Phụng Vụ - Mục Vụ
Hành trình cuộc sống
Trầm Thiên Thu
06:33 28/06/2010
Cuộc sống là một hành vừa động vừa tĩnh, mang nhiều sắc màu, nhiều tiết tấu. Bắt đầu cuộc đời từ khi hình thành sự sống trong lòng Mẹ, và ngày Mẹ khai hoa nở nhụy là lúc Mẹ sinh ra ta, Mẹ vui vì bắt đầu mùa Xuân của con, nhưng có khi Mẹ cũng quan ngại hoặc lo buồn vì những mùa khác của con... Vâng, hành trình cuộc sống không hề đơn giản!
Đức Khổng Tử nói: “Đời người cần có 5 đức: Ôn, Lương, Cần, Kiệm, Chính”.
Sống là đấu tranh, là vươn lên không ngừng, dù sống ở cương vị nào cũng vậy. Mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng vẫn hài hòa trong một tổng thể.
ÔN – “Ôn” là ấm, nghĩa là ôn hòa chứ không cực đoan. Không ôn hòa, người ta sẽ thiên lệch, buông thả hoặc cuồng nhiệt. Người Việt có câu: “Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét”. Ôn ở đây là một động thái dứt khoát và nghiêm túc, không khô khan, không nửa vời, không tiêu cực, nếu là người có tôn giáo thì không cuồng tín.
LƯƠNG – “Lương” là tốt lành, chân thật. Con người vốn dĩ có xu hướng vị kỷ, do vậy mà luôn phải nỗ lực sống tốt hơn. Leo dốc thì rất khó, thả dốc thì rất dễ. Sống tốt không chỉ là tránh điều ác (tiêu cực) mà còn phải hăng say làm điều thiện (tích cực).
CẦN – “Cần” là siêng năng, chịu khó. Tinh thần thì linh hoạt nhưng thân xác luôn nặng nề. Có những điều mình muốn thì mình không làm, mà điều mình không muốn thì mình lại làm. Con người là vậy, rất yếu đuối, mâu thuẫn với cả chính mình.
KIỆM – “Kiệm” là tiết kiệm, không hoang phí. Kiệm ở đây không giới hạn theo nghĩa vật chất mà còn bao hàm các nghĩa khác, nghĩa là không hoang phí thời gian cho các hoạt động vô bổ, không hoang phí ánh mắt, không hoang phí lời nói, không hoang phí thái độ, không hoang phí tình cảm,… Cuộc sống luôn phải chừng mực. St. Francois de Sale so sánh: “Ít nói không là nói ít, mà là không nói những điều vô ích”.
CHÍNH – “Chính” là ngay thẳng, đứng đắn. Thánh Giuse là người công chính nhờ khiêm nhường và tuân phục. Người ít nói hoặc ít cười chưa hẳn là người nghiêm trang và đứng đắn. Không thành kiến với người khác cũng là động thái ngay thẳng, sống nghiêm túc. Phải có tình yêu thương thực sự mới khả dĩ “vui với người vui, buồn với người buồn”.
Đời người như viên đá cuội lăn mòn trên những con dốc đời, rồi một ngày nằm chết lẻ loi bên vệ đường mà vẫn trăn trở không nguôi, vì bao mơ ước chưa trọn vẹn! Khi tư tưởng chín muồi thì thân xác bắt đầu rã rời… Đó là một nghịch lý, nhưng là nghịch-lý-thuận. Cũng có thể đó là sự nghiệt ngã của cuộc đời. Cũng là con người, nhưng có người sung sướng từ trong trứng nước, có người lại đau khổ và thiếu thốn suốt cuộc đời, không chút thanh thản. Làm sao hiểu được triết lý cuộc sống? Beethoven nói: “Cảm ơn Chúa, tôi viết được nhạc, còn ngoài ra tôi chẳng làm được gì”. Shakespear nói: “Có người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Thật bí ẩn, con người không thể hiểu thấu! Hát Xẩm (Việt Nam) có câu: “Một đời đánh phấn đeo hoa, một đời khổ ải cũng qua một đời”. Vậy đó!
St. Catharine khuyên: “Cuộc đời là chiếc cầu, hãy đi qua chứ đừng dừng lại trên đó”. Giá trị cuộc đời không được đo bằng “chiều dài” mà đo bằng “chiều sâu”. Và Pithagore cảnh báo: “Đừng thấy bóng mình to mà tưởng mình vĩ đại”.
Đức Khổng Tử nói: “Đời người cần có 5 đức: Ôn, Lương, Cần, Kiệm, Chính”.
Sống là đấu tranh, là vươn lên không ngừng, dù sống ở cương vị nào cũng vậy. Mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng vẫn hài hòa trong một tổng thể.
ÔN – “Ôn” là ấm, nghĩa là ôn hòa chứ không cực đoan. Không ôn hòa, người ta sẽ thiên lệch, buông thả hoặc cuồng nhiệt. Người Việt có câu: “Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét”. Ôn ở đây là một động thái dứt khoát và nghiêm túc, không khô khan, không nửa vời, không tiêu cực, nếu là người có tôn giáo thì không cuồng tín.
LƯƠNG – “Lương” là tốt lành, chân thật. Con người vốn dĩ có xu hướng vị kỷ, do vậy mà luôn phải nỗ lực sống tốt hơn. Leo dốc thì rất khó, thả dốc thì rất dễ. Sống tốt không chỉ là tránh điều ác (tiêu cực) mà còn phải hăng say làm điều thiện (tích cực).
CẦN – “Cần” là siêng năng, chịu khó. Tinh thần thì linh hoạt nhưng thân xác luôn nặng nề. Có những điều mình muốn thì mình không làm, mà điều mình không muốn thì mình lại làm. Con người là vậy, rất yếu đuối, mâu thuẫn với cả chính mình.
KIỆM – “Kiệm” là tiết kiệm, không hoang phí. Kiệm ở đây không giới hạn theo nghĩa vật chất mà còn bao hàm các nghĩa khác, nghĩa là không hoang phí thời gian cho các hoạt động vô bổ, không hoang phí ánh mắt, không hoang phí lời nói, không hoang phí thái độ, không hoang phí tình cảm,… Cuộc sống luôn phải chừng mực. St. Francois de Sale so sánh: “Ít nói không là nói ít, mà là không nói những điều vô ích”.
CHÍNH – “Chính” là ngay thẳng, đứng đắn. Thánh Giuse là người công chính nhờ khiêm nhường và tuân phục. Người ít nói hoặc ít cười chưa hẳn là người nghiêm trang và đứng đắn. Không thành kiến với người khác cũng là động thái ngay thẳng, sống nghiêm túc. Phải có tình yêu thương thực sự mới khả dĩ “vui với người vui, buồn với người buồn”.
Đời người như viên đá cuội lăn mòn trên những con dốc đời, rồi một ngày nằm chết lẻ loi bên vệ đường mà vẫn trăn trở không nguôi, vì bao mơ ước chưa trọn vẹn! Khi tư tưởng chín muồi thì thân xác bắt đầu rã rời… Đó là một nghịch lý, nhưng là nghịch-lý-thuận. Cũng có thể đó là sự nghiệt ngã của cuộc đời. Cũng là con người, nhưng có người sung sướng từ trong trứng nước, có người lại đau khổ và thiếu thốn suốt cuộc đời, không chút thanh thản. Làm sao hiểu được triết lý cuộc sống? Beethoven nói: “Cảm ơn Chúa, tôi viết được nhạc, còn ngoài ra tôi chẳng làm được gì”. Shakespear nói: “Có người sinh ra được sự nổi tiếng rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Thật bí ẩn, con người không thể hiểu thấu! Hát Xẩm (Việt Nam) có câu: “Một đời đánh phấn đeo hoa, một đời khổ ải cũng qua một đời”. Vậy đó!
St. Catharine khuyên: “Cuộc đời là chiếc cầu, hãy đi qua chứ đừng dừng lại trên đó”. Giá trị cuộc đời không được đo bằng “chiều dài” mà đo bằng “chiều sâu”. Và Pithagore cảnh báo: “Đừng thấy bóng mình to mà tưởng mình vĩ đại”.
Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:50 28/06/2010
(Phúc Âm: Cv 12,1-11; 2Tm 4, 6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19)
Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô: Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng. Phêrô, Phaolô hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại. Hai Thánh Tông đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội. Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài: chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới. Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
1. Thánh Phêrô
Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai: cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72). Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên: Quân yếu tin ( Mt 14,31) - Lần thứ hai: Ngu tối ( Mt 15,16) - Lần thứ ba: Satan ( Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi Ông: Phêrô, con có yêu mến thầy không ? Phêrô đáp: Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông rằng: Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là: Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông: hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.
2. Thánh Phaolô
Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.
Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể lại: trên đường Đa-mat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: ” Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18; 2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn” vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.
Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai vị luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.
Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô: Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương.Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời,từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng. Phêrô, Phaolô hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại. Hai Thánh Tông đồ là hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Giáo hội. Còn nhớ hôm nào người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào người bắt Chúa trong căm thù. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai Ngài: chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông đồ rao truyền Tin mừng Chúa Giêsu Kitô cho thế giới. Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
1. Thánh Phêrô
Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai: cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác.Cuối đời của Chúa,Chúa đã bị ông từ chối thê thảm (Mc 14,66-72). Gom nhặt những đoạn phúc âm nói về Phêrô, ta thấy mãnh đời của ông có nét chân dung thế này: Là tông đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên: Quân yếu tin ( Mt 14,31) - Lần thứ hai: Ngu tối ( Mt 15,16) - Lần thứ ba: Satan ( Mc 8,33) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy.Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn.Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan(Ga 21,2-3). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đếm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitrô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến với họ ban cho họ mẻ cá lạ lùng.Chính Đấng Phục sinh đã hỏi Ông: Phêrô, con có yêu mến thầy không ? Phêrô đáp: Thưa Thầy,Thầy biềt rõ mọi sự, thầy biết con yêu mên Thầy. Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông rằng: Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.Nhưng khi đã về già,anh đã phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn. Phúc âm Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là: Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào.Thế rồi Chúa bảo ông: hãy theo Thầy. Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao.Từ đây trên tảng đá này Thầy xây Giáo hội của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được.Từ đây, những trang sử vẻ vang của giáo hội sơ khai được viết nên bởi vị Tông đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha.
2. Thánh Phaolô
Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tac-xô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Ga-ma-li-ên ở Giê-ru-sa-lem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô và trên đường Đa-mát truy lùng các Kitô hữu.
Được ơn trở lại trên đường Đa-Mat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công vụ tông đồ kể lại: trên đường Đa-mat, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu thì thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó.Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ những gì xưa kia tôi cho là có lợi,thì nay,vì Đức Kitô,tôi cho là thiệt thòi.Hơn nữa tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi,so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa của tôi.Vì Ngài, tôi đành mất hết,và tôi coi tất cả như đồ bỏ,để được Đức kitô và được kết hợp với Người.Được như vậy,không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại,nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu( Pl 3,7-9). Từ đó trở đi Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: ” Vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời Phaolô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18; 2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những”… lao tù đòn vọt,bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải thức đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Ti-mô-thê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn” vì tôi biết tôi đã tin vào ai …”(2 Tim 1,8-12).Vì Đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” (2Tim 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy ” chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp;hoang mang nhưng không tuyêt vọng;bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Vị Tông đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Vì Đức Kitô và vì Tin mừng thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ ( Rm 8,35-39).
3. Phêrô và Phaolô, tượng đài hiệp nhất.
Giáo hội mừng kính hai thánh Tông đồ, hai cột trụ Giáo hội cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Roma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đã đưa hai Ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy laị có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
Sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Giáo hội. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Giáo hội mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Giáo hội. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.
Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô đã nên hai vì sao sáng ngời, trở nên nền tảng hiệp nhất. Xin hai vị luôn nâng đỡ Giáo hội hiệp thông.
Như chiên giữa sói rừng
Lm. Anphong Trần Đức Phương
11:15 28/06/2010
NHƯ CHIÊN GIỮA SÓI RỪNG
(CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
Chúa Nhật hôm nay nói đến niềm hân hoan của những tâm hồn tôn thờ và đặt niềm tin nơi Chúa, sau khi đã vượt qua được những vất vả và thử thách. Bài Phúc Âm đặc biệt nói đến nhiệm vụ truyền giáo mà Chúa trao cho mỗi tín hữu chúng ta.
Bài Đọc I (Isaia 66: 10-14): Nói đến niềm vui mừng của Dân Chúa sau cuộc lưu đầy, được trở về tái thiết lại quê hương và thành thánh Giêrusalem, được Thiên Chúa thứ tha lỗi lầm và ban muôn vàn ơn an ủi. Bài Đọc II (Galat 6: 14-18): Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu hãy luôn cố gắng sống như “những con người mới” và hãy mang trong tâm hồn những hình ảnh khổ nạn của Chúa Giêsu trên thập giá để luôn sống bình an trong Chúa giữa mọi thử thách. Bài Phúc Âm (Luca 10: 1-12, 17-20): Chúa Giêsu sai thêm 72 môn đệ “đi từng hai người một đến các thành mà Chúa sẽ đến…” Chúa cũng dặn các ông những điều phải giữ và phải làm để đối phó với những hoàn cảnh khó khăn trên bước đường truyền giáo. Khi trở về sau những ngày truyền giáo, các ông rất đỗi vui mừng vì những thành quả thật lớn lao, Chúa Giêsu đã hướng tâm trí các ông về những niềm vui lớn hơn nữa là niềm vui được thưởng công trên Nước Chúa sau này, vì đó là mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực sống đức tin và truyền giáo.
Chúng ta đều biết Chúa đã chọn 12 tông đồ, cũng đã sai các ông đi thực tập truyền giáo (Matthêu 10: 1-16; Luca 9: 1-6). Nhưng trong Bài Phúc Âm hôm nay ghi lại việc Chúa “lại sai 72 người khác đi trước đến các thành mà chính Chúa cũng sẽ đến”. Các nhà chú giải Thánh Kinh cho là con số 72 (hoặc 70) để chỉ công cuộc truyền giáo sau này cho các dân ngoài Do Thái, và vì thế cánh đồng truyền giáo thật bao la và cần thật nhiều thợ gặt: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì it…”
Công việc truyền giáo là bổn phận của mỗi tín hữu chúng ta. Cánh đồng truyền giáo thật bao la. “Lúa thì đã chín đầy đồng” (nghĩa là đã có bao nhiêu người đã sẵn sàng đi theo Chúa); nhưng lại “thiếu thợ gặt” (nghĩa là thiếu nhiều người để giúp đỡ họ đến với Chúa và đi theo Chúa). Vì vậy, mỗi tín hữu chúng ta đều có bổn phận làm thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo của Chúa bằng cách này hay cách khác tùy theo hoàn cảnh. Đó là việc Tông Đồ Giáo Dân mà mỗi tín hữu chúng ta phải chu toàn.
