Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Thể, dấu chỉ của gặp gỡ và đức ái
+GM Giuse Đặng Đức Ngân
08:40 27/06/2011
tại Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn, 26 tháng 06 năm 2011
Hôm nay, chúng ta hiệp cùng Giáo hội mừng lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, là dịp giúp chúng ta cảm nhận dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô nơi bí tích tình yêu này. Bằng con mắt đức tin, khi chúng ta thờ lạy Mình Máu Cực Thánh, chúng ta cảm nhận sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu, sự hiện diện của tình yêu tự hiến đến tận cùng của Con Một Thiên Chúa đối với toàn thể tạo vật mà đặc biệt nơi con người chúng ta. Khi chúng ta thờ lạy kính mến Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh thể, là hồng ân đức tin, bảo chứng của tình yêu, dấu chỉ của sự gặp gỡ và đức ái; giúp mỗi người chúng ta hiệp thông với Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, nhận lãnh sức sống thần thiêng của Chúa Kitô, cảm nhận tình yêu của Chúa Cha và giúp chúng ta sống xứng đáng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.
* Thánh thể: hồng ân của Đức Tin:
Khi chúng ta cử hành Thánh Thể là bí tích Vượt qua, là Hy tế thập giá của Đức Giêsu; việc cử hành bí tích Thánh Thể hiện tại hóa biến cố sự chết và sống lại của Người, được thực hiện vì nhân loại. Trong thánh lễ sau lời truyền phép, là lời tung hô: Đây là mầu nhiệm đức tin. Quả thật, với đức tin mà Thiên Chúa đã ban và được chúng ta đón nhận Hồng ân của Chúa trong hành trình sống đức tin. Chính trong mầu nhiệm đức tin này mà chúng ta đã cảm nhận tình yêu vô bờ của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng toàn thể tạo vật và loài người; cảm nhận tình yêu của Chúa Cha khi loài người sa ngã phạm tội vẫn luôn yêu thương, tha thứ và trao ban chính Con Một Duy Nhất của mình để cứu độ loài người. Chính vì vậy khi chúng ta thờ lạy Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể là chúng ta đang tôn vinh Tình Yêu vô bờ bến của Thiên Chúa Cha đối với nhân loại, chúng ta đang cử hành Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa Cha, Đấng không những ban ơn tha tội cho chúng ta nhờ hy tế thập giá của Chúa Giêsu, mà còn muốn chia sẻ sự sống thần linh của mình cho chúng ta trong Mình và Máu Con Yêu Dấu của Người nơi bí tích tình yêu này. Cảm nhận hồng ân đức tin qua hy tế thánh thể, Giáo Hội tưởng nhớ lại công trình cứu chuộc của Đấng Cứu Thế và nhìn lịch sử cứu độ dưới ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Kitô.
* Thánh thể: bảo chứng của tình yêu tận hiến:
Tình yêu của Chúa Kitô là tình yêu tự hiến cho Thiên Chúa và tha nhân. Chính vì sự tự hiến ấy mà Thiên Chúa đã cho Đức Kitô sống lại, chiến thắng tội lỗi và sự chết. Cử hành mầu nhiệm Thánh Thể là loan báo chiến thắng của tình yêu Chúa Kitô, loan truyền việc Chúa chịu chết vì yêu thương, tuyên xưng việc Chúa sống lại vì sức mạnh tình yêu, và chờ đợi ngày Phục Sinh vinh quang của toàn thể nhân loại lúc Chúa lại đến. Mỗi khi chúng ta cử hành bí tích Thánh thể và tôn thờ Thánh Thể là chúng ta đang cử hành mấu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu, là biểu lộ và tuyên xưng tình yêu của Chúa Kitô đối với Thiên Chúa và đối với nhân loại. Chính Chúa Giêsu đã thực hiện lời mời gọi của Ngài: “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho người mình yêu”. Ngài đã sống tình yêu này là: không tình yêu nào lớn hơn tình yêu dành cho Thiên Chúa Cha, và tình yêu vâng phục Thiên Chúa Cha để yêu thương loài người chúng ta đến tận cùng. Qua bí tích thánh thể, giúp chúng ta cảm nhận lời mời gọi yêu thương đến tận cùng của Chúa Giêsu Kitô.
Chính điều này được thực hiện trong mỗi thánh lễ chúng ta cử hành, với Lời của Chúa Giêsu mà bánh và rượu trở nên Mình Máu Cực Thánh Chúa Kitô, và Chúa Giêsu hiện diện đích thực ở giữa chúng ta. Bí tích Thánh Thể là của ăn nuôi dưỡng Giáo Hội, nuôi dưỡng mỗi người chúng ta, bí tích Thánh Thể là Bánh Sự Sống, là của ăn thần thiêng, là chính sự sống mà Chúa Kitô chia sẻ cho chúng ta.
* Thánh thể, dấu chỉ của gặp gỡ và đức ái:
“Hãy làm việc này để nhớ đến Ta…”, lời mời gọi của Chúa Giêsu nơi bí tích thánh thể chính là lời mời gọi chúng ta gặp gỡ chính Chúa, gặp gỡ để sẻ chia chính đức tin nơi ơn gọi làm người, ơn gọi làm con cái Chúa và mời gọi chúng ta trở nên chứng nhân tình yêu của Chúa với nhân loại hôm nay.
Khi chúng ta cử hành mầu nhiệm Thánh Thể là cử hành việc Chúa Kitô đến với chúng ta trong Thánh Thần của Người, cử hành sự hiện diện cứu độ của Chúa Kitô ở giữa nhân loại, trong lòng Hội Thánh. Chúng ta vui mừng đón tiếp Người đến với chúng ta. Chúng ta gặp gỡ, tiếp xúc và kết hiệp với Người. Người đến với chúng ta trong mầu nhiệm Vượt Qua, để lôi kéo chúng ta đồng hành với Người. Người đưa chúng ta về cùng Chúa Cha và hướng chúng ta đến với tha nhân. Đức Thánh Cha Bênêdictô đã chia sẻ:“Đấng Tạo Hóa và là Chúa của của mọi sự đã hóa thành “hạt lúa mì” được gieo vào lòng đất của chúng ta, trên những luống cày lịch sử của chúng ta; Người đã hóa thành tấm bánh để được bẻ ra, phân chia và ăn no; Người đã hóa thành lương thực để ban cho chúng ta sự sống, sự sống thần linh của Người”. Chính bí tích thánh thể giúp chúng ta cảm nhận tình yêu thương đến tận cùng của Chúa và mời gọi chúng ta cùng ăn, cùng uống Mình và Máu Thánh để trở nên lương thực nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Thánh thể còn mời gọi chúng ta biết sống sự gặp gỡ cá nhân với Chúa để biết gặp gỡ và sống đức ái với tha nhân.
Thế giới hôm nay đang chứng kiến biết bao khó khăn bởi thiên tai, bởi bao cuộc chiến tranh tương tàn, bởi thù hận, bởi ghen tương, bởi nghiện ngập, bởi những tệ nạn xã hội nơi đời sống dẫn tới khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng kinh thể, khủng hoảng đạo lý, luôn lý, và nảy sinh bao thiếu thốn… và chính chúng ta được mời gọi sống đức ái Kitô, với Ơn của Bí tích Thánh thể và là lương thực thần thiêng, giúp chúng ta cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách và biết thể hiện giá trị đức tin, và đời sống đức ái với Chúa, với Giáo hội và với tha nhân với tâm niệm: “Không ai nghèo đến mức không thể sẻ chia, và không ai giầu đến mức không thể nhận lãnh”.
Ngày hôm nay khi chúng ta hiện diện đông đảo nơi Nhà thờ Chính tòa Giáo phận để tham dự thánh lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu và Rước Kiệu Thánh Thể, chúng ta đang bày tỏ vẻ đẹp đức tin, vẻ đẹp của tình hiệp nhất và vẻ đẹp của phụng vụ. Lần đầu tiên Giáo phận tổ chức thánh lễ và Rước kiệu Thánh thể mang tính chất giáo phận (gồm các giáo xứ trong giáo hạt Lạng Sơn) cùng qui tụ về đây với những ánh mắt của đức tin với niềm vui, nụ cười rạng rỡ, những gương mặt sáng lên niềm hy vọng. Sự hiệp nhất giữa toàn thể cộng đồng Dân Chúa với vị chủ chăn của giáo phận đã làm nên dấu chỉ hiệp nhất thật đẹp, đó cũng chính là dấu chỉ của đức tin, dấu chỉ của tình yêu thương và dấn thân phục vụ.
Xin Thiên Chúa của tình yêu thương luôn ban tràn đầy Phúc lành trên quý Cha tổng đại diện, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh, quý Ông bà anh chị em rất thân mến. Xin Hồng ân của Chúa Giêsu Kitô nơi Bí tích thánh thể luôn là dấu chỉ đức tin, dấu chỉ của tình yêu tận hiến, dấu chỉ của gặp gỡ trao ban Hạnh Phúc, Niềm vui và An Bình. Amen
Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng
Phêrô và Phaolô: Hai viên đá tảng diệu kỳ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:04 27/06/2011
Sau một thời gian rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu muốn biết xem người ta nhận định thế nào về thân thế và sứ mạng của Người, nên Người mới hỏi các môn đệ: “Người ta bảo con người là ai ?” (Mt 16,13). Câu hỏi này như một hình thức trắc nghiệm về niềm tin. Dân chúng trả lời mỗi người mỗi cách, nhưng tất cả đều không chính xác. Chỉ có lời tuyên tín của Phêrô, “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16) là câu trả lời làm Chúa Giêsu hài lòng nhất. Nếu cho điểm, có lẽ Phêrô đã đạt điểm tuyệt đối, điểm 10. Ngay sau đó Chúa Giêsu đã cúi xuống để nâng Phêrô lên một địa vị đặc biệt. Chúng ta biết lúc ấy Phêrô đang mang cái tên cúng cơm, tên thường gọi là Simon. Đây là cái tên rất phổ biến đối với dân Dothái. Ngay trong Tân ước, cũng có tới 3 nhân vật cùng có tên Simon được nhắc đến, đó là Simon nhiệt thành - một trong nhóm Mười Hai, Simon thành Kyrênê và Simon Phêrô.
Chúa Giêsu đã long trọng đặt tên mới cho ngài là Phêrô, tiếng Dothái là Kêpha, nghĩa là đá. Simon, cái tên đang đẹp như vậy, giờ được đổi thành đá (Nguyễn văn Đá !). Chắc hẳn Phêrô đã rất ngạc nhiên vì cha mẹ mình đặt tên như vậy, sao giờ Thầy mình lại đặt cho cái tên lạ lùng như thế. Tại sao lại là Đá ? Là đá có ý nghĩa gì ? Là đá, bởi vì chúng ta biết rằng trong Cựu Ước, hình ảnh đá là hình ảnh hết sức kiêu hùng, hết sức cao vượt. Đá ở đây không phải là đá lăn đá lộn ngoài đường; đá ở đây chính là hình ảnh, là biểu tượng của Thiên Chúa. Bởi thế mà người Dothái mỗi lần cầu nguyện, họ thường nói với Chúa rằng : Lạy Chúa, Ngài là Đá Tảng con nương nhờ; Ngài là Thạch Động, là Núi Đá cho con ẩn mình; Ngài là Đá Cứu Độ…. Được Chúa lấy tên đó mà đặt cho mình, hẳn là Simon Phêrô rất hãnh diện. Và cũng chính qua tên đó mà Phêrô được gởi cho một căn tính mới, một lý lịch mới. Vì chưng đối với người Dothái, cái tên luôn gắn liền một sứ mạng. Cái tên mới đồng nghĩa với sứ mạng mới (x. Lm. Nguyễn Thế Toàn, CD Bài Giảng). Sứ mạng mới ở đây là làm nền tảng cho Giáo hội Chúa Kitô : “Con là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy” (Mt 16,18). Nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay thì ngài là Đức Giáo Hoàng cơ đấy !
Thế còn thánh Phaolô thì sao ? Một số bạn trẻ lý luận vui rằng tại sao Chúa Giêsu không đặt cho ngài cái tên là Phao-rin, phao xịn, mà lại đặt tên là Phao-lô, vì Phao-lô nghĩa là phao dỏm. Mà phao dỏm thì ai mà xài! Thực sự thì Chúa Giêsu không đặt tên cho Phaolô. Phaolô là cái tên Hylạp của ngài; còn Saolê là tên gọi theo tiếng Dothái. Tuy nhiên, một điều cần ghi nhận là ngài được chính Chúa Giêsu trực tiếp chọn gọi trên đường đi Đamas, và đích thân Chúa Giêsu trao sứ mạng cho ngài, một sứ mạng cao cả là làm tông đồ cho dân ngoại. Như vậy thánh Phaolô đã cùng với thánh Phêrô giữ vai trò là hai trụ cột, hai viên đá sống động làm nền cho Giáo hội Chúa Kitô.
Thế nhưng một điều ngỡ ngàng là khi đọc lại các sách Tin mừng và sách Công vụ Tông đồ, chúng ta thấy cả hai Tảng Đá này đều bị nứt (một bị nứt trước khi xây và một bị nứt sau khi xây). Trước khi đặt xây thì tảng đá Phaolô đã bị nứt (x. Giọt Nước Mắt Hồng, Lm. Đỗ Văn Thiêm, NXB Tôn Giáo 2005). Những lần bắt bớ Giáo hội, và giết hại các Kitô hữu là những vết nứt. Là một người nhiệt thành với Giavê Thiên Chúa và trung thành với luật Môisê, Phaolô đã không ngần ngại tiêu diệt những ai xưng mình là môn đệ Đức Kitô. Đối với Chúa Giêsu, Phaolô là một viên đá tảng kiên vững của đạo Dothái, song là tảng đá đầy góc cạnh, ngang ngược, kiêu căng, tự mãn và cũng quá nhiều đường nứt. Tuy thế, Chúa Giêsu sẽ sử dụng viên đá này trong công trình mở mang ngôi nhà Giáo hội của Người. Chúa Giêsu sẽ sửa lại, gọt đẽo lại bằng lòng thương xót của Người, cùng với cả những thập giá khổ đau mà thánh nhân phải chịu, như bị mù lòa, bị bắt bớ, bị tù đày, bị đánh đòn, bị ném đá, bị trộm cướp, bị đắm tàu, bị đói khát…(x. 2Cr 11,23-27). Chính tình yêu của Đức Kitô và những đau khổ mà thánh nhân chịu đã biến luyện ngài trở thành một viên đá trơn tru lành lặn, và nhất là luôn gắn kết với Đá Tảng Góc Tường là Đức Kitô, như lời ngài xác nhận : “Không có gì tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô” (Rm 8, 35.39).
Thưa quý ÔBACE. Nếu tảng đá Phaolô bị nứt trước khi xây thì tảng đá Phêrô, đá chính hiệu, không bị nứt bể ngay từ đầu, mà lúc đặt xây rồi mới bị nứt. Không phải nứt một đường mà là ba đường. Mỗi lần chối Chúa là một đường nứt; đường nứt sau lớn hơn đường nứt trước, và có nguy cơ tách lìa khỏi Đức Kitô là Viên Đá Góc.
Nhiều người vẫn thắc mắc : liệu Chúa Giêsu có biết trước những điều này không, mà sao Ngài vẫn chọn tảng đá này. Ngài vẫn chọn vì chính ngài sẽ giúp Phêrô hàn gắn lại tảng đá đời mình. Hàn gắn bằng gì ? Thưa đối với Phêrô là bằng ánh mắt bao dung khoan thứ của Chúa Giêsu. Chính ánh mắt dung thứ ấy đã làm cho vết nứt nơi tâm hồn ông liền lại. Hơn nữa ngài còn sửa chữa bằng nước mắt. Kỳ lạ ở chổ, đá mà biết khóc, tảng đá mà biết rơi lệ. Tương truyền rằng thánh nhân đã khóc lóc ăn năn (khóc như mưa mấy ngày qua vậy), khóc đến độ nước mắt chảy làm mòn cả hai gò má. Nước mắt ấy được các nhà tu đức gọi là nước mắt hồng. Gọi là nước mắt hồng vì là nước mắt chảy ra từ trái tim sám hối. Như thế, tảng đá Phêrô chẳng những đã trở nên lành lặn mà còn cứng rắn hơn, vững chắc hơn. Chính Chúa Giêsu đã xác nhận điều này : “Dầu sức mạnh hỏa ngục có nổi lên cũng không làm gì được” (Mt 16,18). Nhưng đồng thời tảng đá ấy cũng “khiêm tốn” hơn, vuông đẹp hơn trước rất nhiều.
Giờ đây, Chúa Giêsu có thể hoàn toàn yên tâm trước sứ mạng mà Người đã giao phó cho hai vị. Nhờ đá tảng Phêrô mà tòa nhà Giáo hội được nên kiên vững; nhờ đá tảng Phaolô mà Hội thánh Chúa Kitô được mở rộng cho muôn dân nước.
Kính thưa quý ÔBACE. Qua Bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta cũng được mang một danh xưng mới, danh xưng Kitô hữu. Danh xưng này nói lên một sứ mạng đặc biệt, sứ mạng xây dựng Hội thánh Chúa ở trần gian. Nếu chúng ta không là đá tảng như Phêrô hay Phaolô, thì chúng ta cũng được mời gọi làm một viên gạch góp phần xây nên tòa nhà Giáo hội. Thế thì chúng ta phải khiêm tốn đặt câu hỏi cho mình : Viên gạch đời tôi đang trong tình trạng nào ? Có thể là nó quá méo mó, cong queo và nhiều góc cạnh khi con người của mình còn đầy những tính hư nết xấu, đầy những đam mê tội lỗi chăng ? Có thể là bị nứt bể và mất hiệp thông với Viên Đá Góc là Đức Kitô, khi đời sống của chúng ta thiếu cầu nguyện, thiếu lòng yêu mến Chúa chăng ? Và cũng có thể là không còn gắn kết với các viên gạch khác là anh chị em mình, khi sống thiếu tình liên đới và lòng bác ái yêu thương chăng ?… Nếu viên gạch đời tôi còn cong queo méo mó, xin Chúa giúp uốn nắn lại cho ngay thẳng; nếu còn quá nhiều góc cạnh, xin Chúa gọt đẽo cho vuông vức; nếu bị nứt bể, xin Chúa hàn gắn; và nếu tách lìa với Đức Kitô và Giáo hội, thì xin Thánh Thần Nguồn Tình Yêu nối kết lại, để cuộc đời chúng ta luôn là những viên gạch thật đẹp trong bàn tay Người Thợ Xây là chính Chúa.
Vậy hôm nay, trong ngày lễ mừng hai thánh Quan Thầy Phêrô và Phaolô, chúng ta cùng nguyện xin Chúa, qua lời cầu bầu của các ngài, giúp mỗi người chúng ta luôn biết ý thức về sứ mạng của mình và nổ lực chu toàn sứ mạng ấy trong việc cộng tác xây dựng ngôi nhà chung của Giáo Hội ngày một tươi đẹp và lớn mạnh hơn. Amen.
Phan Thiết, lễ Thánh Phêrô và Phaolô
Chúa Giêsu đã long trọng đặt tên mới cho ngài là Phêrô, tiếng Dothái là Kêpha, nghĩa là đá. Simon, cái tên đang đẹp như vậy, giờ được đổi thành đá (Nguyễn văn Đá !). Chắc hẳn Phêrô đã rất ngạc nhiên vì cha mẹ mình đặt tên như vậy, sao giờ Thầy mình lại đặt cho cái tên lạ lùng như thế. Tại sao lại là Đá ? Là đá có ý nghĩa gì ? Là đá, bởi vì chúng ta biết rằng trong Cựu Ước, hình ảnh đá là hình ảnh hết sức kiêu hùng, hết sức cao vượt. Đá ở đây không phải là đá lăn đá lộn ngoài đường; đá ở đây chính là hình ảnh, là biểu tượng của Thiên Chúa. Bởi thế mà người Dothái mỗi lần cầu nguyện, họ thường nói với Chúa rằng : Lạy Chúa, Ngài là Đá Tảng con nương nhờ; Ngài là Thạch Động, là Núi Đá cho con ẩn mình; Ngài là Đá Cứu Độ…. Được Chúa lấy tên đó mà đặt cho mình, hẳn là Simon Phêrô rất hãnh diện. Và cũng chính qua tên đó mà Phêrô được gởi cho một căn tính mới, một lý lịch mới. Vì chưng đối với người Dothái, cái tên luôn gắn liền một sứ mạng. Cái tên mới đồng nghĩa với sứ mạng mới (x. Lm. Nguyễn Thế Toàn, CD Bài Giảng). Sứ mạng mới ở đây là làm nền tảng cho Giáo hội Chúa Kitô : “Con là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy” (Mt 16,18). Nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay thì ngài là Đức Giáo Hoàng cơ đấy !
Thế còn thánh Phaolô thì sao ? Một số bạn trẻ lý luận vui rằng tại sao Chúa Giêsu không đặt cho ngài cái tên là Phao-rin, phao xịn, mà lại đặt tên là Phao-lô, vì Phao-lô nghĩa là phao dỏm. Mà phao dỏm thì ai mà xài! Thực sự thì Chúa Giêsu không đặt tên cho Phaolô. Phaolô là cái tên Hylạp của ngài; còn Saolê là tên gọi theo tiếng Dothái. Tuy nhiên, một điều cần ghi nhận là ngài được chính Chúa Giêsu trực tiếp chọn gọi trên đường đi Đamas, và đích thân Chúa Giêsu trao sứ mạng cho ngài, một sứ mạng cao cả là làm tông đồ cho dân ngoại. Như vậy thánh Phaolô đã cùng với thánh Phêrô giữ vai trò là hai trụ cột, hai viên đá sống động làm nền cho Giáo hội Chúa Kitô.
Thế nhưng một điều ngỡ ngàng là khi đọc lại các sách Tin mừng và sách Công vụ Tông đồ, chúng ta thấy cả hai Tảng Đá này đều bị nứt (một bị nứt trước khi xây và một bị nứt sau khi xây). Trước khi đặt xây thì tảng đá Phaolô đã bị nứt (x. Giọt Nước Mắt Hồng, Lm. Đỗ Văn Thiêm, NXB Tôn Giáo 2005). Những lần bắt bớ Giáo hội, và giết hại các Kitô hữu là những vết nứt. Là một người nhiệt thành với Giavê Thiên Chúa và trung thành với luật Môisê, Phaolô đã không ngần ngại tiêu diệt những ai xưng mình là môn đệ Đức Kitô. Đối với Chúa Giêsu, Phaolô là một viên đá tảng kiên vững của đạo Dothái, song là tảng đá đầy góc cạnh, ngang ngược, kiêu căng, tự mãn và cũng quá nhiều đường nứt. Tuy thế, Chúa Giêsu sẽ sử dụng viên đá này trong công trình mở mang ngôi nhà Giáo hội của Người. Chúa Giêsu sẽ sửa lại, gọt đẽo lại bằng lòng thương xót của Người, cùng với cả những thập giá khổ đau mà thánh nhân phải chịu, như bị mù lòa, bị bắt bớ, bị tù đày, bị đánh đòn, bị ném đá, bị trộm cướp, bị đắm tàu, bị đói khát…(x. 2Cr 11,23-27). Chính tình yêu của Đức Kitô và những đau khổ mà thánh nhân chịu đã biến luyện ngài trở thành một viên đá trơn tru lành lặn, và nhất là luôn gắn kết với Đá Tảng Góc Tường là Đức Kitô, như lời ngài xác nhận : “Không có gì tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô” (Rm 8, 35.39).
Thưa quý ÔBACE. Nếu tảng đá Phaolô bị nứt trước khi xây thì tảng đá Phêrô, đá chính hiệu, không bị nứt bể ngay từ đầu, mà lúc đặt xây rồi mới bị nứt. Không phải nứt một đường mà là ba đường. Mỗi lần chối Chúa là một đường nứt; đường nứt sau lớn hơn đường nứt trước, và có nguy cơ tách lìa khỏi Đức Kitô là Viên Đá Góc.
Nhiều người vẫn thắc mắc : liệu Chúa Giêsu có biết trước những điều này không, mà sao Ngài vẫn chọn tảng đá này. Ngài vẫn chọn vì chính ngài sẽ giúp Phêrô hàn gắn lại tảng đá đời mình. Hàn gắn bằng gì ? Thưa đối với Phêrô là bằng ánh mắt bao dung khoan thứ của Chúa Giêsu. Chính ánh mắt dung thứ ấy đã làm cho vết nứt nơi tâm hồn ông liền lại. Hơn nữa ngài còn sửa chữa bằng nước mắt. Kỳ lạ ở chổ, đá mà biết khóc, tảng đá mà biết rơi lệ. Tương truyền rằng thánh nhân đã khóc lóc ăn năn (khóc như mưa mấy ngày qua vậy), khóc đến độ nước mắt chảy làm mòn cả hai gò má. Nước mắt ấy được các nhà tu đức gọi là nước mắt hồng. Gọi là nước mắt hồng vì là nước mắt chảy ra từ trái tim sám hối. Như thế, tảng đá Phêrô chẳng những đã trở nên lành lặn mà còn cứng rắn hơn, vững chắc hơn. Chính Chúa Giêsu đã xác nhận điều này : “Dầu sức mạnh hỏa ngục có nổi lên cũng không làm gì được” (Mt 16,18). Nhưng đồng thời tảng đá ấy cũng “khiêm tốn” hơn, vuông đẹp hơn trước rất nhiều.
Giờ đây, Chúa Giêsu có thể hoàn toàn yên tâm trước sứ mạng mà Người đã giao phó cho hai vị. Nhờ đá tảng Phêrô mà tòa nhà Giáo hội được nên kiên vững; nhờ đá tảng Phaolô mà Hội thánh Chúa Kitô được mở rộng cho muôn dân nước.
Kính thưa quý ÔBACE. Qua Bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta cũng được mang một danh xưng mới, danh xưng Kitô hữu. Danh xưng này nói lên một sứ mạng đặc biệt, sứ mạng xây dựng Hội thánh Chúa ở trần gian. Nếu chúng ta không là đá tảng như Phêrô hay Phaolô, thì chúng ta cũng được mời gọi làm một viên gạch góp phần xây nên tòa nhà Giáo hội. Thế thì chúng ta phải khiêm tốn đặt câu hỏi cho mình : Viên gạch đời tôi đang trong tình trạng nào ? Có thể là nó quá méo mó, cong queo và nhiều góc cạnh khi con người của mình còn đầy những tính hư nết xấu, đầy những đam mê tội lỗi chăng ? Có thể là bị nứt bể và mất hiệp thông với Viên Đá Góc là Đức Kitô, khi đời sống của chúng ta thiếu cầu nguyện, thiếu lòng yêu mến Chúa chăng ? Và cũng có thể là không còn gắn kết với các viên gạch khác là anh chị em mình, khi sống thiếu tình liên đới và lòng bác ái yêu thương chăng ?… Nếu viên gạch đời tôi còn cong queo méo mó, xin Chúa giúp uốn nắn lại cho ngay thẳng; nếu còn quá nhiều góc cạnh, xin Chúa gọt đẽo cho vuông vức; nếu bị nứt bể, xin Chúa hàn gắn; và nếu tách lìa với Đức Kitô và Giáo hội, thì xin Thánh Thần Nguồn Tình Yêu nối kết lại, để cuộc đời chúng ta luôn là những viên gạch thật đẹp trong bàn tay Người Thợ Xây là chính Chúa.
Vậy hôm nay, trong ngày lễ mừng hai thánh Quan Thầy Phêrô và Phaolô, chúng ta cùng nguyện xin Chúa, qua lời cầu bầu của các ngài, giúp mỗi người chúng ta luôn biết ý thức về sứ mạng của mình và nổ lực chu toàn sứ mạng ấy trong việc cộng tác xây dựng ngôi nhà chung của Giáo Hội ngày một tươi đẹp và lớn mạnh hơn. Amen.
Phan Thiết, lễ Thánh Phêrô và Phaolô
Phêrô và Phaolô: Tượng đài hiệp nhất
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:06 27/06/2011
Lễ thánh Phêrô và Phaolô (Cv 12,1-11; 2Tm 4, 6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19)
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông Đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn.
Bản tin Zenit.org tháng 7 năm 2010 kể về “ Ngục thất nơi giam hai thánh Phêrô và Phaolô: Từ tăm tối trở thành ánh sáng”.
Sau một năm trời khai quật, Nhà ngục Mamertine, nơi Thánh Phêrô và Phaolô phải giam giữ trước khi bị hành hình, đã được tân trang và mở cửa lại.
Địa điểm nhà ngục nằm cạnh Quần thể Cổ Roma (Ancient Roman Forum), tạc sâu vào vách đá của đồi Capitol (Capitoline Hill) và nhìn xuống ngôi nhà dùng làm Nghị viện thời đó. Người ta vẫn tin là nhà ngục này – còn có tên gọi là Carcer Tullianum – được hoàng đế Roma Servius Tullius xây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, gồm có hai phòng giam chồng lên nhau. Phòng giam dưới là một khoảng chật hẹp ẩm thấp, chỉ xuống được qua một lỗ hổng trên sàn phòng giam trên, được sử dụng suốt thời kỳ Cộng hoà và Đế quốc Roma để làm tù ngục giam giữ và hành quyết.
Chính tại phòng giam này viên tướng chỉ huy quân đội người Gaule là Vercingetorix bị xiết cổ chết sau trận chiến thắng của Julius Caesar, và cũng tại nơi đây, trong tù ngục âm u, Jugurtha, vua người Numidians đã bị để cho chết đói. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Sallust một văn sĩ Roma đã mô tả nhà ngục này “sâu 12 feet, chung quang là tường và trên là mái vòm bằng đá. Khung cảnh thật ghê tởm và đáng sợ vì bị bỏ bê, tối tăm và hôi thối.”
Ngục dưới, nơi giam Thánh Phêrô và Phaolô
Một thế kỷ sau lời mô tả như trên của Sallust, Thánh Phêrô và Phaolô đã phải đến cư ngụ trong phòng giam dưới cực kỳ ghê tởm này, trong những ngày cuối đời trước khi tử vì đạo, bị cầm tù theo lệnh của hoàng đế Nero. Sự hiện diện của hai vị tông đồ đã chuyển biến địa điểm thất vọng này thành nơi chỗ hy vọng, khi các ngài rao giảng đức tin cho lính canh ngục là Processus và Martinianus. Hai người lính Roma xin được rửa tội, nhưng không có nước trong phòng giam để cử hành bí tích này, vì thế Thánh Phêrô dùng gậy đập trên nền phòng và nước phun ra từ tảng đá. Địa điểm nơi dòng nước của phép lạ này chảy ra nay còn được ghi nhớ nơi phòng giam dưới.
Những người giam giữ Phêrô giúp ông vượt ra khỏi nhà ngục tồi tệ này, nhưng sau khi gặp được Chúa Kitô trên con đường Appian, Thánh Phêrô quay trở lại và tự ý nhận lấy cái chết là bị đóng đinh vào thập giá tại đấu trường của Nero trên đồi Vatican.
Tuần qua, văn phòng của vị giám sát khảo cổ tại Roma loan báo rằng công việc khai quật đã khám phá ra những phần còn lại của các bích họa cho biết việc chuyển đổi nơi này thành một không gian tôn kính của người Kitô giáo đã xảy ra ngay tận đầu thế kỷ thứ 7, cùng thời gian với việc Curia (Nghị viện) được biến đổi thành một thánh đường cũng như nhiều cấu trúc khác trong khu vực Quần thể. Cuộc khai quật dõi tìm được dấu vết nhiều giai đoạn khác nhau của khu vực này, từ lúc còn là khu mỏ đá cổ cho đến khi trở thành nhà ngục cho đến lúc “biến đổi rất nhanh” thành một trung tâm tôn kính Thánh Phêrô.
Ngày nay, ngục giam này nằm dưới ngôi Thánh đường San Giuseppe dei Falegnami xây vào thế kỷ 17, nhưng địa điểm là do Tòa giám quản giáo phận Roma sở hữu và sẽ được Opera Romana Pellegrinaggi mở cửa cho công chúng vào thăm viếng có thể là từ đầu tháng 7 này. Ở đó khách hành hương có cơ hội tỏ lòng tôn kính hai thánh Phêrô và Phaolô. Hai thánh nhân đã từng nhìn ra ngoài Quần thể nơi có nhiều đền đài thờ phượng những con người phàm đã biến thành thần nhân, và các ngài đã có dũng cảm tuyên xưng Tin Mừng của Thần Chúa đã sinh hạ làm người phàm. (x.VietCatholic News, 03-7-2010).
Hai Thánh Tông Đồ: Phêrô – Phaolô, hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại.
Bài ca nhập lễ ngày Lễ Trọng hôm nay vang lên hùng tráng: “Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng”. Hai Thánh Tông Đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội.
“Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù”. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài : chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới.
Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
1. Thánh Phêrô
Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai : cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72). Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này :Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên : Quân yếu tin ( Mt 14,31) - Lần thứ hai : Ngu tối ( Mt 15,16) - Lần thứ ba : Satan ( Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi Ông : Phêrô, con có yêu mến thầy không ? Phêrô đáp : Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc ,Chúa nói với ông rằng : Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là : Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông : hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.
2. Thánh Phaolô
Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.
Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể lại :trên đường Đa-mat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người :” Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18 ;2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài” .Phaolô không hổ thẹn” vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ ,đói khát,trần truồng ,nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội (x. Làm nụ hoa trắng. ĐGM Vũ Duy Thống).
Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai Ngài luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông Đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn.
Bản tin Zenit.org tháng 7 năm 2010 kể về “ Ngục thất nơi giam hai thánh Phêrô và Phaolô: Từ tăm tối trở thành ánh sáng”.
Sau một năm trời khai quật, Nhà ngục Mamertine, nơi Thánh Phêrô và Phaolô phải giam giữ trước khi bị hành hình, đã được tân trang và mở cửa lại.
Địa điểm nhà ngục nằm cạnh Quần thể Cổ Roma (Ancient Roman Forum), tạc sâu vào vách đá của đồi Capitol (Capitoline Hill) và nhìn xuống ngôi nhà dùng làm Nghị viện thời đó. Người ta vẫn tin là nhà ngục này – còn có tên gọi là Carcer Tullianum – được hoàng đế Roma Servius Tullius xây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, gồm có hai phòng giam chồng lên nhau. Phòng giam dưới là một khoảng chật hẹp ẩm thấp, chỉ xuống được qua một lỗ hổng trên sàn phòng giam trên, được sử dụng suốt thời kỳ Cộng hoà và Đế quốc Roma để làm tù ngục giam giữ và hành quyết.
Chính tại phòng giam này viên tướng chỉ huy quân đội người Gaule là Vercingetorix bị xiết cổ chết sau trận chiến thắng của Julius Caesar, và cũng tại nơi đây, trong tù ngục âm u, Jugurtha, vua người Numidians đã bị để cho chết đói. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Sallust một văn sĩ Roma đã mô tả nhà ngục này “sâu 12 feet, chung quang là tường và trên là mái vòm bằng đá. Khung cảnh thật ghê tởm và đáng sợ vì bị bỏ bê, tối tăm và hôi thối.”
Ngục dưới, nơi giam Thánh Phêrô và Phaolô
Một thế kỷ sau lời mô tả như trên của Sallust, Thánh Phêrô và Phaolô đã phải đến cư ngụ trong phòng giam dưới cực kỳ ghê tởm này, trong những ngày cuối đời trước khi tử vì đạo, bị cầm tù theo lệnh của hoàng đế Nero. Sự hiện diện của hai vị tông đồ đã chuyển biến địa điểm thất vọng này thành nơi chỗ hy vọng, khi các ngài rao giảng đức tin cho lính canh ngục là Processus và Martinianus. Hai người lính Roma xin được rửa tội, nhưng không có nước trong phòng giam để cử hành bí tích này, vì thế Thánh Phêrô dùng gậy đập trên nền phòng và nước phun ra từ tảng đá. Địa điểm nơi dòng nước của phép lạ này chảy ra nay còn được ghi nhớ nơi phòng giam dưới.
Những người giam giữ Phêrô giúp ông vượt ra khỏi nhà ngục tồi tệ này, nhưng sau khi gặp được Chúa Kitô trên con đường Appian, Thánh Phêrô quay trở lại và tự ý nhận lấy cái chết là bị đóng đinh vào thập giá tại đấu trường của Nero trên đồi Vatican.
Tuần qua, văn phòng của vị giám sát khảo cổ tại Roma loan báo rằng công việc khai quật đã khám phá ra những phần còn lại của các bích họa cho biết việc chuyển đổi nơi này thành một không gian tôn kính của người Kitô giáo đã xảy ra ngay tận đầu thế kỷ thứ 7, cùng thời gian với việc Curia (Nghị viện) được biến đổi thành một thánh đường cũng như nhiều cấu trúc khác trong khu vực Quần thể. Cuộc khai quật dõi tìm được dấu vết nhiều giai đoạn khác nhau của khu vực này, từ lúc còn là khu mỏ đá cổ cho đến khi trở thành nhà ngục cho đến lúc “biến đổi rất nhanh” thành một trung tâm tôn kính Thánh Phêrô.
Ngày nay, ngục giam này nằm dưới ngôi Thánh đường San Giuseppe dei Falegnami xây vào thế kỷ 17, nhưng địa điểm là do Tòa giám quản giáo phận Roma sở hữu và sẽ được Opera Romana Pellegrinaggi mở cửa cho công chúng vào thăm viếng có thể là từ đầu tháng 7 này. Ở đó khách hành hương có cơ hội tỏ lòng tôn kính hai thánh Phêrô và Phaolô. Hai thánh nhân đã từng nhìn ra ngoài Quần thể nơi có nhiều đền đài thờ phượng những con người phàm đã biến thành thần nhân, và các ngài đã có dũng cảm tuyên xưng Tin Mừng của Thần Chúa đã sinh hạ làm người phàm. (x.VietCatholic News, 03-7-2010).
Hai Thánh Tông Đồ: Phêrô – Phaolô, hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại.
Bài ca nhập lễ ngày Lễ Trọng hôm nay vang lên hùng tráng: “Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng”. Hai Thánh Tông Đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội.
“Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù”. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài : chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới.
Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
1. Thánh Phêrô
Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai : cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72). Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này :Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên : Quân yếu tin ( Mt 14,31) - Lần thứ hai : Ngu tối ( Mt 15,16) - Lần thứ ba : Satan ( Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi Ông : Phêrô, con có yêu mến thầy không ? Phêrô đáp : Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc ,Chúa nói với ông rằng : Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là : Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông : hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.
2. Thánh Phaolô
Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.
Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể lại :trên đường Đa-mat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người :” Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18 ;2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài” .Phaolô không hổ thẹn” vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ ,đói khát,trần truồng ,nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội (x. Làm nụ hoa trắng. ĐGM Vũ Duy Thống).
Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai Ngài luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Biển Đức XVI lưu ý về sự làm việc giữa các giáo xứ, hội đoàn
Nguyễn Trọng Đa
08:07 27/06/2011
ĐTC Biển Đức XVI lưu ý về sự làm việc giữa các giáo xứ, hội đoàn
Ngài nói chuyện với nhóm giúp người hành hương ở Quảng trường thánh Phêrô
VATICAN - Trong khi khẳng định vai trò quan trọng của việc huấn luyện trong đức tin, ĐTC Biển Đức XVI khuyến khích thành viên các hiệp hội giáo hội hãy làm việc với các giáo xứ, chứ không phải thay thế giáo xứ.
Ngày 25-6, ĐTC đã nói như thế trong diễn văn với Hội các thánh Phêrô và thánh Phaolô, một hội chuyên giúp đỡ khách hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô, và giúp đỡ tại các nghi thức phụng vụ của ĐTC, và các công tác khác. Họ cũng dành thì giờ và trợ giúp tài chính cho nhiều tổ chức từ thiện khác nhau xung quanh Roma, trong đó có các Nhà truyền giáo của việc Tông đồ bác ái ở Vatican.
Hội này phát sinh từ Toán Bảo Vệ Palatine, một đơn vị quân sự của các Nhà nước Giáo Hoàng, được bãi bỏ bởi ĐTC Phaolô VI vào năm 1970.
ĐTC Biển Đức XVI nói chuyện với Hội nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập hội.
Ngài nói về cách người ta phải có “tâm hồn hướng về Thiên Chúa", để giúp đỡ người khác cầu nguyện. Ngài nói tiếp: “Để nhắc nhở họ tôn trọng các nơi thánh và vật thánh, chúng ta cần phải có trong mình cảm thức Kitô giáo về sự linh thánh. Để giúp người thân cận với tình yêu Kitô giáo thật sự, chúng ta phải có một tâm hồn khiêm tốn và đôi mắt đức tin. Thái độ của anh em, thường không bằng lời nói, tạo thành một dấu hiệu, một thí dụ, một lời nhắc nhở, và như vậy là có một giá trị giáo dục".
ĐTC nhận xét, tất cả điều này bao hàm sự huấn luyện cá nhân của các thành viên của hội, việc huấn luyện mà Ngài nói là Ngài “đặc biệt biết ơn”.
Trong bối cảnh này, Ngài suy tư về việc làm việc theo nhóm giữa các hội đoàn và các giáo xứ.
Ngài nói: "Hội các thánh Phêrô và thánh Phaolô, giống như bất cứ hội đoàn đích thực nào của Giáo hội, quan tâm đặc biệt, trước hết, đến sự huấn luyện các thành viên của hội, không bao giờ là thay thế hoặc một chọn lựa thay thế cho các giáo xứ, nhưng luôn luôn trong cách bổ sung với sự tôn trọng giáo xứ. Vì vậy, cha vui mừng rằng anh em đã gắn bó tốt trong các cộng đồng giáo xứ của anh em, và rằng anh em đã giáo dục con cái anh em trong ý nghĩa của giáo xứ”.
"Đồng thời, cha cũng hài lòng rằng Hội là một biện pháp thích hợp, đòi hỏi lập kế hoạch đặc biệt về huấn luyện những người mong muốn làm hội viên có hiệu quả, và thường xuyên cung cấp các thời điểm thuận lợi để hỗ trợ sự kiên trì của hội viên".
Trung thành
ĐTC Biển Đức XVI kết luận bài diễn văn của mình với một sự phản ánh về lòng trung thành.
Ngài tuyên bố: “Đức Maria được Hội tôn kính như là "Virgo Fidelis" (Đức Nữ trinh trung tín). Hôm nay hơn bao giờ hết, lòng trung thành là cần thiết. Chúng ta sống trong một xã hội đã bị mất giá trị này. Sự thay đổi, 'sự linh hoạt', 'sự uyển chuyển’, được ca ngợi vì các lý do kinh tế và tổ chức, vốn đôi khi là hợp pháp. Nhưng phẩm chất của mối quan hệ con người được nhìn thấy trong lòng trung thành! Thánh kinh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là trung thành. Với ơn Chúa và sự giúp đỡ của Đức Maria, anh em có thể trung thành với Chúa Kitô và với Giáo Hội, sẵn sàng chịu đựng với lòng khiêm tốn và kiên nhẫn cái giá của sự trung thành". (Zenit 26-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ngài nói chuyện với nhóm giúp người hành hương ở Quảng trường thánh Phêrô
VATICAN - Trong khi khẳng định vai trò quan trọng của việc huấn luyện trong đức tin, ĐTC Biển Đức XVI khuyến khích thành viên các hiệp hội giáo hội hãy làm việc với các giáo xứ, chứ không phải thay thế giáo xứ.
