Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:40 28/06/2013
MIẾU THẦN TIÊN
Ngày xửa ngày xưa, có một viên quan lại đem báu vật là sừng tê giác dâng cho đại vương nước Ngô là Tôn Quyền, đương khi ông ta ngồi thuyền đi qua miếu, thì ông ta cầu khẩn xin thần thánh ở miếu phù hộ cho ông ta đi đường bình an.
Không ngờ thần trong miếu mượn báu vật sừng tê giác của viên quan lại, khi viên quan lại chưa mở miệng trả lời thì sừng tê giác đã nằm trong tay của thần miếu. Thần miếu nói:
- “Khi ngươi đi đến thành Thạch Đầu thì ta sẽ đem sừng tê giác trả lại cho ngươi.”
Trên đường đi viên quan lại lo lắng không ngủ được, lại còn lo lắng nếu không lấy lại được báu vật thì sẽ bị Tôn Quyền xử tội chết. Nhưng khi thuyền vừa vào đến thành Thạch Đầu thì đột nhiên có con cá chép rất lớn nhảy vào trong thuyền, viên quan lại kêu người mổ bụng cá thì nhìn thấy sừng tê giác trong bụng cá.
Viên quan lại rất cảm kích, đi đến đâu cũng nói với mọi người:
- “Thần tiên trong miếu là một vị thần trung tín với lời nói.”
(Tấn, Can Bảo “Sưu thần ký”)
Suy tư:
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, vì là Thiên Chúa nên Ngài luôn giữ giao ước của Ngài với nhân loại; vì là con người thật nên Ngài cũng đã sống kiếp sống con người, chia sẻ những vui buồn với con người, cho nên Ngài thật sự là Thiên Chúa tạo dựng và là Thiên Chúa cứu chuộc.
Có một vài người Ki-tô hữu vì để được việc của mình mà hối lộ cho cấp trên nhiều vật quý giá, kể cả danh dự của mình; nhưng để tạ ơn Thiên Chúa thì lòng dạ họ lại biến nhỏ hơn cả lỗ kim: họ coi một vài đồng bạc đem dâng cúng cho nhà thờ thì lớn hơn cả tiền họ ăn nhậu một đêm; họ rất hào phóng phung phí thời giờ cho những buổi tán ngẫu với bạn bè, nhưng lại so đo thời gian khi được mời gọi tham gia công việc của giáo xứ...
Đem tình yêu của Thiên Chúa quảng bá cho mọi người biết là bổn phận của mọi người, nhất là những người Ki-tô hữu, vì không ai hiểu biết tình yêu của Ngài cho bằng chính họ, khi mà họ được Đức Chúa Thánh Thần dạy bảo trong cuộc sống hằng ngày.
Viên quan lại nhận ra được sự trung tín của thần minh nên đi đâu cũng khen ngợi các thần mình, còn chúng ta, những người Ki-tô hữu lại không biết ca ngợi và tán dương tình yêu của Thiên Chúa hay sao ?
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày xửa ngày xưa, có một viên quan lại đem báu vật là sừng tê giác dâng cho đại vương nước Ngô là Tôn Quyền, đương khi ông ta ngồi thuyền đi qua miếu, thì ông ta cầu khẩn xin thần thánh ở miếu phù hộ cho ông ta đi đường bình an.
Không ngờ thần trong miếu mượn báu vật sừng tê giác của viên quan lại, khi viên quan lại chưa mở miệng trả lời thì sừng tê giác đã nằm trong tay của thần miếu. Thần miếu nói:
- “Khi ngươi đi đến thành Thạch Đầu thì ta sẽ đem sừng tê giác trả lại cho ngươi.”
Trên đường đi viên quan lại lo lắng không ngủ được, lại còn lo lắng nếu không lấy lại được báu vật thì sẽ bị Tôn Quyền xử tội chết. Nhưng khi thuyền vừa vào đến thành Thạch Đầu thì đột nhiên có con cá chép rất lớn nhảy vào trong thuyền, viên quan lại kêu người mổ bụng cá thì nhìn thấy sừng tê giác trong bụng cá.
Viên quan lại rất cảm kích, đi đến đâu cũng nói với mọi người:
- “Thần tiên trong miếu là một vị thần trung tín với lời nói.”
(Tấn, Can Bảo “Sưu thần ký”)
Suy tư:
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, vì là Thiên Chúa nên Ngài luôn giữ giao ước của Ngài với nhân loại; vì là con người thật nên Ngài cũng đã sống kiếp sống con người, chia sẻ những vui buồn với con người, cho nên Ngài thật sự là Thiên Chúa tạo dựng và là Thiên Chúa cứu chuộc.
Có một vài người Ki-tô hữu vì để được việc của mình mà hối lộ cho cấp trên nhiều vật quý giá, kể cả danh dự của mình; nhưng để tạ ơn Thiên Chúa thì lòng dạ họ lại biến nhỏ hơn cả lỗ kim: họ coi một vài đồng bạc đem dâng cúng cho nhà thờ thì lớn hơn cả tiền họ ăn nhậu một đêm; họ rất hào phóng phung phí thời giờ cho những buổi tán ngẫu với bạn bè, nhưng lại so đo thời gian khi được mời gọi tham gia công việc của giáo xứ...
Đem tình yêu của Thiên Chúa quảng bá cho mọi người biết là bổn phận của mọi người, nhất là những người Ki-tô hữu, vì không ai hiểu biết tình yêu của Ngài cho bằng chính họ, khi mà họ được Đức Chúa Thánh Thần dạy bảo trong cuộc sống hằng ngày.
Viên quan lại nhận ra được sự trung tín của thần minh nên đi đâu cũng khen ngợi các thần mình, còn chúng ta, những người Ki-tô hữu lại không biết ca ngợi và tán dương tình yêu của Thiên Chúa hay sao ?
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:43 28/06/2013
N2T |
7. Trong số những người mong muốn được tiến bộ thì không ai là không hết sức đọc sách thiêng liêng. Ai không chú trọng đến việc đọc sách thiêng liêng, thì trong đời sống tu đức của họ sẽ nhanh chóng có vấn đề.
(Thánh Antony)------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Điều gì xảy ra trên hành trình theo Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
05:05 28/06/2013
Chúa Nhật XIII THƯỜNG NIÊN - C
I Các Vua19: 16, 19-21; Tvịnh 16; Galát 5: 1, 13-18; Luca 9: 51-62
ĐIỀU GÌ XẢY RA TRÊN HÀNH TRÌNH THEO CHÚA?
Những ai chú ý đến các bài đọc hôm nay có thể tự nhủ rằng: “Điều gì đang xảy ra ở đây vậy?” Ông Êlisa đang giết bò và Chúa Giêsu đang từ chối những ứng cử viên tiềm năng làm môn đệ. Chúng ta biết rằng những tác giả soạn thảo Sách bài đọc đã chọn bài đọc thứ nhất dưới ánh sáng Tin Mừng. Vì vậy, các bài đọc có liên quan với nhau, chúng ta hãy nhìn vào đó và cố gắng trả lời câu hỏi đầu tiên rằng: “Điều gì đang xảy ra ở đây vậy?”
Sách các vua quyển thứ I bao gồm phần lịch sử của dân tộc Israel, sau khi vua Đavít băng hà, quyền lực được chuyển giao cho vua Solomon. Sách các vua I cho ta trình thuật về triều đại của vua Solomon và công trình Đền Thờ của ngài. Về sau, nền quân chủ được chia ra các vương quốc miền Nam và miền Bắc. Sự phân chia này dẫn đến triều đại Ahab, lúc đó ông Êlia (nhân vật nổi bật trong bài đọc một) là hình ảnh ngôn sứ lớn.
Nhiều biến cố trong cuộc đời của ông Môsê được tóm kết nơi ông Êlia, ví dụ: ông Êlia có thị kiến về Thiên Chúa trong sa mạc và rẽ nước làm hai tại sông Jordan, đồng thời vượt qua con sông đó, tựa như ông Môsê đã vượt qua Biển Đỏ vậy. Ông Êlia phải trốn vào sa mạc để thoát khỏi những mối đe dọa của ông Jezebel. Ông Êlia đã lưu lạc trong vùng hoang vắng suốt “bốn mười ngày và bốn mươi đêm” (gợi nhớ hành trình 40 năm trong sa mạc của ông Môsê). Ông Êlia thường được mô tả như một người hành hương, nhưng thực ra ông được cảnh báo nhờ mối đe dọa của ông Jezebel. Ông lưu lạc trong hoang địa mà không có đồ ăn thức uống gì, và ở đó Thiên Chúa đã nuôi sống ông. Giống như ông Môsê trên núi Sinai, thì trong một hang động, ông Êlia đã nhìn thấy Thiên Chúa đi qua. Nơi đó, Lời của Người đến với ông trong một “âm thanh rất khẽ khàng.” Thiên Chúa không xuất hiện trước một ngôn sứ sợ sệt trong thần hiện uy nghi của Người, nhưng Người xuất hiện theo cách thức mà chúng ta cũng có kinh nghiệm gặp Người là trong một “âm thanh rất khẽ khàng.”
Những điều bắt đầu như một tai ương cho ông Êlia đã cuốn thành một hành trình đối với Thiên Chúa. Trong thời gian lẫn trốn, sợ hãi, mệt mõi, thao thức của ông Êlia, hoang địa đã làm ám ảnh ông. Nhưng Thiên Chúa lại kêu gọi ông. Ông Êlia có thể trốn chạy ơn kêu gọi trong nỗi sợ hãi, nhưng thực ra hành trình của ông là một cuộc hành hương nhờ Thiên Chúa dẫn dắt. Thiên Chúa bắt gặp ông Êlia chạy trốn và trợ lực cho ông nên ông có thể hoàn thành lời kêu gọi mà Thiên Chúa đã dành cho ông. Vậy ông có còn sợ hãi nữa chăng, hoặc liệu ông có đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa hay không? Ông Êlia khảng khái đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa, vì như chúng ta, ông muốn làm những điều ngay chính, mặc dù còn đó bao khó khăn, sợ hãi và cám dỗ.
Sau những thử thách này, Thiên Chúa đã cho ông Êlia một người bạn đồng hành là ông Êlisa, ông này sẽ là người thừa kế của ông Êlia. Ông Êlia yêu cầu người đồng nghiệp mới dẹp bỏ tất cả sang một bên, thậm chí bỏ cả công việc và gia đình để theo ông và khám phá ý định của Thiên Chúa cho chính cuộc đời mình. Từ đây, vị ngôn sứ mới này cũng nuôi sống người khác bằng Lời Thiên Chúa.
Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh một bước ngoặt nơi thánh sử Luca. Đó chính là phần mở đầu của tường thuật về hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu. Không giống như ông Êlia, Đức Giêsu không do dự và cũng chẳng yếu hèn trong quyết định của mình để hoàn thành sứ vụ. Người không chạy trốn vào sa mạc, nhưng trong sa mạc, sứ vụ và căn tính của Người được xác định rõ ràng và trở nên mạnh mẽ hơn (Lc 4,1-13). Nơi Đức Giêsu, chẳng có nghi ngờ gì về căn tính cũng như sứ vụ của Người, vì Người “nhất quyết đi lên Giêrusalem.” Mặc dù Đức Giêsu bị các giới tôn giáo gán cho cái biệt danh là tay ăn nhậu, phường say sưa, kẻ lộng ngôn hoặc một người vi phạm lề luật, nhưng Người nhất quyết đi lên Giêrusalem, nơi đó Người sẽ đón nhận sự chống đối gay gắt – đây là một loại hình độc nhất về việc hành hương lên Thành Thánh (Giêrusalem).
Đức Giêsu ra đi không dựa vào sức riêng của mình, nhưng nhờ vào Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Đấng ở cùng Người từ khi bắt đầu sứ vụ. Giống như ông Êlia, Đức Giêsu có người bạn đồng hành trên hành trình của mình nhờ Người cùng đi với những đồng nghiệp mới, các môn đệ, những người này đã sống với nhau như một cộng đoàn.
Ngay từ ban đầu, Đức Giêsu đã nói rất rõ với các môn đệ về những hy sinh mà các ông sẽ phải gánh chịu để bước theo Người. Không lâu sau đó thì họ nhận được một phản ứng điển hình dành cho các ngôn sứ: những người họ gặp gỡ trên đường đã loại trừ họ. Người Samari không loại trừ các môn đệ vì họ là người Galilê và có mối hận thù trong quá khứ, nhưng vì các ông “đang đi về hướng Giêrusalem.” Đức Giêsu chống lại phản ứng bạo lực đối với người Samari. Trong thực tế, theo sách Công vụ Tông đồ, thánh Luca có tường thuật lại sự kiện người Samari sau cùng cũng đón nhận Tin mừng (8,5-25). Không giống như ông Elia, Đức Giêsu không hề do dự hay hèn yếu trong quyết định của Người để hoàn trọn sứ vụ. Người sẽ không dừng lại hay trì hoãn, thậm chí ngay cả khi người Samari từ chối tiếp đón Người. Trên con đường ấy, các môn đệ chẳng thể thoát khỏi cảnh trái ngang đó, mà còn được cảnh báo rằng: cái giá của việc theo Thầy Giêsu là sẽ bị khước từ.
Lời đáp trả của Đức Giêsu đối với những người muốn theo làm môn đệ có vẻ là khắc nghiệt. Liệu có điều gì sai chăng khi có người xin phép về chôn cất cha của mình trước khi đi theo Đức Kitô? Thật ra, người thanh niên ấy muốn ở nhà cho tới khi cha mẹ anh ta qua đời. Ai mà biết được đến bao giờ thì sự việc ấy mới xảy ra? Nếu xét theo thời gian tính toán của chúng ta, thì Đức Giêsu không tạo điều kiện thuận lợi cho các môn đệ. Thậm chí Đức Giêsu còn từ chối một người muốn trở về nhà để từ biệt gia đình. Người môn đệ không phải chỉ làm một điều quan trọng trong vô vàn những điều quan trọng khác. Bởi lẽ, nếu chúng ta chấp nhận lời mời gọi theo Đức Kitô thì chính Người và các sứ vụ mà Người ban cho chúng ta phải là ưu tiên hàng đầu.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn chẳng có sự lựa chọn nào trước đau khổ xảy đến với mình. Ta không thể tránh được bệnh tật, những giới hạn, và cuối cùng là cái chết. Đó là lẽ thường tình. Nhưng có những hy sinh, gánh nặng và khó khăn thì chúng ta lại có thể chọn lựa hay bỏ qua. Các thứ ấy xảy đến khi ta phải gánh chịu những hậu quả kèm theo sự lựa chọn của người Kitô giáo chúng ta. Chúng ta chọn hạnh phúc của người bạn hàng xóm đang cần sự giúp đỡ. Ta muốn giúp đỡ những người nghèo, ngay cả khi phải chia sẻ những nhu cầu của mình. Chúng ta không thinh lặng khi một người bị đàn áp hay bị đối xử cách bất công. Bạn đồng hành trên hành trình gian nan đến với Giêrusalem của chúng ta là chính Đức Giêsu, Người đã ban tặng cho ta cùng một Thánh Thần đã làm cho Người “nhất quyết… đi lên Giêrusalem”.
Nếu tôi thấy thoải mái trong tôn giáo của mình và đã yên ổn trong việc phụng thờ ngày Chúa Nhật như thường lệ, cùng với công tác tình nguyện trong giáo xứ, thì tôi có thể cảm thấy trình thuật Tin mừng hôm nay là dành cho một ai khác trong cộng đoàn. Có thể Đức Giêsu đang nói với những người đang chia rẽ và họ cần phải ngưng ngay việc chia rẽ đó. Họ phải chọn lựa và bắt đầu thực hành điều Người dạy. Còn với tôi thì vô can.
Thế nhưng, chúng ta không thể giới hạn những điều Đức Giêsu nói vào những Kitô hữu bị khai trừ hay những người sao lãng đạo nghĩa trong giáo xứ. Đức Giêsu đang nói với mỗi người chúng ta là những môn đệ đang đồng hành với Người. Và đó là một con đường, không phải là một cái ghế dài cố định và thoải mái trong ngôi thánh đường. Chúng ta có thể gọi đó là một cuộc hành trình hay một cuộc hành hương, nhưng bất kể ta đặt tên cho nó là gì thì nó cũng sẽ đòi hỏi sự sẵn sàng gạt qua một bên những gì ta yêu mến nhất. Thậm chí chúng ta có thể phải chia tay với những người không đón nhận lời Đức Giêsu, nhưng chúng ta thì lại đang vâng nghe lời ấy. Ta có thể giải thích rõ ràng hoặc thương lượng các điều khoản trong cương vị của người môn đệ, nhưng ta chưa làm được, trừ phi chúng ta đang đồng hành với Đức Giêsu trên con đường. Chúng ta không thể tự mình đưa ra bất kỳ một điều kiện tiên quyết nào để trở thành người môn đệ.
Trong vài sách Kinh Thánh, đoạn phúc âm của thánh Luca đọc ngày hôm nay được gọi là "những người sẽ được gọi là môn đệ của Chúa Giêsu". Hãy hy vọng không có tên tôi trong số những người "sẽ là môn đệ" đó.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
13th SUNDAY IN ORDINARY TIME - C
I Kings19: 16, 19-21; Psalm 16; Galatians 5: 1, 13-18; Luke 9: 51-62
People paying attention to the readings today are liable to ask themselves, "What’s going on here?" Elijah is slaughtering his oxen and Jesus is rejecting potential candidates for discipleship. We know that the people who designed our Lectionary chose the first reading in light of the gospel. So, since they are related, let’s look at them and try to answer that initial question, "What’s going on here?"
1Kings covers part of the history of Israel, after David’s death when power was transferred to Solomon. 1Kings gives an account of his reign and his construction of the Temple. Afterwards the monarchy is divided into the northern and southern kingdoms and that takes us up to the reign of Ahab when Elijah, featured in our first reading, was the major prophetic figure.
Many of the incidents of Moses’ life are recapitulated in Elijah who, for example: has a vision of God in a deserted place and divides the Jordan and crosses over it – as Moses did through the Red Sea. Elijah had to flee into the desert from Jezebel’s threats. He travels in the wilderness for "40 days and 40 nights" (reminiscent also of Moses’ desert journey of 40 years). Elijah is often depicted as a pilgrim but, in fact, he was alarmed by Jezebel’s threats. He traveled into the desert without food or drink and there God nourished him. In a cave, like Moses on Mount Sinai, Elijah watches God pass by. There the Word of God comes to him in a "still small voice." God doesn’t come in a spectacular theophany to the frightened prophet, but in the way we might also experience God, in a "still small voice."
What started as a catastrophe for Elijah winds up being a journey to God. During Elijah’s flight fear, fatigue, sleeplessness and the wilderness have haunted him. But God has also been calling him. Elijah may have been running from his vocation in fear but, in reality, his journey has been a pilgrimage conducted by God. God has met him running away and stood him on his feet so he could complete the vocation God had for him. Will he give in to fear, or will he respond to God’s call? Elijah responds positively to God because, like us, he wants to do what is right, despite difficulties, fears and temptations.
After these trials God gives Elijah a companion, Elisha, who will be his heir. Elijah asks his neophyte to put all aside, even work and family, to follow him and discover God’s purposes for his life. From now on the new prophet will also nourish others on the Word of God.
Today’s gospel marks a turning point in Luke. It is the beginning of his narrative of Jesus’ journey to Jerusalem. Unlike Elijah, Jesus did not hesitate or weaken in his resolve to complete his mission. He did not flee to the desert, but in the desert his mission and identity were clarified and strengthened (Luke 4:1-13). There is no uncertainty in Jesus about his identity, nor about his mission, as he "resolutely determined to journey to Jerusalem." Though he was labeled a glutton, drunkard, blasphemer and a breaker of the law by the religious establishment, he deliberately decides to go to Jerusalem where the opposition to him will gather strength – a unique kind of pilgrimage to the Holy City.
Jesus does not travel on his own but is guided by the Spirit, who has been with him since the beginning of his ministry. Like Elijah, he has company on his journey for he has been traveling with his own neophytes, the disciples, whom he has been forming as a community.
From the beginning Jesus is very clear to his disciples what they will have to sacrifice in order to follow him. They don’t go very far before they receive a typical reaction to prophets – rejection from people they meet on the way. They are not rejected by the Samaritans because they are Galileans and have historic animosities, but because "the destination of his journey was Jerusalem." Jesus resists violent reaction to the Samaritans. In fact, in Acts, Luke narrates how the Samaritans eventually welcomed the gospel (8:5-25). Unlike Elijah, Jesus did not hesitate or weaken in his resolve to complete his mission. He will not stop or slow down, even when the Samaritans refuse to welcome him. Along the way his disciples can’t help but notice that the cost of following Jesus will be rejection.
Jesus’ response to the would-be disciples seems harsh. What could possibly be wrong with burying one’s father before leaving to follow Christ? Actually, the man wants to stay home until his parents die. Who knows how long that might be? Jesus isn’t offering a convenient form of discipleship, based at our own timing. Jesus even rejects one who wants to go home to bid farewell to his family. Being a disciple is not just one of several important things we must do. If we accept the invitation to follow Christ then he and the mission he gives us, are our first priority.
We don’t always have a choice about the suffering which comes to us in life. We can’t avoid sickness, limitations and, eventually, death. They are inevitable. But there are sacrifices, burdens and hardships we can either choose or brush off. These happen when we suffer the consequences which come with the Christian choices we make. We choose the well-being of a neighbor in need. We want to give to those who are poor, even when it means taking from our own necessities. We will not keep quiet when a person is being degraded or treated unjustly. Our companion on this difficult journey to our own Jerusalem is Jesus himself, who gifts us with the same Spirit that enabled him to "resolutely… journey to Jerusalem."
If I am comfortable in my religion and have settled into a routine of Sunday worship, along with some volunteer work at the parish, I might feel today’s gospel is meant for another set of people. Perhaps Jesus is speaking to people who are on the fence and need to get off it, make a choice and start practicing what he teaches. As for me, I am quite comfortable where I am.
But we can’t restrict what Jesus says to only the un-churched or some "wishy-washy" Christian in the pews. He is speaking to each of us who are disciples on the road with him. And it is a road – not a permanent and comfortable pew. We can call it a journey or a pilgrimage but, whatever name we give, it will require a willingness to put aside what we cherish the most. We may even have to part ways with those who don’t hear in Jesus what we are hearing. We might like to spell out or bargain the terms of our discipleship, but we can’t, not if we are traveling with Jesus on the road. We can’t put any preconditions to discipleship.
In some Bibles this section of Luke is called, "the would-be followers of Jesus." Let’s hope "would-be followers" doesn’t name me as well.
I Các Vua19: 16, 19-21; Tvịnh 16; Galát 5: 1, 13-18; Luca 9: 51-62
ĐIỀU GÌ XẢY RA TRÊN HÀNH TRÌNH THEO CHÚA?
Những ai chú ý đến các bài đọc hôm nay có thể tự nhủ rằng: “Điều gì đang xảy ra ở đây vậy?” Ông Êlisa đang giết bò và Chúa Giêsu đang từ chối những ứng cử viên tiềm năng làm môn đệ. Chúng ta biết rằng những tác giả soạn thảo Sách bài đọc đã chọn bài đọc thứ nhất dưới ánh sáng Tin Mừng. Vì vậy, các bài đọc có liên quan với nhau, chúng ta hãy nhìn vào đó và cố gắng trả lời câu hỏi đầu tiên rằng: “Điều gì đang xảy ra ở đây vậy?”
Sách các vua quyển thứ I bao gồm phần lịch sử của dân tộc Israel, sau khi vua Đavít băng hà, quyền lực được chuyển giao cho vua Solomon. Sách các vua I cho ta trình thuật về triều đại của vua Solomon và công trình Đền Thờ của ngài. Về sau, nền quân chủ được chia ra các vương quốc miền Nam và miền Bắc. Sự phân chia này dẫn đến triều đại Ahab, lúc đó ông Êlia (nhân vật nổi bật trong bài đọc một) là hình ảnh ngôn sứ lớn.
Nhiều biến cố trong cuộc đời của ông Môsê được tóm kết nơi ông Êlia, ví dụ: ông Êlia có thị kiến về Thiên Chúa trong sa mạc và rẽ nước làm hai tại sông Jordan, đồng thời vượt qua con sông đó, tựa như ông Môsê đã vượt qua Biển Đỏ vậy. Ông Êlia phải trốn vào sa mạc để thoát khỏi những mối đe dọa của ông Jezebel. Ông Êlia đã lưu lạc trong vùng hoang vắng suốt “bốn mười ngày và bốn mươi đêm” (gợi nhớ hành trình 40 năm trong sa mạc của ông Môsê). Ông Êlia thường được mô tả như một người hành hương, nhưng thực ra ông được cảnh báo nhờ mối đe dọa của ông Jezebel. Ông lưu lạc trong hoang địa mà không có đồ ăn thức uống gì, và ở đó Thiên Chúa đã nuôi sống ông. Giống như ông Môsê trên núi Sinai, thì trong một hang động, ông Êlia đã nhìn thấy Thiên Chúa đi qua. Nơi đó, Lời của Người đến với ông trong một “âm thanh rất khẽ khàng.” Thiên Chúa không xuất hiện trước một ngôn sứ sợ sệt trong thần hiện uy nghi của Người, nhưng Người xuất hiện theo cách thức mà chúng ta cũng có kinh nghiệm gặp Người là trong một “âm thanh rất khẽ khàng.”
Những điều bắt đầu như một tai ương cho ông Êlia đã cuốn thành một hành trình đối với Thiên Chúa. Trong thời gian lẫn trốn, sợ hãi, mệt mõi, thao thức của ông Êlia, hoang địa đã làm ám ảnh ông. Nhưng Thiên Chúa lại kêu gọi ông. Ông Êlia có thể trốn chạy ơn kêu gọi trong nỗi sợ hãi, nhưng thực ra hành trình của ông là một cuộc hành hương nhờ Thiên Chúa dẫn dắt. Thiên Chúa bắt gặp ông Êlia chạy trốn và trợ lực cho ông nên ông có thể hoàn thành lời kêu gọi mà Thiên Chúa đã dành cho ông. Vậy ông có còn sợ hãi nữa chăng, hoặc liệu ông có đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa hay không? Ông Êlia khảng khái đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa, vì như chúng ta, ông muốn làm những điều ngay chính, mặc dù còn đó bao khó khăn, sợ hãi và cám dỗ.
Sau những thử thách này, Thiên Chúa đã cho ông Êlia một người bạn đồng hành là ông Êlisa, ông này sẽ là người thừa kế của ông Êlia. Ông Êlia yêu cầu người đồng nghiệp mới dẹp bỏ tất cả sang một bên, thậm chí bỏ cả công việc và gia đình để theo ông và khám phá ý định của Thiên Chúa cho chính cuộc đời mình. Từ đây, vị ngôn sứ mới này cũng nuôi sống người khác bằng Lời Thiên Chúa.
Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh một bước ngoặt nơi thánh sử Luca. Đó chính là phần mở đầu của tường thuật về hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu. Không giống như ông Êlia, Đức Giêsu không do dự và cũng chẳng yếu hèn trong quyết định của mình để hoàn thành sứ vụ. Người không chạy trốn vào sa mạc, nhưng trong sa mạc, sứ vụ và căn tính của Người được xác định rõ ràng và trở nên mạnh mẽ hơn (Lc 4,1-13). Nơi Đức Giêsu, chẳng có nghi ngờ gì về căn tính cũng như sứ vụ của Người, vì Người “nhất quyết đi lên Giêrusalem.” Mặc dù Đức Giêsu bị các giới tôn giáo gán cho cái biệt danh là tay ăn nhậu, phường say sưa, kẻ lộng ngôn hoặc một người vi phạm lề luật, nhưng Người nhất quyết đi lên Giêrusalem, nơi đó Người sẽ đón nhận sự chống đối gay gắt – đây là một loại hình độc nhất về việc hành hương lên Thành Thánh (Giêrusalem).
Đức Giêsu ra đi không dựa vào sức riêng của mình, nhưng nhờ vào Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Đấng ở cùng Người từ khi bắt đầu sứ vụ. Giống như ông Êlia, Đức Giêsu có người bạn đồng hành trên hành trình của mình nhờ Người cùng đi với những đồng nghiệp mới, các môn đệ, những người này đã sống với nhau như một cộng đoàn.
Ngay từ ban đầu, Đức Giêsu đã nói rất rõ với các môn đệ về những hy sinh mà các ông sẽ phải gánh chịu để bước theo Người. Không lâu sau đó thì họ nhận được một phản ứng điển hình dành cho các ngôn sứ: những người họ gặp gỡ trên đường đã loại trừ họ. Người Samari không loại trừ các môn đệ vì họ là người Galilê và có mối hận thù trong quá khứ, nhưng vì các ông “đang đi về hướng Giêrusalem.” Đức Giêsu chống lại phản ứng bạo lực đối với người Samari. Trong thực tế, theo sách Công vụ Tông đồ, thánh Luca có tường thuật lại sự kiện người Samari sau cùng cũng đón nhận Tin mừng (8,5-25). Không giống như ông Elia, Đức Giêsu không hề do dự hay hèn yếu trong quyết định của Người để hoàn trọn sứ vụ. Người sẽ không dừng lại hay trì hoãn, thậm chí ngay cả khi người Samari từ chối tiếp đón Người. Trên con đường ấy, các môn đệ chẳng thể thoát khỏi cảnh trái ngang đó, mà còn được cảnh báo rằng: cái giá của việc theo Thầy Giêsu là sẽ bị khước từ.
Lời đáp trả của Đức Giêsu đối với những người muốn theo làm môn đệ có vẻ là khắc nghiệt. Liệu có điều gì sai chăng khi có người xin phép về chôn cất cha của mình trước khi đi theo Đức Kitô? Thật ra, người thanh niên ấy muốn ở nhà cho tới khi cha mẹ anh ta qua đời. Ai mà biết được đến bao giờ thì sự việc ấy mới xảy ra? Nếu xét theo thời gian tính toán của chúng ta, thì Đức Giêsu không tạo điều kiện thuận lợi cho các môn đệ. Thậm chí Đức Giêsu còn từ chối một người muốn trở về nhà để từ biệt gia đình. Người môn đệ không phải chỉ làm một điều quan trọng trong vô vàn những điều quan trọng khác. Bởi lẽ, nếu chúng ta chấp nhận lời mời gọi theo Đức Kitô thì chính Người và các sứ vụ mà Người ban cho chúng ta phải là ưu tiên hàng đầu.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn chẳng có sự lựa chọn nào trước đau khổ xảy đến với mình. Ta không thể tránh được bệnh tật, những giới hạn, và cuối cùng là cái chết. Đó là lẽ thường tình. Nhưng có những hy sinh, gánh nặng và khó khăn thì chúng ta lại có thể chọn lựa hay bỏ qua. Các thứ ấy xảy đến khi ta phải gánh chịu những hậu quả kèm theo sự lựa chọn của người Kitô giáo chúng ta. Chúng ta chọn hạnh phúc của người bạn hàng xóm đang cần sự giúp đỡ. Ta muốn giúp đỡ những người nghèo, ngay cả khi phải chia sẻ những nhu cầu của mình. Chúng ta không thinh lặng khi một người bị đàn áp hay bị đối xử cách bất công. Bạn đồng hành trên hành trình gian nan đến với Giêrusalem của chúng ta là chính Đức Giêsu, Người đã ban tặng cho ta cùng một Thánh Thần đã làm cho Người “nhất quyết… đi lên Giêrusalem”.
Nếu tôi thấy thoải mái trong tôn giáo của mình và đã yên ổn trong việc phụng thờ ngày Chúa Nhật như thường lệ, cùng với công tác tình nguyện trong giáo xứ, thì tôi có thể cảm thấy trình thuật Tin mừng hôm nay là dành cho một ai khác trong cộng đoàn. Có thể Đức Giêsu đang nói với những người đang chia rẽ và họ cần phải ngưng ngay việc chia rẽ đó. Họ phải chọn lựa và bắt đầu thực hành điều Người dạy. Còn với tôi thì vô can.
Thế nhưng, chúng ta không thể giới hạn những điều Đức Giêsu nói vào những Kitô hữu bị khai trừ hay những người sao lãng đạo nghĩa trong giáo xứ. Đức Giêsu đang nói với mỗi người chúng ta là những môn đệ đang đồng hành với Người. Và đó là một con đường, không phải là một cái ghế dài cố định và thoải mái trong ngôi thánh đường. Chúng ta có thể gọi đó là một cuộc hành trình hay một cuộc hành hương, nhưng bất kể ta đặt tên cho nó là gì thì nó cũng sẽ đòi hỏi sự sẵn sàng gạt qua một bên những gì ta yêu mến nhất. Thậm chí chúng ta có thể phải chia tay với những người không đón nhận lời Đức Giêsu, nhưng chúng ta thì lại đang vâng nghe lời ấy. Ta có thể giải thích rõ ràng hoặc thương lượng các điều khoản trong cương vị của người môn đệ, nhưng ta chưa làm được, trừ phi chúng ta đang đồng hành với Đức Giêsu trên con đường. Chúng ta không thể tự mình đưa ra bất kỳ một điều kiện tiên quyết nào để trở thành người môn đệ.
Trong vài sách Kinh Thánh, đoạn phúc âm của thánh Luca đọc ngày hôm nay được gọi là "những người sẽ được gọi là môn đệ của Chúa Giêsu". Hãy hy vọng không có tên tôi trong số những người "sẽ là môn đệ" đó.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
13th SUNDAY IN ORDINARY TIME - C
I Kings19: 16, 19-21; Psalm 16; Galatians 5: 1, 13-18; Luke 9: 51-62
People paying attention to the readings today are liable to ask themselves, "What’s going on here?" Elijah is slaughtering his oxen and Jesus is rejecting potential candidates for discipleship. We know that the people who designed our Lectionary chose the first reading in light of the gospel. So, since they are related, let’s look at them and try to answer that initial question, "What’s going on here?"
1Kings covers part of the history of Israel, after David’s death when power was transferred to Solomon. 1Kings gives an account of his reign and his construction of the Temple. Afterwards the monarchy is divided into the northern and southern kingdoms and that takes us up to the reign of Ahab when Elijah, featured in our first reading, was the major prophetic figure.
Many of the incidents of Moses’ life are recapitulated in Elijah who, for example: has a vision of God in a deserted place and divides the Jordan and crosses over it – as Moses did through the Red Sea. Elijah had to flee into the desert from Jezebel’s threats. He travels in the wilderness for "40 days and 40 nights" (reminiscent also of Moses’ desert journey of 40 years). Elijah is often depicted as a pilgrim but, in fact, he was alarmed by Jezebel’s threats. He traveled into the desert without food or drink and there God nourished him. In a cave, like Moses on Mount Sinai, Elijah watches God pass by. There the Word of God comes to him in a "still small voice." God doesn’t come in a spectacular theophany to the frightened prophet, but in the way we might also experience God, in a "still small voice."
What started as a catastrophe for Elijah winds up being a journey to God. During Elijah’s flight fear, fatigue, sleeplessness and the wilderness have haunted him. But God has also been calling him. Elijah may have been running from his vocation in fear but, in reality, his journey has been a pilgrimage conducted by God. God has met him running away and stood him on his feet so he could complete the vocation God had for him. Will he give in to fear, or will he respond to God’s call? Elijah responds positively to God because, like us, he wants to do what is right, despite difficulties, fears and temptations.
After these trials God gives Elijah a companion, Elisha, who will be his heir. Elijah asks his neophyte to put all aside, even work and family, to follow him and discover God’s purposes for his life. From now on the new prophet will also nourish others on the Word of God.
Today’s gospel marks a turning point in Luke. It is the beginning of his narrative of Jesus’ journey to Jerusalem. Unlike Elijah, Jesus did not hesitate or weaken in his resolve to complete his mission. He did not flee to the desert, but in the desert his mission and identity were clarified and strengthened (Luke 4:1-13). There is no uncertainty in Jesus about his identity, nor about his mission, as he "resolutely determined to journey to Jerusalem." Though he was labeled a glutton, drunkard, blasphemer and a breaker of the law by the religious establishment, he deliberately decides to go to Jerusalem where the opposition to him will gather strength – a unique kind of pilgrimage to the Holy City.
Jesus does not travel on his own but is guided by the Spirit, who has been with him since the beginning of his ministry. Like Elijah, he has company on his journey for he has been traveling with his own neophytes, the disciples, whom he has been forming as a community.
From the beginning Jesus is very clear to his disciples what they will have to sacrifice in order to follow him. They don’t go very far before they receive a typical reaction to prophets – rejection from people they meet on the way. They are not rejected by the Samaritans because they are Galileans and have historic animosities, but because "the destination of his journey was Jerusalem." Jesus resists violent reaction to the Samaritans. In fact, in Acts, Luke narrates how the Samaritans eventually welcomed the gospel (8:5-25). Unlike Elijah, Jesus did not hesitate or weaken in his resolve to complete his mission. He will not stop or slow down, even when the Samaritans refuse to welcome him. Along the way his disciples can’t help but notice that the cost of following Jesus will be rejection.
Jesus’ response to the would-be disciples seems harsh. What could possibly be wrong with burying one’s father before leaving to follow Christ? Actually, the man wants to stay home until his parents die. Who knows how long that might be? Jesus isn’t offering a convenient form of discipleship, based at our own timing. Jesus even rejects one who wants to go home to bid farewell to his family. Being a disciple is not just one of several important things we must do. If we accept the invitation to follow Christ then he and the mission he gives us, are our first priority.
We don’t always have a choice about the suffering which comes to us in life. We can’t avoid sickness, limitations and, eventually, death. They are inevitable. But there are sacrifices, burdens and hardships we can either choose or brush off. These happen when we suffer the consequences which come with the Christian choices we make. We choose the well-being of a neighbor in need. We want to give to those who are poor, even when it means taking from our own necessities. We will not keep quiet when a person is being degraded or treated unjustly. Our companion on this difficult journey to our own Jerusalem is Jesus himself, who gifts us with the same Spirit that enabled him to "resolutely… journey to Jerusalem."
If I am comfortable in my religion and have settled into a routine of Sunday worship, along with some volunteer work at the parish, I might feel today’s gospel is meant for another set of people. Perhaps Jesus is speaking to people who are on the fence and need to get off it, make a choice and start practicing what he teaches. As for me, I am quite comfortable where I am.
But we can’t restrict what Jesus says to only the un-churched or some "wishy-washy" Christian in the pews. He is speaking to each of us who are disciples on the road with him. And it is a road – not a permanent and comfortable pew. We can call it a journey or a pilgrimage but, whatever name we give, it will require a willingness to put aside what we cherish the most. We may even have to part ways with those who don’t hear in Jesus what we are hearing. We might like to spell out or bargain the terms of our discipleship, but we can’t, not if we are traveling with Jesus on the road. We can’t put any preconditions to discipleship.
In some Bibles this section of Luke is called, "the would-be followers of Jesus." Let’s hope "would-be followers" doesn’t name me as well.
Không có nơi gối đầu
Lm. Vũ Xuân Hạnh
07:44 28/06/2013
“KHÔNG CÓ NƠI GỐI ĐẦU”
Chiếc xe khách Đà Lạt – Sài Gòn vừa dừng. Tôi bước xuống. Giữa trưa đầu mùa hè, cái nắng Sài Gòn hầm hập và gay gắt. Định gọi xích lô về nhà. Còn đang nhìn quanh, tôi bỗng nghe từ phía sau có tiếng gọi:
- Anh về đâu, lên xe em nè. Một người lái xích lô mời.
- À, tôi về…
Bỗng ánh mắt người lái xích lô nhìn tôi không chớp, nhìn chằm chằm. Tôi hơi ngỡ ngàng.
- Ủa, H phải không? Đi đâu mới về vậy? Vừa hỏi, anh vừa lấy nón lau mồ hôi.
Đúng lúc đó, tôi nhận ra N, bạn học từ khi lên lớp sáu. Hồi ấy N là học sinh giỏi, nhưng gia đình nghèo. Vì thế, sau khi tốt nghiệp trung học, N không thể tiếp tục học. Thế rồi chúng tôi chia tay nhau. Từ đó không có liên lạc gì.
Sau bao nhiêu năm vật lộn với cuộc sống, N già đi nhiều quá. Nước da đen trũi. Gương mặt và đôi mắt ấy nhuộm nắng, pha sương theo năm tháng mà hốc hác, sâu thẳm. Hàm râu lởm chởm và mái tóc rối bù càng làm tôi khó mà nhận ra thằng bạn học cũ của mình. Sau giây phút ngỡ ngàng, tôi trả lời N mà chưa hết thản thốt:
- À, mình đi Đà Lạt về. Trời ơi, bạn đạp xích lô à, lâu chưa?
- Hơn ba năm…
Rồi N nói thật tự nhiên:
- Lên xe đi, mình chở về cho.
Tôi thoáng ngập ngừng, nhưng sợ bạn nghĩ ngợi, vội bước lên xe…
Có bao giờ bạn nhìn cuộc sống của anh chị em xung quanh, rồi tự nhận ra mình chưa? Riêng lương tâm tôi đã từng bị đánh động như thế. Nhìn anh chị em để thấy ơn Chúa ban cho mình lớn lắm, lòng thương xót của Chúa dành cho mình dào dạt. Có nhận ra như thế, bản thân mới nặng lòng biết ơn Thiên Chúa, để đừng quên cảm tạ Người.
Hôm nay bài Tin Mừng cho biết, có đến ba người xin theo làm môn đệ của Chúa. Ơn gọi của ba người mang ba màu sắc khác nhau. “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu" là câu Chúa trả lời cho người đầu tiên xin theo Chúa. Tôi chỉ dừng lại ở câu trả lời này để suy nghĩ về chính mình.
Suy niệm Lời Chúa Giêsu: “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu", một lần nữa, tôi được đánh động. Lời Chúa thúc giục tôi đừng bao giờ phụ ơn Người.
Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã trở nên nghèo khó đến nỗi phải sống một cuộc sống long đong, thiếu thốn, thì trong hoàn cảnh hiện tại, vẫn còn đó nhiều anh chị em đang họa lại khuôn mặt của Chúa bằng chính lối sống nghèo hèn, thiếu thốn của họ.
Nỗi nghèo của Chúa Giêsu đã bắt đầu từ lúc mới sinh, trải dài đến hết cả cuộc đời của Người. Hành trình từ hang đá bêlem đến đồi Calvê phải là cả một lẽ sống quý báu cho chúng ta khi dấn bước theo Chúa. Và nếu Người là lẽ sống của tôi, như bao nhiêu anh chị em khác, muốn họa lại khuôn mặt của Chúa Kitô, tôi phải học lấy hành trình Bêlem tiến về Canvê như Chúa.
Bởi vậy chính Lời của Chúa Giêsu: “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu", làm tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ người bạn cũ trên bến xe hôm nào. Một thoáng suy tư ban đầu, tôi chợt nhận ra, bạn tôi giống Chúa Giêsu hơn tôi.
Không biết có bao giờ anh nhận ra cái nghèo của anh là cái nghèo mà Chúa đã từng sống? Có lẽ anh cũng không hề biết, trong cái nghèo ấy, anh giống của mình? Bởi thế, lời khẳng định “bạn của tôi giống Chúa Giêsu hơn tôi”, chỉ là sự sám hối đến từ sự suy tư chủ quan mà thôi. Đó là cái nhìn trực giác của tôi nơi anh chị em để khám phá tình yêu của Chúa dành cho tôi.
Người ta thường nghỉ, linh mục là người can đảm, dám từ bỏ, dám hiến thân cho Nước Trời và thế giới. Trong ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày xin ơn Chúa thánh hóa linh mục, tôi đã lặp lại hình ảnh về ơn gọi hiến thân này để giúp anh chị em giáo dân suy niệm về ơn gọi tận hiến. Cũng trong chiều hướng suy tư về sự tận hiến, tôi đã mời gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các linh mục.
Đúng! Làm linh mục của Chúa, tôi đã có sự từ bỏ: Từ bỏ một mái gia đình riêng tư để gắn mình vào một gia đình rộng lớn là cộng đoàn dân Chúa. Tôi đã từ bỏ khi cố gắn vươn lên trong sự khiết tịnh mà Hội hánh đòi hỏi.
Trong lối sống hằng ngày, tôi phải mực thước, không sa đà trong tự do, không ăn nói thô tục, luôn nhắc nhở mình phải xứng đáng là người lãnh đạoi tinh thần cho anh chị em… Tôi hiểu điều mà ai đó đã từng nói: “Linh mục là tấm bánh cho người ta ăn”. Tất cả những điều đó, nếu tôi thực hành tốt, cho thấy sự từ bỏ nơi tôi, linh mục của Chúa.
Tôi hiểu, bước theo Chúa, Người mời gọi tôi hãy sống khó nghèo. Có thể sự khó nghèo của tôi không đến mức thiếu thốn cả “nơi gối đầu”, nhưng ít nhất mỗi một ngày, tôi phải nên giống Chúa của mình hơn. Ai đó ví von: “Linh mục ban của thánh và nhận của phàm”. Không biết lời ví von ấy đúng? Nhưng nếu ít nhiều có sự thật, đó không còn là lời nói cho vui, mà trở thành lời bậc thốt từ nỗi xót xa.
Tôi biết, mình sẽ có sự từ bỏ. Nhưng thẳm sâu nơi thân phận loài người, chắc đã không ít lần, tôi yếu lòng và muốn nhận cho mình, thậm chí muốn nhận nhiều, hơn muốn từ bỏ. Vì thế, theo Tin Mừng, trước lời mời gọi của Chúa, lời dành cho ai muốn làm môn đệ của Chúa: “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu", tôi cần phải sám hối nhiều hơn. Vì chỉ có ý thức mình, tôi mới có thể giúp anh chị em của mình sống hoàn hảo cách hiệu quả nhất.
Sống tinh thần nghèo khó, tôi sẽ rao giảng Lời Chúa để anh chị em của tôi biết từ bỏ, biết sống tinh thần nghèo khó như Chúa dạy. Tôi sẽ mạnh dạn chỉ cho những ai gặp phải hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, lam lũ…, hãy hiến dâng những lao nhọc của bản thân để được đi trên chính nẻo đường mà Chúa đã đi, nhờ đó nên giống Chúa.
Nguyện xin Chúa giúp tôi thành chứng tá cho giáo huấn của Người. Amen.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chiếc xe khách Đà Lạt – Sài Gòn vừa dừng. Tôi bước xuống. Giữa trưa đầu mùa hè, cái nắng Sài Gòn hầm hập và gay gắt. Định gọi xích lô về nhà. Còn đang nhìn quanh, tôi bỗng nghe từ phía sau có tiếng gọi:
- Anh về đâu, lên xe em nè. Một người lái xích lô mời.
- À, tôi về…
Bỗng ánh mắt người lái xích lô nhìn tôi không chớp, nhìn chằm chằm. Tôi hơi ngỡ ngàng.
- Ủa, H phải không? Đi đâu mới về vậy? Vừa hỏi, anh vừa lấy nón lau mồ hôi.
Đúng lúc đó, tôi nhận ra N, bạn học từ khi lên lớp sáu. Hồi ấy N là học sinh giỏi, nhưng gia đình nghèo. Vì thế, sau khi tốt nghiệp trung học, N không thể tiếp tục học. Thế rồi chúng tôi chia tay nhau. Từ đó không có liên lạc gì.
Sau bao nhiêu năm vật lộn với cuộc sống, N già đi nhiều quá. Nước da đen trũi. Gương mặt và đôi mắt ấy nhuộm nắng, pha sương theo năm tháng mà hốc hác, sâu thẳm. Hàm râu lởm chởm và mái tóc rối bù càng làm tôi khó mà nhận ra thằng bạn học cũ của mình. Sau giây phút ngỡ ngàng, tôi trả lời N mà chưa hết thản thốt:
- À, mình đi Đà Lạt về. Trời ơi, bạn đạp xích lô à, lâu chưa?
- Hơn ba năm…
Rồi N nói thật tự nhiên:
- Lên xe đi, mình chở về cho.
Tôi thoáng ngập ngừng, nhưng sợ bạn nghĩ ngợi, vội bước lên xe…
Có bao giờ bạn nhìn cuộc sống của anh chị em xung quanh, rồi tự nhận ra mình chưa? Riêng lương tâm tôi đã từng bị đánh động như thế. Nhìn anh chị em để thấy ơn Chúa ban cho mình lớn lắm, lòng thương xót của Chúa dành cho mình dào dạt. Có nhận ra như thế, bản thân mới nặng lòng biết ơn Thiên Chúa, để đừng quên cảm tạ Người.
Hôm nay bài Tin Mừng cho biết, có đến ba người xin theo làm môn đệ của Chúa. Ơn gọi của ba người mang ba màu sắc khác nhau. “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu" là câu Chúa trả lời cho người đầu tiên xin theo Chúa. Tôi chỉ dừng lại ở câu trả lời này để suy nghĩ về chính mình.
Suy niệm Lời Chúa Giêsu: “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu", một lần nữa, tôi được đánh động. Lời Chúa thúc giục tôi đừng bao giờ phụ ơn Người.
Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã trở nên nghèo khó đến nỗi phải sống một cuộc sống long đong, thiếu thốn, thì trong hoàn cảnh hiện tại, vẫn còn đó nhiều anh chị em đang họa lại khuôn mặt của Chúa bằng chính lối sống nghèo hèn, thiếu thốn của họ.
Nỗi nghèo của Chúa Giêsu đã bắt đầu từ lúc mới sinh, trải dài đến hết cả cuộc đời của Người. Hành trình từ hang đá bêlem đến đồi Calvê phải là cả một lẽ sống quý báu cho chúng ta khi dấn bước theo Chúa. Và nếu Người là lẽ sống của tôi, như bao nhiêu anh chị em khác, muốn họa lại khuôn mặt của Chúa Kitô, tôi phải học lấy hành trình Bêlem tiến về Canvê như Chúa.
Bởi vậy chính Lời của Chúa Giêsu: “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu", làm tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ người bạn cũ trên bến xe hôm nào. Một thoáng suy tư ban đầu, tôi chợt nhận ra, bạn tôi giống Chúa Giêsu hơn tôi.
Không biết có bao giờ anh nhận ra cái nghèo của anh là cái nghèo mà Chúa đã từng sống? Có lẽ anh cũng không hề biết, trong cái nghèo ấy, anh giống của mình? Bởi thế, lời khẳng định “bạn của tôi giống Chúa Giêsu hơn tôi”, chỉ là sự sám hối đến từ sự suy tư chủ quan mà thôi. Đó là cái nhìn trực giác của tôi nơi anh chị em để khám phá tình yêu của Chúa dành cho tôi.
Người ta thường nghỉ, linh mục là người can đảm, dám từ bỏ, dám hiến thân cho Nước Trời và thế giới. Trong ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày xin ơn Chúa thánh hóa linh mục, tôi đã lặp lại hình ảnh về ơn gọi hiến thân này để giúp anh chị em giáo dân suy niệm về ơn gọi tận hiến. Cũng trong chiều hướng suy tư về sự tận hiến, tôi đã mời gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các linh mục.
Đúng! Làm linh mục của Chúa, tôi đã có sự từ bỏ: Từ bỏ một mái gia đình riêng tư để gắn mình vào một gia đình rộng lớn là cộng đoàn dân Chúa. Tôi đã từ bỏ khi cố gắn vươn lên trong sự khiết tịnh mà Hội hánh đòi hỏi.
Trong lối sống hằng ngày, tôi phải mực thước, không sa đà trong tự do, không ăn nói thô tục, luôn nhắc nhở mình phải xứng đáng là người lãnh đạoi tinh thần cho anh chị em… Tôi hiểu điều mà ai đó đã từng nói: “Linh mục là tấm bánh cho người ta ăn”. Tất cả những điều đó, nếu tôi thực hành tốt, cho thấy sự từ bỏ nơi tôi, linh mục của Chúa.
Tôi hiểu, bước theo Chúa, Người mời gọi tôi hãy sống khó nghèo. Có thể sự khó nghèo của tôi không đến mức thiếu thốn cả “nơi gối đầu”, nhưng ít nhất mỗi một ngày, tôi phải nên giống Chúa của mình hơn. Ai đó ví von: “Linh mục ban của thánh và nhận của phàm”. Không biết lời ví von ấy đúng? Nhưng nếu ít nhiều có sự thật, đó không còn là lời nói cho vui, mà trở thành lời bậc thốt từ nỗi xót xa.
Tôi biết, mình sẽ có sự từ bỏ. Nhưng thẳm sâu nơi thân phận loài người, chắc đã không ít lần, tôi yếu lòng và muốn nhận cho mình, thậm chí muốn nhận nhiều, hơn muốn từ bỏ. Vì thế, theo Tin Mừng, trước lời mời gọi của Chúa, lời dành cho ai muốn làm môn đệ của Chúa: “Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có nơi gối đầu", tôi cần phải sám hối nhiều hơn. Vì chỉ có ý thức mình, tôi mới có thể giúp anh chị em của mình sống hoàn hảo cách hiệu quả nhất.
Sống tinh thần nghèo khó, tôi sẽ rao giảng Lời Chúa để anh chị em của tôi biết từ bỏ, biết sống tinh thần nghèo khó như Chúa dạy. Tôi sẽ mạnh dạn chỉ cho những ai gặp phải hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, lam lũ…, hãy hiến dâng những lao nhọc của bản thân để được đi trên chính nẻo đường mà Chúa đã đi, nhờ đó nên giống Chúa.
Nguyện xin Chúa giúp tôi thành chứng tá cho giáo huấn của Người. Amen.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Chúa Nhật 30-06-2013
LM. Giuse Nguyễn Kim Long.
07:47 28/06/2013
Chúa Nhật 30-06-2013
Chúa Nhật 13 TN -C (Luca 9:51-62)
Trang Tin mừng hôm nay nối tiếp trang Tin mừng của Chúa Nhật tuần trước, trong đó Thánh Lu-ca cho thấy Chúa Giêsu tiếp tục đưa ra những đòi hỏi cho những ai muốn theo Ngài, sống lựa chọn con đường rao giảng Tin mừng.
Từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày là một lựa chọn không dễ dàng. Hằng ngày, chúng ta đối diện với "cái tôi" mà nó luôn có khuynh hướng muốn làm chủ, tìm sự dễ dãi và phóng thứ. Từ bỏ chính mình là từ bỏ chính "cái tôi đáng yêu" đó để vác lấy thập giá là những hy sinh, đau khổ và chấp nhận trong thân phận là người Kitô hữu.
Tuy nhiên, những đòi hỏi của Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở phương diện cá nhân. Ngài muốn người môn đệ phải đi xa hơn nữa, vượt ra khỏi chính "cái tôi đáng yêu" của mình để sống dấn thân cho lý tưởng Tin mừng.
Để sống lý tưởng này, người môn đệ cần xác tín theo Chúa, có thể khởi đi từ một lời đáp trả lãng mạn, là theo một người đã nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (c.58). Chúa Giêsu nói thế không phải Ngài tự hào mình là người vô gia cư (homeless) hay người vô sản. Trái lại, ngài muốn khẳng định sứ điệp theo Ngài là từ bỏ tất cả, chấp nhận sự thiếu thốn và cả những bấp bênh cho cuộc sống. Sự từ bỏ này còn bao gồm cả gia đình, cha mẹ, và của cải vật chất như Chúa đã nói với những người muốn theo Ngài. Phải chăng những đòi hỏi của Chúa có vẻ siêu thực và vượt qua giới hạn tình người? Có thể có những người sẽ nghĩ như vậy, nhưng thực ra đây lại những đòi hỏi rất cụ thể và nhân bản. Cụ thể vì chúng phù hợp với sứ mạng rao giảng Tin mừng là một công việc luôn cần sự hy sinh và sẵn sàng. Nhân bản vì chúng giúp người môn đệ không bị ràng buộc trong những giới hạn của đời sống và hết lòng phục vụ cho tha nhân.
Tuy nhiên, nói trên lý thuyết thì dễ nhưng thực tế lại không như chúng ta nghĩ. Ngày hôm nay, những người theo Chúa, các Kitô hữu nói chung và các Linh mục, Tu sĩ nói riêng, đang phải dối diện với nhiều cám dỗ trước một xã hội đang tìm mọi cách chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa trong vũ trụ, phá bỏ luân lý, đạo đức qua việc chấp nhận hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai, cái chết êm dịu và đề cao lối sống cá nhân, hưởng thụ vật chất. Đây là những thách đố cho người môn đệ Chúa, hoặc sẽ giúp họ trở nên can đảm và xác tín vào Chúa; hoặc họ sẽ gục ngã qua việc "thoả hiệp" với sự tội, sống theo các đam mê dục vọng, lỗi lời khấn, và thiếu tinh thần phục vụ.....
Lời mời gọi của Chúa Giêsu:" Phần anh hãy theo tôi", phải luôn là sứ điệp cho tất cả những ai muốn theo Chúa, trở nên môn đệ Ngài qua bí tích Rửa tội.
Xin Chúa Giêsu ban cho chúng con sự can đảm và niềm xác tín trong lựa chọn theo Chúa, dấn thân cho lý tưởng rao giảng Tin mừng trong xã hội hôm nay. Amen
LM. Giuse Nguyễn Kim Long -miami.
Chúa Nhật 13 TN -C (Luca 9:51-62)
Trang Tin mừng hôm nay nối tiếp trang Tin mừng của Chúa Nhật tuần trước, trong đó Thánh Lu-ca cho thấy Chúa Giêsu tiếp tục đưa ra những đòi hỏi cho những ai muốn theo Ngài, sống lựa chọn con đường rao giảng Tin mừng.
Từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày là một lựa chọn không dễ dàng. Hằng ngày, chúng ta đối diện với "cái tôi" mà nó luôn có khuynh hướng muốn làm chủ, tìm sự dễ dãi và phóng thứ. Từ bỏ chính mình là từ bỏ chính "cái tôi đáng yêu" đó để vác lấy thập giá là những hy sinh, đau khổ và chấp nhận trong thân phận là người Kitô hữu.
Tuy nhiên, những đòi hỏi của Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở phương diện cá nhân. Ngài muốn người môn đệ phải đi xa hơn nữa, vượt ra khỏi chính "cái tôi đáng yêu" của mình để sống dấn thân cho lý tưởng Tin mừng.
Để sống lý tưởng này, người môn đệ cần xác tín theo Chúa, có thể khởi đi từ một lời đáp trả lãng mạn, là theo một người đã nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (c.58). Chúa Giêsu nói thế không phải Ngài tự hào mình là người vô gia cư (homeless) hay người vô sản. Trái lại, ngài muốn khẳng định sứ điệp theo Ngài là từ bỏ tất cả, chấp nhận sự thiếu thốn và cả những bấp bênh cho cuộc sống. Sự từ bỏ này còn bao gồm cả gia đình, cha mẹ, và của cải vật chất như Chúa đã nói với những người muốn theo Ngài. Phải chăng những đòi hỏi của Chúa có vẻ siêu thực và vượt qua giới hạn tình người? Có thể có những người sẽ nghĩ như vậy, nhưng thực ra đây lại những đòi hỏi rất cụ thể và nhân bản. Cụ thể vì chúng phù hợp với sứ mạng rao giảng Tin mừng là một công việc luôn cần sự hy sinh và sẵn sàng. Nhân bản vì chúng giúp người môn đệ không bị ràng buộc trong những giới hạn của đời sống và hết lòng phục vụ cho tha nhân.
Tuy nhiên, nói trên lý thuyết thì dễ nhưng thực tế lại không như chúng ta nghĩ. Ngày hôm nay, những người theo Chúa, các Kitô hữu nói chung và các Linh mục, Tu sĩ nói riêng, đang phải dối diện với nhiều cám dỗ trước một xã hội đang tìm mọi cách chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa trong vũ trụ, phá bỏ luân lý, đạo đức qua việc chấp nhận hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai, cái chết êm dịu và đề cao lối sống cá nhân, hưởng thụ vật chất. Đây là những thách đố cho người môn đệ Chúa, hoặc sẽ giúp họ trở nên can đảm và xác tín vào Chúa; hoặc họ sẽ gục ngã qua việc "thoả hiệp" với sự tội, sống theo các đam mê dục vọng, lỗi lời khấn, và thiếu tinh thần phục vụ.....
Lời mời gọi của Chúa Giêsu:" Phần anh hãy theo tôi", phải luôn là sứ điệp cho tất cả những ai muốn theo Chúa, trở nên môn đệ Ngài qua bí tích Rửa tội.
Xin Chúa Giêsu ban cho chúng con sự can đảm và niềm xác tín trong lựa chọn theo Chúa, dấn thân cho lý tưởng rao giảng Tin mừng trong xã hội hôm nay. Amen
LM. Giuse Nguyễn Kim Long -miami.
Mừng lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô
Trầm Thiên Thu
10:24 28/06/2013
Thánh Phêrô, Giáo hoàng tiên khởi
Theo Tân ước và truyền thống Kitô giáo, Thánh Phêrô là một trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu và là vị lãnh đạo tiên khởi của Kitô giáo. Ngài “nổi bật” trong Phúc Âm và sách Công vụ, đồng thời được tôn kính là Thánh Giáo hoàng tiên khởi trong Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Đông phương, và Giáo Hội Chính thống. Là con trai của ông Gioan (Ga 1:42) hoặc Giona, ngài người làng Bếtsaiđa, thuộc Galilê hoặc Gaulanitis. Em trai ông là Anrê cũng thuộc Nhóm Mười Hai.
Thánh Phêrô có công thành lập Giáo Hội ở Antiôkia và cai quản Giáo đoàn này 7 năm. Đích thân hoặc qua thư từ, lời của ngài đã tới được Pontus, Galatia, Cappadocia, Tiểu Á và Bithynia, được người Do-thái và dân ngoại chấp nhận. Ngài tới Rôma vào năm thứ hai trong triều đại của Hoàng đế Claudius Germanicus, ngài đã lật đổ pháp sư Simon Magus.
Có hai thư được coi là của Thánh Phêrô. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô đều cho thấy sự ảnh hưởng từ việc rao giảng của Thánh Phêrô. Vài sách khác mang tên ngài như Công vụ Thánh Phêrô, Phúc Âm theo Thánh Phêrô, Lời giảng của Thánh Phêrô, Khải huyền của Thánh Phêrô, và Phán quyết của Thánh Phêrô, nhưng tất cả các sách này không được Giáo Hội Công Giáo chấp nhận.
Chính ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu, rồi ông gặp em mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (Ga 1:41). Sau đó ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (Ga 1:42). Kêpha nghĩa là Phêrô, tức là Đá tảng.
Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ nhận biết Ngài là ai, Thánh Phêrô mạnh dạn tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Thật ngon lành! Và Chúa Giêsu khen ông và trao quyền: “Này anh Simon, con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16:17-19).
Thánh Phêrô là một trong ba nhân chứng trong cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô như được xuất thần, khoái chí thưa ngay với Chúa Giêsu: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (Mt 17:4).
Thánh Phêrô còn được Chúa Giêsu cho “biểu diễn ngoạn mục” là bước đi trên mặt biển. Đêm hôm đó vào khoảng canh tư, Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Ngài đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”, và sợ hãi la toáng lên. Thấy vậy, Đức Giêsu liền bảo: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Ông Phêrô thấy Thầy đi trên nước ngon ơ, nhưng vẫn bán tín bán nghi: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” (Mt 14:28). Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!”. Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước để đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, chả biết thật hay đùa, ông càng nghi ngờ là ma chứ chắc gì là Thầy. Thấy mình cứ chìm dần, ông la hoảng: “Thưa Ngài, xin cứu con với!” (Mt 14:30). Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” (Mt 14:31). Ông Phêrô một phen hú hồn hú vía!
Khi quân lính hùng hổ vào Vườn Ghếtsimani để tìm bắt Chúa Giêsu, Thánh Phêrô thấy “nóng gáy”, sẵn thanh gươm trong tay, ngài liền vung lên chém đứt tai của Man-khô, một đầy tớ của vị Thượng tế (Ga 18:10). Thật can đảm khi dám hành động như vậy!
Thánh Phêrô từng tuyên bố chắc nịch như đinh đóng cột: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không” (Mt 14:29). Thậm chí ông còn quả quyết hơn: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mc 14:31). Thế nhưng sau đó không lâu, chỉ mấy đứa con gái là đầy tớ quèn bảo ông thuộc nhóm của Chúa Giêsu, ông liền giả nai, tỉnh bơ chối phăng 3 lần: “Tôi không biết” (Ga 18:17-27). Nói trước bước không qua. Tồi tệ thật, được báo trước mà vẫn không tránh khỏi!
Nhưng thông cảm mà! Lúc đó ai mà không hoảng sợ chứ? Cả trung đội lính lăm le gươm giáo, đằng đằng sát khí, mặt mày bặm trợn, thấy mà té đái chứ đâu giỡn chơi. Kẻ thì chạy mất dép, kẻ thì chối leo lẻo, kẻ thì bỏ của chạy lấy người. Trong số đó có một cậu thanh niên bị bọn lính túm được áo, cậu ta liền chơi liều luôn: “Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Mc 14:52). Mác-cô nhà ta chứ ai trồng khoai đất này!
Khi Sư Phụ Giêsu đi ngang qua, Giáo hoàng tiên khởi Phêrô thấy ánh mắt Thầy tha thiết và bí ẩn quá, nhưng đầy lòng thương xót, ánh mắt ấy xoáy vào tâm khảm ông, rồi tự thấy mình thật đáng trách, quá xấu hổ và sám hối nên ông đã chạy ra ngoài “khóc lóc thảm thiết” (Mt 26:75; Lc 22:62).
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho Thánh Phêrô trước. Ông không chịu, nhưng sau khi được Chúa Giêsu giải thích, ông hớn hở như trẻ được quà: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13:9). Nhưng Đức Giêsu bảo: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” (Ga 13:10).
Khi Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Phêrô là người đầu tiên bước vào mộ Chúa Giêsu, dù các phụ nữ và Tông đồ Gioan đã biết trước (Ga 20:1-9). Trong chương cuối của Phúc Âm theo Thánh Gioan, Thánh Phêrô “bị” Chúa Giêsu hỏi 3 lần: “Anh có yêu mến Thầy không” (Ga 21:15-17). Đó là để “bù đắp” vào 3 lần Thánh Phêrô đã chối Chúa và cũng là để xác định vị thế của vị Giáo hoàng tiên khởi.
Sách Công vụ, chương 12, cho biết Thánh Phêrô bị vua Hêrôđê bỏ tù, nhưng ngài được Thiên thần giải cứu. Tại Công đồng Giêrusalem (khoảng năm 50), Thánh Phaolô và các vị lãnh đạo Giáo Hội Giêrusalem đã quyết định tiếp nhận dân ngoại trở lại. Sách Công vụ phác họa chân dung Thánh Phêrô là người thành công trong việc chấn chỉnh người Pharisêu khi họ cứ khăng khăng bám vào phép cắt bì.
Thánh Phêrô bị xử tử dưới triều Hoàng đế Nero Augustus Caesar vào khoảng năm 64-67. Truyền thống cho biết rằng Thánh Phêrô xin được đóng đinh ngược vì cảm thấy không xứng đóng đinh xuôi như Thầy Giêsu. Truyền thống cũng xác minh rằng nơi Thánh Phêrô bị đóng đinh được người ta xây dựng Nguyện đường Clementine. Một số xương và hài cốt của Thánh Phêrô còn được lưu giữ tại hầm Confessio trong Đền thờ Thánh Phêrô, nơi mà ĐGH Phaolô VI đã cho khai quật năm 1968, đó là hầm mộ đầu tiên của Rôma. Từ năm 1736, cứ đến ngày 29-6 thì tượng Thánh Phêrô tại Đền thờ Thánh Phêrô lại được “trang điểm” với dây giáo hoàng, nhẫn ngư phủ, và trang phục giáo hoàng, như một phần nghi thức trong ngày lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.
Thánh Phêrô vốn là ngư dân, bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, thẳng thắn nên nóng tính, không nên không phải thì “phang” liền. Con người của thánh nhân cũng tội lỗi, ăn năn, và hoàn thiện, đồng thời hoàn thành trách nhiệm được trao. Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa.
Thánh Phaolô, Tông đồ của mọi người
Từ một người hăng say bắt đạo Chúa, thậm chí còn tham gia giết chết Thánh Stêphanô (Phó tế, Tử đạo tiên khởi), đã trở thành người nhiệt thành rao giảng Chúa-Giêsu-bị-đóng-đinh. Có thể nói rằng nếu không nhờ con người mạnh mẽ, thông minh và có ảnh hưởng rộng lớn này, thì niềm tin Kitô giáo có thể vẫn chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp tại Do thái.
Từ Giêrusalem đến Damascô, sau 3 năm Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập giá, một thanh niên Do thái ở Tarsus tên Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến ấn tượng. Tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Bị mù vì thị kiến, thanh niên này phải có người dẫn vào thành phố. Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới – một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.
Như vậy, nhờ sự thay đổi lớn trong tâm hồn, một trong các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo đã trở nên một người có đức tin. Chàng đã bỏ tên Do thái để thay tên Latin là Phaolô. Với tư cách là Tông đồ của dân ngoại, Phaolô được sai đi truyền giáo ở Địa trung hải. Ông chuyển Kitô giáo từ một giáo phái nhỏ Do thái thành một tôn giáo có tầm cỡ thế giới. Khi thuyết giảng và thư từ, Phaolô đã có hệ tư tưởng mà cho đến nay vẫn là nền tảng của việc giáo huấn Kitô giáo.
Ngoài các thư chúng ta có, trong sách Công vụ Tông đồ là nhật ký của bạn bè, thánh Luca – thầy thuốc và tác giả Phúc âm thứ ba. Từ các nguồn đó nổi bật một đời sống có nhiều khủng hoảng, quyết định nhanh chóng, lối thoát nhỏ hẹp, những dịp gặp gỡ, và những bùng nổ rải rác tạo nên câu chuyện phiêu lưu kỳ thú.
Thánh Phaolô sinh khoảng năm 5 tại Tarsus, Tiểu Á, ngày nay là thành phố tĩnh lặng ở Thổ nhĩ kỳ, nhiều người ở đây đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma.
Khi còn nhỏ, Saolê học kinh doanh, có thể vì người cha là người buôn vải. Nhưng Saolê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi, Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Trong đền thờ chật người, lần đầu Saolê nghe nói đến Đức Kitô rao giảng ở Galilê. Dù chưa hề gặp Chúa Giêsu, “tiếng gọi” kia vẫn làm ông thay đổi. Ông đã bách hại Giáo Hội sơ khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông lẫn phụ nữ. Người đầu tiên bị Phaolô thủ tiêu là thánh Stêphanô, bị ném đá đến chết trước mặt người Pharisiêu. Vô tri bất mộ. Nhưng rồi Phaolô đã nhận là mình được Thiên Chúa thương đặc biệt. Phaolô đã tin tưởng, kiên trì, tự nhận mình yếu đuối, và ơn tha thứ tuôn đổ trên ông. Phaolô cũng đã than phiền về tính vô định của mình: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7:19). Nhưng nhiệm vụ lịch sử của Phaolô là định mệnh không chọn một người khá hơn. Là dân biệt phái, Phaolô đã trích Cựu ước khoảng 200 lần trong các thư gởi các Giáo đoàn. Là người Rôma, Phaolô đã đi khắp Đế quốc, nói 3 ngôn ngữ: tiếng Aram, tiếng Do thái và tiếng Hy lạp, đồng thời còn thông thạo tiếng Latin nữa.
Với tài năng như vậy, Phaolô khả dĩ tự biến thành “mọi sự cho mọi người” – Do thái đối với người Do thái, Rôma đối với người Rôma, ngụy biện đối với người ngụy biện, chân chất đối với người chân chất. Trổi vượt, khôn ngoan và hòa đồng, Phaolô còn là người rất nhân bản, dám tin rằng mọi người đều bình đẳng dù sống ở thời kỳ phân biệt giai cấp.
Hành trình tông đồ của thánh Phaolô đã đưa ngài tới những miền đất lạ, rảo bước khắp Tiểu Á, đến đảo Cyprus để “thả lưới”, vượt sang Âu châu để rửa tội cho những người ở Macedonia. Ngài đến đâu cũng gặp thuận lợi và được chấp nhận như một người Do thái. Chỉ khi đến với dân ngoại, thánh Phaolô mới gặp sự tức giận của người Do thái. Các tư tế cho rằng nam giới phải chịu cắt bì mới được cứu độ, vì luật đã ghi như vậy. Nhưng với tư cách một nhà truyền giáo, thánh Phaolô yêu cầu mỗi Kitô hữu phải bỏ luật Môi-sê, nếu không Kitô giáo không bao giờ là tôn giáo của mọi người, mà vẫn chỉ là sự thay đổi của Do thái giáo: Đức tin mới là vấn đề chứ không phải lề luật theo nghĩa hạn hẹp của nó. Từ đó phân chia thành Công Giáo và Do thái giáo.
Không hiểu bằng cách nào mà thánh Phaolô “thương lượng” được để có thể đi qua vùng Cilician Gates, nơi có nhiều bọn thảo khấu ẩn nấp trên các vách đá cheo leo và các thác nước hiểm trở như thế. Ngài thường đi bộ, nhiều đêm phải ở lại trong hang động ẩm ướt, gió lộng, tuyết phủ, mưa bão liên tiếp. Chỉ một mục đích duy nhất khiến ngài miệt mài hành trình tông đồ là “tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu Kitô”.
Ngài vẫn mưu sinh khi có thể, bằng cách làm vải lều – nghề cũ của ngài. Chẳng hạn ở Côrintô, thành phố trù phú của người Hy lạp, ngài làm chung với vợ chồng người Ý. Cơ sở phát triển tốt. Mọi tầng lớp dân chúng đều ghé vào mua hoặc tham quan và trò chuyện. Tính cách và sự duyên dáng của ngài đã gây ấn tượng với khách thập phương: Một cộng đoàn mới.
Nhiều người ngoại giáo gia nhập đạo. Thánh Phaolô khuyên họ đừng nóng giận, xảo trá, nguyền rủa hoặc mỉa mai người khác. Thời gian ngài ở Côrintô khoảng năm 51 (sau CN), cũng là thời điểm ngài viết các thư gởi các giáo đoàn và các sứ đồ. Kho tàng văn chương độc nhất vô nhị này là một phần trong Tân ước ngày nay, được xuất bản cùng với các Phúc âm. Được viết bằng tiếng Hy lạp cho các giáo đoàn sơ khai và các cá nhân, các thư của ngài viết không có ý tạo nên công việc đơn lẻ. Kết hợp với nhau, các thư có cấu trúc chặt chẽ về tư ưởng tôn giáo, làm cho thánh Phaolô trở nên thần học gia đầu tiên của Kitô giáo. Ngài còn là học giả uyên bác, tử tế, lịch thiệp. Những điều ngài viết ra là những trân châu ngọc bảo.
Thư gởi giáo đoàn Rôma là thư dài nhất và là kiệt tác của thánh Phaolô. Các nền tảng như ân sủng, công trạng và ý muốn tự do, bắt đầu bằng khả năng và chính xác, đó là khởi nguồn cho các thần học gia Kitô giáo. Quan niệm chính của thánh Phaolô là Ơn Cứu Độ: Loài người sống trong tội cho đến khi Thiên Chúa sai Con Ngài là Đức Giêsu đến cứu thoát. Nhờ cuộc sống và cái chết trên Thập giá, Đức Giêsu đã cứu độ nhân loại. Mọi người thực hiện Ơn Cứu Độ của chính mình bằng ân sủng và đức tin. Thánh Phaolô ẩn dụ bằng việc cởi bỏ “con người cũ” có thể ám chỉ việc thay đổi tâm tính của ngài sau biến cố ở Damascus. “Con người mới” sống trong Đức Kitô và “cái chết không còn thống trị trên Ngài”. Trước đây cô đơn và bị bỏ rơi, nhưng thánh Phaolô đã tìm thấy nguồn vui nơi chính Đức Kitô và anh em, và hân hoan tuyên bố vào cuối thời gian rằng chúng ta được kết hợp với Chúa trong vinh quang của Ngài, chúng ta sẽ gặp Ngài trực diện.
Nhiệm vụ của thánh Phaolô gọi ngài đến một nơi khác là Jerusalem, dù ngà định đi Rôma. Ngài đến Palestine với điềm chẳng lành. Sự thù ghét manh nha trong giới lãnh đạo Do thái. Khi thánh Phaolô vào đền thờ, có tiếng gọi giật ngược. Ngài bị kết án tử vì tội đưa dân ngoại vào đền thờ. Họ kéo ngài ra khỏi đền thờ và hành hạ gần chết. Một binh sĩ Rôma kịp xông vào cùng với vài binh sĩ khác giải cứu thánh Phaolô. Rồi sau đó ngài lại bị tống ngục ở Rôma. Nhiều học giả cận đại cho rằng thánh Phaolô bị kết án và được tha bổng. Các tác giả viết sách Kitô giáo cho biết thánh Phaolô đến tận Tây ban nha và Á châu. Đó là thời gian chống Kitô giáo dữ dội. Khoảng năm 60, thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma. Tương truyền chính vua Nero, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán kết án thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Khuynh Diệp gần Rôma. Người ta nói rằng thủ cấp của thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng nước. Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn.
Đức Giêsu đã tạo lập một niềm tin mới, chuyển hóa một Saolê thành một Phaolô hiên ngang đem niềm tin đó tới mọi nơi trên thế giới để có một đạo Công Giáo như ngày nay.
Theo Tân ước và truyền thống Kitô giáo, Thánh Phêrô là một trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu và là vị lãnh đạo tiên khởi của Kitô giáo. Ngài “nổi bật” trong Phúc Âm và sách Công vụ, đồng thời được tôn kính là Thánh Giáo hoàng tiên khởi trong Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Đông phương, và Giáo Hội Chính thống. Là con trai của ông Gioan (Ga 1:42) hoặc Giona, ngài người làng Bếtsaiđa, thuộc Galilê hoặc Gaulanitis. Em trai ông là Anrê cũng thuộc Nhóm Mười Hai.
Có hai thư được coi là của Thánh Phêrô. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô đều cho thấy sự ảnh hưởng từ việc rao giảng của Thánh Phêrô. Vài sách khác mang tên ngài như Công vụ Thánh Phêrô, Phúc Âm theo Thánh Phêrô, Lời giảng của Thánh Phêrô, Khải huyền của Thánh Phêrô, và Phán quyết của Thánh Phêrô, nhưng tất cả các sách này không được Giáo Hội Công Giáo chấp nhận.
Chính ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu, rồi ông gặp em mình là ông Simon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (Ga 1:41). Sau đó ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Simon và nói: “Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha” (Ga 1:42). Kêpha nghĩa là Phêrô, tức là Đá tảng.
Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ nhận biết Ngài là ai, Thánh Phêrô mạnh dạn tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Thật ngon lành! Và Chúa Giêsu khen ông và trao quyền: “Này anh Simon, con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16:17-19).
Thánh Phêrô là một trong ba nhân chứng trong cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô như được xuất thần, khoái chí thưa ngay với Chúa Giêsu: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (Mt 17:4).
Thánh Phêrô còn được Chúa Giêsu cho “biểu diễn ngoạn mục” là bước đi trên mặt biển. Đêm hôm đó vào khoảng canh tư, Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Ngài đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”, và sợ hãi la toáng lên. Thấy vậy, Đức Giêsu liền bảo: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Ông Phêrô thấy Thầy đi trên nước ngon ơ, nhưng vẫn bán tín bán nghi: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” (Mt 14:28). Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!”. Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước để đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, chả biết thật hay đùa, ông càng nghi ngờ là ma chứ chắc gì là Thầy. Thấy mình cứ chìm dần, ông la hoảng: “Thưa Ngài, xin cứu con với!” (Mt 14:30). Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” (Mt 14:31). Ông Phêrô một phen hú hồn hú vía!
Khi quân lính hùng hổ vào Vườn Ghếtsimani để tìm bắt Chúa Giêsu, Thánh Phêrô thấy “nóng gáy”, sẵn thanh gươm trong tay, ngài liền vung lên chém đứt tai của Man-khô, một đầy tớ của vị Thượng tế (Ga 18:10). Thật can đảm khi dám hành động như vậy!
Thánh Phêrô từng tuyên bố chắc nịch như đinh đóng cột: “Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không” (Mt 14:29). Thậm chí ông còn quả quyết hơn: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mc 14:31). Thế nhưng sau đó không lâu, chỉ mấy đứa con gái là đầy tớ quèn bảo ông thuộc nhóm của Chúa Giêsu, ông liền giả nai, tỉnh bơ chối phăng 3 lần: “Tôi không biết” (Ga 18:17-27). Nói trước bước không qua. Tồi tệ thật, được báo trước mà vẫn không tránh khỏi!
Nhưng thông cảm mà! Lúc đó ai mà không hoảng sợ chứ? Cả trung đội lính lăm le gươm giáo, đằng đằng sát khí, mặt mày bặm trợn, thấy mà té đái chứ đâu giỡn chơi. Kẻ thì chạy mất dép, kẻ thì chối leo lẻo, kẻ thì bỏ của chạy lấy người. Trong số đó có một cậu thanh niên bị bọn lính túm được áo, cậu ta liền chơi liều luôn: “Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Mc 14:52). Mác-cô nhà ta chứ ai trồng khoai đất này!
Khi Sư Phụ Giêsu đi ngang qua, Giáo hoàng tiên khởi Phêrô thấy ánh mắt Thầy tha thiết và bí ẩn quá, nhưng đầy lòng thương xót, ánh mắt ấy xoáy vào tâm khảm ông, rồi tự thấy mình thật đáng trách, quá xấu hổ và sám hối nên ông đã chạy ra ngoài “khóc lóc thảm thiết” (Mt 26:75; Lc 22:62).
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho Thánh Phêrô trước. Ông không chịu, nhưng sau khi được Chúa Giêsu giải thích, ông hớn hở như trẻ được quà: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13:9). Nhưng Đức Giêsu bảo: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” (Ga 13:10).
Khi Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Phêrô là người đầu tiên bước vào mộ Chúa Giêsu, dù các phụ nữ và Tông đồ Gioan đã biết trước (Ga 20:1-9). Trong chương cuối của Phúc Âm theo Thánh Gioan, Thánh Phêrô “bị” Chúa Giêsu hỏi 3 lần: “Anh có yêu mến Thầy không” (Ga 21:15-17). Đó là để “bù đắp” vào 3 lần Thánh Phêrô đã chối Chúa và cũng là để xác định vị thế của vị Giáo hoàng tiên khởi.
Sách Công vụ, chương 12, cho biết Thánh Phêrô bị vua Hêrôđê bỏ tù, nhưng ngài được Thiên thần giải cứu. Tại Công đồng Giêrusalem (khoảng năm 50), Thánh Phaolô và các vị lãnh đạo Giáo Hội Giêrusalem đã quyết định tiếp nhận dân ngoại trở lại. Sách Công vụ phác họa chân dung Thánh Phêrô là người thành công trong việc chấn chỉnh người Pharisêu khi họ cứ khăng khăng bám vào phép cắt bì.
Thánh Phêrô bị xử tử dưới triều Hoàng đế Nero Augustus Caesar vào khoảng năm 64-67. Truyền thống cho biết rằng Thánh Phêrô xin được đóng đinh ngược vì cảm thấy không xứng đóng đinh xuôi như Thầy Giêsu. Truyền thống cũng xác minh rằng nơi Thánh Phêrô bị đóng đinh được người ta xây dựng Nguyện đường Clementine. Một số xương và hài cốt của Thánh Phêrô còn được lưu giữ tại hầm Confessio trong Đền thờ Thánh Phêrô, nơi mà ĐGH Phaolô VI đã cho khai quật năm 1968, đó là hầm mộ đầu tiên của Rôma. Từ năm 1736, cứ đến ngày 29-6 thì tượng Thánh Phêrô tại Đền thờ Thánh Phêrô lại được “trang điểm” với dây giáo hoàng, nhẫn ngư phủ, và trang phục giáo hoàng, như một phần nghi thức trong ngày lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô.
Thánh Phêrô vốn là ngư dân, bản tính chất phác, chân thật, có sao nói vậy, thẳng thắn nên nóng tính, không nên không phải thì “phang” liền. Con người của thánh nhân cũng tội lỗi, ăn năn, và hoàn thiện, đồng thời hoàn thành trách nhiệm được trao. Đó là hành trình của phàm nhân, những con người luôn mỏng dòn và yếu đuối, nhưng luôn được Thiên Chúa hải hà thương xót, thứ tha và thánh hóa.
Thánh Phaolô, Tông đồ của mọi người
Từ một người hăng say bắt đạo Chúa, thậm chí còn tham gia giết chết Thánh Stêphanô (Phó tế, Tử đạo tiên khởi), đã trở thành người nhiệt thành rao giảng Chúa-Giêsu-bị-đóng-đinh. Có thể nói rằng nếu không nhờ con người mạnh mẽ, thông minh và có ảnh hưởng rộng lớn này, thì niềm tin Kitô giáo có thể vẫn chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp tại Do thái.
Như vậy, nhờ sự thay đổi lớn trong tâm hồn, một trong các nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo đã trở nên một người có đức tin. Chàng đã bỏ tên Do thái để thay tên Latin là Phaolô. Với tư cách là Tông đồ của dân ngoại, Phaolô được sai đi truyền giáo ở Địa trung hải. Ông chuyển Kitô giáo từ một giáo phái nhỏ Do thái thành một tôn giáo có tầm cỡ thế giới. Khi thuyết giảng và thư từ, Phaolô đã có hệ tư tưởng mà cho đến nay vẫn là nền tảng của việc giáo huấn Kitô giáo.
Ngoài các thư chúng ta có, trong sách Công vụ Tông đồ là nhật ký của bạn bè, thánh Luca – thầy thuốc và tác giả Phúc âm thứ ba. Từ các nguồn đó nổi bật một đời sống có nhiều khủng hoảng, quyết định nhanh chóng, lối thoát nhỏ hẹp, những dịp gặp gỡ, và những bùng nổ rải rác tạo nên câu chuyện phiêu lưu kỳ thú.
Thánh Phaolô sinh khoảng năm 5 tại Tarsus, Tiểu Á, ngày nay là thành phố tĩnh lặng ở Thổ nhĩ kỳ, nhiều người ở đây đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma.
Khi còn nhỏ, Saolê học kinh doanh, có thể vì người cha là người buôn vải. Nhưng Saolê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi, Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Trong đền thờ chật người, lần đầu Saolê nghe nói đến Đức Kitô rao giảng ở Galilê. Dù chưa hề gặp Chúa Giêsu, “tiếng gọi” kia vẫn làm ông thay đổi. Ông đã bách hại Giáo Hội sơ khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông lẫn phụ nữ. Người đầu tiên bị Phaolô thủ tiêu là thánh Stêphanô, bị ném đá đến chết trước mặt người Pharisiêu. Vô tri bất mộ. Nhưng rồi Phaolô đã nhận là mình được Thiên Chúa thương đặc biệt. Phaolô đã tin tưởng, kiên trì, tự nhận mình yếu đuối, và ơn tha thứ tuôn đổ trên ông. Phaolô cũng đã than phiền về tính vô định của mình: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7:19). Nhưng nhiệm vụ lịch sử của Phaolô là định mệnh không chọn một người khá hơn. Là dân biệt phái, Phaolô đã trích Cựu ước khoảng 200 lần trong các thư gởi các Giáo đoàn. Là người Rôma, Phaolô đã đi khắp Đế quốc, nói 3 ngôn ngữ: tiếng Aram, tiếng Do thái và tiếng Hy lạp, đồng thời còn thông thạo tiếng Latin nữa.
Với tài năng như vậy, Phaolô khả dĩ tự biến thành “mọi sự cho mọi người” – Do thái đối với người Do thái, Rôma đối với người Rôma, ngụy biện đối với người ngụy biện, chân chất đối với người chân chất. Trổi vượt, khôn ngoan và hòa đồng, Phaolô còn là người rất nhân bản, dám tin rằng mọi người đều bình đẳng dù sống ở thời kỳ phân biệt giai cấp.
Hành trình tông đồ của thánh Phaolô đã đưa ngài tới những miền đất lạ, rảo bước khắp Tiểu Á, đến đảo Cyprus để “thả lưới”, vượt sang Âu châu để rửa tội cho những người ở Macedonia. Ngài đến đâu cũng gặp thuận lợi và được chấp nhận như một người Do thái. Chỉ khi đến với dân ngoại, thánh Phaolô mới gặp sự tức giận của người Do thái. Các tư tế cho rằng nam giới phải chịu cắt bì mới được cứu độ, vì luật đã ghi như vậy. Nhưng với tư cách một nhà truyền giáo, thánh Phaolô yêu cầu mỗi Kitô hữu phải bỏ luật Môi-sê, nếu không Kitô giáo không bao giờ là tôn giáo của mọi người, mà vẫn chỉ là sự thay đổi của Do thái giáo: Đức tin mới là vấn đề chứ không phải lề luật theo nghĩa hạn hẹp của nó. Từ đó phân chia thành Công Giáo và Do thái giáo.
Không hiểu bằng cách nào mà thánh Phaolô “thương lượng” được để có thể đi qua vùng Cilician Gates, nơi có nhiều bọn thảo khấu ẩn nấp trên các vách đá cheo leo và các thác nước hiểm trở như thế. Ngài thường đi bộ, nhiều đêm phải ở lại trong hang động ẩm ướt, gió lộng, tuyết phủ, mưa bão liên tiếp. Chỉ một mục đích duy nhất khiến ngài miệt mài hành trình tông đồ là “tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu Kitô”.
Ngài vẫn mưu sinh khi có thể, bằng cách làm vải lều – nghề cũ của ngài. Chẳng hạn ở Côrintô, thành phố trù phú của người Hy lạp, ngài làm chung với vợ chồng người Ý. Cơ sở phát triển tốt. Mọi tầng lớp dân chúng đều ghé vào mua hoặc tham quan và trò chuyện. Tính cách và sự duyên dáng của ngài đã gây ấn tượng với khách thập phương: Một cộng đoàn mới.
Nhiều người ngoại giáo gia nhập đạo. Thánh Phaolô khuyên họ đừng nóng giận, xảo trá, nguyền rủa hoặc mỉa mai người khác. Thời gian ngài ở Côrintô khoảng năm 51 (sau CN), cũng là thời điểm ngài viết các thư gởi các giáo đoàn và các sứ đồ. Kho tàng văn chương độc nhất vô nhị này là một phần trong Tân ước ngày nay, được xuất bản cùng với các Phúc âm. Được viết bằng tiếng Hy lạp cho các giáo đoàn sơ khai và các cá nhân, các thư của ngài viết không có ý tạo nên công việc đơn lẻ. Kết hợp với nhau, các thư có cấu trúc chặt chẽ về tư ưởng tôn giáo, làm cho thánh Phaolô trở nên thần học gia đầu tiên của Kitô giáo. Ngài còn là học giả uyên bác, tử tế, lịch thiệp. Những điều ngài viết ra là những trân châu ngọc bảo.
Thư gởi giáo đoàn Rôma là thư dài nhất và là kiệt tác của thánh Phaolô. Các nền tảng như ân sủng, công trạng và ý muốn tự do, bắt đầu bằng khả năng và chính xác, đó là khởi nguồn cho các thần học gia Kitô giáo. Quan niệm chính của thánh Phaolô là Ơn Cứu Độ: Loài người sống trong tội cho đến khi Thiên Chúa sai Con Ngài là Đức Giêsu đến cứu thoát. Nhờ cuộc sống và cái chết trên Thập giá, Đức Giêsu đã cứu độ nhân loại. Mọi người thực hiện Ơn Cứu Độ của chính mình bằng ân sủng và đức tin. Thánh Phaolô ẩn dụ bằng việc cởi bỏ “con người cũ” có thể ám chỉ việc thay đổi tâm tính của ngài sau biến cố ở Damascus. “Con người mới” sống trong Đức Kitô và “cái chết không còn thống trị trên Ngài”. Trước đây cô đơn và bị bỏ rơi, nhưng thánh Phaolô đã tìm thấy nguồn vui nơi chính Đức Kitô và anh em, và hân hoan tuyên bố vào cuối thời gian rằng chúng ta được kết hợp với Chúa trong vinh quang của Ngài, chúng ta sẽ gặp Ngài trực diện.
Nhiệm vụ của thánh Phaolô gọi ngài đến một nơi khác là Jerusalem, dù ngà định đi Rôma. Ngài đến Palestine với điềm chẳng lành. Sự thù ghét manh nha trong giới lãnh đạo Do thái. Khi thánh Phaolô vào đền thờ, có tiếng gọi giật ngược. Ngài bị kết án tử vì tội đưa dân ngoại vào đền thờ. Họ kéo ngài ra khỏi đền thờ và hành hạ gần chết. Một binh sĩ Rôma kịp xông vào cùng với vài binh sĩ khác giải cứu thánh Phaolô. Rồi sau đó ngài lại bị tống ngục ở Rôma. Nhiều học giả cận đại cho rằng thánh Phaolô bị kết án và được tha bổng. Các tác giả viết sách Kitô giáo cho biết thánh Phaolô đến tận Tây ban nha và Á châu. Đó là thời gian chống Kitô giáo dữ dội. Khoảng năm 60, thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma. Tương truyền chính vua Nero, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán kết án thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Khuynh Diệp gần Rôma. Người ta nói rằng thủ cấp của thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng nước. Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn.
Đức Giêsu đã tạo lập một niềm tin mới, chuyển hóa một Saolê thành một Phaolô hiên ngang đem niềm tin đó tới mọi nơi trên thế giới để có một đạo Công Giáo như ngày nay.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giải tội cho 5 bạn trẻ
Tiền Hô
11:24 28/06/2013
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giải tội cho 5 bạn trẻ
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới tại Rio de Janeiro (Brasil), Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ngồi tòa giải tội cho 5 bạn trẻ thuộc các dân tộc khác nhau (3 nam và 2 nữ) khi ngài đến thăm Ngày Hội Ơn Gọi tại Quinta da Boa Vista thuộc thành phố Rio, vào ngày 26 tháng 7.
Các bạn trẻ này gồm ba người Brasil, một người Venezuela và một người Ý. Họ đã rất ngạc nhiên khi nhận được tin báo từ ban tổ chức trong ngày Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu hôm 24 tháng 5 vừa qua. Lễ bốc thăm chọn ra những bạn trẻ may mắn này do hệ thống ghi danh tiến hành sau lời cầu nguyện của Trưởng Ban Chuẩn Bị Mục Vụ và Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Cha Arnaldo Rodrigues - Trưởng Ban Chuẩn Bị Mục Vụ cho biết, việc bốc thăm được thực hiện dựa trên ngôn ngữ chứ không phải quốc gia. Cha là người đã gọi điện báo tin vui cho những bạn được chọn. Ngài nói rằng mỗi bạn phản ứng khác nhau trước tin này, có bạn còn nghĩ rằng đây là một trò đùa giỡn.
"Có bạn rất vui mừng, có bạn khác thì nói đây là một trò đùa giỡn chăng. Nhưng tất cả đều nói rằng họ rất sẵn lòng tham dự sự kiện này với Đức Giáo Hoàng và đang vô cùng ngạc nhiên vì mình được lựa chọn. Theo lời của một trong những bạn trẻ được chọn: "Tôi không biết làm thế nào để tôi có thể đáp trả món quà tuyệt vời này khi tôi sẽ nhận được ở Brasil", anh nói. Tên của những bạn trẻ này không được tiết lộ vì lý do riêng tư.
Thiết kế các tòa giải tội
Tòa Giải Tội cho các bạn trẻ và khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013 do kiến trúc sư Ignacio Ozone người Tây Ban Nha thiết kế. Lấy cảm hứng bởi tầm nhìn từ Gavea - một khu phố ở phía nam Rio de Janeiro đến ngọn núi Corcovado, nơi có Tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng, tòa giải tội được tạo dựng bởi hai tấm gỗ trắng đan chéo lồng ghép vào nhau, ở trên đỉnh có một cây Thánh Giá. Thiết kế này giúp cho người đến giải tội có thề quỳ gối và linh mục có thể ngồi.
Kiến trúc sư Ozone nói rằng ông bắt đầu thực hiện đồ án này khi biết tin là sẽ có việc giải tội tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Sau khi hoàn tất giai đoạn lên ý tưởng thiết kế, cấu trúc, và các phép đo đạc cần thiết, vị kiến trúc sư đã liên lạc với Ban Tổ Chức Địa Phương để đóng góp công trình của mình. Sáng kiến này được chấp nhận, và sẽ có 100 tòa giải tội như thế được thực hiện tại Ngày Hội Ơn Gọi và có thể còn ở cả Largo da Carioca và Campo de Sant'Ana.
Đây là lần đầu tiên mà vị kiến trúc sư đã sống ở Brasil 38 năm này tham gia vào một kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ông nói trong sự hài lòng: "Tôi rất vui vì nhiều người sẽ sử dụng chúng (tòa giải tội). Càng nhiều thì càng vui. Ngay cả khi kết thúc mà vẫn còn một số ít người dùng".
Tiền Hô
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới tại Rio de Janeiro (Brasil), Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ngồi tòa giải tội cho 5 bạn trẻ thuộc các dân tộc khác nhau (3 nam và 2 nữ) khi ngài đến thăm Ngày Hội Ơn Gọi tại Quinta da Boa Vista thuộc thành phố Rio, vào ngày 26 tháng 7.
Các bạn trẻ này gồm ba người Brasil, một người Venezuela và một người Ý. Họ đã rất ngạc nhiên khi nhận được tin báo từ ban tổ chức trong ngày Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu hôm 24 tháng 5 vừa qua. Lễ bốc thăm chọn ra những bạn trẻ may mắn này do hệ thống ghi danh tiến hành sau lời cầu nguyện của Trưởng Ban Chuẩn Bị Mục Vụ và Ban Tổ Chức Địa Phương (LOC) của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Cha Arnaldo Rodrigues - Trưởng Ban Chuẩn Bị Mục Vụ cho biết, việc bốc thăm được thực hiện dựa trên ngôn ngữ chứ không phải quốc gia. Cha là người đã gọi điện báo tin vui cho những bạn được chọn. Ngài nói rằng mỗi bạn phản ứng khác nhau trước tin này, có bạn còn nghĩ rằng đây là một trò đùa giỡn.
"Có bạn rất vui mừng, có bạn khác thì nói đây là một trò đùa giỡn chăng. Nhưng tất cả đều nói rằng họ rất sẵn lòng tham dự sự kiện này với Đức Giáo Hoàng và đang vô cùng ngạc nhiên vì mình được lựa chọn. Theo lời của một trong những bạn trẻ được chọn: "Tôi không biết làm thế nào để tôi có thể đáp trả món quà tuyệt vời này khi tôi sẽ nhận được ở Brasil", anh nói. Tên của những bạn trẻ này không được tiết lộ vì lý do riêng tư.
Thiết kế các tòa giải tội
Tòa Giải Tội cho các bạn trẻ và khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Rio 2013 do kiến trúc sư Ignacio Ozone người Tây Ban Nha thiết kế. Lấy cảm hứng bởi tầm nhìn từ Gavea - một khu phố ở phía nam Rio de Janeiro đến ngọn núi Corcovado, nơi có Tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng, tòa giải tội được tạo dựng bởi hai tấm gỗ trắng đan chéo lồng ghép vào nhau, ở trên đỉnh có một cây Thánh Giá. Thiết kế này giúp cho người đến giải tội có thề quỳ gối và linh mục có thể ngồi.
Kiến trúc sư Ozone nói rằng ông bắt đầu thực hiện đồ án này khi biết tin là sẽ có việc giải tội tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Sau khi hoàn tất giai đoạn lên ý tưởng thiết kế, cấu trúc, và các phép đo đạc cần thiết, vị kiến trúc sư đã liên lạc với Ban Tổ Chức Địa Phương để đóng góp công trình của mình. Sáng kiến này được chấp nhận, và sẽ có 100 tòa giải tội như thế được thực hiện tại Ngày Hội Ơn Gọi và có thể còn ở cả Largo da Carioca và Campo de Sant'Ana.
Đây là lần đầu tiên mà vị kiến trúc sư đã sống ở Brasil 38 năm này tham gia vào một kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ông nói trong sự hài lòng: "Tôi rất vui vì nhiều người sẽ sử dụng chúng (tòa giải tội). Càng nhiều thì càng vui. Ngay cả khi kết thúc mà vẫn còn một số ít người dùng".
Tiền Hô
Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople
Lm. Trần Đức Anh OP
11:44 28/06/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô tái khẳng định sự cấp thiết của sự hiệp nhất các tín hữu Kitô để làm cho chứng tá chung của các tín hữu đáng tin.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-6-2013 dành cho phái đoàn của tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, là tòa đứng đầu trong Chính Thống giáo, đến Roma để viếng thăm Tòa Thánh nhân dịp lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, theo một truyền thống từ 44 năm qua (1969).
Phái đoàn do Đức TGM Ioannis Zizioulas của giáo phận Pergamo hướng dẫn. Ngài cũng là Đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Chính Thống và Công Giáo. Cùng đi với Đức TGM có Đức Cha Sinope Athenagoras, phụ tá Đức TGM Chính Thống giáo tại Bỉ, và Tổng LM Prodromos Xenakis, Phó Tổng thư ký của Thánh Hội đồng giáo phận Chính Thống tại đảo Creta.
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nói: ”Việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô là điều ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta không thể tránh né. Trong thế giới chúng ta ngày nay người ta đang khao khát sự thật, tình thương, hy vọng, hòa bình và hiệp nhất, điều quan trọng là, nhờ chính chứng tá của chúng ta, có thể loan báo bằng cùng một tiếng nói Tin Mừng và cùng nhau cử hành các mầu nhiệm thánh của đời sống mới trong Chúa Kitô! Chúng ta biết rằng hiệp nhất trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa mà chúng ta phải không ngừng cầu xin, nhưng tất cả chúng ta cũng có nghĩa vụ phải chuẩn bị những điều kiện, vun trồng môi trường thuận tiện trong tâm hồn, để ân phúc đặc biệt này được đón nhận”.
Đức Thánh Cha cũng đề cao tầm quan trọng của sự đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống qua Ủy ban quốc tế đối thoại thần học. Ủy ban này đã công bố nhiều văn kiện chung và ngày nay đang cùng nhau suy tư về những đề tài liên quan đến những điểm tương đồng, không quên những điều còn chia cách chúng ta. Ngài nói:
”Tôi cảm thấy được an ủi khi biết rằng các tín hữu Công Giáo và Chính Thống có cùng quan niệm về việc đối thoại: không phải để tìm kiếm những điểm tối thiểu về thần học để đạt tới một thỏa hiệp với nhau, nhưng dựa trên sự đào sâu về chân lý duy nhất mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội của Ngài và chúng ta không bao giờ hiểu rõ hơn về những sự đánh động của Chúa Thánh Linh. Vì thế, chúng ta không bao giờ được sự gặp gỡ và đối thoại chân thành”.
Đức Thánh Cha ám chỉ tới sự kiện nhiều Giáo Hội Tin Lành có quan niệm khác biệt về đối thoại đại kết. Theo họ đối thoại không phải để giải quyết các vấn đề đạo lý, nhưng chỉ tìm điểm chung tối thiểu để gọi là hiệp nhất với nhau.
Sáng thứ bẩy 29-6-2013, Phái đoàn Chính Thống sẽ tham dự thánh lễ kính thánh Phêrô và Phaolô do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô và trao giây Pallium cho 34 vị Tổng GM chính tòa của 21 quốc gia.
Đức TGM Huế, Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, cũng có tên trong danh sách các vị nhận dây Pallium, nhưng ngài xin nhận giây này tại Huế do Đức TGM Leopoldo Girellia đại diện Đức Thánh Cha trao. (SD 28-6-2013)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-6-2013 dành cho phái đoàn của tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, là tòa đứng đầu trong Chính Thống giáo, đến Roma để viếng thăm Tòa Thánh nhân dịp lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, theo một truyền thống từ 44 năm qua (1969).
Phái đoàn do Đức TGM Ioannis Zizioulas của giáo phận Pergamo hướng dẫn. Ngài cũng là Đồng Chủ tịch Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Chính Thống và Công Giáo. Cùng đi với Đức TGM có Đức Cha Sinope Athenagoras, phụ tá Đức TGM Chính Thống giáo tại Bỉ, và Tổng LM Prodromos Xenakis, Phó Tổng thư ký của Thánh Hội đồng giáo phận Chính Thống tại đảo Creta.
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nói: ”Việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô là điều ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta không thể tránh né. Trong thế giới chúng ta ngày nay người ta đang khao khát sự thật, tình thương, hy vọng, hòa bình và hiệp nhất, điều quan trọng là, nhờ chính chứng tá của chúng ta, có thể loan báo bằng cùng một tiếng nói Tin Mừng và cùng nhau cử hành các mầu nhiệm thánh của đời sống mới trong Chúa Kitô! Chúng ta biết rằng hiệp nhất trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa mà chúng ta phải không ngừng cầu xin, nhưng tất cả chúng ta cũng có nghĩa vụ phải chuẩn bị những điều kiện, vun trồng môi trường thuận tiện trong tâm hồn, để ân phúc đặc biệt này được đón nhận”.
Đức Thánh Cha cũng đề cao tầm quan trọng của sự đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống qua Ủy ban quốc tế đối thoại thần học. Ủy ban này đã công bố nhiều văn kiện chung và ngày nay đang cùng nhau suy tư về những đề tài liên quan đến những điểm tương đồng, không quên những điều còn chia cách chúng ta. Ngài nói:
”Tôi cảm thấy được an ủi khi biết rằng các tín hữu Công Giáo và Chính Thống có cùng quan niệm về việc đối thoại: không phải để tìm kiếm những điểm tối thiểu về thần học để đạt tới một thỏa hiệp với nhau, nhưng dựa trên sự đào sâu về chân lý duy nhất mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội của Ngài và chúng ta không bao giờ hiểu rõ hơn về những sự đánh động của Chúa Thánh Linh. Vì thế, chúng ta không bao giờ được sự gặp gỡ và đối thoại chân thành”.
Đức Thánh Cha ám chỉ tới sự kiện nhiều Giáo Hội Tin Lành có quan niệm khác biệt về đối thoại đại kết. Theo họ đối thoại không phải để giải quyết các vấn đề đạo lý, nhưng chỉ tìm điểm chung tối thiểu để gọi là hiệp nhất với nhau.
Sáng thứ bẩy 29-6-2013, Phái đoàn Chính Thống sẽ tham dự thánh lễ kính thánh Phêrô và Phaolô do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô và trao giây Pallium cho 34 vị Tổng GM chính tòa của 21 quốc gia.
Đức TGM Huế, Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, cũng có tên trong danh sách các vị nhận dây Pallium, nhưng ngài xin nhận giây này tại Huế do Đức TGM Leopoldo Girellia đại diện Đức Thánh Cha trao. (SD 28-6-2013)
Top Stories
Vatican statement on investigation into Mons. Scarano
Vatican Radio
12:09 28/06/2013
2013-06-28 -Below we publish the statement released by Holy See Press Office Director Fr. Federico Lombardi S.J. regarding the arrest of an Italian Monsignor Nuncio Scarano:
As already known from the past few days, Monsignor Nuncio Scarano has been suspended from duty at APSA (Administration of the Patrimony of the Apostolic See) for over a month, as soon as his superiors were informed that he was under investigation.
This is in accordance with the Regulations of the Roman Curia, which requires the precautionary suspension for persons against whom criminal proceedings have begun.
The Holy See has not yet received any request from the competent Italian authorities on the matter, but has confirmed its willingness to cooperate fully.
The competent Vatican authorities, the AIF, are following the problem to take, if necessary, measures appropriate to its competence.
As already known from the past few days, Monsignor Nuncio Scarano has been suspended from duty at APSA (Administration of the Patrimony of the Apostolic See) for over a month, as soon as his superiors were informed that he was under investigation.
This is in accordance with the Regulations of the Roman Curia, which requires the precautionary suspension for persons against whom criminal proceedings have begun.
The Holy See has not yet received any request from the competent Italian authorities on the matter, but has confirmed its willingness to cooperate fully.
The competent Vatican authorities, the AIF, are following the problem to take, if necessary, measures appropriate to its competence.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn nói về chính sách tôn giáo ở Việt Nam
UCAN
07:41 28/06/2013
Đức Hồng Y Mẫn nói về chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Thông cáo báo chí sau cuộc họp vòng 4 của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh diễn ra ngày 13-14/6 tại Vatican viết, Việt Nam nhấn mạnh “việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, cũng như không ngừng khuyến khích các tôn giáo khác nhau, và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, tích cực tham gia công cuộc xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội”.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với ucanews.com [1] trước cuộc họp, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh trình bày một quan điểm khác. Theo ngài, các chính sách tôn giáo của chính phủ “làm cho người ta cảm thấy sợ hãi, nghi ngại và bất mãn”.
Đức Hồng Y Mẫn, 79 tuổi, cho biết chính quyền tuyên bố rằng các chính sách tôn giáo của họ nhằm bảo đảm an ninh trật tự, nhưng “họ cai trị đất nước bằng bản năng tự vệ và chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình thay vì bằng con tim, lòng trí, lòng nhân, lòng đạo của con người”.
Ngài nêu ví dụ việc tổ chức Đại hội Khoáng đại lần thứ 10 của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái. Nhiều viên chức tới chúc mừng ngài đã tổ chức tốt đẹp đại hội. Ngài nói với họ rằng việc chính quyền yêu cầu gởi danh sách các tham dự viên cùng thư mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước khi cấp visa đã làm cho nhiều Hồng Y, giám mục châu Á e sợ vì các nước khác không đòi hỏi những thủ tục ấy, nhất là khi đón tiếp các lãnh đạo Giáo Hội.
Ngài thêm rằng các hoạt động tôn giáo đều bị kiểm soát chặt chẽ. “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Thật không công bằng khi nhà nước lấy cái quyền này rồi lại đi ban phát lại cho người dân”.
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, cho biết chính quyền yêu cầu gởi bản danh sách các ứng viên linh mục trước lễ phong chức cho họ và cả tên giám mục phong chức. Tuy nhiên, ngài từ chối cung cấp tên giám mục vì giám mục có thể bị ngăn cản.
“Việc phong chức là của Giáo Hội, không phải của nhà nước, vì thế chúng tôi không xin phép nhà nước”, Cha Thành, người bị cấm xuất cảnh từ năm 2011, giải thích. Ngài nói thêm nhà chức trách cũng yêu cầu ngài không phong chức cho một số linh mục nhưng ngài cũng từ chối.
Việc từ chối này có thể phải trả giá vì các linh mục có thể bị ngăn cản không cho thực hiện công việc mục vụ.
Trước đây nhiều linh mục ở các giáo phận miền bắc đã chịu chức mà không có sự cho phép của nhà nước, buộc phải theo học các khóa bồi dưỡng thần học hai năm để được chịu chức lần hai.
Tình hình này cũng không có vẻ sáng sủa trong tương lai gần. Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ Phạm Dũng hồi tháng Năm nói rằng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 cần phải được sửa đổi để “bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong xã hội”.
Hiện nay các tổ chức tôn giáo chỉ được phép tham gia các hoạt động nhân đạo và giáo dục mầm non trong giới hạn nào đó. Các nhà quan sát lo ngại việc sửa đổi luật sẽ hạn chế thêm phạm vi các hoạt động của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Mẫn cũng nhắc lại quan điểm nói rằng chính quyền sợ các nhóm tôn giáo lấy bớt ảnh hưởng của họ vì thế họ tiếp tục thắt chặt kiểm soát sự tham gia của tôn giáo trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục.
“Đầu năm nay Thủ tướng có hứa sẽ cứu xét, giải quyết ước nguyện của Giáo Hội Công Giáo muốn tham gia phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế - Đức Hồng Y Mẫn nói và cười lớn – Nhưng ông thủ tướng không nói là khi nào”.
Theo ngài, tình hình cũng không phải là hết hy vọng hoàn toàn. Ngài tin là trong những năm qua chính quyền nhận thấy rằng tín đồ tôn giáo, nhất là Công Giáo, muốn phục vụ công ích và xây dựng một xã hội thân thiện và nhân bản, chứ không có ý tranh chấp quyền lực với họ.
Kết qủa là có được một số tiến bộ trong chừng mực nào đó.
Đức Hồng Y Mẫn cũng lưu ý rằng mặc dù các sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn nhưng ngày càng có nhiều người đang tìm đến với tôn giáo như một cách giải thoát khỏi xã hội bị lấn át bởi chủ nghĩa vô thần, đạo đức xuống cấp, chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ và tham nhũng.
Chỉ riêng 200 nhà thờ ở thành phố Hồ Chí Minh luôn đầy ắp người Công Giáo tham dự các nghi lễ là một minh chứng rõ ràng.
Thông cáo báo chí sau cuộc họp vòng 4 của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh diễn ra ngày 13-14/6 tại Vatican viết, Việt Nam nhấn mạnh “việc tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, cũng như không ngừng khuyến khích các tôn giáo khác nhau, và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, tích cực tham gia công cuộc xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế-xã hội”.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với ucanews.com [1] trước cuộc họp, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh trình bày một quan điểm khác. Theo ngài, các chính sách tôn giáo của chính phủ “làm cho người ta cảm thấy sợ hãi, nghi ngại và bất mãn”.
Đức Hồng Y Mẫn, 79 tuổi, cho biết chính quyền tuyên bố rằng các chính sách tôn giáo của họ nhằm bảo đảm an ninh trật tự, nhưng “họ cai trị đất nước bằng bản năng tự vệ và chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình thay vì bằng con tim, lòng trí, lòng nhân, lòng đạo của con người”.
Ngài nêu ví dụ việc tổ chức Đại hội Khoáng đại lần thứ 10 của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái. Nhiều viên chức tới chúc mừng ngài đã tổ chức tốt đẹp đại hội. Ngài nói với họ rằng việc chính quyền yêu cầu gởi danh sách các tham dự viên cùng thư mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước khi cấp visa đã làm cho nhiều Hồng Y, giám mục châu Á e sợ vì các nước khác không đòi hỏi những thủ tục ấy, nhất là khi đón tiếp các lãnh đạo Giáo Hội.
Ngài thêm rằng các hoạt động tôn giáo đều bị kiểm soát chặt chẽ. “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Thật không công bằng khi nhà nước lấy cái quyền này rồi lại đi ban phát lại cho người dân”.
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, cho biết chính quyền yêu cầu gởi bản danh sách các ứng viên linh mục trước lễ phong chức cho họ và cả tên giám mục phong chức. Tuy nhiên, ngài từ chối cung cấp tên giám mục vì giám mục có thể bị ngăn cản.
“Việc phong chức là của Giáo Hội, không phải của nhà nước, vì thế chúng tôi không xin phép nhà nước”, Cha Thành, người bị cấm xuất cảnh từ năm 2011, giải thích. Ngài nói thêm nhà chức trách cũng yêu cầu ngài không phong chức cho một số linh mục nhưng ngài cũng từ chối.
Việc từ chối này có thể phải trả giá vì các linh mục có thể bị ngăn cản không cho thực hiện công việc mục vụ.
Trước đây nhiều linh mục ở các giáo phận miền bắc đã chịu chức mà không có sự cho phép của nhà nước, buộc phải theo học các khóa bồi dưỡng thần học hai năm để được chịu chức lần hai.
Tình hình này cũng không có vẻ sáng sủa trong tương lai gần. Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ Phạm Dũng hồi tháng Năm nói rằng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 cần phải được sửa đổi để “bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong xã hội”.
Hiện nay các tổ chức tôn giáo chỉ được phép tham gia các hoạt động nhân đạo và giáo dục mầm non trong giới hạn nào đó. Các nhà quan sát lo ngại việc sửa đổi luật sẽ hạn chế thêm phạm vi các hoạt động của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Mẫn cũng nhắc lại quan điểm nói rằng chính quyền sợ các nhóm tôn giáo lấy bớt ảnh hưởng của họ vì thế họ tiếp tục thắt chặt kiểm soát sự tham gia của tôn giáo trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục.
“Đầu năm nay Thủ tướng có hứa sẽ cứu xét, giải quyết ước nguyện của Giáo Hội Công Giáo muốn tham gia phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế - Đức Hồng Y Mẫn nói và cười lớn – Nhưng ông thủ tướng không nói là khi nào”.
Theo ngài, tình hình cũng không phải là hết hy vọng hoàn toàn. Ngài tin là trong những năm qua chính quyền nhận thấy rằng tín đồ tôn giáo, nhất là Công Giáo, muốn phục vụ công ích và xây dựng một xã hội thân thiện và nhân bản, chứ không có ý tranh chấp quyền lực với họ.
Kết qủa là có được một số tiến bộ trong chừng mực nào đó.
Đức Hồng Y Mẫn cũng lưu ý rằng mặc dù các sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn nhưng ngày càng có nhiều người đang tìm đến với tôn giáo như một cách giải thoát khỏi xã hội bị lấn át bởi chủ nghĩa vô thần, đạo đức xuống cấp, chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ và tham nhũng.
Chỉ riêng 200 nhà thờ ở thành phố Hồ Chí Minh luôn đầy ắp người Công Giáo tham dự các nghi lễ là một minh chứng rõ ràng.
Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang: 22 Nữ Tu khấn trọn đời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:07 28/06/2013
Sáng ngày 28.6.2013, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự Lễ Khấn Trọn Đời 22 Nữ Tu và Kim Khánh Khấn Dòng 2 Nữ Tu tại nguyện đường hội dòng MTG Nha Trang. Đồng tế thánh lễ có Đức Cha Dominic Ryoji Miyahara, Giám mục Chính Tòa Giáo Phận Fukuoka Nhật Bản, Cha TĐD GP Nha trang, quý cha Giám đốc Chủng viện, quý cha Giám tỉnh cùng với hơn 80 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và quý thân nhân ân nhân các Tân Khấn Sinh hiệp thông tạ ơn và chung lời cầu nguyện.
Xem hình ảnh
Mở đầu bài giảng, Đức Cha Giuse dâng lên Thiên Chúa tâm tình thờ phượng, cảm mến tri ân, đặc biệt trong dịp có 2 Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng và 22 Nữ tu tuyên khấn trọn đời trong Hội dòng MTG Nha trang. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Cám ơn các chị em Nữ tu. Cảm ơn gia đình của các Nữ tu. Con cái đi tu là những bông hoa tốt đẹp của các gia đình, dâng con cho Chúa, cha mẹ tin tưởng và phó thác cho Hội dòng để những người con thân yêu được lớn lên trong Ơn gọi. Cảm ơn và trân trọng các gia đình rất nhiều.
Suy niệm Lời Chúa qua các bài đọc, Đức Cha Giuse mời gọi các Nữ tu theo gương Mẹ Maria đứng vững bên thánh giá Chúa Giêsu.
Bài đọc thứ nhất nói về ơn gọi của cậu bé Samuel. Chắc hẳn nhiều người, trong đó các Nữ tu, các Linh mục luôn cảm thấy hình ảnh của mình nơi Samuel. Ơn thiên triệu đã được Chúa đặt để vào trong tâm hồn của những con người Chúa chọn ngay từ lúc còn tấm bé, chỉ mới 5-6 tuổi đã muốn bắt chước Samuel: “Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”. Đặc biệt là Đức Trinh Nữ Maria. Tôi tin Đức Mẹ ngay khi còn thơ bé đã thích suy gẫm câu chuyện tiên tri Samuel, cho nên Mẹ luôn luôn nói lời sẵn sàng đối với Chúa: Này con đây là tôi tớ Chúa, con luôn luôn sẵn sàng. Ngày Sứ thần Gabriel đến Truyền tin, Mẹ đã thưa lời Xin Vâng.
Theo gương Mẹ Maria, các Nữ tu, không những nói con sẵn sàng mà còn đáp trả con xin vâng; cả cuộc đời, ngay từ trong gia đình, con đã học biết về Lời Chúa, con đã học biết về Chúa, con biết con tin vào ai, con chọn Chúa.
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói: tôi chọn Chúa, tôi không chọn những công việc của Chúa nhưng tôi chọn Chúa.
Tiếng Fiat có ý nghĩa lạ lùng, không phải chỉ một lúc mà suốt đời, trên mọi nẻo đường, trong mọi công việc, trong mọi nơi mọi chốn. Tôi chọn Chúa bằng tiếng xin vâng. Chúa nói: ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Ta.
Nếu hỏi các Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng: Nếu thời gian quay trở lại, mệ có chọn Chúa không? Chắc các mệ sẽ nói: vẫn chọn Chúa. Các mệ nói với một nụ cười trong sáng, thánh thiện, một nụ cười của những con người tôi biết tôi đã chọn ai, tôi biết tôi đã tin vào ai.
Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa lời Magnificat: linh hồn tôi tôn vinh Chúa. Tôn vinh Chúa lúc tôi còn nhỏ, lúc tôi còn trẻ, lúc tôi trung niên, lúc tôi tuổi đã cao rồi. Người đi tu trẻ mãi, trẻ cho đến lúc rời khỏi thế gian, vì tâm hồn của mình đầy tràn Chúa. Tôi đã học được những lời đó vào năm 2008, khi tham dự thượng HĐGM về Lời Chúa tại Rôma. Giữa các nghị phụ, ĐGH Bênêđictô XVI, lúc đó đã ngoài 80 tuổi, tóc đã bạc lắm rồi, ngài nói rằng: “các nghị phụ có muốn trẻ không?”. Mọi người đều hướng mắt chăm chú, ngài bảo: “có một liều thuốc làm cho người ta trẻ hoài, đó là Lời Chúa không bao giờ già, ai được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa thì thấy mình trẻ hoài”. Cả hội trường đều vỗ tay và ai cũng nhìn nhau nói rằng: “Ồ, Đức Hồng y còn trẻ, Đức cha còn trẻ”. Và ai cũng thấy trẻ trung bởi được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa. Bài Magnificat luôn ở trong trái tim Mẹ Maria. Noi gương Mẹ, hướng về Chúa chúng ta mãi mãi trẻ trung.
Nơi bài đọc hai (1Cor 17-25), Thánh Phaolô bằng trải nghiệm suốt cuộc đời theo Chúa, đã xác tín chọn lựa tuyệt hảo là Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thánh giá. Các Nữ tu Mến thánh giá phải tâm nguyện suốt đời: Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng tôi. Mẹ Maria đã sống cả cuộc hành trình đức tin cho đến dưới chân thánh giá. Mẹ đứng thẳng bên thánh giá của Chúa. Trong khi đó, mọi người tránh xa thánh giá, sợ thánh giá, ngại ngùng thánh giá, “người Do Thái coi đó là cớ vấp phạm, người Hy Lạp coi đó là điên rồ”, nhưng Mẹ Maria và những người là con cái của Mẹ chọn thánh giá là hạnh phúc cho cuộc đời của mình. Luôn luôn đứng vững bên thánh giá của Chúa.
Lời Chúa chúng ta nghe hôm nay rọi lại đời sống của Hội thánh, đời sống của của các thế hệ dâng mình cho Chúa, trong đó có Mẹ Maria. Tôi thấy cô đọng trong 4 chữ này: luôn luôn sẵn sàng, xin vâng, tôn vinh Chúa, và đứng thẳng bên thánh giá Chúa.
Đó cũng là lời nguyện chúc chân thành của tôi. Các Nữ tu hãy theo gương Mẹ Maria sống trọn cả cuộc đời cho Chúa trong đời sống thánh hiến.
Trong nghi thức khấn dòng, Đức Giám Mục đeo nhẫn cho từng Nữ tu. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa Giêsu. Lễ cưới của các Nữ tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo Hội. Ngài mong cho Giáo Hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao.
Đức Giám Mục trao cho mỗi Nữ tu một thánh giá. Chúa Kitô đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá. Suốt cuộc đời, các Nữ tu tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa Kitô.
Qua lời tuyên khấn trọn đời, Chúa Giêsu và Nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê đã từng nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Yavê.” (Hs 2,22). Nữ tu dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời nhận xét của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô: “Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.” (1 Cr 7,34).
Cuối thánh lễ, Nữ tu Matta Nguyễn Thị Xinh, Tổng phụ trách, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân. Bằng tiếng Nhật, Chị Tổng Phụ Trách cám ơn Đức Cha Miyahara đã ưu ái đón nhận 3 Nư tu MTG Nha trang đến phục vụ tại giáo phận Oita mà ngài đã từng coi sóc và 4 Nữ tu phục vụ tại Giáo phận Fukuoka. Đức Cha Miyahara đáp từ với tâm tình tạ ơn Chúa và cám ơn hội dòng, ngài cũng mong muốn có thêm nhiều Nữ tu đến phục vụ tại Fukuoka.
Nguyện xin Mẹ Maria, guơng mẫu của mọi tu sĩ trong đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các Tân Khấn Sinh trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Xem hình ảnh
Mở đầu bài giảng, Đức Cha Giuse dâng lên Thiên Chúa tâm tình thờ phượng, cảm mến tri ân, đặc biệt trong dịp có 2 Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng và 22 Nữ tu tuyên khấn trọn đời trong Hội dòng MTG Nha trang. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Cám ơn các chị em Nữ tu. Cảm ơn gia đình của các Nữ tu. Con cái đi tu là những bông hoa tốt đẹp của các gia đình, dâng con cho Chúa, cha mẹ tin tưởng và phó thác cho Hội dòng để những người con thân yêu được lớn lên trong Ơn gọi. Cảm ơn và trân trọng các gia đình rất nhiều.
Suy niệm Lời Chúa qua các bài đọc, Đức Cha Giuse mời gọi các Nữ tu theo gương Mẹ Maria đứng vững bên thánh giá Chúa Giêsu.
Bài đọc thứ nhất nói về ơn gọi của cậu bé Samuel. Chắc hẳn nhiều người, trong đó các Nữ tu, các Linh mục luôn cảm thấy hình ảnh của mình nơi Samuel. Ơn thiên triệu đã được Chúa đặt để vào trong tâm hồn của những con người Chúa chọn ngay từ lúc còn tấm bé, chỉ mới 5-6 tuổi đã muốn bắt chước Samuel: “Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”. Đặc biệt là Đức Trinh Nữ Maria. Tôi tin Đức Mẹ ngay khi còn thơ bé đã thích suy gẫm câu chuyện tiên tri Samuel, cho nên Mẹ luôn luôn nói lời sẵn sàng đối với Chúa: Này con đây là tôi tớ Chúa, con luôn luôn sẵn sàng. Ngày Sứ thần Gabriel đến Truyền tin, Mẹ đã thưa lời Xin Vâng.
Theo gương Mẹ Maria, các Nữ tu, không những nói con sẵn sàng mà còn đáp trả con xin vâng; cả cuộc đời, ngay từ trong gia đình, con đã học biết về Lời Chúa, con đã học biết về Chúa, con biết con tin vào ai, con chọn Chúa.
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói: tôi chọn Chúa, tôi không chọn những công việc của Chúa nhưng tôi chọn Chúa.
Tiếng Fiat có ý nghĩa lạ lùng, không phải chỉ một lúc mà suốt đời, trên mọi nẻo đường, trong mọi công việc, trong mọi nơi mọi chốn. Tôi chọn Chúa bằng tiếng xin vâng. Chúa nói: ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Ta.
Nếu hỏi các Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng: Nếu thời gian quay trở lại, mệ có chọn Chúa không? Chắc các mệ sẽ nói: vẫn chọn Chúa. Các mệ nói với một nụ cười trong sáng, thánh thiện, một nụ cười của những con người tôi biết tôi đã chọn ai, tôi biết tôi đã tin vào ai.
Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa lời Magnificat: linh hồn tôi tôn vinh Chúa. Tôn vinh Chúa lúc tôi còn nhỏ, lúc tôi còn trẻ, lúc tôi trung niên, lúc tôi tuổi đã cao rồi. Người đi tu trẻ mãi, trẻ cho đến lúc rời khỏi thế gian, vì tâm hồn của mình đầy tràn Chúa. Tôi đã học được những lời đó vào năm 2008, khi tham dự thượng HĐGM về Lời Chúa tại Rôma. Giữa các nghị phụ, ĐGH Bênêđictô XVI, lúc đó đã ngoài 80 tuổi, tóc đã bạc lắm rồi, ngài nói rằng: “các nghị phụ có muốn trẻ không?”. Mọi người đều hướng mắt chăm chú, ngài bảo: “có một liều thuốc làm cho người ta trẻ hoài, đó là Lời Chúa không bao giờ già, ai được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa thì thấy mình trẻ hoài”. Cả hội trường đều vỗ tay và ai cũng nhìn nhau nói rằng: “Ồ, Đức Hồng y còn trẻ, Đức cha còn trẻ”. Và ai cũng thấy trẻ trung bởi được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa. Bài Magnificat luôn ở trong trái tim Mẹ Maria. Noi gương Mẹ, hướng về Chúa chúng ta mãi mãi trẻ trung.
Nơi bài đọc hai (1Cor 17-25), Thánh Phaolô bằng trải nghiệm suốt cuộc đời theo Chúa, đã xác tín chọn lựa tuyệt hảo là Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thánh giá. Các Nữ tu Mến thánh giá phải tâm nguyện suốt đời: Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng tôi. Mẹ Maria đã sống cả cuộc hành trình đức tin cho đến dưới chân thánh giá. Mẹ đứng thẳng bên thánh giá của Chúa. Trong khi đó, mọi người tránh xa thánh giá, sợ thánh giá, ngại ngùng thánh giá, “người Do Thái coi đó là cớ vấp phạm, người Hy Lạp coi đó là điên rồ”, nhưng Mẹ Maria và những người là con cái của Mẹ chọn thánh giá là hạnh phúc cho cuộc đời của mình. Luôn luôn đứng vững bên thánh giá của Chúa.
Lời Chúa chúng ta nghe hôm nay rọi lại đời sống của Hội thánh, đời sống của của các thế hệ dâng mình cho Chúa, trong đó có Mẹ Maria. Tôi thấy cô đọng trong 4 chữ này: luôn luôn sẵn sàng, xin vâng, tôn vinh Chúa, và đứng thẳng bên thánh giá Chúa.
Đó cũng là lời nguyện chúc chân thành của tôi. Các Nữ tu hãy theo gương Mẹ Maria sống trọn cả cuộc đời cho Chúa trong đời sống thánh hiến.
Trong nghi thức khấn dòng, Đức Giám Mục đeo nhẫn cho từng Nữ tu. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa Giêsu. Lễ cưới của các Nữ tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo Hội. Ngài mong cho Giáo Hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao.
Đức Giám Mục trao cho mỗi Nữ tu một thánh giá. Chúa Kitô đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo Hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá. Suốt cuộc đời, các Nữ tu tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa Kitô.
Qua lời tuyên khấn trọn đời, Chúa Giêsu và Nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê đã từng nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Yavê.” (Hs 2,22). Nữ tu dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời nhận xét của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô: “Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.” (1 Cr 7,34).
Cuối thánh lễ, Nữ tu Matta Nguyễn Thị Xinh, Tổng phụ trách, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân. Bằng tiếng Nhật, Chị Tổng Phụ Trách cám ơn Đức Cha Miyahara đã ưu ái đón nhận 3 Nư tu MTG Nha trang đến phục vụ tại giáo phận Oita mà ngài đã từng coi sóc và 4 Nữ tu phục vụ tại Giáo phận Fukuoka. Đức Cha Miyahara đáp từ với tâm tình tạ ơn Chúa và cám ơn hội dòng, ngài cũng mong muốn có thêm nhiều Nữ tu đến phục vụ tại Fukuoka.
Nguyện xin Mẹ Maria, guơng mẫu của mọi tu sĩ trong đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các Tân Khấn Sinh trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân biểu Anthony Byrne phát biểu tại quốc hội Úc về nhân quyền tại VN
Phương Duy lược dịch
11:36 28/06/2013
Tại nước Úc này, tôi hãnh diện để nói rằng chúng ta có một cộng đồng Việt Nam tuyệt vời với hơn 150,000 người. Văn bản thống kê của DFAT đưa con số lên tới 210,000 người. Cho dù là con số nào thì đây cũng là một cộng đồng tuyệt hảo đã đóng góp đáng kể cho đất nước chúng ta. Tôi tin rằng đây là cộng đồng lớn lao hàng thứ tư ở bên ngoài Việt Nam. Kể từ 1975, những di dân Việt Nam đã có những đóng góp sâu rộng cho nước Úc qua nền văn hoá của họ, lịch sử của họ và cả những gì họ mang đến cho đất nước này. Họ là những người tự hào về việc luôn quan tâm một cách sâu sắc đến quê hương của họ. Vì vậy, tôi xin lập lại, trong khi Nước Úc có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, nhiều người Việt tại Úc rất lo lắng đến những chuyện vi phạm nhân quyền trắng trợn trước đây, cả trong quá khứ và ngay lúc này tại Việt Nam.
Cộng đồng Việt Nam, những người đã chọn nước Úc làm quê hương mới đã đang sống và thụ hưởng những ưu điểm của một nền dân chủ với những nguyên tắc nhân quyền căn bản toàn cầu. Họ có tự do tư tưởng. Tuy vậy, họ mong ước bà con thân thuộc của họ tại quê nhà cũng được thụ hưởng những quyền tự do tương tự. Dưới chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đương thời, những tự do như thế đối với nhiều người không hề hiện hữu. Thay vào đó, như chúng ta đã nghe từ những bản điều trần của hai vị dân biểu đáng kính vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục trấn áp một cách có hệ thống các quyền tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do tập họp một cách hoà bình.
Tôi có nghe nói về cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc lần thứ 9 mà dân biểu đơn vị Fowler muốn tham dự. Đó là một cơ hội để chúng ta trình bày, nhưng cũng không thể ngăn cản tôi, thay mặt cộng đồng người Việt tại khắp các nơi trên nước Úc, cất lên một tiếng nói thật to, thật dõng dạc tại nơi này, tôi đây, và dân biểu Luke Donellan của đơn vị Narre Waren North, người bạn đồng viện tiểu bang Victoria của tôi đã từng đặt chân đến Việt Nam trước đây, cùng với vị dân biểu đơn vị Fowler và những báo cáo đồng lòng khác, chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam lên Quốc Hội. Và chính phủ Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin được cám ơn tiến sĩ Kiều Tiến Dũng, giám đốc chương trình tiếng Việt của đài truyền hình 31, người đã tự tìm đến văn phòng của tôi để bàn thảo về những vi phạm nhân quyền đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Ông đã đặc biệt lưu ý tôi về trường hợp hai nhà hoạt động trẻ đã bị bắt giữ trước đây và bị kết tội “chỉ trích chính quyền”. Quý vị hãy tưởng tượng nếu chúng ta làm như thế trên đất nước này: có lẽ chúng ta sẽ phải bắt giữ hầu như cả nước. Nói gọn một cách cơ bản, ở Việt Nam, nếu quý vị chỉ trích chính phủ, quý vị sẽ phải vào tù. Điều này không thể chấp nhận được. Cho dù có là một chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa đi chăng nữa cũng không thể chấp nhận được.
Như chúng ta đã được biết, trong tháng vừa qua, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và chuyên viên máy vi tính Đinh Nguyên Kha đã bị buộc tội lật đổ chính quyền. Thật khôi hài khi nghe những sinh viên trẻ bị kết tội lật đổ chính quyền. Theo báo chí truyền thông nhà nước, tổ chức tự mệnh danh tự do, độc lập và đáng tôn trọng tường thuật, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt giữ vì rải các truyền đơn mang nội dung xuyên tạc đảng và các chính sách của nhà nước liên quan tới tôn giáo và chủ quyền đất đai, đồng thời đưa ra một quan điểm bóp méo sự thật về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đây là hai người sinh viên trẻ. Một lần nữa, cũng chính truyền thông nhà nước, tổ chức tự xưng độc lập đã tố cáo hai người này về việc kêu gọi và xúi giục nhân dân chống đối đảng CSVN và nhà nước CHXHXNVN.
Như tôi đã nói, đối với các quốc gia dân chủ khác, nếu có người bị đưa ra toà xử án chỉ vì đã phát tán truyền đơn chỉ trích chính quyền, có lẽ chúng ta sẽ có một cuộc cách mạng ngay trong tầm tay. Tôi thấy đây là một điều không thể tin được. Và nhờ cộng đồng Việt Nam của chúng ta ở đây đã phản ảnh lại mà tôi biết điều đó. Họ xót xa cảm nhận rằng, chỉ với một phiên toà kéo dài một ngày trong tháng Năm 2013, người nữ sinh trẻ Nguyễn Phương Uyên bị tuyên án 6 năm tù giam trong khi Đinh Nguyên Kha nhận bản án 8 năm. Phiên toà chỉ một ngày? Hệ thống công lý của một quốc gia kiểu gì thế?
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Right Watch), Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, ở tại Bắc Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận là một nữ sinh. Công an bắt giữ cô ngày 14-10-2012 tại quận Tân Phú và dẫn cô đến giam giữ tại đồn công an Tây Thanh mà không hề thông báo cho gia đình cô biết. Quý vị thử tưởng tượng, nếu tại đất nước này, con trai hoặc con gái của quý vị vì phản đối một cách hợp pháp mà bị giam giữ và quý vị không được cho biết nơi chúng bị giam giữ chỗ nào, gia đình và bạn hữu của Phương Uyên đã lao vào một cuộc tìm kiếm quy mô với sự yêu cầu đòi hỏi đồn công an, đồng thời họ cũng cấp báo dư luận công khai qua các phương tiện truyền thông ngoài nước như các đài BBC, Radio Free Australia. Mãi cho đến 8 ngày sau đó, xin nhắc lại 8 ngày sau, một nhân viên công an của đồn công an Tân Thanh mới cho mẹ cô biết cô đã bị chuyển tới đồn công an thuộc tỉnh Long An. Ngày 23-10-2012, công an Long An xác nhận rằng Phương Uyên bị buộc tội có hành động tuyên truyền chống nhà nước, chiếu theo điều 88 của bộ luật hình sự. Đó là cái tự do ngôn luận có được ở Việt Nam. Theo bản cáo trạng, Nguyễn Phương Uyên bị chính thức bắt giữ vào ngày 10-10-2012, có nghĩa là 5 ngày bị bắt trước đó không được tính tới. Theo các bản báo cáo, mẹ Phương Uyên tuyên bố rằng, trong lần viếng thăm con gái ngày 26-04-2013, bà thấy nhiều vết tím bầm trên cổ, ngực và tay của con gái. Mẹ cô bảo con gái bà cho biết đã bị đánh đập, bị đá vào bụng rất nghiêm trọng trong thời gian bị giam giữ. Chỉ đến khi cô bất tỉnh, đám cai ngục mới ngừng tay đưa cô đến bác sị. Nhân quyền ở Việt Nam như thế đó.
Cũng theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền, Đinh Nguyên Kha, cư ngụ tại Long An. Ngày 10-10-2012, anh bị tố cáo đi rải truyền đơn chống chính quyền ở tại An Sương, một địa điểm thuộc ngoại ô thành phố. Ngày 29-10-2012, toà án nhân dân thị xã Tân An đã kết tội và tuyên án Đinh Nguyên Kha 2 năm tù giam cho tội “cố ý rải truyền đơn”. Theo chính quyền nhà nước CHXHCNVN, không được phép phát tán truyền đơn, bởi vì ở Việt Nam, đặc biệt khi nói về chủ đề tự do, điều đó có thể gây thương tổn người khác. Anh Kha cũng bị buộc tội khủng bố chiếu theo điều luật 84, một điều luật thật quá tương xứng với định nghĩa trên của họ.
Chính quyền nước Úc phải tiếp tục lên án mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền này bởi vì chẳng có gì tệ hơn việc vi phạm nhân quyền. Thay mặt cho cộng đồng người Việt, chúng ta cần phải nêu lên những vấn nạn trên cho đến khi nhà cầm quyền VN thay đổi lập trường, cho đến khi họ đối xử với chính người dân của họ một cách tôn trọng, cho đến khi họ để cho nhân dân họ có những quyền lợi mà cộng đồng người Việt ờ đây đang có.
Trong thời hạn còn lại của cuộc điều trần, tôi cũng muốn nêu lên một cách ngắn gọn về tình thế đương thời của cha Tađeo Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công Giáo đã được hai dân biểu quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren đề cử cho giải Nobel hoà bình năm 2013. Chúng ta đã biết chuyện của cha Lý, nhưng có thể quý vị không biết rằng vào năm 2006, người bạn đồng viện quốc hội Luke Donellan của tôi, dân biểu thuôc vùng Narrwe Warren North, ông đã từng đến thăm cha Lý vào tháng Ba 2006 để thảo luận về việc cha bị đối xử ra sao trong tay giới chức chính quyền. Sau lần thăm viếng đó, Ông Donellan, người bạn đồng viện của tôi, một vị dân cử của chính quyền tiểu bang đã bị chính quyền VN cấm không cho vào VN trong 5 năm. Hành động cấm cửa này của nhà cầm quyền CHXHCNVN đối với một vị dân biểu quốc hội, ít nhất phải nói là, thật đáng thất vọng. Và đó là tôi đã dùng ngôn ngữ ngoại giao. Ông Donellan là người luôn đứng lên đấu tranh để bảo vệ những quyền căn bản toàn cầu của con người.
Một lần nữa, xin cám ơn ngài dân biểu đơn vị Fowler cho cuộc vận động này. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục nêu lên những vấn đề đương thời cùng những vi phạm đang tiếp diễn. Các sinh viên trẻ phải có quyền phản đối mà không bị cầm tù, đánh đập, không thể bị bắt bớ vô cớ. Những điều này đang tiếp diễn tại Việt Nam. Chính quyền Úc không thể cứ bàn thảo đối thoại với Việt Nam mà không tiếp tục nêu lên những vấn nạn trên. Ngày nào tôi còn có mặt tại nghị trường này, chúng ta sẽ còn tiếp tục phải làm như vậy.
Xin cám ơn
Anthony Byrne
Phương Duy lược dịch
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lời nguyện ''Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” xuất hiện từ khi nào?
Nguyễn Trọng Đa
10:09 28/06/2013
Giải đáp phụng vụ: Lời nguyện "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” xuất hiện từ khi nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một chữ đỏ gây nhiều chú ý đã xuất hiện trong Sách Lễ Rôma. Ngay trước lời đọc "Communicantes, Hiệp thông cùng" (số 86) trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, xuất hiện cụm từ "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông". Ý nghĩa của cụm từ này đã khiến tôi thắc mắc. Liệu “Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” là chính Kinh nguyện Thánh Thể chăng? Nếu vậy, tại sao "Communicantes, Hiệp thông cùng" được nói rõ, vì tất cả lời nguyện khác cũng thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể? Hoặc liệu lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng" có một vị thế đặc biệt trong Kinh nguyện Thánh Thể chăng? - D. J., Buffalo, New York.
Đáp: Lời nguyện "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” là dài nhất trong ba lời nguyện, vốn có tiêu đề trong Sách Lễ Rôma. Số 85, bắt đầu bằng "Lạy Chúa, xin nhớ đến (những) tôi tớ của Chúa là T..." có tiêu đề "Cầu cho kẻ sống" (Commemoratio pro vivis). Số 95, sau khi truyền phép và các lời nguyện khác, có tiêu đề là "cầu cho người đã qua đời" (Commemoratio pro defunctis). Ý nghĩa của hai lời nguyện này là hiển nhiên; còn ý nghĩa của lời nguyện "Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông", như bạn đọc trên đây ghi nhận, là dường như khó hiểu đối với rất nhiều người, ngoại trừ các chuyên viên phụng vụ.
Trong khi các học giả phụng vụ đặt tên cho các phần khác của Kinh nguyện Thánh Thể, ba tên gọi này là các tên duy nhất được tìm thấy trong chính Sách lễ.
Tiêu đề "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” được tìm thấy trong Lễ Quy Rôma ngay trước lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng”: “Hiệp thông cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ: Trước hết Ðức Ma-ri-a vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ của Ðức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con; sau là thánh Giuse, bạn Ðức Trinh Nữ, các thánh... (Communicantes, et memoriam venerantes, in primis gloriosae semper Virginis Mariae, Genetricis Dei et Domini nostri Iesu Christi: sed et beati Ioseph, eiusdem Virginis Sponsi, et beatorum Apostolorum ac Martyrum tuorum…)”. Lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng" nhấn mạnh mối tương giao của chúng ta với các thánh trong lúc đồng thời, khi nói rằng chúng ta tưởng nhớ các ngài, chúng ta nhận thức được một khoảng cách vẫn còn ngăn cách chúng ta với các ngài, và chúng ta cần sự cầu bầu của các ngài cho chúng ta.
Dường như cụm từ "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông" qui chiếu trong lịch sử đến một công thức tùy biến được đưa vào bản văn cố định trong các dịp lễ đặc biệt. Các từ này có nghĩa rằng lời nguyện đi theo phải được đưa vào trong "Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông". Vì vậy, chắc chắn là lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng" không phải là một phần cố định của Lễ Quy Rôma, nhưng được chèn vào trong các dịp lễ đặc biệt. Dần dần nó đã trở thành một phần cố định thường xuyên của Kinh nguyện Thánh Thế với một số công thức tùy biến vào các dịp lễ đặc biệt.
Các tiêu đề này được tìm thấy trong Sách Bí tích Gelasiô (Liber Sacramentorum Engolismensis), một bản văn phụng vụ Rôma, được viết trong thế kỷ thứ VI hoặc thứ VII, từ đó nó du nhập dần dần vào Sách Lễ Rôma.
Các thủ bản Gelasian cũng giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của cụm từ ngữ mơ hồ "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông". Nó thường thay thế cho cuộc đối thoại ban đầu của Kinh tiền tụng như là "Incipit canon actionis" ("ở đây bắt đầu lễ quy của hành động"). Điều này có nghĩa rằng văn bản mở đầu Kinh Nguyện Thánh Thể được chỉ định là lễ quy (tiêu chuẩn hoặc khung cố định) của hoạt động thiêng liêng tiếp theo. Hoạt động thiêng liêng này bao trùm tất cả các khía cạnh của Kinh nguyện Thánh Thể.
Dần dà từ ngữ Lễ quy này đã được đồng hóa với Kinh Nguyện Thánh Thể Rôma (tức Kinh Nguyện Thánh Thể I).
Trong các văn bản Gelasian, tiêu đề " Infra Actionem, Cùng hiệp thông" thường đứng trước các công thức "Communicantes, Hiệp thông cùng" được chèn vào trong năm phụng vụ. Nó dường như xuất hiện trước lời nguyện đa dạng "Hanc Igitur, Vì vậy", lời cầu nguyện bắt đầu bằng các chữ "Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con là tôi tớ Chúa, và của toàn thể gia đình Chúa...(Hanc igitur oblationem servitutis nostrae, sed et cunctae familiae tuae, quaesumus, Domine, ut placatus accipias)"
Nhưng không rõ là từ khi nào tiêu đề " Infra Actionem, Cùng hiệp thông" đứng một mình, trước lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng", được đọc mỗi ngày trong Thánh Lễ nghi thức Rôma trong hơn một ngàn năm qua.
Sách Lễ Rôma hiện nay có các lời nguyện đặc biệt "Communicantes, Hiệp thông cùng" trong tuần bát nhật của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, Thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Hiển Linh, Lễ Thăng Thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Lời nguyện "Hanc Igitur, Vì vậy" cũng có các công thức khác nhau cho Thứ Năm Tuần Thánh, lễ vọng Phục Sinh, và tuần bát nhật Phục Sinh. Sách nghi lễ cho bí tích và á bí tích cũng cung cấp các lời nguyện chèn đặc biệt vào thời điểm này cho nghi thức Rửa tội, nghi thức Thêm Sức, Rước lễ Vỡ Lòng, Truyền chức Thánh, Hôn Phối, An táng, Khấn trọn trong Dòng tu,… (Zenit.org 25-6-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một chữ đỏ gây nhiều chú ý đã xuất hiện trong Sách Lễ Rôma. Ngay trước lời đọc "Communicantes, Hiệp thông cùng" (số 86) trong Kinh Nguyện Thánh Thể I, xuất hiện cụm từ "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông". Ý nghĩa của cụm từ này đã khiến tôi thắc mắc. Liệu “Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” là chính Kinh nguyện Thánh Thể chăng? Nếu vậy, tại sao "Communicantes, Hiệp thông cùng" được nói rõ, vì tất cả lời nguyện khác cũng thuộc về Kinh nguyện Thánh Thể? Hoặc liệu lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng" có một vị thế đặc biệt trong Kinh nguyện Thánh Thể chăng? - D. J., Buffalo, New York.
Trong khi các học giả phụng vụ đặt tên cho các phần khác của Kinh nguyện Thánh Thể, ba tên gọi này là các tên duy nhất được tìm thấy trong chính Sách lễ.
Tiêu đề "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông” được tìm thấy trong Lễ Quy Rôma ngay trước lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng”: “Hiệp thông cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ: Trước hết Ðức Ma-ri-a vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ của Ðức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con; sau là thánh Giuse, bạn Ðức Trinh Nữ, các thánh... (Communicantes, et memoriam venerantes, in primis gloriosae semper Virginis Mariae, Genetricis Dei et Domini nostri Iesu Christi: sed et beati Ioseph, eiusdem Virginis Sponsi, et beatorum Apostolorum ac Martyrum tuorum…)”. Lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng" nhấn mạnh mối tương giao của chúng ta với các thánh trong lúc đồng thời, khi nói rằng chúng ta tưởng nhớ các ngài, chúng ta nhận thức được một khoảng cách vẫn còn ngăn cách chúng ta với các ngài, và chúng ta cần sự cầu bầu của các ngài cho chúng ta.
Dường như cụm từ "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông" qui chiếu trong lịch sử đến một công thức tùy biến được đưa vào bản văn cố định trong các dịp lễ đặc biệt. Các từ này có nghĩa rằng lời nguyện đi theo phải được đưa vào trong "Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông". Vì vậy, chắc chắn là lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng" không phải là một phần cố định của Lễ Quy Rôma, nhưng được chèn vào trong các dịp lễ đặc biệt. Dần dần nó đã trở thành một phần cố định thường xuyên của Kinh nguyện Thánh Thế với một số công thức tùy biến vào các dịp lễ đặc biệt.
Các tiêu đề này được tìm thấy trong Sách Bí tích Gelasiô (Liber Sacramentorum Engolismensis), một bản văn phụng vụ Rôma, được viết trong thế kỷ thứ VI hoặc thứ VII, từ đó nó du nhập dần dần vào Sách Lễ Rôma.
Các thủ bản Gelasian cũng giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của cụm từ ngữ mơ hồ "Infra Actionem, Trong Lễ Quy, Cùng hiệp thông". Nó thường thay thế cho cuộc đối thoại ban đầu của Kinh tiền tụng như là "Incipit canon actionis" ("ở đây bắt đầu lễ quy của hành động"). Điều này có nghĩa rằng văn bản mở đầu Kinh Nguyện Thánh Thể được chỉ định là lễ quy (tiêu chuẩn hoặc khung cố định) của hoạt động thiêng liêng tiếp theo. Hoạt động thiêng liêng này bao trùm tất cả các khía cạnh của Kinh nguyện Thánh Thể.
Dần dà từ ngữ Lễ quy này đã được đồng hóa với Kinh Nguyện Thánh Thể Rôma (tức Kinh Nguyện Thánh Thể I).
Trong các văn bản Gelasian, tiêu đề " Infra Actionem, Cùng hiệp thông" thường đứng trước các công thức "Communicantes, Hiệp thông cùng" được chèn vào trong năm phụng vụ. Nó dường như xuất hiện trước lời nguyện đa dạng "Hanc Igitur, Vì vậy", lời cầu nguyện bắt đầu bằng các chữ "Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con là tôi tớ Chúa, và của toàn thể gia đình Chúa...(Hanc igitur oblationem servitutis nostrae, sed et cunctae familiae tuae, quaesumus, Domine, ut placatus accipias)"
Nhưng không rõ là từ khi nào tiêu đề " Infra Actionem, Cùng hiệp thông" đứng một mình, trước lời nguyện "Communicantes, Hiệp thông cùng", được đọc mỗi ngày trong Thánh Lễ nghi thức Rôma trong hơn một ngàn năm qua.
Sách Lễ Rôma hiện nay có các lời nguyện đặc biệt "Communicantes, Hiệp thông cùng" trong tuần bát nhật của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, Thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Hiển Linh, Lễ Thăng Thiên và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Lời nguyện "Hanc Igitur, Vì vậy" cũng có các công thức khác nhau cho Thứ Năm Tuần Thánh, lễ vọng Phục Sinh, và tuần bát nhật Phục Sinh. Sách nghi lễ cho bí tích và á bí tích cũng cung cấp các lời nguyện chèn đặc biệt vào thời điểm này cho nghi thức Rửa tội, nghi thức Thêm Sức, Rước lễ Vỡ Lòng, Truyền chức Thánh, Hôn Phối, An táng, Khấn trọn trong Dòng tu,… (Zenit.org 25-6-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Cái vạy
Lm Vũđình Tường
06:55 28/06/2013
Cái vạy hay cái ách hình cong vòng cung để vào cổ trâu hoặc bò kèm thêm hai sợi giây thòng ra sau giúp kéo cái cộ. Cộ là một loại xe kéo có hai bánh dùng để chuyên chở những vật nặng. Thay vì dùng sức người thì dùng sức loài vật giúp chuyên chở thay người.
Có nhiều cách khác nhau giúp di chuyển hàng hoá. Mỗi động tác vất vả, mất nhiều thời gian, công sức mà chỉ một chữ ngắn gọn, đủ diễn tả hình ảnh lao tác như các động từ đội, khuân, đeo, gánh, vác. Chỉ cần nhắc đến một chữ người nghe có thể mường tượng ra động tĩnh, nhìn ra hình ảnh người đang làm việc. Các động tác trên đều cần đến sức người. Tuỳ hoàn cảnh, nơi chốn, loại đường mà xử dụng cách nào cho thuận tiện.
Hình ảnh khá thân thương là hình ảnh người mẹ cõng hoặc đeo đứa nhỏ trên người. Đứa nhỏ ngồi trong cái túi, hai chân thòng xuống, người mẹ đeo sau lưng hay trước ngực vừa coi con an toàn vừa làm công việc cần thiết. Hình ảnh gần nhất là hình ảnh kangaroo mẹ đeo con trong túi trước ngực.
Hình ảnh phổ thông khác là cảnh các cô, các bà đội trên đầu thúng rau, trái cây, lúa gạo. Vật nặng đè trên cổ, toàn thân chịu sức nặng đè xuống. Một số địa phương thay vì đội thúng các bà, cô đội vò nước đi lại thoải mái lên đồi xuống dốc vò nước vẫn không đổ. Đội trên đầu dường như phổ thông cho nữ giới, ít khi thấy các ông đội.
Trong khi đó gánh lại là cách chuyên chở chung cho cả hai giới. Đi từ cổ xuống vai. Đòn gánh trên vai. Đòn gánh là một khúc cây, hay tre dài độ hai thước, hai đầu có móc hai cái thúng dùng để gánh rau, lúa, gạo, vật dụng hoặc ngay cả gánh đất người miền quê gánh đổ nền nhà, đắp đập chặn nước hoặc đào mương dẫn nước.
Khuân vác
Khi cần di chuyển một vật nặng trong một đoạn đường ngắn việc khuân vác trở thành thông dụng. Bắp thịt của hai cánh tay nâng vật nặng lên lệ khệ di chuyển đến chỗ muốn. Hình ảnh khác là vác trên vai. Miền quê có lẽ không ai là không nhìn thấy cảnh vác bao lúa xuống thuyền hay vác bao xi măng từ thuyền lên bến. Khuân và vác là các công việc phổ thông nơi các ông, có ít bà đôi khi làm công việc khuân vác nhưng đa số vẫn là các ông.
Miền núi lại có hình ảnh người tiều phu chiều chiều vác bó củi trên đường về nhà từ nương rẫy. Hình ảnh quen thuộc gắn liền với cuộc sống miền sơn cước. Trong Cựu Ước sách Sáng Thế Kí chương 22 có kể câu chuyện thương tâm hai cha con Abraham và Isaac vác củi theo cha lên núi thánh hiến tế con mình cho Chúa. Trong Tân Ước phúc âm thánh Luca chương 15 kể câu chuyện nổi tiếng về lòng thương xót Chúa diễn tả Đức Kitô khi tìm được chiên lạc vác trên vai mang về đàn. Cõng vác có một lịch sử lâu dài trong thánh kinh và là một việc dùng sức người, dù là công việc nặng nhọc, nhưng diễn tả trọn vẹn ý nghĩa hy sinh và yêu thương.
Khi cần mang vật nặng cổ không chịu nổi người ta nghĩ ra cách gánh trên vai. Công việc nặng nhọc hơn nữa trí khôn con người nghĩ ra cách kéo sau lưng và rồi nhờ súc vật làm thay người như kéo cầy, cộ lúa hoặc dùng xe bò kéo những khúc củi khổng lồ từ rừng về xưởng cưa xẻ.
Vạy đôi
Trong số những cách khuân, kéo, gánh, vác thì kéo là cách mang được nhiều nhất và nhẹ nhất. Tưởng tượng chất trên lưng trâu bò mười bó lúa con vật sẽ không chịu được sức nặng trên lưng và sẽ không thể bước đi nhưng quị ngã. Tuy nhiên nếu chất lên một cộ mười bó lúa con vật vừa kéo cộ, dọc đường thấy ngọn cỏ ngon nó vẫn có thể ăn ngọn cỏ. Nhiều buổi chiều thấy con vật kéo cộ lúa đi lại trông thảnh thơi, nhẹ nhàng.
Một vài nơi còn nghĩ ra cách dùng hai con vật kéo đôi, cộ đôi, cầy đôi. Hai con vật chung một ách, một vạy. Hẳn nhiên hai con cùng kéo sẽ tăng thêm sức mạnh, sức mạnh của hai, cùng chung con đường, chung sức nặng và hỗ trợ nhau. Khi cả hai cùng kéo con vật ít mệt hơn và như thế vừa mau hoàn thành công việc cho chủ, lại bớt vất vả mệt mỏi cho vật.
Mang chung ách
Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của tôi thì êm ái, và gánh của tôi thì nhẹ nhàng Mt 11,30.
Lời mời gọi gợi lên hình ảnh mang chung ách, chung vạy, cùng kéo chung với nhau, cùng chia sẻ gánh nặng. Gánh nặng không còn phải một mình tự mang nữa nhưng có Chúa mang cùng. Điều rõ ràng Chúa nói là hãy mang lấy ách. Chúa không nói là sẽ cất ách đó đi nhưng mời gọi hãy mang chung một ách, hai người cùng mang chung, cùng kéo chung, sướng khổ, nặng nhẹ cùng chịu chung. Không phải một người mà cả hai cùng mang.
Chung ách gánh nặng sẽ nhẹ đi vì gánh nặng trước đây do một người mang bây giờ chia ra mỗi người một phần nên gánh phải nhẹ hơn trước bội phần. Tất nhiên Chúa sẽ mang nhiều hơn ta nên có thể bốn sáu, có thể bảy ba, không rõ nhưng chắc chắc Chúa sẽ rộng lượng trong việc đỡ nâng.
Không những Chúa mang chung ách với ta mà còn ban thêm sức mạnh, bồi dưỡng để ta có thêm sức tiếp tục cùng với Ngài mang gánh nặng. Thánh Phao lô trong thư thứ hai gởi tín hữu Corintô cho biết ơn Chúa đủ cho ta vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trong sự yếu đuối của ta. Trong Cựu Ước tiên tri Isaiah 40,29 cũng xác tín điều này.
Chúa ban sức cho ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực
Người làm cho nên cường tráng……
Những người cậy trông nơi Chúa thì được thêm sức mạnh
Như thể chim bằng, họ tung cánh
Chạy hoài không mệt mỏi, đi mãi chẳng chùn chân.
Được ban thêm sức mạnh, gánh nặng được chia ra và còn cho nghỉ ngơi lấy lại sức. Tất cả những điều trên đều qui vào kết quả
ách trở nên êm ái, gánh trở nên nhẹ nhàng.
Khi chung ách như thế chắc chắn phải chung đường vì không thể cùng một ách mà mỗi người đi một hướng. Chia sẻ cùng con đường nên trong hai có một làm chỉ đạo. Công việc lại nhẹ hơn nữa vì người hướng dẫn luôn tiến bước trước, kéo trước người kia phụ hoạ theo. Như thế mang chung ách với Chúa ách sẽ trở nên nhẹ hơn, dễ dàng hơn. Mang chung ách với Chúa là sống thực thi ý Chúa. Làm chung công việc Chúa đang làm. Gánh nặng của riêng cá nhân ta biến thành gánh nặng của Chúa. Kẻ làm phụ lại thành chánh, đang là thợ vác chánh biến thành thợ vác phụ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Có nhiều cách khác nhau giúp di chuyển hàng hoá. Mỗi động tác vất vả, mất nhiều thời gian, công sức mà chỉ một chữ ngắn gọn, đủ diễn tả hình ảnh lao tác như các động từ đội, khuân, đeo, gánh, vác. Chỉ cần nhắc đến một chữ người nghe có thể mường tượng ra động tĩnh, nhìn ra hình ảnh người đang làm việc. Các động tác trên đều cần đến sức người. Tuỳ hoàn cảnh, nơi chốn, loại đường mà xử dụng cách nào cho thuận tiện.
Hình ảnh khá thân thương là hình ảnh người mẹ cõng hoặc đeo đứa nhỏ trên người. Đứa nhỏ ngồi trong cái túi, hai chân thòng xuống, người mẹ đeo sau lưng hay trước ngực vừa coi con an toàn vừa làm công việc cần thiết. Hình ảnh gần nhất là hình ảnh kangaroo mẹ đeo con trong túi trước ngực.
Hình ảnh phổ thông khác là cảnh các cô, các bà đội trên đầu thúng rau, trái cây, lúa gạo. Vật nặng đè trên cổ, toàn thân chịu sức nặng đè xuống. Một số địa phương thay vì đội thúng các bà, cô đội vò nước đi lại thoải mái lên đồi xuống dốc vò nước vẫn không đổ. Đội trên đầu dường như phổ thông cho nữ giới, ít khi thấy các ông đội.
Trong khi đó gánh lại là cách chuyên chở chung cho cả hai giới. Đi từ cổ xuống vai. Đòn gánh trên vai. Đòn gánh là một khúc cây, hay tre dài độ hai thước, hai đầu có móc hai cái thúng dùng để gánh rau, lúa, gạo, vật dụng hoặc ngay cả gánh đất người miền quê gánh đổ nền nhà, đắp đập chặn nước hoặc đào mương dẫn nước.
Khuân vác
Khi cần di chuyển một vật nặng trong một đoạn đường ngắn việc khuân vác trở thành thông dụng. Bắp thịt của hai cánh tay nâng vật nặng lên lệ khệ di chuyển đến chỗ muốn. Hình ảnh khác là vác trên vai. Miền quê có lẽ không ai là không nhìn thấy cảnh vác bao lúa xuống thuyền hay vác bao xi măng từ thuyền lên bến. Khuân và vác là các công việc phổ thông nơi các ông, có ít bà đôi khi làm công việc khuân vác nhưng đa số vẫn là các ông.
Miền núi lại có hình ảnh người tiều phu chiều chiều vác bó củi trên đường về nhà từ nương rẫy. Hình ảnh quen thuộc gắn liền với cuộc sống miền sơn cước. Trong Cựu Ước sách Sáng Thế Kí chương 22 có kể câu chuyện thương tâm hai cha con Abraham và Isaac vác củi theo cha lên núi thánh hiến tế con mình cho Chúa. Trong Tân Ước phúc âm thánh Luca chương 15 kể câu chuyện nổi tiếng về lòng thương xót Chúa diễn tả Đức Kitô khi tìm được chiên lạc vác trên vai mang về đàn. Cõng vác có một lịch sử lâu dài trong thánh kinh và là một việc dùng sức người, dù là công việc nặng nhọc, nhưng diễn tả trọn vẹn ý nghĩa hy sinh và yêu thương.
Khi cần mang vật nặng cổ không chịu nổi người ta nghĩ ra cách gánh trên vai. Công việc nặng nhọc hơn nữa trí khôn con người nghĩ ra cách kéo sau lưng và rồi nhờ súc vật làm thay người như kéo cầy, cộ lúa hoặc dùng xe bò kéo những khúc củi khổng lồ từ rừng về xưởng cưa xẻ.
Vạy đôi
Trong số những cách khuân, kéo, gánh, vác thì kéo là cách mang được nhiều nhất và nhẹ nhất. Tưởng tượng chất trên lưng trâu bò mười bó lúa con vật sẽ không chịu được sức nặng trên lưng và sẽ không thể bước đi nhưng quị ngã. Tuy nhiên nếu chất lên một cộ mười bó lúa con vật vừa kéo cộ, dọc đường thấy ngọn cỏ ngon nó vẫn có thể ăn ngọn cỏ. Nhiều buổi chiều thấy con vật kéo cộ lúa đi lại trông thảnh thơi, nhẹ nhàng.
Một vài nơi còn nghĩ ra cách dùng hai con vật kéo đôi, cộ đôi, cầy đôi. Hai con vật chung một ách, một vạy. Hẳn nhiên hai con cùng kéo sẽ tăng thêm sức mạnh, sức mạnh của hai, cùng chung con đường, chung sức nặng và hỗ trợ nhau. Khi cả hai cùng kéo con vật ít mệt hơn và như thế vừa mau hoàn thành công việc cho chủ, lại bớt vất vả mệt mỏi cho vật.
Mang chung ách
Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách của tôi thì êm ái, và gánh của tôi thì nhẹ nhàng Mt 11,30.
Lời mời gọi gợi lên hình ảnh mang chung ách, chung vạy, cùng kéo chung với nhau, cùng chia sẻ gánh nặng. Gánh nặng không còn phải một mình tự mang nữa nhưng có Chúa mang cùng. Điều rõ ràng Chúa nói là hãy mang lấy ách. Chúa không nói là sẽ cất ách đó đi nhưng mời gọi hãy mang chung một ách, hai người cùng mang chung, cùng kéo chung, sướng khổ, nặng nhẹ cùng chịu chung. Không phải một người mà cả hai cùng mang.
Chung ách gánh nặng sẽ nhẹ đi vì gánh nặng trước đây do một người mang bây giờ chia ra mỗi người một phần nên gánh phải nhẹ hơn trước bội phần. Tất nhiên Chúa sẽ mang nhiều hơn ta nên có thể bốn sáu, có thể bảy ba, không rõ nhưng chắc chắc Chúa sẽ rộng lượng trong việc đỡ nâng.
Không những Chúa mang chung ách với ta mà còn ban thêm sức mạnh, bồi dưỡng để ta có thêm sức tiếp tục cùng với Ngài mang gánh nặng. Thánh Phao lô trong thư thứ hai gởi tín hữu Corintô cho biết ơn Chúa đủ cho ta vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trong sự yếu đuối của ta. Trong Cựu Ước tiên tri Isaiah 40,29 cũng xác tín điều này.
Chúa ban sức cho ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực
Người làm cho nên cường tráng……
Những người cậy trông nơi Chúa thì được thêm sức mạnh
Như thể chim bằng, họ tung cánh
Chạy hoài không mệt mỏi, đi mãi chẳng chùn chân.
Được ban thêm sức mạnh, gánh nặng được chia ra và còn cho nghỉ ngơi lấy lại sức. Tất cả những điều trên đều qui vào kết quả
ách trở nên êm ái, gánh trở nên nhẹ nhàng.
Khi chung ách như thế chắc chắn phải chung đường vì không thể cùng một ách mà mỗi người đi một hướng. Chia sẻ cùng con đường nên trong hai có một làm chỉ đạo. Công việc lại nhẹ hơn nữa vì người hướng dẫn luôn tiến bước trước, kéo trước người kia phụ hoạ theo. Như thế mang chung ách với Chúa ách sẽ trở nên nhẹ hơn, dễ dàng hơn. Mang chung ách với Chúa là sống thực thi ý Chúa. Làm chung công việc Chúa đang làm. Gánh nặng của riêng cá nhân ta biến thành gánh nặng của Chúa. Kẻ làm phụ lại thành chánh, đang là thợ vác chánh biến thành thợ vác phụ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tất Cả Là Hồng Ân.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:34 28/06/2013
Tất Cả Là Hồng Ân.
Khi nghĩ về những hồng ân, người đời thường nghĩ về những điều phúc, điều lành, chứ không ai coi cái họa, cái xui là hồng ân cả. Tuy nhiên, câu thành ngữ : “tái ông thất mã, an tri họa phúc”, có nghĩa là “ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc” thì chứng tỏ phúc hay hoạ là do chúng ta thôi.
Chuyện Tái Ông Mất Ngựa trong sách Hoài Nam Tử như thế này: Ông lão ở nước Hồ bị mất một con ngựa, tưởng là xui. Ai ngờ vài tháng sau, con ngựa kéo thêm cho ông con ngựa khác, tưởng là phúc. Có ngựa nên con trai ông cưỡi ngựa bị gãy chân, tưởng là hoạ. Bị gẫy chân nên con trai của ông được miễn đi lính, tưởng là phúc….
Cái vòng luẩn quẩn phúc và họa ấy sẽ chấm dứt khi con người chết.Chết là hết chuyện. Thật vậy đối với đời sống con người cái chết là kết thúc mọi chuyện. Dù khi sống người ấy có là ông này bà kia, có giàu sang phú quý, hay nghèo hèn thế nào thì chết cũng là hết. Bởi thế không bản án nào nặng bằng bản án tử hình, tức là cướp đi sự sống của một người. Nói một cách khác, sự sống là món quà quý nhất mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Chết quả là sự cay đắng cho những ai chỉ cậy dựa và muốn hưởng thụ thế gian này, nhưng chết đối với người tin Chúa thì lại là niềm hy vọng được trở về hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra mình.
Đối với đức tin Công Giáo, thì sống cũng là hồng ân mà chết cũng là hồng ân, nếu cái chết ấy được chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng về hưởng Tôn Nhan Chúa. Thánh Phaolô quan niệm sự sống và sự chết của Ngài như thế này “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi “. (Pl 1,21
Theo quan niệm nhân gian, thì điều gì mình thích thì gọi là phúc, điều gì mình không thích thì gọi là họa. Sống thọ, có sức khỏe tốt, được người ta kính trọng, được giàu có thì ta gọi là phúc (hên). Ngược lại chết chóc, bệnh tật, bị hiểu lầm, bị nghèo đói thì gọi là họa (xui).
Cho nên trong các lời rao đầu lễ Chúa Nhật, tôi thường nghe thấy những lễ xin tạ ơn như được khỏi bệnh, được thăng chức, được thi đỗ, được có việc làm, được bằng an.. chẳng bao giờ tôi nghe thấy xin lễ tạ ơn vì đã bị bệnh, đã bị hiểu lầm, đã thất nghiệp, đã bị đau khổ… mà thực ra những điều chúng ta không thích cũng là hồng ân Chúa ban để giúp ta đến gần Chúa.
Suy tư về điều phúc và họa, tôi giật mình khi thấy đã bao lần tôi cất tiếng trong nhà thờ đọc kinh ‘Tám Mối Phúc Thật” mà chẳng ý thức về những điều Hội Thánh dạy.
Phúc thay người có tâm hồn nghèo khó, người hiền lành, người sầu khổ, người đói khát sự công chính, người từ tâm, người có tâm hồn trong sạch, người kiến tạo hòa bình, người bị bách hại vì sự công chính, người bị xỉ nhục, bị bắt bớ, bị nói xấu, bị đặt điều vì Danh Chúa.
Tôi không biết có bao nhiều người hiện diện trong nhà thờ cầu mong những điều phúc này. Toàn là những điều mà thế gian gọi là tai họa, thế mà những người Công Giáo đích thực lại cho là có phúc?
Cái phúc ở đây ,theo người tin Chúa, là những cơ hội dẫn đưa ta về với Chúa là hạnh phúc cùng đích của đời sống. Sống không phải chỉ là sống mà là chuẩn bị cho sự sống bất diệt sung mãn cùng với Chúa Yêu Thương trong nước của Người.
Lần tìm trong Sách Giáo Lý Công Giáo, tôi được hiểu thêm: “Những phúc thật này vẽ lên khuôn mặt Chúa Kitô và mô tả đức bác ái của Người. ..Các phúc thật là những lời hứa nghịch lý để nâng đỡ niềm hy vọng trong những lúc gian truân, loan báo nhưng phúc lành và những phần thưởng mà các môn đệ của Chúa đã âm thầm đạt được.” (GLCG, câu 1717)
Người đời cho rằng trúng xổ số là có phúc, vậy mà theo báo Houston, ông Bille đã tự tử vì những đồng tiền từ trên trời rớt xuống ấy. Phóng viên Steve viết trong báo Houston rằng: ông Bille Bod Harrel Jr đã trúng 31 triệu dollars độc đắc bang Texas. Lúc đầu mọi sự đều tuyệt vời…Ông dùng tiền mua nhà, xe, làm từ thiện. Ông có thêm rất nhiều bạn… nhưng chỉ 20 tháng sau, gia đình ông tan tác, ông bị vỡ nợ và đã tự tử. (From A Treasury of Terribly sad Stories of Lotto Winners)
Có ai khổ cực trăm bề bằng những người Công Giáo bị bắt đạo thời xa xưa. Họ bị hành hạ thể xác, hành hạ về tinh thần và phải chịu chết một cách dã man. Thế mà đối với chúng ta, các Ngài đã được phúc tử đạo.
Tôi đã nghe và rất thích bài hát “ Tất Cả Là Hồng Ân”, tác giả cho rằng có những biến cố chúng ta cho là phúc, có những điều khác chúng ta cho là họa thì đối với Thiên Chúa Tất Cả Là Hồng Ân.
Những phúc/họa này có mục đích hướng chúng ta nhận biết sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình và giúp chúng ta yêu mến Chúa nhiều hơn, giúp chúng ta đạt được mục đích đầu tiên khi được sinh ra trong cõi đời này là “ thờ phượng và yêu mến Chúa”. Như thế trong đời sống đức tin Công Giáo không có gì là họa, mà tất cả là hồng ân. Chúng ta phải cảm tạ Chúa về mọi hồng ân Chúa ban cho mình.
Một bài thánh ca khác “ Khúc Ca Tạ Ơn”, tác giả cho rằng cuộc đời chúng ta được dệt bằng những niềm vui hân hoan hoà lẫn với những nỗi buồn da diết, những phút cười vui an bình pha lẫn những thử thách, long đong. Tất cả dệt thành Khúc Ca Tạ Ơn.
Nếu đời của chúng ta găp toàn chuyện may lành, thì chúng ta không biết giá trị của đau khổ, ngược lại nếu đời toàn là đắng cay thì cuộc sống chưa trọn vẹn. Một bức tranh đẹp do người hoạ sĩ tài ba là Chúa Giêsu vẽ lên cho đời ta phải điểm muôn màu muôn sắc. Tạ ơn Chúa vì chính Ngài đã dùng những nét chấm phá phúc-họa để vẽ lên con giống Chúa hơn.
Chúa đã dẫn tôi qua mọi biến cố của cuộc đời. Chúa đã cho tôi được gia nhập đạo Thánh Chúa khi vừa chào đời, Chúa đồng hành với tôi qua những tháng ngày tăm tối trong trại cải tạo, Chúa vui với tôi qua những tháng ngày bơ vơ nơi xứ người và Chúa nâng đỡ, kề cận tôi trong lúc tuổi già. Tôi đã phó thác trong tin tưởng để bước đi theo Chúa. Con đường quanh co, lúc thì phúc, lúc thì họa là con đường “Thánh Ý Chúa”.
Lạy Chúa, con đường phúc-hoạ nào Chúa đã đi qua, xin cho con được bước đi theo Ngài. Xin dạy con nhận ra sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa qua những biến cố trong đời con. Xin cho con biết chấp nhận để kiên trì vác thánh giá theo chân Chúa suốt đời con vì có Chúa thì “ Tất Cả Là Hồng Ân “. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Khi nghĩ về những hồng ân, người đời thường nghĩ về những điều phúc, điều lành, chứ không ai coi cái họa, cái xui là hồng ân cả. Tuy nhiên, câu thành ngữ : “tái ông thất mã, an tri họa phúc”, có nghĩa là “ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc” thì chứng tỏ phúc hay hoạ là do chúng ta thôi.
Chuyện Tái Ông Mất Ngựa trong sách Hoài Nam Tử như thế này: Ông lão ở nước Hồ bị mất một con ngựa, tưởng là xui. Ai ngờ vài tháng sau, con ngựa kéo thêm cho ông con ngựa khác, tưởng là phúc. Có ngựa nên con trai ông cưỡi ngựa bị gãy chân, tưởng là hoạ. Bị gẫy chân nên con trai của ông được miễn đi lính, tưởng là phúc….
Cái vòng luẩn quẩn phúc và họa ấy sẽ chấm dứt khi con người chết.Chết là hết chuyện. Thật vậy đối với đời sống con người cái chết là kết thúc mọi chuyện. Dù khi sống người ấy có là ông này bà kia, có giàu sang phú quý, hay nghèo hèn thế nào thì chết cũng là hết. Bởi thế không bản án nào nặng bằng bản án tử hình, tức là cướp đi sự sống của một người. Nói một cách khác, sự sống là món quà quý nhất mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Chết quả là sự cay đắng cho những ai chỉ cậy dựa và muốn hưởng thụ thế gian này, nhưng chết đối với người tin Chúa thì lại là niềm hy vọng được trở về hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra mình.
Đối với đức tin Công Giáo, thì sống cũng là hồng ân mà chết cũng là hồng ân, nếu cái chết ấy được chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng về hưởng Tôn Nhan Chúa. Thánh Phaolô quan niệm sự sống và sự chết của Ngài như thế này “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi “. (Pl 1,21
Theo quan niệm nhân gian, thì điều gì mình thích thì gọi là phúc, điều gì mình không thích thì gọi là họa. Sống thọ, có sức khỏe tốt, được người ta kính trọng, được giàu có thì ta gọi là phúc (hên). Ngược lại chết chóc, bệnh tật, bị hiểu lầm, bị nghèo đói thì gọi là họa (xui).
Cho nên trong các lời rao đầu lễ Chúa Nhật, tôi thường nghe thấy những lễ xin tạ ơn như được khỏi bệnh, được thăng chức, được thi đỗ, được có việc làm, được bằng an.. chẳng bao giờ tôi nghe thấy xin lễ tạ ơn vì đã bị bệnh, đã bị hiểu lầm, đã thất nghiệp, đã bị đau khổ… mà thực ra những điều chúng ta không thích cũng là hồng ân Chúa ban để giúp ta đến gần Chúa.
Suy tư về điều phúc và họa, tôi giật mình khi thấy đã bao lần tôi cất tiếng trong nhà thờ đọc kinh ‘Tám Mối Phúc Thật” mà chẳng ý thức về những điều Hội Thánh dạy.
Phúc thay người có tâm hồn nghèo khó, người hiền lành, người sầu khổ, người đói khát sự công chính, người từ tâm, người có tâm hồn trong sạch, người kiến tạo hòa bình, người bị bách hại vì sự công chính, người bị xỉ nhục, bị bắt bớ, bị nói xấu, bị đặt điều vì Danh Chúa.
Tôi không biết có bao nhiều người hiện diện trong nhà thờ cầu mong những điều phúc này. Toàn là những điều mà thế gian gọi là tai họa, thế mà những người Công Giáo đích thực lại cho là có phúc?
Cái phúc ở đây ,theo người tin Chúa, là những cơ hội dẫn đưa ta về với Chúa là hạnh phúc cùng đích của đời sống. Sống không phải chỉ là sống mà là chuẩn bị cho sự sống bất diệt sung mãn cùng với Chúa Yêu Thương trong nước của Người.
Lần tìm trong Sách Giáo Lý Công Giáo, tôi được hiểu thêm: “Những phúc thật này vẽ lên khuôn mặt Chúa Kitô và mô tả đức bác ái của Người. ..Các phúc thật là những lời hứa nghịch lý để nâng đỡ niềm hy vọng trong những lúc gian truân, loan báo nhưng phúc lành và những phần thưởng mà các môn đệ của Chúa đã âm thầm đạt được.” (GLCG, câu 1717)
Người đời cho rằng trúng xổ số là có phúc, vậy mà theo báo Houston, ông Bille đã tự tử vì những đồng tiền từ trên trời rớt xuống ấy. Phóng viên Steve viết trong báo Houston rằng: ông Bille Bod Harrel Jr đã trúng 31 triệu dollars độc đắc bang Texas. Lúc đầu mọi sự đều tuyệt vời…Ông dùng tiền mua nhà, xe, làm từ thiện. Ông có thêm rất nhiều bạn… nhưng chỉ 20 tháng sau, gia đình ông tan tác, ông bị vỡ nợ và đã tự tử. (From A Treasury of Terribly sad Stories of Lotto Winners)
Có ai khổ cực trăm bề bằng những người Công Giáo bị bắt đạo thời xa xưa. Họ bị hành hạ thể xác, hành hạ về tinh thần và phải chịu chết một cách dã man. Thế mà đối với chúng ta, các Ngài đã được phúc tử đạo.
Tôi đã nghe và rất thích bài hát “ Tất Cả Là Hồng Ân”, tác giả cho rằng có những biến cố chúng ta cho là phúc, có những điều khác chúng ta cho là họa thì đối với Thiên Chúa Tất Cả Là Hồng Ân.
Những phúc/họa này có mục đích hướng chúng ta nhận biết sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình và giúp chúng ta yêu mến Chúa nhiều hơn, giúp chúng ta đạt được mục đích đầu tiên khi được sinh ra trong cõi đời này là “ thờ phượng và yêu mến Chúa”. Như thế trong đời sống đức tin Công Giáo không có gì là họa, mà tất cả là hồng ân. Chúng ta phải cảm tạ Chúa về mọi hồng ân Chúa ban cho mình.
Một bài thánh ca khác “ Khúc Ca Tạ Ơn”, tác giả cho rằng cuộc đời chúng ta được dệt bằng những niềm vui hân hoan hoà lẫn với những nỗi buồn da diết, những phút cười vui an bình pha lẫn những thử thách, long đong. Tất cả dệt thành Khúc Ca Tạ Ơn.
Nếu đời của chúng ta găp toàn chuyện may lành, thì chúng ta không biết giá trị của đau khổ, ngược lại nếu đời toàn là đắng cay thì cuộc sống chưa trọn vẹn. Một bức tranh đẹp do người hoạ sĩ tài ba là Chúa Giêsu vẽ lên cho đời ta phải điểm muôn màu muôn sắc. Tạ ơn Chúa vì chính Ngài đã dùng những nét chấm phá phúc-họa để vẽ lên con giống Chúa hơn.
Chúa đã dẫn tôi qua mọi biến cố của cuộc đời. Chúa đã cho tôi được gia nhập đạo Thánh Chúa khi vừa chào đời, Chúa đồng hành với tôi qua những tháng ngày tăm tối trong trại cải tạo, Chúa vui với tôi qua những tháng ngày bơ vơ nơi xứ người và Chúa nâng đỡ, kề cận tôi trong lúc tuổi già. Tôi đã phó thác trong tin tưởng để bước đi theo Chúa. Con đường quanh co, lúc thì phúc, lúc thì họa là con đường “Thánh Ý Chúa”.
Lạy Chúa, con đường phúc-hoạ nào Chúa đã đi qua, xin cho con được bước đi theo Ngài. Xin dạy con nhận ra sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa qua những biến cố trong đời con. Xin cho con biết chấp nhận để kiên trì vác thánh giá theo chân Chúa suốt đời con vì có Chúa thì “ Tất Cả Là Hồng Ân “. Amen.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông
Tấn Đạt
21:17 28/06/2013
Ảnh của Tấn Đạt
Chiều êm chầm chậm xuống dần
Lâng lâng cầu nguyện nhặt lần tiếng chuông
Vang ngân từ tháp Giáo đường
Lung linh ánh sáng yêu thương mỗi ngày …
(Trích thơ của Viễn Dzu Tử)