với “Thành Đô” của Giáo hội mới thấy được sự hùng vĩ và trường tồn của Hội Thánh. Quả đúng như Lời Chúa Kitô đã hứa “Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy trên nền đá vững chắc, dù sức mạnh của hỏa ngục cũng không phá hủy được”. Đã về đây, ai ai cũng phải thốt lên lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì Ngài đã cho ta được làm con cái của Ngài và cũng là con cái của một Hội Thánh do Chúa Kitô thiết lập. Ôi Thiên Chúa của tôi ! Ôi Hội Thánh của chúng ta !

Sau khi tham quan chiêm ngưỡng những kỳ quan của Hội Thánh, đoàn chúng tôi về khách sạn để nghỉ ngơi ăn uống, đảm bảo có được sức khỏe tốt cho ngày mai, một ngày trọng đại và là chính yếu trong chuyến hành hương này, NGÀY HỘI NGỘ LINH MỤC TOÀN THỂ GIỚI.

Từ sáng sớm, chúng tôi đã có mặt tại quảng trường thánh Phêrô để được sống trong bầu khí linh thánh và hân hoan của ngày hội ngộ linh mục, nhân dịp bế mạc NĂM LINH MỤC. Từ trên bậc thềm mặt tiền đền thờ, chúng tôi nhìn thấy tầng tầng lớp lớp các linh mục thuộc đủ mọi mầu da, mọi nước tuôn về với Giáo Đô của Mẹ Hội Thánh. Dù thời tiết nắng nóng, nhưng không làm cho mọi người khó chịu hay mệt mỏi, trái lại ai cũng rất đỗi vui mừng.

Đúng 10h00, đoàn rước từ từ tiến ra lễ đài với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô 16 trên chiếc xe màu trắng không bọc kính. Hơn 15 ngàn linh mục cùng đông đảo anh chị em tín hữu đã vỗ tay reo hò chào đón Đức Thánh Cha và 80 Đức Hồng Y, 350 Tổng Giám Mục và Giám Mục. Lòng ngưỡng mộ và yêu mến Đức Thánh Cha được thể hiện cách tột đỉnh với những tràng pháo tay dài bất tận và những lời chúc tụng ngợi khen. Tên của Đức Thánh Cha được xướng lên theo cung điệu reo hò. Rất tuyệt vời và rất hạnh phúc đối với những ai sống trong sự hiệp thông với Hội Thánh Công Giáo do Đức Thánh Cha đứng đầu.

Thánh lễ diễn ra với các nghi thức như thường lệ, ngoại trừ việc các linh mục lặp lại lời hứa khi chịu chức và đọc kinh dâng toàn thể linh mục cho Đức Trinh Nữ Maria sau khi hiệp lễ được thêm vào do chính Đức Thánh Cha cử hành. Trong khi giảng lễ, Đức Thánh Cha đã phải dừng lại nhiều lần vì những tràng pháo tay reo hò tán tụng Đức Thánh Cha của các linh mục. Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Thánh Cha đứng trước bàn thờ bày tỏ lòng biết ơn của Ngài và Giáo hội đối với các linh mục. Ngài cũng cám ơn sự hiện diện đông đảo của các linh mục đã hưởng ứng lời mời gọi của Ngài mà về Rome tham dự NGÀY HỘI NGỘ HỒNG PHÚC này.

Kết thúc thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đi vòng quanh quảng trường để chào và ban phép lành cho mọi người hiện hiện.

Những ngày tiếp sau đó, đoàn chúng tôi đã được hướng dẫn viên địa phương đưa đi thăm quê hương thánh Phanxicô Assisi, Hang toại đạo, hí trường Côlôsê, Đền Thánh Gioan Latêranô…vv

Địa danh tiếp theo mà đoàn chúng tôi ao ước đến thăm đó chính là đất nước Isarael, quê hương của Chúa Giêsu. Người Kitô hữu không ai không mong ước được đến nơi này để đi lại những bước chân rao truyền của Chúa Giêsu năm xưa. Chúng tôi đã đến Nazareth vào sáng ngày 14 tháng 06 này. Hầu như tất cả những nơi sinh trưởng và hoạt động của Chúa Giêsu cách đây gần 2000 năm, chúng tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe lại lời dẫn giải của những người phụ trách nơi thánh này. Đến những nơi này, mỗi người đều cảm nhận được ơn thánh Chúa tác động cách tỏ tường, để hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu qua Kinh Thánh.

Điểm dừng chân cuối cùng trong buổi sáng hôm nay, ngày 20 tháng 06 năm 2010 của đoàn chúng tôi là đền thờ Hồi Giáo và bức tường than khóc tại Jerusalem. Đền thờ Hồi giáo được xây dựng trên mảnh đất của Đền Thờ Jerusalem xưa vào thế kỷ thứ 7. Ngày nay, tín đồ Hồi Giáo sử dụng mảnh đất này. Còn tín đồ Dothai chỉ đến cầu nguyện tại bức tường còn sót lại của đền thờ Jerusalem xưa mà thôi. Chúng tôi đã dâng lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới và sự an bình cho các tôn giáo tại nơi này.

Kết thúc cuộc hành hương lịch sử này, ai trong chúng tôi cũng đều thốt lên lời tạ ơn Thiên Chúa và thán phục những người thiện tâm đã biết giữ gìn và quý trọng những nơi thánh này. Theo Cha Trương Kim Hương thì đây là đoàn linh mục hành hương Rome và Israel đôngđảo nhất từ trước tới nay. TẠ ƠN CHÚA ! MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG.

Jerusalem, ngày 20 tháng 06 năm 2010
 
Vatican chính thức loan báo phiên họp vòng hai với chính quyền Việt Nam
Dominic David Trần
15:30 21/06/2010
Phiên họp lần thứ hai của Nhóm Công tác hỗn hợp Tòa Thánh và đại diện Chính Phủ Việt Nam sẽ diễn ra tại Rôma.

Đô thành Vatican, ngày 21 tháng Sáu năm 2010 theo (VIS20100621): Linh Mục Federico Lombardi SJ; Giám Đốc Văn phòng Thông Tin Báo Chí của Tòa Thánh Vatican hôm nay loan báo rằng Nhóm Công tác Hỗn hợp Tòa Thánh và đại diện Chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành phiên họp vòng thứ hai tại thành phố Vatican trong hai ngày 23 và 24 tháng Sáu 2010.

Mục đích của các phiên họp này là tăng cương và phát triển các quan hệ song phương: như đã được tuyên bố vào cuối vòng họp thứ nhất của Nhóm Công tác Hỗn hợp đã được diễn ra tại Hà Nội,thủ đô Việt Nam trong ngày 17 tháng Hai năm 2010.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cái học ngày nay đã đỗ rồi: đỗ cao quá, csVN đâm lo
Hà Long
15:12 21/06/2010
Nói về thành quả giáo dục, nhất là kết quả thi tốt nghiệp phổ thông lấy bằng tú tài với tỷ lệ cao đều là ước mơ của các nhà giáo dục và còn là niềm hãnh diện của quốc gia. Trong thế giới phương Tây, học sinh thi tốt nghiệp phổ thông đạt thành quả từ 80 đến 90% được xem là một thành quả lớn lao. Đó là ước mơ của các hiệu trưởng ở thế giới công nghiệp tân tiến. Thí dụ ở nước Đức, tại tiểu bang Bayern là một nơi học nổi tiếng và chế độ giáo dục rất cao mà tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông chỉ đạt đến 85%, tại tiểu bang Berlin đạt đến 78%, còn tiểu bang Nordrhein-Westfalen chỉ với tới con số khiêm tốn 75,5%. Tại tỉnh Chemnitz chỉ có một trường Kepler-Gymnasium duy nhất đỗ tú tài 100% với 99 học sinh, mà theo ông hiệu trưởng Stephan Lamm cho biết „nhà trường chưa bao giờ có kết quả tuyệt đối như thế.“

Phải mở một ngoặc lớn nói về chế độ giáo dục tại Đức khi lên được trường chuyên (Gymnasium) thì từ lớp 5 các học sinh đã được chọn lọc cuộc tính điểm lần thứ nhất và sau đó đến lớp 10 học sinh lại phải trải qua cuộc tính điểm lần thứ hai, nếu học sinh đủ điểm thì mới được học tiếp cho đến thi tốt nghiệp phổ thông. Ấy vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hàng năm tại Đức có khoảng 15 đến 20% học sinh vẫn không đủ điểm lấy mảnh bằng tú tài.

Hôm nay nhìn về Việt Nam người dân thấy giới quan chức giáo dục đang hả hê, vung vít về thành quả thắng lợi cực kỳ to lớn trong kỳ thi tốt nghiệp trong tháng 6 vừa qua. Tuy rằng chưa có công bố chính thức từ bộ giáo dục, nhưng báo chí đã đưa tin cho biết về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 2010 của 63 tỉnh thành VN thì phần lớn đều đạt trên 90% với hệ THPT, đứng đầu là tỉnh Nam Định với tỷ lệ 99,78%. Tiếp theo là tỉnh Bắc Ninh đứng thứ nhì với 99,2%.

Thấy con số cao „đột biến“ về kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2010 tại VN chẳng lai là không khâm phục về kết quả học tập của học sinh và công lao của thày cô. Cho con số gần đến ngưỡng cửa 100% của toàn học sinh trong một tỉnh lỵ thì không một quốc gia nào đạt tới được. Kết quả vô cùng tuyệt đối về kỳ thi 2010 được biết thêm tại Sàigòn có 22 trường đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tuyệt đối 100%, tại Hải Phòng có đến 20 trường đạt 100%, tại Bắc Giang có 5 trường đạt 100%, tại Vĩnh Phúc có 8 trường đạt 100%, tỉnh Bình Phước có 4 trường đều đạt 100% đỗ tốt nghiệp, tỉnh Hậu Giang có 3 trường đều đỗ 100%, tỉnh Nam Định có 35/72 trường và trung tâm đỗ 100%, tỉnh Hà Nam có 11/25 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%, tỉnh Quảng Ninh cho hay, có 19/52 trường đạt 100%, tỉnh Quảng Nam có 8 trường đạt 100% đỗ tốt nghiệp, v.v…

Đó là chưa kể thêm một trường học nằm tận trong vùng sâu xa thuộc tỉnh Bình Phước, trường THPT Lương Thế Vinh (sóc Bom Bo, xã Bom Bo) vẫn đạt được 100% tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp. Và trường THPT Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh - một trong những huyện xa xôi, khó khăn nhất tỉnh Lâm Đồng ). Trường THPT Đạ Tẻh có 333 thí sinh dự thi đều đỗ cả thảy 333.

Điểm qua thành quả tốt nghiệp ở vài tỉnh người dân bị chợp ngoáng giá trị tuyệt đối giáo dục tại Việt Nam, bỗng chốc chỉ qua một năm học tập nhiều học sinh „đột biến“ đâm chồi nẩy lộc về hệ số thông minh IQ trong đầu óc của mình giống như là nấm rơm đang gặp mưa rào.

Tìm lại dữ liệu của năm 2007 cho thấy tại Yên Bái không có thí sinh nào đỗ tốt nghiệp vào năm 2007 tại 3 Trung tâm Giáo dục. Tại đây, tất cả 268 học sinh thuộc TTGDTX huyện Trấn Yên, TTGDTX huyện Mù Cang Chải, TTGDTX thị xã Nghĩa Lộ dự thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc nhưng không có một thí sinh nào đỗ tốt nghiệp. Tiếp theo chúng ta vẫn phải ngỡ ngàng với một trường học tại Quảng Ngãi, trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Sơn Tây) đã gây chấn động cả nước với sự kiện không có học sinh nào (0%) đỗ tốt nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2006 – 2007, với 51 thí sinh dự thi và cả 51 thí sinh... đều bị "rớt". Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã đạt được danh hiệu cao quý có một không hai: “Trường 0% đỗ tốt nghiệp”. Năm 2009, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của trường này chỉ đạt được 8,33%. Đến kỳ thi 2010 trường THPT Đinh Tiên Hoàng bỗng nhiên lột xác chẳng khác gì trong một truyện thần thoại với kết quả cao „đột biến“ có tỷ lệ đỗ hơn 90% của tổng số 78 thí sinh dự thi ở đây. Theo báo Sàigòn Tiếp thị: Trước kỳ thi, ông Đặng Tấn Thủ, phó chủ tịch huyện Sơn Tây đã trao đổi với báo chí về chuyện đây là năm đầu tiên, trường THPT Đinh Tiên Hoàng được Sở giáo dục - đào tạo Quảng Ngãi cho phép thành lập Hội đồng thi riêng. Do đó “Nếu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay của trường từ 80% trở lên thì cần phải xem lại, là kỳ thi “có vấn đề”, ông Thủ nhấn mạnh.

Thí sinh tại Sơn Tây, Quảng Ngãi đã tìm được kỳ tích lạ trong đời? Hoặc con số lên cao bất ngờ do con người nhào nặn ra vì có hội đồng thi riêng?

Chủ quan nhìn thấy 4 lý do quan trọng dẫn đến đỗ tốt nghiệp cao từ đánh giá của bộ GD-ĐT

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Thị Nghĩa gặp gỡ với các phóng viên báo chí chiều ngày 18/6 và khẳng định Bộ GD-ĐT không buông lỏng kỳ thi, việc thí sinh đỗ cao là do đề thi bám sát với chuẩn kiến thức phổ thông và công tác ôn tập đã được tổ chức tốt.

Tiếp theo, ông Văn Đình Ưng, Phó chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT nhìn ra 4 lý do khiến học sinh đỗ tốt nghiệp cao, kể cả việc ảnh hưởng của thời tiết vào kỳ thi.
1. Năm nay là năm thứ tư thực hiện cuộc vận động “hai không” nên những thí sinh yếu, kém đã cố gắng học tập để thi đỗ.
2. Do công tác tư vấn tốt của các cơ quan truyền thông.
3. Do các ngày thi trên toàn quốc thời tiết mát mẻ.
4. Có thể do các em phấn đấu lập thành tích để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội!

Và tiếp theo cách nhìn chủ quan từ giới báo chí đi theo „lề phải“ đưa tin là một kỳ thi ít biến động cả về tình hình an ninh trật tự trong những ngày diễn ra kỳ thi cũng như kết quả cuối cùng.

Các trường tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh trước kỳ thi để khắc phục tình trạng những năm trước thí sinh bị điểm kém ở môn Lịch sử do nhiều học sinh coi đây là môn học phụ, không coi trọng trong cả năm học lớp 12.

Bên cạnh đó, với đề thi và đáp án được Bộ GD-ĐT công khai trên mạng, đa số giáo viên đều đưa ra nhận xét đề thi ngắn gọn, không yêu cầu cao. Đáp án chấm thi của Bộ năm nay cũng được cho là không quá chi tiết, thí sinh dễ đạt điểm cao.

Số giám thị bị kỷ luật chỉ có 1 trường hợp duy nhất. Số liệu này được lãnh đạo Bộ GD-ĐT đánh giá là sự thể hiện tính nghiêm túc của kỳ thi.

Cách nhìn khách quan từ bên ngoài và của giới chuyên gia

Trao đổi với báo Thanh Niên, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội) bày tỏ: “Kết quả thật tuyệt, tôi đã nhìn thấy rõ điều đó ngay sau khi kết thúc kỳ thi và tôi rất lo lắng với cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay”.

PGS Cương vạch rõ ra lộ trình của tỷ lệ đậu cao: “Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chỉ nhìn vào các con số để nói rằng, kỳ thi an toàn, nghiêm túc, việc dạy và học tốt hơn... nhưng tôi xin thưa rằng: nếu tôi muốn có một kết quả tốt nghiệp THPT hơn 90% thì không cần căn cứ vào chất lượng của học sinh mà ngay từ khi kỳ thi chưa tổ chức, tôi đã có thể “thiết kế” được kết quả đó bằng cách: đề thi dễ, coi thi dễ và chấm thi dễ”.

Theo PGS Cương đỗ cao có thể do buông lỏng kỷ luật: “Vi phạm giảm, mà giảm tới một mức xuống dốc không phanh ấy thì phải đặt câu hỏi: phải chăng có hiện tượng coi thi lơi lỏng, thấy vi phạm mà không xử lý chứ không phải không có vi phạm để xử lý”.

Chỉ nhìn vào con số cán bộ thanh tra thì các hiệu trưởng trường học và học sinh sẽ biết phản ứng kịp thời để đạt kết quả tốt nghiệp: „Lực lượng thanh tra từ 9.000 người của năm 2009 giảm xuống chỉ còn 600 người (năm 2010). Lý do Bộ đưa ra là công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT đã đi vào nền nếp, kỷ cương 3 năm rồi, không cần thanh tra Bộ cắm chốt nữa.“

Nạn phao thi rải khắp nơi sau khi thi THPT

- Chẳng lạ gì tại ngôi trường THPT Vân Tảo nổi tiếng một thời với người "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa. Năm nay thầy Khoa không coi thi vì trước đó ông đã tự nộp đơn xin thôi việc, tức thì hai bên đường trường THPT Vân Tảo đã được trải thảm đầy phao thi môn Văn.

- Theo phóng viên Tiền Phong Online, cũng trong sáng nay (02/6), tại trường có điểm đầu vào thấp là THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi cũng thấy có nhiều mẩu giấy photo nhỏ, in sẵn các đáp án môn Văn, được vứt ra đường sau khi thi xong: Khi tiếng trống báo hết giờ vang lên, học sinh ùa ra, cũng là lúc xuất hiện “phao” trước cổng. Một em học sinh tên T hớn hở cầm tài liệu photo bằng nửa bàn tay khoe "chép được bài".

- Theo vnexpress, sau buổi thi môn có tính chất học thuộc lòng chiều nay, hàng loạt tài liệu thi nhỏ bằng nửa bàn tay vứt ở trước cửa trường THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai (Hà Nội).

Các phản ảnh rộng rãi và mạnh mẽ về kỳ thi THPT 2010

- Thuy Vu, Ha Noi: Tôi là giám khảo chấm thi của một tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp là 99% nêu trên. Rất nhiều tập bài thi giống hết nhau, thậm chí có cả bài thi có 2 nét chữ khác nhau, dường như học sinh được một người làm bài hộ và cho cả phòng chép. Điều đó phản ánh tình trạng coi thi ở tỉnh đó và giải thích tỉ lệ nói trên.

- Bùi Trung Mến, Hậu Giang: Là học sinh trực tiếp tham gia kì thi TN THPT nên cháu rất hiểu tại sao có kết quả cao như vậy.

- Vũ Như Cẩn: Vợ tôi là một giáo viên tại HN, sau khi đi coi thi về có kể với tôi rằng: Trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH này chỉ nghiêm túc được buổi đầu tiên, các buổi sau giáo viên trường sở tại đã đi từng phòng thi xin các giám thi nương tay cho học trò (để học trò chép và quay bài), thôi thì nể nang nhau mặc kệ học trò làm gì thì làm. Thiết nghĩ, thủ đô còn thế huống chi các tỉnh, tỉ lệ học sinh đỗ 99% con ít, đáng lẽ ra phải 100%.

- Lê Mai, Hải Phòng: Chẳng ai tin là chất lượng giáo dục đã tốt lên khi nhìn vào các chỉ số trên, thực tế trong gia đình tôi có hai giáo viên làm giám thị coi thi tốt nghiệp và một thí sinh đi nhưng các bạn biết không năm nay tỉ lệ cao thế là do có chỉ thị từ trên xuống là phải đạt kết quả cao để lấy thành tích. Chính em tôi đi thi về nói tệ nạn coi cóp, đáp bài rồi hỗ trợ nhau như kiểm tra ở trên lớp và giám thị cũng hướng dẫn rồi đáp bài cho thí sinh nữa còn mấy bà chị tôi làm giám thị ở mấy hội đồng thi bảo cũng có mấy ông trên Bộ xuống kiểm tra nhưng nhưng mấy ông nay chưa xuống được các phòng thi thì mọi việc đã trở lên nghiêm túc lắm rôi vì giám thị hành lang đã thông báo cho các phòng biết trước để cất tài liệu nghiêm túc trở lại...

- Trần trọng Tuệ: Năm 2007, năm tôi thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc bởi lẽ đây là năm thí điểm đầu tiên "chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục" và hiển nhiên năm đó các trường trên toàn quốc đều có tỷ lệ đậu tốt nghiệp không cao, thậm chí có trường không đậu học sinh nào (trường Đinh Tiên Hoàng, Quảng ngãi). Phải chăng học sinh năm nay có chất lượng cao hơn các năm trước hay bệnh thành tích đâu lại vào đó? Con số đánh giá này giúp chúng ta thầm hiểu rằng: "Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục" những năm gần đây như một cái mốt thời trang đã lỗi thời. Mong Bộ giáo dục hãy xem lại!

- Do Quang Hung, Hai Phong: Tôi không dám lạc quan để nghĩ rằng kết quả thi năm nay đã phản ánh được mặt bằng chất lượng học sinh thi tốt nghiệp so với năm trước, cảm nhận của chúng tôi là thành tích của các tỉnh đang phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của của bộ máy lãnh đạo ngành giáo dục tại các địa phương. Căn bệnh thành tích vẫn ăn sâu trong tiềm thức của chúng ta và lại bật lên như 1 bản năng tự nhiên để điều tiết kết quả của kỳ thi đấy thôi.

- Trung Tâm, Thanh Hóa: Khi bộ giáo dục không gửi đoàn thanh tra ủy quyền của bộ trực tiếp về các trường thi ai cũng biết kết quả sẽ cao như xưa thôi.

- Thai An, Quảng Ngãi: Kết quả thi tốt nghiệp ở các tỉnh đạt tỷ lệ đỗ rất cao đánh giá được điều gì? Phải chăng là đánh giá được sự thiếu nghiêm túc trong thi cử của địa phương đó. Tỉnh nào có tỷ lệ đỗ càng cao thì tỉnh đó càng thiếu nghiêm túc. Chẳng phải nghiên cứu, điều tra gì cả thì ai cũng biết trình độ của học sinh mình như thế nào rồi, chắc chắn số lượng yếu kém sẽ nhiều hơn số lượng khá giỏi. Vậy mà tỷ lễ đỗ đạt lại cao ngất ngưởng. Đúng là giờ thi tốt nghiệp phổ thông cũng chẳng còn mấy quan trọng, nhưng thật là nguy hiểm nếu bộ giáo dục lấy đấy mà xét tuyển đại học.

- Nguyễn Minh Sáng, HN: Nhìn kết quả thi mà đau đớn lòng. Bộ GD-DT nghĩ gì? Hay bỏ kỳ thi này thôi!

- Nguyen Thang Long, Thu Duc: Tỷ lệ tốt nghiệp cao hay thấp thì đều thấy bị kêu ca. Nhưng tôi thấy kỳ thi tốt nghiệp 2010 thắng lợi ở những mặt sau: Không còn cảnh toàn dân "bao vây" trường thi, phòng thi nữa, tuyệt nhiên không có bất cứ người dân nào trèo tường vào trong hội đồng thi nữa. Các giáo viên đi coi thi về không còn cảnh lo lắng bị chặn đường vì "trót " coi nghiêm túc khi mà tất cả đều coi không nghiêm túc như trước đây. Các hội đồng coi thi chỉ có 3-5 cảnh sát đến nhưng không phải vất vả chạy ngược chạy xuôi để "đuổi-bắt-tha" như trước nữa, sự có mặt của các anh đủ để sự mất trật tự không xảy ra nữa.

