Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:13 27/06/2014
MÙ DẮT MÙ
Con cáo mù lạc đường, đang lúc sốt ruột lo âu thì đột nhiên nghe tiếng bước xa xa đến gần, cáo vội vàng hỏi trong vui sướng:
- “Chào anh bạn, xin hỏi, đến đường ..xx...ấy, làm sao đi ?”
- “Anh không thấy sao ?”
- “Thấy thì còn hỏi anh làm gì”.
Đối phương lần chần một chút rồi trả lời:
- “Được, đi với tôi”.
Con cáo đi sau lưng người ấy, người ấy bảo sao nghe vậy.
Đi không bao lâu, hai đứa tập tễnh tiến vào ngõ cụt, loay hoay hết ngày hết buổi mới ra khỏi đó, tiếp tục đi lại lọt vào cái chuồng lợn, khắp nguời đầy mùi hôi thối, lại đi tiếp và cả hai lại rơi vào trong hồ nước, thật lúng túng không dễ dàng để bám vào bờ, cuối cùng con cáo mù chịu không nỗi kêu thét lên:
- “Anh dẫn đường, nhưng rốt cuộc dẫn như thế nào đây ?”
Rất lâu, chỉ nghe đối phương biết lỗi nói: “Tôi, tôi cũng là một người mù như anh ạ!”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
“Mù mà lại dắt mù sao được? Lẽ nào cả hai không sa xuống hố.” (Lc 6, 39)
Con người ta không có chi khổ cho bằng bị mù, bởi vì mù thì không thấy. Mù thì không thấy cha mẹ, anh chị em hình dáng ra sao, đẹp xấu thế nào ? Mù thì không biêt trời đất, phố xá, xe cộ nó ra làm sao, hình thù như thế nào, tóm lại, mù thì khổ vô cùng.
Nhưng con mắt tâm hồn mà bị mù thì càng khổ hơn. Vậy thế nào là mù trong tâm hồn ?
Theo tôi, người mù trong tâm hồn là người kiêu căng, biết mình sai mà không nhận mình sai, thấy người khác trổi vượt hơn mình là đem lòng ghen tức...
Người bị mù con mắt tâm hồn là người biết một chút xíu về phương diện nào đó, học lóm đựơc cái gì đó, nhưng thích phô trương giữa công chúng, thích làm thầy dạy người khác.
Xã hội chán khối người bị mù trong tâm hồn, nên xã hội loạn; cộng đoàn nào có thành viên bị mù mắt tâm hồn thì cộng đoàn ấy thật đáng thương hại. Người bị mù tâm hồn mà giữ được những chức vụ trọng yếu trong cộng đoàn, thì đúng là tội nghiệp cho cộng đoàn ấy, lời của Đức Chúa Giê-su nói chẳng sai chút nào: “Mù dắt mù...”
Con mắt tâm hồn của chúng ta có bị mù hay không, nếu có thì mau mau dùng hai loại thuốc rất hiệu nghiệm để chữa nó, đó chính là cầu nguyện và khiêm tốn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Con cáo mù lạc đường, đang lúc sốt ruột lo âu thì đột nhiên nghe tiếng bước xa xa đến gần, cáo vội vàng hỏi trong vui sướng:
- “Chào anh bạn, xin hỏi, đến đường ..xx...ấy, làm sao đi ?”
- “Anh không thấy sao ?”
- “Thấy thì còn hỏi anh làm gì”.
Đối phương lần chần một chút rồi trả lời:
- “Được, đi với tôi”.
Con cáo đi sau lưng người ấy, người ấy bảo sao nghe vậy.
Đi không bao lâu, hai đứa tập tễnh tiến vào ngõ cụt, loay hoay hết ngày hết buổi mới ra khỏi đó, tiếp tục đi lại lọt vào cái chuồng lợn, khắp nguời đầy mùi hôi thối, lại đi tiếp và cả hai lại rơi vào trong hồ nước, thật lúng túng không dễ dàng để bám vào bờ, cuối cùng con cáo mù chịu không nỗi kêu thét lên:
- “Anh dẫn đường, nhưng rốt cuộc dẫn như thế nào đây ?”
Rất lâu, chỉ nghe đối phương biết lỗi nói: “Tôi, tôi cũng là một người mù như anh ạ!”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
“Mù mà lại dắt mù sao được? Lẽ nào cả hai không sa xuống hố.” (Lc 6, 39)
Con người ta không có chi khổ cho bằng bị mù, bởi vì mù thì không thấy. Mù thì không thấy cha mẹ, anh chị em hình dáng ra sao, đẹp xấu thế nào ? Mù thì không biêt trời đất, phố xá, xe cộ nó ra làm sao, hình thù như thế nào, tóm lại, mù thì khổ vô cùng.
Nhưng con mắt tâm hồn mà bị mù thì càng khổ hơn. Vậy thế nào là mù trong tâm hồn ?
Theo tôi, người mù trong tâm hồn là người kiêu căng, biết mình sai mà không nhận mình sai, thấy người khác trổi vượt hơn mình là đem lòng ghen tức...
Người bị mù con mắt tâm hồn là người biết một chút xíu về phương diện nào đó, học lóm đựơc cái gì đó, nhưng thích phô trương giữa công chúng, thích làm thầy dạy người khác.
Xã hội chán khối người bị mù trong tâm hồn, nên xã hội loạn; cộng đoàn nào có thành viên bị mù mắt tâm hồn thì cộng đoàn ấy thật đáng thương hại. Người bị mù tâm hồn mà giữ được những chức vụ trọng yếu trong cộng đoàn, thì đúng là tội nghiệp cho cộng đoàn ấy, lời của Đức Chúa Giê-su nói chẳng sai chút nào: “Mù dắt mù...”
Con mắt tâm hồn của chúng ta có bị mù hay không, nếu có thì mau mau dùng hai loại thuốc rất hiệu nghiệm để chữa nó, đó chính là cầu nguyện và khiêm tốn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:18 27/06/2014
N2T |
11. Người tôi yêu thì thuộc về tôi, mà tôi thì thuộc về Ngài.
(Thánh Francis of Sales)--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Hai vị Anh hùng vĩ đại về đức tin
Lm Jude Siciliano OP
06:44 27/06/2014
THÁNH PHÊRÔ & PHAOLÔ TÔNG ĐỒ A
Tông đồ CV 12: 1-11; T.vịnh 34; 2 Timôtê 4: 6-8, 17-18; Mátthêu 16: 13-19
HAI VỊ ANH HÙNG VĨ ĐẠI VỀ ĐỨC TIN
Câu hỏi Đức Giêsu đặt ra cho ông Phêrô cũng chính là câu hỏi dành cho mỗi chúng ta. Chúng ta sẽ trả lời khác nhau tại mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc sống, tuỳ vào hoàn cảnh chúng ta gặp phải. Trong những lúc đau khổ tuyệt vọng, chúng ta cần được Đức Giêsu chữa lành. Khi phải bênh vực đức tin của mình chống lại những hành động hay những quan điểm của người khác, chúng ta mong muốn được Đức Giêsu là Đấng mạnh mẽ bênh đỡ chúng ta. Khi cảm thấy khô khan trong cầu nguyện và sự kiên định trong đức tin bị đe doạ, thì Đức Giêsu chính là “nước hằng sống” đổ tràn tâm hồn khô khan của chúng ta. Khi phải giữ vững niềm tin cho một thành viên trong gia đình đang gặp khó khăn thì chính Đức Giêsu, “Bánh hằng sống”, sẽ là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng ta. May thay Đức Giêsu không phải là bức tượng bằng thạch cao, hiện diện vì chúng ta với diện mạo không thay đổi.
Chúng ta chú ý đến câu trả lời mà ông Phêrô quả quyết về Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ông Phêrô tuyên bố rằng Đức Giêsu là Con “Thiên Chúa hằng sống”. Lời tuyên bố này nhắm thẳng đến niềm tin cốt yếu của cộng đoàn Do Thái. Thiên Chúa không cố định đối với nhiều người trong quá khứ, Người vượt trên “thời kỳ lý tưởng” trong lịch sử của họ. Thiên Chúa cũng không ở một nơi nào cố định, nơi họ phải trở về để cảm nghiệm Thiên Chúa. Thực vậy, Thiên Chúa là “Thiên Chúa hằng sống”, Người đồng hành với chúng ta mọi nơi và mọi lúc. Đây chính là Thiên Chúa được nói đến trong Tin Mừng Mátthêu. Thiên Chúa chúng ta không phải là Thiên Chúa câm lặng hay cách biệt. Quả thật, Thiên Chúa luôn hiện diện với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày và ở đó, chúng ta nhận ra bản thân mình. Đức Giêsu chính là dấu hiệu cụ thể và Người nhắc nhớ chúng ta ý thức về “Thiên Chúa hằng sống”.
Câu trả lời của các môn đệ cho câu hỏi của Đức Giêsu “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” cho thấy nhiều người tin Đức Giêsu chính là ông Gioan Tẩy Giả, ông Êlia, ông Giêrêmia hay “một trong các vị ngôn sứ”. Tuy nhiên, họ đều đã chết. Nói cách khác, Đức Giêsu thực sự đang sống và Người là dấu chỉ cho họ về “Thiên Chúa hằng sống” ở với họ ngay lúc thành lập Hội Thánh. “Thiên Chúa hằng sống” ở với chúng ta suốt dòng lịch sử của Hội Thánh.
Đức Giêsu hỏi một câu quan trọng và ông Phêrô đã trả lời chính xác - ông thấu hiểu được căn tính của Đức Giêsu. Tuy nhiên, ông Phêrô không đơn thuần là một học trò trong lớp học tôn giáo, đang chuẩn bị cho kỳ thi viết cuối khoá. Câu trả lời của ông cho thấy niềm tin của ông vào Đức Giêsu và đòi hỏi ông thi hành câu trả lời ấy cho đến cuối đời. Nói cách khác, một khi đã đưa ra câu trả lời như thế thì ông không phải là một học trò có thể ngồi xuống và tự mãn với câu trả lời chính xác của mình. Quả thật, ông Phêrô không phải là một học trò trong lớp học, nhưng là một môn đệ. Nói cách khác, ông sẽ phải luôn giữ đúng tư thế, sẵn sàng đứng dậy theo Đức Kitô - dù phải chết.
Chính Thần Khí linh hứng cho câu trả lời của ông Phêrô sẽ ở với ông và chi phối cách ông trả lời cho những câu hỏi khác mà thế gian sẽ chất vấn ông về Đức Giêsu. Ông Phêrô chính là tảng đá, trên tảng đá này, Đức Giêsu sẽ xây Hội Thánh của Người. Hội Thánh này, nhờ vào đức tin của ông Phêrô, sẽ được Thánh Thần hướng dẫn để tiến triển trong sự hiểu biết và thực hành Lời.
Thánh Máccô thuật lại tình tiết quan trọng này theo cách khác. Bản văn của thánh sử (8,27-30) là một câu chuyện khác kể lại việc ông Phêrô hiểu không đúng về Đức Giêsu là ai và sứ vụ của Người là gì. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai, nhưng lại từ chối chấp nhận rằng sứ vụ của Người đòi buộc phải chịu đau khổ và phải chết.
Tình tiết quan trọng trong bài Tin Mừng hôm nay là một bước ngoặt then chốt trong Tin Mừng Mátthêu. Đức Giêsu khen câu trả lời của ông Phêrô là câu trả lời của người môn đệ đích thực, vốn hiểu được tầm quan trọng và sự đơn nhất của Đức Giêsu. Phải chăng thánh Mátthêu đang nỗ lực cho thấy ông Phêrô hiểu biết sâu sắc đến mức nào? Không phải thế, bởi vì trong khi Đức Giêsu khẳng định câu trả lời của ông Phêrô, Người cũng nêu rõ làm thế nào ông Phêrô hiểu được điều ấy. Đó là ơn Chúa ban.
Trong Tin Mừng của mình, thánh Mátthêu chỉ dùng hạn từ “Hội Thánh” hai lần (lần khác ở Mt 18,17). Thánh nhân nhận thức Hội Thánh như thế nào? Ngài không hiểu Hội Thánh hoàn toàn như một cơ cấu, nhưng như là một cộng đoàn được Đức Giêsu khởi xướng để tiếp tục sứ vụ Người đã khởi sự trong suốt cuộc đời tại thế. Ngững môn đệ tiên khởi này là một nhóm nhỏ và mỏng giòn. Với vai trò là các môn đệ, lý lịch của các ông hầu như chẳng có gì ưu tú. Tôi thắc mắc làm thế nào mà phần đa các môn đệ Đức Giêsu nói đến trong trình thuật hôm nay cũng ở trong vườn vào đêm Người bị giao nộp? Chẳng phải là sức mạnh của ông Phêrô như Đức Giêsu trả lời cho ông, nhưng với điều ông nói, đó là chứng ngôn của ông. Hội Thánh chúng ta vững bền đến mức nào? Thưa rằng vững bền như đức tin được hình thành trên đó và như chúng ta tuyên xưng.
Điều quy tụ chúng ta lại với nhau trong Chúa Nhật này không phải là điều liên kết những cá nhân khác thành một cộng đoàn. Đó không phải do chúng ta cùng tổ tiên, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia hay bình đẳng kinh tế. Mối dây chung liên kết chúng ta chính là chúng ta chia sẻ cùng một đức tin. Cùng với ông Phêrô, chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúng ta có thể diễn đạt đức tin đó bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và bằng những nét văn hoá đa dạng, nhưng trong một cách thức nào đó, chúng ta công bố cùng một điều: Đức Giêsu là Chúa chúng ta, Người là Con Thiên Chúa hằng sống.
Rõ ràng rằng từ thư của thánh Phaolô, ngài biết rằng giờ chết của mình đã gần kề. Vào giờ chết của một người, người ta thường liệt kê những thành tích của họ. Lúc này, thánh Phaolô có rất nhiều thành tích từ những hành trình rao giảng của ngài và có thể dễ dàng liệt kê những hội thánh ngài đã thành lập. Thánh nhân là “Vị tông đồ dân ngoại”. Thay vì hãnh diện với những thành tích của mình, thánh Phaolô hãnh diện vì ngài đã “hoàn tất cuộc đua” và đã “giữ vững đức tin”.
Trong toàn bộ những khó khăn và chống đối mà thánh Phaolô gặp phải trong những hành trình và rao giảng, ngài luôn tin rằng có Đức Chúa ở bên cạnh ngài và ban cho ngài sức mạnh. Giống như thánh Phêrô, thánh Phaolô cần có sức mạnh đó khi ngài đối diện với cuộc tử đạo. Đức Giêsu khẳng định rằng lý do thánh Phêrô có thể tuyên xưng đức tin không phải do bất cứ khả năng nào của con người, nhưng bởi ân ban từ Thiên Chúa. Cũng thế, thánh Phaolô không hãnh diện về sức mạnh cá nhân ngài, nhưng ngài hãnh diện về việc Đức Chúa hiện diện với ngài, Người “ban cho tôi sức mạnh”.
Hôm nay, chúng ta mừng lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô, hai vị anh hùng vĩ đại về đức tin. Nhưng hãy nhớ rằng đó không phải là cách hai vị khởi sự. Qua hai con người rất hữu hạn này, Thiên Chúa đã thi hành một việc vĩ đại. Một khi hai vị biểu lộ đức tin, Thiên Chúa có thể khởi sự việc xây dựng Hội Thánh gồm những người làm chứng nhân danh Đức Giêsu. Như hai thánh Phêrô và Phaolô, tất cả chúng ta bó buộc phải làm chứng cho Đức Kitô và nhiều người sẽ phải hiến dâng mạng sống mình nhân danh Người.
Đức Giêsu đang hoạt động trong Hội Thánh, Người quy tụ và chữa lành những vết thương của chúng ta, giúp chúng ta chống lại những thế lực của tội lỗi và sự chết. Đôi khi chúng ta cảm thấy yếu đuối, hổ thẹn về những tội công khai của một số thành viên và những người lãnh đạo. Tuy nhiên, Đức Giêsu quả quyết với chúng ta rằng Hội Thánh, được xây trên đức tin mà thánh Phêrô tuyên xưng hôm nay, sẽ đánh bại mọi sự dữ thế gian mang lại. Chúng ta không được có thái độ đắc thắng khi nói ra điều này. Hội Thánh sẽ lan rộng bởi cách thức Đức Giêsu chỉ định chúng ta hôm nay. Người gọi chúng ta là “Hội Thánh của Thầy” và quả quyết với chúng ta rằng “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp
SAINTS PETER AND PAUL (A) -
Acts 12: 1-11; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8, 17-18; Matthew 16: 13-19
The question Jesus puts to Peter is one he asks each of us. At various times in our lives our response will differ, depending on the circumstances that confront us. During our broken times we might need Jesus to be our healer. When we must stand up for our faith against the actions or views of others we want Jesus to be the strong one for us. When our prayer feels dry and our perseverance in faith threatened, Jesus must be "living water" in our desert. When we must be constant for a troubled member of our family Jesus, "the living bread," must be our nourishment. Thankfully Jesus isn’t just a plaster statue, unchanging in appearance and presence for us.
We note the answer Peter gives, which Jesus affirms, "You are the Christ, the Son of the living God." Peter proclaims Jesus as the Son of the "living God." This hearkens to a central belief of the Jewish community. God wasn’t fixed to some past, more "ideal period" in their history. Nor was God fixed to a place they had to go back to in order to experience God. No, God is a "living God," who moves with us from place to place and time to time. This is the God of Matthew’s Gospel as well. Ours is not a mute or aloof God. Rather, God is present to us now at this time of our lives and in the place we currently find ourselves. Jesus is the concrete sign and reminder to us of our "living God."
The disciples’ response to Jesus’ question, "But who do you say that I am?" reveals that some believed he was John the Baptist, Elijah, Jeremiah, or "one of the prophets." But they were all dead. Jesus, on the other hand, was very much alive and a sign to them of "the living God" with them at the foundation of the church. Our "living God" is with us throughout the church’s history.
Jesus asks an important question and Peter gets the answer right – he has a profound insight into Jesus’ identity. But Peter wasn’t merely a student in a religion class preparing for a written final exam. His response to Jesus reflected his faith in Jesus and would require him to live out that response for the rest of his life. In other words, he wasn’t a student who, once having given the answer, could sit down and even bask in the glow of his correct answer. No, Peter wasn’t a student in a classroom, but a disciple. In other words, he would have to remain standing, ready to pick up and follow Christ – even to his death.
The same Spirit that inspired Peter’s response would stay with him and influence how he would answer other questions that the world would put to him about Jesus. Peter is the rock upon which Jesus would build his church. This church, drawing upon Peter’s faith, would be guided by the Spirit to grow in its understanding and practice of the Word.
Mark narrates this episode differently. His version (8:27-30) is another story of Peter’s failure to understand who Jesus is and what his mission is about. Peter confesses Jesus is the Messiah, but refuses to accept that his mission will necessitate his suffering and death.
Today’s episode is a key turning point in Matthew. Jesus praises Peter’s response as one of a true disciple who understands Jesus’ uniqueness and importance. Was Matthew trying to show how insightful Peter was? No, because while Jesus affirms Peter’s response, he also names how Peter came to it. It was a gift of God.
Matthew only uses the word "church" twice in his gospel (18:17 is the other place). How does he perceive the church? It is not so much about church as an institution, but as a community initiated by Jesus to carry on the ministry he began in his lifetime. These first disciples were a small and a fragile group. Their record as disciples was hardly stellar. I wonder how many of those Jesus addressed in today’s story were also in the garden the night he was betrayed? It’s not Peter’s strengths that Jesus responds to but to what he says, his testimony. How strong is our church? As strong as the faith upon which it is built and we profess.
What brings us together this Sunday isn’t what binds other individuals into a community. It isn’t our common ancestry, race, language, nationality or economic sameness. The common thread drawing us is our shared faith. With Peter we profess Jesus as "the Christ, the Son of the living God." We may express that in different languages and varied cultural expressions but, in one way or another, we proclaim the same thing: Jesus is our Lord, the Son of the living God.
It is clear from Paul’s letter that he knows his end is near. At the end of a person’s life it is customary to list their accomplishments. Now Paul had much success from his preaching travels and could easily list the churches he founded. He was the "Apostle to the Gentiles." Instead of boasting of his accomplishments Paul boasts that he has "finished the race" and "kept the faith."
Throughout all the opposition and difficulties Paul encountered in his travels and preaching he credits the Lord for standing by him and giving him strength. He will need that strength as he, like Peter, faces his martyrdom. Jesus affirms that the reason Peter could make his proclamation of faith was not through any human ability, but because of a gift from God. Likewise, Paul didn’t boast of his own strength, but of the Lord’s presence with him who "gave me the strength."
Today we celebrate Peter and Paul, our great heroes of faith. But remember that is not how they started out. Through these very limited humans God has done a great thing. Once they expressed their faith, God could begin building the church of those who witness in Jesus’ name. Like Peter and Paul all of us are required to witness to Christ and some may even have to give their lives in his name.
Jesus is at work in the church, building us up, healing our wounds, helping us resist the forces of sin and death. We may feel frail at times, ashamed of the all-too-public sins of some of our members and leaders. But Jesus assures us the church, built on the faith Peter expresses today, will prevail against all the evil the world can throw against it. We are not being triumphalistic when we say this. The Church shall prevail because of how Jesus names us today. He calls us "my Church" and assures us the "gates of the nether world shall not prevail against it."
Tông đồ CV 12: 1-11; T.vịnh 34; 2 Timôtê 4: 6-8, 17-18; Mátthêu 16: 13-19
HAI VỊ ANH HÙNG VĨ ĐẠI VỀ ĐỨC TIN
Câu hỏi Đức Giêsu đặt ra cho ông Phêrô cũng chính là câu hỏi dành cho mỗi chúng ta. Chúng ta sẽ trả lời khác nhau tại mỗi thời điểm khác nhau trong cuộc sống, tuỳ vào hoàn cảnh chúng ta gặp phải. Trong những lúc đau khổ tuyệt vọng, chúng ta cần được Đức Giêsu chữa lành. Khi phải bênh vực đức tin của mình chống lại những hành động hay những quan điểm của người khác, chúng ta mong muốn được Đức Giêsu là Đấng mạnh mẽ bênh đỡ chúng ta. Khi cảm thấy khô khan trong cầu nguyện và sự kiên định trong đức tin bị đe doạ, thì Đức Giêsu chính là “nước hằng sống” đổ tràn tâm hồn khô khan của chúng ta. Khi phải giữ vững niềm tin cho một thành viên trong gia đình đang gặp khó khăn thì chính Đức Giêsu, “Bánh hằng sống”, sẽ là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng ta. May thay Đức Giêsu không phải là bức tượng bằng thạch cao, hiện diện vì chúng ta với diện mạo không thay đổi.
Chúng ta chú ý đến câu trả lời mà ông Phêrô quả quyết về Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ông Phêrô tuyên bố rằng Đức Giêsu là Con “Thiên Chúa hằng sống”. Lời tuyên bố này nhắm thẳng đến niềm tin cốt yếu của cộng đoàn Do Thái. Thiên Chúa không cố định đối với nhiều người trong quá khứ, Người vượt trên “thời kỳ lý tưởng” trong lịch sử của họ. Thiên Chúa cũng không ở một nơi nào cố định, nơi họ phải trở về để cảm nghiệm Thiên Chúa. Thực vậy, Thiên Chúa là “Thiên Chúa hằng sống”, Người đồng hành với chúng ta mọi nơi và mọi lúc. Đây chính là Thiên Chúa được nói đến trong Tin Mừng Mátthêu. Thiên Chúa chúng ta không phải là Thiên Chúa câm lặng hay cách biệt. Quả thật, Thiên Chúa luôn hiện diện với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày và ở đó, chúng ta nhận ra bản thân mình. Đức Giêsu chính là dấu hiệu cụ thể và Người nhắc nhớ chúng ta ý thức về “Thiên Chúa hằng sống”.
Câu trả lời của các môn đệ cho câu hỏi của Đức Giêsu “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” cho thấy nhiều người tin Đức Giêsu chính là ông Gioan Tẩy Giả, ông Êlia, ông Giêrêmia hay “một trong các vị ngôn sứ”. Tuy nhiên, họ đều đã chết. Nói cách khác, Đức Giêsu thực sự đang sống và Người là dấu chỉ cho họ về “Thiên Chúa hằng sống” ở với họ ngay lúc thành lập Hội Thánh. “Thiên Chúa hằng sống” ở với chúng ta suốt dòng lịch sử của Hội Thánh.
Đức Giêsu hỏi một câu quan trọng và ông Phêrô đã trả lời chính xác - ông thấu hiểu được căn tính của Đức Giêsu. Tuy nhiên, ông Phêrô không đơn thuần là một học trò trong lớp học tôn giáo, đang chuẩn bị cho kỳ thi viết cuối khoá. Câu trả lời của ông cho thấy niềm tin của ông vào Đức Giêsu và đòi hỏi ông thi hành câu trả lời ấy cho đến cuối đời. Nói cách khác, một khi đã đưa ra câu trả lời như thế thì ông không phải là một học trò có thể ngồi xuống và tự mãn với câu trả lời chính xác của mình. Quả thật, ông Phêrô không phải là một học trò trong lớp học, nhưng là một môn đệ. Nói cách khác, ông sẽ phải luôn giữ đúng tư thế, sẵn sàng đứng dậy theo Đức Kitô - dù phải chết.
Chính Thần Khí linh hứng cho câu trả lời của ông Phêrô sẽ ở với ông và chi phối cách ông trả lời cho những câu hỏi khác mà thế gian sẽ chất vấn ông về Đức Giêsu. Ông Phêrô chính là tảng đá, trên tảng đá này, Đức Giêsu sẽ xây Hội Thánh của Người. Hội Thánh này, nhờ vào đức tin của ông Phêrô, sẽ được Thánh Thần hướng dẫn để tiến triển trong sự hiểu biết và thực hành Lời.
Thánh Máccô thuật lại tình tiết quan trọng này theo cách khác. Bản văn của thánh sử (8,27-30) là một câu chuyện khác kể lại việc ông Phêrô hiểu không đúng về Đức Giêsu là ai và sứ vụ của Người là gì. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai, nhưng lại từ chối chấp nhận rằng sứ vụ của Người đòi buộc phải chịu đau khổ và phải chết.
Tình tiết quan trọng trong bài Tin Mừng hôm nay là một bước ngoặt then chốt trong Tin Mừng Mátthêu. Đức Giêsu khen câu trả lời của ông Phêrô là câu trả lời của người môn đệ đích thực, vốn hiểu được tầm quan trọng và sự đơn nhất của Đức Giêsu. Phải chăng thánh Mátthêu đang nỗ lực cho thấy ông Phêrô hiểu biết sâu sắc đến mức nào? Không phải thế, bởi vì trong khi Đức Giêsu khẳng định câu trả lời của ông Phêrô, Người cũng nêu rõ làm thế nào ông Phêrô hiểu được điều ấy. Đó là ơn Chúa ban.
Trong Tin Mừng của mình, thánh Mátthêu chỉ dùng hạn từ “Hội Thánh” hai lần (lần khác ở Mt 18,17). Thánh nhân nhận thức Hội Thánh như thế nào? Ngài không hiểu Hội Thánh hoàn toàn như một cơ cấu, nhưng như là một cộng đoàn được Đức Giêsu khởi xướng để tiếp tục sứ vụ Người đã khởi sự trong suốt cuộc đời tại thế. Ngững môn đệ tiên khởi này là một nhóm nhỏ và mỏng giòn. Với vai trò là các môn đệ, lý lịch của các ông hầu như chẳng có gì ưu tú. Tôi thắc mắc làm thế nào mà phần đa các môn đệ Đức Giêsu nói đến trong trình thuật hôm nay cũng ở trong vườn vào đêm Người bị giao nộp? Chẳng phải là sức mạnh của ông Phêrô như Đức Giêsu trả lời cho ông, nhưng với điều ông nói, đó là chứng ngôn của ông. Hội Thánh chúng ta vững bền đến mức nào? Thưa rằng vững bền như đức tin được hình thành trên đó và như chúng ta tuyên xưng.
Điều quy tụ chúng ta lại với nhau trong Chúa Nhật này không phải là điều liên kết những cá nhân khác thành một cộng đoàn. Đó không phải do chúng ta cùng tổ tiên, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia hay bình đẳng kinh tế. Mối dây chung liên kết chúng ta chính là chúng ta chia sẻ cùng một đức tin. Cùng với ông Phêrô, chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chúng ta có thể diễn đạt đức tin đó bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và bằng những nét văn hoá đa dạng, nhưng trong một cách thức nào đó, chúng ta công bố cùng một điều: Đức Giêsu là Chúa chúng ta, Người là Con Thiên Chúa hằng sống.
Rõ ràng rằng từ thư của thánh Phaolô, ngài biết rằng giờ chết của mình đã gần kề. Vào giờ chết của một người, người ta thường liệt kê những thành tích của họ. Lúc này, thánh Phaolô có rất nhiều thành tích từ những hành trình rao giảng của ngài và có thể dễ dàng liệt kê những hội thánh ngài đã thành lập. Thánh nhân là “Vị tông đồ dân ngoại”. Thay vì hãnh diện với những thành tích của mình, thánh Phaolô hãnh diện vì ngài đã “hoàn tất cuộc đua” và đã “giữ vững đức tin”.
Trong toàn bộ những khó khăn và chống đối mà thánh Phaolô gặp phải trong những hành trình và rao giảng, ngài luôn tin rằng có Đức Chúa ở bên cạnh ngài và ban cho ngài sức mạnh. Giống như thánh Phêrô, thánh Phaolô cần có sức mạnh đó khi ngài đối diện với cuộc tử đạo. Đức Giêsu khẳng định rằng lý do thánh Phêrô có thể tuyên xưng đức tin không phải do bất cứ khả năng nào của con người, nhưng bởi ân ban từ Thiên Chúa. Cũng thế, thánh Phaolô không hãnh diện về sức mạnh cá nhân ngài, nhưng ngài hãnh diện về việc Đức Chúa hiện diện với ngài, Người “ban cho tôi sức mạnh”.
Hôm nay, chúng ta mừng lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô, hai vị anh hùng vĩ đại về đức tin. Nhưng hãy nhớ rằng đó không phải là cách hai vị khởi sự. Qua hai con người rất hữu hạn này, Thiên Chúa đã thi hành một việc vĩ đại. Một khi hai vị biểu lộ đức tin, Thiên Chúa có thể khởi sự việc xây dựng Hội Thánh gồm những người làm chứng nhân danh Đức Giêsu. Như hai thánh Phêrô và Phaolô, tất cả chúng ta bó buộc phải làm chứng cho Đức Kitô và nhiều người sẽ phải hiến dâng mạng sống mình nhân danh Người.
Đức Giêsu đang hoạt động trong Hội Thánh, Người quy tụ và chữa lành những vết thương của chúng ta, giúp chúng ta chống lại những thế lực của tội lỗi và sự chết. Đôi khi chúng ta cảm thấy yếu đuối, hổ thẹn về những tội công khai của một số thành viên và những người lãnh đạo. Tuy nhiên, Đức Giêsu quả quyết với chúng ta rằng Hội Thánh, được xây trên đức tin mà thánh Phêrô tuyên xưng hôm nay, sẽ đánh bại mọi sự dữ thế gian mang lại. Chúng ta không được có thái độ đắc thắng khi nói ra điều này. Hội Thánh sẽ lan rộng bởi cách thức Đức Giêsu chỉ định chúng ta hôm nay. Người gọi chúng ta là “Hội Thánh của Thầy” và quả quyết với chúng ta rằng “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp
SAINTS PETER AND PAUL (A) -
Acts 12: 1-11; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8, 17-18; Matthew 16: 13-19
The question Jesus puts to Peter is one he asks each of us. At various times in our lives our response will differ, depending on the circumstances that confront us. During our broken times we might need Jesus to be our healer. When we must stand up for our faith against the actions or views of others we want Jesus to be the strong one for us. When our prayer feels dry and our perseverance in faith threatened, Jesus must be "living water" in our desert. When we must be constant for a troubled member of our family Jesus, "the living bread," must be our nourishment. Thankfully Jesus isn’t just a plaster statue, unchanging in appearance and presence for us.
We note the answer Peter gives, which Jesus affirms, "You are the Christ, the Son of the living God." Peter proclaims Jesus as the Son of the "living God." This hearkens to a central belief of the Jewish community. God wasn’t fixed to some past, more "ideal period" in their history. Nor was God fixed to a place they had to go back to in order to experience God. No, God is a "living God," who moves with us from place to place and time to time. This is the God of Matthew’s Gospel as well. Ours is not a mute or aloof God. Rather, God is present to us now at this time of our lives and in the place we currently find ourselves. Jesus is the concrete sign and reminder to us of our "living God."
The disciples’ response to Jesus’ question, "But who do you say that I am?" reveals that some believed he was John the Baptist, Elijah, Jeremiah, or "one of the prophets." But they were all dead. Jesus, on the other hand, was very much alive and a sign to them of "the living God" with them at the foundation of the church. Our "living God" is with us throughout the church’s history.
Jesus asks an important question and Peter gets the answer right – he has a profound insight into Jesus’ identity. But Peter wasn’t merely a student in a religion class preparing for a written final exam. His response to Jesus reflected his faith in Jesus and would require him to live out that response for the rest of his life. In other words, he wasn’t a student who, once having given the answer, could sit down and even bask in the glow of his correct answer. No, Peter wasn’t a student in a classroom, but a disciple. In other words, he would have to remain standing, ready to pick up and follow Christ – even to his death.
The same Spirit that inspired Peter’s response would stay with him and influence how he would answer other questions that the world would put to him about Jesus. Peter is the rock upon which Jesus would build his church. This church, drawing upon Peter’s faith, would be guided by the Spirit to grow in its understanding and practice of the Word.
Mark narrates this episode differently. His version (8:27-30) is another story of Peter’s failure to understand who Jesus is and what his mission is about. Peter confesses Jesus is the Messiah, but refuses to accept that his mission will necessitate his suffering and death.
Today’s episode is a key turning point in Matthew. Jesus praises Peter’s response as one of a true disciple who understands Jesus’ uniqueness and importance. Was Matthew trying to show how insightful Peter was? No, because while Jesus affirms Peter’s response, he also names how Peter came to it. It was a gift of God.
Matthew only uses the word "church" twice in his gospel (18:17 is the other place). How does he perceive the church? It is not so much about church as an institution, but as a community initiated by Jesus to carry on the ministry he began in his lifetime. These first disciples were a small and a fragile group. Their record as disciples was hardly stellar. I wonder how many of those Jesus addressed in today’s story were also in the garden the night he was betrayed? It’s not Peter’s strengths that Jesus responds to but to what he says, his testimony. How strong is our church? As strong as the faith upon which it is built and we profess.
What brings us together this Sunday isn’t what binds other individuals into a community. It isn’t our common ancestry, race, language, nationality or economic sameness. The common thread drawing us is our shared faith. With Peter we profess Jesus as "the Christ, the Son of the living God." We may express that in different languages and varied cultural expressions but, in one way or another, we proclaim the same thing: Jesus is our Lord, the Son of the living God.
It is clear from Paul’s letter that he knows his end is near. At the end of a person’s life it is customary to list their accomplishments. Now Paul had much success from his preaching travels and could easily list the churches he founded. He was the "Apostle to the Gentiles." Instead of boasting of his accomplishments Paul boasts that he has "finished the race" and "kept the faith."
Throughout all the opposition and difficulties Paul encountered in his travels and preaching he credits the Lord for standing by him and giving him strength. He will need that strength as he, like Peter, faces his martyrdom. Jesus affirms that the reason Peter could make his proclamation of faith was not through any human ability, but because of a gift from God. Likewise, Paul didn’t boast of his own strength, but of the Lord’s presence with him who "gave me the strength."
Today we celebrate Peter and Paul, our great heroes of faith. But remember that is not how they started out. Through these very limited humans God has done a great thing. Once they expressed their faith, God could begin building the church of those who witness in Jesus’ name. Like Peter and Paul all of us are required to witness to Christ and some may even have to give their lives in his name.
Jesus is at work in the church, building us up, healing our wounds, helping us resist the forces of sin and death. We may feel frail at times, ashamed of the all-too-public sins of some of our members and leaders. But Jesus assures us the church, built on the faith Peter expresses today, will prevail against all the evil the world can throw against it. We are not being triumphalistic when we say this. The Church shall prevail because of how Jesus names us today. He calls us "my Church" and assures us the "gates of the nether world shall not prevail against it."
Duy trì hiệp thông trong đa dạng
LM. Đan Vinh
07:46 27/06/2014
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ (29/06)
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
DUY TRÌ HIỆP THÔNG TRONG ĐA DẠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói con Người là ai ?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH: HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY TRÊN ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Người là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (c 15-16), ông đã được khen là có phúc (c 17), được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá (c 18). Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi (c 19).
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng Tông đồ Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa thực sự của tước hiệu này. Ông mới chỉ đê cập đến ý nghĩa của tước hiệu Ki-tô của Đức Giê-su, theo lời tuyên sấm của ngôn sứ Na-than về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời tuyên sấm ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-môn con vua Đa-vít. Nên từ đó, dân Do thái luôn trông mong một Đấng Thiên Sai khác thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đã được dân chúng ca tụng là "Con Vua Đa-vít" (x. Mt 21,9).
Ở đây Khi tuyên xưng Đức Giê-su bằng tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ấy, nên Đức Giê-su đã phải giải thích cho ông về ý nghĩa đích thực của tước hiệu này là về Thiên tính của Người, qua lời Người khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha mặc khải chân lý này (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào thời điểm nào: Khi Người vừa gặp Si-mon (x Ga 1,42); Khi Người thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Si-mon tuyên xưng đức tin vào Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Cũng có thể Đức Giê-su đã đặt tên Si-mon là Phê-rô khi Người vừa gặp ông (x. Ga 1,42); hay khi Người thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên Si-mon thành Phê-rô xảy ra vào thời điểm Si-mon tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống là hợp lý nhất (x. Mt 16,18). Vì sau khi đổi tên, Đức Giê-su đã nhấn mạnh về vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của ông vào Đức Giê-su là tảng đá vững chắc mà trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người. Ngoài ra Đức Giê-su còn trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x. Mt 16,18-19). Người cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông luôn kiên vững đức tin, hầu có thể chu tòan sứ mạng củng cố đức tin cho anh em mình (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông nữa (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh để thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được ?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giê-su gọi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị Chúa trách là yếu đức tin vì tỏ ra sợ hãi trong cơn gió mạnh khi ông đang đi trên mặt nước mà đến với Thầy (x. Mt 14,31); Sau đó, ông cũng bị Thầy cảnh báo sẽ không được dự phần với Thầy, vì ông đã từ chối để Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất là vì ông đã quá tự tin nên đã bị vấp ngã chối Thầy ba lần, mặc dù trước đó đã được Thầy cảnh báo (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm đáng được Đức Giê-su tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin qua câu trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và đã được Chúa đổi tên Si-mon thành Phê-rô với quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giê-su hứa sẽ cầu nguyện cho để ông được luôn kiên vững đức tin, và Người còn trao cho ông sứ vụ củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng tỏ ra rất nhiệt tình, thường đại diện Nhóm Mười Hai để trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10); Đại diện anh em tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, trong khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giê-su chọn đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2); Cho ông được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32); Cho ông được chứng kiến cuộc hiển dung của Người ở trên núi cao (x. Mt 17,1); Cho ông được chứng kiến phép lạ Người làm cho bé gái mới chết phục sinh (x. Mt 5,37); Và nhất là cho chứng kiến việc Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy đã từng sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô cũng đã lập tức hồi tâm sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ lỗi lầm và trao quyền lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giê-su đã thúc bách ông chạy đua với Gio-an ra mồ và ông đã sớm tin vào mầu nhiệm phục sinh của Thầy (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34); Được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,1-13) và sau đó đã giảng một bài đầu tiên đầy Thần khí tại Giê-ru-sa-lem nên đã mang lại hiệu quả là có tới ba ngàn người xin tòng giáo (x. Cv 2,14-41); Có khả năng chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41); Chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa cao độ, và nêu gương một đức tin vững như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊ-SU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng về chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống như mình nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và cả một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành cho được giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí chỗ ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời gian một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại một đại sảnh lớn trong hoàng cung để vua và bá quan trong triều chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch, hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì vua rất ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và trung thực như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của mình. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp đứng hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. SUY NIỆM:
Hôm nay Hội Thánh hân hoan mừng lễ hai thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Hai vị thánh đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Giê-su và đặt nền tảng vững chắc cho Hội Thánh của Chúa ở trần gian. Phê-rô đứng đầu trong việc tuyên xưng và truyền đạt đức tin cho người Do thái. Phao-lô là thầy dạy và là tông đồ loan báo Tin Mừng cho dân ngoại.
I. VỀ HAI VỊ TÔNG ĐỒ PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ:
1) Hai tính cách khác nhau: Phê-rô là một người bình dân làm nghề chài lưới ít học và có nhiều bất toàn như: tính tình nóng nảy, ăn nói bộc trực, cư xử thô lỗ, tuy can trường nhưng cũng không thiếu những lúc tỏ ra nhát đảm sợ sệt. Nhưng tội lớn nhất của ông là đã chối không biết Thầy là ai tới ba lần (x. Mt 26,69-74)..
Còn tông đồ Phao-lô lại là một nhà tri thức, ăn nói lưu loát với lối lý luận sắc bén, từng theo học tai trường Kinh Thánh nổi tiếng của Ga-ma-li-en... Ông thù ghét Chúa Giê-su và đã từng đem quân đi bắt các tín hữu ở thành Đa-mát để đem về Giê-ru-sa-lem trị tội.
2) Hai ơn kêu gọi khác nhau: Mỗi ông đã được Đức Giê-su kêu gọi trong hoàn cảnh khác nhau:
- Si-mon Phê-rô đã theo Đức Giê-su khi Người bắt đầu thi hành sứ vụ trong lúc ông đang chài lưới bắt cá dưới biển. Ông đã lập tức bỏ nghề và từ giã gia đình để theo Đức Giê-su làm nghề mới là bắt các linh hồn. Si-mon đã tuyên xưng đức tin về vai trò và sứ vụ của Thầy như sau: ”Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Vì vậy ông đã được Đức Giê-su khen là có phúc và đặt ông làm người đứng đầu Hội Thánh với quyền cầm buộc và tháo cởi như sau: ”Này anh Si-mon, con ông Giô-na. Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,17-19).
- Còn Phao-lô, vị tông đồ của dân ngoại. Phao-lô tên là Sao-lô. Lúc đầu ông đã ra tay bắt bớ Hội Thánh Chúa Giê-su. Nhưng tại cửa thành Đa-mas, ông đã được gặp Chúa Phục Sinh khiến ông bị té ngựa và bị mù mắt. Ông phải vào trong thành ba đêm ngày để cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa và sau khi nhận ra ý Chúa muốn, ông đã trở thành tông đồ của Người. Từ đây, Phao-lô hăng hái đi khắp vùng Địa Trung Hải để rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Người (x. Cv 26,12-18). Nhờ lòng mến Chúa thôi thúc (x. 2 Cr 5,14), Phao-lô đã vượt qua bao gian nan thử thách như ngài đã viết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo ? … Phao-lô luôn quyết tâm chu toàn sứ vụ làm tông đồ cho Chúa Giê-su như ngài đã viết: “… lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi… Phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (2 Cor 11, 23-27). Phao-lô đã khuyên đồ đệ Ti-mô-thê như sau: ”Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh (2 Tm 4,5).
3) Hiệp thông trong đa dạng: Tuy khác nhau về nhiều điểm, nhưng hai tông đồ Phê-rô Phao-lô đều có chung một mục đích là hiến thân ”phụng sự Đức Giê-su”. Cả hai đều lãnh nhận sứ vụ làm tông đồ cho Chúa và đã hoàn thành xuất sắc đến độ sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Người. Hai vị đã nêu gương sáng về sự hiệp thông trong đa dạng: Tuy có nhiều điểm khác nhau, mà không chống đối loại trừ nhau, nhưng cùng nhau cộng tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng để làm sáng danh Chúa. Hai vị đã dùng đường lối khác nhau để quy tụ một gia đình cho Đức Giê-su. Kinh tiền tụng trong thánh lễ hôm nay đề cập đến sự hiệp thông trong đa dạng này như sau: “Thánh Phê-rô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phao-lô là người làm sáng tỏ đức tin. Thánh Phê-rô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Ít-ra-en, thánh Phao-lô là thầy giảng dạy muôn dân” .
Sở dĩ các ngài có thể hiệp thông dù khác biệt nhau là vì đã áp dụng nguyên tắc như sau: Chấp nhận khác biệt trong những điều phụ, nhưng tôn trọng sự hiệp nhất trong những điều chính yếu về đức tin, nhất là cùng theo một mục đích là yêu mến và phụng sự Chúa Ki-tô. Vì thế, các ngài xứng đáng lãnh nhận triều thiên vinh quang của những đầy tớ trung tín khôn ngoan và nêu gương hiệp thông cho các tín hữu trong Hội Thánh.
II. CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?:
1) Làm tông đồ là sứ mạng của mọi tín hữu: Việc làm cho muôn dân trở thành môn đệ làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Ba Ngôi (x. Mt 28,19); “Làm chứng nhân của Chúa tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1,8) là sứ mạng chung được Chúa Giê-su trao cho Hội Thánh trước khi lên trời để mang lại niềm vui ơn cứu độ và niềm hy vọng cho mọi người trên thế giới.
2) Điều kiện để chu toàn sứ mạng tông đồ:
- Nhiệt tình yêu mến Chúa: Điều quan trọng mà các tín hữu phải có để chu toàn sứ vụ tông đồ noi gương hai thánh Phê-rô Phao-lô là phải có lòng yêu mến Chúa tha thiết, như thánh Phê-rô đã tuyên xưng ba lần lòng yêu mến Chúa Giê-su trước khi được trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh (x. Ga 21,15-17); Hoặc như thánh Phao-lô luôn yêu mến Đức Giê-su như ngài đã viết: “Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39). Phao-lô luôn nêu gương cho các tín hữu chúng ta là sống kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- Phải có lòng khiêm tốn: Khiêm tốn nhận ra những bất toàn sai lỗi của mình để hồi tâm sám hối và quyết tâm trở về với Chúa như tông đồ Phê-rô sau khi phạm tội đã “ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (Mt 26,75). Hoặc như Phao-lô đã luôn ý thức về những yếu đuối của mình như ngài đã viết: “Vì vậy, tôi cảm thấy vui mừng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10).
- Phải nhiệt thành loan báo Tin Mừng: Thánh Phê-rô đã đón nhận ơn Thánh Thần và hăng say rao giảng Tin Mưng. Nhờ ơn Thánh Thần mà Phê-rô đã gặt hái được nhiều kết quả ngoài dự kiến. Sau bài giảng đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem đã có 3 000 người xin tòng giáo (x. Cv 2,41). Còn Phao-lô đã nhiệt thành loan truyền Chúa Ki-tô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1 Cr 9,16).
Noi gương hai vị tông đồ, chúng ta cũng hãy cầu xin ơn Thánh Thần hướng dẫn, hầu trở nên dấu chỉ của sự hiệp nhất và làm cho ơn cứu độ ngày càng thêm phong phú và lan rộng đến tận cùng trái đất.
3) Các phương thế hữu hiệu giúp chu toàn sứ vụ tông đồ:
- Một là phải quyết tâm ngày một nên giống Chúa Giê-su: Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng học tập noi gương Chúa Giê-su luôn có cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân, mà chúng ta hy vọng sẽ trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh của Chúa Giê-su. Để mỗi khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, anh em lương dân sẽ có thiện cảm và dễ dàng tin theo Chúa Giê-su với chúng ta, vì họ đã gặp được Người nơi chúng ta.
- Hai là phải luôn bảo vệ sự hiệp nhất: Đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đoàn noi gương hai vị tông đồ Phê-rô Phao-lô… Chúa Giê-su cũng đã dạy các môn đệ phải thi hành giới răn mới của Người là yêu thương nhau. Người coi đó là dấu hiệu các ông là môn đệ thực sự của Người (x. Ga 13,34-35). Các tín hữu chúng ta hôm nay cũng phải sống yêu thương bằng những việc cụ thể đối với nhau trong cộng đoàn như: “Chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia” (Cl 3,12). Cùng nhau hợp tác xây dựng cộng đoàn ngày thêm bền vững và phát triển thịnh vượng. Một trong những yếu tố xây dựng tình hiệp nhất đoàn kết nội bô là nguyên tắc ứng xử: Bảo vệ hiêp nhất trong những điều chính yếu, nhưng tương nhượng trong những điều tùy phụ”.
4. THẢO LUẬN: Đối với bạn Đức Giê-su là ai ? Bạn cần làm gì đối với Người ?
Là một ngôn sứ, để nói Lời Chúa cho ta; Là một thần tượng để ta chiêm ngưỡng tôn thờ; Là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin theo và bỏ mọi sự mà theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng vác thập giá của mình là vượt qua các đau khổ bệnh tật và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống, để cộng tác với Người cứu rỗi anh em ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng muốn làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói xúc phạm khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với anh em. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, trừ khử thói háo danh, ưa châm chọc chỉ trích nói xấu kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân cho tình yêu vô biên của Chúa.
- LẠY CHÚA. Tòa nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm đến nay vẫn đang tiếp tục được xây dựng vì còn dang dở. Xin Chúa giúp mỗi tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chúng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
DUY TRÌ HIỆP THÔNG TRONG ĐA DẠNG
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói con Người là ai ?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH: HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY TRÊN ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Người là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (c 15-16), ông đã được khen là có phúc (c 17), được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá (c 18). Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi (c 19).
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng Tông đồ Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa thực sự của tước hiệu này. Ông mới chỉ đê cập đến ý nghĩa của tước hiệu Ki-tô của Đức Giê-su, theo lời tuyên sấm của ngôn sứ Na-than về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời tuyên sấm ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-môn con vua Đa-vít. Nên từ đó, dân Do thái luôn trông mong một Đấng Thiên Sai khác thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đã được dân chúng ca tụng là "Con Vua Đa-vít" (x. Mt 21,9).
Ở đây Khi tuyên xưng Đức Giê-su bằng tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ấy, nên Đức Giê-su đã phải giải thích cho ông về ý nghĩa đích thực của tước hiệu này là về Thiên tính của Người, qua lời Người khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha mặc khải chân lý này (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào thời điểm nào: Khi Người vừa gặp Si-mon (x Ga 1,42); Khi Người thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Si-mon tuyên xưng đức tin vào Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Cũng có thể Đức Giê-su đã đặt tên Si-mon là Phê-rô khi Người vừa gặp ông (x. Ga 1,42); hay khi Người thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên Si-mon thành Phê-rô xảy ra vào thời điểm Si-mon tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống là hợp lý nhất (x. Mt 16,18). Vì sau khi đổi tên, Đức Giê-su đã nhấn mạnh về vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của ông vào Đức Giê-su là tảng đá vững chắc mà trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người. Ngoài ra Đức Giê-su còn trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x. Mt 16,18-19). Người cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông luôn kiên vững đức tin, hầu có thể chu tòan sứ mạng củng cố đức tin cho anh em mình (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông nữa (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh để thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được ?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giê-su gọi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị Chúa trách là yếu đức tin vì tỏ ra sợ hãi trong cơn gió mạnh khi ông đang đi trên mặt nước mà đến với Thầy (x. Mt 14,31); Sau đó, ông cũng bị Thầy cảnh báo sẽ không được dự phần với Thầy, vì ông đã từ chối để Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất là vì ông đã quá tự tin nên đã bị vấp ngã chối Thầy ba lần, mặc dù trước đó đã được Thầy cảnh báo (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm đáng được Đức Giê-su tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin qua câu trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và đã được Chúa đổi tên Si-mon thành Phê-rô với quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giê-su hứa sẽ cầu nguyện cho để ông được luôn kiên vững đức tin, và Người còn trao cho ông sứ vụ củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng tỏ ra rất nhiệt tình, thường đại diện Nhóm Mười Hai để trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10); Đại diện anh em tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, trong khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giê-su chọn đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2); Cho ông được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32); Cho ông được chứng kiến cuộc hiển dung của Người ở trên núi cao (x. Mt 17,1); Cho ông được chứng kiến phép lạ Người làm cho bé gái mới chết phục sinh (x. Mt 5,37); Và nhất là cho chứng kiến việc Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy đã từng sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô cũng đã lập tức hồi tâm sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ lỗi lầm và trao quyền lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giê-su đã thúc bách ông chạy đua với Gio-an ra mồ và ông đã sớm tin vào mầu nhiệm phục sinh của Thầy (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34); Được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,1-13) và sau đó đã giảng một bài đầu tiên đầy Thần khí tại Giê-ru-sa-lem nên đã mang lại hiệu quả là có tới ba ngàn người xin tòng giáo (x. Cv 2,14-41); Có khả năng chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41); Chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa cao độ, và nêu gương một đức tin vững như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊ-SU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng về chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống như mình nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và cả một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành cho được giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí chỗ ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời gian một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại một đại sảnh lớn trong hoàng cung để vua và bá quan trong triều chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch, hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì vua rất ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và trung thực như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của mình. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp đứng hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. SUY NIỆM:
Hôm nay Hội Thánh hân hoan mừng lễ hai thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Hai vị thánh đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Giê-su và đặt nền tảng vững chắc cho Hội Thánh của Chúa ở trần gian. Phê-rô đứng đầu trong việc tuyên xưng và truyền đạt đức tin cho người Do thái. Phao-lô là thầy dạy và là tông đồ loan báo Tin Mừng cho dân ngoại.
I. VỀ HAI VỊ TÔNG ĐỒ PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ:
1) Hai tính cách khác nhau: Phê-rô là một người bình dân làm nghề chài lưới ít học và có nhiều bất toàn như: tính tình nóng nảy, ăn nói bộc trực, cư xử thô lỗ, tuy can trường nhưng cũng không thiếu những lúc tỏ ra nhát đảm sợ sệt. Nhưng tội lớn nhất của ông là đã chối không biết Thầy là ai tới ba lần (x. Mt 26,69-74)..
Còn tông đồ Phao-lô lại là một nhà tri thức, ăn nói lưu loát với lối lý luận sắc bén, từng theo học tai trường Kinh Thánh nổi tiếng của Ga-ma-li-en... Ông thù ghét Chúa Giê-su và đã từng đem quân đi bắt các tín hữu ở thành Đa-mát để đem về Giê-ru-sa-lem trị tội.
2) Hai ơn kêu gọi khác nhau: Mỗi ông đã được Đức Giê-su kêu gọi trong hoàn cảnh khác nhau:
- Si-mon Phê-rô đã theo Đức Giê-su khi Người bắt đầu thi hành sứ vụ trong lúc ông đang chài lưới bắt cá dưới biển. Ông đã lập tức bỏ nghề và từ giã gia đình để theo Đức Giê-su làm nghề mới là bắt các linh hồn. Si-mon đã tuyên xưng đức tin về vai trò và sứ vụ của Thầy như sau: ”Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Vì vậy ông đã được Đức Giê-su khen là có phúc và đặt ông làm người đứng đầu Hội Thánh với quyền cầm buộc và tháo cởi như sau: ”Này anh Si-mon, con ông Giô-na. Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” (Mt 16,17-19).
- Còn Phao-lô, vị tông đồ của dân ngoại. Phao-lô tên là Sao-lô. Lúc đầu ông đã ra tay bắt bớ Hội Thánh Chúa Giê-su. Nhưng tại cửa thành Đa-mas, ông đã được gặp Chúa Phục Sinh khiến ông bị té ngựa và bị mù mắt. Ông phải vào trong thành ba đêm ngày để cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa và sau khi nhận ra ý Chúa muốn, ông đã trở thành tông đồ của Người. Từ đây, Phao-lô hăng hái đi khắp vùng Địa Trung Hải để rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Người (x. Cv 26,12-18). Nhờ lòng mến Chúa thôi thúc (x. 2 Cr 5,14), Phao-lô đã vượt qua bao gian nan thử thách như ngài đã viết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo ? … Phao-lô luôn quyết tâm chu toàn sứ vụ làm tông đồ cho Chúa Giê-su như ngài đã viết: “… lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi… Phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” (2 Cor 11, 23-27). Phao-lô đã khuyên đồ đệ Ti-mô-thê như sau: ”Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh (2 Tm 4,5).
3) Hiệp thông trong đa dạng: Tuy khác nhau về nhiều điểm, nhưng hai tông đồ Phê-rô Phao-lô đều có chung một mục đích là hiến thân ”phụng sự Đức Giê-su”. Cả hai đều lãnh nhận sứ vụ làm tông đồ cho Chúa và đã hoàn thành xuất sắc đến độ sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Người. Hai vị đã nêu gương sáng về sự hiệp thông trong đa dạng: Tuy có nhiều điểm khác nhau, mà không chống đối loại trừ nhau, nhưng cùng nhau cộng tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng để làm sáng danh Chúa. Hai vị đã dùng đường lối khác nhau để quy tụ một gia đình cho Đức Giê-su. Kinh tiền tụng trong thánh lễ hôm nay đề cập đến sự hiệp thông trong đa dạng này như sau: “Thánh Phê-rô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phao-lô là người làm sáng tỏ đức tin. Thánh Phê-rô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Ít-ra-en, thánh Phao-lô là thầy giảng dạy muôn dân” .
Sở dĩ các ngài có thể hiệp thông dù khác biệt nhau là vì đã áp dụng nguyên tắc như sau: Chấp nhận khác biệt trong những điều phụ, nhưng tôn trọng sự hiệp nhất trong những điều chính yếu về đức tin, nhất là cùng theo một mục đích là yêu mến và phụng sự Chúa Ki-tô. Vì thế, các ngài xứng đáng lãnh nhận triều thiên vinh quang của những đầy tớ trung tín khôn ngoan và nêu gương hiệp thông cho các tín hữu trong Hội Thánh.
II. CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?:
1) Làm tông đồ là sứ mạng của mọi tín hữu: Việc làm cho muôn dân trở thành môn đệ làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Ba Ngôi (x. Mt 28,19); “Làm chứng nhân của Chúa tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1,8) là sứ mạng chung được Chúa Giê-su trao cho Hội Thánh trước khi lên trời để mang lại niềm vui ơn cứu độ và niềm hy vọng cho mọi người trên thế giới.
2) Điều kiện để chu toàn sứ mạng tông đồ:
- Nhiệt tình yêu mến Chúa: Điều quan trọng mà các tín hữu phải có để chu toàn sứ vụ tông đồ noi gương hai thánh Phê-rô Phao-lô là phải có lòng yêu mến Chúa tha thiết, như thánh Phê-rô đã tuyên xưng ba lần lòng yêu mến Chúa Giê-su trước khi được trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh (x. Ga 21,15-17); Hoặc như thánh Phao-lô luôn yêu mến Đức Giê-su như ngài đã viết: “Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39). Phao-lô luôn nêu gương cho các tín hữu chúng ta là sống kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
- Phải có lòng khiêm tốn: Khiêm tốn nhận ra những bất toàn sai lỗi của mình để hồi tâm sám hối và quyết tâm trở về với Chúa như tông đồ Phê-rô sau khi phạm tội đã “ra ngoài khóc lóc thảm thiết” (Mt 26,75). Hoặc như Phao-lô đã luôn ý thức về những yếu đuối của mình như ngài đã viết: “Vì vậy, tôi cảm thấy vui mừng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10).
- Phải nhiệt thành loan báo Tin Mừng: Thánh Phê-rô đã đón nhận ơn Thánh Thần và hăng say rao giảng Tin Mưng. Nhờ ơn Thánh Thần mà Phê-rô đã gặt hái được nhiều kết quả ngoài dự kiến. Sau bài giảng đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem đã có 3 000 người xin tòng giáo (x. Cv 2,41). Còn Phao-lô đã nhiệt thành loan truyền Chúa Ki-tô với tất cả thao thức “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1 Cr 9,16).
Noi gương hai vị tông đồ, chúng ta cũng hãy cầu xin ơn Thánh Thần hướng dẫn, hầu trở nên dấu chỉ của sự hiệp nhất và làm cho ơn cứu độ ngày càng thêm phong phú và lan rộng đến tận cùng trái đất.
3) Các phương thế hữu hiệu giúp chu toàn sứ vụ tông đồ:
- Một là phải quyết tâm ngày một nên giống Chúa Giê-su: Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng học tập noi gương Chúa Giê-su luôn có cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân, mà chúng ta hy vọng sẽ trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh của Chúa Giê-su. Để mỗi khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, anh em lương dân sẽ có thiện cảm và dễ dàng tin theo Chúa Giê-su với chúng ta, vì họ đã gặp được Người nơi chúng ta.
- Hai là phải luôn bảo vệ sự hiệp nhất: Đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đoàn noi gương hai vị tông đồ Phê-rô Phao-lô… Chúa Giê-su cũng đã dạy các môn đệ phải thi hành giới răn mới của Người là yêu thương nhau. Người coi đó là dấu hiệu các ông là môn đệ thực sự của Người (x. Ga 13,34-35). Các tín hữu chúng ta hôm nay cũng phải sống yêu thương bằng những việc cụ thể đối với nhau trong cộng đoàn như: “Chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia” (Cl 3,12). Cùng nhau hợp tác xây dựng cộng đoàn ngày thêm bền vững và phát triển thịnh vượng. Một trong những yếu tố xây dựng tình hiệp nhất đoàn kết nội bô là nguyên tắc ứng xử: Bảo vệ hiêp nhất trong những điều chính yếu, nhưng tương nhượng trong những điều tùy phụ”.
4. THẢO LUẬN: Đối với bạn Đức Giê-su là ai ? Bạn cần làm gì đối với Người ?
Là một ngôn sứ, để nói Lời Chúa cho ta; Là một thần tượng để ta chiêm ngưỡng tôn thờ; Là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin theo và bỏ mọi sự mà theo làm môn đệ của Người, sẵn sàng vác thập giá của mình là vượt qua các đau khổ bệnh tật và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống, để cộng tác với Người cứu rỗi anh em ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng muốn làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói xúc phạm khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với anh em. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, trừ khử thói háo danh, ưa châm chọc chỉ trích nói xấu kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân cho tình yêu vô biên của Chúa.
- LẠY CHÚA. Tòa nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm đến nay vẫn đang tiếp tục được xây dựng vì còn dang dở. Xin Chúa giúp mỗi tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chúng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới tháng 10-2014
Lm. Trần Đức Anh OP
10:11 27/06/2014
VATICAN. Sáng 26-6-2014, Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM khóa đặc biệt tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19-10 năm nay đã được công bố.
ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới, đã giới thiệu văn kiện này dài hơn 60 trang đúc kết các câu trả lời theo bản 39 câu hỏi, và sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại Công nghị GM thế giới tới đây về đề tài ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh cũng có ĐHY Peter Erdoe, TGM Esztergom - Budapest, Tổng tường trình viên, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, Chủ tịch thừa Ủy và Đức Cha Bruno Forte, TGM giáo phận Chieti-Vasto, Italia, Tổng thư ký đặc biệt của Công nghị GM thế giới tới đây.
Bố cục: Tài liệu gồm 3 phần:
- Phần thứ I nói về việc thông truyền Tin Mừng gia đình ngày nay và được chia làm 4 chương lần lượt nói về: ý định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình (c.I); kiến thức và sự đón nhận Kinh Thánh cũng như các Văn kiện của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình (c.II), Tin Mừng về gia đình và luật tự nhiên (c. III); Gia đình và ơn gọi của con người trong Chúa Kitô (c.IV)
- Phần thứ II nói về Mục vụ gia trình trước các thánh đố và gồm có 3 chương: Trước tiên là các đề nghị liên quan đến việc mục vụ gia đình (c.I), tiếp đến là những thách đố mục vụ về gia đình ngày nay (c.II), thứ ba là những hoàn cảnh khó khăn trong việc mục vụ gia đình (c.III)
- Phần thứ III bàn về sự cởi mở đón nhận sự sống và trách nhiệm giáo dục. Phần này gồm hai chương: trước tiên là những thách đố mục vụ đối với việc cởi mở đón nhận sự sống (c.I) tiếp đến là Giáo Hội và Gia đình đứng trước thách đố giáo dục (c.II).
Tài liệu làm việc trình bày một cái nhìn về thực tại gia đình ngày nay và là khởi đầu của tiến trình suy tư sâu xa, và được khai triển qua hai giai đoạn khác nhau: trước tiên là Thượng HĐGM khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19-10 năm nay có mục đích thu thập các dữ kiện và lập trường, tiếp đến là Thượng HĐGM khóa thường lệ vào tháng 10 năm tới, 2015, nhắm đề ra những đường hướng mục vụ gia đình cần thi hành. Văn kiện chung kết của khóa họp thứ hai này sẽ được đệ trình lên ĐTC để ngài quyết định (SD 26-6-2014)
Nội dung tổng quát của Tài Liệu Làm Việc
Tin Mừng về gia đình, những tình trạng khó khăn của gia đình, giáo dục về cuộc sống và đức tin trong gia đình, đó là 3 lãnh vực được khai triển trong tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vào tháng 10 tới đây về gia đình. Văn kiện này tóm tắt và tổng hợp những câu trả lời bản câu hỏi liên quan những đề tài hôn nhân và gia đình công bố hồi tháng 11 năm 2013 để chuẩn bị cho Thượng HĐGM.
I. Phần thứ I: ”Thông truyền Tin Mừng gia đình ngày nay”
Trong phần này, Tài Liệu tái khẳng định những dữ kiện Kinh Thánh về gia đình, dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa và là những cộng tác viên của Chúa trong việc đón nhận và thông truyền sự sống. Vì thế, sau khi nhắc lại nhiều văn kiện của Giáo Hội về đề tại gia đình, trong đó có Thông điệp ”Humanae vitae” (Sự sống con người) của ĐGH Phaolô 6, Tài liệu làm việc nhấn mạnh sự kiện nhiều tín hữu chỉ có kiến thức ít ỏi về vấn đề này, một phần cũng vì các linh mục ít được chuẩn bị nên không biết đề cập một cách đúng đắn về đề tài hôn nhân và gia đình, đặc biệt là lãnh vực tính dục và sinh sản.
Giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này nói chung chỉ được các tín hữu đón nhận một phần, người ta chấp nhận việc bảo vệ phẩm giá sự sống con người, nhưng lại chống lại đạo lý về việc kiểm soát sinh sản, về ly dị hoặc về những quan hệ tính dục trước khi kết hôn. Tất cả tình trạng đó một phần cũng do bối cảnh xã hội ngày nay, trong đó chủ nghĩa cá nhân, duy vật, nền văn hóa ”gạt bỏ” chiếm ưu thế. Vì thế, cần tìm lại những phương thức mới mẻ, ngôn ngữ mới để thông truyền giáo huấn của Hội Thánh trong lãnh vực này, huấn luyện một cách thích hợp cho các nhân viên mục vụ.
Tiếp đến, Tài liệu làm việc trình bày một suy tư đặc thù về sự khó hiểu ý nghĩa và giá trị của ”luật tự nhiên”, ở căn cội chiều kích phu phụ giữa một người nam và một người nữ. Đối với nhiều người, ”tự nhiên” có nghĩa là ”bộc phát”, và điều này làm cho người ta quan niệm các quyền con người như một sự thực thi những ước muốn riêng của mình. Điều này mở đường cho lý thuyết gender, hay là giới tính, làm băng hoại ý tưởng theo đó sự kết hiệp vợ chồng là ”chung thủy”, là mãi mãi; nó cũng khiến người ta chấp nhận sự đa thê hoặc từ bỏ người phối ngẫu của mình. Vì không nhìn nhận luật tự nhiên, nên nhiều đôi vợ chồng ngày nay ly dị, hoặc sống chung mà không kết hôn, ngừa thai, và cũng vì họ con cái bị coi như một chướng ngại cho cuộc sống thoải mái của mình, đặc biệt là tại Âu Châu và Bắc Mỹ.
Một thách đố lớn khác được Tài liệu Làm việc nêu rõ, đó là sự riêng tư hóa gia đình: gia đình không còn được coi là một yếu tố tích cực của xã hội, một tế bào cơ bản của xã hội nữa.
Vì thế, Nhà Nước được yêu cầu hãy bảo vệ gia đình và phục hồi vai trò của gia đình như chủ thể xã hội trong nhiều bối cảnh như công ăn việc làm, giáo dục, y tế, bảo vệ sự sống.
Rồi khi nhìn mẫu gương Thánh Gia Nazareth, Tài Liệu Làm việc tái khẳng định tầm quan trọng của cha mẹ như những nhà giáo dục đầu tiên cho con cái về đức tin, và nhấn mạnh sự phân biệt vai trò giữa người cha và người mẹ, hai vai trò ấy bổ túc cho nhau và cha mẹ đều can dự vào sự tăng trưởng của con cái và kinh tế gia đình.
Gia đình, trong tư cách là ”Giáo Hội tại gia”, cần phải được xây dựng mỗi ngày, trong kiên nhẫn, cảm thông và yêu thương, để giúp con người được phát triển toàn diện. Đặc biệt có hai yếu tố được Tài liệu Làm việc cổ võ: trước tiên là liên hệ trường tồn giữa gia đình và giáo xứ là ”gia đình của các gia đình”, và yếu tố thứ hai là cần có việc thường huấn, về thần học, cũng như về nhân bản và hiện sinh, để các gia đình gặp khủng hoảng, nhất là nơi nào có nạn bạo hành trong gia đình. ”Chữa lành các vết thương đã phải chịu và loại bỏ tận gốc rễ những nguyên nhân gây ra những vết thương ấy”, vì nạn lạm dụng, bạo hành và bỏ rơi sẽ không tạo ra sự tăng trưởng nào trong gia đình.
II. Phần thứ hai: ”Việc mục vụ gia đình đứng trước những thách đố mới”
Sau khi nhắc lại tầm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân, cổ võ lòng đạo đức bình dân nâng đỡ gia đình và linh đạo về gia đình với tinh thần truyền giáo, không quá tự tham chiếu chính mình, Tài liệu Làm Việc đến những thách đố mục vụ ngày nay. Bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn mà gia đình ngày nay đang phải đương đầu như: hình ảnh và vai trò người cha bị suy yếu, gia đình bị phân tán vì ly dị và chia cách, nạn bạo hành và lạm dụng đối với phụ nữ và trẻ em, ”một dữ kiện thực sự đáng lo âu, đặt câu hỏi cho toàn thể xã hội và việc mục vụ của Giáo Hội về gia đình”, nạn buôn bán trẻ vị thành niên, ma túy, nghiện rượu, cờ bạc, nạn nghiện các mạng xã hội cản ngăn việc đối thoại trong gia đình và cướp mất thời giờ rảnh rỗi lẽ ra phải dành cho những quan hệ giữa con người với nhau.
Văn kiện của THĐGM thế giới cũng nêu bật ảnh hưởng của công việc làm trên đời sống gia đình: thời khóa biểu làm việc quá vất vả, công ăn việc làm bấp bênh, chế độ làm việc uyển chuyển đòi nhiều công nhân viên phải di chuyển xa, không được nghỉ việc ngày Chúa Nhật, những điều đó cản trở việc sống chung với nhau trong gia đình. Vì thế, Giáo Hội cần phải hỗ trợ cụ thể cho những công ăn việc làm xứng đáng, đồng lương đúng đắn, một chính sách thuế khóa bênh vực gia đình.
Những yếu tố khác gây khó khăn cho việc mục vụ gia đình là di cư, về vấn đề này, Văn kiện đề cao sự cần thiết phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc đoàn tụ gia đình; tiếp đến là nạn nghèo đói, trào lưu duy tiêu thụ, chiến tranh, sự khác đạo giữa đôi vợ chồng, từ đó có những khó khăn trong việc giáo dục con cái; thái độ đối với bệnh tật, nhất là bệnh Sida. Nhưng Tài Liệu làm việc không quên nhắc đến điều ”phản chứng, gương mù” trong Giáo Hội, như những xì căng đan lạm dụng tính dục, loạn dục trẻ em, những linh mục có lối sống khoa trương, hoặc có thái độ loại trừ đối với những người ly dị hoặc những cha mẹ độc thân. Tất cả những điều đó góp phần làm giảm uy tín tinh thần của Giáo Hội.
Tài liệu làm việc đề cập đến những hoàn cảnh mục vụ khó khăn và nhấn mạnh rằng sự kiện nam nữ sống chung không kết hôn thường vì họ thiếu được huấn luyện về hôn nhân, hoặc vì quan niệm tình yêu chỉ là một điều riêng tư, hoặc cũng vì họ sợ dấn thân trong đời sống vợ chồng, coi đây là một sự mất tự do cá nhân. Cũng không thiếu những lý do xã hội, trong đó có nạn thất nghiệp của người trẻ, thiếu nhà ở, hoặc thiếu những chính sách gia đình thích hợp. Vì thế, việc giáo dục về tình cảm và sự hiện diện yêu thương của Giáo Hội để giúp đỡ những ngừơi trẻ hiểu tình thương như một sự hướng tới một dự phong sống chung với một người bạn đường chứ không phải như một quan niệm thơ mộng về tình cảm.
Vấn đề những người ly dị và tái hôn dân sự
Cũng trong Phần thứ II, Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM về gia đình sắp tới dành một phần dài để nói về những tình trạng không hợp giáo luật, lý do vì các câu trả lời gửi về tập trung nhiều vào vấn đề những người ly dị tái hôn. Nói chung người ta nêu bật con số lớn những ngừơi sống bất cần trong tình trạng như thế và không yêu cầu được rước lễ hoặc lãnh nhận bí tích hòa giải.
Trái lại, có nhiều người khác cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, và họ tự hỏi tại sao những tội khác được tha thứ mà tội ly dị tái hôn thì không, và họ cảm thấy việc Giáo Hội cấm lãnh nhận các bí tích như một hình phạt, do đó mở đường cho một não trạng đòi hỏi đối với chính các bí tích. Trong một số trường hợp, một vài HĐGM yêu cầu có những phương thế mới để có thể thực thi lòng từ bi, khoan dung và ân xá đối với những vụ tái hôn như thế. Những giải pháp khác, như mỗi linh mục cho phép những trường hợp cụ thể được lãnh nhận các bí tích, hoặc nhìn sang các Giáo Hội Chính Thống cho tín hữu ly dị tái hôn trong một số trường hợp, tuy nhiên những giải pháp này không làm cho các tín hữu Công Giáo cảm thấy được tái chấp nhận công khai trong đời sống Giáo Hội và không loại trừ sự ly dị.
Về đề nghị đơn giản hóa thủ tục cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu - ví dụ cứu xét xem có cần phải có hai phán quyết đồng thuận của hai cấp tòa án hay không, khi mà không có yêu cầu kháng án, Tài liệu của Thượng HĐGM mời gọi hãy thận trọng, để tránh những bất công và sai lầm, và để không nuôi dưỡng ý tưởng về một thứ ly dị Công Giáo. Trái lại, Tài liệu đề nghị một sự đào tạo thích hợp những người có khả năng để theo dõi những trường hợp như thế và gia tăng con số các tòa án về lãnh vực này. Dầu sao thì người ta thấy rõ rằng tiến hành mau lẹ hơn thủ tục cứu xét đơn xin tuyên bố hôn nhân bất thành chỉ là điều hữu ích nếu ta thi hành việc mục vụ gia đình một cách toàn diện.
Tóm lại, Tài liệu làm việc nêu rõ rằng đối với những hoàn cảnh khó khăn, Giáo Hội không được có thái độ quan tòa lên án, nhưng là thái độ của một người mẹ luôn đón nhận con cái mình, và nhấn mạnh rằng ”sự kiện không được lãnh nhận các bí tích không có nghĩa là bị loại khỏi đời sống Kitô và quan hệ với Thiên Chúa”. Trong viễn tượng đó, các cha sở cần hết sức đón tiếp và sẵn sàng đối với những người không thực hành đạo và không tin xin làm đám cưới, vì đây có thể là cơ hội thuận tiện để loan báo Tin Mừng cho cặp nam nữ. Ngoài ra, Giáo Hội cần phải tháp tùng các đôi vợ chồng cả sau khi họ cưới nhau, qua những cuộc gặp gỡ chuyên biệt.
Đồng tính luyến ái
Ngoài ra, về sự kết hiệp giữa những người đồng phái, Tài liệu nêu bật điều này là tất cả các HĐGM đều chống lại việc ban hành luật lệ cho phép sự kết hiệp như thế, hoặc sự định nghĩa lại hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, Tài liệu yêu cầu phải có thái độ tôn trọng và không phán đoán đối với những người ấy, đồng thời nêu rõ tình trạng thiếu những chương trình mục vụ cho những ngừơi đồng tính luyến ái, vì đây là hiện tượng mới mẻ gần đây. Các câu trả lời được trình bày trong Tài liệu làm việc tuyên bố chống lại luật lệ cho phép những cặp đồng tính luyến ái nhận con nuôi, vì đây là điều gây nguy hiểm cho thiện ích toàn diện của trẻ vị thành niên, là những người cần một người cha và một người mẹ. Tuy nhiên, nếu những người ấy xin rửa tội cho trẻ em, thì em phải được đón nhận với cùng một sự chăm sóc, dịu dàng và quan tâm như đối với các trẻ em khác.
III. Phần thứ III: ”Cởi mở đối với sự sống và trách nhiệm giáo dục”
Trước tiên văn kiện nhận xét rằng đạo lý của Giáo Hội về sự cởi mở đối với sự sống ít được các đôi vợ chồng biết đến trong chiều kích tích cực và vì thế họ coi đạo lý này như một sự xen mình vào đời sống lứa đôi, và giới hạn quyền tự quyết của lương tâm họ. Từ đó có sự lẫn lộn giữa các thuốc ngừa thai và các phương pháp tự nhiên để điều hòa sinh sản mà họ lầm tưởng là vô hiệu lực. Tuy nhiên các phương pháp này phản ánh sinh thái (ecologia) con người và phẩm giá quan hệ tính dục giữa đôi vợ chồng. Về vấn đề bao cao su chống bệnh Sida, người ta yêu cầu Giáo Hội giải thích rõ hơn lập trường của mình, và cũng để trả lời cho một số lập luận thu hẹp và chế nhạo từ phía các cơ quan truyền thông, cũng như để tránh đóng khung vấn đề trong một khung cảnh hoàn toàn là kỹ thuật, trong khi thực ra đây là ”những thảm kịch ghi đậm trên đời sống của nhiều người”.
Nhiều người yêu cầu Giáo Hội có những câu trả lời có nền tảng, đi xa hơn sự lên án chung chung, đối với ý thức hệ gender, giới tính, ngày càng lan tràn. Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải thích các phương pháp tự nhiên điều hòa sinh sản với sự cộng tác của các trung tâm đại học chuyên biệt, dành nhiều cho vấn đề này trong việc đào tạo các LM, vì thường các linh mục không được chuẩn bị về vấn đề này. Nói chung, Tài Liệu đề nghị thăng tiến một tâm thức cởi mở đối với sự sống như sự dấn thân của các tín hữu về mặt dân sự, cổ võ những đạo luật và cơ cấu nâng đỡ sự sống đang sinh ra.
Sau cùng về việc thông truyền đức tin trong gia đình, Tài liệu của Thượng HĐGM nhấn mạnh rằng cần phải nâng đỡ các trường Công Giáo, các trường này ngày càng thay thế gia đình và vì thế phải kiến tạo bầu không khí đón tiếp, có khả năng chứng tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa.
Về việc thông truyền đức tin trong những hoàn cảnh khó khăn ví dụ cha mẹ ở trong tình trạng bất hợp lệ và xin cho con cái được lãnh nhận các bí tích, Tài Liệu cổ võ thái độ đón tiếp, không nuôi thành kiến, vì nhiều khi con cái loan báo Tin Mừng cho cha mẹ, và để các trẻ em hiểu rằng tình trạng bất hợp lệ chứ không phải con người. Dường như ngày càng cần có một nền mục vụ nhạy cảm, được hướng dẫn tôn trọng những hoàn cảnh bất hợp lệ ấy, có khả năng nâng đỡ thực sự việc giáo dục con cái. Trong viễn tượng ấy, cần tái thẩm định vai trò của cac cha mẹ đỡ đầu trong hành trình đức tin của trẻ em và người trẻ, trong khi một sự tháp tùng mục vụ chuyên biệt cần thực hiện cho các hôn nhân hỗn hợp và hôn nhân khác đạo. Tài liệu làm việc kết thúc với Kinh nguyện do ĐTC Phanxicô soạn và đọc trong buổi đọc Kinh truyền tin Chúa Nhật 29-12 năm 2013, lễ Thánh Gia.
Cần nhớ rằng Thượng HĐGM thế giới vào tháng 10 tới đây về những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng sẽ là một Thượng HĐGM ngoại thường, gắn liền với sự cấp thiết của vấn đề cần được bàn tới. Nghĩa vụ đầu tiên của Công nghị Giám mục này là thẩm định và đào sâu các dữ kiện do các Giáo Hội địa phương trình bày. Trái lại những đường hướng mục vụ cần thực thi sẽ ở trung tâm của Thượng HĐGM khóa thường lệ nhóm vào tháng 10 năm tới, cũng về đề tài gia đình.
ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới, đã giới thiệu văn kiện này dài hơn 60 trang đúc kết các câu trả lời theo bản 39 câu hỏi, và sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại Công nghị GM thế giới tới đây về đề tài ”Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.
Hiện diện trên bàn chủ tọa cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh cũng có ĐHY Peter Erdoe, TGM Esztergom - Budapest, Tổng tường trình viên, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, Chủ tịch thừa Ủy và Đức Cha Bruno Forte, TGM giáo phận Chieti-Vasto, Italia, Tổng thư ký đặc biệt của Công nghị GM thế giới tới đây.
Bố cục: Tài liệu gồm 3 phần:
- Phần thứ I nói về việc thông truyền Tin Mừng gia đình ngày nay và được chia làm 4 chương lần lượt nói về: ý định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình (c.I); kiến thức và sự đón nhận Kinh Thánh cũng như các Văn kiện của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình (c.II), Tin Mừng về gia đình và luật tự nhiên (c. III); Gia đình và ơn gọi của con người trong Chúa Kitô (c.IV)
- Phần thứ II nói về Mục vụ gia trình trước các thánh đố và gồm có 3 chương: Trước tiên là các đề nghị liên quan đến việc mục vụ gia đình (c.I), tiếp đến là những thách đố mục vụ về gia đình ngày nay (c.II), thứ ba là những hoàn cảnh khó khăn trong việc mục vụ gia đình (c.III)
- Phần thứ III bàn về sự cởi mở đón nhận sự sống và trách nhiệm giáo dục. Phần này gồm hai chương: trước tiên là những thách đố mục vụ đối với việc cởi mở đón nhận sự sống (c.I) tiếp đến là Giáo Hội và Gia đình đứng trước thách đố giáo dục (c.II).
Tài liệu làm việc trình bày một cái nhìn về thực tại gia đình ngày nay và là khởi đầu của tiến trình suy tư sâu xa, và được khai triển qua hai giai đoạn khác nhau: trước tiên là Thượng HĐGM khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19-10 năm nay có mục đích thu thập các dữ kiện và lập trường, tiếp đến là Thượng HĐGM khóa thường lệ vào tháng 10 năm tới, 2015, nhắm đề ra những đường hướng mục vụ gia đình cần thi hành. Văn kiện chung kết của khóa họp thứ hai này sẽ được đệ trình lên ĐTC để ngài quyết định (SD 26-6-2014)
Nội dung tổng quát của Tài Liệu Làm Việc
Tin Mừng về gia đình, những tình trạng khó khăn của gia đình, giáo dục về cuộc sống và đức tin trong gia đình, đó là 3 lãnh vực được khai triển trong tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt vào tháng 10 tới đây về gia đình. Văn kiện này tóm tắt và tổng hợp những câu trả lời bản câu hỏi liên quan những đề tài hôn nhân và gia đình công bố hồi tháng 11 năm 2013 để chuẩn bị cho Thượng HĐGM.
I. Phần thứ I: ”Thông truyền Tin Mừng gia đình ngày nay”
Trong phần này, Tài Liệu tái khẳng định những dữ kiện Kinh Thánh về gia đình, dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa và là những cộng tác viên của Chúa trong việc đón nhận và thông truyền sự sống. Vì thế, sau khi nhắc lại nhiều văn kiện của Giáo Hội về đề tại gia đình, trong đó có Thông điệp ”Humanae vitae” (Sự sống con người) của ĐGH Phaolô 6, Tài liệu làm việc nhấn mạnh sự kiện nhiều tín hữu chỉ có kiến thức ít ỏi về vấn đề này, một phần cũng vì các linh mục ít được chuẩn bị nên không biết đề cập một cách đúng đắn về đề tài hôn nhân và gia đình, đặc biệt là lãnh vực tính dục và sinh sản.
Giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này nói chung chỉ được các tín hữu đón nhận một phần, người ta chấp nhận việc bảo vệ phẩm giá sự sống con người, nhưng lại chống lại đạo lý về việc kiểm soát sinh sản, về ly dị hoặc về những quan hệ tính dục trước khi kết hôn. Tất cả tình trạng đó một phần cũng do bối cảnh xã hội ngày nay, trong đó chủ nghĩa cá nhân, duy vật, nền văn hóa ”gạt bỏ” chiếm ưu thế. Vì thế, cần tìm lại những phương thức mới mẻ, ngôn ngữ mới để thông truyền giáo huấn của Hội Thánh trong lãnh vực này, huấn luyện một cách thích hợp cho các nhân viên mục vụ.
Tiếp đến, Tài liệu làm việc trình bày một suy tư đặc thù về sự khó hiểu ý nghĩa và giá trị của ”luật tự nhiên”, ở căn cội chiều kích phu phụ giữa một người nam và một người nữ. Đối với nhiều người, ”tự nhiên” có nghĩa là ”bộc phát”, và điều này làm cho người ta quan niệm các quyền con người như một sự thực thi những ước muốn riêng của mình. Điều này mở đường cho lý thuyết gender, hay là giới tính, làm băng hoại ý tưởng theo đó sự kết hiệp vợ chồng là ”chung thủy”, là mãi mãi; nó cũng khiến người ta chấp nhận sự đa thê hoặc từ bỏ người phối ngẫu của mình. Vì không nhìn nhận luật tự nhiên, nên nhiều đôi vợ chồng ngày nay ly dị, hoặc sống chung mà không kết hôn, ngừa thai, và cũng vì họ con cái bị coi như một chướng ngại cho cuộc sống thoải mái của mình, đặc biệt là tại Âu Châu và Bắc Mỹ.
Một thách đố lớn khác được Tài liệu Làm việc nêu rõ, đó là sự riêng tư hóa gia đình: gia đình không còn được coi là một yếu tố tích cực của xã hội, một tế bào cơ bản của xã hội nữa.
Vì thế, Nhà Nước được yêu cầu hãy bảo vệ gia đình và phục hồi vai trò của gia đình như chủ thể xã hội trong nhiều bối cảnh như công ăn việc làm, giáo dục, y tế, bảo vệ sự sống.
Rồi khi nhìn mẫu gương Thánh Gia Nazareth, Tài Liệu Làm việc tái khẳng định tầm quan trọng của cha mẹ như những nhà giáo dục đầu tiên cho con cái về đức tin, và nhấn mạnh sự phân biệt vai trò giữa người cha và người mẹ, hai vai trò ấy bổ túc cho nhau và cha mẹ đều can dự vào sự tăng trưởng của con cái và kinh tế gia đình.
Gia đình, trong tư cách là ”Giáo Hội tại gia”, cần phải được xây dựng mỗi ngày, trong kiên nhẫn, cảm thông và yêu thương, để giúp con người được phát triển toàn diện. Đặc biệt có hai yếu tố được Tài liệu Làm việc cổ võ: trước tiên là liên hệ trường tồn giữa gia đình và giáo xứ là ”gia đình của các gia đình”, và yếu tố thứ hai là cần có việc thường huấn, về thần học, cũng như về nhân bản và hiện sinh, để các gia đình gặp khủng hoảng, nhất là nơi nào có nạn bạo hành trong gia đình. ”Chữa lành các vết thương đã phải chịu và loại bỏ tận gốc rễ những nguyên nhân gây ra những vết thương ấy”, vì nạn lạm dụng, bạo hành và bỏ rơi sẽ không tạo ra sự tăng trưởng nào trong gia đình.
II. Phần thứ hai: ”Việc mục vụ gia đình đứng trước những thách đố mới”
Sau khi nhắc lại tầm quan trọng của việc chuẩn bị hôn nhân, cổ võ lòng đạo đức bình dân nâng đỡ gia đình và linh đạo về gia đình với tinh thần truyền giáo, không quá tự tham chiếu chính mình, Tài liệu Làm Việc đến những thách đố mục vụ ngày nay. Bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn mà gia đình ngày nay đang phải đương đầu như: hình ảnh và vai trò người cha bị suy yếu, gia đình bị phân tán vì ly dị và chia cách, nạn bạo hành và lạm dụng đối với phụ nữ và trẻ em, ”một dữ kiện thực sự đáng lo âu, đặt câu hỏi cho toàn thể xã hội và việc mục vụ của Giáo Hội về gia đình”, nạn buôn bán trẻ vị thành niên, ma túy, nghiện rượu, cờ bạc, nạn nghiện các mạng xã hội cản ngăn việc đối thoại trong gia đình và cướp mất thời giờ rảnh rỗi lẽ ra phải dành cho những quan hệ giữa con người với nhau.
Văn kiện của THĐGM thế giới cũng nêu bật ảnh hưởng của công việc làm trên đời sống gia đình: thời khóa biểu làm việc quá vất vả, công ăn việc làm bấp bênh, chế độ làm việc uyển chuyển đòi nhiều công nhân viên phải di chuyển xa, không được nghỉ việc ngày Chúa Nhật, những điều đó cản trở việc sống chung với nhau trong gia đình. Vì thế, Giáo Hội cần phải hỗ trợ cụ thể cho những công ăn việc làm xứng đáng, đồng lương đúng đắn, một chính sách thuế khóa bênh vực gia đình.
Những yếu tố khác gây khó khăn cho việc mục vụ gia đình là di cư, về vấn đề này, Văn kiện đề cao sự cần thiết phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc đoàn tụ gia đình; tiếp đến là nạn nghèo đói, trào lưu duy tiêu thụ, chiến tranh, sự khác đạo giữa đôi vợ chồng, từ đó có những khó khăn trong việc giáo dục con cái; thái độ đối với bệnh tật, nhất là bệnh Sida. Nhưng Tài Liệu làm việc không quên nhắc đến điều ”phản chứng, gương mù” trong Giáo Hội, như những xì căng đan lạm dụng tính dục, loạn dục trẻ em, những linh mục có lối sống khoa trương, hoặc có thái độ loại trừ đối với những người ly dị hoặc những cha mẹ độc thân. Tất cả những điều đó góp phần làm giảm uy tín tinh thần của Giáo Hội.
Tài liệu làm việc đề cập đến những hoàn cảnh mục vụ khó khăn và nhấn mạnh rằng sự kiện nam nữ sống chung không kết hôn thường vì họ thiếu được huấn luyện về hôn nhân, hoặc vì quan niệm tình yêu chỉ là một điều riêng tư, hoặc cũng vì họ sợ dấn thân trong đời sống vợ chồng, coi đây là một sự mất tự do cá nhân. Cũng không thiếu những lý do xã hội, trong đó có nạn thất nghiệp của người trẻ, thiếu nhà ở, hoặc thiếu những chính sách gia đình thích hợp. Vì thế, việc giáo dục về tình cảm và sự hiện diện yêu thương của Giáo Hội để giúp đỡ những ngừơi trẻ hiểu tình thương như một sự hướng tới một dự phong sống chung với một người bạn đường chứ không phải như một quan niệm thơ mộng về tình cảm.
Vấn đề những người ly dị và tái hôn dân sự
Cũng trong Phần thứ II, Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM về gia đình sắp tới dành một phần dài để nói về những tình trạng không hợp giáo luật, lý do vì các câu trả lời gửi về tập trung nhiều vào vấn đề những người ly dị tái hôn. Nói chung người ta nêu bật con số lớn những ngừơi sống bất cần trong tình trạng như thế và không yêu cầu được rước lễ hoặc lãnh nhận bí tích hòa giải.
Trái lại, có nhiều người khác cảm thấy bị gạt ra ngoài lề, và họ tự hỏi tại sao những tội khác được tha thứ mà tội ly dị tái hôn thì không, và họ cảm thấy việc Giáo Hội cấm lãnh nhận các bí tích như một hình phạt, do đó mở đường cho một não trạng đòi hỏi đối với chính các bí tích. Trong một số trường hợp, một vài HĐGM yêu cầu có những phương thế mới để có thể thực thi lòng từ bi, khoan dung và ân xá đối với những vụ tái hôn như thế. Những giải pháp khác, như mỗi linh mục cho phép những trường hợp cụ thể được lãnh nhận các bí tích, hoặc nhìn sang các Giáo Hội Chính Thống cho tín hữu ly dị tái hôn trong một số trường hợp, tuy nhiên những giải pháp này không làm cho các tín hữu Công Giáo cảm thấy được tái chấp nhận công khai trong đời sống Giáo Hội và không loại trừ sự ly dị.
Về đề nghị đơn giản hóa thủ tục cứu xét tuyên bố hôn nhân vô hiệu - ví dụ cứu xét xem có cần phải có hai phán quyết đồng thuận của hai cấp tòa án hay không, khi mà không có yêu cầu kháng án, Tài liệu của Thượng HĐGM mời gọi hãy thận trọng, để tránh những bất công và sai lầm, và để không nuôi dưỡng ý tưởng về một thứ ly dị Công Giáo. Trái lại, Tài liệu đề nghị một sự đào tạo thích hợp những người có khả năng để theo dõi những trường hợp như thế và gia tăng con số các tòa án về lãnh vực này. Dầu sao thì người ta thấy rõ rằng tiến hành mau lẹ hơn thủ tục cứu xét đơn xin tuyên bố hôn nhân bất thành chỉ là điều hữu ích nếu ta thi hành việc mục vụ gia đình một cách toàn diện.
Tóm lại, Tài liệu làm việc nêu rõ rằng đối với những hoàn cảnh khó khăn, Giáo Hội không được có thái độ quan tòa lên án, nhưng là thái độ của một người mẹ luôn đón nhận con cái mình, và nhấn mạnh rằng ”sự kiện không được lãnh nhận các bí tích không có nghĩa là bị loại khỏi đời sống Kitô và quan hệ với Thiên Chúa”. Trong viễn tượng đó, các cha sở cần hết sức đón tiếp và sẵn sàng đối với những người không thực hành đạo và không tin xin làm đám cưới, vì đây có thể là cơ hội thuận tiện để loan báo Tin Mừng cho cặp nam nữ. Ngoài ra, Giáo Hội cần phải tháp tùng các đôi vợ chồng cả sau khi họ cưới nhau, qua những cuộc gặp gỡ chuyên biệt.
Đồng tính luyến ái
Ngoài ra, về sự kết hiệp giữa những người đồng phái, Tài liệu nêu bật điều này là tất cả các HĐGM đều chống lại việc ban hành luật lệ cho phép sự kết hiệp như thế, hoặc sự định nghĩa lại hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, Tài liệu yêu cầu phải có thái độ tôn trọng và không phán đoán đối với những người ấy, đồng thời nêu rõ tình trạng thiếu những chương trình mục vụ cho những ngừơi đồng tính luyến ái, vì đây là hiện tượng mới mẻ gần đây. Các câu trả lời được trình bày trong Tài liệu làm việc tuyên bố chống lại luật lệ cho phép những cặp đồng tính luyến ái nhận con nuôi, vì đây là điều gây nguy hiểm cho thiện ích toàn diện của trẻ vị thành niên, là những người cần một người cha và một người mẹ. Tuy nhiên, nếu những người ấy xin rửa tội cho trẻ em, thì em phải được đón nhận với cùng một sự chăm sóc, dịu dàng và quan tâm như đối với các trẻ em khác.
III. Phần thứ III: ”Cởi mở đối với sự sống và trách nhiệm giáo dục”
Trước tiên văn kiện nhận xét rằng đạo lý của Giáo Hội về sự cởi mở đối với sự sống ít được các đôi vợ chồng biết đến trong chiều kích tích cực và vì thế họ coi đạo lý này như một sự xen mình vào đời sống lứa đôi, và giới hạn quyền tự quyết của lương tâm họ. Từ đó có sự lẫn lộn giữa các thuốc ngừa thai và các phương pháp tự nhiên để điều hòa sinh sản mà họ lầm tưởng là vô hiệu lực. Tuy nhiên các phương pháp này phản ánh sinh thái (ecologia) con người và phẩm giá quan hệ tính dục giữa đôi vợ chồng. Về vấn đề bao cao su chống bệnh Sida, người ta yêu cầu Giáo Hội giải thích rõ hơn lập trường của mình, và cũng để trả lời cho một số lập luận thu hẹp và chế nhạo từ phía các cơ quan truyền thông, cũng như để tránh đóng khung vấn đề trong một khung cảnh hoàn toàn là kỹ thuật, trong khi thực ra đây là ”những thảm kịch ghi đậm trên đời sống của nhiều người”.
Nhiều người yêu cầu Giáo Hội có những câu trả lời có nền tảng, đi xa hơn sự lên án chung chung, đối với ý thức hệ gender, giới tính, ngày càng lan tràn. Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải thích các phương pháp tự nhiên điều hòa sinh sản với sự cộng tác của các trung tâm đại học chuyên biệt, dành nhiều cho vấn đề này trong việc đào tạo các LM, vì thường các linh mục không được chuẩn bị về vấn đề này. Nói chung, Tài Liệu đề nghị thăng tiến một tâm thức cởi mở đối với sự sống như sự dấn thân của các tín hữu về mặt dân sự, cổ võ những đạo luật và cơ cấu nâng đỡ sự sống đang sinh ra.
Sau cùng về việc thông truyền đức tin trong gia đình, Tài liệu của Thượng HĐGM nhấn mạnh rằng cần phải nâng đỡ các trường Công Giáo, các trường này ngày càng thay thế gia đình và vì thế phải kiến tạo bầu không khí đón tiếp, có khả năng chứng tỏ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa.
Về việc thông truyền đức tin trong những hoàn cảnh khó khăn ví dụ cha mẹ ở trong tình trạng bất hợp lệ và xin cho con cái được lãnh nhận các bí tích, Tài Liệu cổ võ thái độ đón tiếp, không nuôi thành kiến, vì nhiều khi con cái loan báo Tin Mừng cho cha mẹ, và để các trẻ em hiểu rằng tình trạng bất hợp lệ chứ không phải con người. Dường như ngày càng cần có một nền mục vụ nhạy cảm, được hướng dẫn tôn trọng những hoàn cảnh bất hợp lệ ấy, có khả năng nâng đỡ thực sự việc giáo dục con cái. Trong viễn tượng ấy, cần tái thẩm định vai trò của cac cha mẹ đỡ đầu trong hành trình đức tin của trẻ em và người trẻ, trong khi một sự tháp tùng mục vụ chuyên biệt cần thực hiện cho các hôn nhân hỗn hợp và hôn nhân khác đạo. Tài liệu làm việc kết thúc với Kinh nguyện do ĐTC Phanxicô soạn và đọc trong buổi đọc Kinh truyền tin Chúa Nhật 29-12 năm 2013, lễ Thánh Gia.
Cần nhớ rằng Thượng HĐGM thế giới vào tháng 10 tới đây về những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng sẽ là một Thượng HĐGM ngoại thường, gắn liền với sự cấp thiết của vấn đề cần được bàn tới. Nghĩa vụ đầu tiên của Công nghị Giám mục này là thẩm định và đào sâu các dữ kiện do các Giáo Hội địa phương trình bày. Trái lại những đường hướng mục vụ cần thực thi sẽ ở trung tâm của Thượng HĐGM khóa thường lệ nhóm vào tháng 10 năm tới, cũng về đề tài gia đình.
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu là một mục tử, không phải là một nhà đạo đức học
Đặng Tự Do
18:25 27/06/2014
Trong thánh lễ sáng thứ Năm 26 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích tại sao dân chúng đã lũ lượt theo Chúa Giêsu. Lý do là vì Chúa Kitô đến gần với dân Ngài và lời Ngài động đến con tim của họ.
Đức Thánh Cha nói:
"Ngài là Mục Tử Nhân Lành. Đó là lý do tại sao dân chúng theo Chúa Giêsu. Ngài không phải là một nhà đạo đức học, không phải là những người Biệt Phái thích tranh biện phức tạp, Ngài cũng không phải là người theo bè Sađốc đầu cơ chính trị với kẻ quyền thế. Ngài cũng chẳng phải là một du kích quân đang tìm cách giải phóng chính trị cho người dân của mình. Ngài cũng chẳng phải là một thiền sư chiêm niệm trong tu viện. Ngài là một mục tử nói ngôn ngữ của dân Ngài, là Đấng thấu hiểu, là Đấng nói sự thật, không thêu dệt thêm, về những điều thuộc về Thiên Chúa nhưng trong một cách thế khiến mọi người yêu thích những điều ấy."
Giải thích tại sao dân chúng không theo những người Biệt Phái là những kẻ hay thích tranh biện những tình tiết phức tạp, Đức Thánh Cha nói:
"Lấy ví dụ là điều răn thứ tư! Ngươi phải thảo kính cha mẹ ngươi. Vâng, đúng thế. Ngươi phải nuôi cha mẹ già của ngươi. Nhưng như bạn biết, tôi không thể làm thế vì tôi không có tiền, có bao nhiêu tôi đã dâng cúng vào đền thờ hết rồi! Nhưng nếu bạn không nuôi nấng cha mẹ già, thì họ sẽ chết đói. Làm sao bây giờ? Tạo ra những tình tiết mâu thuẫn là thứ tranh biện đạo đức độc ác nhất. Người ta tôn trọng những người Biệt Phái, bởi vì ai cũng đều tôn trọng họ. Họ tôn trọng đấy, nhưng họ không lắng nghe! Họ lờ đi và tiếp tục cuộc sống theo ý mình."
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng chúng ta phải dừng lại để suy tư cẩn thận xem chúng ta đang theo ai và "xin Chúa mang chúng ta đến gần hơn với Chúa Giêsu."
"Người mà tôi muốn theo là ai? Có phải là những người nói với tôi về những điều trừu tượng hay về những tranh biện đạo đức? Hay những kẻ nói với tôi về Thiên Chúa trong khi chẳng có chút đức tin nào và chỉ chăm chăm đầu cơ chính trị với bọn quyền thế chính trị và bọn có tiền? Hay những kẻ chỉ thích làm những điều kỳ lạ, những điều gây ra những tàn phá trong cái gọi là chiến tranh giải phóng, nhưng mà cuối cùng không phải là những nẻo đường của Chúa? Hay những người chiêm niệm xa vời? Người mà tôi muốn theo là ai? "
Đức Thánh Cha nói:
"Ngài là Mục Tử Nhân Lành. Đó là lý do tại sao dân chúng theo Chúa Giêsu. Ngài không phải là một nhà đạo đức học, không phải là những người Biệt Phái thích tranh biện phức tạp, Ngài cũng không phải là người theo bè Sađốc đầu cơ chính trị với kẻ quyền thế. Ngài cũng chẳng phải là một du kích quân đang tìm cách giải phóng chính trị cho người dân của mình. Ngài cũng chẳng phải là một thiền sư chiêm niệm trong tu viện. Ngài là một mục tử nói ngôn ngữ của dân Ngài, là Đấng thấu hiểu, là Đấng nói sự thật, không thêu dệt thêm, về những điều thuộc về Thiên Chúa nhưng trong một cách thế khiến mọi người yêu thích những điều ấy."
Giải thích tại sao dân chúng không theo những người Biệt Phái là những kẻ hay thích tranh biện những tình tiết phức tạp, Đức Thánh Cha nói:
"Lấy ví dụ là điều răn thứ tư! Ngươi phải thảo kính cha mẹ ngươi. Vâng, đúng thế. Ngươi phải nuôi cha mẹ già của ngươi. Nhưng như bạn biết, tôi không thể làm thế vì tôi không có tiền, có bao nhiêu tôi đã dâng cúng vào đền thờ hết rồi! Nhưng nếu bạn không nuôi nấng cha mẹ già, thì họ sẽ chết đói. Làm sao bây giờ? Tạo ra những tình tiết mâu thuẫn là thứ tranh biện đạo đức độc ác nhất. Người ta tôn trọng những người Biệt Phái, bởi vì ai cũng đều tôn trọng họ. Họ tôn trọng đấy, nhưng họ không lắng nghe! Họ lờ đi và tiếp tục cuộc sống theo ý mình."
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng chúng ta phải dừng lại để suy tư cẩn thận xem chúng ta đang theo ai và "xin Chúa mang chúng ta đến gần hơn với Chúa Giêsu."
"Người mà tôi muốn theo là ai? Có phải là những người nói với tôi về những điều trừu tượng hay về những tranh biện đạo đức? Hay những kẻ nói với tôi về Thiên Chúa trong khi chẳng có chút đức tin nào và chỉ chăm chăm đầu cơ chính trị với bọn quyền thế chính trị và bọn có tiền? Hay những kẻ chỉ thích làm những điều kỳ lạ, những điều gây ra những tàn phá trong cái gọi là chiến tranh giải phóng, nhưng mà cuối cùng không phải là những nẻo đường của Chúa? Hay những người chiêm niệm xa vời? Người mà tôi muốn theo là ai? "
Hãy nên như trẻ thơ để đón nhận tình Chúa
Đặng Tự Do
18:27 27/06/2014
Sáng thứ Sáu 27 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong bài giảng ngài đã suy niệm về mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa như tương quan giữa con trẻ với một người Cha đầy lòng yêu thương.
Đức Thánh Cha nói:
"Khi chúng ta đến, Ngài đã ở đó. Khi chúng ta tìm kiếm Ngài, Ngài đã tìm kiếm chúng ta. Ngài luôn luôn đi trước chúng ta, chờ đợi để đón nhận chúng ta vào trái tim Ngài, vào tình yêu của Ngài. Đó là hai điều có thể giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Để chúng ta hiểu được mầu nhiệm này, Chúa cần chúng ta trở nên giống như trẻ nhỏ, cần chúng ta hạ mình xuống, và Ngài cần sự ngạc nhiên của chúng ta khi chúng ta tìm kiếm Ngài và nhận ra Ngài đã ở đó, chờ đợi chúng ta. "
Chỉ với tâm hồn trẻ thơ và sự bỡ ngỡ đến kinh ngạc trước tình Chúa yêu ta mới giúp ta hiểu được “sự dịu dàng của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài; đây là những gì Ngài muốn nói với chúng ta và điều này đem lại cho chúng ta sức mạnh để có thể dịu dàng.”
Trái lại, nếu chúng ta cảm thấy mình đã quá mạnh mẽ, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nghiệm được sự chăm sóc của Chúa, những vuốt ve của Ngài.
"Đừng sợ, vì ta ở với con và ta sẽ giữ chặt bàn tay con trong tay ta” Đây là những lời Chúa nói với chúng ta để giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Khi nói về chính mình, Chúa Giêsu nói: "Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng." Ngay cả Đấng là Con Thiên Chúa, cũng tự hạ mình xuống để đón nhận tình yêu của Chúa Cha.
Đức Thánh Cha nói:
"Khi chúng ta đến, Ngài đã ở đó. Khi chúng ta tìm kiếm Ngài, Ngài đã tìm kiếm chúng ta. Ngài luôn luôn đi trước chúng ta, chờ đợi để đón nhận chúng ta vào trái tim Ngài, vào tình yêu của Ngài. Đó là hai điều có thể giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Để chúng ta hiểu được mầu nhiệm này, Chúa cần chúng ta trở nên giống như trẻ nhỏ, cần chúng ta hạ mình xuống, và Ngài cần sự ngạc nhiên của chúng ta khi chúng ta tìm kiếm Ngài và nhận ra Ngài đã ở đó, chờ đợi chúng ta. "
Chỉ với tâm hồn trẻ thơ và sự bỡ ngỡ đến kinh ngạc trước tình Chúa yêu ta mới giúp ta hiểu được “sự dịu dàng của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài; đây là những gì Ngài muốn nói với chúng ta và điều này đem lại cho chúng ta sức mạnh để có thể dịu dàng.”
Trái lại, nếu chúng ta cảm thấy mình đã quá mạnh mẽ, chúng ta sẽ không bao giờ cảm nghiệm được sự chăm sóc của Chúa, những vuốt ve của Ngài.
"Đừng sợ, vì ta ở với con và ta sẽ giữ chặt bàn tay con trong tay ta” Đây là những lời Chúa nói với chúng ta để giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Khi nói về chính mình, Chúa Giêsu nói: "Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng." Ngay cả Đấng là Con Thiên Chúa, cũng tự hạ mình xuống để đón nhận tình yêu của Chúa Cha.
Tâm tình Kitô Giáo của các thủ môn Giải Túc Cầu Thế Giới
Vũ Văn An
18:54 27/06/2014
“Điên mới làm thủ môn”, câu truyền tụng trong giới túc cầu thế giới này đủ nói lên thân phận người thủ môn của môn thể thao nổi tiếng nhất địa cầu. Dù sao, giữ vai trò này không dễ chút nào vì phải đương đầu với phần lớn áp lực của trận đấu, hơn hẳn mọi cầu thủ khác: một sơ hở nhỏ hay một giây phút bất cẩn cũng đủ lật ngược hẳn số phận đội nhà.
Ấy thế nhưng, tại giải Túc Cầu Thế Giói năm nay tại Ba Tây, điều nổi bật nhất đối với các thủ môn xem ra không phải là chuyện điên hay không điên mà là chuyện tôn giáo. Thủ môn các đội như Croatia, Nigeria và Costa Rica nhiều lần thổ lộ rằng họ tìm thấy nơi đức tin Kitô Giáo một nguồn tài nguyên thiêng liêng tuyệt vời, không những có ích cho cuộc sống hàng ngày mà cả ở khung thành nữa.
Không phải là việc trùng hợp khi tôn giáo đóng một vai trò chủ yếu đối với nhiều thủ môn: có lẽ sức mạnh cầu nguyện vốn giúp họ bớt căng thẳng và giúp họ tập trung, một điều hết sức cần thiết.
Vincent Enyeama, thủ môn đội Nigeria, chẳng hạn, luôn sống đức tin của anh một cách nồng đậm đến nỗi đồng đội tặng anh biệt danh “ông mục sư”. Thực thế, Enyama thường khuyến khích toàn đội của anh cầu nguyện chung trước mỗi bữa ăn, mổi buổi tập dượt và mỗi trận đấu. Trong một cuộc phỏng vấn, huấn luyện viên của anh thú nhận rằng nếu Enyama “không trở thành một thủ môn, chắc chắn anh ta sẽ dễ dàng mở được một nhà thờ”.
Sau một trận tranh giải AFCON (giải các quốc gia Phi Châu), trong đó, Enyama đã giữ cho đội nhà khỏi thua bằng một cú cứu tuyệt vời, được các nhà báo hỏi nhờ đâu anh thực hiện được một tuyệt chiêu như thế, Enyama trả lời: “Các Thiên Thần của Chúa giúp tôi, các ngài hướng dẫn các bàn tay của tôi vươn ra đúng chỗ để chặn trái banh”. Nghiệp thủ môn của Enyama đáng lý ra đã kết thúc sớm vào năm 2004 khi anh bị tai nạn xe hơi rất nặng, nhưng anh cảm tạ Chúa vì biến cố này chỉ làm anh xây xát qua loa.
Một người sùng đạo khác là Stipe Pletikosa. Mỗi lần giữ khung thành, người thủ môn Croatia này đều mặc chiếc áo thung vẽ hình Đức Mẹ Mễ Du và trước khi trận đấu bắt đầu, anh đều tập chú vào việc cầu nguyện cho tới giây phút cuối cùng. Chính tại Mễ Du, tháng 5 năm ngoái, đội Croatia đã huấn luyện một tuần lễ trước khi chơi các trận xếp hạng để được dự Giải Thế Giới.
Trong một cuộc phỏng vấn, người thủ môn của đội Croatia này cho hay: đức tin đã giúp anh duy trì được tác phong bình thản và tránh được điều anh gọi là “hạnh phúc giả tạo”, tức những thái quá vốn là đặc điểm của nhiều cẩu thủ túc cầu nổi tiếng khác. Pletikosa nói thêm: thay vì tìm sức mạnh ở tiền bạc hoặc tiếng tăm, anh trở nên mạnh mẽ hơn nhờ mối liên hệ của anh với Thiên Chúa. Anh nói: “Cầu nguyện là tâm điểm khế ước của tôi với Thiên Chúa. Cầu nguyện đem lại bình an cho tôi”.
Về phần mình, Keylor Navas của đội Costa Rica, trong một cuộc phỏng vấn, thú thực rằng trước mỗi trận đấu, anh đều cầu nguyện với Chúa, xin Người đặt hai thiên thần để giữ hai khung thành của anh. Navas nói rằng sức mạnh của cầu nguyện giúp anh tập trung và bỏ ngoài tai những la ó và nhục mạ đến từ người ái mộ.
Thêm vào đó, thủ môn Costa Rica này hiện còn hợp tác với hiệp hội “Vida Nova” (Đời Sống Mới) tại Valencia, là hiệp hội chuyên trợ giúp những người kém may mắn. Hiệp hội này có một đội túc cầu riêng tên là “Câu Lạc Bộ Thể Thao Phúc Âm”, một hội, nhờ thể thao, đã có thể đóng góp nhiều cho các hoạt động bác ái.
Trong một cuộc phỏng vấn, Navas mô tả cách sống đức tin của anh như sau: “Đối với tôi, Thiên Chúa phải đến đầu tiên. Trước mỗi trận đấu, tôi đều qùy cầu nguyện, tôi dang rộng cánh tay và cầu nguyện… Đoạn Sách Thánh tôi ưa thích là Thư Galát 1:10 là đoạn nói rằng: “Nếu tôi vẫn cứ cố gắng làm vui lòng người ta, tôi không thể phục vụ Chúa Kitô được”. Nhờ thế, tôi không mất điềm tĩnh. Thiên Chúa ban cho tôi sức khỏe và một công việc tuyệt vời. Nên tôi không đứng im mà chờ cho sự việc xẩy tới. Tôi làm việc không ngừng và cố hết sức để tự cải thiện mình, giống như toàn đội quốc gia của tôi. Thái độ của chúng tôi được tạo nên nhờ đức tin và đức cậy: không có chúng, bạn chẳng đi tới đâu”.
Tuy nhiên, việc các thủ môn thi hành “sứ mệnh của Chúa” không hẳn là một điều mới mẻ. Thủ môn Á Căn Đình, Carlos Roa, một năm sau giải Pháp Quốc năm 1998 đã xin nghỉ một năm để phục vụ Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm. Điều chắc chắn là các thủ môn Kitô Giáo tham dự Giải Thế Giới năm nay tại Ba Tây tìm được chỗ thích hợp để cầu nguyện, vì Ba Tây là một nước, hơn hẳn bất cứ nước nào khác, luôn cố gắng tổng hợp thể thao với việc truyền bá phúc âm.
Thực vậy, chính tại Ba Tây người ta thấy phong trào “Các Vận Động Viên của Chúa Kitô”, một hiệp hội nhằm mục đích hội tụ mọi thể tháo gia có khuynh hướng phúc âm. Ngoài ra, chính ngành túc cầu Ba Tây cũng có gốc rễ Kitô Giáo. Theo tạp chí Ba Tây “Passos”, các cha Dòng Tên là những người đầu tiên đưa túc cầu vào các trường học vì họ nghĩ “nhiều bài học luân lý phát sinh từ tinh thần thể thao”.
Ấy thế nhưng, tại giải Túc Cầu Thế Giói năm nay tại Ba Tây, điều nổi bật nhất đối với các thủ môn xem ra không phải là chuyện điên hay không điên mà là chuyện tôn giáo. Thủ môn các đội như Croatia, Nigeria và Costa Rica nhiều lần thổ lộ rằng họ tìm thấy nơi đức tin Kitô Giáo một nguồn tài nguyên thiêng liêng tuyệt vời, không những có ích cho cuộc sống hàng ngày mà cả ở khung thành nữa.
Không phải là việc trùng hợp khi tôn giáo đóng một vai trò chủ yếu đối với nhiều thủ môn: có lẽ sức mạnh cầu nguyện vốn giúp họ bớt căng thẳng và giúp họ tập trung, một điều hết sức cần thiết.
Vincent Enyeama, thủ môn đội Nigeria, chẳng hạn, luôn sống đức tin của anh một cách nồng đậm đến nỗi đồng đội tặng anh biệt danh “ông mục sư”. Thực thế, Enyama thường khuyến khích toàn đội của anh cầu nguyện chung trước mỗi bữa ăn, mổi buổi tập dượt và mỗi trận đấu. Trong một cuộc phỏng vấn, huấn luyện viên của anh thú nhận rằng nếu Enyama “không trở thành một thủ môn, chắc chắn anh ta sẽ dễ dàng mở được một nhà thờ”.
Sau một trận tranh giải AFCON (giải các quốc gia Phi Châu), trong đó, Enyama đã giữ cho đội nhà khỏi thua bằng một cú cứu tuyệt vời, được các nhà báo hỏi nhờ đâu anh thực hiện được một tuyệt chiêu như thế, Enyama trả lời: “Các Thiên Thần của Chúa giúp tôi, các ngài hướng dẫn các bàn tay của tôi vươn ra đúng chỗ để chặn trái banh”. Nghiệp thủ môn của Enyama đáng lý ra đã kết thúc sớm vào năm 2004 khi anh bị tai nạn xe hơi rất nặng, nhưng anh cảm tạ Chúa vì biến cố này chỉ làm anh xây xát qua loa.
Một người sùng đạo khác là Stipe Pletikosa. Mỗi lần giữ khung thành, người thủ môn Croatia này đều mặc chiếc áo thung vẽ hình Đức Mẹ Mễ Du và trước khi trận đấu bắt đầu, anh đều tập chú vào việc cầu nguyện cho tới giây phút cuối cùng. Chính tại Mễ Du, tháng 5 năm ngoái, đội Croatia đã huấn luyện một tuần lễ trước khi chơi các trận xếp hạng để được dự Giải Thế Giới.
Trong một cuộc phỏng vấn, người thủ môn của đội Croatia này cho hay: đức tin đã giúp anh duy trì được tác phong bình thản và tránh được điều anh gọi là “hạnh phúc giả tạo”, tức những thái quá vốn là đặc điểm của nhiều cẩu thủ túc cầu nổi tiếng khác. Pletikosa nói thêm: thay vì tìm sức mạnh ở tiền bạc hoặc tiếng tăm, anh trở nên mạnh mẽ hơn nhờ mối liên hệ của anh với Thiên Chúa. Anh nói: “Cầu nguyện là tâm điểm khế ước của tôi với Thiên Chúa. Cầu nguyện đem lại bình an cho tôi”.
Về phần mình, Keylor Navas của đội Costa Rica, trong một cuộc phỏng vấn, thú thực rằng trước mỗi trận đấu, anh đều cầu nguyện với Chúa, xin Người đặt hai thiên thần để giữ hai khung thành của anh. Navas nói rằng sức mạnh của cầu nguyện giúp anh tập trung và bỏ ngoài tai những la ó và nhục mạ đến từ người ái mộ.
Thêm vào đó, thủ môn Costa Rica này hiện còn hợp tác với hiệp hội “Vida Nova” (Đời Sống Mới) tại Valencia, là hiệp hội chuyên trợ giúp những người kém may mắn. Hiệp hội này có một đội túc cầu riêng tên là “Câu Lạc Bộ Thể Thao Phúc Âm”, một hội, nhờ thể thao, đã có thể đóng góp nhiều cho các hoạt động bác ái.
Trong một cuộc phỏng vấn, Navas mô tả cách sống đức tin của anh như sau: “Đối với tôi, Thiên Chúa phải đến đầu tiên. Trước mỗi trận đấu, tôi đều qùy cầu nguyện, tôi dang rộng cánh tay và cầu nguyện… Đoạn Sách Thánh tôi ưa thích là Thư Galát 1:10 là đoạn nói rằng: “Nếu tôi vẫn cứ cố gắng làm vui lòng người ta, tôi không thể phục vụ Chúa Kitô được”. Nhờ thế, tôi không mất điềm tĩnh. Thiên Chúa ban cho tôi sức khỏe và một công việc tuyệt vời. Nên tôi không đứng im mà chờ cho sự việc xẩy tới. Tôi làm việc không ngừng và cố hết sức để tự cải thiện mình, giống như toàn đội quốc gia của tôi. Thái độ của chúng tôi được tạo nên nhờ đức tin và đức cậy: không có chúng, bạn chẳng đi tới đâu”.
Tuy nhiên, việc các thủ môn thi hành “sứ mệnh của Chúa” không hẳn là một điều mới mẻ. Thủ môn Á Căn Đình, Carlos Roa, một năm sau giải Pháp Quốc năm 1998 đã xin nghỉ một năm để phục vụ Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm. Điều chắc chắn là các thủ môn Kitô Giáo tham dự Giải Thế Giới năm nay tại Ba Tây tìm được chỗ thích hợp để cầu nguyện, vì Ba Tây là một nước, hơn hẳn bất cứ nước nào khác, luôn cố gắng tổng hợp thể thao với việc truyền bá phúc âm.
Thực vậy, chính tại Ba Tây người ta thấy phong trào “Các Vận Động Viên của Chúa Kitô”, một hiệp hội nhằm mục đích hội tụ mọi thể tháo gia có khuynh hướng phúc âm. Ngoài ra, chính ngành túc cầu Ba Tây cũng có gốc rễ Kitô Giáo. Theo tạp chí Ba Tây “Passos”, các cha Dòng Tên là những người đầu tiên đưa túc cầu vào các trường học vì họ nghĩ “nhiều bài học luân lý phát sinh từ tinh thần thể thao”.
Kitô hữu hãy loan báo về Thiên Chúa, không cần phải loan báo về chính mình
Đặng Tự Do
19:17 27/06/2014
Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Ba 24 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về ơn gọi Kitô hữu. Ngài trích dẫn Thánh Gioan Tẩy Giả như một mẫu gương cho mọi Kitô hữu bắt chước.
Đức Thánh Cha nói:
"Có ba ơn gọi trong dân Chúa: đó là dọn đường cho Chúa, biết phân định đâu là chân lý và để cho Chúa lớn lên trong khi làm cho chúng ta bé nhỏ đi. Thật đẹp để nghĩ về ơn gọi Kitô hữu theo cách này: Một Kitô hữu không cần phải loan báo về chính mình nhưng là công bố người khác. Kitô hữu dọn đường cho người khác là Chúa. Một Kitô hữu phải biết làm thế nào để phân định, phải học cách phân biệt sự thật từ những gì có vẻ là chân lý, nhưng thật ra không phải. Để trở thành một người biết phân định, Kitô hữu phải biết làm cho mình nhỏ đi để Chúa lớn lên trong ta, cũng như trong trái tim và linh hồn của những người khác. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Thánh Gioan cũng bị cám dỗ để tìm vinh quang cho chính mình, nhưng ngài biết xác định vị trí của mình và dọn đường cho Chúa.
Mở đầu bài giảng thánh lễ Kính Thánh Gioan Tẩy Giả, Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng ca ngợi Thánh Gioan là một người chuẩn bị con đường cho Chúa mà không tìm bất kỳ vinh quang nào cho chính mình. Dân chúng theo ngài vì thánh nhân là một người truyền giảng đầy uy thế, nhưng khi được hỏi ngài có phải là Đấng Thiên Sai hay không, thánh Gioan trả lời rằng ngài chỉ là "một tiếng kêu dọn đường cho Chúa."
Ơn gọi thứ hai của thánh Gioan Tẩy Giả, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, là để phân định, trong số rất nhiều người tốt, ai mới chính là Đấng Mêsia. Khi Gioan nhìn thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, ông nói với các môn đệ, "Hãy nhìn xem, đó là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian". Các môn đệ nhìn, nhưng họ không theo Chúa Giêsu và lờ đi để Ngài đi tiếp, nên thánh Gioan lặp đi lặp lại với họ vào ngày hôm sau, "Hãy nhìn xem, đây là Đấng Thiên Chúa đã chọn!".
Ơn gọi thứ ba của Gioan Tẩy Giả, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, là để làm mình nhỏ lại ngõ hầu Chúa lớn lên trong trái tim của những người khác.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng giai đoạn thứ ba này trong ơn gọi của thánh Gioan là một trong những điều khó khăn nhất, bởi vì Chúa Giêsu đã có một cách hành xử rất khác với những gì thánh Gioan đã tưởng tượng ra trước đó. Ngay trước khi thánh nhân qua đời trong tù, ngài vẫn đầy những nghi ngờ và vì thế đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu nếu Ngài có thực sự là Đấng Mêsia hay không. Thánh nhân chịu tủi nhục không chỉ trong cái chết của mình mà còn trong bóng tối của những nghi ngờ của mình, nhưng ngài vẫn là một mẫu gương cho các Kitô hữu hôm nay. Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng là Kitô hữu chúng ta cũng phải dọn đường cho Chúa, chúng ta phải biết phân định đâu là sự thật và chúng ta phải làm chính mình nhỏ lại để Chúa có thể lớn lên trong ta và trong tâm hồn của những người khác.
Đức Thánh Cha nói:
"Có ba ơn gọi trong dân Chúa: đó là dọn đường cho Chúa, biết phân định đâu là chân lý và để cho Chúa lớn lên trong khi làm cho chúng ta bé nhỏ đi. Thật đẹp để nghĩ về ơn gọi Kitô hữu theo cách này: Một Kitô hữu không cần phải loan báo về chính mình nhưng là công bố người khác. Kitô hữu dọn đường cho người khác là Chúa. Một Kitô hữu phải biết làm thế nào để phân định, phải học cách phân biệt sự thật từ những gì có vẻ là chân lý, nhưng thật ra không phải. Để trở thành một người biết phân định, Kitô hữu phải biết làm cho mình nhỏ đi để Chúa lớn lên trong ta, cũng như trong trái tim và linh hồn của những người khác. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Thánh Gioan cũng bị cám dỗ để tìm vinh quang cho chính mình, nhưng ngài biết xác định vị trí của mình và dọn đường cho Chúa.
Mở đầu bài giảng thánh lễ Kính Thánh Gioan Tẩy Giả, Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng ca ngợi Thánh Gioan là một người chuẩn bị con đường cho Chúa mà không tìm bất kỳ vinh quang nào cho chính mình. Dân chúng theo ngài vì thánh nhân là một người truyền giảng đầy uy thế, nhưng khi được hỏi ngài có phải là Đấng Thiên Sai hay không, thánh Gioan trả lời rằng ngài chỉ là "một tiếng kêu dọn đường cho Chúa."
Ơn gọi thứ hai của thánh Gioan Tẩy Giả, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, là để phân định, trong số rất nhiều người tốt, ai mới chính là Đấng Mêsia. Khi Gioan nhìn thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, ông nói với các môn đệ, "Hãy nhìn xem, đó là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian". Các môn đệ nhìn, nhưng họ không theo Chúa Giêsu và lờ đi để Ngài đi tiếp, nên thánh Gioan lặp đi lặp lại với họ vào ngày hôm sau, "Hãy nhìn xem, đây là Đấng Thiên Chúa đã chọn!".
Ơn gọi thứ ba của Gioan Tẩy Giả, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, là để làm mình nhỏ lại ngõ hầu Chúa lớn lên trong trái tim của những người khác.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng giai đoạn thứ ba này trong ơn gọi của thánh Gioan là một trong những điều khó khăn nhất, bởi vì Chúa Giêsu đã có một cách hành xử rất khác với những gì thánh Gioan đã tưởng tượng ra trước đó. Ngay trước khi thánh nhân qua đời trong tù, ngài vẫn đầy những nghi ngờ và vì thế đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu nếu Ngài có thực sự là Đấng Mêsia hay không. Thánh nhân chịu tủi nhục không chỉ trong cái chết của mình mà còn trong bóng tối của những nghi ngờ của mình, nhưng ngài vẫn là một mẫu gương cho các Kitô hữu hôm nay. Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng là Kitô hữu chúng ta cũng phải dọn đường cho Chúa, chúng ta phải biết phân định đâu là sự thật và chúng ta phải làm chính mình nhỏ lại để Chúa có thể lớn lên trong ta và trong tâm hồn của những người khác.
Chị Meriam Yehya Ibrahim lại được trả tự do nhưng chưa rời khỏi Sudan được
Đặng Tự Do
20:16 27/06/2014
Sáng thứ Năm 26 tháng 6, nhà cầm quyền Hồi Giáo Sudan đã trả tự do cho người phụ nữ đã bị kết án treo cổ vì tội bỏ Hồi Giáo sang Kitô Giáo. Theo thông tấn xã AP, cô Meriam Yehya Ibrahim đã không bước nổi ra khỏi đồn cảnh sát. Có lẽ vì bị đánh đập trong thời gian bị tạm giam tại đây.
Hôm 16 tháng 5, một tòa án Sudan đã đưa ra một phán quyết tàn bạo là treo cổ chị Meriam Yehya Ibrahim, là một người phụ nữ đang mang thai vì phạm tội bỏ Hồi giáo để gia nhập Kitô Giáo.
Cô Meriam Yehya Ibrahim, 27 tuổi, có cha là một người Hồi Giáo đã bỏ rơi mẹ cô là một tín hữu Chính Thống Giáo nghi lễ Êthiôpia. Từ nhỏ, cô đã được mẹ nuôi dạy trong đức tin Kitô và chưa một ngày nào là người Hồi Giáo.
Cô đã kết hôn với một tín hữu Kitô là anh Daniel Wani, một công dân Hoa Kỳ và có một cháu bé gần 2 tuổi. Người em trai cùng cha khác mẹ với cô đã tố cáo cô bỏ đạo Hồi để theo Kitô Giáo. Trước tòa, Meriam luôn kiên quyết cho rằng mình theo đạo mẹ và đã là một Kitô hữu từ nhỏ.
Tòa án khăng khăng cho rằng Meriam đã phạm tội bội giáo và vì thế cô phải bị treo cổ. Luật lệ Hồi Giáo cũng không cho phép một người phụ nữ kết hôn với một Kitô hữu nên tòa cũng không công nhận hôn nhân giữa cô và anh Daniel Wani và truyền đánh Meriam 100 hèo vì tội ngoại tình.
Trong thời gian bị giam trong tù, cô đã hạ sinh cháu bé thứ hai vào ngày 27 tháng 5 vừa qua. Tòa truyền rằng khi cháu gái mới sinh được dứt sữa thì cô sẽ phải thi hành án.
Nhiều phong trào cầu nguyện cho cô và phản kháng bản án bất nhân đã nổ ra trên khắp thế giới.
Hôm thứ Hai 23 tháng Sáu, thông tấn xã chính thức của nhà nước Sudan cho biết chị Meriam Yehya Ibrahim đã được tự do sau khi một toà án đã đưa ra phán quyết hủy bỏ bản án trước đó. Cô Meriam đã được ra khỏi tù và được đưa đến một điạ điểm bí mật vì nhiều người Hồi Giáo vẫn muốn cô phải chết.
Sáng thứ Ba, gia đình chị chị Meriam ra phi trường quốc tế Khartoum để đi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ lại bị bắt tại sân bay. Cảnh sát nói họ bị bắt vì xài giấy tờ giả (Những bọn cầm quyền bất nhân trên thế giới này, dù là Hà Nội hay Khartoum, đều có cùng một cách hành xử ti tiện như nhau nên những lý do chúng đưa ra đều rất bất ngờ và đầy kịch tính.)
Trong khi cô Meriam bị bắt lần thứ hai thì đứa em cùng cha khác mẹ đã tố cáo cô lên tiếng chống đối với quyết định tha bổng cô Meriam của tòa sau và cho rằng phán quyết đó vi phạm giáo lý đạo Hồi.
Sáng thứ Năm, cô Meriam lại được tha, chắc chắn một phần là nhờ những áp lực quốc tế mạnh mẽ. Cô đã được cho tá túc trong một toà nhà thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở ngoại ô Khartoum.
Sudan trước đây đã từng là một quốc gia lớn nhất Phi Châu và đã từng có thời là quốc gia Kitô Giáo khi các Vua miền Nubia theo đạo Công Giáo vào thế kỷ thứ Tư. Sau đó quốc gia này bị quân Hồi Giáo chiếm được. Tuy bị cai trị, các tín hữu Kitô Sudan vẫn tiếp tục là nhóm đa số trong xã hội cho đến khi người Ả rập di dân sang vùng này.
Đầu thập niên 1980, tên độc tài Jaafar Nimeiri, áp đặt luật Hồi Giáo Sharia và tiến hành cuộc chiến tranh diệt chủng với sự trợ lực của các sư đoàn quân Trung quốc đánh thuê nhằm tiêu diệt người Kitô Giáo. Cuộc chiến tàn khốc đã dẫn đến can thiệp quốc tế buộc chia quốc gia này thành hai quốc gia là Sudan và Nam Sudan vào năm 2011. 97% dân trong tổng số 35.5 triệu dân Sudan theo Hồi Giáo trong đó 70% dân số là người Ả rập di dân sang.
Miền Nam Sudan chỉ có 11.5 triệu dân trong đó tuyệt đại đa số là các Kitô hữu và là người châu Phi.
Tổng thống Bắc Sudan là Omar Bashir, là kẻ đã lên nắm quyền từ năm 1989 sau một cuộc đảo chính nói rằng luật lệ Hồi Giáo sẽ được thắt chặt hơn nữa vì nay người không Hồi Giáo đã di cư về phía Nam.
Trong các năm qua nhiều người đã bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình về tội bội giáo nhưng hầu hết đều không bị tử hình vì họ sợ quá nên đã quay lại Hồi Giáo. Một trường hợp đã bị tử hình là trường hợp của triết gia Mahmoud Mohammed Taha. Ông là một chính trị gia đối lập với tên độc tài Jaafar Nimeiri và có một quan điểm rất khác với quan điểm chính thống của Hồi Giáo về luật Sharia. Ông bị tử hình năm 1985 ở tuổi 76 vì tội bội giáo mặc dù ông không thực sự theo một tôn giáo khác.
Cô Meriam là người Sudan đầu tiên dám nói “không” trước áp lực buộc cô phải theo Hồi Giáo của bọn cầm quyền Hồi Giáo Sudan.
Cô Meriam đang được các nữ tu Thừa Sai Bác Ái chăm sóc tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ |
Cô Meriam Yehya Ibrahim, 27 tuổi, có cha là một người Hồi Giáo đã bỏ rơi mẹ cô là một tín hữu Chính Thống Giáo nghi lễ Êthiôpia. Từ nhỏ, cô đã được mẹ nuôi dạy trong đức tin Kitô và chưa một ngày nào là người Hồi Giáo.
Cô đã kết hôn với một tín hữu Kitô là anh Daniel Wani, một công dân Hoa Kỳ và có một cháu bé gần 2 tuổi. Người em trai cùng cha khác mẹ với cô đã tố cáo cô bỏ đạo Hồi để theo Kitô Giáo. Trước tòa, Meriam luôn kiên quyết cho rằng mình theo đạo mẹ và đã là một Kitô hữu từ nhỏ.
Tòa án khăng khăng cho rằng Meriam đã phạm tội bội giáo và vì thế cô phải bị treo cổ. Luật lệ Hồi Giáo cũng không cho phép một người phụ nữ kết hôn với một Kitô hữu nên tòa cũng không công nhận hôn nhân giữa cô và anh Daniel Wani và truyền đánh Meriam 100 hèo vì tội ngoại tình.
Trong thời gian bị giam trong tù, cô đã hạ sinh cháu bé thứ hai vào ngày 27 tháng 5 vừa qua. Tòa truyền rằng khi cháu gái mới sinh được dứt sữa thì cô sẽ phải thi hành án.
Nhiều phong trào cầu nguyện cho cô và phản kháng bản án bất nhân đã nổ ra trên khắp thế giới.
Hôm thứ Hai 23 tháng Sáu, thông tấn xã chính thức của nhà nước Sudan cho biết chị Meriam Yehya Ibrahim đã được tự do sau khi một toà án đã đưa ra phán quyết hủy bỏ bản án trước đó. Cô Meriam đã được ra khỏi tù và được đưa đến một điạ điểm bí mật vì nhiều người Hồi Giáo vẫn muốn cô phải chết.
Sáng thứ Ba, gia đình chị chị Meriam ra phi trường quốc tế Khartoum để đi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ lại bị bắt tại sân bay. Cảnh sát nói họ bị bắt vì xài giấy tờ giả (Những bọn cầm quyền bất nhân trên thế giới này, dù là Hà Nội hay Khartoum, đều có cùng một cách hành xử ti tiện như nhau nên những lý do chúng đưa ra đều rất bất ngờ và đầy kịch tính.)
Trong khi cô Meriam bị bắt lần thứ hai thì đứa em cùng cha khác mẹ đã tố cáo cô lên tiếng chống đối với quyết định tha bổng cô Meriam của tòa sau và cho rằng phán quyết đó vi phạm giáo lý đạo Hồi.
Sáng thứ Năm, cô Meriam lại được tha, chắc chắn một phần là nhờ những áp lực quốc tế mạnh mẽ. Cô đã được cho tá túc trong một toà nhà thuộc Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở ngoại ô Khartoum.
Sudan trước đây đã từng là một quốc gia lớn nhất Phi Châu và đã từng có thời là quốc gia Kitô Giáo khi các Vua miền Nubia theo đạo Công Giáo vào thế kỷ thứ Tư. Sau đó quốc gia này bị quân Hồi Giáo chiếm được. Tuy bị cai trị, các tín hữu Kitô Sudan vẫn tiếp tục là nhóm đa số trong xã hội cho đến khi người Ả rập di dân sang vùng này.
Đầu thập niên 1980, tên độc tài Jaafar Nimeiri, áp đặt luật Hồi Giáo Sharia và tiến hành cuộc chiến tranh diệt chủng với sự trợ lực của các sư đoàn quân Trung quốc đánh thuê nhằm tiêu diệt người Kitô Giáo. Cuộc chiến tàn khốc đã dẫn đến can thiệp quốc tế buộc chia quốc gia này thành hai quốc gia là Sudan và Nam Sudan vào năm 2011. 97% dân trong tổng số 35.5 triệu dân Sudan theo Hồi Giáo trong đó 70% dân số là người Ả rập di dân sang.
Miền Nam Sudan chỉ có 11.5 triệu dân trong đó tuyệt đại đa số là các Kitô hữu và là người châu Phi.
Tổng thống Bắc Sudan là Omar Bashir, là kẻ đã lên nắm quyền từ năm 1989 sau một cuộc đảo chính nói rằng luật lệ Hồi Giáo sẽ được thắt chặt hơn nữa vì nay người không Hồi Giáo đã di cư về phía Nam.
Trong các năm qua nhiều người đã bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình về tội bội giáo nhưng hầu hết đều không bị tử hình vì họ sợ quá nên đã quay lại Hồi Giáo. Một trường hợp đã bị tử hình là trường hợp của triết gia Mahmoud Mohammed Taha. Ông là một chính trị gia đối lập với tên độc tài Jaafar Nimeiri và có một quan điểm rất khác với quan điểm chính thống của Hồi Giáo về luật Sharia. Ông bị tử hình năm 1985 ở tuổi 76 vì tội bội giáo mặc dù ông không thực sự theo một tôn giáo khác.
Cô Meriam là người Sudan đầu tiên dám nói “không” trước áp lực buộc cô phải theo Hồi Giáo của bọn cầm quyền Hồi Giáo Sudan.
Top Stories
Pope Francis: To have a dialogue with God we need to make ourselves like a small child
Vatican Radio
12:39 27/06/2014
Vatican 2014-06-27 - Pope Francis said God is like a gentle father who holds us by the hand and we need to become like a small child to have a dialogue with Him. This was the focus of his homily during the Mass he celebrated on Friday in the Santa Marta residence.
June 27th is the feast of the Sacred Heart of Jesus and the Pope’s homily was a reflection on the nature of the love between God and his people. He described this feast as a celebration of God’s love in Jesus Christ.
“There are two aspects to this love. First, love is more about giving than receiving. Second, love is more about actions than words. When we say it’s more about giving than receiving, that’s because love communicates, it always communicates. And it’s received by the one who is loved. And when we say that it’s more about actions than words, that’s because love always generates life and makes us grow.”
Pope Francis said that in order to understand God’s love we need to become small like a child and what God seeks from us is a relationship like that between a father and child. God gives us a caress and tells us: I’m by your side.
“This is the tenderness of our Lord and of His love; this is what He tells us and this gives us the strength to be tender. But if we feel we’re strong, we’ll never experience those caresses from the Lord, those caresses from Him that are so wonderful. ‘Don’t be afraid, for I am with you and I’ll hold your hand’… These are all words spoken by the Lord that help us to understand that mysterious love He has for us. And when Jesus speaks about Himself, he says: ‘ I am meek and humble of heart.’ Even He, the Son of God, lowers himself to receive his Father’s love.”
Pope Francis concluded by homily by noting that God is always there in front of us, waiting for us and urges God to give us the grace to enter into the mysterious world of his love.
“When we arrive, He’s there. When we look for Him, He has already been looking for us. He is always in front of us, waiting to receive us in His heart, in His love. And these two things can help us to understand the mystery of God’s love for us. In order to communicate this, He needs us to be like small children, to lower ourselves. And at the same time, He needs our astonishment when we look for Him and find Him there, waiting for us."
June 27th is the feast of the Sacred Heart of Jesus and the Pope’s homily was a reflection on the nature of the love between God and his people. He described this feast as a celebration of God’s love in Jesus Christ.
“There are two aspects to this love. First, love is more about giving than receiving. Second, love is more about actions than words. When we say it’s more about giving than receiving, that’s because love communicates, it always communicates. And it’s received by the one who is loved. And when we say that it’s more about actions than words, that’s because love always generates life and makes us grow.”
Pope Francis said that in order to understand God’s love we need to become small like a child and what God seeks from us is a relationship like that between a father and child. God gives us a caress and tells us: I’m by your side.
“This is the tenderness of our Lord and of His love; this is what He tells us and this gives us the strength to be tender. But if we feel we’re strong, we’ll never experience those caresses from the Lord, those caresses from Him that are so wonderful. ‘Don’t be afraid, for I am with you and I’ll hold your hand’… These are all words spoken by the Lord that help us to understand that mysterious love He has for us. And when Jesus speaks about Himself, he says: ‘ I am meek and humble of heart.’ Even He, the Son of God, lowers himself to receive his Father’s love.”
Pope Francis concluded by homily by noting that God is always there in front of us, waiting for us and urges God to give us the grace to enter into the mysterious world of his love.
“When we arrive, He’s there. When we look for Him, He has already been looking for us. He is always in front of us, waiting to receive us in His heart, in His love. And these two things can help us to understand the mystery of God’s love for us. In order to communicate this, He needs us to be like small children, to lower ourselves. And at the same time, He needs our astonishment when we look for Him and find Him there, waiting for us."
Presentation of the Instrumentum Laboris for the next Synod Assembly in October
ViS
12:40 27/06/2014
Vatican 2014-06-27 - (VIS) – A press conference was held in the Holy See Press Office this morning to present the Instrumentum Laboris of the 3rd Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops (5-19 October 2014) which will focus on “pastoral challenges to the family in the context of evangelisation”. The speakers were Cardinal Lorenzo Baldisseri, secretary general of the Synod of Bishops; Cardinal Peter Erdo, archbishop of Esztergom-Budapest, Hungary, and relator general of the 3rd Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops; Cardinal Andre Vingt-Trois, archbishop of Paris, France and delegate president; Archbishop Bruno Forte of Chieti-Vasto, Italy, and special secretary, and Professors Francesco Miano and Pina De Simone.
Cardinal Baldisseri explained that the Instrumentum Laboris consists of three parts, conforming to the themes of the Documento Preparatorio. “The first, dedicated to the Gospel of the family, relates to God's plan, biblical and magisterial knowledge and their reception, natural law and the vocation of the person in Christ”, he said. “The difficulties that arise in relation to natural law can be overcome through more attentive reference to the biblical world, to its language and narrative forms, and to the proposal to thematise and deepen the biblically-inspired concept of the 'order of creation', like the possibility of reinterpreting 'natural law' in a more existentially meaningful way. Furthermore, the role of the family, 'fundamental cell of society, where we learn to live with others despite our differences and to belong to one another', is that of a privileged space for values such as fraternity, love, respect and solidarity between generations, where dignity is promoted, overcoming individualism and contributing to the common good of society”.
“The second part relates to the pastoral challenges inherent in the family, such as the crisis of faith, critical internal situations, external pressures and other problems. The responsibilities of the pastor include preparation for marriage, increasingly necessary nowadays to enable engaged couples make their decision in terms of their personal adhesion to faith to the Lord, to build their families on solid foundations”.
He emphasised that special consideration would be given to difficult pastoral situations, such as unmarried couples who live together and de facto unions, separated and divorced couples, remarried divorcees and eventual further children, single mothers, those who are in canonically irregular situations and non-believers or non-practising Catholics who wish to marry”. The prelate added that with regard to the phenomenon of unmarried couples who live together and de facto unions, increasingly widespread, “the Church has the duty to accompany these couples in the trust that they are able to bear a responsibility, such as that of marriage, that is not too great for them”. In relation to the question of remarried divorcees, whose irregular condition within the Church is a source of suffering, the Instrumentum Laboris “offers real knowledge of their situation, from which the Church is required to find solutions compatible with her teaching and which lead to a serene and reconciled life. In this respect, the need to simplify the judicial procedures for the annulment of marriage would appear relevant”.
“Regarding same-sex unions, a distinction is made between the contexts in which civil legislation is more or less in favour; there is a need for pastoral care on the part of the particular Churches in these situations, including matters relating to children who may be present”.
The third part first presents themes linked to openness to life, such as knowledge and difficulties in receiving the Magisterium, pastoral suggestions, sacramental praxis and the promotion of a mentality open to life. … With regard to the educative responsibility of parents, difficulty emerges in terms of transmitting faith to children, which is then made concrete in Christian initiation; finally, this is a matter of Christian education in difficult family situations, in which the effects on the children extend to the sphere of faith and methods of celebration of the sacraments”.
Cardinal Baldisseri mentioned that the themes not included in the document will be considered in the Ordinary General Assembly scheduled for 4-25 October 2015, based on the theme “Jesus Christ reveals the mystery and vocation of the family”. This will be the third stage in the process of reflection on the family, which began with the Consistory held on 20 February 2014.
Finally, he explained that the Instrumentum Laboris offers a vision of the reality of the family in the current context, which represents the beginning of a profound reflection, which will take place in the two stages of the Extraordinary General Assembly (2014) and the Ordinary General Assembly (2015), which are closely linked by the theme of the family based on the light of Christ's Gospel. The results of the first, the Extraordinary Assembly, will be used in the preparation of the Instrumentum Laboris of the subsequent Ordinary Assembly, which will be made known only after the publication of the final document, subject to the decision of the Holy Father.
Given the importance of the Synod, a Day of Prayer for the Synod will be held on Sunday 28 September, and the Eucharist will be celebrated every day during the work of the Synod in the Salus Populi Romanii Chapel in the Basilica of St. Mary Major in Rome.
Cardinal Baldisseri explained that the Instrumentum Laboris consists of three parts, conforming to the themes of the Documento Preparatorio. “The first, dedicated to the Gospel of the family, relates to God's plan, biblical and magisterial knowledge and their reception, natural law and the vocation of the person in Christ”, he said. “The difficulties that arise in relation to natural law can be overcome through more attentive reference to the biblical world, to its language and narrative forms, and to the proposal to thematise and deepen the biblically-inspired concept of the 'order of creation', like the possibility of reinterpreting 'natural law' in a more existentially meaningful way. Furthermore, the role of the family, 'fundamental cell of society, where we learn to live with others despite our differences and to belong to one another', is that of a privileged space for values such as fraternity, love, respect and solidarity between generations, where dignity is promoted, overcoming individualism and contributing to the common good of society”.
“The second part relates to the pastoral challenges inherent in the family, such as the crisis of faith, critical internal situations, external pressures and other problems. The responsibilities of the pastor include preparation for marriage, increasingly necessary nowadays to enable engaged couples make their decision in terms of their personal adhesion to faith to the Lord, to build their families on solid foundations”.
He emphasised that special consideration would be given to difficult pastoral situations, such as unmarried couples who live together and de facto unions, separated and divorced couples, remarried divorcees and eventual further children, single mothers, those who are in canonically irregular situations and non-believers or non-practising Catholics who wish to marry”. The prelate added that with regard to the phenomenon of unmarried couples who live together and de facto unions, increasingly widespread, “the Church has the duty to accompany these couples in the trust that they are able to bear a responsibility, such as that of marriage, that is not too great for them”. In relation to the question of remarried divorcees, whose irregular condition within the Church is a source of suffering, the Instrumentum Laboris “offers real knowledge of their situation, from which the Church is required to find solutions compatible with her teaching and which lead to a serene and reconciled life. In this respect, the need to simplify the judicial procedures for the annulment of marriage would appear relevant”.
“Regarding same-sex unions, a distinction is made between the contexts in which civil legislation is more or less in favour; there is a need for pastoral care on the part of the particular Churches in these situations, including matters relating to children who may be present”.
The third part first presents themes linked to openness to life, such as knowledge and difficulties in receiving the Magisterium, pastoral suggestions, sacramental praxis and the promotion of a mentality open to life. … With regard to the educative responsibility of parents, difficulty emerges in terms of transmitting faith to children, which is then made concrete in Christian initiation; finally, this is a matter of Christian education in difficult family situations, in which the effects on the children extend to the sphere of faith and methods of celebration of the sacraments”.
Cardinal Baldisseri mentioned that the themes not included in the document will be considered in the Ordinary General Assembly scheduled for 4-25 October 2015, based on the theme “Jesus Christ reveals the mystery and vocation of the family”. This will be the third stage in the process of reflection on the family, which began with the Consistory held on 20 February 2014.
Finally, he explained that the Instrumentum Laboris offers a vision of the reality of the family in the current context, which represents the beginning of a profound reflection, which will take place in the two stages of the Extraordinary General Assembly (2014) and the Ordinary General Assembly (2015), which are closely linked by the theme of the family based on the light of Christ's Gospel. The results of the first, the Extraordinary Assembly, will be used in the preparation of the Instrumentum Laboris of the subsequent Ordinary Assembly, which will be made known only after the publication of the final document, subject to the decision of the Holy Father.
Given the importance of the Synod, a Day of Prayer for the Synod will be held on Sunday 28 September, and the Eucharist will be celebrated every day during the work of the Synod in the Salus Populi Romanii Chapel in the Basilica of St. Mary Major in Rome.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa xứ Hà Đông mừng bổn mạng
An Duy
15:34 27/06/2014
Giáo xứ Hà Đông: Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu mừng bổn mạng
Lúc 17g00 ngày thứ Sáu 27/6/2014, khi cơn mưa nặng hạt vừa dứt, các đoàn viên Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu và Cộng đoàn giáo xứ Hà Đông – TGP. Sài Gòn đã dâng thánh lễ mừng kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu nhân ngày lễ bổn mạng.
Xem Hình
Thánh lễ do cha Phaolô Nguyễn Thực chánh xứ kiêm linh hướng xứ đoàn giáo xứ Hà Đông chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Đaminh Dương Hoàng Lộc, O.P, cựu hội viên GĐPTTTCG. Đại diện các đoàn thể Công Giáo Tiến hành trong giáo xứ cùng tham dự.
Chia sẻ Tin mừng, cha linh hướng Phaolô mời gọi mọi người cùng chiêm ngắm tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại. Ngài nhắc nhở mọi người hãy sống tâm tình cảm tạ, đón nhận và đáp trả tình thương của Chúa Kitô, để mỗi người luôn mở rộng tấm lòng quảng đại, vị tha và giúp đỡ tha nhân, hầu Thánh Tâm Chúa Giêsu mãi mãi trị trong lòng chúng ta.
Sau bài giảng, cha linh hướng Phaolô làm phép phù hiệu là mẫu ảnh Trái Tim mà Chúa Giêsu đã chỉ dẫn thánh Nữ Margarita Maria vẽ lại: Trái Tim Chúa ở giữa, trên có thánh giá, lửa bởi Trái Tim bốc ngọn lên và toả ra tứ bề, vòng gai quấn quanh trái tim cách điệu thành vòng gai viền phù hiệu, vết thương lưỡi đòng đang rỉ máu. Phù hiệu này nhắc nhớ các Đoàn viên GĐPTTT luôn nhớ đến và cung kính khi mang bên người, hầu tưởng nhớ đến tình yêu của Chúa Giêsu, thì được Chúa ban ơn Thánh ở đời này và vinh hiển vĩnh cửu đời sau.
Có 23 anh chị đoàn viên xin tuyên hứa trong thánh lễ. Việc tuyên hứa chứng tỏ các đoàn viên thành thật kính mến Rất Thánh Trái Tim Chúa, và hăng hái làm cho Chúa hiển trị trong tâm hồn mình, trong gia đình và trong toàn cả xứ đạo. Cha linh hướng Phaolô cũng trao ủy nhiệm thư cho tân Ban Chấp hành GĐPTTTCG xứ đoàn nhiệm kỳ 2014-2017.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g00 cùng ngày. Mọi người cùng hàn huyên tâm sự trong bữa cơm gia đình tại khuôn viên nhà xứ.
Cuối bữa cơm gia đình, ông Antôn Phạm Văn Khanh - Phó BCH GĐPTTTCG Hà Đông - thay mặt đoàn viên cảm ơn qúy cha, quý HĐMVGX, các đoàn thể bạn và bà con giáo dân giáo xứ Hà Đông đã hiêp dâng thánh lễ cầu nguyện và dành nhiều sự ưu ái để buổi lễ diễn ra thật tốt đẹp..
Được biết, Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu cùng với cha linh hướng và Cộng đoàn giáo xứ đã có nhiều cố gắng trong sinh hoạt đoàn thể và thực thi bác ái qua việc tự nguyện đóng góp thực thi đức bác ái cụ thể với người khiếm thị theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô đã dạy, để nâng đỡ những đồng bào khuyết tật, nghèo khổ trên quê hương đất nước Việt Nam, sống theo đường hướng Thư chung của HĐGMVN năm 1980: Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu ban ơn cho các đoàn viên GĐPTTTCG Hà Đông được trung thành tuân giữ những lời đã tuyên hứa, sống xứng đáng là người Công Giáo, và mở rộng vương quyền thiêng liêng của Chúa và của Giáo Hội, hầu cho tất cả mọi người, được nhìn nhận vương quyền Chúa, nhờ đó, Nước Hoà Bình của Chúa, được lan tràn khắp tứ phương thiên hạ.
An Duy.
Lúc 17g00 ngày thứ Sáu 27/6/2014, khi cơn mưa nặng hạt vừa dứt, các đoàn viên Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu và Cộng đoàn giáo xứ Hà Đông – TGP. Sài Gòn đã dâng thánh lễ mừng kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu nhân ngày lễ bổn mạng.
Xem Hình
Thánh lễ do cha Phaolô Nguyễn Thực chánh xứ kiêm linh hướng xứ đoàn giáo xứ Hà Đông chủ tế. Đồng tế với ngài có cha Đaminh Dương Hoàng Lộc, O.P, cựu hội viên GĐPTTTCG. Đại diện các đoàn thể Công Giáo Tiến hành trong giáo xứ cùng tham dự.
Chia sẻ Tin mừng, cha linh hướng Phaolô mời gọi mọi người cùng chiêm ngắm tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại. Ngài nhắc nhở mọi người hãy sống tâm tình cảm tạ, đón nhận và đáp trả tình thương của Chúa Kitô, để mỗi người luôn mở rộng tấm lòng quảng đại, vị tha và giúp đỡ tha nhân, hầu Thánh Tâm Chúa Giêsu mãi mãi trị trong lòng chúng ta.
Sau bài giảng, cha linh hướng Phaolô làm phép phù hiệu là mẫu ảnh Trái Tim mà Chúa Giêsu đã chỉ dẫn thánh Nữ Margarita Maria vẽ lại: Trái Tim Chúa ở giữa, trên có thánh giá, lửa bởi Trái Tim bốc ngọn lên và toả ra tứ bề, vòng gai quấn quanh trái tim cách điệu thành vòng gai viền phù hiệu, vết thương lưỡi đòng đang rỉ máu. Phù hiệu này nhắc nhớ các Đoàn viên GĐPTTT luôn nhớ đến và cung kính khi mang bên người, hầu tưởng nhớ đến tình yêu của Chúa Giêsu, thì được Chúa ban ơn Thánh ở đời này và vinh hiển vĩnh cửu đời sau.
Có 23 anh chị đoàn viên xin tuyên hứa trong thánh lễ. Việc tuyên hứa chứng tỏ các đoàn viên thành thật kính mến Rất Thánh Trái Tim Chúa, và hăng hái làm cho Chúa hiển trị trong tâm hồn mình, trong gia đình và trong toàn cả xứ đạo. Cha linh hướng Phaolô cũng trao ủy nhiệm thư cho tân Ban Chấp hành GĐPTTTCG xứ đoàn nhiệm kỳ 2014-2017.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g00 cùng ngày. Mọi người cùng hàn huyên tâm sự trong bữa cơm gia đình tại khuôn viên nhà xứ.
Cuối bữa cơm gia đình, ông Antôn Phạm Văn Khanh - Phó BCH GĐPTTTCG Hà Đông - thay mặt đoàn viên cảm ơn qúy cha, quý HĐMVGX, các đoàn thể bạn và bà con giáo dân giáo xứ Hà Đông đã hiêp dâng thánh lễ cầu nguyện và dành nhiều sự ưu ái để buổi lễ diễn ra thật tốt đẹp..
Được biết, Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu cùng với cha linh hướng và Cộng đoàn giáo xứ đã có nhiều cố gắng trong sinh hoạt đoàn thể và thực thi bác ái qua việc tự nguyện đóng góp thực thi đức bác ái cụ thể với người khiếm thị theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô đã dạy, để nâng đỡ những đồng bào khuyết tật, nghèo khổ trên quê hương đất nước Việt Nam, sống theo đường hướng Thư chung của HĐGMVN năm 1980: Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu ban ơn cho các đoàn viên GĐPTTTCG Hà Đông được trung thành tuân giữ những lời đã tuyên hứa, sống xứng đáng là người Công Giáo, và mở rộng vương quyền thiêng liêng của Chúa và của Giáo Hội, hầu cho tất cả mọi người, được nhìn nhận vương quyền Chúa, nhờ đó, Nước Hoà Bình của Chúa, được lan tràn khắp tứ phương thiên hạ.
An Duy.
Khai mạc Năm Thánh và mừng kỷ niện 150 năm ngày thành lập giáo xứ Chính Tòa GP Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
22:22 27/06/2014
LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH MỪNG 150 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ CHÁNH TÒA
Phú Cường ngày 27/6/2014. Với khẩu hiệu Vui Mừng và Hy Vọng, giáo xứ Chánh tòa hôm nay lúc 9 giờ đã đón nhận đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ về tham dự thánh lễ Mừng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niêm 150 năm thành lập giáo xứ.
Xem Hình
Thánh lễ hôm nay dưới sự chủ tế của hai Đức Cha Giuse và Phêrô, cha Tổng đại diện, quý cha trong giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ.
Sau khi nghe cha chánh xứ Giuse đọc phép thành lập Năm Thánh từ Tòa Thánh, Đức Cha Giuse đã tuyên bố khai mạc năm thánh cho giáo xứ trong tiếng vỗ tay kéo dài của cộng đoàn. Để đánh dấu thời khắc của lễ khai mạc, hai Đức Cha đã đánh ba tiếng trống lớn để rồi sau đó nhiều tiếng trống tiếng kèn trỗi lên niềm vui mừng, hân hoan.
Trước lễ các cháu thiếu nhi đã có tiết mục múa khúc hát Tạ Ơn, nói lên sự yêu thương của Thiên Chúa đã ban cho chúng con, để ngày nay thế hệ trẻ của chúng con được hưởng nhờ.
Trong bài giảng lễ Thánh Tâm Chúa. Đức Cha Giuse đã giảng giải về Tình thương bao la của Chúa đến từ Trái Tim của Người. Thiên Chúa yêu thương chúng ta một cách trọn vẹn, nghĩa là Ngài đã đổ hết máu mình ra, không giữ lại một chút nào khi tên lính lấy lưỡi đòng mà đâm vào cạnh sườn Người, xuyên thấu đến Trái Tim, tức thì giọt máu cuối cùng đã đổ ra.
“Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Đó là lời dạy, là lệnh truyền của Đức Giêsu muốn nơi mỗi người chúng ta hãy mau thực hiện.
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 150 năm thành lập giáo xứ. Một chặng đường dài với nhiều thử thách, nhưng nhờ vững tin vào Thánh Tâm Chúa, Giáo xứ đã đứng vững và phát triển để có ngày hôm nay. Tạ Ơn Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng con dẫu cho chúng con bất xứng, xin Chúa thương tha thứ những tội lỗi vô ơn, bội nghĩa của chúng con và thương ban giúp chúng con tin tưởng trọn vẹn vào Chúa và trung thành sống Lời Tin Mừng để được vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Sốt sáng, nghiêm trang là hình ãnh dễ mủi lòng người trong suốt hai giờ đồng hồ của cả công đoàn. Mọi người đến đây để ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa và cũng để lãnh nhận Phép Lành Tóa Thánh, hưởng ơn Toàn Xá. Hãy đến và lãnh nhận.
Sau khi nhận phép lành Tòa Thánh hưởng Ơn Toàn Xá, vị đại diện giáo xứ đã có lời cám ơn đến quý Đức Cha, cha Tổng đại diện, quý cha, quý tu sĩ cùng toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng thánh lễ và đã có bó hoa dâng kính đến hai Đức Cha, cha Tổng đại diện.
Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan, nhiều người chụp hình lưu niệm với Thánh tượng Chúa trên bản thờ mới.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Phú Cường ngày 27/6/2014. Với khẩu hiệu Vui Mừng và Hy Vọng, giáo xứ Chánh tòa hôm nay lúc 9 giờ đã đón nhận đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ về tham dự thánh lễ Mừng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niêm 150 năm thành lập giáo xứ.
Xem Hình
Thánh lễ hôm nay dưới sự chủ tế của hai Đức Cha Giuse và Phêrô, cha Tổng đại diện, quý cha trong giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ.
Sau khi nghe cha chánh xứ Giuse đọc phép thành lập Năm Thánh từ Tòa Thánh, Đức Cha Giuse đã tuyên bố khai mạc năm thánh cho giáo xứ trong tiếng vỗ tay kéo dài của cộng đoàn. Để đánh dấu thời khắc của lễ khai mạc, hai Đức Cha đã đánh ba tiếng trống lớn để rồi sau đó nhiều tiếng trống tiếng kèn trỗi lên niềm vui mừng, hân hoan.
Trước lễ các cháu thiếu nhi đã có tiết mục múa khúc hát Tạ Ơn, nói lên sự yêu thương của Thiên Chúa đã ban cho chúng con, để ngày nay thế hệ trẻ của chúng con được hưởng nhờ.
Trong bài giảng lễ Thánh Tâm Chúa. Đức Cha Giuse đã giảng giải về Tình thương bao la của Chúa đến từ Trái Tim của Người. Thiên Chúa yêu thương chúng ta một cách trọn vẹn, nghĩa là Ngài đã đổ hết máu mình ra, không giữ lại một chút nào khi tên lính lấy lưỡi đòng mà đâm vào cạnh sườn Người, xuyên thấu đến Trái Tim, tức thì giọt máu cuối cùng đã đổ ra.
“Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”. Đó là lời dạy, là lệnh truyền của Đức Giêsu muốn nơi mỗi người chúng ta hãy mau thực hiện.
Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 150 năm thành lập giáo xứ. Một chặng đường dài với nhiều thử thách, nhưng nhờ vững tin vào Thánh Tâm Chúa, Giáo xứ đã đứng vững và phát triển để có ngày hôm nay. Tạ Ơn Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng con dẫu cho chúng con bất xứng, xin Chúa thương tha thứ những tội lỗi vô ơn, bội nghĩa của chúng con và thương ban giúp chúng con tin tưởng trọn vẹn vào Chúa và trung thành sống Lời Tin Mừng để được vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
Sốt sáng, nghiêm trang là hình ãnh dễ mủi lòng người trong suốt hai giờ đồng hồ của cả công đoàn. Mọi người đến đây để ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa và cũng để lãnh nhận Phép Lành Tóa Thánh, hưởng ơn Toàn Xá. Hãy đến và lãnh nhận.
Sau khi nhận phép lành Tòa Thánh hưởng Ơn Toàn Xá, vị đại diện giáo xứ đã có lời cám ơn đến quý Đức Cha, cha Tổng đại diện, quý cha, quý tu sĩ cùng toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng thánh lễ và đã có bó hoa dâng kính đến hai Đức Cha, cha Tổng đại diện.
Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan, nhiều người chụp hình lưu niệm với Thánh tượng Chúa trên bản thờ mới.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Văn Hóa
Kể chuyện truyền giáo : Mùa World cup tại Nam Mỹ 2014
Lm. Anton Trần Xuân Sang, SVD.
08:25 27/06/2014
KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO : MÙA WORLD CUP TẠI NAM MỸ 2014
Thế là mùa World Cup đã đi qua đúng 15 ngày và vừa kết thúc vòng I với kết quả thật bất ngờ vì phần lớn các đội bóng mạnh Âu châu như Tây Ban Nha, Anh, Italia, Bồ Đào Nha… đều phải xách va-li về nước sớm trong tiếc nuối, và có lẽ những người thua đậm nhất trong mùa này là những người cá độ bóng đá. Trong 16 đội được đi tiếp vòng II thì có đến 8 đội của châu Mỹ nhưng 7 đội bóng thuộc Châu Mỹ La-tinh là Brazil, Argentina, Colombia, Uruguay, Chile, Mejico và Costa Rica. Nói như thế để chứng tỏ rằng tuy là giải bóng đá thế giới nhưng các châu lục khác dù dân số đông như Trung Quốc, Ấn độ hay các quốc gia giàu có và văn minh như các nước châu Âu cũng không thể qua mặt được các anh chàng da đỏ thuộc châu Mỹ La-tinh, và nhất là Nam Mỹ.
Hình như bóng đá đã ăn vào máu người dân châu Mỹ La-tinh nên đối với họ dù là dân Công Giáo chiếm đa số (tính bình quân thì người Nam Mỹ có khoảng 85% người Công Giáo) nhưng họ mê bóng đá hơn tôn giáo và bóng đá được xem là thứ tôn giáo mới của họ. Họ có thể bỏ tiền và công việc để đi xem bóng đá mà không hề hối tiếc nhưng chuyện thực hành nghĩa vụ tôn giáo thì là một chuyện chẳng đặng đừng.
Trong hơn hai tuần vừa qua tính từ ngày khai mạc, người dân Nam Mỹ đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của và giờ giấc để xem các trận bóng đá và nhiều người đã bỏ cả công ăn việc làm để dán mắt vào các trận đấu mỗi ngày từ 3 đến 4 trận. Có lẽ người thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ, là những người mẹ, người vợ vì trong khi những ông chồng và mấy đứa con xem bóng đá quên cả giờ giấc thì họ vẫn phải làm việc và lo mỗi ngày 3 bữa ăn. Những người ham mê bóng đá ấy lại thêm cái tật là vừa xem, vừa ăn nhậu, vừa cá độ nên xảy ra những chuyện lục đục trong gia đình và đã có những điều đáng tiếc xảy ra. Những vụ trộm cắp, giết người, cướp của cũng đã xảy ra trong mùa World Cup này thật thương tâm do nguyên nhân là thua độ bóng đá hay do nhiều nguyên nhân khác nữa cũng liên quan đến việc xem bóng đá.
Hôm 17/6 vừa qua tại cộng đoàn nơi chúng tôi phụ trách lại xảy ra một vụ án mạng thật thương tâm. Một người mẹ trẻ trên đường về nhà từ công ty cấp thoát nước khi trời vừa chập tối khoảng hơn 18h.00, chỉ cách nhà vài chục mét thì bị 2 tên cướp đi Mô-tô chặn lại và đâm tới tấp rồi cướp đi chiếc điện thoại và túi xách của chị ta vì chị đi bộ. Người mẹ đơn côi này đã chết tại chỗ và để lại đứa con thơ 5 tuổi thật tội nghiệp. Chiều ngày hôm sau chúng tôi cử hành nghi thức an táng cho chị trong tiếc thương vì mới hôm qua chị còn nói cười vui vẻ nhưng nay trở thành người thiên cổ vì luật Paraguay chỉ cho phép để xác người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
World Cup 2014 đang đến hồi căng thẳng và đây là cơ hội cho những kẻ nghiện ngập, cướp giật và tội phạm tung hoành. Chỉ thương cho những người vô tội tự nhiên trờ thành nạn nhân bất đắc dĩ không biết mình bị tấn công bất kỳ lúc nào.
Mấy ngày nay người dân ở đây tổ chức cuộc tuần hành hòa bình để yêu cầu chính quyền bảo vệ sự bình an cho người dân vô tội. Xin Chúa thương đón nhận linh hồn người mẹ trẻ vừa mới qua đời và xin cho đất nước nhỏ bé này được bình an và bớt đi những cái chết đáng tiếc.
Thật tình mà nói, bóng đá chẳng có tội tình gì và những người hâm mộ bóng đá cũng không có gì là xấu xa vì ngay cả Đức Giáo Hoàng đương kim từng là một cổ động viên nhiệt thành của câu lạc bộ San Lorenzo khi ngài còn ở Argentina. Chính bản thân chúng tôi cũng là fan hâm mộ của đội tuyển Manchester United, Anh quốc nhưng không phải là người quá cuồng nhiệt để rồi mất ăn, mất ngủ vì bóng đá và quên đi nhiệm vụ. Người ta thường nói bất cập hay thái quá đều không tốt nhưng cần phải chừng mực và điều độ trong các hoạt động và giải trí của mình thì có thể giữ được thăng bằng trong cuộc sống. Chúng tôi có đứa em ruột nghiện thuốc, nghiện rượu từ lúc 15 tuổi rồi từ đó sinh ra nhiều tật xấu và đến giờ đã ngoài 30 mà không thể nào thay đổi được. Bản thân chúng tôi cũng rất buồn vì trong gia đình mình có người như vậy và đôi khi thầm trách Chúa là tại sao Ngài không nhậm lời cầu khẩn của người Mẹ quá cố và ngay bản thân chúng tôi đã liên lĩ cầu nguyện cho đứa em ngỗ nghịch này. Nhưng ngẫm nghĩ lại chúng tôi thấy hình như Chúa muốn thử thách lòng tin và sự kiên nhẫn của chúng tôi đến đâu vì nếu trong gia đình mình tất cả đều hoàn hảo thì dễ sinh ra kiêu căng và an phận. Chính bản thân chúng tôi nhận thấy mình tội lỗi, nhiều thành viên trong gia đình chúng tôi cũng trong tình trạng bất toàn nên đây là cơ hội để chúng tôi mỗi ngày phải phấn đấu nhiều hơn trong việc thánh hóa bản thân vì trong một cuộc chiến mà không có thương vong thì cuộc chiến chẳng vinh quang gì mấy.
Chủng viện và các cộng đoàn nơi chúng tôi đang phụ trách mấy tuần qua cũng sôi nổi bàn tán về các trận bóng đá vì các em tu sinh đến từ các nước Ecuador, Argentina, Brazil, Mejico, Colombia, Chile, Bolivia và Paraguay xem bóng đá và cổ động khá cuồng nhiệt cho các đội bóng quốc gia của mình. Là những nhà huấn luyện Á châu nhưng chúng tôi cũng phải nhập gia tùy tục và để các em xem một số trận tiêu biểu vì cấm cản các em không phải là điều hay ho và bị cho là thiếu hội nhập. Các giáo dân cũng đi lễ thưa thớt vì các trận bóng hấp dẫn đều rơi vào những ngày cuối tuần. Thời tiết mấy ngày nay lại bị mưa bão và hệ thống thoát nước cũng như đường xá ở Paraguay không mấy ngon lành nên đâu đâu cũng bị ngập lụt và nhiều người phải di dời trong cảnh màn trời, chiếu đất. Chỉ có những gia đình giàu có mới được yên phận trong khi những gia đình nghèo thì lại càng te tua hơn. Nhìn những con đường nhà quê bị ngập lún đến nỗi xe đò cũng không thể qua được mà thấy chạnh lòng cho những dân nghèo vừa thiếu thốn tinh thần lẫn vật chất.
Mấy ngày qua trong những giờ rãnh rỗi, chúng tôi có vào Internet để xem một Show tiếng Việt của VTV6 với chương trình “Người Giấu Mặt 2013” do một người bạn gởi đường link. Tuy không được xem trọn chương trình vì thời giờ bị động, chúng tôi nhận thấy đây là một chương trình khá hay để chuyển tải những thông điệp cho giởi trẻ trong việc sống và làm việc chung. Phần thưởng của chương trình này nghe nói là một ngôi nhà trị giá khoảng 2 tỉ đồng tiền Việt Nam, một phần thưởng khá lớn nhưng không phải dễ để nhận được giải thưởng này vì trước khi bước vào “Ngôi Nhà Chung” này thì nghe nói hơn cả ngàn thí sinh thuộc thuộc Ba Miền của đất nước phải qua vòng sơ khảo và chỉ chọn được 12 người xứng đáng để bước vào “Ngôi Nhà Chung” để sống trong vòng 65 ngày cách biệt với thế giới bên ngoài với sự giám sát và hướng dẫn của một nhân vật được gọi là “Người Giấu Mặt”. Cứ tưởng tượng xem trong 12 người sống trong “Ngôi Nhà Chung” ấy gồm 6 nam và 6 nữ thuộc thế hệ 8x và 9x, tuổi đời trẻ nhất là 21 và lớn nhất là 30 rất xinh xắn với nghề nghiệp ngon lành lại phải sống trong điều kiện không điện thoại, không Internet dù “Ngôi Nhà Chung” rất đẹp nhưng lại hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài và mỗi cử chỉ, lời nói, cảm xúc đều “bị” Ca-ma-ra và “Người Giấu Mặt” theo dõi từng chi tiết. Các thí sinh ấy đều là người Việt Nam, tuy chỉ có một em là Việt kiều nhưng cá tính, giọng nói, suy nghĩ lại hoàn toàn khác nhau thì không mấy dễ dàng hội nhập. 65 ngày so với đời tu thì chẳng là gì vì đã có rất nhiều linh mục, tu sĩ đã sống đến 70 năm trong đời tu, nhưng đối với các bạn trẻ thế hệ 8, 9x thì đây là một thời gian khá dài dù các em biết rằng sau 65 ngày ấy các em sẽ nhận được một phần thưởng quí giá. Chúng tôi rất thích chương trình này trong cách giải quyết các vấn đề khi nhân vật được cho là “Người Giấu Mặt” không hề ép buộc và ra lệnh những thí sinh ‘phải’ làm điều này hay điều kia để giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nhưng chỉ đưa ra những lời hướng dẫn và để chính các thí sinh tự chọn những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề trong đời sống chung.
Gần 6 năm trong tư cách là nhà huấn luyện các linh mục truyền giáo tương lai ở một đất nước và văn hóa xa lạ đã giúp chúng tôi khám phá ra nhiều điều mới lạ dù công việc “trồng người” không mấy dễ dàng chút nào. Ở bên này những nhà đào tạo là những người đồng hành và hướng dẫn những người được đào tạo và để các em tự giải quyết vấn đề vì chính các em sau này sẽ là những người thay thế chúng tôi và có thể làm bề trên chúng tôi nữa, nên không có khoảng cách giữa người đào tạo và người thụ huấn.
Tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su và hôm nay là ngày cao điềm để tôn kính Thánh Tâm Chúa. Xin Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng uốn lòng trí chúng con nên giống như Chúa. Xin loại bỏ sự kiêu căng, hiểm độc khỏi lòng trí chúng con và thay vào đó là sự hiền lành và khiêm nhường của Chúa để qua đó chúng con biết yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương người thân cận như chính mình. Amen.
Paraguay, 27/6/2014 – Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su,
Lm. Anton Trần Xuân Sang, SVD.
Hình như bóng đá đã ăn vào máu người dân châu Mỹ La-tinh nên đối với họ dù là dân Công Giáo chiếm đa số (tính bình quân thì người Nam Mỹ có khoảng 85% người Công Giáo) nhưng họ mê bóng đá hơn tôn giáo và bóng đá được xem là thứ tôn giáo mới của họ. Họ có thể bỏ tiền và công việc để đi xem bóng đá mà không hề hối tiếc nhưng chuyện thực hành nghĩa vụ tôn giáo thì là một chuyện chẳng đặng đừng.
Trong hơn hai tuần vừa qua tính từ ngày khai mạc, người dân Nam Mỹ đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của và giờ giấc để xem các trận bóng đá và nhiều người đã bỏ cả công ăn việc làm để dán mắt vào các trận đấu mỗi ngày từ 3 đến 4 trận. Có lẽ người thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ, là những người mẹ, người vợ vì trong khi những ông chồng và mấy đứa con xem bóng đá quên cả giờ giấc thì họ vẫn phải làm việc và lo mỗi ngày 3 bữa ăn. Những người ham mê bóng đá ấy lại thêm cái tật là vừa xem, vừa ăn nhậu, vừa cá độ nên xảy ra những chuyện lục đục trong gia đình và đã có những điều đáng tiếc xảy ra. Những vụ trộm cắp, giết người, cướp của cũng đã xảy ra trong mùa World Cup này thật thương tâm do nguyên nhân là thua độ bóng đá hay do nhiều nguyên nhân khác nữa cũng liên quan đến việc xem bóng đá.
Hôm 17/6 vừa qua tại cộng đoàn nơi chúng tôi phụ trách lại xảy ra một vụ án mạng thật thương tâm. Một người mẹ trẻ trên đường về nhà từ công ty cấp thoát nước khi trời vừa chập tối khoảng hơn 18h.00, chỉ cách nhà vài chục mét thì bị 2 tên cướp đi Mô-tô chặn lại và đâm tới tấp rồi cướp đi chiếc điện thoại và túi xách của chị ta vì chị đi bộ. Người mẹ đơn côi này đã chết tại chỗ và để lại đứa con thơ 5 tuổi thật tội nghiệp. Chiều ngày hôm sau chúng tôi cử hành nghi thức an táng cho chị trong tiếc thương vì mới hôm qua chị còn nói cười vui vẻ nhưng nay trở thành người thiên cổ vì luật Paraguay chỉ cho phép để xác người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Mấy ngày nay người dân ở đây tổ chức cuộc tuần hành hòa bình để yêu cầu chính quyền bảo vệ sự bình an cho người dân vô tội. Xin Chúa thương đón nhận linh hồn người mẹ trẻ vừa mới qua đời và xin cho đất nước nhỏ bé này được bình an và bớt đi những cái chết đáng tiếc.
Thật tình mà nói, bóng đá chẳng có tội tình gì và những người hâm mộ bóng đá cũng không có gì là xấu xa vì ngay cả Đức Giáo Hoàng đương kim từng là một cổ động viên nhiệt thành của câu lạc bộ San Lorenzo khi ngài còn ở Argentina. Chính bản thân chúng tôi cũng là fan hâm mộ của đội tuyển Manchester United, Anh quốc nhưng không phải là người quá cuồng nhiệt để rồi mất ăn, mất ngủ vì bóng đá và quên đi nhiệm vụ. Người ta thường nói bất cập hay thái quá đều không tốt nhưng cần phải chừng mực và điều độ trong các hoạt động và giải trí của mình thì có thể giữ được thăng bằng trong cuộc sống. Chúng tôi có đứa em ruột nghiện thuốc, nghiện rượu từ lúc 15 tuổi rồi từ đó sinh ra nhiều tật xấu và đến giờ đã ngoài 30 mà không thể nào thay đổi được. Bản thân chúng tôi cũng rất buồn vì trong gia đình mình có người như vậy và đôi khi thầm trách Chúa là tại sao Ngài không nhậm lời cầu khẩn của người Mẹ quá cố và ngay bản thân chúng tôi đã liên lĩ cầu nguyện cho đứa em ngỗ nghịch này. Nhưng ngẫm nghĩ lại chúng tôi thấy hình như Chúa muốn thử thách lòng tin và sự kiên nhẫn của chúng tôi đến đâu vì nếu trong gia đình mình tất cả đều hoàn hảo thì dễ sinh ra kiêu căng và an phận. Chính bản thân chúng tôi nhận thấy mình tội lỗi, nhiều thành viên trong gia đình chúng tôi cũng trong tình trạng bất toàn nên đây là cơ hội để chúng tôi mỗi ngày phải phấn đấu nhiều hơn trong việc thánh hóa bản thân vì trong một cuộc chiến mà không có thương vong thì cuộc chiến chẳng vinh quang gì mấy.
Chủng viện và các cộng đoàn nơi chúng tôi đang phụ trách mấy tuần qua cũng sôi nổi bàn tán về các trận bóng đá vì các em tu sinh đến từ các nước Ecuador, Argentina, Brazil, Mejico, Colombia, Chile, Bolivia và Paraguay xem bóng đá và cổ động khá cuồng nhiệt cho các đội bóng quốc gia của mình. Là những nhà huấn luyện Á châu nhưng chúng tôi cũng phải nhập gia tùy tục và để các em xem một số trận tiêu biểu vì cấm cản các em không phải là điều hay ho và bị cho là thiếu hội nhập. Các giáo dân cũng đi lễ thưa thớt vì các trận bóng hấp dẫn đều rơi vào những ngày cuối tuần. Thời tiết mấy ngày nay lại bị mưa bão và hệ thống thoát nước cũng như đường xá ở Paraguay không mấy ngon lành nên đâu đâu cũng bị ngập lụt và nhiều người phải di dời trong cảnh màn trời, chiếu đất. Chỉ có những gia đình giàu có mới được yên phận trong khi những gia đình nghèo thì lại càng te tua hơn. Nhìn những con đường nhà quê bị ngập lún đến nỗi xe đò cũng không thể qua được mà thấy chạnh lòng cho những dân nghèo vừa thiếu thốn tinh thần lẫn vật chất.
Gần 6 năm trong tư cách là nhà huấn luyện các linh mục truyền giáo tương lai ở một đất nước và văn hóa xa lạ đã giúp chúng tôi khám phá ra nhiều điều mới lạ dù công việc “trồng người” không mấy dễ dàng chút nào. Ở bên này những nhà đào tạo là những người đồng hành và hướng dẫn những người được đào tạo và để các em tự giải quyết vấn đề vì chính các em sau này sẽ là những người thay thế chúng tôi và có thể làm bề trên chúng tôi nữa, nên không có khoảng cách giữa người đào tạo và người thụ huấn.
Tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su và hôm nay là ngày cao điềm để tôn kính Thánh Tâm Chúa. Xin Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng uốn lòng trí chúng con nên giống như Chúa. Xin loại bỏ sự kiêu căng, hiểm độc khỏi lòng trí chúng con và thay vào đó là sự hiền lành và khiêm nhường của Chúa để qua đó chúng con biết yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương người thân cận như chính mình. Amen.
Paraguay, 27/6/2014 – Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su,
Lm. Anton Trần Xuân Sang, SVD.
Kính hai thánh cả Phêrô và Phaolô
Trầm Hương Thơ
18:11 27/06/2014
KÍNH HAI THÁNH CẢ: PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
Chúa làm những việc lạ lùng
Hai tông đồ cả không cùng một phe
Phêrô chài lưới nhà quê
Bỗng nhiên Chúa gọi đặt tên làm nền
"Kê Pha là đá vững bền"
Dựng xây Giáo Hội đưa lên làm đầu
Việc Ngài ai thấu được đâu
Phê rô nào hiểu cao sâu lời Thầy
Đưa chân cất bước con đây
Ngỡ rằng thăng tiến sau nầy vinh thân
Giầu sang ta cũng dự phần
Theo Thầy bảo vệ khi cần có con
Lời hùng chưa ráo nét son
Gà kia đã gáy như đòn vào tâm
Giật mình thót nhớ lỗi lầm
Tâm lòng quặn thắt! đau thầm lệ vương
Nhưng mà Chúa vẫn yêu thương
Phêrô tỉnh thức canh trường hối nhân
Chúa Giêsu hỏi "ba lần"
Giao quyền chăm sóc ân cần "ràn chiên".
*******
Phao Lô đâu phải tay hiền
Thuộc hàng học thức làm phiền đạo ngay
Hang cùng ngõ hẻm hăng say
Bắt Kitô hữu trói tay lôi về
Thừng dây buộc chặt kéo lê
Truy lùng khắp nẻo sơn khê giam cầm
Bỗng đang cưỡi ngựa sấm gầm
Ngã văng xuống đấtchóa tầm mắt ai
Sa-un nghe rõ tiếng Ngài
Sao ngươi tìm bắt ta hoài mà chi?
Thưa Ngài! Ngài đã nói gì?
Giật mình sáng mắt liền đi theo Ngài
Từ đây rao giảng công khai
Xưng là môn đệ của Ngài Giêsu
Bởi xưa tôi đã qúa ngu
Từ nay quyết sống khiêm nhu theo Thầy
Tông đồ dân ngoại từ đây
Nhìn xem Chúa chọn thật hay vô thường
"Trụ Đồng-Đá Tảng" là gương
"Chúa xây Giáo Hội" qủy vương hãi hùng
Nhiệm thay ý Chúa vô cùng
Hai tông đồ cả mừng chung một ngày
"Trụ Đồng-Đá Tảng" khoan thay
"Vững như bàn thạch" mới hay ý Ngài.
Trầm Hương Thơ 28.06.2014
Chúa làm những việc lạ lùng
Hai tông đồ cả không cùng một phe
Phêrô chài lưới nhà quê
Bỗng nhiên Chúa gọi đặt tên làm nền
"Kê Pha là đá vững bền"
Dựng xây Giáo Hội đưa lên làm đầu
Việc Ngài ai thấu được đâu
Phê rô nào hiểu cao sâu lời Thầy
Đưa chân cất bước con đây
Ngỡ rằng thăng tiến sau nầy vinh thân
Giầu sang ta cũng dự phần
Theo Thầy bảo vệ khi cần có con
Lời hùng chưa ráo nét son
Gà kia đã gáy như đòn vào tâm
Giật mình thót nhớ lỗi lầm
Tâm lòng quặn thắt! đau thầm lệ vương
Nhưng mà Chúa vẫn yêu thương
Phêrô tỉnh thức canh trường hối nhân
Chúa Giêsu hỏi "ba lần"
Giao quyền chăm sóc ân cần "ràn chiên".
*******
Phao Lô đâu phải tay hiền
Thuộc hàng học thức làm phiền đạo ngay
Hang cùng ngõ hẻm hăng say
Bắt Kitô hữu trói tay lôi về
Thừng dây buộc chặt kéo lê
Truy lùng khắp nẻo sơn khê giam cầm
Bỗng đang cưỡi ngựa sấm gầm
Ngã văng xuống đấtchóa tầm mắt ai
Sa-un nghe rõ tiếng Ngài
Sao ngươi tìm bắt ta hoài mà chi?
Thưa Ngài! Ngài đã nói gì?
Giật mình sáng mắt liền đi theo Ngài
Từ đây rao giảng công khai
Xưng là môn đệ của Ngài Giêsu
Bởi xưa tôi đã qúa ngu
Từ nay quyết sống khiêm nhu theo Thầy
Tông đồ dân ngoại từ đây
Nhìn xem Chúa chọn thật hay vô thường
"Trụ Đồng-Đá Tảng" là gương
"Chúa xây Giáo Hội" qủy vương hãi hùng
Nhiệm thay ý Chúa vô cùng
Hai tông đồ cả mừng chung một ngày
"Trụ Đồng-Đá Tảng" khoan thay
"Vững như bàn thạch" mới hay ý Ngài.
Trầm Hương Thơ 28.06.2014
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áo Lụa
Tấn Đạt
21:51 27/06/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Em mười sáu tuổi trăng mười sáu
Áo lụa phơi buồn sân gió xưa.
(Trích thơ của Trần Dạ Từ)