Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:52 28/06/2018
82. KHẨU QUYẾT HÀNG YÊU
Vương Quân Thiên viết sách về bí quyết gọi thần trừ các loại quỷ, nhất pháp hành thiên tâm chánh, tự cho mình là người có thể trừ bệnh đuổi tà giúp làng xóm.
Một hôm, Tô (Đông Pha) cười nhạo ông ta, nói:
- “Tôi đến truyền lại cho ông một khẩu quyết trừ quỷ hàng yêu, đây là khẩu quyết: anh là tôi đã chết, tôi là anh chưa chết, nếu anh không để quỷ quái đến hại tôi, thì tôi cũng sẽ không để anh phải chịu khổ.”
(Tô Trường Công Ngoại kí)
Suy tư 82:
Ma quỷ là loài thiêng liêng, bởi vì nó chính là thiên thần phản nghịch với Thiên Chúa, và là tên mưu mô chuyên lừa dối con người làm những điều nghịch với sự thánh thiện của Thiên Chúa, cho nên chẳng có khẩu quyết nào của loài người có thể thu phục và thống trị được nó.
Con người thì có thân xác và linh hồn, thân xác thì có hạn và phải chết, linh hồn thì bất tử, lấy cái xác có hạn mà thu phục cái thần thiêng của ma quỷ thì làm sao được chứ ? Nhưng nhờ bí tích Rửa Tội chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa và là đền thờ của Thánh Thần, như thế thì không phải chúng ta thống trị ma quỷ, mà là Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn chúng ta chế ngự ma quỷ và thống trị nó vậy.
Khẩu quyết và hành động để chúng ta –những người Ki-tô hữu- hàng ma phục quỷ chính là cầu nguyện không ngừng và đón nhận các bí tích:
- Cầu nguyện làm cho ma quỷ chạy dài,
- Cầu nguyện làm cho ma quỷ khiếp sợ,
Cầu nguyện chính là cầu xin ơn sủng của Thiên Chúa, sự trợ giúp của Đức Mẹ, của các thiên thần và của các thánh...
Không một Ki-tô hữu nào mà không biết cầu nguyện, nhưng tại sao có nhiều Ki-tô hữu bị ma quỷ thống trị và sống trong tội lỗi ?
Thưa vì họ cầu nguyện mà không tin, cầu nguyện mà không yêu mến, cầu nguyện mà không có sự khiêm tốn.
Như vậy khẩu quyết và cũng là bí quyết để hàng ma phục quỷ chính là sự cầu nguyện liên lỉ và siêng năng đón nhận các bí tích vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vương Quân Thiên viết sách về bí quyết gọi thần trừ các loại quỷ, nhất pháp hành thiên tâm chánh, tự cho mình là người có thể trừ bệnh đuổi tà giúp làng xóm.
Một hôm, Tô (Đông Pha) cười nhạo ông ta, nói:
- “Tôi đến truyền lại cho ông một khẩu quyết trừ quỷ hàng yêu, đây là khẩu quyết: anh là tôi đã chết, tôi là anh chưa chết, nếu anh không để quỷ quái đến hại tôi, thì tôi cũng sẽ không để anh phải chịu khổ.”
(Tô Trường Công Ngoại kí)
Suy tư 82:
Ma quỷ là loài thiêng liêng, bởi vì nó chính là thiên thần phản nghịch với Thiên Chúa, và là tên mưu mô chuyên lừa dối con người làm những điều nghịch với sự thánh thiện của Thiên Chúa, cho nên chẳng có khẩu quyết nào của loài người có thể thu phục và thống trị được nó.
Con người thì có thân xác và linh hồn, thân xác thì có hạn và phải chết, linh hồn thì bất tử, lấy cái xác có hạn mà thu phục cái thần thiêng của ma quỷ thì làm sao được chứ ? Nhưng nhờ bí tích Rửa Tội chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa và là đền thờ của Thánh Thần, như thế thì không phải chúng ta thống trị ma quỷ, mà là Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn chúng ta chế ngự ma quỷ và thống trị nó vậy.
Khẩu quyết và hành động để chúng ta –những người Ki-tô hữu- hàng ma phục quỷ chính là cầu nguyện không ngừng và đón nhận các bí tích:
- Cầu nguyện làm cho ma quỷ chạy dài,
- Cầu nguyện làm cho ma quỷ khiếp sợ,
Cầu nguyện chính là cầu xin ơn sủng của Thiên Chúa, sự trợ giúp của Đức Mẹ, của các thiên thần và của các thánh...
Không một Ki-tô hữu nào mà không biết cầu nguyện, nhưng tại sao có nhiều Ki-tô hữu bị ma quỷ thống trị và sống trong tội lỗi ?
Thưa vì họ cầu nguyện mà không tin, cầu nguyện mà không yêu mến, cầu nguyện mà không có sự khiêm tốn.
Như vậy khẩu quyết và cũng là bí quyết để hàng ma phục quỷ chính là sự cầu nguyện liên lỉ và siêng năng đón nhận các bí tích vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:53 28/06/2018
30. Con người ta nếu không chuyên việc tu sửa nội tâm, tạ tuyệt vạn vật, kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa, thì học vấn và tất cả công việc của họ hoàn toàn không có gì gọi là chuyện to lớn.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 13 Mùa Quanh Năm B. 1. 7.2018
Lm Francis Lý văn Ca
03:45 28/06/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Ý chính của các bài đọc hôm nay: mạng sống của con ngưòi nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. Ngài có quyền ban và cũng có quyền cất đi lúc nào Ngài muốn. Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng của Thiên Chúa nơi Ngài, cho những kẻ tin vào Ngài, quyền lực được thông ban cho họ ơn khỏi bệnh như bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe.
Mọi bí tích đều mang đến cho con người sức mạnh của ơn thánh, nếu chúng ta có lòng tin mạnh mẽ như người thiếu phụ trong Phúc Âm. Bà có lòng tin vững mạnh là chỉ cần chạm đến gấu áo Chúa Kitô mà thôi. Chính đức tin đó cứu bà. Qua chủ đề của thánh lễ hôm nay: Chúa là nguồn mạch sự sống con người đời nầy và đời sau, chúng ta cầu xin Chúa đánh động tâm hồn nguội lạnh trở nên nồng ấm hơn. Luôn tin tưởng Thiên Chúa luôn hiện diện ở bên chúng ta, trên mọi nẻo đường chúng ta đi.
Với những tư tưởng dẫn nhập, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tác giả của bài đọc thứ I trình bày cho chúng ta sự khôn ngoan của một người biết nhận thức sự hiện hữu của Thiên Chúa, cho dù sự dữ có đe dọa. Nhưng niềm tin đã giúp ông đứng vững.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Côrintô, nên chia sẻ những gì họ có cho tha nhân... Chúng ta ngày nay, cũng được Giáo Hội kêu mời sống tinh thần nầy.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm thuật lại 2 việc: quyền năng và phép lạ. Ngài đã chữa lành người đàn bà do quyền năng từ Ngài xuất phát ra và cứu sống con gái của ông trưởng hội đường của Dothái giáo. Chúng ta có tin rằng quyền năng của Chúa ngày nay vẫn còn điều hành vũ trụ nầy không? Trong đó có con người mà Chúa đã dựng nên.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp nhau trong cùng một tâm tình, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua tuổi tác, ốm đau... Xin cho họ niềm cậy trông và phó thác, được đầy tràn ơn Chúa để giữ vững đức tin đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúngcon.
2. Xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em trong Hội Đạo Binh Đức Mẹ, là những chiến sĩ của Mẹ âm thầm hay hoạt động, đang thay thế Cộng Đoàn dân Chúa đến thăm viếng, ủi an những ai đang cần đến sự săn sóc ủi an trong nhũng công tác tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình nguội lạnh trễ nải. Với ơn Chúa trợ lực và sự giúp đỡ của bạn bè, họ sẽ quay trở về trong tình thương của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những con em đang dọn mình để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể Lần Đầu cũng như Bí Tích Thêm Sức, với ơn Chúa ban và sự giúp đỡ của Giảng Viên Giáo Lý, các em sẽ được chuẩn bị đầy đủ để lãnh nhận ơn thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã yên nghỉ… đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là nguồn mạch mọi ân sủng, xin ban cho chúng con những ơn cần thiết mà chúng con van xin Chúa trong thánh lễ hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Ý chính của các bài đọc hôm nay: mạng sống của con ngưòi nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. Ngài có quyền ban và cũng có quyền cất đi lúc nào Ngài muốn. Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng của Thiên Chúa nơi Ngài, cho những kẻ tin vào Ngài, quyền lực được thông ban cho họ ơn khỏi bệnh như bài Tin Mừng chúng ta sẽ nghe.
Mọi bí tích đều mang đến cho con người sức mạnh của ơn thánh, nếu chúng ta có lòng tin mạnh mẽ như người thiếu phụ trong Phúc Âm. Bà có lòng tin vững mạnh là chỉ cần chạm đến gấu áo Chúa Kitô mà thôi. Chính đức tin đó cứu bà. Qua chủ đề của thánh lễ hôm nay: Chúa là nguồn mạch sự sống con người đời nầy và đời sau, chúng ta cầu xin Chúa đánh động tâm hồn nguội lạnh trở nên nồng ấm hơn. Luôn tin tưởng Thiên Chúa luôn hiện diện ở bên chúng ta, trên mọi nẻo đường chúng ta đi.
Với những tư tưởng dẫn nhập, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tác giả của bài đọc thứ I trình bày cho chúng ta sự khôn ngoan của một người biết nhận thức sự hiện hữu của Thiên Chúa, cho dù sự dữ có đe dọa. Nhưng niềm tin đã giúp ông đứng vững.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Côrintô, nên chia sẻ những gì họ có cho tha nhân... Chúng ta ngày nay, cũng được Giáo Hội kêu mời sống tinh thần nầy.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phúc Âm thuật lại 2 việc: quyền năng và phép lạ. Ngài đã chữa lành người đàn bà do quyền năng từ Ngài xuất phát ra và cứu sống con gái của ông trưởng hội đường của Dothái giáo. Chúng ta có tin rằng quyền năng của Chúa ngày nay vẫn còn điều hành vũ trụ nầy không? Trong đó có con người mà Chúa đã dựng nên.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp nhau trong cùng một tâm tình, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua tuổi tác, ốm đau... Xin cho họ niềm cậy trông và phó thác, được đầy tràn ơn Chúa để giữ vững đức tin đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúngcon.
2. Xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em trong Hội Đạo Binh Đức Mẹ, là những chiến sĩ của Mẹ âm thầm hay hoạt động, đang thay thế Cộng Đoàn dân Chúa đến thăm viếng, ủi an những ai đang cần đến sự săn sóc ủi an trong nhũng công tác tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình nguội lạnh trễ nải. Với ơn Chúa trợ lực và sự giúp đỡ của bạn bè, họ sẽ quay trở về trong tình thương của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những con em đang dọn mình để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể Lần Đầu cũng như Bí Tích Thêm Sức, với ơn Chúa ban và sự giúp đỡ của Giảng Viên Giáo Lý, các em sẽ được chuẩn bị đầy đủ để lãnh nhận ơn thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã yên nghỉ… đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là nguồn mạch mọi ân sủng, xin ban cho chúng con những ơn cần thiết mà chúng con van xin Chúa trong thánh lễ hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Đức tin và đức mến là điều kiện để làm tông đồ
Lm Đan Vinh
05:26 28/06/2018
LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ (29/06)
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói con Người là ai ?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH: HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY TRÊN ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Người là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (15-16), ông đã được khen là có phúc (17), được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá (18). Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi (19).
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng Tông đồ Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi Sa-lô-mon, con vua Đa-vít. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giê-su đã cho biết ý nghĩa tước hiệu này là nói về bản tính Thiên Chúa, qua lời khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải cho biết sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Cũng có thể Đức Giê-su đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giê-su đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giê-su chính là tảng đá vững chắc mà trên đó, Người xây dựng Hội Thánh của Người. Ngoài ra Đức Giê-su còn trao tối thượng quyền cho ông để ông cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Người cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu chu tòan sứ mệnh củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Người còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông nữa (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được ?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giê-su gọi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy cảnh báo không được dự phần với Thầy, vì đã từ chối không cho Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất là vì quá tự tin vào sức mình nên ông đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giê-su tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được Chúa đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giê-su hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao thêm sứ mệnh củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin vào lời dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giê-su đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái mới chết được Người cho sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến lúc Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và trao nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giê-su đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm đạt được đức tin vào mầu nhiệm phục sinh của Thầy (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), có khả năng chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm quay vào thành Rô-ma để bị bắt và chịu khổ hình thập giá, dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa cao độ, và nêu gương đức tin vững như đá tảng, để các tín hữu chúng ta học tập noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU TRONG VIỆC BIẾN ĐỔI LÒNG NGƯỜI :
Nữ tu Antoinette được bề trên sai đến phục vụ tại một bệnh viện lớn. Tại đây có một ông già cực kỳ khó tính. Tiếp xúc với ai ông cũng nạt nộ la mắng. nhất là khi gặp chuyện trái ý, ông lại to tiếng ầm ĩ khiến mọi người chung quanh đều khó chịu xa lánh.
Ngày nọ, khi đang mải mê làm việc giúp các bệnh nhân khác, nữ tu Antoinette nghe thấy tiếng hét lớn của ông già khó tính: “Mau mau mang ra đây cho tôi một quả trứng luộc". Các y tá khác đều lảng tránh sang phòng bên, riêng nữ tu Antoinette đã mau mắn đến nhà bếp đem quả trứng đến cho ông già này.
- Sao trứng chưa chín mà đã đem cho tôi hả? Bộ muốn tôi đau bụng chết sao? Ông lão khó tính cau có trách mắng. Nữ tu Antoinette không đáp lại mà đem trứng xuống bếp luộc lại.
- Trứng gì mà luộc chín quá vậy? Sao lại làm ăn vô ý vô tứ như vậy hả ?
Antoinette chẳng biết phải làm gì để chiều ý ông lão. Chị liền đi lấy một cái bếp lò đến kê bên giường và trao cho ông già khó tính một trái trứng để luộc cho vừa ý. Thấy thế ông ta liền nổi nóng đạp đổ bếp lò, quăng quả trứng kia xuống nền gạch và lớn tiếng: "Cô không biết tôi là bệnh nhân sao? Bệnh nhân mà lại phải tự luộc trứng hả?"
Nữ tu Antoinette không nói nửa lời. Chị im lặng đi lấy chổi và cây lau nhà đến quét dọn và lau sạch sàn nhà… Lát sau, chị đem đến cho lão già khó tính một trái trứng khác và nói: "Ông cố gắng dùng thử trứng này, tôi đã luộc vừa chín tới thôi?" Bất giác, ông lính già rùng mình cảm động, nói lí nhí trong miệng: "Tôi thật có lỗi vì đã vô lý quát mắng cô. Giờ đây tôi sẽ ăn quả trứng này cũng để cám ơn lòng tốt của cô !"
Tình yêu có sức biến đổi lạ lùng hơn bất cứ một sự biến đổi lạ kỳ nào, nhất là nó có khả năng biến đổi cả lòng những con người độc ác nữa. Ước gì chúng ta biết noi gương theo Thầy Chí Thánh Giê-su luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi con người và luôn hy vọng vào những người đang lầm lạc trong cuộc đời này để dùng tình yêu biến đổi cảm hoá họ.
2) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊ-SU ?
Ngày xưa, một ông vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng về chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban phần thưởng lớn cho những tác phẩm giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước chung quanh đã ùn ùn kép đến Hy Lạp xin vào hoàng cung ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm dành được giải thưởng của nhà vua. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí chỗ ở và làm việc tại một phòng trong khu hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời gian một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh lớn trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Nhà vua hết sức hài lòng, khi chiêm ngưỡng các tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình, do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Mỗi bức tượng, tranh tượng hay phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch, hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày của các nghệ nhân Hy Lạp thì nhà vua và bá quan rất ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào được trưng bày, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi tác phẩm đâu, thì một người đã đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và trung thực bằng hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ nhân Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do đến chiêm ngưỡng.
3) THAY ĐỔI LỐI SỐNG LÀ PHƯƠNG CÁCH SÁM HỐI HỮU HIỆU NHẤT:
Tại một vùng miền quê nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì cùng quẫn đã trở thành kẻ đạo tặc là cùng nhau đi ăn cắp cừu của một trang trại trong vùng. Chẳng may cả hai anh em đều bị bắt. Hội đồng xét xử ra án phạt xăm lên trán họ hai chữ “ST”, có nghĩa là tên trộm cừu (viết tắt của chữ Sheep Thief). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống để mong chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng, anh luôn phải bối rối và ấp úng khi nhiều người cứ thắc mắc hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ ST xâm tên trán anh.
Còn người em đã tự nhủ: “Ta cần chi phải trốn đi nơi khác. Điều cần làm là ta phải thay đổi lối sống thành một người lương thiện thì chắc chắn ta sẽ sớm lấy lại lòng tin yêu của dân làng. Thế là anh quyết định ở lại quê hương. Anh đã lao động vất vả bằng đôi tay của mình và dành một phần hoa lợi giúp đỡ cho người nghèo. Anh sống chan hoà yêu thương với mọi người dân làng. Sau một thời gian tuy hai chữ “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán của anh, nhưng chẳng mấy ai để ý đến ý nghĩa hai chữ ST đó.
Ngày nọ, một doanh nhân từ xa nghe tiếng tốt về anh đã đến tận nơi tìm hiểu để sẽ hợp tác làm ăn với anh. Sau khi ra về ông ta gặp một cụ già trong làng và hỏi về ý nghĩa hai chữ ST trên trán của anh. Cụ già suy nghĩ một chút rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ ấy. Nhưng cứ nhìn vào đời sống tốt lành của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là một người “thánh thiện” (Saint)”.
Cuộc đời của hai vị thánh Phê-rô và Phao-lô cũng nhiều tội lỗi: Phê-rô có lần bị Chúa quở là “Satan” vì dám cản Thầy làm theo ý Chúa Cha, rồi ông cũng đã ba lần chối không biết Thầy trước mặt người khá. Còn Phao-lô đã từng chống lại Chúa Giê-su khi mang quân đi lùng bắt các tín hữu ở thành Đa-mát. Cũng chính Phao-lô đã can dự vào việc ném đá ông Stê-pha-nô, vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh. Nhưng điều chúng ta cần học tập các ngài là sự sám hối: Các ngài đã mau mắn trỗi dậy sau khi vấp ngã và chuộc lỗi lầm bằng việc can đảm làm chứng cho Chúa.
3. SUY NIỆM:
Hôm nay, Hội Thánh mừng kính 2 vị Tông đồ là Phêrô và Phaolô chung trong một ngày lễ. Chúng ta cùng suy nghĩ về cuộc đời của hai Tông đồ trụ cột này của Hội Thánh để thấy được sức mạnh tình thương của Thiên Chúa trong việc biến đổi lòng người.
1) Về ơn kêu gọi của hai Tông đồ Phê-rô và Phao-lô:
- Phê-rô làm nghề đánh cá tại làng Bet-sai-đa, gần hồ Ga-li-lê. Phê-rô tên thật là Si-mon, có em là An-rê. Khi An-rê được thầy mình là Gio-an Bao-ti-xi-ta giới thiệu về Đức Giê-su thì"Trước hết ông gặp anh mình là Si-mon và nói : Chúng tôi đã gặp được Đấng Mê-si-a. Rồi ông dẫn anh mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn Phê-rô và nói: "Anh là Si-mon, con ông Gio-na, anh sẽ được gọi là Kê-pha nghĩa là Đá" (Ga 1,41-42). Sau đó ít ngày, đang lúc Đức Giê-su đi trên bờ hồ Gê-nê-sa-rét, có đám đông dân chúng đi theo. Người thấy ông Si-mon đang giặt lưới dưới thuyền, nên Người đã xuống thuyền ấy mà giảng dạy dân chúng ngồi trên bờ hồ. Giảng xong, Người bảo Si-mon chèo thuyền ra giữa hồ đánh cá. Mặc dù suốt đêm vất vả mà không bắt được con nào, nhưng Si-mon vẫn vâng lời Thầy: Ông chèo thuyền ra khơi thả lưới và đã bắt được mẻ cá lạ lùng. Trước sự lạ ấy, Si-mon tỏ vẻ kính sợ, nhưng Người bảo ông: "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là kẻ chài lưới người ta. Thế là ông đưa thuyền vào bờ rồi đi theo làm môn đệ Người” (Lc.5,10-11).
- Phao-lô tên thật là Sao-lê quê thành Tác-sô, miền Ki-li-ki-a. Theo học với ông thầy nổi tiếng là Ga-ma-li-en. Sao-lê giữ luật Mô-sê nghiêm chỉnh. Tuy là người Do Thái nhưng ông cũng có quốc tịch Ro-ma. Sao-lê rất sùng đạo Do thái nên rất ghét đạo mới của Đức Giê-su. Nghe tin ở Đa-mát có nhiều tín hữu Ki-tô, Sao-lê đã xin lệnh của thượng tế, đem quân đến thành Đa-mát bắt các tín hữu mang về Giê-ru-sa-lem trị tội. Nhưng khi đến cửa thành, Sao-lê đã bị một làn chớp sáng đánh trúng bị té xuống ngựa, mắt ông bị loà không nhìn thấy gì. Ông nghe thấy tiếng Chúa Giê-su hiện ra hạch hỏi và ông đã khuất phuc Người. Rồi ông được một người trong thành là A-na-ni-a đón vào thành và dạy đạo. Sau khi được chịu phép rửa tội, Sao-lê lại được sáng mắt và được đổi tên thành Phao-lô. Ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra dạy dỗ cách riêng và trao cho sứ mệnh làm tông đồ rao giảng Tin Mừng (x. TĐCV 22,3-21). Thế là từ một người cuồng tín đi bắt đạo, Phao-lô đã được ơn Chúa biến đổi thành một Tông đồ dân ngoại.
2) Tính cách của hai vị Tông đồ Phê-rô và Phao-lô:
a) Tông đồ Phê-rô khi đi theo Đức Giê-su gần ba năm, thường đại diện Nhóm 12 trả lời Thầy. Khi Người hỏi: “Người ta nói Thầy là ai?” Phê-rô đã đại diện anh em thưa rằng: "Thầy là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống". Có lần Phê-rô ngăn cản Thầy đừng đi Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn, và ông đã bị Thầy nặng lời quở trách. Phê-rô đã được các tác giả Tân Ước đề cập tới 195 lần. Ông có tính tình nóng nảy và yêu mến Thầy. Khi nghe Đức Giê-su cho biết các môn đệ sắp hèn nhát bỏ Thầy chạy trốn, Ông đã hứa với Thầy: “Dù moi người bỏ thầy, còn Phê-rô sẽ không bao giờ". Tuy nhiên, ông cũng là một người yếu đuối, nên ông đã phạm tội chối Thầy 3 lần: "Tôi không biết ông Giê-su là ai". Đến khi nghe tiếng gà gáy và Đức Giê-su bị trói đi ngang qua chỗ ông và Người nhìn ông, thì ông đã xúc động ra ngoài khóc lóc thảm thiết. Đức Giê-su sau khi sống lại, đã hiện ra hỏi Phê-rô ba lần có mến Thầy hơn những người này không, thì cả ba lầm ông đều tuyên xưng lòng mến: "Thưa Thầy, có. Thầy biết con mến Thầy”. Mỗi lần như thế, Chúa đều trao cho ông trách nhiệm chăn dắt đàn chiên của Người (x. Ga 21,15-19)
b) Tông đồ Phao-lô sau khi trở lại với Chúa, đã hết lòng loan báo Tin Mừng. Ông đã đi khắp vùng Đế Quốc Rô-ma rao giảng cho dân ngoại tin theo Chúa, chấp nhận mọi gian nan chống đối gặp phải: bị bắt bớ xét xử, bị đánh đòn, đắm tầu, đói rét, ở trần… vì Danh Chúa. Nhờ sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, Phao-lô đã viết nhiều bức thư để tiếp tục giáo huấn về cách ăn nết ở cho các tín hữu trong các giáo đoàn đã nghe ngài giảng mà tin theo Chúa Giê-su, nhằn răn dạy họ bỏ các tội lỗi mà sống tốt lành theo Chúa Giê-su. Ông cũng dạy họ đào sâu về nhiều mặt như: Kinh Thánh, tín lý, luân lý, phụng vụ… Phao-lô còn nêu gương sẵn sàng chịu mọi đau khổ hơn mọi người vì danh Chúa Giê-su như ông đã viết: “Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: Tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một. Ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đã, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi… (2 Cr 11,23-25…)
3) Về lòng mến Chúa của hai vị Tông đồ Phê-rô và Phao-lô:
- Tông đồ Phê-rô: Theo sách Công vụ Tông đồ, vào lễ Ngũ Tuần, sau khi đón nhận đầy ơn Thánh Thần, Phê-rô đã cùng các Tông đồ bắt đầu thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ông đã giảng một bài đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động, đã có 3 ngàn người xin tòng giáo. Sau đó Phê-rô cùng Nhóm 11 chọn ông Mat-thi-a thế chỗ cho Giu-đa phản bội. Ông cũng được Thánh Thần ban ơn làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế kèm theo lời giảng. Ông đã chữa cho một người què tại cửa Đền thờ, và đón nhận dân ngoại vào Hội Thánh. Người ta tin rằng chỉ cần cái bóng của ông lướt qua bệnh nhân cũng đủ chữa lành cho họ. Phê-rô và các Tông đồ trong Nhóm 12 ưu tiên loan báo Tin Mừng cho dân Do thái. Ông đã bị các đầu mục dân Do thái bắt bớ xét hỏi nhiều lần và cấm rao giảng Danh Đức Giê-su. Nhưng ông đã tuyên bố trước Thượng Hội Đồng rằng: Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm… Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần” (Cv 5,29-32). Vào lúc cuối đời, khi đang ở Rô-ma và có nguy cơ bị bắt, Phê-rô đã nghe lời các tín hữu để cải trang và đã trốn thoát ra ngoài thành Rô-ma để tiếp tục lãnh đạo Hội Thánh. Nhưng sau đó ông đã gặp Đức Giê-su đang vác thánh giá đi về thành. Ông hỏi Người: “Quo vadis ?” (Thầy đi đâu?). Chúa trả lời: “Ta vào thành Rô-ma để chịu đóng đanh một lần nữa” rồi Chúa biến mất. Phê-rô hiểu ý Chúa muốn ông ở lại Rô-ma để làm chứng cho Chúa giữa các tín hữu, nên ông lại đi vào thành. Sau đó Phê-rô bị bắt và bị kết án tử hình thập giá vào năm 65 dưới thời hoàng đế Nê-rông. Khi chịu đóng đinh, để tỏ lòng tôn kính Chúa Giê-su, ông xin lính đóng đinh và quay ngược đầu xuống đất. Ngày nay một ngôi Đền thờ Thánh Phêrô to lớn trong thành Rô-ma, có chứa mộ phần của thánh Phê-rô. Trong thời gian giảng đạo ở Rô-ma, thánh Phê-rô đã viết 2 bức thư cho các tín hữu miền Tiểu Á đang chịu bách hại, khuyên dạy họ hãy can đảm sống đức tin bằng việc thực thi sự hiệp nhất yêu thương nhau, vâng phục các mục tử, đoạn tuyệt tội lỗi và chờ đợi ngày Chúa quang lâm sắp đến.
- Tông đồ Phao-lô: Phao-lô thực là dụng cụ Chúa dùng để đưa nhiều người về với Chúa. Ông là một người trung thành, can đảm, thẳng thắn… Là cầu nối kết giữa dân Do thái và dân ngoại, giữa Cựu ước và Tân ước. Nhờ Phao-lô mà dân ngoại trong đó có chúng ta không phải chịu nghi thức cắt bì của đạo Do Thái và không phải mang “ách Luật Mô-sê” như dân Do thái xưa. Từ khi gặp Chúa và theo làm Tông đồ của Chúa, Phao-lô có lòng yêu mên Chúa cách đặc biệt. Ông đã nêu gương sáng về lòng tin yêu Chúa Giê-su để các tín hữu noi theo. Chẳng hạn: “Đối với tôi sống là Đức Kitô” (Pl 1,21) “Tôi coi mọi sự như phân tro, để chỉ mong được lời lãi Tình yêu Chúa Kitô" (Pl 3,8).- "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? … Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39). "Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi" (Gl 2,20). Cuối cùng, trong thời kỳ người Rô-ma bách hại đạo Công Giáo, Phao-lô đã bị bắt tù, và sau cùng ngài đã bị án chém đầu ở ngoài thành Rôma vào năm 67.
4) Sống “hiệp nhất” để làm chứng cho Chúa noi gương hai vị Phê-rô và Phao-lô:
- Hiệp nhất trong đức tin: Hai vị Tông đồ đã hiệp nhất một lòng một ý trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng. Mặc dù còn có nhiều khác biệt về bản thân, tính tình, về ơn gọi theo Chúa, về xu hướng truyền giáo… nhưng cả hai đã tạo nên một sự hiệp nhất trong đa dạng, qua việc cùng trở thành nền tảng xây dựng toà nhà Hội Thánh, sẵn sàng chết vì Danh Chúa. Hai vị đã được Hội Thánh tôn vinh trong một ngày đại lễ. Các ngài đã trở nên biểu tượng của sự hiệp nhất trong đa dạng của Hội Thánh: “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”. Đó chính là khuôn vàng thước ngọc cho các tín hữu noi theo.
- Hiệp nhất trong lòng mến: Ngày nay muốn trở nên tông đồ của Chúa Giê-su, các tín hữu chúng ta phải có lòng mến Chúa noi gương hai vị Tông đồ. Nhờ lòng mến Chúa thôi thúc, chúng ta sẽ được ơn Chúa thanh luyện khỏi những đam mê, thói hư, các vết nhơ tội lỗi. Nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và tham dự thánh lễ rước lễ mỗi ngày, xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, học tập theo Chúa Giê-su… chúng ta cũng sẽ có thể nhìn tha nhân bằng ánh mắt bao dung nhân hậu, sẽ ăn nói điềm đạm, vui vẻ chân thành, ứng xử hiền hòa và khiêm tốn phục vụ … Nhờ đó chúng ta sẽ nên tông đồ giáo dân nhiệt thành làm chứng cho Chúa, noi gương hai vị Tông đồ Phê-rô và Phao-lô.
4. THẢO LUẬN:
Đối với bạn, Đức Giê-su là ai ? (Là một ngôn sứ, để xin Người cầu bầu với Chúa Cha cho ta; hay là một thần tượng để ta chiêm ngưỡng thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin theo và sẵn sàng bỏ mọi sự theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là đón nhận các đau khổ gặp phải, kết hiệp với sự đau khổ của Người trên cây thập giá để góp phần cứu rỗi tha nhân ?)
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng muốn làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói xúc phạm khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, loại bỏ tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con trở thành những chứng nhân cho tình yêu bao dung nhân hậu của Chúa noi gương hai thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô.
- LẠY CHÚA. Tòa nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm đến nay vẫn đang tiếp tục được xây dựng những chỗ còn dang dở. Xin Chúa giúp mỗi tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm hoàn thành. Xin cho chúng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết Chúa và cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói con Người là ai ?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH: HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY TRÊN ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Người là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống (15-16), ông đã được khen là có phúc (17), được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá (18). Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi (19).
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng Tông đồ Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi Sa-lô-mon, con vua Đa-vít. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giê-su đã cho biết ý nghĩa tước hiệu này là nói về bản tính Thiên Chúa, qua lời khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải cho biết sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Cũng có thể Đức Giê-su đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giê-su đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giê-su chính là tảng đá vững chắc mà trên đó, Người xây dựng Hội Thánh của Người. Ngoài ra Đức Giê-su còn trao tối thượng quyền cho ông để ông cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Người cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu chu tòan sứ mệnh củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Người còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông nữa (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được ?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giê-su gọi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy cảnh báo không được dự phần với Thầy, vì đã từ chối không cho Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất là vì quá tự tin vào sức mình nên ông đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giê-su tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được Chúa đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giê-su hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao thêm sứ mệnh củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin vào lời dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giê-su đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái mới chết được Người cho sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến lúc Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và trao nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giê-su đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm đạt được đức tin vào mầu nhiệm phục sinh của Thầy (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), có khả năng chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm quay vào thành Rô-ma để bị bắt và chịu khổ hình thập giá, dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa cao độ, và nêu gương đức tin vững như đá tảng, để các tín hữu chúng ta học tập noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU TRONG VIỆC BIẾN ĐỔI LÒNG NGƯỜI :
Nữ tu Antoinette được bề trên sai đến phục vụ tại một bệnh viện lớn. Tại đây có một ông già cực kỳ khó tính. Tiếp xúc với ai ông cũng nạt nộ la mắng. nhất là khi gặp chuyện trái ý, ông lại to tiếng ầm ĩ khiến mọi người chung quanh đều khó chịu xa lánh.
Ngày nọ, khi đang mải mê làm việc giúp các bệnh nhân khác, nữ tu Antoinette nghe thấy tiếng hét lớn của ông già khó tính: “Mau mau mang ra đây cho tôi một quả trứng luộc". Các y tá khác đều lảng tránh sang phòng bên, riêng nữ tu Antoinette đã mau mắn đến nhà bếp đem quả trứng đến cho ông già này.
- Sao trứng chưa chín mà đã đem cho tôi hả? Bộ muốn tôi đau bụng chết sao? Ông lão khó tính cau có trách mắng. Nữ tu Antoinette không đáp lại mà đem trứng xuống bếp luộc lại.
- Trứng gì mà luộc chín quá vậy? Sao lại làm ăn vô ý vô tứ như vậy hả ?
Antoinette chẳng biết phải làm gì để chiều ý ông lão. Chị liền đi lấy một cái bếp lò đến kê bên giường và trao cho ông già khó tính một trái trứng để luộc cho vừa ý. Thấy thế ông ta liền nổi nóng đạp đổ bếp lò, quăng quả trứng kia xuống nền gạch và lớn tiếng: "Cô không biết tôi là bệnh nhân sao? Bệnh nhân mà lại phải tự luộc trứng hả?"
Nữ tu Antoinette không nói nửa lời. Chị im lặng đi lấy chổi và cây lau nhà đến quét dọn và lau sạch sàn nhà… Lát sau, chị đem đến cho lão già khó tính một trái trứng khác và nói: "Ông cố gắng dùng thử trứng này, tôi đã luộc vừa chín tới thôi?" Bất giác, ông lính già rùng mình cảm động, nói lí nhí trong miệng: "Tôi thật có lỗi vì đã vô lý quát mắng cô. Giờ đây tôi sẽ ăn quả trứng này cũng để cám ơn lòng tốt của cô !"
Tình yêu có sức biến đổi lạ lùng hơn bất cứ một sự biến đổi lạ kỳ nào, nhất là nó có khả năng biến đổi cả lòng những con người độc ác nữa. Ước gì chúng ta biết noi gương theo Thầy Chí Thánh Giê-su luôn nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi con người và luôn hy vọng vào những người đang lầm lạc trong cuộc đời này để dùng tình yêu biến đổi cảm hoá họ.
2) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊ-SU ?
Ngày xưa, một ông vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng về chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban phần thưởng lớn cho những tác phẩm giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước chung quanh đã ùn ùn kép đến Hy Lạp xin vào hoàng cung ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm dành được giải thưởng của nhà vua. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí chỗ ở và làm việc tại một phòng trong khu hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời gian một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh lớn trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Nhà vua hết sức hài lòng, khi chiêm ngưỡng các tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình, do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Mỗi bức tượng, tranh tượng hay phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch, hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày của các nghệ nhân Hy Lạp thì nhà vua và bá quan rất ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào được trưng bày, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi tác phẩm đâu, thì một người đã đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và trung thực bằng hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ nhân Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do đến chiêm ngưỡng.
3) THAY ĐỔI LỐI SỐNG LÀ PHƯƠNG CÁCH SÁM HỐI HỮU HIỆU NHẤT:
Tại một vùng miền quê nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì cùng quẫn đã trở thành kẻ đạo tặc là cùng nhau đi ăn cắp cừu của một trang trại trong vùng. Chẳng may cả hai anh em đều bị bắt. Hội đồng xét xử ra án phạt xăm lên trán họ hai chữ “ST”, có nghĩa là tên trộm cừu (viết tắt của chữ Sheep Thief). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống để mong chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng, anh luôn phải bối rối và ấp úng khi nhiều người cứ thắc mắc hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ ST xâm tên trán anh.
Còn người em đã tự nhủ: “Ta cần chi phải trốn đi nơi khác. Điều cần làm là ta phải thay đổi lối sống thành một người lương thiện thì chắc chắn ta sẽ sớm lấy lại lòng tin yêu của dân làng. Thế là anh quyết định ở lại quê hương. Anh đã lao động vất vả bằng đôi tay của mình và dành một phần hoa lợi giúp đỡ cho người nghèo. Anh sống chan hoà yêu thương với mọi người dân làng. Sau một thời gian tuy hai chữ “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán của anh, nhưng chẳng mấy ai để ý đến ý nghĩa hai chữ ST đó.
Ngày nọ, một doanh nhân từ xa nghe tiếng tốt về anh đã đến tận nơi tìm hiểu để sẽ hợp tác làm ăn với anh. Sau khi ra về ông ta gặp một cụ già trong làng và hỏi về ý nghĩa hai chữ ST trên trán của anh. Cụ già suy nghĩ một chút rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ ấy. Nhưng cứ nhìn vào đời sống tốt lành của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là một người “thánh thiện” (Saint)”.
Cuộc đời của hai vị thánh Phê-rô và Phao-lô cũng nhiều tội lỗi: Phê-rô có lần bị Chúa quở là “Satan” vì dám cản Thầy làm theo ý Chúa Cha, rồi ông cũng đã ba lần chối không biết Thầy trước mặt người khá. Còn Phao-lô đã từng chống lại Chúa Giê-su khi mang quân đi lùng bắt các tín hữu ở thành Đa-mát. Cũng chính Phao-lô đã can dự vào việc ném đá ông Stê-pha-nô, vị tử đạo tiên khởi của Hội Thánh. Nhưng điều chúng ta cần học tập các ngài là sự sám hối: Các ngài đã mau mắn trỗi dậy sau khi vấp ngã và chuộc lỗi lầm bằng việc can đảm làm chứng cho Chúa.
3. SUY NIỆM:
Hôm nay, Hội Thánh mừng kính 2 vị Tông đồ là Phêrô và Phaolô chung trong một ngày lễ. Chúng ta cùng suy nghĩ về cuộc đời của hai Tông đồ trụ cột này của Hội Thánh để thấy được sức mạnh tình thương của Thiên Chúa trong việc biến đổi lòng người.
1) Về ơn kêu gọi của hai Tông đồ Phê-rô và Phao-lô:
- Phê-rô làm nghề đánh cá tại làng Bet-sai-đa, gần hồ Ga-li-lê. Phê-rô tên thật là Si-mon, có em là An-rê. Khi An-rê được thầy mình là Gio-an Bao-ti-xi-ta giới thiệu về Đức Giê-su thì"Trước hết ông gặp anh mình là Si-mon và nói : Chúng tôi đã gặp được Đấng Mê-si-a. Rồi ông dẫn anh mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn Phê-rô và nói: "Anh là Si-mon, con ông Gio-na, anh sẽ được gọi là Kê-pha nghĩa là Đá" (Ga 1,41-42). Sau đó ít ngày, đang lúc Đức Giê-su đi trên bờ hồ Gê-nê-sa-rét, có đám đông dân chúng đi theo. Người thấy ông Si-mon đang giặt lưới dưới thuyền, nên Người đã xuống thuyền ấy mà giảng dạy dân chúng ngồi trên bờ hồ. Giảng xong, Người bảo Si-mon chèo thuyền ra giữa hồ đánh cá. Mặc dù suốt đêm vất vả mà không bắt được con nào, nhưng Si-mon vẫn vâng lời Thầy: Ông chèo thuyền ra khơi thả lưới và đã bắt được mẻ cá lạ lùng. Trước sự lạ ấy, Si-mon tỏ vẻ kính sợ, nhưng Người bảo ông: "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là kẻ chài lưới người ta. Thế là ông đưa thuyền vào bờ rồi đi theo làm môn đệ Người” (Lc.5,10-11).
- Phao-lô tên thật là Sao-lê quê thành Tác-sô, miền Ki-li-ki-a. Theo học với ông thầy nổi tiếng là Ga-ma-li-en. Sao-lê giữ luật Mô-sê nghiêm chỉnh. Tuy là người Do Thái nhưng ông cũng có quốc tịch Ro-ma. Sao-lê rất sùng đạo Do thái nên rất ghét đạo mới của Đức Giê-su. Nghe tin ở Đa-mát có nhiều tín hữu Ki-tô, Sao-lê đã xin lệnh của thượng tế, đem quân đến thành Đa-mát bắt các tín hữu mang về Giê-ru-sa-lem trị tội. Nhưng khi đến cửa thành, Sao-lê đã bị một làn chớp sáng đánh trúng bị té xuống ngựa, mắt ông bị loà không nhìn thấy gì. Ông nghe thấy tiếng Chúa Giê-su hiện ra hạch hỏi và ông đã khuất phuc Người. Rồi ông được một người trong thành là A-na-ni-a đón vào thành và dạy đạo. Sau khi được chịu phép rửa tội, Sao-lê lại được sáng mắt và được đổi tên thành Phao-lô. Ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra dạy dỗ cách riêng và trao cho sứ mệnh làm tông đồ rao giảng Tin Mừng (x. TĐCV 22,3-21). Thế là từ một người cuồng tín đi bắt đạo, Phao-lô đã được ơn Chúa biến đổi thành một Tông đồ dân ngoại.
2) Tính cách của hai vị Tông đồ Phê-rô và Phao-lô:
a) Tông đồ Phê-rô khi đi theo Đức Giê-su gần ba năm, thường đại diện Nhóm 12 trả lời Thầy. Khi Người hỏi: “Người ta nói Thầy là ai?” Phê-rô đã đại diện anh em thưa rằng: "Thầy là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống". Có lần Phê-rô ngăn cản Thầy đừng đi Giê-ru-sa-lem chịu khổ nạn, và ông đã bị Thầy nặng lời quở trách. Phê-rô đã được các tác giả Tân Ước đề cập tới 195 lần. Ông có tính tình nóng nảy và yêu mến Thầy. Khi nghe Đức Giê-su cho biết các môn đệ sắp hèn nhát bỏ Thầy chạy trốn, Ông đã hứa với Thầy: “Dù moi người bỏ thầy, còn Phê-rô sẽ không bao giờ". Tuy nhiên, ông cũng là một người yếu đuối, nên ông đã phạm tội chối Thầy 3 lần: "Tôi không biết ông Giê-su là ai". Đến khi nghe tiếng gà gáy và Đức Giê-su bị trói đi ngang qua chỗ ông và Người nhìn ông, thì ông đã xúc động ra ngoài khóc lóc thảm thiết. Đức Giê-su sau khi sống lại, đã hiện ra hỏi Phê-rô ba lần có mến Thầy hơn những người này không, thì cả ba lầm ông đều tuyên xưng lòng mến: "Thưa Thầy, có. Thầy biết con mến Thầy”. Mỗi lần như thế, Chúa đều trao cho ông trách nhiệm chăn dắt đàn chiên của Người (x. Ga 21,15-19)
b) Tông đồ Phao-lô sau khi trở lại với Chúa, đã hết lòng loan báo Tin Mừng. Ông đã đi khắp vùng Đế Quốc Rô-ma rao giảng cho dân ngoại tin theo Chúa, chấp nhận mọi gian nan chống đối gặp phải: bị bắt bớ xét xử, bị đánh đòn, đắm tầu, đói rét, ở trần… vì Danh Chúa. Nhờ sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, Phao-lô đã viết nhiều bức thư để tiếp tục giáo huấn về cách ăn nết ở cho các tín hữu trong các giáo đoàn đã nghe ngài giảng mà tin theo Chúa Giê-su, nhằn răn dạy họ bỏ các tội lỗi mà sống tốt lành theo Chúa Giê-su. Ông cũng dạy họ đào sâu về nhiều mặt như: Kinh Thánh, tín lý, luân lý, phụng vụ… Phao-lô còn nêu gương sẵn sàng chịu mọi đau khổ hơn mọi người vì danh Chúa Giê-su như ông đã viết: “Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: Tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một. Ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đã, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi… (2 Cr 11,23-25…)
3) Về lòng mến Chúa của hai vị Tông đồ Phê-rô và Phao-lô:
- Tông đồ Phê-rô: Theo sách Công vụ Tông đồ, vào lễ Ngũ Tuần, sau khi đón nhận đầy ơn Thánh Thần, Phê-rô đã cùng các Tông đồ bắt đầu thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ông đã giảng một bài đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động, đã có 3 ngàn người xin tòng giáo. Sau đó Phê-rô cùng Nhóm 11 chọn ông Mat-thi-a thế chỗ cho Giu-đa phản bội. Ông cũng được Thánh Thần ban ơn làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế kèm theo lời giảng. Ông đã chữa cho một người què tại cửa Đền thờ, và đón nhận dân ngoại vào Hội Thánh. Người ta tin rằng chỉ cần cái bóng của ông lướt qua bệnh nhân cũng đủ chữa lành cho họ. Phê-rô và các Tông đồ trong Nhóm 12 ưu tiên loan báo Tin Mừng cho dân Do thái. Ông đã bị các đầu mục dân Do thái bắt bớ xét hỏi nhiều lần và cấm rao giảng Danh Đức Giê-su. Nhưng ông đã tuyên bố trước Thượng Hội Đồng rằng: Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm… Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần” (Cv 5,29-32). Vào lúc cuối đời, khi đang ở Rô-ma và có nguy cơ bị bắt, Phê-rô đã nghe lời các tín hữu để cải trang và đã trốn thoát ra ngoài thành Rô-ma để tiếp tục lãnh đạo Hội Thánh. Nhưng sau đó ông đã gặp Đức Giê-su đang vác thánh giá đi về thành. Ông hỏi Người: “Quo vadis ?” (Thầy đi đâu?). Chúa trả lời: “Ta vào thành Rô-ma để chịu đóng đanh một lần nữa” rồi Chúa biến mất. Phê-rô hiểu ý Chúa muốn ông ở lại Rô-ma để làm chứng cho Chúa giữa các tín hữu, nên ông lại đi vào thành. Sau đó Phê-rô bị bắt và bị kết án tử hình thập giá vào năm 65 dưới thời hoàng đế Nê-rông. Khi chịu đóng đinh, để tỏ lòng tôn kính Chúa Giê-su, ông xin lính đóng đinh và quay ngược đầu xuống đất. Ngày nay một ngôi Đền thờ Thánh Phêrô to lớn trong thành Rô-ma, có chứa mộ phần của thánh Phê-rô. Trong thời gian giảng đạo ở Rô-ma, thánh Phê-rô đã viết 2 bức thư cho các tín hữu miền Tiểu Á đang chịu bách hại, khuyên dạy họ hãy can đảm sống đức tin bằng việc thực thi sự hiệp nhất yêu thương nhau, vâng phục các mục tử, đoạn tuyệt tội lỗi và chờ đợi ngày Chúa quang lâm sắp đến.
- Tông đồ Phao-lô: Phao-lô thực là dụng cụ Chúa dùng để đưa nhiều người về với Chúa. Ông là một người trung thành, can đảm, thẳng thắn… Là cầu nối kết giữa dân Do thái và dân ngoại, giữa Cựu ước và Tân ước. Nhờ Phao-lô mà dân ngoại trong đó có chúng ta không phải chịu nghi thức cắt bì của đạo Do Thái và không phải mang “ách Luật Mô-sê” như dân Do thái xưa. Từ khi gặp Chúa và theo làm Tông đồ của Chúa, Phao-lô có lòng yêu mên Chúa cách đặc biệt. Ông đã nêu gương sáng về lòng tin yêu Chúa Giê-su để các tín hữu noi theo. Chẳng hạn: “Đối với tôi sống là Đức Kitô” (Pl 1,21) “Tôi coi mọi sự như phân tro, để chỉ mong được lời lãi Tình yêu Chúa Kitô" (Pl 3,8).- "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? … Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39). "Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi" (Gl 2,20). Cuối cùng, trong thời kỳ người Rô-ma bách hại đạo Công Giáo, Phao-lô đã bị bắt tù, và sau cùng ngài đã bị án chém đầu ở ngoài thành Rôma vào năm 67.
4) Sống “hiệp nhất” để làm chứng cho Chúa noi gương hai vị Phê-rô và Phao-lô:
- Hiệp nhất trong đức tin: Hai vị Tông đồ đã hiệp nhất một lòng một ý trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng. Mặc dù còn có nhiều khác biệt về bản thân, tính tình, về ơn gọi theo Chúa, về xu hướng truyền giáo… nhưng cả hai đã tạo nên một sự hiệp nhất trong đa dạng, qua việc cùng trở thành nền tảng xây dựng toà nhà Hội Thánh, sẵn sàng chết vì Danh Chúa. Hai vị đã được Hội Thánh tôn vinh trong một ngày đại lễ. Các ngài đã trở nên biểu tượng của sự hiệp nhất trong đa dạng của Hội Thánh: “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”. Đó chính là khuôn vàng thước ngọc cho các tín hữu noi theo.
- Hiệp nhất trong lòng mến: Ngày nay muốn trở nên tông đồ của Chúa Giê-su, các tín hữu chúng ta phải có lòng mến Chúa noi gương hai vị Tông đồ. Nhờ lòng mến Chúa thôi thúc, chúng ta sẽ được ơn Chúa thanh luyện khỏi những đam mê, thói hư, các vết nhơ tội lỗi. Nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và tham dự thánh lễ rước lễ mỗi ngày, xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, học tập theo Chúa Giê-su… chúng ta cũng sẽ có thể nhìn tha nhân bằng ánh mắt bao dung nhân hậu, sẽ ăn nói điềm đạm, vui vẻ chân thành, ứng xử hiền hòa và khiêm tốn phục vụ … Nhờ đó chúng ta sẽ nên tông đồ giáo dân nhiệt thành làm chứng cho Chúa, noi gương hai vị Tông đồ Phê-rô và Phao-lô.
4. THẢO LUẬN:
Đối với bạn, Đức Giê-su là ai ? (Là một ngôn sứ, để xin Người cầu bầu với Chúa Cha cho ta; hay là một thần tượng để ta chiêm ngưỡng thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin theo và sẵn sàng bỏ mọi sự theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là đón nhận các đau khổ gặp phải, kết hiệp với sự đau khổ của Người trên cây thập giá để góp phần cứu rỗi tha nhân ?)
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng muốn làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói xúc phạm khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, loại bỏ tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con trở thành những chứng nhân cho tình yêu bao dung nhân hậu của Chúa noi gương hai thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô.
- LẠY CHÚA. Tòa nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm đến nay vẫn đang tiếp tục được xây dựng những chỗ còn dang dở. Xin Chúa giúp mỗi tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm hoàn thành. Xin cho chúng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết Chúa và cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tín thác vào tình thương Thiên Chúa
Lm Đan Vinh
05:32 28/06/2018
Chúa Nhật 13 TN B
Kn 1,13-15;2,23-24 ; 2 Cr 8,7-9.13-15 ; Mc 5,21-43.
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Mc 5,21-43
(21) Đức Giêsu xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. (22) Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người, (23) và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. (24) Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. (25) Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, (26) bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. (27) Được nghe đồn về Đức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, (28) vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”.(29) Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. (30) Ngay lúc đó, Đức Giêsu cảm thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra. Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi ?”. (31) Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi ?”. (32) Đức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. (33) Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. (34) Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (35) Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (36) Nhưng Đức Giêsu nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. (37) Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông là ông Gio-an. (38) Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường, Đức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. (39) Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!”. (40) Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. (41) Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !”. (42) Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức người ta kinh ngạc sững sờ. (43) Đức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.
2.Ý CHÍNH : Ông trưởng hội đường tên Gia-ia có đứa con gái đau nặng sắp chết đặt trọn niềm tin vào Đức Giêsu nên đã được Người cho sống lại. Trong lúc đi đường, một phụ nữ bị bệnh băng huyết cũng nhờ tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giêsu nên cũng được lành bệnh. Điều này cho thấy: Đức Giêsu đến để giải thoát loài người khỏi hậu quả của tội lỗi là bệnh tật và sự chết. Tuy nhiên, để được hưởng ơn cứu độ ấy, người ta phải đặt trọn niềm tin vào Người.
3.CHÚ THÍCH :
-C 21-24 : + Bờ Biển Hồ : Biển Hồ nói đây có nhiều tên: là Biển Hồ Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1) hay Ghen-nê-xa-rét (x. Lc 5,1). Đây là Biển Hồ có hình bầu dục dài 21 km, rộng 12 km. Tại Biển Hồ này Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ như: dẹp yên sóng gió (x. Mc 4,35-41), mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,4-7), đi trên mặt biển (x. Ga 6,16-21). Cũng tại vùng Biển Hồ này, Đức Giêsu đã chữa lành các bệnh nhân (x. Mt 14,14.35-36). Hai lần nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,15-21; 15,32-39).+ Viên trưởng hội đường: Là người phụ trách việc phụng tự trong hội đường Do Thái. Khi đi giảng đạo, Đức Giêsu thường đến các hội đường Do Thái vào ngày Sa-bát để rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh (x. Mt 4,23; Lc 4,31-37.44). + Ông ta sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: Thái độ sụp xuống dưới chân Đức Giêsu và nài xin Người cho thấy đức tin mạnh mẽ của ông. + “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống” : Đặt tay là khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa người đặt tay và vật hay người được đặt tay. Cử chỉ đặt tay trên bệnh nhân ám chỉ các phép bí tích do Đức Giêsu lập ra sau này để ban ơn cứu độ cho các tín hữu.
-C 25-28: + Bà kia bị băng huyết đã mười hai năm: Bệnh băng huyết là một loại bệnh phụ khoa, làm cho người phụ nữ bị ra ô uế theo Luật. Bệnh nhân bị bệnh này không được đụng chạm tới ai để tránh cho họ khỏi trở nên ô uế (x. Lv 15,25-27). + Bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”: Chính nhờ tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giêsu, mà bà này đã vượt qua đám đông để tới gần Đức Giêsu và bà còn dám vượt qua Lề Luật để đưa tay ra chạm vào áo của Người.
-C 29-31: + Bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh: Chạm đến áo Đức Giêsu cho thấy cử chỉ bên ngoài thân xác cũng có giá trị làm phát sinh đức tin trong tâm hồn. Nhờ đức tin mà bệnh nhân được khỏi bệnh. + “Ai đã sờ vào áo Tôi ?”: Đức Giêsu muốn cho người phụ nữ ý thức rằng: chị ta được khỏi bệnh do quyền năng phát xuất từ Người và do ý định của Người chủ động thực hiện. Câu hỏi của Chúa còn có mục đích cho các môn đệ và đám đông dân chúng biết rõ về phép lạ đó, để họ tin Người thực là Đấng Thiên Sai.
-C 32-34 : + Bà này sợ đến phát run, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình : Bà sợ vì việc làm của bà đã vi phạm Luật Mô-sê tưởng là chỉ mình bà biết, nhưng đã bị Đức Giêsu phát hiện. + Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người : Đức tin của người đàn bà này lúc đầu chỉ là sự mê tín dị đoan. Nhưng giờ đây được Đức Giêsu quan tâm sửa dạy, đã trở thành đức tin đúng đắn vững mạnh, thúc bách bà thêm can đảm đến phủ phục và thú nhận sự thật với Người. + “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” : Đức Giêsu cho thấy chính Người đã chữa lành cho người đàn bà vì bà đã tin tưởng cậy trông vào Người, chứ không phải cái áo Người mặc chữa lành bệnh cho bà.
-C 35-37 : + “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa ? : Qua câu này, người nhà ông trưởng hội đường không tin Đức Giêsu có thể phục sinh kẻ chết. Câu này cũng là dịp thử thách đức tin của ông Gia-ia. + “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”: Sự im lặng của Gia-ia khi nghe báo tin con gái ông đã chết, cho thấy ông vẫn kiên trì với đức tin. Vì thế, Đức Giêsu đã khích lệ ông : “Chỉ cần tin thôi” hay “Cứ vững tin là được”. Qua câu này, Đức Giêsu muốn cho Gia-ia đừng để đức tin bị chao đảo, như có lần Người đã nói : “Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). + Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an : Ba ông này luôn theo sát Đức Giêsu trong các biến cố quan trọng (x. Mc 5,37; 9,2; 14,33). Dù muốn giữ bí mật đối với đám đông, nhưng Đức Giêsu cũng cho ba môn đệ thân tín đi theo để sau này họ kể lại cho hậu thế biết (x. Ga 19,35). Sở dĩ phải ba ông, vì theo Luật Mô-sê thì lời chứng của ba người mới có giá trị (x. Đnl 19,15; Mt 18,16).
-C 38-40 : + “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy ?” : Những người khóc lóc kêu la nói đây là những người khóc mướn. Họ được tang gia nhờ cậy để khóc than to tiếng mỗi khi có khách đến viếng người chết. + Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy ! : Trong Thánh Kinh, sự chết được diễn tả bằng nhiều kiểu nói : “Một số đã an nghỉ” (x. 1 Cr 15,6); “Về những ai đã an giấc ngàn thu” (x. 1 Tx 4,13); “an giấc trong Đức Giêsu” (x. 1 Tx 4,14). Khi nghe biết La-da-rô chết, Đức Giêsu cũng nói : “La-da-rô bạn của chúng ta đang yên giấc” (Ga 11,11). Ở đây, khi khẳng định cô bé chưa chết, mà chỉ đang ngủ đó thôi, là Đức Giêsu báo trước việc Người sắp cho em sống lại, được thức dậy sau một giấc ngủ. + Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài : Sự kiện này cho thấy : Những người không tin và chế nhạo thì không đáng được chứng kiến phép lạ như có lần Người đã nói : “Không nên lấy của thánh mà ném cho chó. Cũng không nên vất ngọc trai trước mặt con heo !”.+ Rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm : Chỉ có 5 người là cha mẹ cô bé, và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là những kẻ có thiện chí và đức tin nên được Người cho chứng kiến phép lạ để gia tăng đức tin. Vì “ai có sẽ được cho thêm để nên dư dật !”.
-C 41-43 : + “Này bé, Thầy truyền cho con : Chỗi dậy đi !”: Cũng như khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời là mọi sự xuất hiện (x. St 1,3.6.9.11.14), ở đây Đức Giêsu cũng chỉ ra lệnh là em bé kia lập tức sống lại. Điều này chứng tỏ Đức Giêsu làm chủ trên cả người sống lẫn kẻ chết (x. Mt 28,18). + Đức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy : Khi cấm các môn đệ không được nói ra phép lạ này là để tránh sự bồng bột quá khích của dân Do Thái bấy giờ đang có quan niệm ái quốc cực đoan về Đấng Thiên Sai. Phải chờ đến ngày Đức Giêsu từ cõi chết sống lại, ba môn đệ này mới thuật lại phép lạ mà các ông đã chứng kiến.
4.CÂU HỎI :
1) Biển Hồ nói đây là biển gì ? Đức Giêsu đã làm các phép lạ nào trên Biển Hồ và trong khu vực này ?
2) Trong thời gian giảng đạo, Đức Giêsu thường làm gì tại các hội đường Do thái ?
3) Lòng tin của ông trưởng hội đường vào Đức Giêsu biểu lộ qua thái độ nào ?
4) Cử chỉ đặt tay của Đức Giêsu nói lên điều gì ?
5) Vì sao người đàn bà này lại bị Luật Mô-sê cấm đụng chạm tới người khác ?
6) Lý do nào khiến bà ta dám vượt qua điều Luật cấm để đến gần chạm vào áo Đức Giêsu ?
7) Tại sao Đức Giêsu lại hỏi đám đông : ”Ai đã sờ vào áo Tôi ?”
8) Tại sao người đàn bà bị bệnh lại sợ khi nghe Đức Giêsu hỏi đám đông ?
9)Tại sao Đức Giêsu lại đòi người đàn bà phải công khai thú nhận mình đã được khỏi bệnh ?
10) Đức Giêsu nói câu nào để xác định chính Người chứ không phải áo Người đang mặc đã chữa bệnh cho người đàn bà ?
11) Đức Giêsu đã nói gì với ông Gia-ia để khích lệ ông vững tin ?
12) Ba môn đệ nào được chứng kiến phép lạ Đức Giêsu phuc sinh cô bé ? Ba ông này còn được đi theo Chúa trong những trường hợp nào khác nữa ?
13) Trong Thánh Kinh có những câu nào diễn tả sự chết như một giấc ngủ ?
14) Tại nhà Gia-ia, tại sao Đức Giêsu không cho những kẻ cười nhạo Người ở lại ? Những ai đã được chứng kiến phép lạ Người làm ?
15) Đức Giêsu đã làm gì để phục sinh cô bé ?
16) Tại sao Đức Giêsu cấm Môn đệ nói ra phép lạ này ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Người nói với bà ta : “Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Mc 5,34).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC TIN VÂNG PHỤC CỦA ÁP-RA-HAM:
Ông Áp-ram khi đã già yếu đã gặp được Đức Chúa và được Ngài chọn làm tổ phụ của một dòng giống tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển. Ngài cũng đổi tên ông từ Áp-ram trở thành Áp-ra-ham, nghĩa là “Cha của những kẻ có lòng tin”. Tổ phụ Áp-ra-ham đã nêu gương tin cậy vâng phục Đức Chúa. Mãi đến năm 90 tuổi Áp-ra-ham mới được Chúa ban cho một đứa con trai đặt tên là I-sa-ác. Nhưng năm I-sa-ác được 12 tuổi, Đức Chúa một lần nữa đã thử thách đức tin của ông bằng việc ra lệnh cho ông đem đứa con trai duy nhất đi sát tế dâng cho Đức Chúa trên núi. Dù khó chấp nhận điều này, nhưng Áp-ra-ham vẫn tín thác cậy trông và tuyệt đối vâng lời Đức Chúa. Ông đã cùng con trai đi leo lên núi cao và lập một bàn thờ để giết con làm lễ vật tiến dâng cho Đức Chúa, theo như phong tục của chư dân thời bấy giờ. Thấy rõ đức tin tuyệt đối của Áp-ra-ham, Đức Chúa đã sai một thiên thần đến ngăn tay ông lại và thay vì dâng con trai, ông được Chúa cho thế bằng một con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Rồi sau đó Đức Chúa đã tái xác nhận những điều Ngài hứa với ông trước đó. Cuối cùng Áp-ra-ham đã thực sự trở thành tổ phụ của một dân tộc tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển (St 22,1-18).
2. TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA CHÚA.
Một hôm lúc chiều tà trên bãi biển ẩm ướt, một thanh niên đang đi bách bộ với Chúa Giêsu, hai Thầy trò vừa đi vừa đàm đạo với nhau. Trên mặt cát ướt đều in lại bốn dấu bàn chân của hai thầy trò. Khi đi ngược lại, chàng thanh niên rất ngạc nhiên khi thấy trên mặt cát lúc thì có 4 dấu chân của hai thầy trò, nhưng có lúc lại chỉ thấy còn hai dấu chân. Chàng ta nghĩ đó là hai dấu chân của mình nên hỏi Chúa: “Lạy Thầy, khi nãy Thầy ở đâu để con phải đi một mình như thế ?” Chúa Giêsu liền trả lời: “Con hãy nhìn kỹ lại xem hai dấu chân đó là của ai ?” Sau khi quan sát kỹ, chàng ta công nhận là hai dấu chân của Chúa. Nhưng chàng lại tiếp tục hỏi: “Vậy lạy Chúa, con đang ở đâu trong lúc Chúa đi một mình như thế?”. Đức Giêsu liền âu yếm trả lời anh rằng: “Hỡi con, trong những lúc con bị lo âu phiền não, con không thể tự bước đi được. Đó là lúc Thầy phải bồng ẵm con trên đôi tay của Thầy đó !”.
3) PHẢI THỰC LÒNG KHI CẦU XIN:
Một bà cụ năng đến nhà thờ cầu nguyện. Một cậu bé lấy làm ngạc nhiên liền theo dõi. Cậu nấp sau bàn thờ nghe bà cầu nguyện lớn tiếng : "Lạy Chúa, con đã già và sống đủ. Bất cứ lúc nào Ngài gọi, con sẵn sàng."
Bà cầu nguyện suốt ba ngày vẫn những lời ấy. Ngày thứ tư, sau khi bà cầu nguyện, cậu bé giả giọng nói vọng ra từ sau bàn thờ : "Ta đã nghe lời cầu xin của con, Ta sẽ đến đón con lúc chín giờ sáng mai."
Bà về nhà, không sao ngủ được vì lo lắng về điều đã nghe. Bà không muốn chấp nhận những gì bà đã cầu nguyện.
4) ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI MẠNH TIN SẼ CỦNG CỐ CHO NGƯỜI YẾU TIN:
Khi quân đội Nga tiến vào thủ đô Budapest nước Hungary để trấn áp một cuộc bạo động, một viên sĩ quan trẻ hung hăng tìm đến nhà vị linh mục. Bước vào phòng, sau khi đóng xập cửa lại, anh ta chỉ lên cây thánh giá treo trên tường và nói với vị linh mục:
- Này, ông có biết không, cái đó là một sự dối trá, mê hoặc dân nghèo để bọn người giàu kìm hãm họ trong sự ngu dốt. Bây giờ ở đây chỉ có ông và tôi, Vậy ông hãy thú nhận là ông không hề tin vào ông Giê-su chết trên thập giá kia là Con Thiên Chúa.
Vị linh mục điềm tĩnh trả lời:
- Tôi thật sự vững tin như thế !
Viên sĩ quan liền rút súng ra và bảo:
- Ông đừng có đùa với tôi! Nếu ông không khẳng định đó là sự dốt trá, tôi sẽ giết ông ngay!
Vị linh mục đứng thẳng người, nhìn sâu vào đôi mắt anh ta và dõng dạc trả lời:
- Tôi không thể nói khác được. Đức Giê-su thật sự là Con Thiên Chúa!
Thật bất ngờ, nghe đến đây, viên sĩ quan liền buông tay ra để rơi khẩu súng xuống nền nhà, chạy lại ôm chầm lấy vị linh mục vừa khóc vừa nói :
- Xin lỗi cha, con chỉ muốn thử xem cha có tin thực sự không! Đúng thế, con cũng đã âm thầm tin Chúa nhiều năm qua giống như cha ! Giờ đây, con đã khám phá ra rằng: Vẫn có ít nhất một người đã dám chết vì đức tin của mình, chính cha đã củng cố đức tin yếu kém của con!
3. THẢO LUẬN :
Một tín hữu gặp gian nan thử thách lại chỉ biết xin khấn, mà không cố gắng phấn đấu làm hết sức để vượt qua, thì có đức tin mạnh không ? Đó có phải là thái độ tin thác vào lòng Chúa thương xót của Chúa không ? Tại sao ?
4. SUY NIỆM :
1) Tầm quan trọng của Đức Tin để được ơn chữa lành:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại hai phép lạ nói lên tầm quan trọng của Đức tin nếu chúng ta muốn được ơn Chúa cứu độ:
- Phép lạ thứ nhất là người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm. Nhờ có đức tin mạnh vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su, nên cuối cùng bà đã được Người chữa cho lành bệnh loạn huyết.
- Phép lạ thứ hai là một bé gái mới chết đang nằm trên giường. Đức Giêsu đã được cha đứa bé là ông trưởng hội đường Gia-ia mời đến nhà để cứu chữa cho đứa con gái của ông sắp bị chết. Dù đứa bé đã chết, nhưng nhờ vững tin vào lời Đức Giê-su: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Ông trưởng hội đường đã không nản lòng bỏ cuộc và tiếp tục đưa Người đến nhà. Cuối cùng nhờ vững tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su mà bé gái con ông đã được Người truyền cho sống lại: “Ta-li-tha kum”: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi!” (Mc 5,41).
Trong cả hai phép lạ này, đức tin của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết và đức tin của viên trưởng hội đường Gia-ia là điều tối cần để nhận được ơn cứu độ của Đức Giê-su.
2) Đức tin của người phụ nữ bị loạn huyết: Loạn huyết là một chứng bệnh nhơ uế. Người Do thái không những coi đó là bệnh nhơ uế về mặt thể lý mà còn coi bệnh này là một thứ gây ô uế về phạm vi luân lý nữa. Cho nên Luật Mô-sê cấm những kẻ mắc bệnh này đụng chạm tới người khác. Vì bệnh nhân mắc bệnh này chạm tới ai thì người ấy liền trở nên ô uế. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết trong Tin Mừng hôm nay không dám kêu xin Đức Giêsu chữa bệnh cho mình, vì bà sợ nếu để người khác biết bà mắc chứng bệnh nhơ uế này thì bà sẽ lập tức bị xua đuổi khỏi đám đông. Bà định tâm sẽ giữ im lặng tiến gần đến bên Chúa để chỉ cần sờ vào áo của Người thôi là bà sẽ được khỏi bệnh. Quả thật, bà đã được Chúa chữa cho khỏi bệnh. Nhưng Người muốn bà phải can đảm tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Người. Bấy giờ Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi ?”. Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi ?”. Đức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết điều gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người liền nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi bệnh” (Mc 5,30-34).
3) Đức tin của ông Gia-ia: Ông là trưởng của một hội đường Do thái. Ông tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su nên khi có đứa con gái bị bệnh nặng gần chết, ông đã đến kêu xin Đức Giê-su mau đến nhà chữa bệnh cho con ông. Trong lúc cùng đi với Đức Giê-su về nhà, thì ông Gia-ia đã nghe tin con gái ông đã chết! Nhưng Gia-ia đã không nản lòng bỏ cuộc. Ông đã được nghe lời Đức Giêsu động viên: "Đừng sợ, cứ tin". Ông đã tin vào lời Chúa, và cuối cùng con gái ông tuy đã chết, nhưng đã được trỗi dậy sau lời truyền phán của Đức Giê-su: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !” (Mc 5,41). Chính nhờ ông Gia-ia biết vững tin vào vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su, mà đứa con gái của ông đã nhận được ơn Chúa cứu độ.
4) Sống đức tin trong cuộc sống hôm nay:
- “Lạy Chúa. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25):
Đức tin là một nhân đức quan trọng nhất giúp chúng ta đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào tình thương quan phòng và quyền năng vô biên của Chúa Giê-su. Mỗi khi gặp những điều khó khăn trái ý, hay khi đối diện với những vấn đề vượt quá sức tự nhiên của mình. Như các môn đệ Chúa xưa, chúng ta hãy chạy đến kêu cầu Chúa đang ngủ yên trong tâm hồn chúng ta. Hãy thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25). Chúa có thể cũng sẽ quở trách đức tin yếu kém của chúng ta: “Sao nhát thế ? Làm sao anh em vẫn chưa có lòng tin ?” (Mc 4,40). Nhưng đồng thời Người sẽ cũng sẽ thương ra tay thực hiện những điều lạ lùng để cứu thoát chúng ta. “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).
- “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,36):
Có nhiều người khi gặp phải những tình huống khó khăn mà cầu xin Chúa không được như ý nên thường ngã lòng cậy trông, không còn cầu xin gì nữa. Khi gặp phải tình huống ấy, chúng ta hãy nghe lời Đức Giê-su trấn an ông Gia-ia: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Nếu điều chúng ta xin thực sự hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, thì chắc chắn Chúa sẽ ban ơn theo ý chúng ta xin, như lời Chúa Giê-su đã nói về tình thương của Thiên Chúa: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt 7,11).
- “Đừng theo ý con một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39):
Khi tin vào Đức Giê-su, là chúng ta hãy noi gương Người để bỏ cái tôi ích kỷ tự mãn của mình, để đi con đường hẹp, chấp nhận vác tập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, đừng cầu theo ý riêng mình, nhưng hãy cầu xin theo thánh ý Chúa Cha noi gương Chúa Giê-su: “Đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”. Chúng ta cũng hãy năng cầu nguyện theo kinh Lạy Cha. Hãy cầu xin cho ta nên khí cụ bình an của Chúa như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”.
- Phải sẵn sàng cộng tác với ơn Chúa:
Trong các phép lạ của Chúa, chúng ta thấy luôn có sự cộng tác của con người. Chẳng hạn: Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giê-su chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga 2,7); Trong phép lạ về nhân bánh ra nhiều, Chúa chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi có “5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc 6,35-43); Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn chính anh mù phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga 9,1-40); Trong cuộc sống đời thường, Chúa luôn muốn cho chúng ta sử dụng hết các khả năng của chúng ta, và Chúa chỉ can thiệp khi cần mà thôi như câu ngạn ngữ: “Hãy thắp lên một ngọn đèn, con hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
- Tất cả đều là hồng ân: Sau khi kết thúc công việc, chúng ta phải tạ ơn Chúa khi được thành công, và nếu chẳng may bị thất bại, chúng ta cũng vẫn tạ ơn Chúa. Vì với cái nhìn đức tin thì : “Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành” và “Mọi sự đều là hồng ân”. Tất cả những gì xảy đến cho ta đều là hồng ân của Chúa ban và đều sinh ích cho phần rỗi đời đời của ta.
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊSU. Nhiều lần con đã đến nhà thờ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Tai con đã bao lần được nghe Lời Chúa dạy, bàn tay và môi miệng con đã nhiều lần được chạm đến Mình Máu Chúa, thế mà sao con vẫn chưa được khỏi các đam mê tội lỗi. Xin hãy gia tăng lòng tin cậy mến và sự quyết tâm xa lánh dịp tội cho con, nhờ đó con hy vọng sẽ được ơn Chúa chữa lành như người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Kn 1,13-15;2,23-24 ; 2 Cr 8,7-9.13-15 ; Mc 5,21-43.
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG : Mc 5,21-43
(21) Đức Giêsu xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. (22) Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người, (23) và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. (24) Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. (25) Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, (26) bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác. (27) Được nghe đồn về Đức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, (28) vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”.(29) Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. (30) Ngay lúc đó, Đức Giêsu cảm thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra. Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi ?”. (31) Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi ?”. (32) Đức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. (33) Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. (34) Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (35) Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (36) Nhưng Đức Giêsu nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. (37) Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông là ông Gio-an. (38) Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường, Đức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. (39) Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!”. (40) Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm. (41) Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !”. (42) Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức người ta kinh ngạc sững sờ. (43) Đức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.
2.Ý CHÍNH : Ông trưởng hội đường tên Gia-ia có đứa con gái đau nặng sắp chết đặt trọn niềm tin vào Đức Giêsu nên đã được Người cho sống lại. Trong lúc đi đường, một phụ nữ bị bệnh băng huyết cũng nhờ tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giêsu nên cũng được lành bệnh. Điều này cho thấy: Đức Giêsu đến để giải thoát loài người khỏi hậu quả của tội lỗi là bệnh tật và sự chết. Tuy nhiên, để được hưởng ơn cứu độ ấy, người ta phải đặt trọn niềm tin vào Người.
3.CHÚ THÍCH :
-C 21-24 : + Bờ Biển Hồ : Biển Hồ nói đây có nhiều tên: là Biển Hồ Ga-li-lê hay Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1) hay Ghen-nê-xa-rét (x. Lc 5,1). Đây là Biển Hồ có hình bầu dục dài 21 km, rộng 12 km. Tại Biển Hồ này Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ như: dẹp yên sóng gió (x. Mc 4,35-41), mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,4-7), đi trên mặt biển (x. Ga 6,16-21). Cũng tại vùng Biển Hồ này, Đức Giêsu đã chữa lành các bệnh nhân (x. Mt 14,14.35-36). Hai lần nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,15-21; 15,32-39).+ Viên trưởng hội đường: Là người phụ trách việc phụng tự trong hội đường Do Thái. Khi đi giảng đạo, Đức Giêsu thường đến các hội đường Do Thái vào ngày Sa-bát để rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh (x. Mt 4,23; Lc 4,31-37.44). + Ông ta sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: Thái độ sụp xuống dưới chân Đức Giêsu và nài xin Người cho thấy đức tin mạnh mẽ của ông. + “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống” : Đặt tay là khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa người đặt tay và vật hay người được đặt tay. Cử chỉ đặt tay trên bệnh nhân ám chỉ các phép bí tích do Đức Giêsu lập ra sau này để ban ơn cứu độ cho các tín hữu.
-C 25-28: + Bà kia bị băng huyết đã mười hai năm: Bệnh băng huyết là một loại bệnh phụ khoa, làm cho người phụ nữ bị ra ô uế theo Luật. Bệnh nhân bị bệnh này không được đụng chạm tới ai để tránh cho họ khỏi trở nên ô uế (x. Lv 15,25-27). + Bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người, vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ vào được áo Người thôi, là sẽ được cứu”: Chính nhờ tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giêsu, mà bà này đã vượt qua đám đông để tới gần Đức Giêsu và bà còn dám vượt qua Lề Luật để đưa tay ra chạm vào áo của Người.
-C 29-31: + Bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh: Chạm đến áo Đức Giêsu cho thấy cử chỉ bên ngoài thân xác cũng có giá trị làm phát sinh đức tin trong tâm hồn. Nhờ đức tin mà bệnh nhân được khỏi bệnh. + “Ai đã sờ vào áo Tôi ?”: Đức Giêsu muốn cho người phụ nữ ý thức rằng: chị ta được khỏi bệnh do quyền năng phát xuất từ Người và do ý định của Người chủ động thực hiện. Câu hỏi của Chúa còn có mục đích cho các môn đệ và đám đông dân chúng biết rõ về phép lạ đó, để họ tin Người thực là Đấng Thiên Sai.
-C 32-34 : + Bà này sợ đến phát run, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình : Bà sợ vì việc làm của bà đã vi phạm Luật Mô-sê tưởng là chỉ mình bà biết, nhưng đã bị Đức Giêsu phát hiện. + Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người : Đức tin của người đàn bà này lúc đầu chỉ là sự mê tín dị đoan. Nhưng giờ đây được Đức Giêsu quan tâm sửa dạy, đã trở thành đức tin đúng đắn vững mạnh, thúc bách bà thêm can đảm đến phủ phục và thú nhận sự thật với Người. + “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” : Đức Giêsu cho thấy chính Người đã chữa lành cho người đàn bà vì bà đã tin tưởng cậy trông vào Người, chứ không phải cái áo Người mặc chữa lành bệnh cho bà.
-C 35-37 : + “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa ? : Qua câu này, người nhà ông trưởng hội đường không tin Đức Giêsu có thể phục sinh kẻ chết. Câu này cũng là dịp thử thách đức tin của ông Gia-ia. + “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”: Sự im lặng của Gia-ia khi nghe báo tin con gái ông đã chết, cho thấy ông vẫn kiên trì với đức tin. Vì thế, Đức Giêsu đã khích lệ ông : “Chỉ cần tin thôi” hay “Cứ vững tin là được”. Qua câu này, Đức Giêsu muốn cho Gia-ia đừng để đức tin bị chao đảo, như có lần Người đã nói : “Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin” (Mc 9,23). + Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an : Ba ông này luôn theo sát Đức Giêsu trong các biến cố quan trọng (x. Mc 5,37; 9,2; 14,33). Dù muốn giữ bí mật đối với đám đông, nhưng Đức Giêsu cũng cho ba môn đệ thân tín đi theo để sau này họ kể lại cho hậu thế biết (x. Ga 19,35). Sở dĩ phải ba ông, vì theo Luật Mô-sê thì lời chứng của ba người mới có giá trị (x. Đnl 19,15; Mt 18,16).
-C 38-40 : + “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy ?” : Những người khóc lóc kêu la nói đây là những người khóc mướn. Họ được tang gia nhờ cậy để khóc than to tiếng mỗi khi có khách đến viếng người chết. + Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy ! : Trong Thánh Kinh, sự chết được diễn tả bằng nhiều kiểu nói : “Một số đã an nghỉ” (x. 1 Cr 15,6); “Về những ai đã an giấc ngàn thu” (x. 1 Tx 4,13); “an giấc trong Đức Giêsu” (x. 1 Tx 4,14). Khi nghe biết La-da-rô chết, Đức Giêsu cũng nói : “La-da-rô bạn của chúng ta đang yên giấc” (Ga 11,11). Ở đây, khi khẳng định cô bé chưa chết, mà chỉ đang ngủ đó thôi, là Đức Giêsu báo trước việc Người sắp cho em sống lại, được thức dậy sau một giấc ngủ. + Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài : Sự kiện này cho thấy : Những người không tin và chế nhạo thì không đáng được chứng kiến phép lạ như có lần Người đã nói : “Không nên lấy của thánh mà ném cho chó. Cũng không nên vất ngọc trai trước mặt con heo !”.+ Rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm : Chỉ có 5 người là cha mẹ cô bé, và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là những kẻ có thiện chí và đức tin nên được Người cho chứng kiến phép lạ để gia tăng đức tin. Vì “ai có sẽ được cho thêm để nên dư dật !”.
-C 41-43 : + “Này bé, Thầy truyền cho con : Chỗi dậy đi !”: Cũng như khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời là mọi sự xuất hiện (x. St 1,3.6.9.11.14), ở đây Đức Giêsu cũng chỉ ra lệnh là em bé kia lập tức sống lại. Điều này chứng tỏ Đức Giêsu làm chủ trên cả người sống lẫn kẻ chết (x. Mt 28,18). + Đức Giêsu nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy : Khi cấm các môn đệ không được nói ra phép lạ này là để tránh sự bồng bột quá khích của dân Do Thái bấy giờ đang có quan niệm ái quốc cực đoan về Đấng Thiên Sai. Phải chờ đến ngày Đức Giêsu từ cõi chết sống lại, ba môn đệ này mới thuật lại phép lạ mà các ông đã chứng kiến.
4.CÂU HỎI :
1) Biển Hồ nói đây là biển gì ? Đức Giêsu đã làm các phép lạ nào trên Biển Hồ và trong khu vực này ?
2) Trong thời gian giảng đạo, Đức Giêsu thường làm gì tại các hội đường Do thái ?
3) Lòng tin của ông trưởng hội đường vào Đức Giêsu biểu lộ qua thái độ nào ?
4) Cử chỉ đặt tay của Đức Giêsu nói lên điều gì ?
5) Vì sao người đàn bà này lại bị Luật Mô-sê cấm đụng chạm tới người khác ?
6) Lý do nào khiến bà ta dám vượt qua điều Luật cấm để đến gần chạm vào áo Đức Giêsu ?
7) Tại sao Đức Giêsu lại hỏi đám đông : ”Ai đã sờ vào áo Tôi ?”
8) Tại sao người đàn bà bị bệnh lại sợ khi nghe Đức Giêsu hỏi đám đông ?
9)Tại sao Đức Giêsu lại đòi người đàn bà phải công khai thú nhận mình đã được khỏi bệnh ?
10) Đức Giêsu nói câu nào để xác định chính Người chứ không phải áo Người đang mặc đã chữa bệnh cho người đàn bà ?
11) Đức Giêsu đã nói gì với ông Gia-ia để khích lệ ông vững tin ?
12) Ba môn đệ nào được chứng kiến phép lạ Đức Giêsu phuc sinh cô bé ? Ba ông này còn được đi theo Chúa trong những trường hợp nào khác nữa ?
13) Trong Thánh Kinh có những câu nào diễn tả sự chết như một giấc ngủ ?
14) Tại nhà Gia-ia, tại sao Đức Giêsu không cho những kẻ cười nhạo Người ở lại ? Những ai đã được chứng kiến phép lạ Người làm ?
15) Đức Giêsu đã làm gì để phục sinh cô bé ?
16) Tại sao Đức Giêsu cấm Môn đệ nói ra phép lạ này ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
Người nói với bà ta : “Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Mc 5,34).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC TIN VÂNG PHỤC CỦA ÁP-RA-HAM:
Ông Áp-ram khi đã già yếu đã gặp được Đức Chúa và được Ngài chọn làm tổ phụ của một dòng giống tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển. Ngài cũng đổi tên ông từ Áp-ram trở thành Áp-ra-ham, nghĩa là “Cha của những kẻ có lòng tin”. Tổ phụ Áp-ra-ham đã nêu gương tin cậy vâng phục Đức Chúa. Mãi đến năm 90 tuổi Áp-ra-ham mới được Chúa ban cho một đứa con trai đặt tên là I-sa-ác. Nhưng năm I-sa-ác được 12 tuổi, Đức Chúa một lần nữa đã thử thách đức tin của ông bằng việc ra lệnh cho ông đem đứa con trai duy nhất đi sát tế dâng cho Đức Chúa trên núi. Dù khó chấp nhận điều này, nhưng Áp-ra-ham vẫn tín thác cậy trông và tuyệt đối vâng lời Đức Chúa. Ông đã cùng con trai đi leo lên núi cao và lập một bàn thờ để giết con làm lễ vật tiến dâng cho Đức Chúa, theo như phong tục của chư dân thời bấy giờ. Thấy rõ đức tin tuyệt đối của Áp-ra-ham, Đức Chúa đã sai một thiên thần đến ngăn tay ông lại và thay vì dâng con trai, ông được Chúa cho thế bằng một con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Rồi sau đó Đức Chúa đã tái xác nhận những điều Ngài hứa với ông trước đó. Cuối cùng Áp-ra-ham đã thực sự trở thành tổ phụ của một dân tộc tin vào Đức Chúa đông như sao trời cát biển (St 22,1-18).
2. TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA CHÚA.
Một hôm lúc chiều tà trên bãi biển ẩm ướt, một thanh niên đang đi bách bộ với Chúa Giêsu, hai Thầy trò vừa đi vừa đàm đạo với nhau. Trên mặt cát ướt đều in lại bốn dấu bàn chân của hai thầy trò. Khi đi ngược lại, chàng thanh niên rất ngạc nhiên khi thấy trên mặt cát lúc thì có 4 dấu chân của hai thầy trò, nhưng có lúc lại chỉ thấy còn hai dấu chân. Chàng ta nghĩ đó là hai dấu chân của mình nên hỏi Chúa: “Lạy Thầy, khi nãy Thầy ở đâu để con phải đi một mình như thế ?” Chúa Giêsu liền trả lời: “Con hãy nhìn kỹ lại xem hai dấu chân đó là của ai ?” Sau khi quan sát kỹ, chàng ta công nhận là hai dấu chân của Chúa. Nhưng chàng lại tiếp tục hỏi: “Vậy lạy Chúa, con đang ở đâu trong lúc Chúa đi một mình như thế?”. Đức Giêsu liền âu yếm trả lời anh rằng: “Hỡi con, trong những lúc con bị lo âu phiền não, con không thể tự bước đi được. Đó là lúc Thầy phải bồng ẵm con trên đôi tay của Thầy đó !”.
3) PHẢI THỰC LÒNG KHI CẦU XIN:
Một bà cụ năng đến nhà thờ cầu nguyện. Một cậu bé lấy làm ngạc nhiên liền theo dõi. Cậu nấp sau bàn thờ nghe bà cầu nguyện lớn tiếng : "Lạy Chúa, con đã già và sống đủ. Bất cứ lúc nào Ngài gọi, con sẵn sàng."
Bà cầu nguyện suốt ba ngày vẫn những lời ấy. Ngày thứ tư, sau khi bà cầu nguyện, cậu bé giả giọng nói vọng ra từ sau bàn thờ : "Ta đã nghe lời cầu xin của con, Ta sẽ đến đón con lúc chín giờ sáng mai."
Bà về nhà, không sao ngủ được vì lo lắng về điều đã nghe. Bà không muốn chấp nhận những gì bà đã cầu nguyện.
4) ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI MẠNH TIN SẼ CỦNG CỐ CHO NGƯỜI YẾU TIN:
Khi quân đội Nga tiến vào thủ đô Budapest nước Hungary để trấn áp một cuộc bạo động, một viên sĩ quan trẻ hung hăng tìm đến nhà vị linh mục. Bước vào phòng, sau khi đóng xập cửa lại, anh ta chỉ lên cây thánh giá treo trên tường và nói với vị linh mục:
- Này, ông có biết không, cái đó là một sự dối trá, mê hoặc dân nghèo để bọn người giàu kìm hãm họ trong sự ngu dốt. Bây giờ ở đây chỉ có ông và tôi, Vậy ông hãy thú nhận là ông không hề tin vào ông Giê-su chết trên thập giá kia là Con Thiên Chúa.
Vị linh mục điềm tĩnh trả lời:
- Tôi thật sự vững tin như thế !
Viên sĩ quan liền rút súng ra và bảo:
- Ông đừng có đùa với tôi! Nếu ông không khẳng định đó là sự dốt trá, tôi sẽ giết ông ngay!
Vị linh mục đứng thẳng người, nhìn sâu vào đôi mắt anh ta và dõng dạc trả lời:
- Tôi không thể nói khác được. Đức Giê-su thật sự là Con Thiên Chúa!
Thật bất ngờ, nghe đến đây, viên sĩ quan liền buông tay ra để rơi khẩu súng xuống nền nhà, chạy lại ôm chầm lấy vị linh mục vừa khóc vừa nói :
- Xin lỗi cha, con chỉ muốn thử xem cha có tin thực sự không! Đúng thế, con cũng đã âm thầm tin Chúa nhiều năm qua giống như cha ! Giờ đây, con đã khám phá ra rằng: Vẫn có ít nhất một người đã dám chết vì đức tin của mình, chính cha đã củng cố đức tin yếu kém của con!
3. THẢO LUẬN :
Một tín hữu gặp gian nan thử thách lại chỉ biết xin khấn, mà không cố gắng phấn đấu làm hết sức để vượt qua, thì có đức tin mạnh không ? Đó có phải là thái độ tin thác vào lòng Chúa thương xót của Chúa không ? Tại sao ?
4. SUY NIỆM :
1) Tầm quan trọng của Đức Tin để được ơn chữa lành:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại hai phép lạ nói lên tầm quan trọng của Đức tin nếu chúng ta muốn được ơn Chúa cứu độ:
- Phép lạ thứ nhất là người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm. Nhờ có đức tin mạnh vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su, nên cuối cùng bà đã được Người chữa cho lành bệnh loạn huyết.
- Phép lạ thứ hai là một bé gái mới chết đang nằm trên giường. Đức Giêsu đã được cha đứa bé là ông trưởng hội đường Gia-ia mời đến nhà để cứu chữa cho đứa con gái của ông sắp bị chết. Dù đứa bé đã chết, nhưng nhờ vững tin vào lời Đức Giê-su: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Ông trưởng hội đường đã không nản lòng bỏ cuộc và tiếp tục đưa Người đến nhà. Cuối cùng nhờ vững tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su mà bé gái con ông đã được Người truyền cho sống lại: “Ta-li-tha kum”: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi!” (Mc 5,41).
Trong cả hai phép lạ này, đức tin của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết và đức tin của viên trưởng hội đường Gia-ia là điều tối cần để nhận được ơn cứu độ của Đức Giê-su.
2) Đức tin của người phụ nữ bị loạn huyết: Loạn huyết là một chứng bệnh nhơ uế. Người Do thái không những coi đó là bệnh nhơ uế về mặt thể lý mà còn coi bệnh này là một thứ gây ô uế về phạm vi luân lý nữa. Cho nên Luật Mô-sê cấm những kẻ mắc bệnh này đụng chạm tới người khác. Vì bệnh nhân mắc bệnh này chạm tới ai thì người ấy liền trở nên ô uế. Người phụ nữ bị bệnh loạn huyết trong Tin Mừng hôm nay không dám kêu xin Đức Giêsu chữa bệnh cho mình, vì bà sợ nếu để người khác biết bà mắc chứng bệnh nhơ uế này thì bà sẽ lập tức bị xua đuổi khỏi đám đông. Bà định tâm sẽ giữ im lặng tiến gần đến bên Chúa để chỉ cần sờ vào áo của Người thôi là bà sẽ được khỏi bệnh. Quả thật, bà đã được Chúa chữa cho khỏi bệnh. Nhưng Người muốn bà phải can đảm tuyên xưng đức tin để làm chứng cho Người. Bấy giờ Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo Tôi ?”. Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào Tôi ?”. Đức Giêsu ngó quanh để nhìn người phụ nữ làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết điều gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người liền nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi bệnh” (Mc 5,30-34).
3) Đức tin của ông Gia-ia: Ông là trưởng của một hội đường Do thái. Ông tin vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su nên khi có đứa con gái bị bệnh nặng gần chết, ông đã đến kêu xin Đức Giê-su mau đến nhà chữa bệnh cho con ông. Trong lúc cùng đi với Đức Giê-su về nhà, thì ông Gia-ia đã nghe tin con gái ông đã chết! Nhưng Gia-ia đã không nản lòng bỏ cuộc. Ông đã được nghe lời Đức Giêsu động viên: "Đừng sợ, cứ tin". Ông đã tin vào lời Chúa, và cuối cùng con gái ông tuy đã chết, nhưng đã được trỗi dậy sau lời truyền phán của Đức Giê-su: “Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi !” (Mc 5,41). Chính nhờ ông Gia-ia biết vững tin vào vào quyền năng và tình thương của Đức Giê-su, mà đứa con gái của ông đã nhận được ơn Chúa cứu độ.
4) Sống đức tin trong cuộc sống hôm nay:
- “Lạy Chúa. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25):
Đức tin là một nhân đức quan trọng nhất giúp chúng ta đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào tình thương quan phòng và quyền năng vô biên của Chúa Giê-su. Mỗi khi gặp những điều khó khăn trái ý, hay khi đối diện với những vấn đề vượt quá sức tự nhiên của mình. Như các môn đệ Chúa xưa, chúng ta hãy chạy đến kêu cầu Chúa đang ngủ yên trong tâm hồn chúng ta. Hãy thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa. Xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất!” (Mt 8,25). Chúa có thể cũng sẽ quở trách đức tin yếu kém của chúng ta: “Sao nhát thế ? Làm sao anh em vẫn chưa có lòng tin ?” (Mc 4,40). Nhưng đồng thời Người sẽ cũng sẽ thương ra tay thực hiện những điều lạ lùng để cứu thoát chúng ta. “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).
- “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5,36):
Có nhiều người khi gặp phải những tình huống khó khăn mà cầu xin Chúa không được như ý nên thường ngã lòng cậy trông, không còn cầu xin gì nữa. Khi gặp phải tình huống ấy, chúng ta hãy nghe lời Đức Giê-su trấn an ông Gia-ia: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Nếu điều chúng ta xin thực sự hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, thì chắc chắn Chúa sẽ ban ơn theo ý chúng ta xin, như lời Chúa Giê-su đã nói về tình thương của Thiên Chúa: “Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt 7,11).
- “Đừng theo ý con một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39):
Khi tin vào Đức Giê-su, là chúng ta hãy noi gương Người để bỏ cái tôi ích kỷ tự mãn của mình, để đi con đường hẹp, chấp nhận vác tập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, đừng cầu theo ý riêng mình, nhưng hãy cầu xin theo thánh ý Chúa Cha noi gương Chúa Giê-su: “Đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”. Chúng ta cũng hãy năng cầu nguyện theo kinh Lạy Cha. Hãy cầu xin cho ta nên khí cụ bình an của Chúa như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”.
- Phải sẵn sàng cộng tác với ơn Chúa:
Trong các phép lạ của Chúa, chúng ta thấy luôn có sự cộng tác của con người. Chẳng hạn: Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giê-su chỉ làm phép lạ khi người ta đã "múc nước đổ đầy các chum" (Ga 2,7); Trong phép lạ về nhân bánh ra nhiều, Chúa chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi có “5 chiếc bánh và 2 con cá" (Mc 6,35-43); Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn chính anh mù phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt (Ga 9,1-40); Trong cuộc sống đời thường, Chúa luôn muốn cho chúng ta sử dụng hết các khả năng của chúng ta, và Chúa chỉ can thiệp khi cần mà thôi như câu ngạn ngữ: “Hãy thắp lên một ngọn đèn, con hơn ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.
- Tất cả đều là hồng ân: Sau khi kết thúc công việc, chúng ta phải tạ ơn Chúa khi được thành công, và nếu chẳng may bị thất bại, chúng ta cũng vẫn tạ ơn Chúa. Vì với cái nhìn đức tin thì : “Chúa có thể rút từ sự dữ ra sự lành” và “Mọi sự đều là hồng ân”. Tất cả những gì xảy đến cho ta đều là hồng ân của Chúa ban và đều sinh ích cho phần rỗi đời đời của ta.
5.LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊSU. Nhiều lần con đã đến nhà thờ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Tai con đã bao lần được nghe Lời Chúa dạy, bàn tay và môi miệng con đã nhiều lần được chạm đến Mình Máu Chúa, thế mà sao con vẫn chưa được khỏi các đam mê tội lỗi. Xin hãy gia tăng lòng tin cậy mến và sự quyết tâm xa lánh dịp tội cho con, nhờ đó con hy vọng sẽ được ơn Chúa chữa lành như người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Chúa Nhật XIII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
05:39 28/06/2018
Khôn ngoan 1: 13-15; 2: 23-24; Tvịnh 29; 2 Côrintô. 8: 7, 9, 13-15; Máccô 5: 21-43
Những ai nghe bài đọc thứ hai hôm nay sẽ bỡ ngỡ. Thánh Phaolô nói gì vậy? Bài đọc này không tiếp tục bài đọc trích từ thư thứ 2 Corintô của tuần trước. Thật ra thì bài hôm nay cách bài kia ba chương. Vậy thế nếu người giảng thuyết không nói về bài đó thì cũng nên nhắc từ giới thiệu để giúp giáo dân nghe bài đó.
Thánh Phaolô nói mạnh dạn với giáo dân ở Corintô là một cộng đoàn có đời sống khá giả dể họ giúp các tín hữu khác thiếu thốn và kém may mắn hơn họ. Nhưng Phaolô không phải là người đi quyên tiền theo thông lệ là loan báo kết quả. Trái lại, Phaolô dựa vào nền tảng đức tin. Giáo hội ở Corintô đã nhận được nhiều ơn sũng qua đức tin vào Chúa Kitô trong Đức Kitô: nào người được chữa lành; được sự hiểu biết; lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực và lòng bác ái v.v... mà anh em đã học hỏi nơi Phaolô.
Bây giờ Phaolô muốn họ dùng các năng lực đó để giúp dở các anh chị em của họ. Phaolô dựa vào việc Chúa Giêsu Kitô: Ngài đã có lòng quảng đại như thế nào. Ngài vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì lợi ích của chúng ta để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có trong sự tồn tại mãi tính thiêng liêng là ơn thánh sủng. Vì thế thánh Phaolô khuyến khích họ theo gương Chúa Giêsu để chia sẻ những điều họ có với người khác.
Giáo hội không gồm những cộng đoàn sống độc lập trong đức tin riêng biệt như một dòng ẩn tu. Trái lại, máu thánh Chúa Kitô hòa hợp tất cả chúng ta với nhau, và chúng ta không thể quên những nhu cầu của các anh chị em khác là những cộng đoàn tín hữu thiếu thốn. Đó là lý do một giáo xứ tỉnh thành bảo trợ một giáo xứ ở vùng quê ở El Salvador. Không phải họ chỉ quyên tiền mà còn gởi người tình nguyện đến giúp sửa sang nhà thờ vào mùa xuân, sửa sang các nhà bị hư hại do lụt và đào giếng nước để xử dụng cho cả vùng.
Phaolô nói cho tiền không chỉ là một cách giúp. Những người nghèo khó cũng có điều điều cần chia sẻ với chúng ta. Đó là việc của một nhóm sinh viên đại học đi giúp trong 10 ngày ở Honduras trong dịp lễ Phục Sinh. Họ tường trình cho giáo xứ trong ngày Chúa Nhật sau khi họ trỏ về. Họ tường trình là đã học hỏi được bao nhiêu điều từ cộng đoàn mà họ phục vụ: họ được đối đải tử tế, họ nhìn thấy giá trị trong gia đình, việc làm vất vả, sự hy sinh và sức sống đức tin vào Thiên Chúa.
Hôm nay có thể là một Chúa Nhật thật tốt để trình bày với giáo xứ bởi những thành viên công tác xã hội phục vụ bên ngoài; như sinh viên lo việc xấy cất nhà tạm trú, những người làm bánh cho người nghèo v.v... Sự phì nhiêu của anh em lúc này có thể cung cấp những nhu cầu thiều thốn của anh em khác. Để cuộc sống trở nên bình đẳng và phong phú hơn.
Trong phúc âm hôm nay câu chuyện người phụ nữ bị bệnh băng huyết có thể tệ hại hơn. Thánh Máccô nói rõ bênh tình của người phụ nữ đó trong vòng 12 năm. Bà ta đã "bao lần khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc". Bà ta phải có nhiều tiền để chịu thuốc thang như thế, và bà ta khổ cực vì đã "tán gia bại sản". Căn bệnh lại còn làm cho bà ta bị loại ra khỏi cộng đoàn đức tin không được cùng cộng đoàn phụng vụ. Bà ta bị bệnh về thân xác, bị mất hết tài sản, bị loại ra khỏi cộng đoàn đức tin. Không còn gì tệ hại hơn thế. Lại nữa; trong tình trạng đó; nếu bà ta đụng vào bất cứ người nào thì người đó cũng trở nên ô uế. Bà ta bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo. Và nếu bà ta sờ vào Chúa Giêsu thì Chúa Giêsu sẽ bị coi là ô uế và cả hai người đều bị loại ra cộng đoàn tôn giáo.
Câu chuyện người phụ nữ này là một câu chuyện đặc biệt trong phúc âm thánh Máccô. Thường thì câu chuyện về phép lạ chú trọng về Chúa Giêsu. Nhưng câu chuyện này chú trọng về người phụ nữ ngay từ đầu: "Có một bà kia...", rồi thánh Máccô kể bệnh tình bà ta đến từng chi tiết. Chúng ta nhớ đến một phụ nữ khác trong phúc âm là người Phênixi thuộc xứ Xyria (7: 24-30). Nhưng thánh Máccô không nói rõ chi tiết về bản tính hai người phụ nữ này hơn là việc họ nói với Chúa Giêsu. Cả hai người rất cần được giúp đở. Trong cấu chuyện hôm nay phụ nữ nói rõ sự thật với Chúa Giêsu.
Trong xã hội thời Kinh Thánh, người nam có toàn quyền. Khi người nữ lập gia đình thì người đó về nhà chồng và thuộc quyền người nam. Người nam có toàn quyền trên người vợ và con cái. Tuy vậy đôi khi chúng ta nghe có câu chuyện phụ nữ theo Chúa Giêsu. Và trong thơ thánh Phaolô có nói đến phụ nữ trong giáo hội như bà Priscus (Rm 16: 3) và bà Phêbê nữ tá (Rm 16: 1), và Đức Maria.
Trong câu chuyện hôm nay có thể người phụ nữ này làm gương cho các phụ nữ trong giáo hội tiên khởi. Người phụ nữ này không theo lề luật của xã hội thời đó. Bà ta tự mình xoay sở chen qua đám đông tiến về Chúa Giêsu để sờ vào Ngài. Bà ta ở trong một trường hợp quá khẩn cấp, hết hy vọng. Bà ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu. Không những bà ta vượt qua lề luật xã hội và tôn giáo để tiến đến Chúa Giêsu, nhưng bà ta còn tin tưởng vào Chúa Giêsu mặc dù những người khác không đồng ý.
Bà ta là gương mẫu cho những phụ nữ không đấu tranh không theo tục lệ “cực trần” của xã hội kinh tế, nhưng lại là một sự khuyến khích cho các chị em phụ nữ trong các cơ sở tôn giáo, đã bị người ta từ chối về khả năng phục vụ lẫn sứ vụ của họ. Dù vậy họ vẫn ra sức làm việc, dạy dỗ con cái, làm công việc trong giáo xứ, ra đi giúp đở các gia đình thiếu thốn, tập luyện các người đọc sách và các người phụng vụ về Bí Tích Thánh Thể, khuyên bảo người khác v.v...
Sau khi người phụ nữ được chữa lành, Chúa Giêsu gọi bà ta "Này con". Bà ta đã được trở về với gia đình của Chúa. Bà ta không còn là người bị loại ra ngoài vòng xã hội và tôn giáo. Chúa Giêsu đã nói là lòng tin của bà ta đã cứu chữa bà ta Đoạn sách này có ý nghĩa gi? Người phụ nữ bị loại ra ngoài cộng đoàn và xã hội, nhưng bây giờ Thiên Chúa đã thấy nhu cầu của bà ta, và Ngài đã chữa lành cho bà ta. Lời của Chúa Giêsu đem người bên ngoài cộng đoàn tôn giáo vào lại cộng đoàn cho họ được lành mạnh. Điều gì đem chúng ta đến bí tích Thánh Thể hôm nay? Sự liên hệ của chúng ta với cộng đoàn dã được hàn gắn vì điều gì? Và lúc đó chúng ta hãy để ý những người trong cộng đoàn đưa tay đón chào niềm nở phải không?
Câu chuyện của ông trưởng hội đường cầu xin cho người con gái bị chết, bị ngăn chận vì câu chuyện người phụ nữ bị băng huyết. Thật ra thì cả hai câu chuyện là về phụ nữ. Vì người con gái ông trưởng hội đường đã 12 tuổi, đó là tuổi lập gia đình. Ngay lúc tương lai cô bé đang mơ đến gia đình thì cô ta bị chết, và mơ ước của cha mẹ cô ta cũng chết theo.
Khi Chúa Giêsu vào nhà và sờ tay vào cô bé đã chết thì lần nữa Chúa Giêsu đã vượt qua lề luật vì sờ vào người chết là bị ô uế. Lòng cảm thương của Chúa Giêsu làm cho Ngài vượt qua tục lệ tôn giáo và xã hội để giúp đở những trường hợp khẩn cấp. Sau khi Chúa Giêsu chữa cô bé, Ngài bảo cho cô ta ăn. Cô bé và gia đình đã được chữa lành hoàn toàn. Sự chết đã bị thất bại và cộng đoàn được hàn gắn. Đó là điều xãy ra mỗi khi chúng ta đến tham dự Bí Tích Thánh Thể. Sự chết do tội lỗi đã bị phá bỏ, vì Chúa Giêsu đưa tay Ngài đến cô bé và bảo cô ta: "Này bé, Thầy truyền cho con chỗi dậy đi ".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
13th SUNDAY (B)
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; Psalm 30; 2 Cor. 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43
Those listening to the second Reading today are going to be puzzled: what’s Paul talking about? The text doesn’t follow immediately from last week’s selection from II Corinthians. In fact, it jumps three chapters! So, even if we don’t preach from it, I would choose to say a few – but just a few – words of introduction to help people hear it.
Paul is making a pitch to the Corinthians, who are an economically comfortable community, to help other, less fortunate, Christians. But he isn’t a secular fund raiser making a skilled pep talk; instead, he is basing his appeal on faith grounds. The Corinthians had received abundant gifts through their faith in Christ; they were known for their charismatic gifts – tongues, healings, knowledge, wisdom, etc.
Now Paul wants them to turn their boundless energies toward the needs of their sisters and brothers. He bases his appeal on Jesus’ self-offering, "the gracious act of our Lord Jesus Christ." "He was rich," Paul argues, but became poor, renouncing his divine perogatives for our sake. We have become rich in what lasts, the divine gift of grace. So, Paul encourages the Corinthians to follow Jesus’ example and share from their abundance.
The church doesn’t consist of independent communities that practice their faith only among their own, in a kind of monastic enclosure. Instead, the blood of Christ unites us all and we can’t ignore the needs of our brothers and sisters – in this case, other Christian communities in need. That’s the reason a suburban parish adopts one in rural El Salvador and, not only takes up collections for the parish, but sends volunteers there each Spring to repair the church building, repair flood-damaged homes and dig a well for the whole town’s use.
Paul says giving isn’t a one-way street: the poor have an abundance to share with us. Which is what a group of college students discovered after ten days in a Honduran village at Easter. It was clear from their enthusiastic report to their campus parish the Sunday after they returned. They told how much they received and learned from the community they were sent to serve – about hospitality, family values, hard work, self-sacrifice and faith in God.
This might be a good Sunday for similar reports to the parish by members of the Social Outreach Committee; students who worked on a Habitat house; the sandwich program, etc. "...your abundance at the present time should supply their needs, so that their abundance may also supply your needs, that there may be equality."
Things couldn’t be worse for the woman with the hemorrhage in today’s gospel. Mark spells out her miserable circumstances: she has had her condition for twelve years and has "suffered greatly at the hands of many doctors." To afford such treatment she must have been a woman of means, but her persistent infirmity is compounded by the fact that she "spent all that she had." Her issue of blood makes her ritually unclean, excluding her from community worship and contact with other people. She is suffering physically, is financially drained and cut off from religious practices and community. It couldn’t get any lower than that. Plus, in her condition, if she touches anyone, that person also becomes unclean. She is a religious outcast and, by touching Jesus, he had become one too! Now the two are in community with one another – two religious and social rejects.
The story of the woman stands out from others in Mark’s gospel. Usually a miracle story focuses more on Jesus But this one turns attention to the woman right from its opening, "There was a woman...." Mark then describes her condition in unusual detail. We are reminded of another woman in this gospel, the Syrophoenician woman (7: 24-30). Unlike his usual rapid-fire, terse narratives, Mark develops the personalities of these two women and their exchanges with Jesus. Both women are in great need and articulate their situations. In today’s story the woman told Jesus, "the whole truth."
The biblical world was dominated by men. When getting married, women left their own families, entered their husband’s and were under his domination. A man had absolute power in the family, over his wife and their children. Still, women are frequently mentioned as among the followers of Jesus and the epistles reveal the prominence of some women in the early church – Priscus (Rom 16:3), the deaconess Phoebe (Rom 16:1) and Mary.
The woman in today’s story must have been inspiring to women in the early church. She breaks the mold of repressed women of the time. She takes the initiative and risks being ostracized further as she manages to work her way through the bustling crowd to touch Jesus. She is a woman in a hopeless situation who, nevertheless, has hope in Jesus. She not only overcomes the physical impediments to get to him, she overcomes the religious ones as well. She trusts Jesus is for her, despite what others of her faith might say.
She is an example not only to women who struggle to break through the "glass ceiling" in the world of business and social standing, but also an encouragement to those women in religious settings who feel drained because their ministerial gifts are ignored, under appreciated, or even rejected. Still they push on and struggle to minister and serve, educating children, administering parishes, reaching out to families in need, training lectors and eucharistic ministers, counseling, etc.
After the woman’s healing Jesus addresses her as "Daughter" – she is restored to the family of God’s people, no longer an outcast socially, or religiously. Jesus says her faith has saved her. What does that mean in this passage? She was rejected as an outsider, but now God has seen her need for help and healed her. Jesus’ word brings outsiders in and makes them whole. What brings us to Mass today? Are we here reaching out to touch and be touched by Christ? If that happens, how will it change our lives? How will our ties with this community be strengthened? And then will we notice those in the community who are also reaching out physically or emotionally to touch and be touched?
The story of Jairus’ request for his dying daughter was interrupted by the woman with the hemorrhage. Actually, both stories are about "women" in need. Since Jairus’ daughter is twelve, she is considered a woman of marriageable age. Just when her future is about to open up to a new life and wider family ties, she dies. With her death the dreams of both parents die as well.
When Jesus enters the room and touches the dead child he, once again, has crossed over to the "other side" – this time, not by a boat across the lake, but by being on the side with the unclean and outcast. His compassion moves him to take on the taboos of religion and society to help those in impossible situations. Once he raises the girl, Jesus orders that she be given something to eat. The child and the rest of the family are once again whole. Death has been conquered and the community restored. Which is what happens each time we come to Eucharist. The grip of death caused by sin is broken, because Jesus reaches out a hand to raise us up and says to us, "My child, I say to you too, arise."
Những ai nghe bài đọc thứ hai hôm nay sẽ bỡ ngỡ. Thánh Phaolô nói gì vậy? Bài đọc này không tiếp tục bài đọc trích từ thư thứ 2 Corintô của tuần trước. Thật ra thì bài hôm nay cách bài kia ba chương. Vậy thế nếu người giảng thuyết không nói về bài đó thì cũng nên nhắc từ giới thiệu để giúp giáo dân nghe bài đó.
Thánh Phaolô nói mạnh dạn với giáo dân ở Corintô là một cộng đoàn có đời sống khá giả dể họ giúp các tín hữu khác thiếu thốn và kém may mắn hơn họ. Nhưng Phaolô không phải là người đi quyên tiền theo thông lệ là loan báo kết quả. Trái lại, Phaolô dựa vào nền tảng đức tin. Giáo hội ở Corintô đã nhận được nhiều ơn sũng qua đức tin vào Chúa Kitô trong Đức Kitô: nào người được chữa lành; được sự hiểu biết; lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực và lòng bác ái v.v... mà anh em đã học hỏi nơi Phaolô.
Bây giờ Phaolô muốn họ dùng các năng lực đó để giúp dở các anh chị em của họ. Phaolô dựa vào việc Chúa Giêsu Kitô: Ngài đã có lòng quảng đại như thế nào. Ngài vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì lợi ích của chúng ta để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có trong sự tồn tại mãi tính thiêng liêng là ơn thánh sủng. Vì thế thánh Phaolô khuyến khích họ theo gương Chúa Giêsu để chia sẻ những điều họ có với người khác.
Giáo hội không gồm những cộng đoàn sống độc lập trong đức tin riêng biệt như một dòng ẩn tu. Trái lại, máu thánh Chúa Kitô hòa hợp tất cả chúng ta với nhau, và chúng ta không thể quên những nhu cầu của các anh chị em khác là những cộng đoàn tín hữu thiếu thốn. Đó là lý do một giáo xứ tỉnh thành bảo trợ một giáo xứ ở vùng quê ở El Salvador. Không phải họ chỉ quyên tiền mà còn gởi người tình nguyện đến giúp sửa sang nhà thờ vào mùa xuân, sửa sang các nhà bị hư hại do lụt và đào giếng nước để xử dụng cho cả vùng.
Phaolô nói cho tiền không chỉ là một cách giúp. Những người nghèo khó cũng có điều điều cần chia sẻ với chúng ta. Đó là việc của một nhóm sinh viên đại học đi giúp trong 10 ngày ở Honduras trong dịp lễ Phục Sinh. Họ tường trình cho giáo xứ trong ngày Chúa Nhật sau khi họ trỏ về. Họ tường trình là đã học hỏi được bao nhiêu điều từ cộng đoàn mà họ phục vụ: họ được đối đải tử tế, họ nhìn thấy giá trị trong gia đình, việc làm vất vả, sự hy sinh và sức sống đức tin vào Thiên Chúa.
Hôm nay có thể là một Chúa Nhật thật tốt để trình bày với giáo xứ bởi những thành viên công tác xã hội phục vụ bên ngoài; như sinh viên lo việc xấy cất nhà tạm trú, những người làm bánh cho người nghèo v.v... Sự phì nhiêu của anh em lúc này có thể cung cấp những nhu cầu thiều thốn của anh em khác. Để cuộc sống trở nên bình đẳng và phong phú hơn.
Trong phúc âm hôm nay câu chuyện người phụ nữ bị bệnh băng huyết có thể tệ hại hơn. Thánh Máccô nói rõ bênh tình của người phụ nữ đó trong vòng 12 năm. Bà ta đã "bao lần khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc". Bà ta phải có nhiều tiền để chịu thuốc thang như thế, và bà ta khổ cực vì đã "tán gia bại sản". Căn bệnh lại còn làm cho bà ta bị loại ra khỏi cộng đoàn đức tin không được cùng cộng đoàn phụng vụ. Bà ta bị bệnh về thân xác, bị mất hết tài sản, bị loại ra khỏi cộng đoàn đức tin. Không còn gì tệ hại hơn thế. Lại nữa; trong tình trạng đó; nếu bà ta đụng vào bất cứ người nào thì người đó cũng trở nên ô uế. Bà ta bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo. Và nếu bà ta sờ vào Chúa Giêsu thì Chúa Giêsu sẽ bị coi là ô uế và cả hai người đều bị loại ra cộng đoàn tôn giáo.
Câu chuyện người phụ nữ này là một câu chuyện đặc biệt trong phúc âm thánh Máccô. Thường thì câu chuyện về phép lạ chú trọng về Chúa Giêsu. Nhưng câu chuyện này chú trọng về người phụ nữ ngay từ đầu: "Có một bà kia...", rồi thánh Máccô kể bệnh tình bà ta đến từng chi tiết. Chúng ta nhớ đến một phụ nữ khác trong phúc âm là người Phênixi thuộc xứ Xyria (7: 24-30). Nhưng thánh Máccô không nói rõ chi tiết về bản tính hai người phụ nữ này hơn là việc họ nói với Chúa Giêsu. Cả hai người rất cần được giúp đở. Trong cấu chuyện hôm nay phụ nữ nói rõ sự thật với Chúa Giêsu.
Trong xã hội thời Kinh Thánh, người nam có toàn quyền. Khi người nữ lập gia đình thì người đó về nhà chồng và thuộc quyền người nam. Người nam có toàn quyền trên người vợ và con cái. Tuy vậy đôi khi chúng ta nghe có câu chuyện phụ nữ theo Chúa Giêsu. Và trong thơ thánh Phaolô có nói đến phụ nữ trong giáo hội như bà Priscus (Rm 16: 3) và bà Phêbê nữ tá (Rm 16: 1), và Đức Maria.
Trong câu chuyện hôm nay có thể người phụ nữ này làm gương cho các phụ nữ trong giáo hội tiên khởi. Người phụ nữ này không theo lề luật của xã hội thời đó. Bà ta tự mình xoay sở chen qua đám đông tiến về Chúa Giêsu để sờ vào Ngài. Bà ta ở trong một trường hợp quá khẩn cấp, hết hy vọng. Bà ta chỉ hy vọng vào Chúa Giêsu. Không những bà ta vượt qua lề luật xã hội và tôn giáo để tiến đến Chúa Giêsu, nhưng bà ta còn tin tưởng vào Chúa Giêsu mặc dù những người khác không đồng ý.
Bà ta là gương mẫu cho những phụ nữ không đấu tranh không theo tục lệ “cực trần” của xã hội kinh tế, nhưng lại là một sự khuyến khích cho các chị em phụ nữ trong các cơ sở tôn giáo, đã bị người ta từ chối về khả năng phục vụ lẫn sứ vụ của họ. Dù vậy họ vẫn ra sức làm việc, dạy dỗ con cái, làm công việc trong giáo xứ, ra đi giúp đở các gia đình thiếu thốn, tập luyện các người đọc sách và các người phụng vụ về Bí Tích Thánh Thể, khuyên bảo người khác v.v...
Sau khi người phụ nữ được chữa lành, Chúa Giêsu gọi bà ta "Này con". Bà ta đã được trở về với gia đình của Chúa. Bà ta không còn là người bị loại ra ngoài vòng xã hội và tôn giáo. Chúa Giêsu đã nói là lòng tin của bà ta đã cứu chữa bà ta Đoạn sách này có ý nghĩa gi? Người phụ nữ bị loại ra ngoài cộng đoàn và xã hội, nhưng bây giờ Thiên Chúa đã thấy nhu cầu của bà ta, và Ngài đã chữa lành cho bà ta. Lời của Chúa Giêsu đem người bên ngoài cộng đoàn tôn giáo vào lại cộng đoàn cho họ được lành mạnh. Điều gì đem chúng ta đến bí tích Thánh Thể hôm nay? Sự liên hệ của chúng ta với cộng đoàn dã được hàn gắn vì điều gì? Và lúc đó chúng ta hãy để ý những người trong cộng đoàn đưa tay đón chào niềm nở phải không?
Câu chuyện của ông trưởng hội đường cầu xin cho người con gái bị chết, bị ngăn chận vì câu chuyện người phụ nữ bị băng huyết. Thật ra thì cả hai câu chuyện là về phụ nữ. Vì người con gái ông trưởng hội đường đã 12 tuổi, đó là tuổi lập gia đình. Ngay lúc tương lai cô bé đang mơ đến gia đình thì cô ta bị chết, và mơ ước của cha mẹ cô ta cũng chết theo.
Khi Chúa Giêsu vào nhà và sờ tay vào cô bé đã chết thì lần nữa Chúa Giêsu đã vượt qua lề luật vì sờ vào người chết là bị ô uế. Lòng cảm thương của Chúa Giêsu làm cho Ngài vượt qua tục lệ tôn giáo và xã hội để giúp đở những trường hợp khẩn cấp. Sau khi Chúa Giêsu chữa cô bé, Ngài bảo cho cô ta ăn. Cô bé và gia đình đã được chữa lành hoàn toàn. Sự chết đã bị thất bại và cộng đoàn được hàn gắn. Đó là điều xãy ra mỗi khi chúng ta đến tham dự Bí Tích Thánh Thể. Sự chết do tội lỗi đã bị phá bỏ, vì Chúa Giêsu đưa tay Ngài đến cô bé và bảo cô ta: "Này bé, Thầy truyền cho con chỗi dậy đi ".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
13th SUNDAY (B)
Wisdom 1: 13-15; 2: 23-24; Psalm 30; 2 Cor. 8: 7, 9, 13-15; Mark 5: 21-43
Those listening to the second Reading today are going to be puzzled: what’s Paul talking about? The text doesn’t follow immediately from last week’s selection from II Corinthians. In fact, it jumps three chapters! So, even if we don’t preach from it, I would choose to say a few – but just a few – words of introduction to help people hear it.
Paul is making a pitch to the Corinthians, who are an economically comfortable community, to help other, less fortunate, Christians. But he isn’t a secular fund raiser making a skilled pep talk; instead, he is basing his appeal on faith grounds. The Corinthians had received abundant gifts through their faith in Christ; they were known for their charismatic gifts – tongues, healings, knowledge, wisdom, etc.
Now Paul wants them to turn their boundless energies toward the needs of their sisters and brothers. He bases his appeal on Jesus’ self-offering, "the gracious act of our Lord Jesus Christ." "He was rich," Paul argues, but became poor, renouncing his divine perogatives for our sake. We have become rich in what lasts, the divine gift of grace. So, Paul encourages the Corinthians to follow Jesus’ example and share from their abundance.
The church doesn’t consist of independent communities that practice their faith only among their own, in a kind of monastic enclosure. Instead, the blood of Christ unites us all and we can’t ignore the needs of our brothers and sisters – in this case, other Christian communities in need. That’s the reason a suburban parish adopts one in rural El Salvador and, not only takes up collections for the parish, but sends volunteers there each Spring to repair the church building, repair flood-damaged homes and dig a well for the whole town’s use.
Paul says giving isn’t a one-way street: the poor have an abundance to share with us. Which is what a group of college students discovered after ten days in a Honduran village at Easter. It was clear from their enthusiastic report to their campus parish the Sunday after they returned. They told how much they received and learned from the community they were sent to serve – about hospitality, family values, hard work, self-sacrifice and faith in God.
This might be a good Sunday for similar reports to the parish by members of the Social Outreach Committee; students who worked on a Habitat house; the sandwich program, etc. "...your abundance at the present time should supply their needs, so that their abundance may also supply your needs, that there may be equality."
Things couldn’t be worse for the woman with the hemorrhage in today’s gospel. Mark spells out her miserable circumstances: she has had her condition for twelve years and has "suffered greatly at the hands of many doctors." To afford such treatment she must have been a woman of means, but her persistent infirmity is compounded by the fact that she "spent all that she had." Her issue of blood makes her ritually unclean, excluding her from community worship and contact with other people. She is suffering physically, is financially drained and cut off from religious practices and community. It couldn’t get any lower than that. Plus, in her condition, if she touches anyone, that person also becomes unclean. She is a religious outcast and, by touching Jesus, he had become one too! Now the two are in community with one another – two religious and social rejects.
The story of the woman stands out from others in Mark’s gospel. Usually a miracle story focuses more on Jesus But this one turns attention to the woman right from its opening, "There was a woman...." Mark then describes her condition in unusual detail. We are reminded of another woman in this gospel, the Syrophoenician woman (7: 24-30). Unlike his usual rapid-fire, terse narratives, Mark develops the personalities of these two women and their exchanges with Jesus. Both women are in great need and articulate their situations. In today’s story the woman told Jesus, "the whole truth."
The biblical world was dominated by men. When getting married, women left their own families, entered their husband’s and were under his domination. A man had absolute power in the family, over his wife and their children. Still, women are frequently mentioned as among the followers of Jesus and the epistles reveal the prominence of some women in the early church – Priscus (Rom 16:3), the deaconess Phoebe (Rom 16:1) and Mary.
The woman in today’s story must have been inspiring to women in the early church. She breaks the mold of repressed women of the time. She takes the initiative and risks being ostracized further as she manages to work her way through the bustling crowd to touch Jesus. She is a woman in a hopeless situation who, nevertheless, has hope in Jesus. She not only overcomes the physical impediments to get to him, she overcomes the religious ones as well. She trusts Jesus is for her, despite what others of her faith might say.
She is an example not only to women who struggle to break through the "glass ceiling" in the world of business and social standing, but also an encouragement to those women in religious settings who feel drained because their ministerial gifts are ignored, under appreciated, or even rejected. Still they push on and struggle to minister and serve, educating children, administering parishes, reaching out to families in need, training lectors and eucharistic ministers, counseling, etc.
After the woman’s healing Jesus addresses her as "Daughter" – she is restored to the family of God’s people, no longer an outcast socially, or religiously. Jesus says her faith has saved her. What does that mean in this passage? She was rejected as an outsider, but now God has seen her need for help and healed her. Jesus’ word brings outsiders in and makes them whole. What brings us to Mass today? Are we here reaching out to touch and be touched by Christ? If that happens, how will it change our lives? How will our ties with this community be strengthened? And then will we notice those in the community who are also reaching out physically or emotionally to touch and be touched?
The story of Jairus’ request for his dying daughter was interrupted by the woman with the hemorrhage. Actually, both stories are about "women" in need. Since Jairus’ daughter is twelve, she is considered a woman of marriageable age. Just when her future is about to open up to a new life and wider family ties, she dies. With her death the dreams of both parents die as well.
When Jesus enters the room and touches the dead child he, once again, has crossed over to the "other side" – this time, not by a boat across the lake, but by being on the side with the unclean and outcast. His compassion moves him to take on the taboos of religion and society to help those in impossible situations. Once he raises the girl, Jesus orders that she be given something to eat. The child and the rest of the family are once again whole. Death has been conquered and the community restored. Which is what happens each time we come to Eucharist. The grip of death caused by sin is broken, because Jesus reaches out a hand to raise us up and says to us, "My child, I say to you too, arise."
Thánh lễ kính Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 29/6/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
18:28 28/06/2018
Bài Ðọc I: Cv 12, 1-11
"Bây giờ tôi biết thật Chúa đã cứu tôi khỏi tay Hêrôđê".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vua Hêrôđê làm khổ mấy người trong Hội thánh. Ông đã dùng gươm giết Giacôbê anh của Gioan. Ông thấy việc ấy đẹp lòng người Do-thái, nên lại cho bắt cả Phêrô. Bấy giờ là ngày lễ Bánh Không Men. Bắt được người, vua cho tống ngục, giao cho bốn đội binh, mỗi đội bốn người canh giữ, có ý đợi sau lễ Vượt Qua, sẽ điệu người ra cho dân. Phêrô bị giam trong ngục, nhưng Hội thánh vẫn luôn luôn cầu nguyện cùng Chúa cho người. Ðến khi vua Hêrôđê sắp điệu người ra, thì đêm ấy, Phêrô phải mang xiềng xích, nằm ngủ giữa hai tên lính, và có quân canh giữ trước cửa ngục. Bỗng có thiên thần Chúa đứng kề bên, một luồng ánh sáng chiếu giãi vào ngục; thiên thần đập vào cạnh sườn Phêrô, đánh thức người dậy mà rằng: "Hãy chỗi dậy mau". Xiềng xích liền rơi khỏi tay người. Thiên thần bảo người rằng: "Hãy thắt lưng và mang giày vào". Người làm y như vậy. Thiên thần lại bảo rằng: "Hãy khoác áo vào mà theo ta".
Người liền đi ra theo thiên thần, mà chẳng biết việc thiên thần làm có thật chăng, người tưởng như trong giấc mộng. Qua khỏi chặng thứ nhất và chặng thứ hai, thì đến cửa sắt thông ra thành. Cửa ấy tự nhiên mở ra. Thiên thần và Phêrô rảo qua một phố nọ, rồi thiên thần biến đi. Phêrô hoàn hồn và nói rằng: "Bây giờ tôi biết thật Chúa đã sai thiên thần cứu tôi khỏi tay Hêrôđê và khỏi mọi âm mưu của dân Do-thái".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ (c. 5b).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc; miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.
2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi điều lo sợ. - Ðáp.
3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.
4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Tm 4, 6-8. 17-18
"Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.
Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy, nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện. Nhưng có Chúa phù hộ giúp sức cho cha, để nhờ cha, việc giảng đạo nên trọn, và tất cả Dân Ngoại được nghe giảng dạy: và cha đã thoát được khỏi miệng sư tử. Nguyện cho Người được vinh quang muôn đời. Amen.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 16, 18
Alleluia, alleluia! - Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16, 13-19
"Con là Ðá, Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Ðó là lời Chúa.
"Bây giờ tôi biết thật Chúa đã cứu tôi khỏi tay Hêrôđê".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vua Hêrôđê làm khổ mấy người trong Hội thánh. Ông đã dùng gươm giết Giacôbê anh của Gioan. Ông thấy việc ấy đẹp lòng người Do-thái, nên lại cho bắt cả Phêrô. Bấy giờ là ngày lễ Bánh Không Men. Bắt được người, vua cho tống ngục, giao cho bốn đội binh, mỗi đội bốn người canh giữ, có ý đợi sau lễ Vượt Qua, sẽ điệu người ra cho dân. Phêrô bị giam trong ngục, nhưng Hội thánh vẫn luôn luôn cầu nguyện cùng Chúa cho người. Ðến khi vua Hêrôđê sắp điệu người ra, thì đêm ấy, Phêrô phải mang xiềng xích, nằm ngủ giữa hai tên lính, và có quân canh giữ trước cửa ngục. Bỗng có thiên thần Chúa đứng kề bên, một luồng ánh sáng chiếu giãi vào ngục; thiên thần đập vào cạnh sườn Phêrô, đánh thức người dậy mà rằng: "Hãy chỗi dậy mau". Xiềng xích liền rơi khỏi tay người. Thiên thần bảo người rằng: "Hãy thắt lưng và mang giày vào". Người làm y như vậy. Thiên thần lại bảo rằng: "Hãy khoác áo vào mà theo ta".
Người liền đi ra theo thiên thần, mà chẳng biết việc thiên thần làm có thật chăng, người tưởng như trong giấc mộng. Qua khỏi chặng thứ nhất và chặng thứ hai, thì đến cửa sắt thông ra thành. Cửa ấy tự nhiên mở ra. Thiên thần và Phêrô rảo qua một phố nọ, rồi thiên thần biến đi. Phêrô hoàn hồn và nói rằng: "Bây giờ tôi biết thật Chúa đã sai thiên thần cứu tôi khỏi tay Hêrôđê và khỏi mọi âm mưu của dân Do-thái".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Chúa đã cứu tôi khỏi điều lo sợ (c. 5b).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc; miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.
2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi điều lo sợ. - Ðáp.
3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.
4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Tm 4, 6-8. 17-18
"Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.
Con thân mến, phần cha, cha đã già yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy, nhưng không phải cho cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện. Nhưng có Chúa phù hộ giúp sức cho cha, để nhờ cha, việc giảng đạo nên trọn, và tất cả Dân Ngoại được nghe giảng dạy: và cha đã thoát được khỏi miệng sư tử. Nguyện cho Người được vinh quang muôn đời. Amen.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 16, 18
Alleluia, alleluia! - Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16, 13-19
"Con là Ðá, Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thêm hai giáo phận tại Chí Lợi rơi vào tình trạng trống tòa
Đặng Tự Do
06:42 28/06/2018
Phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm 28 tháng Sáu cho biết lại có thêm hai giáo phận tại Chí Lợi rơi vào tình trạng trống tòa.
Giáo phận Rancagua, Chile
Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm coi sóc mục vụ của giáo phận Rancagua, Chile của Đức Cha Alejandro Goić Karmelić, vì lý do đã đạt đến hạn tuổi theo luật định.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Luis Fernando Ramos Pérez, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Santiago de Chile làm Giám Quản Tông Tòa “sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis” (nghĩa là ngài sẽ coi sóc giáo phận này cho đến khi một Giám Mục mới được bổ nhiệm hay khi Tòa Thánh quyết định theo một chiều hướng khác.)
Giáo phận Talca, Chile
Đức Thánh Cha cũng đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm coi sóc mục vụ của giáo phận Talca, Chí Lợi, của Đức Cha Horacio del Carmen Valenzuela Abarca.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Galo Fernández Villaseca, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Santiago de Chile làm Giám Quản Tông Tòa “sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis”
Trước đó chỉ hơn 2 tuần, cụ thể là hôm 11 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức của ba vị giám mục Chí Lợi là Đức Cha Juan de la Cruz Barros Madrid của Osorno, Đức Tổng Giám Mục Cristián Caro Cordero của Puerto Montt và Đức Cha Gonzalo Duarte García de Cortázar của Valparaíso.
Như vậy, tính đến nay, trong số 34 vị Giám Mục Chí Lợi nộp đơn từ chức tập thể, đã có 5 vị Giám Mục được (hay bị) nhận đơn.
Source: Holy See Press Office - Resignations and Appointments, 28.06.2018
Giáo phận Rancagua, Chile
Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm coi sóc mục vụ của giáo phận Rancagua, Chile của Đức Cha Alejandro Goić Karmelić, vì lý do đã đạt đến hạn tuổi theo luật định.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Luis Fernando Ramos Pérez, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Santiago de Chile làm Giám Quản Tông Tòa “sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis” (nghĩa là ngài sẽ coi sóc giáo phận này cho đến khi một Giám Mục mới được bổ nhiệm hay khi Tòa Thánh quyết định theo một chiều hướng khác.)
Giáo phận Talca, Chile
Đức Thánh Cha cũng đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm coi sóc mục vụ của giáo phận Talca, Chí Lợi, của Đức Cha Horacio del Carmen Valenzuela Abarca.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Galo Fernández Villaseca, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Santiago de Chile làm Giám Quản Tông Tòa “sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis”
Trước đó chỉ hơn 2 tuần, cụ thể là hôm 11 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức của ba vị giám mục Chí Lợi là Đức Cha Juan de la Cruz Barros Madrid của Osorno, Đức Tổng Giám Mục Cristián Caro Cordero của Puerto Montt và Đức Cha Gonzalo Duarte García de Cortázar của Valparaíso.
Như vậy, tính đến nay, trong số 34 vị Giám Mục Chí Lợi nộp đơn từ chức tập thể, đã có 5 vị Giám Mục được (hay bị) nhận đơn.
Source: Holy See Press Office - Resignations and Appointments, 28.06.2018
Phe phò sự sống đặt nhiều hy vọng sau khi Tư Pháp Kennedy từ chức Tối Cao Pháp Viện.
Trần Mạnh Trác
15:50 28/06/2018
Ông Kennedy vừa đệ đơn từ chức lên Tổng Thống Donald Trump hôm thứ Tư vừa qua.
“Tôi xin kính cẩn và chính thức đệ đơn này để xin từ nhiệm chức vụ Tư Pháp cuả tối cao pháp viện kể từ ngày 31 tháng 7 năm nay,” theo lời lá thư.
“Là một thành viên cuả ngành luật, thì quả là một vinh dự tối cao được phục vụ tại Pháp Viện này. Xin cho phép tôi qua lá thư này bày tỏ lòng biết ơn xâu xa là đã có đặc ân được lo tìm cách tốt nhất để hiểu, để giải thích, và bảo vệ Hiến Pháp và luật pháp, sao cho phù hợp đúng như ý định và triển vọng cuả chúng.”
Ông Kennedy đã phục vụ Tối Cao Pháp Viện được 30 năm sau khi được tổng thống Ronald Reagan đề cử vào năm 1987. Ông được biết đến như là một lá phiếu đu giây (swing vote) trong một toà án phân rẽ từ nhiều năm nay.
Về vấn đề phá thai, ông Kennedy đã bày tỏ những quan điểm đối chọi nhau. Trong vụ án Planned Parenthood v. Casey năm 1992, ông theo phe đa số ủng hộ quyền phá thai. Trong vụ án Gonzales v. Carhart năm 2007, ông là tác giả bài viết cuả phe đa số, duy trì lệnh cấm phá thai theo thể thức ‘phá khi làm cho sinh ra nửa chừng’ (partial-birth abortion.)
Gần đây nhất, ông bỏ phiếu theo đa số trong vụ NIFLA v. Becerra, bác bỏ việc đòi hỏi các trung tâm phò sự sống ‘giúp đỡ khó khăn cho sản phụ’ (pro-life crisis pregnancy,) phải cung cấp tin tức về việc làm thế nào để có thể phá thai rẻ hoặc không mất tiền.
Tổng thống Donald Trump sẽ phải đề cử người thay thế lên Thượng Viện để biều quyết, Trong hồi tranh cử năm 2016, ông Trump đã hứa sẽ đề cử những người ‘phò sự sống.’
Nhiều người cổ động ‘phò sự sống’ đang hy vọng rằng việc từ chức cuả ông Kennedy sẽ dẫn tới việc đảo ngược phán quyết Roe v. Wade năm 1973, là phán quyết cuả Tối Cao Pháp Viện bắt phải có phá thai hợp pháp trên khắp nước Mỹ.
Bà Marjorie Dannefelser chủ tịch cuả tổ chức Susan B. Anthony List (chống phá thai) đã gọi lời tuyên bố từ chức trên là một khúc rẽ trong công cuộc tranh đấu làm sao cho mọi thai nhi được đón nhận và được bảo vệ trước Pháp Luật.
Bà Catherine Glenn Foster, giám đốc điều hành và chủ tịch cuả tổ chức Người Mỹ Đoàn Kết cho Sự Sống (Americans United for Life) cũng ra thông cáo gọi việc về hưu cuả Kennedy là việc dọn sân khấu cho ông Trump đề cử một nhân vật “duy lập hiến vào Tối Cao Pháp Viện, để vạch ra một lối đi đúng nghiã cho bản hiến chương cuả đất nước và tránh bớt việc dùng bản hiến chương đó như là một phương tiện để uốn nắn xã hội.”
Cô Kristan Hawkins chủ tịch cuả hội Sinh Viên phò Sự Sống (Students for Life) cũng tuyên bố, tuy cô đã từng thất vọng với một số quyết định cuả ông Kennedy, cô tin tưởng ông Trump sẽ đề cử một người phò sự sống.
Riêng tổng thống Trump thì đã tuyên bố rằng ông dự định đề cử một trong 25 người ở trong danh sách mà ông đã công bố năm ngoái. Danh sách đó có bà Amy Coney Barrett, nguyên giáo sư luật cuả trường ĐH Công Giáo Notre Dame, là người từng bị các nghị sĩ tra hỏi một cách có ác ý về niềm tin Công Giáo cuả bà trong cuộc điều tra năm ngoái.
Dù thế nào chăng nữa, những người trong danh sách 25 nói trên đều có quan điểm bảo thủ, và như vậy thì chắc chắn Tối Cao Pháp Viện sẽ có một túc số áp đảo để lật ngược phán quyết Roe v. Wade.
Nếu Roe v. Wade bị lật ngược, vấn đề phá thai sẽ quay trở lại thời gian trước năm 1973, tức là sẽ tùy vào luật pháp cuả từng Tiểu Bang. Một số tiểu bang lúc đó đã cấm phá thai.
Lãnh tụ khối đa số cuả thượng viện là ông Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ tổ chức biểu quyết vị Tư Pháp mới vào muà thu trước khi bầu cử, như vậy thì vị tân Tư Pháp sẽ bắt đầu nhiệm kỳ cuả mình vào lúc Tối Cao Pháp Viện mở khoá họp mới vào ngày 1 tháng 10 tới.
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong nghi thức tấn phong 14 tân Hồng Y
J.B. Đặng Minh An dịch
16:32 28/06/2018
Lúc 4h chiều thứ Năm 28 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành nghi thức tấn phong 14 vị tân Hồng Y. Buổi lễ được tiến hành dưới hình thức một buổi Phụng Vụ Lời Chúa. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Đức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông.”(Mc 10:32)[1].
Câu đầu tiên của đoạn Tin mừng tiêu biểu trong Phúc Âm thánh Máccô luôn giúp chúng ta nhận ra cách thế Chúa chăm sóc cho dân Người với một phương pháp sư phạm riêng của Người. Trên hành trình tiến về Giêrusalem, Chúa Giêsu cẩn thận đi trước các môn đệ của mình.
Giêrusalem tượng trưng cho giờ khắc định đoạt trong cuộc đời Người. Tất cả chúng ta biết rằng trong những thời khắc quan trọng và quyết định của cuộc đời, con tim có thể lên tiếng tỏ bày những ý định và những căng thẳng trong nội tâm chúng ta. Những thời khắc bước ngoặt này của cuộc sống đặt ra trước chúng ta những thách đố; chúng đưa ra những câu hỏi và ao ước không phải lúc nào cũng tỏ tường với tâm hồn con người chúng ta. Đó là những điều được trình bày hết sức đơn sơ và trung thực trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe. Đứng trước lời tiên báo lần thứ ba gây hoang mang nhất về cuộc Thương khó, thánh sử Máccô không ngại tiết lộ những bí mật đang hiện diện trong con tim các môn đệ: đó là sự tìm kiếm hư danh, ghen tuông, ganh tị, mưu mô, dàn xếp và thỏa hiệp. Kiểu luận lý này không chỉ bào mòn và hủy hoại các mối quan hệ giữa họ với nhau, mà còn giam cầm họ trong các cuộc thảo luận vô dụng và vớ vẩn. Nhưng Chúa Giêsu không quan tâm đến điều này, nên Người đi trước họ và tiếp tục tiến bước. Rồi Người nói với họ một cách quyết liệt: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mc 10,43). Như thế, Chúa Giêsu cố gắng tái định hướng tầm nhìn và con tim các môn đệ Người, để chấm dứt các cuộc thảo luận vô bổ và tự quy chiếu về mình trong cộng đoàn. Có ích gì khi được cả thế giới trong khi nội tâm chúng ta băng hoại? Thu tóm cả thế gian thì được ích chi nếu chúng ta sống trong một bầu khí ngột ngạt của những mưu mô làm khô héo con tim và ngăn cản sứ vụ của chúng ta? Ở đây, như nhiều người đã thấy, chúng ta có thể nghĩ đến những âm mưu đang diễn ra ngay cả trong các cơ quan của Giáo Hội.
“Nhưng giữa anh em thì không được như vậy”: câu trả lời của Chúa Giêsu trên hết là một lời mời gọi và là một thách đố đối với các môn đệ để lấy lại phần tốt hơn cho họ, không để tâm hồn họ ra hư hỏng và bị giam cầm bởi các não trạng thế gian khiến họ mù lòa không còn nhận ra được điều gì mới thực sự là quan trọng. “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy”. Tiếng nói của Chúa giải thoát cộng đoàn khỏi cái nhìn quá quy chiếu về chính mình, và hướng tầm nhìn, năng lực, khát vọng và tâm hồn của cộng đoàn đến điều đáng kể duy nhất là sứ vụ.
Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng sự hoán cải, thay đổi con tim và canh tân Giáo hội là và sẽ luôn luôn là mấu chốt truyền giáo, nó đòi một dấu chấm hết cho việc tìm kiếm và bảo vệ tư lợi của chúng ta, để có thể tìm kiếm và chăm lo cho những lợi ích của Chúa Cha. Sự hoán cải xa lánh tội lỗi và tính ích kỷ của chúng ta sẽ không bao giờ là một kết thúc nơi chính nó, nhưng luôn là một cách để tăng trưởng trong sự trung tín và sự sẵn sàng đón nhận sứ vụ. Vào thời khắc của sự thật, đặc biệt khi chúng ta thấy sự nản chí của anh chị em chúng ta, chúng ta sẽ được chuẩn bị hoàn toàn để đồng hành và chào đón họ, từng người và tất cả. Như thế, chúng ta tránh cho mình khỏi đâm ra thành những “chướng ngại vật” vì tầm nhìn thiển cận của mình [2], hay tệ hơn nữa, vì những tranh luận vô dụng giữa chúng ta xem ai mới là người quan trọng nhất. Khi chúng ta quên đi sứ vụ, khi chúng ta không còn nhìn thấy những gương mặt cụ thể của anh chị em mình nữa, thì cuộc sống của chúng ta bị đóng kín trong việc theo đuổi tư lợi và những an ninh của chính bản thân mình. Lòng oán giận bắt đầu nảy sinh, cùng với những buồn phiền và cảm thức ganh ghét. Dần dà, chúng ta không còn chỗ cho người khác, cho cộng đồng giáo hội, cho người nghèo, và cho việc lắng nghe tiếng Chúa. Niềm vui nhạt nhòa dần và con tim khô héo đi (x. Tông huấn Niềm vui Phúc âm, 2).
“Nhưng giữa anh em thì không được như vậy”. Chúa Giêsu dạy tiếp rằng “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người (Mc 10:43.44). Đó là mối Phúc và lời Magnificat mà chúng ta được mời gọi hát lên mỗi ngày. Đó là lời mời gọi của Chúa để chúng ta đừng quên rằng quyền bính trong Giáo hội phát triển qua khả năng bảo vệ phẩm giá của người khác, xức dầu cho họ, và chữa lành các vết thương cũng như những hy vọng thường tan vỡ của họ. Nó nhằm nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta hiện diện ở đây bởi vì chúng ta được mời gọi “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.. công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4:18-19).
Anh em Hồng Y và tân Hồng Y thân mến!
Trong hành trình tiến về Giêrusalem của chúng ta, Chúa đi trước chúng ta để nhắc nhở chúng ta rằng hình thức khả tín duy nhất của quyền bính xuất phát từ việc đặt mình ở dưới chân người khác để phục vụ Chúa Kitô. Đó là quyền bính đến từ việc không bao giờ quên rằng Chúa Giêsu, trước khi gục đầu trên Thánh giá, đã không ngần ngại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Vinh dự cao nhất mà chúng ta nhận lãnh, sự thăng tiến lớn nhất mà chúng ta có thể được tưởng thưởng là phục vụ Chúa Kitô giữa dân trung tín của Thiên Chúa, nơi những ai đói khát, bị bỏ rơi, giam cầm, đau yếu, sầu khổ, nghiện ngập, bị gạt ra ngoài lề xã hội, nơi những con người cụ thể, mỗi người với chuyện đời và lịch sử của họ, với hy vọng và thất vọng của họ, với những nỗi đau và vết thương của họ. Chỉ như thế, quyền bính của người Mục tử mới có hương vị của Tin mừng và sẽ không giống như “thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng.” (1 Cor 13:1). Không ai trong chúng ta được phép cảm thấy mình cao trọng hơn người khác. Không ai trong chúng ta được phép nhìn từ trên nhìn xuống người khác. Thời khắc duy nhất chúng ta có thể nhìn một người kiểu đó là khi chúng ta giúp họ đứng lên.
Giờ đây, tôi muốn chia sẻ với anh em một phần trong chúc thư thiêng liêng của thánh Gioan XXIII. Trong hành trình đời mình, ngài đã có thể nói: “Tôi được sinh ra bởi những người nghèo khổ, nhưng khiêm nhường và đáng kính, nên tôi đặc biệt thấy vui khi được chết nghèo, sau khi đã phân phát hết những gì tôi có trong tay – chẳng đáng là bao, theo các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống đơn sơ và thanh bần của tôi, trong sự phục vụ cho người nghèo và cho Hội Thánh, là người đã nuôi dưỡng tôi trong những năm linh mục và giám mục của tôi. Những dáng vẻ giàu có bên ngoài thường che đậy những chiếc gai nhọn của một lòng thanh bần miễn cưỡng, là điều ngăn cản tôi trao ban cách quảng đại cho người khác như tôi mong muốn. Tôi cám ơn Chúa về ơn thanh bần mà tôi đã khấn hứa trung thành trong tuổi trẻ của tôi; sự nghèo khó về tinh thần, như một linh mục của Thánh Tâm Chúa, và sự nghèo khó về vật chất, là điều đã củng cố quyết tâm của tôi, là không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì dù là tiền bạc hay các chức tước cao sang cho bản thân tôi hoặc cho thân quyến và bạn bè của tôi.” (29 tháng Sáu, 1954)
[1] Chúa Giêsu sử dụng cùng một động từ, “proago”, khi Ngài nói với các môn đệ rằng Ngài sẽ “đi trước” họ vào Galilê (xem Mc 10:32).
[2] x. JORGE MARIO BERGOGLIO, Bài giảng linh thao cho các Giám Mục Tây Ban Nha, 2006.
Source: Libreria Editrice Vaticana - ORDINARY PUBLIC CONSISTORY FOR THE CREATION OF NEW CARDINALS PAPAL MASS HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Vatican Basilica Thursday, 28 June 2018
“Đức Giêsu và các môn đệ đang trên đường lên Giêrusalem, Người dẫn đầu các ông.”(Mc 10:32)[1].
Câu đầu tiên của đoạn Tin mừng tiêu biểu trong Phúc Âm thánh Máccô luôn giúp chúng ta nhận ra cách thế Chúa chăm sóc cho dân Người với một phương pháp sư phạm riêng của Người. Trên hành trình tiến về Giêrusalem, Chúa Giêsu cẩn thận đi trước các môn đệ của mình.
Giêrusalem tượng trưng cho giờ khắc định đoạt trong cuộc đời Người. Tất cả chúng ta biết rằng trong những thời khắc quan trọng và quyết định của cuộc đời, con tim có thể lên tiếng tỏ bày những ý định và những căng thẳng trong nội tâm chúng ta. Những thời khắc bước ngoặt này của cuộc sống đặt ra trước chúng ta những thách đố; chúng đưa ra những câu hỏi và ao ước không phải lúc nào cũng tỏ tường với tâm hồn con người chúng ta. Đó là những điều được trình bày hết sức đơn sơ và trung thực trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe. Đứng trước lời tiên báo lần thứ ba gây hoang mang nhất về cuộc Thương khó, thánh sử Máccô không ngại tiết lộ những bí mật đang hiện diện trong con tim các môn đệ: đó là sự tìm kiếm hư danh, ghen tuông, ganh tị, mưu mô, dàn xếp và thỏa hiệp. Kiểu luận lý này không chỉ bào mòn và hủy hoại các mối quan hệ giữa họ với nhau, mà còn giam cầm họ trong các cuộc thảo luận vô dụng và vớ vẩn. Nhưng Chúa Giêsu không quan tâm đến điều này, nên Người đi trước họ và tiếp tục tiến bước. Rồi Người nói với họ một cách quyết liệt: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em” (Mc 10,43). Như thế, Chúa Giêsu cố gắng tái định hướng tầm nhìn và con tim các môn đệ Người, để chấm dứt các cuộc thảo luận vô bổ và tự quy chiếu về mình trong cộng đoàn. Có ích gì khi được cả thế giới trong khi nội tâm chúng ta băng hoại? Thu tóm cả thế gian thì được ích chi nếu chúng ta sống trong một bầu khí ngột ngạt của những mưu mô làm khô héo con tim và ngăn cản sứ vụ của chúng ta? Ở đây, như nhiều người đã thấy, chúng ta có thể nghĩ đến những âm mưu đang diễn ra ngay cả trong các cơ quan của Giáo Hội.
“Nhưng giữa anh em thì không được như vậy”: câu trả lời của Chúa Giêsu trên hết là một lời mời gọi và là một thách đố đối với các môn đệ để lấy lại phần tốt hơn cho họ, không để tâm hồn họ ra hư hỏng và bị giam cầm bởi các não trạng thế gian khiến họ mù lòa không còn nhận ra được điều gì mới thực sự là quan trọng. “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy”. Tiếng nói của Chúa giải thoát cộng đoàn khỏi cái nhìn quá quy chiếu về chính mình, và hướng tầm nhìn, năng lực, khát vọng và tâm hồn của cộng đoàn đến điều đáng kể duy nhất là sứ vụ.
Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng sự hoán cải, thay đổi con tim và canh tân Giáo hội là và sẽ luôn luôn là mấu chốt truyền giáo, nó đòi một dấu chấm hết cho việc tìm kiếm và bảo vệ tư lợi của chúng ta, để có thể tìm kiếm và chăm lo cho những lợi ích của Chúa Cha. Sự hoán cải xa lánh tội lỗi và tính ích kỷ của chúng ta sẽ không bao giờ là một kết thúc nơi chính nó, nhưng luôn là một cách để tăng trưởng trong sự trung tín và sự sẵn sàng đón nhận sứ vụ. Vào thời khắc của sự thật, đặc biệt khi chúng ta thấy sự nản chí của anh chị em chúng ta, chúng ta sẽ được chuẩn bị hoàn toàn để đồng hành và chào đón họ, từng người và tất cả. Như thế, chúng ta tránh cho mình khỏi đâm ra thành những “chướng ngại vật” vì tầm nhìn thiển cận của mình [2], hay tệ hơn nữa, vì những tranh luận vô dụng giữa chúng ta xem ai mới là người quan trọng nhất. Khi chúng ta quên đi sứ vụ, khi chúng ta không còn nhìn thấy những gương mặt cụ thể của anh chị em mình nữa, thì cuộc sống của chúng ta bị đóng kín trong việc theo đuổi tư lợi và những an ninh của chính bản thân mình. Lòng oán giận bắt đầu nảy sinh, cùng với những buồn phiền và cảm thức ganh ghét. Dần dà, chúng ta không còn chỗ cho người khác, cho cộng đồng giáo hội, cho người nghèo, và cho việc lắng nghe tiếng Chúa. Niềm vui nhạt nhòa dần và con tim khô héo đi (x. Tông huấn Niềm vui Phúc âm, 2).
“Nhưng giữa anh em thì không được như vậy”. Chúa Giêsu dạy tiếp rằng “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người (Mc 10:43.44). Đó là mối Phúc và lời Magnificat mà chúng ta được mời gọi hát lên mỗi ngày. Đó là lời mời gọi của Chúa để chúng ta đừng quên rằng quyền bính trong Giáo hội phát triển qua khả năng bảo vệ phẩm giá của người khác, xức dầu cho họ, và chữa lành các vết thương cũng như những hy vọng thường tan vỡ của họ. Nó nhằm nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta hiện diện ở đây bởi vì chúng ta được mời gọi “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.. công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4:18-19).
Anh em Hồng Y và tân Hồng Y thân mến!
Trong hành trình tiến về Giêrusalem của chúng ta, Chúa đi trước chúng ta để nhắc nhở chúng ta rằng hình thức khả tín duy nhất của quyền bính xuất phát từ việc đặt mình ở dưới chân người khác để phục vụ Chúa Kitô. Đó là quyền bính đến từ việc không bao giờ quên rằng Chúa Giêsu, trước khi gục đầu trên Thánh giá, đã không ngần ngại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Vinh dự cao nhất mà chúng ta nhận lãnh, sự thăng tiến lớn nhất mà chúng ta có thể được tưởng thưởng là phục vụ Chúa Kitô giữa dân trung tín của Thiên Chúa, nơi những ai đói khát, bị bỏ rơi, giam cầm, đau yếu, sầu khổ, nghiện ngập, bị gạt ra ngoài lề xã hội, nơi những con người cụ thể, mỗi người với chuyện đời và lịch sử của họ, với hy vọng và thất vọng của họ, với những nỗi đau và vết thương của họ. Chỉ như thế, quyền bính của người Mục tử mới có hương vị của Tin mừng và sẽ không giống như “thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng.” (1 Cor 13:1). Không ai trong chúng ta được phép cảm thấy mình cao trọng hơn người khác. Không ai trong chúng ta được phép nhìn từ trên nhìn xuống người khác. Thời khắc duy nhất chúng ta có thể nhìn một người kiểu đó là khi chúng ta giúp họ đứng lên.
Giờ đây, tôi muốn chia sẻ với anh em một phần trong chúc thư thiêng liêng của thánh Gioan XXIII. Trong hành trình đời mình, ngài đã có thể nói: “Tôi được sinh ra bởi những người nghèo khổ, nhưng khiêm nhường và đáng kính, nên tôi đặc biệt thấy vui khi được chết nghèo, sau khi đã phân phát hết những gì tôi có trong tay – chẳng đáng là bao, theo các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống đơn sơ và thanh bần của tôi, trong sự phục vụ cho người nghèo và cho Hội Thánh, là người đã nuôi dưỡng tôi trong những năm linh mục và giám mục của tôi. Những dáng vẻ giàu có bên ngoài thường che đậy những chiếc gai nhọn của một lòng thanh bần miễn cưỡng, là điều ngăn cản tôi trao ban cách quảng đại cho người khác như tôi mong muốn. Tôi cám ơn Chúa về ơn thanh bần mà tôi đã khấn hứa trung thành trong tuổi trẻ của tôi; sự nghèo khó về tinh thần, như một linh mục của Thánh Tâm Chúa, và sự nghèo khó về vật chất, là điều đã củng cố quyết tâm của tôi, là không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì dù là tiền bạc hay các chức tước cao sang cho bản thân tôi hoặc cho thân quyến và bạn bè của tôi.” (29 tháng Sáu, 1954)
[1] Chúa Giêsu sử dụng cùng một động từ, “proago”, khi Ngài nói với các môn đệ rằng Ngài sẽ “đi trước” họ vào Galilê (xem Mc 10:32).
[2] x. JORGE MARIO BERGOGLIO, Bài giảng linh thao cho các Giám Mục Tây Ban Nha, 2006.
Source: Libreria Editrice Vaticana - ORDINARY PUBLIC CONSISTORY FOR THE CREATION OF NEW CARDINALS PAPAL MASS HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Vatican Basilica Thursday, 28 June 2018
Đức Thánh Cha và 14 tân Hồng Y đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Đặng Tự Do
17:30 28/06/2018
Lúc 4h chiều thứ Năm 28/06, Đức Thánh Cha đã tấn phong Hồng Y cho 14 vị trong đó có 11 vị còn trong hạn tuổi bầu Giáo Hoàng và 3 vị đã quá tuổi 80.
Sau Công nghị tấn phong Hồng Y, diễn ra bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô và các tân Hồng Y đã lên xe đến đan viện “Mẹ Giáo hội”, trong nội thành Vatican, để chào thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Tại đây, từng vị tân Hồng Y đã chào thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trước khi mọi người cùng đọc kinh Kính Mừng. Sau phép lành của Đức Bênêđíctô thứ 16, 14 vị tân Hồng Y trở về đại thính đường Phaolô VI và dinh Tông Tòa để tham dự buổi tiếp tân chúc mừng với các thân quyến và bạn bè.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Hồng Y rằng “quyền bính trong Giáo hội phát triển qua khả năng bảo vệ phẩm giá của người khác, xức dầu cho họ, và chữa lành các vết thương cũng như những hy vọng thường tan vỡ của họ. Nó nhằm nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta hiện diện ở đây bởi vì chúng ta được mời gọi ‘loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.. công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.’”
Trong số những người vị được nhận mũ Hồng Y có một nhân vật quan trọng tại Tòa Thánh chuyên lo giúp đỡ những người vô gia cư và người nghèo ở Rôma. Đó là Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, người Ba Lan, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng là người nhiều đêm đã băng mình trong mưa gió trao các túi ngủ cho những người vô gia cư đang ngủ trên các hè phố của thủ đô Ý, cũng như lái xe tải chở người nghèo ra biển trong những ngày hè oi bức của Rôma.
Sự lựa chọn các vị tân Hồng Y phản ánh quyết tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng Giáo Hội phải được xã hội loài người biết đến như một cơ chế không mệt mỏi đối với những phúc lợi tinh thần và vật chất của con người. Ngài cũng hướng sự chú ý của Giáo Hội đến các quốc gia nơi có ít người Công Giáo như các Giáo Hội tại Peru, Madagascar và Nhật Bản.
Với Công nghị tấn phong hôm thứ Năm, hiện nay toàn thể Giáo Hội có 226 Hồng Y, trong số đó có 75 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong 5 năm giáo hoàng của ngài.
Trong 226 vị Hồng Y, có 125 vị chưa đến tuổi 80 và có thể bỏ phiếu trong một mật nghị bầu giáo hoàng tiếp theo: 59 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong, 47 vị được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trao mũ đỏ, và 19 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y.
Source: U.S. News and World Report Pope to 14 new cardinals: Defend the dignity of the poor
Sau Công nghị tấn phong Hồng Y, diễn ra bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô và các tân Hồng Y đã lên xe đến đan viện “Mẹ Giáo hội”, trong nội thành Vatican, để chào thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Tại đây, từng vị tân Hồng Y đã chào thăm Đức Giáo Hoàng danh dự trước khi mọi người cùng đọc kinh Kính Mừng. Sau phép lành của Đức Bênêđíctô thứ 16, 14 vị tân Hồng Y trở về đại thính đường Phaolô VI và dinh Tông Tòa để tham dự buổi tiếp tân chúc mừng với các thân quyến và bạn bè.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Hồng Y rằng “quyền bính trong Giáo hội phát triển qua khả năng bảo vệ phẩm giá của người khác, xức dầu cho họ, và chữa lành các vết thương cũng như những hy vọng thường tan vỡ của họ. Nó nhằm nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta hiện diện ở đây bởi vì chúng ta được mời gọi ‘loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.. công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.’”
Trong số những người vị được nhận mũ Hồng Y có một nhân vật quan trọng tại Tòa Thánh chuyên lo giúp đỡ những người vô gia cư và người nghèo ở Rôma. Đó là Đức Tổng Giám Mục Konrad Krajewski, người Ba Lan, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng là người nhiều đêm đã băng mình trong mưa gió trao các túi ngủ cho những người vô gia cư đang ngủ trên các hè phố của thủ đô Ý, cũng như lái xe tải chở người nghèo ra biển trong những ngày hè oi bức của Rôma.
Sự lựa chọn các vị tân Hồng Y phản ánh quyết tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng Giáo Hội phải được xã hội loài người biết đến như một cơ chế không mệt mỏi đối với những phúc lợi tinh thần và vật chất của con người. Ngài cũng hướng sự chú ý của Giáo Hội đến các quốc gia nơi có ít người Công Giáo như các Giáo Hội tại Peru, Madagascar và Nhật Bản.
Với Công nghị tấn phong hôm thứ Năm, hiện nay toàn thể Giáo Hội có 226 Hồng Y, trong số đó có 75 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong trong 5 năm giáo hoàng của ngài.
Trong 226 vị Hồng Y, có 125 vị chưa đến tuổi 80 và có thể bỏ phiếu trong một mật nghị bầu giáo hoàng tiếp theo: 59 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong, 47 vị được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trao mũ đỏ, và 19 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y.
Source: U.S. News and World Report Pope to 14 new cardinals: Defend the dignity of the poor
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ các Tân Hồng Y hãy: 'che dấu những khổ đau mà ngẩng đầu tiến bước'
Thanh Quảng sdb
21:53 28/06/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ các Tân Hồng Y hãy: 'che dấu những khổ đau mà ngẩng đầu tiến bước'
Đức Thánh Cha Phanxicô chiều thứ Năm hôm qua 28/6/2018 đã mời gọi 14 tân Hồng Y hãy noi gương Chúa Giêsu, khước từ vinh quang trần thế và hãy đặt trọng tâm cuộc đời mình, tất cả cho Giáo Hội, làm vinh danh Thiên Chúa Cha. ĐTC đã rút ra những suy tư này từ nguồn cảm hứng của đoạn Tin Mừng Mácô (10: 32-45) được công bố trong cuộc tấn phong các Tân Hồng Y.
Hãy lắng nghe tiếng lòng
Các môn đệ đang cùng Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem, và đây là lần thứ ba, Chúa vén mở cho các ông hay biết về cuộc khổ nạn của Chúa... Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra ý nghĩa quan trọng của giây phút quan trọng này, trong lúc "trái tim các ngài đang ngang ngổn những buồn vui, hy vọng ước mơ trước những thực tại âu lo trong tâm lòng chúng ta". Cũng như những thầm kín ẩn giấu trong tâm lòng của các môn đệ Chúa: “Danh giá, hờn ghen, đố kỵ, mưu lược, địa vị và kế hoạch…”
Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong 14 tân Hồng Y ngày 28 tháng 6
Chúa Giêsu tiếp tục tiến bước, không để ý gì tới những chanh chấp địa vị của các ông. “Chúa đã mời gọi các ông tập trung vào đích điểm chính của người môn môn sinh là “Ai trong các con muốn làm lớn hãy trở thành người tôi tớ của các con ”(Mc 10:43). Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta nguyên tắc này để loại trừ những ham hố trần gian vô bổ mà tập trung tâm trí vào những đích điểm cao vời tốt đẹp nhất cho tâm lòng các ông…
Những trái tim được biến đổi
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp những lời dạy dỗ của Chúa Giêsu là lời mời gọi hóan cải trở về. Ngài nói sự trở về cho phép Giáo Hội khám phá ra Thiên Chúa, chứ không phải tòm kiếm tư lợi cá nhân. “Thời điểm của hoán cải thật sự” xảy ra lúc chúng ta đối diện với những anh chị em đang đau khổ. Diện mạo của họ nhắc nhớ chúng ta và mời gọi chúng ta thực thi sứ mệnh của Giáo Hội; làm tan biến đi những khát vọng lúc nào cũng như muốn bộc phát lên trong chúng ta trước những lời gọi "theo đuổi lợi ích và nhào khoáng của chính chúng ta".
Những trái tim phục vụ
Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tân Hồng Y, Chúa Giêsu tiến bước trước họ và nêu gương cho họ, bằng chứng như Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trước khi “gục đầu chết tất tưởi trên thập tự giá”… Đây cũng chính là con đường và là vinh dự lớn nhất mà các Hồng Y được kêu gọi tiếp nối... là người tôi tớ trung tín của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô chiều thứ Năm hôm qua 28/6/2018 đã mời gọi 14 tân Hồng Y hãy noi gương Chúa Giêsu, khước từ vinh quang trần thế và hãy đặt trọng tâm cuộc đời mình, tất cả cho Giáo Hội, làm vinh danh Thiên Chúa Cha. ĐTC đã rút ra những suy tư này từ nguồn cảm hứng của đoạn Tin Mừng Mácô (10: 32-45) được công bố trong cuộc tấn phong các Tân Hồng Y.
Hãy lắng nghe tiếng lòng
Các môn đệ đang cùng Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem, và đây là lần thứ ba, Chúa vén mở cho các ông hay biết về cuộc khổ nạn của Chúa... Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra ý nghĩa quan trọng của giây phút quan trọng này, trong lúc "trái tim các ngài đang ngang ngổn những buồn vui, hy vọng ước mơ trước những thực tại âu lo trong tâm lòng chúng ta". Cũng như những thầm kín ẩn giấu trong tâm lòng của các môn đệ Chúa: “Danh giá, hờn ghen, đố kỵ, mưu lược, địa vị và kế hoạch…”
Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong 14 tân Hồng Y ngày 28 tháng 6
Chúa Giêsu tiếp tục tiến bước, không để ý gì tới những chanh chấp địa vị của các ông. “Chúa đã mời gọi các ông tập trung vào đích điểm chính của người môn môn sinh là “Ai trong các con muốn làm lớn hãy trở thành người tôi tớ của các con ”(Mc 10:43). Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta nguyên tắc này để loại trừ những ham hố trần gian vô bổ mà tập trung tâm trí vào những đích điểm cao vời tốt đẹp nhất cho tâm lòng các ông…
Những trái tim được biến đổi
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp những lời dạy dỗ của Chúa Giêsu là lời mời gọi hóan cải trở về. Ngài nói sự trở về cho phép Giáo Hội khám phá ra Thiên Chúa, chứ không phải tòm kiếm tư lợi cá nhân. “Thời điểm của hoán cải thật sự” xảy ra lúc chúng ta đối diện với những anh chị em đang đau khổ. Diện mạo của họ nhắc nhớ chúng ta và mời gọi chúng ta thực thi sứ mệnh của Giáo Hội; làm tan biến đi những khát vọng lúc nào cũng như muốn bộc phát lên trong chúng ta trước những lời gọi "theo đuổi lợi ích và nhào khoáng của chính chúng ta".
Những trái tim phục vụ
Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tân Hồng Y, Chúa Giêsu tiến bước trước họ và nêu gương cho họ, bằng chứng như Chúa cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trước khi “gục đầu chết tất tưởi trên thập tự giá”… Đây cũng chính là con đường và là vinh dự lớn nhất mà các Hồng Y được kêu gọi tiếp nối... là người tôi tớ trung tín của Chúa
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn dòng tại dòng Mến Thánh Giá Nha Trang
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:41 28/06/2018
24 Nữ Tu Khấn Trọn Đời -4 Nữ Tu Ngân Khánh - 5 Nữ Tu Kim Khánh
Trong mùa hồng ân tuyên khấn năm 2018, Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang có 24 Nữ Tu Khấn Trọn Đời, 4 Nữ Tu mừng Ngân Khánh và 5 Nữ Tu mừng Kim Khánh Khấn Dòng.
Sáng ngày 27.6.2018, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự Thánh lễ Tạ ơn tại nguyện đường hội dòng MTG Nha Trang. Đồng tế thánh lễ có Đức Ông TĐD GP Nha trang, quý cha giáo Chủng viện, quý cha Giám tỉnh cùng với hơn 100 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và quý thân nhân ân nhân các Tân Khấn Sinh hiệp thông tạ ơn và chung lời cầu nguyện.
Xem Hình
Lời mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse dâng lên Thiên Chúa tâm tình thờ phượng, cảm mến tri ân, đặc biệt trong dịp có 5 Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng, 4 Nữ tu mừng Ngân khánh và 24 Nữ tu tuyên khấn trọn đời trong Hội dòng MTG Nha trang. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Cám ơn các chị em Nữ tu. Cảm ơn gia đình của các Nữ tu. Con cái đi tu là những bông hoa tốt đẹp của các gia đình, dâng con cho Chúa, cha mẹ tin tưởng và phó thác cho Hội dòng để những người con thân yêu được lớn lên trong Ơn gọi. Cảm ơn và trân trọng các gia đình rất nhiều.
Suy niệm Lời Chúa qua các bài đọc, Đức cha Giuse chia sẻ tâm tình yêu mến Thánh giá theo lời Ngôn sứ Giêrêmia: “Ngài đã quyến rủ tôi và tôi đã để cho Ngài quyến rủ” , ngài mời gọi các Nữ tu hãy yêu mến và bước theo Đức Kitô chịu đóng đinh.
Ngài khẳng định rằng, các chị em là những chứng nhân thật sự mà lời Chúa trong sách tiên tri Giêrêmia nói qua bài đọc I (Gr 20, 7 -11). Tiên tri Giêrêmia đã vượt qua tuổi trẻ và nhìn lại là một khoảng trống vắng. Ông đã thốt lên tâm tình. “Ngài đã quyến rủ tôi và tôi đã để cho Ngài quyển rủ”. Đức Cha chia sẻ: qua 47 năm linh mục, tôi cũng hiểu được tâm trạng đó của Tiên tri Giêrêmia: “có những lúc tôi muốn thưa với Chúa ‘thôi’, đi theo Chúa chỉ toàn là đau khổ, nước mắt, sỉ nhục, và cả tuổi xuân tôi phải đối diện với sự trống vắng, cho nên tôi quyết định không chơi với Chúa nữa, nhưng trong lòng tôi có một ngọn lửa…. Bỏ thì thương vương thì nợ. Tôi nợ Chúa. Cuối cùng tôi đã vượt qua cơn sóng gió đó”.
Thánh Phaolô cũng nhìn lại con đường theo Chúa và thốt lên: “Chúa đã chiếm lấy tôi và từ đó tôi coi tất cả là không có nghĩa gì hết, vì Ngài mà tôi bỏ tất cả…. Những gì thế gian cho là điên dại, thì tôi cho là khôn ngoan và quý giá. Đối với tôi, Đức Kitô Chịu Đóng Đinh là kho tàng vô giá”.
Ngài nhắn nhủ các chị em khấn trọn đời, 25 năm và 50 năm khấn dòng, hãy bỏ lại tất cả để theo Chúa, dẫu có những lúc chao đảo, nhưng không có gì là quý giá ngoài Đức Kitô.
Chúng con thân mến, chúng con đã biết rất nhiều về con đường chúng con chọn, cha đã có dịp gặp riêng chúng con. Hôm nay trong ngày lễ khấn trước mặt mọi người, ngoài tâm tình chúc mừng trân trọng và biết ơn đối với chúng con, cha muốn nói thêm điều này. Chúng con chọn Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con. Chúa chịu đóng đinh trong quá khứ, thánh giá của Chúa nơi đây là điều kỳ diệu, Chúa Kitô được kéo dài, được hiện diện ở trong Hội Thánh, ở trong Giáo phận là Hội Thánh địa phương. Có những lúc, Đức Kitô như bị bách hại, có những lúc Đức Kitô như bị đóng đinh, có những lúc Đức Kitô như bị sỉ nhục. Thưa, những điều đó người ta tránh xa, nhưng chúng con đã chọn Đức Kitô chịu đóng đinh. Chúng con chọn Đức Kitô chịu đóng đinh, chọn làm gia nghiệp của mình, để chúng con cầu nguyện, để chúng con yêu thương, để chúng con làm những công việc đền tạ, phạt tạ hầu toát ra sức mạnh vô biên và sự khôn ngoan Thiên Chúa xuyên qua mầu nhiệm Thánh Giá. Sự nhạy bén của Dòng Mến Thánh Giá phải nằm ở chỗ đó, bởi vì Mến Thánh Giá đồng hành với Giáo hội địa phương ngay từ thuở ban đầu với Đức Cha Lambert de la Motte và Đức Cha Francois Paullu. Yêu mến Giáo Hội địa phương, cầu nguyện cho Giáo Hội địa phương, đồng sinh đồng tử với Giáo Hội địa phương. Đó là ơn gọi của Mến Thánh Giá hiện nay.
Khi tham dự lễ khấn trọn đời của một hội dòng, lòng chúng ta đầy tràn niềm vui và xúc cảm. Chúng ta chia vui với những người tận hiến cả cuộc đời của mình cho Chúa trong một hội dòng để tìm kiếm con đường nên thánh. Chúng ta đầy xúc cảm bởi vì những người trẻ tuổi lại dám dấn thân cả một đời của mình không tính toán so đo. Vì thế, chúng ta tin có ơn Chúa tác động nơi tâm hồn của những con người phát xuất từ các gia đình truyền thống đạo đức, phát xuất từ các giáo xứ truyền thống đạo đức.
Tiếp ngay sau bài giảng lễ là nghi thức Khấn Trọn Đời. Đây là bước quyết định quan trọng, là đỉnh cao và khởi đầu của sự trao hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa với niềm phó thác tin yêu để được thuộc trọn về Ngài. Sau khi trả lời thẩm vấn của Đức Cha chủ sự về ước nguyện dâng hiến trọn đời và quyết định bước theo Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh của mình, các ứng sinh quỳ phủ phục hiệp lời cùng Đức Cha và cộng đoàn trong Kinh Cầu Các Thánh.
Quỳ trước mặt Đức Cha Giuse, trong tay Chị Tổng Phụ Trách cùng sự chứng kiến của cộng đoàn phụng vụ, 24 Nữ tu nhân danh Đức Giêsu Kitô Chịu-Đóng-Đinh nói lên lời tự nguyện cam kết hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa: sống Khiết Tịnh, Nghèo Khó, Vâng Phục trọn đời theo Hiến Chương Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang.
Tiếp đến là phần trao nhẫn giao ước, nhận và suy tôn Thánh Giá. Nhẫn giao ước là ấn tích của tình yêu, là dấu chỉ của lời thề trung tín mà chị em đã ký kết với Đức Kitô qua lời Khấn Trọn Đời. Đức Cha chủ sự trao nhẫn cho từng khấn sinh với lời nhắn “chị em sẽ mang chiếc nhẫn này trên tay mọi nơi, mọi lúc như lời nhắc nhở chị em luôn nhớ mình hoàn toàn thuộc về Đức Kitô”. Sau đó, từng khấn sinh đón nhận Thánh Giá và cất cao lời ca tôn vinh như một dấu chỉ xác quyết tình yêu tận hiến của người nữ tu Mến Thánh Giá, dám chấp nhận vác lấy khổ đau, nhục nhã của Thập hình để làm nảy sinh hoa trái thiêng liêng mang lại vinh quang cho Tin Mừng Nước Trời.
Nghi thức khấn dòng kết thúc với nghi thức gia nhập cộng đoàn. Chị Tổng Phụ Trách, đại diện hội dòng, tiến lên đón nhận các thành viên chính thức của hội dòng gia nhập cộng đoàn trong những tràng pháo tay và những nụ cười rạng rỡ hân hoan chúc mừng của mọi người.
Sau nghi thức Khấn Trọn, 4 Nữ tu mừng 25 năm và 5 Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng tiến lên cung thánh, cầm nến cháy sáng tay và quỳ gối lập lại lời khấn hứa với Thiên Chúa Tình Yêu.
Cuối thánh lễ, Nữ tu Matta Nguyễn Thị Xinh, Tổng phụ trách, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân, lời cám ơn đặc biệt với 5 Nữ tu là những cây đại thụ của hội dòng.
Trong nghi thức khấn dòng, Đức Giám Mục đeo nhẫn cho từng Nữ tu. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa Giêsu. Lễ cưới của các Nữ tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo hội. Ngài mong cho Giáo hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao.
Đức Giám Mục trao cho mỗi Nữ tu một thánh giá. Chúa Kitô đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá. Suốt cuộc đời, các Nữ tu tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa Kitô.
Qua lời tuyên khấn trọn đời, Chúa Giêsu và Nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê đã từng nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Yavê.” (Hs 2,22). Nữ tu dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời nhận xét của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô: “Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.” (1 Cr 7,34).
Nguyện xin Mẹ Maria, guơng mẫu của mọi tu sĩ trong đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các Tân Khấn Sinh trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Trong mùa hồng ân tuyên khấn năm 2018, Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang có 24 Nữ Tu Khấn Trọn Đời, 4 Nữ Tu mừng Ngân Khánh và 5 Nữ Tu mừng Kim Khánh Khấn Dòng.
Sáng ngày 27.6.2018, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ sự Thánh lễ Tạ ơn tại nguyện đường hội dòng MTG Nha Trang. Đồng tế thánh lễ có Đức Ông TĐD GP Nha trang, quý cha giáo Chủng viện, quý cha Giám tỉnh cùng với hơn 100 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và quý thân nhân ân nhân các Tân Khấn Sinh hiệp thông tạ ơn và chung lời cầu nguyện.
Xem Hình
Lời mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse dâng lên Thiên Chúa tâm tình thờ phượng, cảm mến tri ân, đặc biệt trong dịp có 5 Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng, 4 Nữ tu mừng Ngân khánh và 24 Nữ tu tuyên khấn trọn đời trong Hội dòng MTG Nha trang. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Cám ơn các chị em Nữ tu. Cảm ơn gia đình của các Nữ tu. Con cái đi tu là những bông hoa tốt đẹp của các gia đình, dâng con cho Chúa, cha mẹ tin tưởng và phó thác cho Hội dòng để những người con thân yêu được lớn lên trong Ơn gọi. Cảm ơn và trân trọng các gia đình rất nhiều.
Suy niệm Lời Chúa qua các bài đọc, Đức cha Giuse chia sẻ tâm tình yêu mến Thánh giá theo lời Ngôn sứ Giêrêmia: “Ngài đã quyến rủ tôi và tôi đã để cho Ngài quyến rủ” , ngài mời gọi các Nữ tu hãy yêu mến và bước theo Đức Kitô chịu đóng đinh.
Ngài khẳng định rằng, các chị em là những chứng nhân thật sự mà lời Chúa trong sách tiên tri Giêrêmia nói qua bài đọc I (Gr 20, 7 -11). Tiên tri Giêrêmia đã vượt qua tuổi trẻ và nhìn lại là một khoảng trống vắng. Ông đã thốt lên tâm tình. “Ngài đã quyến rủ tôi và tôi đã để cho Ngài quyển rủ”. Đức Cha chia sẻ: qua 47 năm linh mục, tôi cũng hiểu được tâm trạng đó của Tiên tri Giêrêmia: “có những lúc tôi muốn thưa với Chúa ‘thôi’, đi theo Chúa chỉ toàn là đau khổ, nước mắt, sỉ nhục, và cả tuổi xuân tôi phải đối diện với sự trống vắng, cho nên tôi quyết định không chơi với Chúa nữa, nhưng trong lòng tôi có một ngọn lửa…. Bỏ thì thương vương thì nợ. Tôi nợ Chúa. Cuối cùng tôi đã vượt qua cơn sóng gió đó”.
Thánh Phaolô cũng nhìn lại con đường theo Chúa và thốt lên: “Chúa đã chiếm lấy tôi và từ đó tôi coi tất cả là không có nghĩa gì hết, vì Ngài mà tôi bỏ tất cả…. Những gì thế gian cho là điên dại, thì tôi cho là khôn ngoan và quý giá. Đối với tôi, Đức Kitô Chịu Đóng Đinh là kho tàng vô giá”.
Ngài nhắn nhủ các chị em khấn trọn đời, 25 năm và 50 năm khấn dòng, hãy bỏ lại tất cả để theo Chúa, dẫu có những lúc chao đảo, nhưng không có gì là quý giá ngoài Đức Kitô.
Chúng con thân mến, chúng con đã biết rất nhiều về con đường chúng con chọn, cha đã có dịp gặp riêng chúng con. Hôm nay trong ngày lễ khấn trước mặt mọi người, ngoài tâm tình chúc mừng trân trọng và biết ơn đối với chúng con, cha muốn nói thêm điều này. Chúng con chọn Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con. Chúa chịu đóng đinh trong quá khứ, thánh giá của Chúa nơi đây là điều kỳ diệu, Chúa Kitô được kéo dài, được hiện diện ở trong Hội Thánh, ở trong Giáo phận là Hội Thánh địa phương. Có những lúc, Đức Kitô như bị bách hại, có những lúc Đức Kitô như bị đóng đinh, có những lúc Đức Kitô như bị sỉ nhục. Thưa, những điều đó người ta tránh xa, nhưng chúng con đã chọn Đức Kitô chịu đóng đinh. Chúng con chọn Đức Kitô chịu đóng đinh, chọn làm gia nghiệp của mình, để chúng con cầu nguyện, để chúng con yêu thương, để chúng con làm những công việc đền tạ, phạt tạ hầu toát ra sức mạnh vô biên và sự khôn ngoan Thiên Chúa xuyên qua mầu nhiệm Thánh Giá. Sự nhạy bén của Dòng Mến Thánh Giá phải nằm ở chỗ đó, bởi vì Mến Thánh Giá đồng hành với Giáo hội địa phương ngay từ thuở ban đầu với Đức Cha Lambert de la Motte và Đức Cha Francois Paullu. Yêu mến Giáo Hội địa phương, cầu nguyện cho Giáo Hội địa phương, đồng sinh đồng tử với Giáo Hội địa phương. Đó là ơn gọi của Mến Thánh Giá hiện nay.
Khi tham dự lễ khấn trọn đời của một hội dòng, lòng chúng ta đầy tràn niềm vui và xúc cảm. Chúng ta chia vui với những người tận hiến cả cuộc đời của mình cho Chúa trong một hội dòng để tìm kiếm con đường nên thánh. Chúng ta đầy xúc cảm bởi vì những người trẻ tuổi lại dám dấn thân cả một đời của mình không tính toán so đo. Vì thế, chúng ta tin có ơn Chúa tác động nơi tâm hồn của những con người phát xuất từ các gia đình truyền thống đạo đức, phát xuất từ các giáo xứ truyền thống đạo đức.
Tiếp ngay sau bài giảng lễ là nghi thức Khấn Trọn Đời. Đây là bước quyết định quan trọng, là đỉnh cao và khởi đầu của sự trao hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa với niềm phó thác tin yêu để được thuộc trọn về Ngài. Sau khi trả lời thẩm vấn của Đức Cha chủ sự về ước nguyện dâng hiến trọn đời và quyết định bước theo Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh của mình, các ứng sinh quỳ phủ phục hiệp lời cùng Đức Cha và cộng đoàn trong Kinh Cầu Các Thánh.
Quỳ trước mặt Đức Cha Giuse, trong tay Chị Tổng Phụ Trách cùng sự chứng kiến của cộng đoàn phụng vụ, 24 Nữ tu nhân danh Đức Giêsu Kitô Chịu-Đóng-Đinh nói lên lời tự nguyện cam kết hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa: sống Khiết Tịnh, Nghèo Khó, Vâng Phục trọn đời theo Hiến Chương Hội dòng Mến Thánh Giá Nha Trang.
Tiếp đến là phần trao nhẫn giao ước, nhận và suy tôn Thánh Giá. Nhẫn giao ước là ấn tích của tình yêu, là dấu chỉ của lời thề trung tín mà chị em đã ký kết với Đức Kitô qua lời Khấn Trọn Đời. Đức Cha chủ sự trao nhẫn cho từng khấn sinh với lời nhắn “chị em sẽ mang chiếc nhẫn này trên tay mọi nơi, mọi lúc như lời nhắc nhở chị em luôn nhớ mình hoàn toàn thuộc về Đức Kitô”. Sau đó, từng khấn sinh đón nhận Thánh Giá và cất cao lời ca tôn vinh như một dấu chỉ xác quyết tình yêu tận hiến của người nữ tu Mến Thánh Giá, dám chấp nhận vác lấy khổ đau, nhục nhã của Thập hình để làm nảy sinh hoa trái thiêng liêng mang lại vinh quang cho Tin Mừng Nước Trời.
Nghi thức khấn dòng kết thúc với nghi thức gia nhập cộng đoàn. Chị Tổng Phụ Trách, đại diện hội dòng, tiến lên đón nhận các thành viên chính thức của hội dòng gia nhập cộng đoàn trong những tràng pháo tay và những nụ cười rạng rỡ hân hoan chúc mừng của mọi người.
Sau nghi thức Khấn Trọn, 4 Nữ tu mừng 25 năm và 5 Nữ tu mừng 50 năm khấn dòng tiến lên cung thánh, cầm nến cháy sáng tay và quỳ gối lập lại lời khấn hứa với Thiên Chúa Tình Yêu.
Cuối thánh lễ, Nữ tu Matta Nguyễn Thị Xinh, Tổng phụ trách, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân, lời cám ơn đặc biệt với 5 Nữ tu là những cây đại thụ của hội dòng.
Trong nghi thức khấn dòng, Đức Giám Mục đeo nhẫn cho từng Nữ tu. Chiếc nhẫn ấy là dấu chỉ các Nữ tu từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa Giêsu. Lễ cưới của các Nữ tu không có xe hoa, không có chú rể, vì Tân Lang là Đức Kitô. Các Nữ tu trở thành tân nương, nhưng vẫn là những trinh nữ thanh khiết. Hình ảnh ấy, Thánh Phaolô ước muốn cho Giáo hội. Ngài mong cho Giáo hội được tinh tuyền như một người trinh nữ. Các trinh nữ được hiến thánh trong Giáo Hội luôn được quý trọng, được đề cao.
Đức Giám Mục trao cho mỗi Nữ tu một thánh giá. Chúa Kitô đã đạt tới Vinh Quang bằng Con Đường Thánh Giá. Người đạt tới tột điểm của hạnh phúc kinh qua con đường khổ nạn. Đó là đường lối mà Chúa Cha đã vạch ra cho Chúa Kitô, cho Giáo hội và cho mỗi một người Kitô hữu. Ai muốn là môn đệ của Người, đều phải theo con đường ấy. Các Nữ tu khấn dòng đã chọn con đường ấy một cách đặc biệt hơn. Các Nữ tu đã chọn Dòng Mến Thánh Giá. Suốt cuộc đời, các Nữ tu tuyên dương Thánh Giá Cứu Độ của Chúa Kitô.
Qua lời tuyên khấn trọn đời, Chúa Giêsu và Nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê đã từng nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Yavê.” (Hs 2,22). Nữ tu dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời nhận xét của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô: “Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.” (1 Cr 7,34).
Nguyện xin Mẹ Maria, guơng mẫu của mọi tu sĩ trong đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các Tân Khấn Sinh trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
SOS Việt Nam: Thảm hoạ diệt chủng đang ở ngay trước mắt
Phạm Hồng Thúy
14:49 28/06/2018
SOS Việt Nam: Thảm hoạ diệt chủng đang ở ngay trước mắt
Ở Việt Nam thảm họa diệt chủng đang đến nhưng rất ít người nhận ra điều này.
Các thủ đoạn hủy diêt của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên toàn cõi Việt Nam:
1. Trung Quốc hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông, gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng tại Đồng Bằng sông Cửu Long, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như dựng nhiều nhà máy, thải hóa chất độc, thả ốc bươu vàng… nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (xem Google: Hạn hán và ngập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu long).
2. Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ, phá hủy hàng ngàn tàu đánh cá của ngư dân Việt. Đổ khối lượng rất lớn chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt. Các chất độc đã hủy diệt sự sống trên vùng biển hàng ngàn km2. Với hàm lượng độc tố thấp hơn sẽ gây các bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh và thiểu năng trí tuệ cho nhiều thế hệ về sau (xem Bệnh Minamata - Wikipedia và xem Google: Cá chết hàng loạt ở Việt Nam)
3. Trung Quốc hủy diệt các sông ngòi trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bauxite, thương lái Trung Quốc bày trò mua chanh leo giá cao để nông dân Việt Nam phá hàng ngàn hecta cà phê, điều, hồ tiêu; Cung cấp máy xung điện và hóa chất để bắt giun đất và mua giun với giá cao để phá hủy đất trông trọt; Mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… nhằm phá hoại kinh tế người Việt (xem Google: thương lái Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam)
4. Trung Quốc xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hồng và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái Châu thổ sông Hồng (xem Google: Đại dự án Sông Hồng).
5. Trung Quốc xây dựng hàng ngàn nhà máy, hãng, xưởng trấn giữ các vị trí quân sự quan trọng, đồng thời thải hàng trăm ngàn tấn chất độc, hủy diệt khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam với thiết bị Trung Quốc, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg… đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi, Nhiêu Lộc… và hàng ngàn km bờ biển (xem Google “Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam" ) (xem Google "Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam")
6. Trung Quốc tung thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa độc hại cùng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ có thể sống bằng thực phẩm độc hại, suy yếu, ngu đần và chết dần vì bệnh tật.
Hiện nay số người Việt bị ung thư, nhũn não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã ở mức cao nhất thế giới (xem Google: Thực phẩm độc hại tràn lan tại Việt Nam).
Từ năm 2017, nếu không kịp thời ngăn chặn, nạn đói, bệnh tật và nạn trôm cướp sẽ lan tràn khắp Việt Nam, xã hội sẽ trở nên hoàn toàn hỗn loạn. Với danh nghĩa "cứu trợ" và "vãn hồi trật tự" hàng triệu "chí quân nguyện Trung Quốc" sẽ tràn ngập Việt Nam.
Sau khi chính thức bị sát nhập vào Trung Quốc năm 2020 (xem Google "Hội nghị Thành Đô"), dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, mức độ hủy diệt sẽ tàn bạo hơn nhiều. Sau khi sát nhập, bộ đội và công an VN cùng hàng chục triệu đàn ông ở tuổi lao động và con trai sẽ bị cưỡng bức tới những vùng biên cương xa xôi phía Bắc Trung Quốc, để vợ và con gái ở lại. Điều này đã từng xẩy ra ở Tây Tạng từ năm 1959.
Hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc sẽ sang thế chỗ, lấy vợ và định cư ở VN. Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tây Tạng không? Trong số người sống sót có bao nhiêu triệu thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ do cha mẹ ăn phải chất độc của Trung Quốc?
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, nếu 90 triệu người Việt không tự cứu mình trước.
Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới mọi người, mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên ngăn chặn thảm họa diệt chủng đã đến ngay trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng hỗ trợ chúng ta.
HÃY XIẾT CHẶT VÒNG TAY LỚN - VIỆT NAM MUÔN NĂM! TUYÊN TRUYỀN RỘNG RÃI VỀ THẢM HỌA DIỆT CHỦNG LÀ VIỆC TRỌNG YẾU VÀ HẾT SỨC CẤP BÁCH!
Trong số 90 triệu người Việt, mới chỉ rất ít người nhìn thấy thảm họa diệt chủng.
HÃY CÙNG NHAU LOAN TRUYỀN THẬT RỘNG RÃI ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT và LÀM THÀNH SỨC MẠNH CẢ DÂN TỘC, người lãnh đạo hiền tài sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ thành công.
Với những người chưa biết, đặc biệt trong công an, quân đội và đảng viên cộng sản, cần loan truyền cho họ biết. Với những người đã biết nhưng chưa tin, nhiều người kiên trì giải thích họ sẽ tin.
Có những người vì quá sợ hãi, đành chấp nhận MẤT NƯỚC, khi nhận ra THẢM HỌA DIỆT CHỦNG sẽ phải thức tỉnh. Những kẻ cố ý bán rẻ đất nước và quyền lợi dân tộc chỉ là số ít, sẽ bị dẫm nát dưới sức mạnh cả dân tộc.
Mong mỗi Quý Vị hãy chuyển tiếp bài này tới nhiều người khác. Nếu mỗi người chuyển thông tin tới 10 người, từ 10 người tới 100 người, tiếp tục 5 bước như vậy sẽ có hàng chục triệu người nhận ra sự thật và thảm họa diệt chủng sẽ bị ngăn chặn. Dân tộc Việt Nam sẽ đời đời nhớ ơn tất cả các bạn đã góp phần truyền bá thông tin về thảm họa khủng khiếp này, góp phần cho tổ quốc và dân tộc mãi mãi trường tồn.
Không thể hy vọng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bảo vệ đất nước và chống Trung Quốc.
Tại Hội nghị Thành Đô 1990, chính lãnh đạo CSVN đã ký kết dâng Việt Nam cho Trung Quốc để bảo vệ cho Đảng CSVN(xem Google "Hội nghị Thành Đô"), sau khi nhân dân các nước cộng sản Đông Âu đồng loạt nổi dậy lật đổ chế độ CS cuối năm 1989 (xem “Sự sụp đổ Liên xô và Đông Âu - Wikipedia").
Hiện nay công an và quân đội chỉ còn là công cụ đàn áp nhân dân và dọn đường cho quân xâm lược. Thời Bắc thuộc tuy mất nước nhưng còn dân tộc nên nhân dân ta đã giành lại đất nước năm 905. Hiện nay Trung Quốc vừa chiếm đất vừa diệt chủng, nếu không giữ được đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ bị diệt vong. Nạn nhân tiếp theo sẽ là các dân tộc Lào, Campuchia, Thái Lan cùng toàn vùng Đông Nam Á.
THỜI GIAN KHÔNG CÒN NHIỀU NỮA. Theo hiệp định bán nước Thành Đô 1990, Việt Nam sẽ bị sát nhập vào Trung Quốc năm 2020.
Khi nạn đói, bệnh tật hoành hành và quân Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ, mọi việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
CẦN HÀNH ĐÔNG NGAY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN. TUYÊN TRUYỀN SỰ THẬT để NGĂN CHĂN NẠN DIÊT CHỦNG LÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI NGƯỜI ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC và DÂN TỘC!
Phạm Hồng Thúy
Văn Giang - Hưng Yên
Ở Việt Nam thảm họa diệt chủng đang đến nhưng rất ít người nhận ra điều này.
Các thủ đoạn hủy diêt của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên toàn cõi Việt Nam:
2. Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ, phá hủy hàng ngàn tàu đánh cá của ngư dân Việt. Đổ khối lượng rất lớn chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt. Các chất độc đã hủy diệt sự sống trên vùng biển hàng ngàn km2. Với hàm lượng độc tố thấp hơn sẽ gây các bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh và thiểu năng trí tuệ cho nhiều thế hệ về sau (xem Bệnh Minamata - Wikipedia và xem Google: Cá chết hàng loạt ở Việt Nam)
3. Trung Quốc hủy diệt các sông ngòi trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bauxite, thương lái Trung Quốc bày trò mua chanh leo giá cao để nông dân Việt Nam phá hàng ngàn hecta cà phê, điều, hồ tiêu; Cung cấp máy xung điện và hóa chất để bắt giun đất và mua giun với giá cao để phá hủy đất trông trọt; Mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… nhằm phá hoại kinh tế người Việt (xem Google: thương lái Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam)
4. Trung Quốc xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hồng và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái Châu thổ sông Hồng (xem Google: Đại dự án Sông Hồng).
5. Trung Quốc xây dựng hàng ngàn nhà máy, hãng, xưởng trấn giữ các vị trí quân sự quan trọng, đồng thời thải hàng trăm ngàn tấn chất độc, hủy diệt khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam với thiết bị Trung Quốc, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg… đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi, Nhiêu Lộc… và hàng ngàn km bờ biển (xem Google “Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam" ) (xem Google "Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam")
6. Trung Quốc tung thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa độc hại cùng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Trung Quốc mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ có thể sống bằng thực phẩm độc hại, suy yếu, ngu đần và chết dần vì bệnh tật.
Hiện nay số người Việt bị ung thư, nhũn não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã ở mức cao nhất thế giới (xem Google: Thực phẩm độc hại tràn lan tại Việt Nam).
Từ năm 2017, nếu không kịp thời ngăn chặn, nạn đói, bệnh tật và nạn trôm cướp sẽ lan tràn khắp Việt Nam, xã hội sẽ trở nên hoàn toàn hỗn loạn. Với danh nghĩa "cứu trợ" và "vãn hồi trật tự" hàng triệu "chí quân nguyện Trung Quốc" sẽ tràn ngập Việt Nam.
Sau khi chính thức bị sát nhập vào Trung Quốc năm 2020 (xem Google "Hội nghị Thành Đô"), dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, mức độ hủy diệt sẽ tàn bạo hơn nhiều. Sau khi sát nhập, bộ đội và công an VN cùng hàng chục triệu đàn ông ở tuổi lao động và con trai sẽ bị cưỡng bức tới những vùng biên cương xa xôi phía Bắc Trung Quốc, để vợ và con gái ở lại. Điều này đã từng xẩy ra ở Tây Tạng từ năm 1959.
Hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc sẽ sang thế chỗ, lấy vợ và định cư ở VN. Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tây Tạng không? Trong số người sống sót có bao nhiêu triệu thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ do cha mẹ ăn phải chất độc của Trung Quốc?
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, nếu 90 triệu người Việt không tự cứu mình trước.
Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới mọi người, mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên ngăn chặn thảm họa diệt chủng đã đến ngay trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng hỗ trợ chúng ta.
HÃY XIẾT CHẶT VÒNG TAY LỚN - VIỆT NAM MUÔN NĂM! TUYÊN TRUYỀN RỘNG RÃI VỀ THẢM HỌA DIỆT CHỦNG LÀ VIỆC TRỌNG YẾU VÀ HẾT SỨC CẤP BÁCH!
Trong số 90 triệu người Việt, mới chỉ rất ít người nhìn thấy thảm họa diệt chủng.
HÃY CÙNG NHAU LOAN TRUYỀN THẬT RỘNG RÃI ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT và LÀM THÀNH SỨC MẠNH CẢ DÂN TỘC, người lãnh đạo hiền tài sẽ xuất hiện và chúng ta sẽ thành công.
Với những người chưa biết, đặc biệt trong công an, quân đội và đảng viên cộng sản, cần loan truyền cho họ biết. Với những người đã biết nhưng chưa tin, nhiều người kiên trì giải thích họ sẽ tin.
Có những người vì quá sợ hãi, đành chấp nhận MẤT NƯỚC, khi nhận ra THẢM HỌA DIỆT CHỦNG sẽ phải thức tỉnh. Những kẻ cố ý bán rẻ đất nước và quyền lợi dân tộc chỉ là số ít, sẽ bị dẫm nát dưới sức mạnh cả dân tộc.
Mong mỗi Quý Vị hãy chuyển tiếp bài này tới nhiều người khác. Nếu mỗi người chuyển thông tin tới 10 người, từ 10 người tới 100 người, tiếp tục 5 bước như vậy sẽ có hàng chục triệu người nhận ra sự thật và thảm họa diệt chủng sẽ bị ngăn chặn. Dân tộc Việt Nam sẽ đời đời nhớ ơn tất cả các bạn đã góp phần truyền bá thông tin về thảm họa khủng khiếp này, góp phần cho tổ quốc và dân tộc mãi mãi trường tồn.
Không thể hy vọng Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bảo vệ đất nước và chống Trung Quốc.
Tại Hội nghị Thành Đô 1990, chính lãnh đạo CSVN đã ký kết dâng Việt Nam cho Trung Quốc để bảo vệ cho Đảng CSVN(xem Google "Hội nghị Thành Đô"), sau khi nhân dân các nước cộng sản Đông Âu đồng loạt nổi dậy lật đổ chế độ CS cuối năm 1989 (xem “Sự sụp đổ Liên xô và Đông Âu - Wikipedia").
Hiện nay công an và quân đội chỉ còn là công cụ đàn áp nhân dân và dọn đường cho quân xâm lược. Thời Bắc thuộc tuy mất nước nhưng còn dân tộc nên nhân dân ta đã giành lại đất nước năm 905. Hiện nay Trung Quốc vừa chiếm đất vừa diệt chủng, nếu không giữ được đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ bị diệt vong. Nạn nhân tiếp theo sẽ là các dân tộc Lào, Campuchia, Thái Lan cùng toàn vùng Đông Nam Á.
THỜI GIAN KHÔNG CÒN NHIỀU NỮA. Theo hiệp định bán nước Thành Đô 1990, Việt Nam sẽ bị sát nhập vào Trung Quốc năm 2020.
Khi nạn đói, bệnh tật hoành hành và quân Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ, mọi việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
CẦN HÀNH ĐÔNG NGAY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN. TUYÊN TRUYỀN SỰ THẬT để NGĂN CHĂN NẠN DIÊT CHỦNG LÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI NGƯỜI ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC và DÂN TỘC!
Phạm Hồng Thúy
Văn Giang - Hưng Yên
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
15:18 28/06/2018
Trong dòng lịch sử Giáo Hội Công Giáo ở trần gian từ hơn hai ngàn năm nay có tất cả 266 vị Giáo Hoàng kể từ Thánh Phero, vị Giáo Hoàng thứ nhất, cho tới đức đương kim Giáo Hoàng Phanxico , được bầu chọn từ ngày 13. 03. 2013.
Trên tường chung quanh bên trong đền thờ Thánh Phaolo ngoại thành ở Roma có khắc vẽ hình các Vị Giáo Hoàng từ Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi, tới Đức đương kim Giáo hoàng Phanxico.
Từ xưa nay có nhiều sách lịch sử về Giáo Hội Công Giáo viết thuật lại lịch sử của mỗi vị Giáo Hoàng cùng những nét đặc thù của các ngài trong công việc mục vụ kế vị Thánh Phero điều khiển Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.
Tông đồ Phero
Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội Chúa Giêsu ở trần gian không có bút tích lịch sử ghi chép về ngài. Nhưng trong các phúc âm Chúa Giêsu, Thánh Phero là nhân vật được nhắc kể đến nhiều hơn 11 Tông đồ khác của Chúa Giêsu.
Lần dựa theo Phúc âm Chúa Giêsu, sách Kinh Thánh Công vụ các Tông đồ, cùng một vài chứng cứ truyền thuyết, lịch sử về con người cùng đời sống đức tin của Thánh Phero, vị Giáo Hoàng tiên khởi, được tìm ra biết đến và viết ghi chép lại thành văn bản.
Phero, có tên do cha mẹ đặt cho là Simon con của Ông Jona người vùng Bethsaida. Ông là anh của Andre, người được Chúa Giêsu kêu gọi đầu tiên làm môn đệ, anh em Phero sinh sống bằng nghề chài lưới đánh cá ở biển hồ Galileo. Phero có gia đình và sau này sinh sống ở vùng Carphanaum. Tên Phero là tên do Chúa Giêsu đặt cho, theo tiếng Aramai là Kefa, tiếng latinh Petrus, có nghĩa là „tảng đá“.
Phero là người sống nghề chài lưới có đời sống là một nông dân đơn giản, tận tụy với công việc căn bản sinh sống bằng chân tay. Ông không được hấp thụ nền đào tạo giáo dục trí thức uyên thâm, nên có lối suy nghĩ và ngôn ngữ của một người nông dân chài lưới miền thôn quê, cộng thêm nét tính tình bộc trực, nóng nảy đôi khi qúa thẳng thắn mộc mạc.
Các Phúc âm Chúa Giêsu nói thuật lại nhiều biến cố đời Chúa Giêsu, trong đó Phero là người trực tiếp can dự vào. Biến cố Chúa Giêsu chữa lành cơn sốt rét cho nhạc mẫu của ông là một trong những phép lạ đầu tiên Chúa Giêsu thực hiện ở Nazareth.
Rồi nơi biển hồ Genezareth, sau những lời của Chúa Giêsu nói thúc dục anh em Phero ra ngoài khơi thả lưới, phép lạ đã xảy ra là các ông bắt được mẻ cá nhiều đến nỗi lưới gần rách, mà trước đó suốt cả đêm anh em Ông không thành công bắt được con cá nào. Biến cố này đã thức tỉnh Phero lần đầu tiên nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Phero qúa bỡ ngỡ ngạc nhiên đến độ sợ hãi van xin Chúa Giêsu: Xin Thầy xa con, vì con là kẻ tội lỗi.!
Tông đồ Phero cùng với hai vị tông đồ Johannes và Jacobus là những người được Chúa Giêsu dẫn đưa lên núi Tabor chứng kiến biến cố Chúa Giesu biến hình, và là những nhân chứng có mặt trong vườn Gethsemane khi Chúa Giêsu trải qua những giờ phút cầu nguyện hấp hối trong đau khổ buồn phiền cùng cực.
Trong bữa tiệc ly Phero đã có cuộc đối thoại với Chúa Giêsu gần như cự tuyệt. Vì Ông không muốn chịu để cho Chúa Giesu rửa chân cho cho mình.
Trong vườn Gethsemane khi Chúa Giêsu bị bắt, Phero đã nóng tính muốn bảo vệ Thầy mình, nên rút gươm chém đứt tai của người đầy tớ thầy cả thượng phẩm.
Phero đã đoan hứa với Chúa Giêsu không bao giờ phản bội bỏ Thầy. Nhưng vài giờ sau đó Ông đã chối Thầy mình tới ba lần. Sau khi nghe tiếng gà gáy và cái nhìn của Chúa Giêsu, Phero đã ăn năn hối lỗi khóc lóc thảm thiết.
Ông Phero đã cùng với các người phụ nữ chạy ra mộ chôn Chúa Giêsu, và đã tận mắt chứng kiến ngôi mộ trống không có xác của Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu đã sống lại.
Sau khi Chúa Giesu sống lại và Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ông Phero đã lần đầu tiên mạnh dạn trước hàng ngàn dân chúng rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu Kitô đã sống lại vào ngày lễ Ngũ Tuần ở Jerusalem.
Giáo hoàng Phero ở Roma
Thánh tông đồ Phero đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin Chúa Giêsu là con Thiên Chúa trước mặt Chúa Giêsu và toàn thể anh em các Tông đồ. Chúa Giêsu đã đặt Phero đứng đầu các Tông đồ, và trao cho trách vụ là Giáo Hoàng điều khiển Giáo Hội thay mặt Chúa Giêsu ở trần gian.
Và khi tiên báo Phero sẽ chối Chúa trước khi gà gáy sáng, Chúa Giêsu cũng đã ủy thác cho Phero một sứ mạng tinh thần đi củng cố đức tin vào Chúa nơi anh em. Sứ mạng có trách nhiệm đứng đầu phục vụ Giáo hội: :“Thầy cầu nguyện cho con để con đứng vững vàng trong đức tin. Phần con, một khi đã trở lại, con hãy củng cố làm cho anh em con nên vững vàng.“ ( Lc 22,32).
Sau khi Chúa Giêsu sống lại, Phero đã ba lần đoan hứa với Chúa Giêsu: Vâng, con yêu mến Thầy! nên được Chúa trao cho nhiệm vụ là giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội trên trần gian: Hãy chăn dắt chiên của Thầy.
Vào khoảng năm 48 sau Chúa Giáng sinh, Thánh Phero tham dự họp Công đồng các Tông đồ ra quyết định cho những người ngoại giáo trở lại Kitô giáo. Nơi đây Thánh Phero đã mạnh mẽ lên tiếng biện hộ bênh vực mọi người, để họ không bị ràng buộc vào thủ tục luật cũ thời Mose khi gia nhập Kitô giáo.
Theo truyền thuyết để lại vào khoảng giữa những năm 64 và 67 Thánh Phero đã chịu chết tử vì đạo ở Roma. Điều này những nhà nghiên cứu sử học khảo cổ đã tìm thấy dấu vết chứng từ Phero đã sống ở kinh thành muôn thuở Roma.
Bức thư thứ nhất của Clemens vào năm 96. đã thuật lại việc này, Thánh Tông đồ Phero và Phaolo đã chết tử vì đạo dưới thời hoàng đế Nero bắt cấm đạo ở Roma.
Thánh Ignatius thành Antiochia đến thăm thành Roma vào năm 112 cũng đã được dân thành thuật kể lại Thánh Tông đồ Phero và Phaolo đã sống ở Roma vùng Vatican cho tới khi chết.
Đền thờ Thánh Phero ở Vatican được xây năm 1506 - 1626 ngay trên mộ Thánh tông đồ Phero. Những cuộc đào bới khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết ngôi mộ chôn Thánh Phero ở ngay dưới chân bàn thờ chính trong đền thờ Thánh Phero.
Chung quanh bên trong mái vòng tròn đền thờ Thánh Phero chỗ bàn thờ chính có khắc viết câu kinh thánh bằng tiếng latinh lời của Chúa nói với Phero phong Ông làm giáo hòang tiên khởi: „Tu es Petrus et super hanc petram aedificabo ecclesiam meam. - Phero , con là đá, trên đá này Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta“ ( Mt 16,18).
Người Công Giáo Việt Nam xưa nay khi Chầu Thánh Thể , trước Mình Thánh Chúa cung kính hát trọng thể bài Này con là đá cầu nguyên cho Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng thật sốt sắng cảm động.
Lời bài hát chan chứa tâm tình lòng yêu mến nguyện cầu là những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phero phong ngài làm Giáo hoàng còn ghi chép trong Kinh Thánh.
Nói đến Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi, có 4 đặc điểm, hay đúng hơn là những hình ảnh biểu tượng gắn liền với ngài:
1. Chiếc chìa khóa là biểu hiệu quyền mà Chúa Giêsu Kitô trao ngài lúc phong ngài làm Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội trên trần gian: „Thầy trao cho con chìa khóa nước trời: dưới đất con cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất con thào cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.“ ( Mt 16. 19)
2. Quyển sách phúc âm Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu truyền sai ông đi thi hành sứ mạng truyền giáo làm chứng gieo vãi tin mừng Chúa Giêsu cho trần gian.
3. Con gà trống. Tiếng gà gáy ban đêm xưa nay trong dân gian báo hiệu đổi giờ canh thức. Nhưng tiếng gà gáy đêm Chúa Giêsu bị xử án lại là tiếng thức tỉnh lương tâm Phero làm ông nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói trước đó: Trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần rồi. ( Ga 13,38 và Ga 18, 27).
Tiếng gà gáy báo giờ ngày sáng đang tỏ hiện đã soi sáng giúp Phero nhận ra bóng tối tội lỗi của mình đã chối bỏ Chúa.
4. Bị đóng đinh ngược. Hình ảnh Thánh Phero chịu chết vì Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh vào thập giá ngược, đầu dốc ngược xuống đất, hai chân lên phía trên, theo truyền thuyết thuật kể lại, là ý muốn của chính Thánh Phero. Vì Ông nghĩ rằng mình không xứng đáng như Thầy Giesu của mình ngày xưa bị đóng đinh xuôi vào thập gía hai tay dang ra ôm lấy trần gian. Còn Thánh Phero xin được đóng đinh ngược đầu dốc xuống đất, hai tay dang ra ngước lên trời cao như van cầu xin ơn tha thứ.
Nhân danh Chúa Giêsu
Thánh tông đồ Phero cùng với 11 Tông đồ, được Chúa Giêsu truyền cho chức Linh mục đầu tiên trong bữa tiệc ly trước khi Chúa chịu chết. Được Chúa Giêsu trao ban cho chức linh mục, Thánh Phero đã thi hành chức vụ thánh thiêng nhân danh Chúa Giêsu.
Sách công vụ các Tông đồ (3,1-10) viết thuật lại khi Thánh Phero và Thánh Gioan tông đồ vào đền thờ Jerusalem thì thấy một người bị tê liệt ngồi nơi cửa đền thờ ăn xin. Anh ta xin tiền để sinh sống. Vì anh ta không thể tự làm việc kiếm tiền mua cơm bánh nuôi sống chính mình được. Anh ta xin tiền như một cái gì thay thế cho sự tự do của anh ta, cho đời sống của mình mà anh không thể tự làm được.
Hai vị tông đồ Phero và Gioan đi đến với tay không„ vàng bạc tôi không có“, nhưng hai vị lại có điều giầu sang khác mà anh ta không hỏi xin: “ Điều tôi có, nhân danh Chúa Giêsu thành Nazareth, anh hãy đứng dậy và đi lại.“.
Điều được ban cho là chính đời sống riêng của anh. Anh đứng dậy đi lại làm việc được. Sự tự do anh có trở lại để sống theo con đường đời sống của anh, như Đấng Tạo Hóa sinh thành ban cho đời anh.
Hai Thánh tông đồ Phero và Gioan đã cho anh bị tê liệt ăn xin không tiền bạc thức ăn. Nhưng đã cho anh ta điều nhân danh Chúa Giêsu thành Nazareth chính là nội dung căn bản của chức linh mục Chúa Giêsu ban trao cho.
Theo truyền thuyết thuật kể lại vào thời hoàng đế bên Roma ra lệnh cấm đạo Công Giáo cho thi hành lệnh bắt giết những người Công gíao vào những năm 60. Vì sợ Thánh Phero bị bắt tra tấn giết, nên các tín hữu Công Giáo đã khuyên răn Ông trốn đi khỏi Roma.
Trên đường đi trốn, Thánh Phero đã nhìn Thấy Chúa Giêsu Kitô đi ngược chiều đến gần mình. Qúa ngạc nhiên vui mừng cùng hoảng hốt nên cây gậy nơi tay Phero tuột rơi xuống, mắt mở to từ từ Ông qùy gối xuống mặt đường hai tay dang ra và miệng kêu lớn tiếng:
„Lạy Thầy Giêsu! Lạy Thầy Giêsu!“
Rồi Phero cúi mặt xuống đất. Sau một lúc lâu yên lặng, Phero lên tiếng hỏi Chúa Giêsu:
„Quo vadis, Domine? Lạy Chúa, Thầy đi đâu?“
Có tiếng nói trầm buồn đầy lòng thương xót rót vào tai Phero:
„ Con bỏ rơi dân của Thầy. Ta đi vào Roma, để chịu đóng đinh vào thập gía!“.
Tông đồ Phero qúa xúc động nằm xấp mặt xuống nền đất dính đầy bụi bặm không cử động… Người theo dẫn đường thấy thế sợ hãi tưởng là Phero ngã qụy chết… Nhưng Phero chỗi dậy tay còn run rẩy nắm nhặt cầm lấy cây gậy trên mặt đất quay trở lại đi vào Roma.
Người cùng đồng hành hỏi nhắc lại lời của Phero: Quo vadis, Domine?
Thánh Phero trả lời nhỏ nhẹ: “ Trở về Roma!“
Theo gương và nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Giáo hoàng Phero quay trở về Roma để được chết vì Chúa. Sau đó Ông bị bắt và chịu chết tử vì đạo bị xử đóng đinh ngược vào thập gía như Ông mong muốn.
Nhân danh Chúa Giêsu, Phero đã từ nước Do Thái ra đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người, và đến thành Roma vùng đồi Vatican lập Cộng đoàn Kitô giáo, rồi sau này trở thành tòa thánh Vatican thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.
Kính thưa Cha cố Phero Nguyễn trọng Qúi,
Từ 90 năm nay, 1928-01.-2018, Thiên Chúa tạo dựng sinh thành ban cho Cha cố đời sống trường thọ trên trần gian qua những chặng khúc thời gian khác nhau trên các nẻo đường thế giới.
Sinh ra lớn lên ở miền Bắc Việt Nam trong Giáo phận Bắc Ninh, du học bên Roma giáo đô Vatican, giáo sư thần học đại chủng viện Vĩnh Long, và Giám đốc Đại chủng viện Thánh Toma Long Xuyên ở miền Nam Việt Nam, sinh sống làm việc mục vụ bên Pháp quốc, và sang sinh sống làm việc mục vụ xứ đạo cho người Công Giáo Viêt Nam từ 1980 bên Đức quốc nơi Tổng giáo phận Paderborn và giáo phận Essen. Và từ 16 năm nay đi nghỉ hưu ở Herne.
Từ 60 năm nay, Thiên Chúa đã ban cho Cha cố thiên chức Linh mục vào đúng ngày Giáo hội mừng lễ kính Thánh Phero, vị linh mục, vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội, 1958-29.06.- 2018. và cũng là thánh bổn mạng của cha cố.
Như Thánh Phero ngày xưa, Cha cố cũng nhân danh Chúa Giêsu ban các Bí tích cho những ai muốn xin lãnh nhận với trái tim lòng yêu mến và đôi bàn tay thánh hiến đời Linh mục.
Nhân danh chúa Giêsu Kitô, Cha cố đã truyền lại cho thế hệ chủng sinh. linh mục học trò, trong đó có con, những kiến thức căn bản cần thiết về giáo lý thần học đức tin vào Thiên Chúa tình yêu.
Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Cha cố đã luôn mang niềm an ủi tinh thần cho những ai gặp bước đường đau khổ lo âu phiền muộn. Và cùng chung vui với những ai có niềm vui thành công.
Xin cùng với Cha cố dâng lời ca ngợi tạ ơn Thiên Chúa về những ân đức Ngài ban cho đời sống của Cha cố từ 90 năm qua, về những chúc lành Thiên Chúa đã ban xuống gìn giữ đời Linh mục của Cha cố từ 60 năm nay: Te Deum laudamus !
Xin cùng mừng vui cám ơn Cha cố đã cách này cách khác làm ơn giúp đỡ những ai cần được giúp đỡ, trong đó có con: Deo gratias!
Xin cùng chúc mừng Cha Cố dịp mừng kỷ niệm 90 tuổi trường thọ, ngọc khánh chức Linh mục và ngày kính Thánh bổn mạng Phero , 29.06. của Cha Cố: Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
Học trò cũ của Cha Cố Phero Nguyễn trọng Qúi.
Trên tường chung quanh bên trong đền thờ Thánh Phaolo ngoại thành ở Roma có khắc vẽ hình các Vị Giáo Hoàng từ Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi, tới Đức đương kim Giáo hoàng Phanxico.
Từ xưa nay có nhiều sách lịch sử về Giáo Hội Công Giáo viết thuật lại lịch sử của mỗi vị Giáo Hoàng cùng những nét đặc thù của các ngài trong công việc mục vụ kế vị Thánh Phero điều khiển Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian.
Tông đồ Phero
Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội Chúa Giêsu ở trần gian không có bút tích lịch sử ghi chép về ngài. Nhưng trong các phúc âm Chúa Giêsu, Thánh Phero là nhân vật được nhắc kể đến nhiều hơn 11 Tông đồ khác của Chúa Giêsu.
Lần dựa theo Phúc âm Chúa Giêsu, sách Kinh Thánh Công vụ các Tông đồ, cùng một vài chứng cứ truyền thuyết, lịch sử về con người cùng đời sống đức tin của Thánh Phero, vị Giáo Hoàng tiên khởi, được tìm ra biết đến và viết ghi chép lại thành văn bản.
Phero, có tên do cha mẹ đặt cho là Simon con của Ông Jona người vùng Bethsaida. Ông là anh của Andre, người được Chúa Giêsu kêu gọi đầu tiên làm môn đệ, anh em Phero sinh sống bằng nghề chài lưới đánh cá ở biển hồ Galileo. Phero có gia đình và sau này sinh sống ở vùng Carphanaum. Tên Phero là tên do Chúa Giêsu đặt cho, theo tiếng Aramai là Kefa, tiếng latinh Petrus, có nghĩa là „tảng đá“.
Phero là người sống nghề chài lưới có đời sống là một nông dân đơn giản, tận tụy với công việc căn bản sinh sống bằng chân tay. Ông không được hấp thụ nền đào tạo giáo dục trí thức uyên thâm, nên có lối suy nghĩ và ngôn ngữ của một người nông dân chài lưới miền thôn quê, cộng thêm nét tính tình bộc trực, nóng nảy đôi khi qúa thẳng thắn mộc mạc.
Các Phúc âm Chúa Giêsu nói thuật lại nhiều biến cố đời Chúa Giêsu, trong đó Phero là người trực tiếp can dự vào. Biến cố Chúa Giêsu chữa lành cơn sốt rét cho nhạc mẫu của ông là một trong những phép lạ đầu tiên Chúa Giêsu thực hiện ở Nazareth.
Rồi nơi biển hồ Genezareth, sau những lời của Chúa Giêsu nói thúc dục anh em Phero ra ngoài khơi thả lưới, phép lạ đã xảy ra là các ông bắt được mẻ cá nhiều đến nỗi lưới gần rách, mà trước đó suốt cả đêm anh em Ông không thành công bắt được con cá nào. Biến cố này đã thức tỉnh Phero lần đầu tiên nhận ra Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Phero qúa bỡ ngỡ ngạc nhiên đến độ sợ hãi van xin Chúa Giêsu: Xin Thầy xa con, vì con là kẻ tội lỗi.!
Tông đồ Phero cùng với hai vị tông đồ Johannes và Jacobus là những người được Chúa Giêsu dẫn đưa lên núi Tabor chứng kiến biến cố Chúa Giesu biến hình, và là những nhân chứng có mặt trong vườn Gethsemane khi Chúa Giêsu trải qua những giờ phút cầu nguyện hấp hối trong đau khổ buồn phiền cùng cực.
Trong bữa tiệc ly Phero đã có cuộc đối thoại với Chúa Giêsu gần như cự tuyệt. Vì Ông không muốn chịu để cho Chúa Giesu rửa chân cho cho mình.
Trong vườn Gethsemane khi Chúa Giêsu bị bắt, Phero đã nóng tính muốn bảo vệ Thầy mình, nên rút gươm chém đứt tai của người đầy tớ thầy cả thượng phẩm.
Phero đã đoan hứa với Chúa Giêsu không bao giờ phản bội bỏ Thầy. Nhưng vài giờ sau đó Ông đã chối Thầy mình tới ba lần. Sau khi nghe tiếng gà gáy và cái nhìn của Chúa Giêsu, Phero đã ăn năn hối lỗi khóc lóc thảm thiết.
Ông Phero đã cùng với các người phụ nữ chạy ra mộ chôn Chúa Giêsu, và đã tận mắt chứng kiến ngôi mộ trống không có xác của Chúa Giêsu. Vì Chúa Giêsu đã sống lại.
Sau khi Chúa Giesu sống lại và Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ông Phero đã lần đầu tiên mạnh dạn trước hàng ngàn dân chúng rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu Kitô đã sống lại vào ngày lễ Ngũ Tuần ở Jerusalem.
Giáo hoàng Phero ở Roma
Thánh tông đồ Phero đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin Chúa Giêsu là con Thiên Chúa trước mặt Chúa Giêsu và toàn thể anh em các Tông đồ. Chúa Giêsu đã đặt Phero đứng đầu các Tông đồ, và trao cho trách vụ là Giáo Hoàng điều khiển Giáo Hội thay mặt Chúa Giêsu ở trần gian.
Và khi tiên báo Phero sẽ chối Chúa trước khi gà gáy sáng, Chúa Giêsu cũng đã ủy thác cho Phero một sứ mạng tinh thần đi củng cố đức tin vào Chúa nơi anh em. Sứ mạng có trách nhiệm đứng đầu phục vụ Giáo hội: :“Thầy cầu nguyện cho con để con đứng vững vàng trong đức tin. Phần con, một khi đã trở lại, con hãy củng cố làm cho anh em con nên vững vàng.“ ( Lc 22,32).
Sau khi Chúa Giêsu sống lại, Phero đã ba lần đoan hứa với Chúa Giêsu: Vâng, con yêu mến Thầy! nên được Chúa trao cho nhiệm vụ là giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội trên trần gian: Hãy chăn dắt chiên của Thầy.
Vào khoảng năm 48 sau Chúa Giáng sinh, Thánh Phero tham dự họp Công đồng các Tông đồ ra quyết định cho những người ngoại giáo trở lại Kitô giáo. Nơi đây Thánh Phero đã mạnh mẽ lên tiếng biện hộ bênh vực mọi người, để họ không bị ràng buộc vào thủ tục luật cũ thời Mose khi gia nhập Kitô giáo.
Theo truyền thuyết để lại vào khoảng giữa những năm 64 và 67 Thánh Phero đã chịu chết tử vì đạo ở Roma. Điều này những nhà nghiên cứu sử học khảo cổ đã tìm thấy dấu vết chứng từ Phero đã sống ở kinh thành muôn thuở Roma.
Bức thư thứ nhất của Clemens vào năm 96. đã thuật lại việc này, Thánh Tông đồ Phero và Phaolo đã chết tử vì đạo dưới thời hoàng đế Nero bắt cấm đạo ở Roma.
Thánh Ignatius thành Antiochia đến thăm thành Roma vào năm 112 cũng đã được dân thành thuật kể lại Thánh Tông đồ Phero và Phaolo đã sống ở Roma vùng Vatican cho tới khi chết.
Đền thờ Thánh Phero ở Vatican được xây năm 1506 - 1626 ngay trên mộ Thánh tông đồ Phero. Những cuộc đào bới khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết ngôi mộ chôn Thánh Phero ở ngay dưới chân bàn thờ chính trong đền thờ Thánh Phero.
Chung quanh bên trong mái vòng tròn đền thờ Thánh Phero chỗ bàn thờ chính có khắc viết câu kinh thánh bằng tiếng latinh lời của Chúa nói với Phero phong Ông làm giáo hòang tiên khởi: „Tu es Petrus et super hanc petram aedificabo ecclesiam meam. - Phero , con là đá, trên đá này Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta“ ( Mt 16,18).
Người Công Giáo Việt Nam xưa nay khi Chầu Thánh Thể , trước Mình Thánh Chúa cung kính hát trọng thể bài Này con là đá cầu nguyên cho Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng thật sốt sắng cảm động.
Lời bài hát chan chứa tâm tình lòng yêu mến nguyện cầu là những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phero phong ngài làm Giáo hoàng còn ghi chép trong Kinh Thánh.
Nói đến Thánh Phero, vị Giáo hoàng tiên khởi, có 4 đặc điểm, hay đúng hơn là những hình ảnh biểu tượng gắn liền với ngài:
1. Chiếc chìa khóa là biểu hiệu quyền mà Chúa Giêsu Kitô trao ngài lúc phong ngài làm Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội trên trần gian: „Thầy trao cho con chìa khóa nước trời: dưới đất con cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất con thào cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.“ ( Mt 16. 19)
2. Quyển sách phúc âm Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu truyền sai ông đi thi hành sứ mạng truyền giáo làm chứng gieo vãi tin mừng Chúa Giêsu cho trần gian.
3. Con gà trống. Tiếng gà gáy ban đêm xưa nay trong dân gian báo hiệu đổi giờ canh thức. Nhưng tiếng gà gáy đêm Chúa Giêsu bị xử án lại là tiếng thức tỉnh lương tâm Phero làm ông nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói trước đó: Trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần rồi. ( Ga 13,38 và Ga 18, 27).
Tiếng gà gáy báo giờ ngày sáng đang tỏ hiện đã soi sáng giúp Phero nhận ra bóng tối tội lỗi của mình đã chối bỏ Chúa.
4. Bị đóng đinh ngược. Hình ảnh Thánh Phero chịu chết vì Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh vào thập giá ngược, đầu dốc ngược xuống đất, hai chân lên phía trên, theo truyền thuyết thuật kể lại, là ý muốn của chính Thánh Phero. Vì Ông nghĩ rằng mình không xứng đáng như Thầy Giesu của mình ngày xưa bị đóng đinh xuôi vào thập gía hai tay dang ra ôm lấy trần gian. Còn Thánh Phero xin được đóng đinh ngược đầu dốc xuống đất, hai tay dang ra ngước lên trời cao như van cầu xin ơn tha thứ.
Nhân danh Chúa Giêsu
Thánh tông đồ Phero cùng với 11 Tông đồ, được Chúa Giêsu truyền cho chức Linh mục đầu tiên trong bữa tiệc ly trước khi Chúa chịu chết. Được Chúa Giêsu trao ban cho chức linh mục, Thánh Phero đã thi hành chức vụ thánh thiêng nhân danh Chúa Giêsu.
Sách công vụ các Tông đồ (3,1-10) viết thuật lại khi Thánh Phero và Thánh Gioan tông đồ vào đền thờ Jerusalem thì thấy một người bị tê liệt ngồi nơi cửa đền thờ ăn xin. Anh ta xin tiền để sinh sống. Vì anh ta không thể tự làm việc kiếm tiền mua cơm bánh nuôi sống chính mình được. Anh ta xin tiền như một cái gì thay thế cho sự tự do của anh ta, cho đời sống của mình mà anh không thể tự làm được.
Hai vị tông đồ Phero và Gioan đi đến với tay không„ vàng bạc tôi không có“, nhưng hai vị lại có điều giầu sang khác mà anh ta không hỏi xin: “ Điều tôi có, nhân danh Chúa Giêsu thành Nazareth, anh hãy đứng dậy và đi lại.“.
Điều được ban cho là chính đời sống riêng của anh. Anh đứng dậy đi lại làm việc được. Sự tự do anh có trở lại để sống theo con đường đời sống của anh, như Đấng Tạo Hóa sinh thành ban cho đời anh.
Hai Thánh tông đồ Phero và Gioan đã cho anh bị tê liệt ăn xin không tiền bạc thức ăn. Nhưng đã cho anh ta điều nhân danh Chúa Giêsu thành Nazareth chính là nội dung căn bản của chức linh mục Chúa Giêsu ban trao cho.
Theo truyền thuyết thuật kể lại vào thời hoàng đế bên Roma ra lệnh cấm đạo Công Giáo cho thi hành lệnh bắt giết những người Công gíao vào những năm 60. Vì sợ Thánh Phero bị bắt tra tấn giết, nên các tín hữu Công Giáo đã khuyên răn Ông trốn đi khỏi Roma.
Trên đường đi trốn, Thánh Phero đã nhìn Thấy Chúa Giêsu Kitô đi ngược chiều đến gần mình. Qúa ngạc nhiên vui mừng cùng hoảng hốt nên cây gậy nơi tay Phero tuột rơi xuống, mắt mở to từ từ Ông qùy gối xuống mặt đường hai tay dang ra và miệng kêu lớn tiếng:
„Lạy Thầy Giêsu! Lạy Thầy Giêsu!“
Rồi Phero cúi mặt xuống đất. Sau một lúc lâu yên lặng, Phero lên tiếng hỏi Chúa Giêsu:
„Quo vadis, Domine? Lạy Chúa, Thầy đi đâu?“
Có tiếng nói trầm buồn đầy lòng thương xót rót vào tai Phero:
„ Con bỏ rơi dân của Thầy. Ta đi vào Roma, để chịu đóng đinh vào thập gía!“.
Tông đồ Phero qúa xúc động nằm xấp mặt xuống nền đất dính đầy bụi bặm không cử động… Người theo dẫn đường thấy thế sợ hãi tưởng là Phero ngã qụy chết… Nhưng Phero chỗi dậy tay còn run rẩy nắm nhặt cầm lấy cây gậy trên mặt đất quay trở lại đi vào Roma.
Người cùng đồng hành hỏi nhắc lại lời của Phero: Quo vadis, Domine?
Thánh Phero trả lời nhỏ nhẹ: “ Trở về Roma!“
Theo gương và nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Giáo hoàng Phero quay trở về Roma để được chết vì Chúa. Sau đó Ông bị bắt và chịu chết tử vì đạo bị xử đóng đinh ngược vào thập gía như Ông mong muốn.
Nhân danh Chúa Giêsu, Phero đã từ nước Do Thái ra đi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người, và đến thành Roma vùng đồi Vatican lập Cộng đoàn Kitô giáo, rồi sau này trở thành tòa thánh Vatican thủ đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.
Kính thưa Cha cố Phero Nguyễn trọng Qúi,
Từ 90 năm nay, 1928-01.-2018, Thiên Chúa tạo dựng sinh thành ban cho Cha cố đời sống trường thọ trên trần gian qua những chặng khúc thời gian khác nhau trên các nẻo đường thế giới.
Sinh ra lớn lên ở miền Bắc Việt Nam trong Giáo phận Bắc Ninh, du học bên Roma giáo đô Vatican, giáo sư thần học đại chủng viện Vĩnh Long, và Giám đốc Đại chủng viện Thánh Toma Long Xuyên ở miền Nam Việt Nam, sinh sống làm việc mục vụ bên Pháp quốc, và sang sinh sống làm việc mục vụ xứ đạo cho người Công Giáo Viêt Nam từ 1980 bên Đức quốc nơi Tổng giáo phận Paderborn và giáo phận Essen. Và từ 16 năm nay đi nghỉ hưu ở Herne.
Từ 60 năm nay, Thiên Chúa đã ban cho Cha cố thiên chức Linh mục vào đúng ngày Giáo hội mừng lễ kính Thánh Phero, vị linh mục, vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội, 1958-29.06.- 2018. và cũng là thánh bổn mạng của cha cố.
Như Thánh Phero ngày xưa, Cha cố cũng nhân danh Chúa Giêsu ban các Bí tích cho những ai muốn xin lãnh nhận với trái tim lòng yêu mến và đôi bàn tay thánh hiến đời Linh mục.
Nhân danh chúa Giêsu Kitô, Cha cố đã truyền lại cho thế hệ chủng sinh. linh mục học trò, trong đó có con, những kiến thức căn bản cần thiết về giáo lý thần học đức tin vào Thiên Chúa tình yêu.
Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Cha cố đã luôn mang niềm an ủi tinh thần cho những ai gặp bước đường đau khổ lo âu phiền muộn. Và cùng chung vui với những ai có niềm vui thành công.
Xin cùng với Cha cố dâng lời ca ngợi tạ ơn Thiên Chúa về những ân đức Ngài ban cho đời sống của Cha cố từ 90 năm qua, về những chúc lành Thiên Chúa đã ban xuống gìn giữ đời Linh mục của Cha cố từ 60 năm nay: Te Deum laudamus !
Xin cùng mừng vui cám ơn Cha cố đã cách này cách khác làm ơn giúp đỡ những ai cần được giúp đỡ, trong đó có con: Deo gratias!
Xin cùng chúc mừng Cha Cố dịp mừng kỷ niệm 90 tuổi trường thọ, ngọc khánh chức Linh mục và ngày kính Thánh bổn mạng Phero , 29.06. của Cha Cố: Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
Học trò cũ của Cha Cố Phero Nguyễn trọng Qúi.
Văn Hóa
Lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô : Cuộc Đua Hai Chàng Hiệp Sĩ
Sơn Ca Linh
15:16 28/06/2018
CUỘC ĐUA CỦA HAI CHÀNG “HIỆP SĨ”
(Nhân ngày đại lễ kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô – 29/6)
Dành kính tặng những anh em mang Bổn Mạng Phêrô, Phaolô
Đấu trường Rôma hai ngàn năm thuở trước,
Vẫn còn lưu đậm vết những cuộc đua.
Hổ báo vang gầm, kiếm vỗ, gươm khua,
Ngựa hý, trống dồn, gió tanh, bụi máu…
Đan xen giữa những trận thư hùng giác đấu,
Rôma cũng mua vui bằng những cuộc gia hình.
Phêrô Đạo trưởng án ngược đầu đóng đinh,
Phaolô thị dân, trên đồi Vatican bị trảm quyết !
Cả hai chung một án : vì tình yêu bất diệt,
Quyết chọn Giêsu làm thần tượng của riêng mình.
Phêrô : “Thầy đi đâu con vẫn quyết kiên trinh” (Lc 22,33),
Phaolô : “Đối với tôi, sống là Đức Kitô mà chết là mối lợi” (Pl 1,21).
Cái đích tình yêu cả hai cùng đua nhau lướt tới,
Dẫu một đàng là “Đá Tảng”, nhưng yếu đuối mỏng manh.
Một lời con tiện nữ mà chối Chúa rành rành, (Mt 26,69-75)
Nên suýt nữa bước chân chìm trên sóng biển. (Mt 14,28-31)
Một đàng hăng hái triệt tiêu cái đạo Kitô vừa xuất hiện,
Giết hại, cầm tù, ném đá…thẳng tay.
Nhưng “giơ chân đạp mũi nhọn” nên đã tới ngày,
Bị đạp cho ngã ngựa và đánh cho mù mắt ! (Cv 26,9-18)
Rồi cuộc đua cũng đến hồi chung kết,
Cả hai chọn “đấu trường” thủ phủ Rôma !
Sau bao dặm trường khổ ải bao la,
Gieo hạt giống Tin Mừng tình yêu cứu độ.
Cuộc chiến thắng bây giờ ai cũng rõ,
Là máu đào, là hy lễ hiến dâng.
Thiên anh hùng ca vang mãi suốt những ngàn năm.
Phêrô, Phaolô, hai chàng hiệp sĩ Tông Đồ bất diệt !
Sơn Ca Linh
(Vọng lễ hai Thánh Phêrô-Phaolô, 28/6/2018)
(Nhân ngày đại lễ kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô – 29/6)
Dành kính tặng những anh em mang Bổn Mạng Phêrô, Phaolô
Đấu trường Rôma hai ngàn năm thuở trước,
Vẫn còn lưu đậm vết những cuộc đua.
Hổ báo vang gầm, kiếm vỗ, gươm khua,
Ngựa hý, trống dồn, gió tanh, bụi máu…
Đan xen giữa những trận thư hùng giác đấu,
Rôma cũng mua vui bằng những cuộc gia hình.
Phêrô Đạo trưởng án ngược đầu đóng đinh,
Phaolô thị dân, trên đồi Vatican bị trảm quyết !
Cả hai chung một án : vì tình yêu bất diệt,
Quyết chọn Giêsu làm thần tượng của riêng mình.
Phêrô : “Thầy đi đâu con vẫn quyết kiên trinh” (Lc 22,33),
Phaolô : “Đối với tôi, sống là Đức Kitô mà chết là mối lợi” (Pl 1,21).
Cái đích tình yêu cả hai cùng đua nhau lướt tới,
Dẫu một đàng là “Đá Tảng”, nhưng yếu đuối mỏng manh.
Một lời con tiện nữ mà chối Chúa rành rành, (Mt 26,69-75)
Nên suýt nữa bước chân chìm trên sóng biển. (Mt 14,28-31)
Một đàng hăng hái triệt tiêu cái đạo Kitô vừa xuất hiện,
Giết hại, cầm tù, ném đá…thẳng tay.
Nhưng “giơ chân đạp mũi nhọn” nên đã tới ngày,
Bị đạp cho ngã ngựa và đánh cho mù mắt ! (Cv 26,9-18)
Rồi cuộc đua cũng đến hồi chung kết,
Cả hai chọn “đấu trường” thủ phủ Rôma !
Sau bao dặm trường khổ ải bao la,
Gieo hạt giống Tin Mừng tình yêu cứu độ.
Cuộc chiến thắng bây giờ ai cũng rõ,
Là máu đào, là hy lễ hiến dâng.
Thiên anh hùng ca vang mãi suốt những ngàn năm.
Phêrô, Phaolô, hai chàng hiệp sĩ Tông Đồ bất diệt !
Sơn Ca Linh
(Vọng lễ hai Thánh Phêrô-Phaolô, 28/6/2018)
Sự lớn mạnh của Kỹ Thuật Số
Vũ Văn An
19:38 28/06/2018
Hôm qua chúng tôi cho phổ biến bài của Đức Cha Barron liên kết kỹ thuật vi tính với mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Hôm nay, xin phổ biến bài của Đức Cha Christopher J. Coyne, Giám Mục Burlington, tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ, viết giữa lúc có trò chơi “đuổi bắt” Pokemon. Nhân cơ hội này, Đức Cha Coyne nhấn mạnh đến phương thức “truyền giảng” của kỹ thuật số áp dụng vào lãnh vực truyền giảng Tin Mừng. Ngài đặt tựa phụ cho bài viết là “Nuôi dưỡng hạt giống đức tin trong một xã hội đãng trí”.
Gần đây, tôi có nhận được một cú điện thoại từ Ông Giám Đốc Nghĩa Trang Giáo Phận. Hình như một số người đang xâm phạm các nghĩa trang tại Burlington, Vt., với hai con mắt chăm chú dán vào điện thoại di động của họ.
Thực ra, họ đang chơi trò Pokémon Go, cố gắng nắm bắt các tạo vật ngụ cư cách ảo đâu đó ở trong các nghĩa trang này. Tôi hỏi ông xem họ có gây thiệt hại gì không. Ông trả lời: “Không, chỉ nhiều ‘lưu thông’ hơn bình htường mà thôi”. Từ ngày có các qui định mới về nghĩa trang áp dụng cho mọi khách viếng thăm, bất luận vì lý do gì, tôi nói với ông bao lâu không gây thiệt hại nào, nên để họ ở đó. Tôi bảo “Ai biết được việc họ có thể nhìn một hay hai ngôi mộ và được thúc đầy nghĩ tới cõi vĩnh hằng. Vả lại, họ rất có thể hài lòng với việc bắt được một Pokémon hoặc hai”.
Bất kể đi bộ, đáp xe búyt hay ngồi trong một quán ăn, một tiệm cà phê hay bất cứ chỗ công cộng nào, người ta đều không thể không để ý đến sự kiện nền văn hóa kỹ thuật số hiện diện ở khắp nơi. Có thể nói cùng một điều như thế tại các thâm cung gia đình hay các phòng ăn tối. Mọi người xem như đang dán mắt vào chiếc điện thoại di động hay chiếc “laptop”. Nhưng sự hiện diện của nền văn hóa kỹ thuật số không tự giới hạn vào các máy móc. Các nhật báo, các tập san, các bảng yết thị và các bảng quảng cáo thường chứa các hashtag hay đường “link” vào một trang mạng để biết thêm chi tiết. Các nạp Twitter Sống có những dải cuộn xuống cho thấy các chương trình tin tức và nhiều tín liệu khác. Nền văn hóa kỹ thuật số bàng bạc khắp nơi và nhiều người sở hữu và sử dụng các máy móc kỹ thuật số đến nỗi ta phải nhắc nhở người ta tắt máy của họ không những trong các rạp chiếu bóng, nhà hát, buổi hòa nhạc, nơi thờ phượng và cả ở bàn ăn nữa.
Dù có một số ít nằm ngoài mạng lưới ấy, hoặc do lựa chọn hoặc do hoàn cảnh, phần lớn những người sống trong nền văn hóa đệ nhất thế giới đều là cư dân của kỹ thuật số. (Thực thế, vì sự hiện diện hoàn cầu của internet, các phân biệt như thế giới đệ nhất và thế giới đang phát triển đang mờ dần và thậm chí biến mất, một phần vì càng ngày càng có nhiều người truy cập internet hơn, mặc dù không phải tất cả). Và chính trong nền văn hóa thế giới đệ nhất, kỹ thuật số ở đây ở Bắc Mỹ này mà giáo hội cũng đang sống, tương tác và truyền giáo. Các môn đệ Công Giáo ngày nay nào của Chúa Giêsu muốn tìm cách sống và công bố lời đề xuất cứu rỗi của Người thông qua Giáo Hội đều phải tiến tới chỗ nắm vững hai khía cạnh của việc tiếp cận nền văn hóa kỹ thuật số. Một mặt, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đào luyện và thông tri cho chúng ta trong tư cách cá nhân, gia đình và cộng đồng, bao gồm cả Giáo Hội. Mặt khác, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đào luyện và thông tri cho sự dấn thân của chúng ta trong tư cách Giáo Hội trong nền văn hóa hiện nay.
Rao giảng với cả hai tay
Điều này đặc biệt đúng khi nói đến việc rao giảng, bất kể là tin mừng sơ truyền (kerygmatic) (kêu gọi người ta vào mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô thông qua sự hồi tâm và niềm tin), giáo lý (catechetic) (làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về ý nghĩa của việc theo chân Chúa Giêsu trong thân thể Người là Giáo Hội) hay giảng lễ (homiletic) (công bố Chúa Giêsu và khích lệ mọi người tiếp nhận Người trong bối cảnh cộng đoàn phụng vụ). Bất kể loại rao giảng nào, nhà thần học Cải Cách Thụy Sĩ Karl Barth đều thúc giục nhà rao giảng “một tay cầm Thánh Kinh và tay kia cầm tờ báo”. Giảng dạy vào giữa thế kỷ 20, Barth thúc giục nhà truyền giảng giải thích các dấu chỉ thời đại như được tìm thấy trong các phương tiện truyền thông qua lăng kính đức tin, đề cập đến cả những gì là tốt và những gì là xấu trong thế giới.
Câu nói của Barth có thể được sửa đổi dễ dàng đối với nền văn hóa kỹ thuật số ngày nay: một tay cầm Thánh Kinh và tay kia cầm một thiết bị di động. Nhưng không như một tờ báo mà phần lớn cung cấp thông tin theo cách tương đối tĩnh, các thiết bị kỹ thuật số (máy tính bảng, điện thoại, máy tính xách tay, kính VR, v.v.) cung cấp một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ cực nhanh khiến chúng ta tham dự một cách khác hẳn với tờ báo in. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đào luyện và thông tri chúng ta một cách khác hẳn một tờ báo. Không phải nội dung mà là cách thức hay “phương tiện” nhờ đó nội dung được chuyển tải đã trở nên chủ yếu. Như Marshall McLuhan đã nói đến nó một cách vắn tắt hơn 50 năm trước, “Phương tiện là thông điệp”. Nội dung được truyền tải ra sao là một thông điệp như chính nội dung vậy.
Khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, đâu là một số hiệu quả khả hữu? Kinh nghiệm và quan sát bản thân cho thấy có một chiều kích tích cực đối với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Chúng có thể đưa mọi người lại với nhau và giúp họ được thông tri nhanh hơn. Người ta có thể có sự tiếp cận với thông tin, tin tức và với nhau nhanh hơn và dễ dàng hơn. Với các dụng cụ thích đáng, họ có thể giữ liên lạc với những người thân yêu ở phía bên kia địa cầu. Người ta có thể xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô trực tiếp khi ngài đang đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật tại Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Người ta có thể vẫy chào và thậm chí hát từ xa khi một người thân yêu mừng sinh nhật. Tuy nhiên, có những nguy cơ và nhược điểm trong sự đào luyện của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số: bị cô lập, bị mất đi một cộng đồng có xác thân thực sự, chuộng thể ảo hơn thể thực, phát triển các nền văn hóa tức giận, hận thù, tán gẫu, gièm pha, bắt nạt, bạo lực và, đáng kể hơn cả, văn hóa khiêu dâm, một nền văn hóa hiện chiếm hầu hết lưu lượng truy cập trên đường cao tốc liên mạng. Nhà truyền giảng Kitô giáo trong thời đại hiện nay không những tìm cách truyền giảng Tin Mừng trong nền văn hóa kỹ thuật số mà còn phải truyền giảng Tin Mừng cho chính phương tiện, làm cho nó nói nhiều về tin vui hơn là trở thành một lãnh thổ tối tăm.
Hướng tới cộng đồng và hiệp thông
Một trong những thách thức lớn mà nhà truyền giảng Kitô giáo phải đương đầu trong nền văn hóa kỹ thuật số là kêu gọi mọi người ra khỏi cô lập và tách biệt để bước vào cộng đồng và hiệp thông. Nhà truyền giảng hôm nay phải cổ vũ lý do tại sao việc đến với nhau như một cộng đồng tại một không gian và một thời gian thực lại là một điều tốt đẹp ngay trong chính nó. Đây không chỉ đơn thuần là giải quyết xu hướng “Tôi là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo” mà còn chứng minh sự cần thiết của việc tham gia có ý thức và có chủ ý vào một cộng đồng Kitô hữu thích hợp với mỗi người. Đây là một thách thức lớn, và là một thách thức thường khó giải quyết vì bị cản trở bởi kiến thức, khoảng cách và thời gian (chỉ nêu một vài nhân tố). Tôi thường thấy tất cả những gì tôi có thể làm là hướng mọi người đi đúng hướng, yêu cầu một số trợ giúp từ “com box” (1) và trên hết, cầu nguyện cho họ.
Điều này đào luyện và thông tri cách để tôi, trong tư cách nhà truyền giảng và truyền giáo, tương tác trong các phương tiện kỹ thuật số. Hầu hết những gì tôi làm là gieo hạt giống. Tôi không tiếp cận các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như một nhà hộ giáo mà như một người vun trồng, một người gieo hạt giống tin mừng trên các loại đất khác nhau vốn tạo nên nền văn hóa kỹ thuật số đương thời. Về mặt nội dung, tôi có hai cách tiếp cận. Đầu tiên là Kitô học: “Hãy nói về Chúa Giêsu, hãy nói về Chúa Giêsu, hãy nói về Chúa Giêsu”. Tôi khuyến khích người dùng của tôi sử dụng ơn thánh mà mỗi người từng được ban cho để đáp ứng và lớn lên trong mối tương quan sâu sắc, bản thân với Chúa Giêsu Kitô, vốn đã trỗi dậy và được tôn vinh. Như tôi liên tục nói với các chủng sinh của tôi trong các khóa học giảng thuyết, "Hãy luôn rao giảng về Chúa Giêsu Kytô trước khi bạn rao giảng về Giáo Hội".
Cách tiếp cận thứ hai đơn giản và theo đường hướng Thánh Phaolô “Chỉ nói những điều tốt đẹp mà người ta cần nghe, những điều sẽ nâng cao họ” (Ep 4: 29). Đã đủ bóng tối và giận dữ trong nền văn hóa rồi; chúng ta không thể và không nêm thêm gì vào đó nữa. Tôi cố gắng đem vào đó ánh sáng, sự tốt đẹp và đề xuất cứu rỗi. Tôi tìm cách lôi kéo ai đó nhận lãnh hạt giống rồi mời họ trở thành mảnh đất màu mỡ. Thánh Augustinô, trong khảo luận của ngài Về Việc Dạy Tín Lý Kitô Giáo, nói rằng vị truyền giảng phải “dạy dỗ, làm vui lòng và thuyết phục” (Sách 4). Chữ làm vui lòng được ngài hiểu là thông điệp phải lôi kéo người ta và khán giả vào cả nội dung lẫn hình thức của nó. Tôi thường sử dụng hài hước hoặc một giai thoại ngắn có tính bản thân hoặc một hình ảnh nào đó để lôi kéo khán giả của tôi ngõ hầu tôi có thể giảng dạy và thuyết phục. Những điều này không phải là mục tiêu ngay trong chúng nhưng là các phương thế đạt mục đích, một mục đích luôn vì mọi người trong sự hiệp thông với con người Chúa Giêsu.
Vun trồng sự tăng trưởng
Hình ảnh tôi dùng các phương tiện kỹ thuật số như trồng và vun sới hạt giống sẽ thích hợp nếu nói về "hình thức" của sứ điệp. Nói chung, nhà truyền giảng được các phương tiện kỹ thuật số giúp ích rất nhiều khi làm theo lời khuyên của nhà hài kịch George Burns, "Bí quyết của một bài giảng tốt là có một khởi đầu tốt và một kết thúc tốt và có hai điều này càng gần nhau càng hay". Về phương diện nội dung trong các phương tiện kỹ thuật số, thì càng ngắn càng tốt, vì vậy hãy sử dụng càng ít chữ càng tốt. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nền văn hóa kỹ thuật số là một phương tiện được hình ảnh và video thúc đẩy hơn là từ ngữ. Các dữ kiện chứng minh rằng một hình ảnh tốt hoặc một video ngắn sẽ nhận được lưu lượng truy cập nhiều hơn nhiều so với một đoạn văn viết đơn giản, bất kể ngắn hay rõ ràng bao nhiêu.
Một ví dụ gần đây và đáng buồn đã xác nhận điểm trên. Các bạn hẳn nhớ phản ứng khắp thế giới đối với số phận của những người tị nạn Trung Đông sau khi bức ảnh một cậu bé nằm chết ở mép nước được lan truyền rộng rãi? Em là một trong ít nhất 12 người Syria đã chết đuối khi cố gắng tới được đảo Kos của Hy Lạp. Hình ảnh đó được xem hàng triệu lần trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và gây xúc động lòng người một cách mà một đoạn văn in ấn trên một tờ báo không thể gây được. Trên diễn đàn của riêng tôi, hình ảnh hoặc video nào hầu như cũng luôn nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn là một bản văn in, thậm chí hơn cả một “tweet” chỉ gồm 140 ký tự hay ít hơn.
Tuy nhiên, mục đích của tôi không phải là đặt hình ảnh chống lại bản văn. Những người nghiên cứu khoa phân tích internet tường trình rằng ngay một video hay, bất kể sản xuất tốt và thông điệp mạnh đến mức nào, đều bắt đầu mất lượng người xem sau khoảng hai phút phát sóng. Người dùng các phương tiện kỹ thuật số có quá nhiều thứ khác để làm, quá nhiều khả thể khác và do đó không muốn dành quá nhiều thì giờ ở một nơi. Kết quả là tầm chú ý của nhiều người chúng ta trong nền văn hóa này đã trở nên ngắn ngủi và phân mảnh.
Vậy điều trên huấn luyện tôi và thông tri việc truyền giảng của tôi ra sao? Nó làm thế nhiều cách, đặc biệt là về việc trình bầy và phong cách.Vì khán giả của tôi bây giờ "được thúc đẩy bởi hình ảnh", và thường có một tầm chú ý ngắn hơn và phân mảnh, nên lời truyền giảng của tôi phải chứa các "memes” (ý tưởng có thể nhái lại?) (2) rõ ràng, nổi bật và đáng nhớ. Nó sử dụng các thủ thuật của trí nhớ để giúp giữ được sự chú ý của khán giả và giúp họ nhớ sự thật của đức tin mà tôi đang mở tung cho họ. Tôi đã điều chỉnh cách tôi truyền giảng, đặt cấu trúc cho bài giảng của tôi thành ba hoặc bốn phân đoạn có ý nghĩa, mỗi phân đoạn được thiết kế để "thay đổi kênh" hoặc tái tập trung sự chú ý của khán giả. Tôi làm điều này nhờ việc thay đổi tư thế, di chuyển theo chiều ngang nếu đứng bên ngoài một bục giảng hoặc chuyển thế đứng và thế thân của tôi nơi bục giảng. Tôi thực hiện các thay đổi trong việc chuyển điệu giọng nói hoặc sử dụng các câu hỏi "gọi và đáp" (call-and-answer) như “Bạn có biết tôi muốn nói gì không?” với cái gật đầu. Tôi cũng thay đổi nội dung, chuyển sang một câu chuyện mới hoặc một điểm mới. Dù có thể sử dụng bất cứ số kỹ thuật nào, điều quan trọng là phải nhớ rằng việc thuyết giảng là một màn trình diễn âm thanh có liên hệ đến toàn thể người thuyết giảng.
Cuối cùng, tư tưởng bắt buộc phải rõ ràng. Chân phúc John Henry Newman tóm tắt điều này rất hay: “Tôi phải có cảm thức rõ ràng về việc tôi là ai trong tư cách nhà giảng thuyết, một cảm thức rõ ràng về việc khán giả của tôi là ai, và một điểm rõ ràng về niềm tin mà tôi muốn truyền giảng”. Ngỏ với khán giả thế kỷ 19 của ngài, những lời vừa trích bây giờ vẫn đúng như ngày nào. Khi chúng ta sống trong nền văn hóa kỹ thuật số và tham gia vào nền văn hóa này qua các thiết bị khác nhau, sự rõ ràng là điều bắt buộc. Biết tôi là ai trong tư cách nhà giảng thuyết trong nền văn hóa kỹ thuật số, biết khán giả của tôi và biết sự thật để đề nghị là sự rõ ràng trong việc trình bày một ngôi vị, đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là "đường, là sự thật và là sự sống". Sử dụng thích đáng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể công bố Chúa Giêsu không chỉ như đường, như sự thật và như sự sống — nhưng như đường của tôi, sự thật và sự sống của tôi, để trong cộng đồng đức tin nơi Người được công bố, Người có thể được cử hành và được sống như đường của chúng ta, sự thật của chúng ta và sự sống của chúng ta.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Com Box: “Box” hiện là một hệ điều hành tân tiến việc quản trị các nội dung nhằm giải quyết các thách đố đơn giản và phức tạp, từ việc chia sẻ và cập nhật các hồ sơ trên các thiết bị di động tới các diễn trình kinh doanh tinh vi như quản trị và lưu giữ dữ kiện. Từ năm 2005, “Box” đã giúp người ta dễ dàng hơn trong việc chia sẻ an toàn các ý tưởng, hợp tác và làm việc nhanh hơn.
(2) meme (/miːm/), theo từ điển mở Wikipedia, là một ý tưởng, một tác phong, hay một phong cách lan truyền từ người này qua người nọ trong một nền văn hóa, thường với mục đích chuyên chở 1 hiện tượng, một thể tài, hay một ý nghĩa đặc thù do “meme” tượng trưng.
Chữ meme là viết ngắn của mimeme (nguyên ngữ Hy lạp μίμημα (đọc là [míːmɛːma] mīmēma, "điều được bắt chước"), do μιμεῖσθαι mimeisthai, "bắt chước". Chữ này do nhà sinh vật học biến hóa người Anh Richard Dawkins đặt ra trong cuốn The Selfish Gene (1976). Ông đưa ra các thí dụ: các giai điệu, các khẩu hiệu, thời trang...
Gần đây, tôi có nhận được một cú điện thoại từ Ông Giám Đốc Nghĩa Trang Giáo Phận. Hình như một số người đang xâm phạm các nghĩa trang tại Burlington, Vt., với hai con mắt chăm chú dán vào điện thoại di động của họ.
Thực ra, họ đang chơi trò Pokémon Go, cố gắng nắm bắt các tạo vật ngụ cư cách ảo đâu đó ở trong các nghĩa trang này. Tôi hỏi ông xem họ có gây thiệt hại gì không. Ông trả lời: “Không, chỉ nhiều ‘lưu thông’ hơn bình htường mà thôi”. Từ ngày có các qui định mới về nghĩa trang áp dụng cho mọi khách viếng thăm, bất luận vì lý do gì, tôi nói với ông bao lâu không gây thiệt hại nào, nên để họ ở đó. Tôi bảo “Ai biết được việc họ có thể nhìn một hay hai ngôi mộ và được thúc đầy nghĩ tới cõi vĩnh hằng. Vả lại, họ rất có thể hài lòng với việc bắt được một Pokémon hoặc hai”.
Bất kể đi bộ, đáp xe búyt hay ngồi trong một quán ăn, một tiệm cà phê hay bất cứ chỗ công cộng nào, người ta đều không thể không để ý đến sự kiện nền văn hóa kỹ thuật số hiện diện ở khắp nơi. Có thể nói cùng một điều như thế tại các thâm cung gia đình hay các phòng ăn tối. Mọi người xem như đang dán mắt vào chiếc điện thoại di động hay chiếc “laptop”. Nhưng sự hiện diện của nền văn hóa kỹ thuật số không tự giới hạn vào các máy móc. Các nhật báo, các tập san, các bảng yết thị và các bảng quảng cáo thường chứa các hashtag hay đường “link” vào một trang mạng để biết thêm chi tiết. Các nạp Twitter Sống có những dải cuộn xuống cho thấy các chương trình tin tức và nhiều tín liệu khác. Nền văn hóa kỹ thuật số bàng bạc khắp nơi và nhiều người sở hữu và sử dụng các máy móc kỹ thuật số đến nỗi ta phải nhắc nhở người ta tắt máy của họ không những trong các rạp chiếu bóng, nhà hát, buổi hòa nhạc, nơi thờ phượng và cả ở bàn ăn nữa.
Dù có một số ít nằm ngoài mạng lưới ấy, hoặc do lựa chọn hoặc do hoàn cảnh, phần lớn những người sống trong nền văn hóa đệ nhất thế giới đều là cư dân của kỹ thuật số. (Thực thế, vì sự hiện diện hoàn cầu của internet, các phân biệt như thế giới đệ nhất và thế giới đang phát triển đang mờ dần và thậm chí biến mất, một phần vì càng ngày càng có nhiều người truy cập internet hơn, mặc dù không phải tất cả). Và chính trong nền văn hóa thế giới đệ nhất, kỹ thuật số ở đây ở Bắc Mỹ này mà giáo hội cũng đang sống, tương tác và truyền giáo. Các môn đệ Công Giáo ngày nay nào của Chúa Giêsu muốn tìm cách sống và công bố lời đề xuất cứu rỗi của Người thông qua Giáo Hội đều phải tiến tới chỗ nắm vững hai khía cạnh của việc tiếp cận nền văn hóa kỹ thuật số. Một mặt, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đào luyện và thông tri cho chúng ta trong tư cách cá nhân, gia đình và cộng đồng, bao gồm cả Giáo Hội. Mặt khác, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đào luyện và thông tri cho sự dấn thân của chúng ta trong tư cách Giáo Hội trong nền văn hóa hiện nay.
Rao giảng với cả hai tay
Điều này đặc biệt đúng khi nói đến việc rao giảng, bất kể là tin mừng sơ truyền (kerygmatic) (kêu gọi người ta vào mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô thông qua sự hồi tâm và niềm tin), giáo lý (catechetic) (làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về ý nghĩa của việc theo chân Chúa Giêsu trong thân thể Người là Giáo Hội) hay giảng lễ (homiletic) (công bố Chúa Giêsu và khích lệ mọi người tiếp nhận Người trong bối cảnh cộng đoàn phụng vụ). Bất kể loại rao giảng nào, nhà thần học Cải Cách Thụy Sĩ Karl Barth đều thúc giục nhà rao giảng “một tay cầm Thánh Kinh và tay kia cầm tờ báo”. Giảng dạy vào giữa thế kỷ 20, Barth thúc giục nhà truyền giảng giải thích các dấu chỉ thời đại như được tìm thấy trong các phương tiện truyền thông qua lăng kính đức tin, đề cập đến cả những gì là tốt và những gì là xấu trong thế giới.
Câu nói của Barth có thể được sửa đổi dễ dàng đối với nền văn hóa kỹ thuật số ngày nay: một tay cầm Thánh Kinh và tay kia cầm một thiết bị di động. Nhưng không như một tờ báo mà phần lớn cung cấp thông tin theo cách tương đối tĩnh, các thiết bị kỹ thuật số (máy tính bảng, điện thoại, máy tính xách tay, kính VR, v.v.) cung cấp một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ cực nhanh khiến chúng ta tham dự một cách khác hẳn với tờ báo in. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đào luyện và thông tri chúng ta một cách khác hẳn một tờ báo. Không phải nội dung mà là cách thức hay “phương tiện” nhờ đó nội dung được chuyển tải đã trở nên chủ yếu. Như Marshall McLuhan đã nói đến nó một cách vắn tắt hơn 50 năm trước, “Phương tiện là thông điệp”. Nội dung được truyền tải ra sao là một thông điệp như chính nội dung vậy.
Khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, đâu là một số hiệu quả khả hữu? Kinh nghiệm và quan sát bản thân cho thấy có một chiều kích tích cực đối với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Chúng có thể đưa mọi người lại với nhau và giúp họ được thông tri nhanh hơn. Người ta có thể có sự tiếp cận với thông tin, tin tức và với nhau nhanh hơn và dễ dàng hơn. Với các dụng cụ thích đáng, họ có thể giữ liên lạc với những người thân yêu ở phía bên kia địa cầu. Người ta có thể xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô trực tiếp khi ngài đang đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật tại Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Người ta có thể vẫy chào và thậm chí hát từ xa khi một người thân yêu mừng sinh nhật. Tuy nhiên, có những nguy cơ và nhược điểm trong sự đào luyện của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số: bị cô lập, bị mất đi một cộng đồng có xác thân thực sự, chuộng thể ảo hơn thể thực, phát triển các nền văn hóa tức giận, hận thù, tán gẫu, gièm pha, bắt nạt, bạo lực và, đáng kể hơn cả, văn hóa khiêu dâm, một nền văn hóa hiện chiếm hầu hết lưu lượng truy cập trên đường cao tốc liên mạng. Nhà truyền giảng Kitô giáo trong thời đại hiện nay không những tìm cách truyền giảng Tin Mừng trong nền văn hóa kỹ thuật số mà còn phải truyền giảng Tin Mừng cho chính phương tiện, làm cho nó nói nhiều về tin vui hơn là trở thành một lãnh thổ tối tăm.
Hướng tới cộng đồng và hiệp thông
Một trong những thách thức lớn mà nhà truyền giảng Kitô giáo phải đương đầu trong nền văn hóa kỹ thuật số là kêu gọi mọi người ra khỏi cô lập và tách biệt để bước vào cộng đồng và hiệp thông. Nhà truyền giảng hôm nay phải cổ vũ lý do tại sao việc đến với nhau như một cộng đồng tại một không gian và một thời gian thực lại là một điều tốt đẹp ngay trong chính nó. Đây không chỉ đơn thuần là giải quyết xu hướng “Tôi là người tâm linh chứ không phải người tôn giáo” mà còn chứng minh sự cần thiết của việc tham gia có ý thức và có chủ ý vào một cộng đồng Kitô hữu thích hợp với mỗi người. Đây là một thách thức lớn, và là một thách thức thường khó giải quyết vì bị cản trở bởi kiến thức, khoảng cách và thời gian (chỉ nêu một vài nhân tố). Tôi thường thấy tất cả những gì tôi có thể làm là hướng mọi người đi đúng hướng, yêu cầu một số trợ giúp từ “com box” (1) và trên hết, cầu nguyện cho họ.
Điều này đào luyện và thông tri cách để tôi, trong tư cách nhà truyền giảng và truyền giáo, tương tác trong các phương tiện kỹ thuật số. Hầu hết những gì tôi làm là gieo hạt giống. Tôi không tiếp cận các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như một nhà hộ giáo mà như một người vun trồng, một người gieo hạt giống tin mừng trên các loại đất khác nhau vốn tạo nên nền văn hóa kỹ thuật số đương thời. Về mặt nội dung, tôi có hai cách tiếp cận. Đầu tiên là Kitô học: “Hãy nói về Chúa Giêsu, hãy nói về Chúa Giêsu, hãy nói về Chúa Giêsu”. Tôi khuyến khích người dùng của tôi sử dụng ơn thánh mà mỗi người từng được ban cho để đáp ứng và lớn lên trong mối tương quan sâu sắc, bản thân với Chúa Giêsu Kitô, vốn đã trỗi dậy và được tôn vinh. Như tôi liên tục nói với các chủng sinh của tôi trong các khóa học giảng thuyết, "Hãy luôn rao giảng về Chúa Giêsu Kytô trước khi bạn rao giảng về Giáo Hội".
Cách tiếp cận thứ hai đơn giản và theo đường hướng Thánh Phaolô “Chỉ nói những điều tốt đẹp mà người ta cần nghe, những điều sẽ nâng cao họ” (Ep 4: 29). Đã đủ bóng tối và giận dữ trong nền văn hóa rồi; chúng ta không thể và không nêm thêm gì vào đó nữa. Tôi cố gắng đem vào đó ánh sáng, sự tốt đẹp và đề xuất cứu rỗi. Tôi tìm cách lôi kéo ai đó nhận lãnh hạt giống rồi mời họ trở thành mảnh đất màu mỡ. Thánh Augustinô, trong khảo luận của ngài Về Việc Dạy Tín Lý Kitô Giáo, nói rằng vị truyền giảng phải “dạy dỗ, làm vui lòng và thuyết phục” (Sách 4). Chữ làm vui lòng được ngài hiểu là thông điệp phải lôi kéo người ta và khán giả vào cả nội dung lẫn hình thức của nó. Tôi thường sử dụng hài hước hoặc một giai thoại ngắn có tính bản thân hoặc một hình ảnh nào đó để lôi kéo khán giả của tôi ngõ hầu tôi có thể giảng dạy và thuyết phục. Những điều này không phải là mục tiêu ngay trong chúng nhưng là các phương thế đạt mục đích, một mục đích luôn vì mọi người trong sự hiệp thông với con người Chúa Giêsu.
Vun trồng sự tăng trưởng
Hình ảnh tôi dùng các phương tiện kỹ thuật số như trồng và vun sới hạt giống sẽ thích hợp nếu nói về "hình thức" của sứ điệp. Nói chung, nhà truyền giảng được các phương tiện kỹ thuật số giúp ích rất nhiều khi làm theo lời khuyên của nhà hài kịch George Burns, "Bí quyết của một bài giảng tốt là có một khởi đầu tốt và một kết thúc tốt và có hai điều này càng gần nhau càng hay". Về phương diện nội dung trong các phương tiện kỹ thuật số, thì càng ngắn càng tốt, vì vậy hãy sử dụng càng ít chữ càng tốt. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nền văn hóa kỹ thuật số là một phương tiện được hình ảnh và video thúc đẩy hơn là từ ngữ. Các dữ kiện chứng minh rằng một hình ảnh tốt hoặc một video ngắn sẽ nhận được lưu lượng truy cập nhiều hơn nhiều so với một đoạn văn viết đơn giản, bất kể ngắn hay rõ ràng bao nhiêu.
Một ví dụ gần đây và đáng buồn đã xác nhận điểm trên. Các bạn hẳn nhớ phản ứng khắp thế giới đối với số phận của những người tị nạn Trung Đông sau khi bức ảnh một cậu bé nằm chết ở mép nước được lan truyền rộng rãi? Em là một trong ít nhất 12 người Syria đã chết đuối khi cố gắng tới được đảo Kos của Hy Lạp. Hình ảnh đó được xem hàng triệu lần trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và gây xúc động lòng người một cách mà một đoạn văn in ấn trên một tờ báo không thể gây được. Trên diễn đàn của riêng tôi, hình ảnh hoặc video nào hầu như cũng luôn nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn là một bản văn in, thậm chí hơn cả một “tweet” chỉ gồm 140 ký tự hay ít hơn.
Tuy nhiên, mục đích của tôi không phải là đặt hình ảnh chống lại bản văn. Những người nghiên cứu khoa phân tích internet tường trình rằng ngay một video hay, bất kể sản xuất tốt và thông điệp mạnh đến mức nào, đều bắt đầu mất lượng người xem sau khoảng hai phút phát sóng. Người dùng các phương tiện kỹ thuật số có quá nhiều thứ khác để làm, quá nhiều khả thể khác và do đó không muốn dành quá nhiều thì giờ ở một nơi. Kết quả là tầm chú ý của nhiều người chúng ta trong nền văn hóa này đã trở nên ngắn ngủi và phân mảnh.
Vậy điều trên huấn luyện tôi và thông tri việc truyền giảng của tôi ra sao? Nó làm thế nhiều cách, đặc biệt là về việc trình bầy và phong cách.Vì khán giả của tôi bây giờ "được thúc đẩy bởi hình ảnh", và thường có một tầm chú ý ngắn hơn và phân mảnh, nên lời truyền giảng của tôi phải chứa các "memes” (ý tưởng có thể nhái lại?) (2) rõ ràng, nổi bật và đáng nhớ. Nó sử dụng các thủ thuật của trí nhớ để giúp giữ được sự chú ý của khán giả và giúp họ nhớ sự thật của đức tin mà tôi đang mở tung cho họ. Tôi đã điều chỉnh cách tôi truyền giảng, đặt cấu trúc cho bài giảng của tôi thành ba hoặc bốn phân đoạn có ý nghĩa, mỗi phân đoạn được thiết kế để "thay đổi kênh" hoặc tái tập trung sự chú ý của khán giả. Tôi làm điều này nhờ việc thay đổi tư thế, di chuyển theo chiều ngang nếu đứng bên ngoài một bục giảng hoặc chuyển thế đứng và thế thân của tôi nơi bục giảng. Tôi thực hiện các thay đổi trong việc chuyển điệu giọng nói hoặc sử dụng các câu hỏi "gọi và đáp" (call-and-answer) như “Bạn có biết tôi muốn nói gì không?” với cái gật đầu. Tôi cũng thay đổi nội dung, chuyển sang một câu chuyện mới hoặc một điểm mới. Dù có thể sử dụng bất cứ số kỹ thuật nào, điều quan trọng là phải nhớ rằng việc thuyết giảng là một màn trình diễn âm thanh có liên hệ đến toàn thể người thuyết giảng.
Cuối cùng, tư tưởng bắt buộc phải rõ ràng. Chân phúc John Henry Newman tóm tắt điều này rất hay: “Tôi phải có cảm thức rõ ràng về việc tôi là ai trong tư cách nhà giảng thuyết, một cảm thức rõ ràng về việc khán giả của tôi là ai, và một điểm rõ ràng về niềm tin mà tôi muốn truyền giảng”. Ngỏ với khán giả thế kỷ 19 của ngài, những lời vừa trích bây giờ vẫn đúng như ngày nào. Khi chúng ta sống trong nền văn hóa kỹ thuật số và tham gia vào nền văn hóa này qua các thiết bị khác nhau, sự rõ ràng là điều bắt buộc. Biết tôi là ai trong tư cách nhà giảng thuyết trong nền văn hóa kỹ thuật số, biết khán giả của tôi và biết sự thật để đề nghị là sự rõ ràng trong việc trình bày một ngôi vị, đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là "đường, là sự thật và là sự sống". Sử dụng thích đáng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể công bố Chúa Giêsu không chỉ như đường, như sự thật và như sự sống — nhưng như đường của tôi, sự thật và sự sống của tôi, để trong cộng đồng đức tin nơi Người được công bố, Người có thể được cử hành và được sống như đường của chúng ta, sự thật của chúng ta và sự sống của chúng ta.
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Com Box: “Box” hiện là một hệ điều hành tân tiến việc quản trị các nội dung nhằm giải quyết các thách đố đơn giản và phức tạp, từ việc chia sẻ và cập nhật các hồ sơ trên các thiết bị di động tới các diễn trình kinh doanh tinh vi như quản trị và lưu giữ dữ kiện. Từ năm 2005, “Box” đã giúp người ta dễ dàng hơn trong việc chia sẻ an toàn các ý tưởng, hợp tác và làm việc nhanh hơn.
(2) meme (/miːm/), theo từ điển mở Wikipedia, là một ý tưởng, một tác phong, hay một phong cách lan truyền từ người này qua người nọ trong một nền văn hóa, thường với mục đích chuyên chở 1 hiện tượng, một thể tài, hay một ý nghĩa đặc thù do “meme” tượng trưng.
Chữ meme là viết ngắn của mimeme (nguyên ngữ Hy lạp μίμημα (đọc là [míːmɛːma] mīmēma, "điều được bắt chước"), do μιμεῖσθαι mimeisthai, "bắt chước". Chữ này do nhà sinh vật học biến hóa người Anh Richard Dawkins đặt ra trong cuốn The Selfish Gene (1976). Ông đưa ra các thí dụ: các giai điệu, các khẩu hiệu, thời trang...
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Ngủ Trưa Hè
Lê Trị
21:00 28/06/2018
Ảnh của Lê Trị
Ngày hè đánh giấc ngủ trưa
Quên đi những chuyện nắng mưa cuộc đời.
(nđc)