Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 29/06/2017
70. SỨC MẠNH CỦA ĐỒ LONG
Đồ Long tử cùng đánh cờ với Đô Lê.
Đô Lê tiên tiếp bị thất bại, người trong quán xá rất có cảm tình với ông ta nên giúp sức nhưng vẫn cứ thua, người đứng coi rất lấy làm kinh ngạc cũng đều đến giúp cho ông ta.
Các tuỳ tùng của Đồ Long tử yêu cầu ngưng cuộc đánh cờ và nói với Đồ Long tử:
- “Người ta thường nói “quả bất địch chúng” ít không địch được nhiều, ông ta đang tập trung trí tuệ của nhiều người, chúng tôi lo cho ngài khó mà thắng được, đến nỗi công lao trước vất hết”.
Đổ Long tử không đáp lại lời nào, vẫn cứ đánh cờ.
Kết quả, Đô Lê thua thảm hại tựa như không thể chống nổi, những người giúp cho ông ta mặt đều biến sắc, nắm con cờ trong tay mà cứ phàn nàn chỉ trích nhau, cái gì làm cho họ thua đậm, sao lại thất bại chứ ?
Tuỳ tùng của họ Đổ phấn khởi nói:
- “Nghệ thuật đánh cờ của ngài quả thần diệu !”
Đổ Long tử nói:
- “Vẫn chưa được, các ông chưa thấy sự tương đối của dã thú sao ? Trong dã thú hổ là loài mạnh nhất, nếu để hổ đấu với hổ, một con hổ đương nhiên đấu không lại với nhiều con, nhưng nếu để cáo đấu với con hổ, thì dù là một ngàn con cáo, cũng không thể nào có thể thắng được một con hổ !”
(Úc Li tử)
Suy tư 70:
Trong chiến tranh, có những lúc quân chủ lực thất bại tơi tả trước đội quân du kích vì họ đánh nhanh và rút nhanh, đó là yếu tố để chiến thắng, nhưng nếu đánh dây dưa cả vài tiếng đồng hồ thì du kích thua ngay vì binh ít.
Trong những truyện kiếm hiệp của Kim Dung, có những tay kiếm thần sầu quý khốc đã đánh bại hàng trăm cao thủ, chỉ vì chiêu thức kiếm pháp của họ quá nhanh, nhanh đến nỗi người chết không biết đối phương ra chiêu thức gì.
Nhưng trong trận chiến của tâm linh thì không phải như thế, không phải đánh nhanh rút nhanh là thắng, nhưng phải hiểu và thực hành lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cảnh cám dỗ” (Mt 26, 41)canh thức và cầu nguyện chính là luôn luôn và sẵn sàng cho cuộc chiến với ma quỷ và xác thịt.
Có người lướt qua được cơn cám dỗ về xác thịt rồi hớn hở vui mừng khoe khoang khắp chốn, nhưng lại sa ngã tệ hại hơn nơi những đồng tiền và vật chất; có người phấn khởi vì đã thắng được ý tưởng xấu xa hại người của cám dỗ, nhưng rồi lại trơ mặt mắng mỏ anh em là đồ tồi đồ chó chết. Tất cả những điều ấy đã xảy ra là vì họ không canh thức và cầu nguyện, không tiếp tục cậy nhờ ơn Chúa giúp để tiến lên phía trước, nhưng bởi vì chính họ đã thoả mãn với thành quả “chiến thắng” nhất thời của mình.
Ma quỷ đã áp dụng chiến thuật “trường kỳ cám dỗ” thì chúng ta cũng phải lấy độc trị độc là “trường kỳ cầu nguyện và chuyên cần cầu nguyện” để chiến thắng nó vậy.
Khi chúng ta áp dụng “trường kỳ cầu nguyện và chuyên cần cầu nguyện” thì dù cho có cả hàng vạn quân thù thì chúng ta chẳng còn sợ chi, vì có Chúa ở cùng chúng ta vậy. (TV 118, 1-14)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Đồ Long tử cùng đánh cờ với Đô Lê.
Đô Lê tiên tiếp bị thất bại, người trong quán xá rất có cảm tình với ông ta nên giúp sức nhưng vẫn cứ thua, người đứng coi rất lấy làm kinh ngạc cũng đều đến giúp cho ông ta.
Các tuỳ tùng của Đồ Long tử yêu cầu ngưng cuộc đánh cờ và nói với Đồ Long tử:
- “Người ta thường nói “quả bất địch chúng” ít không địch được nhiều, ông ta đang tập trung trí tuệ của nhiều người, chúng tôi lo cho ngài khó mà thắng được, đến nỗi công lao trước vất hết”.
Đổ Long tử không đáp lại lời nào, vẫn cứ đánh cờ.
Kết quả, Đô Lê thua thảm hại tựa như không thể chống nổi, những người giúp cho ông ta mặt đều biến sắc, nắm con cờ trong tay mà cứ phàn nàn chỉ trích nhau, cái gì làm cho họ thua đậm, sao lại thất bại chứ ?
Tuỳ tùng của họ Đổ phấn khởi nói:
- “Nghệ thuật đánh cờ của ngài quả thần diệu !”
Đổ Long tử nói:
- “Vẫn chưa được, các ông chưa thấy sự tương đối của dã thú sao ? Trong dã thú hổ là loài mạnh nhất, nếu để hổ đấu với hổ, một con hổ đương nhiên đấu không lại với nhiều con, nhưng nếu để cáo đấu với con hổ, thì dù là một ngàn con cáo, cũng không thể nào có thể thắng được một con hổ !”
(Úc Li tử)
Suy tư 70:
Trong chiến tranh, có những lúc quân chủ lực thất bại tơi tả trước đội quân du kích vì họ đánh nhanh và rút nhanh, đó là yếu tố để chiến thắng, nhưng nếu đánh dây dưa cả vài tiếng đồng hồ thì du kích thua ngay vì binh ít.
Trong những truyện kiếm hiệp của Kim Dung, có những tay kiếm thần sầu quý khốc đã đánh bại hàng trăm cao thủ, chỉ vì chiêu thức kiếm pháp của họ quá nhanh, nhanh đến nỗi người chết không biết đối phương ra chiêu thức gì.
Nhưng trong trận chiến của tâm linh thì không phải như thế, không phải đánh nhanh rút nhanh là thắng, nhưng phải hiểu và thực hành lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cảnh cám dỗ” (Mt 26, 41)canh thức và cầu nguyện chính là luôn luôn và sẵn sàng cho cuộc chiến với ma quỷ và xác thịt.
Có người lướt qua được cơn cám dỗ về xác thịt rồi hớn hở vui mừng khoe khoang khắp chốn, nhưng lại sa ngã tệ hại hơn nơi những đồng tiền và vật chất; có người phấn khởi vì đã thắng được ý tưởng xấu xa hại người của cám dỗ, nhưng rồi lại trơ mặt mắng mỏ anh em là đồ tồi đồ chó chết. Tất cả những điều ấy đã xảy ra là vì họ không canh thức và cầu nguyện, không tiếp tục cậy nhờ ơn Chúa giúp để tiến lên phía trước, nhưng bởi vì chính họ đã thoả mãn với thành quả “chiến thắng” nhất thời của mình.
Ma quỷ đã áp dụng chiến thuật “trường kỳ cám dỗ” thì chúng ta cũng phải lấy độc trị độc là “trường kỳ cầu nguyện và chuyên cần cầu nguyện” để chiến thắng nó vậy.
Khi chúng ta áp dụng “trường kỳ cầu nguyện và chuyên cần cầu nguyện” thì dù cho có cả hàng vạn quân thù thì chúng ta chẳng còn sợ chi, vì có Chúa ở cùng chúng ta vậy. (TV 118, 1-14)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 29/06/2017
3. Thừa nhận Thiên Chúa là toàn năng còn mình thì bất toàn, đó là trạng thái cầu nguyện tốt nhất của tâm hồn.
(Thánh Alphonsus Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tiện nghi vật chất
Lm Vũđình Tường
03:42 29/06/2017
Vật chất trần gian mang lại nhiều tiện nghi nhưng nó cũng đòi hỏi phải bảo vệ nó. Vật chất tự nó không thể bảo vệ nó nhưng cần bàn tay, khối óc con người cất giữ, nếu không khéo cất, giấu, kẻ khác rình mò được sẽ tìm cách lấy mất. Hơn nữa vật chất thì giới hạn; lòng tham con người vô hạn và đa số ham vật chất nên có của là một gánh nặng, lệ thuộc vào của đã đành mà còn phải ngày đêm lo bảo vệ chúng. Vật chất không bảo vệ được chúng nên chúng không thể bảo đảm cuộc sống lâu dài cho chủ nó. Tìm kiếm vật chất đã khó mà cầm giữ chúng còn vất vả hơn vì thế chủ đáng hưởng hoa quả do lao công khó nhọc làm ra. Những ai tin vật chất có khả năng mang lại sự sống lâu dài, đặc biệt là sự sống trường sinh cần phải suy nghĩ lại. Lí do là vật chất nay còn mai mất. Như thế còn vật chất còn bảo đảm, mất vật chất mất bảo đảm. Như thế bảo đảm vật chất hứa hẹn rất bấp bênh. Hơn nữa vật chất không tồn tại mãi và giá trị của chúng thay đổi liên tục. Thực tế cho thấy những gì thuộc về trần thế chỉ bảo đảm được những gì thuộc về trần thế. Con người không phải chỉ có vật chất mà còn có tinh thần, có tình yêu và lòng mến. Vật chất không bảo đảm được tinh thần, tình yêu và lòng mến vì những nhân đức này vượt lên trên vật chất. Chỉ những gì vượt lên trên vật chất, cao hơn vật chất mới có khả năng bảo đảm được những gì không thuộc về vật chất. Đây chính là điều Đức Kitô mời gọi Kitô hữu tin tưởng vào giáo huấn của Ngài. Tin tưởng vào Đức Kitô là lắng nghe Lời Ngài, yêu mến và trở thành môn đệ Đức Kitô. Niềm tin Kitô giải thoát con người khỏi nô lệ vật chất, tâm hồn thư thái, an bình và sống trong hy vọng Đức Kitô hứa ban.
Sự sống trường sinh chỉ có thể tìm thấy nơi Đức Kitô, tình yêu Chúa. Đức Kitô là Đấng duy nhất bảo đảm cho sự sống trường sinh bởi chính Ngài phá tan xiềng xích sự chết. Chính Ngài sống lại từ cõi chết, tiêu diệt thần chết, sống lại vinh quang vì thế lời Ngài hứa đặt căn bản trên sự sống lại của chính Ngài. Lời Ngài hứa có nguồn gốc từ sự Phục Sinh vinh hiển vì thế lời hứa đó không thể sai.
Sống đời sống ngay lành, không làm hại ai, không gian tham của người là mẫu người xã hội tốt nhưng không phải là Kitô hữu tốt. Kitô hữu tốt là người biết sống cho mình và sống cho tha nhân, giúp đỡ tha nhân, mang niềm tin vào hành động bác ái, yêu thương và tha thứ. Kitô hữu tốt là người làm cho niềm tin của mình sinh hoa, kết trái bằng các việc từ thiện, làm phúc, bố thí cho người đói ăn, khát uống, có lòng nhân từ, bác ái, vị tha. Kitô hữu tốt là người nhận biết tất cả những gì chúng ta có đều do Chúa ban, kể cả sự sống của ta vì thế luôn sống trong tâm tình tạ ơn. Kitô hữu nhận biết mọi sự ta có đều thuộc về Chúa nên yêu cầu yêu Chúa hơn chính cha mẹ là điều hợp lí và đúng đắn. Nhiều người vì yêu hy sinh cả sở thích, vợ cHồng Yêu nhau hơn cha mẹ và họ yêu con cái hơn chính bản thân họ.
Học từ Đức Kitô, yêu Chúa, yêu tha nhân và sống bác ái. Đức Kitô cho biết mọi hành động bác ái, yêu thương dù nhỏ mấy, đơn giản mấy cũng được ghi nhận và thưởng công. Một li nước lạnh cho đi vì Đức Kitô li nước đó cũng được đón nhận qua hành động bác ái.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Sự sống trường sinh chỉ có thể tìm thấy nơi Đức Kitô, tình yêu Chúa. Đức Kitô là Đấng duy nhất bảo đảm cho sự sống trường sinh bởi chính Ngài phá tan xiềng xích sự chết. Chính Ngài sống lại từ cõi chết, tiêu diệt thần chết, sống lại vinh quang vì thế lời Ngài hứa đặt căn bản trên sự sống lại của chính Ngài. Lời Ngài hứa có nguồn gốc từ sự Phục Sinh vinh hiển vì thế lời hứa đó không thể sai.
Sống đời sống ngay lành, không làm hại ai, không gian tham của người là mẫu người xã hội tốt nhưng không phải là Kitô hữu tốt. Kitô hữu tốt là người biết sống cho mình và sống cho tha nhân, giúp đỡ tha nhân, mang niềm tin vào hành động bác ái, yêu thương và tha thứ. Kitô hữu tốt là người làm cho niềm tin của mình sinh hoa, kết trái bằng các việc từ thiện, làm phúc, bố thí cho người đói ăn, khát uống, có lòng nhân từ, bác ái, vị tha. Kitô hữu tốt là người nhận biết tất cả những gì chúng ta có đều do Chúa ban, kể cả sự sống của ta vì thế luôn sống trong tâm tình tạ ơn. Kitô hữu nhận biết mọi sự ta có đều thuộc về Chúa nên yêu cầu yêu Chúa hơn chính cha mẹ là điều hợp lí và đúng đắn. Nhiều người vì yêu hy sinh cả sở thích, vợ cHồng Yêu nhau hơn cha mẹ và họ yêu con cái hơn chính bản thân họ.
Học từ Đức Kitô, yêu Chúa, yêu tha nhân và sống bác ái. Đức Kitô cho biết mọi hành động bác ái, yêu thương dù nhỏ mấy, đơn giản mấy cũng được ghi nhận và thưởng công. Một li nước lạnh cho đi vì Đức Kitô li nước đó cũng được đón nhận qua hành động bác ái.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chấp nhận vác thập giá theo Chúa để sống vui
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
05:02 29/06/2017
Chúa nhật 13 Thường niên A
2V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42
Chấp nhận vác thập giá theo Chúa để sống vui
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 10,37-42
(37) “Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. (38) Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. (39) Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. (40) Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. (41) Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ : Ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. (42) Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em : Người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.
2. Ý CHÍNH: Người môn đệ phải đặt tình yêu Chúa Giê-su lên trên mọi tương quan tình cảm gia đình ruột thịt. Những ai sẵn sàng đón nhận gian khổ thập giá để đi theo và cùng chết với Đức Giê-su thì sẽ tìm lại được sự sống đời đời cho mình sau này. Đức Giê-su tự đồng hóa với các thừa sai và hứa sau này những người sẵn sàng đón tiếp họ, sẽ được Thiên Chúa ban thưởng bội hậu trên trời.
3.CHÚ THÍCH:
- C 37: + Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy… : Ở đây Đức Giê-su tỏ ý “ghen tương” giống như sự ghen yêu của Đức Chúa đối với dân Ít-ra-en trong thời Cựu Ước (x. Đnl 29,17-19 ; 32,16-21). Đức Giê-su không chấp nhận bất cứ tình yêu nào cạnh tranh với tình yêu phải được dành riêng cho Người. Kẻ nào muốn theo làm môn đệ Đức Giê-su mà còn quá quyến luyến với gia đình, thì chẳng xứng đáng với tình yêu của Người. Kẻ nào không nhìn nhận sự tối thượng của Người cũng không thể làm môn đệ của Người được. Sở dĩ Người đòi hỏi trung thành tuyệt đối như vậy, vì Người chính là Thiên Chúa làm người, đến để chịu chết đền tội thay cho loài người.
HỎI : Với đòi hỏi như thế, phải chăng đi theo Chúa là phải hoàn toàn từ bỏ mọi liên hệ gia đình ruột thịt, có thể bị người đời kết tội là bất hiếu ?
ĐÁP : Thực ra không phải như vậy. Vì chính Đức Giê-su là một người con hiếu thảo : Người vâng lời cha mẹ trong suốt thời gian ẩn dật tại Na-da-rét (x. Lc 2,51). Dù “giờ” chưa tới, nhưng Người sẵn sàng nghe lời cầu bầu của Đức Mẹ, để làm phép lạ đầu tiên giúp đỡ đôi tân hôn là hóa nước thành rượu ngon (x. Ga 2,4.5-8). Trước khi tắt thở trên cây thập giá, Người trối Đức Mẹ làm Mẹ của môn đệ Gio-an, để ông đem ngài về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Người (x. Ga 19,25-27). Người dạy người ta về sự thực hành cách cụ thể giới răn “Phải thảo kính cha mẹ”, trái với lời dạy lỗi bổn phận hiếu thảo của các luật sĩ (x. Mc 7,10-13). Nhưng đối với Đức Giê-su, sự vâng lời cha mẹ phải được đặt sau Thánh Ý Chúa Cha (x. Lc 2,49). Mẹ và anh em của Người chính là những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa (x. Mc 3,33-35). Trong câu này, Đức Giê-su chỉ muốn nói rằng : khi cần phải chọn một trong hai tình yêu dành cho cha mẹ và dành cho Đức Giê-su, thì môn đệ phải biết đặt tình yêu trung thành với Người trên tình yêu dành cho cha mẹ.
- C 38: + Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy : Lúc đầu có lẽ các môn đệ đi theo Đức Giê-su do muốn được lợi lộc vật chất (x. Mt 19,27-30), được địa vị cao khi Người lên làm vua (x. Mt 18,1-4). Nhưng Người lại không chiều theo ý họ, mà đòi họ phải đi con đường hẹp, leo dốc và đầy gai chông, ít người chịu theo (x. Mt 7,13-14). Đó là đường “từ bỏ mình, vác thập gia mình hàng ngày mà theo chân Người” (x. Mt 16,24).
- C 39: + Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất… : Giữa hai sự sống tự nhiên và siêu nhiên, thì môn đồ phải biết chọn sự sống siêu nhiên. Nếu họ chỉ lo tìm sự sống thân xác, đến nỗi từ chối Chúa để khỏi bị giết chết, thì họ sẽ bị mất sự sống siêu nhiên ở đời sau. Ngược lại, nếu họ bằng lòng chịu chết vì đức tin, thì sẽ được Chúa ban lại sự sống siêu nhiên sau này.
- C 40: + Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy…: Ở đây Đức Giê-su áp dụng một nguyên tắc thông thường về ngoại giao là : “Kẻ được sai đi đồng hóa với người đã sai mình”. Đón tiếp môn đệ là đón tiếp Đức Giê-su, cũng là đón tiếp chính Thiên Chúa là Đấng đã sai Người. Sự đón tiếp ở đây là phải sẵn sàng đón nhận Tin Mừng do các tông đồ thừa sai rao giảng.
- C 41: + Ai đón tiếp một ngôn sứ… một người công chính : Có người nghĩ rằng : Ngôn sứ và công chính đồng nghĩa với tông đồ, nên ai tiếp đón các tông đồ với danh nghĩa là ngôn sứ và người công chính, thì sẽ được phần thưởng của các ngài. Nhưng một số các nhà chú giải hiện nay lại cho rằng : Thời Giáo Hội sơ khai, chức vụ ngôn sứ khác với chức vụ tông đồ, còn người công chính thì không phải chức vụ, nhưng là người có lối sống công bình và ngay chính, được cộng đoàn kính trọng, như ông Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a người công chính (x. Mt 1,19), ông Giu-se hay Ba-sáp-ba, biệt danh Rô-ma là Gút-tô, nghĩa là công chính (x. Cv 1,23). + Thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ… cho bậc công chính : Đức Giêsu áp dụng nguyên tắc : “Người được sai đi đồng hóa với Đấng sai mình”, để nói rằng : kẻ đón tiếp các ngôn sứ và người công chính cũng sẽ được phần thưởng giống như phần thưởng mà các bậc ngôn sứ và người công chính sẽ được, là sự sống và được sự sống đời đời.
- C 42: + Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này… : Kẻ bé nhỏ đây ám chỉ các môn đệ của Đức Giê-su là tông đồ thừa sai. + Người đó sẽ không mất phần thưởng đâu : Đức Giê-su hứa sẽ ban thưởng Nước Trời cho những ai thành tâm cộng tác vào sứ mệnh truyền giáo của các môn đệ, thì cũng sẽ được thưởng giống như các ngài sẽ được ở đời sau.
II. SỐNG LỜI CHÚA :
1. LỜI CHÚA: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Mt 10,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHẤP NHẬN THẬP GIÁ ĐỂ SỐNG VUI.
Có một thiếu nữ kia trẻ đẹp và là con một gia đình quý tộc ở Ái Nhĩ Lan. Tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cô lại muốn sống đời thánh hiến cho Chúa. Khi tới tuổi trưởng thành, cô từ chối khi các chàng trai quý tộc đến dạm hỏi, và được cha mẹ cho phép, cô tìm đến một đan viện có lối sống nhiệm nhặt khắc khổ để xin được dâng mình cho Chúa. Mẹ bề trên thấy cô vừa trẻ đẹp, lại vừa là con nhà quyền quý giàu có, nên chưa dám nhận ngay. Bà muốn thử thách ơn gọi của cô nên đã cố ý trình bày những luật lệ khắt khe của đan viện về nhiệm vụ cầu nguyện và lao động nhiều giờ mỗi ngày. Nghe xong, cô gái giữ im lặng như suy nghĩ. Một lát sau, bà bề trên hỏi tiếp : “Bây giờ con còn muốn dâng mình cho Chúa nữa thôi ?”. Cô đáp : “Thưa mẹ, con chỉ còn một thắc mắc này là : Không biết trong tu viện có nhiều cây thánh giá không ?”. Mẹ bề trên trả lời : “Con đừng lo. Khắp nơi trong nhà, không chỗ nào là không có thánh giá cả”. Bấy giờ cô gái tươi nét mặt và nói : “Thế thì thưa mẹ, con sẵn sàng xin vào tu viện, vì con chắc sẽ không gặp gì khó khăn cả. Bởi vì theo con nghĩ : Nếu mọi nơi mọi lúc con đều nhìn thấy thánh giá Chúa, đều thấy Người đang cùng chịu đau khổ với con, thì con hy vọng có thể chịu đựng được mọi đau khổ”.
2) CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRƯỚC KHI ĐI THEO CHÚA:
Vào năm 1994 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong chân phước cho chị Mác-đa-la Mô-ra-nô, là một nữ tu thuộc dòng Đức Mẹ Phù Hộ. Ngay từ thuở niên thiếu, Mác-đa-la đã phải nếm mùi đau khổ: Chỉ trong một tháng, người cha và chị cả trụ cột nuôi gia đình lần lượt bị chết, khiến cho bà mẹ và bốn đứa con thơ dại hết sức lo lắng cho tương lai gia đình.
Lúc đó em Mác-đa-la mới được 8 tuổi, nhưng đã tỏ ra khôn ngoan và chín chắn. Thấy mẹ lo buồn, em thường an ủi mẹ: “Mẹ đừng khóc nữa, chẳng bao lâu con sẽ khôn lớn và con hứa sẽ giúp mẹ thật nhiều như bố và chị Phanxica đã giúp mẹ vậy”. Nhưng không phải đợi tới lúc khôn lớn mà ngay từ lúc đó, vì nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Mác-đa-la đã bỏ học để ngồi vào guồng tơ dệt chỉ mà chị Phanxica đã làm để kiếm tiền hằng ngày nuôi gia đình.
Một hôm, tình cờ người bác họ là cha Bandenla đến chơi và khi biết hoàn cảnh của Mác-đa-la, cha đã hứa phụ giúp nhu cầu vật chất của gia đình và giúp học phí sách vở cho Mác-đa-la đến trường học. Sau hơn mười năm chăm chỉ đèn sách, chị đã tốt nghiệp và trở thành một giáo viên giỏi dạy ở trường làng để phụ giúp gia đình. Suốt 16 năm trời, chị đã giữ lời hứa với mẹ, chuyên cần làm việc và âm thầm dành dụm. Đến ngày sinh nhật thứ 30, Mác-đa-la đã dẫn mẹ đến xem mảnh đất với căn nhà và khu vườn mà mẹ hằng mong ước. Chị âu yếm thưa với mẹ: “Thưa mẹ, đây là món quà con tặng mẹ, con chỉ xin mẹ cho phép con được tận hiến cuộc đời còn lại để theo ơn Chúa kêu gọi phụng sự Người”.
Quyết định của Mác-đa-la đã gây đau khổ nhiều cho mẹ chị, cho cha xứ, bạn bè và các phụ huynh học sinh của chị, vì họ mất đi một người con hiếu thảo, một người bạn tốt, một giáo viên gương mẫu, một người giáo dân nhiệt thành việc tông đồ. Ngày chia ly không khỏi ngậm ngùi đau xót, nhưng chị đã tìm được sức mạnh nơi tình yêu và lời Chúa phán: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với thầy”. Đồng thời chị cũng được sự an ủi vì tin vào lời Chúa đã hứa: “Quả thật, Thầy bảo cho anh em, không ai bỏ nhà cửa, cha mẹ, vợ con, anh chị em vì nước Thiên Chúa mà lại chẳng lãnh nhận gấp trăm ở đời này và sẽ được sống đời sau”. Thật vậy, lời hứa ấy đã thể hiện qua suốt 30 năm sống đời tận hiến mà trong đó, hơn 25 năm hăng say với sứ mệnh tông đồ giữa giới trẻ nghèo khổ và bị bỏ rơi tại đảo Xi-xi-li-a. Cuối cùng chị đã được Hội Thánh tôn phong lên bậc chân phước để mọi người tôn kính và học tập noi gương.
3) AI KHÔNG ĐÓN TIẾP THA NHÂN LÀ ĐÃ TỪ CHỐI ĐÓN CHÍNH CHÚA GIÊ-SU:
Tiểu bang Minnesota ở phía trung bắc nước Mỹ, giáp với Canada, vào mùa đông thường có những trận bão tuyết và nhiệt độ tụt xuống -30 hay -40 độ âm Farenheit. Vào một đêm bão tuyết, chiếc xe hơi của người phụ nữ bị chết máy trên đường tới Rochester. Chị biết rằng sẽ bị chết cóng nếu cứ ngồi lại ở trong xe. Tuy là vùng miền quê, nhưng trên trục lộ chính, cũng có một số nhà dọc theo đường lộ. Chị đã đến gõ cửa lần lượt hơn một chục căn nhà, nhưng chẳng có ai chịu ra mở cửa. Sau cùng, có một người lái xe ngang qua thấy chị nằm gục bên vệ đường bèn xuống xe đưa chị vào nhà thương cấp cứu. Chị đã được cứu sống, nhưng tất cả các ngón tay, ngón chân và một bàn chân đã bị hoại tử vì chịu giá lạnh trong một thời gian quá lâu.
Có điều đáng nói là các căn nhà chị đến gõ cửa đêm hôm ấy, mọi người đều ở trong nhà và đều nghe có tiếng gõ cửa. Mọi người đều là các tín hữu sống tại vùng quê hiền hòa, nhưng không một ai chịu ra mở cửa, vì sợ có thể sẽ bị kẻ cướp vào nhà trấn lột !
4) AI LIỀU MẤT MẠNG SỐNG MÌNH VÌ THẦY THÌ SẼ TÌM THẤY ĐƯỢC:
Vào một sáng mùa đông tuyết lạnh, SADHU và một người bạn cùng nhau đi du lịch qua một miền núi phía Bắc Ấn Độ. Thình lình một cơn bão tuyết ào ào đổ tới, gió lạnh gào thét bên tai họ, khiến họ phải rất vất vả để chống trả với cơn bão tuyết.
Bấy giờ họ thấy một người đàn ông bị lạnh cóng đang nằm thoi thóp bên đường chờ chết. Sadhu muốn dừng lại cứu giúp người gặp nạn, nhưng anh bạn kia lại không đồng ý vì cho rằng nguyên việc làm sao để cứu mạng mình lúc này cũng đã khó khăn vất vả lắm rồi, và anh ta cương quyết bỏ đi. Chạnh lòng xót thương, Sadhu ở lại bên kẻ bất hạnh, xoa nóng tay chân cho người sống dở chết dở ấy. Sau đó với sức lực còn lại, Sadhu cố gắng cõng anh ta trên lưng và tiếp tục đi qua vùng bị bão tuyết. Hơi ấm của hai thân thể hòa quyện lấy nhau khiến người kia dần hồi sinh và cả hai dìu nhau đi tiếp. Đi khoảng mươi dặm, cả hai kinh ngạc khi nhìn thấy một xác chết vì bị lạnh cóng đang nằm bên vệ đường. Họ càng ngạc nhiên hơn khi nhận ra đó không ai khác hơn là anh bạn đã cùng đi với Sadhu trước đó.
Hành động yêu thương xả thân cứu người của Sadhu đã minh chứng cho lời Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay: ”Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được”. Anh bạn của Sadhu do đã cố giữ mạng sống của mình nên cuối cùng đã bị mất mạng, còn Sadhu do liều mất mạng vì tha nhân nên đã được cứu. Đó là điều nghịch lý mà Đức Giêsu đã trải qua và dạy các tín hữu noi theo. Người đã sẵn lòng chịu chết thập giá rồi sống lại vinh quang, để dạy chúng ta hãy đi con đường yêu thương: hy sinh mạng sống mình vì lòng mến Chúa yêu người, và chắc ta sẽ nhận được ơn cứu độ của Chúa.
5) CHIA SẺ GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO LÀ LÀM CHO CHÍNH CHÚA:
MÁC-TANH THÀNH TUA (Martin de Tour) là một mẫu gương về đức bác ái cụ thể. Bấy giờ Mác-tanh là người đầu tiên được Hội Thánh tôn kính như một vị thánh mà không do chịu tử vì đạo. Ngài sinh ra tại Pháp vào lúc cuộc bách hại đạo sắp chấm dứt. Trước đó chưa có người nào được các tín hữu tôn kính như một vị thánh giống như ngài.
Mác-tanh đã nêu cao chân lý : yêu thương tha nhân là yêu chính Chúa Giê-su. Trong lúc Mác-tanh đang học giáo lý dự tòng thì ngài đã ở trong quân đội. Vào một đêm đông giá rét, khi Mác-tanh đang ngồi trên lưng ngựa đi tuần tra thì gặp một người ăn xin nghèo khổ đang đi trên đường. Ông ta bị rét run vì quần áo ông đang mặc chỉ là một mớ giẻ rách. Mác-tanh liền thương cảm cởi chiếc áo choàng bằng dạ đang mặc, rút gươm cắt thành hai mảnh và đưa một mảnh cho người ăn xin nghèo khổ kia. Sau đó, trong giấc ngủ, Mác-tanh đã nằm mơ thấy Chúa Giê-su trên cây thập giá đang khoác mảnh áo mà ông mới cắt cho người ăn xin. Mác-tanh nghe Người phán: “Hỡi Mác-tanh, tuy đang học giáo lý, mà con đã cho Ta chiếc áo này”.
3. SUY NIỆM:
1) ĐÓN TIẾP THA NHÂN LÀ ĐÓN TIẾP CHÍNH ĐỨC GIÊSU.
“Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”
- NGƯỜI KHÁC LÀ AI ? : GIĂNG PÔN SÁT (Jean Paul Sartres) một triết gia hiện sinh vô thần đã nói : “Hỏa ngục chính là người khác !”. Đây là một câu nói hận đời, trái ngược với tinh thần yêu thương của Đức Giê-su. Vì đối với các tín hữu chúng ta thì người khác chính là hiện thân của Đức Giê-su như Người đã nói : “Ta bảo thật các ngươi : Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Nhưng người khác là ai ? Họ không phải là một người trừu tượng, nhưng là những người sống bên chúng ta. Họ là La-da-rô nghèo đói đang ở cửa nhà chúng ta. Họ là những người yếu đuối, già cả neo đơn, là những người vô gia cư, vô nghề nghiệp. Có thể họ cũng là một người trong gia đình ta, một người hàng xóm hay ở cùng một đường phố với chúng ta. Họ có thể là hỏa ngục hay là thiên đàng của ta tùy theo cái nhìn của ta đối với họ.
- LÒNG HIẾU KHÁCH : Trong một xóm đạo nọ, vào buổi sáng khi ánh mặt trời vừa ló rạng, cánh cửa mọi nhà trong xóm đều được mở ra đón ánh nắng ban mai. Rồi từ đầu xóm, một gã hành khất đeo bị và tay chống gậy xuất hiện. Qua các cánh cửa, người ta phát hiện ra gã. Thế là từng nhà dọc theo xóm, vội vã đóng và chốt cửa lại, kéo rèm che cửa sổ. Bấy giờ gã hành khất đến từng nhà gõ cửa, nhưng không ai ra mở cửa. Cảm thấy nhục nhã buồn tủi, gã lặng lẽ đi ra khỏi xóm. Khi gã vừa khuất dạng, các rèm cửa lại được kéo lên, mọi cửa nhà lại được mở toang đón nhận nắng ấm tràn vào trong nhà. Mọi người trong xóm đều vui vẻ ra mặt vì như vừa thoát khỏi sự quấy rầy của một kẻ không mời mà đến.
Hoạt cảnh trên đây vẫn thuờng xảy ra đó đây là do lòng ích kỷ của con người. Người ta thường chỉ mở cửa nhà và cửa lòng để đón mời một số người nào đó trong gia đình ruột thịt, các người bạn thân quen, đồng nghiệp, hay những kẻ mà họ hy vọng sẽ đem lại cho mình lợi lộc… và họ sẵn sàng khép cửa lại khi gặp một người lạ, nhất là những kẻ dáng vẻ nghèo nàn.
- CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỐI VỚI HỌ ? : Đức Giê-su dạy chúng ta hãy ân cần tiếp đón tha nhân. Tùy theo thái độ của chúng ta mà họ sẽ thành niềm vui mang lại hạnh phúc hay trở nên nỗi bất hạnh của chúng ta : các chủ quán ở Bê-lem xưa đã từ chối đôi vợ chồng nhà quê nghèo khó là Giu-se và Ma-ri-a, nhưng họ lại không ngờ mình đã từ chối đón nhận Đấng Cứu Thế trong đêm Người giáng sinh (x. Lc 2,7); Hai người thu thuế trong Tin Mừng là Mát-thêu và Da-kêu đã mở rộng cửa nhà đón tiếp Đức Giê-su và đã được ơn cứu độ (x. Mt 9,10 ; Lc 19,5-10); Gia đình Bê-ta-ni-a đón tiếp Đức Giê-su và đã được Người dạy cho biết điều cần thiết nhất (x. Lc 10,39-42). Hai môn đệ làng Em-mau nhờ mời vị khách bộ hành vào tạm trú trong nhà, mà các ông đã nhận ra Đức Giê-su phục sinh (x. Lc 24,29-31). Ngày nay Đức Giê-su vẫn đang hiện thân trong những người đau khổ nghèo đói, những kẻ đứng ngoài cửa nhà chúng ta và gõ. Ai mở cửa đón rước Người, thì Người sẽ vào trong nhà linh hồn của họ và ngồi vào bàn dùng bữa tối thân tình với họ.
XÉT MÌNH : Tôi thường có thái độ thế nào đối với những kẻ mình không ưa hay những khách lạ không mời mà đến ? Tại sao người ta đóng cửa nhà hay cửa lòng với những người nghèo đói ăn xin ? Khi các người làm tông đồ đến nhà, tôi có niềm nở đón tiếp và cộng tác vào việc rao giảng Tin Mừng của họ hay không ?
2) TÌNH YÊU ĐỐI VỚI ĐỨC GIÊSU.
- GƯƠNG VÁC THÁNH GIÁ :
Từ lễ Giáng Sinh năm 1969, mục sư ÁC-THƠ BƠ-LÉT-SÍT (Arthur Blessit) đã khởi đầu một cuộc hành trình đi bộ vòng quanh thế giới. Trên vai vác một cây thập giá dài 3,6m, ngang 1,8m nặng 18 ki-lô. Sau 26 năm vất vả, ông đã lập được một kỷ lục thế giới về đi bộ, khi vượt qua một quãng đường dài tới hơn 50 ngàn cây số, ngang qua nhiều quốc gia. Sau này ông đã thuật lại chuyến đi ấy như sau : “Tôi đã đi qua nhiều sa mạc và rừng già, đã từng bị dã thú như voi, rắn, cá sấu tấn công. Tôi bị bắt giam 21 lần vì bị nghi là làm gián điệp và có lần suýt bị dân da đỏ hành hình…” Động lực thúc đẩy ông làm được việc phi thường ấy là tình yêu mến Chúa Giê-su. Ông muốn mang thánh giá đến mọi nơi trên thế giới, như lệnh Người truyền : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,20). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b).
- PHẢI VÁC THẬP GIÁ NÀO ?
Đức Giê-su mời mọi người hãy vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Người (x. Mt 16,24). Đường thập giá là con đường chính Đức Giê-su đã đi chịu chết. Đây là con đường khó nghèo khiêm hạ ở Bê-lem, lao động vất vả ở Na-da-rét, là đường rao giảng Tin Mừng và làm phép lạ cứu nhân độ thế từ Ga-li-lê đến Giê-ru-sa-lem, là đường lo buồn trong vườn Cây Dầu, bị xét xử bất công, chịu đánh đòn, đội mão gai, vác thập giá lên đồi Can-vê; là đường chịu đóng đinh và chết nhục nhã như một tên đại gian ác. Nhưng con đường đó lại là điều kiện để vào vinh quang phục sinh, như ba lần Người đã báo trước (x. Mt 16,21 ; 17,22-23 ; 20,18-19).
Các tín hữu chúng ta cũng được Đức Giê-su mời gọi đi con đường thập giá của Người. Thập giá mà chúng ta vác không phải là cây gỗ thập giá của Đức Giê-su, nhưng là những gánh nặng việc bổn phận đối với gia đình xã hội và Giáo Hội, là đòi hỏi phải từ bỏ của cải vật chất, quyền hành, là những người mà chúng ta tuy không ưa, nhưng vẫn phải sống chung một nhà. Đức Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi với tính tự nhiên, Người bị lo buồn sợ hãi trước Giờ Tử Nạn, nhưng Người đã can đảm chấp nhận vâng theo ý Chúa Cha (Mt 26,39). Chỉ vì yêu mến Cha mà Người sẵn sàng từ bỏ ý riêng để chấp nhận khổ hình thập giá. Cũng vậy, chỉ khi nào ta thực sự yêu mến Chúa Giê-su thì ta mới dám hy sinh quên mình, dấn thân theo Chúa trên con đường thánh giá, và mới dám hiến mạng sống mình vì mến Chúa và yêu tha nhân.
- PHẢI YÊU CHÚA THẾ NÀO ?
Đức Giê-su đòi những ai muốn theo làm môn đệ Người phải dành trọn tình yêu cho Người : “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10,37). Nếu Đức Giê-su không phải là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa và nếu Người đã không chịu chết vì yêu loài người trước, thì chắc Người không dám đòi môn đệ phải hy sinh như vậy. Từ ngày Đức Giê-su về trời đến nay, có biết bao vị thừa sai tông đồ đã dám sống đến cùng tình yêu mà Đức Giê-su đòi hỏi ấy. Truyền giáo không phải chỉ là rao giảng Lời Chúa, nhưng còn là thông truyền đức tin và tình yêu Chúa cho người khác ; Là giới thiệu Đức Giê-su cho tha nhân nhận biết, tôn thờ, yêu mến cậy trông vào Người. Muốn làm được điều này thì chính chúng ta phải cảm nghiệm được tình yêu của Chúa nơi bản thân và sẵn sàng dâng cả cuộc đời để đáp lại tình yêu ấy. Ước gì chúng ta yêu mến Đức Giê-su trên hết mọi người, mọi vật, chấp nhận bỏ đi cái tôi ích kỷ hẹp hòi, để tình yêu Chúa ngày một lớn lên khi ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân.
4. THẢO LUẬN:
1) Ta cần từ bỏ những gì và phải vác thập giá nào để nên môn đệ của Chúa ?
2) Theo kinh Cải Tội Bảy Mối, muốn bỏ một tật xấu như tự kiêu, bủn xỉn, mê đắm xác thịt, hay giận hờn, say xỉn, ghen ghét, lười biếng… Ta phải tập những nhân đức đối nghịch nào ?
5. LỜI CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin dạy con biết yêu mến Chúa cho xứng đáng : biết cho đi mà không cần tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không cần an nghỉ, biết xả thân mà không cần một phần thưởng nào khác, ngoài việc biết mình đã làm theo thánh ý Chúa (Thánh I-NHA-XI-Ô).
- LẠY CHÚA. Xin nhận lấy tất cả tâm tư tình cảm và ước muốn của con, tất cả những gì con có và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy đều do Chúa đã ban cho con, thì hôm nay con lại xin dâng chúng cho Chúa. Tất cả là của Chúa. Xin hãy sử dụng theo ý Chúa muốn. Con chỉ xin Chúa ban cho con lòng yêu mến Chúa nồng nàn và sau này được Chúa ban ơn cứu độ. Được như vậy là con đã thỏa mãn lắm rồi.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
2V 4,8-11.14-16a; Rm 6,3-4.8-11; Mt 10,37-42
Chấp nhận vác thập giá theo Chúa để sống vui
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 10,37-42
(37) “Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. (38) Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. (39) Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. (40) Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. (41) Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ : Ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. (42) Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em : Người đó sẽ không mất phần thưởng đâu”.
2. Ý CHÍNH: Người môn đệ phải đặt tình yêu Chúa Giê-su lên trên mọi tương quan tình cảm gia đình ruột thịt. Những ai sẵn sàng đón nhận gian khổ thập giá để đi theo và cùng chết với Đức Giê-su thì sẽ tìm lại được sự sống đời đời cho mình sau này. Đức Giê-su tự đồng hóa với các thừa sai và hứa sau này những người sẵn sàng đón tiếp họ, sẽ được Thiên Chúa ban thưởng bội hậu trên trời.
3.CHÚ THÍCH:
- C 37: + Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy… : Ở đây Đức Giê-su tỏ ý “ghen tương” giống như sự ghen yêu của Đức Chúa đối với dân Ít-ra-en trong thời Cựu Ước (x. Đnl 29,17-19 ; 32,16-21). Đức Giê-su không chấp nhận bất cứ tình yêu nào cạnh tranh với tình yêu phải được dành riêng cho Người. Kẻ nào muốn theo làm môn đệ Đức Giê-su mà còn quá quyến luyến với gia đình, thì chẳng xứng đáng với tình yêu của Người. Kẻ nào không nhìn nhận sự tối thượng của Người cũng không thể làm môn đệ của Người được. Sở dĩ Người đòi hỏi trung thành tuyệt đối như vậy, vì Người chính là Thiên Chúa làm người, đến để chịu chết đền tội thay cho loài người.
HỎI : Với đòi hỏi như thế, phải chăng đi theo Chúa là phải hoàn toàn từ bỏ mọi liên hệ gia đình ruột thịt, có thể bị người đời kết tội là bất hiếu ?
ĐÁP : Thực ra không phải như vậy. Vì chính Đức Giê-su là một người con hiếu thảo : Người vâng lời cha mẹ trong suốt thời gian ẩn dật tại Na-da-rét (x. Lc 2,51). Dù “giờ” chưa tới, nhưng Người sẵn sàng nghe lời cầu bầu của Đức Mẹ, để làm phép lạ đầu tiên giúp đỡ đôi tân hôn là hóa nước thành rượu ngon (x. Ga 2,4.5-8). Trước khi tắt thở trên cây thập giá, Người trối Đức Mẹ làm Mẹ của môn đệ Gio-an, để ông đem ngài về nhà mình mà phụng dưỡng thay cho Người (x. Ga 19,25-27). Người dạy người ta về sự thực hành cách cụ thể giới răn “Phải thảo kính cha mẹ”, trái với lời dạy lỗi bổn phận hiếu thảo của các luật sĩ (x. Mc 7,10-13). Nhưng đối với Đức Giê-su, sự vâng lời cha mẹ phải được đặt sau Thánh Ý Chúa Cha (x. Lc 2,49). Mẹ và anh em của Người chính là những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa (x. Mc 3,33-35). Trong câu này, Đức Giê-su chỉ muốn nói rằng : khi cần phải chọn một trong hai tình yêu dành cho cha mẹ và dành cho Đức Giê-su, thì môn đệ phải biết đặt tình yêu trung thành với Người trên tình yêu dành cho cha mẹ.
- C 38: + Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy : Lúc đầu có lẽ các môn đệ đi theo Đức Giê-su do muốn được lợi lộc vật chất (x. Mt 19,27-30), được địa vị cao khi Người lên làm vua (x. Mt 18,1-4). Nhưng Người lại không chiều theo ý họ, mà đòi họ phải đi con đường hẹp, leo dốc và đầy gai chông, ít người chịu theo (x. Mt 7,13-14). Đó là đường “từ bỏ mình, vác thập gia mình hàng ngày mà theo chân Người” (x. Mt 16,24).
- C 39: + Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất… : Giữa hai sự sống tự nhiên và siêu nhiên, thì môn đồ phải biết chọn sự sống siêu nhiên. Nếu họ chỉ lo tìm sự sống thân xác, đến nỗi từ chối Chúa để khỏi bị giết chết, thì họ sẽ bị mất sự sống siêu nhiên ở đời sau. Ngược lại, nếu họ bằng lòng chịu chết vì đức tin, thì sẽ được Chúa ban lại sự sống siêu nhiên sau này.
- C 40: + Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy…: Ở đây Đức Giê-su áp dụng một nguyên tắc thông thường về ngoại giao là : “Kẻ được sai đi đồng hóa với người đã sai mình”. Đón tiếp môn đệ là đón tiếp Đức Giê-su, cũng là đón tiếp chính Thiên Chúa là Đấng đã sai Người. Sự đón tiếp ở đây là phải sẵn sàng đón nhận Tin Mừng do các tông đồ thừa sai rao giảng.
- C 41: + Ai đón tiếp một ngôn sứ… một người công chính : Có người nghĩ rằng : Ngôn sứ và công chính đồng nghĩa với tông đồ, nên ai tiếp đón các tông đồ với danh nghĩa là ngôn sứ và người công chính, thì sẽ được phần thưởng của các ngài. Nhưng một số các nhà chú giải hiện nay lại cho rằng : Thời Giáo Hội sơ khai, chức vụ ngôn sứ khác với chức vụ tông đồ, còn người công chính thì không phải chức vụ, nhưng là người có lối sống công bình và ngay chính, được cộng đoàn kính trọng, như ông Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a người công chính (x. Mt 1,19), ông Giu-se hay Ba-sáp-ba, biệt danh Rô-ma là Gút-tô, nghĩa là công chính (x. Cv 1,23). + Thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ… cho bậc công chính : Đức Giêsu áp dụng nguyên tắc : “Người được sai đi đồng hóa với Đấng sai mình”, để nói rằng : kẻ đón tiếp các ngôn sứ và người công chính cũng sẽ được phần thưởng giống như phần thưởng mà các bậc ngôn sứ và người công chính sẽ được, là sự sống và được sự sống đời đời.
- C 42: + Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này… : Kẻ bé nhỏ đây ám chỉ các môn đệ của Đức Giê-su là tông đồ thừa sai. + Người đó sẽ không mất phần thưởng đâu : Đức Giê-su hứa sẽ ban thưởng Nước Trời cho những ai thành tâm cộng tác vào sứ mệnh truyền giáo của các môn đệ, thì cũng sẽ được thưởng giống như các ngài sẽ được ở đời sau.
II. SỐNG LỜI CHÚA :
1. LỜI CHÚA: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy (Mt 10,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHẤP NHẬN THẬP GIÁ ĐỂ SỐNG VUI.
Có một thiếu nữ kia trẻ đẹp và là con một gia đình quý tộc ở Ái Nhĩ Lan. Tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cô lại muốn sống đời thánh hiến cho Chúa. Khi tới tuổi trưởng thành, cô từ chối khi các chàng trai quý tộc đến dạm hỏi, và được cha mẹ cho phép, cô tìm đến một đan viện có lối sống nhiệm nhặt khắc khổ để xin được dâng mình cho Chúa. Mẹ bề trên thấy cô vừa trẻ đẹp, lại vừa là con nhà quyền quý giàu có, nên chưa dám nhận ngay. Bà muốn thử thách ơn gọi của cô nên đã cố ý trình bày những luật lệ khắt khe của đan viện về nhiệm vụ cầu nguyện và lao động nhiều giờ mỗi ngày. Nghe xong, cô gái giữ im lặng như suy nghĩ. Một lát sau, bà bề trên hỏi tiếp : “Bây giờ con còn muốn dâng mình cho Chúa nữa thôi ?”. Cô đáp : “Thưa mẹ, con chỉ còn một thắc mắc này là : Không biết trong tu viện có nhiều cây thánh giá không ?”. Mẹ bề trên trả lời : “Con đừng lo. Khắp nơi trong nhà, không chỗ nào là không có thánh giá cả”. Bấy giờ cô gái tươi nét mặt và nói : “Thế thì thưa mẹ, con sẵn sàng xin vào tu viện, vì con chắc sẽ không gặp gì khó khăn cả. Bởi vì theo con nghĩ : Nếu mọi nơi mọi lúc con đều nhìn thấy thánh giá Chúa, đều thấy Người đang cùng chịu đau khổ với con, thì con hy vọng có thể chịu đựng được mọi đau khổ”.
2) CHU TOÀN BỔN PHẬN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRƯỚC KHI ĐI THEO CHÚA:
Vào năm 1994 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong chân phước cho chị Mác-đa-la Mô-ra-nô, là một nữ tu thuộc dòng Đức Mẹ Phù Hộ. Ngay từ thuở niên thiếu, Mác-đa-la đã phải nếm mùi đau khổ: Chỉ trong một tháng, người cha và chị cả trụ cột nuôi gia đình lần lượt bị chết, khiến cho bà mẹ và bốn đứa con thơ dại hết sức lo lắng cho tương lai gia đình.
Lúc đó em Mác-đa-la mới được 8 tuổi, nhưng đã tỏ ra khôn ngoan và chín chắn. Thấy mẹ lo buồn, em thường an ủi mẹ: “Mẹ đừng khóc nữa, chẳng bao lâu con sẽ khôn lớn và con hứa sẽ giúp mẹ thật nhiều như bố và chị Phanxica đã giúp mẹ vậy”. Nhưng không phải đợi tới lúc khôn lớn mà ngay từ lúc đó, vì nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Mác-đa-la đã bỏ học để ngồi vào guồng tơ dệt chỉ mà chị Phanxica đã làm để kiếm tiền hằng ngày nuôi gia đình.
Một hôm, tình cờ người bác họ là cha Bandenla đến chơi và khi biết hoàn cảnh của Mác-đa-la, cha đã hứa phụ giúp nhu cầu vật chất của gia đình và giúp học phí sách vở cho Mác-đa-la đến trường học. Sau hơn mười năm chăm chỉ đèn sách, chị đã tốt nghiệp và trở thành một giáo viên giỏi dạy ở trường làng để phụ giúp gia đình. Suốt 16 năm trời, chị đã giữ lời hứa với mẹ, chuyên cần làm việc và âm thầm dành dụm. Đến ngày sinh nhật thứ 30, Mác-đa-la đã dẫn mẹ đến xem mảnh đất với căn nhà và khu vườn mà mẹ hằng mong ước. Chị âu yếm thưa với mẹ: “Thưa mẹ, đây là món quà con tặng mẹ, con chỉ xin mẹ cho phép con được tận hiến cuộc đời còn lại để theo ơn Chúa kêu gọi phụng sự Người”.
Quyết định của Mác-đa-la đã gây đau khổ nhiều cho mẹ chị, cho cha xứ, bạn bè và các phụ huynh học sinh của chị, vì họ mất đi một người con hiếu thảo, một người bạn tốt, một giáo viên gương mẫu, một người giáo dân nhiệt thành việc tông đồ. Ngày chia ly không khỏi ngậm ngùi đau xót, nhưng chị đã tìm được sức mạnh nơi tình yêu và lời Chúa phán: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với thầy”. Đồng thời chị cũng được sự an ủi vì tin vào lời Chúa đã hứa: “Quả thật, Thầy bảo cho anh em, không ai bỏ nhà cửa, cha mẹ, vợ con, anh chị em vì nước Thiên Chúa mà lại chẳng lãnh nhận gấp trăm ở đời này và sẽ được sống đời sau”. Thật vậy, lời hứa ấy đã thể hiện qua suốt 30 năm sống đời tận hiến mà trong đó, hơn 25 năm hăng say với sứ mệnh tông đồ giữa giới trẻ nghèo khổ và bị bỏ rơi tại đảo Xi-xi-li-a. Cuối cùng chị đã được Hội Thánh tôn phong lên bậc chân phước để mọi người tôn kính và học tập noi gương.
3) AI KHÔNG ĐÓN TIẾP THA NHÂN LÀ ĐÃ TỪ CHỐI ĐÓN CHÍNH CHÚA GIÊ-SU:
Tiểu bang Minnesota ở phía trung bắc nước Mỹ, giáp với Canada, vào mùa đông thường có những trận bão tuyết và nhiệt độ tụt xuống -30 hay -40 độ âm Farenheit. Vào một đêm bão tuyết, chiếc xe hơi của người phụ nữ bị chết máy trên đường tới Rochester. Chị biết rằng sẽ bị chết cóng nếu cứ ngồi lại ở trong xe. Tuy là vùng miền quê, nhưng trên trục lộ chính, cũng có một số nhà dọc theo đường lộ. Chị đã đến gõ cửa lần lượt hơn một chục căn nhà, nhưng chẳng có ai chịu ra mở cửa. Sau cùng, có một người lái xe ngang qua thấy chị nằm gục bên vệ đường bèn xuống xe đưa chị vào nhà thương cấp cứu. Chị đã được cứu sống, nhưng tất cả các ngón tay, ngón chân và một bàn chân đã bị hoại tử vì chịu giá lạnh trong một thời gian quá lâu.
Có điều đáng nói là các căn nhà chị đến gõ cửa đêm hôm ấy, mọi người đều ở trong nhà và đều nghe có tiếng gõ cửa. Mọi người đều là các tín hữu sống tại vùng quê hiền hòa, nhưng không một ai chịu ra mở cửa, vì sợ có thể sẽ bị kẻ cướp vào nhà trấn lột !
4) AI LIỀU MẤT MẠNG SỐNG MÌNH VÌ THẦY THÌ SẼ TÌM THẤY ĐƯỢC:
Vào một sáng mùa đông tuyết lạnh, SADHU và một người bạn cùng nhau đi du lịch qua một miền núi phía Bắc Ấn Độ. Thình lình một cơn bão tuyết ào ào đổ tới, gió lạnh gào thét bên tai họ, khiến họ phải rất vất vả để chống trả với cơn bão tuyết.
Bấy giờ họ thấy một người đàn ông bị lạnh cóng đang nằm thoi thóp bên đường chờ chết. Sadhu muốn dừng lại cứu giúp người gặp nạn, nhưng anh bạn kia lại không đồng ý vì cho rằng nguyên việc làm sao để cứu mạng mình lúc này cũng đã khó khăn vất vả lắm rồi, và anh ta cương quyết bỏ đi. Chạnh lòng xót thương, Sadhu ở lại bên kẻ bất hạnh, xoa nóng tay chân cho người sống dở chết dở ấy. Sau đó với sức lực còn lại, Sadhu cố gắng cõng anh ta trên lưng và tiếp tục đi qua vùng bị bão tuyết. Hơi ấm của hai thân thể hòa quyện lấy nhau khiến người kia dần hồi sinh và cả hai dìu nhau đi tiếp. Đi khoảng mươi dặm, cả hai kinh ngạc khi nhìn thấy một xác chết vì bị lạnh cóng đang nằm bên vệ đường. Họ càng ngạc nhiên hơn khi nhận ra đó không ai khác hơn là anh bạn đã cùng đi với Sadhu trước đó.
Hành động yêu thương xả thân cứu người của Sadhu đã minh chứng cho lời Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay: ”Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được”. Anh bạn của Sadhu do đã cố giữ mạng sống của mình nên cuối cùng đã bị mất mạng, còn Sadhu do liều mất mạng vì tha nhân nên đã được cứu. Đó là điều nghịch lý mà Đức Giêsu đã trải qua và dạy các tín hữu noi theo. Người đã sẵn lòng chịu chết thập giá rồi sống lại vinh quang, để dạy chúng ta hãy đi con đường yêu thương: hy sinh mạng sống mình vì lòng mến Chúa yêu người, và chắc ta sẽ nhận được ơn cứu độ của Chúa.
5) CHIA SẺ GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO LÀ LÀM CHO CHÍNH CHÚA:
MÁC-TANH THÀNH TUA (Martin de Tour) là một mẫu gương về đức bác ái cụ thể. Bấy giờ Mác-tanh là người đầu tiên được Hội Thánh tôn kính như một vị thánh mà không do chịu tử vì đạo. Ngài sinh ra tại Pháp vào lúc cuộc bách hại đạo sắp chấm dứt. Trước đó chưa có người nào được các tín hữu tôn kính như một vị thánh giống như ngài.
Mác-tanh đã nêu cao chân lý : yêu thương tha nhân là yêu chính Chúa Giê-su. Trong lúc Mác-tanh đang học giáo lý dự tòng thì ngài đã ở trong quân đội. Vào một đêm đông giá rét, khi Mác-tanh đang ngồi trên lưng ngựa đi tuần tra thì gặp một người ăn xin nghèo khổ đang đi trên đường. Ông ta bị rét run vì quần áo ông đang mặc chỉ là một mớ giẻ rách. Mác-tanh liền thương cảm cởi chiếc áo choàng bằng dạ đang mặc, rút gươm cắt thành hai mảnh và đưa một mảnh cho người ăn xin nghèo khổ kia. Sau đó, trong giấc ngủ, Mác-tanh đã nằm mơ thấy Chúa Giê-su trên cây thập giá đang khoác mảnh áo mà ông mới cắt cho người ăn xin. Mác-tanh nghe Người phán: “Hỡi Mác-tanh, tuy đang học giáo lý, mà con đã cho Ta chiếc áo này”.
3. SUY NIỆM:
1) ĐÓN TIẾP THA NHÂN LÀ ĐÓN TIẾP CHÍNH ĐỨC GIÊSU.
“Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”
- NGƯỜI KHÁC LÀ AI ? : GIĂNG PÔN SÁT (Jean Paul Sartres) một triết gia hiện sinh vô thần đã nói : “Hỏa ngục chính là người khác !”. Đây là một câu nói hận đời, trái ngược với tinh thần yêu thương của Đức Giê-su. Vì đối với các tín hữu chúng ta thì người khác chính là hiện thân của Đức Giê-su như Người đã nói : “Ta bảo thật các ngươi : Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Nhưng người khác là ai ? Họ không phải là một người trừu tượng, nhưng là những người sống bên chúng ta. Họ là La-da-rô nghèo đói đang ở cửa nhà chúng ta. Họ là những người yếu đuối, già cả neo đơn, là những người vô gia cư, vô nghề nghiệp. Có thể họ cũng là một người trong gia đình ta, một người hàng xóm hay ở cùng một đường phố với chúng ta. Họ có thể là hỏa ngục hay là thiên đàng của ta tùy theo cái nhìn của ta đối với họ.
- LÒNG HIẾU KHÁCH : Trong một xóm đạo nọ, vào buổi sáng khi ánh mặt trời vừa ló rạng, cánh cửa mọi nhà trong xóm đều được mở ra đón ánh nắng ban mai. Rồi từ đầu xóm, một gã hành khất đeo bị và tay chống gậy xuất hiện. Qua các cánh cửa, người ta phát hiện ra gã. Thế là từng nhà dọc theo xóm, vội vã đóng và chốt cửa lại, kéo rèm che cửa sổ. Bấy giờ gã hành khất đến từng nhà gõ cửa, nhưng không ai ra mở cửa. Cảm thấy nhục nhã buồn tủi, gã lặng lẽ đi ra khỏi xóm. Khi gã vừa khuất dạng, các rèm cửa lại được kéo lên, mọi cửa nhà lại được mở toang đón nhận nắng ấm tràn vào trong nhà. Mọi người trong xóm đều vui vẻ ra mặt vì như vừa thoát khỏi sự quấy rầy của một kẻ không mời mà đến.
Hoạt cảnh trên đây vẫn thuờng xảy ra đó đây là do lòng ích kỷ của con người. Người ta thường chỉ mở cửa nhà và cửa lòng để đón mời một số người nào đó trong gia đình ruột thịt, các người bạn thân quen, đồng nghiệp, hay những kẻ mà họ hy vọng sẽ đem lại cho mình lợi lộc… và họ sẵn sàng khép cửa lại khi gặp một người lạ, nhất là những kẻ dáng vẻ nghèo nàn.
- CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỐI VỚI HỌ ? : Đức Giê-su dạy chúng ta hãy ân cần tiếp đón tha nhân. Tùy theo thái độ của chúng ta mà họ sẽ thành niềm vui mang lại hạnh phúc hay trở nên nỗi bất hạnh của chúng ta : các chủ quán ở Bê-lem xưa đã từ chối đôi vợ chồng nhà quê nghèo khó là Giu-se và Ma-ri-a, nhưng họ lại không ngờ mình đã từ chối đón nhận Đấng Cứu Thế trong đêm Người giáng sinh (x. Lc 2,7); Hai người thu thuế trong Tin Mừng là Mát-thêu và Da-kêu đã mở rộng cửa nhà đón tiếp Đức Giê-su và đã được ơn cứu độ (x. Mt 9,10 ; Lc 19,5-10); Gia đình Bê-ta-ni-a đón tiếp Đức Giê-su và đã được Người dạy cho biết điều cần thiết nhất (x. Lc 10,39-42). Hai môn đệ làng Em-mau nhờ mời vị khách bộ hành vào tạm trú trong nhà, mà các ông đã nhận ra Đức Giê-su phục sinh (x. Lc 24,29-31). Ngày nay Đức Giê-su vẫn đang hiện thân trong những người đau khổ nghèo đói, những kẻ đứng ngoài cửa nhà chúng ta và gõ. Ai mở cửa đón rước Người, thì Người sẽ vào trong nhà linh hồn của họ và ngồi vào bàn dùng bữa tối thân tình với họ.
XÉT MÌNH : Tôi thường có thái độ thế nào đối với những kẻ mình không ưa hay những khách lạ không mời mà đến ? Tại sao người ta đóng cửa nhà hay cửa lòng với những người nghèo đói ăn xin ? Khi các người làm tông đồ đến nhà, tôi có niềm nở đón tiếp và cộng tác vào việc rao giảng Tin Mừng của họ hay không ?
2) TÌNH YÊU ĐỐI VỚI ĐỨC GIÊSU.
- GƯƠNG VÁC THÁNH GIÁ :
Từ lễ Giáng Sinh năm 1969, mục sư ÁC-THƠ BƠ-LÉT-SÍT (Arthur Blessit) đã khởi đầu một cuộc hành trình đi bộ vòng quanh thế giới. Trên vai vác một cây thập giá dài 3,6m, ngang 1,8m nặng 18 ki-lô. Sau 26 năm vất vả, ông đã lập được một kỷ lục thế giới về đi bộ, khi vượt qua một quãng đường dài tới hơn 50 ngàn cây số, ngang qua nhiều quốc gia. Sau này ông đã thuật lại chuyến đi ấy như sau : “Tôi đã đi qua nhiều sa mạc và rừng già, đã từng bị dã thú như voi, rắn, cá sấu tấn công. Tôi bị bắt giam 21 lần vì bị nghi là làm gián điệp và có lần suýt bị dân da đỏ hành hình…” Động lực thúc đẩy ông làm được việc phi thường ấy là tình yêu mến Chúa Giê-su. Ông muốn mang thánh giá đến mọi nơi trên thế giới, như lệnh Người truyền : “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,20). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b).
- PHẢI VÁC THẬP GIÁ NÀO ?
Đức Giê-su mời mọi người hãy vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Người (x. Mt 16,24). Đường thập giá là con đường chính Đức Giê-su đã đi chịu chết. Đây là con đường khó nghèo khiêm hạ ở Bê-lem, lao động vất vả ở Na-da-rét, là đường rao giảng Tin Mừng và làm phép lạ cứu nhân độ thế từ Ga-li-lê đến Giê-ru-sa-lem, là đường lo buồn trong vườn Cây Dầu, bị xét xử bất công, chịu đánh đòn, đội mão gai, vác thập giá lên đồi Can-vê; là đường chịu đóng đinh và chết nhục nhã như một tên đại gian ác. Nhưng con đường đó lại là điều kiện để vào vinh quang phục sinh, như ba lần Người đã báo trước (x. Mt 16,21 ; 17,22-23 ; 20,18-19).
Các tín hữu chúng ta cũng được Đức Giê-su mời gọi đi con đường thập giá của Người. Thập giá mà chúng ta vác không phải là cây gỗ thập giá của Đức Giê-su, nhưng là những gánh nặng việc bổn phận đối với gia đình xã hội và Giáo Hội, là đòi hỏi phải từ bỏ của cải vật chất, quyền hành, là những người mà chúng ta tuy không ưa, nhưng vẫn phải sống chung một nhà. Đức Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi với tính tự nhiên, Người bị lo buồn sợ hãi trước Giờ Tử Nạn, nhưng Người đã can đảm chấp nhận vâng theo ý Chúa Cha (Mt 26,39). Chỉ vì yêu mến Cha mà Người sẵn sàng từ bỏ ý riêng để chấp nhận khổ hình thập giá. Cũng vậy, chỉ khi nào ta thực sự yêu mến Chúa Giê-su thì ta mới dám hy sinh quên mình, dấn thân theo Chúa trên con đường thánh giá, và mới dám hiến mạng sống mình vì mến Chúa và yêu tha nhân.
- PHẢI YÊU CHÚA THẾ NÀO ?
Đức Giê-su đòi những ai muốn theo làm môn đệ Người phải dành trọn tình yêu cho Người : “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai hay con gái mình hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10,37). Nếu Đức Giê-su không phải là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa và nếu Người đã không chịu chết vì yêu loài người trước, thì chắc Người không dám đòi môn đệ phải hy sinh như vậy. Từ ngày Đức Giê-su về trời đến nay, có biết bao vị thừa sai tông đồ đã dám sống đến cùng tình yêu mà Đức Giê-su đòi hỏi ấy. Truyền giáo không phải chỉ là rao giảng Lời Chúa, nhưng còn là thông truyền đức tin và tình yêu Chúa cho người khác ; Là giới thiệu Đức Giê-su cho tha nhân nhận biết, tôn thờ, yêu mến cậy trông vào Người. Muốn làm được điều này thì chính chúng ta phải cảm nghiệm được tình yêu của Chúa nơi bản thân và sẵn sàng dâng cả cuộc đời để đáp lại tình yêu ấy. Ước gì chúng ta yêu mến Đức Giê-su trên hết mọi người, mọi vật, chấp nhận bỏ đi cái tôi ích kỷ hẹp hòi, để tình yêu Chúa ngày một lớn lên khi ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân.
4. THẢO LUẬN:
1) Ta cần từ bỏ những gì và phải vác thập giá nào để nên môn đệ của Chúa ?
2) Theo kinh Cải Tội Bảy Mối, muốn bỏ một tật xấu như tự kiêu, bủn xỉn, mê đắm xác thịt, hay giận hờn, say xỉn, ghen ghét, lười biếng… Ta phải tập những nhân đức đối nghịch nào ?
5. LỜI CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin dạy con biết yêu mến Chúa cho xứng đáng : biết cho đi mà không cần tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không cần an nghỉ, biết xả thân mà không cần một phần thưởng nào khác, ngoài việc biết mình đã làm theo thánh ý Chúa (Thánh I-NHA-XI-Ô).
- LẠY CHÚA. Xin nhận lấy tất cả tâm tư tình cảm và ước muốn của con, tất cả những gì con có và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy đều do Chúa đã ban cho con, thì hôm nay con lại xin dâng chúng cho Chúa. Tất cả là của Chúa. Xin hãy sử dụng theo ý Chúa muốn. Con chỉ xin Chúa ban cho con lòng yêu mến Chúa nồng nàn và sau này được Chúa ban ơn cứu độ. Được như vậy là con đã thỏa mãn lắm rồi.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Chúa Nhật XIII Thường Niên -A-
Lm Jude Siciliano OP
05:13 29/06/2017
Chúa Nhật XIII Thường Niên -A-
2 Các Vua 4: 8-11, 14-16a; Tv. 88; Rôma 6: 3-4, 8-11; Mátthêu 10: 37-42
Cả hai bài đọc và bài phúc âm đều nói về lòng hiếu khách. Đất nước chúng ta có tiếng về lòng hiếu khách dối với người nước ngoài. Khởi đi từ người Mỹ bản địa đầu tiên ở đất Hoa Kỳ đã đón tiếp người từ Châu Âu sang vì đức tin, cho đến những loạt người di cư vào thế kỷ 19 đến thế ky 20. Người nghèo đến gõ cửa nhà chúng ta đều được đón tiếp. Nhưng không phải ai cũng được đón nhiệt tình.
Vào giửa thế kỷ 19 về sau, người di cư từ Ái Nhĩ Lan qua gặp nhiều chống đối với những tấm bảng "Nếu là người Ái Nhĩ Lan, đừng xin việc". Người Đức bị truy nã trong thế chiến thứ Nhất. Người Mỹ da đen không được bỏ phiếu, không được đến trường học, không có việc làm, không được sống trong cộng đoàn người da trắng, không được vào rạp hát v.v... Đến giữa thế kỷ 20 có đạo luật không cho người các nước nam Châu Âu vào Hoa Kỳ vì họ bị xem là những người côn đồ tù tội nguy hiểm. Vậy bây giờ những điều đó nghe có lạ tai hay không?
Dù vậy, chúng ta vẫn nghe những lời kêu gọi thiết lập những trung tâm đón tiếp người nước ngoài phải không? Sự phục vụ là trọng tâm được ghi chú trong kinh thánh của người Do thái và Kinh Thánh của Kito Giáo, Đức Chúa đã tiếp đón những tội nhân, những kẻ bị bỏ rơi và những người xa lạ và Ngài niềm nở thương yêu họ. Chúng ta là những người được Thiên Chúa mời gọi, chúng ta có bổn phận phải làm như vậy đối với những người xa lạ và người nước ngoài.
Có một khía cạnh khác nói về lòng hiếu khách của Kinh Thánh mà chúng ta phải để ý đến: bài đọc thứ nhất và bài phúc âm đọc hôm nay nhắc chúng ta nhớ là những người phương xa đến thường mang lại cách sống mới và năng lực mới về thế giới tri thức hay đem những món quà đến để chia sẻ với chủ nhà. Bà người Su-nêm đón tiếp ông Elisa mời ông dùng bữa. Rồi bà ta đón ông ở lại nhà và làm cho ông một phòng riêng để mỗi khi ông ta đi qua. Bà ta biết ông Elisa là một thánh nhân. Đáp lại lòng tốt của bà đó ông Elisa hứa: "vào thời kỳ này sang năm, bà sẽ bồng bế một bé trai".
Mỗi khi người nào nghe lời một ngôn sứ, người ấy được phúc với đời sống mới. Bà người Su-nêm không những đón tiếp ông Elisa, nhưng làm như thế là một cách đón tiếp Lời của Thiên Chúa. (Có người bình luận chú thích một khía cạnh khác lạ của câu chuyện: trong văn hóa Su-nêm, người phụ nữ thường phục vụ mang tính phụ thuộc. Nhưng, trong câu chuyện này bà người Su-nêm tỏ ra thái độ tự nguyện, như làm phòng riêng, để đón tiếp ông Elisa).
Trong phần thứ nhất của phụng vụ hôm nay, chúng ta cũng đón Lời Chúa vào "nhà" chúng ta. Chúng ta để dành chỗ trong tâm hồn chúng ta cho Kinh Thánh để nhắc chúng ta. Lời Chúa sinh hoa trái trong tâm hồn chúng ta với hy vọng mang đến một đời sống mới. Phụng vụ hôm nay có thể giúp chúng ta suy ngẫm: ai là người đem Lời Chúa đến cho chúng ta? Nên nhớ là ngôn sứ không thuộc trong những người có chức vụ. Họ không bao giờ có dấu chứng nhận của một tổ chức nào. Tuy vậy, Thiên Chúa thường đến qua người khác, hay qua những người xa lạ.
Chúa Giêsu nhấn mạnh là Ngài có thể ở giữa những người đói khát, vô gia cư, người đau yếu, người tù tội và người sống bên ngoài. Vậy chúng ta đón tiếp họ như thế nào? Chúng ta nhớ là khi chúng ta đón tiếp họ, chúng ta mở lòng ra cho Chúa vào ngự trị trong đời sống chúng ta. Người xa lạ không phải chỉ là những người từ bên ngoài đến. Họ có thể ở cạnh chúng ta như một người trong gia đình cần được đón tiếp, cần lắng nghe và cần được chấp nhận.
Hôm nay Chúa Giêsu mở lời nói về cái giá phải trả khi làm môn đệ Ngài. Trong văn hóa của Chúa Giêsu, cá nhân và đời sống của mổi người xuất phát tự bởi gia đình của người đó. Một người có thể cho biết mình là ai khi nói về gia đình của mình. Bị loại ra khỏi gia đình là mất cá tính của mình, cũng như chết đi vậy. Dù vậy, các môn đệ Chúa Giêsu cần phải vui lòng rời khỏi gia đình, ngay cả cha mẹ nếu cần để đi theo Ngài. Chúa Giêsu nói rõ việc Ngài đòi hỏi các môn đệ cần phải biết giá trị của việc theo Ngài để sau này, khi họ gặp chống đối họ sẽ không chán nản. Chúa Giêsu nói trước cho các ông biết là theo Ngài họ sẽ mất nhiều. Nhưng, Ngài cũng hứa là ai bỏ sự sống mình, bỏ các chương trình, dự định, hy vọng của mình, người đó sẽ tìm thấy sự sống nơi Ngài.
Nhưng việc bỏ lại mọi thứ để theo Chúa Giêsu không bắt đầu với quyết định của chúng ta. Nhưng đó là do chính Thiên Chúa chủ động kêu gọi và chào đón chúng ta, và chúng ta đáp lời. Chúng ta có nghe tiếng gọi mời và chào đón nồng nhiệt không. Nói cách khác, giống như người phụ nữ Su-nêm đã xây dựng một căn phòng cho Êlisê, chúng ta cũng làm một căn phòng - cho Thiên Chúa trong lòng chúng ta. Thiên Chúa chấp nhận sự chào đón của chúng ta và Ngự đến sống với chúng ta. Chúa Giêsu gởi khó khăn cho chúng ta là các môn đệ của Ngài là không cho phép bất cứ ai, hay vật gì, có thể tách nơi ở của Đức Chúa ra khỏi cuộc sống chúng ta, kể cả gia đình chúng ta, hãy luôn mở ra một chỗ trong lòng chúng ta để cho Ngài ngự vào.
Hãy tưởng tượng giá trị Chúa Giêsu ban cho các người đại diện cho Ngài khi Ngài nói "Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy". Có sự liên hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu và những người Ngài gởi đi rao giảng Lời Chúa. Thiên Chúa bắt đầu sự "gởi đi" bằng cách gởi Chúa Giêsu để mạc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho toàn thế giới. Rồi Chúa Giêsu chọn liên tục những người nghe và học hỏi Tin Mừng “nằm lòng”. Tin Mừng trở thành đời sống của họ và họ được sai đi loan khắp cùng thế giới để chia sẻ vói người khác những gì đã thay đổi đời sống họ.
Người tín hữu đón tiếp Lời Chúa qua các ngôn sứ và họ sẽ cảm nghiệm ơn huệ của đời sống mới. Bởi thế, rao giảng Tin Mừng không phải chỉ là một chương trình được tổ chức và lưu giữ ở văn phòng giáo phận, nhưng là một việc làm hằng ngày và thành quả là mọ tín hữu luôn luôn nói về đức tin của mình với người khác.
Căn bản của việc rao giảng Lời Chúa là làm thế nào chứng tỏ được sự đơn sơ của lòng hiếu khách đến với mổi người, dể họ nhận ra được sự tốt lành của môn đệ Chúa Giêsu trong chúng ta, và qua đó, họ mở lòng để tiếp nhận người rao giảng và thông điệp của lời Chúa vào cuộc sống của họ.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
13th SUNDAY (A)
2 Kings 4: 8-11, 14-16a; Psalm 89; Romans 6: 3-4, 8-11; Matthew 10: 37-42
Both the first reading and the gospel have a message about hospitality. Our country has had a reputation for hospitality to foreigners: starting from the Native Americans welcoming the Pilgrims, through the mass waves of immigration from the middle of the 19th through the mid-20th century. The poor, who came knocking at our doors, were welcomed – but not always and not by everyone.
In the second half of the 19th century Irish immigrants were met with opposition and signs in store windows reading, "Irish need not apply." German-speaking citizens were persecuted during World War I. African-Americans were held back from voting and kept out of schools, jobs, neighborhoods, theaters etc. Laws were passed in the mid-20s of the past century to keep southern Europeans from entering our country because they were considered "degenerates and dangerous criminals." Does all this sound familiar to us today?
Yet we still hear the call from many quarters to create a welcoming environment for those who are estranged? Hospitality is at the heart of the Hebrew and Christian scriptures. God has welcomed sinners, outcasts and strangers to God’s loving and welcoming embrace. As people who have been offered hospitality by God, we are obliged to do the same to those who are outsiders and strangers.
There is another side to biblical hospitality we are called to to be attentive to. In today’s first reading and gospel, we are reminded how often strangers come bearing new life and new energy into a stagnant world. Strangers who are welcomed often come bearing gifts ready to share with their hosts. The Shunemite woman welcomes Elisha by first offering him food. Then, she welcomes him into her home and provides a room for him whenever he is passing through. She is aware that Elisha is a holy man. In response to her generosity Elisha promises, "This time next year you will be fondling a baby son."
When one receives the word of a prophet one is blessed with new life. The woman not only welcomes the prophet but, in doing so, offers hospitality to God’s Word. (Commentators note an unusual aspect of the story since it is the woman, normally subservient in their culture, who shows executive traits as she takes on the role of host to Elisha.)
During the first part of our celebration today we too welcomed God’s Word into our "home" – we made room for it in our hearts and as Scripture reminds us, it blossoms there with a promise of new life. Today’s liturgy should move us to reflect: who comes bearing the Word of God to us? Remember, prophetic people don’t always fit into official categories; they aren’t always bearing an institutional stamp of approval. Yet, God often comes to us in the other and through people who are strangers.
Jesus emphasizes that he can be found among the thirsty, hungry, homeless, sick, prisoner and outsider. How can we offer them hospitality? We remember that when we do we are opening ourselves to God’s new entrance into our lives. Strangers are not just those who come from the outside; they can be as near as a member of our family who needs a welcoming, listening ear and accepting presence.
Jesus’ opening statement today emphasizes the cost of being his disciple. In his culture one’s identity, one’s very life, came from being a member of a family. A person would have identified themself by the family to which they belonged. To be cast out of a family was to lose one’s identity – it was a form of death. Yet, Jesus’ disciples must be willing to give up their very family, even their parents, if necessary, to follow him! He is very clear in what he asks of his disciples. They must be advised of the cost of following him so that later, when they meet opposition, they will not be discouraged. "Jesus forewarned that it would cost us to follow him." But he also promised that those who gave up their own way of life, their plans and hopes, would find life in him.
But this giving up of everything for Jesus does not begin with the decision we make on our own. Rather, God takes the initiative by calling and welcoming us, and we respond. We hear the call and welcome it into our hearts; we give it a hospitable welcome. In other words, like the Shunemite woman who built a room for Elisha, we too make room – more than just one room – for God in our hearts. God accepts our welcome and moves in to live with us. Jesus challenged his disciples not to allow any person, or thing, to take God’s place in our lives, even our own families, but to keep open a place within us for him and him alone to enter.
Imagine the dignity Jesus gives his representatives when he says, "Whoever receives you, receives me." There is a close dynamic relationship between Jesus and those he sends to preach the Word. God has started the "sending process" by sending Jesus to reveal God’s love for the whole world. Then, Jesus chose and continues to choose, people to hear and learn the gospel "by heart." The message becomes their were very life and they are sent into the world to pass on to others what has changed their own lives.
New believers welcome the Word from these prophets and they themselves experience the gift of new life. Thus, evangelization is not just a project designed and maintained at the diocesan office level, but is as daily and ordinary as the effects that one believer speaking about their faith can have on another person.
At the root of how God’s Word is spread is the simple virtue of hospitality. A person recognizes the goodness of a disciple of Jesus and, in some way, opens their heart and mind to receive them and their message into their lives.
2 Các Vua 4: 8-11, 14-16a; Tv. 88; Rôma 6: 3-4, 8-11; Mátthêu 10: 37-42
Cả hai bài đọc và bài phúc âm đều nói về lòng hiếu khách. Đất nước chúng ta có tiếng về lòng hiếu khách dối với người nước ngoài. Khởi đi từ người Mỹ bản địa đầu tiên ở đất Hoa Kỳ đã đón tiếp người từ Châu Âu sang vì đức tin, cho đến những loạt người di cư vào thế kỷ 19 đến thế ky 20. Người nghèo đến gõ cửa nhà chúng ta đều được đón tiếp. Nhưng không phải ai cũng được đón nhiệt tình.
Vào giửa thế kỷ 19 về sau, người di cư từ Ái Nhĩ Lan qua gặp nhiều chống đối với những tấm bảng "Nếu là người Ái Nhĩ Lan, đừng xin việc". Người Đức bị truy nã trong thế chiến thứ Nhất. Người Mỹ da đen không được bỏ phiếu, không được đến trường học, không có việc làm, không được sống trong cộng đoàn người da trắng, không được vào rạp hát v.v... Đến giữa thế kỷ 20 có đạo luật không cho người các nước nam Châu Âu vào Hoa Kỳ vì họ bị xem là những người côn đồ tù tội nguy hiểm. Vậy bây giờ những điều đó nghe có lạ tai hay không?
Dù vậy, chúng ta vẫn nghe những lời kêu gọi thiết lập những trung tâm đón tiếp người nước ngoài phải không? Sự phục vụ là trọng tâm được ghi chú trong kinh thánh của người Do thái và Kinh Thánh của Kito Giáo, Đức Chúa đã tiếp đón những tội nhân, những kẻ bị bỏ rơi và những người xa lạ và Ngài niềm nở thương yêu họ. Chúng ta là những người được Thiên Chúa mời gọi, chúng ta có bổn phận phải làm như vậy đối với những người xa lạ và người nước ngoài.
Có một khía cạnh khác nói về lòng hiếu khách của Kinh Thánh mà chúng ta phải để ý đến: bài đọc thứ nhất và bài phúc âm đọc hôm nay nhắc chúng ta nhớ là những người phương xa đến thường mang lại cách sống mới và năng lực mới về thế giới tri thức hay đem những món quà đến để chia sẻ với chủ nhà. Bà người Su-nêm đón tiếp ông Elisa mời ông dùng bữa. Rồi bà ta đón ông ở lại nhà và làm cho ông một phòng riêng để mỗi khi ông ta đi qua. Bà ta biết ông Elisa là một thánh nhân. Đáp lại lòng tốt của bà đó ông Elisa hứa: "vào thời kỳ này sang năm, bà sẽ bồng bế một bé trai".
Mỗi khi người nào nghe lời một ngôn sứ, người ấy được phúc với đời sống mới. Bà người Su-nêm không những đón tiếp ông Elisa, nhưng làm như thế là một cách đón tiếp Lời của Thiên Chúa. (Có người bình luận chú thích một khía cạnh khác lạ của câu chuyện: trong văn hóa Su-nêm, người phụ nữ thường phục vụ mang tính phụ thuộc. Nhưng, trong câu chuyện này bà người Su-nêm tỏ ra thái độ tự nguyện, như làm phòng riêng, để đón tiếp ông Elisa).
Trong phần thứ nhất của phụng vụ hôm nay, chúng ta cũng đón Lời Chúa vào "nhà" chúng ta. Chúng ta để dành chỗ trong tâm hồn chúng ta cho Kinh Thánh để nhắc chúng ta. Lời Chúa sinh hoa trái trong tâm hồn chúng ta với hy vọng mang đến một đời sống mới. Phụng vụ hôm nay có thể giúp chúng ta suy ngẫm: ai là người đem Lời Chúa đến cho chúng ta? Nên nhớ là ngôn sứ không thuộc trong những người có chức vụ. Họ không bao giờ có dấu chứng nhận của một tổ chức nào. Tuy vậy, Thiên Chúa thường đến qua người khác, hay qua những người xa lạ.
Chúa Giêsu nhấn mạnh là Ngài có thể ở giữa những người đói khát, vô gia cư, người đau yếu, người tù tội và người sống bên ngoài. Vậy chúng ta đón tiếp họ như thế nào? Chúng ta nhớ là khi chúng ta đón tiếp họ, chúng ta mở lòng ra cho Chúa vào ngự trị trong đời sống chúng ta. Người xa lạ không phải chỉ là những người từ bên ngoài đến. Họ có thể ở cạnh chúng ta như một người trong gia đình cần được đón tiếp, cần lắng nghe và cần được chấp nhận.
Hôm nay Chúa Giêsu mở lời nói về cái giá phải trả khi làm môn đệ Ngài. Trong văn hóa của Chúa Giêsu, cá nhân và đời sống của mổi người xuất phát tự bởi gia đình của người đó. Một người có thể cho biết mình là ai khi nói về gia đình của mình. Bị loại ra khỏi gia đình là mất cá tính của mình, cũng như chết đi vậy. Dù vậy, các môn đệ Chúa Giêsu cần phải vui lòng rời khỏi gia đình, ngay cả cha mẹ nếu cần để đi theo Ngài. Chúa Giêsu nói rõ việc Ngài đòi hỏi các môn đệ cần phải biết giá trị của việc theo Ngài để sau này, khi họ gặp chống đối họ sẽ không chán nản. Chúa Giêsu nói trước cho các ông biết là theo Ngài họ sẽ mất nhiều. Nhưng, Ngài cũng hứa là ai bỏ sự sống mình, bỏ các chương trình, dự định, hy vọng của mình, người đó sẽ tìm thấy sự sống nơi Ngài.
Nhưng việc bỏ lại mọi thứ để theo Chúa Giêsu không bắt đầu với quyết định của chúng ta. Nhưng đó là do chính Thiên Chúa chủ động kêu gọi và chào đón chúng ta, và chúng ta đáp lời. Chúng ta có nghe tiếng gọi mời và chào đón nồng nhiệt không. Nói cách khác, giống như người phụ nữ Su-nêm đã xây dựng một căn phòng cho Êlisê, chúng ta cũng làm một căn phòng - cho Thiên Chúa trong lòng chúng ta. Thiên Chúa chấp nhận sự chào đón của chúng ta và Ngự đến sống với chúng ta. Chúa Giêsu gởi khó khăn cho chúng ta là các môn đệ của Ngài là không cho phép bất cứ ai, hay vật gì, có thể tách nơi ở của Đức Chúa ra khỏi cuộc sống chúng ta, kể cả gia đình chúng ta, hãy luôn mở ra một chỗ trong lòng chúng ta để cho Ngài ngự vào.
Hãy tưởng tượng giá trị Chúa Giêsu ban cho các người đại diện cho Ngài khi Ngài nói "Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy". Có sự liên hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu và những người Ngài gởi đi rao giảng Lời Chúa. Thiên Chúa bắt đầu sự "gởi đi" bằng cách gởi Chúa Giêsu để mạc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho toàn thế giới. Rồi Chúa Giêsu chọn liên tục những người nghe và học hỏi Tin Mừng “nằm lòng”. Tin Mừng trở thành đời sống của họ và họ được sai đi loan khắp cùng thế giới để chia sẻ vói người khác những gì đã thay đổi đời sống họ.
Người tín hữu đón tiếp Lời Chúa qua các ngôn sứ và họ sẽ cảm nghiệm ơn huệ của đời sống mới. Bởi thế, rao giảng Tin Mừng không phải chỉ là một chương trình được tổ chức và lưu giữ ở văn phòng giáo phận, nhưng là một việc làm hằng ngày và thành quả là mọ tín hữu luôn luôn nói về đức tin của mình với người khác.
Căn bản của việc rao giảng Lời Chúa là làm thế nào chứng tỏ được sự đơn sơ của lòng hiếu khách đến với mổi người, dể họ nhận ra được sự tốt lành của môn đệ Chúa Giêsu trong chúng ta, và qua đó, họ mở lòng để tiếp nhận người rao giảng và thông điệp của lời Chúa vào cuộc sống của họ.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
13th SUNDAY (A)
2 Kings 4: 8-11, 14-16a; Psalm 89; Romans 6: 3-4, 8-11; Matthew 10: 37-42
Both the first reading and the gospel have a message about hospitality. Our country has had a reputation for hospitality to foreigners: starting from the Native Americans welcoming the Pilgrims, through the mass waves of immigration from the middle of the 19th through the mid-20th century. The poor, who came knocking at our doors, were welcomed – but not always and not by everyone.
In the second half of the 19th century Irish immigrants were met with opposition and signs in store windows reading, "Irish need not apply." German-speaking citizens were persecuted during World War I. African-Americans were held back from voting and kept out of schools, jobs, neighborhoods, theaters etc. Laws were passed in the mid-20s of the past century to keep southern Europeans from entering our country because they were considered "degenerates and dangerous criminals." Does all this sound familiar to us today?
Yet we still hear the call from many quarters to create a welcoming environment for those who are estranged? Hospitality is at the heart of the Hebrew and Christian scriptures. God has welcomed sinners, outcasts and strangers to God’s loving and welcoming embrace. As people who have been offered hospitality by God, we are obliged to do the same to those who are outsiders and strangers.
There is another side to biblical hospitality we are called to to be attentive to. In today’s first reading and gospel, we are reminded how often strangers come bearing new life and new energy into a stagnant world. Strangers who are welcomed often come bearing gifts ready to share with their hosts. The Shunemite woman welcomes Elisha by first offering him food. Then, she welcomes him into her home and provides a room for him whenever he is passing through. She is aware that Elisha is a holy man. In response to her generosity Elisha promises, "This time next year you will be fondling a baby son."
When one receives the word of a prophet one is blessed with new life. The woman not only welcomes the prophet but, in doing so, offers hospitality to God’s Word. (Commentators note an unusual aspect of the story since it is the woman, normally subservient in their culture, who shows executive traits as she takes on the role of host to Elisha.)
During the first part of our celebration today we too welcomed God’s Word into our "home" – we made room for it in our hearts and as Scripture reminds us, it blossoms there with a promise of new life. Today’s liturgy should move us to reflect: who comes bearing the Word of God to us? Remember, prophetic people don’t always fit into official categories; they aren’t always bearing an institutional stamp of approval. Yet, God often comes to us in the other and through people who are strangers.
Jesus emphasizes that he can be found among the thirsty, hungry, homeless, sick, prisoner and outsider. How can we offer them hospitality? We remember that when we do we are opening ourselves to God’s new entrance into our lives. Strangers are not just those who come from the outside; they can be as near as a member of our family who needs a welcoming, listening ear and accepting presence.
Jesus’ opening statement today emphasizes the cost of being his disciple. In his culture one’s identity, one’s very life, came from being a member of a family. A person would have identified themself by the family to which they belonged. To be cast out of a family was to lose one’s identity – it was a form of death. Yet, Jesus’ disciples must be willing to give up their very family, even their parents, if necessary, to follow him! He is very clear in what he asks of his disciples. They must be advised of the cost of following him so that later, when they meet opposition, they will not be discouraged. "Jesus forewarned that it would cost us to follow him." But he also promised that those who gave up their own way of life, their plans and hopes, would find life in him.
But this giving up of everything for Jesus does not begin with the decision we make on our own. Rather, God takes the initiative by calling and welcoming us, and we respond. We hear the call and welcome it into our hearts; we give it a hospitable welcome. In other words, like the Shunemite woman who built a room for Elisha, we too make room – more than just one room – for God in our hearts. God accepts our welcome and moves in to live with us. Jesus challenged his disciples not to allow any person, or thing, to take God’s place in our lives, even our own families, but to keep open a place within us for him and him alone to enter.
Imagine the dignity Jesus gives his representatives when he says, "Whoever receives you, receives me." There is a close dynamic relationship between Jesus and those he sends to preach the Word. God has started the "sending process" by sending Jesus to reveal God’s love for the whole world. Then, Jesus chose and continues to choose, people to hear and learn the gospel "by heart." The message becomes their were very life and they are sent into the world to pass on to others what has changed their own lives.
New believers welcome the Word from these prophets and they themselves experience the gift of new life. Thus, evangelization is not just a project designed and maintained at the diocesan office level, but is as daily and ordinary as the effects that one believer speaking about their faith can have on another person.
At the root of how God’s Word is spread is the simple virtue of hospitality. A person recognizes the goodness of a disciple of Jesus and, in some way, opens their heart and mind to receive them and their message into their lives.
Điạ chỉ tối ưu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:27 29/06/2017
ĐỊA CHỈ TỐI ƯU
(Chúa Nhật XIII TN A)
Các bạn trẻ ngày nay rất thích nghe diễn giảng về chủ đề thành công trong cuộc sống. Có một vài điểm chung trong các bài diễn thuyết của nhiều danh nhân, doanh nhân thành đạt mà có thể kể ra hai điểm chung thường thấy trình bày đó là để đạt thành công trong cuộc sống thì cần phải có “hoài bão” (ambition) và biết cách “đầu tư” (investing). Sống mà không có hoài bão tức là không có mục đích, lý tưởng cụ thể thì hầu chắc không thể thành công. Người có hoài bão mà không biết đầu tư công sức, thời giờ và cả vật chất cho mục tiêu lý tưởng muốn đạt thì cũng chỉ là người mộng mơ viễn vông.
Phụng vụ Lời Chúa Giáo Hội dọn cho đoàn tín hữu trong Chúa Nhật XIII TN A có thể nói tập trung vào chủ đề “đầu tư đúng địa chỉ tối ưu” để được hạnh phúc viên mãn, để được sống đời đời. Đầu tư là hành vi bỏ ra, tiêu phí một khoản nào đó và rồi sau đó mong sẽ thu lại một khoản nhiều hơn phần đã bỏ ra. Dĩ nhiên đã và đang có đó nhiều người đầu tư cách thiếu khôn ngoan, lầm lạc và hậu quả là phần thu lại ít hơn phần đã bỏ ra và có khi là chẳng thu lại được gì, kiểu “dã tràng xe cát”. Một trong những lý do gây ra các hậu quả trên đó là vì họ đã đầu tư không đúng địa chỉ.
Bài đọc thứ nhất trích Sách các vua quyển thứ hai tường thuật câu chuyện một cặp vợ chồng cao niên ở miền Sunam đã biết khôn ngoan đầu tư đúng địa chỉ. Hai vợ chồng đã đón tiếp ngôn sứ Êlisêu và dâng cho Ngài căn phòng khá đủ tiện nghi trên lầu. Hiệu quả của sự đầu tư của hai vợ chồng như nhãn tiền với lời khẳng định của vị ngôn sứ: “Năm tới cũng vào thời kỳ này, bà sẽ bồng một bé trai” (2V 4,16a). Trong cảnh già nua mà vẫn son sẻ thì quả là một điều bất hạnh và là một nỗi nhục trước mặt người đời. Dâng trao cho vị ngôn sứ chỉ một căn phòng vật chất và rồi lại được một người con nối dõi tông đường thì quả là thu một món lời khôn kể xiết. Ngoài ra căn phòng ấy cũng không mất đâu cả vì hầu chắc vị ngôn sứ sẽ không ở lại đó mãi mãi. Đầu tư đúng địa chỉ quả là một hành vi khôn ngoan.
Bài Tin mừng tường thuật những lời của Chúa Giêsu thoặt xem ra có vẻ nghịch thường. Một vị tôn sư lại thẳng thừng kêu gọi người ta phải yêu mến mình hơn cả mẹ cha. Người lại còn mạnh mẻ khẳng định rằng kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Người, thì sẽ tìm lại được mạng sống (x.Mt 10,37-39).
Một lý chứng duy nhất biện minh cho người có những lời lẽ xem ra nghịch thường và cả sống sượng ở trên đó là vì người ấy chính là Thiên Chúa, là Đấng dựng nên các bậc sinh thành của chúng ta, là Đấng cho chúng ta từ hư vô làm người trên cõi dương trần này. Những ai tin nhận Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật thì mới có thể đón nhận và sống theo những lời ấy.
Đã tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật, là Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được dựng nên (x.Col 1,15-20), thì việc chọn yêu mên Người hơn cả mẹ cha, việc sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì Người chính là việc đầu tư khôn ngoan nhất vì đã đầu tư đúng địa chỉ tối ưu nhất. Chắc chắn một khi đã đầu tư đúng địa chỉ tối ưu thì phần sẽ thu lại là gấp trăm gấp ngàn lần phần đã bỏ ra. Chính Chúa Giêsu cũng đã từng minh định rõ sự thật này với các môn đệ. Khi Phêrô lên tiếng thưa: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy” thì Chúa Giêsu đã nói: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái, ruộng đất gấp trăm lần, cùng với sự ngược đãi và sự sống vĩnh cữu ở đời sau” (Mc 10,28-30).
Cần lưu ý là trong lời khẳng định của Chúa Giêsu có đó sự ngược đãi. Đây là một hiện thực và cũng là một chướng ngại phải vượt qua. Bất cứ sự đầu tư nào cũng có đó phần khó khăn vì kết quả luôn ở thì tương lai. Để mong thành công trong những thiện hảo đời này thì người đầu tư dĩ nhiên cần một chút liều lĩnh nào đó, nói đúng hơn là sự can đảm và kiên trì vượt khó. Để được thành nhân và nhất là được hạnh phúc vĩnh cửu thì khi khôn ngoan đầu tư mọi sự vào Đấng Cứu Độ thì vẫn có đó chướng ngại phải can đảm vượt qua. Đó là mầu nhiệm thập giá mà Chúa Kitô đã nói rõ ràng: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XIII TN A)
Các bạn trẻ ngày nay rất thích nghe diễn giảng về chủ đề thành công trong cuộc sống. Có một vài điểm chung trong các bài diễn thuyết của nhiều danh nhân, doanh nhân thành đạt mà có thể kể ra hai điểm chung thường thấy trình bày đó là để đạt thành công trong cuộc sống thì cần phải có “hoài bão” (ambition) và biết cách “đầu tư” (investing). Sống mà không có hoài bão tức là không có mục đích, lý tưởng cụ thể thì hầu chắc không thể thành công. Người có hoài bão mà không biết đầu tư công sức, thời giờ và cả vật chất cho mục tiêu lý tưởng muốn đạt thì cũng chỉ là người mộng mơ viễn vông.
Phụng vụ Lời Chúa Giáo Hội dọn cho đoàn tín hữu trong Chúa Nhật XIII TN A có thể nói tập trung vào chủ đề “đầu tư đúng địa chỉ tối ưu” để được hạnh phúc viên mãn, để được sống đời đời. Đầu tư là hành vi bỏ ra, tiêu phí một khoản nào đó và rồi sau đó mong sẽ thu lại một khoản nhiều hơn phần đã bỏ ra. Dĩ nhiên đã và đang có đó nhiều người đầu tư cách thiếu khôn ngoan, lầm lạc và hậu quả là phần thu lại ít hơn phần đã bỏ ra và có khi là chẳng thu lại được gì, kiểu “dã tràng xe cát”. Một trong những lý do gây ra các hậu quả trên đó là vì họ đã đầu tư không đúng địa chỉ.
Bài đọc thứ nhất trích Sách các vua quyển thứ hai tường thuật câu chuyện một cặp vợ chồng cao niên ở miền Sunam đã biết khôn ngoan đầu tư đúng địa chỉ. Hai vợ chồng đã đón tiếp ngôn sứ Êlisêu và dâng cho Ngài căn phòng khá đủ tiện nghi trên lầu. Hiệu quả của sự đầu tư của hai vợ chồng như nhãn tiền với lời khẳng định của vị ngôn sứ: “Năm tới cũng vào thời kỳ này, bà sẽ bồng một bé trai” (2V 4,16a). Trong cảnh già nua mà vẫn son sẻ thì quả là một điều bất hạnh và là một nỗi nhục trước mặt người đời. Dâng trao cho vị ngôn sứ chỉ một căn phòng vật chất và rồi lại được một người con nối dõi tông đường thì quả là thu một món lời khôn kể xiết. Ngoài ra căn phòng ấy cũng không mất đâu cả vì hầu chắc vị ngôn sứ sẽ không ở lại đó mãi mãi. Đầu tư đúng địa chỉ quả là một hành vi khôn ngoan.
Bài Tin mừng tường thuật những lời của Chúa Giêsu thoặt xem ra có vẻ nghịch thường. Một vị tôn sư lại thẳng thừng kêu gọi người ta phải yêu mến mình hơn cả mẹ cha. Người lại còn mạnh mẻ khẳng định rằng kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Người, thì sẽ tìm lại được mạng sống (x.Mt 10,37-39).
Một lý chứng duy nhất biện minh cho người có những lời lẽ xem ra nghịch thường và cả sống sượng ở trên đó là vì người ấy chính là Thiên Chúa, là Đấng dựng nên các bậc sinh thành của chúng ta, là Đấng cho chúng ta từ hư vô làm người trên cõi dương trần này. Những ai tin nhận Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật thì mới có thể đón nhận và sống theo những lời ấy.
Đã tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật, là Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được dựng nên (x.Col 1,15-20), thì việc chọn yêu mên Người hơn cả mẹ cha, việc sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì Người chính là việc đầu tư khôn ngoan nhất vì đã đầu tư đúng địa chỉ tối ưu nhất. Chắc chắn một khi đã đầu tư đúng địa chỉ tối ưu thì phần sẽ thu lại là gấp trăm gấp ngàn lần phần đã bỏ ra. Chính Chúa Giêsu cũng đã từng minh định rõ sự thật này với các môn đệ. Khi Phêrô lên tiếng thưa: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy” thì Chúa Giêsu đã nói: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái, ruộng đất gấp trăm lần, cùng với sự ngược đãi và sự sống vĩnh cữu ở đời sau” (Mc 10,28-30).
Cần lưu ý là trong lời khẳng định của Chúa Giêsu có đó sự ngược đãi. Đây là một hiện thực và cũng là một chướng ngại phải vượt qua. Bất cứ sự đầu tư nào cũng có đó phần khó khăn vì kết quả luôn ở thì tương lai. Để mong thành công trong những thiện hảo đời này thì người đầu tư dĩ nhiên cần một chút liều lĩnh nào đó, nói đúng hơn là sự can đảm và kiên trì vượt khó. Để được thành nhân và nhất là được hạnh phúc vĩnh cửu thì khi khôn ngoan đầu tư mọi sự vào Đấng Cứu Độ thì vẫn có đó chướng ngại phải can đảm vượt qua. Đó là mầu nhiệm thập giá mà Chúa Kitô đã nói rõ ràng: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 13 Mùa Thường Niên A. 2.7.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:55 29/06/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay các bài đọc trình bày cho chúng ta cách thế để sống theo ý Chúa: Cuộc đời đi theo Chúa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng bù đắp lại sự việc chúng ta cố gắng đi theo Ngài đó là phần thưởng trọng hậu mai ngày.
Đời sống nhân bản của người Kitô hữu đặt nền tảng trên đức ái và lòng quảng đại bao la đối với tha nhân. Nói cách khác, đó là người Kitô hữu luôn biết sống quên mình để phục vụ Chúa trong anh em đồng loại.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua những tư tưởng chúng ta nghe hôm nay, hiểu được giá trị cao quý của tinh thần phục vụ và sự chia sẻ, thì chính cuộc sống của chúng ta sẽ được đầy đủ ý nghĩa, khi chúng ta biết thực thi Lời Chúa trong cuộc sống.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước bài I:
Qua sự hiếu khách của người đàn bà xứ Sunam. Tiên tri Êlisê đã cầu xin Thiên Chúa thương đến gia đình hiếm muội mà ban cho ông bà đưọc một đứa con ẳm bồng.
Trước bài II:
Qua bí tích rửa tội, chúng ta được tái sinh trong cuộc sống mới. Thánh Phaolô mong muốn cuộc đời mỗi nầy phải trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Trước bài Tin Mừng:
Cuộc đời theo Chúa không phải dễ dàng như người đời thường tưởng nghĩ. Nhưng bù đắp lại, Thiên Chúa sẽ ban thưởng trọng hậu, nếu chúng ta biết đối xử với tha nhân với tấm lòng quảng đại.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa và biểu lộ niềm tin vào Chúa qua việc tuyên xưng đức tin. Giờ đây, chúng ta thành khẩn dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những Đấng Chăn Chiên của những Giáo Hội địa phương, luôn biết kết hiệp với Đức Thánh Cha Phanxicô, mà Chúa đã đặt lên làm đầu Giáo Hội, trong việc coi sóc và dưỡng nuôi đàn chiên theo hướng của Giáo Hội Tông Truyền. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho các linh mục, là những đấng nối nghiệp các tiên tri, ban phát những ơn thiêng cho cộng đoàn Dân Chúa, luôn gặp được niềm vui trong phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho các tu sĩ nam nữ đang phục vụ âm thầm Giáo Hội dưới mọi hình thức của sứ giả Tin Mừng. Xin ban cho họ đầy nghị lực và sức mạnh để làm chứng tá cho chính nơi họ đang phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng con cầu nguyện cho tương lai của Giáo Hội, đặc biệt là giới trẻ, luôn được nhắc nhở và hướng dẫn về ơn thiên triệu, để phục vụ cánh đồng của Giáo Hội trong những thập niên sắp tới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng con cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã ly trần, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục: Lạy Chúa, xin ban ơn cho chúng con, biết đáp lại tiếng Chúa mời gọi dấn thân, nâng đỡ, cầu nguyện cho những anh chị em có ước muốn sống đời hiến dâng, dưới nhiều cánh thức chúng con có thể làm được, để chuẩn bị những thợ gặt cho vườn nho của Chúa trong kỷ nguyên mới. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay các bài đọc trình bày cho chúng ta cách thế để sống theo ý Chúa: Cuộc đời đi theo Chúa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng bù đắp lại sự việc chúng ta cố gắng đi theo Ngài đó là phần thưởng trọng hậu mai ngày.
Đời sống nhân bản của người Kitô hữu đặt nền tảng trên đức ái và lòng quảng đại bao la đối với tha nhân. Nói cách khác, đó là người Kitô hữu luôn biết sống quên mình để phục vụ Chúa trong anh em đồng loại.
Chúng ta cầu xin Chúa, qua những tư tưởng chúng ta nghe hôm nay, hiểu được giá trị cao quý của tinh thần phục vụ và sự chia sẻ, thì chính cuộc sống của chúng ta sẽ được đầy đủ ý nghĩa, khi chúng ta biết thực thi Lời Chúa trong cuộc sống.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
Trước bài I:
Qua sự hiếu khách của người đàn bà xứ Sunam. Tiên tri Êlisê đã cầu xin Thiên Chúa thương đến gia đình hiếm muội mà ban cho ông bà đưọc một đứa con ẳm bồng.
Trước bài II:
Qua bí tích rửa tội, chúng ta được tái sinh trong cuộc sống mới. Thánh Phaolô mong muốn cuộc đời mỗi nầy phải trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Trước bài Tin Mừng:
Cuộc đời theo Chúa không phải dễ dàng như người đời thường tưởng nghĩ. Nhưng bù đắp lại, Thiên Chúa sẽ ban thưởng trọng hậu, nếu chúng ta biết đối xử với tha nhân với tấm lòng quảng đại.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe Lời Chúa và biểu lộ niềm tin vào Chúa qua việc tuyên xưng đức tin. Giờ đây, chúng ta thành khẩn dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho những Đấng Chăn Chiên của những Giáo Hội địa phương, luôn biết kết hiệp với Đức Thánh Cha Phanxicô, mà Chúa đã đặt lên làm đầu Giáo Hội, trong việc coi sóc và dưỡng nuôi đàn chiên theo hướng của Giáo Hội Tông Truyền. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho các linh mục, là những đấng nối nghiệp các tiên tri, ban phát những ơn thiêng cho cộng đoàn Dân Chúa, luôn gặp được niềm vui trong phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho các tu sĩ nam nữ đang phục vụ âm thầm Giáo Hội dưới mọi hình thức của sứ giả Tin Mừng. Xin ban cho họ đầy nghị lực và sức mạnh để làm chứng tá cho chính nơi họ đang phục vụ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng con cầu nguyện cho tương lai của Giáo Hội, đặc biệt là giới trẻ, luôn được nhắc nhở và hướng dẫn về ơn thiên triệu, để phục vụ cánh đồng của Giáo Hội trong những thập niên sắp tới. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng con cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã ly trần, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục: Lạy Chúa, xin ban ơn cho chúng con, biết đáp lại tiếng Chúa mời gọi dấn thân, nâng đỡ, cầu nguyện cho những anh chị em có ước muốn sống đời hiến dâng, dưới nhiều cánh thức chúng con có thể làm được, để chuẩn bị những thợ gặt cho vườn nho của Chúa trong kỷ nguyên mới. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video đặc biệt: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh là Tổng Giám Mục đầu tiên nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha
VietCatholic Network
07:44 29/06/2017
Sau khi dây Pallium được làm phép, cuối thánh lễ sáng thứ Năm 29 tháng 6, Đức Thánh Cha đã trao tận tay dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh là người đầu tiên trong số 36 Tổng Giám Mục được nhận dây Pallium.
Đúng thế, ngài là người đầu tiên bước lên lễ đài đón nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trước đây việc trao dây Pallium diễn ra như sau: sau khi Đức Thánh Cha làm phép các dây Pallium, các vị Tổng Giám Mục tiến đến quỳ trước mặt ngài và Đức Thánh Cha sẽ choàng dây lên vai vị Tổng Giám Mục.
Tháng Giêng năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng buổi lễ trao dây Pallium chính thức cho các Tổng Giám Mục Chính Tòa từ nay trở đi sẽ diễn ra tại các giáo phận của vị Tổng Giám Mục chứ không phải ở Vatican như trước.
Sứ thần Tòa Thánh hay Khâm Sứ Tòa Thánh sẽ bàn thảo với vị Tổng Giám Mục ngày giờ và, hoàn cảnh hợp lý nhất để “công khai và chính thức” trao dây Pallium cho ngài nhân danh Đức Thánh Cha với sự tham dự của các giám mục trong các giáo phận thuộc về giáo tỉnh; và cộng đoàn tín hữu địa phương.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh là người đầu tiên trong số 36 Tổng Giám Mục được nhận dây Pallium.
Đúng thế, ngài là người đầu tiên bước lên lễ đài đón nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trước đây việc trao dây Pallium diễn ra như sau: sau khi Đức Thánh Cha làm phép các dây Pallium, các vị Tổng Giám Mục tiến đến quỳ trước mặt ngài và Đức Thánh Cha sẽ choàng dây lên vai vị Tổng Giám Mục.
Tháng Giêng năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định rằng buổi lễ trao dây Pallium chính thức cho các Tổng Giám Mục Chính Tòa từ nay trở đi sẽ diễn ra tại các giáo phận của vị Tổng Giám Mục chứ không phải ở Vatican như trước.
Sứ thần Tòa Thánh hay Khâm Sứ Tòa Thánh sẽ bàn thảo với vị Tổng Giám Mục ngày giờ và, hoàn cảnh hợp lý nhất để “công khai và chính thức” trao dây Pallium cho ngài nhân danh Đức Thánh Cha với sự tham dự của các giám mục trong các giáo phận thuộc về giáo tỉnh; và cộng đoàn tín hữu địa phương.
Bài giảng của Đức Thánh Cha lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và làm phép các dây Pallium
J.B. Đặng Minh An dịch
08:08 29/06/2017
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Phụng vụ hôm nay mang lại cho chúng ta ba từ cần thiết cho cuộc sống của một tông đồ: tuyên xưng, bách hại và cầu nguyện.
Tuyên xưng. Thánh Phêrô tuyên xưng niềm tin nơi Tin Mừng, khi câu hỏi của Chúa chuyển từ khái quát đến cụ thể. Lúc đầu, Chúa Giêsu hỏi: “Người ta nói Con Người là ai?” (Mt 16:13). Kết quả của cuộc “thăm dò” này cho thấy rằng Chúa Giêsu được nhiều người xem là một tiên tri. Sau đó vị Thầy đặt câu hỏi có tính quyết định với các môn đệ của mình: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (V. 15). Lúc này, Phêrô lên tiếng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (câu 16.). Tuyên xưng đức tin có nghĩa là thế này: là thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế chúng ta vẫn hoài mong, là Thiên Chúa hằng sống, và là Chúa trong cuộc sống của chúng tôi.
Hôm nay Chúa Giêsu đặt câu hỏi quan trọng này đối với chúng ta, với mỗi người chúng ta, và đặc biệt với những ai trong chúng ta là những mục tử. Đó là câu hỏi quyết định. Nó không cho phép cho một câu trả lời cho qua chuyện, vì câu trả lời ấy tác động lên toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Câu hỏi sinh tử đòi hỏi một phản hồi sinh tử. Vì biết cho nhiều những đề mục về đức tin cũng chẳng có ơn ích gì nếu chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa của cuộc sống chúng ta. Hôm nay, Ngài đang nhìn thẳng vào chúng ta và hỏi: “Ta là ai đối với con?” Như thể muốn nói: “Có phải Ta vẫn là chủ tể cuộc sống của con, là sự khao khát trong trái tim con, là lý do cho niềm hy vọng của con, là nguồn mạch của niềm tin không lay chuyển của con hay không?” Cùng với Thánh Phêrô, ngày hôm nay chúng ta cũng làm mới lựa chọn sinh tử của chúng ta là trở thành những môn đệ và tông đồ của Chúa Giêsu. Cầu xin cho chúng ta cũng vượt được câu hỏi đầu tiên của Chúa Giêsu để đến câu thứ hai, để trở nên của 'riêng Ngài' không chỉ trong lời nói, nhưng còn trong hành động của chúng ta và trong cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta hãy tự hỏi xem liệu chúng ta chỉ là các Kitô hữu trên môi miệng, những người thích tán gẫu về cách mọi thứ đang diễn ra trong Giáo Hội và thế giới, hay chúng ta là những tông đồ hăng say, là những người tuyên xưng Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống mình vì chúng ta có Chúa trong trái tim chúng ta. Những người tuyên xưng Chúa Giêsu biết rằng họ không đơn giản chỉ thực hiện một lựa chọn nhưng trao ban chính mạng sống của mình. Họ biết rằng họ không tin một cách hững hờ nhưng với một tình yêu “rực lửa”. Họ biết rằng họ không thể chỉ “thả nổi trên mặt nước” hoặc chọn lối thoát dễ dàng, nhưng phải mạo hiểm ra chỗ nước sâu, đổi mới hàng ngày sự tự hiến chính mình. Những người tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu làm như Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã làm: họ theo Ngài đến cùng - không chỉ là theo một phần con đường thôi, nhưng là cho đến tận cùng. Họ đi theo Chúa với đường lối của Ngài, chứ không phải theo đường lối của họ. Đường lối của Người là cuộc sống mới, niềm vui và sự phục sinh của Ngài; nhưng đó cũng là con đường ngang qua thập giá và bách hại.
Như thế, chúng ta đến với từ thứ hai là bách hại. Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã đổ máu vì Chúa Kitô, nhưng cộng đồng tiên khởi như một tổng thể cũng đã trải qua bách hại, như Sách Tông Đồ Công vụ vừa nhắc nhở chúng ta (xem 12: 1). Hôm nay cũng thế, ở nhiều nơi trên thế giới, đôi khi trong im lặng - thường là một sự im lặng đồng lõa - một con số đông đảo các Kitô hữu đang bị gạt ra ngoài lề, bị phỉ báng, bị phân biệt đối xử, gánh chịu bạo lực và thậm chí chịu tử vong, mà thường khi chẳng có một sự can thiệp thỏa đáng nào từ phía những người có thể bảo vệ những quyền bất khả xâm phạm của họ.
Ở đây, tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh những điều đã được Thánh Tông Đồ Phaolô đề cập trước đây, nói theo từ ngữ của thánh nhân, là “bị đổ ra làm lễ hy tế” (2 Tim 4: 6). Đối với ngài, sống là Đức Kitô (x Phil 1:21), là Chúa Kitô chịu đóng đinh (1 Cor 2: 2), Đấng đã hiến mạng cho ngài (x Gal 2:20). Là một môn đệ trung thành, Thánh Phaolô, vì thế, tiếp bước theo Thầy và dâng hiến mạng sống của mình. Không có thập giá, thì không có Đấng Kitô, nhưng không có thập giá, thì cũng chẳng có Kitô hữu. Vì “nhân đức Kitô không chỉ là làm tốt mà thôi, nhưng còn là chịu đựng sự ác nữa” (Augustinô, Bài Giảng. 46,13), ngay cả đến mức như Chúa Giêsu đã làm. Chịu đựng sự ác không phải chỉ đơn giản là kiên nhẫn và thoái lui; nó có nghĩa là bắt chước Chúa Giêsu, vác lấy gánh nặng của chúng ta, mang vác trên vai vì thiện ích của mình và tha nhân. Nó có nghĩa là chấp nhận thập giá, tiến bước trong niềm tin tưởng rằng chúng ta không đơn độc: Chúa chịu đóng đinh và đã phục sinh đứng về phía chúng ta. Như vậy, cùng với Thánh Phaolô, chúng ta có thể nói rằng “chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt” (2 Cor 4: 8-9).
Chịu đựng sự ác có nghĩa là vượt qua nó cùng với Chúa Giêsu, và theo cách riêng của Chúa Giêsu, mà không phải theo đường lối thế gian. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô - như chúng ta nghe - coi mình là người chiến thắng đang sắp nhận vương miện của mình (x 2 Tim 4: 8). Thánh Phaolô viết: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (câu 7.). Bản chất của “cuộc thi đấu cao đẹp” của ngài là ngài sống không phải cho chính mình, nhưng cho Chúa Giêsu và cho tha nhân. Ngài đã dành cuộc sống của mình để “chạy đua”, không giữ lại điều gì nhưng cho đi tất cả. Ngài nói với chúng ta rằng chỉ có một điều mà ngài “giữ” lại: Không phải là sức khỏe của ngài, nhưng là đức tin của ngài, là sự tuyên xưng Chúa Kitô của ngài. Vì tình yêu, ngài đã trải qua gian truân, nhục nhã và đau khổ, là những điều dù chẳng bao giờ cầu mong nhưng khi xảy đến luôn luôn sẵn sàng chấp nhận. Trong mầu nhiệm đón nhận đau khổ vì tình yêu, được thể hiện ngày qua ngày bởi rất nhiều người trong anh chị em chúng ta đang bị bách hại, bần cùng và đau yếu, quyền năng cứu độ của thập giá Chúa Giêsu sáng chói.
Từ thứ ba là cầu nguyện. Cuộc sống của một tông đồ, tuôn chảy từ lời tuyên xưng đến sự tự hiến, là một trong những lời cầu nguyện liên lỉ. Cầu nguyện là nước cần thiết để nuôi dưỡng niềm hy vọng và làm gia tăng lòng trung tín. Cầu nguyện làm cho chúng ta cảm thấy được yêu và chúng ta có thể đáp lại bằng tình yêu. Nó làm cho chúng ta tiến về phía trước ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối vì cầu nguyện mang lại ánh sáng của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội, lời cầu nguyện nâng đỡ chúng ta và giúp chúng ta vượt qua khó khăn. chúng ta thấy điều này trong bài đọc I: “Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông.” (Cv 12: 5). Một Giáo Hội cầu nguyện được Chúa trông nom và chăm sóc. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phó thác cuộc sống của chúng ta cho Ngài và cho sự chăm sóc yêu thương của Ngài. Cầu nguyện là năng lượng và là sức mạnh duy trì và đoàn kết chúng ta, là phương dược khắc phục sự cô lập và tự mãn dẫn đến cái chết về tinh thần. Thánh Linh sự sống không thở hơi trừ khi chúng ta cầu nguyện; không cầu nguyện, những nhà tù bên trong đang giam cầm chúng ta không thể nào có thể được mở khóa.
Cầu xin cho hai Thánh Tông Đồ đầy ơn phúc mang đến cho chúng ta một trái tim giống như các ngài, mệt nhọc nhưng bình an, nhờ những lời cầu nguyện. Mệt mỏi, vì thường xuyên phải hỏi han, gõ cửa và can thiệp, bị đè nặng bởi quá nhiều người và cơ man những tình huống cần phải được giao lại cho Chúa; nhưng bình an, vì Chúa Thánh Thần mang lại niềm an ủi và sức mạnh khi chúng ta cầu nguyện. Giáo Hội cần một cách cấp bách biết bao các thầy dạy cầu nguyện, nhưng còn cần hơn nữa là chúng ta hãy trở nên những người nam nữ cầu nguyện, những người cả cuộc đời là một lời cầu nguyện!
Chúa đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài trung tín với tình yêu mà chúng ta đã khấn hứa với Ngài, và Ngài đứng bên cạnh chúng ta trong những lúc thử thách. Ngài đồng hành cùng các Tông Đồ, và Ngài sẽ làm như thế với anh em, những Hồng Y thân mến, đang quây quần tại nơi mà các Tông Đồ, đã tuyên xưng đức tin của mình bằng máu của các ngài. Chúa cũng sẽ gần gũi với các hiền huynh Tổng Giám Mục, là những người khi nhận dây pallium, sẽ được kiện cường để dành cuộc sống của mình cho đàn chiên, bắt chước Chúa Chiên Lành là Đấng mang vác anh em trên vai Ngài. Cầu xin cho cùng một Chúa, Đấng đang hoài mong được nhìn thấy đàn chiên của Ngài tập hợp lại với nhau, cũng ban phép lành và bảo vệ phái đoàn của Tòa Thượng phụ Đại kết, cùng với chư huynh thân yêu Barthôlômêô của tôi, là người đã gửi anh em đến đây như một dấu chỉ của sự hiệp thông tông đồ giữa chúng ta.
Phóng sự đặc biệt lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và làm phép các dây Pallium tại Vatican
VietCatholic Network
14:58 29/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Phụng vụ hôm nay mang lại cho chúng ta ba từ cần thiết cho cuộc sống của một tông đồ: tuyên xưng, bách hại và cầu nguyện.
Tuyên xưng. Thánh Phêrô tuyên xưng niềm tin nơi Tin Mừng, khi câu hỏi của Chúa chuyển từ khái quát đến cụ thể. Lúc đầu, Chúa Giêsu hỏi: “Người ta nói Con Người là ai?” (Mt 16:13). Kết quả của cuộc “thăm dò” này cho thấy rằng Chúa Giêsu được nhiều người xem là một tiên tri. Sau đó vị Thầy đặt câu hỏi có tính quyết định với các môn đệ của mình: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (V. 15). Lúc này, Phêrô lên tiếng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (câu 16.). Tuyên xưng đức tin có nghĩa là thế này: là thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế chúng ta vẫn hoài mong, là Thiên Chúa hằng sống, và là Chúa trong cuộc sống của chúng tôi.
Hôm nay Chúa Giêsu đặt câu hỏi quan trọng này đối với chúng ta, với mỗi người chúng ta, và đặc biệt với những ai trong chúng ta là những mục tử. Đó là câu hỏi quyết định. Nó không cho phép cho một câu trả lời cho qua chuyện, vì câu trả lời ấy tác động lên toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Câu hỏi sinh tử đòi hỏi một phản hồi sinh tử. Vì biết cho nhiều những đề mục về đức tin cũng chẳng có ơn ích gì nếu chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa của cuộc sống chúng ta. Hôm nay, Ngài đang nhìn thẳng vào chúng ta và hỏi: “Ta là ai đối với con?” Như thể muốn nói: “Có phải Ta vẫn là chủ tể cuộc sống của con, là sự khao khát trong trái tim con, là lý do cho niềm hy vọng của con, là nguồn mạch của niềm tin không lay chuyển của con hay không?” Cùng với Thánh Phêrô, ngày hôm nay chúng ta cũng làm mới lựa chọn sinh tử của chúng ta là trở thành những môn đệ và tông đồ của Chúa Giêsu. Cầu xin cho chúng ta cũng vượt được câu hỏi đầu tiên của Chúa Giêsu để đến câu thứ hai, để trở nên của 'riêng Ngài' không chỉ trong lời nói, nhưng còn trong hành động của chúng ta và trong cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta hãy tự hỏi xem liệu chúng ta chỉ là các Kitô hữu trên môi miệng, những người thích tán gẫu về cách mọi thứ đang diễn ra trong Giáo Hội và thế giới, hay chúng ta là những tông đồ hăng say, là những người tuyên xưng Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống mình vì chúng ta có Chúa trong trái tim chúng ta. Những người tuyên xưng Chúa Giêsu biết rằng họ không đơn giản chỉ thực hiện một lựa chọn nhưng trao ban chính mạng sống của mình. Họ biết rằng họ không tin một cách hững hờ nhưng với một tình yêu “rực lửa”. Họ biết rằng họ không thể chỉ “thả nổi trên mặt nước” hoặc chọn lối thoát dễ dàng, nhưng phải mạo hiểm ra chỗ nước sâu, đổi mới hàng ngày sự tự hiến chính mình. Những người tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu làm như Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã làm: họ theo Ngài đến cùng - không chỉ là theo một phần con đường thôi, nhưng là cho đến tận cùng. Họ đi theo Chúa với đường lối của Ngài, chứ không phải theo đường lối của họ. Đường lối của Người là cuộc sống mới, niềm vui và sự phục sinh của Ngài; nhưng đó cũng là con đường ngang qua thập giá và bách hại.
Như thế, chúng ta đến với từ thứ hai là bách hại. Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã đổ máu vì Chúa Kitô, nhưng cộng đồng tiên khởi như một tổng thể cũng đã trải qua bách hại, như Sách Tông Đồ Công vụ vừa nhắc nhở chúng ta (xem 12: 1). Hôm nay cũng thế, ở nhiều nơi trên thế giới, đôi khi trong im lặng - thường là một sự im lặng đồng lõa - một con số đông đảo các Kitô hữu đang bị gạt ra ngoài lề, bị phỉ báng, bị phân biệt đối xử, gánh chịu bạo lực và thậm chí chịu tử vong, mà thường khi chẳng có một sự can thiệp thỏa đáng nào từ phía những người có thể bảo vệ những quyền bất khả xâm phạm của họ.
Ở đây, tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh những điều đã được Thánh Tông Đồ Phaolô đề cập trước đây, nói theo từ ngữ của thánh nhân, là “bị đổ ra làm lễ hy tế” (2 Tim 4: 6). Đối với ngài, sống là Đức Kitô (x Phil 1:21), là Chúa Kitô chịu đóng đinh (1 Cor 2: 2), Đấng đã hiến mạng cho ngài (x Gal 2:20). Là một môn đệ trung thành, Thánh Phaolô, vì thế, tiếp bước theo Thầy và dâng hiến mạng sống của mình. Không có thập giá, thì không có Đấng Kitô, nhưng không có thập giá, thì cũng chẳng có Kitô hữu. Vì “nhân đức Kitô không chỉ là làm tốt mà thôi, nhưng còn là chịu đựng sự ác nữa” (Augustinô, Bài Giảng. 46,13), ngay cả đến mức như Chúa Giêsu đã làm. Chịu đựng sự ác không phải chỉ đơn giản là kiên nhẫn và thoái lui; nó có nghĩa là bắt chước Chúa Giêsu, vác lấy gánh nặng của chúng ta, mang vác trên vai vì thiện ích của mình và tha nhân. Nó có nghĩa là chấp nhận thập giá, tiến bước trong niềm tin tưởng rằng chúng ta không đơn độc: Chúa chịu đóng đinh và đã phục sinh đứng về phía chúng ta. Như vậy, cùng với Thánh Phaolô, chúng ta có thể nói rằng “chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt” (2 Cor 4: 8-9).
Chịu đựng sự ác có nghĩa là vượt qua nó cùng với Chúa Giêsu, và theo cách riêng của Chúa Giêsu, mà không phải theo đường lối thế gian. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô - như chúng ta nghe - coi mình là người chiến thắng đang sắp nhận vương miện của mình (x 2 Tim 4: 8). Thánh Phaolô viết: “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (câu 7.). Bản chất của “cuộc thi đấu cao đẹp” của ngài là ngài sống không phải cho chính mình, nhưng cho Chúa Giêsu và cho tha nhân. Ngài đã dành cuộc sống của mình để “chạy đua”, không giữ lại điều gì nhưng cho đi tất cả. Ngài nói với chúng ta rằng chỉ có một điều mà ngài “giữ” lại: Không phải là sức khỏe của ngài, nhưng là đức tin của ngài, là sự tuyên xưng Chúa Kitô của ngài. Vì tình yêu, ngài đã trải qua gian truân, nhục nhã và đau khổ, là những điều dù chẳng bao giờ cầu mong nhưng khi xảy đến luôn luôn sẵn sàng chấp nhận. Trong mầu nhiệm đón nhận đau khổ vì tình yêu, được thể hiện ngày qua ngày bởi rất nhiều người trong anh chị em chúng ta đang bị bách hại, bần cùng và đau yếu, quyền năng cứu độ của thập giá Chúa Giêsu sáng chói.
Từ thứ ba là cầu nguyện. Cuộc sống của một tông đồ, tuôn chảy từ lời tuyên xưng đến sự tự hiến, là một trong những lời cầu nguyện liên lỉ. Cầu nguyện là nước cần thiết để nuôi dưỡng niềm hy vọng và làm gia tăng lòng trung tín. Cầu nguyện làm cho chúng ta cảm thấy được yêu và chúng ta có thể đáp lại bằng tình yêu. Nó làm cho chúng ta tiến về phía trước ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối vì cầu nguyện mang lại ánh sáng của Thiên Chúa. Trong Giáo Hội, lời cầu nguyện nâng đỡ chúng ta và giúp chúng ta vượt qua khó khăn. chúng ta thấy điều này trong bài đọc I: “Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông.” (Cv 12: 5). Một Giáo Hội cầu nguyện được Chúa trông nom và chăm sóc. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phó thác cuộc sống của chúng ta cho Ngài và cho sự chăm sóc yêu thương của Ngài. Cầu nguyện là năng lượng và là sức mạnh duy trì và đoàn kết chúng ta, là phương dược khắc phục sự cô lập và tự mãn dẫn đến cái chết về tinh thần. Thánh Linh sự sống không thở hơi trừ khi chúng ta cầu nguyện; không cầu nguyện, những nhà tù bên trong đang giam cầm chúng ta không thể nào có thể được mở khóa.
Cầu xin cho hai Thánh Tông Đồ đầy ơn phúc mang đến cho chúng ta một trái tim giống như các ngài, mệt nhọc nhưng bình an, nhờ những lời cầu nguyện. Mệt mỏi, vì thường xuyên phải hỏi han, gõ cửa và can thiệp, bị đè nặng bởi quá nhiều người và cơ man những tình huống cần phải được giao lại cho Chúa; nhưng bình an, vì Chúa Thánh Thần mang lại niềm an ủi và sức mạnh khi chúng ta cầu nguyện. Giáo Hội cần một cách cấp bách biết bao các thầy dạy cầu nguyện, nhưng còn cần hơn nữa là chúng ta hãy trở nên những người nam nữ cầu nguyện, những người cả cuộc đời là một lời cầu nguyện!
Chúa đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài trung tín với tình yêu mà chúng ta đã khấn hứa với Ngài, và Ngài đứng bên cạnh chúng ta trong những lúc thử thách. Ngài đồng hành cùng các Tông Đồ, và Ngài sẽ làm như thế với anh em, những Hồng Y thân mến, đang quây quần tại nơi mà các Tông Đồ, đã tuyên xưng đức tin của mình bằng máu của các ngài. Chúa cũng sẽ gần gũi với các hiền huynh Tổng Giám Mục, là những người khi nhận dây pallium, sẽ được kiện cường để dành cuộc sống của mình cho đàn chiên, bắt chước Chúa Chiên Lành là Đấng mang vác anh em trên vai Ngài. Cầu xin cho cùng một Chúa, Đấng đang hoài mong được nhìn thấy đàn chiên của Ngài tập hợp lại với nhau, cũng ban phép lành và bảo vệ phái đoàn của Tòa Thượng phụ Đại kết, cùng với chư huynh thân yêu Barthôlômêô của tôi, là người đã gửi anh em đến đây như một dấu chỉ của sự hiệp thông tông đồ giữa chúng ta.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh ra tuyên bố về Đức Hồng Y Pell
Vũ Văn An
17:19 29/06/2017
Theo bản tin Zenit ngày 29 tháng Sáu, Đức Hồng Y Pell, hiện phục vụ trong tư cách Bộ Trưởng Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép trở lại Úc để tự bào chữa, chống lại các cáo buộc đối với ngài.
Đức Hồng Y Pell đã giải thích quyết định trên tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh vào sáng 29 tháng Sáu, với sự hiện diện của nhiều nhà báo. Nhân dịp này, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra một tuyên bố liên quan đến Đức Hồng Y và tình hình. Tuyên bố có đoạn viết:
“Đức Thánh Cha, người vốn đánh giá cao sự trung thực của Đức Hồng Y Pell trong 3 năm ngài làm việc tại Giáo Triều Rôma, tỏ lòng cám ơn vì sự hợp tác của ngài, và cách riêng, sự tận tụy đầy nghị lực của ngài đối với các cải tổ trong lãnh vực kinh tế và quản trị, cũng như việc ngài tích cực tham gia Hội Đồng Hồng Y (C9)”.
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố, dịch theo nguyên bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh:
Tòa Thánh hối tiếc được tin về các cáo buộc đệ nạp tại Úc chống Đức Hồng Y George Pell về các hành vi, đã xẩy ra cả mấy thập niên trước, hiện được gán cho ngài.
Biết được các cáo buộc này, Đức Hồng Y Pell, hành động với lòng tôn kính trọn vẹn đối với luật pháp dân sự, đã quyết định trở về xứ sở để đương đầu với các cáo buộc chống lại ngài; ngài thừa nhận sự quan trọng của việc ngài tham dự để bảo đảm tính hợp tình hợp lý của diễn trình và cổ vũ việc tìm ra sự thật.
Đức Thánh Cha, sau khi được Đức Hồng Y Pell thông báo, đã cho phép ngài một thời gian nghỉ để ngài có thể tự bênh vực.
Trong khi Đức Hồng Y Bộ Trưởng vắng mặt, Văn Phòng Kinh Tê vẫn sẽ tiếp tục thi hành các trách vụ đã định của mình. Các chánh văn phòng sẽ ở lại nhiệm sở của mình để thực hiện các phần vụ bình thường của Văn Phòng, donec aliter provideatur (cho tới khi được dự liệu cách khác).
Đức Thánh Cha, người vốn đánh giá cao sự trung thực của Đức Hồng Y Pell trong 3 năm ngài làm việc tại Giáo Triều Rôma, tỏ lòng cám ơn vì sự hợp tác của ngài, và cách riêng, sự tận tụy đầy nghị lực của ngài đối với các cải tổ trong lãnh vực kinh tế và quản trị, cũng như việc ngài tích cực tham gia Hội Đồng Hồng Y (C9).
Tòa Thánh bày tỏ lòng tôn trọng của mình đối với hệ thống tư pháp Úc, một hệ thống sẽ phải quyết định công trị của các câu hỏi được nêu ra. Đồng thời, điều quan trọng phải nhớ là Đức Hồng Y Pell đã công khai và nhiều lần lên án là vô luân và không thể dung thứ các hành vi lạm dụng chống lại trẻ em; ngài đã hợp tác trong quá khứ với các nhà cầm quyền Úc (thí dụ, trong các trình bầy của ngài tại Ủy Ban Hoàng Gia); ngài đã hỗ trợ Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên; và sau cùng, trong tư cách giám mục giáo phận ở Úc, ngài đã khai dẫn các hệ thống và thủ tục vừa để bảo vệ các vị thành niên vừa để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng.
Đức Hồng Y Pell đã giải thích quyết định trên tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh vào sáng 29 tháng Sáu, với sự hiện diện của nhiều nhà báo. Nhân dịp này, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã ra một tuyên bố liên quan đến Đức Hồng Y và tình hình. Tuyên bố có đoạn viết:
“Đức Thánh Cha, người vốn đánh giá cao sự trung thực của Đức Hồng Y Pell trong 3 năm ngài làm việc tại Giáo Triều Rôma, tỏ lòng cám ơn vì sự hợp tác của ngài, và cách riêng, sự tận tụy đầy nghị lực của ngài đối với các cải tổ trong lãnh vực kinh tế và quản trị, cũng như việc ngài tích cực tham gia Hội Đồng Hồng Y (C9)”.
Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố, dịch theo nguyên bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh:
Tòa Thánh hối tiếc được tin về các cáo buộc đệ nạp tại Úc chống Đức Hồng Y George Pell về các hành vi, đã xẩy ra cả mấy thập niên trước, hiện được gán cho ngài.
Biết được các cáo buộc này, Đức Hồng Y Pell, hành động với lòng tôn kính trọn vẹn đối với luật pháp dân sự, đã quyết định trở về xứ sở để đương đầu với các cáo buộc chống lại ngài; ngài thừa nhận sự quan trọng của việc ngài tham dự để bảo đảm tính hợp tình hợp lý của diễn trình và cổ vũ việc tìm ra sự thật.
Đức Thánh Cha, sau khi được Đức Hồng Y Pell thông báo, đã cho phép ngài một thời gian nghỉ để ngài có thể tự bênh vực.
Trong khi Đức Hồng Y Bộ Trưởng vắng mặt, Văn Phòng Kinh Tê vẫn sẽ tiếp tục thi hành các trách vụ đã định của mình. Các chánh văn phòng sẽ ở lại nhiệm sở của mình để thực hiện các phần vụ bình thường của Văn Phòng, donec aliter provideatur (cho tới khi được dự liệu cách khác).
Đức Thánh Cha, người vốn đánh giá cao sự trung thực của Đức Hồng Y Pell trong 3 năm ngài làm việc tại Giáo Triều Rôma, tỏ lòng cám ơn vì sự hợp tác của ngài, và cách riêng, sự tận tụy đầy nghị lực của ngài đối với các cải tổ trong lãnh vực kinh tế và quản trị, cũng như việc ngài tích cực tham gia Hội Đồng Hồng Y (C9).
Tòa Thánh bày tỏ lòng tôn trọng của mình đối với hệ thống tư pháp Úc, một hệ thống sẽ phải quyết định công trị của các câu hỏi được nêu ra. Đồng thời, điều quan trọng phải nhớ là Đức Hồng Y Pell đã công khai và nhiều lần lên án là vô luân và không thể dung thứ các hành vi lạm dụng chống lại trẻ em; ngài đã hợp tác trong quá khứ với các nhà cầm quyền Úc (thí dụ, trong các trình bầy của ngài tại Ủy Ban Hoàng Gia); ngài đã hỗ trợ Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên; và sau cùng, trong tư cách giám mục giáo phận ở Úc, ngài đã khai dẫn các hệ thống và thủ tục vừa để bảo vệ các vị thành niên vừa để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng.
Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tân Hồng Y viếng thăm Đức Bênêđíctô thứ 16
Khắc Thái
17:30 29/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là chuyến viếng thăm Đức Bênêđíctô thứ 16 của Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tân Hồng Y.
Ngay sau các nghi lễ Đức Thánh Cha và 5 vị tân Hồng Y đã dùng một chiếc xe bus nhỏ để đi từ Đền Thờ Thánh Phêrô đến đến Đan viện Mẹ Giáo Hội ở vườn Vatican để thăm Đức Bênêđictô thứ 16.
Đức Bênêđictô là một người rất mực khiêm nhường, khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài giở mũ sọ chào rất tôn kính.
Đức Tân Hồng Y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun của Lào là người đầu tiên tiến đến chào Đức Bênêđictô. Đức Giáo Hoàng Danh Dự nói tiếng Anh với ngài. Vị Hồng Y người Lào nói lại bằng tiếng Pháp.
Đức Giáo Hoàng Danh Dự chuyển ngay sang tiếng Pháp.
- Đức Hồng Y nói tiếng Pháp à.
- Dạ vâng.
Với khả năng ngoại ngữ phong phú của ngài, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã nói chuyện với các tân Hồng Y bằng tiếng mẹ đẻ của họ, hay ngôn ngữ mà các ngài thông thạo nhất.
Ngài đã nói tiếng Tây Ban Nha với các Hồng Y từ Tây Ban Nha và El Salvador. Ngài rất vui khi nghe Đức Hồng Y Juan Jose Omella nói về Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Gia, ở Barcelona, mà Đức Bênêđíctô thứ 16 đã thánh hiến trong chuyến viếng thăm thành phố này ngày 7 tháng 11 năm 2010.
Sau khi thăm Đức Bênêđictô XVI, các tân Hồng Y về lại Đại thính đường Phaolô VI để dự buổi “tiếp tân truyền thống”, trong buổi tiếp tân này, các ngài gặp gỡ các tín hữu, thân nhân gia đình đến chúc mừng và nhận phép lành của các tân Hồng Y.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y ngày 19 tháng 11 năm ngoái 2016, 17 tân Hồng Y cũng đã thăm Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vĩnh Long : Lê phong chức Linh Mục.
Người Giồng Trôm
09:12 29/06/2017
GIÁO PHẬN VĨNH LONG : NGÀY HỘI DÂN CHÀI
Nếu nói theo tâm tình cũng như ước nguyện của “chàng giám mục chăn vịt” kính yêu của Giáo Phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai khi được chọn làm giám mục : “Hãy ra khơi và thả lưới” thì hôm nay, 29 tháng 6 năm 2017, cả Giáo Hội Mừng Lễ của Chài trưởng Phêrô thì ngày hôm nay Giáo Phận Vĩnh Long có thêm 8 “tay chèo” mới để cùng với anh trưởng chài Phêrô Hai ra khơi và thả lưới cho Giáo Phận. Niềm hân hoan chào đón những “tay chài” mới được ủ ấp suốt bao năm tháng và hôm nay trở thành hiện thực.
Xem Hình
Tay bắt mặt mừng và những câu chuyện thân tình thăm hỏi nhau trong niềm vui lớn hôm nay cứ râm ran khắp cả sân của nhà thờ Mẹ - nhà thờ Tòa Giám Mục Vĩnh Long. Từ nhiều họ đạo như lớn như Cái Mơn, Mặc Bắc, Rạch Lọp, Bãi San đến nhỏ hơn một chút Ba Châu, An Hiệp và thật nhỏ bé Hựu Thành, Rạch Vồn … đã trở về với ngôi Thánh Đường chung của Giáo Phận để mừng đón 8 “tay chài” mới cho Giáo Phận.
9 g 20, Cha Matthêu Đình Thụy với chất giọng đậm chất miền Nam đã dẫn cộng đoàn vào Thánh Lễ. Cũng với tâm tình hết sức đơn sơ gợi lên từ tình cảm của Cha Matthêu về một Phêrô kiên cường làm đá tảng, thật ngỡ ngàng khi chúng ta gặp hình ảnh của Phaolô sẵn sang đi bất cứ nơi nào xóa sổ Chúa Phục Sinh. Sau cú ngã ngựa, Saolô trở lại đã quay lại với Chúa : “Đối với tôi, mọi sự coi như là đồ bỏ để có Đức Kitô”. Thế là từ đó, Ngài thốt lên rằng : “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Mượn lời sách Khôn Ngoan, Cha Matthêu mời gọi mọi người nhìn đến sự kỳ diệu đến ngỡ ngàng của 8 tân chức lãnh sứ vụ hôm nay. Sau đó, Cha Matthêu xướng danh 8 tiến chức hôm nay sẽ lãnh nhận sứ vụ linh mục.
“Tiến bước vào Nhà Chúa cất cao lời ca …” Lời Ca nhập Lễ bắt đầu đón đoàn đồng tế.
Đồng hồ điểm 9 g 30, đoàn đồng tế cất bước từ đường giữa của Nhà Thờ Chính Tòa để tiến vào Thánh Điện. Chủ tế là Chài Trưởng Phêrô Huỳnh Văn Hai. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ phong chức linh mục hay nói ví von “cấp bằng lái” cho các tay chài mới có nhiều linh mục trong và ngoài địa phận, quý tu sĩ nam nữ và dĩ nhiên là cộng đoàn dân Chúa.
“Anh chị em thân mến ! Ngày 29 tháng 6, ngày Lễ kính thánh tông đồ Phêrô và Phaolô chúng ta cùng tham dự Thánh Lễ phong chức linh mục cho các anh em chúng ta đây. Nhân dịp này, chúng ta cùng suy nghĩ về bí tích Truyền Chức cũng như suy nghĩ về sứ vụ của Giáo Hội hai Thánh Phêrô và Phaolô. Chức linh mục là tiếng gọi và đáp trả cho Thiên Chúa. Đáp trả quyết định làm linh mục và cống hiến đời mình cho Thiên Chúa. Phêrô và Phaolô đã đáp trả tiếng gọi của Chúa. Dâng Thánh Lễ này, chúng ta cầu nguyện cho các tân chức biết noi gương hai thánh Cả tông đồ Phêrô và Phaolô phục vụ Chúa. Nhân dịp này, chúng ta cũng cầu nguyện cho những người mang bổn mạng hai thánh Phêrô và Phaolô. Và hôm nay, trong Thánh Đường này, đặc biệt có sự hiện diện của Cha Phêrô Phan Ngọc Đức Ngài kỷ niệm 60 năm Ngài thụ phong linh mục, chúng ta cầu nguyện cho nhau, cho Ngài, chúng ta cầu nguyện cho chúng ta sống hiệp thông với Giáo Hội Vĩnh Long, với Giáo Hội toàn cầu và chúng ta hiệp nhất với Chúa. Giờ đây chúng ta thú nhận tội lỗi của chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Sau huấn từ của “anh Chài Trưởng” Phêrô Huỳnh Văn Hai là nghi thức phong chức linh mục.
Các thầy phó tế được giới thiệu để lãnh sứ vụ linh mục trong Thánh Lễ này là :
Phêrô Nguyễn Cao Bằng
Phêrô Trần Tuấn Hải
Philipphê Nguyễn Duy Khánh
Phêrô Nguyễn Phước Lành
Giacôbê Trương Minh Phi
Giuse Trương Hoàng Phủ
Phaolô Nguyễn Duy Tân
Gioan Baotixita Phạm Quang Vinh
Nghi thức phong chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và số sắng.
Sau lời nguyện kết Lễ, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long ngỏ chút tâm tình chân tình nhất mừng bổn mạng Đức Cha. Những lời rất đơn sơ nhưng rất chân thành và rất thật mà Đức Ông thay lời chúc mừng Đức Cha. Một lẵng hoa tươi thắm gói ghém tấm long của đoàn con thảo dâng lên người cha chung của Giáo Phận.
Sau lời của Đức Ông, Cha Giuse Trương Hoàng Phủ đại diện các tân chức ngỏ lời cảm ơn đặc biệt đến Đức Cha, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long, Đức Viện Phụ, quý linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cùng các ban ngành đoàn thể.
Trước hết, Cha Giuse dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương chọn lựa quý tâ chức lên làm linh mục của Chúa.
Cha Giuse không quên cảm ơn Ban Tổ Chức và tất cả mọi người đã góp công cho Thánh Lễ hôm nay.
Giây phút đặc biệt nhất, thiêng liêng nhất và cảm động nhất khi Cha Giuse cảm ơn cha mẹ, anh chị em đã thương yêu, sinh thành, dưỡng dục và dâng hiến cho Thiên Chúa. Xin cha mẹ, anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho quý tân chức.
Đặc biệt, 8 tân linh mục ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn.
Sau bài hát kết Lễ, Đức Cha và quý Cha đại diện cùng chụp chung những tấm hình lưu niệm ghi khắc khoảnh khắc tuyệt vời này. Kế đó, những hình ảnh kỷ niệm được ghi lại với các cha mới và gia đình và những người thân.
Và, cuối cùng, bữa cơm đạm bạc được Nhà thờ Chính Tòa khoản đãi quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và gia đình thân bằng quyến thuộc của quý cha mới. Bữa cơm tuy đơn sơ nhưng gói ghém bằng cả tấm long của gia đình Giáo Phận và mọi người thân yêu.
Xin Chúa thương tuôn đổ muôn phúc lành trên 8 chàng Tân dân chài của Giáo Phận để 8 chàng cùng với linh mục đoàn và nhất là với “chài trưởng Phêrô” can đảm ra chỗ nước sâu để thả lưới và mang nhiều cá về cho Chúa.
Nếu nói theo tâm tình cũng như ước nguyện của “chàng giám mục chăn vịt” kính yêu của Giáo Phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai khi được chọn làm giám mục : “Hãy ra khơi và thả lưới” thì hôm nay, 29 tháng 6 năm 2017, cả Giáo Hội Mừng Lễ của Chài trưởng Phêrô thì ngày hôm nay Giáo Phận Vĩnh Long có thêm 8 “tay chèo” mới để cùng với anh trưởng chài Phêrô Hai ra khơi và thả lưới cho Giáo Phận. Niềm hân hoan chào đón những “tay chài” mới được ủ ấp suốt bao năm tháng và hôm nay trở thành hiện thực.
Xem Hình
Tay bắt mặt mừng và những câu chuyện thân tình thăm hỏi nhau trong niềm vui lớn hôm nay cứ râm ran khắp cả sân của nhà thờ Mẹ - nhà thờ Tòa Giám Mục Vĩnh Long. Từ nhiều họ đạo như lớn như Cái Mơn, Mặc Bắc, Rạch Lọp, Bãi San đến nhỏ hơn một chút Ba Châu, An Hiệp và thật nhỏ bé Hựu Thành, Rạch Vồn … đã trở về với ngôi Thánh Đường chung của Giáo Phận để mừng đón 8 “tay chài” mới cho Giáo Phận.
9 g 20, Cha Matthêu Đình Thụy với chất giọng đậm chất miền Nam đã dẫn cộng đoàn vào Thánh Lễ. Cũng với tâm tình hết sức đơn sơ gợi lên từ tình cảm của Cha Matthêu về một Phêrô kiên cường làm đá tảng, thật ngỡ ngàng khi chúng ta gặp hình ảnh của Phaolô sẵn sang đi bất cứ nơi nào xóa sổ Chúa Phục Sinh. Sau cú ngã ngựa, Saolô trở lại đã quay lại với Chúa : “Đối với tôi, mọi sự coi như là đồ bỏ để có Đức Kitô”. Thế là từ đó, Ngài thốt lên rằng : “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Mượn lời sách Khôn Ngoan, Cha Matthêu mời gọi mọi người nhìn đến sự kỳ diệu đến ngỡ ngàng của 8 tân chức lãnh sứ vụ hôm nay. Sau đó, Cha Matthêu xướng danh 8 tiến chức hôm nay sẽ lãnh nhận sứ vụ linh mục.
“Tiến bước vào Nhà Chúa cất cao lời ca …” Lời Ca nhập Lễ bắt đầu đón đoàn đồng tế.
Đồng hồ điểm 9 g 30, đoàn đồng tế cất bước từ đường giữa của Nhà Thờ Chính Tòa để tiến vào Thánh Điện. Chủ tế là Chài Trưởng Phêrô Huỳnh Văn Hai. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ phong chức linh mục hay nói ví von “cấp bằng lái” cho các tay chài mới có nhiều linh mục trong và ngoài địa phận, quý tu sĩ nam nữ và dĩ nhiên là cộng đoàn dân Chúa.
“Anh chị em thân mến ! Ngày 29 tháng 6, ngày Lễ kính thánh tông đồ Phêrô và Phaolô chúng ta cùng tham dự Thánh Lễ phong chức linh mục cho các anh em chúng ta đây. Nhân dịp này, chúng ta cùng suy nghĩ về bí tích Truyền Chức cũng như suy nghĩ về sứ vụ của Giáo Hội hai Thánh Phêrô và Phaolô. Chức linh mục là tiếng gọi và đáp trả cho Thiên Chúa. Đáp trả quyết định làm linh mục và cống hiến đời mình cho Thiên Chúa. Phêrô và Phaolô đã đáp trả tiếng gọi của Chúa. Dâng Thánh Lễ này, chúng ta cầu nguyện cho các tân chức biết noi gương hai thánh Cả tông đồ Phêrô và Phaolô phục vụ Chúa. Nhân dịp này, chúng ta cũng cầu nguyện cho những người mang bổn mạng hai thánh Phêrô và Phaolô. Và hôm nay, trong Thánh Đường này, đặc biệt có sự hiện diện của Cha Phêrô Phan Ngọc Đức Ngài kỷ niệm 60 năm Ngài thụ phong linh mục, chúng ta cầu nguyện cho nhau, cho Ngài, chúng ta cầu nguyện cho chúng ta sống hiệp thông với Giáo Hội Vĩnh Long, với Giáo Hội toàn cầu và chúng ta hiệp nhất với Chúa. Giờ đây chúng ta thú nhận tội lỗi của chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Sau huấn từ của “anh Chài Trưởng” Phêrô Huỳnh Văn Hai là nghi thức phong chức linh mục.
Các thầy phó tế được giới thiệu để lãnh sứ vụ linh mục trong Thánh Lễ này là :
Phêrô Nguyễn Cao Bằng
Phêrô Trần Tuấn Hải
Philipphê Nguyễn Duy Khánh
Phêrô Nguyễn Phước Lành
Giacôbê Trương Minh Phi
Giuse Trương Hoàng Phủ
Phaolô Nguyễn Duy Tân
Gioan Baotixita Phạm Quang Vinh
Nghi thức phong chức diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và số sắng.
Sau lời nguyện kết Lễ, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long ngỏ chút tâm tình chân tình nhất mừng bổn mạng Đức Cha. Những lời rất đơn sơ nhưng rất chân thành và rất thật mà Đức Ông thay lời chúc mừng Đức Cha. Một lẵng hoa tươi thắm gói ghém tấm long của đoàn con thảo dâng lên người cha chung của Giáo Phận.
Sau lời của Đức Ông, Cha Giuse Trương Hoàng Phủ đại diện các tân chức ngỏ lời cảm ơn đặc biệt đến Đức Cha, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương – Tổng Đại Diện giáo phận Vĩnh Long, Đức Viện Phụ, quý linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn cùng các ban ngành đoàn thể.
Trước hết, Cha Giuse dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương chọn lựa quý tâ chức lên làm linh mục của Chúa.
Cha Giuse không quên cảm ơn Ban Tổ Chức và tất cả mọi người đã góp công cho Thánh Lễ hôm nay.
Giây phút đặc biệt nhất, thiêng liêng nhất và cảm động nhất khi Cha Giuse cảm ơn cha mẹ, anh chị em đã thương yêu, sinh thành, dưỡng dục và dâng hiến cho Thiên Chúa. Xin cha mẹ, anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho quý tân chức.
Đặc biệt, 8 tân linh mục ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn.
Sau bài hát kết Lễ, Đức Cha và quý Cha đại diện cùng chụp chung những tấm hình lưu niệm ghi khắc khoảnh khắc tuyệt vời này. Kế đó, những hình ảnh kỷ niệm được ghi lại với các cha mới và gia đình và những người thân.
Và, cuối cùng, bữa cơm đạm bạc được Nhà thờ Chính Tòa khoản đãi quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và gia đình thân bằng quyến thuộc của quý cha mới. Bữa cơm tuy đơn sơ nhưng gói ghém bằng cả tấm long của gia đình Giáo Phận và mọi người thân yêu.
Xin Chúa thương tuôn đổ muôn phúc lành trên 8 chàng Tân dân chài của Giáo Phận để 8 chàng cùng với linh mục đoàn và nhất là với “chài trưởng Phêrô” can đảm ra chỗ nước sâu để thả lưới và mang nhiều cá về cho Chúa.
Lễ 2 thánh tông đồ Phêrô và Phaolô bổn mạng giáo xứ chính tòa Huế
Trương Trí
17:26 29/06/2017
LỄ 2 THÁNH TÔNG ĐỒ PHERO VÀ PHAOLO BỔN MẠNG GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ
Trong niềm hân hoan Tạ ơn và mừng Kính trọng thể 2 vị Tổng đồ Phero và Phaolo, trụ cột của Hội Thánh Công Giáo. Tối ngày 29 tháng 6, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn mạng của Giáo xứ. Thánh lễ đồng tế do Cha Quản xứ Anton Nguyễn Văn Tuyến chủ tế, cùng đồng tế có 2 Cha Phó và Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ.
Xem Hình
Đoàn rước Đoàn đồng tế rực rỡ sắc màu của đồng phục các Hội Đoàn trong giáo xứ: Legio, Phan sinh, Monica, Mẹ Anna, Gia trưởng, Lòng Chúa Thương xót, Thiếu nhi Thánh thể, Giới trẻ .v.v…
Mở đầu Thánh lễ, Cha Chủ tế mời gọi Cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho các vị chủ chăn đã khai mở Giáo xứ Phủ Cam và các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ phát triển, đặc biệt cầu nguyện cho các bậc mang Thánh Bổn mạng Phero và Phaolo. Cũng không quên mừng bổn mạng tất cả những ai mừng bổn mạng trong ngày hôm nay bằng một tràng pháo tay thật lớn. Ngài nhấn mạnh: Hai vị Tông đồ trụ cột của Giáo Hội đã cảm nghiệm được Lòng Thương xót của Chúa, Thánh Phero là một con người đã từng 3 lần chối bỏ Chúa, Thánh Phaolo là người từng đi bắt bớ và tìm giết những tông đồ của Chúa. Nhưng nhờ vào lòng thương xót của Chúa mà 2 Ngài đã nhận ra tình yêu vô biên của Chúa và đã trở thành 2 vị Tông đồ nhiệt thành của Hội Thánh Chúa.
Trong bài giảng lễ, Cha Phó Giuse Nguyễn Hữu Quốc Huy chia sẻ: Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã chọn 2 Thánh Tông đồ Phero và Phaolo làm bổn mạng, các Ngài đã gìn giữ, bảo vệ, xây dựng và phát triển giáo xứ. Hai Ngài không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng được Giáo Hội mừng lễ cùng tháng cùng ngày. Vì 2 Ngài đã tuyên xưng Đức Kito và đã chết vì Đức Kito, nhờ vào tình yêu của Chúa đã đổi mới con người của các ngài. Cả 2 ngài đều đã cảm nhận được tình yêu của Chúa, nhờ đó 2 ngài đã yêu mến Chúa một cách mãnh liệt để từ đó 2 ngài đã sống và đã chết với Chúa. Phero đã trả lời với Chúa Giesu: Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy; còn Phaolo đã nói: Không ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kito”. Mỗi một người chúng ta đều tuyên xưng một niềm tin, niềm tin mà Phero và Phaolo đã rao giảng, đó là Đức Kito đã rao giảng và Ngài đã chết và đã sống lại vì tình yêu thương con người và để cứu chuộc con người.
Sau Thánh lễ, Cha Chủ tế đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Ngài mời gọi cộng đoàn tham dự bữa tiệc vui mừng bổn mạng của Giáo xứ trước sân Nhà thờ với những món ăn dân giả quê hương núi Ngự sông Hương, cùng với những tiết mục văn nghệ giúp vui của các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Cha Quản xứ mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm 2 pho tượng của 2 vị Tông đồ bổn mạng của giáo xứ được đặt trang trọng trước sân Nhà thờ mà không phải ai cũng biết nguồn gốc, Ngài giới thiệu cho mọi người biết và để tri ân cũng như cầu nguyện cho 2 vị ân nhân đã dâng cúng từ năm 1961, đó là cụ Trần Văn Lợi và cụ Nguyễn Văn Hòa. Một màn pháo hoa rực sáng trên tiền đường nhà thờ và trên 2 pho tượng để mừng lễ của các ngài và cũng là bổn mạng của Giáo xứ Chính tòa hôm nay.
Trương Trí
Trong niềm hân hoan Tạ ơn và mừng Kính trọng thể 2 vị Tổng đồ Phero và Phaolo, trụ cột của Hội Thánh Công Giáo. Tối ngày 29 tháng 6, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn mạng của Giáo xứ. Thánh lễ đồng tế do Cha Quản xứ Anton Nguyễn Văn Tuyến chủ tế, cùng đồng tế có 2 Cha Phó và Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ.
Xem Hình
Đoàn rước Đoàn đồng tế rực rỡ sắc màu của đồng phục các Hội Đoàn trong giáo xứ: Legio, Phan sinh, Monica, Mẹ Anna, Gia trưởng, Lòng Chúa Thương xót, Thiếu nhi Thánh thể, Giới trẻ .v.v…
Mở đầu Thánh lễ, Cha Chủ tế mời gọi Cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho các vị chủ chăn đã khai mở Giáo xứ Phủ Cam và các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ phát triển, đặc biệt cầu nguyện cho các bậc mang Thánh Bổn mạng Phero và Phaolo. Cũng không quên mừng bổn mạng tất cả những ai mừng bổn mạng trong ngày hôm nay bằng một tràng pháo tay thật lớn. Ngài nhấn mạnh: Hai vị Tông đồ trụ cột của Giáo Hội đã cảm nghiệm được Lòng Thương xót của Chúa, Thánh Phero là một con người đã từng 3 lần chối bỏ Chúa, Thánh Phaolo là người từng đi bắt bớ và tìm giết những tông đồ của Chúa. Nhưng nhờ vào lòng thương xót của Chúa mà 2 Ngài đã nhận ra tình yêu vô biên của Chúa và đã trở thành 2 vị Tông đồ nhiệt thành của Hội Thánh Chúa.
Trong bài giảng lễ, Cha Phó Giuse Nguyễn Hữu Quốc Huy chia sẻ: Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã chọn 2 Thánh Tông đồ Phero và Phaolo làm bổn mạng, các Ngài đã gìn giữ, bảo vệ, xây dựng và phát triển giáo xứ. Hai Ngài không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng được Giáo Hội mừng lễ cùng tháng cùng ngày. Vì 2 Ngài đã tuyên xưng Đức Kito và đã chết vì Đức Kito, nhờ vào tình yêu của Chúa đã đổi mới con người của các ngài. Cả 2 ngài đều đã cảm nhận được tình yêu của Chúa, nhờ đó 2 ngài đã yêu mến Chúa một cách mãnh liệt để từ đó 2 ngài đã sống và đã chết với Chúa. Phero đã trả lời với Chúa Giesu: Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy; còn Phaolo đã nói: Không ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kito”. Mỗi một người chúng ta đều tuyên xưng một niềm tin, niềm tin mà Phero và Phaolo đã rao giảng, đó là Đức Kito đã rao giảng và Ngài đã chết và đã sống lại vì tình yêu thương con người và để cứu chuộc con người.
Sau Thánh lễ, Cha Chủ tế đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Ngài mời gọi cộng đoàn tham dự bữa tiệc vui mừng bổn mạng của Giáo xứ trước sân Nhà thờ với những món ăn dân giả quê hương núi Ngự sông Hương, cùng với những tiết mục văn nghệ giúp vui của các em thiếu nhi trong giáo xứ.
Cha Quản xứ mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm 2 pho tượng của 2 vị Tông đồ bổn mạng của giáo xứ được đặt trang trọng trước sân Nhà thờ mà không phải ai cũng biết nguồn gốc, Ngài giới thiệu cho mọi người biết và để tri ân cũng như cầu nguyện cho 2 vị ân nhân đã dâng cúng từ năm 1961, đó là cụ Trần Văn Lợi và cụ Nguyễn Văn Hòa. Một màn pháo hoa rực sáng trên tiền đường nhà thờ và trên 2 pho tượng để mừng lễ của các ngài và cũng là bổn mạng của Giáo xứ Chính tòa hôm nay.
Trương Trí
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thánh giá bị đập phá, Đan sĩ Thiên An bị hành hung
RFA
08:56 29/06/2017
Vào sáng ngày 28/6/2017, có khoảng 100 an ninh, công an và côn đồ đến Đan viện Thiên An ở xã Thủy Bằng, Huế đập phá và hành hung các tu sĩ trong lúc họ dựng thập tự giá. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi kể lại vụ việc đã xảy ra với RFA như sau:
“Khoảng 8 giờ sáng hơn, lúc đó Cha Bề trên dẫn một số soeur đến thăm ra về thì bên an ninh, công an xã, công an huyện, công an tỉnh, xã đội, phụ nữ và một số côn đồ được thuê đến đập thánh giá, hạ xuống, không cho dựng. Nhưng các thầy kiên quyết ôm thánh giá. Những người này nắm tóc, xé áo lôi các thầy ra. Các thầy chống cự thì bị đập luôn. Có hai thầy bị đánh bầm đen mắt. Chúng tôi thấy khủng khiếp quá!”
Sau khi vụ hành hung diễn ra, một số chốt cảnh sát giao thông đã được dựng lên ngay trên đoạn đường dẫn vào Đan viện Thiên An. Các tu sĩ bị tịch thu xe gắn máy khi họ muốn ra khỏi đan viện.
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi cho biết công an đã lập biên bản về những gì vừa xảy ra vào sáng ngày 28 tháng 6 với những người đến đập phá thánh giá, nhưng các tu sĩ của Đan viện Thiên An không được yêu cầu tham gia tường thuật vụ việc. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi khẳng định với Đài Á Châu Tự Do nhận diện được những công an cốt cán từ cấp xã đến cấp tỉnh tham gia vụ đập phá và hành hung:
“Tôi nhận diện cả tên và chức vụ: Trưởng Công an xã là Thượng úy Võ Trọng Nhơn. Phó Công an xã là Đại úy Dương Văn Hiếu. Công an bên tỉnh có ông Trần Công Quý. Công an huyện có ông Minh. Biết bao nhiêu công an mà kể nhưng họ mặc thường phục hết. Mình biết vì họ lên làm việc với mình nhiều rồi. Chỉ cần nhìn thì biết họ là công an.”
Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan đến đơn thư mà Đan viện Thiên An gửi đến Chính quyền Thừa Thiên-Huế cùng cơ quan báo đài để phản đối cũng như yêu cầu đính chính thông tin họ đã loan đi “một số đối tượng xấu trong trong Đan viện Thiên An tàn phá rừng thông đặc dụng để lấn chiếm trái phép”, Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi nói rằng các cơ quan truyền thông không hồi đáp và cũng không đính chính theo yêu cầu của Đan viện Thiên An. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế gửi thông báo xác nhận tỉnh đã nhận được những văn bản đơn thư và hẹn dàn xếp làm việc với Đan viện trong tháng 8 tới đây.
Trong thời gian chờ đợi làm việc với chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đan viện Thiên An tiếp tục công việc chỉnh trang vườn tược, san ủi làm đường trên phần diện tích tích của đan viện.
Đan viện Thiên An cho biết công việc họ đang làm không bị gây cản trở từ phía chính quyền. Tuy nhiên, 3 lần thánh giá của Đan viện Thiên An được dựng lên trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017 thì cả 3 lần đề bị an ninh, công an và côn đồ đến đập phá.
“Khoảng 8 giờ sáng hơn, lúc đó Cha Bề trên dẫn một số soeur đến thăm ra về thì bên an ninh, công an xã, công an huyện, công an tỉnh, xã đội, phụ nữ và một số côn đồ được thuê đến đập thánh giá, hạ xuống, không cho dựng. Nhưng các thầy kiên quyết ôm thánh giá. Những người này nắm tóc, xé áo lôi các thầy ra. Các thầy chống cự thì bị đập luôn. Có hai thầy bị đánh bầm đen mắt. Chúng tôi thấy khủng khiếp quá!”
Sau khi vụ hành hung diễn ra, một số chốt cảnh sát giao thông đã được dựng lên ngay trên đoạn đường dẫn vào Đan viện Thiên An. Các tu sĩ bị tịch thu xe gắn máy khi họ muốn ra khỏi đan viện.
Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi cho biết công an đã lập biên bản về những gì vừa xảy ra vào sáng ngày 28 tháng 6 với những người đến đập phá thánh giá, nhưng các tu sĩ của Đan viện Thiên An không được yêu cầu tham gia tường thuật vụ việc. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi khẳng định với Đài Á Châu Tự Do nhận diện được những công an cốt cán từ cấp xã đến cấp tỉnh tham gia vụ đập phá và hành hung:
“Tôi nhận diện cả tên và chức vụ: Trưởng Công an xã là Thượng úy Võ Trọng Nhơn. Phó Công an xã là Đại úy Dương Văn Hiếu. Công an bên tỉnh có ông Trần Công Quý. Công an huyện có ông Minh. Biết bao nhiêu công an mà kể nhưng họ mặc thường phục hết. Mình biết vì họ lên làm việc với mình nhiều rồi. Chỉ cần nhìn thì biết họ là công an.”
Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan đến đơn thư mà Đan viện Thiên An gửi đến Chính quyền Thừa Thiên-Huế cùng cơ quan báo đài để phản đối cũng như yêu cầu đính chính thông tin họ đã loan đi “một số đối tượng xấu trong trong Đan viện Thiên An tàn phá rừng thông đặc dụng để lấn chiếm trái phép”, Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi nói rằng các cơ quan truyền thông không hồi đáp và cũng không đính chính theo yêu cầu của Đan viện Thiên An. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế gửi thông báo xác nhận tỉnh đã nhận được những văn bản đơn thư và hẹn dàn xếp làm việc với Đan viện trong tháng 8 tới đây.
Trong thời gian chờ đợi làm việc với chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đan viện Thiên An tiếp tục công việc chỉnh trang vườn tược, san ủi làm đường trên phần diện tích tích của đan viện.
Đan viện Thiên An cho biết công việc họ đang làm không bị gây cản trở từ phía chính quyền. Tuy nhiên, 3 lần thánh giá của Đan viện Thiên An được dựng lên trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2017 thì cả 3 lần đề bị an ninh, công an và côn đồ đến đập phá.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 15)
Vũ Văn An
01:09 29/06/2017
Giáo huấn Công Giáo có bao giờ thay đổi không?
Trả lời câu hỏi này khá rắc rối, vì trên nguyên tắc, Giáo Hội tin rằng các giáo huấn của mình phát xuất từ mạc khải Thiên Chúa và do đó không thể sửa đổi được. Ấy thế nhưng, Đạo Công Giáo nhìn nhận điều Giáo Hội gọi là “phát triển” hay “khai triển” về tín lý, nghĩa là với thời gian, các giáo huấn có thể tiến tới chỗ được hiểu tốt hơn, được giải thích trọn vẹn hơn, hay được áp dụng tốt hơn vào các hoàn cảnh sống thực. Đôi khi các khai triển này cho người ta cảm giác rất mạnh chúng là các thay đổi thực sự. Người Công Giáo thường nói đùa rằng lúc một viên chức bắt đầu một phát biểu bằng câu “Như Giáo Hội vẫn dạy xưa nay…” thì điều này phần lớn có nghĩa một điều gì rất mới lạ sắp sửa được công bố!
Lâmbô là một thí dụ. Ý niệm này phát xuất trong Giáo Hội sơ khai như một cách để xử lý thế lưỡng nan: nếu Phép Rửa Tội là cần thiết để được cứu rỗi, thì phải nói sao về các trẻ sơ sinh chết lúc chưa được rửa tội, và chưa phạm bất cứ tội cá nhân nào cả? Ý tưởng về một nơi đặc biệt thuộc đời sau dành cho các trẻ sơ sinh này, một thứ “nửa đường” giữa thiên đàng và hỏa ngục, xem ra là giải pháp hiển nhiên.
Lâmbô có lúc cũng đã được cho là nơi giam những linh hồn công chính trước khi Chúa Kitô xuất hiện, như các tổ phụ của Cựu Ước. Với thời gian, ý niệm Lâmbô đi vào trí tưởng tượng bình dân và được rộng rãi coi như một niềm tin Công Giáo cổ điển. Nhiều thế hệ Công Giáo từng được dạy phải cầu nguyện cho “các trẻ sơ sinh ngoại giáo” có nguy cơ bị loại khỏi thiên đàng. Tuy nhiên, năm 2007, Vatican cho công bố một văn kiện dạy rằng Lâmbô chỉ là một ý kiến thần học khả hữu, và có “nhiều cơ sở nghiêm túc về thần học và phụng vụ để hy vọng rằng các trẻ sơ sinh chưa được rửa tội mà chết sẽ được cứu rỗi” không cần một nơi đặc biệt dành cho các em.
Ngày nay, phần lớn người Công Giáo không còn nghĩ nhiều tới Lâmbô nữa; họ thích nghĩ rằng lòng thương xót đầy yêu thương của Thiên Chúa sẽ tìm ra cách để đón chào các trẻ sơ sinh chưa được rửa tội chính thức, và các em sẽ được vào nước trời. Đây là một “thay đổi” hay là một “khai triển” về tín lý thì hoàn toàn tùy thuộc người quan sát.
Thần học luân lý Công Giáo phát xuất từ đâu?
Điều quan trọng là hiểu một số ý niệm căn bản của Công Giáo về các nguồn của luật luân lý , và cái khung lý thuyết họ áp dụng để đưa ra các quyết định luân lý.
Thần học Công Giáo thường dựa vào hai nguồn luân lý sau đây:
• Mạc khải, gồm Thánh Kinh và giáo huấn có thẩm quyền của Giáo Hội, gọi là “huấn quyền”;
• Luật tự nhiên, nghĩa là các hiểu biết thấu suốt có thể thu lượm được từ suy nghĩ thuần lý về tạo thế.
Dựa vào hai nguồn trên, Đạo Công Giáo phân biệt hai loại nghĩa vụ luân lý. Loại thứ nhất là các bổn phận phát xuất từ mạc khải Thiên Chúa, như tham dự Lễ vào Chúa Nhật. Loại thứ hai là các nguyên tắc phát xuất từ lý lẽ nhân bản, như các ngăn cấm sát nhân và trộm cướp. Dù không luôn luôn hoàn toàn rõ ràng, ngày nay, Đạo Công Giáo cho rằng loại đầu không nên bị nhà nước áp đặt. Cùng một lúc, Đạo Công Giáo cũng nhấn mạnh rằng luật đời phải phản ảnh các đòi hỏi luân lý của luật tự nhiên. Giáo Hội cho rằng không có nền tảng này, luật đời sẽ quá dễ dàng trở thành luật rừng, trong đó, kẻ mạnh áp đặt ý riêng của họ lên người yếu. Như các nhà ngoại giao của Tòa Thánh thường nói, việc chọn lựa là giữa “sức mạnh của luật” hay “luật của sức mạnh”.
Nói về các phương thức căn bản, các nhà chuyên môn phân biệt ba phạm trù rộng rãi trong thần học luân lý Công Giáo. Nói chung, cả giáo huấn chính thức của Giáo Hội lẫn việc thực hành đời thực đều pha trộn cả ba phạm trù này, đó là:
• Nghĩa vụ học (deontological): Tiếng Hy Lạp deon có nghĩa là nghĩa vụ. Phương thức này nhấn mạnh tới các nghĩa vụ, nại tới các quy phạm, qui luật, luật lệ và nguyên tắc luân lý, và áp dụng chúng vào các hoàn cảnh cụ thể. Một trong các hệ luận thông thường của phương thức này là: một số hành vi không bao giờ được phép về luân lý bất kể hoàn cảnh hay ý hướng.
• Cứu cánh học (teleological): Tiếng Hy Lạp, telos có nghĩa là cứu cánh, mục đích. Phương thức này nhấn mạnh mục đích luân lý người ta cố gắng đạt tới, và do đó, ít lưu ý tới các phương tiện sử dụng. Nhiều nhà thần học chuyên phê phán giáo huấn chính thức của Công Giáo đã hành xử từ một dịch bản nào đó của phương thức này, qua việc cho rằng ngừa thai, chẳng hạn, có thể là điều sai “tiền luân lý” (premoral), nhưng có thể được biện minh, nếu ý hướng không phải là ngăn cản sự sống mà là duy trì sức khỏe của cặp vợ chồng.
• Đạo đức học nhân đức (virtue ethics): phương thức này chỉ trích cả suy tư nghĩa vụ học lẫn suy tư cứu cánh học vì đã qúa nhấn mạnh tới các hành vi hơn là tính tình. Đối với các nhà tư tưởng nhân đức, luân lý tính liên quan tới việc ta là ai cũng như ta làm gì. Mục tiêu của luân lý tính là vun trồng “các nhân đức”, nghĩa là các thói quen và khuôn thước thực hành điều tốt và sống tốt cuộc sống mình, và tránh các “thói hư nết xấu”.
Đạo Công Giáo hiểu như thế nào về tội lỗi?
Trong Thánh Kinh, các từ ngữ mà các nhà dịch thuật dịch là “tội lỗi” thường có nghĩa là không trúng đích, như người bắn cung bắn không trúng điểm giữa của bia tập bắn. Ý niệm này có nghĩa: phạm tội là không đạt tới lý tưởng luân lý, điều mà theo Thánh Kinh là luôn tuân theo lề luật của Thiên Chúa. Thần học Công Giáo có truyền thống nhìn nhận hai loại tội lỗi: tội trọng và tội nhẹ. Tội trọng được coi là một vi phạm hết sức trầm trọng khiến gây nguy hại nặng nề cho mối liên hệ của người ta với Thiên Chúa, như sát hại sự sống vô tội hoặc cố ý báng bổ Thiên Chúa. Tội nhẹ, như giận dữ hay nói láo nhẹ, làm yếu đi nhưng không tiêu diệt mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Trong nhiều thế kỷ qua, truyền thống Công Giáo đã tiến tới chỗ nhìn nhận 7 cơn cám dỗ hết sức độc hại đối với đời sống luân lý đến nỗi gọi chúng là “bẩy mối tội đầu”. Chúng có thể là tội trọng hoặc tội nhẹ, nhưng chúng được coi có xu hướng đặc biệt dẫn đến các tội khác. Bẩy mối tội đầu này là: mê dâm dục, mê ăn uống, hà tiện (tham lam), làm biếng, hờn giận, ghen ghét, kiêu ngạo.
Thần học luân lý được đem ra thực hành như thế nào?
Phá thai, hôn nhân đồng tính, và kiểm soát sinh đẻ có lẽ là những điểm gây nhức nhối nổi tiếng hơn cả trong thần học luân lý, nhưng chính vì lý do này, chúng không tiết lộ nhiều điều lắm. Thay vào đó, ta hãy xem một vài điều khác, như việc chăm sóc về “cuối đời” chẳng hạn: tức cuộc tranh luận xem về phương diện luân lý, có bắt buộc phải cung cấp việc nuôi dưỡng và thở hydrô nhân tạo cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật vĩnh viễn hay không. Đây không hề là vấn đề chỉ có tính học thuật mà thôi, vì các cơ sở chăm sóc sức khỏe Công Giáo ngày nào cũng phải đưa ra quyết định về nó.
Đối với những ai có khuynh hướng nghiêng về phương thức nghĩa vụ học, việc không cho bệnh nhân thức ăn và thức uống nữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều xâm phạm đến nhân phẩm của họ. Những người suy nghĩ như thế coi việc không cung cấp thực phẩm và nước uống nữa thực sự là một cách giết chết một người mà sự sống đã trở nên vô dụng hoặc bất tiện. Những người có quan điểm luân lý cứu cánh học hơn, thì ngược lại, cảnh cáo chống lại chủ trương thần tượng hóa việc tiếp tục sự hiện hữu có tính sinh học, nhất là khi mọi hy vọng hồi phục xem ra đã mất. Cả hai phía đều nại tới truyền thống Công Giáo, đặt giáo huấn của Giáo Hội về tính thánh thiêng của sự sống chống lại việc truyền thống này từ lâu vốn phân biệt cách chăm sóc “thông thường” và cách chăm sóc “phi thường” trong đó, sự chăm sóc “thông thường” thì bắt buộc, chứ không phải sự chăm sóc phi thường.
Chiều hướng trong giáo huấn chính thức thiên về lập trường có tính hạn chế hơn. Tháng Ba năm 2004, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng việc cung cấp thức ăn và thức uống cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật vĩnh viễn luôn luôn là phương tiện chăm sóc “thông thường”. Năm 2007, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican qui định rằng đây là đòi hỏi căn bản của nhân phẩm. Vatican chủ trương rằng rút thức ăn và thức uống khỏi các bệnh nhân còn ổn định sẽ là an tử (euthanasia).
Trong cuộc tranh cãi này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tu Sĩ Phansinh Daniel Sulmasy, một bác sĩ nội khoa có bằng tiến sĩ triết học, mấy năm trước đây, được một gia đình của một phụ nữ mắc chứng bất ổn về ăn uống và lâm vào tình trạng thực vật vĩnh viễn hỏi ý kiến. Gia đình người phụ nữ này chuyển cô tới một nhà nuôi dưỡng, nơi cô lưu lại 4 năm. Cô nhiều lần bị chứng viêm phổi do việc sử dụng lâu dài các ống dẫn thức ăn, khiến cô phải ra vào bệnh viện nhiều lần. Cha mẹ cô muốn biết ý kiến xem liệu họ có bị buộc phải duy trì con gái họ trong tình trạng này vô hạn định hay không.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2007, Tu Sĩ Sulmasy nói rằng “tôi không nghĩ họ bị thúc đẩy bất cứ cách nào phải kết liễu đời của cô ấy một cách quá sớm vì cô ấy là một gánh nặng cho họ hay cho nhiều người khác. Tôi không nghĩ họ cho rằng cố ấy thiếu phẩm giá của một con người. Họ cảm thấy cô bị cắt rời khỏi họ, sống trong một thứ lâmbô. Họ cảm thấy cô ở trong một trạng thái chưa được hiệp thông với Đấng tạo nên cô, nhưng cũng không kết hợp với họ cách nào”. Cuối cùng, Tu Sĩ Sulmasy ủng hộ quyết định chấm dứt việc nuôi dưỡng và thở hydrô và người phụ nữ này qua đời lúc 25 tuổi.
Với mỗi điển hình như trên, lại có một điển hình ngược lại. Richard Doerflinger, viên chức phò sự sống hàng đầu của các giám mục Hoa Kỳ, trưng dẫn kinh nghiệm của chính ông. Ba mươi năm trước đây, người anh lớn tên Eugene của ông bị tai nạn xe hơi và lâm vào tình trạng thực vật. Các bác sĩ cho gia đình hay: anh ta sẽ không bao giờ bình phục. Chính vì thế, gia đình không quan tâm đến việc chỉnh lại chiếc vai trái bị lệch của anh cũng như cung cấp việc trị liệu vật lý. Sau gần 4 tháng, bỗng nhiên anh ta bình phục, dù hơi mất trí nhớ một chút. Doerflinger cho biết: anh trai ông bị ngồi xe lăn, một phần vì các bác sĩ bỏ cuộc quá sớm.
Ông nói: “chúng ta cần vạch một đường ranh chống lại việc bỏ rơi các bệnh nhân này chỉ vì họ không thể tự chăm sóc các nhu cầu căn bản của họ”.
Há Giáo Hội Công Giáo cũng đã không có một truyền thống mạnh mẽ về công bằng xã hội đó sao?
Chắc chắn có. Ngay từ đầu, Kitô Giáo đã có điều gì đó để nói về xã hội công bằng, và về vai trò kép mà các Kitô hữu phải đóng trong tư cách môn đệ và công dân. Câu nói thời danh của Chúa Giêsu trích dẫn từ Tin Mừng theo Thánh Mátthêu “Hãy trả cho Xêda điều gì của Xêda, và hãy trả cho Thiên Chúa điều gì của Thiên Chúa” đã vang vọng khắp các thế kỷ. Ấy thế nhưng, với các thay đổi xã hội ồ ạt của thế kỷ 19, các vị giáo hoàng và các nhà lãnh đạo Công Giáo khác đã khởi sự một suy tư có hệ thống hơn về công bằng kinh tế và xã hội dưới tên là “giáo huấn xã hội Công Giáo”. Xét một cách tổng quát, giáo huấn này ủng hộ một vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong việc cổ vũ ích chung, và nói lên sự quan tâm mạnh mẽ của mình đối với các công nhân và người nghèo.
Giáo huấn xã hội Công Giáo bao trùm rất nhiều các vấn đề khác nữa, trong đó, có việc chống lại án tử hình, bảo vệ di dân và người tị nạn, và chống lại tranh chấp có vũ trang và việc buôn bán vũ khí. Người Công Giáo không chủ hòa; Đức Gioan Phaolô II giúp tạo ra hạn từ “can thiệp nhân đạo” (humanitarian intervention) khi nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế nên sử dụng sức mạnh để trợ giúp các nhóm tiểu số bị áp bức. Ấy thế nhưng, xu hướng vẫn là luôn chống chiến tranh, nhất là việc gây hấn đơn phương.
Truyền thống xã hội trên do đâu mà có?
Năm nguyên tắc cốt lõi sau đây nói lên tâm điểm giáo huấn xã hội Công Giáo:
1. Liên đới
“Liên đới” có hai bình diện ý nghĩa. Trên bình diện cá nhân, nó là việc bản thân cảm nhận tư cách thành viên của mình trong một gia đình nhân loại chung. Đây là điểm sửa sai việc quá nhấn mạnh tới các quyền lợi và quyền tự do cá nhân đang thống trị tư duy chính trị Tây Phương. Trên bình diện xã hội, liên đới cũng là một nguyên tắc hướng dẫn các mối tương quan giữa các chính phủ, các tập đoàn kinh doanh, các cơ quan phi chính phủ (NGO) và các tác nhân khác. Theo nghĩa này, liên đới bao hàm việc cải tổ các hệ thống kinh tế và chính trị để bảo đảm có sự công bằng và cơ hội lớn hơn.
2. Của cải thuộc mọi người
Trong thông điệp của ngài năm 1981 tựa là Laborem Exercens, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: “truyền thống Kitô Giáo chưa bao giờ thừa nhận quyền tư hữu tuyệt đối và bất khả xâm phạm”. Trong thông điệp năm 1987 của ngài, tựa là Sollicitudo Rei Socialis, cũng vị giáo hoàng này đã sử dụng một ẩn dụ đáng lưu ý “Của cải trên thế giới này nguyên thủy vốn dành cho mọi người. … Thực vậy, quyền tư hữu chỉ là văn tự thế chấp xã hội (social mortgage)”. Học thuyết xã hội Công Giáo chủ trương rằng các quyền sở hữu phải được quân bình hóa đối với các thiện ích khác như quyền của mọi người được sống xứng hợp với nhân phẩm của họ.
3. Nhân phẩm và nhân quyền
Giáo Hội Công Giáo từ lâu vốn ủng hộ các hiến chương quốc tế về nhân quyền, cũng như hạ tầng cơ sở luật pháp hỗ trợ chúng, dựa trên tính thánh thiêng và phẩm giá mọi sự sống con người. Ngày nay, nhiều giới chức Giáo Hội lo sợ các nền móng triết học chống đỡ các nhân quyền bị xâm thực bởi chủ nghĩa duy tương đối, tức việc bác bỏ các sự thật khách quan đặt cơ sở trên bản chất phổ quát của con người. Làm sao người ta có thể lý luận để hỗ trợ cho quyền sống phổ quát hay cho tiêu chuẩn sống căn bản, nếu thực sự không có những điều như “các khái niệm phổ quát” (universals).
4. Ưu tiên chọn người nghèo
“Ưu tiên chọn người nghèo” là một chính sách đã có từ gương sáng của Chúa Kitô khi Người đặc biệt yêu thương những người ở ngoại biên xã hội. Trong suốt các năm qua, giáo huấn chính thức Công Giáo đã và vẫn đang rất cẩn trọng để ý niệm này không bị hiểu theo nghĩa ý thức hệ như thể rửa tội cho cuộc đấu tranh giai cấp kiểu Mácxít. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng vốn nhấn mạnh rằng việc nghèo khó về vật chất không phải là cách nghèo duy nhất; người ta có thể có một trương mục kếch xù ở ngân hàng mà vẫn có thể tay trắng về thiêng liêng. Nói chung, “ưu tiên chọn người nghèo” tạo nên một lăng kính để qua đó, ta phải đọc thực tại xã hội. Nó ngầm hiểu điều này: câu hỏi đầu tiên bất cứ ai cũng phải đặt ra trước khi thi hành một chính sách là: “việc này làm được gì cho người nghèo?”
5. Phụ đới
Giáo Hội không phải là người muốn có một chính phủ lớn hay một nền hành chánh nặng tay. Đúng hơn, Giáo Hội dạy rằng các quyết định nên được đưa ra ở cấp thấp nhất bao nhiêu có thể để đạt ích chung, các thẩm quyền cao hơn chỉ nên can thiệp khi các cấp thấp hơn không thể làm được. Trong thực hành, điều này có nghĩa chính phủ nên tôn trọng “các định chế giữ vai trò trung gian” như các Giáo Hội và các hội thiện nguyện, và nhất là các gia đình. Phụ đới hàm nghĩa: thay vì coi nhà nước như giải pháp cho mọi cơn bệnh, thì vai trò thích đáng của nó là tạo ra các vùng tự do trong đó các cá nhân và các nhóm có thể hành động.
Còn tiếp
Trả lời câu hỏi này khá rắc rối, vì trên nguyên tắc, Giáo Hội tin rằng các giáo huấn của mình phát xuất từ mạc khải Thiên Chúa và do đó không thể sửa đổi được. Ấy thế nhưng, Đạo Công Giáo nhìn nhận điều Giáo Hội gọi là “phát triển” hay “khai triển” về tín lý, nghĩa là với thời gian, các giáo huấn có thể tiến tới chỗ được hiểu tốt hơn, được giải thích trọn vẹn hơn, hay được áp dụng tốt hơn vào các hoàn cảnh sống thực. Đôi khi các khai triển này cho người ta cảm giác rất mạnh chúng là các thay đổi thực sự. Người Công Giáo thường nói đùa rằng lúc một viên chức bắt đầu một phát biểu bằng câu “Như Giáo Hội vẫn dạy xưa nay…” thì điều này phần lớn có nghĩa một điều gì rất mới lạ sắp sửa được công bố!
Lâmbô là một thí dụ. Ý niệm này phát xuất trong Giáo Hội sơ khai như một cách để xử lý thế lưỡng nan: nếu Phép Rửa Tội là cần thiết để được cứu rỗi, thì phải nói sao về các trẻ sơ sinh chết lúc chưa được rửa tội, và chưa phạm bất cứ tội cá nhân nào cả? Ý tưởng về một nơi đặc biệt thuộc đời sau dành cho các trẻ sơ sinh này, một thứ “nửa đường” giữa thiên đàng và hỏa ngục, xem ra là giải pháp hiển nhiên.
Lâmbô có lúc cũng đã được cho là nơi giam những linh hồn công chính trước khi Chúa Kitô xuất hiện, như các tổ phụ của Cựu Ước. Với thời gian, ý niệm Lâmbô đi vào trí tưởng tượng bình dân và được rộng rãi coi như một niềm tin Công Giáo cổ điển. Nhiều thế hệ Công Giáo từng được dạy phải cầu nguyện cho “các trẻ sơ sinh ngoại giáo” có nguy cơ bị loại khỏi thiên đàng. Tuy nhiên, năm 2007, Vatican cho công bố một văn kiện dạy rằng Lâmbô chỉ là một ý kiến thần học khả hữu, và có “nhiều cơ sở nghiêm túc về thần học và phụng vụ để hy vọng rằng các trẻ sơ sinh chưa được rửa tội mà chết sẽ được cứu rỗi” không cần một nơi đặc biệt dành cho các em.
Ngày nay, phần lớn người Công Giáo không còn nghĩ nhiều tới Lâmbô nữa; họ thích nghĩ rằng lòng thương xót đầy yêu thương của Thiên Chúa sẽ tìm ra cách để đón chào các trẻ sơ sinh chưa được rửa tội chính thức, và các em sẽ được vào nước trời. Đây là một “thay đổi” hay là một “khai triển” về tín lý thì hoàn toàn tùy thuộc người quan sát.
Thần học luân lý Công Giáo phát xuất từ đâu?
Điều quan trọng là hiểu một số ý niệm căn bản của Công Giáo về các nguồn của luật luân lý , và cái khung lý thuyết họ áp dụng để đưa ra các quyết định luân lý.
Thần học Công Giáo thường dựa vào hai nguồn luân lý sau đây:
• Mạc khải, gồm Thánh Kinh và giáo huấn có thẩm quyền của Giáo Hội, gọi là “huấn quyền”;
• Luật tự nhiên, nghĩa là các hiểu biết thấu suốt có thể thu lượm được từ suy nghĩ thuần lý về tạo thế.
Dựa vào hai nguồn trên, Đạo Công Giáo phân biệt hai loại nghĩa vụ luân lý. Loại thứ nhất là các bổn phận phát xuất từ mạc khải Thiên Chúa, như tham dự Lễ vào Chúa Nhật. Loại thứ hai là các nguyên tắc phát xuất từ lý lẽ nhân bản, như các ngăn cấm sát nhân và trộm cướp. Dù không luôn luôn hoàn toàn rõ ràng, ngày nay, Đạo Công Giáo cho rằng loại đầu không nên bị nhà nước áp đặt. Cùng một lúc, Đạo Công Giáo cũng nhấn mạnh rằng luật đời phải phản ảnh các đòi hỏi luân lý của luật tự nhiên. Giáo Hội cho rằng không có nền tảng này, luật đời sẽ quá dễ dàng trở thành luật rừng, trong đó, kẻ mạnh áp đặt ý riêng của họ lên người yếu. Như các nhà ngoại giao của Tòa Thánh thường nói, việc chọn lựa là giữa “sức mạnh của luật” hay “luật của sức mạnh”.
Nói về các phương thức căn bản, các nhà chuyên môn phân biệt ba phạm trù rộng rãi trong thần học luân lý Công Giáo. Nói chung, cả giáo huấn chính thức của Giáo Hội lẫn việc thực hành đời thực đều pha trộn cả ba phạm trù này, đó là:
• Nghĩa vụ học (deontological): Tiếng Hy Lạp deon có nghĩa là nghĩa vụ. Phương thức này nhấn mạnh tới các nghĩa vụ, nại tới các quy phạm, qui luật, luật lệ và nguyên tắc luân lý, và áp dụng chúng vào các hoàn cảnh cụ thể. Một trong các hệ luận thông thường của phương thức này là: một số hành vi không bao giờ được phép về luân lý bất kể hoàn cảnh hay ý hướng.
• Cứu cánh học (teleological): Tiếng Hy Lạp, telos có nghĩa là cứu cánh, mục đích. Phương thức này nhấn mạnh mục đích luân lý người ta cố gắng đạt tới, và do đó, ít lưu ý tới các phương tiện sử dụng. Nhiều nhà thần học chuyên phê phán giáo huấn chính thức của Công Giáo đã hành xử từ một dịch bản nào đó của phương thức này, qua việc cho rằng ngừa thai, chẳng hạn, có thể là điều sai “tiền luân lý” (premoral), nhưng có thể được biện minh, nếu ý hướng không phải là ngăn cản sự sống mà là duy trì sức khỏe của cặp vợ chồng.
• Đạo đức học nhân đức (virtue ethics): phương thức này chỉ trích cả suy tư nghĩa vụ học lẫn suy tư cứu cánh học vì đã qúa nhấn mạnh tới các hành vi hơn là tính tình. Đối với các nhà tư tưởng nhân đức, luân lý tính liên quan tới việc ta là ai cũng như ta làm gì. Mục tiêu của luân lý tính là vun trồng “các nhân đức”, nghĩa là các thói quen và khuôn thước thực hành điều tốt và sống tốt cuộc sống mình, và tránh các “thói hư nết xấu”.
Đạo Công Giáo hiểu như thế nào về tội lỗi?
Trong Thánh Kinh, các từ ngữ mà các nhà dịch thuật dịch là “tội lỗi” thường có nghĩa là không trúng đích, như người bắn cung bắn không trúng điểm giữa của bia tập bắn. Ý niệm này có nghĩa: phạm tội là không đạt tới lý tưởng luân lý, điều mà theo Thánh Kinh là luôn tuân theo lề luật của Thiên Chúa. Thần học Công Giáo có truyền thống nhìn nhận hai loại tội lỗi: tội trọng và tội nhẹ. Tội trọng được coi là một vi phạm hết sức trầm trọng khiến gây nguy hại nặng nề cho mối liên hệ của người ta với Thiên Chúa, như sát hại sự sống vô tội hoặc cố ý báng bổ Thiên Chúa. Tội nhẹ, như giận dữ hay nói láo nhẹ, làm yếu đi nhưng không tiêu diệt mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Trong nhiều thế kỷ qua, truyền thống Công Giáo đã tiến tới chỗ nhìn nhận 7 cơn cám dỗ hết sức độc hại đối với đời sống luân lý đến nỗi gọi chúng là “bẩy mối tội đầu”. Chúng có thể là tội trọng hoặc tội nhẹ, nhưng chúng được coi có xu hướng đặc biệt dẫn đến các tội khác. Bẩy mối tội đầu này là: mê dâm dục, mê ăn uống, hà tiện (tham lam), làm biếng, hờn giận, ghen ghét, kiêu ngạo.
Thần học luân lý được đem ra thực hành như thế nào?
Phá thai, hôn nhân đồng tính, và kiểm soát sinh đẻ có lẽ là những điểm gây nhức nhối nổi tiếng hơn cả trong thần học luân lý, nhưng chính vì lý do này, chúng không tiết lộ nhiều điều lắm. Thay vào đó, ta hãy xem một vài điều khác, như việc chăm sóc về “cuối đời” chẳng hạn: tức cuộc tranh luận xem về phương diện luân lý, có bắt buộc phải cung cấp việc nuôi dưỡng và thở hydrô nhân tạo cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật vĩnh viễn hay không. Đây không hề là vấn đề chỉ có tính học thuật mà thôi, vì các cơ sở chăm sóc sức khỏe Công Giáo ngày nào cũng phải đưa ra quyết định về nó.
Đối với những ai có khuynh hướng nghiêng về phương thức nghĩa vụ học, việc không cho bệnh nhân thức ăn và thức uống nữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều xâm phạm đến nhân phẩm của họ. Những người suy nghĩ như thế coi việc không cung cấp thực phẩm và nước uống nữa thực sự là một cách giết chết một người mà sự sống đã trở nên vô dụng hoặc bất tiện. Những người có quan điểm luân lý cứu cánh học hơn, thì ngược lại, cảnh cáo chống lại chủ trương thần tượng hóa việc tiếp tục sự hiện hữu có tính sinh học, nhất là khi mọi hy vọng hồi phục xem ra đã mất. Cả hai phía đều nại tới truyền thống Công Giáo, đặt giáo huấn của Giáo Hội về tính thánh thiêng của sự sống chống lại việc truyền thống này từ lâu vốn phân biệt cách chăm sóc “thông thường” và cách chăm sóc “phi thường” trong đó, sự chăm sóc “thông thường” thì bắt buộc, chứ không phải sự chăm sóc phi thường.
Chiều hướng trong giáo huấn chính thức thiên về lập trường có tính hạn chế hơn. Tháng Ba năm 2004, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng việc cung cấp thức ăn và thức uống cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật vĩnh viễn luôn luôn là phương tiện chăm sóc “thông thường”. Năm 2007, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican qui định rằng đây là đòi hỏi căn bản của nhân phẩm. Vatican chủ trương rằng rút thức ăn và thức uống khỏi các bệnh nhân còn ổn định sẽ là an tử (euthanasia).
Trong cuộc tranh cãi này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tu Sĩ Phansinh Daniel Sulmasy, một bác sĩ nội khoa có bằng tiến sĩ triết học, mấy năm trước đây, được một gia đình của một phụ nữ mắc chứng bất ổn về ăn uống và lâm vào tình trạng thực vật vĩnh viễn hỏi ý kiến. Gia đình người phụ nữ này chuyển cô tới một nhà nuôi dưỡng, nơi cô lưu lại 4 năm. Cô nhiều lần bị chứng viêm phổi do việc sử dụng lâu dài các ống dẫn thức ăn, khiến cô phải ra vào bệnh viện nhiều lần. Cha mẹ cô muốn biết ý kiến xem liệu họ có bị buộc phải duy trì con gái họ trong tình trạng này vô hạn định hay không.
Trong cuộc phỏng vấn năm 2007, Tu Sĩ Sulmasy nói rằng “tôi không nghĩ họ bị thúc đẩy bất cứ cách nào phải kết liễu đời của cô ấy một cách quá sớm vì cô ấy là một gánh nặng cho họ hay cho nhiều người khác. Tôi không nghĩ họ cho rằng cố ấy thiếu phẩm giá của một con người. Họ cảm thấy cô bị cắt rời khỏi họ, sống trong một thứ lâmbô. Họ cảm thấy cô ở trong một trạng thái chưa được hiệp thông với Đấng tạo nên cô, nhưng cũng không kết hợp với họ cách nào”. Cuối cùng, Tu Sĩ Sulmasy ủng hộ quyết định chấm dứt việc nuôi dưỡng và thở hydrô và người phụ nữ này qua đời lúc 25 tuổi.
Với mỗi điển hình như trên, lại có một điển hình ngược lại. Richard Doerflinger, viên chức phò sự sống hàng đầu của các giám mục Hoa Kỳ, trưng dẫn kinh nghiệm của chính ông. Ba mươi năm trước đây, người anh lớn tên Eugene của ông bị tai nạn xe hơi và lâm vào tình trạng thực vật. Các bác sĩ cho gia đình hay: anh ta sẽ không bao giờ bình phục. Chính vì thế, gia đình không quan tâm đến việc chỉnh lại chiếc vai trái bị lệch của anh cũng như cung cấp việc trị liệu vật lý. Sau gần 4 tháng, bỗng nhiên anh ta bình phục, dù hơi mất trí nhớ một chút. Doerflinger cho biết: anh trai ông bị ngồi xe lăn, một phần vì các bác sĩ bỏ cuộc quá sớm.
Ông nói: “chúng ta cần vạch một đường ranh chống lại việc bỏ rơi các bệnh nhân này chỉ vì họ không thể tự chăm sóc các nhu cầu căn bản của họ”.
Há Giáo Hội Công Giáo cũng đã không có một truyền thống mạnh mẽ về công bằng xã hội đó sao?
Chắc chắn có. Ngay từ đầu, Kitô Giáo đã có điều gì đó để nói về xã hội công bằng, và về vai trò kép mà các Kitô hữu phải đóng trong tư cách môn đệ và công dân. Câu nói thời danh của Chúa Giêsu trích dẫn từ Tin Mừng theo Thánh Mátthêu “Hãy trả cho Xêda điều gì của Xêda, và hãy trả cho Thiên Chúa điều gì của Thiên Chúa” đã vang vọng khắp các thế kỷ. Ấy thế nhưng, với các thay đổi xã hội ồ ạt của thế kỷ 19, các vị giáo hoàng và các nhà lãnh đạo Công Giáo khác đã khởi sự một suy tư có hệ thống hơn về công bằng kinh tế và xã hội dưới tên là “giáo huấn xã hội Công Giáo”. Xét một cách tổng quát, giáo huấn này ủng hộ một vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong việc cổ vũ ích chung, và nói lên sự quan tâm mạnh mẽ của mình đối với các công nhân và người nghèo.
Giáo huấn xã hội Công Giáo bao trùm rất nhiều các vấn đề khác nữa, trong đó, có việc chống lại án tử hình, bảo vệ di dân và người tị nạn, và chống lại tranh chấp có vũ trang và việc buôn bán vũ khí. Người Công Giáo không chủ hòa; Đức Gioan Phaolô II giúp tạo ra hạn từ “can thiệp nhân đạo” (humanitarian intervention) khi nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế nên sử dụng sức mạnh để trợ giúp các nhóm tiểu số bị áp bức. Ấy thế nhưng, xu hướng vẫn là luôn chống chiến tranh, nhất là việc gây hấn đơn phương.
Truyền thống xã hội trên do đâu mà có?
Năm nguyên tắc cốt lõi sau đây nói lên tâm điểm giáo huấn xã hội Công Giáo:
1. Liên đới
“Liên đới” có hai bình diện ý nghĩa. Trên bình diện cá nhân, nó là việc bản thân cảm nhận tư cách thành viên của mình trong một gia đình nhân loại chung. Đây là điểm sửa sai việc quá nhấn mạnh tới các quyền lợi và quyền tự do cá nhân đang thống trị tư duy chính trị Tây Phương. Trên bình diện xã hội, liên đới cũng là một nguyên tắc hướng dẫn các mối tương quan giữa các chính phủ, các tập đoàn kinh doanh, các cơ quan phi chính phủ (NGO) và các tác nhân khác. Theo nghĩa này, liên đới bao hàm việc cải tổ các hệ thống kinh tế và chính trị để bảo đảm có sự công bằng và cơ hội lớn hơn.
2. Của cải thuộc mọi người
Trong thông điệp của ngài năm 1981 tựa là Laborem Exercens, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: “truyền thống Kitô Giáo chưa bao giờ thừa nhận quyền tư hữu tuyệt đối và bất khả xâm phạm”. Trong thông điệp năm 1987 của ngài, tựa là Sollicitudo Rei Socialis, cũng vị giáo hoàng này đã sử dụng một ẩn dụ đáng lưu ý “Của cải trên thế giới này nguyên thủy vốn dành cho mọi người. … Thực vậy, quyền tư hữu chỉ là văn tự thế chấp xã hội (social mortgage)”. Học thuyết xã hội Công Giáo chủ trương rằng các quyền sở hữu phải được quân bình hóa đối với các thiện ích khác như quyền của mọi người được sống xứng hợp với nhân phẩm của họ.
3. Nhân phẩm và nhân quyền
Giáo Hội Công Giáo từ lâu vốn ủng hộ các hiến chương quốc tế về nhân quyền, cũng như hạ tầng cơ sở luật pháp hỗ trợ chúng, dựa trên tính thánh thiêng và phẩm giá mọi sự sống con người. Ngày nay, nhiều giới chức Giáo Hội lo sợ các nền móng triết học chống đỡ các nhân quyền bị xâm thực bởi chủ nghĩa duy tương đối, tức việc bác bỏ các sự thật khách quan đặt cơ sở trên bản chất phổ quát của con người. Làm sao người ta có thể lý luận để hỗ trợ cho quyền sống phổ quát hay cho tiêu chuẩn sống căn bản, nếu thực sự không có những điều như “các khái niệm phổ quát” (universals).
4. Ưu tiên chọn người nghèo
“Ưu tiên chọn người nghèo” là một chính sách đã có từ gương sáng của Chúa Kitô khi Người đặc biệt yêu thương những người ở ngoại biên xã hội. Trong suốt các năm qua, giáo huấn chính thức Công Giáo đã và vẫn đang rất cẩn trọng để ý niệm này không bị hiểu theo nghĩa ý thức hệ như thể rửa tội cho cuộc đấu tranh giai cấp kiểu Mácxít. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng vốn nhấn mạnh rằng việc nghèo khó về vật chất không phải là cách nghèo duy nhất; người ta có thể có một trương mục kếch xù ở ngân hàng mà vẫn có thể tay trắng về thiêng liêng. Nói chung, “ưu tiên chọn người nghèo” tạo nên một lăng kính để qua đó, ta phải đọc thực tại xã hội. Nó ngầm hiểu điều này: câu hỏi đầu tiên bất cứ ai cũng phải đặt ra trước khi thi hành một chính sách là: “việc này làm được gì cho người nghèo?”
5. Phụ đới
Giáo Hội không phải là người muốn có một chính phủ lớn hay một nền hành chánh nặng tay. Đúng hơn, Giáo Hội dạy rằng các quyết định nên được đưa ra ở cấp thấp nhất bao nhiêu có thể để đạt ích chung, các thẩm quyền cao hơn chỉ nên can thiệp khi các cấp thấp hơn không thể làm được. Trong thực hành, điều này có nghĩa chính phủ nên tôn trọng “các định chế giữ vai trò trung gian” như các Giáo Hội và các hội thiện nguyện, và nhất là các gia đình. Phụ đới hàm nghĩa: thay vì coi nhà nước như giải pháp cho mọi cơn bệnh, thì vai trò thích đáng của nó là tạo ra các vùng tự do trong đó các cá nhân và các nhóm có thể hành động.
Còn tiếp
Lễ thánh Phêrô và Phaolô: Khuôn mặt lãnh đạo
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:31 29/06/2017
Khuôn mặt lãnh đạo
Xưa nay có những người đã qua đời hằng bao nhiêu năm, hằng bao thế kỷ, mà những công việc xưa kia họ đã thực hiện vẫn còn thời sự, có gía trị gây ảnh hưởng nơi con người. Họ là những vị anh hùng, những khuôn mặt lãnh đạo.
Hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolo thuộc vào những người như thế trong Hội Thánh Công Giáo.
Thánh Phero theo Kinh Thánh thuật kể lại là khuôn mặt lãnh đạo do thiên nhiên phú bẩm. Chúa Giêsu khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã tuyển chọn và cắt cử Ông làm người thủ lãnh nhóm 12 Tông đồ đầu tiên của Chúa ngay khi còn sinh thời. Ông đã đại diện anh em tông đồ Chúa Giêsu tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Và Kinh Thánh cũng tường thuật những yếu điểm của Phero.
Chúa Giêsu báo trước chính ngài sẽ phải chịu đau khổ. Theo tính con người, Phero can ngăn Thầy mình tìm cách tránh xa con đường đó cho khỏi phải đau khổ. Nhưng Chúa Giêsu lớn tiếng mắng Ông nặng lời cho đó là mưu chước của qủy dữ satan.
Nơi sân đường xử án nhà Thầy cả thượng phẩm, Phero đã chối thầy mình, Chúa Giêsu: tôi không biết người đó là ai, tới ba lần. Nhưng Chúa Giêsu không vì thế bỏ rơi Phero, và Phero cũng không bỏ Thầy mình.
Trái lại, sau khi sống lại, bên bờ hồ Genezareth Chúa Giêsu đã trao năng quyền thiêng liêng cho Phero: Con hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Hãy củng cố đức tin anh em con!, vì lòng gắn bó của Ông với Chúa Giêsu: Thầy biết con yêu mến Thầy.
Đức tin tràn đầy lòng yêu mến hàm chứa sức mạnh cao vời tựa như sóng thần giúp Phero ra đi làm chứng rao giảng về Thầy mình là Chúa Giêsu bất chấp những nguy hiểm tù tội, vượt biển sóng gió, lẩn trốn. Phero đã củng cố đức tin của anh em mình, của các tín hữu Hội Thánh Chúa thuở ban đầu bằng cách sống đi trước, sống chấp nhận gian khổ tù tội..
Khi bị lên án hành quyết đóng đinh vào thập tự ở Roma, nơi Thánh nhân tụ tập lập cộng đoàn Hội Thánh Chúa, theo truyền thuyết thuật lại, Phero đã xin cho được đóng đinh ngược đầu xuống đất, để không bị lẫn lộn với Chúa Giêsu cũng đã bị đóng đinh vào thập gía.
Chắc chắn, khi bị tử hình, Phero đã không biết được rồi sẽ ra sao với con đường đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian. Vì Hội Thánh chỉ mới trong giai đoạn tiên khởi chưa có chân đứng vững chắc trong xã hội.
Nhưng Phero có niềm tin tưởng: Người quyết định không phải là mình, nhưng chính là Chúa Giêsu!
Thánh tông đồ Phaolo cũng có đời sống đức tin của một khuôn mặt lãnh đạo như Phero. Kinh Thánh thuật lại Phaolo đến với Cộng đoàn Hội Thánh Chúa Giêsu trễ muộn sau này, khi Chúa Giêsu đã về trời, qua con đường vòng nguy hiểm.
Phaolo là người có học thức cao sâu rộng trong xã hội thời đó. Ông là người thuộc hệ phái Phariseo trong đạo Do Thái. Ông thuộc vào những người cực đoan, cương quyết ra tay truy lùng bách hại những ai tin vào Chúa Giêsu, tìm cách phá hoại Hội Thánh Chúa ở vùng Gierusalem sang các vùng nước lân cận.
Trên đường đi phá hoại Hội Thánh Chúa, Chúa Giêsu đã hiện ra với Ông. Ánh sáng chói lòa từ trời cao chiếu xuống khiến ông bị ngã ngựa, trở thành mù lòa. Qua đó Chúa Giêsu đã gặp gỡ Phaolo.
Phaolo đã nghe tiếng Chúa Giêsu nói với Ông. Từ đó ông được mặc khải về đức tin vào Chúa mà Phero và các Tông Đồ khác rao giảng. Và từ đó Ông trở lại thành hăng say nồng nhiệt bênh vực cho Chúa Giêsu
Phero và các Tông đồ khác rất do dự nghi ngại khi thấy Phaolo đến trình diện gia nhập đoàn tông đồ Chúa Giêsu , để rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu. Phaolo hiểu nhận ra điều này. Ông cảm nhận thấy mình được Chúa kêu gọi ra đi ngoài biên giới nước Do Thái để rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu.
Vì thế, Phaolo bất chấp những gian nan thử thách đầy nguy hiểm cho mạng sống, vì vượt biển đường dài xa nguy hiểm, bị đói khát, bị bắt bớ tù tội lên án, vẫn một lòng dấn thẩn cho Chúa Giêsu và Hội Thánh của người.
Nhờ có kiến thức học cao sâu rộng và tài hùng biện, Phaolo không sợ khi phải tranh luận biện hộ cho đức tin vào Chúa nơi công đường, nơi dân chúng khắp vùng Tiều Á từ nước Do Thái sang tận vùng Balkan bên Âu Châu. Khi đến Roma , Phaolo đã can đảm mạnh dạn trình bày giáo lý của Chúa Giêsu nơi tòa án tối cao của nhà vua.
Thánh Phaolo vì đức tin vào Chúa, bị lên án hành quyết chém đầu. Trong tin tưởng phó thác vào Chúa Ông đã sẵn sàng đặt đầu mình nghiêng ngả trên trụ chịu chém với tâm tình: Sự gì Chúa đã bắt đầu, ngài sẽ tiếp tục thực hiện. Tôi cũng không biết được sẽ như thế nào. Chúa luôn luôn là người quyết định thi hành!
Thánh Phero và Thánh Phaolo, nhất là Thánh Phaolo đã viết để lai cho Hội Thánh Chúa, cho nhân loại từ hai ngàn năm nay kho tàng qúy báu những bức thư mục vụ giáo lý về Đức tin vào Chúa.
Hai Thánh nhân là hai hình ảnh nổi bật nhất, cùng để lại những dấu ấn khắc ghi trong lịch sử xây dựng Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Thánh Phero được Chúa Giêsu trao cho năng quyền đứng đầu Hội Thánh qua hình ảnh chiếc chìa khóa tháo cởi và khóa lại.
Thánh Phaolo được Chúa hiện ra sai đi là Tông đồ cho mọi dân nước trên thế giới qua đời sống và giáo lý Ông viết để lại.
Thánh Phero và Thánh Phaolo Tông đồ Chúa Giêsu là những khuôn mặt lãnh đạo đạo tinh thần trong Hội Thánh đầy lòng tin tưởng phó thác vào Chúa với tầm nhìn suy nghĩ chiến lược sâu rộng cho hôm nay và ngày mai.
Lễ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay có những người đã qua đời hằng bao nhiêu năm, hằng bao thế kỷ, mà những công việc xưa kia họ đã thực hiện vẫn còn thời sự, có gía trị gây ảnh hưởng nơi con người. Họ là những vị anh hùng, những khuôn mặt lãnh đạo.
Hai Thánh Tông đồ Phero và Phaolo thuộc vào những người như thế trong Hội Thánh Công Giáo.
Thánh Phero theo Kinh Thánh thuật kể lại là khuôn mặt lãnh đạo do thiên nhiên phú bẩm. Chúa Giêsu khi đi rao giảng nước Thiên Chúa đã tuyển chọn và cắt cử Ông làm người thủ lãnh nhóm 12 Tông đồ đầu tiên của Chúa ngay khi còn sinh thời. Ông đã đại diện anh em tông đồ Chúa Giêsu tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Và Kinh Thánh cũng tường thuật những yếu điểm của Phero.
Chúa Giêsu báo trước chính ngài sẽ phải chịu đau khổ. Theo tính con người, Phero can ngăn Thầy mình tìm cách tránh xa con đường đó cho khỏi phải đau khổ. Nhưng Chúa Giêsu lớn tiếng mắng Ông nặng lời cho đó là mưu chước của qủy dữ satan.
Nơi sân đường xử án nhà Thầy cả thượng phẩm, Phero đã chối thầy mình, Chúa Giêsu: tôi không biết người đó là ai, tới ba lần. Nhưng Chúa Giêsu không vì thế bỏ rơi Phero, và Phero cũng không bỏ Thầy mình.
Trái lại, sau khi sống lại, bên bờ hồ Genezareth Chúa Giêsu đã trao năng quyền thiêng liêng cho Phero: Con hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Hãy củng cố đức tin anh em con!, vì lòng gắn bó của Ông với Chúa Giêsu: Thầy biết con yêu mến Thầy.
Đức tin tràn đầy lòng yêu mến hàm chứa sức mạnh cao vời tựa như sóng thần giúp Phero ra đi làm chứng rao giảng về Thầy mình là Chúa Giêsu bất chấp những nguy hiểm tù tội, vượt biển sóng gió, lẩn trốn. Phero đã củng cố đức tin của anh em mình, của các tín hữu Hội Thánh Chúa thuở ban đầu bằng cách sống đi trước, sống chấp nhận gian khổ tù tội..
Khi bị lên án hành quyết đóng đinh vào thập tự ở Roma, nơi Thánh nhân tụ tập lập cộng đoàn Hội Thánh Chúa, theo truyền thuyết thuật lại, Phero đã xin cho được đóng đinh ngược đầu xuống đất, để không bị lẫn lộn với Chúa Giêsu cũng đã bị đóng đinh vào thập gía.
Chắc chắn, khi bị tử hình, Phero đã không biết được rồi sẽ ra sao với con đường đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian. Vì Hội Thánh chỉ mới trong giai đoạn tiên khởi chưa có chân đứng vững chắc trong xã hội.
Nhưng Phero có niềm tin tưởng: Người quyết định không phải là mình, nhưng chính là Chúa Giêsu!
Thánh tông đồ Phaolo cũng có đời sống đức tin của một khuôn mặt lãnh đạo như Phero. Kinh Thánh thuật lại Phaolo đến với Cộng đoàn Hội Thánh Chúa Giêsu trễ muộn sau này, khi Chúa Giêsu đã về trời, qua con đường vòng nguy hiểm.
Phaolo là người có học thức cao sâu rộng trong xã hội thời đó. Ông là người thuộc hệ phái Phariseo trong đạo Do Thái. Ông thuộc vào những người cực đoan, cương quyết ra tay truy lùng bách hại những ai tin vào Chúa Giêsu, tìm cách phá hoại Hội Thánh Chúa ở vùng Gierusalem sang các vùng nước lân cận.
Trên đường đi phá hoại Hội Thánh Chúa, Chúa Giêsu đã hiện ra với Ông. Ánh sáng chói lòa từ trời cao chiếu xuống khiến ông bị ngã ngựa, trở thành mù lòa. Qua đó Chúa Giêsu đã gặp gỡ Phaolo.
Phaolo đã nghe tiếng Chúa Giêsu nói với Ông. Từ đó ông được mặc khải về đức tin vào Chúa mà Phero và các Tông Đồ khác rao giảng. Và từ đó Ông trở lại thành hăng say nồng nhiệt bênh vực cho Chúa Giêsu
Phero và các Tông đồ khác rất do dự nghi ngại khi thấy Phaolo đến trình diện gia nhập đoàn tông đồ Chúa Giêsu , để rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu. Phaolo hiểu nhận ra điều này. Ông cảm nhận thấy mình được Chúa kêu gọi ra đi ngoài biên giới nước Do Thái để rao giảng làm chứng cho Chúa Giêsu.
Vì thế, Phaolo bất chấp những gian nan thử thách đầy nguy hiểm cho mạng sống, vì vượt biển đường dài xa nguy hiểm, bị đói khát, bị bắt bớ tù tội lên án, vẫn một lòng dấn thẩn cho Chúa Giêsu và Hội Thánh của người.
Nhờ có kiến thức học cao sâu rộng và tài hùng biện, Phaolo không sợ khi phải tranh luận biện hộ cho đức tin vào Chúa nơi công đường, nơi dân chúng khắp vùng Tiều Á từ nước Do Thái sang tận vùng Balkan bên Âu Châu. Khi đến Roma , Phaolo đã can đảm mạnh dạn trình bày giáo lý của Chúa Giêsu nơi tòa án tối cao của nhà vua.
Thánh Phaolo vì đức tin vào Chúa, bị lên án hành quyết chém đầu. Trong tin tưởng phó thác vào Chúa Ông đã sẵn sàng đặt đầu mình nghiêng ngả trên trụ chịu chém với tâm tình: Sự gì Chúa đã bắt đầu, ngài sẽ tiếp tục thực hiện. Tôi cũng không biết được sẽ như thế nào. Chúa luôn luôn là người quyết định thi hành!
Thánh Phero và Thánh Phaolo, nhất là Thánh Phaolo đã viết để lai cho Hội Thánh Chúa, cho nhân loại từ hai ngàn năm nay kho tàng qúy báu những bức thư mục vụ giáo lý về Đức tin vào Chúa.
Hai Thánh nhân là hai hình ảnh nổi bật nhất, cùng để lại những dấu ấn khắc ghi trong lịch sử xây dựng Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Thánh Phero được Chúa Giêsu trao cho năng quyền đứng đầu Hội Thánh qua hình ảnh chiếc chìa khóa tháo cởi và khóa lại.
Thánh Phaolo được Chúa hiện ra sai đi là Tông đồ cho mọi dân nước trên thế giới qua đời sống và giáo lý Ông viết để lại.
Thánh Phero và Thánh Phaolo Tông đồ Chúa Giêsu là những khuôn mặt lãnh đạo đạo tinh thần trong Hội Thánh đầy lòng tin tưởng phó thác vào Chúa với tầm nhìn suy nghĩ chiến lược sâu rộng cho hôm nay và ngày mai.
Lễ hai Thánh tông đồ Phero và Phaolo 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chữ Xưa Sách Cũ
Tấn Đạt
18:11 29/06/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Chữ xưa nghĩa cũ đã mòn
Ngày nay “vi tính” xoay tròn nhân gian.
(bt)