Ngày 21-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 12 Mùa Thường Niên A. 25.6.2017
Lm Francis Lý văn Ca
17:05 21/06/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Một lần nữa, chúng ta cùng gặp gỡ những anh chị em Kitô hữu để cử hành Mầu Nhiệm Thánh. Chủ đề của các bài đọc hôm nay trình bày cho chúng ta về sự tin vào Thiên Chúa mỗi ngày một hơn trên con đường đức tin.
Qua các bài đọc và sự chia sẻ, chúng ta sẽ khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa bên chúng ta, ngay cả những lúc đau khổ và thử thánh nhất của cuộc đời.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

Trước bài đọc I:
Tiên tri Giêrêmia, bị những kẻ ghét ông vu khống, xử sự với ông tàn ác, nhưng ông vẫn kiên tâm chịu đựng. Ông tin tưởng Chúa sẽ không bỏ rơi ông. Đây là gương sống tín trung cho người tín hữu chúng ta trong thế giới hôm nay.

Trước bài II: Thánh Phaolô nhắc lại câu chuyện tội đã nhập vào thế gian qua sự sa ngã của Adong. Qua Đức Kitô, tội đã đượcc tẩy xóa, Chúa Giêsu đã tái lập sự giao hòa giữa Thiên Chúa Cha với nhân loại.

Trước bài Tin Mừng:
Chúa Giêsu qua bài Tin Mừng hôm nay không hứa giúp chúng ta tránh những khổ cực, phiền phức trên đời, nhưng Ngài hứa sẽ ở bên chúng ta khi những sự việc ấy xảy tới. ”Đừng sợ”.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Với niềm tin phó thác vào Thiên Chúa là Cha, chúng ta xin Ngài những ơn cần thiết sau đây:

1. Xin Chúa ban ơn cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Các Phẩm Trật trong Giáo Hội luôn đầy khôn ngoan và ơn Chúa Thánh Linh, để hướng dẫn Giáo Hội vững mạnh tiến về quê trời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho các tín hữu của Chúa đang gặp những khó khăn thử thách trong gia đình hay trong cuộc sống thường nhật, luôn vững niềm tin vào Chúa, là Đấng luôn hiện diện, nâng đỡ và không bỏ rơi con cái của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho mỗi người tín hữu chúng ta, trong cuộc sống mới, luôn ý thức rằng, Chúa là nguyên thủy và là cùng đích của cuộc đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua tuổi tác, bệnh hoạn phần hồn cũng như phần xác… xin cho họ luôn sống trọn vẹn niềm tin trong mọi biến cố của cuộc đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến do lòng hiếu thảo qua những lời cầu nguyện, những thánh lễ chúng ta dâng khi còn tại thế. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, hiệp với lễ tế chúng con dâng trước tôn nhan Chúa hôm nay, là những lời cầu xin của con cái Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con những điều chúng con van nài Chúa, để cuộc sống chúng con luôn được Chúa nâng đỡ chở che. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Suy Niệm Lễ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
18:48 21/06/2017
Trái Tim Tình Yêu

Suy Niệm Lễ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu

Đúng 19 ngày sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, ngày Chúa tỏ Trái Tim Tình Yêu của Người ra cho thánh nữ Maria Margarita Alacoque (16/6/1675), phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành với lòng biết ơn lễ Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu rất hay thương « dịu hiền và khiêm nhường » trong lòng.

Trái Tim Chúa đã yêu loài người ta quá bội

Trái Tim của Thiên Chúa rung động vì cảm thương loài người luôn đổ tràn tình thương xuống cho nhân loại. Trái Tim ấy không đầu hàng trước sự vô ơn bạc nghĩa, từ chối của con người. Vì yêu, Thiên Chúa đã muốn tên lính đâm thấu và mở cạnh sườn ; máu cùng nước chảy ra (x. Ga 19, 34). Từ nguồn suối thẳm sâu của trái tim mình, Chúa Giêsu đã ban cho Giáo Hội các bí tích để có thể trao ban hồng ân sự sống… ; để ai uống nước này « thì từ họ sẽ vọt lên sự sống đời đời » (Ga 4,14).

Từ Trái Tim Chúa bị đâm thủng vì tội lỗi chúng ta, đã tuôn trào nguồn ơn cứu độ đời đời cho nhân loại. Trái Tim đó không đơn giản là trái tim bình thường mà là Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Trái Tim « yêu thương » dân, « Quả tim Ta thổn thức trong Ta … vì Ta là Thiên Chúa » (x. Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9 ). Quả Tim ấy được cụ thể nơi Trái Tim Chúa Giêsu vượt quá sự hiểu biết của con người (x. Ep 3,8-12.14-19). Ấy vậy mà con người vẫn vô ơn bạc nghĩa trước sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Chẳng những thế, con người còn xúc phạm đến Trái Tim nhân lành của Chúa. Nhưng vì là Trái Tim Tình Yêu nên : « Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm Chúa vẫn hằng nuôi dưỡng ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn » (Ca nhập lễ). Lời thánh Gioan Maria Vianey là bằng chứng : « Linh mục là hồng ân của Thánh Tâm Chúa ban cho loại người » (GLHTCG số 1589). Làm sao ta không cảm động nhớ lại rằng chính từ Trái Tim Chúa đã trực tiếp nảy sinh hồng ân linh mục. Hôm nay chúng ta đừng quên cầu cùng Thiên Chúa Ba Ngôi cho các linh mục nhân ngày thánh hóa, để Giáo Hội có được những cái máng tốt như lòng Chúa mong ước, thông chuyển tình yêu của Thiên Chúa cho thế gian.

Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy mọi nhân đức

Những lời Kinh Cầu vang lên trong suốt tháng Sáu như muốn nói với chúng ta rằng, tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho nhân loại, đều được gửi gắm và thể hiện nơi Trái Tim Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Thiên Chúa. Qua Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta thấy được sự quan phòng tình yêu từ đời đời của Thiên Chúa nhằm cứu độ thế gian. Đúng là mầu nhiệm tình yêu khôn hiểu thấu, nên chúng ta « hãy ca tụng Chúa và kêu cầu danh Người » (Tv 12, 5).

Nhìn ngắm Trái Tim Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, trong sự viên mãn của Chúa Thánh Thần, chúng ta khám phá ra lòng nhân lành của Chúa Giêsu luôn yêu thương, ấp ủ chúng nhân, chứng tỏ Trái Tim Người là mạch đầy dẫy hằng sống và thánh thiện, là nguồn suối cứu chuộc chúng ta. Để hiểu sâu xa hơn, chúng ta phải trở về với cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria thành Sykar thuộc xứ Samaria. Cô ta đến xách nước, Chúa Giêsu bảo: « Xin bà cho tôi uống nước ». Người đàn bà Samaria thưa lại: « Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria? » Thánh sử sau đó thêm rằng : (Vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Sa-maria). Sau đó, cô nhận được phản ứng của Chúa Giêsu: « Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: « Xin cho tôi uống nước », thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống [...]vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời » (Ga 4, 1-14). Đây là những lời nói bí ẩn.

Chúa Giêsu là nguồn suối; từ Người vọt lên sự sống thần linh. Gần Chúa, ở lại trong Chúa, chúng ta sẽ có sự sống. Nguồn suối ấy đem tưới vào đời mình ta sẽ có được sự bình an sâu thẳm và niềm hạnh phúc đích thực ở nơi Trái Tim Giêsu yêu thương.

Sùng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu

Thế giới ngày hôm nay xảy ra biết bao cuộc xung đột cam go đẫm máu, rất cần sứ điệp phát xuất từ Trái Tim Chúa, nguồn mạch duy nhất, nhân loại có thể múc lấy sự khiêm nhường và lòng tha thứ để chữa lành những thương tích. Lòng sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu có thể là nguồn mạch mọi ơn phúc cho thế giới này như lời Đức Piô X viết khi ban lệnh thi hành việc tôn sùng Trái Tim Chúa : « Việc tôn thờ Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về Tình Yêu Thiên Chúa, bởi vì Tình Yêu, vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các linh hồn, các gia đình và các quốc gia ». Đức Piô XI nhận định: « Lòng sùng kính Thánh Tâm là một phương dược phi thường cho những nhu cầu ngoại thường của thời đại chúng ta » (Caritate Christi compulsi). Trong tông huấn Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chân phước Phaolô VI viết: « Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý của thế giới ». Thánh Gioan Phaolô II Giáo hoàng nói : « Lòng sùng kính Thánh Tâm phù hợp hơn bao giờ hết với những mong đợi của thời đại chúng ta » (Diễn văn với Dòng Thừa Sai Thánh Tâm, 5-10-1987).

Nên giống Trái Tim Chúa

Người kitô hữu không chỉ được mời gọi chiêm ngắm, sùng kính, mà còn phải sống tình yêu ấy nữa. Chúa Giêsu đã nói, « Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hãy giữ các điều răn của Thầy » (Ga 14, 15). Như thế, Người mời gọi chúng ta kèm theo điều kiện : nếu ta yêu mến Chúa, thì ta phải giữ các điều răn của Chúa, tuân giữ thánh chỉ của Chúa, và thực hành các giới răn mà Thiên Chúa đã chỉ cho ta, để chứng tỏ rằng ta yêu Chúa.

Chúa muốn chúng ta giữ các điều răn đã được Chúa ban cho Israel trên núi Sinai qua trung gian Môisen, nhiều người trong chúng ta lặp lại mỗi ngày trong kinh nguyện, một tập quán tốt đẹp và ngoan đạo. Chúng ta lặp lại những điều đã được viết trong Sách Xuất Hành, để tin nhận và làm mới lại những gì chúng ta nhớ.

Lạy Chúa Giêsu, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô viếng mộ hai linh mục có lúc bị trù dập, Don Primo Mazzolari và Don Lorenzo Milani
Vũ Văn An
01:02 21/06/2017
Theo tin của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, sáng nay, 20 tháng Sáu năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng đi viếng mộ hai linh mục, Don Primo Mazzolari ở Bozzolo và Don Lorenzo Milani ở Barbiana.

Cả hai linh mục trên, sinh thời, đều bị Tòa Thánh tỏ ý lo ngại nên đã ngăn cấm nhiều tác phẩm do các ngài trước tác. Cha Primo Mazzolari vốn là người chống chiến tranh hồi Thế Chiến I và cuối Thế Chiến II, có khuynh hướng mạnh về cam kết xã hội. Bán nguyệt san “Adesso” (“Bây Giờ”) của ngài bị Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đóng cửa năm 1951 và bản thân ngài bị cấm giảng ở bên ngoài giáo phận.

Cha Milani thì bị Văn Phòng Thánh ra lệnh thu hồi tác phẩm “Kinh Nghiệm Mục Vụ” cha cho xuất bản đầu năm 1958 với “imprimatur” của giáo quyền sở tại, vì thấy việc đọc nó “không thuận lợi” cho các độc giả hồi đó. Trong tác phẩm này, cha phân tích các lý do của sự phân rẽ ngày một gia tăng giữa Giáo Hội và người dân Ý.

Khoảng 9 giờ sáng, khi tới sân vận động thể thao Bozzolo, Đức Giáo Hoàng được đón chào bởi Đức Giám Mục Giáo Phận Cremona, Đức Cha Antonio Napolioni, và thị trưởng, Ông Giuseppe Torchio. Sau đó, dùng xe, Đức Giáo Hoàng tới giáo xứ San Pietro, nơi ngài được cha xứ, Don Gianni Maccalli, và cha phó, Don Gabriele Barbieri, chào đón.

Đức Thánh Cha cầu nguyện tại mộ của Don Primo Mazzolari. Sau đó, sau lời chào kính củac Đức Giám Mục giáo phận, ngài đã đọc một bài diễn văn tưởng niệm.

Sau cùng, tại phòng áo lễ, Đức Giáo Hoàng được Chủ Tịch Qũy Mazzolari, Don Bruno Bignami, và Chủ Tịch Ủy Ban Khoa Học của Qũy Mazzolari, Giáo Sư Gorgio Vecchio, hướng dẫn xem một số vật kỷ niệm và công trình của Don Primo.

Rồi, sau khi thăm hỏi một số tín hữu, Đức Giáo Hoàng đã được xe chở tới sân vận động thể thao Bozzolo, nơi, vào khoảng 10 giờ 30, ngài khởi hành đi Barbiana (FI), để viếng mộ Don Lorenzo Milani.

Khoảng 11 giờ 15, ngài tới sân trước của Nhà Thờ Barbiana, nơi ngài được tiếp đón bởi Đức Hồng Y Giuseppe Betori, Tổng Giám Mục Florence và Thị Trưởng Vicchio của Florence.

Sau đó, ngài tới viếng mộ của Don Lorenzo Milani (1923-1967), nhân dịp vị này qua đời cách nay 50 năm.

Tại nhà thờ giáo xứ, Đức Thánh Cha gặp một số cựu học trò của Don Milani và viếng thăm nhà xứ gần đó. Tại đây, ngài đã đọc một bài diễn văn tưởng niệm, với sự hiện diện của các cựu học trò của Don Milani, cũng như của một số linh mục giáo phận và một số người khác, tổng cộng chừng 200 người. Và hồi 12 giờ 30, trực thăng đã đưa ngài trở lại Vatican.

Đón đọc bài diễn văn tưởng niệm Don Primo Mazzolari
 
Bài diễn văn của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Lorenzo Milani ở Barbiana
Vũ Văn An
22:49 21/06/2017
Vị linh mục ‘trong sáng và cứng rắn như kim cương’ tiếp tục tỏa ánh sáng Thiên Chúa trên đường đi của Giáo Hội. Anh chị em hãy cầm lấy đuốc và mang nó tiến lên phía trước!

Như đã loan tin, ngày 20 tháng Sáu hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đi viếng mộ hai vị linh mục Ý, sinh thời, vốn bị Tòa Thánh nhìn bằng con mắt ngờ vực. Đó là Don Primo Mazzolari ở Bozzolo và Don Lorenzo Milani ở Barbiana.

Sau khi tới Bozzolo viếng mộ Don Primo, trên đường trở về Rôma, Đức Phanxicô đã dừng lại Barbiana để viếng mộ Don Milani. Tại đây, ngài được Đức Hồng Y Giuseppe Betori, Tổng Giám Mục Florence, và Thị Trưởng Vicchio là Roberto Izzo nghinh đón. Ngài tới nghĩa trang viếng và cầu nguyện tại mộ Don Milani rồi vào nhà thờ gặp một số học trò cũ của Don Milani. Sau đó, ngài tới thăm nhà xứ và trường học. Rồi tại sân cỏ kế cận nhà xứ, sau khi được Đức Hồng Y Betori giới thiệu, Đức Giáo Hoàng đã đọc một bài diễn văn.

Sau đây là bản dịch tiếng Việt của bài diễn văn này, dựa vào bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Anh chị em thân mến, tôi đến Barbiana để tỏ lòng tôn kính ký ức của một linh mục đã làm chứng cho việc khi hiến mình cho Chúa Kitô, người ta đã tìm thấy các anh em của mình đang cần sự giúp đỡ và đã phục vụ họ ở đó như thế nào, để bảo vệ và phát huy phẩm giá làm người của họ, với cùng một sự hiến mình mà Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta trên thập giá.

Tôi vui mừng gặp được những người lúc ấy là học trò của Cha Lorenzo Milani, một số thuộc trường bình dân Thánh Donato ở Calenzano, những người khác thuộc trường ở Barbiana. Anh chị em là nhân chứng của việc một linh mục đã sống sứ mệnh của mình, tại những nơi Giáo Hội kêu gọi ngài, một cách trung thành với Tin Mừng ra sao và, chính vì điều này, một cách trung thành với mỗi người trong anh chị em, những người mà Chúa đã ủy thác cho ngài. Và anh chị em là nhân chứng cho niềm đam mê giáo dục của ngài, cho nỗ lực của ngài trong việc đánh thức chiều kích nhân bản nơi con người để dẫn họ tới thể thần thánh.

Do đó (mà có) sự tận tụy hoàn toàn của ngài cho ngôi trường, với một chọn lựa mà ngài đã thực hiện ở đây ở Barbiana này một cách thậm chí còn triệt để hơn nữa. Đối với Cha Lorenzo, trường học không khác gì sứ mệnh linh mục của ngài, nhưng là cách cụ thể để thực hiện sứ mệnh đó, tạo cho nó một nền tảng vững chắc và có khả năng nâng mình lên tới trời. Và khi quyết định của Giám Mục dẫn ngài từ Calenzano đến đây, giữa các thanh thiếu niên của Barbiana, ngài hiểu ngay rằng Chúa đã cho phép ngài có sự chia tay đó để ban cho ngài những đứa con mới, giúp chúng phát triển và yêu thương chúng. Để trả lại lời nói cho người nghèo, bởi vì không có lời nói là không có nhân phẩm và do đó không có tự do cũng như không có công bằng: Cha Milani đã dạy điều ấy. Và chính lời nói đã có thể mở đường cho tư cách công dân đầy đủ trong xã hội, qua việc làm, và cho tư cách chi thể đầy đủ trong Giáo Hội, qua một đức tin có ý thức.

Theo cách riêng của nó, điều này cũng đúng đối với thời đại của chúng ta, trong đó chỉ nhờ sở hữu được lời nói mới, người ta mới có thể biện phân giữa nhiều thông điệp gây bối rối vốn đổ dồn lên chúng ta, và phát biểu được các khát vọng sâu sắc của trái tim họ, cũng như các khát vọng công lý của rất nhiều anh chị em đang mong đợi công lý. Việc sở hữu lời nói làm khí cụ của tự do và tình huynh đệ cũng là một phần của diễn trình nhân bản hóa mà chúng ta đang đòi hỏi cho mọi người trên trái đất này, sau bánh mì, nhà cửa, việc làm và gia đình.

Đang hiện diện nơi đây cũng có một số thiếu niên và người trẻ, những người đại diện trước chúng ta khá nhiều thiếu niên và người trẻ ngày nay đang cần một ai đó đồng hành với họ trong quá trình phát triển của họ. Cha biết rằng các con, cũng như nhiều người khác trên thế giới, đang phải sống trong những tình huống bị gạt ra bên lề, và một ai đó đang ở bên cạnh các con để các con không cô đơn và chỉ cho các con thấy một con đường cứu nguy, một tương lai mở ra nhiều chân trời tích cực hơn. Từ nơi đây, tôi xin cảm ơn tất cả các nhà giáo dục, tất cả những ai đã tận hiến phục vụ sự phát triển của các thế hệ mới, đặc biệt những vị đang gặp tình huống khó khăn. Sứ mệnh của qúy vị là một sứ mệnh đầy trở ngại nhưng cũng đầy niềm vui. Nhưng trên hết, nó là một sứ mệnh. Một sứ mệnh yêu thương, bởi vì người ta không thể dạy mà không yêu thương, mà không nhận thức rằng điều cho đi chỉ là một quyền lợi đã được công nhận, quyền được học hành. Và có rất nhiều điều cần được giảng dạy, nhưng điều thiết yếu là sự lớn mạnh của lương tâm tự do, có khả năng đương đầu với thực tế và trong đó, được định hướng bằng tình yêu, bằng ý chí cam kết với người khác, bằng việc chịu trách nhiệm trước các lao nhọc và vết thương của họ, bằng việc trốn thoát mọi tính vị kỷ để phục vụ lợi ích chung. Chúng ta thấy trong Lá Thư gửi Thầy Giáo, có đoạn viết: "Tôi học được rằng vấn đề của những người khác cũng giống hệt như vấn đề của tôi. Ta cứ để cho chính trị lo giải quyết các vấn đề này. Tự giải quyết theo ý riêng là tham lam”. Đây là một lời kêu gọi lãnh trách nhiệm. Một lời kêu gọi liên quan đến các con, thưa các bạn trẻ, nhưng trước hết liên quan tới chúng ta, những người lớn, chúng ta được kêu gọi sống tự do lương tâm một cách chân chính, (hiểu) như việc tìm kiếm chân, thiện mỹ, sẵn sàng trả giá do việc này đòi hỏi, và làm điều này dứt khoát, không thỏa hiệp.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tôi hướng về anh em, các linh mục, những người mà tôi muốn ở bên cạnh tôi tại Barbiana này. Tôi thấy giữa anh em có các linh mục cao niên, những người từng chia sẻ với Cha Lorenzo Milani những năm ở chủng viện hay làm thừa tác vụ ở những nơi gần đó; và cả các linh mục trẻ nữa, những người đại diện cho tương lai của hàng giáo sĩ Florence và Ý. Vì vậy, một số anh em là nhân chứng cho cuộc mạo hiểm nhân bản và linh mục của Cha Lorenzo, những người khác là những người thừa kế. Tôi muốn nhắc nhở tất cả anh em rằng chiều kích linh mục của Cha Lorenzo Milani nằm ở gốc rễ của tất cả những gì đã được nhắc lại cho đến bây giờ về ngài. Chiều kích linh mục nằm ở gốc rễ của tất cả những gì ngài đã làm.

Tất cả đều phát sinh từ việc ngài là một linh mục. Nhưng, ngược lại, việc ngài là linh mục có một gốc rễ sâu xa hơn: đức tin của ngài. Đó là một đức tin tổng hợp hóa, trở thành sự tự hiến hoàn toàn cho Chúa và tìm thấy trong thừa tác linh mục hình thức đầy đủ và hoàn thiện cho tuổi trẻ đã được cải hóa. Nổi tiếng là những lời của vị linh hướng của ngài, Cha Raffaele Bensi, người, vào lúc đó, đã thu hút nhiều nhân vật cao cả nhất của Đạo Công Giáo ở Florence, như thế, ngài đã sống khoảng giữa thế kỷ vừa qua, dưới thừa tác vụ đầy tình cha con của Đức Hồng Y Elia Dalla Costa. Cha Bensi nói như vậy: "Hãy đến với tôi để cứu linh hồn bạn. Từ ngày tháng Tám đó cho tới mùa thu, ngài đã ngấu nghiến sách Tin Mừng và Chúa Kitô. Người thanh niên này đã lìa bỏ (mọi sự) để theo Đấng Tuyệt Đối ngay lập tức, không đứng lưng chừng. Ngài muốn được cứu rỗi và được cứu rỗi bằng bất cứ giá nào. Trong suốt và cứng rắn như một viên kim cương, ngài sẽ sớm bị thương và gây thương tích "(Nazzareno Fabbretti, "Phỏng vấn Đức ông Raffaele Bensi", Domenica del Corriere, 27 tháng 6 năm 1971). Làm một linh mục như một cách để sống Thể Tuyệt Đối. Mẹ ngài, Alice, nói: "Con trai tôi tìm kiếm Thể Tuyệt Đối. Nó đã tìm thấy điều này trong tôn giáo và trong ơn gọi linh mục”.

Nếu không có lòng khao khát Thể Tuyệt Đối này, chúng ta có thể là các viên chức tốt của thánh thiêng, nhưng chúng ta không thể là linh mục, linh mục đích thực, có khả năng trở thành tôi tớ của Chúa Kitô nơi anh em. Các linh mục thân mến, với ơn thánh của Thiên Chúa, chúng ta hãy tìm cách trở thành những người của đức tin, một đức tin quả quyết, không mờ nhạt, và những người của đức ái, đức ái mục vụ đối với tất cả những ai Chúa trao phó cho chúng ta như anh chị em và như con cái. Cha Lorenzo cũng dạy chúng ta yêu mến Giáo Hội, như ngài yêu thương Giáo Hội, với lòng quả quyết và chân lý, những điều có thể tạo ra căng thẳng, nhưng không bao giờ tạo ra gẫy đổ, bỏ rơi.

Các linh mục thân mến, chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội, và làm cho Giáo Hội được yêu mến, bằng cách minh chứng Giáo Hội như người Mẹ ân cần của mọi người, nhất là những người nghèo nhất và yếu đuối nhất, bất kể trong đời sống xã hội hay trong đời sống cá nhân và tôn giáo của họ. Giáo Hội mà Cha Milani chỉ cho thế giới thấy có khuôn mặt mẫu thân và ân cần này, sẵn sàng đem lại cho mọi người khả năng gặp gỡ Thiên Chúa và do đó tạo được sự nhất quán cho con người riêng của họ trong mọi phẩm giá của nó.

Trước khi kết luận, tôi không thể im lặng về cử chỉ tôi thực hiện hôm nay, một cử chỉ cố ý trả lời một yêu cầu mà cha Lorenzo đã rất nhiều lần ngỏ cùng Đức Giám Mục của cha, và là điều được thừa nhận và được hiểu là trung thành với Tin Mừng và ngay thẳng trong hành động mục vụ của cha. Trong một lá thư gửi Đức Giám Mục, cha viết: “nếu Đức Cha không tôn trọng con hôm nay bằng một hành vi long trọng, mọi việc tông đồ của con xem ra chỉ là một biến cố tư riêng…” Từ Đức Hồng Y Silvano Piovanelli, đã quá vãng, và rồi Đức Tổng Giám Mục Florence, đã dành cho Cha Lorenzo việc thừa nhận này trong nhiều dịp khác nhau.

Hôm nay, Giám Mục Rôma cũng làm như thế. Việc này không triệt tiêu được sự cay đắng vẫn theo Cha Milani suốt đời: đây không phải là việc triệt tiêu hay bác bỏ lịch sử mà đúng hơn là hiểu các hoàn cảnh và nhân tính trong diễn trình của chúng, tuy nhiên việc này muốn nói rằng Giáo Hội thừa nhận, trong cuộc sống của Cha Milani, một cung cách điển hình trong việc phục vụ Tin Mừng, phục vụ người nghèo và phục vụ chính Giáo Hội. Với sự hiện diện của tôi tại Barbiana, với việc cầu nguyện tại mộ của Cha Lorenzo Milani, tôi tin rằng tôi đã đáp ứng mọi điều mẹ ngài vẫn từng chờ mong: “trên hết, tôi muốn linh mục này được biết đến, sự thật được biết rõ, danh dự cũng được trả cho Giáo Hội vì những gì ngài đã hiện hữu cho trong Giáo Hội và Giáo Hội nên trả danh dự cho ngài… Việc Giáo Hội, người từng khiến ngài đau khổ rất nhiều nhưng đã ban cho ngài chức linh mục, và cái sức mạnh đức tin kia, theo tôi, mãi mãi là mầu nhiệm sâu kín nhất của con trai tôi… Nếu thực sự người ta không hiểu Cha Lorenzo đã là loại linh mục nào, thì thật khó mà hiểu được bất cứ điều gì khác về ngài. Thí dụ, sự quân bình dâu xa của ngài giữa sự cứng lòng và đức ái” (Nazareno Fabbretti, “Gặp gỡ Mẹ của Cha Xứ Barbiana, Ba Năm Sau Khi Ngài Qua Đời”, Il Resto del Carlino, Bologna, July 8 tháng Bẩy, 1970). Vị linh mục này “trong sáng và cứng rắn như một viên kim cương” tiếp tục tỏa ánh sáng Thiên Chúa trên đường đi của Giáo Hội. Anh chị em hãy cầm lấy đuốc và đem nó tiến lên! Cám ơn anh chị em.

[Kính Mừng Maria] [Ban phép lành]

Cám ơn anh chị em rất nhiều! Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, anh chị em đừng quên đấy. Tôi cũng sẽ theo gương vị linh mục tốt lành này! Cám ơn sự hiện diện của anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em. Cả anh em linh mục nữa, mọi người, vì không có chuyện về hưu trong chức linh mục! mọi người anh chị em hãy tiến lên, tiến lên phía trước, một cách can đảm! Cám ơn.
 
Top Stories
Vietnamese Catholics terrorised by gangs
Catholic Hearld
06:21 21/06/2017
Vietnamese protesters hold banners during a 2016 rally in Hanoi denouncing mass fish deaths due to toxic discharge from the Taiwanese-built steel plant in Ha Tinh province (CNS photo)

Priests have accused the government of 'aiding and abetting those who intentionally violate laws, cause hatred and divide Catholics from others'

Police have looked the other way as gangs of young people have terrorised a Catholic community in north-east Vietnam, according to reports.

Throughout June gangs of youths – wearing red T-shirts with yellow stars and waving national flags – have attacked Catholics and their property in Song Ngoc parish in Quynh Luu District of Nghe An province, UCA News reported.

Eleven priests wrote in a petition to the Vietnamese government: “We see that the attacks have been carried out in an orchestrated manner, and the police know well what is occurring, but are ignoring what is going on.”

The priests accused the government of “aiding and abetting those who intentionally violate laws, cause hatred and divide Catholics from others”.

The attacks have occurred at night, and at least two Catholics have been seriously injured, sources told UCA News.

Despite a heavy police presence, the youths have ridden motorbikes at full throttle through villages at night and thrown stones at a church and at the homes of Catholics. They have also intimidated businesses owned by Catholics and, in one case, the youths, armed with knives, threatened a Catholic shop owner and destroyed his goods while also driving away his customers. Catholics told UCA News that the youths were supporters of the Communist Party and criminal elements from other areas.

The gangs have put up banners calling on locals to expel two priests active in helping fishermen sue the Formosa Ha Tinh Steel Corp for a marine pollution disaster last year which killed hundreds of tons of fish across 125 miles.
 
Chine: Nouvelle session de négociations entre Rome et Pékin
Eglises d'Asie
12:12 21/06/2017
Trois ans exactement après le début des négociations qui sont menées de manière très discrète entre le Saint-Siège et la Chine populaire, Rome s’apprête à accueillir à nouveau une délégation venue de Pékin pour discuter de la finalisation d’un éventuel accord entre l’Eglise catholique et le régime en place. Accord qui aura trait à l’organisation de la vie de l’Eglise catholique en Chine, au mode de nomination des évêques ainsi qu’à la place et au rôle respectifs de ces derniers.

Après la visite à Pékin d’une délégation romaine en mars dernier, c’est donc au tour d’une délégation chinoise de faire le voyage de Rome. Selon nos informations, les négociateurs chinois devraient rencontrer leurs homologues du Saint-Siège dans les tout prochains jours, d’ici la fin de ce mois. Selon des sources chinoises, la composition de la délégation chinoise, qui n’est pas connue dans sa totalité, a légèrement évolué : Guo Wei, un ancien responsable chargé de suivre les affaires catholiques au sein de l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses, a cédé sa place à Dai Chenjing, un autre haut responsable de cette administration chargée de mettre en œuvre la politique religieuse du gouvernement chinois. Aucune conclusion ne peut cependant être tirée de cette évolution dans la composition de l’équipe des négociateurs chinois.

Une communication officielle vérouillée

Du côté du Saint-Siège, où là aussi la composition complète de l’équipe de négociateurs n’est pas connue, un mouvement peut être noté : le P. Tadeusz Wojda, sous-secrétaire à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, a été nommé archevêque de Bialystok, en Pologne, le 12 avril dernier, ce qui l’a amené à quitter Rome. Il faisait partie des négociateurs du Saint-Siège et son départ pourrait être perçu positivement par la Chine tant les dirigeants chinois associent tout responsable ecclésiastique polonais avec le pape Jean-Paul II, perçu par eux comme étant le « tombeur » du communisme en Europe de l’Est.

Quoi qu’il en soit de l’impact réel de ces changements, l’issue des négociations reste toujours aussi délicate à discerner. Les parties concernées verrouillent toute communication et les rumeurs qui circulent ressemblent plus à des « fuites » organisées pour laisser à penser qu’un accord est sur le point d’aboutir ou va dans telle ou telle direction.

L’un des points des négociations concerne à l’évidence le sort et la place qui seront réservés aux sept évêques « officiels » qui ne sont pas en communion avec Rome. Pékin ne peut que vouloir la « légitimation » par le pape des sept en question, tandis que Rome tient à faire valoir le respect des principes qui gouvernent l’Eglise et l’impossibilité manifeste de réintégrer certains des sept dans la communion du corps épiscopal. En Chine, certains au sein de l’Eglise catholique pensent que le pardon du pape François pour deux des sept évêques excommuniés est quasi acquis : il s’agit de Mgr Ma Yinglin, évêque de Kunming, et de Mgr Guo Jincai, évêque de Chengde, qui sont aussi, respectivement, le président et le secrétaire général de la Conférence des évêques « officiels » de Chine, une structure par ailleurs non reconnue par Rome.

Un autre point de négociation concerne la place et le rôle des évêques « clandestins » (« clandestins » signifiant ici non reconnus par Pékin). Ils sont au nombre d’une trentaine et il s’agit pour Rome d’obtenir des garanties quant à la reconnaissance par les autorités chinoises de leur statut et de leur rôle épiscopal.

Parmi les autres sujets certainement présents au menu des négociations figure le mode de nomination des évêques, l’usage prévalant à ce jour étant tout sauf formalisé.

L’évêque de Macao en visite auprès de Ma Yinglin, « recteur » du séminaire national

En l’absence de communiqués officiels de Rome ou de Pékin, les observateurs en sont réduits à commenter ce que l’actualité laisse entrevoir. Ainsi, du 29 mai au 2 juin derniers, l’évêque de Macao s’est rendu en visite à Pékin, une visite centrée, dixit O Clarim, le journal du diocèse, sur la formation des séminaristes, le travail pastoral et les activités de l’Eglise en matière d’éducation. C’était cependant la première visite en Chine continentale de Mgr Lee Bun-sang depuis sa nomination sur le siège de Macao en janvier 2016. Issu de l’Opus Dei, canoniste spécialiste des relations sino-vaticanes, Mgr Lee était accompagné d’une délégation de onze personnes ; il a rencontré à Pékin Mgr Ma Yinglin, ce dernier étant recteur du grand séminaire national, outre ses fonctions de président de la Conférence épiscopale « officielle » et de vice-président de l’Association patriotique des catholiques chinois. Dans le compte-rendu publié dans O Clarim, Ma Yinglin n’est désigné que par son titre de « recteur » du séminaire, là où les publications de Chine continentale parlent de lui comme « Mgr Ma », sans mentionner bien sûr que sa qualité d’évêque ne lui est pas reconnue par Rome.

Dans un autre ordre d’idée, le dimanche 11 juin, fête de la Trinité, à Kunming, Mgr Ma Yinglin a concélébré la messe en sa cathédrale du Sacré-Cœur, en présence de trois évêques du Hebei. Le Hebei est cette province qui entoure Pékin où la présence de l’Eglise, notamment des communautés « clandestines », est forte. Les trois évêques venus concélébrer à Kunming, dans le Yunnan, avec un évêque illégitime n’ont pu le faire que fortement « incités » par les autorités chinoises. Que Msgr An Shuxin, de Baoding, Fang Jianping, de Tangshan, et Feng Xinmao, de Hengshui, concélèbrent l’Eucharistie aux côtés de Mgr Ma ne fait que renforcer la stature de ce dernier.

Par ailleurs, le 20 juin, l’ambassadeur d’Allemagne en poste à Pékin a appelé les autorités chinoises à mettre fin au harcèlement dont l’évêque « clandestin » de Wenzhou est la cible. Le 18 mai dernier, Mgr Shao Zhumin a été soustrait à ses fidèles ; il est depuis détenu dans un lieu secret. Il y a quelques jours, il a été aperçu à l’aéroport de Wenzhou, accompagné de policiers en civils, mais il n’a pas réapparu depuis. « Sa pleine et entière liberté de mouvement devrait lui être rendue », a demandé l’ambassadeur par voie de communiqué.

Des négociations qui auront lieu ces jours-ci à Rome, que peut-on attendre ? Début février, l’évêque de Hongkong, le cardinal John Tong Hon, a publié un plaidoyer en faveur de la conclusion d’un accord entre la Chine et le Saint-Siège. Depuis son siège épiscopal de Hongkong, le cardinal est bien placé pour reconnaître que les conditions politiques actuelles en Chine populaire font que les libertés n’y sont pas « complètes », mais il a mis en avant le fait que l’Eglise se devait de saisir le moment présent pour obtenir une liberté « essentielle » pour elle, à savoir la nomination par le pape des évêques.

Toujours depuis Hongkong, le point de vue de l’évêque émérite du diocèse, le cardinal Joseph Zen Ze-kiun, est différent : selon lui, Pékin n’a aucunement l’intention de desserrer le contrôle exercé sur les religions et les catholiques ne feront pas exception ; Rome n’a pas les moyens de faire respecter par la Chine les modalités d’un éventuel accord et la conclusion d’un tel accord se fera par conséquent au détriment des catholiques chinois. Si un tel accord est passé, le cardinal Zen a signifié à plusieurs reprises ces dernières années que, par respect pour l’autorité du pape, il garderait le silence et se retirerait dans un monastère. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 21 juin 2017)
 
Philippines: Les Philippines lancent un appel aux catholiques du monde entier à vivre Laudato Si
Eglises d'Asie
12:15 21/06/2017
« Je m’engage à me soucier de notre maison commune » : tel est le contenu du message que Mgr Luis Antonio Tagle, cardinal et archevêque de Manille, a adressé au Mouvement catholique mondial pour le climat (GCCM). Ce réseau mondial fondé en 2015, qui œuvre pour la mobilisation des catholiques en faveur de la justice climatique, a formulé un « appel à vivre Laudato Si » le 17 juin dernier, à la veille du deuxième anniversaire de la publication de l’encyclique Laudato Si.

Cet appel à vivre Laudato Si a pour ambition de sensibiliser 1 % des 1,2 milliard de catholiques à travers le monde aux enjeux environnementaux. Accessible en ligne (LiveLaudatoSi.org), il constitue une « réponse à l’appel urgent du pape François formulé dans Laudato Si » et invite « à prier pour et avec la Création, à vivre d’une manière plus simple et à s’engager à protéger la maison commune ». Le mouvement à l’origine de cette initiative s’est engagé à envoyer à ses signataires des propositions concrètes, de manière à adopter un mode de vie compatible avec cet engagement, pour transformer leur signature en acte.

Un appel lancé aux Philippines par un mouvement né aux Philippines

Deuxième encyclique du pape François, publiée le 18 juin 2015, Laudato Si est consacrée à « la sauvegarde de la maison commune » et dénonce notamment la dégradation environnementale et le réchauffement climatique. En Asie, cet appel à vivre une « conversion écologique » avait suscité une prise de conscience inégale au sein des Eglises locales. Aux Philippines, ce texte avait reçu un accueil particulièrement chaleureux. L’Eglise catholique locale y est en effet fortement impliquée dans le combat contre les problèmes environnementaux. Cet archipel de 7 000 îles, où 80 % des 92 millions d’habitants sont catholiques, est considéré comme particulièrement concerné par le changement climatique : selon le World Risk Report 2016, il s’agit du troisième pays le plus vulnérable aux changements climatiques, après le Vanuatu et les îles Tonga.

Quelques mois avant la parution de cette encyclique, le 14 janvier 2015, soit la veille de l’arrivée du pape François aux Philippines (le Saint-Père a effectué une visite pastorale aux Philippines du 15 au 19 janvier 2015), des religieux, laïcs et théologiens avaient mis en place le Mouvement catholique mondial pour le climat. Ce réseau entendait poursuivre deux objectifs : sensibiliser l’Eglise sur le changement climatique et faire entendre la voix de catholiques sur les questions environnementales, afin d’obtenir, lors de la 21ème Conférence des Nations Unies sur les changements climatiques (COP 21), organisée à Paris, du 30 novembre au 12 décembre 2015, un accord aussi ambitieux que possible. Le lancement de ce réseau mondial, effectué aux Philippines, témoignait de l’implication de l’Eglise de ce pays dans les batailles environnementales.

Parmi les cinq cent signataires de « l’appel à vivre Laudato Si » figure notamment Mgr Tagle, archevêque de Manille. « Chers amis, je vous invite à rejoindre l’appel à vivre Laudato Si. Ne vous contentez pas de signer, prenez cet engagement au sérieux, vivez-le », a déclaré l’archevêque de Manille dans une vidéo publiée le 17 juin dernier sur la page Facebook du Mouvement catholique mondial pour le climat aux Philippines. Et de poursuivre : « Vivez plus simplement et essayez de prendre part au plaidoyer pour notre maison commune. Pas juste pour nous-mêmes, mais pour les prochaines générations ». Outre le cardinal Tagle, l’archevêque de Lipa, Mgr Socrates Villegas, actuel président de la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP), a lui aussi signé cet engagement. Il s’est par ailleurs engagé à demander aux 120 évêques philippins de signer cet engagement pendant leur assemblée plénière qui se déroulera en juillet prochain.

Aux Philippines, le lancement de « l’appel à vivre Laudato Si » constitue l’un des deux principaux événements organisés dans le cadre de « la semaine Laudato Si », qui s’est déroulée du 13 au 18 juin. L’autre événement était un Forum destiné à encourager les ordres religieux à se détourner des énergies fossiles. Une quarantaine de participants, représentants différents ordres religieux, s’est engagée à inscrire dans la charte éthique de leur ordre de ne pas investir dans les énergies fossiles. Pour le GCCM, contacté par Eglises d’Asie, cela constitue « la réponse religieuse au besoin de remplacer les énergies fossiles, comme indiqué par le pape François dans Laudato Si ».

L’Eglise locale, particulièrement attentive aux enjeux climatiques

En 2015, le Mouvement catholique mondial pour le climat avait déjà lancé une pétition mondiale, accessible en ligne, afin de « faire entendre la voix catholique sur les changements climatiques et faire pression sur les dirigeants internationaux » réunis à Paris pour la COP 21. L’Eglise des Philippines s’était alors particulièrement investie dans cette initiative, qui avait recueilli plus de 900 000 signatures. Le 10 juillet 2015, soit quelques semaines après la publication de Laudato Si, Mgr Tagle avait envoyé un message aux membres du réseau Caritas, dont il a été élu président en mai 2015 pour un mandat de quatre ans, afin de les inviter à prendre part à la « révolution écologique » à laquelle le pape appelle tout être humain.

Aux Philippines, l’engagement d’une partie du clergé et de l’épiscopat en faveur de la justice écologique est ancien. En 1988 était publiée « la première Lettre pastorale [intitulée « What is happening to our beautiful land ? »] au monde rédigée par une Conférence épiscopale sur la question de l’environnement », comme l'indique Mgr Villegas. Lue dans toutes les églises du pays, pour attirer l’attention du public sur « la grave crise » créée par l’exploitation sauvage des forêts et de la mer, cette lettre avait été écrite suite aux nombreuses sollicitations adressées à l’épiscopat par un certain nombre de prêtres philippins engagés dans les luttes populaires contre la déforestation et l’exploitation minière. Et en 2008, les évêques avaient réactualisé leur prise de position dans un document intitulé « Défendre la sainteté de la vie ». Ce dernier soulignait l’urgence à « agir immédiatement » et reprenait mot pour mot la conclusion de la Lettre pastorale de 1988, pointant ainsi le peu de progrès réalisé en deux décennies en matière de protection de l’environnement. Le pape François, dans Laudato Si, cite cette Lettre, au paragraphe 41, sous le chapitre intitulé « La perte de la biodiversité », et reconnaît ainsi les efforts pastoraux de l’Eglise aux Philippines.

Suite aux accords de Paris, les Philippines se sont engagées à réduire, de manière très ambitieuse, 70 % de leurs émissions de gaz à effet de serre d’ici 2030, tout en continuant pourtant à construire des centrales à charbon, afin de répondre aux besoins d’une économie en forte croissance. L’Eglise a, de son côté, mis en place un bureau, au sein de l’archidiocèse de la capitale, dédié à l’environnement ; et elle n’hésite pas prendre part aux manifestations populaires contre les énergies fossiles. En avril 2016, l’archevêque catholique de Lipa, Mgr Ramon Arguelles, est ainsi devenu, en quelques semaines, l’un des visages de la « croisade anti-charbon ». (eda/pm)

- See more at: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/philippines/2017-06-21-les-philippines-lancent-un-appel-aux-catholiques-du-monde-entier-a-vivre-laudato-si#sthash.bmGkkMgN.kVxE5UT6.dpuf

(Source: Eglises d'Asie, le 21 juin 2017)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Báo chí cộng sản : Tai điếc - mắt thông manh
Phạm Trần
20:04 21/06/2017
BÁO CHÍ CỘNG SẢN TAI ĐIẾC, MẮT THÔNG MANH

Năm nào cũng như năm nấy, ngày gọi là Báo chí Cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam (21/6) được thổi phồng và tô son cho đẹp chế độ nhưng những cái tai điếc và con mắt thông manh của nền báo chí ấy lại cứ hiện ra mỗi ngày một nhiều.

Bằng chứng thì hàng hà sa số, nhưng lần kỷ niệm 92 năm nay (21/6-1925 – 21/6/2017) Ban Tuyên giáo, cơ quan đảng chỉ đạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan kiểm soát nhà báo lại cứ muốn chứng minh báo chí là diễn đàn của nhân dân khiến chiếc áo bù nhìn lại phình to hơn.

Tỷ dụ như, từ năm 2007 đến năm 2012, nhiều cuộc biểu tình tự phát chống Trung Quốc lấn chiếm biển đảo và đàn áp thuyền đánh cá Việt Nam của người dân diễn ra ở Sài Gòn và Hà Nội bị Công an, Công an đội lốt côn đồ và cảnh sát cơ động đàn áp dã man mà không thấy báo đài nhà nước đưa tin. Ngược lại, khi những cuộc biểu tình tương tự do các Tổ chức của đảng, tiêu biểu như Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xuống đường tuần hành với cờ xí và biểu ngữ rợp trời vu cáo dân chống đảng và ủng hộ nhà nước đấu tranh ôn hòa với Trung Quốc thì báo chí nhà nước lại được lệnh khua chiêng, gõ mõ mệt nghỉ.

Cũng tương tự, khi Trung Quốc tự đặt gìan khoan dầu Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (từ 02 đến 17/05/2014), chỉ cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa), 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam thì nhiều đòan người dân biểu tình đã bị Cảnh sát Việt Nam ngăn chặn không cho đến phản đối trước Tòa Đại sứ của Bắc Kinh ở Hà Nội. Hành động ngăn chặn, xua đuổi người biểu tình cũng đã xẩy ra gần khu Lãnh sự qúan Trung Hoa ở Sài Gòn.

Báo chí nhà nước cũng đã cố ý làm ngơ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã bị Công an, mật vụ đội lốt côn đồ và Thanh niên xung phong của nhà nước đàn áp đổ máu ở vườn hoa Thống Nhất và quanh khu Nhà Thờ Đức Bà ở Sài Gòn.

Cũng cái làng báo loa đài nhà nước này, từ trung ương về địa phương, đã ngậm miệng đối với các buổi lễ do người dân tự phát để tưởng niệm và ghi ơn các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong 2 cuộc chiến chống Tầu xâm lược qua biên giới từ ngày 17/02/1979 đến 1990.

Họ cũng cúi đầu nhận lệnh không đăng một chữ hay nói nửa lời về cuộc biểu tình tri ơn 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Quần đào Hòang Sa năm 1974. Thậm chí, báo-đài nhà nước còn quay lưng khi thấy Thành ủy đảng Hà Nội tổ chức nhảy múa vô văn hóa tại Đền Vua Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm để phá, ngăn ngặn và chống những người muốn tổ chức tưởng niệm 64 người lính Quân đội Nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xăm lăng Tầu trong trận chiến Trường Sa ngày 14/3/1988

Như vậy thì 859 cơ quan báo chí, trong đó có 199 Báo (trung ương 86; địa phương 113) và 660 Tạp chí (Trung ương 523; địa phương 137) đã làm cái trò trống gì mà vẫn được nhận tiền trợ cấp của nhà nước, tức tiền thuế và lao động của dân ?

Họ có biết khi không thông tin trung thực là họ đã vi phạm, mục (a) khỏan 2, Điều 4 của Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016 ?

Điều này quy định báo chí phải:”Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân.”

Nhưng nếu họ suy diễn việc loan tin các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không phù hợp với ”lợi ích của đất nước và của Nhân dân” thì họ không biết hành động sợ hãi trước nanh vuốt của Trung Hoa của nhà nước đã tác hại cho dân cho nước đến mức nào ?

Ngoài báo in, báo nói (Radio) và báo xem (TV), nhà nước CSVN còn có 135 báo và tạp chí điện tử đa số của báo in hay độc lập để thao túng dư luận.

Nhưng dù báo loại nào chăng nữa thì tính tay sai phục tùng hay làm loa tuyên truyền đã ràng buộc họ trong Điều 4 Luật Báo chí, nguyên văn: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.”

DIỄN ĐÀN MỘT CHIỀU

Nhưng tuy nói báo chí là “diễn đàn của nhân dân” mà người dân lại không có quyền phê bình hay chỉ trích chính sách của nhà nước.

Bằng chứng đã quy định trong Điều 11 nói về “ Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân”, theo đó dân chỉ được phép :

1. “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

2. “Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.”

Tuyệt nhiên, dân không được phép trực tiếp đòi thay đổi đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước.

Có thể có người sẽ nói chỉ có Quốc Hội mới có quyền Lập pháp, nhưng Quốc Hội là do “đảng cử dân bầu” nên người dân đã bị Luật Báo chí gạt sang lề đường để phải chấp hành những gì đảng và nhà nước muốn.

Luật này còn ràng buộc Báo chí có bổn phận phải “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới … xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa…, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

ĐỘC TÀI ĐỂ XUYÊN TẠC

Nhưng tại sao, sau 92 năm một mình một chợ mà đảng vẫn không dám để cho tư nhân ra báo để cạnh tranh ?

Chưa hề bao giờ đảng dám công khai giải thìch lý do không dám có báo tư nhân, nhưng ai cũng biết đảng đang lo xoắn vó lên vì kẻ thù mơ hồ được gọi là “diễn biến hòa bình”. Từ kẻ thù tiềm ẩn này, nay lại có thêm 2 kẻ thù mới mang tên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang đe dọa sự sống còn của đảng.

Vì vậy, nếu có thêm báo tư nhân cạnh tranh thông tin với báo đảng thì có khác nào đảng đã tự tay dổ dầu vào lửa để đốt đảng.

Theo lập luận của Lãnh đạo đảng CSVN thì đứng sau 3 kẻ thù cực kỳ nguy hiểm này là “các thế lực thù địch từ bên ngoài” đã cấu kết với các phần tử nội thù được gọi là “cơ hội” trong nước để không chỉ chống đảng mà “còn chống lại nhân dân nữa !

Lý do họ phải vơ “nhân dân” vào để nói với nhân dân rằng “nếu mất đảng thì mất tất cả”, nên dân phải chống kẻ chống đảng để tồn tại.

Điển hình như trong biến cố hủy họai môi trường biển miền Trung của Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh tháng 4/2016 nhiều cuộc biểu tình của dân, đa phần là giáo dân Công Giáo tuộc Giáo phận Vinh đã diễn ra ở địa bàn đòi đóng cửa Formosa và đòi bồi thường thiệt hại.

Nhà nước, một mặt hứa giải quyết bồi thường nhưng chống đóng cửa Formosa. Mặt khác lại ra lệnh cho các báo ở Trung ương (tiêu biểu như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam và Thông Tấn Xã Việt Nam), cùng với hệ thống báo đại địa phương Hà Tĩnh, Qủang Bình và Nghệ An, báo Công An và Công An Nhân Dân phát động chiến dịch chụp mũ “phản động, chống nhà nước, chống lại nhân dân” lên đầu người khiếu kiện.

Sự gỉa dối này đã xuất hiện trong bài viết “Cảnh giác với những lời sáo rỗng, mị dân, xuyên tạc sự thật” trên báo Quân đội Nhân dân ngày 19/06/2017.

Bài viết của người có tên Hòai Minh khẳng định:”Hơn một năm trôi qua, môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã trong lành trở lại. Người dân nơi đây đã được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, họ yên tâm ra khơi bám biển, đánh bắt cá, tôm.

Nhịp sống ở các cảng cá thuộc 4 tỉnh miền Trung đã sôi động trở lại.”

Hòai Minh nói tiếp dù không đưa ra được bằng chứng khoa học nào:”Điều thứ nhất có thể khẳng định, môi trường biển miền Trung đang trong sạch trở lại. Cá, tôm và các loài sinh vật biển đang sinh sôi phát triển bình thường. Biển Bắc miền Trung đẹp và thơ mộng, những dải cát dài trắng mịn với làn nước trong xanh, mát mẻ hiếm nơi nào có được. Mọi người đều có thể nhìn thấy cá, tôm và các sinh vật biển đang bơi lượn, sinh sống, khi ngụp lặn trên biển Bắc miền Trung trong những ngày hè sôi động này.”

Hòai Minh viết tiếp:”Vậy mà đi ngược lại cuộc sống yên bình đang phục hồi và phát triển sau sự cố Formosa, các thế lực thù địch vừa công khai, vừa ngấm ngầm tung ra nhiều lời xuyên tạc. Chẳng hạn linh mục Nguyễn Thái Hợp đã trơ trẽn trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Hành động tắm biển và thưởng thức thủy, hải sản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trên bãi biển Nhật Lệ là hành động đóng kịch, giả tạo”. Họ còn tuyên truyền là “cá đang chết nhiều trên biển”... nhằm hạn chế sự trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm từ biển, gây khó khăn cho ngư dân. Đây là chiêu bài nguy hiểm, dụng ý tuyên truyền xuyên tạc, xấu xa của những kẻ mang danh "đạo đức". Vì vậy, hãy tỉnh táo khi nghe những lời nói tưởng như vì người dân, nhưng thực chất đó chỉ là những kẻ "lòng lang dạ sói", đang thực hiện âm mưu thâm độc nhằm chống phá cuộc sống bình yên của người dân.”

Trước hết, khi vô lễ gọi Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh là “linh mục”, chứng tỏ Hòai Minh là kẻ vô đạo nên không biết Đức Cha Hợp là ai và uy tín quốc tế của Ngài lớn đế mức nào trong Giáo Hội Công Giáo tòan cầu.

Thứ nhì, khi không dằn được bức tức để buông ra thứ ngôn từ thô lỗ như “lòng lang dạ sói" thì tâm can của người này có còn tính người không ?

Chẳng thế mà toàn bài viết chỉ để chửi cho hả dạ của một người đã bị dồn vào đường cùng chẳng biết phải xoay xở ra sao.

HÃY MỞ MẮT RA

Hoài Minh không biết rằng đảng và nhà nước Việt Nam đã không dám dồng ý để cho các Nhà Khoa học Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và nhiều nước Châu Âu vào Việt Nam giúp tìm phương pháp làm sạch ô nhiễm biển miền Trung do Formosa gây ra.

Không ai biết tại sao nên chắc gì Hòai Minh đã biết mà dám khẳng định vô trách nhiệnm rằng “môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã trong lành trở lại”.

Hoài Minh hãy tìm đọc lại báo Nhân Dân ngày 04/07/2016, viết rằng:” Theo các nhà khoa học, phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi như trước.”

Nhân Dân viết :”Theo khảo sát của các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền trung, sự cố xả thải của Formosa đã gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái.”

Các chuyên gia của Hội đồng khoa học đánh giá:”Khoảng 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã bị phá hủy (trên tổng số gần 800 ha). Tại điểm khảo sát ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) không thấy hiện tượng chết bất thường của san hô, cá và các sinh vật sống trên rạn, cũng như tìm thấy nhiều loài cá có giá trị kinh tế.

Trong khi đó, các điểm khảo sát còn lại đều cho thấy hệ sinh vật khá nghèo nàn và không tìm thấy các loài cá có giá trị kinh tế, chỉ bắt gặp một số cá thể thuộc họ cá Thia (Pomacentridae) ít có giá trị kinh tế.

Tại Cửa Tùng, các nhà khoa học không phát hiện thấy ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá, mặc dù theo ngư dân thì đây là thời điểm khai thác tôm hùm con tốt nhất trong năm.”

Bấy nhiêu chưa hết, Hoài Minh hãy đọc tiếp kết luận của Hội đồng Khoa học để sáng mắt ra:”Đặc biệt, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở khu vực Thừa Thiên - Huế, ngoài các vấn đề có liên quan đến suy giảm đa dạng sinh học, phá hủy các sinh cảnh ngầm cho các loài thủy sản cư ngụ thì vấn đề đáng lo ngại hơn là làm mất đi các bãi đẻ truyền thống của các loài cá có giá trị kinh tế cao, dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái trong hệ do làm suy giảm khả năng bổ sung các cá thể tham gia vào quần đàn cá bố mẹ.”

SAN HÔ PHỤC HỒI CHẬM

Các chuyên gia cũng tìm thấy:”Ở khu vực điểm rạn san hô Bãi Chuối do rong tảo sẽ có cơ hội phát triển và che phủ hoàn toàn trên nền đáy là các tập đoàn san hô bị chết, dẫn tới làm mất các giá thể cho các ấu trùng san hô bám trong giai đoạn đầu.”

Theo Tiến sỹ Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thì:”Điều này có nghĩa là cần rất nhiều thời gian để có sự phục hồi cho các tập đoàn san hô tạo rạn cho khu vực ven bờ, kể cả trong trường hợp chất lượng môi trường ổn định trở lại. “Phải mất ít nhất 50 năm sau, hệ sinh thái biển ở bốn tỉnh này mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu”.

Câu hỏi quan trọng nhất là bằng cách nào, phải mất bao nhiêu lâu và với ngân khỏan bao nhiêu mới đủ để biển miền Trung trở lại mức an tòan như trước ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt được phát giác ?

Theo ý kiến của Tiến Sỹ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, khi trả lời câu hỏi ”Chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không ?”, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.” (Trích báo Người Lao Động, 01/07/2016)

Người Lao Động viết tiếp:” Về cách khử các chất độc, TS An cho rằng nếu khử độc này thì lại gây hậu quả, cá lại tiếp tục chết. Khu vực chịu ảnh hưởng là cả vùng biển kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong khi công nghệ xả thải này (Formosa - PV) khá mới. Do đó, rất khó phục hồi hệ sinh thái như trước đây.

Riêng việc tái tạo các rạn san hô, sinh vật biển có thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao.”

Theo TS An, việc cá chết chỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như: cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó, ngư dân miền Trung sinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%. Kinh tế biển miền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…”

50 NĂM MỚI HỒI PHỤC ?

Phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Tác An đã biến mất trên báo Người Lao Động sau vài ngày luân lưu nhưng phía Nhà nước không có ai dám phản bác.

Hãy đọc báo Tiền Phong viết ngày 04/07/2016:”Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.”

Nếu phải mất nửa Thế kỷ để tìm lại sự sống cho cá tôm và sinh vật biển thì nhân dân miền Trung có còn biển để sống nữa không ? Tương lai mù mịt này ai chịu trách nhiệm trước lịch sử, Formosa hay đảng CSVN ?

Trước khi có thể mỗi người tìm được câu trả lời thì nên đọc tiếp Tiền Phong:”Từ ngày 4 đến 15/5, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) khảo sát quần thể sinh vật cũng như rặng san hô ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

San hô chết, tôm cá vắng bóng

Tại Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương, nơi cách họng xả thải của Công ty Formosa 7,5 km. Ở Mũi Ròn Mạ, hình ảnh chụp được cho thấy, nhiều tập đoàn san hô mới chết trong khoảng một tháng, san hô thưa thớt không tạo thành rạn.

Ở Hòn Sơn Dương, san hô chết khoảng 35-40%, tỷ lệ san hô còn sống dưới 10%. Cả hai điểm này vắng mặt các loại cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc họ cá san hô điển hình, chỉ có một vài con xuất hiện với mật độ rất thấp, kích thước cơ thể nhỏ và không có giá trị kinh tế. Đặc biệt ở Hòn Sơn Dương, không bắt gặp bất kỳ con cá nào thuộc họ cá Bống trắng - loài cá sống ở môi trường sạch.

Ở Quảng Bình, các nhà khoa học khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) ngày 7/5. Ở Hòn Nồm, san hô phân bố thưa thớt, kích thước các tập đoàn nhỏ. Có hiện tượng san hô chết rải rác. Vắng bóng các loài cá điển hình cho vùng rạn sạn hô. Hòn La cũng ghi nhận hiện tượng san hô chết.

Trong khi đó, tại Cửa Tùng, Quảng Trị, các nhà khoa học phát hiện loài hàu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra, khá nhiều vỏ hàu nằm rải rác trên nền đáy. Không phát hiện thấy ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá, mặc dù theo ngư dân, đây là thời điểm khai thác tôm hùm con tốt nhất trong năm. Nền đáy khu vực này còn bị bao phủ bởi lớp bùn mỏng màu vàng cho tới nâu vàng, nước biển vẩn đục nhiều.

Tại Thừa Thiên Huế, nơi cuối cùng của dòng chảy độc tố, các nhà khoa học khảo sát ở hai địa điểm, đều ghi nhận san hô chết và rất ít gặp các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn. Đáng chú ý, trước đây, một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, điểm rạn Bãi Chuối, Bắc Hải Vân của Huế từng có mật độ cá con và ấu trùng cá rất cao, là bãi đẻ chủ đạo của khu vực. Đặc biệt là họ cá Khế Carangidae (dân địa phương gọi là cá Vẩu) nhưng giờ, kết quả quan trắc không bắt gặp bất kỳ con cá nào thuộc họ này nữa.”

Với sự tàn phá như thế mà Đảng và nhà nước CSVN đã chịu nhận bồi thường từ Formosa Đài Loan có 500 triệu dollars sao ? Ai là người của phía Việt Nam đã ngửa tay ra nhận đồng tiền nhơ bẩn này của Formosa ?

Dù bây giờ chưa ai biết nhưng lịch sử rồi sẽ có câu trả lời cho nhân dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Báo Tiền Phong cho biết thêm:” Theo TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia về thủy sản, vùng rạn đá, san hô là nơi có chức năng tái tạo hệ sinh thái biển. Các loài cá, cua, ốc… khi sinh sản tìm về đây vì vừa có nguồn thức ăn lại có nơi trú ẩn. Nếu rặng san hô bị chết, tôm, cá, cua, ốc không còn nơi sinh sản đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây, hệ sinh thái bị mất đi.”

Như vậy thì những ngưởi được gọi là Nhà báo ở Việt Nam đang phục vụ trong báo nhà nước, kể cả Hòai Minh, người đã khoác lác “môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã trong lành trở lại” đã sáng mắt sáng lòng chưa ?

Phạm Trần

(06/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đinh Văn Tiến Hùng
18:46 21/06/2017
Tôn Kính THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

( Lễ tôn kính trọng thể 23/6/17 )

“Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ.

Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.”

( Lời Chúa phán với Thánh Nữ Margarita Maria Alacoque- Sứ giả Thánh Tâm Chúa )

Trong niên lịch Phụng Vụ có nhiều tháng giành tôn kính đặc biệt như :

-Tháng 3 : Kính Thánh Cả Giuse, Dưỡng Phụ Chúa Giêsu, Phu Quân Đức Trinh Nữ Maria.

-Tháng 5 : Tháng Hoa tôn kính Đức Mẹ.

-Tháng 6 : Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

-Tháng 10: Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ.

-Tháng 11: Cầu nguyên cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục.

-Tháng 12: Mùa Vọng đón mừng Chúa Giáng Sinh.

Ngoài ra, các tháng còn lại thường theo ý chỉ cầu nguyện và truyền giáo.

Trong Thánh Kinh có nhiều đoạn dẫn chứng về ‘Thánh Tâm Chúa’ đối với nhân loại :

-“Ta đã dùng giây nhân tình, dùng xích yêu thương kéo chúng nó đến. Ta đã như những kẻ cởi hàm khỏi ách chúng nó và để của ăn trước mắt chúng nó.” ( Hô-sê.11 : 2- 4 )

-“Để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ, mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó như thế nào và biết được sự yêu thương của Đấng Cứu Thế, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh em được đầy mọi sự dư dật của Thiên Chúa.” (Ê-phê-sô 3:8-12)

-“Hai con chim sẻ há không bán một đồng tiền sao ? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha các ngươi ! Cả những sợi tóc trên đầu các ngươi cũng đã cộng sổ rồi. Vậy đừng sợ ! các ngươi quí giá hơn con chim sẻ nhiều. ( Mt.19 : 29 & 30 )

-“Đến bên Đức Chúa Giêsu họ thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu cùng nước chảy ra.” ( Yn.19 : 32- 34 )

-“Bấy giờ Đức Giêsu nói : Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” (Lc.23 : 34)

-“Không có tình yêu nào lớn hơn, là thí mạng sống mình vì bạn hữu.” ( Yn.15 : 13 )

-“Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến như thế, đến nỗi đã ban Con Một của Người, ngõ hầu ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời.” ( Yn.2 : 16 )

-“Còn Thiên Chúa thì lại thi thố lòng yêu mến của Người đối với chúng ta : là Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân. Vậy phương chi bây giờ đã được giải án tuyên công trong máu Ngài, ta sẽ được nhờ Ngài cứu khỏi án thịnh nộ.” ( Thư Thánh Phaolô gưi tín hữu Roma : ( Roma.5 : 8- 10 )

Phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được các tu sĩ Dòng Biển Đức và Xitô phát động từ thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 13, nữ tu Gertrude Dòng Xitô được thi kiến dựa vào vết thương Chúa, nghe được nhịp đập Trái Tim Chúa, gây cảm xúc ngây ngất không thể diễn tả.

Thế kỷ 17, đức tin Công Giáo bị rung động dữ dội vì tà thuyết Jansen và Tin Lành. Nữ tu Margarita Maria Alacoque được thị kiến cách đặc biệt thấy Trái Tim bốc lửa với vòng gai bao quanh và Chúa phán : ”Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ. Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.” Chúa còn truyền Làm Giờ Thánh đền tạ Trái Tim Chúa, chịu Mình Thánh mỗi thứ sáu đầu tháng và ủy thác cho 2 Lm Dòng Tên Gioan Eudes & Claude quảng bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.

Trước đây việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa chỉ trong phạm vi nước Pháp, nhưng từ năm 1856, Lễ Kính Thánh Tâm lan rộng khắp Giáo Hội.

ĐGH Clêmentê 13 chuẩn y cho Hội đồng Giám Mục Ba-Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm Roma thiết lập Lễ Kính Thánh Tâm Chúa.

ĐGH Piô 9 nới rộng việc cử hành Lễ Thánh Tâm ngày thứ sáu, sau tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa.

ĐGH Lêô 13 qua Thông điệp Annum Sacrum công nhận việc tôn thờ Thánh Tâm là ‘việc đạo đức hảo hạng’ và hiến dâng Thế giới cho Thánh Tâm Chúa.

Đức Piô 11 ban Thông điệp Miserentissimus Redemptor ( Đấng Cứu Thế Nhân Từ )

Đức Piô 12 công bố Thông điệp Haurietis Aquas (Hân Hoan Múc Nước)

Đức Phaolô 6 được bầu lên ngôi Giáo Hoàng vào đúng ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa 21/6/1963.

Hai vị Giáo Hoàng gần đây nhất là ĐTC Gioan Phaolô 2 đắc cử Giáo Hoàng 16/10/1978 ngày lễ kính Nữ Thánh Margarita Sứ giả Thánh Tâm Chúa - Giáo Hoàng cũng là tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót và Thánh Tâm Chúa.

ĐTC Bênêdictô 16 trước khi nghỉ hưu công bố Thông điệp Deus Caritas Est ( Thiên Chúa là Tình Yêu )

Thánh Lm Năm Dấu Chúa nói : “Chúng ta hãy nhớ rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn chúng ta. Ngài muốn cứu độ các linh hồn.”

Đức Phaolô 6 :”Tôn sùng Thánh Tâm Chúa là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý thế giới.”

Ngoài Nữ thánh Margarita Maria Alacoque Sứ giả Thánh Tâm Chúa, ta còn phải nhắc đề 3 Tông đồ nhiệt thành của Thánh Tâm Chúa :

-Thánh Maria Faustina Kowalska, người Ba-Lan, Dòng Nữ tu Đức Mẹ Thương Xót với nhật ký ‘Divine Mercy in My Soul’- Ngài là Sứ giả Lòng Chúa Thương Xót.

-Chị Beninha Consolata, người Ý, Dòng Thăm Viếng qua tác phẩm ‘Tình dịu dàng của Chúa’

-Chị Josefa Menender, người Pháp, Dòng Thánh Tâm với quyển ‘Tiếng gọi Tình yêu’

Vì lòng tôn sùng nhiều tổ chức, đoàn thể, dòng tu, trường học, bệnh viên…đã mang tên Thánh Tâm Chúa. Tại Việt Nam Dòng Thánh Tâm được Đức Cha Joseph Marie Eugene Allys thành lập tại Huế năm 1925 và Bề trên tiên khởi là Linh mục Hồ Ngọc Cẩn, sau là Giám Mục địa phận Bùi Chu. Hiện nay dòng Thánh Tâm đã mở rộng thêm nhiều Chi dòng tại các Giáo phận.

Chúa hứa cùng Thánh Nữ Margarita ban 12 ơn lành cho những ai có lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa :

1-Ban bình an cho đời sống cá nhân.

2-Ban bình an cho gia đình.

3-An bình trong mọi gian nan.

4-Ẩn náu an toàn nơi Trái Tim Chúa trong giờ sau hết.

5-Đổ ơn lành trên việc làm.

6-Tội nhân sẽ nhận thấy Thánh Tâm Chúa chính là đại dương Lòng thương xót.

7-Kẻ nguội lạnh sẽ được hoán cải trở nên sốt sáng.

8-Linh hồn sốt sáng sẽ mau trở nên trọn lành thánh thiện.

9-Chúc lành cho các gia đình trưng ảnh tượng và tôn kính Thánh Tâm Chúa.

10-Ban sức manh cho các Linh Mục lay chuyển các linh hồn chai đá.

11-Kẻ nào truyền bá Thánh Tâm sẽ ghi trong Trái Tim Ta không bao giờ phai mờ.

12-Ai rước lễ 9 lần liên tiếp thứ sáu đầu tháng, sẽ được ơn ăn năn thống hối và lãnh nhận các phép bí tích trong giờ lâm chung.

Nhiều phép lạ đã xảy ra chứng minh Lòng thương xót bao la của Thánh Tâm Chúa với nhân loại :

-Phép lạ tại Lanciano, nước Y, vào năm 700 : Bánh Thánh hóa Thịt và Máu đước lưu giữ nguyên vẹn cho tới nay.

-Phép là tại Blanot, Pháp, năm 1331 : Máu Thánh chảy trên khăn Thánh vẫn còn được lưu giữ.

-Phép lạ tại Offida, nước Ý, năm 1273 : Bánh Thánh hóa Thịt và Máu tuôn trào khi bị nung nóng.

-Phép lạ tại Walldum, nước Đức, năm 1330 : Rượu đổ trên khăn Thánh biến thành hình Thánh Giá với 11 Đầu Chúa đội mạo gai bao quanh.

………………………………

Những phép lạ trên chỉ là tiêu đã được các Vị Giáo Hoàng phê chuẩn hay các vị thẩm quyền Giáo Hội địa phương công nhận.

Nhưng phép lạ gần đây nhất được thuật lại trên Vietcatholic : Hiện tượng xảy ra vào Lễ Giáng Sinh 2013,

Một Bánh Thánh rơi xuống sàn, được đặt vào hộp chứa nước và những tia máu đỏ đã xuất hiện sau đó.

Đã được Pháp Y Ba Lan công nhận sau khi y khoa xét nghiệm là các mô có nguồn gốc từ con người.

Sau khi tham khảo với Bộ Giáo Lý & Đức Tin, tháng giêng 2016 vừa qua Đức Giám Mục Zbigniew Kiernikowski, Giáo phận Legnica long trọng công bố : ‘Bánh Thánh này có tất cả dấu ấn của một phép lạ’.

Hãy luôn sốt sáng đọc các kinh nguyện thờ lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu :

-Kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa ( Được lãnh ơn Đại xá nếu đọc trong ngày Lễ kính Thánh Tâm Chúa )

-Kinh cầu Trái Tim Chúa Giêsu.

-Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa ( Do Thánh Margarita soạn )

-Kinh dâng mình cho Trái Tim Chúa ( của ĐTC Piô 11 )

Giáo Hội dùng cả Tháng 6 để nhắc ta nhớ đến Tình yêu cao cả của Chúa, tình yêu hy sinh tận hiến vô vị lợi. Chúa đã hiến mình trên Thập Giá để cứu chuộc loài người, vì chỉ nơi Thập Giá chúng ta mới gặp được

Thiên Chúa và đón nhận ân sủng để nên thánh như người trộm lành biết thống hối, nhận được hồng ân Nước Trời. Cũng như lời Chúa hứa :”Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta.”

Xin cho chúng con luôn hướng về Thánh Tâm Chúa, vì Trái tim Chúa đã mở rộng để Máu và Nước đổ nguồn ơn cứu độ trên chúng con.

“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu ! Đấng giàu lòng thương xót, xin gíúp chúng con nhận được tình yêu bao la vô điều kiện của Ngài, để chúng con có thể cảm nghiệm nhịp đập Trái Tim thương xót của Ngài. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời-Amen.

Đinh văn Tiến Hùng

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Riêng Tư
Lê Trị
19:48 21/06/2017
PHÚT RIÊNG TƯ
Ảnh của Lê Trị
Lặng im để giữ sức mình
Để ăn năn tội chân thành mà thôi
Lặng im đâu phải khinh người
Biết mình dại, chẳng buông lời ba hoa
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16-22/06/2017: Vụ phạm thánh tại Phi và nguy cơ chiến tranh tôn giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:24 21/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn với các nạn nhân vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Luân Đôn

Hôm thứ Bẩy 17 tháng Sáu, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện văn chia buồn đến Đức Hồng Y Vincent Nichols về vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại chug cư Grenfell Tower, Luân Đôn. Toàn văn bức điện như sau:

Kính gởi: Đức Hồng Y Vincent Nichols

Tổng Giám Mục Westminster

Đức Thánh Cha Phanxicô hết sức đau buồn khi được biết về trận hỏa hoạn kinh hoàng ở Luân Đôn và những thương vong bi thảm. Ngài phó thác linh hồn những người đã chết cho lòng thương xót từ ái của Chúa và gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình của họ. Với lòng biết ơn đối với các nỗ lực dũng cảm của các nhân viên cứu cấp và tất cả những ai đang dấn thân trợ giúp những người đã mất nhà cửa, ngài cầu xin Chúa ban sức mạnh và bình an cho cộng đồng địa phương.

Đức Hồng Y Pietro Parolin

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh

Grenfell Tower, ở khu vực Bắc Kensington, phía tây Luân Đôn, là một chúng cư dành cho người lao động nghèo, cao 67 m với 24 tầng, trong đó có 120 căn hộ. Chung cư này được khởi công xây dựng từ năm 1972 và hoàn thành vào năm 1974.

Lúc 0:50 sáng thứ Năm 15 tháng Sáu, một trận hoả hoạn đã xảy ra từ lầu 4 và cháy ngược lên đến lầu 24. Hàng trăm lính cứu hỏa và 45 xe chữa cháy đã tham gia vào nỗ lực khống chế ngọn lửa. Tuy nhiên, phải mất 24 tiếng đồng hồ mới dập tắt được ngọn lửa. Vì trận hỏa hoạn diễn ra trong đêm khi mọi người đang say ngủ nên thiệt hại về nhân mạng rất nặng nề. 30 người được khẳng định đã chết. 58 người khác được ghi nhận là mất tích nhưng có nhiều khả năng là đã chết trong trận hỏa hoạn. 74 người bị thương được đưa vào bệnh viện trong đó 17 người đang trong tình trạng nguy kịch.

Thị trưởng Luân Đôn, là Sadiq Khan, đã chỉ trích các hướng dẫn của sở cứu hỏa là “điên rồ”, khi yêu cầu mọi người ở lại căn hộ của họ cho đến khi được giải cứu bởi lính cứu hỏa. Lời khuyên này tỏ ra nguy hiểm vì đã gây tử vong cho những ai nghe theo, vì nó dựa trên giả định rằng lính cứu hỏa có thể khống chế được ngọn lửa.

Cô Gloria Trevisan, người Ý, 27 tuổi, là một trong số những nạn nhân của lời khuyên này. Khi trận hỏa hoạn xảy ra, cô gọi điện về Ý báo cho gia đình biết và trấn an họ. Cô đã ở lại trong căn hộ của mình ở tầng thứ 23 để chờ lính cứu hỏa đến cứu. Lúc 3h sáng, biết tình hình đã trở nên tuyệt vọng. Cô gọi lại cho gia đình:

“Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Con đã muốn giúp mẹ, cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con. Con sắp lên thiên đàng, từ đó con sẽ giúp mẹ”.

2. Đức Thánh Cha viếng mộ linh mục Primo Mazzolari tại Cremona

Lúc 07:30 sáng thứ Ba 20 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng máy bay trực thăng từ sân bay trực thăng của Vatican để lên đường viếng mộ hai linh mục Ý tại Cremona và Florence.

Sau 1 giờ 30 phút bay, lúc 9:00 sáng Đức Thánh Cha đã đến sân thể thao của thành phố Cocoon, Mantua. Từ đó, Đức Thánh Cha đã đến giáo xứ Bozzolo hay còn gọi là giáo xứ Thánh Phêrô và cầu nguyện tại ngôi mộ của cha Primo Mazzolari, sinh năm 1890 và qua đời năm 1959.

Cha Mazzolari cha sở giáo xứ Bozzolo từ năm 1932. Năm 1925, cha chống lại phát xít Ý và từ năm 1943, cha tích cực tham gia kháng chiến. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ Hai, trong thập niên 1950, cha Mazzolari dấn thân bênh vực những người bị thiệt thòi về mặt xã hội và chống lại ý niệm gọi là “cuộc chiến tranh chính đáng” nhằm bênh vực cho những cuộc chiến tại Âu Châu và Phi Châu vào thời đó. Cha qua đời năm 1959 thọ 69 tuổi. Án phong chân phước cho cha sắp được khởi sự tại giáo phận Cremona vào tháng 9 tới đây.

Làng Bozzolo hiện có 4,200 dân cư gần như toàn tòng Công Giáo. Tại đây ngài được Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục giáo phận Cremona, và xã trưởng địa phương tiếp đón cùng với đông đảo các em học sinh.

Sau khi cầu nguyện trong thinh lặng tại mộ cha Mazzolari ở nhà thờ giáo xứ, Đức Thánh Cha đã đọc một bài huấn dụ dài nêu rõ tính chất thời sự trong sứ điệp và tấm gương của Cha Mazzolari cũng như của cha Milani, mặc dù không luôn được cảm thông và quí chuộng trong thời đại của các vị. Ngài nói: “Cha Mazzolari không phải là một người tiếc nuối Giáo Hội quá khứ, nhưng đã tìm cách thay đổi Giáo Hội và thế giới, qua tình yêu say mê và sự tận tụy hiến thân vô điều kiện.”

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các linh mục hãy noi gương cha Mazzolari lắng nghe thế giới, lắng nghe những người đang sống và hoạt động trong đó, đón nhận và đáp ứng mọi yêu cầu về ý nghĩa và hy vọng, không sợ đi qua những sa mạc và những vùng tăm tối. Như thế chúng ta có thể trở thành Giáo Hội nghèo - cho người nghèo và với người nghèo - Giáo Hội của Chúa Giêsu”.

3. Đức Thánh Cha viếng mộ linh mục Lorenzo Milani Florence

Lúc 10:30, Đức Thánh Cha đã dùng trực thăng để đi từ sân thể thao của Cocoon đến nhà thờ Barbiana ở Florence để viếng mộ cha Lorenzo Milani.

Cha Lorenzo Milani sinh năm 1923 và qua đời năm 1967. Tại ngôi làng Barbiana nhỏ bé và nghèo nàn, cha tổ chức các trường học trọn ngày để các trẻ em nghèo ở những làng mạc rải rác trên miền núi có thể được giáo dục. Cha qua đời cách đây 50 năm (1967) vì bệnh ung thư, lúc mới được 44 tuổi.

Đến nơi lúc 11:15, Đức Thánh Cha được Đức Hồng Y Giuseppe Bertori Tổng Giám Mục Florence, và thị trưởng thành phố này tiếp đón. Sau khi viếng mộ cha Milani ở nghĩa trang, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ tại nhà thờ với các cựu học sinh của cha Milani. Tại khu vườn bên cạnh, Đức Thánh Cha chào thăm và ngỏ lời với các cựu học sinh cũng như các linh mục và một số người trẻ trong vùng, tất cả khoảng 200 người.

Trong diễn từ với những người hiện diện, Ngài đề cao sự hăng say của cha Milani trong việc giáo dục, với ý hướng khơi dậy nơi các học sinh đặc tính con người để họ cởi mở đối với Thiên Chúa.

Ngỏ lời với các giáo chức hiện diện, Đức Thánh Cha nói: “Sứ mạng của anh chị em đầy những chướng ngại nhưng cũng đầy vui mừng, và đặc biệt đó là một sứ vụ, sứ vụ yêu thương, vì ta không thể giảng dạy mà không yêu thương và không ý thức rằng điều mà ta trao tặng chỉ là một quyền được hiểu biết, quyền học hỏi. Và có bao nhiêu điều cần dạy, nhưng điều nòng cốt là sự tăng trưởng của một lương tâm tự do, có khả năng đối diện với thực tại và định hướng trong thực tại được hướng dẫn nhà tình yêu thương, nhờ ước muốn dấn thân với ngươi khác, đảm nhận những vất vả, những vết thương của họ, và tránh mọi thái độ ích kỷ để phục vụ công ích”.

Đức Thánh Cha cũng ngỏ lời với các linh mục hiện diện và nhắc nhở rằng “Giáo Hội mà cha Milani đã tỏ cho thế giới thấy có một khuôn mặt hiền mẫu và ân cần. Giáo Hội ấy mang lại cho tất cả mọi người cơ hội được gặp Thiên Chúa”.

Vào cuối cuộc viếng thăm, Đức Thánh Cha ứng khẩu chào từ biệt và xin các tín hữu cầu nguyện để ngài trở nên giống như hai linh mục gương mẫu mà ngài đã viếng thăm.

Lúc 13 giờ 15, Đức Thánh Cha đã lên đường trở về Vatican.

4. Đức Thánh Cha khai mạc hội nghị mục vụ của giáo phận Rôma

Trong tư cách là Giám Mục Rôma, chiều tối ngày thứ Hai 19 tháng 6, Đức Thánh Cha đã khai mạc hội nghị mục vụ của giáo phận Rôma tại Đền thờ thánh Gioan Laterano cũng là nhà thờ chính tòa của giáo phận này.

Trong diễn từ, Đức Thánh Cha cảnh giác các gia đình Rôma trước hiện tượng dần dần mất gốc nơi giới trẻ và ngài kêu gọi các gia đình và các giáo xứ đặc biệt nâng đỡ các thiếu niên trong giai đoạn trưởng thành của họ.

Hiện diện trong buổi khai mạc, bên cạnh Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Vallini, Giám quản mãn nhiệm của giáo phận, và Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, người kế nhiệm. Trong hội nghị này cũng có 6 vị Giám Mục phụ tá, các linh mục, tu sĩ và hàng trăm đại diện giáo dân đến từ các môi trường khác nhau trong giáo phận Roma.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha có tính cách dẫn nhập và hướng dẫn về chủ đề: “Chúng ta đừng để họ đơn độc. Đồng hành với các cha mẹ trong việc giáo dục con cái ở tuổi thiếu niên”.

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến hiện tượng mất gốc đang gia tăng trong xã hội. Các thành phần trong gia đình dần dần mất liên hệ với nhau. Ngài nói rằng chúng ta cần để ý đến bầu không khí này, vì “một nền văn hóa mất gốc, một gia đình bị mất gốc là một gia đình không có lịch sử, không có ký ức, không có căn cội”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng nhiều khi các gia đình đòi hỏi con cái một sự huấn luyện thái quá trong một số lãnh vực mà chúng ta coi là quan trọng cho tương lai của chúng, nhưng chúng ta ít coi trọng sự kiện con cái cần biết gốc gác và căn cội của chúng. Trong chiều hướng này, ngài mời gọi các gia đình đừng gạt các ông bà nội ngoại ra ngoài lề gia đình và ra khỏi việc giáo dục con cái.

Đức Thánh Cha nhìn nhận tuổi niên thiếu là một giai đoạn khó khăn trong đời sống và sự tăng trưởng của con cái, nhưng cần nhớ rằng tuổi thiếu niên không phải là một thứ bệnh cần phải chữa trị hoặc bài trừ. Nó là thành phần của sự tăng trưởng bình thường trong đời sống con cái.

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy kích thích tất cả những gì có thể giúp con cái biến giấc mơ của chúng thành dự án... Chúng ta hãy đề nghị với chúng những mục tiêu rộng rãi, những thách đố lớn và giúp chúng thực hiện những thách đố và mục tiêu ấy”. Ngài không quên cảnh giác chống lại xu hướng duy tiêu thụ: “Cần giáo dục con cái về sự cần kiệm và khổ hạnh, đó là một sự phong phú khôn sánh. Hãy thức tỉnh năng khiếu và óc sáng tạo của con cái, đặc biệt cởi mở đối với hoạt động trong nhóm, trong tinh thần liên đới với tha nhân”.

Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn Đức Hồng Y Agostino Vallini, sẽ từ giã nhiệm vụ Giám quản Roma vào ngày 29-6 sắp tới và Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis sẽ kế nhiệm. Ngài nói: “Trong những năm qua, Đức Hồng Y Vallini đã giữ cho chân tôi được đứng trên mặt đất”.

5. Đức Hồng Y Sarah nói các linh mục khinh thường những người đồng tính khi không kêu gọi họ sống khiết tịnh

Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói rằng những người đồng tính được kêu gọi để sống khiết tịnh, và nói thêm rằng “chúng ta khinh thường họ nếu chúng ta nghĩ rằng họ không thể đạt được đức hạnh này.”

Mô tả đức khiết tịnh như “một nhân đức mà tất cả các môn đệ đều phải vươn tới”, Đức Hồng Y lập luận rằng các giáo sĩ đang làm mất đi sự viên mãn của Tin Mừng nơi những người đồng tính khi từ chối không kêu gọi họ sống khiết tịnh.

Trong lời tựa viết cho cuốn sách “Why I Don’t Call Myself Gay” nghĩa là “Tại sao tôi không nhận mình là đồng tính” của Daniel Mattson, Đức Hồng Y viết: “Lờ đi những lời nói cứng rắn của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài thì không phải là bác ái đâu. Thật vậy, đó là một hành động phương hại đối với Chúa và đối với những ai đã được tạo nên theo hình ảnh Ngài và được cứu chuộc bởi Máu Chúa.”

Đức Hồng Y cảnh báo rằng nhiều người đang vỗ ngực tự hào mình là người có lòng xót thương khi cổ vũ những tháo thứ về luân lý. Ngài viết:

“Chúng ta không thể từ bi hay thương xót hơn Chúa Giêsu, là Đấng đã nói với người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình hai thông điệp quan trọng như nhau, đó là ‘Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!’”(Ga 8:11).”

Đức Hồng Y nói ngài rất xúc động trước những chứng tá của những người Công Giáo đồng tính tại một hội nghị tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Tôma ở Rôma hai ngày trước khi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình.

“Tôi nhận ra rằng bốn linh hồn này đã chịu đựng như thế nào, đôi khi vì các tình huống ngoài tầm kiểm soát của họ, nhưng đôi khi vì chính những lựa chọn của họ.”

“Tôi đã cảm nhận được nỗi cô đơn, đau đớn, và bất hạnh mà họ phải chịu đựng do kết quả của việc theo đuổi một cuộc sống trái với căn tính đích thật của con cái Thiên Chúa”

“Chỉ khi họ sống theo lời dạy của Chúa Kitô, họ mới có thể tìm được sự bình an và niềm vui mà họ đã tìm kiếm”.

Đức Hồng Y kêu gọi các giám mục và linh mục đọc cuốn sách của Mattson để các ngài có thể “làm sâu sắc hơn xác tín của các ngài rằng sự khôn ngoan của Giáo Hội trong khía cạnh khó khăn và nhạy cảm này thực sự đã diễn đạt một tình yêu thương chân thành”.

Đức Hồng Y kết luận rằng:

“Chỉ có Giáo Hội mới có câu trả lời cho những câu hỏi sâu sắc nhất của loài người và nhu cầu sâu xa nhất về tình yêu và tình bạn”.

6. Thủ tướng Angela Merkel nói Đức Giáo Hoàng khích lệ bà bảo vệ Hiệp Ước về Thay Đổi Khí Hậu Paris

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích bà bảo vệ Hiệp Ước về Thay Đổi Khí Hậu Paris bất chấp sự rút lui của Mỹ và chia sẻ quan điểm của bà là nhân loại cần “lật nhào các bức tường ngăn cách”, chứ không phải là xây dựng chúng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho thủ tướng một buổi tiếp kiến riêng kéo dài 40 phút hôm thứ Bảy 17 tháng Sáu tại Điện Tông Tòa. Trong cuộc gặp gỡ hai vị đã tập trung vào cuộc họp thượng đỉnh G-20 sẽ được tổ chức tại Hamburg vào trong hai ngày 7 và 8 tháng Bẩy tới.

Thông cáo báo chí của Tòa Thánh cho biết hai vị tập trung vào sự cần thiết là cộng đồng quốc tế đoàn kết với nhau chống lại nghèo đói, chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Merkel nói với các phóng viên rằng bà đã thông báo cho Đức Giáo Hoàng về chương trình nghị sự của Đức trong cuộc họp G-20, trong đó “giả định của nước Đức là chúng ta đang sống một thế giới muốn làm việc đa phương với nhau, một thế giới trong đó chúng ta không muốn xây những bức tường chia cách nhưng muốn lật nhào các bức tường đang gây chia rẽ chúng ta.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã liên tục kêu gọi các quốc gia xây dựng các nhịp cầu chứ không phải là các bức tường.

Bà Merkel nói Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt khích lệ bà đấu tranh cho các hiệp ước quốc tế, trong đó có hiệp ước khí hậu Paris 2015, nhằm kiềm chế lượng khí thải đang hâm nóng dần trái đất.

Buổi tiếp kiến đã được bắt đầu với lời chia buồn của Đức Thánh Cha về cái chết của cựu Thủ tướng Helmut Kohl. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ông Kohl là một “chính khách lớn và đầy thuyết phục của châu Âu”, là người đã làm việc không mệt mỏi cho sự hiệp nhất của quê hương ông và lục địa châu Âu.

Đức Thánh Cha nói ngài cầu nguyện xin Chúa ban cho ông Kohl “ân sủng sự sống đời đời và niềm vui ở trên trời”.

7. Hội đồng Giám mục Ba Lan khẳng định: Tông huấn Amoris Laetitia không cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ

Tông huấn Amoris Laetitia không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về bí tích Thánh Thể, và những người đã ly dị và tái hôn không thể rước lễ. Hội đồng Giám mục Ba Lan đã khẳng định như trên sau phiên họp toàn thể tại thị trấn Zankopane.

Cha Pawel Rytel-Andrianik, phát ngôn viên các giám mục nói những người Công Giáo nào sống trong tình trạng hôn nhân không hợp lệ nên được hướng dẫn để “ăn năn thật sự và hòa giải bí tích” cùng với người phối ngẫu và con cái của họ sinh ra trong kết hiệp này.

Các Giám Mục Ba Lan lưu ý rằng tông huấn Amoris Laetitia phải được đọc trong dòng liên tục các giáo huấn Giáo Hội, đặc biệt là lời mời gọi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Familiaris Consortio, trong đó nhắc lại một cách mạnh mẽ rằng các cặp vợ chồng ly dị và tái hôn không được Rước Lễ.

Cha Pawel Rytel-Andrianik nhấn mạnh rằng là tông huấn Amoris Laetitia không thể được diễn dịch trái ngược với tông huấn Familiaris Consortio và các giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về hôn nhân và bí tích Thánh Thể.

Ngài nói thêm rằng các giám mục Ba Lan kêu gọi “một cách tiếp cận mới để bao gồm những người ly dị và tái hôn vào đời sống của Giáo Hội, dưới ánh sáng của tông huấn Amoris Laetitia và tông huấn Familiaris Consortio”

Cha Rytel-Andrianik cũng thông báo rằng các Giám Mục nước này sắp cho xuất bản những hướng dẫn mục vụ chi tiết hơn về việc áp dụng tông huấn Amoris Laetitia.

8. Chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh từ chức vì chủ trương của đảng không phù hợp với đức tin Kitô

Trong một diễn biến gây sửng sốt cho nhiều người, chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh tuyên bố từ chức vì chủ trương của đảng này không còn phù hợp với đức tin Kitô của mình.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 14 tháng Sáu, ông Tim Farron nói:

“Là một nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là của đảng tự do cấp tiến vào năm 2017, và đồng thời sống như một Kitô hữu dấn thân, tuân giữ một cách trung thực những lời dạy của Kinh Thánh là không thể được”

Ông Farron, một tín hữu Tin Lành, được bầu làm chủ tịch Đảng Dân Chủ Tự Do Anh vào năm 2015, nói thêm rằng “chúng ta đang lừa dối chính mình nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một xã hội khoan dung, tự do.”

Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, đã nhiều lần ông Farron bị tấn công bởi các đối thủ chính trị của mình, nhưng đôi khi bởi chính các thành viên trong đảng của ông vì trong ông Farron luôn khẳng định một cách dứt khoát rằng ông tin rằng những hành vi đồng tính luyến ái và phá thai là những hành vi tội lỗi.

Khi được hỏi về quyết định từ chức của ông Farron, Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh nói: “Tôi thông cảm với ông Farron trước quyết định này. Tôi chắc chắn rằng ông ta đã phải qua nhiều đau khổ trong công việc của mình.” Tuy nhiên, Đức Hồng Y bày tỏ âu lo rằng nếu các tín hữu Kitô rút lui khỏi chính trường, nghị viện Anh không còn các tín hữu Kitô nữa, tình hình có thể còn bi đát hơn.

9. Hội Đồng Giám Mục Áo bàn thảo về an ninh tại các nhà thờ

Trong cuộc họp tại nhà thờ Mariaz Maria ở thủ đô Vienna kéo dài từ thứ Hai 12 tháng 6 và kết thúc vào ngày 16 tháng Sáu, các Giám Mục của 12 giáo phận và tổng giáo phận tại Áo đã lắng nghe các chuyên gia quân sự và các chuyên viên chống khủng bố đề xuất các biện pháp để đối phó với trào lưu khủng bố hiện nay.

Sau đó, các giám mục Áo đã thảo luận về việc áp dụng các biện pháp an ninh và sự phối hợp với chính quyền trong việc bảo đảm an toàn cho anh chị em giáo dân và các nơi thờ tự.

Đức Hồng Y Christoph Schönborn cám ơn sự quan tâm của chính quyền và nhận xét rằng rằng các thám tử mặc thường phục luôn có mặt khi ngài cử hành Thánh lễ. Đức Hồng Y nói: “tất cả chúng ta đều được kêu gọi để đối phó với mối đe dọa khủng bố hiện tại với sự khôn ngoan và đức tin nơi Thiên Chúa”.

10. Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski nhường căn hộ của mình cho một gia đình Syria tị nạn

Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, đã dọn ra khỏi căn hộ của mình ở Rôma để nhường cho một gia đình tị nạn từ Syria.

Vị Tổng Giám Mục Ba Lan, năm nay 53 tuổi, được thụ phong linh mục vào năm 1988, và năm 1999 được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Chưởng Nghi coi sóc các lễ nghi Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng. Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng và được tấn phong Tổng Giám Mục ngày 17 tháng Chín, 2013. Chức trách của ngài là điều phối các hoạt động bác ái của Đức Giáo Hoàng.

Giải thích với tờ La Repubblica về quyết định nhường căn hộ của ngài cho một cặp vợ chồng người Syria và đứa con nhỏ của họ, ngài nói việc ngài làm “không có gì đặc biệt”

Ngài nói:

“Tôi không có gia đình; tôi chỉ là một linh mục đơn sơ. Nhường căn hộ của tôi cho họ không phải là một mất mát chi.”

Đức Tổng Giám mục Krajewski tạm thời ngủ ngay trong văn phòng nơi ngài làm việc trên tầng cao nhất của cùng tòa nhà.

Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể.

11. Lập trường của Tòa Thánh về cuộc khủng hoảng tại Venezuela

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói với các nhà lãnh đạo châu Mỹ Latinh rằng Tòa Thánh ủng hộ các tiến trình đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế ở Mỹ Latinh.

“Toà Thánh vẫn tiếp tục cho rằng một cuộc đàm phán nghiêm túc và chân thành giữa các bên, dựa trên các điều kiện rất rõ ràng, bắt đầu với việc lên kế hoạch cho các cuộc bầu cử theo đúng hiến pháp, có thể giải quyết được tình hình nghiêm trọng ở Venezuela và sự đau khổ mà dân chúng phải chịu”.

Đức Hồng Y Parolin bày tỏ lập trường trên trong một bức thư gởi cho các nhà lãnh đạo Mỹ Châu Latinh đang nhóm họp về tình hình tại Venezuela. Ngài nói rằng Vatican sẽ tiếp tục thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay và đặt dấu chấm hết cho những cuộc đối đầu bạo lực ở Venzuela.

Thông điệp của Đức Hồng Y về cơ bản đã tái khẳng định lập trường của Đức Giáo Hoàng là kêu gọi đàm phán nhưng tránh những chỉ trích trực tiếp đối với chính phủ Nicolas Maduro. Các giám mục Venezuela đã thẳng thắn hơn trong những lời chỉ trích chế độ và công khai bày tỏ sự ủng hộ của các ngài với các cuộc biểu tình của công chúng. Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino thậm chí còn đi xa đến mức kêu gọi dân chúng bất tuân dân sự đối với một chế độ độc tài và thối nát.

Tuy nhiên, tuyên bố của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng đã đưa ra một điểm rất tế nhị là các cuộc đàm phán phải được “dựa trên các điều kiện rất rõ ràng”, bao gồm cả việc lên kế hoạch cho các cuộc bầu cử.

Sau khi đồng ý làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa chính phủ và các nhà lãnh đạo phe đối lập, Vatican đã phải rút lui khi thấy rằng chính quyền Maduro chỉ muốn lợi dung Tòa Thánh để câu giờ hơn là thực tâm đối thoại ngõ hầu giải quyết vấn đề.

Tổng thống Maduro cũng đã lợi dụng lập trường thận trọng của Vatican trong tuần này bằng cách đưa ra một tuyên bố kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tố cáo các nhà lãnh đạo đối lập “huấn luyện trẻ em” tham gia vào các cuộc phản kháng của công chúng chống lại chính phủ.

Maduro cũng đã buộc tội các giám mục Venezuela về việc khuấy động các cuộc biểu tình. Vì thế, lời kêu gọi của ông ta đối với Đức Giáo Hoàng được nhiều người xem như là một nỗ lực nhấn mạnh sự khác biệt trong phương pháp giải quyết vấn đề giữa Đức Giáo Hoàng và hàng giáo phẩm Công Giáo Venezuela.

Đức Thánh Cha Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các Giám Mục Venezuela vào tuần trước để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại quốc gia này. Bức thư của Hồng Y Parolin cho các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ Latinh là tuyên bố đầu tiên về chính sách của Vatican kể từ cuộc họp đó.

12. Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói khủng bố Hồi Giáo đang bắt giữ 100,000 người làm bia đỡ đạn

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cuộc chiến tại Mosul khởi sự từ ngày 16 tháng 10 năm ngoái 2016, đến nay đã hơn 8 tháng. Theo con số của Bộ Quốc Phòng Iraq, tính đến ngày 5 tháng Năm, 8540 thường dân vô tội đã thiệt mạng.

Bên cạnh đó, 760,000 người đã phải lánh nạn trong đó 415,986 người vẫn còn trong các trại tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc.

Từ đầu tháng Sáu đến nay tình hình đã trở nên nghiêm trọng vì quân khủng bố Hồi Giáo IS thẳng tay giết hại bất cứ ai bỏ chạy về phía quân Iraq.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 16 tháng Sáu, ông Bruno Geddo, phát ngôn nhân của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết như sau:

“Hơn 100,000 thường dân có lẽ vẫn còn bị giữ trong khu vực Thành Cổ của Mosul. Chúng tôi được biết rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS di chuyển họ cùng với chúng, khi chúng rút lui khỏi Zanzili và các địa điểm giao tranh đang tiếp diễn.

Vì thế, những thường dân này về cơ bản đang bị giữ làm bia đỡ đạn trong khu vực Thành Cổ”

13. Các vị đạo trưởng Hồi Giáo tại Áo ra tuyên bố chung chống chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan

Trong một diễn biến rất đáng khích lệ, hôm thứ Năm 15 tháng Sáu, các nhà lãnh đạo các cộng đồng Hồi Giáo tại Áo đã tề tựu về thủ đô Vienna để ra một tuyên bố chung chống chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan.

Khoảng 300 đạo trưởng Hồi Giáo đã ký vào một tuyên bố chung chống chủ nghĩa khủng bố đối với các cuộc tấn công vừa diễn ra tại Luân Đôn.

Ramazan Demir, đạo trưởng Hồi Giáo chủ tịch Hội Đồng Hồi Giáo Áo cho biết:

“Hôm nay chúng tôi lên án chủ nghĩa cực đoan, bạo lực và khủng bố và chúng tôi tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên, dân chủ, nhân quyền và cơ hội bình đẳng cho nam nữ. Chúng tôi nhấn mạnh tất cả những điều này hôm nay. Chúng tôi kêu gọi tình liên đới, sự mạch lạc xã hội, để chúng ta có thể tiếp tục sống trong an bình”

“Chúng tôi không cùng một tuồng với những kẻ sát nhân. Vì nhiều người nghĩ rằng chúng tôi phải làm một điều gì đó, chúng tôi cần phải tỏ rõ một lập trường tách biệt với chúng. Chúng tôi hiểu được điều này. Cho nên, đơn giản là thế này: chúng giết người nhân danh tôn giáo, nhân danh đạo của tôi. Vì thế tôi nói không. Những tên khủng bố này, những kẻ rao giảng này nói toàn chuyện rác rưởi. Chúng chẳng có liên can gì với chúng tôi đâu”

14. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về việc cứu trợ nhân đạo tại Syria

Giữa lúc đang xảy ra những cuộc giao tranh dữ dội tại Raqqa của Syria, Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng hàng trăm ngàn người đang trong tình trạng nguy ngập ở thành phố này và Liên Hiệp Quốc không còn đủ tài nguyên cứu trợ dân tị nạn.

Ông Andrej Mahecic, phát ngôn nhân Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói:

“Ước tính có hơn 430,000 người đang trong tình trạng nguy ngập tại tỉnh Raqqa. Chỉ trong tháng Năm vừa qua, trên 100,000 người đã phải di tản. Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc đáp ứng tình hình trong vùng với sự phối hợp mật thiết của các cơ quan Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo bạn. Những người lánh nạn chiến tranh đang được cho tá túc tại vô số các địa điểm. Nhiều người đã phải hơn một lần lánh nạn và phải nằm chờ một thời gian dài. Hàng chục ngàn người đã đi qua các trại hay các trung tâm tiếp cư rồi lại nhanh chóng bị chuyển đến các khu vực hay phải trở lại nguyên quán. Mức độ trợ giúp nhân đạo thay đổi tùy theo tình trạng an ninh và các lý do tiếp liệu”.

15. Liên Hiệp Quốc than thở thương vong của thường dân vô tội tại Raqqa lên cao đến mức chóng mặt

Liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo bị cáo buộc đã sử dụng hỏa lực tối đa để giành phần thắng tại Raqqa bất kể sự an toàn của thường dân vô tội. Liên Hiệp Quốc cáo buộc là có tới 300 thường dân đã chết vì các cuộc không kích do Hoa Kỳ tung ra tại Raqqa từ đầu tháng Ba cho đến nay. Chỉ riêng tại al-Mansoura đã có đến 200 người chết.

Trong tuần đầu tiên của chiến dịch giải phóng Raqqa bắt đầu từ hôm 6 tháng Sáu đến hôm 13 tháng Sáu, Hoa Kỳ đã thực hiện 187 cuộc không kích vào thành phố này. Không quân Mỹ bị cáo buộc dùng cả phốt-pho trắng (White phosphorus) trong các cuộc không kích.

Chủ tâm của Hoa Kỳ là muốn thiết lập một chính quyền mới tại Raqqa do người Kurd lãnh đạo nhằm tiến đến việc chia cắt nước Syria. Do đó, chiến lược của Hoa Kỳ là tốc chiến tốc thắng tại Raqqa trước khi quân Syria có khả năng quay trở lại thành phố này. Liên quân đã cảnh cáo quân đội của tổng thống Bashar al-Assad là phải dừng quân cách Raqqa từ 55 đến 75km nếu không muốn bị tấn công.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 15 tháng Sáu tại Beirut, ông Paulo Sergio Pinheiro, cao ủy trưởng Cao ủy điều tra tội ác chiến tranh của Liên Hiệp Quốc nói:

“Cần phải quy trách nhiệm cho hàng loạt các sự kiện kinh hoàng mà các đồng nghiệp của tôi và chính tôi đã thu thập hồ sơ. Diệt chủng, các tội ác chống nhân loại, các tội ác chiến tranh, những vi phạm trắng trợn về luật nhân quyền và sự vi phạm vẫn đang tiếp diễn đối với luận nhân đạo quốc tế. Sự xem thường các chuẩn mực thế giới và các khái niệm nhân đạo căn bản không thể cứ tiếp tục diễn ra mà không bị lên án.”

“Chúng tôi lưu ý đặc biệt sự gia tăng mãnh liệt các vụ không kích nhằm dọn đường cho các lực lượng Dân Chủ Syria gọi tắt là SDF tiến vào Raqqa, không chỉ gây ra sự thiệt hại chóng mặt về nhân mạng của thường dân vô tội nhưng còn khiến cho 160,000 người phải vội vã bỏ nhà cửa di tản và trở thành những người di dời trong nội địa”