Phụng Vụ - Mục Vụ
Trái tim tình yêu nhập thể
LM. Phêrô Hồng Phúc
21:04 02/07/2011
Trong cuộc đời của chúng ta có hai điều quan trọng nhất, đó là sự sống và tình yêu. Sự sống cho chúng ta hiện hữu trong cuộc đời này. Còn tình yêu cho chúng ta ý nghĩa của sự sống và hạnh phúc trong cuộc đời. Nếu thiếu một trong hai điều quan trọng nhất đó thì không gọi được là cuộc sống. Bởi lẽ, không có sự sống thì làm sao có sự hiện hữu và sự sống mà mất ý nghĩa thì sống cũng chỉ như chết.
Sự sống là thuộc về Thiên Chúa ban cho, và vì thế, khi con người có mặt ở trong cuộc đời này, họ bắt đầu hấp thụ rất nhiều. Họ hấp thụ về môi trường xung quanh trong lĩnh vực vật chất; họ hấp thụ kiến thức trong lĩnh vực văn hóa, tinh thần; và họ hấp thụ tình yêu trong lĩnh vực thiêng liêng. Bởi vì tình yêu vừa tự nhiên vừa siêu nhiên. Tình yêu cho con người ý nghĩa của đời sống. Có rất nhiều người thất tình mà quyên sinh, vì họ thấy “sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì”. Sau trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản hôm 11.3.2011 vừa qua, có nhiều người đã tìm đến tự tử. Họ thoát được sóng thần, thoát được động đất, nhưng khi họ thấy vắng thiếu tình yêu vì họ đã thấy mình mất tất cả: mất người thân, mất nơi ở, mất hết cả niềm hy vọng... Sống cũng bằng chết nên họ tìm đến cái chết để giải thoát. Điều đó cho chúng ta thấy được rằng: Tình yêu là tố chất quan trọng để tạo nên ý nghĩa của cuộc sống và cho con người sống hạnh phúc giữa gia đình và giữa cuộc đời.
Vắng thiếu tình yêu, cũng như thế giới này vắng thiếu mặt trời, người ta không gọi là ngày mà người ta gọi là đêm. Tình yêu vừa tự nhiên và cũng vừa siêu nhiên. Vì tình yêu không chỉ cho con người ý nghĩa sự sống mà còn cho con người hạnh phúc đời đời nữa.
“Tình yêu Chúa thật vô cùng phong phú
Động mặt trời, tinh tú với không trung” (Dante)
Con biết đâu diễn tả hết cho cùng
Càng yêu mến, càng chấn rung khát vọng
Trong say đắm cảm thấy mình cháy bỏng,
Lúc lao sâu lại thấy chóng trôi qua
Tình yêu gần mà cũng rất thật xa
Luôn sôi sục lại chan hoà êm dịu
Người tình yêu luôn thấy mình gánh chịu
Vết thương lòng vì khó hiểu tình yêu
Rất tự nhiên mà cũng rất cao siêu
Tưởng chiếm trọn mà lại đều không được
Bị thu hút, lao sâu vào chiến cuộc
Tình yêu dần từng bước thắng người yêu
Vết thương lòng từ đó cứ ăn sâu
Người yêu thấy khổ đau vì yêu mến.
Chúng ta diễn tả một vài nét về tình yêu để thấy được rằng, tình yêu gần mà cũng rất thật xa. Chúng ta tưởng chiếm được nhưng mà lại là không được. Vậy thì tình yêu là một khái niệm trìu tượng, mà tình yêu cũng là một điều gì làm cho người ta thực tế những cảm nghiệm của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn diễn tả một tình yêu với khái niệm trìu tượng thì không có gì có thể chuẩn mực hơn thánh Gioan – nhà thần học số một đã định nghĩa rằng: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4, 16). Cho nên tình yêu là một sự sâu thẳm, là một sự vô cùng đến tận Thiên Chúa thì làm sao con người hiểu được. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa sâu thẳm và tận cùng ấy, hôm nay lại mặc lấy con người bằng xương bằng thịt, bằng trái tim tình yêu của con người để con người có thể hiểu được. Đó là ý nghĩa của lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Thiên Chúa yêu chúng ta và chúng ta yêu Thiên Chúa. Tình yêu ấy được diễn tả bằng một mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người và giữa con người với Thiên Chúa. Từ ngàn ngàn năm của Cựu Ước, mối tương quan đó được diễn tả bằng những hình ảnh nào là sấm sét trên núi Sinai; nào là ban ngày thì cột mây, ban đêm thì cột lửa để dẫn dân đi trong sa mạc; nào là manna từ trời rơi xuống để nuôi sống dân... Đó là những gì thể hiện tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Còn con người thì giết chiên, bò, lừa để lấy máu nó hiến tế cho Thiên Chúa những muốn bày tỏ tình yêu của mình, bởi máu là biểu hiện của sự sống, lấy sự sống của máu chiên bò tượng trưng cho sự sống của mình để tế lễ Thiên Chúa. Những mối tương quan qua lại đó đã diễn ra cả một quá trình lịch sử của Cựu Ước ngàn ngàn năm.
Trong thư Do Thái đã cho chúng ta một công thức tuyệt vời: “Thủa xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Nhưng đến ngày sau hết, tức là những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con” (Dt 1, 1). Như vậy, Thiên Chúa là thiêng liêng, là vô cùng, là sâu thẳm, hôm nay lại mặc lấy xác người ở giữa chúng ta và mang một trái tim của nhân loại. Thực tế đến mức là trái tim ấy bị đâm thủng và chảy những giọt máu với nước đến cuối cùng trên Thập Giá. Như vậy, chúng ta chiêm ngắm từ vô cùng là tình yêu của Thiên Chúa đi đến tận cùng là trái tim nhân loại trong người tôi trung đau khổ của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô. Bởi vậy, không có nét nào diễn tả tình yêu vừa cao siêu lại vừa rất thực tế; vừa vô cùng sâu thẳm mênh mang lại vừa rõ ràng, cụ thể bằng tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu nhân loại đến mức có thể mở toang trái tim bằng xương bằng thịt của mình trong con người nhân loại để cho chúng ta thấy và đưa chúng ta vào chiều sâu đến mức, gọi là: “Như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha thì con cũng cầu xin cho chúng nên một trong chúng ta” (Ga 17, 23). Làm sao chúng ta có thể hiểu sự sống được hòa nhập vào trong Thiên Chúa Ba Ngôi như vậy? Từ Trái tim đâm thủng máu và nước chảy ra phát sinh các bí tích là kho tàng để trao ban cho Hội Thánh, dễ hiểu là thế, chiêm ngắm được là thế và có thể nắm bắt được là thế. Đến tình yêu là sự sống của chính Thiên Chúa Ba Ngôi đều là tình yêu, đều là tình yêu !. Bởi vậy, người nào nghĩ rằng mình là người có thể trao ban tình yêu cho người khác? Ai có thể nghĩ rằng mình nắm bắt được tình yêu của người khác, hút hồn của người khác, chiếm lòng của người khác... Tất cả chỉ là những khái niệm của cá nhân.
Ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay dạy chúng ta bài học: Đứng trước tình yêu, điều quan trọng nhất là khiêm nhường. Sự khiêm nhường biểu hiện biết mình và biết người. Cho nên Chúa Giêsu mang trái tim của con người thì lời mời gọi chính thức của Người là: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng” (Mt 11, 29). Chỉ có sự khiêm nhường mới nhận thức được giá trị của tình yêu. Còn mọi tự mãn kiêu căng, mọi trung tâm và cá tính, mọi ốc đảo và ích kỷ đều phá tán tình yêu. Chính vì tình yêu dành cho những ai biết cảm nhận và chỉ có tình yêu mới đáp đền được tình yêu. Cho nên lễ Thánh Tâm hôm nay không chỉ mời gọi chúng ta đến để chiêm ngắm. Đức Cố Hồng y Fx Nguyễn Văn Thuận đã nói với chúng ta qua Đường Hy Vọng rằng: “Quả tim con không phải bằng đá. Quả tim của con không phải bằng đá. Quả tim của con quí báu vì nó bằng thịt. Hãy can đảm cầm Thánh Giá cả hai tay mà cắm vào đó”( ĐHV 445). Một trái tim bằng thịt, biết nhận thức và hãy cầm Thánh Giá bằng cả hai tay mà cắm vào đó, đó là một trái tim đáp đền tình yêu hiến tế của Đức Giêsu Kitô trên Thánh Giá. Chỉ có con người mới có được hành vi nhân linh đó. Còn tất cả thế giới này muôn màu muôn vẻ, đẹp mĩ miều bao nhiêu, thế giới động vật phong phú đa dạng bao nhiêu, tất cả cũng chỉ là con số không. Vì vậy, trái tim bằng thịt có cây Thánh Giá ở đó trở thành của lễ hiến tế, Chúa đòi mời chúng ta điều đó. Nên không chỉ là chiêm ngưỡng, không chỉ là diễn tả, không chỉ là lễ nghi mà lễ Thánh Tâm Chúa Giê su mời gọi chúng ta đi vào trong Trái Tim Tình Yêu của Chúa bằng đời sống của mình là hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng, bằng một tình yêu để đáp đền tình yêu, cho dẫu tình yêu của chúng ta chỉ là một giọt nước so với biển bao la, một hạt cát trong sa mạc mênh mông. Nhưng hạt cát đó, giọt nước đó, Chúa dạy: “Phải yêu Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn” (Lc 10, 27). Cái “hết” của Thiên Chúa là một cái hết mầu nhiệm lạ lùng đến nỗi Con Thiên Chúa nhập thể làm người vâng lời cho đến chết và chết trên Thập Giá, mở trái tim để chúng ta thấy lại hình ảnh khi tạo dựng Thiên Chúa đã lấy xương sườn của Adam tạo dựng Eva, và hôm nay, từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Đức Giêsu Kitô – được gọi là Adam mới – mà phát sinh ra các bí tích, là Hội Thánh, hiền thê của Chúa Kitô được lãnh nhận từ đó. Chính vì vậy mà chúng ta được mời gọi đi vào trong mầu nhiệm này, mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa đã yêu chúng ta đến tận cùng và Thiên Chúa cũng chỉ mời gọi chúng ta là đáp lại hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn theo giới hạn của chúng ta. Hai cái hết đó làm sao nội dung mà bằng nhau được, nhưng mà hình thức đều là “hết”. Vì vậy, Chúa đánh đổi nội dung lấy hình thức của chúng ta. Chúa đánh đổi tình yêu của Thiên Chúa là sự sống đời đời lấy sự sống mỏng giòn của nhân loại chúng ta. Chúa đổi ánh sáng lấy bóng tối. Chúa đổi Chiên Thiên Chúa để gánh lấy tội trần gian. Chỉ có tình yêu mới làm nên những điều đảo lộn trời đất như vậy.
Ngày hôm nay, ngày lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu đã cho chúng ta hiểu được tại sao nhà thơ Ý Dante lại nói rằng: “Thiên Chúa là tình yêu và chính tình yêu của Chúa đã làm chuyển động mọi tinh tú trong vũ trụ này”. Không những vũ trụ vật chất chúng ta quan sát thấy mà cả vũ trụ thiêng liêng, Thiên Chúa xuống thế làm người để con người có thể đi vào trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lạy Trái Tim Chúa Giêsu,
Chúng con không thể hiểu nổi
nhưng chúng con lại cảm nghiệm thấy rõ ràng
và hơn bao giờ hết tình yêu của Chúa.
Vì vậy, xin cho chúng con chỉ còn có biết một điều
là lấy tình yêu nhỏ nhoi của chúng con
đáp đền tình yêu vô cùng của Chúa.
Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng.
Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.
Lạy Trái Tim Chúa Giê su bị đâm thâu trên Thập Giá
đã đổ máu và nước ra để phát sinh các bí tích cho Giáo Hội
ễin cho chúng con được sống ý nghĩa,
được hưởng hạnh phúc Chúa trao ban
và đạt tới sự sống chiều sâu trong tình yêu thẳm vời
của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con, và Thánh Thần. Amen.
LM. Phêrô Hồng Phúc
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
23:17 02/07/2011
“Em còn nhớ hay em đã quên,”
Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân…
(Trịnh Công Sơn – Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
(2Ti 2: 8-9 )
Đành rằng, khi sáng tác nhạc bản này, nghệ sĩ họ Trịnh chỉ muốn nhắc đến người Em thân yêu của mình, từng rời bỏ khung trời Sàigòn để ra đi biền biệt. Nhắc, là nhắc đôi điều để Em nhớ mà thương Sàigòn thời đó, có “phố xưa quen biết tên bàn chân”. Có “đèn đường từng đêm thao thức.” Nhắc khá nhiều, nhưng chẳng biết em có nhớ hay không.
Ở đời thường, hôm nay, có nhiều điều cũng được nhắc nhớ, từ người vợ hiền, mà sao anh chồng nọ chẳng còn nhớ, như truyện nhỏ ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Vợ chồng nhà nọ, ít khi có chuyện cãi cọ. Rất im lìm. Suốt cả năm. Nhưng một hôm, người vợ ghen tức chịu không nổi bèn vào phòng kéo cổ ông chồng ra khỏi cửa mà nói những lời tuy nhẹ nhưng thấm thía, rằng:
-Sao cả ngày anh cứ chúi đầu vào mấy cuốn sách mà không nhớ gì đến ai cả? Suốt ngày, không thấy anh mở miệng nói với em đến nửa lời, là làm sao?
-Hôm nay có chuyện gì mà em “làm ầm” lên thế? Vách tường có tai đấy!
-Anh cứ nhìn mà xem! Quanh anh toàn là sách với sách không à! Anh không thèm biết vợ con sống chết ra sao ư? Giá như em là cuốn sách có khi còn hay hơn. Còn được anh đầu ôm tay ấp chứ thế này, thật rõ chán!
-Đừng nghĩ thế, tội anh em ơi! Em là tất cả của đời anh mà! Mấy sách này, mỗi cuốn anh chỉ đọc có vài ngày rồi đem đổi lấy cuốn mới. Em có chịu đổi chác như vậy không?...
-Ừ nhỉ… Cũng có lý, đấy chứ!
Nhà Đạo mình, cũng có lời nhắc nhở, để người người tạc ghi suốt đời, một lời thơ như sau:
“Anh hãy nhớ đến Đức Giê-su Kitô, sống lại từ cõi chết,
(sinh) bởi dòng giống Đa-vít.
chiếu theo Tin Mừng của tôi,
vì đó tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi.
Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích!”
(2Ti 2: 8-9)
Còn ngoài đời, nghệ sĩ nhắc nhớ là nhắc để ta nhớ những dòng chảy như thế này:
“Em ra đi, nơi này vẫn thế
Vẫn có em trong tim của Mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Phải chăng, nơi này vẫn thế. Vẫn “có em trong tim của Mẹ”, “vẫn sống thiết tha”, “lấp lánh hoa trên đường đi”?
Thế còn, Hội thánh thì sao? Hội thánh mình, có còn nhớ những người thường xót quên một bổn phận của dân con mình ở đời? Bởi, dân con Hội thánh sống ở đời, vẫn bị cuốn hút vào dòng đời bon chen, lo lắng, nên quên hết chuyện Đạo? Chí ít, là chuyện nhà thờ nhà thánh, ngày chủ nhật?
Còn nhớ, có lần tân chức nọ đến nhà thờ họ đạo nhỏ ở trời Tây làm lễ mở tay đã giảng và thuyết lời lẽ như sau: “Thánh lễ là trọng tâm cuộc sống của người tín hữu. Có thể nói mà không sợ ngượng miệng rằng: Không có thánh lễ, thì vai trò của vị linh mục không cần thiết nữa. Và, giáo dân mà không đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật, thì sẽ không nên gọi mình là tín hữu được nũa.”
Bỏ qua một bên, để xem lời “đức thày” mới tấn phong, đúng hoặc sai. Cứ để một chỗ, lập trường của người anh em vừa được phong chức, còn mới chớm. Cứ rồi xem, hai chục năm sau đức thày nhà Đạo có còn nói thế nữa hay không? Chí ít, là nói với đồng Đạo ở trời Tây. Nơi mình phục vụ.
Nay chỉ xét, tại sao trẻ nhỏ ở trời Tây, lại cứ hay thắc mắc hỏi cha mẹ những câu lẩn thẩn chỉ thấy có ở trời Tây, thôi. Hỏi, là hỏi rằng: “Tại sao ta cứ phải đi lễ ngày Chúa nhật, thế hả mẹ”? Nghe trẻ hỏi, chắc hẳn có vị sẽ chột dạ mà tìm hiểu xem thực chất của tình trạng giữ đạo, ở bên này, rày ra sao. Còn nhớ, cách đây không lâu, Lm Andrew Hamilton sj ở Úc cũng đã nhận định về chuyện này:
“Đây là câu hỏi không chỉ riêng mỗi người trẻ mới hỏi, thôi. Cả người lớn cũng thế. Đó là thắc mắc cũng rất cũ giống như câu nói của ai đó: thánh lễ vẫn thế, nhưng Ngày của Chúa rày đã đổi thay.
Vào niên biểu 1954, ở Úc, có khoảng 80% số người Công giáo vẫn thường xuyên đi lễ ngày Chúa nhật. Rất đều đặn. Dạo đó, thánh lễ nào cũng đầy đủ cả người trẻ lẫn cụ già. Ngày nay, chỉ còn thấy độ 20% số người Công giáo Úc là chịu đi lễ, thôi. Và, con số này ngày một giảm sút. Nhiều cộng đoàn vẫn cử hành thánh lễ, nhưng chỉ lác đác một vài người đến dự thôi. Người trẻ càng ít thấy. Chừng như người Công giáo hôm nay đã trở thành đám người thiểu số ngay trong lòng dân tộc, vẫn theo Kitô giáo.
Các Giáo hội khác cũng trải nghiệm một sút giảm tương tự. Ngày của Chúa hôm nay, đã bị trần-tục-hoá rất nhiều. Khi xưa, ít có người chịu làm việc vào ngày của Chúa. Lúc bấy giờ, làm gì có các trận bóng bầu dục! Làm gì có truyền hình tràn lan nhiều chương trình! Ngay đến báo chí, phim ảnh cũng chỉ rải rác ở một vài nơi, thôi. Chỉ mỗi tiệm bán sữa là mở cửa vào những ngày này. Thăm viếng bạn bè, cũng đã là chuyện hiếm khó vì khi ấy người dân ở đây không có nhiều xe cộ, hoặc phương tiện di chuyển như bây giờ. Người người gặp nhau ở nhà thờ, vào các giờ lễ Chúa nhật. Các giáo hội khi ấy tài trợ rất nhiều sự kiện thể thao, giải trí như quần vợt, khiêu vũ, vui chơi ngoài trời, có nơi tổ chức các lễ hội vui chung nữa. Người người đến nhà thờ là để gặp gỡ, hàn huyên nguyện cầu. Rất thoải mái.
So với ngày nay, mọi người đều đi làm cả vào ngày dành cho Chúa. Có người, lại ngủ bù vào ngày của Chúa, hoặc lo mua sắm. Chuyện đi nhà thờ nhà thánh hôm nay đã phải cạnh tranh ganh đua với chương trình thi đấu thể thao, phim ảnh, truyền hình, chơi games, sinh hoạt ở trường hoặc ra ngoài dạo mát với mẹ cha…” (x. Lm Andrew Hamilton, www.eurekastreet.com.au )
Với nhà Đạo ở phương Tây, hôm nay, vấn đề không còn là thế. Tức, bàn dân thiên hạ không còn ngồi đó trông mong người đi Đạo trở vềi với thánh đường để đi lễ. Nhưng đã nghĩ ra nhiều cách để lôi cuốn mọi người nhớ đến Chúa, và Hội thánh. Cũng tốt thôi. Nhớ dự lễ, có thể là nhớ cách nào đó, cho hấp dẫn. Có thể, là làm sao tạo cho thánh lễ hoặc buổi diễn giảng ở đâu đó ở phố chợ. Tại trung tâm thương mại. Hoặc trên truyền hình. Thế nhưng nơi nào, kiểu nào cũng có khó khăn của nó.
Với thánh lễ truyền hình, khó khăn xảy đến cũng rất nhiều. Một trong những vấn đề khiến dân con nhà Đạo để tâm đến, là như mắc của độc giả nọ đã có thư lên đấng bậc vị vọng ở Sydney , để hỏi như sau:
“Con có người bạn nghe tin ở đâu đó nói rằng: nếu anh/chị chỉ xem lễ trên truyền hình vào ngày của Chúa thôi, cũng đủ. Câu hỏi của con hôm nay gửi đến với cha, là: có thật thế không? Trường hợp người đau yếu hoặc ngã bệnh không đến nhà thờ được, hoặc không có khả năng đến dự thánh lễ cho Giới Trẻ ở trường đua Randwick, Sydney được thì sao? Xin cha giúp lời chỉ giáo. Rất biết ơn. (Một giáo dân ở Sydney )
Một lần nữa, chừng như đấng bậc đây vẫn chờ mong những câu hỏi tương tự, để có dịp mà trả lời/trả vốn, rất như sau:
“Tôi thiết nghĩ, những gì chị nghe được từ cô bạn nọ, cũng không đúng. Thế nhưng, câu hỏi của chị ở đây, hôm nay, đã hàm ngụ một số điều trong đó có kể đến thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, nên tôi xin phép được giải thích một số nguyên tắc nền tảng như sau:
Những ai có khả năng đến nhà thờ dự lễ, nghĩa là không đau ốm, hoặc thánh lễ được cử hành ở một nơi không xa chỗ mình ở, vv. thì phải đến nhà thờ để dự lễ ngày Chúa nhật.
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Đức Giêsu đã hy sinh cả đời Ngài cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cũng nên đáp trả sao cho phải phép. Nghĩa là, cũng nên hy sinh cách nào đó, để đi lễ. Và điều này, ta cũng đừng nên quên, là: làm như thế là để việc Ngài hy sinh trên đồi Calvariô, trở thành hiện thực đối với ta, ở nhà thờ.
Nếu có ai ban cho ta một ân huệ nào đó thật cao cả, thì ta cũng nên tỏ lòng cảm kích biết ơn, dù phải đi xa cách mấy cũng chẳng sao. Xa thì xa, vẫn nên đi thăm viếng; và nếu được cũng nên đem theo quà đáp lễ để tặng và có khi còn phải cúi gập mình mà tỏ lòng tri ân nữa không chừng. Chẳng ai trên đời này lại ban cho ta ơn huệ cao cả bằng Chúa. Ngài là Đấng dựng nên ta, cứu chuộc và tỏ cho ta biết ơn quan phòng triền miên yêu mến, đối với ta. Ngài còn kêu mời ta cùng Ngài đi vào cuộc sống vĩnh cửu, và bao điều tốt lành khác, Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ để ta hăng hái tỏ bày lòng biết ơn đối với Ngài, theo cách của riêng mình.
Cách tốt đẹp nhất Ngài thiết lập nên để ta chu toàn là giữa các ngày Sabát, rất thánh thiêng. Đối với người Công giáo, đó là đến nhà thờ dự lễ, ngày của Chúa. Nếu có khả năng đến nhà thờ đuợc thì “xem” lễ trên truyền hình là việc không phải phép, và cũng không đủ. Xem lễ kiểu đó, chứng tỏ rằng tình yêu thương ta có với Chúa, cũng quá nhỏ. Về điều này, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có đoạn nói rất rõ: “Vào các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc, tín hữu có bổn phận phải tham dự thánh lễ. ” (x. GLHTCG #2180)
Hơn thế nữa, đích thân đến nhà thờ dự lễ, ta mới có thể rước Mình Thánh Chúa vào lòng được mà thôi.Và rước Mình Thánh Chúa, là cung cách giúp ta san sẻ sự hy sinh của Chúa. Thêm vào đó, hiện diện ở nhà thờ, là ta gia nhập cộng đoàn dân Chúa với giáo xứ để thờ phụng Chúa, qua tư cách thành viên cộng đoàn Nước Trời. Nói cho cùng, Hội thánh không là nhóm hội gồm các cá nhân riêng lẻ, mà là toàn thể dân Chúa kết hiệp làm một với nhau, nơi Thân Mình rất Thánh của Đức Chúa. Ta là dân Chúa chọn lựa. Là, Thân Xác Nhiệm Mầu của Đức Kitô. Là, Hội thánh rất thông công. Có mặt bên nhau, thì ta mới có thể hỗ trợ cho nhau được.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo còn nói rõ: “Cùng tham gia cử hành Tiệc thánh vào ngày của Chúa là bằng chứng nói lên rằng ta thuộc về Chúa và là kẻ tin vào Đức Kitô và Hội thánh của Ngài. Tín hữu Đức Kitô làm chứng cho điều đó qua việc hiệp thông trong lòng tin và đức bác ái. Cùng nhau ta chứng minh tính thánh thiêng của Chúa và có như thế, mới nói lên niềm hy vọng của mình vào ơn cứu độ. Làm như thế, mỗi người mới củng cố cho nhau dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần.” (x. GLHTCG # 2182)
Thế còn người đau yếu bệnh tật đang nhập viện hoặc đang nằm nhà dưỡng bệnh thì sao? Bởi, những người bị bệnh không làm sao đích thân đến nhà thờ được, nên họ được miễn chuẩn không buộc phải đến nhà thờ như người khoẻ, được. Nếu người bệnh có thể tham dự thánh lễ qua truyền hình, vẫn được phép. Dù, họ không buộc phải làm thế. Vào lúc rước lễ, người bệnh có thể thông công hiệp lễ cách thiêng liêng.
Tôi biết nhiều người buộc phải ở nhà và vẫn dự lễ mỗi ngày qua truyền hình và được nhiều ơn lành thiêng liêng, rất đặc biệt. Về sự kiện đặc biệt như thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nhiều người muốn đích thân đến tham dự, nhưng không được vì nhiều lý do, thì họ vẫn có thể làm tròn nhiệm vụ ngày Chúa nhật hôm đó, qua truyền hình.
Có trường hợp khá đặc biệt, là người tham dự thánh lễ thì đông, mà nhà thờ lại không đủ sức chứa, nên nhiều người vẫn cố gắng hết mình để cùng tham dự thánh lễ với người khác, tuy không sốt sắng, bằng cách đứng ngoài hiên hoặc trong sân nhà thờ. Chuyện này thường diễn ra, nhất là vào dịp nghỉ hè ở các khu thị tứ, hay du lịch. Những người đứng ngoài như thế, vẫn làm tròn bổn phận, ngày của Chúa; và vẫn có thể rước Chúa vào lòng, dù mắt mình không thấy vị linh mục chủ tế bẻ bánh hoặc truyền phép, trên bàn thờ. Đó là những trường hợp ngoại lệ, có thể châm chước. “ (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 6/7/2008 , tr. 18)
Về với ý kiến của Lm Andrew Hamilton, sj về vấn đề nói trên, thì ông cũng đề cập đến trường hợp tại sao thánh lễ ngày của Chúa rất cần thiết đối với tín hữu thời Giáo hội tiên khởi. Đây, còn là việc bắt buộc đối với tín hữu thời Trung Cổ. Đến hôm nay, ta đã trở về với thời điểm giống hệt tín hữu thời ban đầu, đã trở thành nhóm thiểu số khác người ngoài Đạo, ở niềm tin và cung cách sử dụng ngày của Chúa. Giống cộng đoàn thời tiên khởi, vấn đề thâm sâu không phải là: có đến nhà thờ đích thân dự lễ hay không. Mà là, có còn thuộc về Hội thánh nữa hay không thôi. Trước hết và trên hết, cần có lý để chứng tỏ mình là người Công giáo, trước đã. Chỉ khi đó, mới nói được là việc đến nhà thờ dự lễ hay không, thôi.
Với Hội thánh thời tiên khởi, muốn chứng tỏ mình là Kitô-hữu, đã là một chọn lựa khó khăn rồi. Bởi, làm thế rất dễ bị cha mẹ hoặc gia đình ruồng bỏ. Chính quyền cũng bách hại hoặc giết chết. Và, khi tham gia Tiệc thánh, là ta mừng Chúa trỗi dậy từ nỗi chết. Điều này đem đến cho ta hy vọng phải giáp mặt với cái chết, đang trờ đến. Ta tin rằng Đức Kitô sống lại từ cõi chết, rất thật sự. Ngài đang thực sự hiện diện với ta, qua Hội thánh.
Thế giới hôm nay, một số người không tham dự Tiệc thánh nữa vì lý do đơn giản là họ được người khác bảo cho biết mình không có bổn phận “phải” làm thế. Nhưng kỳ thực, sự thật lại khác. Là, thành viên công đoàn Kitô-hữu và thành phần chủ chốt của Tiệc thánh, hai việc vẫn đi đôi với nhau. Ngày của Chúa, dân con nhà Đạo sống thực thụ niềm tin của mình qua tư cách cộng đoàn tình thương, rất Nước Trời.
Nói cho cùng, thì thế giới ta sống hôm nay cũng giống hệt như thời tiên khởi của Hội thánh. Thời, mà các thánh sống đích thực niềm tin đi Đạo đã biến mình thành con người rất đặc biệt. Thế giới hôm nay, đặt nặng lên chủ nghĩa cá nhân riêng lẻ. Vẫn cứ suốt ngày bận rộn với công kia việc nọ, khiến ta khó lòng mà theo chân Chúa. Vì thế nên, tín hữu Đạo Chúa cần đến cộng đoàn cùng tháp tùng, chung sống. Cùng hỗ trợ cho nhau, để tồn tại.
Tiệc thánh, là thời khắc giúp ta nguyện cầu, lắng nghe. Là, lúc để ta cùng nhau nói tiếng “cảm ơn” về quà tặng Chúa trao ban. Thế giới hôm nay, con người lúc nào cũng bận rộn. Thế nên, hãy biến ngày của Chúa, thành ngày thư giãn, rất buông lỏng để mình có thể cùng nhau nguyện cầu. Và, trao cho nhau thời gian và không gian, mà gặp gỡ. Gặp, để tiếp cận nhau bằng phần sâu thẳm của cuộc sống.
Có làm thế, mới chứng tỏ là mình biết quan tâm đến người khác. Chí ít, là những người còn nghè túng. Thiếu thốn. Có nhu cầu. Thế giới hôm nay, con người thấy mình cô đơn, lẻ bóng hơn bao giờ. Bởi, họ không có thì giờ để tiếp cận, gặp gỡ. Không có thời gian để gần nhau. Gặp gỡ. Bởi thế nên, đây là thời khắc giúp ta thực hiện điều cần thiết chứng tỏ rằng thế giới của nhà Đạo, không như thế. Nhà Đạo, là nhà của thành viên vẫn có nhau vào những lúc rất cần. Vào cả giờ phút hiếm quý, ngày cuối tuần. Nhà Đạo, là nhà của những con người và người con biết tìm đến nhau. Dù, chỉ để hỏi han, san sẻ một nỗi niềm, rất riêng tây. Gặp nhau, không chỉ để giùm giúp lẫn nhau. Ở bên nhau. Mà còn để cảm tạ những ơn lành mình đã có và đang có. Cái mình có chắc chắn nhất, đó là niềm tin. Tình yêu thương. Và, niềm hy vọng. Hy vọng có mãi bên nhau. Có nhau, thật dài lâu.
Thế đó, là tình yêu thương. Bằng hữu. Tính hiếu khách. Thế đó, là đối thoại. Mở lòng. Là, khát vọng biến đổi thế giới thành nơi chốn bình an. Công chính. Có làm thế, ta mời có thể đi theo đường lối Chúa vạch ra, cho cộng đoàn Nước Trời. Là Hội thánh.
Nói gì thì nói. Hát gì thì hát. Cũng nên nói và hát, như người nghệ sĩ ngoài đời, vẫn hôm nào. Vẫn cứ hát, những lời ca, như sau:
“Em còn nhớ hay em đã quên,
Nhớ Sàigòn mỗi chiều gặp gỡ,
nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm,
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng,
Phố em qua, gạch ngói quen tên…”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Nhà Đạo hôm nay, có hát bài này cũng nên thay lời ca “Sàigòn” bằng ca từ “dự thánh lễ”, cũng sẽ thấy rằng Hội thánh, vẫn cứ bảo:
“Em ra đi, nơi này vẫn thế.
Vẫn có em trong tim của Mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ,
vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi .”
Quả đúng thế, có dự tiệc thánh ở nhà thờ hay qua truyền hình, thì hỡi bạn và tôi, ta hãy nhớ: Hội thánh vẫn còn đó ngóng chờ. Chờ bạn và chờ tôi. Mọi ngõ ngách, của con tim.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ nhắn và cứ nhủ
chính mình và bầu bạn
chỉ một lời
rất như thế.
Suy Niệm Chúa Nhật Thứ 15 Thuờng niên Năm A 03.07.11
“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?”
“yêu trọn đời này và kiếp tới.”
(dẫn từ thơ Niệm Nhiên)
Mt 13: 1-9
Không vỡ tan, nên tình người vẫn vĩnh cửu. Yêu trọn kiếp, nên đời người còn lưu mãi. Yêu thương vĩnh cửu, là ý nghĩa của dụ ngôn truyện kể ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật thánh Mátthêu viết hôm nay, lại vẫn mang dáng dấp của dụ ngôn truyện kể, để nghĩ suy. Suy, là suy những gì gói ghém trong truyện. Nghĩ, là nghĩ làm sao về những gì dụ ngôn nói.
Dụ ngôn hôm nay, là một trong nhiều phong cách để kể về đời sống Đức Kitô, theo kiểu khác. Bằng vào cung cách thuật truyện lạ như thế, thánh Mátthêu còn kể ra một loạt các dụ ngôn, có ngôn từ và hình ảnh để người đọc nắm bắt được bí kíp của cuộc sống.
Trước đó, thánh Máccô cũng đã sử dụng đường lối này để thuật truyện. Bằng vào cách này, thánh Máccô viết: Đức Giêsu nói nhiều đến điều rất khó lòng, để bày tỏ. Chẳng hạn như khi nói: Ngài sẽ không đi nơi đâu ra khỏi nỗi chết. Nỗi chết trên thập tự. Và, Ngài cũng không có chổ để gối đầu. Hãy đến ở lại với Ngài, rồi người người sẽ toả đi muôn nơi. Cả khi bị vùi dập và giết chết, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi một ai. Ngài vẫn giúp. Hãy tự mình tạo trống rỗng đến mức độ không để lại gì ở nơi mình. Nghe như thế, ít người hiểu được điều Ngài nói, nên mới chống đối giận dữ.
Bằng vào lối viết như thế, thánh Máccô cho thấy Chúa muốn đả kích thái độ của người Do thái đối với cuộc sống. Đả phá mọi ảo tưởng, mộng mơ và những tham vọng vẫn có, nơi họ. Ngài muốn đem họ về với thực tế, dưới đất. Với thánh Máccô, bí kíp để mọi người sống là giáp mặt nhìn thẳng vào khó khăn. Rất cứng cỏi. Bởi, cuộc sống con người đâu có nghĩa luôn thuận lợi, dễ dãi. Và, thoải mái!
Kể về dụ ngôn người gieo giống, thánh Máccô nhắm đến những người sống chệch đường lối Chúa đưa ra. Tức, chỉ phớt qua nơi mặt ngoài, chứ không đặt thẳng trọng tâm đích thực của vấn đề. Họ là những người chỉ muốn thoát khỏi chủ đề chính. Chỉ thích những chuyện khác, bên lề thôi.
Kể về hạt giống rơi bên vệ đường, bị chim chóc bay đến lấy đi, là ý nói đến những người lơ là, không hiểu biết. Kể về những hạt rơi vào nền đất đá, quá nông, không bám sâu vào lòng đất. Nên, đã bị nắng trời thiêu rụi, là ý nói về những người chỉ chú trọng mặt ngoài, không quyền uy sức mạnh để có thể ở lại. Thánh nhân còn nói về những hạt rơi vào bụi gai, dễ chết ngạt. Tức, về những người quá ưu tư về thế giới. Về những cám dỗ ở đời, không để ý gì đến cung cách Chúa dạy, để mà sống. Những gì thánh Máccô đề cập đến hạt giống, là nói về cung cách sống đạo, cho đúng cách.
Dụ ngôn thánh Mátthêu kể, được viết vào thời gian sau thánh Máccô, rất nhiều. Khi kể về cùng một truyện, thánh Mátthêu cũng hiểu những điều mà tiền nhiệm mình từng nói. Hiểu rõ dụng đích của dụ ngôn, theo cách rất khác thường. Và, thánh nhân diễn tả theo phong cách cũng khác. Khác, ở cách nói về cuộc đời. Về tình tiết lẫn ảnh hình, của câu truyện. Dưới ngòi viết của thánh Mátthêu, cuộc đời con người có những cốt cách rất đẹp. Đẹp đến độ ta không thể dùng ngôn ngữ ngày thường để diễn tả. Mà, phải khôn ngoan nắm bắt. Và, thực hiện. Chừng như thánh Mátthêu còn đưa âm nhạc vào trong đó, cùng với ngôn ngữ truyện kể, có hình ảnh. Không dùng lời lẽ thuyết phục người nghe, mà đưa ra luận cứ về luân lý. Nhưng dùng tất cả những thứ nêu trên cốt cho mọi người thấy sự việc tuy tầm thường và bé nhỏ trong cuộc sống vẫn đều có bí kíp, rất tốt đẹp.
Dụ ngôn hôm nay, thánh Mátthêu kể về các loại đất ở nông trại. Và tín thư mà thánh nhân đưa ra, là: hãy sử dụng tất cả để kiến tạo thế giới. Rồi thì, hạt giống tốt lành của Chúa sẽ đổ tràn lên tất cả. Rồi cứ thế, thánh sử viết thêm về cỏ lùng mọc chung quanh lúa tốt, để rồi thánh nhân còn đưa thêm một sứ điệp, là: hãy kiên nhẫn với cỏ lùng. Nhổ nó đi, sẽ gây hoạ cho lúa tốt. Cho mùa gặt. Thánh nhân viết thêm: những gì tuy nhỏ như hạt cải, vẫn có tầm quan trọng của nó, nếu ta biết dùng nó.
Với thánh Mátthêu, ta không tài nào phát hiện được ngọc trai trong vỏ sò, nếu đa vứt bỏ cả vỏ trai lẫn ruột ngọc. Hệt như thế, ta không thể loại bỏ lưới cào, khi bắt cá. Tất cả vật dụng đều hữu ích cho con người. Cả những đồ xưa cũ đáng vứt bỏ. Vẫn có ích. Nếu biết sử dụng truyện kể do thánh Mátthêu ghi, rồi ra người người cũng sẽ nhận thấy tấm lòng bao la, tử tế mà cuộc đời đem lại, cho mỗi người. Với thánh nhân, cuộc đời người vẫn như những điểm sáng rút ra từ dụ ngôn truyện kể theo phong cách người Do thái viết.
Thánh Mátthêu thu thập nhiều điều từ Tin Mừng theo thánh Máccô, và đã biến chúng thành truyện kể, theo phong cách tư riêng của mình đối với những “con người bé nhỏ” như ngôn từ mà thánh nhân vẫn đề cập. Bởi, dù bé nhỏ mọn hèn không bằng ai, những người như thế vẫn nắm bắt được thông điệp thập giá, sự chết và việc Chúa ra đi về nơi vĩnh cửu mà mọi người không hề hay biết. Thánh nhân biết rõ Chúa làm thế để mặc khải cho người bé nhỏ mọn hèn, nên không đả động gì về các nhu cầu triệt để, mà mọi người cần đến. Và, thánh nhân nhìn Phục sinh như một chúc lành Chúa ban cho đường lối thông thường ta vẫn sống. Thánh nhân còn cho ta biết cách mà nhìn và hiểu thấu đáo sự việc để rồi sẽ cảm kích biết ơn Chúa .
Nói cho đúng, các truyện dụ ngôn do thánh Mátthêu ghi thực sự là những truyện kể, đều rất đẹp. Đều mở cho ta thấy bí kíp của cuộc sống bình thường luôn có Chúa cùng sống, rất đẹp.
Thánh Mátthêu tự thôi thúc mình tiến xa hơn, hầu quả quyết rằng: quà tặng Chúa ban cũng dồi dào như thế. Ngài nhấn mạnh đến đất lành trong dụ ngôn người gieo vãi. Đất lành, cho vụ mùa đạt gấp 30, 60 lần. Có khi còn gấp trăm lần mà mọi người hằng trông mong, hy vọng.
Về vụ mùa, thánh nhân không đả động gì đến lúa giống hoặc đất ruộng, cho bằng chỉ nói về đức hạnh đang nảy nở trong con người. Chí ít, là khi ta cảm kích biết ơn được am hiểu thấu đáo những gì tốt đẹp nằm sâu trong cuộc sống. Để rồi, vẫn thích nghe Lời Chúa nói và hiểu rõ những điều Ngài căn dặn. Đó là những Lời được ghi ở Tin Mừng. Đặc biệt, là: Tin Mừng theo thánh Luca. Và cả Tin Mừng do chính thánh nhân ghi lại nữa. Và, lời lẽ ở Tin Mừng còn là Lời về Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Lời, tỏ lộ cho Mẹ biết là Mẹ được chúc phúc vì đã nghe và giữ lại trong lòng. Và rồi, Mẹ thực thi Lời Ngài dạy bằng động thái thân yêu, tích cực.
Tham dự Tiệc thánh có dụ ngôn người gieo giống hôm nay, ta cũng nên yêu cầu Mẹ chỉ cho mình con đường để sống nhân từ. Độ lượng. Sống làm sao, chỉ thấy những gì tích cực, ở phía trước. Để rồi, sẽ mỉm cười chấp nhận. Thực hiện. Bao lâu mình còn làm được.
Trong tinh thần đó, hãy cứ ngâm vang lời thơ nhẹ của người nghệ sĩ còn viết thêm:
“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?
Yêu trọn đời này và kiếp tới
lời huyền thoại, chàng hứa với nàng
lửa thiêu thân xác thành tro than
tái sinh từ tro, tình vẫn nồng nàn.”
(Niệm Nhiên – Ngụ Ngôn Tình Yêu)
Tình yêu, với ngụ ngôn. Vẫn là tình không tan. Không thành tro bụi. Dù là huyền thoaị, hay vĩnh cửu. Vẫn nồng nàn, như tình Chúa với người đời. Suốt đời người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá luợc dịch
Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân…
(Trịnh Công Sơn – Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)
(2Ti 2: 8-9 )
Đành rằng, khi sáng tác nhạc bản này, nghệ sĩ họ Trịnh chỉ muốn nhắc đến người Em thân yêu của mình, từng rời bỏ khung trời Sàigòn để ra đi biền biệt. Nhắc, là nhắc đôi điều để Em nhớ mà thương Sàigòn thời đó, có “phố xưa quen biết tên bàn chân”. Có “đèn đường từng đêm thao thức.” Nhắc khá nhiều, nhưng chẳng biết em có nhớ hay không.
Ở đời thường, hôm nay, có nhiều điều cũng được nhắc nhớ, từ người vợ hiền, mà sao anh chồng nọ chẳng còn nhớ, như truyện nhỏ ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Vợ chồng nhà nọ, ít khi có chuyện cãi cọ. Rất im lìm. Suốt cả năm. Nhưng một hôm, người vợ ghen tức chịu không nổi bèn vào phòng kéo cổ ông chồng ra khỏi cửa mà nói những lời tuy nhẹ nhưng thấm thía, rằng:
-Sao cả ngày anh cứ chúi đầu vào mấy cuốn sách mà không nhớ gì đến ai cả? Suốt ngày, không thấy anh mở miệng nói với em đến nửa lời, là làm sao?
-Hôm nay có chuyện gì mà em “làm ầm” lên thế? Vách tường có tai đấy!
-Anh cứ nhìn mà xem! Quanh anh toàn là sách với sách không à! Anh không thèm biết vợ con sống chết ra sao ư? Giá như em là cuốn sách có khi còn hay hơn. Còn được anh đầu ôm tay ấp chứ thế này, thật rõ chán!
-Đừng nghĩ thế, tội anh em ơi! Em là tất cả của đời anh mà! Mấy sách này, mỗi cuốn anh chỉ đọc có vài ngày rồi đem đổi lấy cuốn mới. Em có chịu đổi chác như vậy không?...
-Ừ nhỉ… Cũng có lý, đấy chứ!
Nhà Đạo mình, cũng có lời nhắc nhở, để người người tạc ghi suốt đời, một lời thơ như sau:
“Anh hãy nhớ đến Đức Giê-su Kitô, sống lại từ cõi chết,
(sinh) bởi dòng giống Đa-vít.
chiếu theo Tin Mừng của tôi,
vì đó tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi.
Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích!”
(2Ti 2: 8-9)
Còn ngoài đời, nghệ sĩ nhắc nhớ là nhắc để ta nhớ những dòng chảy như thế này:
“Em ra đi, nơi này vẫn thế
Vẫn có em trong tim của Mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Phải chăng, nơi này vẫn thế. Vẫn “có em trong tim của Mẹ”, “vẫn sống thiết tha”, “lấp lánh hoa trên đường đi”?
Thế còn, Hội thánh thì sao? Hội thánh mình, có còn nhớ những người thường xót quên một bổn phận của dân con mình ở đời? Bởi, dân con Hội thánh sống ở đời, vẫn bị cuốn hút vào dòng đời bon chen, lo lắng, nên quên hết chuyện Đạo? Chí ít, là chuyện nhà thờ nhà thánh, ngày chủ nhật?
Còn nhớ, có lần tân chức nọ đến nhà thờ họ đạo nhỏ ở trời Tây làm lễ mở tay đã giảng và thuyết lời lẽ như sau: “Thánh lễ là trọng tâm cuộc sống của người tín hữu. Có thể nói mà không sợ ngượng miệng rằng: Không có thánh lễ, thì vai trò của vị linh mục không cần thiết nữa. Và, giáo dân mà không đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật, thì sẽ không nên gọi mình là tín hữu được nũa.”
Bỏ qua một bên, để xem lời “đức thày” mới tấn phong, đúng hoặc sai. Cứ để một chỗ, lập trường của người anh em vừa được phong chức, còn mới chớm. Cứ rồi xem, hai chục năm sau đức thày nhà Đạo có còn nói thế nữa hay không? Chí ít, là nói với đồng Đạo ở trời Tây. Nơi mình phục vụ.
Nay chỉ xét, tại sao trẻ nhỏ ở trời Tây, lại cứ hay thắc mắc hỏi cha mẹ những câu lẩn thẩn chỉ thấy có ở trời Tây, thôi. Hỏi, là hỏi rằng: “Tại sao ta cứ phải đi lễ ngày Chúa nhật, thế hả mẹ”? Nghe trẻ hỏi, chắc hẳn có vị sẽ chột dạ mà tìm hiểu xem thực chất của tình trạng giữ đạo, ở bên này, rày ra sao. Còn nhớ, cách đây không lâu, Lm Andrew Hamilton sj ở Úc cũng đã nhận định về chuyện này:
“Đây là câu hỏi không chỉ riêng mỗi người trẻ mới hỏi, thôi. Cả người lớn cũng thế. Đó là thắc mắc cũng rất cũ giống như câu nói của ai đó: thánh lễ vẫn thế, nhưng Ngày của Chúa rày đã đổi thay.
Vào niên biểu 1954, ở Úc, có khoảng 80% số người Công giáo vẫn thường xuyên đi lễ ngày Chúa nhật. Rất đều đặn. Dạo đó, thánh lễ nào cũng đầy đủ cả người trẻ lẫn cụ già. Ngày nay, chỉ còn thấy độ 20% số người Công giáo Úc là chịu đi lễ, thôi. Và, con số này ngày một giảm sút. Nhiều cộng đoàn vẫn cử hành thánh lễ, nhưng chỉ lác đác một vài người đến dự thôi. Người trẻ càng ít thấy. Chừng như người Công giáo hôm nay đã trở thành đám người thiểu số ngay trong lòng dân tộc, vẫn theo Kitô giáo.
Các Giáo hội khác cũng trải nghiệm một sút giảm tương tự. Ngày của Chúa hôm nay, đã bị trần-tục-hoá rất nhiều. Khi xưa, ít có người chịu làm việc vào ngày của Chúa. Lúc bấy giờ, làm gì có các trận bóng bầu dục! Làm gì có truyền hình tràn lan nhiều chương trình! Ngay đến báo chí, phim ảnh cũng chỉ rải rác ở một vài nơi, thôi. Chỉ mỗi tiệm bán sữa là mở cửa vào những ngày này. Thăm viếng bạn bè, cũng đã là chuyện hiếm khó vì khi ấy người dân ở đây không có nhiều xe cộ, hoặc phương tiện di chuyển như bây giờ. Người người gặp nhau ở nhà thờ, vào các giờ lễ Chúa nhật. Các giáo hội khi ấy tài trợ rất nhiều sự kiện thể thao, giải trí như quần vợt, khiêu vũ, vui chơi ngoài trời, có nơi tổ chức các lễ hội vui chung nữa. Người người đến nhà thờ là để gặp gỡ, hàn huyên nguyện cầu. Rất thoải mái.
So với ngày nay, mọi người đều đi làm cả vào ngày dành cho Chúa. Có người, lại ngủ bù vào ngày của Chúa, hoặc lo mua sắm. Chuyện đi nhà thờ nhà thánh hôm nay đã phải cạnh tranh ganh đua với chương trình thi đấu thể thao, phim ảnh, truyền hình, chơi games, sinh hoạt ở trường hoặc ra ngoài dạo mát với mẹ cha…” (x. Lm Andrew Hamilton, www.eurekastreet.com.au )
Với nhà Đạo ở phương Tây, hôm nay, vấn đề không còn là thế. Tức, bàn dân thiên hạ không còn ngồi đó trông mong người đi Đạo trở vềi với thánh đường để đi lễ. Nhưng đã nghĩ ra nhiều cách để lôi cuốn mọi người nhớ đến Chúa, và Hội thánh. Cũng tốt thôi. Nhớ dự lễ, có thể là nhớ cách nào đó, cho hấp dẫn. Có thể, là làm sao tạo cho thánh lễ hoặc buổi diễn giảng ở đâu đó ở phố chợ. Tại trung tâm thương mại. Hoặc trên truyền hình. Thế nhưng nơi nào, kiểu nào cũng có khó khăn của nó.
Với thánh lễ truyền hình, khó khăn xảy đến cũng rất nhiều. Một trong những vấn đề khiến dân con nhà Đạo để tâm đến, là như mắc của độc giả nọ đã có thư lên đấng bậc vị vọng ở Sydney , để hỏi như sau:
“Con có người bạn nghe tin ở đâu đó nói rằng: nếu anh/chị chỉ xem lễ trên truyền hình vào ngày của Chúa thôi, cũng đủ. Câu hỏi của con hôm nay gửi đến với cha, là: có thật thế không? Trường hợp người đau yếu hoặc ngã bệnh không đến nhà thờ được, hoặc không có khả năng đến dự thánh lễ cho Giới Trẻ ở trường đua Randwick, Sydney được thì sao? Xin cha giúp lời chỉ giáo. Rất biết ơn. (Một giáo dân ở Sydney )
Một lần nữa, chừng như đấng bậc đây vẫn chờ mong những câu hỏi tương tự, để có dịp mà trả lời/trả vốn, rất như sau:
“Tôi thiết nghĩ, những gì chị nghe được từ cô bạn nọ, cũng không đúng. Thế nhưng, câu hỏi của chị ở đây, hôm nay, đã hàm ngụ một số điều trong đó có kể đến thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, nên tôi xin phép được giải thích một số nguyên tắc nền tảng như sau:
Những ai có khả năng đến nhà thờ dự lễ, nghĩa là không đau ốm, hoặc thánh lễ được cử hành ở một nơi không xa chỗ mình ở, vv. thì phải đến nhà thờ để dự lễ ngày Chúa nhật.
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Đức Giêsu đã hy sinh cả đời Ngài cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cũng nên đáp trả sao cho phải phép. Nghĩa là, cũng nên hy sinh cách nào đó, để đi lễ. Và điều này, ta cũng đừng nên quên, là: làm như thế là để việc Ngài hy sinh trên đồi Calvariô, trở thành hiện thực đối với ta, ở nhà thờ.
Nếu có ai ban cho ta một ân huệ nào đó thật cao cả, thì ta cũng nên tỏ lòng cảm kích biết ơn, dù phải đi xa cách mấy cũng chẳng sao. Xa thì xa, vẫn nên đi thăm viếng; và nếu được cũng nên đem theo quà đáp lễ để tặng và có khi còn phải cúi gập mình mà tỏ lòng tri ân nữa không chừng. Chẳng ai trên đời này lại ban cho ta ơn huệ cao cả bằng Chúa. Ngài là Đấng dựng nên ta, cứu chuộc và tỏ cho ta biết ơn quan phòng triền miên yêu mến, đối với ta. Ngài còn kêu mời ta cùng Ngài đi vào cuộc sống vĩnh cửu, và bao điều tốt lành khác, Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ để ta hăng hái tỏ bày lòng biết ơn đối với Ngài, theo cách của riêng mình.
Cách tốt đẹp nhất Ngài thiết lập nên để ta chu toàn là giữa các ngày Sabát, rất thánh thiêng. Đối với người Công giáo, đó là đến nhà thờ dự lễ, ngày của Chúa. Nếu có khả năng đến nhà thờ đuợc thì “xem” lễ trên truyền hình là việc không phải phép, và cũng không đủ. Xem lễ kiểu đó, chứng tỏ rằng tình yêu thương ta có với Chúa, cũng quá nhỏ. Về điều này, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có đoạn nói rất rõ: “Vào các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc, tín hữu có bổn phận phải tham dự thánh lễ. ” (x. GLHTCG #2180)
Hơn thế nữa, đích thân đến nhà thờ dự lễ, ta mới có thể rước Mình Thánh Chúa vào lòng được mà thôi.Và rước Mình Thánh Chúa, là cung cách giúp ta san sẻ sự hy sinh của Chúa. Thêm vào đó, hiện diện ở nhà thờ, là ta gia nhập cộng đoàn dân Chúa với giáo xứ để thờ phụng Chúa, qua tư cách thành viên cộng đoàn Nước Trời. Nói cho cùng, Hội thánh không là nhóm hội gồm các cá nhân riêng lẻ, mà là toàn thể dân Chúa kết hiệp làm một với nhau, nơi Thân Mình rất Thánh của Đức Chúa. Ta là dân Chúa chọn lựa. Là, Thân Xác Nhiệm Mầu của Đức Kitô. Là, Hội thánh rất thông công. Có mặt bên nhau, thì ta mới có thể hỗ trợ cho nhau được.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo còn nói rõ: “Cùng tham gia cử hành Tiệc thánh vào ngày của Chúa là bằng chứng nói lên rằng ta thuộc về Chúa và là kẻ tin vào Đức Kitô và Hội thánh của Ngài. Tín hữu Đức Kitô làm chứng cho điều đó qua việc hiệp thông trong lòng tin và đức bác ái. Cùng nhau ta chứng minh tính thánh thiêng của Chúa và có như thế, mới nói lên niềm hy vọng của mình vào ơn cứu độ. Làm như thế, mỗi người mới củng cố cho nhau dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần.” (x. GLHTCG # 2182)
Thế còn người đau yếu bệnh tật đang nhập viện hoặc đang nằm nhà dưỡng bệnh thì sao? Bởi, những người bị bệnh không làm sao đích thân đến nhà thờ được, nên họ được miễn chuẩn không buộc phải đến nhà thờ như người khoẻ, được. Nếu người bệnh có thể tham dự thánh lễ qua truyền hình, vẫn được phép. Dù, họ không buộc phải làm thế. Vào lúc rước lễ, người bệnh có thể thông công hiệp lễ cách thiêng liêng.
Tôi biết nhiều người buộc phải ở nhà và vẫn dự lễ mỗi ngày qua truyền hình và được nhiều ơn lành thiêng liêng, rất đặc biệt. Về sự kiện đặc biệt như thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nhiều người muốn đích thân đến tham dự, nhưng không được vì nhiều lý do, thì họ vẫn có thể làm tròn nhiệm vụ ngày Chúa nhật hôm đó, qua truyền hình.
Có trường hợp khá đặc biệt, là người tham dự thánh lễ thì đông, mà nhà thờ lại không đủ sức chứa, nên nhiều người vẫn cố gắng hết mình để cùng tham dự thánh lễ với người khác, tuy không sốt sắng, bằng cách đứng ngoài hiên hoặc trong sân nhà thờ. Chuyện này thường diễn ra, nhất là vào dịp nghỉ hè ở các khu thị tứ, hay du lịch. Những người đứng ngoài như thế, vẫn làm tròn bổn phận, ngày của Chúa; và vẫn có thể rước Chúa vào lòng, dù mắt mình không thấy vị linh mục chủ tế bẻ bánh hoặc truyền phép, trên bàn thờ. Đó là những trường hợp ngoại lệ, có thể châm chước. “ (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly 6/7/2008 , tr. 18)
Về với ý kiến của Lm Andrew Hamilton, sj về vấn đề nói trên, thì ông cũng đề cập đến trường hợp tại sao thánh lễ ngày của Chúa rất cần thiết đối với tín hữu thời Giáo hội tiên khởi. Đây, còn là việc bắt buộc đối với tín hữu thời Trung Cổ. Đến hôm nay, ta đã trở về với thời điểm giống hệt tín hữu thời ban đầu, đã trở thành nhóm thiểu số khác người ngoài Đạo, ở niềm tin và cung cách sử dụng ngày của Chúa. Giống cộng đoàn thời tiên khởi, vấn đề thâm sâu không phải là: có đến nhà thờ đích thân dự lễ hay không. Mà là, có còn thuộc về Hội thánh nữa hay không thôi. Trước hết và trên hết, cần có lý để chứng tỏ mình là người Công giáo, trước đã. Chỉ khi đó, mới nói được là việc đến nhà thờ dự lễ hay không, thôi.
Với Hội thánh thời tiên khởi, muốn chứng tỏ mình là Kitô-hữu, đã là một chọn lựa khó khăn rồi. Bởi, làm thế rất dễ bị cha mẹ hoặc gia đình ruồng bỏ. Chính quyền cũng bách hại hoặc giết chết. Và, khi tham gia Tiệc thánh, là ta mừng Chúa trỗi dậy từ nỗi chết. Điều này đem đến cho ta hy vọng phải giáp mặt với cái chết, đang trờ đến. Ta tin rằng Đức Kitô sống lại từ cõi chết, rất thật sự. Ngài đang thực sự hiện diện với ta, qua Hội thánh.
Thế giới hôm nay, một số người không tham dự Tiệc thánh nữa vì lý do đơn giản là họ được người khác bảo cho biết mình không có bổn phận “phải” làm thế. Nhưng kỳ thực, sự thật lại khác. Là, thành viên công đoàn Kitô-hữu và thành phần chủ chốt của Tiệc thánh, hai việc vẫn đi đôi với nhau. Ngày của Chúa, dân con nhà Đạo sống thực thụ niềm tin của mình qua tư cách cộng đoàn tình thương, rất Nước Trời.
Nói cho cùng, thì thế giới ta sống hôm nay cũng giống hệt như thời tiên khởi của Hội thánh. Thời, mà các thánh sống đích thực niềm tin đi Đạo đã biến mình thành con người rất đặc biệt. Thế giới hôm nay, đặt nặng lên chủ nghĩa cá nhân riêng lẻ. Vẫn cứ suốt ngày bận rộn với công kia việc nọ, khiến ta khó lòng mà theo chân Chúa. Vì thế nên, tín hữu Đạo Chúa cần đến cộng đoàn cùng tháp tùng, chung sống. Cùng hỗ trợ cho nhau, để tồn tại.
Tiệc thánh, là thời khắc giúp ta nguyện cầu, lắng nghe. Là, lúc để ta cùng nhau nói tiếng “cảm ơn” về quà tặng Chúa trao ban. Thế giới hôm nay, con người lúc nào cũng bận rộn. Thế nên, hãy biến ngày của Chúa, thành ngày thư giãn, rất buông lỏng để mình có thể cùng nhau nguyện cầu. Và, trao cho nhau thời gian và không gian, mà gặp gỡ. Gặp, để tiếp cận nhau bằng phần sâu thẳm của cuộc sống.
Có làm thế, mới chứng tỏ là mình biết quan tâm đến người khác. Chí ít, là những người còn nghè túng. Thiếu thốn. Có nhu cầu. Thế giới hôm nay, con người thấy mình cô đơn, lẻ bóng hơn bao giờ. Bởi, họ không có thì giờ để tiếp cận, gặp gỡ. Không có thời gian để gần nhau. Gặp gỡ. Bởi thế nên, đây là thời khắc giúp ta thực hiện điều cần thiết chứng tỏ rằng thế giới của nhà Đạo, không như thế. Nhà Đạo, là nhà của thành viên vẫn có nhau vào những lúc rất cần. Vào cả giờ phút hiếm quý, ngày cuối tuần. Nhà Đạo, là nhà của những con người và người con biết tìm đến nhau. Dù, chỉ để hỏi han, san sẻ một nỗi niềm, rất riêng tây. Gặp nhau, không chỉ để giùm giúp lẫn nhau. Ở bên nhau. Mà còn để cảm tạ những ơn lành mình đã có và đang có. Cái mình có chắc chắn nhất, đó là niềm tin. Tình yêu thương. Và, niềm hy vọng. Hy vọng có mãi bên nhau. Có nhau, thật dài lâu.
Thế đó, là tình yêu thương. Bằng hữu. Tính hiếu khách. Thế đó, là đối thoại. Mở lòng. Là, khát vọng biến đổi thế giới thành nơi chốn bình an. Công chính. Có làm thế, ta mời có thể đi theo đường lối Chúa vạch ra, cho cộng đoàn Nước Trời. Là Hội thánh.
Nói gì thì nói. Hát gì thì hát. Cũng nên nói và hát, như người nghệ sĩ ngoài đời, vẫn hôm nào. Vẫn cứ hát, những lời ca, như sau:
“Em còn nhớ hay em đã quên,
Nhớ Sàigòn mỗi chiều gặp gỡ,
nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm,
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng,
Phố em qua, gạch ngói quen tên…”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Nhà Đạo hôm nay, có hát bài này cũng nên thay lời ca “Sàigòn” bằng ca từ “dự thánh lễ”, cũng sẽ thấy rằng Hội thánh, vẫn cứ bảo:
“Em ra đi, nơi này vẫn thế.
Vẫn có em trong tim của Mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ,
vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi .”
Quả đúng thế, có dự tiệc thánh ở nhà thờ hay qua truyền hình, thì hỡi bạn và tôi, ta hãy nhớ: Hội thánh vẫn còn đó ngóng chờ. Chờ bạn và chờ tôi. Mọi ngõ ngách, của con tim.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ nhắn và cứ nhủ
chính mình và bầu bạn
chỉ một lời
rất như thế.
Suy Niệm Chúa Nhật Thứ 15 Thuờng niên Năm A 03.07.11
“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?”
“yêu trọn đời này và kiếp tới.”
(dẫn từ thơ Niệm Nhiên)
Mt 13: 1-9
Không vỡ tan, nên tình người vẫn vĩnh cửu. Yêu trọn kiếp, nên đời người còn lưu mãi. Yêu thương vĩnh cửu, là ý nghĩa của dụ ngôn truyện kể ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật thánh Mátthêu viết hôm nay, lại vẫn mang dáng dấp của dụ ngôn truyện kể, để nghĩ suy. Suy, là suy những gì gói ghém trong truyện. Nghĩ, là nghĩ làm sao về những gì dụ ngôn nói.
Dụ ngôn hôm nay, là một trong nhiều phong cách để kể về đời sống Đức Kitô, theo kiểu khác. Bằng vào cung cách thuật truyện lạ như thế, thánh Mátthêu còn kể ra một loạt các dụ ngôn, có ngôn từ và hình ảnh để người đọc nắm bắt được bí kíp của cuộc sống.
Trước đó, thánh Máccô cũng đã sử dụng đường lối này để thuật truyện. Bằng vào cách này, thánh Máccô viết: Đức Giêsu nói nhiều đến điều rất khó lòng, để bày tỏ. Chẳng hạn như khi nói: Ngài sẽ không đi nơi đâu ra khỏi nỗi chết. Nỗi chết trên thập tự. Và, Ngài cũng không có chổ để gối đầu. Hãy đến ở lại với Ngài, rồi người người sẽ toả đi muôn nơi. Cả khi bị vùi dập và giết chết, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi một ai. Ngài vẫn giúp. Hãy tự mình tạo trống rỗng đến mức độ không để lại gì ở nơi mình. Nghe như thế, ít người hiểu được điều Ngài nói, nên mới chống đối giận dữ.
Bằng vào lối viết như thế, thánh Máccô cho thấy Chúa muốn đả kích thái độ của người Do thái đối với cuộc sống. Đả phá mọi ảo tưởng, mộng mơ và những tham vọng vẫn có, nơi họ. Ngài muốn đem họ về với thực tế, dưới đất. Với thánh Máccô, bí kíp để mọi người sống là giáp mặt nhìn thẳng vào khó khăn. Rất cứng cỏi. Bởi, cuộc sống con người đâu có nghĩa luôn thuận lợi, dễ dãi. Và, thoải mái!
Kể về dụ ngôn người gieo giống, thánh Máccô nhắm đến những người sống chệch đường lối Chúa đưa ra. Tức, chỉ phớt qua nơi mặt ngoài, chứ không đặt thẳng trọng tâm đích thực của vấn đề. Họ là những người chỉ muốn thoát khỏi chủ đề chính. Chỉ thích những chuyện khác, bên lề thôi.
Kể về hạt giống rơi bên vệ đường, bị chim chóc bay đến lấy đi, là ý nói đến những người lơ là, không hiểu biết. Kể về những hạt rơi vào nền đất đá, quá nông, không bám sâu vào lòng đất. Nên, đã bị nắng trời thiêu rụi, là ý nói về những người chỉ chú trọng mặt ngoài, không quyền uy sức mạnh để có thể ở lại. Thánh nhân còn nói về những hạt rơi vào bụi gai, dễ chết ngạt. Tức, về những người quá ưu tư về thế giới. Về những cám dỗ ở đời, không để ý gì đến cung cách Chúa dạy, để mà sống. Những gì thánh Máccô đề cập đến hạt giống, là nói về cung cách sống đạo, cho đúng cách.
Dụ ngôn thánh Mátthêu kể, được viết vào thời gian sau thánh Máccô, rất nhiều. Khi kể về cùng một truyện, thánh Mátthêu cũng hiểu những điều mà tiền nhiệm mình từng nói. Hiểu rõ dụng đích của dụ ngôn, theo cách rất khác thường. Và, thánh nhân diễn tả theo phong cách cũng khác. Khác, ở cách nói về cuộc đời. Về tình tiết lẫn ảnh hình, của câu truyện. Dưới ngòi viết của thánh Mátthêu, cuộc đời con người có những cốt cách rất đẹp. Đẹp đến độ ta không thể dùng ngôn ngữ ngày thường để diễn tả. Mà, phải khôn ngoan nắm bắt. Và, thực hiện. Chừng như thánh Mátthêu còn đưa âm nhạc vào trong đó, cùng với ngôn ngữ truyện kể, có hình ảnh. Không dùng lời lẽ thuyết phục người nghe, mà đưa ra luận cứ về luân lý. Nhưng dùng tất cả những thứ nêu trên cốt cho mọi người thấy sự việc tuy tầm thường và bé nhỏ trong cuộc sống vẫn đều có bí kíp, rất tốt đẹp.
Dụ ngôn hôm nay, thánh Mátthêu kể về các loại đất ở nông trại. Và tín thư mà thánh nhân đưa ra, là: hãy sử dụng tất cả để kiến tạo thế giới. Rồi thì, hạt giống tốt lành của Chúa sẽ đổ tràn lên tất cả. Rồi cứ thế, thánh sử viết thêm về cỏ lùng mọc chung quanh lúa tốt, để rồi thánh nhân còn đưa thêm một sứ điệp, là: hãy kiên nhẫn với cỏ lùng. Nhổ nó đi, sẽ gây hoạ cho lúa tốt. Cho mùa gặt. Thánh nhân viết thêm: những gì tuy nhỏ như hạt cải, vẫn có tầm quan trọng của nó, nếu ta biết dùng nó.
Với thánh Mátthêu, ta không tài nào phát hiện được ngọc trai trong vỏ sò, nếu đa vứt bỏ cả vỏ trai lẫn ruột ngọc. Hệt như thế, ta không thể loại bỏ lưới cào, khi bắt cá. Tất cả vật dụng đều hữu ích cho con người. Cả những đồ xưa cũ đáng vứt bỏ. Vẫn có ích. Nếu biết sử dụng truyện kể do thánh Mátthêu ghi, rồi ra người người cũng sẽ nhận thấy tấm lòng bao la, tử tế mà cuộc đời đem lại, cho mỗi người. Với thánh nhân, cuộc đời người vẫn như những điểm sáng rút ra từ dụ ngôn truyện kể theo phong cách người Do thái viết.
Thánh Mátthêu thu thập nhiều điều từ Tin Mừng theo thánh Máccô, và đã biến chúng thành truyện kể, theo phong cách tư riêng của mình đối với những “con người bé nhỏ” như ngôn từ mà thánh nhân vẫn đề cập. Bởi, dù bé nhỏ mọn hèn không bằng ai, những người như thế vẫn nắm bắt được thông điệp thập giá, sự chết và việc Chúa ra đi về nơi vĩnh cửu mà mọi người không hề hay biết. Thánh nhân biết rõ Chúa làm thế để mặc khải cho người bé nhỏ mọn hèn, nên không đả động gì về các nhu cầu triệt để, mà mọi người cần đến. Và, thánh nhân nhìn Phục sinh như một chúc lành Chúa ban cho đường lối thông thường ta vẫn sống. Thánh nhân còn cho ta biết cách mà nhìn và hiểu thấu đáo sự việc để rồi sẽ cảm kích biết ơn Chúa .
Nói cho đúng, các truyện dụ ngôn do thánh Mátthêu ghi thực sự là những truyện kể, đều rất đẹp. Đều mở cho ta thấy bí kíp của cuộc sống bình thường luôn có Chúa cùng sống, rất đẹp.
Thánh Mátthêu tự thôi thúc mình tiến xa hơn, hầu quả quyết rằng: quà tặng Chúa ban cũng dồi dào như thế. Ngài nhấn mạnh đến đất lành trong dụ ngôn người gieo vãi. Đất lành, cho vụ mùa đạt gấp 30, 60 lần. Có khi còn gấp trăm lần mà mọi người hằng trông mong, hy vọng.
Về vụ mùa, thánh nhân không đả động gì đến lúa giống hoặc đất ruộng, cho bằng chỉ nói về đức hạnh đang nảy nở trong con người. Chí ít, là khi ta cảm kích biết ơn được am hiểu thấu đáo những gì tốt đẹp nằm sâu trong cuộc sống. Để rồi, vẫn thích nghe Lời Chúa nói và hiểu rõ những điều Ngài căn dặn. Đó là những Lời được ghi ở Tin Mừng. Đặc biệt, là: Tin Mừng theo thánh Luca. Và cả Tin Mừng do chính thánh nhân ghi lại nữa. Và, lời lẽ ở Tin Mừng còn là Lời về Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Lời, tỏ lộ cho Mẹ biết là Mẹ được chúc phúc vì đã nghe và giữ lại trong lòng. Và rồi, Mẹ thực thi Lời Ngài dạy bằng động thái thân yêu, tích cực.
Tham dự Tiệc thánh có dụ ngôn người gieo giống hôm nay, ta cũng nên yêu cầu Mẹ chỉ cho mình con đường để sống nhân từ. Độ lượng. Sống làm sao, chỉ thấy những gì tích cực, ở phía trước. Để rồi, sẽ mỉm cười chấp nhận. Thực hiện. Bao lâu mình còn làm được.
Trong tinh thần đó, hãy cứ ngâm vang lời thơ nhẹ của người nghệ sĩ còn viết thêm:
“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?
Yêu trọn đời này và kiếp tới
lời huyền thoại, chàng hứa với nàng
lửa thiêu thân xác thành tro than
tái sinh từ tro, tình vẫn nồng nàn.”
(Niệm Nhiên – Ngụ Ngôn Tình Yêu)
Tình yêu, với ngụ ngôn. Vẫn là tình không tan. Không thành tro bụi. Dù là huyền thoaị, hay vĩnh cửu. Vẫn nồng nàn, như tình Chúa với người đời. Suốt đời người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá luợc dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa án Strasbourg lên án chính sách “chống giáo phái”của Pháp
Phạm Kim An
07:58 02/07/2011
Tòa án Strasbourg lên án chính sách “chống giáo phái”do Pháp thực hiện
ROMA - Chúng tôi công bố dưới đây bài phân tích của Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp (ECLJ), liên quan đến việc Tòa án Nhân quyền Châu Âu lên án chính sách chống giáo phái được Pháp thực hiện, đặc biệt là chống lại phái Nhân chứng Jêhôva.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã lên án chính sách tài chính chống giáo phái do Pháp thực hiện, trong quyết định Hội Nhân Chứng Jêhôva chống Pháp (văn bản số 8916/05).
Giáo phái này nộp đơn than phiền rằng các nhà chức trách Pháp đã sửa đổi việc giải thích pháp luật về thuế, để thu thuế hồi tố cho giáo phái. Tòa án đã nói là giáo phái có lý, khi nhất trí phán quyết rằng chính quyền Pháp đã vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (Điều 9) bằng cách áp đặt, trên cơ sở pháp lý không rõ ràng, việc tăng thuế đáng kể cho giáo phái kiện đơn. Vấn đề nói rõ về việc giải thích các quy định liên quan đến thuế quà tặng được thực hiện, vì lợi ích của các hiệp hội tôn giáo. (Điều 757 và 795-10° của Bộ luật thuế). Một số yêu cầu khác đã được trình lên Tòa án châu Âu về các sự kiện tương tự của các giáo phái khác, trong đó có một giáo phái được Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp làm đại diện qua trung gian của bà Jean Paillot.
Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp hoan nghênh quyết định của Toà án. Nó sẽ đặt ra một thời hạn, chúng tôi hy vọng vậy, cho việc sử dụng các phương pháp ngoại lệ, không phù hợp với quy định của pháp luật, trong một nỗ lực để kiểm soát của Nhà nước – và đàn áp – các phong trào “tôn giáo hoặc triết học”.
Chính sách chống giáo phái của Pháp bị tố cáo một cách có hệ thống trong các diễn đàn quốc tế, kể từ việc công bố ngày 22-12-1995 báo cáo đầu tiên của Ủy ban quốc hội về điều tra các giáo phái. Báo cáo này công bố một "danh sách đen" các phong trào được gọi là giáo phái, tham gia vào sự kỳ thị phổ biến và chống sự siêng năng của chính quyền, nhất là về thuế. Trong danh sách đó có các giáo phái thực sự nguy hiểm, nhưng cũng có các phong trào tự xem mình là tôn giáo thật sự, nhất là của Tin lành hay Công giáo. (Zenit 1-7-2011)
Phạm Kim An
ROMA - Chúng tôi công bố dưới đây bài phân tích của Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp (ECLJ), liên quan đến việc Tòa án Nhân quyền Châu Âu lên án chính sách chống giáo phái được Pháp thực hiện, đặc biệt là chống lại phái Nhân chứng Jêhôva.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã lên án chính sách tài chính chống giáo phái do Pháp thực hiện, trong quyết định Hội Nhân Chứng Jêhôva chống Pháp (văn bản số 8916/05).
Giáo phái này nộp đơn than phiền rằng các nhà chức trách Pháp đã sửa đổi việc giải thích pháp luật về thuế, để thu thuế hồi tố cho giáo phái. Tòa án đã nói là giáo phái có lý, khi nhất trí phán quyết rằng chính quyền Pháp đã vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền (Điều 9) bằng cách áp đặt, trên cơ sở pháp lý không rõ ràng, việc tăng thuế đáng kể cho giáo phái kiện đơn. Vấn đề nói rõ về việc giải thích các quy định liên quan đến thuế quà tặng được thực hiện, vì lợi ích của các hiệp hội tôn giáo. (Điều 757 và 795-10° của Bộ luật thuế). Một số yêu cầu khác đã được trình lên Tòa án châu Âu về các sự kiện tương tự của các giáo phái khác, trong đó có một giáo phái được Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp làm đại diện qua trung gian của bà Jean Paillot.
Trung tâm Châu Âu về Luật và Tư pháp hoan nghênh quyết định của Toà án. Nó sẽ đặt ra một thời hạn, chúng tôi hy vọng vậy, cho việc sử dụng các phương pháp ngoại lệ, không phù hợp với quy định của pháp luật, trong một nỗ lực để kiểm soát của Nhà nước – và đàn áp – các phong trào “tôn giáo hoặc triết học”.
Chính sách chống giáo phái của Pháp bị tố cáo một cách có hệ thống trong các diễn đàn quốc tế, kể từ việc công bố ngày 22-12-1995 báo cáo đầu tiên của Ủy ban quốc hội về điều tra các giáo phái. Báo cáo này công bố một "danh sách đen" các phong trào được gọi là giáo phái, tham gia vào sự kỳ thị phổ biến và chống sự siêng năng của chính quyền, nhất là về thuế. Trong danh sách đó có các giáo phái thực sự nguy hiểm, nhưng cũng có các phong trào tự xem mình là tôn giáo thật sự, nhất là của Tin lành hay Công giáo. (Zenit 1-7-2011)
Phạm Kim An
Đại hội Giới trẻ thế giới: ĐTC sẽ tận hiến giới trẻ cho Thánh tâm Chúa
Nguyễn Trọng Đa
07:59 02/07/2011
Đại hội Giới trẻ thế giới: ĐTC sẽ tận hiến giới trẻ cho Thánh tâm Chúa
Qua sự tận hiến, thanh niên thế giới đến gần Chúa Kitô hơn
ROMA – Các bạn trẻ tuổi sẽ được tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Đêm Canh Thức tối Thứ Bảy 20-8 tại sân bay Cuatro Vientos, Tây Ban Nha, theo trang web chính thức của Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid.
Mục đích của buổi lễ này là giúp thực hiện mục tiêu của mỗi kỳ Đại hội Giới trẻ thế giới: các bạn trẻ đến gần Chúa Kitô hơn. Trong khuôn khổ chuẩn bị cho sự kiện này, một cuốn giáo lý đã được xuất bản, đề cập đến các khía cạnh và hậu quả của việc tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cuốn giáo lý này mời gọi các bạn trẻ chuẩn bị tinh thần, nhất là ngày 1-7, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Cuốn Giáo Lý dựa vào thông điệp mà ĐTC Biển Đức XVI đã viết cho giới trẻ, nhằm chuẩn bị Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid. Ngài giải thích rằng sự tận hiến này là một hành vi tin, cậy và mến, trước mặt Chúa Kitô.
"Khi chúng ta tuyên xưng đức tin, chúng ta không chỉ tuyên xưng các chân lý, nhưng chúng ta thiết lập một mối quan hệ cá nhân với Chúa Kitô mà chúng ta sẽ thu hái hoa quả, niềm tin vào tình yêu của Trái Tim Chúa". Điều này cho phép chúng ta “Bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Chúa Kitô", chủ đề của Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid.
Giới trẻ tượng trưng niềm hy vọng cho tương lai của Giáo Hội và của nhân loại. Thực hiện sự tận hiến này là khẳng định rằng "chỉ có Chúa có thể giải thoát thế giới khỏi sự dữ và làm phát triển triều đại của công lý, hòa bình và tình yêu, mà tất cả chúng ta đều khao khát".
Cuối cùng, sự tận hiến là một hành vi yêu thương. Theo gương thánh Tôma Tông Đồ, "khi chúng ta tận hiến, chúng ta chạm đến Chúa Giêsu, chúng ta đổi mới ơn phép Rửa tội của chúng ta, mà nhờ đó chúng ta được dẫn đưa trọn vẹn vào Tình yêu Chúa". (Zenit 1-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Qua sự tận hiến, thanh niên thế giới đến gần Chúa Kitô hơn
ROMA – Các bạn trẻ tuổi sẽ được tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Đêm Canh Thức tối Thứ Bảy 20-8 tại sân bay Cuatro Vientos, Tây Ban Nha, theo trang web chính thức của Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid.
Mục đích của buổi lễ này là giúp thực hiện mục tiêu của mỗi kỳ Đại hội Giới trẻ thế giới: các bạn trẻ đến gần Chúa Kitô hơn. Trong khuôn khổ chuẩn bị cho sự kiện này, một cuốn giáo lý đã được xuất bản, đề cập đến các khía cạnh và hậu quả của việc tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cuốn giáo lý này mời gọi các bạn trẻ chuẩn bị tinh thần, nhất là ngày 1-7, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Cuốn Giáo Lý dựa vào thông điệp mà ĐTC Biển Đức XVI đã viết cho giới trẻ, nhằm chuẩn bị Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid. Ngài giải thích rằng sự tận hiến này là một hành vi tin, cậy và mến, trước mặt Chúa Kitô.
"Khi chúng ta tuyên xưng đức tin, chúng ta không chỉ tuyên xưng các chân lý, nhưng chúng ta thiết lập một mối quan hệ cá nhân với Chúa Kitô mà chúng ta sẽ thu hái hoa quả, niềm tin vào tình yêu của Trái Tim Chúa". Điều này cho phép chúng ta “Bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Chúa Kitô", chủ đề của Đại hội Giới trẻ thế giới ở Madrid.
Giới trẻ tượng trưng niềm hy vọng cho tương lai của Giáo Hội và của nhân loại. Thực hiện sự tận hiến này là khẳng định rằng "chỉ có Chúa có thể giải thoát thế giới khỏi sự dữ và làm phát triển triều đại của công lý, hòa bình và tình yêu, mà tất cả chúng ta đều khao khát".
Cuối cùng, sự tận hiến là một hành vi yêu thương. Theo gương thánh Tôma Tông Đồ, "khi chúng ta tận hiến, chúng ta chạm đến Chúa Giêsu, chúng ta đổi mới ơn phép Rửa tội của chúng ta, mà nhờ đó chúng ta được dẫn đưa trọn vẹn vào Tình yêu Chúa". (Zenit 1-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Canada: các Giám mục công bố thư mục vụ về đồng tính luyến ái
Phạm Kim An
08:00 02/07/2011
Canada: các Giám mục công bố thư mục vụ về đồng tính luyến ái
ROMA – Ngày 27-6, Uỷ ban Giáo lý đức tin của Hội đồng các Giám mục Công giáo Canada (CECC) công bố lá thư về sứ vụ mục vụ bên người trẻ có sự hấp dẫn đối với người cùng giới.
Trong lời mở đầu, các thành viên Ủy ban nói: “Là giám mục, chúng tôi mong muốn đáp ứng các nhu cầu mục vụ của thanh thiếu niên, khi họ tự đặt câu hỏi về giới tính của mình, hoặc đang sống các tình cảm thu hút đồng tính luyến ái. Chúng tôi quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng của tất cả mọi người, và chúng tôi hy vọng giúp họ sống ơn gọi ‘đạt đến sự viên mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành đức ái’”.
"Tin rằng ‘chỉ những gì là sự thật mới có thể hưởng chăm sóc mục vụ’, chúng tôi muốn cung cấp ở đây các nguyên tắc chung và các cọc tiêu cho mọi người Công giáo, mục tử, phụ huynh, nhà giáo dục và chính các bạn thanh niên".
Trong khi nhấn mạnh rằng, trong giáo huấn của mình, Giáo Hội không bao giờ lên án những người có sự thu hút đồng tính luyến ái, các Giám mục nhắc lại rằng "trong khi các hành vi đồng tính là xấu về khách quan, các xu hướng tự chúng không tạo ra tội lỗi hoặc lỗi phạm đạo đức". "Đối với nhiều người, sự thu hút đồng tính luyến ái là một thử thách. Các vị mục tử do đó phải được tiếp cận họ với sự thận trọng và bác ái".
Trong thư, Ủy ban cung cấp một loạt các cọc tiêu mục vụ, và diễn tả "lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người, với trí tuệ và tình yêu, đang hướng dẫn các người trẻ tự phát hiện mình có xu hướng đồng tính luyến ái: đó là các linh mục, các người cộng tác mục vụ, các cha mẹ và nhà giáo dục". (Zenit 1-7-2011)
Phạm Kim An
ROMA – Ngày 27-6, Uỷ ban Giáo lý đức tin của Hội đồng các Giám mục Công giáo Canada (CECC) công bố lá thư về sứ vụ mục vụ bên người trẻ có sự hấp dẫn đối với người cùng giới.
Trong lời mở đầu, các thành viên Ủy ban nói: “Là giám mục, chúng tôi mong muốn đáp ứng các nhu cầu mục vụ của thanh thiếu niên, khi họ tự đặt câu hỏi về giới tính của mình, hoặc đang sống các tình cảm thu hút đồng tính luyến ái. Chúng tôi quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng của tất cả mọi người, và chúng tôi hy vọng giúp họ sống ơn gọi ‘đạt đến sự viên mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành đức ái’”.
"Tin rằng ‘chỉ những gì là sự thật mới có thể hưởng chăm sóc mục vụ’, chúng tôi muốn cung cấp ở đây các nguyên tắc chung và các cọc tiêu cho mọi người Công giáo, mục tử, phụ huynh, nhà giáo dục và chính các bạn thanh niên".
Trong khi nhấn mạnh rằng, trong giáo huấn của mình, Giáo Hội không bao giờ lên án những người có sự thu hút đồng tính luyến ái, các Giám mục nhắc lại rằng "trong khi các hành vi đồng tính là xấu về khách quan, các xu hướng tự chúng không tạo ra tội lỗi hoặc lỗi phạm đạo đức". "Đối với nhiều người, sự thu hút đồng tính luyến ái là một thử thách. Các vị mục tử do đó phải được tiếp cận họ với sự thận trọng và bác ái".
Trong thư, Ủy ban cung cấp một loạt các cọc tiêu mục vụ, và diễn tả "lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người, với trí tuệ và tình yêu, đang hướng dẫn các người trẻ tự phát hiện mình có xu hướng đồng tính luyến ái: đó là các linh mục, các người cộng tác mục vụ, các cha mẹ và nhà giáo dục". (Zenit 1-7-2011)
Phạm Kim An
Pháp: Một tài liệu để mừng 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp ở Átxidi
Nguyễn Trọng Đa
08:02 02/07/2011
Pháp: Một tài liệu để mừng 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp ở Átxidi
ROMA – Trong khi ĐTC Biển Đức XVI sẽ chuẩn bị đi hành hương ở Átxidi ngày 27-10 tới, nhân dịp mừng 25 năm ngày Hòa bình thế giới được tổ chức tại đây theo sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 27-10-1986, Hội đồng Quan hệ Liên Tôn nhắc lại rằng ĐTC đã mời gọi mọi người Công giáo trên toàn thế giới hãy hiệp nhất trong tinh thần, trong lễ kỷ niệm này.
Nhân dịp này, Hội đồng cung cấp một hồ sơ ngắn mang tên "Ghi nhớ cuộc gặp gỡ ở Átxidi, ngày 26 và 27-2011".
Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Liên Tôn, Đức Cha Michel Santier, Giám mục giáo phận Créteil (Pháp), khẳng định: “Tài liệu này dành cho các giáo phận, giáo xứ, tuyên úy thanh niên, và tài liệu muốn giúp đỡ để chuẩn bị và đề xuất một cuộc gặp gỡ, một buổi canh thức cầu nguyện, một sự kiện liên tôn, để cho tinh thần Átxidi còn sống động trong đất nước chúng ta, và thông báo cho các trẻ thế hệ sinh ra sau năm 1986 ".
Ngày 26 và 27-10 là các ngày thuận lợi trực tiếp liên quan đến những gì sẽ diễn ra ở Roma và Átxidi. Giám mục nói thêm: "Nhưng các bạn đừng ngần ngại tạo ra các sự kiện ở địa phương mình theo tinh thần Átxidi, trong những tuần trước hoặc sau đó".
Giám mục giáo phận Créteil khẳng định: "Năm 2011, cũng giống như năm 1986, thế giới của chúng ta cần chứng tá cầu nguyện của các tín hữu, và sự cam kết chung của họ để phục vụ cho công lý và hòa bình. Là người Công giáo Pháp, chúng ta xin được làm người hành động, khiêm hạ nhưng kiên quyết, trong ý hướng đó với mọi người nam nữ có thiện chí”.
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Trong khi ĐTC Biển Đức XVI sẽ chuẩn bị đi hành hương ở Átxidi ngày 27-10 tới, nhân dịp mừng 25 năm ngày Hòa bình thế giới được tổ chức tại đây theo sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 27-10-1986, Hội đồng Quan hệ Liên Tôn nhắc lại rằng ĐTC đã mời gọi mọi người Công giáo trên toàn thế giới hãy hiệp nhất trong tinh thần, trong lễ kỷ niệm này.
Nhân dịp này, Hội đồng cung cấp một hồ sơ ngắn mang tên "Ghi nhớ cuộc gặp gỡ ở Átxidi, ngày 26 và 27-2011".
Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Liên Tôn, Đức Cha Michel Santier, Giám mục giáo phận Créteil (Pháp), khẳng định: “Tài liệu này dành cho các giáo phận, giáo xứ, tuyên úy thanh niên, và tài liệu muốn giúp đỡ để chuẩn bị và đề xuất một cuộc gặp gỡ, một buổi canh thức cầu nguyện, một sự kiện liên tôn, để cho tinh thần Átxidi còn sống động trong đất nước chúng ta, và thông báo cho các trẻ thế hệ sinh ra sau năm 1986 ".
Ngày 26 và 27-10 là các ngày thuận lợi trực tiếp liên quan đến những gì sẽ diễn ra ở Roma và Átxidi. Giám mục nói thêm: "Nhưng các bạn đừng ngần ngại tạo ra các sự kiện ở địa phương mình theo tinh thần Átxidi, trong những tuần trước hoặc sau đó".
Giám mục giáo phận Créteil khẳng định: "Năm 2011, cũng giống như năm 1986, thế giới của chúng ta cần chứng tá cầu nguyện của các tín hữu, và sự cam kết chung của họ để phục vụ cho công lý và hòa bình. Là người Công giáo Pháp, chúng ta xin được làm người hành động, khiêm hạ nhưng kiên quyết, trong ý hướng đó với mọi người nam nữ có thiện chí”.
Nguyễn Trọng Đa
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đầu cơ lương thực để không còn nạn đói
Lã Thụ Nhân
08:04 02/07/2011
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đầu cơ lương thực để không còn nạn đói
Vatican City (AsiaNews) - Có lương thực để ăn là quyền căn bản trong cuộc sống mỗi người, nhưng trong khi sản lượng lương thực thế giới hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng dân số toàn cầu, thì có rất nhiều, và quá nhiều trẻ em trong số đó lại không được tiếp cận với lương thực, bởi vì "ngay cả lương thực cũng trở thành chủ đề của đầu cơ hoặc có liên quan đến xu hướng của một thị trường mất kiểm soát và thị trường tài chính vốn thiếu các nguyên tắc đạo đức nhất định và chỉ dựa trên mục tiêu duy nhất là lợi nhuận". Điều này đã Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bày tỏ và ngài đã tái khẳng định nguyên tắc của liên đới như là "một tiêu chí thiết yếu cho mọi chính sách và chiến lược, để làm cho hoạt động quốc tế và các văn kiện luật lệ của nó phục vụ hiệu quả cho toàn thể gia đình nhân loại và nhất là người yếu nhất".
Lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng sáng ngày 01/07/2011 là các tham dự viên Hội nghị lần thứ 37 của Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), những người được nghe Đức Thánh Cha minh họa sự cấp bách vì "một mô hình phát triển không chỉ xem xét quy mô kinh tế của nhu cầu hay độ tin cậy của các chiến lược kỹ thuật để được theo đuổi, mà còn cần xem xét các chiều kích nhân bản của mỗi sáng kiến và khả năng đạt được tình huynh đệ đích thực, dựa trên lời kêu gọi khẩn khoản mang tính đạo đức 'cho kẻ đói ăn', vốn thuộc về tình cảm của lòng trắc ẩn được viết bằng con tim và nhân bản của mỗi người và trong đó Giáo Hội đã tính đến các công việc của lòng thương xót. Từ quan điểm này, các cơ quan tổ chức của cộng đồng quốc tế được mời gọi hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của họ để giữ gìn các giá trị của phẩm giá con người bằng cách loại bỏ thái độ khép kín và không chừa chỗ cho các yêu cầu đặc biệt thường vẫn diễn ra như là sự quan tâm của công chúng".
Đức Thánh Cha ưu tư: "Suy nghĩ của tôi vào thời điểm này là hướng đến hoàn cảnh khốn khó của hàng triệu trẻ em là nạn nhân trước tiên của thảm kịch phải chịu số phận bi đát sớm bị chậm phát triển về thể chất và tâm lý, phải chịu các hình thức áp bức mới nhận được dinh dưỡng tối thiểu. Sự quan tâm đến các thế hệ trẻ có thể là một cách để chống lại việc từ bỏ công việc đồng án ở nông thôn, để giúp toàn thể các các cộng đồng, mà sự sống sót bị đe dọa bởi nạn đói, thấy tự tin hơn cho tương lai của họ. Thực vậy, cần phải được lưu ý rằng các cam kết và nghĩa vụ theo sau nhằm hỗ trợ và giúp đỡ thiết thực thường bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp, mà quên rằng một quan niệm chặt chẽ về phát triển phải có khả năng phát họa một tương lai cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng bằng cách thăng tiến các mục tiêu dài hạn".
Ngài giải thích: "Vì vậy các sáng kiến cũng nên được đưa ra cho toàn thể cộng đồng quốc tế để tái khám phá giá trị của gia đình nông thôn cần phải được nâng đỡ, cũng như phải là vai trò trung tâm để đạt được an ninh lương thực ổn định. Thực tế, ở các vùng nông thôn, các gia đình truyền thống cam kết thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bằng việc truyền tải kinh nghiệm từ cha mẹ sang con cái không chỉ về trồng trọt hay bảo quản và phân phối lương thực, mà còn truyền thụ cách sống, các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, khái niệm về tính thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn tồn tại của con người. Các gia đình nông thôn là một mô hình không chỉ làm việc, mà là sống và biểu hiện cụ thể tình liên đới, trong đó khẳng định vai trò thiết yếu của phụ nữ".
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Chúng ta biết rằng mục tiêu của an ninh lương thực là một đòi hỏi nhân bản đích thực. Đảm bảo nó vì sự hiện diện của các thế hệ cũng có nghĩa là bảo vệ nó từ sự khai thác điên cuồng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bởi vì cuộc đua để tiêu thụ và lãng phí dường như bỏ qua bất kỳ sự chú ý nào đến di truyền và đa dạng sinh học, vốn mang tầm quan trọng lớn lao cho các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, ý tưởng về độc quyền sở hữu các nguồn tài nguyên này là trái ngược với lời kêu gọi của Thiên Chúa để người Nam và người Nữ ‘nuôi dưỡng và bảo vệ’ trái đất (x. St 2,8-17) dự phần thăng tiến việc sử dụng hàng hoá của sáng tạo, một mục tiêu mà các quy tắc đa phương và hoạt động quốc tế chắc chắn có thể giúp đạt được".
Vatican City (AsiaNews) - Có lương thực để ăn là quyền căn bản trong cuộc sống mỗi người, nhưng trong khi sản lượng lương thực thế giới hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng dân số toàn cầu, thì có rất nhiều, và quá nhiều trẻ em trong số đó lại không được tiếp cận với lương thực, bởi vì "ngay cả lương thực cũng trở thành chủ đề của đầu cơ hoặc có liên quan đến xu hướng của một thị trường mất kiểm soát và thị trường tài chính vốn thiếu các nguyên tắc đạo đức nhất định và chỉ dựa trên mục tiêu duy nhất là lợi nhuận". Điều này đã Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bày tỏ và ngài đã tái khẳng định nguyên tắc của liên đới như là "một tiêu chí thiết yếu cho mọi chính sách và chiến lược, để làm cho hoạt động quốc tế và các văn kiện luật lệ của nó phục vụ hiệu quả cho toàn thể gia đình nhân loại và nhất là người yếu nhất".
Lắng nghe diễn từ của Đức Giáo Hoàng sáng ngày 01/07/2011 là các tham dự viên Hội nghị lần thứ 37 của Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), những người được nghe Đức Thánh Cha minh họa sự cấp bách vì "một mô hình phát triển không chỉ xem xét quy mô kinh tế của nhu cầu hay độ tin cậy của các chiến lược kỹ thuật để được theo đuổi, mà còn cần xem xét các chiều kích nhân bản của mỗi sáng kiến và khả năng đạt được tình huynh đệ đích thực, dựa trên lời kêu gọi khẩn khoản mang tính đạo đức 'cho kẻ đói ăn', vốn thuộc về tình cảm của lòng trắc ẩn được viết bằng con tim và nhân bản của mỗi người và trong đó Giáo Hội đã tính đến các công việc của lòng thương xót. Từ quan điểm này, các cơ quan tổ chức của cộng đồng quốc tế được mời gọi hoạt động phù hợp với nhiệm vụ của họ để giữ gìn các giá trị của phẩm giá con người bằng cách loại bỏ thái độ khép kín và không chừa chỗ cho các yêu cầu đặc biệt thường vẫn diễn ra như là sự quan tâm của công chúng".
Đức Thánh Cha ưu tư: "Suy nghĩ của tôi vào thời điểm này là hướng đến hoàn cảnh khốn khó của hàng triệu trẻ em là nạn nhân trước tiên của thảm kịch phải chịu số phận bi đát sớm bị chậm phát triển về thể chất và tâm lý, phải chịu các hình thức áp bức mới nhận được dinh dưỡng tối thiểu. Sự quan tâm đến các thế hệ trẻ có thể là một cách để chống lại việc từ bỏ công việc đồng án ở nông thôn, để giúp toàn thể các các cộng đồng, mà sự sống sót bị đe dọa bởi nạn đói, thấy tự tin hơn cho tương lai của họ. Thực vậy, cần phải được lưu ý rằng các cam kết và nghĩa vụ theo sau nhằm hỗ trợ và giúp đỡ thiết thực thường bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp, mà quên rằng một quan niệm chặt chẽ về phát triển phải có khả năng phát họa một tương lai cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng bằng cách thăng tiến các mục tiêu dài hạn".
Ngài giải thích: "Vì vậy các sáng kiến cũng nên được đưa ra cho toàn thể cộng đồng quốc tế để tái khám phá giá trị của gia đình nông thôn cần phải được nâng đỡ, cũng như phải là vai trò trung tâm để đạt được an ninh lương thực ổn định. Thực tế, ở các vùng nông thôn, các gia đình truyền thống cam kết thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bằng việc truyền tải kinh nghiệm từ cha mẹ sang con cái không chỉ về trồng trọt hay bảo quản và phân phối lương thực, mà còn truyền thụ cách sống, các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, khái niệm về tính thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn tồn tại của con người. Các gia đình nông thôn là một mô hình không chỉ làm việc, mà là sống và biểu hiện cụ thể tình liên đới, trong đó khẳng định vai trò thiết yếu của phụ nữ".
Đức Thánh Cha đi đến kết luận: "Chúng ta biết rằng mục tiêu của an ninh lương thực là một đòi hỏi nhân bản đích thực. Đảm bảo nó vì sự hiện diện của các thế hệ cũng có nghĩa là bảo vệ nó từ sự khai thác điên cuồng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bởi vì cuộc đua để tiêu thụ và lãng phí dường như bỏ qua bất kỳ sự chú ý nào đến di truyền và đa dạng sinh học, vốn mang tầm quan trọng lớn lao cho các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, ý tưởng về độc quyền sở hữu các nguồn tài nguyên này là trái ngược với lời kêu gọi của Thiên Chúa để người Nam và người Nữ ‘nuôi dưỡng và bảo vệ’ trái đất (x. St 2,8-17) dự phần thăng tiến việc sử dụng hàng hoá của sáng tạo, một mục tiêu mà các quy tắc đa phương và hoạt động quốc tế chắc chắn có thể giúp đạt được".
Vatican chuẩn bị tài liệu về tương quan giáo sĩ - giáo dân
Bùi Hữu Thư
08:14 02/07/2011
VATICAN (CNS) -- Theo một nguồn tin của Vatican, Tòa Thánh đang nghiên cứu một tài liệu có thể ban hành về mối tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân, điều này sẽ chạm đến vấn đề tế nhị về việc quản trị các tài sản của giáo hội.
Nguồn tin này phủ nhận một báo cáo của Ý nói rằng tài liệu này sẽ ban hành những chỉ thị về việc tái tổ chức các giáo phận Hoa Kỳ đang phải đối phó với các áp lực về tài chánh tiếp theo các vụ tai tiếng về lạm dụng tính dục -- đặc biệt liên quan đến việc đóng cửa các giáo xứ.
Nguồn tin này cho Catholic News Service hay ngày 28 tháng 6 là tài liệu đang được soạn thảo chỉ đề cập sơ qua vấn đề đóng cửa giáo xứ, và nếu được ban hành sẽ nhắm vào toàn thể giáo hội hoàn vũ. Hình thức của tài liệu này chưa được ấn định; có thể là một chỉ thị hay một lá thư luân lưu bình thường.
Một vị khá quen thuộc với bản thảo của tài liệu nói: "Chủ đề chính ở đây là việc tôn trọng các tiêu chuẩn liên quan tới bản chất của sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân, nhất là khi bị ảnh hưởng bởi sự cải tổ cấu trúc của đời sống giáo xứ."
Vị này nói: "Tại một vài quốc gia, các hình thức mới về tổ chức giáo xứ đã được thiết lập trong đó sứ vụ của linh mục có vẻ bị suy yếu -- trên thực tế, vai trò của linh mục có cơ nguy là bị giảm thiểu thành một vị chỉ đóng vai trò cử hành các phép bí tích, trong khi các nhóm giáo dân lại được chỉ định để phụ trách việc quản trị. Nhưng nhiệm vụ quản trị nằm trong sứ vụ chính của một linh mục."
Việc soạn thảo tài liệu được Thánh Bộ Giáo Sĩ hướng dẫn vì cơ quan này có khả năng về các vấn đề liên quan đến việc quản trị các tài sản của giáo hội. Theo ý nghĩa này, nguồn tin cho hay, tài liệu sẽ đề cập đến vấn đề đóng cửa các giáo xứ, vì thường có kết quả là có sự mất mát hay phân phối lại các tài sản và cơ sở của giáo hội.
Tại Hoa Kỳ, việc đóng cửa các giáo xứ đôi khi khiến cho các tín hữu phản đối. Trong nhiều trường hợp, Vatican đã thông qua việc sát nhập các giáo xứ, nhưng các nhà thờ dù phải đóng cửa vẫn phải mở cửa lại và được sử dụng "theo cách thức được các giám mục ấnđịnh."
Các giới chức Vatican đã kín đáo bầy tỏ mối ưu tư về việc một vài giáo xứ bị đóng cửa và cách thức thu xếp cho việc này.
Tuy nhiên, một giới chức Tòa Thánh nói, tài liệu đang được chuẩn bị sẽ không xác định các tiêu chuẩn nhất định cho Hoa Kỳ.
Vị này nói: "Nếu đó là mục tiêu của tài liệu thì chúng tôi đã phải tiếp xúc với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ."
Ngài nói: "Mục đích của tài liệu này rộng lớn hơn. Tại Hoa Kỳ, có vấn đề đóng cửa các giáo xứ. Tại Âu Châu, lại còn có các vấn đề khác liên quan đến việc thiếu linh mục. Các hoàn cảnh mỗi nơi một khác, và Tòa Thánh muốn có một giải pháp hoàn vũ."
Nguồn tin cho hay bộ giáo sĩ đã nghiên cứu các vấn đề này trong nhiều năm, và hãy còn quá sớm để nói bao giờ hay có thể sẽ phổ biến tài liệu này.
Nguồn tin này phủ nhận một báo cáo của Ý nói rằng tài liệu này sẽ ban hành những chỉ thị về việc tái tổ chức các giáo phận Hoa Kỳ đang phải đối phó với các áp lực về tài chánh tiếp theo các vụ tai tiếng về lạm dụng tính dục -- đặc biệt liên quan đến việc đóng cửa các giáo xứ.
Nguồn tin này cho Catholic News Service hay ngày 28 tháng 6 là tài liệu đang được soạn thảo chỉ đề cập sơ qua vấn đề đóng cửa giáo xứ, và nếu được ban hành sẽ nhắm vào toàn thể giáo hội hoàn vũ. Hình thức của tài liệu này chưa được ấn định; có thể là một chỉ thị hay một lá thư luân lưu bình thường.
Một vị khá quen thuộc với bản thảo của tài liệu nói: "Chủ đề chính ở đây là việc tôn trọng các tiêu chuẩn liên quan tới bản chất của sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân, nhất là khi bị ảnh hưởng bởi sự cải tổ cấu trúc của đời sống giáo xứ."
Vị này nói: "Tại một vài quốc gia, các hình thức mới về tổ chức giáo xứ đã được thiết lập trong đó sứ vụ của linh mục có vẻ bị suy yếu -- trên thực tế, vai trò của linh mục có cơ nguy là bị giảm thiểu thành một vị chỉ đóng vai trò cử hành các phép bí tích, trong khi các nhóm giáo dân lại được chỉ định để phụ trách việc quản trị. Nhưng nhiệm vụ quản trị nằm trong sứ vụ chính của một linh mục."
Việc soạn thảo tài liệu được Thánh Bộ Giáo Sĩ hướng dẫn vì cơ quan này có khả năng về các vấn đề liên quan đến việc quản trị các tài sản của giáo hội. Theo ý nghĩa này, nguồn tin cho hay, tài liệu sẽ đề cập đến vấn đề đóng cửa các giáo xứ, vì thường có kết quả là có sự mất mát hay phân phối lại các tài sản và cơ sở của giáo hội.
Tại Hoa Kỳ, việc đóng cửa các giáo xứ đôi khi khiến cho các tín hữu phản đối. Trong nhiều trường hợp, Vatican đã thông qua việc sát nhập các giáo xứ, nhưng các nhà thờ dù phải đóng cửa vẫn phải mở cửa lại và được sử dụng "theo cách thức được các giám mục ấnđịnh."
Các giới chức Vatican đã kín đáo bầy tỏ mối ưu tư về việc một vài giáo xứ bị đóng cửa và cách thức thu xếp cho việc này.
Tuy nhiên, một giới chức Tòa Thánh nói, tài liệu đang được chuẩn bị sẽ không xác định các tiêu chuẩn nhất định cho Hoa Kỳ.
Vị này nói: "Nếu đó là mục tiêu của tài liệu thì chúng tôi đã phải tiếp xúc với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ."
Ngài nói: "Mục đích của tài liệu này rộng lớn hơn. Tại Hoa Kỳ, có vấn đề đóng cửa các giáo xứ. Tại Âu Châu, lại còn có các vấn đề khác liên quan đến việc thiếu linh mục. Các hoàn cảnh mỗi nơi một khác, và Tòa Thánh muốn có một giải pháp hoàn vũ."
Nguồn tin cho hay bộ giáo sĩ đã nghiên cứu các vấn đề này trong nhiều năm, và hãy còn quá sớm để nói bao giờ hay có thể sẽ phổ biến tài liệu này.
ĐTC kêu gọi Cộng đồng quốc tế tiếp tục loại trừ nạn nghèo đói
Linh Tiến Khải
10:06 02/07/2011
VATICAN - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục đẩy nạnh các đường lối chính trị và chiến thuật giúp loại trừ nạn nghèo đói trên thế giới.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp các tham dự viên hội nghị lần thứ 37 của tổ chức Lương Nông Quốc Tế gọi tắt là FAO đang tiến hành tại trụ sở ở Roma. Ngài nhấn mạnh trên tầm quan trọng của một mô thức phát triển tôn trọng nhân phẩm và không nhượng bộ sự khai thác cuồng nhiệt các tài nguyên thiên nhiên. Cuộc khủng hoảng trong mọi khía cạnh thực tại hiện nay trên thế giới càng đòi hỏi các chính quyền phải làm mọi sự có thể để loại trừ nạn nghèo đói hơn nữa, làm sao để giải thoát hàng triệu người khỏi cảnh không có cơm bánh hằng ngày. Muốn được như thế cần phải tìm ra các lý do gây ra thảm cảnh này, mà không chỉ hạn hẹp trên bình diện sản xuất, nhu cầu hay việc tự do tăng giá thực phẩm.
Bần cùng, chậm tiến và nghèo đói thường là kết qủa của các thái độ ích kỷ phát xuất từ trái tim con người, và biểu lộ ra trong sinh hoạt xã hội, trong các trao đổi kinh tế, trong các điều kiện thị trường, trong sự kiện không có lương thực, và được diễn tả ra trong sự khước từ quyền đầu tiên của mọi người là quyền được nuôi dưỡng và khỏi phải đói khát. Làm sao chúng ta có thể im lặng trước sự kiện cả thực phẩm cũng trở thành đối tượng của việc cầu cơ tích trữ, hay gắn liền với các tiến triển của một thị trường tài chánh không có luật lệ chắc chắn và nghèo nàn nguyên tắc luân lý đạo đức, trái lại xem ra chỉ bám chặt vào một mục đích duy nhất là lợi nhuận? Thực phẩm là một điều kiện liên quan tới quyền nền tảng là quyền sống. Bảo đảm cho nó cũng có nghĩa là hoạt động trực tiếp và không ngừng trên các yếu tố trong lãnh vực nông nghiệp đè nặng một cách tiêu cực trên khả năng sáng chế, trên các cơ cấu phân phối và trên thị trường quốc tế.
Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng bối cảnh quốc tế và các tin tức liên quan tới sự bất ổn và gia tăng giá cả đòi buộc phải có các câu trả lời cụ thể và hiệp nhất để có các hiệu qủa mà các quốc gia không thể bảo đảm được một cách riêng rẽ. Điều này có nghĩa là phải liên đới, có cùng một tiêu chuẩn cho mọi hành động chính trị và mọi chiến thuật, làm sao để biến hoạt động quốc tế và các luật lệ của nó trở thành các dụng cụ thực sự phục vụ toàn gia đình nhân loại, đặc biệt là những người cần được phục vụ nhất.
Trong diễn văn Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tổ chức Lương Nông Quốc Tế thoát ra khỏi các chướng ngại làm cho nó xa rời mục đích bảo đảm sự gia tăng lương thực, sản xuất thực phẩm và phát triển nông nghiệp, để bảo đảm cho nhân loại khỏi phải đói khổ. Đức Thánh Cha đặc biệt nghĩ đến tình trạng của bao triệu trẻ em, là các nạn nhân đầu tiên của nạn đói kém, bị kết án phải chết sớm hay bị chậm trễ trong sự lớn lên về thể xác cũng như tâm thần, hay bị khai thác bóc lột để có được một chút thực phẩm nuôi thân. Việc chú ý tới các thế hệ trẻ có thể là một cách thức chống lại việc bỏ hoang đất đai đồng quê và sinh hoạt nông nghiệp. Ngoài ra người ta thường quên rằng một quan niệm phát triển đúng đắn trung thực phải bảo đảm tương lai cho mọi cá nhân, gia đình và cộng đoàn, bằng cách chú ý tới các mục tiêu lâu dài. Mục đích an ninh thực phẩm là một đòi hỏi thực sự nhân bản cần ý thức và bảo đảm cho các thế hệ hiện nay cũng như cho các thế hệ tương lại.
Đức Thánh Cha cũng không quên cám ơn ông Jacques Diouf nguyên Tổng giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế về khả năng chuyên môn giúp đương đầu với các vấn đề và các cuộc khủng hoảng do các thực tại toàn cầu gây ra.
Ngài cầu chúc ông José Graziano da Silva tân Tổng giám đốc và tổ chức FAO nhiều thành công trong sinh hoạt của mình để ngày càng đáp ứng chờ mong của các quốc gia thành viên.
Mặt khác vào lúc 13.00 cùng ngày, Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với Hồng Y đoàn nhân mừng kỷ niệm lễ Ngọc 60 năm Linh Mục của ngài. Ngỏ lời với các Hồng Y vào cuối bữa ăn, ngài cảm tạ Chúa về biết bao nhiệu ơn lành đã nhận được trong 60 năm qua. Đức Thánh Cha cũng cám ơn các Hồng Y về tình bạn, lời cầu nguyện và sự trợ giúp của các vị đối với Người kế vị thánh Phêrô (SD 1-7-2011).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp các tham dự viên hội nghị lần thứ 37 của tổ chức Lương Nông Quốc Tế gọi tắt là FAO đang tiến hành tại trụ sở ở Roma. Ngài nhấn mạnh trên tầm quan trọng của một mô thức phát triển tôn trọng nhân phẩm và không nhượng bộ sự khai thác cuồng nhiệt các tài nguyên thiên nhiên. Cuộc khủng hoảng trong mọi khía cạnh thực tại hiện nay trên thế giới càng đòi hỏi các chính quyền phải làm mọi sự có thể để loại trừ nạn nghèo đói hơn nữa, làm sao để giải thoát hàng triệu người khỏi cảnh không có cơm bánh hằng ngày. Muốn được như thế cần phải tìm ra các lý do gây ra thảm cảnh này, mà không chỉ hạn hẹp trên bình diện sản xuất, nhu cầu hay việc tự do tăng giá thực phẩm.
Bần cùng, chậm tiến và nghèo đói thường là kết qủa của các thái độ ích kỷ phát xuất từ trái tim con người, và biểu lộ ra trong sinh hoạt xã hội, trong các trao đổi kinh tế, trong các điều kiện thị trường, trong sự kiện không có lương thực, và được diễn tả ra trong sự khước từ quyền đầu tiên của mọi người là quyền được nuôi dưỡng và khỏi phải đói khát. Làm sao chúng ta có thể im lặng trước sự kiện cả thực phẩm cũng trở thành đối tượng của việc cầu cơ tích trữ, hay gắn liền với các tiến triển của một thị trường tài chánh không có luật lệ chắc chắn và nghèo nàn nguyên tắc luân lý đạo đức, trái lại xem ra chỉ bám chặt vào một mục đích duy nhất là lợi nhuận? Thực phẩm là một điều kiện liên quan tới quyền nền tảng là quyền sống. Bảo đảm cho nó cũng có nghĩa là hoạt động trực tiếp và không ngừng trên các yếu tố trong lãnh vực nông nghiệp đè nặng một cách tiêu cực trên khả năng sáng chế, trên các cơ cấu phân phối và trên thị trường quốc tế.
Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng bối cảnh quốc tế và các tin tức liên quan tới sự bất ổn và gia tăng giá cả đòi buộc phải có các câu trả lời cụ thể và hiệp nhất để có các hiệu qủa mà các quốc gia không thể bảo đảm được một cách riêng rẽ. Điều này có nghĩa là phải liên đới, có cùng một tiêu chuẩn cho mọi hành động chính trị và mọi chiến thuật, làm sao để biến hoạt động quốc tế và các luật lệ của nó trở thành các dụng cụ thực sự phục vụ toàn gia đình nhân loại, đặc biệt là những người cần được phục vụ nhất.
Trong diễn văn Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tổ chức Lương Nông Quốc Tế thoát ra khỏi các chướng ngại làm cho nó xa rời mục đích bảo đảm sự gia tăng lương thực, sản xuất thực phẩm và phát triển nông nghiệp, để bảo đảm cho nhân loại khỏi phải đói khổ. Đức Thánh Cha đặc biệt nghĩ đến tình trạng của bao triệu trẻ em, là các nạn nhân đầu tiên của nạn đói kém, bị kết án phải chết sớm hay bị chậm trễ trong sự lớn lên về thể xác cũng như tâm thần, hay bị khai thác bóc lột để có được một chút thực phẩm nuôi thân. Việc chú ý tới các thế hệ trẻ có thể là một cách thức chống lại việc bỏ hoang đất đai đồng quê và sinh hoạt nông nghiệp. Ngoài ra người ta thường quên rằng một quan niệm phát triển đúng đắn trung thực phải bảo đảm tương lai cho mọi cá nhân, gia đình và cộng đoàn, bằng cách chú ý tới các mục tiêu lâu dài. Mục đích an ninh thực phẩm là một đòi hỏi thực sự nhân bản cần ý thức và bảo đảm cho các thế hệ hiện nay cũng như cho các thế hệ tương lại.
Đức Thánh Cha cũng không quên cám ơn ông Jacques Diouf nguyên Tổng giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế về khả năng chuyên môn giúp đương đầu với các vấn đề và các cuộc khủng hoảng do các thực tại toàn cầu gây ra.
Ngài cầu chúc ông José Graziano da Silva tân Tổng giám đốc và tổ chức FAO nhiều thành công trong sinh hoạt của mình để ngày càng đáp ứng chờ mong của các quốc gia thành viên.
Mặt khác vào lúc 13.00 cùng ngày, Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa với Hồng Y đoàn nhân mừng kỷ niệm lễ Ngọc 60 năm Linh Mục của ngài. Ngỏ lời với các Hồng Y vào cuối bữa ăn, ngài cảm tạ Chúa về biết bao nhiệu ơn lành đã nhận được trong 60 năm qua. Đức Thánh Cha cũng cám ơn các Hồng Y về tình bạn, lời cầu nguyện và sự trợ giúp của các vị đối với Người kế vị thánh Phêrô (SD 1-7-2011).
Top Stories
Benedict XVI's Address to FAO
Pope Benedict XVI
08:10 02/07/2011
VATICAN CITY, JULY 1, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the address Benedict XVI gave today to participants in the 37th session of the UN Food and Agriculture Organization (FAO).
Mr. President,
Gentlemen Ministers,
Mr. Director General, Ladies and Gentlemen,
1. I am particularly happy to receive you all who are participating in the 37th Conference of the United Nations Food and Agriculture Organization, following a long and pleasant tradition initiated sixty years ago with the creation of FAO in Rome.
Through you, Mr. President, I wish to thank the numerous governmental delegations that wished to be present at this meeting, thus attesting to the effective universality of FAO.
I would also like to renew the Holy See's support for the meritorious and irreplaceable work of the Organization and to confirm to you that the Catholic Church commits herself to collaborate with your efforts to respond to the real needs of numerous brothers and sisters in humanity.
I take advantage of this opportunity to greet Mr. Jacques Diouf, Director General, who with efficiency and dedication has enabled FAO to address the problems and crises arising from the changing global realities that affect, even in a dramatic way, its specific field of action.
To the Director General elect, Mr. José Graziano da Silva, I express my most sincere wishes for the success of your future activity, with the hope that FAO can respond, ever more and better, to the hopes of its Member States and to contribute concrete solutions to persons suffering from hunger and malnutrition.
2. Your works have indicated policies and strategies capable of contributing to the important re-launching of the agricultural sector, of the levels of food production and of the more general development of rural areas. The present crisis that now affects all the aspects of the economic and social reality requires, in fact, every effort to try to eliminate poverty, the first step to free from hunger the millions of men, women and children who do not have their daily bread. A complete reflection, however, exacts that the causes of this situation be sought, without being limited to the levels of production, to the growing demand for foods or the volatility of prices: factors that, though important, can make the tragedy of hunger be read in exclusively technical terms.
Poverty, underdevelopment and hence, hunger, are often the result of egoistic behavior that, coming from man's heart, is manifested in social action, in economic exchanges, in the market conditions, in the lack of access to food, and is translated in the negation of the primary right of all persons to nourish themselves and, therefore, to be free from hunger. How can we be silent about the fact that even food has become an object of speculations or is linked to changes in a financial market that, deprived of certain laws and poor in moral principles, seems anchored only in the goal of profit? Food is a condition that concerns the fundamental right to life. To guarantee it means also to act directly and without delay on the factors that, in the agricultural sector, weigh negatively on the capacity to produce, the mechanisms of distribution and the international market. And this, when global food production -- according to FAO and authoritative experts -- is capable of feeding the world population.
3. The international framework and the frequent fears caused by instability and the increase in prices, call for concrete and necessarily unitary answers to get results, which states, individually, cannot guarantee. This means to make of solidarity an essential criterion for every political action and every strategy, so that international activity and its rules are instruments of effective service of the whole human family and, in particular, of the neediest. Hence, it is urgent to have a model of development that considers not only the economic amplitude of the needs or the technical reliability of the strategies to be followed, but also the human dimension of all the initiatives, [a model] that is able to bring about genuine fraternity (cf. Caritas in Veritate, 20), appealing to the ethical recommendation "to feed the hungry," which belongs to the sentiment of compassion and humanity inscribed in the heart of every person and that the Church counts among the works of mercy. From this perspective, the institutions of the International Community are called to work in a coherent way following their mandate to support the values proper to human dignity, eliminating closed behavior and leaving no room to particular requests that are made to appear as general interests.
4. FAO is also called to re-launch its structure, freeing it from obstacles that remove it from the objective indicated by its Constitution: to guarantee nutritional growth, the availability of food production, the development of rural areas, in order to ensure for humanity freedom from hunger (cf. FAO, Constitution, Preamble). Essential for this objective is the full harmony of the Organization with the governments to direct and support initiatives, especially in the present circumstance, which sees the reduction of economic-financial resources, while the number of the hungry in the world does not diminish in keeping with the expected objectives.
5. My thought goes to the situation of millions of children who, as the first victims of this tragedy, are condemned to an early death, or to delay in their physical and psychic development or who are obliged to forms of exploitation to be able to receive a minimum of food. Attention to young generations can be a way of resisting the abandonment of rural areas and agricultural work, to allow whole communities, whose survival is threatened by hunger, to see their future with greater confidence. We must say, in fact, that despite the commitments assumed and the consequent obligations, assistance and concrete aid is often limited to emergencies, forgetting that a coherent concept of development must be able to design a future for every person, family and community, favoring long-term objectives.
Hence, initiatives must be supported that are desired to be carried out in the ambit of the whole International Community to rediscover the value of the rural family enterprise and to support its central function to attain stable food security. In fact, in the rural world, the traditional family nucleus makes an effort to favor agricultural production through the wise transmission of parents to children, not only of systems of cultivation or conservation and distribution of foods, but also of ways of life, of educational principles, of culture, of religiosity, of the concept of the sacredness of the person in all the phases of his existence. The rural family is a model, not only of work but of life and of concrete expression of solidarity, where the essential role of woman is confirmed.
Mr. President, Ladies, Gentlemen,
6. The objective of food security is a genuinely human need, we are conscious of it. To guarantee it to the present generations and to those that will follow also means to preserve the natural resources from frenetic exploitation, because the race of consumption and waste seems to ignore all consideration of the genetic patrimony and of biological diversities, so important for agricultural activities. However, to the idea of an exclusive appropriations of these resources is opposed the call that God addresses to men and women so that "working and looking after" the land (cf. Genesis 2:8-17), they promote a participation in the use of the goods of Creation, an objective that multilateral activity and international rules can certainly help to attain.
In our time in which to the many problems that affect agricultural activity are added new opportunities to contribute to alleviate the drama of hunger, you can work so that through the guarantee of food corresponding to needs, each one can grow in keeping with his true dimension as a creature made in the likeness of God.
This is the hope I wish to express, while I invoke upon you and your work the abundance of divine blessings.
(Source: http://www.zenit.org/article-32993?l=english)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công Giáo Bùi Chu tiếp sức mùa thi
SVCG Bùi Chu
07:52 02/07/2011
Sinh viên Công Giáo Bùi Chu: nhiệt thành tiếp sức mùa thi
Hằng năm cứ dịp hè về khi các em học sinh được nghỉ ngơi sau một năm học hành vất vả thì các anh chị học sinh cuối cấp 3 lại lo lắng vất vả hơn với kì thi vào Đại học – đây được coi là bước ngoặt lớn trong cuộc đời trong cuộc đời các sĩ tử.
Sự lo lắng và vất vả đó càng chồng chất hơn đối với những gia đình và sĩ tử nơi thôn quê khi phải đi thi nơi thành phố, đô thị xa lạ đầy ngỡ ngàng. Không chỉ phải lo nơi ăn chốn ở mà còn chi phí đi thi, nhất là trong thời kì lạm phát lên cao như hiện nay thì việc chu cấp cho con cái đi thi là 1 vấn đề lớn đối với nhiều gia đình nông thôn, với đồng lương ít ỏi của mình họ phải dành dụm cả tháng.
Đợt thi đại học cũng là mùa cho các hàng quán không lương tâm tha hồ chặt chém, hét giá trên trời đối với những thí sinh và người nhà còn bỡ ngỡ nơi đô thành. Rồi chuyện đi lại cũng là một thách thức lớn với những người ít tiền nhưng không biết đường này.
Việc đi thi đã làm cho không ít các gia đình có con dự thi đại học phải ngại ngùng lo lắng, thường thì sẽ có ít nhất một người trong gia đình sẽ tháp tùng các em trong lần đầu xa nhà để chăm lo cho các em bữa ăn giấc ngủ, đưa các em đi thi.
Vì thế câu chuyện đi thi với muôn vàn khó khăn thách thức vẫn là câu chuyện muôn thuở của các gia đình nông dân có con đi thi đại học.
Sinh Viên Công Giáo Bùi Chu "yêu thương & phục vụ"
Để chia sẻ bớt gánh nặng và gánh nặng cho các gia đình nơi thôn quê có con em đi thi. Ngay từ đầu tháng 6 cùng với Liên đoàn sinh viên Công Giáo Việt Nam, Hội Sinh Viên công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội sinh viên Công Giáo Bùi Chu đã tổ chức cho các em đăng kí tại các giáo xứ nơi các em sinh sống để được các anh chị tiếp sức.
Xem hình sinh viên tiếp sức mùa thi
Năm Nay Hội sinh viên công giáo Bùi Chu Tiếp sức chia ra làm 5 đia điểm chính và nhận hơn 1000 thí sinh trong và ngoài công giáo trong 2 đợt thi
Khu Vực 1 : Nhóm Thái hà Giáo Xứ Thái Hà
Khu Vực 2 : Nhóm Làng Tám Giáo Xứ Làng Tám (Thịnh liệt )
Khu vực 3 :Nhóm Cổ Nhuễ Giáo Xứ cổ nhuễ
Khu Vực 4 : Nhóm Phùng Khoan Khu Vực Giáo Xứ Phùng Khoan
Khu vực 5 : Nhóm Cầu Giấy chia làm 3 địa điểm tiếp sức tại các Phòng mà Các anh chị tình Nguyện đã thuê hoặc mượn đc để đón các em thí sinh
ngoài ra Hội sinh viên Công giáo Bùi Chu còn tiếp sức tại Miền nam do nhóm sinh viên công giáo Bùi Chu Miền nam đảm trách
và các tình thành khác như Hải Phòng ,Vĩnh Phúc ...
Cùng hòa mình trong màu xanh tình nguyện “tiếp sức mùa thi”trong cả nước và màu áo đen Dành Cho Tình Nguyện Viên Của Hội Sinh Viên Tổng Giáo Phận Hà Nội . Sinh viên Công Giáo Bùi chu cùng chung tay đóng góp tích cực cho phong trào này – thể hiện đức tin & tình yêu thương anh em đồng loại. Các anh chị sinh viên không chỉ tiếp sức cho các sĩ tử Công Giáo mà còn sẵn sàng tiếp nhận các sĩ tử ngoài Công Giáo.
Bàn đón tiếp các sĩ tử
Với kinh phí rất rẻ chỉ 400 nghìn/thí sinh, các em sẽ được các anh chị sinh viên lo nơi ăn chốn ở, đồng thời đưa đón các em tới địa điểm thi. Tinh thần ‘yêu thương - phục vụ” của sinh viên Bùi Chu được thể hiện rất rõ nét qua những ngày tiếp sức này, chính điều đó đã khiến các phụ huynh có con em đi thi rất an tâm khi gửi gắm con cái mình cho các anh chị sinh viên.
Ngay từ tối 1/7 các anh em trong các nhóm nhỏ đã họp và phân công nhiện vụ cho các thành viên: người làm bếp núc, người đưa đón các sĩ tử…tất cả đều phối hợp với nhau rất nhịp nhàng với sự nhiệt huyết cao nhất trong mỗi con tim. Mặc dù rất vất vả vì số lượng thí sinh đông nhưng nơi đây vẫn rộn rã niềm vui, tiếng cười của các tình nguyện viên.
2/7 từ sáng sớm các anh em sinh viên đã có mặt tại bến xa Giáp Bát để đón người nhà và thí sinh. Nhìn các bạn nhiệt tình và hào hứng trong công việc thiện nguyện này, chúng tôi thấy được tinh thần yêu mến tha nhân trong họ đã và đang được nuôi dưỡng trong môi trường Đức Tin Công Giáo.
Bên cạnh đó cũng có các nhóm tình nguyện viên khác trong Liên đoàn sinh viên Công Giáo Việt Nam Hội Sinh viên công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội tham gia tiếp sức như các nhóm: sinh viên Công Giáo Phát Diệm, sinh viên Công Giáo Hà Nam …Không khí như một ngày hội.
Cha đặc trách sinh viên Giới trẻ Phêrô Lương Đức Thiệu cũng đã lên tận nơi động viên tinh thần anh em sinh viên tình nguyện đây quả là 1 niềm khích lệ rất to lớn đối với anh em
lần đầu tiên hoạt động tiếp sức có sự hướng dẫn và dẫn dắt của cha đăc trách giáo Phận
cha đang thăm hỏi và hướng dẫn các bạn tình nguyện viên
Khi có một chuyến xe vào bến, các bạn sinh viên giơ cao các bảng hiệu đề tên các khu vực thí sinh cần đón. Tiếng chào mời của đám xe ôm, tiếng í ới gọi nhau của những bà mẹ, những ông bố gọi con mình đầy cảnh giác… tạo nên sự hỗn độn trong bến xe, các tình nguyện viên phải kịp thời hướng dẫn cho thí sinh để họ không bị bắt nạt và lừa đảo. Những sự nhiệt tình này của các em, đã vấp phải nhiều sự khó chịu từ những người kiếm ăn bằng cách lừa đảo và bắt chẹt ở bến xe này.
Các anh chị sinh viên đón các em ngay từ dưới xe
Không chỉ ở Bến xe phía Nam thành phố, mà các bến xe khác nhau như Mỹ Đình, Gia Lâm… đều có những đội quân tình nguyện mang màu áo xanh của Sinh viên Công giáo Bùi Chu tận tình đón tiếp và giúp đỡ thí sinh.
Trời càng về trưa càng nắng, những chiếc bóng áo xanh và chiếc áo đen mang hình Thánh giá trên ngực vẫn tất tả ngược xuôi trên mọi nẻo đường Hà Nội đưa các em thí sinh đến những nơi ăn nghỉ an toàn
Điều đáng phấn khởi là dù vất vả nhưng không ai tỏ ra nản chí và kêu ca, dù tất cả là thiện nguyện, là tự giác.
Tổ chức ăn trưa cho các em tại nhóm Làng Tám- Bùi Chu
Kết thúc ngày thứ nhất trong kế hoạch “Tiếp sức mùa thi 2011” chúng tôi thấy nổi lên một điều: Tấm lòng bao dung, nhân ái và tinh thần Công giáo đã thể hiện rõ nét, cụ thể từ những hình ảnh qua các công việc này, mai đây một lớp sinh viên công giáo sẽ tiếp tục bước tiếp con đường các anh chị đã hướng cho các em ngay từ những ngày đầu bước vào con đường học vấn
Sinh Viên Công Giáo Bùi Chu
Sự lo lắng và vất vả đó càng chồng chất hơn đối với những gia đình và sĩ tử nơi thôn quê khi phải đi thi nơi thành phố, đô thị xa lạ đầy ngỡ ngàng. Không chỉ phải lo nơi ăn chốn ở mà còn chi phí đi thi, nhất là trong thời kì lạm phát lên cao như hiện nay thì việc chu cấp cho con cái đi thi là 1 vấn đề lớn đối với nhiều gia đình nông thôn, với đồng lương ít ỏi của mình họ phải dành dụm cả tháng.
Đợt thi đại học cũng là mùa cho các hàng quán không lương tâm tha hồ chặt chém, hét giá trên trời đối với những thí sinh và người nhà còn bỡ ngỡ nơi đô thành. Rồi chuyện đi lại cũng là một thách thức lớn với những người ít tiền nhưng không biết đường này.
Việc đi thi đã làm cho không ít các gia đình có con dự thi đại học phải ngại ngùng lo lắng, thường thì sẽ có ít nhất một người trong gia đình sẽ tháp tùng các em trong lần đầu xa nhà để chăm lo cho các em bữa ăn giấc ngủ, đưa các em đi thi.
Vì thế câu chuyện đi thi với muôn vàn khó khăn thách thức vẫn là câu chuyện muôn thuở của các gia đình nông dân có con đi thi đại học.
Sinh Viên Công Giáo Bùi Chu "yêu thương & phục vụ"
Để chia sẻ bớt gánh nặng và gánh nặng cho các gia đình nơi thôn quê có con em đi thi. Ngay từ đầu tháng 6 cùng với Liên đoàn sinh viên Công Giáo Việt Nam, Hội Sinh Viên công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội sinh viên Công Giáo Bùi Chu đã tổ chức cho các em đăng kí tại các giáo xứ nơi các em sinh sống để được các anh chị tiếp sức.
Xem hình sinh viên tiếp sức mùa thi
Năm Nay Hội sinh viên công giáo Bùi Chu Tiếp sức chia ra làm 5 đia điểm chính và nhận hơn 1000 thí sinh trong và ngoài công giáo trong 2 đợt thi
Khu Vực 1 : Nhóm Thái hà Giáo Xứ Thái Hà
Khu Vực 2 : Nhóm Làng Tám Giáo Xứ Làng Tám (Thịnh liệt )
Khu vực 3 :Nhóm Cổ Nhuễ Giáo Xứ cổ nhuễ
Khu Vực 4 : Nhóm Phùng Khoan Khu Vực Giáo Xứ Phùng Khoan
Khu vực 5 : Nhóm Cầu Giấy chia làm 3 địa điểm tiếp sức tại các Phòng mà Các anh chị tình Nguyện đã thuê hoặc mượn đc để đón các em thí sinh
ngoài ra Hội sinh viên Công giáo Bùi Chu còn tiếp sức tại Miền nam do nhóm sinh viên công giáo Bùi Chu Miền nam đảm trách
và các tình thành khác như Hải Phòng ,Vĩnh Phúc ...
Cùng hòa mình trong màu xanh tình nguyện “tiếp sức mùa thi”trong cả nước và màu áo đen Dành Cho Tình Nguyện Viên Của Hội Sinh Viên Tổng Giáo Phận Hà Nội . Sinh viên Công Giáo Bùi chu cùng chung tay đóng góp tích cực cho phong trào này – thể hiện đức tin & tình yêu thương anh em đồng loại. Các anh chị sinh viên không chỉ tiếp sức cho các sĩ tử Công Giáo mà còn sẵn sàng tiếp nhận các sĩ tử ngoài Công Giáo.
Bàn đón tiếp các sĩ tử
Với kinh phí rất rẻ chỉ 400 nghìn/thí sinh, các em sẽ được các anh chị sinh viên lo nơi ăn chốn ở, đồng thời đưa đón các em tới địa điểm thi. Tinh thần ‘yêu thương - phục vụ” của sinh viên Bùi Chu được thể hiện rất rõ nét qua những ngày tiếp sức này, chính điều đó đã khiến các phụ huynh có con em đi thi rất an tâm khi gửi gắm con cái mình cho các anh chị sinh viên.
Ngay từ tối 1/7 các anh em trong các nhóm nhỏ đã họp và phân công nhiện vụ cho các thành viên: người làm bếp núc, người đưa đón các sĩ tử…tất cả đều phối hợp với nhau rất nhịp nhàng với sự nhiệt huyết cao nhất trong mỗi con tim. Mặc dù rất vất vả vì số lượng thí sinh đông nhưng nơi đây vẫn rộn rã niềm vui, tiếng cười của các tình nguyện viên.
2/7 từ sáng sớm các anh em sinh viên đã có mặt tại bến xa Giáp Bát để đón người nhà và thí sinh. Nhìn các bạn nhiệt tình và hào hứng trong công việc thiện nguyện này, chúng tôi thấy được tinh thần yêu mến tha nhân trong họ đã và đang được nuôi dưỡng trong môi trường Đức Tin Công Giáo.
Bên cạnh đó cũng có các nhóm tình nguyện viên khác trong Liên đoàn sinh viên Công Giáo Việt Nam Hội Sinh viên công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội tham gia tiếp sức như các nhóm: sinh viên Công Giáo Phát Diệm, sinh viên Công Giáo Hà Nam …Không khí như một ngày hội.
Cha đặc trách sinh viên Giới trẻ Phêrô Lương Đức Thiệu cũng đã lên tận nơi động viên tinh thần anh em sinh viên tình nguyện đây quả là 1 niềm khích lệ rất to lớn đối với anh em
lần đầu tiên hoạt động tiếp sức có sự hướng dẫn và dẫn dắt của cha đăc trách giáo Phận
cha đang thăm hỏi và hướng dẫn các bạn tình nguyện viên
Khi có một chuyến xe vào bến, các bạn sinh viên giơ cao các bảng hiệu đề tên các khu vực thí sinh cần đón. Tiếng chào mời của đám xe ôm, tiếng í ới gọi nhau của những bà mẹ, những ông bố gọi con mình đầy cảnh giác… tạo nên sự hỗn độn trong bến xe, các tình nguyện viên phải kịp thời hướng dẫn cho thí sinh để họ không bị bắt nạt và lừa đảo. Những sự nhiệt tình này của các em, đã vấp phải nhiều sự khó chịu từ những người kiếm ăn bằng cách lừa đảo và bắt chẹt ở bến xe này.
Các anh chị sinh viên đón các em ngay từ dưới xe
Không chỉ ở Bến xe phía Nam thành phố, mà các bến xe khác nhau như Mỹ Đình, Gia Lâm… đều có những đội quân tình nguyện mang màu áo xanh của Sinh viên Công giáo Bùi Chu tận tình đón tiếp và giúp đỡ thí sinh.
Trời càng về trưa càng nắng, những chiếc bóng áo xanh và chiếc áo đen mang hình Thánh giá trên ngực vẫn tất tả ngược xuôi trên mọi nẻo đường Hà Nội đưa các em thí sinh đến những nơi ăn nghỉ an toàn
Điều đáng phấn khởi là dù vất vả nhưng không ai tỏ ra nản chí và kêu ca, dù tất cả là thiện nguyện, là tự giác.
Tổ chức ăn trưa cho các em tại nhóm Làng Tám- Bùi Chu
Kết thúc ngày thứ nhất trong kế hoạch “Tiếp sức mùa thi 2011” chúng tôi thấy nổi lên một điều: Tấm lòng bao dung, nhân ái và tinh thần Công giáo đã thể hiện rõ nét, cụ thể từ những hình ảnh qua các công việc này, mai đây một lớp sinh viên công giáo sẽ tiếp tục bước tiếp con đường các anh chị đã hướng cho các em ngay từ những ngày đầu bước vào con đường học vấn
Sinh Viên Công Giáo Bùi Chu
“Tiếp sức mùa thi 2011” của Hội SVCG TGP Hà Nội
Hiền Đức
16:08 02/07/2011
HÀ NỘI - Tiếp nối chương trình “ Lễ ra quân tiếp sức mùa thi”, được sự đồng ý của Đức cha Phero Nguyễn Văn Nhơn và cha đặc trách Gioan Lê Trọng Cung, hôm nay ngày 2 tháng 7 năm 2011, Hội SVCG TGP Hà Nội chính thức đón và tiếp nhận các sĩ tử…
Xem hình ảnh
Công việc nhiều ý nghĩa này đã được chuẩn bị công phu, với sự tham gia của 19 nhóm thuộc sinh viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội và 3 nhóm ở các thành phố khác. Ngay từ lúc 5h30 ngày 02/07/2011 các nhóm được phân công ở bến xe nội thành Nam Hà Nội đã nhanh chóng làm công tác chuẩn bị địa điểm tiếp đón thí sinh dự thi.Các tình nguyện viên luôn sẵn sàng và hăng say với công tác tình nguyện của mình.
Điều hành chương trình TSMT 2011 là ban điều hành sinh viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội do anh Giuse Nguyễn Văn Chuyên làm trưởng ban, 2 phó ban, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 22 trưởng các nhóm điều hành công việc chính ở các nhóm.
Các thí sinh đến từ khắp mọi miền được các anh chị Tình nguyện viên tập trung và đưa về các nhóm đã được phân công gần địa điểm thi. Những chuyến xe chở các thí sinh đầu tiên đã lăn bánh mang theo niềm tin và hy vọng của các em.
Mùa tiếp sức năm nay có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Nhưng với tinh thần nhiệt tình, hăng say và một niềm tin phó thác vào Đức Kitô và tinh thần "Yêu thương - Phục vụ" sẽ hứa hẹn một mùa tiếp sức thành công.
Đúng 6h 00' các Tình nguyện viên đã sẵn sàng tiếp đón các thí sinh. Đến 9h 00' các bàn lễ tân đã đông kín các em thí sinh đăng ký. Sau khi đăng ký các em được phân ra các khu vực và tới phòng chờ để các anh chị Tình nguyện viên đưa về các địa điểm. Ngoài ra các bạn Tình nguyện viên còn giúp các thí sinh và phụ huynh không đăng ký chương trình. Ban trông xe nắm giữ vai trò quan trọng là giữ tài sản cho các Tình nguyện viên.
Mặc dù thời tiết năm nay vô cùng oi bức với một số lượng lớn thí sinh đông đảo, nhưng với tinh thần “Yêu thương- phục vụ” các bạn tình nguyện viên
Kết thúc ngày đầu tiên đợt 1 chương trình: “Tiếp sức mùa thi 2011” tại bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm và bến xe Yên Nghĩa. Đúng 14h 00’ ngày 02 tháng 07, 19 nhóm thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội đã đón khoảng 3500 thí sinh đến từ các vùng miền trong Tổng giáo phận Hà Nội. Nhóm Công Nghiệp với 316 thí sinh, nhóm Hưng Hóa trên 250 thí sinh, nhóm Phát Diệm và nhóm Hà Nam trên 600 thí sinh,… và trên 1500 các bạn tình nguyện viên. Mặc dù thời tiết năm nay vô cùng oi bức với một số lượng lớn thí sinh đông đảo, nhưng với tinh thần “Yêu thương- phục vụ” các bạn tình nguyện viên đã làm việc hết mình nhằm đảm bảo sức khỏe và tạo tâm lý thoải mái nhất cho các em thí sinh và gia đình.
Với sự giúp đỡ nhiều mặt của quý Cha, quý Thầy, quý Soeur, quý ân nhân và toàn thể các bạn tình nguyện viên. Cùng một sự khởi đầu thuận lợi, chắc chắn rằng chương trình “Tiếp sức mùa thi 2011” của Hội SVCG TGP Hà Nội sẽ hứa hẹn một mùa thi đạt kết quả như mong muốn.
Xem hình ảnh
Công việc nhiều ý nghĩa này đã được chuẩn bị công phu, với sự tham gia của 19 nhóm thuộc sinh viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội và 3 nhóm ở các thành phố khác. Ngay từ lúc 5h30 ngày 02/07/2011 các nhóm được phân công ở bến xe nội thành Nam Hà Nội đã nhanh chóng làm công tác chuẩn bị địa điểm tiếp đón thí sinh dự thi.Các tình nguyện viên luôn sẵn sàng và hăng say với công tác tình nguyện của mình.
Điều hành chương trình TSMT 2011 là ban điều hành sinh viên Công Giáo Tổng giáo phận Hà Nội do anh Giuse Nguyễn Văn Chuyên làm trưởng ban, 2 phó ban, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 22 trưởng các nhóm điều hành công việc chính ở các nhóm.
Các thí sinh đến từ khắp mọi miền được các anh chị Tình nguyện viên tập trung và đưa về các nhóm đã được phân công gần địa điểm thi. Những chuyến xe chở các thí sinh đầu tiên đã lăn bánh mang theo niềm tin và hy vọng của các em.
Mùa tiếp sức năm nay có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Nhưng với tinh thần nhiệt tình, hăng say và một niềm tin phó thác vào Đức Kitô và tinh thần "Yêu thương - Phục vụ" sẽ hứa hẹn một mùa tiếp sức thành công.
Đúng 6h 00' các Tình nguyện viên đã sẵn sàng tiếp đón các thí sinh. Đến 9h 00' các bàn lễ tân đã đông kín các em thí sinh đăng ký. Sau khi đăng ký các em được phân ra các khu vực và tới phòng chờ để các anh chị Tình nguyện viên đưa về các địa điểm. Ngoài ra các bạn Tình nguyện viên còn giúp các thí sinh và phụ huynh không đăng ký chương trình. Ban trông xe nắm giữ vai trò quan trọng là giữ tài sản cho các Tình nguyện viên.
Mặc dù thời tiết năm nay vô cùng oi bức với một số lượng lớn thí sinh đông đảo, nhưng với tinh thần “Yêu thương- phục vụ” các bạn tình nguyện viên
Kết thúc ngày đầu tiên đợt 1 chương trình: “Tiếp sức mùa thi 2011” tại bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình, bến xe Gia Lâm và bến xe Yên Nghĩa. Đúng 14h 00’ ngày 02 tháng 07, 19 nhóm thuộc Hội SVCG TGP Hà Nội đã đón khoảng 3500 thí sinh đến từ các vùng miền trong Tổng giáo phận Hà Nội. Nhóm Công Nghiệp với 316 thí sinh, nhóm Hưng Hóa trên 250 thí sinh, nhóm Phát Diệm và nhóm Hà Nam trên 600 thí sinh,… và trên 1500 các bạn tình nguyện viên. Mặc dù thời tiết năm nay vô cùng oi bức với một số lượng lớn thí sinh đông đảo, nhưng với tinh thần “Yêu thương- phục vụ” các bạn tình nguyện viên đã làm việc hết mình nhằm đảm bảo sức khỏe và tạo tâm lý thoải mái nhất cho các em thí sinh và gia đình.
Với sự giúp đỡ nhiều mặt của quý Cha, quý Thầy, quý Soeur, quý ân nhân và toàn thể các bạn tình nguyện viên. Cùng một sự khởi đầu thuận lợi, chắc chắn rằng chương trình “Tiếp sức mùa thi 2011” của Hội SVCG TGP Hà Nội sẽ hứa hẹn một mùa thi đạt kết quả như mong muốn.
Lễ Tạ Ơn của Tân LM Barthôlômêô Phan Trần Thái tại Đức
LĐCGVN Đức
18:08 02/07/2011
-14 em giúp lễ
-Hơn 300 giáo dân và thân quyến.
Lời chào và mở đầu thánh lễ ta ơn của tân chức Linh Mục Bathôlômêo Phan Trần Thái sáng nay:
Tình Ngài nhiệm lạ cao sâu
Ngài thương những kể bắc cầu Yêu Thương
Vâng! Một câu chuyện ngắn như sau: Có đôi trai gái yêu nhau
nhưng vì hai bên cách nhau một dòng sông trở ngại, anh chàng cương quyết gom những cây tre để cố gắng bắc cho bằng được một nhịp cầu để có thể sang được phía bên kia. Với thời gian thì nhịp cầu đã thành sự, dù chỉ là một cây cầu tre mộc mạc. Vâng! con cũng ví mình như một cây cầu tre một mạc chọn Chúa hay được Chúa chọn để làm một nhịp
cầu tre mộc mạc để gọi là được "bắc một nhịp cầu" đến với mọi người, và để mọi người có thể đền với ơn chúa
Nhưng! thưa qúy vị:
Đường đời lắm khúc mờ sương
Xin dâng thiên Chúa đoạn đường con đi
Nên xin qúy Cha và qúy vị cầu nguyện cho con nhiều.
Hôm nay chúng ta cũng hợp lòng cầu nguyện đặc biệt cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam đang gặp những khó khăn và nguy hiểm.
Con cũng rất vui mừng và hân hạnh được Cộng Đồng thánh Micae Paderborn-Essen vùng cha Thủy thương mến tổ chức cho để dâng thánh lễ tạ ơn tân Linh Mục hôm nay.
Bài chia sẻ của cha Phêrô Qúy (84 tuổi)
Kính thưa cha chủ tế - Kính thưa bà cố cùng toàn thể gia đình thân quyến.
Kính thưa quí cha, quí tu sĩ và tất cả quí vị, ông bà anh chị em.
Tuy hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội Đức mừng Lễ Đức Mẹ đi Viếng, chúng ta cũng vừa nghe bài đọc 2 trích thư thứ 2 Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (11,23-26) bằng tiếng Đức, nhắc lại việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh mục, mà vị chú tế của chúng ta mới được thụ lãnh trước đây 6 ngày và hôm nay chúng ta cùng hợp ý với ngài dâng lễ Tạ Ơn. Lòng tri ân của chúng ta sẽ hời hợt, nếu chúng ta không biết rõ giá trị Món quà Chúa tặng ban. Do đó, tôi muốn cùng với Quí Vị và ông bà anh chị em suy tư về Thiên chức linh mục, như một hồng ân cao quí Chúa ban cho Giáo Hội, cho nhân loại và cho riêng chúng ta. Hồng ân này, chúng ta sẽ hiểu được phần nào qua sứ vụ Linh mục.
Khi nói về sứ vụ linh mục, Đức Cha Reinhold Stecher, đã ví linh mục với người lái xe Bus, hay nói đúng hơn, ngài gọi linh mục là “người lái xe Bus“. Đó là một kiểu chơi chữ thật ý nhị. Tiếng xe “Bus“ là danh từ viết tắt của tiếng “Omnibus“. Omnibus là tiếng latinh, có nghĩa là “cho mọi người“. Ở đây vị chủ chăn giáo phận Innsbruch có ý nói “linh mục là người cho mọi người“; là “Donum Dei“, là “món quà Chúa tặng cho Giáo Hội và cho cả nhân loại“. Và ngài đã giải thích sứ vụ đó bằng hình ảnh một ông tài xế xe đò. Theo ngài:
- Ông tài xế phải lo sao để xe luôn có đủ xăng nhớt: Linh mục cũng vậy, luôn luôn phải được bồi bổ do ơn Chúa, do đạo lý Phúc âm, do Giáo lý của Giáo Hội.
- Ông tài xế phải ngừng lại ở các trạm xe dọc đường: Linh mục cũng vậy, có rất nhiều trạm đang chờ ngài: nhà thờ, tòa giải tội, bệnh viện, nhà dưỡng lão, cô nhi viện, vườn trẻ, các hội đoàn, những tư nhân với những hoàn cảnh riêng biệt, bệnh nhân...
- Ông tài xế phải mở cửa xe đón khách: Linh mục cũng vậy, phải sẵn sang mở rộng tay đón nhận mọi người, bất cứ họ là ai: người khỏe, người bệnh, người sáng, người mù què tàn tật, người thông thái, người ngu muội, người văn minh, người cổ hủ, trẻ em, người già lão, người đạo đức, người tội lỗi, người hiền hòa, người kiêu căng, người cấp tiến, người thủ cựu, đủ hạng người, không trừ một ai.
- Ông tài xế phải đưa hành khách tới bến: Linh mục cũng thế, ngài mời gọi mọi người và đưa họ tới bến ơn nghĩa Chúa, bến an bình, bến thông cảm hiệp nhất, và sau cùng, bến cứu độ.
- Ông tài xế xe đò là thành viên của nghiệp đoàn giao thông, có điện thoại trong xe để liên lạc thường xuyên với trung tâm: Linh mục cũng vậy, Linh mục không hoạt động riêng rẽ, nhưng trong lòng Giáo Hội, qua hàng Giáo phẩm, và cùng với Giáo Hội, phục vụ Cha Trên Trời trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô là Thầy và là gương mẫu tuyệt đỉnh của mình.
- Ông tài xế mời gọi mọi người đi xe của mình, xe Omnibus: Linh mục cũng vậy, Linh mục mời gọi mọi người đi xe của minh, xe “cho mọi người“. Có nhiều người đi xe cá nhân, không muốn đi xe Bus - đây lại là một kiểu chơi chữ – ám chỉ những người mà ở đâu ta cũng thường gặp, đó là những người không biết đến cộng đoàn, chỉ lo tìm lợi ích cá nhân, lợi dụng cộng đoàn để mưu ích cá nhân. Ông tài xế xe đò không đứng về phía họ. Linh mục cũng vậy, Linh mục không đứng về phía những người đi tìm tư lợi, nhưng về phía cộng đoàn và, trong hành động cũng như trong lời khuyên giải, Linh mục luôn khuyến khích hy sinh cá nhân để phục vụ cho cộng đoàn, không sống cho một nhóm riêng rẽ, nhưng “cho mọi người“ = Omnibus.
Quí vị và ông bà anh chị em thân mến,
Theo dòng tư tưởng trên, ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điểm, đó là ý nghĩa của danh từ Omnibus = “cho mọi người“, “Linh mục là người cho mọi người“. Quả thực, qua Bí Tích Truyền Chức, Thiên Chúa đã thiết lập một quan hệ mật thiết ở giữa Ngài với nhân loại và giữa nhân loại với Ngài.
Quan hệ giữa Ngài với nhân loại.
Thiên Chúa là Đấng vô hình, Ngài muốn hiện diện ở giữa nhân loại một cách hữu hình qua Giáo Hội, qua hàng Giáo phẩm và qua các linh mục.
Trước khi về Trời, Chúa hứa: “Ta sẽ ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế“. Sự “ở lại“ đây không phải chỉ là một sự “ở lại“ tổng quát như khi ta nói: “Chúa ở khắp mọi nơi“, nhưng là một sự “ở lại“ thực thể, riêng biệt, hữu hình và Chúa đã thể hiện sự “ở lại“ này qua Linh mục và qua các thừa tác vụ của Linh mục?
Chúa hiện diện, vì Chúa vẫn nói với nhân loại qua tiếng nói của Linh mục. Trong chức Linh mục, Chúa nâng một người lên tới mức có thể nói chính lời Chúa với tất cả những công hiệu như chính Chúa nói:
Lời Linh mục: “Cha rửa con!“ “Cha tha tội cho con!“ đã biến đổi một người đầy vết nhơ tội lụy trở nên một thiên thần, một người con của Thiên Chúa, một phần tử tinh tuyền của Giáo Hội, một chi thể nhiệm mầu tốt đẹp của Chúa Kitô; một tử tội đáng đọa đầy muôn kiếp trong hỏa ngục trở thành hội viên yêu quí của nước trời.
Lời Linh mục: “Này là Mình Thầy... Này là Máu Thầy“ đã biến tấm bánh nhỏ bé thành thịt máu Chúa Kitô. Chúa hiện diện với tất cả bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người trong đó, với tất cả linh hồn và thể xác Ngài, để trở nên của ăn nuôi dưỡng ta, và Ngài quả quyết: “Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời“. Không những Ngài đã trở thành của ăn để nuôi ta, nhưng Ngài còn ở lại trong nhà chầu, trở nên kho tàng ơn lành bất tận cho tất cả những ai đến kính viếng tôn thờ.
Lời Linh mục đã biến đổi một cặp uyên ương thành nghĩa vợ chồng. Qua lời Linh mục, chính Chúa nối kết hai người thành một và không gì có thể tách rời ra được nữa: “ Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly“.
Lời Linh mục đã biến cảnh hãi hùng tối tăm của giờ chết thành ánh sáng hy vọng. “Nhân danh Giáo Hội cha ban ơn toàn xá và tha mọi tội lỗi cho con“. Còn gì sung sướng và phấn khởi hơn khi biết tất cả những yếu đuối và khuyết điểm trong đời mình đã được xóa bỏ, để bình thản bước vào đời sau như một chiến sĩ khải hoàn đi về nhà Cha trên trời.
“Lời Chúa là thần khí và sự sống“ (x Ga 6,63b). Chúa đã đặt lời Chúa trong miệng lưỡi Linh mục, để thần khí và sự sống tung bay khắp nơi qua tiếng nói của Linh mục, để tất cả những ai nghe theo, sẽ có sự sống: “Ai nghe các con là nghe Thầy.“ Và hơn thế nữa, Chúa xuất hiện trong Linh mục của Ngài. Chúa là Đấng vô hình, trong Cựu Ước, khi xuất hiện với ông Mose lân đầu tiên, Chúa lấy hình đám lửa bốc cháy, lần khác trên núi Sinai, Chúa lấy hình đám mây và sấm sét, ở đây, trong Tân Ước, để xuất hiện và ở lại trong nhân loại, Chúa đã chọn Linh mục làm hình ảnh của Ngài, Chúa tuyên bố: “Ai khinh chê các con là khinh chê Thầy, và ai khinh chê Thầy là khinh chê chính Đấng đã sai Thầy“ (Lc 10,16).- Chính Ðức cố Giáo Hoàng Chân Phước Gioan Phaolô II khi đặt ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hằng năm làm Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Các Linh Mục, đã quả quyết: "người đời mong muốn nhìn thấy dung mạo Chúa Kitô nơi con người linh mục". (Vietcatholic News 18.06.2006).
Thật lạ lùng! Qua Bí Tích Truyền chức, Chúa đã làm cho một người - một người như bao nhiêu người khác, đầy yếu đuối và khuyết điểm – được thay mặt cho Ngài, nói chính lời của Ngài, để thi hành những việc kỳ diệu nơi nhân loại. Đây là một công trình vĩ đại mà Thiên Chúa đã thiết lập ỡ giữa loài người, như món quà quí báu vô tận, không phải cho chính bản thân Linh mục, nhưng cho Giáo Hội, cho nhân loại, cho chúng ta và cho mọi người: “Omnibus“.
Thế rồi, qua chức Linh mục, Thiên Chúa cũng thiết lập một quan hệ đặc biệt giữa nhân loại với Ngài.
Linh mục không phải chỉ là người thay mặt Thiên Chúa đến với cộng đoàn, để ban bố lời Chúa và mở các kho tàng thiêng liêng cho họ. Nhưng còn được Thiên Chúa thiết lập như người đại diện cộng đoàn trước mặt Thiên Chúa.
Thánh Phaolô viết: “Mọi Thượng tế là người được chọn ở giữa loài người và được đặt lo việc Chúa thay cho loài người, để dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Ngài có thể thông cảm với những người u mê lầm lạc, vì chính ngài cũng là người yếu đuối; vì thế ngài phải dâng hy lễ đền tội cho dân cũng như cho chính mình. Và vinh dự này không ai được tự chọn lấy cho mình, nhưng phải là người được Thiên Chúa gọi, như ông Aaron“ (Hebr 5,1-3).
Ở đây, Thánh Phaolô nói đến lễ đền tạ. Đó là Thánh Lễ mà Linh mục hằng ngày dâng lên Chúa. Chỉ có Linh mục, người được Chúa gọi, mới được danh dự thay mặt nhân loại dâng lễ vật này lên Thiên Chúa, là lễ vật hy tế của chính Ngôi Hai Thiên Chúa trên Thánh Giá, để ĐỀN bù và TẠ lỗi thay cho chính mình và cho cả nhân loại, đồng thời để cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban.
Và hằng ngày, Linh mục giang tay, như muốn thu gọn tất cả nhân loại trong vòng tay của mình, ngước mắt lên Cha Trên Trời, với danh nghĩa đại diện cộng đoàn và cùng với cộng đoàn, tha thiết nguyện xin: Lạy Cha chúng con ở trên trời! Xin Cha cho mọi người nhận biết Cha, vì ngoài Cha, người ta sẽ không tìm đâu được nơi nương tựa; xin Cha cho nước an bình của Cha lan rộng khắp nơi, để người ta biết tôn trọng yêu thương nhau và sống xứng đáng với phẩm giá con người như chính Cha đã tạo dựng; xin Cha cho mọi người biết qui phục kỷ luật và đường lối xếp đặt của Cha, vì chỉ mình Cha biết những gì có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho mỗi người và cho cả nhân loại. Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày: cơm áo cho người nghèo đói, của ăn tinh thần cho những tâm hồn trống rỗng; đức tin cho người nghi; sức mạnh cho người yếu; ủi an cho người đau khổ; an bình cho những người lo âu sợ sệt...lương thực hằng ngày của chúng con là sự an hòa và hạnh phúc trong gia đình, trong xã hội và trong mọi môi trường sống của chúng con... Xin Cha tha thứ mọi lỗi lầm cho chúng con và giải thoát chúng con khỏi mọi tai ương tàn khốc đang vây quanh chúng con.
Quí vị và ông bà anh chị em thân mến!
Thật lạ lùng công trình của Thiên Chúa, chức Linh mục, một phát minh do tình yêu bao la của Ngài, một hồng ân vĩ đại, một kho tàng bất tận Chúa thiết lập, để ban ơn, để cải tạo, để biến đổi và để bảo đảm đời sống vĩnh cửu cho tất cả những ai tìm đến. Và hồng ân này Chúa đã ban rộng rãi cho Giáo Hội, cho nhân loại, cho tất cả chúng ta, chúng ta hãy trân trọng giữ lấy bằng sự yêu mến, bắng sự họp tác trung thành và đặc biệt bắng lời cẩu liên tục. Xin Chúa và Mẹ Maria là Sức mạnh và là Ánh Sáng soi dẫn đời Linh mục của ngài và của tất cả chúng ta.
Kính thưa bà cố và gia đình thân quyến.
Để kết thúc, tôi xin có vài lời với riêng quí vị: Vị Tân Linh mục hôm nay cũng là hồng ân rất lớn lao Chúa dành riêng cho gia đình ông bà cố và thân quyến. Cùng với chức linh mục của ngài, ông bà cố và thân quyến cũng có thêm một sứ vụ mới là đồng hành với ngài trong đời sống gương mẫu và trong lời cầu, để ngài luôn vui mừng phấn khởi sống xứng đáng là một môn đồ yêu thương của Chúa và qua ngài Chúa sẽ mãi mãi chúc phúc cho ông bà cố và thân quyến. Nhờ lời cầu của Mẹ Maria, xin Chúa thể hiện mọi hồng ân cao siêu của Ngài trên Cha Bartolomeo cũng như trên ông bà cố và gia đình thân quyến. Amen.
Phần lời nguyện giáo dân hôm nay cầu đạc biệt cho tân Linh Mục, nhà dòng của Ngài, và Quê Hương đât nước Việt Nam
Trước khi nhận phép lành đầu tay kết lễ của tân Linh Mục Ông Trịnh Quốc Khanh chủ tịch Cộng Đồng thánh Micae Paderbon & Essen dại diện chúc mừng và trao qùa tặng đến tân Linh mục.
Sau thánh lễ mọi người nhận phép lành đầu tay và chúc mừng. Cùng hội trường mừng bữa tiệc vui đến 15 giờ chiều mới chấm dứt.
Hôm nay ngày đặc biệt giáo hội mừng kính Trái Tim Vô Nhiệm Tội Mẹ Maria nên chúng tôi xin chấm dứt với bài thơ về Mẹ như sau.
KÍNH MẸ VÔ NHIỄM
"Mẹ Vô Nhiễm Tội Tinh Tuyền"
Thiên Chúa chọn Mẹ trao quyền, ngát hương
"Trinh Trong Thánh Thiện Nữ Vương"
Cao sang trên chốn thiên đường thánh ân
"Xin Vâng" Mẹ chẳng phân vân
"Đồng Công Cứu Chuộc" gian trần tội khiên
"Xin Vâng" gánh lấy lụy phiền
Không lời than trách trung kiên đến cùng
Bên con đau khổ cùng chung
Con đường thập tự chập chùng đau thương
"Xin Vâng" đi trọn con đường
"Xin Vâng" MẸ hiến tình thương cho đời
Tinh tuyền "Thánh Nữ" tuyệt vời!
"Mẹ Vô Nhiễm Tội" cứu đời phàm nhân
Tinh ròng chẳng vướng bụi trần
"Xin Vâng" Mẹ sống thanh bần đơn sơ
Trinh Nguyên chẳng vết tì nhơ
Đời Mẹ là những hương thơ tinh tuyền
Vượt trên "nguyên thủy tội truyền"
Đầy ơn phước lạ "Vương Quyền Tình Yêu"
"Nữ Vương Thần Thánh Vương Triều"
"Nữ Vương Các Thánh" diễm kiều "Đông Trinh"
"Nữ Vương Mẹ Chúa Thiên đình"
"Nữ Vương thơm ngát Hương Trinh đời đời"
"Nư Vương Vô Nhiễm" tuyệt vời!
"Nữ Vương Vô Nhiễm" tội đời "Trinh Vương".
Văn Hóa
Ách của tình thương
Trầm Hương Thơ
06:46 02/07/2011
HỠI ai vất vả trăm đường
AI ơi hãy hiến tình thương cho đời
VẤT đi sự dữ trong lời
VẢ chăng khó nhọc NGÀI mời gọi con?
TRĂM năm hãy sống cho tròn
ĐƯỜNG đi có Chúa cùng con ngại gì
HÃY mang lấy ách mà đi
MANG như Ngài đã từ khi cứu đời
LẤY gương NGÀI sống cho người
ÁCH NGÀI sẽ nhẹ ở nơi tâm hồn
TÌNH YÊU sẽ thắng căm hờn
THƯƠNG yêu NGÀI nối cung đờn nên xinh
CỦA đâu có thể theo mình
THẦY luôn xét xử phân minh rõ ràng
VÀ Thầy là cửa Thiên Đàng
NÊN con cần "Đức" để mang theo vào
HỌC Lời Thầy rất thâm cao
VỚI Gương nhân đức dạt dào khi xưa
LỜI Thầy kẻ nhỏ dễ ưa
THẦY luôn thích kẻ sớm trưa khiêm nhường
YÊU người Kính Chúa là Đường
THƯƠNG nhau là dấu tỏ tường Thầy ban
CON lành hương sẽ tỏa lan
HÃY nên công chính hòa tan giữa đời
DỰNG xây hòa bình mọi nơi
XÂY nhà trên đá như lời Thầy trao
HÒA bình yêu mến đồng bào
BÌNH an chỉ đến nơi nào YÊU THƯƠNG.
Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm
Tuyết Mai
16:32 02/07/2011
Hãy sùng kính hãy ca ngợi Đức Mẹ
Vì Mẹ mỹ miều một vẻ
Chúa Cha tác tạo yêu Mẹ cách riêng
Mẹ phải vô nhiễm thánh thiêng
Cưu mang Con Chúa Con Riêng của Trời
Mẹ không vô nhiễm sao thời
Bụng mang Con Trẻ Chúa Trời đặng ư!?
Chúa Trời là Đấng làm Chủ
Người làm Chủ cả vũ trụ muôn loài
Khó chi Đức Mẹ Chúa Trời
Chỉ cần Người phán một Lời có ngay
Một tuyệt tác mỹ nhân thay!
Đức Mẹ kiêu sa của thảy nhân loại
Mẹ là Nữ Hoàng, Ái Nữ
Thiên Chúa đặc biệt nhân từ yêu thương
Chúa muốn nhân loại theo gương
Hy sinh từ bỏ chuyện thường thế gian
Hy sinh Con Một xuống trần
Nằm trong Cung Dạ tuyệt trần Ma-ry
Nhờ Mẹ nhân loại khắc ghi
Tạc dạ một lòng một tri ân Mẹ
Cưu mang Giê-su Con Trẻ
Để việc Cứu Độ xuông xẻ vẹn toàn
Ngày nay thế giới hân hoan
Nhờ Mẹ Vô Nhiễm hỉ hoan nguyện cầu
Chúng con xin Mẹ cầu bầu
Giúp lời xin Chúa đừng mau giận hờn
Có Mẹ chúng con vững lòng
Không sợ Chúa giận mà hồn phải sa
Đi vào hỏa ngục quỷ ma
Một đời thống khổ một xa Chúa Trời
Mẹ ơi Mẹ hỡi Mẹ ời!
Mẹ là Mẹ Chúa Mẹ ngời ánh sao
Lòng Mẹ bao la, ngọt ngào
Chúng con yêu Mẹ dạt dào Mẹ ơi!
Tình Mẹ cao cả biển trời
Mẹ dành con Mẹ một trời biển khơi
Chúng con yêu Mẹ bằng lời
Nhưng sao bằng Mẹ cả đời yêu con!.
Khiêm nhường
LM. Phêrô Hồng Phúc
21:05 02/07/2011
Khiêm nhường như Chúa Giêsu
Dù là Thiên Chúa thiên thu sáng ngời
Không đòi ngang Đức Chúa Trời
Nhưng làm nô lệ kiếp người trần gian
Vâng lời tự hạ hoàn toàn
“Chết trên Thánh Giá chịu mang khổ hình” (Pl 2,7-8)
Khiêm nhường tự nhận biết mình
Là không trước Chúa, bóng hình qua mau
“Con người là một cây lau,
Cây lau suy nghĩ trước sau - là người” (Pascal)
Khiêm nhường thể hiện vâng lời,
Vâng lời dẫn đến cuộc đời dấn thân.
“Ai người lớn nhất trong dân,
Hãy là phục vụ, là phần bé đi,
Vì Con Người đến thực thi
Chính là phục vụ thay vì khiến sai” (Mt 20,28)
Gương nào hơn được gương này:
Rửa chân môn đệ - chính tay Chúa làm.
Đó là bài học dịu dàng
Tai nghe, mắt thấy, lại càng thấm sâu.
Thật là ý Chúa nhiệm mầu
Trong ngoài vũ trụ khéo đâu bù trừ:
Sống thì lại chỉ ngụ cư
Chết thì lại được sống như Chúa Trời.
Nhún sâu thì cất cao người,
Nước cao lại chảy xuống nơi thấp cùng.
Rộng đưa tới chốn hãi hùng
Hẹp thì được đến Thiên cung sáng ngời.
Nâng mình bị hạ đáng đời,
Hạ mình lại được Chúa Trời nâng lên.
Trẻ thì được Chúa ưu tiên,
Pha-siêu (Phariseu) thì Chúa gọi tên giả hình!
Xin ngồi tả hữu: lặng thinh (Mc 10,35-40)
Với người trộm bị đóng đinh: nhận lời!
Mẹ xưng: “Tỳ nữ Chúa Trời” (Lc 1,38)
Thì nay phong chức đời đời Nữ Vương.
Khiêm nhường ẩn giấu Thiên Đường
Điểm nào thấy Chúa lạ thường khác xa?
“Ông này thợ mộc giữa ta,
Do đâu thông thái sâu xa thế này” (Mc 6,2-3)
Người khiêm không chạy mà bay
Đúng thôi, vì Chúa đỡ tay chẳng rời.
Nhỏ như hạt cải tung rơi
Trở thành cây lớn chim trời nương thân.
Nhớ cây xưa rắn đến gần,
E-và (Eva) kiêu ngạo không tuân lệnh truyền
Làm cây in vết tội nguyên,
Nay cây Thánh Giá dựng lên sáng ngời.
Cây treo Con Đức Chúa Trời,
Khiêm nhường, tự hạ, vâng lời, hy sinh.
Cây nay mang dấu trường sinh
Vâng lời chiến thắng cố tình, bất tuân.
Khi vâng theo Chúa Thánh Thần
Để Người chỉ dẫn mọi phần trong ta
Ý riêng mình loại hẳn ra
Chính là khi đó cho ta khiêm nhường.
Thánh Thần nguồn mạch tình thương
Sẽ đưa ta tới Thiên Đường vinh quang.
Khiêm nhường đầu mối khôn ngoan
Đưa ta đến Chúa ngập tràn thánh ân.
Riêng ta, ta sẽ chết dần
Như cành nho đã lìa thân héo rời.
*
* *
Vâng! Con muốn nguyện mãi lời:
“Con không đáng Chúa ngự nơi linh hồn
Một lời của Chúa càn khôn
Linh hồn con sẽ trường tồn, bình an”.
LM. Phêrô Hồng Phúc