Ngày 27-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 27/06/2010
BỊA ĐẶT

N2T


Đời nhà Đường, Võ Tắc Thiên là một phụ nữ túc trí đa mưu, sau khi bà ta làm hoàng đế thì sợ rằng có người không phục mà âm thầm tạo phản, bèn hạ chiếu chỉ khuyến khích mọi người mật cáo những người tạo phản, trong đó Chu Hưng, Lai Tuấn Thần dùng thủ đoạn thật là tàn nhẫn. Chúng nó mỗi người nuôi mấy trăm tên lưu manh làm thủ hạ, chuyên môn làm việc mật cáo, chỉ cần chúng nó hiềm nghi cho ai có mưu phản thì phái người đồng thời đi mật cáo một vài nơi, bịa đặt rất nhiều chứng cớ. Càng kỳ quái hơn là Lai Tuấn Thần còn viết một quyển “mật cáo bịa đặt kinh”, truyền thụ các thủ đoạn làm thế nào để tìm kiếm tội trạng.

Chúng nó giết hại tổng cộng trước sau hơn mấy ngàn người, hủy diệt hơn một ngàn gia đình, thật là tàn khốc đến cực điểm.

(Đường hội yếu, khốc sứ)

Suy tư:

Bịa đặt cho có chuyện để vu khống người khác là một tội ác, bởi vì vu khống tức là không mà nói cho có, là sự gian dối được chất chứa trong một tâm hồn đầy ghen ghét và kiêu ngạo ích kỷ.

Bịa đặt tức là vu vạ cáo gian, là chuyện mà người công chính không bao giờ nghĩ tới, bởi vì khi bịa đặt cho có chuyện để hãm hại người khác thì họ –người công chính- biết rằng, chính Thiên Chúa sẽ thay mặt những người bị hàm oan mà đòi lẽ công bằng và thanh danh lại cho họ, như lời Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa”.

Võ Tắc Thiên là người túc trí đa mưu, nhưng không dùng túc trí đa mưu ấy để làm cho dân giàu nước mạnh, trái lại dùng những kẻ vô loại để hãm hại, vu không người dân lành, đó là một tội ác.

Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy chúng ta rằng: “Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ”.

Đúng là bịa đặt là do ma quỷ mà ra.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 27/06/2010
N2T


37. Người bệnh nằm trên giường bệnh, so với các binh lính trên chiến trường thì càng phải bày tỏ dũng cảm hơn, nhưng dũng cảm của binh lính là coi trọng đao thương, còn dũng cảm của người bệnh thì chú ý sự nhẫn nại.

(Thánh Segniga)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 27/06/2010
N2T


473. Một phần ba cuộc sống của con người có thể quyết định hai phần ba khác của cuộc sống con người.

 
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Bỏ Mọi Tật Xấu Để Theo Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:06 27/06/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

Chúa nhật 13 TN-C: 27-06-2010

Dành cho Cá nhân Gia đình, Nhóm, Hội đoàn

“BỎ MỌI TẬT XẤU ĐỂ THEO CHÚA”

A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh:

Bài đọc 1: Sách 1 Vua (19:16b; 19-21) Ông Ê-li-a ra đi và gặp ông Ê-i-sa là con ông Sa-phát đang cày ruộng…ông Ê-li-a đi ngang qua, ném tấm áo choàng của mình lên người ông Ê-li-sa. (câu 19)

Câu này cho tôi biết: Ông Ê-li-sa hiểu rằng khi ông Ê-li-a tặng ông chiếc áo choàng tức là kêu gọi ông theo Ê-li-a, cho nên ông liền xin thì giờ để từ giã gia đình. Ông này liền bỏ bò lại, chạy theo ông Ê-li-a và nói: Xin cho con về hôn cha mẹ để từ giã, rồi con sẽ đi theo ông. Chắc chắn Ê-li-sa cần thời gian để chuẩn bị thức ăn cho bữa tiệc linh đình, tạm biệt gia đình: ông Ê-li-sa về bắt cặp bò giết làm lễ tế, lấy cày làm củi nấu thịt đãi người nhà. Rồi ông đứng dậy đi theo ông Ê-li-a và phục vụ ông. (câu 20-21)

1/ Qúy vị và tôi từ bỏ ngay những gì để đáp lại tiếng Chúa mời gọi?

2/ Bỏ tham lam tiền bạc, hút thuốc, uống rượu, coi phim ảnh xấu, nhưng có bỏ tự ái, nóng giận, ghen tương, nói hành v.v…?

Bài đọc 2: Thư Galát ( 5:1;13-18) Anh em đã được kêu gọi để hưởng tự do; nhưng đừng lợi dụng sự tự do để sống theo tính xác thịt, hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau. (câu 13). 1/ Người Tín hữu sống theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn, là thực hiện sự tư do của mình, không theo tính xác thịt. Tự do không phải là phóng túng sống theo bản năng hay cảm giác thúc đẩy, nhưng được can đảm đến với tha nhân để phục vụ họ. Lòng tin không làm giảm bớt tự do; nhưng khai mở mội trường mới cho bác ái hoạt động. Bác ái luôn đòi hỏi hỏi cho tự do một cách đích thực.

2/ Bạn và tôi luôn sống chiến đấu giữa thiện và ác, giữa Thiên đàng và hỏa ngục. Vì tính xác thịt luôn kéo ta làm sự xấu và kích thích những đam mê, còn Thần Khí (Thánh Thần) thì trái ngược lại với xác thịt: Vì tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn trái ngược…hai bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn. (câu 17)

3/ Vậy những việc do xác thịt gây ra là những tội nào? Thưa là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậỵ (x. Galát 5:19)

Khi đi xưng tôi, tôi phải xưng những tội nào? Thưa tôi kể trên, chứ không phải xưng những tội như đi lễ ngủ gật, hay đọc kinh chia trí…

Tin Mừng: Luca (9:51-62) Chúa Giêsu nói với bạn và tôi: Con chồn có hang, chim trời có tổ; nhưng Con Người không có chỗ gối đầu. (câu 57). 1/ Chúa muốn dạy tôi hãy coi mình như là một con người tầm thường, sống nghèo nàn, để dễ theo Ngài, lúc ra biển, khi lên núi để giảng đạo. Chúa Giêsu cũng kêu gọi quý vị hôm nay; nhưng quý vị còn khất lần: “để tôi lo việc nhà đã”, 2/ Chúa nói: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết”

( câu 60) Ngài có ý nói cương quyết với tôi hãy dứt khoát với Tham-Sân-Si (các tật xấu) như đã nói ở trên là sự chết, bạn đừng làm nô lệ nó, để tâm hồn được tự do thảnh thơi theo Chúa. Cũng như Ngài đã nói với một người khác: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa. (câu 62)

* Chuyện kể: về nóng giận và độc tài của vua nước Pháp Louis XI như sau: Người kia nuôi két, ông dạy nó nói: “Đả đảo vua Louis Mười Một!” Một hôm đi dạo phố, vua nghe thấy con két la lên: “Đả đảo vua Louis XI”. Lòng tức giận nổi lên, ông về cung điện ra một sắc lệnh Péronne năm 1468, bắt giết tất cả những con két, con sáo, con nhồng đem vặn cổ hết.! Vua làm nhục nhã cho nước Pháp và dân chúng vô cùng phẫn uất. Sống theo xác thịt nó tại hại như vậy!

B- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn Sống tuần này:

CỨ ĐỂ KỂ CHẾT CHÔN KẺ CHẾT CỦA HỌ (Luca 9:60)

* Bạn và tôi bỏ ngay những dục vọng và đam mê để theo Chúa.

C- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống cầu nguyện:

Lạy Cha. Đức Giêsu đã gọi: Anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Con quyết tâm theo Chúa không những từ bỏ của cải danh vọng; nhưng chính là quyết từ bỏ những tật xấu và đam mê của tính xác thịt. Vì nó là kẻ thù nội tại nằm ngay trong con người của con.

Hoa thơm cỏ lạ: CAN ĐẢM LÀ SỢ HÃI BIẾT KÈM THEO LỜI CẦU NGUYỆN./ Courage is fear that has said its prayers

CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)

Phó tế GB Maria: Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Người môn đệ đích thực của Chúa Kitô
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:54 27/06/2010
NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐÍCH THỰC CỦA CHÚA KITÔ

“Cá lớn nuốt cá bé” là thành ngữ của Việt Nam, câu thành ngữ vừa diễn tả một qui luật tự nhiên trong đời sống thiên nhiên nhưng cũng phản ánh một cách sống hành quyền, đúng như Đức Giêsu nói về thế gian “Vua chúa thế gian thì hành quyền trên dân và những người làm lớn thì bắt người khác phục vụ mình” ( Mt 20,25). Cá lớn nuốt cá bé đã trở thành một qui luật, vì thế người ta khó tránh khỏi. Người môn đệ của Đức Giêsu muốn tránh khỏi điều này thì phải đi theo con đường nào? Đức Giêsu dạy họ một con đường: “Phần các con thì ai trong các con là người lớn nhất thì hãy làm người phục vụ mọi người”(Mt 20,26). Đó là con đường của sự khiêm tốn, con đường của tinh thần, phục vụ vô vị lợi vì hạnh phúc của người khác và, lấy niềm vui hạnh phúc của người khác làm niềm vui của chính mình. Hay nói một cách chính xác hơn: niềm vui lan tỏa và hạnh phúc trao ban.

Trong Tin Mừng theo thánh Luca thì lại khác hẳn (x.Lc 9,5-62). Hai tông đồ Giacobe và Gioan nổi tự ái bởi dân thành Samaria đóng cửa vì không muốn cho Đức Giêsu đi qua để lên Gierusalem. Xét về phương diện lịch sử, họ có lý do để làm như vậy.Từ năm 721 trước Công nguyên, Samaria thất thủ, toàn thể dân ngoại đã vào chiếm thành Samaria, đến nỗi người ta gọi Samaria là dân tứ chiếng hay dân ngoại bang. Vì lý do lịch sử mà người Do Thái không muốn để người Samaria lên đền thờ Gierusalem. Cho nên những người Samaria còn có lòng tín trung với lề luật, người ta phải xây một đền thờ khác trên núi Garizim. Thời gian trôi qua, không ai giải thích, nhưng vẫn để lại một dấu hỏi rất lớn. Chúng ta hiểu tại sao người thiếu phụ Samaria bên bờ giếng Jacob gặp Đức Giêsu xin nước và được Đức Giêsu giải thích về Nước Hằng Sống người thiếu phụ Samaria đã không ngần ngại đưa ra luôn câu hỏi lớn của thời đại đó: “Người Do Thái các ông bảo phải thờ phượng Thiên Chúa ở Gierusalem, còn cha ông chúng tôi thì thờ phượng Chúa ở trên núi Garizim này” (Ga 4,20) và Đức Giêsu đã trả lời cho chị, cũng như đưa một nguyên tắc ngàn đời cho muôn dân nước rằng: “Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái. Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần khí và sự thật vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế”(Ga 4, 21- 23). Xét như thế, người Samaria đóng cửa không cho Đức Giêsu lên vì đã có ngót ngàn năm lịch sử, cho nên Đức Giêsu không trách những người đóng cửa thành Samaria. Nhưng Giacobe và Gioan thì không chịu nổi. Hai môn đệ thưa với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy thành này không?”(Lc 9,54). Bởi lẽ trong Cựu Ước đã từng có trận lửa thiêu rụi hai thành Sodoma và Gomora vì hai thành này sống tội lỗi. Lửa đã thiêu hủy để cảnh báo và thanh luyện. Bây giờ hai môn đệ muốn đốt thành Samari đi có phải để cảnh báo, có phải để thanh luyện không? Thực ra, điều hai môn đệ muốn làm là chỉ để hạ cơn tự ái của hai vị mà thôi. Cho nên Đức Giêsu không những là không đồng ý đã hỏi lại các ông: “Thần trí nào đã xúi giục các con điều đó. Các con không biết các con là môn đệ của ai”.

Đức Giêsu không giải thích xem “Người môn đệ của Thầy là thế nào?” nhưng quãng đường tiếp theo cho chúng ta thấy rõ môn đệ của Đức Giêsu phải như thế nào. Trước hết, bài học thứ nhất, một người xin theo Đức Giêsu. Ngài nói: “Con cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu”(Lc 9,58). Bao nhiêu là hy sinh, đau khổ vất vả đón nhận về mình !. Đức Giêsu như vậy thì trở nên môn đệ của Ngài để sống khó nghèo, để vô vị lợi, để hiến thân phục vụ. Bài học thứ hai là những người xin đi theo Đức Giêsu, họ có những lý do thật là chính đáng, bởi vì họ còn phải về từ giã gia đình, họ còn phải “chôn cha của mình trước đã” (Lc 9,59)... Những lý do hết sức là chính đáng trong tình cảm cũng như trong lối ứng xử của con người. Thế nhưng Đức Giêsu đưa ra những nguyên tắc, những đòi hỏi nghiêm khắc là phải chiến thắng chính mình. Đức Giêsu nói: “Ai đã cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,62). Rõ ràng trong Cựu Ước, khi tiên tri Elia gọi Elisa. Elisa xin phép về để chào gia đình thì Elia bảo “Con cứ về, thầy có làm gì con đâu”. Elisa còn về nhà xẻ thịt cặp bò thứ mười hai và bổ cày của mình ra làm củi đốt nướng chín thịt bò đãi cha mẹ anh em họ hàng một bữa thịnh soạn, rồi mới lên đường (x.1V 19,16b.19-21). Ít nhất là Elisa còn được một thời gian để thực hiện quyết tâm của mình. Nhưng trong Tân Ước, Đức Giêsu đòi hỏi khắt khe hơn, khắt khe với chính mình, phải chiến thắng chính mình trong những do dự, trong những tình cảm để tận hiến vì Nước Trời và phục vụ tuyệt đối cho những người khác.

Người môn đệ đích thực của Đức Giêsu Kitô là xây dựng hòa bình, là yêu thương, là cho đi... “Đem yêu thương vào nơi oán thù. Đem thứ tha vào nơi lăng nhục. Đem an hòa vào nơi tranh chấp. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm” (Thánh Phanxico Assisi). Chúng ta đặt những nguyên tắc yêu thương bên cạnh sự đòi hỏi của hai anh em Giacobe và Gioan - muốn lửa từ trời xuống đốt thành Samaria vì họ đóng cửa thành không cho Thầy đi qua. - Chúng ta mới thấy sự tương phản nhau quá lớn như thế nào!

Có câu chuyện kể rằng một người kia thấy con bọ cạp sa xuống suối. Con bọ cạp vẫy vùng muốn thoát khỏi dòng nước. Ông ta thương hại nó xuống bờ suối vớt con bọ cạp lên. Có người đi qua khuyên ông “Đừng vớt nó, vớt nó lên là nó đốt đấy”. Nhưng ông vẫn cứ vớt con bọ cạp lên. Vớt lên được thì con bọ cạp đốt ông ta thật, nó đốt sưng vù cả tay. Đau đớn và nhức buốt. Người đã khuyên ông mỉa mai: “Tôi đã bảo ông rồi mà. Bản chất của con bọ cạp là đốt. Nó đốt ông là đúng thôi. Ông trả lời: “Bản chất của con bọ cạp có nọc độc để đốt. Còn bản chất của con người là tình thương để cứu”. Câu trả lời hay quá! Người đàn ông đã cứu con bọ cạp là xuất phát từ tấm lòng tốt nên hành động “cứu” đã trở thành tốt, mặc dầu nhìn từ bề ngoài thì ta thấy ông ta thật ngớ ngẩn.

Với cách thức hành động xuất phát từ tấm lòng thì cái điên của Thập Giá Đức Giêsu Kitô “ Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta” (Kinh Tin Kính) khác hẳn với cơn điên của Giacobe và Gioan muốn lửa từ trời xuống đốt thành Samaria này. Hai cái điên khác nhau. Một cái điên vì tình yêu thương đến tận cùng; Một cái điên thì vì quẫn trí và tự ái. Chính vì vậy, môn đệ của Đức Giêsu được mời gọi chiến thắng chính mình, khắt khe với chính mình, tự vượt lên trên chính mình và để tận thoát phục vụ Nước Trời, phục vụ nhân loại mới. Tiếng gọi ấy là tiếng gọi của Thiên Chúa. Và chính Đức Giêsu đã không chỉ kêu gọi bằng lời nói mà bằng chính cuộc đời của Ngài “Con cáo có hang, con chim có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”(Lc 9, 58). Ngài ra đi vì con người. Ngài từ trời cao xuống thế vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta. Ngài lên Thập giá cũng là để cứu những gì hư mất và để kéo lên cao mọi sự. Ngài chấp nhận lang thang là vì con người “Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta”(Ga 17,21). Còn gì để chúng ta thấy sâu sắc hơn nữa? Còn gì để chúng ta so sánh thêm nữa?

Như vậy, muốn làm môn đệ của Đức Kitô thì tiếng gọi từ tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa phải được thánh hóa trong con tim và trong cõi lòng Ở nơi cõi lòng con người như biển khơi mênh mông, mà trong biển luôn luôn có “cá lớn nuốt cá bé”.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Xin đừng để “Cá lớn nuốt cá bé”
ngay trong lòng của chúng con.
Xin đừng để “Cá lớn nuốt cá bé”
trong những nguyên tắc sống của người Kitô hữu
để rồi gia đình lục đục, cá nhân mất bình an.
Ngày hôm nay
Tiếng gọi yêu thương của Chúa nhắc chúng con:
Làm môn đệ của Đức Giêsu Kitô,
là xây dựng hòa bình,
là hiền lành,
là hiến mạng sống vì người mình yêu.

Xin Chúa cho chúng con đón nhận tiếng gọi tình yêu của Chúa
để trở nên môn đệ của Chúa,
đến với thế giới để cứu vớt chứ không hủy diệt,
đến với thế giới để yêu thương chứ không hận thù,
đến với thế giới để gieo mầm hạnh phúc chứ không phải chia rẽ.

Xin cho chúng con được lửa từ trời xuống
thiêu đốt chính cõi lòng nhơ uế của chúng con
thiêu đốt chính những cục cằn và khép kín của chúng con
chứ không phải thiêu đốt cánh cổng thành Samaria,
hậu quả của lịch sử và của qui luật tự nhiên.

Xin Chúa đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng con
để chúng con trở nên con người mới,
để chúng con trở nên tông đồ đích thực của Chúa,
giữa thời đại chúng con đang sống hôm nay. Amen.

 
Lòng biết ơn
Trầm Thiên Thu
21:15 27/06/2010
Lòng biết ơn

Biết ơn là động thái sâu sắc của cuộc sống, là "viên ngọc quý", bạn đừng để vuột mất.

Đôi lúc, trong cuộc sống tất bật, bạn quên mất hoặc không nhận thức hết ý nghĩa của một cử chỉ biết ơn. Này, bạn có biết mình đang vô tình đánh mất những giá trị vô giá do lòng biết ơn mang lại?

Biểu hiện của người có giáo dưỡng, tự trọng

Từ khi lọt lòng, bạn đã phải nhờ đến bàn tay chăm sóc của cha mẹ... Lớn lên, bạn không thể sống một mình một cõi, chỉ riêng "ta với ta" mà không cần nhờ ai việc gì. Nhớ lại xem, bạn đã hỏi đường, hỏi giờ... người khác bao nhiêu lần? Tất cả đều bình thường, nhưng bạn đừng xem đó là tầm thường.

Người có giáo dưỡng luôn trân trọng và biết ơn những hành động giúp nhau ấy.

Để tạo uy tín với người khác, bạn nhất thiết phải là người có lòng tự trọng. Người tự trọng luôn biết tiếp thu và đánh giá đúng ý kiến người khác, ngược hẳn với người cố chấp, không biết phục thiện.

Không biết phục thiện nghĩa là vô ơn, bởi người chỉ ra khuyết điểm cũng chính là người thi ân cho bạn.

Tỏ lòng biết ơn là tôn trọng người khác

Mỗi người đều có một nhân vị, nhân phẩm. Chính vì vậy, tôn trọng người khác còn là bổn phận của con người với nhau. Có tôn trọng người khác đủ mức, bạn mới có thể có lòng biết ơn.

A.D. de Tebelan có một "bí quyết" khá đơn giản để giúp bạn tôn trọng người khác. Ông nói: "Đừng khinh rẻ ai. Hãy coi người trên như cha mẹ, người đồng trang lứa như anh em và người dưới như con cháu".

Khi xem những người xung quanh như ruột thịt, bạn sẽ biết cách tôn trọng họ.

Hãy là người khiêm tốn

Pascal khẳng định: "Cái tôi là cái đáng ghét". Biết kiềm chế để tự chiến thắng mình, đó là người vĩ đại nhất. Vĩ nhân là người sống theo ý tưởng cao thượng, càng hiểu biết nhiều, càng không dám kiêu ngạo.

Khiêm nhường là đức tính nền tảng để sản sinh ra các đức tính khác. Người khiêm nhường sẽ không bao giờ vô ơn. Đó là hệ lụy tất yếu.

Trọng chữ tín – biểu hiện của lòng biết ơn

Trước khi hứa, bạn cần xem xét những khả năng có thể thay đổi. Đừng hứa suông hoặc chiếu lệ. Nếu cảm thấy không giữ được, bạn đừng hứa, khi đã hứa thì phải hoàn tất. Trọng chữ tín chính là một phương diện khác của lòng biết ơn.

Trong Phúc âm, Chúa chữa lành 10 người phong cùi nhưng chỉ có 1 người biết trở lại để cảm ơn Ngài. Điều đó chứng tỏ trong chúng ta tỷ lệ số người “vô ơn” quá cách biệt với số người biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khẳng định: Thiên Chúa không phải là một sự gì trừu tượng, mà là một Đấng yêu thương
Bùi Hữu Thư
16:21 27/06/2010
Lời Đức Thánh Cha Benedict XVI trước kinh Truyền Tin

Rôma, Chúa Nhật 27 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khẳng định hôm nay, ngày Chúa Nhật trước sự hiện diện của hàng vạn khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, sau khi đọc kinh Truyền Tin: Thiên Chúa không phải là một “sự trừu tượng” nhưng là một “Đấng yêu thương chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Người.” Đức Thánh Cha đã giải thích là một trong “những kinh nghiệm quý giá nhất” con người có thể có trong Giáo Hội là được cảm nhận là Chúa mời gọi đi theo Người; “là được xem thấy, được chạm vào hành động của Thiên Chúa trong đời sống cá nhân; là để khám phá rằng Thiên Chúa không phải là một sự gì trừu tượng nhưng là một Thực Tại to tát và lớn mạnh đủ để đổ tràn đầy trái tim con người, một Đấng hằng sống và gần gũi, yêu thương chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Người.”

Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu “chiêm niệm mầu nhiệm của Trái Tim thiêng liêng và nhân bản của Chúa Giêsu, để kín múc tận nguồn suối Tình Yêu Thiên Chúa.” Ngài đã ghi nhận: “Ai nhìn ngắm Trái Tim bị đâm thâu và luôn mở rộng vì yêu thương chúng ta (…) thì sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Người.”

Bình luận về bài Phúc Âm ngày Chúa Nhật này trong đó Chúa Giêsu giải thích là ai muốn đi theo Người phải sẵn sàng từ bỏ tất cả, Đức Thánh Cha cũng công nhận là “những đòi hỏi này có thể dường như quá khó khăn.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: “Ai từ bỏ moi sự kể cả chính mình, sẽ bước vào một chiều kích mới của sự tự do, mà Thánh Phaolô đã định nghiã là ‘để cho mình được Chúa Thánh Thần dẫn dắt’. Chính là vì muốn cho chúng ta tự do nên Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta!,” Thánh Tông Đồ đã viết như vậy và giải thích rằng hình thức mới về tự do được tiếp nhận từ Chúa Kitô có nghĩa là ‘phải phục vụ lẫn nhau.’”

Ngài giải thích: “Tự do và tình yêu đi đôi với nhau! Ngược lại khi vâng theo những ích kỷ riêng tư sẽ đưa đến những sự ganh đua và tranh chấp.”
 
Đức Giêsu mở ra chiều kích mới của tự do
Thiên Phong
23:34 27/06/2010
ĐỨC GIÊSU MỞ RA CHIỀU KÍCH MỚI CỦA TỰ DO

(Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha trước Kinh Truyền Tin, Chúa Nhật 27.6.2010)

Rôma, Chúa Nhật, 27.6.2010 – Ai bỏ mọi sự, bỏ cả chính mình, để đi theo Chúa Giêsu, người ấy sẽ bước vào một chiều kích mới của tự do. Đức Bênêđictô XVI đã tuyên bố như thế trưa hôm nay, trước Kinh Truyền Tin, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, khi ngài nhấn mạnh tính triệt để trong lời đáp trả tiếng gọi của Đức Kitô.

Đức Thánh Cha khẳng định: Ai từng biết một chàng trai hay một cô gái trẻ nào đó dứt bỏ gia đình, dứt bỏ đường công danh sự nghiệp để hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa, thì sẽ hiểu rõ cái giá ấy là thế nào – bởi vì người ấy trực tiếp chứng nghiệm một mẩu gương sống động của thái độ đáp trả triệt để trước tiếng Chúa mời gọi.

Và đó là một trong những kinh nghiệm đẹp nhất diễn ra trong Giáo Hội – Đức Thánh Cha giải thích. Đây là kinh nghiệm nhìn thấy, sờ được chính hành động của Chúa trong đời sống mình, kinh nghiệm rằng Thiên Chúa không phải là một cái gì trừu tượng, nhưng là một Thực Tại lớn lao và mạnh mẽ lấp đầy tràn trái tim con người, Ngài là Đấng sống động và gần gũi, Đấng yêu thương chúng ta và tha thiết được chúng ta yêu mến.

Tiếng gọi của Đức Kitô đặt người ta trước một chọn lựa triệt để và bao hàm một cắt đứt dứt khoát những mối liên hệ gia đình. Những đòi hỏi ấy – theo Đức Thánh Cha nhận xét – xem chừng rất gay go, nhưng chúng thực sự cho thấy tính mới mẻ và sự ưu tiên tuyệt đối của Nước Thiên Chúa đang hiện diện nơi chính con người của Đức Giêsu Kitô.

Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Phaolô rằng “Đức Kitô giải phóng để chúng ta được tự do,” và cũng chính Thánh Phaolô giải thích rằng “sự tự do mới này mà chúng ta nhận được từ Đức Kitô hệ tại ở chỗ ta sẵn sàng quan tâm phục vụ lẫn nhau.” (Gl 5,1-13).

Tự do và yêu thương trùng nhau, tuy hai mà một! Đức Thánh Cha ghi nhận. Trái lại, việc nghe theo tính ích kỷ riêng mình sẽ dẫn người ta tới chỗ cạnh tranh và xung đột.

Đức Thánh Cha mời gọi mọi người chiêm ngắm mầu nhiệm Trái Tim của vị Thiên-Chúa-làm-người là Đức Giêsu, để kín múc từ chính nguồn Tình Yêu Thiên Chúa.

Và Đức Thánh Cha kết luận: Ai chiêm ngắm Trái Tim bị đâm thâu và luôn mở ra ấy - mở ra đợi chờ tình yêu của chúng ta – người ấy sẽ cảm nghiệm được sự thật trong lời Thánh Vịnh này: ‘Lạy Chúa, Ngài là hạnh phúc duy nhất của con” (Tv 16), và người ấy sẽ sẵn sàng từ bỏ mọi sự để bước theo Chúa.

Sau Kinh Truyền Tin, khi chào đoàn khách hành hương Ba Lan, Đức Thánh Cha đã chia sẻ ước nguyện riêng của ngài trong thời gian nghỉ hè trước mắt: “Tôi mong muốn thời gian sắp tới - được sống với thiên nhiên, được gặp gỡ những con người mới và những hoa quả do con người làm ra - sẽ không chỉ là một dịp để phục hồi sức lực thể lý và phát triển trí tuệ, mà còn là một dịp để mình tiếp xúc mật thiết hơn với Chúa và được bồi bổ trong đức tin.”

(dịch từ “Il Papa: Gesù apre a una nuova dimensione della libertà” trong Zenit.org, ngày 27.6.2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô & Phalô tại Nam Úc
Đan Huyền
07:06 27/06/2010
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM - NAM ÚC, MỪNG KÍNH HAI THÁNH PHÊRÔ & PHAOLÔ

BỔN MẠNG của: Họ đạo Phaolô, Phong trào Cursillo TGP Adelaide & Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng

Thánh lễ 9.30 sáng, Chúa nhật ngày 27/6/2010, như thường lệ của Cộng Đồng, mọi người đã quy tụ về trung tâm Đức Mẹ thuyền Nhân vùng Pooraka để cùng hiệp dâng Thánh lễ nhân ngày mừng kính Thánh Phaolô bổn mạng của Họ đạo Phaolô, Phong trào Cursillo và bổn mạng Đức ông Quản nhiệm. Một buổi sáng đẹp trời, có chút nắng ấm mùa đông, sưởi ấm vạn vật, Thánh lễ quy tụ khoảng gần 1,000 giáo dân chật ních hội trường với sự chủ tế của: Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, cùng với quý cha đồng tế là: Cha Gioan B. Nguyễn Viết Huy SJ, phó quản nhiệm, cha Giuse Phạm Minh Ước SJ cựu qủan nhiệm Cộng Đồng, cha Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville và cha Giuse Nguyễn Văn Hải tỉnh Hưng Yên, GP Thái Bình VN sang thăm quan Nam Úc.

Xem Hình Nơi Đây

Trong thánh lễ qua bài dẫn nhập và diễn giải của chủ tế, mọi người đã có dịp hiểu tường tận hơn, về thân thế và sự nghiệp truyền giáo của Thánh Phaolô. Thánh Phaolô chào đời vào đầu kỷ nguyên tại thành Tácsê. Song thân là người Do Thái nhưng đã gia nhập quốc tịch Roma. Ngay từ nhỏ Sao-lô đã được hấp thụ nền giáo dục thuần túy Do Thái. Khi trưởng thành Saolô được coi là thầy thông giáo, là một biệt phái thực thụ.

Sau nhiều năm hoạt động Saolô được cử lên Giêrusalem với sứ vụ truyền đạo Do Thái và truy sát những người tin theo đạo đạo Kitô. Nhằm triệt hạ tận gốc rễ người theo đạo, Saolô đã tình nguyện xin Caipha cấp giấy và hùng binh, lên đường đi Đamát truy nã những người theo đạo Chúa.

Sau 7 ngày đường ròng rã trên lưng ngựa, Saolô và đoàn tùy tùng đã tiến đến gần thành Đamát với mộng ước sẽ thu nhiều thắng lợi. Ngờ đâu, lúc đang trên mình ngựa, một luồng gió bụi mù mịt thổi đến và một làn ánh sáng từ trời cao chiếu xuống, bao phủ Saolô, quật ngã ông xuống đất và trong ánh sáng chói lòa vang lên lời phán bảo. "Hỡi Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta"? Saolô thưa lại: Ông là ai? Ta là Giêsu Nagiarét ngươi đang truy nã và bắt bớ.

Sau biến cố ngã ngựa đoàn tùy tùng dắt Saolô vào thành và được ông Anania, chữa lành đôi mắt. Saolô trở về Giêrusalem cùng với Banabê, Saolô đến gặp thánh Phêrô và đề nghị Giáo Hội cử một phái đoàn đi truyền giáo các miền phụ cận.

Để đánh dấu bước đường truyền giáo hứa hẹn nhiều thành quả tốt đẹp, Saolô từ nay đổi tên là Phaolô. Tên gọi này ngàn đời sẽ được ghi trong sử xanh của Giáo Hội. Ngài đã đi khắp nơi để rao giảng tin mừng ơn cứu độ của Chúa cho dân ngoại.

Sau thánh lễ là nghi thức mừng bổn mạng Đ/ô. Quản nhiệm. Ông phó Chủ tịch đã thay mặt Cộng Đồng chúc mừng và Đức ông đã cắt bánh kỉ niệm ngày mừng bổn mạng trước sự hiện diện đông đảo và yêu thương của toàn thể mọi tín hữu trong Cộng Đồng.

Cũng nhân ngày mừng bổn mạng của họ đạo Phaolô và phong trào Cursillo; ông Trưởng họ đạo Phaolô và ông Chủ tịch phong trào Cursillo TGP Adelaide ngành Việt Nam đã ngỏ lời tri ân và cảm tạ đến đức ông, quý cha, quý dì, quý đại diện BMV, Hội Đồng Mục Vụ cùng toàn thể giáo hữu hiện diện trong thánh lễ đã hiệp ý cầu nguyện cho Họ đạo và Phong trào nhân ngày bổn mạng.

Cám ơn về sự nâng đỡ dìu dắt của quý cha, sự hỗ trợ của quý vị trong BMV, HĐMV, quý thành viên trong phong trào và gia đình cùng, với lời cầu nguyện của mọi người, tất cả đã là những hương hoa thơm ngát trước toà Thiên Chúa ban xuống cho họ đạo và phong trào những ân huệ tốt lành và những thành qủa mỹ mãn, trong mọi sinh hoạt trải dài trong nhiều năm tháng qua. Sau phần cảm tạ là phần tặng qùa của họ đạo và phong trào đến quý cha và quý sơ, là những vị lãnh đạo tinh thần, đã chia sẻ dìu dắt và đồng hành với họ đạo và phong trào trong những thời gian qua.

Sau Thánh lễ là tiệc mừng bổn mạng lúc 11.30am tại hội trường Cung Thánh Gia, do phong trào Cursillo khỏan đãi với sự hiện diện của quý cha, quý sơ, quý thành viên BMV và đại diện các đoàn thể họ đạo, cùng toàn thể Cursillista và gia đình đã họp mặt trong ngày bổn mạng để chia sẻ niềm vui chung, cùng có dịp gặp gỡ hàn huyên và thưởng thức những món ăn ngon, thưởng thức chương trình ca nhạc với những giọng ca cây nhà lá vườn, đã mang lại cho mọi người tâm tình yêu thương, gần gũi và đáng ghi nhớ.
 
Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa tiễn biệt người Chị em về cùng Chúa
Cécile Trang Nhung
08:20 27/06/2010
THANH HÓA, 8h00 sáng hôm nay ngày 27/06/2010, tại Nhà nguyện của Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa đã diễn ra thánh lễ an táng tiễn đưa Chị Anna Nguyễn Thị Tươi về nơi an nghỉ cuối cùng, hưởng thọ 39 tuổi. Chủ sự thánh lễ do Cha Tổng Đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc với một số Cha trong Giáo phận cũng đồng tế. Đặc biệt, sự hiện diện đầy đủ của các Chị phụ trách, các chị em đồng trang lứa đến từ các Cộng đoàn trong Hội Dòng; Sự hiện diện của Thân phụ Chị Anna, Gia quyến và các thân nhân, đồng hương, giáo dân cùng về đây phân ưu, cầu nguyện và tiễn đưa Chị ra phần mộ. Niềm an ủi nhất cho Tang quyến, cho Hội Dòng và cho chính Chị là sự quan tâm của Ðức Cha. Dù từ Paris-Pháp Quốc, Ngài đã gửi thư kịp về chia buồn và hiệp thông trong Thánh lễ này.

Sinh năm 1971, vào Dòng giữa mùa thu năm 1992, Chị Anna sống trọn 18 năm của tuổi đời dâng hiến, trong đó 13 năm khấn dòng. Chị trở về nhà Cha giữa đêm hè tháng 6, trong Hội dòng mà suốt 18 năm Chị đã gắn bó.

Từ khi lâm bệnh cho đến khi trút hơi thở cuối cùng chưa đầy một năm. Là con người, khi tuổi xuân còn vương đọng trên cành thời gian, ai chẳng muốn níu lại cuộc đời của mình ? Có lẽ, trước s? hoành hành đau đớn của căn bệnh ung thư, đứng trước cái chết, Chị Anna cũng đã sợ hãi, nhưng rồi với ơn Chúa và sự động viên Đức Cha, của Hội Dòng và của mọi người, Chị đã xác tín lại và dám đối diện trước thực tại này để an bình ra đi trong niềm hy vọng phục sinh với Đức Kitô. Chị đã chuẩn bị rất kỹ ngày về với Chúa. Trước ngày ra đi không xa, Chị đã nghĩ dến nó, nên chính Chị đã muốn viết một lá thư chân thành nói lên niềm cảm mến Thiên Chúa và Song Thân của Chị đã cho Chị làm người, làm con Thiên Chúa, cám ơn Đức Cha luôn động viên Chị và cám ơn Hội Dòng đã đón nhận, chăm sóc, lo toan cho Chị từ khi Chị vào Dòng đến ngày hôm nay. Bức tâm thư này của Chị Anna đã được đọc trước linh cữu Chị như lòng Chị mong ước.

Qua cái chết của Chị Anna, hẳn chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về cuộc đời mình, về Lời Chúa nói là chân lý: « Anh em hãy thắp đèn cho sẵn, hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức thì thật là phúc cho họ » (Lc 12, 35-37). Vâng, những ai đã gặp gỡ Chị cách đây một năm, đã từng tham gia « Chiến dịch Men Phục sinh » với Chị có ngờ đâu Mùa Men năm nay Chị đã về Thế giới bên kia ? Khi sức sống đang tuổi căng tràn thì cánh cửa cuộc đời Chị đã vội khép lại. Nhưng phúc thay, Chị đã biết chuẩn bị tâm lý và linh hồn để rồi cánh cửa trần gian này khép kín nhường chỗ cho Chị bước đến một chân trời mới với Đấng Tình Quân là Đức Kitô.

Hôm nay, Hội dòng trao Chị lại nơi Chị đã khởi từ được sinh ra. Theo tính con người, Hội dòng buồn vì đã mất đi một người con, nhưng trong niềm tin tưởng vào Đấng đã chết và đã phục sinh, Hội Dòng thêm một linh hồn bên Chúa để hiệp thông, để cầu bầu cho chúng ta. Nhân vô thập toàn, vì thế xin mọi người cầu nguyện thêm cho linh hồn chị Anna sớm được hưởng phúc trường sinh bên Chúa.
 
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Phê Rô Sunshine ở Melbourne mừng bổn mạng
FX. Trần Văn Minh
08:24 27/06/2010
Melbourne - Vào lúc 12 giờ 30, Ngày Chuá nhật 27 Tháng 6 Năm 2010. Tại Nhà thờ Our Lady Sunshine, Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô đã long trọng hiệp dâng thánh lễ mừng kính Thánh Phê Rô bổn mạng cuả cộng đoàn, cũng là bổn mạng chuả Linh mục Peter Hoàng và Ca đoàn trẻ Phê Rô cuả cộng đoàn.

Hình ảnh lễ mừng bổn mạng

Mặc dù thời tiết đầu Muà Đông xứ Úc, mấy ngày cuối tuần trời mưa nhiều và gió lạnh. Sáng Chuá nhật trời vẫn lạnh nhiệt độ trong ngày chừng 13 độ C, nhưng bầu trời rạng rỡ với những tia nắng hồng long lanh, ấm áp sưởi ấm mọi người, và cũng như mời gọi mọi người trong cộng đoàn cùng vế tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Bổn mạng công đoàn.

Từ rất sớm, Nhà thờ Our Lady Sunshine, tuy chưa tời giờ lễ nhưng mọi người đã tề tựu đến tham dự Thánh lễ rất đông. Một số các viên chức trong cộng đoàn đang sưả soạn bàn thờ cho buổi lễ đặc biệt kính Thánh bổn mạng cộng đoàn cho thêm phần long trọng đặc biệt.

Một tấm ảnh Tháng Phê Rô với hoa đèn, bên dưới là hàng chữ Bổng mạng Cộng đoàn Thánh Phê Rô bên cạnh bàn thánh. Trước bàn tháng cũng được trang hoàng đặc biệt hơn với hai hàng chữ dọc, một bên là “Tận hiến cho Chuá” được nối với chữ “Con là linh mục đời đời” để “Hy sinh giúp người.”

Thánh lễ do Linh mục Peter Hoàng OMI phó xứ phụ trách Cộng đoàn Công giáo Việt Nam chủ tế. Đây cũng là Thánh lễ mừng bổn mạng cuả Linh mục Peter Hoàng và bổn mạng Ca đoàn trẻ Phê Rô.

Mở đầu bài chia sẻ sau Phúc âm, linh mục chủ tế đã rất sung sướng khi thấy cộng đoàn đi tham dự Thánh lễ Bổn mạng Công đoàn rất đông, trong nhà thờ cổ kính và ấm áp này, như không còn chỗ ngồi, một số đã phải đứng phiá cuối nhà thờ. Cha đã chia sẻ về gương Thánh Phê Rô khi theo Chuá đi rao giảng tin mừng và mở rộng nước Chuá đến muôn dân, và lập nên Hội Thánh Chuá nơi trần gian ngày thêm lớn mạnh.

Hôm nay, Ca đoàn Phêrô, ca đoàn trẻ cuả công đoàn phụ trách phần thánh ca phụng vụ thánh lễ, với lời ca, tiếng hát điêu luyện để kính mừng bổn mạng làm cho buổi lễ thật long trọng. Niềm hân hoan cuả mọi người ai nấy đều vui mừng trong buổi lễ Bổn mạng Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô Hạt Sunshine.

Nhân dịp này, Ban đại diện đã lên chúc mừng cha Peter nhân lễ bổn mạng cuả ngài cũng là ngày kỷ niệm 12 năm thụ phong thiên chức linh mục cuả Cha Peter. 5 năm thành lập cộng đoàn. Ban đại diện cũng cảm ơn mọi người trong cộng đoàn đã sống yêu thương trong tình con cái Chuá, để công đoàn ngày một thêm lớn mạnh.

Sau thánh lễ, một buổi tiệc mừng nhẹ được tổ chức ngoài trời. Trong cái ấm áp lý tưởng cuả một ngày nắng đẹp buổi đầu Muà Đông xứ Úc. Mọi người vui mừng chia xẻ bưã ăn và hàn huyên trong ngày vui mừng bổn mạnh cuả cộng đoàn dân Chuá.
 
Dòng Anh Em Đức Mẹ lên trời – Thánh Lễ Tuyên Khấn Trọn Đời
Fx. Phan Dương
08:35 27/06/2010
SAIGÒN - 24/6/2010 - Chiều hôm nay một số các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân đã quy tụ đông đủ ở thánh đường Gx. Bình Hòa – Saigòn để tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho Thầy Gioan Baotixita Nguyễn Ngọc Thăng nhân dịp Thầy tuyên khấn trọn đời trong Dòng Anh Em Augustinô – Đức Mẹ Lên Trời (gọi tắt là Dòng Đức Mẹ Lên Trời).

Thánh lễ do lm. Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Dâng, bề trên cộng đoàn Trần Văn Kỷ - Sài Gòn chủ tế. Cùng đồng tế với ngài, có linh mục hạt trưởng giáo hạt Gia Định, linh mục chánh xứ Bình Hòa, các linh mục thân quen và các linh mục của Hội Dòng cùng với các Thầy Phó Tế. Ngoài ra, gần một ngàn giáo dân và tu sĩ nam nữ cùng đến hiệp dâng thánh lễ. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng và trang trọng.

Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế ngỏ lời với cộng đoàn: “Kính thưa anh chị em, hôm nay là một ngày hết sức trọng đại đối với Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời chúng tôi, vì đây là lần đầu tiên chúng tôi có một người anh em tuyên khấn trọn đời bằng tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng Việt. Trước đây, chúng tôi phải tuyên khấn bằng tiếng Pháp…”

Quả vậy, Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời mới hiện diện ở Việt Nam chưa đầy 4 năm. Tuy nhiên, trước đó khá lâu, đã có nhiều anh em Việt Nam tuyên khấn và lãnh thừa tác vụ linh mục tại các cộng đoàn ở Pháp và Anh. Sau khi Hội Dòng hiện diện trên quê hương của mình, thầy Thăng được Bề trên Giám Tỉnh sai về Việt Nam để cùng với những anh em khác thành lập cộng đoàn…và hôm nay, Thầy là người đầu tiên viết nên một trang sử mới của Hội Dòng ở Việt Nam bằng việc tuyên khấn vĩnh viễn của mình.

Trong bài giới thiệu đôi nét về thầy Nguyễn Ngọc Thăng, linh mục Trần Văn Huyền có nói: “Cùng với những anh em khác trong Dòng Đức Mẹ Lên Trời, Thầy là một con người dễ gần, dễ mến, luôn vui tươi và rất hài hước. Sống trong cộng đoàn, đã rất nhiều lần Thầy làm cho Anh Em cười đến thắt bụng vì những câu chuyện hài hước của Thầy”. Vâng, đó là điều cần thiết trong sống tu trì, nhất là đối với những tu sĩ sống trong cộng đoàn như tu sĩ Dòng Đức Mẹ Lên Trời. Và điều này liên quan đến tính ngôn sứ mà Cha chủ tế sẽ nhắc lại nhiều lần trong thánh lễ hôm nay. Người tu sĩ phải là chứng tá của niềm vui và niềm hy vọng. Sống trong xã hội này, hơn bao giờ hết, người tu sĩ cần làm chứng cho tình yêu, công lý và hòa bình bằng việc tuân giữ những lời khuyên Phúc Âm. Tính ngôn sứ nơi người tu sĩ luôn thôi thúc họ bước theo Đức Ki-tô để thánh hóa trần gian và làm cho triều đại của Thiên Chúa triển nở trong họ và nơi những người xung quanh.

Nghi thức tuyên khấn gồm phần phỏng vấn ứng sinh: Với việc gọi tên của Bề trên, ứng sinh đáp lại: “Dạ, con đây!” Bề trên hỏi tiếp: “Thầy xin gì cùng Thiên Chúa?” Ứng sinh đáp lại: “Cùng với Anh Em Dòng Đức Mẹ Lên Trời, con xin yêu mến và vâng phục, phục vụ Thiên Chúa, bước theo Đức Ki-tô trọn đời”. Những lời đáp trả như vậy là dấu chỉ biểu lộ sự sẳn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa nơi ứng sinh. Hơn nữa, ứng sinh nói lên điều đó để chứng tỏ mình là người được Thiên Chúa chọn và sai đi; đồng thời ứng sinh cũng ý thức được rằng, dù làm công việc gì, sống bất cứ nơi đâu, hay ở trong hoàn cảnh nào thì cũng là làm cho Nước Chúa hiển trị.

Trong bài giảng của cha chủ tế, ngài nhấn mạnh đến tính ngôn sứ của những người sống đời tu trì. Mở đầu bài giảng, ngài nói: “Một linh mục hay tu sĩ biết nói lời ngôn sứ trong một họ đạo nho nhỏ còn hơn một tu sĩ hay linh mục không nói lời ngôn sứ trong một Vương Cung Thánh Đường… Hôm nay, ngày khấn trọn của Thầy Nguyễn Ngọc Thăng, trùng với lễ sinh nhật Thánh Gio-an Tẩy Giả, một vị ngôn sứ lớn. Vậy, chúng ta thử tìm xem trong ba lời khấn mà Thầy sẽ khấn có chức năng ngôn sứ hay không; và chức năng của ba lời khấn đó có phù hợp vời những việc mà Thánh Gio-an Tẩy Giả đã làm cách đây hơn hai ngàn năm không…”

Và xuyên suốt bài giảng, Cha đã dùng gương của Thánh Gio-an Tẩy Giả để nói lên tính ngôn sứ trong những lời khuyên Phúc Âm mà người tu sĩ khấn giữ. Bên cạnh đó, cha còn nói lên thực trạng của con người và xã hội hôm nay để làm sáng tỏ những thách đố của những người sống đời tu trì trong thời đại này. Và kết thúc bài giảng, Cha nói: “Cho dù cuộc đời có như thế nào đi nữa thì chính trong cuộc đời đó vẫn còn có các tu sĩ. Và trong họ, có chức năng ngôn sứ. Chính điều này đã thúc đẩy họ đi khắp tứ phương thiên hại để rao giảng Tin Mừng. Với hai tiếng “xin vâng”, Giáo hội đã rất tự hào vì trong Giáo hội phát xuất những con người vĩ đại bởi lòng yêu thương như Mẹ Tê-rê-xa thành Calcutta, Thánh Vinh-sơn Phao-lô, Thánh Donbosco, Cha Emmanuel d’Alzon… Và ngày hôm nay, trên mảnh đất hình chữ S này, có biết bao tu sĩ đang sống âm thầm trong các trại si-đa, trại cùi hay trại mồ côi…, hơn nữa, ở những họ đạo nho nhỏ luôn có những ‘tà áo dòng’ ngày đêm làm chứng tá và trở nên gương sáng đức tin cho hết mọi người. Nhờ đó, họ đem một chút nho nhỏ tình yêu của Thiên Chúa vào giữa lòng nhân loại để nói với nhân loại rằng: cuộc sống vô vị lợi vẫn còn đó, đời sống cầu nguyện vẫn còn đó, và chức năng ngôn sứ vẫn còn đó…”

Kết thúc bài giảng là nghi thức tuyên khấn trọn đời:

Đây là thời khắc hết sức quan trọng, vì chính lúc này, ứng sinh sẽ nói lên niềm tin vào Thiên Chúa và ước nguyện của mình trước mặt Bề trên. Với những câu hỏi của Bề trên, ứng sinh thưa: “con muốn”.

- Muồn trở thành con người của niềm tin trong thời đại mình theo gương Đấng sáng lập, Cha Emmanuel d’Alzon.

- Muốn sống sự hiệp nhất trong Đức Ki-tô nơi cộng đoàn Dòng Đức Mẹ Lên Trời theo tu luật Thánh Augustinô.

- Muốn làm việc tông đồ, tham dự vào sứ mạng của Giáo hội là tập hợp mọi người trong cùng một niềm tin vào Đức Ki-tô, để cùng với anh em hiệp thông với nhau và với Người trong vinh quang Nước Chúa.

- Muốn tán tụng Thiên Chúa với những lời kinh nguyện hằng ngày cùng với anh em.

Tất cả những điều đó, ứng sinh đã nói lên, và kể từ giờ phút này, ứng sinh đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, niềm hân hoan-phấn khởi. Cộng đoàn hiệp ý với Tân Vĩnh Khấn để cùng với Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa lời “xin vâng”. ‘Vâng’ từ hôm qua cho tới hôm nay và mãi đến muôn đời! “Tất cả vì tình yêu Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta”
 
Sa mạc huấn luyện huynh trưởng cấp III Dấn Thân 6/2010-2011
Nguyễn Xuân
09:12 27/06/2010
SA MẠC HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG CẤP III DẤN THÂN 6/2010 - 2011

ĐỢT 1

Vào lúc 8 giờ ngày 26/6/2010, tại Giáo xứ Thánh Cẩm, linh mục Sa mạc trưởng Phanxicô Xavie Nguyễn Xuân Quang, chánh xứ Bình An thượng, kiêm tuyên úy Hiệp đoàn Bình An đã tuyên bố khai mạc Sa mạc huấn luyện huynh trưởng Dấn thân VI đợt I, trong hai ngày 26&27/06/2010 với mục đích: Đào tạo huynh trưởng lãnh đạo.

Hình Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III

Hiện diện trong nghi thức khai mạc có:

- Lm chánh xứ Thánh Cẩm, Gioa kim Nguyễn văn San, tuyên úy sa mạc

- Lm chánh xứ Thái Bình, Giuse Phạm Đức Tuấn, tuyên úy liên đoàn Anrê Phú Yên.

- Các huấn luyện viên liên đoàn Anrê Phú Yên.

ĐIỀU KIỆN THAM DỰ:

- Có Chứng chỉ Khả năng Huynh trưởng cấp II

- Có Chứng chỉ Giáo Lý Viên Cấp III.

- Tối thiểu 22 tuổi

- Đã tham dự buổi Tiền Sa Mạc tổ chức vào ngày 13/06 tại Trung Tâm Mục vụ giáo phận Tp HCM

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN:

1. Huynh trưởng, nhà giáo dục thiếu nhi

2. Huynh trưởng với nhiệm vụ dạy Giáo lý

3. Tổ chức tọa đàm

4. Thành lập đoàn TNTT tại giáo xứ (trền nền móng Lớp Giáo lý)

5. Điều hành đoàn (duy trì và phát triển)

6. Lãnh đạo (Kỹ năng quản trị)

PHƯƠNG THỨC HUẤN LUYỆN

- Về điều hành: Tập cho Sa Mạc Sinh tinh thần tự giác và tự quản với sự hướng dẫn của Huấn luyện viên

- Về giảng khóa: Mỗi bài khóa được thực hiện trong 90 phút. Chia ra:

- 30p do HLV trình bày và đặt vấn đề;

- 30p dành cho các đội thảo luận các vấn đề do HLV đưa ra với sự hướng dẫn của các HLV khác;

- 30p đúc kết.

DIỄN TIẾN SA MẠC

Sau nghi thức khai mạc, các sa mạc sinh (SMS) vào Lều Thánh Thể, sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Ngài cùng đồng hành và bảo ban dạy dỗ qua sự hướng dẫn của các cha tuyên úy và các huấn luyện viên

Bài khóa đầu tiên: Thành lập đoàn Thiếu nhi Thánh Thể tại giáo xứ (trên nền móng lớp giáo lý). SMS cùng chia sẻ những khó khăn lúc bắt đầu thành lập đoàn: Chuẩn bị nhân sự: huấn luyện đội trưởng, gửi huynh trưởng tham gia sa mạc huấn luyện…Nhưng khó khăn nhất là có những nơi: Cha tuyên úy cũng như các phụ huynh chưa thấu hiểu về phong trào cũng như những thuận lợi của phương pháp giáo dục của phong trào trong việc truyền đạt kiến thức giáo lý cho các em. Vì thế cha không chấp thuận. Trong tinh thần vâng phục, các huynh trưởng chỉ biết cầu nguyện nhưng vẫn không bỏ cuộc, mà khéo léo bằng nhiều phương cách, xây dựng xứ đoàn, từng bước một….

Qua các bài khóa tiếp theo, SMS khẳng định: Để xứng đáng là nhà giáo dục có thể truyền đạt kiến thức giáo lý cho các em, để có thể duy trì và phát triển đoàn huynh trưởng cần:

- Mẫu mực trong nếp sống đạo đức

- Có trình độ văn hóa, kiến thức về giáo lý, khả năng chuyên môn (và một vài tài vặt để thu hút các em)

- Tinh thần trách nhiệm,

-Yêu thương và hiểu biêt trẻ

Nhu cầu giáo dục thiếu nhi ngày một lớn lao và phức tạp, các huynh trưởng cần phải học hỏi luôn về mọi phương diện, học nơi các thầy, nơi đồng nghiệp và học ngay cả nơi các thiếu nhi mình có trách nhiệm dạy dỗ. Cần quan tâm đến những thay đổi không ngừng xảy ra hàng ngày trên thế giới.

Và điều quan trọng hơn hết là cầu nguyện và cầu nguyện luôn. “Connect” với Chúa trong từng phút giây, sống kết hiệp với chúa Giêsu Thánh Thể theo như Tôn chỉ của Phong trào: Sống Lời Chúa và kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể.

…Bí tích Thánh Thể là Nguồn mạch và Tuyệt đỉnh của toàn thể công việc Rao Giảng Phúc Am(Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các linh mục)

Trong tinh thần học hỏi, đoàn kết yêu thương các sa mạc sinh tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài, chia sẻ những hiểu biết cũng như kinh nghiệm bản thân. Hai ngày sa mạc trôi qua rất nhanh còn nhiều mơ ước và dự phóng chưa bày tỏ hết… Đành chia tay, hẹn gặp lại vào đợt hai của sa mạc tổ chức vào tháng 09/2010.

Thánh Phêrô xác tín “Bỏ Ngài con biết theo ai” nguyện chúc các SMS cũng vững tin như thánh Phêrô trong khi dấn thân theo Chúa phục vụ các thiếu nhi.
 
Những sinh hoạt tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
09:50 27/06/2010
LỄ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ & PHAOLÔ TẠI GIÁO XỨ CHÍNH TÒA.

Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam mừng Bổn mạng.

Sáng Chúa nhật 27.6, lễ Kính trọng thể hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, cũng là bổn mạng giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế. Thánh lễ đồng tế được tổ chức trang trọng và uy nghiêm do Linh mục quản xứ AnTôn Dương Quỳnh chủ tế, cha phó xứ Bênêđictô Ngô Văn Hài, đăc biệt có cha AnTôn Nguyễn Văn Thăng thư ký tòa Tổng Giám mục Huế, nguyên phó xứ chính tòa, đại diện các cha cựu quản xứ và phó xứ.

Xem hình ảnh sinh hoạt nhà thờ Phú Cam, Huế

Tất cả các Hội đoàn đều chỉnh tề trong trang phục,hân hoan rước đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ. Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể gồm 80 em Ấu Nhi và 15 Huynh trưởng được tái lập sau 35 năm, cũng vinh dự dẫn đầu đoàn rước.

Trong bài giảng lễ, cha Thư ký Antôn Nguyễn Văn Thăng đã nêu bật việc Chúa chọn hai Thánh Phêrô và PhaoLô, là hai trụ cột của Giáo hội. Không phải vì những công trạng lớn lao của các Ngài, hay vì những trình độ kiến thức cao vời của các Ngài. Thánh Phêrô chỉ là một người chài lưới mà chữ nghĩa cũng chẳng được bao nhiêu, chính Ngài đã ba lần chối Chúa Giêsu trong đêm Người chịu nạn, nhưng Thánh Phêrô đã thống thiết khóc lóc ăn năn. Cũng chính vì thế, trên hai khóe mắt của bức tượng tại quãng trường Vatican, nhà điêu khắc đã chạm trổ hai giòng lệ sầu. Thánh PhaoLô thì lại là một người chuyên đi tìm bắt những người theo Chúa. Nhưng chính các Ngài lại là những người đã tuyên xưng: “ Lạy Thầy, Thầy biết rõ con yêu mến Thầy ”. Chúa đã chọn các Ngài làm rường cột của Giáo hội sau khi về Trời, Thánh Phêrô là vị Giáo Hoàng tiên khởi của Hội Thánh: “Phêrô! Con là Đá, trên viên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”.

Cha Thư ký tòa Tổng Giám mục cũng đã nhắc lại quá trình 330 năm đón nhận Đức tin của giáo xứ chính tòa, cha Langlois là cha sở tiên khởi đã thiết lập giáo xứ trên đồi đá này. Trên mãnh đất này, đã có biết bao công sức mồ hôi và cả máu của các bậc tiền nhân gầy dựng và làm chứng nhân Đức tin.

Nhân ngày lễ Bổn mạng, giáo xứ đã tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, thi đua và vui chơi giữa 12 khu vực tại sân nhà thờ.

Lễ Đặt viên đá xây Nhà Mục vụ của Giáo xứ:

Sau thánh lễ, giáo xứ đã trân trọng chào đón Đức Tổng Giám mục giáo phận từ cổng chính nhà thờ, giữa hai hàng các đoàn thể với đồng phục của từng hội đoàn, trong tiếng kèn trống hân hoan chào mừng. Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây Nhà Mục Vụ được Đức Tổng Giám mục cử hành long trọng.

Tảng đá cẩm thạch nguyên khối được lấy từ nền móng của ngôi nhà thờ củ của giáo xứ, mặt trước được khắc:

VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN

XÂY NHÀ MỤC VỤ GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM

Do ĐỨC CHA TÊPHANÔ NGUYỄN NHƯ THỂ

TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HUẾ

LÀM PHÉP NGÀY 27.06.2010.

Mặt bên trái tảng đá được khắc:

VIÊN ĐÁ LẤY TỪ NỀN NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM

DO ĐỨC CHA ALLYS ( LÝ ) XÂY NĂM 1902.

Đức Tổng Giám mục đã làm phép nền đất sẽ được xây Nhà Mục Vụ và Viên Đá. Trong lời nguyện, Ngài tha thiết cầu xin Chúa chúc lành cho tất cả ân nhân và những người đã dâng hiến của cải, công lao và lời cầu nguyện để góp phần xây dựng công trình thánh thiện này. Xin Chúa trả công bội hậu cho họ trên Nước Thiên đàng.

Công trình Nhà Mục vụ của giáo xứ chính tòa là một trăn trở của bao linh mục quản xứ trước đây. Nhưng do nhu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện ngôi nhà thờ và hai tháp chuông, cũng như một số công trình khác, nên vẫn chưa xây dựng được. Khi cha AnTôn Dương Quỳnh nhận nhiệm vụ quản xứ chính tòa ngày 3.9.2008, Đức Tổng Giám mục đã chú trọng đến việc xây Nhà Mục Vụ. Qua gần 2 năm vận động bà con Đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước, cũng như sự nhiệt tình ủng hộ của cộng đoàn giáo xứ, mặc dù chưa được bao nhiêu, nhưng với quyết tâm của cha quản xứ và Hội đồng giáo xứ, lễ đặt viên đá được cử hành nhân ngày Bổn mạng của giáo xứ, lễ Hai Thánh Tông đồ Phêrô và PhaoLô.

Như Đức Tổng đã nói trước khi cử hành nghi thức, nhà Mục Vụ này là rất quan trọng, là nơi để con em học hỏi giáo lý, là nơi sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ, do điều kiện không có chổ nên các em phải vào học trong nhà thờ, làm mất trang nghiêm của nơi thờ phượng.

Sau phần Nghi thức, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch Hội đồng giáo xứ thay mặt cộng đoàn dâng lời Cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ LaVang. Tri ân Đức Tổng Giám mục, quý cha và quý tu sĩ nam nữ đã đến dự lễ đặt viên đá hôm nay. Tri ân các vị ân nhân đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước đã tích cực hưởng ứng lời mời gọi của giáo xứ, đã nhiệt tình đóng góp tiền của, từng khu vực đã mang sổ Vàng đến từng gia đình, nhiều ân nhân đã khiêm tốn dâng cúng tại hòm cúng đặt trong nhà thờ. Hàng tuần sau thánh lễ Chúa nhật, cha quản xứ đều công bố số tiền và danh sách các ân nhân. Đặc biệt hôm nay Đức Tổng Giám mục đã làm phép chúc phúc lành cho viên đá đầu tiên, là nền tảng xây dựng ngôi nhà mục vụ. Ông chủ tịch cũng mời gọi quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân tiếp tục cầu nguyện và giúp đở cho ngôi nhà mục vụ sớm hoàn thành. Xin Chúa và Mẹ LaVang trả công bội hậu cho tất cả mọi người.

Nghi thức kết thúc trong tiếng vỗ tay vui mừng, trong tiếng trống kèn hoan hỷ và trong màn pháo hoa lung linh sắc màu.

Ra mắt Ấu đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Phủ Cam:

Cũng trong sáng nay, Ấu đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Phủ Cam được tái thành lập và chính thức ra mắt. Trước đây, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Phủ Cam hoạt động mạnh mẻ, là nòng cốt của Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Địa phận Huế. Sau ngày giải phóng 30.4.1975, giáo dân ly tán khắp nơi, một phần cũng do khó khăn trong việc tập trung sinh hoạt, nên Xứ đoàn tan rả. Trong những năm gần đây, việc sinh hoạt có phần dễ dàng hơn thì giáo xứ lại tất bật với biết bao công việc, từ việc kiến thiết xây dựng đến việc chăm lo đời sống vật chất, do đó việc tái lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể chưa được thực hiện. Tuy nhiên, hội Ái hữu Cựu Thiếu Nhi Thánh Thể gồm khoảng 60 anh chị vẫn thường xuyên sinh hoạt, với sự quan tâm đặc biệt của cha quản xứ AnTôn Dương Quỳnh, cũng là một cựu Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Địa phận Huế trong thời kỳ còn là Đại chủng sinh của Đại chủng viện Huế và Giáo hoàng Học viện Đà lạt.

Buổi ra mắt Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể vinh hạnh được Đức Tổng Giám mục tham dự và chúc mừng.

Cha Đôminicô Phan Phước, Tuyên úy Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Tổng Giáo phận Huế làm phép khăn quàng và cờ. Đại diện Huynh trưởng Liên đoàn trao quyết định tái thành lập Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Phủ Cam trước sự chứng kiến của cha Tuyên úy Liên đoàn Địa phận Đôminicô Phan Phước, cha Tuyên úy Liên đoàn hạt Thành phố Huế Giuse Phan Văn Quyền, cha quản xứ chính tòa kiêm Hạt trưởng Hạt Thành phố AnTôn Dương Quỳnh, cha phó xứ Tuyên úy Xứ đoàn Phủ Cam Bênêđictô Ngô Văn Hài, ông Chủ tịch HĐGX Matthêô Nguyễn Đình Lục và đại diện 12 khu vực, các Cựu Huynh trưởng TNTT là hội viên Hội Ái hữu Nghĩa Binh Thánh Thể. Sau khi cha Tuyên úy Liên đoàn Địa phận làm phép khăn quàng và cờ, các Đội trưởng tuyên hứa và nhận cờ đội từ cha Tuyên úy Xứ đoàn. Cha Tuyên úy Liên đoàn hạt Thành phố Giuse Phan Văn Quyền trân trọng trao cờ Xứ đoàn cho đại diện Huynh trưởng Xứ đoàn.

Với 80 em giáo lý sinh và 15 anh chị giảng viên giáo lý làm nòng cốt để tái thành lập Ấu đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, chắc chắn với truyền thống sinh hoạt của một giáo xứ chính tòa, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Phủ Cam sẽ ngày một vững mạnh.
 
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010
Trần Văn Cảnh
17:01 27/06/2010
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010

Bài 8: TIẾN BƯỚC TRONG HY VỌNG CÙNG VỚI CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM, GIÁO HỘI VIỆT NAM NHÌN LÊN ĐỨC MARIA

Paris. Chúa nhật 27/06/2010. trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Tiến bước trong hy vọng, cùng với các thánh tử đạo tại Việt Nam, Giáo hội Việt Nam nhìn lên Đức Maria » (2). Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.

A. TRÌNH BÀY

Cùng với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam chiêm ngắm và học với Đức Maria những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng như học biết xin vâng và cảm tạ, liên đới và hiệp thông, chia sẻ hồng ân đức tin và nhiệt tâm loan báo Đức Kitô để không ngừng tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa và tiến bước trong niềm trông cậy vững vàng hướng về trời cao.

Các Thánh Tử đạo tại Việt Nam đã không ngừng chiêm ngắm Mẹ Maria và học từ nơi Mẹ những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng người Kitô hữu. Theo gương Mẹ Maria, các ngài đã đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng tiếng “xin vâng” của đức tin, một niềm tin đơn sơ tín thác được thể hiện trong những bổn phận nhỏ bé hằng ngày, nhưng cũng là một niềm tin thật mãnh liệt đến độ thúc đẩy các ngài sẵn sàng hiệp thông với mầu nhiệm Thánh giá qua những khổ đau, bắt bớ, tù đày và kể cả phải hiến dâng mạng sống. Chính vì thế, các ngài đã trở nên những chứng nhân sáng ngời của niềm hi vọng Kitô giáo, và máu các ngài đổ ra đã trở nên hạt giống làm nẩy sinh mùa lúa phong phú trên quê hương thân yêu này.

Cùng với các ngài, Giáo Hội tại Việt Nam tin tưởng vào tấm lòng từ mẫu dịu hiền của Mẹ La Vang. Chúng ta phó dâng cho Mẹ tất cả những dự định và đường hướng được đề ra trong Năm Thánh vì hạnh phúc tròn đầy của con dân Nước Việt. Có Mẹ nâng đỡ, chúng ta tin tưởng đáp trả tiếng Chúa mời gọi. Nhờ Mẹ dẫn dắt, chúng ta chắc chắn đến được với Chúa Kitô. Có Mẹ cùng đi, chúng ta đem Chúa đến cho mọi người.

Trong thời điểm ân sủng này, giữa bao thách đố, cùng với Thánh Thần, Giáo Hội tại Việt Nam, với cõi lòng hoán cải và niềm khao khát đi tới sự thánh thiện của Tin Mừng, thốt lên lời khẩn xin: Maranatha, Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến! (Đề Cương 44).

HỌC VỚI MẸ MARIA BÀI HỌC XIN VÂNG VÀ CẢM TẠ

Giáo Hội Việt Nam nhìn lên Đức Nữ Trinh để thấy được khuôn mẫu và lối đường cho mình tiến bước. Trên hết mọi bài học, với lời “Xin Vâng” tuyệt vời, Mẹ dạy cho Giáo Hội Việt Nam biết để cho thánh ý Thiên Chúa được thể hiện trong mọi sự, phải luôn kết hợp với tình yêu Thiên Chúa trong niềm tri ân, để cho linh hồn nhảy mừng trong Chúa là Đấng Cứu độ, Đấng đã làm bao điều trọng đại vì yêu thương dân tộc Việt Nam này.

Khi ghi nhớ để suy đi nghĩ lại trong lòng những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong tình yêu dành cho loài người, Mẹ dạy cho Giáo Hội Việt Nam phải hiểu mầu nhiệm không bằng suy luận nhưng bằng cảm nghiệm của cả con người. Dưới chân Thánh Giá, Mẹ dẫn đưa Giáo Hội Việt Nam vào đến tận thẳm cung của mầu nhiệm Tình yêu Thiên Chúa, Tình yêu đã khai sinh Giáo Hội từ cạnh sườn Đấng chịu đóng đinh (Đề Cương 44).

HỌC VỚI MẸ MARIA BÀI HỌC LIÊN ĐỚI VÀ HIỆP THÔNG

Tham dự sâu xa vào mầu nhiệm Con Chúa nhập thể, Đức Maria cũng thật sự liên đới với cả nhân loại, thấu hiểu những khát vọng thâm sâu nhất của họ, và rộng tay cứu giúp. Tại tiệc cưới Cana, Mẹ dạy cho chúng ta biết liên đới với nhân loại như thế nào: bén nhạy trước nhu cầu của những người chung quanh, cách riêng những người đang gặp khó khăn. Không chỉ nhận ra, Mẹ còn giúp họ thoát khỏi những bế tắc và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Như thế, Mẹ dạy cho Giáo Hội Việt Nam ý nghĩa sâu xa và chân thật của hiệp thông và tham gia (Đề Cương 44).

HỌC VỚI MẸ MARIA BÀI HỌC CHIA SẺ HỒNG ÂN ĐỨC TIN VÀ LOAN BÁO ĐỨC KITÔ

Ngày lễ Ngũ Tuần, trong sức mạnh tuôn tràn của Thánh Thần, Mẹ đã cùng các môn đệ mở tung cánh cửa phòng Tiệc ly để khởi đầu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Mẹ muốn Giáo Hội Việt Nam hiểu rằng Nước Trời, Vương quốc của Tình yêu, không bao giờ có biên giới, và Thánh Thần sẽ đưa Giáo Hội đến mọi dân mọi nước để qui tụ con cái Thiên Chúa từ khắp thế giới về trong gia đình của Chúa Kitô. Tấm lòng nhân hậu của Mẹ La Vang dành cho đoàn con đất Việt không phân biệt lương giáo, đang dạy cho Giáo Hội biết quảng đại chia sẻ cho mọi người dân Việt hồng ân đức tin, và nhiệt tâm loan báo Đức Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất của loài người. Như thế, trong cuộc lữ hành tiến về quê trời, Mẹ dạy cho chúng ta cách thức đồng hành với mọi người dù xa lạ trong niềm tin nhưng lại thật gần trong đức ái.

Hơn ai hết, Mẹ Maria hiểu rõ thế nào là niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói, và thế nào là nỗi đau khi lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn. Vì thế, Mẹ muốn thông truyền cho chúng ta sự can đảm của đức tin, sự bất khuất của lòng khiêm nhường tín thác vào quyền năng Thiên Chúa. Mẹ dạy cho Giáo Hội Việt Nam luôn hát bài Ngợi Khen, bài ca mang đến sức mạnh và can đảm trên đường lữ hành.

Là Nữ Trinh hồn xác lên trời, Đức Maria đã nên bảo chứng cho niềm trông cậy vững vàng của Giáo Hội Việt Nam đang tiến bước trong nỗi khát vọng hướng về trời cao.

Đức Kitô sẽ mang lại cho ta vinh quang của con cái Thiên Chúa. Cuộc đời Mẹ bày tỏ Đức Cậy không bao giờ làm chúng ta phải thất vọng (Đề Cương 44).

B. HỎI-ĐÁP

1- H. Các Thánh Tử đạo tại Việt Nam chiêm ngắm và học được những gì từ nơi Mẹ Maria?

T. Các Thánh Tử đạo tại Việt Nam đã không ngừng chiêm ngắm Mẹ Maria và học từ nơi Mẹ những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng người Kitô hữu.

2- H. Theo gương Mẹ Maria, các Thánh Tử đạo tại Việt Nam đã sống ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu của mình như thế nào?

T. Các Thánh Tử đạo tại Việt Nam đã đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng tiếng “xin vâng” của đức tin, một niềm tin đơn sơ tín thác được thể hiện trong những bổn phận nhỏ bé hằng ngày, nhưng cũng là một niềm tin thật mãnh liệt đến độ sẵn sàng hiệp thông với mầu nhiệm Thánh giá qua những khổ đau, bắt bớ, tù đày, kể cả phải hiến dâng mạng sống.

3- H. Giáo Hội Việt Nam chiêm ngắm và học được những gì từ nơi Mẹ Maria?

T. Giáo Hội Việt Nam chiêm ngắm và học được từ nơi Mẹ Maria bài học xin vâng và cảm tạ, liên đới và hiệp thông, chia sẻ hồng ân đức tin và loan báo Đức Kitô, để không ngừng tiến bước trong tin yêu và hy vọng.

4- H. Trong thời điểm ân sủng này, Giáo Hội Việt Nam muốn dâng lên Mẹ La Vang tâm tình gì?

T. Giáo Hội Việt Nam tin tưởng vào tấm lòng từ mẫu dịu hiền của Mẹ La Vang, đồng thời muốn phó dâng cho Mẹ tất cả những dự định và đường hướng được đề ra trong Năm Thánh này.

5- H. Nhờ Mẹ nâng đỡ và dẫn dắt, chúng ta tin tưởng và hy vọng những gì?

T. Nhờ Mẹ nâng đỡ, chúng ta tin tưởng đáp trả tiếng Chúa mời gọi. Nhờ Mẹ dẫn dắt, chúng ta đến với Chúa Kitô và đem Chúa đến cho mọi người.

Paris, ngày 27 tháng 06 năm 2010

Chú Thích:

(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».

Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.

1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010
2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659
3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960
4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay
5. 06/06: trở về nguồn CGVN tại Pháp, 1784-1977
6. 13/06: Xem dấu chỉ hiện tại CGVN tại Pháp, 1977-2006
7. 20/06: Hướng tương lai CGVN tại Pháp, 2007-2010
8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN
9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

(2). Bài này trích dẫn và tóm lược 4 bài trong « Phần Kết » của tập « Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh » của Ban Tổ Chức Năm Thánh, phổ biến trên mạng thông tin của HĐGMVN.

http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx,
 
Thánh lễ Tạ Ơn của Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm Việt nam tại Beaverton, Oregon
Bảo Tịnh
21:37 27/06/2010
Beaverton, OR - Trong tâm tình Tri ân Tình Chúa – Cảm mến Tình Người vào lúc 10 giờ sáng thứ bảy ngày 26/06/2010 thánh lễ tạ ơn được tổ chức tại cơ sở Hội Dòng dưới sự chủ sự của Đức Tổng Giám Mục Portland và các Cha Việt Nam trong Tổng Giáo Phận. Về phía quan khách có sự hiện diện của bà Chưởng Ấn, Sơ Bề trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và quảng trên dưới 200 giáo dân, ân nhân, bạn hữu của Hội Dòng.

Mở đầu, một đại diện của Dòng nói lên lời tri ân đến Đức Tổng Giám Mục, quí Cha, quí Sơ và toàn thể ân nhân, bạn hữu và những người hiện hiện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay. Đồng thời ghi lại những thành quả mà Hội Dòng đã đạt được cạnh những khó khăn, gian nan đã gặp phải, thế nhưng, với niềm tin tín thác vào Thiên Chúa tất cả đều vượt qua.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục khen ngợi sự đóng góp của Hội Dòng trong công việc Giáo Dục và công tác xã hội. Ngài cũng khuyến khích các chị hãy nhìn vào cây thánh giá nơi Đức Kitô đã bị đóng đinh và bị treo lên, với cái nhìn của con người đời đây là một sự nhục nhã, thế nhưng với niềm tin của người Kitô hữu đó chính là sự vinh quang của Thiên Chúa và là ơn cứu độ của nhân loại, Ngài khuyến khích các Chị hãy theo gương thày chí thánh Giêsu và ngước nhìn lên cây thánh giá mà cầu nguyện khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Ngài mời gọi mỗi người giáo dân hãy giúp đỡ bằng cách cầu nguyện, nâng đỡ trong tinh thần yêu thương ngõ hầu trong tương lai ơn gọi của Hội Dòng sẽ đón nhận nhiều thiếu nữ dâng mình cho Chúa.

Thánh lễ được kết thúc vào lúc 11giơ30 cùng ngày, sau đó có bữa cơm trưa do Hội Dòng khoản đãi. Được biết Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tại Beaverton, Oregon thành lập năm 2000, hiện nay có 07 Sơ và một em đang tìm hiểu ơn gọi. Các Sơ đang phụ trách giáo lý, ca đòan cho 03 Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc tại Beaverton, Cộng đòan Tigard và Cộng đòan Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ tại North Portland.
 
Thông Báo
Cáo Phó: Thân phụ Nữ tu Matta Nguyễn thị Hiền qua đời tại Phú Thọ
Bảo Tịnh
08:12 27/06/2010
CÁO PHÓ
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)

Trong niềm tin vào Đức Kitô tử nạn & phục sinh,
Gia đình giáo phận Kontum
Nữ tu Mátta Nguyễn Thị Hiền, Dòng CĐMVN
cùng Gia Đình trân trọng báo tin:

Ông cố Antôn Nguyễn Hiền
Sinh năm 1925
Tại Cát Nhơn – Phù Cát – Bình Định.
Đã được Chúa gọi về
lúc 20 giờ 20, ngày 26 tháng 06 năm 2010
(Nhằm ngày 15 tháng 5 Âm lịch), tại Giáo xứ Phú Thọ,
hưởng thọ 86 tuổi.

- Nhập quan: 18 giờ 00, ngày 27 tháng 06 năm 2010.
- Di quan: 13 giờ 30, ngày 28 tháng 06 năm 2010.
- Thánh lễ an táng: 14 giờ 00, ngày 28 tháng 06 năm 2010,
tại Nhà thờ Phú Thọ, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gialai,
thuộc Giáo hạt Pleiku.
Sau đó, an táng tại nghĩa trang Giáo xứ Phú Thọ.

Xin Quý Cha, Quý Thầy, Quý Nam nữ Tu sĩ và anh chị em
cầu nguyện cho Ông cố Antôn.
R.I.P

KÍNH BÁO & CẢM TẠ
Tm. Tang quyến
Nữ tu Mátta Nguyễn Thị Hiền,
Dòng Con Đức mẹ Vô Nhiễm Pleiku.
Và toàn thể gia đình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sơn Thuỷ Mây Ngàn
Đặng Đức Cương
22:07 27/06/2010

SƠN THUỶ MÂY NGÀN



Ảnh của Đặng Đức Cương

Dãy núi đìu hiu ngóng đợi hoài

Ngàn năm quyện gió giỡn đùa mây

Chỉ mong thay đổi mùa xanh lá

Ðể hẹn màu hoa thắm vẹn đầy.

(Trích thơ của Đặng Xuân Linh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền