Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:28 27/06/2024
5. Do cầu nguyện, nên giống như chúng ta xây cho mình một lô cốt chắc chắn.
(Thánh Lawrence of Bindisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:33 27/06/2024
93. BỐ CHỒNG VÀ CON DÂU TRÒ CHUYỆN
Hai đứa con trai của Lưu Mao đều đỗ tiến sĩ, các nàng dâu người trước kẻ sau lần lượt lên kinh thành thăm chồng.
Lúc con dâu lớn lên kinh thành, Lưu Mao đưa cô ta lên thuyền, dùng tay kéo cô ta nhảy lên tấm ván, người bên cạnh thấy thì nhịn cười không được, Lưu Mao nói:
- “Tại sao lại cười tôi, nếu nó rơi xuống nước thì không phải là cười thêm hay sao?”
Trước khi con dâu út lên kinh thành, đúng lúc Lưu Mao đang bệnh nằm trên giường, bèn kéo cô ta đến trước giường, lấy tay vỗ cái gối nói:
- “Đầu của người già sợ gió, con đến kinh thành nhớ mua gấp cho bố cái khăn đầu gởi về”.
Ngày thứ hai, lúc con dâu út khởi hành, thân quyến bạn bè đều tập họp lại tiễn đưa. Luu Mao lại nói với con dâu:
- “Con đừng quên chuyện cái gối tối qua bố đã dặn dò đó nghe”..
Mọi người nghe được thì kinh hãi, hỏi nguyên nhân, sau khi biết được duyên cớ thì cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 93:
Con người ta có một khuyết điểm lớn nhất chính là hồ nghi, bệnh hồ nghi nguy hiểm và độc hại hơn cả con vi rút cô rô na vũ hán (dịch cô vít 19).
Người có tính hồ nghi thì nhứt cử nhứt động của kẻ khác đều làm cho họ suy nghĩ méo mó, họ luôn nhìn người khác bằng ánh mắt hoài nghi và lòng dạ thì luôn nghĩ điều không tốt cho người khác. Đức Chúa Giê-su đã nhắc nhở chúng ta là phải sống thành thật với nhau, đừng nghi ngờ nhau, vì nghi ngờ chính là con mắt của hỏa ngục dò xét người ngay thẳng và việc làm của họ.
Có những điều mà người Ki-tô hữu cần phải làm mỗi tối trước khi ngủ, không hồ nghi nhưng kiểm thảo mình:
- Ngày hôm nay tôi có phạm khuyết điểm nào không?
- Ngày hôm nay tôi có cáu gắt với ai không?
- Ngày hôm nay tôi có nhớ đến Đức Chúa Giê-su không?
- Ngày hôm nay tôi có làm một hy sinh nhỏ nào không?
- Ngày hôm nay tôi có làm một việc bác ái nào không?
- Ngày hôm nay tôi có ưu điểm nào không?
Đó là việc xét mình mỗi ngày, là việc làm cho chúng ta thảnh thơi trước tòa án lương tâm khi còn sống và trước mặt Chúa sau khi từ giả cõi đời này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Hai đứa con trai của Lưu Mao đều đỗ tiến sĩ, các nàng dâu người trước kẻ sau lần lượt lên kinh thành thăm chồng.
Lúc con dâu lớn lên kinh thành, Lưu Mao đưa cô ta lên thuyền, dùng tay kéo cô ta nhảy lên tấm ván, người bên cạnh thấy thì nhịn cười không được, Lưu Mao nói:
- “Tại sao lại cười tôi, nếu nó rơi xuống nước thì không phải là cười thêm hay sao?”
Trước khi con dâu út lên kinh thành, đúng lúc Lưu Mao đang bệnh nằm trên giường, bèn kéo cô ta đến trước giường, lấy tay vỗ cái gối nói:
- “Đầu của người già sợ gió, con đến kinh thành nhớ mua gấp cho bố cái khăn đầu gởi về”.
Ngày thứ hai, lúc con dâu út khởi hành, thân quyến bạn bè đều tập họp lại tiễn đưa. Luu Mao lại nói với con dâu:
- “Con đừng quên chuyện cái gối tối qua bố đã dặn dò đó nghe”..
Mọi người nghe được thì kinh hãi, hỏi nguyên nhân, sau khi biết được duyên cớ thì cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 93:
Con người ta có một khuyết điểm lớn nhất chính là hồ nghi, bệnh hồ nghi nguy hiểm và độc hại hơn cả con vi rút cô rô na vũ hán (dịch cô vít 19).
Người có tính hồ nghi thì nhứt cử nhứt động của kẻ khác đều làm cho họ suy nghĩ méo mó, họ luôn nhìn người khác bằng ánh mắt hoài nghi và lòng dạ thì luôn nghĩ điều không tốt cho người khác. Đức Chúa Giê-su đã nhắc nhở chúng ta là phải sống thành thật với nhau, đừng nghi ngờ nhau, vì nghi ngờ chính là con mắt của hỏa ngục dò xét người ngay thẳng và việc làm của họ.
Có những điều mà người Ki-tô hữu cần phải làm mỗi tối trước khi ngủ, không hồ nghi nhưng kiểm thảo mình:
- Ngày hôm nay tôi có phạm khuyết điểm nào không?
- Ngày hôm nay tôi có cáu gắt với ai không?
- Ngày hôm nay tôi có nhớ đến Đức Chúa Giê-su không?
- Ngày hôm nay tôi có làm một hy sinh nhỏ nào không?
- Ngày hôm nay tôi có làm một việc bác ái nào không?
- Ngày hôm nay tôi có ưu điểm nào không?
Đó là việc xét mình mỗi ngày, là việc làm cho chúng ta thảnh thơi trước tòa án lương tâm khi còn sống và trước mặt Chúa sau khi từ giả cõi đời này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ý thức nỗi khốn cùng
Lm. Minh Anh
15:39 27/06/2024
Ý THỨC NỖI KHỐN CÙNG
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”.
“Chúa Giêsu lấy khỏi chúng ta ‘bản tính bệnh hoạn’ của nhân loại và chúng ta nhận lại từ Ngài ‘bản tính chữa lành’ của Thiên Chúa. Điều này xảy ra mỗi khi chúng ta lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt Bí tích Hoà giải, Bí tích chữa lành mỗi người khỏi chứng phong cùi tội lỗi!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay tường thuật chuyện một người cùi đầy đau đớn ‘ý thức nỗi khốn cùng’ của mình. Anh đến gần Chúa Giêsu và nói, “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”.
Cả chúng ta, nhiều lần chúng ta nhìn thấy Chúa rất gần nhưng lại cảm thấy đầu óc, trái tim và đôi tay mình quá xa so với kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Vì thế, bạn và tôi hãy cầu xin cho mình ‘ý thức nỗi khốn cùng’ của bản thân để có thể háo hức, có thể thốt lên một lời cầu tương tự, “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”.
Tuy nhiên, một xã hội thiếu ý thức về tội lỗi có thể xin Chúa tha thứ không? Nó có thể yêu cầu một hình thức thanh luyện nào không? Thưa, tất cả chúng ta đều biết có rất nhiều người đau khổ, tâm hồn bị tổn thương, nhưng bi kịch của họ là không phải lúc nào họ cũng ‘ý thức nỗi khốn cùng’ của mình. Vậy mà, bất chấp mọi sự, Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta, Ngài chờ đợi một lời cầu: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn!”. Để được vậy, chúng ta phải hợp tác với Ngài. Thánh Augustinô nhắc nhở, “Chúa tạo ra bạn, không cần bạn; nhưng Ngài sẽ không cứu được bạn nếu không có bạn!”. Vì thế, bạn và tôi phải có khả năng cầu xin ân sủng Chúa trợ giúp và ước muốn thay đổi với sức mạnh của Ngài.
Nhưng ai đó có thể hỏi, tại sao việc nhận ra tội lỗi, ăn năn tội và muốn thay đổi lại quan trọng đến thế? Đơn giản là vì, nếu không ‘ý thức nỗi khốn cùng’, nhận ra tội, ăn năn vì chúng, chúng ta sẽ khó cảm thấy ước muốn hoặc nhu cầu tìm kiếm Chúa để xin ơn chữa lành. Vì vậy, khi đến với Bí tích Hoà Giải, chúng ta cần loại bỏ quá khứ, những vết nhơ đang lây nhiễm thân xác và linh hồn mình. Đừng nghi ngờ! Cầu xin sự tha thứ là thời điểm quan trọng của việc khai tâm Kitô giáo, vì đó là thời điểm mà những chiếc vảy rơi khỏi mắt, bệnh cùi được sạch để bắt đầu một khởi đầu mới. Vì một khi đã ‘ý thức nỗi khốn cùng’, nhận ra hoàn cảnh của mình thì không ai không muốn biến đổi. Người ta thường nói, “Không ai mù cho bằng những người không nhìn thấy!”.
Anh Chị em,
Và Chúa Giêsu nói, “Tôi muốn, anh hãy được sạch!”. Ngài muốn người phong cùi, muốn bạn và tôi được chữa lành, sạch sẽ, toàn vẹn. Qua bàn tay của vị Linh mục, Ngài chữa lành và mời gọi chúng ta hãy thanh sạch để không còn ở trong tội lỗi nữa. Tội lỗi khoá cửa cuộc đời chúng ta, nhưng với ân sủng thứ tha, chúng ta không cần phải tiếp tục ở trong đó nữa. Khi chữa lành chúng ta, Ngài cũng ban cho chúng ta sức mạnh - ân sủng - để duy trì sức khoẻ của linh hồn hầu mỗi người có thể tự do bước đi với Ngài. Có người cùi nào trước đây mong muốn được trở lại với bệnh phong của mình? Vì vậy, hãy cầu nguyện liên lỉ, lãnh nhận Bí tích và nỗ lực để làm những gì chúng ta biết là đẹp lòng Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con khi con ngồi, khi con đứng. Giúp con sống trong ánh sáng, đáp lại ân sủng Chúa và trải nghiệm niềm vui chữa lành đến từ tình bạn với Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”.
“Chúa Giêsu lấy khỏi chúng ta ‘bản tính bệnh hoạn’ của nhân loại và chúng ta nhận lại từ Ngài ‘bản tính chữa lành’ của Thiên Chúa. Điều này xảy ra mỗi khi chúng ta lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt Bí tích Hoà giải, Bí tích chữa lành mỗi người khỏi chứng phong cùi tội lỗi!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay tường thuật chuyện một người cùi đầy đau đớn ‘ý thức nỗi khốn cùng’ của mình. Anh đến gần Chúa Giêsu và nói, “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”.
Cả chúng ta, nhiều lần chúng ta nhìn thấy Chúa rất gần nhưng lại cảm thấy đầu óc, trái tim và đôi tay mình quá xa so với kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Vì thế, bạn và tôi hãy cầu xin cho mình ‘ý thức nỗi khốn cùng’ của bản thân để có thể háo hức, có thể thốt lên một lời cầu tương tự, “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch!”.
Tuy nhiên, một xã hội thiếu ý thức về tội lỗi có thể xin Chúa tha thứ không? Nó có thể yêu cầu một hình thức thanh luyện nào không? Thưa, tất cả chúng ta đều biết có rất nhiều người đau khổ, tâm hồn bị tổn thương, nhưng bi kịch của họ là không phải lúc nào họ cũng ‘ý thức nỗi khốn cùng’ của mình. Vậy mà, bất chấp mọi sự, Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta, Ngài chờ đợi một lời cầu: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn!”. Để được vậy, chúng ta phải hợp tác với Ngài. Thánh Augustinô nhắc nhở, “Chúa tạo ra bạn, không cần bạn; nhưng Ngài sẽ không cứu được bạn nếu không có bạn!”. Vì thế, bạn và tôi phải có khả năng cầu xin ân sủng Chúa trợ giúp và ước muốn thay đổi với sức mạnh của Ngài.
Nhưng ai đó có thể hỏi, tại sao việc nhận ra tội lỗi, ăn năn tội và muốn thay đổi lại quan trọng đến thế? Đơn giản là vì, nếu không ‘ý thức nỗi khốn cùng’, nhận ra tội, ăn năn vì chúng, chúng ta sẽ khó cảm thấy ước muốn hoặc nhu cầu tìm kiếm Chúa để xin ơn chữa lành. Vì vậy, khi đến với Bí tích Hoà Giải, chúng ta cần loại bỏ quá khứ, những vết nhơ đang lây nhiễm thân xác và linh hồn mình. Đừng nghi ngờ! Cầu xin sự tha thứ là thời điểm quan trọng của việc khai tâm Kitô giáo, vì đó là thời điểm mà những chiếc vảy rơi khỏi mắt, bệnh cùi được sạch để bắt đầu một khởi đầu mới. Vì một khi đã ‘ý thức nỗi khốn cùng’, nhận ra hoàn cảnh của mình thì không ai không muốn biến đổi. Người ta thường nói, “Không ai mù cho bằng những người không nhìn thấy!”.
Anh Chị em,
Và Chúa Giêsu nói, “Tôi muốn, anh hãy được sạch!”. Ngài muốn người phong cùi, muốn bạn và tôi được chữa lành, sạch sẽ, toàn vẹn. Qua bàn tay của vị Linh mục, Ngài chữa lành và mời gọi chúng ta hãy thanh sạch để không còn ở trong tội lỗi nữa. Tội lỗi khoá cửa cuộc đời chúng ta, nhưng với ân sủng thứ tha, chúng ta không cần phải tiếp tục ở trong đó nữa. Khi chữa lành chúng ta, Ngài cũng ban cho chúng ta sức mạnh - ân sủng - để duy trì sức khoẻ của linh hồn hầu mỗi người có thể tự do bước đi với Ngài. Có người cùi nào trước đây mong muốn được trở lại với bệnh phong của mình? Vì vậy, hãy cầu nguyện liên lỉ, lãnh nhận Bí tích và nỗ lực để làm những gì chúng ta biết là đẹp lòng Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con khi con ngồi, khi con đứng. Giúp con sống trong ánh sáng, đáp lại ân sủng Chúa và trải nghiệm niềm vui chữa lành đến từ tình bạn với Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngạc Nhiên
Lm Vũđình Tường
19:33 27/06/2024
Câu chuyện liên quan đến đức tin người phụ nữ vô danh. Chúng ta không biết tên bà nhưng biết lịch sử bệnh của bà, mười hai năm đau khổ về bệnh tật. Bà có một đức tin mãnh liệt và có lòng khiêm nhường tuyệt vời. Bà ước mong một điều đơn giản là âm thầm sờ vào gấu áo choàng Đức Kitô đang mặc. Có những câu nói hết sức bình thường nhưng khi câu nói đó do Đức Kitô nói, hay liên quan đến đức tin, câu nói đó lại trở thành câu nói quan trọng; câu nói tạo niềm vui và gây ngạc nhiên cho người nghe. Đức Kitô ở giữa đám đông vì người ta ai cũng chen lấn nhau muốn đến gần. Nơi đô hội, chen lấn, đụng chạm người khác là chuyện khó tránh; tránh đụng chạm đến y phục người khác còn khó hơn nhiều. Đức Kitô không quan tâm đến những va chạm xã hội thông thường đó. Duy có một va chạm Đức Kitô quan tâm, đó là cái va chạm của một bệnh nhân có mục đích rõ ràng. Một bệnh nhân bị bệnh tật hành hạ mười hai năm chủ trương đụng vào Đức Kitô. Bà gặp hết các thầy thuốc nổi tiếng quanh vùng, và tiền gia đình dành dụm bấy lâu cũng đã cạn. Bệnh của bà không giảm mà càng ngày càng tệ. Nghe Đức Kitô đến gần khu vực bà đang sống; bà âm thầm, chen lấn, mong đến gần chạm vào áo choàng của Ngài với niềm tin mãnh liệt. Nếu bà làm được điều đơn giản đó, bệnh của bà sẽ khỏi. Bà thầm nghĩ trong đầu, và bà được toại nguyện như lòng mong muốn. Bệnh của bà tuyệt nọc.
'Tôi mà được sờ vào áo Người, tôi sẽ được khỏi bệnh' Mc 5:28.
Chưa gặp Đức Kitô nhưng bà tin quyền năng Ngài vô hạn; cao trọng, hơn hẳn mọi người trần thế và mãnh liệt hơn cả sức mạnh thiên nhiên trong đất trời. Bà tin chỉ cần chạm vào gấu áo Ngài bệnh kinh niên của bà được chữa khỏi. Í định thầm kín của bà thật đơn sơ, khác hẳn với lối xin của mọi người. Bà không xin phép lạ nhưng xin được chạm đến gấu áo Ngài. Cố sức chen đám đông đến gần chạm vào áo choàng Ngài đang mặc. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ giúp bà khỏi bệnh. Điều bà âm thầm mong mỏi được toại nguyện. Bà khỏi bệnh ngay tại chỗ. Nhiều người đụng chạm vào áo choàng Đức Kitô đang mặc nhưng hầu như họ không được ơn gì đặc biệt, ngoại trừ sau này hãnh diện khoe với người khác, tôi được diện kiến Đức Kitô, nhìn rõ khuôn mặt Ngài. Điều họ hãnh diện là chính đáng. Tuy nhiên, đây không phải là điều Đức Kitô mong nơi họ. Đức Kitô mong họ trở thành môn đệ Ngài, quí mến, có lòng tin nơi Ngài. Gặp gỡ Đức Kitô chưa chắc gặp được ơn Ngài ban. Gặp gỡ Đức Kitô với lòng tin, với lòng yêu mến mới nhận được ơn Ngài ban.
Biết rõ í định thầm kín của người phụ nữ, Đức Kitô hỏi cách trống không:
'Ai đụng chạm đến Ta? Mc 5:30'.
Mọi người đều ngạc nhiên về câu hỏi. Môn đệ Đức Kitô lên tiếng. Thưa Thầy, giữa đám đông chen chúc nhau thế này thì không thể nào tránh khỏi đụng chạm, kọ sát, chen lấn bởi ai cũng muốn đến gần Thầy. Thầy hỏi ai đụng chạm đến người Thầy chúng con chưa có câu trả lời. Đàng này Thầy hỏi ai đụng chạm đến áo choàng Thầy đang mặc thì còn khó biết hơn biết chừng nào. Đức Kitô nói rõ cho môn đệ biết đây không phải là cái đụng chạm thông thường mà đụng chạm có mục đích rõ ràng. Người này cố í đụng chạm đến áo choàng Ngài đang mặc mong xin ơn lạ Ngài ban. Câu hỏi: Ai đụng chạm đến Ta; Đức Kitô đề cập đến í nghĩ thầm kín trong đầu của người phụ nữ. Việc này chỉ có hai người biết: một là chính Ngài; hai là người chủ tâm đụng chạm đến áo choàng của Ngài. Điều này xác định một sự thật, đó là mọi hành động liên quan đến đức tin, dù là thầm kín, hay nhỏ bé, đơn sơ, cũng được Đức Kitô ghi nhận. Ngay tức khắc, người nhận biết mình được ơn chữa lành xác nhận chính bà cố í làm việc đó. Bà vui mừng ngạc nhiên đến độ miệng nói không nên lời, dừng chân tại chỗ, cảm nhận niềm vui tràn ngập tâm hồn. Đức Kitô đứng lại nhìn quanh đám đông tìm kiếm người phụ nữ. Điều này cho thấy bà là một thành phần nhỏ bé trong đám đông. Bà bị đám đông lấn át, che khuất khỏi tầm mắt Đức Kitô. Bởi do lòng tin, Đức Kitô không tách bà ra khỏi đám đông nhưng nâng bà lên trước đám đông. Bà không còn là người phụ nữ bị đám đông che khuất nữa, nhưng giữa thanh thiên, bạch nhật, bà trở thành người quan trọng nhất trong đám đông chiều hôm. Bà run rẩy tiến gần Đức Kitô hơn, quì gối trước mặt Ngài rãnh rẽ, rõ ràng, mạch lạc, từng chữ một, tuyên xưng đức tin. Lúc này người ta lại kiễng chân, cố vươn cao hơn chút nữa nhìn xem. Đám đông đổ dồn mọi con mắt xem người phụ nữ đó là ai?
Đức Kitô không hỏi để tỏ ra Ngài khôn ngoan, thông thái, nhận biết mọi í nghĩ thầm kín trong tim óc con người. Ngài hỏi với mục đích tạo cơ hội cho người phụ nữ tuyên xưng đức tin thầm kính trong tâm hồn bà. Biết Đức Kitô tạo cho bà cơ hội tuyên xưng đức tin thầm kín của mình. Ngay lập tức bà đáp trả; xác định đức tin, bà tin vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Bà tin Ngài và bà được ơn chữa lành. Hoan lạc, mừng vui, hoảng sợ vì ơn lành vượt quá sức chịu đựng của con người; Đức Kitô trấn tĩnh, ban sức mạnh nội tâm, dẫn bà về với thực tế cuộc sống; đối diện với sự thật là bà khỏi bệnh; đối diện với đám đông quanh bà; và đối diện với Đấng âm thầm chữa tuyệt bệnh bà đau khổ trong mười hai năm qua. Việc bà khỏi bệnh là sự thật, một sự thật bà cần thời gian cảm nhận. Bà mau mắn tiến lại, quì trước mặt Đức Kitô thú nhận. Thưa Ngài, chính con đã đụng chạm đến gấu áo của Ngài. Tiếp theo bà kể lại chi tiết việc bà âm thầm thực hiện. Đám đông im lặng nghe người phụ nữ thú nhận lòng tin của bà. Đức Kitô xác nhận lòng tin đó khi Ngài nói với bà:
'Đức tin con đã cứu chữa con. Ra đi trong bình an, không còn bị bệnh tật hành hạ nữa' Mc 5:34.
Về thể lí, bệnh loạn huyết mười hai năm được chữa lành. Quan trọng hơn nữa, Đức Kitô chữa tâm hồn bà, ban cho bà bình an trong tâm hồn, ban cho bà sự sống trường sinh.
'Lòng tin của con đã cứu chữa con' Mc 5:34.
Đức Kitô không đề cao thần dược, cũng không vui mừng, hãnh diện hào quang đám đông ca tụng Ngài. Đức Kitô chú tâm đến đức tin người phụ nữ, đề cao đức tin của bà và nói về sức mạnh của lòng tin.
'Này con, lòng tin của con đã cứu con'.
Ngài chia sẻ niềm vui của bà; đề cao đức tin, đức khiêm nhường, và ân sủng đức tin mang đến cho bà.
TiengChuong.org
'Tôi mà được sờ vào áo Người, tôi sẽ được khỏi bệnh' Mc 5:28.
Chưa gặp Đức Kitô nhưng bà tin quyền năng Ngài vô hạn; cao trọng, hơn hẳn mọi người trần thế và mãnh liệt hơn cả sức mạnh thiên nhiên trong đất trời. Bà tin chỉ cần chạm vào gấu áo Ngài bệnh kinh niên của bà được chữa khỏi. Í định thầm kín của bà thật đơn sơ, khác hẳn với lối xin của mọi người. Bà không xin phép lạ nhưng xin được chạm đến gấu áo Ngài. Cố sức chen đám đông đến gần chạm vào áo choàng Ngài đang mặc. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ giúp bà khỏi bệnh. Điều bà âm thầm mong mỏi được toại nguyện. Bà khỏi bệnh ngay tại chỗ. Nhiều người đụng chạm vào áo choàng Đức Kitô đang mặc nhưng hầu như họ không được ơn gì đặc biệt, ngoại trừ sau này hãnh diện khoe với người khác, tôi được diện kiến Đức Kitô, nhìn rõ khuôn mặt Ngài. Điều họ hãnh diện là chính đáng. Tuy nhiên, đây không phải là điều Đức Kitô mong nơi họ. Đức Kitô mong họ trở thành môn đệ Ngài, quí mến, có lòng tin nơi Ngài. Gặp gỡ Đức Kitô chưa chắc gặp được ơn Ngài ban. Gặp gỡ Đức Kitô với lòng tin, với lòng yêu mến mới nhận được ơn Ngài ban.
Biết rõ í định thầm kín của người phụ nữ, Đức Kitô hỏi cách trống không:
'Ai đụng chạm đến Ta? Mc 5:30'.
Mọi người đều ngạc nhiên về câu hỏi. Môn đệ Đức Kitô lên tiếng. Thưa Thầy, giữa đám đông chen chúc nhau thế này thì không thể nào tránh khỏi đụng chạm, kọ sát, chen lấn bởi ai cũng muốn đến gần Thầy. Thầy hỏi ai đụng chạm đến người Thầy chúng con chưa có câu trả lời. Đàng này Thầy hỏi ai đụng chạm đến áo choàng Thầy đang mặc thì còn khó biết hơn biết chừng nào. Đức Kitô nói rõ cho môn đệ biết đây không phải là cái đụng chạm thông thường mà đụng chạm có mục đích rõ ràng. Người này cố í đụng chạm đến áo choàng Ngài đang mặc mong xin ơn lạ Ngài ban. Câu hỏi: Ai đụng chạm đến Ta; Đức Kitô đề cập đến í nghĩ thầm kín trong đầu của người phụ nữ. Việc này chỉ có hai người biết: một là chính Ngài; hai là người chủ tâm đụng chạm đến áo choàng của Ngài. Điều này xác định một sự thật, đó là mọi hành động liên quan đến đức tin, dù là thầm kín, hay nhỏ bé, đơn sơ, cũng được Đức Kitô ghi nhận. Ngay tức khắc, người nhận biết mình được ơn chữa lành xác nhận chính bà cố í làm việc đó. Bà vui mừng ngạc nhiên đến độ miệng nói không nên lời, dừng chân tại chỗ, cảm nhận niềm vui tràn ngập tâm hồn. Đức Kitô đứng lại nhìn quanh đám đông tìm kiếm người phụ nữ. Điều này cho thấy bà là một thành phần nhỏ bé trong đám đông. Bà bị đám đông lấn át, che khuất khỏi tầm mắt Đức Kitô. Bởi do lòng tin, Đức Kitô không tách bà ra khỏi đám đông nhưng nâng bà lên trước đám đông. Bà không còn là người phụ nữ bị đám đông che khuất nữa, nhưng giữa thanh thiên, bạch nhật, bà trở thành người quan trọng nhất trong đám đông chiều hôm. Bà run rẩy tiến gần Đức Kitô hơn, quì gối trước mặt Ngài rãnh rẽ, rõ ràng, mạch lạc, từng chữ một, tuyên xưng đức tin. Lúc này người ta lại kiễng chân, cố vươn cao hơn chút nữa nhìn xem. Đám đông đổ dồn mọi con mắt xem người phụ nữ đó là ai?
Đức Kitô không hỏi để tỏ ra Ngài khôn ngoan, thông thái, nhận biết mọi í nghĩ thầm kín trong tim óc con người. Ngài hỏi với mục đích tạo cơ hội cho người phụ nữ tuyên xưng đức tin thầm kính trong tâm hồn bà. Biết Đức Kitô tạo cho bà cơ hội tuyên xưng đức tin thầm kín của mình. Ngay lập tức bà đáp trả; xác định đức tin, bà tin vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Bà tin Ngài và bà được ơn chữa lành. Hoan lạc, mừng vui, hoảng sợ vì ơn lành vượt quá sức chịu đựng của con người; Đức Kitô trấn tĩnh, ban sức mạnh nội tâm, dẫn bà về với thực tế cuộc sống; đối diện với sự thật là bà khỏi bệnh; đối diện với đám đông quanh bà; và đối diện với Đấng âm thầm chữa tuyệt bệnh bà đau khổ trong mười hai năm qua. Việc bà khỏi bệnh là sự thật, một sự thật bà cần thời gian cảm nhận. Bà mau mắn tiến lại, quì trước mặt Đức Kitô thú nhận. Thưa Ngài, chính con đã đụng chạm đến gấu áo của Ngài. Tiếp theo bà kể lại chi tiết việc bà âm thầm thực hiện. Đám đông im lặng nghe người phụ nữ thú nhận lòng tin của bà. Đức Kitô xác nhận lòng tin đó khi Ngài nói với bà:
'Đức tin con đã cứu chữa con. Ra đi trong bình an, không còn bị bệnh tật hành hạ nữa' Mc 5:34.
Về thể lí, bệnh loạn huyết mười hai năm được chữa lành. Quan trọng hơn nữa, Đức Kitô chữa tâm hồn bà, ban cho bà bình an trong tâm hồn, ban cho bà sự sống trường sinh.
'Lòng tin của con đã cứu chữa con' Mc 5:34.
Đức Kitô không đề cao thần dược, cũng không vui mừng, hãnh diện hào quang đám đông ca tụng Ngài. Đức Kitô chú tâm đến đức tin người phụ nữ, đề cao đức tin của bà và nói về sức mạnh của lòng tin.
'Này con, lòng tin của con đã cứu con'.
Ngài chia sẻ niềm vui của bà; đề cao đức tin, đức khiêm nhường, và ân sủng đức tin mang đến cho bà.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục Schneider cảnh báo rằng việc rút phép thông công Đức Tổng Giám Mục Viganò sẽ dẫn đến sự chia rẽ hơn nữa
J.B. Đặng Minh An dịch
02:33 27/06/2024
Mạng Religion News có bài tường trình nhan đề “Conservative prelate warns that excommunicating Viganò will lead to further division”, nghĩa là “Vị Giám Mục bảo thủ cảnh báo rằng rút phép thông công Đức Cha Viganò sẽ dẫn đến sự chia rẽ hơn nữa.”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một nhà phê bình thẳng thắn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Giám Mục Phụ Tá Athanasius Schneider của Astana, Kazakhstan, nói rằng dù sự phản đối công khai của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đối với Đức Thánh Cha “là bất kính và thiếu tôn trọng”, nhưng Vatican nên suy nghĩ kỹ trước khi rút phép thông công ngài.
Đức Cha Schneider nói với Religion News Service trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ khôn ngoan và thận trọng hơn nếu ngài không rút phép thông công đối với Đức Tổng Giám Mục Viganò”.
Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, trước đây gọi là Tòa án dị giáo của Vatican, đã triệu tập Đức Tổng Giám Mục Viganò ra xét xử vào ngày 28 tháng 6 với cáo buộc ly giáo, có thể phải chịu hình phạt vạ tuyệt thông. Đức Cha Viganò đã viết trong một tuyên bố công khai rằng ngài không có ý định tham dự “phiên tòa giả” và tiếp tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng và Vatican.
Đức Cha Schneider cho biết các quan chức Vatican nên mời Đức Cha Viganò một cách riêng tư chứ không phải trong bối cảnh tư pháp để giải quyết những khác biệt. “Tôi cảm thấy buồn rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng”, ngài nói và nhấn mạnh rằng “nó không mang tính xây dựng hay hữu ích cho bất kỳ ai”.
Đức Tổng Giám Mục Viganò, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã trở nên nổi tiếng vào năm 2018 khi ngài công bố một lá thư dài cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô che đậy các báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của cựu Hồng Y Hồng Y có ảnh hưởng Theodore McCarrick. Trong thư, ngài cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng từ chức.
Trong những năm tiếp theo, quan điểm của Đức Cha Viganò ngày càng trở nên cực đoan, chỉ trích Công đồng Vatican II, và lên án vắc xin ngừa Covid-19.
Đức Tổng Giám Mục cũng tuyên bố cuộc bầu cử Đức Thánh Cha Phanxicô là bất hợp pháp, khiến nhiều nhà phê bình Đức Giáo Hoàng tránh xa Đức Cha Viganò.
Đức Cha Schneider nói: “Ngài đã sai khi đưa ra một lý thuyết mới về khả năng cuộc bầu cử hợp pháp của Đức Phanxicô có thể không hợp lệ “ Đức Cha Schneider nói và nói thêm rằng quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Viganò là “không có cơ sở”. Đức Cha Schneider cũng tuyên bố đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Viganò, người sống ẩn náu kể từ khi công bố tuyên bố công khai vào năm 2018, tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng liên quan đến Đức Giáo Hoàng.
Dù thế, vị giám mục Kazakhstan tin rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò không nên bị vạ tuyệt thông. “Tôi nghĩ rằng ngày nay giáo hội có quá nhiều chia rẽ nội bộ đến mức sẽ là thiếu thận trọng, ngay cả khi có cơ sở giáo luật nào đó để phán xét Đức Tổng Giám Mục Viganò”.
Đức Cha Schneider là người mới nhất trong số những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng đã tách mình ra khỏi vị tổng giám mục nóng nảy. Các học giả bảo thủ người Ý hoan nghênh quyết định cuối cùng của Đức Giáo Hoàng có hành động đối với Đức Cha Viganò, trong khi Hiệp hội Pius X theo chủ nghĩa truyền thống, được thành lập năm 1970 bởi Tổng giám mục ly giáo Marcel Lefebvre, tuyên bố rằng họ không ủng hộ những tuyên bố của Viganò rằng cuộc bầu cử của Đức Phanxicô là bất hợp pháp.
Là một người gốc Đức lớn lên ở Kazakhstan dưới thời Liên Xô, Đức Cha Schneider cùng gia đình di cư sang Đức để thoát khỏi sự đàn áp của cộng sản đối với đạo Công Giáo. Ngài đã chỉ trích những hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với Thánh lễ Latinh và quyết định của Đức Giáo Hoàng cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện với người dân bản địa tại khu vườn Vatican trong hội nghị thượng đỉnh các giám mục ở khu vực Amazon năm 2019, Đức Cha Schneider nói rằng điều đó cấu thành một hành vi “dị giáo ngầm”.
Ngài cũng chỉ trích những nỗ lực đại kết và liên tôn của Đức Giáo Hoàng nhằm thúc đẩy đối thoại, cho rằng những nỗ lực này làm suy yếu “một tôn giáo đích thực”. Giáo phận của ngài là giáo phận đầu tiên từ chối việc áp dụng tuyên ngôn “Fiducia Supplicans” năm 2023 của Vatican, cho phép các linh mục chúc lành cho các cặp đồng giới và các kết hiệp bất hợp pháp.
Cuốn sách mới của ngài, “Chạy trốn khỏi dị giáo”, trình bày chi tiết về lịch sử của các trường phái tư tưởng ly giáo và dị giáo trong Giáo Hội và dự kiến xuất bản vào ngày 16 tháng 7. “Ngay cả một người mù cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ vô cùng bối rối về sự rõ ràng của giáo lý và luân lý. Tôi cảm thấy cần thiết phải giúp các tín hữu và linh mục lên tiếng về những lỗi lầm chung không chỉ của thời đại chúng ta mà còn của quá khứ,” ngài nói.
Đức Cha Schneider cho biết thuyết tương đối là thách thức lớn nhất mà giáo hội phải đối mặt khi cho rằng “sự thật không phải là điều gì đó tuyệt đối mà là tương đối”. Ngài chỉ ra ý thức hệ giới tính là hệ quả của tư duy này và lên án các tổ chức quốc tế bảo vệ và ủng hộ nó trên toàn cầu.
Ngài nói: “Tòa thánh đang trở thành một công cụ của giới tinh hoa toàn cầu”. “Thật đáng buồn khi ý thức hệ mới toàn cầu này đã thành công ở mức độ lớn trong việc bắt giữ Giáo Hội Công Giáo làm con tin và biến Tòa thánh và các giám mục thành những cộng tác viên của nó”.
Đức Cha Schneider cho biết ngài tin cuốn sách mới của mình sẽ giúp cung cấp thông tin cho người Công Giáo về đức tin của họ. Vào tháng 10 năm ngoái, ngài đã cho ra mắt một cuốn sách khác, “Credo: Compendium of the Catholic Faith,” với những gợi ý cập nhật giáo lý chính thức để giải quyết vấn đề giới tính, tình dục và công nghệ hiện đại.
Trong khi Đức Thánh Cha hoan nghênh đối thoại và thậm chí cả những lời chỉ trích từ các đối thủ của mình, thì gần đây ngài đã trấn áp một số nhà phê bình, bao gồm cả Đức Tổng Giám Mục-e Viganò. Năm ngoái, Đức Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Raymond Burke rời khỏi căn nhà của ngài ở Vatican, và ngài đã loại bỏ Đức Giám Mục Joseph Strickland, người chỉ trích thẳng thắn Đức Giáo Hoàng khỏi giáo phận của ngài ở Tyler, Texas.
Vào thời điểm đó, Đức Cha Schneider đã lên tiếng bảo vệ Đức Cha Strickland, gọi những cáo buộc chống lại vị Giám Mục Mỹ là “không có cơ sở và quá đáng” trong một bức thư ngỏ.
Đức Cha Schneider nói với RNS rằng những lời chỉ trích của ông đối với Đức Phanxicô là “sự thể hiện tình yêu đích thực và chân thành dành cho Đức Giáo Hoàng”, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các giám mục là sửa lỗi trong tình huynh đệ các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài mắc sai lầm. “Tôi sẽ không bị Đức Thánh Cha Phanxicô phán xét khi tôi chết,” ngài nói. “Chỉ có Thiên Chúa mới là thẩm phán của tôi.”
Source:Religion NewsConservative prelate warns that excommunicating Viganò will lead to further division
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một nhà phê bình thẳng thắn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Giám Mục Phụ Tá Athanasius Schneider của Astana, Kazakhstan, nói rằng dù sự phản đối công khai của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đối với Đức Thánh Cha “là bất kính và thiếu tôn trọng”, nhưng Vatican nên suy nghĩ kỹ trước khi rút phép thông công ngài.
Đức Cha Schneider nói với Religion News Service trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ khôn ngoan và thận trọng hơn nếu ngài không rút phép thông công đối với Đức Tổng Giám Mục Viganò”.
Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, trước đây gọi là Tòa án dị giáo của Vatican, đã triệu tập Đức Tổng Giám Mục Viganò ra xét xử vào ngày 28 tháng 6 với cáo buộc ly giáo, có thể phải chịu hình phạt vạ tuyệt thông. Đức Cha Viganò đã viết trong một tuyên bố công khai rằng ngài không có ý định tham dự “phiên tòa giả” và tiếp tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng và Vatican.
Đức Cha Schneider cho biết các quan chức Vatican nên mời Đức Cha Viganò một cách riêng tư chứ không phải trong bối cảnh tư pháp để giải quyết những khác biệt. “Tôi cảm thấy buồn rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng”, ngài nói và nhấn mạnh rằng “nó không mang tính xây dựng hay hữu ích cho bất kỳ ai”.
Đức Tổng Giám Mục Viganò, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã trở nên nổi tiếng vào năm 2018 khi ngài công bố một lá thư dài cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô che đậy các báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của cựu Hồng Y Hồng Y có ảnh hưởng Theodore McCarrick. Trong thư, ngài cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng từ chức.
Trong những năm tiếp theo, quan điểm của Đức Cha Viganò ngày càng trở nên cực đoan, chỉ trích Công đồng Vatican II, và lên án vắc xin ngừa Covid-19.
Đức Tổng Giám Mục cũng tuyên bố cuộc bầu cử Đức Thánh Cha Phanxicô là bất hợp pháp, khiến nhiều nhà phê bình Đức Giáo Hoàng tránh xa Đức Cha Viganò.
Đức Cha Schneider nói: “Ngài đã sai khi đưa ra một lý thuyết mới về khả năng cuộc bầu cử hợp pháp của Đức Phanxicô có thể không hợp lệ “ Đức Cha Schneider nói và nói thêm rằng quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Viganò là “không có cơ sở”. Đức Cha Schneider cũng tuyên bố đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Viganò, người sống ẩn náu kể từ khi công bố tuyên bố công khai vào năm 2018, tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng liên quan đến Đức Giáo Hoàng.
Dù thế, vị giám mục Kazakhstan tin rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò không nên bị vạ tuyệt thông. “Tôi nghĩ rằng ngày nay giáo hội có quá nhiều chia rẽ nội bộ đến mức sẽ là thiếu thận trọng, ngay cả khi có cơ sở giáo luật nào đó để phán xét Đức Tổng Giám Mục Viganò”.
Đức Cha Schneider là người mới nhất trong số những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng đã tách mình ra khỏi vị tổng giám mục nóng nảy. Các học giả bảo thủ người Ý hoan nghênh quyết định cuối cùng của Đức Giáo Hoàng có hành động đối với Đức Cha Viganò, trong khi Hiệp hội Pius X theo chủ nghĩa truyền thống, được thành lập năm 1970 bởi Tổng giám mục ly giáo Marcel Lefebvre, tuyên bố rằng họ không ủng hộ những tuyên bố của Viganò rằng cuộc bầu cử của Đức Phanxicô là bất hợp pháp.
Là một người gốc Đức lớn lên ở Kazakhstan dưới thời Liên Xô, Đức Cha Schneider cùng gia đình di cư sang Đức để thoát khỏi sự đàn áp của cộng sản đối với đạo Công Giáo. Ngài đã chỉ trích những hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với Thánh lễ Latinh và quyết định của Đức Giáo Hoàng cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện với người dân bản địa tại khu vườn Vatican trong hội nghị thượng đỉnh các giám mục ở khu vực Amazon năm 2019, Đức Cha Schneider nói rằng điều đó cấu thành một hành vi “dị giáo ngầm”.
Ngài cũng chỉ trích những nỗ lực đại kết và liên tôn của Đức Giáo Hoàng nhằm thúc đẩy đối thoại, cho rằng những nỗ lực này làm suy yếu “một tôn giáo đích thực”. Giáo phận của ngài là giáo phận đầu tiên từ chối việc áp dụng tuyên ngôn “Fiducia Supplicans” năm 2023 của Vatican, cho phép các linh mục chúc lành cho các cặp đồng giới và các kết hiệp bất hợp pháp.
Cuốn sách mới của ngài, “Chạy trốn khỏi dị giáo”, trình bày chi tiết về lịch sử của các trường phái tư tưởng ly giáo và dị giáo trong Giáo Hội và dự kiến xuất bản vào ngày 16 tháng 7. “Ngay cả một người mù cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ vô cùng bối rối về sự rõ ràng của giáo lý và luân lý. Tôi cảm thấy cần thiết phải giúp các tín hữu và linh mục lên tiếng về những lỗi lầm chung không chỉ của thời đại chúng ta mà còn của quá khứ,” ngài nói.
Đức Cha Schneider cho biết thuyết tương đối là thách thức lớn nhất mà giáo hội phải đối mặt khi cho rằng “sự thật không phải là điều gì đó tuyệt đối mà là tương đối”. Ngài chỉ ra ý thức hệ giới tính là hệ quả của tư duy này và lên án các tổ chức quốc tế bảo vệ và ủng hộ nó trên toàn cầu.
Ngài nói: “Tòa thánh đang trở thành một công cụ của giới tinh hoa toàn cầu”. “Thật đáng buồn khi ý thức hệ mới toàn cầu này đã thành công ở mức độ lớn trong việc bắt giữ Giáo Hội Công Giáo làm con tin và biến Tòa thánh và các giám mục thành những cộng tác viên của nó”.
Đức Cha Schneider cho biết ngài tin cuốn sách mới của mình sẽ giúp cung cấp thông tin cho người Công Giáo về đức tin của họ. Vào tháng 10 năm ngoái, ngài đã cho ra mắt một cuốn sách khác, “Credo: Compendium of the Catholic Faith,” với những gợi ý cập nhật giáo lý chính thức để giải quyết vấn đề giới tính, tình dục và công nghệ hiện đại.
Trong khi Đức Thánh Cha hoan nghênh đối thoại và thậm chí cả những lời chỉ trích từ các đối thủ của mình, thì gần đây ngài đã trấn áp một số nhà phê bình, bao gồm cả Đức Tổng Giám Mục-e Viganò. Năm ngoái, Đức Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Raymond Burke rời khỏi căn nhà của ngài ở Vatican, và ngài đã loại bỏ Đức Giám Mục Joseph Strickland, người chỉ trích thẳng thắn Đức Giáo Hoàng khỏi giáo phận của ngài ở Tyler, Texas.
Vào thời điểm đó, Đức Cha Schneider đã lên tiếng bảo vệ Đức Cha Strickland, gọi những cáo buộc chống lại vị Giám Mục Mỹ là “không có cơ sở và quá đáng” trong một bức thư ngỏ.
Đức Cha Schneider nói với RNS rằng những lời chỉ trích của ông đối với Đức Phanxicô là “sự thể hiện tình yêu đích thực và chân thành dành cho Đức Giáo Hoàng”, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các giám mục là sửa lỗi trong tình huynh đệ các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài mắc sai lầm. “Tôi sẽ không bị Đức Thánh Cha Phanxicô phán xét khi tôi chết,” ngài nói. “Chỉ có Thiên Chúa mới là thẩm phán của tôi.”
Source:Religion News
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh chiếc chìa khóa và chiếc gươm
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:23 27/06/2024
Hình ảnh chiếc chìa khóa và chiếc gươm
Ở hai bên thềm bậc thang lối lên đền thờ Thánh Phero ở Vatican có hai tượng bằng đá to lớn khổng lồ: bên trái Thánh Phero Tông đồ với chiếc chìa khóa trên tay, và bên phải Thánh Phaolô Tông đồ với chiếc kiếm trên tay. Hai bức tượng nầy được xây dựng từ thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. năm 1847.
Hình ảnh hai bức tượng của hai vị Thánh tồng đồ này diễn tả sứ điệp đức tin vào Chúa Giêsu Kito thế nào?
Chiếc chìa khóa Phero
Thánh Tông đồ Phero xưa nay trong Giáo Hội được xưng tụng là vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo, mà biểu tượng cho ngài là chiếc chìa khóa trên tay, như thấy ở các hình tượng khắc vẽ về ngài.
Đền thờ Thánh Phero ở Vatican bên Roma là đền thờ mẹ của Giáo Hội Công Giáo, được xây trên ngôi mộ của Thánh Phero, nơi ngài khoảng giữa những năm 64 - 67. bị kết án đóng đinh ngược vào thập gía dưới thời hoàng đế Neron cấm đạo Công Giáo ở Roma.Thánh Tông đồ Phero bị đóng đinh ngược vào thập gía ( đầu nơi chân cây thập gía, chân tay trên đầu cây thập gía) là nguyện vọng mong muốn của ngài. Ngài cảm thấy mình bất xứng, nên không muốn được đóng đinh vào thập tự như Chúa Giêsu Kitô, là người đã tin tưởng trao quyền trách vụ cho mình đứng đầu các Tông đồ, và Giáo hội Chúa ở trần gian.
“Đức Giê-su nói với ông Simon: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” ( Mt 16,17-19).
Thánh Phero tên thật cha mẹ đặt cho là Simon. Ông là công dân nước Do Thái sinh sống nghề chài lưới ở vùng biển hồ Galileo, miền Bắc nước Do Thái. Nhưng được Chúa Giêsu Kitô kêu gọi làm Môn đệ cùng đồng hành theo ngài suốt ba năm, và được Chúa Giêsu đặt cho tên mới là Phero, cùng trao cho sứ mạng là đội trưởng Tông đồ đoàn, trao quyền hành trọng trách tinh thần đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian, sau khi Chúa Giêsu trở về trời. Ngài là vị Gíao hoàng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh sử Gioan tường thuật về tên mới của Simon:” Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).( Ga 1,42).
Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. có suy tư về tên mới Phero ( Kepha): Chúa Giêsu thường không đổi tên của các Tông đồ mình, nhưng với Tông đồ Simon thì khác, ngài đổi tên ông Simon thành Keophas - Phero. Tên Phero theo tiếng Hylạp là Petros, tiếng latinh là Petrus (tảng đá). Tên gọi mới Petrus được diễn dịch không phải chỉ trong ý nghĩa chữ đen là “tảng đá”, nhưng mang ẩn chứa sứ mạng, mà Phero được Chúa Giêsu trao cho: là cột trụ nền tảng Giáo Hội Chúa ở trần gian!
Giáo phụ Origines (185 Alexandria- 254 Tyrus ) đã có suy tư về tảng đá Phero, mà Chúa Giêsu muốn xây dựng Giáo hội là nền tảng đức tin của Tông đồ Phero. Nền tảng đức tin đó củng cố đời sống Giáo Hội vượt qua mọi giai đoạn con đường lịch sử đời sống. Cho dù Giáo hội có trải qua những chao đảo sóng gío, những biến cố tiêu cực đen tối, Giáo hội Chúa không vì thế mà bị phá đổ suy tàn.
Thánh giáo phụ Augustino ( 354 - 430)có suy tư theo khía cạnh khác. Tảng đá Phero, trên nền tảng này Giáo hội được xây dựng, là chính Chúa Giesu Kitô. Như Thánh Phaolô đã gọi Chúa Giêsu Kitô là tảng đá nền tảng (1 cor 10,4).
Đức Giáo Hoàng Leo cả (400- 461) đã có suy tư về Phero ít theo khía cạnh luật pháp, nhưng nhiều hơn nghiêng về khía cạnh tâm linh tinh thần. Giáo hội xây dựng trên nền tảng Phero, với tuyên tín của Phero là vị giáo hoàng, như người đại diện mang sinh khí cho Giáo hội được sống động tồn tại.
Trên tay Thánh Giáo hoàng Phero có hai chiếc chìa khóa nơi hình vẽ cũng như nơi tượng khắc Thánh Phero. Chúa Giêsu trao cho Phero chìa khóa tháo mở và chìa khóa cầm buộc. Sau này theo truyền thống hai chiếc chìa khóa được vẽ mầu khác nhau: một mầu vàng và một mầu bạc.
Chiếc mầu bạc nói chỉ về đức tin của Thánh Phero, thể hiện qua lời tuyên tín của ngài nói với Chúa Giêsu: Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống! Cũng như chúng ta cũng tuyên xưng đức tin đó trong Giáo hội với Chúa Giêsu Kitô
Chiếc mầu vàng chỉ về ý nghĩa sự công chính và tình yêu, mà Thánh Phero cũng như các vị Giáo Hoàng kế tiếp luôn hằng loan báo trong cung cách sống mục vụ, cùng gìn giữ bảo vệ trong Giáo hội.
Trên sân cỏ thi đấu bóng đá, như đang diễn ra giải Euro 24, hai đội thi đấu ra sân, mỗi đội đều có một người đội trưởng với chiếc băng vải đeo ở cánh tay bên trái. Người đội trưởng được vị huấn luyện viên tin tưởng tuyển chọn trong đội trao cho nhiệm vụ thay mặt cho anh em toàn đội nói truyện với trọng tài, bênh vực cổ võ tinh thần anh em đồng đội, thay mặt huấn luyện viên ra dấu hiệu thay đổi đội hình thi đấu trên sân cỏ khi cần thiết, và khi đội có chiến thắng lãnh giải Cup, người đội trưởng thay mặt toàn đội được vinh dự nhận chiếc Cup.
Thánh Tông đồ Phero được Chúa Giêsu tuyển chọn làm đội trưởng các tông đồ, là tảng đá đầu Giáo hội Chúa ở trần gian với sứ vụ: “Rồi Chúa nói: “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”( Lc 22,31- 33).
Chúa Giêsu nói ba lần với Tông đồ Phero khi trao quyền đứng đầu Giáo hội : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” ( Ga 21, 17)
Tâm tình chan chứa lòng tin tưởng cùng tình người, tình thầy trò, tưởng không thể hơn được như thế!
Chiếc kiếm Phaolô
Thánh tông đồ Phaolô trong Giáo Hội Công Giáo được xưng tụng là vị Tông đồ cho dân ngoại. Nhưng hình tượng vẽ khắc tạc tượng thánh nhân ngoài cuốn sách phúc âm Chúa Giêsu, còn có chiếc kiếm trên tay nữa.
Hình ảnh chiếc kiếm trên tay một người, theo quan niệm dân gian xưa nay, diễn tả sự hùng mạnh của một vị tướng quân từng trải trong chiến tranh với nhiều chiến thắng vẻ vang. Nhưng Thánh tông đồ Phaolô không phải là người như thế. Hình ảnh Chiếc kiếm vẽ khắc thêm vào trên tay ông ẩn chứa ý nghĩa khác.
Từ Jerusalem Phaolô đã bôn ba vượt đường bộ, đi tầu biển đến khắp các nước vùng Tiểu Á Trung Đông trong đế quốc Roma, và sang tận thành Roma giảng đạo truyền bá tin mừng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Vào khoảng năm 64. thời hoàng đế Neron của Roma ra lệnh cấm đạo Công Giáo đức tin vào Chúa Giêsu Kitô rất gắt gao…Giáo hội cùng các tín hữu Chúa Kitô bị theo dõi, bị bắt, bị giam cầm kết án tử vì tin theo đạo Công Giáo. Vị Tông đồ Phaolo bị bắt giam trong tù ngục và bị kết án tử hình. Nhưng vì Phaolô là công dân Roma, nên không bị đóng đinh vào thập tự như Thánh Phero, mà bị chém đầu.Vì thế chiếc gươm được vẽ thêm vào hình tượng ông nhắc nhớ đến chuyện lịch sử cái chết của ông năm xưa vì đức tin Kitô giáo.
Thánh tông đồ Phaolo không là một binh sĩ, không là một sĩ quan chiến đấu ngoài trận địa. Nhưng đời ông là một người đi chiến đấu vì lý tưởng tinh thần tôn giáo đức tin vào Thiên Chúa. Sách Công vụ các Tông Đồ ghi thuật lại, Phalo có tên là Saulus, một người theo trường phái Phariseo Do Thái giáo, đã đầy nhiệt huyết đi tìm lùng bắt, phỉ báng, sát hại những người tin theo Chúa Giêsu Kitô thời kỳ Giáo hội Chúa ở trần gian mới thành lập sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời. Saulus xác tín đức tin vào Chúa Giesu Kitô là lạc giáo, nên ông với tầm hiểu biết rộng rãi cùng nhiệt huyết đã tìm mọi phương cách chiến đấu chống lại.
Nhưng Chúa Giesu Kitô đã hiện ra cảm hóa Ông trên đường ông đi Damaskus tìm lùng bắt những người tin vào Chúa Giesu. Cú ngã ngựa trên đường đi khiến mắt ông không còn nhìn thấy gì bên ngoài nữa. Nhưng con mắt bên trong tâm hồn ông được khai sáng mở ra cho ông một tầm nhìn khác: Quay ngược trở lại tin vào Chúa Giêsu Kitô. Mạnh dạn ra đi chiến đấu làm chứng rao giảng tin mừng vào Chúa Giesu Kitô, chịu đựng mọi gian lao thử thách khốn cùng, sống chết với Giáo hội Chúa ở trần gian. ( CV 9,1-30 ).
Phaolo đã hăng say chiến đấu tìm cách chống bài trừ đức tin vào Chúa Giêsu như thế nào lúc khởi đầu, nhưng khi đã quay trở lại với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Phaolô lại cũng với nhiệt huyết đó hy sinh dấn thân chiến đấu vượt mọi khó khăn gian nan rao giảng bảo vệ đức tin Chúa Giêsu Kitô như thế. Và sau cùng Phaolô đã trả gía bằng chính mạng sống mình cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, như chính ngài đã viết về năng lượng cho động lực nhiệt huyết đó của mình: tình yêu. ( Thư gửi Giáo đoàn Roma (8,35-39).
Từ khi mở mắt chào đời Phaolo vào khoảng năm 10. ở Tarsus ( CV 22,3) cha mẹ đã đặt tên cho bằng tiếng Do Thái là Saulus. Nhưng sau biến cố ngã ngựa trên đường đi tìm kiếm lùng bắt những người theo đức tin vào Chúa Giêsu, Saulus đã không chỉ bị mù loà, nhưng ông còn quay trở lại với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, cùng dấn thân đi truyền giáo rao giảng làm chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Và từ đó ông tự đổi tên mình thành Paulus theo tiếng latinh.
” Đêm ấy Chúa đến bên ông Phao-lô và nói: “Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở Giê-ru-sa-lem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rô-ma nữa.” ( CV 23,11).
Vị tông đồ Phaolô là một người, một chiến sĩ không có vũ khí khác gì ngoài Tin mừng tình yêu vào Chúa Giêsu Kitô, và bầu nhiệt huyết đời sống của ngài cho tin mừng vào Chúa.
Trên sân cỏ trận đấu thể thao bóng đá các cầu thủ phải quan sát chạy liên tục, chiến đấu liên tục dùng nghệ thuật cùng sức lực đá chuyền, giành trái banh về cho đội mình, bảo vệ khung thành phần sân nhà mình, cùng tìm cách tấn công đá trái banh tung lưới khung thành của đội đối thủ. Dù có bị chèn ép ngã, bị thương đau, họ cũng phải đứng dậy cố gắng nỗ lực dấn thân từng giây phút trong trận đấu cho đến khi kết thúc.
Hình ảnh đó vị tông đồ Phaolô đã viết nhắn nhủ học trò Timotheo trong cuộc chiến đấu trên sân cỏ tinh thần đời sống làm chứng rao giảng đức tin vào Thiên Chúa, mà chính Phaolô đã trải qua:
“ Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh. Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi.Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện. ( Thư gửi Timotheo 5,8).
Thâm sâu hơn, tâm tình gương mẫu hơn, tưởng khó có thể được như thế!
Lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolô, ngày 29.06.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ở hai bên thềm bậc thang lối lên đền thờ Thánh Phero ở Vatican có hai tượng bằng đá to lớn khổng lồ: bên trái Thánh Phero Tông đồ với chiếc chìa khóa trên tay, và bên phải Thánh Phaolô Tông đồ với chiếc kiếm trên tay. Hai bức tượng nầy được xây dựng từ thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. năm 1847.
Hình ảnh hai bức tượng của hai vị Thánh tồng đồ này diễn tả sứ điệp đức tin vào Chúa Giêsu Kito thế nào?
Chiếc chìa khóa Phero
Thánh Tông đồ Phero xưa nay trong Giáo Hội được xưng tụng là vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo, mà biểu tượng cho ngài là chiếc chìa khóa trên tay, như thấy ở các hình tượng khắc vẽ về ngài.
Đền thờ Thánh Phero ở Vatican bên Roma là đền thờ mẹ của Giáo Hội Công Giáo, được xây trên ngôi mộ của Thánh Phero, nơi ngài khoảng giữa những năm 64 - 67. bị kết án đóng đinh ngược vào thập gía dưới thời hoàng đế Neron cấm đạo Công Giáo ở Roma.Thánh Tông đồ Phero bị đóng đinh ngược vào thập gía ( đầu nơi chân cây thập gía, chân tay trên đầu cây thập gía) là nguyện vọng mong muốn của ngài. Ngài cảm thấy mình bất xứng, nên không muốn được đóng đinh vào thập tự như Chúa Giêsu Kitô, là người đã tin tưởng trao quyền trách vụ cho mình đứng đầu các Tông đồ, và Giáo hội Chúa ở trần gian.
“Đức Giê-su nói với ông Simon: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.” ( Mt 16,17-19).
Thánh Phero tên thật cha mẹ đặt cho là Simon. Ông là công dân nước Do Thái sinh sống nghề chài lưới ở vùng biển hồ Galileo, miền Bắc nước Do Thái. Nhưng được Chúa Giêsu Kitô kêu gọi làm Môn đệ cùng đồng hành theo ngài suốt ba năm, và được Chúa Giêsu đặt cho tên mới là Phero, cùng trao cho sứ mạng là đội trưởng Tông đồ đoàn, trao quyền hành trọng trách tinh thần đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian, sau khi Chúa Giêsu trở về trời. Ngài là vị Gíao hoàng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh sử Gioan tường thuật về tên mới của Simon:” Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).( Ga 1,42).
Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. có suy tư về tên mới Phero ( Kepha): Chúa Giêsu thường không đổi tên của các Tông đồ mình, nhưng với Tông đồ Simon thì khác, ngài đổi tên ông Simon thành Keophas - Phero. Tên Phero theo tiếng Hylạp là Petros, tiếng latinh là Petrus (tảng đá). Tên gọi mới Petrus được diễn dịch không phải chỉ trong ý nghĩa chữ đen là “tảng đá”, nhưng mang ẩn chứa sứ mạng, mà Phero được Chúa Giêsu trao cho: là cột trụ nền tảng Giáo Hội Chúa ở trần gian!
Giáo phụ Origines (185 Alexandria- 254 Tyrus ) đã có suy tư về tảng đá Phero, mà Chúa Giêsu muốn xây dựng Giáo hội là nền tảng đức tin của Tông đồ Phero. Nền tảng đức tin đó củng cố đời sống Giáo Hội vượt qua mọi giai đoạn con đường lịch sử đời sống. Cho dù Giáo hội có trải qua những chao đảo sóng gío, những biến cố tiêu cực đen tối, Giáo hội Chúa không vì thế mà bị phá đổ suy tàn.
Thánh giáo phụ Augustino ( 354 - 430)có suy tư theo khía cạnh khác. Tảng đá Phero, trên nền tảng này Giáo hội được xây dựng, là chính Chúa Giesu Kitô. Như Thánh Phaolô đã gọi Chúa Giêsu Kitô là tảng đá nền tảng (1 cor 10,4).
Đức Giáo Hoàng Leo cả (400- 461) đã có suy tư về Phero ít theo khía cạnh luật pháp, nhưng nhiều hơn nghiêng về khía cạnh tâm linh tinh thần. Giáo hội xây dựng trên nền tảng Phero, với tuyên tín của Phero là vị giáo hoàng, như người đại diện mang sinh khí cho Giáo hội được sống động tồn tại.
Trên tay Thánh Giáo hoàng Phero có hai chiếc chìa khóa nơi hình vẽ cũng như nơi tượng khắc Thánh Phero. Chúa Giêsu trao cho Phero chìa khóa tháo mở và chìa khóa cầm buộc. Sau này theo truyền thống hai chiếc chìa khóa được vẽ mầu khác nhau: một mầu vàng và một mầu bạc.
Chiếc mầu bạc nói chỉ về đức tin của Thánh Phero, thể hiện qua lời tuyên tín của ngài nói với Chúa Giêsu: Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống! Cũng như chúng ta cũng tuyên xưng đức tin đó trong Giáo hội với Chúa Giêsu Kitô
Chiếc mầu vàng chỉ về ý nghĩa sự công chính và tình yêu, mà Thánh Phero cũng như các vị Giáo Hoàng kế tiếp luôn hằng loan báo trong cung cách sống mục vụ, cùng gìn giữ bảo vệ trong Giáo hội.
Trên sân cỏ thi đấu bóng đá, như đang diễn ra giải Euro 24, hai đội thi đấu ra sân, mỗi đội đều có một người đội trưởng với chiếc băng vải đeo ở cánh tay bên trái. Người đội trưởng được vị huấn luyện viên tin tưởng tuyển chọn trong đội trao cho nhiệm vụ thay mặt cho anh em toàn đội nói truyện với trọng tài, bênh vực cổ võ tinh thần anh em đồng đội, thay mặt huấn luyện viên ra dấu hiệu thay đổi đội hình thi đấu trên sân cỏ khi cần thiết, và khi đội có chiến thắng lãnh giải Cup, người đội trưởng thay mặt toàn đội được vinh dự nhận chiếc Cup.
Thánh Tông đồ Phero được Chúa Giêsu tuyển chọn làm đội trưởng các tông đồ, là tảng đá đầu Giáo hội Chúa ở trần gian với sứ vụ: “Rồi Chúa nói: “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”( Lc 22,31- 33).
Chúa Giêsu nói ba lần với Tông đồ Phero khi trao quyền đứng đầu Giáo hội : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” ( Ga 21, 17)
Tâm tình chan chứa lòng tin tưởng cùng tình người, tình thầy trò, tưởng không thể hơn được như thế!
Chiếc kiếm Phaolô
Thánh tông đồ Phaolô trong Giáo Hội Công Giáo được xưng tụng là vị Tông đồ cho dân ngoại. Nhưng hình tượng vẽ khắc tạc tượng thánh nhân ngoài cuốn sách phúc âm Chúa Giêsu, còn có chiếc kiếm trên tay nữa.
Hình ảnh chiếc kiếm trên tay một người, theo quan niệm dân gian xưa nay, diễn tả sự hùng mạnh của một vị tướng quân từng trải trong chiến tranh với nhiều chiến thắng vẻ vang. Nhưng Thánh tông đồ Phaolô không phải là người như thế. Hình ảnh Chiếc kiếm vẽ khắc thêm vào trên tay ông ẩn chứa ý nghĩa khác.
Từ Jerusalem Phaolô đã bôn ba vượt đường bộ, đi tầu biển đến khắp các nước vùng Tiểu Á Trung Đông trong đế quốc Roma, và sang tận thành Roma giảng đạo truyền bá tin mừng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Vào khoảng năm 64. thời hoàng đế Neron của Roma ra lệnh cấm đạo Công Giáo đức tin vào Chúa Giêsu Kitô rất gắt gao…Giáo hội cùng các tín hữu Chúa Kitô bị theo dõi, bị bắt, bị giam cầm kết án tử vì tin theo đạo Công Giáo. Vị Tông đồ Phaolo bị bắt giam trong tù ngục và bị kết án tử hình. Nhưng vì Phaolô là công dân Roma, nên không bị đóng đinh vào thập tự như Thánh Phero, mà bị chém đầu.Vì thế chiếc gươm được vẽ thêm vào hình tượng ông nhắc nhớ đến chuyện lịch sử cái chết của ông năm xưa vì đức tin Kitô giáo.
Thánh tông đồ Phaolo không là một binh sĩ, không là một sĩ quan chiến đấu ngoài trận địa. Nhưng đời ông là một người đi chiến đấu vì lý tưởng tinh thần tôn giáo đức tin vào Thiên Chúa. Sách Công vụ các Tông Đồ ghi thuật lại, Phalo có tên là Saulus, một người theo trường phái Phariseo Do Thái giáo, đã đầy nhiệt huyết đi tìm lùng bắt, phỉ báng, sát hại những người tin theo Chúa Giêsu Kitô thời kỳ Giáo hội Chúa ở trần gian mới thành lập sau khi Chúa Giêsu Kitô về trời. Saulus xác tín đức tin vào Chúa Giesu Kitô là lạc giáo, nên ông với tầm hiểu biết rộng rãi cùng nhiệt huyết đã tìm mọi phương cách chiến đấu chống lại.
Nhưng Chúa Giesu Kitô đã hiện ra cảm hóa Ông trên đường ông đi Damaskus tìm lùng bắt những người tin vào Chúa Giesu. Cú ngã ngựa trên đường đi khiến mắt ông không còn nhìn thấy gì bên ngoài nữa. Nhưng con mắt bên trong tâm hồn ông được khai sáng mở ra cho ông một tầm nhìn khác: Quay ngược trở lại tin vào Chúa Giêsu Kitô. Mạnh dạn ra đi chiến đấu làm chứng rao giảng tin mừng vào Chúa Giesu Kitô, chịu đựng mọi gian lao thử thách khốn cùng, sống chết với Giáo hội Chúa ở trần gian. ( CV 9,1-30 ).
Phaolo đã hăng say chiến đấu tìm cách chống bài trừ đức tin vào Chúa Giêsu như thế nào lúc khởi đầu, nhưng khi đã quay trở lại với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Phaolô lại cũng với nhiệt huyết đó hy sinh dấn thân chiến đấu vượt mọi khó khăn gian nan rao giảng bảo vệ đức tin Chúa Giêsu Kitô như thế. Và sau cùng Phaolô đã trả gía bằng chính mạng sống mình cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, như chính ngài đã viết về năng lượng cho động lực nhiệt huyết đó của mình: tình yêu. ( Thư gửi Giáo đoàn Roma (8,35-39).
Từ khi mở mắt chào đời Phaolo vào khoảng năm 10. ở Tarsus ( CV 22,3) cha mẹ đã đặt tên cho bằng tiếng Do Thái là Saulus. Nhưng sau biến cố ngã ngựa trên đường đi tìm kiếm lùng bắt những người theo đức tin vào Chúa Giêsu, Saulus đã không chỉ bị mù loà, nhưng ông còn quay trở lại với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, cùng dấn thân đi truyền giáo rao giảng làm chứng cho đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Và từ đó ông tự đổi tên mình thành Paulus theo tiếng latinh.
” Đêm ấy Chúa đến bên ông Phao-lô và nói: “Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho Thầy ở Giê-ru-sa-lem thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rô-ma nữa.” ( CV 23,11).
Vị tông đồ Phaolô là một người, một chiến sĩ không có vũ khí khác gì ngoài Tin mừng tình yêu vào Chúa Giêsu Kitô, và bầu nhiệt huyết đời sống của ngài cho tin mừng vào Chúa.
Trên sân cỏ trận đấu thể thao bóng đá các cầu thủ phải quan sát chạy liên tục, chiến đấu liên tục dùng nghệ thuật cùng sức lực đá chuyền, giành trái banh về cho đội mình, bảo vệ khung thành phần sân nhà mình, cùng tìm cách tấn công đá trái banh tung lưới khung thành của đội đối thủ. Dù có bị chèn ép ngã, bị thương đau, họ cũng phải đứng dậy cố gắng nỗ lực dấn thân từng giây phút trong trận đấu cho đến khi kết thúc.
Hình ảnh đó vị tông đồ Phaolô đã viết nhắn nhủ học trò Timotheo trong cuộc chiến đấu trên sân cỏ tinh thần đời sống làm chứng rao giảng đức tin vào Thiên Chúa, mà chính Phaolô đã trải qua:
“ Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh. Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi.Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện. ( Thư gửi Timotheo 5,8).
Thâm sâu hơn, tâm tình gương mẫu hơn, tưởng khó có thể được như thế!
Lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolô, ngày 29.06.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô
Đinh văn Tiến Hùng
23:09 27/06/2024
*THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ*
+TIN MỪNG
(c 13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói con Người là ai?” (c 14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (c 15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (c 16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (c 17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (c 18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (c 19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
+HAI CỘT TRỤ CỦA HỘI THÁNH
Khi đọc lại lịch sử của hai vị thánh Phêrô và Phaolô, nhân loại không khỏi ngạc nhiên vì hai con người này hai tính khí khác nhau, hai nền giáo dục khác nhau, nhưng đã bổ túc cho nhau khiến hai Đấng trở nên cột trụ vững chắc cho Giáo Hội của Chúa Kitô ở trần thế. Thánh Phêrô,vị tông đồ trưởng đã bộc trực thưa với Chúa Giêsu ba lần “ Ngài yêu mến Chúa”, nhưng sau đó lại chối Chúa ba lần. Còn thánh Phaolô, một con người bắt bớ Giáo Hội của Chúa, đã bị Chúa làm cho tan nát trên đường đi
+THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ NÊU GƯƠNG TÔNG ĐỒ +
Dù thánh Phêrô đã chối Chúa tới ba lần, dù trước đó Ngài đã cương quyết theo Thầy tới cùng, nhưng khi nghe Chúa loan báo cuộc thương khó Ngài phải chịu để cứu độ nhân loại, Phêrô không thể hiểu được Thầy mình, Ông đã cản ngăn đường Chúa đi, Chúa đã khiển trách Phêrô rất nặng lời, cho ông là Satan, ma quỉ. Nhưng Phêrô đã nhận ra con người của Chúa sau ba lần chối Thầy.
Phêrô cũng chỉ nhận ra tình yêu và lòng xót thương của Chúa sau những giọt nước mắt tang thương, ăn năn, sám hối.
Còn Phaolô chỉ nhận ra Chúa khi Ông hăm hở, lấc cấc, hăng say truy lùng, bắt bớ các môn đệ của Chúa. Ông chỉ hiểu được lòng tha thứ và tình thương của Chúa khi Ông ngã ngựa và đôi mắt bị mù lòa trên đường Đamas.
Hai thánh nhân đều ý thức việc quay trở lại với Chúa, đều cảm nghiệm tình thương xót hải hà của Chúa. Hai Ngài đã rất thực, sống hoàn toàn như mình nghĩ và cũng hồi sinh mau chóng khi hiểu được con người đầy xót thương của Chúa Giêsu. Nên, dù hai tính khí, hai nền giáo dục, hai khả năng, hai cách làm việc khác nhau, thánh Phêrô và thánh Phaolô đã bổ túc cho nhau để xây dựng Giáo Hội của Chúa vững chắc ở trần gian này.
Hai vị thánh tông đồ đã nêu gương sáng cho nhân loại, cho Hội Thánh, cho từng người về lòng nhiệt thành, sự can đảm và sự say mê truyền giáo của các Ngài.
Hai Ngài còn cho nhân loại thấy dù yếu hèn, dù tội lỗi, dù kém tài, Chúa vẫn luôn dùng tới nếu con người biết tin, cậy và quay trở về với Chúa. Mỗi một con người đều có chỗ đứng trong trái tim Chúa. Chúa thương yêu con người không chung chung, có lệ, nhưng Chúa gọi tên từng người một vì “Ta biết chiên và chiên biết Ta “.Chúa dùng mọi người, dùng mỗi người với tất cả những gì đang có, những khuyết điểm, những hạn hẹp của con người, Chúa xử dụng tất cả để làm phong phú, đa dạng và làm nổi bật quyền năng, uy dũng của Ngài.
Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô là lễ kính mầu nhiệm Hội Thánh đặt nền tảng trên các Ngài. “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày đại lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chính nhờ các Ngài, Hội Thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, xin cho Hội Thánh cũng luôn trng thành tuân giữ lời các Ngài giảng dậy”
Lm Giu-se Nguyễn hưng Lợi DCCT
+ Thánh Phêrô- Chúa chọn đứng đầu Giáo Hội
Simon, người anh em của Thánh Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá, đã có gia đình. Khi Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người, Thánh Phêrô đã được đặt tên mới là Kêpha, theo nghĩa Do Thái là Đá (từ đó dịch sang La ngữ là Petrus: Phêrô). Tên mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (x. Mt 16.13-20). Thánh Phêrô là người đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ của Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô là một trong ba môn đệ, nói đúng hơn trong ba tông đồ được Chúa ưu ái một cách đặc biệt hơn những tông đồ khác. Thánh nhân được Đức Giêsu cho tham dự vào hầu hết những biến cố quan trọng trong cuộc đời công khai của Chúa. Tính tình Phêrô nóng bỏng, bộc trực và đôi lúc hơi liều lĩnh.
Nói về Thánh Phêrô, người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời của ngài. Đó là việc ngài đã chối Chúa. Tuy nhiên, bên cạnh những cái không tốt đó, chúng ta lại thấy nơi Thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Đó là lòng quảng đại. Phúc Âm đã ghi thật rõ, vừa khi được Chúa gọi, Simon Phêrô nhanh nhẹn từ bỏ nhiều thứ mà về sau thánh nhân thưa với Chúa là con đã bỏ tất cả mọi sự mà theo Thầy. Bên cạnh lòng quảng đại, chúng ta còn thấy ở nơi Thánh Phêrô một đức tigắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Thánh Phêrô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Vào cuối đời, Thánh Phêrô đến sống ở Rôma là trung tâm của đế quốc La Mã. Tại đó, Thánh nhân đã làm cho nhiều người ngoại giáo trở lại. Khi cuộc bách hại các Kitô hữu xảy ra, họ đã nài xin Phêrô rời bỏ Rôma để thoát thân. Người ta nói rằng Thánh Phêrô đã thực sự ra đi; nhưng trên đường ngài đã gặp Đức Chúa Giêsu. Phêrô hỏi Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu vậy?” Đức Chúa Giêsu trả lời: “Ta đến để chịu đóng đinh thêm một lần nữa!” Sau đó, Phêrô quay trở lại. Thánh Phêrô chịu tử đạo trên đồi Vatican khoảng năm 64 - 67.
+ Hỡi Simon- Phê-rô con là đá !
Trên đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời,
Để đứng đầu lèo lái thuyền Giáo Hội,
Ta đã chọn con trong sổ loài người.
Chúa đã biết con là người tội lỗi,
Vẫn tin tưởng và yêu mến thiết tha,
Vì khiếp sợ đã chối Chúa ba lần,
Bỏ chài lưới đưa linh hồn theo Chúa.
“ Lạy Thầy ! Bỏ Thầy con biết theo ai?
Vì chính Thầy ban sự sống đời đời.”
Con quyết tâm từ đây đi theo Chúa.
Và xin đem yêu thương cho mọi người,
Con khách bộ hành trên đường lữ thứ,
Theo gương Chúa lòng cảm mến tri ân,
Dù đời con đã sa ngã bao lần,
Chúa vẫn chọn con trong mười hai đệ tử.
Lạy Thánh Phê-rô cao trọng quyền thế !
Hiên ngang tử đạo niềm tin vững vàng,
Xin cho con tuân Thánh ý Chúa truyền,
Theo Chúa đem linh hồn cho Giáo Hội
+ Cuôc đời Thánh Phaolô và sự trở lại
• Thánh Phaolô tông đồ, vị tông đồ cột trụ của Giáo hội sơ khai và vẫn còn là tông đồ nòng cốt của Giáo hội cho đến cùng. Tuy nhiên, Ngài là vị tông đồ không thuộc nhóm mười hai. Trái lại, Ngài còn có một quá khứ bách hại đạo Chúa nữa. Bởi đó càng nhớ ơn Ngài bao nhiêu, chúng ta càng thấy biến cố xoay đổi vị tông đồ cả quan trọng bấy nhiêu.
Chúng ta hãy nghe chính vị tông đồ nói về cuộc trở lại của mình: - "Tôi là người Do thái, sinh tại Tarsô, xứ Cilieia, đã được nuôi nấng trong thành này (tức Giêrusalem) đã thụ giáo dưới chân Gamaliel, rập theo khuôn phép nhiệm nhặt của lề luật cha ông, nhiệt tâm thờ phượng Thiên Chúa cũng như các ông hết ngày hôm nay. Tôi đã bắt bớ đạo này, đến chết chóc cũng không từ, xiềng xích đã được các thượng tế cho cầm trát để thông tri cho đồng bào mà lên đường đi Damas, để bắt trói những người Kitô hữu ở đó và giải về Giêrusalem để trừng trị.
Số là dọc đường khi tới gần Đamas, thì vào lối giữa trưa thình lình tự trời, một ánh sáng chói lòa lóe rạng bao phủ lấy tôi, tôi ngã xuống nền đất, và nghe có tiếng nói với tôi: - Saulê, Saulê tại sao ngươi bắt bớ ta?
Tôi hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai?". Và Ngài nói cùng tôi: "Ta là Giêsu Nazarét.
Và ngay giờ ấy tôi đã được thấy lại.
Ông lại nói: - Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã tiền định cho anh được biết thánh ý Ngài, được thấy đấng công chính và nghe tiếng phát xuất tự miệng Ngài, vì anh sẽ là chứng tá cho Ngài trước mặt mọi người về điều anh đã thấy đã nghe. Và bây giờ sao còn lần lựa? Hãy chỗi dậy chịu thanh tẩy và chịu rửa mình cho sạch các tội của anh, miệng kêu khấn danh Ngài.
Xẩy ra là khi tôi về Giêrusalem, và cầu nguyện trong đền thờ, tôi đã được ngất trí, và được thấy Ngài phán bảo tôi: - Hãy mau ra khỏi Giêrusalem, vì chúng sẽ không đón nhận chứng của người về ta.
Tôi mới nói: - Lạy Chúa, họ biết lắm: chính tôi đã bỏ tù và đánh đòn khắp các hội đường những kẻ tin vào Chúa, và khi người ta đổ máu Stêphanô, chứng tá của Người, thì chính tôi đã có mặt và tán đồng, cùng canh giữ áo choàng cho những kẻ giết anh ấy.
Nhưng Ngài phán bảo: - Hãy đi, vì Ta sai ngươi đi xa, đến với dân ngoại (Cv 22-23) Những tường thuật này cho thấy kinh nghiệm trên đường Đamas không chỉ nơi cuộc trở lại của Phaolô mà còn ấn định những tư chất cá nhân trong đức tin và Tin Mừng của vị tông đồ. Tất cả đều tập chú vào Chúa Giêsu là đấng đã sống lại mà vẫn sống trong Giáo hội Người. Kinh nghiệm Đamas còn bao hàm sứ mệnh trao cho Phaolô rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, một sứ mệnh thiết định tính cách phổ quát của Tin Mừng mà có lẽ Phaolô chưa nhận thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy quan niệm về sự kêu gọi và sự chọn lựa do Thiên Chúa thực hiện.
+ Trên đường Damas bắt người Ki-tô giáo,
Phao-lô ngã ngựa luồng sáng chói lòa,
“ Saulê ! Saulê ! Sao người theo bắt Ta? “
Tiếng vang lên Đấng Linh Thiêng truyền lệnh,
Phao-lô hỏi: “ Thưa Ngài là ai thế?
“ Ta là Jesus ngươi mà đang đi tìm.”
“ Vậy thưa Ngài giờ tôi phải làm gì? “
“ Hãy chỗi dậy ! Vào thành ngươi sẽ rõ. “
Từ đó Phao-lô thống hối trở lại,
Gieo rắc Tin Mừng đi khắp muôn nơi,
Là cột trụ tiên khởi của Giáo đoàn.
Và trở thành Tông đồ dân ngoại.
Giáo Hội vững bền hai mươi thế kỷ,
Hai Vị Thánh đưa Giáo Hội lên cao,
Thánh Phê-rô – Phao-lô thật quyền thế,
Muôn ngàn đời sáng chói Hai Vì Sao !
Lạy Thánh Phao-lô Ngài quyêt tâm trở lại,
Xin giúp con cuộc sống mới hồi sinh,
Yêu tha nhân và luôn biết quên mình.
Dù bao năm đắm chìm trong tội lỗi.
+Lời nguyện
Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa đã sai hai thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ đến giảng dạy cho Hội Thánh những điều căn bản của đức tin. Lời nguyện nhập lễ Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa đã sai hai thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ đến giảng dạy cho Hội Thánh những điều căn bản của đức tin. Xin nhận lời các ngài cầu thay nguyện giúp mà thương tình nâng đỡ và ban cho chúng con vững vàng tiến bước trên con đường cứu độ.
+TIN MỪNG
(c 13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói con Người là ai?” (c 14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (c 15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (c 16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (c 17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (c 18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (c 19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
+HAI CỘT TRỤ CỦA HỘI THÁNH
Khi đọc lại lịch sử của hai vị thánh Phêrô và Phaolô, nhân loại không khỏi ngạc nhiên vì hai con người này hai tính khí khác nhau, hai nền giáo dục khác nhau, nhưng đã bổ túc cho nhau khiến hai Đấng trở nên cột trụ vững chắc cho Giáo Hội của Chúa Kitô ở trần thế. Thánh Phêrô,vị tông đồ trưởng đã bộc trực thưa với Chúa Giêsu ba lần “ Ngài yêu mến Chúa”, nhưng sau đó lại chối Chúa ba lần. Còn thánh Phaolô, một con người bắt bớ Giáo Hội của Chúa, đã bị Chúa làm cho tan nát trên đường đi
+THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ NÊU GƯƠNG TÔNG ĐỒ +
Dù thánh Phêrô đã chối Chúa tới ba lần, dù trước đó Ngài đã cương quyết theo Thầy tới cùng, nhưng khi nghe Chúa loan báo cuộc thương khó Ngài phải chịu để cứu độ nhân loại, Phêrô không thể hiểu được Thầy mình, Ông đã cản ngăn đường Chúa đi, Chúa đã khiển trách Phêrô rất nặng lời, cho ông là Satan, ma quỉ. Nhưng Phêrô đã nhận ra con người của Chúa sau ba lần chối Thầy.
Phêrô cũng chỉ nhận ra tình yêu và lòng xót thương của Chúa sau những giọt nước mắt tang thương, ăn năn, sám hối.
Còn Phaolô chỉ nhận ra Chúa khi Ông hăm hở, lấc cấc, hăng say truy lùng, bắt bớ các môn đệ của Chúa. Ông chỉ hiểu được lòng tha thứ và tình thương của Chúa khi Ông ngã ngựa và đôi mắt bị mù lòa trên đường Đamas.
Hai thánh nhân đều ý thức việc quay trở lại với Chúa, đều cảm nghiệm tình thương xót hải hà của Chúa. Hai Ngài đã rất thực, sống hoàn toàn như mình nghĩ và cũng hồi sinh mau chóng khi hiểu được con người đầy xót thương của Chúa Giêsu. Nên, dù hai tính khí, hai nền giáo dục, hai khả năng, hai cách làm việc khác nhau, thánh Phêrô và thánh Phaolô đã bổ túc cho nhau để xây dựng Giáo Hội của Chúa vững chắc ở trần gian này.
Hai vị thánh tông đồ đã nêu gương sáng cho nhân loại, cho Hội Thánh, cho từng người về lòng nhiệt thành, sự can đảm và sự say mê truyền giáo của các Ngài.
Hai Ngài còn cho nhân loại thấy dù yếu hèn, dù tội lỗi, dù kém tài, Chúa vẫn luôn dùng tới nếu con người biết tin, cậy và quay trở về với Chúa. Mỗi một con người đều có chỗ đứng trong trái tim Chúa. Chúa thương yêu con người không chung chung, có lệ, nhưng Chúa gọi tên từng người một vì “Ta biết chiên và chiên biết Ta “.Chúa dùng mọi người, dùng mỗi người với tất cả những gì đang có, những khuyết điểm, những hạn hẹp của con người, Chúa xử dụng tất cả để làm phong phú, đa dạng và làm nổi bật quyền năng, uy dũng của Ngài.
Lễ hai thánh Phêrô và Phaolô là lễ kính mầu nhiệm Hội Thánh đặt nền tảng trên các Ngài. “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày đại lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chính nhờ các Ngài, Hội Thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, xin cho Hội Thánh cũng luôn trng thành tuân giữ lời các Ngài giảng dậy”
Lm Giu-se Nguyễn hưng Lợi DCCT
+ Thánh Phêrô- Chúa chọn đứng đầu Giáo Hội
Simon, người anh em của Thánh Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá, đã có gia đình. Khi Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người, Thánh Phêrô đã được đặt tên mới là Kêpha, theo nghĩa Do Thái là Đá (từ đó dịch sang La ngữ là Petrus: Phêrô). Tên mới này nói lên sứ vụ trong tương lai của ông (x. Mt 16.13-20). Thánh Phêrô là người đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ của Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô là một trong ba môn đệ, nói đúng hơn trong ba tông đồ được Chúa ưu ái một cách đặc biệt hơn những tông đồ khác. Thánh nhân được Đức Giêsu cho tham dự vào hầu hết những biến cố quan trọng trong cuộc đời công khai của Chúa. Tính tình Phêrô nóng bỏng, bộc trực và đôi lúc hơi liều lĩnh.
Nói về Thánh Phêrô, người ta không thể không nhắc đến cái vết thật đen trong cuộc đời của ngài. Đó là việc ngài đã chối Chúa. Tuy nhiên, bên cạnh những cái không tốt đó, chúng ta lại thấy nơi Thánh Phêrô có nhiều đức tính đáng nể phục. Đó là lòng quảng đại. Phúc Âm đã ghi thật rõ, vừa khi được Chúa gọi, Simon Phêrô nhanh nhẹn từ bỏ nhiều thứ mà về sau thánh nhân thưa với Chúa là con đã bỏ tất cả mọi sự mà theo Thầy. Bên cạnh lòng quảng đại, chúng ta còn thấy ở nơi Thánh Phêrô một đức tigắn bó keo sơn với Chúa: "Lạy thầy, bỏ thầy chúng con biết theo ai vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”.
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Thánh Phêrô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Vào cuối đời, Thánh Phêrô đến sống ở Rôma là trung tâm của đế quốc La Mã. Tại đó, Thánh nhân đã làm cho nhiều người ngoại giáo trở lại. Khi cuộc bách hại các Kitô hữu xảy ra, họ đã nài xin Phêrô rời bỏ Rôma để thoát thân. Người ta nói rằng Thánh Phêrô đã thực sự ra đi; nhưng trên đường ngài đã gặp Đức Chúa Giêsu. Phêrô hỏi Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu vậy?” Đức Chúa Giêsu trả lời: “Ta đến để chịu đóng đinh thêm một lần nữa!” Sau đó, Phêrô quay trở lại. Thánh Phêrô chịu tử đạo trên đồi Vatican khoảng năm 64 - 67.
+ Hỡi Simon- Phê-rô con là đá !
Trên đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời,
Để đứng đầu lèo lái thuyền Giáo Hội,
Ta đã chọn con trong sổ loài người.
Chúa đã biết con là người tội lỗi,
Vẫn tin tưởng và yêu mến thiết tha,
Vì khiếp sợ đã chối Chúa ba lần,
Bỏ chài lưới đưa linh hồn theo Chúa.
“ Lạy Thầy ! Bỏ Thầy con biết theo ai?
Vì chính Thầy ban sự sống đời đời.”
Con quyết tâm từ đây đi theo Chúa.
Và xin đem yêu thương cho mọi người,
Con khách bộ hành trên đường lữ thứ,
Theo gương Chúa lòng cảm mến tri ân,
Dù đời con đã sa ngã bao lần,
Chúa vẫn chọn con trong mười hai đệ tử.
Lạy Thánh Phê-rô cao trọng quyền thế !
Hiên ngang tử đạo niềm tin vững vàng,
Xin cho con tuân Thánh ý Chúa truyền,
Theo Chúa đem linh hồn cho Giáo Hội
+ Cuôc đời Thánh Phaolô và sự trở lại
• Thánh Phaolô tông đồ, vị tông đồ cột trụ của Giáo hội sơ khai và vẫn còn là tông đồ nòng cốt của Giáo hội cho đến cùng. Tuy nhiên, Ngài là vị tông đồ không thuộc nhóm mười hai. Trái lại, Ngài còn có một quá khứ bách hại đạo Chúa nữa. Bởi đó càng nhớ ơn Ngài bao nhiêu, chúng ta càng thấy biến cố xoay đổi vị tông đồ cả quan trọng bấy nhiêu.
Chúng ta hãy nghe chính vị tông đồ nói về cuộc trở lại của mình: - "Tôi là người Do thái, sinh tại Tarsô, xứ Cilieia, đã được nuôi nấng trong thành này (tức Giêrusalem) đã thụ giáo dưới chân Gamaliel, rập theo khuôn phép nhiệm nhặt của lề luật cha ông, nhiệt tâm thờ phượng Thiên Chúa cũng như các ông hết ngày hôm nay. Tôi đã bắt bớ đạo này, đến chết chóc cũng không từ, xiềng xích đã được các thượng tế cho cầm trát để thông tri cho đồng bào mà lên đường đi Damas, để bắt trói những người Kitô hữu ở đó và giải về Giêrusalem để trừng trị.
Số là dọc đường khi tới gần Đamas, thì vào lối giữa trưa thình lình tự trời, một ánh sáng chói lòa lóe rạng bao phủ lấy tôi, tôi ngã xuống nền đất, và nghe có tiếng nói với tôi: - Saulê, Saulê tại sao ngươi bắt bớ ta?
Tôi hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai?". Và Ngài nói cùng tôi: "Ta là Giêsu Nazarét.
Và ngay giờ ấy tôi đã được thấy lại.
Ông lại nói: - Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã tiền định cho anh được biết thánh ý Ngài, được thấy đấng công chính và nghe tiếng phát xuất tự miệng Ngài, vì anh sẽ là chứng tá cho Ngài trước mặt mọi người về điều anh đã thấy đã nghe. Và bây giờ sao còn lần lựa? Hãy chỗi dậy chịu thanh tẩy và chịu rửa mình cho sạch các tội của anh, miệng kêu khấn danh Ngài.
Xẩy ra là khi tôi về Giêrusalem, và cầu nguyện trong đền thờ, tôi đã được ngất trí, và được thấy Ngài phán bảo tôi: - Hãy mau ra khỏi Giêrusalem, vì chúng sẽ không đón nhận chứng của người về ta.
Tôi mới nói: - Lạy Chúa, họ biết lắm: chính tôi đã bỏ tù và đánh đòn khắp các hội đường những kẻ tin vào Chúa, và khi người ta đổ máu Stêphanô, chứng tá của Người, thì chính tôi đã có mặt và tán đồng, cùng canh giữ áo choàng cho những kẻ giết anh ấy.
Nhưng Ngài phán bảo: - Hãy đi, vì Ta sai ngươi đi xa, đến với dân ngoại (Cv 22-23) Những tường thuật này cho thấy kinh nghiệm trên đường Đamas không chỉ nơi cuộc trở lại của Phaolô mà còn ấn định những tư chất cá nhân trong đức tin và Tin Mừng của vị tông đồ. Tất cả đều tập chú vào Chúa Giêsu là đấng đã sống lại mà vẫn sống trong Giáo hội Người. Kinh nghiệm Đamas còn bao hàm sứ mệnh trao cho Phaolô rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, một sứ mệnh thiết định tính cách phổ quát của Tin Mừng mà có lẽ Phaolô chưa nhận thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy quan niệm về sự kêu gọi và sự chọn lựa do Thiên Chúa thực hiện.
+ Trên đường Damas bắt người Ki-tô giáo,
Phao-lô ngã ngựa luồng sáng chói lòa,
“ Saulê ! Saulê ! Sao người theo bắt Ta? “
Tiếng vang lên Đấng Linh Thiêng truyền lệnh,
Phao-lô hỏi: “ Thưa Ngài là ai thế?
“ Ta là Jesus ngươi mà đang đi tìm.”
“ Vậy thưa Ngài giờ tôi phải làm gì? “
“ Hãy chỗi dậy ! Vào thành ngươi sẽ rõ. “
Từ đó Phao-lô thống hối trở lại,
Gieo rắc Tin Mừng đi khắp muôn nơi,
Là cột trụ tiên khởi của Giáo đoàn.
Và trở thành Tông đồ dân ngoại.
Giáo Hội vững bền hai mươi thế kỷ,
Hai Vị Thánh đưa Giáo Hội lên cao,
Thánh Phê-rô – Phao-lô thật quyền thế,
Muôn ngàn đời sáng chói Hai Vì Sao !
Lạy Thánh Phao-lô Ngài quyêt tâm trở lại,
Xin giúp con cuộc sống mới hồi sinh,
Yêu tha nhân và luôn biết quên mình.
Dù bao năm đắm chìm trong tội lỗi.
+Lời nguyện
Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa đã sai hai thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ đến giảng dạy cho Hội Thánh những điều căn bản của đức tin. Lời nguyện nhập lễ Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa đã sai hai thánh Phê-rô và thánh Phao-lô tông đồ đến giảng dạy cho Hội Thánh những điều căn bản của đức tin. Xin nhận lời các ngài cầu thay nguyện giúp mà thương tình nâng đỡ và ban cho chúng con vững vàng tiến bước trên con đường cứu độ.
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ 20, Phần hai: TÍN NGƯỠNG VÀ VĂN HÓA, Gerard Manley Hopkins
Vũ Văn An
17:24 27/06/2024
Chương 9: Sự tươi mát sâu thẳm của sự vật: Cuộc phục hưng văn học Công Giáo, tiếp theo
Gerard Manley Hopkins
Sự an ủi hóa thành thối rữa
Không, hỡi niềm an ủi hóa thành thối rữa, hỡi Tuyệt vọng, ta sẽ không ăn mừng ngươi;
Không tháo – dù chúng có thể lỏng lẻo - những sợi cuối cùng này của con người
Ở trong ta hay, vì quá mệt mỏi, ta không thể khóc nữa. Tacó thể;
Có thể mong muốn một ngày nào một điều gì đó, hy vọng, sẽ đến, không chọn không hiện hữu.
Nhưng ôi, nhưng ôi ngươi thật kinh khủng, tại sao ngươi lại thô lỗ với ta
Ngươi vặn-thế giới đá chân phải? đặt một bàn tay sư tử chống lại ta? quét
Với đôi mắt ngấu nghiến những khúc xương thâm tím của ta? và quạt,
Ôi trong nhiều cơn bão tố, ta chất đống ở đó; ta điên cuồng để tránh ngươi và chạy trốn?
Tại sao? Trấu của ta có thể bay; hạt thóc của ta nằm lại, tuyệt đối và rõ ràng.
Không, trong tất cả những cực nhọc đó, thăng trầm đó, vì (dường như) ta đã hôn cây roi,
Này tay đúng hơn, tim ta! quấn đầy sức mạnh, cướp được niềm vui, sẽ cười, hân hoan.
Cổ vũ ai đây? người anh hùng xử lý truyện trời đã ném ta, chân giẫm đạp
Ta? hay ta đã chiến đấu với Người? Ô ai đây? là mỗi người? Đêm đó, năm đó
Giờ đây bóng tối để qua một bên, ta [hiểu] ta khốn khổ vật lộn với Thiên Chúa của ta (lạy Chúa!).71
Mặc dù Gerard Manley Hopkins sống và chết trong thế kỷ 19 (1844–1889), tác phẩm của ông không được xuất bản cho đến khi Robert Bridges, một người bạn từ những ngày còn ở Oxford và sau này là nhà thơ người Anh đoạt giải, đã công bố chúng từng giai đoạn từ 1889 đến 1916. Đời sống văn học của Hopkins là một hiện tượng của thế kỷ hai mươi. Ông là một người trở lại đạo và chịu nhiều ảnh hưởng của Newman, có lúc, từng tìm cách nhận được một chức vụ giảng dạy trong một trường học do dòng Oratory điều hành. Sau đó, ông trở thành một tu sĩ Dòng Tên. Hopkins cũng là một trong những nhà thơ Anh đầu tiên thử nghiệm những thể thơ mới mà sau vài lần đọc, dường như có liên hệ mật thiết với những thử thách nội tâm mà ông đã trải qua. “Carrion Comfort”, một trong những bài được gọi là “thơ trữ tình [sonnet] khủng khiếp” mà ông sáng tác trong thời kỳ bị cô lập ở Ái Nhĩ Lan, cho thấy khá rõ ràng cả cuộc đấu tranh lẫn sự thừa nhận thẳng thắn rằng, giống như Giacóp vật lộn với thiên thần, Hopkins đang vật lộn với chính Thiên Chúa.
Tất nhiên, đây là một chủ đề phổ biến trong văn học Công Giáo và Kinh thánh. Không giống như những gì được thấy trong Chesterton và Belloc hiện hành trong văn học Công Giáo Anh, cảm giác đau khổ tột cùng không bao giờ xa vời nơi Hopkins. Thật vậy, đôi khi ông nói thẳng với Thiên Chúa rằng ông không biết mình có thể bị đối xử tệ hơn như thế nào nếu Thiên Chúa là kẻ thù của ông, mặc dù ông biết Chúa rất công bằng. Phần cuối của bài thơ trữ tình sau đây là một trong những phần sâu sắc nhất—và khủng khiếp—trong thi ca hiện đại:
Justus quidem tu es, Domine, si disputem tecum: verumtamen justa loquar ad te: Quare via impiorum prosperatur; bene est omnibus qui praevaricantur et inique agunt? v.v. (Grm. 12:1) [Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài quả là chính trực, con đâu dám tranh luận với Ngài, nhưng chỉ xin thưa về một vài phán quyết: Tại sao kẻ gian ác thịnh đạt trên đường đời, tại sao mọi quân phản bội cứ bình an vô sự?]
Chúa thực sự công bằng, lạy Chúa, nếu con tranh luận
Với Ngài; nhưng, thưa Ngài, vì vậy những gì con cầu xin là chính đáng.
Tại sao con đường của kẻ tội lỗi thịnh vượng? và tại sao
Mọi cố gắng của con phải kết thúc trong Thất vọng?
Ngài có phải là kẻ thù của con, Ôi Ngài bạn hữu của con,
Con tự hỏi làm thế nào ngài có thể tệ hơn Ngài hiện nay
Đánh bại, cản trở con? Ôi, những bọn bí tỉ và tôi đòi dục vọng
Trong những giờ rảnh rỗi, vẫn phát đạt hơn con kẻ dành thời gian,
Thưa ngài, cuộc sống tùy thuộc chính nghĩa Ngài. Hãy xem, bờ và bụi
Bây giờ, lá dày xiết bao! dây nhợ lại mọc trở lại
Với mùi ngò chằng chịt, hãy nhìn, và gió mát lay động
Chúng; chim xây—nhưng con không xây; không, nhưng căng thẳng,
Thời gian là hoạn quan, và không tạo ra một tác phẩm đánh thức.
Của con, Ôi lạy chúa tể sự sống, hãy gửi mưa cho các rễ của con. (72)
Phù hợp với nhiều nền văn hóa phi Công Giáo hiện đại, các nhà phê bình văn học thường để mình rơi vào cơn cám dỗ muốn nhấn mạnh tới bệnh học tâm lý [psychopathology], thậm chí có lẽ cả các cuộc đấu tranh đồng tính luyến ái, nơi Hopkins (có bằng chứng mâu thuẫn về vấn đề thứ hai vì các tác phẩm của Hopkins cho thấy rõ ràng sự lôi cuốn đối với phụ nữ, ít cảm xúc nhất định đối với nam giới). Điều rõ ràng là ông đã trải qua những đêm tối tâm hồn khá bão táp.
Điều cũng rõ ràng là ông đã có những trải nghiệm mà ông gọi là “inscape” [hướng nội?], một thuật ngữ mà ông vay mượn từ nhà tư tưởng thời trung cổ Duns Scotus, nhờ đó ông được thiên nhiên hoặc Thiên Chúa đánh động. Có lẽ nỗ lực thi ca thành công nhất của ông để ghi lại một trải nghiệm như vậy là như sau:
Chim cắt [windhover]:
Kính dâng Chúa Kitô Chúa chúng ta
Tôi đã bắt gặp con chim yêu qúi buổi mai, hoàng thái tử của vương quốc ánh sáng ban ngày, Chim ưng được bình minh lãng đãng mây trắng xám lôi cuốn, đang bay lượn
Một cách lắc lư dưới nó là không khí ổn định và cứ thế sải bước
Trên cao kia, nó lượn vòng quanh trên dây cương của một đôi cánh lăn tăn như khăn trùm đầu tu nữ
Trong sự ngây ngất xiết bao! Rồi vút đi, vút đi như trên một xích đu,
Khi gót chân của một người trượt băng lướt nhẹ nhàng trên một khúc rẽ rạp mình: phóng và lượn
Đẩy lui cả gió lớn. Trái tim tôi chùng xuống
Bị xúc động đối với con chim, - đạt được việc làm chủ sự vật!
Vẻ đẹp và dũng cảm và hành động thú vật, ồ, không khí, niềm tự hào, lông vũ, ở đây
Hòa hợp! Và ngọn lửa bùng lên từ Ngài lúc đó, một tỷ
Lần được nói là đáng yêu hơn, nguy hiểm hơn, Hỡi hiệp sĩ của con!
Không có gì lạ cả: chỉ là bước cần cù đẩy chiếc cày xuống những luống đất
Tỏa sáng, và các than hồng xanh ảm đạm, thưa đấng yêu qúi,
Rơi xuống, tự làm sầy da, và để lộ một đường son vàng lóng lánh. (73)
Cách nhấn giọng kỳ lạ trong bài thơ này và những bài trước đó nhằm giúp hiểu được nhịp điệu của các dòng. Hopkins thường sáng tác trong những cuộc tản bộ dài, và ông cố gắng cho thấy, qua các phương tiện in ấn này, một số hiệu ứng âm thanh mà rất có thể ông đã nghe thấy ở trong tâm trí. Trong trường hợp này, sự độc đáo của nhịp điệu và của cảnh quan kết hợp với nhau để tạo ra một trải nghiệm văn học mạnh mẽ, thực như thế. Và không chỉ người Công Giáo chú ý. Hopkins trở thành nhà thơ Công Giáo lớn đầu tiên kể từ Alexander Pope trong thế kỷ 18 bước vào qui điển thơ Anh.
Pope chỉ là người Công Giáo trên danh nghĩa, Hopkins là người có bản chất Công Giáo. Và một thước đo khác của sự vĩ đại của ông là ông tiến vào thế giới văn học Anh bất chấp những trở ngại tôn giáo đáng kể. Trước sự kiện này, điều xem ra cực kỳ vô lý khi dự đoán rằng một người tân tòng Anh trở thành tu sĩ Dòng Tên, và được linh đạo Inhaxiô và Duns Scotus đào tạo, sẽ trở thành một nhà thơ Anh lớn hiện đại. Nhưng một cách khác, chỉ nguyên sự khác biệt về sự nhạy cảm của Hopkins so với sự nhạy cảm của các nhà thơ cùng thời với ông và cả thế kỷ XX đã mang lại cho ông một điều gì đó đặc biệt để làm việc. Và rồi những năng khiếu ngôn từ hiển nhiên của ông, vốn cố gắng đạt được những hiểu biết xa lạ về thế giới và cuộc sống, và là những điều không thuộc thế giới văn học vào thời của ông, đã kết hợp với nhau để tạo ra một điều gì đó phi thường và mới mẻ, cho dù tác phẩm cũng chứa đựng cả các yếu tố vừa truyền thống vừa làm người ta khiếp đảm.
Độc giả bắt gặp Hopkins trong các tuyển tập thường sẽ chỉ thấy tác phẩm thể hiện những điểm đặc thù này. Tuy nhiên, điều hữu ích là lưu ý rằng trong giai đoạn đầu của cuộc đời, Hopkins có thể viết thơ khá theo qui ước về cả chất liệu lẫn hình thức. Thí dụ: “The Habit of Perfection” [Thói quen hoàn thiện] dường như nói về những chủ đề điển hình của ơn gọi tôn giáo ẩn dật và mô tả những chủ đề đó bằng những vần thơ hoàn hảo và cân bằng, nhưng không có các pháo bông thiêng liêng và ngôn từ mà ông đã đặt ra sau đó: “Sự im lặng được tuyển chọn, hát cho tôi nghe / Và đập vào toàn bộ tai tôi / Hãy đưa tôi đến đồng cỏ tĩnh lặng và trở thành / Thứ âm nhạc mà tôi muốn nghe.” Và cứ tiếp tục như vậy cho sáu khổ thơ được trau chuốt kỹ lưỡng hơn. (74) Có thể dễ dàng chế giễu loại thơ “Công Giáo” này nếu Hopkins không tạo ra thứ gì khác. Tuy nhiên, ngay cả những bài thơ đầu tiên này cũng có sức hấp dẫn của chúng, và - nếu không có gì khác – điều hoàn toàn rõ ràng là Hopkins có thể viết một tác phẩm đúng về mặt hình thức nhưng tương đối tẻ nhạt như thế khi ông muốn. Một số điều chỉ đơn giản đến với nhau trong cuộc đời ông đã đưa ông vào vùng nước văn học và linh đạo sâu sắc.
Từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta biết rằng Hopkins cảm thấy có một sự căng thẳng nào đó giữa ơn gọi linh mục và thiên chức làm thơ của mình, một sự căng thẳng đôi khi khiến ông ngừng viết hoặc thậm chí đốt các bản thảo. Vào tháng 12 năm 1875, năm nữ tu từng bị trục xuất khỏi Đức trong thời kỳ Kulturkampf của Bismarck chống lại Công Giáo đã chết khi Deutschland, một con tàu chở khách của Đức, bị chìm trong một cơn bão ở cửa sông Thames. Bề trên dòng Tên của Hopkins đã yêu cầu ông viết một bài thơ về sự kiện này và ông đã đồng ý viết. “The Wreck of the Deutschland” [Đắm tầu Deutschland ]là kết quả, và mặc dù nó không phải là một bài thơ được mọi người đánh giá cao, nhưng chắc chắn nó cho thấy sự hội tụ mới giữa tôn giáo và thơ ca theo cách mang lại sự tươi mới cho cả hai. Trong hầu hết các ấn bản thơ của Hopkins, có ít hơn bảy mươi lăm trang từ dòng đầu tiên của “The Wreck of the Deutschland” đến những dòng cuối cùng được ông viết. Nhưng số trang ít ỏi đó chứa đựng tất cả thơ ca làm nền tảng cho danh tiếng của Hopkins trong tư cách nhà thơ lớn của Anh.
Đoạn mở đầu của “The Wreck of the Deutschland” ngay lập tức nói bằng một giọng nói mới, một giọng nói chứa đựng nhịp điệu căng thẳng và sự kết hợp từ ngữ phi thường của Hopkins ở âm vực cao nhất của ông:
Ngài làm chủ con
Lạy Thiên Chúa! Đấng ban hơi thở và bánh mì;
Sợi dây của thế giới, sự lắc lư của biển cả;
Chúa tể của người sống và người chết;
Chúa đã buộc xương và mạch trong con, thắt chặt xác thịt con,
Và sau khi gần như tháo bỏ nó, thật đáng sợ,
Việc làm của Chúa: và Chúa có đánh động con một lần nữa không?
Con lại một lần nữa cảm thấy ngón tay của Chúa và tìm thấy Chúa. (75)
Trong cách cầu khẩn thi ca bất thường này, Hopkins ở đây rời khỏi thể thơ tiêu chuẩn của thế kỷ 19 mà phần lớn ông đã sử dụng cho đến thời điểm này cho một điều được ông mô tả là “nhịp điệu bừng nở” [sprung rhythm], một loạt các âm tiết và khuôn mẫu câu thơ thay đổi, không phải là thơ tự do — như chúng thường được mô tả một cách nhầm lẫn—, nhưng là những hình thức thử nghiệm cũng sử dụng các kiểu điệp âm [alliteration] chỉ được tìm thấy trong thơ cổ Anglo-Saxon và xứ Wales. Hopkins đã suy nghĩ về những câu hỏi kỹ thuật này trong một số bản văn. (76) Có vẻ như những vấn đề kỹ thuật này ít liên quan đến tính Công Giáo của Hopkins, nhưng trên thực tế, thơ Công Giáo phải tìm đường đạt được những quan tâm thẩm mỹ cao nhất. Nếu không có những phẩm chất văn học hạng nhất, sẽ khó hiểu tại sao có người lại quan tâm đến văn học Công Giáo, vì chúng ta vốn có thể tìm đến triết học, thần học và sách cầu nguyện để tìm tài liệu tín lý hoặc sùng kính.
Thiên tài vĩ đại của Hopkins xuất hiện trong những dòng này chính là khả năng tạo ra những nhịp điệu khác thường trong khi duy trì các khổ thơ và vần điệu nghiêm ngặt, đồng thời, tìm ra các công thức ngôn từ (“Đấng ban hơi thở và bánh mì”/Sợi dây của thế giới, sự lắc lư của biển cả”; “thắt chặt xác thịt con”), trình bày về Thiên Chúa truyền thống của Kitô giáo một cách sống động và tức khắc. Như Hopkins nói về Thiên Chúa trong khổ thơ thứ năm, “mặc dù Người ở dưới sự huy hoàng và kỳ diệu của thế giới, / Mầu nhiệm của Người phải được linh cảm trọn vẹn (instressed) (**), được nhấn mạnh.” (77) Nơi các tác giả Công Giáo truyền thống hơn như Belloc và Chesterton, có lời mời xem xét sự thật lâu đời này. Nơi một nhà văn Công Giáo sáng tạo hiện đại như Hopkins, chính hình thức của thơ đã nhập thân vẻ đẹp mà Thánh Augustinô đã mô tả một cách nổi tiếng tam antiqua et tam nova [hết sức cũ và hết sức mới]. Điểm mới trong tác phẩm của Hopkins nằm ở nỗ lực này nhằm hướng tới cảm nhận về vẻ đẹp đó bằng một thể loại văn học rất độc đáo - một thể loại ít quan tâm đến khoa hộ giáo của Công Giáo hơn là tới một thể loại sáng tạo bằng lời nói có chủ ý ở gần các thăng trầm của sáng thế Thiên Chúa.
Có một loại ý nghĩa thần học trong những nỗ lực như vậy, một ý nghĩa có thể được nhận ra khi nhìn trở lui. Như đã đề cập trước đó, Hopkins cảm thấy có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhà thần học dòng Phanxicô thời trung cổ Duns Scotus (“người trong tất cả mọi người khiến tinh thần tôi được yên ổn nhất”, dòng 11 của “Duns Scotus's Oxford” [Oxford của Duns Scotus]). (78) Điều mà Hopkins dường như đã cảm nhận được ở Scotus là một sự đánh giá cao của người tu sĩ Phanxicô đối với tính đặc thù do Thiên Chúa tạo ra (haeccitas) của mỗi sự vật trong vũ trụ. Một nhà thần học hoặc triết gia có thể cố gắng phân tích trực giác này dưới dạng các phổ niệm [universals] và chủ nghĩa duy danh [nominalism], nhưng điều đó có lẽ sẽ chuyển một cách không cần thiết tính cụ thể của điều ông gọi là inscape (**) thành một bản ghi trừu tượng trong đó kinh nghiệm nguyên ủy bị mất đi, bất kể sự suy tư sau này muốn làm gì với nó. Trong những bài thơ hay nhất của Hopkins, chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về thế giới, tìm ra một hình thức độc đáo để diễn đạt nó, sau đó cung cấp thêm vấn đề để phân tích.
Chúng ta có thể lấy một thí dụ điển hình là bài thơ “Pied Beauty” [Vẻ đẹp nhiều mầu xen lẫn nhau] của Hopkins, trong đó, có lẽ chỉ một mình trong số những nhà thơ vĩ đại nhất thế giới, ông chỉ ra vẻ đẹp đặc thù của những sự vật không hoàn hảo hơn là hoàn hảo:
Vinh danh Thiên Chúa vì những thứ lốm đốm—
Vì bầu trời hai màu như một con bò nâu đốm,
Vì mầu hồng lẫn đen tất cả đều có chấm trên cá hồi bơi lội;
Hạt dẻ rụng mầu than hồng tươi mát, cánh chim sẻ nhiều mầu xinh đẹp;
Phong cảnh từng mảng từng mảnh — bãi rào, đất hoang và đất cày,
Và mọi nghề, thiết bị và dụng cụ đồ nghề.
Mọi thứ đều đáng kể, độc đáo, dự phòng, kỳ lạ;
Điều gì cũng dễ thay đổi, có tàn nhang (ai biết như thế nào?)
Cái nhanh cái chậm; cái ngọt cái chua; cái óng ánh cái lờ mờ;
Người phát sinh với vẻ đẹp vượt đổi thay;
Ngợi khen Người. (79)
Ở đây, chúng ta có cảm thức trong sự không hoàn hảo rất đặc thù của chúng và do đó, khả năng chống lại việc bị giản lược thành những phát biểu chung chung, phổ quát, mỗi sự vật đều vừa nói lên một điều gì đó về kẻ “người phát sinh” vừa dẫn trở lại Đấng có “vẻ đẹp vượt đổi thay”.
Theo một nghĩa nào đó, tất cả các nhà thơ lớn đều thấy cách sử dụng điều đặc thù này giúp chúng ta không rơi vào một sự trừu tượng hóa dễ dãi, ngay cả khi họ đang đưa ra những tuyên bố mang tính khái niệm lớn. Hopkins cũng hoàn toàn có khả năng làm điều đó. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông, "God's Grandeur" [Sự Cao cả của Thiên Chúa], lấy một trong những chủ đề Kitô giáo lâu đời nhất, tức vinh quang Thiên Chúa (như chúng ta đọc trong Thánh vịnh 8: 19, và những nơi khác) như được biểu lộ trong sáng thế của Người. Nhưng để ngăn người đọc khỏi rơi vào thái độ “tôn giáo” đã được tiếp nhận, Hopkins làm mới toàn bộ ý tưởng bằng một bài hát mới:
Thế giới dầy rẫy sự vĩ đại của Thiên Chúa.
Nó đột nhiên bừng cháy, như tỏa sáng từ giấy bạc bị rung;
Nó tập hợp thành một sự vĩ đại, như dầu rỉ ra
Bị nghiền nát. Thì tại sao con người lúc này không lưu ý tới cây gậy của Người?
Bao thế hệ khinh rẻ, khinh rẻ, khinh rẻ;
Và tất cả đều chai đá trong thương trường; thành u mê, lấm lem vì cực nhọc;
Và mang vết nhơ của con người và chia sẻ mùi của con người: đất
Giờ đây trần trụi, chân hết cảm giác, bị bịt giày.
Và đối với tất cả những điều này, thiên nhiên không bao giờ cạn kiệt;
Có sự tươi mát thân yêu nhất trong sâu thẳm sự vật;
Và mặc dù những ngọn đèn cuối cùng tắt đi làm phía Tây đen tối
Ôi, buổi sáng, ở bờ nâu phía đông, là những mùa xuân—
Bởi vì Chúa Thánh Thần ngó xuống thế giới
Bất lương, ấp ủ với vú ấm và ôi! đôi cánh sáng. (80)
Có nhiều điều đang diễn ra trong sự điêu luyện của bài trữ tình này. Không chỉ có sự lóe sáng khác thường của giấy bạc và dầu nghiền chảy ra - hai hình ảnh khá độc đáo về sự xuất hiện bất ngờ của Thiên Chúa - mà chúng ta còn có được một bản chất tách xa chúng ta vì hoạt động của chính chúng ta, tuy nhiên, bản chất đó vẫn sáng lên mỗi ngày vì ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Văn học hiện đại có xu hướng coi tất cả những thử nghiệm như vậy đều có giá trị tự chúng. Thực thế, chúng ta thường nghĩ thử nghiệm càng hoang dã thì cảm hứng nghệ thuật càng chân thực và có cá tính. Đây là một đề xuất đáng nghi ngờ, và những bài thơ thử nghiệm thành công nhất của Hopkins kết hợp cả truyền thống và đổi mới. Có những chỗ trong đó các canh tân của ông dày đặc đến mức bài thơ là một loại kỳ dị, theo nghĩa xấu, giống với một số bài thơ “cụ thể” được viết vào cuối thế kỷ XX. Nó nói gần như một ngôn ngữ riêng tư, và các chủ đề trở nên không thể hiểu được đến mức khó có thể nói liệu chúng có liên quan đến điều gì đó trong thế giới hay bên ngoài thế giới đó hay không. (Bạn đọc tò mò có thể xem “Spelt from Sibyl’s Leaves” [Lúa mì mịn từ Lá Sibyl].)
Hopkins đôi khi được gọi là nhà thơ hiện đại thực sự đầu tiên bằng tiếng Anh. Những đặc điểm như vậy có lẽ không đáng giá lắm, nhưng xét về tổng thể, không có nhà thơ Công Giáo nào trong thế kỷ 20 đặc biệt như vậy. Với tài năng xuất sắc nhất của mình - trong một số ít những bài thơ mà vì chúng ông được biết đến nhiều nhất - ông nói bằng một giọng điệu độc nhất vô nhị không chỉ đối với văn học mà còn đối với thế giới trí thức Công Giáo của thế kỷ XX. Có lẽ chỉ Paul Claudel mới có tầm vóc văn chương nghiêm chỉnh như vậy trong số các nhà thơ Công Giáo hiện đại. Người ta đã cố gắng tìm ra lời giải thích nào đó cho sự bùng nổ sáng tạo này trong quá trình trở lại đạo của Hopkins và trong kinh nghiệm của ông về cả những phụng vụ bị trấn lột của đạo Công Giáo Anh (so với sự hoành tráng của truyền thống Anh giáo) và những người dân lao động khiêm tốn mà ông phục vụ như một linh mục. Hầu hết điều này có tính suy lý và không thuyết phục. Có vẻ như Thiên Chúa ban tặng những món quà văn học của Người, như mưa rơi trong câu Tin Mừng, trên người công chính và kẻ bất lương, với sự ưu tiên nhất định dường như dành cho những kẻ bất lương nhiều hơn.
Cách tốt hơn để hiểu thành tựu đặc thù của ông trong tư cách nhà thơ là nhìn ra một kiểu hội tụ kiểu Tô Cách Lan giữa một bên là những điểm đặc thù của thế giới và ngôn ngữ thi ca, và một bên là những sự vật cá thể của thế giới đồng thời “tạo hình” [body forth] Chúa Kitô trên người khác:
Khi bói cá bắt lửa, chuồn chuồn hút lửa;
Khi rớt xuống vành giếng tròn
Các hòn đá kêu leng keng; như từng sợi dây kéo kể lể, quả lắc chuông treo
Đu đưa tung tên mình ra xa rộng;
Mỗi thứ tử sinh đều làm một việc và cùng một việc:
Làm sao mỗi người mỗi ở trong nhà;
Tự tạo bản thân—tự đi lấy; bản thân tôi nói và đánh vần,
Khóc những gì tôi làm là chính tôi: vì thế mà tôi đã đến.
Tôi xin nói hơn thế: người công chính làm điều công chính;
Giữ ơn thánh: giữ mọi việc họ làm là ơn thánh;
Hành động trước mắt Chúa điều họ là trước mắt Chúa—
Chúa Kitô - vì Chúa Kitô hành động ở mười ngàn nơi,
Đáng yêu ở tay chân, và đáng yêu ở đôi mắt không phải của Người
Với Chúa Cha qua nét mặt những con người. (81)
Kỳ tới: Đóng góp của Scandinavia: Sigrid Undset
VietCatholic TV
Hết chối: Ukraine pháo căn cứ Nga, 120 UAV nổ tung, 3 sĩ quan Iran tử trận. Patriot lũ lượt đến Kyiv
VietCatholic Media
03:57 27/06/2024
1. Kyiv cho biết: Căn cứ máy bay điều khiển từ xa của Nga bị Ukraine tấn công có các huấn luyện viên Iran
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Drone Base, Hit by Ukraine, Housed 'Iranian Instructors': Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Kyiv đã tấn công một căn cứ ở Nga, nơi có các huấn luyện viên Iran đang làm việc, khiến ít nhất 3 người Iran thiệt mạng và phá hủy một kho thiết bị đã được dùng để tàn phá khắp Ukraine.
Ông lưu ý rằng, Tehran là đồng minh quan trọng của Mạc Tư Khoa và trong cuộc xâm lược toàn diện, Nga đã sử dụng rộng rãi các máy bay điều khiển từ xa do Iran sản xuất như Shahed-136 để tấn công vào các địa điểm dân sự trên khắp đất nước, đặc biệt là cơ sở hạ tầng năng lượng.
Đại Úy Yusov cho biết cuộc tấn công được thực hiện vào ngày hôm trước bởi lực lượng Hải Quân Ukraine với sự hỗ trợ của những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa thuộc cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, nhằm tấn công vào khả năng sử dụng máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Diễn biến này liên quan đến nhiều cuộc tấn công vào Trung tâm Huấn luyện Phòng không số 726 của Nga, gần thị trấn Yeysk ở vùng Krasnodar phía tây nam Nga, nơi được sử dụng để huấn luyện quân đội sử dụng máy bay điều khiển từ xa.
Đại Úy Yusov cho biết cuộc tấn công đã tiêu diệt ít nhất 120 máy bay điều khiển từ xa bao gồm: 20 máy bay điều khiển từ xa kamikaze Shahed-136, 50 máy bay điều khiển từ xa Lancet, máy bay điều khiển từ xa tấn công, 40 máy bay điều khiển từ xa trinh sát ZALA và 10 máy bay điều khiển từ xa trinh sát SuperCam. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả tàn khốc của vụ tấn công.
Các Kênh Telegram của Nga cho biết, cuộc tấn công nhằm vào các khu hành chính và sinh hoạt liền kề được sử dụng bởi các huấn luyện viên Iran và các quân nhân Nga. Tờ Kyiv Post đưa tin cuộc tấn công “đánh trúng một doanh trại được các huấn luyện viên Iran sử dụng”.
Họ của ba huấn luyện viên thiệt mạng được báo cáo là Gunya, Sadreev và Kazhanov. Kênh Astra Telegram đưa tin cũng có 9 quân nhân Nga trong số các trường hợp thương vong.
Các blogger ủng hộ Điện Cẩm Linh ở Nga, trong đó có Rybar Z, xác nhận cơ sở này đã bị tấn công luận bàn về loại vũ khí được sử dụng nhưng không nói rõ thiệt hại nhân mạng và khí tài chiến tranh,
Spy Dossier đăng hôm thứ Hai rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi hai hỏa tiễn hành trình không xác định loại, “có thể là” R-360 “Neptunes - một hỏa tiễn hành trình cận âm của Ukraine.
Đại Úy Yusov không xác định loại vũ khí được sử dụng trong cuộc tấn công nhưng Kyiv Post đưa tin rằng có bằng chứng cho thấy hỏa tiễn Neptune hoặc vũ khí tương tự đã được bắn trong cuộc tấn công.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào một kho đạn ở vùng Voronezh của Nga, cách biên giới nước này chưa đầy 50 dặm hay 80 km.
Ukraine đã tăng cường tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga được lực lượng Mạc Tư Khoa sử dụng trên chiến trường. Trong cuộc tấn công mới nhất, HUR cho biết ngọn lửa tại kho chứa bao trùm khoảng 3.500 mét vuông và chia sẻ một đoạn video cho thấy khói bốc lên.
2. Ukraine nhận được số hỏa tiễn Patriot lớn từ đồng minh NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Gets Major Patriot Missile Boost From NATO Ally”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tây Ban Nha đã chuyển giao cho Ukraine một lô hỏa tiễn phòng không khác dành cho hệ thống phòng không Patriot.
Kyiv đã kêu gọi tăng cường lực lượng phòng không để đối phó với những trận mưa đá liên tục các hỏa tiễn đạn đạo, bom và máy bay điều khiển từ xa do Mạc Tư Khoa phóng, đã tàn phá cơ sở hạ tầng dân sự và năng lượng trên khắp Ukraine.
Các nguồn tin chính phủ Tây Ban Nha nói với tờ El Mundo rằng lô hỏa tiễn thứ hai đã được chuyển đến vào thứ Sáu tuần trước dành cho hệ thống hỏa tiễn đất đối không. Lô hỏa tiễn Patriot đầu tiên đến từ Tây Ban Nha vào cuối tháng 4. Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết vào tháng trước trong cuộc họp với các đồng minh của Kyiv rằng Madrid sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự “đáng kể”.
Có những lựa chọn thay thế do Âu Châu sản xuất cho các hệ thống phòng không Patriot, chẳng hạn như các nền tảng NASAMS, HAWK hoặc S-300. Tuy nhiên, các hệ thống do Mỹ sản xuất được coi là hiệu quả nhất trước các cuộc tấn công của Nga nhờ hệ thống radar và bệ phóng di động có thể bắn hỏa tiễn đánh chặn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đó đã đề cập đến một thỏa thuận với Tây Ban Nha liên quan đến việc hỗ trợ tăng cường phòng không nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tháng trước, các nguồn tin nói với một tờ báo khác của Tây Ban Nha, El Pais, về việc Madrid gửi hỏa tiễn Patriot tới Ukraine, cũng như xe tăng Leopard 2A4, hệ thống chống máy bay điều khiển từ xa và đạn dược do Đức sản xuất, như một phần của gói trị giá 1,23 tỷ Mỹ Kim.
Ukraine hiện có ít nhất 4 hệ thống Patriot, tờ Financial Times của Anh đưa tin, nhưng Tổng thống Zelenskiy cho biết vào tháng 4 rằng cần có 25 hệ thống với 6 đến 8 bệ phóng mỗi hệ thống “để bảo vệ Ukraine hoàn toàn”.
Các quốc gia Âu Châu khác đã đặt hàng hệ thống Patriot, bao gồm Thụy Sĩ và Thụy Điển. Trong khi đó, Đức hứa sẽ cung cấp 3 trong số 11 khẩu đội Patriot, cùng với 50 hệ thống phòng không tầm ngắn Gepard và hỏa tiễn không đối không, Politico đưa tin.
Tuy nhiên, Mỹ đang tạm dừng việc chuyển giao hỏa tiễn đánh chặn Patriot cho các quốc gia khác nhằm đưa Ukraine lên hàng đầu để có thể chống lại sự xâm lược của Nga.
Thứ Năm tuần trước, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby nói rằng Washington sẽ “tái ưu tiên việc giao những mặt hàng xuất khẩu này” sang Ukraine, trong đó có hỏa tiễn NASAM.
Washington cũng vừa công bố một gói viện trợ quân sự khác cho Ukraine trị giá khoảng 150 triệu Mỹ Kim. Nó sẽ bao gồm hỏa tiễn HIMARS mới, vũ khí chống thiết giáp, lựu đạn và đạn pháo.
Đầu tháng 6, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, trong đó có hỏa tiễn HIMARS, để tấn công các mục tiêu ở Nga nằm gần biên giới với tỉnh Kharkiv.
3. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết “hôm nay chúng ta đang chứng kiến một thời khắc lịch sử”.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm Thứ Ba, 25 Tháng Sáu, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, cho biết “hôm nay chúng ta đang chứng kiến một thời khắc lịch sử”.
“Việc mở các cuộc đàm phán gia nhập thông qua các Hội nghị liên chính phủ đầu tiên là một cột mốc quan trọng. Nó cũng là bằng chứng cho sự tiến bộ to lớn mà cả hai quốc gia đã đạt được trên hành trình hướng tới hội nhập Âu Châu, bất chấp những thách thức to lớn mà họ đã và đang phải đối mặt”, ông nói về những nỗ lực của Ukraine và Moldova.
Tuy nhiên, Michel cũng cho biết “đây là sự khởi đầu của một quá trình lâu dài”.
Mặc dù hôm nay chúng ta kỷ niệm một bước tiến quan trọng nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng con đường phía trước sẽ đòi hỏi nỗ lực, cống hiến bền bỉ và những cải cách đáng kể hơn nữa.
Ukraine và Moldova sẽ cần tiếp tục công việc của mình để củng cố các thể chế, tiếp tục chống tham nhũng và tăng cường ổn định kinh tế để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Âu Châu.
Liên minh Âu Châu, thông qua các tổ chức và các Quốc gia Thành viên của mình, sẵn sàng hỗ trợ Ukraine và Moldova ở từng bước của hành trình này.
4. Tòa án nhân quyền cho biết Nga đã tra tấn và khiến người Ukraine biến mất khỏi Crimea
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia tortured and disappeared Ukrainians in Crimea, says human rights court”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong một quyết định được công bố hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, Tòa án Nhân quyền Âu Châu, gọi tắt là ECHR, cho biết các nhà chức trách được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn đã vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống ở Crimea kể từ khi Nga xâm lược lãnh thổ này vào năm 2014.
Tòa án đồng thanh phán quyết rằng các hoạt động hành chính của Nga trên bán đảo Ukraine bị tạm chiếm đã dẫn đến những vụ mất tích, những hành vi đối xử tàn ác và giam giữ bất hợp pháp, buộc phải thay đổi quyền công dân, khám xét hàng loạt có hệ thống, tịch thu tài sản bất hợp pháp, đối xử vô nhân đạo với tù nhân và hơn thế nữa.
Margarita Sokorenko, ủy viên ECHR tại Bộ Tư pháp Ukraine cho biết hôm thứ Ba: “Đây là một quyết định đau lòng đối với kẻ xâm lược”.
Ukraine, nước khởi kiện, cũng trưng ra các bằng chứng cho thấy Nga đã đàn áp có hệ thống các nhà lãnh đạo tôn giáo không thuộc Giáo hội Chính thống Nga, đặc biệt là người Hồi giáo. Tòa án cho biết Điện Cẩm Linh đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và áp đặt kiểm duyệt ở Crimea bằng cách đóng cửa các phương tiện truyền thông không phải của Nga, bao gồm các đài truyền hình Ukraine và Crimea Tatar.
Sokorenko nói: “Đây là một giai đoạn và là kết quả quan trọng trên con đường đưa kẻ xâm lược phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế”.
Nga ngừng tham gia ECHR vào năm 2022 sau khi xâm lược Ukraine.
5. Ukraine yêu cầu dẫn độ nghi phạm âm mưu ám sát nhà báo Kazakhstan
Văn phòng Tổng công tố đang chuẩn bị yêu cầu dẫn độ hai nghi phạm bị cáo buộc âm mưu ám sát ngay tại Thủ đô Kyiv của Ukraine, nhà hoạt động đối lập Kazakhstan và cũng là một nhà báo, là ông Aidos Sadykov, Văn phòng Công tố nói với Radio Free Europe/Radio Liberty hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu.
Sadykov bị bắn vào đầu vào ngày 18 tháng 6 bởi một kẻ tấn công đang tiến đến gần xe của anh ta ở quận Shevchenkivskyi trung tâm của Kyiv. Nhà hoạt động này đã phải vào bệnh viện và được cho là vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Văn phòng Tổng công tố đang chuẩn bị một gói tài liệu để nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Kazakhstan để dẫn độ hai người bị tình nghi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, văn phòng nói với các phóng viên.
Các cơ quan thực thi pháp luật Ukraine nghi ngờ hai cư dân Kazakhstan, Altai Zhakanbayev và Meiram Karatayev, đứng sau vụ tấn công Sadykov. Zhakanbayev bị bắt giữ ở Kazakhstan sau khi ra đầu hàng cảnh sát địa phương hôm 21 Tháng Sáu.
Aidos Sadykov và vợ Natalya Sadykova đã trốn khỏi Kazakhstan và được tị nạn chính trị ở Ukraine vào năm 2014. Hai vợ chồng này đã thành lập kênh YouTube Base, kênh này chỉ trích chính phủ Kazakhstan và các đầu sỏ chính trị và có hơn 1 triệu người ghi danh.
Theo Radio Free Europe/Radio Liberty, cho đến năm 2010, Sadykov là lãnh đạo của một trong những chi nhánh của đảng đối lập Azat ở Kazakhstan. Sau đó, ông thành lập phong trào Gastat và tổ chức các hoạt động bảo vệ các quyền dân sự và chính trị.
Tòa án Kazakhstan đã kết án nhà hoạt động này hai năm tù vì “chống lại cảnh sát” trong một vụ án mà hai vợ chồng cho rằng có động cơ chính trị.
6. Liên Xô chế tạo tổ hợp vô tuyến không gian từ tàu chiến cũ, 65 năm sau, Ukraine đang cố gắng cho nổ tung nó
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “The USSR Made A Space Radio Complex Out Of An Old Battleship. 65 Years Later, Ukraine Is Trying To Blow It Up.”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Với những ngọn núi cao, thời tiết quang đãng, ít tắc nghẽn vô tuyến và vị trí ở phía nam, Bán đảo Crimea của Ukraine là nơi lý tưởng cho hệ thống liên lạc không gian của Liên Xô.
Đó là lý do tại sao vào năm 1959, chương trình không gian của Liên Xô bắt đầu được xây dựng. Tại Yevpatoria, cách chiến tuyến hiện tại ở miền nam Ukraine 100 dặm hay 161 km về phía nam, họ đã xây dựng một hệ thống vô tuyến không gian khổng lồ: 10 đĩa vô tuyến khổng lồ hướng lên trên cùng với các cơ sở điều khiển và năng lượng liên quan.
Là một phần của mạng lưới liên lạc không gian rộng lớn của Liên Xô, địa điểm Yevpatoria được gọi là NIP-16. Nó được thiết kế để liên lạc với các tàu thăm dò Mặt trăng và Sao Hỏa trong những năm 1960 và 70, nhưng với nhiều bổ sung gần đây hơn cho các kênh vô tuyến 0.92 gigahertz ban đầu, nó cũng có thể liên lạc với các vệ tinh do thám Lotos-S hiện đại và các vệ tinh dẫn đường GLONASS. Cái sau này là câu trả lời của Nga đối với các vệ tinh GPS của Mỹ.
Đó là lý do tại sao chính phủ Nga tiếp quản NIP-16 và hàng trăm nhân viên lành nghề của nước này khi lực lượng của họ xâm lược Crimea vào năm 2014. Và có lẽ đó là lý do tại sao, ít nhất hai lần kể từ tháng 12, các lực lượng Ukraine đã bắn phá căn cứ không gian vô giá này bằng hỏa tiễn.
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, quân đội Ukraine đã bắn ít nhất bốn hỏa tiễn chính xác của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội do Mỹ sản xuất vào NIP-16. Hỏa hoạn hoành hành tại địa điểm này suốt đêm và hình ảnh vệ tinh Planet từ thứ Hai dường như mô tả các vết nổ trên mặt đất tại căn cứ rộng lớn.
Các nhà khoa học chắc chắn sẽ lo lắng trước bất kỳ thiệt hại nào đối với NIP-16 và bộ thiết bị khoa học khó thay thế của nó. Hàng ngàn lính hải quân Liên Xô đã xây dựng công trình này vào thời điểm các chính phủ trên thế giới đang đổ nguồn lực khổng lồ vào hoạt động thám hiểm không gian.
Nhưng NIP-16 cũng là mục tiêu quân sự hợp pháp. Tám máy phát vô tuyến ban đầu và hai máy thu vô tuyến của nó có thể tạm thời không hoạt động được, nhưng các máy phát và máy thu khác có thể gửi và nhận tín hiệu đến và nhận chúng từ các vệ tinh giám sát, liên lạc và điều hướng, bao gồm cả tàu vũ trụ Liana và GLONASS.
Các vệ tinh GLONASS giúp dẫn đường cho các loại vũ khí trên không mạnh nhất của Nga: bom lượn KAB. Là một phần của hệ thống tình báo Liana, các vệ tinh Lotos-S phát hiện phát xạ điện từ toát ra từ các mục tiêu quân sự như tàu thuyền trên biển—và xác định chính xác vị trí của chúng. Có thể các vệ tinh Liana đã lắng nghe tín hiệu từ các thuyền điều khiển từ xa mang chất nổ của Ukraine, vốn đang xua đuổi hải quân Nga khỏi phía Tây Hắc Hải.
NIP-16 là một mục tiêu khó khăn. Đĩa vô tuyến, máy phát điện và cơ sở điều khiển của trường được trải rộng khắp hai cơ sở lớn. Phần cứng nổi bật nhất được chế tạo chắc chắn. Theo nhà sử học vũ trụ người Nga Anatoly Zak, những người chế tạo NIP-16 đã ghép các phần cứng lại với nhau từ những cây cầu hỏa xa cũ, vỏ của những chiếc tàu ngầm ngừng hoạt động và cơ cấu quay từ một thiết giáp hạm bị loại bỏ.
Vì vậy, Ukraine có thể phải tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công nữa để gây thiệt hại nghiêm trọng cho NIP-16, chưa nói đến việc phá hủy căn cứ. Và cần nói rõ hơn: việc vô hiệu hóa NIP-16 sẽ không loại bỏ khả năng liên lạc với các vệ tinh của Nga mà chỉ làm hạn chế khả năng đó. Người Nga duy trì các căn cứ không gian khác, mặc dù không có căn cứ nào gần tiền tuyến ở Ukraine.
7. CNN cho biết Mỹ có thể cho phép triển khai nhà thầu quân sự tới Ukraine
CNN ngày 25 Tháng Sáu dẫn lời 4 quan chức Mỹ giấu tên quen thuộc với vấn đề này cho biết Washington đang tiến gần hơn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm trên thực tế đối với các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tới Ukraine.
Động thái như vậy sẽ giúp quân đội Ukraine bảo trì và sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington cung cấp nhanh hơn nhiều. CNN đưa tin, các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp bị hư hỏng nặng trong chiến đấu phải được đưa ra khỏi đất nước để đến Ba Lan, Rumani hoặc các nước NATO khác để sửa chữa, việc này mất nhiều thời gian.
Các nguồn tin cho biết chính sách này vẫn đang được thực hiện và chưa nhận được sự chấp thuận cuối cùng từ Tổng thống Mỹ Joe Biden.
“Chúng tôi chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào và bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề này đều còn quá sớm”, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết; đồng thời bác bỏ khả năng Tổng thống Biden gửi quân tới Ukraine.
Các quan chức nói với CNN rằng nếu được thông qua, những thay đổi này sẽ có hiệu lực trong năm nay, cho phép Ngũ Giác Đài trao hợp đồng cho các công ty Mỹ làm việc tại Ukraine lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược toàn diện.
Một hệ thống tiên tiến có thể cần được bảo trì thường xuyên là chiến đấu cơ F-16, chiếc đầu tiên Ukraine dự kiến sẽ nhận được vào mùa hè này.
Ukraine có thể có từ vài chục đến vài trăm nhà thầu Mỹ làm việc cùng lúc ở nước này, các quan chức hiện tại và trước đây quen thuộc với các cuộc thảo luận nói với CNN.
Tổng thống Biden được tường trình đã phản đối đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc cử huấn luyện viên quân sự đến Ukraine. Macron cho biết vào đầu tháng 6 rằng ông muốn hoàn thiện một liên minh các quốc gia cho một sáng kiến như vậy.
Vào cuối tháng 5, Washington đã cho phép Ukraine sử dụng một số vũ khí của mình để tấn công lãnh thổ Nga gần biên giới với các tỉnh Kharkiv và Sumy.
8. Ukraine mang về 90 tù binh chiến tranh từ Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đã đưa về 90 người từ nơi bị giam cầm ở Nga vào ngày 25 Tháng Sáu như một phần của hoạt động trao đổi tù nhân.
Điều này bao gồm quân nhân phục vụ trong Lực lượng Vũ trang và Vệ binh Quốc gia, và lực lượng biên phòng.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga, rằng những người bị bắt trước đây đã được trao đổi lấy 90 binh sĩ Nga.
“Chúng ta tưởng nhớ tất cả những người dân của chúng ta bị Nga giam cầm. Chúng tôi tiếp tục làm việc để giải phóng mọi người. Chúng tôi đang tìm kiếm sự thật về tất cả những người có thể bị đối phương giam giữ”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Những người bị bắt giữ vừa được thả bao gồm 32 nhân viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, trong đó có những người bảo vệ Nhà máy Điện Hạt nhân Chornobyl, 18 lính biên phòng, 17 quân nhân Hải quân, 15 binh sĩ của Lực lượng Vũ trang cũng như 8 người thuộc lực lượng Địa Phương Quân.
Đây là cuộc trao đổi tù binh thứ 53 kể từ khi chiến tranh toàn diện bùng nổ. Thanh tra nhân quyền Ukraine Dmytro Lubinets cho biết tính đến ngày 31 Tháng Năm, 3.300 binh sĩ Ukraine đã được giải thoát khỏi sự giam giữ của Nga.
Tổng thống Zelenskiy đã cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì vai trò của họ trong việc tạo điều kiện cho cuộc trao đổi mới nhất.
Vụ trao đổi tù nhân trước đó diễn ra vào ngày 31 Tháng Năm, với 75 người Ukraine được giải thoát khỏi sự giam cầm của Nga.
Trước đó, vào ngày 3 Tháng Giêng, 230 tù nhân đã được trao đổi trong cuộc trao đổi tù binh lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Ông Dmytro Lubinets cho biết trong một thời gian dài từ Tháng Giêng, 2024 đến tháng Năm, đã không có cuộc trao đổi tù binh nào. Vì thế, hôm 5 tháng Năm, nhân dịp lễ Phục sinh của Chính Thống Giáo, Ukraine đã đề nghị đổi 4 tù binh Nga lấy một tù binh Ukraine. Tuy nhiên, Nga không đồng ý. Ông cáo buộc các sĩ quan Nga thường ra lệnh giết các tù binh Ukraine ngay tại chỗ; và chính quyền Nga không muốn nhận lại tù binh chiến tranh để tránh phải trả các khoản thanh toán cho họ.
Kyiv đặt mục tiêu tiến hành một cuộc trao đổi tù nhân toàn diện, vốn là một trong những chủ đề tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình của Ukraine ở Thụy Sĩ vào giữa tháng 6.
9. Zelenskiy nói rằng ông chắc chắn Ukraine sẽ trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu khi các cuộc đàm phán gia nhập bắt đầu
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 25 Tháng Sáu cho biết ông tin tưởng Ukraine sẽ trở thành thành viên chính thức của Liên minh Âu Châu.
Hội nghị liên chính phủ đầu tiên về việc gia nhập Ukraine đã được tổ chức tại Luxembourg vào ngày 25 tháng 6, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của các cuộc đàm phán gia nhập giữa Liên minh Âu Châu và Ukraine.
Việc khởi động các cuộc đàm phán diễn ra sau thỏa thuận của các đại sứ Liên Hiệp Âu Châu vào tuần trước. Các quan chức ở Kyiv và Brussels đã thúc đẩy thời điểm bắt đầu vào tháng 6 trước khi Hung Gia Lợi tiếp quản vị trí chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu từ Bỉ vào tháng sau.
“ Kể từ hôm nay, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng – Ukraine chắc chắn sẽ trở thành thành viên chính thức của Liên minh Âu Châu,” ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối.
“Bây giờ, trọng tâm là công việc kỹ thuật giữa Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu, điều chỉnh hệ thống của chúng tôi cho phù hợp với Liên Hiệp Âu Châu và ý chí chính trị của Âu Châu để biến dự án Âu Châu thực sự hoàn thành.”
Theo Thủ tướng Denys Shmyhal, các hội nghị liên chính phủ là hình thức mà Ukraine và đại diện của tất cả các nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ làm việc về các phần của thỏa thuận gia nhập trong tương lai.
Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib phát biểu tại hội nghị: Ukraine nên tiếp tục thực hiện các cải cách để tăng cường pháp quyền và bảo vệ nhân quyền, tập trung vào cải cách tư pháp, chống tham nhũng và bảo vệ các dân tộc thiểu số.
Shmyhal nói: “Theo khuôn khổ đàm phán đã được phê duyệt, chúng tôi sẽ xem xét tất cả các phần trong mối quan hệ của mình và đạt được thỏa thuận về từng phần trong số đó”.
Ukraine đã nhận được tư cách ứng cử viên Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 6 năm 2022. Ủy ban Âu Châu khuyến nghị tiến hành các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine và Moldova vào tháng 11 năm 2023, và Hội đồng Âu Châu đã đồng ý về điều này một tháng sau đó.
Ủy ban sau đó trình bày khuôn khổ đàm phán và cho biết hai nước sẵn sàng bắt đầu đàm phán vào cuối tháng 6.
Bất chấp thỏa thuận này, việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu rất có thể vẫn còn nhiều năm nữa. Katarina Mathernova, đại sứ Liên Hiệp Âu Châu tại Ukraine, tháng trước cho biết Kyiv có thể gia nhập khối vào năm 2030.
10. Phiên tòa xét xử nhà báo Mỹ đang bị bỏ tù Gershkovich bắt đầu ở Nga
Phiên tòa xét xử nhà báo Mỹ đang bị bỏ tù Evan Gershkovich, người đã bị giam giữ trước khi xét xử ở Nga hơn một năm vì tội gián điệp, đã bắt đầu ở Yekaterinburg hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine và đàn áp nhân quyền sau đó, ngày càng nhiều công dân Mỹ và các nước phương Tây khác bị bỏ tù ở Nga với những cáo buộc không rõ ràng.
Gershkovich bị bắt tại Yekaterinburg vào cuối tháng 3 năm 2023 khi đang thực hiện một câu chuyện về phương pháp tuyển dụng của nhóm lính đánh thuê Wagner, cũng như quan điểm của công dân Nga về cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Anh ta bị bỏ tù mà không bị buộc tội trong hơn 14 tháng khi chính quyền Nga liên tục gia hạn thời gian giam giữ trước khi xét xử.
Nga chính thức cáo buộc Gershkovich làm gián điệp cho CIA và hoàn tất bản cáo trạng vào ngày 13 tháng 6, thông báo rằng anh ta cuối cùng sẽ ra tòa. Chính quyền Nga chưa công khai bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc.
Gershkovich xuất hiện tại tòa với đầu cạo trọc khi phiên tòa bắt đầu. Chủ của anh ta, tờ Wall Street Journal, gọi thủ tục tố tụng tại tòa là “bí mật”, vì không phóng viên độc lập, bạn bè, thành viên gia đình hoặc nhân viên đại sứ quán nào được phép vào phòng xử án.
Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài nhiều tháng và vì hiếm khi có trường hợp trắng án ở Nga nên dự kiến sẽ đưa ra phán quyết có tội. Nếu bị kết án, Gershkovich có thể phải đối mặt với án tù 20 năm.
Hôm Thứ Ba, 25 Tháng Sáu, tổng biên tập Emma Tucker của Wall Street Journal đã đăng một lá thư chỉ trích phiên tòa là “sự phản bội công lý” và nói, “chúng tôi đã biết kết luận”.
“Lời cáo buộc không có thật về hoạt động gián điệp này chắc chắn sẽ dẫn đến một bản án không có thật đối với một người đàn ông vô tội, người sau đó sẽ phải đối mặt với án tù 20 năm chỉ vì thực hiện công việc của mình.”
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cũng bình luận về phiên tòa nói rằng ông “không mong đợi một phiên tòa khách quan và công bằng, vì đây là những cáo buộc lẽ ra không bao giờ nên được đưa ra ngay từ đầu”.
Miller nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “làm mọi thứ có thể để cố gắng đưa” ông và những công dân Hoa Kỳ đang bị bỏ tù khác về nước.
Putin cho biết vào tháng 12 năm 2023 rằng ông ta sẽ sẵn sàng đàm phán trao trả các công dân Mỹ bị bỏ tù, bao gồm cả Gershkovich, theo các điều kiện “được hai bên chấp nhận”.
Nga cũng đã bỏ tù Alsu Kurmasheva, một nhà báo của Đài Âu Châu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL), người có hai quốc tịch Nga và Mỹ, với tội danh không báo cáo mình là đặc vụ nước ngoài. Kurmasheva đã bị giam giữ trước khi xét xử kể từ tháng 10 năm 2023.
Đầu tháng 6, phiên tòa xét xử Ksenia Karelina, người cũng có hai quốc tịch Nga và Mỹ, đã bắt đầu ở Yekaterinburg. Karelina đã bị buộc tội phản quốc với lý do cô đã quyên góp 51,80 Mỹ Kim cho tổ chức phi lợi nhuận Razom for Ukraine.
11. Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã chặn hơn 80 cơ quan truyền thông Âu Châu
Nga đang chặn quyền truy cập vào 81 cơ quan truyền thông Âu Châu, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết như trên hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu.
Thông báo này nhằm đáp lại quyết định của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu ngày hôm trước cấm truy cập trong khối đối với bốn cơ quan truyền thông quan trọng do nhà nước Nga điều hành hoặc kiểm soát, Rossiyskaya Gazeta, Đài Tiếng nói Âu Châu, RIA Novosti và Izvestiya.
“Phía Nga đã nhiều lần và ở nhiều cấp độ khác nhau cảnh báo rằng hành vi quấy rối có động cơ chính trị đối với các nhà báo trong nước và những lệnh cấm vô căn cứ đối với truyền thông Nga ở Liên Hiệp Âu Châu sẽ phải bị đáp trả,” Zakharova nói.
Danh sách các cơ quan truyền thông bị chặn trải dài trên 25 quốc gia ở Liên Hiệp Âu Châu, cũng như 4 tổ chức liên Âu Châu. Nó bao gồm cả các hãng truyền thông địa phương và nhiều hãng tin quốc tế hơn, chẳng hạn như AFP, Politico và Agencia EFE của Tây Ban Nha.
Trước đó một ngày, Zakharova cho biết Nga đang chuẩn bị một phản ứng chưa xác định đối với các biện pháp của Liên Hiệp Âu Châu tác động đến truyền thông Nga. Thông báo của Bộ Ngoại Giao Nga nói thêm rằng các hạn chế sẽ được xem xét lại nếu Liên Hiệp Âu Châu dỡ bỏ lệnh cấm truy cập đối với các cơ quan truyền thông Nga.
Nga đã thực hiện các biện pháp sâu rộng để trấn áp các phương tiện truyền thông độc lập.
Điện Cẩm Linh đã thông qua dự luật vào tháng 5 nhằm mở rộng phạm vi cấm truyền thông của mình để bao gồm các tổ chức do nhà nước nước ngoài tài trợ, chẳng hạn như các cơ quan truyền thông như BBC hoặc Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL).
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng ước tính Nga hiện đang giam giữ ít nhất 22 nhà báo. Hai trong số những người bị giam giữ, Evan Gershkovich và Alsu Kurmasheva, có quốc tịch Hoa Kỳ.
12. Ngũ Giác Đài: Quân đội Bắc Hàn chiến đấu ở Ukraine sẽ là 'bia đỡ đạn'
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Pat Ryder cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, rằng quân đội Bắc Hàn sẽ trở thành “bia đỡ đạn” nếu gia nhập lực lượng Nga trên chiến trường Ukraine.
Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân đã ký thỏa thuận phòng thủ chiến lược giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng vào ngày 19 Tháng Sáu. Là một phần của liên minh, quân đội Bắc Hàn đã thông báo rằng đơn vị công binh của họ sẽ gia nhập lực lượng Nga trên thực địa ở tỉnh Donetsk ngay trong tháng tới.
Ryder nói: “Tôi nghĩ rằng nếu tôi là người quản lý nhân sự quân sự của Bắc Hàn, tôi sẽ đặt câu hỏi về lựa chọn của mình trong việc gửi lực lượng của mình làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine”.
Ryder nói rằng việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Bắc Hàn và Nga, bao gồm cả khả năng triển khai quân đội Bắc Hàn ở Ukraine, là “điều cần chú ý”.
Thỏa thuận giữa ông Kim và Putin tuyên bố rằng “Trong trường hợp bất kỳ một trong hai bên bị đặt vào tình trạng chiến tranh bởi một cuộc xâm lược vũ trang từ một quốc gia riêng lẻ hoặc một số quốc gia, bên kia sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện trong khả năng của mình không chậm trễ.”
Sau hiệp ước, Nam Hàn cho biết họ sẽ xem xét lại việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bắc Hàn đã nổi lên như một nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Nga khi Mạc Tư Khoa phải đối mặt với việc giảm kho quân sự và năng lực sản xuất đồng thời bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Dữ liệu thương mại nội bộ của Nga mà Washington Post thu được cho thấy Nga có thể đã nhận được 1,6 triệu quả đạn pháo từ Bắc Hàn trong vòng 6 tháng.
Nga tung tin giả về ĐGH. 10 nữ tu bị vạ tuyệt thông. ĐTGM Gänswein được bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh
VietCatholic Media
04:16 27/06/2024
1. Cảnh giác tin giả của Nga về cuộc tiếp kiến Đức Giáo Hoàng dành cho Đại Sứ Nga
Tờ Sputnik, cơ quan truyền thông quốc doanh của Nga, có bài tường trình nhan đề “Pope Francis, Russian Ambassador to Holy See Discuss Putin's Peace Proposal for Ukraine”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đại sứ Nga tại Tòa Thánh thảo luận về đề xuất hòa bình của Putin cho Ukraine”. Bài báo đầy rẫy các tin giả liên quan đến Đức Thánh Cha Phanxicô.
Theo tờ báo, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại sứ Nga tại Tòa thánh Ivan Soltanovsky đã thảo luận về đề xuất hòa bình của Putin cho Ukraine, khi Vatican thừa nhận sự vô ích của bất kỳ tiến trình hòa bình nào nếu không có sự tham gia của Nga. Trích dẫn đại sứ quán Nga tại Vatican, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết như trên trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu.
Vatican không thừa nhận sự vô ích của bất kỳ tiến trình hòa bình nào nếu không có sự tham gia của Nga. Thật thế, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã tham dự thượng đỉnh hòa bình tại Thụy Sĩ kéo dài từ 15 đến 16 Tháng Sáu. Nếu Vatican cho rằng tiến trình đó là vô ích, Đức Hồng Y Parolin đã không tham dự.
Zakharova nói :”Vấn đề Ukraine đã được thảo luận, bao gồm cả các điều kiện cho một giải pháp hòa bình được Tổng thống Nga Putin nêu ra trong cuộc gặp với các quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Nga. Soltanovsky bày tỏ lòng biết ơn tới Giáo hoàng vì lập trường luôn cân bằng và hòa bình của ông về vấn đề này”.
Đầu tháng này, Putin cho biết Nga sẽ ngay lập tức ngừng bắn và bắt đầu đàm phán với Ukraine sau khi Kyiv rút quân khỏi lãnh thổ các khu vực của Ukraine bị Nga sáp nhập và chính thức từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy của Ukraine đã bác bỏ đề xuất này và coi đây là tối hậu thư. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cũng cho biết trong thượng đỉnh hòa bình tại Thụy Sĩ, không ai đề cập đến yêu sách của Vladimir Putin vì nó quá sức vô lý. Thông cáo báo chí của Vatican về cuộc tiếp kiến Đức Giáo Hoàng dành cho Đại Sứ Nga không hề đề cập đến một cuộc thảo luận như thế.
Tưởng cũng nên nhắc lại là theo trang web của chính phủ Thụy Sĩ, Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople đã thêm chữ ký của mình vào thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh về tốc độ toàn cầu dành cho Ukraine, trong khi chữ ký của Rwanda đã biến mất kể từ ngày 17 tháng 6.
Thông cáo kêu gọi trả lại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Ukraine, bảo đảm việc sản xuất và cung cấp thực phẩm không bị gián đoạn ở Ukraine, bảo đảm quyền tiếp cận đầy đủ các hải cảng ở Hắc Hải và Biển Azov, thả tất cả tù nhân chiến tranh, và trả lại tất cả trẻ em Ukraine bị bắt cóc, cùng những thứ khác.
Tài liệu cũng tuyên bố bất kỳ mối đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân nào trong bối cảnh cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine là không thể chấp nhận được và các cuộc tấn công vào tàu và cảng dân sự là không thể chấp nhận được.
Source:Sputnik
2. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Gänswein vào vai trò ngoại giao tại các nước vùng Baltic
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, cựu thư ký riêng của Đức cố Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trong vai trò Sứ thần Tòa Thánh tại các quốc gia vùng Baltic.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa thông báo rằng Đức Tổng Giám Mục Gänswein sẽ phục vụ với tư cách là sứ thần tòa thánh, hay đại sứ của Đức Giáo Hoàng, tại Lithuania, Estonia và Latvia.
Việc bổ nhiệm diễn ra sau nhiều tháng đồn đoán và tin đồn khắp Rôma và Giáo hội ở Đức về tương lai của Đức Tổng Giám Mục Gänswein sau cái chết của Đức Bênêđíctô XVI.
Mối quan hệ giữa Tổng Giám mục Gänswein và Đức Giáo Hoàng đương nhiệm đã trở nên căng thẳng một cách đáng chú ý. Trong cuốn sách phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha gần đây, El Sucesor, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi xa hơn khi nói rằng Đức Bênêđíctô đang “bị Gänswein lợi dụng” trong bối cảnh xuất bản một cuốn sách “kể tất cả”.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ thị cho Đức Tổng Giám Mục Gänswein trở lại Đức, khiến ngài không có bất kỳ vai trò chính thức nào trong Giáo hội. Vị Tổng Giám Mục 67 tuổi này đã cư trú tại khu vực quê hương của ngài thuộc Tổng Giáo phận Freiburg ở miền nam nước Đức kể từ tháng 7 năm 2023, nơi ngài là giáo sĩ danh dự tại nhà thờ chính tòa Freiburg.
Trước khi rời Thành phố vĩnh cửu, Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã sống nhiều năm ở Rôma. Ngài làm thư ký riêng cho Đức Bênêđíctô XVI từ năm 2003 cho đến khi Đức Giáo Hoàng xứ Bavaria qua đời vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Đức Bênêđíctô cũng bổ nhiệm ngài làm nhà lãnh đạo phủ giáo hoàng vào năm 2012, một vai trò mà ngài đã đảm nhiệm trong triều đại giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và kết thúc vào Tháng 2 năm 2023.
Đến từ vùng Rừng Đen của Đức, con trai của một người thợ rèn đã được Đức Tổng Giám Mục Oskar Saier ở Freiburg truyền chức linh mục vào năm 1984 và có bằng tiến sĩ giáo luật tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich.
Với tư cách là Sứ thần Tòa thánh tại các quốc gia vùng Baltic, Đức Tổng Giám Mục Gänswein sẽ đóng vai trò là đại diện ngoại giao thường trực của Tòa thánh và sẽ thực hiện các nhiệm vụ tương tự như một đại sứ.
Các nước vùng Baltic có dân số theo Kitô giáo đáng kể. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 93% người Lithuania theo Kitô giáo với 75% người trưởng thành được xác định là người Công Giáo. Latvia và Estonia đều có dân số theo Chính thống giáo và Tin lành Lutheran đáng kể, trong đó người Công Giáo chỉ chiếm 1% dân số Estonia.
Tỷ lệ tham dự thánh lễ ở các quốc gia vùng Baltic rất thấp, chỉ có 7% người Công Giáo ở Latvia và 10% ở Lithuania cho biết họ tham dự Thánh lễ hàng tuần.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người từng giữ chức Sứ thần tại các quốc gia vùng Baltic cho đến khi Đức Thánh Cha Phanxicô tái bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Áo vào năm 2019.
Source:National Catholic Register
3. Giáo quyền Công Giáo ở Tây Ban Nha ra vạ tuyệt thông, và trục xuất 10 nữ tu dòng Clara khó nghèo
Quyết định này được công bố bởi Đức Cha Mario Iceta, tổng giám mục Burgos, đồng thời là ủy viên Tòa Thánh và đại diện pháp lý của các tu viện Belorado, Orduña và Derio ở Tây Ban Nha.
Giáo Hội Công Giáo ở Tây Ban Nha đã ra lệnh rút phép thông công và trục xuất khỏi đời sống thánh hiến các nữ tu dòng Thánh Clara khó nghèo ở Belorado vì phạm tội ly giáo.
Điều 751 của Bộ Giáo luật nói rằng ly giáo là “từ chối phục tùng giáo hoàng tối cao hoặc hiệp thông với các thành viên của Giáo hội phục tùng ngài”. Hình phạt cho tội này là vạ tuyệt thông.
Trong một thông cáo báo chí ngày 22 tháng 6, Tổng Giáo phận Burgos “đã ban hành sắc lệnh tuyên bố vạ tuyệt thông và tuyên bố trục xuất 'ipso facto' hay ngay lập tức khỏi đời sống thánh hiến 10 nữ tu đã ly giáo”.
Tuyên bố cũng chỉ ra rằng “những chị em này cũng chính là những người đã đưa ra quyết định tự do và cá nhân của mình là rời bỏ Giáo Hội Công Giáo. Với quyết định này, cần phải nhớ rằng việc tuyên bố vạ tuyệt thông là một hành động pháp lý được Giáo hội coi như một biện pháp chữa lành, thúc đẩy sự suy ngẫm và hoán cải cá nhân.”
Tuyên bố giải thích: “Giáo hội luôn thể hiện lòng trắc ẩn sâu sắc của mình và, với tư cách là một người mẹ, sẵn sàng chào đón những đứa con của mình, giống như người con hoang đàng, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa và bắt đầu cuộc hành trình trở về nhà Cha”.
Ngoài ra, Tổng Giáo phận Burgos chỉ ra rằng “tiếp tục có một cộng đồng tu viện gồm các nữ tu chưa bị vạ tuyệt thông, vì họ không ủng hộ việc ly giáo: Họ là năm chị cả và ba chị khác, mặc dù hiện nay họ không ở tu viện, họ thuộc về cộng đồng được nhập tịch vào đó.”
Cuối cùng, tuyên bố của tổng giáo phận lưu ý rằng “các chị lớn tuổi tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong mối quan tâm của chúng tôi. Liên đoàn các nữ tu dòng Thánh Clara khó nghèo của Đức Mẹ Aránzazu đã lên kế hoạch chăm sóc ngay lập tức cho các nữ tu này ngay tại Tu viện Belorado, chuyển một số nữ tu từ các tu viện khác của liên đoàn đến sống trong tu viện.”
Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 13 tháng 5, cộng đoàn các nữ tu dòng Thánh Clara khó nghèo của các tu viện Belorado và Orduña, lần lượt thuộc Tổng giáo phận Burgos và Giáo phận Vitoria ở Tây Ban Nha, đã công bố một bản tuyên ngôn và một lá thư trong đó họ tuyên bố rằng họ sẽ rời bỏ Giáo Hội Công Giáo và đặt mình dưới sự giám hộ của vị giám mục giả bị vạ tuyệt thông tên là Pablo de Rojas. Các nữ tu tuyên bố họ sẽ rời bỏ “Giáo hội Công đồng tức là hậu Vatican II để trở thành một phần của Giáo Hội Công Giáo”.
Vào cuối tháng 5, Vatican đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Iceta làm đặc sứ toàn quyền của Đức Giáo Hoàng. Khi ngài bắt đầu thực hiện các biện pháp, các nữ tu đã nộp đơn khiếu nại lên Cảnh sát Quốc gia, cáo buộc Đức Cha Iceta “lạm dụng quyền lực”.
Vào đầu tháng 6, Tổng Giáo phận Burgos chính thức thông báo cho các nữ tu rằng họ phải ra trước tòa án giáo hội Burgos để trả lời về tội ly giáo được định nghĩa trong Điều 751 của Bộ Giáo luật, và có thể bị phạt vạ tuyệt thông. Thời hạn đã hết vào thứ Sáu ngày 21 tháng 6 và các nữ tu không xuất hiện.
Vạ tuyệt thông là gì?
Vạ tuyệt thông có thể được định nghĩa là hình phạt nghiêm trọng nhất mà một người đã được rửa tội có thể phải gánh chịu, bao gồm việc bị đặt ra ngoài sự hiệp thông của các tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo và bị từ chối tiếp nhận các bí tích.
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã từng giải thích rằng mục đích của việc rút phép thông công là khiến “người có tội phải ăn năn và hoán cải”.
Ngài lưu ý: “Với hình phạt vạ tuyệt thông, Giáo hội không cố gắng hạn chế mức độ thương xót mà chỉ đơn giản là làm rõ mức độ nghiêm trọng của tội ác”.
Tại sao một người bị vạ tuyệt thông?
Vạ tuyệt thông không chỉ là một hình phạt và còn vượt xa việc hạn chế rước lễ.
Theo Điều 1339 triệt 2, cùng với việc rút phép thông công “trong trường hợp hành vi gây gương xấu hoặc gây rối nghiêm trọng trật tự công cộng, thì bản quyền cũng có thể sửa dạy người đó, theo cách thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của người đó.”
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Vì các nữ tu đã tuyên bố mình không còn là thành viên của Giáo Hội Công Giáo nữa nên khi ở lại tu viện, họ thấy mình đang chiếm giữ tài sản của Giáo hội mà họ không thuộc về và không có quyền hợp pháp để ở đó.
Đức Tổng Giám Mục đã nói với họ rằng họ cần phải rời khỏi cơ sở do hậu quả của hành động của mình nhưng đang thực hiện một đường lối kiên nhẫn, hy vọng họ sẽ tự mình làm như vậy vào đầu tháng 7 mà không cần phải bị buộc phải trục xuất.
Đức Tổng Giám Mục chỉ ra rằng mặc dù các nữ tu không công nhận quyền tài phán của ngài cũng như giáo luật áp dụng cho họ trong trường hợp này, như được quy định tại Điều 1.4 của thỏa thuận giữa Tây Ban Nha và Tòa Thánh, luật dân sự của Tây Ban Nha công nhận Bộ Giáo luật của Giáo hội có quyền quản lý những vấn đề này sao cho “luật dân sự phù hợp với những gì giáo luật quy định trong các thực thể giáo hội”, giống như nhà nước Tây Ban Nha công nhận tính hợp lệ của hôn nhân do một linh mục Công Giáo cử hành.
Về vị giám mục giả Rojas và linh mục giả Ceacero, Đức Tổng Giám Mục Iceta giải thích rằng “đã gần bốn tuần kể từ khi họ được thông báo rằng họ không nên ở trong tu viện họ vẫn kiên trì ở đó,” vì vậy các cơ quan pháp luật sẽ hành động chống lại họ, có lẽ nhanh hơn so với những nữ tu bị vạ tuyệt thông.
Source:National Catholic Register
Chuẩn bị đón F16, Kyiv tung ATACMS phá hủy đài rađa không gian Nga. 3.000 lính Nepal làm bia đỡ đạn
VietCatholic Media
15:28 27/06/2024
1. Hình ảnh vệ tinh Crimea cho thấy những mảnh vỡ của radar không gian bị hỏa tiễn tấn công
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crimea Satellite Photos Show Wreckage of Space Radar Hit by Missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các hình ảnh vệ tinh được công bố sau vụ tấn công hỏa tiễn, được cho là nhằm vào trung tâm mạng không gian sâu của Nga ở Crimea bị sáp nhập, cho thấy sự tàn phá trên quy mô lớn tại cơ sở quân sự này.
Tài khoản tình báo nguồn mở OSINTTechnical cho biết vào ngày 23 Tháng Sáu rằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất đã được lực lượng Kyiv sử dụng để tấn công Trung tâm liên lạc không gian tầm xa của Nga đặt ở làng Vitino thuộc vùng Saky.
Ukraine không nhận trách nhiệm về vụ tấn công và các quan chức Nga vẫn chưa bình luận về vụ việc.
Các bức ảnh đề ngày 20 tháng 5 và ngày 24 tháng 6 là của công ty hình ảnh toàn cầu Planet Labs có trụ sở tại California và được phân phối lần đầu tiên bởi Project, một dự án điều tra của Radio Free Europe/Radio Liberty. Một hình ảnh cho thấy sự tàn phá sau vụ tấn công cũng được Planet Labs chia sẻ với Newsweek.
Các hình ảnh cho thấy nhiều vết cháy sém và dấu hiệu hư hỏng. Đề án cho biết dữ liệu có sẵn công khai cho thấy địa điểm này có trung tâm radar không gian của Nga, “một phần quân sự quan trọng của hệ thống định vị vệ tinh và liên lạc không gian của Nga”.
Trung tâm bị tấn công là một trong ba khu phức hợp tạo nên Trung tâm Truyền thông Không gian sâu Yevpatoria của Nga, nơi hỗ trợ các sứ mệnh không gian có người lái và robot. Cơ sở này được cho là trước đó đã bị tấn công vào tháng 12 năm 2023 bằng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Storm Shadow do Anh cung cấp.
Project dẫn lời chuyên gia quân sự Anatoly Khrapchynskyi nói rằng lực lượng xâm lược của Nga đã bố trí các vệ tinh Lotus và Pion-NKS tại địa điểm này.
Khrapchynskyi nói: “Đặc biệt, 'Pion-NKS' sử dụng radar chủ động để trinh sát hàng hải và thu thập thông tin.”
Ông nói thêm rằng quân đội Nga cũng có thể sử dụng Trung tâm Liên lạc Không gian Tầm xa để kiểm soát các nhóm vệ tinh “được thiết kế để triệt tiêu tín hiệu liên lạc của các vệ tinh đối phương”.
Các video lan truyền trên mạng xã hội sau cuộc tấn công vào Crimea cho thấy các đám cháy lớn ở Vitino và gần trung tâm mạng không gian sâu của Nga.
Kênh Telegram Crimea Wind có trụ sở tại Crimea cho biết vào thời điểm đó: “Vệ tinh ghi nhận hai vụ cháy gần tổ hợp đo lường và chỉ huy biệt lập thứ 40 của Nga, thường được gọi là Trung tâm Truyền thông Không gian Tầm xa, NIP-16, đơn vị quân đội 81415.
Các cuộc tấn công vào Crimea đã gia tăng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, khi Kyiv tìm cách giành lại bán đảo Hắc Hải. Khu vực này đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
2. Đồng minh của Putin chất vấn học thuyết hạt nhân trên TV
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's Nuclear Doctrine Questioned by Ally on TV”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Vladimir Solovyov, một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, đã đặt câu hỏi với một chuyên gia trong chương trình truyền hình buổi tối của ông trên kênh nhà nước Russia-1 về lý do tại sao Mạc Tư Khoa không trả đũa các cuộc tấn công của Ukraine trên đất Nga bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh thường xuyên cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, cũng như các cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ NATO vì viện trợ và vũ khí do chính quyền Tổng thống Joe Biden và các thành viên của liên minh quân sự cung cấp cho Kyiv.
Solovyov đã nói chuyện rất lâu với Yevgeny Buzhinsky, một trung tướng Nga đã nghỉ hưu, về học thuyết hạt nhân của Nga, trong đó đặt ra các điều kiện để có thể sử dụng những loại vũ khí đó.
Putin cho biết Mạc Tư Khoa có thể biện minh cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu một quốc gia khác sử dụng chúng để chống lại Nga hoặc nếu “sự sống còn của nhà nước bị đe dọa”.
“Tổng thống Putin đã nêu rõ quan điểm của chúng ta rằng không có cuộc tấn công mang tính phủ đầu nào cho đến khi điều này là cần thiết. Sẽ cần phải sử dụng nó, nhưng đây là trường hợp có điều gì đó rất bất thường xảy ra đối với sự sống còn của nhà nước chúng ta”, Buzhinsky nói với Solovyov.
Solovyov phản đối quan điểm này, lưu ý rằng đã có các cuộc tấn công do Ukraine thực hiện trên đất Nga trong bối cảnh cuộc xâm lược toàn diện mà Putin phát động vào tháng 2 năm 2022.
“Và làm sao chúng ta biết khi nào có điều gì đó là bất thường xảy ra? Trước đó, điều bất thường sẽ là một cuộc tấn công vào Belgorod, khiến dân thường thiệt mạng. Điều gì là bất thường? Một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Điện Cẩm Linh, diễn ra tương đối gần đây. Đó không phải là điều bất thường hay sao?” Solovyov hỏi.
Buzhinsky nói với Solovyov rằng ông “đã đề cập đến chuyện này rồi”.
Buzhinsky nói: “Chúng tôi hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Liên bang Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân tất cả các trường hợp chúng ta có thể sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc phải sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Buzhinsky nói thêm: “Một trong những điểm này là tấn công các chính quyền quốc gia và quân sự đến mức ngăn cản hay vô hiệu hóa việc sử dụng các phương tiện của chúng ta trong một cuộc tấn công trả đũa”.
Solovyov xen vào: “Thí dụ như một cuộc tấn công vào nhà máy điện hạt nhân phải không?”
“Đúng, một cuộc tấn công vào nhà máy điện hạt nhân, là một ví dụ” Buzhinsky trả lời.
Cuộc trao đổi của họ diễn ra vài ngày sau khi Putin đe dọa thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga vì tuyên bố rằng phương Tây đang “hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Putin phát biểu tại cuộc họp báo ngày 20 Tháng Sáu sau chuyến đi tới Bắc Hàn và Việt Nam và đưa ra cảnh báo trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây về cuộc chiến của Putin ở Ukraine.
Nga nhận thức được rằng một “đối thủ tiềm năng” đang nghiên cứu các yếu tố mới “liên quan đến việc hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân”, Putin nói.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, ngày 20 Tháng Sáu cho biết Putin có thể sẽ phản ứng một phần với nhận xét của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vào ngày 17 Tháng Sáu rằng các thành viên của liên minh quân sự đang thảo luận về việc tăng cường năng lực hạt nhân để có thể sẵn sàng trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và Trung Quốc. ISW khẳng định “Stoltenberg không hề thảo luận về việc hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân”.
ISW đánh giá: Những luận điệu của Putin “cố tình nhằm mục đích thể hiện sự xâm lược của Nga ở Ukraine như một cuộc chiến sống còn vì chủ quyền của Nga”.
3. Không quân cho biết Ukraine bắn rơi 28 trong số 29 mục tiêu trên không của Nga chỉ trong một đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ toàn bộ 23 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và 5 trong số 6 hỏa tiễn do Nga phóng qua trong đêm 26 rạng sáng 27 Tháng Sáu.
Nga được cho là đã phóng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa từ nhiều địa điểm khác nhau trong đêm, bao gồm các vùng Tambov và Kursk của Nga, và từ Hắc Hải và Crimea bị tạm chiếm.
Ngoài số máy bay điều khiển từ xa được phóng, Nga còn phóng một hỏa tiễn đạn đạo Kh-47 Kinzhal, 4 hỏa tiễn hành trình và 1 hỏa tiễn dẫn đường Kh-59.
Suốt đêm, Không quân cảnh báo về các mối đe dọa hỏa tiễn trên toàn quốc. Suspilne đưa tin cảnh báo không kích chấm dứt vào khoảng 3h30 sáng giờ địa phương. Các vụ nổ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cũng không có thương vong nào được báo cáo.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa xảy ra hàng ngày ở Ukraine, ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước. Các nhóm hỏa lực cơ động của Không quân Ukraine đã tham gia đẩy lùi các cuộc không kích.
Trong những tháng gần đây, các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng đã ngày càng nhắm vào các cơ sở năng lượng của Ukraine.
Chiều Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cũng tuyên bố rằng lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 7 máy bay điều khiển từ xa do Ukraine phóng trên các vùng lãnh thổ Mạc Tư Khoa, Tver và Belgorod.
Các phương tiện truyền thông Nga cho biết nhiều vụ nổ đã được nghe thấy tại tỉnh Mạc Tư Khoa trong suốt buổi sáng Thứ Năm, 27 Tháng Sáu. Chưa có các báo cáo về thương vong hay thiệt hại vật chất.
4. Tù binh cho biết ước tính hơn 3.000 người Nepal gia nhập quân đội Nga
Hơn 3.000 người Nepal có thể đã gia nhập quân đội Nga, một tù binh người Nepal bị bắt đã nói với chính quyền Ukraine qua đoạn video do Kyiv Independent độc quyền thu thập.
Chính phủ Nepal trước đây ước tính có tới 200 người Nepal đang chiến đấu cho Nga. Khoảng 100 người Nepal được thông báo mất tích và ít nhất 14 người được xác nhận thiệt mạng khi đang phục vụ trong quân đội Nga.
CNN đưa tin vào tháng 2, trích dẫn nhiều nguồn, rằng 15.000 người Nepal đã đến chiến đấu cho Nga.
“Tôi đoán khoảng 3.000 đến 4.000 người Nepal đã gia nhập quân đội Nga,” Rai Bikash, tù binh bị bắt nói, sau khi ước tính rằng anh ta đã tận mắt nhìn thấy khoảng 200 người Nepal trong thời gian ngắn gia nhập quân đội Nga.
Người tù binh cho biết anh ta gia nhập quân đội Nga do áp lực tài chính vì anh ta mắc khoản nợ hơn 20.000 Mỹ Kim. POW cho biết: “Nếu bạn kiếm được một công việc trong khu vực tư nhân ở Nepal, bạn sẽ nhận được tối đa khoảng 200 Mỹ Kim” mỗi tháng.
“Lý do duy nhất người Nepal gia nhập quân đội Nga là để kiếm tiền…lựa chọn duy nhất là ra nước ngoài và kiếm tiền,” Bikash nói. Người đàn ông bị bắt trong vòng một tháng đầu tiên khi đến chiến đấu tại Ukraine nên không bao giờ được trả tiền.
Người đàn ông nói rằng người Nepal được hứa hẹn một công việc ở xa tiền tuyến và được ký một hợp đồng quy định thời gian đào tạo 105 ngày nhưng anh ta đã không nhận được một ngày đào tạo nào.
Người tù binh nói thêm rằng Nga đang “tuyển mộ tất cả các quốc tịch”.
Nga được biết là đã tấn công vào những người đàn ông từ các quốc gia bao gồm Cuba, Kazakhstan và Somalia để chiến đấu trong quân đội của mình.
Đài Âu Châu Tự do/ban Kyrgyzstan của Radio Liberty đưa tin hôm 24 Tháng Sáu rằng một công dân Kyrgyzstan đã bị kết án 5 năm tù vì chiến đấu cho Nga ở Ukraine, vì luật nước này cấm tham gia xung đột trên lãnh thổ nước ngoài.
Các chiến binh Nepal đã nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông trong những tháng gần đây, vì luật pháp Nepal chỉ cho phép công dân của mình phục vụ trong quân đội Anh và Ấn Độ.
Reuters đưa tin vào Tháng Giêng rằng Nepal đã ngừng cấp giấy phép lao động nước ngoài cho công dân của mình làm việc ở Nga cho đến khi có thông báo mới do có báo cáo về việc công dân nước này thiệt mạng khi chiến đấu ở Ukraine.
Reuters dẫn số liệu chính thức cho biết, hơn 800 người đã được cấp giấy phép làm việc dân sự ở Nga trong hai năm qua.
Nepal kêu gọi chính phủ Nga ngừng tuyển dụng công dân Nepal vào quân đội vào tháng 12 sau khi ít nhất sáu công dân nước này được xác nhận thiệt mạng.
Tòa án Hình sự Quốc tế ngày 25 Tháng Sáu thông báo đã phát lệnh bắt giữ Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov vì tội ác chiến tranh chống Ukraine. Trong bối cảnh đó, các luật gia cho rằng ICC cũng nên truy tố chính quyền các nước dung túng hay khuyến khích công dân tham gia trong quân đội Nga.
5. Bộ Ngoại giao xác nhận cái chết của nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Kyiv
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết trong cuộc họp báo ngày 26 Tháng Sáu rằng một nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine đã qua đời ở Kyiv.
Xác nhận của ông được đưa ra sau khi có thông tin thi thể của nhà ngoại giao Mỹ được tìm thấy tại khách sạn Hilton ở thủ đô Ukraine vào ngày 25 Tháng Sáu.
“Chúng tôi có thể xác nhận cái chết của nhân viên chính phủ Mỹ, nhà lãnh đạo cơ quan đại diện tại đại sứ quán ở Kyiv. Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và những người thân yêu của đồng nghiệp”, Miller nói.
Ukrainska Pravda viết, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, rằng không tìm thấy dấu vết bạo lực nào và cái chết của nhà ngoại giao là do nguyên nhân tự nhiên.
Miller xác nhận điều này và nói thêm rằng ông không thể đưa ra bình luận gì thêm về tình hình.
6. Lithuania phân bổ ít nhất 0,25% GDP để hỗ trợ an ninh, quốc phòng Ukraine
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda hôm 26 Tháng Sáu tuyên bố Lithuania sẽ phân bổ ít nhất 0,25% GDP để hỗ trợ an ninh và quốc phòng Ukraine.
Theo Nauseda, quyết định này đã được thông qua trong cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng Nhà nước.
“Lithuania sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraine cho đến chiến thắng. Chúng tôi sẽ luôn ủng hộ tự do”, tt2 Nausea nói.
Lithuania, một trong những người ủng hộ trung thành của Kyiv, đã tuyên bố thành lập liên minh rà phá bom mìn vào tháng 7 năm 2023.
Nước này cũng tham gia sáng kiến đạn dược do Tiệp dẫn đầu và ủng hộ quyền của Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây.
Đầu năm nay, Lithuania đã cam kết gói hỗ trợ dài hạn 200 triệu euro, tức là khoảng 215 triệu Mỹ Kim, cho Kyiv
7. Nguồn tin xác nhận tình báo quân sự đứng sau vụ tấn công mạng vào một số nhà cung cấp Internet ở Crimea bị tạm chiếm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, đã thực hiện một cuộc tấn công mạng vào một số nhà cung cấp Internet lớn nhất của Nga hoạt động tại Crimea bị Nga tạm chiếm. Cuộc tấn công đã xảy ra vào ngày 26 tháng 6, gây ra một sự hoảng loạn tại Crimea.
Trước đó trong ngày, hãng thông tấn TASS do nhà nước Nga kiểm soát, trích dẫn nhà cầm quyền bù nhìn của Nga, đã tuyên bố các cuộc tấn công DdoS /đi-đố/ nhằm vào một số nhà cung cấp ở bán đảo. Người dân Crimea đã được cảnh báo về khả năng truy cập Internet có thể bị gián đoạn.
Nguồn tin chưa tiết lộ thêm chi tiết về vụ tấn công mạng.
HUR được cho là đã thực hiện một số cuộc tấn công mạng trong những tháng gần đây. Vào đầu tháng 6, HUR tuyên bố tấn công vào các trang web của các bộ của Nga, bao gồm cả Bộ Quốc phòng nước này.
Trong khi đó, Mạc Tư Khoa bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng không chỉ vào Ukraine mà còn vào các quốc gia trên khắp Âu Châu.
Berlin đã tạm thời triệu hồi đại sứ của mình khỏi Mạc Tư Khoa vào ngày 6 tháng 5 sau khi chính quyền Đức cho biết nhóm hacker APT 28, có liên kết với cơ quan tình báo quân sự Nga đã thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm vào các ngành công nghiệp và quốc phòng của Đức cũng như các quan chức của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền kể từ năm 2022.
8. Tình báo quân sự cho biết vệ tinh của Ukraine được mua từ quỹ cộng đồng đã cung cấp hơn 4.000 hình ảnh về các cơ sở của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết một vệ tinh được mua thông qua chiến dịch gây quỹ cộng đồng của Ukraine đã chụp được 4.173 hình ảnh về các mục tiêu của Nga trong gần hai năm.
Theo Đại Úy Yusov, khoảng 38% tổng số dữ liệu nhận được đã được sử dụng để chuẩn bị cho các cuộc tấn công gây thiệt hại “hàng tỷ Mỹ Kim” cho Nga.
Nhờ vệ tinh ICEYE, Ukraine đã thu được hình ảnh vệ tinh của 370 phi trường Nga, 238 vị trí trinh sát vô tuyến và phòng không, 153 kho dầu và cơ sở lưu trữ nhiên liệu, 147 kho hỏa tiễn, vũ khí máy bay và đạn dược, cùng 17 căn cứ hải quân.
Vệ tinh này cũng có thể theo dõi các điểm triển khai thường trực của quân đội Nga, các trại lính và trung tâm huy động của họ, cũng như giám sát tổ hợp công nghiệp-quân sự và hậu cần của nước này, bao gồm cả cầu Kerch được xây dựng trái phép ở Crimea.
Cơ quan này cho biết: “Điều này giúp có thể theo dõi động thái của các hoạt động của Nga, sĩ quan và binh lính Nga, cũng như tiết lộ các ý định quân sự của quân xâm lược”.
Ngoài ra, ICEYE có thể xác định chính xác loại chiến đấu cơ, tàu và hệ thống phòng không được phát hiện, cũng như ghi lại mức độ thiệt hại đối với các cơ sở bị ảnh hưởng.
Serhiy Prytula, một diễn viên hài, chính trị gia và tình nguyện viên dẫn đầu các chiến dịch gây quỹ cộng đồng để giúp đỡ quân đội Ukraine, đã thông báo vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 rằng tổ chức bác ái của ông đã mua một vệ tinh cho quân đội.
Quỹ bác ái Serhiy Prytula đã ký thỏa thuận với công ty ICEYE của Phần Lan sau khi gây quỹ ban đầu 17 triệu Mỹ Kim để mua máy bay điều khiển từ xa tấn công Bayraktar. Nhà sản xuất máy bay điều khiển từ xa của Thổ Nhĩ Kỳ, Baykar, đã từ chối nhận tiền và thay vào đó cung cấp miễn phí ba máy bay điều khiển từ xa cho Ukraine.
Hợp đồng với ICEYE nêu rõ công ty sẽ chuyển giao khả năng của một trong những vệ tinh đã đi vào quỹ đạo cho chính phủ Ukraine.
Cho đến khi mua vệ tinh ICEYE, Ukraine không có vệ tinh riêng trên quỹ đạo và do đó phải dựa vào hình ảnh vệ tinh từ các đồng minh trong sáu tháng đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
9. Nga đối diện với một đòn giáng vào các khoản thanh toán từ một Ngân hàng thuộc loại hàng đầu của Trung Quốc
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Dealt Payments Blow by Top China Bank”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo truyền thông Nga, một trong những ngân hàng cho vay hàng đầu của Trung Quốc, là ngân hàng ICBC, đã giáng một đòn đáng kể vào nền kinh tế Nga bằng cách đình chỉ các giao dịch với các ngân hàng Nga bị Mỹ trừng phạt vì xâm lược Ukraine.
Nhật báo Kommersant của Nga dẫn các nguồn tin trong ngành tài chính cho biết, bộ phận Ngân hàng Trung Quốc tại Nga, nơi tập trung vào các khoản thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, đã ngừng giải quyết các khoản thanh toán bằng đồng tiền Trung Quốc bắt đầu từ Thứ Hai, 24 Tháng Sáu. Bộ Ngoại giao Nga và Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận bằng văn bản.
Dù trong bối cảnh ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để sống còn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, tờ Kommersant cũng không giấu được sự phẫn nộ đối với quyết định mới nhất của ngân hàng Trung Quốc.
ICBC, Ngân hàng CITIC Trung Quốc và hầu hết các ngân hàng Trung Quốc khác đã có những hành động tương tự nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ nhằm trừng phạt các thực thể kinh doanh với các công ty Nga trong các lĩnh vực có thể hỗ trợ chuỗi cung ứng quân sự của nước này.
“Đây không phải là tin vui cho thị trường Nga. Sẽ có thêm chi phí cả về thời gian và chi phí giải quyết thanh toán”, một trong những nguồn tin cho biết.
Nguồn tin nói thêm rằng vấn đề quan trọng nhất là nó càng thúc đẩy sự chuyển dịch giữa các lĩnh vực bị trừng phạt của Nga sang các chủ thể phi ngân hàng để giao dịch, nghĩa là nhà nước ít kiểm soát hơn và nguy cơ gian lận cao hơn. Ông nói: “Nếu số tiền bị đóng băng, nó sẽ được trả lại bằng đồng rúp Nga, nhưng tỷ lệ này sẽ được thực hiện ở mức độ nào thì không rõ ràng và cả tỷ giá hối đoái cũng mơ hồ”.
Alexey Fedoryaka, một đối tác tại Sapozhnikov & Partners, nói với Kommersant rằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các công ty con của ngân hàng nước ngoài ở Nga mới là mối đe dọa lớn nhất.
ICBC là ngân hàng lớn thứ tư của Trung Quốc về tài sản toàn cầu và là ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Trung Quốc hoạt động tại Nga. Ngân hàng Trung Quốc điều hành hàng trăm chi nhánh ở nước ngoài tại hơn 60 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ
Ngân hàng sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức tài chính Nga không bị trừng phạt.
Đầu tháng này, Washington đã mở rộng 300 tổ chức và cá nhân vào danh sách trừng phạt, khoảng 50 trong số đó ở Trung Quốc đại lục hoặc Hương Cảng, vì cáo buộc vai trò của họ trong việc xuất khẩu chip và công nghệ lưỡng dụng khác có thể hỗ trợ cỗ máy chiến tranh của nhà độc tài Vladimir Putin.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ đạo đức giả khi tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine trong khi “đổ lỗi phá hoại hòa bình” và nhấn mạnh thương mại Trung-Nga “vốn là hợp lý và kiên cường”.
Thương mại của Trung Quốc, bao gồm cả việc mua dầu và khí đốt tự nhiên của Nga, đã giúp vực dậy nền kinh tế bị cô lập của Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu xâm lược hơn hai năm trước.
Bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, Nga ngày càng phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch quốc tế với các đối tác thương mại của Bắc Kinh. Các chuyên gia cho rằng thỏa thuận này đã cho phép Trung Quốc thử nghiệm nỗ lực đa dạng hóa khỏi đồng đô la Mỹ trên quy mô lớn hơn.
Tính đến tháng 12 năm 2023, đồng nhân dân tệ chiếm khoảng 1 phần 3 thương mại của Nga.
10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo được công bố hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến mối âu lo của các Dân biểu Duma quốc gia về việc trả tự do cho các cựu tù hình sự sau khi họ tham gia chiến đấu ở Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Một số Dân biểu Duma Nga gần đây đã bày tỏ lo ngại về mối đe dọa đối với luật pháp và trật tự gây ra bởi việc trao trả những cựu tù nhân sau khi chiến đấu cho Lực lượng Vũ trang Nga ở Ukraine. Chủ tịch Ủy ban Duma về Bảo vệ Gia đình, Các vấn đề về quan hệ cha con, thai sản và thời thơ ấu, Nina Ostanina nói với tờ Gazeta của Nga rằng sẽ có nhiều tội ác hơn khi những cựu tù nhân này không hòa nhập với xã hội. Cô nói rằng các cựu tù nhân cần được các cơ quan thực thi pháp luật giám sát liên tục và xã hội cần được bảo vệ khỏi những người như vậy.
Cô nói rằng có một nhu cầu cấp thiết về luật pháp. Phó Duma Maksim Ivanov cũng cảnh báo rằng tội phạm có thể gia tăng sau khi những người này trở về sau chiến tranh.
Nga đã tuyển dụng tù nhân để phục vụ trong lực lượng vũ trang của mình ít nhất kể từ tháng 7 năm 2022, một hoạt động do cựu Giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner /wác-nơ/ của Nga, Yevgeny Prigozhin, đi tiên phong. Các bản án tù được giảm để đổi lấy việc tham gia cuộc chiến ở Ukraine. Nhiều người đã thiệt mạng ở tiền tuyến. Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma Alexey Zhuravlev lập luận rằng các tù nhân được đưa đi chiến đấu ở Ukraine không được phép trở về Nga cho đến khi giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine.
Tổng Viện Kiểm sát Nga đã ngừng công bố số liệu thống kê tội phạm chính thức kể từ ngày 01 tháng Giêng năm 2023, một phần có thể là do khả năng gia tăng tội phạm bạo lực do các cựu tù nhân trở về sau chiến đấu ở Ukraine thực hiện. Cơ quan truyền thông độc lập của Nga Verstka đưa tin vào tháng 4 năm 2024 rằng ít nhất 107 người Nga đã thiệt mạng và 100 người khác bị thương nặng do các cựu chiến binh trở về sau khi chiến đấu. Việc tuyển dụng tù nhân vào Lực lượng Vũ trang Nga và những tác động đối với cộng đồng người Nga khi họ được thả là một thực hành phổ biến và là rủi ro mà Chính phủ Nga sẵn sàng chấp nhận để duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
11. Nhìn lại những lãnh đạo nhà nước trước đây đã phải đối mặt với công lý quốc tế
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, hôm 25 Tháng Sáu thông báo đã phát lệnh bắt giữ hai quan chức quốc phòng Nga chỉ đạo nỗ lực chiến tranh của nước này.
Sergei Shoigu, nhà lãnh đạo Hội đồng An ninh Nga và Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga, bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, đặc biệt là “chỉ đạo tấn công vào các đối tượng dân sự” và “gây tổn hại ngẫu nhiên quá mức cho dân thường hoặc gây thiệt hại cho các đối tượng dân sự.”
Shoigu và Gerasimov cũng bị buộc tội “tội ác chống lại nhân loại”. ICC cho biết các cáo buộc liên quan đến các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
Thông tấn xã Reuters có bài tường trình nhan đề “A look at past state leaders who faced international justice”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Tại các phiên tòa ở Nuremberg năm 1945, được coi là tiền thân của các tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế, các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và kinh tế của Đức Quốc xã đã bị truy tố. Trong số đó có Đại đô đốc Karl Doenitz, cựu tổng thống Đức đầu tiên bị đưa ra xét xử. Doenitz, người chỉ giữ chức nguyên thủ quốc gia được vài tháng sau vụ tự sát của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, đã bị kết án vào năm 1946 và phải ngồi tù 10 năm trong nhà tù ở Tây Berlin.
SLOBODAN MILOSEVIC của Nam Tư
Cựu tổng thống Nam Tư và Serbia Slobodan Milosevic đã trở thành cựu nguyên thủ quốc gia đầu tiên hầu tòa trước một tòa án quốc tế kể từ Thế chiến thứ hai khi phiên tòa xét xử ông trước Tòa án Hình sự Quốc tế dành cho Nam Tư cũ bắt đầu ở The Hague vào năm 2002.
Milosevic bị buộc tội tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng vì vai trò lãnh đạo của ông trong các cuộc chiến tranh Balkan những năm 1990 sau sự tan rã của liên bang Nam Tư. Trước khi phán quyết được đưa ra, Milosevic đã chết trong phòng giam ở trung tâm giam giữ La Hay năm 2006.
CHARLES TAYLOR của LIBERIA
Cựu nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị tòa án quốc tế cáo buộc phạm tội ác chiến tranh kể từ phiên tòa Nuremberg là cựu tổng thống Liberia Charles Taylor. Phiên tòa xét xử ông ta trước Tòa án đặc biệt dành cho Sierra Leone do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn bắt đầu vào năm 2006. Năm 2012, ông ta bị kết tội hỗ trợ và tiếp tay cho tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống lại loài người do lực lượng dân quân khét tiếng tàn bạo mà ông ta hậu thuẫn ở Sierra Leone gần đó thực hiện. Taylor bị kết án 50 năm tù và hiện đang thụ án ở Anh.
UHURU KENYATTA của KENYA
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã chứng kiến hai nguyên thủ quốc gia xuất hiện trước tòa trong quá trình tố tụng chống lại họ. Vào năm 2014, tổng thống Kenya khi đó là Uhuru Kenyatta đã trở thành nguyên thủ quốc gia đương nhiệm đầu tiên xuất hiện trước ICC trong phiên điều trần trước khi xét xử.
Các cáo buộc chống lại ông liên quan đến cáo buộc gây ra căng thẳng sắc tộc trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 và được thực hiện trước khi ông trở thành nguyên thủ quốc gia. Cuối năm 2014, cơ quan công tố đã rút lại cáo buộc và đổ lỗi cho quyết định này là do can thiệp chính trị vào các nhân chứng, đặc biệt là sau khi Kenyatta được bầu làm tổng thống. Vào năm 2015, ICC đã hủy bỏ vụ kiện.
LAURENT GBAGBO của Bờ Biển Ngà
Năm 2016, cựu tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo trở thành cựu nguyên thủ quốc gia Phi Châu đầu tiên bị đưa ra xét xử trước ICC. Gbagbo phải đối mặt với cáo buộc tội ác chống lại loài người liên quan đến bạo lực sau bầu cử vì ông từ chối chấp nhận thất bại trong các cuộc bầu cử năm 2010 sau một thập niên nắm quyền.
Sau phiên tòa kéo dài ba năm, Gbagbo được tuyên trắng án vào năm 2019. Các thẩm phán phán quyết rằng cáo buộc của cơ quan công tố liên quan đến vụ đổ máu sau bầu cử khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng là “đặc biệt yếu”. Gbagbo trở lại Bờ Biển Ngà vào năm 2021 và thề sẽ tiếp tục tham gia chính trị cho đến khi qua đời.
KHIEU SAMPHAN của CAMPUCHIA
Cựu nguyên thủ quốc gia Campuchia thời Khmer Đỏ, Khieu Samphan, phải đối mặt với phiên tòa trong hai vụ án riêng biệt trước Tòa án đặc biệt do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn tại Tòa án Campuchia. Ông ta ra tòa lần đầu tiên vào năm 2011 và bị kết án vào năm 2014 vì tội ác chống lại loài người do những hoạt động tàn bạo dưới chế độ “cánh đồng chết” của Khmer Đỏ và nhận bản án chung thân.
Hầu hết trong số 1,7 triệu nạn nhân ước tính của chế độ Khmer Đỏ cực đoan 1975-1979 đã chết vì đói, tra tấn, kiệt sức hoặc bệnh tật trong các trại lao động, hoặc bị đánh bằng dùi cui đến chết trong các cuộc hành quyết hàng loạt.
Sau phiên tòa thứ hai từ năm 2014 đến năm 2018, Samphan bị kết án thêm tội chống lại loài người và tội diệt chủng đối với người dân Việt Nam.
Diệt chủng là tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất và khó chứng minh nhất vì các công tố viên cần chứng minh thủ phạm có ý định đặc biệt muốn tiêu diệt một nhóm quốc gia, tôn giáo, chủng tộc hoặc sắc tộc.
Khiêu đang thụ án chung thân ở Campuchia.
HISSENE HABRE của CHAD
Cựu tổng thống Hissene Habre, người cai trị Tchad bằng bàn tay sắt từ năm 1982 đến năm 1990, đã bị đưa ra xét xử ở Senegal trước toà án đặc biệt của Phi Châu do Liên minh Phi Châu hậu thuẫn vào năm 2015. Phiên tòa xét xử ông ta diễn ra sau chiến dịch kéo dài 17 năm của các nạn nhân và các nhóm nhân quyền nhằm đưa Habre, người sống lưu vong ở Sénégal, ra trước công lý.
Sự cai trị của Habre, bắt đầu bằng một cuộc đảo chính, đã chứng kiến những vụ giết người trên quy mô lớn bởi lực lượng cảnh sát chính trị khét tiếng của ông ta, những người đã vây bắt những kẻ tình nghi và giam giữ họ trong các trung tâm giam giữ bí mật. Trong tám năm, hàng chục ngàn người đã bị hãm hiếp, tra tấn và giết chết.
Năm 2016, ông ta bị kết án về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người và bị kết án tù chung thân. Ông ta qua đời vào năm 2021 sau khi mắc bệnh COVID-19 trong tù.
Nga đã rút khỏi ICC vào năm 2016 sau khi tòa án chỉ trích việc Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp. Tuy nhiên, các quan sát viên cho rằng khả năng những nhân vật Nga phải đối diện với công lý là rất cao. Khi còn tại vị SLOBODAN MILOSEVIC của Nam Tư là một còn người đầy quyền lực, ông ta, và nhiều người khác, kể cả những nạn nhân của ông ta, nghĩ rằng có một ngày nào đó, SLOBODAN MILOSEVIC phải đối diện với công lý quốc tế.
Trường hợp của Putin, Valery Gerasimov và Sergei Shoigu còn mong manh hơn MILOSEVIC. Thật vậy, Nga không thành công trên chiến trường. Nếu thành công họ đã chiếm được Ukraine từ lâu với quân số, khí tài chiến tranh đều vượt trội so với Ukraine. Trong cuộc chiến đang diễn ra hiện nay, với mức độ tiêu hao cả ngàn quân mỗi ngày, thật là ngây thơ khi nghĩ rằng chính quyền Putin có thể tồn tại lâu dài và có thể tiếp tục cuộc xâm lược tiêu hao hiện nay trong một khoảng thời gian đáng kể. Viễn tượng rất khả thi là một chính quyền mới của Nga sẽ giao nộp tất cả những con người này ra trước ICC để thoát khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế.
ĐGM Schneider: Rút phép thông công ĐTGM Viganò là đại họa. Biden mâu thuẫn với Meloni về phò sinh
VietCatholic Media
17:08 27/06/2024
1. Đức Giám Mục Schneider cảnh báo rằng việc rút phép thông công Đức Tổng Giám Mục Viganò sẽ dẫn đến sự chia rẽ hơn nữa
Mạng Religion News có bài tường trình nhan đề “Conservative prelate warns that excommunicating Viganò will lead to further division”, nghĩa là “Vị Giám Mục bảo thủ cảnh báo rằng rút phép thông công Đức Cha Viganò sẽ dẫn đến sự chia rẽ hơn nữa.”
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một nhà phê bình thẳng thắn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Giám Mục Phụ Tá Athanasius Schneider của Astana, Kazakhstan, nói rằng dù sự phản đối công khai của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đối với Đức Thánh Cha “là bất kính và thiếu tôn trọng”, nhưng Vatican nên suy nghĩ kỹ trước khi rút phép thông công ngài.
Đức Cha Schneider nói với Religion News Service trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng sẽ khôn ngoan và thận trọng hơn nếu ngài không rút phép thông công đối với Đức Tổng Giám Mục Viganò”.
Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, trước đây gọi là Tòa án dị giáo của Vatican, đã triệu tập Đức Tổng Giám Mục Viganò ra xét xử vào ngày 28 tháng 6 với cáo buộc ly giáo, có thể phải chịu hình phạt vạ tuyệt thông. Đức Cha Viganò đã viết trong một tuyên bố công khai rằng ngài không có ý định tham dự “phiên tòa giả” và tiếp tục chỉ trích Đức Giáo Hoàng và Vatican.
Đức Cha Schneider cho biết các quan chức Vatican nên mời Đức Cha Viganò một cách riêng tư chứ không phải trong bối cảnh tư pháp để giải quyết những khác biệt. “Tôi cảm thấy buồn rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng”, ngài nói và nhấn mạnh rằng “nó không mang tính xây dựng hay hữu ích cho bất kỳ ai”.
Đức Tổng Giám Mục Viganò, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã trở nên nổi tiếng vào năm 2018 khi ngài công bố một lá thư dài cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô che đậy các báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của cựu Hồng Y Hồng Y có ảnh hưởng Theodore McCarrick. Trong thư, ngài cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng từ chức.
Trong những năm tiếp theo, quan điểm của Đức Cha Viganò ngày càng trở nên cực đoan, chỉ trích Công đồng Vatican II, và lên án vắc xin ngừa Covid-19.
Đức Tổng Giám Mục cũng tuyên bố cuộc bầu cử Đức Thánh Cha Phanxicô là bất hợp pháp, khiến nhiều nhà phê bình Đức Giáo Hoàng tránh xa Đức Cha Viganò.
Đức Cha Schneider nói: “Ngài đã sai khi đưa ra một lý thuyết mới về khả năng cuộc bầu cử hợp pháp của Đức Phanxicô có thể không hợp lệ “ Đức Cha Schneider nói và nói thêm rằng quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Viganò là “không có cơ sở”. Đức Cha Schneider cũng tuyên bố đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Viganò, người sống ẩn náu kể từ khi công bố tuyên bố công khai vào năm 2018, tránh sử dụng ngôn ngữ thiếu tôn trọng liên quan đến Đức Giáo Hoàng.
Dù thế, vị giám mục Kazakhstan tin rằng Đức Tổng Giám Mục Viganò không nên bị vạ tuyệt thông. “Tôi nghĩ rằng ngày nay giáo hội có quá nhiều chia rẽ nội bộ đến mức sẽ là thiếu thận trọng, ngay cả khi có cơ sở giáo luật nào đó để phán xét Đức Tổng Giám Mục Viganò”.
Đức Cha Schneider là người mới nhất trong số những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng đã tách mình ra khỏi vị tổng giám mục nóng nảy. Các học giả bảo thủ người Ý hoan nghênh quyết định cuối cùng của Đức Giáo Hoàng có hành động đối với Đức Cha Viganò, trong khi Hiệp hội Pius X theo chủ nghĩa truyền thống, được thành lập năm 1970 bởi Tổng giám mục ly giáo Marcel Lefebvre, tuyên bố rằng họ không ủng hộ những tuyên bố của Viganò rằng cuộc bầu cử của Đức Phanxicô là bất hợp pháp.
Là một người gốc Đức lớn lên ở Kazakhstan dưới thời Liên Xô, Đức Cha Schneider cùng gia đình di cư sang Đức để thoát khỏi sự đàn áp của cộng sản đối với đạo Công Giáo. Ngài đã chỉ trích những hạn chế của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với Thánh lễ Latinh và quyết định của Đức Giáo Hoàng cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ. Khi Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện với người dân bản địa tại khu vườn Vatican trong hội nghị thượng đỉnh các giám mục ở khu vực Amazon năm 2019, Đức Cha Schneider nói rằng điều đó cấu thành một hành vi “dị giáo ngầm”.
Ngài cũng chỉ trích những nỗ lực đại kết và liên tôn của Đức Giáo Hoàng nhằm thúc đẩy đối thoại, cho rằng những nỗ lực này làm suy yếu “một tôn giáo đích thực”. Giáo phận của ngài là giáo phận đầu tiên từ chối việc áp dụng tuyên ngôn “Fiducia Supplicans” năm 2023 của Vatican, cho phép các linh mục chúc lành cho các cặp đồng giới và các kết hiệp bất hợp pháp.
Cuốn sách mới của ngài, “Chạy trốn khỏi dị giáo”, trình bày chi tiết về lịch sử của các trường phái tư tưởng ly giáo và dị giáo trong Giáo Hội và dự kiến xuất bản vào ngày 16 tháng 7. “Ngay cả một người mù cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ vô cùng bối rối về sự rõ ràng của giáo lý và luân lý. Tôi cảm thấy cần thiết phải giúp các tín hữu và linh mục lên tiếng về những lỗi lầm chung không chỉ của thời đại chúng ta mà còn của quá khứ,” ngài nói.
Đức Cha Schneider cho biết thuyết tương đối là thách thức lớn nhất mà giáo hội phải đối mặt khi cho rằng “sự thật không phải là điều gì đó tuyệt đối mà là tương đối”. Ngài chỉ ra ý thức hệ giới tính là hệ quả của tư duy này và lên án các tổ chức quốc tế bảo vệ và ủng hộ nó trên toàn cầu.
Ngài nói: “Tòa thánh đang trở thành một công cụ của giới tinh hoa toàn cầu”. “Thật đáng buồn khi ý thức hệ mới toàn cầu này đã thành công ở mức độ lớn trong việc bắt giữ Giáo Hội Công Giáo làm con tin và biến Tòa thánh và các giám mục thành những cộng tác viên của nó”.
Đức Cha Schneider cho biết ngài tin cuốn sách mới của mình sẽ giúp cung cấp thông tin cho người Công Giáo về đức tin của họ. Vào tháng 10 năm ngoái, ngài đã cho ra mắt một cuốn sách khác, “Credo: Compendium of the Catholic Faith,” với những gợi ý cập nhật giáo lý chính thức để giải quyết vấn đề giới tính, tình dục và công nghệ hiện đại.
Trong khi Đức Thánh Cha hoan nghênh đối thoại và thậm chí cả những lời chỉ trích từ các đối thủ của mình, thì gần đây ngài đã trấn áp một số nhà phê bình, bao gồm cả Đức Tổng Giám Mục-e Viganò. Năm ngoái, Đức Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Raymond Burke rời khỏi căn nhà của ngài ở Vatican, và ngài đã loại bỏ Đức Giám Mục Joseph Strickland, người chỉ trích thẳng thắn Đức Giáo Hoàng khỏi giáo phận của ngài ở Tyler, Texas.
Vào thời điểm đó, Đức Cha Schneider đã lên tiếng bảo vệ Đức Cha Strickland, gọi những cáo buộc chống lại vị Giám Mục Mỹ là “không có cơ sở và quá đáng” trong một bức thư ngỏ.
Đức Cha Schneider nói với RNS rằng những lời chỉ trích của ông đối với Đức Phanxicô là “sự thể hiện tình yêu đích thực và chân thành dành cho Đức Giáo Hoàng”, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các giám mục là sửa lỗi trong tình huynh đệ các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài mắc sai lầm. “Tôi sẽ không bị Đức Thánh Cha Phanxicô phán xét khi tôi chết,” ngài nói. “Chỉ có Thiên Chúa mới là thẩm phán của tôi.”
2. Thêm một giám mục Trung Quốc được Đức Thánh Cha bổ nhiệm
Thêm một giám mục Trung Quốc được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm: đó là Đức Cha Giuse Dương Vĩnh Cường (Yang Yongquiang), Giám mục Giáo phận Hàng Châu (Hangzhou).
Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh nói rằng: “Trong khuôn khổ cuộc đối thoại liên quan đến việc áp dụng Hiệp định tạm thời giữa Tòa Thánh và Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, ngày 12 tháng Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse Dương Vĩnh Cường, làm Giám mục Giáo phận Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), thuyên chuyển Đức Cha từ Giáo phận Chu Thôn (Zhoucun), tỉnh Sơn Đông.
Đức Cha Dương Vĩnh Cường năm nay 54 tuổi, sinh ngày 11 tháng Tư năm 1970, tại huyện Bác Hưng (Boxing), tỉnh Sơn Đông, học triết và thần học tại Chủng viện Thánh Linh ở Sơn Đông, rồi tại Chủng viện Xà Sơn (Sheshan), gần Thượng Hải. Ngày 15 tháng Sáu năm 1995, thầy được thụ phong linh mục. Sau khi thi hành sứ vụ cha sở, cha được gửi đi để đào sâu việc thụ huấn tại Đại chủng viện Quốc gia ở Bắc Kinh. Sau đó, cha đảm nhận nhiệm vụ giáo sư tại Đại chủng viện Thánh Linh ở Sơn Đông. Ngày 15 tháng Mười Một năm 2010, ngài được thụ phong Giám mục Phó Giáo phận Chu Thông và ngày 08 tháng Hai năm 2013, kế nhiệm Đức Cha Mã Học Thành (Ma Xuesheng). Ngày 12 tháng Sáu vừa qua, Đức Cha được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Hàng Châu.
Hồi tháng Mười năm ngoái, Đức Cha Dương Vĩnh Cường cùng với Đức Cha Diệu Thuận (Yao Shun), Giám mục Giáo phận Tể Ninh, đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thứ XVI, tại Roma.
3. Sự rạn nứt của G7 về việc phá thai gợi lên lời khen ngợi ủng hộ sự sống dành cho Meloni của Ý
Thủ tướng Giorgia Meloni đã tiếp đón các nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới tại Ý vào tuần trước và được cho là đã gây ra một số đối phương vì một động thái liên quan đến việc loại bỏ ngôn ngữ phá thai khỏi tuyên bố cuối cùng của G7 về các ưu tiên.
Nhưng tại Hoa Kỳ, cô ấy đang nhận được lời khen ngợi từ những người Mỹ ủng hộ sự sống, bao gồm cả cựu Phó Tổng thống Mike Pence, người sáng lập Tổ chức Thúc đẩy Tự do Hoa Kỳ.
“ Khi các quan chức chính quyền ủng hộ việc phá thai cực đoan của Tổng thống Biden yêu cầu đưa các từ 'phá thai' và 'quyền sinh sản' vào tuyên bố chính thức của G7, bạn đã đứng vững với cuộc sống. Bằng cách đó, bạn không chỉ đại diện cho những người Ý ủng hộ sự sống mà còn cho mọi công dân ủng hộ sự sống của các nước G7,” Pence viết trong một bức thư gửi Meloni.
Bức thư ngày 19 tháng 6 của Pence, được chia sẻ độc quyền với The Daily Signal, bày tỏ “lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ đối với quan điểm không khoan nhượng của bạn vì cuộc sống”.
Tranh chấp G7 được báo cáo, bắt nguồn từ ngôn ngữ trong tuyên bố G7 năm ngoái từ Hiroshima, Nhật Bản:
Chúng tôi tái khẳng định cam kết đầy đủ của mình nhằm đạt được các quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục toàn diện cho tất cả mọi người, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề tiếp cận dịch vụ phá thai và chăm sóc sau phá thai an toàn và hợp pháp.
Tuyên bố của G7 năm nay đã được thay đổi để loại bỏ bất kỳ sự đề cập nào đến việc phá thai:
Chúng tôi nhắc lại các cam kết của mình trong thông cáo chung của các nhà lãnh đạo Hiroshima về việc tiếp cận phổ cập các dịch vụ y tế đầy đủ, giá cả phải chăng và phẩm chất cho phụ nữ, bao gồm các quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục toàn diện cho tất cả mọi người.
Theo BBC, Meloni một người Công Giáo được tường trình đã nhận được sự phản đối từ Tổng thống Joe Biden vì đã loại bỏ ngôn ngữ phá thai. Tổng thống Biden, cũng là một người Công Giáo, đã coi việc phá thai là trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Giáo Hội.
Thủ tướng Ý viết trong cuốn tự truyện của mình rằng Ý hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1978. Mẹ của Meloni gần như đã phá thai nhưng lại đưa ra quyết định vào phút cuối để tha mạng cho cô.
4. Đức Hồng Y Parolin cho biết Nếu có cơ hội, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Trung Quốc
Tại Đại học Giáo hoàng Urbanô ở Rôma để trình bày công trình dành riêng cho Đức Hồng Y Celso Costantini và Trung Quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, đã thảo luận về việc tiếp tục đối thoại với Trung Quốc và sự đánh giá cao của Đức Thánh Cha đối với người dân Trung Quốc.
Thời điểm vào lúc này có vẻ còn sớm, nhưng “nếu có sự cởi mở từ phía người Trung Quốc, Đức Thánh Cha cũng sẽ đến ngay” Trung Quốc, một vùng đất mà ngài luôn thể hiện sự đánh giá cao và tôn trọng đối với con người, lịch sử và văn hoá đất nước này.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, nhắc lại mong muốn không giấu giếm của Đức Thánh Cha Phanxicô là một ngày nào đó sẽ đến thăm đất nước Á Châu vĩ đại và “cao quý”.
Ý kiến của Đức Hồng Y được đưa ra vào chiều Thứ Năm, ngày 20 tháng 6, tại Đại học Giáo hoàng Urbanô ở Rôma trong buổi giới thiệu cuốn sách “Đức Hồng Y Celso Costantini và Trung Quốc - Người xây dựng một 'cây cầu' giữa Đông và Tây”
Tập sách được biên tập bởi Đức Cha Bruno Fabio Pighin, một sử gia người Ý và Đại biểu Giám mục trong việc đưa ra nguyên nhân phong chân phước và phong thánh cho Đức Hồng Y Celso Costantini sinh năm 1876 và qua đời năm 1958, Đại diện Tông tòa đầu tiên đến Trung Quốc, và được Marcianum Press xuất bản bằng tiếng Ý.
Một lần nữa, một tháng sau hội nghị được tổ chức tại Urbanô nhân kỷ niệm 100 năm Concilium Sinense, mà Đức Hồng Y Costantini đã truyền cảm hứng, cổ vũ và tổ chức, Đức Hồng Y Parolin thấy mình gợi lên hình ảnh Sứ thần Tòa Thánh đầu tiên tại Trung Quốc, người đã đặt nền móng cho một cuộc đối thoại, trong đó một trong những thành quả, sau nhiều thập niên, có thể được coi là việc ký kết Thỏa thuận với Tòa thánh về việc bổ nhiệm các Giám mục. Thỏa thuận đó được ký lần đầu tiên vào năm 2018 và sau đó được gia hạn hai lần vào năm 2020 và 2022.
Thỏa thuận về việc bổ nhiệm các Giám mục sẽ được gia hạn vào cuối năm nay
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại Thỏa thuận đó trong cuộc trò chuyện ngắn với các nhà báo bên lề buổi thuyết trình.
“Với Trung Quốc, chúng tôi đang đối thoại như đã làm được một thời gian. Chúng tôi cũng đang cố gắng tìm ra những thủ tục tốt nhất để áp dụng Thỏa thuận đã ký vào thời điểm đó và sẽ được gia hạn vào cuối năm nay”, ngài nói trước câu hỏi của các phóng viên.
Những suy nghĩ của Đức Thánh Cha một lần nữa quay trở lại Trung Quốc trong buổi tiếp kiến chung hôm, vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần của ngài. Khi chào hội “Những người bạn của Đức Hồng Y Celso Costantini”, ngài nhân cơ hội gửi lời chào “đến người dân Trung Quốc thân yêu”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng tôi luôn cầu nguyện cho những người cao quý, rất can đảm, có một nền văn hóa đẹp đẽ này”.
Đức Hồng Y Parolin nhận xét: “Đức Giáo Hoàng thực sự đánh giá cao và không bỏ lỡ cơ hội để bày tỏ điều đó đối với người dân Trung Quốc và đất nước Trung Quốc. Có lẽ vì ngài là tu sĩ Dòng Tên nên thừa hưởng tất cả di sản của quá khứ… Chắc chắn đây đều là những bước đi giúp ngày càng hiểu nhau hơn, ngày càng thân thiết hơn. Chúng ta hãy hy vọng rằng con đường này có thể dẫn đến một kết luận tích cực'.
Khi được hỏi về khả năng có chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Trung Quốc, đánh dấu chuyến tông du đầu tiên đến quốc gia Á Châu này, Đức Hồng Y đã trả lời một cách thận trọng.
“Chắc chắn Đức Thánh Cha sẵn sàng đến Trung Quốc, thực sự ngài mong muốn đến Trung Quốc,” ngài nói và lưu ý, “đối với tôi, cho đến nay, dường như không có điều kiện để mong muốn này của Đức Thánh Cha được thực hiện có kết quả.”
“Trung Quốc gần gũi với trái tim chúng tôi”
Đức Hồng Y Parolin sau đó đã nhắc lại tình yêu của ngài đối với Trung Quốc trong bài phát biểu tại hội trường Aula Magna của trường Đại học.
Ngài nói: “Chúng tôi yêu mến và ngưỡng mộ Trung Quốc, con người, văn hóa, truyền thống, nỗ lực mà nước này đang thực hiện…”. “Trung Quốc thực sự gần gũi với trái tim của chúng tôi, gần gũi với trái tim của Đức Thánh Cha Phanxicô và những người cộng tác của ngài”.
Tại sự kiện này, Quốc vụ khanh Vatican đã nhắc đến Đức Hồng Y Costantini.
Cụ thể, ngài đưa ra những giai thoại, chẳng hạn như khi Sứ thần Tòa thánh đến gặp Đức Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1946 để xin tên của một Giám mục Trung Quốc được đưa vào Công nghị dành cho 32 tân Hồng Y, và ca ngợi những nỗ lực, công việc và hy sinh để “truyền bá ánh sáng Tin Mừng tại Trung Quốc” và trên hết là cổ vũ một Giáo hội hội nhập văn hóa.
Suy cho cùng, chính Đức Hồng Y Costantini là người đã nhấn mạnh đến Concilium Sinense ở Thượng Hải vào năm 1924, vốn là nguồn cảm hứng mang tính tiên tri cho Công đồng Vatican II, và đặt nền móng cho một Giáo hội Trung Quốc sẽ phát triển với 23 Giám mục vào năm 1963, bất kể sự phản đối của nhiều viện truyền giáo ở Trung Quốc.
“Họ đã vạch ra đường kế vị Tông đồ cho các Giám mục hiện tại,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Đức Hồng Y nhận xét: “Những phát triển tích cực được ghi nhận cho đến nay, cho chúng ta hy vọng rằng sẽ có thêm những phát triển lớn hơn nữa”.
“Theo kết quả của Thỏa thuận, tất cả các Giám mục ở vùng đất Khổng Tử đều hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Phêrô.”
Do đó, vẫn còn hy vọng rằng sẽ có sự tiếp tục “đối thoại và tiến trình do người Công Giáo Trung Quốc khởi xướng nhằm thúc đẩy sự hòa hợp lớn hơn dưới sự hướng dẫn của các mục tử của họ, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Giáo Hoàng, người đã đưa ra rất nhiều bằng chứng về tình yêu của ngài đối với những con người tuyệt vời đó.”