Ngày 25-6, ĐTC đã nói như thế trong diễn văn với Hội các thánh Phêrô và thánh Phaolô, một hội chuyên giúp đỡ khách hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô, và giúp đỡ tại các nghi thức phụng vụ của ĐTC, và các công tác khác. Họ cũng dành thì giờ và trợ giúp tài chính cho nhiều tổ chức từ thiện khác nhau xung quanh Roma, trong đó có các Nhà truyền giáo của việc Tông đồ bác ái ở Vatican.
Hội này phát sinh từ Toán Bảo Vệ Palatine, một đơn vị quân sự của các Nhà nước Giáo Hoàng, được bãi bỏ bởi ĐTC Phaolô VI vào năm 1970.
ĐTC Biển Đức XVI nói chuyện với Hội nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập hội.
Ngài nói về cách người ta phải có “tâm hồn hướng về Thiên Chúa", để giúp đỡ người khác cầu nguyện. Ngài nói tiếp: “Để nhắc nhở họ tôn trọng các nơi thánh và vật thánh, chúng ta cần phải có trong mình cảm thức Kitô giáo về sự linh thánh. Để giúp người thân cận với tình yêu Kitô giáo thật sự, chúng ta phải có một tâm hồn khiêm tốn và đôi mắt đức tin. Thái độ của anh em, thường không bằng lời nói, tạo thành một dấu hiệu, một thí dụ, một lời nhắc nhở, và như vậy là có một giá trị giáo dục".
ĐTC nhận xét, tất cả điều này bao hàm sự huấn luyện cá nhân của các thành viên của hội, việc huấn luyện mà Ngài nói là Ngài “đặc biệt biết ơn”.
Trong bối cảnh này, Ngài suy tư về việc làm việc theo nhóm giữa các hội đoàn và các giáo xứ.
Ngài nói: "Hội các thánh Phêrô và thánh Phaolô, giống như bất cứ hội đoàn đích thực nào của Giáo hội, quan tâm đặc biệt, trước hết, đến sự huấn luyện các thành viên của hội, không bao giờ là thay thế hoặc một chọn lựa thay thế cho các giáo xứ, nhưng luôn luôn trong cách bổ sung với sự tôn trọng giáo xứ. Vì vậy, cha vui mừng rằng anh em đã gắn bó tốt trong các cộng đồng giáo xứ của anh em, và rằng anh em đã giáo dục con cái anh em trong ý nghĩa của giáo xứ”.
"Đồng thời, cha cũng hài lòng rằng Hội là một biện pháp thích hợp, đòi hỏi lập kế hoạch đặc biệt về huấn luyện những người mong muốn làm hội viên có hiệu quả, và thường xuyên cung cấp các thời điểm thuận lợi để hỗ trợ sự kiên trì của hội viên".
Trung thành
ĐTC Biển Đức XVI kết luận bài diễn văn của mình với một sự phản ánh về lòng trung thành.
Ngài tuyên bố: “Đức Maria được Hội tôn kính như là "Virgo Fidelis" (Đức Nữ trinh trung tín). Hôm nay hơn bao giờ hết, lòng trung thành là cần thiết. Chúng ta sống trong một xã hội đã bị mất giá trị này. Sự thay đổi, 'sự linh hoạt', 'sự uyển chuyển’, được ca ngợi vì các lý do kinh tế và tổ chức, vốn đôi khi là hợp pháp. Nhưng phẩm chất của mối quan hệ con người được nhìn thấy trong lòng trung thành! Thánh kinh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là trung thành. Với ơn Chúa và sự giúp đỡ của Đức Maria, anh em có thể trung thành với Chúa Kitô và với Giáo Hội, sẵn sàng chịu đựng với lòng khiêm tốn và kiên nhẫn cái giá của sự trung thành". (Zenit 26-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nhân viên Caritas: Chúng tôi tiếp tục hiện diện giúp người di cư
Phạm Kim An
08:08 27/06/2011
Nhân viên Caritas: Chúng tôi tiếp tục hiện diện giúp người di cư
Khẳng định cam kết về tình hình người tị nạn, được phát sinh bởi Mùa xuân Ả Rập
ROMA - Mặc dù tình hình ở Bắc Phi đã làm cho những người trợ giúp người tị nạn và người di cư cảm thấy mình rất căng thẳng hiện nay, Giáo Hội sẽ tiếp tục có mặt tại chỗ và sẵn sàng làm việc, theo giám đốc Caritas Ý, Đức ông Vittorio Nozza.
Đức ông khẳng định điều này trong cuộc họp MigraMed kết thúc ngày 25-6 ở Roma. Hội nghị qui tụ các tổ chức Caritas quốc gia của các nước Địa Trung Hải, vốn liên quan đến việc xử lý tình hình khẩn cấp, bị gây ra bởi các cuộc cách mạng Bắc Phi và tình hình hiện nay ở Syria.
Đức ông Nozza nói rằng Caritas Ý cảm thấy mình làm việc trên hai mặt trận: "Một mặt, hỗ trợ các cơ quan Caritas giáo phận trong nỗ lực của họ, trong các khu vực tiếp nhận người di cư, và mặt khác, thảo luận hòa điệu với các tổ chức quốc tế khác, với các cơ quan định chế phụ trách vấn đề di cư".
Đức Giám mục Mariano Crociata, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý, loan báo rằng lúc kết thúc cuộc họp của Hội đồng Giám mục hồi tháng Ba, 93 giáo phận Ý đã cung cấp 1.500 địa điểm để giúp đỡ tình trạng khẩn cấp tiếp nhận người tị nạn. Phần lớn những người tị nạn đã đến đảo Lampedusa.
Đức ông Nozza nói: “Tất cả sự này đang diễn ra trong một giai đoạn của sự mơ hồ về chính trị và pháp lý, vốn không dễ dàng cho chúng tôi để tham gia một cách đầy đủ và có mục đích, và chúng ta thấy có nhiều rủi ro lớn".
Tình hình của các tuyến đường tị nạn từ Libya đã được đặc biệt đánh giá. Caritas Pháp, Caritas Lebanon và các Cơ quan Cứu trợ Công giáo có trụ sở tại Mỹ, báo cáo rằng 350.000 người đã vượt qua biên giới với Tunisia, và 600.000 người đã vượt qua biên giới với Ai Cập.
Hội nghị MigraMed được tổ chức bởi Caritas châu Âu và Caritas Quốc tế, để chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm lập trường chung, liên quan đến dòng người di cư từ châu Phi tới châu Âu.
Hàng chục ngàn người tị nạn trên các mặt trận này đã được chăm sóc bởi các nhóm Caritas địa phương, trong khi Caritas Quốc tế và Caritas châu Âu quan tâm hỗ trợ họ, và theo dõi thường xuyên các tình hình ở Bắc Phi, để hiểu được vị trí địa lý của các sự di chuyển, vốn liên tục được cập nhật.
Linh mục Cesare Bladi, giám đốc Caritas Algeria, giải thích: “Dòng người tị nạn từ châu Phi hạ Sahara, không còn có thể di chuyển về phía Libya, bây giờ lại hướng về Algeria và Morocco".
Giám đốc Caritas Morocco cũng lưu ý sự xuất hiện của người tị nạn từ Somalia.
Tất cả điều này rõ ràng là mang thêm gánh nặng cho các tổ chức Caritas của Bắc Phi, vốn phải có thêm nỗ lực để ngăn chặn và trợ giúp cho số lượng người tị nạn ngày càng tăng.
Trong ánh sáng của tình hình hiện nay, các tham dự viên của hội nghị MigraMed nhìn nhận sự cần thiết phải củng cố và mở rộng mạng lưới của các cơ quan Caritas bị ảnh hưởng, để có hành động phối hợp hơn trên cả hai phía Bắc và phía Nam của Địa Trung Hải.
Cũng có sự công nhận về nhu cầu liên kết với các tổ chức quốc tế khác, cả Công giáo và thế tục, chẳng hạn Cơ quan tị nạn dòng Tên, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, và Tổ chức Di cư Quốc tế.
Liên quan đến Caritas Ý và sự cam kết của cơ quan này ở nhiều cấp độ, Đức ông Nozza cho biết: “Là một tổ chức của Giáo hội, chúng tôi được yêu cầu có mặt và chúng tôi sẽ tiếp tục có mặt một cách nhiệt thành và rõ ràng, với các phương tiện thích hợp".
Ngài nói thêm rằng đó là một vấn đề "của sự quan tâm đặc biệt về công việc hàng ngày, trên hết là thông qua sự hiện diện của các nhóm Caritas giáo phận và Caritas giáo xứ, trong các khu vực tiếp đón và bảo vệ người di cư". (Zenit 26-6-2011)
Phạm Kim An
Khẳng định cam kết về tình hình người tị nạn, được phát sinh bởi Mùa xuân Ả Rập
ROMA - Mặc dù tình hình ở Bắc Phi đã làm cho những người trợ giúp người tị nạn và người di cư cảm thấy mình rất căng thẳng hiện nay, Giáo Hội sẽ tiếp tục có mặt tại chỗ và sẵn sàng làm việc, theo giám đốc Caritas Ý, Đức ông Vittorio Nozza.
Đức ông khẳng định điều này trong cuộc họp MigraMed kết thúc ngày 25-6 ở Roma. Hội nghị qui tụ các tổ chức Caritas quốc gia của các nước Địa Trung Hải, vốn liên quan đến việc xử lý tình hình khẩn cấp, bị gây ra bởi các cuộc cách mạng Bắc Phi và tình hình hiện nay ở Syria.
Đức ông Nozza nói rằng Caritas Ý cảm thấy mình làm việc trên hai mặt trận: "Một mặt, hỗ trợ các cơ quan Caritas giáo phận trong nỗ lực của họ, trong các khu vực tiếp nhận người di cư, và mặt khác, thảo luận hòa điệu với các tổ chức quốc tế khác, với các cơ quan định chế phụ trách vấn đề di cư".
Đức Giám mục Mariano Crociata, tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý, loan báo rằng lúc kết thúc cuộc họp của Hội đồng Giám mục hồi tháng Ba, 93 giáo phận Ý đã cung cấp 1.500 địa điểm để giúp đỡ tình trạng khẩn cấp tiếp nhận người tị nạn. Phần lớn những người tị nạn đã đến đảo Lampedusa.
Đức ông Nozza nói: “Tất cả sự này đang diễn ra trong một giai đoạn của sự mơ hồ về chính trị và pháp lý, vốn không dễ dàng cho chúng tôi để tham gia một cách đầy đủ và có mục đích, và chúng ta thấy có nhiều rủi ro lớn".
Tình hình của các tuyến đường tị nạn từ Libya đã được đặc biệt đánh giá. Caritas Pháp, Caritas Lebanon và các Cơ quan Cứu trợ Công giáo có trụ sở tại Mỹ, báo cáo rằng 350.000 người đã vượt qua biên giới với Tunisia, và 600.000 người đã vượt qua biên giới với Ai Cập.
Hội nghị MigraMed được tổ chức bởi Caritas châu Âu và Caritas Quốc tế, để chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm lập trường chung, liên quan đến dòng người di cư từ châu Phi tới châu Âu.
Hàng chục ngàn người tị nạn trên các mặt trận này đã được chăm sóc bởi các nhóm Caritas địa phương, trong khi Caritas Quốc tế và Caritas châu Âu quan tâm hỗ trợ họ, và theo dõi thường xuyên các tình hình ở Bắc Phi, để hiểu được vị trí địa lý của các sự di chuyển, vốn liên tục được cập nhật.
Linh mục Cesare Bladi, giám đốc Caritas Algeria, giải thích: “Dòng người tị nạn từ châu Phi hạ Sahara, không còn có thể di chuyển về phía Libya, bây giờ lại hướng về Algeria và Morocco".
Giám đốc Caritas Morocco cũng lưu ý sự xuất hiện của người tị nạn từ Somalia.
Tất cả điều này rõ ràng là mang thêm gánh nặng cho các tổ chức Caritas của Bắc Phi, vốn phải có thêm nỗ lực để ngăn chặn và trợ giúp cho số lượng người tị nạn ngày càng tăng.
Trong ánh sáng của tình hình hiện nay, các tham dự viên của hội nghị MigraMed nhìn nhận sự cần thiết phải củng cố và mở rộng mạng lưới của các cơ quan Caritas bị ảnh hưởng, để có hành động phối hợp hơn trên cả hai phía Bắc và phía Nam của Địa Trung Hải.
Cũng có sự công nhận về nhu cầu liên kết với các tổ chức quốc tế khác, cả Công giáo và thế tục, chẳng hạn Cơ quan tị nạn dòng Tên, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, và Tổ chức Di cư Quốc tế.
Liên quan đến Caritas Ý và sự cam kết của cơ quan này ở nhiều cấp độ, Đức ông Nozza cho biết: “Là một tổ chức của Giáo hội, chúng tôi được yêu cầu có mặt và chúng tôi sẽ tiếp tục có mặt một cách nhiệt thành và rõ ràng, với các phương tiện thích hợp".
Ngài nói thêm rằng đó là một vấn đề "của sự quan tâm đặc biệt về công việc hàng ngày, trên hết là thông qua sự hiện diện của các nhóm Caritas giáo phận và Caritas giáo xứ, trong các khu vực tiếp đón và bảo vệ người di cư". (Zenit 26-6-2011)
Phạm Kim An
ĐGH Bênêđictô XVI khai trương Cổng Thông Tin News Portal dịp mừng 60 năm thụ phong linh mục
LM. Phạm Văn Tuấn
08:15 27/06/2011
ĐGH Bênêđictô XVI khai trương Cổng Thông Tin News Portal dịp mừng 60 năm thụ phong linh mục
Vatican - Nếu nhìn ĐGH Bênêđictô XVI là một cụ cao niên với 84 tuổi đời thì thực sự có thể gây nhạc nhiên lớn cho thời đại công nghệ Internet với sự vượt biên giới của hệ thống xa lộ thông tin toàn cầu. Kể cũng lạ với một bộ não thông minh luôn suy tư triết học và thần học nhưng ĐGH vẫn để ý đến sự tiến triển của khoa học hiện đại.
Cách đây hơn 4 tuần, vào trưa thứ bảy, 21.05.2011, lúc 13g11 (giờ Âu Châu), tại thư viện làm việc của ĐGH, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói chuyện với Trạm Không Gian quốc tế ISS trong 20 phút với 12 phi hành gia gồm người Mỹ, Nga và Ý, trong đó có một phụ nữ. Cuộc thảo luận giữa trời và đất trong khoảng cách 300 cây số trên vũ trụ bao la. ĐGH Bênêđictô XVI là vị Giáo Hoàng đầu tiên nói chuyện trực tiếp với các phi hành gia đang lơ lửng du hành trên không gian. ĐGH Bênêđictô XVI bày tỏ tình cảm đặc biệt đối với các phi hành gia: "Tôi rất hài lòng với cơ hội hiếm có này để nói chuyện với các Bạn". Dịp hiếm có này ĐGH thố lộ tâm tình về tìm tòi khoa học: "Tôi rất tò mò muốn nghe kinh nghiệm và quan sát của các Bạn" từ trên không trung.
Thứ tư này, 29.6.2011 dịp mừng lễ Thánh Cả Phêrô và Phaolô Tông Đồ, đồng thời cũng là ngày mừng kỷ niệm 60 năm linh mục, ĐGH Bênêđictô XVI sẽ nhấp chuột khai trương cổng thông tin News.va của Tòa Thánh Vatican.
Nhớ về ngày thụ phong linh mục cách đây 60 năm, vào ngày 29.6.1951, ĐGH Bênêđictô XVI cho biết: "Đó là một ngày mùa hè rực rỡ, một ngày không thể quên được và là đỉnh cao của cuộc sống". ĐGH cùng chịu chức linh mục với người anh của mình lớn hơn 4 tuổi là Georg Ratzinger và 40 tân chức khác cùng khóa do Đức Hồng Y Michael Faulhaber truyền chức tại nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Freising. Dịp đối thoại với nhà báo Peter Seewald về cuộc sống linh mục, ĐGH cho biết: "Phục vụ Thiên Chúa, đó là một điều cần thiết cho tôi."
Vào thứ tư, 29.6.2011, Tòa thánh Vatican sẽ khai trương cổng thông tin riêng của mình trên trang website theo địa chỉ www.news.va. ĐGH Bênêđictô XVI sẽ đích tay nhấp chuột mở chìa khóa cho trang mạng này, theo Đức TGM Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội của Tòa Thánh cho biết. Cổng thông tin này trước tiên được truy cập bằng tiếng Ý và tiếng Anh, sau đó sẽ nhanh chóng được bổ sung thêm tiếng tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha những tin tức đa dạng về Giáo Hội công giáo hoàn vũ. Cơ quan truyền thông chính thức của Toà Thánh Vatican đang được sử dụng gồm có nhật báo L'Osservatore Romano (Người quan sát Rôma) đã phát hành từ 150 năm và Đài Phát Thanh Vatican đã phát sóng từ 80 năm nay, trong đó có chương trình phát thanh Việt ngữ.
Gần đây hơn, các dịch vụ thông tin của Vatican hoặc cơ quan truyền thông l’Agenzia Fides liên kết với Thánh Bộ Truyền Giáo để phát hành các tin báo chí có cùng một nguồn gốc từ những nơi truyền giáo khắp 5 Châu và Tòa Thánh cũng điều hành một Trung Tâm Truyền Hình Vatican.
Ngoài ra Tòa Thánh Vatican còn có hoạt động riêng trên mạng theo kênh YouTube và Twitters.
ĐGH Bênêđictô XVI cũng như vị tiền nhiệm Chân Phước Gioan Phaolô II đánh giá tầm quan trọng của Internet vào việc truyền giáo, nhưng hai Ngài cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của nền thông tin mới này. Thí dụ cách đây 4 năm, Đức Giám Mục Richard Williamson đã lạm dụng Internet để quảng bá tư tưởng chống người Do Thái đã gây ra bao nhiêu tranh cãi cho thế giới.
ĐGH Bênêđictô XVI khuyến khích các linh mục, tu sĩ nam nữ và và các cơ quan từ trung ương đến địa phương cố gắng phát huy sức mạnh của công nghệ thông tin về Internet để loan truyền Lời Chúa.
Đức TGM Claudio Maria Celli nhận định về cổng thông tin News Portal mới của Toà Thánh: „Đây là một niềm vui tuyệt vời mà Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Chúng tôi trình bày với các Bạn một bản xem trước của cổng thông tin đa dạng news.va, sau đó sẽ nối mạng trực tiếp vào ngày 29.6, dịp mừng lễ Thánh Cả Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Đó là mong muốn của chúng tôi, trên thực tế, đó là sáng kiến quan trọng của Tòa Thánh trong sự giao tiếp và nhiều hơn nữa, biểu lộ lòng trung thành và sự tận tụy của chúng tôi để ĐGH Bênêđictô XVI chính thức khai trương nhân dịp kỷ niệm 60 năm thụ phong linh mục của Ngài“.
Một phần nội dung của cổng thông tin News Portal www.news.va sẽ được ĐGH tự tay chọn lựa đưa lên trang mạng.
Trang News Portal www.news.va là một cổng thông tin truyền thông sẽ cho phép khách truy cập ngay vào những tin tức mới nhất, cả trên đài phát thanh và báo chí thông qua các chương trình khác nhau của Đài phát thanh Vatican, phim hoặc hình ảnh với Trung tâm Truyền hình Vatican.
Trước đó vài ngày, thứ ba, 21.6.2011 Tòa Thánh đã phát hành bộ tem gồm 4 con tem nói về „sự nghiệp“ linh mục đặc biệt của một Giáo Hoàng. Tòa Thánh tôn vinh ĐGH Bênêđictô XVI dịp kỷ niệm 60 năm linh mục: Hình con tem ghi dấu năm chịu chức linh mục (1951), Năm chịu chức Giám Mục và Hồng Y (1977), cũng như năm đắc cử Giáo Hoàng (2005). Đây là một cơ hội cho các nhà sưu tầm tem thế giới. Tòa Thánh phát hành 150.000 bộ tem này.
Tiểu sử ngắn gọn của ĐGH Bênêđictô XVI:
- Joseph Ratzinger được sinh ra vào năm 1927 tại Marktl am Inn, Ngài cảm thấy có ơn kêu gọi từ thuở thiếu niên.
- Từ 1946 đến 1951 Thầy Joseph Ratzinger học triết học và thần học tại Freising và München.
- Năm 1951 (24 tuổi), Thầy Joseph Ratzinger được thụ phong linh mục cùng với người anh trai Georg Ratzinger (28 tuổi) tại nhà thờ chính tòa Freising.
- Từ 1959 đến 1969 Cha Joseph Ratzinger là giáo sư đại học tại Bonn, Münster, Tübingen và Regensburg.
- Từ 1962 đến 1965 Cha Joseph Ratzinger là chuyên gia thần học tham dự Công Đồng Vaticanô II.
- Năm 1977, Cha Joseph Ratzinger nhận chức Giám Mục (28.5.1977) tại München và Hồng Y (27.6.1977) tại Rôma.
- Năm 1981, Hồng Y Joseph Ratzinger trở thành Bộ trưởng Thánh Bộ Đức Tin.
- Năm 2002, Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu vào chức vụ HY Niên Trưởng của HY Đoàn.
- Năm 2005, Đức Hồng Y người Đức Joseph Ratzinger đắc cử Giáo Hoàng lấy danh hiệu Bênêđictô XVI, trở thành vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
- 29.6.2011, ĐGH Bênêđictô XVI mừng 60 năm thụ phong linh mục.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Vatican - Nếu nhìn ĐGH Bênêđictô XVI là một cụ cao niên với 84 tuổi đời thì thực sự có thể gây nhạc nhiên lớn cho thời đại công nghệ Internet với sự vượt biên giới của hệ thống xa lộ thông tin toàn cầu. Kể cũng lạ với một bộ não thông minh luôn suy tư triết học và thần học nhưng ĐGH vẫn để ý đến sự tiến triển của khoa học hiện đại.
Thứ tư này, 29.6.2011 dịp mừng lễ Thánh Cả Phêrô và Phaolô Tông Đồ, đồng thời cũng là ngày mừng kỷ niệm 60 năm linh mục, ĐGH Bênêđictô XVI sẽ nhấp chuột khai trương cổng thông tin News.va của Tòa Thánh Vatican.
Nhớ về ngày thụ phong linh mục cách đây 60 năm, vào ngày 29.6.1951, ĐGH Bênêđictô XVI cho biết: "Đó là một ngày mùa hè rực rỡ, một ngày không thể quên được và là đỉnh cao của cuộc sống". ĐGH cùng chịu chức linh mục với người anh của mình lớn hơn 4 tuổi là Georg Ratzinger và 40 tân chức khác cùng khóa do Đức Hồng Y Michael Faulhaber truyền chức tại nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Freising. Dịp đối thoại với nhà báo Peter Seewald về cuộc sống linh mục, ĐGH cho biết: "Phục vụ Thiên Chúa, đó là một điều cần thiết cho tôi."
Gần đây hơn, các dịch vụ thông tin của Vatican hoặc cơ quan truyền thông l’Agenzia Fides liên kết với Thánh Bộ Truyền Giáo để phát hành các tin báo chí có cùng một nguồn gốc từ những nơi truyền giáo khắp 5 Châu và Tòa Thánh cũng điều hành một Trung Tâm Truyền Hình Vatican.
Ngoài ra Tòa Thánh Vatican còn có hoạt động riêng trên mạng theo kênh YouTube và Twitters.
ĐGH Bênêđictô XVI cũng như vị tiền nhiệm Chân Phước Gioan Phaolô II đánh giá tầm quan trọng của Internet vào việc truyền giáo, nhưng hai Ngài cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của nền thông tin mới này. Thí dụ cách đây 4 năm, Đức Giám Mục Richard Williamson đã lạm dụng Internet để quảng bá tư tưởng chống người Do Thái đã gây ra bao nhiêu tranh cãi cho thế giới.
Đức TGM Claudio Maria Celli nhận định về cổng thông tin News Portal mới của Toà Thánh: „Đây là một niềm vui tuyệt vời mà Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Chúng tôi trình bày với các Bạn một bản xem trước của cổng thông tin đa dạng news.va, sau đó sẽ nối mạng trực tiếp vào ngày 29.6, dịp mừng lễ Thánh Cả Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Đó là mong muốn của chúng tôi, trên thực tế, đó là sáng kiến quan trọng của Tòa Thánh trong sự giao tiếp và nhiều hơn nữa, biểu lộ lòng trung thành và sự tận tụy của chúng tôi để ĐGH Bênêđictô XVI chính thức khai trương nhân dịp kỷ niệm 60 năm thụ phong linh mục của Ngài“.
Một phần nội dung của cổng thông tin News Portal www.news.va sẽ được ĐGH tự tay chọn lựa đưa lên trang mạng.
Trang News Portal www.news.va là một cổng thông tin truyền thông sẽ cho phép khách truy cập ngay vào những tin tức mới nhất, cả trên đài phát thanh và báo chí thông qua các chương trình khác nhau của Đài phát thanh Vatican, phim hoặc hình ảnh với Trung tâm Truyền hình Vatican.
Trước đó vài ngày, thứ ba, 21.6.2011 Tòa Thánh đã phát hành bộ tem gồm 4 con tem nói về „sự nghiệp“ linh mục đặc biệt của một Giáo Hoàng. Tòa Thánh tôn vinh ĐGH Bênêđictô XVI dịp kỷ niệm 60 năm linh mục: Hình con tem ghi dấu năm chịu chức linh mục (1951), Năm chịu chức Giám Mục và Hồng Y (1977), cũng như năm đắc cử Giáo Hoàng (2005). Đây là một cơ hội cho các nhà sưu tầm tem thế giới. Tòa Thánh phát hành 150.000 bộ tem này.
Tiểu sử ngắn gọn của ĐGH Bênêđictô XVI:
- Joseph Ratzinger được sinh ra vào năm 1927 tại Marktl am Inn, Ngài cảm thấy có ơn kêu gọi từ thuở thiếu niên.
- Từ 1946 đến 1951 Thầy Joseph Ratzinger học triết học và thần học tại Freising và München.
- Năm 1951 (24 tuổi), Thầy Joseph Ratzinger được thụ phong linh mục cùng với người anh trai Georg Ratzinger (28 tuổi) tại nhà thờ chính tòa Freising.
- Từ 1959 đến 1969 Cha Joseph Ratzinger là giáo sư đại học tại Bonn, Münster, Tübingen và Regensburg.
- Từ 1962 đến 1965 Cha Joseph Ratzinger là chuyên gia thần học tham dự Công Đồng Vaticanô II.
- Năm 1977, Cha Joseph Ratzinger nhận chức Giám Mục (28.5.1977) tại München và Hồng Y (27.6.1977) tại Rôma.
- Năm 1981, Hồng Y Joseph Ratzinger trở thành Bộ trưởng Thánh Bộ Đức Tin.
- Năm 2002, Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu vào chức vụ HY Niên Trưởng của HY Đoàn.
- Năm 2005, Đức Hồng Y người Đức Joseph Ratzinger đắc cử Giáo Hoàng lấy danh hiệu Bênêđictô XVI, trở thành vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
- 29.6.2011, ĐGH Bênêđictô XVI mừng 60 năm thụ phong linh mục.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Hoa Kỳ: các giám mục tiểu bang New York ra tuyên bố về hôn nhân đồng tính
Tiền Hô
09:44 27/06/2011
Tuyên bố của các Giám Mục Tiểu Bang New York.
Cơ quan Lập Pháp vừa thông qua một dự luật làm thay đổi hoàn toàn và mãi mãi những quan niệm mang tính lịch sử về hôn nhân của nhân loại, làm cho chúng tôi thất vọng và lo lắng sâu sắc.
Chúng tôi tôn trọng lời giảng dạy rõ ràng của Giáo Hội Công Giáo rằng chúng ta phải luôn đối xử với anh chị em đồng tính của chúng ta với nhân phẩm, sự tôn trọng và bác ái. Nhưng chúng tôi cũng mạnh mẽ khẳng định rằng hôn nhân là sự tham gia của một người nam và một người nữ trong một sự kết hiệp và yêu thương suốt đời, đón nhận con cái, mang lại những gì tốt đẹp cho con cái và cho người bạn đời của họ. Định nghĩa này không thể thay đổi, mặc dù chúng tôi biết rằng niềm tin của chúng tôi về bản chất của hôn nhân sẽ tiếp tục bị chế nhạo, và thậm chí giờ đây còn có một số chính phủ mưu toan ban hành lệnh trừng phạt chống lại giáo hội và các tổ chức tôn giáo nào rao giảng những chân lý vượt thời gian này.
Chúng tôi lo lắng rằng cả cuộc hôn nhân và gia đình sẽ bị suy đồi bởi sự ngạo mạn bi thảm của chính phủ khi thông qua dự luật này nhằm cố gắng xác định lại những nền tảng của sự văn minh.
Xã hội của chúng ta phải lấy lại những gì mà dường như nó đã bị vuột mất - một sự hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa và vị trí của hôn nhân, như mặc khải của Thiên Chúa, căn cứ vào tính chất và sự tôn trọng các nguyên tắc nền tảng của Hoa Kỳ.
+ Timothy M. Dolan, Tổng Giám Mục New York
+ J. Howard Hubbard, Giám Mục Albany
+ Nicholas DiMarzio, Giám Mục Brooklyn
+ Edward U. Kmiec, Giám Mục Buffalo
+ Terry R. LaValley, Giám Mục Ogdensburg
+ Matthew H. Clark, Giám Mục Rochester
+ William F. Murphy, Giám Mục Rockville Centre
+ Robert J. Cunningham, Giám Mục Syracuse
Trung Quốc: tấn phong Giám Mục ở Hàm Đan bị hủy nhưng tấn phong ở Lạc Dương được xúc tiến
Khương Duy Hải
12:21 27/06/2011
Hàm Đan có ủy nhiệm thư tấn phong của Đức Giáo Hoàng nhưng phải hủy bỏ, còn Lạc Dương thì không nhưng vẫn tiến hành.
Trung Quốc, 27/6/2011 (ucanews.com) - Lễ tấn phong cho cha Giuse Sun Jigen làm giám mục phó ở Hàm Đan (phía bắc tỉnh Hà Bắc) dự kiến diễn ra vào ngày 29/6 nhưng giờ đây đã bị hủy bỏ vì áp lực từ chính phủ.
Các nguồn tin từ Giáo Hội cho biết, Đức Giám Mục tân cử Giuse Sun Jigen - người được chính Đức Giáo Hoàng chấp thuận bổ nhiệm - hiện nay đang được các quan chức chính quyền thủ phủ tỉnh Thạch Gia Trang "chăm sóc".
Cha Sun đã bị công an bắt cùng với cha chưởng ấn giáo phận Gioan Huai Jianting ngay sau khi ngài lánh mặt hoàn toàn vào ngày 26/6 ở tỉnh Hà Nam lân cận.
Các ngài bị ép vào một chiếc xe cảnh sát, khi gần đến Hàm Đan, Cha Huai phản đối và cố gắng nhảy ra khỏi xe. Sau đó, cảnh sát chuyển ngài sang một chiếc xe khác và đưa ngài trở về giáo phận. Sau đó họ tiếp tục đưa Đức Giám Mục tân cử Sun Jigen đi Thạch Gia Trang một mình.
Đức Giám Mục Hàm Đan Têphanô Yang Xiangtai năm nay 89 tuổi, ngài bị đau tim khi nghe tin này. Ngài được điều trị tại Bệnh viện Dazhong ở giáo phận.
Tình hình phức tạp này đã khiến các nữ tu Dòng Mẹ Thiên Chúa trong giáo phận bắt đầu ăn chay và thay phiên nhau chầu Mình Thánh Chúa trong suốt 24 giờ để cầu nguyện cho giáo phận.
Một nguồn tin Giáo Hội nói rằng Đức Giám Mục tân cử Sun Jigen hiện đang trong tình trạng tốt tại một nhà khách mặc dù có các quan chức chính quyền đi cùng.
Giáo phận này đã tỏ ý chống lại sự hiện diện của Giám Mục Thừa Đức Giuse Guo Jincai (người đã được tấn phong mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng) tại lễ phong chức dự kiến.
Các linh mục trong giáo phận đã nhấn mạnh tính hợp thức trong việc tấn phong cho Cha Sun Jigen khi đọc ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng. Do đó, cho đến nay, Hội đồng Giám Mục Trung Quốc (BCCCC) của chính phủ đã ban hành lệnh không chấp thuận việc này.
Trong khi đó, kế hoạch tấn phong giám mục cho giáo phận Lạc Sơn ở miền tây nam Trung Quốc mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng đã được xác nhận sẽ diễn ra vào ngày 29/6. Đức Giám Mục Johan Fang Xingyao của Lâm Nghi, chủ tịch Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) sẽ chủ phong cho linh mục Phaolô Lei Shiyin.
Một linh mục từ Lạc Sơn cho biết, Giám Mục Phêrô Fang Jianping của Đường Sơn và Phaolô He Zeqing của Vạn Châu (Vạn Huyện) sẽ phụ phong, tất cả linh mục và nữ tu trong giáo phận Lạc Sơn sẽ tham dự buổi lễ. Linh mục này nói: "Cha Lei sẽ là một giám mục hợp pháp theo quy định và chính sách của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Tòa Thánh sẽ chấp nhận cha. Nếu không, [Tòa Thánh] sẽ chỉ được tấn phong theo các điều kiện, chính sách của Trung Quốc".
Linh mục Giuse Yang Yu - phát ngôn viên của CCPA và BCCCC nói rằng, cho đến ngày hôm nay, BCCCC cũng không nhận được bất kỳ sự phản đối rõ ràng nào đối với ứng viên giám mục ở Lạc Sơn. BCCCC đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng và thấy rằng "Cha Lei đã có một đức tin và sùng đạo cao, đó là cái nhìn của các linh mục và tín hữu của cha". Linh mục này nói thêm rằng điều này làm cho Cha Lei là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí giám mục của Lạc Sơn.
Tuy nhiên, trước đó, một quan sát viên Giáo Hội thân cận Tòa Thánh Vatican đã nói rằng lý do Cha Lei không được phê chuẩn thì cha và nhiều linh mục, giám mục gần với cha ấy tự biết.
Antôn Lam Sui-ki, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Giáo dục Thánh Linh ở giáo phận Hồng Kông cho biết: đó là một bi kịch dành cho một số linh mục không phù hợp với yêu cầu của Giáo Hội nhưng được quan chức chính phủ ủng hộ để trở thành giám mục. Không giống như miền bắc Trung Quốc vốn có một nền tảng Công Giáo mạnh mẽ, Giáo Hội tại Tứ Xuyên lại ảnh hưởng chính phủ nhiều hơn khi tỉnh này chỉ có một giám mục người già ốm và thật khó khăn cho Giáo Hội tại khu vực khi phải tuân theo một sự đồng thuận chung.
Trung Quốc, 27/6/2011 (ucanews.com) - Lễ tấn phong cho cha Giuse Sun Jigen làm giám mục phó ở Hàm Đan (phía bắc tỉnh Hà Bắc) dự kiến diễn ra vào ngày 29/6 nhưng giờ đây đã bị hủy bỏ vì áp lực từ chính phủ.
Các nguồn tin từ Giáo Hội cho biết, Đức Giám Mục tân cử Giuse Sun Jigen - người được chính Đức Giáo Hoàng chấp thuận bổ nhiệm - hiện nay đang được các quan chức chính quyền thủ phủ tỉnh Thạch Gia Trang "chăm sóc".
Cha Sun đã bị công an bắt cùng với cha chưởng ấn giáo phận Gioan Huai Jianting ngay sau khi ngài lánh mặt hoàn toàn vào ngày 26/6 ở tỉnh Hà Nam lân cận.
Các ngài bị ép vào một chiếc xe cảnh sát, khi gần đến Hàm Đan, Cha Huai phản đối và cố gắng nhảy ra khỏi xe. Sau đó, cảnh sát chuyển ngài sang một chiếc xe khác và đưa ngài trở về giáo phận. Sau đó họ tiếp tục đưa Đức Giám Mục tân cử Sun Jigen đi Thạch Gia Trang một mình.
Đức Giám Mục Hàm Đan Têphanô Yang Xiangtai năm nay 89 tuổi, ngài bị đau tim khi nghe tin này. Ngài được điều trị tại Bệnh viện Dazhong ở giáo phận.
Tình hình phức tạp này đã khiến các nữ tu Dòng Mẹ Thiên Chúa trong giáo phận bắt đầu ăn chay và thay phiên nhau chầu Mình Thánh Chúa trong suốt 24 giờ để cầu nguyện cho giáo phận.
Một nguồn tin Giáo Hội nói rằng Đức Giám Mục tân cử Sun Jigen hiện đang trong tình trạng tốt tại một nhà khách mặc dù có các quan chức chính quyền đi cùng.
Giáo phận này đã tỏ ý chống lại sự hiện diện của Giám Mục Thừa Đức Giuse Guo Jincai (người đã được tấn phong mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng) tại lễ phong chức dự kiến.
Các linh mục trong giáo phận đã nhấn mạnh tính hợp thức trong việc tấn phong cho Cha Sun Jigen khi đọc ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng. Do đó, cho đến nay, Hội đồng Giám Mục Trung Quốc (BCCCC) của chính phủ đã ban hành lệnh không chấp thuận việc này.
Trong khi đó, kế hoạch tấn phong giám mục cho giáo phận Lạc Sơn ở miền tây nam Trung Quốc mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng đã được xác nhận sẽ diễn ra vào ngày 29/6. Đức Giám Mục Johan Fang Xingyao của Lâm Nghi, chủ tịch Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) sẽ chủ phong cho linh mục Phaolô Lei Shiyin.
Một linh mục từ Lạc Sơn cho biết, Giám Mục Phêrô Fang Jianping của Đường Sơn và Phaolô He Zeqing của Vạn Châu (Vạn Huyện) sẽ phụ phong, tất cả linh mục và nữ tu trong giáo phận Lạc Sơn sẽ tham dự buổi lễ. Linh mục này nói: "Cha Lei sẽ là một giám mục hợp pháp theo quy định và chính sách của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng Tòa Thánh sẽ chấp nhận cha. Nếu không, [Tòa Thánh] sẽ chỉ được tấn phong theo các điều kiện, chính sách của Trung Quốc".
Linh mục Giuse Yang Yu - phát ngôn viên của CCPA và BCCCC nói rằng, cho đến ngày hôm nay, BCCCC cũng không nhận được bất kỳ sự phản đối rõ ràng nào đối với ứng viên giám mục ở Lạc Sơn. BCCCC đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng và thấy rằng "Cha Lei đã có một đức tin và sùng đạo cao, đó là cái nhìn của các linh mục và tín hữu của cha". Linh mục này nói thêm rằng điều này làm cho Cha Lei là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí giám mục của Lạc Sơn.
Tuy nhiên, trước đó, một quan sát viên Giáo Hội thân cận Tòa Thánh Vatican đã nói rằng lý do Cha Lei không được phê chuẩn thì cha và nhiều linh mục, giám mục gần với cha ấy tự biết.
Antôn Lam Sui-ki, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Giáo dục Thánh Linh ở giáo phận Hồng Kông cho biết: đó là một bi kịch dành cho một số linh mục không phù hợp với yêu cầu của Giáo Hội nhưng được quan chức chính phủ ủng hộ để trở thành giám mục. Không giống như miền bắc Trung Quốc vốn có một nền tảng Công Giáo mạnh mẽ, Giáo Hội tại Tứ Xuyên lại ảnh hưởng chính phủ nhiều hơn khi tỉnh này chỉ có một giám mục người già ốm và thật khó khăn cho Giáo Hội tại khu vực khi phải tuân theo một sự đồng thuận chung.
Tại Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha sẽ có chín buổi tiếp xúc với giới trẻ
Bùi Hữu Thư
19:44 27/06/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ chủ tọa chín buổi gặp gỡ lớn lao với giới trẻ trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid vào tháng Tám, kể cả một buổi canh thức cầu nguyện và một Thánh Lễ Bế Mạc dự trù sẽ tụ tập trên một triệu người.
Đức Thánh Cha sẽ giải tội cho nhiều người trẻ, sẽ chủ tọa một bữa ăn trưa cho một nhóm người trẻ và hướng dẫn các chặng đàng Thánh Giá với giới trẻ tại trung tâm thành phố Madrid.
Ngài cũng sẽ tiếp xúc với Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero và các thành viên của Hoàng Gia trong cuộc viếng thăm từ ngày 18 đến 21 tháng Tám.
Đây là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ ba của Đức Thánh Cha người Đức, ngài đã gặp gỡ giới trẻ năm 2005 tại Cologne, Đức, và năm 2008 tại Sydney.
Sau đây là lịch trình của chuyến tông du của Đức Thánh Cha được Tòa Thánh phổ biến ngày 18 tháng Tư. Giờ được ghi ở đây là giờ điạ phương, với giờ Miền Đông Hoa Kỳ trong ngoặc.
Thứ Năm, 18/8 (Rome, Madrid)
-- 9:30 a.m. (3:30 a.m.), Rời Rôma từ phi trường Ciampino.
-- Trưa (6 a.m.), Đến phi trường Quốc tế Madrid Barajas. Đức Thánh Cha dọc diễn văn.
-- 7:15 p.m. (1:15 p.m.), Đi dạo với nhiều người trẻ tại Alcala Gate trong Quảng Trường Độc Lập (Independence Square).
-- 7:30 p.m. (1:30 p.m.), Nghi lễ chào đón giới trẻ tại Plaza de Cibeles. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
Thứ Sáu, 19/8 (Madrid, San Lorenzo de El Escorial)
-- 7:30 a.m. (1:30 a.m.), Thánh Lễ tư trong nhà nguyện của Khâm Sứ Tòa Thánh tại Madrid.
-- 10 a.m. (4 a.m.), Viếng thăm thân hữu Vua Tây Ban Nha Juan Carlos và Hoàng Hậu Sofia tại Điện Zarzuela Palace.
-- 11:30 a.m. (5:30 a.m.), Tiếp xúc với các nữ tu trong khuôn viên của nhà Vua tại San Lorenzo de El Escorial. Đức Thánh Cha chào mừng.
-- Trưa (6 a.m.), Gặp gỡ các giáo sư đại học trẻ tuổi tại Vương Cung Thánh Đường San Lorenzo de El Escorial. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 1:45 p.m. (7:45 a.m.), Ăn trưa với giới trẻ tại Phòng các Đại Sứ tại Toà Khâm Sứ.
-- 5:30 p.m. (11:30 a.m.), Tiếp kiến chính thức Thủ Tướng Zapatero tại Toà Khâm Sứ.
-- 7:30 p.m. (1:30 p.m.), Đàng Thánh Giá với giới trẻ tại công trường Plaza de Cibeles. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
Thứ Bẩy, 20/8 (Madrid)
-- 9 a.m. (3 a.m.), Bí Tích Hòa Giải với nhiều người trẻ tại Vườn Jardines del Buen Retiro.
-- 10 a.m. (4 a.m.), Thánh Lễ với các chủng sinh tại Nhà Thờ Chánh Tòa Almudena Cathedral. Đức Thánh Cha giảng thuyết.
-- 12:45 p.m. (6:45 a.m.), Ăn trưa với các hồng y, giám mục Tây Ban Nha thuộc tỉnh Madrid, các giám mục phụ tá Madrid và phái đoàn của Đức Thánh Cha tại tư gia của Đức Hồng Y.
-- 5 p.m. (11 a.m.), Tiếp xúc với uỷ ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26 tại Tòa Khâm Sứ.
-- 7:40 p.m. (1:40 p.m.), Viếng Thăm Học Viện Fundacion Instituto San Jose. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 8:30 p.m. (2:30 p.m.), Canh thức cầu nguyện với giới trẻ tại Phi Trường Madrid: Cuatro Vientos Airport. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
Chúa Nhật, 21/8 (Madrid, Rome)
-- 9:30 a.m. (3:30 a.m.), Thánh Lễ cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26 tại phi trường Cuatro Vientos Airport. Đức Thánh Cha giảng thuyết.
Đoc Kinh Truyền tin, diễn từ của Đức Thánh Cha.
-- 12:45 p.m. (6:45 a.m.), Ăn trưa với các hồng y và phái đoàn của Đức Thánh Cha tại Tòa Khâm Sứ
-- 5 p.m. (11 a.m.), Khởi hành từ Tòa Khâm Sứ.
-- 5:30 p.m. (11:30 a.m.), Tiếp xúc với các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại rạp Pavilion 9 của Hội Chợ Mới Feria de Madrid. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 6:30 p.m. (12:30 p.m.), Nghi lễ giã từ tại phi trường quốc tế Barajas International Airport. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 7 p.m. (1 p.m.), Khởi hành từ phi trường quốc tế Madrid Barajas International Airport.
-- 9:30 p.m. (3:30 p.m.), Đến phi trường Rôma Ciampino airport.
Đức Thánh Cha sẽ giải tội cho nhiều người trẻ, sẽ chủ tọa một bữa ăn trưa cho một nhóm người trẻ và hướng dẫn các chặng đàng Thánh Giá với giới trẻ tại trung tâm thành phố Madrid.
Ngài cũng sẽ tiếp xúc với Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero và các thành viên của Hoàng Gia trong cuộc viếng thăm từ ngày 18 đến 21 tháng Tám.
Đây là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ ba của Đức Thánh Cha người Đức, ngài đã gặp gỡ giới trẻ năm 2005 tại Cologne, Đức, và năm 2008 tại Sydney.
Sau đây là lịch trình của chuyến tông du của Đức Thánh Cha được Tòa Thánh phổ biến ngày 18 tháng Tư. Giờ được ghi ở đây là giờ điạ phương, với giờ Miền Đông Hoa Kỳ trong ngoặc.
Thứ Năm, 18/8 (Rome, Madrid)
-- 9:30 a.m. (3:30 a.m.), Rời Rôma từ phi trường Ciampino.
-- Trưa (6 a.m.), Đến phi trường Quốc tế Madrid Barajas. Đức Thánh Cha dọc diễn văn.
-- 7:15 p.m. (1:15 p.m.), Đi dạo với nhiều người trẻ tại Alcala Gate trong Quảng Trường Độc Lập (Independence Square).
-- 7:30 p.m. (1:30 p.m.), Nghi lễ chào đón giới trẻ tại Plaza de Cibeles. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
Thứ Sáu, 19/8 (Madrid, San Lorenzo de El Escorial)
-- 7:30 a.m. (1:30 a.m.), Thánh Lễ tư trong nhà nguyện của Khâm Sứ Tòa Thánh tại Madrid.
-- 10 a.m. (4 a.m.), Viếng thăm thân hữu Vua Tây Ban Nha Juan Carlos và Hoàng Hậu Sofia tại Điện Zarzuela Palace.
-- 11:30 a.m. (5:30 a.m.), Tiếp xúc với các nữ tu trong khuôn viên của nhà Vua tại San Lorenzo de El Escorial. Đức Thánh Cha chào mừng.
-- Trưa (6 a.m.), Gặp gỡ các giáo sư đại học trẻ tuổi tại Vương Cung Thánh Đường San Lorenzo de El Escorial. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 1:45 p.m. (7:45 a.m.), Ăn trưa với giới trẻ tại Phòng các Đại Sứ tại Toà Khâm Sứ.
-- 5:30 p.m. (11:30 a.m.), Tiếp kiến chính thức Thủ Tướng Zapatero tại Toà Khâm Sứ.
-- 7:30 p.m. (1:30 p.m.), Đàng Thánh Giá với giới trẻ tại công trường Plaza de Cibeles. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
Thứ Bẩy, 20/8 (Madrid)
-- 9 a.m. (3 a.m.), Bí Tích Hòa Giải với nhiều người trẻ tại Vườn Jardines del Buen Retiro.
-- 10 a.m. (4 a.m.), Thánh Lễ với các chủng sinh tại Nhà Thờ Chánh Tòa Almudena Cathedral. Đức Thánh Cha giảng thuyết.
-- 12:45 p.m. (6:45 a.m.), Ăn trưa với các hồng y, giám mục Tây Ban Nha thuộc tỉnh Madrid, các giám mục phụ tá Madrid và phái đoàn của Đức Thánh Cha tại tư gia của Đức Hồng Y.
-- 5 p.m. (11 a.m.), Tiếp xúc với uỷ ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26 tại Tòa Khâm Sứ.
-- 7:40 p.m. (1:40 p.m.), Viếng Thăm Học Viện Fundacion Instituto San Jose. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 8:30 p.m. (2:30 p.m.), Canh thức cầu nguyện với giới trẻ tại Phi Trường Madrid: Cuatro Vientos Airport. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
Chúa Nhật, 21/8 (Madrid, Rome)
-- 9:30 a.m. (3:30 a.m.), Thánh Lễ cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26 tại phi trường Cuatro Vientos Airport. Đức Thánh Cha giảng thuyết.
Đoc Kinh Truyền tin, diễn từ của Đức Thánh Cha.
-- 12:45 p.m. (6:45 a.m.), Ăn trưa với các hồng y và phái đoàn của Đức Thánh Cha tại Tòa Khâm Sứ
-- 5 p.m. (11 a.m.), Khởi hành từ Tòa Khâm Sứ.
-- 5:30 p.m. (11:30 a.m.), Tiếp xúc với các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại rạp Pavilion 9 của Hội Chợ Mới Feria de Madrid. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 6:30 p.m. (12:30 p.m.), Nghi lễ giã từ tại phi trường quốc tế Barajas International Airport. Đức Thánh Cha đọc diễn văn.
-- 7 p.m. (1 p.m.), Khởi hành từ phi trường quốc tế Madrid Barajas International Airport.
-- 9:30 p.m. (3:30 p.m.), Đến phi trường Rôma Ciampino airport.
Top Stories
Chine: Nouvelles tensions à l’approche des ordinations épiscopales du 29 juin
Eglises d'Asie
08:54 27/06/2011
Dans la province du Hebei, le diocèse de Handan se prépare depuis plusieurs mois déjà à l’ordination de son futur évêque coadjuteur, le P. Joseph Sun Jigen (1). A l’approche de la date choisie, qui dans le calendrier liturgique correspond à la solennité des apôtres Pierre et Paul, le P. Joseph Sun était parti se retirer pour une retraite spirituelle dans la province voisine du Henan. Le 26 juin, dès la retraite finie, le P. Sun, qui était accompagné du P. John Huai Jianting, chancelier du diocèse de Handan, a été invité à monter à bord d’un véhicule de la Sécurité publique. Lorsqu’il a été clair que la voiture n’avait pas pour destination Handan, le chancelier a tenté – en vain – de sauter en marche. Il a alors été placé dans une autre voiture tandis que le P. Sun était emmené jusqu’à Shijiazhuang, chef-lieu du Hebei. En apprenant ces événements, le vieil évêque en titre de Handan, Mgr Stephen Yang Xiangtai, 89 ans, a fait un arrêt cardiaque et a été emmené d’urgence à l’Hôpital Dazhong, tenu par des religieuses catholiques. A ce jour, aucune information n’a filtré quant à son état de santé. En apprenant ces nouvelles, des sœurs de la Mère de Notre Seigneur, une congrégation féminine diocésaine, ont entamé un jeûne et organisé une adoration perpétuelle du Saint-Sacrement afin de prier pour le diocèse.
Il ne fait guère de doutes à l’heure actuelle que l’ordination épiscopale ne pourra pas avoir lieu comme prévu le 29 juin. Le P. Sun, qui semble-t-il est en bonne santé, est toujours retenu dans une résidence de la police à Shijiazhuang, où il est l’objet d’une surveillance constante.
Il semble que le gouvernement voulait imposer à la cérémonie d’ordination la présence de Mgr Joseph Guo Jincai, l’évêque du diocèse de Chengde ordonné sans mandat pontifical en novembre dernier (2). Les prêtres de Handan avaient fait savoir qu’ils trouvaient cette présence inopportune et avaient insisté pour que la bulle papale portant la nomination comme évêque du P. Sun soit lue en chaire lors de la messe d’ordination. En réponse, la Conférence des évêques « officiels » n’a pas publié l’autorisation nécessaire à l’ordination du 29 juin qui se trouve, de fait, reportée sine die.
Parallèlement, la Conférence des évêques « officiels » a confirmé que l’ordination du futur évêque du diocèse de Leshan aurait bien lieu le 29 juin comme prévu (3). Les noms des évêques consécrateur et co-consécrateurs ont été publiés : il s’agit de Mgr Johan Fang Xingyao, président de l’Association patriotique des catholiques chinois, ainsi que de Mgr Peter Fang Jianping, évêque de Tangshan, et Mgr Paul He Zeqing, évêque de Wanzhou (Wanxian). Tous trois sont reconnus en tant qu’évêques par Rome mais tous trois sont également connus pour être sensibles aux pressions que les autorités n’ont pas dû manquer d’exercer sur eux afin qu’ils acceptent d’ordonner évêque le P. Paul Lei Shiyin.
Selon un prêtre du diocèse de Leshan, cité par l’agence Ucanews (4), « le P. Lei va devenir l’évêque légitime de Leshan au regard du gouvernement et des institutions chinoises. Nous espérons que le Saint-Siège approuvera son ordination. Quoi qu’il en soit, cette dernière se déroulera selon les usages et les conditions qui prévalent dans le pays ». Selon le P. Joseph Yang Yu, le récemment nommé porte-parole de la Conférence épiscopale et de l’Association patriotique, les structures de l’Eglise en Chine, après avoir « mené des recherches approfondies », ont estimé que « le P. Lei était ferme et pieux dans sa foi et jouissait d’une haute estime parmi ses prêtres et les fidèles », facteurs qui faisaient du P. Lei le candidat le plus à même d’assumer l’épiscopat pour Leshan.
Des sources ecclésiales très informées des réalités de l’Eglise en Chine avaient pourtant souligné que la candidature du P. Lei pour le siège de Leshan avait été rejetée par le Saint-Siège du fait d’« une raison objective et connue de tous ».
Pour Anthony Lam Sui-ki, chercheur au Centre d’études du Saint-Esprit à Hongkong, suit de près les affaires de l’Eglise de Chine ; selon lui, il est « tragique » que certains prêtres chinois refusent de se conformer à la discipline de l’Eglise et se prêtent ainsi aux manœuvres des autorités pour placer à la tête des sièges épiscopaux vacants des candidats qui leur conviennent.
Les 18 et 19 juin derniers, une réunion au sommet s’était tenue à Pékin. Wang Zuo’an, chef de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses, s’était adressé à une réunion du Front uni à laquelle étaient présents les principaux responsables de l’Association patriotique et de la Conférence des évêques « officiels ». Il y avait alors tenu des propos très durs quant à la nécessité pour l’Eglise de Chine de nommer et d’ordonner elle-même ses évêques. Le 23 juin, l’agence de presse gouvernementale Xinhua citait le P. Yang Yu, porte-parole des structures « officielles » de l’Eglise, qui expliquait qu’en termes de pastorale et d’évangélisation, il était urgent que des évêques soit placés à la tête des 40 sièges épiscopaux actuellement vacants (sur un total de 97). Pour cela, les ordinations des évêques devaient être menées « sur la base des conditions nationales et des nécessités du travail pastoral et d’évangélisation ». Aucune mention de la nécessité d’un éventuel mandat pontifical n’avait été prononcée.
(1) Voir dépêche EDA du 22 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/hebei-le-diocese-de-handan-prepare-l2019ordination-de-son-futur-eveque-coadjuteur-ab-officiel-bb-en-depit-des-objections-formulees-par-les-autorites
(2) Voir dépêche EDA du 22 novembre 2010 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/malgre-l2019opposition-de-rome-l2019ordination-de-l2019eveque-de-chengde-a-eu-lieu-fortement-encadree-par-les-autorites-chinoises?SearchableText=chengde
(3) Voir dépêche EDA du 23 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/hebei
(4) Ucanews, 27 juin 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 27 juin 2011)
Laos, Hmong, Vietnam: A new era of abuse in Southeast Asia
Philip Smith
08:57 27/06/2011
Minneapolis Star Tribune, June 27, 2011 - Religious persecution and human- rightsviolations continue for many in Southeast Asia, especially the ethnic Hmongminority of Vietnam and Laos, who are now suffering from egregious abuses.
After deploying the military and sealing offthe area to journalists last month, Vietnam People's Army (VPA) special forceshave pursued ethnic Hmong involved in mass protests.
Hmong demonstrators, including manyhonoring the beatification of Pope John Paul II last month in Vietnam's largestCatholic diocese, Hung Hoa, have fled a violent army crackdown that continuesin northeastern Vietnam's Dien Bien Province, along the border with Laos.
Hmong-Americans, and other Southeast Asiansin the Twin Cities, are concerned about recent developments and fear for theirfamilies overseas who are facing greater religious persecution.
Contrary to some reports, many of the Hmongnow facing persecution are Catholics, Protestants or Animist believers whogathered to appeal to Hanoi for land reform, religious freedom, human rightsand an end to illegal logging by VPA-owned companies.
One overlooked factor, however, that broughtmany of the Hmong together and helped spark the mass protests was thebeatification of the late Pope John Paul II in Rome on May 1, the day the Hmonggathered in full force in Dien Bien province.
The peaceful mass gathering involved 8,500ethnic Viet-Hmong protestors. It is the same area where French forces suffereddefeat at the hands of the Viet Minh guerrillas in May 1954, at Dien Bien Phu.
The recent Hmong protests continued fornearly a week until VPA soldiers and police were finally ordered in tocrackdown on the outpouring of religious and political dissent.
The Hmong in Vietnam and Laos have oftenresisted the Communist Party's restrictions on human rights, religious freedomand civil liberties. Pope John Paul II inspired many in Asia -- includingCatholic Vietnamese, Laotians, Cambodians, Hmong, Thais and others -- to"be not afraid" and to confront social injustice and despotism.
Most Hmong are traditional Animist believers,but significant numbers are also Protestant Christians and Catholics.
In Vietnam, Laos, and in the Diaspora, manyHmong are pleased that Pope John Paul II was beatified. Some remember hisefforts in bringing hope and freedom to the people of Eastern Europe whosuffered under authoritarian regimes behind the Iron Curtain.
As a result of the protests, there is concernthat many Hmong have been killed or wounded by VPA forces, including helicoptergun-ships. Thousands of Hmong in Dien Bien have been arrested or havedisappeared at the hands of the army.
Currently, thousands are hiding in direconditions from security forces sent by Hanoi to crush the Hmong. The VPA isdeploying commandos to track, arrest, and in some cases, summarily executeHmong who have fled into the mountain interior, or to Laos.
Across the border, the Lao People's Army(LPA), with the support of Vietnamese security forces, is also engaged inattacking Hmong fleeing the crackdown.
Human Rights Watch has called for access tothe Hmong.
The Obama administration must do more topress Vietnam and Laos to cease their religious persecution and human-rightsviolations. Vietnam and Laos should be designated by the U.S. Commission forInternational Religious Freedom as Countries of Particular Concern, and shouldbe sanctioned for their persecution of religious believers, including theHmong.
(Source: http://www.startribune.com/opinion/otherviews/124518218.html, Philip Smith is executive director of theCenter for Public Policy Analysis in Washington)
After deploying the military and sealing offthe area to journalists last month, Vietnam People's Army (VPA) special forceshave pursued ethnic Hmong involved in mass protests.
Hmong demonstrators, including manyhonoring the beatification of Pope John Paul II last month in Vietnam's largestCatholic diocese, Hung Hoa, have fled a violent army crackdown that continuesin northeastern Vietnam's Dien Bien Province, along the border with Laos.
Hmong-Americans, and other Southeast Asiansin the Twin Cities, are concerned about recent developments and fear for theirfamilies overseas who are facing greater religious persecution.
Contrary to some reports, many of the Hmongnow facing persecution are Catholics, Protestants or Animist believers whogathered to appeal to Hanoi for land reform, religious freedom, human rightsand an end to illegal logging by VPA-owned companies.
One overlooked factor, however, that broughtmany of the Hmong together and helped spark the mass protests was thebeatification of the late Pope John Paul II in Rome on May 1, the day the Hmonggathered in full force in Dien Bien province.
The peaceful mass gathering involved 8,500ethnic Viet-Hmong protestors. It is the same area where French forces suffereddefeat at the hands of the Viet Minh guerrillas in May 1954, at Dien Bien Phu.
The recent Hmong protests continued fornearly a week until VPA soldiers and police were finally ordered in tocrackdown on the outpouring of religious and political dissent.
The Hmong in Vietnam and Laos have oftenresisted the Communist Party's restrictions on human rights, religious freedomand civil liberties. Pope John Paul II inspired many in Asia -- includingCatholic Vietnamese, Laotians, Cambodians, Hmong, Thais and others -- to"be not afraid" and to confront social injustice and despotism.
Most Hmong are traditional Animist believers,but significant numbers are also Protestant Christians and Catholics.
In Vietnam, Laos, and in the Diaspora, manyHmong are pleased that Pope John Paul II was beatified. Some remember hisefforts in bringing hope and freedom to the people of Eastern Europe whosuffered under authoritarian regimes behind the Iron Curtain.
As a result of the protests, there is concernthat many Hmong have been killed or wounded by VPA forces, including helicoptergun-ships. Thousands of Hmong in Dien Bien have been arrested or havedisappeared at the hands of the army.
Currently, thousands are hiding in direconditions from security forces sent by Hanoi to crush the Hmong. The VPA isdeploying commandos to track, arrest, and in some cases, summarily executeHmong who have fled into the mountain interior, or to Laos.
Across the border, the Lao People's Army(LPA), with the support of Vietnamese security forces, is also engaged inattacking Hmong fleeing the crackdown.
Human Rights Watch has called for access tothe Hmong.
The Obama administration must do more topress Vietnam and Laos to cease their religious persecution and human-rightsviolations. Vietnam and Laos should be designated by the U.S. Commission forInternational Religious Freedom as Countries of Particular Concern, and shouldbe sanctioned for their persecution of religious believers, including theHmong.
(Source: http://www.startribune.com/opinion/otherviews/124518218.html, Philip Smith is executive director of theCenter for Public Policy Analysis in Washington)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:26 27/06/2011
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 26/06/2011 các Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granvile, Lakemba, Mt Pritchard, Marrickville, Miller và Plumpton thuộc Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney đã đến trường tiểu học công lập Harrington, Cabramatta West tham dự mừng kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là Quan Thầy của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney.
Xem hình ảnh
Đúng 9 giờ 30 các Xứ đoàn và quý phụ huynh tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ Liên Đoàn và dâng ngày với kinh Lạy Cha. Tiếp đến là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney. Cha chúc mừng Liên Đoàn mừng kính ngày Bổn Mạng hôm nay và chúc các em được bình an trong tình yêu Chúa. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi thể thao lành mạnh.
Sau giờ ăn cơm trưa tại sân trường, các huynh trưởng của các Xứ Đoàn đã tổ chức những gian hàng trò chơi như Noah’s Bingo, LờI Chúa, Mưa Mana, Xúc Xắc Kinh Thánh v..v.. rất hào hứng và ngoạn mục. Lúc 01:45 Pm các em chào đón Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, Ontaria Canada nhân chuyến thăm viếng Úc Châu đến thăm Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney.
Đức Cha rất vui khi gặp các em và Ngài chúc mừng Bổn Mạng của Liên Đoàn và Ngài cùng với quý Cha Nguyễn Văn Tuyết và Nguyễn Thái Hoạch hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Phong Trào. Trong bài giảng Đức cha khuyến khích các em hãy noi gương Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cách hiệp thông trong tình yêu với Chúa và đem tình yêu đó chia sẻ với mọi người chung quang trong ơn gọi Thiếu Nhi của mình.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chào mừng Đức cha đã ưu ái đến thăm các em Thiếu Nhi Thánh Thể nhân ngày mừng kính lễ Bổn Mạng hôm nay và ông ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn. Anh Phùng Hải Sơn Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Cha đã đến thăm viếng và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn, đồng thời anh cũng cám ơn quý Cha, quý Sơ Trợ úy, quý phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay rất long trọng. Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.
Sau thánh lễ Đức Giám Mục đã ở lại chụp hình lưu niệm với Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney.
Nhân dịp này Đức Cha cũng viếng thăm và dâng lễ tại hai giáo đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ - Mt Pritchard và Anrê Phú Yên – Revesby thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, TGP Sydney.
Xem hình ảnh
Đúng 9 giờ 30 các Xứ đoàn và quý phụ huynh tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ Liên Đoàn và dâng ngày với kinh Lạy Cha. Tiếp đến là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney. Cha chúc mừng Liên Đoàn mừng kính ngày Bổn Mạng hôm nay và chúc các em được bình an trong tình yêu Chúa. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục Trợ úy Liên Đoàn tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi thể thao lành mạnh.
Sau giờ ăn cơm trưa tại sân trường, các huynh trưởng của các Xứ Đoàn đã tổ chức những gian hàng trò chơi như Noah’s Bingo, LờI Chúa, Mưa Mana, Xúc Xắc Kinh Thánh v..v.. rất hào hứng và ngoạn mục. Lúc 01:45 Pm các em chào đón Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, Ontaria Canada nhân chuyến thăm viếng Úc Châu đến thăm Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney.
Đức Cha rất vui khi gặp các em và Ngài chúc mừng Bổn Mạng của Liên Đoàn và Ngài cùng với quý Cha Nguyễn Văn Tuyết và Nguyễn Thái Hoạch hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Phong Trào. Trong bài giảng Đức cha khuyến khích các em hãy noi gương Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cách hiệp thông trong tình yêu với Chúa và đem tình yêu đó chia sẻ với mọi người chung quang trong ơn gọi Thiếu Nhi của mình.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chào mừng Đức cha đã ưu ái đến thăm các em Thiếu Nhi Thánh Thể nhân ngày mừng kính lễ Bổn Mạng hôm nay và ông ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn. Anh Phùng Hải Sơn Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Cha đã đến thăm viếng và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Liên Đoàn, đồng thời anh cũng cám ơn quý Cha, quý Sơ Trợ úy, quý phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay rất long trọng. Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.
Sau thánh lễ Đức Giám Mục đã ở lại chụp hình lưu niệm với Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney.
Nhân dịp này Đức Cha cũng viếng thăm và dâng lễ tại hai giáo đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ - Mt Pritchard và Anrê Phú Yên – Revesby thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, TGP Sydney.
Cộng Đoàn Thánh Giuse TGP Toronto, Canada
Francis Cường Nguyễn
10:27 27/06/2011
TORONTO - Hôm nay Chúa Nhật lễ Mình và Máu Thánh Chúa (26.7.2011), vào lúc 4:30pm đã diễn ra thánh lễ đồng tế thật long trọng tại Nhà thờ St. Rose of Lima, với sự hiện diện của quý cha đồng tế, quý thầy Đại Chủng Sinh đến từ Đại Chủng Viện Thánh Augustine, quý sơ, và đông đảo bà con giáo dân Việt nam trong giáo xứ.
Xem hình ảnh
Sau thánh lễ có phần cung nghinh Thánh Thể bên ngoài khuôn viên nhà thờ và sau đó cộng đoàn vào nhà thờ chầu Thánh Thể và lãnh nhận phép lành toàn xá.
Được biết trước đó một tuần Cha quản xứ Giuse Phạm Hồng Chương đã mời cha Giuse Hoàng Tiến Đoàn SJ từ Cali đến hướng dẫn ba buổi tĩnh tâm cho cộng đoàn người Việt trong giáo xứ. Và năm nay cha giảng phòng đã tập trung hướng dẫn cộng đoàn suy tư về ba đề tài quan trọng của Bí Tích Thánh Thể đó là: Bí tích Thánh Thể trong cảm nghiệm cá nhân; Bí tích Thánh Thể trong cảm nghiệm gia đình và Bí tích Thánh Thể trong cảm nghiệm cộng đoàn. Sau những ngày tĩnh tâm và tham dự Thánh lễ mọi người đã hiểu và cảm nghiệm sự hiện diện cách đặc biệt của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, trong tâm hồn mỗi người và nhất là sự hiệp thông trong cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Sau thánh lễ có phần cung nghinh Thánh Thể bên ngoài khuôn viên nhà thờ và sau đó cộng đoàn vào nhà thờ chầu Thánh Thể và lãnh nhận phép lành toàn xá.
Được biết trước đó một tuần Cha quản xứ Giuse Phạm Hồng Chương đã mời cha Giuse Hoàng Tiến Đoàn SJ từ Cali đến hướng dẫn ba buổi tĩnh tâm cho cộng đoàn người Việt trong giáo xứ. Và năm nay cha giảng phòng đã tập trung hướng dẫn cộng đoàn suy tư về ba đề tài quan trọng của Bí Tích Thánh Thể đó là: Bí tích Thánh Thể trong cảm nghiệm cá nhân; Bí tích Thánh Thể trong cảm nghiệm gia đình và Bí tích Thánh Thể trong cảm nghiệm cộng đoàn. Sau những ngày tĩnh tâm và tham dự Thánh lễ mọi người đã hiểu và cảm nghiệm sự hiện diện cách đặc biệt của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, trong tâm hồn mỗi người và nhất là sự hiệp thông trong cộng đoàn.
Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa và Cung Nghinh Thánh Thể tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Giuse Trần ngọc Huấn
10:29 27/06/2011
Thánh lễ đồng tế kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu
Vào 17h00 chiều ngày Chúa Nhật, 26 tháng 06 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận, đã long trọng chủ sự Thánh lễ mừng kính Mình và Máu cực trọng Chúa Giêsu.
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế với Đức cha Giuse có cha Tổng đại diện, cha Đại diện - Chính xứ Nhà thờ Chính Tòa, cha quản hạt và quý Cha trong giáo hạt Lạng Sơn. Đông đảo mọi thành phần Dân Chúa từ khắp các Giáo xứ thuộc giáo hạt Lạng Sơn đã về để tham dự Thánh lễ đặc biệt này.
Đây là lần đầu tiên thánh lễ đồng tế ở quy mô Giáo phận được cử hành trong ngày lễ trọng hôm nay. Việc quy tụ này mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Điều này đã được Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đề cập trong thông báo mục vụ của ngài: “Như chúng ta đã biết Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng của chúng ta số giáo dân ít, có những thời kỳ đầy khó khăn thử thách, ít linh mục, tu sĩ nam nữ, có nhiều giáo xứ không có thánh lễ. Muốn tham dự thánh lễ nhiều khi giáo dân phải đi xa, để thể hiện niềm tin trong đời sống đạo của mình. Ngày nay, giáo phận đã đi vào nề nếp, các giáo xứ đều có linh mục, tu sĩ nam nữ, hay chủng sinh đang phục vụ. Tuy nhiên, chúng ta ít để ý tới Nhà thờ Chính tòa là Nhà thờ Mẹ của Giáo phận, là nơi biểu lộ quyền giảng dạy, thánh hóa và quản trị của vị Mục tử là Đức Cha của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Để giúp Dân Chúa cùng hiểu, cùng hiệp thông với Đấng kế vị các Tông đồ làm Chủ chăn của Giáo phận. Từ nay, các Lễ Trọng trong năm sẽ có thánh lễ Trọng thể do Đức Cha chủ tế, và các Linh mục thuộc Hạt Lạng Sơn đều về đồng tế với Đức Cha Giáo phận, và vào giờ đó các Nhà thờ không có thánh lễ và các Cha mời gọi giáo dân trong xứ của mình có thể thu xếp để tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa giáo phận của chúng ta”.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức cha Giuse đã nói lên giá trị cao quý và ý nghĩa của ngày lễ trọng kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu: “Hôm nay, chúng ta hiệp cùng Giáo hội mừng lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, là dịp giúp chúng ta cảm nhận dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô nơi bí tích tình yêu này. Bằng con mắt đức tin, khi chúng ta thờ lạy Mình Máu Cực Thánh, chúng ta cảm nhận sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu, sự hiện diện của tình yêu tự hiến đến tận cùng của Con Một Thiên Chúa đối với toàn thể tạo vật mà đặc biệt nơi con người chúng ta. Khi chúng ta thờ lạy kính mến Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh thể, là hồng ân đức tin, bảo chứng của tình yêu, dấu chỉ của sự gặp gỡ và đức ái; giúp mỗi người chúng ta hiệp thông với Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, nhận lãnh sức sống thần thiêng của Chúa Kitô, cảm nhận tình yêu của Chúa Cha và giúp chúng ta sống xứng đáng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần”.
Tiếp đó, ngài chia sẻ về những chiều kích của Bí tích Thánh Thể:
* Thánh thể: hồng ân của Đức Tin.
* Thánh thể: bảo chứng của tình yêu tận hiến.
* Thánh thể, dấu chỉ của gặp gỡ và đức ái.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức cha Giuse nhấn mạnh: “Ngày hôm nay khi chúng ta hiện diện đông đảo nơi Nhà thờ Chính tòa Giáo phận để tham dự thánh lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu và Rước Kiệu Thánh Thể, chúng ta đang bày tỏ vẻ đẹp đức tin, vẻ đẹp của tình hiệp nhất và vẻ đẹp của phụng vụ. Lần đầu tiên Giáo phận tổ chức thánh lễ và Rước kiệu Thánh thể mang tính chất giáo phận (gồm các giáo xứ trong giáo hạt Lạng Sơn) cùng qui tụ về đây với những ánh mắt của đức tin với niềm vui, nụ cười rạng rỡ, những gương mặt sáng lên niềm hy vọng. Sự hiệp nhất giữa toàn thể cộng đồng Dân Chúa với vị chủ chăn của giáo phận đã làm nên dấu chỉ hiệp nhất thật đẹp, đó cũng chính là dấu chỉ của đức tin, dấu chỉ của tình yêu thương và dấn thân phục vụ”.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí Phụng vụ trang nghiêm, sốt sắng và đầy tâm tình của mọi thành phần Dân Chúa. Ngôi nhà thờ Chính Tòa trở nên dấu chỉ sống động diễn tả sự hiệp thông trong gia đình Giáo phận, làm nên một giáo hội địa phương thu nhỏ với sự hiện diện của mọi thành phần Dân Chúa, linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu, giáo dân xung quanh vị mục tử là Đức giám mục giáo phận.
Cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu.
Vào 18h00 chiều, ngay sau Thánh lễ đồng tế trọng thể kính Mình Máu Cực Trọng Chúa Giêsu, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã chủ sự cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu cách long trọng xung quanh khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa.
Việc Cung nghinh Thánh Thể sau Thánh lễ kính Mình Máu Thánh đã được cử hành từ thế kỷ XVI trong Giáo hội Công Giáo. Đây là một truyền thống hết sức được coi trọng và có giá trị cao quý trong đời sống Giáo hội. Thánh Thể Chúa được cung kính rước và tôn thờ giữa Cộng đồng Dân Chúa gồm đủ mọi thành phần, giáo sỹ, tu sỹ và giáo dân. Phép lành Mình Thánh Chúa được ban một cách trọng thể trong khi cử hành cuộc Cung nghinh này.
Ngày hôm nay, hòa mình cùng với toàn thể Giáo hội mừng đại lễ Mình Máu Thánh Chúa, cộng đồng dân Chúa Giáo phận Lạng sơn – Cao Bằng cũng có những cử hành long trọng để tôn vinh Thánh Thể Chúa. Ngay sau Thánh lễ đồng tế, Mình Thánh Chúa được đặt trong hào quang để Cộng đoàn Phụng vụ có những giây phút lắng đọng, chiêm ngắm và tôn thờ. Lời thánh ca ‘Thờ lạy Chúa’ được cất lên gói trọn cả tâm tình của mọi người hiện diện để khởi đầu cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa. Thánh Thể Chúa được Đức cha Giuse cung kính rước đi trong suốt buổi cung nghinh. Cộng đoàn dừng lại ở trạm phía sau Nhà thờ Chính Tòa để thờ lạy Chúa, tại đây mọi người hiệp ý đọc kinh Đền Tạ Thánh Tâm Chúa, hát kính Thánh Thể và lãnh phép lành Mình Thánh Chúa.
Sau đó, Thánh Thể Chúa được cung kính rước lên trạm chính ở ngay mặt tiền Nhà thờ Chính Tòa. Mọi người cùng quy tụ bên vị mục tử Giáo phận để thờ lạy Chúa Giêsu – Đấng đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Một bầu khí linh thiêng và trang trọng bao trùm khắp khuôn viên Nhà thờ và thể hiện trên từng người tham dự. Một tâm tình sốt sắng, một đức tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu Thánh Thể được diễn tả thật cảm động. Cộng đoàn cùng dâng lên lời kinh cầu nguyện cho các linh mục, hát kính Thánh Thể và lãnh phép lành Mình Thánh Chúa.
Buổi Cung nghinh Thánh Thể kết thúc, Đức cha Giuse ngỏ lời với cộng đồng Dân Chúa hiện diện. Ngài bày tỏ sự cảm động, niềm vui khi chứng kiến đông đảo mọi người quy tụ về ngôi nhà thờ Mẹ của Giáo phận để cùng cử hành Thánh lễ và tham dự cuộc tôn vinh Thánh Thể Chúa cách long trọng. Ngài cảm ơn sự hiện diện, cộng tác của Cha Tổng đại diện, quý cha và mọi thành phần Dân Chúa trong bảy giáo xứ thuộc giáo hạt Lạng Sơn để làm nên ngày lễ trọng đại hôm nay.
Được biết, đây là lần đầu tiên từ trước đến nay, có một Thánh lễ đồng tế và cuộc Cung nghinh Thánh Thể trọng thể như thế trong ngày lễ kính Mình Máu Cực Trọng Chúa Giêsu tại Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Trước đây, trong những năm tháng khó khăn, đời sống đạo của đại bộ phận giáo hữu trong giáo phận này gặp nhiều thách đố do sự thiếu vắng mục tử và các sinh hoạt phụng vụ, đạo đức cần thiết. Tuy vậy, những năm gần đây, đời sống Giáo phận đã từng bước hồi sinh và phát triển, do đó, các ngày đại lễ đã được tổ chức khá quy mô và long trọng, đem đến cho mọi thành phần Dân Chúa nơi đây sự phấn khởi và niềm vui sống đạo, thúc đẩy đời sống đức tin và nhiệt huyết truyền giáo của họ.
Hy vọng với ngày lễ và cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa hôm nay, sẽ là động lực, là bước khởi đầu cho những sinh hoạt mới ở quy mô Giáo phận nơi miền đất truyền giáo này.
Vào 17h00 chiều ngày Chúa Nhật, 26 tháng 06 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận, đã long trọng chủ sự Thánh lễ mừng kính Mình và Máu cực trọng Chúa Giêsu.
Xem hình ảnh
Cùng đồng tế với Đức cha Giuse có cha Tổng đại diện, cha Đại diện - Chính xứ Nhà thờ Chính Tòa, cha quản hạt và quý Cha trong giáo hạt Lạng Sơn. Đông đảo mọi thành phần Dân Chúa từ khắp các Giáo xứ thuộc giáo hạt Lạng Sơn đã về để tham dự Thánh lễ đặc biệt này.
Đây là lần đầu tiên thánh lễ đồng tế ở quy mô Giáo phận được cử hành trong ngày lễ trọng hôm nay. Việc quy tụ này mang nhiều ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng. Điều này đã được Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đề cập trong thông báo mục vụ của ngài: “Như chúng ta đã biết Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng của chúng ta số giáo dân ít, có những thời kỳ đầy khó khăn thử thách, ít linh mục, tu sĩ nam nữ, có nhiều giáo xứ không có thánh lễ. Muốn tham dự thánh lễ nhiều khi giáo dân phải đi xa, để thể hiện niềm tin trong đời sống đạo của mình. Ngày nay, giáo phận đã đi vào nề nếp, các giáo xứ đều có linh mục, tu sĩ nam nữ, hay chủng sinh đang phục vụ. Tuy nhiên, chúng ta ít để ý tới Nhà thờ Chính tòa là Nhà thờ Mẹ của Giáo phận, là nơi biểu lộ quyền giảng dạy, thánh hóa và quản trị của vị Mục tử là Đức Cha của Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Để giúp Dân Chúa cùng hiểu, cùng hiệp thông với Đấng kế vị các Tông đồ làm Chủ chăn của Giáo phận. Từ nay, các Lễ Trọng trong năm sẽ có thánh lễ Trọng thể do Đức Cha chủ tế, và các Linh mục thuộc Hạt Lạng Sơn đều về đồng tế với Đức Cha Giáo phận, và vào giờ đó các Nhà thờ không có thánh lễ và các Cha mời gọi giáo dân trong xứ của mình có thể thu xếp để tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa giáo phận của chúng ta”.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức cha Giuse đã nói lên giá trị cao quý và ý nghĩa của ngày lễ trọng kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu: “Hôm nay, chúng ta hiệp cùng Giáo hội mừng lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, là dịp giúp chúng ta cảm nhận dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô nơi bí tích tình yêu này. Bằng con mắt đức tin, khi chúng ta thờ lạy Mình Máu Cực Thánh, chúng ta cảm nhận sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu, sự hiện diện của tình yêu tự hiến đến tận cùng của Con Một Thiên Chúa đối với toàn thể tạo vật mà đặc biệt nơi con người chúng ta. Khi chúng ta thờ lạy kính mến Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh thể, là hồng ân đức tin, bảo chứng của tình yêu, dấu chỉ của sự gặp gỡ và đức ái; giúp mỗi người chúng ta hiệp thông với Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu, nhận lãnh sức sống thần thiêng của Chúa Kitô, cảm nhận tình yêu của Chúa Cha và giúp chúng ta sống xứng đáng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần”.
Tiếp đó, ngài chia sẻ về những chiều kích của Bí tích Thánh Thể:
* Thánh thể: hồng ân của Đức Tin.
* Thánh thể: bảo chứng của tình yêu tận hiến.
* Thánh thể, dấu chỉ của gặp gỡ và đức ái.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức cha Giuse nhấn mạnh: “Ngày hôm nay khi chúng ta hiện diện đông đảo nơi Nhà thờ Chính tòa Giáo phận để tham dự thánh lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu và Rước Kiệu Thánh Thể, chúng ta đang bày tỏ vẻ đẹp đức tin, vẻ đẹp của tình hiệp nhất và vẻ đẹp của phụng vụ. Lần đầu tiên Giáo phận tổ chức thánh lễ và Rước kiệu Thánh thể mang tính chất giáo phận (gồm các giáo xứ trong giáo hạt Lạng Sơn) cùng qui tụ về đây với những ánh mắt của đức tin với niềm vui, nụ cười rạng rỡ, những gương mặt sáng lên niềm hy vọng. Sự hiệp nhất giữa toàn thể cộng đồng Dân Chúa với vị chủ chăn của giáo phận đã làm nên dấu chỉ hiệp nhất thật đẹp, đó cũng chính là dấu chỉ của đức tin, dấu chỉ của tình yêu thương và dấn thân phục vụ”.
Thánh lễ được cử hành trong bầu khí Phụng vụ trang nghiêm, sốt sắng và đầy tâm tình của mọi thành phần Dân Chúa. Ngôi nhà thờ Chính Tòa trở nên dấu chỉ sống động diễn tả sự hiệp thông trong gia đình Giáo phận, làm nên một giáo hội địa phương thu nhỏ với sự hiện diện của mọi thành phần Dân Chúa, linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh, dự tu, giáo dân xung quanh vị mục tử là Đức giám mục giáo phận.
Cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu.
Vào 18h00 chiều, ngay sau Thánh lễ đồng tế trọng thể kính Mình Máu Cực Trọng Chúa Giêsu, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã chủ sự cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa Giêsu cách long trọng xung quanh khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa.
Việc Cung nghinh Thánh Thể sau Thánh lễ kính Mình Máu Thánh đã được cử hành từ thế kỷ XVI trong Giáo hội Công Giáo. Đây là một truyền thống hết sức được coi trọng và có giá trị cao quý trong đời sống Giáo hội. Thánh Thể Chúa được cung kính rước và tôn thờ giữa Cộng đồng Dân Chúa gồm đủ mọi thành phần, giáo sỹ, tu sỹ và giáo dân. Phép lành Mình Thánh Chúa được ban một cách trọng thể trong khi cử hành cuộc Cung nghinh này.
Ngày hôm nay, hòa mình cùng với toàn thể Giáo hội mừng đại lễ Mình Máu Thánh Chúa, cộng đồng dân Chúa Giáo phận Lạng sơn – Cao Bằng cũng có những cử hành long trọng để tôn vinh Thánh Thể Chúa. Ngay sau Thánh lễ đồng tế, Mình Thánh Chúa được đặt trong hào quang để Cộng đoàn Phụng vụ có những giây phút lắng đọng, chiêm ngắm và tôn thờ. Lời thánh ca ‘Thờ lạy Chúa’ được cất lên gói trọn cả tâm tình của mọi người hiện diện để khởi đầu cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa. Thánh Thể Chúa được Đức cha Giuse cung kính rước đi trong suốt buổi cung nghinh. Cộng đoàn dừng lại ở trạm phía sau Nhà thờ Chính Tòa để thờ lạy Chúa, tại đây mọi người hiệp ý đọc kinh Đền Tạ Thánh Tâm Chúa, hát kính Thánh Thể và lãnh phép lành Mình Thánh Chúa.
Sau đó, Thánh Thể Chúa được cung kính rước lên trạm chính ở ngay mặt tiền Nhà thờ Chính Tòa. Mọi người cùng quy tụ bên vị mục tử Giáo phận để thờ lạy Chúa Giêsu – Đấng đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Một bầu khí linh thiêng và trang trọng bao trùm khắp khuôn viên Nhà thờ và thể hiện trên từng người tham dự. Một tâm tình sốt sắng, một đức tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu Thánh Thể được diễn tả thật cảm động. Cộng đoàn cùng dâng lên lời kinh cầu nguyện cho các linh mục, hát kính Thánh Thể và lãnh phép lành Mình Thánh Chúa.
Buổi Cung nghinh Thánh Thể kết thúc, Đức cha Giuse ngỏ lời với cộng đồng Dân Chúa hiện diện. Ngài bày tỏ sự cảm động, niềm vui khi chứng kiến đông đảo mọi người quy tụ về ngôi nhà thờ Mẹ của Giáo phận để cùng cử hành Thánh lễ và tham dự cuộc tôn vinh Thánh Thể Chúa cách long trọng. Ngài cảm ơn sự hiện diện, cộng tác của Cha Tổng đại diện, quý cha và mọi thành phần Dân Chúa trong bảy giáo xứ thuộc giáo hạt Lạng Sơn để làm nên ngày lễ trọng đại hôm nay.
Được biết, đây là lần đầu tiên từ trước đến nay, có một Thánh lễ đồng tế và cuộc Cung nghinh Thánh Thể trọng thể như thế trong ngày lễ kính Mình Máu Cực Trọng Chúa Giêsu tại Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Trước đây, trong những năm tháng khó khăn, đời sống đạo của đại bộ phận giáo hữu trong giáo phận này gặp nhiều thách đố do sự thiếu vắng mục tử và các sinh hoạt phụng vụ, đạo đức cần thiết. Tuy vậy, những năm gần đây, đời sống Giáo phận đã từng bước hồi sinh và phát triển, do đó, các ngày đại lễ đã được tổ chức khá quy mô và long trọng, đem đến cho mọi thành phần Dân Chúa nơi đây sự phấn khởi và niềm vui sống đạo, thúc đẩy đời sống đức tin và nhiệt huyết truyền giáo của họ.
Hy vọng với ngày lễ và cuộc Cung nghinh Thánh Thể Chúa hôm nay, sẽ là động lực, là bước khởi đầu cho những sinh hoạt mới ở quy mô Giáo phận nơi miền đất truyền giáo này.
Mừng 80 năm Thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế
Maria Thủy Tiên
10:31 27/06/2011
Mừng 80 năm Thành lập Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế (1931- 2011), tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Huế.
Xem hình ảnh
Trong tâm tình mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô (26.06.2011), các Xứ Đoàn từ khắp nơi trong giáo phận Huế lần lượt kéo nhau về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Huế, để mừng kỷ niệm 80 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế (1931-2011) và hôm nay cũng là ngày gặp mặt “Về Đất Hứa 3” của Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Huế. Hình ảnh các Huynh Trưởng cùng các em thiếu nhi đang háo hức quy tụ về Trung Tâm Mục Vụ của Giáo Phận gợi lên trong tâm hồn mỗi người sống lại khung cảnh như xưa kia dân Chúa tiến “Về Đất Hứa” vậy.
Vào lúc 8g00, cả hội trường trung tâm Mục Vụ ngập tràn trong bầu khí sôi động, đầy sức sống của các Huynh Trưởng và đoàn sinh đến từ các giáo xứ. Thấp thoáng sau hàng ghế ở cuối Hội trường là sự hiện diện âm thầm, lặng lẽ của Cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Đặc trách về Giáo dân của Giáo phận Huế và Chị Anna Trần Thị Hồng Túy, Tổng Bề trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế.
Tất cả đều trong trang phục, hành ngũ chỉnh tề để chuẩn bị đón Vị Chủ Chăn của Giáo Phận. Sự hiện diện của Đức Tổng trong ngày trọng đại hôm nay đã làm cho niềm vui và hạnh phúc tăng thêm gấp bội, đồng thời qua đó mọi người có thể cảm biết được tấm lòng thao thức, sự quan tâm và yêu mến của Đức Cha đối với phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo Phận Huế.
Tiếp sau lễ chào cờ nghiêm trang, hùng tráng, Đức Cha đã có đôi lời huấn từ và tuyên bố khai mạc ngày “ Về Đất Hứa 3”, mừng 80 năm thành lập Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế.
Kế đến là phần báo cáo tổng quát về xây dựng phong trào và tình hình phát triển của Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế do Chủ tịch liên đoàn thực hiện. Qua những số liệu báo cáo cụ thể, mọi người đều có thể nhận ra được phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo phận nhà đang trên đà phát triển về chất lẫn lượng.
Nhìn lại 80 năm qua với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo Phận tưởng chừng có lúc lịm tắt nhưng rồi Chúa đã không để ngọn lửa yêu mến Thánh Thể Ngài bị tàn lụi đi, Ngài đã làm cho ngọn lửa ấy hồi sinh và không ngừng bùng cháy mãi. Bằng sự hiểu biết sâu sắc và qua những tìm kiếm tư liệu về lịch sử phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Huế, Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, hiện quản xứ giáo xứ Hương Phú thuộc huyện Nam Đông, đã nhấn mạnh đến những giai đoạn lịch sử của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế, gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền nhân, mà trước hết mọi người cần biết đến tiền thân của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, lấy tinh thần Nghĩa Binh Thánh Giá, với vũ khí tinh thần theo 4 khẩu hiệu: cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ. Hai linh mục Léon Paliard và Paul Urureau đưa Hội vào Việt Nam, khởi đầu tại Hà Nội năm 1929. Chỉ 2 năm sau, năm 1931, Hội đã có mặt tại Giáo phận Huế, với bước thử nghiệm tại một vài giáo xứ. Sau đó, nhiều giáo xứ nô nức đón nhận Hội. Đến năm 1965, Hội đồng Giám mục Việt nam đổi danh xưng Nghĩa binh Thánh Thể thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể với vị Tổng Tuyên úy là Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh và được biết, vị Tuyên úy đầu tiên của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế là Cha Gioan Baotixita Trần Hữu Qúy, quản xứ Gia Hội. Dù trải qua nhiều thời kỳ thay đổi về danh xưng, phương pháp; trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Thiếu Nhi Thánh Thể vẫn là một đoàn thể đạo đức chuyên biệt dành cho trẻ em, nhằm mục đích gần là dạy các em yêu mến và sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh thể, bằng cách tập cho các em siêng năng rước lễ, sống cầu nguyện, hy sinh và làm tông đồ cho các bạn hữu, cùng môi trường sống, mục đích sau này trở thành người Kitô hữu biết cách làm tông đồ và góp phần xây dựng xã hội trần thế.
Lịch sử đã sang trang, nhưng những âm vang, những chứng từ sống động của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế đang được lưu lại một cách rõ nét qua hình ảnh Cha Tuyên uý Liên Đoàn Đôminicô Phan Phước, Cha Antôn Dương Quỳnh, Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Cha Gioan Baotixita Lê Quang Qúy, Cha Gioan Baotixita Lê Văn Nghiêm cùng nhiều Cha trong Giáo phận nhà....và gần gũi, thiết thực hơn chính là hình ảnh các Huynh trưởng, các em thiếu nhi đang hiện diện trong hội trường ngày hôm nay.
Đúng 10g00, với tất cả niềm ưu ái, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô đến chủ sự Thánh Lễ mừng 80 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế.
Cùng đồng tế, có Cha Đôminicô Phan Phước, Tuyên uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Huế, cùng quý Cha Tuyên uý các Hiệp đoàn, Xứ đoàn trong Giáo phận: Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, Cha Giuse Phan Văn Quyền, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Hiệp, Cha Gioakim Nguyễn Văn Hùng, Cha Phaolo Nguyễn Văn Hiệu, Cha Phanxicô Xavie Hồ Văn Uyển, Cha Giuse Trần Văn Qúy, Cha Đôminicô Trương Văn Quy, Cha Augustinô Nguyễn Đại Vũ, và đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay còn có sự hiện diện của Cha Tuyến uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Đà Nẵng cùng các Huynh Trưởng.
Trong bài giảng, Đức Tổng Stêphanô đã dùng câu chuyện người mẹ lấy máu mình để nuôi sống người con thoát khỏi cơn đói khát, hầu giúp mọi người hiểu được phần nào về Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết đổ hết máu mình ra chỉ vì thương yêu con người, chỉ vì muốn con cái của Ngài được sống. Mặt khác, “Cử hành Thánh Lễ là làm cho cuộc hy tế, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu được hiện tại hóa trên bàn thờ để áp dụng ơn cứu độ cho tất cả chúng ta qua thời gian và không gian... Con mắt phần xác chúng ta không nhìn thấy gì ngoài mẩu bánh trắng và chén rượu nho nhưng bằng con mắt đức tin, chúng ta nhìn thấy toàn vẹn thân thể, cả Mình và Máu đang ẩn chứa dưới hình bánh và rượu trên bàn thờ bao gồm cả thiên tính và nhân tính”.
Tiếp đó, với những lời nhắn nhủ đầy yêu thương, Đức Cha nhắc nhở các em Thiếu Nhi phải sống làm sao cho xứng đáng với danh hiệu là Thiếu Nhi Thánh Thể, và phải lấy Chúa Giêsu Thánh Thể làm chủ lực sống cho bản thân mình. Đồng thời Ngài cũng kêu gọi các em Thiếu Nhi hãy yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể bằng những việc làm đơn sơ và sống chăm ngoan, đạo đức trong gia đình, giữa Giáo xứ, Giáo Hội và xã hội.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Tuyên Uý Liên Đoàn Giáo phận Huế thay mặt Ban lãnh đạo và Ban chấp hành liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thế Giáo phận Huế chủ sự Nghi lễ Phong Cấp 1 cho các Huynh trưởng được xem là xứng đáng, với ước mong Cấp hiệu mà họ lãnh nhận hôm nay sẽ làm cho họ thêm hiên ngang, giúp họ thi hành sứ mệnh một cách nhiệt thành. Nhờ đó, các em Thiếu Nhi sẽ được dẫn đến với Chúa Giêsu và cùng với Ngài tiến về nhà Cha trên trời.
Để niềm vui nên trọn vẹn, sau khi chia sẻ của ăn thiêng liêng và lãnh nhận phép lành Thánh Lễ, mọi người cùng chia sẻ bữa ăn cơm bánh, lương thực hằng ngày.
Thời gian một buổi sáng “Về Đất Hứa 3” qua đi thật an vui, tốt đẹp và chương trình Mừng 80 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế được tiếp tục bằng cuộc Thi Giáo Lý Năm Thánh vào lúc 12g30. Xen kẽ giữa các phần thi giáo lý là phần trình diễn các tiết mục văn nghệ vui nhộn, được chuẩn bị, tập luyện một cách chu đáo, kỹ lưỡng và công phu của các Xứ đoàn đã tạo cho bầu khí của cuộc thi thêm phần sôi động, náo nhiệt và ý nghĩa của ngày lễ thêm long trọng hơn.
Kết thúc cuộc thi, mọi người ổn định lại Hội trường và chỉnh đốn trang phục để chuẩn bị giờ Chầu Thánh Thể do Đức Giám Mục Phụ Tá chủ sự. Thật là một ngày hạnh phúc tròn đầy đối với Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế! Đó là sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô đã đến khai mạc và chủ tế Thánh Lễ vào buổi sáng, song đến giờ chiều, Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xaviê đã đến chủ tế giờ Chầu Thánh Thể, ban phép lành Thánh Thể Chúa và bế mạc ngày “Về Đất Hứa 3”. Dù bận nhiều công việc khác của Giáo phận nhưng hai Đức Cha đã hy sinh thời gian, sức khỏe để đến với Thiếu Nhi trong ngày trọng đại vào những giờ phút quan trọng nhất. Qua điều đó, Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế càng cảm thấy hạnh phúc hơn và cảm nhận được tình yêu thương mà hai Đức Cha, cũng như quý Cha, qúy nữ tu và quý ân nhân. .. đã dành cho Thiếu Nhi là dường nào!
Sau khi lãnh nhận phép lành Thánh Thể, Ban giám khảo và Ban chấp hành Liên Đoàn đã phát phần thưởng Thi giáo lý, trình diễn tiết mục vui, và trao cờ lưu niệm cho Đức Cha Phụ Tá và các Xứ đoàn hiện diện.
Cuối cùng là nghi thức hạ cờ và lời cám ơn của Cha Tuyên Uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế.
Ngày họp mặt hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp. Các Đoàn sinh ra về trong sự bùi ngùi luyến tiếc và mong được có ngày “Về Đất Hứa 4”. Chúng con kính tri ân Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê, Cha Tuyên uý Liên Đoàn và các Cha Tuyên uý cùng quý ân nhân, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng con trong buổi gặp mặt “Về Đất Hứa 3” này.
Nhìn lại 80 năm phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế tồn tại và phát triển cũng là 80 năm hồng ân Thiên Chúa và 80 của nổ lực con người. Tạ Ơn Chúa, cám ơn Mẹ và tri ân mọi người về một ngày Mừng 80 năm hồng ân thành lập Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế có nhiều điều đáng ghi nhớ!
Xem hình ảnh
Trong tâm tình mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô (26.06.2011), các Xứ Đoàn từ khắp nơi trong giáo phận Huế lần lượt kéo nhau về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Huế, để mừng kỷ niệm 80 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế (1931-2011) và hôm nay cũng là ngày gặp mặt “Về Đất Hứa 3” của Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Huế. Hình ảnh các Huynh Trưởng cùng các em thiếu nhi đang háo hức quy tụ về Trung Tâm Mục Vụ của Giáo Phận gợi lên trong tâm hồn mỗi người sống lại khung cảnh như xưa kia dân Chúa tiến “Về Đất Hứa” vậy.
Vào lúc 8g00, cả hội trường trung tâm Mục Vụ ngập tràn trong bầu khí sôi động, đầy sức sống của các Huynh Trưởng và đoàn sinh đến từ các giáo xứ. Thấp thoáng sau hàng ghế ở cuối Hội trường là sự hiện diện âm thầm, lặng lẽ của Cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Đặc trách về Giáo dân của Giáo phận Huế và Chị Anna Trần Thị Hồng Túy, Tổng Bề trên Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế.
Tất cả đều trong trang phục, hành ngũ chỉnh tề để chuẩn bị đón Vị Chủ Chăn của Giáo Phận. Sự hiện diện của Đức Tổng trong ngày trọng đại hôm nay đã làm cho niềm vui và hạnh phúc tăng thêm gấp bội, đồng thời qua đó mọi người có thể cảm biết được tấm lòng thao thức, sự quan tâm và yêu mến của Đức Cha đối với phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo Phận Huế.
Tiếp sau lễ chào cờ nghiêm trang, hùng tráng, Đức Cha đã có đôi lời huấn từ và tuyên bố khai mạc ngày “ Về Đất Hứa 3”, mừng 80 năm thành lập Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế.
Kế đến là phần báo cáo tổng quát về xây dựng phong trào và tình hình phát triển của Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế do Chủ tịch liên đoàn thực hiện. Qua những số liệu báo cáo cụ thể, mọi người đều có thể nhận ra được phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo phận nhà đang trên đà phát triển về chất lẫn lượng.
Nhìn lại 80 năm qua với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể của Giáo Phận tưởng chừng có lúc lịm tắt nhưng rồi Chúa đã không để ngọn lửa yêu mến Thánh Thể Ngài bị tàn lụi đi, Ngài đã làm cho ngọn lửa ấy hồi sinh và không ngừng bùng cháy mãi. Bằng sự hiểu biết sâu sắc và qua những tìm kiếm tư liệu về lịch sử phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Huế, Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, hiện quản xứ giáo xứ Hương Phú thuộc huyện Nam Đông, đã nhấn mạnh đến những giai đoạn lịch sử của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Huế, gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền nhân, mà trước hết mọi người cần biết đến tiền thân của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, lấy tinh thần Nghĩa Binh Thánh Giá, với vũ khí tinh thần theo 4 khẩu hiệu: cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ. Hai linh mục Léon Paliard và Paul Urureau đưa Hội vào Việt Nam, khởi đầu tại Hà Nội năm 1929. Chỉ 2 năm sau, năm 1931, Hội đã có mặt tại Giáo phận Huế, với bước thử nghiệm tại một vài giáo xứ. Sau đó, nhiều giáo xứ nô nức đón nhận Hội. Đến năm 1965, Hội đồng Giám mục Việt nam đổi danh xưng Nghĩa binh Thánh Thể thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể với vị Tổng Tuyên úy là Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh và được biết, vị Tuyên úy đầu tiên của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế là Cha Gioan Baotixita Trần Hữu Qúy, quản xứ Gia Hội. Dù trải qua nhiều thời kỳ thay đổi về danh xưng, phương pháp; trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Thiếu Nhi Thánh Thể vẫn là một đoàn thể đạo đức chuyên biệt dành cho trẻ em, nhằm mục đích gần là dạy các em yêu mến và sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh thể, bằng cách tập cho các em siêng năng rước lễ, sống cầu nguyện, hy sinh và làm tông đồ cho các bạn hữu, cùng môi trường sống, mục đích sau này trở thành người Kitô hữu biết cách làm tông đồ và góp phần xây dựng xã hội trần thế.
Lịch sử đã sang trang, nhưng những âm vang, những chứng từ sống động của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế đang được lưu lại một cách rõ nét qua hình ảnh Cha Tuyên uý Liên Đoàn Đôminicô Phan Phước, Cha Antôn Dương Quỳnh, Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Cha Gioan Baotixita Lê Quang Qúy, Cha Gioan Baotixita Lê Văn Nghiêm cùng nhiều Cha trong Giáo phận nhà....và gần gũi, thiết thực hơn chính là hình ảnh các Huynh trưởng, các em thiếu nhi đang hiện diện trong hội trường ngày hôm nay.
Đúng 10g00, với tất cả niềm ưu ái, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô đến chủ sự Thánh Lễ mừng 80 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế.
Cùng đồng tế, có Cha Đôminicô Phan Phước, Tuyên uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Huế, cùng quý Cha Tuyên uý các Hiệp đoàn, Xứ đoàn trong Giáo phận: Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, Cha Giuse Phan Văn Quyền, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Hiệp, Cha Gioakim Nguyễn Văn Hùng, Cha Phaolo Nguyễn Văn Hiệu, Cha Phanxicô Xavie Hồ Văn Uyển, Cha Giuse Trần Văn Qúy, Cha Đôminicô Trương Văn Quy, Cha Augustinô Nguyễn Đại Vũ, và đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay còn có sự hiện diện của Cha Tuyến uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Đà Nẵng cùng các Huynh Trưởng.
Trong bài giảng, Đức Tổng Stêphanô đã dùng câu chuyện người mẹ lấy máu mình để nuôi sống người con thoát khỏi cơn đói khát, hầu giúp mọi người hiểu được phần nào về Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết đổ hết máu mình ra chỉ vì thương yêu con người, chỉ vì muốn con cái của Ngài được sống. Mặt khác, “Cử hành Thánh Lễ là làm cho cuộc hy tế, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu được hiện tại hóa trên bàn thờ để áp dụng ơn cứu độ cho tất cả chúng ta qua thời gian và không gian... Con mắt phần xác chúng ta không nhìn thấy gì ngoài mẩu bánh trắng và chén rượu nho nhưng bằng con mắt đức tin, chúng ta nhìn thấy toàn vẹn thân thể, cả Mình và Máu đang ẩn chứa dưới hình bánh và rượu trên bàn thờ bao gồm cả thiên tính và nhân tính”.
Tiếp đó, với những lời nhắn nhủ đầy yêu thương, Đức Cha nhắc nhở các em Thiếu Nhi phải sống làm sao cho xứng đáng với danh hiệu là Thiếu Nhi Thánh Thể, và phải lấy Chúa Giêsu Thánh Thể làm chủ lực sống cho bản thân mình. Đồng thời Ngài cũng kêu gọi các em Thiếu Nhi hãy yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể bằng những việc làm đơn sơ và sống chăm ngoan, đạo đức trong gia đình, giữa Giáo xứ, Giáo Hội và xã hội.
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Tuyên Uý Liên Đoàn Giáo phận Huế thay mặt Ban lãnh đạo và Ban chấp hành liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thế Giáo phận Huế chủ sự Nghi lễ Phong Cấp 1 cho các Huynh trưởng được xem là xứng đáng, với ước mong Cấp hiệu mà họ lãnh nhận hôm nay sẽ làm cho họ thêm hiên ngang, giúp họ thi hành sứ mệnh một cách nhiệt thành. Nhờ đó, các em Thiếu Nhi sẽ được dẫn đến với Chúa Giêsu và cùng với Ngài tiến về nhà Cha trên trời.
Để niềm vui nên trọn vẹn, sau khi chia sẻ của ăn thiêng liêng và lãnh nhận phép lành Thánh Lễ, mọi người cùng chia sẻ bữa ăn cơm bánh, lương thực hằng ngày.
Thời gian một buổi sáng “Về Đất Hứa 3” qua đi thật an vui, tốt đẹp và chương trình Mừng 80 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế được tiếp tục bằng cuộc Thi Giáo Lý Năm Thánh vào lúc 12g30. Xen kẽ giữa các phần thi giáo lý là phần trình diễn các tiết mục văn nghệ vui nhộn, được chuẩn bị, tập luyện một cách chu đáo, kỹ lưỡng và công phu của các Xứ đoàn đã tạo cho bầu khí của cuộc thi thêm phần sôi động, náo nhiệt và ý nghĩa của ngày lễ thêm long trọng hơn.
Kết thúc cuộc thi, mọi người ổn định lại Hội trường và chỉnh đốn trang phục để chuẩn bị giờ Chầu Thánh Thể do Đức Giám Mục Phụ Tá chủ sự. Thật là một ngày hạnh phúc tròn đầy đối với Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế! Đó là sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô đã đến khai mạc và chủ tế Thánh Lễ vào buổi sáng, song đến giờ chiều, Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xaviê đã đến chủ tế giờ Chầu Thánh Thể, ban phép lành Thánh Thể Chúa và bế mạc ngày “Về Đất Hứa 3”. Dù bận nhiều công việc khác của Giáo phận nhưng hai Đức Cha đã hy sinh thời gian, sức khỏe để đến với Thiếu Nhi trong ngày trọng đại vào những giờ phút quan trọng nhất. Qua điều đó, Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế càng cảm thấy hạnh phúc hơn và cảm nhận được tình yêu thương mà hai Đức Cha, cũng như quý Cha, qúy nữ tu và quý ân nhân. .. đã dành cho Thiếu Nhi là dường nào!
Sau khi lãnh nhận phép lành Thánh Thể, Ban giám khảo và Ban chấp hành Liên Đoàn đã phát phần thưởng Thi giáo lý, trình diễn tiết mục vui, và trao cờ lưu niệm cho Đức Cha Phụ Tá và các Xứ đoàn hiện diện.
Cuối cùng là nghi thức hạ cờ và lời cám ơn của Cha Tuyên Uý Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế.
Ngày họp mặt hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp. Các Đoàn sinh ra về trong sự bùi ngùi luyến tiếc và mong được có ngày “Về Đất Hứa 4”. Chúng con kính tri ân Đức Tổng Giám Mục Stêphanô, Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê, Cha Tuyên uý Liên Đoàn và các Cha Tuyên uý cùng quý ân nhân, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng con trong buổi gặp mặt “Về Đất Hứa 3” này.
Nhìn lại 80 năm phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế tồn tại và phát triển cũng là 80 năm hồng ân Thiên Chúa và 80 của nổ lực con người. Tạ Ơn Chúa, cám ơn Mẹ và tri ân mọi người về một ngày Mừng 80 năm hồng ân thành lập Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Huế có nhiều điều đáng ghi nhớ!
Kí sự về hành trình truyền giáo trong giáo phận Bắc Ninh
Ngọc Tuyển
10:33 27/06/2011
Trên chuyến hành trình gần một ngàn cây số từ ngày 22-25/6/2011, chúng tôi đã đến thăm nhiều giáo xứ, giáo họ trong giáo phận Bắc Ninh. Những cái tên như Đồng Chương, Tân Cương, Nà Phặc, Ngọc Khám... đã in sâu vào tâm trí của mỗi người chúng tôi. Nơi đây là những cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang rất cần đến những người thợ gặt lành nghề.
Xem hình ảnh
1. Đồng Chương – cánh đồng truyền giáo hoang sơ
Vượt qua 165 km, chúng tôi đến với Đồng Chương vào một buổi trưa đầu hạ đầy nắng. Nhiệt độ cao với câu chuyện mất điện kinh niên khiến thời tiết nơi đây càng trở nên khắc nghiệt hơn. Thế nhưng, những lý do đó không thể làm chùn bước các anh chị em trong Nhóm Loan Báo Tin Mừng của giáo xứ Đồng Chương và VânCương. Các bạn trẻ trong Nhóm đã chia sẻ về những cuộc hành trình đầy gian khổ của mình. Mỗi thành viên trong Nhóm Truyền giáo thường xuyên phải đến cùng sống, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng lao động với anh chị em dân tộc thiểu số trong vùng đất rộng lớn này để đem Tin Mừng đến với họ. Nhiều khi đi truyền giáo các anh chị phải vượt qua hàng trăm cây số đồi núi cũng như xa nhà đến mấy tuần liền, có nhiều người bảo các chị rỗi hơi nhưng trong sâu thẳm các anh các chị cảm thấy hạnh phúc vì luôn có Chúa đồng hành. Cho đến nay đã có một số các anh chị em dân tộc thiểu số đã xin ra nhập đạo.
Cha quản hạt Tây Bắc đồng thời là Cha chánh xứ Đồng Chương Giuse Hoàng Văn Lịch cũng chia sẻ thêm về đời sống đức tin của giáo dân trong giáo hạt cũng như giáo xứ do Cha phụ trách. Trước đây do những khó khăn nên nhiều giáo xứ trong giáo hạt không có Cha xứ, vì vậy mà đời sống đức tin có phần suy giảm nhưng đa số bà con giáo dân vẫn luôn vững tin và tuân giữ lề luật Chúa. Có thể nói trước tình hình đó, vai trò của ban giáo xứ cũng như ban hành giáo hết sức quan trọng, họ là những người giải quyết mọi công việc lớn nhỏ của giáo xứ, giáo họ. Sau này, khi tình hình có sự thay đổi nhiều giáo xứ có Cha về coi sóc. Kể từ đó đời sống đạo của bà con giáo dân dần đi vào ổn định và phát triển. Các hội đoàn được thành lập, cũng như hoạt động khá đều và quy mô ngày càng phát triển cả về chất và lượng.
2. Tân Cương - mảnh đất ươm mầm Đức tin
Đoàn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm giáo xứ Tân Cương, một ngôi Thánh Đường nguy nga, lộng lẫy với hai ngọn tháp cao vút tựa như những búp chè đang vươn lên bầu trời xanh. Gần ngay đó là ngôi nhà mục vụ ba tầng của giáo xứ đang trong thời gian hoàn thiện. Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Đinh cho chúng tôi hay đời sống đức tin của bà con giáo dân nơi đây có lúc thăng lúc trầm theo thời cuộc. Nhưng kể từ khi có Cha xứ về ở cùng thì mọi sinh hoạt đức tin đã được củng cố và phát triển bền vững. Các hội đoàn được tổ chức chặt chẽ, các sinh hoạt đức tin được duy trì thường xuyên. Đặc biệt, dưới sự điều hành của Cha xứ, bà con giáo dân đã tham gia vào ít nhất một hội đoàn nhằm thăng tiến đời sống đạo.
Một giáo dân đã chia sẻ về những khoảng thời gian tăm tối nhất của giáo xứ. Lúc đó, chính quyền không cho giáo dân tiếp xúc với Cha xứ. Quả thật, trong những lúc khó khăn như vậy mới thấy hết được sức mạnh của đức tin. Mặc dù Cha xứ bị quản thúc rất chặt nhưng bà con vẫn thường xuyên đến thăm Cha và mua những chiếc rổ rá do chính tay Cha đan. Bà con giáo dân không mua bằng tiền mà mang những thực phẩm thiết yếu đến để đổi, thực ra đây là cách thức hữu hiệu nhất để giúp đỡ Cha xứ trong lúc khó khăn chứ nhiều khi mua rổ rá của Cha về đâu có dùng được vì nó méo mó hoặc là quá yếu. Cùng chung một đức tin mãnh liệt, chị Hương một thành viên của Nhóm Loan Báo Tin Mừng đã kể về những kỷ niệm của gia đình chị từ khi ra nhập đạo cũng như những công việc tông đồ của chị. Trước đây, chị không theo đạo Công Giáo nhưng sau đó nhờ tác động của Chúa Thánh Thần và những người xung quanh, chị đã trở lại với đường ngay nẻo chính. Sau khi đến với Chúa chị đã gặp không ít khó khăn từ gia đình nhưng chị kiên trì cầu nguyện và thuyết phục mọi người, đúng hai mươi tháng sau tất cả gia đình chị đều ra nhập đạo. Kể từ đó chị càng hăng say hơn nữa trong công việc loan báo Tin mừng. Chị đã đến với từng người từng nhà để giới thiệu Chúa cho mọi người và chị cảm nhận trên mỗi bước đi của mình luôn có sự đồng hành và thúc giục của Chúa Thánh Thần. Mới đây chị còn tham gia vào Nhóm Bảo Vệ Sự Sống, qua những công việc thực tế chị đã thấy hết được sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Vấn đề bảo vệ sự sống là một vấn đề cấp bách cần làm ngay và cần sự vào cuộc của tất cả mọi người mới mong có thể thay đổi được tình hình. Chị Hương cũng khẳng định, dù gặp nhiều chông gai nhưng chị đã, đang và sẽ vững tâm trên cánh đồng truyền giáo. Một buổi chiều tuyệt vời ở giáo xứ đã nổi tiếng với cây chè, nhưng có lẽ Tân Cương sẽ còn nổi tiếng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm và phát triển đức tin Công Giáo trong tương lai.
3. Nà Phặc – nơi có những thợ gặt thầm lặng
Nà Phặc là vùng đất thuộc huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh 220km về phía Bắc. Nơi đây có rất nhiều các anh chị em dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao và H’Mông sinh sống. Một số giáo dân đã tình nguyện lên đây để làm công việc Loan Báo Tin Mừng cho mọi người. Chúng tôi đã hẹn gặp và nói chuyện trực tiếp với chị Maria Vũ Thị Mai – một thành viên của Nhóm truyền giáo trên đỉnh Đèo Giàng. Chị đã đến và chia sẻ về những khó khăn cũng như thuận lợi trong công việc loan báo Tin mừng cho người dân tộc thiểu số ở nơi đây. Chị Mai vốn là người sinh ra và lớn lên trên giáo xứ Bắc Kạn nhưng từ năm 2005 chị đã tình nguyện lên ở mảnh đất Nà Phặc này để làm chứng cho Chúa. Những ngày đầu tiên đến với Nà Phặc để loan báo tin mừng chị đã gặp không ít khó khăn, nhất là có người cho rằng các chị có vấn đề chứ ai lại đang yên đang lành tự đày đọa thân mình lên vùng rừng thiêng nước độc này. Nhưng chị vẫn vững tâm vượt qua mọi rào cản để đi làm sứ vụ của một người tông đồ. Cho đến nay, mảnh đất khi ho cò gáy này đã gắn bó cùng chị như tâm lòng khúc ruột và chị chẳng bao giờ muốn rời xa. Công việc loan báo Tin mừng ở nơi đây gặp khá nhiều khó khăn. Trước tiên là do địa hình hiểm trở có khi phải đi bộ từ dãy núi này sang dãy núi khác mất nửa ngày mới vào được bản. Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng như phong tục tập quán là một cản trở lớn cho công việc truyền giáo. Và khó khăn hơn cả là chính quyền địa phương, họ thường gây khó dễ cũng như tuyên truyền không hay về các chị em tông đồ và công việc loan báo Tin mừng. Nhưng dường như có Chúa Thánh Thần thường trực và tác động nên các anh chị em dân tộc ít người luôn vui vẻ khi đón nhận Tin Mừng cũng như đón tiếp các thành viên nhóm truyền giáo. Mặc dù, phải đứng trên đỉnh Đèo Giàng giữa trời nắng chang chang nhưng tôi vẫn luôn cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây mà đặc biệt những người thợ gặt âm thầm của cánh đồng truyền giáo.
4. Ngọc Khám – đi Lễ phải đội mũ bảo hiểm
Chiếc xe đỗ trước cửa ngôi nhà thờ đã đổ nát quá nửa của giáo họ Ngọc Khảm. Thật không may cho chúng tôi, chiếc xe bị lầy ngay trong khuôn viên của ngôi Thánh Đường làm mọi người phải đội mưa ra đẩy xe. Phải mất đến ba mươi phút đồng hồ chiếc xe mới thoát ra khỏi vũng lầy. Gặp ông bà trùm của giáo họ, chúng tôi được nghe những câu chuyện về đức tin của bà con giáo dân nơi đây vừa chân thật lại vừa mãnh liệt. Trước năm 1954, số nhân danh của giáo họ Ngọc Khám là gần hai nghìn nhưng kể từ biến cố di tản năm 1954 tính cho đến hiện nay Ngọc Khám chỉ còn lại 120 nhân danh. Cũng kể từ năm 1954 nhà nước đã tịch thu và biến ngôi thánh đường nơi đây thành nhà kho hợp tác xã. Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy bà con giáo dân của giáo họ Ngọc Khám vẫn giữ vững đức tin son sắt dù không có Cha xứ cũng như không có nhà thờ. Nhờ sự cầu nguyện không ngừng nghỉ và sự đấu tranh bền bỉ, cuối cùng chính quyền cũng phải trả lại nhà thờ cho bà con giáo dân giáo họ Ngọc Khám. Nhưng hiện nay ngôi thánh đường đã xuống cấp hết sức nghiêm trọng. Hơn một nửa tường và mái của nhà thờ đã sụp đổ, phần còn lại thì có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà mới có câu chuyện thật như đùa, mỗi khi đến nhà thờ để cầu nguyện hay dự Lễ các anh chị em nơi đây phải đội cả mũ bảo hiểm để tránh gạch ngói rơi vào đầu. Cũng ngay buổi chiều hôm đó chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến cảnh mưa dột bên trong nhà thờ. Mặc dù gặp nhiều những khó khăn như vậy nhưng ông trùm Ngọ Khám vẫn khẳng định đời sống đức tin của Ngọc Khám vẫn luôn son sắt một niềm. Đặc biệt, công việc loan báo Tin mừng ở đây vẫn được quan tâm phát triển, rất đông các anh chị em đã được rửa tội quay trở lại sau nhiều năm bỏ Chúa và cũng có khá đông các anh chị em lương dân xin ra nhập đạo… Mảnh đất hoang tàn này đang ngày một hồi sinh nhờ và ước mơ lớn nhất của bà con giáo dân Ngọc Khám là xây dựng được ngôi thánh đường khang trang đang dần trở thành hiện thực.
Xem hình ảnh
1. Đồng Chương – cánh đồng truyền giáo hoang sơ
Vượt qua 165 km, chúng tôi đến với Đồng Chương vào một buổi trưa đầu hạ đầy nắng. Nhiệt độ cao với câu chuyện mất điện kinh niên khiến thời tiết nơi đây càng trở nên khắc nghiệt hơn. Thế nhưng, những lý do đó không thể làm chùn bước các anh chị em trong Nhóm Loan Báo Tin Mừng của giáo xứ Đồng Chương và VânCương. Các bạn trẻ trong Nhóm đã chia sẻ về những cuộc hành trình đầy gian khổ của mình. Mỗi thành viên trong Nhóm Truyền giáo thường xuyên phải đến cùng sống, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng lao động với anh chị em dân tộc thiểu số trong vùng đất rộng lớn này để đem Tin Mừng đến với họ. Nhiều khi đi truyền giáo các anh chị phải vượt qua hàng trăm cây số đồi núi cũng như xa nhà đến mấy tuần liền, có nhiều người bảo các chị rỗi hơi nhưng trong sâu thẳm các anh các chị cảm thấy hạnh phúc vì luôn có Chúa đồng hành. Cho đến nay đã có một số các anh chị em dân tộc thiểu số đã xin ra nhập đạo.
Cha quản hạt Tây Bắc đồng thời là Cha chánh xứ Đồng Chương Giuse Hoàng Văn Lịch cũng chia sẻ thêm về đời sống đức tin của giáo dân trong giáo hạt cũng như giáo xứ do Cha phụ trách. Trước đây do những khó khăn nên nhiều giáo xứ trong giáo hạt không có Cha xứ, vì vậy mà đời sống đức tin có phần suy giảm nhưng đa số bà con giáo dân vẫn luôn vững tin và tuân giữ lề luật Chúa. Có thể nói trước tình hình đó, vai trò của ban giáo xứ cũng như ban hành giáo hết sức quan trọng, họ là những người giải quyết mọi công việc lớn nhỏ của giáo xứ, giáo họ. Sau này, khi tình hình có sự thay đổi nhiều giáo xứ có Cha về coi sóc. Kể từ đó đời sống đạo của bà con giáo dân dần đi vào ổn định và phát triển. Các hội đoàn được thành lập, cũng như hoạt động khá đều và quy mô ngày càng phát triển cả về chất và lượng.
2. Tân Cương - mảnh đất ươm mầm Đức tin
Đoàn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm giáo xứ Tân Cương, một ngôi Thánh Đường nguy nga, lộng lẫy với hai ngọn tháp cao vút tựa như những búp chè đang vươn lên bầu trời xanh. Gần ngay đó là ngôi nhà mục vụ ba tầng của giáo xứ đang trong thời gian hoàn thiện. Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Đinh cho chúng tôi hay đời sống đức tin của bà con giáo dân nơi đây có lúc thăng lúc trầm theo thời cuộc. Nhưng kể từ khi có Cha xứ về ở cùng thì mọi sinh hoạt đức tin đã được củng cố và phát triển bền vững. Các hội đoàn được tổ chức chặt chẽ, các sinh hoạt đức tin được duy trì thường xuyên. Đặc biệt, dưới sự điều hành của Cha xứ, bà con giáo dân đã tham gia vào ít nhất một hội đoàn nhằm thăng tiến đời sống đạo.
Một giáo dân đã chia sẻ về những khoảng thời gian tăm tối nhất của giáo xứ. Lúc đó, chính quyền không cho giáo dân tiếp xúc với Cha xứ. Quả thật, trong những lúc khó khăn như vậy mới thấy hết được sức mạnh của đức tin. Mặc dù Cha xứ bị quản thúc rất chặt nhưng bà con vẫn thường xuyên đến thăm Cha và mua những chiếc rổ rá do chính tay Cha đan. Bà con giáo dân không mua bằng tiền mà mang những thực phẩm thiết yếu đến để đổi, thực ra đây là cách thức hữu hiệu nhất để giúp đỡ Cha xứ trong lúc khó khăn chứ nhiều khi mua rổ rá của Cha về đâu có dùng được vì nó méo mó hoặc là quá yếu. Cùng chung một đức tin mãnh liệt, chị Hương một thành viên của Nhóm Loan Báo Tin Mừng đã kể về những kỷ niệm của gia đình chị từ khi ra nhập đạo cũng như những công việc tông đồ của chị. Trước đây, chị không theo đạo Công Giáo nhưng sau đó nhờ tác động của Chúa Thánh Thần và những người xung quanh, chị đã trở lại với đường ngay nẻo chính. Sau khi đến với Chúa chị đã gặp không ít khó khăn từ gia đình nhưng chị kiên trì cầu nguyện và thuyết phục mọi người, đúng hai mươi tháng sau tất cả gia đình chị đều ra nhập đạo. Kể từ đó chị càng hăng say hơn nữa trong công việc loan báo Tin mừng. Chị đã đến với từng người từng nhà để giới thiệu Chúa cho mọi người và chị cảm nhận trên mỗi bước đi của mình luôn có sự đồng hành và thúc giục của Chúa Thánh Thần. Mới đây chị còn tham gia vào Nhóm Bảo Vệ Sự Sống, qua những công việc thực tế chị đã thấy hết được sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Vấn đề bảo vệ sự sống là một vấn đề cấp bách cần làm ngay và cần sự vào cuộc của tất cả mọi người mới mong có thể thay đổi được tình hình. Chị Hương cũng khẳng định, dù gặp nhiều chông gai nhưng chị đã, đang và sẽ vững tâm trên cánh đồng truyền giáo. Một buổi chiều tuyệt vời ở giáo xứ đã nổi tiếng với cây chè, nhưng có lẽ Tân Cương sẽ còn nổi tiếng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm và phát triển đức tin Công Giáo trong tương lai.
3. Nà Phặc – nơi có những thợ gặt thầm lặng
Nà Phặc là vùng đất thuộc huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh 220km về phía Bắc. Nơi đây có rất nhiều các anh chị em dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao và H’Mông sinh sống. Một số giáo dân đã tình nguyện lên đây để làm công việc Loan Báo Tin Mừng cho mọi người. Chúng tôi đã hẹn gặp và nói chuyện trực tiếp với chị Maria Vũ Thị Mai – một thành viên của Nhóm truyền giáo trên đỉnh Đèo Giàng. Chị đã đến và chia sẻ về những khó khăn cũng như thuận lợi trong công việc loan báo Tin mừng cho người dân tộc thiểu số ở nơi đây. Chị Mai vốn là người sinh ra và lớn lên trên giáo xứ Bắc Kạn nhưng từ năm 2005 chị đã tình nguyện lên ở mảnh đất Nà Phặc này để làm chứng cho Chúa. Những ngày đầu tiên đến với Nà Phặc để loan báo tin mừng chị đã gặp không ít khó khăn, nhất là có người cho rằng các chị có vấn đề chứ ai lại đang yên đang lành tự đày đọa thân mình lên vùng rừng thiêng nước độc này. Nhưng chị vẫn vững tâm vượt qua mọi rào cản để đi làm sứ vụ của một người tông đồ. Cho đến nay, mảnh đất khi ho cò gáy này đã gắn bó cùng chị như tâm lòng khúc ruột và chị chẳng bao giờ muốn rời xa. Công việc loan báo Tin mừng ở nơi đây gặp khá nhiều khó khăn. Trước tiên là do địa hình hiểm trở có khi phải đi bộ từ dãy núi này sang dãy núi khác mất nửa ngày mới vào được bản. Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng như phong tục tập quán là một cản trở lớn cho công việc truyền giáo. Và khó khăn hơn cả là chính quyền địa phương, họ thường gây khó dễ cũng như tuyên truyền không hay về các chị em tông đồ và công việc loan báo Tin mừng. Nhưng dường như có Chúa Thánh Thần thường trực và tác động nên các anh chị em dân tộc ít người luôn vui vẻ khi đón nhận Tin Mừng cũng như đón tiếp các thành viên nhóm truyền giáo. Mặc dù, phải đứng trên đỉnh Đèo Giàng giữa trời nắng chang chang nhưng tôi vẫn luôn cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây mà đặc biệt những người thợ gặt âm thầm của cánh đồng truyền giáo.
4. Ngọc Khám – đi Lễ phải đội mũ bảo hiểm
Chiếc xe đỗ trước cửa ngôi nhà thờ đã đổ nát quá nửa của giáo họ Ngọc Khảm. Thật không may cho chúng tôi, chiếc xe bị lầy ngay trong khuôn viên của ngôi Thánh Đường làm mọi người phải đội mưa ra đẩy xe. Phải mất đến ba mươi phút đồng hồ chiếc xe mới thoát ra khỏi vũng lầy. Gặp ông bà trùm của giáo họ, chúng tôi được nghe những câu chuyện về đức tin của bà con giáo dân nơi đây vừa chân thật lại vừa mãnh liệt. Trước năm 1954, số nhân danh của giáo họ Ngọc Khám là gần hai nghìn nhưng kể từ biến cố di tản năm 1954 tính cho đến hiện nay Ngọc Khám chỉ còn lại 120 nhân danh. Cũng kể từ năm 1954 nhà nước đã tịch thu và biến ngôi thánh đường nơi đây thành nhà kho hợp tác xã. Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy bà con giáo dân của giáo họ Ngọc Khám vẫn giữ vững đức tin son sắt dù không có Cha xứ cũng như không có nhà thờ. Nhờ sự cầu nguyện không ngừng nghỉ và sự đấu tranh bền bỉ, cuối cùng chính quyền cũng phải trả lại nhà thờ cho bà con giáo dân giáo họ Ngọc Khám. Nhưng hiện nay ngôi thánh đường đã xuống cấp hết sức nghiêm trọng. Hơn một nửa tường và mái của nhà thờ đã sụp đổ, phần còn lại thì có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà mới có câu chuyện thật như đùa, mỗi khi đến nhà thờ để cầu nguyện hay dự Lễ các anh chị em nơi đây phải đội cả mũ bảo hiểm để tránh gạch ngói rơi vào đầu. Cũng ngay buổi chiều hôm đó chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến cảnh mưa dột bên trong nhà thờ. Mặc dù gặp nhiều những khó khăn như vậy nhưng ông trùm Ngọ Khám vẫn khẳng định đời sống đức tin của Ngọc Khám vẫn luôn son sắt một niềm. Đặc biệt, công việc loan báo Tin mừng ở đây vẫn được quan tâm phát triển, rất đông các anh chị em đã được rửa tội quay trở lại sau nhiều năm bỏ Chúa và cũng có khá đông các anh chị em lương dân xin ra nhập đạo… Mảnh đất hoang tàn này đang ngày một hồi sinh nhờ và ước mơ lớn nhất của bà con giáo dân Ngọc Khám là xây dựng được ngôi thánh đường khang trang đang dần trở thành hiện thực.
Lễ Trao Thừa Tác Viên Thánh Thể Ngoại Lệ tại Giáo Phận Bắc Ninh
Hà Như Nguyệt
10:35 27/06/2011
BẮC NINH: sáng Chúa Nhật Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô, hơn 200 vị thừa tác viên trên khắp 4 giáo hạt của giáo phận Bắc Ninh về Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Bắc Ninh để tham dự lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô và nhận ủy nhiệm thư thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ.
Xem hình ảnh
Vì đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục giáo phận Bắc Ninh, tổng thư kí Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sang Úc dự lễ phong chức Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, cho nên Cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Quang Vinh thay mặt Ngài chủ sự Thánh Lễ kính Mính Máu Thánh Chúa Kitô và trao ủy nhiệm thư thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ cho quý vị thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ.
Ngỏ lời với cộng đoàn, cha Tổng Đại Diện thay mặt Đức Cha và toàn thể giáo phận cám ơn quý vị thừa tác viên vì đã cống hiến biết bao công sức cho giáo phận và cho các xứ họ. Đặc biệt trong suốt thời kì khó khăn khi các giáo xứ không có linh mục coi sóc, quý vị thừa tác viên đã quảng đại hy sinh hàng tuần đến Tòa Giám Mục hay những nơi có linh mục kiệu Mình Thánh về với xứ họ và đưa Mình Thánh đến cho các bệnh nhân mọi lúc mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào.
Cha Tổng Đại Diện khích lệ quý vị thừa tác viên tham gia tích cực hơn nữa trong các xứ họ và cùng với cha xứ thi hành sứ vụ của Đức Kitô là phục vụ cộng đoàn cách vô vị lợi bằng việc trao ban Mình Thánh Chúa cho người khác, cho dù ngày nay giáo phận đã có đông linh mục hơn, nhưng vai trò và sứ vụ thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ vẫn không thể nào thiếu được.
Thánh Lễ kết thúc cũng là lúc các vị thừa tác viên tay bắt mặt mừng và chia sẻ với nhau những vui buồn sướng khổ trong sứ vụ trao ban Mình Thánh Chúa. Cuối cùng, tất cả có chung một ước nguyện là ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô sẽ trở thành ngày gặp mặt truyền thống của các thừa tác viên trên toàn thể giáo phận và cùng nhau hẹn gặp lại vào ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô năm tới.
Xem hình ảnh
Vì đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, giám mục giáo phận Bắc Ninh, tổng thư kí Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sang Úc dự lễ phong chức Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, cho nên Cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Quang Vinh thay mặt Ngài chủ sự Thánh Lễ kính Mính Máu Thánh Chúa Kitô và trao ủy nhiệm thư thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ cho quý vị thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ.
Ngỏ lời với cộng đoàn, cha Tổng Đại Diện thay mặt Đức Cha và toàn thể giáo phận cám ơn quý vị thừa tác viên vì đã cống hiến biết bao công sức cho giáo phận và cho các xứ họ. Đặc biệt trong suốt thời kì khó khăn khi các giáo xứ không có linh mục coi sóc, quý vị thừa tác viên đã quảng đại hy sinh hàng tuần đến Tòa Giám Mục hay những nơi có linh mục kiệu Mình Thánh về với xứ họ và đưa Mình Thánh đến cho các bệnh nhân mọi lúc mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào.
Cha Tổng Đại Diện khích lệ quý vị thừa tác viên tham gia tích cực hơn nữa trong các xứ họ và cùng với cha xứ thi hành sứ vụ của Đức Kitô là phục vụ cộng đoàn cách vô vị lợi bằng việc trao ban Mình Thánh Chúa cho người khác, cho dù ngày nay giáo phận đã có đông linh mục hơn, nhưng vai trò và sứ vụ thừa tác viên Thánh Thể ngoại lệ vẫn không thể nào thiếu được.
Thánh Lễ kết thúc cũng là lúc các vị thừa tác viên tay bắt mặt mừng và chia sẻ với nhau những vui buồn sướng khổ trong sứ vụ trao ban Mình Thánh Chúa. Cuối cùng, tất cả có chung một ước nguyện là ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô sẽ trở thành ngày gặp mặt truyền thống của các thừa tác viên trên toàn thể giáo phận và cùng nhau hẹn gặp lại vào ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô năm tới.
Nhóm Ve Chai Hải Phòng nối nhịp cầu yêu thương với trẻ nhiễm HIV
Hương Liên
10:36 27/06/2011
HẢI PHÒNG - Đã thành thông lệ, mỗi khi hè về nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng lại có một buổi vui chơi dã ngoại cùng với những trẻ nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV thuộc các quận, huyện trong Thành phố Hải Phòng, như Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến An, Dương Kinh, Kiến Thụy.
Xem hình ảnh
Chúa nhật 26.06.2011 vừa qua, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện Tòa giám mục Hải Phòng, Cha đặc trách Gioan Baotixita cùng với nhóm đã tổ chức buổi vui chơi và tặng quà cho 120 em tại Bến Thốc – Đồ Sơn.
Thật vui mừng biết bao khi chứng kiến các em nhỏ díu dít bên Cha quản nhiệm và các anh chị trong nhóm Ve Chai Nhân Ái để khoe về kết quả học tập của mình, cùng tâm sự những chuyện vui buồn cho nhau nghe.
Sau những giây phút trao đổi thân tình với các em, Cha đặc trách đã khai mạc chương trình vui chơi với những lời động viên khuyến khích các em, dù trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo để luôn được thầy thương bạn mến người thân của các em sẽ luôn tự hào về các em.
Tiếp đến các thành viên trong nhóm Ve Chai Nhân Ái đã cùng các em chơi những trò chơi dân gian như, bịt mắt đập lon bia, chim sẻ chăm chỉ, thử tài khéo léo,... sau đó là những vũ điệu sôi động. Trong phần vui chơi – sinh hoạt ngày hôm nay các em đã không còn nhút nhát, e ngại như những lần sinh hoạt của những năm trước nữa, vì những dịp hè trước các em đã cùng nhau học tập và vui chơi, nay lại gặp nhau cùng chơi những trò chơi bổ ích, khuôn mặt các em ánh lên niềm vui, niềm hạnh phúc với những nụ cười rạng rỡ và hy vọng.
Cuối buổi vui chơi Cha đặc trách và Nhóm ve Chai Nhân ái đã trao quà cho các em để các em có những đồ dùng học tập mới cho năm học tiếp theo, món quà tuy rất nhỏ bé nhưng chứa đựng tất cả những tình cảm và sự hy sinh vất vả của các thành viên trong Nhóm Ve Chai, những giọt mồ hôi của những ngày hè nóng nực cũng như cái rét giá lạnh của mùa đông, mỗi ngày, từ những mạnh giấy vụn, vỏ lon bia, phế liệu… tưởng chừng không có giá trị nhưng nó đã trở lên có ý nghĩa khi mỗi thành viên từng ngày góp nhặt về để rồi bán đi có tiền giúp những người kém may mắn; như người già neo đơn không nơi lương tựa, người có HIV và các em có hoàn cảnh đặc biệt như các em, vì các anh chị tin rằng “ mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” (MT25,40).
Ước mong mỗi người nhận ra xung quanh mình còn có rất nhiều người kém may mắn hơn chúng ta, để sẵn sàng dẫn thân, chia sẻ, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Xem hình ảnh
Chúa nhật 26.06.2011 vừa qua, sau khi dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện Tòa giám mục Hải Phòng, Cha đặc trách Gioan Baotixita cùng với nhóm đã tổ chức buổi vui chơi và tặng quà cho 120 em tại Bến Thốc – Đồ Sơn.
Thật vui mừng biết bao khi chứng kiến các em nhỏ díu dít bên Cha quản nhiệm và các anh chị trong nhóm Ve Chai Nhân Ái để khoe về kết quả học tập của mình, cùng tâm sự những chuyện vui buồn cho nhau nghe.
Sau những giây phút trao đổi thân tình với các em, Cha đặc trách đã khai mạc chương trình vui chơi với những lời động viên khuyến khích các em, dù trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo để luôn được thầy thương bạn mến người thân của các em sẽ luôn tự hào về các em.
Tiếp đến các thành viên trong nhóm Ve Chai Nhân Ái đã cùng các em chơi những trò chơi dân gian như, bịt mắt đập lon bia, chim sẻ chăm chỉ, thử tài khéo léo,... sau đó là những vũ điệu sôi động. Trong phần vui chơi – sinh hoạt ngày hôm nay các em đã không còn nhút nhát, e ngại như những lần sinh hoạt của những năm trước nữa, vì những dịp hè trước các em đã cùng nhau học tập và vui chơi, nay lại gặp nhau cùng chơi những trò chơi bổ ích, khuôn mặt các em ánh lên niềm vui, niềm hạnh phúc với những nụ cười rạng rỡ và hy vọng.
Cuối buổi vui chơi Cha đặc trách và Nhóm ve Chai Nhân ái đã trao quà cho các em để các em có những đồ dùng học tập mới cho năm học tiếp theo, món quà tuy rất nhỏ bé nhưng chứa đựng tất cả những tình cảm và sự hy sinh vất vả của các thành viên trong Nhóm Ve Chai, những giọt mồ hôi của những ngày hè nóng nực cũng như cái rét giá lạnh của mùa đông, mỗi ngày, từ những mạnh giấy vụn, vỏ lon bia, phế liệu… tưởng chừng không có giá trị nhưng nó đã trở lên có ý nghĩa khi mỗi thành viên từng ngày góp nhặt về để rồi bán đi có tiền giúp những người kém may mắn; như người già neo đơn không nơi lương tựa, người có HIV và các em có hoàn cảnh đặc biệt như các em, vì các anh chị tin rằng “ mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” (MT25,40).
Ước mong mỗi người nhận ra xung quanh mình còn có rất nhiều người kém may mắn hơn chúng ta, để sẵn sàng dẫn thân, chia sẻ, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Thi Giáo Lý tại giáo xứ Lộc Mỹ
LM Raphael Trần Xuân Nhàn
10:38 27/06/2011
VINH 27/06/2011- Giáo xứ Lộc Mỹ nằm ven biển, thuộc giáo hạt Cửa Lò, giáo phận Vinh, là một trong những xứ có danh sách đầu tiên khi thành lập giáo phận, giáo xứ Lộc Mỹ thuộc vùng truyền giáo Chân Lộc nhờ sự quan tâm của các cha thừa sai nên phát triển rất vững mạnh. đã trở thành giáo xứ Lộc Mỹ năm 1846, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy. Vào năm 1853, Đức cha tiên khởi của địa phận Gauthier Ngô Gia Hậu đã chia giáo xứ Chân Lộc làm hai. Miền Đá Dựng giữ nguyên danh từ giáo xứ Chân Lộc với số giáo dân 4055. Miền đất Cửa Lò được gọi là xứ Cửa Lò với số giáo dân là 2693, bao gồm Kẻ Bong, Kẻ Rộng, Kẻ Lò, La Nham. Vào thời đó vì những cơn bách đạo, để dễ lánh nạn, các vị thừa sai đã chọn làng (Chân Lộc) Lộc Mỹ làm trụ sở truyền giáo, vì dân ở đây có nếp sống hiền lành, bảo vệ che chở các nhà thừa sai trong giai đoạn khó khăn. Đến năm 1902, bề trên giáo Phận chia giáo xứ Cửa Lò làm hai. Phần Làng Kẻ Bong và phần còn lại là làng Kẻ Rộng và làng La Nham. Miền Kẻ Lò (gồm Mai Hương, Yên Trạch, Kẻ Lò) thành một giáo xứ lấy tên là Giáo Xứ Tân Lộc. Từ giáo xứ mẹ (Chân Lộc) Lộc Mỹ ban đầu đã cho ra mười một người con. (xem lịch sử giáo xứ Lộc Mỹ gp. Vinh)
Xem hình ảnh
Năm vừa rồi (12/2010) giáo xứ phải đón nhận một cái tang đau thương của cha già GIOAN TRẦN THANH LAN bị tai giao thông, được Chúa gọi về ngày 09 tháng 12 năm 2010 tại Hà Tĩnh. Vì đây là một xứ có truyền thống giữ đạo, truyền đạo tốt, nên Đức Giám Mục PhaoLô Nguyễn Thái Hợp nhanh chóng sai linh mục Raphael về phụ trách.
Số giáo dân hiện nay 2974 giáo dân Như vậy độ tuổi học trò lên tới 700 em, do thời tiết quá nóng, cha quản xứ & Ban Giáo lý đã tổ chức các lớp giáo lý tăng tốc vào ban đêm, vào những ngày sắp vào kỳ thi, ban tổ chứac cho học luôn cả buổi sáng và trưa vì số lượng học sinh đông nên phải chia 3 ca, cho 3 khối, sáng trưa và tối. Ai đã đến đây một lần đều cảm thấy sinh hoạt của giáo xứ này cũng sôi động như công việc ngày mùa của họ, mặc dù cơn lốc ngày 23/06 vừa qua cướp đi 4 sinh mạng, nhưng rồi công việc sinh hoạt giáo xứ vẫn tiếp diễn bình thường, kỳ thi đã đến, các thày cô giáo lý viên & các em thật sự nao nức trước kỳ thi sát hạch cấp Xứ rồi cấp Hạt, cấp Giáo phận.
Ngày 27-06 -2011, giáo xứ tổ chức kỳ thi tổng kết mùa học, bậc phụ huynh, các thầy cô & các em học trò, nhộn nhịp như ngày hội, các em với những bộ trang phục mới nhất, từng nhóm dắt tay nhau đến nhà xứ để tham dự cuộc thi. Sau một hồi trống khai mạc mùa thi. Ông Hiệu Trưởng giới thiệu thành viên ban giám khảo và các thành phần tham dự thi, linh mục quản xứ đọc lời khai mạc, ban giám khảo đọc thể lệ thi và cuộc thi được bắt đầu, theo thứ tự mà các khối đã được phân chia, các thi sinh cầm Thẻ Báo Danh & chờ đợi Ban Giám khảo gọi tên mình.
Moi người đều phấn chấn, đây là một việc thường niên trong sinh họat mục vụ của giáo xứ,mặc đù đứng trước những thử thách của nền kinh tế thị trường, trước một xã hội hưởng thụ & một nền giáo dục quốc gia xuống cấp trầm trọng nhưng giáo lý & Tin Mừng của Chúa Giêsu phải được ưu tiên, mọi người học hỏi thấu đáo, nhất là giới trẻ vì “Giới trẻ là tương lai của đất nước, là niềm hy vọng của Hội Thánh, không chỉ vì ngày mai là của họ, mà chính vì họ là những người phải xây dựng ngày mai từ hôm nay” (Thư chung HĐGMVN 1992).
Những thành quả đáng khích lệ như vậy không phải dễ dàng mà có, trước tiên là nhờ sự quan tâm của vị chủ chăn, nỗ lực của các thầy cô, sự chuyên cần của các em, đặc biệt sự cộng tác của các bậc phụ huynh và ban nghành, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa, và luôn tin tưởng Chúa Thánh Thấn sẽ sáng soi cho các vị lãnh đạo luôn hướng dẫn mọi công việc, mọi nẻo đường để chúng ta nhận lãnh sứ mệnh của mình là "gìn giữ ngọn đèn Đức Tin" trong thời đại của chúng ta, hăng say qui tụ mọi tầm nhìn vào Đức Kitô như sự thật toàn diện, sự thật tuyệt vời mà mọi người chúng ta phải làm chứng. Chính Người là sự thật mang lại niềm vui cứu độ và hạnh phúc thật sự cho chúng ta mà thôi.
Tin tưởng rằng sự thành công của kỳ thi giáo lý này sẽ là một động lực giúp giáo xứ Lộc Mỹ ngày càng đi lên, làm cho đời sống Đức tin của mỗi người giáo dân nơi đây ngày càng thăng tiến.
Xem hình ảnh
Năm vừa rồi (12/2010) giáo xứ phải đón nhận một cái tang đau thương của cha già GIOAN TRẦN THANH LAN bị tai giao thông, được Chúa gọi về ngày 09 tháng 12 năm 2010 tại Hà Tĩnh. Vì đây là một xứ có truyền thống giữ đạo, truyền đạo tốt, nên Đức Giám Mục PhaoLô Nguyễn Thái Hợp nhanh chóng sai linh mục Raphael về phụ trách.
Số giáo dân hiện nay 2974 giáo dân Như vậy độ tuổi học trò lên tới 700 em, do thời tiết quá nóng, cha quản xứ & Ban Giáo lý đã tổ chức các lớp giáo lý tăng tốc vào ban đêm, vào những ngày sắp vào kỳ thi, ban tổ chứac cho học luôn cả buổi sáng và trưa vì số lượng học sinh đông nên phải chia 3 ca, cho 3 khối, sáng trưa và tối. Ai đã đến đây một lần đều cảm thấy sinh hoạt của giáo xứ này cũng sôi động như công việc ngày mùa của họ, mặc dù cơn lốc ngày 23/06 vừa qua cướp đi 4 sinh mạng, nhưng rồi công việc sinh hoạt giáo xứ vẫn tiếp diễn bình thường, kỳ thi đã đến, các thày cô giáo lý viên & các em thật sự nao nức trước kỳ thi sát hạch cấp Xứ rồi cấp Hạt, cấp Giáo phận.
Ngày 27-06 -2011, giáo xứ tổ chức kỳ thi tổng kết mùa học, bậc phụ huynh, các thầy cô & các em học trò, nhộn nhịp như ngày hội, các em với những bộ trang phục mới nhất, từng nhóm dắt tay nhau đến nhà xứ để tham dự cuộc thi. Sau một hồi trống khai mạc mùa thi. Ông Hiệu Trưởng giới thiệu thành viên ban giám khảo và các thành phần tham dự thi, linh mục quản xứ đọc lời khai mạc, ban giám khảo đọc thể lệ thi và cuộc thi được bắt đầu, theo thứ tự mà các khối đã được phân chia, các thi sinh cầm Thẻ Báo Danh & chờ đợi Ban Giám khảo gọi tên mình.
Moi người đều phấn chấn, đây là một việc thường niên trong sinh họat mục vụ của giáo xứ,mặc đù đứng trước những thử thách của nền kinh tế thị trường, trước một xã hội hưởng thụ & một nền giáo dục quốc gia xuống cấp trầm trọng nhưng giáo lý & Tin Mừng của Chúa Giêsu phải được ưu tiên, mọi người học hỏi thấu đáo, nhất là giới trẻ vì “Giới trẻ là tương lai của đất nước, là niềm hy vọng của Hội Thánh, không chỉ vì ngày mai là của họ, mà chính vì họ là những người phải xây dựng ngày mai từ hôm nay” (Thư chung HĐGMVN 1992).
Những thành quả đáng khích lệ như vậy không phải dễ dàng mà có, trước tiên là nhờ sự quan tâm của vị chủ chăn, nỗ lực của các thầy cô, sự chuyên cần của các em, đặc biệt sự cộng tác của các bậc phụ huynh và ban nghành, chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa, và luôn tin tưởng Chúa Thánh Thấn sẽ sáng soi cho các vị lãnh đạo luôn hướng dẫn mọi công việc, mọi nẻo đường để chúng ta nhận lãnh sứ mệnh của mình là "gìn giữ ngọn đèn Đức Tin" trong thời đại của chúng ta, hăng say qui tụ mọi tầm nhìn vào Đức Kitô như sự thật toàn diện, sự thật tuyệt vời mà mọi người chúng ta phải làm chứng. Chính Người là sự thật mang lại niềm vui cứu độ và hạnh phúc thật sự cho chúng ta mà thôi.
Tin tưởng rằng sự thành công của kỳ thi giáo lý này sẽ là một động lực giúp giáo xứ Lộc Mỹ ngày càng đi lên, làm cho đời sống Đức tin của mỗi người giáo dân nơi đây ngày càng thăng tiến.
Kỉ niệm 50 năm TCV Hoan Thiện - Hội ngộ cựu chủng sinh Huế
Trương Trí
10:40 27/06/2011
LAVANG - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, thuộc Tổng Giáo Phận Huế (1961-2011). Cựu chủng sinh thuộc Tổng Giáo Phận Huế gồm tất cả ba nhà: An Ninh- Phú Xuân – Hoan Thiện tổ chức hội ngộ. Một cuộc hội ngộ bên Mẹ La Vang kính yêu, đồng thời tưởng nhớ đến các bậc ân sư cũng như các bạn đồng môn đã qua đời. Đặc biệt tưởng nhớ Cố Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: vị Ân Sư, vị Bề trên tiên khởi của Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện Huế, nhân dịp kỷ niệm ngày tấn phong Giám Mục tại Nguyện Đường Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện 24.6.1967.
Xem hình ảnh
Một cuộc hội ngộ Cựu Chủng Sinh toàn Tổng Giáo Phận với rất nhiều người tham dự, từ hải ngoại đến mọi miền đất nước đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay, nhân dịp kỷ niệm Hồng Ân 50 năm thành lập Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện. Thời gian tổ chức đã được thống nhất là từ ngày 23 đến 25.6, với ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm ngày lễ tấn phong Giám Mục 24.6 tại nhà nguyện Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện của vị Ân Sư khả kính, người Tôi Tá của Chúa, vị Chứng Nhân của Công Lý và Hòa Bình, Ngài là vị Bề Trên đầu tiên của Tiểu Chủng Viện. Với trên 400 người tham dự gồm cả thân nhân là vợ, con và cả cháu của an hem cựu chủng sinh, và trên 40 linh mục. Tham dự viên gồm những cụ già 80 tuổi đến các chấu nội ngoại vài năm tuổi.
Chiều ngày 23.6, tại Trung Tâm Thánh Mẫu La vang, ban tổ chức đã ân cần đón tiếp anh em cựu chủng sinh từ khắp mọi miền đất nước cũng như hải ngoại về tham dự hội ngộ. Một tâm tình yêu thương, với bao kỷ niệm đầy ắp trong lòng. Mọi bùi ngùi xúc động đều được bộc lộ ngay từ phút đầu gặp gở khi gặp những bạn bè thân yêu sau mấy chục năm xa cách. Từ già đến bé đều chan hòa một mối tình huynh đệ nồng nàn, không phân biệt chủng viện An Ninh, Phú Xuân hay Hoan Thiện. Với một tâm tình của người con thảo quy tụ về bên Mẹ hiền La Vang.
Ngay buổi tối, một buổi kiệu trọng thể hướng về Linh Đài Đức Mẹ La Vang, sau đó là thánh lễ đồng tế tại Linh Đài. Phụng vụ thánh lễ vọng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả. Cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, hạt trưởng hạt Quảng Trị, quản xứ Trí Bưu nhân ngày bổn mạng của Ngài đã chia sẽ tâm tình trong bài giảng lễ: “ Hôm nay quả là một dịp đặc biệt, an hem chúng ta ở khắp nơi quy tụ về đây, bên Mẹ La Vang để mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện. Là sự nối tiếp và tồn tại của Tiểu chủng viện An Ninh rồi Phú Xuân: là nơi đào tạo và ươm mầm những linh mục tương lai của giáo phận nhà.
Về đây, đánh dấu một chặng đường ân lộc của Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người chúng ta, để sống lại những giây phút tri ân tình thầy trò và chan hòa tình huynh đệ yêu thương và hiệp nhất.
Phụng vụ Giáo Hội hôm nay mừng lễ vọng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ tiền hô của Chúa Giêsu. Hình ảnh và cuộc đời của Ngài đủ để làm chất liệu quý cho chúng ta suy niệm và noi theo trong suốt cuộc đời làm con Chúa của chúng ta. Giá trị làm nên cuộc đời của Gioan Tẩy giả là nhờ có bàn tay Thiên Chúa phù hộ.
Là Linh mục, được Chúa chọn để phục vụ Chúa, phục vụ Hội Thánh, phục vụ anh chị em mình trong chức năng thừa tác của mình. Hay như an hem, những người Chúa muốn sống giữa đời trong bối cảnh hôn nhân gia đình. Ai trong chúng ta cũng đều cần có bàn tay Thiên Chúa phù hộ…
Về đây hội ngộ là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại biết bao ân lộc Chúa ban mà có khi trên đường đời có khi chúng ta không nhận ra. Đã một lần ăn cơm nhà Cúa, là chúng ta phải biết cám ơn Chúa, dù có được bước lên bàn Thánh làm linh mục, hay ra giữa đời cũng phải làm sáng danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn….”
Sáng ngày 24.6, sau khi đón tiếp Đức Giám Giám Mục Phụ tá F.X Lê Văn Hồng, buổi khai mạc hội ngộ chính thức bắt đầu. Huấn từ khai mạc, Đức Cha phụ tá đã nói: “… Đại diện cho Đức Tổng Giám Mục giáo phận, tôi xin than ái chào đón quý cha, quý anh em cựu chủng sinh Huế và gia đình của anh em, hôm nay trở về với đất mẹ của giáo phận để tham dự những ngày hội ngộ hồng phúc này, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện.
Đây là một cuộc hội ngộ linh mục và cựu chủng sinh Huế có tầm cở lớn nhất từ trước đến nay, gồm đủ mọi lứa tuổi, xuất than từ ba Tiểu chủng viện, đến từ nhiều miền của đất nước và cả hải ngoại, có sự đồng hành của than nhân trong gia đình.
Giấc mơ hội ngộ đã thành hình từ lâu, nhưng vì nhiều lý do khách quan, chúng ta chỉ mới sinh hoạt từng nhóm, từng miền, mãi đến hôm nay mới có thể thực hiện được. Nhờ lời cầu nguyện, sự quyết tâm và sự đóng góp tích cực của mọi người. Đây là một điểm nhấn quan trọng để thắt chặt nghĩa thầy trò, tình huynh đệ, tinh thần trách nhiệm chung đối với Mẹ Giáo Phận Huế than yêu.
Những ngày hội ngộ này được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Hiền La Vang, mẹ của Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt của Tổng Giáo Phận Huế. Chúng ta cảm thấy an tâm và hạnh phúc. Xin tạ ơn Chúa quyền năng và Mẹ nhân lành.
Trở về gặp lại nhau trên đất Mẹ sau bao năm trời xa cách, chắc ai ai cũng cảm thấy lòng mình nao nao, mừng vui và xúc động. Nhìn lại những gương mặt thân quen, kể cho nhau nghe những kỷ niệm êm đềm của nhiều năm tháng dưới mái nhà chủng viện, trao cho nhau những tâm sự buồn vui trong cuộc sống, và nhất là chia sẽ cho nhau những lời khích lệ ủi an, tất cả sẽ góp phần thắt chặt tình huynh đệ và liên kết chúng ta lại với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ hiền La Vang.
Khi hân hoan trong bầu khí hội ngộ này, chúng ta cũng không quên, chúng ta cũng không quên hình ảnh các ân sư, còn sống hay đã qua đời…”
Trước khi khai mạc hội ngộ, cha G.B. Lê Văn Nghiêm đã tập cho mọi người bài hát: “Gặp nhau, gặp nhau nơi đây. Như anh em như chị em. Như con cái của Đức Chúa Trời…” Những cựu chủng sinh tà hải ngoại đã có những chia sẽ tâm tình thật xúc động, nhất là những niên trưởng đã 70, 80 tuổi vẫn cố gắng quy tụ về đây để ôn lại biết bao kỷ niệm thời ấu thơ. Tất cả hầu như thấy mình trẻ lại như thuở thiếu thời.
Cựu chủng sinh lớp Hoan Thiện 63 đã tặng bức tranh vẽ chân dung của Cố Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, vị ân sư khả kính và cũng là vị bề trên đầu tiên sáng lập Tiểu Chủng Viện hoan Thiện, và cây Linh Quế, một loại cây quý thuộc họ đào có thể sống thọ hàng ngàn năm tuổi.
Tiếp nối ngày hội ngộ với thánh lễ đồng tế tại nhà nguyện do Đức Giám Mục phụ tá chủ tế. Mở đầu thánh lễ, ngài nói: “…Hiệp dâng thánh lễ này, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, đã quy tụ chúng ta về với nguồn cội là Mẹ Giáo Phận Huế, dịp hồng ân 50 năm Hoan Thiện, tại mãnh đất đã in đậm dấu ấn tình thương mẫu tử của Mẹ La vang với cha ông chúng ta năm xưa, giữa những thử thách đau thương, và hôm nay đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống không thiếu những thách đố cam go và những hiểm nguy rình rập…Cũng qua thánh lễ này, với tất cả tấm lòng kính mến và tri ân, chúng ta nhớ đến các vị ân sư đã qua đời hay còn sống, hôm nay vì lý do nào đó không thể có mặt, xin Chúa trả công bội hậu cho các Ngài.
Xin Chúa chúc lành cho mỗi người, và chớ gì cuộc hội ngộ này liên kết chúng ta lại trong tình hiệp nhất và bình an của Đức Kitô…”
Buổi chiều và buổi tối, tiếp tục những tâm tình chia sẽ của đại diện từng lớp. Sau hàng chục năm trời xa cách, biết bao nhiêu kỷ niệm yêu thương tràn về, hầu như ai ai cũng muốn có một thời gian dài để trút nỗi niềm tâm sự chất chứa trong lòng. Nhất là những bà vợ của anh em đều có chung một niềm hãnh diện là vợ của một cựu chủng sinh, cũng như con cháu được tham dự trong cuộc hội ngộ này cũng cảm thấy tự hào về cha ông của mình.
Chương trình được tiếp tục bằng buổi giao lưu văn nghệ, với nhiều tiết mục đặc sắc do anh em biễu diễn, cùng với sự tham gia rất sôi nỗi của các phu nhân và con cháu. Ấn tượng nhất có lẻ là tiết mục hoạt cảnh do cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, gợi lại hình ảnh của một chú nhà trường thời kỳ 1953 tại chủng viện: bộ đồng phục áo dài đen, quần lĩnh trắng, mũ cối trắng, trong túi áo luôn có tràng chuỗi và chiếc khăn tay. Những giọng ca thật hồn nhiên của những ông già 70, 80 tuổi. Tất cả hầu như làm sống lại những kỷ niệm một thời xa xăm, mọi người cảm thấy mình như trẻ lại.
Từ 4 giờ sáng ngày 25.6, mọi người đều thức dậy làm vệ sinh. Đúng 5 giờ, tất cả đều tập trung tại Linh Đài Đức Mẹ, dâng lên Mẹ tất cả những tâm tình của người con đối với Mẹ hiền, chào giả từ Mẹ dấu yêu để tiến về Đền Thánh Tôma Thiện tại Nhan Biều. Chính nơi đây Người đã chịu tử đạo. Một buổi tế long trọng theo truyền thống dân tộc thật uy nghi, sau đó, các linh mục và từng người cung kính niệm hương trước di ảnh của vị anh cả.
Sau buổi lễ tế, đoàn xe trở về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế. Nơi đây mọi người được sự đón tiếp ân cần của Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục phụ tá. Thánh lễ đồng tế, cũng là thánh lễ bế mạc hội ngộ do Đức Tổng Giám Mục chủ sự. Trước khi bước vào thánh lễ, đại diện cựu chủng sinh đã có buổi lễ tế trước di ảnh vị ân sư đồng thời là vị Bề trên tiên khởi của Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện: Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận.
Trong bài chia sẽ tại thánh lễ bế mạc, cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, vị bề trên cuối cùng của Tiểu chủng viện Hoan Thiện, đã nhấn mạnh về hồng ân hội ngộ: “…209 năm kể từ chủng viện An Ninh lần 1 năm 1802; 58 năm chủng viện Phú Xuân 1953; 50 năm chủng viện Hoan Thiện 1961 và 32 năm theo hình thức thích nghi thời bách hại. Mỗi người được hưởng thụ thời gian dài ngắn khác nhau, trải nghiệm tương quan khác nhau, nhưng tất cả đều mang dấu ấn khó phai là đã ở trong vườn ươm của giáo phận. Nay là Kitô hữu giáo dân hay linh mục, có những cung cách ứng xử rất là các chú nhà trường trong đời sống chứng nhân Chúa Kitô giữa going đời.
Hội ngộ để tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời tri ân các ân sư, tưởng nhớ các dmôn còn sống hay đã qua đời.”
Sau thánh lễ, đại diện cựu chủng sinh tặng hoa Đức Tổng Giám Mục và trao tặng kỷ niệm chương cho các vị ân sư.
Những ngày hội ngộ kết thúc với bữa cơm trưa thân mật, Đức Tổng Giám Mục đến từng bàn chào thăm một số anh em bệnh tật và một số có hoàn cảnh đặc biệt.
Kết thúc hội ngộ toàn trường, mỗi lớp hầu như nhân dịp này tiếp tục có những buổi gặp mặt để trao cho nhau những tâm tình đầy ắp kỷ niệm.
Xem hình ảnh
Một cuộc hội ngộ Cựu Chủng Sinh toàn Tổng Giáo Phận với rất nhiều người tham dự, từ hải ngoại đến mọi miền đất nước đã được chuẩn bị từ hơn một năm nay, nhân dịp kỷ niệm Hồng Ân 50 năm thành lập Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện. Thời gian tổ chức đã được thống nhất là từ ngày 23 đến 25.6, với ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm ngày lễ tấn phong Giám Mục 24.6 tại nhà nguyện Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện của vị Ân Sư khả kính, người Tôi Tá của Chúa, vị Chứng Nhân của Công Lý và Hòa Bình, Ngài là vị Bề Trên đầu tiên của Tiểu Chủng Viện. Với trên 400 người tham dự gồm cả thân nhân là vợ, con và cả cháu của an hem cựu chủng sinh, và trên 40 linh mục. Tham dự viên gồm những cụ già 80 tuổi đến các chấu nội ngoại vài năm tuổi.
Chiều ngày 23.6, tại Trung Tâm Thánh Mẫu La vang, ban tổ chức đã ân cần đón tiếp anh em cựu chủng sinh từ khắp mọi miền đất nước cũng như hải ngoại về tham dự hội ngộ. Một tâm tình yêu thương, với bao kỷ niệm đầy ắp trong lòng. Mọi bùi ngùi xúc động đều được bộc lộ ngay từ phút đầu gặp gở khi gặp những bạn bè thân yêu sau mấy chục năm xa cách. Từ già đến bé đều chan hòa một mối tình huynh đệ nồng nàn, không phân biệt chủng viện An Ninh, Phú Xuân hay Hoan Thiện. Với một tâm tình của người con thảo quy tụ về bên Mẹ hiền La Vang.
Ngay buổi tối, một buổi kiệu trọng thể hướng về Linh Đài Đức Mẹ La Vang, sau đó là thánh lễ đồng tế tại Linh Đài. Phụng vụ thánh lễ vọng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả. Cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, hạt trưởng hạt Quảng Trị, quản xứ Trí Bưu nhân ngày bổn mạng của Ngài đã chia sẽ tâm tình trong bài giảng lễ: “ Hôm nay quả là một dịp đặc biệt, an hem chúng ta ở khắp nơi quy tụ về đây, bên Mẹ La Vang để mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện. Là sự nối tiếp và tồn tại của Tiểu chủng viện An Ninh rồi Phú Xuân: là nơi đào tạo và ươm mầm những linh mục tương lai của giáo phận nhà.
Về đây, đánh dấu một chặng đường ân lộc của Thiên Chúa ban tặng cho mỗi người chúng ta, để sống lại những giây phút tri ân tình thầy trò và chan hòa tình huynh đệ yêu thương và hiệp nhất.
Phụng vụ Giáo Hội hôm nay mừng lễ vọng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ tiền hô của Chúa Giêsu. Hình ảnh và cuộc đời của Ngài đủ để làm chất liệu quý cho chúng ta suy niệm và noi theo trong suốt cuộc đời làm con Chúa của chúng ta. Giá trị làm nên cuộc đời của Gioan Tẩy giả là nhờ có bàn tay Thiên Chúa phù hộ.
Là Linh mục, được Chúa chọn để phục vụ Chúa, phục vụ Hội Thánh, phục vụ anh chị em mình trong chức năng thừa tác của mình. Hay như an hem, những người Chúa muốn sống giữa đời trong bối cảnh hôn nhân gia đình. Ai trong chúng ta cũng đều cần có bàn tay Thiên Chúa phù hộ…
Về đây hội ngộ là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại biết bao ân lộc Chúa ban mà có khi trên đường đời có khi chúng ta không nhận ra. Đã một lần ăn cơm nhà Cúa, là chúng ta phải biết cám ơn Chúa, dù có được bước lên bàn Thánh làm linh mục, hay ra giữa đời cũng phải làm sáng danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn….”
Sáng ngày 24.6, sau khi đón tiếp Đức Giám Giám Mục Phụ tá F.X Lê Văn Hồng, buổi khai mạc hội ngộ chính thức bắt đầu. Huấn từ khai mạc, Đức Cha phụ tá đã nói: “… Đại diện cho Đức Tổng Giám Mục giáo phận, tôi xin than ái chào đón quý cha, quý anh em cựu chủng sinh Huế và gia đình của anh em, hôm nay trở về với đất mẹ của giáo phận để tham dự những ngày hội ngộ hồng phúc này, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện.
Đây là một cuộc hội ngộ linh mục và cựu chủng sinh Huế có tầm cở lớn nhất từ trước đến nay, gồm đủ mọi lứa tuổi, xuất than từ ba Tiểu chủng viện, đến từ nhiều miền của đất nước và cả hải ngoại, có sự đồng hành của than nhân trong gia đình.
Giấc mơ hội ngộ đã thành hình từ lâu, nhưng vì nhiều lý do khách quan, chúng ta chỉ mới sinh hoạt từng nhóm, từng miền, mãi đến hôm nay mới có thể thực hiện được. Nhờ lời cầu nguyện, sự quyết tâm và sự đóng góp tích cực của mọi người. Đây là một điểm nhấn quan trọng để thắt chặt nghĩa thầy trò, tình huynh đệ, tinh thần trách nhiệm chung đối với Mẹ Giáo Phận Huế than yêu.
Những ngày hội ngộ này được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Hiền La Vang, mẹ của Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt của Tổng Giáo Phận Huế. Chúng ta cảm thấy an tâm và hạnh phúc. Xin tạ ơn Chúa quyền năng và Mẹ nhân lành.
Trở về gặp lại nhau trên đất Mẹ sau bao năm trời xa cách, chắc ai ai cũng cảm thấy lòng mình nao nao, mừng vui và xúc động. Nhìn lại những gương mặt thân quen, kể cho nhau nghe những kỷ niệm êm đềm của nhiều năm tháng dưới mái nhà chủng viện, trao cho nhau những tâm sự buồn vui trong cuộc sống, và nhất là chia sẽ cho nhau những lời khích lệ ủi an, tất cả sẽ góp phần thắt chặt tình huynh đệ và liên kết chúng ta lại với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ hiền La Vang.
Khi hân hoan trong bầu khí hội ngộ này, chúng ta cũng không quên, chúng ta cũng không quên hình ảnh các ân sư, còn sống hay đã qua đời…”
Trước khi khai mạc hội ngộ, cha G.B. Lê Văn Nghiêm đã tập cho mọi người bài hát: “Gặp nhau, gặp nhau nơi đây. Như anh em như chị em. Như con cái của Đức Chúa Trời…” Những cựu chủng sinh tà hải ngoại đã có những chia sẽ tâm tình thật xúc động, nhất là những niên trưởng đã 70, 80 tuổi vẫn cố gắng quy tụ về đây để ôn lại biết bao kỷ niệm thời ấu thơ. Tất cả hầu như thấy mình trẻ lại như thuở thiếu thời.
Cựu chủng sinh lớp Hoan Thiện 63 đã tặng bức tranh vẽ chân dung của Cố Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, vị ân sư khả kính và cũng là vị bề trên đầu tiên sáng lập Tiểu Chủng Viện hoan Thiện, và cây Linh Quế, một loại cây quý thuộc họ đào có thể sống thọ hàng ngàn năm tuổi.
Tiếp nối ngày hội ngộ với thánh lễ đồng tế tại nhà nguyện do Đức Giám Mục phụ tá chủ tế. Mở đầu thánh lễ, ngài nói: “…Hiệp dâng thánh lễ này, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, đã quy tụ chúng ta về với nguồn cội là Mẹ Giáo Phận Huế, dịp hồng ân 50 năm Hoan Thiện, tại mãnh đất đã in đậm dấu ấn tình thương mẫu tử của Mẹ La vang với cha ông chúng ta năm xưa, giữa những thử thách đau thương, và hôm nay đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống không thiếu những thách đố cam go và những hiểm nguy rình rập…Cũng qua thánh lễ này, với tất cả tấm lòng kính mến và tri ân, chúng ta nhớ đến các vị ân sư đã qua đời hay còn sống, hôm nay vì lý do nào đó không thể có mặt, xin Chúa trả công bội hậu cho các Ngài.
Xin Chúa chúc lành cho mỗi người, và chớ gì cuộc hội ngộ này liên kết chúng ta lại trong tình hiệp nhất và bình an của Đức Kitô…”
Buổi chiều và buổi tối, tiếp tục những tâm tình chia sẽ của đại diện từng lớp. Sau hàng chục năm trời xa cách, biết bao nhiêu kỷ niệm yêu thương tràn về, hầu như ai ai cũng muốn có một thời gian dài để trút nỗi niềm tâm sự chất chứa trong lòng. Nhất là những bà vợ của anh em đều có chung một niềm hãnh diện là vợ của một cựu chủng sinh, cũng như con cháu được tham dự trong cuộc hội ngộ này cũng cảm thấy tự hào về cha ông của mình.
Chương trình được tiếp tục bằng buổi giao lưu văn nghệ, với nhiều tiết mục đặc sắc do anh em biễu diễn, cùng với sự tham gia rất sôi nỗi của các phu nhân và con cháu. Ấn tượng nhất có lẻ là tiết mục hoạt cảnh do cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, gợi lại hình ảnh của một chú nhà trường thời kỳ 1953 tại chủng viện: bộ đồng phục áo dài đen, quần lĩnh trắng, mũ cối trắng, trong túi áo luôn có tràng chuỗi và chiếc khăn tay. Những giọng ca thật hồn nhiên của những ông già 70, 80 tuổi. Tất cả hầu như làm sống lại những kỷ niệm một thời xa xăm, mọi người cảm thấy mình như trẻ lại.
Từ 4 giờ sáng ngày 25.6, mọi người đều thức dậy làm vệ sinh. Đúng 5 giờ, tất cả đều tập trung tại Linh Đài Đức Mẹ, dâng lên Mẹ tất cả những tâm tình của người con đối với Mẹ hiền, chào giả từ Mẹ dấu yêu để tiến về Đền Thánh Tôma Thiện tại Nhan Biều. Chính nơi đây Người đã chịu tử đạo. Một buổi tế long trọng theo truyền thống dân tộc thật uy nghi, sau đó, các linh mục và từng người cung kính niệm hương trước di ảnh của vị anh cả.
Sau buổi lễ tế, đoàn xe trở về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế. Nơi đây mọi người được sự đón tiếp ân cần của Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục phụ tá. Thánh lễ đồng tế, cũng là thánh lễ bế mạc hội ngộ do Đức Tổng Giám Mục chủ sự. Trước khi bước vào thánh lễ, đại diện cựu chủng sinh đã có buổi lễ tế trước di ảnh vị ân sư đồng thời là vị Bề trên tiên khởi của Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện: Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận.
Trong bài chia sẽ tại thánh lễ bế mạc, cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, vị bề trên cuối cùng của Tiểu chủng viện Hoan Thiện, đã nhấn mạnh về hồng ân hội ngộ: “…209 năm kể từ chủng viện An Ninh lần 1 năm 1802; 58 năm chủng viện Phú Xuân 1953; 50 năm chủng viện Hoan Thiện 1961 và 32 năm theo hình thức thích nghi thời bách hại. Mỗi người được hưởng thụ thời gian dài ngắn khác nhau, trải nghiệm tương quan khác nhau, nhưng tất cả đều mang dấu ấn khó phai là đã ở trong vườn ươm của giáo phận. Nay là Kitô hữu giáo dân hay linh mục, có những cung cách ứng xử rất là các chú nhà trường trong đời sống chứng nhân Chúa Kitô giữa going đời.
Hội ngộ để tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời tri ân các ân sư, tưởng nhớ các dmôn còn sống hay đã qua đời.”
Sau thánh lễ, đại diện cựu chủng sinh tặng hoa Đức Tổng Giám Mục và trao tặng kỷ niệm chương cho các vị ân sư.
Những ngày hội ngộ kết thúc với bữa cơm trưa thân mật, Đức Tổng Giám Mục đến từng bàn chào thăm một số anh em bệnh tật và một số có hoàn cảnh đặc biệt.
Kết thúc hội ngộ toàn trường, mỗi lớp hầu như nhân dịp này tiếp tục có những buổi gặp mặt để trao cho nhau những tâm tình đầy ắp kỷ niệm.
Thánh lễ tạ ơn 135 năm xây dựng Nhà thờ Thánh Martino De Porres
Lê Phi Hiển
10:46 27/06/2011
SÀI GÒN: Vào ngày 25/6/2011, tại nhà thờ Thánh Martino De Porres ở Thị Nghè, Bình Thạnh, tổ chức Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 135 năm xây dựng thánh đường.
Những thời điểm đáng ghi nhớ
• Ngày 10-6-1876: Nhà thờ được khởi công xây dựng, trong khuôn viên Viện Dưỡng Lão Thị Nghè.
• Ngày 19-5-2007: Cha phụ trách Phêrô Vũ Minh Hùng vừa được bổ nhiệm đã cho trùng tu toàn bộ ngôi thánh đường.
• Ngày 29-8-2007: Nhà thờ khánh thành và tạ ơn sau khi tái thiết, do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm chủ sự.
• Ngày 25-6-2011 kỷ niệm tạ ơn 135 năm xây dựng. do ĐỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ PHÊRÔ NGUYỄN KHẢM CHỦ SỰ LÚC 9GIƠ SÁNG THỨ BẢY.
Ngài đã trao Ủy Nhiệm Thư cho Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ đầu tiên của Giáo Xứ nhiệm kỳ thứ I (2011-2016), và Ban Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Thánh Thể cho các em thiếu nhi.
• Ngày 10-6-1876: Nhà thờ được khởi công xây dựng, trong khuôn viên Viện Dưỡng Lão Thị Nghè.
• Ngày 19-5-2007: Cha phụ trách Phêrô Vũ Minh Hùng vừa được bổ nhiệm đã cho trùng tu toàn bộ ngôi thánh đường.
• Ngày 29-8-2007: Nhà thờ khánh thành và tạ ơn sau khi tái thiết, do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm chủ sự.
• Ngày 25-6-2011 kỷ niệm tạ ơn 135 năm xây dựng. do ĐỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ PHÊRÔ NGUYỄN KHẢM CHỦ SỰ LÚC 9GIƠ SÁNG THỨ BẢY.
Ngài đã trao Ủy Nhiệm Thư cho Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ đầu tiên của Giáo Xứ nhiệm kỳ thứ I (2011-2016), và Ban Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Thánh Thể cho các em thiếu nhi.
Giáo Phận Phát Diệm: Sa Mạc Trợ Úy Phaolô Lê Bảo Tịnh
Nguyễn Xuân
12:39 27/06/2011
GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM: SA MẠC TRỢ ÚY PHAOLÔ LÊ BẢO TỊNH
Đáp lại lời mời của Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Giáo phận Phát Diệm, cha Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn Anrê Phú Yên Tp HCM, cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái, Tuyên úy đặc trách ngành Thiếu cùng với các Huấn luyện viên Liên đoàn đã lên đường ra Phát Diệm để đồng hành và chia sẻ với quý cha, quý thầy và quý soeur về Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể dưới hình thức Sa mạc Huấn luyện mang tên PHAOLÔ TỊNH. Sa mạc diễn ra từ ngày 20 đến 24 tháng 6 năm 2011 tại Nhà Chung Phát Diệm, quy tụ 5 linh mục, 70 đại chủng sinh và 35 nữ tu Mến Thánh Giá Phát Diệm.
Ngay những phút đầu tiên khi tiếp đoàn Đức cha đã phát biểu “Thiếu nhi hôm nay, Giáo Hội ngày mai” vì vậy trong công tác giáo dục đức tin, giáo phận “phải quan tâm giáo dục từ gốc, tức là từ thiếu nhi”
Trong nghi thức khai mạc, vị Cha chung của giáo phận đã ngõ lời với các sa mạc sinh “Giáo dục cho thiếu nhi ngày nay chính là hướng tới sự phát triển của Giáo phận ngày mai … và Thiếu Nhi Thánh Thể là phương cách giáo dục hữu hiệu giúp các em thành Kitô hữu hoàn hảo, thành người hữu ích cho xã hội”. Đức cha mong các sa mạc sinh chuyên tâm tìm hiểu đường lối TNTT trong sa mạc này để sẵn lòng giúp Giáo phận trong việc giáo dục thiếu nhi.
Đáp lại ước nguyện của Đức cha, các sa mạc sinh hăng hái bước vào sa mạc với tinh thần tập trung cao độ. Tuy lúc đầu còn bỡ ngỡ với các hiệu còi, đội hình, cách chào, nhưng chỉ sau một ngày mọi việc đã nhanh chóng vào nhịp. Mặc dù thời tiết có lúc nóng bức, có lúc mưa dầm, mọi hoạt động của sa mạc vẫn tiến triển theo hướng tốt dần lên. Nét vui tươi hăng hái, tiếng cười giòn không ngớt vang lên, bầu khí sa mạc thật gần gũi thân thương. Điều cổ vũ tinh thần sa mạc sinh hơn chính là sự hiện diện thường xuyên của Đức cha trong các giờ khóa, những khi ngài không bận công tác mục vụ. Một số cha cũng đồng hành với các sa mạc sinh, các ngài cùng học, cùng nghiêm tập, cùng vào đội hình chung với các sa mạc sinh. Chính nhờ tinh thần học hỏi nghiêm túc của quý sa mạc sinh mà Ban huấn luyện càng nỗ lực hơn. Thật là một thời gian tương phùng giữa những người muốn tìm hiểu và những người muốn chia sẻ.
Xem hình sa mạc huấn luyện tại Phát Diệm
Vì trời mưa bảo, nên đêm Lửa Thiêng Thánh Thể không thể đốt củi ngoài trời. Nhưng trở ngại về thời tiết không làm ban tổ chức nao núng mà còn tạo cơ hội cho các vị thể hiện tính sáng tạo của mình. Bắt đầu nghi thức đốt lửa, Đức cha châm lửa từ Nến Phục Sinh cho các đội trưởng, rồi các đội trưởng truyền lửa ấy cho mọi người trong đội . Cuối cùng tất cả tiến lên xếp nến thành cột Lửa Thiêng rất sáng tạo. Đức cha bày tỏ: “ Ngọn lửa Thiếu Nhi Thánh Thể đang bùng lên tại giáo phận Phát Diệm và ngọn lửa ấy cháy sáng trong lòng mọi người, không có gì có thể dập tắt được ngọn lửa ấy”.
Vâng, không có gì có thể dập tắt ngọn lửa ấy vì nó đang được thắp sáng bởi nhiệt tình và sự quan tâm ưu ái của vị Cha chung trong công tác giáo dục thiếu nhi. Đặc biệt hôm nay, thật linh động và trẻ trung ngài cùng sa mạc sinh múa Chào Lửa Thiêng, tham gia các sinh hoạt vui khác và xem các sa mạc sinh diễn hoạt cảnh Thánh kinh . Rất bình dị, ngài cũng tọa trên đất như mọi người làm cho vòng tròn Lửa Thiêng càng thêm ấm, càng mang tính hiệp nhất và yêu thương.
Trong Thánh Lễ bế mạc, hình ảnh vị Cha chung khoác trên vai chiếc khăn Tuyên úy đã nói lên quan điểm của Đức cha trong việc giáo đức tin cho thiếu nhi cũng như việc chính thức thành lập và phát triển phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo phận. Đức Cha trao khăn Tuyên úy cho cha đặc trách giáo lý Phaolô Nguyễn Tất Ứng và các cha khác với lời nhắn nhủ : “Hãy chăm sóc các em thiếu nhi trong giáo phận”.
Sau bài giảng Đức Cha cũng trao khăn trợ úy cho các thầy, các soeur với lời Sai đi : “ Hãy đem Chúa đến với thiếu nhi và đem thiếu nhi đến với Chúa. Hãy xóa mình đi, để cho Chúa Giêsu Thánh Thể lớn lên trong tâm hồn các em; Hãy để cho ngọn lửa của Chúa Thánh Thần hun đúc tinh thần tông đồ của chúng ta, và một khi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đã bùng lên, thì không có gì có thể dập tắt được”.
Sa mạc kết thúc vào ngày 24/06/201, ngày mà Giáo hội mừng ngày sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, cầu chúc cho các “Gioan Tẩy Giả” thời đại noi gương thánh nhân, khiêm tốn và can đảm giới thiệu Chúa cho mọi người đặc biệt cho các thiếu nhi như lời Cha chung đã nhắn nhủ.
Hãy làm cho Ngài lớn lên trong tim ta trong tim mọi người. Hãy làm cho Ngài lớn lên, khắp nơi nơi cao rao Danh Ngài. Hãy làm cho Ngài lớn lên vì Ngài là Ánh Sáng, là Đường, là Sự sống, là Chân Lý đến giái thoát chúng ta.
Nguyễn Xuân
Ngay những phút đầu tiên khi tiếp đoàn Đức cha đã phát biểu “Thiếu nhi hôm nay, Giáo Hội ngày mai” vì vậy trong công tác giáo dục đức tin, giáo phận “phải quan tâm giáo dục từ gốc, tức là từ thiếu nhi”
Trong nghi thức khai mạc, vị Cha chung của giáo phận đã ngõ lời với các sa mạc sinh “Giáo dục cho thiếu nhi ngày nay chính là hướng tới sự phát triển của Giáo phận ngày mai … và Thiếu Nhi Thánh Thể là phương cách giáo dục hữu hiệu giúp các em thành Kitô hữu hoàn hảo, thành người hữu ích cho xã hội”. Đức cha mong các sa mạc sinh chuyên tâm tìm hiểu đường lối TNTT trong sa mạc này để sẵn lòng giúp Giáo phận trong việc giáo dục thiếu nhi.
Đáp lại ước nguyện của Đức cha, các sa mạc sinh hăng hái bước vào sa mạc với tinh thần tập trung cao độ. Tuy lúc đầu còn bỡ ngỡ với các hiệu còi, đội hình, cách chào, nhưng chỉ sau một ngày mọi việc đã nhanh chóng vào nhịp. Mặc dù thời tiết có lúc nóng bức, có lúc mưa dầm, mọi hoạt động của sa mạc vẫn tiến triển theo hướng tốt dần lên. Nét vui tươi hăng hái, tiếng cười giòn không ngớt vang lên, bầu khí sa mạc thật gần gũi thân thương. Điều cổ vũ tinh thần sa mạc sinh hơn chính là sự hiện diện thường xuyên của Đức cha trong các giờ khóa, những khi ngài không bận công tác mục vụ. Một số cha cũng đồng hành với các sa mạc sinh, các ngài cùng học, cùng nghiêm tập, cùng vào đội hình chung với các sa mạc sinh. Chính nhờ tinh thần học hỏi nghiêm túc của quý sa mạc sinh mà Ban huấn luyện càng nỗ lực hơn. Thật là một thời gian tương phùng giữa những người muốn tìm hiểu và những người muốn chia sẻ.
Xem hình sa mạc huấn luyện tại Phát Diệm
Vì trời mưa bảo, nên đêm Lửa Thiêng Thánh Thể không thể đốt củi ngoài trời. Nhưng trở ngại về thời tiết không làm ban tổ chức nao núng mà còn tạo cơ hội cho các vị thể hiện tính sáng tạo của mình. Bắt đầu nghi thức đốt lửa, Đức cha châm lửa từ Nến Phục Sinh cho các đội trưởng, rồi các đội trưởng truyền lửa ấy cho mọi người trong đội . Cuối cùng tất cả tiến lên xếp nến thành cột Lửa Thiêng rất sáng tạo. Đức cha bày tỏ: “ Ngọn lửa Thiếu Nhi Thánh Thể đang bùng lên tại giáo phận Phát Diệm và ngọn lửa ấy cháy sáng trong lòng mọi người, không có gì có thể dập tắt được ngọn lửa ấy”.
Vâng, không có gì có thể dập tắt ngọn lửa ấy vì nó đang được thắp sáng bởi nhiệt tình và sự quan tâm ưu ái của vị Cha chung trong công tác giáo dục thiếu nhi. Đặc biệt hôm nay, thật linh động và trẻ trung ngài cùng sa mạc sinh múa Chào Lửa Thiêng, tham gia các sinh hoạt vui khác và xem các sa mạc sinh diễn hoạt cảnh Thánh kinh . Rất bình dị, ngài cũng tọa trên đất như mọi người làm cho vòng tròn Lửa Thiêng càng thêm ấm, càng mang tính hiệp nhất và yêu thương.
Trong Thánh Lễ bế mạc, hình ảnh vị Cha chung khoác trên vai chiếc khăn Tuyên úy đã nói lên quan điểm của Đức cha trong việc giáo đức tin cho thiếu nhi cũng như việc chính thức thành lập và phát triển phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo phận. Đức Cha trao khăn Tuyên úy cho cha đặc trách giáo lý Phaolô Nguyễn Tất Ứng và các cha khác với lời nhắn nhủ : “Hãy chăm sóc các em thiếu nhi trong giáo phận”.
Sau bài giảng Đức Cha cũng trao khăn trợ úy cho các thầy, các soeur với lời Sai đi : “ Hãy đem Chúa đến với thiếu nhi và đem thiếu nhi đến với Chúa. Hãy xóa mình đi, để cho Chúa Giêsu Thánh Thể lớn lên trong tâm hồn các em; Hãy để cho ngọn lửa của Chúa Thánh Thần hun đúc tinh thần tông đồ của chúng ta, và một khi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đã bùng lên, thì không có gì có thể dập tắt được”.
Sa mạc kết thúc vào ngày 24/06/201, ngày mà Giáo hội mừng ngày sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, cầu chúc cho các “Gioan Tẩy Giả” thời đại noi gương thánh nhân, khiêm tốn và can đảm giới thiệu Chúa cho mọi người đặc biệt cho các thiếu nhi như lời Cha chung đã nhắn nhủ.
Hãy làm cho Ngài lớn lên trong tim ta trong tim mọi người. Hãy làm cho Ngài lớn lên, khắp nơi nơi cao rao Danh Ngài. Hãy làm cho Ngài lớn lên vì Ngài là Ánh Sáng, là Đường, là Sự sống, là Chân Lý đến giái thoát chúng ta.
Nguyễn Xuân
Đặc sủng chữa bệnh và huấn thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
Vũ Văn An
22:16 27/06/2011
Đặc sủng chữa bệnh là từ ngữ Thánh Kinh trích từ thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô (chương 12 câu 9). Nhưng sau này có người, vì muốn nhấn mạnh tới tính công khai hay tính ủy nhiệm của việc mình làm, nên đã gọi nó là thừa tác vụ chữa bệnh (healing ministries). “Thừa tác vụ” này rất thịnh hành với phái Ngũ Tuần (Pentecostalism) ở Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 với hiện tượng canh tân ở Đường Azusa, Los Angeles, năm 1906 do William Joseph Seymour chủ xướng, trong đó, nhiều người mù, què hay mắc bệnh khác được báo cáo là khỏi bệnh.
Đối với Đạo Công Giáo, nhờ đức tin mà khỏi bệnh là một sự thật vẫn đã có từ thời Chúa Giêsu. “Đức tin đã chữa con” là câu chính Chúa Giêsu phán với người đàn bà băng huyết 12 năm trường ròng rã, tốn bao nhiêu tiền bạc cho rất nhiều thầy thuốc mà không khỏi, phải nhờ lòng tin vào Chúa mới được cứu thoát.
Theo Huấn Thị ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chữa bệnh một cách lạ lùng là đặc điểm hoạt động của Chúa Giêsu. Những lần chữa bệnh ấy là dấu chỉ sứ mệnh thiên sai của Người. Chúng biểu lộ sự chiến thắng của nước Thiên Chúa đối với mọi loại sự xấu và trở thành biểu tượng của việc phục hồi sự khỏe khoắn nơi con người nhân bản toàn diện, cả thể xác lẫn linh hồn.
Những cuộc chữa bệnh lạ lùng ấy cũng đã đồng hành với việc rao giảng Tin Mừng ngay buổi đầu với lời hứa của Chúa: “Những dấu chỉ này sẽ đồng hành với những ai tin:… họ sẽ đặt tay lên người bệnh, và người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe” (Mc 16:17-18). Điều đáng lưu ý là các dấu chỉ này không hẳn chỉ là độc quyền của các môn đệ, mà của cả các tín hữu nói chung. Vì trong thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô từng viết rằng: “Như thế, Đấng ban cho anh em Thánh Thần và thực hiện những phép lạ giữa anh em có phải vì anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em đã tin nhờ được nghe?” (Gl 3:5).
Chính vì thế, các giáo phụ luôn coi là bình thường việc tín hữu khẩn cầu Chúa chữa lành phần hồn và cả phần xác nữa. Quan điểm của các ngài được phản ảnh vào phụng vụ cả Đông lẫn Tây. Một trong các lời nguyện sau Rước Lễ của Sách Lễ Rôma cầu xin thế này: “…xin cho sức mạnh của hồng phúc trên trời này gìn giữ tâm trí và thân xác chúng con”. Trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, Kitô hữu được kêu gọi cầu xin Chúa Cha Toàn Năng cho được tránh xa bệnh hoạn và ban sức khỏe cho người bệnh tật.
Đặc biệt hơn nữa, ta còn thấy hẳn một bí tích để “tăng sức mạnh cho những ai đang bị thử thách bởi tật bệnh” đó chính là Phép Xức Dầu Bệnh Nhân. Ngay trước việc việc xức dầu này, khi làm phép dầu, Giáo Hội cầu nguyện rằng: “Xin làm dầu này thành phương thuốc cho tất cả những ai được xức với nó; xin chữa lành họ về thân xác, linh hồn và tinh thần, và giải thoát họ khỏi mọi u sầu”. Thế rồi, trong hai lời cầu nguyện đầu tiên sau khi xức dầu, Giáo Hội xin cho người bệnh được phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra, không những ta có Sách Lễ Rôma, trong đó có Thánh Lễ pro infirmis (cầu cho người đau yếu) để xin ơn thiêng liêng và sức khỏe cho bệnh nhân, mà còn có Sách Rituale Romanum (Nghi Thức Rôma) với Ordo benedictionis infirmorum (nghi thức chúc lành cho người đau yếu), trong đó có nhiều kinh xin cho bệnh nhân lành bệnh.
Sau khi đã liệt kê một số căn bản thánh kinh và thánh truyền như trên về việc xin ơn chữa bệnh trong Giáo Hội, Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho hay: “trong suốt lịch sử Giáo Hội, người ta thấy nhiều người thánh thiện làm phép lạ để chữa bệnh và hiện tượng này không chỉ giới hạn vào thời các Tông Đồ”. Có điều sau đó, Chỉ Thị không nhấn mạnh tới các cá nhân làm phép lạ mà chú trọng nhiều hơn tới những vụ chữa bệnh tại các nơi cầu nguyện như đền thánh, nơi có các thánh tích của các vị tử đạo hay các vị thánh khác, như Đền Thánh Martin thành Tours hay Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Giacôbê ở Compostela và nhất là ở Lộ Đức, nơi trong hơn một trăm năm qua, đã có tới hơn 7,000 trường hợp được báo cáo là khỏi bệnh tuy chưa đầy 1% số ấy được Giáo Hội chính thức nhìn nhận. Chỉ Thị cho hay: “Những vụ lành bệnh này không hàm nghĩa ‘đặc sủng chữa bệnh’ vì chúng không liên hệ tới một con người có đặc sủng ấy”.
Vậy thế nào là đặc sủng chữa bệnh? Theo Chỉ Thị này, chữ đặc sủng trong các câu 9, 28 và 30 chương 12 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô tự nó có một nghĩa rất rộng chỉ một ơn nhưng không (a generous gift) và trong ngữ cảnh chương này, có ý nói tới ơn nhận được để chữa bệnh (gifts of healing obtained). Các ơn ở số nhiều này được ban cho một cá nhân (xem câu 9) và do đó không nên hiểu theo nghĩa phân phối (distributive) như ơn lành bệnh của người được chữa bệnh, mà là ơn ban cho một người để xin ơn lành bệnh cho người khác. Ơn này được ban cho “in uno Spiritu” (Một Thánh Thần) nhưng không nói rõ người này nhận được những ơn lành bệnh này cách nào. Chỉ Thị cho hay có thể “do lời cầu nguyện, đi đôi với một cử chỉ tượng trưng nào đó”.
Để cho rõ hơn, Chỉ Thị nhắc tới thư Thánh Giacôbê: thư này đề cập tới hành động của Giáo Hội, qua tay linh mục, nhắm sự cứu rỗi của người bệnh, kể cả theo nghĩa thể lý. Nhưng không được hiểu việc này như là chữa bệnh cách lạ, nó khác với “đặc sủng chữa bệnh” trên đây: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5:14-15). Rõ ràng đây là một hành vi bí tích. Câu trích vừa rồi là từ bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, chỉ nói là “cầu nguyện cho người ấy”. Thực sự theo Chỉ Thị này, đúng ra là “cầu nguyện trên người ấy” (over him) chứ không phải “cho người ấy” (for him) theo nghĩa chỉ là lời cầu nguyện chuyển cầu hay xin ơn; trái lại đây là một hành vi hữu hiệu trên người bệnh. Động từ “sẽ cứu” và “nâng dậy” không có ý nói tới một hành vi hoàn toàn hay chủ yếu nhằm vào việc chữa lành thể xác, tuy có bao hàm nó. Vì tuy trong thư Thánh Giacôbê, động từ đầu chỉ ơn cứu rỗi thiêng liêng (xem 1:21; 2:14; 4:12; 5:20), nhưng trong Tân Ước, nó cũng dùng để chỉ việc lành bệnh (xem Mt 9:21; Mc 5:28, 34; 6:56; 10:52; Lc 8:48). Động từ thứ hai, dù đôi khi có nghĩa “sống lại” (xem Mt 10:8; 11:5; 14:2) nhưng cũng được dùng để chỉ hành động nâng dậy một người đang nằm vì bệnh, nhờ chữa họ khỏi bệnh cách lạ (xem Mt 9:5; Mc 1:31; 9:27; Cv 3:7).
Bí tích này vì thế không được lẫn lộn với đặc sủng chữa bệnh, nhất là trong khung cảnh ngày nay, là khung cảnh được Chỉ Thị của Thánh Bộ lưu ý. Trên đây, chúng tôi có nói ít dòng về thừa tác vụ chữa bệnh trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Nó khởi đầu từ bao giờ và được coi là thừa tác vụ gì, thừa tác vụ thụ phong (ordained misnistry) hay thừa tác vụ thiết lập (instituted ministry)… thì chưa có gì rõ ràng cả. Cảm tưởng chung hiện nay coi đây là một ơn “soi sáng tư riêng” nào đó, thúc đẩy các “thừa tác viên” hành động, dù được phép hay không được phép của đấng bản quyền. Và như thế, sợ rằng cụm từ “thừa tác vụ” trở thành vô nghĩa, phải chăng chỉ là mô phỏng kiểu nói của anh em Ngũ Tuần?
Vả lại không rõ hình thức thừa tác vụ chữa bệnh này có ăn uống gì với Phong Trào Thánh Linh hay còn gọi là Canh Tân Đặc Sủng hay không? Đọc bài Tổng Quát về Phong Trào Thánh Linh của Linh Mục Bùi Phạm Tráng trên tờ Dân Chúa Âu Châu, người ta không thấy nhắc tới sự liên hệ này. Bài báo nói đến biến cố lịch sử năm 1975 khi Đức Phaolô VI tiếp đón “10,000 tín hữu Công Giáo từ nhiều quốc gia trên thế giới tụ tập về đền thánh Phêrô để cầu nguyện theo phương thức mới… Họ muốn qua đó trình ngài một kinh nghiệm tâm linh và một phương thức sống đạo mới mẻ ngõ hầu làm khơi lại hay hâm nóng đời sống tâm linh của người tín hữu Tây Phương đang nguội lạnh dần. Trọng tâm của linh đạo mới này là ‘sự tuôn trào của Thần Khí’ hay nói đồng nghĩa là ‘Phép rửa trong Thánh Linh’”.
Biến cố ấy là đỉnh cao của nhiều biến cố mà đầu tiên là cuộc gặp gỡ vào năm 1967 của một số sinh viên và giáo sư ở Đại Học Duquesne, Pittsburgh, Hoa Kỳ, do sáng kiến của một sinh viên sau khi “đọc xong một quyển sách của mục sư giáo hội Ngũ Tuần David Wilkerson” và tái khám phá lối sống đạo “vô cùng sống động của các cộng đoàn nhỏ bé mới được thành lập thời Giáo Hội sơ khai trong bài đọc chương 2 của sách Tông Đồ Công Vụ. Trong cuộc gặp gỡ lần đầu này, “tất cả mọi người tham dự, không những được ơn trở lại còn đuợc nhiều ơn khác của Chúa Thánh Linh đổ xuống như ơn nói tiếng lạ, ơn tiên tri, ơn xác đoán vv…. Mọi ơn này được mang một tên khác là ơn đoàn sủng (charisme)”.
Không thấy nói tới ơn chữa bệnh. Hình thức cầu nguyện của Phong Trào mang theo 3 tính chất: bộc phát nghĩa là không soạn trước, mà “bộc phát từ đáy lòng thành, với những ngôn từ thường ngày, không bóng bẩy, không trau chuốt”; thứ hai, cầu nguyện trong Chúa Thánh Linh: “Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa vô hình ngự giữa lòng nhóm cầu nguyện, khởi hứng cho toàn nhóm về một ý cầu nguyện chung không sắp đặt trước và cũng không ai biết trước”; thứ ba, “cầu nguyện đặt trên nền tảng Thánh Kinh đã được lắng nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa”.
Tóm lại, chủ yếu là cầu nguyện dựa vào Thánh Kinh được Chúa Thánh Thần soi sáng. Tuy nhiên, trong 3 giai đoạn cầu nguyện của Phong Trào, ngoài việc ngợi khen, lắng nghe Lời Chúa, còn có cầu bầu. “Người cầu nguyện tuyệt đối không quên tiến dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn cầu chung của toàn thể Giáo Hội, cho toàn thế giới, cho những ai đang gặp nguy khó”. Phải chăng trong số những người gặp nguy khó có các bệnh nhân? Tài liệu không minh nhiên cho biết. Tuy nhiên ở phần khuyết điểm, tài liệu cho biết: “Nhiều thành viên tìm kiếm đức tin qua những cuộc chữa khỏi bệnh một cách bất ngờ và lạ lùng… Nhiều nhóm cầu nguyện có thể nói đã «lạm dụng» việc đặt tay chữa lành, hoặc đôi khi tệ hại hơn nữa, còn «đóng kịch» «show up» giả được chữa lành!… vì những mục đích không siêu nhiên”.
Như thế, việc chữa bệnh, ít nhất về mặt thực tế, có nằm trong phương thức cầu nguyện của Phong Trào Thánh Linh. Điều này được một bài báo khác xác nhận rõ hơn, đó là bài “Tìm Hiểu Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng” do Linh Mục Võ Xuân Tiến dịch theo Claire Lesegretain đăng trên La Croix, trong đó tác giả cho hay: Phong Trào “đã làm nổi lên những thừa tác vụ chữa bệnh khác nhau (như các thừa tác vụ của cha Emiliano Tardif, qua đời vào năm 1999)”.
Có điều một số linh mục cho mình có thừa tác vụ chữa bệnh ít khi nói tới liên hệ của họ với Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Phải chăng vì các ngài chỉ “chuyên” một đặc sủng này mà thôi, chứ không lồng nó vào tôn chỉ chung của Phong Trào mà thoạt nhìn, người ta cũng đủ thấy chú trọng nhiều hơn vào lối cầu nguyện tự phát dựa vào Thánh Kinh và ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần.
Tưởng cũng nên nhắc tới Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Các số 1508 tới 1510 của Sách này đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, nhìn nhận rằng “Chúa Thánh Thần ban cho một số người được đặc sủng chữa lành các bệnh nhân”. Nhưng “cả những lời cầu nguyện tha thiết nhất đôi khi cũng không xin được ơn chữa lành tất cả các bệnh tật”. Bởi thế, Giáo Hội chú trọng nhiều hơn đến việc “chăm sóc các bệnh nhân cũng như bằng lời Giáo Hội chuyển cầu cho họ”. Giáo Hội vẫn tin vào “sự hiện diện mang sức sống của Chúa Kitô, thầy thuốc của linh hồn và thân xác chúng ta”. Nhưng “sức mạnh này tác động cách đặc biệt thông qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, bánh ban sự sống vĩnh cửu, mà Thánh Phaolô nhắc tới mối liên hệ với sức khỏe của thân xác”. Dĩ nhiên, từ thời các Tông Đồ đã có bí tích xức dầu bệnh nhân như Thánh Giacôbê từng viết; Sách Giáo Lý cho rằng đây là “một nghi thức riêng để lo cho các bệnh nhân”.
Như thế, đặc sủng chữa bệnh quả là một đặc sủng được ban cho một số cá nhân, và do đó là tác động của Chúa Thánh Thần. Nhưng điều hiển nhiên là Giáo Hội nhấn mạnh tới những kênh chính thức chuyển sự chữa lành phần hồn, phần xác và tinh thần cho con cái mình.
Huấn Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin khi đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, không nhắc gì tới điều mà nhiều linh mục Công Giáo gọi là “thừa tác vụ chữa bệnh”, nên người ta có quyền nghĩ rằng về mặt chính thức, không hề có thừa tác vụ này, lý do vì đây chỉ là việc cá nhân. Ta hãy xem Huấn Thị nói thêm gì về khía cạnh này.
Trước nhất Huấn Thị đặt đặc sủng chữa bệnh vào ngữ cảnh “cầu nguyện cho việc phục hồi sức khỏe”. Đây là kinh nghiệm của Giáo Hội mọi thời, kể cả thời ta. Nhưng điều mới lạ hiện nay là việc phát triển của những buổi tụ tập để cầu nguyện, đôi khi có sự phối hợp với việc cử hành phụng vụ, vì mục đích xin Chúa chữa lành bệnh. Trong nhiều trường hợp, người ta công bố việc xẩy ra các vụ lành bệnh cách lạ, và việc này khiến họ mong chờ hiện tượng lạ lùng đó sẽ xẩy ra tại các cuộc tụ tập khác. Ngoài ra, đôi khi, có người còn cho đó là đặc sủng chữa bệnh.
Thứ đến, Huấn Thị cho rằng trong lịch sử Giáo Hội, luôn có những vị làm phép lạ thực hiện các vụ chữa bệnh lạ lùng. Nhưng điều gọi là đặc sủng chữa bệnh lại không nằm trong các hiện tượng tạo lạ lùng này. Vì đây là những buổi tụ tập cầu nguyện đặc biệt được tổ chức với mục đích xin ơn chữa bệnh cho người bệnh đang hiện diện tại chỗ. Ngoài ra, trong lịch sử Giáo Hội, việc khỏi bệnh lạ lùng cũng luôn xẩy ra tại các nơi thánh, như trên đã nói. Tuy nhiên, những vụ khỏi bệnh đó cũng không phải là đặc sủng chữa bệnh, vì không liên hệ đến người có đặc sủng ấy.
Sau đó, Huấn Thị phân biệt hai loại tụ tập cầu nguyện xin ơn lành bệnh: một loại liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh, một loại không. Được kể là có liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh khi sự can thiệp của một người đặc thù, của nhiều người đặc thù hay của cả một nhóm người đặc thù được coi là có tính quyết định cho tính hữu hiệu của lời cầu nguyện. Nếu không có liên hệ gì với đặc sủng chữa bệnh, thì việc cử hành theo các sách phụng vụ, nếu tuân thủ đúng qui tắc phụng vụ, hiển nhiên là hợp lệ (licit), đôi khi còn thích đáng nữa, như khi cử hành Thánh Lễ cầu cho người đau yếu (pro infirmis). Nếu cử hành không đúng qui tắc phụng vụ thì là bất hợp lệ.
Huấn Thị sau đó đề cập đến trường hợp có những cử hành tại nhà thờ, tuy không tự chúng (per se) nhắm vào việc xin ơn chữa lành, nhưng các người tổ chức và tham dự có ý định cầu xin ơn chữa lành, thì cả các buổi phụng vụ (Chầu Mình Thánh có ban phép lành) lẫn không phụng vụ (đọc kinh Mân Côi) đều hợp lệ, miễn là đừng thay đổi ý nghĩa đích thực của các cử hành này.
Về đặc sủng chữa bệnh, Huấn Thị cho hay: không được gán nó cho một loại tín hữu đặc thù nào, dù là Tông Đồ, tiên tri, các “đấng làm thầy”, các “đấng cai quản” hay gì gì khác. Theo Thánh Phaolô (1Cor 12), Chúa Thánh Thần ban cho cá nhân nào là tùy Người chọn (câu 11). Thành thử, theo Huấn Thị, trong các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn khỏi bệnh, người ta sẽ sai lầm khi gán đặc sủng chữa bệnh cho bất cứ loại người tham dự nào; điều duy nhất cần làm là hoàn toàn tín thác vào quyết định của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho ai đặc sủng ấy là tùy Người để tỏ sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh.
Nói như trên, thì hình như không có những nhà “chuyên nghiệp” chữa bệnh lạ lùng, nên càng không có “thừa tác vụ” chữa lành mà ai cũng coi có tính “thường xuyên”. Nói như thế rồi, Huấn Thị đưa ra khá nhiều qui tắc đối với các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn chữa bệnh. Như điều 1: nên đặt dưới sự hướng dẫn của một thừa tac viên thụ phong; điều 4, tiết 3 đòi phải có phép minh nhiên của đấng bản quyền, dù trong đó, có sự hiện diện của hồng y, giám mục (Huấn Thị còn nhấn mạnh: bản quyền có quyền ngăn cấm dù có sự hiện diện của một giám mục). Điều 5, tiết 3 qui định rõ: “Cần phải tránh bất cứ điều gì giống như điên loạn, giả tạo, đóng kịch hay cố tình gây giật gân nhất là từ những ai có trách nhiệm đối với những cuộc tụ tập này” . Điều 9, vì thế, dạy phải duy trì bầu khí đạo hạnh an bình. Các lạm dụng rõ ràng đã xẩy ra với Phong Trào Thánh Linh như trên đã nói. Còn các buổi “đặc sủng chữa bệnh” thì sao?
Đọc bài của Linh Mục Giuse Trần Việt Hùng “Đặt Tay Và Sự Té Ngã”, người đọc sẽ có được một vài ý niệm rõ ràng hơn, tuy đây cũng là một buổi cầu nguyện lồng trong tuần tĩnh tâm theo phương thức của Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Cha Hùng kể lại: “Sau Thánh Lễ, khoảng 9:30 pm. Linh mục có giờ đặt tay xin Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành ngự đến và xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa. Tối hôm đó, trên gian cung thánh bầu khí âm u vì không có ánh sáng. Ca đoàn hát những bài ca ru hồn: Chạm vào lòng con Chúa ơi…. Giáo dân lần lượt xếp hàng bước lên gian cung thánh… Có người xếp hàng đi lên hai ba lần để được đặt tay. Tôi quan sát cũng có một số anh chị em đi làm về và ghé ngang qua phòng hội khi linh mục đang đặt tay. Họ cũng xếp hàng bước lên, trong bầu khí âm u và ánh sáng mờ mờ ảo ảo… Một linh mục tiến đến trước mặt họ với mặt nhật có Mình Thánh Chúa và linh mục khác đặt tay trên trán mỗi người và cầu nguyện có khi là tiếng Việt, có khi tiếng Anh và tiếng Latinh và cả tiếng lạ... và đã có nhiều người ngã ngửa về phía sau”.
Sau khi nhắc tới những phản hồi tích cực của một số người té ngã như khỏi đau lưng, khỏi đau tay, bỏ đánh bài, bỏ thuốc lá, cầu nguyện nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn cho việc chung, dâng cúng tiền bạc tổ chức các khóa tĩnh tâm… Cha Hùng thuật lại những trường hợp “nằm xuống thì cười, khóc, hát hoặc nói thì thào… Có người la hét và khóc sướt mướt. Nhưng có những người không té, cứ đứng trơ ra đó. Tôi nghe các anh chị đó chia sẻ rằng họ cũng theo những hướng dẫn và làm theo cách thức cầu nguyện. Các anh chị đó không té ngã vì cố gắng đứng vững và cảm thấy có lực đẩy về phía sau từ tay linh mục. Cưỡng lại thì có lực đẩy và xuôi theo thì sẽ ngã ngửa. Cũng có các em nhỏ bị té khi lên cầu nguyện. Tôi hỏi một em rằng tại sao em té, em trả lời: Con thấy mấy người bên cạnh té xuống, con cũng té”.
Điều đáng nói là chính Cha Hùng đã “thử nghiệm” hình thức “đặc sủng” này. Ta hãy nghe ngài thuật lại: “Tôi đã thực hiện hình thức đặt tay và tìm xem hiệu qủa của nó thế nào. Tôi mời gọi ba bà trong Hội các Bà Mẹ, tự nguyện bước lên trước nhóm để được đặt tay cầu nguyện. Có ba bà đã tham dự nhiều khóa Thánh Linh bước tới. Sau đó tôi cũng mời một số bà đỡ sau lưng phòng khi té xuống. Phòng tắt điện và nhóm các bà còn lại hát bài: Giêsu, chúng con tới đây sấp mình… Tôi mời các bà nhắm mắt, tập trung giơ tay cầu nguyện và sau một phút, tôi bắt đầu đặt tay, thật ngạc nhiên, tôi chưa kịp cầu nguyện chi cả, bà thứ nhất té xuống. Tôi tiếp tục đặt tay bà thứ hai, trong khoảng 10 giây, bà ta té xuống và đến bà thứ ba cũng thế, tôi mới đặt tay cầu nguyện, chưa kịp xin Chúa ơn gì mà bà ta đã té ngã xuống rồi. Cả ba bà nằm đó một khoảng thời gian. Có bà thì hát và có bà thì khóc lóc”.
Đối với Đạo Công Giáo, nhờ đức tin mà khỏi bệnh là một sự thật vẫn đã có từ thời Chúa Giêsu. “Đức tin đã chữa con” là câu chính Chúa Giêsu phán với người đàn bà băng huyết 12 năm trường ròng rã, tốn bao nhiêu tiền bạc cho rất nhiều thầy thuốc mà không khỏi, phải nhờ lòng tin vào Chúa mới được cứu thoát.
Theo Huấn Thị ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chữa bệnh một cách lạ lùng là đặc điểm hoạt động của Chúa Giêsu. Những lần chữa bệnh ấy là dấu chỉ sứ mệnh thiên sai của Người. Chúng biểu lộ sự chiến thắng của nước Thiên Chúa đối với mọi loại sự xấu và trở thành biểu tượng của việc phục hồi sự khỏe khoắn nơi con người nhân bản toàn diện, cả thể xác lẫn linh hồn.
Những cuộc chữa bệnh lạ lùng ấy cũng đã đồng hành với việc rao giảng Tin Mừng ngay buổi đầu với lời hứa của Chúa: “Những dấu chỉ này sẽ đồng hành với những ai tin:… họ sẽ đặt tay lên người bệnh, và người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe” (Mc 16:17-18). Điều đáng lưu ý là các dấu chỉ này không hẳn chỉ là độc quyền của các môn đệ, mà của cả các tín hữu nói chung. Vì trong thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô từng viết rằng: “Như thế, Đấng ban cho anh em Thánh Thần và thực hiện những phép lạ giữa anh em có phải vì anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em đã tin nhờ được nghe?” (Gl 3:5).
Chính vì thế, các giáo phụ luôn coi là bình thường việc tín hữu khẩn cầu Chúa chữa lành phần hồn và cả phần xác nữa. Quan điểm của các ngài được phản ảnh vào phụng vụ cả Đông lẫn Tây. Một trong các lời nguyện sau Rước Lễ của Sách Lễ Rôma cầu xin thế này: “…xin cho sức mạnh của hồng phúc trên trời này gìn giữ tâm trí và thân xác chúng con”. Trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, Kitô hữu được kêu gọi cầu xin Chúa Cha Toàn Năng cho được tránh xa bệnh hoạn và ban sức khỏe cho người bệnh tật.
Đặc biệt hơn nữa, ta còn thấy hẳn một bí tích để “tăng sức mạnh cho những ai đang bị thử thách bởi tật bệnh” đó chính là Phép Xức Dầu Bệnh Nhân. Ngay trước việc việc xức dầu này, khi làm phép dầu, Giáo Hội cầu nguyện rằng: “Xin làm dầu này thành phương thuốc cho tất cả những ai được xức với nó; xin chữa lành họ về thân xác, linh hồn và tinh thần, và giải thoát họ khỏi mọi u sầu”. Thế rồi, trong hai lời cầu nguyện đầu tiên sau khi xức dầu, Giáo Hội xin cho người bệnh được phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra, không những ta có Sách Lễ Rôma, trong đó có Thánh Lễ pro infirmis (cầu cho người đau yếu) để xin ơn thiêng liêng và sức khỏe cho bệnh nhân, mà còn có Sách Rituale Romanum (Nghi Thức Rôma) với Ordo benedictionis infirmorum (nghi thức chúc lành cho người đau yếu), trong đó có nhiều kinh xin cho bệnh nhân lành bệnh.
Sau khi đã liệt kê một số căn bản thánh kinh và thánh truyền như trên về việc xin ơn chữa bệnh trong Giáo Hội, Chỉ Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho hay: “trong suốt lịch sử Giáo Hội, người ta thấy nhiều người thánh thiện làm phép lạ để chữa bệnh và hiện tượng này không chỉ giới hạn vào thời các Tông Đồ”. Có điều sau đó, Chỉ Thị không nhấn mạnh tới các cá nhân làm phép lạ mà chú trọng nhiều hơn tới những vụ chữa bệnh tại các nơi cầu nguyện như đền thánh, nơi có các thánh tích của các vị tử đạo hay các vị thánh khác, như Đền Thánh Martin thành Tours hay Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Giacôbê ở Compostela và nhất là ở Lộ Đức, nơi trong hơn một trăm năm qua, đã có tới hơn 7,000 trường hợp được báo cáo là khỏi bệnh tuy chưa đầy 1% số ấy được Giáo Hội chính thức nhìn nhận. Chỉ Thị cho hay: “Những vụ lành bệnh này không hàm nghĩa ‘đặc sủng chữa bệnh’ vì chúng không liên hệ tới một con người có đặc sủng ấy”.
Vậy thế nào là đặc sủng chữa bệnh? Theo Chỉ Thị này, chữ đặc sủng trong các câu 9, 28 và 30 chương 12 của thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô tự nó có một nghĩa rất rộng chỉ một ơn nhưng không (a generous gift) và trong ngữ cảnh chương này, có ý nói tới ơn nhận được để chữa bệnh (gifts of healing obtained). Các ơn ở số nhiều này được ban cho một cá nhân (xem câu 9) và do đó không nên hiểu theo nghĩa phân phối (distributive) như ơn lành bệnh của người được chữa bệnh, mà là ơn ban cho một người để xin ơn lành bệnh cho người khác. Ơn này được ban cho “in uno Spiritu” (Một Thánh Thần) nhưng không nói rõ người này nhận được những ơn lành bệnh này cách nào. Chỉ Thị cho hay có thể “do lời cầu nguyện, đi đôi với một cử chỉ tượng trưng nào đó”.
Để cho rõ hơn, Chỉ Thị nhắc tới thư Thánh Giacôbê: thư này đề cập tới hành động của Giáo Hội, qua tay linh mục, nhắm sự cứu rỗi của người bệnh, kể cả theo nghĩa thể lý. Nhưng không được hiểu việc này như là chữa bệnh cách lạ, nó khác với “đặc sủng chữa bệnh” trên đây: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5:14-15). Rõ ràng đây là một hành vi bí tích. Câu trích vừa rồi là từ bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, chỉ nói là “cầu nguyện cho người ấy”. Thực sự theo Chỉ Thị này, đúng ra là “cầu nguyện trên người ấy” (over him) chứ không phải “cho người ấy” (for him) theo nghĩa chỉ là lời cầu nguyện chuyển cầu hay xin ơn; trái lại đây là một hành vi hữu hiệu trên người bệnh. Động từ “sẽ cứu” và “nâng dậy” không có ý nói tới một hành vi hoàn toàn hay chủ yếu nhằm vào việc chữa lành thể xác, tuy có bao hàm nó. Vì tuy trong thư Thánh Giacôbê, động từ đầu chỉ ơn cứu rỗi thiêng liêng (xem 1:21; 2:14; 4:12; 5:20), nhưng trong Tân Ước, nó cũng dùng để chỉ việc lành bệnh (xem Mt 9:21; Mc 5:28, 34; 6:56; 10:52; Lc 8:48). Động từ thứ hai, dù đôi khi có nghĩa “sống lại” (xem Mt 10:8; 11:5; 14:2) nhưng cũng được dùng để chỉ hành động nâng dậy một người đang nằm vì bệnh, nhờ chữa họ khỏi bệnh cách lạ (xem Mt 9:5; Mc 1:31; 9:27; Cv 3:7).
Bí tích này vì thế không được lẫn lộn với đặc sủng chữa bệnh, nhất là trong khung cảnh ngày nay, là khung cảnh được Chỉ Thị của Thánh Bộ lưu ý. Trên đây, chúng tôi có nói ít dòng về thừa tác vụ chữa bệnh trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Nó khởi đầu từ bao giờ và được coi là thừa tác vụ gì, thừa tác vụ thụ phong (ordained misnistry) hay thừa tác vụ thiết lập (instituted ministry)… thì chưa có gì rõ ràng cả. Cảm tưởng chung hiện nay coi đây là một ơn “soi sáng tư riêng” nào đó, thúc đẩy các “thừa tác viên” hành động, dù được phép hay không được phép của đấng bản quyền. Và như thế, sợ rằng cụm từ “thừa tác vụ” trở thành vô nghĩa, phải chăng chỉ là mô phỏng kiểu nói của anh em Ngũ Tuần?
Vả lại không rõ hình thức thừa tác vụ chữa bệnh này có ăn uống gì với Phong Trào Thánh Linh hay còn gọi là Canh Tân Đặc Sủng hay không? Đọc bài Tổng Quát về Phong Trào Thánh Linh của Linh Mục Bùi Phạm Tráng trên tờ Dân Chúa Âu Châu, người ta không thấy nhắc tới sự liên hệ này. Bài báo nói đến biến cố lịch sử năm 1975 khi Đức Phaolô VI tiếp đón “10,000 tín hữu Công Giáo từ nhiều quốc gia trên thế giới tụ tập về đền thánh Phêrô để cầu nguyện theo phương thức mới… Họ muốn qua đó trình ngài một kinh nghiệm tâm linh và một phương thức sống đạo mới mẻ ngõ hầu làm khơi lại hay hâm nóng đời sống tâm linh của người tín hữu Tây Phương đang nguội lạnh dần. Trọng tâm của linh đạo mới này là ‘sự tuôn trào của Thần Khí’ hay nói đồng nghĩa là ‘Phép rửa trong Thánh Linh’”.
Biến cố ấy là đỉnh cao của nhiều biến cố mà đầu tiên là cuộc gặp gỡ vào năm 1967 của một số sinh viên và giáo sư ở Đại Học Duquesne, Pittsburgh, Hoa Kỳ, do sáng kiến của một sinh viên sau khi “đọc xong một quyển sách của mục sư giáo hội Ngũ Tuần David Wilkerson” và tái khám phá lối sống đạo “vô cùng sống động của các cộng đoàn nhỏ bé mới được thành lập thời Giáo Hội sơ khai trong bài đọc chương 2 của sách Tông Đồ Công Vụ. Trong cuộc gặp gỡ lần đầu này, “tất cả mọi người tham dự, không những được ơn trở lại còn đuợc nhiều ơn khác của Chúa Thánh Linh đổ xuống như ơn nói tiếng lạ, ơn tiên tri, ơn xác đoán vv…. Mọi ơn này được mang một tên khác là ơn đoàn sủng (charisme)”.
Không thấy nói tới ơn chữa bệnh. Hình thức cầu nguyện của Phong Trào mang theo 3 tính chất: bộc phát nghĩa là không soạn trước, mà “bộc phát từ đáy lòng thành, với những ngôn từ thường ngày, không bóng bẩy, không trau chuốt”; thứ hai, cầu nguyện trong Chúa Thánh Linh: “Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa vô hình ngự giữa lòng nhóm cầu nguyện, khởi hứng cho toàn nhóm về một ý cầu nguyện chung không sắp đặt trước và cũng không ai biết trước”; thứ ba, “cầu nguyện đặt trên nền tảng Thánh Kinh đã được lắng nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa”.
Tóm lại, chủ yếu là cầu nguyện dựa vào Thánh Kinh được Chúa Thánh Thần soi sáng. Tuy nhiên, trong 3 giai đoạn cầu nguyện của Phong Trào, ngoài việc ngợi khen, lắng nghe Lời Chúa, còn có cầu bầu. “Người cầu nguyện tuyệt đối không quên tiến dâng lên Thiên Chúa những lời khẩn cầu chung của toàn thể Giáo Hội, cho toàn thế giới, cho những ai đang gặp nguy khó”. Phải chăng trong số những người gặp nguy khó có các bệnh nhân? Tài liệu không minh nhiên cho biết. Tuy nhiên ở phần khuyết điểm, tài liệu cho biết: “Nhiều thành viên tìm kiếm đức tin qua những cuộc chữa khỏi bệnh một cách bất ngờ và lạ lùng… Nhiều nhóm cầu nguyện có thể nói đã «lạm dụng» việc đặt tay chữa lành, hoặc đôi khi tệ hại hơn nữa, còn «đóng kịch» «show up» giả được chữa lành!… vì những mục đích không siêu nhiên”.
Như thế, việc chữa bệnh, ít nhất về mặt thực tế, có nằm trong phương thức cầu nguyện của Phong Trào Thánh Linh. Điều này được một bài báo khác xác nhận rõ hơn, đó là bài “Tìm Hiểu Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng” do Linh Mục Võ Xuân Tiến dịch theo Claire Lesegretain đăng trên La Croix, trong đó tác giả cho hay: Phong Trào “đã làm nổi lên những thừa tác vụ chữa bệnh khác nhau (như các thừa tác vụ của cha Emiliano Tardif, qua đời vào năm 1999)”.
Có điều một số linh mục cho mình có thừa tác vụ chữa bệnh ít khi nói tới liên hệ của họ với Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Phải chăng vì các ngài chỉ “chuyên” một đặc sủng này mà thôi, chứ không lồng nó vào tôn chỉ chung của Phong Trào mà thoạt nhìn, người ta cũng đủ thấy chú trọng nhiều hơn vào lối cầu nguyện tự phát dựa vào Thánh Kinh và ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần.
Tưởng cũng nên nhắc tới Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Các số 1508 tới 1510 của Sách này đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, nhìn nhận rằng “Chúa Thánh Thần ban cho một số người được đặc sủng chữa lành các bệnh nhân”. Nhưng “cả những lời cầu nguyện tha thiết nhất đôi khi cũng không xin được ơn chữa lành tất cả các bệnh tật”. Bởi thế, Giáo Hội chú trọng nhiều hơn đến việc “chăm sóc các bệnh nhân cũng như bằng lời Giáo Hội chuyển cầu cho họ”. Giáo Hội vẫn tin vào “sự hiện diện mang sức sống của Chúa Kitô, thầy thuốc của linh hồn và thân xác chúng ta”. Nhưng “sức mạnh này tác động cách đặc biệt thông qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, bánh ban sự sống vĩnh cửu, mà Thánh Phaolô nhắc tới mối liên hệ với sức khỏe của thân xác”. Dĩ nhiên, từ thời các Tông Đồ đã có bí tích xức dầu bệnh nhân như Thánh Giacôbê từng viết; Sách Giáo Lý cho rằng đây là “một nghi thức riêng để lo cho các bệnh nhân”.
Như thế, đặc sủng chữa bệnh quả là một đặc sủng được ban cho một số cá nhân, và do đó là tác động của Chúa Thánh Thần. Nhưng điều hiển nhiên là Giáo Hội nhấn mạnh tới những kênh chính thức chuyển sự chữa lành phần hồn, phần xác và tinh thần cho con cái mình.
Huấn Thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin khi đề cập tới đặc sủng chữa bệnh, không nhắc gì tới điều mà nhiều linh mục Công Giáo gọi là “thừa tác vụ chữa bệnh”, nên người ta có quyền nghĩ rằng về mặt chính thức, không hề có thừa tác vụ này, lý do vì đây chỉ là việc cá nhân. Ta hãy xem Huấn Thị nói thêm gì về khía cạnh này.
Trước nhất Huấn Thị đặt đặc sủng chữa bệnh vào ngữ cảnh “cầu nguyện cho việc phục hồi sức khỏe”. Đây là kinh nghiệm của Giáo Hội mọi thời, kể cả thời ta. Nhưng điều mới lạ hiện nay là việc phát triển của những buổi tụ tập để cầu nguyện, đôi khi có sự phối hợp với việc cử hành phụng vụ, vì mục đích xin Chúa chữa lành bệnh. Trong nhiều trường hợp, người ta công bố việc xẩy ra các vụ lành bệnh cách lạ, và việc này khiến họ mong chờ hiện tượng lạ lùng đó sẽ xẩy ra tại các cuộc tụ tập khác. Ngoài ra, đôi khi, có người còn cho đó là đặc sủng chữa bệnh.
Thứ đến, Huấn Thị cho rằng trong lịch sử Giáo Hội, luôn có những vị làm phép lạ thực hiện các vụ chữa bệnh lạ lùng. Nhưng điều gọi là đặc sủng chữa bệnh lại không nằm trong các hiện tượng tạo lạ lùng này. Vì đây là những buổi tụ tập cầu nguyện đặc biệt được tổ chức với mục đích xin ơn chữa bệnh cho người bệnh đang hiện diện tại chỗ. Ngoài ra, trong lịch sử Giáo Hội, việc khỏi bệnh lạ lùng cũng luôn xẩy ra tại các nơi thánh, như trên đã nói. Tuy nhiên, những vụ khỏi bệnh đó cũng không phải là đặc sủng chữa bệnh, vì không liên hệ đến người có đặc sủng ấy.
Sau đó, Huấn Thị phân biệt hai loại tụ tập cầu nguyện xin ơn lành bệnh: một loại liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh, một loại không. Được kể là có liên hệ tới đặc sủng chữa bệnh khi sự can thiệp của một người đặc thù, của nhiều người đặc thù hay của cả một nhóm người đặc thù được coi là có tính quyết định cho tính hữu hiệu của lời cầu nguyện. Nếu không có liên hệ gì với đặc sủng chữa bệnh, thì việc cử hành theo các sách phụng vụ, nếu tuân thủ đúng qui tắc phụng vụ, hiển nhiên là hợp lệ (licit), đôi khi còn thích đáng nữa, như khi cử hành Thánh Lễ cầu cho người đau yếu (pro infirmis). Nếu cử hành không đúng qui tắc phụng vụ thì là bất hợp lệ.
Huấn Thị sau đó đề cập đến trường hợp có những cử hành tại nhà thờ, tuy không tự chúng (per se) nhắm vào việc xin ơn chữa lành, nhưng các người tổ chức và tham dự có ý định cầu xin ơn chữa lành, thì cả các buổi phụng vụ (Chầu Mình Thánh có ban phép lành) lẫn không phụng vụ (đọc kinh Mân Côi) đều hợp lệ, miễn là đừng thay đổi ý nghĩa đích thực của các cử hành này.
Về đặc sủng chữa bệnh, Huấn Thị cho hay: không được gán nó cho một loại tín hữu đặc thù nào, dù là Tông Đồ, tiên tri, các “đấng làm thầy”, các “đấng cai quản” hay gì gì khác. Theo Thánh Phaolô (1Cor 12), Chúa Thánh Thần ban cho cá nhân nào là tùy Người chọn (câu 11). Thành thử, theo Huấn Thị, trong các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn khỏi bệnh, người ta sẽ sai lầm khi gán đặc sủng chữa bệnh cho bất cứ loại người tham dự nào; điều duy nhất cần làm là hoàn toàn tín thác vào quyết định của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho ai đặc sủng ấy là tùy Người để tỏ sức mạnh của Chúa Kitô Phục Sinh.
Nói như trên, thì hình như không có những nhà “chuyên nghiệp” chữa bệnh lạ lùng, nên càng không có “thừa tác vụ” chữa lành mà ai cũng coi có tính “thường xuyên”. Nói như thế rồi, Huấn Thị đưa ra khá nhiều qui tắc đối với các buổi tụ tập cầu nguyện xin ơn chữa bệnh. Như điều 1: nên đặt dưới sự hướng dẫn của một thừa tac viên thụ phong; điều 4, tiết 3 đòi phải có phép minh nhiên của đấng bản quyền, dù trong đó, có sự hiện diện của hồng y, giám mục (Huấn Thị còn nhấn mạnh: bản quyền có quyền ngăn cấm dù có sự hiện diện của một giám mục). Điều 5, tiết 3 qui định rõ: “Cần phải tránh bất cứ điều gì giống như điên loạn, giả tạo, đóng kịch hay cố tình gây giật gân nhất là từ những ai có trách nhiệm đối với những cuộc tụ tập này” . Điều 9, vì thế, dạy phải duy trì bầu khí đạo hạnh an bình. Các lạm dụng rõ ràng đã xẩy ra với Phong Trào Thánh Linh như trên đã nói. Còn các buổi “đặc sủng chữa bệnh” thì sao?
Đọc bài của Linh Mục Giuse Trần Việt Hùng “Đặt Tay Và Sự Té Ngã”, người đọc sẽ có được một vài ý niệm rõ ràng hơn, tuy đây cũng là một buổi cầu nguyện lồng trong tuần tĩnh tâm theo phương thức của Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Cha Hùng kể lại: “Sau Thánh Lễ, khoảng 9:30 pm. Linh mục có giờ đặt tay xin Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành ngự đến và xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa. Tối hôm đó, trên gian cung thánh bầu khí âm u vì không có ánh sáng. Ca đoàn hát những bài ca ru hồn: Chạm vào lòng con Chúa ơi…. Giáo dân lần lượt xếp hàng bước lên gian cung thánh… Có người xếp hàng đi lên hai ba lần để được đặt tay. Tôi quan sát cũng có một số anh chị em đi làm về và ghé ngang qua phòng hội khi linh mục đang đặt tay. Họ cũng xếp hàng bước lên, trong bầu khí âm u và ánh sáng mờ mờ ảo ảo… Một linh mục tiến đến trước mặt họ với mặt nhật có Mình Thánh Chúa và linh mục khác đặt tay trên trán mỗi người và cầu nguyện có khi là tiếng Việt, có khi tiếng Anh và tiếng Latinh và cả tiếng lạ... và đã có nhiều người ngã ngửa về phía sau”.
Sau khi nhắc tới những phản hồi tích cực của một số người té ngã như khỏi đau lưng, khỏi đau tay, bỏ đánh bài, bỏ thuốc lá, cầu nguyện nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn cho việc chung, dâng cúng tiền bạc tổ chức các khóa tĩnh tâm… Cha Hùng thuật lại những trường hợp “nằm xuống thì cười, khóc, hát hoặc nói thì thào… Có người la hét và khóc sướt mướt. Nhưng có những người không té, cứ đứng trơ ra đó. Tôi nghe các anh chị đó chia sẻ rằng họ cũng theo những hướng dẫn và làm theo cách thức cầu nguyện. Các anh chị đó không té ngã vì cố gắng đứng vững và cảm thấy có lực đẩy về phía sau từ tay linh mục. Cưỡng lại thì có lực đẩy và xuôi theo thì sẽ ngã ngửa. Cũng có các em nhỏ bị té khi lên cầu nguyện. Tôi hỏi một em rằng tại sao em té, em trả lời: Con thấy mấy người bên cạnh té xuống, con cũng té”.
Điều đáng nói là chính Cha Hùng đã “thử nghiệm” hình thức “đặc sủng” này. Ta hãy nghe ngài thuật lại: “Tôi đã thực hiện hình thức đặt tay và tìm xem hiệu qủa của nó thế nào. Tôi mời gọi ba bà trong Hội các Bà Mẹ, tự nguyện bước lên trước nhóm để được đặt tay cầu nguyện. Có ba bà đã tham dự nhiều khóa Thánh Linh bước tới. Sau đó tôi cũng mời một số bà đỡ sau lưng phòng khi té xuống. Phòng tắt điện và nhóm các bà còn lại hát bài: Giêsu, chúng con tới đây sấp mình… Tôi mời các bà nhắm mắt, tập trung giơ tay cầu nguyện và sau một phút, tôi bắt đầu đặt tay, thật ngạc nhiên, tôi chưa kịp cầu nguyện chi cả, bà thứ nhất té xuống. Tôi tiếp tục đặt tay bà thứ hai, trong khoảng 10 giây, bà ta té xuống và đến bà thứ ba cũng thế, tôi mới đặt tay cầu nguyện, chưa kịp xin Chúa ơn gì mà bà ta đã té ngã xuống rồi. Cả ba bà nằm đó một khoảng thời gian. Có bà thì hát và có bà thì khóc lóc”.
Hành Hương Đức Mẹ Lavang 2011 và kì niệm khánh thành nhà thờ GXCTTĐ/VN, Arlington, Virgina Hoa Kỳ
LM Nguyễn Đức Vượng
20:09 27/06/2011
Arlington, Virgina: Để kỷ niệm 5 năm Ngôi Nguyện Đường Mẹ La Vang trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi được đánh giá trong 5 năm qua với số người hành hương đã đến để cầu nguyện dâng thánh lễ đông nhất tại Nguyện Đưòng này. Đồng thời, cũng trùng vào ngày mừng kỷ niệm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị Phong thánh cho 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam 19/06/1988. Ban lãnh đạo với quyết định của Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã quyết định cho chủ đề năm nay: “ Về bên Mẹ La Vang; Yêu Thương, Hiệp nhất và Phục vu”
Con dân Việt Nam từ khắp nơi quy tụ về: Cộng Đoàn do Cha Hà Vịnh và Thầy Sáu Nguyễn Văn Đức với phái đoàn 100 người từ Chicago đến. Tại Tiểu Bang Washington (Seatle) Cha Hoàng Phượng hướng dẫn gồm 38 người. và các nơi khác như Sacramento, San Jose, Atlanta, New York, Connecticut, đại diện nhiều Cộng đoàn tại Miền Trung Đông Hoa Kỳ.
Ngày thứ nhất là ngày 16/06/2011 bắt đầu khai mạc tại nhà thờ Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland do Cha Vũ Ngọc An làm Chánh Xứ. Sau Thánh lễ khai mạc, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã chia sẻ sâu sắc về người Mẹ và Gia đình.
Ngày thứ 2, ngày 17/06/2011 tại nhà thờ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia do Cha JB Nguyễn Đức Vượng làm chánh xứ. Sau cuộc đón tiếp Đức Giám Mục Vicent Nguyễn Mạnh Hiếu và giới thiệu các cộng đoàn, Đức Cha, Cha Chủ tịch Liên Đoàn Quý Cha, Quý Thầy Phó Tế, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và những phái đoàn từ khắp nơi hiện diện đã “ tấm tắc” khâm phục tài nghệ diễn xuất của các em trong đoàn Hiệp Sĩ Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm qua vở nhạc kịch Thánh Tô Ma Thiện. Không quên sự hỗ trợ mạnh mẽ để màn kịch được thành công của ban nhạc với 33 nhạc công trẻ, ban múa dâng hoa và ban trống. Toàn bộ không gian của nhà thờ đã được sử dụng để tăng hiệu quả cho màn kịch. Khách hành hương cảm nhận vở kịch Thánh Tô Ma Thiện như là một món quà tuyệt vời đầy ý nghĩa và nhung nhớ cho ngày hành hương năm nay. Dàn nhạc trẻ với thành viên từ 6 cho đến 23 tuổi đã làm cho mọi người ngạc nhiên và thích thú về sự chuyên nghiệp và kỷ luật của các em. Từ hơn 4 năm qua, dàn nhạc vẫn giữ vững danh xưng là dàn nhạc trẻ Việt Nam lớn nhất thế giới đàn lễ hằng tuần tại giáo xứ. Danh xưng đó giờ đây cũng được công nhận tại Địa Phận Arlington, Virginia.
Ngày thứ 3, 18/06/2011, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Linh mục JB Nguyễn Đức Vựợng, Ông Bùi Hữu Thư được giao trách nhiệm tổ chức thánh lễ đại trào tại đây, với hơn 3,000 người bắt đầu từ các đoàn thể đến từng người đến từ khắp nơi và dưới sự chủ tế và giảng thuyết của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu người thật trẻ, lối giảng thuyết rõ ràng, đơn giản làm đi vào lòng người những âm vang của ngày đại lễ.
Một Ca Đoàn tổng hợp hầu hết do Anh Chị Em tại Giáo xứ Mẹ Việt Nam và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã có hơn 100 Ca Viên và các nhạc công dưới sự điều khiển của Quý Anh Em Đỗ Soạn, Ý Vũ, Văn Duy Tùng, Bích Hòa và Kiều Hạnh. Thánh lễ Đại Trào nguyên thánh lễ đã gây ấn tượng nay lại được đong đầy bởi những giọng ca đem vào lòng người tràn ngập niềm vui của mùa Hành hương năm nay.
Đứng trước biến cố quan trọng của Liên Đoàn hàng năm này. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo đã được dân chúng đóng góp để xây dựng một ngôi thánh đường và năm nay cũng là năm kỷ niệm 1 năm khánh thành thánh đường.
Tại Giáo xứ với sự điều động của Quý cha, Quý Ban ngành đoàn thể. Vào ngày Chúa nhật 18/06/2011 đã chuẩn bị một bữa ăn trù tính cho 800 người nhân ngày đại lễ này.
Đối với Các Ca Đoàn, sự chuẩn vị đã được bàn bạc cả 5 tháng trước cho việc hát những bài hát ca tụng Chúa, Mẹ Maria và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chủ đề này được thực hiện trong 1 buổi diễn nguyện trước Thánh lễ “ khoảng chừng 50 Phút”
Đã lâu lắm, cách đây 4 năm, các ca đoàn mới có dịp trình diễn chung với nhau và sau khi chương trình chấm dứt, chúng tôi cảm thấy kỳ gặp gỡ tới sẽ rất là gần.
Chương trình bắt đầu lúc 4:20 chiều, 20 phút trễ hơn dự định vì nhà thờ còn vắng vẻ. Như đã nói ở phần trên vì đã lâu lắm các ca đoàn mới có dịp trình diễn chung với nhau cho nên giáo dân có thể đã quên trong ký ức của mình về các buổi trình diễn thánh ca. Mặt khác buổi diễn nguyện nhằm vào ngày Chúa nhật mà Ca Đoàn nào cũng đã dự và hát cho 1 thánh lễ rồi; thêm vào đó, phải hát trước thánh lễ 1 tiếng thì dĩ nhiên không tránh khỏi sự thiếu kém khán giả. Chúng tôi tin tưởng trong các kỳ trình diễn thánh ca tới, giáo dân sẽ tham gia đông đảo hơn. Không có giáo dân xem cũng buồn nhưng cuối cùng đó cũng là một điều đặc biệt vì không khí buổi diễn nguyện trở nên thân mật hơn. Thay vì trình diễn cho cộng đoàn nghe thì các ca đoàn giờ đây trình diễn cho nhau nghe.
Linh Mục Chánh Xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng và Tiến Sĩ Bùi Hữu Thư - chủ tịch hội đồng mục vụ bắt đầu buổi diễn nguyện với các tâm tình về những kỷ niệm xa xưa. Từ 19 gia đình ngày giáo xứ được thành lập vào năm 1975, giáo xứ hiện nay có hơn 2,000 gia đình gia nhập giáo xứ. Từ một nhóm nhỏ quây quần hát lễ, giáo xứ hiện nay có 10 ca đoàn phụ trách phần thánh ca cho 10 thánh lễ ngày thường, thứ bảy và Chúa Nhật. Từ những tờ giấy chép nhạc đơn sơ, giáo xứ hiện nay đang lưu hành cuốn Phụng Ca dày hơn 1,700 trang. Hai vị không quên khen ngợi sự cố gắng của các ca đoàn để cùng nhau tổ chức buổi diễn nguyện. Điều này không sai vì trong các ngày trước đó, các ca đoàn đã rất bận để tập dợt và hát lễ cho các ngày hành hương Đức Mẹ La Vang hằng năm tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC.
Thiên Nga - Ca Đoàn Trưởng ca đoàn Ave Maria phục vụ lễ 9 giờ tối Chúa Nhật là người trong nhiều tháng qua đã làm việc tích cực để đưa các ca đoàn ngồi lại với nhau trong buổi diễn nguyện cũng bày tỏ sự vui mừng khi thấy hầu hết các ca đoàn đã nhận lời tham gia và tập luyện sốt mến cho sự kiện vui mừng này. Sau đó mỗi ca đoàn đã tuần tự tiến lên cung thánh để trình bày nhạc phẩm của mình.
• CĐ 6:30 sáng (lễ 6:30 sáng CN) - Đồng Xanh Thơ
• CĐ Thánh Giuse (lễ 10 giờ sáng CN) - Cao Vời Khôn Ví
• CĐ Seraphim (lễ 12 giờ trưa CN) - Tình Chúa Yêu Con
• CĐ Thánh Gia (lễ 5 giờ chiều CN) - Tiếng Nhạc Oai Hùng
• CĐ Phanxicô (lễ Trọng và Buộc) - Muôn Đời Tạ Ơn
• CĐ Ave Maria (lễ 9 giờ tối CN) - Hồng Ân Thiên Chúa
v
Các ca đoàn hôm nay đều cố gắng tạo cho ca đoàn mình hát với dàn nhạc đệm gồm nhiều nhạc cụ khác nhau thay vì chỉ có một cây đàn piano.
Buổi diễn nguyện chấm dứt sau gần 1 tiếng. Các ca đoàn đứng vào chụp hình chung với nhau. Đây mới thấy sự hy sinh của mọi người. Thay vì nghỉ ngơi dưỡng sức cho ngày Chúa Nhật thì mọi người lại lên quần áo, hát muốn khan tiếng. Các bài hát đều được hoan nghênh từ phía khán giả. Đặc biệt hơn hết là tiếng vỗ tay nhiệt tình tán thưởng của Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm - Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Hoa Kỳ. Cha Liêm nói: “Giáo xứ của Anh Chị Em đông nhất, lâu đời nhất, nhiều ca đoàn nhất và dĩ nhiên cùng chung tiếng hát hay nhất” Thế là những tràng pháo tay không ngớt làm nảy sinh những dòng lệ nơi khóe mắt của nhiều Anh Chị Em. Cha Liêm chắc chắn nhìn thấy rõ hơn ai hết sự cố gắng của các ca viên trong các ngày vừa qua để phục vụ cho cuộc hành hương và ngày diễn nguyện của giáo xứ.
Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã chủ sự và giảng thuyết thánh lễ rất ý nghĩa, trang trọng. Hầu hết các ca viên sau đó đã đứng lại với nhau để hát lễ. Sau thánh lễ, giáo xứ đã mở tiệc để khoản đãi các ca viên. Với bầu khi của ngày đại lễ moi người làm cho mọi người không ai về nhưng ở lại để thưởng thức chung những mùi vị, thức ăn, thức uống của Quý hội đoàn đã chuẩn bị trước. Cộng với một dàn Karaoke do Anh Tiến Kèn điều khiển, giúp cho mọi người thay phiên nhau hát lên những tiếng hát bất hủ về việc tạ ơn Chúa, về tình yêu, về công cha nghĩa mẹ. Không quên ngày lễ Father's Day với hình ảnh của những người Cha đang lao nhọc để lo cho con cái, đúng là “ tình Cha ấm áp như vầng thái dương”. Cuối cùng mọi người lưu luyến chia tay nhau ra về trong hân hoan và muốn hứa và hẹn gặp lại.
Tl Ky Niem 1 Nam
Tiec Ky Niem 1 nam NT
Con dân Việt Nam từ khắp nơi quy tụ về: Cộng Đoàn do Cha Hà Vịnh và Thầy Sáu Nguyễn Văn Đức với phái đoàn 100 người từ Chicago đến. Tại Tiểu Bang Washington (Seatle) Cha Hoàng Phượng hướng dẫn gồm 38 người. và các nơi khác như Sacramento, San Jose, Atlanta, New York, Connecticut, đại diện nhiều Cộng đoàn tại Miền Trung Đông Hoa Kỳ.
Ngày thứ nhất là ngày 16/06/2011 bắt đầu khai mạc tại nhà thờ Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland do Cha Vũ Ngọc An làm Chánh Xứ. Sau Thánh lễ khai mạc, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã chia sẻ sâu sắc về người Mẹ và Gia đình.
Ngày thứ 2, ngày 17/06/2011 tại nhà thờ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia do Cha JB Nguyễn Đức Vượng làm chánh xứ. Sau cuộc đón tiếp Đức Giám Mục Vicent Nguyễn Mạnh Hiếu và giới thiệu các cộng đoàn, Đức Cha, Cha Chủ tịch Liên Đoàn Quý Cha, Quý Thầy Phó Tế, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và những phái đoàn từ khắp nơi hiện diện đã “ tấm tắc” khâm phục tài nghệ diễn xuất của các em trong đoàn Hiệp Sĩ Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm qua vở nhạc kịch Thánh Tô Ma Thiện. Không quên sự hỗ trợ mạnh mẽ để màn kịch được thành công của ban nhạc với 33 nhạc công trẻ, ban múa dâng hoa và ban trống. Toàn bộ không gian của nhà thờ đã được sử dụng để tăng hiệu quả cho màn kịch. Khách hành hương cảm nhận vở kịch Thánh Tô Ma Thiện như là một món quà tuyệt vời đầy ý nghĩa và nhung nhớ cho ngày hành hương năm nay. Dàn nhạc trẻ với thành viên từ 6 cho đến 23 tuổi đã làm cho mọi người ngạc nhiên và thích thú về sự chuyên nghiệp và kỷ luật của các em. Từ hơn 4 năm qua, dàn nhạc vẫn giữ vững danh xưng là dàn nhạc trẻ Việt Nam lớn nhất thế giới đàn lễ hằng tuần tại giáo xứ. Danh xưng đó giờ đây cũng được công nhận tại Địa Phận Arlington, Virginia.
Ngày thứ 3, 18/06/2011, tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Linh mục JB Nguyễn Đức Vựợng, Ông Bùi Hữu Thư được giao trách nhiệm tổ chức thánh lễ đại trào tại đây, với hơn 3,000 người bắt đầu từ các đoàn thể đến từng người đến từ khắp nơi và dưới sự chủ tế và giảng thuyết của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu người thật trẻ, lối giảng thuyết rõ ràng, đơn giản làm đi vào lòng người những âm vang của ngày đại lễ.
Một Ca Đoàn tổng hợp hầu hết do Anh Chị Em tại Giáo xứ Mẹ Việt Nam và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã có hơn 100 Ca Viên và các nhạc công dưới sự điều khiển của Quý Anh Em Đỗ Soạn, Ý Vũ, Văn Duy Tùng, Bích Hòa và Kiều Hạnh. Thánh lễ Đại Trào nguyên thánh lễ đã gây ấn tượng nay lại được đong đầy bởi những giọng ca đem vào lòng người tràn ngập niềm vui của mùa Hành hương năm nay.
Đứng trước biến cố quan trọng của Liên Đoàn hàng năm này. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo đã được dân chúng đóng góp để xây dựng một ngôi thánh đường và năm nay cũng là năm kỷ niệm 1 năm khánh thành thánh đường.
Tại Giáo xứ với sự điều động của Quý cha, Quý Ban ngành đoàn thể. Vào ngày Chúa nhật 18/06/2011 đã chuẩn bị một bữa ăn trù tính cho 800 người nhân ngày đại lễ này.
Đối với Các Ca Đoàn, sự chuẩn vị đã được bàn bạc cả 5 tháng trước cho việc hát những bài hát ca tụng Chúa, Mẹ Maria và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chủ đề này được thực hiện trong 1 buổi diễn nguyện trước Thánh lễ “ khoảng chừng 50 Phút”
Đã lâu lắm, cách đây 4 năm, các ca đoàn mới có dịp trình diễn chung với nhau và sau khi chương trình chấm dứt, chúng tôi cảm thấy kỳ gặp gỡ tới sẽ rất là gần.
Chương trình bắt đầu lúc 4:20 chiều, 20 phút trễ hơn dự định vì nhà thờ còn vắng vẻ. Như đã nói ở phần trên vì đã lâu lắm các ca đoàn mới có dịp trình diễn chung với nhau cho nên giáo dân có thể đã quên trong ký ức của mình về các buổi trình diễn thánh ca. Mặt khác buổi diễn nguyện nhằm vào ngày Chúa nhật mà Ca Đoàn nào cũng đã dự và hát cho 1 thánh lễ rồi; thêm vào đó, phải hát trước thánh lễ 1 tiếng thì dĩ nhiên không tránh khỏi sự thiếu kém khán giả. Chúng tôi tin tưởng trong các kỳ trình diễn thánh ca tới, giáo dân sẽ tham gia đông đảo hơn. Không có giáo dân xem cũng buồn nhưng cuối cùng đó cũng là một điều đặc biệt vì không khí buổi diễn nguyện trở nên thân mật hơn. Thay vì trình diễn cho cộng đoàn nghe thì các ca đoàn giờ đây trình diễn cho nhau nghe.
Linh Mục Chánh Xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng và Tiến Sĩ Bùi Hữu Thư - chủ tịch hội đồng mục vụ bắt đầu buổi diễn nguyện với các tâm tình về những kỷ niệm xa xưa. Từ 19 gia đình ngày giáo xứ được thành lập vào năm 1975, giáo xứ hiện nay có hơn 2,000 gia đình gia nhập giáo xứ. Từ một nhóm nhỏ quây quần hát lễ, giáo xứ hiện nay có 10 ca đoàn phụ trách phần thánh ca cho 10 thánh lễ ngày thường, thứ bảy và Chúa Nhật. Từ những tờ giấy chép nhạc đơn sơ, giáo xứ hiện nay đang lưu hành cuốn Phụng Ca dày hơn 1,700 trang. Hai vị không quên khen ngợi sự cố gắng của các ca đoàn để cùng nhau tổ chức buổi diễn nguyện. Điều này không sai vì trong các ngày trước đó, các ca đoàn đã rất bận để tập dợt và hát lễ cho các ngày hành hương Đức Mẹ La Vang hằng năm tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC.
Thiên Nga - Ca Đoàn Trưởng ca đoàn Ave Maria phục vụ lễ 9 giờ tối Chúa Nhật là người trong nhiều tháng qua đã làm việc tích cực để đưa các ca đoàn ngồi lại với nhau trong buổi diễn nguyện cũng bày tỏ sự vui mừng khi thấy hầu hết các ca đoàn đã nhận lời tham gia và tập luyện sốt mến cho sự kiện vui mừng này. Sau đó mỗi ca đoàn đã tuần tự tiến lên cung thánh để trình bày nhạc phẩm của mình.
• CĐ 6:30 sáng (lễ 6:30 sáng CN) - Đồng Xanh Thơ
• CĐ Thánh Giuse (lễ 10 giờ sáng CN) - Cao Vời Khôn Ví
• CĐ Seraphim (lễ 12 giờ trưa CN) - Tình Chúa Yêu Con
• CĐ Thánh Gia (lễ 5 giờ chiều CN) - Tiếng Nhạc Oai Hùng
• CĐ Phanxicô (lễ Trọng và Buộc) - Muôn Đời Tạ Ơn
• CĐ Ave Maria (lễ 9 giờ tối CN) - Hồng Ân Thiên Chúa
v
Các ca đoàn hôm nay đều cố gắng tạo cho ca đoàn mình hát với dàn nhạc đệm gồm nhiều nhạc cụ khác nhau thay vì chỉ có một cây đàn piano.
Buổi diễn nguyện chấm dứt sau gần 1 tiếng. Các ca đoàn đứng vào chụp hình chung với nhau. Đây mới thấy sự hy sinh của mọi người. Thay vì nghỉ ngơi dưỡng sức cho ngày Chúa Nhật thì mọi người lại lên quần áo, hát muốn khan tiếng. Các bài hát đều được hoan nghênh từ phía khán giả. Đặc biệt hơn hết là tiếng vỗ tay nhiệt tình tán thưởng của Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm - Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Hoa Kỳ. Cha Liêm nói: “Giáo xứ của Anh Chị Em đông nhất, lâu đời nhất, nhiều ca đoàn nhất và dĩ nhiên cùng chung tiếng hát hay nhất” Thế là những tràng pháo tay không ngớt làm nảy sinh những dòng lệ nơi khóe mắt của nhiều Anh Chị Em. Cha Liêm chắc chắn nhìn thấy rõ hơn ai hết sự cố gắng của các ca viên trong các ngày vừa qua để phục vụ cho cuộc hành hương và ngày diễn nguyện của giáo xứ.
Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã chủ sự và giảng thuyết thánh lễ rất ý nghĩa, trang trọng. Hầu hết các ca viên sau đó đã đứng lại với nhau để hát lễ. Sau thánh lễ, giáo xứ đã mở tiệc để khoản đãi các ca viên. Với bầu khi của ngày đại lễ moi người làm cho mọi người không ai về nhưng ở lại để thưởng thức chung những mùi vị, thức ăn, thức uống của Quý hội đoàn đã chuẩn bị trước. Cộng với một dàn Karaoke do Anh Tiến Kèn điều khiển, giúp cho mọi người thay phiên nhau hát lên những tiếng hát bất hủ về việc tạ ơn Chúa, về tình yêu, về công cha nghĩa mẹ. Không quên ngày lễ Father's Day với hình ảnh của những người Cha đang lao nhọc để lo cho con cái, đúng là “ tình Cha ấm áp như vầng thái dương”. Cuối cùng mọi người lưu luyến chia tay nhau ra về trong hân hoan và muốn hứa và hẹn gặp lại.
Tl Ky Niem 1 Nam
Tiec Ky Niem 1 nam NT
Liên Ca Đoàn Giáo Xứ CTTĐVN Arlington, VA |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân Vụ Biển Đông: Tìm Hiểu Lực Lượng Hải Quân Của Trung Quốc
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
13:36 27/06/2011
Nhân Vụ Biển Đông: Tìm Hiểu Lực Lượng Hải Quân Của Trung Quốc
LỊCH SỬ
Binh chủng Hải Quân của Trung Quốc, tên chính thức là “Hải Quân của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân” (The People’s Liberation Army Navy. Viết tắt là PLAN). Theo truyền thống, Trung Quốc không đặt nặng tầm quan trọng vào lực lượng hải quân. Ngay cả thời chiến tranh lạnh, hải quân của họ cũng chỉ đủ để bảo vệ các bờ biển trước viễn cảnh bị đổ bộ tấn công bởi các lực lượng quân sự của Mỹ hay ngay cả của Liên bang Soviet.
Nhưng đến khoảng cuối thập kỷ 80’s và đầu thập kỷ 90’s, nghĩa là sau khi Soviet và khối cộng sản quốc tế sụp đổ, Trung Quốc đã muốn có một lực lượng hải quân hoạt động tầm xa, vượt ra ngoài vùng ven biển của họ. Có hai lý do cho việc thay đổi này: Thứ nhất, sự cần thiết phải “giải phóng” quốc đảo Đài Loan (Taiwan), nhất là khi người dân ở đảo này muốn đòi tuyên bố độc lập. Thứ hai là nhu cầu phải bảo vệ hệ thống chuyên chở nhiên liệu và hàng hóa trên toàn cầu, phục vụ cho nền kinh tế, hiện đang đứng hàng thứ hai, sau Mỹ, của họ. Ngày nay, người ta phải kể thêm lý do thứ ba, là tham vọng chiếm toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa (Spratly) và Trường Sa (Paracel) với vùng biển mệnh danh là “lưỡi bò” bao gồn hầu như toàn bộ Biển Đông, mà họ gọi là Nam Hải, hay biển Hoa Nam. Vùng biển này được nhiều người tin rằng đang có những túi dầu hỏa mà tổng số dung lượng có thể lên đến trên 17 tỷ tấn, đứng hàng thứ tư trên thế giới. Một gia tài thiên nhiên khổng lồ mà không một quốc gia nào ở trong vùng có thể bỏ qua, nhất là một nước đang “khát” nhiên liệu như Trung Quốc.
TỔ CHỨC
Hiện PLAN đang có một lực lượng hải quân với trên 350 ngàn quân sĩ, bao gồm 34 ngàn binh sĩ cho không lực của hải quân; 38 ngàn của lực lượng duyên phòng, bảo vệ 1500 cây số bờ biển của họ; trên 56 ngàn thủy quân lục chiến. Số còn lại là các thủy thủ với khoảng 2 ngàn tàu chiến các loại, kể cả những chiếc tàu nhỏ được dùng trên sông. Tuy nhiên, họ không có một hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) nào, ở thời điểm này (6/2011).
Bộ tư lệnh của PLAN đặt ở Bắc Kinh, điều khiển ba hạm đội: HĐ Bắc Hải (vùng Hoàng Hải và biển Nhật Bản) có bộ chỉ huy ở Qingdao, tỉnh Shandong; HĐ Đông Hải (vùng eo biển Đài Loan) đặt căn cứ chỉ huy ở Ningbo; và HĐ Nam Hải có căn cứ chỉ huy ở Zhanjiang, tỉnh Quảng Đông. Nhưng căn cứ quan trọng nhất đối với Biển Đông của Việt Nam là Yulin (còn được gọi là Tam Á) đặt trên phần cực nam của đảo Hải Nam.
PLAN đang có 26 khu trục hạm (Destroyers); 50 khu trục hạm loại nhỏ (Frigates), có khi được dùng như hộ tống hạm (Mỹ); 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử, có chứa hỏa tiễn nguyên tử tầm xa (SSBN); khoảng 7 tàu ngầm nguyên tử, loại tấn công (SSN); 56 tàu ngầm cũ chạy bằng dầu diesel; 27 tàu đổ bộ chiến cụ loại lớn; 31 tàu đổ bộ chiến cụ loại vừa; 58 tàu đổ bộ thủy quân lục chiến và xe lội nước; 80 tàu chiến ven biển; và khoảng trên 200 siêu tốc đỉnh (tàu nhỏ, chạy nhanh). Ngoài ra, PLAN còn có khoảng gần 500 phi cơ đủ loại.
Với một lực lượng hải quân như vậy, dĩ nhiên là họ không che giấu được ai, nhất là khi người Mỹ đã có thể đặt vệ tinh ở khoảng cách 32 ngàn cây số ngoài trái đất, mà viễn vọng kính của nó vẫn có thể đọc được bảng số xe của một chiếc ôtô đang chạy trên đường. Cũng có thể người Trung Quốc cố ý muốn cả thế giới biết đến “sức mạnh” của họ như một sự khoe khoang, như một cử chỉ hăm dọa. Hình như vậy, vì nhiều khi, sự khoe khoang đó lại vượt hẳn giá trị đích thực của điều họ có.
Ngày 13 tháng 1, năm 2009, Đô Đốc Robert F. Willard, tư lệnh các lực lượng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói rằng việc gia tăng hải lực cách “hung hăng” (aggressive) của PLAN đã gây sự quan tâm cho các nước trong vùng. Cũng trong năm này, ngày 15/7, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, trưởng tiểu ban Đông Á, thuộc Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện Mỹ (Senate Foreign Relations Committee) đã tuyên bố rằng, chỉ có “Nước Mỹ mới có đủ tầm cỡ và sức mạnh quốc gia để đương đầu với sự mất thăng bằng cách hiển nhiên của cán cân quân sự mà Trung Quốc đưa đến.” (Wikipedia on PLAN) Những vấn đề như việc họ đang muốn chiếm trọn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã trở thành mối quan tâm của mọi người.
NHỮNG YẾU ĐIỂM CỦA PLAN
Tuy nhiên, ông Ronald O’Rourke, thuộc Sở Nghiên Cứu của Hạ Viện Mỹ (Congressional Research Service) đã viết rằng PLAN “tiếp tục cho thấy những giới hạn hoặc yếu điểm của họ trong nhiều lãnh vực, kể cả những khả năng kéo dài các cuộc hành quân của một hải đội lớn trong một vùng biển xa xôi; hành quân hỗn hợp với những binh chủng khác của quân đội Trung Quốc; thiếu các hệ thống C4ISR (command, control, communication, computer, intelligence, surveillance and reconnaissance); hệ thống phòng không (anti-air warfare. AAW); hệ thống chống tàu ngầm (antisubmarine warfare. ASW); hệ thống dò mìn (mine countermeasures. MCM); và việc lệ thuộc vào sự bổ sung từ nước ngoài vào một số bộ phận của tàu chiến.” (ibid)
Thực ra, kể từ thế chiến thứ hai, không khi nào người ta gọi “một đoàn” tàu chiến không có hàng không mẫu hạm (HKMH) là một “hạm đội.” Không có HKMH là không thể đương đầu với hạm đội của bất cứ quốc gia nào khác đang có tàu sân bay. Tất cả các hạm đội đều cần phải có sự bảo vệ từ trên không, sự bảo vệ đó có thể đến từ trên đất liền, nếu đoàn tàu hoạt động ở gần bờ biển; hoặc đến từ các chiến đấu cơ đặt sẵn trên các HKMH, nếu ở giữa đại dương. Không có cái “ô dù” che chở từ bên trên, những tàu chiến ở dưới chỉ là mồi ngon cho các chiến đấu cơ của địch quân. Điều này đã được chứng minh nhiều lần trong đệ nhị thế chiến, mà điển hình nhất là trận Midway giữa Mỹ và Nhật.
TRẬN MIDWAY (4-7 June, 1942)
Sáu tháng sau trận đánh “trộm” (đánh trước khi tuyên chiến) của hải quân Nhật vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) ở Hawaii; một tháng sau trận hải chiến ở Coral Sea; trong những ngày 4 đến 7 tháng 6 năm 1942, hải quân Mỹ đã giáng cho hải quân Nhật một đòn chí tử, ở gần đảo Midway, phía Tây của Hawaii, khiến hải quân của “thiên hoàng” (vua Nhật) không còn gượng dậy được cho đến khi tàn cuộc chiến (1945).
Tư lệnh hải quân hoàng gia Nhật, đô đốc Isoroku Yamamoto, đã muốn nhanh chóng loại hải quân Mỹ ra khỏi vòng chiến, để Nhật hoàn toàn làm chủ Thái Bình Dương, ông và ban tham mưu đã lập kế phục kích, tiêu diệt lực lượng HKMH của hải quân Mỹ. Nhưng Yamamoto không ngờ rằng người Mỹ đã giải được mật mã và biết trước cuộc hành quân của ông. Hải quân Mỹ, do đó, đã lập một cuộc phục kích ngược lại để phá hạm đội Nhật, kết quả là 4 HKMH và một tuần dương hạm hạng nặng (heavy cruiser) của Nhật đã bị đánh chìm, đổi lấy một HKMH và một tàu khu trục của Mỹ.
Thêm một lý do đưa đến sự thảm bại là Yamamoto đã quá tự tin và có vẻ khinh địch. Trong trận Coral Sea, chiếc HKMH Lexington của Mỹ đã bị đánh đắm và chiếc thứ hai, Yorktown, bị hư hại nặng. Như vậy quân Mỹ, theo suy đoán của Yamamoto, chỉ còn 2 HKMH: Enterprise và Hornet, trong vùng biển Hawaii, để đương đầu với 4 HKMH và siêu hạm đội của ông, mạnh gấp mấy lần quân Mỹ. Ông đã không ngờ rằng dưới sự chỉ huy và thúc dục của đô đốc Chester W. Nimitz, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, chiếc Yorktown đã được sửa chữa xong, chỉ trong vòng 72 tiếng đồng hồ! Như vậy Mỹ đã dùng 3 HKMH để phục kích 4 HKMH: Kaga, Akagi, Hiryu và Soryu, cùng rất nhiều chiến hạm và thiết giáp hạm (battleships) khác của Nhật; kể cả thiết giáp hạm thời danh Yamato, lớn và mạnh nhất trong lịch sử hải quân thế giới, mà Yamamoto đã dùng làm soái hạm (flagship, tàu chỉ huy).
Khi quân Nhật bắt đầu tấn công đảo Midway, lúc 4g30 sáng ngày 4 tháng 6, một số ít máy bay thám thính của Yamamoto vẫn chưa tìm thấy hạm đội của Mỹ, Đang qui tụ trong vùng Tây Bắc của đảo Midway. Yamamoto đã khinh địch ở điểm này. Thực ra, ông đã nghĩ rằng các tàu sân bay của Mỹ vẫn đang ở Trân Châu Cảng. Một số máy bay thả bom và ngư lôi của Mỹ đã kịp cất cánh từ Midway, trước khi quân Nhật bắt đầu đánh phá hải đảo này, họ tấn công hạm đội của Nhật nhưng không đạt kết quả nào. Ngược lại, phía Nhật cũng chưa “dứt điểm” được Midway; đô đốc Nagumo, người trực tiếp chỉ huy trận chiến, lúc 7g15, đã ra lệnh tung toàn bộ lực lượng không quân còn lại, để tấn công Midway lần thứ hai. Điều này đòi hỏi một khoảng thời gian để thay đổi loại bom khác cho các phi cơ; nhưng sau đó ít lâu, khoảng trước 8g00, Nagumo lại nhận được tin từ các phi cơ thám thính cho biết đã tìm thấy hạm đội của Mỹ, dường như chỉ có một HKMH (người báo cáo đã không dám đoan chắc, vì thời tiết xấu, nhìn không rõ). Trên nguyên tắc, Nagumo, dù nghi ngờ, vẫn phải tấn công hạm đội Mỹ ngay, nhưng các máy bay đã và đang được thay bom để đánh Midway, hơn nữa các phi cơ tấn công Midway đợt đầu vẫn chưa về đến HKMH của họ! Cuối cùng, Nagumo đã quyết định chờ cho các phi cơ đợt đầu hạ cánh xong, mới cất cánh tấn công Midway đợt hai, kế đó là tái võ trang cho các máy bay đánh Midway đợt đầu để tấn công hạm đội Mỹ.
Nhưng… đến lúc này thì đã quá muộn, vì quân Mỹ, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đô đốc Fletcher, đã tìm thấy vị trí của hạm đội Nhật và họ đã tung toàn lực không quân trên cả 3 HKMH để tấn công quân Nhật, đúng vào lúc quân Nhật đang có những lộn xộn nói trên và không kịp chuẩn bị để nghênh chiến. Chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, đến 10g30 sáng, ba HKMH: Akagi, Kaga và Soryu đã bị trúng bom, bốc cháy, bất khiển dụng, coi như hoàn toàn bị loại ra khỏi vòng chiến; cuối cùng, người Nhật đã phải tự đánh chìm (scuttled) những chiếc tàu này để tránh việc chúng rơi vào tay quân Mỹ.
Thoát được đợt tấn công của Mỹ, HKMH Hiryu của Nhật đã phản công hai đợt và đánh chìm chiếc Yorktown (chiếc HKMH đã được sửa cấp tốc trong 72 giờ). Buổi chiều cùng ngày, phía Mỹ đã tìm ra vị trí của Hiryu, các đợt máy bay từ HKMH Enterprise đã kết thúc số phận của chiếc mẫu hạm này, mặc dù Hiryu đã có sự chuẩn bị và được nhiều phi cơ bảo vệ. Đề đốc Yamaguchi, chỉ huy chiếc Hiryu, đã quyết định chết theo tàu. Không còn được bảo vệ từ trên không, Yamamoto bắt buộc phải lui quân, thực ra là tháo chạy. Hải quân Mỹ tiếp tục truy kích và phá hủy nhiều tàu chiến khác của Nhật đến 3 ngày sau mới thôi. Ngoài số tàu chiến bị chìm, Nhật còn mất 3057 thủy thủ, đặc biệt là cùng một lúc họ đã mất quá nhiều phi công (aviators) già dặn kinh nghiệm của các HKMH. Để huấn luyện được lớp phi công tài giỏi khác, đòi hỏi một thời gian rất lâu dài, nhưng nhu cầu của các chiến trường đã không cho phép Nhật làm chuyện đó. Hải quân Mỹ đã thực sự phục thù được trận Trân Châu Cảng, chiếm thế thượng phong ở Thái Bình Dương, đẩy đối phương lùi dần và cuối cùng là Nhật đã phải đầu hàng vô điều kiện, ba năm sau đó.
Như vậy, muốn thực sự có một “hạm đội”, hoạt động xa bờ, trên các đại dương; đơn giản là phải có “tàu sân bay.” Người ta có quyền tranh luận rằng các tàu chiến thời nay được trang bị bằng những hỏa tiễn tối tân, có thể tự bảo vệ mà không cần có HKMH. Chưa ai chứng minh được điều này, nhưng điều cần nhớ là cùng một lúc các phương tiện tấn công từ trên không cũng đã được tăng triển, “vỏ quýt dày, móng tay nhọn” đó là chuyện thường tình.
Xin đọc thêm câu chuyện về chiếc tàu khu trục HMS Sheffield của Anh Quốc, đã bị máy bay của Argentina phóng hỏa tiễn Exocet (do Pháp chế tạo) đánh chìm, trong trận chiến tranh giành các đảo Falkland, năm 1982. Rồi chính một tàu khu trục loại nhỏ của Mỹ, USS Stark (FFG-31), cũng bị trúng hỏa tiễn Exocet từ một máy bay của Iraq phóng ra, suýt bị chìm vào năm 1987, trong vịnh Ba Tư (Persian Gulf), thời chiến tranh Iran – Iraq. Sự thất bại của Đức Quốc Xã trong chiến dịch tàu ngầm (U-Boats) trên Đại Tây Dương, thời đệ nhị thế chiến, cũng vì máy bay. Chiếc thiết giáp hạm thời danh, Yamato, của Nhật đã bị máy bay Mỹ đánh chìm vào những ngày gần tàn thế chiến. Những sự kiện lịch sử đó cho thấy trong ba thứ: tàu bay, tàu chiến, tàu ngầm; tàu bay luôn là vũ khí lợi hại và nguy hiểm nhất đối với tàu chiến và tàu ngầm.
MỘT QUÂN ĐỘI XÀI HÀNG…NHÁI?
Có lẽ vì muốn tiết kiệm? Có lẽ vì muốn tỏ ra là mình cũng có thể “sản xuất” được những cỗ máy chiến tranh, nên Trung Quốc đã ‘tự tạo”, thực ra là bắt chước, đưa những món hàng họ mua về rồi tìm cách làm “nhái” lại, đặt tên mới, để có thể nói là “của mình.”
Về tàu chiến, PLAN đã có hai loại “hàng nhà” là các “lớp” (class) khu trục Lanzhou và tàu ngầm Yuan. Về máy bay chiến đấu (tiêm kích), đại đa số là hai loại J-7 và J-8, “lấy mẫu” từ chiếc Mig-21 của cựu Soviet. Họ cũng có một số ít J-10 và J-11, theo mẫu chiếc Su-27 của Nga. Gần đây, có tin rằng họ còn có cả J-15, “nhái” theo chiếc Su-33, một loại máy bay chiến đấu khá tân tiến của Nga, nhưng chiếc này vẫn chưa so sánh được với những phi cơ F-18 E/F Super Hornets trên các HKMH của Mỹ.
Về phẩm chất của những hàng nhái này, thì người ta phải “xem quả để biết cây.” Cứ nhìn những chiếc xe máy do họ “chế tạo”, bên ngoài trông không khác gì mấy đối với những chiếc Honda của Nhật, nhưng khi đưa về xử dụng và nhất là khi lỡ bị tai nạn thì “biết đá biết vàng” ngay. Xe hơi của họ, cho tới bây giờ vẫn “chưa đủ tư cách” (độ an toàn) để được vào cạnh tranh ở thị trường Mỹ.
Một thí dụ nữa, quí vị độc giả hẳn còn nhớ vụ một phi cơ chiến đấu của Trung Quốc đã “va” vào chiếc máy bay thám thính, EP-3E Aries II, không võ trang của Mỹ ở gần đảo Hải Nam, ngày 1 tháng 4, 2001. Những chuyến bay thám thính của Mỹ vào vùng biển quốc tế này vẫn thường bị phi cơ chiến đấu của hải quân Trung Quốc (PLAN) bay lên quấy nhiễu. Hôm đó, hai chiếc J-8 của PLAN đã lên và bay lượn quanh chiếc EP-3 của Mỹ, viên phi công Mỹ, hải quân đại úy Shane Osborn đã báo cáo rằng chiếc EP-3 lúc đó đang bình phi và trong tình trạng bay tự động (cruising). Một trong hai chiếc J-8 đã lượn quá gần và chạm vào chiếc EP-3, chiếc J-8 này do thiếu tá Wang điều khiển, đã bị vỡ tan (nghe nói ông này là một trong những phi công giỏi nhất của PLAN); các mảnh vụn của chiếc J-8 đã rơi xuống biển mà không thấy viên phi công bung dù. Sau này, PLAN tuyên bố là ông Wang đã chết. Trong khi chiếc EP-3 đã đáp khẩn cấp, nhưng an toàn, xuống phi trường Lingshui ở đảo Hải Nam, tạo nên một “sự cố” giữa Trung Quốc và Mỹ.
TRUNG QUỐC LÀ CON CỌP GIẤY?
Đối với các nước ở Đông và Đông-Nam Châu Á, thật là sai lầm khi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ là con cọp giấy. Quân đội của họ, dù được trang bị bằng vũ khí ở bất cứ loại phẩm chất nào, họ vẫn có thể đè bẹp một hay nhiều nước trong khu vực, đơn giản là vì họ có số đông. Tuy nhiên, điều đó có nên làm cho các nước trong vùng, nhất là Việt Nam, khiếp sợ? Câu trả lời rất xác thực và cương quyết là KHÔNG, vì từ hơn ngàn năm qua, lịch sử đã chứng minh, dân ta luôn luôn tìm được cách phá giặc, ở trên bờ cũng như dưới nước. Nhờ có số đông, thường là họ sẽ thắng lúc đầu, nhưng bao giờ họ cũng thua ở “hiệp” sau.
Gần đây, có tin PLAN sẽ cho chạy thử chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ, chiếc Varyag, đã được họ đổi tên thành Shi Lang (đọc là Thi Lang theo âm Hán-Việt). Tin chẳng vui gì đối với các nước ở Đông Nam Á, nhưng đồng thời cũng có tin nói rằng chiếc tàu sân bay này đã được trang bị bằng quá nhiều “hàng nhái”, cọc cạch, đến nỗi một phó đô đốc (3 sao) của hải quân Trung Quốc đã phải kêu lên, trên diễn đàn “lề phải” của tờ Nhân Dân Nhật Báo, rằng: “Có thể nó chẳng phải Lừa, mà cũng không phải Ngựa… một dạng như con… La vậy.” (BBC).
Chúng ta sẽ bàn đến “con la Thi Lang” này, trong bài kế tiếp.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
(Tài liệu được xử dụng từ United States Navy League, các trang mạng của Sinodefence, Wikipedia, BBC v.v…)
USS Stark, sau khi trúng hỏa tiễn Exocet,
37 thủy thủ Mỹ đã thiệt mạng.
ChiếcVaryag, “tàu sân bay” đầu tiên của Trung Quốc.
LỊCH SỬ
Binh chủng Hải Quân của Trung Quốc, tên chính thức là “Hải Quân của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân” (The People’s Liberation Army Navy. Viết tắt là PLAN). Theo truyền thống, Trung Quốc không đặt nặng tầm quan trọng vào lực lượng hải quân. Ngay cả thời chiến tranh lạnh, hải quân của họ cũng chỉ đủ để bảo vệ các bờ biển trước viễn cảnh bị đổ bộ tấn công bởi các lực lượng quân sự của Mỹ hay ngay cả của Liên bang Soviet.
Nhưng đến khoảng cuối thập kỷ 80’s và đầu thập kỷ 90’s, nghĩa là sau khi Soviet và khối cộng sản quốc tế sụp đổ, Trung Quốc đã muốn có một lực lượng hải quân hoạt động tầm xa, vượt ra ngoài vùng ven biển của họ. Có hai lý do cho việc thay đổi này: Thứ nhất, sự cần thiết phải “giải phóng” quốc đảo Đài Loan (Taiwan), nhất là khi người dân ở đảo này muốn đòi tuyên bố độc lập. Thứ hai là nhu cầu phải bảo vệ hệ thống chuyên chở nhiên liệu và hàng hóa trên toàn cầu, phục vụ cho nền kinh tế, hiện đang đứng hàng thứ hai, sau Mỹ, của họ. Ngày nay, người ta phải kể thêm lý do thứ ba, là tham vọng chiếm toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa (Spratly) và Trường Sa (Paracel) với vùng biển mệnh danh là “lưỡi bò” bao gồn hầu như toàn bộ Biển Đông, mà họ gọi là Nam Hải, hay biển Hoa Nam. Vùng biển này được nhiều người tin rằng đang có những túi dầu hỏa mà tổng số dung lượng có thể lên đến trên 17 tỷ tấn, đứng hàng thứ tư trên thế giới. Một gia tài thiên nhiên khổng lồ mà không một quốc gia nào ở trong vùng có thể bỏ qua, nhất là một nước đang “khát” nhiên liệu như Trung Quốc.
TỔ CHỨC
Hiện PLAN đang có một lực lượng hải quân với trên 350 ngàn quân sĩ, bao gồm 34 ngàn binh sĩ cho không lực của hải quân; 38 ngàn của lực lượng duyên phòng, bảo vệ 1500 cây số bờ biển của họ; trên 56 ngàn thủy quân lục chiến. Số còn lại là các thủy thủ với khoảng 2 ngàn tàu chiến các loại, kể cả những chiếc tàu nhỏ được dùng trên sông. Tuy nhiên, họ không có một hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) nào, ở thời điểm này (6/2011).
Bộ tư lệnh của PLAN đặt ở Bắc Kinh, điều khiển ba hạm đội: HĐ Bắc Hải (vùng Hoàng Hải và biển Nhật Bản) có bộ chỉ huy ở Qingdao, tỉnh Shandong; HĐ Đông Hải (vùng eo biển Đài Loan) đặt căn cứ chỉ huy ở Ningbo; và HĐ Nam Hải có căn cứ chỉ huy ở Zhanjiang, tỉnh Quảng Đông. Nhưng căn cứ quan trọng nhất đối với Biển Đông của Việt Nam là Yulin (còn được gọi là Tam Á) đặt trên phần cực nam của đảo Hải Nam.
PLAN đang có 26 khu trục hạm (Destroyers); 50 khu trục hạm loại nhỏ (Frigates), có khi được dùng như hộ tống hạm (Mỹ); 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử, có chứa hỏa tiễn nguyên tử tầm xa (SSBN); khoảng 7 tàu ngầm nguyên tử, loại tấn công (SSN); 56 tàu ngầm cũ chạy bằng dầu diesel; 27 tàu đổ bộ chiến cụ loại lớn; 31 tàu đổ bộ chiến cụ loại vừa; 58 tàu đổ bộ thủy quân lục chiến và xe lội nước; 80 tàu chiến ven biển; và khoảng trên 200 siêu tốc đỉnh (tàu nhỏ, chạy nhanh). Ngoài ra, PLAN còn có khoảng gần 500 phi cơ đủ loại.
Với một lực lượng hải quân như vậy, dĩ nhiên là họ không che giấu được ai, nhất là khi người Mỹ đã có thể đặt vệ tinh ở khoảng cách 32 ngàn cây số ngoài trái đất, mà viễn vọng kính của nó vẫn có thể đọc được bảng số xe của một chiếc ôtô đang chạy trên đường. Cũng có thể người Trung Quốc cố ý muốn cả thế giới biết đến “sức mạnh” của họ như một sự khoe khoang, như một cử chỉ hăm dọa. Hình như vậy, vì nhiều khi, sự khoe khoang đó lại vượt hẳn giá trị đích thực của điều họ có.
Ngày 13 tháng 1, năm 2009, Đô Đốc Robert F. Willard, tư lệnh các lực lượng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói rằng việc gia tăng hải lực cách “hung hăng” (aggressive) của PLAN đã gây sự quan tâm cho các nước trong vùng. Cũng trong năm này, ngày 15/7, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, trưởng tiểu ban Đông Á, thuộc Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện Mỹ (Senate Foreign Relations Committee) đã tuyên bố rằng, chỉ có “Nước Mỹ mới có đủ tầm cỡ và sức mạnh quốc gia để đương đầu với sự mất thăng bằng cách hiển nhiên của cán cân quân sự mà Trung Quốc đưa đến.” (Wikipedia on PLAN) Những vấn đề như việc họ đang muốn chiếm trọn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã trở thành mối quan tâm của mọi người.
NHỮNG YẾU ĐIỂM CỦA PLAN
Tuy nhiên, ông Ronald O’Rourke, thuộc Sở Nghiên Cứu của Hạ Viện Mỹ (Congressional Research Service) đã viết rằng PLAN “tiếp tục cho thấy những giới hạn hoặc yếu điểm của họ trong nhiều lãnh vực, kể cả những khả năng kéo dài các cuộc hành quân của một hải đội lớn trong một vùng biển xa xôi; hành quân hỗn hợp với những binh chủng khác của quân đội Trung Quốc; thiếu các hệ thống C4ISR (command, control, communication, computer, intelligence, surveillance and reconnaissance); hệ thống phòng không (anti-air warfare. AAW); hệ thống chống tàu ngầm (antisubmarine warfare. ASW); hệ thống dò mìn (mine countermeasures. MCM); và việc lệ thuộc vào sự bổ sung từ nước ngoài vào một số bộ phận của tàu chiến.” (ibid)
Thực ra, kể từ thế chiến thứ hai, không khi nào người ta gọi “một đoàn” tàu chiến không có hàng không mẫu hạm (HKMH) là một “hạm đội.” Không có HKMH là không thể đương đầu với hạm đội của bất cứ quốc gia nào khác đang có tàu sân bay. Tất cả các hạm đội đều cần phải có sự bảo vệ từ trên không, sự bảo vệ đó có thể đến từ trên đất liền, nếu đoàn tàu hoạt động ở gần bờ biển; hoặc đến từ các chiến đấu cơ đặt sẵn trên các HKMH, nếu ở giữa đại dương. Không có cái “ô dù” che chở từ bên trên, những tàu chiến ở dưới chỉ là mồi ngon cho các chiến đấu cơ của địch quân. Điều này đã được chứng minh nhiều lần trong đệ nhị thế chiến, mà điển hình nhất là trận Midway giữa Mỹ và Nhật.
TRẬN MIDWAY (4-7 June, 1942)
Sáu tháng sau trận đánh “trộm” (đánh trước khi tuyên chiến) của hải quân Nhật vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) ở Hawaii; một tháng sau trận hải chiến ở Coral Sea; trong những ngày 4 đến 7 tháng 6 năm 1942, hải quân Mỹ đã giáng cho hải quân Nhật một đòn chí tử, ở gần đảo Midway, phía Tây của Hawaii, khiến hải quân của “thiên hoàng” (vua Nhật) không còn gượng dậy được cho đến khi tàn cuộc chiến (1945).
Tư lệnh hải quân hoàng gia Nhật, đô đốc Isoroku Yamamoto, đã muốn nhanh chóng loại hải quân Mỹ ra khỏi vòng chiến, để Nhật hoàn toàn làm chủ Thái Bình Dương, ông và ban tham mưu đã lập kế phục kích, tiêu diệt lực lượng HKMH của hải quân Mỹ. Nhưng Yamamoto không ngờ rằng người Mỹ đã giải được mật mã và biết trước cuộc hành quân của ông. Hải quân Mỹ, do đó, đã lập một cuộc phục kích ngược lại để phá hạm đội Nhật, kết quả là 4 HKMH và một tuần dương hạm hạng nặng (heavy cruiser) của Nhật đã bị đánh chìm, đổi lấy một HKMH và một tàu khu trục của Mỹ.
Thêm một lý do đưa đến sự thảm bại là Yamamoto đã quá tự tin và có vẻ khinh địch. Trong trận Coral Sea, chiếc HKMH Lexington của Mỹ đã bị đánh đắm và chiếc thứ hai, Yorktown, bị hư hại nặng. Như vậy quân Mỹ, theo suy đoán của Yamamoto, chỉ còn 2 HKMH: Enterprise và Hornet, trong vùng biển Hawaii, để đương đầu với 4 HKMH và siêu hạm đội của ông, mạnh gấp mấy lần quân Mỹ. Ông đã không ngờ rằng dưới sự chỉ huy và thúc dục của đô đốc Chester W. Nimitz, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, chiếc Yorktown đã được sửa chữa xong, chỉ trong vòng 72 tiếng đồng hồ! Như vậy Mỹ đã dùng 3 HKMH để phục kích 4 HKMH: Kaga, Akagi, Hiryu và Soryu, cùng rất nhiều chiến hạm và thiết giáp hạm (battleships) khác của Nhật; kể cả thiết giáp hạm thời danh Yamato, lớn và mạnh nhất trong lịch sử hải quân thế giới, mà Yamamoto đã dùng làm soái hạm (flagship, tàu chỉ huy).
Khi quân Nhật bắt đầu tấn công đảo Midway, lúc 4g30 sáng ngày 4 tháng 6, một số ít máy bay thám thính của Yamamoto vẫn chưa tìm thấy hạm đội của Mỹ, Đang qui tụ trong vùng Tây Bắc của đảo Midway. Yamamoto đã khinh địch ở điểm này. Thực ra, ông đã nghĩ rằng các tàu sân bay của Mỹ vẫn đang ở Trân Châu Cảng. Một số máy bay thả bom và ngư lôi của Mỹ đã kịp cất cánh từ Midway, trước khi quân Nhật bắt đầu đánh phá hải đảo này, họ tấn công hạm đội của Nhật nhưng không đạt kết quả nào. Ngược lại, phía Nhật cũng chưa “dứt điểm” được Midway; đô đốc Nagumo, người trực tiếp chỉ huy trận chiến, lúc 7g15, đã ra lệnh tung toàn bộ lực lượng không quân còn lại, để tấn công Midway lần thứ hai. Điều này đòi hỏi một khoảng thời gian để thay đổi loại bom khác cho các phi cơ; nhưng sau đó ít lâu, khoảng trước 8g00, Nagumo lại nhận được tin từ các phi cơ thám thính cho biết đã tìm thấy hạm đội của Mỹ, dường như chỉ có một HKMH (người báo cáo đã không dám đoan chắc, vì thời tiết xấu, nhìn không rõ). Trên nguyên tắc, Nagumo, dù nghi ngờ, vẫn phải tấn công hạm đội Mỹ ngay, nhưng các máy bay đã và đang được thay bom để đánh Midway, hơn nữa các phi cơ tấn công Midway đợt đầu vẫn chưa về đến HKMH của họ! Cuối cùng, Nagumo đã quyết định chờ cho các phi cơ đợt đầu hạ cánh xong, mới cất cánh tấn công Midway đợt hai, kế đó là tái võ trang cho các máy bay đánh Midway đợt đầu để tấn công hạm đội Mỹ.
Nhưng… đến lúc này thì đã quá muộn, vì quân Mỹ, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đô đốc Fletcher, đã tìm thấy vị trí của hạm đội Nhật và họ đã tung toàn lực không quân trên cả 3 HKMH để tấn công quân Nhật, đúng vào lúc quân Nhật đang có những lộn xộn nói trên và không kịp chuẩn bị để nghênh chiến. Chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, đến 10g30 sáng, ba HKMH: Akagi, Kaga và Soryu đã bị trúng bom, bốc cháy, bất khiển dụng, coi như hoàn toàn bị loại ra khỏi vòng chiến; cuối cùng, người Nhật đã phải tự đánh chìm (scuttled) những chiếc tàu này để tránh việc chúng rơi vào tay quân Mỹ.
Thoát được đợt tấn công của Mỹ, HKMH Hiryu của Nhật đã phản công hai đợt và đánh chìm chiếc Yorktown (chiếc HKMH đã được sửa cấp tốc trong 72 giờ). Buổi chiều cùng ngày, phía Mỹ đã tìm ra vị trí của Hiryu, các đợt máy bay từ HKMH Enterprise đã kết thúc số phận của chiếc mẫu hạm này, mặc dù Hiryu đã có sự chuẩn bị và được nhiều phi cơ bảo vệ. Đề đốc Yamaguchi, chỉ huy chiếc Hiryu, đã quyết định chết theo tàu. Không còn được bảo vệ từ trên không, Yamamoto bắt buộc phải lui quân, thực ra là tháo chạy. Hải quân Mỹ tiếp tục truy kích và phá hủy nhiều tàu chiến khác của Nhật đến 3 ngày sau mới thôi. Ngoài số tàu chiến bị chìm, Nhật còn mất 3057 thủy thủ, đặc biệt là cùng một lúc họ đã mất quá nhiều phi công (aviators) già dặn kinh nghiệm của các HKMH. Để huấn luyện được lớp phi công tài giỏi khác, đòi hỏi một thời gian rất lâu dài, nhưng nhu cầu của các chiến trường đã không cho phép Nhật làm chuyện đó. Hải quân Mỹ đã thực sự phục thù được trận Trân Châu Cảng, chiếm thế thượng phong ở Thái Bình Dương, đẩy đối phương lùi dần và cuối cùng là Nhật đã phải đầu hàng vô điều kiện, ba năm sau đó.
Như vậy, muốn thực sự có một “hạm đội”, hoạt động xa bờ, trên các đại dương; đơn giản là phải có “tàu sân bay.” Người ta có quyền tranh luận rằng các tàu chiến thời nay được trang bị bằng những hỏa tiễn tối tân, có thể tự bảo vệ mà không cần có HKMH. Chưa ai chứng minh được điều này, nhưng điều cần nhớ là cùng một lúc các phương tiện tấn công từ trên không cũng đã được tăng triển, “vỏ quýt dày, móng tay nhọn” đó là chuyện thường tình.
Xin đọc thêm câu chuyện về chiếc tàu khu trục HMS Sheffield của Anh Quốc, đã bị máy bay của Argentina phóng hỏa tiễn Exocet (do Pháp chế tạo) đánh chìm, trong trận chiến tranh giành các đảo Falkland, năm 1982. Rồi chính một tàu khu trục loại nhỏ của Mỹ, USS Stark (FFG-31), cũng bị trúng hỏa tiễn Exocet từ một máy bay của Iraq phóng ra, suýt bị chìm vào năm 1987, trong vịnh Ba Tư (Persian Gulf), thời chiến tranh Iran – Iraq. Sự thất bại của Đức Quốc Xã trong chiến dịch tàu ngầm (U-Boats) trên Đại Tây Dương, thời đệ nhị thế chiến, cũng vì máy bay. Chiếc thiết giáp hạm thời danh, Yamato, của Nhật đã bị máy bay Mỹ đánh chìm vào những ngày gần tàn thế chiến. Những sự kiện lịch sử đó cho thấy trong ba thứ: tàu bay, tàu chiến, tàu ngầm; tàu bay luôn là vũ khí lợi hại và nguy hiểm nhất đối với tàu chiến và tàu ngầm.
MỘT QUÂN ĐỘI XÀI HÀNG…NHÁI?
Có lẽ vì muốn tiết kiệm? Có lẽ vì muốn tỏ ra là mình cũng có thể “sản xuất” được những cỗ máy chiến tranh, nên Trung Quốc đã ‘tự tạo”, thực ra là bắt chước, đưa những món hàng họ mua về rồi tìm cách làm “nhái” lại, đặt tên mới, để có thể nói là “của mình.”
Về tàu chiến, PLAN đã có hai loại “hàng nhà” là các “lớp” (class) khu trục Lanzhou và tàu ngầm Yuan. Về máy bay chiến đấu (tiêm kích), đại đa số là hai loại J-7 và J-8, “lấy mẫu” từ chiếc Mig-21 của cựu Soviet. Họ cũng có một số ít J-10 và J-11, theo mẫu chiếc Su-27 của Nga. Gần đây, có tin rằng họ còn có cả J-15, “nhái” theo chiếc Su-33, một loại máy bay chiến đấu khá tân tiến của Nga, nhưng chiếc này vẫn chưa so sánh được với những phi cơ F-18 E/F Super Hornets trên các HKMH của Mỹ.
Về phẩm chất của những hàng nhái này, thì người ta phải “xem quả để biết cây.” Cứ nhìn những chiếc xe máy do họ “chế tạo”, bên ngoài trông không khác gì mấy đối với những chiếc Honda của Nhật, nhưng khi đưa về xử dụng và nhất là khi lỡ bị tai nạn thì “biết đá biết vàng” ngay. Xe hơi của họ, cho tới bây giờ vẫn “chưa đủ tư cách” (độ an toàn) để được vào cạnh tranh ở thị trường Mỹ.
Một thí dụ nữa, quí vị độc giả hẳn còn nhớ vụ một phi cơ chiến đấu của Trung Quốc đã “va” vào chiếc máy bay thám thính, EP-3E Aries II, không võ trang của Mỹ ở gần đảo Hải Nam, ngày 1 tháng 4, 2001. Những chuyến bay thám thính của Mỹ vào vùng biển quốc tế này vẫn thường bị phi cơ chiến đấu của hải quân Trung Quốc (PLAN) bay lên quấy nhiễu. Hôm đó, hai chiếc J-8 của PLAN đã lên và bay lượn quanh chiếc EP-3 của Mỹ, viên phi công Mỹ, hải quân đại úy Shane Osborn đã báo cáo rằng chiếc EP-3 lúc đó đang bình phi và trong tình trạng bay tự động (cruising). Một trong hai chiếc J-8 đã lượn quá gần và chạm vào chiếc EP-3, chiếc J-8 này do thiếu tá Wang điều khiển, đã bị vỡ tan (nghe nói ông này là một trong những phi công giỏi nhất của PLAN); các mảnh vụn của chiếc J-8 đã rơi xuống biển mà không thấy viên phi công bung dù. Sau này, PLAN tuyên bố là ông Wang đã chết. Trong khi chiếc EP-3 đã đáp khẩn cấp, nhưng an toàn, xuống phi trường Lingshui ở đảo Hải Nam, tạo nên một “sự cố” giữa Trung Quốc và Mỹ.
TRUNG QUỐC LÀ CON CỌP GIẤY?
Đối với các nước ở Đông và Đông-Nam Châu Á, thật là sai lầm khi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ là con cọp giấy. Quân đội của họ, dù được trang bị bằng vũ khí ở bất cứ loại phẩm chất nào, họ vẫn có thể đè bẹp một hay nhiều nước trong khu vực, đơn giản là vì họ có số đông. Tuy nhiên, điều đó có nên làm cho các nước trong vùng, nhất là Việt Nam, khiếp sợ? Câu trả lời rất xác thực và cương quyết là KHÔNG, vì từ hơn ngàn năm qua, lịch sử đã chứng minh, dân ta luôn luôn tìm được cách phá giặc, ở trên bờ cũng như dưới nước. Nhờ có số đông, thường là họ sẽ thắng lúc đầu, nhưng bao giờ họ cũng thua ở “hiệp” sau.
Gần đây, có tin PLAN sẽ cho chạy thử chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ, chiếc Varyag, đã được họ đổi tên thành Shi Lang (đọc là Thi Lang theo âm Hán-Việt). Tin chẳng vui gì đối với các nước ở Đông Nam Á, nhưng đồng thời cũng có tin nói rằng chiếc tàu sân bay này đã được trang bị bằng quá nhiều “hàng nhái”, cọc cạch, đến nỗi một phó đô đốc (3 sao) của hải quân Trung Quốc đã phải kêu lên, trên diễn đàn “lề phải” của tờ Nhân Dân Nhật Báo, rằng: “Có thể nó chẳng phải Lừa, mà cũng không phải Ngựa… một dạng như con… La vậy.” (BBC).
Chúng ta sẽ bàn đến “con la Thi Lang” này, trong bài kế tiếp.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
(Tài liệu được xử dụng từ United States Navy League, các trang mạng của Sinodefence, Wikipedia, BBC v.v…)
37 thủy thủ Mỹ đã thiệt mạng.
Văn Hóa
Mênh Mông
Lm. Hồng Phúc
07:59 27/06/2011
Mênh mông sức sống, thẳm trời xanh
Ánh bạc lung linh, sáng phúc lành.
Biển khơi rộng mở lòng nhân ái,
Khắc đậm quyền năng Đấng tạo thành.
Mênh mông cát biển dưới trời sao,
Trải rộng miên man sóng vỗ trào.
Quá ư bé nhỏ như mất hút.
Mảnh khảnh phận người có là bao !
Mênh mông khái niệm giữa biển trời.
Mịt mù, xa tắp, ngút trùng khơi.
Tình cờ, vô thức hay sáng tạo ?
Câu hỏi hiện lên hết mọi thời.
“Phàm nhân phận nhỏ có là gì
So với công trình Chúa thực thi?
Chúa cho làm chủ trong hoàn vũ” (Tv 8, 4-7)
Mênh mông ân huệ nói được chi ?
Quy Nhơn 15/06/2011
Nhạc Phẩm ''Cô Gái Mù với Ly Cà Phê Trắng''
Phạm Trung
08:46 27/06/2011
Xin hân hạnh giới thiệu nhạc phẩm "Cô Gái Mù với Ly Cà Phê Trắng" do Phạm Trung phổ nhạc từ thơ của thi sĩ khiếm thị Vũ Thủy (Mái Âm Thiên Ân của các em mù)
Mình Máu Thánh Chúa
Tuyết Mai
11:13 27/06/2011
Là Mầu Nhiệm Tình Yêu từ Ngôi Lời
Ngài thật là Con Chúa Trời
Xuống thế làm người cho đời bớt khổ
Quả trần đời là bể khổ!
Khổ hơn vì lòng người cô đơn luôn
Tìm lạc thú quên linh hồn
Tìm của chóng qua, phiền muộn muôn thuở
Vì loài người hay than thở!
Hãy tìm đến Chúa Ki tô, rất Thánh!
Thịt Ngài nằm trong chiếc bánh
Cùng Máu Ngài chan hòa tan trong rượu
Ôi Mình Máu Chúa kết tựu!
Là Của Ăn, Uống rất ư nhiệm mầu!
Ta hãy dâng Chúa nguyện cầu!
Hồn an xác mạnh toàn cầu Chúa thương
Con dân của Chúa can trường
Trung kiên, trung tín, theo Đường Chúa ta
Đường hẹp là Đường của ta
Ta về Nhà Chúa Nhà Cha trên Trời
Làm người sống ở trên đời
Sống sao biết Chúa biết người biết ta
Ăn ở ngay thẳng thật thà
Đừng mang lòng dạ gian tà quỷ ma
Hãy yêu người như yêu ta!
Mới đẹp lòng Chúa lòng Cha trên Trời
Mới xứng đáng Rước Con Trời
Linh hồn no thỏa một đời sống vui
Linh hồn ơi hãy đẩy lùi!
Những tham, sân, si, chôn vùi đất sâu
Tìm đến Chúa như hoa mầu
Đượm thắm ân tình Ngài sâu thẳm sâu
Ôi lậy Chúa con thật xấu!
Chẳng xứng đáng Rước Chúa đâu, Chúa ơi!
Nhưng xin Chúa đừng chấp tội
Một hãy biến đổi thay đổi tim con
Xin Chúa thay dạ đổi lòng!
Để chúng con được sống trong quỹ đạo
Của Yêu Thương, của Luật Đạo
Của Đường, của Đấng Sáng Tạo chỉ bảo
Xin Mình Máu Chúa tuôn trào!
Luân lưu trong con để tạo mới luôn
Dưỡng nuôi xác cùng linh hồn
Được bình an được mạch sống yêu thương
Xin Mình Máu Chúa rộng thương!
Ban thế giới bớt nhiễu nhương thảm họa
Khắp nơi hát khúc hoan ca
Để Danh Chúa được tụng ca phụng thờ
Con tin Tim Chúa rộng mở
Thương yêu nhân loại không ngờ không nghi
Dù tội thế gian đen xì
Chúa luôn có cách có gì khó đâu!?
Nhiệm Mầu quá! Quả Nhiệm Mầu!
Chúa yêu nhân loại từ lâu từ đầu
Dậy người tin có Đời Sau
Dậy người luôn sống trước sau chí tình
Trước kính Chúa yêu Thánh Kinh
Sau yêu người như yêu mình thì mới
Đẹp lòng Chúa đẹp lòng người
Là Điều Kiện để Cửa Trời rộng mở
Hỡi nhân gian cúi mình thờ!
Xin Chúa chúc lành để giờ Chúa Gọi
Được đi đến Thế Giới Mới
Một Thế Giới Chúa gọi mời để Đến
Một Thế Giới đầy cảm mến
Người người yêu thương cảm mến ngập lòng
Người người hạnh phúc chờ trông
Sống bên Thiên Chúa cõi lòng ngất ngây
(06-27-11)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Học – Learning!
Nguyễn Đức Cung
21:33 27/06/2011
HỌC – Learning!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền