Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:00 29/06/2022
14. Ân sủng đặc thù của Thiên Chúa chỉ ban cho những người đặt nhiều hy vọng vào Ngài.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:03 29/06/2022
96. MỘT CON CHIM BÌNH THƯỜNG.
Kê Khang và Lữ An là đôi bạn thân, có lúc cả hai bất chấp đường xa vạn lý, cũng đến gặp mặt nhau.
Một lần nọ, Lữ An đi thăm Kê Khang, đúng lúc Kê Khang không có nhà, đợi rất lâu mà vẫn không thấy ông ta trở về, thế là trước khi bỏ đi, Lữ An viết trên cửa một chữ “phụng”, sau khi Kê Khang trở về thì rất là thích thú, ai mà biết được tất cả hàm ý của chữ “phụng” chứ? Nhưng đó lại là ý giểu cợt ông ta là “con chim bình thường”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 96:
Chế giễu và chọc cười là hai cụm từ không giống nhau, thế nhưng cũng có người lầm tưởng là nó giống nhau, cho nên mới làm cho người khác hiểu lầm và tức giận.
Chế giễu là đem cái khuyết điểm của người ta ra mà làm trò đùa cho thiên hạ cười, chế giễu là “nhại” lại những động tác, cử chỉ, lời nói của anh em cho mọi người cười chơi, đây là một hành vi của người vô giáo dục, là một thái độ kiêu căng hợm hĩnh của người thiếu văn minh.
Chúng ta đọc lại đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu, để coi những hành động và lời nói của quân lính đã chế giễu Đức Chúa Giê-su: “Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái !” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá” . Càng đọc chúng ta càng tức tối, giận dữ run lên vì sự chế giễu của bọn lính tráng đối với Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Người ta cũng sẽ giận dữ nộ khí xung thiên với tôi, khi tôi chế giễu người khác, lấy họ ra làm “đề tài” chế giễu để thiên hạ cười cho vui.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kê Khang và Lữ An là đôi bạn thân, có lúc cả hai bất chấp đường xa vạn lý, cũng đến gặp mặt nhau.
Một lần nọ, Lữ An đi thăm Kê Khang, đúng lúc Kê Khang không có nhà, đợi rất lâu mà vẫn không thấy ông ta trở về, thế là trước khi bỏ đi, Lữ An viết trên cửa một chữ “phụng”, sau khi Kê Khang trở về thì rất là thích thú, ai mà biết được tất cả hàm ý của chữ “phụng” chứ? Nhưng đó lại là ý giểu cợt ông ta là “con chim bình thường”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 96:
Chế giễu và chọc cười là hai cụm từ không giống nhau, thế nhưng cũng có người lầm tưởng là nó giống nhau, cho nên mới làm cho người khác hiểu lầm và tức giận.
Chế giễu là đem cái khuyết điểm của người ta ra mà làm trò đùa cho thiên hạ cười, chế giễu là “nhại” lại những động tác, cử chỉ, lời nói của anh em cho mọi người cười chơi, đây là một hành vi của người vô giáo dục, là một thái độ kiêu căng hợm hĩnh của người thiếu văn minh.
Chúng ta đọc lại đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu, để coi những hành động và lời nói của quân lính đã chế giễu Đức Chúa Giê-su: “Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái !” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá” . Càng đọc chúng ta càng tức tối, giận dữ run lên vì sự chế giễu của bọn lính tráng đối với Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Người ta cũng sẽ giận dữ nộ khí xung thiên với tôi, khi tôi chế giễu người khác, lấy họ ra làm “đề tài” chế giễu để thiên hạ cười cho vui.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 30/06: Tội Con được tha rồi – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
03:22 29/06/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi!” Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: “Ông này nói phạm thượng.” Nhưng Đức Giê-su biết ý nghĩ của họ, liền nói: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? Trong hai điều: một là bảo: “Tội con được tha rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Đứng dậy, vác giường mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
Đó là lời Chúa
Hãy vui mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
04:04 29/06/2022
“Hãy vui mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”
CN 14 C
Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai. Ngài hiệp hành đào tạo các môn đệ, cho các ông hiệp thông vào tham gia vào sứ vụ cứu độ của mình. Sau đó, Chúa Giêsu sai các môn đệ đi làm nhiệm vụ thu hoạch vì mùa màng đã nở rộ “lúa chín đầy đồng”. Công việc gặt hái lúa đồng là đem bình an đến với muôn người. Chúa Giêsu căn dặn những lời thiết thực cho sứ vụ các môn đệ. Sứ vụ đó là: lời rao giảng làm rộn lên niềm vui: Nước Thiên Chúa đã đến gần anh chị em; lời chào thân thiện: Bình an cho nhà này; hành trang nhẹ tênh: không túi tiền,không bao bị,không giày dép; việc phải làm: chữa lành những người ốm đau; thái độ phải có: khiêm tốn và siêu thoát, đón nhận những gì người ta cung cấp cho, không tìm kiếm tiện nghi, dễ chịu.
1. Hành trang
Hành trang đi đường chỉ là: cây gậy, đôi dép, không mang hai áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát, không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.Chúa Giêsu còn trao cho các môn đệ những quyền năng của Ngài: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ. Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động Tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa.
2. Sứ vụ
Trao "Sứ vụ” cho các môn đệ, Chúa Giêsu không bảo các ông “phải giảng điều gì". Ngài chỉ căn dặn các ông những chi tiết "phải sống". Đối với Chúa Giêsu, ra đi làm chứng tá bằng cuộc sống quan trọng hơn chứng tá bằng lời nói.
Trong Tông huấn "Loan báo Tin Mừng", Đức Thánh Cha Phaolô VI quả quyết ít nhất hai lần rằng, phương thức thứ nhất để rao truyền Phúc Âm chính là làm chứng bằng một cuộc sống Kitô hữu đích thực
Có ba cách làm chứng: nói, làm và sống. Hiệu năng nhất là cách thứ hai và thứ ba. Ai cũng biết nói thì dễ, làm khó hơn, và sống như mình nói lại càng khó hơn nữa. Chính việc làm và đời sống làm cho lời mình nói đáng tin hơn. Nhưng cả khi người ta chưa nói hay không thể nói, chưa làm hay không thể làm một số điều nào đó, thì người ta đã có thể sống điều mình xác tín và muốn chia sẻ. Vậy để loan báo Tin Mừng thuyết phục, người Kitô hữu phải sống thế nào cho cuộc đời mình trở thành đáng tin. Đời sống đáng tin thì tự nhiên lời nói cũng đáng tin. Làm tông đồ, rao giảng Phúc Âm đặc biệt thích hợp cho ngày nay là làm cho đời sống Kitô hữu đáng tin. Như vậy toàn bộ cuộc sống của chúng ta đều phải "làm chứng": lời ăn tiếng nói, cách cư xử, giao tiếp, trong gia đình, ngoài xã hội, khi làm việc, khi vui chơi giải trí... Đối với người có ý thức sứ vụ thì việc gì, khía cạnh nào của đời sống, họ cũng có thể là lời loan báo.
3. “Hãy vui mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”
Chúa muốn các môn đệ đem đến mọi nhà sứ điệp này: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này!”.Bình an đến từ thái độ quên mình, sống chan hoà với mọi người. Niềm bình an đến từ sự hiệp thông, có cho đi, có nhận lãnh. Và nhất là, niềm bình an vì được làm con cái Chúa, luôn sống dưới ánh mắt yêu thương của Ngài.
“Họ ra đi, mang hạt giống vãi gieo, lúc trở về, reo vui hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125, 6). Tác giả thánh vịnh diễn tả thật đúng tâm trạng của 72 môn đệ về những gì các ông đã thực hiện khi vâng lệnh Chúa ra đi loan báo Tin mừng. Các ông vui mừng hớn hở vì thành quả do sứ vụ rao giảng mang lại. Đồng thời các ông còn cảm nghiệm hiệu quả nhiệm lạ từ quyền năng của Thầy: “Nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng khuất phục chúng con”. Có thể đối với các ông, thành quả của những chuyến “ra khơi”, và những ơn ích do Chúa ân ban mà mắt các ông được chứng kiến là niềm hạnh phúc tột cùng rồi. Thế nhưng, với Chúa Giêsu, đó chưa phải là đỉnh điểm của hạnh phúc. Chúa Giêsu tiếp tục giúp các ông nhận thức tầm quan trọng sâu xa từ những gì các ông đã làm vì danh Chúa cho tha nhân. Đồng thời Ngài cũng khai mở cho các ông biết nguồn gốc quyền năng mà các ông đã có dịp cảm nghiệm, tất cả đều do ân huệ nhưng không của Thiên Chúa muốn qua các ông ban tặng cho con người. Chúa Giêsu còn cho các ông biết rằng, niềm hạnh phúc vĩnh cửu, niềm vui của các ông chính là “tên của anh em được ghi trên trời”. Còn hạnh phúc nào hơn hạnh phúc này, còn thành quả và ân phúc nào hơn đặc ân vô biên mà Thiên Chúa đã ban tặng khi các ông đã chu toàn lệnh truyền của Chúa, đến với muôn dân loan báo Tin mừng cứu rỗi.
Niềm vui không phải là cuộc chiến thắng kẻ thù, đè bẹp được kẻ chống đối, hay loại trừ được những kẻ bị hoài nghi…mà niềm vui của môn đệ Chúa Giêsu là một đời đã thi hành thánh ý Chúa với trọn tâm tình yêu mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn”, nay được quay về cội nguồn tình yêu, được về Nhà Cha, được về với Chúa.
“Hãy vui mừng vì tên anh em được ghi trên trời”, anh em có một chỗ ở trong cõi vĩnh hằng. Niềm vui không phải chỉ thoáng qua rồi sau đó là những hoài niệm của một thời vang bóng đầy nuối tiếc như ở trần gian. Hạnh Phúc Nước Trời là hạnh phúc vĩnh cửu. Vì chỉ có Thiên Chúa hằng sống mới có thể trao ban hạnh phúc vĩnh cửu. “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,2-3). “Hãy vui mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”. Đó mới là đích điểm của cuộc đời kitô hữu.
Ngày xưa được khắc tên vào bia đá trên lưng rùa ở Văn Miếu là một vinh dự chỉ dành cho các tiến sĩ, trạng nguyên. Ngày nay được có tên trong tự điển danh nhân thế giới, hay ca sĩ, nhạc sĩ có tên ca khúc nằm trong bảng sắp hạng Billboard, topten là cả một niềm vui lớn… Thường thường bậc trung như phần đông chúng ta thì có lẽ tên chỉ được ghi trên bìa vở, bìa sách cho biết sở hữu chủ, và trong sổ rửa tội, thêm sức, hôn phối, trong sổ hội viên hội đoàn, rồi sổ tử của giáo xứ và cuối cùng, được ghi khắc nơi bia mộ là xong một đời! Lời Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng tên chúng ta còn được ghi trên trời, trong sổ hằng sống của công dân Nước Trời, nhất là được ghi khắc nơi con tim của Thiên Chúa. Hãy reo vui, hãy phấn khởi vì tên của chúng ta đã được ghi ở trên trời, và ngay từ bây giờ rồi! Còn vinh dự nào lớn hơn! Hãy nhớ rằng để tên mình được ghi trên trời thì phải sống như những công dân Nước Trời, với tư cách là chứng nhân môn đệ Đức Kitô, với hiến pháp là Tám Mối Phúc thật, với kim chỉ nam hướng dẫn là Tin Mừng Đức Kitô. Mỗi ngày tôi sẽ xét mình để biết xem ngày hôm nay tôi đã sống xứng đáng là công dân của Nước Trời chưa. (x. tongdosongdao.org).
Hình ảnh tiên trưng được sách Khải Huyền mô tả viễn tượng cánh chung về tên của những người được đóng ấn và ghi vào Sổ Trường Sinh (x. Kh 5,9 và 20, 12.15). Đó là niềm vui vĩnh cửu được Chúa Giêsu chuộc về cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn các môn đệ cần vui mừng hơn vì mình được ghi danh trên Trời, Chúa muốn hướng các môn đệ vui mừng hạnh phúc vì được làm con Thiên Chúa.Mầu nhiệm thứ hai năm sự Mừng: “Thứ hai thì ngắm Đức Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời”. Khi hướng lòng về trời cao, chúng ta sẽ biết cách sống thế nào cho phải lẽ khi còn ở dưới đất. Khi nhìn về trời cao chúng ta mới nhận ra giá trị đúng đắn của mọi thực tại trần gian này, và đi đến hành động thế nào cho phải đạo.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con được làm công dân Nước Trời khi chúng con được gia nhập vào Giáo hội của Chúa, xin cho chúng con sống xứng đáng với ân huệ đó, để ngày sau chúng con được Chúa gọi tên trong Sổ Hằng Sống trên Nước Chúa. Amen
Một sứ mệnh bất di bất dịch
Lm. Minh Anh
06:19 29/06/2022
MỘT SỨ MỆNH BẤT DI BẤT DỊCH
“Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”.
Hudson Taylor, 1832-1905, nhà truyền giáo vĩ đại người Anh đến Trung Quốc rao giảng; ông sống ở đó 51 năm. Taylor đã đưa hơn 800 nhà truyền giáo đến đây, bắt đầu với 125 trường học, đem về cho Chúa 18.000 người trong những năm đầu, thành lập hơn 300 cơ sở truyền giáo với hơn 500 người giúp việc địa phương. Những ngày đầu tiên, Taylor viết trong nhật ký, “Cho ‘một sứ mệnh bất di bất dịch’, chúng tôi có 25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô - Phaolô hôm nay cho thấy, Giáo Hội là một công trình không phải của loài người, nhưng là của Thiên Chúa; bắt đầu không phải “với 25 xu”; nhưng là với những con người hèn yếu “và tất cả những lời hứa của Chúa!”. Chúa Giêsu đã trao cho họ ‘một sứ mệnh bất di bất dịch’; Ngài nói với Phêrô, “Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”.
Suốt mọi thời đại, Giáo Hội gặp nhiều ghét bỏ, hiểu lầm, vu khống, chế giễu, và thậm chí, bị tấn công. Mặc dù đôi khi lố bịch và đáng trách do lỗi cá nhân của các thành viên; nhưng thông thường, Giáo Hội đã và đang tiếp tục bị đàn áp do chính sứ mệnh của mình. Thế nhưng, các mục tử chăn dắt Giáo Hội vẫn tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giêsu, ‘một sứ mệnh bất di bất dịch’ dẫu phải trải qua bao nhiêu khó khăn; vì đã là công trình của Thiên Chúa thì dấu chấm hết là điều không bao giờ xảy ra. Sứ mệnh ấy được rao truyền một cách rõ ràng, nhân ái, chắc chắn, và có thẩm quyền. Đó là lý do đầu tiên Giáo Hội bị ghét bỏ, và bị bách hại!
Vậy sứ mệnh của Giáo Hội là gì? Là giảng dạy một cách rõ ràng và có thẩm quyền, tuôn đổ ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa qua các Bí Tích, chăn dắt dân Chúa, dẫn họ đến vui hưởng sự sống đời đời. Phêrô và Phaolô không chỉ là hai trong số những tấm gương lớn nhất về sứ mệnh đã được nhận lãnh của Giáo Hội, nhưng còn là nền tảng thực tế mà Chúa Kitô đã thiết lập ‘sứ mệnh bất di bất dịch’ này. Với Phêrô, Chúa Giêsu đã nói, “Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”. Chìa khoá này tượng trưng cho quyền lãnh đạo và giáo huấn thiêng liêng của Giáo Hội. Đây là món quà thiêng liêng mà ngày nay được gọi là không thể sai lầm cho người kế vị và những người kế nhiệm. Dẫu cho Phêrô và các đấng kế vị có nhiều yếu đuối, chìa khóa Nước Trời Chúa trao vẫn được bảo tồn và thi hành đúng chức vụ và năng quyền của nó.
Thứ đến, Phaolô, người được kêu gọi để trở nên Tông Đồ Dân Ngoại. Trong thư Timôthê hôm nay, Phaolô nói về ‘một sứ mệnh bất di bất dịch’ ngài đã nhận được và phải chu toàn, “Có Chúa phù hộ giúp sức cho cha, để nhờ cha, việc giảng đạo nên trọn, và tất cả Dân Ngoại được nghe giảng dạy” Tin Mừng. Như lời Thánh Vịnh đáp ca, Phaolô xác tín, “Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng”; đó cũng là tâm sự của Phêrô khi Chúa sai thiên thần đến giải thoát ngài khỏi ngục tối. Cả Phêrô và Phaolô đều đã trả giá cho sự trung thành với sứ mệnh bằng mạng sống của mình. Bài đọc thứ nhất nói về việc Phêrô bị cầm tù; và các thư Phaolô tín tiết lộ những khó khăn của vị Tông Đồ Dân Ngoại. Cuối cùng, cả hai đều trở thành các vị tử đạo.
Anh Chị em,
“Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”. Chương trình cứu độ của Thiên Chúa thật vĩ đại. Con Một Ngài đã đến trần gian thi hành sứ mệnh ấy cách âm thầm và kết thúc cách đau thương; thế nhưng, đây là ‘một sứ mệnh bất di bất dịch’ từ trời, nên việc ngưng thi hành là điều không thể xảy ra! Trong sức mạnh Thánh Thần, các đấng kế vị tiếp tục nhận chìa khoá Nước Trời và thi hành nó đúng với ý muốn của Thiên Chúa. Yếu tố con người không thành vấn đề, cho dù “chỉ với 25 xu”, nhưng điều quan trọng là “những lời hứa của Thiên Chúa”. Chớ gì ân sủng và những tố chất thần linh được ban cho chúng ta qua phép Rửa Tội cũng làm bừng lên lửa tông đồ trong mỗi người; đồng thời, chúng ta nỗ lực hết mình thi hành bổn phận theo đấng bậc một cách trung tín để làm cho nhiều người biết đến Tin Mừng của Chúa hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con can đảm làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh, không phải tử vì đạo, nhưng sống vì đạo, để chu toàn ‘sứ mệnh bất di bất dịch’ Chúa trao”, Amen.
(Tgp. Huế)
Máng Thông Ơn Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:41 29/06/2022
Máng Thông Ơn Thiên Chúa
(Lễ tạ ơn tân linh mục Phêrô Vũ Đức La San – ngày 30-6-2022)
Có thể nói hằng năm cứ vào tháng 6 và tháng 7 thì Giáo Hội Việt Nam như bước vào mùa hoa tạ ơn với các lễ khấn dòng, truyền chức linh mục. Năm nay khi đợt dịch Covid 19 lắng xuống thì bầu khí tạ ơn có phần nhộn nhịp hơn khiến nhiều linh mục tất bật “chạy sô”. Các ngài còn quá tải một cách nào đó, vì lịch sinh hoạt mục vụ dày đặc của mùa hè tại giáo xứ, đó là phải lo cho các em thiếu nhi Xưng tội - Rước lễ lần đầu, chịu bí tích Thêm sức cùng với nhiều lễ trọng, lễ bổn mạng nối tiếp nhau.
Một lần đi dâng lễ đồng tế tạ ơn tân linh mục, nhiều linh mục trẻ nói với nhau rằng: “Có cha già Giuse đây thì chớ có nói “lên hàng khanh tướng” hay “từ ngàn xưa Cha đã gọi con”. Quả thật đã một thời chuyện “lên hàng khanh tướng” đã làm lệch chuẩn cái nhìn về thiên chức linh mục, đúng hơn là về những người đã lãnh nhận thiên chức ấy. Thậm chí có người đã lầm tưởng rằng đã lãnh nhận chức linh mục là đã thay đổi bản tính! Không ít người nghĩ rằng các linh mục là người được Thiên Chúa chọn từ ngàn xưa. Xin thưa rằng đêm Tiệc ly khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16) thì Chúa Giêsu chọn các vị trong tư cách là con người, nghĩa là theo nhân tính. Tin mừng tường thuật khi chọn các vị làm tông đồ Chúa Giêsu đã phải thức trọn suốt một đêm để cầu nguyện hầu có thể nhận biết thánh ý Cha trên trời (x.Lc 6,12-16). Việc các ứng viên lên hàng linh mục trước hết là do thành tâm và thiện ý của họ và do sự tuyển chọn Đấng Bản Quyền trong Giáo hội theo luật định. Trong các hội dòng nam thì do sự tuyển chọn của Bề trên thượng cấp. Trong các giáo phận thì do Giám mục giáo phận hay các Đấng bậc có thẩm quyền tương đương.
Hôm nay chúng ta dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã đón nhận thiện ý của nhiều người, cách riêng của cha Phêrô đây cũng như sự tuyển chọn của các Đấng bậc hữu trách. Qua các bài đọc Kinh Thánh chúng ta vừa nghe, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa muốn có hàng linh mục như là phương thế để Người chuyển thông ơn cứu độ cho nhân trần.
Có thể khẳng định rằng việc sử dụng phương tiện trung gian là một cách thế Thiên Chúa thường dùng để thông chia sự tốt lành của Người cho các loài thụ tạo hữu hình. Tấm linh hồn của mỗi người thì Thiên Chúa phú ban trực tiếp cho chúng ta. Ngoài ra hầu như rất, rất nhiều ân lộc chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa thì đều qua tác nhân trung gian. Tấm thân xác này là quà tặng Chúa ban qua tình yêu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Nhiều ân lộc thiêng liêng chúng ta nhận được từ Thiên Chúa qua Mẹ Hội Thánh. Theo viễn kiến này thì tâm tình của chúng ta, cách riêng trong Thánh lễ này là tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã đoái thương đón nhận thiện ý của nhiều người vào hàng linh mục làm trung gian chuyển thông phúc lành của Người cho nhân thế. Một cái nhìn tu đức về thiên chức linh mục xem ra khá tượng hình khi gọi linh mục là “máng thông ơn Thiên Chúa”.
Lời tạ ơn đúng và đẹp ý Thiên Chúa nhất đó là hãy sử dụng ơn lành Người ban cách hữu hiệu. Cái máng có ra không phải là để đặt trên bàn hay trên tủ để tôn kính. Để thực sự là cái máng chuyển thông thì phải gắn liền với hai đầu mối cần phải gắn. Hẳn nhiên chúng ta hiểu rằng “cái máng linh mục” phải gắn liền với trời cao và đất thấp. Sống tâm tình tạ ơn là không chỉ biết cầu nguyện mà còn phải tìm mọi cách thế để các linh mục biết gắn bó với Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện chuyên chăm và sâu lắng. Cách đây gần 27 năm, khi ra lại giáo phận gốc là giáo phận Huế dâng lễ tạ ơn về thiên chức vừa lãnh nhận, một cha giáo cũng là cha linh hướng nói với tôi rằng: “con xin cha một điều là hãy ngồi trước Thánh Thể Chúa mỗi ngày một giờ”. Ngài đã qua đời rồi, giờ đây xin thú thực với anh chị em là dù cố gắng nhưng tôi chưa thực hiện đủ đầy lời ngài khuyên dạy.
Lời tạ ơn đẹp lòng Chúa nữa đó là hãy làm sao để các linh mục chúng tôi biết gắn bó và liên đới cách thiết thực với anh chị em, chiên trong đàn lẫn ngoài đàn. Để có thể biết chiên theo nghĩa Thánh Kinh là gắn bó thiết thân như nghĩa tình phu thê thì có đó và còn đó nhiều việc anh chị em phải làm và chúng tôi, các linh mục phải nỗ lực thực thi.
Trước khi trao cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc chiên con, chiên mẹ và dĩ nhiên là cả chiên ngoài đàn thì Chúa Giêsu đã hỏi đến những ba lần: “Phêrô, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”(x.Ga 21,15-17). Chắc hẳn khi đón nhận các linh mục như là những tác nhân trung gian, là máng thông ơn cứu độ thì Chúa Giêsu cũng lặp lại câu hỏi ấy. Thế nhưng làm sao có thể nhận biết mình yêu mến Chúa Giêsu? Tin Mừng Matthêu qua dụ ngôn ngày cánh chung (x.Mt 25,31-46) cho chúng ta một câu trả lời chính xác vì đó là lời Chúa Giêsu. Chính khi chúng ta sống có tấm lòng với những người bé mọn là chúng ta được Chúa Giêsu nhận là yêu mến Người. Xin đừng quên “kẻ bé mọn” mà Tin Mừng nói đó là người tội lỗi, người yếu đau, tật bệnh, là thiếu nhi, là những người cô thân kém phận. Khi có tấm lòng và đứng về phía những người này thì hầu chắc chúng ta đang yêu mến Chúa Giêsu. Và như thế xin khẳng định rằng cái máng thông ơn Thiên Chúa không thể tách rời khỏi những hạng người này dù với bất cứ lý do gì.
Giả như cái máng cong vênh thì nước trên nguồn sẽ chảy ra ngoài mà không đến được nơi cần đến. Xin cho các linh mục luôn biết sống khiêm nhu vì mình cũng chỉ là loài phàm hèn còn vương vấn nhiều nỗi tham sân si. Thực tế cho thấy rằng dù cái máng không vênh nhưng lại bị ách tắc vì quá nhiều thứ nó sở hữu bên trong thì cũng nên tìm cách gạn lọc để cho nó thông dòng. Và một thực tiễn nữa khiến chúng ta đáng quan ngại hơn đó là nếu cái máng đã mất công năng thì hầu chắc số phận của nó sẽ là kho phế liệu. Xin anh chị em cầu nguyện và góp phần giúp hàng linh mục của Chúa luôn ý thức chức năng và phận vị của mình. Thiết nghĩ rằng đây chính là lời tạ ơn đúng và đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ tạ ơn tân linh mục Phêrô Vũ Đức La San – ngày 30-6-2022)
Có thể nói hằng năm cứ vào tháng 6 và tháng 7 thì Giáo Hội Việt Nam như bước vào mùa hoa tạ ơn với các lễ khấn dòng, truyền chức linh mục. Năm nay khi đợt dịch Covid 19 lắng xuống thì bầu khí tạ ơn có phần nhộn nhịp hơn khiến nhiều linh mục tất bật “chạy sô”. Các ngài còn quá tải một cách nào đó, vì lịch sinh hoạt mục vụ dày đặc của mùa hè tại giáo xứ, đó là phải lo cho các em thiếu nhi Xưng tội - Rước lễ lần đầu, chịu bí tích Thêm sức cùng với nhiều lễ trọng, lễ bổn mạng nối tiếp nhau.
Một lần đi dâng lễ đồng tế tạ ơn tân linh mục, nhiều linh mục trẻ nói với nhau rằng: “Có cha già Giuse đây thì chớ có nói “lên hàng khanh tướng” hay “từ ngàn xưa Cha đã gọi con”. Quả thật đã một thời chuyện “lên hàng khanh tướng” đã làm lệch chuẩn cái nhìn về thiên chức linh mục, đúng hơn là về những người đã lãnh nhận thiên chức ấy. Thậm chí có người đã lầm tưởng rằng đã lãnh nhận chức linh mục là đã thay đổi bản tính! Không ít người nghĩ rằng các linh mục là người được Thiên Chúa chọn từ ngàn xưa. Xin thưa rằng đêm Tiệc ly khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16) thì Chúa Giêsu chọn các vị trong tư cách là con người, nghĩa là theo nhân tính. Tin mừng tường thuật khi chọn các vị làm tông đồ Chúa Giêsu đã phải thức trọn suốt một đêm để cầu nguyện hầu có thể nhận biết thánh ý Cha trên trời (x.Lc 6,12-16). Việc các ứng viên lên hàng linh mục trước hết là do thành tâm và thiện ý của họ và do sự tuyển chọn Đấng Bản Quyền trong Giáo hội theo luật định. Trong các hội dòng nam thì do sự tuyển chọn của Bề trên thượng cấp. Trong các giáo phận thì do Giám mục giáo phận hay các Đấng bậc có thẩm quyền tương đương.
Hôm nay chúng ta dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã đón nhận thiện ý của nhiều người, cách riêng của cha Phêrô đây cũng như sự tuyển chọn của các Đấng bậc hữu trách. Qua các bài đọc Kinh Thánh chúng ta vừa nghe, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa muốn có hàng linh mục như là phương thế để Người chuyển thông ơn cứu độ cho nhân trần.
Có thể khẳng định rằng việc sử dụng phương tiện trung gian là một cách thế Thiên Chúa thường dùng để thông chia sự tốt lành của Người cho các loài thụ tạo hữu hình. Tấm linh hồn của mỗi người thì Thiên Chúa phú ban trực tiếp cho chúng ta. Ngoài ra hầu như rất, rất nhiều ân lộc chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa thì đều qua tác nhân trung gian. Tấm thân xác này là quà tặng Chúa ban qua tình yêu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Nhiều ân lộc thiêng liêng chúng ta nhận được từ Thiên Chúa qua Mẹ Hội Thánh. Theo viễn kiến này thì tâm tình của chúng ta, cách riêng trong Thánh lễ này là tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã đoái thương đón nhận thiện ý của nhiều người vào hàng linh mục làm trung gian chuyển thông phúc lành của Người cho nhân thế. Một cái nhìn tu đức về thiên chức linh mục xem ra khá tượng hình khi gọi linh mục là “máng thông ơn Thiên Chúa”.
Lời tạ ơn đúng và đẹp ý Thiên Chúa nhất đó là hãy sử dụng ơn lành Người ban cách hữu hiệu. Cái máng có ra không phải là để đặt trên bàn hay trên tủ để tôn kính. Để thực sự là cái máng chuyển thông thì phải gắn liền với hai đầu mối cần phải gắn. Hẳn nhiên chúng ta hiểu rằng “cái máng linh mục” phải gắn liền với trời cao và đất thấp. Sống tâm tình tạ ơn là không chỉ biết cầu nguyện mà còn phải tìm mọi cách thế để các linh mục biết gắn bó với Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện chuyên chăm và sâu lắng. Cách đây gần 27 năm, khi ra lại giáo phận gốc là giáo phận Huế dâng lễ tạ ơn về thiên chức vừa lãnh nhận, một cha giáo cũng là cha linh hướng nói với tôi rằng: “con xin cha một điều là hãy ngồi trước Thánh Thể Chúa mỗi ngày một giờ”. Ngài đã qua đời rồi, giờ đây xin thú thực với anh chị em là dù cố gắng nhưng tôi chưa thực hiện đủ đầy lời ngài khuyên dạy.
Lời tạ ơn đẹp lòng Chúa nữa đó là hãy làm sao để các linh mục chúng tôi biết gắn bó và liên đới cách thiết thực với anh chị em, chiên trong đàn lẫn ngoài đàn. Để có thể biết chiên theo nghĩa Thánh Kinh là gắn bó thiết thân như nghĩa tình phu thê thì có đó và còn đó nhiều việc anh chị em phải làm và chúng tôi, các linh mục phải nỗ lực thực thi.
Trước khi trao cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc chiên con, chiên mẹ và dĩ nhiên là cả chiên ngoài đàn thì Chúa Giêsu đã hỏi đến những ba lần: “Phêrô, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”(x.Ga 21,15-17). Chắc hẳn khi đón nhận các linh mục như là những tác nhân trung gian, là máng thông ơn cứu độ thì Chúa Giêsu cũng lặp lại câu hỏi ấy. Thế nhưng làm sao có thể nhận biết mình yêu mến Chúa Giêsu? Tin Mừng Matthêu qua dụ ngôn ngày cánh chung (x.Mt 25,31-46) cho chúng ta một câu trả lời chính xác vì đó là lời Chúa Giêsu. Chính khi chúng ta sống có tấm lòng với những người bé mọn là chúng ta được Chúa Giêsu nhận là yêu mến Người. Xin đừng quên “kẻ bé mọn” mà Tin Mừng nói đó là người tội lỗi, người yếu đau, tật bệnh, là thiếu nhi, là những người cô thân kém phận. Khi có tấm lòng và đứng về phía những người này thì hầu chắc chúng ta đang yêu mến Chúa Giêsu. Và như thế xin khẳng định rằng cái máng thông ơn Thiên Chúa không thể tách rời khỏi những hạng người này dù với bất cứ lý do gì.
Giả như cái máng cong vênh thì nước trên nguồn sẽ chảy ra ngoài mà không đến được nơi cần đến. Xin cho các linh mục luôn biết sống khiêm nhu vì mình cũng chỉ là loài phàm hèn còn vương vấn nhiều nỗi tham sân si. Thực tế cho thấy rằng dù cái máng không vênh nhưng lại bị ách tắc vì quá nhiều thứ nó sở hữu bên trong thì cũng nên tìm cách gạn lọc để cho nó thông dòng. Và một thực tiễn nữa khiến chúng ta đáng quan ngại hơn đó là nếu cái máng đã mất công năng thì hầu chắc số phận của nó sẽ là kho phế liệu. Xin anh chị em cầu nguyện và góp phần giúp hàng linh mục của Chúa luôn ý thức chức năng và phận vị của mình. Thiết nghĩ rằng đây chính là lời tạ ơn đúng và đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 29/06/2022
15. Cái hay cái tốt mà tôi hy vọng thì rất lớn ! Vì vậy mà tất cả đau khổ -theo cách nhìn của tôi- thì đều là dễ thương cả.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 29/06/2022
97. ĐI THĂM KÊ KHANG.
Chung Sĩ, Lý Tinh đều rất có tài và có học vấn.
Họ không quen biết Kê Khang nhưng cùng nhau đi thăm Kê Khang, một ngày nọ thấy Kê Khang đang ngồi rèn dưới gốc cây cổ thụ, Hướng Tử Kỳ đang ở bên kéo đồ thổi bể cho lửa cháy.
Kê Khang như không biết bên cạnh có người, chỉ lo việc rèn khí cụ và làm không ngừng tay, cho đến gần tối mà cũng không nói với họ một tiếng, họ bèn bỏ đi.
Kê Khang nói:
- “Nghe được cái gì mà đến? Thấy được cái gì mà đi?”
Chung Sĩ trả lời:
- “Nghe được cái muốn nghe mà đến, thấy được cái muốn thấy mà đi”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 97:
Người có thực tài học vấn là người không câu nệ tiểu tiết, họ mong mỏi muốn nghe được những lời nói, những tư tưởng hay của người khác, cho nên họ không quản ngại đường xa đường gần mà đi tìm, họ không tự cao tự đại trong kiến thức và học vấn của mình.
Có người mới kết thúc khóa học thì quăng sách vở vào xó, nói: “Học nhiều quá rồi” và từ đó không còn “rờ mó” tới quyển sách nữa; có người khi nghe người ta nói cha này giảng hay, cha nọ giảng có tư tưởng thì phản bác: “Tư tưởng đó cũ rích rồi, không hợp thời.”...
Người thời xưa “nghe được cái muốn nghe mà đến, thấy được cái muốn thấy mà đi” nên họ đã trở thành những người uyên bác và có lòng khiêm tốn, còn người thời nay thì “nghe được cái muốn nghe mà không đến vì kiêu ngạo, thấy được cái muốn thấy mà không đi vì bận cãi lý và cho mình là hay, cho nên suốt đời tâm hồn của họ cứ bị nhốt trong ngục tù kiêu ngạo và ích kỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chung Sĩ, Lý Tinh đều rất có tài và có học vấn.
Họ không quen biết Kê Khang nhưng cùng nhau đi thăm Kê Khang, một ngày nọ thấy Kê Khang đang ngồi rèn dưới gốc cây cổ thụ, Hướng Tử Kỳ đang ở bên kéo đồ thổi bể cho lửa cháy.
Kê Khang như không biết bên cạnh có người, chỉ lo việc rèn khí cụ và làm không ngừng tay, cho đến gần tối mà cũng không nói với họ một tiếng, họ bèn bỏ đi.
Kê Khang nói:
- “Nghe được cái gì mà đến? Thấy được cái gì mà đi?”
Chung Sĩ trả lời:
- “Nghe được cái muốn nghe mà đến, thấy được cái muốn thấy mà đi”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 97:
Người có thực tài học vấn là người không câu nệ tiểu tiết, họ mong mỏi muốn nghe được những lời nói, những tư tưởng hay của người khác, cho nên họ không quản ngại đường xa đường gần mà đi tìm, họ không tự cao tự đại trong kiến thức và học vấn của mình.
Có người mới kết thúc khóa học thì quăng sách vở vào xó, nói: “Học nhiều quá rồi” và từ đó không còn “rờ mó” tới quyển sách nữa; có người khi nghe người ta nói cha này giảng hay, cha nọ giảng có tư tưởng thì phản bác: “Tư tưởng đó cũ rích rồi, không hợp thời.”...
Người thời xưa “nghe được cái muốn nghe mà đến, thấy được cái muốn thấy mà đi” nên họ đã trở thành những người uyên bác và có lòng khiêm tốn, còn người thời nay thì “nghe được cái muốn nghe mà không đến vì kiêu ngạo, thấy được cái muốn thấy mà không đi vì bận cãi lý và cho mình là hay, cho nên suốt đời tâm hồn của họ cứ bị nhốt trong ngục tù kiêu ngạo và ích kỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu
Lm. Minh Anh
22:33 29/06/2022
MỘT KINH NGHIỆM MỚI MẺ VỀ TÌNH YÊU
J.I. Packer nói, “Nếu không có lời giải thích của Thiên Chúa, không ai có thể nhận biết hành động cứu chuộc của Ngài; và người ta tự hỏi, nó có ra để làm gì! Tuy nhiên, thật trớ trêu! Sự mặc khải rõ ràng nhất về Thiên Chúa, công cuộc nhập thể, lại là điều không rõ ràng nhất đối với con người! Ấy thế, một khi hiểu được, con người sẽ có ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Con người sẽ có ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’ khi hiểu được công cuộc nhập thể!”. Chúa Giêsu nhập thể, chữa lành và cứu độ con người! Trong Tin Mừng hôm nay, hình ảnh người bại liệt cho thấy, tội lỗi không chỉ làm tê liệt tâm trí và trái tim; nhưng còn làm tắc nghẽn dòng chảy của tình yêu. Giải pháp duy nhất là quyền năng tha thứ của Thiên Chúa, Đấng trả lại cho con người sự tự do đích thực.
“Bại liệt”, biểu tượng của tội lỗi, vốn là công việc của vương quốc bóng tối, nó giam giữ chúng ta trong sự trói buộc vĩnh viễn; tội lỗi làm chúng ta tê liệt hơn bất kỳ một loại ốm đau xác thể, tinh thần nào khác! Người bại liệt hôm nay nói với chúng ta về những người Pharisêu và linh hồn họ nhiều hơn là về người tàn tật mang nó! Chúa Giêsu nhìn thấy sự trì trệ trong lòng những người biệt phái, những người muốn đặt Thiên Chúa vào một chiếc hộp, nơi mà mối quan hệ của họ với Ngài có thể tích chứa đầy đủ địa vị, tiện nghi và ‘cái tôi’. Họ không có và cũng không cảm thấy cần có ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu!’.
Chính chúng ta, có thể cũng đã sống trong những ‘lề thói’ hủ bại của người biệt phái; sống đời sống tâm linh nhưng không chịu điều chỉnh theo yêu cầu của Chúa Thánh Thần. Đang khi với các linh hồn thánh thiện, Chúa Kitô luôn luôn mới; họ luôn được yêu cầu nhiều hơn, và kết quả là, ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’ từ Chúa Kitô và Thánh Thần đã lấp đầy họ. Tình yêu của họ không bao giờ cũ vì họ từ chối tự mình kiểm soát những gì Chúa có thể làm với họ.
Như Amos, qua bài đọc hôm nay, tố cáo sự cứng lòng của Israel, Chúa Giêsu cũng đã tố cáo sự cứng lòng của những người biệt phái, “Tại sao các ông lại suy tưởng những sự xấu trong lòng?”. Sau đó, Ngài tỏ cho họ thấy một quyền năng không tưởng, “Nói rằng, ‘Tội con được tha rồi’, hay nói ‘Hãy chỗi dậy mà đi’, đàng nào dễ hơn? Nhưng để các ông biết, trên đời này Con Người có quyền tha tội’. Bấy giờ Ngài nói với người bất toại, ‘Hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà!’. Người ấy chỗi dậy và đi về nhà”. Đó là một tuyên bố đầy thẩm quyền mà chỉ Thiên Chúa mới có thể thực hiện và công bố. Chúa Giêsu không chỉ chứng minh uy quyền của Ngài đến từ Thiên Chúa, nhưng còn cho thấy sức mạnh tình yêu và lòng thương xót của Ngài qua việc chữa lành cả hồn lẫn xác. Ngài giải thoát người bại liệt khỏi gánh nặng tội lỗi và phục hồi thân thể anh; Ngài trả lại cho anh ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’.
Anh Chị em,
“Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha rồi!”. Một người bại liệt, cần được chữa lành, mà Chúa Giêsu lại tha tội cho anh. Đúng là khó hiểu! Thế nhưng điều này lại chứng tỏ rằng, sức trì kéo của tội lỗi mạnh biết chừng nào; nó có thể đưa chúng ta đến sự bại liệt không chỉ thể xác mà cả khối óc và con tim. Vì thế, một khi con tim biết mở ra cho Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta mới thật sự được tháo cởi khỏi sức nặng của nó. Đó chính là ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu’ mà Chúa Giêsu muốn có nơi mỗi người chúng ta. Ân sủng Ngài mang lại cho chúng ta sự tự do khỏi quyền lực của tội lỗi và khỏi sự trói buộc với những ham muốn và nghiện ngập có hại; ân sủng Ngài cho chúng ta tìm lại các mối tương quan yêu thương. Vậy có điều gì ngăn cản bạn khỏi quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin sức mạnh chữa lành và tình yêu Ngài chạm đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ký ức sâu thẳm của con; xin phục hồi cho con ‘một kinh nghiệm mới mẻ về tình yêu!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhận định sau khi Roe v. Wade bị đảo ngược, tiếp
Vũ Văn An
17:59 29/06/2022
Tương lai sẽ ra sao?
Cũng trên tờ First Things, còn có bài thứ ba dưới tiêu đề “What comes after Roe” của Gerard V. Bradley, giáo sư luật ở Đại Học Notre Dame. Tác giả này cũng ca ngợi Phán quyết Dobbs nhằm đảo ngược phát quyết Roe. Ông viết:
Hôm nay, trong vụ Dobbs v. Jackson Women's Health Organization [Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson], Tối cao Pháp viện đã phán quyết rằng “Hiến pháp không ban quyền phá thai. Roe và Casey phải bị hủy bỏ." Gần 50 năm sau khi đưa ra quyết định phá thai tai tiếng vào ngày 22 tháng 1 năm 1973, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cuối cùng đã sửa chữa sai lầm lớn nhất mà nó từng mắc phải.
Đó không chỉ là phán đoán của tôi. Đó cũng là phán đoán của các thẩm phán. Tòa không thường xuyên tự hủy bỏ các vấn đề hiến pháp; trong phán quyết Dobbs, một “danh sách không đầy đủ” chỉ bao gồm 26 trường hợp kể từ năm 1938. Hiếm khi trong những trường hợp hủy bỏ này, Tòa lại thú thực như trong phán quyết Dobbs, vì đã tuyên bố rằng “việc phân tích phán quyết Roe về phương diện hiến pháp vượt xa giới hạn của bất cứ giải thích hợp lý nào về các điều khoản hiến pháp mà nó đã chỉ ra một cách mơ hồ." Ý kiến đa số bậc thầy của thẩm phán Samuel Alito đã chôn phán quyết Roe thật sâu trong nghĩa địa luật học, nơi bia mộ ghi những cái tên khét tiếng như Dred Scott v. Sandford và Plessy v. Ferguson.
Ý kiến trong phán quyết Dobbs cam kết sẽ kiểm tra các quy định về phá thai dựa trên “cơ sở hợp lý”. Điều đó có nghĩa là (và các đoạn khác trong Dobbs xác nhận) hầu hết bất cứ hạn chế nào đối với quyền truy cập phá thai cũng sẽ được giữ nguyên. Ngay cả lệnh cấm hình sự của tiểu bang đối với việc phá thai, nếu bao gồm các trường hợp ngoại lệ để cứu tính mạng của người mẹ và trong một số trường hợp, để ngăn ngừa thương tích cơ thể nghiêm trọng cho họ, nay cũng an toàn về mặt hiến pháp. Dobbs, vì lý do này, có tính cách tạo thời đại.
Trong một khía cạnh quan yếu, Dobbs nói ngắn gọn: Nó không nói những đứa trẻ chưa sinh là “những con người” được hưởng quyền sống hiến định theo Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng. (Một bản tóm tắt thân hữu với tòa án [friend-of-the-court brief - amicus curiae-] của John Finnis và Robert P. George, đã đưa ra một lập luận lịch sử đầy tính thuyết phục rằng Tu Chính án Thứ Mười bốn nguyên khởi được hiểu là làm chính điều đó. Ý kiến trong Dobbs không đề cập tới lập luận của họ.) Không có bảo đảm hiến định cho sự sống này, những đứa trẻ chưa sinh sẽ được an toàn khỏi bị phá ở Mississippi, nhưng sẽ gặp nguy hiểm chết người ở California, nơi đã tuyên bố ý định trở thành “thánh địa” của phá thai.
Dobbs quả quyết rằng “Hiến pháp không cấm công dân của mỗi Tiểu bang quy định hoặc cấm phá thai. Roe và Casey đã lấy đi quyền lực này. Giờ đây, chúng tôi hủy bỏ những phán quyết đó và trả lại quyền đó cho người dân và những người đại diện được họ bầu ra”. Trong bức tranh tương lai này, Tòa án và Hiến pháp ít được hiển thị. Điều này cho thấy cuộc tranh cãi về việc phá thai trong thời gian tới sẽ có tính chính trị, không phải tư pháp. Có vẻ như các tòa án đang tự mình thoát thân ra khỏi hoạt động phá thai.
Tuy nhiên, việc đọc một cách mạch lạc toàn bộ ý kiến sẽ khiến ta tập chú vào một bức tranh khác hẳn. Tầm nhìn này báo hiệu việc bảo vệ tư pháp trong tương lai đối với thai nhi theo Hiến pháp. Dobbs có thể không minh nhiên xác nhận tính cách nhân vị của thai nhi, nhưng Dobbs quả có xây dựng các khối cho các vụ kiện tụng trong tương lai để cung cấp cho những người chưa sinh tất cả, hoặc gần như tất cả, sự bảo vệ mà họ xứng đáng được hưởng như những “ngôi vị” theo Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng. Điều này sẽ yêu cầu một khổ công khác qua các tòa án.
Nơi để bắt đầu việc mô tả các khối xây dựng này là theo khẳng định của ý kiến cho rằng tiếp cận phá thai hợp pháp là một vấn đề hiến pháp độc đáo chưa hề có tiền lệ thích đáng vì, và chỉ vì, nó giết chết một con người chưa sinh.
Điều khác biệt rõ ràng giữa quyền phá thai với các quyền được thừa nhận trong các trường hợp mà Roe và Casey dựa vào đó là điều mà cả hai phán quyết đó đều thừa nhận: Phá thai phá hủy điều mà những phán quyết đó gọi là “sự sống tiềm tàng” và điều luật đang bàn trong trường hợp này coi là mạng sống của một "con người chưa được sinh ra."... Không có phán quyết nào khác được trích dẫn bởi [hai trường hợp này] liên quan đến câu hỏi đạo đức quan trọng do phá thai đặt ra. Do đó, chúng lạc lõng.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Dobbs khẳng định rằng “tôn trọng và bảo tồn sự sống trước khi sinh ở mọi giai đoạn phát triển” là lợi ích hợp pháp của nhà nước. Nếu phá thai không gây chết cho một hữu thể nhân bản, thì toàn bộ lý lẽ mà Dobbs đưa ra sẽ sụp đổ.
Do đó, đàng sau luật cho phép phá thai dễ dãi như ở California phải có câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi sau đây: Liệu có “hợp lý” hay không để phán đoán rằng có một sự thay đổi đáng kể về tư cách và sự đáng giá đạo đức của đứa trẻ chưa sinh ở đâu đó giữa sự hình thành của đứa trẻ khi thụ tinh và sự ra đời của đứa trẻ chín tháng sau? Theo trật tự hiến pháp của chúng ta, mọi trẻ sơ sinh lúc sinh ra và sau khi sinh ra đều được hưởng sự bảo vệ bình đẳng của luật pháp chống lại tội giết người, hay “tội sát nhi”. Nếu vậy, thì đâu là cơ sở không tùy tiện để nói rằng sự bảo vệ bình đẳng của pháp luật bắt đầu từ khi mới sinh ra, chứ không phải là một thời điểm trước đó? Hay ở "khả năng sống sót" [viability]? Ở "khả năng sống sót" chứ không phải ở mười lăm tuần? Hoặc ở mười lăm tuần nhưng không phải trước đó?
Ý kiến trong Dobbs đưa ra các điểm chính để lập luận rằng không có cơ sở bất tùy tiện nào như vậy - nghĩa là các điểm để lập luận trong các vụ kiện tương lai rằng California (chẳng hạn) không có câu trả lời cho câu hỏi về sự thay đổi đáng kể. Đầu tiên, Tòa công nhận rằng bất cứ điều gì mang lại quyền sống cho bất cứ ai, thì đó phải là điều gì đó thuộc về cá nhân đó, chứ không phải thuộc về một số hoàn cảnh bên ngoài, chẳng hạn như “khả năng sống sót”. Theo Dobbs,
"Vấn đề hiển nhiên nhất với bất cứ lập luận [ngược lại] nào là khả năng sống sót phụ thuộc nặng nề vào các yếu tố không liên quan gì đến các đặc điểm của thai nhi. Một là tình trạng chăm sóc trẻ sơ sinh tại một thời điểm cụ thể... Và nếu khả năng sống sót được dùng để đánh dấu một đường ranh có ý nghĩa đạo đức phổ quát, thì có thể nào một bào thai sống sót ở một thành phố lớn ở Hoa Kỳ có một tư thế đạo đức đặc quyền mà một bào thai giống hệt như thế ở một vùng sâu vùng xa của một nước nghèo không có được?"
Sau đó, ý kiến trong Dobbs đã khai triển điều có thể coi là một lập luận cho rằng không có sự thay đổi đáng kể giữa thời điểm thụ tinh và sinh ra, một lý lẽ chống lại bất cứ sự phân biệt tiền sinh nào giữa những đứa trẻ chưa sinh. “Nếu ‘khả năng sống sót’có nghĩa là khả năng sống sót bên ngoài tử cung, thì tại sao đây lại là thời điểm mà lợi ích của Nhà nước trở nên có tính bó buộc? Nếu, như Roe chủ trương, lợi ích nhà nước trong việc bảo vệ sự sống tiền sinh có tính bó buộc "sau khả năng sống sót", thì tại sao lợi ích đó lại ‘không có tính bó buộc như nhau trước khả năng sống sót’"? Dobbs tường trình rằng "Roe đã không nói gì, và không có lời giải thích nào rõ ràng cả." Tòa kết luận " khả năng sốg sót" là một "đường ranh tùy tiện."
Ý kiến xây dựng trên lập luận này khi hướng tới tính hợp lý của các phân biệt giữa con người trước và sau khi sinh. Tòa viết, “Đường ranh tùy tiện này không tìm được nhiều ủng hộ nơi các triết gia và nhà đạo đức học, những người đã cố gắng biện minh cho quyền phá thai. Một số người lập luận rằng thai nhi không nên được hưởng sự bảo vệ của pháp luật cho đến khi nó có được những đặc điểm mà họ coi là xác định được điều có nghĩa là một 'con người.' Trong số các đặc điểm được đưa ra làm thuộc tính chủ yếu của “nhân vị” là khả năng cảm giác, tự ý thức về bản thân, khả năng suy luận, hoặc một số kết hợp của những khả năng này." Nhưng ý kiến tiếp tục “do luận lý học này, sẽ là một câu hỏi bỏ ngỏ liệu ngay những cá nhân đã sinh ra, bao gồm cả trẻ nhỏ hoặc những người mắc các tình trạng kém phát triển hoặc y tế nào đó, có được bảo vệ xứng đáng với tư cách là 'con người’ hay không.'” Như thế, phán quyết Dobss chứa đựng các điểm và lập luận cho các vụ kiện tụng phò sinh trong tương lai để bảo đảm rằng thai nhi nhận được sự bảo vệ đầy đủ với tư cách là “con người” theo Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng.
Do đó, phán quyết Dobbs là một bước ngoặt quyết định trên con đường bảo đảm quyền sống bình đẳng cho mỗi con người, từ khi còn trong bụng mẹ và ở cả bên ngoài bụng mẹ. Đó là sự kết thúc của sự khởi đầu trong cuộc đấu tranh dân quyền vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange 2022
Ngưòi Việt
08:56 29/06/2022
Chương trình Đại Hội Thánh Mẫu Giáo Phận Orange 2022
Chủ đề: “Cùng Mẹ, tạ ơn Chúa”
Thời gian: 1 và 2 Tháng Bảy
Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, nơi Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên của Giáo Phận Orange sẽ diễn ra. (Hình: Giáo Phận Orange)
Địa điểm: Nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840
Thứ Sáu, 1 Tháng Bảy: Khai mạc đại hội, ngày dành cho giới trẻ
-6 PM: Khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu (Linh Đài)
-6 PM – 7 PM: Hội Thảo Giới Trẻ – Teen Rally for Marian Days (Tiếng Anh) (Gym)
-6:10 PM: Hồi trống khai mạc (Linh Đài)
-6:20 PM – 6:45 PM: Thánh Ca Nhạc Dạo – Ca Đoàn Giới Trẻ (Linh Đài)
-6:50 PM – 7:20 PM: Dẫn nhập vào đại hội: “Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội, Mẹ Thánh Thể,” Linh Mục Nguyễn Thanh Sơn, chánh xứ Giáo Xứ Holy Family, Seal Beach (Linh Đài)
-7:30 PM – 9 PM: Thánh Lễ Khai Mạc, Giám Mục Timothy Freyer, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange (Linh Đài)
-9 PM – 11 PM: Giới trẻ sinh hoạt và cầu nguyện (Tiếng Anh) (Gym)
Thứ Bảy, 2 Tháng Bảy: Thánh Lễ Đại Trào, Hội Thảo, Rước Kiệu Đức Mẹ
Thánh Lễ
-8 AM – 9:30 AM: Thánh Lễ và Nghi Thức Đặt Tay Chữa Lành
Chủ tế: Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange
Giảng lễ: Linh Mục Nguyễn Thanh Châu, chánh xứ Giáo Xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Florida, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (nhà thờ Chính Tòa)
-9:30 AM – 2 PM: Nghi Thức Hòa Giải và Chầu Thánh Thể (nhà thờ Chính Tòa)
Hội thảo
-10 AM – 11 AM: Hội thảo người lớn, tham dự viên có thể chọn một trong bốn đề tài sau đây:
1-Phụng Vụ trong Hành Trình Đức Tin, Linh Mục Phạm Đức Thịnh (Cultural Center)
2-Thánh Lễ trong Thánh Kinh, Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng (Large Gallery)
3-Kho Tàng Khám Phá về Mẹ Maria, Linh Mục Nguyễn Nam Thảo (Arboretum)
4-Mẹ Maria trong Cuộc Đời Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Linh Mục Nguyễn Huy Bảo (Freed Theater)
-10 AM – 11 AM: Hội thảo giới trẻ, diễn giả Paul Kim (Tiếng Anh) (Gym)
-11 AM – 12 PM: Giới trẻ xưng tội và Chầu Thánh Thể (Tiếng Anh) (Gym)
-11 AM – 1 PM: Ăn trưa và văn nghệ (Bãi đậu xe P9)
-1 PM – 2 PM: Hội thảo người lớn, tham dự viên có thể chọn một trong bốn đề tài sau đây:
1-Năm Phụng Vụ: Sống Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, Linh Mục Phạm Đức Thịnh (Large Gallery)
2-Thánh Lễ trong cuộc đời, Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng (Freed Theater)
3-Mẫu Tính Maria: Chất Liệu Xây Tổ Ấm Gia Đình, Đức Ông Phạm Mạnh Cương (Arboretum)
4-Hôn Nhân Vô Hiệu theo Giáo Luật Công Giáo, Linh Mục Nguyễn Huy Bảo (Cultural Center)
-1:15 PM – 2:30 PM: Hội thảo giới trẻ (Tiếng Anh) (Gym)
-2:30 PM – 3:30 PM: Hội thảo người lớn, tham dự viên có thể chọn một trong bốn đề tài sau đây:
1-Vai Trò Thánh Kinh trong Phụng Vụ, Linh Mục Phạm Đức Thịnh (Large Gallery)
2-Thánh Lễ trong Thiên Đàng, Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng (Arboretum)
3-Đức Maria và Những Khúc Quanh Cuộc Đời, Linh Mục Nguyễn Nam Thảo (Freed Theater)
4-Họ Hết Rượu Rồi, Seour Nguyễn Trang Theresa (Cultural Center)
-2:45 PM – 4 PM: Hội thảo giới trẻ, diễn giả Paul Kim (Tiếng Anh) (Gym)
Rước kiệu và Thánh Lễ
-4:30 PM – 6 PM: Rước Kiệu Đức Mẹ (Tập trung bãi đậu xe P8)
-6:15 PM – 7:30 PM: Múa Phụng Vụ và Thánh Ca Dẫn Nhập (Linh Đài)
-7:30 PM – 9:30 PM: Thánh Lễ Đại Trào – Công bố Đại Hội Thánh Mẫu 2023 (Linh Đài)
-9:30 PM – 9:50 PM: Xổ số, giải độc đắc là một chiếc Tesla (Linh Đài)
Đậu xe và di chuyển
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hôm 20 Tháng Sáu, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu 2022 cho biết như sau:
-Có trên 2,500 chỗ đậu xe xung quanh nhà thờ Chính Tòa.
-Khi đến nơi đừng sợ bị lạc vì có thiện nguyện viên ở hai đường Chapman và Lewis, giáp góc với nhà thờ, hướng dẫn mọi người vào đúng chỗ đậu xe.
-Có shuttle bus hoặc xe van chở người từ bãi đậu xe vào nhà thờ và ngược lại.
-Riêng ngày Thứ Bảy, 2 Tháng Bảy, có thể đậu xe ở Trung Tâm Công Giáo ở Santa Ana, hoặc nhà thờ Saint Columban ở Garden Grove.
-Hai nơi này sẽ có xe buýt mỗi 10 phút, hoặc tối đa là 20 phút, chở người tham dự đến nhà thờ Chính Tòa. (Đ.D.)
Chủ đề: “Cùng Mẹ, tạ ơn Chúa”
Thời gian: 1 và 2 Tháng Bảy
Linh Đài Đức Mẹ La Vang trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Garden Grove, nơi Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên của Giáo Phận Orange sẽ diễn ra. (Hình: Giáo Phận Orange)
Địa điểm: Nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô, 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840
Thứ Sáu, 1 Tháng Bảy: Khai mạc đại hội, ngày dành cho giới trẻ
-6 PM: Khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu (Linh Đài)
-6 PM – 7 PM: Hội Thảo Giới Trẻ – Teen Rally for Marian Days (Tiếng Anh) (Gym)
-6:10 PM: Hồi trống khai mạc (Linh Đài)
-6:20 PM – 6:45 PM: Thánh Ca Nhạc Dạo – Ca Đoàn Giới Trẻ (Linh Đài)
-6:50 PM – 7:20 PM: Dẫn nhập vào đại hội: “Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội, Mẹ Thánh Thể,” Linh Mục Nguyễn Thanh Sơn, chánh xứ Giáo Xứ Holy Family, Seal Beach (Linh Đài)
-7:30 PM – 9 PM: Thánh Lễ Khai Mạc, Giám Mục Timothy Freyer, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange (Linh Đài)
-9 PM – 11 PM: Giới trẻ sinh hoạt và cầu nguyện (Tiếng Anh) (Gym)
Thứ Bảy, 2 Tháng Bảy: Thánh Lễ Đại Trào, Hội Thảo, Rước Kiệu Đức Mẹ
Thánh Lễ
-8 AM – 9:30 AM: Thánh Lễ và Nghi Thức Đặt Tay Chữa Lành
Chủ tế: Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange
Giảng lễ: Linh Mục Nguyễn Thanh Châu, chánh xứ Giáo Xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Florida, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (nhà thờ Chính Tòa)
-9:30 AM – 2 PM: Nghi Thức Hòa Giải và Chầu Thánh Thể (nhà thờ Chính Tòa)
Hội thảo
-10 AM – 11 AM: Hội thảo người lớn, tham dự viên có thể chọn một trong bốn đề tài sau đây:
1-Phụng Vụ trong Hành Trình Đức Tin, Linh Mục Phạm Đức Thịnh (Cultural Center)
2-Thánh Lễ trong Thánh Kinh, Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng (Large Gallery)
3-Kho Tàng Khám Phá về Mẹ Maria, Linh Mục Nguyễn Nam Thảo (Arboretum)
4-Mẹ Maria trong Cuộc Đời Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Linh Mục Nguyễn Huy Bảo (Freed Theater)
-10 AM – 11 AM: Hội thảo giới trẻ, diễn giả Paul Kim (Tiếng Anh) (Gym)
-11 AM – 12 PM: Giới trẻ xưng tội và Chầu Thánh Thể (Tiếng Anh) (Gym)
-11 AM – 1 PM: Ăn trưa và văn nghệ (Bãi đậu xe P9)
-1 PM – 2 PM: Hội thảo người lớn, tham dự viên có thể chọn một trong bốn đề tài sau đây:
1-Năm Phụng Vụ: Sống Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, Linh Mục Phạm Đức Thịnh (Large Gallery)
2-Thánh Lễ trong cuộc đời, Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng (Freed Theater)
3-Mẫu Tính Maria: Chất Liệu Xây Tổ Ấm Gia Đình, Đức Ông Phạm Mạnh Cương (Arboretum)
4-Hôn Nhân Vô Hiệu theo Giáo Luật Công Giáo, Linh Mục Nguyễn Huy Bảo (Cultural Center)
-1:15 PM – 2:30 PM: Hội thảo giới trẻ (Tiếng Anh) (Gym)
-2:30 PM – 3:30 PM: Hội thảo người lớn, tham dự viên có thể chọn một trong bốn đề tài sau đây:
1-Vai Trò Thánh Kinh trong Phụng Vụ, Linh Mục Phạm Đức Thịnh (Large Gallery)
2-Thánh Lễ trong Thiên Đàng, Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng (Arboretum)
3-Đức Maria và Những Khúc Quanh Cuộc Đời, Linh Mục Nguyễn Nam Thảo (Freed Theater)
4-Họ Hết Rượu Rồi, Seour Nguyễn Trang Theresa (Cultural Center)
-2:45 PM – 4 PM: Hội thảo giới trẻ, diễn giả Paul Kim (Tiếng Anh) (Gym)
Rước kiệu và Thánh Lễ
-4:30 PM – 6 PM: Rước Kiệu Đức Mẹ (Tập trung bãi đậu xe P8)
-6:15 PM – 7:30 PM: Múa Phụng Vụ và Thánh Ca Dẫn Nhập (Linh Đài)
-7:30 PM – 9:30 PM: Thánh Lễ Đại Trào – Công bố Đại Hội Thánh Mẫu 2023 (Linh Đài)
-9:30 PM – 9:50 PM: Xổ số, giải độc đắc là một chiếc Tesla (Linh Đài)
Đậu xe và di chuyển
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt hôm 20 Tháng Sáu, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu 2022 cho biết như sau:
-Có trên 2,500 chỗ đậu xe xung quanh nhà thờ Chính Tòa.
-Khi đến nơi đừng sợ bị lạc vì có thiện nguyện viên ở hai đường Chapman và Lewis, giáp góc với nhà thờ, hướng dẫn mọi người vào đúng chỗ đậu xe.
-Có shuttle bus hoặc xe van chở người từ bãi đậu xe vào nhà thờ và ngược lại.
-Riêng ngày Thứ Bảy, 2 Tháng Bảy, có thể đậu xe ở Trung Tâm Công Giáo ở Santa Ana, hoặc nhà thờ Saint Columban ở Garden Grove.
-Hai nơi này sẽ có xe buýt mỗi 10 phút, hoặc tối đa là 20 phút, chở người tham dự đến nhà thờ Chính Tòa. (Đ.D.)
Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Ngọc Quang – Giáo Phận Đà Nẵng
Tôma Trương Văn Ân
15:50 29/06/2022
Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Ngọc Quang – Giáo Phận Đà Nẵng
Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang tọa lạc tại số 01 Xuân Tâm, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng, ngay bờ tây chân cầu Thuận Phước.
Ngọc Quang là tên ghép của chữ lót hai Vị Chủ chăn đáng kính: Đức Giám Mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng Phê-rô Maria Phạm NGỌC Chi và Cha nguyên Tổng Đại diện Gioan Baotixita Nguyễn QUANG Xuyên.
Xem Hình
Hiện nay Giáo xứ có 754 Giáo dân, 185 gia đình được chia thành 4 Giáo họ, 12 Giáo khóm, do Cha Phê-rô Nguyễn Hùng Quản xứ.
Giáo xứ Ngọc Quang được thành lập năm 1968, do Cha Giuse Đinh Mạnh Phú làm Linh mục tiên khởi. Nhóm 25 gia đình Giáo dân đầu tiên đa phần ở miền trung Việt Nam, lánh nạn chiến tranh trong trận Mậu Thân 1968, đến định cư tại đây. Số Giáo dân tăng giảm theo biến động của lịch sử sau năm 1975 và giai đoạn di dời giải tỏa chỉnh trang thành phố Đà Nẵng 1995-2000. Sau hơn 50 năm xây dựng, Ngôi Thánh Đường xây năm 1971 đã xuống cấp trầm trọng, nhiều vết nứt ở trong, tháp chuông và mặt tiền nhà thờ cũng đã có những dấu hiệu nứt và rơi rớt từng mảng, mùa mưa bão thì cả khuông viên nhà thờ đều bị ngập nước cục bộ, do xung quanh nền đất các công trình xây dựng cao, giáo dân tham dự thánh lễ và cử hành các nghi thức phụng vụ trong nước.
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ vào ngày 6 / 6 / 2020, sau 14 tháng thi công, đến nay đã hoàn thành. Nhà thờ được xây theo kiến trúc Gothic, đỉnh tháp nhọn cao vút, các mái vòm hình cung nhọn, với diện tích xây dựng cạnh 21mX34m.
THÁNH LỄ TẠ ƠN, CUNG HIẾN BÀN THỜ, KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ NHÀ XỨ
Lúc 9 giờ ngày 29 / 6 / 2022, trong ngày mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn, Mừng Bổn mạng Giáo xứ, Cung hiến Bàn Thờ, khánh thành nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt ) và khuông viên Giáo xứ Ngọc Quang. Cùng đồng tế có Cha Phao –lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, quí Cha nguyên Quản xứ, quí Cha của Giáo phận Đà Nẵng và nhiều Giáo phận khác.
Cộng đoàn và khách mời được nghe lại lược sử thăng trầm của Giáo xứ, và qua các giai đoạn các Cha Quản xứ. Lịch sử của Giáo xứ Ngọc Quang gắn liền với lịch sử Giáo phận Đà Nẵng. Có những lúc đức tin và đời sống Đạo bị thử thách, từ môi trường xã hội ( tác động chính trị xã hội qua các thời kỳ) và môi trường thiên nhiên ( bão lũ và sóng biển xâm thực khuôn viên nhà thờ). Nhưng người Giáo dân vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa. Cùng hiệp nhất trong yêu thương, sẻ chia và cộng tác xây dựng. đồng thời nhờ Ơn Chúa qua các n nhân trong nước cũng như hải ngoại. Để ngày nay, cơ sở hạ tầng nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục Sinh và khuôn viên tuyệt đẹp, các sinh hoạt Tôn Giáo phát triển mạnh mẽ đa dạng và hoạt động bình thường.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục huấn dụ Cộng đoàn hiện diện về “phép lạ của tình thương và sự hiệp nhất”. Dấu ấn tình yêu Thiên Chúa nơi Giáo xứ Ngọc Quang. Làm cho sức sống của Đức tin phát triển. NGỌC QUANG: viên ngọc cần sáng lên. Đức Cha cũng nói đến sự giúp đỡ của Quí n nhân và các Giáo xứ đã giúp Ngọc Quang trước – trong – và sau thời gian tôn tạo xây dựng. Những con tim sẽ chia làm nên những giá trị tốt đẹp …..
Trong nghi thức Thánh hiến Bàn thờ, Đức Cha đã đặt Thánh tích ( xương Thánh) Linh mục Emanuel Nguyễn Văn Triệu ( sinh: 1756; Tử Đạo: 7 / 8 / 1798; Chân Phước: 27 / 5 / 1900; Hiển Thánh: 19 / 6 / 1988 ) vào lòng Bàn thờ. Đức Cha chủ sự đã xức Dầu Thánh ( Dầu Christmas) khắp Bàn thờ, như Đức Ki-tô hiện diện giữa cộng đoàn. Đức Giám Mục xông hương Bàn thờ, như hương thơm và lời nguyện cầu lên cùng Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Trưởng Ban Đại diện Giáo xứ đã có lời tri ân Đức Giám Mục Giáo phận đã quan tâm chăm sóc hướng dẫn Giáo xứ. Ông cũng cám ơn các Giáo xứ giúp đỡ chia sẻ, cám ơn quí Cha, quí Tu sĩ, n nhân xa gần đã nâng đỡ rất nhiều cho Giáo xứ bằng lời cầu nguyện và chia sẻ hiện kim, hiện vật. Ông đã cám ơn Ban tư vấn kiến trúc, Đội thi công, và tất cả những người bằng những cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Lời cám ơn cũng được gởi đến các cấp Chính quyền thành phố Đà Nẵng và địa phương.
Những bó hoa và chút quà dâng lên Đức Cha và quí Cha, gói cả tâm tình biết ơn và cảm mến của đoàn con Ngọc Quang.
Vũ khúc tạ ơn của các em thiếu nhi cuối lễ, mang cả niềm vui và hy vọng cho một tương lai sáng ngời của Giáo xứ, về đời sống Đức tin, hiệp nhất yêu thương, cùng hiệp hành trên con đường tình yêu Chúa Giê-su, cùng tham gia vào công việc chung của Giáo Hội. Để chia sẻ Tình yêu Thiên Chúa cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong môi trường đời sống và công việc thường ngày của người Giáo dân. Như là viên ngọc sáng lên, đó là NGỌC QUANG.
Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, qua lời chuyển cầu Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô bổn mạng Giáo xứ, ban phúc lành cho Cha quản xứ, quí n nhân đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện, góp tình thương và mọi thứ cần thiết để hoàn thành ngôi Thánh đường, nhà xứ, Hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục sinh và khuôn viên. Xin Chúa ban an vui cho mọi người, bằng nhiều cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Để Giáo dân Giáo xứ có nơi thờ phượng xứng hợp và các hoạt động mục vụ khác.
Nhà thờ uy nghiêm vừa mang nét cổ kính, vừa mang dấu ấn hiện đại. Nhà xứ tuyệt đẹp, hang đá Đức Mẹ và nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt) được xây đồng bộ một lần. Nhà thờ là nơi tìm về của người tín hữu đến với nguồn ơn của Bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Nhà xứ là nơi học hỏi Giáo lý, Lời Chúa và Giáo Huấn của Hội Thánh, nơi gặp gỡ yêu thương các thành phần Dân Thiên Chúa, cùng Hiệp thông, tham gia trong Đặc Sủng để loan báo Tin Mừng. Hang đá Đức Mẹ, với khẩu hiệu: “Đức Mẹ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU”, nơi con cái thiết tha nguyện cầu, noi gương Mẹ sống tin yêu phó thác, xin vâng theo Thánh ý Thiên Chúa. Nhà Chờ Phục Sinh: qua cõi đời tạm, Người tín hữu mong chờ ngày Chúa n thưởng hồn xác trong Ánh Vinh Quang. Thật vây, Khuông viên nhà thờ Ngọc Quang đáp ứng đầy đủ trọn vẹn đời sống Thần Linh và nhân bản cho người Tín hữu.
Nhà thờ Ngọc Quang còn là nơi dừng chân đón nhận n sủng Thiên Chúa, của khách hành hương và khách du lịch Công Giáo đến Đà Nẵng tham quan. Ngôi nhà thờ tuyệt đẹp ngay chân cầu Thuận Phước nổi tiếng mà Khách đến Đà Nẵng không thể bỏ qua.
Tôma Trương Văn n
Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Quang tọa lạc tại số 01 Xuân Tâm, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng, ngay bờ tây chân cầu Thuận Phước.
Ngọc Quang là tên ghép của chữ lót hai Vị Chủ chăn đáng kính: Đức Giám Mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng Phê-rô Maria Phạm NGỌC Chi và Cha nguyên Tổng Đại diện Gioan Baotixita Nguyễn QUANG Xuyên.
Xem Hình
Hiện nay Giáo xứ có 754 Giáo dân, 185 gia đình được chia thành 4 Giáo họ, 12 Giáo khóm, do Cha Phê-rô Nguyễn Hùng Quản xứ.
Giáo xứ Ngọc Quang được thành lập năm 1968, do Cha Giuse Đinh Mạnh Phú làm Linh mục tiên khởi. Nhóm 25 gia đình Giáo dân đầu tiên đa phần ở miền trung Việt Nam, lánh nạn chiến tranh trong trận Mậu Thân 1968, đến định cư tại đây. Số Giáo dân tăng giảm theo biến động của lịch sử sau năm 1975 và giai đoạn di dời giải tỏa chỉnh trang thành phố Đà Nẵng 1995-2000. Sau hơn 50 năm xây dựng, Ngôi Thánh Đường xây năm 1971 đã xuống cấp trầm trọng, nhiều vết nứt ở trong, tháp chuông và mặt tiền nhà thờ cũng đã có những dấu hiệu nứt và rơi rớt từng mảng, mùa mưa bão thì cả khuông viên nhà thờ đều bị ngập nước cục bộ, do xung quanh nền đất các công trình xây dựng cao, giáo dân tham dự thánh lễ và cử hành các nghi thức phụng vụ trong nước.
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ vào ngày 6 / 6 / 2020, sau 14 tháng thi công, đến nay đã hoàn thành. Nhà thờ được xây theo kiến trúc Gothic, đỉnh tháp nhọn cao vút, các mái vòm hình cung nhọn, với diện tích xây dựng cạnh 21mX34m.
THÁNH LỄ TẠ ƠN, CUNG HIẾN BÀN THỜ, KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ NHÀ XỨ
Lúc 9 giờ ngày 29 / 6 / 2022, trong ngày mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ tạ ơn, Mừng Bổn mạng Giáo xứ, Cung hiến Bàn Thờ, khánh thành nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt ) và khuông viên Giáo xứ Ngọc Quang. Cùng đồng tế có Cha Phao –lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, quí Cha nguyên Quản xứ, quí Cha của Giáo phận Đà Nẵng và nhiều Giáo phận khác.
Cộng đoàn và khách mời được nghe lại lược sử thăng trầm của Giáo xứ, và qua các giai đoạn các Cha Quản xứ. Lịch sử của Giáo xứ Ngọc Quang gắn liền với lịch sử Giáo phận Đà Nẵng. Có những lúc đức tin và đời sống Đạo bị thử thách, từ môi trường xã hội ( tác động chính trị xã hội qua các thời kỳ) và môi trường thiên nhiên ( bão lũ và sóng biển xâm thực khuôn viên nhà thờ). Nhưng người Giáo dân vẫn đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa. Cùng hiệp nhất trong yêu thương, sẻ chia và cộng tác xây dựng. đồng thời nhờ Ơn Chúa qua các n nhân trong nước cũng như hải ngoại. Để ngày nay, cơ sở hạ tầng nhà thờ, nhà xứ, hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục Sinh và khuôn viên tuyệt đẹp, các sinh hoạt Tôn Giáo phát triển mạnh mẽ đa dạng và hoạt động bình thường.
Trong bài giảng, Đức Giám Mục huấn dụ Cộng đoàn hiện diện về “phép lạ của tình thương và sự hiệp nhất”. Dấu ấn tình yêu Thiên Chúa nơi Giáo xứ Ngọc Quang. Làm cho sức sống của Đức tin phát triển. NGỌC QUANG: viên ngọc cần sáng lên. Đức Cha cũng nói đến sự giúp đỡ của Quí n nhân và các Giáo xứ đã giúp Ngọc Quang trước – trong – và sau thời gian tôn tạo xây dựng. Những con tim sẽ chia làm nên những giá trị tốt đẹp …..
Trong nghi thức Thánh hiến Bàn thờ, Đức Cha đã đặt Thánh tích ( xương Thánh) Linh mục Emanuel Nguyễn Văn Triệu ( sinh: 1756; Tử Đạo: 7 / 8 / 1798; Chân Phước: 27 / 5 / 1900; Hiển Thánh: 19 / 6 / 1988 ) vào lòng Bàn thờ. Đức Cha chủ sự đã xức Dầu Thánh ( Dầu Christmas) khắp Bàn thờ, như Đức Ki-tô hiện diện giữa cộng đoàn. Đức Giám Mục xông hương Bàn thờ, như hương thơm và lời nguyện cầu lên cùng Thiên Chúa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Trưởng Ban Đại diện Giáo xứ đã có lời tri ân Đức Giám Mục Giáo phận đã quan tâm chăm sóc hướng dẫn Giáo xứ. Ông cũng cám ơn các Giáo xứ giúp đỡ chia sẻ, cám ơn quí Cha, quí Tu sĩ, n nhân xa gần đã nâng đỡ rất nhiều cho Giáo xứ bằng lời cầu nguyện và chia sẻ hiện kim, hiện vật. Ông đã cám ơn Ban tư vấn kiến trúc, Đội thi công, và tất cả những người bằng những cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Lời cám ơn cũng được gởi đến các cấp Chính quyền thành phố Đà Nẵng và địa phương.
Những bó hoa và chút quà dâng lên Đức Cha và quí Cha, gói cả tâm tình biết ơn và cảm mến của đoàn con Ngọc Quang.
Vũ khúc tạ ơn của các em thiếu nhi cuối lễ, mang cả niềm vui và hy vọng cho một tương lai sáng ngời của Giáo xứ, về đời sống Đức tin, hiệp nhất yêu thương, cùng hiệp hành trên con đường tình yêu Chúa Giê-su, cùng tham gia vào công việc chung của Giáo Hội. Để chia sẻ Tình yêu Thiên Chúa cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, trong môi trường đời sống và công việc thường ngày của người Giáo dân. Như là viên ngọc sáng lên, đó là NGỌC QUANG.
Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, qua lời chuyển cầu Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô bổn mạng Giáo xứ, ban phúc lành cho Cha quản xứ, quí n nhân đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện, góp tình thương và mọi thứ cần thiết để hoàn thành ngôi Thánh đường, nhà xứ, Hang đá Đức Mẹ, nhà Vọng Phục sinh và khuôn viên. Xin Chúa ban an vui cho mọi người, bằng nhiều cách khác nhau giúp đỡ Giáo xứ. Để Giáo dân Giáo xứ có nơi thờ phượng xứng hợp và các hoạt động mục vụ khác.
Nhà thờ uy nghiêm vừa mang nét cổ kính, vừa mang dấu ấn hiện đại. Nhà xứ tuyệt đẹp, hang đá Đức Mẹ và nhà Chờ Phục Sinh ( nhà tro cốt) được xây đồng bộ một lần. Nhà thờ là nơi tìm về của người tín hữu đến với nguồn ơn của Bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Nhà xứ là nơi học hỏi Giáo lý, Lời Chúa và Giáo Huấn của Hội Thánh, nơi gặp gỡ yêu thương các thành phần Dân Thiên Chúa, cùng Hiệp thông, tham gia trong Đặc Sủng để loan báo Tin Mừng. Hang đá Đức Mẹ, với khẩu hiệu: “Đức Mẹ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU”, nơi con cái thiết tha nguyện cầu, noi gương Mẹ sống tin yêu phó thác, xin vâng theo Thánh ý Thiên Chúa. Nhà Chờ Phục Sinh: qua cõi đời tạm, Người tín hữu mong chờ ngày Chúa n thưởng hồn xác trong Ánh Vinh Quang. Thật vây, Khuông viên nhà thờ Ngọc Quang đáp ứng đầy đủ trọn vẹn đời sống Thần Linh và nhân bản cho người Tín hữu.
Nhà thờ Ngọc Quang còn là nơi dừng chân đón nhận n sủng Thiên Chúa, của khách hành hương và khách du lịch Công Giáo đến Đà Nẵng tham quan. Ngôi nhà thờ tuyệt đẹp ngay chân cầu Thuận Phước nổi tiếng mà Khách đến Đà Nẵng không thể bỏ qua.
Tôma Trương Văn n
VietCatholic TV
Ukraine pháo HIMARS, kho vũ khí Luhansk nổ suốt đêm. LHQ phản ứng trước hành động man rợ của Nga
VietCatholic Media
03:28 29/06/2022
1. Ukraine bắn trúng kho vũ khí bên trong Luhansk do Mạc Tư Khoa kiểm soát, nổ suốt đêm
Trong bản báo cáo sáng thứ Tư 29 tháng Sáu, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine đã có thể tấn công một kho vũ khí trong lãnh thổ do Mạc Tư Khoa kiểm soát ở khu vực Luhansk. Vụ tấn công diễn ra vào rạng sáng ngày thứ Ba nhưng tiếng nổ vẫn tiếp tục vang lên suốt đêm với những ánh chớp loé sáng bầu trời.
Lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Luhansk nói rằng Kyiv đã sử dụng Hệ thống Hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS do Mỹ tài trợ để thực hiện cuộc tấn công.
Trung tá Andrey Marochko, phát ngôn viên của Lực lượng Dân quân Nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Luhansk, gọi tắt là LPR, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Russia 1: “Trường hợp đầu tiên về việc sử dụng HIMARS của Mỹ đã được phát hiện trong lãnh thổ LPR vào ngày hôm nay thứ Ba 28 tháng 6”
“Vào lúc 7:20 sáng, từ hướng khu định cư Artemovsk mà phía Ukraine gọi thành phố là Bakhmut, đã có một cuộc tấn công vào Perevalsk.”
“Vùng này nằm sâu trong hậu phương. Tôi cũng nghĩ rằng điều này cho thấy rất nhiều điều ngay lúc này, về những gì Ukraine đang làm, bởi vì, trước tiên, chúng tôi xác nhận rằng các hệ thống này nằm ngay ở Donbas.”
Các hình ảnh về hậu quả của cuộc tấn công, được đăng tải bởi các tài khoản liên kết của Nga, cho thấy phần còn lại của một thứ trông giống như một hỏa tiễn do phương Tây sản xuất.
Bình luận về các báo cáo Lực lượng Ukraine đã sử dụng HIMARS để nhắm vào các lực lượng Nga ở xa chiến tuyến, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực Luhansk, Serhiy Hayday cho biết: “Có một tin tốt về vấn đề này, bởi vì các nhà kho và doanh trại có quân nhân bị nổ tung và đốt cháy.”
“Điều này có thể làm chậm bước tiến của họ đối với Lysychansk,” Hayday nói thêm nhưng không cung cấp thêm chi tiết về cuộc tấn công.
2. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp trước hành động man rợ của Nga
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp hôm 28 tháng 6 để thảo luận về các cuộc tấn công của Nga nhằm vào dân thường Ukraine, trong đó mới hôm 27 tháng 6, một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một trung tâm mua sắm đông đúc ở Kremenchuk đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, một cuộc tấn công hỏa tiễn khác nhằm vào dân thường đang lấy nước ở Lysychansk khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và những cuộc tấn công trên diện rộng vào Kharkiv khiến ít nhất năm người thiệt mạng.
Diễn biến này xảy ra trong khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy công bố một video khác về vụ hỏa tiễn Nga tấn công trung tâm mua sắm ở Kremenchuk khiến ít nhất 18 người thiệt mạng.
“Nga sẽ chịu phải trách nhiệm về hành động khủng bố nhà nước này trên chiến trường Ukraine, và đối mặt với các biện pháp trừng phạt thắt chặt hơn nữa và chắc chắn phải đối mặt với tòa án”, Ông Zelenskiy nói.
3. Zelenskiy yêu cầu bãi miễn tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba, một ngày sau vụ tấn công chết người nhằm vào một trung tâm mua sắm ở miền trung Ukraine, để kêu gọi loại bỏ tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Zelenskiy mở đầu bài phát biểu bằng cách nói rằng trong khi Liên Hiệp Quốc chưa có một định nghĩa pháp lý về thuật ngữ “nhà nước khủng bố” được tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc đồng ý, thì cuộc chiến của Nga ở Ukraine “ không chỉ thể hiện ý nghĩa của khái niệm này mà còn là sự cấp thiết cần phải ngăn chặn nó một cách hợp pháp ở cấp Liên Hiệp Quốc và trừng phạt bất kỳ nhà nước khủng bố nào.”
Sau đó, ông trình bày danh sách các cuộc tấn công vào Ukraine kể từ thứ Bảy tuần trước, bao gồm cuộc tấn công vào một tòa nhà dân cư ở Kyiv, một hỏa tiễn trong sân của một trường mẫu giáo vào hôm Chúa Nhật, và một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào một trung tâm mua sắm ở Kremenchuk ở miền trung Ukraine. Tổng thống nói: “Những người thực hiện cuộc tấn công không thể không biết rằng đó là một trung tâm mua sắm”.
Zelenskiy tiếp tục với danh sách các cuộc tấn công bổ sung ở Ukraine trong tuần này, và nêu tên các nạn nhân, bao gồm cả trẻ em, người già và phụ nữ. “Tôi muốn các bạn nghe tên của họ,” ông nói.
Sau đó, ông hỏi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, “Ai trong số các bạn không đồng ý rằng đây là khủng bố? Nếu ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, bất kỳ tổ chức nào hành động giống như Nga đang giết người Ukraine, nếu một quốc gia giết bất kỳ người dân hòa bình nào, thì điều đó chắc chắn sẽ bị công nhận là khủng bố. Một tổ chức như vậy sẽ trở thành kẻ thù của tất cả nhân loại”
“Do đó, những gì bị trừng phạt ở cấp độ tội phạm cụ thể và các tổ chức tội phạm, cũng phải được áp dụng ở cấp độ nhà nước,” ông nói thêm.
Zelenskiy sau đó kêu gọi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc trục xuất Nga ra khỏi cơ quan này.
“Hiến chương Liên Hiệp Quốc trao cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 6 của chương 2 hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định rõ rằng một thành viên của Liên Hiệp Quốc liên tục vi phạm các nguyên tắc trong hiến chương hiện hành có thể bị Đại hội đồng khai trừ khỏi tổ chức bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Mặc dù Nga đang vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc và trật tự luật pháp quốc tế, nhưng nước này vẫn chưa bị coi là khủng bố ở cấp độ toàn cầu. Nó vẫn ở trong các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và thậm chí còn được hưởng các đặc quyền của chiếc ghế mà nó chiếm giữ. Vị trí thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc mà Nga chiếm giữ chỉ do sự thiển cận của các chính trị gia vào cuối Chiến tranh Lạnh. Nga không có quyền tham gia thảo luận về một cuộc bỏ phiếu liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, một cuộc chiến vô cớ và đơn giản là do Nga quyết định. Tôi kêu gọi các bạn tước bỏ quyền hạn của phái đoàn của nhà nước khủng bố tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Điều đó là có thể. Điều đó là cần thiết. Đó là công bằng. Nga không có quyền ở lại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc”, Ông Zelenskiy nói.
4. Stoltenberg: 'Chúng tôi hiện có một thỏa thuận' để Phần Lan, Thụy Điển tham gia Nato
Jens Stoltenberg, tổng thư ký của NATO, đã thông báo rằng các cuộc đàm phán đã thành công với Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan và Thụy Điển hiện đã chuẩn bị tham gia liên minh.
“Tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi hiện đã có một thỏa thuận mở đường cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO,” Stoltenberg nói
Theo Thủ tướng Thụy Điển, Magdalena Andersson, và Tổng thống Phần Lan, Sauli Niinistö, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ sự phản đối của mình đối với Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO.
Lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những trở ngại lớn trong con đường gia nhập liên minh của hai nước Bắc Âu. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ trước đây tuyên bố rằng họ sẵn sàng trì hoãn việc trở thành thành viên trong hơn một năm trừ khi họ nhận được những bảo đảm thỏa đáng mà Phần Lan và Thụy Điển sẵn sàng giải quyết. Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc hai nước hỗ trợ cho các nhóm người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.
5. Thổ Nhĩ Kỳ ký bản ghi nhớ ba bên với Phần Lan và Thụy Điển
Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận họ đã ký một bản ghi nhớ ba bên với Phần Lan và Thụy Điển hôm thứ Ba ủng hộ hồ sơ gia nhập NATO của họ, đồng ý rằng Helsinki và Stockholm sẽ không hỗ trợ các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd, còn được gọi là YPG, mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ mở rộng hỗ trợ đầy đủ cho Phần Lan và Thụy Điển trước các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của họ.
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Phần Lan và Thụy Điển cũng xác nhận Đảng Công nhân Kurdistan thuộc phe ly khai, còn được gọi là PKK, mà Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu coi là một tổ chức khủng bố, là một “tổ chức khủng bố bị cấm” và cam kết ngăn chặn các hoạt động “của PKK và tất cả các tổ chức khủng bố khác và những phần mở rộng của các tổ chức này.”
Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng ba nước đã đồng ý về việc không có các lệnh cấm vận vũ khí quốc gia giữa họ.
Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển cam kết thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin tình báo để mở rộng quy mô hoạt động chống khủng bố và chống tội phạm có tổ chức. Các nước đã đồng ý Phần Lan và Thụy Điển sẽ giải quyết các yêu cầu trục xuất hoặc dẫn độ đang chờ giải quyết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các nghi phạm khủng bố “một cách nhanh chóng và triệt để.”
Phần Lan và Thụy Điển đồng ý điều tra và ngăn chặn bất kỳ hoạt động tài trợ và tuyển dụng nào của PKK - tổ chức khủng bố bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu coi là một tổ chức khủng bố.
“Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận sự ủng hộ lâu dài đối với chính sách Mở cửa của NATO và đồng ý ủng hộ tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid năm 2022 lời mời của Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO”, bản ghi nhớ do Thổ Nhĩ Kỳ ký.
Phần Lan và Thụy Điển đã sẵn sàng kết thúc nhiều thập kỷ trung lập bằng cách gia nhập NATO, một sự tiến triển mạnh mẽ về an ninh và địa chính trị của Âu Châu bắt nguồn từ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Hai quốc gia Bắc Âu từ lâu đã giữ liên minh quân sự trong tầm tay, ngay cả khi thận trọng quan sát Nga về phía đông của họ.
Nhưng cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào Ukraine đã làm dấy lên mối quan ngại mới về an ninh trên toàn khu vực, và các nhà lãnh đạo của mỗi nước đã bày tỏ mong muốn gia nhập khối sau hơn 75 năm không liên kết quân sự.
NATO có cái gọi là “chính sách mở cửa” đối với các thành viên mới - bất kỳ quốc gia Âu Châu nào cũng có thể yêu cầu gia nhập, miễn là họ đáp ứng các tiêu chí nhất định và tất cả các thành viên hiện tại đồng ý.
Các nhà ngoại giao NATO nói với Reuters việc phê chuẩn các thành viên mới có thể mất một năm, vì cơ quan lập pháp của tất cả 30 thành viên hiện tại phải chấp thuận các ứng viên mới.
Cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã đáp ứng nhiều yêu cầu để trở thành thành viên, bao gồm việc có một hệ thống chính trị dân chủ hoạt động dựa trên nền kinh tế thị trường; đối xử công bằng với các nhóm dân tộc thiểu số; cam kết giải quyết các xung đột một cách hòa bình; khả năng và sự sẵn sàng đóng góp quân sự cho các hoạt động của NATO; và cam kết thực hiện các quan hệ và thể chế dân chủ-quân sự.
Quá trình này không phải là không có trở ngại; cho mãi đến hôm thứ Sáu vừa qua Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn nói rằng ông không xem xét việc gia nhập NATO của cả hai quốc gia “một cách tích cực”, cáo buộc họ là nơi chứa “các tổ chức khủng bố” của người Kurd. Nhưng hôm thứ Ba, ông đã thay đổi quan điểm và ủng hộ các quốc gia này tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha.
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực gia nhập của họ.
Lý do hầu hết các nước gia nhập NATO là vì Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, quy định tất cả các bên ký kết coi một cuộc tấn công vào một quốc gia là cuộc tấn công chống lại tất cả.
Điều 5 đã là nền tảng của liên minh kể từ khi NATO được thành lập vào năm 1949 với tư cách là một đối trọng với Liên Xô.
Điểm đặc biệt của hiệp ước và Điều 5 là nhằm ngăn chặn Liên Xô tấn công các nền dân chủ tự do thiếu sức mạnh quân sự. Điều 5 bảo đảm các nguồn lực của toàn liên minh - bao gồm cả quân đội khổng lồ của Hoa Kỳ - có thể được sử dụng để bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào, chẳng hạn như các quốc gia nhỏ hơn sẽ không thể tự vệ nếu không có đồng minh của họ. Ví dụ như Băng Đảo là quốc gia không có quân đội thường trực.
Cựu lãnh đạo Thụy Điển Carl Bildt nói với CNN rằng ông không thấy việc cần thiết phải xây thêm các căn cứ quân sự mới ở một trong hai quốc gia nếu họ gia nhập NATO. Ông cho biết việc tham gia liên minh có thể đồng nghĩa với việc lập kế hoạch và huấn luyện quân sự chung giữa Phần Lan, Thụy Điển và 30 thành viên hiện tại của NATO. Các lực lượng của Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể tham gia vào các hoạt động khác của NATO trên toàn cầu, chẳng hạn như ở các nước Baltic, nơi một số căn cứ có quân đội đa quốc gia.
Điều đáng chú ý là Nga đã chỉ trích quyết liệt quyết định gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển. Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov hôm thứ Hai cho biết động thái này sẽ là một “sai lầm” với “hậu quả sâu rộng”, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
Nga hiện chia sẻ khoảng 755 dặm đường biên giới trên bộ với 5 thành viên NATO. Việc Phần Lan gia nhập có nghĩa là một quốc gia mà Nga có chung đường biên giới dài 830 dặm sẽ chính thức liên kết quân sự với Hoa Kỳ.
Việc bổ sung Phần Lan và Thụy Điển cũng sẽ có lợi cho liên minh, điều này sẽ khiến Nga thất vọng. Cả hai đều là những cường quốc quân sự quan trọng, mặc dù dân số của họ nhỏ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai cho biết “Nga không có vấn đề gì với các quốc gia này”, nói thêm rằng việc mở rộng NATO “không gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với Nga”.
“Nhưng việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự vào các lãnh thổ này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng của chúng tôi,” ông nói thêm tại Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể ở Mạc Tư Khoa. “Chúng tôi sẽ xem nó sẽ như thế nào dựa trên các mối đe dọa sẽ được tạo ra cho chúng tôi.”
6. Thụy Điển: 'Càng sớm càng tốt' cho tư cách thành viên Nato của Thụy Điển và Phần Lan
Magdalena Andersson, thủ tướng Thụy Điển, nói với Associated Press rằng thỏa thuận ba bên mà đất nước của cô và Phần Lan đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên của NATO, sẽ mang lại “an ninh hơn” cho liên minh.
“Nó tốt cho Phần Lan và Thụy Điển. Và điều đó tốt cho Nato, vì chúng tôi sẽ mang đến an ninh cho Nato,” Andersson nói: “Việc hoàn thành quá trình trở thành thành viên nên được thực hiện càng sớm càng tốt, không chỉ cho Thụy Điển và Phần Lan mà còn cho các nước Nato khác”.
“Nhưng có 30 quốc hội cần thông qua điều này và bạn không bao giờ biết được điều gì sẽ có thể xảy ra”
Khi được hỏi liệu công chúng Thụy Điển có coi thỏa thuận này như một sự nhượng bộ trong các vấn đề như dẫn độ các tay súng người Kurd bị Ankara coi là khủng bố hay không, Andersson cho biết người Thụy Điển “sẽ thấy rằng điều này tốt cho an ninh của Thụy Điển”.
Andersson cho biết cô không quá lo lắng về việc Mạc Tư Khoa phản ứng xấu với thỏa thuận hôm thứ Ba. Andersson nói: “Nga đã phản ứng khá ôn hòa cho đến nay. Có thể họ thấy sự thật rằng chúng tôi đã là đối tác của Nato trong một thời gian khá dài… và có thể họ không coi đây là một bước tiến lớn như vậy”.
Giới thiệu chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Canada
VietCatholic Media
06:05 29/06/2022
00:00:00 Đài Hiệu
1. Chương trình ngày cuối của Đại hội Gia đình thế giới
Ban sáng, các tham dự viên đã Chầu Mình Thánh Chúa một tiếng đồng hồ, từ 8 giờ 45, tại Đền thờ thánh Phêrô, trước khi vào Đại thính đường Phaolô VI để dự buổi thuyết trình về chân phước “Beltrame Quattrocchi: gia đình, con đường nên thánh”.
Ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi (1880-1951) và Maria Corsini là đôi vợ chồng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội được phong chân phước trong cùng một buổi lễ: Chúa nhật 21 tháng Mười năm 2001, trong Thượng Hội đồng Giám mục thế giới kỳ tại Roma. Ông bà được chọn làm bổn mạng của Đại hội lần này của các gia đình Công Giáo thế giới.
Ông Beltrame nguyên là một thẩm phán và bà Maria là văn sĩ, con gái duy nhất của ông bà là đại tá Corsini. Từ cuộc hôn nhân ấy, ông bà sinh được bốn người con, trong đó có hai linh mục và một nữ tu.
Mặc dù bận rộn với công ăn việc làm và gia đình, ông Luigi Beltrame vẫn dấn thân hoạt động tông đồ và tham gia các hội đoàn Công Giáo. Đặc biệt ông làm “người khiêng cáng” trong tổ chức Unitalsi, chuyên trợ giúp các bệnh nhân đi hành hương. Ông qua đời vì bệnh tim ngày 09 tháng Mười Một năm 1951 vì bệnh đau tim, hưởng thọ 71 tuổi.
Ông Beltrame nổi bật về tấm gương tận tụy với gia đình và nghề nghiệp, hằng ngày quan tâm đào sâu sự hiện diện của Thiên Chúa, đến độ đạt tới sự trưởng thành thiêng liêng, để thánh hóa mình. Ông bà siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ hằng ngày vào mỗi buổi sáng, và đọc kinh Mân côi trong gia đình.
Mặc dù rất chăm chỉ chu toàn các bổn phận làm mẹ và nội trợ trong gia đình, bà Maria vẫn tìm được thời giờ để viết nhiều sách về sư phạm, thực hiện các công tác tông đồ, hỗ trợ việc thành lập Đại học Công Giáo Thánh Tâm.
Sau bài thuyết trình gợi ý về tấm gương nên thánh của ông bà chân phước Beltrame Quattrocchi, là cuộc thảo luận về những con đường nên thánh, dưới các khía cạnh: sự phân định trong đời sống gia đình thường nhật, sự đồng hành thiêng liêng với các cặp mới, trường hợp một người phối ngẫu không tín ngưỡng, sau cùng là sự tha thứ như con đường nên thánh.
Sau giờ giải lao, trong cuộc thảo luận chót, từ lúc 12 giờ 45 có phần giới thiệu các tài liệu về những đôi vợ chồng thánh thiện.
Ban chiều lúc 6 giờ 30, mọi người đã tham dự thánh lễ bế mạc đại hội do Đức Thánh Cha chủ sự, tại Quảng trường thánh Phêrô.
2. Với chương trình nhẹ nhàng hơn thường lệ, chuyến đi Canada của Đức Thánh Cha từ 24 đến 30 tháng 7 đã được khẳng định
Đức Giáo Hoàng sẽ đến Canada để dự lễ Thánh Anna, bà ngoại của Chúa Giêsu, được tôn kính bởi một nền văn hóa tôn trọng người cao tuổi.
Hai tuần sau khi thông báo hoãn chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Châu vì lý do đầu gối của ngài, Vatican đã xác nhận chuyến công du của ngài tới Canada từ ngày 24 đến 30 tháng Bảy bằng cách đưa ra chương trình chính thức.
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Edmonton, Thành phố Quebec, và Iqaluit trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, đã được sắp xếp với lịch trình có phần nhẹ nhàng hơn bình thường, vì lý do sức khỏe của Đức Giáo Hoàng 85 tuổi.
Vào ngày 10 tháng 6, Đức Giáo Hoàng đã phải hủy chuyến công du tới Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, dự kiến diễn ra từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 7, vì ngài đang tiến hành trị liệu cho vấn đề đầu gối của mình, khiến ngài có lúc phải sử dụng xe lăn. Để tránh bị hủy bỏ lần nữa, việc chuẩn bị cho chuyến đi đã được thông báo đến Canada phải tính đến sức khỏe của Đức Giáo Hoàng: Các giám mục địa phương bảo đảm rằng các sự kiện công cộng mà ngài sẽ tham gia sẽ được giới hạn trong một giờ.
Một chuyến đi tập trung vào Người bản địa
Chuyến thăm của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo qua Đại Tây Dương là một phần của quá trình thống hối và hòa giải do Giáo hội ở Canada khởi xướng, một quá trình đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ nhưng được khởi động trở lại sau khi phát hiện ra các ngôi mộ tập thể vào năm 2021 của các trường dành cho người bản địa, một số do Giáo hội quản lý trong thế kỷ 19 và 20.
Vào cuối tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã tiếp ba phái đoàn gồm các dân tộc thổ dân tại Vatican, do các giám mục Canada dẫn đầu. Trong sự kiện này, ngài đã lắng nghe những lời chứng của họ, chính thức cầu xin sự tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ của các thành viên của Giáo hội, và bày tỏ mong muốn được đến thăm vùng đất của họ.
Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm nhiều cuộc gặp gỡ và thăm viếng có liên quan trực tiếp đến vấn đề trường học dành cho người bản địa, công việc tưởng nhớ, chữa lành và tha thứ, và quảng bá văn hóa của các dân tộc thổ dân.
Chương trình chính thức
Theo chương trình chính thức do Tòa thánh Vatican công bố, ngày 24-7, Đức Thánh Cha sẽ hạ cánh xuống sân bay Edmonton, tỉnh Alberta vào ngày 24/7. Không có gì khác được lên kế hoạch trong ngày, để cho phép Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi sau chuyến bay kéo dài 10 giờ và thay đổi những múi giờ khác nhau, các giám mục Canada cho biết trong tuyên bố của các ngài.
Ngày hôm sau, 25 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Maskwacis, ngôi nhà của trường dành cho người bản địa Ermineskine trước đây, một trong những trường lớn nhất trong nước, cách Edmonton khoảng 100 km. Ngài sẽ gặp gỡ các dân tộc First Nations, Métis và Inuit và sau đó kết thúc một ngày tại Nhà thờ First Nations ở Edmonton. Tòa nhà gần đây đã được phục hồi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2020.
Vào ngày 26 tháng 7, lễ kính Hai Thánh Joachim và Anna, Đức Giáo Hoàng dự kiến cử hành thánh lễ tại sân vận động của Edmonton - có sức chứa 65.000 người - và sau đó sẽ đến Hồ Thánh Anna, cách thủ đô của Alberta 75 km. Một cuộc tụ họp Công Giáo đã được tổ chức ở đó hàng năm kể từ năm 1886 để tôn vinh Thánh Anna, vị thánh bảo trợ của người Canada. Theo truyền thống, sẽ có hàng chục nghìn người Cree, Dene, Blackfoot và Métis, là những người có lòng sùng kính đặc biệt đối với bà ngoại của Chúa Giêsu, tượng trưng cho tầm quan trọng của hình bóng người cao tuổi trong cộng đồng của họ.
Các giai đoạn ở Thành phố Quebec và Iqaluit
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Edmonton đến Thành phố Quebec, cách đó 3.000 km về phía đông. Ngài sẽ được tiếp đón tại Dinh thự của Toàn quyền Canada, Mary Simon. Ngài sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau, các cơ quan dân sự của đất nước, và các đại diện của thổ dân.
Vào ngày 28 tháng 7, ngài sẽ cử hành một thánh lễ tại Đền thờ Quốc gia Sainte-Anna-de-Beaupré. Dự kiến sẽ có từ 10.000 đến 15.000 người tham dự địa điểm hành hương này, nơi thu hút hơn một triệu người mỗi năm. Cuối ngày, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục và những người sống đời thánh hiến của tỉnh.
Vào ngày cuối cùng, 29/7, ngài sẽ đến Iqaluit, cách đó 2.000 km về phía bắc. Trước khi rời đi, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên của Quebec và một phái đoàn gồm các Dân tộc bản địa. Sau đó, ngài sẽ bay đến Lãnh thổ Nunavut, nơi ngài sẽ gặp gỡ các học sinh cũ của trường dành cho người bản địa Công Giáo ở Iqaluit. Ở đó, ngài cũng sẽ gặp gỡ thanh niên và các bậc cao niên, cuộc gặp gỡ cuối cùng của chuyến đi.
Tổng cộng có bốn bài phát biểu, bốn bài tỏ lòng kính trọng và một lời chào được lên kế hoạch trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, với phương châm là “Cùng nhau tiến bước”. Logo đại diện bao gồm một chiếc nhẫn màu xanh và trắng hợp nhất các biểu tượng động vật hoang dã.
Source:AleteiaWith lighter program than usual, Pope’s Canada trip July 24-30 still confirmed
1. Chương trình ngày cuối của Đại hội Gia đình thế giới
Ban sáng, các tham dự viên đã Chầu Mình Thánh Chúa một tiếng đồng hồ, từ 8 giờ 45, tại Đền thờ thánh Phêrô, trước khi vào Đại thính đường Phaolô VI để dự buổi thuyết trình về chân phước “Beltrame Quattrocchi: gia đình, con đường nên thánh”.
Ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi (1880-1951) và Maria Corsini là đôi vợ chồng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội được phong chân phước trong cùng một buổi lễ: Chúa nhật 21 tháng Mười năm 2001, trong Thượng Hội đồng Giám mục thế giới kỳ tại Roma. Ông bà được chọn làm bổn mạng của Đại hội lần này của các gia đình Công Giáo thế giới.
Ông Beltrame nguyên là một thẩm phán và bà Maria là văn sĩ, con gái duy nhất của ông bà là đại tá Corsini. Từ cuộc hôn nhân ấy, ông bà sinh được bốn người con, trong đó có hai linh mục và một nữ tu.
Mặc dù bận rộn với công ăn việc làm và gia đình, ông Luigi Beltrame vẫn dấn thân hoạt động tông đồ và tham gia các hội đoàn Công Giáo. Đặc biệt ông làm “người khiêng cáng” trong tổ chức Unitalsi, chuyên trợ giúp các bệnh nhân đi hành hương. Ông qua đời vì bệnh tim ngày 09 tháng Mười Một năm 1951 vì bệnh đau tim, hưởng thọ 71 tuổi.
Ông Beltrame nổi bật về tấm gương tận tụy với gia đình và nghề nghiệp, hằng ngày quan tâm đào sâu sự hiện diện của Thiên Chúa, đến độ đạt tới sự trưởng thành thiêng liêng, để thánh hóa mình. Ông bà siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ hằng ngày vào mỗi buổi sáng, và đọc kinh Mân côi trong gia đình.
Mặc dù rất chăm chỉ chu toàn các bổn phận làm mẹ và nội trợ trong gia đình, bà Maria vẫn tìm được thời giờ để viết nhiều sách về sư phạm, thực hiện các công tác tông đồ, hỗ trợ việc thành lập Đại học Công Giáo Thánh Tâm.
Sau bài thuyết trình gợi ý về tấm gương nên thánh của ông bà chân phước Beltrame Quattrocchi, là cuộc thảo luận về những con đường nên thánh, dưới các khía cạnh: sự phân định trong đời sống gia đình thường nhật, sự đồng hành thiêng liêng với các cặp mới, trường hợp một người phối ngẫu không tín ngưỡng, sau cùng là sự tha thứ như con đường nên thánh.
Sau giờ giải lao, trong cuộc thảo luận chót, từ lúc 12 giờ 45 có phần giới thiệu các tài liệu về những đôi vợ chồng thánh thiện.
Ban chiều lúc 6 giờ 30, mọi người đã tham dự thánh lễ bế mạc đại hội do Đức Thánh Cha chủ sự, tại Quảng trường thánh Phêrô.
2. Với chương trình nhẹ nhàng hơn thường lệ, chuyến đi Canada của Đức Thánh Cha từ 24 đến 30 tháng 7 đã được khẳng định
Đức Giáo Hoàng sẽ đến Canada để dự lễ Thánh Anna, bà ngoại của Chúa Giêsu, được tôn kính bởi một nền văn hóa tôn trọng người cao tuổi.
Hai tuần sau khi thông báo hoãn chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Châu vì lý do đầu gối của ngài, Vatican đã xác nhận chuyến công du của ngài tới Canada từ ngày 24 đến 30 tháng Bảy bằng cách đưa ra chương trình chính thức.
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Edmonton, Thành phố Quebec, và Iqaluit trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, đã được sắp xếp với lịch trình có phần nhẹ nhàng hơn bình thường, vì lý do sức khỏe của Đức Giáo Hoàng 85 tuổi.
Vào ngày 10 tháng 6, Đức Giáo Hoàng đã phải hủy chuyến công du tới Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, dự kiến diễn ra từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 7, vì ngài đang tiến hành trị liệu cho vấn đề đầu gối của mình, khiến ngài có lúc phải sử dụng xe lăn. Để tránh bị hủy bỏ lần nữa, việc chuẩn bị cho chuyến đi đã được thông báo đến Canada phải tính đến sức khỏe của Đức Giáo Hoàng: Các giám mục địa phương bảo đảm rằng các sự kiện công cộng mà ngài sẽ tham gia sẽ được giới hạn trong một giờ.
Một chuyến đi tập trung vào Người bản địa
Chuyến thăm của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo qua Đại Tây Dương là một phần của quá trình thống hối và hòa giải do Giáo hội ở Canada khởi xướng, một quá trình đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ nhưng được khởi động trở lại sau khi phát hiện ra các ngôi mộ tập thể vào năm 2021 của các trường dành cho người bản địa, một số do Giáo hội quản lý trong thế kỷ 19 và 20.
Vào cuối tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã tiếp ba phái đoàn gồm các dân tộc thổ dân tại Vatican, do các giám mục Canada dẫn đầu. Trong sự kiện này, ngài đã lắng nghe những lời chứng của họ, chính thức cầu xin sự tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ của các thành viên của Giáo hội, và bày tỏ mong muốn được đến thăm vùng đất của họ.
Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm nhiều cuộc gặp gỡ và thăm viếng có liên quan trực tiếp đến vấn đề trường học dành cho người bản địa, công việc tưởng nhớ, chữa lành và tha thứ, và quảng bá văn hóa của các dân tộc thổ dân.
Chương trình chính thức
Theo chương trình chính thức do Tòa thánh Vatican công bố, ngày 24-7, Đức Thánh Cha sẽ hạ cánh xuống sân bay Edmonton, tỉnh Alberta vào ngày 24/7. Không có gì khác được lên kế hoạch trong ngày, để cho phép Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi sau chuyến bay kéo dài 10 giờ và thay đổi những múi giờ khác nhau, các giám mục Canada cho biết trong tuyên bố của các ngài.
Ngày hôm sau, 25 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Maskwacis, ngôi nhà của trường dành cho người bản địa Ermineskine trước đây, một trong những trường lớn nhất trong nước, cách Edmonton khoảng 100 km. Ngài sẽ gặp gỡ các dân tộc First Nations, Métis và Inuit và sau đó kết thúc một ngày tại Nhà thờ First Nations ở Edmonton. Tòa nhà gần đây đã được phục hồi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2020.
Vào ngày 26 tháng 7, lễ kính Hai Thánh Joachim và Anna, Đức Giáo Hoàng dự kiến cử hành thánh lễ tại sân vận động của Edmonton - có sức chứa 65.000 người - và sau đó sẽ đến Hồ Thánh Anna, cách thủ đô của Alberta 75 km. Một cuộc tụ họp Công Giáo đã được tổ chức ở đó hàng năm kể từ năm 1886 để tôn vinh Thánh Anna, vị thánh bảo trợ của người Canada. Theo truyền thống, sẽ có hàng chục nghìn người Cree, Dene, Blackfoot và Métis, là những người có lòng sùng kính đặc biệt đối với bà ngoại của Chúa Giêsu, tượng trưng cho tầm quan trọng của hình bóng người cao tuổi trong cộng đồng của họ.
Các giai đoạn ở Thành phố Quebec và Iqaluit
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ rời Edmonton đến Thành phố Quebec, cách đó 3.000 km về phía đông. Ngài sẽ được tiếp đón tại Dinh thự của Toàn quyền Canada, Mary Simon. Ngài sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau, các cơ quan dân sự của đất nước, và các đại diện của thổ dân.
Vào ngày 28 tháng 7, ngài sẽ cử hành một thánh lễ tại Đền thờ Quốc gia Sainte-Anna-de-Beaupré. Dự kiến sẽ có từ 10.000 đến 15.000 người tham dự địa điểm hành hương này, nơi thu hút hơn một triệu người mỗi năm. Cuối ngày, ngài sẽ gặp gỡ các linh mục và những người sống đời thánh hiến của tỉnh.
Vào ngày cuối cùng, 29/7, ngài sẽ đến Iqaluit, cách đó 2.000 km về phía bắc. Trước khi rời đi, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên của Quebec và một phái đoàn gồm các Dân tộc bản địa. Sau đó, ngài sẽ bay đến Lãnh thổ Nunavut, nơi ngài sẽ gặp gỡ các học sinh cũ của trường dành cho người bản địa Công Giáo ở Iqaluit. Ở đó, ngài cũng sẽ gặp gỡ thanh niên và các bậc cao niên, cuộc gặp gỡ cuối cùng của chuyến đi.
Tổng cộng có bốn bài phát biểu, bốn bài tỏ lòng kính trọng và một lời chào được lên kế hoạch trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, với phương châm là “Cùng nhau tiến bước”. Logo đại diện bao gồm một chiếc nhẫn màu xanh và trắng hợp nhất các biểu tượng động vật hoang dã.
Source:Aleteia
Lính Dù Ukraine gây kinh hoàng cho phi công Nga. Phương Tây đã dồn được Nga đến chỗ vỡ nợ!
VietCatholic Media
15:14 29/06/2022
1. Lính dù Ukraine đã bắn hạ các trực thăng tấn công của Nga bằng bệ phóng hỏa tiễn Starstreak do Anh sản xuất.
Trong bản báo cáo tối thứ Tư 29 tháng Sáu, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết lính Dù Ukraine đã sử dụng bệ phóng hỏa tiễn Starstreak do Anh sản xuất để bắn rớt các máy bay trực thăng của Nga.
Trong một đoạn video, một người lính Dù đang đứng ẩn mình bên một lùm cây cùng với bệ phóng hỏa tiễn Starstreak vác trên vai. Anh ta bắn hỏa tiễn vào một chiếc trực thăng tấn công của Nga ở phía xa.
Sau một vài giây, hỏa tiễn xuất hiện nhào vào chiếc trực thăng và hạ gục nó trong khi các binh sĩ Ukraine cổ vũ.
Lính nhảy dù Zhytomyr từ Lữ đoàn Dù 95 của Ukraine được tường trình đã bắn hạ hàng chục trực thăng của Nga, nhiều nhất là các loại trực thăng tấn công Ka-52 “Alligator” của Nga sau khi nhận được các bệ phóng hỏa tiễn Starstreak do Anh sản xuất.
Kamow Ka-52 “Alligator” do Nga chế tạo là một máy bay trực thăng tấn công đa năng. Nó là một biến thể nâng cấp của Ka-50 “Black Shark”.
Starstreak là hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm ngắn của Anh thường được triển khai như một hệ thống phòng không di động.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với Hạ viện ngày 25/4 rằng Anh đang cung cấp cho Ukraine các hệ thống Starstreak.
Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái mà Điện Cẩm Linh vẫn gọi là “một chiến dịch quân sự đặc biệt”. Thứ Tư 29 tháng 6 đánh dấu ngày thứ 126 của cuộc xâm lược.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo rằng từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 28 tháng 6, Nga đã mất khoảng 35.250 binh sĩ, 1.567 xe tăng, 3.704 phương tiện chiến đấu bọc thép, 778 đơn vị pháo binh, 243 hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, 102 hệ thống phòng không, 217 máy bay chiến đấu., 185 máy bay trực thăng, 636 máy bay không người lái, 139 hỏa tiễn hành trình, 14 tàu chiến, 2.589 phương tiện cơ giới và tàu chở nhiên liệu, cùng 61 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Vụ tấn công hỏa tiễn của Nga vào một trung tâm mua sắm ở thành phố Kremenchuk, miền Trung Ukraine đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy mô tả là một trong những “hành động khủng bố man rợ nhất trong lịch sử Âu Châu. Hơn 1.000 người được cho là đã ở bên trong tòa nhà khi nó bị trúng hỏa tiễn, với 18 người được báo cáo đã thiệt mạng tính đến sáng thứ Ba.
Ít nhất 14 hỏa tiễn đã bắn trúng thủ đô Kyiv của Ukraine khi các nhà lãnh đạo G7 gặp nhau tại Đức bắt đầu hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày. Hỗ trợ quân sự cho Ukraine được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. G7 bao gồm Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo G7 mô tả cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào trung tâm mua sắm là một hành động “đáng kinh tởm.”
Tổng thống Zelenskiy đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo G7 và nói rằng ông muốn chiến tranh kết thúc trước cuối năm nay. Ông lặp lại yêu cầu của mình đối với các hệ thống phòng không, cũng như các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Nga. Ông cũng lặp lại yêu cầu giúp đỡ để xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
2. Boris Johnson nói với các ký giả tại G7 rằng Putin sẽ không xâm lược Ukraine nếu ông ấy là phụ nữ
Boris Johnson đã tuyên bố rằng Vladimir Putin sẽ không xâm lược Ukraine nếu ông là một phụ nữ và tin rằng cuộc chiến là một “ví dụ hoàn hảo về nam tính độc hại”.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Đức sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Schloss Elmau, thủ tướng đã đưa ra nhận định của ông rằng giới tính của tổng thống Nga là một yếu tố góp phần vào cuộc xung đột.
Johnson nói với đài truyền hình ZDF: “Putin chắc chắn không phải là phụ nữ, nhưng nếu ông ta là một phụ nữ, thì tôi thực sự không nghĩ rằng ông ấy sẽ dấn thân vào một cuộc chiến tranh xâm lược và bạo lực điên cuồng, man rợ theo cách mà ông ấy đã làm”
“Nếu bạn muốn một ví dụ hoàn hảo về nam tính độc hại, đó là những gì anh ấy đang làm ở Ukraine.”
Phát biểu của Thủ tướng Johnson diễn ra sau khi Nga pháo kích vào trung tâm mua sắm đông đúc ở Kremenchuk khiến ít nhất 18 người thiệt mạng. Một cuộc tấn công hỏa tiễn khác nhằm vào dân thường đang lấy nước ở Lysychansk khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và những cuộc tấn công trên diện rộng vào Kharkiv khiến ít nhất năm người thiệt mạng.
Các nhà lãnh đạo phương Tây kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7 kéo dài ba ngày ở miền nam nước Đức, hứa hẹn sẽ làm gia tăng chi phí kinh tế và chính trị cho Putin và chế độ của ông trong cuộc chiến ở Ukraine.
Sau đó, Thủ tướng Johnson đã đến Madrid dự hội nghị thượng đỉnh của NATO cùng với ngoại trưởng Liz Truss.
Sự hiện diện quân sự của Anh ở Estonia sẽ được củng cố khi Nato tăng cường đáng kể khả năng đáp trả Nga. Các nhà lãnh đạo từ liên minh 30 thành viên sẽ đồng ý hợp tác chặt chẽ hơn và tăng đáng kể quân số được tổ chức ở trạng thái sẵn sàng cao.
Vương quốc Anh đã có sự hiện diện quân sự quan trọng ở Estonia và thủ tướng sẽ sử dụng cuộc họp để mở rộng căn cứ chính của nước này ở quốc gia Baltic.
Các quan chức NATO cho biết Anh có khả năng cung cấp lực lượng tiếp viện nhanh chóng nếu cần và triển khai pháo binh, phòng không và máy bay trực thăng.
Liên minh có kế hoạch tăng quân số lên đến 300.000 quân, tức là hơn gấp 7 lần so với mức hiện nay là 40.000 quân.
3. Tình hình ở Lysychansk “rất khó khăn” khi lực lượng Nga cố gắng tấn công thành phố, quan chức địa phương cho biết
Tình hình ở thành phố Lysychansk, miền đông Ukraine là “rất khó khăn” khi thành phố này phải hứng chịu các đợt bắn phá càng lúc càng gia tăng từ các lực lượng Nga đang cố gắng tấn công vào trung tâm dân cư.
“Tình hình trong và xung quanh Lysychansk hiện rất khó khăn. Không có nguồn cung cấp nước trung tâm, không có khí đốt, không có điện,” người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Luhansk Serhiy Hayday cho biết hôm thứ Ba. “Các hành động thù địch liên tục diễn ra.”
Hayday cho biết các lực lượng Nga trong khu vực đang dồn toàn lực để tiến công thành phố.
Hayday nói: “Toàn bộ đám đông người Nga này nhằm vào cơn bão Lysychansk”, đồng thời cáo buộc Nga cố tình nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự. “Trường học, nhà trẻ, cơ sở văn hóa, bệnh viện, cơ sở Dịch vụ khẩn cấp của Nhà nước, nơi người dân tập trung để di tản, trụ sở nhân đạo, chúng hoàn toàn phá hủy mọi thứ. Chúng có một chính sách hủy diệt và san bằng mọi thứ”.
Hayday cũng cho biết các lực lượng Nga đã bị tổn thất đáng kể và phải dựa vào các thiết bị cũ hơn để tiếp tục tấn công.
“Ngày nay chúng ta đã thấy rằng họ sử dụng vũ khí cũ. Tức là không chỉ trang bị hiện đại như T-80, mà đã là T-64 và thậm chí cả T-62. Đây là những mẫu xe tăng đã hoàn toàn lỗi thời,” ông nói. “Họ sử dụng mọi thứ có thể và cả những thứ không thể.”
4. Những kẻ bắt giữ các chiến binh Mỹ “sẵn sàng đàm phán”
Những kẻ bắt giữ hai người Mỹ tình nguyện chiến đấu cho Ukraine bị bắt trong trận chiến gần Kharkiv, Ukraine, hôm 9 tháng 6 tường trình là “sẵn sàng đàm phán”, mẹ của một người bị bắt nói với CNN hôm thứ Ba.
Bunny Drueke cho biết con trai của bà, Alexander John-Robert Drueke, đã nói chuyện trong những ngày gần đây – mặc dù dưới sự giám sát - với một quan chức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
“Những gì chúng tôi được biết là con tôi đang bị Cộng hòa Nhân dân Donetsk giam giữ và họ sẵn sàng thỏa thuận để trả tự do cho cháu” Drueke nói với CNN.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với cô rằng rõ ràng trong cuộc điện thoại, con trai cô đã được cho biết phải nói gì. Cô đã được thông báo về cuộc gọi vào hôm thứ Bảy, nhưng không rõ cuộc đàm thoại diễn ra khi nào.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao nói với CNN rằng họ không thể nói chuyện cụ thể với những cân nhắc về quyền riêng tư, “nhưng chúng tôi có sứ mệnh cốt lõi là cung cấp hỗ trợ cho những người Mỹ cần hỗ trợ và chúng tôi coi trọng nghĩa vụ đó mọi lúc và mọi hoàn cảnh.”
Cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk, gọi tắt là DPR, là một nước cộng hòa tự tuyên bố do Nga hậu thuẫn, đã quản lý một phần ly khai của khu vực Donetsk của Ukraine kể từ năm 2014.
Bà nói không rõ những kẻ bắt giữ con mình yêu cầu gì trong cuộc đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ: “Nếu họ yêu cầu điều gì đó, Bộ Ngoại giao đã không chia sẻ điều đó với tôi”, cô ấy nói.
“Cháu nói rằng cháu có thức ăn và nước uống, cháu được đối xử tốt, và cháu có vẻ OK”. Bà nói thêm rằng con bà đang bị giam giữ riêng biệt với người bạn cùng bị bắt với anh ta, là Andy Huỳnh Ngọc Tài, nhưng anh ta đã gặp Tài vài ngày trước đó, và “trông thấy Tài cũng OK.”
Tuần trước, một kênh YouTube theo chủ nghĩa dân tộc Serbia thân Nga, HelmCast, đã đăng một video phỏng vấn dài hơn 50 phút đã được chỉnh sửa về Drueke và Tài.
Trong cuộc phỏng vấn, một người đàn ông có thể nghe thấy đằng sau máy quay tiết lộ vị trí cuộc phỏng vấn của họ khi anh ta nói “đây ở Donetsk” trong một câu hỏi cho Drueke.
Trong cuộc phỏng vấn, Drueke cũng được hỏi liệu anh có bất kỳ phản đối nào về cách đối xử với mình kể từ khi bị bắt hay không, và anh tiết lộ rằng mình đã bị đánh một vài lần.
5. Phương Tây đã đẩy Nga vào cảnh vỡ nợ nước ngoài đầu tiên kể từ năm 1918
Nga đã vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ Cách mạng Bolshevik hơn một thế kỷ trước.
Sau các báo cáo cho thấy Mạc Tư Khoa đã không trả khoảng 100 triệu USD tiền lãi cho hai trái phiếu trong thời gian ân hạn 30 ngày hết hạn vào Chúa Nhật, Tòa Bạch Ốc cho biết vụ vỡ nợ cho thấy sức mạnh của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga kể từ khi nước này xâm lược Ukraine.
“Tin tức sáng nay xung quanh việc phát hiện Nga vỡ nợ, lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ qua, cho thấy mức độ phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, cùng với các đồng minh và đối tác, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó. về nền kinh tế Nga”, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức.
Nga phủ nhận việc đó là do vỡ nợ, nói rằng các khoản thanh toán đến hạn vào Chúa Nhật đã được thực hiện, bằng đô la và euro, vào ngày 27 tháng 5 và tiền đã bị mắc kẹt với Euroclear, một công ty thanh toán có trụ sở tại Bỉ.
Trong một tuyên bố được công bố vào cuối ngày thứ Hai, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cho biết “việc không thanh toán kịp thời được ghi nhận như một trường hợp không có khả năng thanh toán”.
“Vào ngày 27 tháng 6, những người nắm giữ khoản nợ quốc gia của Nga đã không nhận được khoản thanh toán tiền lời cho hai trái phiếu euro trị giá 100 triệu đô la vào thời điểm hết thời gian ân hạn 30 ngày, mà chúng tôi coi là một sự kiện vỡ nợ theo định nghĩa của chúng tôi”
Moody cũng dự đoán Nga sẽ vỡ nợ với nhiều khoản thanh toán hơn trong tương lai, theo một sắc lệnh vào ngày 22 tháng 6 của Điện Cẩm Linh theo đó nước này sẽ trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp, thay vì đơn vị tiền tệ mà trái phiếu được phát hành.
Vụ vỡ nợ lịch sử này là lần đầu tiên Nga vỡ nợ kể từ năm 1918, đã được nhiều người dự đoán sau khi một nửa dự trữ ngoại hối của nước này bị đóng băng và Bộ Tài chính Mỹ chấm dứt một phần của lệnh trừng phạt để cho phép các trái chủ Mỹ được Nga hoàn trả.
6. Thị trưởng Kyiv đưa ra lời cầu xin NATO trợ giúp thêm vũ khí
Vitali Klitschko, thị trưởng của Kyiv, đã đưa ra lời cầu xin mạnh mẽ đối với cuộc họp của các nhà lãnh đạo Nato ở Madrid. Ông xin họ cung cấp cho Ukraine “bất cứ điều gì cần thiết” để ngăn chặn chiến tranh.
“Hãy thức tỉnh đi các bạn. Điều đang xảy ra cho chúng tôi bây giờ, sẽ xảy ra đối với các bạn; những điều này sẽ gõ cửa nhà các bạn chỉ trong nháy mắt,” Klitschko nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Klitschko bác bỏ ý kiến cho rằng Ukraine nên hy sinh lãnh thổ để kết thúc chiến tranh.
“Hãy bắt nạt kẻ bắt nạt, đó là cách duy nhất để ngăn chặn nó,” ông nói. “Và trong trường hợp này, Nga là kẻ bắt nạt.”
7. Bộ Ngoại giao cho biết Bulgaria trục xuất 70 nhân viên đại sứ quán Nga
Hôm thứ Ba, 28 tháng 6, Bulgaria cho biết họ đã yêu cầu Nga rút 70 nhân viên khỏi đại sứ quán của mình ở Sofia trước ngày 3/7, đồng thời nói rằng Nga nên giảm quy mô đại sứ quán của mình để phù hợp với phái đoàn ngoại giao của Bulgaria ở Mạc Tư Khoa.
“Đại sứ Nga Eleanora Mitrofanova đã được thông báo về quyết định của Bulgaria nhằm giảm số lượng nhân viên của các phái đoàn Nga tại Cộng hòa Bulgaria trong giới hạn không vượt quá số lượng phái đoàn của Bulgaria” tại Nga, một thông cáo từ Bộ Ngoại giao Bulgaria cho biết.
Bộ cho biết yêu cầu của họ dựa trên cơ sở “có đi có lại” và các hoạt động gây ra những “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia” là không phù hợp với Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao.
8. Tổng Thư Ký NATO nói Nga đang “sử dụng năng lượng như một vũ khí áp chế”
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo trong một cuộc họp báo tại Madrid rằng “Cách Nga đang sử dụng năng lượng như một vũ khí áp chế cho thấy sự cần thiết phải nhanh chóng cắt bỏ dầu và khí đốt của Nga”.
Người đứng đầu NATO cảnh báo “chúng ta không được hoán đổi sự phụ thuộc này cho sự phụ thuộc khác.”
Bình luận của Stoltenberg được đưa ra khi Mỹ và một số nước Âu Châu cân nhắc các lựa chọn khác để tìm nguồn cung cấp dầu và khí đốt, bao gồm cả các nguồn từ các chế độ độc tài như Venezuela và Iran.
Người đứng đầu NATO cũng cho biết các lệnh trừng phạt chống lại Nga là một cái giá đáng phải trả cho sự tự do.
“Tất nhiên, tôi nhận ra rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế của chúng ta, chẳng hạn như đối với các bộ phận Nga, trong lĩnh vực tài chính, cũng có ảnh hưởng toàn cầu đối với thị trường năng lượng, và do đó, ảnh hưởng đến Âu Châu, các đồng minh NATO, Hoa Kỳ... Chúng ta phải trả giá. Không có cách nào để phủ nhận điều đó”, ông nói và nhấn mạnh thêm rằng cái giá phải trả thấp hơn nhiều so với cái giá mà các nước sẽ phải trả nếu Putin sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia độc lập.”
“Đó là cái giá mà chúng ta phải trả cho sự tự do,” ông nói thêm.
9. “Không ai đang cân nhắc việc kết thúc chiến tranh trong những tuần hoặc tháng tới”, Tổng thống Pháp nói
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Ba cảnh báo “Nga không thể và không được giành chiến thắng trong cuộc chiến.”
“Sự ủng hộ của chúng tôi đối với Ukraine và các lệnh trừng phạt của chúng tôi đối với Nga sẽ được duy trì miễn là cần thiết và với cường độ cần thiết trong những tuần và tháng sắp tới”, Macron nói trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bavaria.
Khi được hỏi về lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trước khi một năm kết thúc, Macron trả lời: “Không ai đang cân nhắc việc kết thúc chiến tranh trong những tuần hoặc tháng tới”.
Ông bày tỏ hy vọng “có thể có được một lối ra vào cuối năm”, nhưng “chỉ với sự chắc chắn rằng Nga không thể và không được giành chiến thắng.”
Nhà lãnh đạo Pháp từ chối sử dụng ngôn ngữ mà Zelenskiy sử dụng trước đây, mô tả Nga là “nhà nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.”
Macron cũng gọi vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một trung tâm mua sắm của Ukraine là một “tội ác chiến tranh”.
Đức Hồng Y Koch khẳng định chưa thể rước lễ chung với anh chị em Tin Lành
VietCatholic Media
17:09 29/06/2022
1. Đức Hồng Y Koch khẳng định chưa có điều kiện để rước lễ chung
Đức Hồng Y Kurt Koch, Bộ trưởng Bộ Hiệp nhất các tín hữu Kitô, tái khẳng định rằng hiện nay chưa có điều kiện để các tín hữu Công Giáo và Tin lành rước lễ chung.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo “Báo Chúa nhật” (Sonntagsblat), số ra Chúa nhật 19 tháng Sáu vừa qua, Đức Hồng Y Koch nhận xét rằng các hệ phái Kitô đều nói về sự hiệp nhất, nhưng mỗi khối Giáo hội lại hiểu sự “hiệp nhất” theo một nghĩa khác nhau, do đó không có cùng một quan điểm chung về sự đối thoại đại kết, về mục tiêu của cuộc đối thoại này. Vì thế chưa tới thời kỳ mỗi Giáo hội mời Giáo hội kia rước lễ chung, như văn kiện chung hồi năm ngoái của khóa họp thứ ba về đại kết giữa Công Giáo và Tin lành tại Đức đề nghị.
Đức Hồng Y nhận xét rằng trong văn kiện này, người ta đã bỏ qua quá nhiều chiều kích cấu thành đức tin Công Giáo.
Đức Hồng Y Koch cũng nói rằng thật là một điều không thích hợp về phương diện đại kết, nếu vấn đề hiệp nhất chỉ được thảo luận song phương giữa Công Giáo và Tin lành tại Đức. Tại nước này không phải chỉ có hai hệ phái Kitô, Công Giáo và Tin lành, như trước đây nữa, vì số tín hữu Chính thống ngày càng gia tăng cùng với các tín hữu Kitô khác. Không thể bỏ qua các Giáo hội Đông phương, nhất là về vấn đề rước lễ chung, vốn là điều rất quan trọng đối với đức tin.
Đối với Giáo Hội Công Giáo, việc rước lễ chung đòi hai Giáo hội phải có cùng một niềm tin chung: chỉ khi nào chúng ta có cùng một niềm tin thì chúng ta mới có thể cử hành một hình thức đức tin nồng nhiệt như phép Thánh Thể. Ngoài ra, còn cần phải có sự nhìn nhận các thừa tác vụ. Điều này là vấn đề khó khăn nhất, và theo đức tin Công Giáo, bạn không thể có sự hiệp nhất mà không có vai trò của Đức Giáo Hoàng. Vì thế, vai trò của Đức Giáo Hoàng thuộc vào những điều kiện để tái lập hiệp nhất. Vấn đề này đặc biệt được thảo luận trong cuộc đối thoại quốc tế về thần học với Chính thống giáo, trong đó có chủ đề chính là tương quan giữa công nghị tính và quyền tối thượng.
2. Tại sao Chánh án Roberts không đồng ý với việc lật ngược phán quyết Roe chống Wade?
Tòa án Tối cao đã lật lại vụ án Roe kiện Wade - một vụ án hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc vào năm 1973 - trong một quyết định hôm thứ Sáu, phần lớn theo quan điểm tư tưởng của các thẩm phán. Chánh án John Roberts, đã tách khỏi nhóm, như ông vẫn thường làm.
Trong phán quyết được đưa ra ngày 24 tháng 6 liên quan đến vụ Mississippi Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, đa số chín thẩm phán Tòa án Tối cao đã bác bỏ các phán quyết Roe chống Wade, và Planned Parenthood kiện Casey, là phán quyết tái xác nhận phán quyết Roe chống Wade vào năm 1992.
Tòa án đã bỏ phiếu với tỷ số 6-3 để duy trì luật Mississippi hạn chế hầu hết các ca phá thai sau 15 tuần. Đồng thời, các thẩm phán đã bỏ phiếu với tỷ số hẹp hơn, 5-4, để lật ngược phán quyết Roe chống Wade.
Đó là vì Roberts.
Roberts nổi bật vì các thẩm phán được bổ nhiệm bởi các tổng thống Đảng Cộng hòa – trong đó có Roberts, Clarence Thomas, Samuel Alito, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett - thường được coi là có khuynh hướng bảo thủ hơn. Tương tự như vậy, các Thẩm phán Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan, những người được các tổng thống đảng Dân chủ đề cử, có xu hướng nghiêng về cấp tiến.
Trong vụ Dobbs, Alito viết ý kiến của tòa án - là ý kiến mà đa số thẩm phán đồng ý hoặc tham gia. Breyer, Sotomayor và Kagan là những thẩm phán không đồng tình với đa số.
Roberts có một vị trí khác biệt: Ông ta đưa ra ý kiến đồng tình trong phán quyết, có nghĩa là anh ta đồng ý với phán quyết của đa số, nhưng không nhất thiết là đồng tình với cơ sở lý luận của họ.
Lý luận của Roberts
Trong ý kiến dài 12 trang của mình về vụ Dobbs, Roberts nói rằng ông đồng ý với việc duy trì lệnh cấm phá thai sau 15 tuần của Mississippi, nhưng ông không đồng ý lật ngược phán quyết Roe chống Wade trong trường hợp này.
Ông viết: “Quyết định của Tòa án về việc lật đổ phán quyết trong vụ Roe và Casey là một sự xáo trộn nghiêm trọng đối với hệ thống pháp luật — bất kể bạn xem những trường hợp đó như thế nào,”. “Một quyết định hẹp hơn phủ nhận ranh giới sai lầm về khả năng tồn tại sẽ ít đáng lo ngại hơn rõ rệt và không cần thêm gì để quyết định trong trường hợp này.”
Dobbs tập trung vào câu hỏi, “Liệu tất cả các lệnh cấm trước khi thai nhi có khả năng tồn tại trong các trường hợp phá thai tự chọn có vi hiến hay không.”
Roberts cho rằng câu hỏi này có thể được trả lời mà không cần lật ngược phán quyết Roe chống Wade. Trong phán quyết Roe chống Wade, tòa án phán quyết rằng các tiểu bang không thể cấm phá thai trước khi thai nhi có khả năng tồn tại, mà tòa án xác định là khi thai được 24 đến 28 tuần. Sau đó, trong vụ Casey, tòa án nói rằng các tiểu bang không thể thực thi “gánh nặng quá mức”, được tòa định nghĩa là gây ra “một trở ngại đáng kể trên con đường của một phụ nữ tìm cách phá thai khi một thai nhi chưa thể sống sót bên ngoài người mẹ”.
Roberts nói rằng anh đồng ý với việc loại bỏ các phần của phán quyết Roe và Casey, đặc biệt là “thời điểm thai nhi có khả năng tồn tại bên ngoài người mẹ”, tiếng Anh gọi là viability line, để ủng hộ một tiêu chuẩn mới.
Roberts nói: “Thời điểm sống sót không bao giờ có ý nghĩa gì cả. Thay vào đó, ông nói, “quyền” phá thai của phụ nữ nên “mở rộng đủ xa để bảo đảm có cơ hội lựa chọn hợp lý”.
Nói cách khác, thay vì xác định phá thai dựa trên thời điểm thai nhi có thể sống sót bên ngoài tử cung, Roberts cho rằng nên dựa trên việc một phụ nữ có đủ thời gian để phá thai sau khi nhận ra rằng mình có thai hay không.
Roberts viết: “Luật đang được đề cập cho phép phá thai trong vòng mười lăm tuần, tạo cơ hội thích hợp để thực hiện quyền mà Roe bảo vệ”, đồng thời thêm vào một điểm khác rằng “không có gì vốn có trong quyền lựa chọn đòi hỏi quyền đó phải mở rộng đến khả năng tồn tại hoặc bất kỳ điểm nào khác, miễn là một sự lựa chọn thực sự được cung cấp.”
Trong khi loại bỏ tiêu chuẩn khả năng tồn tại, tòa án vẫn có thể công nhận “quyền” phá thai của một phụ nữ với Roe, ông tuyên bố.
“Quan điểm của tôi là phán quyết Roe đã thông qua hai quy tắc khác biệt của luật hiến pháp: một là phụ nữ có quyền lựa chọn bỏ thai; hai, quyền đó có thể bị lợi ích hợp pháp của Nhà nước lấn át khi thai nhi còn tồn tại trong bụng mẹ,” ông nói.
Roberts mô tả điều mà ông gọi là “con đường rõ ràng” để quyết định Dobbs “một cách chính xác” mà không lật ngược Roe là “nhận ra rằng tiêu chuẩn khả năng tồn tại phải được loại bỏ, như đa số đã chấp nhận, và để lại cho một ngày khác để xem xét liệu có nên từ chối bất kỳ quyền phá thai nào tại tất cả các thời điểm.”
Phe các thẩm phán chủ trương lật ngược phán quyết Roe chống Wade cho rằng ý kiến của Roberts có “khuyết điểm cơ bản nhất là không đưa ra được cơ sở nguyên tắc nào cho đường lối của mình.” Ý kiến của Roberts cũng không chứng minh được cái gọi là “quyền có cơ hội hợp lý để phá thai bắt nguồn từ sâu xa trong lịch sử và truyền thống của Quốc gia này và tiềm ẩn trong khái niệm tự do có trật tự.”
“Nó cũng không đưa ra bất kỳ lý thuyết nào khác có thể cho thấy rằng Hiến pháp ủng hộ quy tắc đó. Và nếu Hiến pháp bảo vệ quyền của phụ nữ được phá thai, thì ý kiến không giải thích được tại sao quyền đó phải chấm dứt sau thời điểm mà tất cả phụ nữ 'hợp lý' sẽ quyết định có nên phá thai hay không.”
“Cuộc tìm kiếm một con đường trung dung sẽ chỉ dừng lại vào ngày mà chúng ta buộc phải đối mặt với câu hỏi mà chúng ta quyết định bây giờ. Tình trạng hỗn loạn do các phán quyết Roe và Casey gây ra sẽ còn kéo dài. Tốt hơn rất nhiều - cho Tòa án này và đất nước – là hãy đối mặt với vấn đề thực tế mà không bị trì hoãn thêm nữa. “
Source:Catholic News Agency