Trên con đường truyền giáo, chúng ta thường phải đối phó với nhiều khó khăn, nhiều khi vượt quá khả năng của chúng ta, nên chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều; chúng ta phải nỗ lực, nhưng kết quả là do Ơn Thánh Chúa. “Nếu mà Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công!...”(Thánh Vịnh 127).
Hơn nữa, chúng ta cũng luôn gặp phải những chống đối, thù ghét và mưu mô hiểm độc của thế gian, nhất là của các “Ngôn Sứ Giả” (Matthêu 7: 15); đặc biệt nguy hiểm hơn cả là ‘những sói dữ đột nhập vào hàng ngũ của chúng ta...” (Công Vụ 20: 29; 1Gioan 2: 19); vì thế, Chúa bảo các Tông đồ và mỗi người chúng ta phải coi chừng: “Thày sai các con đi như chiên giữa bầy sói!” Chiên làm sao có thể đương đầu với sói dữ! Chúa lại bảo chúng ta: “Hãy khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như chim bồ câu!” Có Chúa phù trợ, chúng ta vẫn có thể vượt thắng tất cả! Giáo Hội Chúa mọi thời và mọi nơi luôn bị bách hại thảm khốc cách này hay cách khác; nhưng Chúa vẫn giúp Giáo Hội vượt qua tất cả. Các Hoàng đế Rôma đã bách hại tàn nhẫn Giáo Hội lúc ban đầu. Các Giáo Hội ở Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Phi Châu… cũng đều đã bị bách hại tàn khốc ngay từ lúc ban đầu. Nhưng thời gian qua đi, các triều đại Vua Chúa đó đều đã qua đi hết, nhưng Giáo Hội Chúa vẫn tồn tại và phát triển.
Chế độ Cộng Sản vô thần cũng tưởng sẽ tiêu diệt dễ dàng Đạo Thánh Chúa, nhưng rồi chế độ đó cũng đã tan rã dần dần, còn Giáo Hội Chúa lại vẫn tồn tại và phát triển. Chúa vẫn ở cùng Giáo Hội (Matcô 16:20; Matthêu 28:20). Thánh Thần Chúa luôn thánh hóa và gìn giữ Giáo Hội vượt qua mọi thử thách. Đừng sợ! Đừng la hoảng! Đừng trách cứ lẫn nhau! Vì Thánh Phaolô đã bảo chúng ta trong thư Galat (5: 15): “ANH EM HÃY COI CHỪNG, NẾU ANH EM CẮN XÉ LẪN NHAU LÀ ANH EM TỰ TIÊU DIỆT LẪN NHAU ĐÓ!”
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, cho toàn thể Giáo Hội, cách riêng cho các nơi đang bị bách hại, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
(CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
Chúa Nhật hôm nay nói đến niềm hân hoan của những tâm hồn tôn thờ và đặt niềm tin nơi Chúa, sau khi đã vượt qua được những vất vả và thử thách. Bài Phúc Âm đặc biệt nói đến nhiệm vụ truyền giáo mà Chúa trao cho mỗi tín hữu chúng ta.
Chúng ta đều biết Chúa đã chọn 12 tông đồ, cũng đã sai các ông đi thực tập truyền giáo (Matthêu 10: 1-16; Luca 9: 1-6). Nhưng trong Bài Phúc Âm hôm nay ghi lại việc Chúa “lại sai 72 người khác đi trước đến các thành mà chính Chúa cũng sẽ đến”. Các nhà chú giải Thánh Kinh cho là con số 72 (hoặc 70) để chỉ công cuộc truyền giáo sau này cho các dân ngoài Do Thái, và vì thế cánh đồng truyền giáo thật bao la và cần thật nhiều thợ gặt: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì it…”
Công việc truyền giáo là bổn phận của mỗi tín hữu chúng ta. Cánh đồng truyền giáo thật bao la. “Lúa thì đã chín đầy đồng” (nghĩa là đã có bao nhiêu người đã sẵn sàng đi theo Chúa); nhưng lại “thiếu thợ gặt” (nghĩa là thiếu nhiều người để giúp đỡ họ đến với Chúa và đi theo Chúa). Vì vậy, mỗi tín hữu chúng ta đều có bổn phận làm thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo của Chúa bằng cách này hay cách khác tùy theo hoàn cảnh. Đó là việc Tông Đồ Giáo Dân mà mỗi tín hữu chúng ta phải chu toàn.
Trên con đường truyền giáo, chúng ta thường phải đối phó với nhiều khó khăn, nhiều khi vượt quá khả năng của chúng ta, nên chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều; chúng ta phải nỗ lực, nhưng kết quả là do Ơn Thánh Chúa. “Nếu mà Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công!...”(Thánh Vịnh 127).
Hơn nữa, chúng ta cũng luôn gặp phải những chống đối, thù ghét và mưu mô hiểm độc của thế gian, nhất là của các “Ngôn Sứ Giả” (Matthêu 7: 15); đặc biệt nguy hiểm hơn cả là ‘những sói dữ đột nhập vào hàng ngũ của chúng ta...” (Công Vụ 20: 29; 1Gioan 2: 19); vì thế, Chúa bảo các Tông đồ và mỗi người chúng ta phải coi chừng: “Thày sai các con đi như chiên giữa bầy sói!” Chiên làm sao có thể đương đầu với sói dữ! Chúa lại bảo chúng ta: “Hãy khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như chim bồ câu!” Có Chúa phù trợ, chúng ta vẫn có thể vượt thắng tất cả! Giáo Hội Chúa mọi thời và mọi nơi luôn bị bách hại thảm khốc cách này hay cách khác; nhưng Chúa vẫn giúp Giáo Hội vượt qua tất cả. Các Hoàng đế Rôma đã bách hại tàn nhẫn Giáo Hội lúc ban đầu. Các Giáo Hội ở Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Phi Châu… cũng đều đã bị bách hại tàn khốc ngay từ lúc ban đầu. Nhưng thời gian qua đi, các triều đại Vua Chúa đó đều đã qua đi hết, nhưng Giáo Hội Chúa vẫn tồn tại và phát triển.
Chế độ Cộng Sản vô thần cũng tưởng sẽ tiêu diệt dễ dàng Đạo Thánh Chúa, nhưng rồi chế độ đó cũng đã tan rã dần dần, còn Giáo Hội Chúa lại vẫn tồn tại và phát triển. Chúa vẫn ở cùng Giáo Hội (Matcô 16:20; Matthêu 28:20). Thánh Thần Chúa luôn thánh hóa và gìn giữ Giáo Hội vượt qua mọi thử thách. Đừng sợ! Đừng la hoảng! Đừng trách cứ lẫn nhau! Vì Thánh Phaolô đã bảo chúng ta trong thư Galat (5: 15): “ANH EM HÃY COI CHỪNG, NẾU ANH EM CẮN XÉ LẪN NHAU LÀ ANH EM TỰ TIÊU DIỆT LẪN NHAU ĐÓ!”
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, cho toàn thể Giáo Hội, cách riêng cho các nơi đang bị bách hại, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 28/06/2010
LỤC LÂM
Khoảng một ngàn chín trăm năm trước thời cuối năm của Vương Mãng, phía nam Trung Quốc bị nạn hạn hán, khắp nơi dân chúng đào bới rau rừng để ăn mà vẫn không đủ no bụng, chỉ có cách là đi cướp đoạt khắp nơi. Lúc ấy Vương Khuông, Vương Phụng ở Tân Thị dẫn đầu những người dân đói khổ, ẩn náu trong núi rừng xanh vùng Tân Thị mặt tây bắc để kháng cự với quan binh, gọi là “lục lâm”. Thanh thế của “quân lục lâm” ngày càng vang dội, không lâu sau đó thì đánh vào Trường An giết chết Vương Mãng, lật đổ chính quyền của Vương Mãng.
Đến thời nhà Đường, thi nhân Lý Trắc một đêm nọ gặp một toán cường đạo, ông ta ngại không dám trực tiếp gọi họ là cường đạo, nên dùng chữ “lục lâm” để thay thể.
Hai chữ “lục lâm” vẫn còn dùng tiếp cho đến bây giờ.
(Hậu Hán thư, Liễu Huyền truyện)
Suy tư:
Gọi là cường đạo, là lục lâm hay là ăn cướp thì cũng chỉ là một, là đi ăn cướp của người khác mà thôi.
Người Ki-tô hữu có nhiều tên để gọi ma quỷ, chẳng hạn như gọi nó là sa tan, là thần chết, là quỷ vương, là quỷ sứ, là quỷ dữ, là tên cám dỗ.v.v…dù gọi tên nó là gì đi nữa, thì ma quỷ vẫn là ma quỷ, là tên luôn tìm cách hại linh hồn của con người ta.
Ma quỷ bởi vì kiêu ngạo muốn bằng Đức Chúa Trời nên đã tự đánh mất thiên đàng hạnh phúc mà Thiên Chúa sắm sẵn cho mình, do đó mà chúng nó ngày đêm rình mò cắn xé những linh hồn không thuộc về chúng, tức là những người đã tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa và là Cứu Chúa của mình. Ma quỷ là sư phụ “lục lâm” chính hiệu, tất cả những cường đạo, gian dối, cáo gian, vu khống, ghét ghen, kiêu ngạo trên thế gian này đều là đệ tử và là con cái của lục lâm sư phụ ma quỷ.
Người Ki-tô hữu khi không còn mặn nồng với các bí tích và thánh lễ nữa, thì sẽ đi vào con đường lục lâm của ma quỷ vậy. Hãy coi chừng…
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Khoảng một ngàn chín trăm năm trước thời cuối năm của Vương Mãng, phía nam Trung Quốc bị nạn hạn hán, khắp nơi dân chúng đào bới rau rừng để ăn mà vẫn không đủ no bụng, chỉ có cách là đi cướp đoạt khắp nơi. Lúc ấy Vương Khuông, Vương Phụng ở Tân Thị dẫn đầu những người dân đói khổ, ẩn náu trong núi rừng xanh vùng Tân Thị mặt tây bắc để kháng cự với quan binh, gọi là “lục lâm”. Thanh thế của “quân lục lâm” ngày càng vang dội, không lâu sau đó thì đánh vào Trường An giết chết Vương Mãng, lật đổ chính quyền của Vương Mãng.
Đến thời nhà Đường, thi nhân Lý Trắc một đêm nọ gặp một toán cường đạo, ông ta ngại không dám trực tiếp gọi họ là cường đạo, nên dùng chữ “lục lâm” để thay thể.
Hai chữ “lục lâm” vẫn còn dùng tiếp cho đến bây giờ.
(Hậu Hán thư, Liễu Huyền truyện)
Suy tư:
Gọi là cường đạo, là lục lâm hay là ăn cướp thì cũng chỉ là một, là đi ăn cướp của người khác mà thôi.
Người Ki-tô hữu có nhiều tên để gọi ma quỷ, chẳng hạn như gọi nó là sa tan, là thần chết, là quỷ vương, là quỷ sứ, là quỷ dữ, là tên cám dỗ.v.v…dù gọi tên nó là gì đi nữa, thì ma quỷ vẫn là ma quỷ, là tên luôn tìm cách hại linh hồn của con người ta.
Ma quỷ bởi vì kiêu ngạo muốn bằng Đức Chúa Trời nên đã tự đánh mất thiên đàng hạnh phúc mà Thiên Chúa sắm sẵn cho mình, do đó mà chúng nó ngày đêm rình mò cắn xé những linh hồn không thuộc về chúng, tức là những người đã tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa và là Cứu Chúa của mình. Ma quỷ là sư phụ “lục lâm” chính hiệu, tất cả những cường đạo, gian dối, cáo gian, vu khống, ghét ghen, kiêu ngạo trên thế gian này đều là đệ tử và là con cái của lục lâm sư phụ ma quỷ.
Người Ki-tô hữu khi không còn mặn nồng với các bí tích và thánh lễ nữa, thì sẽ đi vào con đường lục lâm của ma quỷ vậy. Hãy coi chừng…
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 28/06/2010
N2T |
38. Chúng ta ở trên trần gian thì giống như các chiến sĩ trên chiến trường vậy, không những người lành nên chuẩn bị đánh một trận tốt, mà người bệnh cũng nên chuẩn bị đánh trận tốt, bởi vì khi bị bệnh thì thân thể đau khổ cũng đánh ma quỷ, cho nên khi bị bệnh thì càng phải tỏ ra dũng cảm.
(Thánh Christina)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 28/06/2010
N2T |
474. Nếu muốn vui vẻ thì trước hết đi tìm bạn bè; nếu muốn tiến bộ thì trước hết phải đi tìm đối thủ.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha công bố thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Tái Phúc Âm Hóa cho thế giới đã bị thế tục hóa.
Dominic David Trần
15:23 28/06/2010
Hai Đại Thánh Phêrô và Phao Lô Tông Đồ- Đức Thánh Cha Benedicto XVI tỏ lộ cho thấy trong chiều nay là kế hoạch của ngài thành lập một Hội Đồng Giáo Hoàng mới. Hội Đồng này sẽ nhằm mục tiêu là giải quyết "hiện tượng thế tục hóa đang tiến triển" trên các khu vực theo lịch sử thuộc về Thiên Chúa Giáo.
Cơ quan Thánh Bộ mới này sẽ là Hội Đồng Giáo Hoàng lần đầu tiên được thiết lập trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI- kể từ năm 1985 Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã thiết lập Hội Đồng giáo Hoàng Đặc trách về Mục Vụ Y Tế trong triều đại của ngài. Nhà báo Andea Tornielli đã tiên đoán từ tháng Tư 2010 rằng một Hội Đồng Giáo Hoàng mới sẽ được thành lập; và nói rằng việc thành lập Hội Đồng này sẽ là một " sự đổi mới quan trọng trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI."
Sau khi chỉ ra "xung lực đặc biệt" mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị đã trao cho sứ mệnh của Giáo Hội và " linh đạo truyền giáo chân thực" đã dẫn dắt Đức cố Giáo Hoàng tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tuyên bố là ngài đang được thu hút đi theo di sản linh đạo thánh thiêng này.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI cũng nói rõ lại lời khẳng định của ngài trong diễn văn mở đầu Sứ Vụ Giáo Hoàng nối tiếp ngai tòa Thánh Phêrô Tông Đồ là: " Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ còn tươi trẻ và mở cửa cho tương lai," ngài cũng đã nhấn mạnh; " Và Tôi xin lập lại điều ấy trong ngày hôm nay, đứng bên cạnh Thánh Mộ của Thánh Phaolô Tông Đồ: Giáo Hội là một Sức mạnh Vô biên đang đổi mới canh tân trên toàn thế giới, nói một cách chính xác Giáo Hội không những đổi mới vì các sức mạnh thế trần của riêng Giáo Hội nhưng còn vì Sức mạnh của Tin Mừng Phúc Âm thổi luồng gió mới của Chúa Thánh Thần, của Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Cứu Chuộc thế giới vào thế gian."
Trong khi phải đối diện với các thách đố đương đại về lịch sử, xã hội, và đặc biệt thử thách về linh đạo và tính chất thánh thiêng đã và đang cố lấn át đè bẹp các năng lực của con người phàm nhân chúng ta, Đức Thánh Cha Benedicto XVI lưu ý là; " Hình như có đôi khi, chúng ta với tư cách là các mục tử của Giáo Hội đang cố sống lại và tái hiện những cảm nghiệm của các Thánh Tông Đồ, khi có hàng chục ngàn người nghèo đói
bệnh tật đã đi theo Đức Chúa Giêsu KiTô, và khi Đức Chúa KiTô hỏi rằng; " Chúng ta có thể làm gì để giúp những người này đây?" Lúc ấy các Thánh Tông Đồ đã cảm nghiệm được sự bất lực và không có quyền năng gì ở nơi con người phàm nhân yếu đuối của các ngài.
Nhưng Đức Chúa Giêsu, đã tiếp lời, và chỉ cho Các Thánh Tông Đồ biết rằng" Không có sự gì mà Thiên Chúa không thể làm được" và Đức Chúa Giêsu đã làm phép dùng 5 cái bánh và 2 con cá để cho mấy chục ngàn người đói ăn.
Đức Thánh ChaBenedicto XVI giải thích rõ hơn, " Thế nhưng điều đó đã không phải là như vậy- và cho đến nay vẫn không phải là như thế: -con người phàm nhân không phải chỉ là kẻ đói bánh mì, những thực phẩm vật chất."
Trong thế giới hôm nay, Đức Thánh Cha thuyết giảng tiếp; "Có một nạn đói khủng khiếp hơn, với những con người đói khát hơn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm cho họ được no dạ thỏa lòng." và ngay lúc ban đầu của Thiên niên kỷ thứ Ba này con người phàm nhân trần thế này hãy còn ao ước "một cuộc sống chân thực và viên mãn- con người phàm nhân khao khát Chân Lý, quyền được Tự Do đúng nghĩa và Tình Yêu chân thực." Đức Thánh Cha nêu rõ thêm;
" Và cũng trong những sa mạc con người của thế giới đã bị tục hóa ngày hôm nay, linh hồn con người đang khát khao tìm kiếm Thiên Chúa, và rất cần Thiên Chúa Hằng Sống."
Đề cập đến các khu vực trên thế giới nơi mà Tin Mừng Phúc Âm đã mọc rễ tự ngàn năm xa xưa, những nơi chốn đã được dẫn dắt bởi " một truyền thống Thiên Chúa Giáo chân chính - nhưng trong các thế kỷ gần đây--- tiến trình thế tục hóa đã gây ra một biến loạn nghiêm trọng trong nhận thức về Đức Tin Thiên Chúa Giáo và về Giáo Hội Công Giáo," Đức Giáo Hoàng nói; " vì vậy tôi đã quyết định thành lập một cơ quan Thánh Bộ mới."
Cơ cấu tổ chức của Thánh bộ mới này theo như Đức Thánh Cha giải thích sẽ là một Hội Đồng giáo Hoàng mới " với một nhiệm vụ quan trọng là cổ vũ thăng tiến việc đổi mới và canh tân lại công cuộc Phúc Âm Hoá trong các dân tộc và đất nước nơi mà việc truyền bá Đức Tin đã và đang vang dội lại dư âm và trong Các Giáo Hội Công Giáo có nguồn gốc thành lập từ thuở xa xưa mà nay vẫn còn hiện diện nhưng đang phải sống sót trong những xã hội đang không ngừng bị thế tục hóa và có dạng thức " che mờ cảm nhận về Thiên Chúa". Tình trạng này như Đức Thánh Cha giải thích; " đã tạo nên một thách thức cho Giáo Hội trong việc tìm kiếm những biện pháp xứng hợp để tái hiện lại Chân Lý Vĩnh Cửu của Tin Mừng Phúc Âm của Đức Chúa KiTô."
Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố việc thành lập một Hội Đồng Giáo Hoàng mới về truyền giáo
Bùi Hữu Thư
17:28 28/06/2010
Ngài chủ tế Lễ Vọng Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô
Rôma, Thứ hai 28 tháng 6 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc thành lập một hội đồng mới: Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hoá.
Hội đồng mới này có trách vụ “cổ động một sự canh tân cho việc truyền giáo tại các quốc gia, nơi lời tuyên xưng đức tin đầu tiên đã vang dội và đã có sự hiện diện của các Giáo Hội có nền tảng xưa cổ, nhưng đang sống với một hiện trạng tục hóa ngày càng gia tăng của xã hội, và đang có một thứ “khuyết thực ý niệm về Thiên Chúa.”
Đây là điều Đức Thánh Cha đã giải thích chiều thứ hai, trong bài giảng lễ vọng hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, (trong một ngày tất cả thánh đô Rôma được nghỉ lễ) được tổ chức tại vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
Theo truyền thống, một phái đoàn của tổng giáo phận đại kết Constantinople cũng tham gia, và sáng mai họ cũng sẽ tham dự Thánh Lễ tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Các đại biểu của các giáo phái Kitô khác cũng tham dự nghi thức này.
Phái đoàn đại kết được hướng dẫn bởi thượng phụ S. E. Gennadios (Limouris), giáo phận đô thị Sassima, và được tháp tùng bởi đức giám mục S. E. Bartholomaios (Ioannis Kessidis), giáo phận Arianzós, phụ tá giám mục đô thị Đức và thầy sáu Theodoros Meimaris, từ giáo phận Phanar.
Đức Thánh Cha đã tiến vào vương cung thánh đường với đoàn rước qua cửa bốn tấm, với các tu sĩ của đan viện, và trước khi cử hành lễ chiều, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đến thờ kính ngôi mộ của thánh Phaolô. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tập trung bài giảng vào “ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội.”
Ngài đã trích dẫn câu đầu của Tông Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI: Evangelii nuntiandi: “Nỗ lực truyền bá Phúc Âm cho người đời nay, được khuyến khích bởi niềm hy vọng, nhưng đồng thời thường bị trở ngại vì sợ hãi và lo âu, chắc chắn là một dịch vụ cho cộng đồng tín hữu, mà cũng cho toàn thể nhân loại.”
Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng: “tinh thần truyền giáo” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô giải thích, cần nhấn mạnh vào sự khẩn thiết phải có “một tân phúc âm hóa”, “mới mẻ”, có nghĩa là có một “đà tiến mới mẻ từ bên trong” và được “hội nhập với thời đại và các hoàn cảnh.”
Đức Thánh Cha đã nói: “Giáo Hội là một sức mạnh canh tân to lớn trong thế giới, chắc chắn không phải vì chính quyền lực cuả mình mà nhờ sức mạnh của Phúc Âm, trong đó có hơi thở của Thần Khí Chúa, của Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc thế giới.”
Ngài đã nhắc rằng “những thách đố của thời đại ngày nay vượt quá những khả năng của con người.
Đức Thánh Cha tiếp: “Đối với chúng ta, những chủ chăn trong Giáo Hội, đôi khi dường như chúng ta đang sống lại kinh nghiệm của các tông đồ trong khi hàng vạn người cần đi theo Chúa Giêsu và Chúa hỏi: chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này?”
Rôma, Thứ hai 28 tháng 6 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc thành lập một hội đồng mới: Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hoá.
Hội đồng mới này có trách vụ “cổ động một sự canh tân cho việc truyền giáo tại các quốc gia, nơi lời tuyên xưng đức tin đầu tiên đã vang dội và đã có sự hiện diện của các Giáo Hội có nền tảng xưa cổ, nhưng đang sống với một hiện trạng tục hóa ngày càng gia tăng của xã hội, và đang có một thứ “khuyết thực ý niệm về Thiên Chúa.”
Đây là điều Đức Thánh Cha đã giải thích chiều thứ hai, trong bài giảng lễ vọng hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, (trong một ngày tất cả thánh đô Rôma được nghỉ lễ) được tổ chức tại vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
Theo truyền thống, một phái đoàn của tổng giáo phận đại kết Constantinople cũng tham gia, và sáng mai họ cũng sẽ tham dự Thánh Lễ tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Các đại biểu của các giáo phái Kitô khác cũng tham dự nghi thức này.
Phái đoàn đại kết được hướng dẫn bởi thượng phụ S. E. Gennadios (Limouris), giáo phận đô thị Sassima, và được tháp tùng bởi đức giám mục S. E. Bartholomaios (Ioannis Kessidis), giáo phận Arianzós, phụ tá giám mục đô thị Đức và thầy sáu Theodoros Meimaris, từ giáo phận Phanar.
Đức Thánh Cha đã tiến vào vương cung thánh đường với đoàn rước qua cửa bốn tấm, với các tu sĩ của đan viện, và trước khi cử hành lễ chiều, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đến thờ kính ngôi mộ của thánh Phaolô. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tập trung bài giảng vào “ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội.”
Ngài đã trích dẫn câu đầu của Tông Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI: Evangelii nuntiandi: “Nỗ lực truyền bá Phúc Âm cho người đời nay, được khuyến khích bởi niềm hy vọng, nhưng đồng thời thường bị trở ngại vì sợ hãi và lo âu, chắc chắn là một dịch vụ cho cộng đồng tín hữu, mà cũng cho toàn thể nhân loại.”
Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng: “tinh thần truyền giáo” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô giải thích, cần nhấn mạnh vào sự khẩn thiết phải có “một tân phúc âm hóa”, “mới mẻ”, có nghĩa là có một “đà tiến mới mẻ từ bên trong” và được “hội nhập với thời đại và các hoàn cảnh.”
Đức Thánh Cha đã nói: “Giáo Hội là một sức mạnh canh tân to lớn trong thế giới, chắc chắn không phải vì chính quyền lực cuả mình mà nhờ sức mạnh của Phúc Âm, trong đó có hơi thở của Thần Khí Chúa, của Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc thế giới.”
Ngài đã nhắc rằng “những thách đố của thời đại ngày nay vượt quá những khả năng của con người.
Đức Thánh Cha tiếp: “Đối với chúng ta, những chủ chăn trong Giáo Hội, đôi khi dường như chúng ta đang sống lại kinh nghiệm của các tông đồ trong khi hàng vạn người cần đi theo Chúa Giêsu và Chúa hỏi: chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này?”
Top Stories
Vietnam: Communiqué commun publié à l’issue de la seconde réunion du groupe de travail mixte Vietnam - Saint-Siège
Eglises d'Asie
05:13 28/06/2010
Le texte original en anglais du communiqué commun, traduit ci-dessous par la rédaction d’Eglises d’Asie, a été communiqué par la Secrétairerie d’Etat et diffusé par la Salle de presse du Vatican le 26 juin 2010 (1). Une traduction vietnamienne avait été publiée peu auparavant par la presse officielle du Vietnam (2).
Conformément à l’accord conclu lors de la première rencontre du groupe de travail mixte Vietnam - Saint-Siège en février 2009, la seconde réunion du groupe […] a eu lieu au Vatican du 23 au 24 juin 2010, coprésidée par Mgr Ettore Ballestero, sous-secrétaire pour les relations du Saint-Siège avec les Etats, chef de la délégation du Saint-Siège, ainsi que par M. Nguyên Quôc Cuong, vice-ministre des Affaires étrangères, chef de la délégation vietnamienne.
Après avoir passé en revue les progrès accomplis depuis la première réunion du groupe de travail, les deux parties ont débattu de questions internationales et de celles relatives aux relations bilatérales et à l’Eglise catholique au Vietnam. La partie vietnamienne a rappelé sa politique inchangée de respect de la liberté de religion et de croyance ainsi que les dispositions légales garantissant son exercice. La délégation du Saint-Siège a pris note de cette explication et a demandé que soient créées de plus des conditions qui permettraient à l’Eglise de participer efficacement au développement du pays, spécialement dans les domaines spirituel, éducatif, médical, social et caritatif. La délégation a signalé également que l’Eglise, dans son enseignement, invitait les fidèles à être de bons citoyens et à travailler ainsi au bien commun de la population.
Les deux parties ont pris note de développements encourageants en divers domaines de la vie des catholiques au Vietnam, spécialement dans le contexte de l’année jubilaire. En outre, elles ont rappelé l’allocution de sa Sainteté, le pape Benoît XVI, au cours de la dernière visite ad limina des évêques vietnamiens ainsi que le message adressé par le Saint-Père à l’Eglise catholique au Vietnam à l’occasion de l’année jubilaire; elles se sont accordées sur le fait que les enseignements du Saint-Père devaient servir d’orientation à l’Eglise catholique au Vietnam dans les années à venir.
En ce qui concerne les relations bilatérales, les deux parties apprécient les développements positifs accomplis depuis la première réunion du groupe de travail mixte, spécialement la rencontre entre le pape Benoît XVI et le président de l’Etat vietnamien, M. Nguyên Minh Triêt, en décembre 2009. Les deux parties ont également eu des discussions larges et approfondies sur les relations diplomatiques bilatérales. En vue d’approfondir les relations entre le Saint-Siège et le Vietnam ainsi que les liens entre le Saint-Siège et l’Eglise catholique locale, un accord a été conclu selon lequel, dans un premier temps, un représentant du Saint-Siège au Vietnam, non résident, serait nommé par le pape.
Les deux parties ont décidé de tenir une troisième réunion du groupe mixte au Vietnam. La date de sa tenue sera fixée par le canal diplomatique.
A l’occasion de cette réunion, la délégation vietnamienne est venue saluer Son Excellence Mgr Mamberti, secrétaire pour les relations du Saint-Siège avec les Etats, le préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples ainsi que le vicariat du diocèse de Rome. La délégation a aussi visité à l’hôpital pédiatrique de l’Enfant Jésus à Rome.
(1) http://press.catholica.va/news_services/bulletin/news
(2) Voir par exemple: http://www.vietnamplus.vn/Home/Cuoc-hop-nhom-cong-tac-hon-hop-Viet-NamVatican/20106/50570.vnplus
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2010)
Conformément à l’accord conclu lors de la première rencontre du groupe de travail mixte Vietnam - Saint-Siège en février 2009, la seconde réunion du groupe […] a eu lieu au Vatican du 23 au 24 juin 2010, coprésidée par Mgr Ettore Ballestero, sous-secrétaire pour les relations du Saint-Siège avec les Etats, chef de la délégation du Saint-Siège, ainsi que par M. Nguyên Quôc Cuong, vice-ministre des Affaires étrangères, chef de la délégation vietnamienne.
Après avoir passé en revue les progrès accomplis depuis la première réunion du groupe de travail, les deux parties ont débattu de questions internationales et de celles relatives aux relations bilatérales et à l’Eglise catholique au Vietnam. La partie vietnamienne a rappelé sa politique inchangée de respect de la liberté de religion et de croyance ainsi que les dispositions légales garantissant son exercice. La délégation du Saint-Siège a pris note de cette explication et a demandé que soient créées de plus des conditions qui permettraient à l’Eglise de participer efficacement au développement du pays, spécialement dans les domaines spirituel, éducatif, médical, social et caritatif. La délégation a signalé également que l’Eglise, dans son enseignement, invitait les fidèles à être de bons citoyens et à travailler ainsi au bien commun de la population.
Les deux parties ont pris note de développements encourageants en divers domaines de la vie des catholiques au Vietnam, spécialement dans le contexte de l’année jubilaire. En outre, elles ont rappelé l’allocution de sa Sainteté, le pape Benoît XVI, au cours de la dernière visite ad limina des évêques vietnamiens ainsi que le message adressé par le Saint-Père à l’Eglise catholique au Vietnam à l’occasion de l’année jubilaire; elles se sont accordées sur le fait que les enseignements du Saint-Père devaient servir d’orientation à l’Eglise catholique au Vietnam dans les années à venir.
En ce qui concerne les relations bilatérales, les deux parties apprécient les développements positifs accomplis depuis la première réunion du groupe de travail mixte, spécialement la rencontre entre le pape Benoît XVI et le président de l’Etat vietnamien, M. Nguyên Minh Triêt, en décembre 2009. Les deux parties ont également eu des discussions larges et approfondies sur les relations diplomatiques bilatérales. En vue d’approfondir les relations entre le Saint-Siège et le Vietnam ainsi que les liens entre le Saint-Siège et l’Eglise catholique locale, un accord a été conclu selon lequel, dans un premier temps, un représentant du Saint-Siège au Vietnam, non résident, serait nommé par le pape.
Les deux parties ont décidé de tenir une troisième réunion du groupe mixte au Vietnam. La date de sa tenue sera fixée par le canal diplomatique.
A l’occasion de cette réunion, la délégation vietnamienne est venue saluer Son Excellence Mgr Mamberti, secrétaire pour les relations du Saint-Siège avec les Etats, le préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples ainsi que le vicariat du diocèse de Rome. La délégation a aussi visité à l’hôpital pédiatrique de l’Enfant Jésus à Rome.
(1) http://press.catholica.va/news_services/bulletin/news
(2) Voir par exemple: http://www.vietnamplus.vn/Home/Cuoc-hop-nhom-cong-tac-hon-hop-Viet-NamVatican/20106/50570.vnplus
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2010)
Vietnam: Accord sur la nomination d’un « représentant non résident » du Saint-Siège pour le Vietnam
Eglises d'Asie
08:54 28/06/2010
L’accord sur la nomination par le pape d’un « représentant non résident » du Saint-Siège pour le Vietnam est certainement l’élément essentiel du communiqué commun (1) publié à l’issue de la deuxième réunion du groupe mixte de travail Vietnam-Vatican, qui s’est déroulée à Rome le 23 et 24 juin dernier. On peut même dire qu’il s’agit là du plus important résultat obtenu depuis le début des rencontres officielles et officieuses entre les délégations du Saint-Siège et du Vietnam, au début des années 1990. Le P. Frederico Lombardi, directeur de la salle de presse du Saint-Siège, a dit de cet accord qu’il était « une étape à la signification importante au sein du processus d’élaboration des relations diplomatiques ». Le porte-parole du Saint-Siège a aussi précisé que ce nouveau représentant ne serait ni un nonce, ni un délégué apostolique résidant au Vietnam. Il sera officiellement nommé par le Souverain pontife et représentera celui-ci dans les rapports entre les deux Etats. Il faut noter encore que, selon le communiqué commun, le nouveau représentant assumera deux tâches parallèles: approfondir les relations entre les deux Etats et développer les liens entre le Saint-Siège et l’Eglise catholique au Vietnam. Le communiqué ajoute aussi qu’il ne s’agit là que d’une première étape dans l’amélioration des relations entre le Vietnam et le Saint-Siège.
Les autres thèmes de discussion dont fait état le communiqué commun avaient déjà été abordés lors de la première réunion du groupe comme d’ailleurs au cours des nombreuses rencontres qui l’avaient précédée. La partie vietnamienne a voulu souligner son accord avec les orientations que, selon elle, Benoît XVI aurait suggérées à la hiérarchie vietnamienne comment à l’ensemble de l’Eglise catholique du Vietnam, lors d’une allocution durant la dernière visite ad limina des évêques et dans une lettre adressée à l’Eglise du Vietnam pour l’inauguration de l’Année sainte. La presse officielle vietnamienne avait déjà fait état de ces deux documents pour réprimander certains prêtres ayant participé à des manifestations lors des derniers conflits avec les autorités, comme celui de Dông Chiêm. Le chef de l’Etat vietnamien, lors de sa visite au Souverain pontife du mois de décembre dernier, lui avait aussi parlé de son accord avec ces consignes données à l’Eglise du Vietnam. Le pape avait préconisé une politique de dialogue avec les autorités.
Cependant, derrière les jugements volontairement modérés émis dans le communiqué par les représentants du Saint-Siège sur la politique religieuse du Vietnam, on peut déceler certaines réserves. C’est ainsi que la délégation du Saint-Siège se contente de « prendre note » de la déclaration de leurs interlocuteurs sur la liberté religieuse et leur demande de créer certaines conditions favorables aux activités sociales et caritatives de l’Eglise.
On peut aussi voir dans les petites différences d’expression que comporte la traduction officielle vietnamienne par rapport au texte original en anglais la marque d’une certaine réticence de la partie vietnamienne en regard des positions vaticanes. Ainsi, lorsque le texte original rapporte que le Saint-Siège « a demandé au Vietnam de créer de nouvelles conditions », le texte vietnamien traduit: « le Saint-Siège a proposé au Vietnam (…) ». Le texte original demande aussi que l’Eglise catholique puisse participer au développement du pays en matière « spirituelle », ce qui est traduit par le texte vietnamien « dans le domaine de la religion et de la croyance ». Enfin, dans le passage où la délégation du Saint-Siège rappelle que l’Eglise enseigne aux fidèles à être de bons citoyens et à travailler pour le bien commun de la population, le texte vietnamien remplace le mot « population » par « nation », mot-clé du vocabulaire politique actuel (2).
(1) Voir la traduction dans la dépêche précédemment diffusée
(2) Une autre – et excellente – traduction vietnamienne du communiqué commun a été publié par Radio Vatican. Elle est due au P. Trân Duc Anh.
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2010)
Les autres thèmes de discussion dont fait état le communiqué commun avaient déjà été abordés lors de la première réunion du groupe comme d’ailleurs au cours des nombreuses rencontres qui l’avaient précédée. La partie vietnamienne a voulu souligner son accord avec les orientations que, selon elle, Benoît XVI aurait suggérées à la hiérarchie vietnamienne comment à l’ensemble de l’Eglise catholique du Vietnam, lors d’une allocution durant la dernière visite ad limina des évêques et dans une lettre adressée à l’Eglise du Vietnam pour l’inauguration de l’Année sainte. La presse officielle vietnamienne avait déjà fait état de ces deux documents pour réprimander certains prêtres ayant participé à des manifestations lors des derniers conflits avec les autorités, comme celui de Dông Chiêm. Le chef de l’Etat vietnamien, lors de sa visite au Souverain pontife du mois de décembre dernier, lui avait aussi parlé de son accord avec ces consignes données à l’Eglise du Vietnam. Le pape avait préconisé une politique de dialogue avec les autorités.
Cependant, derrière les jugements volontairement modérés émis dans le communiqué par les représentants du Saint-Siège sur la politique religieuse du Vietnam, on peut déceler certaines réserves. C’est ainsi que la délégation du Saint-Siège se contente de « prendre note » de la déclaration de leurs interlocuteurs sur la liberté religieuse et leur demande de créer certaines conditions favorables aux activités sociales et caritatives de l’Eglise.
On peut aussi voir dans les petites différences d’expression que comporte la traduction officielle vietnamienne par rapport au texte original en anglais la marque d’une certaine réticence de la partie vietnamienne en regard des positions vaticanes. Ainsi, lorsque le texte original rapporte que le Saint-Siège « a demandé au Vietnam de créer de nouvelles conditions », le texte vietnamien traduit: « le Saint-Siège a proposé au Vietnam (…) ». Le texte original demande aussi que l’Eglise catholique puisse participer au développement du pays en matière « spirituelle », ce qui est traduit par le texte vietnamien « dans le domaine de la religion et de la croyance ». Enfin, dans le passage où la délégation du Saint-Siège rappelle que l’Eglise enseigne aux fidèles à être de bons citoyens et à travailler pour le bien commun de la population, le texte vietnamien remplace le mot « population » par « nation », mot-clé du vocabulaire politique actuel (2).
(1) Voir la traduction dans la dépêche précédemment diffusée
(2) Une autre – et excellente – traduction vietnamienne du communiqué commun a été publié par Radio Vatican. Elle est due au P. Trân Duc Anh.
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2010)
Plan of the Holy See to name “non-resident representative” to Vietnam received with mixed reactions
J.B. An Dang
16:51 28/06/2010
Decision of the Holy See to appoint a non-residential representative to Vietnam has been received with mixed reactions among Vietnamese Catholics. Optimists have expressed little hopes, while others believe Rome has been fooled by the communist government.
The announcement of a plan to name a “non-resident representative” of the Holy See to the Vietnamese government came on June 26 at the conclusion of talks in Rome between Vatican and Vietnamese diplomatic representatives. The talks were the second formal session, after years of informal talks aimed to revive diplomatic ties.
Upon receiving the news of the new round of talks in Rome, Catholics in Vietnam have been called to pray for the Holy See to make calculated moves that will benefit Vietnamese Catholics. The moderate results from the talks have been welcomed by many. But the public reaction has been a far cry from what supposed to be a joyful event for the Vietnamese Church.
Despite a series of crackdowns against the Church in Vietnam in recent years, Vietnamese representatives had claimed a “consistent policy of respect for freedom of religion and belief as well as the legal provisions to guarantee its implementation” in the statement. On its side, Vatican also thinks there has been progress in bilateral relations.
The statement, hence, has stirred up grievance among some Vietnamese Catholics who concern that the Vietnamese government’s direct conduit to Rome might have the effect of weakening the local bishops who have often clashed with the government on issues involving the freedom to worship and the control of properties owned by the Church but seized by the Communist regime.
Dominican Fr. Do Xuan Que, writes "Vietnamese Catholics have lost a lot of confidence in the politics of Vatican Diplomacy and the Conference of Bishops. They do not believe in the path, and are convinced that the Vatican does not understand the Vietnamese Church and does not know the actual reality of this Church”.
Rumours circulating across the Internet suggest that the Holy See, in order to exchange for moderate progress in diplomatic relations, had conceded to pressure from the communist government for the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, former Archbishop of Hanoi, a thorn in the eyes of the Vietnamese government, who had been becoming so popular to the Vietnamese public as the voice for the oppressed.
The prelate, however, has repeatedly reiterated that he had not suffered any pressure from the Holy See and the country's Episcopal Conference to resign.
The announcement of a plan to name a “non-resident representative” of the Holy See to the Vietnamese government came on June 26 at the conclusion of talks in Rome between Vatican and Vietnamese diplomatic representatives. The talks were the second formal session, after years of informal talks aimed to revive diplomatic ties.
Upon receiving the news of the new round of talks in Rome, Catholics in Vietnam have been called to pray for the Holy See to make calculated moves that will benefit Vietnamese Catholics. The moderate results from the talks have been welcomed by many. But the public reaction has been a far cry from what supposed to be a joyful event for the Vietnamese Church.
Despite a series of crackdowns against the Church in Vietnam in recent years, Vietnamese representatives had claimed a “consistent policy of respect for freedom of religion and belief as well as the legal provisions to guarantee its implementation” in the statement. On its side, Vatican also thinks there has been progress in bilateral relations.
The statement, hence, has stirred up grievance among some Vietnamese Catholics who concern that the Vietnamese government’s direct conduit to Rome might have the effect of weakening the local bishops who have often clashed with the government on issues involving the freedom to worship and the control of properties owned by the Church but seized by the Communist regime.
Dominican Fr. Do Xuan Que, writes "Vietnamese Catholics have lost a lot of confidence in the politics of Vatican Diplomacy and the Conference of Bishops. They do not believe in the path, and are convinced that the Vatican does not understand the Vietnamese Church and does not know the actual reality of this Church”.
Rumours circulating across the Internet suggest that the Holy See, in order to exchange for moderate progress in diplomatic relations, had conceded to pressure from the communist government for the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, former Archbishop of Hanoi, a thorn in the eyes of the Vietnamese government, who had been becoming so popular to the Vietnamese public as the voice for the oppressed.
The prelate, however, has repeatedly reiterated that he had not suffered any pressure from the Holy See and the country's Episcopal Conference to resign.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng sinh Chủng viện Nicola GP Phan Thiết nhận áo dòng trong ngày bế giảng
Tâm Phúc
06:46 28/06/2010
PHAN THIẾT - “Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng nó sẽ là áo giáp chở che và gìn giữ quý thầy trong môi trường phục vụ, là đôi cánh giúp quý thầy bay cao lên trong đời sống nhân đức người mục tử tương lai dấn thân vì Chúa và anh chị em”, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết đã nhắn nhủ với 14 chủng sinh lãnh áo chùng thâm tại Chủng viện Thánh Nicôla ngày 28.6.2010.
Chủng viện Thánh Nicôla Phan Thiết thường ngày rất tĩnh lặng hôm nay bỗng nhộn nhịp với với sự hiện diện của quý cha giáo, quý linh mục quản xứ và thật đông phụ huynh của các chủng sinh đến tham dự Thánh lễ Bế Giảng Niên học 2009-2010. Đặc biệt, trong thánh lễ có nghi thức trao áo dòng cho 14 chủng sinh đã hoàn tất 2 năm huấn luyện tại chủng viện. Sau mùa hè này, 14 thầy sẽ bước vào năm thực tập mục vụ tại các giáo xứ theo chương trình huấn luyện tiền Đại Chủng Viện của Giáo phận Phan Thiết. Các thầy lãnh áo dòng gồm:
1. Thầy Phaolô Nguyễn Viết An – Gx Hiệp Đức
2. Thầy Phanxicô Xaviê K’Brôl (Độ) – GX Tư Tề
3. Thầy Antôn Hoàng Đại Dương – Gx Vinh Thanh
4. Thầy Lôrensô Đỗ Quốc Dũng – Gx Tư Tề
5. Thầy Giuse Trương Minh Mẫn – Gx Rạng
6. Thầy Giuse Nguyễn Văn Minh – Gx Chính Tâm
7. Thầy Antôn Trần Mạnh Phương – Gx Gia An
8. Thầy Phêrô Nguyễn Anh Phương – Gx Thọ Tràng
9. Thầy Giuse Nguyễn Nhật Quang – Gx Vinh Lưu
10. Thầy GB. Nguyễn Đình Quốc – Gx Vinh Lưu
11. Thầy Phêrô Nguyễn Viết Tho – Gx Thuận Nghĩa
12. Thầy Đaminh Võ Đình Văn – Gx Lương Sơn
13. Thầy Antôn Nguyễn Văn Việt – Gx Tánh Linh
14. Thầy Giuse Phạm Lê Nguyễn Vũ – Gx Tân Tạo
Với tấm áo dòng là dấu chỉ của người thuộc về Chúa, các thầy sẽ bước vào một giai đoạn mới là thực sự sống và thi hành những bài học từ ghế nhà trường chủng viện. Xin cùng hiệp thông cầu nguyện và chung chia niềm vui với Chủng viện Thánh Nicôla, với 14 thầy cùng thân quyến. Và cầu chúc cho công việc mục vụ của quý thầy luôn tốt đẹp trong thánh ý Chúa.
CHỦNG SINH PHAN THIẾT MỪNG SINH NHẬT ĐỨC CHA GIUSE
Sáng ngày 28.06.2010, quý thầy Đại Chủng Sinh của Giáo phận Phan Thiết đã quy tụ tại Toà Giám Mục Phan Thiết để trình diện Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, sau khi kết thúc năm học 2009-2010. Trong bầu khí thân tình, quý thầy chúc mừng Sinh Nhật Đức Cha Giuse ngày 2.7 sắp tới và mừng lễ Bổn Mạng cha Quản lý TGM Phêrô Nguyễn Đình Sáng. Gíao phận Phan Thiết hiện có 44 thầy đang học tại ĐCV Xuân Lộc, gồm có: 10 thầy khoá 9 vừa xong lớp Thần III; 17 thầy khoá 2 vừa xong lớp Thần I, 9 thầy khoá 3 đã xong lớp Triết II và 8 thầy khoá 4 vừa hoàn tất lớp Triết I. Kỳ hè của các thầy kéo dài từ ngày 24.6.2010 cho đến ngày 26.9.2010 sẽ nhập ĐCV Xuân Lộc để bắt đầu năm học mới.
Chủng viện Thánh Nicôla Phan Thiết thường ngày rất tĩnh lặng hôm nay bỗng nhộn nhịp với với sự hiện diện của quý cha giáo, quý linh mục quản xứ và thật đông phụ huynh của các chủng sinh đến tham dự Thánh lễ Bế Giảng Niên học 2009-2010. Đặc biệt, trong thánh lễ có nghi thức trao áo dòng cho 14 chủng sinh đã hoàn tất 2 năm huấn luyện tại chủng viện. Sau mùa hè này, 14 thầy sẽ bước vào năm thực tập mục vụ tại các giáo xứ theo chương trình huấn luyện tiền Đại Chủng Viện của Giáo phận Phan Thiết. Các thầy lãnh áo dòng gồm:
2. Thầy Phanxicô Xaviê K’Brôl (Độ) – GX Tư Tề
3. Thầy Antôn Hoàng Đại Dương – Gx Vinh Thanh
4. Thầy Lôrensô Đỗ Quốc Dũng – Gx Tư Tề
5. Thầy Giuse Trương Minh Mẫn – Gx Rạng
6. Thầy Giuse Nguyễn Văn Minh – Gx Chính Tâm
7. Thầy Antôn Trần Mạnh Phương – Gx Gia An
8. Thầy Phêrô Nguyễn Anh Phương – Gx Thọ Tràng
9. Thầy Giuse Nguyễn Nhật Quang – Gx Vinh Lưu
10. Thầy GB. Nguyễn Đình Quốc – Gx Vinh Lưu
11. Thầy Phêrô Nguyễn Viết Tho – Gx Thuận Nghĩa
12. Thầy Đaminh Võ Đình Văn – Gx Lương Sơn
13. Thầy Antôn Nguyễn Văn Việt – Gx Tánh Linh
14. Thầy Giuse Phạm Lê Nguyễn Vũ – Gx Tân Tạo
Với tấm áo dòng là dấu chỉ của người thuộc về Chúa, các thầy sẽ bước vào một giai đoạn mới là thực sự sống và thi hành những bài học từ ghế nhà trường chủng viện. Xin cùng hiệp thông cầu nguyện và chung chia niềm vui với Chủng viện Thánh Nicôla, với 14 thầy cùng thân quyến. Và cầu chúc cho công việc mục vụ của quý thầy luôn tốt đẹp trong thánh ý Chúa.
CHỦNG SINH PHAN THIẾT MỪNG SINH NHẬT ĐỨC CHA GIUSE
Sáng ngày 28.06.2010, quý thầy Đại Chủng Sinh của Giáo phận Phan Thiết đã quy tụ tại Toà Giám Mục Phan Thiết để trình diện Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết, sau khi kết thúc năm học 2009-2010. Trong bầu khí thân tình, quý thầy chúc mừng Sinh Nhật Đức Cha Giuse ngày 2.7 sắp tới và mừng lễ Bổn Mạng cha Quản lý TGM Phêrô Nguyễn Đình Sáng. Gíao phận Phan Thiết hiện có 44 thầy đang học tại ĐCV Xuân Lộc, gồm có: 10 thầy khoá 9 vừa xong lớp Thần III; 17 thầy khoá 2 vừa xong lớp Thần I, 9 thầy khoá 3 đã xong lớp Triết II và 8 thầy khoá 4 vừa hoàn tất lớp Triết I. Kỳ hè của các thầy kéo dài từ ngày 24.6.2010 cho đến ngày 26.9.2010 sẽ nhập ĐCV Xuân Lộc để bắt đầu năm học mới.
Chuyến đi nghĩa tình
Lm Phạm Hưng Thịnh OP
06:53 28/06/2010
- Khám bệnh, phát thuốc, khám chữa răng cho trại viên
- Khám và giáo dục sức khoẻ phụ khoa cho trại viên nữ.
- Khám bệnh, phát thuốc, thăm viếng, tặng quà cho người già
Sau 6 giờ làm việc liên tục, hơn 20 chuyên viên y tế gồm các Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng của các Tổ Y, Tổ Sản, Tổ Nha, Tổ Dược và Tổ Hành chánh đã thăm khám 400 bệnh nhân trong số gần 1000 trại viên đang sinh sống trong trung tâm.
Điểm đặc biệt trong chuyến công tác này, vì có tham khảo trước với Ban Giám đốc về nhu cầu của trại viên, nên ngoài việc được khám chữa bệnh, toàn thể trại viên của trung tâm còn được tham dự buổi giao lưu văn nghệ đặc sắc của Nhóm Ca sĩ Công giáo Trái Tim Yêu, gồm có các ca sĩ Phi Nguyễn, Kim Cúc, Tuyết Mai Ly, Đức Thiện và Ảo thuật gia Z26.
Những ca khúc thấm đậm tình người, ngợi ca tình yêu cuộc sống, gợi nhớ tình cha nghĩa mẹ.. . đã xoáy sâu vào lòng những người con lạc lõng bơ vơ, lang thang cơ nhỡ giữa dòng đời.. . đã làm thổn thức những con tim tưởng như đã nguội lạnh.. . Khi ca khúc Xuân này con về, Mẹ ở đâu? được ca sĩ Đức Thiện cất lên, cả hội trường bỗng im bặt, để những giòng lệ vội vã tuôn rơi.. .
16g30 Đoàn lưu luyến chia tay, một trại viên trẻ tâm sự chưa bao giờ em có được một ngày vui như thế. Hẹn gặp lại. Giữa rừng cây cháy nắng, giờ đây đất đã trở nên tâm hồn.
Mừng Năm Thánh tại Kobe-Nhật Bản
Dom Nguyễn. Photo:Ngọc-Tuynh
07:16 28/06/2010
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản Hành hương Năm Thánh 2010.
Tiếp nối niềm vui và sống hồng ân Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, ngày Chúa Nhật, 27/06/2010 vừa qua, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản lại một lần nữa qui tụ nhau tại Giáo xứ Takatori, thuộc Tổng Giáo phận Osaka để Mừng Năm Thánh 2010. Đây là địa điểm hành hương thứ hai, trong bốn địa điểm hành hương đã được Đức Tổng Giám Mục, Giáo Phận Osaka cho phép mọi người đến kính viếng để được hưởng lãnh những ơn ích của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam. Lồng trong khung cảnh của cuộc hành hương Năm Thánh thì đây còn là dịp lễ Mừng Bổn Mạng của Giáo xứ Takatori- Thành phố Kobe và của CĐ Công Giáo người Việt vùng Osaka.
Được biết, khi đặt chân đến đất nước Nhật Bản, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam vẫn duy trì một trong những truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội tại quê nhà, đó là việc nhận một Vị Thánh Bổn Bạng. Theo truyền thống tốt đẹp ấy, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Osaka và Kobe -Nhật Bản đã chọn hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô làm Bổn Mạng.
Hình ảnh Năm Thánh tại Kobe
Để lãnh nhận ơn thánh cách trọn vẹn, trước ngày lễ Mừng Năm Thánh và Bổn Mạng, mọi người trong cộng đoàn đã chuẩn bị tâm hồn bằng việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Chầu Thánh Thể. Bên cạnh đó mọi người cũng được học hỏi về ý nghĩa của Năm Thánh và xem những thước phim về những cái chết oai hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Qua đoạn phim ngắn ngủ ấy, mọi người như cảm nhận được phần nào ý chí và niềm tin sắt đá mà các bậc tiền nhân đã sống và tuyên xưng bằng chính máu đào tử đạo. Trước sức mạnh của bạo quyền và hình khổ, ngay cả cái chết, các ngài vẫn tín niệm, tín trung và tín thành với Chúa cho đến cùng.
Hôm sau, Thánh lễ Mừng Năm Thánh và Bổn Mạng hai Cộng đoàn đã được cử hành trọng thể lúc 10 giờ với sự chủ tế của Đức Tổng Giám Mục, Giáo phận Osaka. Cùng đồng tế với ngài có Cha Tuyên úy Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật – Phêrô Nguyễn Hữu Hiến, quý cha, quý tu sỹ và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Nét đặc biệt của thánh lễ là có sự hiện diện của người Nhật trong giáo xứ Takatori, nơi người Việt cùng sinh sống với họ. Và ngày lễ hôm nay cũng là Thánh lễ Mừng kính Thánh Bổn Mạng Phêrô và Phaolô của Giáo Xứ Takatori. Một sự trùng hợp rất ngẫu nhiên nhưng ý nghĩa. Do vậy, Thánh lễ này không chỉ đóng khung trong không gian của những người Việt, nhưng còn rộng mở đến với người Nhật và là hiện thể của một Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông, không phân biệt Việt – Nhật.
Bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã mở đầu lời chào bằng tiếng Việt: “Kính chào anh chị em”, và ngay sau đó, ngài mời gọi mọi người hiện diện hãy hân hoan đón mừng Năm Thánh. Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí sốt sắng và trang nghiêm, với sự hòa hợp giữa hai ngôn ngữ Việt – Nhật.
Sau Thánh lễ, mọi người tham dự cùng chung vui bữa tiệc liên hoan với những món ăn mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
Giữa bối cảnh Giáo Hội tại quê nhà đang trải qua những sóng gió và thử thách, thì Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản lại tổ chức hành hương đón mừng Năm Thánh như một lời diễn tả Mầu Nhiệm; như một lời gọi mời Hiệp Thông; như một cách thế thể hiện Sứ Vụ làm chứng cho Tin Mừng, theo đúng với chủ đề của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam đó là: “Giáo Hội: Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ”.
Dom. Nguyễn.
Tiếp nối niềm vui và sống hồng ân Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, ngày Chúa Nhật, 27/06/2010 vừa qua, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản lại một lần nữa qui tụ nhau tại Giáo xứ Takatori, thuộc Tổng Giáo phận Osaka để Mừng Năm Thánh 2010. Đây là địa điểm hành hương thứ hai, trong bốn địa điểm hành hương đã được Đức Tổng Giám Mục, Giáo Phận Osaka cho phép mọi người đến kính viếng để được hưởng lãnh những ơn ích của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam. Lồng trong khung cảnh của cuộc hành hương Năm Thánh thì đây còn là dịp lễ Mừng Bổn Mạng của Giáo xứ Takatori- Thành phố Kobe và của CĐ Công Giáo người Việt vùng Osaka.
Được biết, khi đặt chân đến đất nước Nhật Bản, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam vẫn duy trì một trong những truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội tại quê nhà, đó là việc nhận một Vị Thánh Bổn Bạng. Theo truyền thống tốt đẹp ấy, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Osaka và Kobe -Nhật Bản đã chọn hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô làm Bổn Mạng.
Hình ảnh Năm Thánh tại Kobe
Để lãnh nhận ơn thánh cách trọn vẹn, trước ngày lễ Mừng Năm Thánh và Bổn Mạng, mọi người trong cộng đoàn đã chuẩn bị tâm hồn bằng việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Chầu Thánh Thể. Bên cạnh đó mọi người cũng được học hỏi về ý nghĩa của Năm Thánh và xem những thước phim về những cái chết oai hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Qua đoạn phim ngắn ngủ ấy, mọi người như cảm nhận được phần nào ý chí và niềm tin sắt đá mà các bậc tiền nhân đã sống và tuyên xưng bằng chính máu đào tử đạo. Trước sức mạnh của bạo quyền và hình khổ, ngay cả cái chết, các ngài vẫn tín niệm, tín trung và tín thành với Chúa cho đến cùng.
Hôm sau, Thánh lễ Mừng Năm Thánh và Bổn Mạng hai Cộng đoàn đã được cử hành trọng thể lúc 10 giờ với sự chủ tế của Đức Tổng Giám Mục, Giáo phận Osaka. Cùng đồng tế với ngài có Cha Tuyên úy Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật – Phêrô Nguyễn Hữu Hiến, quý cha, quý tu sỹ và Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Nét đặc biệt của thánh lễ là có sự hiện diện của người Nhật trong giáo xứ Takatori, nơi người Việt cùng sinh sống với họ. Và ngày lễ hôm nay cũng là Thánh lễ Mừng kính Thánh Bổn Mạng Phêrô và Phaolô của Giáo Xứ Takatori. Một sự trùng hợp rất ngẫu nhiên nhưng ý nghĩa. Do vậy, Thánh lễ này không chỉ đóng khung trong không gian của những người Việt, nhưng còn rộng mở đến với người Nhật và là hiện thể của một Giáo Hội Mầu Nhiệm – Hiệp Thông, không phân biệt Việt – Nhật.
Bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục đã mở đầu lời chào bằng tiếng Việt: “Kính chào anh chị em”, và ngay sau đó, ngài mời gọi mọi người hiện diện hãy hân hoan đón mừng Năm Thánh. Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí sốt sắng và trang nghiêm, với sự hòa hợp giữa hai ngôn ngữ Việt – Nhật.
Sau Thánh lễ, mọi người tham dự cùng chung vui bữa tiệc liên hoan với những món ăn mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
Giữa bối cảnh Giáo Hội tại quê nhà đang trải qua những sóng gió và thử thách, thì Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản lại tổ chức hành hương đón mừng Năm Thánh như một lời diễn tả Mầu Nhiệm; như một lời gọi mời Hiệp Thông; như một cách thế thể hiện Sứ Vụ làm chứng cho Tin Mừng, theo đúng với chủ đề của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam đó là: “Giáo Hội: Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ”.
Dom. Nguyễn.
Khóa Huấn Luyện Ca Trưởng tai Hội Dòng Mến Thánh Giá, Phan Thiết
Pm. Cao Huy Hoàng
13:28 28/06/2010
Hiện diện trong buỗi lễ khai mạc, còn có Cha Phêrô Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận, Soeur Bề Trên Hội Dòng MTG Phan Thiết, quí ban Giảng Huấn, Quí anh trong Ban Thánh Nhạc GP và 130 học viên gồm 80 nữ tu các hội dòng, 50 ca trưởng ca viên của các Ca đoàn. Có các ca trưởng, ca viên đến từ rất xa như Giáo xứ Vũ Hòa, Hạt Đức Tánh, và xa nhất là có 1 học viên đến từ Giáo Phận Vinh.
Trong phần huấn từ, Cha Phêrô Hạt Trưởng nhắc lại tầm quan trọng của Thánh Nhạc trong Phụng vụ, sự cần thiết của kỷ cương và nghệ thuật, nhu cầu đào tạo trường kỳ và nhất là đời sống thánh thiện của người làm công tác thánh nhạc. Ngài biểu dương tinh thần của Thầy Phạm Đức Huyến và ban giảng huấn, luôn nhiệt tình với công tác đào tạo thánh nhạc, nhất là thánh nhạc nơi quê nhà.
Được biết khóa ca trưởng nầy sẽ kéo dài đến ngày 3-7-2010 và liền sau đó, khóa ca trưởng cấp 1 đợt 2 cho các học viên đã học đợt 1 năm ngoái và năm nay sẽ được tổ chức tại Giáo xứ Ma Lâm từ ngày 4-7 đến ngày 9-7-2010.
Sau phần khai mạc, ban Giảng Huấn đã bắt đầu ngay vào chương trình huấn luyện, thật sôi động, thật hấp dẫn và cũng thật thánh thiện.
Mùa hẹn đã đến, các học viên của khóa học đợt 1 năm ngoái đang nôn nao…
Văn Hóa
Khủng hoảng đội túc cầu Pháp
Hà Minh Thảo
11:41 28/06/2010
Vòng loại Giải túc cầu thế giới năm 2010 có 203 quốc gia tham dự tranh vòng loại từ tháng 08.2007 đến tháng 11.2009 hầu chọn 31 đội tuyển quốc gia để cùng đội tuyển chủ nhà hiện diện tại vòng chung kết tổ chức tại Nam Phi từ ngày 11.06 đến 11.07.2010. Đây là lần đầu tiên vòng chung kết túc cầu thế giới diễn ra trên lãnh thổ Phi châu.
Liên đoàn túc cầu thế giới (FIFA = Fédération internationale de football association, tiếng Pháp) tổ chức bốn năm một lần cho các đội tuyển quốc gia của những nước hội viên, từ năm 1930, và chỉ bị gián đoạn hai lần vào các năm 1942 và 1946 do Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là sáng kiến của nhóm các nhà quản lý bóng đá Pháp, đứng đầu là ông Jules Rimet, đề xướng. Do đó, chiếc cúp thưởng cho đội tuyển thắng trận chung kết có tên là ‘Cúp Jules Rimet’.
Nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch túc cầu thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua năm 1928. Giải vô địch túc cầu thế giới được dành cho các cầu thủ nhà nghề và những cuộc tranh tài ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ tài tử tham gia. Các đội tuyển quốc gia đoạt huy chương vàng được mệnh danh là ‘vô địch Thế vận’.
Giải đấu đầu tiên năm 1930 chính thức được tổ chức tại Uruguay, với sự tham dự của 13 đội tuyển. Chiếc cúp vàng thứ nhất mang tên ‘Jules Rimet’, đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng khoảng 4 kg), trị giá 10.000 mỹ kim, đã tạm lọt vào tay đội chủ nhà. ‘Tạm’ là vì cúp này phải được trả lại cho FIFA trước khi khởi đầu vòng chung kết Giải vô địch túc cầu thế giới lần kế tiếp. Sau ba lần vô địch, năm 1970, đội tuyển Ba tây (Brazil) đã được trao tặng không hoàn lại. Một chiếc ‘cúp luân lưu’, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn, đúc bằng vàng thật nặng 6,175 kg, cao 36 cm, đáng giá 20.000 mỹ kim. Các đội vô địch mỗi kỳ Giải giữ cúp này cho tới kỳ sau và nhận luôn một các cúp khác nhỏ hơn 4,9kg bằng ‘vàng 18 carat’.
I. TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC.
A. Tại Giải vô địch túc cầu Âu châu năm 2008 (hay EURO 2008)
Lần thứ 13 do Liên đoàn túc cầu Âu châu (UEFA= Union of European Football Associations, tiếng Anh) tổ chức trên các sân vận động Áo quốc và Thụy sĩ từ ngày 07 đến 29.06.2008, đội tuyển Pháp, chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2006, nằm trong Bảng C, được gọi là nhóm ‘tử thần’ với Ý, đương kiêm vô địch túc cầu thế giới, Hòa lan và Romania (hạng 12 theo bảng xếp của FIFA). Pháp đã hòa Romania 0-0, thua Hòa lan 1-4 và Ý 0-2, xếp hạng chót và bị loại khỏi giải.
Đội tuyển Pháp thất bại vì nhiều lý do: thể lực kém của các cầu thủ và sự bất lực của các nhà dìu dắt, sự thiếu kết hợp giữa hai thế hệ trẻ và lớn tuổi và, nhất là, sự lựa chọn chiến thuật đáng trách của huấn luyện viên Raymond Domenech. Do đó, niềm thất vọng ê chề chế ngự nơi các ủng hộ viên: hình ảnh đội tuyển Pháp vô địch thế giới 1998 đang phai mờ.
Sau khi Pháp thua Ý 0-2 ngày 17.06.2008, lợi dụng dịp tiếp xúc thường lệ với báo chí hôm 18.06.2008, ông Raymond Domenech đã trực tiếp đề nghị xin cưới người bạn đời Estelle Denis, phụ trách chương trình ‘100% foot’ trên đài M6.
Mặc dù có những đề nghị từ các cựu tuyển thủ Pháp 1998 và kết quả cuộc thăm dò dân ý của viện CSA mà 63% người được hỏi trả lời ‘thuận’ sự thay đổi Raymond Domenech bởi Didier Deschamps, thủ quân Đội tuyển Pháp vô địch thế giới 1998. Nhưng, trong phiên họp ngày 03.07.2008 của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc (FFF = Fédération Francaise de Football), dưới sự hướng dẫn của những người có nhiều ảnh hưởng như Jean-Pierre Escalettes, chủ tịch FFF, Frédéric Thiriez, chủ tịch túc cầu chuyên nghiệp, và Fernand Duchaussoy, chủ tịch túc cầu tài tử, 21 thành viên Hội đồng liên đoàn FFF tiếp tục tín nhiệm Raymond Domenech để tuyển chọn và huấn luyện Đội tuyển Pháp chuẩn bị tham dự Giải túc cầu thế giới năm 2010 tại Nam Phi.
Vì phải sớm rời Euro 2008, Đội tuyển Pháp đã làm FFF mất tiền thưởng 4 triệu euro hứa bởi UEFA nếu đội này được vào đá chung kết và các đài truyền hình TF1 và M6 mất số thu tiền quảng cáo.
B. Thắng bóng đá bằng ‘tay’.
Vòng loại ở Âu châu có 53 đội bóng tham dự chia thành 8 bảng đấu với 6 đội và 1 bảng 5 đội. 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng vào thẳng vòng chung kết. 8 đội về nhì có kết quả cao nhất chia 4 đôi đá lượt đi (ngày 14.11.2009) và về (ngày 18.11.2009) để chọn thêm 4 đội vào vòng chung kết.
Đội tuyển Pháp về nhì trong bảng 7 phải dự ‘đấu vớt’ (play-off, tiếng Anh và match de barrage, tiếng Pháp) với Ireland, hạng nhì trong bảng 8, sau khi bắt thăm tại Zurich ngày 19.10.2010.
Ở lượt đi, Pháp thắng 1-0 và quận về, Ireland thắng lại 1-0 trong giờ chính thức. Do đó, hai đội tuyển phải đá thêm giờ. Vào phút thứ 103, đường banh đá phạt bởi Florent Malouda, trượt đầu Sebastien Squillaci bay nhanh về đường biên cuối sân. Để khống chế banh, Thierry Henry dùng tay chặn bóng và chuyền cho William Gallas đánh đầu gỡ hòa 1-1. Lập tức, thủ môn Shay Given và các tuyển thủ Ireland đã vây lấy trọng tài Martin Hansson phản ứng gay gắt. Xem lại băng ghi hình rõ ràng trọng tài người Thụy điển đã mắc lỗi khi công nhận bàn thắng cho Pháp.
Sau trận đấu, tiền đạo Pháp thừa nhận có dùng tay đụng banh: « Đúng, có dùng tay, nhưng tôi không là trọng tài, Squillaci dùng đầu, tôi đứng sau hai cầu thủ Ireland, banh nảy lên và chạm tay tôi. Dĩ nhiên, tôi tiếp tục chơi bóng. Trọng tài không thổi, tôi cũng không thể nói. Chúng tôi đã thắng trận. »
Chính giới Ireland đã phản đối, giới truyền thông Pháp cũng chẳng mấy tự hào về chiến thắng của đội nhà. Báo Le Monde viết: « Nhờ bóng chạm tay, Pháp giành được vé vào vòng chung kết. »
Lúc đó, có người đã nghĩ: « Đội tuyển Pháp đã thắng Ireland bằng một pha bóng bịp bợm, xấu hổ như thế có hy vọng làm được gì ở World Cup 2010? Một huấn luyện viên chỉ ‘sống’ nhờ may mắn, sẽ lèo lái đội ‘Les Bleus’ đến những hy vọng nào ở Nam phi? »
C. Bốc thăm chia bảng ngày 04.12.2009.
Ngày 04.12.2009, tại Cape Town (Nam phi), Liên đoàn túc cầu thế giới đã tiến hành bốc thăm chia bảng cho 32 đội tuyển tham dự vòng chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2010 với kết quả Pháp quốc được nằm trong bảng A với ba đội tuyển Nam phi, Mexico và Uruguay.
Trước khi bốc thăm, huấn luyện viên Raymond Domenech cùng giới hữu trách, người hâm mộ túc cầu Pháp e ngại nhất là phải gặp các đội tuyển Tây ban nha (đương kiêm vô địch Âu châu), Hoa kỳ (đang vươn lên và khá mạnh), Côte d’Ivoire hay Brazil hoặc Hòa Lan... Những đội mà họ muốn được thấy đứng chung bảng là Nam phi, New Zealand, Chile hay Uruguay để Pháp có thể dễ dàng vượt qua.
Do đó, họ đã thở phào nhẹ nhõm khi thấy kết quả đã đúng như niềm mong muốn, chỉ có Mexico là đáng kể và… ‘Les Bleus’ không mấy khó khăn để vượt vòng đầu: hai trên bốn đội tuyển quốc gia. Những khó khăn để đến được Nam phi coi như đã đi và quá khứ, đường tương lai đang rộng mở… niềm tự tin lớn dần.
D. Các trận túc cầu giao hữu.
Để thao luyện các tuyển thủ chuyền banh ăn nhịp, đội Pháp đã đấu giao hữu ba trận:
1. Với Costa Rica.
Ngày 26.05.2010, đội tuyển Pháp đã tranh tài với đội tuyển Costa Rica tại Lens.
Sau gần một tuần, huấn luyện viên Raymond Domenech và các tuyển thủ Pháp đã tập trung tại Tignes để luyện tập chung, Pháp quốc đã thắng Costa Rica 2-1.
Chiến thắng mang lại niềm hy vọng người hâm mộ túc cầu Pháp nơi đội tuyển nước mình tuy huấn luyện viên vẫn còn nhiều việc phải làm…
2. Với Tunisia.
Tại Rades (Tunis), đội tuyển Pháp đã đấu trận giao hữu với Tunisia vào ngày 30.05.2010.
Huấn luyện viên Raymond Domenech áp dụng chiến thuật 4-3-3 với Nicolas Anelka thay Thierry Henry và Pháp đã hòa với Tunisia 1-1.
3. Với Trung quốc.
Trận giao hữu với Trung quốc đã diễn ra tại Saint-Pierre, trên đảo Réunion (thuộc Ấn Độ Dương), ngày 03.06.2010. Đây là trận thao dượt cuối cùng của đội tuyển Pháp trước khi lên đường tham dự vòng chung kết World Cup 2010.
Tuy chủ động trong phần lớn thời gian trận đấu, nhưng các tuyển thủ Pháp không thể tung lưới đối phương và, cuối cùng, cầu thủ Deng Zhouxiang đã ghi bàn duy nhất cho Trung quốc. Kết quả Trung quốc thắng1-0 đã không như ý muốn người Pháp.
II. TRÊN ĐẤT NƯỚC NAM PHI.
A. Bà Bộ trưởng Thể thao.
Ngày 06.06.2010, bà Rama Yade, Bộ trưởng Thể thao Pháp, qua làn sóng phát thanh Radio J, đã khuyên các tuyển thủ Pháp hãy bớt tiêu phí trong thời buổi kinh tế khó khăn bằng không chọn một khu nghỉ dưỡng hạng sang năm sao Pezula Resort tại Knysna, bên bờ biển Ấn độ dương trong thời gian lưu lại Nam phi, gồm 78 phòng và một khu đất rộng 1.000 mẫu để tập dượt… Nếu tuyển Pháp tiến xa, việc lựa chọn nơi cung cấp điều kiện tập luyện tốt nhất là đương nhiên. Nhưng nếu kết quả thi đấu không như mong đợi, những người có trách nhiệm cần có lời giải thích.
Chỉ còn năm ngày trước khi các cuộc tranh tài bắt đầu, nên bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng Y tế và Thể thao Pháp tuyên bố tại diễn đàn Grand jury RTL/Le Figaro/LCI: « Không còn giờ để tranh cải, các tuyển thủ cần ổn định, liên đới và công luận với họ. » và yêu cầu: « Bây giờ, chúng ta ủng hộ đội banh quốc gia, họ đang cần chúng ta. Liên đoàn túc cầu Pháp quốc đã định. Đó là trách nhiệm của họ. Người thọ thuế không chi tiêu một xu. »
Ông Luc Chatel, phát ngôn viên chính phủ tuyên bố qua đài phát thanh France Inter: « Điều quan trọng là giờ đây, tất cả người Pháp, kể cả thành viên chính phủ, cần ủng hộ hết lòng đội tuyển quốc gia. »
Tuyên bố của bà Rama Yade đã làm cho bà được thêm 3% trong thăm dò dân ý Ifop (Paris Match ngày 15.06.2010), dù nhiều người cho là lời đó không đúng lúc khi các tuyển thủ đang chuẩn bị các trận đấu và mọi việc đã không thể thay đổi. Báo chí giải thích các chi phí đó được thanh toán bởi Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.
Sau đó, tuần báo ‘Canard Enchainé’ cho biết, khi lưu trú tại Nam phi, bà Bộ trưởng Thể thao Pháp đã ngụ tại khác sạn 5 sao Georgetown với giá 667 euros (trong khi giá ở Pezula Resort là 589 euros). Báo đi vào chi tiết: bà Bộ trưởng dự trù lưu lại hai đêm trong phòng ‘junior suite’ giá 667 euros/ngày và năm nhân viên tháp tùng trong các phòng giá 340 euros/ ngày. Nhưng, cuối cùng, bà đã ngụ tại Tòa Lãnh sự Pháp và đêm thứ ba tại khách sạn giá 120 euros. Bài báo phỏng đoán chuyến đi đã tốn ít nhất 45.000 euros (trong có, 37.000 euros vé phi cơ Air France).
Bà Rama Yade trả lời là bà đi công tác với ba nhân viên và một sĩ quan an ninh và đã dùng phi cơ hạng ‘économique’, trừ đoạn Londres-Le Cap và Johannesbourg- Paris với vé ‘classe affaires’. Do đó, tổng chi không lên cao như Canard enchainé trình bày.
B. Nhập cuộc.
Ngày 11.06.2010, sau lễ khai mạc vòng chung kết Giải túc cầu thế giới 2010, trong bảng A, đội Nam phi đã gặp đội Mexico (còn có tên Việt là Mễ tây cơ) trên sân Soccer City và đôi bên đã hòa nhau 1-1.
Sau đó, đội tuyển Pháp đã tranh tài với đội Uruguay trên sân Cape Town. Phút thứ 7, Pháp để mất cơ hội ghi bàn khi Sidney Govou nhận một quả chuyền tuyệt hảo từ Franck Ribery nhưng đá chệch ra ngoài. Uruguay cũng mất dịp, ở phút 74, Diego Forland nhận được banh, cách khung thành Pháp chỉ 15 thước.
Phút 81, trung vệ Nicolas Lodeiro (Uruguay) bị đuổi ra khỏi sân sau hai thẻ vàng do tranh bóng mạnh bạo với Bacaray Sagna. Với số cầu thủ nhiều hơn, Pháp không khai thác được lợi thế và đành thủ huề 1-1.
Theo lời yêu cầu của thủ quân Patrice Evra, được sự ủng hộ của huấn luyện viên Raymond Domenech, Liên đoàn túc cầu Pháp quốc chấp thuận thuê một máy bay riêng để đưa vợ và bạn gái của các tuyển thủ Pháp tới Nam phi dự khán trận đấu tối nay với ước vọng đội Pháp hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Họ đã gặp các cầu thủ sau trận đấu đầu và trở về hôm thứ bảy… Theo báo Le Parisien, hóa đơn chuyến đi được FFF thanh toán khoảng 240.000 euros. Qua báo chí, giới hâm mộ túc cầu chê trách các tuyển thủ, với mức lương cả triệu, không ‘chơi đẹp’ bỏ tiền để ‘bao vé máy bay’ đưa vợ hay bạn gái đi chơi trong lúc, các đội banh tài tử và mầm non cần tiền để chi trả đồng phục và di chuyển cầu thủ.
(còn tiếp)
Liên đoàn túc cầu thế giới (FIFA = Fédération internationale de football association, tiếng Pháp) tổ chức bốn năm một lần cho các đội tuyển quốc gia của những nước hội viên, từ năm 1930, và chỉ bị gián đoạn hai lần vào các năm 1942 và 1946 do Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là sáng kiến của nhóm các nhà quản lý bóng đá Pháp, đứng đầu là ông Jules Rimet, đề xướng. Do đó, chiếc cúp thưởng cho đội tuyển thắng trận chung kết có tên là ‘Cúp Jules Rimet’.
Nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch túc cầu thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua năm 1928. Giải vô địch túc cầu thế giới được dành cho các cầu thủ nhà nghề và những cuộc tranh tài ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ tài tử tham gia. Các đội tuyển quốc gia đoạt huy chương vàng được mệnh danh là ‘vô địch Thế vận’.
Giải đấu đầu tiên năm 1930 chính thức được tổ chức tại Uruguay, với sự tham dự của 13 đội tuyển. Chiếc cúp vàng thứ nhất mang tên ‘Jules Rimet’, đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng khoảng 4 kg), trị giá 10.000 mỹ kim, đã tạm lọt vào tay đội chủ nhà. ‘Tạm’ là vì cúp này phải được trả lại cho FIFA trước khi khởi đầu vòng chung kết Giải vô địch túc cầu thế giới lần kế tiếp. Sau ba lần vô địch, năm 1970, đội tuyển Ba tây (Brazil) đã được trao tặng không hoàn lại. Một chiếc ‘cúp luân lưu’, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn, đúc bằng vàng thật nặng 6,175 kg, cao 36 cm, đáng giá 20.000 mỹ kim. Các đội vô địch mỗi kỳ Giải giữ cúp này cho tới kỳ sau và nhận luôn một các cúp khác nhỏ hơn 4,9kg bằng ‘vàng 18 carat’.
I. TRƯỚC NGÀY KHAI MẠC.
A. Tại Giải vô địch túc cầu Âu châu năm 2008 (hay EURO 2008)
Lần thứ 13 do Liên đoàn túc cầu Âu châu (UEFA= Union of European Football Associations, tiếng Anh) tổ chức trên các sân vận động Áo quốc và Thụy sĩ từ ngày 07 đến 29.06.2008, đội tuyển Pháp, chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2006, nằm trong Bảng C, được gọi là nhóm ‘tử thần’ với Ý, đương kiêm vô địch túc cầu thế giới, Hòa lan và Romania (hạng 12 theo bảng xếp của FIFA). Pháp đã hòa Romania 0-0, thua Hòa lan 1-4 và Ý 0-2, xếp hạng chót và bị loại khỏi giải.
Đội tuyển Pháp thất bại vì nhiều lý do: thể lực kém của các cầu thủ và sự bất lực của các nhà dìu dắt, sự thiếu kết hợp giữa hai thế hệ trẻ và lớn tuổi và, nhất là, sự lựa chọn chiến thuật đáng trách của huấn luyện viên Raymond Domenech. Do đó, niềm thất vọng ê chề chế ngự nơi các ủng hộ viên: hình ảnh đội tuyển Pháp vô địch thế giới 1998 đang phai mờ.
Sau khi Pháp thua Ý 0-2 ngày 17.06.2008, lợi dụng dịp tiếp xúc thường lệ với báo chí hôm 18.06.2008, ông Raymond Domenech đã trực tiếp đề nghị xin cưới người bạn đời Estelle Denis, phụ trách chương trình ‘100% foot’ trên đài M6.
Mặc dù có những đề nghị từ các cựu tuyển thủ Pháp 1998 và kết quả cuộc thăm dò dân ý của viện CSA mà 63% người được hỏi trả lời ‘thuận’ sự thay đổi Raymond Domenech bởi Didier Deschamps, thủ quân Đội tuyển Pháp vô địch thế giới 1998. Nhưng, trong phiên họp ngày 03.07.2008 của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc (FFF = Fédération Francaise de Football), dưới sự hướng dẫn của những người có nhiều ảnh hưởng như Jean-Pierre Escalettes, chủ tịch FFF, Frédéric Thiriez, chủ tịch túc cầu chuyên nghiệp, và Fernand Duchaussoy, chủ tịch túc cầu tài tử, 21 thành viên Hội đồng liên đoàn FFF tiếp tục tín nhiệm Raymond Domenech để tuyển chọn và huấn luyện Đội tuyển Pháp chuẩn bị tham dự Giải túc cầu thế giới năm 2010 tại Nam Phi.
Vì phải sớm rời Euro 2008, Đội tuyển Pháp đã làm FFF mất tiền thưởng 4 triệu euro hứa bởi UEFA nếu đội này được vào đá chung kết và các đài truyền hình TF1 và M6 mất số thu tiền quảng cáo.
B. Thắng bóng đá bằng ‘tay’.
Vòng loại ở Âu châu có 53 đội bóng tham dự chia thành 8 bảng đấu với 6 đội và 1 bảng 5 đội. 9 đội bóng dẫn đầu 9 bảng vào thẳng vòng chung kết. 8 đội về nhì có kết quả cao nhất chia 4 đôi đá lượt đi (ngày 14.11.2009) và về (ngày 18.11.2009) để chọn thêm 4 đội vào vòng chung kết.
Đội tuyển Pháp về nhì trong bảng 7 phải dự ‘đấu vớt’ (play-off, tiếng Anh và match de barrage, tiếng Pháp) với Ireland, hạng nhì trong bảng 8, sau khi bắt thăm tại Zurich ngày 19.10.2010.
Ở lượt đi, Pháp thắng 1-0 và quận về, Ireland thắng lại 1-0 trong giờ chính thức. Do đó, hai đội tuyển phải đá thêm giờ. Vào phút thứ 103, đường banh đá phạt bởi Florent Malouda, trượt đầu Sebastien Squillaci bay nhanh về đường biên cuối sân. Để khống chế banh, Thierry Henry dùng tay chặn bóng và chuyền cho William Gallas đánh đầu gỡ hòa 1-1. Lập tức, thủ môn Shay Given và các tuyển thủ Ireland đã vây lấy trọng tài Martin Hansson phản ứng gay gắt. Xem lại băng ghi hình rõ ràng trọng tài người Thụy điển đã mắc lỗi khi công nhận bàn thắng cho Pháp.
Sau trận đấu, tiền đạo Pháp thừa nhận có dùng tay đụng banh: « Đúng, có dùng tay, nhưng tôi không là trọng tài, Squillaci dùng đầu, tôi đứng sau hai cầu thủ Ireland, banh nảy lên và chạm tay tôi. Dĩ nhiên, tôi tiếp tục chơi bóng. Trọng tài không thổi, tôi cũng không thể nói. Chúng tôi đã thắng trận. »
Chính giới Ireland đã phản đối, giới truyền thông Pháp cũng chẳng mấy tự hào về chiến thắng của đội nhà. Báo Le Monde viết: « Nhờ bóng chạm tay, Pháp giành được vé vào vòng chung kết. »
Lúc đó, có người đã nghĩ: « Đội tuyển Pháp đã thắng Ireland bằng một pha bóng bịp bợm, xấu hổ như thế có hy vọng làm được gì ở World Cup 2010? Một huấn luyện viên chỉ ‘sống’ nhờ may mắn, sẽ lèo lái đội ‘Les Bleus’ đến những hy vọng nào ở Nam phi? »
C. Bốc thăm chia bảng ngày 04.12.2009.
Ngày 04.12.2009, tại Cape Town (Nam phi), Liên đoàn túc cầu thế giới đã tiến hành bốc thăm chia bảng cho 32 đội tuyển tham dự vòng chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2010 với kết quả Pháp quốc được nằm trong bảng A với ba đội tuyển Nam phi, Mexico và Uruguay.
Trước khi bốc thăm, huấn luyện viên Raymond Domenech cùng giới hữu trách, người hâm mộ túc cầu Pháp e ngại nhất là phải gặp các đội tuyển Tây ban nha (đương kiêm vô địch Âu châu), Hoa kỳ (đang vươn lên và khá mạnh), Côte d’Ivoire hay Brazil hoặc Hòa Lan... Những đội mà họ muốn được thấy đứng chung bảng là Nam phi, New Zealand, Chile hay Uruguay để Pháp có thể dễ dàng vượt qua.
Do đó, họ đã thở phào nhẹ nhõm khi thấy kết quả đã đúng như niềm mong muốn, chỉ có Mexico là đáng kể và… ‘Les Bleus’ không mấy khó khăn để vượt vòng đầu: hai trên bốn đội tuyển quốc gia. Những khó khăn để đến được Nam phi coi như đã đi và quá khứ, đường tương lai đang rộng mở… niềm tự tin lớn dần.
D. Các trận túc cầu giao hữu.
Để thao luyện các tuyển thủ chuyền banh ăn nhịp, đội Pháp đã đấu giao hữu ba trận:
1. Với Costa Rica.
Ngày 26.05.2010, đội tuyển Pháp đã tranh tài với đội tuyển Costa Rica tại Lens.
Sau gần một tuần, huấn luyện viên Raymond Domenech và các tuyển thủ Pháp đã tập trung tại Tignes để luyện tập chung, Pháp quốc đã thắng Costa Rica 2-1.
Chiến thắng mang lại niềm hy vọng người hâm mộ túc cầu Pháp nơi đội tuyển nước mình tuy huấn luyện viên vẫn còn nhiều việc phải làm…
2. Với Tunisia.
Tại Rades (Tunis), đội tuyển Pháp đã đấu trận giao hữu với Tunisia vào ngày 30.05.2010.
Huấn luyện viên Raymond Domenech áp dụng chiến thuật 4-3-3 với Nicolas Anelka thay Thierry Henry và Pháp đã hòa với Tunisia 1-1.
3. Với Trung quốc.
Trận giao hữu với Trung quốc đã diễn ra tại Saint-Pierre, trên đảo Réunion (thuộc Ấn Độ Dương), ngày 03.06.2010. Đây là trận thao dượt cuối cùng của đội tuyển Pháp trước khi lên đường tham dự vòng chung kết World Cup 2010.
Tuy chủ động trong phần lớn thời gian trận đấu, nhưng các tuyển thủ Pháp không thể tung lưới đối phương và, cuối cùng, cầu thủ Deng Zhouxiang đã ghi bàn duy nhất cho Trung quốc. Kết quả Trung quốc thắng1-0 đã không như ý muốn người Pháp.
II. TRÊN ĐẤT NƯỚC NAM PHI.
A. Bà Bộ trưởng Thể thao.
Ngày 06.06.2010, bà Rama Yade, Bộ trưởng Thể thao Pháp, qua làn sóng phát thanh Radio J, đã khuyên các tuyển thủ Pháp hãy bớt tiêu phí trong thời buổi kinh tế khó khăn bằng không chọn một khu nghỉ dưỡng hạng sang năm sao Pezula Resort tại Knysna, bên bờ biển Ấn độ dương trong thời gian lưu lại Nam phi, gồm 78 phòng và một khu đất rộng 1.000 mẫu để tập dượt… Nếu tuyển Pháp tiến xa, việc lựa chọn nơi cung cấp điều kiện tập luyện tốt nhất là đương nhiên. Nhưng nếu kết quả thi đấu không như mong đợi, những người có trách nhiệm cần có lời giải thích.
Chỉ còn năm ngày trước khi các cuộc tranh tài bắt đầu, nên bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng Y tế và Thể thao Pháp tuyên bố tại diễn đàn Grand jury RTL/Le Figaro/LCI: « Không còn giờ để tranh cải, các tuyển thủ cần ổn định, liên đới và công luận với họ. » và yêu cầu: « Bây giờ, chúng ta ủng hộ đội banh quốc gia, họ đang cần chúng ta. Liên đoàn túc cầu Pháp quốc đã định. Đó là trách nhiệm của họ. Người thọ thuế không chi tiêu một xu. »
Ông Luc Chatel, phát ngôn viên chính phủ tuyên bố qua đài phát thanh France Inter: « Điều quan trọng là giờ đây, tất cả người Pháp, kể cả thành viên chính phủ, cần ủng hộ hết lòng đội tuyển quốc gia. »
Tuyên bố của bà Rama Yade đã làm cho bà được thêm 3% trong thăm dò dân ý Ifop (Paris Match ngày 15.06.2010), dù nhiều người cho là lời đó không đúng lúc khi các tuyển thủ đang chuẩn bị các trận đấu và mọi việc đã không thể thay đổi. Báo chí giải thích các chi phí đó được thanh toán bởi Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.
Sau đó, tuần báo ‘Canard Enchainé’ cho biết, khi lưu trú tại Nam phi, bà Bộ trưởng Thể thao Pháp đã ngụ tại khác sạn 5 sao Georgetown với giá 667 euros (trong khi giá ở Pezula Resort là 589 euros). Báo đi vào chi tiết: bà Bộ trưởng dự trù lưu lại hai đêm trong phòng ‘junior suite’ giá 667 euros/ngày và năm nhân viên tháp tùng trong các phòng giá 340 euros/ ngày. Nhưng, cuối cùng, bà đã ngụ tại Tòa Lãnh sự Pháp và đêm thứ ba tại khách sạn giá 120 euros. Bài báo phỏng đoán chuyến đi đã tốn ít nhất 45.000 euros (trong có, 37.000 euros vé phi cơ Air France).
Bà Rama Yade trả lời là bà đi công tác với ba nhân viên và một sĩ quan an ninh và đã dùng phi cơ hạng ‘économique’, trừ đoạn Londres-Le Cap và Johannesbourg- Paris với vé ‘classe affaires’. Do đó, tổng chi không lên cao như Canard enchainé trình bày.
B. Nhập cuộc.
Ngày 11.06.2010, sau lễ khai mạc vòng chung kết Giải túc cầu thế giới 2010, trong bảng A, đội Nam phi đã gặp đội Mexico (còn có tên Việt là Mễ tây cơ) trên sân Soccer City và đôi bên đã hòa nhau 1-1.
Sau đó, đội tuyển Pháp đã tranh tài với đội Uruguay trên sân Cape Town. Phút thứ 7, Pháp để mất cơ hội ghi bàn khi Sidney Govou nhận một quả chuyền tuyệt hảo từ Franck Ribery nhưng đá chệch ra ngoài. Uruguay cũng mất dịp, ở phút 74, Diego Forland nhận được banh, cách khung thành Pháp chỉ 15 thước.
Phút 81, trung vệ Nicolas Lodeiro (Uruguay) bị đuổi ra khỏi sân sau hai thẻ vàng do tranh bóng mạnh bạo với Bacaray Sagna. Với số cầu thủ nhiều hơn, Pháp không khai thác được lợi thế và đành thủ huề 1-1.
Theo lời yêu cầu của thủ quân Patrice Evra, được sự ủng hộ của huấn luyện viên Raymond Domenech, Liên đoàn túc cầu Pháp quốc chấp thuận thuê một máy bay riêng để đưa vợ và bạn gái của các tuyển thủ Pháp tới Nam phi dự khán trận đấu tối nay với ước vọng đội Pháp hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Họ đã gặp các cầu thủ sau trận đấu đầu và trở về hôm thứ bảy… Theo báo Le Parisien, hóa đơn chuyến đi được FFF thanh toán khoảng 240.000 euros. Qua báo chí, giới hâm mộ túc cầu chê trách các tuyển thủ, với mức lương cả triệu, không ‘chơi đẹp’ bỏ tiền để ‘bao vé máy bay’ đưa vợ hay bạn gái đi chơi trong lúc, các đội banh tài tử và mầm non cần tiền để chi trả đồng phục và di chuyển cầu thủ.
(còn tiếp)
Phêrô và Phao-lô
Ngô xuân Tịnh
17:35 28/06/2010
Xao xác tiếng gà
Gà xao xác gáy đầu tiên
Phêrô thổn thức nhớ liền vừa đây
Ánh mắt thương cảm của Thầy
Khi vừa bị hỏi chối bay thế nầy:
" Không biết người ấy là ai"
Thêm vào thề thốt người ngoài dễ tin
Miệng mồm ăn nói quàng xiên
Cặp mắt sợ hãi láo liên chối thầy
Ba lần Thầy báo trước đây
Lệ tuôn nức nở lòng đầy ăn năn
Con tim yếu đuối ngập tràn
Bão táp thống hối ngập tràn khổ đau
Tin vào tình Chúa dạt dào
Thứ tha tội lỗi phạm vào tình yêu
Mang thân yếu đuối bọt bèo
Lại càng tin tưởng suối triều hồng ân
Bao nhiêu thách đố gian nan
Tình yêu Người gửi muôn vàn đỡ nâng
D`u cho hỏa ngục nổi khùng
Ngôi nhà giáo hội vẫn không hề gì
Phêrô thánh cả một khi
Được Chúa tuyển chọn khác chi đá tường
Lập nên giáo hội kiên cường
Hồng ân cứu rỗi miên trường truyền ban
Chúa gọi Sao lê
Trên đường Đa-mát giữa trưa
Nắng như đổ lửa lưa thưa bóng người
Cây tròn bóng, đứng im hơi
Không còn ngọn gió ngỏ lời cùng cây
Nhưng Sao-lê vẫn hăng say
Ra roi cho ngựa sải bay đường dài
Gia-liêm đô thị được sai
Bắt loài "tà đạo" về ngay gia hình
Nhưng rồi bỗng chốc thình lình
Một luồng ánh sáng khiếp kinh từ trời
Sao-lê chụp xuống tức thời
Sao-lê và ngựa ngã ngay xuống đường
Phát ra tiếng nói oai phong:
"Sao-lê sao lại nỡ lòng bắt Ta"
-"Tôi đâu biết Ngài đâu mà"
"Giê-su người đó chính là tên Ta
Ngươi đang truy đuổi gần xa
Nhưng mà hãy cứ theo Ta dạy lời
Vào thành cho kịp tới nơi
Có người sẽ bảo cho ngươi làm gì"
Người theo chẳng kịp nghĩ suy
Sững sờ dừng lại chẳng gì mắt trông
Sao-lê mệt mỏi trong lòng
Từ từ đứng dậy mắt không thấy gì
Để cho người khác dắt đi
Đa-mát ông chẳng ăn chi ba ngày
Khanania thị kiến điều nầy:
"Gặp Sao-lê để tỏ bày lời Ta"
Vâng lời Thiên Chúa đi ra
Ông liền gặp được Sao-lê mù loà
Đặt tay lên mắt sáng ra
Dâng lời chúc tụng bao la Chúa Trời
Sao-lê được chọn để rồi
Danh Chúa làm chứng mọi người chung quanh
Vua chuá cho chí thường dân
Ích Diên và cả ngoại nhân khắp vùng
Thật là ơn gọi lạ lùng
Sao-lê được rửa để cùng đồng môn
Truyền rao sứ điệp tin mừng
Hồng ân cứu rỗi đến cùng khắp nơi
Gà xao xác gáy đầu tiên
Phêrô thổn thức nhớ liền vừa đây
Ánh mắt thương cảm của Thầy
Khi vừa bị hỏi chối bay thế nầy:
" Không biết người ấy là ai"
Thêm vào thề thốt người ngoài dễ tin
Miệng mồm ăn nói quàng xiên
Cặp mắt sợ hãi láo liên chối thầy
Ba lần Thầy báo trước đây
Lệ tuôn nức nở lòng đầy ăn năn
Con tim yếu đuối ngập tràn
Bão táp thống hối ngập tràn khổ đau
Tin vào tình Chúa dạt dào
Thứ tha tội lỗi phạm vào tình yêu
Mang thân yếu đuối bọt bèo
Lại càng tin tưởng suối triều hồng ân
Bao nhiêu thách đố gian nan
Tình yêu Người gửi muôn vàn đỡ nâng
D`u cho hỏa ngục nổi khùng
Ngôi nhà giáo hội vẫn không hề gì
Phêrô thánh cả một khi
Được Chúa tuyển chọn khác chi đá tường
Lập nên giáo hội kiên cường
Hồng ân cứu rỗi miên trường truyền ban
Chúa gọi Sao lê
Trên đường Đa-mát giữa trưa
Nắng như đổ lửa lưa thưa bóng người
Cây tròn bóng, đứng im hơi
Không còn ngọn gió ngỏ lời cùng cây
Nhưng Sao-lê vẫn hăng say
Ra roi cho ngựa sải bay đường dài
Gia-liêm đô thị được sai
Bắt loài "tà đạo" về ngay gia hình
Nhưng rồi bỗng chốc thình lình
Một luồng ánh sáng khiếp kinh từ trời
Sao-lê chụp xuống tức thời
Sao-lê và ngựa ngã ngay xuống đường
Phát ra tiếng nói oai phong:
"Sao-lê sao lại nỡ lòng bắt Ta"
-"Tôi đâu biết Ngài đâu mà"
"Giê-su người đó chính là tên Ta
Ngươi đang truy đuổi gần xa
Nhưng mà hãy cứ theo Ta dạy lời
Vào thành cho kịp tới nơi
Có người sẽ bảo cho ngươi làm gì"
Người theo chẳng kịp nghĩ suy
Sững sờ dừng lại chẳng gì mắt trông
Sao-lê mệt mỏi trong lòng
Từ từ đứng dậy mắt không thấy gì
Để cho người khác dắt đi
Đa-mát ông chẳng ăn chi ba ngày
Khanania thị kiến điều nầy:
"Gặp Sao-lê để tỏ bày lời Ta"
Vâng lời Thiên Chúa đi ra
Ông liền gặp được Sao-lê mù loà
Đặt tay lên mắt sáng ra
Dâng lời chúc tụng bao la Chúa Trời
Sao-lê được chọn để rồi
Danh Chúa làm chứng mọi người chung quanh
Vua chuá cho chí thường dân
Ích Diên và cả ngoại nhân khắp vùng
Thật là ơn gọi lạ lùng
Sao-lê được rửa để cùng đồng môn
Truyền rao sứ điệp tin mừng
Hồng ân cứu rỗi đến cùng khắp nơi
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lặn Lội Bên Sông
Joseph Ngọc Phạm
22:06 28/06/2010
LẶN LỘI BÊN SÔNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bãi xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền