Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm phước bạn sẽ gặp được phước
Jos. Tú Nạc, NMS
06:54 28/06/2011
Con sư tử gầm thét trong đau đau đớn. Con vật hoang dã này đã giẫm phải một cái gai sắc, nhỏ. Nó bị thương, nhưng nó không tài nào tự lấy cái gai ra được. Nó tìm kiếm một người nào đó để được giúp đỡ. Cuối cùng nó gặp được một cậu bé chăn cừu. Con sư tử nói với cậu bé chăn cừu, “Đừng sợ. Làm ơn giúp tôi với.” Cậu bé nhìn thấy sự đau đớn trong ánh mắt con sư tử. Cậu đã nhẹ nhàng rút cái gai nhọn ra.
Những năm sau đó, ông vua đã bắt giữ cậu bé chăn cừu này vì một tội ác mà cậu bé không gây ra. Ông vua đã tuyên bố người chăn cừu này sẽ bị giết. Ông vua đã thả một con sư tử ra đẻ giết cậu bé chăn cừu. Nhưng đột nhiên, con sư tử dừng lại. Nó đặt những bàn chân mơn trớn của nó trên cậu bé. Hành động này giống như con sư tử đã được cậu bé giúp đỡ những năm về trước. Ông vua này lấy làm ngạc nhiên về câu chuyện của chúng và ông đãtha cả hai cậu bé và con sư tử này.
Truyện cổ này được viết bởi một nhà văn Hy Lạp Aseop. Câu chuyện cho ta thấy cuộc đời của cậu bé được cứu vớt như thế nào bời hành động nhân từ của mình trong quá khứ. Qua truyện kể này, khoa học hiện đại đang ủng hộ ý tưởng cổ xưa này – làm phước bạn sẽ gặp phước.
Từ lâu người ta đã hiểu rằng lòng nhân từ thì tốt đối với người nhân được sự giúp đỡ. Chẳng hạn khi một người cho thức ăn tới một người đói khát. Người đói khát này được thi ân. Bụng không còn đói và người ấy đã nhận được món quà nhân hậu. tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng của những hành động nhân từ về những người thực hiện chúng. Những gì mà họ đã thấy rằng làm việc thiện thì, thực tế, điều thiện sẽ tác động lại. Những hành động nhân từ có thể cải thiện sức khỏe, giúp con người đạt được mục tiêu, và thậm chí thêm những năm cho đời sống một đời người.
Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng sự liên kết giữa việc làm điều thiện với đời sống được kéo dài. Nghiên cứ đầu tiên đã chỉ ra sự liên kết này là một công trình nghiên cứu về sự trưởng thành. Đầu năm 1956, các nhà khoa học đã nghiên cứu một nhóm các bà mẹ kết hôn ở tuổi 30. Họ nghĩ những phụ nữ nhiều con nhất sẽ chết sớm. Nhưng họ lấy làm ngạc nhiên về những phụ nữ này. Một phụ nữ đông con đã không có vấn đề gì. Sự giàu có không có vấn đề. Việc giáo dục không có vấn đề. Giai cấp không có vấn đề. Điều gì là vấn đề nếu vì họ là một tình nguyện viên – vì họ dành thời gian của mình để giúp đỡ người khác. Những người phụ nữ đã tình nguyện như vậy găp ít những bệnh một cách đáng kể hơn trong đời sống của họ. Điều này giúp họ kéo dài tuổi thọ nhiều hơn những phụ nữ không tình nguyện.
Từ nghiên cứu đầu tiên đó, nhiều công trình nghiên cứu khác đã tìm thấy những kết quả tích cực tương tự. Việc giúp đỡ người khác cải thiện sức khỏe thời hạn lâu dài. Nó hoạt động tốt hơn việc tập thể dục bốn lần một tuần.
Những lợi ích này đều như nhau đối với nam, phụ, lão, ấu. Trong thực tế, những nghiên cứu đã được thực hiện đối với những người lớn, những người ở độ tuổi trên 65. Mỗi lần, đều cho thấy những kết quả tương tự. Những người tự nguyện ít bị bệnh đáng kể hơn những người không tự nguyện. Điều này bao gồm như chứng bệnh như ung thư, đau tim, đột quỵ. Một nghiên cứu, hoàn thành vào năm 1995, đã mang đến một kết quả ngạc nhiên. Nó cho thấy rằng tự nguyện thường giảm nguy cơ tử vong của người lớn 44%.
Nhưng lý do này là gì? Khoa học đang truy tìm nhiều nguyên nhân. Họ muốn trả lời cho câu hỏi này.
Một nguyên nhân có khả thể là một sự phát triển trong những kháng thể. Cơ thể sản ra nhiều kháng thể hơn sau khi hoạt động từ thiện hoàn tất. Các nhà khoa học nghĩ những kháng thể này có thể là một kết quả cho sức khỏe được kéo dài. Tuy nhiên, những kháng thể không phải là nguyên nhân khả hữu duy nhất.
Một nguyên nhân khả hữu khác là sự phát triển trong những kháng thể. Những kháng thể được tạo ra bởi cơ thể để chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy sự liên kết mật thiết giữa việc thể hiện sự tử tế với người khác là một phát triển ở những kháng thề. Cơ thể sản ra nhiều kháng thể sau một hoạt động từ thiện. Sự phát triển này trong những kháng thể có thể kéo dài gần một giờ đồng hồ sau khi hoạt động từ thiện kết thúc. Các nhà khoa học nghĩ những kháng thể này có thể mang đến kết quả sức khỏe thời hạn lâu dài. Tuy nhiên, những kháng thể không phải là nguyên nhân khả hữu duy nhất.
Còn một nguyên nhân khác là sự phát triển hóa chất để chiến đấu với những hậu quả của sư căng thằng hoặc áp lực từ đời sống. Thông thường, cơ thể sản ra những hóa chất khi bị căng thằng. Vượt thời gian, những hóa chất căng thẳng này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật chẳng hạn như cao huyết áp, bệnh tim. Nhưng các nhà khoa học đã thấy có sự liên kết giữa ứng xử tử tế với mọi người và sự phát triển trong hóa chất oxytocin. Oxytocin là một loại hóa chất được sản ra ở não. Nó làm giảm nhiều hóa chất hữu ích cho cơ thể sản ra tác dụng căng thẳng.
Có một sự thay đổ tích cực khác trong cơ thể mà các nhà khoa học đã tìm thấy tron nhiều công trinh nghiên cứu. Nhưng hoạt dộng từ thiện cũng phát triển những endorphine trong não bộ con người. Endorphine là dược tố tự nhiên của cơ thể. Chúng làm giảm đau và sản ra nhưng cảm giác hài hòa. Những cảm giác tiêu cực có thể đẫn đến sức khỏe yếu kém. Khi một người cảm thấy mình luôn thoải mái, rất có thể họ có sức khỏe tốt hơn.
Sức khỏe và kéo dài tuổi thọ là hai kết quả tích cực duy nhất của việc làm phước. Những nhà nguên cứu tin rằng hoạt động từ tiện có thể giúp người ta hình thành cuộc sống tốt hơn.
Vào năm 2010, ba nghiên cứu đã hoàn thành bởi nhà khoa học Trường Đại học Harvard, Kurt Gray. Những nghiên cứu này khảo sát cho thấy dù sao điều thiện đã có ít nhiều kết quả về sức mạnh thể chất. Họ thấy rằng nó đã thể hiện. Người ta khỏe mạnh hơn khi giúp đỡ người khác. Họ cũng làm việc tích cực hơn. Trong một bản tường trình nghiên cứu, Gray nói,
“Làm điều tốt cho mọi người cường độ hoạt động hiệu quả hơn và tốt hơn để giành đươc những mục tiêu của mình.”
Những nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những kết quả tích cực từ những hoạt động từ thiện. Ý tưởng này tuy mới với thế giới khoa học, nhưng không gì là mới mẻ đối với thế giới đức tin. Hàng ngàn năm, các tôn giáo đa cổ súy con người yêu thương và chăm sóc những người xung quanh.
Trong đức tin Ki-tô giáo, Thiên Chúa ban phúc cho những ai chăm sóc người khác trong lúc cần thiết. Những ngạn ngữ là một bản liệt kê những câu nói uyên thâm trong Kinh Thánh. Một trong những câu nói này là, “Những ai làm phúc cho người khác thì được hưởng phúc dồi dào; những ai giúp đỡ người khác thì chính họ được giúp đỡ.”
Và bây giờ, những nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc để hiểu khoa học về thực hiện điều thiện Nhưng có một điều họ biết từ tất cả mọi chứng cứ. Làm phước cho người khác là bạn cũng sẽ gặp phước.
Những năm sau đó, ông vua đã bắt giữ cậu bé chăn cừu này vì một tội ác mà cậu bé không gây ra. Ông vua đã tuyên bố người chăn cừu này sẽ bị giết. Ông vua đã thả một con sư tử ra đẻ giết cậu bé chăn cừu. Nhưng đột nhiên, con sư tử dừng lại. Nó đặt những bàn chân mơn trớn của nó trên cậu bé. Hành động này giống như con sư tử đã được cậu bé giúp đỡ những năm về trước. Ông vua này lấy làm ngạc nhiên về câu chuyện của chúng và ông đãtha cả hai cậu bé và con sư tử này.
Truyện cổ này được viết bởi một nhà văn Hy Lạp Aseop. Câu chuyện cho ta thấy cuộc đời của cậu bé được cứu vớt như thế nào bời hành động nhân từ của mình trong quá khứ. Qua truyện kể này, khoa học hiện đại đang ủng hộ ý tưởng cổ xưa này – làm phước bạn sẽ gặp phước.
Từ lâu người ta đã hiểu rằng lòng nhân từ thì tốt đối với người nhân được sự giúp đỡ. Chẳng hạn khi một người cho thức ăn tới một người đói khát. Người đói khát này được thi ân. Bụng không còn đói và người ấy đã nhận được món quà nhân hậu. tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng của những hành động nhân từ về những người thực hiện chúng. Những gì mà họ đã thấy rằng làm việc thiện thì, thực tế, điều thiện sẽ tác động lại. Những hành động nhân từ có thể cải thiện sức khỏe, giúp con người đạt được mục tiêu, và thậm chí thêm những năm cho đời sống một đời người.
Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng sự liên kết giữa việc làm điều thiện với đời sống được kéo dài. Nghiên cứ đầu tiên đã chỉ ra sự liên kết này là một công trình nghiên cứu về sự trưởng thành. Đầu năm 1956, các nhà khoa học đã nghiên cứu một nhóm các bà mẹ kết hôn ở tuổi 30. Họ nghĩ những phụ nữ nhiều con nhất sẽ chết sớm. Nhưng họ lấy làm ngạc nhiên về những phụ nữ này. Một phụ nữ đông con đã không có vấn đề gì. Sự giàu có không có vấn đề. Việc giáo dục không có vấn đề. Giai cấp không có vấn đề. Điều gì là vấn đề nếu vì họ là một tình nguyện viên – vì họ dành thời gian của mình để giúp đỡ người khác. Những người phụ nữ đã tình nguyện như vậy găp ít những bệnh một cách đáng kể hơn trong đời sống của họ. Điều này giúp họ kéo dài tuổi thọ nhiều hơn những phụ nữ không tình nguyện.
Từ nghiên cứu đầu tiên đó, nhiều công trình nghiên cứu khác đã tìm thấy những kết quả tích cực tương tự. Việc giúp đỡ người khác cải thiện sức khỏe thời hạn lâu dài. Nó hoạt động tốt hơn việc tập thể dục bốn lần một tuần.
Những lợi ích này đều như nhau đối với nam, phụ, lão, ấu. Trong thực tế, những nghiên cứu đã được thực hiện đối với những người lớn, những người ở độ tuổi trên 65. Mỗi lần, đều cho thấy những kết quả tương tự. Những người tự nguyện ít bị bệnh đáng kể hơn những người không tự nguyện. Điều này bao gồm như chứng bệnh như ung thư, đau tim, đột quỵ. Một nghiên cứu, hoàn thành vào năm 1995, đã mang đến một kết quả ngạc nhiên. Nó cho thấy rằng tự nguyện thường giảm nguy cơ tử vong của người lớn 44%.
Nhưng lý do này là gì? Khoa học đang truy tìm nhiều nguyên nhân. Họ muốn trả lời cho câu hỏi này.
Một nguyên nhân có khả thể là một sự phát triển trong những kháng thể. Cơ thể sản ra nhiều kháng thể hơn sau khi hoạt động từ thiện hoàn tất. Các nhà khoa học nghĩ những kháng thể này có thể là một kết quả cho sức khỏe được kéo dài. Tuy nhiên, những kháng thể không phải là nguyên nhân khả hữu duy nhất.
Một nguyên nhân khả hữu khác là sự phát triển trong những kháng thể. Những kháng thể được tạo ra bởi cơ thể để chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy sự liên kết mật thiết giữa việc thể hiện sự tử tế với người khác là một phát triển ở những kháng thề. Cơ thể sản ra nhiều kháng thể sau một hoạt động từ thiện. Sự phát triển này trong những kháng thể có thể kéo dài gần một giờ đồng hồ sau khi hoạt động từ thiện kết thúc. Các nhà khoa học nghĩ những kháng thể này có thể mang đến kết quả sức khỏe thời hạn lâu dài. Tuy nhiên, những kháng thể không phải là nguyên nhân khả hữu duy nhất.
Còn một nguyên nhân khác là sự phát triển hóa chất để chiến đấu với những hậu quả của sư căng thằng hoặc áp lực từ đời sống. Thông thường, cơ thể sản ra những hóa chất khi bị căng thằng. Vượt thời gian, những hóa chất căng thẳng này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật chẳng hạn như cao huyết áp, bệnh tim. Nhưng các nhà khoa học đã thấy có sự liên kết giữa ứng xử tử tế với mọi người và sự phát triển trong hóa chất oxytocin. Oxytocin là một loại hóa chất được sản ra ở não. Nó làm giảm nhiều hóa chất hữu ích cho cơ thể sản ra tác dụng căng thẳng.
Có một sự thay đổ tích cực khác trong cơ thể mà các nhà khoa học đã tìm thấy tron nhiều công trinh nghiên cứu. Nhưng hoạt dộng từ thiện cũng phát triển những endorphine trong não bộ con người. Endorphine là dược tố tự nhiên của cơ thể. Chúng làm giảm đau và sản ra nhưng cảm giác hài hòa. Những cảm giác tiêu cực có thể đẫn đến sức khỏe yếu kém. Khi một người cảm thấy mình luôn thoải mái, rất có thể họ có sức khỏe tốt hơn.
Sức khỏe và kéo dài tuổi thọ là hai kết quả tích cực duy nhất của việc làm phước. Những nhà nguên cứu tin rằng hoạt động từ tiện có thể giúp người ta hình thành cuộc sống tốt hơn.
Vào năm 2010, ba nghiên cứu đã hoàn thành bởi nhà khoa học Trường Đại học Harvard, Kurt Gray. Những nghiên cứu này khảo sát cho thấy dù sao điều thiện đã có ít nhiều kết quả về sức mạnh thể chất. Họ thấy rằng nó đã thể hiện. Người ta khỏe mạnh hơn khi giúp đỡ người khác. Họ cũng làm việc tích cực hơn. Trong một bản tường trình nghiên cứu, Gray nói,
“Làm điều tốt cho mọi người cường độ hoạt động hiệu quả hơn và tốt hơn để giành đươc những mục tiêu của mình.”
Những nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu những kết quả tích cực từ những hoạt động từ thiện. Ý tưởng này tuy mới với thế giới khoa học, nhưng không gì là mới mẻ đối với thế giới đức tin. Hàng ngàn năm, các tôn giáo đa cổ súy con người yêu thương và chăm sóc những người xung quanh.
Trong đức tin Ki-tô giáo, Thiên Chúa ban phúc cho những ai chăm sóc người khác trong lúc cần thiết. Những ngạn ngữ là một bản liệt kê những câu nói uyên thâm trong Kinh Thánh. Một trong những câu nói này là, “Những ai làm phúc cho người khác thì được hưởng phúc dồi dào; những ai giúp đỡ người khác thì chính họ được giúp đỡ.”
Và bây giờ, những nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc để hiểu khoa học về thực hiện điều thiện Nhưng có một điều họ biết từ tất cả mọi chứng cứ. Làm phước cho người khác là bạn cũng sẽ gặp phước.
Phát triển Ơn Gọi Truyền Giáo trong một giáo xứ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
06:57 28/06/2011
Làm thế nào để phát triển ơn gọi truyền giáo trong một giáo xứ là mối bận tâm đang được đặt ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng hôm nay. Việc phát triển này nói lên vai trò đặc biệt quan trọng của mỗi giáo xứ có ảnh hưởng sâu rộng đối với sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Do đó, giáo xứ trở thành hạt nhân cơ bản giúp phát triển ơn gọi truyền giáo cách hiệu quả và bền vững. Là thành viên của từng xứ họ nhất định, người Kitô hữu ngày càng ý thức thâm sâu hơn ơn gọi của mình nhờ việc khám phá và làm triển nở các giá trị Tin Mừng trong hoàn cảnh và môi trường sống đặc thù tại nơi mình đang sinh sống. Đây là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự tâm huyết và khôn ngoan của các mục tử và cộng đồng tín hữu nói chung. Nhờ đó, tương quan Đức ái không chỉ biểu tỏ trong nội bộ từng giáo xứ nhất định mà còn hướng tới việc cố kết ngày càng khăng khít hơn với các cộng đồng lương dân trên cơ sở tôn trọng, đối thoại và hiệp nhất.
1. Giáo xứ, hạt nhân phát triển ơn gọi truyền giáo
Như đã đề cập, giáo xứ là hạt nhân cơ bản để phát triển ơn gọi truyền giáo. Mọi định hướng, chương trình cụ thể mang tính vĩ mô liên quan đến việc xúc tiến công cuộc truyền giáo nếu không được triển khai bước đầu từ mỗi giáo xứ thì e rằng khó có thể đạt được những kết quả khả quan. Do đó, giáo xứ trở thành địa bàn lý tưởng nhất để khơi dậy và phát triển ơn gọi truyền giáo vốn tiềm tàng và phong phú từ chính tâm hồn của mỗi Kitô hữu. Dù có những đặc thù, mỗi giáo xứ đều hội tụ những khả năng cần thiết nhằm thúc đẩy việc truyền giáo. Vấn đề là là làm sao để phát hiện và vận dụng những khả năng ấy. Trên thực tế, tại các giáo xứ ở Việt Nam nói chung, hướng phát triển này còn rất hạn chế do bị chi phối bởi những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta có thể nhận ra một thực trạng, đó là, hoạt động truyền giáo tại các giáo xứ chưa thoát ra khỏi những đường hướng truyền thống kém hiệu quả, còn mang tính hình thức và khép kín, nặng về số lượng… Yếu tố con người chưa được đề cao, nhất là ơn gọi truyền giáo chưa được khơi dậy cách đúng mức.
Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong một giáo xứ, linh mục quản xứ và cộng đoàn tín hữu cần hoạch định một kế hoạch toàn diện, trong đó việc phát triển nhân bản và làm sáng tỏ gương mặt đích thực của Đức Kitô là sứ vụ căn yếu nhất. Phải làm sao tạo cho môi trường giáo xứ thành một cộng đồng sinh động, mang đậm bản sắc liên đới vị tha là giá trị nền tảng của Tin Mừng.
2. Định hướng phát triển
2.1. Gây ý thức ơn gọi truyền giáo
Đây là điều cần làm trước hết của người mục tử khi đến nhận lãnh nhiệm sở. Bởi mọi định hướng liên quan đến hoạt động truyền giáo sẽ không đạt hiệu quả mong muốn nếu không gây được ý thức về ơn gọi truyền giáo. Do đó, cha sở phải biết cách tạo lập nơi người giáo dân tinh thần xả kỷ, sẵn sàng tận hiến cho hoạt động tông đồ.
Gây ý thức ơn gọi truyền giáo được được thực hiện qua việc tác động cách toàn diện sâu rộng trên mọi sinh hoạt tâm linh và đời sống xã hội thường nhật của của người giáo dân, phải làm sao đưa họ “trở lại với Đức Kitô, cởi bỏ hết mọi ý thức hệ, mọi quan niệm thần học hoài nghi, cả chính mình, mà theo Đức Kitô trong sứ mệnh của Ngài: “Không thể mời gọi người khác trở lại nếu chính chúng ta không trở lại mỗi ngày” (Sứ mệnh…, 47) (Felipe Gómez, SJ, Truyền giáo học 1, Antôn & Đuốc sáng, tr. 173). Những tác động này luôn được đặt dưới ánh sáng Lời Chúa với Đức ái Kitô giáo làm kim chỉ nam cho mọi ý tưởng hướng tới sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Việc gây ý thức về ơn gọi truyền giáo là một tiến trình đầy khó khăn nhưng đó là bước chuẩn bị có tính quyết định đối với một giáo xứ trong sứ vụ truyền giáo nói chung.
2.2. Phát triển đội ngũ truyền giáo
Một khi đã gây được ý thức truyền giáo, hay nói cách khác đã tạo lập được “tinh thần truyền giáo” mạnh mẽ, giáo xứ sẽ gặp được lợi thế cho bước tiếp theo là phát triển đội ngũ truyền giáo. Có thể nói, ơn gọi truyền giáo tại mỗi giáo xứ có biểu hiện sinh động và bừng phát mạnh mẽ hay không cần phải kể đến đội ngũ truyền giáo tại giáo xứ ấy phát triển tới mức độ nào. Do đó, việc xây dựng đội ngũ truyền giáo là yêu cầu cấp thiết giúp cho hoạt động truyền giáo trong giáo xứ được phát triển có hệ thống trên nền tảng liên đới.
Đội ngũ truyền giáo được quy tụ trên cơ sở lòng tự nguyện của người giáo dân, làm sao cho họ ý thức được trách vụ cao cả khi quên mình dấn thân xây dựng giáo xứ thành cộng đoàn truyền giáo năng động.
Cha xứ là người tiên phong trong đội ngũ truyền giáo của giáo xứ. Ngài là người chủ động hoạch định mọi chương trình liên quan đến việc phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, đồng thời nỗ lực tạo điều kiện cho hoạt động truyền giáo tại nhiệm sở của mình đạt hiệu quả nhất.
Hội đồng mục vụ, các ban - ngành, đoàn thể là những nòng cốt của đội ngũ truyền giáo trong một giáo xứ. Do đó, các đối tượng này được xây dựng, phát triển song song cả về lượng và chất. Về lượng: phải làm sao cho số thành viên tự nguyện tham gia các ban, ngành, hội đoàn ngày càng đông đảo, đủ mọi lửa tuổi, trình độ học vấn... Về chất: thành viên tham gia đội ngũ truyền giáo chính thức của giáo xứ phải là các đối tượng giàu nhiệt huyết tông đồ, biết dấn thân cho lợi ích chung của cộng đoàn giáo xứ và mọi người. Do đó, việc đào luyện “tinh thần truyền giáo” cho đội ngũ truyền giáo là mục tiêu quan trọng xuyên suốt hoạt động truyền giáo.
Cha xứ thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ truyền giáo của giáo xứ đã được thiết lập. Các lớp học này do chính cha xứ trực tiếp hướng dẫn hoặc do các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm về hoạt động đoàn thể Công giáo được mời đến chia sẻ.
Giáo xứ cần đầu tư và tạo những điều kiện cần thiết cho các hội đoàn có linh đạo truyền giáo dễ thích nghi với môi trường truyền giáo của giáo xứ như: Hội Têrêxa, Gia đình Khôi Bình, Gia đình Thánh Tâm, Hội Lêgiô...
Cha xứ thường xuyên tổ chức tĩnh tâm định kỳ cho các ban, ngành, đoàn thể vào các dịp quan trọng có liên quan đến những sự kiện truyền giáo của Giáo Hội: Ngày Quốc tế Truyền giáo, Ngày Quốc tế Bệnh nhân…Chủ đề tĩnh tâm cần tập trung nhắm tới ơn gọi truyền giáo, khích lệ và kêu mời các thành viên trong đội ngũ truyền giáo nòng cốt của giáo xứ hãy dấn thân bằng cả tâm huyết cho việc loan báo Tin Mừng. Cha xứ cần tận dụng các kỳ tĩnh tâm cho các hội đoàn để hâm nóng tinh thần truyền giáo, bầu khí liên đới trong hoạt động truyền giáo giữa các thành viên này, thúc đẩy và nâng đỡ họ vượt qua mọi khó khăn khi phải đối diện với lợi ích riêng tư của gia đình và của cộng đoàn.
Trong tương quan ơn gọi truyền giáo nói chung, cha xứ không ngừng nỗ lực kêu gọi, khích lệ về tinh thần, vật chất để nâng đỡ ơn gọi truyền giáo, đặc biệt là ơn gọi linh mục, tu sỹ nơi những người trẻ trong giáo xứ - Đây là những hạt mầm Đức tin sẽ triển nở và giúp cho mảnh đất truyền giáo tại mỗi giáo xứ ngày càng màu mỡ, phong phú và dồi dào hơn. Không chỉ trên tòa giảng, cha xứ nên thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ thân tình với các bạn trẻ trong giáo xứ về ơn gọi và thao thức loan báo Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Qua những buổi gặp gỡ này, cha xứ sẽ là người đồng hành cùng các em trong việc tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn và tạo điều kiện cho các em được phát triển lý tưởng cao đẹp nơi mình, là trở thành tông đồ mẫu mực của Chúa Kitô, hết lòng phục vụ những người nghèo khổ nhất.
2.3. Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ qua đời sống thực tiễn
Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, ngoài các yếu tố đã nêu trên thì việc sống “tinh thần truyền giáo” qua đời sống thực tiễn là yêu cầu quan trọng nhất nhằm đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động truyền giáo của mỗi giáo xứ.
1. Chứng nhân sống niềm tin
Phát triển ơn gọi truyền giáo ở khía cạnh này được bắt đầu từ mỗi cá nhân và gia đình trong giáo xứ. Cha xứ, Hội đồng mục vụ giáo xứ, đội ngũ giáo lý viên tích cực chăm lo nuôi dưỡng đời sống Đức tin của của người giáo dân và định hướng cho họ sống tốt vai trò tông đồ qua những hoạt động thực tiễn thường ngày.
Kêu mời và tạo điều kiện cho mọi gia đình trong giáo xứ trở thành điểm sáng như những “Gia đình Nazareth nhỏ” biết tận tâm phục vụ lợi ích những người xung quanh. Quy tụ các bậc làm cha mẹ vào các hội đoàn của giáo xứ như Hội Giuse, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo…Thông qua các Hội này, cha xứ thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ và thúc đẩy các hội viên hãy trở nên những mẫu mực tuyệt hảo cho con cái trong việc sống ơn gọi truyền giáo. Chính các bậc cha mẹ là những tông đồ giáo dân đắc lực khi tham gia các hoạt động truyền giáo của giáo xứ. Cha xứ cũng thường xuyên chia sẻ và gợi mở cho những người làm cha mẹ những đường hướng tâm linh giúp họ trở nên điển chứng Tin Mừng giữa “chợ đời”.
Các ban - ngành, đoàn thể của giáo xứ là những trung gian giữa cha xứ và các gia đình. Trong trường hợp gia đình nào xẩy ra bất hòa bất thuận nội bộ hay với những người lương dân thì cha xứ và các đại diện của các đoàn thể sẽ trực tiếp giải hòa và nối lại dây liên đới giữa các bên liên quan.
Thông qua các lớp giáo lý thuộc Khối Vào Đời và Tiền Hôn Nhân, cha xứ và các giáo lý viên cần gợi mở và tạo cho các học viên ý thức được vai trò chứng nhân của “phía” Công giáo khi được mời gọi “nên duyên” cùng người bạn đời không chung niềm tin với mình.
2. Chủ động đối thoại
Cha xứ và cộng đoàn giáo xứ chủ động trong việc đối thoại với bà con lương dân và những người theo các tôn giáo khác cùng sinh sống ngay trên địa bàn giáo xứ cũng như các cộng đồng phụ cận. Tinh thần truyền giáo chỉ có thể lan tỏa khi mỗi thành viên trong giáo xứ biết cởi mở, tôn trọng những khác biệt đối với anh chị em không cùng niềm tin với mình. Do đó, để có thể phát triển ơn gọi truyền giáo, cha xứ và Hội đồng mục vụ giáo xứ cần định ra những hình thức đối thoại nhằm củng cố và siết chặt tình liên đới giữa cộng đoàn của mình với các cộng đồng xung quanh.
Tôn trọng những khác biệt: cha xứ thường xuyên nhắc nhở bà con giáo dân không nên có thái độ thành kiến trước những dị biệt trong văn hóa ứng xử của bà con lương dân xung quanh, nhưng thấy được giá trị nhân văn ẩn tàng trong lối sống, cách sống của họ. Tuyệt đối tránh những cuộc cãi cọ, tranh luận vô bổ về quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo hay hệ tư tưởng giữa những người có đạo với những người lương dân.
3. Nhịp cầu tâm giao
Những định hướng trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi cộng đoàn giáo xứ biết chủ động bắc những “nhịp cầu tâm giao”. Nhịp cầu này được khởi phát từ con tim đã thấm nhuần Đức ái Kitô giáo, biết chia sẻ yêu thương với hết mọi người.
Để nhịp cầu tâm giao được thông suốt, mọi thành viên trong xứ cần xóa bỏ mọi dị nghị, ác cảm với anh chị em lương dân xung quanh. Cha xứ và những người hữu trách của giáo xứ là những người đi bước trước để khai thông những bế tắc làm cản trở tình thân hữu giáo lương.
Về giao thông: phối hợp làm những trục lộ chung giữa hai làng giáo – lương nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu gặp gỡ được dễ dàng, thuận tiện.
Về giải trí: giáo xứ nên tổ chức các sân chơi chung: sân bóng chuyền, bóng đá…, và tạo điều kiện đón tiếp bà con, nhất là các bạn trẻ từ các làng lương lân cận đến cùng giao hữu thường xuyên tại các sân chơi này. Tùy điều kiện cho phép, các sân chơi có thể đặt tại một địa điểm nhất định trên địa bàn giáo xứ, tốt nhất là gần nhà thờ xứ .
Về giáo dục: giáo xứ mở các lớp học phụ đạo về văn hóa tại trường giáo lý của giáo xứ và cho các em học sinh lương dân đến tham dự các lớp học này. Các em không chỉ được nâng cao về trình độ văn hóa mà còn có cơ hội tiếp xúc để hiểu biết nhau hơn.
Vào các dịp đại lễ như Noel, Tết Nguyên đán…, các gia đình, nhất là các bạn trẻ trong giáo xứ tổ chức mời các gia đình nhất là các bạn trẻ lương dân đến tham dự các chương trình canh thức, họp mặt đầu xuân và dự tiệc vui thân mật. Nếu được, giáo xứ nên cho phép bạn bè lương dân được tham gia các tiết mục hoạt cảnh, ca hát giàu tính nhân văn và chia sẻ những cảm nghiệm riêng tư liên quan đến đời sống tâm linh và triết lý nhân sinh.
Để nhịp cầu tâm giao ngày càng bền vững hơn, giáo xứ cần tổ chức các nhóm tình nguyện viên, các đội cứu trợ của giáo xứ thường xuyên tham gia các hoạt động thăm hỏi, cứu trợ các gia đình, cá nhân tại các làng lương bị đau nặng, gặp tai ương, hoạn nạn.
4. Hoạt động từ thiện – bác ái
Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, việc xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động từ thiện – bác ái được coi là đòi hỏi đặc biệt cần thiết cho hành vi “sống đức tin” trong sứ vụ truyền giáo. Do vậy, giáo xứ cần phải đặt hoạt động từ thiện – bác ái làm tiêu chí hàng đầu cho thành công của hoạt động truyền giáo.
Muốn hoạt động từ thiện bác ái thành công, giáo xứ cần có chương trình đào luyện “tinh thần truyền giáo” cho đội ngũ truyền giáo như đã nêu trên. Đội ngũ này không chỉ năng động trong công tác mà luôn chứng tỏ được phẩm tính của người môn đệ Chúa Kitô, biết quên mình vì hạnh phúc của người khác.
Thành lập Quỹ bác ái: kêu gọi mọi người trong giáo xứ hãy bỏ những “đồng xu bà góa nghèo” vào quỹ bác ái của giáo xứ với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Quỹ này do Ban Bác Ái – Caritas nắm giữ.
Kêu gọi các gia đình khá giả, các nhà hảo tâm trong giáo xứ nâng đỡ cách đặc biệt cho những gia đình, cá nhân đang lâm vào hoàn cảnh quá bi đát do nghèo túng, bệnh tật.
Hoạt động từ thiện – bác ái được mở rộng đến các đối tượng không phân biệt lương giáo: các gia đình nghèo, người đau ốm, neo đơn, học sinh nghèo vượt khó…
Các ban – ngành, đoàn thể của giáo xứ, đặc biệt là Ban Bác Ái lập danh sách cụ thể các đối tượng giáo dân cũng như lương dân cần được quan tâm thăm hỏi, chăm sóc, cưu mang trong điều kiện có thể. Đối với những người già yếu neo đơn, giáo xứ nên cắt cử hoặc mời gọi những người thiện nguyện trong cộng đoàn đến chăm sóc, lo lắng thuốc men và các nhu cầu cần thiết khác cho họ. Giáo xứ có thể xây sẵn vài ba căn hộ nhỏ trên vùng đất thuộc giáo xứ và ưu tiên mời những người neo đơn không có nhà cửa đến ở tại căn hộ này. Đối với những trường hợp gặp rủi ro, hoạn nạn, mất mát về tinh thần, các ban ngành, đoàn thể của giáo xứ đến động viên, khích lệ và nâng đỡ họ bằng tinh thần hay vật chất, giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Khi có người trong giáo xứ hay bà con lương dân sống trên địa bàn giáo xứ và những vùng phụ cận qua đời, cha xứ và các ban ngành đoàn thể kịp thời đến phân ưu, cầu nguyện, giúp đỡ tang quyến.
Công tác từ thiện – bác ái của giáo xứ không đơn thuần chú trọng việc trao ban vật chất, mà còn hơn thế nữa, các thành viên trong giáo xứ khi tham gia hoạt động này được hướng tới việc biểu tỏ gương mặt đích thực của Đức Kitô biết “chạnh lòng thương” những ai bé mọn, yếu đuối, bần cùng.
5. Cùng tham gia hoạt động công ích và phát triển nhân bản
Cha xứ và các ban ngành đoàn thể phát động, cổ vũ bà con giáo dân cùng với anh chị em lương dân tham gia các hoạt động công ích: bảo vệ môi trường, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi chung nhằm phục vụ đồng thời cho cả bà con giáo dân và lương dân đang sinh sống trên địa bàn giáo xứ. Chúa nhật hàng tuần, cha xứ kêu gọi các em trong Hội Têrêxa, Hội Thiếu Nhi Thánh Thể cùng với các bạn trẻ lương dân tham gia thu gom rác thải và làm vệ sinh các trục đường công cộng…
Trên tinh thần cùng nhau xây dựng, phát triển, mọi thành viên trong giáo xứ có trách nhiệm liên đới với cộng đồng lương dân và những những người theo tôn giáo khác trong những vấn đề có liên quan đến phẩm giá và quyền lợi chính đáng của con người.
Giáo xứ kêu mời và phát động các bạn trẻ trong giáo xứ tham gia các nhóm bảo vệ sự sống của giáo xứ, giáo phận hay liên giáo phận. Cha xứ thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyện với các bạn trẻ về tác hại của phá thai theo nhãn quan luân lý; khích lệ và tạo điều kiện cho họ trở nên chứng nhân đắc lực bảo vệ sự sống, bảo vệ các quyền căn bản của con người.
Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ là yêu cầu cấp thiết cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực và dấn thân cao độ của mọi thành phần dân Chúa tại mỗi giáo xứ nhất định. “Tinh thần truyền giáo” không chỉ biểu tỏ và giới hạn trong các nhóm, các hoạt động mang tính hình thức nhỏ lẻ. Trên hết, ơn gọi truyền giáo là một hồng ân và được khởi đi từ chính con tim tràn đầy yêu thương của Đức Kitô. Do vậy, để giáo xứ thực sự trở thành điểm sáng của đời sống chứng nhân Tin Mừng, các tín hữu được mời gọi bước theo Đức Kitô trên hành trình thứ tha, chia sẻ, nhất là biết chấp nhận những thiệt thòi, để qua đó, mọi người nhận ra cộng đoàn Đức tin sinh động đang hiện tỏ giữa lòng thế giới hôm nay.
Tháng 06/2011
1. Giáo xứ, hạt nhân phát triển ơn gọi truyền giáo
Như đã đề cập, giáo xứ là hạt nhân cơ bản để phát triển ơn gọi truyền giáo. Mọi định hướng, chương trình cụ thể mang tính vĩ mô liên quan đến việc xúc tiến công cuộc truyền giáo nếu không được triển khai bước đầu từ mỗi giáo xứ thì e rằng khó có thể đạt được những kết quả khả quan. Do đó, giáo xứ trở thành địa bàn lý tưởng nhất để khơi dậy và phát triển ơn gọi truyền giáo vốn tiềm tàng và phong phú từ chính tâm hồn của mỗi Kitô hữu. Dù có những đặc thù, mỗi giáo xứ đều hội tụ những khả năng cần thiết nhằm thúc đẩy việc truyền giáo. Vấn đề là là làm sao để phát hiện và vận dụng những khả năng ấy. Trên thực tế, tại các giáo xứ ở Việt Nam nói chung, hướng phát triển này còn rất hạn chế do bị chi phối bởi những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta có thể nhận ra một thực trạng, đó là, hoạt động truyền giáo tại các giáo xứ chưa thoát ra khỏi những đường hướng truyền thống kém hiệu quả, còn mang tính hình thức và khép kín, nặng về số lượng… Yếu tố con người chưa được đề cao, nhất là ơn gọi truyền giáo chưa được khơi dậy cách đúng mức.
Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong một giáo xứ, linh mục quản xứ và cộng đoàn tín hữu cần hoạch định một kế hoạch toàn diện, trong đó việc phát triển nhân bản và làm sáng tỏ gương mặt đích thực của Đức Kitô là sứ vụ căn yếu nhất. Phải làm sao tạo cho môi trường giáo xứ thành một cộng đồng sinh động, mang đậm bản sắc liên đới vị tha là giá trị nền tảng của Tin Mừng.
2. Định hướng phát triển
2.1. Gây ý thức ơn gọi truyền giáo
Đây là điều cần làm trước hết của người mục tử khi đến nhận lãnh nhiệm sở. Bởi mọi định hướng liên quan đến hoạt động truyền giáo sẽ không đạt hiệu quả mong muốn nếu không gây được ý thức về ơn gọi truyền giáo. Do đó, cha sở phải biết cách tạo lập nơi người giáo dân tinh thần xả kỷ, sẵn sàng tận hiến cho hoạt động tông đồ.
Gây ý thức ơn gọi truyền giáo được được thực hiện qua việc tác động cách toàn diện sâu rộng trên mọi sinh hoạt tâm linh và đời sống xã hội thường nhật của của người giáo dân, phải làm sao đưa họ “trở lại với Đức Kitô, cởi bỏ hết mọi ý thức hệ, mọi quan niệm thần học hoài nghi, cả chính mình, mà theo Đức Kitô trong sứ mệnh của Ngài: “Không thể mời gọi người khác trở lại nếu chính chúng ta không trở lại mỗi ngày” (Sứ mệnh…, 47) (Felipe Gómez, SJ, Truyền giáo học 1, Antôn & Đuốc sáng, tr. 173). Những tác động này luôn được đặt dưới ánh sáng Lời Chúa với Đức ái Kitô giáo làm kim chỉ nam cho mọi ý tưởng hướng tới sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Việc gây ý thức về ơn gọi truyền giáo là một tiến trình đầy khó khăn nhưng đó là bước chuẩn bị có tính quyết định đối với một giáo xứ trong sứ vụ truyền giáo nói chung.
2.2. Phát triển đội ngũ truyền giáo
Một khi đã gây được ý thức truyền giáo, hay nói cách khác đã tạo lập được “tinh thần truyền giáo” mạnh mẽ, giáo xứ sẽ gặp được lợi thế cho bước tiếp theo là phát triển đội ngũ truyền giáo. Có thể nói, ơn gọi truyền giáo tại mỗi giáo xứ có biểu hiện sinh động và bừng phát mạnh mẽ hay không cần phải kể đến đội ngũ truyền giáo tại giáo xứ ấy phát triển tới mức độ nào. Do đó, việc xây dựng đội ngũ truyền giáo là yêu cầu cấp thiết giúp cho hoạt động truyền giáo trong giáo xứ được phát triển có hệ thống trên nền tảng liên đới.
Đội ngũ truyền giáo được quy tụ trên cơ sở lòng tự nguyện của người giáo dân, làm sao cho họ ý thức được trách vụ cao cả khi quên mình dấn thân xây dựng giáo xứ thành cộng đoàn truyền giáo năng động.
Cha xứ là người tiên phong trong đội ngũ truyền giáo của giáo xứ. Ngài là người chủ động hoạch định mọi chương trình liên quan đến việc phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, đồng thời nỗ lực tạo điều kiện cho hoạt động truyền giáo tại nhiệm sở của mình đạt hiệu quả nhất.
Hội đồng mục vụ, các ban - ngành, đoàn thể là những nòng cốt của đội ngũ truyền giáo trong một giáo xứ. Do đó, các đối tượng này được xây dựng, phát triển song song cả về lượng và chất. Về lượng: phải làm sao cho số thành viên tự nguyện tham gia các ban, ngành, hội đoàn ngày càng đông đảo, đủ mọi lửa tuổi, trình độ học vấn... Về chất: thành viên tham gia đội ngũ truyền giáo chính thức của giáo xứ phải là các đối tượng giàu nhiệt huyết tông đồ, biết dấn thân cho lợi ích chung của cộng đoàn giáo xứ và mọi người. Do đó, việc đào luyện “tinh thần truyền giáo” cho đội ngũ truyền giáo là mục tiêu quan trọng xuyên suốt hoạt động truyền giáo.
Cha xứ thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ truyền giáo của giáo xứ đã được thiết lập. Các lớp học này do chính cha xứ trực tiếp hướng dẫn hoặc do các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm về hoạt động đoàn thể Công giáo được mời đến chia sẻ.
Giáo xứ cần đầu tư và tạo những điều kiện cần thiết cho các hội đoàn có linh đạo truyền giáo dễ thích nghi với môi trường truyền giáo của giáo xứ như: Hội Têrêxa, Gia đình Khôi Bình, Gia đình Thánh Tâm, Hội Lêgiô...
Cha xứ thường xuyên tổ chức tĩnh tâm định kỳ cho các ban, ngành, đoàn thể vào các dịp quan trọng có liên quan đến những sự kiện truyền giáo của Giáo Hội: Ngày Quốc tế Truyền giáo, Ngày Quốc tế Bệnh nhân…Chủ đề tĩnh tâm cần tập trung nhắm tới ơn gọi truyền giáo, khích lệ và kêu mời các thành viên trong đội ngũ truyền giáo nòng cốt của giáo xứ hãy dấn thân bằng cả tâm huyết cho việc loan báo Tin Mừng. Cha xứ cần tận dụng các kỳ tĩnh tâm cho các hội đoàn để hâm nóng tinh thần truyền giáo, bầu khí liên đới trong hoạt động truyền giáo giữa các thành viên này, thúc đẩy và nâng đỡ họ vượt qua mọi khó khăn khi phải đối diện với lợi ích riêng tư của gia đình và của cộng đoàn.
Trong tương quan ơn gọi truyền giáo nói chung, cha xứ không ngừng nỗ lực kêu gọi, khích lệ về tinh thần, vật chất để nâng đỡ ơn gọi truyền giáo, đặc biệt là ơn gọi linh mục, tu sỹ nơi những người trẻ trong giáo xứ - Đây là những hạt mầm Đức tin sẽ triển nở và giúp cho mảnh đất truyền giáo tại mỗi giáo xứ ngày càng màu mỡ, phong phú và dồi dào hơn. Không chỉ trên tòa giảng, cha xứ nên thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ thân tình với các bạn trẻ trong giáo xứ về ơn gọi và thao thức loan báo Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Qua những buổi gặp gỡ này, cha xứ sẽ là người đồng hành cùng các em trong việc tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn và tạo điều kiện cho các em được phát triển lý tưởng cao đẹp nơi mình, là trở thành tông đồ mẫu mực của Chúa Kitô, hết lòng phục vụ những người nghèo khổ nhất.
2.3. Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ qua đời sống thực tiễn
Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, ngoài các yếu tố đã nêu trên thì việc sống “tinh thần truyền giáo” qua đời sống thực tiễn là yêu cầu quan trọng nhất nhằm đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động truyền giáo của mỗi giáo xứ.
1. Chứng nhân sống niềm tin
Phát triển ơn gọi truyền giáo ở khía cạnh này được bắt đầu từ mỗi cá nhân và gia đình trong giáo xứ. Cha xứ, Hội đồng mục vụ giáo xứ, đội ngũ giáo lý viên tích cực chăm lo nuôi dưỡng đời sống Đức tin của của người giáo dân và định hướng cho họ sống tốt vai trò tông đồ qua những hoạt động thực tiễn thường ngày.
Kêu mời và tạo điều kiện cho mọi gia đình trong giáo xứ trở thành điểm sáng như những “Gia đình Nazareth nhỏ” biết tận tâm phục vụ lợi ích những người xung quanh. Quy tụ các bậc làm cha mẹ vào các hội đoàn của giáo xứ như Hội Giuse, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo…Thông qua các Hội này, cha xứ thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ và thúc đẩy các hội viên hãy trở nên những mẫu mực tuyệt hảo cho con cái trong việc sống ơn gọi truyền giáo. Chính các bậc cha mẹ là những tông đồ giáo dân đắc lực khi tham gia các hoạt động truyền giáo của giáo xứ. Cha xứ cũng thường xuyên chia sẻ và gợi mở cho những người làm cha mẹ những đường hướng tâm linh giúp họ trở nên điển chứng Tin Mừng giữa “chợ đời”.
Các ban - ngành, đoàn thể của giáo xứ là những trung gian giữa cha xứ và các gia đình. Trong trường hợp gia đình nào xẩy ra bất hòa bất thuận nội bộ hay với những người lương dân thì cha xứ và các đại diện của các đoàn thể sẽ trực tiếp giải hòa và nối lại dây liên đới giữa các bên liên quan.
Thông qua các lớp giáo lý thuộc Khối Vào Đời và Tiền Hôn Nhân, cha xứ và các giáo lý viên cần gợi mở và tạo cho các học viên ý thức được vai trò chứng nhân của “phía” Công giáo khi được mời gọi “nên duyên” cùng người bạn đời không chung niềm tin với mình.
2. Chủ động đối thoại
Cha xứ và cộng đoàn giáo xứ chủ động trong việc đối thoại với bà con lương dân và những người theo các tôn giáo khác cùng sinh sống ngay trên địa bàn giáo xứ cũng như các cộng đồng phụ cận. Tinh thần truyền giáo chỉ có thể lan tỏa khi mỗi thành viên trong giáo xứ biết cởi mở, tôn trọng những khác biệt đối với anh chị em không cùng niềm tin với mình. Do đó, để có thể phát triển ơn gọi truyền giáo, cha xứ và Hội đồng mục vụ giáo xứ cần định ra những hình thức đối thoại nhằm củng cố và siết chặt tình liên đới giữa cộng đoàn của mình với các cộng đồng xung quanh.
Tôn trọng những khác biệt: cha xứ thường xuyên nhắc nhở bà con giáo dân không nên có thái độ thành kiến trước những dị biệt trong văn hóa ứng xử của bà con lương dân xung quanh, nhưng thấy được giá trị nhân văn ẩn tàng trong lối sống, cách sống của họ. Tuyệt đối tránh những cuộc cãi cọ, tranh luận vô bổ về quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo hay hệ tư tưởng giữa những người có đạo với những người lương dân.
3. Nhịp cầu tâm giao
Những định hướng trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi cộng đoàn giáo xứ biết chủ động bắc những “nhịp cầu tâm giao”. Nhịp cầu này được khởi phát từ con tim đã thấm nhuần Đức ái Kitô giáo, biết chia sẻ yêu thương với hết mọi người.
Để nhịp cầu tâm giao được thông suốt, mọi thành viên trong xứ cần xóa bỏ mọi dị nghị, ác cảm với anh chị em lương dân xung quanh. Cha xứ và những người hữu trách của giáo xứ là những người đi bước trước để khai thông những bế tắc làm cản trở tình thân hữu giáo lương.
Về giao thông: phối hợp làm những trục lộ chung giữa hai làng giáo – lương nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu gặp gỡ được dễ dàng, thuận tiện.
Về giải trí: giáo xứ nên tổ chức các sân chơi chung: sân bóng chuyền, bóng đá…, và tạo điều kiện đón tiếp bà con, nhất là các bạn trẻ từ các làng lương lân cận đến cùng giao hữu thường xuyên tại các sân chơi này. Tùy điều kiện cho phép, các sân chơi có thể đặt tại một địa điểm nhất định trên địa bàn giáo xứ, tốt nhất là gần nhà thờ xứ .
Về giáo dục: giáo xứ mở các lớp học phụ đạo về văn hóa tại trường giáo lý của giáo xứ và cho các em học sinh lương dân đến tham dự các lớp học này. Các em không chỉ được nâng cao về trình độ văn hóa mà còn có cơ hội tiếp xúc để hiểu biết nhau hơn.
Vào các dịp đại lễ như Noel, Tết Nguyên đán…, các gia đình, nhất là các bạn trẻ trong giáo xứ tổ chức mời các gia đình nhất là các bạn trẻ lương dân đến tham dự các chương trình canh thức, họp mặt đầu xuân và dự tiệc vui thân mật. Nếu được, giáo xứ nên cho phép bạn bè lương dân được tham gia các tiết mục hoạt cảnh, ca hát giàu tính nhân văn và chia sẻ những cảm nghiệm riêng tư liên quan đến đời sống tâm linh và triết lý nhân sinh.
Để nhịp cầu tâm giao ngày càng bền vững hơn, giáo xứ cần tổ chức các nhóm tình nguyện viên, các đội cứu trợ của giáo xứ thường xuyên tham gia các hoạt động thăm hỏi, cứu trợ các gia đình, cá nhân tại các làng lương bị đau nặng, gặp tai ương, hoạn nạn.
4. Hoạt động từ thiện – bác ái
Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, việc xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động từ thiện – bác ái được coi là đòi hỏi đặc biệt cần thiết cho hành vi “sống đức tin” trong sứ vụ truyền giáo. Do vậy, giáo xứ cần phải đặt hoạt động từ thiện – bác ái làm tiêu chí hàng đầu cho thành công của hoạt động truyền giáo.
Muốn hoạt động từ thiện bác ái thành công, giáo xứ cần có chương trình đào luyện “tinh thần truyền giáo” cho đội ngũ truyền giáo như đã nêu trên. Đội ngũ này không chỉ năng động trong công tác mà luôn chứng tỏ được phẩm tính của người môn đệ Chúa Kitô, biết quên mình vì hạnh phúc của người khác.
Thành lập Quỹ bác ái: kêu gọi mọi người trong giáo xứ hãy bỏ những “đồng xu bà góa nghèo” vào quỹ bác ái của giáo xứ với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Quỹ này do Ban Bác Ái – Caritas nắm giữ.
Kêu gọi các gia đình khá giả, các nhà hảo tâm trong giáo xứ nâng đỡ cách đặc biệt cho những gia đình, cá nhân đang lâm vào hoàn cảnh quá bi đát do nghèo túng, bệnh tật.
Hoạt động từ thiện – bác ái được mở rộng đến các đối tượng không phân biệt lương giáo: các gia đình nghèo, người đau ốm, neo đơn, học sinh nghèo vượt khó…
Các ban – ngành, đoàn thể của giáo xứ, đặc biệt là Ban Bác Ái lập danh sách cụ thể các đối tượng giáo dân cũng như lương dân cần được quan tâm thăm hỏi, chăm sóc, cưu mang trong điều kiện có thể. Đối với những người già yếu neo đơn, giáo xứ nên cắt cử hoặc mời gọi những người thiện nguyện trong cộng đoàn đến chăm sóc, lo lắng thuốc men và các nhu cầu cần thiết khác cho họ. Giáo xứ có thể xây sẵn vài ba căn hộ nhỏ trên vùng đất thuộc giáo xứ và ưu tiên mời những người neo đơn không có nhà cửa đến ở tại căn hộ này. Đối với những trường hợp gặp rủi ro, hoạn nạn, mất mát về tinh thần, các ban ngành, đoàn thể của giáo xứ đến động viên, khích lệ và nâng đỡ họ bằng tinh thần hay vật chất, giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Khi có người trong giáo xứ hay bà con lương dân sống trên địa bàn giáo xứ và những vùng phụ cận qua đời, cha xứ và các ban ngành đoàn thể kịp thời đến phân ưu, cầu nguyện, giúp đỡ tang quyến.
Công tác từ thiện – bác ái của giáo xứ không đơn thuần chú trọng việc trao ban vật chất, mà còn hơn thế nữa, các thành viên trong giáo xứ khi tham gia hoạt động này được hướng tới việc biểu tỏ gương mặt đích thực của Đức Kitô biết “chạnh lòng thương” những ai bé mọn, yếu đuối, bần cùng.
5. Cùng tham gia hoạt động công ích và phát triển nhân bản
Cha xứ và các ban ngành đoàn thể phát động, cổ vũ bà con giáo dân cùng với anh chị em lương dân tham gia các hoạt động công ích: bảo vệ môi trường, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi chung nhằm phục vụ đồng thời cho cả bà con giáo dân và lương dân đang sinh sống trên địa bàn giáo xứ. Chúa nhật hàng tuần, cha xứ kêu gọi các em trong Hội Têrêxa, Hội Thiếu Nhi Thánh Thể cùng với các bạn trẻ lương dân tham gia thu gom rác thải và làm vệ sinh các trục đường công cộng…
Trên tinh thần cùng nhau xây dựng, phát triển, mọi thành viên trong giáo xứ có trách nhiệm liên đới với cộng đồng lương dân và những những người theo tôn giáo khác trong những vấn đề có liên quan đến phẩm giá và quyền lợi chính đáng của con người.
Giáo xứ kêu mời và phát động các bạn trẻ trong giáo xứ tham gia các nhóm bảo vệ sự sống của giáo xứ, giáo phận hay liên giáo phận. Cha xứ thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyện với các bạn trẻ về tác hại của phá thai theo nhãn quan luân lý; khích lệ và tạo điều kiện cho họ trở nên chứng nhân đắc lực bảo vệ sự sống, bảo vệ các quyền căn bản của con người.
Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ là yêu cầu cấp thiết cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực và dấn thân cao độ của mọi thành phần dân Chúa tại mỗi giáo xứ nhất định. “Tinh thần truyền giáo” không chỉ biểu tỏ và giới hạn trong các nhóm, các hoạt động mang tính hình thức nhỏ lẻ. Trên hết, ơn gọi truyền giáo là một hồng ân và được khởi đi từ chính con tim tràn đầy yêu thương của Đức Kitô. Do vậy, để giáo xứ thực sự trở thành điểm sáng của đời sống chứng nhân Tin Mừng, các tín hữu được mời gọi bước theo Đức Kitô trên hành trình thứ tha, chia sẻ, nhất là biết chấp nhận những thiệt thòi, để qua đó, mọi người nhận ra cộng đoàn Đức tin sinh động đang hiện tỏ giữa lòng thế giới hôm nay.
Tháng 06/2011
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican bành trướng sự hiện diện trên mạng theo ý muốn của Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
07:34 28/06/2011
VATICAN, ngày 17 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI muốn thúc đẩy khả năng truyền thông của Vatican phải làm một "bước tiến vĩ đại," theo chủ tịch Hội Đồng Giáo Hòàng về Truyền Thông Xã Hội.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli hôm nay khẳng định như vậy khi ngày trình bầy mạng News.va, là mạng lưới mới của Vatican sẽ mang lại tin tức từ nhiều nguồn tin của Giáo Hội vào một gia trang.
Một bản thảo sơ khởi của News.va đã có trên mạng lưới toàn cầu, nhưng bắt đầu từ ngày thứ tư này mới khởi sự hoạt động, vào ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô, và cũng là ngày kỷ niệm năm thứ 60 Đức Thánh Cha Benedict XVI thụ phong linh mục.
Khi ghi nhận rằng Vatican đã bành trướng sự hiện diện trên Internet với các trang Facebook và YouTube, cùng với các trang khác, Đức Tổng Giám Mục Celli giải thích là Đức Thánh Cha đã lý luận như sau: "Tôi muốn hiện diện nơi có mọi người tụ tập."
News.va sẽ bao gồm các tin tức của Báo L'Osservatore Romano, đài phát thanh Vatican, cơ quan ngôn luận Fides, phúc trình về các sứ vụ truyền giáo, và các phương tiện truyền thông khác.
Đức Thánh Cha sẽ chính thức đưa News.va lên mạng đêm ngày thứ ba này. Các hình ảnh và video của "nút bấm Đức Thánh Cha " (papal click) sẽ có sẵn ngay sau đó.
News.va không có một bài bình luận nhất định, Đức Tổng Giám Mục Celli giải thích. Nhưng sẽ là một tổng hợp của tất cả các truyền thông có sẵn.
Ngài nói: "Mỗi cơ quan truyền thông sẽ giữ nguyên thể thức điều hành và căn tính, điều này sẽ hiển nhiên qua sự trình bầy các tin tức họ cung cấp cho mạng lưới này."
News.va được thiết lập để tiếp nhận một con số rất lớn các độc giả viếng thăm cùng một lúc. Đức Tổng Giám Mục Celli nói tiếp rằng ngài không biết rõ phí tổn điều hành gia trang này, tuy nhiên tin tức về tài chánh này sẽ được phổ biến gần đây.
Mạng lưới Vatican tại vatican.va sẽ tiếp tục hoạt động với phác họa hiện thời, nghĩa là một nguồn tư liệu chính của các tài liệu của Đức Thánh Cha và Toà Thánh.
News.va sẽ được phát hành ngày thứ Tư bằng tiếng Ý và Anh với nhiều ngôn ngữ khác trong một tương lai rất gần.
Đức Tổng Giám Mục Celli cho biết: "Sự hiện diện của Tòa Thánh trong lãnh vực truyền thông đã có một lịch sử đáng kính nể. Chỉ cần nghĩ đến tờ báo L'Osservatore Romano, đang kỷ niệm 150 năm xuất bản, hay đài phát thanh Vatican, mới đây đã kỷ niệm 80 năm hoạt động."
Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli hôm nay khẳng định như vậy khi ngày trình bầy mạng News.va, là mạng lưới mới của Vatican sẽ mang lại tin tức từ nhiều nguồn tin của Giáo Hội vào một gia trang.
Một bản thảo sơ khởi của News.va đã có trên mạng lưới toàn cầu, nhưng bắt đầu từ ngày thứ tư này mới khởi sự hoạt động, vào ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô, và cũng là ngày kỷ niệm năm thứ 60 Đức Thánh Cha Benedict XVI thụ phong linh mục.
Khi ghi nhận rằng Vatican đã bành trướng sự hiện diện trên Internet với các trang Facebook và YouTube, cùng với các trang khác, Đức Tổng Giám Mục Celli giải thích là Đức Thánh Cha đã lý luận như sau: "Tôi muốn hiện diện nơi có mọi người tụ tập."
News.va sẽ bao gồm các tin tức của Báo L'Osservatore Romano, đài phát thanh Vatican, cơ quan ngôn luận Fides, phúc trình về các sứ vụ truyền giáo, và các phương tiện truyền thông khác.
Đức Thánh Cha sẽ chính thức đưa News.va lên mạng đêm ngày thứ ba này. Các hình ảnh và video của "nút bấm Đức Thánh Cha " (papal click) sẽ có sẵn ngay sau đó.
News.va không có một bài bình luận nhất định, Đức Tổng Giám Mục Celli giải thích. Nhưng sẽ là một tổng hợp của tất cả các truyền thông có sẵn.
Ngài nói: "Mỗi cơ quan truyền thông sẽ giữ nguyên thể thức điều hành và căn tính, điều này sẽ hiển nhiên qua sự trình bầy các tin tức họ cung cấp cho mạng lưới này."
News.va được thiết lập để tiếp nhận một con số rất lớn các độc giả viếng thăm cùng một lúc. Đức Tổng Giám Mục Celli nói tiếp rằng ngài không biết rõ phí tổn điều hành gia trang này, tuy nhiên tin tức về tài chánh này sẽ được phổ biến gần đây.
Mạng lưới Vatican tại vatican.va sẽ tiếp tục hoạt động với phác họa hiện thời, nghĩa là một nguồn tư liệu chính của các tài liệu của Đức Thánh Cha và Toà Thánh.
News.va sẽ được phát hành ngày thứ Tư bằng tiếng Ý và Anh với nhiều ngôn ngữ khác trong một tương lai rất gần.
Đức Tổng Giám Mục Celli cho biết: "Sự hiện diện của Tòa Thánh trong lãnh vực truyền thông đã có một lịch sử đáng kính nể. Chỉ cần nghĩ đến tờ báo L'Osservatore Romano, đang kỷ niệm 150 năm xuất bản, hay đài phát thanh Vatican, mới đây đã kỷ niệm 80 năm hoạt động."
ĐTC Biển Đức XVI công nhận bốn phép lạ mới
Nguyễn Trọng Đa
08:01 28/06/2011
ĐTC Biển Đức XVI công nhận bốn phép lạ mới
Cha Lataste, Dòng Đaminh Pháp, sẽ sớm được phong Chân phước
ROMA - Tòa thánh Vatican đã công nhận bốn phép lạ mới, nhờ sự cầu bầu của một bà mẹ gia đình Đức, một nữ tu Mexico, và hai linh mục - một người Ý và một tu sĩ Đaminh Pháp: việc này mở đường cho việc phong chân phước cho các vị trong tương lai.
Sáng ngày 27-6, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp kiến tại Vatican Đức Hồng y Angelo Amato, Dòng Don Bosco (SDB), Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh.
ĐTC cũng cho phép công bố bốn sắc lệnh liên quan các việc chữa lành kỳ diệu này, nhờ lời cầu bầu của các tôi tớ Chúa sau đây:
- Hildegarde Burjan, người mẹ gia đình Đức (1883 - 1933), sáng lập Tu hội các Nữ Tu bác ái xã hội;
- María Ines Teresa Thánh Thể (tên đời là Manuela Arias Espinosa), nữ tu Mexico (1904-1981), người sáng lập Tu hội Nữ tu Clara Thừa Sai Thánh Thể và Tu hội truyền giáo của Chúa Kitô cho Giáo Hội phổ quát;
- Mariano Arciero, linh mục người Ý (1707 - 1788);
- Jean-Joseph Lataste, linh mục Dòng Đa Minh Pháp (1832 - 1869), người sáng lập Tu hội các nữ tu Đa Minh làng Bethany.
Các Nữ tu Đa minh tóm tắt cuộc đời của cha như sau: Cha Lataste sinh ra ở Cadillac bên sông Garonne (Gironde, Pháp), ngày 5-9-1832. Khi còn rất trẻ, ngài cảm thấy được ơn gọi làm linh mục. Sau nhiều do dự, và sự đấu tranh sâu sắc, ngài nhập Dòng Đa minh năm 1857.
Năm 1864, ngài được sai đi giảng tĩnh tâm cho các nữ tù nhân của nhà tù Cadillac, nơi ngài phát hiện ra nơi họ các hiệu quả tuyệt vời của ân sủng, và đặc biệt nơi một số người, có ơn gọi hiến thân cho Chúa trong đời sống thánh hiến. Chính trong nhà tù này, trước Thánh Thể, ngài nhận được linh ứng thành lập một gia đình tu sĩ mới, trong đó tất cả các chị em, bất kể quá khứ của họ, sẽ được hiệp nhất trong một tình yêu và sự thánh hiến, và qua đó chứng tỏ là tận hiến phục vụ cho chúng ta. Cha Lataste đã nói: “Thiên Chúa không nhìn những gì chúng ta đã là, nhưng nhìn những gì chúng ta đang là”.
Hai năm sau, ngài mở cộng đoàn đầu tiên của nữ tu Đa minh làng Bethany, dưới sự bảo trợ của Thánh nữ Maria Mađalêna.
Ngài nói: “Dù quá khứ của các con ra sao, các con đừng xem mình như nữ tù nhân nữa, nhưng như các tâm hồn tận hiến cho Chúa, noi gương các tâm hồn tu sĩ đạo đức”.
Hai năm sau khi thành lập, cha Lataste ngã bệnh và qua đời ngày 10-3-1869. Trên mộ của ngài có dòng chữ: "Đạt đến sự trọn lành trong thời gian ngắn, Ngài đã biết được viên mãn của sự sống lâu dài". Ngài đã dâng hiến cả đời mình để cho thánh Giuse được tuyên bố là bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ. (Zenit 27-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Cha Lataste, Dòng Đaminh Pháp, sẽ sớm được phong Chân phước
ROMA - Tòa thánh Vatican đã công nhận bốn phép lạ mới, nhờ sự cầu bầu của một bà mẹ gia đình Đức, một nữ tu Mexico, và hai linh mục - một người Ý và một tu sĩ Đaminh Pháp: việc này mở đường cho việc phong chân phước cho các vị trong tương lai.
Sáng ngày 27-6, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp kiến tại Vatican Đức Hồng y Angelo Amato, Dòng Don Bosco (SDB), Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh.
ĐTC cũng cho phép công bố bốn sắc lệnh liên quan các việc chữa lành kỳ diệu này, nhờ lời cầu bầu của các tôi tớ Chúa sau đây:
- Hildegarde Burjan, người mẹ gia đình Đức (1883 - 1933), sáng lập Tu hội các Nữ Tu bác ái xã hội;
- María Ines Teresa Thánh Thể (tên đời là Manuela Arias Espinosa), nữ tu Mexico (1904-1981), người sáng lập Tu hội Nữ tu Clara Thừa Sai Thánh Thể và Tu hội truyền giáo của Chúa Kitô cho Giáo Hội phổ quát;
- Mariano Arciero, linh mục người Ý (1707 - 1788);
- Jean-Joseph Lataste, linh mục Dòng Đa Minh Pháp (1832 - 1869), người sáng lập Tu hội các nữ tu Đa Minh làng Bethany.
Các Nữ tu Đa minh tóm tắt cuộc đời của cha như sau: Cha Lataste sinh ra ở Cadillac bên sông Garonne (Gironde, Pháp), ngày 5-9-1832. Khi còn rất trẻ, ngài cảm thấy được ơn gọi làm linh mục. Sau nhiều do dự, và sự đấu tranh sâu sắc, ngài nhập Dòng Đa minh năm 1857.
Năm 1864, ngài được sai đi giảng tĩnh tâm cho các nữ tù nhân của nhà tù Cadillac, nơi ngài phát hiện ra nơi họ các hiệu quả tuyệt vời của ân sủng, và đặc biệt nơi một số người, có ơn gọi hiến thân cho Chúa trong đời sống thánh hiến. Chính trong nhà tù này, trước Thánh Thể, ngài nhận được linh ứng thành lập một gia đình tu sĩ mới, trong đó tất cả các chị em, bất kể quá khứ của họ, sẽ được hiệp nhất trong một tình yêu và sự thánh hiến, và qua đó chứng tỏ là tận hiến phục vụ cho chúng ta. Cha Lataste đã nói: “Thiên Chúa không nhìn những gì chúng ta đã là, nhưng nhìn những gì chúng ta đang là”.
Hai năm sau, ngài mở cộng đoàn đầu tiên của nữ tu Đa minh làng Bethany, dưới sự bảo trợ của Thánh nữ Maria Mađalêna.
Ngài nói: “Dù quá khứ của các con ra sao, các con đừng xem mình như nữ tù nhân nữa, nhưng như các tâm hồn tận hiến cho Chúa, noi gương các tâm hồn tu sĩ đạo đức”.
Hai năm sau khi thành lập, cha Lataste ngã bệnh và qua đời ngày 10-3-1869. Trên mộ của ngài có dòng chữ: "Đạt đến sự trọn lành trong thời gian ngắn, Ngài đã biết được viên mãn của sự sống lâu dài". Ngài đã dâng hiến cả đời mình để cho thánh Giuse được tuyên bố là bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ. (Zenit 27-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC Biển Đức XVI chúc phúc bức tượng Chúa Kitô Thái Bình Dương của Lima
Phạm Kim An
08:03 28/06/2011
ĐTC Biển Đức XVI chúc phúc bức tượng Chúa Kitô Thái Bình Dương của Lima
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI chúc phúc tượng Chúa Kitô Thái Bình Dương, bức tượng khổng lồ cao 37m đứng trên cao thủ đô Lima của Peru, theo Đài phát thanh Vatican.
ĐTC muốn gửi một thông điệp của sự gần gũi tinh thần với Giáo Hội Peru, đang qui tụ xung quanh bức tượng của Đấng Bảo trợ, “Chúa Kitô Thái Bình Dương”, với cánh tay đưa lên cao, và mặt quay về đại dương, thống trị thành phố từ trên cao.
Trong bức điện gửi Tổng giám mục tổng giáo phận Lima, Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, ĐTC Biển Đức XVI chúc rằng “việc chiêm ngưỡng hình ảnh Chúa sẽ thức đẩy" các tín hữu "lớn lên trong tình yêu Chúa và anh chị em mình, để lấy cảm hứng từ lời Chúa, họ làm việc không mệt mỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, hiệp nhất và huynh đệ hơn".
Bức tượng 'Chúa Kitô Thái Bình Dương’ đã được thực hiện tại Brazil, và được vận chuyển về Lima từng khối lẻ, rồi ráp lại. Được dựng trên một ngọn đồi nhìn ra biển, tượng sẽ được người ta nhìn thấy rõ ban đêm, nhờ 26 ngọn đèn pha chiếu lên tượng. (Zenit 27-6-2011)
Phạm Kim An
ROMA – ĐTC Biển Đức XVI chúc phúc tượng Chúa Kitô Thái Bình Dương, bức tượng khổng lồ cao 37m đứng trên cao thủ đô Lima của Peru, theo Đài phát thanh Vatican.
ĐTC muốn gửi một thông điệp của sự gần gũi tinh thần với Giáo Hội Peru, đang qui tụ xung quanh bức tượng của Đấng Bảo trợ, “Chúa Kitô Thái Bình Dương”, với cánh tay đưa lên cao, và mặt quay về đại dương, thống trị thành phố từ trên cao.
Trong bức điện gửi Tổng giám mục tổng giáo phận Lima, Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, ĐTC Biển Đức XVI chúc rằng “việc chiêm ngưỡng hình ảnh Chúa sẽ thức đẩy" các tín hữu "lớn lên trong tình yêu Chúa và anh chị em mình, để lấy cảm hứng từ lời Chúa, họ làm việc không mệt mỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, hiệp nhất và huynh đệ hơn".
Bức tượng 'Chúa Kitô Thái Bình Dương’ đã được thực hiện tại Brazil, và được vận chuyển về Lima từng khối lẻ, rồi ráp lại. Được dựng trên một ngọn đồi nhìn ra biển, tượng sẽ được người ta nhìn thấy rõ ban đêm, nhờ 26 ngọn đèn pha chiếu lên tượng. (Zenit 27-6-2011)
Phạm Kim An
Tây Ban Nha: Các Giám mục phản đối luật liên quan bệnh nhân lúc cuối đời
Phạm Kim An
08:04 28/06/2011
Tây Ban Nha: Các Giám mục phản đối luật liên quan bệnh nhân lúc cuối đời
Một luật được che đậy với việc thực thi an tử
ROMA - Dự luật liên quan quyền của bệnh nhân lúc cuối đời có thể trở thành luật, vốn được che đậy bằng việc thực hành an tử, đã được Uỷ ban thường vụ Hội đồng Giám Mục Tây Ban Nha (CEE) cảnh báo.
Thông cáo sau cùng của cuộc họp các Giám mục vào ngày 21 và 22-6, nói rằng “khái niệm của nhân phẩm con người được đối xử một cách tiêu cực ở đây”.
Các Giám mục nhấn mạnh: “Một quan niệm về quyền tự chủ cá nhân hầu như tuyệt đối, và trọng lượng được trao cho quyền tự chủ này trong sự phát triển của luật, sẽ làm sai lệch ý định được tuyên bố và vượt quá giới hạn đề xuất là không dành chỗ cho cái chết êm dịu".
Văn bản pháp lý nêu ra ý định bảo vệ phẩm giá của người sắp chết, mà không trừng phạt sự làm chết êm dịu.
Sau một nghiên cứu lâu dài về dự án, các Giám mục dự kiến đưa ra một tuyên bố quan trọng vào ngày 27-6, mang tên "Tuyên bố nhân dịp dự luật về qui định quyền con người lúc cuối đời", vốn cảnh báo chống lại định nghĩa đơn giản mà luật này nói về khái niệm an tử.
Các Giám mục Tây Ban Nha nói rõ: “Đây là một cánh cửa mở cho một số công việc tình nguyện, vốn có thể gây tử vong hoặc tìm cách đẩy nhanh cái chết trực tiếp".
Trong số các thực hành của an tử, vốn sẽ nhận được một sự che đậy pháp lý, các Giám mục nói đến khả năng gây ngủ không thích hợp, từ bỏ điều trị hoặc hủy bỏ các chăm sóc bắt buộc.
Tuyên bố của các Giám Mục chỉ trích mạnh mẽ đối với việc điều trị, vì văn bản luật trao việc điều trị cho nhân quyền cơ bản hơn sự tự do tôn giáo, làm giảm công tác của nhân viên y tế là chỉ còn làm theo ý muốn của các bệnh nhân, và như thế không cho họ quyền chống lại theo lương tâm.
Cuối cùng, các Giám mục nhắc lại đề nghị của các ngài về một mẫu Di Chúc Sống Còn phù hợp với giáo lý Công giáo. Một văn bản mới sẽ được Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha cập nhật. (Zenit 27-6-2011)
Phạm Kim An
Một luật được che đậy với việc thực thi an tử
ROMA - Dự luật liên quan quyền của bệnh nhân lúc cuối đời có thể trở thành luật, vốn được che đậy bằng việc thực hành an tử, đã được Uỷ ban thường vụ Hội đồng Giám Mục Tây Ban Nha (CEE) cảnh báo.
Thông cáo sau cùng của cuộc họp các Giám mục vào ngày 21 và 22-6, nói rằng “khái niệm của nhân phẩm con người được đối xử một cách tiêu cực ở đây”.
Các Giám mục nhấn mạnh: “Một quan niệm về quyền tự chủ cá nhân hầu như tuyệt đối, và trọng lượng được trao cho quyền tự chủ này trong sự phát triển của luật, sẽ làm sai lệch ý định được tuyên bố và vượt quá giới hạn đề xuất là không dành chỗ cho cái chết êm dịu".
Văn bản pháp lý nêu ra ý định bảo vệ phẩm giá của người sắp chết, mà không trừng phạt sự làm chết êm dịu.
Sau một nghiên cứu lâu dài về dự án, các Giám mục dự kiến đưa ra một tuyên bố quan trọng vào ngày 27-6, mang tên "Tuyên bố nhân dịp dự luật về qui định quyền con người lúc cuối đời", vốn cảnh báo chống lại định nghĩa đơn giản mà luật này nói về khái niệm an tử.
Các Giám mục Tây Ban Nha nói rõ: “Đây là một cánh cửa mở cho một số công việc tình nguyện, vốn có thể gây tử vong hoặc tìm cách đẩy nhanh cái chết trực tiếp".
Trong số các thực hành của an tử, vốn sẽ nhận được một sự che đậy pháp lý, các Giám mục nói đến khả năng gây ngủ không thích hợp, từ bỏ điều trị hoặc hủy bỏ các chăm sóc bắt buộc.
Tuyên bố của các Giám Mục chỉ trích mạnh mẽ đối với việc điều trị, vì văn bản luật trao việc điều trị cho nhân quyền cơ bản hơn sự tự do tôn giáo, làm giảm công tác của nhân viên y tế là chỉ còn làm theo ý muốn của các bệnh nhân, và như thế không cho họ quyền chống lại theo lương tâm.
Cuối cùng, các Giám mục nhắc lại đề nghị của các ngài về một mẫu Di Chúc Sống Còn phù hợp với giáo lý Công giáo. Một văn bản mới sẽ được Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha cập nhật. (Zenit 27-6-2011)
Phạm Kim An
Ý thức về sự hạn hẹp giúp con người tự do hơn và thoát nguy cơ yêu sách độc tài
Linh Tiến Khải
10:22 28/06/2011
Phỏng vấn triết gia Salvatore Veca, tác giả cuốn sách tựa đề ”Bốn bài học về ý tưởng sự không toàn vẹn”.
Trong lịch sử nhận loại đã không có thế kỷ nào bị các chế độc độc tài đảng trị khát máu đầy đọa và gây ra nhiều tai ương như thế kỷ XX. Hai thế chiến và hơn 180 cuộc xung đột vũ trang lớn nhỏ, trong đó có hơn 30 cuộc chiến vẫn còn kéo dài đó đây trên thế giới hiện nay, đã khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng và tàn phá nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Khi không ý thức được các hạn hẹp và bất toàn của mình, con người dễ rơi vào khuynh hướng tự tôn mình làm Thiên Chúa, yêu sách cho mình mọi quyền bính và trở thành độc tài, khát máu và tàn bạo đối với tha nhân.
Thế kỷ XX đã bị ghi dấu bởi sự bùng nổ kinh hoàng cả trong lãnh vực triết học với tư tưởng ”giải pháp cuối cùng” được coi như ”thuốc chữa” mọi tranh chấp, san bằng mọi khác biệt, và giải quyết được mọi mâu thuẫn. Nhưng đó đã chỉ là ảo tưởng, gây ra biết bao nhiêu khổ đau và nước mắt cho gia đình nhân loại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn triết gia Salvatore Veca, tác giả cuốn sách tựa đề ”Bốn bài học về ý tưởng sự không toàn vẹn”. Ông cho rằng tư tưởng về sự bất toàn là liều thuốc giúp loại trừ mọi yêu sách độc tài. Cuộc sống của con người gắn liền với sự không toàn vẹn; sự kiện con người ”có hạn và luôn hướng tới viễn tượng tương lai” đối với điều nó có thể là hay phải là, là điều quan trọng; và nó vượt xa các giới hạn của một viễn tượng bị đóng khung trong hoàn cảnh và ngẫu nhiên một cách không thể tránh được. Theo triết gia Veca, chính vì chúng ta không toàn vẹn nên chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đam mê và tình yêu đối với sự khôn ngoan.
Triết gia Salvatore Veca sinh năm 1943. Ông theo học tại đại học Milano bắc Italia và đậu tiến sĩ triết năm 1966. Cho đến năm 1973 ông tự nguyện là giáo sư phụ tá tại đại học Milano trước khi dậy môn sử học các tổ chức và cơ cấu xã hội tại đại học Bologna, trung Italia, giữa các năm 1975-1978. Trong các năm 1978-1986 ông là giáo sư triết học chính trị tại đại học Milano. Tiếp đến trong các năm 1986-1989 ông dậy môn triết học chính trị tại đại học Firenze trung Italia. Từ năm 1990 ông là giáo sư môn triết học chính trị tại phân khoa Khoa học chính trị đại học Pavia, và kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong đó có chức phân khoa trưởng. Từ năm 2001 giáo sư Salvatore Veca cũng là giám đốc trung tâm nghiên cứu và tìm tòi liên ngành của đại học Pavia. Từ năm 2003 giáo sư là thành viên Hội đồng quản trị Học viện khoa học nhân văn Italia và của ủy ban khoa học của trung tâm huấn luyện và nghiên cứu kỹ sư động đất của đại học Pavia. Giáo sư Salvatore Veca là tác giả của hàng trăm cuốn sách và các bài khảo luận, trong đó có cuốn ”Sự không chắc chắn” xuất bản năm 1998 và được giải thưởng triết học Castiglioncello, với sắc lệnh của tổng thống Cộng Hòa Italia, huy chương vàng và bằng khen hạng nhất, dành cho những người có công trong lãnh vực nghiên cứu Khoa học và Văn hóa. Năm 2000 giáo sư lại được giải thưởng Hàn lâm viện Carrara với cuốn ”Triết học chính trị”. Vào đầu thập niên 1970 ông nghiên cứu các lý thuyết của Karl Marx trong tương quan với các khoa học kinh tế xã hội và chính trị. Vào cuối thập niên 1970 ông tập trung chú ý vào triết học và lý thuyết chính trị và thảo luận về các lý thuyết của sự phân chia công bằng. Tiếp đến là các vấn đề tự do và bình đẳng, sự thật, công bằng và căn tính. Năm 2002 ông cho xuất bản cuốn ”Vẻ đẹp và các kẻ bị áp bức” và cuốn ”Mười bài học về tư tưởng công bằng”.
Hỏi: Thưa giáo sư Veca, trong bài học thứ nhất giáo sư có viết: ”Chúng ta không chỉ phải lựa chọn, mà phải lựa chọn trong một thế giới luôn luôn thay đổi và thường thay đổi một cách rất mau chóng”. Như thế ý tưởng của sự không toàn vẹn có thể là một hướng dẫn cho thời đại chúng ta như thế nào, thưa giáo sư?
Đáp: Ý thức được bản chất không toàn vẹn của bất cứ câu trả lời nào chúng ta có thể đưa ra, khiến cho chúng ta biết suy tư nhiều hơn và có các lựa chọn chín mùi và trưởng thành hơn. Cần phải ý thức được rằng các câu trả lời đó sẽ không bao giờ là giải pháp cuối cùng. Điều này không giảm thiểu tầm quan trọng các lựa chọn của chúng ta, nhưng trao ban cho chúng một chiều kích thích hợp. Các câu trả lời của chúng ta có một sự không trọn vẹn nòng cốt, mà tôi định nghĩa là sự không bão hòa. Có người cho rằng thừa nhận sự không trọn vẹn trong các câu trả lời của chúng ta có thể làm nảy sinh ra một loại bụi mờ bất ổn và vụn vặt, dẫn đưa tới siêu thị các niềm tin. Nhưng không phải như thế: chúng ta phải kiên định trung thành với các tín ngưỡng của mình, nhưng ý thức được sự không trọn vẹn của chúng trong thời gian.
Hỏi: Việc giáo sư ca ngợi sự không trọn vẹn bao hàm một quan niệm sinh động về các giá trị. Làm thế nào để chúng ta có thể trung thành với các giá trị của mình đồng thời ”gặp gỡ” các người khác?
Đáp: Trong sách tôi có trích một câu nói của Khổng Tử: đó là chúng ta có bổn phận sống trung thực, trung thực với chính mình. Chúng ta có bổn phận bênh vực các giá trị nền tảng của cuộc sống chung và bênh vực các tín ngưỡng trao ban tiết nhịp cho cuộc sống. Chính vì được mời gọi sống trung thực với chính mình mà chúng ta bị thách thức chú ý tới tha nhân, gặp gỡ họ, và rộng mở cho sự tò mò. Và bởi vì chúng ta sống trung thực với chính mình nên chúng ta có thể rộng mở cho người khác.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư ủng hộ các lý do của sự đa nguyên chống lại lý do của khuynh hướng tương đối hóa, có đúng thế không?
Đáp: Có nhiều điều tốt lành trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong cuộc sống của người khác, hay trong cuộc sống của các cộng đoàn khác nhau. Sự đa nguyên bắt đầu trong khu vực chung cư, chứ không cần phải nghĩ tới các liên hệ của chúng ta với các tín đồ của Khổng giáo hay Hồi giáo Salafít. Nó khởi hành từ bên trong chúng ta. Chúng là điều mà tôi gọi là các cuộc chiến dân sự nho nhỏ của chính mình. Tư tưởng này không dính dáng gì tới khuynh hướng tương đối hóa. Khuynh hướng tương đối hóa có nghĩa là bạn nghĩ rằng thức uống ngon nhất là rượu champagne, trong khi đối với tôi đó là cà phê, và chúng ta không có gì để nói với nhau nữa.
Hỏi: Thưa giáo sư Veca, việc nghiên cứu của giáo sư xoay quanh một dữ kiện không thể thay đổi được: đó là con người được tạo dựng nên trong sự hạn hẹp. Trao ban hạn hẹp có nghĩa gì cũng như giữ gìn chiều kích thụ tạo của con người có nghĩa gì?
Đáp: Việc ca ngợi sự không toàn vẹn của chúng ta đi song song với ý thức chúng ta là các sinh vật sống trong các hoàn cảnh xác định và có các hạn hẹp. Nhưng chúng ta không được để cho mình bị rơi vào cạm bẫy của một tư tưởng đặc biệt của sự không toàn vẹn. Chúng ta có muốn thử giữa những người có tín ngưỡng khác nhau không? Có cần phải nghiêm chỉnh đối với ý tưởng của sự đối chọi không? Nếu có, thì cần phải chấp nhận rằng các tín ngưỡng của chúng ta có sự hạn hẹp ngay trong khi gặp gỡ tín ngưỡng của những người khác. Việc thừa nhận sự không toàn vẹn của chúng ta bắt nguồn một cách đơn sơ từ sự kiện có các người khác và họ có các lý do khác, kể lại các câu chuyện khác với các câu chuyện của chúng ta, và hát các bài hát khác với các bài hát của chúng ta.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư có viết rằng ”chúng ta là các sinh vật coi chiều kích của sự cật vấn là điều quan trọng”, có đúng vậy không?
Đáp: Như sách Khôn Ngoan cho thấy, nơi chúng ta tồn tại câu hỏi liên quan tới ý nghĩa cuộc sống. Hình ảnh của những người coi việc đưa ra các vấn nạn hay đặt các câu hỏi cho người khác là chuyện không có ý nghĩa gì, khiến cho họ giống như những đơn tử hoàn hảo và bão hòa nhưng xa lạ. Trái lại kiên trì cật vấn thật là điều quan trọng. Sự tra hỏi là một nét thường hằng trong cung cách sống của chúng ta. Chúng ta là những người săn đuổi ý nghĩa cuộc sống. Đưa ra các câu hỏi có nghĩa là tìm kiếm các câu trả lời. Chúng ta là những người săn đuổi các câu trả lời, các câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống.
Hỏi: Ông Michel Foucault đã viết rằng triết học trong một nghĩa nào đó được mời gọi suy tư về điều không thể nghĩ được. Nhưng giáo sư thì lại nói tới sự tưởng tượng triết học. Thế thì đâu là các thực hành có thể tin tưởng được giúp vun trồng sự tò mò này thưa giáo sư?
Đáp: Trong nghiên cứu của tôi nổi bật là một cảnh có hình ảnh của một người trau dồi các ký ức, và hình ảnh của nhà thám hiểm các tương quan. Người thứ nhất coi lịch sử là điều nghiêm chỉnh; người thứ hai đưa các kết qủa cuộc tìm tòi của mình lên trên mức độ cao hơn của sự đại đồng, để tìm nói lên tiếng cuối cùng sẽ luôn biến thành tiếng áp chót, vì tư tưởng của sự không trọn vẹn. Mỗi người trong chúng ta đều sống với phi công tự động đã được gắn sẵn. Như thế vun trồng sự tưởng tượng triết học có nghĩa là thử nhìn các sự vật một cách khác. Cuộc sống của chúng ta giống như ở trên các thảm di chuyển tự động, là cuộc sống của các thụ tạo của thói quen. Chúng ta thử ngưng giá trị của các các thói quen đó và nhìn các sự vật một cách khác như thể chúng có một ánh sáng khác. Và khi đó thì ở đâu cũng có một chút triết lý cả. (Avvenire 29-4-2011)
Trong lịch sử nhận loại đã không có thế kỷ nào bị các chế độc độc tài đảng trị khát máu đầy đọa và gây ra nhiều tai ương như thế kỷ XX. Hai thế chiến và hơn 180 cuộc xung đột vũ trang lớn nhỏ, trong đó có hơn 30 cuộc chiến vẫn còn kéo dài đó đây trên thế giới hiện nay, đã khiến cho hàng trăm triệu người thiệt mạng và tàn phá nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Khi không ý thức được các hạn hẹp và bất toàn của mình, con người dễ rơi vào khuynh hướng tự tôn mình làm Thiên Chúa, yêu sách cho mình mọi quyền bính và trở thành độc tài, khát máu và tàn bạo đối với tha nhân.
Thế kỷ XX đã bị ghi dấu bởi sự bùng nổ kinh hoàng cả trong lãnh vực triết học với tư tưởng ”giải pháp cuối cùng” được coi như ”thuốc chữa” mọi tranh chấp, san bằng mọi khác biệt, và giải quyết được mọi mâu thuẫn. Nhưng đó đã chỉ là ảo tưởng, gây ra biết bao nhiêu khổ đau và nước mắt cho gia đình nhân loại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn triết gia Salvatore Veca, tác giả cuốn sách tựa đề ”Bốn bài học về ý tưởng sự không toàn vẹn”. Ông cho rằng tư tưởng về sự bất toàn là liều thuốc giúp loại trừ mọi yêu sách độc tài. Cuộc sống của con người gắn liền với sự không toàn vẹn; sự kiện con người ”có hạn và luôn hướng tới viễn tượng tương lai” đối với điều nó có thể là hay phải là, là điều quan trọng; và nó vượt xa các giới hạn của một viễn tượng bị đóng khung trong hoàn cảnh và ngẫu nhiên một cách không thể tránh được. Theo triết gia Veca, chính vì chúng ta không toàn vẹn nên chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đam mê và tình yêu đối với sự khôn ngoan.
Triết gia Salvatore Veca sinh năm 1943. Ông theo học tại đại học Milano bắc Italia và đậu tiến sĩ triết năm 1966. Cho đến năm 1973 ông tự nguyện là giáo sư phụ tá tại đại học Milano trước khi dậy môn sử học các tổ chức và cơ cấu xã hội tại đại học Bologna, trung Italia, giữa các năm 1975-1978. Trong các năm 1978-1986 ông là giáo sư triết học chính trị tại đại học Milano. Tiếp đến trong các năm 1986-1989 ông dậy môn triết học chính trị tại đại học Firenze trung Italia. Từ năm 1990 ông là giáo sư môn triết học chính trị tại phân khoa Khoa học chính trị đại học Pavia, và kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong đó có chức phân khoa trưởng. Từ năm 2001 giáo sư Salvatore Veca cũng là giám đốc trung tâm nghiên cứu và tìm tòi liên ngành của đại học Pavia. Từ năm 2003 giáo sư là thành viên Hội đồng quản trị Học viện khoa học nhân văn Italia và của ủy ban khoa học của trung tâm huấn luyện và nghiên cứu kỹ sư động đất của đại học Pavia. Giáo sư Salvatore Veca là tác giả của hàng trăm cuốn sách và các bài khảo luận, trong đó có cuốn ”Sự không chắc chắn” xuất bản năm 1998 và được giải thưởng triết học Castiglioncello, với sắc lệnh của tổng thống Cộng Hòa Italia, huy chương vàng và bằng khen hạng nhất, dành cho những người có công trong lãnh vực nghiên cứu Khoa học và Văn hóa. Năm 2000 giáo sư lại được giải thưởng Hàn lâm viện Carrara với cuốn ”Triết học chính trị”. Vào đầu thập niên 1970 ông nghiên cứu các lý thuyết của Karl Marx trong tương quan với các khoa học kinh tế xã hội và chính trị. Vào cuối thập niên 1970 ông tập trung chú ý vào triết học và lý thuyết chính trị và thảo luận về các lý thuyết của sự phân chia công bằng. Tiếp đến là các vấn đề tự do và bình đẳng, sự thật, công bằng và căn tính. Năm 2002 ông cho xuất bản cuốn ”Vẻ đẹp và các kẻ bị áp bức” và cuốn ”Mười bài học về tư tưởng công bằng”.
Hỏi: Thưa giáo sư Veca, trong bài học thứ nhất giáo sư có viết: ”Chúng ta không chỉ phải lựa chọn, mà phải lựa chọn trong một thế giới luôn luôn thay đổi và thường thay đổi một cách rất mau chóng”. Như thế ý tưởng của sự không toàn vẹn có thể là một hướng dẫn cho thời đại chúng ta như thế nào, thưa giáo sư?
Đáp: Ý thức được bản chất không toàn vẹn của bất cứ câu trả lời nào chúng ta có thể đưa ra, khiến cho chúng ta biết suy tư nhiều hơn và có các lựa chọn chín mùi và trưởng thành hơn. Cần phải ý thức được rằng các câu trả lời đó sẽ không bao giờ là giải pháp cuối cùng. Điều này không giảm thiểu tầm quan trọng các lựa chọn của chúng ta, nhưng trao ban cho chúng một chiều kích thích hợp. Các câu trả lời của chúng ta có một sự không trọn vẹn nòng cốt, mà tôi định nghĩa là sự không bão hòa. Có người cho rằng thừa nhận sự không trọn vẹn trong các câu trả lời của chúng ta có thể làm nảy sinh ra một loại bụi mờ bất ổn và vụn vặt, dẫn đưa tới siêu thị các niềm tin. Nhưng không phải như thế: chúng ta phải kiên định trung thành với các tín ngưỡng của mình, nhưng ý thức được sự không trọn vẹn của chúng trong thời gian.
Hỏi: Việc giáo sư ca ngợi sự không trọn vẹn bao hàm một quan niệm sinh động về các giá trị. Làm thế nào để chúng ta có thể trung thành với các giá trị của mình đồng thời ”gặp gỡ” các người khác?
Đáp: Trong sách tôi có trích một câu nói của Khổng Tử: đó là chúng ta có bổn phận sống trung thực, trung thực với chính mình. Chúng ta có bổn phận bênh vực các giá trị nền tảng của cuộc sống chung và bênh vực các tín ngưỡng trao ban tiết nhịp cho cuộc sống. Chính vì được mời gọi sống trung thực với chính mình mà chúng ta bị thách thức chú ý tới tha nhân, gặp gỡ họ, và rộng mở cho sự tò mò. Và bởi vì chúng ta sống trung thực với chính mình nên chúng ta có thể rộng mở cho người khác.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư ủng hộ các lý do của sự đa nguyên chống lại lý do của khuynh hướng tương đối hóa, có đúng thế không?
Đáp: Có nhiều điều tốt lành trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong cuộc sống của người khác, hay trong cuộc sống của các cộng đoàn khác nhau. Sự đa nguyên bắt đầu trong khu vực chung cư, chứ không cần phải nghĩ tới các liên hệ của chúng ta với các tín đồ của Khổng giáo hay Hồi giáo Salafít. Nó khởi hành từ bên trong chúng ta. Chúng là điều mà tôi gọi là các cuộc chiến dân sự nho nhỏ của chính mình. Tư tưởng này không dính dáng gì tới khuynh hướng tương đối hóa. Khuynh hướng tương đối hóa có nghĩa là bạn nghĩ rằng thức uống ngon nhất là rượu champagne, trong khi đối với tôi đó là cà phê, và chúng ta không có gì để nói với nhau nữa.
Hỏi: Thưa giáo sư Veca, việc nghiên cứu của giáo sư xoay quanh một dữ kiện không thể thay đổi được: đó là con người được tạo dựng nên trong sự hạn hẹp. Trao ban hạn hẹp có nghĩa gì cũng như giữ gìn chiều kích thụ tạo của con người có nghĩa gì?
Đáp: Việc ca ngợi sự không toàn vẹn của chúng ta đi song song với ý thức chúng ta là các sinh vật sống trong các hoàn cảnh xác định và có các hạn hẹp. Nhưng chúng ta không được để cho mình bị rơi vào cạm bẫy của một tư tưởng đặc biệt của sự không toàn vẹn. Chúng ta có muốn thử giữa những người có tín ngưỡng khác nhau không? Có cần phải nghiêm chỉnh đối với ý tưởng của sự đối chọi không? Nếu có, thì cần phải chấp nhận rằng các tín ngưỡng của chúng ta có sự hạn hẹp ngay trong khi gặp gỡ tín ngưỡng của những người khác. Việc thừa nhận sự không toàn vẹn của chúng ta bắt nguồn một cách đơn sơ từ sự kiện có các người khác và họ có các lý do khác, kể lại các câu chuyện khác với các câu chuyện của chúng ta, và hát các bài hát khác với các bài hát của chúng ta.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư có viết rằng ”chúng ta là các sinh vật coi chiều kích của sự cật vấn là điều quan trọng”, có đúng vậy không?
Đáp: Như sách Khôn Ngoan cho thấy, nơi chúng ta tồn tại câu hỏi liên quan tới ý nghĩa cuộc sống. Hình ảnh của những người coi việc đưa ra các vấn nạn hay đặt các câu hỏi cho người khác là chuyện không có ý nghĩa gì, khiến cho họ giống như những đơn tử hoàn hảo và bão hòa nhưng xa lạ. Trái lại kiên trì cật vấn thật là điều quan trọng. Sự tra hỏi là một nét thường hằng trong cung cách sống của chúng ta. Chúng ta là những người săn đuổi ý nghĩa cuộc sống. Đưa ra các câu hỏi có nghĩa là tìm kiếm các câu trả lời. Chúng ta là những người săn đuổi các câu trả lời, các câu trả lời cho ý nghĩa cuộc sống.
Hỏi: Ông Michel Foucault đã viết rằng triết học trong một nghĩa nào đó được mời gọi suy tư về điều không thể nghĩ được. Nhưng giáo sư thì lại nói tới sự tưởng tượng triết học. Thế thì đâu là các thực hành có thể tin tưởng được giúp vun trồng sự tò mò này thưa giáo sư?
Đáp: Trong nghiên cứu của tôi nổi bật là một cảnh có hình ảnh của một người trau dồi các ký ức, và hình ảnh của nhà thám hiểm các tương quan. Người thứ nhất coi lịch sử là điều nghiêm chỉnh; người thứ hai đưa các kết qủa cuộc tìm tòi của mình lên trên mức độ cao hơn của sự đại đồng, để tìm nói lên tiếng cuối cùng sẽ luôn biến thành tiếng áp chót, vì tư tưởng của sự không trọn vẹn. Mỗi người trong chúng ta đều sống với phi công tự động đã được gắn sẵn. Như thế vun trồng sự tưởng tượng triết học có nghĩa là thử nhìn các sự vật một cách khác. Cuộc sống của chúng ta giống như ở trên các thảm di chuyển tự động, là cuộc sống của các thụ tạo của thói quen. Chúng ta thử ngưng giá trị của các các thói quen đó và nhìn các sự vật một cách khác như thể chúng có một ánh sáng khác. Và khi đó thì ở đâu cũng có một chút triết lý cả. (Avvenire 29-4-2011)
Họp báo về Ngày Quốc Tế Giới trẻ Madrid
LM Trần Đức Anh OP
10:23 28/06/2011
VATICAN - Sáng ngày 28-6-2011, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, và ĐHY Antonio Maria Rouco, TGM Madrid, đã mở cuộc họp báo tại phòng báo chí Tòa Thánh về Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 26 sẽ tiến hành tại Madrid từ ngày 16 đến 21-8 năm nay.
ĐHY Rylko, người Ba Lan, nhắc lại lời ĐTC nhấn mạnh rằng mục đích Ngày Quốc Tế giới trẻ là rao giảng Tin Mừng, trong đó các bạn trẻ là những người giữ vai chính.. Sự nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin như thế tuyệt đối không có nghĩa là Giáo Hội dửng dưng đối với bao nhiêu vấn đề trầm trọng đang đè nặng trên người trẻ ngày nay. Trái lại, như ĐTC đã nếu rõ: ”Chỉ ai biết Thiên Chúa, thì mới biết thực tại và có thể đáp lại thực tại ấy một cách thích hợp, và thực sự xứng với con người.”
ĐHY Rylko cũng nhận xét rằng ngày nay ”Ngày Quốc Tế giới trẻ là một kinh nghiệm rất đặc biệt về một Giáo Hội bạn của giới trẻ, tham gia những vấn đề của họ, một Giáo Hội đặt mình phục vụ các thế hệ trẻ. Đó là một kinh nghiệm của Giáo Hội hoàn vũ, có một không hai, bao trùm toàn trái đất, về một Giáo Hội trẻ trung, đầy nhiệt huyết và đà tiến truyền giáo”.
ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân cho biết hiện nay số bạn trẻ ghi tên chính thức là 440 ngàn người, một con số chưa từng có từ trước đến nay, xét vì - qua những kinh nghiệm trước đây, - người trẻ thường đăng ký vào phút chót. Có 14 ngàn LM, 744 GM tháp tùng các bạn trẻ, trong đó 263 vị sẽ đảm nhận việc dạy giáo lý bằng 30 ngôn ngữ khác nhau tại 250 địa điểm; 700 ngàn cuốn giáo lý cho người trẻ sẽ được phân phát bằng 6 thứ tiếng; 24 ngàn người thiện nguyện đến từ nhiều cuốc gia. Ngoài ra, trước khi về Madrid, các bạn trẻ sẽ được đón tiếp trong 68 giáo phận ở Tây Ban Nha.
Hiện diện tại cuộc họp báo trên bàn chủ tọa cũng có một số cộng tác viên của ban tổ chức.
Chẳng hạn, Ông José Antonio Martínez Fuentes, đặc trách việc đăng ký của các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid cho biết việc đăng ký này đã khởi sự cách đây 1 năm. Văn phòng do ông phụ trách có 100 người thiện nguyện, đã giúp đỡ 10 ngàn nhóm đăng ký tham dự, và đã trả lời hơn 25 ngàn câu hỏi bằng 7 thứ tiếng do các bạn trẻ nêu lên khi muốn đăng ký, để ý tới nhu cầu đặc biệt của một số người khuyết tật, vấn đề xin thị thực nhập cảnh Tây Ban Nha và vấn đề săn sóc sức khỏe.
Cộng tác với Bộ ngoại giao Tây Ban Nha, Ban đăng ký giúp các tham dự viên xin thị thực miễn phí, theo các điều kiện do chính phủ thiết định, đặc biệt là Bộ nội vụ.
Về con số những người đăng ký, đông nhất là Âu Châu với hơn 285 ngàn người, Mỹ châu gần 90 ngàn, Á châu có 20.500 người đăng ký, Phi châu 9.500 người và sau cùng là Úc châu có 1.300 bạn trẻ đăng ký. Ngoài con số các GM và LM như vừa nói trên đây, tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới ở Madrid cũng có gần 4600 chủng sinh. (SD 28-6-2011)
ĐHY Rylko, người Ba Lan, nhắc lại lời ĐTC nhấn mạnh rằng mục đích Ngày Quốc Tế giới trẻ là rao giảng Tin Mừng, trong đó các bạn trẻ là những người giữ vai chính.. Sự nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin như thế tuyệt đối không có nghĩa là Giáo Hội dửng dưng đối với bao nhiêu vấn đề trầm trọng đang đè nặng trên người trẻ ngày nay. Trái lại, như ĐTC đã nếu rõ: ”Chỉ ai biết Thiên Chúa, thì mới biết thực tại và có thể đáp lại thực tại ấy một cách thích hợp, và thực sự xứng với con người.”
ĐHY Rylko cũng nhận xét rằng ngày nay ”Ngày Quốc Tế giới trẻ là một kinh nghiệm rất đặc biệt về một Giáo Hội bạn của giới trẻ, tham gia những vấn đề của họ, một Giáo Hội đặt mình phục vụ các thế hệ trẻ. Đó là một kinh nghiệm của Giáo Hội hoàn vũ, có một không hai, bao trùm toàn trái đất, về một Giáo Hội trẻ trung, đầy nhiệt huyết và đà tiến truyền giáo”.
ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân cho biết hiện nay số bạn trẻ ghi tên chính thức là 440 ngàn người, một con số chưa từng có từ trước đến nay, xét vì - qua những kinh nghiệm trước đây, - người trẻ thường đăng ký vào phút chót. Có 14 ngàn LM, 744 GM tháp tùng các bạn trẻ, trong đó 263 vị sẽ đảm nhận việc dạy giáo lý bằng 30 ngôn ngữ khác nhau tại 250 địa điểm; 700 ngàn cuốn giáo lý cho người trẻ sẽ được phân phát bằng 6 thứ tiếng; 24 ngàn người thiện nguyện đến từ nhiều cuốc gia. Ngoài ra, trước khi về Madrid, các bạn trẻ sẽ được đón tiếp trong 68 giáo phận ở Tây Ban Nha.
Hiện diện tại cuộc họp báo trên bàn chủ tọa cũng có một số cộng tác viên của ban tổ chức.
Chẳng hạn, Ông José Antonio Martínez Fuentes, đặc trách việc đăng ký của các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Madrid cho biết việc đăng ký này đã khởi sự cách đây 1 năm. Văn phòng do ông phụ trách có 100 người thiện nguyện, đã giúp đỡ 10 ngàn nhóm đăng ký tham dự, và đã trả lời hơn 25 ngàn câu hỏi bằng 7 thứ tiếng do các bạn trẻ nêu lên khi muốn đăng ký, để ý tới nhu cầu đặc biệt của một số người khuyết tật, vấn đề xin thị thực nhập cảnh Tây Ban Nha và vấn đề săn sóc sức khỏe.
Cộng tác với Bộ ngoại giao Tây Ban Nha, Ban đăng ký giúp các tham dự viên xin thị thực miễn phí, theo các điều kiện do chính phủ thiết định, đặc biệt là Bộ nội vụ.
Về con số những người đăng ký, đông nhất là Âu Châu với hơn 285 ngàn người, Mỹ châu gần 90 ngàn, Á châu có 20.500 người đăng ký, Phi châu 9.500 người và sau cùng là Úc châu có 1.300 bạn trẻ đăng ký. Ngoài con số các GM và LM như vừa nói trên đây, tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới ở Madrid cũng có gần 4600 chủng sinh. (SD 28-6-2011)
Top Stories
Even Facebook for 440.000 already registered for World Youth Day in Madrid
AsiaNews
09:00 28/06/2011
Presented at the Vatican ahead of the next World Youth Day, August 16 to 21. Highest number of young people to ever register at this stage. Among the 24 thousand volunteers, there are 50 young people who "work" on social networks and, using 18 languages, have kept 160 thousand of their peers informed.
Vatican City (AsiaNews) – There are already 440 thousand young people ("a figure never before reached at this stage given that most young people register at the last moment") from all continents who have registered to participate in World Youth Day to be held in Madrid, Spain, 16 to 21 August this year. To accompany them and welcome them 14 thousand priests, 744 bishops and 24 thousand volunteers. Among them, a sign that the times, following World Youth Day, there are 50 young people who "work" on Facebook and, using 18 languages, have kept 160 thousand of their peers informed.
This is just some of the data that has emerged at this stage of preparation for WYD, revealed today at the Vatican, defined by the card. Stanislaw Rylko, president of the Pontifical Council for the Laity, as "a unique experience of the universal Church which embraces the whole planet, a young Church, full of enthusiasm and missionary zeal. It is an epiphany of the Christian faith on a truly global scale. "
In Madrid, as in all other WYDs, there will also be Pope Benedict XVI. He will arrive in Madrid Thursday, August 18 and at 19.30 will be welcomed by young people in the Plaza de Cibeles. On the morning of Friday, August 19, in El Escorial he will meet with young religious and young University academics. On the same day the traditional lunch with representatives of young people and the Pope will take place The day will end with the Way of the Cross, through the streets of Madrid. Saturday, August 20, in the morning the Pope will visit the centre of reconciliation, where he will hear the confession of some young people, then he preside over a Mass for seminarians in the Cathedral of Madrid, at 20.30, Cuatro Vientos Airport, the prayer vigil will take place with young people. Sunday, August 21 at 10.00 a solemn Eucharistic celebration will close the WYD 2011.
It is the second time that the World Youth Day has been held in Spain, the first was in 1989 in Santiago de Compostela, (pictured) where John Paul II urged young people "not to be afraid to be saints." WYD Madrid is being held under the banner of the recent beatification of John Paul II - the founder of the Days, of which he is now blessed patron and protector.
Returning to the numbers, 700 thousand copies of YOUCAT, the subsidy for young Catholics, will be distributed to the participants, in 6 languages, there will also be 250 places for catechesis to be delivered in 30 languages.
In a way, catechesis is also integrated with the planned cultural program that aims to "show God through Beauty", the words of Benedict XVI, and in this way to help every young person to be rooted and firm in the faith. And film too will also have a special role to play, according to Elsa Vázquez, an international volunteer, speaking in May. On Wednesday, August 17 at Calle Fuencarral "JMJ Punto Cine" will be installed, "a space that invites the pilgrims and the general public to see in the movies stories of believers, rooted and built up in Christ, steadfast in the faith." Film screenings will be held, meetings and discussions with directors, actors and professionals in the world of cinema, a spectacular concert of film music accompanied by the reading of texts by Benedict XVI and the world premiere of a film with the presence of the protagonists.
Vatican City (AsiaNews) – There are already 440 thousand young people ("a figure never before reached at this stage given that most young people register at the last moment") from all continents who have registered to participate in World Youth Day to be held in Madrid, Spain, 16 to 21 August this year. To accompany them and welcome them 14 thousand priests, 744 bishops and 24 thousand volunteers. Among them, a sign that the times, following World Youth Day, there are 50 young people who "work" on Facebook and, using 18 languages, have kept 160 thousand of their peers informed.
In Madrid, as in all other WYDs, there will also be Pope Benedict XVI. He will arrive in Madrid Thursday, August 18 and at 19.30 will be welcomed by young people in the Plaza de Cibeles. On the morning of Friday, August 19, in El Escorial he will meet with young religious and young University academics. On the same day the traditional lunch with representatives of young people and the Pope will take place The day will end with the Way of the Cross, through the streets of Madrid. Saturday, August 20, in the morning the Pope will visit the centre of reconciliation, where he will hear the confession of some young people, then he preside over a Mass for seminarians in the Cathedral of Madrid, at 20.30, Cuatro Vientos Airport, the prayer vigil will take place with young people. Sunday, August 21 at 10.00 a solemn Eucharistic celebration will close the WYD 2011.
It is the second time that the World Youth Day has been held in Spain, the first was in 1989 in Santiago de Compostela, (pictured) where John Paul II urged young people "not to be afraid to be saints." WYD Madrid is being held under the banner of the recent beatification of John Paul II - the founder of the Days, of which he is now blessed patron and protector.
Returning to the numbers, 700 thousand copies of YOUCAT, the subsidy for young Catholics, will be distributed to the participants, in 6 languages, there will also be 250 places for catechesis to be delivered in 30 languages.
In a way, catechesis is also integrated with the planned cultural program that aims to "show God through Beauty", the words of Benedict XVI, and in this way to help every young person to be rooted and firm in the faith. And film too will also have a special role to play, according to Elsa Vázquez, an international volunteer, speaking in May. On Wednesday, August 17 at Calle Fuencarral "JMJ Punto Cine" will be installed, "a space that invites the pilgrims and the general public to see in the movies stories of believers, rooted and built up in Christ, steadfast in the faith." Film screenings will be held, meetings and discussions with directors, actors and professionals in the world of cinema, a spectacular concert of film music accompanied by the reading of texts by Benedict XVI and the world premiere of a film with the presence of the protagonists.
Vietnam: ''Face à la tentative délibérée d’invasion de la Chine, les Vietnamiens doivent unir leurs forces » – interview du président de la Commission nationale ‘Justice et Paix’
Eglises d'Asie
09:38 28/06/2011
... il a répondu à des questions concernant le conflit en Mer de Chine, un thème d’une actualité brûlante pour les Vietnamiens, y compris ceux de la diaspora.
L’interview est centrée uniquement sur la crise actuelle entre la Chine et les autres pays riverains de la Mer de Chine méridionale, en particulier le Vietnam, où se sont déroulées, le 26 juin dernier, des manifestations antichinoises pour le quatrième dimanche successif. Deux incidents survenus le 27 mai et le 9 juin dans les eaux territoriales vietnamiennes ont profondément choqué la population vietnamienne. Par deux fois, à deux semaines d’intervalle, des navires chinois ont agressé des navires de prospection pétrolière vietnamiens. Peu de temps après le deuxième incident, la marine vietnamienne a procédé, en Mer de Chine, à un exercice naval avec tirs à balles réelles. Comme le rappelle l’auteur de l’interview, ce conflit avec la Chine ne se limite pas aux deux incidents cités. Il est immémorial et porte aujourd’hui sur la délimitation des eaux territoriales chinoises et sur la souveraineté sur les deux archipels Paracel (Hoang Sa) et Spratley (Truong Sa). Mais les revendications territoriales ne sont qu’un volet du conflit actuel et beaucoup d’autres éléments, anciens et nouveaux, s’y ajoutent pour rendre la tension encore plus élevée.
Le texte suivant a été mis en ligne sur le site Internet du diocèse de Vinh le 24 juin 2011 et a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie. Les appellations et tournures vietnamiennes ou été conservées mais les notes sont destinées à apporter un éclairage à l’histoire des relations entre la Chine et le Vietnam.
Monseigneur, en tant que président du club Nguyên Van Binh et responsable de la Commission ‘Justice et Paix’ de la Conférence épiscopale du Vietnam, vous avez organisé de nombreux débats. Aujourd’hui, la question de la Mer orientale menace de dégénérer en un affrontement militaire entre le Vietnam et la Chine. Pourriez-vous nous faire connaître vos réflexions sur la situation en Mer orientale ?
Mgr Nguyên Thai Hop : Il y a toujours eu des tempêtes en Mer orientale (1) mais il n’y en a jamais eu d’aussi terrible et dangereuse que celle qui vient d’éclater. Une fois de plus, notre peuple se trouve face à une tentative d’invasion de la Chine, une tentative incontestable et non dissimulée. Nous sommes en train de vivre une période historique qui peut être dangereuse pour l’avenir de notre pays si nous ne savons pas réagir ni utiliser la force de notre population et celle de nos relations internationales pour résoudre ce problème. Le dessein de la Chine est chaque jour plus clair si bien que ce n’est plus le moment de répéter « les seize caractères d’or » (2), qui résument les rapports de bon voisinage entretenus jusqu’ici entre la Chine et le Vietnam. On ne peut même plus en rester au stade du dialogue bilatéral avec la Chine.
Selon vous, la réaction du gouvernement vietnamien devant ce risque d’invasion de la Chine a-t-elle été à la hauteur des circonstances ? Que doit faire l’Etat vietnamien pour faire face à cette situation et protéger la terre de nos ancêtres ?
Lorsque l’on considère l’histoire du Vietnam, on s’aperçoit que nos ancêtres, dans leur confrontation avec la Chine, alliaient l’intransigeance à la souplesse. Ainsi après avoir remporté la victoire dans de grandes batailles comme à l’époque de Ly Thuong Kiêt ou de Quang Trung, nos ancêtres ont fait preuve de sens politique pour se réconcilier. Naturellement, chaque gouvernement utilise sa propre stratégie. Cependant, si nous considérons objectivement ce qui a été fait par l’Etat jusqu’ici, il nous faut conclure à regret que cela est loin d’être suffisant. L’important aujourd’hui est de réaliser que, pour faire face à la Chine en Mer orientale avec force et habileté, le dialogue bilatéral n’est pas suffisant. Il est nécessaire d’internationaliser le problème. Nous devons nous associer aux autres nations, non seulement à celles de l’Asie du Sud-Est, mais aussi à toutes les autres dans le monde, en particulier aux grandes puissances comme les Etats-Unis, l’Angleterre, la France, l’Allemagne et même la Russie. Le monde doit savoir clairement quelle est la volonté de la Chine et ce qu’elle va faire. C’est une nation en plein développement mais n’est-elle pas porteuse de périls pour l’avenir ?
Le Vietnam a mené un exercice naval avec des tirs à balles réelles. La Chine, qui par ailleurs fait étalage de sa force militaire, n’a pas réagi considérant qu’il s’agissait là d’une provocation. Quelle serait, d’après vous, l’issue d’un affrontement militaire pour le Vietnam ?
Un conflit militaire entre le Vietnam et la Chine ne peut être envisagé qu’avec inquiétude. Certains pensent que la Chine souhaite que les premières balles viennent du Vietnam pour, ensuite, saisir cette occasion afin de s’emparer de toute la région de la Mer orientale. L’exercice naval du Vietnam avec tirs à balles réelles était une manière de montrer sa force. Mais je pense que la force que nous devons utiliser en ce moment est surtout l’unité de la nation. C’est peut-être là une importante occasion pour nous tous, Vietnamiens du pays comme de la diaspora, sans aucune distinction d’opinion ou d’idéologie, et cela plus particulièrement pour ceux qui détiennent le pouvoir et sont responsables de notre avenir, de nous unir afin d’aider notre peuple à faire face à des voisins qui depuis toujours tentent d’envahir notre pays. Nos tirs à balles réelles montrent peut-être notre force, mais que représentent-ils à côté de ceux que les Chinois pourraient effectuer sur nous ? En fait de munitions, nous possédons notre juste cause, à savoir des faits historiques, l’existence d’une pression internationale, le fait que les pays voisins eux aussi sont menacés par le risque d’invasion par la Chine. En dehors des pays appartenant au groupe de l’ASEAN, des pays comme le Japon, la Corée, les Etats-Unis et d’autres, se sentent, eux aussi, concernés par la transformation de la Mer orientale en « mare privée » de la Chine.
Monseigneur, lorsque vous parlez de l’union de tous les Vietnamiens du pays et de l’étranger, à quelles actions pensez-vous ?
Je pense que les Vietnamiens qui vivent au Vietnam comme tous ceux de la diaspora doivent faire encore davantage. Je me suis demandé avec étonnement pourquoi la Chine avait encouragé dans sa société la diffusion de points de vue critiquant le Vietnam. Chaque fois que le notre pays s’insurge contre la violation de son espace maritime, immédiatement des critiques contre le Vietnam sont présentées comme venant de la population chinoise. Pendant ce temps, lorsque la population vietnamienne veut exprimer son point de vue d’une façon pacifique, L’Etat semble accueillir avec méfiance ces manifestations. Notre gouvernement aurait-il d’autres préoccupations plus importantes que celle du péril chinois ? Pour nos compatriotes qui sont dispersés partout dans le monde, je pense que c’est le moment où nous devons traduire les documents concernant ce conflit pour les diffuser largement sur Internet. Nous pouvons aussi organiser des manifestations devant les ambassades de Chine à l’étranger pour leur faire connaître notre point de vue et la façon dont réagit notre peuple face à ce dessein d’annexion de la Chine.
Lorsque nous avons organisé notre colloque sur la Mer orientale (3), nous avons rencontré beaucoup de difficultés et d’obstacles. Aujourd’hui, on s’aperçoit que ce colloque a été utile, mais cela reste encore insuffisant. C’est pourquoi, nous allons organiser un nouveau colloque sur la souveraineté du Vietnam en Mer orientale.
A quelle date sera-t-il organisé et dans quel but ?
Il pourrait avoir lieu au mois de septembre. Il sera destiné à faire une relecture de l’histoire de la Chine. A quelle date la Chine fait-elle mention des archipels contestés Truong Sa et Hoang Sa (Spratley et Paracel) (4) ? Comment les livres d’histoire ancienne et moderne de la Chine soulèvent-ils ce problème ? Pour résumer la question, ce n’est qu’en 1905 que la Chine a commencé à parler de Truong Sa et Hoang Sa. Alors qu’il existe de très nombreux documents concernant ces îles dès l’époque des Seigneurs Nguyên et de la dynastie des Nguyên… (5). Même pendant la colonisation, les Français ont protégé notre territoire maritime et considéré que le Vietnam étendait sa souveraineté sur Hoang Sa et Truong Sa. La carte géographique de Taberd (6) reprend la dénomination « Cat Vang » (‘sable doré’), une appellation populaire, pour désigner Hoang Sa. Un membre de notre association Nguyên Van Binh nous a envoyé à ce sujet de nombreux documents : des cartes géographiques du Vietnam, des cartes de missionnaires, et de nombreuses cartes mondiales attestant de notre souveraineté sur les îles de Hoang Sa et Truong Sa (7).
Au plan international, pensez-vous vraiment que les Etats-Unis oseront s’engager réellement sur ce sujet ? Pour eux, la Chine représente des intérêts énormes...
L’histoire nous apprend que les Etats-Unis, comme d’ailleurs tous les pays, agissent conformément à leurs intérêts. Tout ce qui s’est passé lors de la première et la deuxième République du Sud-Vietnam (8) ou en Corée à l’époque de Syngman Rhee ou encore aux Philippines à l’époque de Massasay, témoigne de cet égoïsme. Je n’ai pas la naïveté de penser que les Etats-Unis interviendront par pure générosité en faveur des intérêts d’autrui. Je reste réservé devant les propositions d’intervention américaines. Je pense que, dans le cadre de l’interdépendance des différents pays, si la Chine veut imposer la délimitation des eaux territoriales nommée « Luoi Bo » (‘langue de bœuf’) ou encore « Chin Khuc » (‘entrailles’) (9), et transformer la Mer orientale en mare privée chinoise, non seulement le Vietnam, mais aussi les Philippines, la Malaisie, Brunei, l’Indonésie, ainsi que le Japon, les Etats-Unis, la Corée et d’autres encore, en subiraient les conséquences. Car alors naviguer sur ces eaux, ce serait entrer en territoire chinois. Cela serait évidemment encore plus difficile pour le Vietnam car, à peine sorti de chez lui, il se trouverait en territoire étranger. La pêche maritime se retrouverait interdite et les ressources nécessaires aux générations futures ne seraient plus assurées. Dans ces conditions, une intervention des Etats-Unis et des autres pays serait incontournable. Je ne pense pas que cela amènera à une guerre et je ne le souhaite pas. Le Vietnam est une nation pacifique. Mais nous devons user de toute notre force politique, économique et de toute notre diplomatie pour nous opposer à cette tentative d’annexion. Pour y parvenir, la mobilisation des forces de tous les pays de la région, en particulier des grandes puissances, est tout à fait nécessaire.
Comment concluriez-vous cet entretien ?
A l’intérieur du pays, nous nous sommes efforcés d’agir et nous continuons de le faire à travers nos associations, nos colloques et nos manifestations, mais nous nous heurtons à beaucoup de limites qui nous empêchent d’exprimer véritablement notre point de vue. Vous, les Vietnamiens de la diaspora, vous jouissez de la liberté et de nombreuses possibilités de faire entendre la voix de notre pays. Il ne s’agit pas seulement de la question de la Mer orientale, mais aussi d’autres questions en lien avec elle, comme la question des frontières forestières du Vietnam. Pourquoi donc ‘louer’ notre forêt, surtout lorsque le locataire est la Chine elle-même ? Et le minerai du Vietnam ? De nombreux convois de camions chinois transportent en masse le minerai du Vietnam vers la Chine. Que va-t-il rester comme ressources à notre pays ?
C’est pourquoi nous devons reconsidérer nos rapports avec nos voisins du Nord et comparer ce qu’ils disent avec ce qu’ils font. En réalité, ils déclarent une chose mais en font une autre. La Chine ne cesse de s’appuyer sur la note diplomatique de l’ancien Premier ministre Pham Van Dông (10) pour faire croire que le Vietnam a cédé sa souveraineté sur les îles à la fin des années 1950 et que les autorités vietnamiennes ont reconnu que ces îles appartenaient à la Chine. En réalité, la Chine, les Etats-Unis et d’autres nations ont paraphé les accords de Genève de 1954. Ses accords stipulaient que, toutes les îles situées au-dessous du 17ème parallèle appartenaient à la République du Sud-Vietnam et non pas à celle du Nord. C’est pourquoi, en 1974, l’armée de la République du Sud-Vietnam a héroïquement défendu jusqu’au bout Hoang Sa et Truong Sa (11). C’est la raison pour laquelle cette note diplomatique de l’ancien Premier ministre du Nord-Vietnam Pham Van Dông n’avait aucune valeur légale. Par ailleurs, la revendication de souveraineté de la Chine sur un territoire maritime dont la superficie est déterminée par la délimitation « en forme de langue de bœuf » est entièrement contraire à la Convention des Nations Unies sur le droit de la mer de 1982.
Je pense que nous avons là une bonne occasion de réaliser l’union nationale. Puisse notre pays ne pas laisser passer cette précieuse occasion ! Il faut aussi souhaiter que les Vietnamiens sachent utiliser la force de leur peuple, leurs relations diplomatiques et l’opinion publique internationale en cette période de mondialisation, comme autant d’armes adaptées qui leur permettront d’échapper au péril de l’invasion venant du Nord.
Interview recueillie par Trân Hiêu
(1) La mer appelée « Mer du Sud » par la Chine et « Mer de Chine ou Mer de Chine méridionale » par les cartes de géographie internationales est nommée par les Vietnamiens « Mer orientale ». Nous avons choisi cette dernière appellation pour la traduction.
(2) Dans les années 1990, lors d’une rencontre avec le secrétaire général du Parti communiste vietnamien, Lê Kha Phiêu, les dirigeants chinois offrirent à celui-ci un poème de seize caractères résumant les relations que devaient entretenir les deux nations : « Voisinage, amitié, développement durable, collaboration intégrale, orientation vers l’avenir... »
(3) Le colloque sur la souveraineté vietnamienne en Mer de Chine a été organisé à Saigon par l’association Nguyên Van Binh à la fin du mois de septembre 2009. Mgr Hop a évoqué avec plus de détails la difficile préparation de ce colloque dans un entretien avec l’amicale des catholiques du diocèse de Vinh en Californie, le 19 juin dernier. Voir http://vietcatholic.net/News/Html/91016.htm
(4) Au Vietnam, les îles Paracel sont appelées Hoang Sa et les îles Spratley sont nommées Truong Sa.
(5) Les Seigneurs Nguyên ont gouverné à partir de 1527 la partie sud du Vietnam de l’époque (alors divisé en deux) La dynastie des Nguyên débute en 1802 avec l’unification du Vietnam par l’empereur Gia Long.
(6) Mgr Taberd (1794-1840) a été nommé vicaire apostolique de la Cochinchine en 1827. Il a publié en 1838 un célèbre dictionnaire vietnamien-latin (Dictionarium Anamitico-Latinum).
(7) Le conflit sur la souveraineté en Mer de Chine méridionale a donné lieu à une littérature considérable. On pourra trouver l’énumération et la description des documents historiques attestant de la souveraineté vietnamienne sur les deux archipels dans un article récent du Vietnam Net Bridge : « Historical Documents on Vietnam’s Sovereignty over Paracel and Spratly Islands », daté du 24 juin 2011 : http://english.vietnamnet.vn/en/special-report/9787/historical-documents-on-vietnam-s-sovereignty-over-paracel-and-spratly-islands.html
(8) La première République du Vietnam fut fondée en 1955 dans le sud du pays qui venait d’être divisé en deux parties par les accords de Genève de 1954. Elle est issue d’un référendum qui a aboli la monarchie (à l’époque le roi Bao Dai). Son premier président fut Ngô Dinh Diêm. La seconde République fut fondée en 1967 et durera jusqu’à la chute du Sud-Vietnam et la prise de pouvoir par les communistes en avril 1975.
(9) Ces deux appellations sont les noms donnés à la délimitation des eaux territoriales, telle qu’elle est revendiquée par la Chine. Cette délimitation est apparue pour la première fois en 1947 sur une carte publiée par le ministère de l’Intérieur de la République de Chine.
(10) Le 4 septembre 1958, le gouvernement chinois avait fait connaître la délimitation de ses eaux territoriales telle que la concevait son pays. Dans une note diplomatique transmise, le 14 septembre de la même année, au Premier ministre Zhou Enlai, Pham Van Dong approuvait la prétention chinoise. La note fut même publiée dans le Nhân Dân (journal officiel du Parti communiste vietnamien).
(11) Le 19 janvier 1974, une bataille navale féroce opposa la marine de la République populaire de Chine à celle de la IIème République du Sud-Vietnam, pour l’occupation des îles Paracel. Le combat s’acheva à l’avantage de la Chine qui depuis cette époque occupe les îles Paracel. A cette époque, la République démocratique du Vietnam (Nord) n’avait exprimé aucune réaction.
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2011)
Japon: A Takamatsu, où la présence du Chemin néo-catéchuménal est source de tensions, le nouvel évêque s’inscrit dans les pas de son prédécesseur
Eglises d'Asie
09:50 28/06/2011
Eglises d'Asie, 28 juin 2011 - Le 19 juin dernier, un millier de fidèles avaient pris place dans la cathédrale Sakuramachi du diocèse de Takamatsu pour assister à l’ordination de leur nouvel évêque. Agé de près de 64 ans, le P. John Suwa Ejiro a été ordonné évêque par l’archevêque de Tokyo, assisté de Mgr Mizobe, son prédécesseur à la tête de ce diocèse dont le territoire correspond à l’île de Shikoku, ...
... ainsi que du nonce apostolique à Tokyo, Mgr Alberto Bottari de Castello, dont c’était l’un des derniers actes officiels avant son départ pour Budapest, en Hongrie. Tous les évêques actifs du Japon, au nombre de 14, avaient fait le déplacement jusqu’à Takamatsu pour l’occasion.
Lors de la messe d’ordination, le nouvel évêque a exprimé le désir d’inscrire son action dans les pas de son prédécesseur, afin de travailler à « la renaissance et à l’unité du diocèse ». Pour sa part, le nonce a appelé tous les catholiques du diocèse à se montrer fidèles envers leur évêque, rappelant que Takamatsu était cher à son cœur, « étant le premier qu’[il avait] visité à titre officiel » lors de son arrivée au Japon, en 2005.
Mgr Mizobe Osamu, le prédécesseur de Mgr Suwa, avait fait de « la renaissance » et de l’« unité » ses deux mots d’ordre, Takamatsu occupant une place particulière au sein de l’Eglise du Japon. En effet, ce diocèse est le plus petit des seize diocèses catholiques du Japon. Avec 5 000 fidèles, soit 0,1 % de catholiques (pour une moyenne nationale de 0,3 %), Takamatsu est perçu comme relativement peu dynamique, les vocations sacerdotales ou religieuses y étant notamment très rares. Pour Mgr Mizobe, une « renaissance » était donc nécessaire. Quant à l’unité, elle pose particulièrement problème à Takamatsu, la communauté nouvelle appelée sur place par un des prédécesseurs de Mgr Mizobe ayant posé des difficultés à s’insérer dans le tissu ecclésial existant. Depuis des années, les relations d’une partie de l’Eglise locale avec le Chemin néo-catéchuménal sont heurtées au point que l’affaire est remontée jusqu’à Rome et qu’une « visite apostolique » est en cours (1).
Selon un certain nombre de catholiques locaux, le nouvel évêque dispose tout à fait des qualités humaines et spirituelles nécessaires pour assumer la direction de ce diocèse. Ordonné prêtre en 1976 au titre de l’archidiocèse d’Osaka, le P. Suwa travaille depuis six ans dans le diocèse de Takamatsu, au sein du secteur paroissial de Kochi. Auparavant, alors qu’il dépendait encore de l’archidiocèse d’Osaka, le prêtre a vécu le grand tremblement de terre de 1995 de Kobe. Selon Yamano Mamiko, qui travaille au Centre catholique d’action sociale de Kobe, le P. Suwa a eu à « connaître des situations difficiles, mais c’est quelqu’un qui va facilement au contact des fidèles et qui peut travailler avec eux pour les choses avancent ».
Par ailleurs, deux jours avant l’ordination épiscopale de Takamatsu, les évêques du Japon étaient réunis à Tokyo pour leur assemblée annuelle. Le principal dossier était la mobilisation en cours et à venir pour aider les populations du Tohoku, la région sinistrée par le tsunami qui avait suivi le tremblement de terre du 11 mars dernier. Les évêques ont confirmé le rôle confié en mai dernier au « Bureau d’aide pour la reconstruction », qui a pris la suite du « Centre de soutien d’urgence », mis en place dans les premiers jours après la catastrophe (2). Ils ont également décidé de faciliter l’envoi dans le Tohoku de prêtres d’autres diocèses du Japon qui voudraient offrir leur aide dans les régions sinistrées. Quant à l’effort financier, il a été décidé que le diocèse de Sendai recevrait 30 millions de yens (260 000 euros) chaque année durant les trois prochaines années et celui de Saitama, également touché par le tsunami, 10 millions de yens, ces deux diocèses étant exemptés de la contribution annuelle à verser au secrétariat de la Conférence épiscopale.
(1) Voir dépêche EDA du 22 mars 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/japon/l2019eveque-de-takamatsu-explique-sa-position-au-sujet-de-la-presence-problematique-du-chemin-neo-catechumenal-dans-son-diocese
(2) Voir dépêche EDA du 17 mars 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/japon/dans-le-tohoku-l2019eglise-catholique-se-mobilise-pour-les-survivants-du-seisme-du-11-mars.
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2011)
... ainsi que du nonce apostolique à Tokyo, Mgr Alberto Bottari de Castello, dont c’était l’un des derniers actes officiels avant son départ pour Budapest, en Hongrie. Tous les évêques actifs du Japon, au nombre de 14, avaient fait le déplacement jusqu’à Takamatsu pour l’occasion.
Lors de la messe d’ordination, le nouvel évêque a exprimé le désir d’inscrire son action dans les pas de son prédécesseur, afin de travailler à « la renaissance et à l’unité du diocèse ». Pour sa part, le nonce a appelé tous les catholiques du diocèse à se montrer fidèles envers leur évêque, rappelant que Takamatsu était cher à son cœur, « étant le premier qu’[il avait] visité à titre officiel » lors de son arrivée au Japon, en 2005.
Mgr Mizobe Osamu, le prédécesseur de Mgr Suwa, avait fait de « la renaissance » et de l’« unité » ses deux mots d’ordre, Takamatsu occupant une place particulière au sein de l’Eglise du Japon. En effet, ce diocèse est le plus petit des seize diocèses catholiques du Japon. Avec 5 000 fidèles, soit 0,1 % de catholiques (pour une moyenne nationale de 0,3 %), Takamatsu est perçu comme relativement peu dynamique, les vocations sacerdotales ou religieuses y étant notamment très rares. Pour Mgr Mizobe, une « renaissance » était donc nécessaire. Quant à l’unité, elle pose particulièrement problème à Takamatsu, la communauté nouvelle appelée sur place par un des prédécesseurs de Mgr Mizobe ayant posé des difficultés à s’insérer dans le tissu ecclésial existant. Depuis des années, les relations d’une partie de l’Eglise locale avec le Chemin néo-catéchuménal sont heurtées au point que l’affaire est remontée jusqu’à Rome et qu’une « visite apostolique » est en cours (1).
Selon un certain nombre de catholiques locaux, le nouvel évêque dispose tout à fait des qualités humaines et spirituelles nécessaires pour assumer la direction de ce diocèse. Ordonné prêtre en 1976 au titre de l’archidiocèse d’Osaka, le P. Suwa travaille depuis six ans dans le diocèse de Takamatsu, au sein du secteur paroissial de Kochi. Auparavant, alors qu’il dépendait encore de l’archidiocèse d’Osaka, le prêtre a vécu le grand tremblement de terre de 1995 de Kobe. Selon Yamano Mamiko, qui travaille au Centre catholique d’action sociale de Kobe, le P. Suwa a eu à « connaître des situations difficiles, mais c’est quelqu’un qui va facilement au contact des fidèles et qui peut travailler avec eux pour les choses avancent ».
Par ailleurs, deux jours avant l’ordination épiscopale de Takamatsu, les évêques du Japon étaient réunis à Tokyo pour leur assemblée annuelle. Le principal dossier était la mobilisation en cours et à venir pour aider les populations du Tohoku, la région sinistrée par le tsunami qui avait suivi le tremblement de terre du 11 mars dernier. Les évêques ont confirmé le rôle confié en mai dernier au « Bureau d’aide pour la reconstruction », qui a pris la suite du « Centre de soutien d’urgence », mis en place dans les premiers jours après la catastrophe (2). Ils ont également décidé de faciliter l’envoi dans le Tohoku de prêtres d’autres diocèses du Japon qui voudraient offrir leur aide dans les régions sinistrées. Quant à l’effort financier, il a été décidé que le diocèse de Sendai recevrait 30 millions de yens (260 000 euros) chaque année durant les trois prochaines années et celui de Saitama, également touché par le tsunami, 10 millions de yens, ces deux diocèses étant exemptés de la contribution annuelle à verser au secrétariat de la Conférence épiscopale.
(1) Voir dépêche EDA du 22 mars 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/japon/l2019eveque-de-takamatsu-explique-sa-position-au-sujet-de-la-presence-problematique-du-chemin-neo-catechumenal-dans-son-diocese
(2) Voir dépêche EDA du 17 mars 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/japon/dans-le-tohoku-l2019eglise-catholique-se-mobilise-pour-les-survivants-du-seisme-du-11-mars.
(Source: Eglises d'Asie, 28 juin 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình với Trại hè “Học với Giêsu: Yêu thương”
Martin Lê Hoàng Vũ
06:42 28/06/2011
Xem hình ảnh
Chương trình chi tiết của hai ngày trại như sau :
Thứ bảy 25/6/2011
6g 45: Tập trung
8g 00: Chào cờ khai mạc trại
9g 00: Sinh hoạt vòng tròn tập thể
10g 00: Thi nấu ăn
11g 30 : Chấm điểm món ăn
12g 00 : Đón nhận Lời Chúa, ăn trưa và nghỉ trưa
14g 00 : Tập trung – Tập các bài hát cho đêm lửa trại
14g 30 : Trò chơi vận động
16g 00 : Sinh hoạt đội
17g 30 ; Ăn tối, hóa trang, chuẩn bị tiết mục văn nghệ
18g 30 : Tập trung, tập múa nhảy lửa
19g 00: Lừa thiêng Thánh Thể, văn nghệ, ăn khuya
21g 30 : Kết thúc Lửa Thiêng - chiên con ra về
22g 00: Vệ sinh cá nhân - Nghỉ đêm
23g 00: Giờ giới nghiêm
Chúa Nhật 26/6/2011:
5g 30 : Thức dậy, dọn dẹp chỗ nghỉ ngơi – vệ sinh cá nhân
6g 40 : Tập trung trước tiền đình nhà thờ
7g 00 : Thánh lễ
8g 00: Ăn sáng, chuẩn bị hành trang
9g 00 : Tập trung, trò chơi lớn
12g 00 : Bế mạc.
Lễ Khấn Trọn tại Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:53 28/06/2011
NHA TRANG - Tháng 6, tháng Thánh Tâm, tôn vinh tình yêu Thiên Chúa nơi trái tim Chúa Giêsu Kitô “mũi giáo đâm vào cạnh sườn Người thâu đến trái tim, tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34) phát sinh các bí tích dưỡng nuôi con người. Tháng 6, tháng của những lễ phong chức, lễ khấn dòng, kỷ niệm ngày chịu chức, khấn dòng nên tháng 6 cũng là mùa ơn gọi.
Xem hình ảnh
Đầu tháng 6 năm 2011, Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang họp tổng tu nghị. Tân tổng phụ trách nhiệm kỳ 2011-2015 là Nữ Tu Matta Nguyễn Thị Xinh.
Sáng nay, 28.6.2011, lễ khấn trọn đời 16 Nữ Tu tại nguyện đường hội dòng. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang cùng đồng tế với 60 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và quý thân nhân ân nhân các tân khấn sinh hiệp thông tạ ơn và chung lời cầu nguyện.
Các Nữ Tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Chúa Giêsu Kitô đã chọn Thánh Giá để yêu thương cho đến cùng. Tình yêu của Chúa đang tái diễn lại trên bàn thờ nhân ngày lễ khấn dòng của các Nữ Tu. Thánh Lễ chính là hy tế cứu độ của Chúa Kitô, cộng đoàn Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho các tâm hồn đang khao khát nhân đức trọn lành được no lòng thoả dạ.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm về căn tính và hành trình từ bỏ vác thánh giá của người Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Các Nữ tu quyết tâm bước theo Chúa trọn đời. Các Nữ tu chỉ xin một điều là bước theo chân bạn thánh Đức Giêsu Kitô trong Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang. Đơn giản vậy thôi. Căn tính Nữ Tu chính là bước theo chân Đức Giêsu Kitô. Các Nữ Tu xác tín rằng, Đức Giêsu là người bạn thánh thiện, người bạn tuyệt vời. Các Nữ Tu đi hoài, đi mãi và đi theo Chúa trọn cuộc đời mình.
Căn tính thứ hai chính là truyền thống và di sản Mến Thánh Giá có bề dày trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá đồng hành gắn bó đặc biệt với Giáo Hội Việt Nam từ thưở ban đầu.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Muốn theo chân Chúa, các môn đệ không thể đi con đường nào khác con đường của Chúa. Phải đi vào con đường hẹp để dẫn đến Nước Trời. Đi vào con đường đau khổ để đến vinh quang. Vượt qua cái chết để đến sự sống.
Hai yêu cầu được gói gọn trong hai động từ, đó là “từ bỏ” mọi sự và “vác” thập giá.
Muốn theo Chúa Giêsu, các Nữ Tu phải chấp nhận từ bỏ và vác thập giá của mình.
Sự từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Khi yêu người ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Bằng hy sinh và tình yêu các Nữ Tu sẽ làm được tất cả để cuộc sống ngày càng gắn bó mật thiết với Đức Giêsu Kitô.
Không chỉ dứt bỏ mọi sự, người môn đệ theo Chúa còn phải vác thập giá theo Chúa mỗi ngày trong đời sống của mình.Theo Chúa giống như đi leo núi. Thập giá giống như cây gậy của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.
Nghe nói đến thập giá phải vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Thật ra, thập giá đi liền với tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Thập giá phát xuất từ một tình yêu của Đấng Cứu Độ. Thập giá là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người.
Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến vời niềm vui. Thiếu tình yêu, hy sinh chỉ còn là đau khổ gánh nặng và buồn chán. Đức Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. Cái chết của Chúa là một hiến lễ có giá trị cứu chuộc tội, đền tội và Người “chỉ dâng hiến lễ một lần là đủ”.
Hôm nay, nơi nào có bóng thập giá là nới ấy có dấu chân người Kitô hữu. Ba cây thập giá dựng lên chiều thứ sáu tử nạn, Đức Kitô ở giữa hai tội nhân. Trong ba cây thập giá ấy chỉ có cây ở giữa là Thánh giá. Khi Đức Kitô tắt thở trên cây thập giá, Người đi vào đời sống mới thì cây thập giá khốn khổ ấy trở thành cây cứu rỗi và trở nên thánh. Sự thánh ấy là tình yêu, là đau khổ, là sự chết và là vinh quang. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá.
Người Nữ Tu đã hiến dâng đời mình cho Chúa, bước theo Chúa trên con đường Thánh Giá và thuộc trọn về Chúa suốt đời.
Lễ khấn dòng của các Nữ Tu là một giao ước, là một lễ cưới huyền nhiệm. Trong thánh lễ, Đức cha chủ sự làm phép nhẫn cho các Nữ Tu, xỏ nhẫn vào tay từng người. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ Tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa. Lễ cưới của các Nữ Tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ Tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo hội. Ngài mong cho Giáo hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao. Các Nữ Tu thường xuyên tiếp xúc với Chúa, gặp gỡ Chúa, và đó là điều làm cho Chúa sung sướng, hạnh phúc. Các Nữ Tu sẽ được Chúa dẫn đi sâu vào đường lối của Người. Người đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ Tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ Tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá.Chính các Nữ Tu sẽ tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa.
Các Nữ Tu thuộc trọn về Chúa suốt đời nên thấy khó nghèo là hạnh phúc nhất. Các Dì không có tiền bạc, nhưng lại thấy mình hạnh phúc hơn những người có tiền bạc. Các Nữ Tu chấp nhận những khổ đau trong cuộc sống hằng ngày, những hy sinh hãm mình, những va chạm hằng ngày trong cuôc sống chung, những hiểu lầm ngộ nhận. Các Nữ Tu sẽ thấy mọi khổ đau đều trở thành hạnh phúc, niềm vui, niềm an ủi cho những ai yêu mến Chúa. Hằng ngày các Nữ Tu sẵn sàng hãm dẹp tính xác thịt, không cần những thú vui đời sống vợ chồng, không đi tìm tình cảm nam nữ, cố gắng giữ cho tâm hồn trong sạch, các Nữ Tu sẽ được thấy Thiên Chúa. Tâm hồn trong trắng làm cho các Nữ Tu dễ tiếp xúc với Chúa, dễ gặp gỡ Chúa. Các Nữ Tu bước theo Chúa suốt đời. Họ hạnh phúc khi gặp gỡ Chúa vì yêu Chúa. Họ hạnh phúc vì yêu thương mọi người, và yêu thương một cách trọn hão. Không gì dễ bằng yêu thương, và cũng không gì khó bằng yêu thương. Nhưng mỗi hành vi yêu thương đều mang lại hạnh phúc, và cuộc đời của những ai được dệt bằng yêu thương là cuộc đời hạnh phúc.
Mặc dù con đường của Chúa Giêsu là con đường Thánh Giá, nhưng con đường ấy vẫn là con đường hạnh phúc, con đường đưa tới Nước Trời, là con đường Tám Mối Phúc. Nếu sống đời tu trọn vẹn, tu sĩ vừa là hiện thân của Chúa Giêsu chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí mình như được ghi trong Hiến Chương Dòng Mến Tháng Giá; cũng vừa là hiện thân của Nước Trời, của Tám Mối Phúc. Tu sĩ là những chứng nhân sống động nhất cho Tình Yêu của Thiên Chúa giữa trần gian.
Theo Tông Huấn Vita Consecrata, mọi ơn gọi đời sống thánh hiến đều bắt nguồn từ Thập giá Chúa Kitô (số 23). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân đời sống thánh hiến. Khi từ bỏ mình, người Nữ Tu không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân và gia đình. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, thì như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà người Nữ tu sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan.
Trong cuộc đời hôm nay, các Nữ Tu đang dấn thân phục vụ nhiều lãnh vực xã hội. Đem yêu thương đến những tâm hồn đau khổ và tội lỗi, đưa niềm tin và hy vọng đến cho những ai thất vọng, tạo hướng đi dẫn tới hạnh phúc cho những người bơ vơ và lạc bước. Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh lùng băng giá, không còn rung cảm trước những vẻ đẹp của nhân tình thế thái. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lõng cô độc, khinh thường tình yêu trần thế; mà trái lại, người Nữ tu vẫn là người giữa cuộc đời, vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương gọi mời trong rung động của trái tim. Vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc. Vẫn nhìn thấy những kỳ lạ tình yêu đi tìm một nữa hồn mình. Nhưng hạnh phúc là dám từ bỏ để dâng tình yêu cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu. Lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc trọn về Chúa suốt đời. Ra đi loan báo Tin mừng trên mọi nẻo đường phục vụ. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mùa khấn dòng và phong chức khắp các giáo phận và các hội dòng. Xin chung lời cầu nguyện cho 16 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Nhân Từ của Chúa. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ chiêm ngắm và đồng hành với Thánh Giá Chúa Giêsu hàng ngày.
Xem hình ảnh
Đầu tháng 6 năm 2011, Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang họp tổng tu nghị. Tân tổng phụ trách nhiệm kỳ 2011-2015 là Nữ Tu Matta Nguyễn Thị Xinh.
Sáng nay, 28.6.2011, lễ khấn trọn đời 16 Nữ Tu tại nguyện đường hội dòng. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang cùng đồng tế với 60 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và quý thân nhân ân nhân các tân khấn sinh hiệp thông tạ ơn và chung lời cầu nguyện.
Các Nữ Tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Chúa Giêsu Kitô đã chọn Thánh Giá để yêu thương cho đến cùng. Tình yêu của Chúa đang tái diễn lại trên bàn thờ nhân ngày lễ khấn dòng của các Nữ Tu. Thánh Lễ chính là hy tế cứu độ của Chúa Kitô, cộng đoàn Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho các tâm hồn đang khao khát nhân đức trọn lành được no lòng thoả dạ.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm về căn tính và hành trình từ bỏ vác thánh giá của người Nữ Tu Mến Thánh Giá.
Các Nữ tu quyết tâm bước theo Chúa trọn đời. Các Nữ tu chỉ xin một điều là bước theo chân bạn thánh Đức Giêsu Kitô trong Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang. Đơn giản vậy thôi. Căn tính Nữ Tu chính là bước theo chân Đức Giêsu Kitô. Các Nữ Tu xác tín rằng, Đức Giêsu là người bạn thánh thiện, người bạn tuyệt vời. Các Nữ Tu đi hoài, đi mãi và đi theo Chúa trọn cuộc đời mình.
Căn tính thứ hai chính là truyền thống và di sản Mến Thánh Giá có bề dày trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá đồng hành gắn bó đặc biệt với Giáo Hội Việt Nam từ thưở ban đầu.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Muốn theo chân Chúa, các môn đệ không thể đi con đường nào khác con đường của Chúa. Phải đi vào con đường hẹp để dẫn đến Nước Trời. Đi vào con đường đau khổ để đến vinh quang. Vượt qua cái chết để đến sự sống.
Hai yêu cầu được gói gọn trong hai động từ, đó là “từ bỏ” mọi sự và “vác” thập giá.
Muốn theo Chúa Giêsu, các Nữ Tu phải chấp nhận từ bỏ và vác thập giá của mình.
Sự từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Khi yêu người ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Bằng hy sinh và tình yêu các Nữ Tu sẽ làm được tất cả để cuộc sống ngày càng gắn bó mật thiết với Đức Giêsu Kitô.
Không chỉ dứt bỏ mọi sự, người môn đệ theo Chúa còn phải vác thập giá theo Chúa mỗi ngày trong đời sống của mình.Theo Chúa giống như đi leo núi. Thập giá giống như cây gậy của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.
Nghe nói đến thập giá phải vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Thật ra, thập giá đi liền với tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Thập giá phát xuất từ một tình yêu của Đấng Cứu Độ. Thập giá là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người.
Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến vời niềm vui. Thiếu tình yêu, hy sinh chỉ còn là đau khổ gánh nặng và buồn chán. Đức Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. Cái chết của Chúa là một hiến lễ có giá trị cứu chuộc tội, đền tội và Người “chỉ dâng hiến lễ một lần là đủ”.
Hôm nay, nơi nào có bóng thập giá là nới ấy có dấu chân người Kitô hữu. Ba cây thập giá dựng lên chiều thứ sáu tử nạn, Đức Kitô ở giữa hai tội nhân. Trong ba cây thập giá ấy chỉ có cây ở giữa là Thánh giá. Khi Đức Kitô tắt thở trên cây thập giá, Người đi vào đời sống mới thì cây thập giá khốn khổ ấy trở thành cây cứu rỗi và trở nên thánh. Sự thánh ấy là tình yêu, là đau khổ, là sự chết và là vinh quang. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá.
Người Nữ Tu đã hiến dâng đời mình cho Chúa, bước theo Chúa trên con đường Thánh Giá và thuộc trọn về Chúa suốt đời.
Lễ khấn dòng của các Nữ Tu là một giao ước, là một lễ cưới huyền nhiệm. Trong thánh lễ, Đức cha chủ sự làm phép nhẫn cho các Nữ Tu, xỏ nhẫn vào tay từng người. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ Tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa. Lễ cưới của các Nữ Tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ Tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo hội. Ngài mong cho Giáo hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao. Các Nữ Tu thường xuyên tiếp xúc với Chúa, gặp gỡ Chúa, và đó là điều làm cho Chúa sung sướng, hạnh phúc. Các Nữ Tu sẽ được Chúa dẫn đi sâu vào đường lối của Người. Người đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ Tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ Tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá.Chính các Nữ Tu sẽ tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa.
Các Nữ Tu thuộc trọn về Chúa suốt đời nên thấy khó nghèo là hạnh phúc nhất. Các Dì không có tiền bạc, nhưng lại thấy mình hạnh phúc hơn những người có tiền bạc. Các Nữ Tu chấp nhận những khổ đau trong cuộc sống hằng ngày, những hy sinh hãm mình, những va chạm hằng ngày trong cuôc sống chung, những hiểu lầm ngộ nhận. Các Nữ Tu sẽ thấy mọi khổ đau đều trở thành hạnh phúc, niềm vui, niềm an ủi cho những ai yêu mến Chúa. Hằng ngày các Nữ Tu sẵn sàng hãm dẹp tính xác thịt, không cần những thú vui đời sống vợ chồng, không đi tìm tình cảm nam nữ, cố gắng giữ cho tâm hồn trong sạch, các Nữ Tu sẽ được thấy Thiên Chúa. Tâm hồn trong trắng làm cho các Nữ Tu dễ tiếp xúc với Chúa, dễ gặp gỡ Chúa. Các Nữ Tu bước theo Chúa suốt đời. Họ hạnh phúc khi gặp gỡ Chúa vì yêu Chúa. Họ hạnh phúc vì yêu thương mọi người, và yêu thương một cách trọn hão. Không gì dễ bằng yêu thương, và cũng không gì khó bằng yêu thương. Nhưng mỗi hành vi yêu thương đều mang lại hạnh phúc, và cuộc đời của những ai được dệt bằng yêu thương là cuộc đời hạnh phúc.
Mặc dù con đường của Chúa Giêsu là con đường Thánh Giá, nhưng con đường ấy vẫn là con đường hạnh phúc, con đường đưa tới Nước Trời, là con đường Tám Mối Phúc. Nếu sống đời tu trọn vẹn, tu sĩ vừa là hiện thân của Chúa Giêsu chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí mình như được ghi trong Hiến Chương Dòng Mến Tháng Giá; cũng vừa là hiện thân của Nước Trời, của Tám Mối Phúc. Tu sĩ là những chứng nhân sống động nhất cho Tình Yêu của Thiên Chúa giữa trần gian.
Theo Tông Huấn Vita Consecrata, mọi ơn gọi đời sống thánh hiến đều bắt nguồn từ Thập giá Chúa Kitô (số 23). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân đời sống thánh hiến. Khi từ bỏ mình, người Nữ Tu không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân và gia đình. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, thì như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà người Nữ tu sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan.
Trong cuộc đời hôm nay, các Nữ Tu đang dấn thân phục vụ nhiều lãnh vực xã hội. Đem yêu thương đến những tâm hồn đau khổ và tội lỗi, đưa niềm tin và hy vọng đến cho những ai thất vọng, tạo hướng đi dẫn tới hạnh phúc cho những người bơ vơ và lạc bước. Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh lùng băng giá, không còn rung cảm trước những vẻ đẹp của nhân tình thế thái. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lõng cô độc, khinh thường tình yêu trần thế; mà trái lại, người Nữ tu vẫn là người giữa cuộc đời, vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương gọi mời trong rung động của trái tim. Vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc. Vẫn nhìn thấy những kỳ lạ tình yêu đi tìm một nữa hồn mình. Nhưng hạnh phúc là dám từ bỏ để dâng tình yêu cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu. Lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc trọn về Chúa suốt đời. Ra đi loan báo Tin mừng trên mọi nẻo đường phục vụ. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mùa khấn dòng và phong chức khắp các giáo phận và các hội dòng. Xin chung lời cầu nguyện cho 16 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Nhân Từ của Chúa. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ chiêm ngắm và đồng hành với Thánh Giá Chúa Giêsu hàng ngày.
Người lao động biển Phan Thiết mừng lễ thánh quan thầy Phêrô
Hồng Hương
09:59 28/06/2011
PHAN THIẾT - Thánh Phêrô, người ngư phủ cần cù ngày nào trên bãi biển được Chúa gọi làm Tông Đồ để “lưới người như lưới cá” về cho Chúa hôm nay vẫn đồng hành gần gũi với những người lao động chọn nghề biển làm kế sinh nhai. Để rồi hằng năm, cứ đến ngày 28 - 29.6 là những ghe chài vùng biển Bình Thuận lại chộn rộn hẳn lên Mừng Lễ Thánh Phêrô Bổn Mạng với nhiều hoạt động phong phú về tinh thần như Dâng lễ Tạ ơn, kiệu Thánh Phêrô, làm phép thuyền … Bên cạnh đó, những cuộc đua ghe, đua thuyền thúng, diễu hành trên biển cũng được nhiều giáo xứ tổ chức đem lại niềm vui cho bà con.
Xem hình ảnh
Xóm chài vui lễ
Những giáo xứ có đông bà con giáo dân làm nghề biển như Chính Tòa, Thanh Hải, Đông Hải, Vinh Phú, Long Hương, Đức Thắng, Mũi Né, Rạng .v.v. thì ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ thực sự là một ngày hội. Những chiếc ghe, những ngôi nhà di dộng trên biển, sẽ được sơn rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng và giăng cờ rực rỡ chờ đón linh mục đến làm phép. Bởi thường sau thánh lễ, kiệu Thánh Phêrô sẽ được long trọng rước từ nhà thờ về bờ biển khu vực ghe neo đậu. Trên ghe, tất cả anh em bạn chài Công giáo lẫn lương dân trang nghiêm đón nhận lời chúc lành của Chúa qua vị linh mục. (Cũng có nơi ghe sẽ được làm phép những ngày trước đó khi thuận tiện). Linh mục chủ tế sẽ dâng lời cầu nguyện và rảy nước thánh trên từng ghe với những ý nguyện là: xin Chúa sai thiên thần coi sóc, gìn giữ mọi vật và mọi người trên ghe thuyền khi đi trên biển cả đi đến nơi về đến chốn và khi gặp sóng to bão lớn xin Chúa cứu thoát cho được cập bến bình an; qua lời bầu cử của Thánh Phêrô xin cho họ mùa đánh bắt bội thu. Sau đó, có nơi sẽ cho các ghe sẽ diễu hành một vòng, có nơi tổ chức đua ghe, đua thuyền thúng thật vui nhộn để mừng Lễ Bổn Mạng.
Còn đó những băn khoăn
Ngư dân biển Phan Thiết ngày nay không còn mấy thảnh thơi như thời trước khi mà tôm cá còn dồi dào. Công việc đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn, phải đi xa thì mới có cá. Bây giờ dân biển dùng những thiết bị hiện đại như máy tầm ngư, máy định vị, bộ đàm để tìm luồng cá. Hình thức đánh bắt cá cũng đa dạng như làm bàn chà, giả cào, câu, lưới rút. Sản vật bà con đánh bắt thường là cá nục, cá thu, mực. Một chuyến ra khơi đi mất 1-2 tháng, sau khi đã chi trả hết mọi chi phí, mỗi bạn chài còn được 3-4 triệu đồng. Nhưng đó là khi lèo biển nào may mắn có cá, còn chuyện thất thu lỗ cả tiền dầu tiền công là “chuyện thường ngày ở biển”. Chính vì lỗ hoài nên có người nảy sinh chuyện mê tín khi thấy những thuyền khác được cá cũng bắt chước tìm thầy để xin bùa, xin thuốc về nhuộm lưới, nhuộm câu với hy vọng vắt được nhiều cá hơn. Đây quả là một hành động đi ngược với đức tin Kitô giáo.
Bên cạnh đó, suy nghĩ thực dụng “Cứ đi biển là có tiền xài liền, cần chi phải học nhiều” là nguyên nhân dẫn đến trình độ văn hóa của người dân biển thấp. Cha mẹ thì cần con giúp việc nhà việc ghe. Trẻ con thì thích theo ghe đi biển để có tiền xài. Vì văn hóa thấp cộng với những ngày dài lênh đênh trên biển vất vả nên tâm lý muốn bù trừ khiến một số ngư dân dễ lâm vào tình trạng nghiện ngập rượu chè, bài bạc, cá độ, số đề. Khi hết tiền thì đánh vợ chửi con, làm cho gia đình xào xáo. Mức sống vốn trung bình của dân chài đã thấp lại càng khó khăn hơn. Đó là những vấn đề quan ngại của các linh mục quản xứ.
Mục vụ trên biển, mời Chúa lên thuyền
Với những giáo xứ giáo họ có số giáo dân làm nghề biển nhiều thì vấn đề mục vụ trên biển trong thời gian xa bờ dài không tham dự các ngày lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng cùng cộng đoàn được các cha quản xứ rất lưu tâm. Tỉ như giáo xứ Chính Tòa có đến 1046 gia đình với 4200 nhân khẩu làm nghề biển. Chính vì rất lo lắng và quan tâm đến đời sống đức tin của những giáo dân đi biển nên giáo xứ đã làm một tập sách phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng rất đơn giản và dễ hiểu để anh em có thể tự cử hành với nhau khi không thể dự lễ. Được biết, qua chia sẻ phản hồi từ bà con thì tập sách mục vụ trên biển của giáo xứ đã tạo được nhiều lợi ích về mặt tinh thần, về sự gắn bó với Chúa, biết ý thức tìm đến sự che chở của Chúa trong mọi hoàn cảnh của anh em đi biển.
Một điểm tôi lấy làm thích thú khi nghe một linh mục chia sẻ trong bài giảng lễ cho anh em dân chài là tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu quan tâm khi chọn những người đi biển làm môn đệ của Ngài là họ một niềm tin tưởng tuyệt đối và phó thác trọn vẹn vào Chúa. Cho dẫu họ là người ít học, cho dẫu họ “ăn sóng nói gió”, thì đối với Chúa niềm tin tưởng, phó thác vào Ngài mới quan trọng. Cuộc đời của thánh Phêrô đã minh chứng cho điều ấy. Và kinh nghiệm trong những chuyến đi khơi, các anh em dân chài đã gặp không ít những cơn bão, những nguy hiểm có thể mất mạng, và chính trong những thời khắc nguy hiểm đó, anh em cũng luôn biết cậy dựa, phó thác vào Chúa, và đây chính là điểm son trong đời sống đức tin của người Công giáo làm nghề biển. Nếu anh em lao động biển biết bỏ cái neo cuộc đời của mình nơi Chúa, thì đời sống đức tin của họ sẽ vững vàng. Và lúc đó, không chỉ gìn giữ con thuyền của mình vượt qua bão tố, mà họ còn biết lèo lái và gìn giữ con thuyền gia đình đi trong bình an và hạnh phúc.
Bất chợt tôi liên tưởng đến câu chuyện Kinh Thánh hôm nào về đêm tối giữa biển khơi, khi sóng to gió lớn làm chao đảo con thuyền, thánh Phêrô và các thánh Tông đồ khác chỉ còn biết kêu tên và cậy dựa vào Chúa Giêsu để xin Người cứu giúp sẽ là bài học kinh nghiệm cho người Công giáo lao động biển khi đi ra khơi. Bởi bất cứ khi nào và bất cứ nơi giữa trùng khơi mà gặp hoạn nạn, còn ai hơn Chúa Giêsu để ta tin cậy vững vàng vì bằng cách nào đó bàn tay của Chúa Giêsu sẽ đưa ra nắm cứu lấy ta như đã nắm lấy tay Thánh Phêrô và đưa thuyền cập bến bình an.
Xem hình ảnh
Xóm chài vui lễ
Những giáo xứ có đông bà con giáo dân làm nghề biển như Chính Tòa, Thanh Hải, Đông Hải, Vinh Phú, Long Hương, Đức Thắng, Mũi Né, Rạng .v.v. thì ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ thực sự là một ngày hội. Những chiếc ghe, những ngôi nhà di dộng trên biển, sẽ được sơn rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng và giăng cờ rực rỡ chờ đón linh mục đến làm phép. Bởi thường sau thánh lễ, kiệu Thánh Phêrô sẽ được long trọng rước từ nhà thờ về bờ biển khu vực ghe neo đậu. Trên ghe, tất cả anh em bạn chài Công giáo lẫn lương dân trang nghiêm đón nhận lời chúc lành của Chúa qua vị linh mục. (Cũng có nơi ghe sẽ được làm phép những ngày trước đó khi thuận tiện). Linh mục chủ tế sẽ dâng lời cầu nguyện và rảy nước thánh trên từng ghe với những ý nguyện là: xin Chúa sai thiên thần coi sóc, gìn giữ mọi vật và mọi người trên ghe thuyền khi đi trên biển cả đi đến nơi về đến chốn và khi gặp sóng to bão lớn xin Chúa cứu thoát cho được cập bến bình an; qua lời bầu cử của Thánh Phêrô xin cho họ mùa đánh bắt bội thu. Sau đó, có nơi sẽ cho các ghe sẽ diễu hành một vòng, có nơi tổ chức đua ghe, đua thuyền thúng thật vui nhộn để mừng Lễ Bổn Mạng.
Còn đó những băn khoăn
Ngư dân biển Phan Thiết ngày nay không còn mấy thảnh thơi như thời trước khi mà tôm cá còn dồi dào. Công việc đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn, phải đi xa thì mới có cá. Bây giờ dân biển dùng những thiết bị hiện đại như máy tầm ngư, máy định vị, bộ đàm để tìm luồng cá. Hình thức đánh bắt cá cũng đa dạng như làm bàn chà, giả cào, câu, lưới rút. Sản vật bà con đánh bắt thường là cá nục, cá thu, mực. Một chuyến ra khơi đi mất 1-2 tháng, sau khi đã chi trả hết mọi chi phí, mỗi bạn chài còn được 3-4 triệu đồng. Nhưng đó là khi lèo biển nào may mắn có cá, còn chuyện thất thu lỗ cả tiền dầu tiền công là “chuyện thường ngày ở biển”. Chính vì lỗ hoài nên có người nảy sinh chuyện mê tín khi thấy những thuyền khác được cá cũng bắt chước tìm thầy để xin bùa, xin thuốc về nhuộm lưới, nhuộm câu với hy vọng vắt được nhiều cá hơn. Đây quả là một hành động đi ngược với đức tin Kitô giáo.
Bên cạnh đó, suy nghĩ thực dụng “Cứ đi biển là có tiền xài liền, cần chi phải học nhiều” là nguyên nhân dẫn đến trình độ văn hóa của người dân biển thấp. Cha mẹ thì cần con giúp việc nhà việc ghe. Trẻ con thì thích theo ghe đi biển để có tiền xài. Vì văn hóa thấp cộng với những ngày dài lênh đênh trên biển vất vả nên tâm lý muốn bù trừ khiến một số ngư dân dễ lâm vào tình trạng nghiện ngập rượu chè, bài bạc, cá độ, số đề. Khi hết tiền thì đánh vợ chửi con, làm cho gia đình xào xáo. Mức sống vốn trung bình của dân chài đã thấp lại càng khó khăn hơn. Đó là những vấn đề quan ngại của các linh mục quản xứ.
Mục vụ trên biển, mời Chúa lên thuyền
Với những giáo xứ giáo họ có số giáo dân làm nghề biển nhiều thì vấn đề mục vụ trên biển trong thời gian xa bờ dài không tham dự các ngày lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng cùng cộng đoàn được các cha quản xứ rất lưu tâm. Tỉ như giáo xứ Chính Tòa có đến 1046 gia đình với 4200 nhân khẩu làm nghề biển. Chính vì rất lo lắng và quan tâm đến đời sống đức tin của những giáo dân đi biển nên giáo xứ đã làm một tập sách phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng rất đơn giản và dễ hiểu để anh em có thể tự cử hành với nhau khi không thể dự lễ. Được biết, qua chia sẻ phản hồi từ bà con thì tập sách mục vụ trên biển của giáo xứ đã tạo được nhiều lợi ích về mặt tinh thần, về sự gắn bó với Chúa, biết ý thức tìm đến sự che chở của Chúa trong mọi hoàn cảnh của anh em đi biển.
Một điểm tôi lấy làm thích thú khi nghe một linh mục chia sẻ trong bài giảng lễ cho anh em dân chài là tiêu chuẩn mà Chúa Giêsu quan tâm khi chọn những người đi biển làm môn đệ của Ngài là họ một niềm tin tưởng tuyệt đối và phó thác trọn vẹn vào Chúa. Cho dẫu họ là người ít học, cho dẫu họ “ăn sóng nói gió”, thì đối với Chúa niềm tin tưởng, phó thác vào Ngài mới quan trọng. Cuộc đời của thánh Phêrô đã minh chứng cho điều ấy. Và kinh nghiệm trong những chuyến đi khơi, các anh em dân chài đã gặp không ít những cơn bão, những nguy hiểm có thể mất mạng, và chính trong những thời khắc nguy hiểm đó, anh em cũng luôn biết cậy dựa, phó thác vào Chúa, và đây chính là điểm son trong đời sống đức tin của người Công giáo làm nghề biển. Nếu anh em lao động biển biết bỏ cái neo cuộc đời của mình nơi Chúa, thì đời sống đức tin của họ sẽ vững vàng. Và lúc đó, không chỉ gìn giữ con thuyền của mình vượt qua bão tố, mà họ còn biết lèo lái và gìn giữ con thuyền gia đình đi trong bình an và hạnh phúc.
Bất chợt tôi liên tưởng đến câu chuyện Kinh Thánh hôm nào về đêm tối giữa biển khơi, khi sóng to gió lớn làm chao đảo con thuyền, thánh Phêrô và các thánh Tông đồ khác chỉ còn biết kêu tên và cậy dựa vào Chúa Giêsu để xin Người cứu giúp sẽ là bài học kinh nghiệm cho người Công giáo lao động biển khi đi ra khơi. Bởi bất cứ khi nào và bất cứ nơi giữa trùng khơi mà gặp hoạn nạn, còn ai hơn Chúa Giêsu để ta tin cậy vững vàng vì bằng cách nào đó bàn tay của Chúa Giêsu sẽ đưa ra nắm cứu lấy ta như đã nắm lấy tay Thánh Phêrô và đưa thuyền cập bến bình an.
Đội Ơn Thiên Chúa - Cám ơn Canada (28/06/1986-28/06/2011)
Dominic David Trần
14:57 28/06/2011
Đội Ơn Thiên Chúa - Cám ơn Canada (28/06/1986-28/06/2011)
Chuyển ý bài giảng thuyết của Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto.
Lời dẫn nhập và hoài niệm: Đây là bài viết thứ 2 trong loạt ký sự đặc biệt nhân chuẩn bị kỷ niệm Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, Ontario - Canada (1986-2011)
TORONTO ngày 28/6/2011: “Thank God the Father" -THANK YOU/ MERCI- CÁM ƠN CANADA”
Hàng chữ viết bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Việt Nam trên đây không phải là tiêu đề của bài viết này cho ngày hôm nay 28/06/2011 mà là những dòng chữ mọi người có thể đọc thấy trên các biểu ngữ cầm tay của các cộng đồng người Canada gốc Việt Nam mang theo trong các buổi diễn hành hay đại lễ ở các đô thị trên toàn cõi Canada như Toronto, Montreal, Edmonton, Waterloo, Windsor. ..vv... Sở dĩ phải dùng 3 thứ tiếng là vì tiếng Anh và tiếng Pháp là song ngữ chính thức của đất nước Canada luôn đi liền nhau, còn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Canada gốc Việt Nam.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày đổi đời của đất nước và nhân dân Việt Nam nếu hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; nhưng theo nghĩa nào thì trên thực tế đó cũng chỉ là một ngày "lạ" đã kéo dài trên quê hương Việt Nam.
Hình ảnh những con tàu yếu ớt, mong manh trôi vật vờ như những xác chết trên Biển Đông đầy bão tố và bất trắc cách đây hơn 35 năm về trước đã có lúc ngập tràn các phương tiện truyền thông toàn thế giới. Hình ảnh bi thương của những cảnh chiếc tàu đầy những thân người sống cũng như chết bởi vì bão tố, vì đói khát, vì hải tặc giết chết người thuyền nhân Việt Nam cướp của, những thiếu nữ thơ ngây, những phụ nữ bị hãm hiếp và bị bắt cóc mang đi mất tích, những lời kể lại của biết bao thuyền nhân đang sống chen chúc trong các trại tỵ nạn Á châu đã làm người xem và nghe phải "Chạnh lòng thương" như Đức Chúa Giêsu đã dạy.
Mãi cho đến tận hôm nay đã chưa có thống kê chính thức và chính xác về những gần một triệu người thuyền nhân Việt Nam hay hơn nữa đã được thân nhân lấy ngày cắn răng cất bước ra đi vượt biên bằng đường biển hay đường bộ để làm ngày giỗ và cầu hồn cho họ; trong đó có cả những thân nhân và bề bạn của người viết bài này. Chỉ một mình Thiên Chúa biết tỏ tường mọi sự và kết cục của những số phận ấy. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha - Đấng từ bi nhân hậu và đầy lòng thương xót, xin Thiên Chúa đoái thương, tha tội và rộng lòng đón nhận Các Linh Hồn ấy được nghỉ yên muôn đời và xin Thiên Chúa cho ánh sánh ngàn thu chiếu soi trên Các linh Hồn ấy. Amen.
Canada và bao nhiêu các quốc gia khác đã có xúc động về những tấm thảm kịch của người thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông. Trong biết bao đau thương cùng cực đó; tính đến ngày hôm nay 28/06/2011; trong vô vàn những hồng phúc Thiên Chúa đã thương ban cho những người thuyền nhân Việt Nam được định cư trên khắp thế giới- đã có 2 thuyền nhân Việt Nam được chọn vào hàng ngũ kế vị Các Thánh Tông Đồ. Ngày 13/01/2010 LM Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Chưởng Ấn TGP Toronto, nguyên Cha Sở Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto được tấn phong là Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto. Vị Giám Mục Á Châu đầu tiên và trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada. Ngày 25/06/2011 LM Vinh Sơn Nguyễn Văn Long OFM Conv, Phụ Tá Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu, nguyên Cha Sở Giáo Xứ thuộc TGP Melbourn đã được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá TGP Melbourne.(*)
Tâm tình của các vị chủ phong-chủ tế các Đức TGM Thomas Collins của Toronto- Đức TGM Denis Hart của Melbourn và 2 vị Giám Mục được tấn phong là Vinh Sơn Nguyễn trong các phát biểu đều mang nội dung gần giống như nhau.
Ngày 24 tháng Sáu năm 1979 nhân dân và Chính phủ Canada đã thành lập Chiến dịch Nguồn Sống tức " Operation Lifeline" để đưa hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Canada tỵ nạn.
Cũng ngày vào đúng 30 năm trước đây 28/06/1981 tại Nhà thờ St.Cecilia's Church of Toronto, Đức Cha Aloysius Ambrozic, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto kiêm Đặc trách Mục vụ Đa Sắc Tộc- Văn hóa có văn phòng Hiệu Tòa ngay tại Giáo Xứ St. Cecilia đã chủ tế một Thánh Lễ Tạ Ơn đặc biệt do Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại các vùng thuộc TGP Toronto kính xin dâng để tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn Canada đã chạnh lòng thương giúp đỡ người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam.
25 năm trước đây, vào ngày 18 tháng 11 năm 1986 Đức Tổng Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto Aloysius Ambrozic đã đến St. Cecilia's church dâng lễ và chính thức công bố sắc lệnh của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Emmett G. Carter nâng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto (Mission of the Vietnamese Martyrs of Toronto); một Giáo Xứ Tòng nhân (personal Parish). Đức TGM Phụ Tá Aloysius Ambrozic sau này được vinh thăng là Hồng Y Tổng Giám Mục TGP Toronto, là Đấng Bản quyền đã đặt tay cho truyền chức Linh Mục cho tiến chức Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu và hầu hết các Linh Mục Việt Nam tại Toronto.
Trong kỷ yếu và trong ký ức của giáo đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Toronto vẫn còn lưu trữ một văn kiện đặc biệt và vẫn còn y nguyên gía trị cho đến tận hôm nay. Với tất cả tấm lòng Tạ Ơn xin kính dâng lên Thiên Chúa và tâm tình cảm ơn đất nước, nhân dân, Giáo Hội Công giáo và chính phủ Canada các cấp, xin chân thành chuyển ý và chia xẻ bài giảng thuyết của Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic nguyên Tổng Giám Mục Toronto ngày đó đến qúy Đấng bậc, Giáo sĩ, Tu sĩ và qúy đồng bào, đồng đạo.
" Sermon by the Most Rev. Aloysius Ambrozic at the St. Cecilia's Church, Toronto on June 28, 1981.
Kính thưa qúy khách, qúy Giáo sĩ-Tu sĩ và qúy Ông Bà Anh Chị Em;
Đây là một dịp đặc biệt mà những anh chị em tín hữu Công Giáo Việt Nam giữa sống chúng ta đã chọn để tri ân và cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ họ. Những tín hữu Công Giáo Việt Nam muốn tỏ lòng " Cảm Ơn Canada " đất nước, nhân dân và tất cả các cơ quan quyền lực đã mở rộng rất nhiều cánh cửa đã cần phải mở nhằm để cho phép chấp nhận những người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam được đặt chân đến các bến bờ Canada. (They wish to thank Canada and its governing bodies for having opened the number of doors that had to be opened in order to admit them to its shores.
Chính việc đất nước Canada mở rộng mọi cánh cửa quyền lực và mọi tấm lòng Canada rộng mở như vậy nên đã có thể cho phép những tín hữu Công Giáo và người thuyền nhân Việt Nam được rời khỏi những Trại Tỵ Nạn đông nghẹt người thuyền nhân. Quyết định này của Canada trong thực tế đã cứu sống được rất nhiều sinh mạng Việt Nam - vì bởi lẽ; chính cá nhân tôi nghi ngờ rằng có rất nhiều người Việt Nam trên một chiếc thuyền vượt biển nào đó sẽ bị để cho tiếp tục trôi lềnh bềnh và những thuyền bị rò rỉ sẽ chìm vào lòng Biển Đông mênh mông nếu những chiếc tàu cứu hộ hay người cứu họ không biết rằng lẽ ra sau khi cứu giúp cho những con thuyền khốn khổ này bằng thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men xong rồi thì các tàu cứu hộ phải tiếp tục dắt đưa những con thuyền vượt biển ấy vào đến tận đất liền nơi có các Trại Tỵ Nạn mới phải lẽ.
Những tín hữu Công Giáo và người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam muốn tỏ bày lòng cảm ơn đến rất nhiều quan chức và cố vấn đặc trách di trú-nhập cư Canada là những người đã tận lực làm thêm giờ để tăng thêm hiệu suất và tốc độ phục vụ của các bộ máy quyền lực cần thiết để thực hiện trọn vẹn êm đẹp một số lượng rất lớn thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam được chấp nhận cho định cư vào Canada trong một thời gian rất ngắn.(*)
Như chúng ta đã biết; chuyện di dân của các dân tộc ở đầu thời kỳ Trung Cổ tại lục địa Âu Châu đã hình thành nên những chấn động và biến động lớn. Tuy vậy, nếu dựa trên số lượng đầu người mà nói thì những đợt di dân Âu châu ấy chỉ là những gì mờ nhạt và có ý nghĩa tầm thường nếu so sánh với vô số những đợt di dân tỵ nạn và nhất là số người thuyền nhân Việt Nam được cho phép tỵ nạn vào Canada trong chính những ngày tháng này.
Hơn nữa, những người thuyền nhân tỵ nạn và Công giáo Việt Nam xin tòng tri ân đến các nhóm bảo trợ (sponsoring groups) đã tưng bừng nở rộ trên khắp đất nước Canada như là một sự thể hiện tuyệt vời và cao đẹp về lòng thương cảm và nhân hậu bao dung vốn là một phần của bản sắc của nhân dân Canada (A magnificant expression of instinctive sympathy and generosity on the part of the Canadian people.)
Chúng ta, người Canada đã tự ngạc nhiên về chính bản thân người Canada chúng ta; và chúng ta đã thật sự ngạc nhiên và rất sửng sốt về năng lực của Chính phủ Canada của chúng ta: bởi sự cứu trợ của Chính phủ Canada dành người thuyền nhân tỵ nạn và Công Giáo Việt Nam đã thể hiện thật tự nhiên, thanh thoát và hiệu lực thấy rõ trong một chỉ thị với thời gian rất ngắn.(*)
Với các bí quyết giải quyết công việc và năng lực tổ chức hết sức thực tế kết hợp với lòng nhân hậu khoan dung được thăng tiến rất khiêm tốn, rất sáng tạo, và làm việc quên mình: tất cả những nhân đức tốt lành và chân tình này của nhân dân Canada được thể hiện rất phong phú và như bát nước đầy tràn.
Người tỵ nạn và Công Giáo Việt Nam từ đáy lòng xin chân thành đa tạ tất cả giới truyền thông đại chúng của Canada và các nơi khác. Vì chính nhờ bởi công sức của giới truyền thông mà mọi người khắp nơi được nhận biết rõ những hoàn cảnh khốn khổ, bi thảm, tuyệt vọng của người tỵ nạn Việt Nam. Với khả năng thực tế các phương tiện truyền thông đại chúng đã trình bày tận nơi tận chốn những nỗi khốn cực và vô vàn hiểm nguy chết người mà thuyền nhân và các người tỵ nạn khác phải đối mặt: chính những điều này đã làm cho sự thương cảm và tính hào hiệp cứu người vốn luôn sống trong tâm hồn nhân dân Canada chợt bừng cháy sáng hơn nữa.
Bây giờ đến lượt chúng ta: chính những người Canada chúng ta phải hướng về những người anh em thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn ở Canada của chúng ta để cảm ơn họ. (Now we must turn and thank the Vietnamese among us.) Chúng ta cảm ơn người thuyền nhân tỵ nạn Công Giáo Việt Nam vì chính họ là những thí dụ điển hình thật cao cả về sự chân thành, chính trực và trung thực. Bởi vì họ đã có thể đổi lốt, họ có thể thay dạ đổi lòng để phục vụ cho những " ông chủ mới " và họ đã có thể giả vờ như ngầm đồng ý chấp nhận và thuận theo tình hình mới. (They could have turned coats, they could have served the new masters, they could have pretended to acquiesce and approved the new situation.) Chẳng cần phải nghi ngờ gì về điều này bởi chính những người thuyền nhân Công Giáo Việt Nam tỵ nạn đã chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu đồng bào của họ đang làm điều đó.
Chúng ta cũng cảm ơn người thuyền nhân Công Giáo Việt Nam tỵ nạn vì lòng can đảm và thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của họ. Vì chính họ đã biết những chuyến đi vượt biên, vượt biển là chấp nhận mọi nguy hiểm. Họ đã biết rằng sự chào đón ở những nơi bờ xa xứ lạ là điều không chắc chắn và chẳng biết trước sẽ ra sao.
Trên hết mọi sự, người Canada chúng ta cám ơn nguời thuyền nhân Công Giáo và Việt Nam tỵ nạn tại Canada bởi vì chính họ đang mang lại cho chúng ta một cơ hội để phụng sự Thiên Chúa thông qua việc chúng ta giúp đỡ chính những người anh chị em thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam này tại Canada.
Chúng ta đọc thấy trong bài Phúc Âm Tin Mừng của ngày hôm nay về việc tiếp đón các môn đệ của Đức Chúa Giêsu KiTô; " Bất cứ ai tiếp đón anh em là đã đón tiếp Thầy; và bất cứ ai tiếp đón Thầy tức là đã tíếp đón Đức Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy." Các môn đệ của Đức Chúa Giêsu KiTô đã cho chúng ta một cơ hội để chúng ta phục vụ Đức Chúa Giêsu. Chúng ta đã biết rằng Đức Chúa Giêsu KiTô, một khi Ngài đã phục sinh thì Đức Chúa Giêsu KiTô sẽ không thể chết nữa, và Đức Chúa Giêsu KiTô cũng sẽ không phải trải qua cuộc Thương khó và Khổ Nạn lần nào nữa.
Cá nhân Đức Chúa Giêsu KiTô: Ngài không cần đến sự giúp đỡ của người phàm nhân chúng ta. Thế nhưng,chính khi Đức Chúa Giêsu KiTô tự đồng hóa Ngài như " Người bé mọn nhất trong các anh chị em " giữa chúng ta thì chính là lúc Đức Chúa Giêsu KiTô trao ban cho chúng ta một cơ hội để chúng ta thông phần vào việc giúp đỡ Đức Chúa KiTô. Bởi vậy từ đáy lòng - chúng ta chân thành cám ơn những người anh em thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt Nam tại Canada đã đem lại cho chúng ta một cơ hội để có thể làm được đôi điều phục vụ Đức Chúa KiTô.
Phân tích cho đến cùng mà nói, thiện ý và sự giúp đỡ mà người thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt Nam tại Canada đem lại cho người Canada chúng ta thực qủa đã lớn hơn thiện ý và sự giúp đỡ mà chúng ta đã làm cho họ. ( Their favour to us is, in the last analysis, greater than our favour to them. (*)
Để kết thúc bài thuyết giảng Thánh Lễ hôm nay, tất cả chúng ta hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, vì Thiên Chúa đã đoái thương ban cho cả người đón tiếp và người được đón tiếp: lòng can đảm; đức chính trực, lòng thương cảm, sự nhân hậu khoan dung, năng lực giúp đỡ người khác và khả năng sẵn sàng đương đầu với mọi rủi ro.
Trên hết mọi sự, tất cả chúng ta hãy tạ ơn Đức Chúa Cha vì Đức Chúa Cha đã mặc khải chính Ngài trong Tình Yêu vô biên của Người Cha Nhân hậu và Đại lượng trong Đức Chúa Giêsu KiTô; Đức Chúa Con của Ngài.
Tất cả chúng ta hãy tha thiết nài xin Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con thương ban cho Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam vượt qua được mọi tháng năm khốn khó và xin cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có thể thay lòng đổi dạ chính những người bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người thân thuộc của các bạn hữu thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt nam ở Canada dây hiện đang chen chúc trong các Trại Tỵ Nạn và những người còn ở lại cố hương Việt Nam.
Chúng ta hãy cầu xin cho các bạn hữu Việt Nam tại Canada này tìm được sự thích nghi hòa nhập vào xã hội Canada thuận lợi và nhanh chóng. Và chính chúng ta hãy cầu xin cho tự chúng ta dễ dãi - rộng lòng giúp cho tiến trình hòa nhập -thích nghi vào xã hội Canada của những anh chị em thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt Nam được nhẹ nhàng thuận lợi hơn.
Giáo Xứ St.Cecilia, Toronto ngày 28 tháng Sáu 1981
Đức Cha Aloysius Ambrozic, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto nay là Đức Hồng Y nguyên Tổng Giám Mục TGP Toronto.
(*) Các ghi chú:
- Trong các tài liệu Lịch sử Canada hiện nay đã ghi rõ: biến cố phi thường duy nhất đã xảy ra trong nhiệm kỳ cầm quyền của các nguyên Thủ Tướng Canada Pierre Trudeau (Đảng Tự Do) và Joseph Clark (Đảng Bảo Thủ Tiến Bộ) là Quốc Hội Canada đã đồng thuận thông qua một Đạo Luật Đặc biệt về Di Dân cho phép 50 ngàn người thuyền nhân tỵ nạn từ Việt Nam và Đông Dương được phép định cư tại Canada. Nếu biết rằng số lượng di dân hàng năm cho 126 sắc tộc đến Canada là khoảng 250,000 người thì Đạo Luật Đặc Biệt cho thuyền nhân Việt Nam đã là một đặc lệ ngoại thường. Ngoài ra có nhiều chính khách, nhân sĩ đã góp phần cổ vũ cho tiến trình Đạo Luật và Chiến Dịch Nguồn Sống nổi bật nhất là Dân biểu Flora McDonald, PC, MP, Bộ Trưởng Liên Bang Đặc Trách Di Trú và Di Dân Canada thưở đó.
- Ý nghĩa thuyền nhân trong hai Huy Hiệu Giám Mục của các Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu và Vinh Sơn Nguyễn Văn Long OFM Conv.
- Lời Chúa trong Thánh Kinh đã phán dạy; " Cho có phúc hơn là nhận."
Dominic David Trần kính chuyển ý.
Chuyển ý bài giảng thuyết của Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto.
Lời dẫn nhập và hoài niệm: Đây là bài viết thứ 2 trong loạt ký sự đặc biệt nhân chuẩn bị kỷ niệm Ngân Khánh thành lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, Ontario - Canada (1986-2011)
TORONTO ngày 28/6/2011: “Thank God the Father" -THANK YOU/ MERCI- CÁM ƠN CANADA”
Hàng chữ viết bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Việt Nam trên đây không phải là tiêu đề của bài viết này cho ngày hôm nay 28/06/2011 mà là những dòng chữ mọi người có thể đọc thấy trên các biểu ngữ cầm tay của các cộng đồng người Canada gốc Việt Nam mang theo trong các buổi diễn hành hay đại lễ ở các đô thị trên toàn cõi Canada như Toronto, Montreal, Edmonton, Waterloo, Windsor. ..vv... Sở dĩ phải dùng 3 thứ tiếng là vì tiếng Anh và tiếng Pháp là song ngữ chính thức của đất nước Canada luôn đi liền nhau, còn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Canada gốc Việt Nam.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày đổi đời của đất nước và nhân dân Việt Nam nếu hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; nhưng theo nghĩa nào thì trên thực tế đó cũng chỉ là một ngày "lạ" đã kéo dài trên quê hương Việt Nam.
Hình ảnh những con tàu yếu ớt, mong manh trôi vật vờ như những xác chết trên Biển Đông đầy bão tố và bất trắc cách đây hơn 35 năm về trước đã có lúc ngập tràn các phương tiện truyền thông toàn thế giới. Hình ảnh bi thương của những cảnh chiếc tàu đầy những thân người sống cũng như chết bởi vì bão tố, vì đói khát, vì hải tặc giết chết người thuyền nhân Việt Nam cướp của, những thiếu nữ thơ ngây, những phụ nữ bị hãm hiếp và bị bắt cóc mang đi mất tích, những lời kể lại của biết bao thuyền nhân đang sống chen chúc trong các trại tỵ nạn Á châu đã làm người xem và nghe phải "Chạnh lòng thương" như Đức Chúa Giêsu đã dạy.
Mãi cho đến tận hôm nay đã chưa có thống kê chính thức và chính xác về những gần một triệu người thuyền nhân Việt Nam hay hơn nữa đã được thân nhân lấy ngày cắn răng cất bước ra đi vượt biên bằng đường biển hay đường bộ để làm ngày giỗ và cầu hồn cho họ; trong đó có cả những thân nhân và bề bạn của người viết bài này. Chỉ một mình Thiên Chúa biết tỏ tường mọi sự và kết cục của những số phận ấy. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha - Đấng từ bi nhân hậu và đầy lòng thương xót, xin Thiên Chúa đoái thương, tha tội và rộng lòng đón nhận Các Linh Hồn ấy được nghỉ yên muôn đời và xin Thiên Chúa cho ánh sánh ngàn thu chiếu soi trên Các linh Hồn ấy. Amen.
Canada và bao nhiêu các quốc gia khác đã có xúc động về những tấm thảm kịch của người thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông. Trong biết bao đau thương cùng cực đó; tính đến ngày hôm nay 28/06/2011; trong vô vàn những hồng phúc Thiên Chúa đã thương ban cho những người thuyền nhân Việt Nam được định cư trên khắp thế giới- đã có 2 thuyền nhân Việt Nam được chọn vào hàng ngũ kế vị Các Thánh Tông Đồ. Ngày 13/01/2010 LM Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu Chưởng Ấn TGP Toronto, nguyên Cha Sở Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto được tấn phong là Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto. Vị Giám Mục Á Châu đầu tiên và trẻ tuổi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada. Ngày 25/06/2011 LM Vinh Sơn Nguyễn Văn Long OFM Conv, Phụ Tá Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu, nguyên Cha Sở Giáo Xứ thuộc TGP Melbourn đã được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá TGP Melbourne.(*)
Tâm tình của các vị chủ phong-chủ tế các Đức TGM Thomas Collins của Toronto- Đức TGM Denis Hart của Melbourn và 2 vị Giám Mục được tấn phong là Vinh Sơn Nguyễn trong các phát biểu đều mang nội dung gần giống như nhau.
Ngày 24 tháng Sáu năm 1979 nhân dân và Chính phủ Canada đã thành lập Chiến dịch Nguồn Sống tức " Operation Lifeline" để đưa hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Canada tỵ nạn.
Cũng ngày vào đúng 30 năm trước đây 28/06/1981 tại Nhà thờ St.Cecilia's Church of Toronto, Đức Cha Aloysius Ambrozic, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto kiêm Đặc trách Mục vụ Đa Sắc Tộc- Văn hóa có văn phòng Hiệu Tòa ngay tại Giáo Xứ St. Cecilia đã chủ tế một Thánh Lễ Tạ Ơn đặc biệt do Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại các vùng thuộc TGP Toronto kính xin dâng để tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn Canada đã chạnh lòng thương giúp đỡ người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam.
25 năm trước đây, vào ngày 18 tháng 11 năm 1986 Đức Tổng Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto Aloysius Ambrozic đã đến St. Cecilia's church dâng lễ và chính thức công bố sắc lệnh của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Emmett G. Carter nâng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto (Mission of the Vietnamese Martyrs of Toronto); một Giáo Xứ Tòng nhân (personal Parish). Đức TGM Phụ Tá Aloysius Ambrozic sau này được vinh thăng là Hồng Y Tổng Giám Mục TGP Toronto, là Đấng Bản quyền đã đặt tay cho truyền chức Linh Mục cho tiến chức Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu và hầu hết các Linh Mục Việt Nam tại Toronto.
Trong kỷ yếu và trong ký ức của giáo đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Toronto vẫn còn lưu trữ một văn kiện đặc biệt và vẫn còn y nguyên gía trị cho đến tận hôm nay. Với tất cả tấm lòng Tạ Ơn xin kính dâng lên Thiên Chúa và tâm tình cảm ơn đất nước, nhân dân, Giáo Hội Công giáo và chính phủ Canada các cấp, xin chân thành chuyển ý và chia xẻ bài giảng thuyết của Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic nguyên Tổng Giám Mục Toronto ngày đó đến qúy Đấng bậc, Giáo sĩ, Tu sĩ và qúy đồng bào, đồng đạo.
" Sermon by the Most Rev. Aloysius Ambrozic at the St. Cecilia's Church, Toronto on June 28, 1981.
Kính thưa qúy khách, qúy Giáo sĩ-Tu sĩ và qúy Ông Bà Anh Chị Em;
Đây là một dịp đặc biệt mà những anh chị em tín hữu Công Giáo Việt Nam giữa sống chúng ta đã chọn để tri ân và cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ họ. Những tín hữu Công Giáo Việt Nam muốn tỏ lòng " Cảm Ơn Canada " đất nước, nhân dân và tất cả các cơ quan quyền lực đã mở rộng rất nhiều cánh cửa đã cần phải mở nhằm để cho phép chấp nhận những người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam được đặt chân đến các bến bờ Canada. (They wish to thank Canada and its governing bodies for having opened the number of doors that had to be opened in order to admit them to its shores.
Chính việc đất nước Canada mở rộng mọi cánh cửa quyền lực và mọi tấm lòng Canada rộng mở như vậy nên đã có thể cho phép những tín hữu Công Giáo và người thuyền nhân Việt Nam được rời khỏi những Trại Tỵ Nạn đông nghẹt người thuyền nhân. Quyết định này của Canada trong thực tế đã cứu sống được rất nhiều sinh mạng Việt Nam - vì bởi lẽ; chính cá nhân tôi nghi ngờ rằng có rất nhiều người Việt Nam trên một chiếc thuyền vượt biển nào đó sẽ bị để cho tiếp tục trôi lềnh bềnh và những thuyền bị rò rỉ sẽ chìm vào lòng Biển Đông mênh mông nếu những chiếc tàu cứu hộ hay người cứu họ không biết rằng lẽ ra sau khi cứu giúp cho những con thuyền khốn khổ này bằng thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men xong rồi thì các tàu cứu hộ phải tiếp tục dắt đưa những con thuyền vượt biển ấy vào đến tận đất liền nơi có các Trại Tỵ Nạn mới phải lẽ.
Những tín hữu Công Giáo và người thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam muốn tỏ bày lòng cảm ơn đến rất nhiều quan chức và cố vấn đặc trách di trú-nhập cư Canada là những người đã tận lực làm thêm giờ để tăng thêm hiệu suất và tốc độ phục vụ của các bộ máy quyền lực cần thiết để thực hiện trọn vẹn êm đẹp một số lượng rất lớn thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam được chấp nhận cho định cư vào Canada trong một thời gian rất ngắn.(*)
Như chúng ta đã biết; chuyện di dân của các dân tộc ở đầu thời kỳ Trung Cổ tại lục địa Âu Châu đã hình thành nên những chấn động và biến động lớn. Tuy vậy, nếu dựa trên số lượng đầu người mà nói thì những đợt di dân Âu châu ấy chỉ là những gì mờ nhạt và có ý nghĩa tầm thường nếu so sánh với vô số những đợt di dân tỵ nạn và nhất là số người thuyền nhân Việt Nam được cho phép tỵ nạn vào Canada trong chính những ngày tháng này.
Hơn nữa, những người thuyền nhân tỵ nạn và Công giáo Việt Nam xin tòng tri ân đến các nhóm bảo trợ (sponsoring groups) đã tưng bừng nở rộ trên khắp đất nước Canada như là một sự thể hiện tuyệt vời và cao đẹp về lòng thương cảm và nhân hậu bao dung vốn là một phần của bản sắc của nhân dân Canada (A magnificant expression of instinctive sympathy and generosity on the part of the Canadian people.)
Chúng ta, người Canada đã tự ngạc nhiên về chính bản thân người Canada chúng ta; và chúng ta đã thật sự ngạc nhiên và rất sửng sốt về năng lực của Chính phủ Canada của chúng ta: bởi sự cứu trợ của Chính phủ Canada dành người thuyền nhân tỵ nạn và Công Giáo Việt Nam đã thể hiện thật tự nhiên, thanh thoát và hiệu lực thấy rõ trong một chỉ thị với thời gian rất ngắn.(*)
Với các bí quyết giải quyết công việc và năng lực tổ chức hết sức thực tế kết hợp với lòng nhân hậu khoan dung được thăng tiến rất khiêm tốn, rất sáng tạo, và làm việc quên mình: tất cả những nhân đức tốt lành và chân tình này của nhân dân Canada được thể hiện rất phong phú và như bát nước đầy tràn.
Người tỵ nạn và Công Giáo Việt Nam từ đáy lòng xin chân thành đa tạ tất cả giới truyền thông đại chúng của Canada và các nơi khác. Vì chính nhờ bởi công sức của giới truyền thông mà mọi người khắp nơi được nhận biết rõ những hoàn cảnh khốn khổ, bi thảm, tuyệt vọng của người tỵ nạn Việt Nam. Với khả năng thực tế các phương tiện truyền thông đại chúng đã trình bày tận nơi tận chốn những nỗi khốn cực và vô vàn hiểm nguy chết người mà thuyền nhân và các người tỵ nạn khác phải đối mặt: chính những điều này đã làm cho sự thương cảm và tính hào hiệp cứu người vốn luôn sống trong tâm hồn nhân dân Canada chợt bừng cháy sáng hơn nữa.
Bây giờ đến lượt chúng ta: chính những người Canada chúng ta phải hướng về những người anh em thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn ở Canada của chúng ta để cảm ơn họ. (Now we must turn and thank the Vietnamese among us.) Chúng ta cảm ơn người thuyền nhân tỵ nạn Công Giáo Việt Nam vì chính họ là những thí dụ điển hình thật cao cả về sự chân thành, chính trực và trung thực. Bởi vì họ đã có thể đổi lốt, họ có thể thay dạ đổi lòng để phục vụ cho những " ông chủ mới " và họ đã có thể giả vờ như ngầm đồng ý chấp nhận và thuận theo tình hình mới. (They could have turned coats, they could have served the new masters, they could have pretended to acquiesce and approved the new situation.) Chẳng cần phải nghi ngờ gì về điều này bởi chính những người thuyền nhân Công Giáo Việt Nam tỵ nạn đã chứng kiến tận mắt biết bao nhiêu đồng bào của họ đang làm điều đó.
Chúng ta cũng cảm ơn người thuyền nhân Công Giáo Việt Nam tỵ nạn vì lòng can đảm và thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của họ. Vì chính họ đã biết những chuyến đi vượt biên, vượt biển là chấp nhận mọi nguy hiểm. Họ đã biết rằng sự chào đón ở những nơi bờ xa xứ lạ là điều không chắc chắn và chẳng biết trước sẽ ra sao.
Trên hết mọi sự, người Canada chúng ta cám ơn nguời thuyền nhân Công Giáo và Việt Nam tỵ nạn tại Canada bởi vì chính họ đang mang lại cho chúng ta một cơ hội để phụng sự Thiên Chúa thông qua việc chúng ta giúp đỡ chính những người anh chị em thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam này tại Canada.
Chúng ta đọc thấy trong bài Phúc Âm Tin Mừng của ngày hôm nay về việc tiếp đón các môn đệ của Đức Chúa Giêsu KiTô; " Bất cứ ai tiếp đón anh em là đã đón tiếp Thầy; và bất cứ ai tiếp đón Thầy tức là đã tíếp đón Đức Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy." Các môn đệ của Đức Chúa Giêsu KiTô đã cho chúng ta một cơ hội để chúng ta phục vụ Đức Chúa Giêsu. Chúng ta đã biết rằng Đức Chúa Giêsu KiTô, một khi Ngài đã phục sinh thì Đức Chúa Giêsu KiTô sẽ không thể chết nữa, và Đức Chúa Giêsu KiTô cũng sẽ không phải trải qua cuộc Thương khó và Khổ Nạn lần nào nữa.
Cá nhân Đức Chúa Giêsu KiTô: Ngài không cần đến sự giúp đỡ của người phàm nhân chúng ta. Thế nhưng,chính khi Đức Chúa Giêsu KiTô tự đồng hóa Ngài như " Người bé mọn nhất trong các anh chị em " giữa chúng ta thì chính là lúc Đức Chúa Giêsu KiTô trao ban cho chúng ta một cơ hội để chúng ta thông phần vào việc giúp đỡ Đức Chúa KiTô. Bởi vậy từ đáy lòng - chúng ta chân thành cám ơn những người anh em thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt Nam tại Canada đã đem lại cho chúng ta một cơ hội để có thể làm được đôi điều phục vụ Đức Chúa KiTô.
Phân tích cho đến cùng mà nói, thiện ý và sự giúp đỡ mà người thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt Nam tại Canada đem lại cho người Canada chúng ta thực qủa đã lớn hơn thiện ý và sự giúp đỡ mà chúng ta đã làm cho họ. ( Their favour to us is, in the last analysis, greater than our favour to them. (*)
Để kết thúc bài thuyết giảng Thánh Lễ hôm nay, tất cả chúng ta hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, vì Thiên Chúa đã đoái thương ban cho cả người đón tiếp và người được đón tiếp: lòng can đảm; đức chính trực, lòng thương cảm, sự nhân hậu khoan dung, năng lực giúp đỡ người khác và khả năng sẵn sàng đương đầu với mọi rủi ro.
Trên hết mọi sự, tất cả chúng ta hãy tạ ơn Đức Chúa Cha vì Đức Chúa Cha đã mặc khải chính Ngài trong Tình Yêu vô biên của Người Cha Nhân hậu và Đại lượng trong Đức Chúa Giêsu KiTô; Đức Chúa Con của Ngài.
Tất cả chúng ta hãy tha thiết nài xin Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con thương ban cho Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam vượt qua được mọi tháng năm khốn khó và xin cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có thể thay lòng đổi dạ chính những người bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người thân thuộc của các bạn hữu thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt nam ở Canada dây hiện đang chen chúc trong các Trại Tỵ Nạn và những người còn ở lại cố hương Việt Nam.
Chúng ta hãy cầu xin cho các bạn hữu Việt Nam tại Canada này tìm được sự thích nghi hòa nhập vào xã hội Canada thuận lợi và nhanh chóng. Và chính chúng ta hãy cầu xin cho tự chúng ta dễ dãi - rộng lòng giúp cho tiến trình hòa nhập -thích nghi vào xã hội Canada của những anh chị em thuyền nhân Công Giáo và tỵ nạn Việt Nam được nhẹ nhàng thuận lợi hơn.
Giáo Xứ St.Cecilia, Toronto ngày 28 tháng Sáu 1981
Đức Cha Aloysius Ambrozic, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto nay là Đức Hồng Y nguyên Tổng Giám Mục TGP Toronto.
(*) Các ghi chú:
- Trong các tài liệu Lịch sử Canada hiện nay đã ghi rõ: biến cố phi thường duy nhất đã xảy ra trong nhiệm kỳ cầm quyền của các nguyên Thủ Tướng Canada Pierre Trudeau (Đảng Tự Do) và Joseph Clark (Đảng Bảo Thủ Tiến Bộ) là Quốc Hội Canada đã đồng thuận thông qua một Đạo Luật Đặc biệt về Di Dân cho phép 50 ngàn người thuyền nhân tỵ nạn từ Việt Nam và Đông Dương được phép định cư tại Canada. Nếu biết rằng số lượng di dân hàng năm cho 126 sắc tộc đến Canada là khoảng 250,000 người thì Đạo Luật Đặc Biệt cho thuyền nhân Việt Nam đã là một đặc lệ ngoại thường. Ngoài ra có nhiều chính khách, nhân sĩ đã góp phần cổ vũ cho tiến trình Đạo Luật và Chiến Dịch Nguồn Sống nổi bật nhất là Dân biểu Flora McDonald, PC, MP, Bộ Trưởng Liên Bang Đặc Trách Di Trú và Di Dân Canada thưở đó.
- Ý nghĩa thuyền nhân trong hai Huy Hiệu Giám Mục của các Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu và Vinh Sơn Nguyễn Văn Long OFM Conv.
- Lời Chúa trong Thánh Kinh đã phán dạy; " Cho có phúc hơn là nhận."
Dominic David Trần kính chuyển ý.
Tin Đáng Chú Ý
Vai trò nào của Phó thủ tướng Philipp Rösler trong giao thương kinh tế với Thủ tướng Ôn Gia Bảo?
Hà Long
10:05 28/06/2011
Bá Linh, ngày 28/6/2011 - Bộ Kinh Tế của Đức là cơ quan điều nghiên phát triển, điều động kinh tế quốc nội và kết thương buôn bán với thế giới bên ngoài. Truyền thống kinh tế của Đức rất mạnh về chất lượng sản phẩm và tạo ra thương hiệu "Made in Germany" nổi tiếng hoàn cầu. Từ nhiều năm kinh tế Đức luôn đứng hàng đầu thế giới về xuất cảng, chỉ hai năm vừa qua Trung Hoa mới vượt mặt được người Đức về quán quân này.
Như vậy cho thấy vai trò của Bộ trưởng kinh tế Đức là chiếc chìa khóa thật quan trọng cho sự tăng trưởng của quốc gia này. Lý do duy nhất của đảng Dân chủ Tự do FDP đã thay đổi lãnh đạo trong chức vụ chủ tịch đảng vào tháng 5/2011 và đại hội đảng muốn người chủ tịch nắm vai trò Bộ trưởng Kinh tế. Một chàng trai nước Việt đến Đức sống từ lúc bé thơ bú sữa và lớn lên trưởng thành tại Đức, tên gọi là Philipp Rösler, 38 tuổi đã tiến thân vào chức vụ cao nhất: chủ tịch của đảng FDP và từ Bộ trưởng Y tế chuyển qua thành Bộ trưởng Kinh tế Đức. Hiện nay ông Philipp Rösler là phó thủ tướng Đức trong nội các của thủ tướng Angela Merkel.
Ai theo dõi kinh tế Đức thì có thể nói họ vững mạnh nhất Âu Châu, nạn thất nghiệp giảm mạnh xuống còn 7,7% dưới 3 triệu thất nghiệp theo thống kê tháng 5/2011, một con số thấp nhất từ 20 năm sau khi nước Đức thống nhất. Số nợ nhà nước gia tăng trên trăm tỷ Euro, hiện giờ đã giảm còn lại 30 tỷ Euro cho năm 2012. Phá sản tại Hy Lạp làm cho các quốc gia Âu Châu lo sợ và các ánh mắt chính trị đều đổ dồn về nước Đức cầu cứu trợ giúp. Hiện nay cả thế giới trong khủng hoảng kinh tế thì nước Đức thành công ngược lại về cách hái ra tiền trong chính sách tăng trưởng kinh tế của họ. Các đây hai năm khi đảng FDP thắng to lớn trong cuộc bầu cử liên bang và họ hứa hẹn với người dân dưới chiêu bài "Mehr Netto vom Brutto" (hưởng nhiều lương từ tiền chưa đóng thuế): điều này làm cho giới lao động ngong ngóng mãi chẳng hưởng được gì từ 2 năm qua. Dân Đức tức giận trừng phạt đảng FPD bằng cách không bỏ phiếu nữa cho đảng này qua các cuộc bầu cử tại các tiểu bang như Baden Wüttermberg, Bremen, Rheinland-Pfalz, Sachsen Anhalt, Nordrhein Wesfalen, v.v… Đảng FDP thua thê thảm và bị đá văng ra khỏi nhiều quốc hội tiểu bang vì không vượt qua được ngưỡng cửa 5% của những lá phiếu.
Hôm nay, 28/6/2011 đảng FDP đang được hồi sinh lấy lại sức từ những thành quả kinh tế. Tiền thuế thâu vào được nhiều hơn dự tính và đảng FDP nắm cơ hội này đòi đảng Liên Minh cầm quyền CDU/CSU thực hành chính sách giảm thuế cho dân trong khoản 10 tỷ Euro. Người đứng đầu của đảng FDP hướng dẫn những cuộc thương thuyết trong chính phủ Đức là người trai trẻ gốc Việt, ông Dr. Philipp Rösler. Phải tạo dựng lại niềm tin nơi cử tri, đó là tâm niệm vào ngày đắc cử chủ tịch đảng FDP của ông Rösler.
Cùng ngày Thủ tướng Trung Hoa, ông Ôn Gia Bảo đang thực hiện một chuyến công du Âu Châu từ Hungary sang Anh và Đức trong thời gian từ ngày 24 đến 28/6/2011. Đến Đức ông Ôn mang theo một nội các hùng hậu chưa từng có: 13 bộ trưởng và 300 nhà kinh tế đại diện cho các hãng xưởng về sản xuất kỹ thuật, kỹ nghệ môi trường và máy móc công nghệ cao cấp, đồng thời có 100 nhà báo đi kèm. Chặng dừng cuối cùng ở Đức là quan trọng nhất đối với ông Ôn. Giới báo chí đưa tin hai nhà quán quân nhất nhì thế giới về xuất khẩu kinh tế hội ngội với nhau. Nhiều tờ báo địa phương còn gọi phái đoàn của ông Ôn là cuộc đi phố mua hàng "Shopping-Tour" tại Âu Châu.
Hôm nay tại thủ đô Berlin nơi hậu trường chính trị, Phó thủ tướng Philipp Rösler kiêm nhiệm Bộ trưởng Kinh tế phải làm việc cận lực với phái đoàn kinh tế Trung Hoa. Tất cả 14 hiệp nghị kinh tế quan trọng đoạt danh thu lên đến 15 tỷ Euro giữa hai quốc gia được ký kết. Phó thủ tướng Philipp Rösler hài lòng và nhìn thấy triển vọng tốt: "Sự tăng trưởng của thị trường Trung Hoa cung cấp một cơ hội rất lớn cho các công ty của Đức". Mặc dù Trung Hoa là địch thủ mạnh và cạnh tranh ở nhiều thị trường với nền kinh tế Đức, "Nhưng các công ty của nước Đức chúng tôi đang cạnh tranh trong tình trạng thi đấu tuyệt vời", ông Philipp Rösler nói thêm. Nước Đức thực hành chính sách kinh tế theo kiểu ký kết hiệp nghị với 7 quốc gia mạnh trên thế giới. Trung Hoa không thể so sánh với nước Đức về kỹ năng này, một nhà kinh tế Đức cho biết. Thật ra hôm nay các hãng xưởng Đức sẽ hưởng được nhiều lời nhuận từ cuộc trao đổi kinh tế giữa hai quốc gia. Năm 2010 nước Đức xuất khẩu sang Trung Hoa 53,6 tỷ Euro và ngược lại nhập hàng từ Trung Hoa là 76,5 tỷ Euro.
Kinh Tế và Nhân Quyền
Trung hoa chỉ biết có tiền và phát triển kinh tế theo nghĩa tích cực và tiêu cực: hàng nhái, ăn cắp kỹ thuật, gián điệp kinh tế, không có chuẩn về môi trường. Mặt khác chính quyền cộng sản Bắc Kinh gia tăng đàn áp người đối kháng chính trị và không cải thiện về nhân quyền.
Để làm xoa dịu Âu Châu, trước khi lên đường thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thả những người đổi kháng như nhà nghệ thuật Ai Weiwei và nhà dân chủ Hu Jia. Lá bài nhân quyền của cộng sản Tàu là như thế: bắt bỏ tù rồi thả ra khi có nhu cầu chính trị ngoại giao cấp bách. Đích nhắm quan trọng của ông Bảo là chính quyền tại Berlin và London. Như thế sự đòi hỏi về nhân quyền của nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh David Cameron sẽ giảm đi trong lúc đối thoại.
Ngành tư pháp của cộng sản Tàu trở thành một cánh tay nối dài của đảng và cũng là những người nô bộc trung thành với họ. Các quốc gia trong Liên Hiêp Âu Châu đã thương thuyết đến 30 lần với Trung Hoa kể từ năm 1995 và Âu Châu biết rằng đã có 100 ví dụ về vi phạm nhân quyền trắng trợn tại đây.
Tổ chức Ân xá Quốc tế lo ngại rằng vấn đề đòi hỏi nhân quyền tại Trung Hoa được đẩy vào hàng thứ yếu sau những nghị định ký kết về kinh tế. "Điều đáng quan tâm và sợ rằng sự chỉ trích về vi phạm nhân quyền tại Trung Hoa trong tương lai chỉ còn thực hành trong lặng lẽ", chuyên gia của Đức về Bắc Kinh, ông Dirk Pleiter cho biết. Ngoài ra theo ông Pleiter: "Một số quốc gia trong khối EU phụ thuộc kinh tế vào Trung Hoa thì sự tình sẽ khó xây dựng một lập trường chung trong khối EU đối với Bắc Kinh, để nói chuyện rõ ràng về nhân quyền và giải quyết các xung đột."
Tại Âu Châu thủ tướng Ôn Gia Bảo ra sức tuyên truyền về nhân quyền của chế độ cộng sản Tàu, hầu như chỉ nặng về mặt lý thuyết khi ông nói với thủ tướng Anh Cameron hôm thứ hai rằng: "Về cách nhìn nhân quyền Trung Hoa và Anh Quốc cần chấp nhận lẫn nhau nhau, hãy xem xét các sự kiện, đối xử tương đương với nhau. Các bất đồng khác cần được giải quyết thông qua sự đối thoại".
Không biết có phải ấn tượng bởi sự tự do dân chủ tại Âu Châu hay không mà thủ tướng Ôn nói luôn về nét đẹp của tự do dân chủ mà người nghe khó lòng tin được những gì ông ta đang đàn áp bắt bớ những người đấu tranh cho nhân quyền và môi trường trong nước: "Nếu không có tự do thì không có dân chủ thực sự. Và không có sự bảo đảm về các quyền kinh tế và chính trị thì không có tự do thực sự".
Giữa Đức và Trung Hoa có những cuộc đối thoại về nhân quyền và quy tắc của nhà nước pháp quyền. Những cuộc họp ngoại giao đôi bên nói chuyện về các vấn đề khó khăn và giải pháp trả tự do cho một số tù nhân.
Cuộc đối thoại về nhân quyền đã bị Trung Hoa ngừng lại tạm thời, khi Thủ tướng Đức đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phủ thủ tướng ở thủ đô Berlin vào năm 2007. Cử chỉ của nữ thủ tướng Merkel được Bắc Kinh cho là "can thiệp vào công việc nội bộ" của họ và ngưng lại các cuộc đàm phán về nhân quyền.
Cộng sản Tàu đã xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1951. Thủ tướng Merkel đã tỏ thái độ thật rõ ràng qua sự niềm nở tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời cho Bắc Kinh biết rằng họ không có quyền ra lệnh ngừng đón tiếp khách của nước Đức. Theo ý của thủ tướng Merkel thì sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong phủ thủ tướng là một biểu tượng rất đầy đủ, cho dù bà Merkel không lên tiếng tố giác vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.
Thời gian là phương thuốc chữa lành vết thương, Trung Hoa cần Âu Châu và Âu Châu cũng cần Trung Hoa. Mối quan hệ giữa thủ tướng Angela Merkel và ông Ôn Gia Bảo đã được cải thiện trong những năm qua vừa qua. Chuyến thăm của thủ tướng Angela Merkel vào năm 2010 ở Bắc Kinh và Tây An được xem là môt cột mốc. Tại đây, ông Ôn người lãnh đạo của của một tỷ dân, đã dành rất nhiều thời gian cho nữ thủ tướng của Cộng hòa Liên bang Đức, một quốc gia tương đối rất nhỏ so với Tàu.
Giám đốc điều hành Khối Xanh tại quốc hội Đức, ông Volker Beck yêu cầu vấn đề nhân quyền là một thành phần quan trọng trong đối tác quan hệ Đức - Trung Hoa và là nhu cầu trong tất cả các cuộc đàm phán chính phủ cấp cao.
Chuyên gia về Tây Tạng, ông Klemens Ludwig thấy rất ít hy vọng về Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong cuộc viếng thăm nước Đức để nói về vấn đề Tây Tạng. Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới của Tây Tạng đến cuối tháng 7 cho những người ngoại quốc.
Nước Đức và Việt Nam
Nhìn vào chính trường Đức hôm nay với thông tin nóng bỏng của cuộc thăm viếng từ Bắc Kinh. Chính phủ Đức dưới sự cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel và Phó thủ tướng Philipp Rösler tỏa sáng với các hiệp nghị kinh tế mang lại lợi nhuận lớn lao cho người dân Đức.
Tại thủ đô Berlin một trung niên gốc Việt Nam, Philipp Rösler vừa độ tuổi 38 ngẩng mặt ngang hàng với thủ tướng Ôn Gia Bảo để bàn thảo đôi bên về mọi vấn đề thời sự chính trị, kinh tế và về cả nhân quyền. Ông Philipp Rösler ngồi trân trọng ký các nghị định kinh tế trước mắt của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Angela Merkel, việc này được truyền hình trực tiếp và loan tin suốt ngày. Hôm nay ai nhìn thấy anh Philipp Rösler ngồi bên cạnh nữ Thủ tướng Angela Merkel mà chẳng hãnh diện về cội nguồn Việt Nam?
Câu phỏng vấn của báo Bild hôm nay dành cho Phó thủ tướng Philipp Rösler: "Hôm nay Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Hoa với một đoàn tùy tùng hùng hậu đến thủ đô Berlin. Điều này thu hút sự chú ý về sự gia tăng nhanh chóng của Trung Hoa sang các thị trường Âu Châu và Đức. Chúng ta có sợ họ không?"
Philipp Rösler: "Sợ hãi luôn luôn là một cố vấn thật xấu! Nhưng tất nhiên vai trò ngày càng tăng của Trung Hoa tại các thị trường thế giới và các nước đang phát triển là một thách thức cho nền kinh tế Đức. Trung Hoa có nghĩa là cho chúng ta một cơ hội hơn nếu chúng ta đảm bảo khả năng cạnh tranh qua kỹ thuật tân tiến, tính linh hoạt và tập trung vào khách hàng. Đối với nền kinh tế Đức đang hưởng được lợi từ sự tăng trưởng mạnh trong thị trường Trung Hoa. Quan hệ kinh tế của chúng tôi là tuyệt vời."
Nghĩ đến đây người viết lại buồn da diết và đau lòng con quốc quốc về tình hình Biển Đông. Nếu được phép màu ước mong Phó thủ tướng Philipp Rösler nói vài câu trước mặt thủ tướng Ôn Gia Bảo nhằm chống đối về đường lưỡi bò của Bắc Kinh tại Biển Đông nhỉ?
Về vấn đề tranh chấp Biển Đông và sự xâm lăng hỗn xược của giặc Phương Bắc, nhà nước cộng sản Việt Nam nên học câu nói hiên ngang của Phó thủ tướng Đức gốc Việt trước sự bành trướng của Bắc Kinh và có thêm can đảm bảo vệ chủ quyền quốc gia: "Sợ hãi luôn luôn là một cố vấn thật xấu!".
Như vậy cho thấy vai trò của Bộ trưởng kinh tế Đức là chiếc chìa khóa thật quan trọng cho sự tăng trưởng của quốc gia này. Lý do duy nhất của đảng Dân chủ Tự do FDP đã thay đổi lãnh đạo trong chức vụ chủ tịch đảng vào tháng 5/2011 và đại hội đảng muốn người chủ tịch nắm vai trò Bộ trưởng Kinh tế. Một chàng trai nước Việt đến Đức sống từ lúc bé thơ bú sữa và lớn lên trưởng thành tại Đức, tên gọi là Philipp Rösler, 38 tuổi đã tiến thân vào chức vụ cao nhất: chủ tịch của đảng FDP và từ Bộ trưởng Y tế chuyển qua thành Bộ trưởng Kinh tế Đức. Hiện nay ông Philipp Rösler là phó thủ tướng Đức trong nội các của thủ tướng Angela Merkel.
Ai theo dõi kinh tế Đức thì có thể nói họ vững mạnh nhất Âu Châu, nạn thất nghiệp giảm mạnh xuống còn 7,7% dưới 3 triệu thất nghiệp theo thống kê tháng 5/2011, một con số thấp nhất từ 20 năm sau khi nước Đức thống nhất. Số nợ nhà nước gia tăng trên trăm tỷ Euro, hiện giờ đã giảm còn lại 30 tỷ Euro cho năm 2012. Phá sản tại Hy Lạp làm cho các quốc gia Âu Châu lo sợ và các ánh mắt chính trị đều đổ dồn về nước Đức cầu cứu trợ giúp. Hiện nay cả thế giới trong khủng hoảng kinh tế thì nước Đức thành công ngược lại về cách hái ra tiền trong chính sách tăng trưởng kinh tế của họ. Các đây hai năm khi đảng FDP thắng to lớn trong cuộc bầu cử liên bang và họ hứa hẹn với người dân dưới chiêu bài "Mehr Netto vom Brutto" (hưởng nhiều lương từ tiền chưa đóng thuế): điều này làm cho giới lao động ngong ngóng mãi chẳng hưởng được gì từ 2 năm qua. Dân Đức tức giận trừng phạt đảng FPD bằng cách không bỏ phiếu nữa cho đảng này qua các cuộc bầu cử tại các tiểu bang như Baden Wüttermberg, Bremen, Rheinland-Pfalz, Sachsen Anhalt, Nordrhein Wesfalen, v.v… Đảng FDP thua thê thảm và bị đá văng ra khỏi nhiều quốc hội tiểu bang vì không vượt qua được ngưỡng cửa 5% của những lá phiếu.
Cùng ngày Thủ tướng Trung Hoa, ông Ôn Gia Bảo đang thực hiện một chuyến công du Âu Châu từ Hungary sang Anh và Đức trong thời gian từ ngày 24 đến 28/6/2011. Đến Đức ông Ôn mang theo một nội các hùng hậu chưa từng có: 13 bộ trưởng và 300 nhà kinh tế đại diện cho các hãng xưởng về sản xuất kỹ thuật, kỹ nghệ môi trường và máy móc công nghệ cao cấp, đồng thời có 100 nhà báo đi kèm. Chặng dừng cuối cùng ở Đức là quan trọng nhất đối với ông Ôn. Giới báo chí đưa tin hai nhà quán quân nhất nhì thế giới về xuất khẩu kinh tế hội ngội với nhau. Nhiều tờ báo địa phương còn gọi phái đoàn của ông Ôn là cuộc đi phố mua hàng "Shopping-Tour" tại Âu Châu.
Hôm nay tại thủ đô Berlin nơi hậu trường chính trị, Phó thủ tướng Philipp Rösler kiêm nhiệm Bộ trưởng Kinh tế phải làm việc cận lực với phái đoàn kinh tế Trung Hoa. Tất cả 14 hiệp nghị kinh tế quan trọng đoạt danh thu lên đến 15 tỷ Euro giữa hai quốc gia được ký kết. Phó thủ tướng Philipp Rösler hài lòng và nhìn thấy triển vọng tốt: "Sự tăng trưởng của thị trường Trung Hoa cung cấp một cơ hội rất lớn cho các công ty của Đức". Mặc dù Trung Hoa là địch thủ mạnh và cạnh tranh ở nhiều thị trường với nền kinh tế Đức, "Nhưng các công ty của nước Đức chúng tôi đang cạnh tranh trong tình trạng thi đấu tuyệt vời", ông Philipp Rösler nói thêm. Nước Đức thực hành chính sách kinh tế theo kiểu ký kết hiệp nghị với 7 quốc gia mạnh trên thế giới. Trung Hoa không thể so sánh với nước Đức về kỹ năng này, một nhà kinh tế Đức cho biết. Thật ra hôm nay các hãng xưởng Đức sẽ hưởng được nhiều lời nhuận từ cuộc trao đổi kinh tế giữa hai quốc gia. Năm 2010 nước Đức xuất khẩu sang Trung Hoa 53,6 tỷ Euro và ngược lại nhập hàng từ Trung Hoa là 76,5 tỷ Euro.
Kinh Tế và Nhân Quyền
Để làm xoa dịu Âu Châu, trước khi lên đường thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thả những người đổi kháng như nhà nghệ thuật Ai Weiwei và nhà dân chủ Hu Jia. Lá bài nhân quyền của cộng sản Tàu là như thế: bắt bỏ tù rồi thả ra khi có nhu cầu chính trị ngoại giao cấp bách. Đích nhắm quan trọng của ông Bảo là chính quyền tại Berlin và London. Như thế sự đòi hỏi về nhân quyền của nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh David Cameron sẽ giảm đi trong lúc đối thoại.
Ngành tư pháp của cộng sản Tàu trở thành một cánh tay nối dài của đảng và cũng là những người nô bộc trung thành với họ. Các quốc gia trong Liên Hiêp Âu Châu đã thương thuyết đến 30 lần với Trung Hoa kể từ năm 1995 và Âu Châu biết rằng đã có 100 ví dụ về vi phạm nhân quyền trắng trợn tại đây.
Tổ chức Ân xá Quốc tế lo ngại rằng vấn đề đòi hỏi nhân quyền tại Trung Hoa được đẩy vào hàng thứ yếu sau những nghị định ký kết về kinh tế. "Điều đáng quan tâm và sợ rằng sự chỉ trích về vi phạm nhân quyền tại Trung Hoa trong tương lai chỉ còn thực hành trong lặng lẽ", chuyên gia của Đức về Bắc Kinh, ông Dirk Pleiter cho biết. Ngoài ra theo ông Pleiter: "Một số quốc gia trong khối EU phụ thuộc kinh tế vào Trung Hoa thì sự tình sẽ khó xây dựng một lập trường chung trong khối EU đối với Bắc Kinh, để nói chuyện rõ ràng về nhân quyền và giải quyết các xung đột."
Tại Âu Châu thủ tướng Ôn Gia Bảo ra sức tuyên truyền về nhân quyền của chế độ cộng sản Tàu, hầu như chỉ nặng về mặt lý thuyết khi ông nói với thủ tướng Anh Cameron hôm thứ hai rằng: "Về cách nhìn nhân quyền Trung Hoa và Anh Quốc cần chấp nhận lẫn nhau nhau, hãy xem xét các sự kiện, đối xử tương đương với nhau. Các bất đồng khác cần được giải quyết thông qua sự đối thoại".
Không biết có phải ấn tượng bởi sự tự do dân chủ tại Âu Châu hay không mà thủ tướng Ôn nói luôn về nét đẹp của tự do dân chủ mà người nghe khó lòng tin được những gì ông ta đang đàn áp bắt bớ những người đấu tranh cho nhân quyền và môi trường trong nước: "Nếu không có tự do thì không có dân chủ thực sự. Và không có sự bảo đảm về các quyền kinh tế và chính trị thì không có tự do thực sự".
Giữa Đức và Trung Hoa có những cuộc đối thoại về nhân quyền và quy tắc của nhà nước pháp quyền. Những cuộc họp ngoại giao đôi bên nói chuyện về các vấn đề khó khăn và giải pháp trả tự do cho một số tù nhân.
Cuộc đối thoại về nhân quyền đã bị Trung Hoa ngừng lại tạm thời, khi Thủ tướng Đức đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phủ thủ tướng ở thủ đô Berlin vào năm 2007. Cử chỉ của nữ thủ tướng Merkel được Bắc Kinh cho là "can thiệp vào công việc nội bộ" của họ và ngưng lại các cuộc đàm phán về nhân quyền.
Cộng sản Tàu đã xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1951. Thủ tướng Merkel đã tỏ thái độ thật rõ ràng qua sự niềm nở tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời cho Bắc Kinh biết rằng họ không có quyền ra lệnh ngừng đón tiếp khách của nước Đức. Theo ý của thủ tướng Merkel thì sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong phủ thủ tướng là một biểu tượng rất đầy đủ, cho dù bà Merkel không lên tiếng tố giác vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.
Thời gian là phương thuốc chữa lành vết thương, Trung Hoa cần Âu Châu và Âu Châu cũng cần Trung Hoa. Mối quan hệ giữa thủ tướng Angela Merkel và ông Ôn Gia Bảo đã được cải thiện trong những năm qua vừa qua. Chuyến thăm của thủ tướng Angela Merkel vào năm 2010 ở Bắc Kinh và Tây An được xem là môt cột mốc. Tại đây, ông Ôn người lãnh đạo của của một tỷ dân, đã dành rất nhiều thời gian cho nữ thủ tướng của Cộng hòa Liên bang Đức, một quốc gia tương đối rất nhỏ so với Tàu.
Giám đốc điều hành Khối Xanh tại quốc hội Đức, ông Volker Beck yêu cầu vấn đề nhân quyền là một thành phần quan trọng trong đối tác quan hệ Đức - Trung Hoa và là nhu cầu trong tất cả các cuộc đàm phán chính phủ cấp cao.
Chuyên gia về Tây Tạng, ông Klemens Ludwig thấy rất ít hy vọng về Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong cuộc viếng thăm nước Đức để nói về vấn đề Tây Tạng. Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới của Tây Tạng đến cuối tháng 7 cho những người ngoại quốc.
Nước Đức và Việt Nam
Nhìn vào chính trường Đức hôm nay với thông tin nóng bỏng của cuộc thăm viếng từ Bắc Kinh. Chính phủ Đức dưới sự cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel và Phó thủ tướng Philipp Rösler tỏa sáng với các hiệp nghị kinh tế mang lại lợi nhuận lớn lao cho người dân Đức.
Tại thủ đô Berlin một trung niên gốc Việt Nam, Philipp Rösler vừa độ tuổi 38 ngẩng mặt ngang hàng với thủ tướng Ôn Gia Bảo để bàn thảo đôi bên về mọi vấn đề thời sự chính trị, kinh tế và về cả nhân quyền. Ông Philipp Rösler ngồi trân trọng ký các nghị định kinh tế trước mắt của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Angela Merkel, việc này được truyền hình trực tiếp và loan tin suốt ngày. Hôm nay ai nhìn thấy anh Philipp Rösler ngồi bên cạnh nữ Thủ tướng Angela Merkel mà chẳng hãnh diện về cội nguồn Việt Nam?
Câu phỏng vấn của báo Bild hôm nay dành cho Phó thủ tướng Philipp Rösler: "Hôm nay Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Hoa với một đoàn tùy tùng hùng hậu đến thủ đô Berlin. Điều này thu hút sự chú ý về sự gia tăng nhanh chóng của Trung Hoa sang các thị trường Âu Châu và Đức. Chúng ta có sợ họ không?"
Philipp Rösler: "Sợ hãi luôn luôn là một cố vấn thật xấu! Nhưng tất nhiên vai trò ngày càng tăng của Trung Hoa tại các thị trường thế giới và các nước đang phát triển là một thách thức cho nền kinh tế Đức. Trung Hoa có nghĩa là cho chúng ta một cơ hội hơn nếu chúng ta đảm bảo khả năng cạnh tranh qua kỹ thuật tân tiến, tính linh hoạt và tập trung vào khách hàng. Đối với nền kinh tế Đức đang hưởng được lợi từ sự tăng trưởng mạnh trong thị trường Trung Hoa. Quan hệ kinh tế của chúng tôi là tuyệt vời."
Nghĩ đến đây người viết lại buồn da diết và đau lòng con quốc quốc về tình hình Biển Đông. Nếu được phép màu ước mong Phó thủ tướng Philipp Rösler nói vài câu trước mặt thủ tướng Ôn Gia Bảo nhằm chống đối về đường lưỡi bò của Bắc Kinh tại Biển Đông nhỉ?
Về vấn đề tranh chấp Biển Đông và sự xâm lăng hỗn xược của giặc Phương Bắc, nhà nước cộng sản Việt Nam nên học câu nói hiên ngang của Phó thủ tướng Đức gốc Việt trước sự bành trướng của Bắc Kinh và có thêm can đảm bảo vệ chủ quyền quốc gia: "Sợ hãi luôn luôn là một cố vấn thật xấu!".
Văn Hóa
Thanh khiết
Thanh Sơn
06:59 28/06/2011
Tiếng chuông rung nhẹ như làn khói hương
Sương mai mờ ảo vô thường
Lời kinh dâng hiến dễ thương vô cùng
Hương lòng đẹp tựa Thánh Cung
Bay lên thanh thoát tận cùng ngất ngây
Về cung Điện Thánh xum vầy
Lòng vui nhẹ đến bên Thầy Chí Tôn
Dâng lên Cha cả xác hồn
Từ sương mai đến hoàng hôn cuộc đời
Dù nơi góc biển chân trời
Bước theo chân Mẹ một lời "xin vâng"
Đời con có Mẹ đỡ nâng
Mẹ luôn sáng tỏ như vầng trăng thanh
Đưa con về chốn an lành
Luyện hồn trong trắng như cành hụê xinh
Sáng dâng lên Chúa hương kinh
Tâm thanh thanh khiết như bình minh lên
Tâm hồn có Chúa là đền
Giữ Lời Chúa mãi sẽ nên cao vời.
Nghe bản nhạc: Vừa đủ thôi
sáng tác: Thông Vi Vu, tiếng hát: Trung Hieu
10:19 28/06/2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tìm Bạn
Thérésa Nguyễn
22:06 28/06/2011
TÌM BẠN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Một mình lắm lúc ngồi ì
Hai mình có phải diệu kỳ hơn không?
(Trích thơ của Trịnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Một mình lắm lúc ngồi ì
Hai mình có phải diệu kỳ hơn không?
(Trích thơ của Trịnh Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền