Phụng Vụ - Mục Vụ
Video mới: Tâm Ca Mai Đệ Liên do ca sĩ
Ca sĩ Thanh Lan - VietCatholic
15:54 29/06/2016
Chiếc Cầu Qua Dòng Bão Tố
TÂM CA MAI ĐỆ LIÊN
(sáng tác của Lm. Văn Chi)
Giọt nước mắt nào chảy trên gò má.
Giọt nước mắt nào thống hối ăn năn.
Giọt nước mắt nào gục đầu bên Chúa.
Giọt nước mắt nào một kiếp than van.
ĐK: Xin tha thứ Chúa ơi cuộc đời tội lỗi. Xin tha thứ Chúa ơi trọn đời ăn năn.
Đời những lỡ lầm này con tìm đến,
tìm đến với Ngài khóc lóc van xin.
Tội lỗi ứ tràn một lần thống hối.
Ôi Chúa nhân hiền từ ái bao la.
Là kiếp cát bụi lạc trên đường vắng,
hồn thấy ngỡ ngàng Chúa dắt con đi.
Qua những suốt đời, tìm về bên Chúa.
Từ mãi xa vời tìm con trở về.
Tìm đến với Ngài, đời xưa bội hứa.
Giọt nước mắt này khóc những vong ân.
Suốt tóc ngắn dài gục đầu hối lỗi.
Tha thứ lỗi đời nguyện xót thương con.
Nhìn ánh mắt Ngài từ nhân vạn thuở,
là chính suối nguồn thắp sáng yêu thương.
Thầm ước mơ là trầm hương dâng hiến,
và trót cuộc đời đầy những mến thương.
Triều đại nước Thiên Chúa đá gần
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:03 29/06/2016
Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN, năm C
TRIỀU ĐẠI NƯỚC Thiên Chúa ĐÃ GẦN
Lc 10, 1-12.17-20
Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để loan báo Tin Mừng. Thế giới hiện nay với dân số hơn 8 tỷ người, nhưng số Kitô hữu mới chiếm hơn một tỷ người. Điều ấy cho chúng ta nhận ra lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu quả thực luôn cấp bách. Lục địa Á Châu mênh mông, dân số chiếm cà 1/3 dân số thế giới, thế mà người tín hữu chỉ chiếm có 3%...Do đó, Chúa Giêsu nói :” Lúa chín đầy đồng “…Cách giải thích của Chúa là “ Mùa màng đang bề bộn “. Chúa muốn có nhiều thợ gặt lành nghề đi làm việc trong đồng lúa chín vàng. Đồng lúa có nhiều lúa chín là những người chưa biết Chúa.
Thực tế, khi nói đến mùa màng, Chúa muốn cho chúng ta biết về thực trạng của thế giới, một thế giới rộng lớn bao la, nhưng còn rất nhiều người chưa nhận biết Chúa bởi vì có nhiều người chưa bao giờ được nghe nói về Chúa, có biết bao người chưa được nghe nói về Tin Mừng. Cánh đồng lúa thật bát ngát, bao la nhưng thiếu thợ gặt. Lời của Chúa nói với các môn đệ trước khi về trời vẫn còn vang vọng khẩn thiết mọi nơi, mọi lúc. Nhiều người chưa biết Chúa, có những người đã biết Chúa nhưng họ vẫn cần học hỏi thêm, bồi dưỡng thêm về giáo lý, về lời Chúa để sống tốt hơn, sống đúng hơn, phù hợp với Tin Mừng. Khi Chúa ví nhân loại, thế giới này như một cánh đồng lúa, đầy lúa chín vàng, cần phải gặt, thu lượm về để bỏ vào kho lẫm nước trời. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một tương lai đầy hứa hẹn, đầy lạc quan.Mùa màng được thu gặt tốt là kết quả của việc loan báo Tin Mừng.
20 thế kỷ đã trôi qua, các nhà Truyền giáo, các Giám mục, Linh mục và cả Giáo Hội đã miệt mài làm việc truyền giáo, loan báo Tin Mừng. Kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy : nơi đâu có các Nhà truyền giáo, các Linh mục nhiệt thành, đạo đức, nơi đâu Giáo Hội yêu mến làm việc loan báo Tin Mừng thì kết quả gặt hái được trong việc giới thiệu Chúa Kitô sẽ mang lại mùa gặt bội thu. Việc tìm ra và có nhiều thợ gặt lành nghề lại là một chuyện đáng cho chúng ta suy nghĩ…Vấn đề là bao nhiêu thợ gặt cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của một thế giới rộng lớn, bao la. Xin đan cử hằng năm Giáo phận nào, Dòng tu nào cũng có thêm linh mục mới, nhưng số mục tử mới vẫn không bao giờ đáp ứng nhu cầu phục vụ các Giáo xứ, Giáo sở, Giáo điểm, đó là chưa dám nói tới nhu cầu truyền giáo.
Trong bài Tin Mừng Lc 10,1-12.17-20, thánh sử đã nhắc đến nhóm Mười Hai và sau nhóm Mười Hai là nhóm bảy Mươi Hai. Bảy mươi hai là con số biểu tượng, đây là từ ngữ để chỉ tất cả các dân tộc, sau đó là chỉ đám đông dân chúng được Môsê dẫn dắt. Tin Mừng của thánh Luca cho thấy việc Chúa Giêsu sai nhóm Bảy Mươi Hai đi, làm rõ nét thời Giáo Hội sơ khai hoàn toàn có tính cách truyền giáo bởi vì Giáo Hội tiên khởi mặc dầu sống chung với nhau xem ra có vẻ co cụm, cục bộ nhưng việc sai các tông đồ đi rao giảng mở ra chân trời mới cho những người ngoại, những người mà những người Do Thái thời đó cho rằng họ là những người ngoài, tội lỗi, không thuộc phe ta vv…
Việc Chúa sai nhóm Mười hai và dặn dò những điều kiện để các Ngài thanh thoát với việc truyền giáo, loan báo Chúa Kitô cho những người khác như “ chiên con đi vào giữa bầy sói, không mang tiền bạc, bao bị, giày dép, không chào ai dọc đường vv…”, khiêm nhượng đón nhận sự giúp đỡ của tha nhân, chấp nhận sự từ chối là bằng chứng cụ thể để người khác tin vào việc họ nói, họ làm. Người tông đồ phải là người siêu thoát, nên, ngày nay tại Á Châu cũng như các Lục Địa khác, người ta dễ đón nhận người tông đồ khó nghèo, giản đơn, khiêm tốn, từ bi, nhân từ…Người ta thích những chứng nhân sống hơn là những lời rao giảng suông. Người tông đồ vừa sống, vừa rao giảng, vừa làm chứng cho “ Triều đại Thiên Chúa gần đến “. Lời nói và việc làm phải đi song song với nhau. Những nhà truyền giáo, những thừa sai, những tông đồ khi ngôn hành đi đôi, sẽ đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc cho con người, cho nhiều người, làm cho nhiều người nhận ra Đức Kitô đang sống giữa họ,
Một thế giới mênh mông, rộng lớn với biết bao người chưa biết Chúa, bổn phận của mỗi Kitô hữu là phải sống, phải làm chứng, phải loan báo Triều đại Thiên Chúa sắp đến. Chính Chúa đã làm gương cho Giáo Hội về việc loan báo Triều đại Thiên Chúa, các Tông đồ cũng ra đi theo lời truyền của Chúa Phục Sinh và rồi từ sau các tông đồ đã có biết bao nhà truyền giáo, có biết bao những thiện nguyện viên ra đi truyền giáo. Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Lệnh truyền giáo của Chúa vẫn luôn vang lên :” Anh em hãy đi khắp thế gian và làm cho nhiều người trở thành môn đệ của Thầy…” “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít “. Hình ảnh Chúa Giêsu dùng để nói về cánh đồng truyền giáo và việc sai những sứ giả loan truyền Tin Mừng, loan báo Triều đại Thiên Chúa gần đến…
Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con trở nên những sứ giả nhiệt thành loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Bộ Mặt đầy yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con can đảm rao giảng không mệt mỏi về Nước của Thiên Chúa đã đến gần. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bản chất của Giáo Hội là gì ?
2.Khi Chúa nói :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt “, Ngài muốn gợi lên điều gì ?
3.Đồng lúa chín vàng ám chỉ gì ?
4.Triều Đại Nước Thiên Chúa là gì ?
TRIỀU ĐẠI NƯỚC Thiên Chúa ĐÃ GẦN
Lc 10, 1-12.17-20
Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để loan báo Tin Mừng. Thế giới hiện nay với dân số hơn 8 tỷ người, nhưng số Kitô hữu mới chiếm hơn một tỷ người. Điều ấy cho chúng ta nhận ra lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu quả thực luôn cấp bách. Lục địa Á Châu mênh mông, dân số chiếm cà 1/3 dân số thế giới, thế mà người tín hữu chỉ chiếm có 3%...Do đó, Chúa Giêsu nói :” Lúa chín đầy đồng “…Cách giải thích của Chúa là “ Mùa màng đang bề bộn “. Chúa muốn có nhiều thợ gặt lành nghề đi làm việc trong đồng lúa chín vàng. Đồng lúa có nhiều lúa chín là những người chưa biết Chúa.
Thực tế, khi nói đến mùa màng, Chúa muốn cho chúng ta biết về thực trạng của thế giới, một thế giới rộng lớn bao la, nhưng còn rất nhiều người chưa nhận biết Chúa bởi vì có nhiều người chưa bao giờ được nghe nói về Chúa, có biết bao người chưa được nghe nói về Tin Mừng. Cánh đồng lúa thật bát ngát, bao la nhưng thiếu thợ gặt. Lời của Chúa nói với các môn đệ trước khi về trời vẫn còn vang vọng khẩn thiết mọi nơi, mọi lúc. Nhiều người chưa biết Chúa, có những người đã biết Chúa nhưng họ vẫn cần học hỏi thêm, bồi dưỡng thêm về giáo lý, về lời Chúa để sống tốt hơn, sống đúng hơn, phù hợp với Tin Mừng. Khi Chúa ví nhân loại, thế giới này như một cánh đồng lúa, đầy lúa chín vàng, cần phải gặt, thu lượm về để bỏ vào kho lẫm nước trời. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một tương lai đầy hứa hẹn, đầy lạc quan.Mùa màng được thu gặt tốt là kết quả của việc loan báo Tin Mừng.
20 thế kỷ đã trôi qua, các nhà Truyền giáo, các Giám mục, Linh mục và cả Giáo Hội đã miệt mài làm việc truyền giáo, loan báo Tin Mừng. Kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy : nơi đâu có các Nhà truyền giáo, các Linh mục nhiệt thành, đạo đức, nơi đâu Giáo Hội yêu mến làm việc loan báo Tin Mừng thì kết quả gặt hái được trong việc giới thiệu Chúa Kitô sẽ mang lại mùa gặt bội thu. Việc tìm ra và có nhiều thợ gặt lành nghề lại là một chuyện đáng cho chúng ta suy nghĩ…Vấn đề là bao nhiêu thợ gặt cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của một thế giới rộng lớn, bao la. Xin đan cử hằng năm Giáo phận nào, Dòng tu nào cũng có thêm linh mục mới, nhưng số mục tử mới vẫn không bao giờ đáp ứng nhu cầu phục vụ các Giáo xứ, Giáo sở, Giáo điểm, đó là chưa dám nói tới nhu cầu truyền giáo.
Trong bài Tin Mừng Lc 10,1-12.17-20, thánh sử đã nhắc đến nhóm Mười Hai và sau nhóm Mười Hai là nhóm bảy Mươi Hai. Bảy mươi hai là con số biểu tượng, đây là từ ngữ để chỉ tất cả các dân tộc, sau đó là chỉ đám đông dân chúng được Môsê dẫn dắt. Tin Mừng của thánh Luca cho thấy việc Chúa Giêsu sai nhóm Bảy Mươi Hai đi, làm rõ nét thời Giáo Hội sơ khai hoàn toàn có tính cách truyền giáo bởi vì Giáo Hội tiên khởi mặc dầu sống chung với nhau xem ra có vẻ co cụm, cục bộ nhưng việc sai các tông đồ đi rao giảng mở ra chân trời mới cho những người ngoại, những người mà những người Do Thái thời đó cho rằng họ là những người ngoài, tội lỗi, không thuộc phe ta vv…
Việc Chúa sai nhóm Mười hai và dặn dò những điều kiện để các Ngài thanh thoát với việc truyền giáo, loan báo Chúa Kitô cho những người khác như “ chiên con đi vào giữa bầy sói, không mang tiền bạc, bao bị, giày dép, không chào ai dọc đường vv…”, khiêm nhượng đón nhận sự giúp đỡ của tha nhân, chấp nhận sự từ chối là bằng chứng cụ thể để người khác tin vào việc họ nói, họ làm. Người tông đồ phải là người siêu thoát, nên, ngày nay tại Á Châu cũng như các Lục Địa khác, người ta dễ đón nhận người tông đồ khó nghèo, giản đơn, khiêm tốn, từ bi, nhân từ…Người ta thích những chứng nhân sống hơn là những lời rao giảng suông. Người tông đồ vừa sống, vừa rao giảng, vừa làm chứng cho “ Triều đại Thiên Chúa gần đến “. Lời nói và việc làm phải đi song song với nhau. Những nhà truyền giáo, những thừa sai, những tông đồ khi ngôn hành đi đôi, sẽ đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc cho con người, cho nhiều người, làm cho nhiều người nhận ra Đức Kitô đang sống giữa họ,
Một thế giới mênh mông, rộng lớn với biết bao người chưa biết Chúa, bổn phận của mỗi Kitô hữu là phải sống, phải làm chứng, phải loan báo Triều đại Thiên Chúa sắp đến. Chính Chúa đã làm gương cho Giáo Hội về việc loan báo Triều đại Thiên Chúa, các Tông đồ cũng ra đi theo lời truyền của Chúa Phục Sinh và rồi từ sau các tông đồ đã có biết bao nhà truyền giáo, có biết bao những thiện nguyện viên ra đi truyền giáo. Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Lệnh truyền giáo của Chúa vẫn luôn vang lên :” Anh em hãy đi khắp thế gian và làm cho nhiều người trở thành môn đệ của Thầy…” “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít “. Hình ảnh Chúa Giêsu dùng để nói về cánh đồng truyền giáo và việc sai những sứ giả loan truyền Tin Mừng, loan báo Triều đại Thiên Chúa gần đến…
Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho chúng con trở nên những sứ giả nhiệt thành loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Bộ Mặt đầy yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con can đảm rao giảng không mệt mỏi về Nước của Thiên Chúa đã đến gần. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bản chất của Giáo Hội là gì ?
2.Khi Chúa nói :” Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt “, Ngài muốn gợi lên điều gì ?
3.Đồng lúa chín vàng ám chỉ gì ?
4.Triều Đại Nước Thiên Chúa là gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những hình ảnh cảm động trong lễ mừng 65 năm linh mục của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16
VietCatholic Network
07:04 29/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô đi vào phòng họp tại Điện Clêmentê, ngài đi thẳng tới và ôm lấy người tiền nhiệm của mình. Trong khi đó, Đức Bênêđíctô thứ 16 giở mũ sọ của mình ra chào người kế nhiệm mình trong một dấu chỉ của sự tôn kính.
Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh đang hát một bài chúc mừng Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16.
Đáp lại sự tôn kính Đức Bênêđíctô thứ 16 dành cho mình, trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng từ “Thưa Đức Thánh Cha” với vị tiền nhiệm và cám ơn Đức Bênêđíctô thứ 16 vì nhiều năm phục vụ cho Giáo Hội của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến một nét nổi bật trong ơn gọi linh mục của Đức Bênêđíctô thứ 16 là câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra với Tông Đồ Phêrô “Hỡi Simon, con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,15-19).
“Đây là nét trổi vượt trong toàn đời sống phục vụ như linh mục và thần học gia mà Đức Thánh Cha đã không ngại định nghĩa là ‘sự tìm kiếm Đấng được yêu mến’: đó là điều Ngài vẫn luôn đã và đang làm chứng ngày nay: điều quyết định trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chính là Chúa thực sự hiện diện, Đấng mà chúng ta mong ước và gần gũi Người trong nội tâm, Đấng mà chúng ta yêu mến và thực sự tin tưởng, tin rằng Chúa thực sự yêu thương chúng ta.. Chính khi sống và làm chứng một cách khẩn trương và sáng ngời điều duy nhất thực sự quan trọng như thế mà ngài vẫn tiếp tục phục vụ Giáo Hội, không ngừng góp phần mạnh mẽ vào sự tăng trưởng của Giáo Hội và Ngài thi hành điều đó trong Đan viện bé nhỏ Mater Ecclesiae ở Vatican...”
Tu viện Mater Ecclesiae, tức là Mẹ Giáo Hội, được thành lập bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào đầu năm 1990, là nơi Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 đã sống sau khi thoái vị vào ngày 11 tháng 2 năm 2013.
Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cũng chúc mừng Đức Bênêđíctô thứ 16 và trao cho ngài cuốn đầu tiên trong tuyển tập của ngài có tựa đề “Dạy và học Tình Yêu Thiên Chúa” vừa được ấn hành. Đức Hồng Y nói: “Tựa đề đó nói lên tất cả: chúng ta được kêu gọi dạy điều mà chúng ta đã học được nơi Tình Yêu Thiên Chúa.” Đức Bênêđíctô thứ 16 đón nhận một số sách và tặng một cuốn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, thay mặt các vị trong giáo triều Rôma đã chúc mừng Đức Bênêđíctô thứ 16 nhân 65 năm linh mục của ngài.
Đức Hồng Y đã nhắc lại bài giảng thánh lễ của Đức Bênêđíctô thứ 16 vào tháng 9 năm 2006 tại nhà thờ chính tòa Freising, bên Đức, nơi Đức Bênêđíctô thụ phong cùng với bào huynh của ngài là Georg Ratzinger. Trong bài giảng này, Đức Bênêđíctô kể lại rằng: “Khi tôi nằm phủ phục trên mặt đất, tôi như được kinh cầu các thánh bao phủ, tôi ý thức rằng trên con đường này chúng tôi không lẻ loi, nhưng có hàng ngũ đông đảo các thánh đồng hành với chúng tôi và các thánh vẫn còn sống, nghĩa là các tín hữu hôm nay và ngày mai, họ đang nâng đỡ và đồng hành với chúng tôi. Rồi đến nghi thức đặt tay và khi Đức Hồng Y Faulhaber nói với chúng tôi: “Từ nay Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu”, lúc ấy tôi cảm nghiệm thấy rằng việc truyền chức linh mục giống như một sự khai tâm trong cộng đoàn các bạn hữu của Chúa Giêsu, họ được kêu gọi ở với Chúa và loan báo sứ điệp của Ngài”.
Đức Hồng Y Sodano cũng nhắc đến một giáo huấn của Đức Bênêđíctô về bản chất sứ điệp mà các linh mục được kêu gọi loan báo trên thế giới, theo đó các linh mục phải mang đến cho con người ngày nay “Ánh sáng của Thiên Chúa và Tình Yêu của Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng khi đọc lại những giáo huấn của Đức Bênêđíctô, chúng ta thấy đó là “một sự đi trước Giáo huấn của Đức Phanxicô”, là người luôn mời gọi chúng ta hãy đi gặp những người đau khổ nhất, và mang đến cho họ tình yêu thương huynh đệ. Đó cũng là chính là sứ điệp nòng cốt của Năm Thánh Lòng Thương Xót chúng ta đang cử hành.
Đức Hồng Y niên trưởng Hồng Y đoàn cũng xin Đức Giáo Hoàng Danh Dự “đang ở trên núi” để chuyên chăm sứ mạng cầu nguyện và suy niệm, hãy tiếp tục cầu nguyện cho Giáo Hội và các tín hữu.
Trong lời phát biểu ứng khẩu của mình, Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 cảm ơn những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho ngài. Phát biểu với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Bênêđíctô nói, “lòng tốt của ngài, từ những giây phút đầu tiên sau cuộc bầu cử, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống của tôi ở đây, làm tôi cảm động, và là một nguồn cảm hứng thực sự cho tôi. Hơn cả vẻ đẹp trong Vườn Vatican, lòng tốt của ngài là nơi đâu tôi nương náu. Tôi cảm thấy được bảo vệ”
Đức Giáo Hoàng Danh Dự cũng trình bày những suy tư của ngài về khái niệm “tạ ơn” trên một từ tiếng Hy Lạp, là từ “eucharistomen”, được viết trên tấm thiệp mừng Thánh Lễ mở tay của ngài. Từ eucharistomen, theo Đức Bênêđíctô, gợi ý “không chỉ sự tạ ơn của con người, nhưng gợi ý một điều sâu sắc hơn ẩn chứa trong phụng vụ, trong Kinh Thánh, và trong lời truyền phép”. Từ Hy Lạp “eucharistomen,” “mang chúng ta trở lại với thực tại của hành động tạ ơn, tới chiều kích mới mà Chúa Kitô đã mang lại cho từ ấy. Ngài đã biến Thánh Giá, đau khổ, tất cả sự gian ác của thế giới thành lời cảm tạ, và một phúc lành. Như thế, Chúa Kitô đã chuyển hóa triệt để cuộc sống và thế giới, và đã ban cho chúng ta hôm nay Bánh đích thực của cuộc sống, để vượt thắng thế giới nhờ sức mạnh tình yêu của Ngài.”
Sau những bài hát của Ca đoàn Sistina, các vị trong giáo triều Rôma, kể cả các vị trong đoàn đại biểu Chính Thống Giáo sang Rôma mừng lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô đã bắt tay và chúc mừng Đức đương kim Giáo Hoàng và vị Tiền Nhiệm.
Hồng Kông: Cặp vợ chồng đầu tiên ra hải ngoại truyền giáo
Chân Phương
08:39 29/06/2016
Hồng Kông: Cặp vợ chồng đầu tiên ra hải ngoại truyền giáo
Một cặp vợ chồng là anh Jonathan Nghiêm Chi Nghệ (Yim Chi-ngai) và chị Katherine Trương Như (Cheung Yu) được trao sứ vụ đi Campuchia truyền giáo cùng với Hiệp hội Giáo dân Thừa sai Hồng Kông. Thánh lễ sai đi do Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon) của Giáo phận Hồng Kông cử hành tại nhà thờ giáo xứ Truyền Tin của anh chị vào hôm 12 tháng 6 vừa qua.
Cặp đôi này đã ký kết một hợp đồng ba năm với Hiệp hội Giáo dân Thừa sai và là đôi vợ chồng đầu tiên đi truyền giáo ở hải ngoại dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội.
Đức Hồng Y Thang Hán đã chúc mừng anh chị về quyết định này và cho rằng làm vợ chồng thì họ có thể hỗ trợ cho nhau trong sứ vụ. Ngài nói thêm rằng họ cũng có thể trở nên chứng tá mạnh mẽ cho tầm quan trọng lẫn giá trị của hôn nhân và gia đình.
Đức Hồng Y đề nghị mọi người cầu nguyện cho hai nhà truyền giáo và nhắc nhở họ rằng nhờ phép Thánh Tẩy, mỗi người được Thiên Chúa trao cho một sứ vụ trong đời sống và được mời gọi ra đi làm chứng nhân cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa lòng thế giới.
Cô Jessica Hà Ái Châu (Ho Oi-chu), lãnh đạo của Hiệp hội đã giới thiệu cặp vợ chồng này lên Đức Hồng Y Thang Hán để được ngài trao sứ vụ truyền giáo cho họ. Cả hai anh chị đã sẵn sàng để trở thành giáo dân thừa sai và hứa sẽ phục vụ người dân Campuchia bằng tất cả tình yêu thương.
Anh Nghiêm chia sẻ với toàn thể mọi người là anh đã đến Campuchia chín năm về trước; ngay tại thời điểm đó, anh nhận ra rằng giáo dân có thể làm thiện nguyện truyền giáo ra hải ngoại như chính các nhà thừa sai.
"Kể từ lúc đó, hai chữ 'truyền giáo' cứ ở trong tâm trí của tôi và vợ. Chúng tôi hiểu rằng, công việc của một người giáo dân làm truyền giáo không chỉ bó hẹp trong việc dạy giáo lý tại giáo xứ. Chúng tôi cũng cần phải hòa mình vào mọi nơi để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa trong đời sống xã hội", anh nói.
Anh Nghiêm cho rằng vợ chồng anh nhận biết ơn gọi truyền giáo của mình bằng những trải nghiệm có được khi phục vụ trong giáo xứ, cũng như mối liên hệ của anh chị với Hiệp hội Giáo dân Thừa sai.
Vợ chồng anh chị Nghiêm-Trương sẽ đến Kampong Cham (Campuchia) vào ngày 9 tháng 7 sắp tới, và ban đầu họ sẽ được phái đến trung tâm thông tin của Hiệp hội. Sau đó, anh chị sẽ có một cuộc gặp gỡ với Đức Giám Mục địa phương hoặc đến một giáo xứ hay một vài giáo điểm khác.
Hai anh chị là thiện nguyện viên thứ 14 và 15 được Hiệp hội Hồng Kông gửi đi truyền giáo ở hải ngoại.
Trước đây vào năm 2013, có chị Margaret Băng Khải Nghi (Pang Ka-yee) thuộc giáo xứ Hà Quỳ (Ha Kwai) đã đến Campuchia để làm chuyên gia trị liệu tại Trung tâm Chhnang Kampong dành cho trẻ em khuyết tật, cũng trong năm đó, chị Stephania Lệnh Quan Uy (Ling Kwan-wai) thuộc giáo xứ Happy Valley đến Calcutta để làm việc với các nữ tu thuộc Hội Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa. (AsiaNews)
Chân Phương
Cặp đôi này đã ký kết một hợp đồng ba năm với Hiệp hội Giáo dân Thừa sai và là đôi vợ chồng đầu tiên đi truyền giáo ở hải ngoại dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội.
Đức Hồng Y Thang Hán đã chúc mừng anh chị về quyết định này và cho rằng làm vợ chồng thì họ có thể hỗ trợ cho nhau trong sứ vụ. Ngài nói thêm rằng họ cũng có thể trở nên chứng tá mạnh mẽ cho tầm quan trọng lẫn giá trị của hôn nhân và gia đình.
Đức Hồng Y đề nghị mọi người cầu nguyện cho hai nhà truyền giáo và nhắc nhở họ rằng nhờ phép Thánh Tẩy, mỗi người được Thiên Chúa trao cho một sứ vụ trong đời sống và được mời gọi ra đi làm chứng nhân cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa lòng thế giới.
Cô Jessica Hà Ái Châu (Ho Oi-chu), lãnh đạo của Hiệp hội đã giới thiệu cặp vợ chồng này lên Đức Hồng Y Thang Hán để được ngài trao sứ vụ truyền giáo cho họ. Cả hai anh chị đã sẵn sàng để trở thành giáo dân thừa sai và hứa sẽ phục vụ người dân Campuchia bằng tất cả tình yêu thương.
Anh Nghiêm chia sẻ với toàn thể mọi người là anh đã đến Campuchia chín năm về trước; ngay tại thời điểm đó, anh nhận ra rằng giáo dân có thể làm thiện nguyện truyền giáo ra hải ngoại như chính các nhà thừa sai.
"Kể từ lúc đó, hai chữ 'truyền giáo' cứ ở trong tâm trí của tôi và vợ. Chúng tôi hiểu rằng, công việc của một người giáo dân làm truyền giáo không chỉ bó hẹp trong việc dạy giáo lý tại giáo xứ. Chúng tôi cũng cần phải hòa mình vào mọi nơi để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa trong đời sống xã hội", anh nói.
Anh Nghiêm cho rằng vợ chồng anh nhận biết ơn gọi truyền giáo của mình bằng những trải nghiệm có được khi phục vụ trong giáo xứ, cũng như mối liên hệ của anh chị với Hiệp hội Giáo dân Thừa sai.
Vợ chồng anh chị Nghiêm-Trương sẽ đến Kampong Cham (Campuchia) vào ngày 9 tháng 7 sắp tới, và ban đầu họ sẽ được phái đến trung tâm thông tin của Hiệp hội. Sau đó, anh chị sẽ có một cuộc gặp gỡ với Đức Giám Mục địa phương hoặc đến một giáo xứ hay một vài giáo điểm khác.
Hai anh chị là thiện nguyện viên thứ 14 và 15 được Hiệp hội Hồng Kông gửi đi truyền giáo ở hải ngoại.
Trước đây vào năm 2013, có chị Margaret Băng Khải Nghi (Pang Ka-yee) thuộc giáo xứ Hà Quỳ (Ha Kwai) đã đến Campuchia để làm chuyên gia trị liệu tại Trung tâm Chhnang Kampong dành cho trẻ em khuyết tật, cũng trong năm đó, chị Stephania Lệnh Quan Uy (Ling Kwan-wai) thuộc giáo xứ Happy Valley đến Calcutta để làm việc với các nữ tu thuộc Hội Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa. (AsiaNews)
Chân Phương
Nguyên văn các câu trả lời của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên đường từ Armenia trở về Rôma
Vũ Văn An
19:37 29/06/2016
Trên đường từ Armenia trở lại Rôma, Đức Thánh Cha đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có vai trò của Đức Giáo Hoàng hưu trí, Công Đồng Toàn Chính Thống, Phong Trào Cải Cách, nữ phó tế và Brexit (nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu). Sau đây là nội dung các câu trả lời của Đức Thánh Cha, dựa theo bản tiếng Anh của Hãng Catholic News Agency.
Trước nhất là lời giới thiệu của Cha Federico Lombardi, sau đó, Đức Thánh Cha tỏ lời cám ơn các nhà báo nói chung về việc làm tốt đẹp của họ.
Cảm tưởng đối với Armenia và Azerbaijan
Trả lời câu hỏi của Artur Grygorian thuộc Đài Truyền Hình Công Cộng của Armenia về cảm xúc và ấn tượng của ngài đối với Armenia và sứ điệp cho tương lai nước này, Đức Thánh Cha nói rằng:
“Ta hãy nghĩ tới tương lai rồi sau đó sẽ trở về quá khứ. Tôi hy vọng có công lý và hoà bình cho dân tộc này và tôi cầu xin điều đó, vì đây là một dân tộc can trường. Và tôi cầu xin cho họ tìm được công lý và hòa bình. Tôi biết rất nhiều người đang làm việc để có điều đó; và tuần trước, tôi cũng rất vui khi thấy bức hình Tổng Thống Putin với hai Tổng Thống Armenia và Azerbaijan… Ít nhất họ cũng đang nói chuyện với nhau! Và cả với Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống cộng hòa trong bài diễn văn chào mừng của ông đã nói rõ ràng, ông đã có can đảm nói thế này: chúng ta hãy tiến tới một thỏa hiệp, tha thứ cho nhau, và nhìn về tương lai. Và đó là một sự can đảm rất lớn đối với một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ, không phải sao? Đó chính là hình ảnh của dân tộc Armenia. Ý tưởng này đến với tôi hôm nay khi tôi đang cầu nguyện. Đó là một đời sống bằng đá nhưng lại là một sự dịu hiền của người mẹ. Nó từng mang thập giá, thập giá bằng đá, hẳn qúy vị đã thấy những thập giá đó chứ! Nhưng nó không đánh mất sự dịu hiền của nó, nghệ thuật, âm nhạc, những “dây đàn lơ lửng”, rất khó hiểu nhưng hết sức chân tình. Một dân tộc đã đau khổ xiết bao trong lịch sử của mình và chỉ nhờ đức tin mà đứng vững được vì sự thực là đây là quốc gia đầu tiên theo Kitô Giáo, điều này chưa đủ! Đây là quốc gia đầu tiên theo Kitô Giáo vì Chúa đã chúc phúc cho nó, vì nó có các vị thánh, có các giám mục thánh, các vị tử đạo, và vì điều này khi đối kháng, Armenia đã tự biến mình thành “da đá”, ta hãy gọi nó như thế, nhưng nó không đánh mất nét dịu dàng của trái tim người mẹ. Armenia cũng là một người mẹ!
Trên đây là câu hỏi thứ hai, bây giờ ta nói tới câu hỏi thứ nhất: tôi có nhiều tiếp xúc với người Armenia… Tôi thường đi Lễ với họ, tôi có nhiều bạn bè người Armenia… Một điều tôi thường không thích làm với người khác, nhưng tôi thích đi ăn tối với họ và là những bữa tối rất no, nhé! Nhưng, đều là những bạn hữu rất tốt, không phải sao? Một người bạn rất tốt là Đức Tổng Giám Mục Kissag Mouradian và Boghossian, một người Công Giáo… nhưng với các ông, “làm người Armenia” là điều quan trọng hơn là thuộc Giáo Hội Tông Truyền hay Giáo Hội Công Giáo, và tôi hiểu điều này ngay từ thời đó. Ngày nay, một người Á Căn Đình xuất thân từ một gia đình Armenia, người mà Đức Tổng Giám Mục luôn đặt cạnh tôi khi tôi đi lễ để ông giải thích một số nghi thức hay một số lời lẽ tôi không biết, đã nghinh đón tôi…"
Câu hỏi thứ hai là của nữ ký giả Jeannine Paloulian của tờ Nouvelles d’Arménie, hỏi về cuộc tông du sắp đến tại Azebaijan: ngài sẽ nói gì với họ. Đức Thánh Cha trả lời rằng:
“Tôi sẽ nói với người Azerbaijan về sự thật của những điều tôi đã thấy, của những điều tôi đã cảm nhận và tôi cũng sẽ khích lệ họ. Tôi từng gặp Tổng Thống của Azerbaijan và nói chuyện với ông… Tôi cũng sẽ nói với cô rằng không tạo hòa bình chỉ vì một miếng đất nhỏ quả là một điều tăm tối, vì nó đâu phải chuyện lớn lao gì, đúng không? Nhưng tôi nói điều đó với mọi người Armenia và Azerbaijan… Có lẽ họ không thể đồng ý với nhau về các cung cách tạo hòa bình, và về khía cạnh này, họ cần phải làm việc nhiều hơn nữa. Nhưng tôi không biết phải nói gì thêm… Tôi xin nói rằng lúc này điều trên xuất hiện trong trái tim tôi, nhưng luôn phải cố gắng tích cực tìm các giải pháp khả thi, để tiến lên".
Cuộc diệt chủng Armenia
Câu hỏi thứ ba là của Jean Luis de La Vassiere của AFP, người sẽ rời nhiệm sở ở Rôma. Ông hỏi lý do tại sao Đức Thánh Cha thêm chữ “diệt chủng” vào bài diễn văn ở dinh tổng thống. Liệu điều đó có lợi cho hòa bình trong một vùng phức tạp như thế này? Đức Thánh Cha trả lời khá chi tiết:
“Ở Á Căn Đình, khi ông nói tới cuộc tàn sát ở Armenia, người ta luôn luôn sử dụng chữ ‘diệt chủng’. Tôi không biết chữ nào khác. Ở nhà thờ chính tòa Buenos Aires, chúng tôi có đặt một cây thập giá bằng đá ở bàn thờ thứ ba bên tay trái, để tưởng niệm cuộc diệt chủng Armenia. Hai vị Tổng Giám Mục, cả hai là người Armenia, một Công Giáo, một Tông Truyền, các ngài đã khánh thành cây thập giá… Ở Nhà Thờ Công Giáo Thánh Bartôlômêô, Vị Tổng Giám Mục Tông Truyền cũng đã làm một bàn thờ kính Thánh Bartôlômêô… nhưng luôn luôn… tôi không biết chữ khác. Tôi xuất phát từ chữ này. Khi tôi tới Rôma, tôi nghe được chữ khác “Tai Ương Vĩ Đại” hay “thảm kịch khủng khiếp”, nhưng trong tiếng Armenia, tôi không biết phải nói nó thế nào… và người ta bảo tôi rằng đừng (nói chữ ấy), chữ ấy xúc phạm, chữ “diệt chủng” ấy mà, Đức Thánh Cha phải nói chữ này này. Tôi vẫn đã luôn nói đến 3 cuộc diệt chủng trong thế kỷ trước… luôn luôn số ba! Cuộc đầu tiên là Armenia, rồi cuộc của Hitler và cuối cùng là cuộc của Stalin… cũng có những cuộc nhỏ hơn, có một cuộc ở Phi Châu, nhưng trong quĩ đạo của hai cuộc chiến tranh lớn thì có ba cuộc này… Tôi hỏi tại sao… ‘nhưng một số người cảm thấy như nó không đúng, nó không phải là một cuộc diệt chủng’… một người khác bảo tôi… một luật sư nói với tôi điều này khiến tôi thực sự lưu ý: chữ 'diệt chủng' là một từ kỹ thuật. Nó là một chữ có tính kỹ thuật không đồng nghĩa với ‘tận diệt’ (extermination). Đức Thánh Cha có thể nói chữ ‘tận diệt’, nhưng tuyên bố một 'cuộc diệt chủng' là kéo theo nó các hành động đòi bồi thường… đó là điều vị luật sư nói với tôi. Năm ngoái, khi tôi soạn bài diễn văn, tôi thấy Thánh Gioan Phaolô II dùng chữ này, ngài dùng cả hai chữ: Tai Ương Vĩ Đại và diệt chủng. Và tôi trích dẫn câu ngài nói trong ngoặc kép… và câu ấy không được tiếp nhận tốt. Một tuyên bố đã được Chính Phủ Thỗ Nhĩ Kỳ đưa ra. Thổ Nhĩ Kỳ, trong vòng mấy ngày, cho triệu hồi đại sứ của họ về Ankara, ông vốn là một vĩ nhân, Thổ Nhĩ Kỳ vốn gửi cho chúng ta một vị đại sứ hàng đầu, ông đã trở lại cách nay 3 tháng… 'một thứ chay tịnh đại sứ'. Nhưng ông có quyền làm thế… Quyền phản kháng, tất cả chúng ta đều có quyền này. Trong bài diễn văn lần này, thoạt đầu vốn không có chữ đó, đúng như thế. Tôi trả lời vì tôi đã thêm nó vào. Nhưng sau khi đã nghe giọng điệu của bài diễn văn của tổng thống và cả quá khứ của tôi đối với chữ ấy, và sau khi đã nói chữ này năm ngoái một cách công khai ở Nhà Thờ Thánh Phêrô, xem ra khá kỳ cục nếu ít nhất không nói cùng một điều. Nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một điều khác và tôi không nghĩ mình lầm khi cũng đã nói rằng: trong cuộc diệt chủng này, cũng như trong hai cuộc diệt chủng khác, các cường quốc quốc tế đã nhìn đi nơi khác (ngoảnh mặt làm ngơ). Và đó là sự việc. Trong Thế Chiến II, một số cường quốc, đã chụp hình các đường xe lửa dẫn vào Auschwitz nên có khả năng dội bom nhưng đã không làm thế. Một thí dụ. Trong bối cảnh Thế Chiến I, đâu là vấn đề của người Armenia? Và trong bối cảnh Thế Chiến II, đâu là vấn đề của Hitler và Stalin và sau Yalta, đâu là vấn đề của vùng… và tất cả những điều này, không ai nói tới cả. Người ta phải nhấn mạnh điều đó. Và phải đặt câu hỏi lịch sử này: các đại cường, tại sao các ông không làm điều đó?
"Tôi không lên án, tôi chỉ đặt một câu hỏi. Quả là kỳ lạ. Họ nhìn cuộc chiến, nhìn nhiều điều lắm… nhưng không nhìn con người… và tôi không biết có đúng không, nhưng tôi muốn biết có phải lúc Hitler bách hại người Do Thái, một trong những lời, một trong những điều ông ta nói là 'trời đất, ngày nay có ai nhớ tới người Armenia đâu, ta hãy làm cùng một điều ấy với người Do Thái'. Tôi không biết có đúng như thế hay không, có thể chỉ là lời đồn thổi, nhưng tôi nghe người ta nói thế. Thưa các sử gia, xin qúy vị sưu tầm để xem điều đó có đúng hay không. Tôi nghĩ tôi đã trả lời. Nhưng tôi không bao giờ nói chữ đó với ý định xúc phạm... ".
Chỉ có một Giáo Hoàng
Câu hỏi thứ tư là của Elisbetta Piqué của tờ La Nacion, liên quan tới nhận định của Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein về thừa tác vụ Phêrô chung giữa hai vị giáo hoàng hiện còn sống. Liệu có phải ta đang có hai vị giáo hoàng hay không? Đức Thánh Cha đã trả lời như sau:
“Trong Giáo Hội, có lúc có tới ba vị giáo hoàng (cười)! Tôi không đọc các lời nhận định ấy vì tôi không có thì giờ xem những điều như vậy. Đức Bênêđíctô là vị giáo hoàng hưu trí, ngài nói rõ ràng như thế ngày 11 tháng Hai khi ngài tuyên bố sẽ từ nhiệm vào ngày 28 tháng Hai và sẽ giúp Giáo Hội bằng lời cầu nguyện.
“Và Đức Bênêđíctô đang cầu nguyện trong đan việc. Tôi đã đến thăm ngài nhiều lần… hoặc điện thoại. Hôm nọ, ngài đã viết một thư ngắn cho tôi. Ngài vẫn ký chữ ký của ngài, chúc tôi thượng lộ bình an, và có lần, không phải một lần mà là nhiều lần, tôi từng nói rằng quả là một ơn phúc có người ông khôn ngoan ở trong nhà. Tôi cũng nói với ngài điều đó trước mặt ngài và ngài cười, nhưng đối với tôi, ngài là Giáo Hoàng Hưu Trí. Ngài là người ông khôn ngoan. Ngài là người che chở hai vai tôi và lưng tôi bằng lời cầu nguyện của ngài.
“Tôi không bao giờ quên bài diễn văn ngài đọc với các Hồng Y chúng tôi hôm 28 tháng Hai, “trong số qúy hiền huynh, tôi chắc chắn có vị kế nhiệm tôi. Tôi hứa vâng lời (vị ấy)”. Và ngài đã làm như thế. Nhưng, rồi tôi có nghe, nhưng tôi không biết có đúng không, đấy nhé – tôi xin nhấn mạnh, tôi nghe thấy thôi, có thể chỉ là tin đồn nhưng tin đồn này rất hợp với cá tính của ngài - rằng một số người đã đến đó (gặp ngài) để than phiền về vị giáo hoàng mới… và ngài xua họ đi, đấy nhé, kiểu Bavaria, rất học thức, nhưng ngài xua họ đi. Tôi không biết có đúng như thế hay không. Đó là điều đáng hoan nghinh vì con người này như thế đó. Ngài là người giữ lời nói của mình, một người ngay thẳng, ngay thẳng và ngay thẳng.
"Ngài là vị giáo hoàng hưu trí. Rồi, tôi không biết cô có còn nhớ tôi đã cám ơn ngài một cách công khai không. Tôi không nhớ khi nào nhưng trên một chuyến bay, cám ơn Đức Bênêđíctô vì đã khai mở sự kiện giáo hoàng hưu trí. Chứ 70 năm trước đây, làm gì có các giám mục hưu trí. Ngày nay, chúng ta có… nhưng với việc kéo dài sự sống hiện nay, cô có thể cai quản Giáo Hội vào cỡ tuổi này, với những cơn đau nhức hay không? Còn ngài, một cách can đảm, và với lời cầu nguyện và hiểu biết, với thần học đã quyết định mở ra chiếc cửa này và tôi tin điều này là điều tốt lành đối với Giáo Hội.
"Nhưng chỉ có một giáo hoàng đơn nhất mà thôi, còn vị kia… có lẽ các ngài sẽ giống như các giám mục hưu trí, tôi không muốn nói nhiều vị nhưng có thể có hai hay ba. Các ngài sẽ là các vị hưu trí… Các Ngài là các vị hưu trí.
"Ngày mốt, việc kỷ niệm 65 thụ phong giám mục của ngài (Cha Lombardi nói nhỏ với Đức Giáo Hoàng), xin lỗi, thụ phong linh mục của ngài sẽ được cử hành. Anh Georg của ngài cũng có mặt trong dịp này vì các ngài thụ phong với nhau. Sẽ có một biến cố cử hành nhỏ với các trưởng bộ sở và một ít người vì ngài thích một… ngài chấp thuận, nhưng rất giản dị, và tôi cũng sẽ có mặt để nói một đôi điều với con người vĩ đại của cầu nguyện, của can đảm đang là Giáo Hoàng Hưu Trí, chứ không phải Giáo Hoàng thứ hai, người trung thành với lời nói của mình và là một người vĩ đại của Thiên Chúa, rất thông minh, và đối với tôi là người ông khôn ngoan trong nhà".
Công Đồng Toàn Chính Thống
Câu hỏi thứ năm là của Alexej Bukalov, đại diện cho hãng Italtass và văn hóa Nga. Ông hỏi phán đoán của ngài về Công Đồng Tòan Chính Thống, mà ông gọi là một “diễn đàn”. Đức Thánh Cha cho hay:
“Một phán đoán tích cực. Một bước tiến lên, không hẳn trăm phần trăm, nhưng là một bước tiến lên. Những điều đã được “biện minh”, tôi xin để trong ngoặc kép, và tôi thành thực đối với các điều này, là những điều, với thời gian, có thể được giải quyết. Cả họ nữa, bốn Giáo Hội không đi (tham dự), họ muốn thực hiện việc này trễ hơn một chút. Nhưng tôi nghĩ bước đầu tiên đã được thực hiện như ông có thể, như các trẻ em, chúng thực hiện bước đầu tiên của chúng nhưng chúng làm điều chúng có thể làm. Trước hết chúng làm như mèo, rồi chúng bước những bước đầu tiên. Tôi rất vui. Các vị nói về nhiều điều. Tôi nghĩ kết quả rất tích cực. Nguyên một sự kiện các Giáo Hội tự trị này tụ họp với nhau nhân danh Nền Chính Thống để nhìn mặt nhau, để cầu nguyện với nhau, để lên tiếng và có lẽ còn nói khôi hài nữa… Thì điều đó cực kỳ tích cực xiết bao! Tôi cám tạ Thiên Chúa! Ở công đồng kế tiếp, sẽ còn nhiều (thành quả tích cực) hơn nữa. Chúc tụng Chúa”.
Nước Anh rút khỏi Liên Hiệp Âu Châu
Câu hỏi thứ sáu của Edward Pentin đại diện tập san National Catholic Register và nhóm nói tiếng Anh. Ông hỏi liệu Đức Thánh Cha có lo âu về việc Nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu hay không vì rất có thể đây là khởi đầu diễn trình tan rã và cuối cùng gây ra chiến tranh. Đức Thánh Cha cho biết:
“Đã đang có chiến tranh tại Âu Châu rồi. Hơn nữa, đang có bầu khí chia rẽ, không chỉ ở Âu Châu, nhưng ở các nước riêng của nó. Ông có nhớ Catalonia, và năm ngoái Scotland. Các chia rẽ này… Tôi không nói chúng nguy hiểm, nhưng ta phải nghiên cữu kỹ chúng và trước khi chia rẽ thêm, hãy nói chuyện tốt giữa chúng ta với nhau, và tìm ra các giải pháp khả thi… Nói cho ngay, tôi không biết. Tôi chưa nghiên cứu các lý do tại sao Vương Quốc Thống Nhất muốn đưa ra quyết định này, nhưng luôn có chia rẽ. Tôi tin có lần tôi đã nói điều này, tôi không nhớ ở đâu, nhưng tôi đã nói rằng: Nền độc lập ấy sẽ đưa đến thoát ly (emancipation). Thí dụ, mọi nước Châu Mỹ Latinh của chúng tôi, ngay các nước Phi Châu cũng thế, đã thoát ly khỏi vương triều, khỏi Madrid. Cả ở Phi Châu, (người ta cũng thoát ly) khỏi Paris, London, Amsterdam… và đây cũng là một cuộc thoát ly, và cuộc thoát ly này có thể hiểu được hơn vì phía sau nó là một nền văn hóa, lối suy nghĩ… đúng hơn, sự rút chân ra của một quốc gia – tôi vẫn không đang nói tới Brexit; chúng ta nghĩ tới Scotland, tất cả những nước… đây là điều người ta đã đặt tên, và tôi nói điều này không phải để xúc phạm, đây là chữ các chính trị gia hay dùng: Balkan hóa, mà không nói xấu người Balkan. Rút chân ra đúng hơn, không phải thoát ly. Và đàng sau (nó) có lịch sử, văn hóa, hiểu lầm, cả thiện chí nữa… điều này rất rõ. Đối với tôi, hợp nhất luôn luôn tốt hơn tranh chấp, nhưng có nhiều cách hợp nhất khác nhau… và cả tình huynh đệ nữa, và đây là (vấn đề) Liên Hiệp Âu Châu; tình huynh đệ thì tốt hơn thù oán và xa cách. Tình huynh đệ thì tốt hơn và cầu nối thì tốt hơn tường rào. Người ta cần suy tư điều đó. Đúng là: quê hương… tôi ở Âu Châu, nhưng… tôi muốn có một số điều vốn là của tôi từ nền văn hóa của tôi và biện pháp… và tới đây, tôi muốn nói đến Giải Charlemagne do Liên Hiệp Âu Châu trao tặng nhằm khám phá sức mạnh vốn có từ gốc rễ của nó. Đây là một biện pháp sáng tạo, và cả “bất hợp nhất lành mạnh” nữa, nhằm dành nhiều độc lập, nhiều tự do hơn cho các nước trong Liên Hiệp, nhằm nghĩ tới một hình thức liên hiệp khác, có tính sáng tạo. Và sáng tạo tại chỗ làm việc, trong nền kinh tế. Hiện đang có một nền kinh tế lưu chuyển (liquid economy) ở Âu Châu. Thí dụ, ở Ý, 40% người trẻ dưới 25 tuổi không có việc làm. Có một điều gì đó không ổn trong Liên Hiệp rộng lớn này, nhưng chúng ta không ném bé thơ trong chậu tắm ra khỏi cửa sổ (cả xấu lẫn tốt), không phải sao? Ta phải tìm cách cứu vớt sự việc, tái tạo chúng, vì tái tạo con người, cả nhân cách ta nữa, là một hành trình, mà người ta luôn phải đi. Một thiếu niên không như một người trưởng thành, hay một vị cao niên. Vừa như nhau vừa không như nhau. Người ta tái tạo không ngừng. Chính điều đó đem lại sức sống, ý muốn sống, và đem lại thành quả. Và tôi xin nhấn mạnh điều này: ngày nay, chữ, hai chữ chủ yếu đối với Liên Hiệp Âu Châu, là tính sáng tạo và sinh hoa trái. Đây là thách đố. Tôi không biết, nhưng đó là suy nghĩ của tôi".
Phong trào Cải Cách
Câu hỏi thứ bẩy của Tilmann Kleinjung của Đài ARD, Đức. Vì Đức Thánh Cha sẽ tới Lund tham dự lễ kỷ niệm 500 phong trào Cải Cách, nên ông hỏi ngài liệu đã tới lúc để hủy hay rút lại vạ tuyệt thông đối với Martin Luther chưa. Đức Thánh Cha trả lời:
“Tôi nghĩ rằng các ý hướng của Martin Luther đã không lầm lẫn. Ông là một nhà cải cách. Có lẽ một số phương pháp không đúng. Nhưng vào thời đó, nếu ta đọc câu truyện của Vị Mục Sư, một người Đức theo giáo phái Lutherô sau đó trở lại khi thấy thực tại, đã trở thành người Công Giáo, vào thời đó, Giáo Hội chính xác không phải là một mẫu mực để noi theo. Có sự thối nát trong Giáo Hội, tinh thần thế gian, ham mê tiền bạc, quyền lực… và ông phản đối việc này. Rồi ông thông minh và đã đưa ra một số biện pháp để biện minh, và vì ông đã làm việc này. Còn ngày nay, người Luthêrô và người Công Giáo, người Thệ Phản, tất cả chúng ta đều đồng ý về học lý công chính hóa. Về điểm này, một điểm quan trọng, ông không lầm. Ông tạo thuốc chữa cho Giáo Hội, nhưng rồi thứ thuốc này đã được củng cố thành một tình trạng sự việc, một tình trạng kỷ luật, một cách tin, một cách làm, một cách phụng vụ và ông không cô đơn; còn có Zwingli, Calvin, mỗi người mỗi khác, và đàng sau họ còn có ai, biết không? Các ông hoàng! Ta phải đặt mình vào câu truyện lúc bấy giờ. Đó là một câu truyện không dễ hiểu, không dễ. Rồi sự việc cứ thế tiến, và ngày nay, cuộc đối thoại đang rất tốt. Văn kiện về công chính hóa ấy, tôi nghĩ, là một trong những văn kiện đại kết phong phú nhất trên thế giới, một văn kiện có nhiều thoả thuận. Nhưng chia rẽ vẫn còn và các chia rẽ này cũng tùy thuộc các Giáo Hội. Ở Buenos Aires, có hai nhà thờ Luthêrô, và nhà thờ này nghĩ một đàng, nhà thờ kia nghĩ một nẻo… ngay trong cùng một Giáo Hội Luthêrô, cũng không có hợp nhất; nhưng họ kính trọng nhau, họ thương yêu nhau, và sự khác nhau có lẽ là điều làm mọi người chúng ta rất đau đớn nên hôm nay chúng ta đang tìm cách tiếp nối con đường gặp gỡ nhau sau 500 năm. Tôi nghĩ chúng ta phải cùng nhau cầu nguyện, cầu nguyện. Cầu nguyện là điều quan trọng đối với việc này. Thứ hai, cùng nhau làm việc cho người nghèo, người bị bách hại, cho nhiều người, cho người tị nạn, cho nhiều người đang đau khổ; cùng làm việc và cầu nguyện với nhau, còn các nhà thần học đang nghiên cứu thì cùng nhau cố gắng… nhưng đây là một con đường dài, rất dài. Có lần tôi nói đùa: tôi biết lúc nào thì hợp nhất diễn ra. – 'Khi nào?' – 'ngày sau khi Con Ngưới đến' vì ta không biết… Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn thánh, nhưng trong khi chờ đợi, cầu nguyện, yêu thương nhau và làm việc với nhau. Trên hết cho người nghèo, cho những người đau khổ, cho hòa bình và nhiều điều khác… chống lại việc bóc lột người ta và nhiều điều trong đó người ta kết hợp cùng làm việc với nhau".
Nữ phó tế
Trả lời câu hỏi thứ tám của Cecile Chambraud, Báo Le Monde về nữ phó tế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng:
“Có một tổng thống ở Á Căn Đình góp ý với các tổng thống các nước khác rằng ‘khi muốn điều gí đó không được giải quyết, quí vị hãy tổ chức một ủy ban'. Nhưng người đầu tiên ngạc nhiên trước tin vui này là tôi… Cuộc đối thoại với các nữ tu đã được ghi nhận và công bố trên tờ L’Osservatore Romano và còn điều nữa…Và chúng ta từng nghe rằng trong các thế kỷ đầu tiên, đã có các nữ phó tế. Người ta có thể nghiên cứu điều đó và có thể tổ chức một ủy ban. Không có điều gì hơn thế đã được yêu cầu. Và họ là những người hiểu biết, không phải chỉ hiểu biết mà còn được Giáo Hội yêu mến. Và tôi nhớ tôi biết một người Syria, một nhà thần học Syria nay đã qua đời, người đã soạn một ấn bản có phê phán về Thánh Ephrem, bằng tiếng Ý, và có lần đã nói về các nữ phó tế, khi tôi tới ở tại Via della Scrofa, vị này cũng ở đó, nói chuyện lúc dùng điểm tâm… nhưng ngài không biết rõ có phong chức không. Chắc chắn có các phụ nữ này giúp các giám mục và giúp trong ba việc: trong việc rửa tội cho phụ nữ, vì thời ấy, rửa tội bằng cách dìm xuống nước; thứ hai, trong việc xức dầu cho phụ nữ trước khi chịu phép rửa, thứ ba, điều này làm tôi phát cười, khi có người phụ nữ đến khiếu nại với giám mục rằng mình bị chồng đánh, lúc ấy, giám mục sẽ cho mời một trong các nữ phó tế này, họ sẽ nhìn vào thân thể người phụ nữ xem có vết bằm nào không… đó là lý do tại sao cần phải có (chức vụ) này.
"Nhưng, người ta có thể nghiên cứu, xem có phải đây là học lý của Giáo Hội không và liệu có thể lập một ủy ban hay không. Người ta kháo với nhau: 'Giáo Hội mở cửa cho các nữ phó tế'. Thực vậy sao? Điều ấy có hơi khó chịu vì quả không đúng sự thật. Tôi đã nói với bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và ngài nói với tôi: 'dạ thưa, đã có một cuộc nghiên cứu do Ủy Ban Thần Học Quốc Tế thực hiện năm 1988'. Và tôi yêu cầu ngài làm một bản liệt kê.
"Hãy cho tôi một danh sách những người tôi có thể lấy để lập ra ủy ban này. Ngài đã gửi cho tôi bản danh sách để lập ra ủy ban này, nhưng tôi tin đề tài này đã được nghiên cứu khá nhiều rồi, và tôi không nghĩ sẽ phải khó khăn mới rõi sáng cho luận điểm này. Nhưng còn một điều khác, một năm trưỡi trức đây, tôi đã lập một ủy ban các nữ thần học gia từng làm việc với Đức Hồng Y Rylko và họ đã viết một cuốn sách đáng yêu, vì suy nghĩ của phụ nữ rất quan trọng. Phụ nữ suy nghĩ khác với chúng ta, và người ta không thể đưa ra một quyết định tốt nếu không lắng nghe phụ nữ. Ở Buenos Aires, đôi khi tôi tham khảo với các cố vấn của tôi, rồi sau đó mời các phụ nữ đến và họ nhìn sự việc dưới một ánh sáng khác, rất khác… Nhưng, rồi, các giải pháp rất phong phú, rất đáng yêu.
"Tôi phải gặp các phụ nữ từng thực hiện một việc rất tốt, nhưng vì cơ quan lo giáo dân nay đang có thay đổi, và tôi đang chờ xem nó sẽ làm gì. Nhưng, tiếp tục công việc thứ hai này là một điều khác, các nữ thần học gia… Nhưng điều này, tôi muốn nhấn mạnh, là điều quan trọng hơn: lối hiểu, lối suy nghĩ, lối nhìn của phụ nữ và các khả năng của phụ nữ. Giáo Hội vốn là phụ nữ. Là “la Chiesa” chứ không phải gái già; Giáo Hội là một người đàn bà kết hôn với Con Thiên Chúa, Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu Kitô".
Xin lỗi
Câu hỏi thứ chín của Cindy Wooden thuộc hang CNS. Câu cô hỏi liên quan tới lời tuyên bố mới đây của Đức Hồng Y Marx, người Đức, về việc Giáo Hội phải xin lỗi cộng đồng đồng tính luyến ái vì đã đẩy họ qua bên lề. Ngài nghĩ gì, nhất là trong bối cảnh cuộc tàn sát ở Orlanda, Hoa Kỳ? Đức Phanxicô trả lời như sau:
“Tôi sẽ nhắc lại điều tôi đã nói trong cuộc tông du đầu tiên của tôi. Tôi nhắc lại điều Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói: rằng không được kỳ thị họ, phải kính trọng họ và đồng hành với họ về phương diện mục vụ. Người ta có thể kết án, nhưng không được viện lý do thần học, nhưng vì các lý do tác phong chính trị… Một số biểu hiện quá xúc phạm tới người khác, không phải sao? … Nhưng những điều ấy không liên hệ gì tới vấn đề cả. Vấn đề là người có điều kiện, nhưng có thiện chí và tìm kiếm Thiên Chúa, thì ta là ai mà dám phê phán? Và ta phải đồng hành tốt với họ… đó là điều Sách Giáo Lý dạy, rõ ràng là Sách Giáo Lý. Rồi lại có nhiều truyền thống ở một số quốc gia, một số nền văn hóa có những não trạng khác về vấn đề này. Tôi nghĩ Giáo Hội không những phải xin lỗi, như lời “ông Hồng Y Marxist” (cười) nói, không những xin lỗi người đồng tính bị xúc phạm. Mà còn phải xin lỗi cả người nghèo, cả các phụ nữ bị khai thác, cả các trẻ em bị bóc lột lao động. Giáo Hội phải xin lỗi vì đã chúc lành cho quá nhiều vũ khí. Giáo Hội phải xin lỗi vì đã không đối xử nhiều lần, khi tôi nói Giáo Hội, là tôi muốn nói các Kitô hữu! Giáo Hội thánh thiện, chúng ta mới là người có tội!, các Kitô hữu phải xin lỗi vì đã không đồng hành với quá nhiều quyết định, quá nhiều gia đình… Tôi nhớ nền văn hóa ở Buenos Aires, nền văn hóa khép kín thời tôi còn nhỏ. Tôi đi tới đó, nhé! Gia đình ly dị thì không được vào nhà, tôi đang nói cách nay 80 năm. Nền văn hóa ấy nay đã thay đổi, cám ơn Thiên Chúa. Kitô hữu phải xin lỗi vì nhiều điều, không phải chỉ có thế. Xin tha thứ, chứ không bào chữa. Lạy Chúa, xin tha thứ. Đấy là chữ ta hay quên. Bây giờ tôi là một mục tử, tôi đang giảng một bài giảng. Không, thực như thế, nhiều điều. Nhiều điều… nhưng linh mục là chủ nhân ông chứ không phải người cha, linh mục đánh đập chứ không ôm ấp, tha thứ và an ủi. Nhưng có nhiều. Có nhiều tuyên úy bệnh viện, tuyên úy nhà tù, nhiều vị thánh. Nhưng không ai thấy những vị này. Vì sự thánh thiện thường nhũn nhặn, ẩn mình. Thay vào đó, là trâng trâng tráo tráo rành rành, nó rành rành và cô thấy rất nhiều cơ quan có cả người tốt lẫn người không được tốt bằng, những người… vì cô cho một túi tiền hơi lớn một chút thế là nhìn đi hướng khác hệt như các cường quốc quốc tế (xử) với ba cuộc diệt chủng. Kitô hữu chúng ta, linh mục, giám mục, đã làm như thế. Nhưng chúng ta cũng có Mẹ Têrêxa thành Calcutta và nhiều Mẹ Têrêxa thành Calcutta lắm. Chúng ta có nhiều người phục dịch ở Phi Châu, nhiều giáo dân, nhiều cuộc hôn nhân thánh thiện. Lúa mì và cỏ dại. Và Chúa Giêsu cũng đã nói như thế về Vương Quốc… Ta đừng cảm thấy bị tai tiếng vì đã như thế. Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa biến những cỏ dại này mất đi và sẽ có nhiều hạt lúa hơn. Nhưng đấy là đời sống Giáo Hội. Chúng ta không thể đặt giới hạn. Tất cả chúng ta đều là thánh vì tất cả chúng ta đều có Chúa Thánh Thần. Nhưng tất cả chúng ta đều là kẻ có tội, tôi là nhất hạng! Thôi được. Tôi không biết tôi đã trả lời chưa".
Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Câu hỏi cuối cùng của Cha Federico Lombardi. Cha hỏi cảm tưởng của Đức Thánh Cha đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới tại Ba Lan, nơi ngài sẽ đi thăm Auschwitz mà cha nghĩ Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện trong thinh lặng tại đó cũng như ngài đã làm tại đài tưởng niệm diệt chủng Armenia. Đức Thánh Cha cho hay:
“Hai năm trước đây tại Redipuglia, tôi đã làm như thế để tưởng niệm một trăn năm cuộc Đại Chiến, tại Redipuglia. Tôi đứng im lặng… rồi có Thánh Lễ, trong Thánh Lễ, tôi có giảng, nhưng có một điều khác. Im lặng. Hôm nay, chúng ta thấy sự im lặng sáng nay… mới hôm nay, đúng không?”.
Cha Lomabardi: Hôm qua.
Đức Phanxicô: Hôm qua… Sự im lặng… tôi muốn tới nơi kinh hoàng ấy, không diễn văn, không có ai, chỉ những điều cần thiết nho nhỏ… nhưng chắc chắn sẽ có các nhà báo… nhưng không có chào mừng này nọ… không, không… một mình, đi vào, cầu nguyện và xin Chúa ban ơn cho tôi được khóc. Thế thôi".
Sau lời cám ơn của Cha Lombardi và lời cha xin Đức Thánh Cha “nghỉ ngơi đôi chút, ăn uống nữa, và nghỉ ngơi trong tháng Bẩy”, Đức Thánh Cha đã cám ơn các nhà báo.
Trước nhất là lời giới thiệu của Cha Federico Lombardi, sau đó, Đức Thánh Cha tỏ lời cám ơn các nhà báo nói chung về việc làm tốt đẹp của họ.
Cảm tưởng đối với Armenia và Azerbaijan
Trả lời câu hỏi của Artur Grygorian thuộc Đài Truyền Hình Công Cộng của Armenia về cảm xúc và ấn tượng của ngài đối với Armenia và sứ điệp cho tương lai nước này, Đức Thánh Cha nói rằng:
“Ta hãy nghĩ tới tương lai rồi sau đó sẽ trở về quá khứ. Tôi hy vọng có công lý và hoà bình cho dân tộc này và tôi cầu xin điều đó, vì đây là một dân tộc can trường. Và tôi cầu xin cho họ tìm được công lý và hòa bình. Tôi biết rất nhiều người đang làm việc để có điều đó; và tuần trước, tôi cũng rất vui khi thấy bức hình Tổng Thống Putin với hai Tổng Thống Armenia và Azerbaijan… Ít nhất họ cũng đang nói chuyện với nhau! Và cả với Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống cộng hòa trong bài diễn văn chào mừng của ông đã nói rõ ràng, ông đã có can đảm nói thế này: chúng ta hãy tiến tới một thỏa hiệp, tha thứ cho nhau, và nhìn về tương lai. Và đó là một sự can đảm rất lớn đối với một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ, không phải sao? Đó chính là hình ảnh của dân tộc Armenia. Ý tưởng này đến với tôi hôm nay khi tôi đang cầu nguyện. Đó là một đời sống bằng đá nhưng lại là một sự dịu hiền của người mẹ. Nó từng mang thập giá, thập giá bằng đá, hẳn qúy vị đã thấy những thập giá đó chứ! Nhưng nó không đánh mất sự dịu hiền của nó, nghệ thuật, âm nhạc, những “dây đàn lơ lửng”, rất khó hiểu nhưng hết sức chân tình. Một dân tộc đã đau khổ xiết bao trong lịch sử của mình và chỉ nhờ đức tin mà đứng vững được vì sự thực là đây là quốc gia đầu tiên theo Kitô Giáo, điều này chưa đủ! Đây là quốc gia đầu tiên theo Kitô Giáo vì Chúa đã chúc phúc cho nó, vì nó có các vị thánh, có các giám mục thánh, các vị tử đạo, và vì điều này khi đối kháng, Armenia đã tự biến mình thành “da đá”, ta hãy gọi nó như thế, nhưng nó không đánh mất nét dịu dàng của trái tim người mẹ. Armenia cũng là một người mẹ!
Trên đây là câu hỏi thứ hai, bây giờ ta nói tới câu hỏi thứ nhất: tôi có nhiều tiếp xúc với người Armenia… Tôi thường đi Lễ với họ, tôi có nhiều bạn bè người Armenia… Một điều tôi thường không thích làm với người khác, nhưng tôi thích đi ăn tối với họ và là những bữa tối rất no, nhé! Nhưng, đều là những bạn hữu rất tốt, không phải sao? Một người bạn rất tốt là Đức Tổng Giám Mục Kissag Mouradian và Boghossian, một người Công Giáo… nhưng với các ông, “làm người Armenia” là điều quan trọng hơn là thuộc Giáo Hội Tông Truyền hay Giáo Hội Công Giáo, và tôi hiểu điều này ngay từ thời đó. Ngày nay, một người Á Căn Đình xuất thân từ một gia đình Armenia, người mà Đức Tổng Giám Mục luôn đặt cạnh tôi khi tôi đi lễ để ông giải thích một số nghi thức hay một số lời lẽ tôi không biết, đã nghinh đón tôi…"
Câu hỏi thứ hai là của nữ ký giả Jeannine Paloulian của tờ Nouvelles d’Arménie, hỏi về cuộc tông du sắp đến tại Azebaijan: ngài sẽ nói gì với họ. Đức Thánh Cha trả lời rằng:
“Tôi sẽ nói với người Azerbaijan về sự thật của những điều tôi đã thấy, của những điều tôi đã cảm nhận và tôi cũng sẽ khích lệ họ. Tôi từng gặp Tổng Thống của Azerbaijan và nói chuyện với ông… Tôi cũng sẽ nói với cô rằng không tạo hòa bình chỉ vì một miếng đất nhỏ quả là một điều tăm tối, vì nó đâu phải chuyện lớn lao gì, đúng không? Nhưng tôi nói điều đó với mọi người Armenia và Azerbaijan… Có lẽ họ không thể đồng ý với nhau về các cung cách tạo hòa bình, và về khía cạnh này, họ cần phải làm việc nhiều hơn nữa. Nhưng tôi không biết phải nói gì thêm… Tôi xin nói rằng lúc này điều trên xuất hiện trong trái tim tôi, nhưng luôn phải cố gắng tích cực tìm các giải pháp khả thi, để tiến lên".
Cuộc diệt chủng Armenia
Câu hỏi thứ ba là của Jean Luis de La Vassiere của AFP, người sẽ rời nhiệm sở ở Rôma. Ông hỏi lý do tại sao Đức Thánh Cha thêm chữ “diệt chủng” vào bài diễn văn ở dinh tổng thống. Liệu điều đó có lợi cho hòa bình trong một vùng phức tạp như thế này? Đức Thánh Cha trả lời khá chi tiết:
“Ở Á Căn Đình, khi ông nói tới cuộc tàn sát ở Armenia, người ta luôn luôn sử dụng chữ ‘diệt chủng’. Tôi không biết chữ nào khác. Ở nhà thờ chính tòa Buenos Aires, chúng tôi có đặt một cây thập giá bằng đá ở bàn thờ thứ ba bên tay trái, để tưởng niệm cuộc diệt chủng Armenia. Hai vị Tổng Giám Mục, cả hai là người Armenia, một Công Giáo, một Tông Truyền, các ngài đã khánh thành cây thập giá… Ở Nhà Thờ Công Giáo Thánh Bartôlômêô, Vị Tổng Giám Mục Tông Truyền cũng đã làm một bàn thờ kính Thánh Bartôlômêô… nhưng luôn luôn… tôi không biết chữ khác. Tôi xuất phát từ chữ này. Khi tôi tới Rôma, tôi nghe được chữ khác “Tai Ương Vĩ Đại” hay “thảm kịch khủng khiếp”, nhưng trong tiếng Armenia, tôi không biết phải nói nó thế nào… và người ta bảo tôi rằng đừng (nói chữ ấy), chữ ấy xúc phạm, chữ “diệt chủng” ấy mà, Đức Thánh Cha phải nói chữ này này. Tôi vẫn đã luôn nói đến 3 cuộc diệt chủng trong thế kỷ trước… luôn luôn số ba! Cuộc đầu tiên là Armenia, rồi cuộc của Hitler và cuối cùng là cuộc của Stalin… cũng có những cuộc nhỏ hơn, có một cuộc ở Phi Châu, nhưng trong quĩ đạo của hai cuộc chiến tranh lớn thì có ba cuộc này… Tôi hỏi tại sao… ‘nhưng một số người cảm thấy như nó không đúng, nó không phải là một cuộc diệt chủng’… một người khác bảo tôi… một luật sư nói với tôi điều này khiến tôi thực sự lưu ý: chữ 'diệt chủng' là một từ kỹ thuật. Nó là một chữ có tính kỹ thuật không đồng nghĩa với ‘tận diệt’ (extermination). Đức Thánh Cha có thể nói chữ ‘tận diệt’, nhưng tuyên bố một 'cuộc diệt chủng' là kéo theo nó các hành động đòi bồi thường… đó là điều vị luật sư nói với tôi. Năm ngoái, khi tôi soạn bài diễn văn, tôi thấy Thánh Gioan Phaolô II dùng chữ này, ngài dùng cả hai chữ: Tai Ương Vĩ Đại và diệt chủng. Và tôi trích dẫn câu ngài nói trong ngoặc kép… và câu ấy không được tiếp nhận tốt. Một tuyên bố đã được Chính Phủ Thỗ Nhĩ Kỳ đưa ra. Thổ Nhĩ Kỳ, trong vòng mấy ngày, cho triệu hồi đại sứ của họ về Ankara, ông vốn là một vĩ nhân, Thổ Nhĩ Kỳ vốn gửi cho chúng ta một vị đại sứ hàng đầu, ông đã trở lại cách nay 3 tháng… 'một thứ chay tịnh đại sứ'. Nhưng ông có quyền làm thế… Quyền phản kháng, tất cả chúng ta đều có quyền này. Trong bài diễn văn lần này, thoạt đầu vốn không có chữ đó, đúng như thế. Tôi trả lời vì tôi đã thêm nó vào. Nhưng sau khi đã nghe giọng điệu của bài diễn văn của tổng thống và cả quá khứ của tôi đối với chữ ấy, và sau khi đã nói chữ này năm ngoái một cách công khai ở Nhà Thờ Thánh Phêrô, xem ra khá kỳ cục nếu ít nhất không nói cùng một điều. Nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một điều khác và tôi không nghĩ mình lầm khi cũng đã nói rằng: trong cuộc diệt chủng này, cũng như trong hai cuộc diệt chủng khác, các cường quốc quốc tế đã nhìn đi nơi khác (ngoảnh mặt làm ngơ). Và đó là sự việc. Trong Thế Chiến II, một số cường quốc, đã chụp hình các đường xe lửa dẫn vào Auschwitz nên có khả năng dội bom nhưng đã không làm thế. Một thí dụ. Trong bối cảnh Thế Chiến I, đâu là vấn đề của người Armenia? Và trong bối cảnh Thế Chiến II, đâu là vấn đề của Hitler và Stalin và sau Yalta, đâu là vấn đề của vùng… và tất cả những điều này, không ai nói tới cả. Người ta phải nhấn mạnh điều đó. Và phải đặt câu hỏi lịch sử này: các đại cường, tại sao các ông không làm điều đó?
"Tôi không lên án, tôi chỉ đặt một câu hỏi. Quả là kỳ lạ. Họ nhìn cuộc chiến, nhìn nhiều điều lắm… nhưng không nhìn con người… và tôi không biết có đúng không, nhưng tôi muốn biết có phải lúc Hitler bách hại người Do Thái, một trong những lời, một trong những điều ông ta nói là 'trời đất, ngày nay có ai nhớ tới người Armenia đâu, ta hãy làm cùng một điều ấy với người Do Thái'. Tôi không biết có đúng như thế hay không, có thể chỉ là lời đồn thổi, nhưng tôi nghe người ta nói thế. Thưa các sử gia, xin qúy vị sưu tầm để xem điều đó có đúng hay không. Tôi nghĩ tôi đã trả lời. Nhưng tôi không bao giờ nói chữ đó với ý định xúc phạm... ".
Chỉ có một Giáo Hoàng
Câu hỏi thứ tư là của Elisbetta Piqué của tờ La Nacion, liên quan tới nhận định của Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein về thừa tác vụ Phêrô chung giữa hai vị giáo hoàng hiện còn sống. Liệu có phải ta đang có hai vị giáo hoàng hay không? Đức Thánh Cha đã trả lời như sau:
“Trong Giáo Hội, có lúc có tới ba vị giáo hoàng (cười)! Tôi không đọc các lời nhận định ấy vì tôi không có thì giờ xem những điều như vậy. Đức Bênêđíctô là vị giáo hoàng hưu trí, ngài nói rõ ràng như thế ngày 11 tháng Hai khi ngài tuyên bố sẽ từ nhiệm vào ngày 28 tháng Hai và sẽ giúp Giáo Hội bằng lời cầu nguyện.
“Và Đức Bênêđíctô đang cầu nguyện trong đan việc. Tôi đã đến thăm ngài nhiều lần… hoặc điện thoại. Hôm nọ, ngài đã viết một thư ngắn cho tôi. Ngài vẫn ký chữ ký của ngài, chúc tôi thượng lộ bình an, và có lần, không phải một lần mà là nhiều lần, tôi từng nói rằng quả là một ơn phúc có người ông khôn ngoan ở trong nhà. Tôi cũng nói với ngài điều đó trước mặt ngài và ngài cười, nhưng đối với tôi, ngài là Giáo Hoàng Hưu Trí. Ngài là người ông khôn ngoan. Ngài là người che chở hai vai tôi và lưng tôi bằng lời cầu nguyện của ngài.
“Tôi không bao giờ quên bài diễn văn ngài đọc với các Hồng Y chúng tôi hôm 28 tháng Hai, “trong số qúy hiền huynh, tôi chắc chắn có vị kế nhiệm tôi. Tôi hứa vâng lời (vị ấy)”. Và ngài đã làm như thế. Nhưng, rồi tôi có nghe, nhưng tôi không biết có đúng không, đấy nhé – tôi xin nhấn mạnh, tôi nghe thấy thôi, có thể chỉ là tin đồn nhưng tin đồn này rất hợp với cá tính của ngài - rằng một số người đã đến đó (gặp ngài) để than phiền về vị giáo hoàng mới… và ngài xua họ đi, đấy nhé, kiểu Bavaria, rất học thức, nhưng ngài xua họ đi. Tôi không biết có đúng như thế hay không. Đó là điều đáng hoan nghinh vì con người này như thế đó. Ngài là người giữ lời nói của mình, một người ngay thẳng, ngay thẳng và ngay thẳng.
"Ngài là vị giáo hoàng hưu trí. Rồi, tôi không biết cô có còn nhớ tôi đã cám ơn ngài một cách công khai không. Tôi không nhớ khi nào nhưng trên một chuyến bay, cám ơn Đức Bênêđíctô vì đã khai mở sự kiện giáo hoàng hưu trí. Chứ 70 năm trước đây, làm gì có các giám mục hưu trí. Ngày nay, chúng ta có… nhưng với việc kéo dài sự sống hiện nay, cô có thể cai quản Giáo Hội vào cỡ tuổi này, với những cơn đau nhức hay không? Còn ngài, một cách can đảm, và với lời cầu nguyện và hiểu biết, với thần học đã quyết định mở ra chiếc cửa này và tôi tin điều này là điều tốt lành đối với Giáo Hội.
"Nhưng chỉ có một giáo hoàng đơn nhất mà thôi, còn vị kia… có lẽ các ngài sẽ giống như các giám mục hưu trí, tôi không muốn nói nhiều vị nhưng có thể có hai hay ba. Các ngài sẽ là các vị hưu trí… Các Ngài là các vị hưu trí.
"Ngày mốt, việc kỷ niệm 65 thụ phong giám mục của ngài (Cha Lombardi nói nhỏ với Đức Giáo Hoàng), xin lỗi, thụ phong linh mục của ngài sẽ được cử hành. Anh Georg của ngài cũng có mặt trong dịp này vì các ngài thụ phong với nhau. Sẽ có một biến cố cử hành nhỏ với các trưởng bộ sở và một ít người vì ngài thích một… ngài chấp thuận, nhưng rất giản dị, và tôi cũng sẽ có mặt để nói một đôi điều với con người vĩ đại của cầu nguyện, của can đảm đang là Giáo Hoàng Hưu Trí, chứ không phải Giáo Hoàng thứ hai, người trung thành với lời nói của mình và là một người vĩ đại của Thiên Chúa, rất thông minh, và đối với tôi là người ông khôn ngoan trong nhà".
Công Đồng Toàn Chính Thống
Câu hỏi thứ năm là của Alexej Bukalov, đại diện cho hãng Italtass và văn hóa Nga. Ông hỏi phán đoán của ngài về Công Đồng Tòan Chính Thống, mà ông gọi là một “diễn đàn”. Đức Thánh Cha cho hay:
“Một phán đoán tích cực. Một bước tiến lên, không hẳn trăm phần trăm, nhưng là một bước tiến lên. Những điều đã được “biện minh”, tôi xin để trong ngoặc kép, và tôi thành thực đối với các điều này, là những điều, với thời gian, có thể được giải quyết. Cả họ nữa, bốn Giáo Hội không đi (tham dự), họ muốn thực hiện việc này trễ hơn một chút. Nhưng tôi nghĩ bước đầu tiên đã được thực hiện như ông có thể, như các trẻ em, chúng thực hiện bước đầu tiên của chúng nhưng chúng làm điều chúng có thể làm. Trước hết chúng làm như mèo, rồi chúng bước những bước đầu tiên. Tôi rất vui. Các vị nói về nhiều điều. Tôi nghĩ kết quả rất tích cực. Nguyên một sự kiện các Giáo Hội tự trị này tụ họp với nhau nhân danh Nền Chính Thống để nhìn mặt nhau, để cầu nguyện với nhau, để lên tiếng và có lẽ còn nói khôi hài nữa… Thì điều đó cực kỳ tích cực xiết bao! Tôi cám tạ Thiên Chúa! Ở công đồng kế tiếp, sẽ còn nhiều (thành quả tích cực) hơn nữa. Chúc tụng Chúa”.
Nước Anh rút khỏi Liên Hiệp Âu Châu
Câu hỏi thứ sáu của Edward Pentin đại diện tập san National Catholic Register và nhóm nói tiếng Anh. Ông hỏi liệu Đức Thánh Cha có lo âu về việc Nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu hay không vì rất có thể đây là khởi đầu diễn trình tan rã và cuối cùng gây ra chiến tranh. Đức Thánh Cha cho biết:
“Đã đang có chiến tranh tại Âu Châu rồi. Hơn nữa, đang có bầu khí chia rẽ, không chỉ ở Âu Châu, nhưng ở các nước riêng của nó. Ông có nhớ Catalonia, và năm ngoái Scotland. Các chia rẽ này… Tôi không nói chúng nguy hiểm, nhưng ta phải nghiên cữu kỹ chúng và trước khi chia rẽ thêm, hãy nói chuyện tốt giữa chúng ta với nhau, và tìm ra các giải pháp khả thi… Nói cho ngay, tôi không biết. Tôi chưa nghiên cứu các lý do tại sao Vương Quốc Thống Nhất muốn đưa ra quyết định này, nhưng luôn có chia rẽ. Tôi tin có lần tôi đã nói điều này, tôi không nhớ ở đâu, nhưng tôi đã nói rằng: Nền độc lập ấy sẽ đưa đến thoát ly (emancipation). Thí dụ, mọi nước Châu Mỹ Latinh của chúng tôi, ngay các nước Phi Châu cũng thế, đã thoát ly khỏi vương triều, khỏi Madrid. Cả ở Phi Châu, (người ta cũng thoát ly) khỏi Paris, London, Amsterdam… và đây cũng là một cuộc thoát ly, và cuộc thoát ly này có thể hiểu được hơn vì phía sau nó là một nền văn hóa, lối suy nghĩ… đúng hơn, sự rút chân ra của một quốc gia – tôi vẫn không đang nói tới Brexit; chúng ta nghĩ tới Scotland, tất cả những nước… đây là điều người ta đã đặt tên, và tôi nói điều này không phải để xúc phạm, đây là chữ các chính trị gia hay dùng: Balkan hóa, mà không nói xấu người Balkan. Rút chân ra đúng hơn, không phải thoát ly. Và đàng sau (nó) có lịch sử, văn hóa, hiểu lầm, cả thiện chí nữa… điều này rất rõ. Đối với tôi, hợp nhất luôn luôn tốt hơn tranh chấp, nhưng có nhiều cách hợp nhất khác nhau… và cả tình huynh đệ nữa, và đây là (vấn đề) Liên Hiệp Âu Châu; tình huynh đệ thì tốt hơn thù oán và xa cách. Tình huynh đệ thì tốt hơn và cầu nối thì tốt hơn tường rào. Người ta cần suy tư điều đó. Đúng là: quê hương… tôi ở Âu Châu, nhưng… tôi muốn có một số điều vốn là của tôi từ nền văn hóa của tôi và biện pháp… và tới đây, tôi muốn nói đến Giải Charlemagne do Liên Hiệp Âu Châu trao tặng nhằm khám phá sức mạnh vốn có từ gốc rễ của nó. Đây là một biện pháp sáng tạo, và cả “bất hợp nhất lành mạnh” nữa, nhằm dành nhiều độc lập, nhiều tự do hơn cho các nước trong Liên Hiệp, nhằm nghĩ tới một hình thức liên hiệp khác, có tính sáng tạo. Và sáng tạo tại chỗ làm việc, trong nền kinh tế. Hiện đang có một nền kinh tế lưu chuyển (liquid economy) ở Âu Châu. Thí dụ, ở Ý, 40% người trẻ dưới 25 tuổi không có việc làm. Có một điều gì đó không ổn trong Liên Hiệp rộng lớn này, nhưng chúng ta không ném bé thơ trong chậu tắm ra khỏi cửa sổ (cả xấu lẫn tốt), không phải sao? Ta phải tìm cách cứu vớt sự việc, tái tạo chúng, vì tái tạo con người, cả nhân cách ta nữa, là một hành trình, mà người ta luôn phải đi. Một thiếu niên không như một người trưởng thành, hay một vị cao niên. Vừa như nhau vừa không như nhau. Người ta tái tạo không ngừng. Chính điều đó đem lại sức sống, ý muốn sống, và đem lại thành quả. Và tôi xin nhấn mạnh điều này: ngày nay, chữ, hai chữ chủ yếu đối với Liên Hiệp Âu Châu, là tính sáng tạo và sinh hoa trái. Đây là thách đố. Tôi không biết, nhưng đó là suy nghĩ của tôi".
Phong trào Cải Cách
Câu hỏi thứ bẩy của Tilmann Kleinjung của Đài ARD, Đức. Vì Đức Thánh Cha sẽ tới Lund tham dự lễ kỷ niệm 500 phong trào Cải Cách, nên ông hỏi ngài liệu đã tới lúc để hủy hay rút lại vạ tuyệt thông đối với Martin Luther chưa. Đức Thánh Cha trả lời:
“Tôi nghĩ rằng các ý hướng của Martin Luther đã không lầm lẫn. Ông là một nhà cải cách. Có lẽ một số phương pháp không đúng. Nhưng vào thời đó, nếu ta đọc câu truyện của Vị Mục Sư, một người Đức theo giáo phái Lutherô sau đó trở lại khi thấy thực tại, đã trở thành người Công Giáo, vào thời đó, Giáo Hội chính xác không phải là một mẫu mực để noi theo. Có sự thối nát trong Giáo Hội, tinh thần thế gian, ham mê tiền bạc, quyền lực… và ông phản đối việc này. Rồi ông thông minh và đã đưa ra một số biện pháp để biện minh, và vì ông đã làm việc này. Còn ngày nay, người Luthêrô và người Công Giáo, người Thệ Phản, tất cả chúng ta đều đồng ý về học lý công chính hóa. Về điểm này, một điểm quan trọng, ông không lầm. Ông tạo thuốc chữa cho Giáo Hội, nhưng rồi thứ thuốc này đã được củng cố thành một tình trạng sự việc, một tình trạng kỷ luật, một cách tin, một cách làm, một cách phụng vụ và ông không cô đơn; còn có Zwingli, Calvin, mỗi người mỗi khác, và đàng sau họ còn có ai, biết không? Các ông hoàng! Ta phải đặt mình vào câu truyện lúc bấy giờ. Đó là một câu truyện không dễ hiểu, không dễ. Rồi sự việc cứ thế tiến, và ngày nay, cuộc đối thoại đang rất tốt. Văn kiện về công chính hóa ấy, tôi nghĩ, là một trong những văn kiện đại kết phong phú nhất trên thế giới, một văn kiện có nhiều thoả thuận. Nhưng chia rẽ vẫn còn và các chia rẽ này cũng tùy thuộc các Giáo Hội. Ở Buenos Aires, có hai nhà thờ Luthêrô, và nhà thờ này nghĩ một đàng, nhà thờ kia nghĩ một nẻo… ngay trong cùng một Giáo Hội Luthêrô, cũng không có hợp nhất; nhưng họ kính trọng nhau, họ thương yêu nhau, và sự khác nhau có lẽ là điều làm mọi người chúng ta rất đau đớn nên hôm nay chúng ta đang tìm cách tiếp nối con đường gặp gỡ nhau sau 500 năm. Tôi nghĩ chúng ta phải cùng nhau cầu nguyện, cầu nguyện. Cầu nguyện là điều quan trọng đối với việc này. Thứ hai, cùng nhau làm việc cho người nghèo, người bị bách hại, cho nhiều người, cho người tị nạn, cho nhiều người đang đau khổ; cùng làm việc và cầu nguyện với nhau, còn các nhà thần học đang nghiên cứu thì cùng nhau cố gắng… nhưng đây là một con đường dài, rất dài. Có lần tôi nói đùa: tôi biết lúc nào thì hợp nhất diễn ra. – 'Khi nào?' – 'ngày sau khi Con Ngưới đến' vì ta không biết… Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn thánh, nhưng trong khi chờ đợi, cầu nguyện, yêu thương nhau và làm việc với nhau. Trên hết cho người nghèo, cho những người đau khổ, cho hòa bình và nhiều điều khác… chống lại việc bóc lột người ta và nhiều điều trong đó người ta kết hợp cùng làm việc với nhau".
Nữ phó tế
Trả lời câu hỏi thứ tám của Cecile Chambraud, Báo Le Monde về nữ phó tế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng:
“Có một tổng thống ở Á Căn Đình góp ý với các tổng thống các nước khác rằng ‘khi muốn điều gí đó không được giải quyết, quí vị hãy tổ chức một ủy ban'. Nhưng người đầu tiên ngạc nhiên trước tin vui này là tôi… Cuộc đối thoại với các nữ tu đã được ghi nhận và công bố trên tờ L’Osservatore Romano và còn điều nữa…Và chúng ta từng nghe rằng trong các thế kỷ đầu tiên, đã có các nữ phó tế. Người ta có thể nghiên cứu điều đó và có thể tổ chức một ủy ban. Không có điều gì hơn thế đã được yêu cầu. Và họ là những người hiểu biết, không phải chỉ hiểu biết mà còn được Giáo Hội yêu mến. Và tôi nhớ tôi biết một người Syria, một nhà thần học Syria nay đã qua đời, người đã soạn một ấn bản có phê phán về Thánh Ephrem, bằng tiếng Ý, và có lần đã nói về các nữ phó tế, khi tôi tới ở tại Via della Scrofa, vị này cũng ở đó, nói chuyện lúc dùng điểm tâm… nhưng ngài không biết rõ có phong chức không. Chắc chắn có các phụ nữ này giúp các giám mục và giúp trong ba việc: trong việc rửa tội cho phụ nữ, vì thời ấy, rửa tội bằng cách dìm xuống nước; thứ hai, trong việc xức dầu cho phụ nữ trước khi chịu phép rửa, thứ ba, điều này làm tôi phát cười, khi có người phụ nữ đến khiếu nại với giám mục rằng mình bị chồng đánh, lúc ấy, giám mục sẽ cho mời một trong các nữ phó tế này, họ sẽ nhìn vào thân thể người phụ nữ xem có vết bằm nào không… đó là lý do tại sao cần phải có (chức vụ) này.
"Nhưng, người ta có thể nghiên cứu, xem có phải đây là học lý của Giáo Hội không và liệu có thể lập một ủy ban hay không. Người ta kháo với nhau: 'Giáo Hội mở cửa cho các nữ phó tế'. Thực vậy sao? Điều ấy có hơi khó chịu vì quả không đúng sự thật. Tôi đã nói với bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và ngài nói với tôi: 'dạ thưa, đã có một cuộc nghiên cứu do Ủy Ban Thần Học Quốc Tế thực hiện năm 1988'. Và tôi yêu cầu ngài làm một bản liệt kê.
"Hãy cho tôi một danh sách những người tôi có thể lấy để lập ra ủy ban này. Ngài đã gửi cho tôi bản danh sách để lập ra ủy ban này, nhưng tôi tin đề tài này đã được nghiên cứu khá nhiều rồi, và tôi không nghĩ sẽ phải khó khăn mới rõi sáng cho luận điểm này. Nhưng còn một điều khác, một năm trưỡi trức đây, tôi đã lập một ủy ban các nữ thần học gia từng làm việc với Đức Hồng Y Rylko và họ đã viết một cuốn sách đáng yêu, vì suy nghĩ của phụ nữ rất quan trọng. Phụ nữ suy nghĩ khác với chúng ta, và người ta không thể đưa ra một quyết định tốt nếu không lắng nghe phụ nữ. Ở Buenos Aires, đôi khi tôi tham khảo với các cố vấn của tôi, rồi sau đó mời các phụ nữ đến và họ nhìn sự việc dưới một ánh sáng khác, rất khác… Nhưng, rồi, các giải pháp rất phong phú, rất đáng yêu.
"Tôi phải gặp các phụ nữ từng thực hiện một việc rất tốt, nhưng vì cơ quan lo giáo dân nay đang có thay đổi, và tôi đang chờ xem nó sẽ làm gì. Nhưng, tiếp tục công việc thứ hai này là một điều khác, các nữ thần học gia… Nhưng điều này, tôi muốn nhấn mạnh, là điều quan trọng hơn: lối hiểu, lối suy nghĩ, lối nhìn của phụ nữ và các khả năng của phụ nữ. Giáo Hội vốn là phụ nữ. Là “la Chiesa” chứ không phải gái già; Giáo Hội là một người đàn bà kết hôn với Con Thiên Chúa, Giáo Hội là hiền thê của Chúa Giêsu Kitô".
Xin lỗi
Câu hỏi thứ chín của Cindy Wooden thuộc hang CNS. Câu cô hỏi liên quan tới lời tuyên bố mới đây của Đức Hồng Y Marx, người Đức, về việc Giáo Hội phải xin lỗi cộng đồng đồng tính luyến ái vì đã đẩy họ qua bên lề. Ngài nghĩ gì, nhất là trong bối cảnh cuộc tàn sát ở Orlanda, Hoa Kỳ? Đức Phanxicô trả lời như sau:
“Tôi sẽ nhắc lại điều tôi đã nói trong cuộc tông du đầu tiên của tôi. Tôi nhắc lại điều Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói: rằng không được kỳ thị họ, phải kính trọng họ và đồng hành với họ về phương diện mục vụ. Người ta có thể kết án, nhưng không được viện lý do thần học, nhưng vì các lý do tác phong chính trị… Một số biểu hiện quá xúc phạm tới người khác, không phải sao? … Nhưng những điều ấy không liên hệ gì tới vấn đề cả. Vấn đề là người có điều kiện, nhưng có thiện chí và tìm kiếm Thiên Chúa, thì ta là ai mà dám phê phán? Và ta phải đồng hành tốt với họ… đó là điều Sách Giáo Lý dạy, rõ ràng là Sách Giáo Lý. Rồi lại có nhiều truyền thống ở một số quốc gia, một số nền văn hóa có những não trạng khác về vấn đề này. Tôi nghĩ Giáo Hội không những phải xin lỗi, như lời “ông Hồng Y Marxist” (cười) nói, không những xin lỗi người đồng tính bị xúc phạm. Mà còn phải xin lỗi cả người nghèo, cả các phụ nữ bị khai thác, cả các trẻ em bị bóc lột lao động. Giáo Hội phải xin lỗi vì đã chúc lành cho quá nhiều vũ khí. Giáo Hội phải xin lỗi vì đã không đối xử nhiều lần, khi tôi nói Giáo Hội, là tôi muốn nói các Kitô hữu! Giáo Hội thánh thiện, chúng ta mới là người có tội!, các Kitô hữu phải xin lỗi vì đã không đồng hành với quá nhiều quyết định, quá nhiều gia đình… Tôi nhớ nền văn hóa ở Buenos Aires, nền văn hóa khép kín thời tôi còn nhỏ. Tôi đi tới đó, nhé! Gia đình ly dị thì không được vào nhà, tôi đang nói cách nay 80 năm. Nền văn hóa ấy nay đã thay đổi, cám ơn Thiên Chúa. Kitô hữu phải xin lỗi vì nhiều điều, không phải chỉ có thế. Xin tha thứ, chứ không bào chữa. Lạy Chúa, xin tha thứ. Đấy là chữ ta hay quên. Bây giờ tôi là một mục tử, tôi đang giảng một bài giảng. Không, thực như thế, nhiều điều. Nhiều điều… nhưng linh mục là chủ nhân ông chứ không phải người cha, linh mục đánh đập chứ không ôm ấp, tha thứ và an ủi. Nhưng có nhiều. Có nhiều tuyên úy bệnh viện, tuyên úy nhà tù, nhiều vị thánh. Nhưng không ai thấy những vị này. Vì sự thánh thiện thường nhũn nhặn, ẩn mình. Thay vào đó, là trâng trâng tráo tráo rành rành, nó rành rành và cô thấy rất nhiều cơ quan có cả người tốt lẫn người không được tốt bằng, những người… vì cô cho một túi tiền hơi lớn một chút thế là nhìn đi hướng khác hệt như các cường quốc quốc tế (xử) với ba cuộc diệt chủng. Kitô hữu chúng ta, linh mục, giám mục, đã làm như thế. Nhưng chúng ta cũng có Mẹ Têrêxa thành Calcutta và nhiều Mẹ Têrêxa thành Calcutta lắm. Chúng ta có nhiều người phục dịch ở Phi Châu, nhiều giáo dân, nhiều cuộc hôn nhân thánh thiện. Lúa mì và cỏ dại. Và Chúa Giêsu cũng đã nói như thế về Vương Quốc… Ta đừng cảm thấy bị tai tiếng vì đã như thế. Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa biến những cỏ dại này mất đi và sẽ có nhiều hạt lúa hơn. Nhưng đấy là đời sống Giáo Hội. Chúng ta không thể đặt giới hạn. Tất cả chúng ta đều là thánh vì tất cả chúng ta đều có Chúa Thánh Thần. Nhưng tất cả chúng ta đều là kẻ có tội, tôi là nhất hạng! Thôi được. Tôi không biết tôi đã trả lời chưa".
Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Câu hỏi cuối cùng của Cha Federico Lombardi. Cha hỏi cảm tưởng của Đức Thánh Cha đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới tại Ba Lan, nơi ngài sẽ đi thăm Auschwitz mà cha nghĩ Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện trong thinh lặng tại đó cũng như ngài đã làm tại đài tưởng niệm diệt chủng Armenia. Đức Thánh Cha cho hay:
“Hai năm trước đây tại Redipuglia, tôi đã làm như thế để tưởng niệm một trăn năm cuộc Đại Chiến, tại Redipuglia. Tôi đứng im lặng… rồi có Thánh Lễ, trong Thánh Lễ, tôi có giảng, nhưng có một điều khác. Im lặng. Hôm nay, chúng ta thấy sự im lặng sáng nay… mới hôm nay, đúng không?”.
Cha Lomabardi: Hôm qua.
Đức Phanxicô: Hôm qua… Sự im lặng… tôi muốn tới nơi kinh hoàng ấy, không diễn văn, không có ai, chỉ những điều cần thiết nho nhỏ… nhưng chắc chắn sẽ có các nhà báo… nhưng không có chào mừng này nọ… không, không… một mình, đi vào, cầu nguyện và xin Chúa ban ơn cho tôi được khóc. Thế thôi".
Sau lời cám ơn của Cha Lombardi và lời cha xin Đức Thánh Cha “nghỉ ngơi đôi chút, ăn uống nữa, và nghỉ ngơi trong tháng Bẩy”, Đức Thánh Cha đã cám ơn các nhà báo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Phong Cốc Hạt Tây Ninh, GP Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:54 29/06/2016
Thánh lễ thêm sức
Trong Hồng Ân bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, ngày 28.06.2016, giáo xứ Phong Cốc thuộc giáo hạt Tây Ninh, đã long trọng tổ chức Thánh lễ Phê rô và Phao lô Tông đồ (bổn mạng Ban Hành Giáo Giáo xứ) và cũng để cho 45 em Thiếu nhi Thánh Thể được lãnh nhận bí tích Thêm Sức - trong đó có 01em thuộc Giáo xứ Phước Điền - do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận – chủ tế.
Xem Hình
Đồng tế với ngài có Cha Dom Lương Đức Toàn – Chánh xứ; Cha Gioan Võ Hoàn Sinh - quản hạt Tây Ninh, Quý Cha trong Giáo hạt và Giáo phận Phú Cường. Hiệp dâng Thánh lễ có sự hiện diện của quý dì Dòng MTG Phan Thiết, quý chức, quý vị ân nhân, quý phụ huynh, quý cha mẹ đỡ đầu và đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Từ rất sớm, các em được lãnh bí tích Thêm Sức đã đứng xếp hai hàng thật trang nghiêm, cùng với cha chánh xứ, và quý chức Ban hành giáo hân hoan chào đón Đức Cha. Khi xe vừa đến, Giáo xứ đã hân hoàn chào đón Đức Cha bằng 03 hồi chuông và tiếng kèn của Đội Kèn Giáo xứ, Đức Cha Giuse đã tươi cười vẫy chào mọi người nhất là các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, Ngài tiến vào nhà thờ viếng Chúa.
Đúng lúc 09g30 trong trang phục rất đẹp các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức đã rước đoàn đồng tế cùng với Đức Cha Giuse từ nhà xứ tiến vào ngôi nhà thờ trong âm điệu của Đội kèn Giáo xứ và tiếng trống của các em thiếu nhi.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chia sẻ: Niềm vui của các anh chị em có con lãnh nhận bí tích Thêm Sức hôm nay, niềm vui này không của riêng các em hay là của gia đình các em, mà còn là niềm vui chung của gia đình giáo xứ, bởi vì nó diễn tả hoa trái của đời sống đức tin trong cộng đoàn giáo xứ. Và Đức Cha cũng vui mừng chúc mừng Bổn mạng của Ban hành giáo Giáo xứ.
Sau phần công bố Tin Mừng, cha chánh xứ Đa Minh đã đúc kết xác nhận và giới thiệu với Đức Cha về kết quả học hỏi giáo lý của 45 em thiếu nhi chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức hôm nay.
Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 45 em và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Trước đó, trong phần giảng lễ Đức Cha Giuse đã chia sẻ với các em về ý nghĩa và vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Kitô hữu. Các em hôm nay: “đón nhận Chúa Thánh Thần là đón nhận ơn cứu độ, tình yêu và sức mạnh của Chúa Thánh Thần…”. Đồng thời các em được Chúa Thánh Thần thúc đẩy làm chứng nhân cho Chúa Kitô bằng cách đem niềm vui của Chúa đến cho mọi người. Một cách cụ thể, Đức Cha mời gọi các em và cộng đoàn cố gắng trao tặng cho nhau thêm nhiều nụ cười trong cuộc sống hằng ngày.
Và Đức Cha cũng nhắc lại cho tất cả mọi người những khiếm khiết của Thánh Phê rô đã từng chối Chúa như thế nào và Thánh Phao lô đã từng bắt Chúa ra sao, để mọi người thấy được dù rằng là môn đệ của Chúa nhưng vẫn có nhưng sai lầm của bản tính con người nên qua đó Ngài cũng mời gọi tất cả cộng đoàn cùng nhau cộng tác và giúp đỡ nhiều hơn nữa cho Quý vị trong Ban hành giáo.
Cuối lễ, một vị trong Ban hành giáo, đại diện cho giáo xứ có đôi lời: Trước là tỏ niềm hân hoan của cộng đoàn dân Chúa được đón tiếp Đức Cha Giuse, tỏ lòng biết ơn Đức Cha đã không quản ngại đường sá xa xôi về thăm mục vụ, ban bí tích Thêm Sức, dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an cho giáo xứ. Cũng như chúc mừng bổn mạng các Cha chọn Thánh Phê rô và Phao lô là quan thầy của mình. Sau cùng đại diện các em thiếu nhi đã dâng lên Đức Cha và quý cha những bó hoa tươi thắm với cả tâm tình biết ơn.
Trong phần đáp từ, Đức Cha đã chúc mừng, chia vui với cộng đoàn. Ngài mong rằng: trong Giáo xứ có nhiều phần quà hơn nữa để chia sẽ đến với mọi người và nhất là những món quà Đức tin để cho mọi người biết nhận ra Chúa qua cuộc sống hằng ngày của anh chị em.
Dù trời nóng bức nhưng Đức Cha vẫn tươi cười chụp hình với từng gia đình của các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức.
Tất cả là hồng ân. Xin tạ ơn Thiên Chúa.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Trong Hồng Ân bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi, ngày 28.06.2016, giáo xứ Phong Cốc thuộc giáo hạt Tây Ninh, đã long trọng tổ chức Thánh lễ Phê rô và Phao lô Tông đồ (bổn mạng Ban Hành Giáo Giáo xứ) và cũng để cho 45 em Thiếu nhi Thánh Thể được lãnh nhận bí tích Thêm Sức - trong đó có 01em thuộc Giáo xứ Phước Điền - do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận – chủ tế.
Xem Hình
Đồng tế với ngài có Cha Dom Lương Đức Toàn – Chánh xứ; Cha Gioan Võ Hoàn Sinh - quản hạt Tây Ninh, Quý Cha trong Giáo hạt và Giáo phận Phú Cường. Hiệp dâng Thánh lễ có sự hiện diện của quý dì Dòng MTG Phan Thiết, quý chức, quý vị ân nhân, quý phụ huynh, quý cha mẹ đỡ đầu và đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ.
Từ rất sớm, các em được lãnh bí tích Thêm Sức đã đứng xếp hai hàng thật trang nghiêm, cùng với cha chánh xứ, và quý chức Ban hành giáo hân hoan chào đón Đức Cha. Khi xe vừa đến, Giáo xứ đã hân hoàn chào đón Đức Cha bằng 03 hồi chuông và tiếng kèn của Đội Kèn Giáo xứ, Đức Cha Giuse đã tươi cười vẫy chào mọi người nhất là các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, Ngài tiến vào nhà thờ viếng Chúa.
Đúng lúc 09g30 trong trang phục rất đẹp các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức đã rước đoàn đồng tế cùng với Đức Cha Giuse từ nhà xứ tiến vào ngôi nhà thờ trong âm điệu của Đội kèn Giáo xứ và tiếng trống của các em thiếu nhi.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chia sẻ: Niềm vui của các anh chị em có con lãnh nhận bí tích Thêm Sức hôm nay, niềm vui này không của riêng các em hay là của gia đình các em, mà còn là niềm vui chung của gia đình giáo xứ, bởi vì nó diễn tả hoa trái của đời sống đức tin trong cộng đoàn giáo xứ. Và Đức Cha cũng vui mừng chúc mừng Bổn mạng của Ban hành giáo Giáo xứ.
Sau phần công bố Tin Mừng, cha chánh xứ Đa Minh đã đúc kết xác nhận và giới thiệu với Đức Cha về kết quả học hỏi giáo lý của 45 em thiếu nhi chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức hôm nay.
Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 45 em và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Trước đó, trong phần giảng lễ Đức Cha Giuse đã chia sẻ với các em về ý nghĩa và vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Kitô hữu. Các em hôm nay: “đón nhận Chúa Thánh Thần là đón nhận ơn cứu độ, tình yêu và sức mạnh của Chúa Thánh Thần…”. Đồng thời các em được Chúa Thánh Thần thúc đẩy làm chứng nhân cho Chúa Kitô bằng cách đem niềm vui của Chúa đến cho mọi người. Một cách cụ thể, Đức Cha mời gọi các em và cộng đoàn cố gắng trao tặng cho nhau thêm nhiều nụ cười trong cuộc sống hằng ngày.
Và Đức Cha cũng nhắc lại cho tất cả mọi người những khiếm khiết của Thánh Phê rô đã từng chối Chúa như thế nào và Thánh Phao lô đã từng bắt Chúa ra sao, để mọi người thấy được dù rằng là môn đệ của Chúa nhưng vẫn có nhưng sai lầm của bản tính con người nên qua đó Ngài cũng mời gọi tất cả cộng đoàn cùng nhau cộng tác và giúp đỡ nhiều hơn nữa cho Quý vị trong Ban hành giáo.
Cuối lễ, một vị trong Ban hành giáo, đại diện cho giáo xứ có đôi lời: Trước là tỏ niềm hân hoan của cộng đoàn dân Chúa được đón tiếp Đức Cha Giuse, tỏ lòng biết ơn Đức Cha đã không quản ngại đường sá xa xôi về thăm mục vụ, ban bí tích Thêm Sức, dâng Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an cho giáo xứ. Cũng như chúc mừng bổn mạng các Cha chọn Thánh Phê rô và Phao lô là quan thầy của mình. Sau cùng đại diện các em thiếu nhi đã dâng lên Đức Cha và quý cha những bó hoa tươi thắm với cả tâm tình biết ơn.
Trong phần đáp từ, Đức Cha đã chúc mừng, chia vui với cộng đoàn. Ngài mong rằng: trong Giáo xứ có nhiều phần quà hơn nữa để chia sẽ đến với mọi người và nhất là những món quà Đức tin để cho mọi người biết nhận ra Chúa qua cuộc sống hằng ngày của anh chị em.
Dù trời nóng bức nhưng Đức Cha vẫn tươi cười chụp hình với từng gia đình của các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức.
Tất cả là hồng ân. Xin tạ ơn Thiên Chúa.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Huynh Trưởng Giáo Xứ Nam Định Mừng Lễ Quan Thày
Jos Văn Nhất
09:32 29/06/2016
Giáo Lý Viên - Huynh Trưởng Giáo Xứ Nam Định Mừng Lễ Quan Thày.
Hà nội - ngày 24 tháng 06 năm 2016, Giáo Lý Viên Giáo Xứ Nam Định Mừng Lễ Quan Thày sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
Xem Hình
Thánh lễ được tổ chức vào lúc 18h30 tại nhà thờ lớn Nam Định. Chủ tế thánh lễ do cha phó Phanxico Xavie Trần Truyền Giáo, cùng với sự hiện diện của anh Anh chị Giáo Lý Viên - Huynh Trưởng, các bạn thiếu nhi trong chiến dịch mùa hè và cộng đồng dân Chúa. Sau bài chia sẻ tin mừng, Anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng lập lại lời tuyên hứa.
Để chuẩn bị cho ngày lễ, Anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng đã có buổi hành hương tĩnh tâm tại Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện. Anh chị em đã đi hành hương mười hai điểm trong quần thể trung tâm hành hương các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau đó dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện lĩnh ơn toàn xá.
Jos Văn Nhất
Hà nội - ngày 24 tháng 06 năm 2016, Giáo Lý Viên Giáo Xứ Nam Định Mừng Lễ Quan Thày sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả.
Xem Hình
Thánh lễ được tổ chức vào lúc 18h30 tại nhà thờ lớn Nam Định. Chủ tế thánh lễ do cha phó Phanxico Xavie Trần Truyền Giáo, cùng với sự hiện diện của anh Anh chị Giáo Lý Viên - Huynh Trưởng, các bạn thiếu nhi trong chiến dịch mùa hè và cộng đồng dân Chúa. Sau bài chia sẻ tin mừng, Anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng lập lại lời tuyên hứa.
Để chuẩn bị cho ngày lễ, Anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng đã có buổi hành hương tĩnh tâm tại Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện. Anh chị em đã đi hành hương mười hai điểm trong quần thể trung tâm hành hương các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau đó dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện lĩnh ơn toàn xá.
Jos Văn Nhất
Đức Giám Mục Pháp về thăm giáo xứ Vĩnh Hòa
Văn Minh
21:47 29/06/2016
Đức Giám Mục Pháp về thăm giáo xứ Vĩnh Hòa
“Linh mục là ơn gọi và là sự đáp trả đi theo Đức Kitô, qua các ngài anh chị em được nghe Lời Giáo huấn của Chúa qua các Thánh lễ và các bí tích; Thanh Tẩy, Hòa Giải, Hôn Phối… “
Trên đây là lời chia sẽ của Đức Cha Monscigueur Louisderomanet trong Thánh lễ mừng kính hai Đấng Thánh Phêrô và Phaolô, cũng là ngày kỷ niệm 13 năm cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán lãnh nhận thiên chức linh mục.
Xem Hình
Nhân dịp Đức Cha Monscigueur Louisderomanet - Dòng Chanoines congregationde Saint victor bên Pháp về thăm Mục vụ và dâng Thánh lễ mừng kính hai Đấng Thánh Phêrô và Phaolô, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ.
Thánh lễ trọng thể được diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 28.06.2016, do Đức Cha Monscigueur Louisderomanet – chủ tế bằng tiếng Pháp và được cha xứ GioaKim phiên dịch ra tiếng Việt Nam. Đồng tế cùng ngài có cha GioaKim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa, cha Hugues Paulzed’Ivoy, cha Marcde Bonningues, và cha Giuse Nguyễn Minh Tới, Dòng Chanoines congregationde Saint victor. Hiệp dâng Thánh lễ, có rất đông các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Khởi đầu, là cuộc rước quý Đức Cha, quý cha từ trước sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường do các em trong Ban Lễ sinh và các em thiếu nhi hòa trong bài hát ca nhập lễ “Chúa sống trong tôi” bởi ca đoàn tổng hợp giáo xứ.
Đầu lễ, cha xứ GioaKim thay mặt cộng đoàn giáo xứ chào mừng quý Đức Cha, quý cha, đã về thăm và dâng Thánh lễ bằng một tràng pháo tay thật dài của cộng đoàn.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Monscigueur Louisderomanet rất vui về giáo xứ được cha xứ và cộng đoàn đón tiếp rất thân tình như người trong gia đình, và ngài ngỏ lời cùng cộng đoàn, khi có dịp qua bên Pháp thì ngài cũng đón tiếp như những người anh em của ngài vậy. Hôm nay, Giáo Hội mừng hai Đấng Thánh Phêrô và Phaolô, các ngài là trụ cột của Hội Thánh Chúa Kitô. Và cha xứ GioaKim của anh chị em đây đang tiếp bước sứ vụ rao truyền Lời Chúa trong suốt 13 năm qua.
Đức Cha nhấn mạnh đến ba ý sau đây:
- Linh mục là ơn gọi và là sự đáp trả đi theo Đức Kitô, qua các ngài anh chị em được nghe Lời Giáo huấn của Chúa qua các Thánh lễ và các bí tích; Thanh Tẩy, Hòa Giải, Hôn Phối…
- Công việc Truyền giáo không chỉ có một mình cha xứ, mà phải có sự cộng tác của mỗi người tín hữu trong giáo xứ. Tuy nhiên, đôi khi gặp phải những khó khăn và thử thách, cũng như không thể một sớm một chiều mà mang lại kết quả như mình mong muốn.
- Giáo Hội được xây dựng bắt đầu từ gia đình, giáo xứ, qua đó mỗi người phải dấn thân hy sinh phục vụ. Ơn gọi linh mục là để sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô, các ngài sống trung thành theo Chúa đến giọt máu cuối cùng. Vì vậy, cha xứ sẽ giúp chúng ta chu toàn bổn phận trách nhiệm của người Kitô hữu, chúng ta phải biết ơn và lắng nghe những lời giáo huấn của các ngài, và cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi, cách riêng, đối với Giáo Hội bên Pháp của Đức Cha hiện nay, đang ngày càng ít bạn trẻ sống đời dấn thân đi theo Chúa.
Cha GioaKim về xứ Vĩnh Hòa đến nay chưa được một năm, ngài mong muốn không chỉ để Chúa ngự trị trong nhà thờ Đá uy nghi bền vững bên ngoài, mà còn muốn Chúa ngự trị sống động trong tâm hồn mỗi người. Ngài chú trọng đến phụng vụ trong Thánh lễ và chăm lo truyền dạy đức tin cho các em thiếu nhi, luôn đồng hành cùng các đoàn thể, chia sẻ bác ái cho những người đau yếu bệnh tật khó khăn trong giáo xứ, trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương. Đặc biệt, vừa qua tổ chức Thánh lễ mừng bổn mạng và kỷ niệm 25 năm thành lập giáo xứ (Khai mạc Năm Thánh), cùng Ban Truyền thông giáo xứ viết cuốn kỷ yếu gởi đến mỗi hộ gia đình trong giáo xứ.
Sau phần hiệp lễ, ông chủ tịch giáo xứ, Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, thay mặt cộng đoàn lên cảm ơn quý Đức Cha, quý cha, và chúc mừng cha GioaKim Lê Hậu Hán, nhân ngày kỷ niệm 13 năm lãnh nhận thiên chức linh mục được tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa, bó hoa tươi thắm được các em thiếu nhi dâng lên quý Đức Cha, quý cha, với tất cả tâm tình của cộng đoàn dân Chúa cùng những lời cầu nguyện chân thành mong ước cha GioaKim luôn vui tươi trước mặt Chúa như những bông hoa trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đáp lời, Đức Cha cảm ơn vị đại diện cùng cộng đoàn đã có những lời chúc tốt đẹp và những tình cảm thật nồng ấm, một lần nữa chúc cha xứ GioaKim và cộng đoàn giáo xứ cùng nhau xây dựng giáo xứ ngày một vũng mạnh về mọi mặt như lòng Chúa ước mong.
Thánh lễ kết thúc lúc 19gg00, cộng đoàn hân hoan đón nhận Ơn Toàn Xá từ Đức Cha chủ tế. Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng trao cho mỗi người đi tham dự Thánh lễ một hộp bánh nhân ngày kỷ niệm lãnh nhận thiên chức linh mục của cha xứ GioaKim.
“Linh mục là ơn gọi và là sự đáp trả đi theo Đức Kitô, qua các ngài anh chị em được nghe Lời Giáo huấn của Chúa qua các Thánh lễ và các bí tích; Thanh Tẩy, Hòa Giải, Hôn Phối… “
Trên đây là lời chia sẽ của Đức Cha Monscigueur Louisderomanet trong Thánh lễ mừng kính hai Đấng Thánh Phêrô và Phaolô, cũng là ngày kỷ niệm 13 năm cha xứ GioaKim Lê Hậu Hán lãnh nhận thiên chức linh mục.
Xem Hình
Nhân dịp Đức Cha Monscigueur Louisderomanet - Dòng Chanoines congregationde Saint victor bên Pháp về thăm Mục vụ và dâng Thánh lễ mừng kính hai Đấng Thánh Phêrô và Phaolô, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ.
Thánh lễ trọng thể được diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 28.06.2016, do Đức Cha Monscigueur Louisderomanet – chủ tế bằng tiếng Pháp và được cha xứ GioaKim phiên dịch ra tiếng Việt Nam. Đồng tế cùng ngài có cha GioaKim Lê Hậu Hán, chánh xứ Vĩnh Hòa, cha Hugues Paulzed’Ivoy, cha Marcde Bonningues, và cha Giuse Nguyễn Minh Tới, Dòng Chanoines congregationde Saint victor. Hiệp dâng Thánh lễ, có rất đông các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.
Khởi đầu, là cuộc rước quý Đức Cha, quý cha từ trước sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường do các em trong Ban Lễ sinh và các em thiếu nhi hòa trong bài hát ca nhập lễ “Chúa sống trong tôi” bởi ca đoàn tổng hợp giáo xứ.
Đầu lễ, cha xứ GioaKim thay mặt cộng đoàn giáo xứ chào mừng quý Đức Cha, quý cha, đã về thăm và dâng Thánh lễ bằng một tràng pháo tay thật dài của cộng đoàn.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Cha Monscigueur Louisderomanet rất vui về giáo xứ được cha xứ và cộng đoàn đón tiếp rất thân tình như người trong gia đình, và ngài ngỏ lời cùng cộng đoàn, khi có dịp qua bên Pháp thì ngài cũng đón tiếp như những người anh em của ngài vậy. Hôm nay, Giáo Hội mừng hai Đấng Thánh Phêrô và Phaolô, các ngài là trụ cột của Hội Thánh Chúa Kitô. Và cha xứ GioaKim của anh chị em đây đang tiếp bước sứ vụ rao truyền Lời Chúa trong suốt 13 năm qua.
Đức Cha nhấn mạnh đến ba ý sau đây:
- Linh mục là ơn gọi và là sự đáp trả đi theo Đức Kitô, qua các ngài anh chị em được nghe Lời Giáo huấn của Chúa qua các Thánh lễ và các bí tích; Thanh Tẩy, Hòa Giải, Hôn Phối…
- Công việc Truyền giáo không chỉ có một mình cha xứ, mà phải có sự cộng tác của mỗi người tín hữu trong giáo xứ. Tuy nhiên, đôi khi gặp phải những khó khăn và thử thách, cũng như không thể một sớm một chiều mà mang lại kết quả như mình mong muốn.
- Giáo Hội được xây dựng bắt đầu từ gia đình, giáo xứ, qua đó mỗi người phải dấn thân hy sinh phục vụ. Ơn gọi linh mục là để sống kết hợp mật thiết với Đức Kitô, các ngài sống trung thành theo Chúa đến giọt máu cuối cùng. Vì vậy, cha xứ sẽ giúp chúng ta chu toàn bổn phận trách nhiệm của người Kitô hữu, chúng ta phải biết ơn và lắng nghe những lời giáo huấn của các ngài, và cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi, cách riêng, đối với Giáo Hội bên Pháp của Đức Cha hiện nay, đang ngày càng ít bạn trẻ sống đời dấn thân đi theo Chúa.
Cha GioaKim về xứ Vĩnh Hòa đến nay chưa được một năm, ngài mong muốn không chỉ để Chúa ngự trị trong nhà thờ Đá uy nghi bền vững bên ngoài, mà còn muốn Chúa ngự trị sống động trong tâm hồn mỗi người. Ngài chú trọng đến phụng vụ trong Thánh lễ và chăm lo truyền dạy đức tin cho các em thiếu nhi, luôn đồng hành cùng các đoàn thể, chia sẻ bác ái cho những người đau yếu bệnh tật khó khăn trong giáo xứ, trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương. Đặc biệt, vừa qua tổ chức Thánh lễ mừng bổn mạng và kỷ niệm 25 năm thành lập giáo xứ (Khai mạc Năm Thánh), cùng Ban Truyền thông giáo xứ viết cuốn kỷ yếu gởi đến mỗi hộ gia đình trong giáo xứ.
Sau phần hiệp lễ, ông chủ tịch giáo xứ, Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, thay mặt cộng đoàn lên cảm ơn quý Đức Cha, quý cha, và chúc mừng cha GioaKim Lê Hậu Hán, nhân ngày kỷ niệm 13 năm lãnh nhận thiên chức linh mục được tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa, bó hoa tươi thắm được các em thiếu nhi dâng lên quý Đức Cha, quý cha, với tất cả tâm tình của cộng đoàn dân Chúa cùng những lời cầu nguyện chân thành mong ước cha GioaKim luôn vui tươi trước mặt Chúa như những bông hoa trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đáp lời, Đức Cha cảm ơn vị đại diện cùng cộng đoàn đã có những lời chúc tốt đẹp và những tình cảm thật nồng ấm, một lần nữa chúc cha xứ GioaKim và cộng đoàn giáo xứ cùng nhau xây dựng giáo xứ ngày một vũng mạnh về mọi mặt như lòng Chúa ước mong.
Thánh lễ kết thúc lúc 19gg00, cộng đoàn hân hoan đón nhận Ơn Toàn Xá từ Đức Cha chủ tế. Trước khi ra về, các anh chị huynh trưởng trao cho mỗi người đi tham dự Thánh lễ một hộp bánh nhân ngày kỷ niệm lãnh nhận thiên chức linh mục của cha xứ GioaKim.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Brexit - Anh Quốc tách khỏi gia đình EU
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:13 29/06/2016
Brexit - Tách khỏi gia đình EU
Lịch sứ khối liên hiệp EU, có thể gọi được là gia đình EU, thành hình như có ngày hôm nay với 28 nước thành viên, khởi đầu từ hiệp ước chung giữa sáu nước thành viên đầu tiên ở vùng Trung Âu Châu đã ký kết với nhau.
Ngày 25.03.1957 sáu nước lân cận vùng trung Âu châu: Bỉ, Đức, Ý, Hòalan, Luxemburg, và Pháp, ký chung hiệp ước ở Roma thành lập:
- Cộng đồng kinh tế Âu châu
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử Âu châu
- Quốc Hội, Toà án và về an sinh xã hội Âu Châu
Từ hiệp ước Roma căn bản đó dần dần trong thời gian có thêm những nước thành viên trong vùng Trung, Nam và Đông Âu châu gia nhập thêm cùng tham gia vào khối thị trường chung Âu châu, bây giờ gọi là EU : European union - Europeaeische Union - Union europeenne.
Lá cờ EU ngay từ lúc khởi đầu chỉ có sáu nước thành viên, bằng vải hình chữ nhật, nền mầu xanh đậm, ở giữa là một vòng tròn với 12 ngôi sao mầu vàng. Và trong dòng thời gian trải qua gần sáu chục năm luôn có thêm những nước thành viên gia nhập thêm vào, cũng vẫn giữ con số 12 ngôi sao mầu vàng.
12 ngôi sao nói lên căn tính của miền đất Âu châu này xây dựng trên nền tảng văn minh Kitô giáo, như Ông Levy, người Bỉ gốc Do Thái cùng là Bộ trưởng văn hóa Bỉ vẽ phác họa hình cờ EU đã cắt nghĩa. Ông tìm thấy trong Kinh Thánh nơi sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả thị kiến một người nữ xuất hiện trên nền trời đầu đội triều thiên 12 ngôi sao sáng chói ánh mặt trời, 12 cổng thành trên trời. Suy nghĩ xa hơn nữa Ông tìm ra cũng trong Kinh Thánh Chúa Giêsu ngày xưa đã kêu gọi 12 Tông Đồ làm nền tảng xây dựng Hội Thánh Công Giáo, và từ thời xa xưa trước Chúa Giêsu, Thiên Chúa Giave đã thành lập nước Do Thái trên nền tảng 12 chi tộc Israel.
Và trong dòng lịch sử thời gian, EU không chỉ lớn mạnh thêm vể số nước thành viên tham gia, nhưng cả về những phương diện khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa nữa. Mục đích nhắm đạt đến đời sống bảo đảm được an sinh xã hội, hoà bình, cùng sinh phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong khối cộng đồng chung EU.
Từ 01.01. 2002 Đồng tiền chung Euro là đồng tiền chung chính thức trong 19 nước thành viên EU. Biên giới kiểm soát đi lại trong những nước thành viên EU qua hiệp ước Chengen từ 1990 cũng được gỡ bỏ và kiện toàn thêm. EU dần dần muốn tiến đến về phương diện chính trị có một tiếng nói chung trên chính trường quốc tế, và cả về quân sự nữa.
Gia đình EU cho tới thời điểm 2016 có 28 nước thành viên
• Belgien (1958)
• Bulgarien (2007)
• Dänemark (1973)
• Deutschland (1958)
• Estland (2004)
• Finnland (1995)
• Frankreich (1958)
• Griechenland (1981)
• Irland (1973)
• Italien (1958)
• Kroatien (2013)
• Lettland (2004)
• Litauen (2004)
• Luxemburg (1958)
• Malta (2004)
• Niederlande (1958)
• Österreich (1995)
• Polen (2004)
• Portugal (1986)
• Rumänien (2007)
• Schweden (1995)
• Slowakei (2004)
• Slowenien (2004)
• Spanien (1986)
• Tschechische Republik (2004)
• Ungarn (2004)
• Vereinigtes Königreich (1973)
• Zypern (2004)
Thủ đô của EU có trụ sở của các Cơ quan đầu não chính phủ EU ở thành phố Brussels bên Vương quốc Bỉ. Trụ sở Quốc hội EU ở thành phố Strassburg bên Pháp. Trụ sở ngân hành EZB ở thành phố Frankfurt bên Đức. Trụ sở Toà án EU ở bên Luxemburg.
Tuy vạch va cùng muốn xây dựng một đường lối chung, nhưng EU trong dòng lịch sử thời gian cũng vướng mắc vào nhiều khủng hoảng gây bắt đồng chia rẽ giữa các nước thành viên.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ bên Irland, bên Zyper, bên Bồ đào Nha, Tây ban Nha và nặng nề nhất bên Hy Lạp, đã khiến đồng tiền chung Euro mất gía trị nhiều. Vì các nước thành viên phải bảo đảm trợ giúp những nước gặp khủng hoảng thiếu tiền để nền kinh tế được vực dậy thoát ra khỏi khủng hoảng. Nguyên việc đó đã gây ra những ý kiến bất đồng tưởng chừng đưa đến chia rẽ do phải chi bỏ tiền ra.
Rồi cuộc khủng hoảng về người tỵ nạn từ các nước Hồi giáo vùng Trung Đông, từ bên Phi Châu tràn vào Âu Châu qua ngả Hy lạp, Ý … đã và đang là vấn đề cho các nước thành viên EU. Và nạn khủng bố đe doạ đời sống an ninh bên các nước Âu châu càng làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng nặng nề cùng tốn kém.
Ngày 23.06.2016 nước Anh sau hơn bốn chục năm chung sống trong gia đình EU có nhiều bất bình với EU, đã bỏ phiếu ra khỏi EU, gọi là „Brexit „ Như vậy nước Anh sau ( từ 1973) 43 năm gia nhập vào khối EU và cũng là nước đầu tiên, xin ra khỏi khối EU.
Sự việc nước Anh bỏ phiếu Brexit là một biến cố tiêu cực gây xôn xao hoang mang cho mọi người trong các nước EU và cả thế giới nữa về phương diện chính trị cũng như thương mại kinh tế tài chánh. Phải, nó đang gây ra một cơn khủng hoảng ở Âu châu, nhất là ở thị trường chứng khoán tiền bạc. Nguyên trong ngày thứ sáu, 24.06. 2016 vừa qua, liền sau có tin kết qủa Brexit, gía trị chỉ số nơi các thị trường chứng khoán trên thế giới đã lao dốc làm tiêu hao bốc hơi mất hai ngàn tỷ Dola Mỹ kim.
Nước Anh đã bỏ phiếu ra khỏi khối EU, bây giờ còn lại 27 nước thành viên. Những nước này kiên quyết tiếp tục con đường chung sống trong EU. Gặp bất ngờ chao đảo, nhưng không chùn bước. Chính phủ 27 nước thành viên EU tìm cách hướng về tương lai phía đàng trước củng cố cùng cải tổ đường lối làm việc khối EU như mục đích đã ký kết ấn định vạch ra.
Lấy làm tiếc cùng ngỡ ngàng hoang mang, vì Brexit. Nhưng những vị chính khách tráck nhiệm hàng đầu EU đã khẳng định lập trường chính trị EU không chấp nhận để nước Anh đã ra khỏi đại gia đình EU được theo „kiểu chọn nhặt nho cho riêng mình, để phần bánh mì khó nuốt lại cho các nước khác! „ Quyền lợi và bổn phận trách nhiệm đi đôi với nhau.
Hướng tầm nhìn về lịch sử EU, Bà Thủ Tướng nước Đức Merkel trong bài diễn văn ngày 28.06.2016 trước Bundestag của nước Đức đã phát biểu về việc nước Anh bỏ phiếu Brexit:
„ Chúng ta có thể hãnh diện về những giá trị của khối EU: tự do, dân chủ và luật pháp. Những điều này vẫn tồn tại dù có nước Anh hay không còn nước Anh trong EU. Khối EU đủ mạnh mẽ vượt qua khủng hoảng vì Bexxit. „
Xây dựng từng bước cho sự chung hợp như EU đã đang cùng sẽ tiếp tục tiến tới là điều cần thiết cho đời sống chung của con người được sống trong hòa bình, đồng thời phát triển thể hiện nền văn minh căn tính Kitô giáo trên lục địa Âu châu, cùng trên thế giới.
Hầu như ai cũng bàng hoàng ngỡ ngàng, có phần buồn tiếc, ngay cả những người tẻ tuổi bên chính nước Anh cũng hối tiếc. Vì nước Anh đã bỏ phiếu Brexit. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxico, Hội Đồng Giám mục Công Giáo EU đã lên tiếng kêu gọi tôn trọng ý kiến của người dân nước Anh. Và không vì thế mà bỏ cắt đứt tiến trình tiếp tục xây dựng con đường sự chung sống hòa bình, nếp sống tự do dân chủ, sự an sinh thịnh vượng chung cho con người nơi đây, và góp phần vào cho cả thế giới nữa. Trái lại cần cải cách củng cố kiện toàn thêm, để có được sự tin tưởng nơi con người.
Chúa Giêsu khi còn trên trần gian đã dâng lời cầu xin cho các Tông đồ, cho những người tin theo Chúa „ hiệp nhất nên một“ . Vì Ngài biết rằng sự chia rẽ nghi kỵ hằng thồng trị nơi con người, nơi Hội Thánh. Phải chăng đó là hậu qủa của tội nguyên tổ Adong-Evà?
Trong dòng lịch sử Hội Thánh Chúa từ hơn hai ngàn năm qua hằng xảy ra những bất đồng chia rẽ, ly khai, như năm 1054 Chính Thống giáo đã tách ra khỏi Công Giáo, 1515 Martin Luther đã tách ra khỏi Công Giáo thành lập Giáo Hội Tin lành thệ phản ở bên Đức, 1529 dưới thời Vua Henrich VIII. đã thành lập Giáo Hội Anh giáo tách riêng ra khỏi Hội Thánh Công Giáo Roma, năm 1970 Huynh đoàn Pius X. do cựu giám mục Lefreve tự tách riêng ra khỏi quyền bính giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo Roma…
Dẫu vậy, Hội Thánh Công Giáo luôn kiên định giữ vững cung cách sống đức tin theo Giáo huấn của Chúa cùng các Tông đồ truyền lại.
Hội thánh Công gíao cũng không bỏ công việc của Chúa Giêsu trao phó ở trần gian là tìm cách liên kết muôn người lại một mối với Chúa Giêsu, và con người lại với nhau trong tình bác ái huynh đệ.
Hội Thánh Công Giáo Roma hằng ra sức tìm cách cổ võ khuyến khích kiến tạo sự tôn trọng nhau, sự hợp nhất tinh thần trong đức tin vào Thiên Chúa cùng sống chung hòa bình.
Con đường đời sống nào muốn đạt tới thành công hiệp nhất cũng phải trải qua hy sinh dấn thân cùng luôn cần phải đổi mới vươn lên.
Con đường đời sống không là một chiều. Trái lại trong tương quan liên đới với nhau.
Lễ kính hai Thánh Phero và Phaolo Tông đồ, 29.06.2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lịch sứ khối liên hiệp EU, có thể gọi được là gia đình EU, thành hình như có ngày hôm nay với 28 nước thành viên, khởi đầu từ hiệp ước chung giữa sáu nước thành viên đầu tiên ở vùng Trung Âu Châu đã ký kết với nhau.
Ngày 25.03.1957 sáu nước lân cận vùng trung Âu châu: Bỉ, Đức, Ý, Hòalan, Luxemburg, và Pháp, ký chung hiệp ước ở Roma thành lập:
- Cộng đồng kinh tế Âu châu
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử Âu châu
- Quốc Hội, Toà án và về an sinh xã hội Âu Châu
Từ hiệp ước Roma căn bản đó dần dần trong thời gian có thêm những nước thành viên trong vùng Trung, Nam và Đông Âu châu gia nhập thêm cùng tham gia vào khối thị trường chung Âu châu, bây giờ gọi là EU : European union - Europeaeische Union - Union europeenne.
Lá cờ EU ngay từ lúc khởi đầu chỉ có sáu nước thành viên, bằng vải hình chữ nhật, nền mầu xanh đậm, ở giữa là một vòng tròn với 12 ngôi sao mầu vàng. Và trong dòng thời gian trải qua gần sáu chục năm luôn có thêm những nước thành viên gia nhập thêm vào, cũng vẫn giữ con số 12 ngôi sao mầu vàng.
12 ngôi sao nói lên căn tính của miền đất Âu châu này xây dựng trên nền tảng văn minh Kitô giáo, như Ông Levy, người Bỉ gốc Do Thái cùng là Bộ trưởng văn hóa Bỉ vẽ phác họa hình cờ EU đã cắt nghĩa. Ông tìm thấy trong Kinh Thánh nơi sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả thị kiến một người nữ xuất hiện trên nền trời đầu đội triều thiên 12 ngôi sao sáng chói ánh mặt trời, 12 cổng thành trên trời. Suy nghĩ xa hơn nữa Ông tìm ra cũng trong Kinh Thánh Chúa Giêsu ngày xưa đã kêu gọi 12 Tông Đồ làm nền tảng xây dựng Hội Thánh Công Giáo, và từ thời xa xưa trước Chúa Giêsu, Thiên Chúa Giave đã thành lập nước Do Thái trên nền tảng 12 chi tộc Israel.
Và trong dòng lịch sử thời gian, EU không chỉ lớn mạnh thêm vể số nước thành viên tham gia, nhưng cả về những phương diện khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa nữa. Mục đích nhắm đạt đến đời sống bảo đảm được an sinh xã hội, hoà bình, cùng sinh phúc lợi thịnh vượng cho người dân trong khối cộng đồng chung EU.
Từ 01.01. 2002 Đồng tiền chung Euro là đồng tiền chung chính thức trong 19 nước thành viên EU. Biên giới kiểm soát đi lại trong những nước thành viên EU qua hiệp ước Chengen từ 1990 cũng được gỡ bỏ và kiện toàn thêm. EU dần dần muốn tiến đến về phương diện chính trị có một tiếng nói chung trên chính trường quốc tế, và cả về quân sự nữa.
Gia đình EU cho tới thời điểm 2016 có 28 nước thành viên
• Belgien (1958)
• Bulgarien (2007)
• Dänemark (1973)
• Deutschland (1958)
• Estland (2004)
• Finnland (1995)
• Frankreich (1958)
• Griechenland (1981)
• Irland (1973)
• Italien (1958)
• Kroatien (2013)
• Lettland (2004)
• Litauen (2004)
• Luxemburg (1958)
• Malta (2004)
• Niederlande (1958)
• Österreich (1995)
• Polen (2004)
• Portugal (1986)
• Rumänien (2007)
• Schweden (1995)
• Slowakei (2004)
• Slowenien (2004)
• Spanien (1986)
• Tschechische Republik (2004)
• Ungarn (2004)
• Vereinigtes Königreich (1973)
• Zypern (2004)
Thủ đô của EU có trụ sở của các Cơ quan đầu não chính phủ EU ở thành phố Brussels bên Vương quốc Bỉ. Trụ sở Quốc hội EU ở thành phố Strassburg bên Pháp. Trụ sở ngân hành EZB ở thành phố Frankfurt bên Đức. Trụ sở Toà án EU ở bên Luxemburg.
Tuy vạch va cùng muốn xây dựng một đường lối chung, nhưng EU trong dòng lịch sử thời gian cũng vướng mắc vào nhiều khủng hoảng gây bắt đồng chia rẽ giữa các nước thành viên.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ bên Irland, bên Zyper, bên Bồ đào Nha, Tây ban Nha và nặng nề nhất bên Hy Lạp, đã khiến đồng tiền chung Euro mất gía trị nhiều. Vì các nước thành viên phải bảo đảm trợ giúp những nước gặp khủng hoảng thiếu tiền để nền kinh tế được vực dậy thoát ra khỏi khủng hoảng. Nguyên việc đó đã gây ra những ý kiến bất đồng tưởng chừng đưa đến chia rẽ do phải chi bỏ tiền ra.
Rồi cuộc khủng hoảng về người tỵ nạn từ các nước Hồi giáo vùng Trung Đông, từ bên Phi Châu tràn vào Âu Châu qua ngả Hy lạp, Ý … đã và đang là vấn đề cho các nước thành viên EU. Và nạn khủng bố đe doạ đời sống an ninh bên các nước Âu châu càng làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng nặng nề cùng tốn kém.
Ngày 23.06.2016 nước Anh sau hơn bốn chục năm chung sống trong gia đình EU có nhiều bất bình với EU, đã bỏ phiếu ra khỏi EU, gọi là „Brexit „ Như vậy nước Anh sau ( từ 1973) 43 năm gia nhập vào khối EU và cũng là nước đầu tiên, xin ra khỏi khối EU.
Sự việc nước Anh bỏ phiếu Brexit là một biến cố tiêu cực gây xôn xao hoang mang cho mọi người trong các nước EU và cả thế giới nữa về phương diện chính trị cũng như thương mại kinh tế tài chánh. Phải, nó đang gây ra một cơn khủng hoảng ở Âu châu, nhất là ở thị trường chứng khoán tiền bạc. Nguyên trong ngày thứ sáu, 24.06. 2016 vừa qua, liền sau có tin kết qủa Brexit, gía trị chỉ số nơi các thị trường chứng khoán trên thế giới đã lao dốc làm tiêu hao bốc hơi mất hai ngàn tỷ Dola Mỹ kim.
Nước Anh đã bỏ phiếu ra khỏi khối EU, bây giờ còn lại 27 nước thành viên. Những nước này kiên quyết tiếp tục con đường chung sống trong EU. Gặp bất ngờ chao đảo, nhưng không chùn bước. Chính phủ 27 nước thành viên EU tìm cách hướng về tương lai phía đàng trước củng cố cùng cải tổ đường lối làm việc khối EU như mục đích đã ký kết ấn định vạch ra.
Lấy làm tiếc cùng ngỡ ngàng hoang mang, vì Brexit. Nhưng những vị chính khách tráck nhiệm hàng đầu EU đã khẳng định lập trường chính trị EU không chấp nhận để nước Anh đã ra khỏi đại gia đình EU được theo „kiểu chọn nhặt nho cho riêng mình, để phần bánh mì khó nuốt lại cho các nước khác! „ Quyền lợi và bổn phận trách nhiệm đi đôi với nhau.
Hướng tầm nhìn về lịch sử EU, Bà Thủ Tướng nước Đức Merkel trong bài diễn văn ngày 28.06.2016 trước Bundestag của nước Đức đã phát biểu về việc nước Anh bỏ phiếu Brexit:
„ Chúng ta có thể hãnh diện về những giá trị của khối EU: tự do, dân chủ và luật pháp. Những điều này vẫn tồn tại dù có nước Anh hay không còn nước Anh trong EU. Khối EU đủ mạnh mẽ vượt qua khủng hoảng vì Bexxit. „
Xây dựng từng bước cho sự chung hợp như EU đã đang cùng sẽ tiếp tục tiến tới là điều cần thiết cho đời sống chung của con người được sống trong hòa bình, đồng thời phát triển thể hiện nền văn minh căn tính Kitô giáo trên lục địa Âu châu, cùng trên thế giới.
Hầu như ai cũng bàng hoàng ngỡ ngàng, có phần buồn tiếc, ngay cả những người tẻ tuổi bên chính nước Anh cũng hối tiếc. Vì nước Anh đã bỏ phiếu Brexit. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxico, Hội Đồng Giám mục Công Giáo EU đã lên tiếng kêu gọi tôn trọng ý kiến của người dân nước Anh. Và không vì thế mà bỏ cắt đứt tiến trình tiếp tục xây dựng con đường sự chung sống hòa bình, nếp sống tự do dân chủ, sự an sinh thịnh vượng chung cho con người nơi đây, và góp phần vào cho cả thế giới nữa. Trái lại cần cải cách củng cố kiện toàn thêm, để có được sự tin tưởng nơi con người.
Chúa Giêsu khi còn trên trần gian đã dâng lời cầu xin cho các Tông đồ, cho những người tin theo Chúa „ hiệp nhất nên một“ . Vì Ngài biết rằng sự chia rẽ nghi kỵ hằng thồng trị nơi con người, nơi Hội Thánh. Phải chăng đó là hậu qủa của tội nguyên tổ Adong-Evà?
Trong dòng lịch sử Hội Thánh Chúa từ hơn hai ngàn năm qua hằng xảy ra những bất đồng chia rẽ, ly khai, như năm 1054 Chính Thống giáo đã tách ra khỏi Công Giáo, 1515 Martin Luther đã tách ra khỏi Công Giáo thành lập Giáo Hội Tin lành thệ phản ở bên Đức, 1529 dưới thời Vua Henrich VIII. đã thành lập Giáo Hội Anh giáo tách riêng ra khỏi Hội Thánh Công Giáo Roma, năm 1970 Huynh đoàn Pius X. do cựu giám mục Lefreve tự tách riêng ra khỏi quyền bính giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo Roma…
Dẫu vậy, Hội Thánh Công Giáo luôn kiên định giữ vững cung cách sống đức tin theo Giáo huấn của Chúa cùng các Tông đồ truyền lại.
Hội thánh Công gíao cũng không bỏ công việc của Chúa Giêsu trao phó ở trần gian là tìm cách liên kết muôn người lại một mối với Chúa Giêsu, và con người lại với nhau trong tình bác ái huynh đệ.
Hội Thánh Công Giáo Roma hằng ra sức tìm cách cổ võ khuyến khích kiến tạo sự tôn trọng nhau, sự hợp nhất tinh thần trong đức tin vào Thiên Chúa cùng sống chung hòa bình.
Con đường đời sống nào muốn đạt tới thành công hiệp nhất cũng phải trải qua hy sinh dấn thân cùng luôn cần phải đổi mới vươn lên.
Con đường đời sống không là một chiều. Trái lại trong tương quan liên đới với nhau.
Lễ kính hai Thánh Phero và Phaolo Tông đồ, 29.06.2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Thần học Bóng Đá
Chiêu Hạ
09:11 29/06/2016
THẦN HỌC BÓNG ĐÁ!
Khoảng 50 năm trở lại, có nhiều tư tưởng thần học ra đời, có mục đích minh họa, gây ấn tượng, để giáo lý của Đức Kitô thích ứng với người đương thời. Những trào lưu thần học này, ồn ào cũng có, âm thầm cũng có, tranh cãi lùm xùm nhất là thần học giải phóng. Tôi đã nghe nhiều bài diễn thuyết, đọc một số sách, nhưng chẳng hiểu gì nhiều, vì ít hiểu nên sinh ra hay tranh luận thần học với các linh mục thân quen, mà người ta thường gọi là” linh mục cấp tiến”, quen mấy ổng lâu ngày, ít ra tôi hiểu được tư tưởng mấy ổng tóm gọn thế này:
- Jésus Christ (Chúa Kitô)? - Oui (vâng).
- L‘église (Giáo Hội)? - Non (không).
Hiểu như thế, đừng lấy làm lạ khi mấy ông ưa phê bình Giáo Hội. Vậy thần học giải phóng mà họ theo là gì? Trong thâm tâm họ cho rằng Đức Kitô luôn phê phán giai cấp thống trị và đứng về phía những người bị áp bức, các linh mục cũng phải đứng về phía những người này; nghĩa là phải làm chính trị, làm cách mạng… trong thời gian nay có nhiều linh mục làm bộ trưởng trong chính quyền ở Nicaragoa.
Sau thần học giải phóng, đáng kể nhất là thần học hi vọng, nhà thần học J.B.Metz giải thích thần học hi vọng dựa trên câu: “ Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng Chúa đã sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”. Có nghĩa là lưu tâm, là đề cao sự chết, sự đau khổ trong thế giới ngày nay, nơi mà người ta chỉ biết tới sự sống, cái trẻ, cái khỏe, cái đẹp. Không lưu tâm đến người già, người bệnh, người xấu, người thấp hèn, người bị loại ra ngoài rìa xã hội, quên đi linh đạo Kitô giáo: Phải biết đi ngược với bản tính tự nhiên, phải thấy Chúa trong lòng tha nhân. Ta có thể diễn tả thần học hi vọng bằng văn thể kể chuyện cổ tích như sau: Một hôm Thiên Chúa mở cửa trời nhìn xuống hạ giới, Ngài ngạc nhiên thấy các giáo xứ tổ chức liên hoan Giáng Sinh, bổn mạng, kỷ niệm khánh nhật, các màn văn nghệ ca múa, diễn nguyện, các xơ dùng toàn những em nữ xinh đẹp, thậm chí cắt băng khánh thành nhà thờ, nhà xứ lui tới cũng chỉ là mấy con a đầu hoa khôi ca đoàn…
Để diễn tả thần học hi vọng, một dịp mừng Giáng sinh ở giáo xứ Vĩnh Bình, tôi cho các xơ biết, năm nay phải cho tất cả các “sinh viên” năm thứ nhất và hai, bất kể nam nữ, xấu đẹp đều được lên sân khấu. Các xơ biết rõ ngôn ngữ của Chiêu Hạ, ‘sinh viên’ năm 1 và 2, có nghĩa là sinh viên đại học trường làng, mẫu giáo 1 và 2. Như chuyện cổ tích Cô Bé Lọ Lem: có con bé kia, da ngăm đen, gò má cao, mắt to hơi lồi, dưới mắt các xơ, con bé này làm sao làm thiên thần, hoặc ca múa, thôi thì vâng lời, cho làm thiên thần, đứng nép sau hang đá cũng được. Không dè sau khi trang điểm, dưới ánh đèn sân khấu, với những đường nét ăn ảnh, từ con vịt xấu xí dưới con mắt các xơ, bỗng trở thành con thiên nga. Ở Vĩnh Bình thời gian này, có một thằng bé, xem Chiêu Hạ là thần tượng và thề sẽ vượt thần tượng của mình. Chiêu Hạ là linh mục ư, ta phải làm linh mục, và thế là trở thành linh mục. Cha Hiệu có nick name là Chiêu Hạ ư? Ta phải lấy tên là Chật Nhà. Chiêu hạ làm MC ư? Ta cũng phải làm MC và phải nói hay hơn Chiêu Hạ. Và thế là có liên hoan ở Vĩnh Bình nhân ngày ơn gọi. MC Chật Nhà mở đầu văn ngghệ, hát bài “ Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ, ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau” đổi thành “ Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ, minh đi tu, mình được Giêsu”. Khán giả vỗ tay rầm rầm. Lần sau Chật Nhà nên nhắc: Mình đi tu, mình được Giêsu, mà chính là Giêsu chịu đóng đinh”.
Sau thần học hi vọng có lẽ là thần học kể chuyện (Theologie narative), được nói đến nhiều nhất. Thật ra toàn bộ Tân Ước không có là gì khác, đó là kể về những lời nói và việc làm của Đức Kitô. Đi đôi với phong trào hội nhập văn hóa, lác đác có vài bài đưa ra thần học con trâu, thần học cây tre, nhưng chưa có bài bản sáng giá.
Còn thần học bóng đá thì sao?
Lần đầu tiên tôi nghe nói đến thần học bóng đá, đó là năm 1990, nhân dịp WorldCup. Từ đó đến nay tôi khám phá ra những diểm như sau:
Đội bóng nhỏ nhất là đơn vị giáo xứ.
Mỗi giáo xứ như một đội bóng, quả bóng chính là linh hồn, cầu môn đối diện là cửa Thiên Đàng. Tất cả vì mục đích đưa quả bóng linh hồn con người vào cửa Thiên Đàng. Mục đích của đội khách là không cho quả bóng vào Thiên Đàng của ta. Ngược lại tìm cách đưa bóng vào Thiên Đàng của họ. Đội bóng nhà tìm cách cản phá, vì biết đâu Thiên Đàng của đối thủ lại là Hỏa Ngục của phe ta.
Hãy nhìn mô hình bóng đá để biết phải làm gì?
Nếu xem đơn vị giáo xứ là một đội bóng. Huấn luyện viên là Cha xứ, sẽ sắp xếp đội hình chiến đấu cho thích hợp, các hội đoàn ở vào các vị trí của mình, tiền đạo có Legio; các hội đoàn như Phạt Tạ Thánh Tâm, Khôi Bình, Lòng Chúa Thương Xót ở vị trí tiền vệ hoặc trung phong; Mẹ Gia Đình ở vị trí hậu vệ; giảng viên giáo lý, cựu chủng sinh, ban thường vụ Hội đồng giáo xứ ở vị trí thủ môn, cũng có thể cha xứ vừa ở vị trí thủ môn, vừa là đội trưởng đội bóng. Các linh mục cũng nên chơi bóng để biết đưa bóng vào cầu môn Thiên Đàng khó biết bao.
Điều hành đội bóng thế nào? Ta hãy lấy đội bóng Chelsia làm thí dụ, dù huấn luận viên tài giỏi, như người đặc biệt José Mourinho, cũng không phải là ông chủ đội bóng, chủ đội bóng là nhà tỉ phú Roman Abramovich, nếu đội bóng đá bết bát thì huấn luận viên sẽ bị ông chủ sa thải, nói nhẹ dễ nghe một chút là bị bãi nhiệm. Thất bại phần lớn là do quản lý nhân sự không tốt, trách nhiệm do huấn luận viên. Hãy nhìn vào đội bóng Leicester hoặc Real Madrid hiện tại, hai đội bóng dẫn đầu ngoại hạng Anh, ta thấy gì? Đó là bầu không khí của đội bóng thật hòa hợp, không có cảnh người đại diện của đội bóng (đội trưởng hay siêu sao) thay nhau đăng đàn chỉ trích huấn luận viên, ai cũng hài lòng chấp nhận vị trí của mình, đâu có cảnh kèn cựa nhau trong phòng thay đồ. Một đội bóng có tương lai lâu dài, phải lo hệ thống kế thừa, tức là đào tạo thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ của đội bóng giáo xứ là junior, dự tu, hội giúp lễ, ca đoàn nhỏ,v.v…
Môi trường xã hội biến đổi, mục vụ của Giáo Hội cũng biến đổi. Một đội bóng đá phải có nhà tài trợ. Điều răn thứ 5 trong năm điều răn của Hội thánh là đóng góp cho các nhu cầu của Hội thánh( Giáo lý toàn cầu số 15), thành ra muốn đáp ứng nhu cầu của Hội Thánh như phát triển xã hội và làm việc từ thiện thì phải cần người tài trợ, nói theo ngôn ngữ bóng đá là phải giải bài toán tài chính. Nếu Chúa Giêsu sống vào thời nay có lẽ Chúa không gọi các môn đệ là thợ gặt, là ngư phủ đánh cá người mà là “cầu thủ bóng đá”.
Chiêu Hạ
Khoảng 50 năm trở lại, có nhiều tư tưởng thần học ra đời, có mục đích minh họa, gây ấn tượng, để giáo lý của Đức Kitô thích ứng với người đương thời. Những trào lưu thần học này, ồn ào cũng có, âm thầm cũng có, tranh cãi lùm xùm nhất là thần học giải phóng. Tôi đã nghe nhiều bài diễn thuyết, đọc một số sách, nhưng chẳng hiểu gì nhiều, vì ít hiểu nên sinh ra hay tranh luận thần học với các linh mục thân quen, mà người ta thường gọi là” linh mục cấp tiến”, quen mấy ổng lâu ngày, ít ra tôi hiểu được tư tưởng mấy ổng tóm gọn thế này:
- Jésus Christ (Chúa Kitô)? - Oui (vâng).
- L‘église (Giáo Hội)? - Non (không).
Hiểu như thế, đừng lấy làm lạ khi mấy ông ưa phê bình Giáo Hội. Vậy thần học giải phóng mà họ theo là gì? Trong thâm tâm họ cho rằng Đức Kitô luôn phê phán giai cấp thống trị và đứng về phía những người bị áp bức, các linh mục cũng phải đứng về phía những người này; nghĩa là phải làm chính trị, làm cách mạng… trong thời gian nay có nhiều linh mục làm bộ trưởng trong chính quyền ở Nicaragoa.
Sau thần học giải phóng, đáng kể nhất là thần học hi vọng, nhà thần học J.B.Metz giải thích thần học hi vọng dựa trên câu: “ Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng Chúa đã sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”. Có nghĩa là lưu tâm, là đề cao sự chết, sự đau khổ trong thế giới ngày nay, nơi mà người ta chỉ biết tới sự sống, cái trẻ, cái khỏe, cái đẹp. Không lưu tâm đến người già, người bệnh, người xấu, người thấp hèn, người bị loại ra ngoài rìa xã hội, quên đi linh đạo Kitô giáo: Phải biết đi ngược với bản tính tự nhiên, phải thấy Chúa trong lòng tha nhân. Ta có thể diễn tả thần học hi vọng bằng văn thể kể chuyện cổ tích như sau: Một hôm Thiên Chúa mở cửa trời nhìn xuống hạ giới, Ngài ngạc nhiên thấy các giáo xứ tổ chức liên hoan Giáng Sinh, bổn mạng, kỷ niệm khánh nhật, các màn văn nghệ ca múa, diễn nguyện, các xơ dùng toàn những em nữ xinh đẹp, thậm chí cắt băng khánh thành nhà thờ, nhà xứ lui tới cũng chỉ là mấy con a đầu hoa khôi ca đoàn…
Để diễn tả thần học hi vọng, một dịp mừng Giáng sinh ở giáo xứ Vĩnh Bình, tôi cho các xơ biết, năm nay phải cho tất cả các “sinh viên” năm thứ nhất và hai, bất kể nam nữ, xấu đẹp đều được lên sân khấu. Các xơ biết rõ ngôn ngữ của Chiêu Hạ, ‘sinh viên’ năm 1 và 2, có nghĩa là sinh viên đại học trường làng, mẫu giáo 1 và 2. Như chuyện cổ tích Cô Bé Lọ Lem: có con bé kia, da ngăm đen, gò má cao, mắt to hơi lồi, dưới mắt các xơ, con bé này làm sao làm thiên thần, hoặc ca múa, thôi thì vâng lời, cho làm thiên thần, đứng nép sau hang đá cũng được. Không dè sau khi trang điểm, dưới ánh đèn sân khấu, với những đường nét ăn ảnh, từ con vịt xấu xí dưới con mắt các xơ, bỗng trở thành con thiên nga. Ở Vĩnh Bình thời gian này, có một thằng bé, xem Chiêu Hạ là thần tượng và thề sẽ vượt thần tượng của mình. Chiêu Hạ là linh mục ư, ta phải làm linh mục, và thế là trở thành linh mục. Cha Hiệu có nick name là Chiêu Hạ ư? Ta phải lấy tên là Chật Nhà. Chiêu hạ làm MC ư? Ta cũng phải làm MC và phải nói hay hơn Chiêu Hạ. Và thế là có liên hoan ở Vĩnh Bình nhân ngày ơn gọi. MC Chật Nhà mở đầu văn ngghệ, hát bài “ Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ, ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau” đổi thành “ Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ, minh đi tu, mình được Giêsu”. Khán giả vỗ tay rầm rầm. Lần sau Chật Nhà nên nhắc: Mình đi tu, mình được Giêsu, mà chính là Giêsu chịu đóng đinh”.
Sau thần học hi vọng có lẽ là thần học kể chuyện (Theologie narative), được nói đến nhiều nhất. Thật ra toàn bộ Tân Ước không có là gì khác, đó là kể về những lời nói và việc làm của Đức Kitô. Đi đôi với phong trào hội nhập văn hóa, lác đác có vài bài đưa ra thần học con trâu, thần học cây tre, nhưng chưa có bài bản sáng giá.
Còn thần học bóng đá thì sao?
Lần đầu tiên tôi nghe nói đến thần học bóng đá, đó là năm 1990, nhân dịp WorldCup. Từ đó đến nay tôi khám phá ra những diểm như sau:
Đội bóng nhỏ nhất là đơn vị giáo xứ.
Mỗi giáo xứ như một đội bóng, quả bóng chính là linh hồn, cầu môn đối diện là cửa Thiên Đàng. Tất cả vì mục đích đưa quả bóng linh hồn con người vào cửa Thiên Đàng. Mục đích của đội khách là không cho quả bóng vào Thiên Đàng của ta. Ngược lại tìm cách đưa bóng vào Thiên Đàng của họ. Đội bóng nhà tìm cách cản phá, vì biết đâu Thiên Đàng của đối thủ lại là Hỏa Ngục của phe ta.
Hãy nhìn mô hình bóng đá để biết phải làm gì?
Nếu xem đơn vị giáo xứ là một đội bóng. Huấn luyện viên là Cha xứ, sẽ sắp xếp đội hình chiến đấu cho thích hợp, các hội đoàn ở vào các vị trí của mình, tiền đạo có Legio; các hội đoàn như Phạt Tạ Thánh Tâm, Khôi Bình, Lòng Chúa Thương Xót ở vị trí tiền vệ hoặc trung phong; Mẹ Gia Đình ở vị trí hậu vệ; giảng viên giáo lý, cựu chủng sinh, ban thường vụ Hội đồng giáo xứ ở vị trí thủ môn, cũng có thể cha xứ vừa ở vị trí thủ môn, vừa là đội trưởng đội bóng. Các linh mục cũng nên chơi bóng để biết đưa bóng vào cầu môn Thiên Đàng khó biết bao.
Điều hành đội bóng thế nào? Ta hãy lấy đội bóng Chelsia làm thí dụ, dù huấn luận viên tài giỏi, như người đặc biệt José Mourinho, cũng không phải là ông chủ đội bóng, chủ đội bóng là nhà tỉ phú Roman Abramovich, nếu đội bóng đá bết bát thì huấn luận viên sẽ bị ông chủ sa thải, nói nhẹ dễ nghe một chút là bị bãi nhiệm. Thất bại phần lớn là do quản lý nhân sự không tốt, trách nhiệm do huấn luận viên. Hãy nhìn vào đội bóng Leicester hoặc Real Madrid hiện tại, hai đội bóng dẫn đầu ngoại hạng Anh, ta thấy gì? Đó là bầu không khí của đội bóng thật hòa hợp, không có cảnh người đại diện của đội bóng (đội trưởng hay siêu sao) thay nhau đăng đàn chỉ trích huấn luận viên, ai cũng hài lòng chấp nhận vị trí của mình, đâu có cảnh kèn cựa nhau trong phòng thay đồ. Một đội bóng có tương lai lâu dài, phải lo hệ thống kế thừa, tức là đào tạo thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ của đội bóng giáo xứ là junior, dự tu, hội giúp lễ, ca đoàn nhỏ,v.v…
Môi trường xã hội biến đổi, mục vụ của Giáo Hội cũng biến đổi. Một đội bóng đá phải có nhà tài trợ. Điều răn thứ 5 trong năm điều răn của Hội thánh là đóng góp cho các nhu cầu của Hội thánh( Giáo lý toàn cầu số 15), thành ra muốn đáp ứng nhu cầu của Hội Thánh như phát triển xã hội và làm việc từ thiện thì phải cần người tài trợ, nói theo ngôn ngữ bóng đá là phải giải bài toán tài chính. Nếu Chúa Giêsu sống vào thời nay có lẽ Chúa không gọi các môn đệ là thợ gặt, là ngư phủ đánh cá người mà là “cầu thủ bóng đá”.
Chiêu Hạ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tọa Thiền
Nguyễn Bá Khanh
18:13 29/06/2016
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mấy ai thành Phật nhờ đi tu,
Khi trí thông minh bị hãm tù.
Phải thấy huyền vi trong ngọc sáng,
Như thấy vầng dương giữa khói mù.
(Trích thơ của Kiều Phù)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23 – 29/06/2016: Cảm tình người dân Armenia dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:33 29/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 9h30 sáng thứ Tư 29 tháng 6, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và trao dây Palium cho 25 vị Tổng Giám Mục được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Tổng Giám Mục chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các Giám Mục khác trên thế giới.
Dây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi cử hành thánh lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và phẩm giá của vị Tổng Giám Mục chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.
Trong số 9 ngàn người hiện diện trong thánh lễ sáng thứ Tư 29 tháng Sáu, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài 25 vị Tổng Giám Mục Chính tòa, còn có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm 2 tân Giám Mục phụ tá cho tổng giáo phận Sydney, Australia
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, đã lên tiếng chào mừng quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức ông Anthony Randazzo và Cha Richard Umbers là hai vị Giám Mục phụ tá mới cho Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP của Sydney. Hai vị sẽ cùng với Đức Cha phụ tá Terry Brady quản trị và chăm sóc mục vụ cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Sydney.
Đức ông Randazzo, nguyên quán Sydney, hiện là một linh mục của Tổng Giáo Phận Brisbane, và là linh mục thuộc nhà thờ chính tòa nhưng trách nhiệm chủ yếu của ngài là Giám Đốc Đại Chủng Viện Queensland. Trong bảy năm phục vụ của ngài trong vai trò Giám đốc Ơn Gọi của tổng giáo phận, Brisbane đã chứng kiến một sự hồi sinh trong ơn gọi với 27 tân linh mục được thụ phong. Trước đó, ngài theo học một chương trình sau đại học về giáo luật, là cha sở giáo xứ Regina Coeli tại Coorparoo Heights, và sau đó làm việc trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.
Cha Umbers là một linh mục thuộc phong trào Opus Dei; đã từng được đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh; cũng như triết học và thần học. Ngài đã thực hiện các công tác mục vụ chuyên trách cho các gia đình trẻ, sinh viên và thanh niên, và các ứng sinh chức linh mục tại Sydney.
Đức ông Randazzo 49 tuổi và Cha Umbers 45 tuổi. Khi được tấn phong Giám Mục, hai vị sẽ là các vị Giám Mục trẻ nhất của Úc. Cùng với Đức Tổng Giám Mục Anthony, 56 tuổi, các vị đại diện cho sự “chuyển tiếp thế hệ” hiện đang diễn ra trong hàng lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Úc.
Đức Cha Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney, nói ngài rất vui mừng với các bổ nhiệm này và nhiệt liệt hoan nghênh cả hai linh mục dự phần trong các công việc của Tổng Giáo Phận.
“Cả hai vị là những người thông minh, năng động và nhạy cảm về mục vụ đang tham gia vào hàng ngũ các giám mục Úc và hàng lãnh đạo tại Sydney này, và các linh mục cũng như người dân Sydney sẽ đón chào các vị với vòng tay rộng mở. Các vị sẽ mang lại những ý tưởng mới và năng lượng cho cuộc sống của Tổng Giáo Phận và tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng hai món quà cho chúng ta.”
Lễ tấn phong giám mục cho Đức Ông Tony Randazzo và Cha Richard Umbers sẽ diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Đức Bà của Sydney vào ngày thứ Tư 24 Tháng Tám 2016.
3. Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc ở Á Căn Đình
Hôm 22/6/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp cá nhân đến Đức Tổng Giám Mục Jose Maria Arancedo là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình. Ngài đã chủ tọa Đại hội Thánh Thể ở nước này diễn ra từ 16 đến 19/6 vừa qua. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha viết Đại hội Thánh Thể là một nhu cầu “vì vào thời điểm này chúng ta cần phải xích lại gần với nhau, đừng sợ hãi để cho tình yêu của Thiên Chúa bao phủ.”
Đức Thánh Cha nói thêm:
“Tôi biết những khó khăn mà anh em đang trải qua, và Thiên Chúa có thể củng cố chúng ta trong đức tin, để chúng ta có thể đối đầu với những khó khăn và làm thăng tiến công bình bác ái giữa chúng ta và trên hết là phục vụ người nghèo và những người cô thế neo đơn.”
Đại hội Thánh Thể được diễn ra khi Á Căn Đình kỷ niệm 200 năm ngày độc lập khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, đã gửi một điện văn vào đầu tháng Sáu thay mặt Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói lên sự hiện diện tinh thần của Đức Thánh Cha cùng với những người tham dự Đại Hội Thánh Thể này.
4. Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ Đức Cha Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Thượng Hải.
Hôm 12-6-2016, Đức Cha Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã viết trên blog tuyên bố rút lại quyết định ra khỏi Hội Công Giáo yêu nước mà ngài đưa ra vào cuối buổi lễ thụ phong Giám Mục. Hành động này đã gây hoang mang và xôn xao lớn nơi các tín hữu Công Giáo Trung Quốc.
Đức Cha năm nay 48 tuổi (1968), thụ phong Giám Mục ngày 7-7-2012. Sau khi tuyên bố rút khỏi Hội Công Giáo yêu nước, ngài bị nhà nước Trung Quốc quản thúc tại Đại chủng viện Xà Sơn, gần Thượng Hải và không được thi hành các nhiệm vụ Giám Mục.
Được yêu cầu lên tiếng về vụ này, hôm 23-6-2016, Cha Lombardi ra thông cáo nói rằng:
1. Về những lời tuyên bố gần đây nói là của Đức Cha Taddeo Mã Đạt Khâm, Giám Mục Phụ Tá Thượng Hải, Tòa Thánh được biết điều này qua blog của Đức Cha và các hãng tin. Về vấn đề này, hiện nay Tòa Thánh không có tin tức trực tiếp.
2. Mọi giả thuyết về vai trò của Tòa Thánh trong vụ này đều là không đúng chỗ.
3. Sự việc bản thân và Giáo Hội của Đức Cha Mã Đạt Khâm, cũng như của tất cả các tín hữu Công Giáo Trung Quốc, được Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm và ân cần theo dõi, Ngài cầu nguyện hằng ngày cho họ.
5. Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức của Đức Thượng Phụ Fouad Twal
Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh Jerusalem, Fouad Twal. Tạm thời, ngài bổ nhiệm Cha Pierbattista Pizzaballa dòng Phanxicô làm Giám quản Tông Tòa tòa trống (sede vacante) đồng thời nâng cha lên hàng Tổng Giám Mục hiệu tòa Verbe.
Cha Pizzaballa người Italia, năm nay 51 tuổi (1965). Sau khi thụ phong linh mục năm 1990, cha theo học tại Học Viện Kinh Thánh của dòng Phanxicô ở Jerusalem từ năm 1993. Sau đó cha làm giáo sư dạy tiếng Do thái Kinh Thánh tại Phân khoa Kinh Thánh và Khảo cổ của dòng Jerusalem.
Từ năm 2004 đến 2016, cha làm Bề Trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa 3 nhiệm kỳ, cho đến tháng 4 năm nay, 2016.
Đức nguyên Thượng Phụ Fouad Twal người Giordani năm nay 76 tuổi (1940), nguyên là một nhà ngoại giao của Tòa Thánh, cho đến khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục giáo phận Tunis thủ đô Tunisie năm 1994. Tháng 9 năm 2005, ngài được bổ làm Tổng Giám Mục Phó của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, và 3 năm sau ngài kế vị Đức Thượng Phụ Michel Sabbah.
Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem cai quản các cộng đoàn Công Giáo la tinh ở Thánh Địa (Palestine, Israel, đảo Cypro, Giordanie) với 293 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 66 giáo xứ, 81 linh mục giáo phận và 383 linh mục dòng, 1.650 tu sĩ nam nữ, theo niên giám 2016 của Tòa Thánh.
6. Sứ điệp Video của Đức Thánh Cha gửi Armenia
“Tôi đến Armenia để hỗ trợ mọi nỗ lực hòa bình và chia sẻ với người dân nước này những bước tiến trên con đường hòa giải mang lại hy vọng.”
Đây là điều Đức Thánh Cha Phanxicô quả quyết trong sứ điệp Video gửi nhân dân Armenia, quốc gia ngài viếng thăm từ 24-6 đến hết Chúa Nhật 26-6. Ngài khẳng định rằng:
“Với ơn Chúa giúp, tôi đến giữa anh chị em để thực hiện “cuộc viếng thăm tại quốc gia Kitô đầu tiên”, như khẩu hiệu của chuyến viếng thăm này diễn tả. Tôi đến như một người lữ hành trong Năm Thánh này, kể kín múc sự khôn ngoan cổ kính của dân tộc anh chị em và để uống nơi những nguồn đức tin của anh chị em đức tin sắt đá, như những thánh giá thời gian được khắc trên đá.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với lịch sử dân tộc và đất nước Armenia. Ngài nói: “Lịch sử và những thăng trầm của dân tộc yêu quí của anh chị em gợi lên trong tôi lòng ngưỡng mộ và đau thương: ngưỡng mộ vì anh chị em đã tìm được nơi thập giá Chúa Kitô và trong năng khiếu của mình sức mạnh để luôn đứng dậy, kể cả từ những đau khổ thuộc hàng kinh khủng nhất mà nhân loại nhớ được; đau khổ vì những thảm kích mà cha ông anh chị em đã chịu trong thân xác của mình.
“Chúng ta đừng để cho những ký ức đau thương chiếm đoạt tâm hồn chúng ta; cả khi đứng trước những cuộc tấn công tái diễn của sự ác, chúng ta đừng đầu hàng. Đúng hơn, chúng ta hãy làm như ông Noe, sau trận hồng thủy, đã không mỏi mệt nhìn lên trời cao và nhiều lần thả chim câu,cho đến khi nó trở lại, mang theo cành lá non của cây ôliu (St 8,11).
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Như một người phục vụ Tin Mừng và sứ giả hòa bình, tôi đến giữa anh chị em, để hỗ trợ mọi nỗ lực trên con đường hòa bình và tôi chia sẻ những bước đường của anh chị em trên con đường hòa giải sinh ra hòa bình”
7. Đức Thánh Cha đề cao sứ mạng chung với Chính Thống
Trong buổi tiếp kiến sáng 28-6 dành cho phái đoàn Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao sứ mạng chung của tất cả các tín hữu Kitô là loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa.
Phái đoàn do Đức TGM Metodio, Đồng Chủ tịch Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống và Công Giáo tại Hoa Kỳ, hướng dẫn, về Roma dự lễ thánh Phêrô Phaolô bổn mạng của Giáo Hội Roma. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “cả hai Thánh Tông đồ đều đã từng cảm nghiệm quyền năng lòng thương xót của Thiên Chúa: một vị đã chối Thầy và một vị đã bách hại Giáo Hội sơ khai. “Noi gương hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và các Tông Đồ khác, Giáo Hội gồm những người tội lỗi được cứu độ nhờ phép rửa, đã tiếp tục loan báo lòng thương xót của Chúa qua dòng lịch sử.
Đức Thánh Cha nói: “Vì thế, khi mừng lễ các thánh Tông Đồ, chúng ta hãy tái cảm nghiệm sự tha thứ và ơn thánh liên kết tất cả các tín hữu của Chúa Kitô với nhau.. Nhìn nhận kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa là mối giây liên kết chúng ta bao hàm điều này là chúng ta phải luôn luôn làm cho tiêu chuẩn từ bi thương xót ngày càng trở thành tiêu chuẩn những quan hệ của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta, trong tư cách là Công Giáo và Chính Thống, muốn cùng nhau loan báo những kỳ công của lòng thương xót Chúa cho toàn thế giới, chúng ta không thể duy trì những tâm tình và thái độ cạnh tranh, nghi kỵ và oán hận giữa chúng ta với nhau. Chính lòng thương xót giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của một quá khứ bị ghi đậm những cuộc xung đột và giúp chúng ta cởi mở đối với một tương lai mà Chúa Thánh Linh dẫn chúng ta tới”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến khóa họp vào tháng 9 tới đây của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính Thống. Ngài nói: Nhiệm vụ của Ủy ban này rất quí giá, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho công việc của Ủy ban được tiếp tục một với nhiều thành quả.
Sau cùng, ngài cầu mong cho Công đồng liên Chính Thống giáo mới kết thúc tại đảo Creta được Chúa Thánh Linh cho nảy sinh từ đó những hoa trái dồi dào cho thiện ích của Giáo Hội.
8. Anh quốc rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu
Đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 cho biết theo kết quả của cuộc phổ thông đầu phiếu tại Anh, nước này đã quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã ủng hộ quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc thê thảm.
Với kết quả cuộc đầu phiếu này, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: “Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!” và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: “Chúng tôi quyết định rút tên” và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được “giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu”.
Khi kết quả vừa được công bố, nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
“Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi.”
Tuy nhiên, nhiều người âu lo rằng quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định trong sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu thế chiến thứ hai với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật bàng hoàng khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hung Gia Lợi ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này, châu Âu sẽ không bao giờ còn được như trong quá khứ vì số tiền hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, Bà thủ tướng Angela Merkel của Đức, là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là chung cuộc của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng 1.50 Mỹ Kim tụt xuống dưới 1.35 Mỹ Kim.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
9. Vài nét về chuyến tông du Armenia của Đức Thánh Cha Phanxicô
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chuyến tông du Armenia là cuộc tông du thứ 14 bên ngoài nước Ý của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước đó, ngài đã viếng thăm
3 quốc gia Đông Âu là Albania, Bosnia và Herzegovina.
6 quốc gia Mỹ Châu Latinh là Brazil, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, và Mexico.
3 quốc gia Á Châu là Nam Hàn, Phi Luật Tân, và Sri Lanka.
3 quốc gia Phi Châu là Kenya, Uganda, và Cộng Hòa Trung Phi.
4 quốc gia Trung Đông là Do Thái, Palestine, Jordan, và Thổ Nhĩ Kỳ.
1 quốc gia Bắc Mỹ là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đức Phanxicô là vị giáo hoàng tin vào việc đề cao các địa điểm xưa nay thường bị quên lãng hơn cả, nhất là các địa điểm chịu nhiều tranh chấp hay một hình thức chấn thương nào đó.
Hiển nhiên, cuộc diệt chủng mà người Armenia phải chịu dưới bàn tay người Thổ Nhĩ Kỳ đầu thế kỷ 20, với khoảng 1.5 triệu người bị tàn sát, đủ điều kiện của một cuộc chấn thương, đáng để một vị giáo hoàng phải thăm viếng.
Hơn nữa, Đức Phanxicô sẽ còn trở lại vùng này một lần nữa vào tháng Chín tới để viếng thăm Georgia và Azerbaijan, hai lân bang của Armenia. Thành thử, ngài quả là “Giáo Hoàng của các khu ngoại biên”.
Với dân số khoảng 3 triệu người, Armenia là quốc gia đại đa số theo Kitô Giáo. Thậm chí, còn là quốc gia đầu tiên thừa nhận Kitô Giáo là quốc giáo vào năm 301, trước cả Sắc Lệnh Milan năm 313 của Constantinô nhằm khoan thứ cho Kitô Giáo và trước Sắc Lệnh của Theodosius năm 380 công nhận Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của Đế Quốc Rôma. Hiện nay, gần 93 phần trăm dân số thuộc Giáo Hội Tông Truyền Armenia, trong hệ thống các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Giáo Hội Tông Truyền Armenia chính thức thừa nhận sự thành hiệu của các bí tích và chức thánh của Giáo Hội Công Giáo, và năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I, “Catholicos” hay vị đứng đầu Giáo Hội Armenia, đã ký một tuyên bố chung nhằm nói lên sự nhất trí về nhiều vấn đề khác nhau. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II còn ký với Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị, kế nhiệm Thượng Phụ Karekin I, một tuyên bố chung khác. Vị Thượng Phụ này hiện diện trong Thánh Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô năm 2013.
Chuyến viếng thăm Armenia đem lại cho Đức Phanxicô dịp may nữa để thúc đẩy các cố gắng đại kết, lần này với một trong các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không được mời làm thành viên có quyền bỏ phiếu tại Công Đồng Crete, và là một Giáo Hội đã tích cực nghiêng về phía có những liên hệ mạnh mẽ với Tòa Rôma.
10. Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô
Hôm thứ Bẩy 25 tháng 6, trong cuộc họp báo dành cho các ký giả tại Giresun, một thành phố duyên hải của Biển Đen, phó thủ tướng Nurettin Canikli của Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng chỉ trích việc Đức Thánh Cha dùng từ “diệt chủng” để nói về vụ thảm sát bắt đầu từ năm 1915 và kéo dài suốt 3 năm sau đó trong 29 tỉnh của Armenia.
“Tuyên bố của Đức Giáo Hoàng là rất đáng tiếc,” Nurettin Canikli nói với các phóng viên. “Thật là chẳng may khi người ta có thể thấy những suy tư và và những dấu vết của não trạng thập tự quân trong các hành động của các triều Giáo Hoàng và của vị Giáo Hoàng này”.
Trong bài diễn văn được dọn sẵn của Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống, thuật ngữ “Metz Yeghern” của Armenia có nghĩa là “Đại ác” đã được dùng để đề cập đến tội ác tận diệt 1.5 triệu người Armenia của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915. Nhưng ngay sau đó, bỏ văn bản đã được soạn sẵn sang một bên, Đức Thánh Cha đã dùng từ “diệt chủng” để tham chiếu đến tội ác mà ngài gọi là “tội ác đầu tiên của hàng loạt các thảm họa tồi tệ của thế kỷ trước”.
Đức Thánh Cha nói:
“Đáng buồn, thảm kịch đó, cuộc diệt chủng đó, là thảm họa đầu tiên trong nhiều loạt thảm họa tồi tệ của thế kỷ qua, một thảm kịch xẩy ra được là do các mục tiêu sắc tộc, ý thức hệ hay tôn giáo bị bóp méo; các mục tiêu này làm tối đen tâm trí những kẻ hành hình thậm chí đến độ lên kế hoạch cho cuộc tận diệt toàn thể một dân tộc.”
“Càng đáng buồn là trong trường hợp này và trong cả hai trường hợp kia, các siêu cường quốc tế đã nhìn đi chỗ khác”.
Tất cả đã đứng lên vỗ tay vang dội. Trong diễn văn với Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Sargsyan nói: “Người ta không thể không tin vào chiến thắng của công lý khi 100 năm sau… sứ điệp công lý đã được chuyền tới nhân loại từ trung tâm thế giới Công Giáo”.
Tờ Hurriyet, một nhật báo hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, được thành lập từ năm 1948, và cho tới nay trong thời kỹ thuật số vẫn giữ được con số phát hành lên đến 400,000 bản mỗi ngày đăng tải một bài xã luận nhại lại quan điểm thường thấy của Thổ Nhĩ Kỳ trong đó tuy thừa nhận có một con số lớn các tín hữu Kitô Armenia sống trong Đế quốc Ottoman đã bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, nhưng không công nhận con số 1.5 triệu người bị giết, và phủ nhận việc giết người này được hoạch định có kế hoạch và vì vậy tờ báo cho rằng không thể coi đó là một cuộc diệt chủng. Theo tờ báo này, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo cũng bị thiệt mạng tại thời điểm đó.
Bài xã luận cũng trích thuật một nhận định của thủ tướng Nurettin Canikli:
“Đó không phải là một tuyên bố khách quan, và không phản ánh sự thật và ... cả thế giới biết điều này và cả người Armenia cũng thừa biết như vậy”.
Với những tuyên bố hàm hồ, nói cho qua chuyện của thủ tướng Nurettin Canikli, nhiều quan sát viên nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ không có những trả đũa ngoại giao như năm ngoái. Càng làm ầm ĩ vụ này lên, tội ác này của họ càng thu hút thêm sự chú ý của thế giới.
11. Đức Thánh Cha viếng thăm Đan viện Khor Virap của Armenia
Hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Armenia là cuộc viếng thăm Đan viện Khor Virap, một trong những nơi thánh quan trọng nhất của Giáo Hội Armenia.
Lúc gần 4 giờ chiều Chúa Nhật 26 tháng 6, tại Edchmiadzin, trụ sở của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị đã gặp gỡ khoảng 100 người gồm các đại biểu và ân nhân của Giáo Hội này đã cộng tác vào việc chuẩn bị và tiến hành chuyến viếng thăm của ngài tại Armenia trong 3 ngày qua. Hai vị chào thăm từng người và chụp hình lưu niệm với họ, trước khi cùng lên đường đến Đan viện cổ kính Khor Virab cách đó 41 cây số. Đan viện tọa lạc trên một ngọn đồi giáp giới với Thổ nhĩ kỳ, và ở dưới chân ngọn núi Ararat, theo lưu truyền Con tàu của Ông Noe đã trôi tới núi trong trận hồng thủy.
Khor Virab có nghĩa là “Giếng Sâu”, bắt nguồn từ sự tích cái giếng sâu 40 mét nơi thánh Gregorio Vị Soi Sáng bị vua Tiridate III cầm tù trong 13 năm trời, trước khi thánh nhân chữa cho nhà vua lành bệnh và hoán cải Vua cùng toàn thể triều đình và quốc dân Armenia vào năm 301.
Đến thế kỷ thứ 5, một đan viện được xây trên nơi trước kia là nhà tù rồi một huynh đoàn cũng được thành lập tại đây. Trong thế kỷ 12 và 13, Đan viện trở thành một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng và là nơi đào tạo những nhân vật nổi bật trong đời sống tôn giáo và văn hóa của Armenia. Nhà thờ được xây trên giếng thánh Gregorio sâu 6 mét rưỡi so với mặt đất và trở thành nơi hành hương thu hút tín hữu từ các nơi trong nước.
Năm 1679, một trận động đất dữ dội đã tàn phá Đan viện, nhưng rồi cơ sở này dần dần được tái thiết, rồi được thêm nhiều phần khác trong đó có tháp chuông.
Ngày nay Đan viện này thuộc chủ quyền của Tòa Tổng Thượng vụ Armenia tông truyền va cách đây gần 15 năm, Đức Gioan Phaolô 2 cũng đã tới đây hành hương ngày 27-9 năm 2001, vào cuối cuộc viếng thăm 3 ngày của ngài ở Armenia.
Khi đến đây vào lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Thượng Phụ Karekin Đệ Nhị được vị Bề trên đan viện tiếp đón và hướng dẫn lên tới phòng gọi là “Giếng thánh Gregorio”. Tại đây hai vị cùng thắp lên một ngọn nến sáng, tượng trưng ánh sáng đức tin mà Thánh Gregorio đã rao giảng cho Armenia. Rồi hai vị đọc lời nguyện và Kinh Lạy Cha.
Sau khi ban phép lành cho mọi người hiện diện, hai vị Giáo Chủ tiến ra khuôn viên bên ngoài cho đến sân thượng hướng nhìn về núi Ararat và cùng thả hai con chim bồ câu trắng, tượng trưng cho hòa bình.
Liền đó, các vị ra phi trường quốc tế Zvartnots của thủ đô Yerevan cách đó gần 50 cây số. Tại đây, tổng thống Armenia cùng phu nhân và các quan chức chính phủ cũng như các vị lãnh đạo Giáo Hội đã có mặt để tiễn biệt.
12. Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Armenia về Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tội ác diệt chủng người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ của Giáo Hội với những người đồng tính, và việc người Anh biểu quyết rời khỏi Liên minh châu Âu vào cuối tuần qua, cũng như một loạt các chủ đề quan trọng khác trong một cuộc họp báo trên chuyến bay của ngài trở lại Rôma sau chuyến tông du đến Armenia.
Cuộc họp báo trong chuyến bay hôm Chúa Nhật 26 tháng 6 đã được bắt đầu với các vấn đề liên quan đến chuyến tông du của ngài đến Armenia. Khi được hỏi về thông điệp của ngài cho tương lai của Armenia, Đức Thánh Cha nói về những hy vọng và lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình của ngài, và khuyến khích các nhà lãnh đạo làm việc với nhau nhằm hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Đức Giáo Hoàng sẽ đến Azerbaijan vào tháng 9 năm nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến việc sử dụng từ ngữ “tội ác diệt chủng”. Đức Thánh Cha nói ngài “nhận thức được tầm mức nghiêm trọng về pháp lý” của thuật ngữ này, ngài không có ý khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng từ khi ở Buenos Aires, ngài đã dùng thuật ngữ này để đề cập đến việc giết hại người Armenia trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Ngài xác tín điều này và “sẽ rất là lạ lùng nếu tôi không dùng thuật ngữ ấy tại Armenia.”
Trong cuộc họp báo, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến một số vấn đề tôn giáo và đại kết. Phát biểu về những tranh cãi nảy sinh từ nhận xét của vị chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, trong một bài phát biểu đầu tháng này về một sự chia sẻ “Sứ Vụ Thánh Phêrô” với một vị Giáo Hoàng “hoạt động” và một vị Giáo Hoàng “chiêm niệm”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chỉ có một vị Giáo Hoàng, trong khi ca ngợi Đức Giáo Hoàng danh dự như là một “con người vĩ đại của Thiên Chúa.”
Về Công Đồng Liên Chính Thống Giáo, vừa kết thúc tại Crete, Đức Thánh Cha nói, “Một bước tiến đã được thực hiện . . Tôi nghĩ rằng kết quả của Công Đồng là tích cực”.
Đáp lại một câu hỏi về việc kỷ niệm 500 năm Tin Lành Cải cách sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Tôi nghĩ rằng lẽ đây là thời điểm cho chúng ta không chỉ nhớ những vết thương trên cả hai bên, nhưng cũng là lúc để nhận biết những ân sủng của cuộc cải cách.” Theo Đức Thánh Cha, cầu nguyện và làm việc chung với nhau là điều quan trọng để dưỡng nuôi ước muốn hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng trả lời một câu hỏi về vấn đề phụ nữ làm phó tế và quyết định của ngài hình thành một ủy ban để nghiên cứu vấn đề này. Đức Thánh Cha nói ngài ngạc nhiên và khó chịu khi nghe rằng nhận xét của ngài được diễn dịch theo nghĩa là Giáo Hội đã mở cửa cho việc phong chức linh mục cho nữ giới. “Điều này là không đúng sự thật khách quan”. Theo Đức Thánh Cha, “Suy nghĩ của phụ nữ cần phải được trân trọng vì họ tiếp cận vấn đề khác với những người đàn ông. Người ta không thể đưa ra quyết định tốt mà không lắng nghe những người phụ nữ.”
Khi được hỏi về sự kiện gần đây là nước Anh bỏ phiếu để rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Đức Thánh Cha nói ngài không có thời gian để nghiên cứu các lý do người dân Anh đã bỏ phiếu như thế. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha “Tình anh em là tốt hơn, và những cây cầu là tốt hơn so với các bức tường,”. Thừa nhận rằng có “những cách khác nhau của sự hiệp nhất”, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “sáng tạo và kết quả cụ thể là hai yếu tố thiết yếu cho Liên minh châu Âu khi phải đối mặt với những thách thức mới.”
Báo chí thế tục, bám vào những nhận xét của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính. Đáp lại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh một lần nữa rằng người đồng tính không nên bị phân biệt đối xử, nhưng ngài nói thêm, Giáo Hội cần phải cầu xin sự tha thứ của bất kỳ nhóm người nào bị tổn thương bởi các Kitô hữu không sống theo những đòi buộc của Tin Mừng. Sẽ luôn có những Kitô hữu tốt và những Kitô hữu xấu trong Giáo Hội. Trích dẫn dụ ngôn lúa và cỏ lùng của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều là thánh nhân, vì tất cả chúng ta có Chúa Thánh Thần. Nhưng chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, và tôi là người đầu tiên.”
Cuối cùng, trả lời một câu hỏi từ Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói lên những suy tư của ngài về chuyến viếng thăm Đài tưởng niệm Tzitzernakaberd, và cuộc hành trình sắp tới của mình đến Ba Lan, trong đó sẽ bao gồm một chuyến viếng thăm trại tập trung Auschwitz. Đức Thánh Cha nói ở những nơi như vậy, ngài thích được suy tư âm thầm, “một mình”, cầu nguyện xin Chúa ban cho ngài “ân sủng để rơi lệ”.
Kết luận cho cuộc họp báo kéo dài gần một giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn các phóng viên vì công việc khó khăn của họ và cầu chúc họ mọi sự tốt lành.
Sau 4 giờ bay, chiếc Airbus A321 của hãng Alitalia chở Đức Thánh Cha, đoàn tùy tùng và 70 ký giả cùng đi, đã về đến phi trường Ciampino của thành phố Roma lúc quá 8 giờ rưỡi tối.
Trên đường về Vatican, như thông lệ, Đức Thánh Cha đã ghé lại Đền thờ Đức Bà Cả để dâng hoa cám ơn Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma đã phù hộ cho chuyến viếng thăm của ngài tại Armenia.
13. Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn Armenia
Trong buổi gặp gỡ chính quyền và ngoại giao đoàn, cũng như các giới chức xã hội và dân sự Armenia, Đức Thánh Cha ca ngợi niềm tin mạnh mẽ của dân tộc này và kêu gọi giới lãnh đạo bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 24-6, Đức Thánh Cha đã đến phủ tổng thống Armenia cách dinh Tông Tòa 16 cây số để viếng thăm.
Tổng thống Sargsyan năm nay 62 tuổi (1954), đã từng làm bộ trưởng quốc phòng, rồi thủ tướng của Armenia, trước khi đảm nhận trách vụ hiện thời từ 8 năm nay (2008).
Hồi tháng 4 năm ngoái (2015), ông đã cùng với Đức Tổng thượng Phụ Karekin và các Giám Mục Armenia, Công Giáo và Tông truyền, đến Vatican để tham dự phụng vụ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc “tử đạo” của một triệu rưỡi người Armenia dưới bàn tay của quân Ottoman Thổ Nhĩ kỳ.
Sau khi hội kiến riêng với Tổng thống và chào thăm gia đình ông, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các giới chức chính quyền và xã hội dân sự và văn hóa của Armenia cũng như ngoại giao đoàn tại nước này, tổng cộng là 240 người, vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, cũng tại phủ Tổng Thống.
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn Tổng Thống, Đức Thánh Cha nhắc đến Đại Tai Ương hàng triệu người dân Armenia bị tàn sát và lễ tưởng niệm đã được cử hành hồi tháng 4 năm ngoái ở Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican. Ngài cũng ca ngợi dân tộc Armenia kiên vững trong thử thách và tìm được sức mạnh nơi thập giá của Chúa Kitô:
“Tôi ca ngợi dân tộc Armenia, được ánh sáng Tin Mừng soi chiếu, cả trong những lúc bi thảm nhất của lịch sử, vẫn luôn tìm thấy nơi Thập Giá và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, sức mạnh để trỗi dậy và tiếp tục hành trình trong phẩm giá. Điều này cho thấy cội rễ đức tin Kitô thật là sâu xa và kho tàng vô biên ơn an ủi và hy vọng chứa đựng trong đó. Nhớ đến những hậu quả đau buồn mà oán thù, thành kiến và ước muốn thống trị vô độ đưa tới trong thế kỷ vừa qua, tôi nồng nhiệt cầu chúc nhân loại biết rút ra từ kinh nghiệm bi thảm ấy bài học để hành động với tinh thần trách nhiệm va khôn ngoan để phòng ngừa, đừng để những điều kinh hoàng ấy tái diễn. Vì thế, từ mọi phía cần gia tăng nỗ lực để, trong những tranh chấp quốc tế, sự đối thoại luôn được trổi vượt, sự chân thần và liên lỷ tìm kiếm hòa bình, sự cộng tác giữa các quốc gia và sự chuyên cần dấn thân của các tổ chức quốc tế luôn chiếm ưu thế để kiến tạo một bầu không khí tín nhiệm, để đạt tới những hiệp định lâu bền.
Đức Thánh Cha cho biết: “Giáo Hội Công Giáo mong ước tích cực cộng tác với tất cả những người quan tâm đến số phận của nền văn minh và sự tôn trọng các quyền con người, để trên thế giới, các giá trị tinh thần được chiếm ưu thế, vạch mặt những người làm băng hoại ý nghĩa và vẻ đẹp của các giá trị ấy. Về vấn đề này, một điều tối quan trọng là tất cả nhưng người tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa hiệp lực với nhau để cô lập hóa những kẻ lạm dụng tôn giáo để thực hiện những dự án chiến tranh, chiếm đoạt, bách hại, lèo lái và lạm dụng danh thánh của Thiên Chúa.
“Đặc biệt ngày nay, các tín hữu Kitô, giống như và có thể là hơn cả thời các vị tử đạo đầu tiên, tại một số nơi họ bị kỳ thị và bách hại chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin của họ, trong khi quá nhiều xung đột ở nhiều miền trên thế giới vẫn chưa tìm được những giải pháp tích cực, tạo nên tang tóc, tàn phá và những cuộc cưỡng bách di cư toàn thể dân tộc. Vì thế điều tối cần thiết là các vị nắm giữ vận mệnh của các dân nước này can đảm và không chút trì hoãn đề ra và thực hiện những sáng kiến nhắm chấm dứt những đau khổ ấy, tìm kiếm hòa bình, bảo vệ và đón tiếp những người đang bị tấn công và bách hại, thăng tiến công lý và sự phát triển dài hạn như những mục tiêu hàng đầu. Nhân dân Armenia đã đích thân trải qua những tình trạng như thế; họ biết đau khổ và bách hại; họ bảo tồn trong ký ức không những các vết thương trong quá khứ, nhưng cả tinh thần giúp họ mỗi lần đầu bắt đầu lại. Theo ý nghĩa đó, tôi khích lệ anh chị em đừng quên sự đóng góp quí giá này cho cộng đồng quốc tế.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến một kỷ niệm quan trọng và nói rằng:
“Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm Armenia được độc lập. Đây là một dịp quí giá để vui mừng và nhớ đến những mục tiêu đã đạt được cũng như để đề ra những mục tiêu mới cần hướng tới. Những buổi lễ mừng độc lập càng có ý nghĩa nếu chúng trở thành cho mọi người Armenia ở quê hương cũng như ở hải ngoại một dịp đặc biệt để hồi niệm và phối hợp nghị lực, với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển đất nước về mặt dân sự và xã hội, công bằng và bao gồm mọi người. Vấn đề ở đây là liên tục kiểm chứng để không bao giờ lỗi những giới luật luân lý về công lý bình đẳng cho tất cả mọi người và về tình liên đới với nhưng người yếu thế và kém may mắn.
Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo, tuy chỉ hiện diện tại đất nước này với số người giới hạn, nhưng cũng vui mừng vì có thể góp phần làm tăng trưởng xã hội, đặc biệt trong những hoạt động nhắm giúp đỡ những người yếu thế và nghèo túng hơn, trong lãnh vực y tế và giáo dục, trong lãnh vực bác ái, như nhà thương Redemptoris Mater, Mẹ Giáo Hội, ở Ashotsk, từ 25 năm nay, hoạt động của trường học ở thủ đô Yerevan, các sáng kiến của Caritas Armenia và hoạt động của các dòng tu.
Xin Chúa chúc lành và bảo vệ Armenia, phần đất được soi sáng nhờ đức tin, lòng can đảm của các vị tử đạo, niềm hy vọng mạnh hơn mọi đau khổ”.
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, Đức Thánh Cha đã về dinh tông tòa ở Etchmiadzin của Giáo Hội Armenia Tông Truyền để hội kiến với Đức Tổng Thượng Phụ và chào thăm phái đoàn 45 Giám Mục của Giáo Hội này vào lúc 7 giờ rưỡi tối. Sau đó ngài đã dùng bữa tối và qua đêm cũng tại dinh này.