Mt 11,25-30
Cuộc sống của Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo về sự khiêm nhượng và hiền lành. Ngài là Đấng chí tôn, chí thánh. Ngài là Đấng đầy quyền lực uy phong. Với cương vị của Ngài, đáng lẽ ra Ngài phải vênh vang, chiến thắng và không hề nhường bước. Nhưng, Đức Giêsu lại hoàn toàn trái ngược với quan niệm và cách sống của người đời. Chúa đã sống và dạy các môn đệ, cũng như mọi người phải biết tạ ơn tri ân Thiên Chúa Cha, đồng thời làm gương sống động về sự khiêm nhu và hiền lành,rồi mời gọi tất cả hãy học nơi Ngài sự khiêm nhượng và hiền lành.
KHIÊM NHƯỢNG VÀ HIỀN LÀNH:
Chúa Giêsu nói: ” Anh em hãy mang lấy ách của tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng “( Mt 11, 29 ). Sau lời chúc tụng, tạ ơn của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha vì Cha của Ngài đã mạc khải cho những kẻ bé mọn mà không tỏ ra cho những người thông thái và học cao hiểu rộng biết về Nước Trời. Bởi vì, những người tự kiêu tự đại, những kẻ vênh váo, hiếu chiến, hiếu thắng, phô trương, cậy mình tài giỏi, khôn ngoan hơn những người khác,chẳng mấy ai ưa, chẳng mấy ai muốn làm bạn, mà chính Chúa Cha cũng khinh chê, bằng chứng nhan nhản trong Tin Mừng khi Chúa Giêsu nói tới bọn Biệt Phái, Luật Sĩ và Pharisiêu. Đây là những hạng người tự phụ cho mình là đạo đức nhưng họ chỉ là những bọn giả hình, bề ngoài thì tỏ ra bệ vệ, đạo đức nhưng bên trong chứa đầy nọc độc, bẩn thỉu, thúi tha. Những kẻ khiêm tốn, những kẻ bé mọn, những người nghèo của Thiên Chúa là những người hiền hậu, khiêm nhường nhận mình là bé nhỏ, yếu hèn, là không trước mặt Thiên Chúa, nên họ được tất cả mọi người quí mến, kính phục và Thiên Chúa yêu thương, ban cho họ Nước Trời.” Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn “ ( Mt 11, 25 ). Những kẻ tự phụ tự mãn, kiêu căng sẽ không còn chỗ cho Thiên Chúa ngự trị, chỉ có những kẻ xem mình là trống rỗng mới còn chỗ cho Thiên Chúa hiện diện. Chúa Giêsu đã sống, đã làm gương trước cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta về gương khiêm nhượng và hiền lành. Ngài là Con Thiên Chúa nhưng Ngài đã tự hạ, mặc xác phàm làm người …”( Philip 2, 7-8 ). Ngài đã thương tha thứ cho Maria Madalêna, cho người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, đã cứu ông Giakêu khỏi danh vọng, tiền của trần gian, đã đồng bàn với những người tội lỗi, yếu hèn. Ngài đã tha thứ cho người con hoang đàng trở về, đã tha thứ cho Phêrô vì ông chối Ngài ba lần, đã cứu Phaolô khỏi sự hung hăng truy lùng Giáo Hội, làm cho ông trở nên tông đồ cho dân ngọai, Ngài đã chăm sóc cho từng con chiên, đến để chiên được sống dồi dào, Ngài đã tha thứ cho tất cả những ai hành hạ, xỉ nhục và giết Ngài. Tuyệt đỉnh của sự khiêm hạ và hiền lành của Ngài là Ngài không kêu ca, không la hét khi người ta bắt điệu Ngài đem xử án và đem đi giết. Ngài im lặng vâng lời Thiên Chúa Cha:” Lạy Cha nếu được thì xin cất chén đắng này khỏi con nhưng đừng theo ý Con mà theo ý Cha”. Sự cao cả, thánh thiêng và hoàn toàn khiêm hạ ( Kénosis ) của Ngài khi bị treo trên thập giá. Ngài đã qui tụ nhân loại dưới chân thập giá: ” Khi nào Ta bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta “.
TẤT CẢ NHỮNG AI ĐANG VẤT VẢ MANG GÁNH NẶNG NỀ, HÃY ĐẾN CÙNG TÔI, TÔI SẼ CHO NGHỈ NGƠI BỒI DƯỠNG ( Mt 11, 28 ):
Chúa Giêsu sẽ không cất gánh nặng cho chúng ta, nhưng nếu chúng ta nhận mang lấy ách của Ngài, chúng ta sẽ có thể mang gánh nặng của mình. Ach là một cái cày bằng gỗ nặng, nó được đóng để tròng vào cổ của đôi bò, để giữ bò lại và để bò kéo xe. Ach ở đây còn có nghĩa là trò chơi chữ của Chúa, bởi vì người Do Thái thường gọi giáo lý mà học viên phải học là “ gánh nặng “ và việc học viên phải học thuộc lòng các bài giáo lý là “ ách “. Do đó, chúng ta hiểu được thế nào là ách và gánh của Chúa. Ach của Chúa thì êm ái và gánh của Chúa thì nhẹ nhàng. Lời mời gọi của Chúa làm chúng ta hạnh phúc và an tâm vì chúng ta luôn như thấy có Chúa đang ở bên chúng ta để an ủi, nâng đỡ, và cất đi những u sầu, nhưng thử thách trong cuộc đời của chúng ta. Chúa luôn đến với con người, đến với chúng ta như Ngài đã đến với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi, những kẻ tật nguyền, những người phong hủi, mhững kẻ bị bỏ rơi bên lề xã hội loài người. Chúa đã đón nhận tất cả mọi người, Ngài đồng hóa với họ, với những con người bé mọn tầm thường nhất, Ngài đã nói: ” Ai cho một kẻ bé mọn ăn, cho kẻ khó nghèo uống nước, dù chỉ là chén nước lã cũng là cho chính Ta “. Chúa đã mang lấy tất cả những nỗi khổ đau cho nhân loại, đã gánh tội cho nhân loại dù rằng Ngài hoàn toàn vô tội, Chúa đã bổ sức và tăng sinh lực cho chúng ta để chúng ta được sống và sống dồi dào. Theo gương Ngài chúng ta cũng hãy sống như Ngài:” Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” ( Mt 11, 29).
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CUỘC ĐỜI:
Chúa đã thương mọi người, đã cứu chuộc mọi người, Ngài không muốn lọai trừ ai. Cuộc đời của Chúa là cả một cuộc đời cầu nguyện. Ngài cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng. Tình thương của Ngài thật vô biên. Do đó, Chúa Giêsu luôn kiên nhẫn và khiêm tốn, giúp chúng ta hiểu ra được lòng thương xót của Thiên trong cuộc đời của chúng ta, trong từng thử thách, từng biến cố xẩy ra trong đời sống chúng ta.
Chúa gìn giữ và nâng đỡ, củng cố đức tin cho chúng ta. Nên, trong cuộc hành trình đức tin, chấp nhận thử thách, chấp nhận vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa, chắc chắn con người sẽ được bình an và được Chúa yêu thương, bổ dưỡng tâm hồn.
Tập sống như Chúa hiền lành và khiêm nhượng, chắc chắn chúng ta sẽ được những người khác quí mến.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết học cùng Chúa gương khiêm nhượng và hiền lành.
“Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu mến anh em.” (1Ga 4, 20)
Có hai giới luật tình yêu và hai đối tượng khác nhau của tình yêu ấy: Thiên Chúa và tha nhân. Nhưng thực tế, đó luôn luôn là vấn đề yêu. Yêu là sinh hoạt duy nhất đòi buộc con người: ở nơi con người chỉ có một tình yêu duy nhất, phát sinh từ cùng một khả năng. Sự tóm gọn này xuất hiện rõ rệt nơi thánh Gioan, người chuyên môn nói về “yêu”, mà không luôn luôn phân biệt đâu là yêu Thiên Chúa, và đâu là yêu tha nhân.
1. Thiên Chúa nơi tha nhân
Đối với người Kitô hữu, tiếp nhận Thiên Chúa và tiếp nhận tha nhân cũng như nhau. Điều này có giá trị trên bình diện hành động, nhưng không được lẫn lộn trên bình diện nhân vị. Thiên Chúa là Thiên Chúa. Con người là con người. Con người không phải là phương tiện để yêu mến Thiên Chúa. Con người có giá trị ở tự mình, là một cứu cánh tự tại, và Thiên Chúa siêu việt được tôn thờ ở tự chính Ngài. Nhưng vì Thiên Chúa đã làm người, nhờ mầu nhiệm Nhập thể, đã thực hiện một sự hiệp thông nhân-thần, nên yêu Ngài là yêu trong chính Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự đồng hóa với các môn đệ Ngài: “Ai tiếp nhận anh em là tiếp nhận Thầy, và ai tiếp nhận Thầy là tiếp nhận Đấng đã sai Thầy” (Mt 10, 40).
Những lời trên được lặp lại trong dụ ngôn ngày chung thẩm, vượt qua quĩ đạo hạn hẹp gồm các môn đệ, và trải rộng ra toàn thế giới, vì chính Chúa đồng hóa với những người nghèo khó, bé mọn nhất, và người ta đã sững sờ: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25, 44-46).
Thật ra, đây là một cách nói thâm sâu, vì theo sự chính xác của từ ngữ, chúng ta chẳng thể làm gì cho Chúa. Đức Kitô phục sinh chẳng cần trợ giúp hay nâng đỡ. Ngài luôn viên mãn trong vinh quang vĩnh hằng, nên chúng ta chẳng thêm điều gì hơn cho Ngài. Nhưng phải hiểu rằng, sự phục sinh của Ngài đã đem lại cho nhân loại một khả năng siêu việt thời gian, và một phổ quát tính siêu việt mọi không gian, nghĩa là Đức Kitô vẫn đang hiện diện trong thế giới của chúng ta, với chúng ta và bởi chúng ta. Cũng vậy, trong tiềm thể, chính chúng ta cũng đã được thông phần vào mầu nhiệm phục sinh của Ngài, và chúng ta có thể gặp Ngài, đồng thời cũng gặp điều mà Ngài có thể làm cho người lân cận bởi chúng ta. Vì thế, mỗi khi ta biết sống cho người lân cận là một cách sống cho Chúa; mỗi khi nhiệt tâm giúp đỡ người anh em là nhiệt tâm với chính Chúa. Ngài ẩn mình, hay đúng hơn Ngài tỏ mình qua con người, qua những người hèn kém đáng thương nhất, như cảm nhận của R. Tagore:
“Ngài ở với nông dân đang cày bừa.
Ngài ở với người công nhân đang đập đá.
Ngài đang đổ mồ hôi dưới nắng mưa từng ngày.
Và chân bùn tay lấm trong tấm áo tả tơi”. (Số 11)
Ngài không chỉ ở trong nhà thờ, trong bí tích, mà còn nơi những người đang cần đến ta. Mỗi người khốn cùng đều là một “bí tích”, là nơi ta có thể thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu. Có những lần Chúa đi ngang qua đời ta như vị vua giả trang làm người hành khất, vì thiếu một tấm lòng đại độ nên ta không nhận ra Ngài, để rồi ngày chung thẩm ta phải giật mình ngạc nhiên thì đã quá muộn. Ta sẽ không bị xét xử dựa vào điều gì khác ngoài tình yêu. Tội lớn nhất là tội thiếu sót, nghĩa là không làm điều đáng lẽ phải làm cho người anh em: “Quả thật, ai không yêu anh em nhìn thấy trước mắt thì không thể yêu Thiên Chúa mà họ không thấy” (1 Ga 4, 19). Đứng trước sự thật này, Freud cũng đã lên tiếng: “Ở đây, lý tưởng được đặt ra là phải yêu mến tha nhân như chính mình, một lý tưởng mà sự minh giải đích thực về nó không có gì trái ngược với bản tính con người nguyên thủy”.
2. Đức Giêsu luôn ở thì hiện tại
Cũng như xưa trong tiệc cưới Cana, để có rượu ngon thì con người phải cung cấp nước; để cho một số lượng năm ngàn người có thể ăn no, phải cần đến sự góp phần của con người từ năm chiếc bánh và hai con cá. Cũng vậy, ngày nay Đức Giêsu vẫn luôn hành động qua chính chúng ta như thế. Lời Ngài vẫn vang lên: “Anh em hãy cho họ ăn”. Vai trò của mỗi người chúng ta lớn lao và cao đẹp biết bao! Chính qua chúng ta mà Đức Giêsu thi thố quyền năng của Ngài. Nhờ quyền năng phục sinh, Ngài làm cho mọi nghĩa cử phàm nhân của chúng ta mang tầm phổ quát. Ngài vừa là nguyên nhân siêu việt, vừa là chủ tối cao của mọi hành động thiện hảo, đồng thời cũng chính là đối tượng nhận lãnh hành động đó trong việc Ngài đồng hóa với mọi kẻ khốn cùng.
Đức Giêsu luôn nói với chúng ta trong thì hiện tại: “Ta đói khát... Ta là khách lạ... Ta trần truồng... Ta đau yếu... Ta bị tù đày...”
- Đói khát cũng không hẳn là thiếu cơm nước, nhưng còn là còn đói khát tình thân hữu, thiếu thốn sự cảm thông và nâng đỡ. Những người đói khát của ăn thường chỉ mong no thỏa vật chất mà không cần biết gì khác (x. Ga 6, 26). Còn những người đói khát tình thân thường chỉ mong sở hữu người khác để tựa nương, bám víu (x. Mt 11, 17). Những người như thế mang nhiều mặc cảm. Cảm thức về sự phi lý làm họ mất đi nhân nghĩa; cảm nghĩ về sự bất công làm họ chống lại cuộc đời; cảm nhận về sự khước từ làm họ bất mãn. Ta tưởng là có thể giúp họ ra khỏi chính họ, nhưng cuối cùng họ vẫn sống khép kín. Xem ra họ rất “đáng thương” nhưng “thương không đáng”? Dù sao, họ cũng chính là đối tượng đáng phục vụ nhất mà Chúa Giêsu đã nêu lên, đòi hỏi nơi ta lòng từ tâm và kiên nhẫn không ngừng. Khi sống cho họ tất nhiên chúng ta bị mất mát, và còn có nguy cơ “bị ăn”, bị phá sản. Nhưng rồi đối với người Kitô hữu, tiếp nhận Thiên Chúa nơi họ không nằm ngoài qui luật vượt qua: chết và sống lại. Đây là cái chết cho chính mình để cho sự sống có thể nảy sinh.
- Khách lạ không chỉ là những người xa lạ cần sự cứu giúp, hoặc những người khác biệt với ta về màu da, ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo... mà còn là những người khác biệt với ta về chính kiến, cách thái, tính tình, quan điểm, lập trường và đường hướng sống. Dám tiếp nhận họ với tình anh em là dám vượt thắng tính lo sợ bị mất mát của mình, để vượt thoát khỏi những thành kiến và nghi kỵ, để họ siêu nhiên hóa ta bằng cách khám phá nơi họ dung nhan Đức Kitô.
Điều cản trở ta là chủ nghĩa kỳ thị, đó là một cám dỗ thường xuyên ẩn náu nơi mỗi người, khiến ta có những hành vi và thái độ bất nhẫn cách vô thức. Chúng ta không phủ nhận mặt trái và sự phức tạp của những người quá khác biệt và xa lạ với mình, nhưng điều này thách đố ta dám nhìn xa hơn để thấy được mặt tích cực. Chính lúc tận dụng nét phong phú của sự khác biệt nơi người khác mà ta trở thành chính mình cách trọn vẹn. Nếu không dám đặt con tim mình vào nỗi đau và niềm vui của người khác, không dám chạm đến bản thân họ, thì bản thân mình vẫn tầm thường, chẳng có ích gì.
Điều này làm ta nhớ lại phản ứng của thánh Tôma tông đồ: Nếu tôi không chạm vào vết thương cạnh sườn Ngài, tôi không tin Đức Giêsu phục sinh (x. Ga 20, 25). Khi gặp Chúa Giêsu hiện ra, ông không còn dám chạm vào Ngài nữa, mà chỉ bàng hoàng thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. (Ga 20, 28). Ông không còn dám chạm vào bên ngoài để kiểm nghiệm về một sự thật nữa, vì Chúa đã chạm đến trái tim ông và linh hồn ông. Nhiều khi Chúa đến qua người khác một cách nào đó mà ta không hay, không biết. Ta đi tìm Chúa mà không thấy, đang khi Chúa đến tìm ta mà không gặp. Chúa vẫn ẩn mình nơi anh em như người xa lạ mà ta không muốn gặp. Ngài vẫn đến như người quấy rầy mà ta không muốn thấy.
Đối với kẻ phàm tục, người lạ là một mối đe dọa. Nhưng đối với những ai sống chiêm nghiệm, người lạ là một tài nguyên phong phú, vì họ thấy được nơi người khác những gì mình thiếu. Chính nơi người lạ mà Lời Chúa dọi sáng hơn cho những ai biết nhìn đàng sau vóc dáng bề ngoài, để thấy được phức xạ huyền nhiệm của Chúa trong một thế giới đôi khi “quá là người”.
Với cái nhìn chiêm nghiệm, người lạ là thiên thần của ông Tôbia; là người khách đến lều của ông Abraham và bà Sara, là lời kinh “Kính mừng Maria” trong ngôi nhà nghèo hèn. Cái nhìn đó đưa ta vào một đời sống mới mà ta không ngờ. Chính người lạ hóa giải các thành kiến của ta về đời sống, đồng thời hủy diệt các khuôn mẫu của ta khi nhìn hay nói về người khác. Chính người lạ làm điều tự nhiên thành siêu nhiên, giúp ta xem lại và thanh lọc cách thức tương giao của mình, mở đường cho việc hoán cải bản thân. Việc hoán cải chính mình là điều cần phải thực hiện liên tục, nếu ta muốn thấy được ý thức về lòng tốt của Thiên Chúa nơi người khác.
Qua người lạ, lời Chúa vẫn luôn sống động, và làm chấn động trái tim ta. Tha nhân dù trong tình trạng hèn kém hay tội lụy như thế nào, thì hoạt động sự Thiện nơi họ vẫn không hề giảm sút, cũng tràn đầy Chúa giống chúng ta, nếu không muốn nói có khi còn hơn. Vì “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5, 20). Chỉ có điều là tình trạng ân sủng có thể ở trong giai đoạn ngưng trệ, vì lý do nào đó của bản thân họ, hay do chính bối cảnh xã hội đã phủ lấp đi. Chỉ cần một chút khơi động nào đó qua những cử chỉ và thái độ của tình thân ái, là lòng họ có thể tuôn tràn thánh ân, như khu vườn nở rộ ngàn hoa khi gió xuân về.
- Trần truồng không hẳn là thiếu quần áo, mà còn là trần truồng trong tâm hồn, nhân vị bị tước bỏ, hy vọng không còn, sống trong cô đơn và trống rỗng do sự khinh thị của người đời, do sự áp bức và bất công của xã hội. Ta cần đến với họ trong tương quan cá vị và bình đẳng để nhận ra nơi họ hình ảnh của Đức Kitô, Đấng đã bị bóc lột tận cùng và phơi mình ra trên thập giá. Đó cũng là cách khám phá và tiếp nhận chính mình, nhất là những khi cảm thấy mình trơ trọi giữa những thử thách và đau thương. Sự trần truồng thiếu thốn của họ có thể phản ảnh sự trống rỗng trong tâm hồn ta, khi ta lo chạy theo công việc và chức vụ mà thiếu thốn một tình yêu; khi ta chỉ sống theo theo luật lệ, theo lề thói xã hội và lo chu toàn bổn phận theo những hình thức bên ngoài, để củng cố thể diện và danh giá của mình.
- Đau yếu vì những cơn bệnh ngặt nghèo quả là một thảm trạng. Tuy nhiên, cái chết không làm cho họ sợ bằng bị bỏ rơi, bị quên lãng, bị xa lánh. Sự thất vọng mới là điều làm họ đau đớn nhất, vì không còn cảm nhận gì về một Thiên Chúa nhân hậu, mà đáng lẽ chúng ta phải là một hiện thân sống động. Phải đi tới mức độ nào để giúp những người như thể “vong thân” khỏi ngã lòng? Điều cần ghi nhận là đau yếu thể xác có thể dẫn tới suy sụp tinh thần, nhưng vì biết rõ từ bên ngoài nên có thể cứu chữa. Điều khổ nỗi là sự đau yếu tinh thần mới thật sự trầm kha. Sự thiếu ý thức về tâm hồn và nhân cách của họ là nguyên nhân gây suy vong, đáng sợ hơn nhiều so với những cơn bệnh nặng nề về thể lý. Sự cứu giúp đòi ta phải hướng đến tâm trạng hơn là bệnh trạng, cũng như chính bản thân ta vậy.
- Tù đày trong tình trạng nào cũng cần ta thăm viếng giúp đỡ để họ khỏi ngã lòng, nhưng rồi có khi kẻ tù đày lại là chính là người chống báng và muốn sát hại ta thì sao? Với tinh thần siêu tưởng của đức tin Kitô giáo, Đức Gioan Phaolô II đã không ngần ngại đi vào nhà tù thăm kẻ ám sát mình. Ngài đã triệt để sống Tin Mừng: “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6, 27). Đức tin Kitô giáo mời gọi: “Hãy chúc phúc cho người bách hại anh em” (Rm 12, 14). Thăm viếng Đức Giêsu là giúp giải thoát người anh em khỏi những gì làm cho họ trở thành tù nhân của chính họ và của chính ta. Đó là đón nhận những lầm lỗi của họ, và cả những giới hạn nơi cấu trúc tâm linh của họ, hoặc do giáo dục, cảnh sống và định kiến đã làm nên con người họ. Sự đón nhận đó trở thành huynh đệ khi ta không thất vọng, không đòi hỏi người khác phải cho đi những gì họ không thể, mà vẫn kiên trì giúp đỡ, không phê phán và kết tội họ.
3. Thiên Chúa và tha nhân trong đời sống tôi.
Đời sống giữa xã hội
Sống yêu thương chân thật không phải là chuyện tự nhiên, nhưng là chuyện siêu nhiên, như chính Thiên Chúa trong sự chia sẻ giữa Ba Ngôi. Tình yêu đó được ngoại tại hóa nơi mầu nhiệm Nhập thể là Đức Kitô, hình ảnh tròn đầy của Thiên Chúa, và là Anh Cả của chúng ta. Ngài muốn phục sinh mọi người trong cái chết tràn đầy yêu thương của Ngài. Vì vậy, yêu mến người khác cách huynh đệ giả thiết ta phải biết thâu hóa các phẩm tính nhân sinh trong thái độ tiếp nhận như qui luật của Phục sinh: là chấp nhận tiêu hủy mọi ngăn cách, hay những gì ngăn cản ta yêu mến người khác như chính Thiên Chúa yêu thương họ (x. Cl 3, 9-15). Điều đó đòi hỏi ta cứ phải mở lòng ra không ngừng, như câu chuyện sau:
Có một người kia sau khi ăn chay bảy mươi tuần, thì xin Chúa cho mình được hiểu ý nghĩa của một vài câu trong Sách Thánh, nhưng Chúa không trả lời. Cuối cùng, người đó tự nhủ:
- “Tôi đã cố gắng rất nhiều mà chẳng có một chút tiến bộ nào. Bây giờ tôi đành phải đi hỏi người anh em để xin họ giải thích”.
Khi người đó lên đường, Chúa gởi một thiên thần xuống nhắn nhủ như sau:
-“Bảy mươi tuần ăn chay của con cũng không làm cho con đến gần Chúa. Nhưng bây giờ con đã có lòng khiêm tốn đến với người anh em, nên ta được Chúa gởi đến để nói cho con ý nghĩa các lời thánh”. Sau khi giải thích các lời trong Sách Thánh, thiên thần biến mất.
Nhân danh lòng tin vào Chúa để rồi không mở lòng mình ra với tha nhân, với mọi tầng lớp người, thì quả là một loại kiêu ngạo thiêng liêng. Đó không phải là tin vào Chúa mà là tin vào sự thánh thiện của mình, một đức tin bị tù hãm và bế tắc nơi chính mình. Đó là một đức tin không biết nghe Chúa nói với mình qua đời sống, qua khôn ngoan và nhãn quan thiêng liêng của người khác. Mở lòng mình trước sự hiện diện và lời nói của Chúa nơi người khác mới thật sự giúp ta hiểu điều mình muốn hiểu. Tiếng nói của Chúa trong ta không phải là tiếng nói duy nhất của Chúa. Vì thế, cần mở lòng ra để đón nhận các tư tưởng mới, các khả năng mới. Khép kín với bất cứ một cái gì, hay bất cứ ai, là khép kín khả năng có thể tái sinh chính mình.
Luật thánh Bênêđictô dạy, khi có ai gõ cửa thì phải nói: “Benedicite”. Nói cách khác: cảm tạ Chúa vì có người đến làm phong phú lương tri của ta, chỉ dẫn ta cách suy nghĩ, cách sống và làm cho ta vượt ra khỏi thế giới chật hẹp của mình. Mỗi ngày ta cần mở lòng để đón tiếp một kinh nghiệm mới, một tư tưởng mới không quen thuộc với mình, học hỏi một cái gì đó nơi người khác và ở chính họ. Lúc đó bản thể vô cùng của Thiên Chúa, là Đời Sống bên kia đời sống có thể đến với ta cách mới mẻ và sâu rộng lạ thường.
Có một câu chuyện khác của các tu sĩ người Ái Nhĩ Lan, kể về một giai thoại sau đây:
Một đêm nọ xuyên qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy vị thiên thần đang ngồi viết vào cuốn sách vàng. Vị tu sĩ vui mừng, rón rén tới gần và lên tiếng hỏi:
- Ngài đang viết gì trong quyển sách này?
Không buồn nhìn vị tu sĩ, thiên thần trả lời:
- Ta đang ghi tên những ai yêu mến Chúa.
Vừa lo lắng, vừa hồi hộp, ông hỏi tên mình có trong quyển sách đó không. Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng, nhưng không thấy tên của ông. Dù vậy, câu trả lời của thiên thần không làm cho ông thất vọng. Ông nài nỉ thiên thần rằng:
- Xin Ngài ghi tên tôi như một người lúc nào cũng yêu mến tha nhân.
Thiên thần chiều theo ý ông, thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.
Tối hôm sau, giữa ánh trăng sáng, thiên thần lại hiện ra một lần nữa, và mở cuốn sổ vàng cho vị tu sĩ xem. Lần này, ông thấy tên của mình dẫn đầu trong danh sách những người yêu mến Chúa.
Sau khi vị tu sĩ già qua đời, các anh em trong tu viện xem lại nhật ký của ông, thấy dòng chữ đầu tiên là câu trích dẫn từ thư 1Ga 4,20: “Nếu ai nói “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy.” Tiếp theo, ông ghi chú như sau: “Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy. Tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt khỏi tầm tay tôi. Tôi đi tìm người anh em tôi, tôi đã gặp Chúa và linh hồn tôi”.
Qua đó ta hiểu được khi từ chối tha nhân cũng là từ chối Thiên Chúa. Con người không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa một cách mơ hồ, mà là nơi chính tha nhân. Thiên Chúa và tha nhân hòa hợp làm một trong cõi lòng ta. Ta yêu tha nhân trong Chúa, và yêu Chúa nơi tha nhân. Cầu nguyện là đặt mình trong Chúa để có thể yêu thương tha nhân đến vô cùng. Trong Chúa, ta nhận ra tha nhân là anh em con một Cha, là hình ảnh Đức Kitô đang lê bước trong cuộc đời. Trong Chúa, ta nhận ra phẩm giá đích thực của một người, dù đó là một thai nhi, một phạm nhân hay người mất trí. Tình yêu thực sự với Thiên Chúa đưa ta về với anh em. Tình yêu thương anh em đòi ta chìm sâu trong Thiên Chúa, để múc lấy nơi Ngài nguồn sinh lực hầu tiếp tục hiến trao, một sự hiến trao vô hạn. Cuối cùng tình yêu ấy phải quay trở về với Thiên Chúa như cùng đích tối hậu của nó, và như vậy phát sinh sự “hợp nhất” toàn hảo mà Đức Kitô đã ao ước thực hiện giữa Thiên Chúa, chính Ngài và các kẻ tin (x. Ga 17, 21...)
Đời sống trong cộng đoàn
Có một sự kiện như sau, Cha Gioan là viện trưởng của một tu viện lớn, ngài đến thăm cha Paestius là người đã sống từ 40 năm nay trong sa mạc. Hai người rất quí mến nhau, và trong buổi nói chuyện đó, cha viện trưởng hỏi thẳng người bạn rằng:
- “Anh rút tỉa được lợi ích gì khi anh sống lâu trong một nơi mà không ai đến làm phiền anh hết?” Cha Paestius trả lời:
- “Từ khi tôi sống trong cô đơn, tôi không hề suy yếu”.
Cha viện trưởng cũng cho người bạn biết rằng:
- “Phần tôi, khi tôi sống với kẻ khác, tôi không bao giờ nổi giận”.
Phát triển con người toàn diện để có một mức độ trưởng thành thiêng liêng mà không cần đời sống cộng đoàn, là một hy vọng không thể thực hiện được. Không thể rút lui khỏi cuộc đời để đi tìm Chúa. Cần nghe tiếng Chúa nơi tiếng người khác, thấy mặt Chúa qua anh em, biết ý Chúa trong ý muốn người bên cạnh, phục vụ Chúa bằng việc phục vụ tha nhân. Trong cộng đoàn, sống chung là chất liệu thử thách thiêng liêng cho chính mình.
Cộng đoàn là nơi đào luyện bản thân ta hữu hiệu nhất. Chính khi quan tâm đến nhu cầu của người khác mà ta thấy mình phải từ bỏ những gì, để rồi ta mới thật sự giải thoát mình. Chính khi ta đụng chạm đến tính không lay chuyển của người khác mà ta hiểu được các yếu đuối của mình. Sống vui vẻ hòa hợp với mọi người trong mọi tình trạng là thước đo phẩm chất tâm hồn của ta. Nếu cơn giận dữ dày vò ta, khiến ta muốn tránh né hay loại bỏ người anh em, chẳng còn muốn nói hay đến với ai nữa, chỉ muốn thu mình lại cho yên thân, thì chính những lúc đó ta từ chối không muốn thấy công cuộc tạo dựng. Khi không còn biết nghe ai nữa thì Chúa chẳng còn cách nào để nói với ta.
Hầu hết những cảm nhận thiêng liêng của ta đều thông qua người khác. Lòng tôn kính người khác nói lên nhận thức của ta về những công trình của Chúa. Việc hướng đến người khác thể hiện cảm nhận của ta về tầm mức lớn lao của vũ trụ, và tầm vóc sâu rộng của mọi sự vượt ra ngoài ta. Thấy sự dấn thân của người khác là động lực giúp ta tiếp tục tin tưởng giữa những bất trắc làm ta thất vọng. Việc ta tùy thuộc người khác ở mức độ nào đó cho ta sự khôn ngoan. Việc sống gắn bó với những người khác giúp ta khám phá tình yêu muôn màu. Chỉ thực sự đạo đức khi mỗi ngày ta biết đón nhận người khác trong giới hạn nhỏ bé của mình, dù với vai trò rất tầm thường, nhưng trong tâm hồn ta lại có một sức sống phi thường nhờ tình yêu.
Tóm lại, trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa và tha nhân đã hòa quyện làm một trong tương quan tình yêu, nên phải yêu mến Thiên Chúa hết tình và yêu thương tha nhân như chính mình. Tình yêu đích thực biến tha nhân thành “một nửa của hồn tôi”: dimidium animao meao (Horace), là hội nhập con người của tha nhân và con người của tôi đến độ cả hai hữu thể chúng tôi chỉ còn là một đối tượng của tình yêu duy nhất và một tâm hồn duy nhất (x. Cv4, 32). Tình yêu ấy làm cho chúng ta nên giống Đức Kitô là Đấng “yêu mến các kẻ thuộc về Ngài cho đến cùng” (Ga 13, 1).
Lạy Chúa, Chúa là Đấng hằng hữu và hằng luôn hiện diện. Chúa hiện diện ở trong sự hiện diện của người này cho người khác. Đó là sự hiện diện trong hành động chia sẻ với tất cả tình yêu.
Con cảm nhận được điều này khi con chân thành và hăm hở đến với mọi anh em; khi con tận tâm và tận tình phục vụ họ; khi con tinh tế và nhạy bén đáp ứng nhu cầu của họ; khi con âm thầm lặng lẽ ban tặng thời giờ, sức khỏe và tâm trí của mình cho họ; khi con kín đáo mang nặng những thao thức và khắc khoải về những vấn đề của họ; khi con lo âu tìm một phương hướng hóa giải trước sự đa đoan và bế tắc trong đời sống của họ... Khi sống như vậy con cảm thấy tràn trề Chúa.
Nhưng rồi nhiều khi tha nhân là một ông chủ rất khó tính, thô thiển, võ đoán, cực đoan, có khi chứa chấp đầy những mưu mô, hận thù và xảo trá. Nên khi sống cho họ, bản thân con nhiều khi lãnh lấy tai ác hơn là nhân nghĩa, họa hơn là phúc. Những lúc như vậy con chẳng thấy Chúa đâu, con chỉ thấy một mình con bị phản bội, bị coi là khờ dại. Trái tim con rỉ máu và đau xót trước thế thái nhân tình.
Nhưng rồi khi chìm sâu trong Chúa, con mới thấy mình được gột rửa, được an ủi, được lớn lên trong sự quảng đại, bao dung. Con lại cảm thấy vui hơn trong sự biến chuyển này, vì thấy mình giống Chúa hơn. Tình yêu Chúa làm con no thỏa, nhưng đòi con phải trả giá. Vâng! Yêu thương là như thế.
Thật ra, nhiều khi con cũng vô tâm vô tình, cũng đầy những khuyết điểm và gây xúc phạm đến anh chị em con. Con lãnh lấy đau thương cũng phải thôi.
Với Chúa cũng vậy, có những khi con cảm thấy mệt mỏi, nặng nề vì “Chúa tới và luôn luôn thường tới”. Chúa tới làm cuộc đời con bị xáo trộn: có những dự định và kế hoạch phải đặt lại; bao nhiêu công việc phải tạm dừng; chương trình và tính toán của con phải dở dang... Chúa tới làm con cảm thấy bị mất mát, có khi bị thương tổn, vì cứ phải mở lòng để cho đi.
Chúa tới làm con phải bước ra khỏi con người mình: ra khỏi một vị thế đã được thiết lập; ra khỏi một não trạng đã yên ổn; ra khỏi một tính cách đã được định hình; ra khỏi một lối sống và hoàn cảnh đang êm ả. ..
Nhưng rồi con lại thấy rất vui khi cảm nhận Chúa đang ở với con để định hướng lại đường đời của con; để xếp lại trật tự trong con; để xóa đi những ngăn cách dùm con; để phá vỡ tính hẹp hòi ích kỷ cho con; để đưa sự thông tuệ của Chúa vào trí não con, để thấm nhập tấm lòng nhân hậu của Chúa vào tâm khảm con. Con xin cảm tạ và chúc tụng Chúa, Đấng đang tiếp tục sáng tạo và khai mở cuộc đời mỗi người chúng con:
Con tin Ngài là Tình Yêu tuyệt đối
Ấp ủ con bằng nắng sớm chiều hôm
Con cậy Ngài Nguồn Sống mới tuyệt vời
Đỡ nâng con bằng chính Lời hằng sống
Con mến Ngài là Ân Ban tuyệt diệu
Đưa bước con vào cảnh vực huyền siêu.
N2T |
Cô Hằng Nga hành tung bất định, là cô gái nghịch ngợm biến hóa đa đoan. Cô ta khi thì ở bên đông khi thì ở bên tây, khi thì lưu lại giữa không trung; thoáng một lúc thì thân thể bị cong, thoắt một cái thì thân thể tròn tròn giống như khuôn mặt cười dễ thương của trẻ con.
Mẹ của cô Hằng Nga vẫn thường trách cô: “Lúc nào thì con mới có thể yên tĩnh chút xíu hử ?”
Cô Hằng Nga cười hi hi, nói: “Mẹ ạ, biến hóa của con thì đều có quy luật cả rồi,” nói xong cô ta liền chuyển thân chui vào trong tầng mây, không lâu sau lại từ trong đám mây len lén thò đầu ra làm mặt xấu với mẹ mình.
Cô Hằng Nga lợi dụng khi mẹ không chú ý thì -không một tiếng động- chạy qua bên ông mặt trời. Ông mặt trời đang làm bổn phận chiếu sáng địa cầu và vạn vật, cô Hằng Nga một nhảy đến bên ông nắm chặt chòm râu dài của ông, ông mặt trời đau quá kêu “oa oa”. “Đừng có ồn, ông đang chiếu sáng nè.” Ông mặt trời vừa nói vừa dụi dụi chỗ đau.
Nhưng ông mặt trời quá kích động nên ông phát sáng rất mạnh, làm cháy cái váy dài đẹp của cô Hằng Nga, cô Hằng Nga rất buồn, vừa lau nước mắt vừa giận dữ lớn tiếng nói: “Ông đền cho cháu.” Ông mặt trời lấy cái gì mà đền đây ? Ông ta tay chân vụng về không biết may áo quần mà !
Ông mặt trời chỉ biết đi cầu cứu Thất Tinh Bắc đẩu giúp đỡ, Thất Tinh Bắc Đẩu bỏ ra bảy ngày may một cái váy dài mới. Nhưng, khi cô Hằng Nga mặc vào thì quá rộng, lại dùng thêm bảy ngày nữa để may một cái váy dài khác, nhưng khi cô Hằng Nga mặc vào thì lại quá nhỏ, hết cách rồi, Thất Tinh Bắc Đẩu lại may thêm một cái váy dài khác, cái váy này thật là vừa vặn.
Từ đó, cô Hằng Nga có ba cái váy: khi cong cong thì mặc váy nhỏ; khi tròn tròn thì mặc váy lớn; không cong không tròn thì mặc cái váy dài vừa vặn với thân mình.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Mặt trăng khi cong, khi tròn, nhìn giống như biến đổi không ngừng, nhưng thực ra có quy luật để có thể biết được. Vạn sự vạn vật trong giới tự nhiên đều như thế, chúng nó đồng thời không ngừng biến hóa và phát triển, đều tuân theo quy luật biến hóa của chính bản thân mình.
Quy luật biến hóa này không phải tự nhiên mà có, như cái đồng hồ không phải tự nhiên mà nó chạy đúng giờ được, phải có bác kỹ sư chế tạo ra nó, cũng vậy, vũ trụ vận hành được tứ thời bát tiết đều đặn như một cái đồng hồ khổng lồ là phải có một Đấng toàn năng tạo thành, Đấng ấy chúng ta gọi là Thiên Chúa, hay gọi là Cha của chúng ta ở trên trời, như Chúa Giê-su đã dạy chúng ta.
Đức tin dạy chúng ta biết có Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ, và đặt để quy luật cho mỗi tạo vật, như mặt trăng ngày rằm thì tròn rồi lại khuyết, khuyết rồi lại tròn; mặt trời buổi sáng “mọc” ở phương đông chiều “lặn” ở phương tây, cây cối ra hoa rồi kết quả, con ếch nhái từ trứng nở ra con nòng nọc có đuôi, đến khi dần dần lớn lên thì rụng đuôi biến thành con nhái dễ thương.v.v... Tóm lại là mỗi loài tạo vật đều biến hóa theo quy luật mà Thiên Chúa đặt để cho nó, chứ không phải tự nhiên mà có nó...
Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta làm con người, được giống hình ảnh của Ngài, các em cố gắng sống làm sao cho đẹp lòng Thiên Chúa để xứng đáng làm con cái của Chúa nhé.
Các em thực hành:
- Biết tạ ơn Chúa khi sáng sớm thức dậy, vì Chúa đã ban cho chúng ta một ngày thật đẹp.
- Biết tạ ơn Chúa trước khi lên giường ngủ, bời vì trong một ngày Chúa đã ban cho chúng ta hiểu biết tình yêu của Ngài.
- Cám ơn những ai đã quan tâm đến mình, nhất là cha mẹ, anh chị em, bạn hữu.v.v...
N2T |
35. Một người thường suy niệm thì tốt đẹp hoàn thiện biết bao, một người rời bỏ suy niệm thì tai họa biết chừng nào.
(Thánh Teresa of Avila)Từ 01 đến 15 tháng 7-2008
Ngày 01-7-08: Đức Giêsu nói: “Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin!” Rồi Người chỗi dậy, ngăm đe gió và biển,… (Mt 8, 26)
Chúa muốn tôi cần có lòng tin trước biến cố thời sau hết đang đến này. Xin dạy con hãy mau sám hối bằng bằng yêu thương, tha thứ.
Ngày 02-7-08: Quỷ liền ra khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết. (Mt 8, 32)
Chúa đã đuổi quỷ ra khỏi hai người bị ám làm chết cả bầy heo. Chúa dạy tôi hãy từ bỏ thiệt hại vật chất để được sức mạnh của Chúa.
Ngày 03-7-08: Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin.” (Ga 20, 29)
Một số môn đệ cũng như các tín hữu hôm nay hoài nghi về Chúa. Xin Mẹ Maria giúp con có lòng tin vững mạnh vào Chúa như Mẹ.
Ngày 04-7-08: Hãy về học cho biết câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9, 13)
Chúa muốn tôi mến Chúa hết cả tấm lòng, không hình thức bề. ngoài. Con quyết mến Chúa bằng những việc làm cụ thể nhiều hơn.
Ngày 05-7-08: Người ta không đổ rượu mới vào bầu da cũ, bầu sẽ bị nứt, rượu chảy ra. Rượu mới thì đổ vào bầu mới… (Mt 9, 17)
Chúa muốn tôi cần thay đổi nếp sống xưa lỗi thời như bầu da cũ. Xin dạy con biết sống phù hợp với rượu mới Tin Mừng hôm nay.
Ngày 06-7-08: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường… (Mt 11, 28)
Mang lấy ách là đem Lời Chúa dạy trong Phúc âm ra thi hành. Con quyết học mẫu gương Đức Maria để sống khiêm tốn và hiền hoà.
Ngày 07-7-08: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con”. Và ngay từ giờ ấy, bà được cứu chữa. (Mt 9, 22)
Chúa đến để phục hồi những ai có lòng tin như người đàn bà bị băng huyết. Xin cứu con được tư do, khỏi làm nô lệ cho tôi lỗi.
Ngày 08-7-08: Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường.., rao giảng Tin Mừng Nước Trời.. (Mt 9, 35)
Chúa muốn mọi Kitô hữu hãy đi giảng Nước Chúa ở khắp mọi nơi. Con quyết đem Chúa đến với những người nghèo khổ trong xã hội.
Ngày 09-7-08: Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. (Mt 10, 7)
Chúa muốn nói Nước Trời đang hiện diện, cần đón nhận với lòng tin. Xin giúp con cảm nghiệm Chúa đang sống động trong con.
Ngày 10-7-08: Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh phải khôn như rắn và đơn sơ như chim bồ câu. (Mt 10, 16)
Bầy sói là những kẻ âm mưu hiểm độc, tìm cách phá hoại ta. Xin cho con luôn khôn ngoan như con rắn là tránh những nguy hiểm.
Ngày 11-7-08: Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em…, và sẽ đánh dập anh em trong các hội đường của họ. (Mt 10, 17)
Bị bách hại là dấu Chúa muốn tôi làm chứng hùng hồn về Chúa. Xin ban sức mạnh của Thánh Thần để con đủ can đảm vượt qua.
Ngày 12-7-08: Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. (Mt 10, 33)
Chúa muốn tôi sống là chứng nhân cho Tin Mừng ở trần gian. Ngày sau hết Chúa sẽ bênh đỡ tôi trước mặt Thiên Chúa trên Nước Trời.
Ngày 13-7-08: Còn anh em, mắt anh em thật có phúc, vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe. (Mt 13, 16)
Con tạ ơn Chúa Thánh Thần, đã mở mắt tầm hồn con được nghe và thấy những kỳ công và lòng thương xót bao la của Ngài.
Ngày 14-7-08: Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. (Mt 13, 39)
Chúa muốn người môn đệ chân chính phải quyết liệt và tuyệt đối quên mình vì Tin Mừng. Xin giúp con hãy cùng chết với Đức Kitô.
Ngày 15-7-08: Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối. (Mt 11, 20)
Xin dạy con đừng khinh dể những và lên án người khác; nhưng biết sám hối và nhận ra lỗi lầm khi nhìn thấy quyền năng của Thiên Chúa.
Ptế: GB Nguyễn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
ROME.- Lâu nay, chúng ta vẫn thường hay theo dõi các trang Web tin tức về Giáo Hội Công Giáo truyền thống như: Zenit, EWTN, CNA, CNS, VIS, vân vân... , thì ngay tại thủ đô của Đạo Công Giáo một trang Web mới đã được cho ra đời gần 2 năm nay, với những tin tức đích thực và nóng hổi của Giáo Hội Công Giáo tại Rôma với đầy đủ hình ảnh, âm thanh, và nội dung chân truyền rất hay, rất nhanh, rất rõ ràng, và rất dễ sử dụng còn hơn cả YouTube.com tới gấp ngàn lần.
Cũng từ trang Web này, mà người viết vẫn thường hay vào mỗi ngày để thâu thập thêm tin tức và kiến thức lẫn nhiều hình ảnh và âm thanh rất bổ ích. Trang Web không đòi hỏi bất cứ điều gì từ phía người sử dụng máy điện toán, mỗi khi chúng ta muốn vào thâu thập tin tức và dõi theo những chuyển biến mới nhất về Giáo Hội Công Giáo.
H2Onews |
H2Onews chính là dịch vụ tin tức Công Giáo thuộc vào tầm cở toàn cầu nhằm tạo và phân phát ra các tin tức Công Giáo dưới dạng truyền thông đa phương tiện (multimedia) mỗi ngày bằng 8 thứ tiếng khác nhau như: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Trung Hoa và Ả Rập.
Các loại tin tức này tập trung vào đời sống của Giáo Hội và về các sự kiện xã hội và văn hóa, vốn có sự ảnh hưởng trực tiếp đến những người Công Giáo đang sống khắp nơi trên thế giới.
Cái hay và tuyệt vời của H2Onews chính là chúng ta có thể vừa xem Video và lắng nghe về tin tức đang được phát, và đồng thời cũng có thể truy cập đoạn văn bản của tin tức đang được phát ra.
H2Onews cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện miễn phí cho các đài phát hình Công Giáo, các trang Web và các đài phát thanh để sứ điệp của Đức Thánh Cha và tin tức về Giáo Hội đến được với bất kỳ ai ưa thích vào bất cứ lúc nào và ở tại bất kỳ nơi nào.
H2Onews chính là hình thức thông tin dạng số nhằm cho phép tất cả mọi người chia sẽ những kỷ thuật video hình ảnh chuyên nghiệp bởi vì sự hiện diện của trang Web này là để tạo ra một tiếng nói cho các cộng đoàn Công Giáo trên khắp cả thế giới.
H2Onews chính là dịch vụ truyền thông Công Giáo trên thế giới, và chủ trương của trang Web này chính là tạo ra một "mạng lưới ngay trong một mạng lưới."
Tại sao phải có tên là H2Onews?
H2O chính là công thức hóa học của nước, một thành tố rất quan trọng trong cuộc sống. Thì dịch vụ truyền thông đa phương tiện này cũng giống như nước, nghĩa là để cho tất cả mọi người sử dụng, qua đó tin tức cập nhật mới mẽ luôn được tuôn đổ ra từ Phúc Âm. Theo truyền thống Kitô Giáo, nước chính là một biểu tượng của sự sống, của sự thanh tẩy, của sự cứu rỗi và của sự canh tân.
H2Onews ra đời trong hoàn cảnh nào?
H2Onews ra đời chính là do lời yêu cầu của Đức Thánh Cha về việc sử dụng đến các phương tiện hiện đại của truyền thông để rao giảng Tin Mừng và cổ võ cho sự hòa bình và phát triển của nhân loại.
H2Onews ra đời trong suốt thời gian diễn ra Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Nhất về Các Đài Truyền Hình Công Giáo ở thành phố Madrid, Tây Ban Nha vào tháng 10/2006, vốn được chủ tọa bởi Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về việc Truyền Thông.
Các Đài Truyền Hình Công Giáo lớn cộng tác với H2Onews gồm có: The Vatican Television Center, Vatican Radio, Salt & Light TV, Popular Television, KTO, EWTN và Cançao Nova.
Kính mời Quý Vị hãy vào thử trang Web H2Onews để khám phá sự tuyệt vời ấy tại địa chỉ: http://www.h2onews.org/
ROME (Zenit.org).- Thông Điệp "Spe Salvi" (Được Cứu Rỗi Nhờ Hy Vọng) của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI giờ đây được trình bày dưới dạng một tập tin âm thanh.
Với sự cộng tác của Thư Viện Vaticăn (Libreria Editrice Vaticana), trang Web về âm thanh lẫn hình ảnh H2Onews vừa cho tung ra việc thâu âm của Thông Điệp kể trên, và mọi người Công Giáo trên khắp thế giới có thể vào nghe hay tải xuống miễn phí vào các iPods để nghe vào bất cứ lúc nào.
Văn kiện này cũng có thể được tải xuống (download) dưới dạng tập tin MP3 để thâu vào trên các đĩa CDs hay DVDs.
Hiện tại phần âm thanh của văn kiện này chỉ có bằng tiếng Tây Ban Nha, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, Đức Ngữ và Bồ Đào Nha mà thôi, ít bửa nữa sẽ có phần âm thanh bằng tiếng Trung Hoa và Ả Rập.
Về phần Anh Ngữ, Thông Điệp này được Giáo Sư Christopher Blum thuộc Phân Khoa Nghệ Thuật của trường Đại Học Thomas More tại New Hampshire đọc vào.
Để tải xuống, mời Quý Vị vào trang Web của H2Onews tại địa chỉ: http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/podcast_itunes_h2onews_EN.xml
Hoặc Quý Vị cũng có thể tải xuống từng phần riêng lẻ (trong tổng cộng 9 phần) qua các địa chỉ sau:
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/1_Introduction_en.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/2_Faith.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/3_The_concept.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/4_Eternal_life.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/5_Christian_hope.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/6_The_transformation.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/7_The_true_shape.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/8_Settings.m4a
http://ddn.dsmvault.it/h2o/podcast/9_Mary.m4a
CỬ HÀNH BUỔI KINH CHIỀU ĐẦU TIÊN KÍNH HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH PHAOLÔ
HUẤN TỪ CỦA ĐTC BÊNÊĐICTÔ XVI VÀ CỦA THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ ĐẠI KẾT BARTÔLÔMÊÔ
Kính thưa Đức Thượng Phụ Giáo Chủ và quý đại diện thân hữu,
Quý Hồng Y,
Quý hiền huynh Giám Mục và linh mục,
Anh chị em thân mến.
Chúng ta tụ họp nơi mộ phần Thánh Phaolô, là người được sinh ra đã hai ngàn năm qua, tại Tarsô, ở Cilicia, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thánh Phaolô là ai? Tại Đền Thờ Giêrusalem, trước mặt đám đông quá khích đang muốn giết ngài, ngài đã tự giới thiệu bằng những lời sau đây: “Tôi là một ngưởi Do Thái, sinh ra ở Tarsô thuộc Cilicia, nhưng đã lớn lên trong thành phố này [Giêrusalem], được huấn luyện trong trường Gamaliel cách nghiêm ngặt theo Lề Luật của cha ông, nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa… “ (Tđcv 22:3). Cuối cuộc hành trình dương thế ngài đã nói về mình: “Cha đã được chỉ định làm … thầy của Dân Ngoại trong đức tin và chân lý” (1 Tim 2:7; x. 2 Tim
Như vậy chúng ta không tụ họp nơi đây để suy tư về lịch sử trong quá khứ, [một quá khứ] trổi vượt không thể chối cãi nổi. Hôm nay Thánh Phaolô muốn nói với chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi muốn tổ chức “Năm Thánh Phaolô” đặc biệt để lúc này chúng ta lắng nghe và học cùng ngài “đức tin và chân lý”, là những điều nền tảng cho lý do của việc hợp nhất giữa các môn đệ của Đức Kitô. Với quan điểm này, tôi muốn thắp lên “Ngọn lửa Phaolô” đặc biệt trong ngày sinh nhật thứ 2000 của Thánh Phaolô, là ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy suốt năm ở nơi đặc biệt trên cái điã kim khí mà tôi để ở góc này của Vương Cung Thánh Đường. Để long trọng mừng dịp này tôi cũng khánh thành cái gọi là “Cổng Phaolô” mà qua đó chúng ta đã vào Vương Cung Thánh Đường cùng với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople, Đức Hồng Y Chánh Tòa và những vị lãnh đạo về tôn giáo khác. Điều làm cho tôi có một niềm vui sâu thẳm là việc khai mạc “Năm Thánh Phaolô” có một tính chất đại kết đặc biệt vì có sự hiện diện của nhiều đại diện các Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội khác, mà tôi xin đón chào với một lòng rộng mở. Trước hết tôi xin kính chào Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Barthôlômêô I và phái đoàn tháp tùng ngài, cũng như một nhóm lớn các tín hữu từ nhiều nơi trên thế giới đã về Rôma để sống cùng với ngài và với chúng tôi trong những giây phút cầu nguyện và suy niệm này. Tôi xin chào mừng các đại diện của những Giáo Hội Huynh Đệ, những Giáo Hội có một sự liên hệ đặc biệt với Thánh Phaolô – là Giêrusalem, Antioch, Cyprô, và Hy Lạp – và đó là những vùng mà Thánh Phaolô đã sống trước khi Ngài đến Rôma. Tôi thân ái chào mừng các Huynh Đệ của những Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội cả Đông lẫn Tây, cùng với tất cả quý anh chị em là những người muốn tham dự vào ngài khai mạc “Năm” dành riêng kính vị Tông Đồ Dân Ngoại.
Cho nên chúng ta họp nhau đây để tự hỏi về vị Tông Đồ Dân Ngoại vĩ đại. Chúng ta không phải chỉ thắc mắc rằng: Thánh Phaolô đã là ai?” Trên hết chúng ta tự hỏi rằng: Thánh Phaolô [đang] là ai? Ngài đang nói gì với tôi? Trong lúc này, khi bắt đầu “Năm Thánh Phaolô” mà chúng ta đang khai mạc, tôi xin chọn chứng từ phong phú của ba đoạn trong Tân Ước, có thể diễn tả bản chất nội tâm của ngài, điều đặc biệt của cá tính ngài. Trong Thư gửi Tín Hữu Galatê ngài đã cho chúng ta một bản tuyên xưng đức tin rất riêng biệt, là điều mở rộng tâm hồn ngài trước các độc giả mọi thời đại và bày tỏ điều là nguồn sống sâu xa nhất của cuộc đời ngài. “Tôi sống bằng đức tin vào Con Thiên Chúa là Đấng đã yêu tôi và hiến Mình cho tôi” (Gal
Đối với nhiều người, Thánh Phaolô được coi như một kẻ hiếu chiến biết dùng lời nói làm thanh gươm. Thực ra, trong cuộc hành trình của Vị Tông Đồ, không thiếu gì những tranh luận. Ngài đã cố gắng hài hòa bên ngoài. Trong thư đầu tiên của ngài, là thư gửi tín hữu Thessalônica, ngài đã nói: “Chúng tôi đã mạnh dạn … công bố Tin Mừng của Thiên Chúa giữa những cuộc tranh đấu kịch liệt… Thực ra, chúng tôi đã không bao giờ dùng những lời tâng bốc, như anh em biết” (1 Thes 2:2-5). Chân lý quá cao quý đối với ngài để phải vui lòng hy sinh vì những thành công bên ngoài. Chân lý mà ngài đã cảm nghiệm được khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh đáng để ngài chiến đấu, chịu bách hại và đau khổ. Nhưng điều thúc đẩy ngài tận đáy lòng chính là được Đức Chúa Giêsu Kitô yêu thương và ao ước truyền lại cho người khác tình yêu ấy. Thánh Phaolô là một người bị tình yêu quá vĩ đại đánh trúng, và mọi công việc của ngài cùng những đau khổ ngài đã chịu chỉ có thể giải thích được khi bắt đầu từ trung tâm này. Những khái niệm căn bản của lời rao giảng của ngài được đặt hoàn toàn trên nền tảng ấy. Chúng ta hãy đan cử một trong những từ chính của ngài: tự do. Cảm nghiệm hoàn toàn được yêu bởi Đức Kitô đã mở mắt ngài ra nhìn thấy chân lý và cách số phận của con người - cảm nghiệm đó bao gồm mọi sự. Thánh Phaolô được giải thoát như một người được yêu bởi Thiên Chúa, là Đấng, vì là Thiên Chúa, có thể yêu ngài. Tình yêu này bây giờ trở thành “lề luật” của đời sống ngài, và như thế cũng là sự tự do của đời sống ấy. Các lời nói và hành động của ngài được điều khiển bởi nhiệm vụ yêu thương. Ở đây tự do và trách nhiệm được liên kết chặt chẽ đến nỗi không thể tách rời nhau được. Vì chính trong nhiệm vụ yêu thương mà ngài được tự do; ngài sống hoàn toàn cho nhiệm vụ yêu thương này và không dùng tự do để bào chữa cho ý riêng hay tự đắc. Trong cùng một tinh thần ấy, Thánh Augustinô đã nói lên một câu bất hủ: Dilige et quod vis fac (Tract in 1Jo 7:7-8) – Hãy yêu và làm bất cứ điều gì bạn chọn. Những ai yêu Đức Kitô như Thánh Phaolô đã yêu, có thể thật sự làm bất cứ điều gì họ muốn, bởi vì tình yêu của họ được kết hợp với Thánh Ý Đức Kitô, và như thế cũng kết hợp với Thánh Ý Thiên Chúa, bởi vì ý chí của họ được cột chặt vào chân lý và ý chí ấy không đơn thuần chỉ là ý muốn, ý muốn của một kẻ tự lập, nhưng được tháp nhập vào sự tự do của Thiên Chúa và từ đó nhận được con đường tiến lên.
Thứ đến, trong việc tìm hiểu con người nội tâm của Thánh Phaolô, tôi nhớ lại lời Đức Kitô Phục Sinh đã nói với ngài trên đường đi Đamascô. Trước khi Chúa hỏi ngài: “Saulô, Saulô, sao ngươi bắt bớ Ta?” Khi được hỏi: “Lạy Ngài, ngài là ai?” Người đã trả lời: “Ta là Giêsu, Người mà ngươi đang bách hại” (Tđcv 9:4 tt). Khi bách hại Hội Thánh, Thánh Phaolô cũng đã bách hại chính Chúa Giêsu. “Ngươi đang lùng bắt Ta.” Chúa Giêsu đã đồng hóa Mình với Hội Thánh như một chủ thể duy nhất. Ở tận đáy lời công bố này của Đấng Phục Sinh, Đấng đã biến đổi cuộc đời của Saulô, chứa đựng toàn thể học thuyết về Hội Thánh là Thân Mình Đức Kitô. Đức Kitô không rút về trời, để lại thế gian một đạo binh những kẻ theo Người được sai đi vì “mục đích của Người”. Hội Thánh không phải là một đoàn thể quảng bá một mục đích nào đó. Điều Hội Thánh quảng bá không phải là một mục đích, mà chính là con người Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại trong “thân xác”. Người “có xương có thịt” (Lc 24:39), như đã được nói trong Tin Mừng Thánh Luca về Đấng Phục Sinh khi các môn đệ nghĩ rằng họ đã thấy ma. Người có một thân mình. Thân mình này được hiện diện cách riêng nơi Hội Thánh của Người, Thánh Augustinô đã nói, “Đầu và thân mình” tạo thành một thực thể duy nhất. Thánh Phaolô đã viết cho tín hữu Côrinthô, “Anh em không biết rằng anh em là Thân Thể Đức Kitô sao?” (1 Cor
Tôi xin kết luận bằng lời của Thánh Phaolô, một lời khuyên Timôthê từ ngục tù, trong khi đối diện với cái chết. Thánh Tông Đồ đã nói với người môn đã của ngài, ‘Hãy chia sẻ những khốn khó của cha vì Tin Mừng’ (2 Tim 1:8). Lời này là lời ở cuối chặng đường mà vị Tông Đồ đã trải qua như một chứng từ, nhắc lại lúc khởi đầu sứ vụ của ngài. Trong khi, sau khi đã gặp Đấng Phục Sinh, Thánh Phaolô bị mù ở nhà tại Đamascô, Ananias đã nhận được lệnh đến gặp tên khủng bố đáng sợ và đặt tay trên người ấy, bởi vì bị mất thị giác. Để trả lời Ananias rằng Saulô đã là một người khủng bố các Kitô hữu nguy hiểm, thì có lời rằng: Người này phải rao truyền danh Ta cho dân chúng và vua chúa. “Ta sẽ chỉ cho anh ta biết là anh sẽ phải chịu bao nhiêu đau khổ vì danh Ta” (Tđcv
Trong giờ phút này chúng ta hãy cảm tạ Chúa bởi vì Người đã gọi Thánh Phaolô, làm cho ngài thành ánh sáng muôn dân và thầy của tất cả chúng ta, và chúng ta hãy cầu nguyện: Xin Chúa ban cho chúng con ngày nay những nhân chứng của sự phục sinh, được tình yêu của Chúa ảnh hưởng và có thể đem ánh sáng Tin Mừng trong thời đại chúng con. Lạy Thánh Phaolô, xin cầu cho chúng con. Amen.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ ĐẠI KẾT BARTHÔLÔMÊÔ I
Thưa Đức Thánh Cha, người anh em thân yêu trong Đức Kitô,
và toàn thể anh chị em, các tín hữu trong Chúa,
Được phấn khởi bời niềm vui tràn đầy trang nghiêm, chúng ta tìm thấy mình trong đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành cổ kính và lộng lẫy này để đọc kinh chiều, với sự hiện diện của nhiều khách hành hương và mộ đạo đến từ khắp nơi trên thế giới cho ngày khai mạc Năm Thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại tốt đẹp và long trọng này.
Cuộc trở lại tận gốc và việc rao giảng tông đồ của Saulô thành Tarsô đã “rung chuyển” lịch sử theo nghĩa đen của nó, và đã khắc ghi căn tính của Kitô giáo. Nhân vật vĩ đại này đã ảnh hưởng sâu đậm đến các Giáo Phụ cổ điển của Hội Thánh, như Thánh Gioan Kim Khẩu ở Đông Phương và Thánh Augustinô thành Hippô ở Tây Phương. Mặc dù ngài chưa bao giờ được gắp Chúa Giêsu Thành Nadareth, nhưng Thánh Phaolô đã nhận được mặc khải về “Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô” cách trực tiếp (Gal 1:11-12).
Nơi thánh này ở Ngoại Thành chắc chắn là nơi thích hợp để tưởng nhớ và mừng một người là đấng thiết lập sự hiệp nhất giữa người Hy Lạp và Rôma trong lòng ở thời đại của ngài, bằng cách tiêu diệt một lần cho xong những tư tưởng hẹp hòi trong Kitô giáo và hình thành mãi mãi nền tảng của Hội Thánh Công Giáo đại kết.
Chúng tôi hy vọng rằng đối với chúng ta cuộc đời và các thư của Thánh Phaolô tiếp tục là một nguồn cảm hứng “rằng tất cả mọi dân tộc đều vâng phục đức tin trong Đức Kitô (x. Rom
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ:
ROMA - Lúc 9.30 phút sáng Chúa Nhật 29 tháng 6, Đức Thánh Cha Benêđitô XVI đã chủ tế Thánh Lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, để mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, và trao giây Pallium, tức giây Choàng Vai bằng da chiên, biểu tượng cho quyền tổng giám mục và sự hiệp thông giáo hội, cho 40 Vị Tân Tổng Giám Mục đã được bổ nhiệm trong năm qua. Thật ra, đã có 42 vị tân tổng Giám Mục được bổ nhiệm, nhưng chỉ có 40 vị đến Roma để đích thân lãnh nhận dây Pallium từ chính tay Đức Thánh Cha. Hai vị còn lại sẽ lãnh nhận dây Pallium tại chánh toà địa phương, qua trung gian các toà Sứ Thần.
DTC Benedictô và Thương phụ Bartolomêô I |
Trước hết, khi giới thiệu Đức Thượng Phụ Bartolomêô I, Đức Thánh Cha đã nói như sau:
“Thưa anh chị em, Lễ trọng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, quan thầy của Giáo Hội Roma- cùng với các thánh Tông đồ khác, là nền tảng của Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền- được cử hành hằng năm, mang đến cho chúng ta sự hiện diện của phái đoàn anh em từ Giáo Hội Chính Thống Costantinôpôli; năm nay, do trùng hợp với việc khai mạc Năm Thánh Phaolô, phái đoàn này do đích thân Đức Thượng Phụ Bartolomêô hướng dẫn. Tôi xin kính chào ngài và nói lên niềm vui được dịp may một lần nữa trao đổi cái hôn bình an với ngài, trong niềm hy vọng chung được nhìn thấy “ngày hiệp nhất”, “ngày của sự hiệp thông trọn vẹn” giữa chúng ta đến gần. Tôi cũng xin chào mọi thành phần phái đoàn, chào những vị Đại diện của các giáo hội Kitô khác và của những cộng đoàn giáo hội, đã đến chúc mừng, và như thế nói lên dấu chỉ cho ý muốn gia tăng bước tiến đến sự hiệp nhất trọn vẹn giữa những môn đệ của Chúa Kitô. Giờ đây, chúng ta hãy sẵn sàng lắng nghe những suy tư của Đức Giáo Chủ Đại Kết, lắng nghe những lời mà chúng ta muốn đón nhận với con tim rộng mở, bởi vì đây là những lời đến từ người anh em được Chúa yêu thương.”
Các Tổng giám mục nhận giây Pallium |
“Công cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội chúng ta, trong đức tin, trong sự thật và trong tình yêu thương, nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, đang tiến tới, vượt qua những khó khăn đáng kể và những vấn đề. Chúng ta thật sự mong ước và chúng ta cầu nguyện nhiều cho ý chỉ này; ước gì những khó khăn được vượt qua và ước chi những vấn đề được giảm bớt đi càng sớm càng tốt, để đạt tới mục tiêu cuối cùng, và danh Chúa được cả sáng. Chúng tôi biết rõ quý Chư huynh cũng ao ước như vậy; chúng tôi biết rõ rằng Chư Huynh không bỏ qua bất cứ điều gì, qua việc làm của đích thân chư huynh và cùng với những cộng tác viên, theo một chương trình trọn vẹn về con đường tiến đến sự hoàn thành tích cực công cuộc đối thoại một cách đẹp lòng Thiên Chúa”.
Về phần mình, Đức Bênêđitô XVI đã nhấn mạnh trong bài giảng của ngài rằng Giáo Hội không bao giờ đồng hoá mình với chỉ một quốc gia, không bao giờ đồng hoá với chỉ một nền văn hoá; nhưng giáo hội là “giáo hội của tất cả mọi người” giữa những phân rẽ của thế giới. Bổn phận của Phêrô là sáng tạo sự hiệp nhất của Giáo Hội từ tất cả mọi dân nước. Đó là sứ mạng thường hằng của Phêrô. Ước chi Giáo Hội được luôn là Giáo Hội của tất cả mọi người. Ước chi Giáo Hội quy tụ nhân loại vượt qua mọi ranh giới và làm cho hoà bình của Thiên Chúa, làm cho sức mạnh hoà giải của tình yêu Thiên Chúa, được hiện diện giữa những chia rẽ của thế gian này.
Sau đó, nhắc đến ý nghĩa của việc trao Dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục, Đức Thánh Cha đã nói như sau: Khi chúng ta mang trên vai dây choàng Pallium này, chúng ta được nhắc nhớ đến Đấng chăn chiên đã vác con chiên lạc trên vai và đưa về đàn chiên. Các giáo phụ ngày xưa đã nhìn thấy nơi con chiên nầy hình ảnh của toàn thể nhân loại, của bản tính con người bị lạc mất, không biết đường trở về nhà”. Dây Pallium là “biểu hiệu của tình thương chúng ta đối với Đấng Chủ Chăn là Chúa Kitô”, và là biểu hiệu cho lời mời gọi hãy yêu thương tất cả mọi người, nhờ sức mạnh của Chúa Kitô, Chủ Chăn.
Một điểm đặc biệt khác nữa trong Thánh Lễ sáng Chúa Nhật 29 tháng 6, là Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI và Đức Thượng Phụ Bartolomêô I đã cùng nhau đọc kinh Tin Kính bằng tiếng Hy Lạp, theo như truyền thống phụng vụ của các giáo hội đông phương Byzantines.
Sau Thánh Lễ, ĐTC nói thêm vài lời huấn đức, trước khi xướng kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người. Chúng tôi sẽ kể lại trong chương trình Trưa Chúa Nhật với ĐTC.
(5048 chữ; nữ phỏng vấn viên)
Katherine, 15 tuổi, học lớp 10 tại một trường tư. Cả hai cha mẹ đều sinh tại Úc và đều là những nhà chuyên nghiệp.
Linh đạo:
Katherine tỏ ra hết sức thông minh. Cô hay nói ‘nhiều lắm’ khi mô tả một loạt các can dự của cô, bè bạn và suy nghĩ của mình. Đồng thời, người thiếu nữ này lại để nhiều trái banh lơ lửng trên không khí, đối đầu với nhiều điều không biết chắc, nhưng vẫn lao mình vào các sinh hoạt một cách cuồng nhiệt, hớn hở, nhiều thành công và hết sức hân hoan.
Hỏi: Em nghĩ có bao giờ em cảm thấy mình sinh động nhất chưa từng thấy không?
Thưa: Có lẽ năm ngoái trong đêm phát phần thưởng ở trường. Em được cấp bốn hay năm chứng chỉ thành tựu về học vấn. Vâng, đúng thế, trước sự hân hoan của các học sinh đêm ấy, em biết, em thấy em như ở trên mây, ồ, tuyệt. Hôm ấy em rất lăng xăng, gần như mất ngủ, ối chao, sao mà tuyệt.
Hỏi: Vậy ngoài lăng xăng ra, có gì khác trong đầu em không?
Thưa: À, có chứ, em đoán đó là cảm thức được chấp nhận, được nhìn nhận, người ta bảo chị có thể nghĩ chị thông minh, nhưng được thưởng huy chương giỏi về mọi môn (all-rounder) có thể nói lần đầu tiên về cộng đồng hay gần như thế, em nghĩ em phải được nhìn nhận và hẳn người ta phải nói là em tuyệt diệu. Điều ấy đem lại cho em một cảm nghĩ rất lớn.
Như thể điều trên chưa đủ, nên Katherine còn là một vũ công nhạc jazz nữa; em học trường khiêu vũ và sau ít năm em đã lên đến lớp cao nhất, và rất hãnh diện được kể là một trong các học viên giỏi nhất.
Nét ngoại thường và quan trọng trong đời em là em tham dự rất đều đặn việc thực hành suy niệm có cấu trúc đàng hoàng.
Giống Rohan, em chọn bức hình chụp các đường rầy xe lửa; chúng mô tả đời sống em, một đời sống ‘có mặt khắp nơi’. Vì em tham gia rất nhiều các sinh hoạt bên ngoài học trình; nhưng em giải thích hoàn cảnh ấy một cách hết sức tích cực: ‘Em thích tất cả các sinh hoạt ấy’.
Em thành công về học vấn và muốn học ngành thú y, từng có khá nhiều các giống vật ưa thích đủ loại. Em có một bạn trai rất ân cần và một gia đình biết nâng đỡ và thông cảm.
Đó là các nhân tố ảnh hưởng cách này cách khác tới lối suy nghĩ và hành động của em. Cuộc sống em đang kinh qua việc tái giải thích và tái xây dựng. Thành ra, thế giới quan của em giống như một công trường xây dựng trên đó một tòa nhà đang được tân trang; rất nhiều vật liệu đang nằm ngổn ngang, mà một số lấy từ toà nhà cũ, có thể để vất đi, mà cũng có thể để lên khuôn lại và để dùng lại; nhiều vật liệu mới đã được lắp ráp, nhưng vẫn còn ở trong trạng thái vật liệu thô, chưa tổng hợp được vào cấu trúc mới.
Đời sống của Katherine cho ta một điển hình rất tốt về sự pha trộn ở giai đoạn chuyển tiếp 1) các ý niệm thuần lý và 2) các trực giác kinh nghiệm, (đã miêu tả ở trên theo nghĩa tổng quát). Sẽ là điều hữu ích nếu ta trình bầy các điều trên một cách có hệ thống, bằng cách cho thấy trong mỗi trường hợp a) nội dung của ý niệm và b) các thực hành làm phát sinh và tăng cường các ý niệm ấy.
1a) Nội dung các ý niệm và các niềm tin liên quan tới linh đạo:
Katherine có nhiều ký ức về tôn giáo thời em còn nhỏ, mà giờ đây, phần lớn được em ‘kính nhi viễn chi’ và đôi chút nghi ngờ. Do đó, chắc chắn em không nhận mình là thành viên của giáo phái trước đây (theo nghĩa Kiểm Tra Dân Số), ấy thế nhưng, đối với tất cả các câu hỏi của em, chắc một điều em cũng không coi mình là người ‘vô tôn giáo’. Các tác giả không đặt câu hỏi trực tiếp, nhưng đoán rằng em muốn nhận mình là ‘Kitô hữu’.
Hỏi: Có phải em nói em tin Thiên Chúa hay một đấng như thế?
Thưa: Vâng. Em tin một đấng nào đó. Không đặc thù là Thiên Chúa, như thể em vẫn còn không biết chắc em tin gì. Chắc chắn em tin một đấng cao hơn mình, bất kể đó là Thiên Chúa của Kitô giáo hay một đấng nào khác, em chưa hoàn toàn xác tín về điều đó. Em vẫn còn trên hành trình tìm ra điều thực sự em tin…Em chưa nghiên cứu nhiều về các tôn giáo khác. Em thích không theo bất cứ tôn giáo đặc thù nào, mà lúc này, em muốn tổng hợp các tôn giáo ấy thành điều em cảm thấy là hữu ích cho em.
Hỏi: Thế em nghĩ gì về Chúa Giêsu? Ngài là nhân vật như thế nào?
Thưa: Em thực sự không biết Ngài có hiện hữu hay không, chuyện gì có lẽ sẽ đến và các niềm tin hay gì đó, cố gắng giải quyết xem ngài đã có ở đây hay không, hợp tác với những gì đã xẩy ra. Quả là một phạm vi nhá nhem (grey area) quá lớn (12).
Hỏi: Em có tin rằng các điều trong Thánh Kinh thực sự có xẩy ra hay không, như các câu truyện phép lạ, việc Chúa Giêsu sống lại?
Thưa: Em không biết. Tất cả những vấn đề ấy em thấy thực sự hơi thổi phồng. Em tin chúng rất có thể xẩy ra và em chắc một ngày kia em sẽ quyết định mình sẽ tin gì nhưng lúc này việc Chúa Giêsu xuất hiện và tất cả những chuyện cao siêu kia xem ra có hơi lý tưởng hóa.
Hỏi: Thế bản thân em, em tin điều gì xẩy ra sau khi chết?
Thưa: Em tin chắc có một đời sau. Chắc phải có một cái gì ở đó nhưng có những điều vô nghĩa đối với em. Em muốn nói, em không nhất thiết tin toàn bộ chuyện thiên đàng và hỏa ngục, nơi có chỗ tốt chỗ xấu, nơi tất cả chúng ta sẽ tận mạng. Em nghĩ thế, em cũng không biết nữa.
1b) Các thực hành làm phát sinh, nói lên và hỗ trợ các niềm tin này:
Katherine kể lại rằng lúc còn bé, khi gia đình em còn sống ở thôn quê, em và cha mẹ em thường đi nhà thờ đều đặn với bà nội, là người ‘rất hay đi nhà thờ’, và em cũng tham dự trường ngày Chúa Nhật nữa. Nhưng khi chuyển vào thành phố, ‘chả có nhà thờ nào ở đây’ (chắc em muốn chỉ nhà thờ thuộc giáo phái cũ của em). Nhưng nay em vẫn còn đi nhà thờ mỗi lần về thăm bà nội, người mà em rất gần gũi, và cả gia đình cùng đi nhà thờ của bà nội dịp lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên, nay em coi việc ấy một cách khác rồi: “Em thấy nó đáng lưu ý, không phải vì em tin mọi sự đang xẩy ra nhưng người ta có quan điểm khác nhau, cả cách họ tin nữa, em nghĩ, đều giúp tạo ra ý kiến riêng của em và điều em tin. Phải nói như thế này, em không tin rằng họ cải đạo em và em sẽ đặc thù tin điều người ta bảo em. Nhiều chuyện có tính thực tiễn trong Thánh Kinh, những điều về xúc cảm và tâm tư, có liên hệ với con người chẳng hạn, em thấy đáng lưu ý hơn”.
Một thực hành mà các tác giả thường chờ mong những người từng được dưỡng dục về tôn giáo thường có vào một thời điểm nào đó là cầu nguyện. Kartherine cho thấy em vừa thay đổi phương cách thực hành cổ truyền ấy vừa thấu hiểu nó.
Hỏi: Em có cầu nguyện bao giờ không?
Thưa: À, không cầu nguyện một cách đặc thù. Em nghĩ, có thể nói, em có nhiều hy vọng và thích nghĩ đến những điều em muốn xẩy ra, nhưng em không đặc thù ngồi xuống kia mà cầu nguyện. Chỉ khi có những vấn đề lớn, những vấn đề như chết chẳng hạn hay những vấn đề giống như thế xẩy ra, và em cầu cùng Chúa săn sóc người ta và chăm nom họ. Khi có những vấn đề lớn trong đời em, em biết em thích nghĩ về chúng và hy vọng có ai đó quan tâm đến chúng, vì em chả làm được gì, nhưng ngoài những chuyện đó, thì không chị ạ.
Ngay trình độ thực hành ấy cũng có thể đã đóng một vai trò duy trì được các niềm tin tôn giáo còn sót lại của em rồi.
2a) Các kinh nhgiệm mới đây và những loại ý thức phát sinh từ các kinh nghiệm này:
Hỏi: [Trao Thẻ A (13) cho đương sự]. Em có thể nói có điều gì đó áp dụng vào trường hợp em không?
Thưa: Em từng ở tại một bãi đậu xe móc nhà lưu động (caravan) và thường đi dạo dọc bãi biển mỗi sáng hay mỗi đêm và chính sự kiện ở ngoài bãi biển ấy làm chị cảm thấy mình nhỏ bé hơn và chắc chắn phải có gì khác ở đấy. Em tin chắc kinh nghiệm đã giúp em tự xác tín mình rằng có điều gì khác, điều gì khác cao hơn. Em thực sự chưa quyết định đi tìm hiểu nhiều như những người khác, chỉ vì ở thời điểm trong đời này em không nghĩ quyết định tin gì là điều quan trọng nhất. Nhưng chắc chắn kinh nghiệm kia đã cho em tâm thức này là chung quanh em, phải có gì đó hơn nữa, điều gì đó lớn hơn và điều gì đó càng lớn hơn càng tốt.
[Sau đó, sau câu hỏi có tin ma quái không, Katherine nói] “…chắc chắn đã có lúc em cảm thấy một sự hiện diện hay một sự gì đó lớn hơn hay cao hơn em. Nhưng em không biết chắc đó là điều gì
Hỏi: Em có thể cho chị hay một trong những điều ấy không?
Thưa: Được thôi, em biết một đêm kia khi đang nằm trên giường, sau khi ông em chết, khoảng 6 tháng sau hay gì đó, và đang suy nghĩ về điều đó, thì em cảm thấy gần như ông em đang có mặt với em, mà lúc ấy không có ai trong phòng em cả, nhưng em cảm thấy rõ có một linh thể nào đó đang ở đấy… Chắc chắn vào lúc đó, em nghĩ đó chính là ông em hay hy vọng là ông em và có thể nói nó làm em cảm thấy tốt hơn, cảm thấy o.k.
Cả cảm thức về một cái ‘gì khác’ trong Thiên Nhiên lẫn cảm thức về sự hiện diện của một ai đó vừa mới qua đời đều là những cảm nghiệm ‘nguyên khởi' (primordial) hết sức quen thuộc (14). Và trong trường hợp của Katherine, cũng như tiêu biểu cho các kinh nghiệm loại này, đương sự không có được một cái khung rõ ràng để giải thích, một cái khung có thể cung cấp cho họ một thứ ý nghĩa gắn liền với quan niệm hay ý niệm kia; các cảm thức ấy có thể không phù hợp với các niềm tin đương sự đã học được từ một truyền thống tôn giáo, dám còn bị cái khung này bác bỏ nữa; chúng chỉ là những ‘cảm nhận’ hay trực giác mơ hồ từ kinh nghiệm phát sinh ra; ấy thế nhưng, chúng có thể mang theo mình một cảm tưởng mạnh mẽ về giá trị, một thứ ‘chân lý của kinh nghiệm’, và một giá trị và ảnh hưởng mạnh mẽ về xúc cảm do tính trực tiếp và cận kề của chúng đem tới.
2b) Các thực hành nói lên và hỗ trợ thứ thành tố ‘nhận thức nhờ kinh nhgiệm’này trong thế giới quan của Katherine:
“Em hay suy niệm, có thể nói thế. Bên ngoài kia, trong cảnh thiên nhiên, hết sức hữu ích đối với em… chú tâm tới chính mình và thư giãn bản thân mình… Em ráng làm thế ít nhất mỗi tuần một lần… Nó tạo ra sự khác biệt lớn trong cách cảm nghĩ của em, cách em liên hệ với mọi người khác và cách em đương đầu với sự việc”.
Thực hành trên khá đều đặn, nổi bật, và Katherine còn đi xa đến độ xếp nó vào hạng nhất trong số những điều đem lại cho em hạnh phúc.
Hỏi: Đâu là những điều em làm, được em coi là tốt đối với em, những điều làm em hạnh phúc?
Thưa: Chắc chắn là việc suy niệm, nó là việc lớn nhất của em.
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên hơn cả đối với bạn đọc là nguồn gốc của thực hành này:
Hỏi: Thế làm thế nào em bước vào việc suy niệm?
Thưa: À, bà em dạy các lớp suy niệm. Không hẳn suy niệm về tôn giáo, nhưng là tập chú vào chính chị và để chị thật thanh thản, rồi từ từ em sẽ lĩnh hội được những điều khác. Em thích ngồi ngoài kia, rồi đọc và để em thanh thản tâm hồn và…
Hỏi: Thế bao lâu em làm một lần?
Thưa: Em ráng làm mỗi tuần một lần. Tất cả còn tùy bài làm của em, liệu em có thì giờ dành cho nó hay không. Nhưng điều chắc là khi em thực hành, nó tạo ra sự khác biệt lớn đối với cách em cảm nghĩ, cách em liên hệ với mọi người khác và cách em đương đầu với sự việc.
Hỏi: Đó có phải là loại suy niệm có hướng dẫn không? Em có cuộn băng nhựa hay phương tiện nào giống thế để giúp em không?
Thưa: À, đôi khi em không có băng nhựa nhưng là âm nhạc, âm nhạc cổ điển hay giống thế, chúng tạo nên âm thanh tự nhiên. Đôi khi em dùng nó, phần lớn ngồi bên ngoài kia và lắng nghe thiên nhiên và để môi sinh làm nhà hướng dẫn, lắng nghe chim chóc, ngồi đấy và để nó hướng dẫn em.
Hỏi: Thế, em nghĩ thiên nhiên có thể hướng dẫn em?
Thưa: Vâng, em nghĩ nó làm ta rất thanh thản, chỉ cần ngồi ở bên ngoài rồi tập chú không phải vào điều đang xẩy ra với đời em mà là điều đang xẩy ra chung quanh em”.
Người bà này còn rất nhiều điều khác chứ không phải chỉ là một bà già đạo đức chuyên lo sao để cháu gái đa tài của mình giữ liên hệ với Giáo Hội. Có thể vì ích lợi của chính cụ, nhưng có lẽ phần lớn là vì đứa cháu gái của mình, mà cụ ‘can dự’ vào việc suy niệm, và đã gặt hái được thành công rực rỡ trong việc chuyển giao cho cô một kỹ thuật tâm linh hiển nhiên hết sức thích hợp với giai đoạn tra vấn linh đạo hiện tại của tuổi thiếu niên. Hoan hô, bà nội!
Khả năng biết thưởng ngoạn cảnh thanh tĩnh và yên lặng, một thưởng ngoạn dứt khoát đối với họ, hình như không quen thuộc lắm nơi một thế hệ dường như không bao giờ biết ngưng nghỉ, trái lại luôn luôn gián tai vào những nguồn, đủ loại, phát ra đủ thứ ồn ào điện tử, chẳng điện thoại di động thì cũng MP3. Nên thực hành suy niệm của Katherine quả đã giải thích được tính ‘hướng tâm’ (centredness) của em ngay ở giữa một đời sống ‘có mặt khắp nơi’ này, và tính lớp lang tương đối rất cao trong thế giới quan của em. Em từng suy tư về các niềm tin tôn giáo trước đây của mình và tuy không vứt bỏ chúng hoàn toàn, em đã đưa ra nhiều chất vấn đối với chúng, và một ý hướng phải đi đâu mới tìm ra tín liệu thêm. Rõ ràng là: tuy chưa bao giờ nghe nói đến, nhưng em quả đang theo toa thuốc của Rilke, đã được nhắc đến trên đây: em đang ‘sống các vấn nạn’ của em, hơn là đi tìm các câu trả lời, ‘những câu trả lời vốn không thể có cho bạn vì bạn chưa có khả năng sống các câu trả lời ấy’.
Việc thực hành suy niệm của em rõ ràng không phát sinh từ các nguồn vốn được nhận dạng là của Tân Đại, của Đông Phương kỳ bí hay được liên kết với các thực hành khác thuộc loại như Yoga, Tai Chi, thông linh học, bói bài; các câu hỏi về các hình thức trên đã không được em nói chi ngoại trừ điều đã nói ở trên liên quan đến hồn ma khiến em đề cập đến ông nội em. Em từng xem tử vi, nhưng thấy nó ‘chả ăn nhập chi’.
Lớp lang trong thế giới quan
Như đã ghi nhận ở trên, cái hiểu đang phát triển của Katherine về thế giới tương đối khá cao về mức độ lớp lang/phát biểu và suy tư nhờ một trí khôn linh lợi và việc em thực hành suy niệm. Em đã khai triển được một ý thức biết phê phán khá trưởng thành so với tuổi và trình độ giáo dục của em. Em phân biệt được rõ ràng giữa một đàng là tra vấn các niềm tin của quá khứ và đàng kia là thẳng thừng vứt bỏ chúng; em biết em biết gì và không biết gì; nhưng không quá lo lắng tới chuyện phải lấp cho đầy khoảng cách lớn rộng. Không phải mọi sự đều đang biến chẩy (flux); điều em biết, nhất là những điều do kinh nghiệm riêng, em biết là thật (15), em đã thủ đắc làm của riêng và đem ra sống.
Gắn bó rõ ràng trong thế giới quan
Giống cuộc sống của mình, thế giới quan của Katherine cũng ‘có mặt khắp nơi’; nó không cho thấy sự gắn bó của một toàn bộ có thứ tự; các yếu tố bất nhất chen lấn lẫn nhau. Nhưng đó là điều các tác giả chờ mong ở giai đoạn phát triển này của em, có cái nhìn thế giới, nhìn vị trí của mình trong đó như thế, một giai đoạn em đang tích cực xem sét lại các niềm tin cũ của mình, đang tra vấn, đang tích nhập các kinh nghiệm mới. Nơi em, diễn trình này đang diễn tiến tốt; nhưng xem ra còn lâu mới chấm dứt. Ta có thể dự ước rằng diễn trình ấy vẫn còn tiếp tục và tăng cường độ suốt những năm còn lại của ban trung học, và có lẽ đến tận những năm đầu của tuổi trưởng thành. Em đã chứng tỏ một mức độ hết sức cao, cao một cách khác thường, về lòng khoan dung đối với tính hàm hồ (16) mà người ta vốn coi là biểu hiệu của chính sự trưởng thành, ngày nay rất cần thiết cho cả những người trưởng thành lớn tuổi hơn vốn có những nền linh đạo đã được tích nhập cao độ.
Ấy thế nhưng, các yếu tố cá thể trong thế giới quan của Katherine không hẳn đã chỉ được gom góp thành một đống hỗn loạn. Cũng không phải là một biến chẩy vô trật tự, nhưng cho thấy nhiều khuôn mẫu khác nhau: ta thấy có những hạ tầng của niềm tin truyền thống, và một cơ cấu các vấn nạn phát sinh từ các nguồn gốc rất rõ ràng: nhận thức mới thủ đắc được ở nhà trường và nhờ đọc sách báo, các tiêu chuẩn kiểm nhận có tính khoa học và lịch sử rất hiện đại, tuy bị em hiểu một cách sai lạc; điều thứ ba, ta còn thấy nhiều khuôn mẫu ý thức mới phát sinh do kinh nghiệm và thực hành suy niệm của em. Đồng thời, ta cũng thấy một thúc đẩy hướng tới sự nhất quán nhận thức, hay dịch ra xa sự ‘bất hòa nhận thức’ (cognitive dissonance) (17), có lẽ đã được thiết dựng vào chính cấu trúc của tâm tư, nên xem ra rất có thể một phụ nữ với khả năng của Katherine, một lúc nào đó, sẽ hoà giải được các nguyên lý mâu thuẫn nhau, và tìm ra câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi của em, để đạt tới một quan điểm nhất quán hết sức mềm dẻo và hết sức phức tạp, mà vẫn dành chỗ để phát triển thêm, và dành chỗ cho các yếu tố tế vi của ý thức thực nghiệm mà người ta thường dùng ‘bạo lực’ mới buộc được chúng đi vào hòa hợp trong những tổng quát hóa thuận lý có tính dễ hiểu hơn.
Triết lý sống
Có thể miêu tả triết lý sống của Katherine một cách tốt nhất bằng cách căn cứ vào tính khí ổn định trong việc hân hoan dìm mình vào cuộc sống của em, nắm lấy rất nhiều cơ hội ở trong đời và lao mình một cách không sợ hãi vào bài vở ở trường và một loạt không biết bao nhiêu các sinh hoạt ngoại khóa (mà trên đây chỉ mới kể một số) cũng như nhiều gặp gỡ, lôi cuốn và khám phá có tính bản thân khác. Em hết sức cở mở đối với kinh nghiệm.
Nếu về phương diện nhậy cảm luân lý, xem ra em có vẻ phần nào thiếu phát triển, thì phương diện nhậy cảm thẩm mỹ của em lại phát triển cao và gây nhiều ảnh hưởng, nhất là qua việc em tham gia ngành vũ và âm nhạc (em chơi hai nhạc cụ và biết đánh giá cả âm nhạc bình dân lẫn cổ điển). Mặt khác, em lại là người duy cảm (sentimentalist), dễ xúc cảm đến cả tin: em mô tả cuốn phim em ưa thích như sau:
Katherine: Thực là buồn và thực là tốt.
Hỏi: Thế tại sao em lại thấy nó tốt?
Thưa: À, em chỉ nghĩ thế thôi vì nó làm em khóc. Em nghĩ nếu chị khóc thì hẳn nó phải đưa ra cái gì đúng chứ. Cuốn phim đó thực là buồn nhưng là một truyện tình: chàng chứng thực tình yêu của chàng cho nàng, đại khái thế”.
Các độc giả lớn tuổi hơn dám sợ rằng ngây thơ tin vào bất cứ điều gì đến độ nhỏ lệ như thế chứng tỏ một phán đoán nghèo nàn đầy xúc cảm, và cho là Katherine rất dễ bị thương tổn. Nhưng trong một thời đại mà ngay cả những trái tim trẻ cũng rất thường bị khô cứng bởi ngờ vực, hợm hĩnh, có lẽ đây chỉ là một lỗi lầm dễ có thể tha thứ được; em có thể là bất cứ điều gì nhưng nhất định không phải là loại ghiền xúc cảm (emotional junkie), và em cho thấy nhiều bằng chứng rõ ràng em dùng được cả đầu lẫn trái tim của mình. Em còn đưa ra được lý do tại sao cuốn phim ấy có nhiều tác dụng đối với em: nó là câu truyện tình chân thực. Tuy vậy, triết lý sống của em không chỉ bao gồm những đoản khúc vui tươi, những xúc cảm thái quá và những nhậy cảm thẩm mỹ. Em còn có một số giá trị đã lên khuôn hoàn toàn: nghiêm chỉnh quan tâm đến các vấn đề lớn của linh đạo; dấn thân bênh vực phúc lợi của thú vật vốn là cơ sở cho tham vọng nghề nghiệp của em, và như ta sẽ thấy, còn là một lương tâm xã hội đang bừng lên.
Các tác giả hy vọng sẽ phỏng vấn lại em trong hai năm tới; chắc chắn em sẽ làm tất cả chúng ta vui và ngạc nhiên một lần nữa.
Loại linh đạo
Các câu trả lời sinh động của Katherine cho các tác giả thấy một thiểu nữ tài năng và hạnh phúc giữa lúc đang lớn lên. Khó có thể xếp loại em theo các mẫu xếp loại của họ. Em không thích hợp lắm nếu xếp em vào loại truyền thống, nhưng vì em có đủ các yếu tố truyền thống nên lại càng không thể xếp em vào loại thế tục; rõ ràng em không thuộc loại Tân Đại, và nền linh đạo của em phát triển khá cao không thể xếp vào loại phôi thai được. Các tác giả đành xếp linh đạo của em đệ nhất đẳng là truyền thống, đệ nhị đẳng là thế tục: con đường linh đạo duy nhất mà em biết là truyền thống; nhưng các vấn nạn triệt để của em lại phát sinh từ phạm vi thế tục, được phát biểu một cách mạnh mẽ trong môi trường văn hóa Úc.
Các ảnh hưởng đối với linh đạo:
Katherine có một hệ thống bè bạn khá mạnh và xuất thân từ một gia đình hạch nhân rất gắn bó. Bối cảnh văn hóa của em là Anglo-Celtic. Như đã nói trên đây, việc em tham dự nhà thờ trong quá khứ và còn đang tiếp diễn vẫn còn có liên hệ đối với cô.
Katherine đặc biệt gần gũi cha mẹ. Giống nhiều người khác cùng tuổi, em xếp họ là những người có ảnh hưởng đến đời em:
Hỏi: Rồi, bây giờ em có thể nói cho chị về một người nào đó em thực sự ngưỡng mộ và điều gì em ngưỡng mộ nơi họ được không?
Thưa: Có lẽ mẹ em. Mẹ tuyệt lắm. Thí dụ, em nghĩ mẹ em hẳn là người bạn thân nhất của em. Mẹ đã 40 nhưng mẹ cư xử như thể mới chỉ 25. Không ngon (tacky) nhưng chị biết đó, mẹ trông không giống 40, có thể nói như vậy.
Hỏi: Thế còn những người khác trong gia đình? Họ có ảnh hưởng với em không?
Thưa: Em cho rằng cách cư xử của mẹ em và rồi của bố em nữa đã ảnh hưởng đối với cách cư xử của em. Như, bố em rất đặc thù về một số sự việc. Không hẳn quá đòi hỏi (compulsive) nhưng có khuynh hướng như thế. Em cho điều ấy ảnh hưởng trên em theo nghĩa em rất chính xác (precise) về điều em làm, em thích có những điều đúng.
Dù rất qúy hệ thống bạn bè, em lại không quá dấn thân vào việc cùng bè bạn đi thám thính linh đạo:
Hỏi: Rồi, thế em có phải là người có thật nhiều bạn bè rất thân hay chỉ một số nhỏ?
Thưa: Cả hai. Em có một số bạn để ra ngoài thường xuyên với nhau, nhiều, khá nhiều, nhưng chỉ hai hay ba người là em thực sự gần gũi thôi.
Nói thế xong, cũng như phần lớn các thiếu niên khác, các kinh nghiệm họ có với bè bạn là những kinh nghiệm thuộc loại quan trọng nhất đối với cuộc sống của họ:
Hỏi: Rồi, bây giờ, đâu là lúc em thấy vui đùa nhất xưa nay?
Thưa: Không có gì nổi bật cả. Chắc là một số buổi liên hoan em mới dự gần đây với bạn bè, nhưng chỉ cảm thấy hoàn toàn phấn chấn thôi, nhiều năng lực chứ không có gì nhất thiết đặc thù cả, như không có rượu, chỉ là cảm giác được quây quần bên bạn bè. Ai cũng rất phấn chấn và lên tinh thần (hyped up) và hân hoan vì cùng được ở với nhau…
Về các tài nguyên văn hóa gây ảnh hưởng đối với nền linh đạo của em, các tác giả đã nhắc tới lòng say mê suy niệm của em. Thế còn âm nhạc, phim ảnh và truyền hình thì sao? Chắc chắn chúng khá nổi bật đối với em, nhưng không như Rohan, vai trò chính xác của chúng trong nền linh đạo của em không dễ gì kể ra một cách lớp lang được:
Hỏi: Rồi, thế, nhóm âm nhạc nào em ưa thích nhất, nếu em có nhóm nào? Điều ấy không phải là chuyện lớn đối với mọi người phải không?
Thưa: Em thích nhóm Destiny’s Child, những loại nhạc hơi xưa hơn một chút. Một số bài về Kitô giáo của nhóm này thực là hay. À, có lẽ gần như mọi bài. Em nghe nhiều loại nhạc khác nhau, nhiều thể loại, nhưng em không đặc thù thực sự thích loại nào, dạ, đúng thế.
Hỏi: Em vừa nhắc đến chuyện nhóm Destiny’s Child chơi một số bài về Kitô giáo.
Thưa: Vâng.
Hỏi: Thế đối với em đó có phải là điều tốt không?
Thưa: Vâng, vì khi họ chơi một số bài về Kitô giáo thì đó là những bài vui và nhanh nhưng họ không phải là một ban nhạc đặc thù Kitô giáo. Ban nhạc ấy rất thích thú với em vì ngoài những loại nhạc khác, họ còn chơi nhiều thể loại bình dân cách đều đặn nữa. Họ lại còn chơi cả nhạc Kitô giáo.
Hỏi: Rồi, phim nào em ưa thích hơn hết?
Thưa: Em thích phim A Walk to Remember.
Hỏi: Nói về gì?
Thưa: À, nói về một người con gái mắc bệnh ung thư. Cô ta yêu một cậu trai nhưng lại không yêu được vì sắp sửa qua đời.
Hỏi: Ồ.
Thưa: Thực là buồn và thực là hay.
Hỏi: Thế sao em thấy là hay?
Thưa: Á, em chỉ nghĩ thế vì nó làm em khóc. Em nghĩ nếu chị khóc thì hẳn nó phải đưa ra điều gì đúng chứ. Nó thực sự buồn nhưng là một truyện tình, chàng chứng tỏ tình yêu đối với nàng.
Các hậu quả của linh đạo:
1. Kiến thức
Dù kiến thức của Katehrine về các vấn đề chính trị và thời sự không rộng dài, nhưng em đọc báo mỗi ngày, quá lòng mong đợi đối với phần lớn những người tuổi em. Dù quan tâm tới các câu truyện có tính nhân bản em đọc trong báo, nhưng em tỏ ra ít chú tâm tới việc gia tăng ý thức của mình về các vấn đề công bằng xã hội. Phạm vi đấu tranh duy nhất em từng tham gia là tẩy chay không mua một số hàng hóa chế biến từ một phần cơ thể loài thú.
Hỏi: Thêm chút nữa, nào, nghĩ tới thế giới ngày nay hay cộng đồng địa phương của em, có vấn đề nào em thực sự cảm nhận một cách mạnh mẽ không?
Thưa: Gần đây, khi người đàn bà kia bị giết gần ga xe lửa, mà các báo chí có tường thuật, em như không nhận ra đang có vấn đề bạo lực hay ma túy trong cộng đồng ta, nhưng biến cố kia đã đưa điều đó ra ánh sáng. Thật là khiếp đảm khi người ta ra ngoài kia mà không biết phải làm gì, buôn ma túy, ăn cướp và giết người. Điều đó gần như làm em thực sự bất ổn. Em thực sự chưa bao giờ hiểu được loại sự việc như thế lại có thể xẩy ra trong phạm vi này…Nhận thức về thời sự của em không tốt mấy. Em đọc báo hầu như mọi ngày và bất cứ khi nào có vấn đề gì đó, thực ra em không nhớ được sự việc đã xẩy ra một hay hai năm trước, vì từ đó đến nay, không biết bao nhiêu chuyện đã xẩy tới…Em ráng và đứng ngoài chính trị. Em không thạo lắm trong phạm vi này. Một số chính khách em ghét thượng hạng vì họ ngu quá. Nhưng chắc chắn là các vấn đề môi sinh như chó đang bị vứt bỏ và việc đối xử tàn tệ với thú vật”.
2. Các khả năng và kỹ năng bản thân
Katherine chứng tỏ một loạt các kỹ năng truyền đạt và liên bản ngã và có được một sự hỗ trợ sâu rộng từ gia đình và cộng đồng đối với cuộc sống em. Em không ngừng sử dụng các kỹ năng này trong nhiều sinh hoạt khác nhau, như tổ chức một tổ hợp đan chẳng hạn. “Công viên địa phương của bọn em có một chương trình thực hiện việc bảo tồn môi sinh, trồng cây và nhiều điều như thế và em có giúp một tay hồi trước đây. Việc ấy rất thoải mái, được dịp ra ngoài và làm cho công viên của mình lộng lẫy”.
3. Các thái độ xã hội
Katherine rõ ràng hết sức hội nhập và có ý thức mạnh về trách nhiệm đối với những người kém may mắn. Em cũng biết nối kết các sinh hoạt phục vụ cộng đồng với các niềm tin Kitô giáo của mình. “Em cho rằng em chỉ muốn người ta nhớ đến em như một người biết yêu thương người khác, biết sung sướng đóng góp, biết cởi mở và tạo khác biệt lớn cho đời sống người ta".
4. Hành động xã hội (cá nhân hay tập thể)
Em từng được trao tặng ‘huy chương toàn diện’ vì việc phục vụ cộng đồng tại trường. Em tham dự một loạt các sinh hoạt thiện nguyện và tác phong công dân. “Em khởi xướng sáng kiến đan áo để đan áo cho những người kém may mắn, tại cơ quan dịch vụ cộng đồng, nhà trẻ và đúng, đã được nhìn nhận, cùng nhiều sinh hoạt ngoại khóa nữa, để giúp cộng đồng nhà trường và thân hữu với mọi người. Việc ấy quả tình là tốt, người bị khuyết tật và việc chị làm có tạo ra khác biệt, quả là điều rất tốt”.
Katherine được xếp vào loại có khuynh hướng công dân trung bình. Em thực hiện nhiều dịch vụ cộng đồng so với tuổi của em, có nhiều thái độ công dân lành mạnh nhưng không quan tâm tới các cơ cấu chính trị hay xã hội và không biết đến các vấn đề hay biến cố thời sự. Em khác với các trường hợp khác trong phúc trình này ở chỗ dù tham gia hàng loạt các việc thiện nguyện, quan tâm chính của em lại là phúc lợi của thú vật.
________________________________________________________________________
Ghi chú:
(12) Bất cứ ai từng dạy môn Giáo Dục Tôn Giáo (RE) đều gặp yếu tố phi lý nhưng phổ biến hay nghi ngờ này của tuổi trẻ: nghi ngờ không biết Chúa Giêsu có thực sự hiện hữu như một con người lịch sử hay không, một nghi ngờ ta cũng thấy trong nhận định của người thiếu nữ khá thông minh này. Nó rất đáng lưu ý nếu ta muốn tìm hiểu rõ hơn sự mù mờ về các vấn đề tôn giáo nơi các thiếu niên. Khi khảo sát xa hơn, các tác giả thấy sự mù mờ ấy cũng có đối với các nhân vật lịch sử khác vốn không có một ý nghĩa tôn giáo nào, như Julius Caesar hay Napoleon. Ở đây, có thể có những lý do như: 1) ít có học sinh nào lấy môn lịch sử làm môn chính trong ba năm cuối cùng của ban trung học, nên không có ý niệm gì về những điều người ta biết về quá khứ của nhiều nhân vật, ngay cả những tiêu chuẩn sơ đẳng nhất giúp ta phân biệt sự kiện lịch sử với truyền thuyết cũng không nốt. Lại nữa, họ biết rằng trong tôn giáo, có rất nhiều truyền thuyết và nhiều tuyên bố có tính ‘biểu tượng’ mà họ không thể đọc như những trình thuật hoàn toàn đúng như sự kiện… 2) Hiệu quả từ các công trình của các bậc thầy hoài nghi như Marx, Freud và Nietzsche, vốn chỉ được nhỏ giọt tới các thế hệ sau qua các trước tác bình dân hóa rất kém giá trị, gần đây lại được những tay tổ chuyên phá phách (deconstructionoists) đẩy đến chỗ cực đoan; 3) Chủ nghĩa duy khoa học khá phổ thông, vốn được những phúc trình không có phẩm chất phê phán của các nhà văn như Richard Dawkins hỗ trợ, nói cách khác là niềm tin ngây thơ vào thẩm quyền tối thượng của các khoa học tự nhiên, là các khoa học, dù không bàn tới các vấn đề lịch sử, nhưng vẫn được coi như đã phủ một cái bóng hoài nghi phổ quát lên mọi kiến thức không phải là khoa học, nhất là những gì liên quan với tôn giáo; 4) lòng hoài nghi hết sức có tính ‘hậu hiện đại’ đối với ‘nhận thức công cộng’, được một số người, cách đây mấy năm, đưa ra làm điển hình trong đó họ lý luận rằng việc con người đổ bộ lên mặt trăng chẳng qua chỉ là trò lừa gạt của chính phủ Mỹ, vì đã chỉ được quay phim tại một lán máy bay và được lèo lái bằng kỹ thuật mới để trrông như thật khi chiếu trên truyền hình. Ở bình diện bình dân, xem ra nhiều người có khuynh hướng muốn hoài nghi mọi điều mà tự thân họ chưa có cảm nghiệm. Tóm lại, Thế hệ X và Thế hệ Y, dù lớn lên trong thời ‘hậu hiện đại’ hình như vẫn còn hiện hữu trong bầu khí nhận thức luận của thế kỷ 16, một thời đại hoài nghi triệt để khả năng của trí khôn trong việc nhận biết chân lý. Và nếu người ta không thể đạt được sự chắc chắn nào và tất cả chỉ là ý kiến, thì ý kiến của tôi cũng hay như ý kiến của bất cứ ai khác, như các thiếu niên trẻ tuổi hơn vẫn thích chủ trương. Tuy nhiên, thời đại nào cũng thế, chỉ một thiểu số thực sự suy nghĩ một cách có phê phán, còn đa số luôn biết kết hợp lòng hoài nghi đối với các chủ trương ‘chính thức’ về chân lý với lòng dễ tin (credulity) đối với bất cứ điều gì lôi cuốn họ về phương diện xúc cảm.
(13) Thẻ A chứa bốn đoản văn mô tả các loại kinh nghiệm tôn giáo hay tâm linh khác nhau. Đoản văn cuối cùng là kinh nghiệm của một người đang dạo bước trên một bãi biển, rồi một cách bất thường bỗng ‘cảm thấy một điều gì đó lớn hơn và tuyệt đối vượt quá tôi’. Đoản văn này không nhắc xa xôi chi tới một sự ‘Hiện Diện’.
(14) Về các kinh nghiệm tâm linh ‘nguyên khởi’ và chỗ đứng của chúng trong lý thuyết và phương pháp học của các tác giả, xin xem phúc trình trước đây của họ tựa là ‘Linh đạo nơi thiếu niên và người mới trưởng thành: một phương pháp nghiên cứu định chất’ ( ‘Spirituality in adolescence and young adulthood: A method for a qualitative study’), nay sắp được ấn hành trong International Journal of Children’s Spirituality. Trong đó, họ viết: ‘câu định nghĩa của chúng tôi về linh đạo cũng bao gồm các cách thế trong đó cuộc sống con người ta được lên khuôn nhờ các trực giác tiên niệm (pre-conceptual intuitions). Những cách thế này thường không được đem tới ý thức có suy nghĩ, bởi thế theo định nghĩa, người ta không nhận ra chúng để có thể trả lời các câu hỏi trực tiếp về chúng. Hai trong các phương pháp của các tác giả này (dùng các bức hình thuộc ‘ngôn ngữ hình ảnh’ và thăm dò các kinh nghiệm nguyên khởi) chính là để tìm cách khêu gợi các hiện tượng như thế. Các giả thuyết được nghiên cứu hỗ trợ của họ là thế này: các hiện tượng kia ẩn núp đâu đó ở vùng tranh tối tranh sáng (penumbra) của ý thức nhiều người…Trong nhiều lần tái duyệt nghị trình phỏng vấn, thay vì dùng các câu hỏi trực tiếp để hỏi về các kinh nghiệm siêu việt, các tác giả đã quyết định dựa nhiều vào các câu hỏi nhằm gợi lên được điều họ gọi là kinh nghiệm nguyên khởi, tức các biến cố thuộc nhận thức tâm linh đang còn phôi thai nhưng đã bị đẩy vào vùng tranh tối tranh sáng của ý thức, và trước đó chưa bao giờ được phản tỉnh, hay thiếu cả một khung giải thích.
Một ghi chú đã được duyệt lại trong lần tái bản phúc trình trên cho hay: ‘Duyệt xét lại nghị trình phỏng vấn sau dự án thăm dò, chúng tôi đã bước thêm một bước nữa: thay thế các câu hỏi này bằng bốn trình thuật ngắn mà chủ từ là ngôi thứ nhất cho thấy các kinh nghiệm loại này, lấy từ bài phân tích của Maxwell và Tchudin (1990) đối với các trình thuật từ văn khố Alister Hardy Centre chuyên Nghiên Cứu Các Kinh Nghiệm Tôn Giáo. Các tác giả bao gồm cả các kinh nghiệm ‘kính sợ’ (numinous) lẫn kinh nghiệm ‘huyền nhiệm’ (mystical) (trong các kinh nghiệm sau, bản ngã và siêu việt thể không được phân biệt rõ ràng, mà đúng hơn được cảm nghiệm như một hợp thể duy nhất; đến độ siêu việt thể mất hết thuộc tính xa cách, và thay vào đó đã được cảm nghiệm như là ‘nội tại’). Các tác giả mong rằng các đoản văn thực tế sẽ có tính khêu gợi nhiều hơn là các câu hỏi trước đây từng dùng’. Các kinh nghiệm ấy nằm trong các tấm thẻ đưa cho người được phỏng vấn. Chính bức hình ‘mê trận đường rầy xe lửa’ đã khơi lên cảm thức nơi Katherine về sự mù mờ phong phú của đời cô, ‘có mặt khắp nơi’, và cảm nghiệm thiên nhiên (đã miêu tả ở trên) đối với tấm thiệp được trao cho cô, một tấm thiệp đã giúp cô nhớ lại ‘cảm thức hiện diện’ cô thấy được khi đang đi dạo dọc bãi biển.
(15) Trong cuốn ‘The Heretical Imperative’ (1980), Peter L. Berger đã bàn đến một cách hết sức sâu sắc sự ưu tiên dành cho kinh nghiệm như là nguồn của nhận thức trong các xã hội kỹ nghệ hậu truyền thống này.
(16) ‘Trong các vấn đề quan trọng, ta hiểu không phải nhờ đơn giản hóa, nhưng nhờ biết khoan dung đối với điều nghịch lý’ (E.R.Goodenough, được trích dẫn trong Robinson (1977 p. 144).
(17) Tác phẩm cổ điển bàn đến sự bất hòa nhận thức là của Festinger (1957).
Le 23 juin dernier, selon des informations diffusées par une émission de Radio Free Asia (RFA) en langue vietnamienne, quatre nouveaux Montagnards vietnamiens sont arrivés à Bangkok le 21 juin. Ils avaient quitté le centre de réfugiés de Phnom Penh, géré par le Haut Commissariat pour les réfugiés de l’ONU. Ces nouveaux arrivants viennent s’ajouter aux 30 autres Montagnards qui ont accompli le même périple et se trouvent aujourd’hui dans la capitale thaïlandaise.
Ces Montagnards ont fui la région des Hauts Plateaux du centre du Vietnam vers la frontière du Cambodge. A des dates diverses, ils ont été recueillis dans la forêt par le Haut Commissariat, qui les a placés dans le centre de réfugiés de Phnom Penh. Mais, craignant que les autorités internationales ne les renvoient au Vietnam sous la forme d’un rapatriement « volontaire » ou forcé, les uns après les autres, ils ont rejoint Bangkok, où se trouve un bureau du HCR en charge de la région Asie-Pacifique. A la demande des Montagnards d’être inscris comme réfugiés, les responsables du bureau se sont contentés de leur conseiller de retourner dans leur camp de réfugiés du Cambodge, un pays qui a signé la Convention de 1961 sur les réfugiés et le seul habilité à leur accorder le droit d’asile. Ces propos ce ne semblent pas avoir convaincu les Montagnards, qui hésitent toujours à prendre la route du retour vers Phnom Penh.
Après le premier soulèvement montagnard dans la région des Hauts Plateaux en 2001 (1) et la répression et les procès qui suivirent, un premier exode avait eu lieu vers le Cambodge. Un millier de ces demandeurs d’asile avaient ensuite été admis dans un pays d’asile définitif, pour la plupart aux Etats-Unis. Après le soulèvement du week-end pascal 2004 et la violente répression qu’il avait entraînée, un mouvement d’exode, moins massif mais durable, s’était de nouveau déclenché, fort mal considéré par les autorités aussi bien vietnamiennes que cambodgiennes. Le nombre précis des Montagnards des Hauts Plateaux ayant franchi la frontière depuis avril 2004 n’est pas connu. Près de 700 Montagnards du second exode ont déjà choisi de s’établir dans un pays tiers, pour la plupart aux Etats-Unis.
Des accords tripartites signés en janvier 2005 entre le Haut Commissariat, le Vietnam et le Cambodge prévoient la possibilité pour les Montagnards de revenir volontairement dans leur pays. Par ailleurs, d’autres rapatriements ont eu lieu, touchant des Montagnards à qui le statut de réfugié a été refusé. D’autres, arrêtés par la police cambodgienne avant de rencontrer les fonctionnaires du HCR, ont été directement livrés à la police vietnamienne.
Par ailleurs, les accords tripartites de janvier 2005 donnent au Haut Commissariat pour les réfugiés un droit de regard sur les conditions d’existence des Montagnards ayant choisi le retour dans leur pays. Des délégués du HCR sont allés à plusieurs reprises rendre visite aux anciens réfugiés revenus au Vietnam. Certains des rapports publiés à l’issue de ces voyages ont provoqué des protestations de la part de divers organismes des droits de l’homme qui ont douté de leur objectivité.
(1) Voir EDA 381, 387, 395, 396, 399, 403, 404, 407, 411, 417, 418, 419, 441, 444, 456, 466.
(Source: Eglises d'Asie - 30 juin 2008)
Dans la région de Pleiku, sur les Hauts Plateaux du centre du Vietnam, une communauté de religieuses de Saint-Paul de Chartres gère à l’intérieur de son couvent un centre éducatif destiné à permettre à certains enfants issus des minorités ethniques de la région, les Sedang et les Jarai, d’espérer un avenir meilleur que celui qui semble leur être destiné. Appartenant à des familles dont un ou plusieurs membres sont atteints par la lèpre, ils sont à ce titre l’objet de discriminations de la part de leur entourage.
Une des jeunes pensionnaires de la communauté religieuse, Thérèse Dinh Chuc, a aujourd’hui 14 ans. Elle poursuit ses études en classe de sixième, ce qu’elle n’aurait jamais pu imaginer, il y a quelque temps, lorsqu’elle vivait avec ses parents lépreux et les dix-neuf autres familles du village dont un ou plusieurs membres étaient également atteints de cette maladie. Les religieuses qui prodiguent leurs soins aux lépreux du village lui ont procuré logement et nourriture; elles subviennent aussi à tous les frais scolaires depuis l’an 2000. Thérèse, son frère et six autres enfants du village de lépreux vivent, avec de nombreux autres pensionnaires, à l’intérieur de la communauté des religieuses, dans un local qui leur est réservé dans un couvent de Pleiku, chef-lieu de la province de Gia Lai. Thérèse est désormais pleinement intégrée à la vie du centre et participe même au groupe de danses régionales.
Un camarade de Thérèse, âgé de 22 ans, raconte qu’il est venu au couvent de religieuses en 2004 pour leur demander un travail. Celles-ci l’ont encouragé à poursuivre des études et lui ont offert le gîte et le couvert. Il était tout jeune lorsque ses parents sont morts lépreux. A 10 ans, il était obligé de quitter l’école primaire pour participer à la subsistance de sa famille adoptive. Il terminera bientôt son cycle d’études secondaires et il a l’intention de poursuivre des études de musique, les religieuses l’ayant initié à la musique religieuse et au maniement de l’harmonium.
Au total, les religieuses accueillent quelque 160 jeunes vivant dans des villages reculés de la province. Ceux-ci poursuivent des études qui vont de l’école primaire jusqu’aux premières années de l’enseignement supérieur. En dehors des études, les pensionnaires ont la possibilité d’approfondir leurs connaissances religieuses, de pratiquer le sport ou encore la musique à l’intérieur du couvent. En général, les pensionnaires quittent le couvent au terme de leurs études, certains d’entre eux partant plus tôt pour subvenir aux besoins de leur famille ou vivre leur propre existence.
En plus de ses pensionnaires issus des minorités ethniques, les religieux accueillent aussi plus de 160 écoliers et étudiants « Kinh » (vietnamiens) venant de régions lointaines pour leurs études à Pleiku. Enfin, un centre d’accueil journalier dispense des soins à près de 200 enfants.
Les religieuses de Saint-Paul de Chartres sont au service des lépreux de la région depuis 1962. En dehors de leurs œuvres éducatives de Pleiku, elles sont aussi en contact journalier avec quelque 700 lépreux de la région.
(Source: Eglises d'Asie - 30 juin 2008)
Để chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại của Cộng Đoàn, linh muc quản nhiệm Gioan Baotixiata Võ Hồng Khanh và Ban Thường Vụ đã âm thầm lo lắng cho đoàn chiên thật chu đáo. Sự ân cần chu đáo ấy được khởi đi bằng ngày tĩnh tâm vào thứ sáu 27 tháng 6, do linh mục Giuse Hoàng Tiến Đoàn thuộc Dòng Tên hướng dẫn. Với lòng hăng say, nhiệt huyết qua từng bài thuyết giảng, linh mục Hoàng Tiến Đoàn đã đưa cử tọa đến với thế giới của Phêrô - một vị Thánh - một Giáo sĩ – một con người qua góc nhìn của thần học, thánh kinh và lịch sử. Cử tọa như được đắm say vào nhân cách của một vị thánh vĩ đại, được đồng hành với vị chủ chăn giàu tình thương và cũng thật gần gũi với một con người của Phêrô – Ngư phủ.
Ngày tĩnh tâm kết thúc, mọi người ra về trong hân hoan, mang theo nhiều suy tư của vị Thánh mà Cộng Đoàn đã nhận làm quan thầy bổn mạng từ ngày thành lập hơn 30 năm về trước. Bước vào ngày chính thức mừng lễ quan thầy, từ 6 giờ 30 chiều ngày 28 tháng 6, 2008, từng đoàn xe đã chậm rãi tiến về ngôi thánh đường Saint Catherine Labouré nằm trên đại lộ Redondo Beach để chuẩn bị cho thánh lễ diễn ra lúc 7:00 chiều cùng ngày. Các cụ ông cụ bà, từ già tới trẻ hăng hái hân hoan cho ngày lễ trọng đại của Cộng Đoàn. Không khí buổi lễ thêm phần long trọng khi ngoài sự có mặt của vị chủ chăn, quản nhiệm cộng đoàn – Lm G.B. Võ Hồng Khanh, còn có sự hiện diện của Lm Giuse Hoàng Tiến Đoàn. Ngài đã không bỏ mặc con chiên nhưng đã hiện diện cho đến cùng.
Thánh lễ diễn ra thật ấm cúng trong tình thân ái giữa cộng đoàn, những con chiên vì lý do này lý do khác phải đi xa, nay cũng về hội ngộ xum vầy giữa đoàn chiên. Lm Hoàng Tiến Đoàn một lần nữa làm lay động người nghe qua bài giảng nói về Thánh Phêrô và tinh thần phục vụ. Qua đó Ngài ước mong được nhìn thấy một cộng đoàn đầy tình gắn kết với sự chung tay góp sức của nhiều người để xây dựng một cộng đoàn Thánh Phêrô ngày một lớn mạnh hơn. Và đó cũng là tâm huyết của Lm quản nhiệm G.B Võ Hồng Khanh vậy. Đáp lại lòng mong mỏi đó, Tân Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2008 – 2011 đã làm lễ nhậm chức, tuyên thệ và ra mắt cộng đoàn Dân Chúa.
Sau hai ngày được no đủ về mặt tinh thần, cộng đoàn đã tổ chức một ngày picnic vào Chúa Nhật ngày 29 tháng 6 để vui chơi, sinh hoạt, để gặp gỡ, hàn huyên, để thắt chặt tình liên đới. Không chỉ thế, cộng đoàn lại được quây quần bên Bàn Tiệc Thánh Thể để gặp gỡ Chúa Kitô qua Thánh Lễ do cha quản nhiệm chủ tế. Không đâu bằng chính lúc gặp gỡ Đức Kitô. Vì “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình” và “Gặp gỡ Đức Kitô nảy sinh tình đệ huynh”.
Lễ quan thầy bổn mạng năm 2008 của Cộng Đoàn Thánh Phêrô – Torrance thuộc tổng giáo phận Los Angeles đã khép lại một cách tốt đẹp và hướng đến ngày này năm sau với lòng háo hức mong chờ.
Bàn Thờ 2 Thánh Phêrô và Phaolô |
Đồng Tế Thánh Lễ sáng Chúa Nhật ngoài Đức Ông Phaolô Minh Tâm chủ tế còn có Lm. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm, 3 linh mục từ Việt Nam qua tham quan Úc Châu và các cha: Aug. Nguyễn Đức Thụ Sj từ Melbourne về thăn thân nhân, Phêrô Nguyễn Văn Toàn OP Dòng Đa Minh Nam Úc quản nhiệm Gx Dòng Đaminh North Adelaide cũng về Cộng Đồng hiệp dâng Thánh Lễ mừng kính Bổn Mạng.
Mở đầu Thánh Lễ Đức ông Minh Tâm ngỏ lời chào mừng các cha khách và nói qua những ý chỉ cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay là cầu cho tất cả các tín hữu thuộc họ đạo Phaolô và hết thảy mọi người trong Cộng Đồng đã nhận 2 Thánh Phêrô và Phaolô làm bổn mạng. Xin hai Thánh Nhân luôn bầu cử cho con cái của các Ngài trước toà Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ ông Nguyễn Quốc Hiệp chủ tịch Cộng Đồng đã lên chúc mừng bổn mạng Đức Ông Quản Nhiệm, họ đạo Phaolô và tất cả quí ông mạng tên thánh bổn mạng Phêrô và Phaolô trong đó gia đình ông Chủ Tịch. Sau đó ông Nguyễn Văn Cung Trưởng họ đạo Phaolô đã lên cám ơn các Cha chủ tế và tất cả Cộng đã hiệp ý dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo họ của ông và họ đạo Phaolô cũng có những gói quà rất đẹp biếu tặng Đức Ông và các Cha đồng tế để tỏ biết các vị chủ chăn đã luôn quan tâm đến họ đạo. Đáp lễ Đ/ô Minh Tâm đã ngỏ lời cảm ơn đến tất cả Cộng Đồng đã hiệp ý dâng Thánh Lễ cầu nguyện cách riêng cho Đức ông.
Sau Thánh Lễ họ đạo Phaolô đã mở tiệc mừng tại một tư gia trong giáo họ để thết đã quan khách và hết thảy các tín hữu trong giáo họ.
Ngoài ra Thánh lễ lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật cùng ngày của Cộng Đồng, Phong trào Cursillo Việt Nam, Nam Úc cũng tổ chức đại lễ mừng kính thánh Bổn Mạng Phaolô. Sau Thánh Lễ phong trào Cursillo cũng mở tiệc mừng khoản đãi Quan khách, Hội Đồng Mục Vụ, các Hội viên cùng với thân nhân của phong trào tại Hội Trường sinh hoạt của Cộng Đồng. Đúng là một ngày Đại Lễ mừng kính 2 Thánh Cả Tông Đồ.
7 Linh Mục Đồng Tế |
Đ/ô Paul Minh Tâm xông hương bàn thờ |
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê là hậu duệ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngài để lại một sự nghiệp về linh đạo thiêng liêng và những ảnh những hưởng chính trị kéo dài. Có thể nói Ngài là Vị Tử Đạo của thời đại mới của chúng ta hôm nay theo “Đường Hy Vọng” mà Ngài đã viết ra.
(Chú thích: Nếu qúi vị chỉ nghe được âm thanh mà không xem được video, có thể browser quá cũ xin làm mới bằng cách install Microsoft SilverLight free ở đây. )
Ngài để lại một di sản tinh thần và đức tin sâu đậm. Ngài luôn luôn nói “Hãy trung thành với Giáo hội và hãy ôm ấp thế giới bằng tình yêu nồng cháy của bạn…”. Một trong những lý do tại sao người Cộng sản ghét Ngài bởi vì “Ngài là một vị lãnh đạo có tài lôi cuốn và có những đặc sủng phi thường…”
Ngài đã bị Cộng sản bỏ tù 13 năm, trong đó 9 năm bị biệt giam hoàn toàn trong một gian phòng nhỏ. Nhưng cũng chính trong tối tăm của phòng giam nhỏ, ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã khám phá ra ánh sáng số mạng của Ngài. ĐHY Thuận dâng lễ trong tù với vài giọt rượu và vài vụn bánh rất nhỏ… Trong những tình huống như vậy, hầu như không còn gì là căn tính cá nhân. Căn tính duy nhất có thể tìm thấy được là tìm cư ngụ nơi Chúa Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể đối với Ngài là thánh lễ đẹp nhất trong cuộc đời.
- Là một người yêu nước trong một quốc gia bị xâu xé bởi chiến tranh,
- Là cháu của một vị tổng thống bị ám sát, vị tổng thống mà Ngài yêu mến,
- Là vị giám mục, bị chia lìa khỏi đàn chiên
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu phim mới rất cảm động và cảm hứng này có tên Đường Hy Vọng (Road of Hope), Cuộc hành trình Đức tin của ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Như chính lời Ngài nói: "Tình yêu chiến thắng tất cả, tôi đã kinh nghiệm được điều đó, và các bạn cũng đã từng có kinh nghiệm như thế. Amen”.
Nếu qúi vị muốn order phim này xin liên lạc địa chi email sau đây: info@saltandlighttv.org
Giới thiệu Chương trình trên VietCatholic Media (TV & Video) trên mạng Internet
Hiện nay, những video camera càng ngày càng tân kỳ mà lại rẻ tiền. Việc làm một video rõ ràng không cần phải có những studio đắt tiền, hay những kỹ thuật cầu kỳ khó hiểu. Như thế, rõ ràng là Chúa đã đặt vào tay chúng ta một phương tiện mới. Ngày nay không cần vận dụng trí tưởng tượng xa vời cũng có thể hình dung trái đất như một quả cầu nối kết, vo ve với những chuyển dịch điện tử - một hành tinh líu lo được bọc trong bề ngoài tĩnh lặng của không gian. Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng điều này có đóng góp vào sự hình thành nhân bản thực sự và giúp cá nhân cũng như các dân tộc nên đúng như phẩm giá cao trọng của họ không? Tất cả tùy thuộc vào cố gắng của mọi người trong chúng ta.
Kính thưa qúi vị, trong thời gian khởi đầu này, tuy dù chúng tôi nắm vững phần kĩ thuật và phương tiện phát hình nhanh chóng, hiệu lực và đa dụng trên Server internet mới của vietCatholic, tuy nhiên chúng tôi còn thiếu thời giờ, nhân sự và tài chánh để có những chương trình thường xuyên. Đang khi chờ đợi có những chương trình thường xuyên giá trị, chúng tôi kêu gọi các Cộng đoàn và các tổ chức Công giáo cộng tác với chúng tôi bằng cách:
- 1. Gửi cho chúng tôi những video clip ngắn từ 3-5 phút về sinh hoạt của Giáo xứ hay Cộng đoàn của qúi vị để giới thiệu tới toàn thể tập thể Công giáo Việt Nam khắp năm châu bốn bể.
- 2. Nếu Giáo xứ, Cộng đoàn hay, hay đoàn thể tôn giáo nào muốn chúng tôi mở trang Video và muốn được “host” tại Server của chúng tôi, chúng tôi sẽ mở trang đặc biệt cho qúi vị, nhưng những video clip này thực chất phải là những gì liên quan tới tôn giáo và những hình ảnh lành mạnh, phục vụ công ích, và giá trị. Qúi vị sẽ giúp cho những tốn kém của VietCatholic bằng cách đóng góp một giá biểu tượng trưng vào việc điều hành server mới này, vì rất tốn kém và chi phí cao.
- 3. Những cá nhân và gia đình muốn quảng bá video thông báo liên quan tới hôn nhân, tiệc mừng, đỗ đạt, lễ lạt và biến cố, đăng quảng cáo về CD và DVD tôn giáo hoặc các bài hát lành mạnh... cũng như cáo phó về tang lễ... chúng tôi sẵn sàng đang tin và clip video về những biến cố này, với giá biểu tượng trưng
- 4. Chúng tôi có chuyên viên để làm video clip cho internet cho qúi vị- nếu qúi vị đã sẵn có các hình ảnh và video của qúi vị trước, để đưa lên mạng lưới Video của chúng tôi..
- 5. Qúi vị muốn liên lạc với chúng tôi xin email: conggiao@gmail.com
- Trong khi chờ đợi hình thành một lộ trình thực tế và đường hướng vững chắc, lợi ích và có đường dài, chúng tôi cũng kêu gọi sự đóng góp của qúi vị:
- Về tinh thần, xin cầu nguyện, nâng đỡ và tiếp tục giúp ý kiến cho chúng tôi để các chương trình này sẽ trở nên ích lợi cho nhiều người.
- Về vật chất, chúng tôi sẵn sàng đón nhận sự giúp đỡ tài chánh của qúi vị, để chúng tôi xây dựng được những chương trình phát hình có chất lượng và giá trị phục vụ Giáo hội và Quê hương Việt Nam.
Xin nhấn Donation .
Xin mời qúi vị vào Server CatholicVideo mới của VietCatholic để:
Xem các Chương trình Truyền hình và các Video của VietCatholic
Kính chào qúi vị và xin Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho công việc chung của chúng tôi, cũng là trách nhiệm chung của toàn thế chúng ta.
Giáo họ nằm gần bờ biển, thuộc tỉnh Thái Bình, giáp ranh với Hải Phòng. Giáo họ có khoảng 600 giáo dân, đa số sống bằng nghề chài lưới. Vì thế thánh lễ hôm nay rất có ý nghĩa đối với họ. Bởi lẽ thánh Phê-rô là bổn mạng của giáo họ, mà thánh Phê-rô lại là dân thuyền chài, họ cũng là dân thuyền chài, ý nghĩa biết là chừng nào!
Kết thúc thánh lễ, mọi người đều vui tươi hớn hở, vì cảm thấy mình được chăm sóc (dù ở mãi tít xa xôi, tận “chân trời góc biển”) và được quan tâm, đặc biệt về đời sống đạo.
Cuộc phỏng vấn bỏ túi:
1. Trước thánh lễ:
Trên đường đến Họ ngư dân Vĩnh Trà, tôi (C G. Quang) hỏi Đức cha P.X. Sang, Giám mục Giáo Phận Thái Bình: Thưa Đức cha, giáo dân ở Vĩnh Trà như thế nào?
- Đức cha P.X. Sang: Cha ơi, giáo dân ở đấy sốt sắng lắm. Tuy không đông lắm, nhưng họ có quy củ, nề nếp, tổ chức chặt chẽ, kinh tế giàu có và đặc biệt là đức tin của họ mạnh lắm. Cha cũng biết đó, dân chài lưới ngư phủ mà! Họ luôn phải lăn lộn với sóng gió bão bùng, luôn phải giành giật giữa cái sống và cái chết, nên họ chỉ còn biết cậy trông phó thác vào Chúa. Vì vậy, đức tin của họ vững chãi lắm.
- C G. Quang: Vậy tại sao Đức cha quan tâm tới họ (một giáo họ nhỏ bé) đến vậy?
- Đức cha P.X. Sang: Tôi phải quan tâm đến họ chớ!Trước tiên là để cầu nguyện cho họ, động viên nâng đỡ họ; sau nữa là để học hỏi về đời sống đức tin của họ. Chốc nữa, trong bài giảng, tôi sẽ đề cao đức tin của họ và động viên họ hãy luôn kiên vững đức tin cho đến cùng như ông thánh Phêrô là ông tổ ngư phủ về đức tin của họ.
- C G. Quang: Con cám ơn Đức cha.
2. Sau thánh lễ:
Tôi mon men đến phỏng vấn một vài giáo dân:
- C G. Quang: Chào bác, họ Vĩnh Trà mình đây thuộc xứ nào nhỉ? Và có bao nhiêu họ?
- Giáo dân Vĩnh Trà: Thưa cha, họ chúng con thuộc xứ Thượng Phúc, có 15 giáo họ ạ.
- C G. Quang: Họ ta sống chủ yếu bằng nghề gì?
- Giáo dân: Dạ, chúng con sống chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản, ngoài ra còn co nghề buôn bán nữa.
- C G. Quang: Trách nào tôi thấy họ Vĩnh Trà khấm khá ghê đấy! Trông mọi người to khỏe, tươi vui! À! Giáo họ ta có ai di cư vào Nam hay ở nước ngoài không?
- Giáo dân: Dạ, có rất nhiều cha ạ! Dân Vĩnh trà ở rải rác nhiều nơi lắm, chủ yếu tập trung ở Sài Gòn và đặc biệt ở Vũng tàu. Vì là ngư phủ mà cha, nên đi đâu cũng phải tìm đến biển để cùng chung sống với sóng nước! A! Con giới thiệu với cha, có hai anh thuyền trưởng tàu đánh cá đây nè! Cha làm quen với họ nhé!
- C G. Quang: Chào hai anh thuyền trưởng! Làm nghề biển thì tiền vào như nước, có đúng không? Vì “biển bạc” mà lị!
- Hai anh thuyền trưởng: Thưa cha, có khi chúng con thu về cả trăm triệu cũng có, nhưng nhiều khi trở về với hai bàn tay trắng, thậm chí lỗ tiền dầu.
- C G. Quang: Vậy mỗi chuyến đi trong bao lâu?
- Thuyền trưởng: Dạ, có khi một tháng, có khi hai tuần đã trở về nếu như trúng đậm cá (có nhiều cá). Mỗi lần trúng được như vậy thì sướng lắm cha ạ!
- C G. Quang: Nhất các anh và giáo họ Vĩnh Trà rồi còn gì! Ơ mà cái bàn nhà xứ này mới và đẹp quá! Bàn cỡ này chỉ có cấp thủ tướng mới được ngồi vào thôi! Giá bao nhiêu vậy anh?
- Thuyền trưởng: Dạ, chẳng giấu diếm gì cha, chúng con mới “tậu” về đấy, giá là mười một triệu đấy cha ạ!!!
- C G. Quang: Lạy Chúa! Những mười một triệu! Ghê gớm quá! Dân Vĩnh Trà ghê gớm thật! Thôi dẫu sao cũng tạ ơn Chúa!
- C G. Quang: Vậy tương quan của bà con giáo dân mình với bà con không có đạo và chính quyền như thế nào?
- Giáo dân: Dạ, thưa cha, nói về khoản ấy thì tốt lắm cha ạ! Chúng con sống hòa thuận và tôn trọng nhau lắm. Chính chính quyền cũng nở mặt nở mày vì chúng con làm tốt mọi chuyện. Họ xem giáo xứ chúng con khang trang đẹp đẽ như thế này, họ khen nấy khen để! Họ kính nể chúng con lắm!
- C G. Quang: Tốt quá! Giáo dân ta cứ tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp như thế để làm chứng cho Chúa như thánh Phêrô nhé! Thôi trễ rồi, tôi mến chào mọi người nhé. Mong sớm có ngày gặp lại.
- Giáo dân: Dạ, cám ơn cha, chào cha nhé. Nếu có dịp, mời cha về dâng lễ cầu nguyện cho giáo họ chúng con nhé!
- C G. Quang: Đúng vậy, có dịp tôi sẽ trở lại thăm và cùng dâng lễ với anh chị em. Cám ơn anh chị em rất nhiều. Chào mọi người nhé!
- Giáo dân: Chúng con cũng cám ơn cha rất nhiều! Chào cha.
Những nét văn hóa truyền thống của tổ tiên ta trên quê hương Việt nam hiện nay đã thay đổi một phần nào rồi, do hoàn cảnh mới và những điều xấu len vào:
1/ Phá thai đứng hàng đầu thế giới: Ở nước ta, năm 1997, mỗi phút có 3 vụ nạo thai, tổng cộng một năm có một triệu bốn trăm ngàn vụ nạo thai (Báo Tuổi Trẻ số 59 ra ngày 16/5/1998). Lấy số dân ta năm 1997 đối chiếu với số phá thai, nguời ta thấy ở nước ta có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.Hiện nay (năm 2007), số phá thai lên đến ba triệu.
2/ Văn hóa “chữ trinh”: đời sống hưởng thụ vật chất và hình như phải kết thúc cuối cùng là hưởng thụ sắc dục. Dân giàu có nhậu nhẹt rồi tìm thú vui. Một số học sinh cũng tìm đến thú vui rồi đi nạo thai. Quan niệm “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” đang bị “tuột thắng”. Nhiều phụ huynh lo lắng cho con cái nhưng không yên tâm. Mấy đứa cháu của tôi vào Saigon học, được gửi nơi các Soeurs mà cha me chúng cũng lo lắng, không an tâm.
3/ Gia đình: Ở Saigon, năm 1990 có khoảng 5000 gia đình được Toà án cho ly hôn, năm 2007 có trên 11.000 gia đình tan rã. Con cái phải gánh hậu quả quá nặng nề: bỏ học, nghiện héroine, nhiễm HIV/Aids. ..
Kết quả cuộc điều tra về gia đình của Bộ Văn hóa-Thể thao và du lich phối hợp với UNICEF công bố ngày 26-6-2008 cho biết: một phần năm ông bố phải đi làm xa, một phần mười cha mẹ không săn sóc con (nhờ người khác nhất là ỷ vào nhà trường). Tỷ lệ ly hôn ở thành thị là 3,3%, ở thôn quê là 2,4%, nữ xin ly hôn gấp đôi nam (so với Mỹ là 50%, với Singapor là 35%, bạo lực gia đình 21,2% (chồng đánh vợ hoặc sỉ nhục vợ), xu hương gia đình chỉ có hai thế hệ (cha mẹ và con cái) 70%, mẹ săn sóc con cái dưới 15 tuổi gấp sáu lần bố.
Những tệ nạn nầy lan ra ngày càng nhiều mặc cho báo chí lên tiếng báo động, mặc cho các nhà giáo dục,tôn giáo hoạt động cố gắng ngăn ngừa. Chúng chöa thể làm băng hoại xã hội,nhưng chúng là ung nhọt đưa một số người không nhỏ đến chỗ chết, tạo ra một vết đen trong xã hội, tạo ra ảnh hưởng xấu lâu dài.
Tuy nhiên, có nhũng điểm hết sức đáng mừng. Đó là lòng nhân ái, tương trợ, tình làng nghĩa xóm còn giữ được... Thí dụ: Giáo xứ chúng tôi đang tổ chức đón nhận thí sinh nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa tới Saigon dự thi,giúp các cô nghèo cả đời chưa biết Saigon là gì đang bị những nguy hiểm xấu rình rập: có chỗ trọ bảo đảm,có cơm ăn miễn phí, có xe máy hai bánh đưa đến địa điểm thi, có các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ. Hôm qua, hôm nay, chúng tôi đã nhận đươc trợ giúp của người tôn giáo khác ngoài giáo xứ: một bà gọi điện thoại đến cho một tạ gạo và một triệu đồng, một chị đến tận nơi đóng góp hai triệu đồng, hai ông đưa đến bốn hộp mì tôm. Và chắc là mấy ngày sau cho tới ngày thi, chúng tôi còn nhận sự tiếp tay nữa. Rồi các tạp tục tốt sống mạnh, khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, “tôn sư trọng đạo” v.v... mà có lúc bỏ quên.
Đó là thành phần trung lưu hoạt động hiệu quả đến nổi các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn yên tâm rót tiền vào mặc dầu có lạm phát khá cao ở Việt nam.
Đó là giới sinh viên càng ngày càng tăng cả ở vùng sâu vùng xa nghèo, mặc dầu ra trường không dễ gì tìm được việc làm đúng khả năng của mình.
Người Công giáo Việt Nam sống bên Mỹ? Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa kỳ nói tại Toà Tổng Giám mục Saigon: "Người Công gíáo Việt nam ở bên Mỹ đã có những việc rất đáng khen và cũng có người làm việc xấu, làm gương xấu... Ngài khen hơn là chê. Đây là lời dạy phải làm điều tốt, sống ở xứ người muốn được người ta chấp nhận phải sống tốt.
Ở đây xin nói vài trường hợp cụ thể “biết sống thì tốt”:
Một gia đình tôi quen biết sang Mỹ mới được sáu tháng, đứa con gái 16 tuổi rời gia đình đi làm móng tay, đưá con trai 14 tuổi nói với bố: "Bố muốn vào phòng con, phải gõ cửa trước".
Dì ruột của tôi sống ở Mỹ, nói với tôi trong điện thoại về mấy đứa cháu: Con gái của con Y, nó đi lính sang Irak để có tiền trợ cấp đi học sau nầy. Còn con đầu học bác sĩ, cha mẹ nó nói: bố mẹ phải làm ăn vất vả để cho con ăn học, khi làm bác sĩ con phải giúp các em học…
Một gia đình họ hàng với tôi ở Đức nói: thầy giáo đứng lớp có hai đứa con ông đang học, dạy về sinh lý, giải thích rồi phát bao cao su cho bên nữ và dạy “thử”... Hai đứá nầy không chịu, người bạn gái người Đức của chúng đe “mách với thầy” vì không nghe lời thầy. Không hiểu bên Mỹ có thứ thực nghiệm như vạy không?
Bác của tôi (kêu bà nội tôi bằng cô ruột), đi Mỹ từ nãm 1950 về Việt nam năm 1995, đưa tôi đi ăn thịt chó bảy món ỏ Bảy Hiền với người con trai bác sĩ không biết nói tiếng Việt. Bạn học của tôi trước khi chết chỉ nói tới đứa trai út không biết nói tiếng Việt đang sống với mẹ và anh chị em bên Mỹ. Cháu của tôi ở Úc về, học lớp sáu nói tiếng Việt rất thạo vì bố mẹ cháu nghe lời tôi dặn mời thầy giáo tới nhà dạy tiếng Việt cho cháu.
Người Công giáo Việt nam sống ở ngoại quốc sống trong bầu khí tự do thật thoải mái, tha hồ phê bình, chỉ trích, “chửi” vì ở nhà không làm theo ý mình. Một là không đặt mình vào hoàn cảnh người khác nên hết sức chủ quan, hai là đã đánh mất truyền thống “trọng đạo” của người Việt, nhất là đặt vào truyền thống gia phong Việt. Nhưng cũng trong cuộc sống đó bao nhiêu người Việt có những bằng cấp cao nếu họ sống ở nhà làm gì có bằng cấp như vậy. Kinh tế khá giả, họ trợ cấp cho gia đình ở nhà, công đức xây cất công trình đạo đức v.v, ơn gọi có hoàn cảnh phát triển mặc dầu bây giờ giảm và trong tương lai trở thành hiếm, điều nầy cũng đúng quy luật thôi.
Người Việt Công giáo đang sống bên Mỹ, nếu sống thành cộng đoàn giáo xứ, có nhà thờ riêng, hoặc trong giáo xứ Mỹ nhưng có lễ riêng cho giáo dân Việt, sinh hoạt truyền thống Việt nam còn giữ được, ngoài ra thì dễ dàng mất gốc. Nhưng quan trọng nhất là gia đình: người ra đi là cha mẹ giữ nguyên văn hóa, tập tục của đất mẹ, đến thế hệ con cháu đi từ bé nhỏ hoặc sinh tại đất người, dễ bị đồng hoá với dân sở tại, mất gốc nếu không có một chương trình giáo dục để giữ lấy gốc.
Cha mẹ người Việt lo lắng cho con cái ở Mỹ hay ở Việt nam có lẽ cũng giống nhau vì dựa trên truyền thống văn hoá Việt nam, nhưng xã hội luôn luôn chuyển biến, thay đổi, giữ lấy cái gốc là một thử thách nhất là trong một xã hội nước ngoài. Thiết nghĩ ở Việt nam những điều tôi kể trên đây thuộc loại “chuyện nhỏ” nhưng ở ngoại quốc đối với người Việt là “chuyện lớn’ vì nó có thể làm mất gốc Việt.
Đến thăm Giáo xứ Chính Tòa vào một ngày nắng đẹp cuối tháng sáu này, hình ảnh đầu tiên mà chúng ta bắt gặp là tượng Đức Mẹ đứng yêu kiều nhìn ra con phố chính Hoàng Văn Thụ. Ngôi nhà thờ chính tòa nằm tọa lạc ngay trên con đường trung tâm và rợp mát bóng cây của thành phố Hải Phòng. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1876 dưới thời Đức cha Giuse Teresa Hiến và được tu sửa theo kiến trúc hiện đại và thông thoáng khi cha Cố Antôn Nguyễn Văn Hiệu về coi xứ tại đây. Trải qua thời gian, qua các đời cha xứ, nhà thờ chính tòa vẫn luôn là trung tâm diễn ra các thánh lễ và hoạt động quan trọng của Giáo phận. Giáo xứ với gần 2000 nhân danh bao gồm các Giáo họ Anrê Phú Yên, Cống Mỹ, Bến Bính và nhà xứ Chính Tòa. Điều đặc biệt hơn nữa là những người dân của giáo họ Bến Bính từ lâu hầu hết sinh sống bằng nghề thuyền chài giống như công việc của thánh quan thầy Phêrô mà họ đã nhận làm đấng bảo trợ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử truyền thống đức tin, Giáo xứ xứng đáng được gọi với cái tên là giáo xứ Mẹ của địa phận Hải Phòng.
Ngay từ đầu giờ chiều, không khí trong Giáo xứ đã rộn ràng với lễ trao phần thưởng cho các em học sinh giỏi và lễ phát động gây qũy khuyến học của gia đình Thánh Gia trong Phủ xứ nhân ngày lễ quan thầy. Đến dự buổi lễ trao phần thưởng có Cha xứ chính tòa Giuse Nguyễn Văn Thông, Ban hành giáo hai Giáo xứ Chính Tòa và An Tân. Chia sẻ tâm tình cùng gia đình Thánh Gia và các em thiếu nhi, cha xứ đã đề cập đến vai trò của gia đình trong việc nuôi dạy con cái đặc biệt là vai trò của gia đình Công Giáo trong xã hội hôm nay và cách riêng trong việc nuôi dạy và giáo dục đời sống đức tin cho con trẻ. Buổi lễ diễn ra trong bầu khi ấm tình gia đình và đem đến cho các em thiếu nhi nguồn động viên khích lệ lớn trong học văn hóa và giáo lý.
Đúng 17 giờ 30 phút, cuộc rước cung nghinh trong thể tượng thánh Phêrô và Phaolô quanh khuôn viên nhà xứ được bắt đầu với sự tham gia của các hội đoàn đạo đức trong và ngoài giáo xứ.
18 giờ 30 phút, bài ca nhập lễ với âm hưởng trầm hùng được cất lên “ Hai người tiên phong, hai sao sáng đi đôi và hai tướng anh hùng” cũng là lúc đoàn đồng tế tiến vào thánh đường. Trong niềm vui hân hoan, giáo xứ Chính tòa được đón tiếp sự hiện diện của Đức giám mục Giáo phận chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế với Ngài có Cha xứ chính tòa Giuse Nguyễn Văn Thông và thầy phó tế Giuse Nguyễn Trần Châu.
Trước khi bước vào thánh lễ, Ban hành giáo xứ Chính tòa hân hoan đón nhận những lẵng hoa chúc mừng của các Giáo xứ bạn, của chính quyền địa phương và các hội đoàn đạo đức cùng về tham dự thánh lễ. Vì thánh lễ quan thầy trùng vào đúng ngày lễ Chúa Nhật trong giáo xứ nên đã có rất đông giáo dân trong nội thành Hải Phòng đã đến hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Giáo xứ.
Trong lời ngỏ đầu lễ, Đức Cha thật khéo léo khi nói đến vai trò của nhà thờ chính tòa Hải Phòng. Mỗi người thường chỉ nhớ đến nhà thờ Chính tòa như là nơi tổ chức các ngày lễ quan trọng của Giáo phận nhưng ngày hôm nay nhắc nhớ mọi người cùng nhớ đến một nhà xứ Chính tòa đang long trọng mừng kính ngày lễ quan thầy và cùng hiệp ý cầu nguyện cho giáo xứ Hải Phòng nhân ngày lễ trọng đại này.
Với bài giảng tâm tình và sâu sắc, Đức cha đã đưa cả cộng đoàn cùng trở lại những ngày đầu của Giáo hội sơ khai và được gặp gỡ với hai con người, hai nhân vật trụ cột của Giáo hội: thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ. Các Ngài là hai nốt nhạc mang âm sắc riêng trong một bản nhạc nhưng cùng tạo nên giai điệu tuyệt vời cho bản nhạc ấy. Hai con người với hai hoàn cảnh xuất thân khác nhau, hai tầng lớp khác nhau: trí thức và thuyền chài, nhưng cả hai đã trở thành nền móng và cột trụ của Giáo hội. Một người rao giảng Tin Mừng cho dân riêng được Chúa tuyển chọn, còn một người rao giảng cho dân ngoại. Ngôi nhà sẽ không thể trở thành nhà nếu không được xây lên từ nền móng hay mất đi trụ cột của nó. Qua đó, nhìn lên mẫu gương của các Ngài chúng ta được nuôi dưỡng niềm hy vọng. Mỗi người dù ở tầng lớp nào, địa vị nào trong xã hội và Giáo hội cũng đều được mời gọi trở nên những tông đồ nhiệt thành của Hội Thánh và những chứng tá đích thực của Đức Kitô. Vì thế ngày lễ kính thánh Phêrô và Phaolô là dịp để chúng ta cùng suy gẫm và cầu nguyện cho Giáo hội và cách riêng là cho xứ Chính tòa Hải Phòng. Nơi có vai trò quan trọng trong các hoạt động lễ nghi của Giáo phận để giáo xứ Chính tòa xứng đáng là Giáo xứ Mẹ, là khối óc của Giáo phận Hải Phòng.
Với mỗi ai đến tham dự thánh lễ ngày hôm nay, thực sự là một ngày lễ có ý nghĩa riêng với mỗi người. Và nó đặc biệt hơn đối với mỗi giáo dân giáo xứ Chính Tòa. Nhìn lại cả chuỗi hành trình đức tin của người dân trong Giáo xứ với cuộc sống di cư từ mọi nơi đến chốn đô thị bon chen nghiệt ngã để kiếm sống, hay cuộc sống mưu sinh của những người dân vạn chài Bến Bính từ bao đời vẫn không làm mất đi truyền thống đức tin được tôi luyện và nuôi dưỡng trong ơn riêng Thiên Chúa.
Lạy Chúa, giữa cuộc sống còn biết bao điều trăn trở, giữa một xã hội mà kinh tế và tiền tài đang làm chủ con người đặc biệt nơi chốn thành thị này. Xin cho những người dân đang sống nơi đây, biết gạn lọc trong những âm thanh hỗn độn ấy để nghe được tiếng Chúa nói. Để rồi họ sẽ không bị trượt dài trên con dốc đầy bóng tối tội lỗi, và họ nghe được tiếng Chúa mời gọi “Hãy theo Thầy”
Xin mượn lời của bài ca tạ lễ mà ca đoàn vừa hát lên: “Đẹp thay, ôi đẹp thay, những bước chân gieo mầm cứu rỗi. Đẹp thay, ôi đẹp thay, những bước chân rảo khắp nẻo đường. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vui sướng. Ai gieo trong nước mắt, sẽ về giữa tiếng cười” để ca ngoại những đôi chân đang miệt mài dấn thân theo gương hai thánh tông đồ đang làm chứng giữa cuộc đời hôm nay, những người con của giáo xứ Mẹ mến yêu. Và rồi những hạt giống tình yêu sẽ trổ sinh dồi dào trên cánh đồng truyền giáo.
Giai đoạn ba của cuộc sống hôn nhân trải dài khoảng từ năm 50 tuổi đến lúc một trong hai người phối ngẫu qua đời, thường là người chồng qua đời trước, theo thống kê. Tuy nhiên, thường thường thần chết không gõ cửa ít nhất từ 20 đến 25 năm, nhờ các tiến bộ về sức khỏe và y khoa trong thời đại ta. Ðây là những năm tháng trong đó hai vợ chồng lại diện đối diện với nhau đơn độc.
Nhiều cuộc nghiên cứu ngày càng cho thấy sự thỏa mãn phu thê bắt đầu giảm đi ngay sau khi cưới nhau và nhất là khi các con chào đời, tiếp tục ở mức độ thấp nhưng sẽ lên lại trong giai đoạn ba này khi các con đã rời gia đình (1,2).
Mặc dù các biến cố trong giai đoạn này lấn từ giai đọan trước, nhưng ở đây ta sẽ xem sét chúng chủ yếu như thuộc về giai đoạn ba này.
CHIỀU KÍCH XÃ HỘI
Trong các năm này, các biến cố xã hội chính bao gồm chức vụ của chồng nơi sở làm, cha mẹ đôi bên bị bệnh hoặc chết và con cái thành lập gia đình.
Việc làm của người chồng đã được nhắc đến rồi. Tuổi 40 phủ lấn qua tuổi 50 và người chồng nhận ra khá rõ là ông đã lên đến điểm cao nhất của nghề nghiệp. Những công nhân thuộc các giai cấp kinh tế xã hội thấp có lẽ đã đạt tới cái điểm đó sớm hơn nhiều, có thể ở tuổi 20 hay 30, và do đó phương thế tiến thân duy nhất còn lại chỉ là việc tăng lương bình thường. Không những thế, các chuyên gia và quản trị viên còn có thể mất việc hoặc phải về hưu sớm.
Trong những hoàn cảnh như vậy, người vợ phải biết nâng đỡ chồng. Bà phải biết cách tái lập lòng tự hào nơi chồng nếu các tham vọng của ông lớn hơn các tài năng của ông. Vì những lúc như thế, người chồng thấy tinh thần mình xuống rất thấp, bất an và do đó mất hết tự hào. Người vợ có nhiệm vụ và trách nhiệm đem lại niềm tự tin cho chồng bằng cách làm ông thấy ông đáng được yêu thương bất kể có đạt được các thành tích hay không. Bà cũng cần phải nâng đỡ ông như thế khi ông bị mất việc hoặc phải về hưu sớm. Những hoàn cảnh như thế cực kỳ đau buồn ám ảnh vì không những làm giảm lòng tự hào của người chồng, chúng còn gây ra những hiệu quả tiêu cực khác nữa. Người chồng có thể vì vậy mà đâm ra cau có, luôn mồm ta thán, do đó có thể buông ra những thóa mạ và đôi khi bạo hành. Thất chí hơn, người đàn ông như thế có thể đi vào đường rượu chè hoặc ngay cả tự sát. Nhiệm vụ của người vợ là xoa dịu những vết thương do tình trạng vô tích sự bề ngoài gây ra hiện đang tràn ngập tâm hồn người chồng. Tỏ tình âu yếm, ân ái tính dục, khuyến khích và duy trì hy vọng, nếu thực tiễn, có thể duy trì được tinh thần người chồng cho đến khi một giải pháp làm việc có thể đạt được.
Trong những năm này, cha mẹ đôi bên có thể mắc bệnh hoặc chết. Cả hai đều có trách nhiệm phải săn sóc cha mẹ yếu đau và đôi khi cung cấp nơi ăn chốn ở cho người còn sống. Nếu liên hệ giữa vợ chồng còn khắng khít tốt đẹp, chắc chắn hai người sẽ giúp nhau chăm sóc cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ trong những hoàn cảnh ấy. Trái lại, nếu có sự căng thẳng trong liên hệ vợ chồng hoặc với cha mẹ mình hoặc với nhạc gia, thì việc một bậc sinh thành bị bệnh hoặc phải tới cư ngụ tại nhà mình sẽ là nguồn gốc cho khá nhiều kình chống căng thẳng.
Việc cha hoặc mẹ già đến cư ngụ đôi khi trùng hợp với việc các con đi lập gia đình. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, con cái rất có thể chỉ thích ăn nằm với nhau trước hôn nhân, chung sống với bạn trai bạn gái chứ không chịu cưới xin chi cả; tác phong này có thể gây bàng hoàng cho cha mẹ và là nguồn gốc gây nên những buồn phiền đáng kể cho họ. Nhất là nếu bà mẹ không chấp thuận đứa con rể tương lai, thì cuộc hôn nhân này chắc chắn sẽ tiến hành mà không có sự chấp nhận của mẹ cha (3). Ðây sẽ là một mất mát lớn cho các cô dâu thuộc các giai cấp xã hội thấp nhất, trong đó, theo truyền thống, giữa mẹ và con gái thường có mối dây liên hệ rất chặt chẽ.
Bình thường mà xét, nếu giữa hai bên và gia đình vẫn còn thiện chí, thì những vấn đề trên có thể vượt qua được. Ông bà có thể hoặc cư ngụ tại nhà của hai vợ chồng hoặc vẫn tiếp tục ở nhà riêng nhưng được vợ chồng đến thăm nom thường xuyên. Các con thì thường có quan hệ tốt với cha mẹ, nên chắc chắn một mối liên hệ mới sẽ phát sinh trong đó con cái được coi như những người đã trưởng thành.
Việc các con rời khỏi gia đình đem lại cho cha mẹ nhiều tự do hơn, nhờ thế cha mẹ chú tâm đến nhau nhiều hơn. Cho đến lúc về hưu, lợi tức thu nhập thường cao mà chi phí lại giảm, thời gian bên nhau nhiều hơn, nên vợ chồng có thể có cơ hội đi du lịch, thăm thú những nơi, những người và những hoàn cảnh mới lạ. Ðây cũng là thời gian hai vợ chồng học được những thú tiêu khiển mới.
Sau cùng, đến việc người chồng về hưu, cũng có thể cả người vợ nữa. Phần lớn các ông chuẩn bị sẵn sàng để về hưu, nhưng một số lại không; thực thế, nhiều người cố ý không chịu thừa nhận cái biến cố đang đến kia và đo đó khi nó đến, họ như bị chưng hửng. Bởi thế đôi khi cái thời điểm về hưu gây cho người ta khá đau khổ, đặc biệt nếu người về hưu không biết dùng thì giờ làm chi. Người như thế có thể lâm vào tình trạng lo âu và ngay cả trầm cảm nữa.
Như thế, ta thấy trong giai đoạn hôn nhân này, các con đến tuổi thiếu niên lên đường rời bỏ gia đình, để lại hai vợ chồng một mình, nhưng hai vợ chồng có thể được yêu cầu phải giúp đỡ cha mẹ mình. Dù thế nào, họ cũng được đôi chút tự do hơn để làm những điều họ thích, những điều mà trước đây họ không làm được.
CHIỀU KÍCH THỂ LÝ
Ðây là giai đoạn hai vợ chồng thường hay đau yếu. Nỗi sợ căn bản mà cơn bệnh trong giai đoạn này gây ra là nguy cơ người bạn đời hoặc ra đi vĩnh viễn hoặc bị tê liệt. Mỗi cặp vợ chồng đều có một thái độ khác nhau đối với bệnh tật. Có những người chồng hoặc người vợ thấy việc chăm sóc bạn mình là chuyện khó. Thực thế, họ thấy sự thụ động và sự bất lực do cơn bệnh gây ra làm họ lo âu và hết sức bất ổn. Họ thấy mình bó buộc phải chăm sóc người bạn đời bị yếu đau nhưng rất miễn cưỡng, một sự miễn cưỡng không phải vì dửng dưng, nhưng vì sợ chính cơn bệnh. Trong hoàn cảnh ấy, người bạn đời đương nhiên sẽ cảm thấy đắng cay, đặc biệt khi họ phải đau yếu luôn nhưng hễ cần đến sự trợ giúp thì sự trợ giúp ấy không đến.
Một lần nữa không nên vội kết luận là người phối ngẫu kia ích kỷ. Nếu bệnh hoạn là cái làm người ta hãi sợ, thì đương nhiên người ta có khuynh hướng tránh xa nó. Nhưng tại sao bệnh tật làm họ khiếp đảm? Vì không những họ sợ chính họ sẽ mắc bệnh hoặc họ không biết chăm sóc chu đáo, nhưng họ còn sợ sự độc lập của mình bị đe doạ nữa. Bất cứ ai cần sự giúp đỡ cũng là một mối đe dọa đối với nhu cầu được người khác chăm sóc của mình, một nhu cầu mình không muốn nói ra. Thái độ đối với bệnh tật này đôi khi đã có ngay ở buổi đầu mới cưới nhau, nhưng cũng có thể chỉ mới xuất hiện trong giai đoạn này khi tần số những lần mang bệnh và độ nặng của bệnh trở thành thường xuyên hơn. Ðôi khi chính người bệnh lại không muốn được chăm sóc vì họ cảm thấy sự độc lập của họ bị đe doạ. Thực vậy, bệnh tật là trở về với sự lệ tthuộc như lúc còn thơ, một sự lệ thuộc hoàn toàn không chấp nhận được. Người có tác phong này chống lại việc chăm sóc nuôi nấng, mà họ gọi là việc chăm bẵm (fuss), vì họ thấy họ mất tư cách người lớn để trở thành như những đưá trẻ bất lực.
Ðời sống tính dục của hai vợ chồng trong giai đoạn này, trong những năm gần đây, đã được chú ý rất nhiều. Trong nhiều thế kỷ, giao hợp tính dục vốn được quan niệm chủ yếu để sinh con, và chu kỳ sống của con người là lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái và khi các con lớn khôn đến tuổi sẵn sàng lấy vợ lấy chồng thì cha mẹ qua đời. Ngày nay, càng ngày tính dục càng được nhìn như một kinh nghiệm hiệp nhất và đầy yêu thương vẫn còn ý nghĩa sau cả thời gian sinh con. Với cái nhìn này, việc tắt kinh của phụ nữ, xẩy ra khoảng năm 50 tuổi, không phải là dấu hiệu để người ta ngưng việc giao hợp nữa. Tắt kinh không hề có hiệu quả gì đối với tần số những lần làm tình hoặc cái khoái cảm do việc làm tình đưa lại. Tuy nhiên những người đàn bà vốn gặp khó khăn từ trước có thể viện cớ đó để lý giải cho việc không thích giao hợp của mình (4). Phúc trình Kinsey cho hay khoảng 11% phụ nữ không đạt được khoái ngất hoặc không vui hưởng được tính dục với chồng mình sau 20 lấy nhau (5). Tuy nhiên đấy chỉ là số nhỏ, tuyệt đại đa số các cặp vợ chồng vẫn vui hưởng một đời sống tính dục đến tận những năm 60, 70 và ngay cả 80 tuổi nữa (6).
Tuy nhiên trong giai đoạn này, đe dọa chính cản trở việc giao hợp tính dục không đến từ người vợ, mà lại đến từ người chồng do chứng bất lực bắt đầu tăng cao. Kinsey tính ra có đến 6.7% đàn ông bất lực lúc 50 tuổi, 18.4% lúc 60, 27% lúc 70 và 75% lúc 80 (7). Ðôi khi bất lực xẩy ra ở tuổi 40 đối với những người đàn ông có sung lượng tính dục thấp và cả đời ít khi giao hợp (8).
Như thế có chứng cớ cho thấy các yếu tố sinh học đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sung lực tính dục và đo đó trong việc tạo ra bất lực. Thực thế, việc chẩn đoán cho thấy việc phục hồi rất nhỏ nhoi nếu sự bất lực đã liên tục hiện diện từ 3 đến 5 năm (9,10,11). Trong những năm này, mặc dù khó có thể giúp gì được cho các cặp vợ chồng nạn nhân của bất lực, tuy thế vẫn có hy vọng cải thiện phần nào nếu đừng chần chờ quá lâu.
Giai đoạn này vẫn không tránh khỏi những vụ đi ngang về tắt. Thực thế, tuổi già có thể khuấy lên nỗi lo âu là mình hết còn hiệu quả về tính dục và do đó cả hai có thể buông thả về phương diện này. Một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy phân nửa số ông chồng có con đã rời gia đình đã phát biểu ý muốn đi ngang về tắt, và một phần tư thực sự đã thực hiện điều ấy (12). Một cuộc nghiên cứu khác cũng tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng một phần ba các bà vợ cũng đã có những cuộc tình ngoài hôn nhân (13).
Tóm lại, hình ảnh tổng quan về sinh hoạt tính dục trong giai đoạn này là nó xẩy ra ít hơn, nhưng biên tế liên tục và vui hưởng ít nhiều thì rất khác nhau. Một phần tư các ông chồng và một phần ba các bà vợ đã ngoại tình. Cũng như đối với các giai đoạn trước, không nên coi thường việc ngoại tình, trái lại phải khảo sát nó cẩn thận. Nó như lời cảnh cáo phát ra rất to và rất rõ gửi đến các người phối ngẫu. Thay vì đào đất chôn nó, ta cần tìm hiểu về nó, và, nếu có thể, thì sửa chữa các nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân có thể là mối liên hệ đang xuống giốc, hoặc sinh hoạt tính dục không đầy đủ. Cần phải đưa ra những bước cần thiết để cải thiện cả hai trường hợp. Sự đe dọa bị mất người bạn đời do hành vi ngoại tình đem đến là mối lo âu sao suyến rất có hại cần được giảm thiểu càng sớm càng tốt.
CHIỀU KÍCH XÚC CẢM
Một trong những kiểu thức gây ra trục trặc trong đời sống hôn nhân trong giai đoạn này có liên quan mật thiết với những dịp khiến người ta ngoại tình. Dịp đó đương nhiên là lúc các con ra đi để cha mẹ lại nhà đơn độc, và tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn nếu giữa hai người vốn không có một liên hệ tốt đẹp nào. Ðiều này dĩ nhiên ít khi có, nhưng nếu có thì hết sức đau khổ.
Ðây là vấn đề đặc biệt xẩy ra trong giai đoạn ba này. Tuy nhiên có những khó khăn tiếp diễn từ các giai đoạn trước. Tỷ dụ, sự chuyển dịch về xúc cảm từ lệ thuộc qua tự lập, việc lên sắc bản ngã và đạt được lòng tự hào, đối với một số các cặp vợ chồng, có thể vẫn còn tiếp tục xẩy ra trong giai đoạn này.
Theo Jung, đối với đại đa số các cặp vợ chồng, thì những năm cuối này được coi như những năm, trong đó các đối thể được tổng hợp hóa (14). Ðiều này có nghĩa là dần dần những khía cạnh thấp kém của một con người, còn được gọi là những cái bóng của họ, sẽ được hội nhập vào thực tại hữu thức của bản ngã. Khía cạnh nữ tính nơi người đàn ông sẽ hòa nhập làm một với thực tại nam tính vốn đang trổi vượt, và khía cạnh nam tính nơi người đàn bà sẽ hòa nhập làm một với thực tại nữ tính của họ. Người đàn ông, với năm tháng, sẽ "mềm dịu" (mellow) ra; còn người đàn bà sẽ dần dần thâu lượm được các đặc tính của người đàn ông. "Như thế, nơi con người cũng như nơi thần thánh, để thực hiện được toàn vẹn tính (wholeness), các đối thể sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau; điều thiện và điều ác, hữu thức và vô thức, nam tính và nữ tính, bóng tối và ánh sáng đều được nâng lên một tổng hợp trong cái gọi là hợp thể của các đối thể (conjunctio oppositorum)" (15). Sự hội nhập tâm lý các đối thể dẫn đến ý niệm bản ngã hay cái tự thân (self), tức cái toàn vẹn tính duy nhất của nhân cách, sẽ xẩy ra trong giai đoạn này theo những mức độ khác nhau. Hai vợ chồng xáp lại gần nhau vì các bản ngã đã được hội nhập nay đã gặp nhau. Họ hiểu nhau và tương cảm với nhau nhiều hơn gấp bội, vì nhân cách họ đã, một cách hữu thức, vươn tới cái toàn vẹn tính của tự thân.
Như vậy, đối với đại đa số các cặp vợ chồng, giai đoạn ba này là giai đoạn đầy hân hoan vì tình đồng hành cũng như việc chia sẻ các sinh hoạt giải trí gia tăng rất nhiều (16,17), mặt khác cũng vì sự thông đạt hai chiều về xúc cảm đã sâu sắc đủ để ngày càng nhận ra cái nên một của mình.
Hơn nữa, đời sống hôn nhân của chính con cái họ nay đã trở nên quan trọng, đặc biệt với việc chào đời của các cháu. Nếu họ còn giữ được liên hệ tốt với các con, thì nay họ có thể giúp con giữ các cháu để bớt cho con phần nào áp lực trong nhiệm vụ làm cha mẹ. Ông bà có niềm vui chăm sóc các cháu mà không chịu trách nhiệm phải làm cha làm mẹ. Ðây là một sắp xếp thuận tiện cho mọi người. Nhưng sự trợ giúp đối với các con đã lập gia đình còn đi xa hơn thế, nó hướng tới sự nâng đỡ liên tục về xã hội, về xúc cảm và về vật chất cho đến lúc các vai trò được đảo lại nghĩa là lúc con cái chăm sóc lại cha mẹ già.
CHIỀU KÍCH TRI THỨC
Sự tổng hợp về xúc cảm đã nhắc ở trên cũng xẩy ra trên bình diện tri thức. Hai vợ chồng biến đổi các kiến thức và kỹ năng của họ thành túi khôn. Sự gạn lọc tinh chế các kiến thức này làm cho sự thông đạt của họ trở thành có ý nghĩa nhiều hơn gấp bội. Các sở thích có thể trăm hoa đua nở và bên cạnh những việc hai bên cùng làm chung với nhau, có những sở thích mà mỗi người có thể theo đuổi riêng.
CHIỀU KÍCH TÂM LINH
Sự biến thể từ kiến thức qua túi khôn cùng với việc hội nhập bản ngã sẽ dẫn hai vợ chồng đến chỗ cởi mở, đến các giá trị, các thái độ và nhu cầu mới mẻ. Phương diện tâm linh sẽ được cảm nhận với một ý nghĩa mới sau khi khía cạnh vật chất đã được thỏa mãn. Những người đàn ông và những người đàn bà sẽ khởi đầu cuộc hành trình thứ hai trong đó việc phục vụ người khác đóng một vai trò quan trọng hơn lợi nhuận tiền bạc (18). Người đàn ông trong tuổi 40 hoặc 50 có thể thay đổi chức nghiệp để đi tu làm linh mục, làm nhân viên xã hội hoặc làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng. Cũng vậy, người đàn bà, sau khi hoàn tất nhiệm vụ nuôi con, có thể bắt đầu công tác giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là những giá trị có hướng tâm linh này phải được cả hai vợ chồng cùng chia sẻ, nếu không sẽ có sự chia rẽ về sở thích giữa hai người.
Với tuổi càng cao, việc đi tìm Chúa hoặc một sức mạnh siêu việt nào đó sẽ càng đi vào chiều sâu. Ðây là một tìm kiếm sâu sắc về ý nghĩa của đời người. Liên hệ giữa hai vợ chồng vốn cho họ một cảm nhận, một mùi vị nào đó về nội tại tính của đấng thiêng liêng qua tình yêu họ chia sẻ với nhau. Nay là lúc họ đi tìm nguồn gốc, đi tìm cái thực tại siêu việt sẽ chiếm hữu họ và sẽ đem lại năng lực cho cuộc đời họ trong những năm còn lại này.
Nhiều người cho rằng trong những năm này, việc đi tìm Chúa chỉ là một dự án bảo hiểm có tính tuyệt vọng. Người đàn ông cũng như người đàn bà sợ phải chết khi không có đức tin. Ðó chưa hẳn là câu trả lời. Vì nhiều người chết tuy không chính thức theo một tôn giáo nào nhưng vẫn khát khao một đấng thiêng liêng mà mình mới chỉ được thoả mãn một phần.
Hôn nhân, với những cơ may nhiều mặt của nó về yêu thương và đau khổ, về hy sinh và hân hoan, về tổn thương và tha thứ, cung cấp cho ta những chất liệu thật chủ yếu để ta hướng tâm hồn về nguồn cội của chúng và những năm cuối là những năm ta nhất định lên đường tiến tới cái đích điểm ấy. Ðiều này không có nghĩa là những giai đoạn trước đó của hôn nhân không đem ta tới việc khám phá ra nguồn cội của ta. Nhưng phải nhận rằng những năm trước đây, những ưu tiên khẩn cấp khác đã làm giảm đi một phần cường độ của sự tìm kiếm ấy. Muốn tìm ra đấng tạo ra mình và đấng cứu chuộc mình, người ta cần phải phần nào rút ra khỏi những việc trần thế và những năm cuối cùng này quả có khuyến khích việc ấy.
NGƯỜI PHỐI NGẨU QUA ÐỜI
Giai đoạn ba chấm dứt với việc một trong hai người phối ngẫu qua đời, phần lớn là người chồng. Ðương nhiên sẽ có thời gian tang chế đau buồn, đôi khi trầm trọng đến thành sầu khổ thất thần, nhưng điều đó khá hiếm (19). Thường hơn ta thấy có thời gian tang chế đau buồn, rồi dần dần, người quá vãng sẽ được nhớ đến qua các hình ảnh đã được nội tâm hóa trong những năm sống chung. Những hình ảnh này vừa tượng hình vừa gợi cảm và một hoài niệm mạnh mẽ sẽ được duy trì và củng cố trong những năm kế tiếp. Những ngày kỵ giỗ là những dịp tưởng nhớ sâu sắc về người quá vãng và trong truyền thống Kitô giáo, ta có ngày lễ Các Thánh và ngày lễ Các Ðẳng Linh hồn dùng để nhắc nhớ và cử hành thực tại hiệp nhất giữa người sống và người chết dưới quyền thống trị tối thượng của Ðấng Tối Cao. Ðối với những người có đức tin, cầu nguyện lẽ tất nhiên là phương tiện đối thoại không ngừng giữa người sống và người chết, bởi vì, trong đức tin, sự sống không bao giờ kết thúc - đúng hơn nó biến thể thành liên hệ mầu nhiệm giữa cá nhân và Thiên Chúa.
CON CÁI
Trong giai đoạn ba của hôn nhân, con cái đã trở thành những người trưởng thành với mối liên hệ mới đối với cha mẹ. Lần lượt chúng sẽ tiếp nối nhau đi lập gia đình, và với thời gian, dần dần sẽ có sự đảo ngược các vai trò lệ thuộc. Vì chính cha mẹ sẽ trở thành những người lệ thuộc về xúc cảm và đôi khi về vật chất nữa. Chu kỳ sự sống trong gia đình bảo tồn được liên tục tính của mối liên hệ, bao lâu còn bảo tồn được, từ thế hệ này qua thế hệ khác trong một tương quan bất tận nhưng luôn luôn đổi thay của tình yêu.
TÓM LƯỢC
Ba giai đoạn của hôn nhân với những đặc điểm cá biệt nhắc ta nhớ rằng hôn nhân quả là một diễn trình năng động luôn luôn triển khai, mỗi giai đoạn đều có những nét riêng của nó. Sự sống còn của hôn nhân tùy thuộc việc liên tục thể hiện ở mức tối thiểu tất cả các chiều kích khác nhau đã kể trên này.
Tài Liệu Tham Khảo:
1. Rollins, B.C., trong Journal of Marriage and The Family (1974) 36, 271.
2. Walker, C., trong Equalities and Inequalities in Family Life (ed. R. Chester and J. Peel). Academic Press, 1977.
3. Thornes, B. And Collard, J., Who Divorces? Routledge and Kegan Paul, 1979.
4. Ballinger, C.B., trong British Mediacl Journal (1976) I, 1183.
5. Kinsey, A.C., et al., Sexual Behaviour in The Human Female. W.B. Saunders, 1953.
6. Masters, W.H., and Johnson, V.E., trong Middle Age and Ageing (ed. B.L. Neugarten). University of Chicago Press, 1968.
7. Kinsey, A.C., Sexual Behaviour in The Human Male. W.B. Saunders, 1948.
8. Ansan, J.M. trong British Journal of Psychiatry.(1975) 127, 737.
9. Johnson, J. trong Journal of Psychosomatic Research (1965) 9, 145.
10. Cooper, A.J., trong British Journal of Psychiatry (1968) 114, 719.
11. Cooper, A.J., trong British Journal of Psychiatry (1969) 115, 709.
12. Johnson, R.E., 'Marital Partners during the Middle years' Ph. D. Dissertation, University of Minnesota, 1968.
13. Levin, R.J., The Redbook Report of Premarital and Extramarital Sex. Redbook, 1975.
14. Moreno, A., Jung, God and Modern Man. Sheldon Press, 1974.
15. Ibid., p.60.
16. Hayes, M.P., and Sinnett, N., trong Journal of Home Economics (1971) 63, 669.
17. Orthner, D.K., trong Journal of Marriage and the Family (1975) 37, 91.
18. O'Collins, G., The Second Journey. Villa Books, Dublin, 1979.
19. Dominian, J., Depression. Collins, 1976.
Trên computer của chúng ta có nhiều chương trình điện toán (application). Chẳng hạn, chương trình Microsoft Word là chương trình để đánh máy văn bản, chương trình Microsoft Windows Explorer là chương trình để tổ chức và tìm kiếm các hồ sơ (file) trên computer...
Khi chúng ta muốn xem một tài liệu trên Internet, chúng ta dùng một chương trình đặc biệt gọi là browser. Chương trình đó có thể là Microsoft Internet Explorer, FireFox.. .
Trong browser đó chúng ta có thể đánh một địa chỉ muốn tìm thí dụ: http://vietcatholic.net để vào VietCatholic, hay nhấn vào một cái link để xem một tài liệu.
VietCatholic có những computer mở thường xuyên 24/24 và nối thường trực vào Internet. Những computer ấy gọi là những servers.
Khi browser trên máy quý vị gởi đến VietCatholic một yêu cầu muốn xem một tài liệu nào đó, thì một trong những servers của VietCatholic đáp trả yêu cầu đó bằng cách gởi nội dung của hồ sơ quý vị muốn xem cho browser của quý vị.
Browser của quý vị thông thường sẽ
1) Lấy xuống (download) toàn bộ nội dung của hồ sơ.
2) Sau khi lấy xong thì hiển thị nội dung đó cho quý vị xem.
Cơ chế đó gọi nôm na là “Rót nước vào ly. Rót xong rồi uống”.
Với những tài liệu dạng văn bản hay có kèm một hai tấm hình kích thước tương đối nhỏ, quý vị sẽ không phải chờ lâu. Đặc biệt, với những computers nối vào Internet bằng broadband thì còn nhanh hơn nữa.
Tuy nhiên, với những tài liệu thuộc dạng video và audio là những hồ sơ có kích thước tương đối lớn (vài chục mega bytes là chuyện thường), thì cái cơ chế “Rót nước vào ly. Rót xong rồi uống” này không chấp nhận được - vì rót lâu quá, người xem nản lòng nếu phải chờ vài chục phút hay thậm chí vài giờ.
Chính vì thế người ta mới nghĩ ra cơ chế khác gọi là “Rót tới đâu – Uống tới đó”. Cụ thể là như thế này:
1) Trên server, người ta cài đặt một chương trình “rót nước”, từ chuyên môn gọi là “Media Streaming”.
2) Trên máy của quý vị, quý vị cần cài đặt một chương trình gọi là một plug-in. Đó là một chương trình nhỏ thêm vào với browser để khi browser gặp tài liệu dạng video hay audio thì nó nhường quyền hành xử cho plug-in này. Cái plug-in đó sẽ phối hợp với cái chương trình Media Streaming trên server để server rót tới đâu thì cái plug-in hiển thị trên máy của quý vị tới đó và quý vị không phải chờ lâu.
Trong mấy năm gần đây cái cơ chế “Rót tới đâu – Uống tới đó” được thực hiện chủ yếu như sau:
1) Trên server người ta cài đặt Adobe Flash Media Streaming Server.
2) Quý vị cài đặt cái plug-in Adobe Flash Player trên máy của mình để xem video.
Adobe Flash Player có thể download miễn phí ở đây: http://www.adobe.com/products/flashplayer/
Chúng ta không mơ hồ là video và audio có những tác dụng chuyên biệt mà các dạng văn bản và hình ảnh tĩnh (static picture) không thể có được. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa các dạng media khác nhau chắc chắn sẽ có những tác dụng rất lớn trong lãnh vực truyền giáo, văn hóa, nghệ thuật và biết đâu cả dòng sinh mệnh của một dân tộc.
Nhưng vấn đề khó khăn lớn nhất vẫn là tài chính. Adobe Flash Player dùng cho các vị độc giả là miễn phí, nhưng VietCatholic phải mua Adobe Flash Media Streaming Server vài ngàn Mỹ Kim. Và không phải mua một lần mà thôi, khi họ upgrade Adobe Flash Player, thì VietCatholic lại phải upgrade cái Adobe Flash Media Streaming Server cho tương hợp (compatible).
Một cách giải quyết đơn giản là dùng YouTube. Đó là cách thức VietCatholic vẫn sử dụng. Tuy nhiên, cách này không phải là hướng lâu dài vì những lý do sau đây:
1) Khi quý vị vào xem một video, xem xong, YouTube thường liệt kê ra một danh sách những video khác nữa hoàn toàn ngoài ý muốn của chúng tôi.
2) Dù chủ trương của YouTube là cấm những video sex nhưng trong thực tế với hàng trăm ngàn video được tung lên YouTube trong một ngày họ không kiểm soát được.
3) Chúng ta không thể giả định ai cũng chia sẻ niềm tin Kitô với chúng ta. Do đó, không thể buộc YouTube, một cơ quan thương mại làm ăn kiếm tiền cũng hành xử như chúng ta.
Thời may, Microsoft nghĩ ra được một cái plugin mới gọi là Silverlight. Cái này không đòi VietCatholic phải mua cái gì gắn trên server. Chỉ cần VietCatholic thảo chương theo đúng yêu cầu của Microsoft thì có thể phát video và audio theo cái cơ chế “Rót tới đâu – Uống tới đó”. Đồng thời, VietCatholic phải mua thêm một cái server mới nữa để chuyên phát video và audio.
Thành ra, muốn xem video và audio của VietCatholic, xin quý cha và anh chị em download Silverlight ở đây: http://www.microsoft.com/SILVERLIGHT/
Trong giai đoạn hiện nay, khi vào xem quý vị có thể thấy là có thể chưa nhanh bằng khi xem YouTube. Nhưng tương lai của Silverlight rất là sáng lạn và hầu như chắc chắn là Microsoft sẽ gắn thẳng luôn vào trong Internet Explorer 8 là browser mới sắp được tung ra. Nhiều người tin chắc rằng trong một tương lai gần Silverlight sẽ qua mặt Adobe Flash Player về mặt tốc độ.
Hiện nay, những video camera càng ngày càng tân kỳ mà lại rẻ tiền. Việc làm một video rõ ràng không cần phải có những studio đắt tiền, hay những kỹ thuật cầu kỳ khó hiểu. Như thế, rõ ràng là Chúa đã đặt vào tay chúng ta một phương tiện mới. Ngày nay không cần vận dụng trí tưởng tượng xa vời cũng có thể hình dung trái đất như một quả cầu nối kết, vo ve với những chuyển dịch điện tử - một hành tinh líu lo được bọc trong bề ngoài tĩnh lặng của không gian. Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng điều này có đóng góp vào sự hình thành nhân bản thực sự và giúp cá nhân cũng như các dân tộc nên đúng như phẩm giá cao trọng của họ không? Tất cả tùy thuộc vào cố gắng của mọi người trong chúng ta.
Quý cha và anh chị em có thể đóng góp vào chương trình VietCatholic Video bằng cách gởi cho chúng tôi những video đặc biệt là những video thuyết giảng, hay những video có tính cách truyền giáo, ủng hộ tài chính, đóng góp ý kiến và trên hết là cầu nguyện cho chúng tôi có sức khoẻ, lòng nhiệt thành và ơn khôn ngoan. Xin trân trọng tri ân quý cha và anh chị em.
ÚC ĐẠI LỢI
Bản Đồ Úc Châu |
Úc Đại Lợi là một đại lục rất lớn, đứng vào hàng thứ 5 trên bản đồ thế giới, chỉ sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Nước Úc có diện tích khoảng 6,100,000 cây số vuông, chu vi 25,600km và có khoảng 11,000 bãi tắm biển đẹp, hấp dẫn nằm chung quanh quốc gia.
Úc Châu là một lục địa độc lập, nổi trên biển Tasman gần Nam Cực. Bắc giáp biển Timor, Nam Dương, đông giáp Thái Bình Dương, tây giáp Ấn Ðộ Dương, nam giáp biển Tasman và Ấn Độ Dương.
Ngày nay thế giới còn đặt cho Úc Châu cái tên là Down Under (Miệt Dưới). Khí hậu nóng bức 4 mùa thay đổi bất thường tùy theo mỗi tiểu bang và ngược lại với các nước Bắc Bán Cầu.
Mùa Xuân từ tháng 10 đến tháng 12, mùa Hè từ tháng Giêng đến tháng Ba, mùa Thu từ tháng Tư đến tháng Sáu và mùa Đông từ tháng Bảy đến tháng Chín. 40% diện tích nước Úc có khí hậu 2 mùa: Phía Bắc và Đông Bắc về mùa nóng có mưa, ấm áp. Khí hậu phía Bắc của Úc Châu giống các miền nhiết đới Á Châu, nên trồng được rất nhiều cây ăn trái như bên Việt Nam: Chôm Chôm. Sầu Riêng, Mít, Xoài, Ổi, Cóc, Mămg Cầu, Nhãn, Vải, Bơ vv..v.v...Nhưng về phía miền Nam nước Úc thì khí hậu khô cằn thay đổi tùy theo mỗi ngày trong mùa và hay hạn hán.
Nước Úc được chia thành 6 tiểu bang và 2 lãnh thổ được phân định như sau:
1. Lãnh thổ Northern Territory (NT): Diện tích 1,346,200 cây số vuông, có 2 thành phố lớn Darwin và Alice Spring
Kinh tế: Dân chúng đa phần sống về nghề trồng cây ăn trái và đánh cá, làm nghề khai mỏ..
Kỹ nghệ: Sản xuất quặng mỏ, trái cây tropical. Nhiều người Việt sinh sống tại Darwin rất thành công về nghề trồng cây ăn trái.
Du lịch: Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc): Du khách sẽ được dẫn đi thăm tân cảng Darwin, Viện Bảo Tàng Quốc Gia, lội xuống bờ biển cho cá ăn, cá biển sẽ bơi vào sát bờ theo từng giờ mỗi khi thủy triều xuống thấp, thăm các nông trại trồng cây ăn trái, thẳng cánh cò bay của người Việt, họ trồng những cây xoài, mãng cầu, nhãn, mít, ổi, chôm chôm như bên VN. Du khách có thể mua vé đi tàu thủy chạy trên các sông rạch ở gần Darwin, nhìn cá sấu bơi lội chung quanh tàu, chúng có thể bay lên cao đớp mồi, khi có người nhử và câu nó. Ði xa hơn nữa về hướng Nam của thành phố Darwin có khu sở thú Kakadu Wild Life Park, du khách được xem những thú rừng như Kangaroo, chó sói Dingoes, Ðà Ðiểu, loại Rồng nhỏ của Úc sống trong Sa Mạc, các loại rắn Úc có con to bằng bắp chân và dài trên 10 mét, ở đây cũng có thể xuống các tàu, thuyền chạy dọc trên sông xem cá Sấu bơi theo.
Phía nam của Northern Territory có thành phố Alice Spring nơi có ngọn núi đổi màu Eyes Rock, du khách sẽ được hướng dẫn đi thăm nhiều ghềnh thác và các quặng mỏ, các nơi sinh sống của Thổ Dân của Úc.
2. Lãnh thổ Australian Capital Territory (ACT): có thủ đô của nước Úc là thành phố Canberra nằm trong lãnh địa của tiểu bang New South Wales, đường xá, nhà cửa rộng rãi sạch sẽ, và yên tịnh cây cối xanh tươi mát, mùa đông khá lạnh, có sương mù tuyết phủ. Toàn diện thành phố là những building nhiều tầng làm văn phòng của các cơ quan.
Kinh tế: Đa số dân chúng định cư tại thủ đô Canberra là những nhân viên văn phòng và làm việc trong các cơ quan của chính phủ, rất nhiều cơ quan đầu não và văn phòng ngoại giao, sứ quán. Rất ít kỹ nghệ và hãng xưởng.
Du lịch: Du khách sẽ được hướng dẫn đến thăm quan toà nhà Quốc Hội liên bang, thăm Viện Bảo Tàng Quân Đội, đi vòng quanh thủ đô để quan sát các Sứ quán của các quốc gia có liên hệ công pháp với Úc Châu, nơi đây mỗi sứ quán có một kiểu kiến trúc đặc thù khác nhau, theo nền văn hóa riêng của từng nước. Du khách có thể lái xe lên tận đỉnh núi, đi thang máy lên tháp Centre Point, một tháp viễn thông cao trên đỉnh núi, để ngắm nhìn thành phố Canberra
3. Tiểu bang Queensland (QLD): có diện tích 1,727,200 cây số vuông, dân số khoảng 4 triệu, tiểu bang có nhiều thành phố du lịch và thắng cảnh đẹp.Có khoảng 20,000 người Việt định cư và sinh sống Queensland, đa số tập trung tại Brisbane vùng Inala, Durack, Dara.....
Các dịch vụ thương mại của người Việt và đa số tập trung ở khu thương mại vùng Inala và trung tâm Cộng Đồng Công Giáo Các Thánh Tử Đạo VN cũng nằm trong vùng này.
Kinh tế: Sản xuất nông phẩm, cây ăn trái và miá đường
Kỹ nghệ: Rất nhiều hãng sản xuất các vật dụng hạng trung.
Du lịch: Queensland có 2 thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới là: Gold Coast city và Sunshine Coast, ngoài ra còn có thành phố Cairns nằm cách khá xa Brisbane về phía bắc của tiểu bang QLD, Cairns.
Du khách đến thăm quan thành phố Brisbane thủ phủ của tiểu bang Queenland có rất nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu ấm áp quanh năm. Brisbane là nơi đã từng được tổ chức triển lãm hội chợ Quốc Tế vào năm 1998 và đại hội thể thao khối Liên Hiệp Anh (Common Wealth Games). Brisbane có con sông lớn chạy xuyên qua thành phố ra cửa biển và nhiều sông nhỏ, du khách có thể đáp các chuyến tàu chạy dọc trên sông Brisbane ngắm cảnh thiên nhiên, hay lội bộ dạo chơi trên công viên South Bank, công viên này được trồng nhiều cây cối và bông hoa tuyệt đẹp, lồng thêm những thiết trí mỹ thuật tạo cho bờ sông có một khu nghỉ mát thật thơ mộng. Đi xa hơn nữa du khách có thể vào các thảo cầm viên (Botanic Park) nơi đây chúng ta sẽ thấy được những cây trồng ở vùng nhiệt đới giống bên Việt Nam. Vào mùa hè trong thành phố Brisbane hoa phượng thi nhau đua nở. Tiểu bang Queensland có rất nhiều thành phố và thắng cảnh cảnh đẹp đáng được du khách đến thăm quan như: Gold Coast, Sunshine Coast, Cairns. Du khách lái xe lên hướng bắc cách Brisbane khoảng 100 cây số ngắm bãi biển Sunshine Coast tuyệt đẹp và tắm biển với nước ấm quanh năm, nơi vùng phía bắc có các nông trại rất lớn trồng khóm, gừng, bơ, chuối, mía làm đường. Các nông trại này, chủ nhân ngoài việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, họ còn đầu tư vào ngành du lịch nữa. Các nông trại mở ra các dịch vụ du lịch, những nông trại này du khách có thể đi thăm quan các thắng cảnh, vui chơi, pinic.. Bay đi xa hơn nữa khoảng trên 2 tiếng đồng hồ có thành phố du lịch nổi tiếng là Cairns, đây là thành phố mà cựu tổng thống Bill Clinton chọn làm nơi du lịch và lưu trú mỗi khi ông sang Úc. Cairns là xứ trồng được dừa tươi của Úc như tỉnh Bến Tre, Kiến Hoà bên Việt Nam, bờ biển của thành phố Cairns nước trong xanh với một thắng cảnh tuyệt đẹp, nơi đây có những vùng biển để du khách có thú bơi lặn có thể thám hiểm dưới lòng đại dương hay có thể đi xuống các đường hầm làm bằng kiếng dưới đáy biển để xem cá bơi lội chung quanh đường hầm.
4. Tiểu bang New South Wales (NSW): diện tích 801,600 cây số vuông, thủ phủ là thành phố Sydney, diện tích 1687 cây số vuông, là một thành phố lớn nhất của nước Úc, dân số trong thành phố khỏang 4,198, 543, mật độ 2488 người trong một cây số vuông. Có rất nhiều hãng xưởng và kỹ nghệ sản xuất hạng nặng và các cơ quan đầu não về thương mại đều tập trung vào thành phố này. Thành phố Sydney là nơi có dân số người Việt sinh sống đông nhất nước Úc khoảng từ 8 đến 90,000 người, đa số tập trung trong vùng Cabramatta và Bankstown, Fairfield, Livepool...vv.......Cabramatta và Bankstown có những khu chợ lớn hoàn toàn Á Châu, bày bán các hàng hóa như bên Việt Nam.
Đại Hí Viện Con Sò |
Kinh tế: NSW sản xuất rất nhiều các quặng mỏ như: than đá vùng Broken Hill, sắt, thép, kềm ở các vùng gần trung tâm của nước Úc, mỏ đồng và Uranium ở về phía bắc của tiểu bang Nam Úc cùng với một số ít trữ lượng dầu hoả gần thềm lục địa ngoài khơi phía bắc vùng biển Timor.
Kỹ nghệ: Đa số các công ty thương mại và kỹ nghệ nặng về sản xuất đều tập trung nơi thành phố Sydney, cho nên Sydney được coi là thành phố đông dân cư và lớn nhất của Úc Châu.
Du lịch: Các du khách có được hướng dẫn đi tham quan cầu Sydney Harbour, leo lên đỉnh cầu vồng nhìn trời mây, nước cửa biển Sydney và toàn diện thành phố, đến thăm quan nhà hát lớn Con Sò (Đại Hí Viện Sydney Opera) được xây trên mặt nước nơi cửa biển, đến thăm nhiều khu giải trí đối diện cầu Sydney Harbour. Ra ngoài thành phố, đi thăm quan các động thạch nhũ thật lớn và sâu dưới lòng đất. Động thạch nhũ có nhiều ngõ ngách, một ngày du khách chỉ có thể đi thăm quan được một ngách mà thôi, trên đường về lại Sydney du khách ghé thăm Blue Mountain với ngọn núi Three Sister. Đứng trên bên bờ đất liền cách xa núi, du khách được ngắn cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những đồi núi trùng trùng điệp điệp, một thung lũng sâu thăm thẳm có những rừng cây bát ngát bao la, du khách có thể lên chair lift di chuyển từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, khi ngồi trong chair lift, chúng ta sẽ có những cảm giác lạ lùng như mình đang bị treo lơ lửng trên không trung với những luồng gió đu đưa, không khác gì khi các chàng phi công trực thăng đang hovering trên target.
Giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Sydney có tổng số giáo dân đông nhất, hơn các tiểu bang khác, họ qui tụ rải rác nhiều nơi và Các Cha Tuyên Úy đã mượn được các nhà thờ để tụ tập giáo dân hiệp dâng Thánh Lễ vào các ngày Chúa Nhật, những nơi có đông người Việt định cư. Ngày Chúa Nhật có rất nhiều Thánh Lễ do các Tuyên Úy người Việt cử hành ở nhiều nơi khác nhau. Ban Tuyên Úy cộng đồng công giáo người Việt ở Sydney có nhiều linh mục hơn ở các tiểu bang khác. Cộng Đồng Công Giáo người Việt tại Sydney đã xây cất được một trung tâm tĩnh huấn, có khỏang 200 giường ngủ, tọa lạc biệt lập tại vùng Bringelli cách xa trung tâm thành phố Sydney hơn tiếng lái xe. Ngoài ra tiểu bang New South Wales còn có thêm Cộng Đòan Việt Nam ở giáo phận Woolongong và Campbell Town.
5.Tiểu bang South Australia (SA): Có diện tích lớn hàng thứ III của nước Úc khoảng 934,377 cây số vuông, dân số trên 1,450.000 người. Thủ phủ là thành phố Adelaide diện tích 870 cây số vuông nằm dưới một thung lũng lưỡi liềm, một mặt là đồi núi trùng trùng, điệp điệp và một bên là bờ biển, có khoảng 1,200,000 dân cư trong thành phố mật độ 1287 người trong cây số vuông. Có khoảng 17,000 người Việt định cư tại Adelaide, đa số tập trung ở các vùng Woodville Gardens, Parafield Gardens, Salisbury và Pooraka, những dịch vụ thương mại của người Việt phần lớn hoạt động rải rác trên con đường Hanson Rd. Woodville Gardens. Những người Việt theo đạo Công Giáo có khuynh hướng di chuyển về sinh sống trong vùng Pooraka, nơi có một trung tâm Cộng Ðồng Công Giáo người Việt đã được xây cất trên một khu đất lớn, rộng trên 6 mẫu tây, độc lập với vùng dân cư, có khoảng trên trên 3,000 tín hữu Việt Nam, họ đến tham dự các Thánh Lễ vào các ngày cuối tuần rất đông. Đồng hương có thể tìm gặp bạn bè, thân quen tại trung tâm công giáo một cách dễ dàng.
Kinh tế: Đa số dân Nam Úc làm việc trong các kỹ nghệ sản xuất và văn phòng, gần 1/3 sống rải rác trong các vùng nông thôn. Nông nghiệp trồng tỉa và chăn nuôi bò, trừu và gia súc. Những nông trại bát ngát bao la, có cả sân bay tư nhân. Mức lương trung bình của một người dân Nam Úc $35,000 dollars một năm, nhà cửa, đầt đai giá thành thấp hơn, so với các tiểu bang khác.
Kỹ nghệ: Các vùng cực bắc của Nam Úc gần sa mạc sản xuất quặng mỏ như: Uranium, Đồng, chì, vàng, các tỉnh phía tây bắc gần biển chuyên về ngành ngư nghiệp, chăn nuôi và sản xuất cá thu (Tuna) có tầm cỡ quốc tế tại Port Lincoln. Thành phố Whyalla có xưởng lọc sắt thép BHP lớn thứ nhì của nước Úc chỉ sau Wollongong. thành phố Port Pirie sản xuất than đá và các quặng mỏ chì, đồng. Các tỉnh và vùng nông thôn phía bắc thành phố Adelaide là những khu vườn trồng nho thật lớn, sản xuất rượu nho nổi tiếng trên thế giới như Barossa Valley do những người dân gốc Đức quản trị. Vùng Remark và Mildura trồng cam, táo, cherry, strawberry. Các vùng phía Nam thành phố Adelaide cũng là những cánh đồng luá mì, nho và táo thẳng cánh cò bay, thêm vào các trại chăn nuôi bò, trừu. Đặc biệt đảo Kangaroo một đảo lớn nhất của Nam Úc có rất nhiều nông trại nuôi bò, trừu và trồng lúa mì, những chủ nông trại nơi đây đều có sân bay riêng. Thành phố Adelaide có hai hãng sản xuất xe hơi rất lớn là Holden GMH và Mitshubishi cung cấp cho ngành vận chuyển của người dân Úc và các quốc vùng Nam Thái Bình Dương cũng như Trung Đông. Công Ty đóng tàu lớn nhất nước Úc với 5,000 công nhân chuyên đóng tàu ngầm và tàu hải chiến “Khu Trục Hạm” phóng hỏa tiễn phòng không, cung cấp cho quân đội Úc và rất nhiều quốc gia khác, xưởng đóng tàu tại Port Adelaide. Ngoài ra còn nhiều hãng sản xuất khác như: Hãng sản xuất cao su, lốp xe Bridgestone, mâm xe ROH, các dụng cụ điện Kelvinator, Simpson, công ty Clipsal cung cấp các thiết bị điện cho các công trình kiến trúc nhà cửa, hay hệ thống đèn cao áp cho các sân vận động cũng như các dụng cụ thiết bị điện cho dân chúng trên toàn Úc Châu, New Zealand và các quốc gia lân cận..
Du lịch:Khách du lịch đến Nam Úc sẽ được dẫn đi tham quan, ngắm các bãi biển dọc theo phía nam và bắc, bắt nghêu, bắt ghẹ. Mỗi du khách có thể bắt tự do 30 con ghẹ xanh size minimum 11cm. Đến vùng Barossa Valley thăm các hãng sản xuất rượu (Wine Chateau) và được nếm rượu thoải mái, thăm bức tường Thì Thầm, thăm các đập nước nhân tạo, các hồ chứa nước thiên nhiên cung cấp nước cho thành phố. Lên đỉnh núi Mt. Lofty ngắm thành phố Adelaide vào Cleland Park bế gấu Koala và vui đuà với những con Kangaroo.
6.Tiểu bang Western Australia (WA): có diện tích lớn nhất Úc Châu khoảng 2,525,500 cây số vuông, mật độ dưới 0.7 người trên 1 cây số vuông, thủ phủ là thành phố Perth một thành phố kiến thiết theo kiểu tân kỳ, các công viên, dinh thự và nhà cửa trông xinh xắn và rộng rãi, đường phố rất sạch sẽ và đẹp đẽ với những cây kiểng trồng giữa những con đường lớn và dọc theo hai bên lề đường. Có khoảng 17,000 người sinh sống tại Tây Úc.
Kinh tế: Sản xuất rau quả và nông trại Cherry, Strawberry,
Kỹ nghệ: Hầm mỏ, sản phẩm gia dụng
Du lịch: Perth là thành phố thủ phủ của tiểu bang Tây Úc một thành phố tân lập, nên các cao ốc và nhà cửa được kiến thiết theo kiểu tân kỳ, đường phố rộng rãi, sạch sẽ có những cây kiểng trồng đẹp mắt. Các thành phố khác của tiểu bang Tây Úc cũng được thiết kế khang trang và đẹp đẽ. Bờ biển Tây Úc nước trong xanh, với những con xa lộ uốn quanh. Buổi chiều ra bờ sông Swan để ngắm các du thuyền và những cách buồm đủ màu sắc trượt nước. Ban đêm lên đồi King Park để ngắm nhìn thành phố Perth qua những ánh đèn rực sáng. Khá xa về phía tây bắc của WA có thành phố Broome chuyên sống về nghề tầm ngư: Ngọc trai và nuôi ngọc trai, các cư dân ở thành phố này đa số là những thợ lặn giỏi, chuyên nghề mò đáy biển tìm ngọc trai.
Giáo dân Việt Nam ở Perth, WA hầu hết tập trung về trung tâm Công Giáo Việt Nam vùng Westminster để sinh hoạt và tham dự các Thánh Lễ trong tuần.
7. Tiểu bang Victoria (VIC): diện tích 227,620 cây số vuông thủ phủ là thành phố Melbourne có khoảng trên 5 hoặc 60,000 dân Việt sinh sống tại đây, đông đứng vào hàng thứ 2 trên nước Úc đa số các sinh hoạt và thương mại Á Châu đều tập trung vào vùng Footscray, Richmond, Springvale và Saint Albans….
Kinh tế: Sản xuất nông phẩm, ở các vùng nông thôn của tiểu bang, như: Bò sữa, trừu ăn thịt và lấy long, các nông trại phía bắc tiểu bang Victoria sản xuất cây ăn trái Cam, táo, nho, cherry v.vv..
Kỹ nghệ: Rất nhiều kỹ nghệ nặng tập trung tại thành phố Melbourne, là thành phố thương mại và kỹ nghệ lớn thứ nhì của Úc. Có 2 công ty sản xuất xe hơi là hãng Ford và chi nhánh hãng xe Úc Holden Ltd. Pty.
Du lịch:Thăm quan nhiều thắng cảnh như: Chair lift lên đồi, chạy dọc xuống bờ biển Port Philip, đi trượt tuyết Mt. Buffalo, Mt. Bogony, lên máy bay ngắm bờ biển 12 tông đồ, Luna Park, đi farm hái cherry ăn thoải mái. Đến các trung tâm thương mại Việt nam vùng Footscray, Richmond, Sait Albans..vv...và rất nhiều thắng cảnh do các công ty du lịch địa phương hướng dẫn.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Victoria cũng rất đông, đa số tập trung về các trung tâm Công Giáo: Vinh Sơn Liêm vùng Flemington, St Hoan Thiện vùng Kesbrough, St John vùng Spring Vale, St Joseph vùng Collingswood, Holy Eucharist vùng St Albans…
8. Tiểu bang Tasmania (TAS): là một hải đảo có diện tích 68,000 cây số vuông, thủ phủ là thành phố Hobart. Phía đông bắc của tiểu bang hải đảo có thành phố lớn thứ II là Launceston.
Kinh tế: Đa số là các nông trại và sản xuất lâm sản
Kỹ nghệ: Gỗ do các cây rừng thiên nhiên, xuất cảng nông phẩm, thịt bò, trừu và long trừu, len..
Du lịch: Thăm thắng cảnh đồi núi và các bờ biển vòng quanh hải đảo, dùng du thuyền du hí ngoạn mục, rất nhiều câu lạc bộ về thể thao đua thuyền buồm, hàng năm có những cuộc đua thuyền toàn quốc v.vv.. Du khách cờ bạc, đen đỏ có thể đến Hobart sát phạt, Casino nằm trên bờ biển rất ngoạn mục. Các giáo dận VN thường đến tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Việt tại giáo xứ Our Lady of Victories vùng Lutana.
Đây là là những khái quát về địa dư của Úc Châu. Du khách muốn thăm quan và du lịch Úc Châu, có thể đến các cơ quan đặc trách về du lịch của từng tiểu bang, lấy các bản thông tin và tài liệu miễn phí, hướng dẫn về thắng cảnh.
Du khách đến Úc Châu muốn đi thăm những thắng cảnh nổi tiếng của các tiểu bang, thì phải ở lại Úc cả vài tháng cũng đi chưa hết.
Đây là 2 con vật đặc thù của Úc Châu là: Koala và Kangaroo
Koala |
Kangaroo |
Trích theo:
-Tài liệu từ Encarta
-Tài liệu du lịch Úc Châu và mục kích của chính tác giả
http://au.travel.yahoo.com/my-australia/browse/wa.html
Hôn Nhân và Hạnh Phúc: Phái Nam cần biết gì về Phái Nữ?
Bùi Hữu Thư
Sigmund Freud một hôm đã tự thú rằng: "Câu hỏi hắc búa nhất tôi chưa thể trả lời được đó là đàn bà mong muốn gì ở đàn ông?"
Rất nhiều người chồng và người tình cũng đang thắc mắc điều này. Nhưng các nhà tâm lý học hiện đại và giới phụ nữ đã biết câu trả lời này. Một người đàn bà mong đợi đa số tất cả những gì một người đàn ông muốn: thành công, quyền hành, địa vị, tiền bạc, tình yêu, hôn nhân, con cái, và hạnh phúc.
Phái nữ cần phải biểu lộ điều này rõ hơn. Sau đây là những điều các bà nên nói cho người yêu biết:
1. Phái nữ muốn có những sự tỏ tình chân thật và tế nhị. Bài hát "Kim cương là người bạn quý nhất của phụ nữ" chỉ dành cho một hạng đàn bà đang biến dần đi trong xã hội, đó là những người đàn bà chuyên sống về những món quà đắt giá của đàn ông tặng cho. Nhưng một người đàn bà coi trọng tình yêu đích thực không mấy thích những món quà đắt giá này. Một món quà phô trương có thể làm cho nàng nghĩ rằng người đàn ông đang cố gắng mua chuộc tình yêu của nàng và coi nàng như là một phần thưởng thay vì một con người.
Các món quà làm cho người đàn bà được sung suớng thực sự là những món quà có tính cách cá nhân - chẳng hạn một món quần áo, vì một món quà như vậy, khi được lựa chọn kỹ lưỡng, là một lời ngợi khen hùng hồn hơn, và một sự công nhận về khiếu thẩm mỹ của người yêu.
Món quà tốt nhất, dưới con mắt của phụ nữ, thuộc loại quá có tính cách tiếp diễn liên tục, thay vì hào nhoáng nhất thời. Có một ông chồng đã sưu tầm những cánh thiếp Valentine giản dị và tặng cho bà vợ suốt quanh năm, dấu chúng ở những chỗ nàng dễ tìm được khi nàng cần được an ủi và nâng đỡ, như trong bóp, hay trong một ngăn tủ nhà bếp.
Điều thiếu sót nhiều trong các đời sống là sự lãng mạn. Đó là những chi tiết nhỏ bé có thể làm thay đổi lớn, như làm những công việc lặt vặt cho nàng, chia sẻ những nụ cười. Đây mới chính là những viên kim cương đáng kể.
2. Rất ít phụ nữ tự cho là mình đẹp hay đủ đẹp. Chẳng hạn, một người đàn bà có chồng có thể ngắm nhìn hình ảnh ngày cưới của mình, khi nàng còn là một cô gái trẻ, mảnh mai và đang yêu thương đậm đà người chồng mới cưới. Bây giờ khi nàng nhìn vào tấm gương soi, nàng chỉ thấy một người mẹ mập mạp của hai đứa con. Thực ra quần áo của nàng chỉ mới lớn hơn khổ cũ có một cỡ so với ngày cưới sáu năm về trước, nhưng nàng vẫn tự cho là mình quá mập.
Mặc dầu phong trào phụ nữ đã trải qua nhiều thập niên, y như thời của những câu chuyện thần tiên, giới phụ nữ vẫn cho rằng có sắc đẹp vẫn tốt hơn. Với tất cả những áp lực bên ngoài đòi hỏi đàn bà phải trẻ và đẹp, ngay cả những phụ nữ đẹp nhất vẫn cho là mình thiếu sót, và dễ buồân nản khi họ lên vài ký hay thấy trên mặt có vài nét nhăn.
Đàn ông khó hiểu tại sao một người đàn bà không cho là mình xinh đẹp, trong khi đối với chàng thì nàng đẹp hoàn toàn. Những nói một cách mơ hồ rằng nàng đẹp không giúp ích gì được cho nàng. Nàng cần một lời khen thật đích đáng, chàng hạn: "Anh thích kiểu tóc này" hoặc "Trông em thật nổi trong mầu áo đỏ." bằng cách nhắm vào những chi tiết, người đàn ông chứng tỏ được rằng chàng đang chú ý, đang thực sự nhìn ngắm nàng, và đây là cách nhận xét có thể vuốt ve lòng tự ái của nàng.
Đồng thời cũng không nên trả lời một cách hoàn toàn chân thật những câu hỏi như "Em có mập lắm không?" hoặc "Trông em có già không?" Nên trả lời bằng tình yêu. Những câu trả lời khuyến khích sẽ thúc đẩy người phụ nữ ăn diện hơn, và đồng thời làm cho tình yêu được phục hồi.
3. Phụ nữ cũng coi công ăn việc làm của họ là quan trọng. Ở sở, chúng ta đòi hỏi mọi người có cùng một số lương phải có một công việc tương đương. Công việc làm khiến cho người đàn ông có căn tính và địa vị. Điều này cũng đúng đối với giới phụ nữ, người đàn bà cũng mong muốn người chồng và người tình coi công việc của họ quan trọng y như họ coi trọng công việc của mình.
Trong một trường hợp, một người vợ làm y tá phải đi theo ông chồng là nhân viên cao cấp của một công ty đến những thành phố khác nhau trong khi chàng tiến thân trên bước đường sự nghiệp. Mỗi lần chàng bị đổi đi, người vợ phải tìm việc mới cho mình. Vì cả gia đình chú trọng đến chức nghiệp của người chồng nhiều hơn, chàng có khuynh hướng cho rằng công việc của người vợ mình chỉ làm một công việc phụ. Cho nên khi nàng được nhận lãnh một phần thưởng tại nhà thương trong Tuần Lễ Biết Ơn các Y Tá, chàng đã ngồi nghe bài diễn văn đầy nước mắt của nàng, và chàng mới nhận thức được rằng nàng đã tha thiết với nghề nghiệp của nàng đến mức nào.
Người chồng nhớ lại: "Tôi hết sức xấu hổ. Tất cả mọi người đang vỗ tay hoan hô một người đàn bà dường như hoàn toàn xa lạ đối với tôi." Bây giờ ông chồng cao cấp đã cố gắng lắng nghe vợ kể chuyện công ăn việc làm của nàng. Chúng ta không thấy ngạc nhiên khi tình yêu của hai người đã tăng trưởng nhờ sự cảm thông mật thiết hơn này.
4. Phụ nữ cần có những đôi tai thông cảm. So với đàn ông, một cuộc đối thoại tầm thường có thể là một biến cố quan trọng nơi một người đàn bà. Đối với đàn ông, một cuộc đối thoại là một phương cách để nhận định vấn đề, để tranh luận về điều gì đúng hay sai, và để tìm một giải pháp. Muốn làm như vậy, chàng có thể ngắt lời vợ nhiều lần cho đến khi nàng hiểu được "quan điểm" của chàng.
Nhưng một người đàn bà lại chỉ thích có người đàn ông lắng nghe mình, thay vì muốn được khuyên nhủ. Phụ nữ thường coi việc đối thoại là cách chia sẻ tấm lòng với người nghe. Họ cần nói cho đến khi họ cảm thấy vui hơn.
Có người đàn bà phải lái xe đường xa mới đến được sở làm, nàng trở về nhà sau một trậøn bão tuyết và kể cho chồng nghe nàng đã lo sợ thế nào khi lái xe trên những con đường ngoại ô không được cào tuyết.
Người chồng trả lời, "Đáng lý ra em phải lấy xa lộ vòng đai, em phải đi xa thêm 15 dậm những an toàn hơn."
Người vợ đã biết cách lấy xa lộ vòng đai. Nàng chỉ muốn được ông chồng thông cảm nỗi lo sợ của nàng, bằng cách nói, "Ờ anh hiểu, tội nghiệp cho em, em đã cảm thấy cô độc và lo âu biêt chừng nào ở ngoài đó", và tiếp theo bằng một vòng tay ôm thật chặt.
Người đàn ông muốn thuyết phục được vợ bằng một cuộc đối thoại cần phải để ý đến tình cảm thay vì giải pháp. Và thông thường, điều này có nghĩa là chỉ cần ngồi yên và lắng nghe.
Đàn ông thường tránh xa những vấn đề cá nhân và tình cảm, những đây lại chính là nơi chốn người đàn bà muốn lái câu chuyện tới. Đàn bà chú ý đến các nhân vật, đó là chính họ và đức ông chồng. Đàn ông lại chú ý đến hành động. Cả hai không đúng và cũng không sai.
Trong một hôn nhân, cả hai người, nhưng nhất là người chồng, phải luôn luôn nhớ rằng lời nói thường được coi nặng hơn ý định của người nói. Một lời khen nhẹ nhàng có thể bị coi là một sự đánh giá trung bình, và một sự đánh giá trung bình có thể được cho là xấu. Các nhận định tốt có thể ngăn không gây nên các sự hiểu lầm và tối cần thiết cho hạnh phúc lứa đôi.
Một nhà tâm lý học đã khuyên các cặp vợ chồng dành nhiều thì giờ hơn để trò chuyện với nhau, về nhau thay vì về con cái hay công ăn việc làm. Người vợ được phép nói trong nửa giờ về mình, và người chồng phải ngồi nghe. Rồi đến lượt người chồng nói về mình trong nửa giờ.
Những giờ trò chuyện này vượt lên trên những đối thoại thông thường, và thực tế giữa các cặp vợ chồng, giúp cho họ tìm hiểu nhau trở lại. Dần dà điều này có thể đem lại sự thích thú của thuở ban đầu khi mới quen nhau và con đang tìm cách chiếm được tình cảm của nhau.
5. Đàn bà không yêu dễ như đàn ông. Đàn ông thường lãng mạn, dễ yêu một cách chớp nhoáng hơn đàn bà, trong khi đàn bà lại có khuynh hướng chú tâm đến các vấn đề thực tế khi chọn người bạn đường.
Đàn bà tìm những đức tính lâu bền ở một người tình. Họ dễ để cho trí óc điều khiển con tim họ hơn đàn ông rất nhiều. Mặc dầu người đàn bà có thể muốn yêu hết sức, họ mang trong mình một con người luôn luôn thắc mắc và đặt câu hỏi, "Liệu tôi có thể tin cậy ở anh chàng này không?"
Do đó bất cứ người đàn ông nào muốn hy vọng chiếm được trái tim của một người đàn bà, cũng phải kéo dài thời gian làm quen ra, và chú ý càng nhiều càng tốt đến các đặc tính như hiền từ, đáng tin cậy, cũng như chú ý đến đầu tóc, quần áo, và cách cư xử.
6. Đàn bà giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng. Đàn ông và đàn bà giải quyết vấn đề khác nhau. Đàn ông có khuynh hướng đi thẳng vào vấn đề, bày ra tất cả những giải pháp khả dĩ, lựa chọn một giải pháp rồi thi hành. Đàn bà có thể cũng trực tiếp, nhưng lại có thể tìm một con đường quanh co hơn.
Chẳng hạn, có một gia đình đi nghĩ mát ở Florida, khách sạn họ trú ngụ hết dù che nắng. Người chồng đến thẳng bạn giám đốc để than phiền và tuyên bố là gia đình sẽ không ra bãi biển trước khi khách sạn có thêm dù. Trong khi người vợ chỉ dựng lên một cái lều che nắng bằng những cây củi hay thanh gỗ trôi và các khăn tắm. Đối với người chồng, vấn đề coi như không được giải quyết trước khi bạn giám đốc có thêm dù. Đối với người vợ, vấn đề đã được giải quyết, và nàng cùng các đứa con đã có thể vui chơi trên bãi biển.
Điều mà đàn bà mong muốn là đàn ông kính trọng họ thay vì chế riễu đường lối đặc biệt họ dùng để phân tích vấn đề. Khi đàn ông vật lộn với một vấn đề, họ không đổi ý, tin rằng đó là phương cách độc nhất để giải quyết, và thường thì càng ngày càng cảm thấy bực mình thêm nêu không có kết quả. Đàn bà có khuynh hướng để cho các vấn đề tự giải quyết lấy. Chẳng hạn, bằng cách cho một đứa trẻ có nhiều thời gian hơn để làm quen với một thầy cô mới, thay vì cương quyết đòi hỏi phải có một sự đổi lớp học ngay lập tức.
7. Đôi khi người đàn bà muốn được ở một mình. Đàn ông thường không thích ở một mình bằng đàn bà, và có khuynh hướng dễ buồn nản. Một vài người đàn ông thích kiềm chế vợ mình, và lo âu khi bà vợ bỏ đi một mình quá tầm kiểm xoát.
Đàn bà cần có thời gian "xả hơi" để mua sắm, đọc sách, để "sạc" lại bình điện, và một người chồng không được cảm thấy buồn bực nếu người vợ không muốn có mình ở bên bất cứ lúc rảnh rỗi nào. Đa số chúng ta không hiểu biết giá trị quí báu của những giây phút được ở một mình.
Đàn ông cần hiểu là khi một người đàn bà bỏ thời giờ ra để được ở một mình, nàng đang bày tỏ nhu cầu được tự lập, chứ không phải là vì không yêu chàng, và chính nàng đang làm cho mình trở nên một người bạn đường quý giá hơn qua phương cách này.
8. Tình yêu lãng mạn phải khởi sự ngay trong nhà bếp. Khó mà một người đàn bà có thể cảm thấy mình như bà bếp một lúc, rồi ngay lúc sau lại cảm thấy mình "sexy" đối với chồng. Các chuyên viên đề nghị là, đối với đàn bà, chia sẻ các công việc nội trợ quan trọng hơn là tình gối chăn hạnh phúc trong việc duy trì một hôn nhân tốt đẹp.
Thực vậy, không chia sẻ thì khó có sự chung đụng xác thịt được. Sau một ngày làm việc vất vả, và phải săn sóc con cái, rồi phải làm hầu hết các công việc nhà, người đàn bà đã quá mệt mỏi và căng thẳng. Sự căng thẳng quá cao làm giảm khả năng chế tạo testosterone là một thứ hormone được tiết ra và do đó làm giảm lòng ham muốn nơi người đàn bà.
Đàn ông có gia tăng mức độ làm công việc nhà khi người vợ đi làm không? Một cuộc nghiên cứu dài sáu năm với trên 1000 gia đình cho thấy đàn ông chỉ gia tăng có 18 phút mỗi tuần so với khi vợ còn ở nhà.
Một số đàn ông không thể hiểu tình trạng bất bình đẳng có hại đến hạnh phúc gia đình đến mức nào. Một cuộc trưng cầu dân ý cho biết đàn bà có số lượng thời gian nhàn rỗi ít hơn đàn ông 25 phần trăm. Bất cứ người đàn bà nào làm lụng vất vả suốt ngày, trong nhà hay ngoài đường, sẽ kiệt sức, và nàng sẽ cảm thấy luôn luôn bị khai thác, và không phải là một ứng viên đồng tình trong việc chăn gối.
Khả năng tận hưởng việc chăn gối của đàn bà bị ảnh hưởng bởi tất cả các khía cạnh của mối liên hệ vợ chồng; muốn có một mối liên hệ thật sự hạnh phúc, tình thân thiết phải bắt đầu ngay trong nhà bếp. Thiếu sự hiệp nhất ở một chỗ nào do không thể nào bù đắp được ở một chỗ khác.
9. Một người đàn bà muốn là người bạn của chồng. Ít có đàn bà thích làm mẹ, làm thư ký của người chồng, hay làm người đầy tớ dọn dẹp khi chồng bày bừa. Ngay cả một cô dâu mới đã thú nhận rất thích thú về tính nết "trẻ con" của người chồng cũng sẽ cảm thấy nản lòng vì chỉ có mình mình là người lớn độc nhất trong gia đình, trong khi người chồng không chịu trưởng thành sớm.
Người đàn bà muốn người đàn ông trong đời họ là một người ngang hàng đích thực, một người kính trọng những ưu điểm của nàng, đối xử với những khuyết điểm của nàng một cách tử tế, và mong đợi nàng cũng đối xử với mình y như thế. Tóm lại, nàng muốn có một người bạn, một người tình, và một cộng sự viên hiểu biết nàng tường tận.
Cước Chú: Phỏng Theo:
1. Lien of OZ, “Men and Women are Different”, http://www.albatrus.org/english/lien_of_oz/fatherhood/men_women_different.htm
2. Dr. Joyce Brothers, What Every Woman Should Know About Men, Mass Market Paperback - Oct 12, 1987.
3. Dr. Joyce Brothers, What Every Woman Ought to Know About Love and Marriage, Mass Market Paperback - Jul 12, 1985.
(Empathy and Tolerance in the Vietnamese Culture and Mythology)
Kính thưa Anh Chị Em Đồng bào,
Các bạn trẻ thân mến,
Tôi rất hân hạnh và cảm động được Ban Tổ chức của Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ (*) gọi về tham dự ngày họp mặt, vào mùa hè năm 2008 này. Thêm vào đó, Trung Tâm còn giao phó cho tôi trách nhiệm trình bày và chia sẻ về đề tài “Bao Dung trong Văn Hóa và Huyền Sử Việt Nam”.
Trước tiên, tôi xin thú thật với tất cả quý vị: tôi đang phân vân và lo ngại làm sao tôi có thể trao đổi và điều hợp buổi hội luận một cách nghiêm chỉnh về đề tài nầy, chỉ trong vòng trên dưới một hai tiếng đồng hồ mà thôi. Nói khác đi, làm sao tát cạn được một vấn đề, mà tôi đã học hỏi và nghiên cứu, trong bao nhiêu tháng tháng và năm năm, từ lứa tuổi mới lớn lên cho đến ngày hôm nay?
- Trước hết, từ khi đi vào lứa tuổi “tam thập nhi lập” (khả năng tự lập của tuổi 30),
- Cho đến giai đoạn tiếp theo là “tứ thập nhi bất hoặc”(không còn bị mê hoặc và sai lầm, vào tuổi lên 40)
- Ngang qua giai đoạn thứ ba là “ngũ thập nhi nhĩ thuận” (biết lắng nghe tiếng kêu đau thương của bà con xa gần, sống hai bên cạnh, từ khi tôi đi vào lứa tuổi 50),
- Sau đó, trong giai đoạn thứ tư là “lục thập nhi tri thiên mệnh” (khả năng nhận ra ý định nhiệm mầu của Trời Đất, vào lứa tuổi 60),
- Bây giờ là giai đoạn thứ năm “thất thập nhi tùng tâm” (đi theo tiếng gọi của Con Tim hay là con đường Tình Yêu, từ tuổi 70 trở lên),
- Cho đến một hôm không còn xa bao lăm, tôi sẽ trở thành “cổ lai hy” (con người thiên cổ, hòa mình với cát bụi và phân bón, nhằm tưới tẩm và nuôi sống những mùa màng đang từ từ lớn lên trong lòng của Quê Hương )…
Thay vì trình bày nhiều chi tiết rất quan trọng có mặt trong những giai đoạn hoặc lứa tuổi khác nhau, vừa được đề xuất, bài chia sẻ này chỉ muốn kêu mời quý vị và các bạn hãy cùng tôi khảo sát 3 câu hỏi chính yếu sau đây:
- Câu hỏi thứ nhất: BAO DUNG có nghĩa là gì? Lý tưởng mà chúng ta hướng đến hay là viễn ảnh Bao Dung mà chúng ta khát khao, tìm kiếm và cố quyết thực hiện cho đời mình cũng như cho Anh Chị Em Đồng bào, bao gồm những giá trị then chốt nào?
- Câu hỏi thứ hai: Trong hiện trạng của bản thân và cuộc đời, cũng như trong hiện tình của Quê Hương và Đất Nước Việt Nam, con đường bao dung ấy đang gặp những khó khăn và trắc trở như thế nào? Vì lý do gì?
- Câu hỏi thứ ba: Trên con đường trải dài từ khởi điểm đến tận điểm, chúng ta cần ngày ngày tiến lên những giai đoạn cụ thể như thế nào? Đâu là những động tác cần thiết, mà chúng ta cố quyết thực hiện, ngay bây giờ, với tất cả con tim cũng như trí óc, để trở thành con người có bản sắc bao dung. Nói khác đi, chúng ta không những CHỈ bao dung ở đầu môi chót lưỡi, hay là với những câu nói tuyên truyền láo khoét. Trái lại, con đường Bao Dung cần có mặt,trong từng quan hệ tiếp xúc và trao đổi của chúng ta với anh chị em đồng bào, ở đây và bây giờ, trong giây phút hiện tại của cuộc đời.
***
Phần thứ nhất:
Con đường Bao dung trong cuộc đời làm người của chúng ta
Muốn tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu của con đường Bao Dung, trong nền Văn Hóa Việt Nam, theo ý kiến của tôi, nhân vật lịch sử cần được chúng ta qui chiếu một cách đặc biệt, là NGUYỄN TRÃI (3).
Hẳn thực, vào mùa thu năm 1427, sau gần 10 năm kháng chiến chống ngoại xâm, nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi – sau nầy sẽ trở thành Vua Lê Thái Tổ (1428-1433) - đã từ từ lớn mạnh và thu gặt nhiều thắng lợi vẻ vang. Viện quân bao gồm hơn 10 nghìn binh sĩ thiện nghệ, do Minh Triều từ phương Bắc gủi qua, bị phục kích và đánh tan tơi bời, phải rút về khỏi biên giới Đại Việt. Tàn quân còn đóng lại tại Đông Quan hay là Thủ đô Thăng Long (Hà Nội), bị bao vây tứ phía. Rốt cùng, viên tướng chỉ huy quân Minh là Vương Thông phải viết thư cho Lê Lợi xin nghị hòa.
Nghe tin ấy loan ra, toàn thể tướng lãnh, binh sĩ của Đại Việt, cũng như đoàn lũ bô lão, phụ nữ… từ khắp nơi tấp nập kéo nhau về yêu cầu Lê Lợi hãy tàn sát, tận diệt quân Minh, để báo thù cho Tổ Tiên và các Vong Linh đã hy sinh cho Đất Nước, trong vòng suốt 20 năm.
Toàn quân và toàn dân có mặt, đều vái lạy và kêu van: “Xin hãy giết sạch lũ giặc Tàu”.
Trong tình huống ấy, duy một mình NGUYỄN TRÃI, đơn thân độc mã, đã đứng lên đối diện với quần chúng đầy thù hận, can đảm trình bày và đề nghị Con Đường BAO DUNG, với những lời lẽ như sau:
“Trong hoàn cảnh hiện nay, tấn công quân thù và uống máu chúng… thì chả khó khăn gì đối với chúng ta.
Nhưng dự phóng lớn lao phải được xây dựng trên NHÂN NGHĨA và CÔNG CHÍNH.
Nhân đức đầu tiên và cuối cùng của chúng ta là ở chỗ biết bảo toàn các sinh mệnh, để dành cho những viễn cảnh lâu dài và to lớn hơn”. Nói khác đi, một cách dễ hiểu hơn, là mỗi người trong chúng ta – tuyệt đối không một ai bị loại trừ - có trách nhiệm trối lại cho các thế hệ con em của chúng ta sau này, một gia sản hay là một bài học về Lòng Từ Tâm và Bao la, Đại Lượng và Dung Thứ.
Sau lời phát biểu đầy nhân đạo và rộng lượng ấy, NGUYẼN TRÃI đã thinh lặng và LẮNG NGHE, ghi nhận nhiều vấn nạn nổi lên từ mọi phía. Trong số đó, có nhiều lời chỉ trích rất tàn ác và xiên xẹo… Nhiều lời mạ lị rất hèn hạ, lợi dụng cơ hội để bùng nổ và xuất hiện…
Trong cách trả lời của NGUYỄN TRÃI, chúng ta cần ghi nhận những bước đi lên sau đây:
• Thứ nhất, một cách thành tâm, thanh thản và đầy thân ái, Nguyễn Trãi không từ chối hay là phản bác những lý luận của bà con đã được phát biểu. Trái lại, Nguyễn Trãi đã coi trọng và nhìn nhận xúc động của họ. Lòng ước muốn báo thù là một tình cảm tự nhiên và chính đáng, nhất là sau gần 20 năm bị quân Minh tấn công, đàn áp và ức hiếp.
• Thứ hai, bên cạnh nhu cầu báo thù, Nguyễn Trãi đã GÂY Ý THỨC cho mọi người nhìn thấy rằng họ còn có những nhu cầu làm người cao cả, trọng đại và lâu bền hơn. Nhu cầu báo thù sẽ bùng lên và vụt tắt như ngọn lửa rơm. Trái lại, chúng ta cần phát huy lòng nhân từ và khoan hậu, để xây dựng một Đất Nước trường tồn, trọng đại và cao cả. Một Đất Nước Vạn Xuân. Một Đất Nước Đại Việt, ngày ngày biết vươn mình lên thấu tận Bầu Trời là quê hương đích thực của Mẹ Âu Cơ.
• Thứ ba, Nguyễn Trãi kêu mời mỗi người con của đất nước Đại Việt hãy ngày ngày tưới tẩm hạt mầm hòa bình và nhân đạo trong quả tim, để từ ngay bây giờ có thể trối lại cho các thế hệ tương lai một bài học “làm người” được cô động một cách tuyệt diệu, trong hai vần thơ sau đây:
“Lấy ĐẠI NGHĨA mà thắng hung tàn,
“Đem CHÍ NHÂN mà thay cường bạo”.
***
Phần Thứ Hai:
Những chướng ngại lớn lao trên con đường Bao Dung
(Bốn loại tinh yêu ma quái trong lòng Đất Nước)
Qua vài ba câu nói vắn gọn của bài Bình Ngô Đại Cáo vừa được trình bày trên đây, Nguyễn Trãi đã nhắc lại cho mỗi người trong chúng ta bài học “BAO DUNG, ĐỒNG CẢM, CHIA SẺ”, đã có mặt trong Huyền Sử và Văn Hóa Việt Nam, từ ngày Lập Nước, cách đây hơn 4000 năm. Bài học “LÀM NGƯỜI” ấy đặt nền móng trên những giá trị như Đại Nghĩa và Chí Nhân, Từ Tâm và Thứ Tha, Cao Thượng và Bất Bạo Động, Tôn Trọng Sự Sống của muôn loài muôn vật và muôn người trong Trời Đất.
Phải chăng từ ngày môi miệng còn thơm mùi sữa của Mẹ, mỗi người trong chúng ta đã biết líu lo và bập bẹ những bài ca dao nói về lòng Bao Dung:
- “Nhiễu điều phủ lấy gia gương,
“Người trong một Nước hãy thương nhau cùng”.
- “Bầu ơi thương lấy Bí cùng,
“Tuy rằng khác giống, cùng chung một giàn”.
- “Một miếng khi đói bằng một đọi khi no”.
Hẳn thực, Bao dung là con đường tất yếu của những ai mang danh hiệu là con Rồng cháu Tiên. Mẹ của chúng ta là Bà Âu Cơ. Quê Hương của Mẹ là Bầu Trời Cao Cả và Đại Lượng. Cha của chúng ta là Lạc Long Quân. Quê Hương của Ngài là Biển Cả Mênh Mông, là Đại Dương Bao La và Bát Ngát. Nhờ Tình Thương âu yếm của hai người Cha Mẹ đầu tiên ấy, chúng ta đã được cưu mang cùng một lúc, trong một bào thai duy nhất. Cho nên từ ngày ấy cho đến nay, chúng ta có tập tục gọi nhau là Anh Chị Em Đồng Bào.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, con đường hay là quan hệ Bao Dung bao gồm ba chiều kích quan trọng, trong BẢN SẮC “Làm Người” của người Việt Nam:
• Chiều kích thứ nhất là Trời, Quê Hương của Mẹ chúng ta. Trời ở đây không phải chỉ là một ý niệm hoàn toàn lý thuyết, trừu tượng và duy tâm. Trời là Nguồn Gốc, là nơi xuất phát của chúng ta. Hẳn thực, khi Mẹ Âu Cơ cưu mang chúng ta trong cung dạ, Mẹ đã rót vào trong quả tim của chúng ta, dòng máu của Trời. Trời có mặt trong các bài ca dao và tục ngữ, mà mẹ đã hát lên, để ru chúng ta ngủ lúc chiều tối. Trời là Ngôi Nhà để chúng ta trở về, sau một cuộc đời lam lũ, chân lấm tay bùn, lên đồng cạn xuống đồng sâu. Mẹ đã ôm ấp chúng ta thế nào trong những ngày tấm bé, thì chúng ta cũng bắt chước Mẹ, mở rộng hai cánh tay, để sẵn sàng đón nhận mọi người anh chị em xa gần, tản mác khắp năm châu bốn bể, nhất là những ai đói rách, một ngày chưa có một loong gạo để lót lòng. Bài học đầu tiên của chúng ta phải chăng là “tứ hải giai huynh đệ”, bốn biển một nhà?
• Chiều kích thứ hai là Đất, Quê Hương của Người Cha chúng ta. Đất ở đây là Nước Non, Núi Rừng, Biển Cả mênh mông. Đất ở đây có nghĩa là “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế cư”, trong bài Hịch Tướng Quân của Lý Thường Kiệt, trước khi lên đường đánh tan quân Nguyên. Đất được coi trọng, trong lời nhắn nhủ “bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”. Cho nên chúng ta sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ và gìn giữ. Không ý thức về chiều kích thứ hai nầy, chúng ta sẽ là những tên phản bội “rước voi về dày mả tổ”. Phải chăng Lời của Tổ Tiên còn vang vọng rõ nét trong đáy lòng sâu thẳm của chúng ta “Con không Cha là Nhà vô phúc”? Con không Cha ở đây có nghĩa là: con không tiếp tục con đường đi của Người Cha, hay là con không “Minh Minh Đức”, không ngày ngày đánh sáng Đức Sáng của Cha Ông và Tổ Tiên, trong chính bản thân mình..
• Chiều kích thứ ba là Người, là Nhân, có nghĩa là Anh Chi Em Đồng Bào, cùng có mặt với nhau trong một Bào Thai của Mẹ. Nói cách khác, chiều kích thứ ba là những quan hệ qua lại hai chiều – yêu thương, đùm bọc, tha thứ - giữa Anh Chị Em Đồng Bào với nhau, cũng như giũa chúng ta và những người khách nước ngoài đến thăm viếng, làm việc và cư ngụ trên Quê Hương của chúng ta:
“Mở rộng Cửa NHÂN, mời khách đến,
“Vun trồng cây ĐỨC, nuôi con ăn”.
Nói tóm lại, Bao Dung bao gồm 3 gíá trị và ý nghĩa làm người sau đây:
Thứ nhất là Nhân Đạo, Đạo Làm Người,
Thứ hai là Tình Nghĩa keo sơn gắn bó giữa Anh Chị Em Đồng Bào,
Thứ ba là Nhân Đức và Đức Độ, Đại Lượng và Thứ Tha, khi một người Anh Chị Em có những lỗi lầm, sai trái lớn hay là nhỏ… đối với chúng ta.
Thiếu một trong 3 chiều kích ấy, Bao Dung sẽ nhường bước cho Vô Thần, Vô Tổ Quốc, Vô Đạo và Vô Nhân.
Thiếu một trong 3 chiều kích ấy, Bao Dung chỉ là tuyên truyền, láo khoét,
Thiếu một trong 3 chiều kích ấy, Bao Dung chỉ là huynh đệ tương tàn, bạo động, chiến tranh, mồ chôn tập thể và Đại lộ Kinh Hoàng…
Thiếu một trong 3 chiều kích ấy, Bao Dung sẽ bị tiêu diệt. Thay vào đó, chỉ còn lại một thứ luật rừng man rợ như: “Cá lớn nuốt cá bé”, hay là “gà một nhà bôi mặt đá nhau”…
Trong những ngày đầu tiên, trên những nẻo đường của Quê Hương, khi đi thăm viếng con cái tản mác khắp đó đây, Lạc Long Quân đã phải đối đầu với ba loại “tinh yêu ma quái” mà tôi vừa phác họa. Yêu Tinh là những quái vật, mang mặt người bên ngoài. Nhưng bên trong, với một tâm hồn tàn bạo, chúng nó tìm mọi cách để gieo tang tóc và đau thương. Chúng nó hủy diệt mọi loại quan hệ Bao Dung giũa Anh Chị Em Đồng Bào ruột thịt:
• Loại Yêu Tinh thứ nhất là Mộc Tinh. Đây là một loại cây chiên đàn không gốc, không rễ, không lá, không hoa và không có trái. Chúng nó có mặt trên những nẻo đường quanh co và hoang vắng, để đe dọa khách qua đường và đòi hỏi những người “yếu vía” phải sụp lạy, dâng cúng tiền của, vàng bạc. Theo cách thuyên giải của tôi, đó là những người lạm dụng quyền lục và chức tước, để thực thi những hành động bất chính như hối lộ, mua bán bằng cấp, địa vị…Sau cùng, những con Mộc Tinh nầy tìm mọi mánh khóe chính trị, để bán đứng Quê Hương cho ngoại bang, cho đế quốc thực dân, từ Âu Tây như Mỹ và Pháp, cũng như từ phía Bắc như Nga Sô và Trung Cộng…
• Loại Yêu Tinh thứ hai mang tên là Ngư Tinh, có nghĩa là “con Cá ăn thịt người”. Thay vì nuôi sống Anh Chị Em Đồng Bào, loại Ngư Tinh nầy chỉ nhả ra trong môi trường sinh thái của Quê Hương, nhiều loại độc tố, làm ô nhiễm những quan hệ giữa người với người, như chia rẽ hận thù giữa ba Miền Nam, Bắc Trung, giữa tôn giáo nầy với tôn giáo khác, giữa miền núi và vùng đồng bằng…
• Loại Yêu Tinh thứ ba có danh hiệu là Hồ Tinh. Đây là những con chồn lưu manh hay là những con cáo độc ác. Ban ngày, chúng nó ẩn núp trong những hang động u tối và quanh co. Ban đêm, mang mặt nạ người, chúng nó đi vào trong các khu phố hoặc thôn xóm đông dân cư, để bắt cóc đàn bá và con nít, đem về hãm hiếp hay là lạm dụng, dưới nhiều hình thức khác nhau.
• Loại Yêu Tinh thứ tư đã từ từ xuất hiện trên những nẻo đường của Quê Hương, sau khi Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ từ giã Cõi Đời nầy. Đó là hai con Yêu Tinh “Sơn Tinh và Thủy Tinh”. Thực ra, trước khi trở thành Tinh Yêu, Sơn và Thủy là Anh Em ruột thịt. Cả hai đều có tài năng xuất chúng. Tuy nhiên, theo lời nhận xét của Thi Sĩ Nguyễn Du, “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”, bởi vì trong tâm hồn, không có Thiện Căn, không có Ánh Sáng và Hơi Ấm của Trời. Khi hai con Yêu Tinh nầy đối đầu với nhau, chỗ ấy nảy sinh ra xung đột và hận thù, bạo động và chiến tranh, chết chóc và lầm than. Trong Lịch Sử của Nước Nhà, hai con Yêu Tinh nầy đã một thời gây ra tai nạn Nam Bắc phân tranh, biên giới Sông Gianh, Vĩ Tuyến 17.
Sau hơn bốn nghìn năm văn hiến, kể từ ngày Lạc Long Quân lập Nước và dựng Nước, bốn hiểm họa trên đây không bao giờ nhạt nhòa và tàn phai. Bốn con Yêu Tinh trên đây càng ngày càng lớn mạnh. Vào Thời Đại Nghìn Năm Thứ Ba, bốn con Yêu Tinh ấy đã len lõi nằm vùng, trong đáy sâu quả tim của tất cả mọi người chúng ta, không trừ sót một ai, đối với người Việt Nam ở trong Nước cũng như đối với người Việt Nam sinh sống ở Nước Ngoài. Chúng ta đã tiếp thu, hội nhập và phát huy thế nào bài học Bao Dung của Cha Ông và Tổ Tiên? Quí vị và quí bạn đã và đang giải quyết thế nào vấn nạn ấy, cho chính mình, cho người khác và nhất là cho con cháu và các thế hệ giới trẻ trong tương lai?
***
Phần Thứ Ba:
Chuyển biến những Chướng Ngại lớn lao trên con đường BAO DUNG của chúng ta?
Trong phần vừa rồi, tôi đã cố gắng liệt kê một cách can đảm và vắn gọn, nhưng khá đầy đủ và trung thực, những vấn đề xảy ra, khi hai người Việt Nam sống chung và làm việc với nhau. Một cách đặc biệt trong môi trường chính tri và xã hội.
Trong phần thứ ba còn lại nầy, tôi không có tham vọng hảo huyền là đề nghị từ ngoài hay là trình bày từ trên, phương thức hóa giải những vấn đề bế tắc của chúng ta. Mỗi người ở trong cũng như ngoài Nước có trách nhiệm khám phá Con Đường Bao Dung cho bản thân và cuộc đời trưởng thành của mình. Phần tôi, trong khuôn khổ của một bài chia sẻ, tôi chỉ muốn bập bẹ và cưu mang một Giấc Mơ Luyện Vàng, trong đáy sâu của tâm hồn.
Trong giấc mơ ấy, tôi thấy trước mặt tôi, hai người Việt Nam như hai hình tròn không đồng tâm, đứng tách rời và biệt lìa ra khỏi nhau, không có một vùng giao tiếp với nhau, cho dù nho nhỏ, rất nhỏ, nhỏ như một chấm hay là một phết.
Nhìn xong, tôi ngồi xuống khóc nức nở, khóc lớn tiếng, khóc như một trè thơ và không biết phải làm gì, để cho hai vòng tròn có thể gặp nhau.
Chính lúc ấy, Mẹ Âu Cơ hiện hình, dạy tôi đưa ra hai tay, cầm hai vòng tròn, từ từ đem lại gần nhau và tạo ra một vùng tiếp cận hay là tiếp giáp. Theo lời giải thích của Mẹ, bao lâu hai anh chị em, cho dù ruột thịt đến độ nào chăng nữa, chưa có một vùng tiếp cận còn gọi là vùng trung gian hay là vùng học tập ở giữa, hai người không thể cùng nhau thực hiện từng bước Con Đường Bao Dung Với Nhau, Nhờ Nhau và Cho Nhau.
Sau đó, Mẹ Âu Cơ cứ nhấn mạnh lui tới một nhận xét: Hai người Anh Chị Em Đồng Bào, tự bản chất làm người, phải KHÁC BIỆT đối với nhau, giống như TRỜI và BIỂN. Nhờ những nét khác biệt ấy, hai người mới có cơ may BỔ TÚC, ĐÓNG GÓP và KIỆN TOÀN cho nhau, làm nên những ĐẠI SỰ cho bản thân và cuộc đời, cho Quê Hương và cho Nhân Loại.
“Ánh mắt con là cả một Bấu Trời,
“Bàn tay con huyền nhiệm thấu tầng mây,
“Bước chân con gieo Hạnh Phúc cho Đời,
“Quả tim con là nguồn suối không bao giờ cạn vơi”.
Cho nên, hỡi con, để sáng tạo Con Đường Bao Dung, con hãy lắng nghe Trời, lắng nghe Đất, lắng nghe Biển Cả, lắng nghe Núi Sông. Tất cả là Bài Học Vô Tận. Tất Cả là Tiếng Nói của Tình Thương. Tất cả là GIA SẢN của Cha Ông và Tổ Tiên…
NB.- Xin kết thúc với bài hát “Hãy gọi Biển về” trong “Người Em Việt Nam,
Thơ: Nguyễn Văn Thành, Ân Đức Nguyễn Ngọc Hoan phổ nhạc.
Bí Chú (*): Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ, 13 g rue de l’Ill –
F.67116 Reichstett, France.
Thời gian họp mặt: từ chiều thứ 6 29 tháng 08 năm 2008 đến tối
Chủ nhật ngày 31 tháng 08 năm 2008.
Địa điểm họp mặt: Maison Notre Dame du Chant d’Oiseau
3-A, Avenue des Franciscains
1150 – Bruxelles, Belgique
Sách Tham Khảo:
1.- NGUYỄN Văn Thành - Nguyễn Trãi (1380-1442) - Định Hướng, France 2001
2.- NGUYỄN Văn Thành - Huyền Sử Việt Nam - Tủ Sách Tình Người, Lausanne 2008
3.- FERAY Yv. – Dix Mille Printemps – Piquier, Arles 1996
4.- NGUYỄN Văn Thành - Đường vào Nội Tâm - Tình Người Xuân 1997
5.- NGUYỄN Văn Thành - Sơn Tinh và Thủy Tinh - TN, Mùa Thu 2003
6.- NGUYỄN Văn Thành - Đồng Cảm để Đồng Hành - TN, Xuân 2003
7.- NGUYỄN Hữu Sơn - Nguyễn Trãi - NXB Giáo Dục, Hà Nội 2000
HOA CHUỐI QUÊ TA
Ảnh của Lê Trị
Cây chuối mẹ có bao nhiêu tàu?
Buồng chuối non buồng to, buồng nhỏ.
Cây chuối mẹ cây nhỏ cây to.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền