Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Chúc Tụng Mẹ
Phêrô Tuấn Hoàng
08:19 24/06/2008
Lời Chúc Tụng Mẹ
Quỳ đây chầu kính Mẹ tôi,
Ai ơi xin hãy dừng chân nơi này.
Trông kìa Mẹ Thánh uy nghi,
Mân Côi tà áo hằng chờ thi ân.
Mẹ tôi diễm lệ cao sang,
Tinh tuyền ngọc thể sáng ngời hào quang.
Mẹ tôi nhân ái khiêm nhường,
Hằng thương cứu chữa bao người lầm than.
Hỡi ai lòng mến Mẹ tôi,
Về đây chầu kính nguyện cầu thiết tha.
Xin gì tôi hãy cứ xin,
Mẹ tôi bầu cử phúc ban Nhiệm Mầu.
Lòng thành sám hối nguyện xin,
Mẹ tôi chẳng bỏ chối từ một ai.
Dù rằng tội lỗi thế ni,
Mẹ tôi cũng thứ bao dung hải hà.
Hỡi ai lòng sắt trung thành,
Xin đừng chối bỏ tình thương Mẹ hiền.
Mẹ tôi nhân ái bao la,
Giang tay rộng mở đón chờ chúng ta.
Ai ơi !. . Chầu kính Mẹ tôi,
Thật là phúc Thánh một đời xiết bao.
Satan là giống kiêu căng,
Luôn luôn cám dỗ tôi rời Mẹ tôi.
Bất bình tự ái là đầu,
Khiến tôi từ chối tình thương Mẹ hiền.
Dầu rằng cuộc sống ra sao ?. .
Nhất tâm tôi quyết chẳng hề lìa xa.
Bám vào tà áo Mân Côi,
Ba thù khiếp sợ - quỷ vương rụng rời.
Maria sáng chói uy quyền,
Còn gì tôi sợ ba thù quỷ ma.
Phương Nam Đức Mẹ là tên,
Tiền Đồ sáng chói; hậu lai rạng ngời.
Nếu tôi khiêm nhượng nguyện cầu,
Thường xuyên chạy đến Mẹ mình cầu xin.
Thì tôi chẳng sợ điều chi,
Vì rằng tà áo an bình chở che.
Thôi; thôi. . cùng chầu cùng kính,
Mẹ tôi chờ đón thi ân Nhiệm Mầu.
Ý a !. . Chúc tụng danh Ngài,
Trên trời dưới đất thảy đều ngợi khen.
Mẹ tôi phúc Thánh tràn đầy,
Kho tàng ân phúc bao giờ cạn vơi.
Khẩn cầu tôi hãy khẩn cầu,
Tình yêu suối ngọt Mẹ hiền phúc ban.
Ý a !.. Cảm tạ ca vang,
Ngàn đời chúc tụng Chứng Nhân tình Ngài.
Vườn Lan Mạc Khải mỹ từ,
Mẹ tôi thành lập Tiền Đồ hậu lai.
Chứng Nhân Kỳ Tích Phương Nam,
Rạng đông tôi mãi kính chầu Mẹ tôi.
Ý a !.. Mừng kính ý a !..
Tôi dâng; dâng tiến lời khen Mẹ hiền.
Phương Nam Mạc Khải Tiền Đồ,
Chứng Nhân Cội Tích; hậu lai Nhiệm Mầu.
Tôi xin khiêm tốn nguyện rằng:
Suốt đời tôi sẽ làm tôi; tôi Ngài … Amen !..
Ngày 01/05/05
Quỳ đây chầu kính Mẹ tôi,
Ai ơi xin hãy dừng chân nơi này.
Trông kìa Mẹ Thánh uy nghi,
Mân Côi tà áo hằng chờ thi ân.
Mẹ tôi diễm lệ cao sang,
Tinh tuyền ngọc thể sáng ngời hào quang.
Mẹ tôi nhân ái khiêm nhường,
Hằng thương cứu chữa bao người lầm than.
Hỡi ai lòng mến Mẹ tôi,
Về đây chầu kính nguyện cầu thiết tha.
Xin gì tôi hãy cứ xin,
Mẹ tôi bầu cử phúc ban Nhiệm Mầu.
Lòng thành sám hối nguyện xin,
Mẹ tôi chẳng bỏ chối từ một ai.
Dù rằng tội lỗi thế ni,
Mẹ tôi cũng thứ bao dung hải hà.
Hỡi ai lòng sắt trung thành,
Xin đừng chối bỏ tình thương Mẹ hiền.
Mẹ tôi nhân ái bao la,
Giang tay rộng mở đón chờ chúng ta.
Ai ơi !. . Chầu kính Mẹ tôi,
Thật là phúc Thánh một đời xiết bao.
Satan là giống kiêu căng,
Luôn luôn cám dỗ tôi rời Mẹ tôi.
Bất bình tự ái là đầu,
Khiến tôi từ chối tình thương Mẹ hiền.
Dầu rằng cuộc sống ra sao ?. .
Nhất tâm tôi quyết chẳng hề lìa xa.
Bám vào tà áo Mân Côi,
Ba thù khiếp sợ - quỷ vương rụng rời.
Maria sáng chói uy quyền,
Còn gì tôi sợ ba thù quỷ ma.
Phương Nam Đức Mẹ là tên,
Tiền Đồ sáng chói; hậu lai rạng ngời.
Nếu tôi khiêm nhượng nguyện cầu,
Thường xuyên chạy đến Mẹ mình cầu xin.
Thì tôi chẳng sợ điều chi,
Vì rằng tà áo an bình chở che.
Thôi; thôi. . cùng chầu cùng kính,
Mẹ tôi chờ đón thi ân Nhiệm Mầu.
Ý a !. . Chúc tụng danh Ngài,
Trên trời dưới đất thảy đều ngợi khen.
Mẹ tôi phúc Thánh tràn đầy,
Kho tàng ân phúc bao giờ cạn vơi.
Khẩn cầu tôi hãy khẩn cầu,
Tình yêu suối ngọt Mẹ hiền phúc ban.
Ý a !.. Cảm tạ ca vang,
Ngàn đời chúc tụng Chứng Nhân tình Ngài.
Vườn Lan Mạc Khải mỹ từ,
Mẹ tôi thành lập Tiền Đồ hậu lai.
Chứng Nhân Kỳ Tích Phương Nam,
Rạng đông tôi mãi kính chầu Mẹ tôi.
Ý a !.. Mừng kính ý a !..
Tôi dâng; dâng tiến lời khen Mẹ hiền.
Phương Nam Mạc Khải Tiền Đồ,
Chứng Nhân Cội Tích; hậu lai Nhiệm Mầu.
Tôi xin khiêm tốn nguyện rằng:
Suốt đời tôi sẽ làm tôi; tôi Ngài … Amen !..
Ngày 01/05/05
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 24/06/2008
BI KỊCH CỦA CON CÁ NHỎ
Nơi vũng sâu dưới biển, nước vừa xanh vừa trong giống như một tấm kính bằng đá xanh nguyên chất. Dưới biển sinh trưởng rất nhiều loại động thực vật thần kỳ, loại cá năm màu sặc sỡ ở trong rừng san hô bơi lượn, có một con cá nhỏ vô danh sinh sống ở đó.
Con cá nhỏ từ nhỏ đến lớn chưa hề rời khỏi đáy biển, một hôm, dưới biển xuất hiện một vị khách là con rùa biển, không ai biết nó là bao nhiêu tuổi, chỉ biết nó có hàng tá câu chuyện, những con cá nhỏ dưới biển nhìn thấy nó thì đều tranh nhau xin lão rùa biển kể chuyện cho chúng nó nghe.
Con cá nhỏ cũng tò mò đi đến nghe, lão rùa biển kể rất nhiều chuyện trên biển: nào là ánh nắng mặt trời ấm áp, bãi cát mềm mại, còn có thuyền bè qua lại... Con cá nhỏ thật muốn bơi lên trên mặt biển để tận mắt nhìn thấy, nhưng cá mẹ lại cảnh cáo nó, nói: “Tiên vàn không thể đi, bởi vì trên mặt biển có rất nhiều nguy hiểm.”
Một hôm, cá nhỏ chịu không nổi nên lén bơi lên trên mặt biển, nhìn thấy cảnh sắc trên mặt biển và lời nói của lào rùa biển thật giống nhau, thật quả là quá đẹp. Lúc ấy, một con chim biển bay lại, nó vỗ đôi cánh nói với con cá nhỏ: “Con cá nhỏ đẹp ơi, sao em lại còn ở trong hải dương này, nước biển lập tức sẽ bị mặt trời chiếu khô đó.”
Cá nhỏ vừa nghe thì sợ hãi, vội vàng hỏi: “Em phải làm sao bây giờ.”
Chim biển ra vẻ đứng đắn nói: “Bên kia núi còn có một cái biển rất lớn, nếu em muốn, ta có thể mang em đi,” cá nhỏ có chút do dự, nhưng con chim biển nói tiếp: “Em còn do dự gì nữa ? Có gì cao quý bằng sự sống của em không ?”
Con cá nhỏ có cái gan nhỏ xíu suy nghĩ một chút, rồi không hề do dự để cho chim biển dùng cái mỏ ngậm nó bay đi. Bay lên lưng chừng trên không, và không cần đợi con cá nhỏ phản ứng lại, con chim biển bèn chỉ một miếng, nuốt nó xuống trong bụng.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Kinh nghiệm của những người lớn rất phong phú, nghe những ý kiến và lời khuyên chân thành của họ cách thích đáng, thì sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta thu được nhiều lợi ích thiết thực và trí óc của chúng ta không nông cạn. Ngoài ra, tự mình chúng ta phải học phán đoán sự vật là tốt hay là xấu, mới không giống như con cá nhỏ dễ dàng đem thân chôn trong bụng con chim biển.
Các em còn nhỏ nên có tính hiếu kỳ, thấy gì lạ là hỏi và cố nhìn cho được, và thế là có nhiều người xấu lợi dụng tính hiếu kỳ của các em để làm hại các em.
Có những em không nghe lời cha mẹ dạy, nên đi theo nhửng bạn bè xấu, kết quả là những em ấy bỏ học hành và đi bụi; có những em tuy là con nhà đạo đức, sáng đi lễ tối đọc kinh, nhưng vì có tính tò mò và ỷ lại vào sức mình nên sa ngã vào đường xấu lúc nào cũng không biết, đến khi biết được thì đã lún sâu vào trong vũng bùn tội lỗi, khó mà dứt ra được.
Con cá nhỏ vì không vâng lời cha mẹ, vì có tính tò mò muốn biết những chuyện không cần biết, thế là bị con chim phỉnh gạt làm mồi ngon cho nó.
Phải vâng lời cha mẹ mới có thể tránh được cạm bẩy của người xấu; phải biết suy nghĩ coi ai là người tốt để học hỏi,và ai là người xấu để tránh đi.
Các em thực hành:
- Không tò mò những chuyện không thuộc phạm vi của mình.
- Không nghe lời dụ dỗ của người khác.
- Không kết bạn với những người xấu và luôn đề cao cảnh giác.
N2T |
Nơi vũng sâu dưới biển, nước vừa xanh vừa trong giống như một tấm kính bằng đá xanh nguyên chất. Dưới biển sinh trưởng rất nhiều loại động thực vật thần kỳ, loại cá năm màu sặc sỡ ở trong rừng san hô bơi lượn, có một con cá nhỏ vô danh sinh sống ở đó.
Con cá nhỏ từ nhỏ đến lớn chưa hề rời khỏi đáy biển, một hôm, dưới biển xuất hiện một vị khách là con rùa biển, không ai biết nó là bao nhiêu tuổi, chỉ biết nó có hàng tá câu chuyện, những con cá nhỏ dưới biển nhìn thấy nó thì đều tranh nhau xin lão rùa biển kể chuyện cho chúng nó nghe.
Con cá nhỏ cũng tò mò đi đến nghe, lão rùa biển kể rất nhiều chuyện trên biển: nào là ánh nắng mặt trời ấm áp, bãi cát mềm mại, còn có thuyền bè qua lại... Con cá nhỏ thật muốn bơi lên trên mặt biển để tận mắt nhìn thấy, nhưng cá mẹ lại cảnh cáo nó, nói: “Tiên vàn không thể đi, bởi vì trên mặt biển có rất nhiều nguy hiểm.”
Một hôm, cá nhỏ chịu không nổi nên lén bơi lên trên mặt biển, nhìn thấy cảnh sắc trên mặt biển và lời nói của lào rùa biển thật giống nhau, thật quả là quá đẹp. Lúc ấy, một con chim biển bay lại, nó vỗ đôi cánh nói với con cá nhỏ: “Con cá nhỏ đẹp ơi, sao em lại còn ở trong hải dương này, nước biển lập tức sẽ bị mặt trời chiếu khô đó.”
Cá nhỏ vừa nghe thì sợ hãi, vội vàng hỏi: “Em phải làm sao bây giờ.”
Chim biển ra vẻ đứng đắn nói: “Bên kia núi còn có một cái biển rất lớn, nếu em muốn, ta có thể mang em đi,” cá nhỏ có chút do dự, nhưng con chim biển nói tiếp: “Em còn do dự gì nữa ? Có gì cao quý bằng sự sống của em không ?”
Con cá nhỏ có cái gan nhỏ xíu suy nghĩ một chút, rồi không hề do dự để cho chim biển dùng cái mỏ ngậm nó bay đi. Bay lên lưng chừng trên không, và không cần đợi con cá nhỏ phản ứng lại, con chim biển bèn chỉ một miếng, nuốt nó xuống trong bụng.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Kinh nghiệm của những người lớn rất phong phú, nghe những ý kiến và lời khuyên chân thành của họ cách thích đáng, thì sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta thu được nhiều lợi ích thiết thực và trí óc của chúng ta không nông cạn. Ngoài ra, tự mình chúng ta phải học phán đoán sự vật là tốt hay là xấu, mới không giống như con cá nhỏ dễ dàng đem thân chôn trong bụng con chim biển.
Các em còn nhỏ nên có tính hiếu kỳ, thấy gì lạ là hỏi và cố nhìn cho được, và thế là có nhiều người xấu lợi dụng tính hiếu kỳ của các em để làm hại các em.
Có những em không nghe lời cha mẹ dạy, nên đi theo nhửng bạn bè xấu, kết quả là những em ấy bỏ học hành và đi bụi; có những em tuy là con nhà đạo đức, sáng đi lễ tối đọc kinh, nhưng vì có tính tò mò và ỷ lại vào sức mình nên sa ngã vào đường xấu lúc nào cũng không biết, đến khi biết được thì đã lún sâu vào trong vũng bùn tội lỗi, khó mà dứt ra được.
Con cá nhỏ vì không vâng lời cha mẹ, vì có tính tò mò muốn biết những chuyện không cần biết, thế là bị con chim phỉnh gạt làm mồi ngon cho nó.
Phải vâng lời cha mẹ mới có thể tránh được cạm bẩy của người xấu; phải biết suy nghĩ coi ai là người tốt để học hỏi,và ai là người xấu để tránh đi.
Các em thực hành:
- Không tò mò những chuyện không thuộc phạm vi của mình.
- Không nghe lời dụ dỗ của người khác.
- Không kết bạn với những người xấu và luôn đề cao cảnh giác.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 24/06/2008
N2T |
29. Trên thế giới, để an ủi và dập tắt tâm ý của chúng ta, thì ngoài việc thường xuyên suy niệm đến Chúa Cứu Thế từ khi sinh ra cho đến khi chết, và tất cả những đau khổ của Ngài, thì không có phương pháp nào tốt hơn.
(Thánh Francis de Sales)Hai cột trụ xây dựng Giáo hội
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:45 24/06/2008
LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, ngày 29/6
Mt 16, 13-19
Nói đến thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và cảm động vì hai môn đệ của Chúa Giêsu được sinh ra giữa hai môi trường, hai gia đình khác nhau, hai nền giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, đi theo Chúa Giêsu thánh Phêrô và thánh Phaolô đã trở nên hai tông đồ nhiệt thành, trung kiên đến giọt máu cuối cùng để làm chứng nhân cho Chúa phục sinh.
HAI CON NGƯỜI, HAI TÍNH KHÍ KHÁC NHAU:
Đọc lại Tin Mừng chúng ta không khỏi nửa cười nửa khóc, thánh Phêrô xuất thân từ một gia đình thuyền chài, làm nghề đánh cá, tính tình nóng nảy, ăn nói không xuôi, cục mịch, thánh Phaolô lại là một thư sinh, cha mẹ trí thức, Ngài là người học cao hiểu rộng. Tuy hai vị tông đồ Phêrô và Phaolô xuất thân từ những giới khác nhau và trình độ, tính khí cũng không giống nhau, nhưng các Ngài lại có chung một mẫu số là yêu mến Chúa Giêsu hết mình. Ơn kêu gọi của hai Ngài cũng hoàn toàn riêng biệt. Khi Chúa gặp Phêrô đang trên thuyền để cùng cha mình và Anrê chuẩn bị lưới đánh bắt cá, Chúa gọi Phêrô, Ngài đã bỏ mọi sự mà theo chân Chúa. Theo Chúa, Phêrô vẫn nóng nảy, bộc trực, ông nói đó nhưng lại không giữ lời. Theo dõi cuộc hành trình của thánh Phêrô, chúng ta không khỏi buồn cười và ngạc nhiên. Buồn cười vì con người bộc trực, nhưng lại rất mềm yếu của Phêrô. Ngạc nhiên vì con người của Phêrô luôn biết nhận ra khuyết điểm, yếu đuối của mình để sửa đổi, để quay lại. Chúa loan báo cuộc khổ hình Ngài sẽ phải chịu để cứu rỗi nhân loại, Phêrô không tin, ông bịt tai không muốn nghe và phản kháng lại Chúa Giêsu. Chúa mắng ông là satan.Để thử lòng ông, Chúa hỏi Phêrô tới ba lần: ” Phêrô, con có yêu mến Thầy không ? “. Phêrô vốn nóng tính, nên Ông tỏ ra bực tức, sao Thầy lại hỏi mình tới ba lần như thế! Chúa muốn cho Phêrô có cơ hội để chuộc lỗi lầm của mình, ba lần hỏi của Chúa là ba lần để Phêrô nói lời yêu thương và tuyên xưng lại niềm tin. Phêrô đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở, Ông đã thưa:” Thưa Thầy có, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy “ ( Ga 21, 17 ). Phêrô đã thực sự khám phá ra con người của Chúa Giêsu sau ba lần phản bội. Còn thánh Phaolô, một con người trí thức, hăng say với việc bắt bớ Giáo Hội, bắt bớ các môn đệ của Chúa vì Ông tưởng mình đang làm đúng. Phaolô nhiệt tình truy lùng các môn đệ Chúa, nhưng Ông chỉ nhận ra Chúa khi Ông bị Chúa làm cho Ông ngã ngựa và mù lòa hai mắt khi đang truy đuổi các môn đệ. Đối diện với Chúa trên đường Đamas khi Ông đang nằm sóng xoài trên đường vì bị đánh ngã khỏi con ngựa Ông đang cưỡi, với đôi mắt mù lòa, Ông nghe tiếng Chúa và Ông nhận ra Người. Đây là cuộc gặp gỡ, một sự khám phá ra Chúa vô cùng lạ lùng và kỳ diệu. Ông thưa với Chúa: ” Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?” . Sau đó, Phaolô đã được chữa khỏi mù lòa, Ông trở nên môn đệ của Chúa và trở thành vị tông đồ cho dân ngoại. Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã gặp gỡ nhau và bổ túc cho nhau để xây dựng Giáo Hội của Chúa.
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ MUỐN NÓI VỚI CHÚNG TA ĐIỀU GÌ ?:
Mừng lễ hai vị tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta vẫn tự hỏi:” Tại sao Chúa lại chọn các Ngài, những con người xem ra yếu đuối và hay sa ngã ? “. Để hiểu được điều đó chắc chắn chúng ta phải tạ ơn Chúa vì chính bởi tình thương vô biên của Chúa mà Chúa đã chọn các Ngài. Hai thánh Phêrô và Phaolô là hình ảnh phong phú, đa dạng của Hội Thánh, là niềm tin và hy vọng của tất cả chúng ta. Chúa muốn cứu rỗi mọi người. Chúa không loại trừ bất cứ người nào. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy nhiều người được Chúa gọi, nhiều người được Chúa chọn. Ơn gọi là do tình thương bao la của Chúa. Chúa muốn chọn ai tùy Chúa, không ai có quyền bắt buộc Chúa phải chọn mình theo ý mình. Chúa gọi Lêvi người thu thuế, Chúa gọi ông Giakêu và Ngài vào nhà ông cùng với các môn đệ để yêu thương và tha thứ cho ông. Chúa tha thứ cho Mađalêna. Chúa yêu thương những người tội lỗi, những người thu thuế, những kẻ nghèo hèn, những kẻ thấp cổ bé họng, những người bị xã hội đẩy ra ngoài lề. Chúa yêu thương và yêu thương tất cả mọi người. Các môn đệ đi theo Chúa, không phải tất cả đều tốt, Chúa biết điều ấy nhưng Ngài vẫn gọi Giuđa Iscariốt.
- Qua ơn gọi của Phêrô và Phaolô, Chúa muốn dạy nhân loại, dạy mọi người: “ Chúa đầy lòng xót thương và tình thương Chúa vượt qua mọi biên giới, vượt qua mọi rào cản “.
- Chúa đã yêu thương đến nỗi tự hiến vì nhân loại, vì mỗi người:” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).
- Chúa cho chúng ta thấy không phải Phêrô không tin vào Chúa, nhưng vì Ông yêu mến Chúa rất nhiều, nên Ông chống lại con đường khổ giá mà Chúa loan báo, bởi vì Ông không hiểu hết về Chúa Giêsu. Chúa đã nói: ” Ai muốn giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được “.
- Phaolô đã lầm lẫn khi bắt bớ Giáo Hội của Chúa và Ông đã nhận ra điều đó khi Chúa hỏi Ông: ” Tại sao ngươi bắt bớ Ta ? “. Đó là một mạc khải đối với thánh Phaolô. Điều khác nữa Ngài viết trong thư gửi tín hữu Galata: ” …Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin mừng về Con của Người cho các dân ngoại “.
Thánh Phêrô và thánh Phaolô là mẫu gương tông đồ sáng chói để mọi người noi theo.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày đại lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chính nhờ các ngài Hội Thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, xin cho Hội Thánh cũng luôn trung thành tuân giữ lời các Ngài giảng dạy ( Lời nguyện nhập lễ, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ ). Amen.
Mt 16, 13-19
Nói đến thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và cảm động vì hai môn đệ của Chúa Giêsu được sinh ra giữa hai môi trường, hai gia đình khác nhau, hai nền giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, đi theo Chúa Giêsu thánh Phêrô và thánh Phaolô đã trở nên hai tông đồ nhiệt thành, trung kiên đến giọt máu cuối cùng để làm chứng nhân cho Chúa phục sinh.
HAI CON NGƯỜI, HAI TÍNH KHÍ KHÁC NHAU:
Đọc lại Tin Mừng chúng ta không khỏi nửa cười nửa khóc, thánh Phêrô xuất thân từ một gia đình thuyền chài, làm nghề đánh cá, tính tình nóng nảy, ăn nói không xuôi, cục mịch, thánh Phaolô lại là một thư sinh, cha mẹ trí thức, Ngài là người học cao hiểu rộng. Tuy hai vị tông đồ Phêrô và Phaolô xuất thân từ những giới khác nhau và trình độ, tính khí cũng không giống nhau, nhưng các Ngài lại có chung một mẫu số là yêu mến Chúa Giêsu hết mình. Ơn kêu gọi của hai Ngài cũng hoàn toàn riêng biệt. Khi Chúa gặp Phêrô đang trên thuyền để cùng cha mình và Anrê chuẩn bị lưới đánh bắt cá, Chúa gọi Phêrô, Ngài đã bỏ mọi sự mà theo chân Chúa. Theo Chúa, Phêrô vẫn nóng nảy, bộc trực, ông nói đó nhưng lại không giữ lời. Theo dõi cuộc hành trình của thánh Phêrô, chúng ta không khỏi buồn cười và ngạc nhiên. Buồn cười vì con người bộc trực, nhưng lại rất mềm yếu của Phêrô. Ngạc nhiên vì con người của Phêrô luôn biết nhận ra khuyết điểm, yếu đuối của mình để sửa đổi, để quay lại. Chúa loan báo cuộc khổ hình Ngài sẽ phải chịu để cứu rỗi nhân loại, Phêrô không tin, ông bịt tai không muốn nghe và phản kháng lại Chúa Giêsu. Chúa mắng ông là satan.Để thử lòng ông, Chúa hỏi Phêrô tới ba lần: ” Phêrô, con có yêu mến Thầy không ? “. Phêrô vốn nóng tính, nên Ông tỏ ra bực tức, sao Thầy lại hỏi mình tới ba lần như thế! Chúa muốn cho Phêrô có cơ hội để chuộc lỗi lầm của mình, ba lần hỏi của Chúa là ba lần để Phêrô nói lời yêu thương và tuyên xưng lại niềm tin. Phêrô đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở, Ông đã thưa:” Thưa Thầy có, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy “ ( Ga 21, 17 ). Phêrô đã thực sự khám phá ra con người của Chúa Giêsu sau ba lần phản bội. Còn thánh Phaolô, một con người trí thức, hăng say với việc bắt bớ Giáo Hội, bắt bớ các môn đệ của Chúa vì Ông tưởng mình đang làm đúng. Phaolô nhiệt tình truy lùng các môn đệ Chúa, nhưng Ông chỉ nhận ra Chúa khi Ông bị Chúa làm cho Ông ngã ngựa và mù lòa hai mắt khi đang truy đuổi các môn đệ. Đối diện với Chúa trên đường Đamas khi Ông đang nằm sóng xoài trên đường vì bị đánh ngã khỏi con ngựa Ông đang cưỡi, với đôi mắt mù lòa, Ông nghe tiếng Chúa và Ông nhận ra Người. Đây là cuộc gặp gỡ, một sự khám phá ra Chúa vô cùng lạ lùng và kỳ diệu. Ông thưa với Chúa: ” Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?” . Sau đó, Phaolô đã được chữa khỏi mù lòa, Ông trở nên môn đệ của Chúa và trở thành vị tông đồ cho dân ngoại. Thánh Phêrô và thánh Phaolô đã gặp gỡ nhau và bổ túc cho nhau để xây dựng Giáo Hội của Chúa.
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ MUỐN NÓI VỚI CHÚNG TA ĐIỀU GÌ ?:
Mừng lễ hai vị tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta vẫn tự hỏi:” Tại sao Chúa lại chọn các Ngài, những con người xem ra yếu đuối và hay sa ngã ? “. Để hiểu được điều đó chắc chắn chúng ta phải tạ ơn Chúa vì chính bởi tình thương vô biên của Chúa mà Chúa đã chọn các Ngài. Hai thánh Phêrô và Phaolô là hình ảnh phong phú, đa dạng của Hội Thánh, là niềm tin và hy vọng của tất cả chúng ta. Chúa muốn cứu rỗi mọi người. Chúa không loại trừ bất cứ người nào. Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy nhiều người được Chúa gọi, nhiều người được Chúa chọn. Ơn gọi là do tình thương bao la của Chúa. Chúa muốn chọn ai tùy Chúa, không ai có quyền bắt buộc Chúa phải chọn mình theo ý mình. Chúa gọi Lêvi người thu thuế, Chúa gọi ông Giakêu và Ngài vào nhà ông cùng với các môn đệ để yêu thương và tha thứ cho ông. Chúa tha thứ cho Mađalêna. Chúa yêu thương những người tội lỗi, những người thu thuế, những kẻ nghèo hèn, những kẻ thấp cổ bé họng, những người bị xã hội đẩy ra ngoài lề. Chúa yêu thương và yêu thương tất cả mọi người. Các môn đệ đi theo Chúa, không phải tất cả đều tốt, Chúa biết điều ấy nhưng Ngài vẫn gọi Giuđa Iscariốt.
- Qua ơn gọi của Phêrô và Phaolô, Chúa muốn dạy nhân loại, dạy mọi người: “ Chúa đầy lòng xót thương và tình thương Chúa vượt qua mọi biên giới, vượt qua mọi rào cản “.
- Chúa đã yêu thương đến nỗi tự hiến vì nhân loại, vì mỗi người:” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).
- Chúa cho chúng ta thấy không phải Phêrô không tin vào Chúa, nhưng vì Ông yêu mến Chúa rất nhiều, nên Ông chống lại con đường khổ giá mà Chúa loan báo, bởi vì Ông không hiểu hết về Chúa Giêsu. Chúa đã nói: ” Ai muốn giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được “.
- Phaolô đã lầm lẫn khi bắt bớ Giáo Hội của Chúa và Ông đã nhận ra điều đó khi Chúa hỏi Ông: ” Tại sao ngươi bắt bớ Ta ? “. Đó là một mạc khải đối với thánh Phaolô. Điều khác nữa Ngài viết trong thư gửi tín hữu Galata: ” …Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin mừng về Con của Người cho các dân ngoại “.
Thánh Phêrô và thánh Phaolô là mẫu gương tông đồ sáng chói để mọi người noi theo.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày đại lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chính nhờ các ngài Hội Thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, xin cho Hội Thánh cũng luôn trung thành tuân giữ lời các Ngài giảng dạy ( Lời nguyện nhập lễ, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ ). Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông Điệp của Đức Thánh Cha cho Giới Trẻ trong Đại Hội Thánh Thể Thế Giới lần thứ 49
ĐTC Bênêđictô XVI
09:00 24/06/2008
VATICAN, ngày 23 tháng 6 năm 2008. – ĐTC Bênêđictô XVI nói với giới trẻ rằng bằng cách mở lòng ra mà chiêm ngưỡng Đức Kitô, các em sẽ khám phá ra Người yêu các em vô hạn. ĐTC đã quả quyết điều này trong một thông điệp truyền hình dành cho giớ trẻ tham dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Đại Hội này kết thúc hôm Thứ Bảy tại Thành Phố Quebec. Thông điệp được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh mà chúng tôi xin tạm phiên dịch dưới đây.
Các người trẻ thân mến,
Từ Rôma, Cha rất sung sướng chào mừng chúng con và đảm bảo với chúng con lời cầu nguyện của Cha trong lúc chúng con họp nhau nơi Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 tại Quebec. Cha vui mừng vì thấy chúng con để tâm đến Mầu Nhiệm Thánh Thể, là “món quà của Thiên Chúa cho thế gian được sống”, như những đề tài được nhấn mạnh trong Đại Hội. Cha mời gọi chúng con không ngừng suy niệm về “Mầu Nhiệm Đức Tin Cao Cả” này, như chúng ta công bố trong mỗi Thánh Lễ, sau khi truyền phép. Trước hết, trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta phục hồi hy tế của Chúa ở cuối cuộc đời của Người, mà nhờ đó Người cứu độ mọi người. Như thế chúng ta cũng vẫn ở gần Người và nhận được dư đầy những ân sủng cân thiết cho đời sống thường nhật và cho phần rỗi của chúng ta. Trên hết, Bí Tích Thánh Thể là động tác tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Còn động tác nào cao quý hơn là hiến mình vì yêu? Trong đó, Chúa Giêsu là mẫu gương cho việc tự hiến hoàn toàn, là cách mà chúng ta cũng phải làm để tiếp tục đi theo Người.
Bí Tích Thánh Thể cũng là mẫu gương của cách sống Kitô hữu, phải là khuôn mẫu của tất cả sự hiện hữu của chúng ta. Chính Đức Kitô là Đấng kêu gọi chúng ta tập họp lại, để hợp thành Hội Thánh, là Thân Thể Người giữa thế gian. Để đến được với hai bàn tiệc Lời và Bánh, trước hết chúng ta phải đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, là điều đỡ chúng ta dậy trên đường đi hằng ngày của chúng ta, phục hồi hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta và chỉ cho chúng ta là chúng ta được yêu đến mức độ nào. Rồi, như Người đã nói với ông Biệt Phái Simon trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu không ngừng nói với chúng ta trong Thánh Kinh: “Tôi có điều muốn nói với ông” (7:40). Thật ra, tất cả những lời trong Thánh Kinh là những lời hằng sống đối với chúng ta, cho nên chúng ta phải hết sức lắng nghe những lời ấy. Bằng một cách đặc biệt, Tin Mừng là trọng tâm của sứ điệp Kitô giáo, là tất cả mặc khải của các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong Con của Ngài, Ngôi Lời làm người, Thiên Chúa nói với chúng ta tất cả. Trong Con cùa Ngài, Thiên Chúa tỏ lộ cho chúng ta dung mạo của Người Cha, một dung mạo của tình yêu, của hy vọng. Tin Mừng chỉ cho chúng ta con đường hạnh phúc và vui mừng. Trong lúc truyền phép, là giây phút đặc biệt long trọng của Thánh Lễ bởi vì chúng ta nhắc lại hy tế của Đức Kitô, chúng con được mời gọi để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, như Thánh Thôma: “Lạy Chúa và Thiên Chúa của con” (Ga 20:28). Sau khi đón nhận Lời Chúa, sau khi được nuôi dưỡng bằng Mình Người, chúng con hãy biến đổi bên trong và đón nhận Người trong sứ vụ của chúng con. Thật ra, Thánh Lễ sai chúng con vào thế gian, như là những [sứ giả] mang bình an của Người và chứng nhân của sứ điệp tình yêu của Người. Đừng sợ công bố Đức Kitô cho những người trẻ cùng lứa tuổi với chúng con. Hãy chỉ cho những người trẻ ấy là Đức Kitô không cản trở đời chúng con hoặc sự tự do của chúng con; hãy chỉ cho họ cách ngược lại rằng Người ban cho chúng con sự sống thật, rằng Người ban cho chúng con sự tự do để chiến đấu chống lại sự dữ và làm cho đời chúng những điều tốt đẹp.
Chúng con đừng quên rằng Thánh Lễ Chúa Nhật là một cuộc gặp gỡ đầy yêu thương với Chúa mà chúng ta không thể không cần đến được. Khi chúng con nhận ra Người ‘lúc bẻ bánh’, như các môn đệ ở Emmau, chúng con sẽ trở nên bạn đồng hành với Người. Người sẽ giúp chúng con lớn lên để cho đi những gì tốt đẹp nhất của chúng con. Chúng con hãy nhớ rằng trong Bánh Thánh Thể, Đức Kitô hiện diện thật sự, đầy đủ, và bản thể. Cho nên chính trong mầu nhiệm Thánh Thể, trong Thánh Lễ và trong khi tôn thờ cách thầm lặng Thánh Thể trên bàn thờ, mà chúng con sẽ gặp Người một cách đặc biệt. Bằng cách mở chính bản thân mình và tất cả đời sống chúng con ra dưới ánh mắt cùa Đức Kitô, chúng con sẽ không bị nghiền nát – mà ngược lại: chúng con sẽ khám phá ra rằng chúng con được yêu vô cùng. Chúng con sẽ nhận được năng lực cần thiết để xây dựng đời sống chúng con và biết chọn lựa [đúng] những gì phơi bày ra trước mặt chúng con mỗi ngày. Trước mặt Chúa, trong sự thinh lặng của tâm hồn chúng con, một số trong chúng con có thể cảm thấy được Người gọi đi theo Người một cách đặc biệt hơn trong ơn gọi linh mục hoặc đời thánh hiến. Đừng sợ lắng nghe lời mời gọi này và đáp trả với niềm vui. Như Cha đã nói trong ngày đăng quang Giáo Hoàng của Cha, Thiên Chúa không lấy gì đi khỏi những người hiến thân cho Ngài. Trái lại, Ngài ban cho họ mọi sự. Ngài đến để rút ra từ mỗi người chúng ta những gì tốt đẹp nhất, để cho đời chúng ta được thật sự nở hoa.
Đối với chúng con, những người trẻ thân yêu và tất cả tham dự viên của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec, Cha ban Phép Lành Tòa Thánh cho chúng con.
Phaolô Phạm Xuân Khôi phiên dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/pont-messages/2008/documents/hf_ben-xvi_mes_20080621_quebec_fr.html
Các người trẻ thân mến,
Từ Rôma, Cha rất sung sướng chào mừng chúng con và đảm bảo với chúng con lời cầu nguyện của Cha trong lúc chúng con họp nhau nơi Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 tại Quebec. Cha vui mừng vì thấy chúng con để tâm đến Mầu Nhiệm Thánh Thể, là “món quà của Thiên Chúa cho thế gian được sống”, như những đề tài được nhấn mạnh trong Đại Hội. Cha mời gọi chúng con không ngừng suy niệm về “Mầu Nhiệm Đức Tin Cao Cả” này, như chúng ta công bố trong mỗi Thánh Lễ, sau khi truyền phép. Trước hết, trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta phục hồi hy tế của Chúa ở cuối cuộc đời của Người, mà nhờ đó Người cứu độ mọi người. Như thế chúng ta cũng vẫn ở gần Người và nhận được dư đầy những ân sủng cân thiết cho đời sống thường nhật và cho phần rỗi của chúng ta. Trên hết, Bí Tích Thánh Thể là động tác tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Còn động tác nào cao quý hơn là hiến mình vì yêu? Trong đó, Chúa Giêsu là mẫu gương cho việc tự hiến hoàn toàn, là cách mà chúng ta cũng phải làm để tiếp tục đi theo Người.
Bí Tích Thánh Thể cũng là mẫu gương của cách sống Kitô hữu, phải là khuôn mẫu của tất cả sự hiện hữu của chúng ta. Chính Đức Kitô là Đấng kêu gọi chúng ta tập họp lại, để hợp thành Hội Thánh, là Thân Thể Người giữa thế gian. Để đến được với hai bàn tiệc Lời và Bánh, trước hết chúng ta phải đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, là điều đỡ chúng ta dậy trên đường đi hằng ngày của chúng ta, phục hồi hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta và chỉ cho chúng ta là chúng ta được yêu đến mức độ nào. Rồi, như Người đã nói với ông Biệt Phái Simon trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu không ngừng nói với chúng ta trong Thánh Kinh: “Tôi có điều muốn nói với ông” (7:40). Thật ra, tất cả những lời trong Thánh Kinh là những lời hằng sống đối với chúng ta, cho nên chúng ta phải hết sức lắng nghe những lời ấy. Bằng một cách đặc biệt, Tin Mừng là trọng tâm của sứ điệp Kitô giáo, là tất cả mặc khải của các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong Con của Ngài, Ngôi Lời làm người, Thiên Chúa nói với chúng ta tất cả. Trong Con cùa Ngài, Thiên Chúa tỏ lộ cho chúng ta dung mạo của Người Cha, một dung mạo của tình yêu, của hy vọng. Tin Mừng chỉ cho chúng ta con đường hạnh phúc và vui mừng. Trong lúc truyền phép, là giây phút đặc biệt long trọng của Thánh Lễ bởi vì chúng ta nhắc lại hy tế của Đức Kitô, chúng con được mời gọi để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, như Thánh Thôma: “Lạy Chúa và Thiên Chúa của con” (Ga 20:28). Sau khi đón nhận Lời Chúa, sau khi được nuôi dưỡng bằng Mình Người, chúng con hãy biến đổi bên trong và đón nhận Người trong sứ vụ của chúng con. Thật ra, Thánh Lễ sai chúng con vào thế gian, như là những [sứ giả] mang bình an của Người và chứng nhân của sứ điệp tình yêu của Người. Đừng sợ công bố Đức Kitô cho những người trẻ cùng lứa tuổi với chúng con. Hãy chỉ cho những người trẻ ấy là Đức Kitô không cản trở đời chúng con hoặc sự tự do của chúng con; hãy chỉ cho họ cách ngược lại rằng Người ban cho chúng con sự sống thật, rằng Người ban cho chúng con sự tự do để chiến đấu chống lại sự dữ và làm cho đời chúng những điều tốt đẹp.
