Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 13 Mùa Quanh Năm 26/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:57 25/06/2022
BÀI ĐỌC 1 1V 19:16b,19-21
Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.
Ngày ấy, Đức Chúa phán với ngôn sứ Ê-li-a: “Ngươi sẽ xức dầu tấn phong Ê-li-sa con Sa-phát, làm ngôn sứ thay cho ngươi.”
Ông Ê-li-a ra đi và gặp ông Ê-li-sa là con ông Sa-phát đang cày ruộng; trước mặt ông Ê-li-sa có mười hai cặp bò; chính ông thì đi theo cặp thứ mười hai. Ông Ê-li-a đi ngang qua, ném tấm áo choàng của mình lên người ông Ê-li-sa.
Ông này liền để bò lại, chạy theo ông Ê-li-a và nói: “Xin cho con về hôn cha mẹ để từ giã, rồi con sẽ đi theo ông.”
Ông Ê-li-a trả lời: “Cứ về đi! Thầy có làm gì anh đâu?”
Ông Ê-li-sa bỏ ông Ê-li-a mà về, bắt cặp bò giết làm lễ tế, lấy cày làm củi nấu thịt đãi người nhà. Rồi ông đứng dậy, đi theo ông Ê-li-a và phục vụ ông.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Gl 5:1,13-18
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ga-lát.
Thưa anh em, chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa.
Quả thế, thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau.
Vì tất cả Lề Luật được nên trọn trong điều răn duy nhất này là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Nhưng nếu anh em cắn xé nhau thì hãy coi chừng: anh em tiêu diệt lẫn nhau đấy!
Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy, anh em sẽ không còn thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa. Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn. Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG 1Sm 3:9, Ga 6:68c
Alleluia. Alleluia.
Lạy Chúa, cúi xin Ngài phán dạy, tôi tớ Ngài đang lắng tai để ý; Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.
Alleluia.
TIN MỪNG Lc 9:51-62
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.
Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”
Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Đức Giê-su nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi!” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”
Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giê-su bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”
Đó là Lời Chúa.
Kỳ Thị Chủng Tộc - Luke 9:51-62
Lm Nguyễn Trung Tây
07:33 25/06/2022
LM Nguyễn Trung Tây
Kỳ Thị Chủng Tộc - Luke 9:51-62
Thánh Gandi của người Ấn Độ đã từng tuyên bố, tôi tin Đức Giêsu nhưng không tin những người đi theo Ngài. Bởi thế chúng ta không ngạc nhiên khi nhận ra những người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu đã đi theo Ngài cả một khoảng đường dài 3 năm. Nhưng họ vẫn mang đậm chất người. Hỷ nộ ái ố vẫn còn nằm sâu trong máu. Và khi cơ hội tới, những nét trần tục xuất hiện ngay trên đầu môi.
Theo như bài Tin Mừng của Chúa Nhật 13 Mùa Thường Niên, trên con đường thiên lý từ Bắc Galilê dẫn về thành đô Jerusalem, Đức Giêsu và những người môn đệ đi tới một ngôi làng của người Samaria. Bởi những căng thẳng trong quá khứ giữa hai dân tộc, người Do Thái không giao tiếp với người Samaria. Chưa hết, người Do Thái trong đời sống thường nhật đối xử và coi người Samaria như công dân hạng hai trong xã hội. Bởi thế, khi bị người dân làng Samaria từ chối, không tiếp đón, anh em ông Giacôbê và Gioan nổi giận. Cả hai mở miệng đề nghị với Đức Giêsu gửi lửa trời xuống, đốt thiêu cả một ngôi làng của người Samaria.
Cũng chính hai vị tông đồ này, Giacôbê và Gioan, đã từng nói nhỏ vào tai Đức Giêsu, “Mai này trong vương quốc của Ngài, xin cho chúng con một người bên tả một người bên hữu.” Qua câu nói này, cả hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đều xác nhận với độc giả Kinh Thánh phần nào lý do thật sự đã khiến họ bỏ lại sau lưng thuyền đánh cá để đi theo Đức Giêsu. Đó là, họ mong đợi một tương lai rạng ngời tiền bạc và vinh quang quyền lực vào vị vua trần thế Giêsu. Bởi thế, khi Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, cả hai anh em và những người môn đệ khác đã bỏ chạy, mặc cho Đức Giêsu một thân cô thế giữa giáo mác và gươm đao của lính La Mã.
Chuyện kỳ thị chủng tộc vẫn còn xảy ra với nhiều Kitô hữu trong ngày hôm nay. Vết thương gây ra bởi tệ nạn màu da vẫn còn mưng mủ, chưa chịu lên da non.
Có những em thanh niên đã từng nói với tôi bố mẹ em không cho em yêu Mỹ đen hoặc Mễ. Mẹ em nói, nếu em đám cưới với người Mỹ đen, mẹ em sẽ bỏ, không tham dự thánh lễ cưới và tiệc cưới.
Mới đây thôi, thời Covid-19 còn tung hoành, bởi nguồn gốc của virus chết người xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Hoa, nhiều người Mỹ gốc Á Châu bị hành hung ngay trên đường phố.
Năm 1999, tôi dậy học tại một trường trung học ở thành phố Indianapolis. Học sinh ở đó 99 phần trăm là Mỹ gốc Phi Châu. Bữa đó, tôi hỏi các em lớp 8 câu hỏi, “Lớn lên, các em muốn làm gì?” Phần lớn các em nam đều nói em muốn trở thành cầu thủ bóng rổ tương tự như Michael Jordan, hay ca sĩ như Michael Jackson, riêng các em nữ đều nhắc đến nữ danh ca Whitney Houston. Tôi sau cùng nói một câu, “Tại sao các em không mơ trở thành tổng thống?” Tự nhiên cả lớp đều yên lặng. Sau cùng, có một em trai giơ tay, em nói, “Nhưng, em là người da đen/But, I am black.” Lời nhận xét của em phản ảnh một phần nào đó vết thương tâm hồn gây ra bởi kỳ thị chủng tộc vẫn còn đậm sâu trong tâm hồn nhiều người.
Một trong những lý do cản trở dân ngoại đến với và tin vào Đức Giêsu và Tin Mừng là bởi chính đời sống của người Kitô hữu. Tương tự như hai vị tông đồ Giacôbê và Gioan, tôi coi thường những anh chị em không chia sẻ chung một màu da cùng một nền văn hóa với tôi. Khi cơ hội tới, tôi hành xử rất chiếu trên, tôi thản nhiên buông những lời nói thương tổn nặng nề anh chị em của những nền văn hóa khác và những tôn giáo bạn. Bởi cá nhân tôi hành sử rất phản Tin Mừng như thế, tôi chẳng rao giảng Tin Mừng tới ai, không trách chi con số Kitô hữu tại Việt Nam vẫn chỉ là 7 phần trăm, một con số nhỏ bé và dậm chân tại chỗ sau gần 500 năm Tin Mừng tại Việt Nam.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn cao thượng như Đức Giêsu, một can đảm lên tiếng nói như Đức Giêsu những khi đối diện với những hành xử thiếu tôn trọng tha nhân trong đời sống hằng ngày!
Kỳ Thị Chủng Tộc - Luke 9:51-62
Thánh Gandi của người Ấn Độ đã từng tuyên bố, tôi tin Đức Giêsu nhưng không tin những người đi theo Ngài. Bởi thế chúng ta không ngạc nhiên khi nhận ra những người môn đệ ruột thịt của Đức Giêsu đã đi theo Ngài cả một khoảng đường dài 3 năm. Nhưng họ vẫn mang đậm chất người. Hỷ nộ ái ố vẫn còn nằm sâu trong máu. Và khi cơ hội tới, những nét trần tục xuất hiện ngay trên đầu môi.
Theo như bài Tin Mừng của Chúa Nhật 13 Mùa Thường Niên, trên con đường thiên lý từ Bắc Galilê dẫn về thành đô Jerusalem, Đức Giêsu và những người môn đệ đi tới một ngôi làng của người Samaria. Bởi những căng thẳng trong quá khứ giữa hai dân tộc, người Do Thái không giao tiếp với người Samaria. Chưa hết, người Do Thái trong đời sống thường nhật đối xử và coi người Samaria như công dân hạng hai trong xã hội. Bởi thế, khi bị người dân làng Samaria từ chối, không tiếp đón, anh em ông Giacôbê và Gioan nổi giận. Cả hai mở miệng đề nghị với Đức Giêsu gửi lửa trời xuống, đốt thiêu cả một ngôi làng của người Samaria.
Cũng chính hai vị tông đồ này, Giacôbê và Gioan, đã từng nói nhỏ vào tai Đức Giêsu, “Mai này trong vương quốc của Ngài, xin cho chúng con một người bên tả một người bên hữu.” Qua câu nói này, cả hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đều xác nhận với độc giả Kinh Thánh phần nào lý do thật sự đã khiến họ bỏ lại sau lưng thuyền đánh cá để đi theo Đức Giêsu. Đó là, họ mong đợi một tương lai rạng ngời tiền bạc và vinh quang quyền lực vào vị vua trần thế Giêsu. Bởi thế, khi Đức Giêsu bị bắt trong Vườn Cây Dầu, cả hai anh em và những người môn đệ khác đã bỏ chạy, mặc cho Đức Giêsu một thân cô thế giữa giáo mác và gươm đao của lính La Mã.
Chuyện kỳ thị chủng tộc vẫn còn xảy ra với nhiều Kitô hữu trong ngày hôm nay. Vết thương gây ra bởi tệ nạn màu da vẫn còn mưng mủ, chưa chịu lên da non.
Có những em thanh niên đã từng nói với tôi bố mẹ em không cho em yêu Mỹ đen hoặc Mễ. Mẹ em nói, nếu em đám cưới với người Mỹ đen, mẹ em sẽ bỏ, không tham dự thánh lễ cưới và tiệc cưới.
Mới đây thôi, thời Covid-19 còn tung hoành, bởi nguồn gốc của virus chết người xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Hoa, nhiều người Mỹ gốc Á Châu bị hành hung ngay trên đường phố.
Năm 1999, tôi dậy học tại một trường trung học ở thành phố Indianapolis. Học sinh ở đó 99 phần trăm là Mỹ gốc Phi Châu. Bữa đó, tôi hỏi các em lớp 8 câu hỏi, “Lớn lên, các em muốn làm gì?” Phần lớn các em nam đều nói em muốn trở thành cầu thủ bóng rổ tương tự như Michael Jordan, hay ca sĩ như Michael Jackson, riêng các em nữ đều nhắc đến nữ danh ca Whitney Houston. Tôi sau cùng nói một câu, “Tại sao các em không mơ trở thành tổng thống?” Tự nhiên cả lớp đều yên lặng. Sau cùng, có một em trai giơ tay, em nói, “Nhưng, em là người da đen/But, I am black.” Lời nhận xét của em phản ảnh một phần nào đó vết thương tâm hồn gây ra bởi kỳ thị chủng tộc vẫn còn đậm sâu trong tâm hồn nhiều người.
Một trong những lý do cản trở dân ngoại đến với và tin vào Đức Giêsu và Tin Mừng là bởi chính đời sống của người Kitô hữu. Tương tự như hai vị tông đồ Giacôbê và Gioan, tôi coi thường những anh chị em không chia sẻ chung một màu da cùng một nền văn hóa với tôi. Khi cơ hội tới, tôi hành xử rất chiếu trên, tôi thản nhiên buông những lời nói thương tổn nặng nề anh chị em của những nền văn hóa khác và những tôn giáo bạn. Bởi cá nhân tôi hành sử rất phản Tin Mừng như thế, tôi chẳng rao giảng Tin Mừng tới ai, không trách chi con số Kitô hữu tại Việt Nam vẫn chỉ là 7 phần trăm, một con số nhỏ bé và dậm chân tại chỗ sau gần 500 năm Tin Mừng tại Việt Nam.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho con một tâm hồn cao thượng như Đức Giêsu, một can đảm lên tiếng nói như Đức Giêsu những khi đối diện với những hành xử thiếu tôn trọng tha nhân trong đời sống hằng ngày!
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 25/06/2022
11. Tính siêu việt của đức cậy là sự hy vọng của vĩnh phúc, vui vẻ, xác thực.
(Thánh Thomas de Aquino)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 25/06/2022
94. TRANH CẢI TÊN TRƯỚC TÊN SAU.
Một hôm, hai người là Chu Cát Lệnh và Vương thừa tướng, chỉ vì tên họ trước sau mà tranh cải ồn cả lên, Vương thừa tướng đưa ra lý do
- “Tên họ được xếp ở giữa, tại sao không gọi là Cát Vương, mà lại gọi là Vương Cát?”
Chu Cát Lệnh phản bác nói:
- “Cái này không dễ dàng giải thích, trong cuộc sống thường ngày chúng ta nói lừa ngựa, mà không nói ngựa lừa, ngài cũng biết, lẽ nào ngựa không như lừa sao?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 94:
Nói “lừa ngựa” hay là nói “ngựa lừa” thì cũng giống nhau mà thôi, chẳng qua là do thói quen nói lâu ngày rồi trở thành nếp, không quan trọng, cái quan trọng là một khi đã thành thói quen rồi thì có bằng lòng sửa lại không, bởi vì sửa lại một thói quen đã thành nếp thì rất khó.
Thói quen hách dịch với người khác, thói quen muốn chơi trên đầu trên cổ người ta, thói quen nói móc họng anh em.v.v...và rất nhiều thói quen không tốt khác của chúng ta đã làm cho người khác khó chịu và chịu không nổi, mà đôi lúc chúng ta cứ cho là “bản tính tôi” nó như thế, mà không chịu sửa đổi. Linh mục Vincent Lebbe đã dạy các đệ tử của mình rằng: “Làm thì có phương pháp, không làm thì không có phương pháp”, có nghĩa là nếu trong mọi công việc, dù khó khăn đến đâu, nếu chúng ta bắt tay làm thì tự nhiên sẽ có phương pháp làm, còn nếu chúng ta không muốn làm, thì nhất định sẽ không có phương pháp. Nếu chúng ta quyết tâm sửa đổi những thói quen xấu, những thói quen không mấy tốt đẹp, thì nhất định chúng ta sẽ có phương pháp làm và sẽ thành công.
Đương nhiên chúng ta cũng rất cần ơn Chúa giúp mới có thể thành công, nhưng nếu chúng ta không quyết tâm làm, thì chúng ta lấy tư cách gì mà đòi Chúa giúp chứ? Ngài chỉ giúp khi chúng ta quyết tâm làm mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, hai người là Chu Cát Lệnh và Vương thừa tướng, chỉ vì tên họ trước sau mà tranh cải ồn cả lên, Vương thừa tướng đưa ra lý do
- “Tên họ được xếp ở giữa, tại sao không gọi là Cát Vương, mà lại gọi là Vương Cát?”
Chu Cát Lệnh phản bác nói:
- “Cái này không dễ dàng giải thích, trong cuộc sống thường ngày chúng ta nói lừa ngựa, mà không nói ngựa lừa, ngài cũng biết, lẽ nào ngựa không như lừa sao?”
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 94:
Nói “lừa ngựa” hay là nói “ngựa lừa” thì cũng giống nhau mà thôi, chẳng qua là do thói quen nói lâu ngày rồi trở thành nếp, không quan trọng, cái quan trọng là một khi đã thành thói quen rồi thì có bằng lòng sửa lại không, bởi vì sửa lại một thói quen đã thành nếp thì rất khó.
Thói quen hách dịch với người khác, thói quen muốn chơi trên đầu trên cổ người ta, thói quen nói móc họng anh em.v.v...và rất nhiều thói quen không tốt khác của chúng ta đã làm cho người khác khó chịu và chịu không nổi, mà đôi lúc chúng ta cứ cho là “bản tính tôi” nó như thế, mà không chịu sửa đổi. Linh mục Vincent Lebbe đã dạy các đệ tử của mình rằng: “Làm thì có phương pháp, không làm thì không có phương pháp”, có nghĩa là nếu trong mọi công việc, dù khó khăn đến đâu, nếu chúng ta bắt tay làm thì tự nhiên sẽ có phương pháp làm, còn nếu chúng ta không muốn làm, thì nhất định sẽ không có phương pháp. Nếu chúng ta quyết tâm sửa đổi những thói quen xấu, những thói quen không mấy tốt đẹp, thì nhất định chúng ta sẽ có phương pháp làm và sẽ thành công.
Đương nhiên chúng ta cũng rất cần ơn Chúa giúp mới có thể thành công, nhưng nếu chúng ta không quyết tâm làm, thì chúng ta lấy tư cách gì mà đòi Chúa giúp chứ? Ngài chỉ giúp khi chúng ta quyết tâm làm mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chỉ chọn một điều tối cần
Lm. Minh Anh
22:55 25/06/2022
CHỈ CHỌN MỘT ĐIỀU TỐI CẦN
“Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem!”.
Quốc huy Úc có hình con đà điểu emu và kangaroo. Chúng được chọn vì có chung đặc điểm là ‘chỉ tiến về phía trước’. Bàn chân ba ngón của emu khiến nó ngã nếu lùi lại; và kangaroo cũng không thể lùi lại vì chiếc đuôi lớn ngăn cản! Ai chọn đi theo Chúa Giêsu, là như Ngài, ‘chỉ chọn một điều tối cần’, chính Chúa Cha và thánh ý Ngài. Chỉ tiến về phía trước, không bao giờ lùi lại!
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay cho thấy Êlisê của Cựu Ước và Giêsu của Tân Ước “Chỉ tiến về phía trước, không bao giờ lùi lại!”. Không phải các Ngài chọn một điều tốt hay một điều không tốt; nhưng thú vị hơn, họ đã chọn ‘một’ giữa hai điều tốt! Bởi lẽ, một điều tốt đôi khi lại trở thành kẻ thù của những gì tốt nhất; và chúng ta cần phải nói “Không” với một lựa chọn tốt, để ‘chỉ chọn một điều tối cần!’.
Câu chuyện sách Các Vua hôm nay thật dễ thương! Chúa sai Êlia đi xức dầu Êlisê; đến nơi, Êlisê đang cày ruộng, Êlia trải áo trên Êlisê. Lập tức, Êlisê bỏ cày, chạy theo Êlia. Nhưng thật bất ngờ, ngay sau đó, Êlisê xin về chào cha mẹ; Êlia bảo, “Con cứ đi!”. Lạ thay, trình thuật không đề cập việc tốt lành Êlisê về hôn cha mẹ, nhưng cho biết Êlisê “bắt đôi bò làm thịt, chẻ cày làm củi, quay thịt cho dân ăn; đoạn đi theo phục vụ Êlia”. “Chẻ cày”, biểu tượng của việc bỏ mọi sự, kể cả nghề nghiệp! Êlisê đáp lại tiếng Chúa, chọn Chúa, như ‘chỉ chọn một điều tối cần!’. Để từ đó, ông có thể reo lên với Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con!”.
Với bài Tin Mừng, những người vốn có thể trở thành môn đệ Chúa Giêsu đã không làm được điều Êlisê làm. Đó là những người Samaria, họ đã nghe nói về Chúa Giêsu; họ nóng lòng muốn nghe Ngài. Thế nhưng, sự tự tôn đã kìm hãm họ, buộc họ từ chối Ngài. Tự tôn dân tộc là một điều tốt, nhưng tin nhận Chúa Giêsu là điều tốt hơn! Cũng thế, những người đến gặp Chúa Giêsu, “Dù Thầy đi đâu tôi cũng theo Thầy”; “Xin cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã”; hoặc, “Tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho tôi về từ giã gia đình”. Trước sự kêu gọi khẩn thiết của Nước Trời, ‘chỉ chọn một điều tối cần’ là Thiên Chúa, các mối bận tâm về xã hội và gia đình phải lùi lại, “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa!”.
Và giờ đây, chúng ta cùng chiêm ngắm con người Chúa Giêsu! “Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem!”. Với Luca, Giêrusalem là tâm điểm cuộc đời Chúa Giêsu; là trung tâm, mà từ đó, công trình cứu độ vĩ đại được thực hiện. Giêrusalem, nơi Ngài sẽ chết và sống lại; và ở đó, các môn đệ sẽ lập một cộng đồng mới để tiếp tục công việc của Thầy; tại đây, Tin Mừng sẽ toả lan khắp cùng thế giới! Ngài cương quyết lên Giêrusalem, vì ở đó, Ngài hoàn tất ý định của Cha! Ngài không chọn một thành nào khác, một Capharnaum, vốn được coi là ‘thành của Ngài’, nơi Ngài rất thành công; Ngài chọn Giêrusalem định mệnh, như ‘chỉ chọn một điều tối cần!’.
Anh Chị em,
“Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem!”. Giêrusalem được xem như mục tiêu tối hậu mà Chúa Giêsu đã chọn! Ý cha hay ý mình; được lòng các môn đệ, hay phải huấn luyện họ; được dân chúng tung hô hay chấp nhận bị họ ruồng bỏ… Và dầu cho bao ngăn cản từ bên ngoài cũng như từ nội tâm, Chúa Giêsu vẫn ‘chỉ chọn một điều tối cần’ là ý Cha! Lên Giêrusalem, Chúa Giêsu nêu gương và thách thức chúng ta chọn lấy ‘Giêrusalem của chính mình’; và dẫu là ‘thung lũng của sự chết’, Giêrusalem vẫn là hành trình mang lại sự sống cho bạn và tôi cũng như cho người khác. Cám dỗ của chúng ta là đi theo những con đường dễ dàng, con đường mà Phaolô qua thư Galata hôm nay gọi là “đam mê xác thịt”. Tuy nhiên, Phaolô quả quyết, chính Thần Khí sẽ thúc giục chúng ta phục vụ nhau trong yêu thương; con đường yêu thương phục vụ sẽ đưa chúng ta đến ‘Giêrusalem của chính mình’, cũng là con đường Thiên Chúa muốn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con phân tâm với bất cứ điều gì, nhưng mỗi ngày, ‘chỉ chọn một điều tối cần’ là chính Chúa và những gì Chúa ưa thích!”, Amen
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng ca ngợi các gia đình, tấn công văn hóa lãng phí sau khi phán quyết Roe chống Wade bị lật nhào
Đặng Tự Do
19:46 25/06/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự cuộc gặp gỡ với các gia đình thế giới vào hôm thứ Bảy và kêu gọi họ tránh xa những quyết định “ích kỷ”, thờ ơ với cuộc sống khi ngài kết thúc một cuộc gặp gỡ lớn ở Vatican một ngày sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật nhào phán quyết Roe chống Wade.
Đức Phanxicô đã không đề cập đến phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, cũng không đề cập rõ ràng đến việc phá thai trong bài giảng của mình. Nhưng ngài đã sử dụng những từ thông dụng mà ngài đã đưa ra trong suốt triều giáo hoàng của mình về sự cần thiết phải bảo vệ các gia đình và lên án “văn hóa lãng phí” mà ngài tin là lý do đằng sau sự chấp nhận của xã hội đối với việc phá thai.
Ngài nói: “Chúng ta đừng để gia đình bị đầu độc bởi độc tố của ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, văn hóa thờ ơ và lãng phí ngày nay, và kết quả là đánh mất chính DNA của nó, vốn là tinh thần chào đón và phục vụ”.
Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng một số cặp vợ chồng cho phép nỗi sợ hãi và lo lắng của họ “cản trở mong muốn mang lại cuộc sống mới trên thế giới”, và kêu gọi họ đừng bám vào những ham muốn ích kỷ.
“Anh chị em đã được yêu cầu đừng có những ưu tiên khác, đừng 'nhìn lại' cuộc sống trước đây, sự tự do trước đây của anh chị em, với những ảo tưởng lừa dối của nó”
Đức Phanxicô đã mạnh mẽ ủng hộ việc Giáo Hội phản đối phá thai, coi đó là việc “thuê một sát thủ để giải quyết vấn đề”. Đồng thời, ngài cũng bày tỏ sự cảm thông đối với những phụ nữ đã phá thai và giúp họ hoán cải sau khi đã thực hiện thủ thuật này.
Giáo Hội Công Giáo cho rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai và phải được bảo vệ, che chở cho đến khi chết tự nhiên.
Đức Phanxicô đã đọc bài giảng của mình tại quảng trường Thánh Phêrô chật cứng vào cuối buổi Gặp gỡ Gia đình Thế giới, một hội nghị bốn ngày được tổ chức vài năm một lần nhằm mục đích giúp các nhân viên mục vụ Giáo Hội chăm sóc tốt hơn cho các gia đình, đặc biệt là những gia đình khó khăn.
Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống đã cử hành thánh lễ bế mạc trước hàng chục nghìn người vì Đức Phanxicô bị đau đầu gối nặng khiến ngài khó đứng trong thời gian dài.
Đức Giáo Hoàng ngồi bên cạnh bàn thờ và ngồi trong suốt bài giảng của ngài, mặc dù ngài có thể dễ dàng đứng lên khi nghe đọc Tin Mừng và những khoảnh khắc khác với sự trợ giúp của một cây gậy.
Vatican hoan nghênh phán quyết hôm thứ Sáu lật ngược Roe kiện Wade, là phán quyết năm 1973 cung cấp các biện pháp bảo vệ hiến pháp cho việc phá thai ở Hoa Kỳ. Động thái này mở ra cánh cửa cho các tiểu bang riêng lẻ cấm hoặc hạn chế việc tiếp cận phá thai, với lệnh cấm hiện dự kiến ở khoảng một nửa số tiểu bang của Hoa Kỳ nơi có các thống đốc là đảng viên Cộng Hòa.
Cơ quan đạo đức sinh học chính của Tòa thánh, Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cho biết họ “thách thức toàn thế giới” mở lại cuộc tranh luận về sự cần thiết phải bảo vệ sự sống. Phá thai là hợp pháp ở Ý và hầu hết Âu Châu.
Trong một bài xã luận hôm thứ Bảy có tựa đề “Vì cuộc sống, luôn luôn”, Giám đốc biên tập của Vatican, Andrea Tornielli, đã kêu gọi cuộc tranh luận đó chuyển từ tư tưởng phân cực sang một cuộc đối thoại có tính đến những lo ngại về tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ và giúp đỡ phụ nữ, đặc biệt là những người nghèo, với chế độ nghỉ phép có lương của cha mẹ và các hỗ trợ khác khi họ đưa trẻ em đến với thế giới.
Tornielli viết: “Luôn luôn vì sự sống, cũng có nghĩa là bảo vệ nó trước mối đe dọa từ súng đạn, thứ đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ.
Đức Hồng Y Farrell, trong lời phát biểu bế mạc vào cuối thánh lễ, cám ơn Đức Phanxicô về nhiều sáng kiến có lợi cho các gia đình, đặc biệt là trích dẫn giáo huấn của ngài về giá trị của ông bà và “nhiều lời tuyên bố bảo vệ sự sống” của ngài.
Source:APPope hails families, blasts ‘culture of waste’ after Roe
Đức Phanxicô đã không đề cập đến phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, cũng không đề cập rõ ràng đến việc phá thai trong bài giảng của mình. Nhưng ngài đã sử dụng những từ thông dụng mà ngài đã đưa ra trong suốt triều giáo hoàng của mình về sự cần thiết phải bảo vệ các gia đình và lên án “văn hóa lãng phí” mà ngài tin là lý do đằng sau sự chấp nhận của xã hội đối với việc phá thai.
Ngài nói: “Chúng ta đừng để gia đình bị đầu độc bởi độc tố của ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, văn hóa thờ ơ và lãng phí ngày nay, và kết quả là đánh mất chính DNA của nó, vốn là tinh thần chào đón và phục vụ”.
Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng một số cặp vợ chồng cho phép nỗi sợ hãi và lo lắng của họ “cản trở mong muốn mang lại cuộc sống mới trên thế giới”, và kêu gọi họ đừng bám vào những ham muốn ích kỷ.
“Anh chị em đã được yêu cầu đừng có những ưu tiên khác, đừng 'nhìn lại' cuộc sống trước đây, sự tự do trước đây của anh chị em, với những ảo tưởng lừa dối của nó”
Đức Phanxicô đã mạnh mẽ ủng hộ việc Giáo Hội phản đối phá thai, coi đó là việc “thuê một sát thủ để giải quyết vấn đề”. Đồng thời, ngài cũng bày tỏ sự cảm thông đối với những phụ nữ đã phá thai và giúp họ hoán cải sau khi đã thực hiện thủ thuật này.
Giáo Hội Công Giáo cho rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai và phải được bảo vệ, che chở cho đến khi chết tự nhiên.
Đức Phanxicô đã đọc bài giảng của mình tại quảng trường Thánh Phêrô chật cứng vào cuối buổi Gặp gỡ Gia đình Thế giới, một hội nghị bốn ngày được tổ chức vài năm một lần nhằm mục đích giúp các nhân viên mục vụ Giáo Hội chăm sóc tốt hơn cho các gia đình, đặc biệt là những gia đình khó khăn.
Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống đã cử hành thánh lễ bế mạc trước hàng chục nghìn người vì Đức Phanxicô bị đau đầu gối nặng khiến ngài khó đứng trong thời gian dài.
Đức Giáo Hoàng ngồi bên cạnh bàn thờ và ngồi trong suốt bài giảng của ngài, mặc dù ngài có thể dễ dàng đứng lên khi nghe đọc Tin Mừng và những khoảnh khắc khác với sự trợ giúp của một cây gậy.
Vatican hoan nghênh phán quyết hôm thứ Sáu lật ngược Roe kiện Wade, là phán quyết năm 1973 cung cấp các biện pháp bảo vệ hiến pháp cho việc phá thai ở Hoa Kỳ. Động thái này mở ra cánh cửa cho các tiểu bang riêng lẻ cấm hoặc hạn chế việc tiếp cận phá thai, với lệnh cấm hiện dự kiến ở khoảng một nửa số tiểu bang của Hoa Kỳ nơi có các thống đốc là đảng viên Cộng Hòa.
Cơ quan đạo đức sinh học chính của Tòa thánh, Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cho biết họ “thách thức toàn thế giới” mở lại cuộc tranh luận về sự cần thiết phải bảo vệ sự sống. Phá thai là hợp pháp ở Ý và hầu hết Âu Châu.
Trong một bài xã luận hôm thứ Bảy có tựa đề “Vì cuộc sống, luôn luôn”, Giám đốc biên tập của Vatican, Andrea Tornielli, đã kêu gọi cuộc tranh luận đó chuyển từ tư tưởng phân cực sang một cuộc đối thoại có tính đến những lo ngại về tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ và giúp đỡ phụ nữ, đặc biệt là những người nghèo, với chế độ nghỉ phép có lương của cha mẹ và các hỗ trợ khác khi họ đưa trẻ em đến với thế giới.
Tornielli viết: “Luôn luôn vì sự sống, cũng có nghĩa là bảo vệ nó trước mối đe dọa từ súng đạn, thứ đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ.
Đức Hồng Y Farrell, trong lời phát biểu bế mạc vào cuối thánh lễ, cám ơn Đức Phanxicô về nhiều sáng kiến có lợi cho các gia đình, đặc biệt là trích dẫn giáo huấn của ngài về giá trị của ông bà và “nhiều lời tuyên bố bảo vệ sự sống” của ngài.
Source:AP
Chuyến đi Canada của Đức Thánh Cha từ 24 đến 30 tháng 7 đã được khẳng định
Đặng Tự Do
19:53 25/06/2022
Đức Giáo Hoàng sẽ đến Canada để dự lễ Thánh Anna, bà ngoại của Chúa Giêsu, được tôn kính bởi một nền văn hóa tôn trọng người cao tuổi.
Hai tuần sau khi thông báo hoãn chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Châu vì lý do đầu gối của ngài, Vatican đã xác nhận chuyến công du của ngài tới Canada từ ngày 24 đến 30 tháng Bảy bằng cách đưa ra chương trình chính thức.
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Edmonton, Thành phố Quebec, và Iqaluit trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, đã được sắp xếp với lịch trình có phần nhẹ nhàng hơn bình thường, vì lý do sức khỏe của Đức Giáo Hoàng 85 tuổi.
Vào ngày 10 tháng 6, Đức Giáo Hoàng đã phải hủy chuyến công du tới Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, dự kiến diễn ra từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 7, vì ngài đang tiến hành trị liệu cho vấn đề đầu gối của mình, khiến ngài có lúc phải sử dụng xe lăn. Để tránh bị hủy bỏ lần nữa, việc chuẩn bị cho chuyến đi đã được thông báo đến Canada phải tính đến sức khỏe của Đức Giáo Hoàng: Các giám mục địa phương bảo đảm rằng các sự kiện công cộng mà ngài sẽ tham gia sẽ được giới hạn trong một giờ.
Một chuyến đi tập trung vào Người bản địa
Chuyến thăm của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo qua Đại Tây Dương là một phần của quá trình thống hối và hòa giải do Giáo hội ở Canada khởi xướng, một quá trình đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ nhưng được khởi động trở lại sau khi phát hiện ra các ngôi mộ tập thể vào năm 2021 của các trường dành cho người bản địa, một số do Giáo hội quản lý trong thế kỷ 19 và 20.
Vào cuối tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã tiếp ba phái đoàn gồm các dân tộc thổ dân tại Vatican, do các giám mục Canada dẫn đầu. Trong sự kiện này, ngài đã lắng nghe những lời chứng của họ, chính thức cầu xin sự tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ của các thành viên của Giáo hội, và bày tỏ mong muốn được đến thăm vùng đất của họ.
Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm nhiều cuộc gặp gỡ và thăm viếng có liên quan trực tiếp đến vấn đề trường học dành cho người bản địa, công việc tưởng nhớ, chữa lành và tha thứ, và quảng bá văn hóa của các dân tộc thổ dân.
Chương trình chính thức
Theo chương trình chính thức do Tòa thánh Vatican công bố, ngày 24-7, Đức Thánh Cha sẽ hạ cánh xuống sân bay Edmonton, tỉnh Alberta vào ngày 24/7. Không có gì khác được lên kế hoạch trong ngày, để cho phép Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi sau chuyến bay kéo dài 10 giờ và thay đổi những múi giờ khác nhau, các giám mục Canada cho biết trong tuyên bố của các ngài.
Ngày hôm sau, 25 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Maskwacis, ngôi nhà của trường dành cho người bản địa Ermineskine trước đây, một trong những trường lớn nhất trong nước, cách Edmonton khoảng 100 km. Ngài sẽ gặp gỡ các dân tộc First Nations, Métis và Inuit và sau đó kết thúc một ngày tại Nhà thờ First Nations ở Edmonton. Tòa nhà gần đây đã được phục hồi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2020.
Vào ngày 26 tháng 7, lễ kính Hai Thánh Joachim và Anna, Đức Giáo Hoàng dự kiến cử hành thánh lễ tại sân vận động của Edmonton - có sức chứa 65.000 người - và sau đó sẽ đến Hồ Thánh Anne, cách thủ đô của Alberta 75 km. Một cuộc tụ họp Công Giáo đã được tổ chức ở đó hàng năm kể từ năm 1886 để tôn vinh Thánh Anna, vị thánh bảo trợ của người Canada. Theo truyền thống, sẽ có hàng chục nghìn người Cree, Dene, Blackfoot và Métis, là những người có lòng sùng kính đặc biệt đối với bà ngoại của Chúa Giêsu, tượng trưng cho tầm quan trọng của hình bóng người cao tuổi trong cộng đồng của họ.
Các giai đoạn ở Thành phố Quebec và Iqaluit
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Edmonton đến Thành phố Quebec, cách đó 3.000 km về phía đông. Ngài sẽ được tiếp đón tại Dinh thự của Toàn quyền Canada, Mary Simon. Ngài sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau, các cơ quan dân sự của đất nước, và các đại diện của thổ dân.
Vào ngày 28 tháng 7, ngài sẽ cử hành một thánh lễ tại Đền thờ Quốc gia Sainte-Anne-de-Beaupré. Dự kiến sẽ có từ 10.000 đến 15.000 người tham dự địa điểm hành hương này, nơi thu hút hơn một triệu người mỗi năm. Cuối ngày, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục và những người sống đời thánh hiến của tỉnh.
Vào ngày cuối cùng, 29/7, ngài sẽ đến Iqaluit, cách đó 2.000 km về phía bắc. Trước khi rời đi, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên của Quebec và một phái đoàn gồm các Dân tộc bản địa. Sau đó, ngài sẽ bay đến Lãnh thổ Nunavut, nơi ngài sẽ gặp gỡ các học sinh cũ của trường dành cho người bản địa Công Giáo ở Iqaluit. Ở đó, ngài cũng sẽ gặp gỡ thanh niên và các bậc cao niên, cuộc gặp gỡ cuối cùng của chuyến đi.
Tổng cộng có bốn bài phát biểu, bốn bài tỏ lòng kính trọng và một lời chào được lên kế hoạch trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, với phương châm là “Cùng nhau tiến bước”. Logo đại diện bao gồm một chiếc nhẫn màu xanh và trắng hợp nhất các biểu tượng động vật hoang dã.
Source:AleteiaWith lighter program than usual, Pope’s Canada trip July 24-30 still confirmed
Hai tuần sau khi thông báo hoãn chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Châu vì lý do đầu gối của ngài, Vatican đã xác nhận chuyến công du của ngài tới Canada từ ngày 24 đến 30 tháng Bảy bằng cách đưa ra chương trình chính thức.
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Edmonton, Thành phố Quebec, và Iqaluit trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, đã được sắp xếp với lịch trình có phần nhẹ nhàng hơn bình thường, vì lý do sức khỏe của Đức Giáo Hoàng 85 tuổi.
Vào ngày 10 tháng 6, Đức Giáo Hoàng đã phải hủy chuyến công du tới Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, dự kiến diễn ra từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 7, vì ngài đang tiến hành trị liệu cho vấn đề đầu gối của mình, khiến ngài có lúc phải sử dụng xe lăn. Để tránh bị hủy bỏ lần nữa, việc chuẩn bị cho chuyến đi đã được thông báo đến Canada phải tính đến sức khỏe của Đức Giáo Hoàng: Các giám mục địa phương bảo đảm rằng các sự kiện công cộng mà ngài sẽ tham gia sẽ được giới hạn trong một giờ.
Một chuyến đi tập trung vào Người bản địa
Chuyến thăm của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo qua Đại Tây Dương là một phần của quá trình thống hối và hòa giải do Giáo hội ở Canada khởi xướng, một quá trình đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ nhưng được khởi động trở lại sau khi phát hiện ra các ngôi mộ tập thể vào năm 2021 của các trường dành cho người bản địa, một số do Giáo hội quản lý trong thế kỷ 19 và 20.
Vào cuối tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã tiếp ba phái đoàn gồm các dân tộc thổ dân tại Vatican, do các giám mục Canada dẫn đầu. Trong sự kiện này, ngài đã lắng nghe những lời chứng của họ, chính thức cầu xin sự tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ của các thành viên của Giáo hội, và bày tỏ mong muốn được đến thăm vùng đất của họ.
Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm nhiều cuộc gặp gỡ và thăm viếng có liên quan trực tiếp đến vấn đề trường học dành cho người bản địa, công việc tưởng nhớ, chữa lành và tha thứ, và quảng bá văn hóa của các dân tộc thổ dân.
Chương trình chính thức
Theo chương trình chính thức do Tòa thánh Vatican công bố, ngày 24-7, Đức Thánh Cha sẽ hạ cánh xuống sân bay Edmonton, tỉnh Alberta vào ngày 24/7. Không có gì khác được lên kế hoạch trong ngày, để cho phép Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi sau chuyến bay kéo dài 10 giờ và thay đổi những múi giờ khác nhau, các giám mục Canada cho biết trong tuyên bố của các ngài.
Ngày hôm sau, 25 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Maskwacis, ngôi nhà của trường dành cho người bản địa Ermineskine trước đây, một trong những trường lớn nhất trong nước, cách Edmonton khoảng 100 km. Ngài sẽ gặp gỡ các dân tộc First Nations, Métis và Inuit và sau đó kết thúc một ngày tại Nhà thờ First Nations ở Edmonton. Tòa nhà gần đây đã được phục hồi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2020.
Vào ngày 26 tháng 7, lễ kính Hai Thánh Joachim và Anna, Đức Giáo Hoàng dự kiến cử hành thánh lễ tại sân vận động của Edmonton - có sức chứa 65.000 người - và sau đó sẽ đến Hồ Thánh Anne, cách thủ đô của Alberta 75 km. Một cuộc tụ họp Công Giáo đã được tổ chức ở đó hàng năm kể từ năm 1886 để tôn vinh Thánh Anna, vị thánh bảo trợ của người Canada. Theo truyền thống, sẽ có hàng chục nghìn người Cree, Dene, Blackfoot và Métis, là những người có lòng sùng kính đặc biệt đối với bà ngoại của Chúa Giêsu, tượng trưng cho tầm quan trọng của hình bóng người cao tuổi trong cộng đồng của họ.
Các giai đoạn ở Thành phố Quebec và Iqaluit
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Edmonton đến Thành phố Quebec, cách đó 3.000 km về phía đông. Ngài sẽ được tiếp đón tại Dinh thự của Toàn quyền Canada, Mary Simon. Ngài sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau, các cơ quan dân sự của đất nước, và các đại diện của thổ dân.
Vào ngày 28 tháng 7, ngài sẽ cử hành một thánh lễ tại Đền thờ Quốc gia Sainte-Anne-de-Beaupré. Dự kiến sẽ có từ 10.000 đến 15.000 người tham dự địa điểm hành hương này, nơi thu hút hơn một triệu người mỗi năm. Cuối ngày, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục và những người sống đời thánh hiến của tỉnh.
Vào ngày cuối cùng, 29/7, ngài sẽ đến Iqaluit, cách đó 2.000 km về phía bắc. Trước khi rời đi, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên của Quebec và một phái đoàn gồm các Dân tộc bản địa. Sau đó, ngài sẽ bay đến Lãnh thổ Nunavut, nơi ngài sẽ gặp gỡ các học sinh cũ của trường dành cho người bản địa Công Giáo ở Iqaluit. Ở đó, ngài cũng sẽ gặp gỡ thanh niên và các bậc cao niên, cuộc gặp gỡ cuối cùng của chuyến đi.
Tổng cộng có bốn bài phát biểu, bốn bài tỏ lòng kính trọng và một lời chào được lên kế hoạch trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, với phương châm là “Cùng nhau tiến bước”. Logo đại diện bao gồm một chiếc nhẫn màu xanh và trắng hợp nhất các biểu tượng động vật hoang dã.
Source:Aleteia
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
00:30 25/06/2022
Melbourne, Ngày Thứ Sáu 24/6/2022, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm và Ban Thánh Tâm Ca đã được cha tuyên úy ưu ái dâng lễ đồng tế trọng thể để mừng bổn mạng của đoàn lần Thứ 26 và ngành lần thứ 20 tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm lúc 6 giờ 30 chiều.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Phạm Minh Ước SJ, tuyên úy cộng đoàn và cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Melbourne chủ tế, Linh mục Võ Đức Thiện đồng tế, cùng với ban lãnh đạo đoàn, ngành, Ban Thánh Tâm Ca, các đoàn viên và Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne cùng hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng. Ban Thánh Tâm Ca phụ trách thánh ca với phần đệm đàn của quý ông Phan Văn Giới, Hùng Hậu và thêm một người phụ trách Violon.
Bàn thờ Chúa Giêsu được trang trí hoa đèn bên phải gian cung thánh. Trước Thánh lễ, có giờ Chầu Thánh Thể để cho toàn thể đoàn viên có giờ đền tạ đọc lại lời tuyên hứa dâng mình cho Thánh Tâm Chúa.
Nhân dịp mừng bổn mạng. Vì lý do dịch bệnh, toàn thể đoàn viên đã dâng mình cho Thánh Tâm Chúa qua các toán trưởng và thủ lãnh đại diện lên trước bàn thờ Thánh Tâm Chúa, trước cờ đoàn và ngành. để cùng nhau dâng mình với lời nguyện: Xin giữ gìn con trong lời nói việc làm và mọi sự con xin Tín Thác Vào Chúa.
6 giờ 30. Thánh lễ đồng tế đoàn và ngành rước cờ đoàn và cờ ngành cùng tám chị tân đoàn viên sẽ tuyên hứa rước đoàn đồng tế lên trước bàn thờ và dựng cờ hai bên bàn thờ. Trong bài chia sẻ, linh mục Raphael Võ Đức Thiện đã chia sẻ về Thánh Tâm Chúa Giêsu và tình yêu tuyệt vời của Ngài. Qua bài tin mừng Chúa bỏ đoàn chiên để đi tìm con “chiên lạc.” Tình yêu của Chúa bao la đã quan tâm đến tất cả chúng ta, thế nhưng con người nhiều khi vẫn chối từ Thiên Chúa để đi lạc! Qua câu chuyện dẫn dụ, linh mục đã kể một câu chuyện về người Mẹ đã hy sinh để cứu con mình trong cơn hỏa hoạn, và chính vì con mà bà đã bị lửa đốt cháy bộ mặt xinh đẹp, biến thành dị dạng! Cuối cùng, cũng chính người con khi đã trưởng thành, lớn khôn, đã chối bỏ mẹ mình! Xin Chúa ban và hoán đổi cuộc đời và trái tim mọi người nên giống Trái Tim của Chúa.
Sau bài chia sẻ, chị trưởng ngành Maria Trương Thị Thành đã hướng dẫn các tân đoàn viên lên trước bàn thờ để nhận các nghi thức tuyên hứa gia nhập vào Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm, được sự chứng giám và phát các huy hiệu, bằng chứng nhận và thủ bản của đoàn và ngành, trước mặt Thiên Chúa, cha tuyên úy, đoàn, ngành và toàn thể cộng đoàn.
Cuối lễ, ông Nguyễn Quốc Dũng, đại diện cho đoàn lên cám ơn quý cha, và mong ước là trái tim của mọi đoàn viên của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ được trở nên như những hạt bụi bám vào trái tim yêu thương của Chúa là đã mãn nguyện cho mọi đoàn viên lắm rồi.
Cuối cùng, một bữa tiệc mừng nhỏ tại tiền sảnh để mọi người quây quần bên nhau thưởng thức món ăn nhẹ, hàn huyên, tâm sự trong tình thân ái và đoàn kết yêu thương, cùng nhau sưởi ấm trong cái lạnh mùa Đông của Melbourne.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Phạm Minh Ước SJ, tuyên úy cộng đoàn và cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Melbourne chủ tế, Linh mục Võ Đức Thiện đồng tế, cùng với ban lãnh đạo đoàn, ngành, Ban Thánh Tâm Ca, các đoàn viên và Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne cùng hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng. Ban Thánh Tâm Ca phụ trách thánh ca với phần đệm đàn của quý ông Phan Văn Giới, Hùng Hậu và thêm một người phụ trách Violon.
Bàn thờ Chúa Giêsu được trang trí hoa đèn bên phải gian cung thánh. Trước Thánh lễ, có giờ Chầu Thánh Thể để cho toàn thể đoàn viên có giờ đền tạ đọc lại lời tuyên hứa dâng mình cho Thánh Tâm Chúa.
Nhân dịp mừng bổn mạng. Vì lý do dịch bệnh, toàn thể đoàn viên đã dâng mình cho Thánh Tâm Chúa qua các toán trưởng và thủ lãnh đại diện lên trước bàn thờ Thánh Tâm Chúa, trước cờ đoàn và ngành. để cùng nhau dâng mình với lời nguyện: Xin giữ gìn con trong lời nói việc làm và mọi sự con xin Tín Thác Vào Chúa.
6 giờ 30. Thánh lễ đồng tế đoàn và ngành rước cờ đoàn và cờ ngành cùng tám chị tân đoàn viên sẽ tuyên hứa rước đoàn đồng tế lên trước bàn thờ và dựng cờ hai bên bàn thờ. Trong bài chia sẻ, linh mục Raphael Võ Đức Thiện đã chia sẻ về Thánh Tâm Chúa Giêsu và tình yêu tuyệt vời của Ngài. Qua bài tin mừng Chúa bỏ đoàn chiên để đi tìm con “chiên lạc.” Tình yêu của Chúa bao la đã quan tâm đến tất cả chúng ta, thế nhưng con người nhiều khi vẫn chối từ Thiên Chúa để đi lạc! Qua câu chuyện dẫn dụ, linh mục đã kể một câu chuyện về người Mẹ đã hy sinh để cứu con mình trong cơn hỏa hoạn, và chính vì con mà bà đã bị lửa đốt cháy bộ mặt xinh đẹp, biến thành dị dạng! Cuối cùng, cũng chính người con khi đã trưởng thành, lớn khôn, đã chối bỏ mẹ mình! Xin Chúa ban và hoán đổi cuộc đời và trái tim mọi người nên giống Trái Tim của Chúa.
Sau bài chia sẻ, chị trưởng ngành Maria Trương Thị Thành đã hướng dẫn các tân đoàn viên lên trước bàn thờ để nhận các nghi thức tuyên hứa gia nhập vào Ngành Nữ Tông Đồ Liên Minh Thánh Tâm, được sự chứng giám và phát các huy hiệu, bằng chứng nhận và thủ bản của đoàn và ngành, trước mặt Thiên Chúa, cha tuyên úy, đoàn, ngành và toàn thể cộng đoàn.
Cuối lễ, ông Nguyễn Quốc Dũng, đại diện cho đoàn lên cám ơn quý cha, và mong ước là trái tim của mọi đoàn viên của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ được trở nên như những hạt bụi bám vào trái tim yêu thương của Chúa là đã mãn nguyện cho mọi đoàn viên lắm rồi.
Cuối cùng, một bữa tiệc mừng nhỏ tại tiền sảnh để mọi người quây quần bên nhau thưởng thức món ăn nhẹ, hàn huyên, tâm sự trong tình thân ái và đoàn kết yêu thương, cùng nhau sưởi ấm trong cái lạnh mùa Đông của Melbourne.
VietCatholic TV
Putin có hỏa tiễn thần kỳ: Phóng lên, bay một lúc, lộn ngược lại vị trí cũ, nổ tung cả khẩu đội pháo
VietCatholic Media
02:04 25/06/2022
1. Hỏa tiễn của Nga phóng lên một lúc sau quay trở lại vị trí cũ nổ tung cả khẩu đội pháo của Putin
Một hiện tượng thần kỳ chắc chắn sẽ đi vào quân sử pháo binh thế giới vừa xảy ra. Quân Nga phóng hỏa tiễn nhằm tiêu diệt một chiếc chiến đấu cơ của Ukraine đang tung hoành trên bầu trời. Thoạt đầu, chiếc hỏa tiễn bay lên như bình thường nhưng nó đột ngột bay ngược trở lại tấn công chính khẩu đội pháo vừa bắn nó lên. Tờ Mirror của Anh có bài tường trình về diễn biến lạ lùng này nhan đề “Russian missile launch fails and boomerangs back 'blowing up Putin's troops'“ nghĩa là “Hoả tiễn của Nga thất bại và quay vòng trở lại 'thổi bay quân đội của Putin'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một trục trặc kỳ lạ giữa không trung dẫn đến việc hỏa tiễn tự quay trở lại trước khi hạ gục quân đội Nga, những người đã phóng nó ở thành phố Alchevsk, ở phía đông Ukraine trong vùng kiểm soát của phe thân Nga
Khoảnh khắc một hỏa tiễn đất đối không của Nga quay đầu và tấn công đội quân xâm lược đã phóng ra hỏa tiễn này đã được ghi lại trong những thước phim chiến trường đầy kịch tính.
Một đoạn clip ngắn ghi lại khoảnh khắc phe ly khai thân Nga phóng hỏa tiễn vào quân đội Ukraine ở thành phố Alchevsk, Luhansk vào rạng sáng thứ Sáu.
Sự việc trục trặc kỳ lạ giữa không trung cho thấy hỏa tiễn này thất bại ra sao khi đầu tiên nó bay lên bầu trời đêm rồi tự quay lại và đâm vào các vị trí do quân đội của Vladimir Putin nắm giữ.
Alchevsk là một trong số các thành phố tạo nên chiến tuyến mới của cuộc xung đột, nơi quân đội Ukraine đang quyết liệt bảo vệ đất đai của họ khỏi lực lượng ly khai thân Nga và quân đội của Điện Cẩm Linh.
Theo một đoạn video được đăng trên kênh Face of War Telegram, quân đội Nga đã phóng hỏa tiễn này trong nỗ lực tiêu diệt một máy bay Ukraine đang bay trên bầu trời.
Người ta cho rằng hỏa tiễn quay ngược lại như thế là do trục trặc trong hệ thống theo dõi GPS bên trong của nó. Khi hỏa tiễn quay lại điểm xuất phát ban đầu của nó, đêm tối sáng lên khi hỏa tiễn phát nổ trong những tia chớp sáng. Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, vụ tấn công bất thành cũng dẫn đến một ngọn lửa xé toạc các ngôi nhà gần đó. Có ý kiến cho rằng hệ thống phòng thủ của chính Nga có thể là lý do cho vụ phóng bất thành.
Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Rob Lee đã bình luận về video trên Twitter.
Ông nói: “Đây được cho là cảnh quay về một vụ phóng hỏa tiễn thất bại của hệ thống phòng không Nga từ Alchevsk, Luhansk Oblast. Không rõ hệ thống hỏa tiễn phòng không nào - có thể trị giá 245 triệu bảng một đơn vị - đã gây ra vụ tấn công ngược”.
Số người chết và bị thương vẫn chưa được tiết lộ.
Các thiết bị quân sự của Nga đã không còn giữ được danh tiếng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, với một số sai lầm quân sự đã được thấy trong vài tuần qua.
Vài giờ trước, một máy bay quân sự của Nga trên đường tới chiến trường Ukraine đã bốc cháy dữ dội trước khi lao xuống mặt đất gần thủ đô Mạc Tư Khoa.
2. Kuleba và Borrell: Người Ukraine thuộc gia đình Âu Châu
Trao cho Ukraine tư cách ứng viên Liên minh Âu Châu là một thời điểm quan trọng đối với Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu, vì hòa bình và dân chủ trên lục địa chung Âu Châu. Liên minh Âu Châu sẽ ngay lập tức khởi động các hoạt động chuẩn bị cho quá trình hội nhập của Ukraine.
Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và Ngoại trưởng Liên minh Âu Châu Josep Borrell tuyên bố trong một video chung.
“Trong bóng tối của chiến tranh ở Âu Châu, hôm nay Hội đồng Âu Châu đã thông qua một quyết định lịch sử. Hội đồng đã cấp tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine. Đây là một thời điểm quan trọng đối với chúng tôi, Liên minh Âu Châu và cả Ukraine cũng như hòa bình và dân chủ trên lục địa chung của chúng tôi bởi vì chúng tôi có chung lục địa Âu Châu”, các vị ngoại trưởng nói.
Kuleba và Borrel tuyên bố rằng sự xâm lược của Nga sẽ không thành công trong việc tước đoạt quyền được sống bình thường và tử tế của người dân Âu Châu. Ukraine sẽ thắng và Âu Châu sẽ thắng thế.
“Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường dài mà chúng ta sẽ cùng nhau bước đi. Chúng tôi sẽ ngay lập tức khởi động việc chuẩn bị cho việc hội nhập Ukraine vào các cấu trúc Âu Châu và cuối cùng là trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu,” họ nói.
Ngoại trưởng Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu cũng lưu ý rằng Liên Hiệp Âu Châu đã gửi một thông điệp mạnh mẽ với quyết định lịch sử này: Người dân Ukraine thuộc đại gia đình Âu Châu, tương lai của Ukraine là với Liên minh Âu Châu.
Kuleba và Borrell nhận định rằng: “Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu sát cánh cùng nhau vì hòa bình.”
Như nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine nói thêm, quyết định trao tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine là kết quả xứng đáng của những người Ukraine đã tham gia vào cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Maidan, những người đã nỗ lực đưa Ukraine về phía trước với những cải tổ sâu rộng cho nền dân chủ Ukraine.
Kuleba kết luận: “Bây giờ những điều đó được ghi trên giấy và khắc trên đá”.
3. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, cho biết Anh sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động khai thác ngoài khơi bờ biển phía nam của Ukraine và đang xem xét cung cấp bảo hiểm cho các tàu để di chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong nước.
“Có một công việc phải làm. Chúng tôi đang làm việc với người Thổ Nhĩ Kỳ và những người bạn và đồng minh Âu Châu khác để xem chúng ta có thể làm gì”, Thủ tướng Johnson nói trong một cuộc họp báo.
Thị trường bảo hiểm của London đã đặt toàn bộ khu vực vào danh sách rủi ro cao đồng nghĩa với chi phí vận chuyển sẽ tăng rất cao.
Johnson cho biết Anh đang xem xét tất cả các lựa chọn khi được hỏi liệu chính phủ có thể cung cấp bảo đảm cho bảo hiểm vận chuyển hay không.
Ông nói: “Điều mà Vương quốc Anh có thể phải cung cấp, trên hết, là chuyên môn khi nói đến bảo hiểm hàng hải và rất nhiều chuyên môn trong việc vận chuyển hàng hóa nếu chúng ta nói đến các khu vực có tranh chấp trên biển.”
Khi được hỏi liệu Anh có sẵn sàng giúp Ukraine khử mìn trong khu vực hay không, Johnson nói:
“Có, tôi không muốn đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật hoặc quân sự, nhưng bạn có thể lấy nó từ những gì chúng tôi đã làm trong việc cung cấp thiết bị cho người Ukraine để giúp họ tự bảo vệ để thấy rằng chúng tôi chắc chắn đang nói chuyện với họ ở cấp độ kỹ thuật để giúp đỡ khử mìn Odesa. “
4. Nga sử dụng bom phốt pho để bắn phá vùng Sumy
Các lực lượng Nga đã bắn những quả bom phốt pho bị cấm sử dụng trong chiến tranh vào cộng đồng Yunakivka ở vùng Sumy từ nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng Grad.
Dmytro Zhyvytskyi, người đứng đầu Cục quản lý quân sự khu vực Sumy, cho biết điều này trên Telegram.
Anh đã đăng một đoạn video từ một ngôi làng trong cộng đồng Yunakivka, nơi bị cháy ở Grad.
“Trong khi pháo kích vào cộng đồng Yunakivka, người Nga đã sử dụng bom phốt pho. Đạn phốt pho bị cấm trong chiến tranh!” anh ấy nói.
Theo Zhyvytskyi, thông tin về thương vong và sự tàn phá hiện đang được làm rõ.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận các bệ phóng HIMARS đầu tiên đã có mặt ở Ukraine
Các đơn vị đầu tiên của HIMARS, là bệ phóng hỏa tiễn hàng loạt đã đến Ukraine trong khuôn khổ hỗ trợ an ninh của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã cho biết như trên.
“HIMARS đã đến Ukraine. Cảm ơn các đồng nghiệp Hoa Kỳ của tôi và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd J. Austin về những công cụ mạnh mẽ này!”
Bộ trưởng Oleksii Reznikov cũng gợi ý rằng mùa hè “sẽ rất nóng đối với những người Nga đang xâm lược Ukraine.”
“Và có thể là mùa hè cuối cùng cho một số quân xâm lược”
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Colin Kahl nói rằng việc cung cấp cho Ukraine một số bệ phóng hỏa tiễn HIMARS như một phần của đợt viện trợ quốc phòng mới nhất chỉ là điểm khởi đầu vì Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp mọi thứ cần thiết để chống lại sự xâm lược của Nga.
Hôm thứ Ba 31 tháng 5, Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài đã xác nhận với các phóng viên rằng Mỹ sẽ gửi cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao do Mỹ sản xuất, được gọi là HIMARS, như một phần trong gói hỗ trợ an ninh thứ 11 của nước này cho Ukraine.
Các hệ thống hỏa tiễn mới của Mỹ sẽ cho phép Ukraine bắn trúng mục tiêu cách xa 50 dặm hay 80km, là tầm bắn lớn nhất của nó.
Đó là ít hơn nhiều so với phạm vi tối đa của các hệ thống hỏa tiễn hàng loạt, gọi tắt là MLRS, có khả năng tấn công các mục tiêu xa đến 300 km, nhưng lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì Ukraine đã nhận được cho đến nay. Ví dụ, những chiếc Howitzers M777 mà Mỹ gửi tới Ukraine vào tháng trước đã đánh dấu sự gia tăng đáng kể về tầm hoạt động và sức mạnh so với các hệ thống trước đó, nhưng những hệ thống pháo này chỉ có tầm bắn khoảng 25 km.
Trước đó các quan chức Mỹ đã tranh luận trong nhiều tuần về việc liệu có nên gửi cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn tiên tiến hay không, bởi vì chúng có thể tấn công xa hơn nhiều so với bất kỳ loại vũ khí nào mà họ có. Tầm xa của vũ khí, về mặt kỹ thuật có khả năng tấn công vào lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại rằng Nga có thể coi các chuyến hàng là hành động khiêu khích.
Các quan chức cho biết Mỹ “không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công bên ngoài biên giới của mình,” và “không tìm cách kéo dài chiến tranh”.
Họ cũng cho biết Hoa Kỳ đã nhận được sự bảo đảm từ Ukraine rằng quân Ukraine sẽ không sử dụng các hệ thống này để tiến hành các cuộc tấn công bên trong nước Nga. Nhưng họ nhấn mạnh rằng khi xung đột tiến triển, Mỹ sẽ “tiếp tục điều chỉnh” sự hỗ trợ của mình cho các nhu cầu cấp bách nhất của Ukraine.
Các quan chức cũng cho biết các hệ thống hỏa tiễn mới sẽ giúp đưa Ukraine “vào vị trí mạnh nhất có thể trên bàn đàm phán” với Nga, đồng thời nhắc lại rằng Mỹ sẽ “không gây áp lực công khai hoặc riêng tư với chính phủ Ukraine để đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào”.
6. Chính phủ Anh cấm xuất khẩu nhiên liệu máy bay, và tiền giấy sang Nga
Chính phủ Anh đã đưa ra bản cập nhật danh sách các hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Nga. Các chi tiết mới bao gồm:
Các lệnh cấm xuất khẩu hoặc sử dụng ở Nga đối với nhiên liệu máy bay và phụ gia nhiên liệu.
Các lệnh cấm xuất khẩu cũng bao gồm tiền giấy của Anh và Liên Hiệp Âu Châu; cũng như các lệnh cấm cung cấp, hoặc chuyển giao các loại tiền giấy như vậy cho một người có quan hệ với Nga.
Anh cũng cấm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ tài chính, quỹ và dịch vụ môi giới liên quan đến nhập khẩu sắt thép.
Nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin cảnh giác về sự lầm lạc và xa lìa đức tin của hàng giáo sĩ Đức
VietCatholic Media
05:46 25/06/2022
1. Iran treo cổ người đàn ông bị kết tội giết chết giáo sĩ trong vụ tấn công hồi tháng Tư
Vào sáng thứ Hai, Iran đã treo cổ một người đàn ông bị kết tội giết hai giáo sĩ trong một vụ tấn công bằng dao vào tháng 4 tại một đền thờ Hồi Giáo Shiite nổi tiếng.
Báo cáo cho biết án tử hình được thực hiện bằng cách treo cổ sau khi Tòa án Tối cao của đất nước giữ nguyên bản án do Tòa án Cách mạng ở thành phố Mashhad, nơi xảy ra vụ tấn công, đưa ra trước đó.
Người đàn ông bị kết án được xác định là Abdollatif Moradi và nhà chức trách cho biết anh ta đã đâm ba giáo sĩ. Hai người chết ngay lập tức, người còn lại sau đó được đưa vào bệnh viện. Không có thêm thông tin chi tiết nào sau cuộc tấn công tại đền thờ Imam Reza của thành phố, một hành động bạo lực hiếm hoi tại địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo dòng Shiite.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Tasnim bán chính thức của Iran cho biết Moradi mang quốc tịch Uzbekistan đã nhập cảnh trái phép vào Iran thông qua Pakistan một năm trước đó.
Cảnh sát chưa đưa ra động cơ vụ đâm người. Bộ trưởng Nội vụ của đất nước, Ahmad Vahidi, vào thời điểm đó, mô tả đây là một “cuộc tấn công khủng bố” và tuyên bố Iran sẽ truy đuổi thủ phạm và tất cả “takfiris”, một thuật ngữ được sử dụng cho những người Sunni cực đoan coi những người Hồi giáo khác là những kẻ ngoại đạo.
Source:AP
2. Một số nhận định của Đức Hồng Y Müller về các vấn đề thời sự
Đức Hồng Y Gerhard Müller, người Đức, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, nhận định rằng tình trạng Công Giáo tại Đức hiện nay không những là một nguy cơ ly giáo, nhưng còn là một cuộc bội giáo từ từ.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo “Người đưa tin chiều” (Corriere della sera), số ra ngày 19 tháng Sáu tại Ý, trả lời câu hỏi: “Đức Hồng Y có thấy những cuộc ly giáo ở chân trời không?”, ngài đáp:
“Hơn là một cuộc ly giáo, tôi nhận thấy nguy cơ một sự bội giáo từ từ. Người ta đã thấy một số yếu tố tại Đức, với xu hướng chấp nhận chức linh mục nữ giới hoặc các cặp đồng tính luyến ái. Và tại Đức, người ta ghi nhận có sự suy sụp lớn của Giáo hội, và điều này làm cho người ta hiểu rằng đó không phải là một kiểu mẫu cho tương lai”.
Được hỏi về hiệp định ngầm giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, “Đức Hồng Y có nghĩ điều này cho thấy một Giáo hội ngày càng nhìn về Đông phương hay không”? Đức Hồng Y Müller đáp: “Người Trung Quốc được kêu gọi trở nên môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, nhưng họ đang sống dưới một chế độ độc tài, trong đó không có sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tôn giáo. Cuộc đối thoại với đảng cộng sản Trung Quốc không thể chỉ bảo vệ các tín hữu Công Giáo mà thôi. Cần giải thích cho giới lãnh đạo Trung Quốc rằng con người không phải là tài sản của Nhà nước, và họ đừng chỉ nghĩ đến quyền lực, nhưng cần nghĩ đến thiện ích của dân chúng. Ngoài điều đó, Giáo hội là hoàn vũ. Trong lịch sử, chúng ta đã có một sự hiện diện mạnh mẽ ở Âu châu và Mỹ châu. Nhưng lịch sử chưa chấm dứt. Tôi thấy trong tương lai sự dấn thân loan báo Tin mừng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản”.
Về viễn tượng của Giáo Hội Công Giáo, Đức Hồng Y Müller cảnh giác rằng: “Chúng ta phải chú ý để không trở thành như một N.G.O, một tổ chức xã hội tôn giáo. Giáo hội phải ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô và các bí tích, duy trì chiều kích siêu việt của mình. Chúng ta phải quan tâm đến sự cứu độ con người, không phải chỉ đời sống trần thế. Sứ mạng của Giáo hội là giúp sự kết hiệp của con người với Thiên Chúa. Chúng ta có thể là một đoàn chiên lớn hay nhỏ, nhưng trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải theo đường hướng của Tin mừng. Trước tiên vâng phục Chúa Kitô, và trong ánh sáng của Chúa, vâng phục thế giới”.
Đáp câu hỏi: “Trên bình diện quốc tế, Giáo hội và Đức Giáo Hoàng khó có thể làm trung gian giữa ông Putin và Tây phương. Phải chăng đó là điều không thể được?”, Đức Hồng Y Müller đáp:
“Chúng ta có thể đối thoại với Giáo hội Chính thống, chứ không thể đối thoại với ông Putin. Ông Putin đã năm lần nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhưng thật khó đối thoại với một người coi mình là một Phêrô Đại Đế (thời Nga hoàng). Ông nghĩ đến vinh quang của mình hơn là thiện ích của dân nghèo. Làm sao đối thoại với những người cộng sản đế quốc? Chúng ta phải rõ ràng và mạnh mẽ với Giáo hội Chính thống, không phải là điều dễ dàng, cả khi chiến tranh sẽ là một thảm họa đối với Nga”.
3. Người Công Giáo thất vọng đối với luật về quyền an tử của Hàn Quốc
Một nhà lãnh đạo Công Giáo ở Hàn Quốc đã bày tỏ lo ngại sau khi quốc hội nước này ban hành luật hợp pháp hóa việc tự tử do bác sĩ hỗ trợ để kết liễu cuộc sống của những bệnh nhân mắc bệnh nan y không còn cơ hội hồi phục.
“Ủy ban vì sự sống của Tổng giáo phận Công Giáo Hán Thành bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về đạo luật tự tử do bác sĩ hỗ trợ được áp dụng gần đây. Giáo hội nhấn mạnh đến sự thánh thiêng của cuộc sống con người không thể bị xâm phạm, cho dù chính mình hay người khác, cho đến phút cuối cùng,” chủ tịch ủy ban, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Trịnh Thuần Trạch (Chung Soon-taick) của Hán Thành cho biết trong một tuyên bố ngày 20 tháng 6.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng thay vì kết thúc sự sống, xã hội cần phải tìm cách làm thế nào để giảm bớt sự đau khổ không thể chịu đựng được của những bệnh nhân mắc bệnh nan y.
“Chúng ta phải hiểu nhân phẩm có nghĩa là sự quan tâm và chăm sóc của cộng đồng, không phải là hành động rút ngắn mạng sống,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Ngài cho biết việc tự tử có sự hỗ trợ của bác sĩ chỉ là kết quả của việc xã hội chúng ta “theo đuổi hiệu quả kinh tế và” đánh mất văn hóa quan tâm và chăm sóc con người “và không phải là cách nhận thức đúng đắn phẩm giá con người”.
Ngài cảnh báo rằng luật pháp có nhiều rủi ro lạm dụng hoặc các tác dụng phụ bất lợi, chẳng hạn như “các quyết định không mong muốn” nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho một gia đình.
Đạo luật đã gây ra các cuộc phản đối từ những người ủng hộ sự sống, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo, và những người cho rằng luật này là phi đạo đức và phản ánh thái độ thay đổi nhanh chóng của xã hội Hàn Quốc về sự sống và cái chết.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ ban hành các chính sách và luật pháp để mở rộng hỗ trợ cho chăm sóc y tế và giảm đau như một giải pháp thay thế để giải quyết những thách thức mà bệnh nhân mắc bệnh nan y phải đối mặt để bệnh nhân được chăm sóc cá nhân không đau đớn vào phút cuối.
Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật Xác định Điều trị Duy trì Sự sống, được gọi là Luật Tử hình Với Nhân phẩm, vào năm 2018. Đạo luật này hợp pháp hóa việc ngừng điều trị y tế để duy trì sự sống thông qua một thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình hoặc một “chỉ thị trước” bằng văn bản của một bệnh nhân đã biết rằng bệnh tình không thể phục hồi được.
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò dư luận năm nay cho thấy 76% số người được hỏi ủng hộ việc hợp pháp hóa chế độ an tử.
Theo tờ Thời báo Hàn Quốc, cuộc khảo sát của Giáo sư Doãn Long Hạo (Yun Young-ho, 윤용호) tại Đại học Y khoa Quốc gia Hán Thành cho thấy 61,9% số người được hỏi cho biết họ sẽ “hoàn toàn đồng ý” với luật tiếp cận các thủ thuật y tế gây tranh cãi, trong khi 14,4% nói rằng họ sẽ “đồng ý”.
Năm ngoái, một cuộc khảo sát của Bộ Y tế và Phúc lợi với 9.930 người trên 65 tuổi cho thấy 90,5% ủng hộ việc chết mà không đau đớn về thể xác và tinh thần
Khoảng 2 phần trăm cho biết họ sẽ “hoàn toàn không đồng ý” với luật như vậy, trong khi 21,7 phần trăm nói rằng họ sẽ “không đồng ý”.
Trong một cuộc khảo sát tương tự được thực hiện vào năm 2016, khoảng 50 phần trăm nói rằng họ sẽ ủng hộ chế độ an tử.
Với việc Hàn Quốc ghi nhận sự gia tăng dân số già và tỷ lệ sinh giảm dần, các nhà quan sát cho rằng hiện tượng các vụ tự tử có sự hỗ trợ của bác sĩ được cho là sẽ có động lực ở nước này.
Năm ngoái, một cuộc khảo sát của Bộ Y tế và Phúc lợi với 9.930 người trên 65 tuổi cho thấy 90,5% tích cực về việc chết mà không đau đớn về thể xác và tinh thần.
Việc sử dụng an tử vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Một số quốc gia ở phương Tây bao gồm Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã thông qua luật an tử với những quy định nghiêm ngặt.
Source:UCANews
Bí ẩn chung quanh vụ ám hại Đại Tá Vadim Zimin, từng phụ trách chiếc vali hạt nhân của Putin
VietCatholic Media
16:48 25/06/2022
1. Đại tá Vadim Zimin, là người giữ chiếc cặp hạt nhân của tổng thống Nga, được phát hiện bị bắn hạ tại nhà riêng
Một đại tá Nga, là người xách chiếc cặp trong đó có mã số hạt nhân của tổng thống Nga đã được phát hiện bị bắn chết tại nhà của ông ta. Ông được biết là người đã thực hiện vai trò này với tư cách là phụ tá cho cựu Tổng thống Boris Yeltsin.
Zimin tiếp tục phục vụ trong ngành an ninh liên bang Nga tại phủ tổng thống và lên đến vai trò đại tá dưới thời người kế nhiệm Vladimir Putin. Ông phụ trách xách chiếc cặp mang các bộ điều khiển hạt nhân của Nga, là chiếc cặp luôn đi cùng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh. Nhưng vai trò chính xác của anh ta không rõ ràng và chỉ có một bức ảnh về Zimin tồn tại.
Chiếc cặp bí mật được cho là chứa mã số phóng hỏa tiễn chiến lược của Điện Cẩm Linh.
Chiếc cặp có mã khóa được cá nhân hóa, nghĩa là chỉ người xách chiếc cặp ấy mới biết, và thường được giám sát 24/7 và kiểm soát hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân của Mạc Tư Khoa.
Đại tá Zimin có bổn phận xách chiếc cặp ấy tháp tùng Putin đến bất cứ nơi đâu.
Chiếc cặp, được gọi là Cheget trong tiếng Nga, được phát triển vào đầu những năm 1980 và lần đầu tiên được trình chiếu với thế giới vào năm 2019, với nội dung của nó được xem cận cảnh trên TV.
Putin được biết đến là người hay đe dọa phương Tây bằng vũ khí hạt nhân khi khẳng định sĩ quan mang mã hạt nhân có thể nhìn thấy bên cạnh ông.
Ông đã làm điều này vào tháng 4 khi tham dự lễ tang của chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Vladimir Zhirinovsky ở Mạc Tư Khoa.
Sự hiện diện dễ thấy của một sĩ quan quân đội hàng đầu với chiếc cặp được cho là một dấu hiệu ớn lạnh cho thấy Putin có thể triển khai vũ khí hạt nhân tàn khốc
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, mặc dù vụ việc thường được giao cho một phụ tá bên cạnh Putin, nhưng thực tế không chỉ có một mà có tổng cộng có đến ba người.
Các nhà quan sát cho rằng điểm khác thường nhất của chiếc cặp là nút khởi động thực sự có màu trắng chứ không phải màu đỏ như người ta thường nghĩ.
Gần đây, Vadim Zimin, 53 tuổi, đã chuyển ngành và phục vụ trong ngành hải quan sau khi thôi làm việc tại phủ tổng thống Nga.
Ông được tường trình là đang phải đối mặt với cáo buộc nhận hối lộ trong công việc mới của mình. Anh ta được tìm thấy với những vết thương do đạn bắn trong nhà bếp của căn hộ của mình ở Krasnogorsk, vùng Mạc Tư Khoa.
Zimin được tìm thấy bởi anh trai của mình, là người được tường trình là đang trong phòng tắm vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng. Anh ta nằm trên vũng máu với vết thương ở đầu và một khẩu súng lục Izh 79-9TM nằm gần đó.
Vào thời điểm đó, vợ của ông - một bác sĩ – đang hoạt động ở Ukraine, chữa trị cho những người bị thương trong cuộc chiến của Putin.
Tờ Moskovsky Komsomolets đưa tin rằng Đại tá Zimin gần đây đã bất ngờ phải đối mặt với một số vấn đề trong đó nghiêm trọng nhất là cuộc điều tra hình sự vì cáo buộc nhận hối lộ sau khi gia nhập ngành hải quan với một vai trò cao cấp.
2. Người đứng đầu lực lượng vũ trang Phần Lan cho biết đất nước của ông đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Nga và sẵn sàng chiến đấu - như đã từng xảy ra
Phần Lan 'sẵn sàng chiến đấu với Nga nếu bị tấn công'. Chỉ huy lực lượng vũ trang Phần Lan, Tướng Timo Kivinen, cho biết đất nước của ông đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Nga và sẽ kháng cự quyết liệt trong trường hợp một tình huống như thế xảy ra.
Người Phần Lan có động lực chiến đấu và đất nước đã xây dựng được một kho vũ khí đáng kể, Kivinen cho biết trong một tuyên bố.
Phòng tuyến quan trọng nhất nằm giữa hai tai của mỗi người, như cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh vào lúc này.
Phần Lan đã duy trì mức độ chuẩn bị quân sự cao kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã từng chiến đấu hai cuộc chiến vào những năm 1940 chống lại nước láng giềng phía đông, mà nước này có chung đường biên giới dài 810 dặm.
Kivinen nói:
Chúng tôi đã phát triển một cách có hệ thống khả năng phòng thủ quân sự của mình chính xác cho loại hình chiến tranh đang được tiến hành ở Ukraine, với việc sử dụng ồ ạt hỏa lực, lực lượng thiết giáp và cả lực lượng không quân.
Ông nói thêm: “Ukraine là một mảnh đất khó nhai đối với Nga và Phần Lan cũng vậy.”
3. Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg nhận định: Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã “phá vỡ hòa bình ở Âu Châu”.
Tổng thư ký liên minh hứa hẹn một hội nghị thượng đỉnh tại Madrid vào tuần tới sẽ mang tính “cách mạng” đối với liên minh 73 tuổi. Hội nghị này diễn ra 4 tháng sau khi Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội Điện Cẩm Linh tràn qua biên giới.
Ông Stoltenberg nói thêm: “Chúng tôi đang ở thời điểm quan trọng cho an ninh của chúng ta”.
“Cuộc chiến của Tổng thống Putin chống lại Ukraine là mối đe dọa cấp bách nhất mà chúng ta phải đối mặt, nó đã phá vỡ hòa bình ở Âu Châu.”
Tướng Stoltenberg, cựu Thủ tướng Na Uy, đã phát biểu vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo NATO, bao gồm Thủ tướng Boris Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron, có cuộc gặp gỡ ở thủ đô Tây Ban Nha.
Hàng đầu trong chương trình nghị sự của họ sẽ là cuộc chiến ở Ukraine, với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ phát biểu trong cuộc họp kéo dài hai ngày bằng liên kết video.
Cảnh báo về một “cuộc chiến tranh tiêu hao”, ông Stoltenberg lo ngại xung đột có thể kéo dài trong nhiều năm - và kêu gọi các lãnh đạo NATO cam kết bảo vệ Kyiv lâu dài.
Ông nói: “Cuộc chiến này có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm.”
“Bất kể cuộc chiến kéo dài bao lâu, chúng ta cần phải chuẩn bị cho cả chặng đường dài và chuẩn bị tiếp tục cung cấp hỗ trợ đáng kể cho Ukraine.”
Ông nói thêm: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng thông điệp từ các đồng minh NATO là chúng ta nên duy trì sự hỗ trợ, cung cấp vũ khí hiện đại, vũ khí hạng nặng như các đồng minh NATO đã làm từ lâu”.
Ông Stoltenberg cho biết NATO đang phản ứng trước sự xâm lược của Mạc Tư Khoa đối với nước láng giềng bằng cách tăng cường kho dự trữ vũ khí, bố trí thêm quân ở trạng thái sẵn sàng cao và củng cố “các đội hình chiến đấu được triển khai phía trước để tăng cường các nhóm chiến đấu ở phía đông”.
Các nhà lãnh đạo liên minh ở Madrid cũng sẽ thảo luận về việc đẩy nhanh việc gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển.
Hai quốc gia này đã nộp đơn sau khi lực lượng của Putin xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố sẽ ngăn cản tư cách thành viên của họ, cáo buộc Helsinki và Stockholm tiếp đón các chiến binh người Kurd.
Ông Stoltenberg cho biết: “Mục đích của tôi là tìm ra một hướng đi chung để cả hai quốc gia có thể tham gia liên minh của chúng tôi càng sớm càng tốt.”
“Điều này sẽ giúp họ an toàn hơn, NATO mạnh hơn và khu vực Euro / Đại Tây Dương an toàn hơn”.
Nhưng ông thừa nhận: “Tôi không thể bảo đảm việc gia nhập của họ nhưng tôi vẫn nói rằng đó là mục đích của tôi, và sau đó như đã xảy ra trước đây khi chúng tôi nói về quy trình gia nhập, chúng tôi chỉ cần lưu ý rằng không phải tất cả các đồng minh đều có quan điểm giống nhau nhưng chúng ta phải tìm cách dung hòa và tìm ra điểm chung”.
Các lãnh đạo NATO cũng sẽ thảo luận về Trung Quốc và “những thách thức mà nó đặt ra đối với lợi ích, an ninh và các giá trị của chúng ta”, ông nói.
Các nhà lãnh đạo từ các quốc gia Thái Bình Dương được phương Tây hậu thuẫn như Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc sẽ lần đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh liên minh.
Trong tháng này, Bắc Kinh đã hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba, nghĩa là hải quân nước này có nhiều hàng không mẫu hạm nhất chỉ thua Mỹ.
Trung Quốc cũng bị cáo buộc quân sự hóa Biển Đông bằng cách xây dựng đường băng trên các đảo tranh chấp.
Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa xâm lược Đài Loan và cho biết họ sẽ đưa đảo quốc này trở lại dưới sự kiểm soát của Trung Quốc vào năm 2050, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Tuy nhấn mạnh rằng NATO không “coi Trung Quốc là đối thủ”, ông Stoltenberg nói: “Chúng ta cần nhận ra rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc - thực tế là họ đang đầu tư rất nhiều vào các thiết bị quân sự mới, hiện đại, bao gồm cả việc mở rộng đáng kể khả năng hạt nhân của họ, đầu tư trong các công nghệ quan trọng và cũng cố gắng kiểm soát các cơ sở hạ tầng quan yếu ở Âu Châu, là một thách đố đối với chúng ta - và điều quan trọng là chúng ta phải giải quyết vấn đề đó”.
4. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm Iran, tố cáo Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu là hiếu chiến
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến Iran để mở rộng hợp tác giữa hai quốc gia trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bộ Ngoại giao Nga đã đăng một đoạn clip về phát biểu khai mạc của Ngoại trưởng Lavrov trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, trong đó ông nói rằng Mạc Tư Khoa đang thích ứng với những gì mà ông gọi là các chính sách hiếu chiến của phương Tây.
Ở tất cả các quốc gia đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của đường lối ích kỷ do Hoa Kỳ và các chư hầu của họ thực hiện, có nhu cầu khách quan phải cấu hình lại các mối quan hệ kinh tế của họ để họ có thể tránh dựa vào những ý tưởng bất chợt và mơ hồ của các đối tác phương Tây của chúng tôi,” Lavrov nói.
Tháng trước, Mạc Tư Khoa cho biết Nga và Iran, cả hai đều đang chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây và là quốc gia có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới, đã thảo luận về việc hoán đổi nguồn cung cấp dầu và khí đốt cũng như thành lập một trung tâm hậu cần.
Trong khi Mạc Tư Khoa đang thách thức các lệnh trừng phạt của phương Tây vì cuộc xâm lược vào Ukraine, nhà cầm quyền Hồi Giáo Tehran đã phải vật lộn để giữ cho nền kinh tế của Iran phát triển vì các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng trở lại sau khi Washington rời khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran vào năm 2018.
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin: “Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov, thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương và năng lượng, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực đã được thảo luận.
Bộ Ngoại giao Iran cho biết chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov là nhằm “mở rộng hợp tác với khu vực Á-Âu và Caucasus”.
Hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho biết ông Lavrov đã gặp Ngoại trưởng Iran, Hossein Amirabdollahian.
5. Hơn 150 địa điểm văn hóa ở Ukraine đã bị phá hủy một phần hoặc toàn bộ, UNESCO công bố hôm thứ Năm.
Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết: Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, 152 địa điểm văn hóa đã bị phá hủy một phần hoặc toàn bộ do hậu quả của cuộc giao tranh.
Thiệt hại bao gồm 70 tòa nhà tôn giáo, 30 tòa nhà lịch sử, 18 trung tâm văn hóa, 15 di tích, 12 bảo tàng và bảy thư viện.
Ba phần tư số địa điểm bị thiệt hại nằm ở ba khu vực: khu vực Donetsk, nơi giao tranh vẫn đặc biệt dữ dội - với 45 địa điểm văn hóa bị hư hại - khu vực Kharkiv - với 40 địa điểm bị hư hại - và khu vực Kyiv - với 26 địa điểm bị hư hại.
“Những cuộc tấn công lặp đi lặp lại này nhằm vào các địa điểm văn hóa của Ukraine phải dừng lại. Di sản văn hóa, dưới mọi hình thức, không nên được tấn công trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi nhắc lại lời kêu gọi tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là Công ước La Hay về bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang, “
Tiến Sĩ George Weigel: Những huyền thoại liên quan đến Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng
VietCatholic Media
16:53 25/06/2022
1. Hội đồng đại kết không trục xuất Chính Thống Giáo Nga
Trong cuộc họp hôm 17 tháng Sáu vừa qua, Ủy ban trung ương của Hội đồng đại kết ở Genève, Thụy Sĩ, gồm 150 thành viên, đã đưa ra quyết định không trục xuất Chính Thống Giáo Nga.
Trước đó, Giáo hội Tin lành Thụy Sĩ, đã đề nghị Hội đồng cứu xét và trục xuất Giáo hội Chính thống Nga ra khỏi tổ chức này, vì đã không lên án cuộc tấn công của Nga tại Ukraine.
Giáo Hội Công Giáo không phải là thành viên của Hội đồng đại kết, nên Cha Choromanski, người Ba Lan, chỉ tham dự khóa họp với tư cách là quan sát viên của Tòa Thánh. Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Thụy Sĩ, cha giải thích rằng: “Tuyệt đối chúng ta cần tiếp tục đối thoại, vì thế chúng ta cần Giáo hội Chính thống Nga ngồi vào bàn đối thoại đại kết. Việc loại trừ hoặc ngưng quy chế thành viên của Giáo hội này không phải là một giải pháp”.
Linh mục đại diện Tòa Thánh cũng cho biết trong phiên họp, các đại diện của Chính thống Nga phát biểu thật ngắn ngủi. Họ kêu gọi hãy phân tích kỹ lưỡng hơn sự quả quyết của một vài ký giả, theo đó Thượng Phụ Kirill và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Các đại diện đó cho rằng nhiều khi phán đoán của các ký giả quá một chiều hoặc đơn giản hóa vấn đề. Tuy nhiên, bản thân phái đoàn đã không thể giải thích lập trường của Thượng Phụ Kirill và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa liên quan đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Về việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể gặp Đức Thượng phụ Kirill của Chính thống Nga tại Kazakhstan, vào trung tuần tháng Chín năm nay, cha Choromanski nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm tất cả mọi sự để góp phần giải quyết cuộc xung đột. Nếu một cuộc gặp gỡ với Đức Thượng phụ Kirill giúp thăng tiến hòa bình và cứu sinh mạng con người, thì chúng ta chỉ có thể vui mừng về điều này. Chúa Giêsu muốn rằng các Kitô hữu chúng ta hiệp nhất với nhau”.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án vũ khí hạt nhân là 'vô đạo đức'
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân là vô luân và chống lại “văn hóa cuộc sống và hòa bình” trong một thông điệp được công bố hôm thứ Ba.
“Tôi muốn tái khẳng định rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng như việc sở hữu chúng, là trái đạo đức”, Đức Giáo Hoàng viết như trên cho Đại sứ Alexander Kmentt, chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ nhất, về Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là TPNW.
“Cố gắng bảo vệ và bảo đảm sự ổn định và hòa bình thông qua cảm giác an toàn sai lầm và 'cán cân chống khủng bố', được duy trì bởi tâm lý sợ hãi và không tin tưởng chắc chắn sẽ làm đầu độc các mối quan hệ giữa các dân tộc và cản trở bất kỳ hình thức đối thoại thực sự nào có thể xảy ra. Việc sở hữu dễ dẫn đến các mối đe dọa về việc sử dụng chúng, trở thành một loại 'tống tiền' cần phải bị ghê tởm đối với lương tâm của nhân loại.”
Các quốc gia thành viên của TPNW đang tập hợp tại Vienna, Áo, từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 6 để “cam kết thực hiện các hành động cụ thể nhằm thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp ước,” hình dung một thế giới không có vũ khí hạt nhân, theo Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân.
“ Tòa thánh chắc chắn rằng một thế giới không có vũ khí hạt nhân là điều cần thiết và có thể thực hiện được,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm. “Trong một hệ thống an ninh tập thể, không có chỗ cho vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác định “tầm nhìn can đảm” của hiệp ước là “hợp thời hơn bao giờ hết”, đồng thời nói thêm rằng “chúng ta cần nhận thức được sự nguy hiểm của các đường lối thiển cận đối với an ninh quốc gia và quốc tế cũng như nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân”.
“Như chúng ta đã biết quá rõ, cái giá của việc không làm như vậy chắc chắn phải trả bằng số lượng sinh mạng vô tội bị lấy đi cùng với sự tàn sát và hủy diệt”
Ngài thúc giục rằng các hiệp ước giải trừ quân bị không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là “cam kết đạo đức”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, hòa bình là “bất khả phân ly” và để tồn tại công bình và lâu dài, nó cũng phải mang tính “phổ quát”.
Ngài nói: “Việc cho rằng an ninh và hòa bình của một số người có thể tách rời với an ninh tập thể và hòa bình của những người khác là lừa dối và đánh bại bản thân”.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến vai trò của Giáo Hội Công Giáo.
“Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo vẫn cam kết thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc và các quốc gia và thúc đẩy giáo dục vì hòa bình trong khắp các cơ sở của mình. Đây là một bổn phận mà Giáo hội cảm thấy bị ràng buộc trước Thiên Chúa và mọi người nam cũng như nữ trong thế giới của chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người có trách nhiệm duy trì hòa bình, cả ở cấp độ công cộng và cấp độ cá nhân. Ngài nói, đó là một cuộc thảo luận pháp lý cũng như một cuộc thảo luận về đạo đức. Ngài nói thêm rằng hiệp ước này công nhận rằng giáo dục vì hòa bình có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy các thế hệ hiện tại và tương lai.
Tuyên bố cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với những người sống sót sau vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki, cũng như tất cả các nạn nhân của vụ thử vũ khí hạt nhân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bằng cách khuyến khích các đại diện, các tổ chức quốc tế và tất cả xã hội dân sự tiếp tục thúc đẩy “một nền văn hóa của cuộc sống và hòa bình dựa trên phẩm giá của con người và nhận thức rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã bày tỏ quan ngại về vũ khí hạt nhân trong quá khứ. Gần đây hơn, trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược Ukraine, Đức Giáo Hoàng nói rằng hình ảnh trận lụt của Nô-ê đang “in sâu vào tiềm thức của chúng ta” trước viễn cảnh một cuộc chiến tranh hạt nhân “sẽ hủy diệt chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha tiếp kiến Thượng Hội đồng Giáo Hội Công Giáo Melkite
Sáng hôm 20 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Thượng Hội đồng của Giáo Hội Công Giáo Melkite, nhân dịp nhóm họp tại Roma. Ngài lưu ý dư luận về thảm trạng của Syria và mời gọi các giám mục đáp ứng những thách đố của Giáo hội này.
“Melkite” trong tiếng Syria có nghĩa là “tối cao” (sovrano), “thủ lãnh”. Giáo Hội Công Giáo Melkite là một Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Byzantine, trở về hiệp nhất với Tòa Thánh từ năm 1724 và hiện có khoảng một triệu 700.000 tín hữu, phần lớn sống tại Syria và Liban, nhưng cũng có nhiều tín hữu tại các nước, đặc biệt tại Australia, Úc châu, Hoa Kỳ, Canada, Venezuela và Argentina.
Thượng Hội đồng là cơ quan tối cao, trong đó các giám mục cùng với Đức Thượng phụ cai quản Giáo hội, chọn giám mục và ban hành các luật lệ cho Giáo hội thuộc quyền.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Những biến cố thê thảm trong những tháng gần đây khiến chúng ta buộc lòng phải hướng nhìn về Đông Âu. Nhưng chúng không được làm chúng ta quên thảm cảnh từ mười hai năm nay diễn ra tại đất nước Syria của anh em: hàng ngàn người chết và bị thương, hằng triệu người phải tị nạn ra nước ngoài và nội địa, không thể bắt đầu sự tái thiết cần thiết...”
Đức Thánh Cha nhắc đến chứng từ của nhiều bạn trẻ Syria ngài gặp ở Roma, kể lại thảm cảnh họ đã và đang trải qua, và cái nhìn của họ hầu như bị vắng bóng hy vọng cho tương lai đất nước. Ngài nói: “Chúng ta không thể để những tia hy vọng cuối cùng của họ bị dập tắt. Tôi tái kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm, trong nước và trong cộng đồng quốc tế, để có thể đạt tới một giải pháp công bằng và chính đáng cho thảm trạng Syria”.
Hiện nay, Syria vẫn còn bị Mỹ và các nước Âu châu trừng phạt, cấm vận, vì cho rằng Syria vẫn còn do một chính phủ độc tài cai trị.
Về nội bộ của Giáo Hội Công Giáo Melkite, Đức Thánh Cha cổ võ Giáo hội này sống tinh thần hiệp thông trong kinh nguyện và ý hướng giữa các thành phần của Giáo hội, tất cả họp thành cộng đồng dân Chúa. Ngài chia sẻ quan tâm của các giám mục về sự sống còn của các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đồng thời nhắc nhở rằng khi chọn các giám mục, các thành viên Thượng Hội đồng hãy luôn suy tư kỹ lưỡng và cầu xin Chúa Thánh Linh soi sáng, chuẩn bị thích hợp các thông tin và tài liệu về các ứng viên khác nhau, vượt thắng tiêu chuẩn phe phái và sự quân bình giữa các dòng tu xuất xứ của các ứng sinh, tránh mọi cám dỗ chia rẽ, gây gương xấu cho các tín hữu.
4. Tiến Sĩ George Weigel: Làm sáng tỏ những huyền thoại liên quan đến Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “Demythologizing Conclaves”, nghĩa là “Làm sáng tỏ những huyền thoại liên quan đến Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thông báo gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng ngài sẽ tấn phong 21 vị tân Hồng Y vào ngày 27 tháng 8, mười sáu vị trong số đó sẽ bỏ phiếu trong mật nghị được tổ chức sau ngày đó, tạo ra làn sóng những đồn đoán thường thấy về hình dạng của cuộc bầu cử giáo hoàng tiếp theo. Phần lớn việc ngắm nhìn quả cầu pha lê đó không hữu ích, vì nó dựa trên nhiều huyền thoại về các Cơ Mật Viện. Tôi hy vọng việc làm sáng tỏ các huyền thoại đó sẽ hoạt động như một chất ổn định, vì vùng nước xung quanh Con Thuyền Thánh Phêrô có thể sẽ trở nên hỗn loạn hơn trước khi mật nghị tiếp theo diễn ra trong Nhà nguyện Sistina dưới cái nhìn nghiêm khắc của Chúa Kitô Thẩm Phán.
Huyền thoại số 1: Một vị giáo hoàng tấn phong một tỷ lệ đáng kể các Hồng Y cử tri bầu người kế vị ngài sẽ qua đó quyết định người kế vị ngài là ai. Không đúng.
Năm 1878, các Hồng Y cử tri đều được đề cử bởi Đức Giáo Hoàng Grêgoriô 16 hoặc Piô thứ Chín; các ngài đã bầu Hồng Y Vincenzo Gioacchino Pecci, người, với tư cách là Đức Lêô thứ 13, đã đưa Giáo hội đi theo một hướng rất khác so với hai vị tiền nhiệm ngay trước đó của mình. Năm 1903, sáu mươi mốt trong số sáu mươi hai Hồng Y cử tri chọn người kế vị Đức Giáo Hoàng Lêô đã được tấn phong bởi vị Giáo Hoàng đã khởi xướng Cách mạng Leonine trong hơn 25 năm và sự gắn bó của Công Giáo với văn hóa và chính trị hiện đại — những vị Hồng Y này được dự kiến sẽ bầu ra một người theo hình ảnh của Đức Lêô thứ 13. Nhưng thay vào đó, sau một cuộc can thiệp đe dọa phủ quyết bởi hoàng đế Habsburg, là người cỗ vũ nồng nhiệt cho sự hội nhập Công Giáo vào thời đó, các ngài đã bầu cho Đức Hồng Y Giuseppe Melchiorre Sarto, là người với tư cách là Đức Giáo Hoàng Piô thứ 10, đã kiên quyết chặn đứng các sáng kiến táo bạo hơn của Đức Lêô thứ 13.
Năm 1958, các Hồng Y cử tri đều được tấn phong bởi Đức Piô thứ 11 và Đức Piô thứ 12, và nhiều người cho rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ nằm trong hàng ngũ đó (Đức Piô thứ 12, với tên gọi Eugenio Pacelli, đã từng là Quốc vụ khanh của Đức Piô thứ 11). Thay vào đó, các Hồng Y cử tri đã chọn một vị Giáo Hoàng lớn tuổi, Đức Angelo Giuseppe Roncalli. Với tư cách là Đức Gioan 23, ngài đã dẫn dắt Giáo hội vào một công đồng đại kết mà cả Đức Piô thứ 11 và Đức Piô thứ 12 đều đã cân nhắc triệu tập trước khi bác bỏ ý kiến này; phần còn lại là lịch sử của thời khắc Công Giáo của chúng ta.
Năm 2013, đa số Hồng Y cử tri đã được Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI phong làm Hồng Y. Người mà các ngài chọn, lấy danh hiệu chưa từng có là Giáo hoàng là Phanxicô, đã lặng lẽ nhưng kiên quyết phá bỏ di sản của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI về nhiều mặt.
Huyền thoại số 2: Ai vào cơ mật viện như một giáo hoàng sẽ rời cơ mật viện như một Hồng Y. Không đúng.
Năm 1878, Đức Lêô thứ 13 nhanh chóng được chọn, điều này cho thấy rằng ngài hẳn đã là một papabile - ứng viên Giáo Hoàng sáng giá - trước mật nghị. Đức Hồng Y Giacomo Della Chiesa, Hồng Y tổng giám mục của Bologna và là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh, chắc chắn là ứng viên Giáo Hoàng khi tham gia mật nghị thời chiến năm 1914, mặc dù phải trải qua nhiều vòng ngài mới được bầu. Tất cả những người biết bất cứ điều gì đều mong đợi Đức Hồng Y Eugenio Pacelli sẽ kế vị Đức Piô thứ 11 (bao gồm cả Đức Piô thứ 11), và ngài đã thực sự nhanh chóng được chọn. Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini chắc chắn đã là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá vào năm 1963, một phần vì nhiều Hồng Y cử tri đã coi ngài là người kế vị hợp lý cho Đức Piô thứ 12 vào năm 1958; nhưng vì một số lý do chưa giải thích được, Đức Montini, mặc dù là tổng giám mục của Milan, không phải là Hồng Y khi Đức Piô thứ 12 qua đời.
Đối với những người không có thành kiến nhưng có sự hoài nghi thích đáng với những tưởng tượng của truyền thông Ý, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã tham gia mật nghị năm 2005 với tư cách một ứng viên Giáo Hoàng sáng giá, và rời mật nghị với tư cách là giáo hoàng sau một thời gian ngắn bỏ phiếu. Tương tự như vậy, vào năm 2013, những người có nguồn tin thực (thường không bao gồm các tờ báo Ý) đều biết rằng Hồng Y Dòng Tên Jorge Mario Bergoglio, là ứng cử viên hàng đầu, và cuộc bầu cử của ngài sau một mật nghị ngắn không có gì đáng ngạc nhiên đối với họ.
Huyền thoại số 3: Một mật nghị phải qua nhiều vòng bỏ phiếu, gây tranh cãi, sẽ dẫn đến một triều đại Giáo Hoàng không có thực quyền. Không đúng.
Các Đức Hồng Y Giacomo Della Chiesa, Achille Ratti, và Karol Wojtyla đều được bầu vào ngôi Giáo Hoàng sau những mật nghị kéo dài; hơn nữa, các mật nghị năm 1914 và 1922 đầy tranh cãi, khi các Hồng Y tiếp tục bàn cãi về di sản của Cách mạng Leonine. Tuy nhiên, Đức Bênêđíctô 15, Piô thứ 11 và Đức Gioan Phaolô II đều là những vị giáo hoàng vĩ đại đã có những đóng góp đáng kể cho Giáo hội. Bài học ở đây là gì? Thưa: Một mật nghị dài có thể tạo ra một kết quả được cân nhắc chu đáo.
Huyền thoại số 4: Những Hồng Y duy nhất có thể quyết định là những Hồng Y thực sự bỏ phiếu. Không đúng.
Kể từ khi Đức Phaolô Đệ Lục cải tổ các thủ tục mật nghị, chỉ những Hồng Y chưa quá tuổi tám mươi khi mật nghị được khai mạc mới có thể được bỏ phiếu. Tuy nhiên, tất cả các vị Hồng Y đều tham gia vào Tổng Công Nghị Hồng Y trong thời gian giữa cái chết hoặc sự thoái vị của giáo hoàng và sự hoàn thành của mật nghị. Và các ngài có thể có tác dụng thực sự, như Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor của Anh đã chứng minh qua việc ngài ủng hộ Đức Hồng Y Bergoglio vào năm 2013. Với hơn tám mươi vị Hồng Y có thẩm quyền đạo đức lớn như Francis Arinze, Wilfrid Fox Napier, George Pell, Camillo Ruini, và Giuse Trần Nhật Quân tham gia, các cuộc thảo luận trong các Tổng Công Nghị Hồng Y tiếp theo có thể có ảnh hưởng tương tự.
Source:First Things