Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
02:07 29/06/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (38)
371. Sự lạ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người
Giáo Hội Công giáo là một tổ chức tôn giáo có mặt trên quả địa cầu nầy đã hai ngàn năm rồi.
Trong hai mươi thế kỷ qua, bao nhiêu ngai vàng sụp đổ, bao nhiêu tổ chức tiêu tan, bao nhiêu nhân vật danh tiếng không còn, bao nhiêu công trình đã lu mờ, thế mà Giáo Hội công giáo vẫn luôn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Đây là một sự lạ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.
372. Sống và chết trong lòng Giáo Hội
Mẹ Giáo Hội luôn ôm ấp chúng ta vào lòng, dạy chúng ta biết Chúa, dạy chúng ta biết lẽ sống chết, dạy chúng ta biết số phận đời đời của mình, dạy chúng ta biết chắp tay chạy đến cầu nguyện cùng Thiên Chúa toàn năng, toàn tri, toàn ái, dạy chúng ta biết trông cậy chạy đến với Chúa Giêsu đầy lân tuất, dạy chúng ta biết thỏ thẻ với Mẹ Maria đáng yêu, đáng kính.
Mẹ Giáo-Hội sai các linh mục đến săn sóc chúng ta, tha tội cho chúng ta, trao ban cho chúng ta những kho tàng Bí Tích vô cùng quý giá.
Trong lòng Giáo Hội bất diệt, chúng ta được lớn lên trong sự sống sung mãn của Thiên Chúa.
Trong vòng tay của Giáo Hội yêu thương, chúng ta sẽ được nhắm mắt bình an, lìa cõi thế tạm mà về Quê Trời đời đời.
Chúng ta thề quyết không bao giờ lìa bỏ Giáo-Hội.
Chúng ta thề quyết luôn sống trong Giáo-Hội và chết trong Giáo-Hội.
373. Người công giáo có Chúa là Cha, có Giáo Hội là Mẹ
Thánh Xyprianô nói: “Không thể có Chúa là Cha của họ được, nếu người đó không có Giáo Hội là Mẹ của mình.”
Người con nào, dầu xấu xa đến đâu đi nữa, cũng không bao giờ tấn công mẹ mình.
Giáo Hội là Mẹ chúng ta. Chúng ta hãy yêu thương Mẹ Giáo Hội. Chúng ta hãy đồng cảm với Mẹ Giáo Hội. Chúng ta không bao giờ làm buồn lòng Mẹ Giáo Hội.
374. Chúng ta hãy luôn luôn cầu nguyện cho Giáo Hội
Giáo Hội Công giáo, vì đang sống cuộc sống lữ hành tại thế, nên luôn luôn bị những thế lực của trần gian tấn công.
Lời hứa của Chúa Giêsu về Giáo Hội lữ hành: "Các cửa hoả ngục sẽ không thắng được Giáo Hội ” loan báo trước về những bắt bớ, tấn công, phản loạn mà Giáo Hội sẽ phải chịu đựng trong đời sống lữ hành của mình.
Vì thế, chúng ta hãy luôn luôn cầu nguyện cho Giáo Hội.
375. Sự thánh thiện đẹp lòng Chúa nhất
Bổn phận là ý Chúa trong hiện tại. Và sự thánh thiện đẹp lòng Chúa nhất, là thi hành bổn phận hằng ngày của mình một cách trọn lành.
Không thể nào có sự thánh thiện ngoài bổn phận được.
Và nếu có ai sống thánh ngoài bổn phận của mình, thì sự thánh thiện của họ chỉ đẹp lòng ma quỷ, chứ không đẹp lòng Chúa.
376. Không có Chúa, không thể nào bằng an được
Khi chưa gặp được Chúa, khi chưa thật tình theo Chúa, tâm hồn chúng ta không thể nào được bằng an: chúng ta rối rắm trong tư tưởng, rộn ràng trong tưởng tượng, lộn xộn trong ao ước, mê hoặc trong tình cảm, lẫn lộn trong hoạt động, và chúng ta không bao giờ được an lòng.
Trái lại, khi chúng ta thật tình tìm kiếm Chúa, thật tình đi theo Chúa, thật tình yêu mến Chúa, chúng ta hưởng được sự bằng an thật Chúa ban. Tâm hồn chúng ta lúc đó giống như một mùa xuân bằng an hạnh phúc, như lời xác tín của thánh Vianê: “Đối với tâm hồn kết hiệp với Chúa, lòng họ luôn luôn là một mùa xuân.”
377. Mỗi người chúng ta là nhân vật quan trọng của Chúa
Vì yêu thương, Chúa đã dựng nên chúng ta, mỗi người một vẻ.
Trước mặt Chúa, ai cũng hết sức quan trọng đối với Ngài.
Không ai có thể thay thế tôi trước mặt Chúa vì tôi là nhân vật quan trọng của Chúa.
Chúa yêu tôi như yêu chính Con Một của Ngài.
Trước mặt Chúa, tôi không thua kém bất cứ ai trên trần gian nầy.
378. Ta chỉ sống một lần!
Mặc dầu yêu thương chúng ta vô cùng, Chúa vẫn không cho chúng ta sống thêm một cuộc đời thứ hai nữa. Không ai chết, rồi sau đó sống lại để sống thêm một lần nữa.
Vậy cuộc đời chúng ta chỉ có một con đường duy nhất phải đi: từ Chúa mà ra, mỗi người chúng ta phải đi về lại với Ngài.
Ai đi ra ngoài lộ trình nầy, kẻ đó sống cuộc đời của mình trong lầm lạc, trong thất bại, trong buồn tiếc.
Trái lại, ai dấn thân đi trên con đường nầy, kẻ đó sống trong tình yêu lớn lao, trong hạnh phúc đầy tràn, trong bình an sâu thẳm.
379. Chúng ta phải không ngừng phát triển đức tin Chúa đã ban cho chúng ta
Mặc dầu đức tin là một món quà Chúa ban tặng cho chúng ta, nhưng nó đòi buộc những ai nhận lãnh, phải nổ lực phát triển nó không ngừng.
Đức tin là hạt giống. Hạt giống đức tin phải nở ra thành cây đức tin.
Đức tin phát triển khi chúng ta sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Chúa, sống gần gũi với Chúa và yêu mến Chúa như đối với một người bạn thân nhất của đời mình.
380. Tu sĩ nào mở mang nước Chúa nhiều nhất?
Tu sĩ là quân binh tinh nhuệ của Giáo Hội, được Chúa dùng để mở mang nước Chúa lan tràn khắp nơi.
Nhưng chỉ có tu sĩ nào cầu nguyện nhiều thì Chúa mới dùng họ một cách đắc lực để mở mang nước Ngài.
371. Sự lạ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người
Giáo Hội Công giáo là một tổ chức tôn giáo có mặt trên quả địa cầu nầy đã hai ngàn năm rồi.
Trong hai mươi thế kỷ qua, bao nhiêu ngai vàng sụp đổ, bao nhiêu tổ chức tiêu tan, bao nhiêu nhân vật danh tiếng không còn, bao nhiêu công trình đã lu mờ, thế mà Giáo Hội công giáo vẫn luôn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Đây là một sự lạ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.
372. Sống và chết trong lòng Giáo Hội
Mẹ Giáo Hội luôn ôm ấp chúng ta vào lòng, dạy chúng ta biết Chúa, dạy chúng ta biết lẽ sống chết, dạy chúng ta biết số phận đời đời của mình, dạy chúng ta biết chắp tay chạy đến cầu nguyện cùng Thiên Chúa toàn năng, toàn tri, toàn ái, dạy chúng ta biết trông cậy chạy đến với Chúa Giêsu đầy lân tuất, dạy chúng ta biết thỏ thẻ với Mẹ Maria đáng yêu, đáng kính.
Mẹ Giáo-Hội sai các linh mục đến săn sóc chúng ta, tha tội cho chúng ta, trao ban cho chúng ta những kho tàng Bí Tích vô cùng quý giá.
Trong lòng Giáo Hội bất diệt, chúng ta được lớn lên trong sự sống sung mãn của Thiên Chúa.
Trong vòng tay của Giáo Hội yêu thương, chúng ta sẽ được nhắm mắt bình an, lìa cõi thế tạm mà về Quê Trời đời đời.
Chúng ta thề quyết không bao giờ lìa bỏ Giáo-Hội.
Chúng ta thề quyết luôn sống trong Giáo-Hội và chết trong Giáo-Hội.
373. Người công giáo có Chúa là Cha, có Giáo Hội là Mẹ
Thánh Xyprianô nói: “Không thể có Chúa là Cha của họ được, nếu người đó không có Giáo Hội là Mẹ của mình.”
Người con nào, dầu xấu xa đến đâu đi nữa, cũng không bao giờ tấn công mẹ mình.
Giáo Hội là Mẹ chúng ta. Chúng ta hãy yêu thương Mẹ Giáo Hội. Chúng ta hãy đồng cảm với Mẹ Giáo Hội. Chúng ta không bao giờ làm buồn lòng Mẹ Giáo Hội.
374. Chúng ta hãy luôn luôn cầu nguyện cho Giáo Hội
Giáo Hội Công giáo, vì đang sống cuộc sống lữ hành tại thế, nên luôn luôn bị những thế lực của trần gian tấn công.
Lời hứa của Chúa Giêsu về Giáo Hội lữ hành: "Các cửa hoả ngục sẽ không thắng được Giáo Hội ” loan báo trước về những bắt bớ, tấn công, phản loạn mà Giáo Hội sẽ phải chịu đựng trong đời sống lữ hành của mình.
Vì thế, chúng ta hãy luôn luôn cầu nguyện cho Giáo Hội.
375. Sự thánh thiện đẹp lòng Chúa nhất
Bổn phận là ý Chúa trong hiện tại. Và sự thánh thiện đẹp lòng Chúa nhất, là thi hành bổn phận hằng ngày của mình một cách trọn lành.
Không thể nào có sự thánh thiện ngoài bổn phận được.
Và nếu có ai sống thánh ngoài bổn phận của mình, thì sự thánh thiện của họ chỉ đẹp lòng ma quỷ, chứ không đẹp lòng Chúa.
376. Không có Chúa, không thể nào bằng an được
Khi chưa gặp được Chúa, khi chưa thật tình theo Chúa, tâm hồn chúng ta không thể nào được bằng an: chúng ta rối rắm trong tư tưởng, rộn ràng trong tưởng tượng, lộn xộn trong ao ước, mê hoặc trong tình cảm, lẫn lộn trong hoạt động, và chúng ta không bao giờ được an lòng.
Trái lại, khi chúng ta thật tình tìm kiếm Chúa, thật tình đi theo Chúa, thật tình yêu mến Chúa, chúng ta hưởng được sự bằng an thật Chúa ban. Tâm hồn chúng ta lúc đó giống như một mùa xuân bằng an hạnh phúc, như lời xác tín của thánh Vianê: “Đối với tâm hồn kết hiệp với Chúa, lòng họ luôn luôn là một mùa xuân.”
377. Mỗi người chúng ta là nhân vật quan trọng của Chúa
Vì yêu thương, Chúa đã dựng nên chúng ta, mỗi người một vẻ.
Trước mặt Chúa, ai cũng hết sức quan trọng đối với Ngài.
Không ai có thể thay thế tôi trước mặt Chúa vì tôi là nhân vật quan trọng của Chúa.
Chúa yêu tôi như yêu chính Con Một của Ngài.
Trước mặt Chúa, tôi không thua kém bất cứ ai trên trần gian nầy.
378. Ta chỉ sống một lần!
Mặc dầu yêu thương chúng ta vô cùng, Chúa vẫn không cho chúng ta sống thêm một cuộc đời thứ hai nữa. Không ai chết, rồi sau đó sống lại để sống thêm một lần nữa.
Vậy cuộc đời chúng ta chỉ có một con đường duy nhất phải đi: từ Chúa mà ra, mỗi người chúng ta phải đi về lại với Ngài.
Ai đi ra ngoài lộ trình nầy, kẻ đó sống cuộc đời của mình trong lầm lạc, trong thất bại, trong buồn tiếc.
Trái lại, ai dấn thân đi trên con đường nầy, kẻ đó sống trong tình yêu lớn lao, trong hạnh phúc đầy tràn, trong bình an sâu thẳm.
379. Chúng ta phải không ngừng phát triển đức tin Chúa đã ban cho chúng ta
Mặc dầu đức tin là một món quà Chúa ban tặng cho chúng ta, nhưng nó đòi buộc những ai nhận lãnh, phải nổ lực phát triển nó không ngừng.
Đức tin là hạt giống. Hạt giống đức tin phải nở ra thành cây đức tin.
Đức tin phát triển khi chúng ta sống mỗi ngày trong sự hiện diện của Chúa, sống gần gũi với Chúa và yêu mến Chúa như đối với một người bạn thân nhất của đời mình.
380. Tu sĩ nào mở mang nước Chúa nhiều nhất?
Tu sĩ là quân binh tinh nhuệ của Giáo Hội, được Chúa dùng để mở mang nước Chúa lan tràn khắp nơi.
Nhưng chỉ có tu sĩ nào cầu nguyện nhiều thì Chúa mới dùng họ một cách đắc lực để mở mang nước Ngài.
Chúa Thấy Hết Tôi Làm Gì
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
10:48 29/06/2008
thức # 30:
CHÚA THẤY HẾT TÔI LÀM GÌ !
Một buổi chiều kia, trong lúc nhà Thiên văn Bill Sickler dùng viễn vọng kính để quan sát hiện tượng của mặt trời lặn, ông nhìn thấy trên một sườn đồi, cách chỗ ông đứng khoảng 12 cây số, có hai đứa trẻ đang ăn trộm táo trong một khu vườn.
Một đứa trèo lên cây hái trái, còn một đứa đứng dưới cây canh chừng. Chúng thản nhiên hành động tưởng như không ai biết gì cả. Chúng không thể ngờ rằng, cách đó một người đang trông thấy mọi cử động của chúng, như đang xảy ra ở ngay trước mặt ông.
* Một phút hồi tâm: Từ trước đến nay tôi thường nghĩ rằng, mình cố gắng che dấu không cho ai biết được những việc mình đang làm. Nhưng người tín hữu biết rằng có Đấng toàn năng đang hiện diện khắp mọi nơi và biết rõ ai đang làm gì.
Nếu nhà thiên văn ở cách xa 12 cây số, mà còn thấy rõ việc làm của hai đứa trẻ, thì Thiên Chúa còn thấy rõ việc làm lớn nhỏ của tôi thế nào? Có lúc trời mưa, tôi đi đến ngã tư vắng xe, thấy đèn đỏ mà vẫn cho xe chạy tiếp. Có khi tôi và người bạn nói với nhau một câu chuyện không ai biết, và nói rằng chỉ có anh với tôi biết thôi nhé ! Nhưng Thiên Chúa biết rõ tư tưởng và lời nói của tôi rồi. Còn biết bao chuyện xấu khác tôi làm riêng rẽ một mình và che mắt người đời, tôi không sợ rằng Chúa đã nhìn thấy hết việc làm của tôi !
Tôi nên nhớ rằng, tất cả những việc tôi làm dù xấu hay tôt, vì Chúa và sáng danh Ngài hay ám hại kẻ khác, thì lúc nào cũng được thiên thần ghi chép lại. Đến ngày phán xét, tất cả mọi việc lành dữ đều được phơi bày để thưởng công cho tôi hay lên án phạt tôi.
Thử nghĩ xem, Chúa và các thiên sứ của Ngài sẽ đau buồn biết bao khi hàng ngày chứng kiến những sai trái tôi làm như hách lối, bất công, tham lam, cửa quyền, nóng giận, la lối, nói hành, chủi bới…
Đọc Thánh vịnh 139, tôi thấy rùng mình phát sợ như sau:
“Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi…. (Tv 139,1-3)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
CHÚA THẤY HẾT TÔI LÀM GÌ !
Một buổi chiều kia, trong lúc nhà Thiên văn Bill Sickler dùng viễn vọng kính để quan sát hiện tượng của mặt trời lặn, ông nhìn thấy trên một sườn đồi, cách chỗ ông đứng khoảng 12 cây số, có hai đứa trẻ đang ăn trộm táo trong một khu vườn.
Một đứa trèo lên cây hái trái, còn một đứa đứng dưới cây canh chừng. Chúng thản nhiên hành động tưởng như không ai biết gì cả. Chúng không thể ngờ rằng, cách đó một người đang trông thấy mọi cử động của chúng, như đang xảy ra ở ngay trước mặt ông.
* Một phút hồi tâm: Từ trước đến nay tôi thường nghĩ rằng, mình cố gắng che dấu không cho ai biết được những việc mình đang làm. Nhưng người tín hữu biết rằng có Đấng toàn năng đang hiện diện khắp mọi nơi và biết rõ ai đang làm gì.
Nếu nhà thiên văn ở cách xa 12 cây số, mà còn thấy rõ việc làm của hai đứa trẻ, thì Thiên Chúa còn thấy rõ việc làm lớn nhỏ của tôi thế nào? Có lúc trời mưa, tôi đi đến ngã tư vắng xe, thấy đèn đỏ mà vẫn cho xe chạy tiếp. Có khi tôi và người bạn nói với nhau một câu chuyện không ai biết, và nói rằng chỉ có anh với tôi biết thôi nhé ! Nhưng Thiên Chúa biết rõ tư tưởng và lời nói của tôi rồi. Còn biết bao chuyện xấu khác tôi làm riêng rẽ một mình và che mắt người đời, tôi không sợ rằng Chúa đã nhìn thấy hết việc làm của tôi !
Tôi nên nhớ rằng, tất cả những việc tôi làm dù xấu hay tôt, vì Chúa và sáng danh Ngài hay ám hại kẻ khác, thì lúc nào cũng được thiên thần ghi chép lại. Đến ngày phán xét, tất cả mọi việc lành dữ đều được phơi bày để thưởng công cho tôi hay lên án phạt tôi.
Thử nghĩ xem, Chúa và các thiên sứ của Ngài sẽ đau buồn biết bao khi hàng ngày chứng kiến những sai trái tôi làm như hách lối, bất công, tham lam, cửa quyền, nóng giận, la lối, nói hành, chủi bới…
Đọc Thánh vịnh 139, tôi thấy rùng mình phát sợ như sau:
“Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi…. (Tv 139,1-3)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Thánh ca: Những Bước Chân Trên Sóng
Sơn Ca Linh
11:35 29/06/2008
Thầy Biết Con Yêu Mến Thầy
LM. Giuse Trương Đình Hiền
11:40 29/06/2008
THẦY BIẾT CON YÊU MẾN THẦY
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Hôm nay, Hội Thánh hân hoan và long trọng mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô, hai cột trụ đã được chính Đức Kitô cắt đặt để xây dựng tòa nhà Giáo Hội bằng chính máu của mình như lời Ca Nhập Lễ mà Giáo hội hát lên trong phụng vụ thánh lễ hôm nay:
“Đây là hai vị Tông Đồ đều anh dũng
Dâng máu dào xây Giáo Hội ngàn thu
Chén đắng Thầy trao, uống cạn chẳng từ
Chúa ưu đãi, nâng lên hàng tâm phúc”
Thánh lễ hôm nay, cũng là ngày Hội Thánh khai mạc Năm Thánh Phaolô, nhân dịp kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của Ngài. Chúng ta hiệp lòng hiệp ý cùng toàn thể Dân Thánh hân hoan cử hành Năm Thánh Phaolô và nguyện xin Chúa ân ban muôn vàn hồng phúc cho tất cả chúng ta và cho những ai đã chọn Hai Thánh Phêrô-Phaolô làm Vị Bổn Mạng của mình. Trong số đó, có Đức Cha Phêrô, Giám Mục Giáo phận chúng ta, có Cha Phêrô Tổng Đại Diện, có Quí Cha, quí Thầy, có hội dòng nữ tu Phaolô và đông đảo anh em giáo dân. Nguyện xin Hai Thánh Tông đồ cầu thay nguyện giúp cho toàn thể Hội Thánh, cách riêng, cho tất cả tất cả những ai đã chọn hai Ngài làm Thánh Bổn Mạng.
Giờ đây chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng đáng cử hành Mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa: Kính thưa Ông bà anh chị em,
Mừng lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô có lẽ là dịp tốt nhất để chúng ta cùng khám phá những chứng từ sống động nơi hai cuộc đời vĩ đại đã cùng nhau thiết kế Ngôi Nhà Giáo Hội và chuyển tải cho muôn thế hệ những sứ điệp tuyệt vời của Lời Mặc khải của Thiên Chúa.
1. Một thoáng chứng từ Lời Chúa về Phêrô:
Thánh sử Mác-cô chấm dứt phần thứ nhất của Phúc Âm với một lời tuyên tín đầu tiên, cốt yếu nhất của Kitô giáo được đặt nơi môi miệng của Thánh Phêrô: "Thầy là Đấng Kitô" ( Mc 8,, 29b). Đó là một trong những giây phút huy hoàng của cuộc đời Thánh Phê-rô, kể từ ngày ngài được kêu gọi ở Biển Ga-li-lê để trở thành kẻ lưới người.
Tân Ước rõ ràng cho thấy Phê-rô là vị lãnh đạo các Tông Đồ, được Đức Giê-su chọn với một tương giao đặc biệt. Cùng với Gia-cô-bê và Gio-an, Phê-rô được đặc ân chứng kiến sự Biến Hình, sự sống lại của con gái ông Giairô và sự hấp hối trong vườn Cây Dầu. Bà mẹ vợ của Phê-rô được Đức Giê-su chữa lành bệnh sốt. Phêrô được sai đi với Gio-an để chuẩn bị cho lễ Vượt Qua trước khi Đức Giê-su từ trần. Tên của ngài luôn luôn đứng đầu các vị Tông Đồ.
Và Phê-rô là người duy nhất được Đức Giê-su nói, "Này Si-mon con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Bởi thế, Thầy bảo với anh: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời. Anh cầm buộc gì dưới đất, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; anh tháo cởi điều gì dưới đất, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" ( Mt 16,17b – 19 ).
Nhưng các chi tiết xác thực của Phúc Âm cho thấy các thánh sử không xu nịnh Phê-rô. Hiển nhiên ngài là một người không biết giao tế. Và đó là sự an ủi lớn lao cho chúng ta khi thấy Phê-rô cũng có những yếu đuối con người, ngay cả trước mặt Đức Giê-su.
Phê-rô đã độ lượng hy sinh mọi sự, tuy nhiên ngài vẫn có thể hỏi một câu thật nông cạn như trẻ con, "Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì ?" ( x. Mt 19, 27 ). Ngài phải chịu sự tức giận vô cùng của Đức Ki-tô khi chống đối ý tưởng của một Đấng Thiên Sai đau khổ: "Satan, hãy lui ra sau Ta! Anh cản lối Ta. Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" ( Mt 16, 23b ).
Phê-rô sẵn sàng chấp nhận lý thuyết về sự tha thứ của Đức Giê-su, nhưng dường như chỉ trong giới hạn bảy lần. Ngài đi trên mặt nước khi vững tin, nhưng bị chìm khi hồ nghi. Ngài không để Đức Giê-su rửa chân cho mình, nhưng lại muốn toàn thân được sạch. Ngài thề không khi nào chối Chúa trong bữa Tiệc Ly, và sau đó lại thề với người tớ gái là ngài không biết người ấy. Ngài trung thành chống lại sự bắt giữ Đức Giê-su bằng cách chém đứt tai tên Man-khô, nhưng sau cùng ngài lẩn trốn với các Tông Đồ khác. Trong sự phiền muộn vô cùng, Đức Giê-su đã nhìn đến ngài và tha thứ cho ngài, và Phê-rô đi ra ngoài khóc lóc thảm thiết.
Sau cuộc khổ nạn và tử nạn, Chúa Giêsu sống lại, hiện ra nhiều lần. Tại bờ hồ Tibêria, Người đã hiện ra với Phêrô và các bạn khi họ đang thả lưới đánh cá. Gioan nhận ra Người và nhắc cho Phêrô biết:
- “Chúa đó”.
Với một nhiệt tình xưa, Phêrô vội cuốn áo gieo mình xuống biển đến gặp thầy. Sau đó, cũng tại nơi đây, ba lần Chúa Giêsu đã hỏi ông:
- Con có mến Thày không ?
Phêrô trả lời:
- Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa.
Ba lần xác quyết tình yêu xóa bỏ ba lần chối Chúa. Lúc ấy Chúa Giêsu trao phó sứ mệnh cho ông:
- “Hãy chăn dắt đoàn chiên Ta”.
Và Người thêm:
- “Khi ngươi còn trẻ, ngươi tự thắt lưng mình và đi đâu tuỳ ý, nhưng khi đã về già, ngươi sẽ giang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho và lôi đi nơi ngươi không muốn” (Ga 21,15-18)
Từ đây Phêrô lãnh nhiệm vụ điều khiển cộng đoàn. Ngài đã đề nghị chọn một tông đồ thế chân cho Giuda. Ngày lễ Hiện xuống, Ngài là tông đồ đầu tiên công khai rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô phục sinh. Có 3000 người trở lại sau bài giảng ấy. Thật là một mẻ lưới lạ lùng.
Tại cửa đền thờ, Phêrô thấy một người què từ lúc mới sinh, Ngài nói với hắn:
- “Vàng bạc tôi không có, song có gì tôi cho anh: nhân danh đức Giêsu Kitô người Nazareth, anh hãy bước đi.
Người què liền khỏi bệnh và nhảy lên vì vui sướng. Sau phép lạ này, thánh Phêrô giảng lần thứ hai cho dân. Lần này số người trở lại lên tới 5000 người. Thành công lớn lao này một cho các đầu mục trong dân bực tức. Họ cấm các tông đồ không được rao giảng về Chúa Kitô nữa. Nhưng đầy can đảm thánh Phêrô trả lời:
- Vâng lời các ông hơn là vâng lời Thiên Chúa có phải lẽ không ?
Các tín hữu quây quần bên các thánh tông đồ, họ mang của cải đặt dưới chân các Ngài để mưu ích chung cho mọi người. Annaya và Saphira tiếc của còn muốn nên danh giá. Vợ chồng hắn nói dối là đã dâng hết, khiến lần lượt họ ngã chết ngay dưới chân Phêrô (Cv 5,1-11). Các phép lạ Ngài thực hiện ngày càng nhiều: tại Lyda, Ênêa liệt giường được lành mạnh, tại Giophê, chị Tabihta đã chết hai ngày được sống lại. Bóng của Ngài cũng chữa lành các bệnh nhân.
Thánh Phêrô rảo khắp xứ Giuđêa rao giảng nước Chúa. Ngài bị Hêrôđê ra lệnh tống giam, nhưng đã được cứu thoát cách lạ lùng. Ngài chủ tọa công đồng Gierusalem, quyết định rằng: các lương dân gia nhập Kitô giáo không phải giữ luật cắt bì.
Thánh Phêrô còn đi rao giảng bên ngoài đất Palestina, Ngài tới Antiôkia, xây dựng Giáo hội tại đây. Sau đó Ngài đi Rôma và biến nơi này thành trung tâm của Kitô giáo. Thời Nêrô cầm quyền, Giáo hội bắt đầu bị bách hại. Thánh Phêrô bị tù và theo truyền thuyết, Ngài lãnh nhận án đóng đinh thập giá. Theo chứng của Origênê, thánh Phêrô đã xin được đóng đinh lộn đầu xuống đất vì thấy mình không đáng được chết cùng một cách như Thày.
+ Mộ Ngài được tìm thấy tại chính đền thờ thánh Phêrô ở Rôma ngày nay.
2. Một thoáng Phaolô:
TM không nói một câu nào về Ngài.
Chúng ta chỉ được biết về Thánh Phaolô sau khi Chúa Giêsu đã về trời.
Xét về con người của Phaolô thì chúng ta thấy Ngài có nhiều điểm hơn hẳn Phêrô.
Phaolô là một con người có học thức - Là học trò của Giáo sư Kinh Thánh nổi tiếng Gamaliel.
Gia đình Ngài thuộc loại khá giả
Đặc biệt Ngài là người có quốc tịch Rôma
Phaolô không thuộc nhóm 12. Ngài là một tông đồ sinh sau đẻ muộn nhưng là một tông đồ đặc biệt.
Phaolô xuất hiện không như một người về phe với Chúa, nhưng như một kẻ đối đầu. Tệ hơn, như một kẻ thù: Chúng ta còn nhớ thật rõ câu truyện Phaolô tình nguyện đi Đamas để lùng bắt và tiêu diệt những người mang danh Kitô hữu
Thế nhưng cũng chính từ cuộc lùng bắt những người Kitô hữu này Chúa đã chinh phục Phaolô. Cuộc chinh phục rất đột xuất làm cho nhiều người cảm thấy như không thể tin được. Thế nhưng đó lại là công việc của Chúa.
Chúa chọn Phaolô để sai Ngài đi rao giảng TM cho dân ngoại.
Muốn hiểu cuộc đời theo Chúa của Phaolô như thế nào chúng ta hãy đọc lại Sách Tông đồ công vụ và nhất là những bức thư nổi tiếng Thánh Cả còn để lại.
3. Bài học hôm nay:
Gần 2000 năm qua rồi nhưng cuộc đời của Phêrô-Phaolô vẫn còn là một gợi hứng đầy sinh động và cuốn hút cho Dân Chúa nói chung và cho mỗi một người chúng ta nói riêng. Bài học lớn đầu tiên mà Hội Thánh rút ra từ hai cuộc đời vĩ đại nầy phải chăng là “Sự hiệp nhất trong đa dạng”. Đa dạng trong tính tình, khuynh hướng, trình độ tri thức lẫn phương cách hoạt động nhưng Hai Vị Tông Đồ lại hiệp nhất trong cùng một đức tin và một lòng yêu mến. Sự hiệp nhất như thế thật sự là quá cần thiết cho Giáo Hội muôn nơi và muôn thuở. Cho dù hôm nay, Giáo hội có bành trướng cở nào, có vươn dài đến mọi biên giới của muôn dân tộc, quốc gia, thì sự khác biệt mãi mãi sẽ không làm cho Giáo Hội chia rẽ, phân tán, nhưng càng thêm phong phú tốt tươi vì mọi phần tử được liên kết với nhau trong một mối dây thâm sâu nhất đó là tình yêu và lòng trung tín đối với Chúa Kitô, đối với Hội Thánh của Ngài.
Cách riêng đối với mỗi người chúng ta, chỉ cần nhớ lại một đôi câu nói của hai Ngài, chúng ta cũng có thể tìm thấy cả một linh đạo cần thiết cho hành trình đức tin của mình:
- Để sống khiêm hạ: “Lạy Thầy xin hãy xa con, vì con là người tội lỗi…” (Phêrô); “Cho đến bây giờ chúng tôi đã nên như rác rưởi thế gian…” (Phaolô)
- Để vững lòng trông cậy: “Lạy Thầy cứu con” (Phêrô), “Tôi biết tôi đã tin vào ai” (Phaolô)
- Để thuộc trọn về Đức Kitô như chọn lựa cuối cùng: “Bỏ Thầy con biết đến cùng ai…” (Phêrô), “Đối với tôi, sống là Đức Kitô…”, “Tôi sống đây không phải tôi nhưng chính Đức kitô sống trong tôi” (Phaolô)
- Để yên mến Đức Kitô hết mình: “Thầy biết con yêu mến Thầy” (Phêrô), “Không có gì tách tôi khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Đức Kitô” (Phaolô).
- Để trung thành với Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh: “Dù có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy” (Phêrô), “Tôi đã chạy đến cùng đường và giữ vững niềm tin” (Phaolô)
- Để vâng lệnh Chúa Kitô ra đi loan báo Tin Mừng: “Vâng lời Thầy con xin buông lưới” (Phêrô), “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (Phaolô)
- Để củng cố và xây dựng Hội Thánh; “Anh em là Dân tộc thánh…là những viên đá sống xây dựng đền thờ Thiên Chúa” (Phêrô), “Anh em là thân thể Đức Kitô và mỗi người là một bộ phận” (Phaolô)
Kết: Kính thưa toàn thể cộng đoàn,
Vào Ngày Thứ Nhất trong tuần Chúa Phục Sinh, trên bờ hồ Ti-bê-ri-át, Chúa Giêsu đã 3 lần trắc nghiệm lại mối thâm tình và chọn lựa của Phêrô dành cho Ngài qua câu hỏi: “Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người nầy không ?”. Và chúng ta cũng biết rằng, để chuộc lại một lỗi lầm quá lớn mà Phêrô đã phạm phải mấy ngày trước đó khi đành đoạn chối Thầy liên tiếp ba lần trước vài kẻ tầm thường, Phêrô đã khiêm hạ thân thưa: “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Hôm nay, ước gì lời nói đầy tin yêu và xác tín, đầy khiêm hạ và thắm nghĩa Thầy-trò nầy cũng sẽ theo suốt mỗi người chúng ta trên cuộc hành trình sống đức tin, yêu mến và phục vụ Giáo Hội. Riêng đối với những ai đã chọn hai Thánh tông Đồ Phêrô-Phaolô làm Quan Thầy bảo trợ, tôi xin được nhắc lại lời thân thương nầy như một lời chúc và ước nguyện, để rồi đây trên vạn nẽo đường cuộc sống, cho dù có chân chồn gối mỏi, thân mòn sức kiệt, hay phải đối diện với muôn thử thách gian nan, xin anh em hãy luôn hướng về Đức Kitô và thân thưa với Ngài với trái tim khiêm hạ và xác tín: “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 29/06/2008
ĐƯỜNG VẰN SỌC CỦA NGỰA VẰN
Ngựa vằn mẹ sinh được năm ngựa vằn con, những đứa con ngày một lớn lên, ngựa vằn mẹ quyết định để cho những đứa con đi học một vài bản lĩnh.
Anh hai và anh thứ hai đi thăm rất nhiều động vật: chim vàng anh biết xướng ca, chim gõ kiến biết trị bệnh cho cây, cá heo bơi rất nhanh, cuối cùng chúng nó quyết định học bản lĩnh chạy nhanh nơi con báo gấm, chúng nó học rất gian khổ, có thể một hít hơi là chạy cả mấy trăm mét mà mặt vẫn không đỏ, hơi không đứt.
Anh ba và anh tư cũng đi thăm qua rất nhiều động vật có bản lĩnh, cuối cùng chúng nó quyết định chọn con voi làm thầy, học cách làm thế nào để luyện tập thân thể, chính là mang trên mình mấy trăm kí lô đồ vật, mà vẫn đi thật nhẹ nhàng thoải mái.
Em út cũng đi học bản lĩnh, nhưng anh ta học hành thì không giống các anh của mình. Nó sợ dơ và sợ mệt, nhìn thấy cái bờm trên đầu sư từ rất đẹp nên đi đến tiệm hớt tóc nhờ cô khổng tước uốn tóc trên đầu của mình thành cong cong xoắn xoắn; nó phát hiện cái đuôi của sư tử nhìn rất đẹp, bèn xin cô khổng tước tết đuôi của mình lại thành mười tép nhỏ. Nhưng nó cảm thấy trên mình còn thiếu một ít đồ trang sức, thế là nó đi mua sơn rồi vẽ trên thân mình từng đường vằn sọc.
Mấy tháng sau, năm đứa con đều trở về nhà, ngựa vằn mẹ rất vui mừng. Bà mẹ nghe chuyện học tập đứa con lớn, con thứ nhì, thứ ba và thứ tư kể, lại sau khi thấy chúng nó biểu diễn bản lĩnh, thì rất vui vẻ và yên lòng nên gật gật đầu. Nhưng khi nhìn thấy đứa con út trang điểm thì rất là thất vọng, thế là khuyên nó nên nhìn các anh và học tập. Nhưng đứa con út vẫn cứ mỗi ngày ăn không ngồi rổi, không làm việc gì cả, cuối cùng ngay cả đường sọc vằn trên thân mình rửa cũng không sạch.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Học tập bất cứ việc gì thì phải nên giống như các anh của ngựa vằn cần cù phấn đấu, mới có thể đạt được kỷ năng thiết thực, và không nên giống như ngựa vằn út chỉ biết mô phỏng bên ngoài mà thôi, cuối cùng thì việc gì cũng không có.
Bắt chước người khác là chuyện của trẻ em, vì trẻ em thì có tính tò mò, nhưng các em là những người được giáo dục từ trong gia đình bởi cha mẹ, và từ nơi nhà trường bởi các thầy cô, nhất là tại giáo xứ, các em được dạy dỗ học tập theo gương Chúa Giê-su là kính mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận như chính mình.
Có những em không thích bắt chước những điều hay điều tốt nơi người khác, nhưng chỉ thích bắt chước làm theo những điều xấu nơi bạn bè xấu: thích nhuộm tóc màu xanh màu đỏ cho khác người, thích hút thuốc uống cà phê như người lớn, thích đi bụi kẻo sợ bạn bè chê cười là không biết mùi đời, thích đi chơi hơn là học hành.v.v...
Các em hãy học nơi Chúa Giê-su sự vâng lời cha mẹ, và lòng khiêm tốn hy sinh và phục vụ tha nhân, chứ không để cái xấu của người khác lôi kéo các em.
Các em thực hành:
- Học cái hay cái tốt của người khác, không nên học cái xấu của họ.
- Học những gì có ích lợi cho mình và cho xã hội và Giáo Hội.
- Nhưng, trước hết là học tập phục vụ người khác.
N2T |
Ngựa vằn mẹ sinh được năm ngựa vằn con, những đứa con ngày một lớn lên, ngựa vằn mẹ quyết định để cho những đứa con đi học một vài bản lĩnh.
Anh hai và anh thứ hai đi thăm rất nhiều động vật: chim vàng anh biết xướng ca, chim gõ kiến biết trị bệnh cho cây, cá heo bơi rất nhanh, cuối cùng chúng nó quyết định học bản lĩnh chạy nhanh nơi con báo gấm, chúng nó học rất gian khổ, có thể một hít hơi là chạy cả mấy trăm mét mà mặt vẫn không đỏ, hơi không đứt.
Anh ba và anh tư cũng đi thăm qua rất nhiều động vật có bản lĩnh, cuối cùng chúng nó quyết định chọn con voi làm thầy, học cách làm thế nào để luyện tập thân thể, chính là mang trên mình mấy trăm kí lô đồ vật, mà vẫn đi thật nhẹ nhàng thoải mái.
Em út cũng đi học bản lĩnh, nhưng anh ta học hành thì không giống các anh của mình. Nó sợ dơ và sợ mệt, nhìn thấy cái bờm trên đầu sư từ rất đẹp nên đi đến tiệm hớt tóc nhờ cô khổng tước uốn tóc trên đầu của mình thành cong cong xoắn xoắn; nó phát hiện cái đuôi của sư tử nhìn rất đẹp, bèn xin cô khổng tước tết đuôi của mình lại thành mười tép nhỏ. Nhưng nó cảm thấy trên mình còn thiếu một ít đồ trang sức, thế là nó đi mua sơn rồi vẽ trên thân mình từng đường vằn sọc.
Mấy tháng sau, năm đứa con đều trở về nhà, ngựa vằn mẹ rất vui mừng. Bà mẹ nghe chuyện học tập đứa con lớn, con thứ nhì, thứ ba và thứ tư kể, lại sau khi thấy chúng nó biểu diễn bản lĩnh, thì rất vui vẻ và yên lòng nên gật gật đầu. Nhưng khi nhìn thấy đứa con út trang điểm thì rất là thất vọng, thế là khuyên nó nên nhìn các anh và học tập. Nhưng đứa con út vẫn cứ mỗi ngày ăn không ngồi rổi, không làm việc gì cả, cuối cùng ngay cả đường sọc vằn trên thân mình rửa cũng không sạch.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Học tập bất cứ việc gì thì phải nên giống như các anh của ngựa vằn cần cù phấn đấu, mới có thể đạt được kỷ năng thiết thực, và không nên giống như ngựa vằn út chỉ biết mô phỏng bên ngoài mà thôi, cuối cùng thì việc gì cũng không có.
Bắt chước người khác là chuyện của trẻ em, vì trẻ em thì có tính tò mò, nhưng các em là những người được giáo dục từ trong gia đình bởi cha mẹ, và từ nơi nhà trường bởi các thầy cô, nhất là tại giáo xứ, các em được dạy dỗ học tập theo gương Chúa Giê-su là kính mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận như chính mình.
Có những em không thích bắt chước những điều hay điều tốt nơi người khác, nhưng chỉ thích bắt chước làm theo những điều xấu nơi bạn bè xấu: thích nhuộm tóc màu xanh màu đỏ cho khác người, thích hút thuốc uống cà phê như người lớn, thích đi bụi kẻo sợ bạn bè chê cười là không biết mùi đời, thích đi chơi hơn là học hành.v.v...
Các em hãy học nơi Chúa Giê-su sự vâng lời cha mẹ, và lòng khiêm tốn hy sinh và phục vụ tha nhân, chứ không để cái xấu của người khác lôi kéo các em.
Các em thực hành:
- Học cái hay cái tốt của người khác, không nên học cái xấu của họ.
- Học những gì có ích lợi cho mình và cho xã hội và Giáo Hội.
- Nhưng, trước hết là học tập phục vụ người khác.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 29/06/2008
N2T |
34. Suy niệm là con đường lên thiên đàng thẳng nhất và ngắn nhất.
(Thánh Alphonsus Liguori)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Giới Trẻ Thế Giới và giới trẻ Úc (8)
Vũ Văn An
04:04 29/06/2008
Trường hợp điển hình 4: ‘Rohan’
(2538 chữ; nam phỏng vấn viên)
Rohan 15 tuổi học sinh lớp 10 tại một trường Công Giáo. Gia đình em là một gia đình lao động; một trong hai cha mẹ sinh tại một nước thuộc khối Anglo-Celtic. Em đi làm buổi tối và những ngày cuối tuần tại một tiệm bán đồ ăn nhanh.
Linh đạo:
Các cuộc phỏng vấn các học sinh trung học ở lớp đầu tiên của tuổi mười mấy có tính thông tri hết sức phong phú về kinh nghiệm làm thiếu niên trong xã hội ngày nay: các tác giả có được ít phút nhìn thấu, cách đầy may mắn, vào điều làm một thiếu niên 13 tới 15 tuổi là như thế nào, trong khi ít được nâng đỡ hơn các thế hệ đàn anh về các phương thức suy nghĩ và hành động vốn được truyền thống xác định ra, bị ném trở lại với chính các tài nguyên bản thân của mình (vốn vẫn còn hết sức thô thiển) để loay hoay tạo ra ý nghĩa, chọn lựa giá trị, học cách liên hệ với người khác và tự tìm cho mình một chỗ đứng ở đời; họ phải thử nghiệm nhiều phương thức khác nhau để tự là chính mình, giáp mặt với cuộc sống như ‘một điều vô cùng có khả thể’, trong khi không ngừng chường mình cho một bầu khí nghi hoặc (cynicism) đang giải thể mọi giá trị, và những cảnh tượng bạo lực và độc ác hết sức sống động và hãi hùng (10).
Nơi Rohan, các tác giả thấy một thế giới quan còn đang diễn biến, đang phát triển, đang trải qua các sửa đổi tu chính quan yếu. Em chọn hình chụp đường rầy xe lửa, và nhận định như sau:
Rohan: Vì nó chạy khắp hướng. Chỉ là vì em không rõ nó sẽ đi hướng nào. Cứ lung tung cả lên.
Hỏi: Rồi, thế lúc này em cảm thấy em không có gì chắc chắn đời em sẽ ra sao phải không?
Rohan: Em không chắc chắn em sẽ muốn làm gì với đời em.
Rohan từng theo học một trường tiểu học Công Giáo, và ở cuối cuộc phỏng vấn đã ghi nhận rằng học trường Công Giáo có ảnh hưởng tới cách nhìn của em, nhưng giờ đây, em và các bạn cùng lớp em bắt đầu tra vấn tất cả những điều đó. Em nhận định một cách thuận lợi đối với môn Giáo Dục Tôn Giáo tại trường:
Rohan: Em thích môn đó vì nó không phải chỉ chú tâm tới Công Giáo mà thôi, mà chú tâm tới tôn giáo nói chung nên anh thấy được cả điều người khác tin, nền văn hóa của họ tin. Nó giống như chiếc cửa sổ mở cho ta thấy các tôn giáo khác để so sánh và những điểm khác nữa.
Hỏi: Rồi. Có phần nào trong học trình, những điều chính em làm, nổi bật trong đầu óc em mà thực sự hữu ích hay không?
Rohan: À, có lẽ khi anh nói về đạo Công Giáo, chúng em học hỏi vấn đề nếu không có bằng chứng có thực thì làm sao một điều gì đó lại có thể xẩy ra. Những vấn đề như thế, chúng em bàn thảo về chúng và đưa ra khá nhiều lý thuyết.
Rohan không biết chắc phải tin những gì. Em nghĩ ‘có một Thiên Chúa nào đó… nhưng em không biết vì luôn luôn có những tôn giáo khác nhau, vậy tôn giáo nào đúng…?’
Hỏi: Có phải em muốn nói rằng điều em tin có thể nói được là đã thay đổi trong nhiều năm qua?
Thưa: Dạ. Thí dụ, em từng tin vào Chúa, gần như thế, hay tin Chúa Giêsu và tất cả những điều như thế. Nhưng nay em bắt đầu nghi ngờ những điều ấy. Bắt đầu suy nghĩ thì ồ, đúng, có lẽ ngài hiện hữu, nhưng khi lớn hơn một chút, như lúc em học nhiều hơn về khoa học và sự biến hóa hay những điều như thế, em bắt đầu nghĩ có lẽ đây mới chuẩn xác hơn.
Rohan vốn luôn nghĩ tới Chúa Giêsu như ‘một con người bình thường, vì người ta luôn ráng nói với bọn em rằng lúc còn nhỏ, ngài cũng giống hệt như các em vậy’.
Còn về vấn đề: điều gì xẩy ra sau khi chết, Rohan cho hay: ‘Em không biết. Vì có quá nhiều khả thể. Em đoán anh sẽ chết, thế thôi’.
‘Quá nhiều khả thể’ xem ra đã đủ để tóm lược kinh nghiệm của Rohan về đủ mọi phương diện. Em đọc một tấm thiệp với nhiều mô tả ngắn về ‘các kinh nghiệm tôn giáo’; được yêu cầu lựa bất cứ điều gì có thể nhắc em nhớ lại chính kinh nghiệm của em, em đã chỉ một trong các mô tả trên rồi nhận định: ‘Ông ấy muốn nói đến cảm thức vô ích và nếu có Chúa, thì sao điều dữ lại có thể xẩy ra. Đó là điều ông ta muốn nói, và đó (cũng) là điều đôi lúc em cảm thấy thế, như anh thấy’. Tấm thiệp được Rohan nhận định có viết câu này: ‘cảm thấy thất vọng về sự vô ích của đời tôi’. Rohan nhận định tiếp bằng cách mô tả ‘cảm quan về một Sự Hiện Diện, về Ánh Sáng, về Tình Yêu, tất cả bao quanh tôi’. Trong tấm thiệp, không có lời nào nói về vấn đề ‘điều dữ xẩy ra’. Điều ấy được chính Rohan thêm vào để liên kết với ‘cảm thức vô ích’.
Có lẽ ta thấy ở đây có một chút gì đó nản lòng, lo lắng. Rohan giống một ai đó bỗng nhận thấy mình đang lạc đường; mất tin tưởng vào tấm bản đồ họ từng sử dụng từ trước đến nay; có một cảm thức bị tràn ngập bởi các chọn lựa quá nhiều khác nhau; nhưng xem ra em không để mình bị hoảng loạn (panic). Cũng có một sự bình tĩnh và một cảm thức tin tưởng cho rằng mình sẽ giải quyết được vấn đề.
Một khung cảnh khác xuất hiện cùng với các ngôn từ sau: ‘Không ai trong gia đình chúng em đi nhà thờ…’ rồi tiếp tục mô tả kinh nghiệm rất mạnh tự cảm thấy mình là một với vũ trụ. Em nhận định: ‘Còn điều này nữa, không một ai trong gia đình đi nhà thờ, và đó là hoàn cảnh gia đình em’. Rồi, lạ lùng thay, em nói thêm: ‘Đôi lúc anh cảm thấy như có một sự hiện diện tôn giáo khi anh nghĩ về nó’.
Em không nói cho các tác giả điều gì hơn về việc cảm nhận ra sự hiện diện trên. Dựa vào cơ sở lý thuyết, các tác giả có khuynh hướng hy vọng rằng các kinh nghiệm mới thoáng nhận ra ấy sẽ có mặt ở bên bờ hữu thức và sẽ tạo được một ‘lực kéo’ tế vi ngầm dưới đất đối với suy tư và cảm thức minh nhiên của giới trẻ.
Còn bản sắc tôn giáo của em thì sao? (Nghĩa là: em sẽ trả lời ra sao đối với câu hỏi của Thống Kê Dân Số về tôn giáo, mà không hàm nghĩa một chấp nhận đầy đủ bất cứ trọn ‘gói’ (package) tín ngưỡng và các lệnh truyền luân lý, và chắc chắn không hàm nghĩa bất cứ việc tham dự thường xuyên nào). Trong quá khứ, có lẽ em sẽ tự nhận mình là Công Giáo; hầu như chắc chắn em đã được rửa tội và thêm sức.
Còn bây giờ thì sao? Các tác giả có cảm tưởng rằng dù em đang duyệt lại các niềm tin của em một cách đáng kể, có lẽ em vẫn nhận mình là Công Giáo để trả lời câu hỏi trên, có thể với nghĩa ‘tàn dư’ (residual) mà thôi: nghĩa là ít cả quyết hơn trước. Mà cũng có thể không; nhưng, việc xếp mình về tôn giáo trong các cuộc điều tra thường cho thấy khá dai dẳng, dù người ta thay đổi nhiều về niềm tin và thực hành.
Dù cuộc phỏng vấn này thuộc loại khá ngắn, nhưng thế giới quan đang được duyệt lại của Rohan lại khá đầy đủ rõ ràng; các nghi hoặc và nan đề của em khá minh nhiên, và em quả thật đang dấn thân vào diễn trình suy tư về chúng, một diễn trình em biết là còn lâu mới hoàn tất. Và ngay ở giữa dòng biến đổi ấy, vẫn có một gắn bó rõ ràng trong thế giới quan: không phải là một câu truyện gắn bó, hay một hiểu biết gắn bó về thế giới, hay một tổng hợp các niềm tin, nhưng là một diễn trình gắn bó để tái giải thích: mọi sự cần được nhìn trở lui và tái thẩm định dưới ánh sáng cái hiểu đang phát triển của em.
Còn triết lý sống của em? Tính tình em ôn hòa; dù em cho thấy một vài lo lắng trước tình thế không chắc chắn em gặp phải khi giáp mặt với muôn vàn các khả thể khác nhau, nhưng em đối diện với tương lai một cách bìnhh thản và can đảm lạ thường, và nhất là luôn tin tưởng là mình có thể tìm ra giải pháp.
Tự lập là thể tài được lặp đi lặp lại; em thán phục cha vì tính khoan dung và phải lẽ (fairness) của ông; em không phê phán ai, và cho thấy em cũng có cùng các giá trị như cha trong cái nhìn của mình.
Thực hành tâm linh đầu hết của Rohan có thể được mô tả là việc tra vấn, suy nghĩ lại thế giới quan truyền thống của em trước đây. Nhưng em có giữ lại một số thực hành có liên hệ tới lối sống ấy.
Thỉnh thoảng em có cầu nguyện ‘khi gặp chuyện chẳng lành’, đặc biệt nghĩ tới những người đang kinh qua một khó khăn nào đó. Em có tham gia các buổi phụng vụ ở trường, nhưng vội nói thêm: ‘À, mà bọn em không tham dự hàng ngày đâu’. Khi mô tả Thánh Lễ tại trường vào Thứ Tư Lễ Tro, em nhận định một cách khoan dung như sau: ‘không tệ lắm… Thánh Lễ không phải là chuyện tệ… Có thể buồn chán nếu anh dự quá thường xuyên… vì chúng cứ nhắc đi nhắc lại hoài một câu truyện duy nhất. Chả có chuyện gì mới. Anh đã nghe từ trước’.
Em và gia đình em không đi nhà thờ ngày Chúa Nhật. Ám chỉ các buổi phụng vụ tại trường, em nhận xét: ‘Chúng em chỉ tham dự dịp Lễ Giáng Sinh, thế thôi’. Điều ấy nhất định không phải là các Thánh Lễ ở trường được, vì lúc ấy em đâu có đi học để mà tham dự; có lẽ em muốn nói đến việc đi lễ Giáng Sinh với gia đình tại nhà thờ khác chăng.
Em bác bỏ thẳng thừng các câu hỏi về Tân Đại: ‘Em không tin những thứ ấy, ma quái với đồng bóng’
Hỏi: Em có nghiêm chỉnh coi hoàng đạo hay tử vi không?
Thưa: Không. Nếu có đọc, em cũng chỉ tò mò mà nghĩ chuyện này dám xẩy ra lắm ạ. Nhưng em không bao giờ tin cậy vào nó để hướng dẫn em bất cứ cách nào.
Âm nhạc là sinh hoạt được Rohan thưởng thức nhiều nhất. Em cảm thấy phấn chấn khi chơi ghi-ta trong một ban nhạc nhỏ mà chính em và các bạn thành lập ra.
Sau khi đọc câu truyện rất thành thực của em, các tác giả hy vọng em có được điều thi sĩ Rainer Maria Rilker đã viết cho một bạn trẻ ở tuổi đôi mươi, lúc ấy đang bị dằn vặt bởi câu hỏi liệu anh ta có ‘ơn gọi’ làm thi sĩ hay không: ‘Hãy nhẫn nại đối với tất cả những gì chưa được giải quyết trong tâm hồn và cố gắng yêu chính các vấn nạn như thể chúng là những căn phòng khóa kín, hay những cuốn sách viết bằng thứ tiếng hoàn toàn xa lạ. Giờ đây đừng đi tìm các câu trả lời vốn không thể có cho bạn vì bạn chưa có khả năng sống các câu trả lời ấy. Và điều quan trọng là, sống mọi sự. Hãy sống chính các vấn nạn ấy ngay lúc này. Có lẽ nhờ thế, dù không để ý, bạn sẽ dần dần sống một ngày thật xa để tìm ra câu trả lời’ (Rilke, 1934 tr.33) (11).
Loại linh đạo: đệ nhất đẳng: thế tục; đệ nhị đẳng: truyền thống.
Một tỉ số khá lớn các trường hợp đều có chung một loại xếp loại tương tự; một ngày gần đây, các tác giả có thể phát biểu nó dưới mội loại riêng; loại này xẩy ra nơi những người xuất thân từ các hậu cảnh tâm linh khá truyền thống, nhưng nay đang thấy một là các quan niệm thế tục của mình đang tra vấn các niềm tin truyền thống của mình, mà chưa cưỡng bức các niềm tin này phải ‘treo chén’ (nên các tác giả đã xếp truyền thống làm linh đạo đệ nhất đẳng) hay là thế giới quan thế tục của họ có tính đầy thuyết phục hơn.
Các ảnh hưởng đối với linh đạo:
Dù hiện nay Rohan khá hàm hồ về tôn giáo, nhưng Đạo Công Giáo là một phần không thể loại bỏ khỏi thói quen thực hành của em. Hậu cảnh gia đình Công Giáo của em, việc giáo dục Công Giáo của em và việc đi nhà thờ trước kia của em cho ta một bối cảnh đặc thù và một đạn đạo (trajectory) nhất định cho các vấn nạn, các hoài nghi và khám phá không ngừng của em, bất kể em có ý thức được điều đó hay không. Việc tra vấn của em cũng cho thấy giai đoạn sống trên đời của mình; ở giao điểm tuổi thiếu niên, lúc sắp kết thúc bậc trung học đệ nhất cấp, đang suy tư về muôn vàn khả thể nằm quá bên kia.
Cha mẹ của Rohan đã ly dị; sống qua cuộc ly dị này cũng có thể đem lại đủ điều không biết chắc về ý nghĩa đời sống đối với một người trẻ và kinh nghiệm này đã từng lên khuôn cho em một cách sâu sắc. Tuy thế, gia đình vẫn quan trọng đối với em; em nhắc đến cha em như một người em thực sự thán phục:
Hỏi: Em có thể cho anh biết qua ai là người em thực sự thán phục, đâu là điều em thích về họ?
Thưa: Em không biết nữa. Có lẽ là cha em.
Hỏi: Ừ, hử.
Thưa: Cha em là người tốt, vâng, đúng.
Hỏi: Đặc biệt như thế nào?
Thưa: À, vì cha em thực sự khoan dung đối với mọi người. Ông không phê phán ai. Ông thực sự công bằng và không ti tiện.
Cuộc phỏng vấn của các tác giả cũng nhằm tìm hiểu các cách thế qua đó, các tài nguyên văn hóa khác nhau, như âm nhạc, phim ảnh và truyền thông đại chúng, được sử dụng để xây dựng ra nền linh đạo. Các tài nguyên này xem ra ít nổi bật lộ liễu đối với Rohan, bất kể sở thích yêu âm nhạc của em và tầm quan trọng của nó đối với đời em:
Hỏi: Thế ngoài việc có thể gọi là la cà với bạn bè ra, em còn có gì có thể gọi là sinh hoạt ưa thích không, bên ngoài nhà trường và công việc?
Thưa: Có lẽ âm nhạc.
Hỏi: Rồi. Khi em chơi âm nhạc, nó làm em cảm nhận ra sao?
Thưa: Có thể nói được là phấn chấn. Anh biết đấy em quả là, em không biết nữa, em chỉ cảm thấy khoan khoái và phấn chấn.
Hỏi: Em có nghĩ âm nhạc của em có thể nói được là sẽ đem được điều gì đó qua suốt quãng đời còn lại của em một cách đặc thù nào đó không?
Thưa: Em đoán là cách này, nhưng em thật sự không biết rõ. Em chưa thực sự nhìn ra nó.
Điều ấy không có nghĩa là đối với Rohan, âm nhạc không gợi được một cảm thức ngưỡng phục, kính sợ hay về người khác nào. Như cuộc phỏng vấn em đã minh họa, đối với một người trẻ, không dễ gì mong họ thực hiện được những mối liên kết kia, ngay cả việc hiểu được một cách chắc chắn các sinh hoạt và thực hành nào đó ảnh hưởng ra sao đến nền linh đạo của họ cũng thế.
Các hậu quả của linh đạo:
Tốt nhất nên xếp Rohan vào khuynh hướng công dân thấp, thờ ơ lãnh đạm. Em chứng tỏ một kiến thức hạn chế về công dân, một ít khả năng và kỹ năng bản thân để làm việc tốt, và ít bằng chứng cho thấy các thái độ công dân. Gần như em không thực hiện bất cứ dịch vụ cộng đồng nào; em chỉ làm công việc nhỏ nhoi là giao vật liệu tới chỗ ba em đang làm công việc thiện nguyện. Em không chống đối nhiệm vụ công dân nhưng xem ra nhiệm vụ ấy không ăn nhằm gì tới em.
1. Kiến thức
Rohan cho thấy em có kiến thức rất căn bản về nhân quyền và các cơ cấu xã hội và chính trị. ‘Em thực sự không coi tin tức’
2. Các khả năng và kỹ năng bản thân
Xem ra Rohan thiếu nguyên động lực một cách đặc biệt về tác phong công dân. Em cho rằng bạn bè em nghĩ em là người ngộ nghĩnh vui đùa, nhưng em không chứng tỏ nhiều sáng kiến về phương diện trợ giúp, giúp đỡ người khác.
Hỏi: Vào dịp nghỉ hè, có điều gì đặc biệt giúp em tung chăn thức dậy vào buổi sáng không?
Thưa: Có thể nói không.
Khi được hỏi về các biến cố bất công xẩy ra trên thế giới, em nhắc đến chiến tranh Iraq và George Bush nhưng không nghĩ ta có thể làm được gì về chuyện đó. Câu em trả lời cho thấy em có trung tâm kiểm soát ở bên ngoài. ‘Không. Em không nghĩ ta có thể nói gì được nhiều về các điều đang diễn ra trên thế giới’.
3. Các thái độ xã hội
Rohan không thể nhớ được bất cứ thí dụ bất công nào. Thực tế, em chỉ nghĩ đến vấn đề bất công đối với chính em, hơn là các bất công ngoài xã hội. Câu trả lời sau đây cho thấy khuynh hướng lấy mình làm trung tâm hơn là vị tha:
Hỏi: Rồi. Gần đây, có thí dụ bất công nào làm em chú ý không?
Thưa: Không, em không nghĩ thế. Em đâu có bị đối xử bất công gì đâu.
4. Hành động xã hội
Em rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều người khác nghĩ về em và em muốn được người ta nhớ đến như người đã thực hiện một việc đáng ghi nhớ nghĩa là đầy mạo hiểm.
‘Vâng, em muốn nói, em không muốn họ (gia đình và bè bạn) xấu hổ vì em hay gì khác. Em chỉ muốn ráng làm thật nhiều chuyện, làm bao nhiêu có thể, do tự tay em, để tuyên bố: à, tôi đã làm được điều đó. Như nhẩy từ một phi cơ chẳng hạn, hay leo núi. Thực hiện một điều tốt nào đó để kể lại cho con cháu mình’.
Tuy nhiên, khi cùng cha tới chương trình Trợ Giúp Cộng Đồng, em lại chẳng làm chi cả.
_____________________________________________________________________
Ghi chú
(10) Người ta kể rằng khi cây cối thổ ngơi của Úc được trồng bằng hạt, trước lúc hạt mọc nhánh đủ để bứng ra trồng, thì các loại bạch đàn (gum tree) đỏ thường rụng hết lá và mọc lá mới trông rất khác. Hiển nhiên, những chiếc lá ‘nguyên sinh’ kia không thích hợp cho giai đoạn tăng trưởng mới này của cây. Hơi giống con người khi họ mất những chiếc răng đầu tiên. Một điều tương tự cũng có thể xẩy ra đối với các niềm tin cùng lớn lên với các thiếu niên, khi họ ‘gạt qua một bên các phương cách trẻ thơ’ (1Cor 13:11). Nhưng ngày nay, họ như những nhánh non đơn độc, mọc giữa cánh đồng; thay vì lớn lên trong một cánh rừng, được các tàn cây trưởng thành che chở, họ bị chường ra cho mọi thứ cùng cực của thời tiết và thú dữ rình rập.
(11) Do Robinson (1978) trích dẫn, người đã lấy nó làm tựa đề cho một cuốn giải thích hết sức thông sáng các trình thuật kinh nghiệm tâm linh lấy từ văn khố của Trung Tâm Hardy.
(2538 chữ; nam phỏng vấn viên)
Rohan 15 tuổi học sinh lớp 10 tại một trường Công Giáo. Gia đình em là một gia đình lao động; một trong hai cha mẹ sinh tại một nước thuộc khối Anglo-Celtic. Em đi làm buổi tối và những ngày cuối tuần tại một tiệm bán đồ ăn nhanh.
Linh đạo:
Các cuộc phỏng vấn các học sinh trung học ở lớp đầu tiên của tuổi mười mấy có tính thông tri hết sức phong phú về kinh nghiệm làm thiếu niên trong xã hội ngày nay: các tác giả có được ít phút nhìn thấu, cách đầy may mắn, vào điều làm một thiếu niên 13 tới 15 tuổi là như thế nào, trong khi ít được nâng đỡ hơn các thế hệ đàn anh về các phương thức suy nghĩ và hành động vốn được truyền thống xác định ra, bị ném trở lại với chính các tài nguyên bản thân của mình (vốn vẫn còn hết sức thô thiển) để loay hoay tạo ra ý nghĩa, chọn lựa giá trị, học cách liên hệ với người khác và tự tìm cho mình một chỗ đứng ở đời; họ phải thử nghiệm nhiều phương thức khác nhau để tự là chính mình, giáp mặt với cuộc sống như ‘một điều vô cùng có khả thể’, trong khi không ngừng chường mình cho một bầu khí nghi hoặc (cynicism) đang giải thể mọi giá trị, và những cảnh tượng bạo lực và độc ác hết sức sống động và hãi hùng (10).
Nơi Rohan, các tác giả thấy một thế giới quan còn đang diễn biến, đang phát triển, đang trải qua các sửa đổi tu chính quan yếu. Em chọn hình chụp đường rầy xe lửa, và nhận định như sau:
Rohan: Vì nó chạy khắp hướng. Chỉ là vì em không rõ nó sẽ đi hướng nào. Cứ lung tung cả lên.
Hỏi: Rồi, thế lúc này em cảm thấy em không có gì chắc chắn đời em sẽ ra sao phải không?
Rohan: Em không chắc chắn em sẽ muốn làm gì với đời em.
Rohan từng theo học một trường tiểu học Công Giáo, và ở cuối cuộc phỏng vấn đã ghi nhận rằng học trường Công Giáo có ảnh hưởng tới cách nhìn của em, nhưng giờ đây, em và các bạn cùng lớp em bắt đầu tra vấn tất cả những điều đó. Em nhận định một cách thuận lợi đối với môn Giáo Dục Tôn Giáo tại trường:
Rohan: Em thích môn đó vì nó không phải chỉ chú tâm tới Công Giáo mà thôi, mà chú tâm tới tôn giáo nói chung nên anh thấy được cả điều người khác tin, nền văn hóa của họ tin. Nó giống như chiếc cửa sổ mở cho ta thấy các tôn giáo khác để so sánh và những điểm khác nữa.
Hỏi: Rồi. Có phần nào trong học trình, những điều chính em làm, nổi bật trong đầu óc em mà thực sự hữu ích hay không?
Rohan: À, có lẽ khi anh nói về đạo Công Giáo, chúng em học hỏi vấn đề nếu không có bằng chứng có thực thì làm sao một điều gì đó lại có thể xẩy ra. Những vấn đề như thế, chúng em bàn thảo về chúng và đưa ra khá nhiều lý thuyết.
Rohan không biết chắc phải tin những gì. Em nghĩ ‘có một Thiên Chúa nào đó… nhưng em không biết vì luôn luôn có những tôn giáo khác nhau, vậy tôn giáo nào đúng…?’
Hỏi: Có phải em muốn nói rằng điều em tin có thể nói được là đã thay đổi trong nhiều năm qua?
Thưa: Dạ. Thí dụ, em từng tin vào Chúa, gần như thế, hay tin Chúa Giêsu và tất cả những điều như thế. Nhưng nay em bắt đầu nghi ngờ những điều ấy. Bắt đầu suy nghĩ thì ồ, đúng, có lẽ ngài hiện hữu, nhưng khi lớn hơn một chút, như lúc em học nhiều hơn về khoa học và sự biến hóa hay những điều như thế, em bắt đầu nghĩ có lẽ đây mới chuẩn xác hơn.
Rohan vốn luôn nghĩ tới Chúa Giêsu như ‘một con người bình thường, vì người ta luôn ráng nói với bọn em rằng lúc còn nhỏ, ngài cũng giống hệt như các em vậy’.
Còn về vấn đề: điều gì xẩy ra sau khi chết, Rohan cho hay: ‘Em không biết. Vì có quá nhiều khả thể. Em đoán anh sẽ chết, thế thôi’.
‘Quá nhiều khả thể’ xem ra đã đủ để tóm lược kinh nghiệm của Rohan về đủ mọi phương diện. Em đọc một tấm thiệp với nhiều mô tả ngắn về ‘các kinh nghiệm tôn giáo’; được yêu cầu lựa bất cứ điều gì có thể nhắc em nhớ lại chính kinh nghiệm của em, em đã chỉ một trong các mô tả trên rồi nhận định: ‘Ông ấy muốn nói đến cảm thức vô ích và nếu có Chúa, thì sao điều dữ lại có thể xẩy ra. Đó là điều ông ta muốn nói, và đó (cũng) là điều đôi lúc em cảm thấy thế, như anh thấy’. Tấm thiệp được Rohan nhận định có viết câu này: ‘cảm thấy thất vọng về sự vô ích của đời tôi’. Rohan nhận định tiếp bằng cách mô tả ‘cảm quan về một Sự Hiện Diện, về Ánh Sáng, về Tình Yêu, tất cả bao quanh tôi’. Trong tấm thiệp, không có lời nào nói về vấn đề ‘điều dữ xẩy ra’. Điều ấy được chính Rohan thêm vào để liên kết với ‘cảm thức vô ích’.
Có lẽ ta thấy ở đây có một chút gì đó nản lòng, lo lắng. Rohan giống một ai đó bỗng nhận thấy mình đang lạc đường; mất tin tưởng vào tấm bản đồ họ từng sử dụng từ trước đến nay; có một cảm thức bị tràn ngập bởi các chọn lựa quá nhiều khác nhau; nhưng xem ra em không để mình bị hoảng loạn (panic). Cũng có một sự bình tĩnh và một cảm thức tin tưởng cho rằng mình sẽ giải quyết được vấn đề.
Một khung cảnh khác xuất hiện cùng với các ngôn từ sau: ‘Không ai trong gia đình chúng em đi nhà thờ…’ rồi tiếp tục mô tả kinh nghiệm rất mạnh tự cảm thấy mình là một với vũ trụ. Em nhận định: ‘Còn điều này nữa, không một ai trong gia đình đi nhà thờ, và đó là hoàn cảnh gia đình em’. Rồi, lạ lùng thay, em nói thêm: ‘Đôi lúc anh cảm thấy như có một sự hiện diện tôn giáo khi anh nghĩ về nó’.
Em không nói cho các tác giả điều gì hơn về việc cảm nhận ra sự hiện diện trên. Dựa vào cơ sở lý thuyết, các tác giả có khuynh hướng hy vọng rằng các kinh nghiệm mới thoáng nhận ra ấy sẽ có mặt ở bên bờ hữu thức và sẽ tạo được một ‘lực kéo’ tế vi ngầm dưới đất đối với suy tư và cảm thức minh nhiên của giới trẻ.
Còn bản sắc tôn giáo của em thì sao? (Nghĩa là: em sẽ trả lời ra sao đối với câu hỏi của Thống Kê Dân Số về tôn giáo, mà không hàm nghĩa một chấp nhận đầy đủ bất cứ trọn ‘gói’ (package) tín ngưỡng và các lệnh truyền luân lý, và chắc chắn không hàm nghĩa bất cứ việc tham dự thường xuyên nào). Trong quá khứ, có lẽ em sẽ tự nhận mình là Công Giáo; hầu như chắc chắn em đã được rửa tội và thêm sức.
Còn bây giờ thì sao? Các tác giả có cảm tưởng rằng dù em đang duyệt lại các niềm tin của em một cách đáng kể, có lẽ em vẫn nhận mình là Công Giáo để trả lời câu hỏi trên, có thể với nghĩa ‘tàn dư’ (residual) mà thôi: nghĩa là ít cả quyết hơn trước. Mà cũng có thể không; nhưng, việc xếp mình về tôn giáo trong các cuộc điều tra thường cho thấy khá dai dẳng, dù người ta thay đổi nhiều về niềm tin và thực hành.
Dù cuộc phỏng vấn này thuộc loại khá ngắn, nhưng thế giới quan đang được duyệt lại của Rohan lại khá đầy đủ rõ ràng; các nghi hoặc và nan đề của em khá minh nhiên, và em quả thật đang dấn thân vào diễn trình suy tư về chúng, một diễn trình em biết là còn lâu mới hoàn tất. Và ngay ở giữa dòng biến đổi ấy, vẫn có một gắn bó rõ ràng trong thế giới quan: không phải là một câu truyện gắn bó, hay một hiểu biết gắn bó về thế giới, hay một tổng hợp các niềm tin, nhưng là một diễn trình gắn bó để tái giải thích: mọi sự cần được nhìn trở lui và tái thẩm định dưới ánh sáng cái hiểu đang phát triển của em.
Còn triết lý sống của em? Tính tình em ôn hòa; dù em cho thấy một vài lo lắng trước tình thế không chắc chắn em gặp phải khi giáp mặt với muôn vàn các khả thể khác nhau, nhưng em đối diện với tương lai một cách bìnhh thản và can đảm lạ thường, và nhất là luôn tin tưởng là mình có thể tìm ra giải pháp.
Tự lập là thể tài được lặp đi lặp lại; em thán phục cha vì tính khoan dung và phải lẽ (fairness) của ông; em không phê phán ai, và cho thấy em cũng có cùng các giá trị như cha trong cái nhìn của mình.
Thực hành tâm linh đầu hết của Rohan có thể được mô tả là việc tra vấn, suy nghĩ lại thế giới quan truyền thống của em trước đây. Nhưng em có giữ lại một số thực hành có liên hệ tới lối sống ấy.
Thỉnh thoảng em có cầu nguyện ‘khi gặp chuyện chẳng lành’, đặc biệt nghĩ tới những người đang kinh qua một khó khăn nào đó. Em có tham gia các buổi phụng vụ ở trường, nhưng vội nói thêm: ‘À, mà bọn em không tham dự hàng ngày đâu’. Khi mô tả Thánh Lễ tại trường vào Thứ Tư Lễ Tro, em nhận định một cách khoan dung như sau: ‘không tệ lắm… Thánh Lễ không phải là chuyện tệ… Có thể buồn chán nếu anh dự quá thường xuyên… vì chúng cứ nhắc đi nhắc lại hoài một câu truyện duy nhất. Chả có chuyện gì mới. Anh đã nghe từ trước’.
Em và gia đình em không đi nhà thờ ngày Chúa Nhật. Ám chỉ các buổi phụng vụ tại trường, em nhận xét: ‘Chúng em chỉ tham dự dịp Lễ Giáng Sinh, thế thôi’. Điều ấy nhất định không phải là các Thánh Lễ ở trường được, vì lúc ấy em đâu có đi học để mà tham dự; có lẽ em muốn nói đến việc đi lễ Giáng Sinh với gia đình tại nhà thờ khác chăng.
Em bác bỏ thẳng thừng các câu hỏi về Tân Đại: ‘Em không tin những thứ ấy, ma quái với đồng bóng’
Hỏi: Em có nghiêm chỉnh coi hoàng đạo hay tử vi không?
Thưa: Không. Nếu có đọc, em cũng chỉ tò mò mà nghĩ chuyện này dám xẩy ra lắm ạ. Nhưng em không bao giờ tin cậy vào nó để hướng dẫn em bất cứ cách nào.
Âm nhạc là sinh hoạt được Rohan thưởng thức nhiều nhất. Em cảm thấy phấn chấn khi chơi ghi-ta trong một ban nhạc nhỏ mà chính em và các bạn thành lập ra.
Sau khi đọc câu truyện rất thành thực của em, các tác giả hy vọng em có được điều thi sĩ Rainer Maria Rilker đã viết cho một bạn trẻ ở tuổi đôi mươi, lúc ấy đang bị dằn vặt bởi câu hỏi liệu anh ta có ‘ơn gọi’ làm thi sĩ hay không: ‘Hãy nhẫn nại đối với tất cả những gì chưa được giải quyết trong tâm hồn và cố gắng yêu chính các vấn nạn như thể chúng là những căn phòng khóa kín, hay những cuốn sách viết bằng thứ tiếng hoàn toàn xa lạ. Giờ đây đừng đi tìm các câu trả lời vốn không thể có cho bạn vì bạn chưa có khả năng sống các câu trả lời ấy. Và điều quan trọng là, sống mọi sự. Hãy sống chính các vấn nạn ấy ngay lúc này. Có lẽ nhờ thế, dù không để ý, bạn sẽ dần dần sống một ngày thật xa để tìm ra câu trả lời’ (Rilke, 1934 tr.33) (11).
Loại linh đạo: đệ nhất đẳng: thế tục; đệ nhị đẳng: truyền thống.
Một tỉ số khá lớn các trường hợp đều có chung một loại xếp loại tương tự; một ngày gần đây, các tác giả có thể phát biểu nó dưới mội loại riêng; loại này xẩy ra nơi những người xuất thân từ các hậu cảnh tâm linh khá truyền thống, nhưng nay đang thấy một là các quan niệm thế tục của mình đang tra vấn các niềm tin truyền thống của mình, mà chưa cưỡng bức các niềm tin này phải ‘treo chén’ (nên các tác giả đã xếp truyền thống làm linh đạo đệ nhất đẳng) hay là thế giới quan thế tục của họ có tính đầy thuyết phục hơn.
Các ảnh hưởng đối với linh đạo:
Dù hiện nay Rohan khá hàm hồ về tôn giáo, nhưng Đạo Công Giáo là một phần không thể loại bỏ khỏi thói quen thực hành của em. Hậu cảnh gia đình Công Giáo của em, việc giáo dục Công Giáo của em và việc đi nhà thờ trước kia của em cho ta một bối cảnh đặc thù và một đạn đạo (trajectory) nhất định cho các vấn nạn, các hoài nghi và khám phá không ngừng của em, bất kể em có ý thức được điều đó hay không. Việc tra vấn của em cũng cho thấy giai đoạn sống trên đời của mình; ở giao điểm tuổi thiếu niên, lúc sắp kết thúc bậc trung học đệ nhất cấp, đang suy tư về muôn vàn khả thể nằm quá bên kia.
Cha mẹ của Rohan đã ly dị; sống qua cuộc ly dị này cũng có thể đem lại đủ điều không biết chắc về ý nghĩa đời sống đối với một người trẻ và kinh nghiệm này đã từng lên khuôn cho em một cách sâu sắc. Tuy thế, gia đình vẫn quan trọng đối với em; em nhắc đến cha em như một người em thực sự thán phục:
Hỏi: Em có thể cho anh biết qua ai là người em thực sự thán phục, đâu là điều em thích về họ?
Thưa: Em không biết nữa. Có lẽ là cha em.
Hỏi: Ừ, hử.
Thưa: Cha em là người tốt, vâng, đúng.
Hỏi: Đặc biệt như thế nào?
Thưa: À, vì cha em thực sự khoan dung đối với mọi người. Ông không phê phán ai. Ông thực sự công bằng và không ti tiện.
Cuộc phỏng vấn của các tác giả cũng nhằm tìm hiểu các cách thế qua đó, các tài nguyên văn hóa khác nhau, như âm nhạc, phim ảnh và truyền thông đại chúng, được sử dụng để xây dựng ra nền linh đạo. Các tài nguyên này xem ra ít nổi bật lộ liễu đối với Rohan, bất kể sở thích yêu âm nhạc của em và tầm quan trọng của nó đối với đời em:
Hỏi: Thế ngoài việc có thể gọi là la cà với bạn bè ra, em còn có gì có thể gọi là sinh hoạt ưa thích không, bên ngoài nhà trường và công việc?
Thưa: Có lẽ âm nhạc.
Hỏi: Rồi. Khi em chơi âm nhạc, nó làm em cảm nhận ra sao?
Thưa: Có thể nói được là phấn chấn. Anh biết đấy em quả là, em không biết nữa, em chỉ cảm thấy khoan khoái và phấn chấn.
Hỏi: Em có nghĩ âm nhạc của em có thể nói được là sẽ đem được điều gì đó qua suốt quãng đời còn lại của em một cách đặc thù nào đó không?
Thưa: Em đoán là cách này, nhưng em thật sự không biết rõ. Em chưa thực sự nhìn ra nó.
Điều ấy không có nghĩa là đối với Rohan, âm nhạc không gợi được một cảm thức ngưỡng phục, kính sợ hay về người khác nào. Như cuộc phỏng vấn em đã minh họa, đối với một người trẻ, không dễ gì mong họ thực hiện được những mối liên kết kia, ngay cả việc hiểu được một cách chắc chắn các sinh hoạt và thực hành nào đó ảnh hưởng ra sao đến nền linh đạo của họ cũng thế.
Các hậu quả của linh đạo:
Tốt nhất nên xếp Rohan vào khuynh hướng công dân thấp, thờ ơ lãnh đạm. Em chứng tỏ một kiến thức hạn chế về công dân, một ít khả năng và kỹ năng bản thân để làm việc tốt, và ít bằng chứng cho thấy các thái độ công dân. Gần như em không thực hiện bất cứ dịch vụ cộng đồng nào; em chỉ làm công việc nhỏ nhoi là giao vật liệu tới chỗ ba em đang làm công việc thiện nguyện. Em không chống đối nhiệm vụ công dân nhưng xem ra nhiệm vụ ấy không ăn nhằm gì tới em.
1. Kiến thức
Rohan cho thấy em có kiến thức rất căn bản về nhân quyền và các cơ cấu xã hội và chính trị. ‘Em thực sự không coi tin tức’
2. Các khả năng và kỹ năng bản thân
Xem ra Rohan thiếu nguyên động lực một cách đặc biệt về tác phong công dân. Em cho rằng bạn bè em nghĩ em là người ngộ nghĩnh vui đùa, nhưng em không chứng tỏ nhiều sáng kiến về phương diện trợ giúp, giúp đỡ người khác.
Hỏi: Vào dịp nghỉ hè, có điều gì đặc biệt giúp em tung chăn thức dậy vào buổi sáng không?
Thưa: Có thể nói không.
Khi được hỏi về các biến cố bất công xẩy ra trên thế giới, em nhắc đến chiến tranh Iraq và George Bush nhưng không nghĩ ta có thể làm được gì về chuyện đó. Câu em trả lời cho thấy em có trung tâm kiểm soát ở bên ngoài. ‘Không. Em không nghĩ ta có thể nói gì được nhiều về các điều đang diễn ra trên thế giới’.
3. Các thái độ xã hội
Rohan không thể nhớ được bất cứ thí dụ bất công nào. Thực tế, em chỉ nghĩ đến vấn đề bất công đối với chính em, hơn là các bất công ngoài xã hội. Câu trả lời sau đây cho thấy khuynh hướng lấy mình làm trung tâm hơn là vị tha:
Hỏi: Rồi. Gần đây, có thí dụ bất công nào làm em chú ý không?
Thưa: Không, em không nghĩ thế. Em đâu có bị đối xử bất công gì đâu.
4. Hành động xã hội
Em rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều người khác nghĩ về em và em muốn được người ta nhớ đến như người đã thực hiện một việc đáng ghi nhớ nghĩa là đầy mạo hiểm.
‘Vâng, em muốn nói, em không muốn họ (gia đình và bè bạn) xấu hổ vì em hay gì khác. Em chỉ muốn ráng làm thật nhiều chuyện, làm bao nhiêu có thể, do tự tay em, để tuyên bố: à, tôi đã làm được điều đó. Như nhẩy từ một phi cơ chẳng hạn, hay leo núi. Thực hiện một điều tốt nào đó để kể lại cho con cháu mình’.
Tuy nhiên, khi cùng cha tới chương trình Trợ Giúp Cộng Đồng, em lại chẳng làm chi cả.
_____________________________________________________________________
Ghi chú
(10) Người ta kể rằng khi cây cối thổ ngơi của Úc được trồng bằng hạt, trước lúc hạt mọc nhánh đủ để bứng ra trồng, thì các loại bạch đàn (gum tree) đỏ thường rụng hết lá và mọc lá mới trông rất khác. Hiển nhiên, những chiếc lá ‘nguyên sinh’ kia không thích hợp cho giai đoạn tăng trưởng mới này của cây. Hơi giống con người khi họ mất những chiếc răng đầu tiên. Một điều tương tự cũng có thể xẩy ra đối với các niềm tin cùng lớn lên với các thiếu niên, khi họ ‘gạt qua một bên các phương cách trẻ thơ’ (1Cor 13:11). Nhưng ngày nay, họ như những nhánh non đơn độc, mọc giữa cánh đồng; thay vì lớn lên trong một cánh rừng, được các tàn cây trưởng thành che chở, họ bị chường ra cho mọi thứ cùng cực của thời tiết và thú dữ rình rập.
(11) Do Robinson (1978) trích dẫn, người đã lấy nó làm tựa đề cho một cuốn giải thích hết sức thông sáng các trình thuật kinh nghiệm tâm linh lấy từ văn khố của Trung Tâm Hardy.
Đại lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô ở Roma
Bình Hòa
22:27 29/06/2008
Đại lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô
Lễ thánh Phêrô và Phaolô năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì trùng vào dịp khai mạc Năm Toàn xá kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của vị tông đồ Dân ngoại. Lễ nghi khai mạc đã diễn ra vào chiều thứ bảy tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, với sự hiện diện của đại diện các Giáo hội ngoài công giáo, đứng đầu là đức Bartolomêô I, thượng phụ chính thống của toà Constantinopolis. Thánh lễ ngày chúa nhựt 29 tháng 6 được cử hành tại đền thờ thánh Phêrô, hay nói chính xác hơn, trên ngôi mộ của vị thủ lãnh các tông đồ, tại nơi mà ngài đã tuyên xưng đức tin. Hằng năm vào dịp này, đức thánh cha trao dây pallium cho các tổng giám mục đứng đầu giáo tỉnh, biểu hiệu cho sự thông hiệp giáo luật giữa tòa Rôma với các giáo tỉnh.
Ngoài ra, theo một tập tục từ sau công đồng Vaticanô II, thượng phụ Constantinopolis cử một phái đoàn đến tham dự thánh lễ tại đền thánh Phêrô ở Rôma, đáp lại việc giám mục Rôma cử một phái đoàn đến tham dự thánh lễ tại Constantinopolis vào dịp lễ thánh Anrê. Nhưng năm nay, chính đức thượng phụ Constantinopolis đến Rôma tham dự lễ khai mạc Năm thánh Phaolô, nên cũng hiện diện trong thánh lễ sáng hôm qua. Ngài đã được đức Bênêđictô XVI đón tiếp tại cửa đền thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng, và cả hai cùng tiến lên bàn thờ. Đức Thánh Cha đã mời đức thượng phụ giảng Lời Chúa sau khi nghe các bài đọc Sách Thánh. Đức Bartolomeo I đã nhắc đến truyền thống bên Đông phương từ năm 258 đã mừng lễ hai thánh tông đồ vào ngày 29 tháng 6. Nhiều bức hoạ trình bày hai vị trong tư thế ôm choàng lẫn nhau, biểu hiệu của tình yêu hợp nhất. Chính trong ước vọng đó mà các giáo hội Công giáo và Chính thống đã xúc tiến các cuộc đối thoại để tiến đến sự hợp nhất toàn vẹn. Sáng kiến mở Năm thánh Phaolô của tòa Rôma cũng được các giáo hội chính thống hưởng ứng. Ngoài việc hành hương đến Rôma nơi mà thánh Phaolô bị trảm quyết, các giáo hội chính thống cũng tổ chức nhiều cuộc hành hương kính viếng những nơi mà thánh Phaolô đã truyền giáo, tựa như Ephêsô, Perge, các thành phố bên Tiểu Á.
Liền sau đó, đức thánh cha đã đọc bài giảng, xoay quanh hai điểm chính: thứ nhất, ý nghĩa của việc thánh Phaolô đến Rôma; thứ hai, ý nghĩa của việc trao dây pallium. Tại sao thánh Phaolô đến Rôma? Thoạt tiên xem ra thánh tông đồ đến đây vì bị cưỡng bách như một tù nhân: tuy nhiên, qua lá thư viết cho giáo đoàn Rôma (15,24.29), một giáo đoàn đã được thành hình không do công lao của Phaolô, chúng ta biết được ý định của ngài, đó là Rôma được coi như bàn đạp để sang Tây-ban-nha, vào thời ấy được coi như cùng cõi địa cầu. Thánh Phaolô quan niệm rằng mình đã lãnh nhận được sứ mạng mang Tin Mừng đến cho hết mọi dân tộc. Nói khác đí, việc đến Rôma nhằm biểu lộ tính cách hoàn vũ của Giáo hội. Rôma phải trở thành biểu hiệu của đức tin hướng đến muôn dân và biểu tượng của sự hiệp nhất của đức tin, được đóng ấn nhờ sự chứng tá của hai vị đại tông đồ.
Hướng về các vị tổng giám mục sắp sửa nhận dây pallium, Đức Thánh Cha nêu bật hai ý nghĩa. Thứ nhất, dây pallium được làm bằng len trắng: nó là biểu hiệu của con chiên mà người mục tử vác trên vai. Khi vị tổng giám mục đeo dây pallium trên vai, ngài hãy nhớ đến tấm gương của Chúa Kitô đi tìm con chiên lạc, vác nó lên vai và đưa về chuồng. Chúa Kitô đã thi hành sứ mạng bằng cái chết trên thập giá, và mời gọi các mục tử khác cũng tham dự vào sứ mạng của mình. Việc chia sẻ sứ mạng của Chúa Kitô giả thiết lòng yêu mến gắn bó với Chúa, giống như lời tuyên xưng của thánh Phêrô khi lãnh nhận sứ mạng chăn dắt đoàn chiên. Ý nghĩa thứ hai của tấm pallium là sự liên kết giữa các mục tử trong cùng đoàn chiên của Chúa Kitô: nó trở nên mối dây ràng buộc giữa các giáo hội điạ phương với toà thánh Phêrô, biểu lộ đặc tính duy nhất, thánh thiện, tông truyền và hoàn vũ của Giáo hội.
Sau bài giảng, Đức Bênêđictô XVI và đức Bartololmeô I cùng đọc kinh Tin kính bằng tiếng Hy lạp. Kế đó là những lời nguyện phổ quát được xướng bằng tiếng Đức, Arap, Pháp, Swahili, Hoa, Bồ đào nha. Tiếp theo là lễ trao dây pallium cho 41 tổng giám mục, đứng đầu là hồng y John Njue, TGM Nairobi, rồi đến đức cha Fouad Twal, thượng phụ latinh của giáo phận Giêrusalem.
Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ trưa. Từ lễ đài đức thánh cha đọc bài huấn dụ dẫn vào kinh Truyền tin, giải thích ý nghĩa của Năm thánh Phaolô nguyên văn như sau:
Anh chị em thân mến
Năm nay lễ hai thánh Phêrô và Phaolô trùng vào chúa nhựt, nhờ thế toàn thể Giáo hội, chứ không riêng gì giáo phận Rôma, có thể mừng cách long trọng. Sự trùng hợp này cũng rất thuận lợi để nêu bật một biến cố khác thường, đó là Năm Thánh Phaolô mà tôi đã chính thức khai mạc chiều hôm qua, bên cạnh mồ của thánh Tông đồ dân ngoại, và sẽ kéo dài đến ngày 29 tháng 6 năm 2009. Thực vậy, các sử gia đặt năm sinh của Saulô (về sau đổi tên là Paulô) vào khoảng giữa năm 7 và 10 sau Chúa Kitô. Vì thế, vào lúc tròn 2000 năm, tôi muốn mở một năm Toàn xá, dĩ nhiên với trọng tâm là Rôma, với các đền thờ thánh Phaolô ngoại thành và nhà thờ Tre Fontane, nơi mà ngài tử đạo, tuy nhiên nó cũng mở rộng đến toàn thể Hội thánh hoàn cầu, khởi đầu là thành phố Tarso, nơi sinh trưởng, rồi những địa điểm khác có liên quan đến thánh nhân, ở lãnh thổ hiện nay trên nước Thổ-nhĩ-kỳ, thánh địa, đảo Malta nơi mà ngài đặt chân giảng đạo sau cuộc đắm tàu. Nói cho đúng, chân trời của Năm Thánh Phaolô mang tính cách hoàn vũ, bởi vì thánh Phaolô là vị tông đồ của những dân tộc được coi là “ở xa” so với dân Do thái: nhờ máu của Chúa Kitô các dân đó đã trở nên những kẻ “ở gần” (xc Ep 2,13). Vì thế cả ngày hôm nay, trong một thế giới trở thành nhỏ bé hơn nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa gặp gỡ Chúa Kitô, thì Năm Thánh Phaolô mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy trở nên những người truyền giảng Tin mừng.
Chiều kích truyền giáo cần được gắn liền với chiều kích hợp nhất, được tượng trưng nới thánh Phêrô, tảng đá trên đó Chúa Giêsu đã xây dựng Hội thánh của mình. Như phụng vụ đã nêu bật, các đặc sủng của hai vị đại tông đồ bổ túc cho nhau trong việc xây dựng một dân tộc duy nhất của Chúa, và các Kitô hữu không thể nào làm chứng nhân hữu hiệu cho Chúa Kitô nếu họ không hợp nhất với nhau. Đề tài hợp nhất được đề cao trong nghi thức trao dây Pallium mà tôi đã đặt cho các Tổng giám mục trưởng giáo tỉnh được bổ trong năm qua. Tất cả là 41 vị, và 2 vị khác sẽ nhận ở địa phương của mình.Tôi xin lặp lời chào thăm thân ái đến quý vị. Ngoài ra, trong dịp lễ trọng hôm nay, giám mục Rôma hân hạnh đón tiếp thượng phụ Constantinopolis, và tôi xin lặp lại lời chào huynh đệ đến với ngài và đoàn đại biểu của Giáo hội Chính thống do ngài hướng dẫn,
Năm thánh Phaolô, loan báo Tin mừng, hiệp thông trong Hội thánh và hợp nhất giữa tất cả các Kitô hữu: giờ đây chúng ta hãy cầu nguyện cho các ý chỉ ấy, tín thác vào lời chuyển cầu của Đức Maria Chí thánh, người mẹ của Hội thánh, Nữ Vương các thánh tông đồ.
Sau khi xướng kinh Truyền tin, đức thánh cha đã ban phép lành bằng tiếng latinh, và đức thượng phụ bằng tiếng Hy lạp.
Lễ thánh Phêrô và Phaolô năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì trùng vào dịp khai mạc Năm Toàn xá kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của vị tông đồ Dân ngoại. Lễ nghi khai mạc đã diễn ra vào chiều thứ bảy tại đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, với sự hiện diện của đại diện các Giáo hội ngoài công giáo, đứng đầu là đức Bartolomêô I, thượng phụ chính thống của toà Constantinopolis. Thánh lễ ngày chúa nhựt 29 tháng 6 được cử hành tại đền thờ thánh Phêrô, hay nói chính xác hơn, trên ngôi mộ của vị thủ lãnh các tông đồ, tại nơi mà ngài đã tuyên xưng đức tin. Hằng năm vào dịp này, đức thánh cha trao dây pallium cho các tổng giám mục đứng đầu giáo tỉnh, biểu hiệu cho sự thông hiệp giáo luật giữa tòa Rôma với các giáo tỉnh.
Ngoài ra, theo một tập tục từ sau công đồng Vaticanô II, thượng phụ Constantinopolis cử một phái đoàn đến tham dự thánh lễ tại đền thánh Phêrô ở Rôma, đáp lại việc giám mục Rôma cử một phái đoàn đến tham dự thánh lễ tại Constantinopolis vào dịp lễ thánh Anrê. Nhưng năm nay, chính đức thượng phụ Constantinopolis đến Rôma tham dự lễ khai mạc Năm thánh Phaolô, nên cũng hiện diện trong thánh lễ sáng hôm qua. Ngài đã được đức Bênêđictô XVI đón tiếp tại cửa đền thánh Phêrô vào lúc 9 giờ rưỡi sáng, và cả hai cùng tiến lên bàn thờ. Đức Thánh Cha đã mời đức thượng phụ giảng Lời Chúa sau khi nghe các bài đọc Sách Thánh. Đức Bartolomeo I đã nhắc đến truyền thống bên Đông phương từ năm 258 đã mừng lễ hai thánh tông đồ vào ngày 29 tháng 6. Nhiều bức hoạ trình bày hai vị trong tư thế ôm choàng lẫn nhau, biểu hiệu của tình yêu hợp nhất. Chính trong ước vọng đó mà các giáo hội Công giáo và Chính thống đã xúc tiến các cuộc đối thoại để tiến đến sự hợp nhất toàn vẹn. Sáng kiến mở Năm thánh Phaolô của tòa Rôma cũng được các giáo hội chính thống hưởng ứng. Ngoài việc hành hương đến Rôma nơi mà thánh Phaolô bị trảm quyết, các giáo hội chính thống cũng tổ chức nhiều cuộc hành hương kính viếng những nơi mà thánh Phaolô đã truyền giáo, tựa như Ephêsô, Perge, các thành phố bên Tiểu Á.
Liền sau đó, đức thánh cha đã đọc bài giảng, xoay quanh hai điểm chính: thứ nhất, ý nghĩa của việc thánh Phaolô đến Rôma; thứ hai, ý nghĩa của việc trao dây pallium. Tại sao thánh Phaolô đến Rôma? Thoạt tiên xem ra thánh tông đồ đến đây vì bị cưỡng bách như một tù nhân: tuy nhiên, qua lá thư viết cho giáo đoàn Rôma (15,24.29), một giáo đoàn đã được thành hình không do công lao của Phaolô, chúng ta biết được ý định của ngài, đó là Rôma được coi như bàn đạp để sang Tây-ban-nha, vào thời ấy được coi như cùng cõi địa cầu. Thánh Phaolô quan niệm rằng mình đã lãnh nhận được sứ mạng mang Tin Mừng đến cho hết mọi dân tộc. Nói khác đí, việc đến Rôma nhằm biểu lộ tính cách hoàn vũ của Giáo hội. Rôma phải trở thành biểu hiệu của đức tin hướng đến muôn dân và biểu tượng của sự hiệp nhất của đức tin, được đóng ấn nhờ sự chứng tá của hai vị đại tông đồ.
Hướng về các vị tổng giám mục sắp sửa nhận dây pallium, Đức Thánh Cha nêu bật hai ý nghĩa. Thứ nhất, dây pallium được làm bằng len trắng: nó là biểu hiệu của con chiên mà người mục tử vác trên vai. Khi vị tổng giám mục đeo dây pallium trên vai, ngài hãy nhớ đến tấm gương của Chúa Kitô đi tìm con chiên lạc, vác nó lên vai và đưa về chuồng. Chúa Kitô đã thi hành sứ mạng bằng cái chết trên thập giá, và mời gọi các mục tử khác cũng tham dự vào sứ mạng của mình. Việc chia sẻ sứ mạng của Chúa Kitô giả thiết lòng yêu mến gắn bó với Chúa, giống như lời tuyên xưng của thánh Phêrô khi lãnh nhận sứ mạng chăn dắt đoàn chiên. Ý nghĩa thứ hai của tấm pallium là sự liên kết giữa các mục tử trong cùng đoàn chiên của Chúa Kitô: nó trở nên mối dây ràng buộc giữa các giáo hội điạ phương với toà thánh Phêrô, biểu lộ đặc tính duy nhất, thánh thiện, tông truyền và hoàn vũ của Giáo hội.
Sau bài giảng, Đức Bênêđictô XVI và đức Bartololmeô I cùng đọc kinh Tin kính bằng tiếng Hy lạp. Kế đó là những lời nguyện phổ quát được xướng bằng tiếng Đức, Arap, Pháp, Swahili, Hoa, Bồ đào nha. Tiếp theo là lễ trao dây pallium cho 41 tổng giám mục, đứng đầu là hồng y John Njue, TGM Nairobi, rồi đến đức cha Fouad Twal, thượng phụ latinh của giáo phận Giêrusalem.
Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ trưa. Từ lễ đài đức thánh cha đọc bài huấn dụ dẫn vào kinh Truyền tin, giải thích ý nghĩa của Năm thánh Phaolô nguyên văn như sau:
Anh chị em thân mến
Năm nay lễ hai thánh Phêrô và Phaolô trùng vào chúa nhựt, nhờ thế toàn thể Giáo hội, chứ không riêng gì giáo phận Rôma, có thể mừng cách long trọng. Sự trùng hợp này cũng rất thuận lợi để nêu bật một biến cố khác thường, đó là Năm Thánh Phaolô mà tôi đã chính thức khai mạc chiều hôm qua, bên cạnh mồ của thánh Tông đồ dân ngoại, và sẽ kéo dài đến ngày 29 tháng 6 năm 2009. Thực vậy, các sử gia đặt năm sinh của Saulô (về sau đổi tên là Paulô) vào khoảng giữa năm 7 và 10 sau Chúa Kitô. Vì thế, vào lúc tròn 2000 năm, tôi muốn mở một năm Toàn xá, dĩ nhiên với trọng tâm là Rôma, với các đền thờ thánh Phaolô ngoại thành và nhà thờ Tre Fontane, nơi mà ngài tử đạo, tuy nhiên nó cũng mở rộng đến toàn thể Hội thánh hoàn cầu, khởi đầu là thành phố Tarso, nơi sinh trưởng, rồi những địa điểm khác có liên quan đến thánh nhân, ở lãnh thổ hiện nay trên nước Thổ-nhĩ-kỳ, thánh địa, đảo Malta nơi mà ngài đặt chân giảng đạo sau cuộc đắm tàu. Nói cho đúng, chân trời của Năm Thánh Phaolô mang tính cách hoàn vũ, bởi vì thánh Phaolô là vị tông đồ của những dân tộc được coi là “ở xa” so với dân Do thái: nhờ máu của Chúa Kitô các dân đó đã trở nên những kẻ “ở gần” (xc Ep 2,13). Vì thế cả ngày hôm nay, trong một thế giới trở thành nhỏ bé hơn nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa gặp gỡ Chúa Kitô, thì Năm Thánh Phaolô mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy trở nên những người truyền giảng Tin mừng.
Chiều kích truyền giáo cần được gắn liền với chiều kích hợp nhất, được tượng trưng nới thánh Phêrô, tảng đá trên đó Chúa Giêsu đã xây dựng Hội thánh của mình. Như phụng vụ đã nêu bật, các đặc sủng của hai vị đại tông đồ bổ túc cho nhau trong việc xây dựng một dân tộc duy nhất của Chúa, và các Kitô hữu không thể nào làm chứng nhân hữu hiệu cho Chúa Kitô nếu họ không hợp nhất với nhau. Đề tài hợp nhất được đề cao trong nghi thức trao dây Pallium mà tôi đã đặt cho các Tổng giám mục trưởng giáo tỉnh được bổ trong năm qua. Tất cả là 41 vị, và 2 vị khác sẽ nhận ở địa phương của mình.Tôi xin lặp lời chào thăm thân ái đến quý vị. Ngoài ra, trong dịp lễ trọng hôm nay, giám mục Rôma hân hạnh đón tiếp thượng phụ Constantinopolis, và tôi xin lặp lại lời chào huynh đệ đến với ngài và đoàn đại biểu của Giáo hội Chính thống do ngài hướng dẫn,
Năm thánh Phaolô, loan báo Tin mừng, hiệp thông trong Hội thánh và hợp nhất giữa tất cả các Kitô hữu: giờ đây chúng ta hãy cầu nguyện cho các ý chỉ ấy, tín thác vào lời chuyển cầu của Đức Maria Chí thánh, người mẹ của Hội thánh, Nữ Vương các thánh tông đồ.
Sau khi xướng kinh Truyền tin, đức thánh cha đã ban phép lành bằng tiếng latinh, và đức thượng phụ bằng tiếng Hy lạp.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những con người quả cảm tiếp tục bước lên
Kim Khôi
02:03 29/06/2008
SAIGÒN - Sau những năm tháng dài học tập, nghiên cứu, các thầy phó tế thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã hoàn tất một giai đoạn trong tiến trình đào tạo của nhà dòng. Sau khi duyệt xét về những điều kiện cần và đủ cũng như tham khảo ý kiến giáo dân, các vị hữu trách đã đồng ý cho 10 thầy phó tế thuộc lớp khấn dòng năm 2002 lãnh sứ vụ linh mục:
Đến hẹn lại lên, từ rất sớm ngày 28 tháng 6, bà con thân thuộc cũng như các tu sĩ nam nữ và linh mục quen biết, linh mục bảo trợ đã tề tựu khá đông đủ tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bầu khí trong Dòng hôm nay dường như cũng vui chung với niềm vui của các tiến chức và gia đình thân quen.
Bài hát quen thuộc trong các thánh lễ khấn dòng, trao sứ vụ linh mục được các thầy Dòng Chúa Cứu Thế cất lên đón đoàn đồng tế vào Nhà thờ: “Đường đi lên nhà Chúa, Chúa ơi cung thánh Ngài ngời bao huyền diệu, ngất ngây trong cõi lòng lạy Chúa con mơ ước ngày đêm. Điệp trùng vang khúc hát hiến dâng đời Chúa ơi phụng sự nhà Chúa vui sướng nhường bao, có Chúa làm gia nghiệp đời con nguồn hạnh phúc con trông cậy Ngài …”
Ngoài bài huấn từ sẵn có trong tập nghi thức phong chức, để nhắc nhớ cho các tiến chức sự vụ cao trọng mà Thiên Chúa mời gọi các tiến chức, Đức Giám Mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tình đã gói ghém thêm những tâm tình mà các tiến chức phải có sau khi lãnh sứ vụ. Sau bài huấn từ, Đức Giám Mục chủ sự đã trao sứ vụ cho các tiến chức.
Niềm vui rộn lên trong tiếng ca chúc mừng từ ca đoàn trên gác đàn nhà thờ: “Từ đây hỡi chúng con Thầy sẽ không gọi chúng con là người tôi tớ. Vì từ đây hỡi chúng con Thầy đã ưng nhận chúng con là bạn hữu thân tình”. Các linh mục trong Ban Quản Trị Tỉnh, các linh mục nghĩa phụ, linh mục bảo trợ đã hôn chúc bình an cho các tân chức.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ. Cha giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Giám Mục chủ sự lễ trao sứ vụ, quý cha, quý tu sĩ nam nữ. Ngài cũng không quên cảm ơn các gia đình đã quảng đại dâng hiến con mình cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội. Ngài mời gọi mọi người thân quen của các tân chức cầu nguyện cho các tân chức vững bước trong ơn Thánh Chúa trong sứ vụ thánh mà các tân chức mới lãnh nhận.
Sau Thánh lễ trao sứ vụ, theo truyền thống tốt đẹp của Nhà Dòng, một bữa “tiệc ngọt” đơn sơ trong tình thân với nhà dòng được dọn ra để chia vui với những người thân quen với các tân chức.
Nguyện chúc các tân chức được tràn đầy ơn Thánh Chúa, lời cầu nguyện từ những người thân quen để các tân chức an tâm nhận lãnh sứ vụ mà Nhà Dòng uỷ thác cho.
Nguyện chúc Dòng Chúa Cứu Thế ngày một thêm đông ơn gọi và thêm nhiều tu sĩ, linh mục thánh thiện để mang lại nhiều hoa thơm trái tốt cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội.
Các tân chức Linh mục |
- Thầy Gioan Lưu Ngọc Quỳnh
- Thầy Anôn Trần Quốc Toản
- Thầy F.X. Nguyễn Kim Phùng
- Thầy Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
- Thầy Giuse Lê Đăng Khoa
- Thầy Giêrônêmô Nguyễn Đình Thuật
- Thầy Giuse Trần Văn Hưng
- Thầy Phaolô Nguyễn Hữu Thuận
- Thầy Antôn Nguyễn Văn Dũng
- Thầy Phaolô Lê Xuân Lộc
Đến hẹn lại lên, từ rất sớm ngày 28 tháng 6, bà con thân thuộc cũng như các tu sĩ nam nữ và linh mục quen biết, linh mục bảo trợ đã tề tựu khá đông đủ tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bầu khí trong Dòng hôm nay dường như cũng vui chung với niềm vui của các tiến chức và gia đình thân quen.
Bài hát quen thuộc trong các thánh lễ khấn dòng, trao sứ vụ linh mục được các thầy Dòng Chúa Cứu Thế cất lên đón đoàn đồng tế vào Nhà thờ: “Đường đi lên nhà Chúa, Chúa ơi cung thánh Ngài ngời bao huyền diệu, ngất ngây trong cõi lòng lạy Chúa con mơ ước ngày đêm. Điệp trùng vang khúc hát hiến dâng đời Chúa ơi phụng sự nhà Chúa vui sướng nhường bao, có Chúa làm gia nghiệp đời con nguồn hạnh phúc con trông cậy Ngài …”
Ngoài bài huấn từ sẵn có trong tập nghi thức phong chức, để nhắc nhớ cho các tiến chức sự vụ cao trọng mà Thiên Chúa mời gọi các tiến chức, Đức Giám Mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tình đã gói ghém thêm những tâm tình mà các tiến chức phải có sau khi lãnh sứ vụ. Sau bài huấn từ, Đức Giám Mục chủ sự đã trao sứ vụ cho các tiến chức.
Niềm vui rộn lên trong tiếng ca chúc mừng từ ca đoàn trên gác đàn nhà thờ: “Từ đây hỡi chúng con Thầy sẽ không gọi chúng con là người tôi tớ. Vì từ đây hỡi chúng con Thầy đã ưng nhận chúng con là bạn hữu thân tình”. Các linh mục trong Ban Quản Trị Tỉnh, các linh mục nghĩa phụ, linh mục bảo trợ đã hôn chúc bình an cho các tân chức.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ. Cha giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Giám Mục chủ sự lễ trao sứ vụ, quý cha, quý tu sĩ nam nữ. Ngài cũng không quên cảm ơn các gia đình đã quảng đại dâng hiến con mình cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội. Ngài mời gọi mọi người thân quen của các tân chức cầu nguyện cho các tân chức vững bước trong ơn Thánh Chúa trong sứ vụ thánh mà các tân chức mới lãnh nhận.
Sau Thánh lễ trao sứ vụ, theo truyền thống tốt đẹp của Nhà Dòng, một bữa “tiệc ngọt” đơn sơ trong tình thân với nhà dòng được dọn ra để chia vui với những người thân quen với các tân chức.
Nguyện chúc các tân chức được tràn đầy ơn Thánh Chúa, lời cầu nguyện từ những người thân quen để các tân chức an tâm nhận lãnh sứ vụ mà Nhà Dòng uỷ thác cho.
Nguyện chúc Dòng Chúa Cứu Thế ngày một thêm đông ơn gọi và thêm nhiều tu sĩ, linh mục thánh thiện để mang lại nhiều hoa thơm trái tốt cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội.
Hân Hoan chúc mừng ngày khai trương Mạng lưới Truyền hình VietCatholic
Bùi Hữu Thư
08:22 29/06/2008
Hân Hoan chúc mừng ngày khai trương Mạng lưới Truyền hình VietCatholic:
Xin chúc mừng và tri ân Cha Trần Công Nghị và Ban Giám Đốc Vietcatholic.net đã tận tụy hy sinh tài lực, và vật lực để phát triển và thực hiện hệ thống truyền hình trên mạng lưới toàn cầu http://catholicvideo.org/VcatMedia/ giống như Youtube.com, được khai trương ngày hôm nay nhân dịp Lễ Thánh Phêrô và Phaolô.
Trong email viết cho một số các cộng sự viên, Cha giám đốc Trần Công Nghị viết: “Đây là một cách thức mới Giáo Hội cần phải nhập cuộc và để lôi cuốn giới trẻ truyền giáo qua phương tiện mới và cập nhật nhất. Câu hỏi tại sao có Youtube.com rồi còn cần gì http://CatholicVideo.com nữa? Thưa vì trong Youtube nói chung lộn xộn, có quá nhiều video clip không lành mạnh cho giới trẻ nên cần làm riêng một trang Video cho Công giáo để chỉ đưa những hình ành và biến cố, bài hát, DVD về tôn giáo, văn hóa, văn nghệ lành mạnh lên mà thôi. Đây là một đầu tư tốn phí và công sức.Tuy nhiên chúng tôi đã thành công để invest một Internet Server thật mạnh và một kĩ thuật tân tiến có VietCatholic Video Player ngang hàng với Youtube mà còn có các đặc điểm khác nữa là nhanh chóng, hình đẹp và rõ ràng, dễ sử dụng, để khi phát hình lên là chạy được ngay không phải chờ đợi.”
VietCatholic hiện nay là một hệ thống truyền thông rất mạnh và rất hiệu qủa trong việc quảng bá tin tức và hình ảnh về giáo hội tại Việt Nam và hải ngoại, giáo hội hoàn vũ, cũng như những sinh hoạt của các cộng đồng giáo xứ trên toàn thế giới. Đây là công lao của Cha Trần Công Nghị và Ban Giám Đốc, với Kỹ sư Đặng Minh An và các ký giả đang hợp tác khắp nơi.
Một lần nữa xin có lời chúc mừng và tri ân Cha Trần Công Nghị và Ban Giám Đốc nhân ngày khánh thành Hệ Thống Truyền Hình của VietCatholic.net.
Xin kính mời quý độc giả vào xem thử tại đây: http://catholicvideo.org/VcatMedia/
Nhân mùa Lễ hội
LM An-rê Đỗ xuân Quế, OP
10:08 29/06/2008
Nhân mùa Lễ hội
Người Việt Nam phần đông thích lễ hội và lấy cả tháng ba làm tháng hội hè. Người công giáo cũng có những lễ hội riêng theo chu kỳ năm phụng vụ, nhưng có lẽ phải nói đặc biệt là vào tháng sáu dương lịch mỗi năm, khi ở nhiều nơi diễn ra các lễ khấn dòng, lễ truyền chức, lễ mừng kỷ niệm khấn dòng hay thụ phong linh mục v,v,,, như mới đây ngày 28.6.2008 vừa qua tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng và Vương Cung Thánh Đường Sài gòn, qua hai bài tường thuật trên mạng VietCatholic của linh mục Nguyễn văn Khải và ký giả Vũ Loan.
Thật đúng như các bài thường thuật đó đã kể lại: quang cảnh rất tưng bừng, vui tươi phấn khởi, với đoàn lũ đông đảo các tín hữu từ khắp nơi đổ về. Chắc nhiều người đã mửng rỡ và hiên ngang vì những buổi lễ như thế, bởi những buổi lễ ấy là niềm vui thực sự cho người công giáo và là dịp cho “danh Chúa được cả sáng” trước mặt thiên hạ. Những ai có mặt trong buổi lễ đều cảm nghiệm dược điều này, và đó là một điều chính đáng. Không vui làm sao được khi thấy hàng trăm linh mục trong phẩm phục đồng tế, hàng ngàn tín hữu chỉnh tế trong tư tế cầu nguyện tham dụ tích cực các nghi lễ qua lời ca tiếng hát, Đây là một hiện tượng khiến cho những người ngoại quốc “có đạo” đi qua nhìn thấy phải sững sờ, khi họ so sánh với các buổi lễ tại quê hương mình. Chúng ta, những người công giáo, chúng ta có lý do để vui mừng và hãnh diện, nhưng có điều là chúng ta không nên dừng lại đó mà còn phải đi xa hơn và có những cảm nghĩ vượt quá sự mừng vui và hãnh diện, vì những vẻ hành đạo bên ngoài của chúng ta. Đúng là về mặt nồi, chúng ta vui mừng và hãnh diện là phải, nhưng về mặt chìm, nghĩa là về chiều sâu, chúng ta phải nhìn và hành động cách khác.
Chiều sâu ở đây là mặt xã hội và chiều kích truyền giáo. Liệu những vẻ tưng bừng sầm uất sốt sáng bên ngoài có ảnh hưởng gì đến những người chung quanh, nhất là nơi những người ngoài công giáo, khi họ nhìn thấy vẻ rầm rộ, hoành tráng có tính biểu dương như chơi trội của người công giáo. Bởi vậy khi tổ chức các nghi lễ, thiết tưởng người công gíáo nên tránh tất cả những gì làm cho người ngoài nghĩ rằng mình muốn phô trương vẻ huy hoàng lộng lẫy để làm lóe mắt thiên hạ. Người ngoài công giáo thường lấy làm khó chịu khi thấy người công giáo tỏ ra như muốn hơn người. Sự kín đáo nhã nhặn và vẻ dơn sơ chân thành bao giờ cũng là những đúc tính có súc thu hút lòng người hơn những gì khác.
Ngoài ra là chiều kích xã hội của buổi lễ. Các lễ nghi không chỉ nhằm tạo ra và tăng thêm lòng sốt sắng cho người tham dự, mà còn muốn là cánh cửa mở ra lòng nhân ái đối với những người khác, nhất là những người kém thân kém phận, những người nghèo khổ túng đói, và những hoàn cảnh xã hội thương tâm. Người công giáo không nên chỉ vui với bầu khí linh thiêng êm đềm trong nhà thờ mà còn phải nghĩ đến những cảnh đời nheo nhóc ở ngoài xã hội. Bao lâu bên cạnh mình còn những cảnh bất công đầy đọa, bấy lâu lòng mình chưa thể được yên hàn, nên phải tìm cách góp tiếng nói và hoạt động của mình với những người thiện chí để thay đổi hoàn cảnh và cải thiện đời sống, Giữa lúc chung quanh còn bao người đau khổ mà mình chỉ ung dung vói huơng nến và lời kinh tiếng hát ở nhà thờ thì xem ra như có gì chưa ổn.
Vì vậy, các dịp lễ tưng bừng ở nhà thờ cũng là dịp “vui với người vui và khóc với người khóc” như thánh Tông đồ Phao-lô dạy. Những dịp ấy luôn là cơ hội để nhắc cho người công giáo chớ ru ngủ lòng mình vì những sự sốt sắng và thành công đạt được ở bên ngoài trong các cuộc lễ mà còn phải biến đổi nỗi vui mừng đó thành những tâm tình và hành đông mang chiều kích xã hội và truyền giáo.
Người Việt Nam phần đông thích lễ hội và lấy cả tháng ba làm tháng hội hè. Người công giáo cũng có những lễ hội riêng theo chu kỳ năm phụng vụ, nhưng có lẽ phải nói đặc biệt là vào tháng sáu dương lịch mỗi năm, khi ở nhiều nơi diễn ra các lễ khấn dòng, lễ truyền chức, lễ mừng kỷ niệm khấn dòng hay thụ phong linh mục v,v,,, như mới đây ngày 28.6.2008 vừa qua tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng và Vương Cung Thánh Đường Sài gòn, qua hai bài tường thuật trên mạng VietCatholic của linh mục Nguyễn văn Khải và ký giả Vũ Loan.
Thật đúng như các bài thường thuật đó đã kể lại: quang cảnh rất tưng bừng, vui tươi phấn khởi, với đoàn lũ đông đảo các tín hữu từ khắp nơi đổ về. Chắc nhiều người đã mửng rỡ và hiên ngang vì những buổi lễ như thế, bởi những buổi lễ ấy là niềm vui thực sự cho người công giáo và là dịp cho “danh Chúa được cả sáng” trước mặt thiên hạ. Những ai có mặt trong buổi lễ đều cảm nghiệm dược điều này, và đó là một điều chính đáng. Không vui làm sao được khi thấy hàng trăm linh mục trong phẩm phục đồng tế, hàng ngàn tín hữu chỉnh tế trong tư tế cầu nguyện tham dụ tích cực các nghi lễ qua lời ca tiếng hát, Đây là một hiện tượng khiến cho những người ngoại quốc “có đạo” đi qua nhìn thấy phải sững sờ, khi họ so sánh với các buổi lễ tại quê hương mình. Chúng ta, những người công giáo, chúng ta có lý do để vui mừng và hãnh diện, nhưng có điều là chúng ta không nên dừng lại đó mà còn phải đi xa hơn và có những cảm nghĩ vượt quá sự mừng vui và hãnh diện, vì những vẻ hành đạo bên ngoài của chúng ta. Đúng là về mặt nồi, chúng ta vui mừng và hãnh diện là phải, nhưng về mặt chìm, nghĩa là về chiều sâu, chúng ta phải nhìn và hành động cách khác.
Chiều sâu ở đây là mặt xã hội và chiều kích truyền giáo. Liệu những vẻ tưng bừng sầm uất sốt sáng bên ngoài có ảnh hưởng gì đến những người chung quanh, nhất là nơi những người ngoài công giáo, khi họ nhìn thấy vẻ rầm rộ, hoành tráng có tính biểu dương như chơi trội của người công giáo. Bởi vậy khi tổ chức các nghi lễ, thiết tưởng người công gíáo nên tránh tất cả những gì làm cho người ngoài nghĩ rằng mình muốn phô trương vẻ huy hoàng lộng lẫy để làm lóe mắt thiên hạ. Người ngoài công giáo thường lấy làm khó chịu khi thấy người công giáo tỏ ra như muốn hơn người. Sự kín đáo nhã nhặn và vẻ dơn sơ chân thành bao giờ cũng là những đúc tính có súc thu hút lòng người hơn những gì khác.
Ngoài ra là chiều kích xã hội của buổi lễ. Các lễ nghi không chỉ nhằm tạo ra và tăng thêm lòng sốt sắng cho người tham dự, mà còn muốn là cánh cửa mở ra lòng nhân ái đối với những người khác, nhất là những người kém thân kém phận, những người nghèo khổ túng đói, và những hoàn cảnh xã hội thương tâm. Người công giáo không nên chỉ vui với bầu khí linh thiêng êm đềm trong nhà thờ mà còn phải nghĩ đến những cảnh đời nheo nhóc ở ngoài xã hội. Bao lâu bên cạnh mình còn những cảnh bất công đầy đọa, bấy lâu lòng mình chưa thể được yên hàn, nên phải tìm cách góp tiếng nói và hoạt động của mình với những người thiện chí để thay đổi hoàn cảnh và cải thiện đời sống, Giữa lúc chung quanh còn bao người đau khổ mà mình chỉ ung dung vói huơng nến và lời kinh tiếng hát ở nhà thờ thì xem ra như có gì chưa ổn.
Vì vậy, các dịp lễ tưng bừng ở nhà thờ cũng là dịp “vui với người vui và khóc với người khóc” như thánh Tông đồ Phao-lô dạy. Những dịp ấy luôn là cơ hội để nhắc cho người công giáo chớ ru ngủ lòng mình vì những sự sốt sắng và thành công đạt được ở bên ngoài trong các cuộc lễ mà còn phải biến đổi nỗi vui mừng đó thành những tâm tình và hành đông mang chiều kích xã hội và truyền giáo.
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Phê Rô, Giáo xứ Sunshine mừng kính bổn mạng trọng thể
Trần Văn Minh
10:29 29/06/2008
MELBOURNE - Đúng 12 giờ 30, Chúa Nhật 29 Tháng 6 Năm 2008, Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô Giáo xứ Sunshine đã tổ chức thánh lễ kính mừng bổn mạng trọng thể tại Nhà thờ Saint Bernadette, North Sunshine, thuộc TGP Melbourne.
Tuy tiết trời Đông gió lạnh, nhưng với lòng sốt mến hai vị Thánh Tông Đồ cả đứng đầu giáo hội được, mà Cộng đoàn cung kính chọn làm bổn mạng, nên giáo dân đã về tham dự thánh lễ rất đông.
Linh mục Peter Hoàng OMI thuộc giáo xứ Sunshine cùng với Linh mục Jos Mai Văn Thịnh CSsR và Linh mục An Tôn Nguyễn Văn Thăng Giáo phận Hải Phòng Việt Nam, cùng đồng tế thánh lễ mừng kính bổn mạng cộng đoàn. Thánh lễ hôm nay cũng là thánh lễ mừng kỷ niệm 10 năm ngày lãnh nhận thiên chức linh mục và cũng là bổn mạng của cha Peter Hoàng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Peter Hoàng đã nói lên gương dũng cảm của thánh nhân, từ con người yếu hèn đã lãnh nhận ơn Chúa để trở thành một thánh nhân mà Thiên Chúa đặt nền tảng xây dựng Giáo hội.
Trước khi kết thúc thánh lễ mừng kính bổn mạng cộng đoàn, vị đại diện cộng đoàn đã lên cám ơn qúy cha, cùng toàn thể giáo dân trong cộng đoàn, với mong ước cho cộng đoàn luôn yêu thương và lớn mạnh không ngừng dưới sự phù hộ của Thánh bổn mạng. Nhân dịp này, vị đại diện cộng đoàn đã trao tặng kỷ vật cho cha Peter Hoàng, nhân 10 năm lãnh nhận thiên chức linh mục của cha.
Sau thánh lễ, một bữa tiệc liên hoan mừng bổn mạng cộng đoàn, với phần văn nghệ rất đặc sắc, do hai ca đoàn Theresa của giáo xứ phụ trách. Mọi người hân hoan tham dự với niềm vui mừng ngày kính Thánh Phê Rô và Phao Lô. Nhân năm thứ hai bổn mạng của cộng đoàn Công giáo Thánh Phê Rô Việt Nam, Giáo xứ Sunshine.
Tuy tiết trời Đông gió lạnh, nhưng với lòng sốt mến hai vị Thánh Tông Đồ cả đứng đầu giáo hội được, mà Cộng đoàn cung kính chọn làm bổn mạng, nên giáo dân đã về tham dự thánh lễ rất đông.
Linh mục Peter Hoàng OMI thuộc giáo xứ Sunshine cùng với Linh mục Jos Mai Văn Thịnh CSsR và Linh mục An Tôn Nguyễn Văn Thăng Giáo phận Hải Phòng Việt Nam, cùng đồng tế thánh lễ mừng kính bổn mạng cộng đoàn. Thánh lễ hôm nay cũng là thánh lễ mừng kỷ niệm 10 năm ngày lãnh nhận thiên chức linh mục và cũng là bổn mạng của cha Peter Hoàng.
Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục Peter Hoàng đã nói lên gương dũng cảm của thánh nhân, từ con người yếu hèn đã lãnh nhận ơn Chúa để trở thành một thánh nhân mà Thiên Chúa đặt nền tảng xây dựng Giáo hội.
Trước khi kết thúc thánh lễ mừng kính bổn mạng cộng đoàn, vị đại diện cộng đoàn đã lên cám ơn qúy cha, cùng toàn thể giáo dân trong cộng đoàn, với mong ước cho cộng đoàn luôn yêu thương và lớn mạnh không ngừng dưới sự phù hộ của Thánh bổn mạng. Nhân dịp này, vị đại diện cộng đoàn đã trao tặng kỷ vật cho cha Peter Hoàng, nhân 10 năm lãnh nhận thiên chức linh mục của cha.
Sau thánh lễ, một bữa tiệc liên hoan mừng bổn mạng cộng đoàn, với phần văn nghệ rất đặc sắc, do hai ca đoàn Theresa của giáo xứ phụ trách. Mọi người hân hoan tham dự với niềm vui mừng ngày kính Thánh Phê Rô và Phao Lô. Nhân năm thứ hai bổn mạng của cộng đoàn Công giáo Thánh Phê Rô Việt Nam, Giáo xứ Sunshine.
Giáo xứ Bình Chính, hạt Ninh Thuận, giáo phận Nha Trang, mừng lễ Quan Thầy
Lê Vang
10:37 29/06/2008
NINH THUẬN - Theo truyền thống tốt đẹp hằng năm và lời mời gọi của Cha Quản Xứ Giuse, khi tiếng chuông chiều nhà thờ ngân vang báo hiệu vào lúc 17 giờ 30 (ngày 28 tháng 6), đông đảo bà con giáo dân Giáo Xứ BÌNH CHÍNH, với trang phục chỉnh tề, đã tề tựu về Nhà Thờ, để tham dự Thánh Lễ vọng Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, và tham dự giờ rước kiệu Thánh Quan Thầy của Giáo Xứ - Thánh Phêrô Tông Đồ.
Để có được giờ phút rước kiệu long trọng và dâng Thánh Lễ sốt sắng, Cha Quản xứ đã không ngừng tha thiết mời gọi và nhắc nhở con chiên trong Giáo Xứ chuẩn bị tâm hồn để Mừng Lễ Bổn Mạng. Vì thế, một tuần trước đó, Cha Sở mời các Cha khách về Giáo Xứ để cho bà con Giáo Dân dễ dàng gặp gỡ và xưng tội. Nhưng, ngay buổi chiều thứ bảy vào lúc 15giờ sắp đến giờ Lễ và rước kiệu. vì đoàn chiên, Cha Sở vẫn tiếp tục ngồi toà giải tội để phục vụ những anh chị em còn biếng trể việc đạo đức giờ cuối mới đến xưng tội hoặc đi làm ăn xa mới về, ngài vẫn vui vẻ tiếp đón.
Cuộc rước kiệu Thánh Quan Thầy Giáo Xứ – Thánh Phêrô bắt đầu vào lúc 18 giờ, đã diễn ra hết sức trật tự và trang nghiêm. Khởi đầu Thánh Lễ, Cha quản xứ đã niệm hương Mình Thánh Chúa, rồi ngài niệm hương Thánh Quan Thầy GiáoXứ – Thánh Phêrô cách long trọng. Thánh lễ diễn ra rất trang nghiêm và sốt sắng và kết thúc vào 19giờ30. Mặc dầu không ai bảo ai, nhưng bà con giáo dân lấy làm cảm kích và phần khởi vì đây là ngày Lễ Bổn Mạng Giáo xứ – Bổn Mạng của từng người đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình Chính thân thương, được sự cầu bầu chở che của Thánh Phêrô trong suốt mọi chặng đường của Giáo Xứ.
Vào lúc 4 giờ sáng Chúa Nhật XIII thường niên, ngày 29 tháng 6 năm 2008 lễ trọng Mừng Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, tiếng chuông thánh đường trầm bổng vang lên và cùng với những khúc ca tạ ơn được phát thanh từ máy hát vang vọng, đánh thức mọi người trong vùng, trong đó có cả bà con giáo dân Giáo Xứ. Tất cả các đèn điện cũng như các cánh cửa nhà thờ đều được bật sáng và mở toang, để chào mời mọi người đến tham dự Thánh Lễ Quan Thầy của Giáo Xứ.
Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Giáo Xứ diễn ra thật long trọng và trang nghiêm với lời mở đầu của Cha quản xứ Giuse Chúc Mừng Lễ Quan Thầy Giáo Xứ, mừng bổn mạng những ai mang thánh hiệu Thánh Phêrô. Ngài cũng không quên nhắc nhở mọi người cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha Chính Phaolô, Đức Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Nho và quý ân nhân của Giáo Xứ. Cuối thánh lễ, ngài đã kêu mời mọi người hãy thật lòng thống hối ăn năn và quyết tâm xa lánh tội lỗi, và với điều kiện đã xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng được lãnh ơn toàn xá từ đôi bàn tay thánh thiện của Cha Chủ tế Giuse nhân ngày khai mạc Năm Thánh Phaolô.
Sau thánh lễ, theo truyền thống và tập tục hằng năm tốt đẹp của Giáo xứ cũng như sự nhắc nhở của Cha Quản Xứ Giuse, đoàn kiệu Thánh Phêrô – Quan Thầy của Giáo xứ, lại từ từ tiến ra bờ biển trước Thánh Đường. Nơi đây, Cha Quản Xứ đã dâng lời nguyện cầu mùa và làm phép ghe, thuyền của bà con đã được xếp thành hàng trên mặt biển cạnh bờ kè. Khi đã xong nghi thức tại bờ biển, Cha Giuse đã ban phép lành và giải tán mọi người ra về. Trước khi tan hàng, mỗi người được nhận những chiếc bánh bao đơn sơ, giàu ý nghĩa và gói trọn tình Cha Con, nhân ngày Lễ Quan Thầy Giáo Xứ. Mọi người ra về trong sự vui vẻ với niềm hân hoan và an bình trong lòng và thầm ước mong một điều gì đó lớn hơn trong năm sau...
Để có được giờ phút rước kiệu long trọng và dâng Thánh Lễ sốt sắng, Cha Quản xứ đã không ngừng tha thiết mời gọi và nhắc nhở con chiên trong Giáo Xứ chuẩn bị tâm hồn để Mừng Lễ Bổn Mạng. Vì thế, một tuần trước đó, Cha Sở mời các Cha khách về Giáo Xứ để cho bà con Giáo Dân dễ dàng gặp gỡ và xưng tội. Nhưng, ngay buổi chiều thứ bảy vào lúc 15giờ sắp đến giờ Lễ và rước kiệu. vì đoàn chiên, Cha Sở vẫn tiếp tục ngồi toà giải tội để phục vụ những anh chị em còn biếng trể việc đạo đức giờ cuối mới đến xưng tội hoặc đi làm ăn xa mới về, ngài vẫn vui vẻ tiếp đón.
Cuộc rước kiệu Thánh Quan Thầy Giáo Xứ – Thánh Phêrô bắt đầu vào lúc 18 giờ, đã diễn ra hết sức trật tự và trang nghiêm. Khởi đầu Thánh Lễ, Cha quản xứ đã niệm hương Mình Thánh Chúa, rồi ngài niệm hương Thánh Quan Thầy GiáoXứ – Thánh Phêrô cách long trọng. Thánh lễ diễn ra rất trang nghiêm và sốt sắng và kết thúc vào 19giờ30. Mặc dầu không ai bảo ai, nhưng bà con giáo dân lấy làm cảm kích và phần khởi vì đây là ngày Lễ Bổn Mạng Giáo xứ – Bổn Mạng của từng người đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình Chính thân thương, được sự cầu bầu chở che của Thánh Phêrô trong suốt mọi chặng đường của Giáo Xứ.
Vào lúc 4 giờ sáng Chúa Nhật XIII thường niên, ngày 29 tháng 6 năm 2008 lễ trọng Mừng Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, tiếng chuông thánh đường trầm bổng vang lên và cùng với những khúc ca tạ ơn được phát thanh từ máy hát vang vọng, đánh thức mọi người trong vùng, trong đó có cả bà con giáo dân Giáo Xứ. Tất cả các đèn điện cũng như các cánh cửa nhà thờ đều được bật sáng và mở toang, để chào mời mọi người đến tham dự Thánh Lễ Quan Thầy của Giáo Xứ.
Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Giáo Xứ diễn ra thật long trọng và trang nghiêm với lời mở đầu của Cha quản xứ Giuse Chúc Mừng Lễ Quan Thầy Giáo Xứ, mừng bổn mạng những ai mang thánh hiệu Thánh Phêrô. Ngài cũng không quên nhắc nhở mọi người cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha Chính Phaolô, Đức Cha cố Phêrô Nguyễn Văn Nho và quý ân nhân của Giáo Xứ. Cuối thánh lễ, ngài đã kêu mời mọi người hãy thật lòng thống hối ăn năn và quyết tâm xa lánh tội lỗi, và với điều kiện đã xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng được lãnh ơn toàn xá từ đôi bàn tay thánh thiện của Cha Chủ tế Giuse nhân ngày khai mạc Năm Thánh Phaolô.
Sau thánh lễ, theo truyền thống và tập tục hằng năm tốt đẹp của Giáo xứ cũng như sự nhắc nhở của Cha Quản Xứ Giuse, đoàn kiệu Thánh Phêrô – Quan Thầy của Giáo xứ, lại từ từ tiến ra bờ biển trước Thánh Đường. Nơi đây, Cha Quản Xứ đã dâng lời nguyện cầu mùa và làm phép ghe, thuyền của bà con đã được xếp thành hàng trên mặt biển cạnh bờ kè. Khi đã xong nghi thức tại bờ biển, Cha Giuse đã ban phép lành và giải tán mọi người ra về. Trước khi tan hàng, mỗi người được nhận những chiếc bánh bao đơn sơ, giàu ý nghĩa và gói trọn tình Cha Con, nhân ngày Lễ Quan Thầy Giáo Xứ. Mọi người ra về trong sự vui vẻ với niềm hân hoan và an bình trong lòng và thầm ước mong một điều gì đó lớn hơn trong năm sau...
Giáo xứ cính tòa Phủ Cam mừng Lễ hai Thánh Phêrê va Phaolô
Trương Minh Phương
11:06 29/06/2008
GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM MỪNG BỔN MẠNG HAI THÁNH PHÊ RÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ
HUẾ - Sáng ngày 29.6.2008, Giáo xứ chính tòa Phủ Cam đã long trọng dâng thánh lễ mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, bổn mạng giáo xứ. Linh mục Phaolô Hòang Nhật phó xứ thay mặt linh mục quản xứ dâng thánh lễ đã chúc mừng cộng đòan dân Chúa và mừng bổn mạng tòan thể những tín hữu mang thánh hiệu Phêrô và Phaolô.
Cũng trong dịp lễ bổn mạng này, giáo xứ hân hoan tạ ơn hồng ân Thiên Chúa cho 85 em thiếu nhi được rước lễ lần đầu, trước đó trong lễ vọng vào tối thứ bảy, giáo xứ đã tổ chức lễ phát thưởng cho các em giáo lý 3 cấp Bêlem và cấp 1, cấp 2 gồm 117 phần thưởng trong tổng số 1439 em giáo lý sinh. Các em đã tổ chức đêm liên hoan văn nghệ mừng bổn mạng giáo xứ cũng là bế giảng năm học. Sau thánh lễ, 12 khu vực trong giáo xứ đã thi đấu chung kết bóng đá nữ và bóng chuyền nam. Trước sự cổ vũ cuồng nhiệt của đông đảo cộng đòan đân Chúa. Kết quả: đội bóng đá nữ khu vực Tử Đạo đọat cờ vô địch, khu vực Camelô đọat giải nhì. Đội bóng chuyền khu vực Camelô đoạt cờ vô địch. Linh mục phó xứ Phaolô Hòang Nhật và ông Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX thay mặt cha quản xứ và cộng đòan dân Chúa trao cờ và phần thưởng cho các đội.
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam quả đã không hổ danh khi chọn thánh hiệu bổn mạng hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, rường cột của Giáo Hội. Tại giáo phận Huế, giáo xứ chính tòa Phủ Cam là nền móng của giáo phận, luôn tiên phong trong tất cả mọi công việc cũng như những đại lễ của giáo phận.
HUẾ - Sáng ngày 29.6.2008, Giáo xứ chính tòa Phủ Cam đã long trọng dâng thánh lễ mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, bổn mạng giáo xứ. Linh mục Phaolô Hòang Nhật phó xứ thay mặt linh mục quản xứ dâng thánh lễ đã chúc mừng cộng đòan dân Chúa và mừng bổn mạng tòan thể những tín hữu mang thánh hiệu Phêrô và Phaolô.
Cũng trong dịp lễ bổn mạng này, giáo xứ hân hoan tạ ơn hồng ân Thiên Chúa cho 85 em thiếu nhi được rước lễ lần đầu, trước đó trong lễ vọng vào tối thứ bảy, giáo xứ đã tổ chức lễ phát thưởng cho các em giáo lý 3 cấp Bêlem và cấp 1, cấp 2 gồm 117 phần thưởng trong tổng số 1439 em giáo lý sinh. Các em đã tổ chức đêm liên hoan văn nghệ mừng bổn mạng giáo xứ cũng là bế giảng năm học. Sau thánh lễ, 12 khu vực trong giáo xứ đã thi đấu chung kết bóng đá nữ và bóng chuyền nam. Trước sự cổ vũ cuồng nhiệt của đông đảo cộng đòan đân Chúa. Kết quả: đội bóng đá nữ khu vực Tử Đạo đọat cờ vô địch, khu vực Camelô đọat giải nhì. Đội bóng chuyền khu vực Camelô đoạt cờ vô địch. Linh mục phó xứ Phaolô Hòang Nhật và ông Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX thay mặt cha quản xứ và cộng đòan dân Chúa trao cờ và phần thưởng cho các đội.
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam quả đã không hổ danh khi chọn thánh hiệu bổn mạng hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, rường cột của Giáo Hội. Tại giáo phận Huế, giáo xứ chính tòa Phủ Cam là nền móng của giáo phận, luôn tiên phong trong tất cả mọi công việc cũng như những đại lễ của giáo phận.
Ngày khai mạc năm thánh Phaolô tại Tuy Hòa
GX. Tuy Hòa
11:44 29/06/2008
Sân Nhà Thờ giáo xứ Tuy Hòa chiều nay, 29.6, đã tưng bừng hẳn lên với đông đảo bà con giáo dân tập trung về dâng thánh lễ trọng kính Hai Thánh Phêrô-Phaolô Tông Đồ, và để hiệp thông cùng Giáo Hội hoàn vũ khai mạc Năm Thánh Phaolô, 29.6.2008 - 29.6.2009.
Lễ đài được thiết trí ngay tại sân tiền đường với hai pa-nô làm bật nổi trọng tâm cử hành Phụng vụ chiều nay: bên trái nổi bật với lời của Thánh Phaolô trong thư Philip 1,21: "Đối với tôi, sống là Đức Kitô..."; bên phải là bức chân dung của Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ của dân ngoại. Trước khi bài ca nhập lễ vang lên, cộng đoàn đã nghe tóm tắt ý nghĩa việc cử hành Năm Thánh Phaolô, dẫn vào Phụng vụ lễ mừng hai thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô. Đoàn đồng tế trang trọng với màu đỏ của lễ phục linh mục và lễ sinh chen lẫn màu trắng đoan trang của đoàn dâng hương, dâng lễ tiến về lễ đài trong tiếng ca tưng bừng của ca đoàn và cộng đoàn hân hoan hát bài Ca nhập lễ. Trước khi về bàn thờ để bắt đầu thánh lê, đoàn đồng tế đã dừng lại trước chân dung của Thánh Phaolô để dâng lên Ngài những nén hương lòng hiếu thảo.
Chủ tế hôm nay là linh mục chánh xứ Giuse Trương đình Hiền cùng với viọ đồng tế trẻ bên cạnh là cha phó Phêrô Nguyễn Xuân Hòa. Trong những lời dẫn vào thánh lễ, cha chủ tế đã kêu gọi cộng đoàn chào mừng ngày Bổn mạng của cha phó Phêrô bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt và đầy tình hiệp thông thương mến.
Các bài đọc Lời Chúa của ngày lễ trọng hôm nay được công bố bởi các thầy cô thuộc hội Nhà Giáo Công giáo và được chú giải cách hùng hồn sâu sắc với bài giảng của cha phó Phêrô. Toàn thể cộng đoàn trăm người như một sốt sắng dâng lễ trong tâm tình khát khao hồng ân của Thiên Chúa, vì mọi người đều hy vọng, trong ngày khai mạc nầy, Giáo Hội sẽ trao ban ơn toàn xá cho những ai thành tâm tham dự.
Khi lời nguyện kết lễ vừa dứt, một bài nhạc trầm hùng trỗi lên, một đội vũ thiếu nhi xuất hiện trình bày ý nghĩa "Gieo mầm tin yêu", như một lời đoan hứa của toàn giáo xứ cương quyết noi gương hai Thánh Tông Đồ, lên đương đi gieo mầm tin yêu cho muôn người muôn lối.
Thánh lễ mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô và khai mạc Năm Thánh Phaolô đã để lại một ấn tượng đẹp, một tâm tình hân hoan và một nhiệt tình sống đạo cho mọi người tham dự.
Lễ đài được thiết trí ngay tại sân tiền đường với hai pa-nô làm bật nổi trọng tâm cử hành Phụng vụ chiều nay: bên trái nổi bật với lời của Thánh Phaolô trong thư Philip 1,21: "Đối với tôi, sống là Đức Kitô..."; bên phải là bức chân dung của Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ của dân ngoại. Trước khi bài ca nhập lễ vang lên, cộng đoàn đã nghe tóm tắt ý nghĩa việc cử hành Năm Thánh Phaolô, dẫn vào Phụng vụ lễ mừng hai thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô. Đoàn đồng tế trang trọng với màu đỏ của lễ phục linh mục và lễ sinh chen lẫn màu trắng đoan trang của đoàn dâng hương, dâng lễ tiến về lễ đài trong tiếng ca tưng bừng của ca đoàn và cộng đoàn hân hoan hát bài Ca nhập lễ. Trước khi về bàn thờ để bắt đầu thánh lê, đoàn đồng tế đã dừng lại trước chân dung của Thánh Phaolô để dâng lên Ngài những nén hương lòng hiếu thảo.
Chủ tế hôm nay là linh mục chánh xứ Giuse Trương đình Hiền cùng với viọ đồng tế trẻ bên cạnh là cha phó Phêrô Nguyễn Xuân Hòa. Trong những lời dẫn vào thánh lễ, cha chủ tế đã kêu gọi cộng đoàn chào mừng ngày Bổn mạng của cha phó Phêrô bằng một tràng pháo tay nồng nhiệt và đầy tình hiệp thông thương mến.
Các bài đọc Lời Chúa của ngày lễ trọng hôm nay được công bố bởi các thầy cô thuộc hội Nhà Giáo Công giáo và được chú giải cách hùng hồn sâu sắc với bài giảng của cha phó Phêrô. Toàn thể cộng đoàn trăm người như một sốt sắng dâng lễ trong tâm tình khát khao hồng ân của Thiên Chúa, vì mọi người đều hy vọng, trong ngày khai mạc nầy, Giáo Hội sẽ trao ban ơn toàn xá cho những ai thành tâm tham dự.
Khi lời nguyện kết lễ vừa dứt, một bài nhạc trầm hùng trỗi lên, một đội vũ thiếu nhi xuất hiện trình bày ý nghĩa "Gieo mầm tin yêu", như một lời đoan hứa của toàn giáo xứ cương quyết noi gương hai Thánh Tông Đồ, lên đương đi gieo mầm tin yêu cho muôn người muôn lối.
Thánh lễ mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô-Phaolô và khai mạc Năm Thánh Phaolô đã để lại một ấn tượng đẹp, một tâm tình hân hoan và một nhiệt tình sống đạo cho mọi người tham dự.
Mừng kim khánh linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Quý tại Tòa giám mục Bắc Ninh
Huy Long - Xuân Trường
12:25 29/06/2008
BẮC NINH - Ngày 29.6.2008, ngày lễ trọng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, tại Tòa giám mục và Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh đã long trọng diễn ra lễ mừng kim khánh linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Quý, người con ưu tú của giáo phận, hiện đang sinh sống tại Đức Quốc. Đây cũng là dịp mừng Thượng thọ bát tuần của Ngài.
Ngay từ sáng sớm, khá đông quý cha và hàng trăm khách mời cùng thân nhân bạn hữu đã hân hoan kéo về Tòa giám mục chúc mừng kim khánh linh mục Phêrô đúng vào ngày lễ thánh bảo trợ của ngài, thật là sự trùng hợp ý nghĩa. Bầu khí tĩnh lặng thường ngày nơi Tòa giám mục Bắc Ninh hôm nay đã nhường chỗ cho những tiếng cười rộn rã, những lời chúc mừng vui tươi.
Đúng 9g00, đoàn rước đoàn đồng tế từ sảnh Tòa giám mục tiến ra Nhà thờ Chính tòa trong tiếng kèn đồng hùng tráng. Đoàn rước đi dưới bầu trời chan hòa ánh nắng làm cho ngày lễ mừng càng thêm rạng rỡ vinh quang. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản giáo phận Bắc Ninh, một thời là học trò của cha Phêrô, cũng hiện diện trong thánh lễ. Có tới 26 linh mục trong và ngoài giáo phận hiệp dâng thánh lễ với cha Phêrô, trong số đó có cha Đại diện giáo phận Bắc Ninh Giuse Trần Quang Vinh, cha Giuse Nguyễn Văn Diễm, học trò cũ của cha Phêrô, hiện làm phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Mở đầu Thánh lễ, cha Phêrô dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương gìn giữ ngài trong suốt 50 năm qua: 50 năm với bao hồng ân kì diệu.
Trong bài giảng, Đức Tổng giám mục Giuse chia sẻ về gương của hai vị thánh Phêrô và Phaolô tông đồ. Hai thánh Tông đồ đã nhận ra thánh ý của Thiên Chúa, đã chu toàn nhiệm vụ giảng dạy, sống và làm chứng về Đức Kitô. Người Việt Nam thường nói “cha nào con ấy”, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Quý đã họa lại rõ nét những đức tính của vị thánh bảo trợ. Cha là người dám sống, dám hy sinh cho Giáo hội. Ngài đã là người thày, vị giám đốc xuất sắc của Đại chủng viện Long Xuyên khi xưa. Ngài đã đào tạo được bao nhiêu thế hệ linh mục cho Giáo hội ở khắp mọi nơi. Khi sang Đức Quốc, Ngài luôn nhiệt tình chăm sóc cho đoàn chiên. Ngài đã đi thăm hỏi, bảo lãnh cho nhiều gia đình bị kẹt sau biến cố bức tường Bá Linh sụp đổ… Có thể quả quyết rằng: cha Phêrô là vị mục tử luôn hết lòng mến yêu đoàn chiên, luôn chạnh lòng thương đoàn chiên, đặc biệt là những con chiên gặp hoạn nạn, gian khó…
Cuối thánh lễ, một vị đại diện lên cảm ơn và chúc mừng cha Phêrô. Cảm ơn cha luôn là tấm gương sáng về đời sống khiêm nhường, đạo đức trong mọi công việc, hoàn cảnh sống cha đã trải qua. Ông nói: “…Suốt 50 năm sống đời linh mục, trong cương vị giáo sư, cha là người thầy khôn ngoan, uyên bác, dồi dào kinh nghiệm, một người cha hiền, giản dị và rất đỗi bao dung, cha đã ân cần tận tụy nhiệt tình giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ linh mục cho giáo hội Việt Nam, trong số học trò đó có Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong cương vị linh mục, cha là người mục tử nhân hiền luôn yêu thương đoàn chiên và quan tâm săn sóc tới từng con chiên một, cha luôn gần gũi đồng hành với những khó khăn của mỗi người, cha đã hy sinh âm thầm, tận tụy và đóng góp sức lực cho giáo hội vì lợi ích các linh hồn.
Tuy sống ở xa quê hương, nhưng tâm hồn cha Phêrô luôn hướng về giáo phận. Cha thường xuyên thăm hỏi và góp mặt trong những biến cố trọng đại của Giáo phận. Lòng nhiệt thành và hy sinh của cha nói lên rằng, dù ở đâu cha vẫn là người con của Giáo phận Bắc Ninh”.
Sau thánh lễ, cha Phêrô cám ơn Đức Tổng, cám ơn cha Đại Diện, quí cha, các phái đoàn và mọi người đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho ngài. Cha đã chụp hình kỉ niệm với đoàn đồng tế cùng nhiều thân nhân bạn hữu. Sau đó, tại Tòa giám mục đã tổ chức tiệc mừng cha Phêrô cùng những tiết mục văn nghệ quan họ Bắc Ninh thắm duyên Trời, nồng ấm tình người.
Nhờ hồng phúc Thiên Chúa ban, cha Phêrô kính yêu hôm nay hân hoan mừng thượng thọ bát tuổi và kim khánh linh mục. Cuộc đời cha Phêrô đã trải dài qua hai thế kỷ, chứng kiến bao đổi thay trong Giáo Hội, bao thăng trầm của xã hội. Nhưng trong mọi đổi thay, thăng trầm cuộc sống, cha Phêrô vẫn luôn dệt lên bài ca cuộc đời mình bằng vô vàn nghĩa cử yêu thương cùng bao hi sinh phục vụ thấm đẫm tin yêu, trái tim cha Phêrô vẫn mãi rung lên những nhịp đập chan chứa yêu thương.
Những tình cảm thân thương, niềm tin kính mãnh liệt và lòng hi sinh không mệt mỏi vì đoàn chiên của cha Phêrô chắc chắn mãi luôn đọng lại, khắc sâu nơi tâm trí từng con chiên và học trò. Với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và quí mến cha Phêrô, chúng ta được kêu mời noi gương, tiếp bước cha Phêrô trên con đường yêu thương tha thiết và tin cậy sắt son.
Trong tâm tình cảm tạ và tri ân, chúng ta thành tâm chung lời tạ ơn Thiên Chúa đã thực hiện biết bao ơn lành kì diệu trong đời cha Phêrô. Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh bảo trợ Phêrô, tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên cha và gìn giữ cha luôn mạnh khỏe, khang an trường thọ và nhiều niềm vui tuổi già.
Tạ ơn Chúa đã trao ban cha Phêrô như một quà tặng quý báu cho con cháu trong gia đình, cho đoàn chiên và cho giáo hội. Xin mượn câu Thánh vịnh như một lời nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc phúc cho cha Phêrô:
“Nguyện chúc Người tuổi thọ sánh vầng ô,
Như bóng nguyệt đến muôn đời muôn kiếp!” (Tv 72,5)
Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Quý:
Năm 1929 Sinh tại Trại Đường, Xuân Hòa, Quế Võ, Bắc Ninh
1941-1951 Học tại Tiểu chủng viện Thánh Antôniô Đạo Ngạn, Bắc Ninh
1951-1954 Học Triết tại Đại chủng viện Nam Định
1954-1956 Học Thần tại Rosrary Hill, Hongkong
1956-1958 Du học tại Genova, Italia
29.06.1958 Thụ phong Linh mục tại Genova, Italia
1958-1961 Học Thánh nhạc tại Rôma
1963-1967 Kết thúc du học với bằng Tiến Sĩ Thần học tại Rôma
1968-1974 Dạy Thần học tại Đại chủng viện Vĩnh Long, Việt Nam
1972-1975 Giám đốc Đại chủng viện Long Xuyên
1975-1976 Họp Đại chủng viện thế giới tại Rôma
1968-1981 Làm việc mục vụ tại giáo phận Toulon, Pháp Quốc
1981-2000 Làm việc mục vụ tại 2 giáo phận Paderborn và Essen, Đức Quốc
2000 - nay Hưu trí.
Ngay từ sáng sớm, khá đông quý cha và hàng trăm khách mời cùng thân nhân bạn hữu đã hân hoan kéo về Tòa giám mục chúc mừng kim khánh linh mục Phêrô đúng vào ngày lễ thánh bảo trợ của ngài, thật là sự trùng hợp ý nghĩa. Bầu khí tĩnh lặng thường ngày nơi Tòa giám mục Bắc Ninh hôm nay đã nhường chỗ cho những tiếng cười rộn rã, những lời chúc mừng vui tươi.
Đúng 9g00, đoàn rước đoàn đồng tế từ sảnh Tòa giám mục tiến ra Nhà thờ Chính tòa trong tiếng kèn đồng hùng tráng. Đoàn rước đi dưới bầu trời chan hòa ánh nắng làm cho ngày lễ mừng càng thêm rạng rỡ vinh quang. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản giáo phận Bắc Ninh, một thời là học trò của cha Phêrô, cũng hiện diện trong thánh lễ. Có tới 26 linh mục trong và ngoài giáo phận hiệp dâng thánh lễ với cha Phêrô, trong số đó có cha Đại diện giáo phận Bắc Ninh Giuse Trần Quang Vinh, cha Giuse Nguyễn Văn Diễm, học trò cũ của cha Phêrô, hiện làm phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội.
Mở đầu Thánh lễ, cha Phêrô dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương gìn giữ ngài trong suốt 50 năm qua: 50 năm với bao hồng ân kì diệu.
Trong bài giảng, Đức Tổng giám mục Giuse chia sẻ về gương của hai vị thánh Phêrô và Phaolô tông đồ. Hai thánh Tông đồ đã nhận ra thánh ý của Thiên Chúa, đã chu toàn nhiệm vụ giảng dạy, sống và làm chứng về Đức Kitô. Người Việt Nam thường nói “cha nào con ấy”, cha Phêrô Nguyễn Ngọc Quý đã họa lại rõ nét những đức tính của vị thánh bảo trợ. Cha là người dám sống, dám hy sinh cho Giáo hội. Ngài đã là người thày, vị giám đốc xuất sắc của Đại chủng viện Long Xuyên khi xưa. Ngài đã đào tạo được bao nhiêu thế hệ linh mục cho Giáo hội ở khắp mọi nơi. Khi sang Đức Quốc, Ngài luôn nhiệt tình chăm sóc cho đoàn chiên. Ngài đã đi thăm hỏi, bảo lãnh cho nhiều gia đình bị kẹt sau biến cố bức tường Bá Linh sụp đổ… Có thể quả quyết rằng: cha Phêrô là vị mục tử luôn hết lòng mến yêu đoàn chiên, luôn chạnh lòng thương đoàn chiên, đặc biệt là những con chiên gặp hoạn nạn, gian khó…
Cuối thánh lễ, một vị đại diện lên cảm ơn và chúc mừng cha Phêrô. Cảm ơn cha luôn là tấm gương sáng về đời sống khiêm nhường, đạo đức trong mọi công việc, hoàn cảnh sống cha đã trải qua. Ông nói: “…Suốt 50 năm sống đời linh mục, trong cương vị giáo sư, cha là người thầy khôn ngoan, uyên bác, dồi dào kinh nghiệm, một người cha hiền, giản dị và rất đỗi bao dung, cha đã ân cần tận tụy nhiệt tình giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ linh mục cho giáo hội Việt Nam, trong số học trò đó có Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong cương vị linh mục, cha là người mục tử nhân hiền luôn yêu thương đoàn chiên và quan tâm săn sóc tới từng con chiên một, cha luôn gần gũi đồng hành với những khó khăn của mỗi người, cha đã hy sinh âm thầm, tận tụy và đóng góp sức lực cho giáo hội vì lợi ích các linh hồn.
Tuy sống ở xa quê hương, nhưng tâm hồn cha Phêrô luôn hướng về giáo phận. Cha thường xuyên thăm hỏi và góp mặt trong những biến cố trọng đại của Giáo phận. Lòng nhiệt thành và hy sinh của cha nói lên rằng, dù ở đâu cha vẫn là người con của Giáo phận Bắc Ninh”.
Sau thánh lễ, cha Phêrô cám ơn Đức Tổng, cám ơn cha Đại Diện, quí cha, các phái đoàn và mọi người đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho ngài. Cha đã chụp hình kỉ niệm với đoàn đồng tế cùng nhiều thân nhân bạn hữu. Sau đó, tại Tòa giám mục đã tổ chức tiệc mừng cha Phêrô cùng những tiết mục văn nghệ quan họ Bắc Ninh thắm duyên Trời, nồng ấm tình người.
Nhờ hồng phúc Thiên Chúa ban, cha Phêrô kính yêu hôm nay hân hoan mừng thượng thọ bát tuổi và kim khánh linh mục. Cuộc đời cha Phêrô đã trải dài qua hai thế kỷ, chứng kiến bao đổi thay trong Giáo Hội, bao thăng trầm của xã hội. Nhưng trong mọi đổi thay, thăng trầm cuộc sống, cha Phêrô vẫn luôn dệt lên bài ca cuộc đời mình bằng vô vàn nghĩa cử yêu thương cùng bao hi sinh phục vụ thấm đẫm tin yêu, trái tim cha Phêrô vẫn mãi rung lên những nhịp đập chan chứa yêu thương.
Những tình cảm thân thương, niềm tin kính mãnh liệt và lòng hi sinh không mệt mỏi vì đoàn chiên của cha Phêrô chắc chắn mãi luôn đọng lại, khắc sâu nơi tâm trí từng con chiên và học trò. Với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và quí mến cha Phêrô, chúng ta được kêu mời noi gương, tiếp bước cha Phêrô trên con đường yêu thương tha thiết và tin cậy sắt son.
Trong tâm tình cảm tạ và tri ân, chúng ta thành tâm chung lời tạ ơn Thiên Chúa đã thực hiện biết bao ơn lành kì diệu trong đời cha Phêrô. Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh bảo trợ Phêrô, tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên cha và gìn giữ cha luôn mạnh khỏe, khang an trường thọ và nhiều niềm vui tuổi già.
Tạ ơn Chúa đã trao ban cha Phêrô như một quà tặng quý báu cho con cháu trong gia đình, cho đoàn chiên và cho giáo hội. Xin mượn câu Thánh vịnh như một lời nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc phúc cho cha Phêrô:
“Nguyện chúc Người tuổi thọ sánh vầng ô,
Như bóng nguyệt đến muôn đời muôn kiếp!” (Tv 72,5)
Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Quý:
Năm 1929 Sinh tại Trại Đường, Xuân Hòa, Quế Võ, Bắc Ninh
1941-1951 Học tại Tiểu chủng viện Thánh Antôniô Đạo Ngạn, Bắc Ninh
1951-1954 Học Triết tại Đại chủng viện Nam Định
1954-1956 Học Thần tại Rosrary Hill, Hongkong
1956-1958 Du học tại Genova, Italia
29.06.1958 Thụ phong Linh mục tại Genova, Italia
1958-1961 Học Thánh nhạc tại Rôma
1963-1967 Kết thúc du học với bằng Tiến Sĩ Thần học tại Rôma
1968-1974 Dạy Thần học tại Đại chủng viện Vĩnh Long, Việt Nam
1972-1975 Giám đốc Đại chủng viện Long Xuyên
1975-1976 Họp Đại chủng viện thế giới tại Rôma
1968-1981 Làm việc mục vụ tại giáo phận Toulon, Pháp Quốc
1981-2000 Làm việc mục vụ tại 2 giáo phận Paderborn và Essen, Đức Quốc
2000 - nay Hưu trí.
Thánh lễ truyền chức cho 26 tân Linh mục tại GP Vinh
GP Vinh
12:44 29/06/2008
Giáo phận Vinh: Thánh lễ truyền chức linh mục 29/6/2008
“Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”. Lời cầu nguyện của thánh Phanxicô Assisi được Ban tổ chức dùng làm câu khẩu hiệu của buổi lễ như đã khơi thúc thêm lòng sốt sắng, hăng say cho 26 Phó tế và cộng đoàn trong Thánh lễ truyền chức linh mục hôm nay - 29/06/2008.
Thiệp mời dự lễ Phong chức linh mục đã được gửi đi trước đó nhiều ngày và ghi rõ là thánh lễ sẽ bắt đầu vào lúc 7giờ. Thế nhưng từ sau trưa hôm qua - 28/06/2008, những chiếc xe ca đã lần lượt đưa khách về trung tâm Toà giám mục Xã Đoài.
Dưới khí trời oi bức, lắc rắc đôi hạt mưa và phải ngồi trên xe ca chật chội hai ba tiếng đồ hồ - như những người ở miệt Quảng Bình - vậy mà ai ai cũng tươi nở nụ cười. Niềm vui của giáo phận sẽ có thêm 26 Tân linh mục, trong đó có linh mục là người thân quen của họ, đã làm cho đoàn người về đây quên hết mọi vất vả, mệt nhọc, không bận tâm đến chuyện ăn ngủ. Có những người mang theo vài ổ bánh mì và một bình nước, trải nilon dưới các tán cây trong quảng trường Toà giám mục Xã Đoài hay nép mình dưới hai cái dù trước lễ đài để nghỉ qua đêm chờ giây phút Thánh lễ truyền chức diễn ra.
Và rồi giây phút đó đã đến. Trong tiếng trống rộn ràng, hùng tráng của Đoàn nhạc dân tộc của giáo xứ Chính toà hoà với tiếng kèn Tây của Đoàn nhạc hơi giáo xứ Thuận Nghĩa, giữa khoảng 15.000 người, đoàn rước nhập lễ từ phòng khách Toà giám mục tiến ra lễ đài trong khu vực quảng trường nằm giữa Toà giám mục và giáo xứ Chính toà. Khi đoàn rước đến bậc tam cấp của lễ đài, dù bầu không khí đang rất nghiêm trang và ca đoàn đang cất vang bài ca nhập lễ hết sức sốt sắng, thế nhưng những tràng vỗ tay giòn giã bỗng vang lên chào đón 26 Phó tế, gần 200 linh mục cùng Đức giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, vị chủ sự các nghi thức phong chức trong Thánh lễ.
Như thường lệ, phần phụng vụ Lời Chúa được cử hành trước hết. Do hôm nay là ngày lễ kính trọng thể hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, nên các bài đọc đều phải lấy theo lịch phụng vụ dành riêng. Dù thế, sứ điệp lời Chúa của ngày lễ rất phù hợp với ý nghĩa Thánh lễ truyền chức. Bởi phong chức linh mục cho các Phó tế không gì khác hơn là cất nhắc những người ở cấp cuối cùng trong hàng giáo sỹ lên một bậc trong việc tiếp nối sứ vụ của các Tông đồ.
Sau khi làm nổi bật lòng tin, sự nhiệt thành và tình yêu của Hai vị thánh Cột trụ Giáo Hội đối với Chúa Giêsu và công cuộc cứu độ của Người, Đức cha Phaolô nhấn mạnh: “Trong thế giới giải thiêng này, người tín hữu cần phải có Đức tin vững chắc và thực hành. Trong thế giới đầy dẫy bạo lực và bất công hôm nay, các tông đồ của Chúa hãy mang tình yêu, sự công chính và hoà bình đến cho nhân loại. Vẫn còn đó 80% dân số thế giới chưa đón nhận Tin Mừng. Những người nói về Chúa thì rất nhiều, nhưng chưa có được bao nhiêu tín hữu sống Chúa Kitô. Vì vậy, cần biết bao những tín hữu cưu mang Người trong trái tim của mình. Chỉ khi son sắt, trung kiên và trọn vẹn trao hiến cho Chúa như Phêrô và Phaolô thì người ta mới có thể làm cho người khác đón nhận được Tin Mừng. Hãy là một Phêrô, một Phaolô cho thời đại!”
Ai sẽ là những Phêrô và Phaolô cho thế giới hôm nay? Một cách nào đó, trước hết là hàng giáo sĩ, mà thông thường nhất người ta hiểu đến đó là các linh mục. Vì vậy, để có thêm những Phêrô và Phaolô thời đại cho cánh đồng truyền giáo tại Nghệ Tĩnh Bình, một vùng đất không phải là còn 80% mà gần 90% dân số chưa đón nhận Tin Mừng, linh mục FX. Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện giáo phận, đã gọi tên 26 Phó tế và giới thiệu lên Đức cha Phaolô Maria để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy.
Sau khi cha Tổng đại diện khẳng định, qua việc tham khảo ý kiến giáo dân và sự biểu quyết của các vị hữu trách, chứng nhận các Phó tế này xứng đáng lãnh nhận chức linh mục, Đức cha đã thẩm vấn về tự do và lòng quyết tâm của các Phó tế.
Biết được các Phó tế muốn chu toàn thừa tác vụ Lời Chúa, trung tín trong việc phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa, liên kết Đức Kitô Thượng Tế để dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa và nhân loại, cũng như kính trọng và vâng phục giám mục giáo phận, Đức cha công bố quyết định phong chức cho các thầy.
Cả việc chọn lựa của các Phó tế lẫn quyết định của Đức cha đều hết sức quan trọng. Vì vậy, để những quyết định đó nằm trong chương trình của Thiên Chúa và được sự nâng đỡ của Giáo Hội đã vinh thắng, toàn thể cộng đoàn tha thiết nguyện xin các thánh cầu bầu.
Bên cạnh lời bầu cử của chư thánh, các Phó tế còn được Đức giám mục và linh mục đoàn đặt tay cầu xin ơn Chúa phù trợ trong chức vụ mới.
Phần lời nguyện phong chức đã thực sự cho các Phó tế thấm sâu vai trò của một linh mục. Linh mục là như các tư tế thời cựu ước hỗ trợ cho các vị lãnh đạo để hướng dẫn dân chúng đi đúng đường lối Chúa, là như những người được các Tông đồ tuyển chọn để rao giảng Tin Mừng và tiếp tục công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu khắp cả trần gian, để liên kết chặt chẽ với các giám mục trung tín phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Linh mục làm các cộng việc vừa nói không gì khác hơn là để thánh hoá dân Kitô giáo nói riêng và nhân loại nói chung. Đôi bàn tay, phần cơ thể sẽ biểu lộ cụ thể nhất cho những hành động thánh hoá nhân loại. Vì vậy các Tân chức tiến đến trước Đức giám mục để ngài xức dầu thánh lên hai bàn tay.
Công việc thánh hoá nhân loại của các linh mục trước hết phải nhờ vào hiến tế của Chúa Kitô. Do đó, Đức giám mục đã trao chén thánh cho các Tân chức, để từ nay, ngày ngày các ngài sẽ tái diễn hiến tế trên núi Sọ, ngõ hầu nhờ công việc đó, cũng như nhờ sự kết hợp của mỗi Tân linh mục với Chúa Kitô chịu khổ nạn mà công việc thánh hoá thế gian được thực hiện hữu hiệu hơn.
Với 26 Phó tế được lãnh tác vụ linh mục hôm nay, không chỉ là kỷ lục lần thụ phong đông nhất từ trước tới nay trong giáo phận, mà trong đó còn có một kỷ lục khác nữa đó là có một Tân linh mục… già nhất - 84 tuổi! Ngoài ra, cùng với 26 Tân chức, đây là lần thứ hai trong lịch sử giáo phận có số linh mục đông nhất: 179 vị (lần đầu tiên đông nhất vào năm 1945: 192 vị).
Làm linh mục là để truyền giảng đạo lý của Chúa Kitô. Một trong những điểm đầu tiên mà giáo huấn của Chúa nhắm đến đó là dạy cho mỗi người sống đúng với nhân cách của một con người. Nhân cách hay thái độ làm người căn bản nhất đó là biết ơn. Do đó, các Tân chức không thể không sống thái độ này trước hết. Vì vậy, trong bài cảm ơn cuối lễ, đại diện cho các Tân linh mục bày tỏ lòng tri ân đến mọi người đã giúp cho các ngài đạt được thành quả ngày hôm nay.
Cũng tâm tình đó, Ban Tổ chức long trọng cám ơn đến hết những người đã cùng mình lo cho Thánh lễ được thành công tốt đẹp.
“Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng mong ước” (Gr 3,15). Cả Chúa và cộng đoàn Giáo Hội đều mong muốn các Tân linh mục hôm nay sẽ là những mục tử như lòng Chúa mong ước. Thậm chí chính các Tân linh mục cũng mong muốn điều đó. Vì thế, chúng ta hãy cầu chúc cho các Tân linh mục luôn ghi nhớ những quyết định hôm nay, luôn dâng tràn những cảm xúc của giây phút lãnh nhận tác vụ thánh này, để các ngài ngày một nên giống Chúa Kitô Mục Tử hiến mình vì đoàn chiên. Có như thế ước nguyện “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa” mới trở thành hiện thực, và phép lành đầu tay mà các ngài ban cuối Thánh lễ mới lưu lại lâu dài trên mỗi người về dự lễ hôm nay.
“Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”. Lời cầu nguyện của thánh Phanxicô Assisi được Ban tổ chức dùng làm câu khẩu hiệu của buổi lễ như đã khơi thúc thêm lòng sốt sắng, hăng say cho 26 Phó tế và cộng đoàn trong Thánh lễ truyền chức linh mục hôm nay - 29/06/2008.
Thiệp mời dự lễ Phong chức linh mục đã được gửi đi trước đó nhiều ngày và ghi rõ là thánh lễ sẽ bắt đầu vào lúc 7giờ. Thế nhưng từ sau trưa hôm qua - 28/06/2008, những chiếc xe ca đã lần lượt đưa khách về trung tâm Toà giám mục Xã Đoài.
Dưới khí trời oi bức, lắc rắc đôi hạt mưa và phải ngồi trên xe ca chật chội hai ba tiếng đồ hồ - như những người ở miệt Quảng Bình - vậy mà ai ai cũng tươi nở nụ cười. Niềm vui của giáo phận sẽ có thêm 26 Tân linh mục, trong đó có linh mục là người thân quen của họ, đã làm cho đoàn người về đây quên hết mọi vất vả, mệt nhọc, không bận tâm đến chuyện ăn ngủ. Có những người mang theo vài ổ bánh mì và một bình nước, trải nilon dưới các tán cây trong quảng trường Toà giám mục Xã Đoài hay nép mình dưới hai cái dù trước lễ đài để nghỉ qua đêm chờ giây phút Thánh lễ truyền chức diễn ra.
Và rồi giây phút đó đã đến. Trong tiếng trống rộn ràng, hùng tráng của Đoàn nhạc dân tộc của giáo xứ Chính toà hoà với tiếng kèn Tây của Đoàn nhạc hơi giáo xứ Thuận Nghĩa, giữa khoảng 15.000 người, đoàn rước nhập lễ từ phòng khách Toà giám mục tiến ra lễ đài trong khu vực quảng trường nằm giữa Toà giám mục và giáo xứ Chính toà. Khi đoàn rước đến bậc tam cấp của lễ đài, dù bầu không khí đang rất nghiêm trang và ca đoàn đang cất vang bài ca nhập lễ hết sức sốt sắng, thế nhưng những tràng vỗ tay giòn giã bỗng vang lên chào đón 26 Phó tế, gần 200 linh mục cùng Đức giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, vị chủ sự các nghi thức phong chức trong Thánh lễ.
Như thường lệ, phần phụng vụ Lời Chúa được cử hành trước hết. Do hôm nay là ngày lễ kính trọng thể hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, nên các bài đọc đều phải lấy theo lịch phụng vụ dành riêng. Dù thế, sứ điệp lời Chúa của ngày lễ rất phù hợp với ý nghĩa Thánh lễ truyền chức. Bởi phong chức linh mục cho các Phó tế không gì khác hơn là cất nhắc những người ở cấp cuối cùng trong hàng giáo sỹ lên một bậc trong việc tiếp nối sứ vụ của các Tông đồ.
Sau khi làm nổi bật lòng tin, sự nhiệt thành và tình yêu của Hai vị thánh Cột trụ Giáo Hội đối với Chúa Giêsu và công cuộc cứu độ của Người, Đức cha Phaolô nhấn mạnh: “Trong thế giới giải thiêng này, người tín hữu cần phải có Đức tin vững chắc và thực hành. Trong thế giới đầy dẫy bạo lực và bất công hôm nay, các tông đồ của Chúa hãy mang tình yêu, sự công chính và hoà bình đến cho nhân loại. Vẫn còn đó 80% dân số thế giới chưa đón nhận Tin Mừng. Những người nói về Chúa thì rất nhiều, nhưng chưa có được bao nhiêu tín hữu sống Chúa Kitô. Vì vậy, cần biết bao những tín hữu cưu mang Người trong trái tim của mình. Chỉ khi son sắt, trung kiên và trọn vẹn trao hiến cho Chúa như Phêrô và Phaolô thì người ta mới có thể làm cho người khác đón nhận được Tin Mừng. Hãy là một Phêrô, một Phaolô cho thời đại!”
Ai sẽ là những Phêrô và Phaolô cho thế giới hôm nay? Một cách nào đó, trước hết là hàng giáo sĩ, mà thông thường nhất người ta hiểu đến đó là các linh mục. Vì vậy, để có thêm những Phêrô và Phaolô thời đại cho cánh đồng truyền giáo tại Nghệ Tĩnh Bình, một vùng đất không phải là còn 80% mà gần 90% dân số chưa đón nhận Tin Mừng, linh mục FX. Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện giáo phận, đã gọi tên 26 Phó tế và giới thiệu lên Đức cha Phaolô Maria để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy.
Sau khi cha Tổng đại diện khẳng định, qua việc tham khảo ý kiến giáo dân và sự biểu quyết của các vị hữu trách, chứng nhận các Phó tế này xứng đáng lãnh nhận chức linh mục, Đức cha đã thẩm vấn về tự do và lòng quyết tâm của các Phó tế.
Biết được các Phó tế muốn chu toàn thừa tác vụ Lời Chúa, trung tín trong việc phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa, liên kết Đức Kitô Thượng Tế để dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa và nhân loại, cũng như kính trọng và vâng phục giám mục giáo phận, Đức cha công bố quyết định phong chức cho các thầy.
Cả việc chọn lựa của các Phó tế lẫn quyết định của Đức cha đều hết sức quan trọng. Vì vậy, để những quyết định đó nằm trong chương trình của Thiên Chúa và được sự nâng đỡ của Giáo Hội đã vinh thắng, toàn thể cộng đoàn tha thiết nguyện xin các thánh cầu bầu.
Bên cạnh lời bầu cử của chư thánh, các Phó tế còn được Đức giám mục và linh mục đoàn đặt tay cầu xin ơn Chúa phù trợ trong chức vụ mới.
Phần lời nguyện phong chức đã thực sự cho các Phó tế thấm sâu vai trò của một linh mục. Linh mục là như các tư tế thời cựu ước hỗ trợ cho các vị lãnh đạo để hướng dẫn dân chúng đi đúng đường lối Chúa, là như những người được các Tông đồ tuyển chọn để rao giảng Tin Mừng và tiếp tục công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu khắp cả trần gian, để liên kết chặt chẽ với các giám mục trung tín phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Linh mục làm các cộng việc vừa nói không gì khác hơn là để thánh hoá dân Kitô giáo nói riêng và nhân loại nói chung. Đôi bàn tay, phần cơ thể sẽ biểu lộ cụ thể nhất cho những hành động thánh hoá nhân loại. Vì vậy các Tân chức tiến đến trước Đức giám mục để ngài xức dầu thánh lên hai bàn tay.
Công việc thánh hoá nhân loại của các linh mục trước hết phải nhờ vào hiến tế của Chúa Kitô. Do đó, Đức giám mục đã trao chén thánh cho các Tân chức, để từ nay, ngày ngày các ngài sẽ tái diễn hiến tế trên núi Sọ, ngõ hầu nhờ công việc đó, cũng như nhờ sự kết hợp của mỗi Tân linh mục với Chúa Kitô chịu khổ nạn mà công việc thánh hoá thế gian được thực hiện hữu hiệu hơn.
Với 26 Phó tế được lãnh tác vụ linh mục hôm nay, không chỉ là kỷ lục lần thụ phong đông nhất từ trước tới nay trong giáo phận, mà trong đó còn có một kỷ lục khác nữa đó là có một Tân linh mục… già nhất - 84 tuổi! Ngoài ra, cùng với 26 Tân chức, đây là lần thứ hai trong lịch sử giáo phận có số linh mục đông nhất: 179 vị (lần đầu tiên đông nhất vào năm 1945: 192 vị).
Làm linh mục là để truyền giảng đạo lý của Chúa Kitô. Một trong những điểm đầu tiên mà giáo huấn của Chúa nhắm đến đó là dạy cho mỗi người sống đúng với nhân cách của một con người. Nhân cách hay thái độ làm người căn bản nhất đó là biết ơn. Do đó, các Tân chức không thể không sống thái độ này trước hết. Vì vậy, trong bài cảm ơn cuối lễ, đại diện cho các Tân linh mục bày tỏ lòng tri ân đến mọi người đã giúp cho các ngài đạt được thành quả ngày hôm nay.
Cũng tâm tình đó, Ban Tổ chức long trọng cám ơn đến hết những người đã cùng mình lo cho Thánh lễ được thành công tốt đẹp.
“Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng mong ước” (Gr 3,15). Cả Chúa và cộng đoàn Giáo Hội đều mong muốn các Tân linh mục hôm nay sẽ là những mục tử như lòng Chúa mong ước. Thậm chí chính các Tân linh mục cũng mong muốn điều đó. Vì thế, chúng ta hãy cầu chúc cho các Tân linh mục luôn ghi nhớ những quyết định hôm nay, luôn dâng tràn những cảm xúc của giây phút lãnh nhận tác vụ thánh này, để các ngài ngày một nên giống Chúa Kitô Mục Tử hiến mình vì đoàn chiên. Có như thế ước nguyện “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa” mới trở thành hiện thực, và phép lành đầu tay mà các ngài ban cuối Thánh lễ mới lưu lại lâu dài trên mỗi người về dự lễ hôm nay.
Website Năm Thánh Phaolô của Ủy Ban Giáo Lý VN tại Hoa Kỳ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:12 29/06/2008
Ủy Ban Giáo Lý Việt
Địa chỉ website là: http://thanhphaolo.giaoly.org/
Muốn liên lạc hoặc gửi bài xin gửi đến giaoly@giaoly.org
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thư của Linh mục Chủ tịch Liên Đoàn CGVN/HK cảm tạ Hành Hương Washington DC
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
17:36 29/06/2008
Kính thưa:
- Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn
- Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh Lương
- Linh Mục Nguyễn Khảm, Thư Ký Trưởng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- Linh Mục Nguyễn Duy, Tổng Thư Ký Ban Thánh Nhạc Toàn Quốc Việt Nam
- Linh Mục GB. Nguyễn Đức Vượng, OP, Trưởng Ban Tổ Chức Hành Hương Mẹ La Vang
- Giáo Sư Bùi Hữu Thư, Phó Trưởng Ban
- Quý Đức Ông, quý Linh Mục, quý Phó Tế, quý Nam Nữ Tu Sĩ
- Quý Chức Ban Phục Vụ Trung Ương Liên Đoàn
- và Cộng Đoàn Dân Chúa,
Cuộc Hành Hương Mẹ La Vang 08 tổ chức tại thủ đô Washington D.C. từ 19-21 tháng 6, 2008, dù đã kết thúc vào thứ bảy tuần trước, nhưng cho đến nay vẫn tiếp tục để lại tiếng vang hết sức tốt đẹp: được báo giới và nhiều chức sắc tôn giáo cao cấp Mỹ, Việt, cũng như nhiều người khắp nơi khen ngợi. Xin chân thành chúc mừng, tri ân và cảm tạ tất cả quý vị.
Cuộc Hành Hương sở dĩ được thành công tốt đẹp như nhiều người đánh giá, trước tiên do sự chúc phúc của Thiên Chúa và Mẹ La Vang của chúng ta, cộng vào đó, là sự hiện diện quý báu của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, người đã mang đến cho cuộc Hành Hương Mẹ Lavang 2008 bầu khí thánh thiện, thiêng liêng, và nhiều ân sủng. Xin chân thành tri ân Đức Hồng Y. Chúng con cám ơn Đức Cha Mai Thanh Lương, dù không thể về Hành Hương năm nay vì có cuộc họp với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại Orlando, Florida, nhưng Đức Cha đã tỏ ra quan tâm với các chương trình và công việc tổ chức. Xin cám ơn Cha Nguyễn Khảm và Nguyễn Duy, đã chia sẻ với chúng con những chương trình Mục Vụ và Thánh Nhạc bên quê nhà.
Chúng con xin chân thành tri ân tất cả quý ông bà, anh chị em đã hết lòng ủng hộ, và yểm trợ cho các chương trình hoạt động của Giáo Hội Việt Nam và của Liên Đoàn. Đặc biệt, nhiều quý vị từ khắp nơi ở Hoa Kỳ, Canada, và Việt Nam, đã về Thủ Đô Washington D.C tham dự cuộc Hành Hương. Sự hiện diện của đông đảo quý vị trong ba ngày Hành Hương là một niềm vinh dự và là sự khích lệ hết sức lớn lao cho Ban Tổ Chức.
Yếu tố quan trọng khác tạo nên sự thành công, chính do lòng nhiệt thành, tinh thần hy sinh, phục vụ cao độ của Cha Trưởng Ban GB. Nguyễn Đức Vượng, của ông bà Giáo Sư Bùi Hữu Thư và tất cả anh chị em trong Ban Tổ Chức. Mặc dù Cha Vượng mang trọng trách là Chính Xứ của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, đang vất vả đêm ngày cùng làm việc với Cha Phó, với Hội Đồng Giáo Xứ, và với toàn thể Giáo Dân trong Giáo Xứ để có thể hoàn tất kế hoạch phát triển và chỉnh trang ngôi thánh đường, một kế hoạch đòi hỏi rất nhiều thời gian và hy sinh, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, nhưng Cha đã không nệ hà khó nhọc, nhận lời gánh vác thêm việc tổ chức Hành Hương Mẹ La Vang của Liên Đoàn, cũng chỉ vì nhận thấy Cuộc Hành Hương mang lại lợi ích Hiệp Nhất và An Bình trong Liên Đoàn, và lợi ích về mặt tinh thần, thiêng liêng cho giáo dân tham dự.
Chúng con rất lấy làm cảm kích trước nghĩa cử hy sinh cao đẹp đó. Chính qua sự dấn thân hết mình của Cha và các Cộng Sự Viên từ trong lời nói lẫn việc làm, và qua tài tổ chức, khéo léo điều động và phối hợp nhân sự từ khắp nơi, chương trình trong ba ngày Hành Hương đã được diễn ra thành công hết sức tốt đẹp ngoài sự mong đợi, làm cho nhiều người về tham dự lấy làm hài lòng và thoải mái. Xin hết lòng cám ơn Cha. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang trả công bội hậu cho Cha Trưởng Ban, cho ông bà Giáo Sư Thư, cho toàn thể giáo dân trong Giáo Xứ, và chúc lành cho việc chỉnh trang ngôi Thánh Đường tại Giáo Xứ sớm được thành công. Cám ơn Cha một lần nữa đã nhận lời làm Trưởng Ban Tổ Chức cho Hành Hương La Vang năm sau tại thủ đô Washington D.C, từ ngày 18,19 và 20 tháng 6, 2009.
Một yếu tố khác cũng hết sức quan trọng đã góp phần vào sự thành công của cuộc Hành Hương chúng ta vừa qua, chính là do sự hiệp lực, cộng tác với tinh thần dấn thân cao độ của rất nhiều người, nhiều giới. Hiệp ý cùng với Cha Trưởng Ban Tổ Chức Nguyễn Đức Vượng, chúng con chân thành cám ơn quý Thành Viên Ban Phục Vụ Trung Ương Liên Đoàn, quý Đức Ông, quý Cha Chánh Xứ, Quản Nhiệm, Tuyên Úy, quý Phó Tế, quý nam nữ Tu Sĩ, quý giáo dân, ngay từ những ngày đầu phát động Hành Hương, đã cùng với Ban Tổ Chức kêu gọi, vận động, ủng hộ đóng góp tài lực, vật lực, nhân lực tại các giáo xứ, cộng đoàn địa phương. Chúng con đặc biệt tri ân sự cộng tác và tiếp tay của quý Linh Mục Chủ Tịch Miền: LM Đinh Ngọc Quế CT Miền Tây Nam, LM Nguyễn Anh Tuấn CT Miền Tây, LM Phan Quang Cường CT Miền Tây Bắc, LM Nguyễn Thanh Châu CT Miền Đông Nam, ĐO Trịnh Minh Trí CT Miền Trung Đông, LM Vũ Xuân Thư CT Miền Đông Bắc, LM Nguyễn An Ninh CT Miền Trung, LM Đoàn Đình Bảng, CT Miền Nam, cùng Thầy Phó Tế Nguyễn Ánh và quý Thầy Phó Tế, Soeur Phạm Thị Hằng và các Chị Liên Dòng Nữ Tu, Bác Sĩ Nguyễn Đức Tuấn và quý chủ Tịch Giáo Dân và Ban Chấp Hành 8 Miền.
Chúng con xin chân thành tri ân Cha Trần Công Nghị, Giám Đốc ViệtCatholic, đã nhận lời điều hợp cho buổi Hội Thảo vào sáng thứ sáu ngày 20 tháng 6, 2008 với Đức Hồng Y tại Crypt Church. Cha cũng đã tích cực giúp đỡ cho Liên Đoàn trong việc cho đăng tin rộng rãi về cuộc Hành Hương Mẹ La Vang 2008 này trên Website vietcatholic.net khiến cho nhiều người, nhiều giới trong và ngoài nước biết đến. Chúng con cũng hết lòng cám ơn Cha đã hứa sẽ cùng cộng tác với Liên Đoàn để thực hiện cuốn DVD về cuộc Hành Hương Mẹ Lavang này, mục đích là quảng bá một sinh hoạt thánh thiện, thiêng liêng do Liên Đoàn đứng ra tổ chức, đồng thời giúp Liên Đoàn gây quỹ để có thêm phương tiện hoạt động và hỗ trợ các chương trình Sống Đạo, Nên Thánh và Loan Báo Tin Mừng tại Hoa Kỳ và Việt Nam.
Chúng con biết ơn LM Đồng Minh Quang (Oakland), LM Tiến Linh (CA), LM Hoài Chương (Tampa), LM Hoàng Nam (New Orleans), cùng quý Cha, quý Soeur và quý vị giúp bán và mua ủng hộ vé số, tranh, tượng ảnh. Chân thành ghi ơn quý ca sĩ: Vũ Anh, Kiều Văn Tập, Charles Phạm, Ngọc Huệ, quý hội đoàn, quý bạn trẻ Thanh Sinh Công trong Ban Tiếp Tân và Ban Vũ đã giúp cho Buổi Dạ Tiệc được thành công tốt đẹp.
Chúng con chân thành cám ơn tất cả quý Cha, quý Phó Tế, quý tu sĩ Nam Nữ và quý Chức đã về tham dự cuộc Hành Hương, đặc biệt cám ơn sự cộng tác của LM Nguyễn Thanh Châu (Orlando, FL), LM Hồ Mậu SDD (New Orleans), LM Nguyễn Khắc Hy SS (Baltimore), LM Nguyễn Bá Thông (Savannah), LM Đồng Minh Quang, Nguyễn Hoài Chương, GS Bùi Hữu Thư và Sr. Grace Đức Lê đã phụ trách thuyết trình trong các buổi hội thảo; Phó Tế Nguyễn Hòa Phú, Sr. Cecilia Nguyễn Liễu, BS. Nguyễn Tiến Cảnh, ông Lê Thanh Liêm, Cộng Đoàn Đồng Hành, CLC trong Ban Điều Hợp và Thư Ký Đoàn; LM Vũ An và Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam (Maryland), LM Nguyễn Nhị (Baltimore, Maryland), LM Hoàng Ngọc Dũng (Washington DC), ông bà Bùi Công, ông bà Đặng Văn Kiếm; Nhạc Sư Nguyễn Đức Huyến, Ca Trưởng Văn Duy Tùng, Nguyễn Thành, Đỗ Thanh Liêm, Phạm Dương Hãn, chị Bích Vân và tất cả quý Ca Viên, và Nhạc Công trong các Ca Đoàn và Ban Nhạc Thiếu Nhi, Ca Đoàn và Ban Nhạc Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Ca Đoàn và Ban Nhạc Tổng Hợp Việt Mỹ do Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phối trí cùng các ca viên khắp nơi về tham dự; quý Soeur Thérèse Thủy Nguyễn và quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Fairfax và các em trong Ban Thánh Vũ; các Huynh Trưởng và các em trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm; Hiệp Sĩ Đoàn; Các Bà Mẹ Công Giáo, anh Ngô Quốc Tuấn M.C.; anh La Phong, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm; cô Christine Hồ, cô Nguyễn Dung Thanh, cô Mai, anh Hiệp Lý thuộc Đoàn Thanh Sinh Công trong Ban Ghi Danh, Anh Nguyễn Tâm, Vũ Doanh, Đỗ Viên, Nguyễn Đạt, Nguyễn Phúc, Đấu Thanh Vân, Trần Khánh thuộc Ban Phóng Viên các Đài Truyền Hình; anh Châu Thanh và gia đình, anh Ricky, anh Lê Văn Tiến trong Ban Chuyển Vận; anh Đinh Minh Tiến và Nguyễn Mạnh Hùng trong Ban Âm Thanh; Ban Vũ Thanh Sinh Công trong Dạ Tiệc; và tất cả quý vị trong ban ghi danh, tiếp tân, ẩm thực, thu hình, âm thanh, ánh sáng, khuân vác... cùng rất nhiều người khác thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia đã âm thầm giúp đỡ trong việc tổ chức. Danh sách quý vị giúp đỡ các công việc trong cuộc Hành Hương rất nhiều, xin cảm thông, thứ lỗi vì không thể nào liệt kê đầy đủ nơi đây.
Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Ông Rossi, Giám Đốc Vương Cung Thánh Đường, LM Joseph T. Holcomb, Giám Đốc đặc trách Hành Hương, và các nhân viên phục vụ, đã dành mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong các Thánh Lễ và những sinh hoạt của Liên Đoàn.
Kính xin các Linh Mục trong Liên Đoàn, hiệp ý cùng chúng con, dâng Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt cho tất cả mọi người đã cộng tác, giúp đỡ trong Cuộc Hành Hương vừa qua, như lời tri ân chân thành nhất của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ gởi đến từng quý ân nhân.
Xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho các công việc của Chúa và Mẹ, và chúc lành cho tất cả chúng ta.
Hẹn gặp lại nhau trong Cuộc Hành Hương Mẹ La Vang lần thứ hai, tại thủ đô Washington, DC, tổ chức từ ngày 18,19, và 20 tháng 6 năm 2009.
Trân trọng,
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm,
Chủ Tịch Liên Đoàn
Thông Báo
Thông báo về ''Khóa Khơi Nguồn Đặc Sủng Thánh Linh Công Giáo ''
CĐ Thánh Tâm, Van Nuys
11:40 29/06/2008
THÔNG BÁO
Được sự chấp thuận của Cha Quản Nhiệm, Cộng Đòan Thánh Tâm xin thông báo:
Khóa Khơi Nguồn Đặc Sủng Thánh Linh Công Giáo
Do Linh Mục JB Đinh Thanh Sơn
“Lạy Chúa Thánh Thần, Xin làm mới những điều kỳ diệu giữa thời đại chúng con như một lễ Hiện Xuống mới” (ĐTC Gioan XXIII)
“Anh em hãy mở lòng đón nhận Thánh Thần và ân sủng của người để được phục hồi sự sống trong Ngài.” (ĐTC Benedict XVI)
“Tôi ước mong chúng ta hãy tìm cơ hội được gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô trong các buổi học hỏi của chương trình Thánh Linh,
để được có sự sống của Chúa luôn nơi mình, có vậy mới là nhân chứng thật.”(Lễ Hiện Xuống, 2008. Đức HồngY Roger Mahony)
Cộng Đòan Thánh Tâm Kính Mời Qúy Cha, Qúy Tu Sĩ và Qúy ông Bà Anh Chị Em hãy đến để:
· Được gần gũi Chúa Giêsu và đón nhận niềm vui của Ngài
· Đón nhận đời sống mới trong Chúa Thánh Thần
· Học biết cầu nguyện và ca ngợi với Chúa Thánh Thần
· Được chữa lành nội tâm cũng như thể xác
Địa Điểm: Nhà Thờ Our Lady of Peace, Cộng Đoàn Thánh Tâm (gần Van Nuys)
15444 Nordhoff St., North Hills, CA 91343
Thời Gian:
Chiều Thứ Sáu, 11 tháng 7, năm 2008: Từ 6 giờ chiều → 9 giờ tối
Ngày Thứ Bảy, 12 tháng 7, năm 2008: Từ 8:30 sáng → 6 giờ chiều
Ngày Chúa Nhật, 13 tháng 7, năm 2008: Từ 8:30 sáng → 6 giờ chiều
** Lệ Phí cho Khoá: $30./1người ** Thức ăn có bán cho tối thứ Sáu, trưa Thứ Bảy, Chúa Nhật.
Để tiện việc sắp xếp chỗ và thức ăn, xin vui lòng ghi danh trước ngày 8 tháng 07, 2008 với:
▪ Bác Tự (818) 895-7373 Hoặc (818) 383-0917
▪ Bác Thắm (818) 892-3441
▪ Cô ThùyChâu (818) 368-4485, Email: tracypham@wlac.edu
Được sự chấp thuận của Cha Quản Nhiệm, Cộng Đòan Thánh Tâm xin thông báo:
Khóa Khơi Nguồn Đặc Sủng Thánh Linh Công Giáo
Do Linh Mục JB Đinh Thanh Sơn
“Lạy Chúa Thánh Thần, Xin làm mới những điều kỳ diệu giữa thời đại chúng con như một lễ Hiện Xuống mới” (ĐTC Gioan XXIII)
“Anh em hãy mở lòng đón nhận Thánh Thần và ân sủng của người để được phục hồi sự sống trong Ngài.” (ĐTC Benedict XVI)
“Tôi ước mong chúng ta hãy tìm cơ hội được gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô trong các buổi học hỏi của chương trình Thánh Linh,
để được có sự sống của Chúa luôn nơi mình, có vậy mới là nhân chứng thật.”(Lễ Hiện Xuống, 2008. Đức HồngY Roger Mahony)
Cộng Đòan Thánh Tâm Kính Mời Qúy Cha, Qúy Tu Sĩ và Qúy ông Bà Anh Chị Em hãy đến để:
· Được gần gũi Chúa Giêsu và đón nhận niềm vui của Ngài
· Đón nhận đời sống mới trong Chúa Thánh Thần
· Học biết cầu nguyện và ca ngợi với Chúa Thánh Thần
· Được chữa lành nội tâm cũng như thể xác
Địa Điểm: Nhà Thờ Our Lady of Peace, Cộng Đoàn Thánh Tâm (gần Van Nuys)
15444 Nordhoff St., North Hills, CA 91343
Thời Gian:
Chiều Thứ Sáu, 11 tháng 7, năm 2008: Từ 6 giờ chiều → 9 giờ tối
Ngày Thứ Bảy, 12 tháng 7, năm 2008: Từ 8:30 sáng → 6 giờ chiều
Ngày Chúa Nhật, 13 tháng 7, năm 2008: Từ 8:30 sáng → 6 giờ chiều
** Lệ Phí cho Khoá: $30./1người ** Thức ăn có bán cho tối thứ Sáu, trưa Thứ Bảy, Chúa Nhật.
Để tiện việc sắp xếp chỗ và thức ăn, xin vui lòng ghi danh trước ngày 8 tháng 07, 2008 với:
▪ Bác Tự (818) 895-7373 Hoặc (818) 383-0917
▪ Bác Thắm (818) 892-3441
▪ Cô ThùyChâu (818) 368-4485, Email: tracypham@wlac.edu
Văn Hóa
vay mượn
lykhách
11:24 29/06/2008
vay mượn
Nào cần chi sử hùng vay mượn
Non sông này chẳng cần mướn lược gương
Gã Kinh Kha có sang Tần như danh tướng
Đêm sau cùng có rượu chuốc, mỹ nhân tiễn đường!
Đất nước này có lắm anh hùng
Đất quật cường dậy chiêng trống Quang Trung
Thề cùng quân sĩ sẽ không về đây nữa
Nếu ta không vào ăn Tết ở Thăng Long
Hai Bà Trưng, nữ nhi Đất Việt
Bên dòng sông rửa khí tiết An-Nam
Giòng Hát-Giang ôm chính khí hiên ngang
Còn chảy mãi, chảy tràn trang hùng sử
Ôi nước mắt của nghìn muôn sĩ tử
Hòn Vọng Phu đứng đó chờ chồng
Lệ đá trào hóa núi hóa thành sông
Nghe ai oán nỗi não lòng bao kiếp
Sáng vầng dương, tối treo vầng nguyệt
Dân tộc này bất diệt dưới trời cao
Đầu đội trời chân đạp đất theo nhau
Đâu tuấn kiệt, đâu anh hào lớn nhỏ?
Đêm mài kiếm dưới vầng trăng tỏ
Lấy “chí nhân thay cường bạo” hung tàn
Cũng chỉ một phận người bé nhỏ
Mà tâm hồn Nguyễn Trãi quá thênh thang!
Nào cần chi sử hùng vay mượn
Đất nước này không cần mướn lược gương
Kẻ cầm bút cứ cào cào trên trang giấy
Mượn dăm hàng, vay dăm ý văn chương!
Bút kẻ sĩ sẽ ngời ngời kiếm khí
Nghiên mực mài pha máu lệ non sông
Chí nấu nung tưởng như vỡ cõi lòng
Một đường kiếm vẽ khoanh vòng chính niệm
Bút là kiếm và kiếm là bút
Kiếm khí rụng sao thao thức đi quyền
Trăng soi ôn dòng sử một thời quên
Ngày xuống núi với một hồn bút kiếm.