Chúng con đừng quên rằng Thánh Lễ Chúa Nhật là một cuộc gặp gỡ đầy yêu thương với Chúa mà chúng ta không thể không cần đến được. Khi chúng con nhận ra Người ‘lúc bẻ bánh’, như các môn đệ ở Emmau, chúng con sẽ trở nên bạn đồng hành với Người. Người sẽ giúp chúng con lớn lên để cho đi những gì tốt đẹp nhất của chúng con. Chúng con hãy nhớ rằng trong Bánh Thánh Thể, Đức Kitô hiện diện thật sự, đầy đủ, và bản thể. Cho nên chính trong mầu nhiệm Thánh Thể, trong Thánh Lễ và trong khi tôn thờ cách thầm lặng Thánh Thể trên bàn thờ, mà chúng con sẽ gặp Người một cách đặc biệt. Bằng cách mở chính bản thân mình và tất cả đời sống chúng con ra dưới ánh mắt cùa Đức Kitô, chúng con sẽ không bị nghiền nát – mà ngược lại: chúng con sẽ khám phá ra rằng chúng con được yêu vô cùng. Chúng con sẽ nhận được năng lực cần thiết để xây dựng đời sống chúng con và biết chọn lựa [đúng] những gì phơi bày ra trước mặt chúng con mỗi ngày. Trước mặt Chúa, trong sự thinh lặng của tâm hồn chúng con, một số trong chúng con có thể cảm thấy được Người gọi đi theo Người một cách đặc biệt hơn trong ơn gọi linh mục hoặc đời thánh hiến. Đừng sợ lắng nghe lời mời gọi này và đáp trả với niềm vui. Như Cha đã nói trong ngày đăng quang Giáo Hoàng của Cha, Thiên Chúa không lấy gì đi khỏi những người hiến thân cho Ngài. Trái lại, Ngài ban cho họ mọi sự. Ngài đến để rút ra từ mỗi người chúng ta những gì tốt đẹp nhất, để cho đời chúng ta được thật sự nở hoa.
Đối với chúng con, những người trẻ thân yêu và tất cả tham dự viên của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec, Cha ban Phép Lành Tòa Thánh cho chúng con.
Phaolô Phạm Xuân Khôi phiên dịch theo
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/pont-messages/2008/documents/hf_ben-xvi_mes_20080621_quebec_fr.html
Giới thiệu trang Web giao tiếp trên mạng cho tất cả các bạn trẻ Công Giáo trên khắp thế giới
Anthony Lê
09:30 24/06/2008
Giới thiệu trang Web giao tiếp trên mạng cho tất cả các bạn trẻ Công Giáo trên khắp thế giới
SYDNEY, Úc.- Nhằm chuẩn bị cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới tại Sydney, Úc Châu - một nhóm bạn trẻ Công Giáo nằm trong Ban Tổ Chức WYD 2008 vừa lập ra một trang Web có tên Xt3.com nhằm giúp các bạn trẻ Công Giáo trên khắp cả thế giới có được một môi trường giao tiếp lành mạnh hoàn toàn mang tính chất Công Giáo, để cho các bạn trẻ Công Giáo khắp nơi dễ dàng liên lạc, trao đổi, và chia sẽ kinh nghiệm về đức tin, về đời sống đạo, vân vân. .. với nhau, để tất cả cùng nhau mang ánh sáng đức tin của Chúa Kitô ra cho cả thế giới
Mục đích chính của Xt3.com là Mang Phúc Âm của Chúa Kitô vào Thiên Niên Kỷ Thứ 3 (Bringing the Gospel of Christ into the Third Millennium) và dựng xây một thế giới tốt đẹp hơn.
Đức Giám Mục Anthony Fisher cho biết rằng:
"Cái tên Xt3 có được là xuất phát từ sự gợi hứng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và nó tượng trưng cho dòng chữ 'Chúa Kitô trong Thiên Niên Kỷ Thứ 3' (Christ in the Third Millenium). Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói về nhiệm vụ hết sức đặc biệt này của giới trẻ là hãy mang sứ điệp của Chúa Kitô ra cho thế giới vào thiên niên kỷ thứ 3."
Cụ thể hơn, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói ra những lời như thế này:
"Các con, hỡi những người bạn trẻ của Cha, các con được trao phó cho một sứ vụ hết sức đặc biệt của việc làm chứng tá cho đức tin thời nay, và cam kết để mang Phúc Âm của Chúa Kitô vào Thiên Niên kỷ Thứ Ba của Kitô Giáo để dựng xây một nền văn minh mới."
Mời các bạn hãy ghé thăm trang Web Xt3.com tại địa chỉ: http://www.xt3.com/ để thấy được sự sinh động, lòng nhiệt thành, và tính vui nhộn của các bạn Công Giáo trẻ ngày nay!
Connect with millions. Share the experience. Build a better world.
Mục đích chính của Xt3.com là Mang Phúc Âm của Chúa Kitô vào Thiên Niên Kỷ Thứ 3 (Bringing the Gospel of Christ into the Third Millennium) và dựng xây một thế giới tốt đẹp hơn.
Đức Giám Mục Anthony Fisher cho biết rằng:
"Cái tên Xt3 có được là xuất phát từ sự gợi hứng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và nó tượng trưng cho dòng chữ 'Chúa Kitô trong Thiên Niên Kỷ Thứ 3' (Christ in the Third Millenium). Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói về nhiệm vụ hết sức đặc biệt này của giới trẻ là hãy mang sứ điệp của Chúa Kitô ra cho thế giới vào thiên niên kỷ thứ 3."
Cụ thể hơn, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói ra những lời như thế này:
"Các con, hỡi những người bạn trẻ của Cha, các con được trao phó cho một sứ vụ hết sức đặc biệt của việc làm chứng tá cho đức tin thời nay, và cam kết để mang Phúc Âm của Chúa Kitô vào Thiên Niên kỷ Thứ Ba của Kitô Giáo để dựng xây một nền văn minh mới."
Mời các bạn hãy ghé thăm trang Web Xt3.com tại địa chỉ: http://www.xt3.com/ để thấy được sự sinh động, lòng nhiệt thành, và tính vui nhộn của các bạn Công Giáo trẻ ngày nay!
Connect with millions. Share the experience. Build a better world.
Hội Dòng Gioan Tẩy Giả Taiwan Mừng Thánh Quan Thầy
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
22:13 24/06/2008
Nhân đại lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả- bổn mạng Hội Dòng, ngày 24.6 vừa qua, toàn thể các Linh mục, Phó tế và Tu sỹ hiện đang mục vụ tại Taiwan quy tụ về Tổng viện để cùng với Đức Giám Mục Jos. Vương Dủ Vinh, Cha Bề trên Tổng quyền Benedictus, Cha Phó bề trên Tổng quyền Stanislaus, hai Cha Giám Tỉnh tỉnh dòng Trung Hoa, Cha Bosco và Tỉnh dòng ViệtNam, Cha Bonaventura long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn để cầu nguyện cách đặc biệt cho Hội dòng.
Trong tinh thần sống Năm Thánh kỷ niệm 150 năm mảnh đất Taiwan đón nhận Tin mừng, 80 năm thành lập Hội Dòng, đồng thời đáp ứng lời mời gọi “ra khơi” của Hội dồng Giám mục Taiwan kêu gọi mọi thành phần dân Chúa hãy nổ lực loan báo Tin mừng để trong Năm Thánh này, Giáo hội Taiwan sẽ đón nhận 15000 anh chị em dự tòng gia nhập vào đại gia đình Giáo hội, Hội dòng đã cụ thể hoá bằng việc loan báo Tin mừng ngay nơi môi trường mình đang hiện diện,. Thế nên, trong dịp đại lễ này, Đức Giám Mục chủ tế đã rửa tội cho 9 anh chị em dự tòng để họ được chính thức gia nhập Giáo hội. Được biết 6 trong số 9 anh chị em tân tòng này đều là giáo viên trường Trung học Viator – trường trực thuộc quản lý của Hội Dòng, và 3 trẻ em là con cái của họ.
Tạ ơn Chúa và chúc mừng các tân giáo dân trí thức! Ước mong nhờ ơn Chúa giúp họ sẽ là những cánh tay nối dài cho Giáo hội Taiwan, cho Hội Dòng Gioan Tẩy Giả trên con đường rao giảng Tin mừng cứu độ. Xin Thánh Gioan Tẩy Giả nguyện giúp cầu thay, để Hội Dòng chúng con luôn noi gương Người để cho danh Chúa không ngừng được lớn lên giữa lòng nhân loại.
Trong tinh thần sống Năm Thánh kỷ niệm 150 năm mảnh đất Taiwan đón nhận Tin mừng, 80 năm thành lập Hội Dòng, đồng thời đáp ứng lời mời gọi “ra khơi” của Hội dồng Giám mục Taiwan kêu gọi mọi thành phần dân Chúa hãy nổ lực loan báo Tin mừng để trong Năm Thánh này, Giáo hội Taiwan sẽ đón nhận 15000 anh chị em dự tòng gia nhập vào đại gia đình Giáo hội, Hội dòng đã cụ thể hoá bằng việc loan báo Tin mừng ngay nơi môi trường mình đang hiện diện,. Thế nên, trong dịp đại lễ này, Đức Giám Mục chủ tế đã rửa tội cho 9 anh chị em dự tòng để họ được chính thức gia nhập Giáo hội. Được biết 6 trong số 9 anh chị em tân tòng này đều là giáo viên trường Trung học Viator – trường trực thuộc quản lý của Hội Dòng, và 3 trẻ em là con cái của họ.
Tạ ơn Chúa và chúc mừng các tân giáo dân trí thức! Ước mong nhờ ơn Chúa giúp họ sẽ là những cánh tay nối dài cho Giáo hội Taiwan, cho Hội Dòng Gioan Tẩy Giả trên con đường rao giảng Tin mừng cứu độ. Xin Thánh Gioan Tẩy Giả nguyện giúp cầu thay, để Hội Dòng chúng con luôn noi gương Người để cho danh Chúa không ngừng được lớn lên giữa lòng nhân loại.
Top Stories
Why Vietnam needs freedom now
Nguyen Dan Que/New York Post
18:20 24/06/2008
June 24, 2008 -- PROTESTS will surely sur round Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung's meeting today with President Bush. But Dung will no doubt still find it a relief to be out of his own country: Back home, the economy is in turmoil, with popular discontent rising.
Yet the crisis presents Dung with a huge opportunity: the chance to open up the system and go down in history as a reformer.
Vietnam has enjoyed strong growth these last few years, and acceptance into the World Trade Organization has put it firmly on the path of integration into the world economy. But Dung's campaign of doi moi (economic renovation) is in trouble, as the people suffer a host of ills.
Inflation rose 25 percent in May, with food prices up to 42 percent higher than a year ago. Unemployment is high. Soaring global oil prices add to the pain - as does the weaker US dollar, which lowers the value of remittances sent from overseas Vietnamese.
And all this helps expose a bigger problem - an oppressive state bureaucracy that is now the chief obstacle to progress.
The government can't seem to control inflation; the education system doesn't teach young people the skills they need for a global economy.
Huge government investments are plowed into inefficient national companies. Abuses of power, such as the expropriation of land without fair compensation, are rampant.
Increasingly, Vietnamese are showing their frustration - with responses ranging from simple non-cooperation to the nationwide wave of factory strikes.
The government has responded in typical fashion - arresting activists, freelance bloggers, lawyers, businessmen, students, farmers and workers.
Vietnam still has huge growth potential. Last year, overseas Vietnamese sent more than $7 billion to family back home - a significant boost for the economy. Overseas donors and lending agencies have promised millions in aid.
And foreign direct investment rose by $15.7 billion in just the first few months of this year.
In short, the problem Dung faces is not a lack of willing investors. It is a government bureaucracy that remains defiantly rigid and unaccountable.
Consider Vietnam's most notorious recent corruption case, where government officials appropriated millions of dollars - some of it funded by foreign aid - to place bets on European soccer matches.
Several officials were put on trial and convicted of misusing the funds and then trying to cover up their misdeeds with bribery.
But then, last month, two newsmen who helped expose the scandal were arrested - which most Vietnamese see as the bureaucracy's revenge.
It will be next to impossible for the nation to address corruption and hold authorities accountable if journalists who expose these misdeeds are threatened with jail.
This is Dung's moment - if he'll take it. He needs to impress upon the politburo of the Vietnamese Communist Party that managing all the strains of a fast-developing society is easier if there is a free market of opinions as well as of goods and services.
Economic strains will confront the government with some tough decisions. But these decisions will be easier to sell to the people if citizens feel they have had some say in reaching them.
Why wait? By using today's problems to open up, Dung can help bring stability and prosperity to Vietnam. By changing its present stagnant course, Hanoi can ensure that unrest does not break out into chaos - something no one wants, least of all foreign investors with hundreds of millions at stake.
And by opening up, Dung will help the Vietnamese achieve something that millions of their neighbors already have: freedom.
This is also a unique moment for the United States. American influence (mainly via growing US investment) is the only real agent for change in the country right now; Vietnam desperately needs that influence to continue.
The people need increased trade and outside investment so we can improve our education system and lift ourselves out of poverty. But we also need investors to speak out on the need for reform that will increase transparency and accountability - and help build a democratic Vietnam that respects the dignity and rights of its people.
We Vietnamese want change. We know that the government can't deny us our freedoms forever. And we hope America's business and political leaders take the chance to remind Vietnam's prime minister of that truth during their meetings this week.
(Vietnamese democracy advocate Nguyen Dan Que spent 20 years in prison. He is now under house surveillance in Saigon.)
Yet the crisis presents Dung with a huge opportunity: the chance to open up the system and go down in history as a reformer.
Vietnam has enjoyed strong growth these last few years, and acceptance into the World Trade Organization has put it firmly on the path of integration into the world economy. But Dung's campaign of doi moi (economic renovation) is in trouble, as the people suffer a host of ills.
Inflation rose 25 percent in May, with food prices up to 42 percent higher than a year ago. Unemployment is high. Soaring global oil prices add to the pain - as does the weaker US dollar, which lowers the value of remittances sent from overseas Vietnamese.
And all this helps expose a bigger problem - an oppressive state bureaucracy that is now the chief obstacle to progress.
The government can't seem to control inflation; the education system doesn't teach young people the skills they need for a global economy.
Huge government investments are plowed into inefficient national companies. Abuses of power, such as the expropriation of land without fair compensation, are rampant.
Increasingly, Vietnamese are showing their frustration - with responses ranging from simple non-cooperation to the nationwide wave of factory strikes.
The government has responded in typical fashion - arresting activists, freelance bloggers, lawyers, businessmen, students, farmers and workers.
Vietnam still has huge growth potential. Last year, overseas Vietnamese sent more than $7 billion to family back home - a significant boost for the economy. Overseas donors and lending agencies have promised millions in aid.
And foreign direct investment rose by $15.7 billion in just the first few months of this year.
In short, the problem Dung faces is not a lack of willing investors. It is a government bureaucracy that remains defiantly rigid and unaccountable.
Consider Vietnam's most notorious recent corruption case, where government officials appropriated millions of dollars - some of it funded by foreign aid - to place bets on European soccer matches.
Several officials were put on trial and convicted of misusing the funds and then trying to cover up their misdeeds with bribery.
But then, last month, two newsmen who helped expose the scandal were arrested - which most Vietnamese see as the bureaucracy's revenge.
It will be next to impossible for the nation to address corruption and hold authorities accountable if journalists who expose these misdeeds are threatened with jail.
This is Dung's moment - if he'll take it. He needs to impress upon the politburo of the Vietnamese Communist Party that managing all the strains of a fast-developing society is easier if there is a free market of opinions as well as of goods and services.
Economic strains will confront the government with some tough decisions. But these decisions will be easier to sell to the people if citizens feel they have had some say in reaching them.
Why wait? By using today's problems to open up, Dung can help bring stability and prosperity to Vietnam. By changing its present stagnant course, Hanoi can ensure that unrest does not break out into chaos - something no one wants, least of all foreign investors with hundreds of millions at stake.
And by opening up, Dung will help the Vietnamese achieve something that millions of their neighbors already have: freedom.
This is also a unique moment for the United States. American influence (mainly via growing US investment) is the only real agent for change in the country right now; Vietnam desperately needs that influence to continue.
The people need increased trade and outside investment so we can improve our education system and lift ourselves out of poverty. But we also need investors to speak out on the need for reform that will increase transparency and accountability - and help build a democratic Vietnam that respects the dignity and rights of its people.
We Vietnamese want change. We know that the government can't deny us our freedoms forever. And we hope America's business and political leaders take the chance to remind Vietnam's prime minister of that truth during their meetings this week.
(Vietnamese democracy advocate Nguyen Dan Que spent 20 years in prison. He is now under house surveillance in Saigon.)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lời Chúa giúp nối kết di dân lao động Việt Nam ở Macau dù không có linh mục
Phan Ngô
16:14 24/06/2008
MACAU - Đặc khu Hành chánh Macau, một mảnh đất rất nhỏ bé chỉ bằng khoảng hơn một phần trăm diện tích thành phố Sài Gòn hiện nay, nằm ở phía Tây Nam Hồng Kông, đang được biết đến như là một trong những vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trên thế giới và có mức sống cao vào bậc nhất châu Á. Sự phồn vinh mà Macau có được chủ yếu nhờ vào các ngành dịch vụ du lịch, giải trí và kỹ nghệ sòng bạc.
Rõ ràng, một nền kinh tế phi sản xuất mà trong đó chất liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra hoàn toàn đều do bởi vốn sẵn có nơi con người thì hệ quả tất yếu liên quan đến con người là điều khó tránh khỏi. Ở Macau, chính sự pha trộn văn hoá Đông Tây đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng sử dụng dịch vụ khai thác mọi khía cạnh của con người theo cách của kẻ ăn bánh trả tiền; các vấn đề xã hội như nạn buôn người và kỳ thị giai cấp vì thế càng thêm phát triển.
Ngày nay, cùng với sự mở cửa ào ạt thu hút hàng loạt khách nước ngoài đến tiêu tiền và tự do tiêu khiển, Macau trở thành một cỗ máy hái tiền hấp dẫn lực lượng lao động từ các nước kém phát triển trong vùng như Philippines, Indonesia, Myanmar và Việt Nam. Một lần nữa, vùng đất từng là thuộc địa đầu tiên và cuối cùng ở châu Á này được biết đến như là thiên đàng dành cho du khách và sòng bạc cuộc đời cho người lao động nhập cư.
Người Việt ở Macau, ước tính có đến hơn 10.000 người, phần đông là chị em phụ nữ đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình). Chỉ có một số rất ít chị em là người miền Nam (Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long) và số lao động nam thì càng hiếm hoi hơn. Với chút vốn liếng tiếng Hoa vừa đủ giao tiếp trong những tình huống thông thường, họ tạm bỏ lại quê nhà những cảm xúc buồn thương lẫn lộn để lên đường tìm kiếm một cơ hội đổi đời cho chính bản thân hoặc cho gia đình. “Quê em nghèo quá không có việc gì để làm.” “Chồng tôi uống rượu say xỉn, đốt nhà, đốt con, nay ở tù. Tôi phải đi cày để trả nợ hàng xóm.” “Tụi tui làm ô-sin nhưng lãnh lương giám đốc!”
Thu nhập trung bình 2,500 MOP/ tháng, tức khoảng hơn 300 USD, quả là lương giám đốc ở Việt Nam thật. Thế nhưng, do không đủ năng lực cạnh tranh với các nhóm lao động khác, mức lương của họ không những là thấp nhất mà công việc của họ cũng chỉ mang tính thời vụ, không ổn định và không được chính thức nhìn nhận, bảo hộ bởi luật pháp Macau. Hỏi đời có mấy ai cam lòng sống cảnh cùng khổ, dù rằng trong một xã hội bớt khổ hơn!?
Nhiều người trong số họ đã tự giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc đạo lý truyền thống để vừa thu vén nhanh nhất có thể (tiền) lại vừa được giải toả bầu tâm sự (tình). Oan nghiệt kéo theo oan nghiệt. Bao người đã rơi vào cảnh tù tội, cả về thể xác lẫn tinh thần, hoặc “ra đi” cách đột xuất mà không rõ nguyên nhân dường như trở thành đề tài chuyện phiếm mỗi ngày ở “Công Viên Tròn” – tên người Việt đặt cho một vòng xoay giữa chợ; vì nhà ở quá chật chội, đông đúc nên dân lao động nhập cư thường ra đây thư giản và kết bạn.
Trước khó khăn chống chọi giữa một xã hội đầy dẫy những cạm bẫy và cám dỗ, một vài chị em Công Giáo nhiệt thành đã cố gắng vận động thành lập một nhóm sinh hoạt để giúp chia sẻ thông tin và nâng đỡ nhau trong đời sống tinh thần. May thay, nhờ Ơn Trên đưa đường chỉ lối, các chị em gặp được một tu sĩ đồng hương đang thực tập mục vụ tại nhà thờ thánh Antôn. Thế là mọi người tranh thủ được một địa điểm gặp gỡ, sinh hoạt có ý nghĩa hàng tuần, dù rằng còn rất tạm bợ như chính số phận của họ trên mảnh đất này.
Thánh lễ ghi dấu sự quy tụ lần đầu tiên của nhóm nhỏ khoảng 20 người Công Giáo Việt ở Macau diễn ra nhân dịp Giáng Sinh, ngày 23/12/2007, được chủ tế bởi Linh mục Phêrô Lâm Minh đến từ Hong Kong.
Từ đó đến nay, cộng đoàn nhỏ này đã quy tụ được gần cả 100 người, kể cả Công giáo và không Công giáo. Họ gặp gỡ nhau vẫn tại nhà thờ thánh Antôn, từ 2g30 đến 5g00 chiều Chúa Nhật hàng tuần. Họ cùng nhau tập hát thánh ca, cùng chia sẻ Lời Chúa và cùng nâng đỡ nhau qua hiệp thông cầu nguyện. Người Công giáo thì được dịp đỡ “khát Chúa” bằng chính ngôn ngữ và văn hoá của mình. Người không Công giáo thì như tìm được một chiếc phao để bám víu hầu khỏi “sa chước cám dỗ.”
Quây quần chia sẻ tình thương và đồ ănThánh lễ dành riêng cho cộng đoàn chỉ được cử hành mỗi khi linh mục Lâm Minh có thể thu xếp sang dâng lễ vào các dịp như Tết cổ truyền, Phục Sinh, lễ Mình Máu Thánh Chúa và sắp tới đây là ngày 13 tháng 7. Khi ấy cũng là cơ hội để người Công giáo lãnh nhận bí tích giao hoà và rước Chúa qua Bí tích Thánh thể. “Nhờ được giải tội và rước Chúa mà lòng con được ‘thanh’, dù chỉ một ngày; vì con biết rằng tâm hồn con chưa thể ‘tịnh’ trong hoàn cảnh hiện nay.” Thánh lễ còn là dịp để chị em mời nhà chủ đến tận mắt chứng kiến môi trường sinh hoạt lành mạnh của họ, và nhờ thế họ có thể thuyết phục chủ cho phép họ đến với cộng đoàn hàng tuần vì tin tưởng rằng họ không làm gì xấu để đem mầm bệnh xã hội về cho gia đình chủ. Phải chăng đây cũng là cách truyền giáo?
Nhờ chia sẻ Lời Chúa bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà tâm hồn mọi người như được bừng sáng và ấm dần trở lại. Họ bắt đầu thắc mắc về sự khác biệt giữa đức tin Công giáo so với những gì họ được các giáo phái khác trình bày. Thế là trong chương trình sinh hoạt, từ đầu tháng Sáu này, đã có thêm giờ học hỏi Giáo lý Hội thánh Công giáo. Đối với người Công giáo thì đây là dịp giúp họ củng cố đức tin. Người không Công giáo thì có cơ hội tìm hiểu, giải toả thắc mắc nhằm xác định cho mình một lẽ sống đúng đắn. Hiện đã có hai chị xin rửa tội gia nhập đạo nhưng còn gặp trở ngại về vấn đề hành chánh.
Mong ước lớn nhất của cộng đoàn hiện nay là được sự quan tâm của Giáo hội Mẹ giúp cho nơi chốn, nội dung và nhân sự hướng dẫn sinh hoạt ổn định. Từ khi hình thành cho đến nay đã được hơn sáu tháng, cộng đoàn vẫn chỉ là một nhóm tự phát và chưa được thật sự thừa nhận, chấp thuận ngay tại giáo xứ mà họ đang sinh hoạt. Đúng hơn, vì chưa có cơ cấu tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm mục vụ chính thức, lâu dài mà cộng đoàn chưa thể ra mắt với giáo hội địa phương.
Ra công viên ta gặp gỡ và ăn uốngLinh mục Lâm Minh, một thừa sai Paris đang làm việc ở Đại Chủng viện Thánh Thần thuộc giáo phận Hong Kong, dù rất thương yêu mục vụ di dân người Việt, thể hiện qua việc chẳng quảng đường xa và việc cố gắng sử dụng tiếng Việt theo văn hoá tinh thần người Việt, khó có thể giảm bớt trọng trách hiện tại để đến chăm sóc trực tiếp cho cộng đoàn cách sâu rộng và thường xuyên được. Bầy chiên vẫn nhỏ, vẫn vất vưởng vì vẫn chưa có người chăn dắt. Tuy nhiên, nếu ý Chúa muốn thì nhóm nhỏ này có thể sẽ là những hạt giống đầu tiên cho một cộng đoàn Việt Nam ở Macau. Bởi trước mắt, với hơn 10,000 lao động người Việt tại đây thì nhu cầu mục vụ và phục vụ cho đồng hương chắc chắn không phải là không có. Trong một bối cảnh xã hội tự do quay cuồng và đầy hỗn tạp như Macau, con người yếu đuối mỏng giòn dường như càng khao khát lương thực thần linh.
Hàng ngày, trên đường đi chợ, các chị em thỉnh thoảng vẫn nhận được những cái bắt tay ấm áp tình người, những câu chào bập bẹ bằng tiếng Việt cách thân thiện từ các bạn trẻ Mormon người Mỹ, cùng với lời mời đến các lớp học tiếng Quảng Đông hay tiếng Anh mà họ tổ chức miễn phí nhằm giúp cho những di dân có nhu cầu. Đàng khác, các giáo phái Kitô như chứng nhân Jehovah cũng tỏ vẻ không kém phần quan tâm đến “thị trường” lao động nhập cư. Thật ngạc nhiên! Họ còn có cả những tuần báo in offset bằng tiếng Việt trông rất bắt mắt để phát cho không - một món ăn tinh thần cho kẻ tha hương.
Hàng tuần, tại giáo xứ thánh Antôn, cộng đoàn tự phát Việt Nam vẫn họp nhau chia sẻ Lời Chúa và tự gây quỹ cho hoạt động của mình bằng việc đóng góp chút phần khiêm tốn để gọi là chi phí tiền điện cho giáo xứ và photo tài liệu sinh hoạt.
Chụp hình chung với Cha Lâm Minh sau thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa |
Ngày nay, cùng với sự mở cửa ào ạt thu hút hàng loạt khách nước ngoài đến tiêu tiền và tự do tiêu khiển, Macau trở thành một cỗ máy hái tiền hấp dẫn lực lượng lao động từ các nước kém phát triển trong vùng như Philippines, Indonesia, Myanmar và Việt Nam. Một lần nữa, vùng đất từng là thuộc địa đầu tiên và cuối cùng ở châu Á này được biết đến như là thiên đàng dành cho du khách và sòng bạc cuộc đời cho người lao động nhập cư.
Người Việt ở Macau, ước tính có đến hơn 10.000 người, phần đông là chị em phụ nữ đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình). Chỉ có một số rất ít chị em là người miền Nam (Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long) và số lao động nam thì càng hiếm hoi hơn. Với chút vốn liếng tiếng Hoa vừa đủ giao tiếp trong những tình huống thông thường, họ tạm bỏ lại quê nhà những cảm xúc buồn thương lẫn lộn để lên đường tìm kiếm một cơ hội đổi đời cho chính bản thân hoặc cho gia đình. “Quê em nghèo quá không có việc gì để làm.” “Chồng tôi uống rượu say xỉn, đốt nhà, đốt con, nay ở tù. Tôi phải đi cày để trả nợ hàng xóm.” “Tụi tui làm ô-sin nhưng lãnh lương giám đốc!”
Tập hát thánh ca và chia sẻ Lời Chúa |
Nhiều người trong số họ đã tự giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc đạo lý truyền thống để vừa thu vén nhanh nhất có thể (tiền) lại vừa được giải toả bầu tâm sự (tình). Oan nghiệt kéo theo oan nghiệt. Bao người đã rơi vào cảnh tù tội, cả về thể xác lẫn tinh thần, hoặc “ra đi” cách đột xuất mà không rõ nguyên nhân dường như trở thành đề tài chuyện phiếm mỗi ngày ở “Công Viên Tròn” – tên người Việt đặt cho một vòng xoay giữa chợ; vì nhà ở quá chật chội, đông đúc nên dân lao động nhập cư thường ra đây thư giản và kết bạn.
Trước khó khăn chống chọi giữa một xã hội đầy dẫy những cạm bẫy và cám dỗ, một vài chị em Công Giáo nhiệt thành đã cố gắng vận động thành lập một nhóm sinh hoạt để giúp chia sẻ thông tin và nâng đỡ nhau trong đời sống tinh thần. May thay, nhờ Ơn Trên đưa đường chỉ lối, các chị em gặp được một tu sĩ đồng hương đang thực tập mục vụ tại nhà thờ thánh Antôn. Thế là mọi người tranh thủ được một địa điểm gặp gỡ, sinh hoạt có ý nghĩa hàng tuần, dù rằng còn rất tạm bợ như chính số phận của họ trên mảnh đất này.
Thánh lễ ghi dấu sự quy tụ lần đầu tiên của nhóm nhỏ khoảng 20 người Công Giáo Việt ở Macau diễn ra nhân dịp Giáng Sinh, ngày 23/12/2007, được chủ tế bởi Linh mục Phêrô Lâm Minh đến từ Hong Kong.
Từ đó đến nay, cộng đoàn nhỏ này đã quy tụ được gần cả 100 người, kể cả Công giáo và không Công giáo. Họ gặp gỡ nhau vẫn tại nhà thờ thánh Antôn, từ 2g30 đến 5g00 chiều Chúa Nhật hàng tuần. Họ cùng nhau tập hát thánh ca, cùng chia sẻ Lời Chúa và cùng nâng đỡ nhau qua hiệp thông cầu nguyện. Người Công giáo thì được dịp đỡ “khát Chúa” bằng chính ngôn ngữ và văn hoá của mình. Người không Công giáo thì như tìm được một chiếc phao để bám víu hầu khỏi “sa chước cám dỗ.”
Quây quần chia sẻ tình thương và đồ ănThánh lễ dành riêng cho cộng đoàn chỉ được cử hành mỗi khi linh mục Lâm Minh có thể thu xếp sang dâng lễ vào các dịp như Tết cổ truyền, Phục Sinh, lễ Mình Máu Thánh Chúa và sắp tới đây là ngày 13 tháng 7. Khi ấy cũng là cơ hội để người Công giáo lãnh nhận bí tích giao hoà và rước Chúa qua Bí tích Thánh thể. “Nhờ được giải tội và rước Chúa mà lòng con được ‘thanh’, dù chỉ một ngày; vì con biết rằng tâm hồn con chưa thể ‘tịnh’ trong hoàn cảnh hiện nay.” Thánh lễ còn là dịp để chị em mời nhà chủ đến tận mắt chứng kiến môi trường sinh hoạt lành mạnh của họ, và nhờ thế họ có thể thuyết phục chủ cho phép họ đến với cộng đoàn hàng tuần vì tin tưởng rằng họ không làm gì xấu để đem mầm bệnh xã hội về cho gia đình chủ. Phải chăng đây cũng là cách truyền giáo?
Nhờ chia sẻ Lời Chúa bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình mà tâm hồn mọi người như được bừng sáng và ấm dần trở lại. Họ bắt đầu thắc mắc về sự khác biệt giữa đức tin Công giáo so với những gì họ được các giáo phái khác trình bày. Thế là trong chương trình sinh hoạt, từ đầu tháng Sáu này, đã có thêm giờ học hỏi Giáo lý Hội thánh Công giáo. Đối với người Công giáo thì đây là dịp giúp họ củng cố đức tin. Người không Công giáo thì có cơ hội tìm hiểu, giải toả thắc mắc nhằm xác định cho mình một lẽ sống đúng đắn. Hiện đã có hai chị xin rửa tội gia nhập đạo nhưng còn gặp trở ngại về vấn đề hành chánh.
Mong ước lớn nhất của cộng đoàn hiện nay là được sự quan tâm của Giáo hội Mẹ giúp cho nơi chốn, nội dung và nhân sự hướng dẫn sinh hoạt ổn định. Từ khi hình thành cho đến nay đã được hơn sáu tháng, cộng đoàn vẫn chỉ là một nhóm tự phát và chưa được thật sự thừa nhận, chấp thuận ngay tại giáo xứ mà họ đang sinh hoạt. Đúng hơn, vì chưa có cơ cấu tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm mục vụ chính thức, lâu dài mà cộng đoàn chưa thể ra mắt với giáo hội địa phương.
Ra công viên ta gặp gỡ và ăn uốngLinh mục Lâm Minh, một thừa sai Paris đang làm việc ở Đại Chủng viện Thánh Thần thuộc giáo phận Hong Kong, dù rất thương yêu mục vụ di dân người Việt, thể hiện qua việc chẳng quảng đường xa và việc cố gắng sử dụng tiếng Việt theo văn hoá tinh thần người Việt, khó có thể giảm bớt trọng trách hiện tại để đến chăm sóc trực tiếp cho cộng đoàn cách sâu rộng và thường xuyên được. Bầy chiên vẫn nhỏ, vẫn vất vưởng vì vẫn chưa có người chăn dắt. Tuy nhiên, nếu ý Chúa muốn thì nhóm nhỏ này có thể sẽ là những hạt giống đầu tiên cho một cộng đoàn Việt Nam ở Macau. Bởi trước mắt, với hơn 10,000 lao động người Việt tại đây thì nhu cầu mục vụ và phục vụ cho đồng hương chắc chắn không phải là không có. Trong một bối cảnh xã hội tự do quay cuồng và đầy hỗn tạp như Macau, con người yếu đuối mỏng giòn dường như càng khao khát lương thực thần linh.
Hàng ngày, trên đường đi chợ, các chị em thỉnh thoảng vẫn nhận được những cái bắt tay ấm áp tình người, những câu chào bập bẹ bằng tiếng Việt cách thân thiện từ các bạn trẻ Mormon người Mỹ, cùng với lời mời đến các lớp học tiếng Quảng Đông hay tiếng Anh mà họ tổ chức miễn phí nhằm giúp cho những di dân có nhu cầu. Đàng khác, các giáo phái Kitô như chứng nhân Jehovah cũng tỏ vẻ không kém phần quan tâm đến “thị trường” lao động nhập cư. Thật ngạc nhiên! Họ còn có cả những tuần báo in offset bằng tiếng Việt trông rất bắt mắt để phát cho không - một món ăn tinh thần cho kẻ tha hương.
Hàng tuần, tại giáo xứ thánh Antôn, cộng đoàn tự phát Việt Nam vẫn họp nhau chia sẻ Lời Chúa và tự gây quỹ cho hoạt động của mình bằng việc đóng góp chút phần khiêm tốn để gọi là chi phí tiền điện cho giáo xứ và photo tài liệu sinh hoạt.
Các linh mục hạt Quang Trị và hạt Hương Quảng Phong thuộc TGP Huế sinh hoạt văn hóa thể thao
Lm Bênêđictô Lê Quang Viên
16:29 24/06/2008
QUẢNG TRỊ - Vào lúc 8 giờ sáng ngày 18 - 06 - 2008, tại sân bóng chuyền của Giáo xứ Nhất Đông, thuộc Hạt Hương Quảng Phong, Giáo Phận Huế, đã diễn ra trận giao hữu bóng chuyền của anh em linh mục trẻ Hạt Hương Quảng Phong và Hạt Quảng Trị. Giáo xứ Nhất Đông hiện nay do linh mục trẻ, Inhaxiô Lê Quang Hoà, làm quản xứ. Ngài đang xây cất lại Nhà Thờ đã bị chiến tranh tàn phá. Chắc sẽ có nhiều ân nhân khắp nơi đóng góp vào việc xây dựng Nhà Chúa nầy.
Trận đấu diễn ra rất sôi nổi ngay từ đầu nhờ sự cổ động nhiệt tình của bà con giáo dân giáo xứ Nhất Đông. Đặc biệt có sự hiện diện của cha Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang, Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị, cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, trưởng ban truyền giáo của Tổng Giáo phận Huế, cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, đặc trách thường huấn các linh mục trẻ, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ từ Rôma về, và các cha đàn anh đến ủng hộ buổi giao hữu sinh hoạt văn hoá thể thao nầy.
Qua năm hiệp, hai đội thi đấu rất quyết liệt và cống hiến những pha bóng đẹp cho khán giả là giáo dân già trẻ của giáo xứ Nhất Đông.
Cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về các cha trẻ thuộc Hạt Quảng Trị với tỉ số 3-2.
Kết thúc trận giao hữu, các cầu thủ chụp hình lưu niệm.
Cha Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị, cha đặc trách thường huấn và cha trưởng ban truyền giáo trao quà và cờ lưu niệm cho hai đội.
Cuối buổi giao lưu, cha Inhaxiô Lê Quang Hòa, Quản Xứ Nhất Đông, mời tất cả các cha dùng bữa cơm thân mật trong tình huynh đệ.
Dịp nầy, Cha hạt trưởng Hạt Quảng Trị nói lên nổi lòng vui sướng của ngài khi thấy các linh mục trẻ có những sinh hoạt văn hoá thể thao rất hữu ích cho đời sống sống mục vụ của mình.
Ngài nói: Giáo Hội chú trọng đến những sinh hoạt văn hóa thể thao nên đã thiết lập một Ban lo về vấn đề nầy.Thể thao lành mạnh đem lại sự vui vẻ thanh cao, sức khoẻ dồi dào và tình liên đới cảm thông. Ước gì những linh mục nói chung, và đặc biệt những linh mục trẻ, chú trọng đến những sinh hoạt văn hóa thể thao lành mạnh không những cho riêng mình, mà còn cho giáo dân và con chiên của mình, nhất là cho những lớp thanh thiếu niên, vì trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, nhiều thú vui hạ cấp đang tìm đủ mọi cách để lôi kéo giáo dân chúng ta đi xuống trụy lạc và đê hèn.
Trận đấu diễn ra rất sôi nổi ngay từ đầu nhờ sự cổ động nhiệt tình của bà con giáo dân giáo xứ Nhất Đông. Đặc biệt có sự hiện diện của cha Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang, Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị, cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, trưởng ban truyền giáo của Tổng Giáo phận Huế, cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, đặc trách thường huấn các linh mục trẻ, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ từ Rôma về, và các cha đàn anh đến ủng hộ buổi giao hữu sinh hoạt văn hoá thể thao nầy.
Qua năm hiệp, hai đội thi đấu rất quyết liệt và cống hiến những pha bóng đẹp cho khán giả là giáo dân già trẻ của giáo xứ Nhất Đông.
Cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về các cha trẻ thuộc Hạt Quảng Trị với tỉ số 3-2.
Kết thúc trận giao hữu, các cầu thủ chụp hình lưu niệm.
Cha Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị, cha đặc trách thường huấn và cha trưởng ban truyền giáo trao quà và cờ lưu niệm cho hai đội.
Cuối buổi giao lưu, cha Inhaxiô Lê Quang Hòa, Quản Xứ Nhất Đông, mời tất cả các cha dùng bữa cơm thân mật trong tình huynh đệ.
Dịp nầy, Cha hạt trưởng Hạt Quảng Trị nói lên nổi lòng vui sướng của ngài khi thấy các linh mục trẻ có những sinh hoạt văn hoá thể thao rất hữu ích cho đời sống sống mục vụ của mình.
Ngài nói: Giáo Hội chú trọng đến những sinh hoạt văn hóa thể thao nên đã thiết lập một Ban lo về vấn đề nầy.Thể thao lành mạnh đem lại sự vui vẻ thanh cao, sức khoẻ dồi dào và tình liên đới cảm thông. Ước gì những linh mục nói chung, và đặc biệt những linh mục trẻ, chú trọng đến những sinh hoạt văn hóa thể thao lành mạnh không những cho riêng mình, mà còn cho giáo dân và con chiên của mình, nhất là cho những lớp thanh thiếu niên, vì trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, nhiều thú vui hạ cấp đang tìm đủ mọi cách để lôi kéo giáo dân chúng ta đi xuống trụy lạc và đê hèn.
Lễ Kỷ Niệm Bách Chu Niên Thành Lập GX Nam Lỗ, GP THái Bình VN
Jos. Vĩnh
23:03 24/06/2008
Giáo Xứ Nam Lỗ, GP. Thái Bình kỷ niệm Bách Chu Niên ngày thành lập giáo xứ
Lễ Vật Giáo Dân Đồng Hương |
Chúng tôi từ Úc Châu về Sàigòn ngày 9 tháng 6, nghỉ ngơi thăm bà con. Sáng thứ Bảy ngày 14 tháng Sáu, phái đoàn Úc Châu chúng tôi nhập chung với phái đoàn đồng hương miền Nam, tháp tùng chuyến bay từ Sàigòn ra Hà Nội, đáp phi trường Nội Bài lúc 7 giờ 30 sáng và được linh mục Dom. Nguyễn Văn Quát, quản xứ Nam Lỗ cho xe lên tận Hà Nội đón chúng tôi.
Sau khi sắp xếp hành lý và mọi người đã an vị trong chiếc xe Bus 32 chỗ. Xe chạy trực chỉ về huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, giáo xứ Nam Lỗ.
Theo bác tài xế cho biết: Hà Nội - Thái Bình quãng đường dài, khoảng hơn 200 cây số, nhưng xe phải chạy gần 4 tiếng đồng hồ. Từ Hưng Yên về Thái Bình đường gồ ghề chật hẹp khó đi, mệt nhất là đoạn đường khoảng 20 cây số từ Thái Bình về giáo xứ Nam Lỗ, phải vượt qua những con đường làng xi măng chật hẹp, chỉ vừa một chiếc xe hơi nhỏ đi lọt, nên chiếc xe Bus chở 32 hành khách của chúng tôi, bác tài đã phải vất vả, khó khăn lắm mới lọt qua các trở ngại để vào đến tận nhà thờ giáo xứ Nam Lỗ.
Thật cảm động, khi bước chân xuống xe, Cha Xứ đã chờ sẵn ở cổng nhà thờ, cầm dù ra đón tiếp phái đoàn chúng tôi. Lần đầu tiên chúng tôi được gặp Ngài trong tâm tình niềm nở, đón tiếp thân thương.
Bữa cơm trưa đã được giáo xứ dọn sẵn thết đãi chúng tôi. Sau khi xuống xe, nghỉ ngơi ăn uống xong, chúng tôi phải chuẩn bị thay quần áo để hoà nhập với bà con cố hương tham dự cuộc rước kiệu trọng thể, khai mạc tuần chầu lượt của giáo phận, do giáo xứ Nam Lỗ đảm trách.
Ngay chiều hôm đó, thứ Bảy 14/6/08, lúc 3 giờ 30 cuộc rước bắt đầu. Đoàn rước được xếp hàng theo từng họ giáo và các đoàn thể, cùng với các giáo xứ bạn lần lượt thứ tự rước đi trên các con đường quê bao bọc các thôn làng lương giáo lẫn lộn, qua những cánh đồng lúa trổ bông thơm ngát hương quê đồng nội. Chặng đường rước, dài khoảng trên 5 cây số. Lịch sử cuộc rước với một chặng đường dài tôi chưa từng tham dự. Bà con giáo xứ cho biết, cứ mỗi lần vào dịp lễ lớn là Cha Xứ tổ chức rước xa như vậy.
Cuộc rước gồm nhiều đoàn thể trong giáo xứ và các giáo xứ bạn lận cận, cùng với nhiều đội kèn trống, trắc tham dự trổi lên những khúc nhạc, vang dội khắp mọi nơi, trong một vùng nông thôn thanh bình tĩnh lặng. Nhiều gia đình cán bộ và dân làng bên lương kéo nhau ra trước cổng đứng xem. Thể hiện qua các khuôn mặt ấy, với những lời bàn tán thì thầm bên nhau, tôi thấy họ có vẻ rất ngưỡng mộ đạo giáo của chúng ta.
Sau khi đoàn rước về lại đến nhà thờ giáo xứ khoảng 6 giờ chiều. Mọi người tập trung trước khán đài Đức Mẹ phía bên trái cuối nhà thờ giáo xứ, để tham dự thánh lễ khai mạc tuần chầu phiên của giáo phận do Đ/ô Tổng Đại Diện giáo phận Thái Bình chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 10 linh mục từ các giáo xứ bạn, các linh mục miền Nam Việt Nam và Hải Ngoại gốc giáo xứ Nam Lỗ về tham dự.
Đại Lễ Kỷ Niệm 100 năm |
Mở đầu Thánh Lễ, linh mục Quản Xứ giới thiệu đến mọi người, quan khách và đồng hương từ khắp mọi nơi trên đất nước và hải ngoại về quê cố hương tham dự ngày Đại Lễ, kế đến vị đại diện giáo xứ lược qua tiểu sử và hành trình xây dựng giáo xứ qua nhiều thời đại cho đến ngày nay, một chặng đường dài trải qua trên 100 năm, từ 1908 đến 2008.
Thánh Lể bắt đầu, khi vị Chủ tế hát kinh vinh danh, thì hàng loạt những tràng pháo bông được bắn lên trời, nổ vang dội và hàng chục chiếc lồng đèn kéo quân được thắp sáng, thả bay cao lên tít không trung, trên bầu trời đêm tối của vùng quê thân thương với những đốm lửa chập chùng. Nổi bật nhất là những cụm pháo bông đầy màu sắc sỡ rực rỡ cùng với những tiếng kèn trống trổi lên, vang dội khắp các thôn làng, một vùng nông thôn đang chìm trong thinh lặng từ bao lâu nay, làm mọi người lương giáo nô nức kéo nhau đến xem, thật vui.
Bài giảng trong thánh lễ được linh mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm từ Úc Châu, quê cố hương gốc giáo họ An Thái, một họ lẻ thuộc Gx. Nam Lỗ chia sẻ về những cảm nghiệm của quê hương từ thuở thiếu thời. Sau Thánh Lễ Đ/ô Chủ sự đặt Mình Thánh Chúa khai mạc giờ chầu của tuần chầu lượt giáo phận.
-10 giờ sáng, Chúa Nhật ngày hôm sau, Thánh Lễ Đại Trào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Nam Lỗ do Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Sang giám mục giáo phận Thái Bình chủ tế, cùng đồng tế có khoảng trên 20 linh mục đến từ nhà thờ chính tòa Thái Bình, các giáo xứ bạn, từ miền Nam và Hải ngoại đến tham dự. Sau Thánh Lễ là tiệc mừng, do giáo xứ thiết đãi quan khách và đồng hương.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Gx. Nam Lỗ, Cha Quản Xứ đã xin phép Đức Giám Mục Giáo Phận cho mở tuần Đại Phúc bắt đầu từ ngày 11 đến hết ngày 18 tháng Sáu năm 2008. Trước ngày Đại Lễ. Cha Quản xứ đã mời các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế về giảng phòng, tĩnh tâm cho toàn thể giáo dân.
-Thứ Tư ngày Tư ngày 11 tháng 6, Thánh Lễ khai mạc Tuần Đại Phúc do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến nguyên giám mục GP Phát Diệm chủ tế.
-Thứ Tư ngày 18 tháng 6 năm 2008, Thánh Lễ bế mạc tuần Đại Phúc kỷ niệm Bách Chu Niên thành lập giáo xứ Nam Lỗ do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giám mục giáo phận Lạng Sơn chủ tế.
Nhà Thờ Gx. Nam Lỗ |
Giáo xứ Nam Lỗ, trải qua bao nhiêu giai đoạn đầy cam go. Sau biến cố 1954 Cha Xứ và giáo dân bỏ quê di cư vào Nam, giáo xứ không có linh mục chủ chăn, giáo dân còn lại rất ít. Với khoảng thời gian dài 48 năm, giáo xứ trống vắng không có linh mục trực tiếp đều hành, mà chỉ trông cậy vào Đức Giám Mục giáo phận và các linh mục từ trên tỉnh hoặc từ phương xa đến giúp giáo xứ. Mãi đến năm 2002 giáo phận mới chính thức bổ nhiệm linh mục Dom. Nguyễn Văn Quát về làm quản xứ, chấm dứt gần một ½ thế kỷ không có linh mục trực tiếp quản nhiệm giáo xứ.
Linh mục Dom. Nguyễn Văn Quát là một linh mục trẻ tuổi, đẹp trai, hoạt bát, tính tình dễ thương. Chỉ mới 6 năm về quản nhiệm giáo xứ, Ngài đã trùng tu, chỉnh trang lại hầu hết các khu vực nhà xứ và thánh đường, giờ đây đã trở nên khang trang, sạch sẽ và đẹp đẽ, với một khu nhà xứ có đầy đủ phòng tiếp khách, hội họp, có phòng ngủ dành riêng cho các tu sĩ vãng lai. Một khu nhà khách có khoảng 10 phòng, mỗi phòng kê được 4 giường, có nhà tắm, toilet riêng cho từng phòng và một toilet lớn công cộng sử dụng chung cho các khu. Các dãy nhà xứ, nhà khách và nhà bếp gối đầu với nhau bằng các mái hiên, tọa lạc theo hình chữ U ngược, gồm 3 dãy nhà biệt lập, phía sau có hồ cá, ao bèo.
Chung quanh khu vực thánh đường và nhà xứ, hầu hết đã được tráng xi măng sạch sẽ, trông rất khang trang. Các cây kiểng và cây cao trồng lên rất nhiều xung quanh khu vực giáo xứ với những bóng mát xum xuê nên thơ, đẹp mắt. Giáo dân và Cha Xứ luôn gắn bó, hợp tác chặt chẽ với nhau trong mọi công tác xây dựng nhà Chúa, chia sẻ những vất vả, ngọt bùi trong tình thương yêu đùm bọc giữa chủ chăn và giáo dân.
Ôi! Giáo xứ quê hương thân thương của tôi là thế đấy. Thật đáng khâm phục.
Kết Quả Xổ Số Ngày Hành Hương Mẹ LaVang 2008
Ban Tổ Chức
23:52 24/06/2008
Kết Quả Xổ Số
Ngày Hành Hương Mẹ LaVang 2008
Trong không khí từng bừng của ngày Hành Hương Mẹ LaVang, tối Thứ Sáu ngày 20 tháng 6 năm 2008 vừa qua, tại nhà hàng “Thần Tài”, với sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Ban Thường Vụ - Phục Vụ LĐCGVN-HK, rất đông quý Linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý khách ân nhân của Liên đoàn và hơn 640 giáo dân từ khắp các Tiểu Bang Hoa Kỳ đã hiện diện và tham dự dạ tiệc gây quỹ Liên Đoàn.
Một chương trình văn nghệ đặc sắc dưới sự điều hợp tuyệt vời của hai Emcees: LM Đồng Minh Quang và LM Tiến Linh cùng với sự hợp tác của các ca nhạc sĩ và giới trẻ tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Arlington, Virginia. đã cống hiến đến thực khách một buổi tối vui tươi và đầy ắp tình người.
Qua phần xổ số, các lô An ủi, Hạng Ba, Hạng Nhì và Hạng Nhất đã được thực hiện do các em thiếu nhi. Riêng lô độc đắc, Ban Tổ Chức đã mời Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn lên rút số cuối cùng.
Sau đây là kết quả cuộc xổ số:
T/T Vé Số Lô Trúng Tên và Điện thọai người trúng
1. 137233 An ủi Phan K. Thạch - (301) 977 1064 (Đã nhận quà)
2. 51791 An ủi Minh Hoàng (316)993 3434
3. 76684 An ủi Đoan Nguyễn (405) 686 1511
4. 136763 An ủi Mợ Én (504) 952 0365
5. 281799 An ủi Đoàn Văn Luyên (361) 872 2252
6. 19316 An ủi L/I Nguyễn Đức Hòa (253) 282 1014
7. 24282 An ủi L/I Nguyễn Đức Hòa (253) 282 1014
8. 214614 An ủi Diệp Hà (909) 629 2254
9. 330944 An ủi Spo, WA (không đề tên & điện thọai)
10. 153949 An ủi (không đề tên) (504) 394 6676
11. 78613 Lô Hạng BA Ngô Q. Lương (815) 636 1107
12. 158422 Lô Hạng NHÌ (không đề tên & điện thọai)
13. 211441 Lô Hạng NHẤT Gia Nguyễn (703) 347 2224
14. 63868 Lô Hạng NHẤT Vũ Bảo Vân (714) 641 5947
15. 399952 Lô ĐỘC ĐẮC Nguyễn Vy (513) 860 9719
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ LaVang, buổi dạ tiệc đã thành công mỹ mãn.
Phó tế Giuse Nguyễn Hòa Phú
Tổng Thư Ký LĐCGVN-HK
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hà Nội Sài Gòn (thơ)
Thái Dương
07:08 24/06/2008
HÀ NỘI SÀI GÒN
Hà Nội có Hồ Gươm lịch sử
Sài Gòn mang ảnh chợ Bến Thành
Cảnh Hà Nội bao đời cổ kính
Phố Sài Gòn "Hòn Ngọc Viễn Đông".
Dáng dấp xưa giờ có còn không?!!!
Quang cảnh ngày xưa giờ dần tan mất
Những công trình chật đất
Lăng ướp xác kiểu Lê Nin hay các Pha ra ông bên Ai Cập
Biểu tượng chùa một cột hay hồ Gươm bị lấp
Sài Gòn ba trăm năm chợ Bến Thành quen mặt
Biểu tượng cất đi thay Bến nhà rồng?
Có phải vì văn minh,vì đỉnh cao trí tuệ đương thời mà bỏ đi
văn hóa,bỏ đi hàng nghìn năm văn hiến hay không?
Sài Gòn rồi sẽ bé đi nhường cho Hà Nội lớn
Công trường ngang công trường dọc rồi sẽ mọc lên như nấm không
chỉ có ở hai đô thị lớn Hà Sài
Chỉ khổ cho dân khóc tiếng khóc bi ai
Khi bị mất nhà,mất đất
Mất mồ mả ông bà và mất luôn cả cảnh ngàn năm văn vật
Liệu mai sau Quốc tử Giám với bia tiến sĩ còn không?
Hay dỡ bỏ để xây một công trình công cộng
Một Sài Gòn thủ đô của một thời chống Cộng
Giờ thành phố Hồ Chí Minh với biểu tượng bến Nhà Rồng
Ôi chợ Bến Thành thân yêu mà có lần xuýt bị phá bỏ
Nếu không nhờ những tiếng nhỏ tiếng to
Hãy giữ lại những bóng hình yêu dấu
Đất Thăng Long nền văn hiến thời đầu
Hãy giữ lại cảnh Sài Gòn thuở ấy
Đã một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông
Sài Gòn Việt Nam lúc 10 giờ 03 phút ngày 24 tháng 06 năm 2008
Hà Nội có Hồ Gươm lịch sử
Sài Gòn mang ảnh chợ Bến Thành
Cảnh Hà Nội bao đời cổ kính
Phố Sài Gòn "Hòn Ngọc Viễn Đông".
Dáng dấp xưa giờ có còn không?!!!
Quang cảnh ngày xưa giờ dần tan mất
Những công trình chật đất
Lăng ướp xác kiểu Lê Nin hay các Pha ra ông bên Ai Cập
Biểu tượng chùa một cột hay hồ Gươm bị lấp
Sài Gòn ba trăm năm chợ Bến Thành quen mặt
Biểu tượng cất đi thay Bến nhà rồng?
Có phải vì văn minh,vì đỉnh cao trí tuệ đương thời mà bỏ đi
văn hóa,bỏ đi hàng nghìn năm văn hiến hay không?
Sài Gòn rồi sẽ bé đi nhường cho Hà Nội lớn
Công trường ngang công trường dọc rồi sẽ mọc lên như nấm không
chỉ có ở hai đô thị lớn Hà Sài
Chỉ khổ cho dân khóc tiếng khóc bi ai
Khi bị mất nhà,mất đất
Mất mồ mả ông bà và mất luôn cả cảnh ngàn năm văn vật
Liệu mai sau Quốc tử Giám với bia tiến sĩ còn không?
Hay dỡ bỏ để xây một công trình công cộng
Một Sài Gòn thủ đô của một thời chống Cộng
Giờ thành phố Hồ Chí Minh với biểu tượng bến Nhà Rồng
Ôi chợ Bến Thành thân yêu mà có lần xuýt bị phá bỏ
Nếu không nhờ những tiếng nhỏ tiếng to
Hãy giữ lại những bóng hình yêu dấu
Đất Thăng Long nền văn hiến thời đầu
Hãy giữ lại cảnh Sài Gòn thuở ấy
Đã một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông
Sài Gòn Việt Nam lúc 10 giờ 03 phút ngày 24 tháng 06 năm 2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu (13)
Vũ Văn An
03:59 24/06/2008
CHƯƠNG MƯỜI MỘT: NHỮNG NĂM GIỮA CỦA HÔN NHÂN
Giai đoạn hai của cuộc sống hôn nhân kéo dài hơn giai đoạn đầu nhiều, nó bắt đầu khoảng tuổi 30 và chấm dứt khoảng tuổi 50. Ðây là những năm trong đó các con đã học xong và bắt đầu rời gia đình. Cũng trong thời gian này, vợ chồng kinh qua nhiều thay đổi quan trọng về xã hội và tâm lý, mà nổi bật nhất là thay đổi nhân cách. Ðối với truyền thống Do thái và Kitô giáo vốn trọng tính vĩnh viễn của hôn nhân, những năm này rất quan trọng, vì ngay cả đối với những cuộc hôn nhân bề ngoài xem ra bền vững và thoả mãn, những hiểu lầm và tranh chấp rất có thể sẽ xẩy ra trong giai đoạn này, đôi khi dẫn hôn nhân đến tan vỡ. Những cuộc hôn nhân này rất khó phạm trù hóa. Có phải đã có vấn đề ngay từ lúc đầu hay những khó khăn ấy chỉ xuất hiện sau này trong cuộc sống hôn nhân? Có thể cả hai, vì khi khảo sát các cuộc hôn nhân trong giai đoạn hai này, ta thường thấy chúng có những vấn đề tiếp diễn từ giai đoạn đầu chuyển qua nhưng cũng có những vấn đề mới trồi lên nữa.
Một lần nữa, giai đọan hai này cũng được miêu tả dựa vào các chiều kích xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Trong hai mươi năm này, vợ chồng thường có khuynh hướng ổn định nơi ăn chốn ở. Họ có thể bắt buộc phải di đi nơi khác vì lý do công ăn việc làm, nhưng hai vợ chồng luôn cố gắng để giảm thiểu đến mức tối đa, tùy theo việc làm hoặc nghề nghiệp của họ. Thay nơi ăn chốn ở hoài, tự nó, đã có vấn đề rồi, đặc biệt đối với người vợ, vì bà cứ phải kết bạn thân rồi lại phải chia tay họ.Việc đổi nhà đôi lúc khá đau buồn vì người ta mất đi sự thân thuộc vốn có đối với nhà cửa, khu vực và bạn bè.
Sự sắp xếp việc nhà đến lúc này kể như đã thành nếp và việc đóng góp của chồng con vào việc quán xuyến gia đình một phần tùy thuộc vào công ăn việc làm của người vợ và cấu trúc xã hội của chính gia đình họ. Có ông chồng giúp nhiều, có ông giúp ít. Nhưng nếu người vợ đi làm, và điều này càng ngày càng xẩy ra nhiều trong hai thập niên này, thì chắc chắn bà cần được giúp nếu không muốn bị mệt mỏi quá sức. Ðôi khi có trường hợp ngược lại, nghĩa là người vợ đi làm còn người chồng ở nhà trông nom việc nhà và con cái. Sự đảo ngược này khá hiếm nhưng cho thấy tính cách uyển chuyển được xã hội ngày nay chấp nhận.
Một nét đặc biệt của hai thập niên này là di động tính về phương diện xã hội, cả đi lên lẫn đi xuống. Ði xuống do bệnh nặng (thể lý hay tâm thần), cờ bạc, say sưa hay làm ăn thất thường. Ði lên do công việc làm ăn thành công. Nếu thành công này do buôn bán, rất có thể do đó mà người chồng có nhiều bạn bè cũng như sở thích mới trong đó người vợ bị loại ra ngoài; đôi khi, cũng có thể ngược lại. Kết quả là sở thích hai bên đã ra xa lạ. Ðặc biệt nếu người vợ đã cố gắng nhiều trong việc hy sinh để cổ động cho lợi ích của chồng mà giờ đây thấy mình trở thành thừa thãi trong cuộc sống của ông, thì hẳn nhiên điều ấy quá đau đớn đối với bà.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thuộc giai cấp III (không làm việc tay chân) dễ đi đến li dị hơn là các giai cấp I, II và IV (1). Một trong những lý do của hiện tượng này là sự bất ổn qua đó sự thăng tiến đi lên tạo ra sự chia rẽ giữa vợ chồng; sự thăng tiến này cũng có thể tạo nên sự bất ổn về tình bạn ở chỗ những người bạn xưa của cả hai người nay có thể bị loại trừ, hoặc ở chỗ những bạn bè mới lại chỉ là bạn của một trong hai người mà thôi. Sự bất thường trong mạng lưới xã hội mang lại bất lợi cho sự bền vững của hôn nhân.
Ðối với các giai cấp quản trị và chuyên nghiệp, tuổi bốn mươi là tuổi quan trọng. Ðây là lúc một số người thấy mình đã đạt tới điểm cao nhất trong nghề nghiệp của mình, có điều điểm cao này một là thấp hơn lòng chờ mong, hai là vượt quá khả năng đến nỗi không đương đầu được. Trong cả hai trường hợp, họ đều lâm vào một căng thẳng có tính xã hội và tâm lý. Tuy nhiên, đại đa số người ta, cả đàn bà lẫn đàn ông, đều biết sáng suốt chấp nhận các giới hạn trong việc thăng tiến nghề nghiệp của mình đủ để không rơi vào một trong hai trạng huống trên. Biến động duy nhất trong những hoàn cảnh này là việc mất việc do tình cảnh dư người thiếu việc (redundancy).
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
Sức khỏe cuả tuyệt đại đa số các cặp vợ chồng đều vẫn khả quan trong suốt hai thập niên này. Tuy nhiên, một vài chứng ung thư hay đau tim có thể xuất hiện; đàn bà dễ mắc ung thư trong khi đàn ông dễ mắc đau tim hơn. Hội chứng buồn sầu sau khi sinh nở có thể xẩy ra, làm cản trở khá nhiều sinh hoạt dục tính, cũng như đời sống thân mật và nghỉ ngơi giải trí. Các hội chứng này tiếp diễn từ giai đoạn đầu của hôn nhân, có thể gặm nhấm mạnh mẽ sự bền vững và hạnh phúc của hôn nhân.
Hạnh phúc lứa đôi liên hệ khá chặt chẽ với việc thỏa mãn tính dục. Trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ về 100,000 phụ nữ, người ta thấy 94% các bà vợ tự cho mình là những người 'thường rất được hạnh phúc' đã cho hay cuộc sống tính dục của họ thoả đáng hoặc rất thỏa đáng, và ngược lại có đến 54% cho hay các liên hệ tính dục của họ nghèo nàn thì đều là những người rất bất hạnh trong hôn nhân (2). Một cuộc nghiên cứu tại Anh (3) cho thấy trong số những cuộc hôn nhân ổn định, 96 đàn bà và 98 đàn ông cho rằng khía cạnh tính dục trong cuộc sống họ đã bắt đầu có và tiếp diễn thỏa đáng hoặc những khó khăn lúc ban đầu nay đã được giải quyết tốt đẹp. Mặt khác, 38% những người đàn bà ly dị và 30% những người đàn ông ly dị cho hay khởi đầu cuộc sống tính dục của họ khả quan, nhưng sau đó thì trên đà xuống dốc.
Những khó khăn về tính dục trong giai đoạn này có thể là những khó khăn đã có từ giai đoạn đầu vốn chưa được cải thiện và nay không còn chịu đựng nổi. Lời phàn nàn có thể liên quan đến những trục trặc liên tiếp trên bình diện cơ phận sinh dục nhưng phần lớn là thái độ không thoả đáng đối với việc giao hợp. Các bà vợ thường phàn nàn rằng người chồng chỉ biết đến mình, không chút quan tâm, và còn vũ phu nữa. Chỉ biết đến mình và vũ phu có ý nói đến việc thiếu biểu lộ âu yếm trước lúc giao hợp, đạt tới khóai ngất nhanh quá, không giúp vợ cơ hội được khoái ngất như mình, làm tình trong lúc say khướt, bắt vợ làm tình khi vợ không muốn, bạo hành vợ trước khi giao hợp và cứ nằng nặc đòi làm tình kiểu này kiểu nọ. Còn người chồng thì hay than phiền là vợ mình lạnh nhạt, hay khước từ hoặc chẳng quan tâm gì đến chuyện gối chăn.
Thêm vào đó, cuộc sống chăn gối cũng có thể chịu ảnh hưởng do hậu quả những vụ lăng nhăng tình ái ngoài hôn nhân. Kinsey ước tính có đến 26% đàn bà và 50% đàn ông ngoại tình ở tuổi 40 (4). Những con số này được đưa ra tại Mỹ trong những năm 1950 nên cần được cập nhật hóa.
Có nhiều chứng cớ cho thấy nhiều cuộc hôn nhân vẫn vượt qua được một hoặc hai vụ ngoại tình mà không thiệt hại nặng nề đến vô phương cứu chữa. Sau cú sốc đầu tiên, vợ chồng có thể hiểu ra nhu cầu cần phải thay đổi bản thân để thích ứng tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những hoàn cảnh vì cơ sở hạ tầng của mối nhân duyên đã quá mỏng dòn sẵn rồi, nên chỉ cần một vụ ngoại tình thôi cũng đủ mang lại một đổ vỡ vô phương hàn gắn. Chuyện này thường xẩy ra khi mối nhân duyên đã tồi đi trong nhiều năm và người ta muốn dùng vụ ngoại tình như dấu chỉ cho thấy họ muốn đi tìm một ý trung nhân khác. Câu truyện trong Phúc âm Thánh Gioan (Jn 8:1-11) cho thấy rõ ngọai tình là vấn đề nghiêm trọng nhưng đấy không phải là lý do để giết người phạm tội. Trái lại nó là dịp để tha thứ và bắt đầu lại.
Ngoại tình buộc ta phải khảo sát những nguyên cớ ở đàng sau nó. Một trong các nguyên cớ ấy đã được nhắc đến trên đây, tức là mối liên hệ đang tồi tệ đi không còn thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của vợ chồng nữa. Trong trường hợp này, vợ chồng cần phải nghiêm chỉnh sét xem đâu là vấn đề và nếu cần nhờ người khác giúp ý kiến. Ngoại tình trong hoàn cảnh ấy là lời cảnh cáo nghiêm khắc đòi ta phải chú tâm đến.
Có những người đàn ông và đàn bà tự cho phép mình có những mối tình vụng trộm ngoài hôn nhân khi cuộc sống tính dục của họ không được thoả mãn hoặc thiếu vắng hẳn. Một lần nữa đây cũng là một cảnh cáo đòi phải chỉnh đốn lại chức năng dục tính, và ngày nay hơn lúc nào khác người ta thấy có rất nhiều trợ giúp trong phạm vi này.
Tuy nhiên lại có những người thường xuyên ngoại tình dù cuộc sống tính dục cũng như cuộc sống tình cảm trong hôn nhân của họ rất thỏa đáng. Ðó là những người đàn ông đàn bà vừa vẫn làm tình với vợ hoặc chồng mình vừa vẫn đi kiếm những cuộc tình bên ngoài. Rõ ràng họ là những người ích kỷ, lấy mình làm trung tâm, quá buông thả về tính dục, khó mà bào chữa chi được. Họ không bao giờ biết no đủ về tính dục, ngay cả khi những cuộc tình kia chỉ thoáng qua và vô mục đích.
Các nghiên cứu gần đây càng ngày càng cho thấy tác phong tính dục có quan hệ mật thiết với nhân cách (5). Những người hướng ngoại với ham muốn tính dục cao thường khoái giao hợp quá độ. Nhưng cũng giống như các tác phong hướng ngoại khác, việc giao hợp này khá thường xuyên nhưng nông cạn và không can dự gì nhiều vào chính những tầng sâu của nhân cách người bạn tình. Những người như vậy cần có mức kích thích cao về giác quan và cần rất nhiều cảm kích xúc cảm mới ảnh hưởng đuợc họ. Bề ngoài, người hướng ngoại xem ra có vẻ sung sức lắm, nhưng thực ra họ cần được kích thích thường xuyên và cao độ mới có thể có hứng, và cái hứng này không giữ được lâu, cho nên cần được lặp đi lặp lại hoài. Chính vì thế, người hướng ngoại có vô số những cuộc tình vụng trộm, nhưng chả cuộc tình nào sâu sắc cả vì họ bị thúc đẩy bởi một bản chất luôn cần được kích thích. Ðiều này không có nghĩa là người hướng ngọai không thể tự chế được tác phong của họ, nhưng việc ấy khá khó khăn và cái ham vui tức thời khiến họ không ngừng đi tìm một kinh nghiệm đáng tin cậy và bền bỉ.
Tình trạng bất ổn của người hướng ngoại cũng có thể áp dụng cho những người hướng nội với ham muốn tính dục thấp, nhiều gượng ép mạnh, nhiều mặc cảm tội lỗi và nhiều khó khăn khi gặp gỡ người khác phái. Những người này cũng có khuynh hướng hay đi thử những giao du tính dục phất phơ mau qua. Sau cùng ta thấy sinh hoạt tính dục của những người vốn đã chôn chặt cuộc sống tình cảm, bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, tính toán và không thể duy trì được bất cứ liên hệ gần gũi nào. Những người như thế thường dùng giao hợp như những cố gắng tuyệt vọng để phá vỡ sự kềm kẹp của tình trạng tha hóa làm họ xa cách người khác. Những người đàn ông này đặc biệt chỉ chiụ được những giao tiếp ấm áp cho một thời gian rất hạn chế và tính dục chỉ là phương thế cho họ phá tan sự cô lập.
Những cuộc tình vụng trộm ngoài hôn nhân kiểu trên làm ta khó mà xếp tất cả các vụ ngoại tình vào một nhóm. Chúa Kitô đã tránh việc kết án, nhưng chỉ thị của Ngài phải đi và đừng phạm tội nữa, hoặc phải thắng vượt các khó khăn nhân bản là điều có thể thực hiện được cách dễ dàng hơn nếu ta chịu tìm hiểu nhân cách một cách sâu sắc hơn.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
Cũng như các khó khăn tính dục, những vấn đề xúc cảm như không thông đạt với nhau, ít thì giờ dành cho nhau hoặc những tranh chấp tồn đọng không giải quyết đã có từ giai đoạn đầu nay có thể tiếp diễn qua giai đoạn hai. Và vì những vấn đề ấy được xem như dai dẳng mãi, nên liên hệ vợ chồng không tránh khỏi việc bắt đầu thoái hóa. Tuy nhiên, phần đông các cuộc hôn nhân đã thích ứng và đương đầu được với các khó khăn này. Những khó khăn đặc biệt thuộc phạm vi xúc cảm trong giai đoạn này là những khó khăn liên quan đến những thay đổi về nhân cách.
ÐỘC LẬP - LỆ THUỘC
Ðiểm đầu tiên có cơ thay đổi là mức độ lệ thuộc về xúc cảm của người này đối với người kia. Lệ thuộc về xúc cảm là một người phối ngẫu, tỷ dụ người vợ, luôn luôn hướng về chồng để được chỉ dẫn, soi sáng và quyết định. Theo một nghĩa nào đó, người chồng chỉ là khuôn mặt nối dài của người cha. Tuy nhiên, dần dà, sự lệ thuộc này sẽ giảm đi. Càng ngày bà càng muốn thử sống cuộc sống mình theo những lượng giá và những quyết định của chính mình. Khi thấy sự tăng trưởng này, người chồng cần khuyến khích vợ và thích ứng theo trình độ tự lập mới nơi vợ mình. Phần lớn các ông chồng làm được điều ấy và nhờ thế phát sinh được một trình độ tự lập hỗ tương. Ðiều này không có nghĩa là nay không cần đến sự lệ thuộc nữa, nhưng sự lệ thuộc này nay trở thành chín chắn, nó giúp người vợ tuy vẫn trông cậy nơi chồng, nhưng sẽ không còn hoảng sợ đến rụng rời nếu chồng không có đó hoặc không có câu trả lời cụ thể. Sự lệ thuộc chín chắn nói lên sự nâng đỡ nhau nhưng không làm mất tự do của nhau trong việc tự điều khiển lấy cuộc sống của mình.
Một số ông chồng hoặc bà vợ ngược lại không chấp nhận sự thay đổi trên. Họ đã quá quen với việc thi thố quyền hành rồi nên nay không thể chịu được việc phải chia sẻ quyền hành ấy. Sự độc lập của người phối ngẫu đe dọa chính vị thế của họ, nên họ không thể khoan nhượng được. Khi chống lại những thay đổi này, họ làm người phối ngẫu nổi giận, và dần dần cảm thấy mình bị giam hãm và ngột ngạt. Sự giận hờn này lan sang lãnh vực tính dục và hậu quả là từ khước ái ân. Sự từ khước này sẽ dẫn đến tranh cãi và chẳng mấy chốc cuộc hôn nhân lâm vào thế hỗn loạn. Một cuộc hôn nhân như thế đương nhiên cần phải được sự trợ giúp từ bên ngoài, đừng để quá trễ khi người phối ngẫu kia đã cương quyết không còn muốn sống chung nữa.
LÀM SÁNG TỎ BẢN SẮC
Khi những người phối ngẫu trước đây vẫn lệ thuộc chồng hoặc vợ nhưng nay bắt đầu thóat ly khỏi ảnh hưởng của những người này, họ sẽ suy nghĩ, cảm nhận, hành động và đánh giá cuộc đời họ trên quan điểm của chính họ. Họ không còn nhìn sự vật theo cách nhìn của người phối ngẫu nữa. Họ thay đổi các giá trị và ưu tiên, họ thấy rõ họ là ai, mục đích trong đời của họ là gì và họ muốn làm gì với cuộc đời của họ. Ðây là chỗ các tranh chấp trong hôn nhân có thể xẩy ra. Người phối ngẫu có thể cả quyết là họ không còn muốn kết hôn nữa, họ lầm ơn gọi, lầm người, lầm lối sống. Người chung sống có thể vẫn còn là bạn, nhưng nhất định không còn là người phối ngẫu nữa. Sự sáng tỏ bản sắc này có thể xẩy ra chầm chậm mà cũng có thể xẩy ra nhanh chóng trong tuổi 30 hoặc 40. Người ngoài cuộc sẽ hết sức ngạc nhiên trước những hoàn cảnh như thế vì không thể hiểu được những biến động nội tâm đang xẩy ra trong cái sâu thẳm của nhân cách.
LÒNG TỰ HÀO
Khi người ta không tự lập và mơ hồ về bản sắc, thì điều đó có nghĩa là họ chỉ chiếm hữu được bản thân rất ít. Họ hành động bằng thân xác, nhưng cái thân xác ấy dường như vẫn còn thuộc về cha mẹ hoặc người thay quyền, họ suy nghĩ bằng tư tưởng nhưng những tư tưởng này là của người khác, họ cảm nhận nhưng những cảm nhận này được họ vay mượn từ rất nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau. Chỉ khi nào họ cởi bỏ được những ảnh hưởng bên ngoài ấy và biết chấp nhận mình như cái gì thuộc về mình thì lòng tự hào mới có được. Chỉ lúc ấy họ mới thấy mình đáng được chú ý. Ðiều họ được ca ngợi thực sự thuộc về chính con người họ, họ đáng yêu là bởi vì cái được yêu là chính bản thân họ. Ngợi ca, khẳng nhận và yêu thương được tiếp nhận và đáp trả vì người tiếp nhận và đáp trả ấy không còn sống nhờ sự cho phép nhân hậu của người khác nữa. Sự biến đổi của Pinocchio là sự biến đổi từ một đồ chơi bằng gỗ thành một cậu bé thực sự; còn sự biến đổi của mỗi người chúng ta là sự biến đổi từ một cuộc hiện sinh và từ những giá trị được ủy quyền qua việc tự chấp nhận và tự chiếm hữu lấy cái tôi đáng yêu của mình.
Phần đóng góp của mỗi người phối ngẫu vào việc lên bản sắc của người bạn đời thật đáng kể. Thay vì tìm cách trì hoãn và ngăn cấm, người bạn đời biết tương cảm trước những thay đổi của người phối ngẫu sẽ góp phần làm dễ diễn trình kia.
Những thay đổi trên có thể vun đắp hoặc phá hủy một cuộc hôn nhân. Chúng là thành phần của diễn trình tăng trưởng mà cũng có thể là một khủng hoảng kéo dài trong cuộc sống hôn nhân, do đó có thể dẫn đến sự tăng trưởng hỗ tương thỏa đáng nhưng cũng có thể làm cho mối liên hệ tan tành. Sự trợ giúp đối với hôn nhân do đó cần phải vươn tới những chiều sâu xa của các thay đổi này. Sự trợ giúp như vậy là một trong các thánh đố của hôn nhân hiện đại.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC
Ðiểm chủ yếu trong giai đoạn hai của hôn nhân là sự kiện các tầng sâu hơn của nhân cách tìm cách được phát biểu ra. Hai vợ chồng bắt đầu liên hệ với những phần nhân cách đến lúc đó chưa được phát triển, chưa được chấp nhận hoặc còn ở sâu trong tiềm thức. Ðiểm duy nhất có tính cách quan trọng trong giai đoạn này là sự thay đổi về cách nhìn, về thái độ, về ý kiến và các giá trị. Thí dụ thường thấy là người chồng có thể thay đổi các ưu tiên của ông từ xu hướng làm việc và tham vọng thành công qua việc nhận ra tầm quan trọng của sống, của liên hệ, của cảm nhận và của tương hành với người khác. Ông có thể thích nhận công việc khác có liên hệ đến giáo hội, đến công tác xã hội hoặc một vài hình thức chăm sóc nào khác. Người vợ cũng có thể có những biến chuyển như vậy. Các quan điểm chính trị có thể thay đổi và quả thực bất cứ điều gì được trân trọng trước đây nay thẩy đều có thể thay đổi. Ðiều quan trọng là những thay đổi này cần gặp nhau và hai vợ chồng cùng chấp nhận những thay đổi ở nơi nhau.
CHIỀU KÍCH TÂM LINH
Xung khắc về tôn giáo có thể xẩy ra do các thái độ đối nghịch về các vấn đề như ngừa thai, triệt sản và phá thai. Ðối với một số lương tâm Kitô hữu, một số hoặc tất cả các hành động trên bị lên án một cách nặng nề, cho nên nếu người phối ngẫu nào cứ nằng nặc đòi áp dụng một trong các hành động ấy thì chắc chắn sẽ có đụng chạm nặng về tâm linh.
Ngoài những xung khắc đặc biệt kể trên, việc lên sắc nhân cách như đã bàn cũng có thể đưa đến kết quả từ bỏ đức tin mà ta đã được giáo dục. Ðức tin ấy, nếu không được hội nhập một cách hữu hiệu vào chính nhân cách, sẽ trở nên vô nghĩa như một ảnh hưởng xa lạ cần phải gạt bỏ. Có điều lạ là việc từ khước một đức tin chính thức nhiều khi lại khiến người ta quan tâm đến Chúa nhiều hơn. Việc không còn thực hành niềm tin như thế có thể dẫn đến những xung khắc liên quan đến tôn giáo của con cái.
Nhưng đối với đại đa số các cuộc hôn nhân, các hành động hỗ tương ngày một được thâm hậu hơn trong các lãnh vực nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng sẽ dần dần dẫn hai vợ chồng tìm về chính suối nguồn phát sinh ra tình yêu của họ. Tình yêu này càng thâm hậu thế nào thì những suối nguồn tâm linh phát sinh ra cái thực thể năng động ấy càng ảnh hưởng trên đời họ. Sự liên kết giữa tình yêu, huyền nhiệm và Thiên Chúa có thể không rõ ràng nhưng vợ chồng nào cũng nhận ra sợi giây nối kết hoặc sự hiện diện của một cái gì đó khiến họ phải biến đổi mỗi khi họ ý thức được sự hiện diện của nó.
CON CÁI
Hai mươi năm này phủ trùm thời gian các con bước vào ngưỡng cửa học đường và tốt nghiệp. Tăng trưởng về tri thức được biết đến nhiều nhất và là chú tâm chính của học đường. Cha mẹ có thể cộng tác vào việc tăng trưởng tri thức của các con bằng những khích lệ thích đáng. Nhưng một cách đặc thù, cha mẹ có trách nhiệm trong việc giúp các con có điều kiện phát triển tính tự lập, phát triển các vai trò giới tính cũng như khả năng thấy mình đáng yêu. Khả năng biết yêu và được yêu được nội tâm hóa phần lớn từ bầu khí con trẻ được hít thở trong gia đình. Khả năng sẵn sàng yêu thương này phải hội nhập với việc bừng dậy của tính dục thể lý ở tuổi dậy thì, hai công việc mà cha mẹ có bổn phận phải chuẩn bị song hành.
Sau cùng là tuổi thiếu niên và đó là giai đoạn cuối cùng trong diễn trình tách rời giữa người đang lớn và cha mẹ họ. Các thiếu niên vẫn có thể còn ở lại nhà trong khi học hỏi cách đương đầu với cuộc sống sau khi rời khỏi nhà trường, hoặc học tiếp lên hay ra đi làm, nhưng cũng có thể từ giã gia đình đi sống riêng. Khả năng có thể rời bỏ gia đình, đương đầu với việc làm cũng như thiết lập các mối liên hệ với người khác phái là những thách đố chính của tuổi thiếu niên.
Trong diễn trình thực hiện các mục tiêu trên, việc đôi lúc có những căng thẳng với cha mẹ là điều không thể tránh được, nhưng không tất yếu phải có những cơn sóng gió như người ta thường dự tưởng. Nhiều gia đình đã đương đầu được với tuổi thiếu niên với rất ít thảm họa.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
2. Levin, R. And Levin, A., Sexual Pleasure: The Surprising Preference of 100,000 Women. Redbook 1975.
3. Thornes and Collard, p.102.
4. Kinsey A.C. et al., Sexual Behaviour of The Human Female. W.B. Saunders, 1953.
5. Eysenck, H.J., Sex and Personality. Abacus 1978.
Giai đoạn hai của cuộc sống hôn nhân kéo dài hơn giai đoạn đầu nhiều, nó bắt đầu khoảng tuổi 30 và chấm dứt khoảng tuổi 50. Ðây là những năm trong đó các con đã học xong và bắt đầu rời gia đình. Cũng trong thời gian này, vợ chồng kinh qua nhiều thay đổi quan trọng về xã hội và tâm lý, mà nổi bật nhất là thay đổi nhân cách. Ðối với truyền thống Do thái và Kitô giáo vốn trọng tính vĩnh viễn của hôn nhân, những năm này rất quan trọng, vì ngay cả đối với những cuộc hôn nhân bề ngoài xem ra bền vững và thoả mãn, những hiểu lầm và tranh chấp rất có thể sẽ xẩy ra trong giai đoạn này, đôi khi dẫn hôn nhân đến tan vỡ. Những cuộc hôn nhân này rất khó phạm trù hóa. Có phải đã có vấn đề ngay từ lúc đầu hay những khó khăn ấy chỉ xuất hiện sau này trong cuộc sống hôn nhân? Có thể cả hai, vì khi khảo sát các cuộc hôn nhân trong giai đoạn hai này, ta thường thấy chúng có những vấn đề tiếp diễn từ giai đoạn đầu chuyển qua nhưng cũng có những vấn đề mới trồi lên nữa.
Một lần nữa, giai đọan hai này cũng được miêu tả dựa vào các chiều kích xã hội, thể lý, xúc cảm, tri thức và tâm linh.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Trong hai mươi năm này, vợ chồng thường có khuynh hướng ổn định nơi ăn chốn ở. Họ có thể bắt buộc phải di đi nơi khác vì lý do công ăn việc làm, nhưng hai vợ chồng luôn cố gắng để giảm thiểu đến mức tối đa, tùy theo việc làm hoặc nghề nghiệp của họ. Thay nơi ăn chốn ở hoài, tự nó, đã có vấn đề rồi, đặc biệt đối với người vợ, vì bà cứ phải kết bạn thân rồi lại phải chia tay họ.Việc đổi nhà đôi lúc khá đau buồn vì người ta mất đi sự thân thuộc vốn có đối với nhà cửa, khu vực và bạn bè.
Sự sắp xếp việc nhà đến lúc này kể như đã thành nếp và việc đóng góp của chồng con vào việc quán xuyến gia đình một phần tùy thuộc vào công ăn việc làm của người vợ và cấu trúc xã hội của chính gia đình họ. Có ông chồng giúp nhiều, có ông giúp ít. Nhưng nếu người vợ đi làm, và điều này càng ngày càng xẩy ra nhiều trong hai thập niên này, thì chắc chắn bà cần được giúp nếu không muốn bị mệt mỏi quá sức. Ðôi khi có trường hợp ngược lại, nghĩa là người vợ đi làm còn người chồng ở nhà trông nom việc nhà và con cái. Sự đảo ngược này khá hiếm nhưng cho thấy tính cách uyển chuyển được xã hội ngày nay chấp nhận.
Một nét đặc biệt của hai thập niên này là di động tính về phương diện xã hội, cả đi lên lẫn đi xuống. Ði xuống do bệnh nặng (thể lý hay tâm thần), cờ bạc, say sưa hay làm ăn thất thường. Ði lên do công việc làm ăn thành công. Nếu thành công này do buôn bán, rất có thể do đó mà người chồng có nhiều bạn bè cũng như sở thích mới trong đó người vợ bị loại ra ngoài; đôi khi, cũng có thể ngược lại. Kết quả là sở thích hai bên đã ra xa lạ. Ðặc biệt nếu người vợ đã cố gắng nhiều trong việc hy sinh để cổ động cho lợi ích của chồng mà giờ đây thấy mình trở thành thừa thãi trong cuộc sống của ông, thì hẳn nhiên điều ấy quá đau đớn đối với bà.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thuộc giai cấp III (không làm việc tay chân) dễ đi đến li dị hơn là các giai cấp I, II và IV (1). Một trong những lý do của hiện tượng này là sự bất ổn qua đó sự thăng tiến đi lên tạo ra sự chia rẽ giữa vợ chồng; sự thăng tiến này cũng có thể tạo nên sự bất ổn về tình bạn ở chỗ những người bạn xưa của cả hai người nay có thể bị loại trừ, hoặc ở chỗ những bạn bè mới lại chỉ là bạn của một trong hai người mà thôi. Sự bất thường trong mạng lưới xã hội mang lại bất lợi cho sự bền vững của hôn nhân.
Ðối với các giai cấp quản trị và chuyên nghiệp, tuổi bốn mươi là tuổi quan trọng. Ðây là lúc một số người thấy mình đã đạt tới điểm cao nhất trong nghề nghiệp của mình, có điều điểm cao này một là thấp hơn lòng chờ mong, hai là vượt quá khả năng đến nỗi không đương đầu được. Trong cả hai trường hợp, họ đều lâm vào một căng thẳng có tính xã hội và tâm lý. Tuy nhiên, đại đa số người ta, cả đàn bà lẫn đàn ông, đều biết sáng suốt chấp nhận các giới hạn trong việc thăng tiến nghề nghiệp của mình đủ để không rơi vào một trong hai trạng huống trên. Biến động duy nhất trong những hoàn cảnh này là việc mất việc do tình cảnh dư người thiếu việc (redundancy).
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
Sức khỏe cuả tuyệt đại đa số các cặp vợ chồng đều vẫn khả quan trong suốt hai thập niên này. Tuy nhiên, một vài chứng ung thư hay đau tim có thể xuất hiện; đàn bà dễ mắc ung thư trong khi đàn ông dễ mắc đau tim hơn. Hội chứng buồn sầu sau khi sinh nở có thể xẩy ra, làm cản trở khá nhiều sinh hoạt dục tính, cũng như đời sống thân mật và nghỉ ngơi giải trí. Các hội chứng này tiếp diễn từ giai đoạn đầu của hôn nhân, có thể gặm nhấm mạnh mẽ sự bền vững và hạnh phúc của hôn nhân.
Hạnh phúc lứa đôi liên hệ khá chặt chẽ với việc thỏa mãn tính dục. Trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ về 100,000 phụ nữ, người ta thấy 94% các bà vợ tự cho mình là những người 'thường rất được hạnh phúc' đã cho hay cuộc sống tính dục của họ thoả đáng hoặc rất thỏa đáng, và ngược lại có đến 54% cho hay các liên hệ tính dục của họ nghèo nàn thì đều là những người rất bất hạnh trong hôn nhân (2). Một cuộc nghiên cứu tại Anh (3) cho thấy trong số những cuộc hôn nhân ổn định, 96 đàn bà và 98 đàn ông cho rằng khía cạnh tính dục trong cuộc sống họ đã bắt đầu có và tiếp diễn thỏa đáng hoặc những khó khăn lúc ban đầu nay đã được giải quyết tốt đẹp. Mặt khác, 38% những người đàn bà ly dị và 30% những người đàn ông ly dị cho hay khởi đầu cuộc sống tính dục của họ khả quan, nhưng sau đó thì trên đà xuống dốc.
Những khó khăn về tính dục trong giai đoạn này có thể là những khó khăn đã có từ giai đoạn đầu vốn chưa được cải thiện và nay không còn chịu đựng nổi. Lời phàn nàn có thể liên quan đến những trục trặc liên tiếp trên bình diện cơ phận sinh dục nhưng phần lớn là thái độ không thoả đáng đối với việc giao hợp. Các bà vợ thường phàn nàn rằng người chồng chỉ biết đến mình, không chút quan tâm, và còn vũ phu nữa. Chỉ biết đến mình và vũ phu có ý nói đến việc thiếu biểu lộ âu yếm trước lúc giao hợp, đạt tới khóai ngất nhanh quá, không giúp vợ cơ hội được khoái ngất như mình, làm tình trong lúc say khướt, bắt vợ làm tình khi vợ không muốn, bạo hành vợ trước khi giao hợp và cứ nằng nặc đòi làm tình kiểu này kiểu nọ. Còn người chồng thì hay than phiền là vợ mình lạnh nhạt, hay khước từ hoặc chẳng quan tâm gì đến chuyện gối chăn.
Thêm vào đó, cuộc sống chăn gối cũng có thể chịu ảnh hưởng do hậu quả những vụ lăng nhăng tình ái ngoài hôn nhân. Kinsey ước tính có đến 26% đàn bà và 50% đàn ông ngoại tình ở tuổi 40 (4). Những con số này được đưa ra tại Mỹ trong những năm 1950 nên cần được cập nhật hóa.
Có nhiều chứng cớ cho thấy nhiều cuộc hôn nhân vẫn vượt qua được một hoặc hai vụ ngoại tình mà không thiệt hại nặng nề đến vô phương cứu chữa. Sau cú sốc đầu tiên, vợ chồng có thể hiểu ra nhu cầu cần phải thay đổi bản thân để thích ứng tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những hoàn cảnh vì cơ sở hạ tầng của mối nhân duyên đã quá mỏng dòn sẵn rồi, nên chỉ cần một vụ ngoại tình thôi cũng đủ mang lại một đổ vỡ vô phương hàn gắn. Chuyện này thường xẩy ra khi mối nhân duyên đã tồi đi trong nhiều năm và người ta muốn dùng vụ ngoại tình như dấu chỉ cho thấy họ muốn đi tìm một ý trung nhân khác. Câu truyện trong Phúc âm Thánh Gioan (Jn 8:1-11) cho thấy rõ ngọai tình là vấn đề nghiêm trọng nhưng đấy không phải là lý do để giết người phạm tội. Trái lại nó là dịp để tha thứ và bắt đầu lại.
Ngoại tình buộc ta phải khảo sát những nguyên cớ ở đàng sau nó. Một trong các nguyên cớ ấy đã được nhắc đến trên đây, tức là mối liên hệ đang tồi tệ đi không còn thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của vợ chồng nữa. Trong trường hợp này, vợ chồng cần phải nghiêm chỉnh sét xem đâu là vấn đề và nếu cần nhờ người khác giúp ý kiến. Ngoại tình trong hoàn cảnh ấy là lời cảnh cáo nghiêm khắc đòi ta phải chú tâm đến.
Có những người đàn ông và đàn bà tự cho phép mình có những mối tình vụng trộm ngoài hôn nhân khi cuộc sống tính dục của họ không được thoả mãn hoặc thiếu vắng hẳn. Một lần nữa đây cũng là một cảnh cáo đòi phải chỉnh đốn lại chức năng dục tính, và ngày nay hơn lúc nào khác người ta thấy có rất nhiều trợ giúp trong phạm vi này.
Tuy nhiên lại có những người thường xuyên ngoại tình dù cuộc sống tính dục cũng như cuộc sống tình cảm trong hôn nhân của họ rất thỏa đáng. Ðó là những người đàn ông đàn bà vừa vẫn làm tình với vợ hoặc chồng mình vừa vẫn đi kiếm những cuộc tình bên ngoài. Rõ ràng họ là những người ích kỷ, lấy mình làm trung tâm, quá buông thả về tính dục, khó mà bào chữa chi được. Họ không bao giờ biết no đủ về tính dục, ngay cả khi những cuộc tình kia chỉ thoáng qua và vô mục đích.
Các nghiên cứu gần đây càng ngày càng cho thấy tác phong tính dục có quan hệ mật thiết với nhân cách (5). Những người hướng ngoại với ham muốn tính dục cao thường khoái giao hợp quá độ. Nhưng cũng giống như các tác phong hướng ngoại khác, việc giao hợp này khá thường xuyên nhưng nông cạn và không can dự gì nhiều vào chính những tầng sâu của nhân cách người bạn tình. Những người như vậy cần có mức kích thích cao về giác quan và cần rất nhiều cảm kích xúc cảm mới ảnh hưởng đuợc họ. Bề ngoài, người hướng ngoại xem ra có vẻ sung sức lắm, nhưng thực ra họ cần được kích thích thường xuyên và cao độ mới có thể có hứng, và cái hứng này không giữ được lâu, cho nên cần được lặp đi lặp lại hoài. Chính vì thế, người hướng ngoại có vô số những cuộc tình vụng trộm, nhưng chả cuộc tình nào sâu sắc cả vì họ bị thúc đẩy bởi một bản chất luôn cần được kích thích. Ðiều này không có nghĩa là người hướng ngọai không thể tự chế được tác phong của họ, nhưng việc ấy khá khó khăn và cái ham vui tức thời khiến họ không ngừng đi tìm một kinh nghiệm đáng tin cậy và bền bỉ.
Tình trạng bất ổn của người hướng ngoại cũng có thể áp dụng cho những người hướng nội với ham muốn tính dục thấp, nhiều gượng ép mạnh, nhiều mặc cảm tội lỗi và nhiều khó khăn khi gặp gỡ người khác phái. Những người này cũng có khuynh hướng hay đi thử những giao du tính dục phất phơ mau qua. Sau cùng ta thấy sinh hoạt tính dục của những người vốn đã chôn chặt cuộc sống tình cảm, bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, tính toán và không thể duy trì được bất cứ liên hệ gần gũi nào. Những người như thế thường dùng giao hợp như những cố gắng tuyệt vọng để phá vỡ sự kềm kẹp của tình trạng tha hóa làm họ xa cách người khác. Những người đàn ông này đặc biệt chỉ chiụ được những giao tiếp ấm áp cho một thời gian rất hạn chế và tính dục chỉ là phương thế cho họ phá tan sự cô lập.
Những cuộc tình vụng trộm ngoài hôn nhân kiểu trên làm ta khó mà xếp tất cả các vụ ngoại tình vào một nhóm. Chúa Kitô đã tránh việc kết án, nhưng chỉ thị của Ngài phải đi và đừng phạm tội nữa, hoặc phải thắng vượt các khó khăn nhân bản là điều có thể thực hiện được cách dễ dàng hơn nếu ta chịu tìm hiểu nhân cách một cách sâu sắc hơn.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
Cũng như các khó khăn tính dục, những vấn đề xúc cảm như không thông đạt với nhau, ít thì giờ dành cho nhau hoặc những tranh chấp tồn đọng không giải quyết đã có từ giai đoạn đầu nay có thể tiếp diễn qua giai đoạn hai. Và vì những vấn đề ấy được xem như dai dẳng mãi, nên liên hệ vợ chồng không tránh khỏi việc bắt đầu thoái hóa. Tuy nhiên, phần đông các cuộc hôn nhân đã thích ứng và đương đầu được với các khó khăn này. Những khó khăn đặc biệt thuộc phạm vi xúc cảm trong giai đoạn này là những khó khăn liên quan đến những thay đổi về nhân cách.
ÐỘC LẬP - LỆ THUỘC
Ðiểm đầu tiên có cơ thay đổi là mức độ lệ thuộc về xúc cảm của người này đối với người kia. Lệ thuộc về xúc cảm là một người phối ngẫu, tỷ dụ người vợ, luôn luôn hướng về chồng để được chỉ dẫn, soi sáng và quyết định. Theo một nghĩa nào đó, người chồng chỉ là khuôn mặt nối dài của người cha. Tuy nhiên, dần dà, sự lệ thuộc này sẽ giảm đi. Càng ngày bà càng muốn thử sống cuộc sống mình theo những lượng giá và những quyết định của chính mình. Khi thấy sự tăng trưởng này, người chồng cần khuyến khích vợ và thích ứng theo trình độ tự lập mới nơi vợ mình. Phần lớn các ông chồng làm được điều ấy và nhờ thế phát sinh được một trình độ tự lập hỗ tương. Ðiều này không có nghĩa là nay không cần đến sự lệ thuộc nữa, nhưng sự lệ thuộc này nay trở thành chín chắn, nó giúp người vợ tuy vẫn trông cậy nơi chồng, nhưng sẽ không còn hoảng sợ đến rụng rời nếu chồng không có đó hoặc không có câu trả lời cụ thể. Sự lệ thuộc chín chắn nói lên sự nâng đỡ nhau nhưng không làm mất tự do của nhau trong việc tự điều khiển lấy cuộc sống của mình.
Một số ông chồng hoặc bà vợ ngược lại không chấp nhận sự thay đổi trên. Họ đã quá quen với việc thi thố quyền hành rồi nên nay không thể chịu được việc phải chia sẻ quyền hành ấy. Sự độc lập của người phối ngẫu đe dọa chính vị thế của họ, nên họ không thể khoan nhượng được. Khi chống lại những thay đổi này, họ làm người phối ngẫu nổi giận, và dần dần cảm thấy mình bị giam hãm và ngột ngạt. Sự giận hờn này lan sang lãnh vực tính dục và hậu quả là từ khước ái ân. Sự từ khước này sẽ dẫn đến tranh cãi và chẳng mấy chốc cuộc hôn nhân lâm vào thế hỗn loạn. Một cuộc hôn nhân như thế đương nhiên cần phải được sự trợ giúp từ bên ngoài, đừng để quá trễ khi người phối ngẫu kia đã cương quyết không còn muốn sống chung nữa.
LÀM SÁNG TỎ BẢN SẮC
Khi những người phối ngẫu trước đây vẫn lệ thuộc chồng hoặc vợ nhưng nay bắt đầu thóat ly khỏi ảnh hưởng của những người này, họ sẽ suy nghĩ, cảm nhận, hành động và đánh giá cuộc đời họ trên quan điểm của chính họ. Họ không còn nhìn sự vật theo cách nhìn của người phối ngẫu nữa. Họ thay đổi các giá trị và ưu tiên, họ thấy rõ họ là ai, mục đích trong đời của họ là gì và họ muốn làm gì với cuộc đời của họ. Ðây là chỗ các tranh chấp trong hôn nhân có thể xẩy ra. Người phối ngẫu có thể cả quyết là họ không còn muốn kết hôn nữa, họ lầm ơn gọi, lầm người, lầm lối sống. Người chung sống có thể vẫn còn là bạn, nhưng nhất định không còn là người phối ngẫu nữa. Sự sáng tỏ bản sắc này có thể xẩy ra chầm chậm mà cũng có thể xẩy ra nhanh chóng trong tuổi 30 hoặc 40. Người ngoài cuộc sẽ hết sức ngạc nhiên trước những hoàn cảnh như thế vì không thể hiểu được những biến động nội tâm đang xẩy ra trong cái sâu thẳm của nhân cách.
LÒNG TỰ HÀO
Khi người ta không tự lập và mơ hồ về bản sắc, thì điều đó có nghĩa là họ chỉ chiếm hữu được bản thân rất ít. Họ hành động bằng thân xác, nhưng cái thân xác ấy dường như vẫn còn thuộc về cha mẹ hoặc người thay quyền, họ suy nghĩ bằng tư tưởng nhưng những tư tưởng này là của người khác, họ cảm nhận nhưng những cảm nhận này được họ vay mượn từ rất nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau. Chỉ khi nào họ cởi bỏ được những ảnh hưởng bên ngoài ấy và biết chấp nhận mình như cái gì thuộc về mình thì lòng tự hào mới có được. Chỉ lúc ấy họ mới thấy mình đáng được chú ý. Ðiều họ được ca ngợi thực sự thuộc về chính con người họ, họ đáng yêu là bởi vì cái được yêu là chính bản thân họ. Ngợi ca, khẳng nhận và yêu thương được tiếp nhận và đáp trả vì người tiếp nhận và đáp trả ấy không còn sống nhờ sự cho phép nhân hậu của người khác nữa. Sự biến đổi của Pinocchio là sự biến đổi từ một đồ chơi bằng gỗ thành một cậu bé thực sự; còn sự biến đổi của mỗi người chúng ta là sự biến đổi từ một cuộc hiện sinh và từ những giá trị được ủy quyền qua việc tự chấp nhận và tự chiếm hữu lấy cái tôi đáng yêu của mình.
Phần đóng góp của mỗi người phối ngẫu vào việc lên bản sắc của người bạn đời thật đáng kể. Thay vì tìm cách trì hoãn và ngăn cấm, người bạn đời biết tương cảm trước những thay đổi của người phối ngẫu sẽ góp phần làm dễ diễn trình kia.
Những thay đổi trên có thể vun đắp hoặc phá hủy một cuộc hôn nhân. Chúng là thành phần của diễn trình tăng trưởng mà cũng có thể là một khủng hoảng kéo dài trong cuộc sống hôn nhân, do đó có thể dẫn đến sự tăng trưởng hỗ tương thỏa đáng nhưng cũng có thể làm cho mối liên hệ tan tành. Sự trợ giúp đối với hôn nhân do đó cần phải vươn tới những chiều sâu xa của các thay đổi này. Sự trợ giúp như vậy là một trong các thánh đố của hôn nhân hiện đại.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC
Ðiểm chủ yếu trong giai đoạn hai của hôn nhân là sự kiện các tầng sâu hơn của nhân cách tìm cách được phát biểu ra. Hai vợ chồng bắt đầu liên hệ với những phần nhân cách đến lúc đó chưa được phát triển, chưa được chấp nhận hoặc còn ở sâu trong tiềm thức. Ðiểm duy nhất có tính cách quan trọng trong giai đoạn này là sự thay đổi về cách nhìn, về thái độ, về ý kiến và các giá trị. Thí dụ thường thấy là người chồng có thể thay đổi các ưu tiên của ông từ xu hướng làm việc và tham vọng thành công qua việc nhận ra tầm quan trọng của sống, của liên hệ, của cảm nhận và của tương hành với người khác. Ông có thể thích nhận công việc khác có liên hệ đến giáo hội, đến công tác xã hội hoặc một vài hình thức chăm sóc nào khác. Người vợ cũng có thể có những biến chuyển như vậy. Các quan điểm chính trị có thể thay đổi và quả thực bất cứ điều gì được trân trọng trước đây nay thẩy đều có thể thay đổi. Ðiều quan trọng là những thay đổi này cần gặp nhau và hai vợ chồng cùng chấp nhận những thay đổi ở nơi nhau.
CHIỀU KÍCH TÂM LINH
Xung khắc về tôn giáo có thể xẩy ra do các thái độ đối nghịch về các vấn đề như ngừa thai, triệt sản và phá thai. Ðối với một số lương tâm Kitô hữu, một số hoặc tất cả các hành động trên bị lên án một cách nặng nề, cho nên nếu người phối ngẫu nào cứ nằng nặc đòi áp dụng một trong các hành động ấy thì chắc chắn sẽ có đụng chạm nặng về tâm linh.
Ngoài những xung khắc đặc biệt kể trên, việc lên sắc nhân cách như đã bàn cũng có thể đưa đến kết quả từ bỏ đức tin mà ta đã được giáo dục. Ðức tin ấy, nếu không được hội nhập một cách hữu hiệu vào chính nhân cách, sẽ trở nên vô nghĩa như một ảnh hưởng xa lạ cần phải gạt bỏ. Có điều lạ là việc từ khước một đức tin chính thức nhiều khi lại khiến người ta quan tâm đến Chúa nhiều hơn. Việc không còn thực hành niềm tin như thế có thể dẫn đến những xung khắc liên quan đến tôn giáo của con cái.
Nhưng đối với đại đa số các cuộc hôn nhân, các hành động hỗ tương ngày một được thâm hậu hơn trong các lãnh vực nâng đỡ nhau, chữa lành nhau và cùng nhau tăng trưởng sẽ dần dần dẫn hai vợ chồng tìm về chính suối nguồn phát sinh ra tình yêu của họ. Tình yêu này càng thâm hậu thế nào thì những suối nguồn tâm linh phát sinh ra cái thực thể năng động ấy càng ảnh hưởng trên đời họ. Sự liên kết giữa tình yêu, huyền nhiệm và Thiên Chúa có thể không rõ ràng nhưng vợ chồng nào cũng nhận ra sợi giây nối kết hoặc sự hiện diện của một cái gì đó khiến họ phải biến đổi mỗi khi họ ý thức được sự hiện diện của nó.
CON CÁI
Hai mươi năm này phủ trùm thời gian các con bước vào ngưỡng cửa học đường và tốt nghiệp. Tăng trưởng về tri thức được biết đến nhiều nhất và là chú tâm chính của học đường. Cha mẹ có thể cộng tác vào việc tăng trưởng tri thức của các con bằng những khích lệ thích đáng. Nhưng một cách đặc thù, cha mẹ có trách nhiệm trong việc giúp các con có điều kiện phát triển tính tự lập, phát triển các vai trò giới tính cũng như khả năng thấy mình đáng yêu. Khả năng biết yêu và được yêu được nội tâm hóa phần lớn từ bầu khí con trẻ được hít thở trong gia đình. Khả năng sẵn sàng yêu thương này phải hội nhập với việc bừng dậy của tính dục thể lý ở tuổi dậy thì, hai công việc mà cha mẹ có bổn phận phải chuẩn bị song hành.
Sau cùng là tuổi thiếu niên và đó là giai đoạn cuối cùng trong diễn trình tách rời giữa người đang lớn và cha mẹ họ. Các thiếu niên vẫn có thể còn ở lại nhà trong khi học hỏi cách đương đầu với cuộc sống sau khi rời khỏi nhà trường, hoặc học tiếp lên hay ra đi làm, nhưng cũng có thể từ giã gia đình đi sống riêng. Khả năng có thể rời bỏ gia đình, đương đầu với việc làm cũng như thiết lập các mối liên hệ với người khác phái là những thách đố chính của tuổi thiếu niên.
Trong diễn trình thực hiện các mục tiêu trên, việc đôi lúc có những căng thẳng với cha mẹ là điều không thể tránh được, nhưng không tất yếu phải có những cơn sóng gió như người ta thường dự tưởng. Nhiều gia đình đã đương đầu được với tuổi thiếu niên với rất ít thảm họa.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
2. Levin, R. And Levin, A., Sexual Pleasure: The Surprising Preference of 100,000 Women. Redbook 1975.
3. Thornes and Collard, p.102.
4. Kinsey A.C. et al., Sexual Behaviour of The Human Female. W.B. Saunders, 1953.
5. Eysenck, H.J., Sex and Personality. Abacus 1978.
Thông Báo
Chúc mừng Tân Linh mục Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
VietCatholic Network
21:10 24/06/2008
Thầy Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
(Bút danh là Anmai, CSsR, là cộng tác viên của VietCatholic)
sẽ được thụ phong Linh mục vào ngày 28/6/2008 tại Saigòn.
Tân Linh Mục Thịnh sẽ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn:
* tại Trung Tâm Mai Hoà, Lô 6, An Nhơn Tây, Củ Chi
vào lúc 16 giờ 00, ngày, ngày 28 tháng 06 năm 2008,
** tại Giáo Xứ Thánh Phaolô Tống Viết Bường
J.10 Hương Giang, Cư xá Bắc Hải, P.15, Q.10
vào lúc 17 giờ 00, Ngày Chúa Nhật, ngày 29 tháng 06 năm 2008
Chúng tôi hợp lời ngợi khen Thiên Chúa nhân lành
và chia niềm vui với Dòng Chúa Cứu Thế;
Ông Bà Cố thân sinh: Antôn Vũ Hữu Quý và Anna-Maria Đỗ Thị Hiền;
với đại Gia Đình, thân quyến và Gia đình thiêng liêng
trong những ngày trọng đại sắp tới.
LM Gioan Trần Công Nghị
và Toàn Ban Biên Tập VietCatholic
hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa
và cầu nguyện cho tân linh mục được tràn đầy Ơn Thánh Chúa.
Văn Hóa
Họa Sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt kỷ niệm 50 năm Hội Họa
Diễm Châu
10:06 24/06/2008
Họa Sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt kỷ niệm 50 năm Hội Họa…
Ngày 12 & 13 tháng 7 năm 2008 tới đây, là ngày triển lãm kỷ niệm 50 năm cầm cọ của họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt, được tổ chức tại: Việt Báo, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683. Tel: (909) 856- 7784.
Họa sĩ ViVi ít khi xuất hiện ở Quận Cam. Ông và gia đình sống đơn sơ và ẩn dật ở một thành phố nhỏ, trong một mái nhà tranh, toàn tranh... kề cận biên giới Mễ gần thành phố San Diego, California, dành hết thì giờ để sáng tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
Ông có nhiều dự định về mỹ thuật phải làm, trước mắt là sáng tạo bộ sưu tập 50 bức tranh vẽ các “danh nhân và tác phẩm” nổi tiếng trong ngành mỹ thuật. Ông đã hoàn tất gần hai mươi bức, và sẽ trưng bày một số các tác phẩm nầy trong ngày triển lãm sắp đến.
Nói về tiểu sử của họa sĩ ViVi, thì ai cũng biết ông được ái mộ nhiều qua loạt tranh bìa vẽ cho báo Tuổi Hoa khi còn ở trong nước… Sau đó là nhiều con tem trúng giải nhất của ông, đã lưu hành hơn ba mươi con tem trên khắp lãnh thổ Việt Nam thời trước 1975.
Trước khi cộng tác với Tuổi Hoa, họa sĩ ViVi là một Sư Huynh dòng La San. Chắc bạn đọc hẳn lạ lùng khi biết thêm điều nầy. Mời các bạn hãy đọc những hàng ghi lại về ViVi, viết bởi Sư Huynh (frère) Valery Nguyễn Văn An, hiện là Giám Đốc của Nhà La San San Jose (Director of Community of LaSalle Vietnam House San Jose) hiện nay.
Vài kỷ niệm với Họa Sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt
Năm 1961, chúng tôi theo học tại Đồi La San, Nha Trang. Ngoài chương trình học văn hóa, chúng tôi sinh hoạt đoàn thể với nhau theo khuôn mẫu Hùng Tâm Dũng Chí (Coeurs Vaillants). Mỗi đội được cấp một bảng ghi lại những sinh hoạt của đội trong tuần.
Sau lần đi dạo chơi vùng ven biển ở trại lính Đồng Đế, phía bên kia đèo Rù Rì, gọi là Corniche, trên một bảng đội gắn hình vẽ cảnh biển Nha Trang. Ai nấy khi thấy hình vẽ nầy đều trầm trồ khen ngợi. Ngay cả sư huynh Bề Trên Gaston, một họa sĩ từng du học ở Belgique về, cũng phải ngẩn ngơ thán phục: “Một tài năng họa sĩ đang ở giữa chúng ta!”… Đó là anh Võ Hùng Kiệt.
Kể từ hôm “tài năng họa sĩ” lộ danh, anh Kiệt được mời vào ban biên tập làm báo, phân chia công tác đảm trách “tranh bìa và truyện bằng tranh” cho Tờ Thông Tin Liên Lạc BẠN của Sơ Tập Viện (sau này đổi tên là Chuẩn Viện La San) tại Đồi La San, Nha Trang. Danh tiếng đồn xa sau vài số báo. Sư Huynh Giám Tỉnh Bernard Bường đâu thể để một “tài năng” như vậy mai một, liền xin anh Võ Hùng Kiệt đảm nhận thêm phần trình bày cho tập san LIÊN LẠC của Tỉnh Dòng Saigòn.
Một hôm, anh Võ Liêm (sau này là Frère Nicet Võ Liêm), bạn cùng lớp với tôi, và tôi đang đứng chiêm ngắm anh Kiệt trổ tài vẽ truyện bằng tranh trên giấy stencil. Tiếng rè rè đều đặn của ngòi bút stencil vang đến đâu, thì trên giấy lộ ra nét vẽ tuyệt vời đến đó.
Tôi suýt xoa, “Hết sẩy!” Anh Liêm thì chỉ mỉm cười, gật gù đầu khen thưởng. Có lẽ nụ cười mỉm chi trên gương mặt non choẹt dễ thương của anh Liêm đã làm cho họa sĩ Kiệt… động lòng trắc ẩn! Con mắt nghệ sĩ có khác! Họ “thấy” được những nét đơn sơ trên gương mặt của một người nào đó, mà người “phàm phu tục tử” không thấy được. Anh Kiệt nhìn qua gương mặt của Liêm, liền rè rè qua máy bút stencil, đổi thay gương mặt nhân vật chính trong truyện bằng tranh, theo gương mặt của sư huynh Liêm. Tôi không ngừng suýt xoa, “Hết sẩy!”
Bề Trên Gaston, xuất thân từ trường nghệ thuật Ecole de Saint Luc tại Belgique, phát động chương trình thi đua nghệ thuật trong Sơ Tập Viện, bao gồm tranh vẽ, điêu khắc, nắn hình tạc tượng, v.v. Anh Võ Hùng Kiệt có dịp phát huy tài năng nghệ thuật về mọi mặt: hội họa đã “hết sẩy”, điêu khắc và tạc tượng cũng không ai bằng. 14 chặng đường thánh giá khắc trên gỗ vừa ra mắt, ai nấy giơ hai ngón tay cái lên cao chấm… hạng nhất!
Năm 1963, anh Võ Hùng Kiệt lên Nhà Tập, mặc áo dòng La San, và được mang tên là Frère Vauthier Tân. Bề trên Bruno tận dụng tài năng sẵn có của Frère Vauthier Tân, giao trách nhiệm trang hoàng nhà thờ. Những bức tranh màu vẽ trên các cửa sổ vòng quanh cung thánh xuất hiện từ đó, là một “Kiệt” tác.
Ai ai đi tham quan Đồi La San, ghé vào nhà thờ, cũng phải trầm trồ khen ngợi.
* Sư Huynh Valery Nguyễn Văn An
Buổi triển lãm “ViVi Võ Hùng Kiệt 50 Năm Hội Họa” do Web Site www.hoasivietnam.com tổ chức, cùng với sự tiếp tay của một số thân hữu, hội đoàn. Quí vị yêu thích nghệ thuật muốn tham gia hay bảo trợ, chúng tôi hân hạnh chào đón. Số điện thoại liên hệ: (909) 856- 7784. Email: catdonsa@yahoo.com
Ngày 12 & 13 tháng 7 năm 2008 tới đây, là ngày triển lãm kỷ niệm 50 năm cầm cọ của họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt, được tổ chức tại: Việt Báo, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683. Tel: (909) 856- 7784.
Họa sĩ ViVi ít khi xuất hiện ở Quận Cam. Ông và gia đình sống đơn sơ và ẩn dật ở một thành phố nhỏ, trong một mái nhà tranh, toàn tranh... kề cận biên giới Mễ gần thành phố San Diego, California, dành hết thì giờ để sáng tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
Nói về tiểu sử của họa sĩ ViVi, thì ai cũng biết ông được ái mộ nhiều qua loạt tranh bìa vẽ cho báo Tuổi Hoa khi còn ở trong nước… Sau đó là nhiều con tem trúng giải nhất của ông, đã lưu hành hơn ba mươi con tem trên khắp lãnh thổ Việt Nam thời trước 1975.
Trước khi cộng tác với Tuổi Hoa, họa sĩ ViVi là một Sư Huynh dòng La San. Chắc bạn đọc hẳn lạ lùng khi biết thêm điều nầy. Mời các bạn hãy đọc những hàng ghi lại về ViVi, viết bởi Sư Huynh (frère) Valery Nguyễn Văn An, hiện là Giám Đốc của Nhà La San San Jose (Director of Community of LaSalle Vietnam House San Jose) hiện nay.
Vài kỷ niệm với Họa Sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt
Năm 1961, chúng tôi theo học tại Đồi La San, Nha Trang. Ngoài chương trình học văn hóa, chúng tôi sinh hoạt đoàn thể với nhau theo khuôn mẫu Hùng Tâm Dũng Chí (Coeurs Vaillants). Mỗi đội được cấp một bảng ghi lại những sinh hoạt của đội trong tuần.
Sau lần đi dạo chơi vùng ven biển ở trại lính Đồng Đế, phía bên kia đèo Rù Rì, gọi là Corniche, trên một bảng đội gắn hình vẽ cảnh biển Nha Trang. Ai nấy khi thấy hình vẽ nầy đều trầm trồ khen ngợi. Ngay cả sư huynh Bề Trên Gaston, một họa sĩ từng du học ở Belgique về, cũng phải ngẩn ngơ thán phục: “Một tài năng họa sĩ đang ở giữa chúng ta!”… Đó là anh Võ Hùng Kiệt.
Kể từ hôm “tài năng họa sĩ” lộ danh, anh Kiệt được mời vào ban biên tập làm báo, phân chia công tác đảm trách “tranh bìa và truyện bằng tranh” cho Tờ Thông Tin Liên Lạc BẠN của Sơ Tập Viện (sau này đổi tên là Chuẩn Viện La San) tại Đồi La San, Nha Trang. Danh tiếng đồn xa sau vài số báo. Sư Huynh Giám Tỉnh Bernard Bường đâu thể để một “tài năng” như vậy mai một, liền xin anh Võ Hùng Kiệt đảm nhận thêm phần trình bày cho tập san LIÊN LẠC của Tỉnh Dòng Saigòn.
Một hôm, anh Võ Liêm (sau này là Frère Nicet Võ Liêm), bạn cùng lớp với tôi, và tôi đang đứng chiêm ngắm anh Kiệt trổ tài vẽ truyện bằng tranh trên giấy stencil. Tiếng rè rè đều đặn của ngòi bút stencil vang đến đâu, thì trên giấy lộ ra nét vẽ tuyệt vời đến đó.
Tôi suýt xoa, “Hết sẩy!” Anh Liêm thì chỉ mỉm cười, gật gù đầu khen thưởng. Có lẽ nụ cười mỉm chi trên gương mặt non choẹt dễ thương của anh Liêm đã làm cho họa sĩ Kiệt… động lòng trắc ẩn! Con mắt nghệ sĩ có khác! Họ “thấy” được những nét đơn sơ trên gương mặt của một người nào đó, mà người “phàm phu tục tử” không thấy được. Anh Kiệt nhìn qua gương mặt của Liêm, liền rè rè qua máy bút stencil, đổi thay gương mặt nhân vật chính trong truyện bằng tranh, theo gương mặt của sư huynh Liêm. Tôi không ngừng suýt xoa, “Hết sẩy!”
Bề Trên Gaston, xuất thân từ trường nghệ thuật Ecole de Saint Luc tại Belgique, phát động chương trình thi đua nghệ thuật trong Sơ Tập Viện, bao gồm tranh vẽ, điêu khắc, nắn hình tạc tượng, v.v. Anh Võ Hùng Kiệt có dịp phát huy tài năng nghệ thuật về mọi mặt: hội họa đã “hết sẩy”, điêu khắc và tạc tượng cũng không ai bằng. 14 chặng đường thánh giá khắc trên gỗ vừa ra mắt, ai nấy giơ hai ngón tay cái lên cao chấm… hạng nhất!
Năm 1963, anh Võ Hùng Kiệt lên Nhà Tập, mặc áo dòng La San, và được mang tên là Frère Vauthier Tân. Bề trên Bruno tận dụng tài năng sẵn có của Frère Vauthier Tân, giao trách nhiệm trang hoàng nhà thờ. Những bức tranh màu vẽ trên các cửa sổ vòng quanh cung thánh xuất hiện từ đó, là một “Kiệt” tác.
Ai ai đi tham quan Đồi La San, ghé vào nhà thờ, cũng phải trầm trồ khen ngợi.
* Sư Huynh Valery Nguyễn Văn An
Buổi triển lãm “ViVi Võ Hùng Kiệt 50 Năm Hội Họa” do Web Site www.hoasivietnam.com tổ chức, cùng với sự tiếp tay của một số thân hữu, hội đoàn. Quí vị yêu thích nghệ thuật muốn tham gia hay bảo trợ, chúng tôi hân hạnh chào đón. Số điện thoại liên hệ: (909) 856- 7784. Email: catdonsa@yahoo.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mái Nhà Tranh
Sen K.
00:18 24/06/2008
MÁI NHÀ TRANH
Ảnh của Sen K. – Philippines
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo
Yêu nhau chẳng quản giầu nghèo,
Không bùa không thuốc mà theo mới là.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền