Ngày 28-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 28/06/2020

12. Chấp nhận đau khổ là bạn có thể nên giống Đức Chúa Ki-tô, là noi gương các thánh nam nữ.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:34 28/06/2020
59. VÊNH VÊNH VÁO VÁO

Có người vung tiền để mua được chức quan, ngày nhậm chức thì vội vàng mặc áo quan vào, dùng gương soi ngang soi dọc, đắc ý nói với vợ:

- “Bà coi ở trong gương là ai vậy? ”

Bà vợ mĩa mai nói:

- “Xì, chính ông mà cũng không nhận ra chính mình nữa hay sao? ”

(Tiếu lâm)

Suy tư 59:

Đem tiền để mua chức tước thì có gì là vinh vang, nịnh hót cấp trên để được ngồi vị trí “ngon” thì có gì là vinh dự, tất cả chỉ là cái mả tô vôi bên ngoài sơn phết trắng xóa, nhưng bên trong thì chỉ là xương cốt hôi hám.

Làm cái mả tô vôi thì ai cũng làm được, chỉ cần có tiền, nhưng làm người với tất cả thực lực của mình có như tài trí, khôn ngoan, hiểu biết thì mới là khó và đó chính là cái đáng vinh dự.

Thông thường người dùng tiền để mua chức tước thì hay khoác lác với mọi người, người nịnh hót cấp trên để được thăng quan tiến chức là người ngay cả bản thân mình cũng không biết mình là ai, bởi vì suốt đời họ chỉ biết cúi đầu xuống đất nhìn chân ông chủ (cấp trên) mà không nhìn lại mình là ai !

Người không nhận ra chính mình là ai thì cũng không giúp ích gì được cho tha nhân, bởi vì nơi họ không có lòng thành thật, bởi vì họ như cái mả để người khác tô vôi mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw b

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tôi không thể giữ im lặng: Đức Giám Mục Madison lên án việc phá hủy các bức tượng tôn giáo
Đặng Tự Do
04:15 28/06/2020

Khi những kẻ bạo loạn trên khắp Hoa Kỳ nhắm vào các bức tượng mô tả các nhân vật lịch sử, Đức Cha Donald Donald Hying, Giám mục giáo phận Madison, Wisconsin đã lên tiếng tố cáo những sự phá hủy đó, đặc biệt là lời kêu gọi phá hủy các pho tượng và tranh ảnh mô tả về Chúa Giêsu Kitô và Đức Trinh Nữ Maria.

“Một số bức tượng nên được đặt trong các viện bảo tàng hoặc các nơi lưu trữ an toàn? Có thể là như thế. Nhưng liệu chúng ta có nên để một nhóm những kẻ phá hoại đưa ra những quyết định như thế cho chúng ta hay không? Chắc chắn là không, ” Đức Cha Hying nói trong một lá thư đề ngày 23 tháng Sáu.

“Nếu chúng ta cho phép các hình ảnh lịch sử và kỷ niệm của quốc gia chúng ta bị phá hủy bởi các nhóm ngẫu nhiên trong thời điểm tức giận hiện tại, chúng ta sẽ học được gì từ lịch sử đó? Liệu việc lật đổ và phá hoại một bức tượng của George Washington, vì ông ta sở hữu các nô lệ, có thực sự phục vụ đất nước và ký ức tập thể của chúng ta không? ”

Một ngày trước đó, một nhà hoạt động cho quyền của người da đen trong phong trào “Black Lives Matter” nghĩa là “Mạng Sống Người Da Đen Đáng Giá” đã lớn tiếng đòi giật sập tất cả các tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh trên đất Mỹ.

Shaun King, 40 tuổi, nói:

“Tôi nghĩ rằng những bức tượng của người Âu châu da trắng mà họ tuyên bố là Chúa Giêsu cũng phải bị giật xuống. Họ là một hình thức của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Luôn luôn là như thế.” Shaun King đã hô hào như trên giữa lúc phong trào đòi giật đổ các tượng đài đang trở thành một cao trào tại Mỹ.

King mở rộng yêu cầu của mình bao gồm tất cả các bức tranh trên tường và cửa sổ kính màu vẽ Chúa Giêsu với nước da trắng, và Mẹ người, và các thánh theo hình ảnh của người Âu Châu.

“Những ảnh tượng này là một dạng thức thô bạo của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Chúng được tạo ra như là công cụ của áp bức và tuyên truyền phân biệt chủng tộc. Tất cả những ảnh tượng đó phải bị giật xuống.”

Đáp lại, Đức Cha Hying lưu ý rằng “Mọi nền văn hóa, quốc gia, dân tộc và chủng tộc đã đồng hóa Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria như những gì là của riêng họ. Họ miêu tả các ngài với màu da, văn hóa và các trang phục văn hóa của họ.”

“Giáo lý Công Giáo nêu trong đoạn 1149 rằng ‘Phụng vụ của Hội Thánh thừa nhận, tiếp thu và thánh hoá các yếu tố trong thiên nhiên và trong nền văn hóa nhân loại, đồng thời làm cho chúng trở nên những dấu chỉ của ân sủng, của thụ tạo mới trong Đức Kitô.’”

“Chẳng hạn, Đức Mẹ Guadalupe đã xuất hiện như một người thuộc chủng tộc mestiza, hay người lai Tây Ban Nha và da đỏ. Nghệ thuật châu Phi mô tả Chúa Giêsu là người da đen, và Đức Maria trong trang phục văn hóa châu Phi; và có rất nhiều hình ảnh mang nét Á châu của Đức Maria rất đẹp.”

Tại một số thời điểm trong lịch sử của Giáo hội, một số người đã nhầm lẫn giữa sự viên mãn của Công Giáo với văn hóa còn nhiều khiếm khuyết của Âu châu. Người Công Giáo nên cố gắng hướng đến sự hiệp nhất, là điều thiết yếu, trong sự đa dạng làm phong phú cho sự hiệp nhất thiết yếu ấy.

“Trong bối cảnh này, các hình ảnh mô tả Chúa Kitô và Mẹ của Ngài như người Âu Châu phải chăng là dấu chỉ của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng? Tôi không nghĩ như thế. Bởi vì Con Thiên Chúa đã nhập thể mặc lấy xác loài người của chúng ta, nên tất cả nhân loại - mọi chủng tộc, bộ lạc và mọi miệng lưỡi - đều có khả năng tâm linh để mô tả Ngài qua lăng kính đặc biệt từ nền văn hóa của họ.”

“Những miêu tả về Chúa Giêsu là thánh thiêng đối với các Kitô hữu. Đó là những biểu hiện thể chất của tình yêu Chúa và nhắc nhở chúng ta về sự gần gũi thân mật của Thiên Chúa”.

“Các biểu hiện duy thế tục trong thời điểm hiện tại sẽ không mang lại sự hòa giải, hòa bình và chữa lành. Bạo lực như vậy sẽ chỉ duy trì định kiến và hận thù mà nó dường như tìm cách chấm dứt... Chỉ có tình yêu của Chúa Kitô mới có thể chữa lành một trái tim bị thương, chứ không phải là một mảnh kim loại bị phá hoại, ” Đức Cha kết luận.

Tại Madison hôm thứ ba, những kẻ bạo loạn đã kéo xuống một bức tượng của Hans Christian Heg, một người theo trào lưu bãi bỏ nô lệ, người nổi tiếng đã chiến đấu chống lại các tiểu bang muốn duy trì tình trạng nô lệ, và ném bức tượng xuống hồ Monona của Madison. Mặc dù bức tượng Heg đã được vớt lên, nó đã bị hư hại nghiêm trọng và bị mất đầu và một chân. Việc kéo đổ bức tượng của Hans Christian Heg được nhiều người cho rằng nó cho thấy sự ngu xuẩn của đám đông.


Source:Catholic News Agency

 
Các cuộc bạo loạn và giật tượng đang làm mất chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc của người da đen
Đặng Tự Do
04:16 28/06/2020

Gloria Purvis, người dẫn chương trình phát thanh “Morning Glory” do đài truyền hình Công Giáo EWTN sản xuất, cho biết cô sẽ tiếp tục lên tiếng cho công lý chủng tộc, trong bối cảnh mới trong đó nhiều mạng lưới lớn các đài phát thanh và phát hình từ trước đến nay vẫn truyền tải các chương trình của cô đã từ chối không phát sóng tiếp tục.

Tin tức trong mấy ngày qua cho biết Radio Network Guadalupe sẽ không còn phát sóng các chương trình ‘Morning Glory’ của Purvis nữa từ đêm thứ Năm 25 tháng 6. Purvis khẳng định với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng cô đã được thông báo về tin buồn này. Cô cũng bày tỏ là không hài lòng trước quyết định trên, đặc biệt là vì Guadalupe Radio đã không thảo luận trực tiếp với cô trước khi đưa ra quyết định.

Diễn biến này cho thấy rõ các cuộc bạo loạn và giật tượng đang làm mất chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc của người da đen. Ngay cả các đài truyền hình và truyền thanh Công Giáo đã bắt đầu không hào hứng với các chủ đề chống phân biệt chủng tộc vì e rằng chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc của người da đen đang bị lạm dụng và lôi kéo vào các thủ đoạn chính trị và các hành vi bạo lực gây rối trên toàn quốc.

“EWTN sẽ tiếp tục sản xuất và phát sóng ‘Morning Glory’”, Purvis nói và cho biết thêm rằng giám đốc điều hành EWTN nói với cô rằng “không có gì thay đổi, EWTN sẽ tiếp tục phát sóng Morning Glory, và không có kế hoạch thay đổi chương trình này.”

Purvis, người da đen, trong những tuần gần đây là một diễn giả thường xuyên trên các phương tiện truyền thông Công Giáo về các chủ đề liên quan đến công lý chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát. Cô nói với CNA rằng cô đã phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội từ người nghe và độc giả vì đã bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề này, mặc dù, cô nói, quan điểm của cô không mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo.

“Nếu bạn nhìn vào những gì các Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến liên quan đến việc sử dụng vũ lực, các ngài đang nói rằng chúng ta cần phải đối xử với từng người như những con cái Chúa được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Và ai trong chúng ta với tư cách là người Công Giáo lại không có lập trường như thế về sự tàn bạo của cảnh sát, theo những lời dạy đó? ” Purvis hỏi.


Source:Catholic News Agency

 
Nghẹt thở: Linh mục trẻ dũng cảm bảo vệ tượng Thánh Luois bất kể nguy hiểm tính mạng
Đặng Tự Do
06:17 28/06/2020


Cha Stephen Schumacher, một linh mục của Tổng giáo phận St. Louis, là một tấm gương sáng bảo vệ đức tin trong hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo. Hôm thứ Bẩy 27 tháng 6, ngài đã đứng lên bảo vệ bức tượng Thánh Louis trong cuộc biểu tình dữ dội của những người da đen và những kẻ lợi dụng người da đen cho các nghị trình ý thức hệ của họ.

Ký giả Joel Currier của Tờ St. Louis Post-Dispatch tường thuật rằng Umar Lee, một người tổ chức các cuộc biểu tình, kích động những người khác rằng bức tượng phải bị kéo xuống. Chỉ vào bức tượng Thánh Louis, hắn ta hô hào mọi người rằng: “Tên này ở đây đại diện cho hận thù và chúng ta đang cố gắng tạo ra một thành phố của tình yêu. Chúng ta đang cố gắng tạo ra một thành phố nơi mạng sống người da đen là quan trọng. Chúng ta đang cố gắng tạo ra một thành phố nơi không có chủ nghĩa chống Do Thái Giáo hay Hồi giáo, đây không phải là một biểu tượng của thành phố của chúng ta vào năm 2020.”

Như trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy, cha Schumacher, người mới được phong chức linh mục vào tháng 5 năm ngoái 2019, đã can đảm nói với đám đông đang la hét, giải thích với họ về cuộc đời của Thánh Louis, và nhấn mạnh rằng Thánh Louis là vị vua đã sử dụng vương quyền của mình để mang lại thiện ích cho người dân.

Moji Sidiqi của Mạng lưới hành động Hồi giáo khu vực, cũng là một kẻ xúi giục biểu tình khác, nói: “Đây là một cuộc cách mạng. Đã đến lúc thay đổi, ngay bây giờ, nhiệm vụ số một của chúng ta là hạ gục cái tượng này và ngồi xuống với những người muốn thấy những thay đổi tích cực diễn ra và tiếp tục hàn gắn đất nước chúng ta.”

Sidiqi nói thêm rằng cô ta nghĩ thành phố nên được đổi tên.

Bức tượng có tên “Đỉnh cao của Thánh Louis”, nằm trong Công viên rừng lâm nghiệp trước Bảo tàng Nghệ thuật Saint Louis. Nó được dựng lên vào năm 1906 và mô tả vua Louis thứ Chín của Pháp, nơi mà thành phố được đặt tên.

Theo St. Louis Post-Dispatch, hàng trăm người đã có mặt trong cuộc biểu tình với khí thế sôi sục. Những người Công Giáo đã tham gia với cha Schumacher bảo vệ bức tượng. Họ đã cầu nguyện với kinh Mân Côi và hát các bài thánh ca.

Trong khi có nguy cơ rất cao là bị đám đông cuồng nộ xúm lại đánh chết, cảnh sát đã đến nơi và tách họ ra khỏi những người biểu tình mặt mày hằm hè dữ tợn.

Cô Maria Miloscia nói với tờ Post-Dispatch rằng bức tượng Thánh Louis tượng trưng cho niềm tin sâu sắc. Tôi đứng về phía ngài. Tôi đứng về phía những đức tính Công Giáo và những giá trị Công Giáo mà tôi nghĩ là quan trọng, như lòng can đảm, đức tin và tình yêu. Nhưng trên hết, tôi ở đây vì Chúa Kitô Vua.

Thánh Louis là Vua của Pháp từ năm 1226 đến năm 1270, và ông đã tham dự cuộc Thập tự chinh thứ bảy và thứ tám. Ông hạn chế cho việc vay nặng lãi và thành lập các bệnh viện, và đích thân chăm sóc người nghèo và người phong cùi. Ông được phong thánh năm 1297.

Nhiều bức tượng của các nhân vật lịch sử đã bị kéo xuống trong những tuần gần đây trong bối cảnh các cuộc biểu tình và bạo loạn đang diễn ra trên khắp đất nước. Trong khi một số cuộc biểu tình đã phá hủy các bức tượng của các nhân vật Liên minh như là một phần của lời kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, các bức tượng khác cũng đã bị phá hủy từ các địa điểm nổi bật, bao gồm một trong những bức tượng của George Washington.


Source:Catholic News Agency
 
Cuộc chiến khốc liệt và vô vọng ở Syria – đẩy 13 triệu người phải di tản!
Thanh Quảng sdb
06:31 28/06/2020
Cuộc chiến khốc liệt và vô vọng ở Syria – đẩy 13 triệu người phải di tản!

Liên Hợp Quốc cảnh báo Syria đang đối diện với một cuộc khủng hoảng chết đói! Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi các quốc gia hãy cứu giúp những nạn nhân đau khổ ở Syria và Trung Đông.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Đức Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các quốc gia hãy cứu trợ cho Trung Đông tại Hội nghị lần thứ 4 bàn về hỗ trợ tương lai cho Syria và vùng Trung đông được Brussel triệu tập.

Trong buổi triều yết vào trưa Chúa nhật 28/6/2020, Đức Thánh Cha đã đề cập đến vô số trẻ em đang chết đói, và kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Syria, trong một Hội nghị trực tuyến sẽ được tổ chức vào thứ ba ngày 30 tháng 6 về việc đóng góp viện trợ cho Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới do Liên minh châu Âu phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức tại Brussel.

Đại dịch Covid-19 tại Syria


Mặc dù đại dịch Covid-19 được xác nhận là tương đối nhẹ ở Syria, chỉ bộc phá ở vùng nông thôn Damascus, nhưng mối lo to lớn cho người Syria là 9 trong số 10 người có mức sống khoảng 2 đô la mỗi ngày – nếu họ bị Covid-19 chiếu cố thì thật là nguy hiểm!

Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), đang lo nhân đạo cho gần 100 triệu người trên 83 quốc gia hàng năm, cảnh báo về nỗi ám ảnh của một nạn đói khủng khiếp đang lan tràn khắp Syria.

Giá thực phẩm leo thang 200 phần trăm!

Tổ chức Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), đưa ra lời kêu gọi tài trợ để duy trì chương trình cung cấp thực phẩm to lớn trên toàn cầu, trong số đó ước tính có 9, 3 triệu người Syria, chiếm hơn một nửa dân số nước này, hiện thiếu thốn về thực phẩm.

Phát ngôn viên tại Syria cho hay đất nước này chưa từng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đói như ngày nay! Giá thực phẩm cơ bản tăng vọt tới mức chưa từng thấy, kể cả cuộc đói 9 năm trước đây! Bà Elisabeth Byrs, phát ngôn viên của Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) cho hay vật giá leo thang 200% trong vòng năm qua.

Cơ quan Cứu trợ Thực phẩm Liên Hợp Quốc nhận hỗ trợ 4, 8 triệu người Syria mà thôi thì Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới (WFP) cần tới 200 triệu đô la.

Nếu tài trợ không có thì vào tháng 8, Tổ chức Cứu trợ Lương thực Thế giới (WFP) buộc phải cắt giảm khẩu phần cũng như số người nhận được lương thực!

Hơn 13 triệu người trong nước Syria phải di tản! Một con số không lồ, chiếm nửa dân số của Syria đang phải di cư…

Ông Jens Laerke, người phát ngôn của OCHA cho hay: Trong số 13 triệu đó, là cả một thế hệ trẻ không được hưởng gì, ngoài những thống khổ, khó khăn, hủy diệt và thiếu thốn! Ông cũng cho hay, còn hơn 11 triệu người dân ở lại Syria, cũng cần được trợ giúp và cần được bảo vệ! Trong lúc ấy, nền kinh tế của đất nước đã bị phá sản, và nạn dịch Covid-19 còn đang hoàng hành đất nước này!
 
Các bệnh viện ở California đang chứng kiến dòng bệnh nhân lũ lượt nhập viện vì COVID-19
Đặng Tự Do
16:49 28/06/2020

Thống Đốc Gavin Newsom cho biết tỷ lệ dương tính đã bắt đầu gia tăng tại đây.

Sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus mới ở California đã khiến các bệnh viện trên toàn tiểu bang chịu các áp lực càng lúc càng căng thẳng khi các phòng cấp cứu tiếp nhận một dòng bệnh nhân mới mắc COVID-19.

Hôm thứ Sáu 26 tháng 6, Hoa Kỳ đã chứng kiến số ca nhiễm coronavirus trong một ngày cao nhất từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus kinh hoàng này cho đến nay. Các con số thống kê ghi nhận 47, 431 trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong một ngày duy nhất.

Bác sĩ Angelique Campen thuộc Trung tâm y tế Thánh Giuse Quan Phòng ở Burbank cho biết bệnh viện của cô đang cảm thấy những áp lực rất mạnh.

Cô nói:

“Cho đến ngày hôm qua, tôi đã từng cảm thấy nhẹ nhõm vì bất chấp số lượng dương tính cao, chúng tôi không thấy quá nhiều người phải nhập viện và phải được chăm sóc đặc biệt. Nhưng, tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến những gì chúng ta quan tâm bắt đầu xảy ra. Những người bị bệnh hiện đang bị bệnh nặng hơn và phải đưa đến bệnh viện.

Khi mới bắt đầu, hầu hết những người chúng tôi cho nhập viện và người thực sự bị bệnh là những người già. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi. Chúng ta đang bắt đầu thấy những người trẻ tuổi và trung niên từ 21 tuổi đến 49 tuổi dường như là độ tuổi của nhiều bệnh nhân mà chúng ta đang thấy bây giờ. Đây là những người đã ra ngoài tham gia các cuộc biểu tình. Họ cũng là những người phải rời khỏi nhà và đi làm trở lại và có thể, bởi vì đã quá nhiều tháng, bị dụ dỗ vào một cảm giác an toàn sai lầm để thư giãn một chút đối với các biện pháp phòng ngừa sức khỏe của họ.”

Campen nói rằng làn sóng các trường hợp mới đã bắt đầu gây mệt mỏi cho nhân viên tại các bệnh viện và làm tăng thêm sự thất vọng của người dân California đối với những ai không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Cô nói:

“Giống như mọi người khác mệt mỏi khi phải ở nhà và phải đeo khẩu trang y tế, chúng tôi cũng mệt mỏi khi làm việc, và nhắc nhở mọi người phải làm gì để giữ an toàn. Tôi không thể nghĩ ra bất kỳ quá trình bệnh hoạn nào ngăn cản bạn đeo khẩu trang y tế. Mặt nạ là cách bạn thực hiện phần của mình để giảm sự lây lan của căn bệnh này. Nó không có nghĩa là để bảo vệ chính mình. Nó có nghĩa là để bảo vệ những người xung quanh bạn.”

Sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm coronavirus đã khiến California đưa 11 quận, chiếm khoảng một nửa dân số tiểu bang vào danh sách theo dõi đặc biệt và có thể cần quay lại tình trạng cách ly hoặc tạm dừng các giai đoạn mở cửa trở lại.”


Source:Reuters

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ kỷ niệm 15 năm Linh mục của Cha Trần Ngọc Tân tại Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
15:59 28/06/2020
Lễ kỷ niệm 15 năm Linh mục của Cha Trần Ngọc Tân tại Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm
Hình Linh mục Trần Ngọc Tân dâng lễ tạ ơn


Melbourne, vào lúc 11 giờ 30 phút sáng Chúa Nhật 13 Thường Niên. Tại Nhà thờ Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Tổng Giáo Phận Melbourne. Trong phẩm phục linh mục mầu vàng. Phẩm phục của 15 năm trước của ngày đầu khi Linh mục Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, được thụ phong thiên chức linh mục Ngày 28/6/2005. Hôm nay, linh mục mặc lại phẩm phục ngày đầu để dâng lễ tạ ơn 15 năm hồng ân trong thiên chức linh mục của đời mình để tạ ơn Chúa.

Xem hình

Trời mùa Đông Melbourne kéo nhiệt độ buổi sáng xuống 2 độ C, nhưng được cái trời lại có nắng vàng và không có gió. Vẫn trong mùa dịch Covid 19 Vũ Hán chưa có dấu hiệu giảm mà còn có nguy cơ tăng. Ngôi nhà thờ vắng vẻ vì lệnh giãn cách. Thánh lễ tạ ơn mừng 15 năm Linh mục của Cha Quản nhiệm được cử hành trực tuyến cho cả cộng đồng cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn cùng với cha quản nhiệm trong vắng lặng mà trang nghiêm và thật cảm động.

Trong nhà thờ với số người hạn chế, ngồi cách xa theo quy định của chính phủ, để an toàn cho cộng đoàn, và nhằm đề phòng chống lây lan, mọi khách mời, gia đình và đại diện cộng đoàn, đoàn thể đều phải ngồi cách xa nhau theo quy định. Chúng tôi thấy có Ban Mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne. Ban mục vụ, ban truyền thông cùng các nhân viên kỹ thuật thâu hình, kỹ thuật âm thanh để truyền buổi lễ trực tuyến đến cho giáo dân trong cộng đoàn cùng hiệp thông dâng lời tạ ơn Thiên Chúa

Trong phần chia sẻ về bài Tin mừng “chia sẻ thập giá với Đức Kito, ” qua con đường theo ơn gọi của đời mình. Linh mục Trần Ngọc Tân đã kể lại quãng đời tu tập 23 năm trong Dòng Thánh Thể, ngay từ những lúc khó khăn của đất nước, Cha phải vừa cùng anh em trong dòng xây dựng cơ sở của dòng, vừa phải đi học, và nơi nào cha được sai đến cũng chỉ là những cơ sở phải xây dựng. Từ cơ sở của dòng tại Thủ Đức, ban đầu cũng chỉ là nơi nuôi dê! Rồi cơ sở tại Ban Mê Thuộc cũng từ con số không! Qua Úc du học cũng chỉ được chọn thế cho mấy cha xin ở lại. Về Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm vì muốn cho cơ sở khang trang hơn, nên Cha cũng lại xây dựng, vì đi đến đâu cũng xây dựng, cha gọi đùa mình là được chia sẻ Thánh Giá Chúa bằng một thánh giá beton.

Có một điều rất huyền nhiệm trong đời tu mà Cha Tân cảm nghiệm được là ơn Chúa, để mỗi khi mệt mỏi khi cha muốn gục ngã, thì lại có một bàn tay vô hình nâng đỡ cha dậy một cách vững vàng hơn. Hôm nay, xin mọi người cùng với Cha dâng lễ này để tạ ơn Thiên Chúa, cùng cầu xin Chúa tiếp tục nâng đỡ cho Cha tiếp tục đời sống dâng hiến trọn vẹn.

Được biết, sau sáu năm phục vụ Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Cha Tân còn là Trưởng ban điều hợp Tuyên Úy Đoàn Liên Bang Úc, và Melbourne, Linh giám cho đoàn Legio, và nhiều đoàn thể khác. Linh mục Trần Ngọc Tân đã chính thức xin nghỉ để về lại Dòng Thánh Thể phục vụ theo sự phân công của nhà dòng. Xin tạ ợn Chúa về hồng ân 15 năm linh mục, và kính chúc Linh mục Trần Ngọc Tân luôn được hồn an, xác mạnh và tiến bước trên con đường dâng hiến của đời linh mục.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bên đống củi than cháy rực.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:27 28/06/2020
Trên tường nhà nguyện Sixtin ở bảo tàng viện Vatican có bức tranh vẽ cảnh Chúa Giêsu trao chìa khóa quyền hành cho Thánh Phero. Hình ảnh nổi bật này qủa quyết xác nhận không chỉ về quyền hành cho Thánh Phero khi xưa, mà cho cả Giáo Hội Công Giáo Vatican trong suốt dòng thời gian lịch sử từ hơn hai ngàn năm nay trên trần gian :

„Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời: dưới đất, con cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, con tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.“ ( Mt 16, 19)

Trên vòm cung thánh đền thờ Thánh Phero bên Vatican có dòng chữ bằng tiếng latinh: „Tu es Petrus et super hanc petram aedificabo ecclesiam meam. - Phero, con là đá, trên đá này Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta“ ( Mt 16, 18).

Dòng chữ này là những lời của Chúa Giêsu khi xưa phong chức cắt cử Thánh Phero làm người đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian.

Và một hình ảnh khác nổi bật về Thánh Phero là hình ảnh Ông bị đóng đinh ngược vào thập gía, như lời ông xin, lúc bị hành quyết thời cấm đạo bên Roma vào khỏang giữa những năm 64 đến 67.

Hình ảnh này diễn tả lòng yêu mến và sự trung thành của Thánh Phero với sứ mệnh Chúa Giêsu trao cho tới hơi thở cuối cùng.

Đó là những hình ảnh đẹp về thánh Phero. Nhưng cuộc đời của Thánh nhân, như phúc âm viết thuật lại, còn có hai pha cảnh diễn tả thâm sâu trái ngược về mối tương quan giữa Chúa Giêsu và Thánh Phero.

Tôi không biết người đó là ai. ( Mt 26, 69-74)

Thánh Phero là một trong những môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu tuyển chọn kêu gọi. Là môn đệ ông theo sát cạnh bên Chúa Giêsu suốt ba năm trường. Ông được nghe trực tiếp lời Chúa giảng dậy, được chứng kiến những việc thầy mình làm, được cùng thông phần sống trải qua những giai đoạn vinh quang khi Thầy mình thành công có những đoàn người kéo đến nghe Chúa Giêsu giảng dậy, tung hô vạn tuế như một vị Vua, và chứng kiến cả những hoàn cảnh thất bại những khi Thầy mình bị dân chúng nghi kỵ chất vấn hay xua đuổi nữa.

Ông còn được Chúa Giêsu ưu đãi cho chứng kiến cảnh vinh quang lúc ngài biến hình trên núi Tabor với tổ phụ Mose và Tiên trí Elia. Nhưng dẫu vậy Ông vẫn còn là con người sống chao đảo không trung thành với Thầy mình.

Đau đớn thay, lúc Thầy mình bị bắt, bị tra hỏi lấy khẩu cung lại là lúc môn đệ Phero tỏ ra bản tính hèn nhát tìm cách lẩn tránh bỏ rơi Thầy mình. Và tệ hơn nữa còn chối bỏ Thầy mình tới ba lần, khi bị người đầy tớ gái nhận ra ông và vặn hỏi.

Bên đống lửa than củi cháy rực ông đã phủ nhận: Tôi không biết người đó là. Tôi không thuộc về Ông ấy.

Lời chối bỏ Thầy mình của Phero nói lên Ông đánh mất căn cước tính người môn đệ của Chúa Giêsu. Căn cước tính này Chúa Giêsu đã ban tặng cho ông, nuôi dưỡng cho căn cước tính đó lớn lên là nhân vị đời Ông. Vì sợ hãi, Ông phủ nhận đánh mất nó.

Lẽ ra ánh lửa rực sáng của than hồng cháy không chỉ tỏa hơi sức nóng sưởi ấm thân xác và tâm hồn con người trong đêm tối lạnh gía, mà còn soi sáng cho thấy rõ đường đi lối bước. Nhưng đàng này ngược lại, đêm hôm đó bên đống than củi cháy sáng rực, Phero đã chối bỏ Thầy mình, đã đánh mất chính mình. Phero đã không cảm nhận được hơi nóng ấm của than hồng tỏa ra, cùng đã không nhìn thấy ánh sáng của ngọn lửa chiếu sáng cho tâm trí mình.

Sự sợ hãi thấy Thầy mình bị bắt đã làm Phero lúng túng chao đảo lại càng làm thêm bối rối hơn nữa, khi bị chất vấn vặn hỏi, vì sợ bị liên lụy vào. Nên mới đưa đẩy Ông vào bước đường chọn cách đơn giản là nói tôi không biết cho yên chuyện.

Một cách thế sống nước đôi. Nhưng vô tình lại tỏ lại bản tính hèn nhát thiếu can đảm dứt khoát, thiếu trách nhiệm cùng tình yêu lòng trung thành với Thầy mình.

Cung cách như thế, theo luân lý tình tự con người cùng luật pháp xã hội bị lên án cho là lối sống phản bội.

Dấu vết lịch sử địa lý nơi Phero ngày xưa bên đống củi than cháy rực chối Thầy mình vẫn còn được gìn giữ duy trì cho những người hành hương đến kính viếng tham khảo. Có tpượng Thánh Phero bằng đồng nói lời chối Chúa với người đầy tớ phụ nữ vặn hỏi ông. Điạ điểm này tọa lạc ở vùng Gallicanu bên ngòai thành Jerusalem.

Phải chăng Phero chỉ là như thế?

Không, ông Thánh Phero của chúng ta còn có mặt khác nữa. Cũng bên đống củi than hồng cháy rực nơi bờ hồ Tiberias ( Ga 21, 9-18), Phero đã biểu lộ tình tự lòng yêu mến Thầy Giêsu của mình.

Người hỏi Phero lần này là chính Thầy Giêsu Kiô của Ông đã sống lại từ cõi chết, mà trước đó Ông đã phản bội chối bỏ bên đống củi cháy rực trong đêm xử án.

Chúa Giêsu phục sinh cũng hỏi Phero ba lần, và câu hỏi theo chiều hướng về tình yêu mến: Con có yêu mến Thầy không?

Lần này Phero không chối, và đều ba lần đã qủa quyết: Vâng con yêu mến Thầy!

Lần chối bỏ nơi sân xử án ngày trước đó, có tiếng gà gáy sáng đâu đó vang lên đã thức tỉnh lương tâm Phero ăn năn hối lỗi vì tội phản bội Thầy mình, đánh mất căn cước tính của mình. Và ánh mắt Chúa Giêsu chiếu tới Phero ban ơn tha thứ cho tội lỗi cho Ông.

Lần biểu lộ tâm tình lòng yêu mến này bên bờ hồ Tiberias không có tiếng gà gáy vang lên. Lần biểu lộ tâm tình lòng yêu mến này nói lên Phero tìm lại căn cước tính là môn đệ Chúa Giêsu Kitô. Và liền tiếp theo vang lên lời tin tưởng của Chúa Giêsu phong chức trao ủy quyền cho Phero là Giáo hoàng trong Giáo hội Chúa ở trần gian: Hãy chăm sóc đoàn chiên của Thầy!

Thánh Phero theo phúc âm thánh Mattheo được Chúa Giêsu phong cho là tảng đá nền Giáo hội ( Mt 16, 18). Nhưng sau đó Thánh Phero lại trở thành như hạt cát mềm mỏng rờ rạc trôi chảy tan rã, vì đã chối phản bội Chúa Giêsu thầy mình ba lần, đánh mất căn cước tính của mình. Dẫu vậy Chúa Giêsu Kitô vẫn trung thành tin tưởng Phero.

Dấu vết hình thể địa lý bên bờ hồ Tiberias nơi Phero ngày xưa bên bếp than cháy rực nướng cá nói lời : Thưa Thầy con yêu mến Thầy, bây giờ có ngôi nhà nguyện Mensa Christi được xây dựng để ghi nhớ biến cố lịch sử đó.

Phero là tảng đá cứng to lớn, nhưng cũng là hạt bụi cát bé mỏng. Hai hình ảnh trái ngược nhau, nhưng lại diễn tả thâm sâu ý nghĩa đời sống con người loài thụ tạo do Thiên Chúa tạo dựng nên là như vậy.

Hình ảnh đời sống Thánh Phero, vị Giáo hoàng của Giáo hội với hai khuôn mặt như thế cũng diễn tả đời sống Giáo hội ở trần gian xưa nay trong dòng lịch sử có mặt sáng thánh thiện, và cũng có cả bóng tối tội lỗi khủng hoảng che phủ làm lu mờ.

Nhưng Chúa Giêsu, đấng thiết lập Giáo hội ở trần gian, không chấp nhất đến mặt bóng tối tội lỗi, và không bỏ rơi Giáo hội: Anh em là nhân chứng cho Thầy đến khắp cùng mọi biên giới trái đất.( Cv 1, 8).

Lễ kính Thánh Phero Tông Đồ, 29.06.2020

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Bướm
Joseph Nguyễn Tro Bụi
20:59 28/06/2020
KIẾP BƯỚM
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi

Hôm qua,
Bướm lượn vườn hoa
Hôm nay,
Bướm đã Bướm khô vô thường.
(bt)
 
VietCatholic TV
Tôi không thể giữ im lặng: Đức Giám Mục Madison lên án yêu sách đòi phá hủy tượng Chúa, và Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:10 28/06/2020

1. Tôi không thể giữ im lặng: Đức Giám Mục Madison lên án việc phá hủy các bức tượng tôn giáo

Khi những kẻ bạo loạn trên khắp Hoa Kỳ nhắm vào các bức tượng mô tả các nhân vật lịch sử, Đức Cha Donald Donald Hying, Giám mục giáo phận Madison, Wisconsin đã lên tiếng tố cáo những sự phá hủy đó, đặc biệt là lời kêu gọi phá hủy các pho tượng và tranh ảnh mô tả về Chúa Giêsu Kitô và Đức Trinh Nữ Maria.

“Một số bức tượng nên được đặt trong các viện bảo tàng hoặc các nơi lưu trữ an toàn? Có thể là như thế. Nhưng liệu chúng ta có nên để một nhóm những kẻ phá hoại đưa ra những quyết định như thế cho chúng ta hay không? Chắc chắn là không, ” Đức Cha Hying nói trong một lá thư đề ngày 23 tháng Sáu.

“Nếu chúng ta cho phép các hình ảnh lịch sử và kỷ niệm của quốc gia chúng ta bị phá hủy bởi các nhóm ngẫu nhiên trong thời điểm tức giận hiện tại, chúng ta sẽ học được gì từ lịch sử đó? Liệu việc lật đổ và phá hoại một bức tượng của George Washington, vì ông ta sở hữu các nô lệ, có thực sự phục vụ đất nước và ký ức tập thể của chúng ta không? ”

Một ngày trước đó, một nhà hoạt động cho quyền của người da đen trong phong trào “Black Lives Matter” nghĩa là “Mạng Sống Người Da Đen Đáng Giá” đã lớn tiếng đòi giật sập tất cả các tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh trên đất Mỹ.

Shaun King, 40 tuổi, nói:

“Tôi nghĩ rằng những bức tượng của người Âu châu da trắng mà họ tuyên bố là Chúa Giêsu cũng phải bị giật xuống. Họ là một hình thức của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Luôn luôn là như thế.” Shaun King đã hô hào như trên giữa lúc phong trào đòi giật đổ các tượng đài đang trở thành một cao trào tại Mỹ.

King mở rộng yêu cầu của mình bao gồm tất cả các bức tranh trên tường và cửa sổ kính màu vẽ Chúa Giêsu với nước da trắng, và Mẹ người, và các thánh theo hình ảnh của người Âu Châu.

“Những ảnh tượng này là một dạng thức thô bạo của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Chúng được tạo ra như là công cụ của áp bức và tuyên truyền phân biệt chủng tộc. Tất cả những ảnh tượng đó phải bị giật xuống.”

Đáp lại, Đức Cha Hying lưu ý rằng “Mọi nền văn hóa, quốc gia, dân tộc và chủng tộc đã đồng hóa Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria như những gì là của riêng họ. Họ miêu tả các ngài với màu da, văn hóa và các trang phục văn hóa của họ.”

“Giáo lý Công Giáo nêu trong đoạn 1149 rằng ‘Phụng vụ của Hội Thánh thừa nhận, tiếp thu và thánh hoá các yếu tố trong thiên nhiên và trong nền văn hóa nhân loại, đồng thời làm cho chúng trở nên những dấu chỉ của ân sủng, của thụ tạo mới trong Đức Kitô.’”

“Chẳng hạn, Đức Mẹ Guadalupe đã xuất hiện như một người thuộc chủng tộc mestiza, hay người lai Tây Ban Nha và da đỏ. Nghệ thuật châu Phi mô tả Chúa Giêsu là người da đen, và Đức Maria trong trang phục văn hóa châu Phi; và có rất nhiều hình ảnh mang nét Á châu của Đức Maria rất đẹp.”

Tại một số thời điểm trong lịch sử của Giáo hội, một số người đã nhầm lẫn giữa sự viên mãn của Công Giáo với văn hóa còn nhiều khiếm khuyết của Âu châu. Người Công Giáo nên cố gắng hướng đến sự hiệp nhất, là điều thiết yếu, trong sự đa dạng làm phong phú cho sự hiệp nhất thiết yếu ấy.

“Trong bối cảnh này, các hình ảnh mô tả Chúa Kitô và Mẹ của Ngài như người Âu Châu phải chăng là dấu chỉ của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng? Tôi không nghĩ như thế. Bởi vì Con Thiên Chúa đã nhập thể mặc lấy xác loài người của chúng ta, nên tất cả nhân loại - mọi chủng tộc, bộ lạc và mọi miệng lưỡi - đều có khả năng tâm linh để mô tả Ngài qua lăng kính đặc biệt từ nền văn hóa của họ.”

“Những miêu tả về Chúa Giêsu là thánh thiêng đối với các Kitô hữu. Đó là những biểu hiện thể chất của tình yêu Chúa và nhắc nhở chúng ta về sự gần gũi thân mật của Thiên Chúa”.

“Các biểu hiện duy thế tục trong thời điểm hiện tại sẽ không mang lại sự hòa giải, hòa bình và chữa lành. Bạo lực như vậy sẽ chỉ duy trì định kiến và hận thù mà nó dường như tìm cách chấm dứt... Chỉ có tình yêu của Chúa Kitô mới có thể chữa lành một trái tim bị thương, chứ không phải là một mảnh kim loại bị phá hoại, ” Đức Cha kết luận.

Tại Madison hôm thứ ba, những kẻ bạo loạn đã kéo xuống một bức tượng của Hans Christian Heg, một người theo trào lưu bãi bỏ nô lệ, người nổi tiếng đã chiến đấu chống lại các tiểu bang muốn duy trì tình trạng nô lệ, và ném bức tượng xuống hồ Monona của Madison. Mặc dù bức tượng Heg đã được vớt lên, nó đã bị hư hại nghiêm trọng và bị mất đầu và một chân. Việc kéo đổ bức tượng của Hans Christian Heg được nhiều người cho rằng nó cho thấy sự ngu xuẩn của đám đông.


Source:Catholic News Agency

2. Các cuộc bạo loạn và giật tượng đang làm mất chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc của người da đen

Gloria Purvis, người dẫn chương trình phát thanh “Morning Glory” do đài truyền hình Công Giáo EWTN sản xuất, cho biết cô sẽ tiếp tục lên tiếng cho công lý chủng tộc, trong bối cảnh mới trong đó nhiều mạng lưới lớn các đài phát thanh và phát hình từ trước đến nay vẫn truyền tải các chương trình của cô đã từ chối không phát sóng tiếp tục.

Tin tức trong mấy ngày qua cho biết Radio Network Guadalupe sẽ không còn phát sóng các chương trình ‘Morning Glory’ của Purvis nữa từ đêm thứ Năm 25 tháng 6. Purvis khẳng định với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng cô đã được thông báo về tin buồn này. Cô cũng bày tỏ là không hài lòng trước quyết định trên, đặc biệt là vì Guadalupe Radio đã không thảo luận trực tiếp với cô trước khi đưa ra quyết định.

Diễn biến này cho thấy rõ các cuộc bạo loạn và giật tượng đang làm mất chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc của người da đen. Ngay cả các đài truyền hình và truyền thanh Công Giáo đã bắt đầu không hào hứng với các chủ đề chống phân biệt chủng tộc vì e rằng chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc của người da đen đang bị lạm dụng và lôi kéo vào các thủ đoạn chính trị và các hành vi bạo lực gây rối trên toàn quốc.

“EWTN sẽ tiếp tục sản xuất và phát sóng ‘Morning Glory’”, Purvis nói và cho biết thêm rằng giám đốc điều hành EWTN nói với cô rằng “không có gì thay đổi, EWTN sẽ tiếp tục phát sóng Morning Glory, và không có kế hoạch thay đổi chương trình này.”

Purvis, người da đen, trong những tuần gần đây là một diễn giả thường xuyên trên các phương tiện truyền thông Công Giáo về các chủ đề liên quan đến công lý chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát. Cô nói với CNA rằng cô đã phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội từ người nghe và độc giả vì đã bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề này, mặc dù, cô nói, quan điểm của cô không mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo.

“Nếu bạn nhìn vào những gì các Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến liên quan đến việc sử dụng vũ lực, các ngài đang nói rằng chúng ta cần phải đối xử với từng người như những con cái Chúa được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Và ai trong chúng ta với tư cách là người Công Giáo lại không có lập trường như thế về sự tàn bạo của cảnh sát, theo những lời dạy đó? ” Purvis hỏi.


Source:Catholic News Agency

 
Cali: Lũ lượt nhập viện vì COVID. Ireland: Dại dột bầu vô thần, rồi phải van xin để tái tục Thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:47 28/06/2020

1. Các bệnh viện ở California đang chứng kiến dòng bệnh nhân lũ lượt nhập viện vì COVID-19

Thống Đốc Gavin Newsom cho biết tỷ lệ dương tính đã bắt đầu gia tăng tại đây.

Sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus mới ở California đã khiến các bệnh viện trên toàn tiểu bang chịu các áp lực càng lúc càng căng thẳng khi các phòng cấp cứu tiếp nhận một dòng bệnh nhân mới mắc COVID-19.

Hôm thứ Sáu 26 tháng 6, Hoa Kỳ đã chứng kiến số ca nhiễm coronavirus trong một ngày cao nhất từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus kinh hoàng này cho đến nay. Các con số thống kê ghi nhận 47, 431 trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong một ngày duy nhất.

Bác sĩ Angelique Campen thuộc Trung tâm y tế Thánh Giuse Quan Phòng ở Burbank cho biết bệnh viện của cô đang cảm thấy những áp lực rất mạnh.

Cô nói:

“Cho đến ngày hôm qua, tôi đã từng cảm thấy nhẹ nhõm vì bất chấp số lượng dương tính cao, chúng tôi không thấy quá nhiều người phải nhập viện và phải được chăm sóc đặc biệt. Nhưng, tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến những gì chúng ta quan tâm bắt đầu xảy ra. Những người bị bệnh hiện đang bị bệnh nặng hơn và phải đưa đến bệnh viện.

Khi mới bắt đầu, hầu hết những người chúng tôi cho nhập viện và người thực sự bị bệnh là những người già. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi. Chúng ta đang bắt đầu thấy những người trẻ tuổi và trung niên từ 21 tuổi đến 49 tuổi dường như là độ tuổi của nhiều bệnh nhân mà chúng ta đang thấy bây giờ. Đây là những người đã ra ngoài tham gia các cuộc biểu tình. Họ cũng là những người phải rời khỏi nhà và đi làm trở lại và có thể, bởi vì đã quá nhiều tháng, bị dụ dỗ vào một cảm giác an toàn sai lầm để thư giãn một chút đối với các biện pháp phòng ngừa sức khỏe của họ.”

Campen nói rằng làn sóng các trường hợp mới đã bắt đầu gây mệt mỏi cho nhân viên tại các bệnh viện và làm tăng thêm sự thất vọng của người dân California đối với những ai không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Cô nói:

“Giống như mọi người khác mệt mỏi khi phải ở nhà và phải đeo khẩu trang y tế, chúng tôi cũng mệt mỏi khi làm việc, và nhắc nhở mọi người phải làm gì để giữ an toàn. Tôi không thể nghĩ ra bất kỳ quá trình bệnh hoạn nào ngăn cản bạn đeo khẩu trang y tế. Mặt nạ là cách bạn thực hiện phần của mình để giảm sự lây lan của căn bệnh này. Nó không có nghĩa là để bảo vệ chính mình. Nó có nghĩa là để bảo vệ những người xung quanh bạn.”

Sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm coronavirus đã khiến California đưa 11 quận, chiếm khoảng một nửa dân số tiểu bang vào danh sách theo dõi đặc biệt và có thể cần quay lại tình trạng cách ly hoặc tạm dừng các giai đoạn mở cửa trở lại.”


Source:Reuters

2. Bầu cho một kẻ vô thần làm thủ tướng rồi hạ mình năn nỉ y cho mở cửa nhà thờ trở lại

Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của tổng giáo phận Dublin, Ái Nhĩ Lan đã cảnh báo chính phủ nước này liên tục trong nhiều tuần qua rằng người Công Giáo ngày càng không vui và cảm thấy họ không được lắng nghe đối với việc xin mở trở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự tờ Irish Catholic cho biết.

Trong một thỉnh cầu được gởi cho Thủ tướng Leo Varadkar vào ngày 7 tháng 5, nại đến Đạo luật Quyền Được Thông Tin, Đức Tổng Giám Mục đề cập đến việc chính phủ Ý đã đồng ý cho các Thánh lễ công khai tái tục sau khi thỏa thuận với các nhà lãnh đạo Giáo hội ở đó.

Đức Tổng Giám Mục viết: “Có sự bất mãn ngày càng tăng trong giới Công Giáo về việc hoãn vô thời hạn việc mở cửa các nhà thờ cho đến ít nhất là giữa tháng 7, mà Giáo Hội không được cho bất cứ cơ hội nào để trình bày quan điểm của mình.”

Tính cho đến ngày thứ Bẩy 27 tháng 6, Ái Nhĩ Lan chỉ có 25, 437 trường hợp nhiễm coronavirus được ghi nhận với con số tử vong là 1, 734, xếp thứ 46 trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Trong nhiều ngày liên tiếp không có ca nhiễm bệnh nào. Tuy thế, đây là dịp thuận lợi để Thủ tướng vô thần áp đặt các hạn chế vô lý nhất lên Giáo Hội Công Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Martin cảnh báo Thủ tướng rằng lập trường của chính phủ đang gây ra sự tức giận và rằng phần lớn các cuộc thảo luận đang diễn ra với một giai điệu chống chính phủ rất căng thẳng. Ngài nói rằng, sự bất mãn này càng gia tăng sau khi một thỏa thuận đã được đưa ra với chính phủ Ý cho phép tái tục các Thánh Lễ với những điều kiện rõ ràng.

Đức Tổng Giám Mục kêu gọi Thủ tướng gặp gỡ các nhà lãnh đạo Giáo hội để lắng nghe những lo lắng của các tín hữu và hàng giáo sĩ để Giáo Hội Công Giáo có thể cảm thấy rằng những lý lẽ của mình đã được lắng nghe một cách tôn trọng.

Những đề nghị của Đức Tổng Giám Mục Martin rơi vào hư không. Thủ tướng không buồn trả lời.

Một tuần sau đó, Đức Tổng Giám Mục Martin đã gửi một email khác cho các quan chức trong chính phủ nêu rõ những gì các nhà lãnh đạo Giáo hội đã làm ở các quốc gia khác để các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự được tái tục. Trong email này, ngài chỉ ra rằng việc tham dự thánh lễ là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và đời sống thiêng liêng.

Ngài cũng phác thảo kế hoạch giáo xứ đang tiến hành để bảo đảm việc tái tục các thánh lễ sẽ diễn ra an toàn.

Leo Varadkar, sinh ngày 18 thánh Giêng, 1979, là một người vô thần và là người đồng tính, được bầu làm Thủ tướng từ ngày 14 tháng 6, 2017 đến ngày 27 tháng 6, 2020. Quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ Ái Nhĩ Lan đã rất căng thẳng trong những năm gần đây.

Trong một diễn biến mới nhất, Thủ tướng mới Micheál Martin vừa lên nhậm chức vào hôm thứ Bẩy 27 tháng 6 đã đồng ý cho các nhà thờ được mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai 29 tháng 6, Lễ Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Đó là một trong những quyết định đầu tiên được tân Thủ tướng ban hành.


Source:The Irish Catholic