Phụng Vụ - Mục Vụ
Tông đồ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:11 22/06/2014
Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ (Tđcv 12, 1-11; 2Tm 4, 6-8.17-18; Mt 16, 13-19).
Thánh Phêrô và thánh Phaolô là hai cột trụ kiên vững tiên phong của Giáo Hội Công Giáo. Thánh Phêrô là tông đồ cả trong số 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Phêrô thường được gọi là Simon Phêrô. Tên thật là Simon, thân phụ tên là Gioan, Chúa Giêsu đã đặt tên ông là Phêrô. Ông sinh tại Bethsaida, thuộc miền Galilêa, gần vùng biển Tibêria. Phêrô đã lập gia đình. Trong Kinh Thánh có nói đến người mẹ vợ bị bệnh và đã được Chúa Giêsu chữa lành. Phêrô là anh em với ông Anrê. Hai anh em làm nghề đánh cá tại Capharnaum, trên hồ Galilêa. Phêrô đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của ông Anrê. Ông thuộc vào số những môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu mời gọi cùng với Anrê, Gioan và Giacôbê. Trong danh sách các tông đồ, tên Phêrô luôn đứng đầu.
Phêrô đã đồng hành và sống sát gần với Chúa Giêsu trong khi Chúa đi giảng dậy. Đặc biệt Phêrô cùng với Gioan và Giacôbê được chứng kiến những biến cố quan trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu: Như khi Chúa cho con gái ông Giairô chết sống lại, sự biến hình của Chúa trên núi và cơn hấp hối của Chúa trong vườn Cây Dầu. Ông Phêrô là người có tính khí, nhiệt thành và thẳng thắn. Khi được Chúa Giêsu hỏi các tông đồ rằng các con nói Thầy là ai? Simon Phêrô đại diện các tông đồ và thưa rằng: Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16, 16). Trong hành trình theo Chúa, có những lúc ông cũng yếu đuối và yếu lòng tin, như khi đi trên mặt nước, vì sợ hãi thì ông bắt đầu chìm và ông đã xin Chúa cứu. Khi Chúa Giêsu nói về của ăn hằng sống là Thịt và Máu Chúa, một số môn đồ nghe thế, thấy chói tai và đã bỏ đi. Phêrô đã nhân danh các tông đồ còn lại biểu lộ lòng trung thành với Chúa Giêsu, ông đã thưa: Thưa Thầy, bỏ Thầy, chúng con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống đời đời.
Tại bữa tiệc ly, khi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, lúc đầu Phêrô đã từ chối, nhưng sau đó đã để cho Thầy rửa chân và xin rửa cả người. Trước cuộc tử nạn, Phêrô cam đoan sống chết với Thầy, nhưng khi Thầy đã bị bắt, trong cơn hoảng sợ, ông đã chối Thầy ba lần. Sau khi đã an táng xác Chúa trong mồ, Phêrô và các bạn buồn sầu trở về nhà canh thức. Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, bà Maria báo tin là xác Chúa đã bị mất, Phêrô và môn đệ mà Chúa yêu đã chạy ra mộ. Ông đã chứng kiến cảnh mồ trống và nhìn thấy các khăn liệm của Chúa còn đó, ông đã tin. Sau khi Chúa Kitô phục sinh, Phêrô đã dẫn đầu các tông đồ trong các cuộc tụ họp cầu nguyện. Chúa Giêsu đã trao quyền cho ông chăn dắt các chiên con, chiên mẹ, đã trao chìa khóa Nước Trời và Chúa hứa sẽ xây Hội Thánh của Chúa trên Phêrô: Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng được (Mt 16, 18).
Sách Tông đồ Công Vụ đã thuật lại thuở Giáo Hội sơ khai, Phêrô giữ vai trò lãnh đạo: Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. “Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”(Mt 16, 19). Phêrô thi hành chức vụ và chủ tọa việc bầu chọn một tông đồ thay thế Giuđa Iscariôt. Chủ tọa công đồng đầu tiên tại Giêrusalem. Khi đi rao giảng, Phêrô đã hăng say và nhiệt tình. Ông đã làm nhiều phép lạ nhân danh Chúa Kitô Phục sinh. Phêrô đã cai quản Hội Thánh trong khoảng 25 năm đầu. Theo truyền thống Công Giáo, Phêrô là Giám mục Rôma và là vị Giáo hoàng đầu tiên cai quản Giáo Hội.
Theo tương truyền, khi Hoàng đế Nero bách hại giáo hữu, Phêrô quyết định đi khỏi Roma tìm nơi trú ẩn. Trên đường đi Appia, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thánh giá đi vào thành. Phêrô hỏi: Lạy Thầy, Thầy đi đâu? Chúa đáp: Thầy vào thành để chịu đóng đinh một lần nữa. Phêrô hiểu ý đã trở về thành để tiếp tục sứ mệnh làm nhân chứng cho Chúa. Sau cùng, ông đã bị bắt và tống ngục. Khi bị giam trong ngục, một thiên sứ đã cứu ông ra khỏi ngục, nhưng rồi các nhà lãnh đạo lại bắt giam trở lại. Vì thấy không xứng đáng được chết như Thầy, ông xin được đóng đinh ngược đầu vào thập giá. Sau khi chết, thi hài của Phêrô được chôn táng trong một nghĩa trang gần đó và tin rằng chính nơi đây, Giáo Hội đã xây Đền Thánh Phêrô trên đồi Vatican.
Thánh Phaolô là người Do-thái, có tên là Saolô. Ông được sinh ra và lớn lên ở Tarsus, ngày nay là miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Saolô lớn lên và được giáo dục ở Giêrusalem với Thầy cả Gamaliel, thuộc nhóm Biệt Phái và có quốc tịch Rôma. Saolô rất nhiệt tâm và trung thành với đạo Do-thái Giáo. Muốn triệt hại đạo Kitô, Saolô đã xin tình nguyện lên đường đi truy nã và ruồng bắt những Kitô hữu đã tin theo Chúa Giêsu. Một hôm trên đường từ Giêrusalem tới Đamas để bắt bớ các Kitô hữu, ông đã bị một luồng sáng đánh ngã. Sau này, chính Phaolô đã thuật lại, khi ông bị ngã ngựa, thì có tiếng nói: Saolô, Saolô, sao người bắt bớ Ta? Tôi thưa lại: Ông là ai? Ta là Giêsu Nazareth ngươi đang tầm nã bắt bớ. Tôi hỏi: Bây giờ tôi phải làm gì? Ông chỗi dậy và người ta đã dẫn ông vào thành và được ông Anania cầu nguyện và mở mắt cho ông. Sau đó, Saolô đã lãnh chịu phép rửa tội và trở về Giêrusalem trong một con người mới hoàn toàn. Tên Saolô được đổi thành Phaolô.
Phaolô là một tông đồ sinh sau đẻ muộn. Chúa Giêsu đã chọn Phaolô để sai ngài đi rao giảng Tin mừng cho dân ngoại. Cùng với Barnabê, Phaolô đến gặp thánh Phêrô và xin Giáo Hội cử phái đoàn đi rao giảng Tin mừng trong các miền phụ cận. Phaolô được ủy thác việc truyền giáo cho các dân ngoại. Ông đã cộng tác với Barnabê, Sila, Timôtêô, Titô và Luca trong các cuộc truyền giáo. Sách Tông Đồ Công Vụ đã tường thuật những bước đầu của Phaolô cùng với các cộng sự viên. Phaolô đã viết 12 thơ gởi cho các Giáo Đoàn và cá nhân. Một thơ gởi cho cộng đoàn Galata, một thơ gởi cho cộng đoàn Rôma, hai thơ gởi cho cộng đoàn Corintô và hai thơ gởi cho cộng đoàn Thessalônica. Có bốn thơ viết trong tù gởi cho các cộng đoàn: Colossê, Philipphê, Ephêsô và ông Philêmon. Ba thư riêng về mục vụ: Hai thơ viết cho giám mục Timôtêô và một thơ viết cho Titô.
Người Do-thái thù ghét Phaolô vì nghe biết các việc truyền giáo ông đã thực hiện. Họ tìm cách loại trừ và triệt hạ ngài. Khi Phaolô về tới Giêrusalem, người ta đã bắt trói và tống ngục tại Xêsarê. Phaolô đã nại đến quyền công dân Rôma để được giải về Rôma xét xử. Tại Rôma, ông đã bị giam giữ và rồi được thả tự do. Phaolô rất can đảm làm nhân chứng cho Chúa Kitô, Ngài viết: Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin (2Tm 4, 7). Khoảng năm 64, khi Hoàng Đế Nerô bách hại đạo, Phaolô đã cùng chịu chung số phận với các Kitô hữu. Phaolô đã bị bắt, chịu gông cùm và chịu chém đầu. Xác ngài được an táng gần địa điểm hiện nay là Vương Cung Thánh Đường thánh Phaolô Ngoại Thành.
Mừng lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta nhận thấy mỗi vị có ơn gọi riêng. Các ngài đều là những con người yếu đuối và phạm lỗi, nhưng với lòng trung tín, các ngài đã bù đắp những sự thiếu sót bằng chính cuộc sống gương mẫu và chịu đựng gian khổ vì danh Chúa cho đến chết. Các ngài là mẫu gương thực sự cho mỗi người chúng ta. Các ngài có yếu đuối, có lầm lỡ, nhưng đã biết ăn năn sám hối, quyết tâm sửa đổi và canh tân. Với ơn sủng của Chúa, hai ngài đã rao giảng Tin mừng một cách can đảm và không mệt mỏi hay chùn bước. Hai ngài đã trung kiên cho đến cùng và giữ vững đức tin.
Thánh Phêrô và Phaolô là hai trụ cột kiên cố của Giáo Hội Công Giáo. Tại tòa thánh Vatican, trước điện có đặt hai tượng thánh Phêrô và thánh Phaolô. Qua bao nhiêu sóng gió, con thuyền Giáo Hội vẫn vững vàng trước các thử thách của trần đời. Phêrô tông đồ cả và Phaolô tông đồ dân ngoại, hai vị thánh đã bổ túc cho nhau để làm cho Hội Thánh sống động nhờ lời rao giảng của các ngài. Với tấm gương hy sinh và lòng nhiệt thành của các ngài, Giáo Hội có một nền móng vững chắc như xây trên đá tảng.
Lạy Chúa, chúng con mừng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Xin cho chúng con được hiệp nhất nên một trong Chúa Kitô, để cùng mang tin mừng của Chúa đến cho mọi người.
Thánh Phêrô và thánh Phaolô là hai cột trụ kiên vững tiên phong của Giáo Hội Công Giáo. Thánh Phêrô là tông đồ cả trong số 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Phêrô thường được gọi là Simon Phêrô. Tên thật là Simon, thân phụ tên là Gioan, Chúa Giêsu đã đặt tên ông là Phêrô. Ông sinh tại Bethsaida, thuộc miền Galilêa, gần vùng biển Tibêria. Phêrô đã lập gia đình. Trong Kinh Thánh có nói đến người mẹ vợ bị bệnh và đã được Chúa Giêsu chữa lành. Phêrô là anh em với ông Anrê. Hai anh em làm nghề đánh cá tại Capharnaum, trên hồ Galilêa. Phêrô đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của ông Anrê. Ông thuộc vào số những môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu mời gọi cùng với Anrê, Gioan và Giacôbê. Trong danh sách các tông đồ, tên Phêrô luôn đứng đầu.
Phêrô đã đồng hành và sống sát gần với Chúa Giêsu trong khi Chúa đi giảng dậy. Đặc biệt Phêrô cùng với Gioan và Giacôbê được chứng kiến những biến cố quan trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu: Như khi Chúa cho con gái ông Giairô chết sống lại, sự biến hình của Chúa trên núi và cơn hấp hối của Chúa trong vườn Cây Dầu. Ông Phêrô là người có tính khí, nhiệt thành và thẳng thắn. Khi được Chúa Giêsu hỏi các tông đồ rằng các con nói Thầy là ai? Simon Phêrô đại diện các tông đồ và thưa rằng: Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16, 16). Trong hành trình theo Chúa, có những lúc ông cũng yếu đuối và yếu lòng tin, như khi đi trên mặt nước, vì sợ hãi thì ông bắt đầu chìm và ông đã xin Chúa cứu. Khi Chúa Giêsu nói về của ăn hằng sống là Thịt và Máu Chúa, một số môn đồ nghe thế, thấy chói tai và đã bỏ đi. Phêrô đã nhân danh các tông đồ còn lại biểu lộ lòng trung thành với Chúa Giêsu, ông đã thưa: Thưa Thầy, bỏ Thầy, chúng con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống đời đời.
Tại bữa tiệc ly, khi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, lúc đầu Phêrô đã từ chối, nhưng sau đó đã để cho Thầy rửa chân và xin rửa cả người. Trước cuộc tử nạn, Phêrô cam đoan sống chết với Thầy, nhưng khi Thầy đã bị bắt, trong cơn hoảng sợ, ông đã chối Thầy ba lần. Sau khi đã an táng xác Chúa trong mồ, Phêrô và các bạn buồn sầu trở về nhà canh thức. Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, bà Maria báo tin là xác Chúa đã bị mất, Phêrô và môn đệ mà Chúa yêu đã chạy ra mộ. Ông đã chứng kiến cảnh mồ trống và nhìn thấy các khăn liệm của Chúa còn đó, ông đã tin. Sau khi Chúa Kitô phục sinh, Phêrô đã dẫn đầu các tông đồ trong các cuộc tụ họp cầu nguyện. Chúa Giêsu đã trao quyền cho ông chăn dắt các chiên con, chiên mẹ, đã trao chìa khóa Nước Trời và Chúa hứa sẽ xây Hội Thánh của Chúa trên Phêrô: Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng được (Mt 16, 18).
Sách Tông đồ Công Vụ đã thuật lại thuở Giáo Hội sơ khai, Phêrô giữ vai trò lãnh đạo: Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. “Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”(Mt 16, 19). Phêrô thi hành chức vụ và chủ tọa việc bầu chọn một tông đồ thay thế Giuđa Iscariôt. Chủ tọa công đồng đầu tiên tại Giêrusalem. Khi đi rao giảng, Phêrô đã hăng say và nhiệt tình. Ông đã làm nhiều phép lạ nhân danh Chúa Kitô Phục sinh. Phêrô đã cai quản Hội Thánh trong khoảng 25 năm đầu. Theo truyền thống Công Giáo, Phêrô là Giám mục Rôma và là vị Giáo hoàng đầu tiên cai quản Giáo Hội.
Theo tương truyền, khi Hoàng đế Nero bách hại giáo hữu, Phêrô quyết định đi khỏi Roma tìm nơi trú ẩn. Trên đường đi Appia, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thánh giá đi vào thành. Phêrô hỏi: Lạy Thầy, Thầy đi đâu? Chúa đáp: Thầy vào thành để chịu đóng đinh một lần nữa. Phêrô hiểu ý đã trở về thành để tiếp tục sứ mệnh làm nhân chứng cho Chúa. Sau cùng, ông đã bị bắt và tống ngục. Khi bị giam trong ngục, một thiên sứ đã cứu ông ra khỏi ngục, nhưng rồi các nhà lãnh đạo lại bắt giam trở lại. Vì thấy không xứng đáng được chết như Thầy, ông xin được đóng đinh ngược đầu vào thập giá. Sau khi chết, thi hài của Phêrô được chôn táng trong một nghĩa trang gần đó và tin rằng chính nơi đây, Giáo Hội đã xây Đền Thánh Phêrô trên đồi Vatican.
Thánh Phaolô là người Do-thái, có tên là Saolô. Ông được sinh ra và lớn lên ở Tarsus, ngày nay là miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Saolô lớn lên và được giáo dục ở Giêrusalem với Thầy cả Gamaliel, thuộc nhóm Biệt Phái và có quốc tịch Rôma. Saolô rất nhiệt tâm và trung thành với đạo Do-thái Giáo. Muốn triệt hại đạo Kitô, Saolô đã xin tình nguyện lên đường đi truy nã và ruồng bắt những Kitô hữu đã tin theo Chúa Giêsu. Một hôm trên đường từ Giêrusalem tới Đamas để bắt bớ các Kitô hữu, ông đã bị một luồng sáng đánh ngã. Sau này, chính Phaolô đã thuật lại, khi ông bị ngã ngựa, thì có tiếng nói: Saolô, Saolô, sao người bắt bớ Ta? Tôi thưa lại: Ông là ai? Ta là Giêsu Nazareth ngươi đang tầm nã bắt bớ. Tôi hỏi: Bây giờ tôi phải làm gì? Ông chỗi dậy và người ta đã dẫn ông vào thành và được ông Anania cầu nguyện và mở mắt cho ông. Sau đó, Saolô đã lãnh chịu phép rửa tội và trở về Giêrusalem trong một con người mới hoàn toàn. Tên Saolô được đổi thành Phaolô.
Phaolô là một tông đồ sinh sau đẻ muộn. Chúa Giêsu đã chọn Phaolô để sai ngài đi rao giảng Tin mừng cho dân ngoại. Cùng với Barnabê, Phaolô đến gặp thánh Phêrô và xin Giáo Hội cử phái đoàn đi rao giảng Tin mừng trong các miền phụ cận. Phaolô được ủy thác việc truyền giáo cho các dân ngoại. Ông đã cộng tác với Barnabê, Sila, Timôtêô, Titô và Luca trong các cuộc truyền giáo. Sách Tông Đồ Công Vụ đã tường thuật những bước đầu của Phaolô cùng với các cộng sự viên. Phaolô đã viết 12 thơ gởi cho các Giáo Đoàn và cá nhân. Một thơ gởi cho cộng đoàn Galata, một thơ gởi cho cộng đoàn Rôma, hai thơ gởi cho cộng đoàn Corintô và hai thơ gởi cho cộng đoàn Thessalônica. Có bốn thơ viết trong tù gởi cho các cộng đoàn: Colossê, Philipphê, Ephêsô và ông Philêmon. Ba thư riêng về mục vụ: Hai thơ viết cho giám mục Timôtêô và một thơ viết cho Titô.
Người Do-thái thù ghét Phaolô vì nghe biết các việc truyền giáo ông đã thực hiện. Họ tìm cách loại trừ và triệt hạ ngài. Khi Phaolô về tới Giêrusalem, người ta đã bắt trói và tống ngục tại Xêsarê. Phaolô đã nại đến quyền công dân Rôma để được giải về Rôma xét xử. Tại Rôma, ông đã bị giam giữ và rồi được thả tự do. Phaolô rất can đảm làm nhân chứng cho Chúa Kitô, Ngài viết: Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin (2Tm 4, 7). Khoảng năm 64, khi Hoàng Đế Nerô bách hại đạo, Phaolô đã cùng chịu chung số phận với các Kitô hữu. Phaolô đã bị bắt, chịu gông cùm và chịu chém đầu. Xác ngài được an táng gần địa điểm hiện nay là Vương Cung Thánh Đường thánh Phaolô Ngoại Thành.
Mừng lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta nhận thấy mỗi vị có ơn gọi riêng. Các ngài đều là những con người yếu đuối và phạm lỗi, nhưng với lòng trung tín, các ngài đã bù đắp những sự thiếu sót bằng chính cuộc sống gương mẫu và chịu đựng gian khổ vì danh Chúa cho đến chết. Các ngài là mẫu gương thực sự cho mỗi người chúng ta. Các ngài có yếu đuối, có lầm lỡ, nhưng đã biết ăn năn sám hối, quyết tâm sửa đổi và canh tân. Với ơn sủng của Chúa, hai ngài đã rao giảng Tin mừng một cách can đảm và không mệt mỏi hay chùn bước. Hai ngài đã trung kiên cho đến cùng và giữ vững đức tin.
Thánh Phêrô và Phaolô là hai trụ cột kiên cố của Giáo Hội Công Giáo. Tại tòa thánh Vatican, trước điện có đặt hai tượng thánh Phêrô và thánh Phaolô. Qua bao nhiêu sóng gió, con thuyền Giáo Hội vẫn vững vàng trước các thử thách của trần đời. Phêrô tông đồ cả và Phaolô tông đồ dân ngoại, hai vị thánh đã bổ túc cho nhau để làm cho Hội Thánh sống động nhờ lời rao giảng của các ngài. Với tấm gương hy sinh và lòng nhiệt thành của các ngài, Giáo Hội có một nền móng vững chắc như xây trên đá tảng.
Lạy Chúa, chúng con mừng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Xin cho chúng con được hiệp nhất nên một trong Chúa Kitô, để cùng mang tin mừng của Chúa đến cho mọi người.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 22/06/2014
VE SẦU HỎI
Ve sầu hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Đấng tạo hóa trả lời, tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết, vừa chết vừa sống”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Nhưng có hạt giống không bao giờ chết, mà trái lại, những ai vui lòng đón nhận nó, và làm cho nó sinh sôi nảy nở trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình thì được sự sống đời đời, đó là hạt giống Lời Chúa.
- Lời Chúa không chết, nhưng lan tràn mãi khắp cùng mặt đất trong tâm hồn của những người thành tâm đón nhận.
- Lời Chúa không chết, nhưng những ai cố chấp vì kiêu ngạo không đón nhận nó thì sẽ phải chết đời đời.
Đã có nhiều quốc gia dân tộc đón nhận nó, và cũng có rất nhiều sắc dân chủng tộc bách hại và mưu toan bóp nghẹt nó, nhưng Lời Chúa muôn đời vẫn bất diệt và phát triển mãi cho đến khi Đức Chúa Giê-su lại đến xét xử thế giới.
Hạt giống Lời Chúa trong kho tàng Kinh Thánh, hạt giống Lời Chúa trong thánh lễ Mi-sa, hạt giống Lời Chúa rãi rác trong những sách thiêng liêng của Giáo Hội.v.v...nếu mỗi người Ki-tô hữu biết lắng nghe và đón nhận, thì sẽ được sống đời đời trong tình yêu của Chúa ngay tại trần gian này và ngày sau trên thiên đàng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Ve sầu hỏi Đấng tạo hóa:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Đấng tạo hóa trả lời, tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết, vừa chết vừa sống”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Nhưng có hạt giống không bao giờ chết, mà trái lại, những ai vui lòng đón nhận nó, và làm cho nó sinh sôi nảy nở trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình thì được sự sống đời đời, đó là hạt giống Lời Chúa.
- Lời Chúa không chết, nhưng lan tràn mãi khắp cùng mặt đất trong tâm hồn của những người thành tâm đón nhận.
- Lời Chúa không chết, nhưng những ai cố chấp vì kiêu ngạo không đón nhận nó thì sẽ phải chết đời đời.
Đã có nhiều quốc gia dân tộc đón nhận nó, và cũng có rất nhiều sắc dân chủng tộc bách hại và mưu toan bóp nghẹt nó, nhưng Lời Chúa muôn đời vẫn bất diệt và phát triển mãi cho đến khi Đức Chúa Giê-su lại đến xét xử thế giới.
Hạt giống Lời Chúa trong kho tàng Kinh Thánh, hạt giống Lời Chúa trong thánh lễ Mi-sa, hạt giống Lời Chúa rãi rác trong những sách thiêng liêng của Giáo Hội.v.v...nếu mỗi người Ki-tô hữu biết lắng nghe và đón nhận, thì sẽ được sống đời đời trong tình yêu của Chúa ngay tại trần gian này và ngày sau trên thiên đàng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:41 22/06/2014
N2T |
7. Một người càng yêu người thì họ nhất định cũng càng yêu mến Thiên Chúa; nhìn người yêu người như thế nào, thì biết họ cũng yêu Thiên Chúa như thế ấy, đó chính là thước đo đáng tin cậy.
(Thánh Terese of Avila)------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Lễ Sinh Nhật Gioan Tẩy Giả: Ơn Gọi cao trọng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:10 22/06/2014
Lễ Sinh Nhật Gioan Tẩy Giả
Giáo Hội thường mừng lễ các thánh vào ngày các ngài qua đời. Đó là ngày các ngài được về với Thiên Chúa, ngày sinh nhật trên thiên quốc. Đối với thánh Gioan Tẩy Giả, Giáo Hội mừng kính cả ngày ngài sinh ra và cả ngày ngài tử đạo. Ngày qua đời mừng ở bậc lễ nhớ. Ngày sinh nhật với bậc lễ trọng.
Trong năm phụng vụ chỉ có 3 lễ mừng sinh nhật. Đó là Giáng Sinh của Đức Giêsu ( 25.12); Sinh nhật của Đức Maria ( 8.9) và Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả ( 24.6).Cuộc đời và sứ mạng của Gioan gắn liền với cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu nên Giáo Hội có lý do để sắp đặt việc mừng Sinh nhật của Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế trở thành một Lễ Trọng trong niên lịch phụng vụ.
Trong dịp hành hương Đất Thánh mới đây, chúng tôi đến thăm Nhà thờ kính Thánh Gioan Tẩy Giả tại Ein Kerem. Đây là Nhà thờ do dòng Phanxicô xây dựng trên địa điểm linh thánh, nơi thánh Gioan ra đời. Với sự chào đời của Gioan, ông bà Giacaria, Êlisabeth vui mừng hạnh phúc. Họ hàng bà con đến chung chia niềm vui. Đấng Tiền Hô chào đời chuẩn bị dọn đường cho Đấng Cứu Thế xuất hiện (Lc 1,57-66).
Mỗi người hôn kính nơi Gioan được sinh ra, phía dưới bàn thờ bên phải cung thánh. Sân trong Nhà thờ trưng bày những bảng ghi chép bằng nhiều thứ tiếng lời tiên tri của ông Giacaria. Ông đã thốt ra lời tiên tri này vào ngày lễ cắt bì cho con trẻ và đặt tên cho con mình là Gioan (Lc 1,67-79); theo truyền thống Giáo Hội, đây là lời kinh “Benedictus”.
Gioan được sinh ra kỳ diệu, ơn gọi cũng kỳ diệu và được trao sứ vụ cao trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
1 .Sinh nhật kỳ diệu
Thánh Luca đã nói tới ngày sinh với những dấu hiệu kỳ diệu của Gioan “Nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” ( Lc 1,14).
a. Dacaria bị câm :
Thân phụ của Gioan bị câm vì nghi ngờ lời Truyền tin của Sứ Thần đang khi ông đang dâng hương trong đền thờ theo phiên của mình (Lc 1,5- 23)
b. Khỏi Tội Nguyên tổ
Bà Isave có thai được 6 tháng, Đức Maria đã đến viếng thăm,vừa nghe lời của Đức Maria chào thì thai nhi Gioan đã nhảy mừng trong dạ mẹ (Lc 1,41) và được đầy tràn Thánh Thần (Lc 1,15). Hồng An này được Giáo Hội hiểu là Gioan đã khỏi tội nguyên tổ, một ân huệ cao cả mà ngoại trừ Đức Maria cả nhân loại không ai có được .
c. Son sẻ mà có con
Hai ông bà Dacaria và Isave là người công chính trước mặt Thiên Chúa ,nhưng họ lại không con,vì Bà Isave là người hiếm hoi ,cả hai đều đã cao niên (Lc 1,6- 7).
Vậy mà Bà đã sinh con “ Bà sinh hạ một con trai,nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy,láng giềng và thân thích đều chia vui với bà” (Lc 1,57 -58). Trong Cưụ ước cũng có những bà mẹ sinh con kỳ diệu như vậy. Bà Sara mẹ Isaac (St 11,30;21,1- 7). Bà Rebecca mẹ của Esau và Giacop (St 25,21- 26). Bà Rakhel mẹ của Giuse (St 29,21; 30,22- 24). Bà Anna mẹ của Samuel (1Sm 1,2- 20).
d. Tên Gioan và hết câm
Gioan sinh được tám ngày, chịu cắt bì và đặt tên là Dacaria nhưng bà mẹ lên tiếng: “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Một tên gọi thật lạ lùng khiến mọi người kinh ngạc vì trong họ hàng của bà không có ai tên đó cả.Khi Dacaria viết tên Gioan trên tấm bảng, thì miệng lưỡi ông được mở ra,ông hết câm và nói lại được như trước kia (Lc 1,59- 65).
Mọi biến cố đều kỳ diệu từ khi cưu mang cho đến lúc sinh ra của Gioan vì “ Quả thật,có bàn tay Chúa phù hộ em” (Lc 1,66).
Sinh nhật Gioan kỳ diệu cũng đúng thôi vì Gioan sẽ lãnh nhận một ơn gọi kỳ diệu là làm Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.
2 . Ơn Gọi kỳ diệu
a. Ngôn sứ Isaia loan báo
“ Có tiếng hô từ nơi hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa,sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy,mọi núi đồi phải bạt cho thấp,khúc quanh co phải uốn cho ngay,đường lồi lõm phải san cho phẳng.Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. (Is 40,3- 5; Mc 1,3; Lc 3,4-6; Mt 3,3). Isaia đã giới thiệu về Gioan như một vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến.
b. Ngôn sứ Malakia tiên báo
“ Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con,người sẽ dọn đường cho con đến để làm lòng cha ông quay về với con cháu” (Ml 3,1- 24 ;Mt 1,10; Lc 1,17;7,27).Lời Ngôn sứ Malakia nhắc nhở cho người đương thời và hậu thế về ơn gọi của Gioan như vị sứ giả dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến .
c. Sứ Thần Truyền Tin xác nhận
Sứ Thần của Chúa hiện ra với Dacaria,đứng bên phải hương án,xác nhận với ông rằng người con trai của ông sắp chào đời là Gioan Tẩy Giả “ Sẽ đi trước mặt Chúa và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa”(Lc 1,17).
e. Thân phụ Dacaria
Dưới tác động của Thánh Thần, Dacaria đã hát lên bài ca chúc tụng “Benedictus” về ơn gọi của người con trai mình: “Hài Nhi hỡi,con sẽ đi trước mặt Chúa,mở lối cho Người,bảo cho dân Chúa biết,Người sẽ cứu độ và tha thứ cho họ hết mọi tội khiên” ( Lc 1,76 - 77).
f. Gioan khẳng định
Trong một cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và một người Do thái về việc thanh tẩy,tại Enon,gần Salem thuộc miền Giuđê,chính Gioan đã xác nhận ơn gọi của mình : “Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : “Tôi đây không phải là Đấng Kitô mà là kẻ được sai đi trước mặt Ngài” (Ga 3,28). Gioan sinh ra thật kỳ diệu, hai ông bà Giacaria quá đỗi vui mừng hạnh phúc. Bao ước mơ xưa nay thành hiện thực. Con trai sẽ là người nối dõi tông đường lo cho tuổi gìa của cha mẹ. Con trai sẽ là người nối nghiệp cha làm tư tế. Nhưng mọi dự tính như đều biến thành mây khói khi Gioan nghe theo tiếng gọi từ trời cao đi làm nhiệm vụ Ngôn sứ. Một nhiệm vụ rất nguy hiểm. Gioan vào hoang địa sống một mình với Thiên Chúa để chuẩn bị cho sứ vụ.
3. Sứ vụ cao trọng
Qua sinh nhật và ơn gọi kỳ diệu của Gioan,Thiên Chúa đã đặt Gioan làm gạch nối giữa Cựu ước và Tân ước với sứ vụ đặc biệt đó là Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương, bị đế quốc Roma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn,dân chúng lầm than, Gioan cũng mang nặng những ưu tư những trăn trở yêu nước thương dân. Qua mọi thời, những Ngôn sứ chân chính luôn thao thức với vận mạng Dân tộc. Vị vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, lấy vợ của anh mình là Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế Gioan đã bị vua chém đầu từ trong ngục. Đụng chạm đến những hôn quân bạo chúa thì chỉ chuốc lấy họa vào thân. Thế nhưng, lương tâm ngay chính, Gioan đã khẳng khái nói lên những lời cần phải nói cho dù phải trả gía bằng chính mạng sống mình. Sứ mạng Ngôn sứ thời nào cũng phải trả giá khi dám nói sự thật, khi dám đấu tranh cho công lý và dân chủ.Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ông không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù.Thế nhưng Đức Giêsu đã nói về ông: “Trong các con cái người nữ sinh ra,chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả” (Lc 7,28).
Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, mỗi người hãy nghĩ về ngày sinh nhật của mình. Đó là giây phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất cuộc đời. Ngày ấy, cha mẹ, anh chị em hân hoan, bà con lối xóm đến chúc mừng. Ai cũng muốn nhìn con trẻ, mỉm cười muốn bồng ẵm và tự hỏi: trẻ này rồi sẽ nên như thế nào, ai cũng chúc phúc và đặt niềm hy vọng. Con trẻ được cha mẹ đặt tên. Ngày được Thanh tẩy, con trẻ có một tên Thánh. Chọn một vị Thánh làm bổn mạng cho con, cha mẹ xin vị Thánh Quan thầy cầu bàu che chở con và mong con noi gương bắt chước vị Thánh ấy trên đường nhân đức.
Thánh Gioan được sinh ra trong niềm vui của cha mẹ và mọi người. Ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của mình.Thánh nhân để lại một mẫu gương khiêm nhường, thánh thiện cho muôn đời. Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ và sự quan phòng của Thiên Chúa. Mỗi cuộc đời là một huyền nhiệm trong tình thương Thiên Chúa.Mỗi lần mừng sinh nhật của mình, mỗi người chúng ta nhớ đến bao nhiêu là hồng ân Thiên Chúa ban tặng để tạ ơn và sống xứng đáng hơn.
Ngày nay, nhiều gia đình có truyền thống kỷ niệm và mừng ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình. Đó là một việc làm thật ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bởi lẽ, đã sinh ra trong đời, dù ở cảnh ngộ nào, ai cũng được Đấng Tạo Hóa ban tặng chức phận quý giá, đó là làm người. Qua mạc khải Kinh thánh và dưới ánh sáng đức tin, mỗi người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu. Mỗi người đều có một ơn gọi và được trao ban một sứ vụ. Noi gương Thánh Gioan, chúng ta sẽ sống cao đẹp cuộc đời của mình như lời Thánh vịnh: " Phần con đây, con tin cậy vào tình thương Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa,vì phúc lộc Ngài ban" (Tv 12).
Giáo Hội thường mừng lễ các thánh vào ngày các ngài qua đời. Đó là ngày các ngài được về với Thiên Chúa, ngày sinh nhật trên thiên quốc. Đối với thánh Gioan Tẩy Giả, Giáo Hội mừng kính cả ngày ngài sinh ra và cả ngày ngài tử đạo. Ngày qua đời mừng ở bậc lễ nhớ. Ngày sinh nhật với bậc lễ trọng.
Trong năm phụng vụ chỉ có 3 lễ mừng sinh nhật. Đó là Giáng Sinh của Đức Giêsu ( 25.12); Sinh nhật của Đức Maria ( 8.9) và Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả ( 24.6).Cuộc đời và sứ mạng của Gioan gắn liền với cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu nên Giáo Hội có lý do để sắp đặt việc mừng Sinh nhật của Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế trở thành một Lễ Trọng trong niên lịch phụng vụ.
Trong dịp hành hương Đất Thánh mới đây, chúng tôi đến thăm Nhà thờ kính Thánh Gioan Tẩy Giả tại Ein Kerem. Đây là Nhà thờ do dòng Phanxicô xây dựng trên địa điểm linh thánh, nơi thánh Gioan ra đời. Với sự chào đời của Gioan, ông bà Giacaria, Êlisabeth vui mừng hạnh phúc. Họ hàng bà con đến chung chia niềm vui. Đấng Tiền Hô chào đời chuẩn bị dọn đường cho Đấng Cứu Thế xuất hiện (Lc 1,57-66).
Mỗi người hôn kính nơi Gioan được sinh ra, phía dưới bàn thờ bên phải cung thánh. Sân trong Nhà thờ trưng bày những bảng ghi chép bằng nhiều thứ tiếng lời tiên tri của ông Giacaria. Ông đã thốt ra lời tiên tri này vào ngày lễ cắt bì cho con trẻ và đặt tên cho con mình là Gioan (Lc 1,67-79); theo truyền thống Giáo Hội, đây là lời kinh “Benedictus”.
Gioan được sinh ra kỳ diệu, ơn gọi cũng kỳ diệu và được trao sứ vụ cao trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
1 .Sinh nhật kỳ diệu
Thánh Luca đã nói tới ngày sinh với những dấu hiệu kỳ diệu của Gioan “Nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” ( Lc 1,14).
a. Dacaria bị câm :
Thân phụ của Gioan bị câm vì nghi ngờ lời Truyền tin của Sứ Thần đang khi ông đang dâng hương trong đền thờ theo phiên của mình (Lc 1,5- 23)
b. Khỏi Tội Nguyên tổ
Bà Isave có thai được 6 tháng, Đức Maria đã đến viếng thăm,vừa nghe lời của Đức Maria chào thì thai nhi Gioan đã nhảy mừng trong dạ mẹ (Lc 1,41) và được đầy tràn Thánh Thần (Lc 1,15). Hồng An này được Giáo Hội hiểu là Gioan đã khỏi tội nguyên tổ, một ân huệ cao cả mà ngoại trừ Đức Maria cả nhân loại không ai có được .
c. Son sẻ mà có con
Hai ông bà Dacaria và Isave là người công chính trước mặt Thiên Chúa ,nhưng họ lại không con,vì Bà Isave là người hiếm hoi ,cả hai đều đã cao niên (Lc 1,6- 7).
Vậy mà Bà đã sinh con “ Bà sinh hạ một con trai,nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy,láng giềng và thân thích đều chia vui với bà” (Lc 1,57 -58). Trong Cưụ ước cũng có những bà mẹ sinh con kỳ diệu như vậy. Bà Sara mẹ Isaac (St 11,30;21,1- 7). Bà Rebecca mẹ của Esau và Giacop (St 25,21- 26). Bà Rakhel mẹ của Giuse (St 29,21; 30,22- 24). Bà Anna mẹ của Samuel (1Sm 1,2- 20).
d. Tên Gioan và hết câm
Gioan sinh được tám ngày, chịu cắt bì và đặt tên là Dacaria nhưng bà mẹ lên tiếng: “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Một tên gọi thật lạ lùng khiến mọi người kinh ngạc vì trong họ hàng của bà không có ai tên đó cả.Khi Dacaria viết tên Gioan trên tấm bảng, thì miệng lưỡi ông được mở ra,ông hết câm và nói lại được như trước kia (Lc 1,59- 65).
Mọi biến cố đều kỳ diệu từ khi cưu mang cho đến lúc sinh ra của Gioan vì “ Quả thật,có bàn tay Chúa phù hộ em” (Lc 1,66).
Sinh nhật Gioan kỳ diệu cũng đúng thôi vì Gioan sẽ lãnh nhận một ơn gọi kỳ diệu là làm Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.
2 . Ơn Gọi kỳ diệu
a. Ngôn sứ Isaia loan báo
“ Có tiếng hô từ nơi hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa,sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy,mọi núi đồi phải bạt cho thấp,khúc quanh co phải uốn cho ngay,đường lồi lõm phải san cho phẳng.Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. (Is 40,3- 5; Mc 1,3; Lc 3,4-6; Mt 3,3). Isaia đã giới thiệu về Gioan như một vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến.
b. Ngôn sứ Malakia tiên báo
“ Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con,người sẽ dọn đường cho con đến để làm lòng cha ông quay về với con cháu” (Ml 3,1- 24 ;Mt 1,10; Lc 1,17;7,27).Lời Ngôn sứ Malakia nhắc nhở cho người đương thời và hậu thế về ơn gọi của Gioan như vị sứ giả dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến .
c. Sứ Thần Truyền Tin xác nhận
Sứ Thần của Chúa hiện ra với Dacaria,đứng bên phải hương án,xác nhận với ông rằng người con trai của ông sắp chào đời là Gioan Tẩy Giả “ Sẽ đi trước mặt Chúa và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa”(Lc 1,17).
e. Thân phụ Dacaria
Dưới tác động của Thánh Thần, Dacaria đã hát lên bài ca chúc tụng “Benedictus” về ơn gọi của người con trai mình: “Hài Nhi hỡi,con sẽ đi trước mặt Chúa,mở lối cho Người,bảo cho dân Chúa biết,Người sẽ cứu độ và tha thứ cho họ hết mọi tội khiên” ( Lc 1,76 - 77).
f. Gioan khẳng định
Trong một cuộc tranh luận giữa các môn đệ của Gioan và một người Do thái về việc thanh tẩy,tại Enon,gần Salem thuộc miền Giuđê,chính Gioan đã xác nhận ơn gọi của mình : “Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : “Tôi đây không phải là Đấng Kitô mà là kẻ được sai đi trước mặt Ngài” (Ga 3,28). Gioan sinh ra thật kỳ diệu, hai ông bà Giacaria quá đỗi vui mừng hạnh phúc. Bao ước mơ xưa nay thành hiện thực. Con trai sẽ là người nối dõi tông đường lo cho tuổi gìa của cha mẹ. Con trai sẽ là người nối nghiệp cha làm tư tế. Nhưng mọi dự tính như đều biến thành mây khói khi Gioan nghe theo tiếng gọi từ trời cao đi làm nhiệm vụ Ngôn sứ. Một nhiệm vụ rất nguy hiểm. Gioan vào hoang địa sống một mình với Thiên Chúa để chuẩn bị cho sứ vụ.
3. Sứ vụ cao trọng
Qua sinh nhật và ơn gọi kỳ diệu của Gioan,Thiên Chúa đã đặt Gioan làm gạch nối giữa Cựu ước và Tân ước với sứ vụ đặc biệt đó là Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.Là một ngôn sứ trong một đất nước đang thời nhiễu nhương, bị đế quốc Roma cai trị hà khắc, nhiều phe nhóm trong dân nổi loạn,dân chúng lầm than, Gioan cũng mang nặng những ưu tư những trăn trở yêu nước thương dân. Qua mọi thời, những Ngôn sứ chân chính luôn thao thức với vận mạng Dân tộc. Vị vua Hêrôđê, một hôn quân bạo chúa, sống loạn luân, lấy vợ của anh mình là Hêrôđiađê. Lương tâm ngôn sứ đã thúc đẩy Gioan lên tiếng can ngăn và tố cáo những hành vi sai trái của nhà vua, kêu gọi vua trở về nẻo chính đường ngay.Vì thế Gioan đã bị vua chém đầu từ trong ngục. Đụng chạm đến những hôn quân bạo chúa thì chỉ chuốc lấy họa vào thân. Thế nhưng, lương tâm ngay chính, Gioan đã khẳng khái nói lên những lời cần phải nói cho dù phải trả gía bằng chính mạng sống mình. Sứ mạng Ngôn sứ thời nào cũng phải trả giá khi dám nói sự thật, khi dám đấu tranh cho công lý và dân chủ.Trước mặt người đời, Gioan là kẻ thất bại. Sứ mạng của ông không hoàn thành,bị những kẻ gian ác ghen ghét hãm hại, cuối cùng chịu chết chém trong tù.Thế nhưng Đức Giêsu đã nói về ông: “Trong các con cái người nữ sinh ra,chưa từng một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy giả” (Lc 7,28).
Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, mỗi người hãy nghĩ về ngày sinh nhật của mình. Đó là giây phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất cuộc đời. Ngày ấy, cha mẹ, anh chị em hân hoan, bà con lối xóm đến chúc mừng. Ai cũng muốn nhìn con trẻ, mỉm cười muốn bồng ẵm và tự hỏi: trẻ này rồi sẽ nên như thế nào, ai cũng chúc phúc và đặt niềm hy vọng. Con trẻ được cha mẹ đặt tên. Ngày được Thanh tẩy, con trẻ có một tên Thánh. Chọn một vị Thánh làm bổn mạng cho con, cha mẹ xin vị Thánh Quan thầy cầu bàu che chở con và mong con noi gương bắt chước vị Thánh ấy trên đường nhân đức.
Thánh Gioan được sinh ra trong niềm vui của cha mẹ và mọi người. Ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của mình.Thánh nhân để lại một mẫu gương khiêm nhường, thánh thiện cho muôn đời. Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ và sự quan phòng của Thiên Chúa. Mỗi cuộc đời là một huyền nhiệm trong tình thương Thiên Chúa.Mỗi lần mừng sinh nhật của mình, mỗi người chúng ta nhớ đến bao nhiêu là hồng ân Thiên Chúa ban tặng để tạ ơn và sống xứng đáng hơn.
Ngày nay, nhiều gia đình có truyền thống kỷ niệm và mừng ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình. Đó là một việc làm thật ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bởi lẽ, đã sinh ra trong đời, dù ở cảnh ngộ nào, ai cũng được Đấng Tạo Hóa ban tặng chức phận quý giá, đó là làm người. Qua mạc khải Kinh thánh và dưới ánh sáng đức tin, mỗi người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu. Mỗi người đều có một ơn gọi và được trao ban một sứ vụ. Noi gương Thánh Gioan, chúng ta sẽ sống cao đẹp cuộc đời của mình như lời Thánh vịnh: " Phần con đây, con tin cậy vào tình thương Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa,vì phúc lộc Ngài ban" (Tv 12).
Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:22 22/06/2014
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
Phuc am : Lc 1, 57-66. 80
“Tên cháu là Gio-an”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, một con người đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã nói: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” . Cao trọng, không phải vì ông Gioan làm nhiều điều vĩ đại, nhưng là vì ông là người được vinh dự làm kẻ dọn đường cho Đấng Mê-si-a đến. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm nổi bật của thánh Gioan Tẩy Giả:
1. Cương trực và công chính.
Trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê, thánh Gioan Tẩy Giả đã không sợ, và dám nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài” (Mc 6, 18), và cái giá phải trả chính là bị nhà vua chém đầu.
Thánh Gioan Tẩy Giả không vì nhu nhược an phận để được mọi người tâng bốc khen ngợi, nhưng chính ngài đã nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê, vì việc của ông làm là trái với luân thường đạo lý; ngài cũng không vì bạo lực mà khuất phục, nhưng lời dạy của ngài làm cho nhà vua vừa kinh sợ vừa thán phục.
Trước bạo quyền trần thế, thánh Gioan Tẩy Giả thà chấp nhận đón lấy cái chết hơn là dửng dưng để cho sự ác thống trị, ngài thà như cây cao vươn thẳng đứng lên trời cao và bị gió đánh gãy, hơn là làm một một con người chỉ biết lòn cúi để được an phận.
2. Khiêm tốn tự hạ.
Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, thì thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, lời giới thiệu này nói lên một tấm lòng khiêm tốn, ngài không vì sĩ diện để khoe khoang mình và hạ bệ người khác; ngài cũng không vì danh vọng hão huyền mà không nhìn thấy Đấng cứu độ đang đến là Đức Chúa Giê-su, cho nên ngài thà đành “mất” hai môn đệ của mình để họ đi làm môn đệ của Đấng là ánh sáng trần gian, hơn là đi theo ngài chỉ là ánh sáng của con đom đóm trong đêm mà thôi.
Khiêm tốn và tự hạ là đặc tính của người thuộc về Thiên Chúa, và nhìn nhận giá trị đích thực của người khác mà không câu nệ tị hiềm.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với dân chúng về Đức Chúa Giê-su rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, câu nói đầy khiêm tốn tự hạ này đã đưa ngài lên tận trời cao với lời xác nhận của chính miệng Đấng Cứu Thế: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11).
Khiêm tốn là sức mạnh và là vũ khí của người Ki-tô hữu để chiến thắng ma quỷ và thế gian kiêu ngạo, sự khiêm tốn đã làm cho thánh Gioan Tẩy Giả trở nên mạnh mẻ không sợ hãi trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê; sự khiêm tốn cũng đã làm cho ngài trở nên danh giá trước mặt Thiên Chúa và loài người.
Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả như cây cổ thụ trước phong ba bão táp đầy quyền lực của vua Hê-rô-đê, thà bị gãy chứ không chịu khuất phục, thà bị chém đầu vì công bằng chính nghĩa chứ không đầu hàng trước bạo lực bất công.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả biết can đảm trước mọi thử thách, biết khiêm nhường định hướng cho cuộc sống với ân sủng của Chúa ban cho với tất cả những gì mình có mà không kêu ca than vãn, và nhất là biết luôn trở nên chứng nhân cho Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay: cuộc sống đầy bạo lực, thù hận và hưởng thụ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Phuc am : Lc 1, 57-66. 80
“Tên cháu là Gio-an”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, một con người đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã nói: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” . Cao trọng, không phải vì ông Gioan làm nhiều điều vĩ đại, nhưng là vì ông là người được vinh dự làm kẻ dọn đường cho Đấng Mê-si-a đến. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm nổi bật của thánh Gioan Tẩy Giả:
1. Cương trực và công chính.
Trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê, thánh Gioan Tẩy Giả đã không sợ, và dám nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài” (Mc 6, 18), và cái giá phải trả chính là bị nhà vua chém đầu.
Thánh Gioan Tẩy Giả không vì nhu nhược an phận để được mọi người tâng bốc khen ngợi, nhưng chính ngài đã nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê, vì việc của ông làm là trái với luân thường đạo lý; ngài cũng không vì bạo lực mà khuất phục, nhưng lời dạy của ngài làm cho nhà vua vừa kinh sợ vừa thán phục.
Trước bạo quyền trần thế, thánh Gioan Tẩy Giả thà chấp nhận đón lấy cái chết hơn là dửng dưng để cho sự ác thống trị, ngài thà như cây cao vươn thẳng đứng lên trời cao và bị gió đánh gãy, hơn là làm một một con người chỉ biết lòn cúi để được an phận.
2. Khiêm tốn tự hạ.
Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, thì thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, lời giới thiệu này nói lên một tấm lòng khiêm tốn, ngài không vì sĩ diện để khoe khoang mình và hạ bệ người khác; ngài cũng không vì danh vọng hão huyền mà không nhìn thấy Đấng cứu độ đang đến là Đức Chúa Giê-su, cho nên ngài thà đành “mất” hai môn đệ của mình để họ đi làm môn đệ của Đấng là ánh sáng trần gian, hơn là đi theo ngài chỉ là ánh sáng của con đom đóm trong đêm mà thôi.
Khiêm tốn và tự hạ là đặc tính của người thuộc về Thiên Chúa, và nhìn nhận giá trị đích thực của người khác mà không câu nệ tị hiềm.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với dân chúng về Đức Chúa Giê-su rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, câu nói đầy khiêm tốn tự hạ này đã đưa ngài lên tận trời cao với lời xác nhận của chính miệng Đấng Cứu Thế: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11).
Khiêm tốn là sức mạnh và là vũ khí của người Ki-tô hữu để chiến thắng ma quỷ và thế gian kiêu ngạo, sự khiêm tốn đã làm cho thánh Gioan Tẩy Giả trở nên mạnh mẻ không sợ hãi trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê; sự khiêm tốn cũng đã làm cho ngài trở nên danh giá trước mặt Thiên Chúa và loài người.
Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả như cây cổ thụ trước phong ba bão táp đầy quyền lực của vua Hê-rô-đê, thà bị gãy chứ không chịu khuất phục, thà bị chém đầu vì công bằng chính nghĩa chứ không đầu hàng trước bạo lực bất công.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả biết can đảm trước mọi thử thách, biết khiêm nhường định hướng cho cuộc sống với ân sủng của Chúa ban cho với tất cả những gì mình có mà không kêu ca than vãn, và nhất là biết luôn trở nên chứng nhân cho Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay: cuộc sống đầy bạo lực, thù hận và hưởng thụ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha tại Calabria: Những kẻ theo Mafia đang bị vạ tuyệt thông
J.B. Đặng Minh An dịch
01:19 22/06/2014
Trong ngày lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là "bánh hằng sống từ trời xuống" (Ga 6,51), là lương thực cho sự đói khát cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta, và là sức mạnh cho cuộc hành trình của chúng ta. Tôi cảm tạ Chúa, Đấng mà hôm nay đây đã cho tôi được mừng lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa với các bạn, với anh chị em của Giáo Hội tại Cassano allo Jonio này. Hôm nay là ngày lễ trong đó Giáo Hội tán tụng Chúa vì hồng ân Bí Tích Thánh Thể. Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta đã kính nhớ việc Chúa thiết lập bí tích này trong Bữa Tiệc Ly. Hôm nay, chúng ta chú trọng đến việc tạ ơn và tôn thờ. Và vì thế mà truyền thống cử hành ngày lễ này thường bao gồm việc rước kiệu Thánh Thể. Tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể và cùng tiến bước với Ngài là hai khía cạnh không thể tách rời của ngày lễ hôm nay, hai khía cạnh đánh dấu toàn bộ cuộc sống của các Kitô hữu: đó là một người tôn thờ Thiên Chúa và cùng tiến bước với Ngài.
Trước hết, chúng ta là những người tôn thờ Thiên Chúa. Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng mà trong Chúa Giêsu Kitô đã hiến mình cho chúng ta, hiến mình trên thập tự giá để chuộc tội lỗi chúng ta và qua sức mạnh của tình yêu này, Ngài đã sống lại từ cái chết và tiếp tục sống trong Giáo Hội của Ngài. Chúng ta không có Thiên Chúa nào khác hơn là vị Thiên Chúa này!
Nếu thay vì tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta lại quay sang tôn thờ tiền bạc thì con đường tội lỗi mở ra với những ham muốn cá nhân ... Một người không yêu mến Chúa, thì trở thành một kẻ suy tôn cái ác, như trong trường hợp những người sống bằng gian dối và bạo lực. Mảnh đất này của anh chị em, thật đẹp, nhưng lại đầy những vết tích hậu quả của tội lỗi này. Mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất. Nó phải bị khước từ. Giáo Hội, luôn dấn thân giáo dục lương tâm con người, phải dốc hết khả năng hơn nữa để sự thiện chiến thắng được sự ác. Con em của chúng ta mong chờ điều này nơi chúng ta. Những người trẻ của chúng ta, những người cần có chút hy vọng trong cuộc sống, mong mỏi điều này nơi chúng ta. Để có thể đáp ứng nguyện vọng này của họ, đức tin có thể giúp đỡ chúng ta. Những kẻ, trong cuộc sống của họ, đã chọn con đường gian ác, con đường sự dữ này, chẳng hạn như những tên cướp, không hiệp thông với Thiên Chúa, họ đang bị vạ tuyệt thông.
Hôm nay, chúng ta xưng thú điều trong khi dán mắt nhìn về Mình Máu Thánh Chúa Kitô, về bí tích Thánh Thể. Và, vì niềm tin ấy, chúng ta từ bỏ Satan và tất cả những cám dỗ của nó; chúng ta từ bỏ các ngẫu tượng tiền bạc, phù hoa, tự hào và sức mạnh. Chúng ta, các Kitô hữu, không muốn tôn thờ bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai trên thế giới này, ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô, là Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Có lẽ chúng ta không luôn luôn nhận ra ý nghĩa thâm sâu mà việc tuyên xưng đức tin của chúng ta lẽ ra phải mang lại. Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa soi sáng chúng ta và hoán cải chúng ta, để chúng ta thực sự chỉ thờ phượng Ngài và ta từ bỏ sự gian ác dưới mọi hình thức.
Nhưng lòng tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật, trong bánh và rượu được truyền phép chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta cam kết theo Ngài và bước đi với Ngài, tìm cách thực hiện lệnh truyền mà Ngài đã trao cho các các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: "Như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy yêu thương nhau" (Ga 13,34). Một người tôn thờ Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể là một người tiến bước trên con đường bác ái.
Ngày nay, với tư cách là giám mục Rôma, tôi hiện diện nơi đây để củng cố anh chị em không chỉ trong đức tin mà còn trong tình bác ái, để đồng hành cùng với anh chị em và khuyến khích anh chị em trong cuộc hành trình với Chúa Giêsu Bác Ái. Tôi muốn bày tỏ sự hỗ trợ của tôi với Đức Giám Mục, các linh mục và các phó tế của Giáo Hội tại điạ phương, và cả với giáo phận Đông Phương Lungro, rất giàu truyền thống Hy Lạp-Byzantine. Tôi cũng muốn bày tỏ sự ủng hộ với tất cả các mục tử và tín hữu của Giáo Hội tại Calabria đang can đảm loan báo Tin Mừng và cam kết thúc đẩy những lối sống và các sáng kiến đặt người nghèo tại vị trí trung tâm. Và tôi cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đang tìm cách sống theo những cam kết chính trị và quản trị đặt lợi ích chung lên trên hết.
Tôi khuyến khích tất cả anh chị em hãy đưa ra những chứng tá thực hành của tình liên đới, đặc biệt đối với những người đang đói khát công lý, hy vọng và sự dịu dàng. Cảm ơn Chúa, có nhiều dấu hiệu hy vọng trong các gia đình, các giáo xứ, các hiệp hội và các phong trào của anh chị em . Chúa Giêsu không ngừng truyền cảm hứng cho những hành vi bác ái nơi dân lữ hành của Người! Dự án Policoro là một dấu hiệu cụ thể cho niềm hy vọng của những người trẻ, những người muốn được dự phần và tạo ra những triển vọng về công ăn việc làm cho bản thân và cho người khác. Các con, những người trẻ thân mến, đừng để mình bị cướp đi hy vọng! Tôn thờ Chúa Giêsu trong tâm hồn các con và sống kết hiệp với Người, khi đó các con sẽ biết phải làm thế nào để chống lại cái ác, sự bất công, bạo lực với sức mạnh của sự thiện, chân lý và vẻ đẹp.
Anh chị em thân mến, Thánh Thể đã tập hợp chúng ta lại với nhau. Nhiệm Thể Chúa làm cho chúng ta nên một, một gia đình, một dân tộc của Thiên Chúa hiệp nhất chung quanh Chúa Giêsu, là Bánh Sự Sống. Điều mà chính tôi đã nói với những người trẻ tuổi, tôi cũng nói với tất cả anh chị em: nếu anh chị em yêu mến Chúa Kitô, theo Ngài và đồng hành với Ngài, Giáo Hội, giáo phận và giáo xứ của anh chị em sẽ tăng trưởng trong đức tin và đức ái, và trong niềm vui rao giảng Tin Mừng. Anh chị em sẽ có một Giáo Hội trong đó cha, mẹ, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, trẻ em, người già và người trẻ cùng đi với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương nhau như anh em, đặc biệt là trong những khoảnh khắc khó khăn.
Cầu xin Mẹ Maria, Nữ vương Thánh Thể, là Đấng được anh chị em sùng kính ở mọi đền thờ, đặc biệt là tại Vương Cung Thánh Đường Castrovillari này, hướng dẫn anh chị em trong cuộc lữ hành đức tin. Xin Mẹ luôn giúp anh chị em hiệp nhất với nhau, kể cả qua chứng tá của anh chị em. Xin Chúa tiếp tục ban sự sống cho thế giới.
Trước hết, chúng ta là những người tôn thờ Thiên Chúa. Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, Đấng mà trong Chúa Giêsu Kitô đã hiến mình cho chúng ta, hiến mình trên thập tự giá để chuộc tội lỗi chúng ta và qua sức mạnh của tình yêu này, Ngài đã sống lại từ cái chết và tiếp tục sống trong Giáo Hội của Ngài. Chúng ta không có Thiên Chúa nào khác hơn là vị Thiên Chúa này!
Nếu thay vì tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta lại quay sang tôn thờ tiền bạc thì con đường tội lỗi mở ra với những ham muốn cá nhân ... Một người không yêu mến Chúa, thì trở thành một kẻ suy tôn cái ác, như trong trường hợp những người sống bằng gian dối và bạo lực. Mảnh đất này của anh chị em, thật đẹp, nhưng lại đầy những vết tích hậu quả của tội lỗi này. Mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất. Nó phải bị khước từ. Giáo Hội, luôn dấn thân giáo dục lương tâm con người, phải dốc hết khả năng hơn nữa để sự thiện chiến thắng được sự ác. Con em của chúng ta mong chờ điều này nơi chúng ta. Những người trẻ của chúng ta, những người cần có chút hy vọng trong cuộc sống, mong mỏi điều này nơi chúng ta. Để có thể đáp ứng nguyện vọng này của họ, đức tin có thể giúp đỡ chúng ta. Những kẻ, trong cuộc sống của họ, đã chọn con đường gian ác, con đường sự dữ này, chẳng hạn như những tên cướp, không hiệp thông với Thiên Chúa, họ đang bị vạ tuyệt thông.
Hôm nay, chúng ta xưng thú điều trong khi dán mắt nhìn về Mình Máu Thánh Chúa Kitô, về bí tích Thánh Thể. Và, vì niềm tin ấy, chúng ta từ bỏ Satan và tất cả những cám dỗ của nó; chúng ta từ bỏ các ngẫu tượng tiền bạc, phù hoa, tự hào và sức mạnh. Chúng ta, các Kitô hữu, không muốn tôn thờ bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai trên thế giới này, ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô, là Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Có lẽ chúng ta không luôn luôn nhận ra ý nghĩa thâm sâu mà việc tuyên xưng đức tin của chúng ta lẽ ra phải mang lại. Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa soi sáng chúng ta và hoán cải chúng ta, để chúng ta thực sự chỉ thờ phượng Ngài và ta từ bỏ sự gian ác dưới mọi hình thức.
Nhưng lòng tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật, trong bánh và rượu được truyền phép chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta cam kết theo Ngài và bước đi với Ngài, tìm cách thực hiện lệnh truyền mà Ngài đã trao cho các các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: "Như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy yêu thương nhau" (Ga 13,34). Một người tôn thờ Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể là một người tiến bước trên con đường bác ái.
Ngày nay, với tư cách là giám mục Rôma, tôi hiện diện nơi đây để củng cố anh chị em không chỉ trong đức tin mà còn trong tình bác ái, để đồng hành cùng với anh chị em và khuyến khích anh chị em trong cuộc hành trình với Chúa Giêsu Bác Ái. Tôi muốn bày tỏ sự hỗ trợ của tôi với Đức Giám Mục, các linh mục và các phó tế của Giáo Hội tại điạ phương, và cả với giáo phận Đông Phương Lungro, rất giàu truyền thống Hy Lạp-Byzantine. Tôi cũng muốn bày tỏ sự ủng hộ với tất cả các mục tử và tín hữu của Giáo Hội tại Calabria đang can đảm loan báo Tin Mừng và cam kết thúc đẩy những lối sống và các sáng kiến đặt người nghèo tại vị trí trung tâm. Và tôi cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đang tìm cách sống theo những cam kết chính trị và quản trị đặt lợi ích chung lên trên hết.
Tôi khuyến khích tất cả anh chị em hãy đưa ra những chứng tá thực hành của tình liên đới, đặc biệt đối với những người đang đói khát công lý, hy vọng và sự dịu dàng. Cảm ơn Chúa, có nhiều dấu hiệu hy vọng trong các gia đình, các giáo xứ, các hiệp hội và các phong trào của anh chị em . Chúa Giêsu không ngừng truyền cảm hứng cho những hành vi bác ái nơi dân lữ hành của Người! Dự án Policoro là một dấu hiệu cụ thể cho niềm hy vọng của những người trẻ, những người muốn được dự phần và tạo ra những triển vọng về công ăn việc làm cho bản thân và cho người khác. Các con, những người trẻ thân mến, đừng để mình bị cướp đi hy vọng! Tôn thờ Chúa Giêsu trong tâm hồn các con và sống kết hiệp với Người, khi đó các con sẽ biết phải làm thế nào để chống lại cái ác, sự bất công, bạo lực với sức mạnh của sự thiện, chân lý và vẻ đẹp.
Anh chị em thân mến, Thánh Thể đã tập hợp chúng ta lại với nhau. Nhiệm Thể Chúa làm cho chúng ta nên một, một gia đình, một dân tộc của Thiên Chúa hiệp nhất chung quanh Chúa Giêsu, là Bánh Sự Sống. Điều mà chính tôi đã nói với những người trẻ tuổi, tôi cũng nói với tất cả anh chị em: nếu anh chị em yêu mến Chúa Kitô, theo Ngài và đồng hành với Ngài, Giáo Hội, giáo phận và giáo xứ của anh chị em sẽ tăng trưởng trong đức tin và đức ái, và trong niềm vui rao giảng Tin Mừng. Anh chị em sẽ có một Giáo Hội trong đó cha, mẹ, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, trẻ em, người già và người trẻ cùng đi với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương nhau như anh em, đặc biệt là trong những khoảnh khắc khó khăn.
Cầu xin Mẹ Maria, Nữ vương Thánh Thể, là Đấng được anh chị em sùng kính ở mọi đền thờ, đặc biệt là tại Vương Cung Thánh Đường Castrovillari này, hướng dẫn anh chị em trong cuộc lữ hành đức tin. Xin Mẹ luôn giúp anh chị em hiệp nhất với nhau, kể cả qua chứng tá của anh chị em. Xin Chúa tiếp tục ban sự sống cho thế giới.
Đức Thánh Cha đả kích dữ dội mafia tại ngay sào huyệt Calabria
Đặng Tự Do
07:41 22/06/2014
Hôm thứ Bẩy 21 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một lời đả kích gay gắt các nhóm tội phạm có tổ chức. Lời đả kích của ngài được đưa ra ngay tại sào huyệt Calabria của một trong ba nhóm mafia lớn nhất tại Italia. Đức Giáo Hoàng đã sử dụng từ “vạ tuyệt thông”, tức là hình phạt nặng nhất của Giáo Hội khi đề cập đến nhóm Ndrangheta.
“Những kẻ, trong cuộc sống của họ, đã chọn con đường gian ác, con đường sự dữ này, chẳng hạn như những tên cướp, không hiệp thông với Thiên Chúa, họ đang bị vạ tuyệt thông.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ ngoài trời với gần 200,000 người trước thềm Vương Cung Thánh Đường Calabria.
Với một giọng rất mạnh, Đức Thánh Cha nói:
“Nếu thay vì tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta lại quay sang tôn thờ tiền bạc thì con đường tội lỗi mở ra với những ham muốn cá nhân. .. Một người không yêu mến Chúa, thì trở thành một kẻ suy tôn cái ác, như trong trường hợp những người sống bằng gian dối và bạo lực. Mảnh đất này của anh chị em, thật đẹp, nhưng lại đầy những vết tích hậu quả của tội lỗi này. mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất. Nó phải bị khước từ.”
Tháng Ba vừa qua, trong một cuộc họp với gia đình các nạn nhân của mafia tại Rôma, Đức Thánh Cha đã cảnh cáo những kẻ gia nhập vào các hình thức tội phạm có tổ chức:
“Địa ngục. .. đang chờ các người nếu các người tiếp tục trên con đường này”
Nicola Gratteri, một công tố viên ở Calabria, nói với CNN rằng:
“Ý chí mạnh mẽ của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhằm phá vỡ các trung tâm quyền lực của bọn tội phạm có tổ chức, sẽ đưa ngài đến chỗ nguy hiểm. Đức Thánh Cha gây bực tức cho mafia rất nhiều”.
Đức Thánh Cha tỏ ra không quan ngại về những lời cảnh báo cho an ninh của mình. Ngài tiếp tục đi xe không có kính chắn đạn và chuyến viếng thăm Calabria này gây ngỡ ngàng cho nhiều người.
Calabria là sào huyệt của nhóm mafia Ndrangheta, một trong ba nhóm mafia lớn nhất tại Ý. Hai nhóm kia là nhóm mafia Sicilian ở đảo Sicily và nhóm Camorra ở Neapolitan.
Ndrangheta gây nhiều khó khăn hơn cho các nhà điều tra chống mafia bởi vì cấu trúc của nó gồm nhiều tiểu tổ hoạt động độc lập khác với thứ cấu trúc thứ bậc của các nhóm mafia khác. Nó lại ít phô trương hơn so với nhóm Sicilia và khó khăn để thâm nhập hơn.
Một nghiên cứu năm 2013 do Demoskopia, một viện nghiên cứu kinh tế và xã hội, thực hiện, ước tính doanh thu hàng năm của Ndrangheta vào khoảng € 53 tỷ Euro tương đương với khoảng 3,5% tổng sản lượng kinh tế chính thức của Ý. Ngày nay, Ndrangheta hoạt động tại ít nhất 30 quốc gia trên thế giới.
Calabria là một vùng nghèo đói trong đó 56% thanh niên không có công ăn việc làm. Họ là miếng mồi ngon cho Ndrangheta tuyển dụng vào mạng lưới buôn bán ma tuý.
Năm 1993, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nghiêm khắc cảnh cáo các thành viên của mafia Sicily rằng "một ngày nào đó họ phải đối mặt với công lý của Thiên Chúa". Mafia trả lời vài tháng sau đó với vụ đánh bom tại một số nhà thờ ở Rome, trong đó có cả đền thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ của Đức Giáo Hoàng trên cương vị giám mục Rôma.
Những tuyên bố nẩy lửa của Đức Thánh Cha tại Calabria gây sự hứng khởi mạnh trong giới báo chí trên toàn thế giới. Nhiều tờ báo, như tờ International Business Times, chạy hàng tít lớn: “Đức Giáo Hoàng dứt phép thông công mafia trong thánh lễ tại Calabria”.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tòa Thánh là cha Ciro Benedettini nói những lời nghiêm khắc của Đức Giáo Hoàng không phải là sắc lệnh liên quan đến vạ tuyệt thông theo một quá trình pháp lý chính thức.
Thực tế, Đức Giáo Hoàng muốn gởi một sứ điệp trực tiếp đến các thành viên của tổ chức tội phạm là họ đã bị tuyệt thông khi tách mình ra khỏi Thiên Chúa qua hành động tội ác của họ; nhắc nhở họ rằng họ không thể tham gia vào các bí tích của Giáo Hội và các hoạt động khác.
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Thánh Cha đã vào nhà tù Castrovillari thăm người cha của cậu bé Nicola "Coco" Campolongo. Tháng Giêng năm nay, cậu bé 3 tuổi này đã bị một nhóm mafia thảm sát cùng với ông nội mình là Giuseppe Ianicelli và một người phụ nữ Marốc.
Xác của ba người đã bị bọn mafia bỏ vào trong một xe hơi rồi đốt cháy. Coco đã được giao cho ông nội chăm sóc sau khi cả cha lẫn mẹ cậu bị giam vì tội vận chuyển ma tuý cho bọn Ndrangheta.
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ người cha cậu bé trong khu vườn của trại giam. Ngài an ủi người cha đang khóc lóc thảm thiết.
Cha Ciro Benedettini tường thuật là Đức Thánh Cha đã nói với cha cậu Coco như sau:
"Xin đừng bao giờ để bạo lực xảy ra đối với trẻ em như thế này. Xin đừng để một đứa trẻ phải đau khổ như thế này. Tôi cầu nguyện cho anh liên tục. Đừng tuyệt vọng,"
Sau cái chết của Coco, người mẹ cậu đã được trả tự do vì lý do nhân đạo và bị quản chế tại gia.
Đức Thánh Cha đả kích mạnh mẽ Mafia |
Gia đình cậu bé Coco |
Với một giọng rất mạnh, Đức Thánh Cha nói:
“Nếu thay vì tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta lại quay sang tôn thờ tiền bạc thì con đường tội lỗi mở ra với những ham muốn cá nhân. .. Một người không yêu mến Chúa, thì trở thành một kẻ suy tôn cái ác, như trong trường hợp những người sống bằng gian dối và bạo lực. Mảnh đất này của anh chị em, thật đẹp, nhưng lại đầy những vết tích hậu quả của tội lỗi này. mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất. Nó phải bị khước từ.”
Tháng Ba vừa qua, trong một cuộc họp với gia đình các nạn nhân của mafia tại Rôma, Đức Thánh Cha đã cảnh cáo những kẻ gia nhập vào các hình thức tội phạm có tổ chức:
“Địa ngục. .. đang chờ các người nếu các người tiếp tục trên con đường này”
Nicola Gratteri, một công tố viên ở Calabria, nói với CNN rằng:
“Ý chí mạnh mẽ của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhằm phá vỡ các trung tâm quyền lực của bọn tội phạm có tổ chức, sẽ đưa ngài đến chỗ nguy hiểm. Đức Thánh Cha gây bực tức cho mafia rất nhiều”.
Đức Thánh Cha tỏ ra không quan ngại về những lời cảnh báo cho an ninh của mình. Ngài tiếp tục đi xe không có kính chắn đạn và chuyến viếng thăm Calabria này gây ngỡ ngàng cho nhiều người.
Calabria là sào huyệt của nhóm mafia Ndrangheta, một trong ba nhóm mafia lớn nhất tại Ý. Hai nhóm kia là nhóm mafia Sicilian ở đảo Sicily và nhóm Camorra ở Neapolitan.
Ndrangheta gây nhiều khó khăn hơn cho các nhà điều tra chống mafia bởi vì cấu trúc của nó gồm nhiều tiểu tổ hoạt động độc lập khác với thứ cấu trúc thứ bậc của các nhóm mafia khác. Nó lại ít phô trương hơn so với nhóm Sicilia và khó khăn để thâm nhập hơn.
Một nghiên cứu năm 2013 do Demoskopia, một viện nghiên cứu kinh tế và xã hội, thực hiện, ước tính doanh thu hàng năm của Ndrangheta vào khoảng € 53 tỷ Euro tương đương với khoảng 3,5% tổng sản lượng kinh tế chính thức của Ý. Ngày nay, Ndrangheta hoạt động tại ít nhất 30 quốc gia trên thế giới.
Calabria là một vùng nghèo đói trong đó 56% thanh niên không có công ăn việc làm. Họ là miếng mồi ngon cho Ndrangheta tuyển dụng vào mạng lưới buôn bán ma tuý.
Năm 1993, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nghiêm khắc cảnh cáo các thành viên của mafia Sicily rằng "một ngày nào đó họ phải đối mặt với công lý của Thiên Chúa". Mafia trả lời vài tháng sau đó với vụ đánh bom tại một số nhà thờ ở Rome, trong đó có cả đền thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ của Đức Giáo Hoàng trên cương vị giám mục Rôma.
Những tuyên bố nẩy lửa của Đức Thánh Cha tại Calabria gây sự hứng khởi mạnh trong giới báo chí trên toàn thế giới. Nhiều tờ báo, như tờ International Business Times, chạy hàng tít lớn: “Đức Giáo Hoàng dứt phép thông công mafia trong thánh lễ tại Calabria”.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tòa Thánh là cha Ciro Benedettini nói những lời nghiêm khắc của Đức Giáo Hoàng không phải là sắc lệnh liên quan đến vạ tuyệt thông theo một quá trình pháp lý chính thức.
Thực tế, Đức Giáo Hoàng muốn gởi một sứ điệp trực tiếp đến các thành viên của tổ chức tội phạm là họ đã bị tuyệt thông khi tách mình ra khỏi Thiên Chúa qua hành động tội ác của họ; nhắc nhở họ rằng họ không thể tham gia vào các bí tích của Giáo Hội và các hoạt động khác.
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Thánh Cha đã vào nhà tù Castrovillari thăm người cha của cậu bé Nicola "Coco" Campolongo. Tháng Giêng năm nay, cậu bé 3 tuổi này đã bị một nhóm mafia thảm sát cùng với ông nội mình là Giuseppe Ianicelli và một người phụ nữ Marốc.
Xác của ba người đã bị bọn mafia bỏ vào trong một xe hơi rồi đốt cháy. Coco đã được giao cho ông nội chăm sóc sau khi cả cha lẫn mẹ cậu bị giam vì tội vận chuyển ma tuý cho bọn Ndrangheta.
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ người cha cậu bé trong khu vườn của trại giam. Ngài an ủi người cha đang khóc lóc thảm thiết.
Cha Ciro Benedettini tường thuật là Đức Thánh Cha đã nói với cha cậu Coco như sau:
"Xin đừng bao giờ để bạo lực xảy ra đối với trẻ em như thế này. Xin đừng để một đứa trẻ phải đau khổ như thế này. Tôi cầu nguyện cho anh liên tục. Đừng tuyệt vọng,"
Sau cái chết của Coco, người mẹ cậu đã được trả tự do vì lý do nhân đạo và bị quản chế tại gia.
Angelus với ĐTC: Biến cuộc sống của chúng ta thành tấm bánh bẻ ra cho mọi người
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
09:40 22/06/2014
VATICAN. Trưa Chúa Nhật 22.6, như thường lệ, hàng chục ngàn tín hữu hành hương đã quy tụ về Quảng Trường Thánh Phêrô, Vatican để nghe chia sẻ của Đức Thánh Cha, đọc kinh truyền tin và nhận phép lành từ ngài. Nhân ngày Chúa Nhật Kính Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, Đức Thánh Cha đã chia sẻ với mọi người về giá trí quý báu của Mình Máu Thánh Chúa, và ý nghĩa của việc bẻ bánh đời mình ra cho mọi người.
Khởi đầu bài chia sẻ, ngài nói:
“Xin chào anh chị em,
Vào Chúa Nhật hôm nay, Ý và nhiều nước khác mừng lễ Mình và Máu Thánh Đức Kitô, trong tiếng Latinh gọi là Corpus Domini hay Corpus Christi. Cộng đoàn Giáo Hội quy tụ lại quanh Thánh Thể để thờ phượng gia sản quý báu nhất mà Đức Giêsu đã để lại cho mình.
Tin Mừng Gioan đã trình bày diễn từ của Đức Giêsu về "bánh hằng sống" trong Hội đường Caphacnaum, trong đó, Ngài nói:" Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời và bánh ta ban chính là thịt ta để cho thế gian được sống" (Ga 6,51). Đức Giêsu đã nhấn mạnh rằng Ngài không đến trái đất này để trao ban điều gì khác, nhưng là trao ban chính Ngài, sự sống của Ngài, như của ăn bồi dưỡng cho những ai có lòng tin vào Ngài. Sự hiệp thông này của chúng ta với Chúa thúc bách chúng ta, những môn đệ của Ngài, hãy noi gương Ngài, biến sự hiện hữu của chúng ta, qua thái độ sống của chúng ta, thành tấm bánh bẻ ra cho người khác, như chính Thầy đã bẻ bánh là chính thịt mình vậy. Về phần chúng ta, chính cách hành xử quảng đại dành cho người thân cận sẽ chiếu tỏa thái độ bẻ đời mình ra cho người khác.”
Ngài nói thêm rằng nhờ rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô mà đời sống của chúng ta được biến đổi. Ta sẽ có khả năng yêu một cách vô hạn như Thiên Chúa, Đấng không có giới hạn trong tình yêu. Ngài nói:
“Mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Lễ và được Mình Chúa Kitô nuôi dưỡng, sự hiện diện của Đức Giêsu và của Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, khuôn đúc con tim chúng ta, thông truyền cho chúng ta những thái độ nội tâm, biến chuyển thành cung cách hành xử theo Tin Mừng. Trên hết, thái độ ngoan ngoãn với Lời Chúa, sau đó là tình huynh đệ giữa chúng ta, sự can đảm của chứng tá Kitô hữu, sự kỳ diệu của đức ái, khả năng trao ban hy vọng cho những ai đang mất đi niềm tin, khả năng đón tiếp những ai bị loại trừ. Theo đó, Thánh Thể làm cho lối sống Kitô hữu được trưởng thành hơn. Bác ái của Đức Kitô, nếu được đón nhận với con tim rộng mở, sẽ thay đổi chúng ta, biến đổi chúng ta, trao ban cho chúng ta khả năng yêu thương không theo mức đo lường của con người vốn luôn có hạn, nhưng theo thước đo của Thiên Chúa. Mà thước đo của Thiên Chúa thì đến mức nào?
Không có giới hạn! Thước đo của Thiên Chúa là không có giới hạn. Tất cả! Tất cả! Tất cả! Không ai có thể đo lường được tình yêu của Thiên Chúa: vì tình yêu ấy là vô hạn! Chúng ta trở nên có khả năng yêu cả những người không yêu chúng ta: điều này không dễ tí nào, phải không? Yêu người không yêu chúng ta... Chẳng dễ tí nào! Bởi vì nếu chúng ta biết rằng một người không yêu chúng ta, chúng ta cũng sẽ chẳng yêu người ấy! Đúng không! Chúng ta phải yêu cả những ai không yêu chúng ta! Chúng ta hãy chống lại điều xấu bằng điều lành, bằng sự tha thứ, sẻ chia và đón nhận. Nhờ Đức Giêsu và Thánh Thần của Người, đời sống của chúng ta cũng phải trở nên "tấm bánh bẻ ra" cho anh chị em chúng ta. Sống như thế, chúng ta sẽ khám phá ra niềm vui đích thật! Niềm vui khi biến mình thành món quà để đổi lại món quà to lớn hơn mà chúng ta đã lãnh nhận trước, không phải bởi công trạng của chúng ta. Điều này thật tuyệt vời phải không: đời sống của chúng ta trở thành món quà! Noi gương Đức Giêsu. Tôi muốn nhắc nhớ hai điều này. Thứ nhất, giới hạn của tình yêu Thiên Chúa là yêu không giới hạn. Điều này có rõ không? Cuộc sống của chúng ta, với tình yêu của Giêsu, nhận được từ Thánh Thể, tự biến thành món quà. Giống như cuộc sống của Giêsu vậy. Đừng quên hai điều này: giới hạn tình yêu của Thiên Chúa và yêu không giới hạn. Bước theo Đức Giêsu, chúng ta - với Thánh Thể - biến cuộc sống của chúng ta thành một món quà.”
Sau cùng, ngài mời gọi mọi người hãy hướng lòng về Mẹ Maria để xin Mẹ giúp mình biết yêu quý Đức Giêsu như Mẹ:
“Đức Giêsu, tấm bánh sự sống đời đời đã từ trời hạ giới và đã làm người nhờ đức tin của Đức Maria Cực Thánh. Sau khi đã cưu mang Người trong mình với một tình yêu khôn xiết, Mẹ đã theo Người một cách trung tín đến tận thập giá và sự phục sinh. Chúng ta hãy cầu xin mẹ giúp chúng ta tái khám phá nét đẹp của Thánh Thể, và biến Thánh Thể trở thành trung tâm của đời sống chúng ta, đặc biệt nơi Thánh Lễ Chúa Nhật và Chầu Mình Thánh Chúa.”
Sau buổi đọc kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu nhớ đến Ngày Liên Hiệp Quốc Gia chống lại nạn bạo hành vào ngày 26.6 tới. Ngài mạnh mẽ lên án nạn bạo hành dưới mọi hình thức và ngài xin mọi người hãy đấu tranh chống lại nạn này, đồng thời cầu nguyện, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình của họ.
Ngài cũng gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương và xin họ cầu nguyện cho mình.
Khởi đầu bài chia sẻ, ngài nói:
“Xin chào anh chị em,
Vào Chúa Nhật hôm nay, Ý và nhiều nước khác mừng lễ Mình và Máu Thánh Đức Kitô, trong tiếng Latinh gọi là Corpus Domini hay Corpus Christi. Cộng đoàn Giáo Hội quy tụ lại quanh Thánh Thể để thờ phượng gia sản quý báu nhất mà Đức Giêsu đã để lại cho mình.
Tin Mừng Gioan đã trình bày diễn từ của Đức Giêsu về "bánh hằng sống" trong Hội đường Caphacnaum, trong đó, Ngài nói:" Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời và bánh ta ban chính là thịt ta để cho thế gian được sống" (Ga 6,51). Đức Giêsu đã nhấn mạnh rằng Ngài không đến trái đất này để trao ban điều gì khác, nhưng là trao ban chính Ngài, sự sống của Ngài, như của ăn bồi dưỡng cho những ai có lòng tin vào Ngài. Sự hiệp thông này của chúng ta với Chúa thúc bách chúng ta, những môn đệ của Ngài, hãy noi gương Ngài, biến sự hiện hữu của chúng ta, qua thái độ sống của chúng ta, thành tấm bánh bẻ ra cho người khác, như chính Thầy đã bẻ bánh là chính thịt mình vậy. Về phần chúng ta, chính cách hành xử quảng đại dành cho người thân cận sẽ chiếu tỏa thái độ bẻ đời mình ra cho người khác.”
Ngài nói thêm rằng nhờ rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô mà đời sống của chúng ta được biến đổi. Ta sẽ có khả năng yêu một cách vô hạn như Thiên Chúa, Đấng không có giới hạn trong tình yêu. Ngài nói:
“Mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Lễ và được Mình Chúa Kitô nuôi dưỡng, sự hiện diện của Đức Giêsu và của Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, khuôn đúc con tim chúng ta, thông truyền cho chúng ta những thái độ nội tâm, biến chuyển thành cung cách hành xử theo Tin Mừng. Trên hết, thái độ ngoan ngoãn với Lời Chúa, sau đó là tình huynh đệ giữa chúng ta, sự can đảm của chứng tá Kitô hữu, sự kỳ diệu của đức ái, khả năng trao ban hy vọng cho những ai đang mất đi niềm tin, khả năng đón tiếp những ai bị loại trừ. Theo đó, Thánh Thể làm cho lối sống Kitô hữu được trưởng thành hơn. Bác ái của Đức Kitô, nếu được đón nhận với con tim rộng mở, sẽ thay đổi chúng ta, biến đổi chúng ta, trao ban cho chúng ta khả năng yêu thương không theo mức đo lường của con người vốn luôn có hạn, nhưng theo thước đo của Thiên Chúa. Mà thước đo của Thiên Chúa thì đến mức nào?
Không có giới hạn! Thước đo của Thiên Chúa là không có giới hạn. Tất cả! Tất cả! Tất cả! Không ai có thể đo lường được tình yêu của Thiên Chúa: vì tình yêu ấy là vô hạn! Chúng ta trở nên có khả năng yêu cả những người không yêu chúng ta: điều này không dễ tí nào, phải không? Yêu người không yêu chúng ta... Chẳng dễ tí nào! Bởi vì nếu chúng ta biết rằng một người không yêu chúng ta, chúng ta cũng sẽ chẳng yêu người ấy! Đúng không! Chúng ta phải yêu cả những ai không yêu chúng ta! Chúng ta hãy chống lại điều xấu bằng điều lành, bằng sự tha thứ, sẻ chia và đón nhận. Nhờ Đức Giêsu và Thánh Thần của Người, đời sống của chúng ta cũng phải trở nên "tấm bánh bẻ ra" cho anh chị em chúng ta. Sống như thế, chúng ta sẽ khám phá ra niềm vui đích thật! Niềm vui khi biến mình thành món quà để đổi lại món quà to lớn hơn mà chúng ta đã lãnh nhận trước, không phải bởi công trạng của chúng ta. Điều này thật tuyệt vời phải không: đời sống của chúng ta trở thành món quà! Noi gương Đức Giêsu. Tôi muốn nhắc nhớ hai điều này. Thứ nhất, giới hạn của tình yêu Thiên Chúa là yêu không giới hạn. Điều này có rõ không? Cuộc sống của chúng ta, với tình yêu của Giêsu, nhận được từ Thánh Thể, tự biến thành món quà. Giống như cuộc sống của Giêsu vậy. Đừng quên hai điều này: giới hạn tình yêu của Thiên Chúa và yêu không giới hạn. Bước theo Đức Giêsu, chúng ta - với Thánh Thể - biến cuộc sống của chúng ta thành một món quà.”
Sau cùng, ngài mời gọi mọi người hãy hướng lòng về Mẹ Maria để xin Mẹ giúp mình biết yêu quý Đức Giêsu như Mẹ:
“Đức Giêsu, tấm bánh sự sống đời đời đã từ trời hạ giới và đã làm người nhờ đức tin của Đức Maria Cực Thánh. Sau khi đã cưu mang Người trong mình với một tình yêu khôn xiết, Mẹ đã theo Người một cách trung tín đến tận thập giá và sự phục sinh. Chúng ta hãy cầu xin mẹ giúp chúng ta tái khám phá nét đẹp của Thánh Thể, và biến Thánh Thể trở thành trung tâm của đời sống chúng ta, đặc biệt nơi Thánh Lễ Chúa Nhật và Chầu Mình Thánh Chúa.”
Sau buổi đọc kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu nhớ đến Ngày Liên Hiệp Quốc Gia chống lại nạn bạo hành vào ngày 26.6 tới. Ngài mạnh mẽ lên án nạn bạo hành dưới mọi hình thức và ngài xin mọi người hãy đấu tranh chống lại nạn này, đồng thời cầu nguyện, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình của họ.
Ngài cũng gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương và xin họ cầu nguyện cho mình.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ ra mắt Tông đoàn Gioan Phaolô 2 tại Hà Nội
G.B Phạm Huy Thông
09:25 22/06/2014
Chúa Nhật, ngày 22-6-2014, đúng ngày lễ kính Mình máu Thánh Chúa, tại giáo xứ Thái Hà, Tông đoàn Gioan Phao lô 2 đã chính thức ra mắt.
Tông đoàn là sự đổi mới về tổ chức, nhân sự, tôn chỉ, mục đích so với cộng đoàn Doanh Trí Công Giáo được thành lập năm 2010 do luật sư Lê Quốc Quân lãnh đạo. Cộng đoàn Doanh Trí cũng để lại nhiều dấu ấn, có tiếng vang không những ở trong nước mà cả quốc tế nữa. Nhiều việc làm của cộng đoàn được ghi nhận qua phương châm: Vững về Đức tin, giàu về tri thức và lớn mạnh về Đức ái. Cộng đoàn đã tổ chức nhiều buổi học về học thuyết xã hội Công Giáo, tổ chức đi tĩnh tâm hàng năm, giúp sinh viên một số học bổng và kinh thánh, quyên góp xây dựng các tủ sách cho các giáo xứ nghèo. Đặc biệt khi xảy ra vụ luật sư Lê Quốc Quân bị bắt tháng 4- 2011, cộng đoàn đã tổ chức cầu nguyện, đấu tranh rộng rãi và cuối cùng chính quyền phải trả tự do cho luật sư sau 9 ngày bị giam giữ. Tuy nhiên, hoạt động của cộng đoàn còn tản mạn mục tiêu và chưa định hình mục đích chính. Hoạt động của cộng đoàn cũng gây lo lắng, e ngại của một số người vì sợ bị lèo lái vào chính trị. Tên gọi Doanh Trí Công Giáo cũng gây khó khăn cho các thành viên tham gia vì nhiều người không phải là trí thức hay doanh nhân. Chính vì vậy, sau một thời gian cầu nguyện và trao đổi, dưới sự linh hướng của các linh mục dòng Chúa Cứu thế Thái Hà mà trực tiếp là cha Bề trên Matthêu Vũ Khởi Phụng và cha tuyên úy Giuse Đỗ Đình Tư, cộng đoàn thấy cần phải thay đổi từ tên gọi đến tôn chỉ, nhân sự Ban điều hành, quy chế hoạt động…
Tên gọi của cộng đoàn là Tông đoàn Gioan Phaolô 2 đã xác định nhiệm vụ tông đồ của mình và theo đường hướng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2. Ngày lễ quan thày của Tông đoàn là ngày thánh Giáo hoàng lên ngôi: 22-10 hàng năm. Tôn chỉ của Tông đoàn là: Đem Tin mừng cho người mong tìm Chúa. Tông đoàn sẽ tạo môi trường sinh hoạt và chia sẻ về đời sống tâm linh cho giới trí thức. Thời gian vừa qua, cộng đoàn tổ chức những buổi gặp gỡ như hoan ca mừng hai thánh Giáo hoàng vào cuối tháng 4 đã thu hút hàng trăm nhân sĩ trí thức tham gia trong đó có những người đã chịu phép Rửa nhưng do hoàn cảnh phải sống che dấu niềm tin và nhiều người chưa phải là Công Giáo. Điều đáng mừng là sau đó đã có không ít người muốn xin tìm hiểu đạo và gia nhập đạo. Linh mục Đỗ Đình Tư dã mở một lớp tìm hiểu đạo Công Giáo cho những anh chị em này.
Hôm nay, sau lời khai mạc của linh mục tuyên úy, Tông đoàn một lần nữa thông qua quy chế khá chặt chẽ và giới thiệu Ban điều hành nhiệm kỳ 3 năm. Các thành viên của 4 ban: Nhân sự, Mục vụ, Sự kiện truyền thông, Bác ái- Tài chính cũng được thông qua. Mẫu đơn xin gia nhập Tông đoàn cũng đã được phát ra cho các thành viên. Ngay sau đó, thánh lễ tuyên hứa của Ban điều hành đã được tổ chức trang trọng. Linh mục G.B Nam Phong đã có bài chia sẻ rất sâu sắc về sự cần thiết phải mặc bộ áo mới cho Tông đoàn cũng như những việc làm thiết thực để Tông đoàn sống động trong hoàn cảnh mới. Trước mặt cha chủ tế và cũng là Chủ tịch Tông đoàn, các thành viên Ban điều hành đã long trọng tuyên hứa sẽ làm hết sức mình trong ân sủng của Chúa và thánh quan thày lãnh đạo Tông đoàn hiệu quả (ảnh dưới) trong sứ vụ truyền giáo.
Các Ban của Tông đoàn sẽ lên kế hoạch hoạt động cho cả năm và thông qua vào tháng tới. Các Ban và các thành viên cũng sẽ được tuyên hứa vào thánh lễ Chúa Nhật đầu tháng 7-2014.
Tên gọi của cộng đoàn là Tông đoàn Gioan Phaolô 2 đã xác định nhiệm vụ tông đồ của mình và theo đường hướng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2. Ngày lễ quan thày của Tông đoàn là ngày thánh Giáo hoàng lên ngôi: 22-10 hàng năm. Tôn chỉ của Tông đoàn là: Đem Tin mừng cho người mong tìm Chúa. Tông đoàn sẽ tạo môi trường sinh hoạt và chia sẻ về đời sống tâm linh cho giới trí thức. Thời gian vừa qua, cộng đoàn tổ chức những buổi gặp gỡ như hoan ca mừng hai thánh Giáo hoàng vào cuối tháng 4 đã thu hút hàng trăm nhân sĩ trí thức tham gia trong đó có những người đã chịu phép Rửa nhưng do hoàn cảnh phải sống che dấu niềm tin và nhiều người chưa phải là Công Giáo. Điều đáng mừng là sau đó đã có không ít người muốn xin tìm hiểu đạo và gia nhập đạo. Linh mục Đỗ Đình Tư dã mở một lớp tìm hiểu đạo Công Giáo cho những anh chị em này.
Hôm nay, sau lời khai mạc của linh mục tuyên úy, Tông đoàn một lần nữa thông qua quy chế khá chặt chẽ và giới thiệu Ban điều hành nhiệm kỳ 3 năm. Các thành viên của 4 ban: Nhân sự, Mục vụ, Sự kiện truyền thông, Bác ái- Tài chính cũng được thông qua. Mẫu đơn xin gia nhập Tông đoàn cũng đã được phát ra cho các thành viên. Ngay sau đó, thánh lễ tuyên hứa của Ban điều hành đã được tổ chức trang trọng. Linh mục G.B Nam Phong đã có bài chia sẻ rất sâu sắc về sự cần thiết phải mặc bộ áo mới cho Tông đoàn cũng như những việc làm thiết thực để Tông đoàn sống động trong hoàn cảnh mới. Trước mặt cha chủ tế và cũng là Chủ tịch Tông đoàn, các thành viên Ban điều hành đã long trọng tuyên hứa sẽ làm hết sức mình trong ân sủng của Chúa và thánh quan thày lãnh đạo Tông đoàn hiệu quả (ảnh dưới) trong sứ vụ truyền giáo.
Các Ban của Tông đoàn sẽ lên kế hoạch hoạt động cho cả năm và thông qua vào tháng tới. Các Ban và các thành viên cũng sẽ được tuyên hứa vào thánh lễ Chúa Nhật đầu tháng 7-2014.
Giáo xứ Quảng Ngãi : Cuộc gặp gỡ diệu kỳ trong lễ Mình Máu Thánh Chúa
GX. Quảng Ngãi
18:10 22/06/2014
Cuộc gặp gỡ diệu kỳ trong lễ Mình Máu Thánh Chúa
Cách đây 2000 năm, nơi nhà Tiệc Ly, có 12 ông thanh niên "sồn sồn" được vinh dự tuyệt vời là đồng bàn với Chúa Giêsu trong "Bữa Tiệc Thánh Thể đầu tiên". Thì hôm nay, sau 2000 năm, cũng Bàn Tiệc thân thương và linh thiêng ấy, có 36 thanh thiếu nhi, cùng với cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Quảng Ngãi, hân hoan và hạnh phúc được đồng bàn với Chúa Giêsu trong cử hành Phụng Vụ long trọng Lễ Mình Máu Thánh Chúa.
Xem Hình
Đây là đợt xưng tội-rước lễ lần đầu của thiếu nhi giáo xứ Quảng Ngãi, sau gần 2 năm đợi chờ và chuẩn bị. Trong những ngày trước Lễ Mình Máu Thánh Chúa, các em đã được chuẩn bị tâm hồn bằng việc ôn tập giáo lý và hiệp dâng Thánh lễ hằng ngày với cộng đoàn Dân Chúa. Buổi sáng Chúa Nhật hôm nay, các em được hướng dẫn bước vào cử hành Phụng Vụ Bí Tích Hoa Giải với tiến trình Sám Hối chung và sau đó lãnh Bí Tích Giao hoà trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng. Buổi chiều, trong khung cảnh nô nức, hân hoan và đầy trang trọng, các em đã cùng với cộng đoàn Dân Chúa sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ kính Mình Máu Chúa Ki-tô, để chính hôm nay, lần đầu tiên trong cuộc đời Ki-tô hữu, các em chính thức được rước Chúa vào lòng. ÔI, quả thật, đây chính là cuộc gặp gỡ diệu kỳ giữa Chúa Ki-tô, Vua tối cao, Mục Tử nhân hiền, Thiên Chúa tình yêu, với những tâm hồn đơn sơ bé nhỏ, mà chính Chúa đã từng xác nhận, đó là những "ứng viên" đầu tiên và ưu tiên đi vào Nước Trời.
Sau đây là những hình ảnh của sự kiện mục vụ phụng vụ đặc biệt nầy tại giáo xứ Quảng Ngãi trong ngày Lễ Mình Máu Chúa Ki-tô.
Cách đây 2000 năm, nơi nhà Tiệc Ly, có 12 ông thanh niên "sồn sồn" được vinh dự tuyệt vời là đồng bàn với Chúa Giêsu trong "Bữa Tiệc Thánh Thể đầu tiên". Thì hôm nay, sau 2000 năm, cũng Bàn Tiệc thân thương và linh thiêng ấy, có 36 thanh thiếu nhi, cùng với cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Quảng Ngãi, hân hoan và hạnh phúc được đồng bàn với Chúa Giêsu trong cử hành Phụng Vụ long trọng Lễ Mình Máu Thánh Chúa.
Xem Hình
Đây là đợt xưng tội-rước lễ lần đầu của thiếu nhi giáo xứ Quảng Ngãi, sau gần 2 năm đợi chờ và chuẩn bị. Trong những ngày trước Lễ Mình Máu Thánh Chúa, các em đã được chuẩn bị tâm hồn bằng việc ôn tập giáo lý và hiệp dâng Thánh lễ hằng ngày với cộng đoàn Dân Chúa. Buổi sáng Chúa Nhật hôm nay, các em được hướng dẫn bước vào cử hành Phụng Vụ Bí Tích Hoa Giải với tiến trình Sám Hối chung và sau đó lãnh Bí Tích Giao hoà trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng. Buổi chiều, trong khung cảnh nô nức, hân hoan và đầy trang trọng, các em đã cùng với cộng đoàn Dân Chúa sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ kính Mình Máu Chúa Ki-tô, để chính hôm nay, lần đầu tiên trong cuộc đời Ki-tô hữu, các em chính thức được rước Chúa vào lòng. ÔI, quả thật, đây chính là cuộc gặp gỡ diệu kỳ giữa Chúa Ki-tô, Vua tối cao, Mục Tử nhân hiền, Thiên Chúa tình yêu, với những tâm hồn đơn sơ bé nhỏ, mà chính Chúa đã từng xác nhận, đó là những "ứng viên" đầu tiên và ưu tiên đi vào Nước Trời.
Sau đây là những hình ảnh của sự kiện mục vụ phụng vụ đặc biệt nầy tại giáo xứ Quảng Ngãi trong ngày Lễ Mình Máu Chúa Ki-tô.
Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney mừng kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
19:21 22/06/2014
Sáng Chúa Nhật 22/06/2014 các Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton đã đến trường tiểu học công lập Harrington, Cabramatta West (Harrington Pulish School) tham dự Thánh Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là Quan Thầy của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney.
Hình ảnh
Đúng 9:00 sáng tất cả mọi người tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ Liên Đoàn, đồng thời dâng ngày với Kinh Lạy Cha xin Chúa chúc lành cho ngày picnic mừng kính Bổn Mạng. Kế tiếp là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết, Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney. Trong câu chuyện dưới cờ, cha chúc các em luôn vui chơi trong yêu thương như Chúa Kitô đã yêu thương. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn cũng tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi lành mạnh. Sau giờ ăn cơm trưa tại sân trường, các huynh trưởng của các Xứ Đoàn tổ chức những gian hàng trò chơi lành mạnh như quay Bong Bóng, Ném Vòng, v..v.. rất vui nhộn hào hứng và ngoạn mục. Kết thúc ngày picnic là Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng đến thăm các em và chúc mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Tuyên Úy Liên Đoàn FX Nguyễn Văn Tuyết kể cho các em về phép lạ Thánh Thể tại Lanciano, ở Ý để xác tín với các em về việc Chúa Giêsu luôn hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Cha cũng ngỏ lời chúc mừng Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ Úy Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney mừng kỷ niệm 40 năm Khấn Dòng.
Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức thăng cấp 4 Dự Trưởng và thăng cấp 2 cho 5 Huynh Trưởng của Liên đoàn. Với nghi thức tuyên hứa và lãnh nhận khăn quàng với còi lãnh đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Andrew Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn, anh khen ngợi Liên Đoàn Thiếu Nhi sinh hoạt rất tích cực và cũng đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng.
Chị Ngô Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Phong Trào, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay được mọi sự tốt đẹp. Nguyện xin Anh Cả Giêsu của Phong Trào chúc lành cho tất cả mọi người và Liên Đoàn chúng con cũng chúc mừng Sơ Trợ Úy Liên Đoàn mừng kỷ niệm 40 Khấn Dòng.
Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn hôm nay mọi sự đều tốt đẹp. Sau đó là nghi thức hạ cờ kết thúc và bế mạc.
Hình ảnh
Đúng 9:00 sáng tất cả mọi người tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ Liên Đoàn, đồng thời dâng ngày với Kinh Lạy Cha xin Chúa chúc lành cho ngày picnic mừng kính Bổn Mạng. Kế tiếp là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết, Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney. Trong câu chuyện dưới cờ, cha chúc các em luôn vui chơi trong yêu thương như Chúa Kitô đã yêu thương. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn cũng tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi lành mạnh. Sau giờ ăn cơm trưa tại sân trường, các huynh trưởng của các Xứ Đoàn tổ chức những gian hàng trò chơi lành mạnh như quay Bong Bóng, Ném Vòng, v..v.. rất vui nhộn hào hứng và ngoạn mục. Kết thúc ngày picnic là Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng đến thăm các em và chúc mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Thánh lễ, Cha Tuyên Úy Liên Đoàn FX Nguyễn Văn Tuyết kể cho các em về phép lạ Thánh Thể tại Lanciano, ở Ý để xác tín với các em về việc Chúa Giêsu luôn hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Cha cũng ngỏ lời chúc mừng Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ Úy Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney mừng kỷ niệm 40 năm Khấn Dòng.
Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức thăng cấp 4 Dự Trưởng và thăng cấp 2 cho 5 Huynh Trưởng của Liên đoàn. Với nghi thức tuyên hứa và lãnh nhận khăn quàng với còi lãnh đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Andrew Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn, anh khen ngợi Liên Đoàn Thiếu Nhi sinh hoạt rất tích cực và cũng đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng.
Chị Ngô Thúy Hằng Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Phong Trào, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay được mọi sự tốt đẹp. Nguyện xin Anh Cả Giêsu của Phong Trào chúc lành cho tất cả mọi người và Liên Đoàn chúng con cũng chúc mừng Sơ Trợ Úy Liên Đoàn mừng kỷ niệm 40 Khấn Dòng.
Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn hôm nay mọi sự đều tốt đẹp. Sau đó là nghi thức hạ cờ kết thúc và bế mạc.
Giáo xứ Thuận Nghĩa: 62 em thiếu nhi được rước lễ lần đầu
Anthony Thành Công
19:23 22/06/2014
Vào Chúa Nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô (Chúa Nhật XII TN), Giáo xứ Thuận Nghĩa có 62 em được rước lễ lần đầu.
Hình ảnh
Thánh lễ được bắt đầu lúc 8h00, trong tiếng hát lẫn tiếng kèn vang. Hiệp dâng Thánh lễ cùng Cha quản xứ hôm nay ngoài 62 em thiếu nhi còn có quý thầy, quý nữ tu, thầy cô giáo lý viên, các bậc phụ huynh và đông đảo giáo dân trong giáo xứ. Các em thiếu nhi trong đồng phục trắng.Màu trắng chính là màu tượng trưng cho những tâm hồn đơn sơ trong trắng của các em.
Để đến được với Chúa Giêsu Thánh Thể qua thánh lễ đặc biệt ngày hôm nay, các em đã được học hỏi giáo lý một thời gian dài. Ngoài sự hướng dẫn dạy dỗ của các Thầy cô giáo lý viên, các em đã được sự chỉ dạy trực tiếp của thầy giúp xứ. Đặc biệt trước ngày lãnh nhận bí tích Thánh Thể, các em đã được Cha quản xứ tĩnh tâm và cho lãnh nhận bí tích Giao hoà. Vì vậy, tất cả 62 em đã nắm chắc những kiến thức cơ bản về bí tích Giao hoà và Thánh Thể.
Giảng trong thánh lễ, một lần nữa, Cha quản xứ Antôn đã giúp các em và cộng đoàn về mục đích của việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể; Bí tích Thánh thể là bí tích cao trọng nhất; điều kiện để lãnh nhận bí tích cao trọng này…Cha quản xứ cũng đưa ra nhiều phép lạ từ Bí tích Thánh Thể để giúp các em và cộng đoàn tăng thêm niềm tin hơn. Ngài cũng mời gọi các em khi được Chúa ngự vào lòng cần sốt sắng dâng lên Chúa những tâm tình đơn sơ nhất, cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, cho cha mẹ, ông bà và mọi người.
Kết thúc thánh lễ, đại diện cho 62 em thiếu nhi trong giáo xứ đã dâng lên cha quản xứ, cha mẹ, thầy cô giáo lý viên và mọi người tâm tình tri ân cảm tạ. Các em cũng hứa quyết tâm trở thành những người con ngoan, trò giỏi, luôn đồng hành với Chúa Giêsu Thánh Thể không những trong nhà thờ mà nơi mọi môi trường sống của các em.
Hình ảnh
Thánh lễ được bắt đầu lúc 8h00, trong tiếng hát lẫn tiếng kèn vang. Hiệp dâng Thánh lễ cùng Cha quản xứ hôm nay ngoài 62 em thiếu nhi còn có quý thầy, quý nữ tu, thầy cô giáo lý viên, các bậc phụ huynh và đông đảo giáo dân trong giáo xứ. Các em thiếu nhi trong đồng phục trắng.Màu trắng chính là màu tượng trưng cho những tâm hồn đơn sơ trong trắng của các em.
Để đến được với Chúa Giêsu Thánh Thể qua thánh lễ đặc biệt ngày hôm nay, các em đã được học hỏi giáo lý một thời gian dài. Ngoài sự hướng dẫn dạy dỗ của các Thầy cô giáo lý viên, các em đã được sự chỉ dạy trực tiếp của thầy giúp xứ. Đặc biệt trước ngày lãnh nhận bí tích Thánh Thể, các em đã được Cha quản xứ tĩnh tâm và cho lãnh nhận bí tích Giao hoà. Vì vậy, tất cả 62 em đã nắm chắc những kiến thức cơ bản về bí tích Giao hoà và Thánh Thể.
Giảng trong thánh lễ, một lần nữa, Cha quản xứ Antôn đã giúp các em và cộng đoàn về mục đích của việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể; Bí tích Thánh thể là bí tích cao trọng nhất; điều kiện để lãnh nhận bí tích cao trọng này…Cha quản xứ cũng đưa ra nhiều phép lạ từ Bí tích Thánh Thể để giúp các em và cộng đoàn tăng thêm niềm tin hơn. Ngài cũng mời gọi các em khi được Chúa ngự vào lòng cần sốt sắng dâng lên Chúa những tâm tình đơn sơ nhất, cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, cho cha mẹ, ông bà và mọi người.
Kết thúc thánh lễ, đại diện cho 62 em thiếu nhi trong giáo xứ đã dâng lên cha quản xứ, cha mẹ, thầy cô giáo lý viên và mọi người tâm tình tri ân cảm tạ. Các em cũng hứa quyết tâm trở thành những người con ngoan, trò giỏi, luôn đồng hành với Chúa Giêsu Thánh Thể không những trong nhà thờ mà nơi mọi môi trường sống của các em.
Giáo xứ Bắc Hải mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa
Giuse Khổng Hữu Nguồn
22:06 22/06/2014
HÓ NAI - Cùng với Hội Thánh. Chúa Nhật 22/6/2014 Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan mừng trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Hình ảnh
Trong thánh lễ ba buổi sáng hôm nay, giáo xứ có 270 em thiếu nhi được rước Mình và Máu Thánh Chúa (rước lễ lần đầu).
Hình ảnh thật dễ thương, đẹp mắt, đó là cha mẹ đi hai bên con của mình, sung sướng tiến lên rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Trong dịp này, cha xứ, cha phó và cộng đoàn giáo xứ hân hoan chúc mừng Bổn Mạng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Bắc Hải và xin cho mỗi em thiếu nhi, biết nhìn ra tình thương cao vời của Chúa Thánh Thể, để biết dọn lòng sốt sắng đón nhận Mình Máu Thánh, cùng biết sống chia sẻ với mọi người chung quanh, như chính Chúa Giêsu là tấm bánh bẻ ra cho nhiều người được sống.
Buổi chiều cùng ngày, sau cơn mưa như trút nước, trời quang mây tạnh, khí hậu mát mẻ. Thánh lễ được cử hành ngoài trời tại lễ đài phía đông nhà thờ.
Sau lễ là cuộc kiệu rước Thánh Thể thật nghiêm trang, sốt mến, long trọng. Đoàn rước vừa đi vừa ca hát Thánh Vịnh, Tôn Vinh Thánh Thể, Suy niệm Bí Tích Tình Yêu.
Xe hoa kiệu rước Thánh Thể ngự trong mặt nhật lung linh ánh vàng rực rỡ và hình ảnh người chủ chiên giáo xứ say đắm bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Một hình ảnh tuyệt đẹp cao vời thánh thiện, khắc sâu trong tâm hồn đoàn chiên xứ đạo.
Kết thúc kiệu rước Thánh Thể là lúc màn đêm buông xuống, đèn điện phố xá tỏa sáng.
Trong nhà thờ, bên Chúa Giêsu Thánh Thể, ngân vang bài hát chầu: “Tantum ergo” ‘Đây nhiệm tích vô cùng cao quý, nào chúng ta phục bái tôn thờ. Và dấu tích ngàn xưa lưu ký, phải kính nhường nghi lễ mới đây. Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì. Dâng về Chúa Cha và con Chúa, lời tán dương mừng chúc vang hoà, cùng vinh phúc quyền uy danh giá, tựa khói trầm bay toả ngát hương. Để tiến Chúa Thánh Linh nhân hậu, khúc tán dương cảm tạ suốt đời. Amen’.
Trong giây phút trầm lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ, kiêm Quản hạt Hố Nai, tha thiết dâng lên Chúa giáo xứ, giáo hạt, Hội Thánh và quê hương Việt Nam thân yêu. Xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự Thánh lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng, đồng thời luôn xác tín Bí tích Thánh Thể chính là "Nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu".
Sau phép lành Mình Thánh Chúa, cộng đoàn vui sướng hát vang bài ca khấn xin Đức Mẹ đồng hành cùng chúng con trên đường dương thế.
Kết thúc ngày phụng vụ, mọi người cung kính bái gối chào Chúa Giêsu Thánh Thể và trở về mái nhà nhỏ bé thân yêu của mình.
Hình ảnh
Trong thánh lễ ba buổi sáng hôm nay, giáo xứ có 270 em thiếu nhi được rước Mình và Máu Thánh Chúa (rước lễ lần đầu).
Hình ảnh thật dễ thương, đẹp mắt, đó là cha mẹ đi hai bên con của mình, sung sướng tiến lên rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Trong dịp này, cha xứ, cha phó và cộng đoàn giáo xứ hân hoan chúc mừng Bổn Mạng Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Bắc Hải và xin cho mỗi em thiếu nhi, biết nhìn ra tình thương cao vời của Chúa Thánh Thể, để biết dọn lòng sốt sắng đón nhận Mình Máu Thánh, cùng biết sống chia sẻ với mọi người chung quanh, như chính Chúa Giêsu là tấm bánh bẻ ra cho nhiều người được sống.
Buổi chiều cùng ngày, sau cơn mưa như trút nước, trời quang mây tạnh, khí hậu mát mẻ. Thánh lễ được cử hành ngoài trời tại lễ đài phía đông nhà thờ.
Sau lễ là cuộc kiệu rước Thánh Thể thật nghiêm trang, sốt mến, long trọng. Đoàn rước vừa đi vừa ca hát Thánh Vịnh, Tôn Vinh Thánh Thể, Suy niệm Bí Tích Tình Yêu.
Xe hoa kiệu rước Thánh Thể ngự trong mặt nhật lung linh ánh vàng rực rỡ và hình ảnh người chủ chiên giáo xứ say đắm bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Một hình ảnh tuyệt đẹp cao vời thánh thiện, khắc sâu trong tâm hồn đoàn chiên xứ đạo.
Kết thúc kiệu rước Thánh Thể là lúc màn đêm buông xuống, đèn điện phố xá tỏa sáng.
Trong nhà thờ, bên Chúa Giêsu Thánh Thể, ngân vang bài hát chầu: “Tantum ergo” ‘Đây nhiệm tích vô cùng cao quý, nào chúng ta phục bái tôn thờ. Và dấu tích ngàn xưa lưu ký, phải kính nhường nghi lễ mới đây. Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì. Dâng về Chúa Cha và con Chúa, lời tán dương mừng chúc vang hoà, cùng vinh phúc quyền uy danh giá, tựa khói trầm bay toả ngát hương. Để tiến Chúa Thánh Linh nhân hậu, khúc tán dương cảm tạ suốt đời. Amen’.
Trong giây phút trầm lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể, Cha Đaminh Bùi Văn Án, Chánh xứ, kiêm Quản hạt Hố Nai, tha thiết dâng lên Chúa giáo xứ, giáo hạt, Hội Thánh và quê hương Việt Nam thân yêu. Xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự Thánh lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng, đồng thời luôn xác tín Bí tích Thánh Thể chính là "Nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu".
Sau phép lành Mình Thánh Chúa, cộng đoàn vui sướng hát vang bài ca khấn xin Đức Mẹ đồng hành cùng chúng con trên đường dương thế.
Kết thúc ngày phụng vụ, mọi người cung kính bái gối chào Chúa Giêsu Thánh Thể và trở về mái nhà nhỏ bé thân yêu của mình.
Có một ngày đáng nhớ ở họ đạo An Phong
Nữ tu Maria Đinh Thị Thúy Loan
22:18 22/06/2014
THANH TUYỂN MTG PHAN THIẾT: CÓ MỘT NGÀY ĐÁNG NHỚ Ở HỌ ĐẠO AN PHONG
Vào sáng Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô (22/6/2014), lớp Thanh Tuyển III thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã có dịp đến giao lưu với khoảng 150 em thiếu nhi họ đạo An Phong, thuộc Giáo phận Phan Thiết.
Xem Hình
Trong chuyến đi khởi đầu mùa hè xanh của Thanh Tuyển năm 2014 này, trọng tâm của các hoạt động vẫn là tiếp nối chương trình “Gieo bước hành trình - gặp gỡ Đức Kitô” của mùa hè năm ngoái.
Ngay khi thánh lễ sáng Chúa Nhật của họ đạo vừa tan, cuộc hội ngộ giữa Thanh Tuyển và các bạn nhỏ lập tức bắt đầu trong tiếng nói cười vui vẻ gọi nhau. Rồi các đội, các tổ cũng được ổn định nhanh sau đó để bước vào những trò chơi thi đua của ngày gặp gỡ giao lưu.
Mới gặp nhau lần đầu mà như ngỡ quen nhau từ lâu lắm, cả lớp Thanh Tuyển và các bạn nhỏ Thiếu Nhi Thánh Thể của họ đạo đều hoà mình hăng say tham gia tất cả các trò chơi để dành phần thắng về cho đội của mình.
Dù sân chơi còn đọng đầy vũng nước và ẩm ướt do hậu quả của những cơn mưa lớn mấy ngày qua để lại, nhưng các em vẫn hết mình lăn lê bò càng tham gia cuộc chơi. Đến giờ ăn trưa rồi mà các bạn nhỏ vẫn còn muốn chơi tiếp.
Sau bữa ăn trưa đạm bạc và ấm cúng do cha xứ và các mẹ chuẩn bị, mọi người nghỉ ngơi đôi chút. Đầu giờ chiều tất cả vào nguyện đường tham gia trò chơi “Đố vui Giáo lý”. Gần hai tiếng đồng hồ trôi qua cho cuộc thi Giáo lý mà vẫn còn nhiều cánh tay đồng loạt giơ cao, háo hức chờ được gọi tham gia trò chơi và nhận phần thưởng ngay khi trả lời xong câu hỏi.
Tiết trời dịu nắng, lớp Thanh Tuyển và các em lại kéo nhau ra sân chơi, tiếp tục các trò chơi vận động. Khi đang chơi trò “Thổi bong bóng tiếp sức”, đoàn bất ngờ đón chào Cha Đặc trách Thiếu Nhi Thánh Thể hạt Hàm Tân - Phêrô Nguyễn Châu Linh đến thăm. Cha cũng có đôi lời nhắn nhủ các em hãy trở nên những thiếu nhi ngoan, biết yêu mến Chúa và thảo kính cha mẹ. Cha nhiệt tình khích lệ và gửi gắm tâm sự khi hát tặng các bạn nhỏ nhạc phẩm “Ngày Con Khôn Lớn” do chính cha sáng tác.
Trời mưa lất phất, đã đến giờ tổng kết thi đua mà các bạn nhỏ vẫn còn tha thiết xin chơi tiếp. Dù vậy, chị em vẫn phải tạm chia tay nhau để các em về nhà chuẩn bị cho giờ Chầu Thánh Thể và văn nghệ giao lưu buổi tối.
Có một lần đến đây mới được biết, An Phong là một họ đạo vùng sâu, vùng xa thuộc giáo phận Phan Thiết. Dọc theo đường Quốc lộ 1A, ngang qua nhà thờ Mẹ Thiên Chúa một đoạn khá xa, quẹo phải mươi mười cây số vào con đường ngoằn ngoèo dọc theo những nương mía, rẫy mì; ta bắt gặp ngôi thánh đường ẩn thấp bên sườn đồi đá, xung quanh là những rặng cây điều, cây xoài, cây mít…Về mặt địa lý, phía Tây Bắc của An Phong giáp với địa hạt tỉnh Lâm Đồng; họ đạo nhỏ bé này có khoảng 839 giáo dân nằm rải rác trên nương rẫy của bà con thuộc địa bàn ba xã Tân Đức - Suối Kiết - Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Cha quản nhiệm họ đạo Antôn Đinh Bá Cẩn - Dòng Chúa Cứu Thế chia sẻ: “Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông, nhưng vùng đất kinh tế mới lắm cát đá, nhiều vôi và thiếu màu mỡ này rất hiếm nước, mỗi khối nước sinh hoạt trị giá cả 100 ngàn đồng”. Hiểu được nỗi cơ cực của các hộ gia đình khó khăn, cha và giáo dân trong giáo họ đã có sáng kiến vận động xây hồ và bồn để dẫn nước về cho bà con nghèo có nước sinh hoạt. Bất kể lương giáo, ai cũng có thể đến nhà thờ lấy nước về dùng. Cũng vì vậy mà khu vực nhà thờ, đặc biệt vào mùa nắng bỗng trở nên đông vui náo nhiệt sáng chiều khi bà con đến xếp hàng chờ đến lượt hứng nước. Các em thiếu nhi cũng coi nhà thờ là sân chơi lớn của mình, nên không lúc nào mà không có vài em bé chạy nhảy đùa vui tung tăng quanh đó.
Trải qua một ngày giao lưu đáng nhớ, mọi người ra về dù mệt mỏi nhưng trên nét mặt vẫn rạng ngời hân hoan mang theo hương vị ấm tình của “làn gió an bình” nơi họ đạo có tên gọi An Phong ấy.
Nt. Maria Đinh Thị Thúy Loan
Vào sáng Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô (22/6/2014), lớp Thanh Tuyển III thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã có dịp đến giao lưu với khoảng 150 em thiếu nhi họ đạo An Phong, thuộc Giáo phận Phan Thiết.
Xem Hình
Trong chuyến đi khởi đầu mùa hè xanh của Thanh Tuyển năm 2014 này, trọng tâm của các hoạt động vẫn là tiếp nối chương trình “Gieo bước hành trình - gặp gỡ Đức Kitô” của mùa hè năm ngoái.
Ngay khi thánh lễ sáng Chúa Nhật của họ đạo vừa tan, cuộc hội ngộ giữa Thanh Tuyển và các bạn nhỏ lập tức bắt đầu trong tiếng nói cười vui vẻ gọi nhau. Rồi các đội, các tổ cũng được ổn định nhanh sau đó để bước vào những trò chơi thi đua của ngày gặp gỡ giao lưu.
Mới gặp nhau lần đầu mà như ngỡ quen nhau từ lâu lắm, cả lớp Thanh Tuyển và các bạn nhỏ Thiếu Nhi Thánh Thể của họ đạo đều hoà mình hăng say tham gia tất cả các trò chơi để dành phần thắng về cho đội của mình.
Dù sân chơi còn đọng đầy vũng nước và ẩm ướt do hậu quả của những cơn mưa lớn mấy ngày qua để lại, nhưng các em vẫn hết mình lăn lê bò càng tham gia cuộc chơi. Đến giờ ăn trưa rồi mà các bạn nhỏ vẫn còn muốn chơi tiếp.
Sau bữa ăn trưa đạm bạc và ấm cúng do cha xứ và các mẹ chuẩn bị, mọi người nghỉ ngơi đôi chút. Đầu giờ chiều tất cả vào nguyện đường tham gia trò chơi “Đố vui Giáo lý”. Gần hai tiếng đồng hồ trôi qua cho cuộc thi Giáo lý mà vẫn còn nhiều cánh tay đồng loạt giơ cao, háo hức chờ được gọi tham gia trò chơi và nhận phần thưởng ngay khi trả lời xong câu hỏi.
Tiết trời dịu nắng, lớp Thanh Tuyển và các em lại kéo nhau ra sân chơi, tiếp tục các trò chơi vận động. Khi đang chơi trò “Thổi bong bóng tiếp sức”, đoàn bất ngờ đón chào Cha Đặc trách Thiếu Nhi Thánh Thể hạt Hàm Tân - Phêrô Nguyễn Châu Linh đến thăm. Cha cũng có đôi lời nhắn nhủ các em hãy trở nên những thiếu nhi ngoan, biết yêu mến Chúa và thảo kính cha mẹ. Cha nhiệt tình khích lệ và gửi gắm tâm sự khi hát tặng các bạn nhỏ nhạc phẩm “Ngày Con Khôn Lớn” do chính cha sáng tác.
Trời mưa lất phất, đã đến giờ tổng kết thi đua mà các bạn nhỏ vẫn còn tha thiết xin chơi tiếp. Dù vậy, chị em vẫn phải tạm chia tay nhau để các em về nhà chuẩn bị cho giờ Chầu Thánh Thể và văn nghệ giao lưu buổi tối.
Có một lần đến đây mới được biết, An Phong là một họ đạo vùng sâu, vùng xa thuộc giáo phận Phan Thiết. Dọc theo đường Quốc lộ 1A, ngang qua nhà thờ Mẹ Thiên Chúa một đoạn khá xa, quẹo phải mươi mười cây số vào con đường ngoằn ngoèo dọc theo những nương mía, rẫy mì; ta bắt gặp ngôi thánh đường ẩn thấp bên sườn đồi đá, xung quanh là những rặng cây điều, cây xoài, cây mít…Về mặt địa lý, phía Tây Bắc của An Phong giáp với địa hạt tỉnh Lâm Đồng; họ đạo nhỏ bé này có khoảng 839 giáo dân nằm rải rác trên nương rẫy của bà con thuộc địa bàn ba xã Tân Đức - Suối Kiết - Gia Huynh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Cha quản nhiệm họ đạo Antôn Đinh Bá Cẩn - Dòng Chúa Cứu Thế chia sẻ: “Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông, nhưng vùng đất kinh tế mới lắm cát đá, nhiều vôi và thiếu màu mỡ này rất hiếm nước, mỗi khối nước sinh hoạt trị giá cả 100 ngàn đồng”. Hiểu được nỗi cơ cực của các hộ gia đình khó khăn, cha và giáo dân trong giáo họ đã có sáng kiến vận động xây hồ và bồn để dẫn nước về cho bà con nghèo có nước sinh hoạt. Bất kể lương giáo, ai cũng có thể đến nhà thờ lấy nước về dùng. Cũng vì vậy mà khu vực nhà thờ, đặc biệt vào mùa nắng bỗng trở nên đông vui náo nhiệt sáng chiều khi bà con đến xếp hàng chờ đến lượt hứng nước. Các em thiếu nhi cũng coi nhà thờ là sân chơi lớn của mình, nên không lúc nào mà không có vài em bé chạy nhảy đùa vui tung tăng quanh đó.
Trải qua một ngày giao lưu đáng nhớ, mọi người ra về dù mệt mỏi nhưng trên nét mặt vẫn rạng ngời hân hoan mang theo hương vị ấm tình của “làn gió an bình” nơi họ đạo có tên gọi An Phong ấy.
Nt. Maria Đinh Thị Thúy Loan
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cứu-Chuộc - Nhờ tình Thương-yêu Công-chính
Mai Tá
22:29 22/06/2014
Chương Bốn: Cứu-Chuộc - Nhờ tình Thương-yêu Công-chính
(bài 20)
“Cơ-cấu thiết-lập mọi thực-tại, thật ra là lòng xót thương hết mọi sự”. (Noel Rowe)
“Ân-huệ, giống như người nữ đẹp-xinh tạo âm-nhạc ở bất cứ nơi nào Chị đặt chân đến. Ân-huệ mang trong mình, chỉ một hạt ngọc đơn-thuần, nhưng khi Chị đã đi vào toàn-bộ thế-giới hiện-thực ở mọi nơi, và khi Chị chấp-thuận hết mọi sự theo cách-thức không đòi điều-kiện, thì Chị đã có thể chữa lành và tha thứ hết, mà không cần nghĩ-suy. Ân-huệ chấp-nhận mọi sự, chỉ như thế cũng có khả-năng loại-trừ mọi món nợ và ân-cần phụ-đỡ hết mọi thứ khiến ta xấu hổ. Ân-huệ mang trong người, thứ “nghiệp-căn” mâu-thuẫn, hầu đem đến cho ta những gì ta đáng được hưởng. Nhưng, chẳng khi nào ta hưởng được những gì mình xứng-đáng từ Ân-huệ, ngoại trừ sự lặng-thinh. Và, Ân-huệ đã ngưng không nói chuyện khi gần gũi ta. Ân-huệ vẫn ra đi tìm đến hết mọi thứ, để tác-tạo vẻ đẹp của mình ở nơi nào Chị đặt chân đến.” (Ben Witherington iii)
Ơn Cứu-Chuộc, là nhiệm-tích rất đáng yêu. Là, những gì bí-ẩn của Tình Thương-yêu cao cả gồm có sự Công-chính nữa. Đây, là thứ bí-nhiệm của Công-chính không tục-phàm, với ta.
Nếu có ai hỏi:
“Tình thương-yêu thật ra có nghĩa gì?”
“Sự Công-chính từ đâu đến?”
thì câu trả lời, hẳn sẽ bao-gồm cả tình Thương-yêu thần-thánh, tức: sự Công-chính thánh-thiêng của Thiên-Chúa. Thành thử, ta nên dừng lại một chút, trước khi đặt mình vào với dữ-kiện của Kinh Sách và Thánh-truyền, để rồi sẽ suy thêm về Chúa với câu hỏi đặt ra từ bao giờ:
“Thiên-Chúa, Ngài là Đấng nào?”
“Ngài yêu-thương ta đến mức độ nào?”
“Ngài có công-bằng chính-trực đích-thực không?”
Vấn-đề đây, lại đề ra một số phương-án để ta theo, tức: những phương-án tương-tự như ở Kinh-Thánh, tâm-lý-học và kinh-tế/tài chánh của nhiều người.
Phần 1:
Ơn Cứu-Chuộc: và phương-án ở Kinh-Thánh
Trước hết, tôi muốn tạo dịp để anh em mình bàn về Kinh-thánh trước hết. Bởi, Kinh-thánh luôn đính-kèm một công-trình luận-giải cũng rất mới về sự Công-minh/chính-trực của Chúa, theo cách mà người Đức vẫn làm. Ở đây, tôi chú-tâm đến lập-trường của tác-giả Hartmut Gese, thuộc trường-phái Tubingen. Lập-trường ông đề-xuất, đã mở ra một số tư-tưởng bàn về chất-lượng của lòng xót thương, vô bến bờ.
Ở đây nữa, tôi lại sẽ ghi thêm lối diễn-giải cũng khá mới được một giáo-sĩ người Pháp thuộc Dòng Đa-Minh, đó là: Lm Christian Duquoc, tỉnh dòng Lyons, đưa ra. Và, ở tông-thư “Thiên-Chúa Là Tình-yêu”, Đức Bênêđíchtô 16 cũng đưa ra lề-lối hiểu-biết về tình Thương-yêu thần-thánh, tức: tình Yêu-thương đích-thực mà người Hy Lạp gọi là “Eros” chứ không chỉ là tình thân-thương mến-mộ vẫn được định-danh là Agapè bên tiếng Hy-Lạp, vốn đem đến cho ta lý-lẽ cần-thiết hầu hội-nhập vào sự Công-minh thần-thánh có thương-yêu đích-thực.
Cung-cách diễn-giải của người Đức theo trường-phái Tubingen
Cũng nên xem thêm tác-giả Richard Bell, Sacrifice and Christology in Paul, Journal of Theological Studies (Oxford), 2002, April, tr. 1-27. Bài viết này sử-dụng một số nghiên-cứu rút từ trường-phái Tubingen, cách đây không lâu. Bài viết, tiếp theo diễn-luận của Hartmut Gese trong “Die Suhne”, Zur biblischen Theologie, Tubingen, 1977 (1989).
ET K. Crim Atonement, Essays in biblical theology, Augsburg 1981. Ngoài hai tác-giả này ra, cũng trong chiều hướng tương-tự, còn có cả Janowski, Stuhlmache, Hofius nữa.
Quan-điểm mà quý vị đây đưa ra, lại mang ý-niệm về sự công-chính vốn duy-trì quan-hệ giữa Thiên-Chúa và loài người; nhưng đúng thực lại là: giữa Đức Giêsu và dân con từng phạm lỗi ở trong Đạo. Thật ra thì, đây không là sự công-minh/chính-trực theo kiểu người phàm, như ta hiểu.
Từ nơi đây, ta cần nhận-chân ra rằng: Thiên-Chúa, với tư-cách là Chúa, Ngài chẳng cần sự gì hết. Nhận-định này, đã kéo theo hệ-quả là: không gì khả dĩ thúc-ép từ bên trong hoặc đè nặng lên Chúa, để Ngài làm bất cứ điều gì đặc-biệt, hòng cứu-chuộc ta ra khỏi trạng-huống những lỗi và tội. Chúa có tự-do làm bất cứ thứ gì Ngài muốn, như tạo-dựng hoặc cứu-chuộc mọi sự. Ngài hành-xử theo cách rất “hào-phóng”. Hào-phóng đây, có nghĩa: tạo lợi-ích cho mọi người. Hào-phóng -ngay chính từ-vựng này từng diễn-tả- đã liên-kết mọi sự tốt-lành mà bên tiếng La-tinh, thiên-hạ có thói quen gọi đó là “Bonitas”, tức: Sự Tốt-lành của Chúa, ở tầm-kích rất siêu-phàm.
Bản-chất của Chúa, lại có nghĩa: Ngài rất “tốt lành và siêu-việt”, nên từ phần thâm-sâu của từ-vựng, tính “hào-phóng” của Chúa, ta không thể cắt-nghĩa bằng ngôn-từ mà người phàm thường sử-dụng được. Bởi, đó là bí-nhiệm của Chúa và về Chúa. Là, thứ gì đó mà loài người, thật ra, không thể nắm bắt được điều gì thuộc về Chúa.
Từ-vựng “hào-phóng” -dù là ngôn-từ thuần-tuý của con người- vẫn có thể nối-kết với các dự-phóng đưa về phía trước, hầu đưa ta đến được với nó. Thành ra, ta bảo là: Chúa tự đặt Ngài vào vị-thế đầy hào-phóng, tức Ngài khấng-mang điều gì đó ngay nơi bản-chất của Ngài, để Ngài hành-xử một cách hào-phóng, tốt lành. Thiên-Chúa nối-kết một cách công-minh với chính Ngài, để mọi sự được ra như thế. Điều đó, ta gọi là sự Công-chính, tức bản-chất rất công-minh của Đức Chúa. Bởi, theo nghĩa thâm-sâu nơi bản-chất Ngài, Chúa có khuynh-hướng làm thế, nên sở dĩ Ngài mang tính hào-phóng là do bởi chính sự hào-phóng của Ngài, mà ra. Ở đây, tiếng La-tinh thường diễn-tả rất rõ bằng thành-ngữ “bonum diffusivum suis”, tức: từ-vựng mang cùng một ý-niệm.
Lỗi/tội con người phàm, không thể cất đi đặc-trưng này của Chúa, được. Tính hào-phóng của Ngài không hề giảm-suy, cho dù con người có dính-dự vào đó. Và, đó không là những gì mà lỗi/tội của con người, lại có khả-năng làm mất tính hào phóng ấy được. Đúng ra, tội hoặc lỗi chỉ khiến cho con người càng xa-cách/tách rời khỏi kế-hoạch của Chúa từ thuở đầu, mà thôi. Và, động-tác ban đầu của Chúa, có nghĩa là: Ngài phú-ban chính mình Ngài một cách hào-phóng cho mọi thọ-tạo được thụ-hưởng. Lỗi/tội, là sự thể khiến ta để luột mất tính hào-phóng mà Ngài vẫn ban.
Nhưng, khi lỗi/tội xuất đầu lộ diện, thì đó là lúc Chúa hành-xử một cách có tự-do theo bản-chất của Ngài. Và, Ngài từ-khước không để cho lỗi/tội được phép can-dự vào kế-hoạch ban đầu đầy hào-phóng của Ngài, bao giờ hết. Đây là lý-do tại sao Chúa lại khước-từ không giữ các lỗi/tội xuất từ con người đầy lầm lẫn. Thay vào đó, do bởi đặc-trưng và nguyên-lý về tính hào-phóng cũng như sự Công-minh của Ngài, Chúa sử-dụng lỗi/tội của người phàm như cơ-hội để Ngài tỏ-lộ sự hào-phóng của Ngài nhiều hơn nữa, theo cung-cách tốt-lành hơn, để ta có được khả-năng tiếp-tục được hào-phóng/siêu-thăng hầu nới rộng bản-chất ấy.
Thiên-Chúa tiếp-tục ban-phát quà tặng ban đầu của Ngài. Và, Ngài vẫn liên-tục tặng ban như thế mãi, suốt thiên-thu. Đây, lại là sự việc tái-lập động-tác ban đầu với tổ-tông loài người, hầu cải-biến nó để con người nhận ra nét siêu-thăng tuyệt-vời bằng vào sử-dụng cơ-hội mới này một cách đầy hào-phóng. Theo cách này, Thiên-Chúa khiến con người vốn từng phạm lỗi rất “tày trời”, được phép trở về với cội-nguồn tạo-dựng thành người. Thiên-Chúa trở về với động-tác thương-yêu thần-thánh có từ đầu. Ngài làm thế, theo đặc-trưng Công-minh/chính-trực của Ngài và với Ngài.
Nay, ta được phép gọi sự Công-minh/chính-trực của Chúa là sự tái-tạo Công-chính, và tái-tục tạo-dựng cho nên mới. Công-chính đây, là nguyên-lý của sự hiệp-nhất và cũng là sự hợp-lực và kết-hiệp với loài người đã được Ngài cứu-chuộc. Theo tôi, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao ta có được vị-thế chính-thức ở với Chúa, trong đó có hoà-trộn giữa sự Công-chính và lòng Xót thương của Ngài. Xót thương, không là lòng trắc-ẩn khả dĩ khiến Chúa mủi lòng, để “ai đó thoát khỏi vòng cương-toả ràng-buộc cũng rất gắt gao” đòi sự Công-minh thần-thánh, cách trọn vẹn.
Nhưng, đây là thứ ngôn-từ khác-biệt nói lên loại-hình thật rất khác về sự Công-minh/chính-trực, khiến Chúa có khuynh-hướng thiên về tính hào-phóng của Ngài hơn. Nơi con người, chưa từng có ví-dụ cụ-thể nào Khả dĩ chứng-tỏ sự công-minh/chính-trực ngang-đồng tầm-mức của họ. Bởi thế nên, thật khó tìm ra ngôn-từ nào thích-hợp hầu diễn-tả sự Công-minh theo tầm-kích của Chúa, dù ta có cố gắng.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm được những gì tự hồ như thế. Bởi, Thiên-Chúa dự-trù cho phép con người được tham-dự vào sự hiệp-thông trọn-vẹn với Ngài, nên Ngài chọn kiến-tạo cung-cách mới, để con người có được sự hiệp-thông liên-kết này. Đây, chính là ý-nghĩa và là chủ-đích của công-cuộc tạo-dựng. Và, nơi nhân-tính của Ngài, Đức Giêsu đã thể-hiện rõ ý-định của Chúa Cha về sự Công-minh/chính-trực và lòng Xót thương hoà-trộn vào với nhau thành một. Và, do bởi Chúa có nhân-tính làm Con-Thiên-Chúa, nên toàn-thể nhân-loại không ai có khả-năng rút ra khỏi sự hiệp-thông trọn-vẹn với Chúa, là Đấng yêu-thương con người, đến muôn đời.
Nơi bản-chất rất “người” của Đức Giêsu, tất cả được “duy trì làm một với nhau”, mãi về sau. Và mạch tương-quan nối liền Đức Giêsu với Thiên-Chúa-là-Cha, chính là sự Công-minh/Chính-trực của Ngài. Cả Chúa Cha và Con-Một-Ngài, đều hướng về tính hào-phóng cùng một kiểu như thế.
Quả thật, Đức Giêsu đã đích-thực sống như Đấng Bào-chữa cho sự Công-chính của Thiên-Chúa. Nhưng, không dựa vào sự kiên-quyết ngay từ đầu, mà ít ra là, bằng vào sự Công-chính của Chúa theo cách “trải rộng ra bên ngoài” mà người bình-thường có thể hiểu được. Đúng ra, sự Công-chính của Chúa mang đầy tính “công-minh/hào-phóng” với con người.
Đằng khác, Đức Giêsu luôn sống thực nguyên-lý hiệp-thông tham-gia vào tính hào-phóng tác-tạo của Thiên-Chúa. Kết-quả là, nơi thế-gian trong đó Đức Giêsu từng sống thực, lại kình-chống nguyên-lý này, nên mới xa rời Ngài cách đáng tiếc. Thành thử, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao thế-gian lại quyết-tâm trừ-khử Ngài ra khỏi vòng quay cuộc sống. Tuy thế, Ngài vẫn xuyên-suốt đi ngang qua nỗi chết, hầu tháp-nhập vào sự sống vĩnh-hằng, rất Phục-sinh. Điều này lại có nghĩa: thế-gian không làm gì được Ngài, nên những muốn ngưng-trệ việc thể-hiện tính hào-phóng của Thiên-Chúa-là-Cha, qua Ngài. Điều này còn có nghĩa: sự việc nhân-loại hiệp-thông tham-gia với Chúa và trong Chúa, sẽ kéo dài mãi đến thiên thu. Và, chính thế-gian, dù bản-chất của họ có thế nào đi nữa, nhưng nhờ vào sự trỗi-dậy/Phục-sinh của Đức Giêsu, họ được minh-xác ngay trong sự biến-cải/đổi-hình của chính mình.
Ở đây nữa, lại đã có lập-trường/quan-điểm của ai đó cứ cho rằng: toàn-bộ dự-án tiêu-cực của con người đều gẫy đổ, may nhờ Đức Giêsu kịp đến hiện-diện ngay lúc đó, tức: đúng vào thời-điểm của Thứ Bẩy Phục Sinh, để Ngài nhập vào với vũ-trụ vạn vật. Ở nơi đây, Đức Giêsu cũng tự hiến mình Ngài như Đấng Thiên-Sai chấp-nhận toàn-bộ tính tiêu-cực này. Có điều lạ, là: Ngài lại đã trở-thành Đấng nhận-lãnh thứ “bình-an hào phóng” của vũ-trụ không gẫy đổ, vào rạng sáng khi Vương-Quốc Phục-Sinh vừa ló dạng. Ngài xứng-hợp điều này, là do Ngài tự-do mở rộng tính hào-phóng khiến Ngài biểu-tỏ qua cái chết khổ-nhục trên thập-tự. Theo cách này thì, nếu muốn, ta có thể sử-dụng từ-vựng “Cứu-chuộc”, cũng được.” (xem T. Weinandy).
Sự việc này, không thể xảy ra mà lại không có lời mời gọi mọi người nơi nhân-loại-được-tái-tạo để sống thực cùng một nghĩa-lý sống như Thiên-Chúa và Đức Giêsu từng sống. Điều này, còn có nghĩa: nơi người phàm-trần lúc này, sự Công-minh/Chính-trực được “tác-tạo” là do niềm-tin, lòng hy-vọng và sự mến-mộ theo cách của thần-học, nhưng kết quả lại ra khác. Biểu-tượng đặc-trưng cho sự việc này, là: nhiệm-tích Nhập-thể và Phục-sinh, cả hai gộp lại đã biến-cải và làm mới hình-hài của thế-giới nơi ta sống.
Tính lô-gích vốn có ở mọi sự như thế, đã đưa ta về với lòng cảm-kích/biết ơn. Cảm-kích, đối với Chúa Đấng luôn hành-xử cách hào-phóng rất như thế. Biết ơn, cả sự Hào-phóng rất sống-động của Ngài. Cảm-kích/biết ơn luôn được biểu-lộ qua Đức Giêsu. Và cảm-kích như thế, đã có tầm-kích của sự “thờ-phượng”, nhưng không là thứ phượng-thờ bình-thường theo kiểu phụng-vụ vẫn diễn-đạt, mà là phụng-thờ tính Hào-Phóng đã ban và còn ban nhiều hơn nữa, nhờ Đức Giêsu. Động-thái cảm-kích/biết ơn, là sự thể qua đó mọi thọ-tạo lại đã dâng lời cảm-tạ lên Chúa, là Đấng nhất quyết không để cho lỗi/tội được dính-dự vào ý-định tái-lập công-cuộc tạo-dựng của Ngài. Đó, là ý-nghĩa đích-thực của Tiệc Thánh-Thể và là sự thể khiến ta cử-hành sự Hiện-diện đích-thực của Chúa, không sai sót.
Ta được mời gọi sống đích-thực sự Công-minh/Chính-trực mới với thế-giới lâu nay chưa biết sống. Và thế-giới, tuy vẫn nỗ-lực thực-sự, nhưng cũng chẳng tài nào hiểu được trọn vẹn sự việc này. Và như thế, lại có thêm tình-huống bức-bách/đối-chọi nhau giữa nhu-cầu sống thiết-thực và thế-giới rất thực-tiễn. Điều này, lại sẽ mang ý-nghĩa khổ-đau cho các thế-hệ khi trước, cũng nhiều hơn.
Trọng-trách chu-toàn sự Công-minh/Chính-trực của Chúa vẫn trải rộng với thế-giới, không phải để thăng-hoa xung-đột này, theo nghĩa có khuynh-hướng nghiêng về sự ổn-định từng cuộc thương-thảo hoặc có thoả-thuận để nó trường mặt ra bên ngoài, mà là chiến-đấu quyết diệt-trừ nó, theo cách Chúa từng làm với lỗi/tội có ngọn-nguồn. Điều đó có nghĩa là: cứ sử-dụng Sự Công-chính của Chúa như cơ-hội mới như thế, ta sẽ tham-gia dâng lời tạ-ơn cách tập-thể lên Chúa, vì Ngài Hào-phóng đối với ta. Và, ta làm thế theo cách vinh-thăng, rất đặc-biệt. Đây là những gì mang ý nghĩa “khấng chịu” mọi khổ đau, âu sầu, nghiệt-ngã. Nó còn có nghĩa: những ai thực-hiện cuộc sống giống như thế, đã và đang hiệp-nhất với những người từng chịu khổ-đau vì các hệ-thống sai trái, rất lỗi phạm của loài người. Nó còn có nghĩa như tiếp-tục hành-xử sao cho thích-hợp với người-của-Chúa trong tư-thế đặt mình trước mọi khổ-đau. Đau-khổ, đã trở-thành dịp-thuận để ta biến-cải và làm mới chất-lượng của hành-xử đáp-trả lại tính hào-phóng của Chúa.
Xem thế thì, ta không được mặc lấy tính thiêng-liêng của “thập-giá” hoặc “đau-khổ” giống như thế, nhưng lại có được tính linh-đạo của lòng cảm-kích chân-phương, luôn tin-tưởng rằng mình được tân-tạo, phục-hồi, mở rộng, không thoái lui. Tự bản-chất, khổ-đau không mang ý-nghĩa cứu-chuộc hoặc cứu-vớt được ai hết. Chèn-ép, thúc bách và sự việc đóng-đinh-thập-giá theo kiểu của người Do-thái thường làm, không có nghĩa đã có thể giải-phóng hoặc cứu-vớt được một ai. Nhưng, khổ-đau là hệ-quả mang tính ngẫu-nhiên, hoặc lịch-sử các xung-đột giá-trị nơi người hiểu-biết, đáp-ứng với tầm-kích giống Chúa nơi cuộc sống. Và, thế-giới lại đã tái-tạo được quyền-hạn của mình qua bạo-lực. Tử-vì-đạo, là chịu khổ-đau một cách chân-phương thật tình, nhưng theo cung-cách “không kiếm mà có”, “không tìm mà gặp.”
Ta thường bảo: mình được Đức Giêsu “làm thay cho mình” rất nhiều việc. Nói thế quả cũng không đúng. Bởi, đây không là hành-vi thay-thế hoặc “làm thay cho” như Thiên-Chúa, lẽ đáng ra, đã trừng-phạt Đức Giêsu thay vì hành-hạ ta. Đây là lối “nhận vơ”. Một thứ “nhận xằng” vào với ta, trong cuộc sống đầy lỗi phạm hiện giờ, qua việc mời ta vào với chốn vĩnh-hằng không bỏ được. Đức Giêsu, tự Ngài chẳng vi-phạm lỗi/tội nào, nhưng Ngài lại tham-gia cách trọn-vẹn vào với nhân-loại, ở nơi đó sự hiện-hữu đầy tội/lỗi là điều không thể tránh được. Chúa giáng-hạ làm người theo khuôn-mẫu như “một người trong các kẻ phạm lỗi”. Đó, là lý-do cho thấy: việc Ngài dâng tiến niềm hiệp-thông cảm-tạ lên Cha như hành-xử tiến-dâng của người mắc phải lỗi-phạm. Điều đó, khác với việc tế-hiến thú vật trong đền thờ, vì loài thú không biết cách tham-gia vào sự hiện-hữu của loài người nhiều lỗi phạm.
Thật ra, bảo rằng: khi ta gọi sự việc “làm thay cho ta” (như Stellvertretung) là bao gộp nhiều thứ chứ không chỉ loại-trừ bất cứ điều gì. Vì thế nên, ta có thể nói: Thiên-Chúa hiện diện nơi Đức Kitô, Đấng hoà-giải/hoà-hợp chính thế-giới đầy lỗi/tội hầu đưa họ về với Chúa. Việc hoà-giải sẽ không xảy đến, nếu như sự việc đó có xảy ra cũng chỉ để cho ai đó trong ta, mà thôi. Nói cách khác, nhờ mỗi mình Ngài, chứ không phải một ai, lại có thể làm thay cho ta, được.
Tất cả những ai lâu nay vi-phạm lỗi/tội, đều để mất đi sự vinh-quang của Thiên-Chúa. Vinh-quang này, bao gộp cả sự hiệp-thông gồm tóm ở trong đó. Thiên-Chúa công-khai thiết-lập nơi Đức Kitô, trọng-trách xót thương muôn loài và đặt Ngài như Đấng có Chúa hiện-diện là để ban cho ta “vị-thế đặc-biệt” hoặc “trọng-tâm rất đặc-trưng” để Ngài ban phát sự Hào-phóng chung-cuộc đã tái-lập. Nói thế có nghĩa: Ngài làm vậy, là đã biểu-lộ ra bên ngoài một loại-hình mới mẻ của sự “Công-minh/chính-trực” của Ngài. Điều này, ta nhận ra được qua niềm tin rất lạ, khả dĩ nắm bắt được sự cao đẹp nơi Quà tặng Ngài ban phát; ngõ hầu đáp-trả một cách rất cảm kích/biết ơn bằng cung-cách sống đích-thực quà tặng Chúa ban.
Sự việc như thế, đều xoay chuyển ngang qua nỗi chết mà Ngài chấp-nhận cho chính Ngài, qua đó Máu thánh Ngài đã đổ ra. Và, Thiên-Chúa thấy điều đó là cốt để thiết-lập và công-bố sự Công-chính rất mới này. Toàn-bộ sự việc như thế, còn có sự “vượt qua” các lỗi/tội có từ thời đầu và lỗi/tội như thế, nay không thành “vấn-đề” nữa. Sự việc xảy ra, tựa như Chúa từng đợi từng chờ theo cung-cách như mất kiên-nhẫn với thời-khắc đặc-trưng này. Và hệ-quả theo sau đó, chẳng dính-dự gì đến lỗi/tội mà con người mắc phạm vào thuở đầu đời cho đến khi nào chúng ta đối đầu với lỗi/tội, ra như thế.
Kết-quả là, nhóm hội/đội ngũ các kẻ tin vào quà tặng Chúa ban kết-hợp thành chốn thánh hoặc địa-điểm mới-mẻ nào khác. Ở nơi đó, “Ngai toà đầy xót thương” được thiết-dựng ngay ở bên trong và cùng với Đức Kitô (Rm 3: 25-26).
Ở đây, đã có sự hoà-hợp giữa hành-xử của Thiên-Chúa và Đức Giêsu-Con-Một-Ngài. Hoà-hợp đây, không có nghĩa: Ngôi Vị này tự đặt mình ở trên hoặc kình-chống Ngôi vị kia. Thế nênb, nền thần-học về “đền bù tội lỗi” do hành-động tử-vì-đạo không còn thích-đáng nữa. Nói cách khác, đây không là động-thái của sự việc mà tiếng La-tinh không gọi như “do ut des”, cho bằng “do quia dedisti”.
------------------ (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch
(bài 20)
“Cơ-cấu thiết-lập mọi thực-tại, thật ra là lòng xót thương hết mọi sự”. (Noel Rowe)
“Ân-huệ, giống như người nữ đẹp-xinh tạo âm-nhạc ở bất cứ nơi nào Chị đặt chân đến. Ân-huệ mang trong mình, chỉ một hạt ngọc đơn-thuần, nhưng khi Chị đã đi vào toàn-bộ thế-giới hiện-thực ở mọi nơi, và khi Chị chấp-thuận hết mọi sự theo cách-thức không đòi điều-kiện, thì Chị đã có thể chữa lành và tha thứ hết, mà không cần nghĩ-suy. Ân-huệ chấp-nhận mọi sự, chỉ như thế cũng có khả-năng loại-trừ mọi món nợ và ân-cần phụ-đỡ hết mọi thứ khiến ta xấu hổ. Ân-huệ mang trong người, thứ “nghiệp-căn” mâu-thuẫn, hầu đem đến cho ta những gì ta đáng được hưởng. Nhưng, chẳng khi nào ta hưởng được những gì mình xứng-đáng từ Ân-huệ, ngoại trừ sự lặng-thinh. Và, Ân-huệ đã ngưng không nói chuyện khi gần gũi ta. Ân-huệ vẫn ra đi tìm đến hết mọi thứ, để tác-tạo vẻ đẹp của mình ở nơi nào Chị đặt chân đến.” (Ben Witherington iii)
Ơn Cứu-Chuộc, là nhiệm-tích rất đáng yêu. Là, những gì bí-ẩn của Tình Thương-yêu cao cả gồm có sự Công-chính nữa. Đây, là thứ bí-nhiệm của Công-chính không tục-phàm, với ta.
Nếu có ai hỏi:
“Tình thương-yêu thật ra có nghĩa gì?”
“Sự Công-chính từ đâu đến?”
thì câu trả lời, hẳn sẽ bao-gồm cả tình Thương-yêu thần-thánh, tức: sự Công-chính thánh-thiêng của Thiên-Chúa. Thành thử, ta nên dừng lại một chút, trước khi đặt mình vào với dữ-kiện của Kinh Sách và Thánh-truyền, để rồi sẽ suy thêm về Chúa với câu hỏi đặt ra từ bao giờ:
“Thiên-Chúa, Ngài là Đấng nào?”
“Ngài yêu-thương ta đến mức độ nào?”
“Ngài có công-bằng chính-trực đích-thực không?”
Vấn-đề đây, lại đề ra một số phương-án để ta theo, tức: những phương-án tương-tự như ở Kinh-Thánh, tâm-lý-học và kinh-tế/tài chánh của nhiều người.
Phần 1:
Ơn Cứu-Chuộc: và phương-án ở Kinh-Thánh
Trước hết, tôi muốn tạo dịp để anh em mình bàn về Kinh-thánh trước hết. Bởi, Kinh-thánh luôn đính-kèm một công-trình luận-giải cũng rất mới về sự Công-minh/chính-trực của Chúa, theo cách mà người Đức vẫn làm. Ở đây, tôi chú-tâm đến lập-trường của tác-giả Hartmut Gese, thuộc trường-phái Tubingen. Lập-trường ông đề-xuất, đã mở ra một số tư-tưởng bàn về chất-lượng của lòng xót thương, vô bến bờ.
Ở đây nữa, tôi lại sẽ ghi thêm lối diễn-giải cũng khá mới được một giáo-sĩ người Pháp thuộc Dòng Đa-Minh, đó là: Lm Christian Duquoc, tỉnh dòng Lyons, đưa ra. Và, ở tông-thư “Thiên-Chúa Là Tình-yêu”, Đức Bênêđíchtô 16 cũng đưa ra lề-lối hiểu-biết về tình Thương-yêu thần-thánh, tức: tình Yêu-thương đích-thực mà người Hy Lạp gọi là “Eros” chứ không chỉ là tình thân-thương mến-mộ vẫn được định-danh là Agapè bên tiếng Hy-Lạp, vốn đem đến cho ta lý-lẽ cần-thiết hầu hội-nhập vào sự Công-minh thần-thánh có thương-yêu đích-thực.
Cung-cách diễn-giải của người Đức theo trường-phái Tubingen
Cũng nên xem thêm tác-giả Richard Bell, Sacrifice and Christology in Paul, Journal of Theological Studies (Oxford), 2002, April, tr. 1-27. Bài viết này sử-dụng một số nghiên-cứu rút từ trường-phái Tubingen, cách đây không lâu. Bài viết, tiếp theo diễn-luận của Hartmut Gese trong “Die Suhne”, Zur biblischen Theologie, Tubingen, 1977 (1989).
ET K. Crim Atonement, Essays in biblical theology, Augsburg 1981. Ngoài hai tác-giả này ra, cũng trong chiều hướng tương-tự, còn có cả Janowski, Stuhlmache, Hofius nữa.
Quan-điểm mà quý vị đây đưa ra, lại mang ý-niệm về sự công-chính vốn duy-trì quan-hệ giữa Thiên-Chúa và loài người; nhưng đúng thực lại là: giữa Đức Giêsu và dân con từng phạm lỗi ở trong Đạo. Thật ra thì, đây không là sự công-minh/chính-trực theo kiểu người phàm, như ta hiểu.
Từ nơi đây, ta cần nhận-chân ra rằng: Thiên-Chúa, với tư-cách là Chúa, Ngài chẳng cần sự gì hết. Nhận-định này, đã kéo theo hệ-quả là: không gì khả dĩ thúc-ép từ bên trong hoặc đè nặng lên Chúa, để Ngài làm bất cứ điều gì đặc-biệt, hòng cứu-chuộc ta ra khỏi trạng-huống những lỗi và tội. Chúa có tự-do làm bất cứ thứ gì Ngài muốn, như tạo-dựng hoặc cứu-chuộc mọi sự. Ngài hành-xử theo cách rất “hào-phóng”. Hào-phóng đây, có nghĩa: tạo lợi-ích cho mọi người. Hào-phóng -ngay chính từ-vựng này từng diễn-tả- đã liên-kết mọi sự tốt-lành mà bên tiếng La-tinh, thiên-hạ có thói quen gọi đó là “Bonitas”, tức: Sự Tốt-lành của Chúa, ở tầm-kích rất siêu-phàm.
Bản-chất của Chúa, lại có nghĩa: Ngài rất “tốt lành và siêu-việt”, nên từ phần thâm-sâu của từ-vựng, tính “hào-phóng” của Chúa, ta không thể cắt-nghĩa bằng ngôn-từ mà người phàm thường sử-dụng được. Bởi, đó là bí-nhiệm của Chúa và về Chúa. Là, thứ gì đó mà loài người, thật ra, không thể nắm bắt được điều gì thuộc về Chúa.
Từ-vựng “hào-phóng” -dù là ngôn-từ thuần-tuý của con người- vẫn có thể nối-kết với các dự-phóng đưa về phía trước, hầu đưa ta đến được với nó. Thành ra, ta bảo là: Chúa tự đặt Ngài vào vị-thế đầy hào-phóng, tức Ngài khấng-mang điều gì đó ngay nơi bản-chất của Ngài, để Ngài hành-xử một cách hào-phóng, tốt lành. Thiên-Chúa nối-kết một cách công-minh với chính Ngài, để mọi sự được ra như thế. Điều đó, ta gọi là sự Công-chính, tức bản-chất rất công-minh của Đức Chúa. Bởi, theo nghĩa thâm-sâu nơi bản-chất Ngài, Chúa có khuynh-hướng làm thế, nên sở dĩ Ngài mang tính hào-phóng là do bởi chính sự hào-phóng của Ngài, mà ra. Ở đây, tiếng La-tinh thường diễn-tả rất rõ bằng thành-ngữ “bonum diffusivum suis”, tức: từ-vựng mang cùng một ý-niệm.
Lỗi/tội con người phàm, không thể cất đi đặc-trưng này của Chúa, được. Tính hào-phóng của Ngài không hề giảm-suy, cho dù con người có dính-dự vào đó. Và, đó không là những gì mà lỗi/tội của con người, lại có khả-năng làm mất tính hào phóng ấy được. Đúng ra, tội hoặc lỗi chỉ khiến cho con người càng xa-cách/tách rời khỏi kế-hoạch của Chúa từ thuở đầu, mà thôi. Và, động-tác ban đầu của Chúa, có nghĩa là: Ngài phú-ban chính mình Ngài một cách hào-phóng cho mọi thọ-tạo được thụ-hưởng. Lỗi/tội, là sự thể khiến ta để luột mất tính hào-phóng mà Ngài vẫn ban.
Nhưng, khi lỗi/tội xuất đầu lộ diện, thì đó là lúc Chúa hành-xử một cách có tự-do theo bản-chất của Ngài. Và, Ngài từ-khước không để cho lỗi/tội được phép can-dự vào kế-hoạch ban đầu đầy hào-phóng của Ngài, bao giờ hết. Đây là lý-do tại sao Chúa lại khước-từ không giữ các lỗi/tội xuất từ con người đầy lầm lẫn. Thay vào đó, do bởi đặc-trưng và nguyên-lý về tính hào-phóng cũng như sự Công-minh của Ngài, Chúa sử-dụng lỗi/tội của người phàm như cơ-hội để Ngài tỏ-lộ sự hào-phóng của Ngài nhiều hơn nữa, theo cung-cách tốt-lành hơn, để ta có được khả-năng tiếp-tục được hào-phóng/siêu-thăng hầu nới rộng bản-chất ấy.
Thiên-Chúa tiếp-tục ban-phát quà tặng ban đầu của Ngài. Và, Ngài vẫn liên-tục tặng ban như thế mãi, suốt thiên-thu. Đây, lại là sự việc tái-lập động-tác ban đầu với tổ-tông loài người, hầu cải-biến nó để con người nhận ra nét siêu-thăng tuyệt-vời bằng vào sử-dụng cơ-hội mới này một cách đầy hào-phóng. Theo cách này, Thiên-Chúa khiến con người vốn từng phạm lỗi rất “tày trời”, được phép trở về với cội-nguồn tạo-dựng thành người. Thiên-Chúa trở về với động-tác thương-yêu thần-thánh có từ đầu. Ngài làm thế, theo đặc-trưng Công-minh/chính-trực của Ngài và với Ngài.
Nay, ta được phép gọi sự Công-minh/chính-trực của Chúa là sự tái-tạo Công-chính, và tái-tục tạo-dựng cho nên mới. Công-chính đây, là nguyên-lý của sự hiệp-nhất và cũng là sự hợp-lực và kết-hiệp với loài người đã được Ngài cứu-chuộc. Theo tôi, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao ta có được vị-thế chính-thức ở với Chúa, trong đó có hoà-trộn giữa sự Công-chính và lòng Xót thương của Ngài. Xót thương, không là lòng trắc-ẩn khả dĩ khiến Chúa mủi lòng, để “ai đó thoát khỏi vòng cương-toả ràng-buộc cũng rất gắt gao” đòi sự Công-minh thần-thánh, cách trọn vẹn.
Nhưng, đây là thứ ngôn-từ khác-biệt nói lên loại-hình thật rất khác về sự Công-minh/chính-trực, khiến Chúa có khuynh-hướng thiên về tính hào-phóng của Ngài hơn. Nơi con người, chưa từng có ví-dụ cụ-thể nào Khả dĩ chứng-tỏ sự công-minh/chính-trực ngang-đồng tầm-mức của họ. Bởi thế nên, thật khó tìm ra ngôn-từ nào thích-hợp hầu diễn-tả sự Công-minh theo tầm-kích của Chúa, dù ta có cố gắng.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm được những gì tự hồ như thế. Bởi, Thiên-Chúa dự-trù cho phép con người được tham-dự vào sự hiệp-thông trọn-vẹn với Ngài, nên Ngài chọn kiến-tạo cung-cách mới, để con người có được sự hiệp-thông liên-kết này. Đây, chính là ý-nghĩa và là chủ-đích của công-cuộc tạo-dựng. Và, nơi nhân-tính của Ngài, Đức Giêsu đã thể-hiện rõ ý-định của Chúa Cha về sự Công-minh/chính-trực và lòng Xót thương hoà-trộn vào với nhau thành một. Và, do bởi Chúa có nhân-tính làm Con-Thiên-Chúa, nên toàn-thể nhân-loại không ai có khả-năng rút ra khỏi sự hiệp-thông trọn-vẹn với Chúa, là Đấng yêu-thương con người, đến muôn đời.
Nơi bản-chất rất “người” của Đức Giêsu, tất cả được “duy trì làm một với nhau”, mãi về sau. Và mạch tương-quan nối liền Đức Giêsu với Thiên-Chúa-là-Cha, chính là sự Công-minh/Chính-trực của Ngài. Cả Chúa Cha và Con-Một-Ngài, đều hướng về tính hào-phóng cùng một kiểu như thế.
Quả thật, Đức Giêsu đã đích-thực sống như Đấng Bào-chữa cho sự Công-chính của Thiên-Chúa. Nhưng, không dựa vào sự kiên-quyết ngay từ đầu, mà ít ra là, bằng vào sự Công-chính của Chúa theo cách “trải rộng ra bên ngoài” mà người bình-thường có thể hiểu được. Đúng ra, sự Công-chính của Chúa mang đầy tính “công-minh/hào-phóng” với con người.
Đằng khác, Đức Giêsu luôn sống thực nguyên-lý hiệp-thông tham-gia vào tính hào-phóng tác-tạo của Thiên-Chúa. Kết-quả là, nơi thế-gian trong đó Đức Giêsu từng sống thực, lại kình-chống nguyên-lý này, nên mới xa rời Ngài cách đáng tiếc. Thành thử, đây cũng là lý-do cho thấy tại sao thế-gian lại quyết-tâm trừ-khử Ngài ra khỏi vòng quay cuộc sống. Tuy thế, Ngài vẫn xuyên-suốt đi ngang qua nỗi chết, hầu tháp-nhập vào sự sống vĩnh-hằng, rất Phục-sinh. Điều này lại có nghĩa: thế-gian không làm gì được Ngài, nên những muốn ngưng-trệ việc thể-hiện tính hào-phóng của Thiên-Chúa-là-Cha, qua Ngài. Điều này còn có nghĩa: sự việc nhân-loại hiệp-thông tham-gia với Chúa và trong Chúa, sẽ kéo dài mãi đến thiên thu. Và, chính thế-gian, dù bản-chất của họ có thế nào đi nữa, nhưng nhờ vào sự trỗi-dậy/Phục-sinh của Đức Giêsu, họ được minh-xác ngay trong sự biến-cải/đổi-hình của chính mình.
Ở đây nữa, lại đã có lập-trường/quan-điểm của ai đó cứ cho rằng: toàn-bộ dự-án tiêu-cực của con người đều gẫy đổ, may nhờ Đức Giêsu kịp đến hiện-diện ngay lúc đó, tức: đúng vào thời-điểm của Thứ Bẩy Phục Sinh, để Ngài nhập vào với vũ-trụ vạn vật. Ở nơi đây, Đức Giêsu cũng tự hiến mình Ngài như Đấng Thiên-Sai chấp-nhận toàn-bộ tính tiêu-cực này. Có điều lạ, là: Ngài lại đã trở-thành Đấng nhận-lãnh thứ “bình-an hào phóng” của vũ-trụ không gẫy đổ, vào rạng sáng khi Vương-Quốc Phục-Sinh vừa ló dạng. Ngài xứng-hợp điều này, là do Ngài tự-do mở rộng tính hào-phóng khiến Ngài biểu-tỏ qua cái chết khổ-nhục trên thập-tự. Theo cách này thì, nếu muốn, ta có thể sử-dụng từ-vựng “Cứu-chuộc”, cũng được.” (xem T. Weinandy).
Sự việc này, không thể xảy ra mà lại không có lời mời gọi mọi người nơi nhân-loại-được-tái-tạo để sống thực cùng một nghĩa-lý sống như Thiên-Chúa và Đức Giêsu từng sống. Điều này, còn có nghĩa: nơi người phàm-trần lúc này, sự Công-minh/Chính-trực được “tác-tạo” là do niềm-tin, lòng hy-vọng và sự mến-mộ theo cách của thần-học, nhưng kết quả lại ra khác. Biểu-tượng đặc-trưng cho sự việc này, là: nhiệm-tích Nhập-thể và Phục-sinh, cả hai gộp lại đã biến-cải và làm mới hình-hài của thế-giới nơi ta sống.
Tính lô-gích vốn có ở mọi sự như thế, đã đưa ta về với lòng cảm-kích/biết ơn. Cảm-kích, đối với Chúa Đấng luôn hành-xử cách hào-phóng rất như thế. Biết ơn, cả sự Hào-phóng rất sống-động của Ngài. Cảm-kích/biết ơn luôn được biểu-lộ qua Đức Giêsu. Và cảm-kích như thế, đã có tầm-kích của sự “thờ-phượng”, nhưng không là thứ phượng-thờ bình-thường theo kiểu phụng-vụ vẫn diễn-đạt, mà là phụng-thờ tính Hào-Phóng đã ban và còn ban nhiều hơn nữa, nhờ Đức Giêsu. Động-thái cảm-kích/biết ơn, là sự thể qua đó mọi thọ-tạo lại đã dâng lời cảm-tạ lên Chúa, là Đấng nhất quyết không để cho lỗi/tội được dính-dự vào ý-định tái-lập công-cuộc tạo-dựng của Ngài. Đó, là ý-nghĩa đích-thực của Tiệc Thánh-Thể và là sự thể khiến ta cử-hành sự Hiện-diện đích-thực của Chúa, không sai sót.
Ta được mời gọi sống đích-thực sự Công-minh/Chính-trực mới với thế-giới lâu nay chưa biết sống. Và thế-giới, tuy vẫn nỗ-lực thực-sự, nhưng cũng chẳng tài nào hiểu được trọn vẹn sự việc này. Và như thế, lại có thêm tình-huống bức-bách/đối-chọi nhau giữa nhu-cầu sống thiết-thực và thế-giới rất thực-tiễn. Điều này, lại sẽ mang ý-nghĩa khổ-đau cho các thế-hệ khi trước, cũng nhiều hơn.
Trọng-trách chu-toàn sự Công-minh/Chính-trực của Chúa vẫn trải rộng với thế-giới, không phải để thăng-hoa xung-đột này, theo nghĩa có khuynh-hướng nghiêng về sự ổn-định từng cuộc thương-thảo hoặc có thoả-thuận để nó trường mặt ra bên ngoài, mà là chiến-đấu quyết diệt-trừ nó, theo cách Chúa từng làm với lỗi/tội có ngọn-nguồn. Điều đó có nghĩa là: cứ sử-dụng Sự Công-chính của Chúa như cơ-hội mới như thế, ta sẽ tham-gia dâng lời tạ-ơn cách tập-thể lên Chúa, vì Ngài Hào-phóng đối với ta. Và, ta làm thế theo cách vinh-thăng, rất đặc-biệt. Đây là những gì mang ý nghĩa “khấng chịu” mọi khổ đau, âu sầu, nghiệt-ngã. Nó còn có nghĩa: những ai thực-hiện cuộc sống giống như thế, đã và đang hiệp-nhất với những người từng chịu khổ-đau vì các hệ-thống sai trái, rất lỗi phạm của loài người. Nó còn có nghĩa như tiếp-tục hành-xử sao cho thích-hợp với người-của-Chúa trong tư-thế đặt mình trước mọi khổ-đau. Đau-khổ, đã trở-thành dịp-thuận để ta biến-cải và làm mới chất-lượng của hành-xử đáp-trả lại tính hào-phóng của Chúa.
Xem thế thì, ta không được mặc lấy tính thiêng-liêng của “thập-giá” hoặc “đau-khổ” giống như thế, nhưng lại có được tính linh-đạo của lòng cảm-kích chân-phương, luôn tin-tưởng rằng mình được tân-tạo, phục-hồi, mở rộng, không thoái lui. Tự bản-chất, khổ-đau không mang ý-nghĩa cứu-chuộc hoặc cứu-vớt được ai hết. Chèn-ép, thúc bách và sự việc đóng-đinh-thập-giá theo kiểu của người Do-thái thường làm, không có nghĩa đã có thể giải-phóng hoặc cứu-vớt được một ai. Nhưng, khổ-đau là hệ-quả mang tính ngẫu-nhiên, hoặc lịch-sử các xung-đột giá-trị nơi người hiểu-biết, đáp-ứng với tầm-kích giống Chúa nơi cuộc sống. Và, thế-giới lại đã tái-tạo được quyền-hạn của mình qua bạo-lực. Tử-vì-đạo, là chịu khổ-đau một cách chân-phương thật tình, nhưng theo cung-cách “không kiếm mà có”, “không tìm mà gặp.”
Ta thường bảo: mình được Đức Giêsu “làm thay cho mình” rất nhiều việc. Nói thế quả cũng không đúng. Bởi, đây không là hành-vi thay-thế hoặc “làm thay cho” như Thiên-Chúa, lẽ đáng ra, đã trừng-phạt Đức Giêsu thay vì hành-hạ ta. Đây là lối “nhận vơ”. Một thứ “nhận xằng” vào với ta, trong cuộc sống đầy lỗi phạm hiện giờ, qua việc mời ta vào với chốn vĩnh-hằng không bỏ được. Đức Giêsu, tự Ngài chẳng vi-phạm lỗi/tội nào, nhưng Ngài lại tham-gia cách trọn-vẹn vào với nhân-loại, ở nơi đó sự hiện-hữu đầy tội/lỗi là điều không thể tránh được. Chúa giáng-hạ làm người theo khuôn-mẫu như “một người trong các kẻ phạm lỗi”. Đó, là lý-do cho thấy: việc Ngài dâng tiến niềm hiệp-thông cảm-tạ lên Cha như hành-xử tiến-dâng của người mắc phải lỗi-phạm. Điều đó, khác với việc tế-hiến thú vật trong đền thờ, vì loài thú không biết cách tham-gia vào sự hiện-hữu của loài người nhiều lỗi phạm.
Thật ra, bảo rằng: khi ta gọi sự việc “làm thay cho ta” (như Stellvertretung) là bao gộp nhiều thứ chứ không chỉ loại-trừ bất cứ điều gì. Vì thế nên, ta có thể nói: Thiên-Chúa hiện diện nơi Đức Kitô, Đấng hoà-giải/hoà-hợp chính thế-giới đầy lỗi/tội hầu đưa họ về với Chúa. Việc hoà-giải sẽ không xảy đến, nếu như sự việc đó có xảy ra cũng chỉ để cho ai đó trong ta, mà thôi. Nói cách khác, nhờ mỗi mình Ngài, chứ không phải một ai, lại có thể làm thay cho ta, được.
Tất cả những ai lâu nay vi-phạm lỗi/tội, đều để mất đi sự vinh-quang của Thiên-Chúa. Vinh-quang này, bao gộp cả sự hiệp-thông gồm tóm ở trong đó. Thiên-Chúa công-khai thiết-lập nơi Đức Kitô, trọng-trách xót thương muôn loài và đặt Ngài như Đấng có Chúa hiện-diện là để ban cho ta “vị-thế đặc-biệt” hoặc “trọng-tâm rất đặc-trưng” để Ngài ban phát sự Hào-phóng chung-cuộc đã tái-lập. Nói thế có nghĩa: Ngài làm vậy, là đã biểu-lộ ra bên ngoài một loại-hình mới mẻ của sự “Công-minh/chính-trực” của Ngài. Điều này, ta nhận ra được qua niềm tin rất lạ, khả dĩ nắm bắt được sự cao đẹp nơi Quà tặng Ngài ban phát; ngõ hầu đáp-trả một cách rất cảm kích/biết ơn bằng cung-cách sống đích-thực quà tặng Chúa ban.
Sự việc như thế, đều xoay chuyển ngang qua nỗi chết mà Ngài chấp-nhận cho chính Ngài, qua đó Máu thánh Ngài đã đổ ra. Và, Thiên-Chúa thấy điều đó là cốt để thiết-lập và công-bố sự Công-chính rất mới này. Toàn-bộ sự việc như thế, còn có sự “vượt qua” các lỗi/tội có từ thời đầu và lỗi/tội như thế, nay không thành “vấn-đề” nữa. Sự việc xảy ra, tựa như Chúa từng đợi từng chờ theo cung-cách như mất kiên-nhẫn với thời-khắc đặc-trưng này. Và hệ-quả theo sau đó, chẳng dính-dự gì đến lỗi/tội mà con người mắc phạm vào thuở đầu đời cho đến khi nào chúng ta đối đầu với lỗi/tội, ra như thế.
Kết-quả là, nhóm hội/đội ngũ các kẻ tin vào quà tặng Chúa ban kết-hợp thành chốn thánh hoặc địa-điểm mới-mẻ nào khác. Ở nơi đó, “Ngai toà đầy xót thương” được thiết-dựng ngay ở bên trong và cùng với Đức Kitô (Rm 3: 25-26).
Ở đây, đã có sự hoà-hợp giữa hành-xử của Thiên-Chúa và Đức Giêsu-Con-Một-Ngài. Hoà-hợp đây, không có nghĩa: Ngôi Vị này tự đặt mình ở trên hoặc kình-chống Ngôi vị kia. Thế nênb, nền thần-học về “đền bù tội lỗi” do hành-động tử-vì-đạo không còn thích-đáng nữa. Nói cách khác, đây không là động-thái của sự việc mà tiếng La-tinh không gọi như “do ut des”, cho bằng “do quia dedisti”.
------------------ (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch
Văn Hóa
Cậu bé t tuổi nghẹn ngào xin chết để cứu sống mẹ
Vincent Nguyễn
09:32 22/06/2014
Khi vừa ttuổi, các bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư trong não của cậu bé Trần Thiên. Trong khi đó, chỉ vài tháng trước, mẹ cậu, bà Chu Lộ, 34 tuổi, đã được chẩn đoán mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Phương pháp duy nhất có thể cứu được bà chính là cấy ghép thận mới.
Hai năm dài, cả hai mẹ con cùng điều trị, cố gắng chống chọi lại với bệnh tật. Tuy nhiên, cả hai đều có dấu hiệu yếu đi. Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng Hiếu Thiên sẽ không thể sống nỗi cho đến tuổi trưởng thành. Với tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, dù kiên cường với nhiều lần xạ trị, cậu bé 7 tuổi đã bị lấy mất đi thị giác, gần như bị tê liệt cả cơ thể, còn mẹ cậu thì liên tục trải qua những lần điều trị lọc máu.
Mẹ Chu Lộ đọc sách cho con trai Hiếu Thiên khi cậu bé đã bị căn bệnh ung thư não làm mù mắt.
Bà Chu Lộ đã cùng con trai chiến đấu với căn bệnh thận mãn tính của mình, cho đến khi nghe con bảo: "Con muốn cứu mẹ"
Bà của Hiếu Thiên, 57 tuổi, đã chia sẻ: "Khi các bác sĩ cho tôi biết cháu trai tôi không thể sống sót. Nhưng, thận của cậu bé có thể cứu được mẹ mình, cũng như cuộc sống của 2 người khác. Khi tôi nói chuyện với con gái, con bé đã kiên quyết từ chối và không muốn nghe bất cứ điều gì về vấn đề này nữa"
Tuy nhiên, cậu bé Hiếu Thiên đã nghe được câu chuyện của bà và mẹ. Và Hiếu Thiên đã xin mẹ để mình để cậu có thể cứu sống mẹ. Sau lần nói chuyện trong nước mắt với con trai, bà đã chấp nhận và bảo rằng nếu cậu bé có mất đi, thì điều an ủi duy nhất với bà chính là một phần của con trai vẫn sống mãi trong bà.
Rạng sáng ngày 03/04, Trần Hiếu Thiên qua đời trên giường bệnh khi chỉ mới 7 tuổi. Trước khi đi, em liên tục nhấn mạnh chuyện mình muốn hiến nội tạng, đặc biệt là thận để cứu mẹ. 10 giờ sáng cùng ngày, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật ghép thận của 2 mẹ con Chu Lộ và Trần Hiếu Thiên đã thành công. Hiện tại Chu Lộ đang nằm trong phòng theo dõi.
Sau khi cậu bé qua đời vào ngày 2/4 vừa qua, thi thể của Hiếu Thiên đã được chuyển đến phòng mổ để lấy thận và gan. Các bác sĩ đã khẳng định thận của cậu bé đã được cấy ghép thành công cho người mẹ. Quả thận thứ 2 dành cho một cô gái 21 tuổi, và gan đã cấy ghép thành công cho một người đàn ông 27 tuổi.
Đại diện phát ngôn của bệnh, Yi Tai cho biết cả ba ca cấy ghép đều thành công và cậu bé dũng cảm đã làm được một điều cực kì ý nghĩa. Ba người, trong đó có mẹ của cậu, đã được cứu sống và quay lại cuộc sống bình thường. "Cậu bé Chen đã thật sự làm được một điều cực kì dũng cảm".
Mẹ Chu Lộ đọc sách cho con trai Hiếu Thiên khi cậu bé đã bị căn bệnh ung thư não làm mù mắt.
Bà Chu Lộ đã cùng con trai chiến đấu với căn bệnh thận mãn tính của mình, cho đến khi nghe con bảo: "Con muốn cứu mẹ"
Bà của Hiếu Thiên, 57 tuổi, đã chia sẻ: "Khi các bác sĩ cho tôi biết cháu trai tôi không thể sống sót. Nhưng, thận của cậu bé có thể cứu được mẹ mình, cũng như cuộc sống của 2 người khác. Khi tôi nói chuyện với con gái, con bé đã kiên quyết từ chối và không muốn nghe bất cứ điều gì về vấn đề này nữa"
Tuy nhiên, cậu bé Hiếu Thiên đã nghe được câu chuyện của bà và mẹ. Và Hiếu Thiên đã xin mẹ để mình để cậu có thể cứu sống mẹ. Sau lần nói chuyện trong nước mắt với con trai, bà đã chấp nhận và bảo rằng nếu cậu bé có mất đi, thì điều an ủi duy nhất với bà chính là một phần của con trai vẫn sống mãi trong bà.
Rạng sáng ngày 03/04, Trần Hiếu Thiên qua đời trên giường bệnh khi chỉ mới 7 tuổi. Trước khi đi, em liên tục nhấn mạnh chuyện mình muốn hiến nội tạng, đặc biệt là thận để cứu mẹ. 10 giờ sáng cùng ngày, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật ghép thận của 2 mẹ con Chu Lộ và Trần Hiếu Thiên đã thành công. Hiện tại Chu Lộ đang nằm trong phòng theo dõi.
Sau khi cậu bé qua đời vào ngày 2/4 vừa qua, thi thể của Hiếu Thiên đã được chuyển đến phòng mổ để lấy thận và gan. Các bác sĩ đã khẳng định thận của cậu bé đã được cấy ghép thành công cho người mẹ. Quả thận thứ 2 dành cho một cô gái 21 tuổi, và gan đã cấy ghép thành công cho một người đàn ông 27 tuổi.
Đại diện phát ngôn của bệnh, Yi Tai cho biết cả ba ca cấy ghép đều thành công và cậu bé dũng cảm đã làm được một điều cực kì ý nghĩa. Ba người, trong đó có mẹ của cậu, đã được cứu sống và quay lại cuộc sống bình thường. "Cậu bé Chen đã thật sự làm được một điều cực kì dũng cảm".
Cuộc đời và bóng đá
Lm. Bosco Dương Trung Tín
09:17 22/06/2014
Cuộc đời con người như cuộc đấu bóng đá vậy. Hiện nay Cúp bóng đá thế giới 2014 đang diễn ra ở Brazil. Bóng đá là một môn thể thao đưa ưa chuộng nhất trên trái đất này. Nó thu hút hàng tỉ người tham gia và hâm mộ, cả người đá cũng như cổ động viên. Người ta nói :”Ăn bóng đá, ngủ bóng đá, sống bóng đá”. Đó là các Fan hay các “tín đồ của bóng đá”. Bóng đá như là hơi thở, là sự sống, là cuộc sống của họ. Còn các cầu thủ coi đó như một nghề nghiệp. Có những cầu thủ lương rất cao. Càng đá hay, đá giỏi bao nhiêu thì lương càng cao bấy nhiêu.
Nói đến bóng đá là phải nói trọng tài, sân bóng, cầu thủ, huấn luyện viên, cổ động viên, thẻ vàng, thẻ đỏ,…
Trọng tài là người “cần cân nảy mực”, xem cầu thủ nào chơi xấu, chơi không đúng luật thì phạt. Nhẹ thì thẻ vàng, nặng thì thẻ đỏ. Trong các lỗi, có lỗi việt vị. Việt vị là tội “ăn cắp trứng gà”, nghĩa là đối phương đứng sau hậu vệ. Vì như thế, rất nguy hiểm cho thủ môn, nên luật không cho phép cầu thủ nào cứ chờ ở dưới mà sút bóng cả, có sút cũng không công nhận bàn thắng. Ngoài trọng tài chính cầm còi, còn có hai trọng tài biên và trọng tài bàn, các trọng tài này giúp cho trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Sân bóng. Sân bóng được làm hẳn hoi, với khung thành và các đường biên, vùng cấn địa được phận biệt rõ ràng. Nhất là có khán đài cho người ta đến xem. Các người này sẽ động viên các cầu thủ, cũng như đem lại kinh phí cho bóng đá. Khán đài được làm cao hơn so với sân bóng, để dễ dàng xem cầu thủ đá bóng.
Trái bóng thì tròn xoe, có độ tưng và bền. Những người không mê bóng đá thì nói:”22 người đàn ông, thật là rảnh việc, có một trái bóng mà cũng giành. Mua cho mỗi ông một trái đá cho đã khỏi phải giành”. Đó là những người không biết cũng như không mê bóng đá đó mà. Theo luật, trong sân và trong cuộc đấu chỉ dùng một trái bóng, ai đá vào được khung thành đối phương thì thắng. Ai tự đá vào khung thành đội mình thì gọi là “đốt nhà”; quân ta đánh quân mình.
Cầu thủ. Đó là những người yêu thích và chọn bóng đá làm nghề nghiệp của mình. Họ phải thường xuyên tập luyện để có sức cũng như có những chiến thuật và kỹ thuật. Họ học, họ tập cho biết cách đón bóng, dắt bóng, truyền bóng và sút bóng. Có cầu thủ điêu luyện, họ sút trái bóng căng và mạnh như “kẻ chỉ”, ghi bàn tuyệt đẹp.
Huấn luận viên là những người từng đá bóng, có nhiều kinh nghiệm, họ truyền lại những gì mình đã học, đã biết cho đàn em, cho các học trò của họ, để các cầu thủ đá bóng cho tốt.
Cổ động viên là những người hâm mộ đội bóng cũng như cầu thủ. Họ đến để ủng hộ, động viên và thưởng thức bóng đá.
Thẻ vàng là để cảnh cáo những cầu thủ chơi xấu. Nếu bị hai thẻ vàng trong một trận đấu thì cầu thủ đó sẽ bị phạt không cho đá nữa và phải rời sân.
Thẻ đỏ để phạt cầu thủ nào chơi xấu thô bạo và nguy hiểm như “không đá bóng mà đá người” hay có hành vi không có tinh thần thể thao, sẽ bị trọng tài tước quyền thi đấu, cho ra khỏi sân. Nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị Liên đoàn bóng đá “treo giò”, nghĩa là không cho tham gia đá bóng nữa; có thể mấy trận, mấy năm hay suốt đời.
Cuộc sống của con người cũng giống như cuộc đá bóng vậy. Trọng tài là Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ xử mọi hành vi của con người dù tin hay không tin. Việc tốt thì ân thưởng, việc xấu thì phạt. Ai mà chơi xấu, làm việc xấu, bất công, “ăn cắp trứng gà”, ăn cắp, ăn cướp của người khác, sống không đúng luật sẽ bị Chúa cảnh cáo, cảnh báo và phạt. Nếu ai làm việc tốt, chơi hay, chơi đẹp; sống công bằng, công chính, đúng luật thì được thưởng, được khen.
Sân bóng là trần gian, là trái đất này, nơi con người ta sống và làm việc. Có sông, có biển; có núi, có rừng; có đất, có không khí; có động vật, có thực vật; có mưa, có nắng; có mặt trời; mặt trăng; có đêm, có ngày và có những định luật để vận hành.
Khán đài là trời, nơi đó có các thánh trên trời nhìn xuống; có ông bà cha mẹ hay anh chị em, bạn hữu theo dõi và cầu nguyện.
Trái bóng là cuộc đời của ta. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một thời gian để sống. Ai biết vận dụng tốt những gì mình có, sẽ làm cho mình có một cuộc sống bình an, hạnh phúc và có nhiều thành công.
Cầu thủ là mỗi người sống ở trần gian này. Họ phải học hỏi và luyện tập để làm việc cũng như làm cho mình nên người tốt, nên người công chính, nên người thánh thiện. Họ phải học để có kiến thức, có khôn ngoan. Đó là những chiến thuật và kỹ thuật để làm việc và sống. Họ phải biết đón nhận tất cả những gì xảy ra trong đời; họ phải dắt bóng, biết dùng những gì mình có, những khả năng mình có. Họ biết truyền bóng nghĩa là biết làm và sống với người khác. Họ biết sút bóng là biết chớp những thời cơ và dứt điểm. Sút ra ngoài là làm những việc xấu hay không có giá trị. Sút vô khung thành là làm những việc tốt và có giá trị. Họ ghi bàn là ghi được điểm, ghi công cho cuộc đời của họ và ghi được tên của họ ở trên trời.
Huấn luyện viên là những người hướng dẫn và truyền lại những kinh nghiệm mình có để giúp người khác có những kiến thức, cũng như hiểu luật chơi, hiểu luật đời, hiểu luật sống làm cho người khác thu được những kết quả và sống một một sống bình an và hạnh phúc.
Thẻ vàng là những khi gặp những khó khăn, vất vả; những hiểu lầm. Đó cũng là những cảnh báo cho ta biết sẽ có thành công. Những bệnh tật, thất bại, đó là những cáo, để ta biết thức tỉnh lại con người của ta, coi chừng bị lầm đường, lạc lối; coi chừng làm bậy, sống ẩu, gây nguy hiểm cho mình và người khác.
Thẻ đỏ là rời sân, rời cuộc sống đời này mà về với Chúa. Không phải bị phạt mà ai cũng thế, sống ở trần gian này giỏi lắm là 100 năm thôi. Có cầu thủ nào mà có sức đá đến 100 tuổi không? 100 tuổi, đi còn chưa vững nữa là, ở đó mà còn đấm với đá. Con người của ta cũng thế, sống đến 100 tuổi là về với Chúa, để cho lớp trẻ lớn lến và đá tiếp.
Trong bóng đá, ai chơi tốt, chơi hay; có sức lực, có kỹ thuật cá nhân cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với đồng đội; biết chớp thời cơ và dứt điểm, sẽ ghi được bàn thắng, được yêu mến và hâm mộ. Họ sẽ phát huy được tài năng và hái ra tiền. Ai mà bán độ, chơi xấu, chơi gian; chần chừ, chậm chạp; lừng khừng, loay hoay một mình không truyền cho đồng đội, cũng không sút bóng sẽ chẳng làm được gì và bị chê thôi. Con người của ta cũng thế, nếu làm tốt, sống ngoan; có kiến thức, có kinh nghiệm; biết dùng những khả năng mình có và cùng với người khác sống và làm việc, sẽ có nhiều thành công và được nhiều người mến mộ. Ai mà ham tiền bán độ, bán rẻ, bán đứng anh chị em mình; lại chơi xấu, chơi gian sẽ thất bại, chẳng làm được việc gì cho ra hồn và có giá trị.
Lại nữa, đội nào hay cầu thủ nào ỷ y, cao ngạo, sẽ bị thua. Đội nào không giỏi nhưng biết cố gắng sẽ chiến thắng. Ai giỏi mà ỷ y, kiêu ngạo và khinh thường người khác cũng sẽ thua, sẽ thất bại. Người nào khiêm nhường, chịu khó, kiên trì và cố gắng sẽ chiến thắng, sẽ thành công.
Là cổ động viên, không nên nhất thiết là của một đội, một người nào đó. Vì như vậy, nếu đội đó thua, người đó không ghi được bàn thắng ta sẽ buồn, sẽ bực. Không, cứ đội nào giỏi, cầu thủ nào đá hay là ta hâm mộ, xem trận đấu nào ta cũng luôn có niềm vui và phấn khởi. Cũng vậy, khi ta sống ở đời, cái gì hay, cái gì phải, cái gì tốt là ta học, ta tập, cuộc đời ta sẽ vui luôn và tích trữ được nhiều kinh nghiệm.
Như cầu thủ chuyên nghiệp, muốn đá hay, đá giỏi nhất định phải học hỏi và tập luyện thường xuyên, thì con người của ta cũng thế. Muốn giỏi, muốn hay dứt khoát là phải luôn học hỏi và tập luyện mới được. Để ta nên nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khôn ngoan và chính trực.
Một câu hỏi vui là Chúa có biết tỉ số trước khi đá không? Có biết đội nào thắng trước khi đá không? Xét về Thần tính thì Chúa là Đấng thông biết mọi sự, nên biết. Nhưng xét bền bản tính con người thì không. Như việc biết ngày tận thế, chỉ có mình Thiên Chúa biết, ngay Con người tức là bản tính người của Đức Giê-su cũng không biết được. Nếu Đức Giê-su sống ở thời đại này mà xem bóng đá thì Ngài cũng không biết được tỉ số trước trận đấu. Nếu biết thì đâu có gì hấp dẫn. Có điều chắc chắn, đội nào, cầu thủ nào chơi hết mình, đá hết sức lực thì đội đó sẽ chiến thắng; cầu thủ đó sẽ ghi bàn. Có cầu nguyện với Chúa đi nữa thì Chúa cũng ban ơn cho cả hai, ai cố gắng nhiều sẽ chiến thắng, Vì nếu cả hai cũng cầu nguyện cho thắng thì Chúa sẽ làm sao đây?
Cũng vậy, Chúa có tiền định, tức là biết trước ai sẽ lên thiên đàng, ai xuống hỏa ngục không? Không, Chúa chẳng tiền định cho ai phải xuồng hỏa ngục cả. Ý định của Chúa là muốn cứu độ, muốn cho mọi người lên thiên đàng. Còn ai muốn lên hay muốn xuống thì người đó quyết định. Chơi tốt, sống tốt thì lên; chơi xấu, sống đểu thì xuống.
Vậy khi ta xem đá bóng ta hãy rút ra những bài học cho mình, vì cuộc đời của ta cũng giống như chơi đá bóng vậy. Muốn chiến thắng, muốn được mến mộ ta phải lo học hỏi và luyện tập thường xuyên để ta có kiến thức, khôn ngoan, mạnh khỏe, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, chịu khó, ta sẽ ghi bàn, ghi điểm; sẽ nên người tài, người giỏi, được hâm mộ, được yêu mến, được thưởng và được lên thiên đàng. Không gì có thể làm lung lạc được ý chí của ta, dù là tiền bạc, của cải hay những khó khăn. Cũng không ai làm ta khuất phục mà họ phải khâm phục ta thôi. Amen.
Nói đến bóng đá là phải nói trọng tài, sân bóng, cầu thủ, huấn luyện viên, cổ động viên, thẻ vàng, thẻ đỏ,…
Trọng tài là người “cần cân nảy mực”, xem cầu thủ nào chơi xấu, chơi không đúng luật thì phạt. Nhẹ thì thẻ vàng, nặng thì thẻ đỏ. Trong các lỗi, có lỗi việt vị. Việt vị là tội “ăn cắp trứng gà”, nghĩa là đối phương đứng sau hậu vệ. Vì như thế, rất nguy hiểm cho thủ môn, nên luật không cho phép cầu thủ nào cứ chờ ở dưới mà sút bóng cả, có sút cũng không công nhận bàn thắng. Ngoài trọng tài chính cầm còi, còn có hai trọng tài biên và trọng tài bàn, các trọng tài này giúp cho trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Sân bóng. Sân bóng được làm hẳn hoi, với khung thành và các đường biên, vùng cấn địa được phận biệt rõ ràng. Nhất là có khán đài cho người ta đến xem. Các người này sẽ động viên các cầu thủ, cũng như đem lại kinh phí cho bóng đá. Khán đài được làm cao hơn so với sân bóng, để dễ dàng xem cầu thủ đá bóng.
Trái bóng thì tròn xoe, có độ tưng và bền. Những người không mê bóng đá thì nói:”22 người đàn ông, thật là rảnh việc, có một trái bóng mà cũng giành. Mua cho mỗi ông một trái đá cho đã khỏi phải giành”. Đó là những người không biết cũng như không mê bóng đá đó mà. Theo luật, trong sân và trong cuộc đấu chỉ dùng một trái bóng, ai đá vào được khung thành đối phương thì thắng. Ai tự đá vào khung thành đội mình thì gọi là “đốt nhà”; quân ta đánh quân mình.
Cầu thủ. Đó là những người yêu thích và chọn bóng đá làm nghề nghiệp của mình. Họ phải thường xuyên tập luyện để có sức cũng như có những chiến thuật và kỹ thuật. Họ học, họ tập cho biết cách đón bóng, dắt bóng, truyền bóng và sút bóng. Có cầu thủ điêu luyện, họ sút trái bóng căng và mạnh như “kẻ chỉ”, ghi bàn tuyệt đẹp.
Huấn luận viên là những người từng đá bóng, có nhiều kinh nghiệm, họ truyền lại những gì mình đã học, đã biết cho đàn em, cho các học trò của họ, để các cầu thủ đá bóng cho tốt.
Cổ động viên là những người hâm mộ đội bóng cũng như cầu thủ. Họ đến để ủng hộ, động viên và thưởng thức bóng đá.
Thẻ vàng là để cảnh cáo những cầu thủ chơi xấu. Nếu bị hai thẻ vàng trong một trận đấu thì cầu thủ đó sẽ bị phạt không cho đá nữa và phải rời sân.
Thẻ đỏ để phạt cầu thủ nào chơi xấu thô bạo và nguy hiểm như “không đá bóng mà đá người” hay có hành vi không có tinh thần thể thao, sẽ bị trọng tài tước quyền thi đấu, cho ra khỏi sân. Nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị Liên đoàn bóng đá “treo giò”, nghĩa là không cho tham gia đá bóng nữa; có thể mấy trận, mấy năm hay suốt đời.
Cuộc sống của con người cũng giống như cuộc đá bóng vậy. Trọng tài là Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ xử mọi hành vi của con người dù tin hay không tin. Việc tốt thì ân thưởng, việc xấu thì phạt. Ai mà chơi xấu, làm việc xấu, bất công, “ăn cắp trứng gà”, ăn cắp, ăn cướp của người khác, sống không đúng luật sẽ bị Chúa cảnh cáo, cảnh báo và phạt. Nếu ai làm việc tốt, chơi hay, chơi đẹp; sống công bằng, công chính, đúng luật thì được thưởng, được khen.
Sân bóng là trần gian, là trái đất này, nơi con người ta sống và làm việc. Có sông, có biển; có núi, có rừng; có đất, có không khí; có động vật, có thực vật; có mưa, có nắng; có mặt trời; mặt trăng; có đêm, có ngày và có những định luật để vận hành.
Khán đài là trời, nơi đó có các thánh trên trời nhìn xuống; có ông bà cha mẹ hay anh chị em, bạn hữu theo dõi và cầu nguyện.
Trái bóng là cuộc đời của ta. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một thời gian để sống. Ai biết vận dụng tốt những gì mình có, sẽ làm cho mình có một cuộc sống bình an, hạnh phúc và có nhiều thành công.
Cầu thủ là mỗi người sống ở trần gian này. Họ phải học hỏi và luyện tập để làm việc cũng như làm cho mình nên người tốt, nên người công chính, nên người thánh thiện. Họ phải học để có kiến thức, có khôn ngoan. Đó là những chiến thuật và kỹ thuật để làm việc và sống. Họ phải biết đón nhận tất cả những gì xảy ra trong đời; họ phải dắt bóng, biết dùng những gì mình có, những khả năng mình có. Họ biết truyền bóng nghĩa là biết làm và sống với người khác. Họ biết sút bóng là biết chớp những thời cơ và dứt điểm. Sút ra ngoài là làm những việc xấu hay không có giá trị. Sút vô khung thành là làm những việc tốt và có giá trị. Họ ghi bàn là ghi được điểm, ghi công cho cuộc đời của họ và ghi được tên của họ ở trên trời.
Huấn luyện viên là những người hướng dẫn và truyền lại những kinh nghiệm mình có để giúp người khác có những kiến thức, cũng như hiểu luật chơi, hiểu luật đời, hiểu luật sống làm cho người khác thu được những kết quả và sống một một sống bình an và hạnh phúc.
Thẻ vàng là những khi gặp những khó khăn, vất vả; những hiểu lầm. Đó cũng là những cảnh báo cho ta biết sẽ có thành công. Những bệnh tật, thất bại, đó là những cáo, để ta biết thức tỉnh lại con người của ta, coi chừng bị lầm đường, lạc lối; coi chừng làm bậy, sống ẩu, gây nguy hiểm cho mình và người khác.
Thẻ đỏ là rời sân, rời cuộc sống đời này mà về với Chúa. Không phải bị phạt mà ai cũng thế, sống ở trần gian này giỏi lắm là 100 năm thôi. Có cầu thủ nào mà có sức đá đến 100 tuổi không? 100 tuổi, đi còn chưa vững nữa là, ở đó mà còn đấm với đá. Con người của ta cũng thế, sống đến 100 tuổi là về với Chúa, để cho lớp trẻ lớn lến và đá tiếp.
Trong bóng đá, ai chơi tốt, chơi hay; có sức lực, có kỹ thuật cá nhân cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với đồng đội; biết chớp thời cơ và dứt điểm, sẽ ghi được bàn thắng, được yêu mến và hâm mộ. Họ sẽ phát huy được tài năng và hái ra tiền. Ai mà bán độ, chơi xấu, chơi gian; chần chừ, chậm chạp; lừng khừng, loay hoay một mình không truyền cho đồng đội, cũng không sút bóng sẽ chẳng làm được gì và bị chê thôi. Con người của ta cũng thế, nếu làm tốt, sống ngoan; có kiến thức, có kinh nghiệm; biết dùng những khả năng mình có và cùng với người khác sống và làm việc, sẽ có nhiều thành công và được nhiều người mến mộ. Ai mà ham tiền bán độ, bán rẻ, bán đứng anh chị em mình; lại chơi xấu, chơi gian sẽ thất bại, chẳng làm được việc gì cho ra hồn và có giá trị.
Lại nữa, đội nào hay cầu thủ nào ỷ y, cao ngạo, sẽ bị thua. Đội nào không giỏi nhưng biết cố gắng sẽ chiến thắng. Ai giỏi mà ỷ y, kiêu ngạo và khinh thường người khác cũng sẽ thua, sẽ thất bại. Người nào khiêm nhường, chịu khó, kiên trì và cố gắng sẽ chiến thắng, sẽ thành công.
Là cổ động viên, không nên nhất thiết là của một đội, một người nào đó. Vì như vậy, nếu đội đó thua, người đó không ghi được bàn thắng ta sẽ buồn, sẽ bực. Không, cứ đội nào giỏi, cầu thủ nào đá hay là ta hâm mộ, xem trận đấu nào ta cũng luôn có niềm vui và phấn khởi. Cũng vậy, khi ta sống ở đời, cái gì hay, cái gì phải, cái gì tốt là ta học, ta tập, cuộc đời ta sẽ vui luôn và tích trữ được nhiều kinh nghiệm.
Như cầu thủ chuyên nghiệp, muốn đá hay, đá giỏi nhất định phải học hỏi và tập luyện thường xuyên, thì con người của ta cũng thế. Muốn giỏi, muốn hay dứt khoát là phải luôn học hỏi và tập luyện mới được. Để ta nên nhanh nhẹn, khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khôn ngoan và chính trực.
Một câu hỏi vui là Chúa có biết tỉ số trước khi đá không? Có biết đội nào thắng trước khi đá không? Xét về Thần tính thì Chúa là Đấng thông biết mọi sự, nên biết. Nhưng xét bền bản tính con người thì không. Như việc biết ngày tận thế, chỉ có mình Thiên Chúa biết, ngay Con người tức là bản tính người của Đức Giê-su cũng không biết được. Nếu Đức Giê-su sống ở thời đại này mà xem bóng đá thì Ngài cũng không biết được tỉ số trước trận đấu. Nếu biết thì đâu có gì hấp dẫn. Có điều chắc chắn, đội nào, cầu thủ nào chơi hết mình, đá hết sức lực thì đội đó sẽ chiến thắng; cầu thủ đó sẽ ghi bàn. Có cầu nguyện với Chúa đi nữa thì Chúa cũng ban ơn cho cả hai, ai cố gắng nhiều sẽ chiến thắng, Vì nếu cả hai cũng cầu nguyện cho thắng thì Chúa sẽ làm sao đây?
Cũng vậy, Chúa có tiền định, tức là biết trước ai sẽ lên thiên đàng, ai xuống hỏa ngục không? Không, Chúa chẳng tiền định cho ai phải xuồng hỏa ngục cả. Ý định của Chúa là muốn cứu độ, muốn cho mọi người lên thiên đàng. Còn ai muốn lên hay muốn xuống thì người đó quyết định. Chơi tốt, sống tốt thì lên; chơi xấu, sống đểu thì xuống.
Vậy khi ta xem đá bóng ta hãy rút ra những bài học cho mình, vì cuộc đời của ta cũng giống như chơi đá bóng vậy. Muốn chiến thắng, muốn được mến mộ ta phải lo học hỏi và luyện tập thường xuyên để ta có kiến thức, khôn ngoan, mạnh khỏe, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, chịu khó, ta sẽ ghi bàn, ghi điểm; sẽ nên người tài, người giỏi, được hâm mộ, được yêu mến, được thưởng và được lên thiên đàng. Không gì có thể làm lung lạc được ý chí của ta, dù là tiền bạc, của cải hay những khó khăn. Cũng không ai làm ta khuất phục mà họ phải khâm phục ta thôi. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đến Với Chúa
Nguyễn Bá Khanh
21:19 22/06/2014
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Cứ để trẻ em đến với Thầy
đừng ngăn cấm chúng,
vì Nước Thiên Chúa
là của những ai giống như chúng..
(Mt 10,13-16)