- Lê Viết Hoan: Theo tinh thần tổ chức coi thi như năm nay, thì năm tới (2011) nước ta sẽ có kết quả thi tốt nghiệp THPT ở nhiều tỉnh (nhiều tỉnh chứ không phải nhiều trường) đậu tốt nghiệp 100%. Nếu với kết quả như thế nó sẽ nói lên điều gì? Nghiêm túc? Chất lượng giáo dục được nâng cao ? Coi thi dễ? Nhiều trường, tỉnh vì thành tích nên tìm cách nọ kia? Xin quý vị nhìn vào cách tổ chức thi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương trong kì thi vừa rồi thì sẽ có câu trả lời.

- Nsfc: Tôi có người quen năm nay làm thanh tra giáo giục. Cô ấy đi coi thi về thở dài: "Năm nay đâu lại vào đấy rồi! Thanh tra đi kiểm tra chưa được một vòng đã có điện thoại nhắc nhở: 'Lượn gì mà lượn lắm thế!'". Tôi nghe mà buồn.

- Dactanhang: Ngồi một quán nước mà nghe mấy cô cậu học trò trò chuyện với nhau thì mới ngã ngửa ra. Trong phòng thi các em lại được tha hồ chép bài của nhau và quay cóp. Để được vậy, các em phải đóng tiền và được giám thị trong phòng thi nhẹ tay cho. Và những khuôn mặt vừa bước ra khỏi cổng trường cấp 3 đã gọi thầy cô "Lão ấy ngồi ở cửa phòng. Cứ thanh tra đi qua thì lão ấy lại nhắc để chúng tao ngồi yên".

Từ nền giáo dục đỗ cao ngất ngưởng 100% phát sinh ra những tiến sĩ giấy

Vài ngày vừa qua cả nước VN chiêm ngưỡng tài trí thông minh của ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, vì chỉ qua một đêm ông Ân trở thành một nhà trí thức có học vị tiến sĩ tại Mỹ, nhưng một chữ tiếng Anh bẻ đôi ra ông cũng không biết. Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt tên cho ông Ân là “Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh”. Trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì) bây giờ đã có luận án giật bằng tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Khi bị bắt bí quá thì ông Ân cho biết bằng tiến sĩ này ngốn mất của ông 17.000 Đôla Mỹ, nhưng khi bị hỏi dồn dập thì ông lại ú ớ không biết tên trường đại học, tên trang website của trường đại học cũng không nhớ.

Ông tiến sĩ giấy này khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ có sang trường đại học này để học 2 đợt, mỗi đợt 1 tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.

Theo ông Ân trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ… chỉnh sửa là được.

Ai theo dõi tin tức về ông Ân đều phải ngả nón bái phục vì học vị tiến sĩ của ông Ân lấy được còn dễ hơn đi thi cấp 3 trường làng ở VN và chỉ mất thời gian đúng 2 tuần lễ. Dân cư mạng liền cho biết ngay tin tức nóng bỏng: “Trường Southern Pacific University đã bị giải thể từ ngày 28.10.2003 theo phán quyết của tòa án Hawaii. Bằng cấp của trường Southern Pacific University không được Mỹ công nhận.”

Và vẫn theo SGTT cho biết, tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!

Nếu đúng như thế thì theo nhận xét của quan lớn Nghị tại Hà Nội đã chẳng ngoa tí nào: Hà Nội cần thật nhiều tiến sĩ, thủ đô quyết tâm đến 2020 có 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, điều này làm cho dân Hà thành phát hoảng vì sợ ra ngõ gặp tiến sĩ! Đây là sản phẩm IQ siêu tốc của kế hoạch 20.000 tiến sĩ: nhà nhà làm tiến sĩ, người người làm tiến sĩ và toàn dân thi đua làm tiến sĩ.

Nhìn về ông giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Ngọc Ân chúng ta phải liên tưởng và lo lắng về mức đo IQ khi ông chịu trách nhiệm trực tiếp đến Lễ hội Đền Hùng đã được tổ chức từ ngày 14/04/2010 theo quy mô hoành tráng cấp quốc gia với một bảng hiệu to tướng về "nấu bánh trưng" và "giã bánh giày" vì "Bánh Chưng” đã bị viết sai chính tả một cách sơ đẳng.

Theo cách nhìn mỉa mai tri thức của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, người có chức vị giáo sư tiến sĩ trước khi làm bại biểu: Ở ta có nhiều loại bằng: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… Nhưng tôi chỉ phân biệt hai loại bằng: Loại I, bằng cấp có trước lúc làm quan, nghĩa là đi học rồi mới làm quan. Loại II, bằng cấp có sau lúc làm quan, nghĩa là làm quan rồi mới đi học.

Đáng tội và khó hiểu quá! 82 triệu dân VN (phải trừ đi số 3 triệu đảng viên) đang bị ông Ân cho ăn quả lừa to tướng hoặc là ông Ân đã quá ngây thơ để bị lừa mất 17.000 Đôla Mỹ cho một tấm giấy vô bổ?

Rồi lại đến Nhà Thơ không thông thạo Sử Việt qua bài thơ “Trần Quốc Tuấn… bóp nát quả cam”

Không biết có phải là hậu quả của một nền giáo dục xuống dốc trầm trọng hay không khi báo chí lại phanh phui ra được bài thơ vào ngày 12/6: “Trần Quốc Tuấn… bóp nát quả cam” của tác giả Khiết Minh (Nha Trang) khi sáng tác bài thơ ca ngợi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (đăng trong tập thơ “Lời thương mở lối” do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2010). Tác giả đã vô tư đảo lộn lịch sử của Trần Quốc Toản để viết về Trần Quốc Tuấn.

“Lời thương mở lối” là tập thơ tập hợp các bài thơ của khoảng 140 tác giả trong Câu lạc bộ Văn học - Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa, nhân kỷ niệm câu lạc bộ này tròn 20 tuổi.

Bài thơ được sáng tác năm 2008, gồm 16 câu, nội dung ca ngợi tướng quân Trần Hưng Đạo là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Tác giả Khiết Minh ngẫm lịch sử sáng tác thơ khen Trần Hưng Đạo:
Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân
Đứng ngoài nghe lén việc quan quân
Bình Thang hội nghị không cho dự
Bóp nát quả cam quyết tự thân


Đây là lấy râu ông này cắm cằm ông nọ, mà sự ngu muội đảo lộn lịch sử của hai đấng anh hùng danh tộc này không ai có thể chấp nhận được.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than, phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”. (Theo TT).

Ôi lịch sử! Cái sai chết người từ nền giáo dục VN!

Kết luận

Hiệu quả của một nền giáo dục tốt không thể nào đi đường tắt để một sớm một chiều mà đạt đến được. Mọi người dân và chính quyền đều phải đầu tư vào trí, dũng và nhân cách để xây dựng một con người, tham gia rèn luyện một nhân cách và phảt triển tài năng cùng tri thức để đáp ứng được nhu cầu cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia. Quan trọng là sự truyền thụ tri thức và kinh nghiệm cho học sinh, điều kiện kiên quyết vẫn là một giáo dục đúng đắn, công bằng và văn minh.

Nhìn vào con số đỗ với tỷ lệ quá cao của mùa thi 2010 tại VN không thể không làm cho giới nhà giáo, các bậc phụ huynh ưu tư vì chính họ là những người đang trực tiếp tiệp cận học sinh và hiểu thấu đáo về tri thức của con em mình.

Và kết quả đỗ cao ngất ngưởng 100% đang làm cho người viết vẫn phải lấn cấn không an lòng.

Cuối cùng, sự mù tịt về lịch sử chẳng khác chi bài thơ “Trần Quốc Tuấn… bóp nát quả cam”, một thí dụ xác thực cụ thể trong cuộc thi THPT 2010 của môn văn, ai đọc là không bàng hoàng về sự hoang tưởng từ lối giáo dục tuyên truyền ngu dại đang để lại trong lòng học sinh với đề tài: “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi“.

Một học sinh đã vô tư bình phẩm: “Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ vị thành niên 17 nên không được phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy mà bắn cháy được xe bọc thép và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch còn anh chỉ bị thương nhẹ ở chân không đi được nên lếch trong rừng cây cao su mấy ngày đêm mà không ra được” (Theo Đất Việt, Sài Gòn GP).

Lại có thêm một anh hùng hoang tưởng Lê Văn Tám thứ hai trong nền giáo dục VN rồi chăng?

Theo cách nói của giới Blogger: Hoàn Toàn Bó Tay Chấm Com!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Công nợ Việt Nam tới mức báo động (4)
Hà-Minh Thảo
15:15 21/06/2010
CÔNG NỢ VIỆT NAM TỚI MỨC BÁO ÐỘNG (4)
(tiếp theo)

4. Việt-Nam không còn là một quốc gia chậm phát triển nữa.

Tổng sản lượng quốc nội (TSLQN) Việt-Nam là 92.439 triệu mỹ kim tính đến cuối năm 2009. Dân số Việt-Nam cùng năm cũng đã tăng đến 86,867 triệu người. Do đó, TSLQN từng người Việt năm 2009 là 92.439/86,867 = 1.064 mỹ kim. Kết quả với TSLQN đầu người (*) trên 976 mỹ kim Việt-Nam từ bỏ khu vực các quốc gia chậm phát triển để trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp.

(*) Ngân hàng Thế giới sử dụng mức đo Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân (GNI = Gross National Income, tiếng Anh và RNB = Revenu national brut, tiếng Pháp). Giá trị Tổng thu nhập quốc gia tương đương với giá trị của TSLQN. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. TSLQN dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn Giá trị Tổng thu nhập quốc gia dựa trên cơ sở thu nhập của công dân.

Từ năm 2008, Ngân hàng Thế giới dựa trên Tổng thu nhập quốc gia để phân loại thu nhập của các các nền kinh tế có Tổng thu nhập quốc gia đầu người:

- từ 975 đô la (năm 2008) trở xuống là những quốc gia thu nhập thấp (Low Income Countries, tiếng Anh và Pays à faible revenu, tiếng Pháp);

- từ 976 đến 3.855 mỹ kim là những quốc gia có thu nhập trung bình thấp (Low Midle Income Countries, tiếng Anh và Pays ayant de faibles revenus moyens, tiếng Pháp);

- từ 3.856 đến 11.906 mỹ kim là những quốc gia có thu nhập trung bình thấp (Up Midle Income Countries, tiếng Anh và Pays ayant de revenus moyens, tiếng Pháp);

- trên 11.906 mỹ kim là những quốc gia có thu nhập cao (High Income Countries, tiếng Anh và Pays à revenu élevé, tiếng Pháp).

Hậu quả, năm 2010 đánh dấu một sự chuyển biến bước quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt-Nam và các quốc gia cấp Hổ trợ (hay viện trợ) phát triển chính thức (ODA), chuyển đổi từ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác và hợp tác bình đẳng. Từ ba, bốn thập niên qua, nhiều quốc gia phát triển đã tổng kết quá trình hợp tác phát triển với Việt-Nam để quyết định chuyển sang một giai đoạn hợp tác mới trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Thí dụ như Thụy điển, Hòa lan, Đan mạch và một số nhà tài trợ song phương khác cũng đang tích cực chuẩn bị cho tiến trình thay đổi này và các quốc gia khác sẽ tiếp nối trong tương lai.

a. Thời kỳ viện trợ phát triển đã qua.

Thời gian này, các quốc gia ‘thế giới tự do, tư bản’ đã cung cấp những khoản ‘viện trợ không hoàn lại’ nhằm tạo nhiều cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm, những ý tưởng, hay những nguồn cảm hứng mới cho nhiều cuộc cải cách quan trọng về giáo dục, kinh tế, xã hội, v.v.. của Việt-Nam. Nhưng, thật sự, những cải cách đó đã mang lại những gì cho người dân xứ sở này, từng người có thể trả lời cho chính mình.

Về giáo dục, chúng ta có thể trích bài ‘Diễn đàn Phòng chống tham nhũng trong giáo dục’ diễn ra tại Hà nội ngày 28.05.2010 do ký giả Hoàng anh Thắng viết, đăng trên báo ‘Đại đoàn kết’ cùng ngày:

« Bà Maria Ohosson, Tham tán Công sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, những nội dung tại cuộc đối thoại sẽ nhằm trả lời cho câu hỏi “Chúng ta có thể phòng chống tham nhũng nói chung và chống tham nhũng trong giáo dục được không?”. Bà Maria Ohosson nhấn mạnh, muốn chống tham nhũng tốt, mỗi chúng ta đều phải là một tấm gương sáng về sự liêm chính, biết đấu tranh và ngăn ngừa những hành vi tiêu cực phát sinh. Bên cạnh đó, chính quyền phải biết lắng nghe ý kiến người dân trong khiếu nại, tố cáo tham nhũng. Vai trò báo chí truyền thông cần phải được tăng cường.

Xoay quanh vấn đề “Chống tham nhũng trong giáo dục”, bà Vanessa - Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu: “Tôi cho rằng, ở Việt Nam đầu tư cho giáo dục tức là đầu tư phát triển xã hội. Việc phòng chống tham nhũng trong giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao nếu tất cả các tổ chức, ban ngành và người dân đều tham gia tích cực với lộ trình hợp lý. Cần tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động giáo dục”.

Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam, ông Rolf Bergman thì cho rằng, sự tồn tại của tham nhũng trong hệ thống giáo dục Việt Nam là tác nhân gây mất niềm tin, tác động đến tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng thời cản trở sự phát triển của đất nước, đe doạ sự phát triển bền vững. Diễn đàn Đối thoại lần này sẽ là cơ hội chia sẻ thông tin và tìm ra nhiều giải pháp thích hợp trong phòng chống tham nhũng ngành giáo dục, góp phần ngày càng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. »

Thêm vào đó, khi trao đổi với BBC Việt ngữ chiều 10.06.2010, bà Marie Ottosson nói về cách loại trừ tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục: « Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt-Nam. Đây có thể là một vấn đề. Cạnh đó chúng ta biết là nó tồn tại, hầu như khắp nơi trong hệ thống giáo dục.

Một số biểu hiện của nó là giáo viên mở lớp dạy thêm, phụ huynh sẵn sàng đóng tiền cho con để học thêm. Chúng tôi biết có chuyện tham nhũng khi giáo viên được thăng chức hay chuyển đổi nơi dạy. Từ cuộc nghiên cứu nhỏ do chúng tôi thực hiện, điều có thể nói là tham nhũng đang tồn tại… Hiện giờ Việt-Nam hầu như có đủ luật định để chống tham nhũng. Điều cần làm là mang chúng ra thực hiện một cách hay nhất và minh bạch nhất… »

Trả lời câu hỏi của BBC: « Với tình trạng giáo dục như hiện giờ, liệu Việt Nam có thể trở thành quốc gia thu nhập trung bình, hay vươn tới nền kinh tế tri thức được không? », Bà Ottosson đáp: « Nếu không loại bỏ được tham nhũng trong giáo dục, câu trả lời là không. Quý vị cần lĩnh vực giáo dục không có tham nhũng, người dân tin tưởng vào hệ thống, nếu không Việt-Nam không thể trở thành nền kinh tế tri thức. Điều này rất rõ ràng. Hiện nay ai cũng thấy tham nhũng trong giáo dục đang cản trở phát triển, tôi thấy thật khó, thậm chí là không bao giờ có thể dịch chuyển đến nhóm có mức thu nhập trung bình. »

Theo kết quả được công bố từ ngày 16 đến 18.06.2010 thì số bách phân đậu Trung học phổ thông năm nay rất cao, rất ít địa phương đạt dưới 90% số thí sinh dự thi. Nam định có con số đậu cao nhất nước là 99,60%. Sự tăng trưởng ngoạn mục như vậy là điều đáng mừng hay đáng lo ?

Theo các giáo sư giảng dạy và giám khảo chấm thi thì:
- năm nay, đề thi dễ, nhẹ;
- học sinh từ yếu kém đến khá và giỏi đều có đi học thên, học kèm;
- vắng bóng của các gím thị lúc làm bài thi vì, theo Bộ Giáo dục, thì công tác thi cử đã đi vào nề nếp.

Chúng tôi dài dòng về vấn đề giáo dục vì chúng tôi quan niệm nếu Việt-Nam có một nền giáo dục tốt để đào tạo những công dân hữu dụng cho Quê Hương thì việc phát triển kinh tế tất yếu sẽ đến. Một nền kinh tế công bằng và nhân đạo, trong đó thành quả sản xuất được tái phân phối hợp lý, thì những tệ đoan xã hội có thể không còn.

b. Thời kỳ hợp tác, thử thách mới.

Sự chuyển đổi theo thể thức cấp vốn mới chắc chắn sẽ là một thử thách cho Việt-Nam, đặc biệt là về mặt cân đối ngoại tệ mạnh, khi ngân sách nhà nước đang khiếm hụt trầm trọng. Nhiều chục tới hàng trăm triệu mỹ kim bị cắt giảm không dồi dào được chuẩn chi hàng năm như trong các thập niên trước.

Trước thử thách mới, người Việt cần biết cách khai thác và tận dụng những cơ hội mới, phải chủ động từ chối những bất lợi vì nhận ODA mà chúng ta đã đề cập nơi đoạn 2.- b bên trên (trong bài trước).

- Thương lượng hợp đồng giao nhận vốn ODA trên căn bản bình đẳng, hai bên cùng có lợi, dựa trên Tuyên bố Paris ngày 02.03.2005. Đây là văn kiện đã nâng cao thực quyền và tính chủ động của phía được trợ giúp nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ.

- Sự bất bình đẳng cần phải được cải thiện để các tổ chức phi chính phủ hay xã hội được hưởng đồng đều như các tổ chức nhà nước, hầu mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước.

IV. CÔNG NỢ VIỆT NAM THẬT SỰ Ở MỨC NÀO ?

Trong bài ‘Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam’ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 14.05.2010, Tiến sĩ Vũ thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) viết:

« Theo Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.

Khái niệm nợ công này của Bộ Tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu của Bộ Tài chính.

Theo Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU), nợ công của Việt Nam tăng liên tục từ 36% GDP trong năm 2001 lên 51% GDP vào năm 2009. »

Ngoài ra, trong bài ‘Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?’ đăng trên mạng lưới ‘Bauxite VN’ ngày 07.06.2010, Tiến sĩ Vũ quang Việt cho biết:

« Năm 2007, nợ của Nhà nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo IMF đã là 43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành trái phiếu thì tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính ở mức 52% cho năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế. »

Tiến sĩ Vũ quang Việt còn đề nghị: « Việt-Nam phải tính thêm vào công nợ của mình một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức về hưu. Phần này có thể rất lớn, thí dụ như ở Singapore nó lên tới 50% GDP. »

Trong khi đó, xin nhắc lại Chính phủ ấn định mức an toàn công nợ của Việt-Nam là 50% TSLQN. Như vậy, công nợ Việt-Nam đã vượt mức báo động vào cuối năm 2009.

Chấp nhận công nợ Việt-Nam năm 2009 là 52% TSLQN thì số công nợ 2009 đã là 92.439 x 52% = 48.068 triệu mỹ kim và số công nợ chia trung bình cho mỗi người dân đã là 48.068/86,867 = 553 mỹ kim.
 
Chỉ số Tử tế
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
18:35 21/06/2010
Sharon Salzberg đã chia sẻ tại Beliefnet.com. Cuốn "The Kindness Handbook: A Practical Companion" của bà được xuất bản năm 2008.

Chỉ số tử tế (Kindness Quotient) rất cần. Cũng như chất lượng của tâm hồn, sự tử tế là một kỹ năng. Nó đào sâu thêm khi chúng ta biết chú ý tới chính mình và người khác bằng sự nhận thức. Khi chúng ta ra khỏi vùng thoải mái và nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau, và quan tâm nhau theo cách thức khác thì sự tử tế sẽ phát triển. Kết quả của sự tử tế hơn sẽ được tiết lộ trong tâm trí chúng ta, trong cuộc sống và trong cộng đồng. Đây là 10 cách làm tăng chỉ số tử tế:

1. Tử tế là sức mạnh. Không thể hiểu sự tử tế là đức tính thứ yếu, điều mà chúng ta đạt tới như phương kế cuối cùng. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào sức mạnh của sự tử tế – cách nhắc nhớ chúng ta về sự phong phú nội tâm và giúp chúng ta cảm thấy liên kết với người khác chứ không tách rời – chúng ta có thể đánh giá cao về sự tử tế như chính sức mạnh của nó. Sự tử tế không là khờ dại hoặc nhẹ dạ, nhưng là khôn ngoan và can đảm.

2. Tìm điều tốt nơi mình. Chúng ta thường quá chú ý hoặc ám ảnh về lỗi lầm của mình, chúng ta không dám “ăn to, nói lớn” vì chúng ta cảm ngượng ngùng hoặc quá nhút nhát. Nhìn vào những điều tốt nơi mình không phải là từ chối khó khăn hoặc vấn đề gì, mà là cách mở rộng tầm nhìn để chân thật hơn và không quá khắt khe với chính mình.

3. Chia sẻ Nếu chúng ta nhìn sâu vào bất kỳ cách cư xử nào chúng ta sẽ thấy muốn cảm thấy điều gì đó vĩ đại hơn chính con người hữu hạn của mình – cả về tinh thần và thể lý. Đây là sự thôi thúc đạt đến hạnh phúc, nhưng nó thường bị bóp méo bởi sự khinh suất, không biết thực sự hạnh phúc có được tìm thấy hay không, và do đó chúng ta làm tổn hại nhiều thứ. Chúng ta hãy chia sẻ niềm khao khát được hạnh phúc, muốn thay đổi, sợ mất mát và sợ yếu đuối. Hãy nhớ rằng những gì chúng ta chia sẻ sẽ gợi hứng cho chúng ta tìm đến sự tử tế.

4. Biết ơn. Còn hơn nói lời cảm ơn khi chúng ta đưa tay cứu giúp tha nhân (đen và bóng), khi đó chúng ta giữ họ trong tim mình. Đôi khi một hành động nhỏ tử tế với người khác cũng đủ tạo sự khác biệt quan trọng. Đó là động thái tôn trọng người khác, và cũng là để nâng tâm hồn mình lên cao, nhắc nhớ chúng ta về sức mạnh của sự tử tế.

5. Rộng lượng. CHO đáng quý hơn NHẬN, dù tinh thần hay vật chất, ít hay nhiều. Cho cái gì người ta đang cần thì quý hơn mọi thứ khác. Một miếng bánh cho người đói. Một lời động viên cho người thất vọng. Một ánh mắt cảm thông cho tội nhân. Của cho không bằng cách cho, nhưng chúng ta thường cho người khác cái mà mình muốn phế thải. CHO cũng không dễ như mình tưởng!

6. Suy nghĩ về sự tử tế. Mỗi ngày chúng ta dành thời gian để nhớ đến người khác và cầu nguyện cho họ. Một lúc nào đó trong ngày, hãy nhớ đến những người đã giúp đỡ mình, những người may mắn, những người cô đơn, những người sầu khổ, những người bệnh tật,… Tùy theo hoàn cảnh sống của mình, chúng ta có thể hành động trong giới hạn cho phép. Mỗi ngày dành ra 10 phút suy tư về sự tử tế, bạn sẽ thấy mình đang thay đổi…

7. Lắng nghe người khác. Chúng ta thường nói về những gì mình quan tâm, nghĩ về những gì mình thích, hoặc những gì người khác đánh giá về mình. Chúng ta cũng thường chú ý những người “hợp” và theo phe mình, nhưng lại chỉ trích những ai không theo phe mình. Hãy quên đi những điều đó cho khỏi bận lòng. Đó là một dạng tử tế và bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng.

8. Thân thiện với mọi người. Trong khi nói chuyện với một nhóm người, có những người quá nhút nhát, không dám nói và không dám hỏi. Trong bữa tiệc có nhiều người không biết nhau. Cảm giác không được ai quan tâm hoặc lưu ý là cảm giác “đáng sợ”. Mình sao, người vậy. Hãy tỏ ra cởi mở và thân thiện với những người cảm thấy lẻ loi. Đó là sự hòa đồng cần thiết.

9. Kiềm chế. Nếu cảm thấy ghét ai, không muốn gặp hoặc nói chuyện với họ, hãy cố gắng kiềm chế để vẫn có thể tỏ thái độ nhã nhặn hoặc mỉm cười với họ. Hãy hít sâu để lấy bình tĩnh. Sự thù hận và ghen ghét bất lợi cho tinh thần, thể lý, xã hội, tôn giáo,… Thù hận thì dễ, nhưng tha thứ và yêu thương rất khó, nhất là khi người đó “dị ứng” với mình. Nhưng ai làm được vậy mới đáng nể trọng. Tha thứ không là thua cuộc.

10. Cảm thông. Luôn luôn hữu ích nếu biết đặt mình vào vị trí của người khác. Tục ngữ có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nghĩa là đừng xét đoán ai theo bề ngoài. Dù bạn đang rất muốn thay đổi người khác, sự cảm thông và hiểu hòan cảnh của họ sẽ khiến bạn thêm mạnh mẽ. Dù sao thì sự tử tế cũng sẽ mở rộng đường phản ứng của chúng ta đối với vấn đề nào đó, giúp chúng ta nhạy bén hơn và sáng tạo hơn khi chúng ta muốn loại trừ đau khổ, và tìm về Chân-Thiện-Mỹ.

chuyển ngữ từ Beliefnet.com
 
Một nền nhân thần học về tính dục con người
Vũ Văn An
23:06 21/06/2010
Một trong các khó khăn mà nền thần học luân lý Công Giáo đang gặp phải liên quan tới tính dục nhân bản là thường nó chỉ đề cập tới những vấn đề riêng rẽ trong tính dục con người mà không đưa ra một quan điểm tổng thể để xem sét các vấn đề riêng rẽ kia. Trong thế kỷ qua, nền tư duy Công Giáo đã có nhiều khai triển hết sức ý nghĩa. Các khai triển này đụng tới nhiều lãnh vực như triết học, nghiên cứu Thánh Kinh, đạo đức học xã hội Kitô Giáo, thần học về Giáo Hội, và đại kết, ấy là mới chỉ kể một số. Dĩ nhiên, người ta nên áp dụng các khai triển trong tư duy Công Giáo này vào lãnh vực tính dục nhân bản để có thể đưa ra một quan điểm về tính dục con người vừa toàn bộ trong nó vừa gắn bó với các chủ trương triết học và thần học hiện hành của Giáo Hội. Nói đơn giản hơn, ta đang có nhu cầu khẩn thiết phải có một quan điểm thần học có tính tổng quát về tính dục con người.

Điểm chủ yếu của một nền thần học về tính dục con người

Trước nhất cần xác định hai điều sau đây làm các yếu tố chủ chốt cho một nền thần học về tính dục con người. Thứ nhất, tính dục con người là một điều hết sức tốt, một điều tốt lớn lao do Chúa ban tặng cho con người như một phần trong công trình sáng tạo của Người. Ý niệm ơn phúc về tính dục nhân bản ấy không chối bỏ sự kiện này: tính dục ấy rất có thể bị lạm dụng. Trong thế giới tội lỗi này, mọi ơn phúc của Thiên Chúa đều có thể bị lạm dụng, mà ơn phúc càng lớn, như tính dục chẳng hạn, thì càng dễ bị lạm dụng hơn. Tuy nhiên, không nên để khả thể lạm dụng che khuất sự kiện căn bản có tính thần và nhân học này: tính dục con người là một ơn phúc tốt lành của Thiên Chúa. “Từ khởi thủy, Người đã dựng nên họ; Người đã dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27).

Yếu tố thần học chủ yếu thứ hai trong tính dục có thể phát biểu như sau: tính dục con người là một ơn phúc tác động tới con người nhân bản trên mọi bình diện của hiện sinh; không phải chỉ đụng tới một bình diện nào đó mà thôi, mà là toàn bộ kinh nghiệm nhân bản, có nghĩa: nó là yếu tố căn bản hay hữu thể xác định (determinant) ra hiện sinh và nhân tính con người. Tính dục đụng tới ta trên bình diện vật lý, tác động sâu sắc tới mọi diễn trình sinh học và sinh lý của ta. Nó đụng tới ta trên bình diện tâm linh, ảnh hưởng tới đời sống tâm lý và xúc cảm của ta, bản chất linh tôn thẩm mỹ (spiritual-religious-aesthetic) của ta, và các mối liên hệ liên chủ thể của ta với Thiên Chúa và người khác. Tính dục nhân bản cũng đụng tới ta trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, không những qui chiếu tới các mối liên hệ bản vị của ta mà còn tới sự tương tác của ta với các cơ cấu và nhu cầu của xã hội nói chung. Nói cách khác, tính dục con người là hình thái căn bản của cách thế ta liên hệ với chính mình, với mọi người khác và với Thiên Chúa. Ta luôn luôn hiện hữu và hành động như những con người tính dục; không lúc nào tính dục không là một phần của ta. Ơn phúc tính dục nhân bản do đó là một ơn phúc toàn bộ và toàn diện; hạn chế tính toàn diện của nó nhất thiết sẽ dẫn tới cái hiểu thần học thiếu sót về nó.

Một số quan điểm tương phản

Để hiểu rõ chủ trương của ta về tính dục con người, ta nên tương phản nó với một số lý thuyết thiếu sót về cùng một chủ đề. Nhờ thế, ta sẽ thấy quan điểm thần và nhân học của ta về tính dục sẽ vượt lên trên các lý thuyết thiếu sót này ra sao. Vì trên đây, ta đã mô tả tính dục con người như một ơn phúc của Thiên Chúa và giới thiệu các khía cạnh thể lý, bản thân, và xã hội của ơn phúc này, nên ở phần tương phản này, ta sẽ bàn tới bốn loại lý thuyết thiếu sót về tính dục: các lý thuyết coi tính dục là xấu, và các lý thuyết quá nhấn mạnh tới các bình diện vật lý, bản thân hay xã hội của tính dục.

Các lý thuyết cho tính dục là xấu

Các chủ trương cho tính dục xấu, từ nền tảng, đều chống lại quan điểm Kitô Giáo. Vì truyền thống Do Thái và Kitô Giáo nhất quyết tin rằng Thiên Chúa duy nhất đã dựng nên toàn bộ thế giới và làm cho nó ra tốt đẹp. Tính dục con người không nằm ngoài niềm tin ấy. Hơn nữa, Kitô Giáo tin vào thực tại Nhập Thể, tin vào chân lý: Chúa Kitô đã mang lấy trọn vẹn nhân tính. Một lần nữa, ta thấy không một mệnh đề nào xác quyết rằng tính dục bị bỏ ra ngoài Nhập Thể. Cho nên, các gốc rễ rõ rệt của truyền thống Do Thái và Kitô Giáo cho thấy một xác quyết dứt khoát về tính tốt lành của tính dục, chứ không phải tính ác.

Nhưng phải thành thực nhận rằng suốt trong nhiều thế kỷ, truyền thống Kitô Giáo đã không luôn luôn biện luận từ giáo huấn trung tâm của mình cho tính tốt lành của tính dục một cách rõ ràng hết sức có thể. Lý do lớn hơn cả khiến Kitô Giáo không làm được việc đó có lẽ vì sự liên lụy liên tục của mình với một số hình thức lầm lạc của phái ngộ đạo. Ngộ đạo là hình thức tư duy nhị nguyên xuất hiện gần như cùng lúc và cùng nơi với truyền thống Do Thái và Kitô Giáo. Xét về nhiều phương diện, hai hệ thống tư duy Kitô Giáo và ngộ đạo được coi như hai kẻ đồng hành từ đó. Danh sách các lạc giáo ngộ đạo từng tác động trên Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ là một danh sách rất dài, khó có thể kể cho hết, chỉ xin kể tới ba hình thức nổi bật: phái Manikê, phái Anbigioa và phái Giăngxen (Manicheanism, Albigensianism, Jansenism).

Đối với chủ đề của chúng ta, vấn nạn chính của phe ngộ đạo là thuyết nhị nguyên của nó. Thuyết này cho rằng thế giới như hiện có là kết quả của một tranh chấp kiểu chiến trận giữa hai nguyên lý (hay thượng đế) ngang ngửa nhau: một nguyên lý tốt tạo ra các thực tại thiêng liêng trong đó có linh hồn con người, và một nguyên lý xấu tạo ra các thực tại vật chất, trong đó có thân xác con người. Bởi thế, đối với phe ngộ đạo, thân xác và các thực tại liên kết với nó, như tính dục, căn bản là xấu. Có lúc, phe ngộ đạo chống đối trật tự vật chất đến độ, trên nguyên tắc, họ bác bỏ việc sinh con vì con cái tiếp diễn việc con người dính líu tới vật chất tính. Bởi thế, một số các tuyên bố sớm nhất của Giáo Hội chống việc kiểm soát sinh đẻ chính là để chống lại các hình thức bài vật chất, hoàn toàn bài con cái này của phe ngô đạo.

Đạo Công Giáo Rôma không bao giờ ủng hộ phe ngộ đạo. Tuy nhiên, có lúc, Giáo Hội và ngay các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Giáo Hội đã phải sống trong một thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của ngộ đạo thuyết đến độ xem ra gần như chuyển giao nỗi sợ của phe này đối với tính dục cho giáo dân của mình. Trường hợp điển hình là Thánh Augustinô. Vì trước khi trở lại, vị thánh này có lúc đã là thành viên của một nhóm ngộ đạo, tức nhóm Manikê. Ý kiến thiện cảm nhất thời nay cho rằng sau khi trở lại, Thánh Augustinô (đặc biệt trong tác phẩm Kinh Thành Thiên Chúa) đã khai triển một thứ triết lý duy biến tính (transformationist philosophy) để vượt qua chủ nghĩa ngộ đạo Manikê của mình. Tuy thế, trong một số vấn đề đặc thù, Thánh Augustinô đã không nói rõ quan điểm biến tính này (trong đó, Chúa Kitô cứu chuộc mọi thực tại) để đánh tan những giải thích sợ sệt mà ngài vốn có lúc còn theo phái Maniklê. Điều này thấy rõ trong trường hợp tính dục con người, đến nỗi đối với Thánh Augustinô, khía cạnh tội lỗi của việc giao hợp tính dục đã được nhấn mạnh dù đó là việc giao hợp giữa vợ chồng. Tư tưởng của Thánh Augustinô (và do đó khuynh hứơng coi tính dục là xấu của ngài) sẽ ảnh hưởng tới tư duy Kitô Giáo cả gần một ngàn năm sau.

Thiên tài vĩ đại kế tiếp của truyền thống Công Giáo Rôma, Thánh Tôma Aquinô, không trực tiếp chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng ngộ đạo và do đó tích cực trong quan điểm về tính dục con người hơn Thánh Augustinô. Tuy nhiên, triết lý Hy Lạp mà Thánh Tôma dựa vào đôi khi cũng đẩy hơi xa sự phân biệt giữa xác và hồn, do đó, vô tình cũng đã tăng cường nỗi sợ đối với thân xác và tính dục. Thí dụ, truyền thống Hy Lạp và phần lớn tư duy thần học Công Giáo hay mô tả số phận con người theo tính bất tử của linh hồn, trong khi thực ra các tuyên tín cổ xưa của Kitô Giáo nhấn mạnh tới việc phục sinh của thân xác, một niềm tin có thiện cảm nhiều hơn đối với trật tự vật chất và tính dục. Phương thức của trường phái Tôma đôi lúc cũng rơi vào chỗ mô tả tính dục một cách đầy tiên kiến, thí dụ, trong một số tài liệu giáo khoa luân lý, bộ phận sinh dục của con người được mô tả là “dơ bẩn” (dishonest).

Nhưng quan điểm tiêu cực nhất về tính dục con người xuất hiện trong Đạo Công Giáo Rôma trong các thế kỷ gần đây có lẽ là phái Giăngxen của Pháp. Phái này đã bị kết án là lạc đạo, nhưng tinh thần tiêu cực của họ đối với thế giới và tính dục kéo dài rất lâu sau khi phái này đã chính thức biến mất. Phái này đặc biệt gây ảnh hưởng mạnh đối với thái độ tiêu cực và nghi ngại tính dục của người Công Giáo Hoa Kỳ. Khá nhiều cộng đoàn tu trì đóng vai chủ yếu trong việc phát triển Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ có lai lịch chịu ảnh hưởng Pháp, ảnh hưởng Giăngxen, và do đó, một cách vô thức, đã cổ vũ ý niệm coi tính dục là xấu nơi người Công Giáo nước này.

Phái Thệ Phản cũng chuyển giao nhiều ý niệm tiêu cực và, tựu chung, phản Kitô Giáo về tính dục. Trong bối cảnh Hoa Kỳ, người ta còn nhớ rõ một số quan điểm nghiêm ngặt hẹp hòi về tính dục. Hester Prynne của Hawthorne với chữ “A” đỏ (chỉ tội ngoại tình) của cô tuy chỉ là một nhân vật hư cấu nhưng đã phản ảnh một ý thức rất thực về tính dục. Dù sao, những lời khuyên đầy lo sợ trong các sách giáo khoa ngành y của thế kỷ 19 liên quan đến các vấn đề tính dục không phải là chuyện hư cấu. Xét cho cùng, chủ nghĩa nghiêm ngặt (Puritanism) quả là lực lượng quan trọng nhất trong việc phát triển ra các quan điểm hết sức tiêu cực về tính dục ở Hoa Kỳ. Tóm lại, ảnh hưởng ngộ đạo và chủ trương do đó mà ra cho rằng tính dục xét từ căn bản là điều xấu đã trở thành vấn đề cho toàn bộ Kitô Giáo, chứ không riêng gì Công Giáo Rôma.

Trong mấy thế kỷ qua, người ta đã chứng kiến nhiều tập quán kỳ cục, chứng tỏ các cách nhìn đầy sợ sệt đã thấm nhiễm vào đầu óc người Kitô Giáo như thế nào. Như ở vùng New England chịu ảnh hưởng của phái nghiêm ngặt, người ta khuyên cha mẹ đặt dưới giường các con trai ở tuổi thiếu niên của mình những chiếc chuông giúp họ khám phá ra và ngăn ngừa chúng khỏi thủ dâm. Đầu thế kỷ 20, người ta đã quảng cáo một dụng cụ điện tử để thay thế cho các chiếc chuông kia. Một số chủng viện Công Giáo có thói quen cung cấp cho các chủng sinh những dụng cụ có hình chiếc muỗng (paddles) để họ thu gọn áo vào trong quần. Người ta cũng có thói quen khuyên các cô gái đừng mang những chiếc giầy da bóng loáng (patent leather) vì sợ tác dụng phản chiếu của chúng. Các thí dụ như thế nhiều lắm. Kể lại bây giờ chỉ để chúng ta cười, nhưng chúng quả nói lên một thái độ tiêu cực đối với tính dục nói chung.

Không hẳn ngoa ngữ khi cho rằng đời sống của hàng triệu người đã phải khốn đốn vì sự thất bại của Kitô Giáo không chịu bác bỏ một cách rõ ràng những quan điểm tính dục có tính nhị nguyên phản lại chính mình, từng xuất hiện liên tục trong nhiều thế kỷ. Những trường hợp trục trặc tính dục như lãnh cảm nơi phụ nữ và bất lực nơi đàn ông lẽ dĩ nhiên có những nguyên nhân thể lý và tâm lý ở bên ngoài tôn giáo, nhưng các ức chế có tính tôn giáo về tính dục cũng đã góp phần gây ra nhiều trục trặc trong phạm vi này. Ngoài những trục trặc tính dục này, còn nhiều trường hợp trong đó người ta rơi vào trạng huống khó liên hệ với người khác một cách ấm áp, cởi mở và tự tin đáng lẽ phải có, nếu họ không bị bao vây bởi những nỗi sợ quá đáng về tính dục của họ, do tôn giáo gợi hứng.

Chính vì những thương tổn và hiểu lầm trên, nhiệm vụ căn bản nhất của các cộng đồng Kitô Giáo ngày nay liên quan tới tính dục là phải bác bỏ mọi hình thức ngộ đạo và tuyên dương sự tốt lành căn bản của tính dục con người, dĩ nhiên không quên sự kiện này: cần phải sử dụng đúng đắn ơn phúc tính dục ấy. Mấy dòng lịch sử vắn vỏi về tính dục trên đây khiến ta phải tập chú vào lý do tại sao cần phải đưa ra một nền nhân thần học (theological anthropology) về tính dục bằng cách nhấn mạnh rằng tính dục là một quà phúc tốt lành của Thiên Chúa dành cho ta.

Các lý thuyết quá nhấn mạnh tới khía cạnh thể lý của tính dục

Tính dục có những khía cạnh tốt lành về thể lý mà người ta cần phải lồng vào bất cứ lý thuyết nào về tính dục. Nhưng điểm chủ yếu thứ hai của chúng ta về tính dục con người là phải nhấn mạnh tới tính tốt lành toàn bộ của nó. Nghĩa là, một lý thuyết lành mạnh về tính dục con người phải đề cập tới nó trên mọi bình diện hiện sinh của ta. Như thế, không được quá nhấn mạnh tới các khía cạnh thể lý của tính dục, dù chúng rất tốt lành và quan yếu, đến quên mất các khía cạnh bản thân và xã hội của nó. Suốt trong lịch sử, chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) quá trớn từng gây trở ngại cho việc khai triển các cách tiếp cận lành mạnh đối với tính dục con người. Chủ nghĩa nhị nguyên của ngộ đạo, mà ta đã nói trên này, thường xem sét tính dục chỉ độc hữu có tính thể lý và vì thế, đã cho tính dục là xấu từ trong yếu tính. Nhiều hệ thống tư duy Kitô Giáo được “mài dũa” tinh tế hơn đã mau chóng vượt qua (ít nhất trong nguyên tắc, chứ không hẳn trong thực tế) quan điểm ngộ đạo coi tính dục là điều xấu từ căn bản. Nhưng khía cạnh khác của ngộ đạo, coi tính dục độc hữu chỉ có tính thể lý, thì tỏ ra khó vượt qua hơn. Người ta vẫn còn nhiều khuynh hướng muốn giải thích tính dục của mình như một hiện tượng chỉ có tính thể lý và đã hành động theo giải thích ấy. Các tiếp cận hoàn toàn thể lý này đối với tính dục con người thuộc hai loại sau đây: chủ nghĩa duy phụ tạo (procreationism) và chủ nghĩa coi tính dục chỉ là chuyện vui đùa (fun).

Chủ nghĩa duy phụ tạo chủ trương rằng mục tiêu luân lý duy nhất của tính dục con người là sinh sản con cái. Dù Thánh Augustinô đã thoát ly được ý niệm coi tính dục là điều xấu, nhưng ngài vẫn còn khuynh hướng tự đặt mình vào trường phái coi tính dục chỉ để phụ tạo. Nhiều thế kỷ sau, nền thần học Công Giáo Rôma cũng tự đặt mình vào trường phái này. Nền thần học cổ điển ấy có đề cập đến hôn nhân như liều thuốc trị tư dục và một số văn kiện quan trọng trong quá khứ của Công Giáo như Sách Giáo Lý Của Công Đồng Trent có nói tới sự trợ giúp hỗ tương được vợ chồng trao cho nhau trong kết hợp hôn nhân. Nhưng đối với nhiều người thường dựa vào tâm thức Công Giáo bình dân để hành động, thì mãi tới lúc sự trợ giúp hỗ tương kia được gọi là mục đích đệ nhị đẳng trong Bộ Giáo Luật năm 1917 và trong thông Điệp Casti Connubii năm 1930 của Đức Piô XI, thì phương thức khác với phương thức duy phụ tạo đối với hôn nhân mới bắt đầu được khai triển.

Phụ tạo là điều tốt, một điều tốt hết sức lớn lao đối với cả cá nhân lẫn xã hội. Không một lý thuyết về tính dục con người nào lại hoàn toàn làm ngơ được vai trò của phụ tạo như một số khuynh hướng ngày nay. Tuy nhiên, ta cũng không thể trệch qua hướng khác để chỉ hạn chế ý nghĩa tính dục vào sự phụ tạo mà thôi. Một trong những chủ đề có tính trung tâm hàng đầu trong Thánh Kinh để ta hiểu được tính dục là chủ đề tình yêu giao ước. Chủ đề này chính là hậu cảnh làm nền cho lời của Chúa Giêsu nói về việc vợ chồng trở nên một xác thịt (Mt 19:6) và cho lời Thánh Phaolô mô tả hôn nhân trong Thư Êphêsô chương 5. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh cho ta hay: chủ đề giao ước bao hàm một số giá trị (như tình yêu, lòng chung thủy v.v…). Nếu ta giải thích việc kết hợp tính dục của con người dưới ánh sáng giao ước, thì rõ ràng ta không thể nói tới tính dục chỉ theo nghĩa phụ tạo. Trong quá khứ, nhiều phần tử trong Giáo Hội thường nói một cách quá duy phụ tạo trong cách tiếp cận của họ đối với tính dục con người. Để có quan điểm toàn bộ (wholistic) và hợp Thánh Kinh, ta phải vượt lên trên các quan điểm duy phụ tạo về tính dục con người.

Hình thức thứ hai cường điệu hóa khía cạnh thể lý trong tính dục con người là các hệ thống nhấn mạnh một chiều tới khoái cảm thể lý hay giác quan đi liền với tính dục con người. Khoái cảm thể lý đi liền với tính dục con người là điều tốt, nó là một phần trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho con người. Truyền thống Kitô Giáo, đôi lúc, không đặt đủ giá trị lên trên khoái cảm thể lý vốn nội tại trong tính dục. Nhưng đồng thời, người ta cũng không thể biến khoái cảm thể lý thành tập chú duy nhất hay tập chú chính trong cách tiếp cận với tính dục. Quá nhấn mạnh tới khoái cảm thể lý trong tính dục vốn là một vấn nạn trong suốt lịch sử con người, và trong thời đại ta, nó đang trở thành một vấn nạn hết sức thúc bách. Việc lan tràn các thủ bản dạy cách làm tình, thường chứa những hướng dẫn thiếu hiểu biết, cho thấy sự lớn mạnh của thứ đạo đức học khoái lạc một chiều về tính dục. Việc hối hả đi tìm khoái ngất hỗ tương nơi một số cặp vợ chồng (xem cuốn “The Great Orgasm Hunt” của Eugene Kennedy) là một điển hình khác. Nhưng điển hình rõ ràng nhất của phương thức làm-tình-chỉ-để-khoái-lạc trong thời đại ta có lẽ là thế giới của tạp chí Playboy và chủ nhân ông của nó là Hugh M. Hefner. Với số phát hành hàng tháng lên đến hàng triệu, tạp chí này đã dùng hình ảnh làm rõ việc họ quá nhấn mạnh tới khía cạnh khoái lạc của tính dục. Một cách đặc trưng, tạp chí này trình bày một số mục hư cấu, một số cuộc phỏng vấn các nhân vật tiếng tăm, các bài viết về các đề tài như xe hơi, hệ thống băng nhựa với âm thanh nổi, rượu nho, và một số trang dành đăng hình phụ nữ khỏa thân. Sứ điệp thường thấy của họ là đặt phụ nữ trên cùng bình diện với xe hơi, máy phát âm thanh nổi v.v… Các khía cạnh nhân bản rộng lớn hơn trong tính dục con người không được trình bày. Nhiều điển hình khác của phương thức duy cảm giới giác quan nông cạn cũng được trình bày nhưng điểm nhấn mạnh vẫn là một, hết sức hiển nhiên. Dù các khoái cảm thể lý của tính dục đều rất tốt, nhưng ta không nên quá nhấn mạnh tới chúng đến bỏ qua quan điểm lớn hơn và có tính toàn bộ hơn của tính dục.

Các lý thuyết quá lãng mạn về tính dục con người

Khi tách ra khỏi chủ nghĩa duy thể lý trong tiếp cận của ta với tính dục con ngươì, càng ngày ta càng ý thức được các yếu tố bản thân trong tính dục, ý thức được việc tính dục của ta bước rất sâu vào cuộc sống xúc cảm và tình cảm của ta, vào cái hiểu căn bản của ta về chính mình và người khác, luôn trong liên hệ với Thiên Chúa. Trong ngữ cảnh này, ta đặc biệt hiểu ra sự kiện tính dục con người sâu sắc hóa và phong phú hóa một cách lớn lao ra sao các mối liên hệ liên bản vị của ta. Sự phong phú hóa này, trước nhất, thấy rõ ràng hơn cả trong mối liên hệ giữa một người đàn bà và một người đàn ông trong hôn nhân, một mối liên hệ, xét về nhiều phương diện, quả là mô hình cho mọi mối liên hệ nhân bản khác. Tuy nhiên, sự phong phú hóa tính dục trong nhân cách và các mối liên hệ của con người không hề chỉ hạn chế vào một mình các mối liên hệ vợ chồng. Một khi nhận ra tính dục con người không phải chỉ là các hành vi thể lý hay dục quan, ta sẽ thấy tính dục của mình trở thành một yếu tố trong và góp phần vào mọi mối liên hệ nhân bản. Theo nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ, không hề có một liên hệ nhân bản nào mà lại không có tính tính dục, theo một phương diện nào đó.

Chính vì một số hạn chế trong các cách tiếp cận Kitô Giáo trước đây (cả Thệ Phản lẫn Công Giáo) đối với tính dục con người, nên người ta cần được nghe nói tới các chiều kích phát triển bản thân của nó. Nhưng các chiều kích này có thể bị tách khỏi bối cảnh thể lý (phụ tạo) và xã hội vốn nội tại trong tính dục, để chỉ còn lại cái nhìn hẹp hòi, quá lãng mạn về tính dục con người. Chủ nghĩa lãng mạn có tính bản vị liên tiếp xuất hiện trong lịch sử như một vấn đề đối với tính dục. Thời Trung Cổ, các ca sĩ hát dạo (troubadours) tìm cách tách tình yêu ra khỏi hôn nhân đến độ gây hại cho cả hai thứ. Thời ta, các cam kết bản thân đôi khi được nhấn mạnh như yếu tố đạo đức đủ để hợp thức hóa giao hợp tính dục, đến nỗi nhu cầu của xã hội cần có những cuộc hôn nhân và gia đình bền vững và các khía cạnh phụ tạo vốn nội tại trong tính dục con người đều bị gạt qua một bên, coi như không quan trọng. Nêu ra các điểm trên không phải để đứt khoát phê phán luân lý các trường hợp giao hợp tiền hôn nhân và ngừa thai đặc thù, mà chỉ để bác bỏ bất cứ quan niệm nào về tính dục con người coi tính dục đồng nghĩa với các khía cạnh bản thân và lãng mạn, đến nỗi phi lý gạt qua một bên mọi khía cạnh khác.

Các khía cạnh xã hội về tính dục

Dù không chấp nhận ý niệm của Freud coi mọi khả năng sáng tạo của xã hội đều phát sinh từ hình thức thăng hoa của năng lực tính dục, ta vẫn phải thừa nhận sự kiện này: xã hội nói chung, mà người ta thường nhắc tới như là công ích, ích chung, có liên hệ mật thiết với động lực toàn diện của tính dục con người và do đó có quan tâm hợp pháp đối với việc biểu lộ tính dục ấy. Cách riêng, xã hội cần có các gia đình vững ổn, và người ta đủ chứng cớ chứng minh rằng việc gia tăng gẫy đổ nơi các gia đình thời nay đang tạo ra nhiều vấn đề xúc cảm và tâm lý góp phần gây hại cho xã hội nói chung. Bởi thế, một lý thuyết toàn diện về tính dục con người không được quên các khía cạnh xã hội của nó.

Tuy nhiên cũng đúng là các quan tâm của xã hội đối với tính dục con người không được trổi vượt đến độ bỏ quên các khía cạnh thể lý và bản thân của nó. Hiện tượng hôn nhân sắp đặt thời Trung Cổ để cung cấp kẻ nối nghiệp cho các vương quốc v.v…, là một điển hình có tính lịch sử cho thấy việc xã hội đẩy qua bên lề khía cạnh bản thân của tính dục. Một số đề án hiện đại buộc người ta phải triệt sản và việc thanh lọc di truyền để loại bỏ những con người không được người ta mong muốn đều là những hình thức xã hội muốn định chế hóa tính dục, không một chút tôn trọng đối với các chiều kích bản thân của nó. Trên đây, chúng tôi đã nhắc rằng tính dục con người còn có chiều kích tôn giáo, một chiều kích trong đó, tính dục con người mở cửa đón nhận mầu nhiệm thánh thiện và diệu kỳ của Thiên Chúa. Cái chiều kích mầu nhiệm có tính tôn giáo này có lẽ là lý do lớn nhất tại sao ta phải coi tính dục con người có tính toàn diện, tại sao cần có hạn chế đối với việc xã hội có thể tiến bao xa trong việc kiểm soát tính dục của ta, bất luận ý định của xã hội có tốt lành bao nhiêu đi chăng nữa.

Các viễn tượng luân lý trong nền nhân học tính dục Kitô Giáo

Hy vọng rằng việc duyệt lại các điểm mạnh và điểm yếu trong các chủ chương phiến diện về tính dục con người sẽ làm rõ hơn nền nhân học Kitô Giáo căn bản của chúng ta về tính dục, tức việc chúng ta quan niệm tính dục như một điều tốt lành toàn diện đụng tới mọi bình diện của hiện sinh con người. Nhưng điều này có ý nói gì về nền thần học luân lý của ta đối với tính dục con người? Ta lượng định ra sao các trách nhiệm luân lý của ta trong phạm vi tính dục con người? Để mở đầu, nền thần học luân lý của ta về tính dục phải có tính công giáo theo nghĩa độc đáo hay theo nghĩa “công giáo” viết thường. Nền thần học luân lý của ta phải hoàn toàn cởi mở đối với mọi khía cạnh của tính dục con người, không được quên bất cứ điều gì quan trọng. Trách vụ này không hẳn dễ dàng. Chưa hề có ai và sẽ chẳng có ai hoàn toàn tích nhập hay hợp nhất được mọi khía cạnh của tính dục con người, cho nên đi tìm một con người nhân bản hoàn toàn hợp nhất về tính dục là điều chỉ mất thì giờ. Tất cả chúng ta đều là những lữ khách, những con người đang đi đường, nếu nói về việc hoàn toàn hợp luân trong lãnh vực tính dục. Chính vì lý do đang lữ hành này, tính dục là mối ưu tư luân lý hợp pháp và miên diễn của ta. Chủ nghĩa khổ hạnh và tự chế trong phạm vi tính dục sẽ mãi mãi tiếp tục là một nhu cầu đối với ta trong tư cách những con người nhân bản đang lữ thứ, chưa có được những cuộc đời hoàn toàn như nhất. Nếu thế, thì Giáo Hội Công Giáo quả rất đúng trong đường lối chăm sóc và quan tâm về luân lý đối với lãnh vực tính dục. Đôi khi, các quan điểm của Giáo Hội về tính dục có thể quá tiêu cực và có tính quá thể lý, nhưng chắc chắn một điều: Giáo Hội hoàn toàn chính xác khi coi tính dục như lãnh vực phức tạp của đời sống con người, đòi ta phải nhạy cảm về phương diện luân lý.

Để nói lên quan tâm luân lý của Kitô Giáo và của Công Giáo vốn nội tại trong tính dục, câu hỏi chủ yếu có thể đặt ra là: tôi phải sử dụng ơn phúc tính dục do Chúa ban cho ra sao để có thể liên hệ một cách có trách nhiệm nhất với chính tôi (với trọn bản ngã tôi), với người khác (cả các cá nhân lẫn các xã hội), và với mầu nhiệm Thiên Chúa chí thánh? Phong trào phục hưng Thánh Kinh, khi nhìn vào nền thần học chính dòng của cả hai Giao Ước, đã gợi ý rằng: trong việc lượng định các vấn đề luân lý, phạm trù liên hệ một cách có trách nhiệm vượt lên trên phạm trù lề luật. Các tín điều căn bản của Kitô Giáo như Nhập Thể ( Chúa Kitô liên hệ tới mọi khía cạnh của nhân tính) và Thiên Chúa Ba Ngôi (bên trong một Thiên Chúa hoàn toàn duy nhất của ta, có sự hiện diện của các liên hệ bản vị) cũng quả quyết tầm quan trọng của phạm trù liên hệ có trách nhiệm. Vấn đề luân lý căn bản của ta về tính dục cũng chấp nhận ý niệm trách nhiệm trong liên hệ và biến nó thành quan niệm hành động (operative concept) trong hệ thống luân lý tính dục Kitô Giáo. Một lần nữa, khi bước qua những vấn đề tính dục đặc thù, thì câu hỏi làm thế nào để ta liên hệ một cách có trách nhiệm tốt nhất với Thiên Chúa, với ta và với người khác cũng sẽ là câu hỏi làm nền cho các biện luận của ta. Không phải ai ai cũng trả lời câu hỏi này một cách như nhau: người độc thân dĩ nhiên sẽ trả lời khác với người có vợ có chồng, nhưng câu hỏi chủ yếu vẫn như thế.

Điều đáng lưu ý là khi đặt câu hỏi luân lý về tính dục dựa trên tính liên hệ có trách nhiệm, các câu trả lời mà chúng ta nên đưa ra cho các câu hỏi đặc thù về luân lý tính của tính dục, xét chung, khá tương tự với những câu trả lời của truyền thống Kitô Giáo trong quá khứ. Nhưng toàn bộ tinh thần đứng đàng sau các câu trả lời ấy thì khác nhau, vì chúng ta sẽ tập chú vào sự tốt lành có tính yếu tính của tính dục và vào các áp dụng của nó đối với trọn bộ cuộc sống nhân bản. Điều ấy sẽ giúp ta sống một cuộc sống tính dục hạnh phúc và lành mạnh hơn vì những lo sợ không cần thiết đối với sự ấm áp và cởi mở nhân bản sẽ không còn nữa.

Các xem sét tôn giáo và Kitô Giáo

Các mô tả của ta về một nền nhân học tính dục có nhắc tới các chiều kích tôn giáo và Kitô Giáo của kinh nghiệm tính dục. Quan điểm toàn bộ về tính dục là một quan điểm tôn giáo, nhất là khi nó nhấn mạnh rằng không một khía cạnh nào của đời sống (sinh học, tương quan bản thân, nhu cầu xã hội v.v…) có thể ôm trọn ý nghĩa đầy đủ của tính dục. Điều này có nghĩa: tính dục chứa trong mình nhiều yếu tố sâu sắc đầy mầu nhiệm, đầy cởi mở hướng tới Thiên Chúa.

Từ thời bán khai, nhân loại đã nhận ra mối liên kết giữa kinh nghiệm tôn giáo và kinh nghiệm tính dục. Ta phải thận trọng đừng phát biểu chiều kích tôn giáo của tính dục đến độ đồng hóa kinh nghiệm tôn giáo với tính dục nhân bản. Kinh nghiệm tôn giáo luôn vuợt lên trên bất cứ phạm trù đặc thù nào của kinh nghiệm nhân bản. Theo chiều hướng này, phải tránh ý niệm cho rằng tính dục có thể giải thích gần như mọi sự về đời sống con người. Ý niệm toàn diện về tính dục con người đã trình bày từ trước đến nay cho rằng tính dục có liên hệ tới mọi kinh nghiệm nhân bản và do đó, là một hiện tượng tôn giáo hay thần học. Nhưng ý niệm của chúng ta không coi tính dục con người như là giải thích duy nhất cho tính toàn diện của kinh nghiệm nhân bản. Biến tính dục thành lời giải thích toàn diện là thần hóa nó vậy.

Các nhận định từ trước đến nay cho thấy quan điểm có tính toàn bộ về tính dục con người chính là quan điểm Kitô Giáo phù hợp với ý nghĩa sâu sắc nhất của Thánh Kinh và Thánh Truyền. Các bản văn Thánh Kinh quả quyết tính trổi vượt của mối liên hệ đàn ông/đàn bà trong hiện sinh nhân bản. Các bản văn ấy cũng giải thích tính thánh thiêng của liên hệ hôn nhân (một thân xác) theo giao ước yêu thương của Thiên Chúa với dân Người. Các ý niệm Thánh Kinh này và các ý niệm khác giống như chúng nhất quán với quan điểm có tính toàn bộ và tích cực về tính dục nhân bản hơn bất cứ quan điểm nào khác. Đã đành, một số đoạn trong cả hai Giao Ước xem ra có vẻ bài tính dục: “Đàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa” (Cn 27:15). “Thà kết hôn còn hơn là bị thiêu đốt” (1Cor 7:9). Các học giả Thánh Kinh ngày nay thường nhấn mạnh rằng các câu như trên cần được giải thích cách đặc biệt phù hợp với bối cảnh của chúng, và do đó, thực ra không hề bài tính dục như biểu kiến. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết Thư Êphêsô thứ nhất lúc đang mong chờ ngày tận thế. Sự kiện đó, chứ không phải chủ trương chống tính dục, đã là lý do khiến ngài có nhận xét tiêu cực về hôn nhân trong Thư đó.

Ta có thể đặt câu hỏi liệu Thánh Kinh có bất cứ giáo huấn nhất định nào khác về tính dục ngoài mối liên hệ đàn ông/đàn bà và tính thánh thiêng của giao ước hôn nhân không? Có thể nói rằng Thánh Kinh dứt khoát bác bỏ mọi hình thức phi nhân hóa tính dục như bạo hành tính dục, hiếp dâm, hay đĩ điếm. Tuy nhiên, khó có thể đẩy Thánh Kinh quá xa trong các vấn đề đặc thù về luân lý tính dục như thủ dâm và đồng tính luyến ái. Việc giải thích hay vấn đề thuộc khoa giải thích đã nhắc trên đây hàm nghĩa: các tuyên bố đặc thù của Thánh Kinh về các chủ đề như các chủ đề vừa nhắc xem ra đã được lên khuôn từ nhiều lớp lang văn hóa mà ta sẽ không bao giờ có thể khám phá ra hết. Do đó, Thánh Kinh quả có cung cấp cho ta tư liệu thoả đáng để ta nhìn nhận quan điểm có tính toàn bộ về tính dục con người được trình bày ở đây như là quan điểm Kitô Giáo. Thánh Kinh cũng cho ta các chỉ dẫn về tác phong tính dục, nhưng không cho ta các giải đáp chi tiết cho mọi thế lưỡng nan về tính dục của con người thời nay.

Chúng tôi đã đề cập tới tính trung tâm của việc Nhập Thể trong tư duy Kitô Giáo. Đôi lúc, Kitô hữu rơi vào cách nhìn tính dục con người một cách quá phiến diện, chỉ xét tới khía cạnh này hay khía cạnh nọ của nó mà thôi. Nếu ta là những người thực sự tin vào Nhập Thể, thì tức khắc ta phải tin rằng mọi sự có tính nhân bản, trừ tội lỗi, đều được làm cho cao thượng một cách căn để nhờ việc xuất hiện của Chúa Kitô. Như thế, đối với người Kitô hữu thực sự, theo nghĩa nguyên khởi nhất của nó, không còn chọn lựa nào khác hơn là trân trọng cách thích đáng mọi khía cạnh của tính dục con người. Bất chấp các lầm lần mà các cá nhân Kitô hữu có thể phạm trong quá khứ liên quan tới cái hiểu của họ về tính dục, ta vẫn có thể tự tin mà quả quyết rằng niềm tin của ta vào việc Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô đã ủng hộ tính tốt lành và đặc điểm toàn diện của tính dục con người.

Ngoài việc Nhập Thể với những hệ luận có tính trung tâm của nó đối với cách tiếp cận tính dục của Kitô Giáo, còn có hai yếu tố nền tảng khác cho bất cứ nền nhân học Kitô Giáo nào. Đó là: tình trạng tội lỗi của ta, và ơn gọi của ta trở nên những người chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô. Hai yếu tố này cũng có liên hệ sâu xa với nền thần học về tính dục mà ta đã phác họa trên đây. Vì người Kitô hữu cho rằng các quan điểm phiến diện về tính dục đã bàn trên đây sở dĩ có vấn đề, thì tựu chung cũng vì chúng đầy rẫy tình trạng tội lỗi và vị kỷ nhân bản. Người Kitô hữu cũng phải nhớ rằng trong tư cách người chia sẽ sự phục sinh của Chúa Kitô, họ phải luôn cố gắng biểu lộ tình yêu và tính dục ở mức cao nhất có thể. Chúng ta sẽ có dịp thảo luận các tác phong tính dục nào xem ra có thể chấp nhận được về phương diện luân lý, trong một thế giới hữu hạn. Tuy nhiên, một chấp nhận như thế không được che khuất lời mời gọi của Kitô Giáo hướng về phục sinh, lời mời gọi ta cố gắng, cả trong tư cách cá nhân lẫn tư cách xã hội, vươn tới tình trạng thống nhất trong đó tự do sẽ giúp ta vượt lên trên mọi hình thức hữu hạn của tác phong tính dục.

Một hệ luận về giáo dục tính dục

Từ những nhận định trên đây, ta thấy một trong những trách nhiệm chủ yếu nhất của ta liên quan tới tính dục là cung cấp một nền giáo dục tính dục thích đáng để không ai còn rơi trở lại các lối giải thích gây lo sợ hay quá thiên thể lý về tính dục nữa. Trong nhiều năm gần đây, Giáo Hội Công Giáo đã nhiều lần kêu gọi tổ chức việc giáo dục này. Nếu tính dục có liên quan mật thiết tới đời sống và nhân tính con người như đã được bàn trên đây, thì giáo dục tính dục phải là chìa khóa dẫn vào một lối sống nhân bản trưởng thành và hoàn bị.

Người ta thường quả quyết rằng cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên của con cái mình về tính dục. Bất kể cha mẹ làm gì nói gì trong lãnh vực giáo dục chính thức hay minh nhiên về tính dục, họ vẫn là những nhà giáo dục trước nhất của con cái họ trong lãnh vực này, vì các giá trị được họ truyền cho con cái sẽ gây nhiều tác động đối với việc phát triển tính dục của chúng hơn bất cứ nền giáo dục chính thức nào về tính dục trên thế giới.

Vì giáo dục tính dục cung cấp cả giá trị lẫn thông tri, nên lý tưởng nhất là để cha mẹ đóng vai trò chính thức trong công việc này đối với con cái họ. Cha mẹ không nên do dự mà không bắt đầu giáo dục tính dục cho con cái ngay từ lúc tuổi còn nhỏ. Người trưởng thành và thiếu niên thường bị xúc cảm cao độ, lắm lúc bị chấn thương nữa, khi phải xử lý các vấn đề tính dục. Thành thử, đôi khi cha mẹ quên mất rằng các trẻ em trước tuổi dậy thì mới là những người không gặp những dằn vặt cao về xúc cảm do tính dục của chúng gây ra như tuổi thiếu niên. Nhờ vậy, tuổi ấy là tuổi rất thích hợp để trung thực giảng giải cho các em về tính dục. Chần chừ không giải thích có thể gây cho các em những nỗi sợ về chính tính dục của các em. Ngược lại, sự cởi mở của cha về phương diện này sẽ tránh cho các em những nỗi sợ không cần thiết ấy.

Điều đáng buồn là có quá đông các bậc cha mẹ không cung cấp cho con cái mình một nền giáo dục thích đáng về tính dục. Điều này không có chi đáng ngạc nhiên cả, nếu ta xét tới các quan điểm tính dục phiến diện trên đây. Do sự thiếu sót này của cha mẹ, việc các cơ chế có trách nhiệm trong xã hội như Giáo Hội và học đường đứng ra lãnh vai trò giáo dục tính dục cho người trẻ đã trở nên thích hợp và thích đáng. Điều ấy không có nghĩa: mọi chương trình giáo dục tính dục do học đường hay các cơ chế khác phụ trách đều hoàn toàn lành mạnh và không thể bị chỉ trích, phê phán. Nó cũng không có nghĩa: bất cứ ai cũng đủ tư cách làm nhà giáo dục tính dục. Một nhà giáo dục tính dục tốt không những phải có các hiểu biết chính xác mà quan trọng hơn nữa, còn phải là người tổng hợp được một cách hài hòa trong chính bản thân mình mọi giá trị tốt đẹp vốn nội tại trong tính dục con người. Điểm trọng yếu muốn nhấn mạnh ở đây là ta cần một quan điểm tích cực và toàn diện về tính dục con người. Việc phát triển một quan điểm như thế nơi giới trẻ tùy thuộc những người trưởng thành đã tổng hợp được mọi bình diện tính dục hơn là bất cứ yếu tố nào khác.

Không thể kết luận phần này mà không nhận rằng việc giáo dục tính dục cần cho cả các sinh viên đại học, các người trưởng thành lẫn trẻ em. Khi nói với lớp tuổi trưởng thành và cao hơn về tính dục, thì diễn trình giáo dục phải khách quan hơn, không nên nhấn mạnh nhiều tới các hướng dẫn có tính qui phạm. Nếu mọi khía cạnh của tính dục con người đều được trình bày một cách ‘sòng phẳng’ và trọn vẹn hết sức, thì người trưởng thành trong đức tin Kitô Giáo sẽ có khả năng phán đoán tốt trong phạm vi đạo đức học tính dục. Điều này không có nghĩa: không nên trình bày cho người trưởng thành các qui định của Giáo Hội về tính dục. Ở đây, chỉ muốn nói: người trưởng thành Kitô hữu sẽ sẵn sàng đạt được một xu hướng tính dục chín chắn nếu ta mang lại cho họ cơ may nhìn thấy trọn bức tranh tính dục chứ không phải chỉ được dạy phải làm điều này phải làm điều nọ. Cũng nên giúp trẻ em và thiếu niên nhìn thấy trọn bức tranh của tính dục; tuy nhiên, tình trạng kém chín mùi của các em hàm nghĩa này: đôi lúc, các em cần dựa vào qui luật nhiều hơn dù các em chưa hoàn toàn nắm vững ý nghĩa của nó.

Viết theo Philip S. Keane, S.S., Sexual Morality, A Catholic Perspective, Paulist Press, 1977
 
Văn Hóa
Con Cần Chúa
Trầm Thiên Thu
18:42 21/06/2010
Thuyền con xuôi ngược biển đời

Phong ba bão táp dập vùi ngày đêm

Xin Ngài đừng nỡ ngủ quên

Kẻo con không thể vượt con-sóng-đời

Sức con yếu lắm, Chúa ơi!

Vắng Ngài, con sẽ chết trôi ngay mà

Cúi xin thương xót, độ trì

Con luôn cần Chúa cứu nguy giữa đời
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai Mù Sương - Foggy Morning
Nguyễn Đức Cung
22:10 21/06/2010

SỚM MAI MÙ SƯƠNG – Foggy Morning



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Tháng sáu Cali

phượng tím

mù sương

Tháng sáu quê xưa

Trưng Vương áo trắng

má lúm đồng tiền.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền