Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 03/07: Phúc thay những người không thấy mà tin – Kính Thánh Tôma Tông Đồ – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:31 02/07/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Có một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 02/07/2024
9. Giờ cầu nguyện giống như tấm gương có thể soi thấy cái tốt đẹp của đức hạnh và sự xấu xa của tội lỗi.
(Thánh Nilus of Rossano)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 02/07/2024
97. CÁI MÔNG CỦA VƯƠNG NHẤT
Trầm Bác Ngọc đi thăm nhà Vương Nhất, nhìn thấy bức hoành trước cửa phòng thư trai viết ba chữ: “Tỉ Ngọc Cư”, bèn cười nói:
- “Chữ đề trên bức hoành này rất có ý nghĩa, lấy chữ “tỉ” (比) đổi chữ “cổ”(古) trong chữ “cư”(居) rõ ràng thành hai chữ “mông đít”﹝屁股﹞; ngoài ra chữ “ngọc”(玉) có thể phân thành hai chữ “vương nhất”(王一), tổng hợp mấy chữ ấy lại thì có bốn chữ “mông của Vương Nhất”(王一屁古 (股) (1) ) hay sao?”
Mọi người đều cười ha ha !
(Nhã Ngược)
Suy tư 97:
Người ta cho rằng những người ít học trả thù thì không thâm hiểm sâu độc cho bằng người có học trả thù, càng học cao thì sự trả thù càng ghê gớm.
Có một kinh nghiệm rằng: những ai đã từng làm điều ác, điều thất đức, thì đừng bao giờ làm điều gì phô trương khoe khoang, vì như thế chỉ làm cho người ta thêm oán hờn và có lời châm chọc; cũng vậy, những ai thích chơi nổi mà thấy mình không có tài cán gì cả thì cũng đừng nên phô trương, bởi vì như thế chỉ làm cho người ta thêm ghét mà thôi.
Người Ki-tô hữu chỉ có một việc nên khoe khoang, đó là khoe Đức Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại tội lỗi mà chịu đóng đinh vào thập giá và muốn cùng đóng đinh với Ngài, như thánh Phao-lô tông đồ đã nói là ngài đã vui mừng vì chịu đau khổ với Chúa Giê-su.
Ý nghĩa của “tỷ ngọc cư” thì hay đẹp, nhưng nó sẽ thành xấu khi người có lòng dạ đen tối giải thích.
(1) 古 phát âm là “cù”, nghĩa là “cổ, xưa”; 股 cũng phát âm là “cù” nghĩa là đùi hoặc một bộ phận. 屁股nghĩa là cái mông.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trầm Bác Ngọc đi thăm nhà Vương Nhất, nhìn thấy bức hoành trước cửa phòng thư trai viết ba chữ: “Tỉ Ngọc Cư”, bèn cười nói:
- “Chữ đề trên bức hoành này rất có ý nghĩa, lấy chữ “tỉ” (比) đổi chữ “cổ”(古) trong chữ “cư”(居) rõ ràng thành hai chữ “mông đít”﹝屁股﹞; ngoài ra chữ “ngọc”(玉) có thể phân thành hai chữ “vương nhất”(王一), tổng hợp mấy chữ ấy lại thì có bốn chữ “mông của Vương Nhất”(王一屁古 (股) (1) ) hay sao?”
Mọi người đều cười ha ha !
(Nhã Ngược)
Suy tư 97:
Người ta cho rằng những người ít học trả thù thì không thâm hiểm sâu độc cho bằng người có học trả thù, càng học cao thì sự trả thù càng ghê gớm.
Có một kinh nghiệm rằng: những ai đã từng làm điều ác, điều thất đức, thì đừng bao giờ làm điều gì phô trương khoe khoang, vì như thế chỉ làm cho người ta thêm oán hờn và có lời châm chọc; cũng vậy, những ai thích chơi nổi mà thấy mình không có tài cán gì cả thì cũng đừng nên phô trương, bởi vì như thế chỉ làm cho người ta thêm ghét mà thôi.
Người Ki-tô hữu chỉ có một việc nên khoe khoang, đó là khoe Đức Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại tội lỗi mà chịu đóng đinh vào thập giá và muốn cùng đóng đinh với Ngài, như thánh Phao-lô tông đồ đã nói là ngài đã vui mừng vì chịu đau khổ với Chúa Giê-su.
Ý nghĩa của “tỷ ngọc cư” thì hay đẹp, nhưng nó sẽ thành xấu khi người có lòng dạ đen tối giải thích.
(1) 古 phát âm là “cù”, nghĩa là “cổ, xưa”; 股 cũng phát âm là “cù” nghĩa là đùi hoặc một bộ phận. 屁股nghĩa là cái mông.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trở lại với cộng đoàn
Lm. Minh Anh
17:24 02/07/2024
TRỞ LẠI VỚI CỘNG ĐOÀN
“Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”.
“Không có cộng đoàn thì khó tìm được Chúa Giêsu!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ kính thánh Tôma tông đồ cho thấy - theo Đức Thánh Cha Phanxicô - cách tốt nhất, nhanh nhất để gặp lại Chúa Giêsu là ‘trở lại với cộng đoàn!’.
Tin Mừng cho biết, khi Chúa Giêsu hiện ra chiều ngày Phục Sinh, Tôma không có mặt ở đó. Thật thú vị, tên của anh có nghĩa “Đi đi mô!”. Vậy mà, “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ.
Chính vì ‘đi đi mô’ nên Tôma đã bỏ lỡ cơ hội gặp Thầy. Tôma đã tự tách mình ra khỏi cộng đoàn. Làm sao anh có thể lấy lại cơ hội? Chỉ bằng cách quay lại với những người thân yêu, quay lại đó, với cộng đoàn, với gia đình mà anh đã bỏ lại phía sau. Rời xa họ, đương nhiên Tôma phải sống trong sợ hãi, buồn bã và nghi nan.
Khi Tôma trở lại, những người bạn thân thương nói với anh rằng, “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”. Tôma dĩ nhiên là không tin và anh đưa ra một loạt các điều kiện, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin!”.
Chúa Giêsu đã đến, đáp ứng những điều kiện của Tôma. Ngài chỉ cho Tôma thấy những điều đó theo cách thông thường, trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. Ngài như muốn nói với Tôma rằng, “Muốn gặp Thầy, con đừng tìm đâu xa; hãy ở lại trong cộng đoàn, ở lại với những người khác và đừng bao giờ rời xa họ! Hãy cầu nguyện với họ! Hãy bẻ bánh với họ!”.
Hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói điều này với chúng ta, “Hãy trở lại với cộng đoàn, trở lại với gia đình!”; “Vì cộng đoàn là nơi con sẽ tìm thấy ta; gia đình là nơi con sẽ tìm thấy ta. Đó là nơi ta sẽ tỏ cho chúng con thấy những dấu đinh của những vết thương in trên cơ thể ta! Đó là những dấu hiệu của tình yêu vượt qua hận thù, dấu hiệu của tha thứ để giải trừ thù hận, những dấu hiệu của sự sống chiến thắng cái chết. Chính ở đó, trong cộng đoàn, trong gia đình, chúng con sẽ khám phá ra khuôn mặt của ta, khi chúng con chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với anh chị em mình. Hãy bám chặt vào họ hơn!”. Và như thế, “Không ‘trở lại với cộng đoàn’ thì khó tìm được Chúa Giêsu!”.
Anh Chị em,
“Có cả Tôma ở đó với các ông!”. Trường hợp ‘trở lại với cộng đoàn’ của Tôma là một bài học quan trọng đối với chúng ta. Cộng đoàn là nơi an ủi chúng ta trong những lúc bất an; với cộng đoàn, mọi nghi ngờ đều có thể dẫn đến một kết quả sáng sủa hơn bất chấp một sự không chắc chắn nào đó; và cuối cùng, như lời Chúa Giêsu đã hứa, “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”. Đúng thế, Chúa Giêsu sẽ tỏ mình ra cho những ai biết gắn bó với những người thân yêu trong cầu nguyện, trong hiện diện và trong những chia sẻ yêu thương!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘đi đi mô’, nhất là khi gặp thử thách. Xin kéo con về với cộng đoàn, về với gia đình, trở lại với Thánh Lễ; ở đó, nhất định con sẽ gặp Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”.
“Không có cộng đoàn thì khó tìm được Chúa Giêsu!” - Phanxicô.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa lễ kính thánh Tôma tông đồ cho thấy - theo Đức Thánh Cha Phanxicô - cách tốt nhất, nhanh nhất để gặp lại Chúa Giêsu là ‘trở lại với cộng đoàn!’.
Tin Mừng cho biết, khi Chúa Giêsu hiện ra chiều ngày Phục Sinh, Tôma không có mặt ở đó. Thật thú vị, tên của anh có nghĩa “Đi đi mô!”. Vậy mà, “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ.
Chính vì ‘đi đi mô’ nên Tôma đã bỏ lỡ cơ hội gặp Thầy. Tôma đã tự tách mình ra khỏi cộng đoàn. Làm sao anh có thể lấy lại cơ hội? Chỉ bằng cách quay lại với những người thân yêu, quay lại đó, với cộng đoàn, với gia đình mà anh đã bỏ lại phía sau. Rời xa họ, đương nhiên Tôma phải sống trong sợ hãi, buồn bã và nghi nan.
Khi Tôma trở lại, những người bạn thân thương nói với anh rằng, “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”. Tôma dĩ nhiên là không tin và anh đưa ra một loạt các điều kiện, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin!”.
Chúa Giêsu đã đến, đáp ứng những điều kiện của Tôma. Ngài chỉ cho Tôma thấy những điều đó theo cách thông thường, trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. Ngài như muốn nói với Tôma rằng, “Muốn gặp Thầy, con đừng tìm đâu xa; hãy ở lại trong cộng đoàn, ở lại với những người khác và đừng bao giờ rời xa họ! Hãy cầu nguyện với họ! Hãy bẻ bánh với họ!”.
Hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói điều này với chúng ta, “Hãy trở lại với cộng đoàn, trở lại với gia đình!”; “Vì cộng đoàn là nơi con sẽ tìm thấy ta; gia đình là nơi con sẽ tìm thấy ta. Đó là nơi ta sẽ tỏ cho chúng con thấy những dấu đinh của những vết thương in trên cơ thể ta! Đó là những dấu hiệu của tình yêu vượt qua hận thù, dấu hiệu của tha thứ để giải trừ thù hận, những dấu hiệu của sự sống chiến thắng cái chết. Chính ở đó, trong cộng đoàn, trong gia đình, chúng con sẽ khám phá ra khuôn mặt của ta, khi chúng con chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với anh chị em mình. Hãy bám chặt vào họ hơn!”. Và như thế, “Không ‘trở lại với cộng đoàn’ thì khó tìm được Chúa Giêsu!”.
Anh Chị em,
“Có cả Tôma ở đó với các ông!”. Trường hợp ‘trở lại với cộng đoàn’ của Tôma là một bài học quan trọng đối với chúng ta. Cộng đoàn là nơi an ủi chúng ta trong những lúc bất an; với cộng đoàn, mọi nghi ngờ đều có thể dẫn đến một kết quả sáng sủa hơn bất chấp một sự không chắc chắn nào đó; và cuối cùng, như lời Chúa Giêsu đã hứa, “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”. Đúng thế, Chúa Giêsu sẽ tỏ mình ra cho những ai biết gắn bó với những người thân yêu trong cầu nguyện, trong hiện diện và trong những chia sẻ yêu thương!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘đi đi mô’, nhất là khi gặp thử thách. Xin kéo con về với cộng đoàn, về với gia đình, trở lại với Thánh Lễ; ở đó, nhất định con sẽ gặp Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cứng lòng tin
Lm. Thái Nguyên
22:49 02/07/2024
CỨNG LÒNG TIN
Chúa Nhật 14 Thường niên năm B : Mc 6, 1-6
Suy niệm
Khi trở về Nagiarét, Đức Giêsu đã tự đặt mình vào một trường hợp chịu thử thách nghiêm trọng. Ngài vào hội đường và giảng dạy, nhưng người ta không tiếp nhận lời giáo huấn của Ngài, trái lại còn tỏ vẻ hiềm thù. “Họ vấp ngã vì Người”. Họ bực bội vì một người xuất thân từ một hoàn cảnh tầm thường như Đức Giêsu, mà lại nói năng và hành động như kẻ có quyền. Dựa vào sự quen biết và cái nhìn bề ngoài nên họ khinh thường Ngài, đồng thời phát sinh thái độ ghen tỵ khi nghe thấy Ngài làm được những việc lạ lùng. Ghen tỵ và thành kiến là một trong những nguyên nhân khiến “không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4, 24). Đó là thói đời, thời nào cũng thế, nên chẳng ai lạ gì với câu thành ngữ: “Gần chùa gọi bụt bằng anh”.
Tất cả đều bị tầm thường hóa dưới cái nhìn quá quen biết, “Quen quá hóa nhàm”. Tệ hơn nữa với những con người có tâm hồn hẹp hòi, thô thiển, họ chẳng cảm thấy gì khi đứng trước bậc thánh nhân, mà còn hung hăng đả kích. Phải chăng họ nhìn người kia bằng chính tâm trạng của mình? Coi thường hoặc nghi ngờ người khác là thái độ của một người muốn tránh né bản thân, chưa trưởng thành, chưa có tình yêu đồng loại. Mc. Kenzie có nói một câu thật hay: “Người có tình yêu nhìn bằng viễn vọng kính, còn người ghen tỵ nhìn bằng kính hiển vi”.
Con Thiên Chúa đã làm người, nhưng Ngài không đòi hỏi một miễn trừ nào. Ngài bằng lòng nhận lấy cuộc đời với mọi trắc trở. Tuy nhiên, những may rủi về gia thế, giàu nghèo và phổ hệ chẳng có gì quan trọng đối với một nhân cách, nhưng người đời lại dựa vào đó để đánh giá nhau. Chúng ta cũng dễ bị phụ thuộc vào những thứ đó mà đánh mất giá trị của chính mình. Đó là cái nhìn sai lạc đã tạo nên thành kiến, là một tật xấu làm cứng đọng tâm khảm, cũng như chặn đứng khả năng đón nhận Chúa và mọi người. Chính vì thành kiến mà những người đồng hương với Đức Giêsu đã không nhận ra khuôn mặt thật của Ngài. Họ không tin Ngài là một tiên tri, càng không thể tin Ngài là Đấng Cứu Thế. Họ không tin vì thấy quá khứ rất thường tình của Ngài, vì thấy hiện tại của Ngài không chút hào quang, vì thấy Ngài chỉ là bác thợ mộc nghèo nàn trong đám dân dã. Vì không tin nên họ đã không thấy.
Tác giả thư Do thái đã xác quyết: “Đức tin là bảo đảm cho những gì ta hy vọng, là bằng chứng cho những gì ta không thấy” (Dt 11,1). J. Woodbridge cũng xác tín: “Đức tin là con mắt để nhìn thấy Chúa, là bàn tay để nắm lấy Ngài, là sức mạnh giúp ta tự hiến cho Ngài”.
Cho dù Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Người có thể làm được mọi sự, nhưng Ngài phải bó tay trước sự cứng lòng của con người. Ngài đã trở nên bất lực trước những kẻ không muốn tin. Thế mới biết con người có khả năng cản trở Thiên Chúa, và có toàn quyền từ chối quà tặng của Ngài. Nếu phép lạ là quà tặng của Thiên Chúa, ta cần phải đón nhận bằng đức tin, nhưng đức tin là ân huệ của Thiên Chúa, ta chỉ có thể nhận được khi tha thiết cầu xin. Nhà bác học kiêm triết gia Pascal đã nói: “Để có đức tin con người phải quì gối cầu xin”.
Nhờ mạc khải, chúng ta biết rõ hơn về mầu nhiệm Chúa làm người, nhưng chưa chắc chúng ta đã khá hơn người làng Nadarét xưa. Chúng ta vẫn có thể bị đóng khung trong cái nhìn bó hẹp về Ðức Giêsu, khiến ta chỉ thấy một phần khuôn mặt của Ngài. Cũng vậy, có những người sống bên cạnh, nhưng ta chẳng thể hiểu họ. Những gì ta biết về họ là đúng, nhưng không đủ. Mỗi người là một mầu nhiệm cần khám phá suốt đời. Cần phải ra khỏi mình, ra khỏi cái nhìn khô cứng để gặp được mầu nhiệm tha nhân, để thấy người khác bằng cái nhìn luôn luôn mới.
Buồn thay, Chúa Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào cho dân làng mình. Phải chăng cũng có những điều lạ lùng Thiên Chúa định làm cho ta mà Ngài không làm được, vì không được làm. Thiên Chúa chúng ta quá dễ thương, nhưng bản thân ta lại thương không dễ. Ước chi ta sớm nhận ra điều này, để Chúa được tự do hoạt động nơi mình, làm nên những công trình mà Ngài mong ước cho cuộc sống ta.
Trước sự cứng lòng tin của những người đồng hương, Chúa Giêsu lấy làm lạ, nhưng vẫn an nhiên và tiếp tục ra đi rao giảng Tin Mừng. Cần nhìn ngắm thái độ hiền hậu của Ngài, để ta cũng sẵn sàng chấp nhận khi bị phủ nhận, khi nỗ lực và thiện chí của ta bị khước từ ngay nơi những người thân quen. Ta cứ an vui trong tự do và thanh thoát, không bị cản trở bởi lòng dạ con người, để chu toàn mọi việc theo ý Chúa, để sống với bổn phận bình thường, nhưng với một tình mến phi thường.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Đức tin dạy cho con biết,
mọi sự bởi Chúa mà ra,
mọi loài do Chúa mà có,
mọi việc nhờ Chúa mà thành.
Đức tin mời con phải vượt qua lý trí,
song nhờ lý trí để hiểu biết đức tin.
Đức tin không lý trí,
có nguy cơ xa rời thực tế.
Lý trí không đức tin,
có nguy cơ rơi vào ảo tưởng.
Đức tin và lý trí là quà tặng cao quí,
mà Chúa đã thông ban cho mỗi người.
Tin không phải là biết,
dù cần sự hiểu biết trong đức tin.
Trong chiều sâu của đời sống nhân-linh,
không chỉ có cái biết của lý trí,
nhưng còn cái biết của con tim,
của lòng khao khát Chân Thiện Mỹ,
là khát vọng thâm sâu của con người,
mà lý trí cuối cùng phải dừng lại.
Xin cho con một nhãn giới mới,
để nhìn thấy Chúa qua đức tin,
để nhận ra Chúa qua lý trí,
Đấng thật huyền bí rất diệu kỳ.
Tâm hồn con khao khát một mình Chúa,
chỉ Ngài làm no thỏa trí tâm con.
Cuộc sống rồi cũng chẳng có gì còn,
chỉ còn mình Chúa cho con yên hàn. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ý cầu nguyện tháng 7 của Đức Thánh Cha: Cầu cho việc chăm sóc mục vụ bệnh nhân
Thanh Quảng sdb
16:46 02/07/2024
Ý cầu nguyện tháng 7 của Đức Thánh Cha: Cầu cho việc chăm sóc mục vụ bệnh nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện của mình trong tháng 7 và mời gọi các Kitô hữu cầu nguyện để Giáo hội có thể thể hiện sự gần gũi của Chúa đối với những người đang chịu đựng bệnh tật.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Chúng ta hãy cầu nguyện để Bí tích Xức dầu Bệnh nhân ban sức mạnh của Chúa cho những người lãnh nhận bí tích này và cho những người thân yêu của họ, và chớ gì bí tích này trở thành dấu chỉ ngày càng hữu hình hơn về lòng trắc ẩn và hy vọng cho mọi người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời mời gọi đó cho các Kitô hữu trên toàn thế giới trong Video cầu nguyện của mình, kèm với ý cầu nguyện hàng tháng của ngài.
Đức Thánh Cha mời gọi Giáo hội cầu nguyện cho việc chăm sóc mục vụ các bệnh nhân trong tháng 7 năm 2024.
Trong video này, ĐTC nhắc lại Bí tích Xức dầu Bệnh nhân không chỉ dành cho những người đang ở ngưỡng cửa tử thần, mà còn cho những ai khủng khoảng về tâm linh...
Đức Thánh Cha nói rằng nếu nghĩ rằng một linh mục đang ban bí tích này có nghĩa là họ sắp chết, thì họ đã chấp nhận một viễn cảnh vô vọng.
“Chúng ta hãy nhớ rằng Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là một trong những ‘bí tích chữa lành’, ‘phục hồi’, chữa lành tinh thần,” Đức Thánh Cha nói.
Ngài nói thêm rằng bí tích này luôn dành cho những người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.
“Khi một người đau yếu,” ngài nói, “thì nên ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân cho họ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bằng lời nguyện xin rằng bí tích này có thể trở thành dấu chỉ hữu hình hơn của lòng trắc ẩn và hy vọng.
Sự an ủi trong thời gian đau ốm
Một thông cáo báo chí đi kèm với Video của Đức Thánh Cha, do Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha xuất bản, cho biết video này được dàn dựng với sự trợ giúp của các giáo phận Allentown và Los Angeles ở Hoa Kỳ.
Video cung cấp một phương tiện trực quan cho các tình huống có thể ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
Hai câu chuyện về bệnh tật - rất khác nhau về độ tuổi và tình trạng lâm sàng - được đan xen với nhau để làm nổi bật tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện trong bí tích.
Cha Frédéric Fornos, SJ, Giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha, cho biết Đức Thánh Cha mời gọi người Công Giáo xem xét lại những quan niệm trước đây về bí tích này.
“Đức Thánh Cha hy vọng chúng ta có thể khám phá lại toàn bộ chiều sâu và ý nghĩa thực sự của Bí tích này,” ngài nói, “không chỉ là sự chuẩn bị cho cái chết, mà còn là bí tích mang lại sự an ủi cho người bệnh trong thời điểm bệnh tật, và sức mạnh cho những người thân yêu của họ và những người chăm sóc họ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện của mình trong tháng 7 và mời gọi các Kitô hữu cầu nguyện để Giáo hội có thể thể hiện sự gần gũi của Chúa đối với những người đang chịu đựng bệnh tật.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Chúng ta hãy cầu nguyện để Bí tích Xức dầu Bệnh nhân ban sức mạnh của Chúa cho những người lãnh nhận bí tích này và cho những người thân yêu của họ, và chớ gì bí tích này trở thành dấu chỉ ngày càng hữu hình hơn về lòng trắc ẩn và hy vọng cho mọi người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời mời gọi đó cho các Kitô hữu trên toàn thế giới trong Video cầu nguyện của mình, kèm với ý cầu nguyện hàng tháng của ngài.
Đức Thánh Cha mời gọi Giáo hội cầu nguyện cho việc chăm sóc mục vụ các bệnh nhân trong tháng 7 năm 2024.
Trong video này, ĐTC nhắc lại Bí tích Xức dầu Bệnh nhân không chỉ dành cho những người đang ở ngưỡng cửa tử thần, mà còn cho những ai khủng khoảng về tâm linh...
Đức Thánh Cha nói rằng nếu nghĩ rằng một linh mục đang ban bí tích này có nghĩa là họ sắp chết, thì họ đã chấp nhận một viễn cảnh vô vọng.
“Chúng ta hãy nhớ rằng Bí tích Xức dầu Bệnh nhân là một trong những ‘bí tích chữa lành’, ‘phục hồi’, chữa lành tinh thần,” Đức Thánh Cha nói.
Ngài nói thêm rằng bí tích này luôn dành cho những người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.
“Khi một người đau yếu,” ngài nói, “thì nên ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân cho họ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bằng lời nguyện xin rằng bí tích này có thể trở thành dấu chỉ hữu hình hơn của lòng trắc ẩn và hy vọng.
Sự an ủi trong thời gian đau ốm
Một thông cáo báo chí đi kèm với Video của Đức Thánh Cha, do Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha xuất bản, cho biết video này được dàn dựng với sự trợ giúp của các giáo phận Allentown và Los Angeles ở Hoa Kỳ.
Video cung cấp một phương tiện trực quan cho các tình huống có thể ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.
Hai câu chuyện về bệnh tật - rất khác nhau về độ tuổi và tình trạng lâm sàng - được đan xen với nhau để làm nổi bật tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta được thể hiện trong bí tích.
Cha Frédéric Fornos, SJ, Giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha, cho biết Đức Thánh Cha mời gọi người Công Giáo xem xét lại những quan niệm trước đây về bí tích này.
“Đức Thánh Cha hy vọng chúng ta có thể khám phá lại toàn bộ chiều sâu và ý nghĩa thực sự của Bí tích này,” ngài nói, “không chỉ là sự chuẩn bị cho cái chết, mà còn là bí tích mang lại sự an ủi cho người bệnh trong thời điểm bệnh tật, và sức mạnh cho những người thân yêu của họ và những người chăm sóc họ.”
Đức Hồng Y Parolin: Khái niệm về chiến tranh chính nghĩa cần được xét lại
Thanh Quảng sdb
18:33 02/07/2024
Đức Hồng Y Parolin: 'Khái niệm về chiến tranh chính nghĩa cần được xét lại'
Tại một sự kiện được tổ chức tại Đại sứ quán Ý tại Tòa thánh ở Rome, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican cho biết Thông điệp 'Pacem in Terris' của Đức Giáo Hoàng John XXIII là một minh chứng và khẳng định rằng khái niệm 'chiến tranh chính nghĩa' cần được xét lại.
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết vào thứ Ba (2/7/2024) ngay cả khi các nỗ lực ngoại giao chỉ mang lại kết quả nhỏ, "chúng ta không bao giờ được nản chán hoặc đầu hàng trước cám dỗ chịu vậy!" Vì "Hòa bình là nghĩa vụ của mọi người" và bắt đầu "trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong các thành phố, trong các quốc gia của chúng ta, trên thế giới". ĐHY đã phát biểu tại Đại sứ quán Ý tại Tòa thánh ở Rome nhân lễ trao Giải thưởng Văn học của các Đại sứ.
Giải thưởng này được thành lập vào năm 2019 theo sáng kiến của một nhóm các bộ sở được Tòa thánh công nhận, cho các tác giả của những cuốn sách viết bằng tiếng Ý dành cho công chúng nói chung về các chủ đề liên quan đến văn hóa và các giá trị Kitô giáo, mối quan hệ giữa các Giáo hội và Nhà nước Kitô giáo, lịch sử của các Giáo hội và đối thoại liên tôn.
Pacem in Terris là một minh chứng
Năm nay, giải thưởng được trao cho cuốn sách “Può la Chiesa fermare la guerra? Un’inchiesta a sessant’anni dalla Pacem in Terris” (“Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không? Một cuộc điều tra sáu mươi năm sau Pacem in terris”) của nhà báo người Ý Piero Damosso do nhà xuất bản RAI phát hành.
Cuốn sách phản ánh về Thông điệp thứ hai của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII về hòa bình trên thế giới và thông qua các đề xuất và phân tích do hơn năm mươi cuộc phỏng vấn, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản được nêu trong tiêu đề: “Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không và bằng cách nào?”.
Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại nguồn gốc và bối cảnh lịch sử mà văn kiện mang tính bước ngoặt của Thánh Giáo hoàng này ra đời, ngài cho biết "được xây dựng dựa trên nhiều tuyên bố khác".
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại rằng hòa bình toàn cầu là điều tốt đẹp liên quan đến mọi người, đồng thời nhắc lại thông điệp được phát hành vào Thứ Bảy Tuần Thánh ngày 13 tháng 4 năm 1963, trong đó Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nhấn mạnh đến nhu cầu hòa bình với Thiên Chúa, với mọi dân tộc, trong các gia đình.
Bộ trưởng Ngoại giao nhận xét rằng Thông điệp đó "là một minh chứng": "Những lời rất sâu sắc của ĐTC Roncalli là di sản cần được bảo vệ và vun đắp, mỗi người đều tự đảm nhận trách nhiệm của mình".
Do đó, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh đến nhu cầu phải nhấn mạnh đến các nỗ lực ngoại giao khi đối diện với các cuộc xung đột hiện tại ở nhiều nơi trên thế giới, với niềm tin chắc chắn rằng chúng sẽ đơm hoa kết trái. Ngài kêu gọi nỗ lực và hợp tác chung để thực sự trở thành những người xây dựng hòa bình như Đức Phanxicô mời gọi.
Tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý
Bộ trưởng Ngoại giao ca ngợi cuốn sách của Damosso "vì đã đưa ra những mong muốn sâu sắc về hòa bình bằng một phương pháp tuyệt vời", bằng cách dùng một số nhân chứng và học giả chia sẻ. Ngài cho biết, những gì đề xuất là một phân tích tổng quan về hòa bình.
Những lời của ngài lặp lại lời của ban giám khảo giải thưởng, những người đã lưu ý rằng cuộc điều tra kỹ lưỡng của nhà báo cho thấy rằng "Mặc dù không có quyền lực thực sự để ngăn chặn xung đột, Giáo hội đã kêu gọi lương tâm toàn cầu của con người hành động để phá vỡ những bức tường của lòng căm phẫn và thù địch, nêu ra tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý, đoàn kết, hòa nhập và chăm sóc trái đất".
Ban giám khảo tiếp tục nhận xét rằng "Tác giả cũng nhấn mạnh rằng sức mạnh của lời cầu nguyện của dân Chúa có thể khuyến khích các dự án gặp gỡ và đàm phán".
Cần xem xét lại khái niệm 'chiến tranh chính nghĩa'
Tổ chức Công lý và Hòa bình tại Đất Thánh lên án việc vũ khí hóa 'chiến tranh chính nghĩa'
Trước buổi lễ, Hồng Y Parolin đã nói chuyện với một số nhà báo. Khi được hỏi về các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, ngài nhấn mạnh rằng chiến tranh không bao giờ là chiến tranh chính nghĩa. Bình luận về tuyên bố của Ủy ban Công lý và Hòa bình Đất Thánh về vấn đề này, ngài cho hay: "Chúng tôi biết rằng hiện nay có rất nhiều cuộc thảo luận về khái niệm chiến tranh chính nghĩa như một cuộc chiến phòng thủ. Tuy nhiên, với các loại vũ khí hiện có ngày nay, khái niệm này càng trở nên khó khăn, và tôi tin rằng không có lập trường nào bảo vệ cho ý niệm ấy, nên khái niệm này phải được xem xét lại".
Lebanon đang rất cần một tổng thống mới
Bộ trưởng Ngoại giao cũng bình luận về chuyến thăm gần đây của ngài tới Lebanon. Khi được hỏi về các giải pháp khả thi mà ngài hình dung cho cuộc khủng hoảng ở Liban, ĐHY nhận xét rằng ưu tiên hiện tại là bầu cử Tổng thống mới cho nước Cộng hòa: “Điều quan trọng nhất là có một tổng thống, chấm dứt cuộc khủng hoảng thể chế đang gây tổn hại cho toàn bộ đất nước”.
ĐHY cũng bày tỏ hy vọng những người theo đạo Thiên chúa có thể đóng vai trò tích cực trong hệ thống Liban. "(Cuộc bầu cử) chắc chắn sẽ không phải là giải pháp kỳ diệu, nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề khi tất cả các vai trò thể chế được bổ xung".
Đức Hồng Y Parolin xác nhận rằng Đức Hồng Y Maronite Mar Bechara Boutros Al-Rai là một nhân tố tích cực trong bối cảnh này, "Ngài luôn cố gắng đoàn kết những người theo đạo Thiên chúa và các đảng phái Thiên chúa giáo sẵn sàng đoàn kết, đề cử một hoặc nhiều ứng viên để được chấp nhận rộng rãi".
Khi được hỏi liệu có đối thoại với cộng đồng người Shiite hay không, Đức Hồng Y Parolin ngụ ý rằng có đối thoại, nhưng vấn đề trên hết là ở phía Hezbollah: "Họ là những bên liên quan trong trò điều hành và có ứng cử viên của họ. Câu hỏi là tìm một ứng viên được tất cả các bên chấp nhận".
Việc thả tù nhân có thể giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine không?
Đức Hồng Y Parolin cũng nói về Ukraine và được hỏi về đề xuất do Thủ tướng Hungary Orbán trình lên Tổng thống Ukraine Zelenskiy, với tư cách là chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, về lệnh ngừng bắn ngay lập tức để tạo điều kiện cho một cuộc đàm phán hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao Vatican cho biết: "Theo như tôi biết, cho đến nay người Ukraine vẫn luôn từ chối". Ngài nhớ lại rằng đối với chính phủ Ukraine, nếu không có sự đảm bảo, "thì đây chỉ có thể là một sự ngưng bắn tạm bợ để rồi lại bắt đầu theo cách thậm chí còn thô bạo và khắc nghiệt hơn".
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại hy vọng của Tòa thánh rằng "có thể có một lệnh ngừng bắn, và sau đó là một cuộc đàm phán".
Liên quan đến việc trao đổi tù nhân mà Tòa thánh đã làm trung gian, Đức Hồng Y cho biết ngài dự kiến sẽ có những cuộc thả tù nhân khác "bởi vì - ĐHY giải thích - đó là một cơ chế hoạt động khác với cơ chế dành cho trẻ em, nơi có nhiều thực tế liên quan. Trong trường hợp tù nhân, về cơ bản là trao đổi danh sách được chuyển cho hai bên, vì vậy tôi hình dung rằng hoạt động này sẽ được tiếp tục và tôi tin rằng đó là cách tích cực và có thể tạo ra các điều kiện thúc đẩy hòa bình và các cuộc đàm phán có thể xảy ra".
Chúng ta cần các giá trị để bảo vệ nền dân chủ
Cuối cùng, trong cuộc trò chuyện với các phóng viên, Đức Hồng Y đã đề cập đến Tuần lễ Xã hội Ý lần thứ 50 tại Trieste, khai mạc vào thứ Ba và sẽ có sự tham gia của ĐTC Francis vào ngày 7 tháng 7.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Ngoại giao nhận xét rằng chủ đề được chọn cho đại hội này tập trung vào nền dân chủ đặc biệt có liên quan đến thời điểm này "bởi vì - ngài lưu ý - nền dân chủ đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng ở nhiều nơi trên thế giới và tôi tin rằng người Công Giáo cũng rất cần nhắc lại tầm quan trọng và nhu cầu ủng hộ nền dân chủ và trên hết là lấp đầy nó bằng các giá trị".
Đức Hồng Y Parolin kết luận: "Nền dân chủ - ĐHY lưu ý - không phải là một bài toán đơn giản, ai có nhiều hơn và ai có ít hơn, mà trên hết là một bài tập về các giá trị, đó là nhìn vào các giá trị mà xây dựng cuộc sống xã hội. Vì vậy, tôi tin rằng những đóng góp mà người Công Giáo có thể thực hiện thì rất giá trị, tôi hy vọng rằng những điều tốt đẹp sẽ rút ra từ tuần lễ xã hội này.”
Tại một sự kiện được tổ chức tại Đại sứ quán Ý tại Tòa thánh ở Rome, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican cho biết Thông điệp 'Pacem in Terris' của Đức Giáo Hoàng John XXIII là một minh chứng và khẳng định rằng khái niệm 'chiến tranh chính nghĩa' cần được xét lại.
(Tin Vatican - Antonella Palermo)
Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết vào thứ Ba (2/7/2024) ngay cả khi các nỗ lực ngoại giao chỉ mang lại kết quả nhỏ, "chúng ta không bao giờ được nản chán hoặc đầu hàng trước cám dỗ chịu vậy!" Vì "Hòa bình là nghĩa vụ của mọi người" và bắt đầu "trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong các thành phố, trong các quốc gia của chúng ta, trên thế giới". ĐHY đã phát biểu tại Đại sứ quán Ý tại Tòa thánh ở Rome nhân lễ trao Giải thưởng Văn học của các Đại sứ.
Giải thưởng này được thành lập vào năm 2019 theo sáng kiến của một nhóm các bộ sở được Tòa thánh công nhận, cho các tác giả của những cuốn sách viết bằng tiếng Ý dành cho công chúng nói chung về các chủ đề liên quan đến văn hóa và các giá trị Kitô giáo, mối quan hệ giữa các Giáo hội và Nhà nước Kitô giáo, lịch sử của các Giáo hội và đối thoại liên tôn.
Pacem in Terris là một minh chứng
Năm nay, giải thưởng được trao cho cuốn sách “Può la Chiesa fermare la guerra? Un’inchiesta a sessant’anni dalla Pacem in Terris” (“Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không? Một cuộc điều tra sáu mươi năm sau Pacem in terris”) của nhà báo người Ý Piero Damosso do nhà xuất bản RAI phát hành.
Cuốn sách phản ánh về Thông điệp thứ hai của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII về hòa bình trên thế giới và thông qua các đề xuất và phân tích do hơn năm mươi cuộc phỏng vấn, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản được nêu trong tiêu đề: “Giáo hội có thể ngăn chặn chiến tranh không và bằng cách nào?”.
Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại nguồn gốc và bối cảnh lịch sử mà văn kiện mang tính bước ngoặt của Thánh Giáo hoàng này ra đời, ngài cho biết "được xây dựng dựa trên nhiều tuyên bố khác".
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại rằng hòa bình toàn cầu là điều tốt đẹp liên quan đến mọi người, đồng thời nhắc lại thông điệp được phát hành vào Thứ Bảy Tuần Thánh ngày 13 tháng 4 năm 1963, trong đó Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nhấn mạnh đến nhu cầu hòa bình với Thiên Chúa, với mọi dân tộc, trong các gia đình.
Bộ trưởng Ngoại giao nhận xét rằng Thông điệp đó "là một minh chứng": "Những lời rất sâu sắc của ĐTC Roncalli là di sản cần được bảo vệ và vun đắp, mỗi người đều tự đảm nhận trách nhiệm của mình".
Do đó, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh đến nhu cầu phải nhấn mạnh đến các nỗ lực ngoại giao khi đối diện với các cuộc xung đột hiện tại ở nhiều nơi trên thế giới, với niềm tin chắc chắn rằng chúng sẽ đơm hoa kết trái. Ngài kêu gọi nỗ lực và hợp tác chung để thực sự trở thành những người xây dựng hòa bình như Đức Phanxicô mời gọi.
Tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý
Bộ trưởng Ngoại giao ca ngợi cuốn sách của Damosso "vì đã đưa ra những mong muốn sâu sắc về hòa bình bằng một phương pháp tuyệt vời", bằng cách dùng một số nhân chứng và học giả chia sẻ. Ngài cho biết, những gì đề xuất là một phân tích tổng quan về hòa bình.
Những lời của ngài lặp lại lời của ban giám khảo giải thưởng, những người đã lưu ý rằng cuộc điều tra kỹ lưỡng của nhà báo cho thấy rằng "Mặc dù không có quyền lực thực sự để ngăn chặn xung đột, Giáo hội đã kêu gọi lương tâm toàn cầu của con người hành động để phá vỡ những bức tường của lòng căm phẫn và thù địch, nêu ra tình huynh đệ là con đường đích thực dẫn đến công lý, đoàn kết, hòa nhập và chăm sóc trái đất".
Ban giám khảo tiếp tục nhận xét rằng "Tác giả cũng nhấn mạnh rằng sức mạnh của lời cầu nguyện của dân Chúa có thể khuyến khích các dự án gặp gỡ và đàm phán".
Cần xem xét lại khái niệm 'chiến tranh chính nghĩa'
Tổ chức Công lý và Hòa bình tại Đất Thánh lên án việc vũ khí hóa 'chiến tranh chính nghĩa'
Trước buổi lễ, Hồng Y Parolin đã nói chuyện với một số nhà báo. Khi được hỏi về các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, ngài nhấn mạnh rằng chiến tranh không bao giờ là chiến tranh chính nghĩa. Bình luận về tuyên bố của Ủy ban Công lý và Hòa bình Đất Thánh về vấn đề này, ngài cho hay: "Chúng tôi biết rằng hiện nay có rất nhiều cuộc thảo luận về khái niệm chiến tranh chính nghĩa như một cuộc chiến phòng thủ. Tuy nhiên, với các loại vũ khí hiện có ngày nay, khái niệm này càng trở nên khó khăn, và tôi tin rằng không có lập trường nào bảo vệ cho ý niệm ấy, nên khái niệm này phải được xem xét lại".
Lebanon đang rất cần một tổng thống mới
Bộ trưởng Ngoại giao cũng bình luận về chuyến thăm gần đây của ngài tới Lebanon. Khi được hỏi về các giải pháp khả thi mà ngài hình dung cho cuộc khủng hoảng ở Liban, ĐHY nhận xét rằng ưu tiên hiện tại là bầu cử Tổng thống mới cho nước Cộng hòa: “Điều quan trọng nhất là có một tổng thống, chấm dứt cuộc khủng hoảng thể chế đang gây tổn hại cho toàn bộ đất nước”.
ĐHY cũng bày tỏ hy vọng những người theo đạo Thiên chúa có thể đóng vai trò tích cực trong hệ thống Liban. "(Cuộc bầu cử) chắc chắn sẽ không phải là giải pháp kỳ diệu, nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề khi tất cả các vai trò thể chế được bổ xung".
Đức Hồng Y Parolin xác nhận rằng Đức Hồng Y Maronite Mar Bechara Boutros Al-Rai là một nhân tố tích cực trong bối cảnh này, "Ngài luôn cố gắng đoàn kết những người theo đạo Thiên chúa và các đảng phái Thiên chúa giáo sẵn sàng đoàn kết, đề cử một hoặc nhiều ứng viên để được chấp nhận rộng rãi".
Khi được hỏi liệu có đối thoại với cộng đồng người Shiite hay không, Đức Hồng Y Parolin ngụ ý rằng có đối thoại, nhưng vấn đề trên hết là ở phía Hezbollah: "Họ là những bên liên quan trong trò điều hành và có ứng cử viên của họ. Câu hỏi là tìm một ứng viên được tất cả các bên chấp nhận".
Việc thả tù nhân có thể giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine không?
Đức Hồng Y Parolin cũng nói về Ukraine và được hỏi về đề xuất do Thủ tướng Hungary Orbán trình lên Tổng thống Ukraine Zelenskiy, với tư cách là chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, về lệnh ngừng bắn ngay lập tức để tạo điều kiện cho một cuộc đàm phán hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao Vatican cho biết: "Theo như tôi biết, cho đến nay người Ukraine vẫn luôn từ chối". Ngài nhớ lại rằng đối với chính phủ Ukraine, nếu không có sự đảm bảo, "thì đây chỉ có thể là một sự ngưng bắn tạm bợ để rồi lại bắt đầu theo cách thậm chí còn thô bạo và khắc nghiệt hơn".
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Parolin đã nhắc lại hy vọng của Tòa thánh rằng "có thể có một lệnh ngừng bắn, và sau đó là một cuộc đàm phán".
Liên quan đến việc trao đổi tù nhân mà Tòa thánh đã làm trung gian, Đức Hồng Y cho biết ngài dự kiến sẽ có những cuộc thả tù nhân khác "bởi vì - ĐHY giải thích - đó là một cơ chế hoạt động khác với cơ chế dành cho trẻ em, nơi có nhiều thực tế liên quan. Trong trường hợp tù nhân, về cơ bản là trao đổi danh sách được chuyển cho hai bên, vì vậy tôi hình dung rằng hoạt động này sẽ được tiếp tục và tôi tin rằng đó là cách tích cực và có thể tạo ra các điều kiện thúc đẩy hòa bình và các cuộc đàm phán có thể xảy ra".
Chúng ta cần các giá trị để bảo vệ nền dân chủ
Cuối cùng, trong cuộc trò chuyện với các phóng viên, Đức Hồng Y đã đề cập đến Tuần lễ Xã hội Ý lần thứ 50 tại Trieste, khai mạc vào thứ Ba và sẽ có sự tham gia của ĐTC Francis vào ngày 7 tháng 7.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Ngoại giao nhận xét rằng chủ đề được chọn cho đại hội này tập trung vào nền dân chủ đặc biệt có liên quan đến thời điểm này "bởi vì - ngài lưu ý - nền dân chủ đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng ở nhiều nơi trên thế giới và tôi tin rằng người Công Giáo cũng rất cần nhắc lại tầm quan trọng và nhu cầu ủng hộ nền dân chủ và trên hết là lấp đầy nó bằng các giá trị".
Đức Hồng Y Parolin kết luận: "Nền dân chủ - ĐHY lưu ý - không phải là một bài toán đơn giản, ai có nhiều hơn và ai có ít hơn, mà trên hết là một bài tập về các giá trị, đó là nhìn vào các giá trị mà xây dựng cuộc sống xã hội. Vì vậy, tôi tin rằng những đóng góp mà người Công Giáo có thể thực hiện thì rất giá trị, tôi hy vọng rằng những điều tốt đẹp sẽ rút ra từ tuần lễ xã hội này.”
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của vị giám mục mới 63 tuổi ở Peru, người cho phép xưng tội qua điện thoại
Đặng Tự Do
22:14 02/07/2024
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Giám Mục Reinhold Nann, khỏi chức vụ Giám Mục Caravelí, Peru, một chức vụ mà ngài đã giữ từ năm 2017.
“Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm mục vụ của Giáo phận Caravelí, Peru, do Đức Cha Reinhold Nann trình bày,” Vatican tuyên bố ngắn gọn, mà không nêu rõ lý do từ chức, mặc dù, vị Giám Mục còn gần 12 năm mới tới độ tuổi nghỉ huy được quy định trong Bộ Giáo luật, là 75 tuổi.
Đức Giám Mục Nann, là người Đức, cũng là chủ tịch Caritas Peru giai đoạn 2022-2025. Trong năm 2024 này, ngài là vị giám mục thứ hai ở Peru từ chức trước khi bước sang tuổi 75. Vào tháng 4, Đức Giám Mục José Antonio Eguren, người cho đến lúc đó là Tổng Giám mục Piura và Tumbes, cũng làm điều tương tự.
Hôm thứ Hai, giáo phận đã công bố một tuyên bố của Đức Giám Mục Nann. Đầu tiên, ngài cho biết, cho đến khi người kế nhiệm ngài được bầu, Đức Giám Mục Ricardo Rodríguez, Giám Mục Phụ Tá của Lima, đã được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa; và sẽ chính thức nhận Tòa Giám Mục Caravelí vào Chúa Nhật, ngày 21 tháng 7.
Đức Giám Mục Nann nhắc lại một số công việc được thực hiện trong những năm này, chẳng hạn như đã chủ trì Caritas Peru và “việc thực hiện dần dần kế hoạch đổi mới mục vụ, tái thực hiện việc dạy giáo lý trong gia đình, thành lập Caritas giáo xứ, tình liên đới linh mục, thành lập hai trung tâm lắng nghe, thực hiện các quy trình phòng ngừa ở mỗi giáo xứ, phong chức ba linh mục, tái cơ cấu hành chính của Tòa Giám Mục và các tổ chức khác.”
“Theo thời gian, những hoạt động này và một số nỗi thất vọng đã khiến tôi căng thẳng và cao huyết áp. Kể từ thời Covid, sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi ngày càng suy yếu và tôi cảm thấy mình không còn sức lực như trước nữa”, Đức Giám Mục giải thích.
“Sau khi kiểm tra, các bác sĩ khuyên tôi nên dành thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Vì vậy, tôi quyết định từ chức Giám mục Caravelí và xin nghỉ phép. Tôi sẽ điều trị và hồi phục ở Đức với sự hỗ trợ tinh thần của mẹ và các anh trai tôi”, ngài nói.
Đức Cha Reinaldo Nann cảm ơn mọi người và cầu xin sự tha thứ vì “sự thiếu kiên nhẫn và những lỗi lầm khác mà tôi đã phạm phải”, đồng thời khuyến khích mọi người chào đón “với vòng tay và trái tim rộng mở, Đức Giám quản Tông tòa, Ricardo Rodríguez”.
Vị giám mục về hưu sẽ cử hành Thánh lễ tạ ơn vào ngày 14 tháng 7.
Đức Cha Reinaldo Nann sinh ngày 25 tháng 8 năm 1960 tại Freiburg, bên Đức. Ngài học triết học và thần học tại Đại học Albert-Ludwig.
Ngài được thụ phong linh mục ngày 31 tháng 5 năm 1987.
Ngài đã sống ở Peru trong hai thời kỳ khác nhau. Lần đầu tiên trong tư cách là một linh mục truyền giáo fidei donum hay Hồng Ân Đức Tin tại giáo phận Carabayllo từ năm 1992 đến năm 1996; và sau đó ngài trở về nước vào năm 2002 một lần nữa với tư cách là linh mục fidei donum cho Tổng giáo phận Trujillo.
Linh mục Fidei Donum là gì? Thưa: Danh xưng này phát sinh từ thông điệp Fidei Donum (Hồng Ân Đức Tin) của Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban hành năm 1957, trong đó, Ngài kêu gọi các giáo phận hãy gửi các thành phần dân Chúa đi truyền giáo: linh mục, tu sĩ và ngay cả giáo dân.
Những giáo phận, dù đang thiếu linh mục, cũng nên trao đổi linh mục truyền giáo với giáo phận khác, và gọi những linh mục đi truyền giáo đó là linh mục Fidei donum.
Linh mục vẫn thuộc về giáo phận gốc của mình, nhưng dấn thân đi truyền giáo tùy theo những điều kiện thỏa thuận giữa hai giáo phận.
Có thể chỉ đi truyền giáo trong một thời gian, rồi thay đổi cho người khác.
Dòng tu hay giáo dân đi truyền giáo, cũng dùng danh xưng Fidei donum.
Hai giáo phận cùng đang thiếu nhân sự, cũng nên trao đổi với nhau nhằm gây ý thức về tinh thần và trách nhiệm truyền giáo.
Trong số những công việc khác, ngài đã giữ các chức vụ sau: cha sở giáo xứ của các nhà thờ Freiburg, St. Anthony ở Mannheim-Rheinau và St. Margarethen ở Waldkirch; linh mục giáo xứ St. Conrad ở Los Olivos, Peru; giám đốc đền Thánh Jerome thuộc Tổng giáo phận Trujillo; Điều phối viên Phong trào Schoenstatt của Tổng Giáo phận Trujillo.
Trước khi được bổ nhiệm làm giám mục vào năm 2017, ngài là linh mục giáo xứ San Antonio de Padua trong Miền Giám Quản Tông Tòa San José del Amazonas, ở Peru.
Giám mục Reinaldo Nann đã gây chú ý vào tháng 3 năm 2020 khi ngài cho phép xưng tội qua điện thoại, một quyết định sau đó ngài phải hủy bỏ khi Vatican ban hành hai tài liệu nhắc nhở rằng các bí tích phải được cử hành trực tiếp.
Một thời gian sau, một cuộc điều tra của ACI Prensa được công bố vào tháng 8 cùng năm đó cho thấy rằng giáo phận Caravelí đã chấp nhận cho nhập tịch một linh mục bị điều tra về lạm dụng tình dục trong giáo phận Huamachuco, mặc dù thực tế là Đức Cha Nann, là “thành viên của ủy ban giám mục bảo vệ trẻ vị thành niên.
Tuy nhiên, cũng cần nói ngay rằng các cuộc điều tra sau đó đã cho thấy rằng vị linh mục bị hàm oan.
Source:ACI PrensaEl Papa Francisco acepta la renuncia de un obispo de 63 años en Perú
“Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức khỏi trách nhiệm mục vụ của Giáo phận Caravelí, Peru, do Đức Cha Reinhold Nann trình bày,” Vatican tuyên bố ngắn gọn, mà không nêu rõ lý do từ chức, mặc dù, vị Giám Mục còn gần 12 năm mới tới độ tuổi nghỉ huy được quy định trong Bộ Giáo luật, là 75 tuổi.
Đức Giám Mục Nann, là người Đức, cũng là chủ tịch Caritas Peru giai đoạn 2022-2025. Trong năm 2024 này, ngài là vị giám mục thứ hai ở Peru từ chức trước khi bước sang tuổi 75. Vào tháng 4, Đức Giám Mục José Antonio Eguren, người cho đến lúc đó là Tổng Giám mục Piura và Tumbes, cũng làm điều tương tự.
Hôm thứ Hai, giáo phận đã công bố một tuyên bố của Đức Giám Mục Nann. Đầu tiên, ngài cho biết, cho đến khi người kế nhiệm ngài được bầu, Đức Giám Mục Ricardo Rodríguez, Giám Mục Phụ Tá của Lima, đã được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa; và sẽ chính thức nhận Tòa Giám Mục Caravelí vào Chúa Nhật, ngày 21 tháng 7.
Đức Giám Mục Nann nhắc lại một số công việc được thực hiện trong những năm này, chẳng hạn như đã chủ trì Caritas Peru và “việc thực hiện dần dần kế hoạch đổi mới mục vụ, tái thực hiện việc dạy giáo lý trong gia đình, thành lập Caritas giáo xứ, tình liên đới linh mục, thành lập hai trung tâm lắng nghe, thực hiện các quy trình phòng ngừa ở mỗi giáo xứ, phong chức ba linh mục, tái cơ cấu hành chính của Tòa Giám Mục và các tổ chức khác.”
“Theo thời gian, những hoạt động này và một số nỗi thất vọng đã khiến tôi căng thẳng và cao huyết áp. Kể từ thời Covid, sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi ngày càng suy yếu và tôi cảm thấy mình không còn sức lực như trước nữa”, Đức Giám Mục giải thích.
“Sau khi kiểm tra, các bác sĩ khuyên tôi nên dành thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Vì vậy, tôi quyết định từ chức Giám mục Caravelí và xin nghỉ phép. Tôi sẽ điều trị và hồi phục ở Đức với sự hỗ trợ tinh thần của mẹ và các anh trai tôi”, ngài nói.
Đức Cha Reinaldo Nann cảm ơn mọi người và cầu xin sự tha thứ vì “sự thiếu kiên nhẫn và những lỗi lầm khác mà tôi đã phạm phải”, đồng thời khuyến khích mọi người chào đón “với vòng tay và trái tim rộng mở, Đức Giám quản Tông tòa, Ricardo Rodríguez”.
Vị giám mục về hưu sẽ cử hành Thánh lễ tạ ơn vào ngày 14 tháng 7.
Đức Cha Reinaldo Nann sinh ngày 25 tháng 8 năm 1960 tại Freiburg, bên Đức. Ngài học triết học và thần học tại Đại học Albert-Ludwig.
Ngài được thụ phong linh mục ngày 31 tháng 5 năm 1987.
Ngài đã sống ở Peru trong hai thời kỳ khác nhau. Lần đầu tiên trong tư cách là một linh mục truyền giáo fidei donum hay Hồng Ân Đức Tin tại giáo phận Carabayllo từ năm 1992 đến năm 1996; và sau đó ngài trở về nước vào năm 2002 một lần nữa với tư cách là linh mục fidei donum cho Tổng giáo phận Trujillo.
Linh mục Fidei Donum là gì? Thưa: Danh xưng này phát sinh từ thông điệp Fidei Donum (Hồng Ân Đức Tin) của Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban hành năm 1957, trong đó, Ngài kêu gọi các giáo phận hãy gửi các thành phần dân Chúa đi truyền giáo: linh mục, tu sĩ và ngay cả giáo dân.
Những giáo phận, dù đang thiếu linh mục, cũng nên trao đổi linh mục truyền giáo với giáo phận khác, và gọi những linh mục đi truyền giáo đó là linh mục Fidei donum.
Linh mục vẫn thuộc về giáo phận gốc của mình, nhưng dấn thân đi truyền giáo tùy theo những điều kiện thỏa thuận giữa hai giáo phận.
Có thể chỉ đi truyền giáo trong một thời gian, rồi thay đổi cho người khác.
Dòng tu hay giáo dân đi truyền giáo, cũng dùng danh xưng Fidei donum.
Hai giáo phận cùng đang thiếu nhân sự, cũng nên trao đổi với nhau nhằm gây ý thức về tinh thần và trách nhiệm truyền giáo.
Trong số những công việc khác, ngài đã giữ các chức vụ sau: cha sở giáo xứ của các nhà thờ Freiburg, St. Anthony ở Mannheim-Rheinau và St. Margarethen ở Waldkirch; linh mục giáo xứ St. Conrad ở Los Olivos, Peru; giám đốc đền Thánh Jerome thuộc Tổng giáo phận Trujillo; Điều phối viên Phong trào Schoenstatt của Tổng Giáo phận Trujillo.
Trước khi được bổ nhiệm làm giám mục vào năm 2017, ngài là linh mục giáo xứ San Antonio de Padua trong Miền Giám Quản Tông Tòa San José del Amazonas, ở Peru.
Giám mục Reinaldo Nann đã gây chú ý vào tháng 3 năm 2020 khi ngài cho phép xưng tội qua điện thoại, một quyết định sau đó ngài phải hủy bỏ khi Vatican ban hành hai tài liệu nhắc nhở rằng các bí tích phải được cử hành trực tiếp.
Một thời gian sau, một cuộc điều tra của ACI Prensa được công bố vào tháng 8 cùng năm đó cho thấy rằng giáo phận Caravelí đã chấp nhận cho nhập tịch một linh mục bị điều tra về lạm dụng tình dục trong giáo phận Huamachuco, mặc dù thực tế là Đức Cha Nann, là “thành viên của ủy ban giám mục bảo vệ trẻ vị thành niên.
Tuy nhiên, cũng cần nói ngay rằng các cuộc điều tra sau đó đã cho thấy rằng vị linh mục bị hàm oan.
Source:ACI Prensa
Ai là vị Hồng Y Trưởng Đẳng Phó Tế sẽ công bố vị Tân Giáo hoàng tiếp theo?
Đặng Tự Do
22:28 02/07/2024
Đức Hồng Y người Pháp Dominique Mamberti, chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh (Apostolic Signatura), đã trở thành Trưởng Đẳng Phó Tế của Hồng Y đoàn, và sẽ có vai trò công bố vị tân Giáo hoàng mới được bầu tại Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng tiếp theo.
Nhiệm vụ công bố vị Tân Giáo Hoàng được giao cho vị Hồng Y cao cấp nhất trong hàng ngũ các Hồng Y phó tế có mặt tại Cơ Mật Viện. Đức Hồng Y Mamberti đã đạt được địa vị đó vào ngày 1 tháng 7, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăng chức ba Hồng Y phó tế – là các Hồng Y James Harvey, Lorenzo Baldisseri, và Gerhard Müller – từ Hồng Y phó tế lên Hồng Y linh mục.
Đức Hồng Y Renato Martino thực sự là Hồng Y Trưởng Đẳng Phó Tế, đã giữ chức vụ đó từ năm 2003. Tuy nhiên, ở tuổi 91, ngài không đủ điều kiện để tham gia mật nghị.
Nhiệm vụ công bố vị Tân Giáo Hoàng được giao cho vị Hồng Y cao cấp nhất trong hàng ngũ các Hồng Y phó tế có mặt tại Cơ Mật Viện. Đức Hồng Y Mamberti đã đạt được địa vị đó vào ngày 1 tháng 7, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăng chức ba Hồng Y phó tế – là các Hồng Y James Harvey, Lorenzo Baldisseri, và Gerhard Müller – từ Hồng Y phó tế lên Hồng Y linh mục.
Đức Hồng Y Renato Martino thực sự là Hồng Y Trưởng Đẳng Phó Tế, đã giữ chức vụ đó từ năm 2003. Tuy nhiên, ở tuổi 91, ngài không đủ điều kiện để tham gia mật nghị.
19 tháng lao tù của các linh mục Công Giáo Ukraine trong nhà tù Nga
Đặng Tự Do
23:15 02/07/2024
Hôm 28 Tháng Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã vui mừng loan báo rằng hai linh mục Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương bị quân xâm lược Nga bắt giữ từ nhà thờ của các ngài ở Berdyansk vào tháng 11 năm 2022 đã được thả sau 19 tháng bị giam cầm.
Tổng thống Zelenskiy cho biết: Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Ivan Levitsky và Bohdan Geleta, những người đã phục vụ tại Nhà thờ Chúa Giáng Sinh của Theotokos Chí Thánh ở Berdyansk, nằm trong số 10 tù nhân đã được trả lại cho chính quyền Ukraine.
Ông nói: “Chúng tôi đã cố gắng giải thoát thêm 10 người của mình khỏi sự giam cầm của Nga, bất chấp mọi khó khăn”. Ông ca ngợi “những nỗ lực của Tòa thánh trong việc đưa những người này về nhà”.
Một lúc sau thông báo của Zelenskiy, Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã đăng tin này trên trang web của mình, cùng với những hình ảnh của hai linh mục được chụp ngay sau khi được trả tự do. Cả hai vị linh mục đã sụt cân đáng kể, đặc biệt là Cha Geleta, và đầu của các ngài đều bị cạo trọc. Các linh mục nhìn thẳng vào ống kính, tay phải cầm các mề đay tôn giáo và giơ ngón tay cái bên trái lên. Cha Geleta mỉm cười.
Đức Tổng Giám Mục Borys A. Gudziak của Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, phát biểu từ Ukraine, nói với OSV News: “Các ngài đã phải trải qua biết bao chấn thương trong suốt 19 tháng hứng chịu bạo lực của quân xâm lược”.
“Chúng tôi vui mừng vì các ngài được an toàn và chúng tôi hy vọng các ngài có thể hồi phục sau thử thách kinh hoàng này”, ngài nói, đồng thời mô tả các linh mục là “những người tuyên xưng đức tin”, một danh hiệu kính trọng trong lịch sử được sử dụng để mô tả những Kitô hữu đã công khai tuyên xưng Chúa Kitô trong bối cảnh bị đàn áp.
Cùng được trả tự do cùng với hai linh mục còn có Nariman Dzhelyal, phó giám đốc Mejlis của Người Tatar ở Crimea, người bị bắt ở Crimea vào năm 2021; thường dân Olena Piekh và Valeriy Matiushenko, bị giam giữ từ năm 2017; và năm thường dân bị bắt ở Belarus: Mykola Shvets, Natalia Zakharenko, Pavlo Kupriienko, Liudmyla Honcharenko và Kateryna Briukhanova.
Tổng thống Zelenskiy tuyên bố: “Tất cả họ hiện đã được tự do và trở về nhà ở Ukraine”. “Chúng tôi chắc chắn sẽ giải phóng tất cả người dân của mình.”
Hai Cha Levitsky và Geleta cho biết các ngài thường không nhận thức được mình đang ở đâu kể từ khi bị bắt. Quân Nga thường xuyên bịt mắt các ngài khi chuyển trại nên rất khó biết mình đang ở đâu.
Gần đây nhất, cả hai vị được tường trình bị giam giữ tại Trại lao động Kalinin của Nga ở Horlivka, nằm ở vùng Donetsk của Ukraine, nơi hiện đang bị Nga xâm lược. Trong suốt thời gian bị cầm tù hai vị thường xuyên bị tra tấn dã man vì nhất định không nhận tội.
Hai vị đã bị quân Nga bắt hồi giữa tháng Mười Một năm 2022, tại thành phố cảng Berdyansk, thuộc tỉnh Zaporizhzhia ở miền đông Ukraine và đưa tới một nơi không được tiết lộ. Báo chí Nga nói rằng hai linh mục bị cáo buộc các tội “khủng bố, sở hữu chất nổ và hai súng ngắn”, là những tội danh mà các ngài nhất định không nhận tội.
Đầu năm nay, Cha Levitsky được Yevhen Zakharov thuộc Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Kharkiv báo cáo rằng đang bị giam giữ trong một nhà tù điều tra ở vùng Rostov của Nga, trong khi Cha Geleta được cho là đang bị giam giữ tại một nhà tù điều tra khác ở Crimea bị Nga tạm chiếm. Cha Geleta được biết là mắc bệnh tiểu đường cấp tính.
Cả hai linh mục đã từ chối rời xa giáo dân của mình sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Ngay sau khi hai Cha Levitsky và Geleta bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, cho biết ngài đã nhận được “tin buồn rằng các linh mục của chúng tôi đang bị tra tấn không thương tiếc.”
Thông tấn xã Tass của Nga đã báo cáo trước đó vào tháng 6 rằng Tatyana Moskalkova, ủy viên nhân quyền của Putin, tuyên bố trên Telegram ngày 23 tháng 5 rằng Nga đã đề xuất trao đổi hai linh mục Công Giáo giấu tên lấy hai linh mục Chính thống giáo đang bị chính quyền Kiev giam cầm.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho hai linh mục và lặp lại lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một cuộc trao đổi tù nhân “tất cả cho tất cả” giữa Nga và Ukraine.
Moskalkova tuyên bố: “Gần đây tôi đã đến thăm các linh mục Công Giáo tại nơi giam giữ của họ để bảo đảm rằng các điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế,” Moskalkova tuyên bố mà không cho biết ngày và địa điểm của cuộc họp. “Về phần họ, họ chỉ đưa ra một yêu cầu duy nhất là được gặp gia đình và bạn bè càng nhanh càng tốt.”
Các nguồn tin tình báo của Ukraine lưu ý rằng Moskalkova đã ở Donetsk bị tạm chiếm vào ngày 3 tháng 5 và đã đến thăm Horlivka cùng với quan chức nhân quyền do Nga bổ nhiệm cho khu vực, Darya Morozova.
Sau khi được trả tự do, hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã ứa nước mắt kể lại những trận đòn tàn bạo của lính Nga, thường xuyên là bằng báng súng, dùi cui, và đôi khi là tất cả những gì có sẵn trong tay chúng. Màn tra tấn kinh hoàng nhất là chích điện vào các đầu ngón tay và các vùng nhạy cảm khác trên thân thể.
Cảm nhận của các linh mục là các ngài bị hành hạ vì là các linh mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, và đàn áp tôn giáo là chủ trương của lính Nga.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cũng ghi nhận điều này. Ngài cho biết “Vào đầu năm 2024, những “người Cossacks” của cái gọi là “Cộng hòa Nhân Dân Donetsk” đã phong tỏa tất cả các nhà thờ và các vùng lãnh thổ lân cận, đồng thời không cho phép các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vào các nhà thờ và lãnh thổ để cầu nguyện và cử hành thánh lễ.”
Trước khi những sự kiện này xảy ra, các linh mục phục vụ trong các nhà thờ này đã bị trục xuất khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Điều đáng chú ý là vào ngày 26 tháng 12 năm 2022, trên lãnh thổ bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia, chính quyền xâm lược đã ban hành cái gọi là lệnh cấm Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hoạt động và cấm các tổ chức dịch vụ xã hội của Giáo Hội trong vùng bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia
Tổng thống Zelenskiy cho biết: Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Ivan Levitsky và Bohdan Geleta, những người đã phục vụ tại Nhà thờ Chúa Giáng Sinh của Theotokos Chí Thánh ở Berdyansk, nằm trong số 10 tù nhân đã được trả lại cho chính quyền Ukraine.
Ông nói: “Chúng tôi đã cố gắng giải thoát thêm 10 người của mình khỏi sự giam cầm của Nga, bất chấp mọi khó khăn”. Ông ca ngợi “những nỗ lực của Tòa thánh trong việc đưa những người này về nhà”.
Một lúc sau thông báo của Zelenskiy, Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã đăng tin này trên trang web của mình, cùng với những hình ảnh của hai linh mục được chụp ngay sau khi được trả tự do. Cả hai vị linh mục đã sụt cân đáng kể, đặc biệt là Cha Geleta, và đầu của các ngài đều bị cạo trọc. Các linh mục nhìn thẳng vào ống kính, tay phải cầm các mề đay tôn giáo và giơ ngón tay cái bên trái lên. Cha Geleta mỉm cười.
Đức Tổng Giám Mục Borys A. Gudziak của Tổng giáo phận Công Giáo Ukraine ở Philadelphia, phát biểu từ Ukraine, nói với OSV News: “Các ngài đã phải trải qua biết bao chấn thương trong suốt 19 tháng hứng chịu bạo lực của quân xâm lược”.
“Chúng tôi vui mừng vì các ngài được an toàn và chúng tôi hy vọng các ngài có thể hồi phục sau thử thách kinh hoàng này”, ngài nói, đồng thời mô tả các linh mục là “những người tuyên xưng đức tin”, một danh hiệu kính trọng trong lịch sử được sử dụng để mô tả những Kitô hữu đã công khai tuyên xưng Chúa Kitô trong bối cảnh bị đàn áp.
Cùng được trả tự do cùng với hai linh mục còn có Nariman Dzhelyal, phó giám đốc Mejlis của Người Tatar ở Crimea, người bị bắt ở Crimea vào năm 2021; thường dân Olena Piekh và Valeriy Matiushenko, bị giam giữ từ năm 2017; và năm thường dân bị bắt ở Belarus: Mykola Shvets, Natalia Zakharenko, Pavlo Kupriienko, Liudmyla Honcharenko và Kateryna Briukhanova.
Tổng thống Zelenskiy tuyên bố: “Tất cả họ hiện đã được tự do và trở về nhà ở Ukraine”. “Chúng tôi chắc chắn sẽ giải phóng tất cả người dân của mình.”
Hai Cha Levitsky và Geleta cho biết các ngài thường không nhận thức được mình đang ở đâu kể từ khi bị bắt. Quân Nga thường xuyên bịt mắt các ngài khi chuyển trại nên rất khó biết mình đang ở đâu.
Gần đây nhất, cả hai vị được tường trình bị giam giữ tại Trại lao động Kalinin của Nga ở Horlivka, nằm ở vùng Donetsk của Ukraine, nơi hiện đang bị Nga xâm lược. Trong suốt thời gian bị cầm tù hai vị thường xuyên bị tra tấn dã man vì nhất định không nhận tội.
Hai vị đã bị quân Nga bắt hồi giữa tháng Mười Một năm 2022, tại thành phố cảng Berdyansk, thuộc tỉnh Zaporizhzhia ở miền đông Ukraine và đưa tới một nơi không được tiết lộ. Báo chí Nga nói rằng hai linh mục bị cáo buộc các tội “khủng bố, sở hữu chất nổ và hai súng ngắn”, là những tội danh mà các ngài nhất định không nhận tội.
Đầu năm nay, Cha Levitsky được Yevhen Zakharov thuộc Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Kharkiv báo cáo rằng đang bị giam giữ trong một nhà tù điều tra ở vùng Rostov của Nga, trong khi Cha Geleta được cho là đang bị giam giữ tại một nhà tù điều tra khác ở Crimea bị Nga tạm chiếm. Cha Geleta được biết là mắc bệnh tiểu đường cấp tính.
Cả hai linh mục đã từ chối rời xa giáo dân của mình sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022. Ngay sau khi hai Cha Levitsky và Geleta bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, cho biết ngài đã nhận được “tin buồn rằng các linh mục của chúng tôi đang bị tra tấn không thương tiếc.”
Thông tấn xã Tass của Nga đã báo cáo trước đó vào tháng 6 rằng Tatyana Moskalkova, ủy viên nhân quyền của Putin, tuyên bố trên Telegram ngày 23 tháng 5 rằng Nga đã đề xuất trao đổi hai linh mục Công Giáo giấu tên lấy hai linh mục Chính thống giáo đang bị chính quyền Kiev giam cầm.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho hai linh mục và lặp lại lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một cuộc trao đổi tù nhân “tất cả cho tất cả” giữa Nga và Ukraine.
Moskalkova tuyên bố: “Gần đây tôi đã đến thăm các linh mục Công Giáo tại nơi giam giữ của họ để bảo đảm rằng các điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế,” Moskalkova tuyên bố mà không cho biết ngày và địa điểm của cuộc họp. “Về phần họ, họ chỉ đưa ra một yêu cầu duy nhất là được gặp gia đình và bạn bè càng nhanh càng tốt.”
Các nguồn tin tình báo của Ukraine lưu ý rằng Moskalkova đã ở Donetsk bị tạm chiếm vào ngày 3 tháng 5 và đã đến thăm Horlivka cùng với quan chức nhân quyền do Nga bổ nhiệm cho khu vực, Darya Morozova.
Sau khi được trả tự do, hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã ứa nước mắt kể lại những trận đòn tàn bạo của lính Nga, thường xuyên là bằng báng súng, dùi cui, và đôi khi là tất cả những gì có sẵn trong tay chúng. Màn tra tấn kinh hoàng nhất là chích điện vào các đầu ngón tay và các vùng nhạy cảm khác trên thân thể.
Cảm nhận của các linh mục là các ngài bị hành hạ vì là các linh mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, và đàn áp tôn giáo là chủ trương của lính Nga.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cũng ghi nhận điều này. Ngài cho biết “Vào đầu năm 2024, những “người Cossacks” của cái gọi là “Cộng hòa Nhân Dân Donetsk” đã phong tỏa tất cả các nhà thờ và các vùng lãnh thổ lân cận, đồng thời không cho phép các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vào các nhà thờ và lãnh thổ để cầu nguyện và cử hành thánh lễ.”
Trước khi những sự kiện này xảy ra, các linh mục phục vụ trong các nhà thờ này đã bị trục xuất khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Điều đáng chú ý là vào ngày 26 tháng 12 năm 2022, trên lãnh thổ bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia, chính quyền xâm lược đã ban hành cái gọi là lệnh cấm Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hoạt động và cấm các tổ chức dịch vụ xã hội của Giáo Hội trong vùng bị tạm chiếm của vùng Zaporizhzhia
Đức Thánh Cha bổ nhiệm 3 tổng giám mục cho Venezuela
Đặng Tự Do
23:15 02/07/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các tổng giám mục cho ba trong số chín tổng giáo phận của Venezuela, bao gồm Thủ đô Caracas, Barquisimeto (trống tòa từ năm 2020) và Valencia (trống tòa từ năm 2022).
Tổng giám mục mới của Caracas là Đức Cha Raúl Biord Castillo, 61 tuổi, thuộc dòng Salêdiêng đã lãnh đạo Giáo phận La Guaira từ năm 2014. Người tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y Baltazar Enrique Porras Cardozo, hiện 79 tuổi, được bổ nhiệm làm tổng giám mục của Caracas vào năm 2023 sau 5 năm trống tòa.
Điều VI của hiệp ước năm 1964 giữa Tòa thánh và Venezuela đã trao cho tổng thống quốc gia quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục. Bốn trong số 42 tòa Giám Mục trên toàn quốc hiện đang trống tòa vì nhà độc tài Nicolás Maduro liên tục phủ quyết.
Tổng giám mục mới của Caracas là Đức Cha Raúl Biord Castillo, 61 tuổi, thuộc dòng Salêdiêng đã lãnh đạo Giáo phận La Guaira từ năm 2014. Người tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y Baltazar Enrique Porras Cardozo, hiện 79 tuổi, được bổ nhiệm làm tổng giám mục của Caracas vào năm 2023 sau 5 năm trống tòa.
Điều VI của hiệp ước năm 1964 giữa Tòa thánh và Venezuela đã trao cho tổng thống quốc gia quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục. Bốn trong số 42 tòa Giám Mục trên toàn quốc hiện đang trống tòa vì nhà độc tài Nicolás Maduro liên tục phủ quyết.
Nhật Ký Trừ Tà số 298: Chứng tá của tôi về Chúa
Đặng Tự Do
23:22 02/07/2024
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #298: My Proof for God”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 298: Chứng tá của tôi về Chúa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Với tư cách là một nhà trừ quỷ, một hình ảnh in sâu vào tâm trí tôi là “Cái nhìn của Ác ma”. Khi chúng tôi tiến hành trừ tà, lũ quỷ xuất hiện và tôi nhìn vào mắt chúng. Cơn thịnh nộ tàn ác và giết người mà tôi thấy thật kinh hoàng và không thể quên được.
Đáng buồn là chúng ta cũng thoáng thấy những điều xấu xa như vậy ở thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta nhìn thấy bộ mặt của sự ác khi chúng ta chứng kiến những cơn thịnh nộ bạo lực, những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào trẻ em, sự phá hủy các nhà thờ và ảnh tượng thánh thiện, lòng tham lam và ích kỷ.
Tương tự như vậy, tôi nhận thấy rằng những người dành nhiều thập niên thực hành các thuật huyền bí, phù thủy và bói toán ma quỷ thường không vui vẻ, bị cô lập về mặt cảm xúc và thường toát ra bóng tối bao quanh họ. Đối với tôi, những điều này dường như phản ánh khuôn mặt của Ác Ma. May mắn thay, khi chúng ta cầu nguyện cho họ và ánh sáng của Chúa Kitô chiếu trên họ, bóng tối dần dần tan biến và họ một lần nữa sống động trở lại.
Tôi trải nghiệm nhiều sự tiếp xúc ân sủng hàng ngày. Rất nhiều người thực sự tốt bụng và tử tế, sẵn sàng giúp đỡ, chẳng hạn như những thành viên hào phóng và đầy đức tin trong đội trừ tà của chúng tôi. Niềm vui của các thành viên trong nhóm chúng tôi và những ân sủng chữa lành mạnh mẽ của Chúa đã làm lu mờ sự hiện diện đen tối của ma quỷ. Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn về sự hiện diện của Thiên Chúa là niềm vui trào dâng từ trái tim và rạng ngời trên khuôn mặt của mỗi người.
Những “cái nhìn” này, một số đầy giận dữ và đen tối, và những cái khác tràn đầy niềm vui thiên đàng, xác nhận cho tôi cả thực tế về Kẻ Ác và thực tế về Thiên Chúa. Chắc chắn là sau một cuộc sống ngay lành trên thế gian này chúng ta sẽ nhận được phần thưởng trên trời ở đời sau. Chắc chắn là như thế. Nhưng điều đó không phải là toàn bộ lý do khiến tôi chọn theo Chúa. Chính Ngài là nguồn vui và bình an của chúng ta. Niềm vui và sự bình an như vậy là phần thưởng của chính nó ở đời này và là lời hứa hẹn về hạnh phúc ở đời sau.
Đây là những “chứng tá” hàng ngày của tôi về sự hiện hữu của Chúa. Còn anh chị em, chứng tá của anh chị em là gì?
Source:Catholic ExorcismExorcist Diary #298: My Proof for God
Với tư cách là một nhà trừ quỷ, một hình ảnh in sâu vào tâm trí tôi là “Cái nhìn của Ác ma”. Khi chúng tôi tiến hành trừ tà, lũ quỷ xuất hiện và tôi nhìn vào mắt chúng. Cơn thịnh nộ tàn ác và giết người mà tôi thấy thật kinh hoàng và không thể quên được.
Đáng buồn là chúng ta cũng thoáng thấy những điều xấu xa như vậy ở thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta nhìn thấy bộ mặt của sự ác khi chúng ta chứng kiến những cơn thịnh nộ bạo lực, những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào trẻ em, sự phá hủy các nhà thờ và ảnh tượng thánh thiện, lòng tham lam và ích kỷ.
Tương tự như vậy, tôi nhận thấy rằng những người dành nhiều thập niên thực hành các thuật huyền bí, phù thủy và bói toán ma quỷ thường không vui vẻ, bị cô lập về mặt cảm xúc và thường toát ra bóng tối bao quanh họ. Đối với tôi, những điều này dường như phản ánh khuôn mặt của Ác Ma. May mắn thay, khi chúng ta cầu nguyện cho họ và ánh sáng của Chúa Kitô chiếu trên họ, bóng tối dần dần tan biến và họ một lần nữa sống động trở lại.
Tôi trải nghiệm nhiều sự tiếp xúc ân sủng hàng ngày. Rất nhiều người thực sự tốt bụng và tử tế, sẵn sàng giúp đỡ, chẳng hạn như những thành viên hào phóng và đầy đức tin trong đội trừ tà của chúng tôi. Niềm vui của các thành viên trong nhóm chúng tôi và những ân sủng chữa lành mạnh mẽ của Chúa đã làm lu mờ sự hiện diện đen tối của ma quỷ. Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn về sự hiện diện của Thiên Chúa là niềm vui trào dâng từ trái tim và rạng ngời trên khuôn mặt của mỗi người.
Những “cái nhìn” này, một số đầy giận dữ và đen tối, và những cái khác tràn đầy niềm vui thiên đàng, xác nhận cho tôi cả thực tế về Kẻ Ác và thực tế về Thiên Chúa. Chắc chắn là sau một cuộc sống ngay lành trên thế gian này chúng ta sẽ nhận được phần thưởng trên trời ở đời sau. Chắc chắn là như thế. Nhưng điều đó không phải là toàn bộ lý do khiến tôi chọn theo Chúa. Chính Ngài là nguồn vui và bình an của chúng ta. Niềm vui và sự bình an như vậy là phần thưởng của chính nó ở đời này và là lời hứa hẹn về hạnh phúc ở đời sau.
Đây là những “chứng tá” hàng ngày của tôi về sự hiện hữu của Chúa. Còn anh chị em, chứng tá của anh chị em là gì?
Source:Catholic Exorcism
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh của anh chị em giáo dân giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary Canada mừng sinh nhật trong tháng 6/2024
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
20:42 02/07/2024
Văn Hóa
Tuyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần Hai, Tín ngưỡng và Văn hóa: Chương 10, péguy and claudel
Vũ Văn An
14:29 02/07/2024
Chương 10: Hai nước Pháp, tiếp theo
Ngoại đề: Một số suy tư thần học về nghệ thuật
Dù vĩ đại như Péguy và Claudel, họ có chung một hạn chế dường như gắn liền với môi trường văn hóa Pháp đầu thế kỷ XX. Có những đoạn văn của cả hai nhà văn này ngang bằng với bất cứ đoạn văn nào của các nhà thơ Pháp hiện đại vĩ đại nhất – dù là Baudelaire, Rimbaud, Verlaine, Hugo hay Mallarmé. Nhưng điểm yếu của cả Claudel lẫn Péguy là ở chỗ xây dựng tổng thể. Lỗi này dường như bắt nguồn từ một niềm tin thần học. Bởi vì cả hai đều tin rằng chủ nghĩa giản lược khoa học của những nhân vật như Renan và nền văn minh máy móc xuất hiện ở châu Âu và châu Mỹ đều đối lập với tinh thần và tính tự phát do ân sủng tạo ra trong tâm hồn, nên họ chủ yếu dựa vào linh hứng văn chương trực tiếp, không chỉ vì tinh thần mà là hình thức công trình của họ. Tin tưởng vào linh hứng là điều tốt, nhưng trong toàn bộ lịch sử văn học, nó chưa bao giờ tạo ra một tác phẩm đỉnh cao bởi một lẽ đơn giản là ngay cả khi linh hứng phát xuất từ Thiên Chúa, chữ viết tay vẫn là của con người. Và bàn tay con người không vững vàng theo những chuyển động của tinh thần nếu không lao động nặng nhọc và nhiều dò dẫm liên tiếp.
Hơn nữa, trong khi Claudel và Péguy khá thông minh - người ta hầu như có thể nói trí thức mãnh liệt - họ đã vạch ra một ranh giới trong việc sử dụng trí hiểu hợp lý để lên kế hoạch cho việc làm. Péguy và Claudel đều đi xa đến mức nói rằng không những họ không có kế hoạch mà lẽ ra họ không nên có kế hoạch. Nhưng câu “Ngươi không được” bị hiểu lầm đã dẫn đến một số câu chuyện dài dòng trong “Những Mầu nhiệm” mà lẽ ra có thể đã bị loại bỏ nếu Péguy quay lại và điều chỉnh tài liệu của mình tốt hơn cho các mục đích chung của mình. Tương tự, Ève của ông có tiềm năng là một bài thơ thực sự hay, thậm chí có thể là một thiên anh hùng ca hiện đại. Khả năng tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt của thể thơ Pháp trong việc viết các câu thơ tứ tuyệt tạo thành gần hai mươi nghìn dòng của bài thơ cho thấy Péguy hoàn toàn có khả năng truyền cảm hứng của mình vào một thứ khác ngoài thể loại thơ Kinh thánh mà ông và Claudel thường sử dụng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng tổng thể, ông đã thất bại, và các câu thơ tứ tuyệt xuất hiện với số lượng lớn, lặp đi lặp lại các chủ đề vượt quá khả năng thưởng thức của con người, và không có sự ngưỡng mộ nào của độc giả đối với tác phẩm của Péguy nói chung có thể bù đắp cho sai sót nghệ thuật này.
Péguy và Claudel đều ngưỡng mộ Dante như một bậc tiền bối vĩ đại, nhưng dường như họ lại chùn bước trước một trong những yếu tố khiến Thần Kịch trở nên tuyệt vời: cấu trúc có trật tự và toàn diện của nó, điều vốn bổ sung cho cuốn thơ. Tiểu luận “Introduction à un poème sur Dante” [Dẫn nhập vào một Bài thơ về Dante] của Claudel nói rõ rằng ông nghĩ một nhà thơ vĩ đại cần có ba điều: cảm hứng, trí thông minh và tính Công Giáo (theo nghĩa cả tính phổ quát lẫn điều gì đó gần gũi với chính đức tin). Về điểm thứ hai, ông giải thích rằng “thông thường, qua linh hứng, nhà thơ chỉ nhận được một tầm nhìn không hoàn chỉnh, một tiếng gọi hoặc một từ ngữ khó hiểu và không định hình, và, qua một nghiên cứu táo bạo và siêng năng, qua việc tra cứu nghiêm ngặt các tài liệu của mình, qua việc bác bỏ mọi ý tưởng định sẵn có trước mục tiêu, mới có khả năng tạo thành một cảnh tượng hoàn chỉnh, một thế giới nhất định bên trong chính nó mà tất cả các bộ phận đều bị chi phối bởi các mối liên hệ hữu cơ và các tỷ lệ không thể phân ly được.” (64) Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng ngay cả một độc giả ngưỡng mộ cũng sẽ cảm thấy trong một tác phẩm vĩ đại như Cinq grandes odes, nhà thơ đã không hoàn toàn theo đuổi lý tưởng của mình. Quá nhiều đoạn hoàn toàn tuyệt đẹp bị nuốt chửng giữa chất liệu đáng lẽ có thể được làm lại hoặc cắt bớt mà không làm mất mát và mang lại nhiều lợi ích nếu ý tưởng của nhà thơ về nghệ thuật của mình bao gồm cảm giác cân bằng giữa linh hứng và sắp đặt hợp lý, của duyên dáng và tự nhiên, niềm tin và lý trí.
Người Công Giáo và các Kitô hữu khác đã tạo ra một số suy tư quan trọng về thẩm mỹ trong thế kỷ 20, có lẽ là phản ứng trước sự nhấn mạnh quá mức vào thần học duy lý và một chủ nghĩa duy luân nào đó—cả hai đều tập trung vào Điều thiện và Sự thật, nhưng lại bỏ qua điều Đẹp đẽ. Như chúng ta đã thấy trong các chương trước, thần mỹ học của Hans Urs von Balthasar đặt vẻ đẹp hay vinh quang của Thiên Chúa vào chính trung tâm của công trình thần học, chưa nói gì đến đời sống Kitô hữu. Ngay trong giới học thuyết Tôma tiêu chuẩn, vẫn có Art et scolastique [Nghệ thuật và Kinh viện] và L’Intuition créatrice dans l’art et dans la poésie [Trực giác Sáng tạo trong Nghệ thuật và Thơ ca] của Maritain; và Art and Prudence [Nghệ thuật và Sự Khôn ngoan thận trọng] của Ralph McInerny, tất cả đều là những tác phẩm xuất sắc đặc trưng của các nhà tư tưởng lỗi lạc. Những hệ thống thẩm mỹ kinh viện này dường như lấy cảm hứng gián tiếp từ James Joyce, một người Công Giáo đã bỏ đạo, người tuy nhiên đã tạo ra Portrait of the Artist as a Young Man [Chân dung nhà Nghệ Sĩ như Một Người Trẻ] (1914) của mình một số nguyên tắc rút ra từ học thuyết Tôma, quan trọng nhất là sự khác biệt giữa sự khôn ngoan thận trọng như recta ratio agibilium (lý do chính đáng cho mọi điều phải được thực hiện) và nghệ thuật như recta ratio factibilium (lý do chính đáng cho mọi điều có thể thực hiện được). (65)
Sự phân biệt có vẻ hiển nhiên và đủ cần thiết, nhưng nhiều nhà thần học và luân lý Công Giáo khi tham gia vào các vấn đề văn học cố gắng đặt ra các vấn đề về tôn giáo hoặc luân lý làm tiêu chuẩn chính cho các tác phẩm nghệ thuật. Những cân nhắc về thần học và luân lý – xin mạn phép các nghệ sĩ và nhà lý thuyết hiện đại - có vai trò trong việc đánh giá nghệ thuật và nghệ sĩ. Nhưng theo định nghĩa, công việc sáng tạo thực sự sẽ không chỉ đơn thuần tuân theo những khuôn mẫu đã được thiết lập sẵn. Không có những đòi hỏi nghệ thuật đích thực, tất cả những gì chúng ta có là những chuyên luận được ngụy trang thành những câu chuyện, bài thơ hoặc bài bình luận về cuộc sống thường không mấy xây dựng của các nghệ sĩ, ngay cả những nghệ sĩ Công Giáo. Như nhà văn người Mỹ Flannery O’Connor đã từng đưa ra quan điểm đáng nhớ: “Tiểu thuyết gia Công Giáo không cần phải là một vị thánh, họ thậm chí không cần phải là một người Công Giáo; thật không may, họ phải là một tiểu thuyết gia.” (66)
Joyce đã trích dẫn Thánh Tôma khi nhấn mạnh rằng tác phẩm nghệ thuật sẽ biểu lộ vẻ đẹp, và “ad pulchritudinem tria requiruntur: integritas, consonantia, claritas” (67) (ba điều cần thiết cho cái đẹp: tính toàn vẹn, sự hài hòa, sự rõ ràng). Cả ba thuật ngữ đều khó dịch, nhưng ít nhất hai thuật ngữ đầu gợi ý một sự tổng thể và hài hòa nào đó giữa các phần, trong khi thuật ngữ cuối cùng—như Stephen Dedalus, nhân vật chính của Joyce lập luận—không có nghĩa rõ ràng cho bằng một loại “rạng rỡ” tỏa sáng từ bên trong tác phẩm. Những tiêu chuẩn này cũng tạo thành cầu nối để đọc nghệ thuật theo phong cách Augustinô hơn. Dorothy Sayers—một tiểu thuyết gia hiện đại vĩ đại, nhà viết kịch, nhà văn trinh thám, và dịch giả Dante, trong số nhiều thành tựu khác—có lẽ do nguồn gốc Anh giáo của bà, đã gợi ý một cách tài tình những cách thức mà theo đó quan niệm của Thánh Augustinô về dấu tích của Đấng Tạo Hóa trong sự sáng tạo cũng có thể được nói là áp dụng cho các tác phẩm nghệ thuật. Hiểu đúng nghĩa đen của ý niệm con người như imago Dei [hình ảnh Thiên Chúa], bà đưa ra một thẩm mỹ Ba Ngôi làm phong phú thêm lập luận về recta ratio factibilium:
“... mọi công việc [hoặc hành động] sáng tạo đều có ba phần, một ba ngôi trần thế để phù hợp với Ba Ngôi thiên đàng.
Đầu tiên, [không phải theo thời gian, mà chỉ theo thứ tự liệt kê] có Ý niệm Sáng tạo, không có đam mê, không có thời gian, nhìn thấy toàn bộ công việc hoàn thành ngay lập tức, kết thúc ở điểm khởi đầu: và đây là hình ảnh của Chúa Cha.
Thứ hai, có Năng lực Sáng tạo [hay Hoạt động] sinh ra từ ý niệm kia, hoạt động trong thời gian từ đầu đến cuối, bằng mồ hôi và đam mê, nhập thể trong các mối ràng buộc của vật chất: và đó là hình ảnh của Ngôi Lời.
Thứ ba, có Năng lực Sáng tạo, ý nghĩa của công việc và phản ứng của nó trong linh hồn sống động: và đây là hình ảnh của Chúa Thánh thần ngự trị bên trong.
Và ba điều này là một, mỗi điều đều bình đẳng trong toàn bộ tác phẩm, trong đó không điều nào có thể hiện hữu mà không có điều khác: và đây là hình ảnh của Chúa Ba Ngôi.” (68)
Từ một góc độ nào đó, công thức này dường như tái tạo huyền thoại Lãng mạn cũ rằng người nghệ sĩ sáng tạo giống như một vị thần. Đã có rất nhiều thí dụ tồi tệ về giả định đó trong vài thế kỷ qua. Nhưng từ một góc độ khác, nó ràng buộc người nghệ sĩ nhân bản vào nguồn gốc của họ trong Đấng Tạo Hóa—một Đấng Tạo Hóa Ba Ngôi—và khiến nghệ sĩ trở thành một loại đồng sáng tạo, như Đức Gioan Phaolô II sẽ nói về các loại công việc khác của con người. Tuy nhiên, từ góc độ con người, nghệ sĩ có vẻ như là một người độc đáo, sự độc đáo của họ bị ràng buộc vào chính trật tự của sự sáng tạo. Không có nghệ sĩ nào hoàn toàn tự do trong mỹ học Kitô giáo ngoại trừ những người bị ràng buộc vào sự thật.
Công việc sáng tạo không giống như những loại công việc khác. Khi một người thợ mộc bắt đầu làm một cái bàn, họ biết khá rõ những gì họ sẽ tạo ra. Thực thế, nếu kết quả không gần như hoàn toàn có thể dự đoán được, họ có thể sớm phá sản. Ngược lại, một nghệ sĩ không thể—và không nên—có một mục tiêu như vậy. Sự sáng tạo về bản chất phải làm được điều gì đó xứng đáng với sự chú ý của chúng ta mà chúng ta không thể lường trước được, điều mà chính người nghệ sĩ cũng không thể đoán trước được. Toàn bộ vấn đề với việc thí dụ viết một cuốn tiểu thuyết trào phúng hoặc một chuỗi thơ trữ tình ngày nay sau nhiều thế kỷ lịch sử văn học là chúng ta đã biết những gì sẽ xảy ra ở cả hai và, ngay cả khi chúng được thực hiện khá tốt, chúng ta vẫn thường xuyên tìm thấy nó. Nếu hiểu con người, như được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, theo nghĩa phong phú hơn bình thường, thì chúng ta không nên ngạc nhiên điều mà chúng ta thực sự trân quí trong tác phẩm thực sự mới là một điều gì đó, tuy xa xôi, nhưng nhắc nhở chúng ta về Lời nguyên thủy của nguồn gốc sáng tạo và làm cho cả môi trường xung quanh hàng ngày của chúng ta ngay lập tức trông mới hẳn. Một điều tương tự như thế đã hiện diện nơi Maritain: “Nếu thiếu trực giác sáng tạo, một tác phẩm có thể được tạo ra một cách hoàn hảo, nhưng nó chẳng là gì cả; nghệ sĩ không có gì để nói.” (69) Péguy và Claudel rõ ràng lo lắng không để khía cạnh máy móc của cuộc sống hiện đại dập tắt trực giác đó. Nhưng chính mục tiêu đó có thể đã khiến họ tương đối lơ là với nghề thủ công khôn khéo, có tính toán.
Một thí dụ rõ ràng về ý nghĩa của điều này trong thực tế đối với Claudel xuất hiện khi đọc một tụng ca trong Les Cinq Grandes Odes của ông, đó là "Nàng thơ là ân sủng". Nó bắt đầu với việc nhà thơ mô tả “biển cả” đến tìm kiếm lại ông ra sao, và giống như một con thuyền hoặc con ngựa bị trói, ông nhảy lên và tung tăng trước kích thích: “Lại ra đi, lại thông tin liên lạc được thiết lập, lại cánh cửa mở ra!” Đây đều là những tiếng vọng của Rimbaud, đại loại như “Le bateau ivre” (“Chiếc thuyền say”) được điều chỉnh thành một âm điệu cổ điển và Kitô giáo:
A, tôi say, a, tôi được giao cho thượng đế! Tôi nghe thấy một giọng nói trong tôi và thước đo tăng tốc, chuyển động của niềm vui,
Sự hỗn loạn của đoàn quân Olympus, bước chân được thần thánh hãm đà!
Bây giờ con người có ý nghĩa gì với tôi! Tôi được tạo ra không phải cho họ, mà là cho
Sự vận chuyển thước đo thánh thiêng này!
Đồng thời với việc khẳng định linh hứng thần thiêng này, ông nhấn mạnh rằng nó sẽ diễn ra bằng những phương tiện trần thế khiêm tốn:
Những từ ngữ tôi sử dụng
Là những từ ngữ hàng ngày, nhưng chúng không y như nhau!
Bạn sẽ không tìm thấy vần điệu nào trong câu thơ của tôi cũng như bất cứ mánh khóe nào! Đây là những cụm từ của riêng bạn. Không cụm từ nào của bạn mà tôi không biết cách sử dụng!
Những bông hoa này là hoa của bạn, và bạn nói rằng bạn không nhận ra chúng.
Bàn chân này là bàn chân của bạn, nhưng hãy xem cách tôi bước đi trên biển và cách tôi đạp nước biển trong chiến thắng!
Với những phần mở đầu hấp dẫn này, Claudel sau đó giới thiệu một loạt các khổ thơ và hồi khúc (antistrope) gợi nhớ đến thi ca Hy Lạp, nhưng trong trường hợp này, chúng trình bày xen kẽ các tuyên bố của nhà thơ với Nàng thơ và Nàng thơ với nhà thơ. Nhà thơ muốn chung thủy với đất, và Nàng thơ tìm cách chuốc ông cho say và mang ông đi:
Và tôi muốn gửi gắm vào đó một bài thơ tuyệt vời trong hơn vầng trăng soi thanh bình đồng quê mùa gặt.
Và để vạch ra một Con đường khải hoàn vĩ đại trên khắp trái đất....
Hãy để tôi hát những tác phẩm của con người và mỗi người sẽ khám phá trong những câu thơ của tôi những điều mà họ đã biết,
Như từ trên cao, người ta hài lòng nhận ra ngôi nhà của mình, nhà ga, tòa thị chính, và người đàn ông tốt bụng với chiếc mũ rơm đó, nhưng không gian xung quanh ta bao la!...
Bài thơ vĩ đại của con người cuối cùng đã vượt ra ngoài những nguyên nhân thứ yếu và hòa giải với những sức mạnh vĩnh cửu,
Con đường khải hoàn vĩ đại trên khắp trái đất đã hòa giải cho con người, loại bỏ may rủi, khi anh ta tiến lên! (70)
Claudel cứ thế tiến bước trong phương thức tuyệt đẹp này với ít việc lặp lại và đệm lót hơn so với Péguy và phạm vi rộng hơn, nhưng khả năng viết lách của ông bắt đầu trở nên ngọt ngào giả tạo khi cuộc đối thoại “được linh hứng” này tiếp tục và bắt đầu làm suy yếu tính cao cả của linh hứng bằng phát minh mở rộng và lộn xộn của nó. Nàng Thơ nói rằng nàng là một phụ nữ mà lý trí không thể với tới được, nhưng ngay cả khi thừa nhận toàn bộ vẻ đẹp tuyệt vời và chuyển động nhanh của nó, người đọc bắt đầu cảm thấy vắng điều lý trí trên thực tế có thể làm, cả ở những đỉnh cao này. Bất chấp những đoạn tuyệt vời, một loại nhất thiết và không thể tránh khỏi của hình thức cuối cùng - vốn là một trong những dấu hiệu chắc chắn của tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất - dường như bị thiếu do sự mất cân bằng giữa lý trí và trực giác nghệ thuật. Đặc biệt, trong bài thơ này, Claudel đã chọn tham gia vào một cuộc đối thoại với một người nói với ông, "Bạn gọi tôi là Nàng Thơ nhưng tên khác của tôi là ân sủng." Tuy nhiên, có điều gì đó không hoàn toàn hài hòa trong mối quan hệ này, bằng chứng là hình thức nghệ thuật, xem ra phản ảnh một vấn đề sâu sắc hơn của lý trí và đức tin.
Công bằng đối với Claudel, các nhà văn Pháp khác cùng thời cũng có những xung năng nghệ thuật tương tự. Saint-John Perse, một người quen, đã viết theo cách tương tự, mặc dù viết về các vấn đề thế tục. Những người Pháp theo chủ nghĩa siêu thực—André Breton, Louis Aragon, Paul Éluard, Philippe Soupault—lấy tâm lý học chiều sâu (vô thức) làm xuất phát điểm, cố tình dập tắt lý luận và thực hành lối “viết tự động” như một cách để vươn tới tài liệu mà chủ nghĩa duy lý nông cạn của Phong trào Ánh sáng không thể tiếp cận được. Và những nhà văn khác như Guillaume Apollinaire, Max Jacob, René Char và Pierre Reverdy cũng có những mục tiêu tương tự. Không giống như Anh và Mỹ, đầu thế kỷ 20 ở Pháp có điều gì đó đặt lý trí đối đầu thẳng thừng hơn với trực giác nghệ thuật. Tuy nhiên, ngay cả trong văn học Anh, một nhân vật như Joyce trong Ulysses và Wake của Finnegan đôi khi vượt ra ngoài giới hạn hợp lý để tìm kiếm một sáng tạo ngôn từ tuyệt đối gần như ngẫu tượng nào đó. Như Claudel, tất cả đều có những người bênh vực và nâng đỡ của họ, nhưng một điểm chung đối với tất cả họ cũng cho thấy sự không hoàn thiện, không tìm thấy hình thức thích đáng ở thời của họ. Lực hút giữa đất và trời nơi Claudel được ghi nhận và tiến gần đến điểm cân bằng, nhưng có lẽ vì những dư vị của phong trào Ánh sáng đã cản trở mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa trực giác đức tin và lý trí nơi các nghệ sĩ (các nhà triết học và thần học đã làm tốt hơn), điều này là điều tốt nhất mà ông hay bất cứ nghệ sĩ nào có thể làm được trong tiền bán thế kỷ XX.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Xe tăng hạt nhân thần kỳ của Nga nổ tan tành! Ukraine phóng ATACMS, Nga tháo chạy kẹt cứng cầu Kerch
VietCatholic Media
03:01 02/07/2024
1. Xe tăng thần kỳ của Nga có khả năng chịu nổi một cuộc tấn công hạt nhân vừa bị nổ tung ở Ukraine
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Another One Of Russia’s Nuclear-Proof Transports Just Got Blown Up In Ukraine”, nghĩa là “Một trong những phương tiện vận tải chống hạt nhân khác của Nga vừa bị nổ tung ở Ukraine.”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vào cuối những năm 1970, chính quyền Liên Xô đã yêu cầu Cục thiết kế Kirovsky ở Saint Petersburg phát triển phương tiện chỉ huy và trinh sát trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân.
Và không chỉ là một phương tiện chỉ huy và trinh sát có khả năng chịu nổi một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng nó phải là phương tiện hạt nhân được bảo vệ tốt nhất, thoải mái nhất có thể tưởng tượng được. Đó là một chiếc xe tăng không có tháp pháo được bọc thép dày, khép kín, có camera điều khiển từ xa và nguồn cung cấp oxy riêng.
Kết quả Cục thiết kế Kirovsky ở Saint Petersburg đã chế ra chiếc xe tăng Ladoga. Kirovsky chỉ sản xuất một số ít xe bánh xích - có lẽ là bốn hoặc năm chiếc. Một chiếc đã dành một thời gian ở khu vực bụi phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl sau vụ tan chảy chết người năm 1986 của nhà máy. Ngoài một chiếc khác được đưa vào viện bảo tàng, những chiếc Ladogas sau đó... từ từ biến mất.
Cho đến gần đây. Vào tháng 3, một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã phát hiện và tấn công một chiếc Ladoga đang di chuyển về phía giới tuyến của Ukraine gần Rừng Kreminna ở miền đông Ukraine. Và hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, người Ukraine đã bắn trúng chiếc Ladoga thứ hai, khiến nó bốc cháy.
Không có gì bí mật khi Điện Cẩm Linh đang nỗ lực sản xuất đủ phương tiện chiến đấu - thông qua sản xuất mới hoặc bằng cách lấy các phương tiện cũ hơn từ kho lưu trữ dài hạn - để tham gia vào một cuộc chiến với những tổn thất đáng kinh ngạc. 16.000 phương tiện đã bị phá hủy hay bị bắt sống, và con số này đang gia tăng, dọc theo chiến tuyến dài 700 dặm hay 1120 km, trong 28 tháng chiến tranh ở Ukraine.
Khoảng cách giữa số lượng phương tiện mới được tạo ra – giữa 500 hoặc 600 xe tăng mỗi năm so với tổn thất hàng năm trung bình là 1.300 xe tăng giúp giải thích tại sao một số loại xe tăng rất kỳ lạ đã và đang xuất hiện dọc chiến tuyến.
Với tốc độ mất khoảng 1.700 các xe chiến đấu khác, có lẽ đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của xe golf, xe hai bánh địa hình và xe tăng rùa.
So với xe golf hay xe gắn máy địa hình, Ladoga phù hợp hơn nhiều cho chiến tranh cơ giới. Nó kết hợp thân bọc thép của xe tăng T-80 với động cơ tua-bin khí công suất 1.250 mã lực và khoang lái rộng rãi chứa khoảng 4 chiếc ghế bành có đệm.
Ladoga có một camera truyền hình gắn trên cột buồm và một bộ radio đầy đủ cho phép phương tiện này hoạt động trong vai trò chỉ huy ngày tận thế. Hãy tưởng tượng các nhà lãnh đạo Liên Xô tăng tốc đến nơi an toàn bên trong chiếc Ladoga, chỉ đạo lực lượng hạt nhân của họ khi các vũ khí hạt nhân của NATO trút xuống như mưa.
Bây giờ hãy tưởng tượng một đại tá Nga nào đó đang chỉ huy một Trung Đoàn hay một Lữ Đoàn của mình từ nội thất ấm cúng của Ladoga trong cuộc tấn công vào lực lượng Ukraine xung quanh Kreminna.
Lực lượng nhỏ bé của Ladogas đã tập luyện quanh Chernobyl nhưng chưa bao giờ thực hiện vai trò chính của mình trong ngày tận thế nguyên tử. Chắc chắn không ai ở Kirovsky tưởng tượng được Ladogas già nua cuối cùng cũng tìm được đường ra tiền tuyến của một cuộc chiến tranh phi hạt nhân vào năm 2024.
Nhưng sau đó, thật khó để tưởng tượng các kỹ sư ở Saint Petersburg 50 năm trước có thể tưởng tượng việc Nga mất 16.000 xe thiết giáp trong vòng hơn hai năm trong một cuộc chiến với một Ukraine nhỏ bé chiến đấu vì độc lập của mình.
Có thể còn lại hai hoặc ba chiếc Ladogas, bao gồm cả chiếc trong viện bảo tàng. Vẫn còn phải xem liệu chúng có xuất hiện ở Ukraine hay không và liệu chúng có sống sót nổi hay không.
2. Vụ nổ rung chuyển Crimea, khói bao trùm Balaklava. Giao thông tắc nghẽn trên cầu Kerch khi hàng ngàn người Nga tìm cách chạy khỏi bán đảo Crimea
Kênh Telegram Crimea Wind đưa tin người ta đã nghe thấy các vụ nổ ở Balaklava, một khu định cư ở thành phố Sevastopol, vùng Crimea bị tạm chiếm sau khi cảnh báo không kích vang lên vào chiều Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy.
Mikhail Razvozhayev, lãnh đạo ủy nhiệm của Nga ở Sevastopol, tuyên bố rằng lực lượng phòng không đang hoạt động trong thành phố.
Crimea Wind đã chia sẻ một bức ảnh do người dân địa phương chụp cho thấy một cột khói cao bốc lên phía trên Balaklava, có lẽ là gần nhà máy nhiệt điện của thị trấn.
Razvozhayev tuyên bố rằng theo dữ liệu sơ bộ, 4 mục tiêu trên không đã bị phá hủy gần Balaklava, “nhưng mảnh vỡ rơi ở khu vực ven biển”. Ông nói thêm rằng thông tin về quy mô thiệt hại có thể xảy ra đang được làm rõ.
Các vụ nổ cũng được báo cáo ở khu vực Mũi Fiolent, hãng truyền thông độc lập Krym Realii đưa tin.
Razvozhayev yêu cầu dân chúng bình tĩnh sau khi hàng ngàn người tìm cách rời khỏi bán đảo Crimea qua cầu Kerch khiến giao thông bị tắt nghẽn vì công an và quân đội lục soát từng chiếc xe trước khi cho qua cầu.
Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công thành công nhằm vào các mục tiêu của Nga ở Crimea và khu vực lân cận, làm suy yếu nghiêm trọng Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Lực lượng Ukraine đã tấn công khoảng 15 hệ thống phòng không của Nga tại vùng Crimea bị tạm chiếm trong hai tháng qua, quân đội Ukraine đưa tin hôm 17 Tháng Sáu. Hơn 15 trạm radar và hơn 10 trung tâm điều khiển đóng trên bán đảo cũng bị tấn công.
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, kêu gọi du khách Nga rời khỏi bán đảo Hắc Hải. Ông cho biết Crimea có nhiều cơ sở quân sự mà “không cơ sở nào được yên”. Cảnh báo của ông khiến nhiều người Nga lo lắng rằng một cuộc tấn công lớn sắp xảy ra.
Trong một diễn biến khác, cố vấn tổng thống Ukraine Mikhail Podolyak cho biết vào tháng 6 rằng “không thể có bãi biển, khu du lịch và những dấu hiệu hư cấu khác về cuộc sống hòa bình” ở Crimea.
“Crimea chắc chắn là một lãnh thổ của Ukraine bị Nga xâm lược, nơi các hoạt động quân sự đang diễn ra, một cuộc chiến tranh toàn diện đang diễn ra. Đó chính cuộc chiến mà Nga đã phát động với mục đích diệt chủng và hung hãn”, ông nói.
“Crimea cũng là một doanh trại và nhà kho quân sự lớn, với hàng trăm mục tiêu quân sự trực tiếp mà người Nga cố gắng che đậy và đưa chính dân thường của họ ra làm bia đỡ đạn. Đến lượt họ, họ là quân xâm lược Nga dân sự”, Podolyak nói thêm.
3. Tổng thống Zelenskiy nói: 'Ngày nay Mỹ không coi Ukraine trong NATO '
Mỹ chưa sẵn sàng mời Ukraine gia nhập NATO ngay hôm nay, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong cuộc phỏng vấn với The Philadelphia Inquirer, được công bố hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy.
“Mỹ đang nói về vấn đề này một cách công khai. Tổng thống Joe Biden đang nói về điều đó. Và Donald Trump nói rằng nếu không có NATO, cuộc chiến có thể đã không bắt đầu”, ông Zelenskiy nói.
“Chúng tôi lắng nghe ý kiến của cả hai bên. Và điều này cho thấy ngày nay không ai nhìn thấy Ukraine trong NATO. Thật không may.”
Ukraine bày tỏ hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh tháng 7 của NATO tại Washington sẽ mang đến một tín hiệu rõ ràng hơn về tư cách thành viên trong liên minh trong tương lai của Ukraine. Các quan chức Mỹ nói rõ rằng nước này khó có thể nhận được lời mời.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby trước đó cho biết Ukraine phải giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga trước khi trở thành thành viên NATO.
“Đó là cái gọi là chính sách ‘một bước tiến, hai bước lùi’. Tôi không nghĩ rằng đây là chính sách của các nhà lãnh đạo thế giới”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Nếu Mỹ sợ chọc tức Putin và đó là lý do tại sao chúng tôi không được mời, thì chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho chúng tôi nhiều nhất có thể để bảo vệ chúng tôi khỏi sự xâm lược của Nga.”
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh Ukraine rất cần hệ thống phòng không Patriot và chiến đấu cơ F-16 để tự vệ trước Nga.
Kyiv và Washington đã ký một thỏa thuận an ninh song phương có thời hạn 10 năm tại hội nghị thượng đỉnh nhóm bẩy cường quốc trên thế giới, thường được gọi là G7, ở Ý. Thoả thuận này được cho là “cầu nối để Ukraine cuối cùng trở thành thành viên của NATO”.
Không giống như NATO, thỏa thuận an ninh Mỹ-Ukraine không yêu cầu phản ứng quân sự của Mỹ nếu Ukraine bị tấn công nhưng vạch ra biện pháp phòng thủ lâu dài và hỗ trợ khác cho Kyiv.
4. Kyiv cho biết Nga mất 1110 quân, 115 phương tiện, 66 hệ thống pháo trong một ngày
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost 1110 Troops, 115 Vehicles, 66 Artillery Systems in a Day: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã mất 1.110 binh sĩ và 66 hệ thống pháo ở Ukraine trong ngày qua.
Trong một bản cập nhật đăng trên mạng xã hội, quân đội Ukraine cho biết Nga đã phải chịu tổng cộng 543.810 người thương von kể từ tháng 2 năm 2022. Theo thống kê của Kyiv, Mạc Tư Khoa đã mất gần 14.600 hệ thống pháo kể từ khi Điện Cẩm Linh tiến hành cuộc xâm lược toàn diện hơn hai năm trước.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm thứ Hai cũng cho biết Nga đã mất 115 phương tiện các loại kể từ đầu ngày Chúa Nhật, bao gồm 19 xe tăng và 26 xe thiết giáp chở quân.
Số lượng thương vong và tổn thất trên chiến trường rất mờ mịt trong các cuộc xung đột đang diễn ra và các chuyên gia kêu gọi thận trọng khi đề cập đến các số liệu mà một trong hai bên đưa ra trong một cuộc chiến.
Chính phủ Anh ước tính vào cuối tháng 5 rằng tổng số thương vong của Nga có thể lên tới 500.000 người. Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong suốt tháng 5 năm 2024, số thương vong trung bình hàng ngày của Mạc Tư Khoa là hơn 1.200 người, đánh dấu con số tổn thất trung bình hàng ngày cao nhất đối với Nga trong một cuộc chiến toàn diện.
Chính phủ Anh cho biết thêm vào thời điểm đó rằng Nga vẫn đang nỗ lực tuyển dụng để bổ sung cho các đơn vị bị ảnh hưởng bởi “cuộc tấn công tiêu hao đang diễn ra” của Mạc Tư Khoa trên hàng trăm dặm tiền tuyến.
Ukraine cho biết Nga có thể điều động tới 30.000 tân binh mỗi tháng vào hàng ngũ của mình, thúc đẩy các chiến thuật đẫm máu và gây thương vong nặng nề mà Mạc Tư Khoa đã sử dụng để chống lại lực lượng Kyiv nhằm giành được lãnh thổ.
Trong khi phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới từ vùng Belgorod của Nga vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine vào đầu tháng 5, Mạc Tư Khoa đã tăng gấp đôi nỗ lực tiến về phía tây ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine.
Quân đội Ukraine nhiều lần đưa tin giao tranh ác liệt nhất xảy ra ở phía đông thành phố chiến lược Pokrovsk của Donetsk khi Nga tiến về phía tây thành trì Avdiivka trước đây của Ukraine. Mạc Tư Khoa đã kiểm soát Avdiivka kể từ tháng Hai.
Hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã chiếm được hai thị trấn ở khu vực Donetsk. Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng của nước này hiện kiểm soát Spirne, một khu định cư ở phía đông Donetsk và không xa khu vực Luhansk. Nó cũng đã chiếm được Novooleksandrivka, một thị trấn ở phía đông Pokrovsk và phía tây bắc Avdiivka. Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã bác bỏ các tuyên bố này của Nga.
Ông cho biết quân đội Ukraine đã “đẩy lùi” 8 cuộc tấn công của Nga ở phía đông khu định cư Siversk ở Donetsk trong ngày qua, bao gồm cả xung quanh Spirne.
Ukraine đã đẩy lùi 42 cuộc tấn công của Nga ở phía đông Pokrovsk, bao gồm các cuộc tấn công xung quanh Novooleksandrivka.
5. Zelenskiy nói: Thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải cung cấp mô hình tiềm năng cho các cuộc đàm phán với Nga
Ukraine không dự tính đàm phán trực tiếp với Nga nhưng có thể sử dụng mô hình thỏa thuận ba bên tương tự như Sáng kiến ngũ cốc Hắc Hải do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào năm 2022, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn với tờ Philadelphia Inquirer được công bố hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy.
Thỏa thuận này đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự gia tăng giá lương thực toàn cầu, một phần do cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bằng cách cho phép Kyiv xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của mình qua Hắc Hải bất chấp cuộc xâm lược đang diễn ra.
Nga đã rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, khiến thỏa thuận này sụp đổ vào tháng 7 năm 2023.
Thỏa thuận này là kết quả của các cuộc đàm phán ba bên, trong đó Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, trong khi Nga ký thỏa thuận tương ứng của riêng mình với các nhà hòa giải tương tự.
Ông Zelenskiy cho biết mô hình này có thể được sử dụng cho các vấn đề như toàn vẹn lãnh thổ, năng lượng và vận chuyển khi trả lời câu hỏi liệu Ukraine có thể tổ chức đàm phán trực tiếp với Nga hay không.
Zelenskiy nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán hòa bình khả thi duy nhất sẽ dựa trên công thức hòa bình của Ukraine, trong đó Nga phải rút hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine và trả tiền bồi thường, cùng các điểm khác.
Ông Zelenskiy nói: Bất kỳ hình thức đàm phán hòa bình nào khác với Nga sẽ không kết thúc chiến tranh mà còn khuyến khích sự xâm lược lãnh thổ hơn nữa, trong khi “ngừng bắn là lựa chọn tốt nhất cho người Nga để họ có thể chuẩn bị cho nhiều hoạt động hơn nữa”.
“Nếu ý tưởng là từ bỏ lãnh thổ của chúng tôi thì không, chắc chắn không, nó sẽ không giải quyết được vấn đề”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Thụy Sĩ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine trong 2 ngày 15 và 16 tháng 6, với hơn 90 quốc gia và tổ chức tham dự.
78 quốc gia và 4 tổ chức đã ký thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào ngày 16 tháng 6. Thêm 9 quốc gia nữa tham gia vào văn kiện này sau sự kiện này.
Kyiv đang lên kế hoạch sắp xếp hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai trước cuối năm 2024.
6. Các công ty ở Nga hỗ trợ cuộc chiến bị tin tặc Ukraine nhắm tới
Các nhà hoạt động Ukraine từ cộng đồng mạng BO_Team, phối hợp với các chuyên gia từ Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine, đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các công ty Nga ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết trong tuần qua, tin tặc đã phá hủy hơn 100 terabyte dữ liệu từ OrbitSoft, một nhà phát triển nhu liệu hợp tác với quân đội Nga.
Họ cũng xóa dữ liệu trên 8 máy chủ của Orient Systems, nhà cung cấp thiết bị định vị cho các nhà sản xuất quân sự của Nga, đặc biệt là những nhà sản xuất máy bay điều khiển từ xa.
Ngoài ra, tin tặc còn tấn công vào 19 máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Nizhniy Novgorod, xóa tất cả dữ liệu và gửi đến hàng loạt các email một tin nhắn có nội dung “quả báo không thể tránh khỏi” cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Cuộc tấn công mạng này diễn ra ngay sau khi đội quân công nghệ thông tin Ukraine, một nhóm chiến tranh mạng tình nguyện, cho biết họ đã tấn công vào các ngân hàng Nga và hệ thống thanh toán Mir của Nga vào ngày 20 tháng 6, khiến một loạt dịch vụ “không hoạt động”.
Hệ thống thanh toán Mir được thiết lập sau khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế bắt đầu hạn chế việc sử dụng thẻ quốc tế.
Theo nhóm, cuộc tấn công đã làm mất kết nối hệ thống thanh toán Mir và các ngân hàng bị ảnh hưởng, bao gồm VTB, Alfa-Bank, Gazprombank, Sberbank, “và nhiều dịch vụ nhỏ hơn”. Nhóm này cho biết “có thể đây là cuộc tấn công DdoS /đi-đốt/ lớn nhất trong lịch sử”.
7. Nga đang thử những cách mới để tấn công Kyiv
Quân đội Nga đang thử một đường lối mới để tấn công thủ đô Kyiv, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, đưa ra lập trường trên hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy.
“Kẻ xâm lược đang thử các chiến thuật mới – tìm thời điểm, phương pháp và phương tiện thích hợp để tấn công Kyiv. Bởi vì thủ đô của Ukraine đã, đang và sẽ là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của quân xâm lược”, Tướng Popko cho biết.
Hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu, Lực lượng Nga tấn công Kyiv bằng hỏa tiễn vào khoảng 8 giờ tối giờ địa phương. Các mảnh vỡ rơi trúng tòa nhà dân cư 14 tầng ở quận Obolon.
Theo Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, một phụ nữ lớn tuổi đã phải vào bệnh viện.
Tướng Popko cho rằng cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật “khác biệt” với các cuộc tấn công gần đây của Nga nhằm vào thủ đô.
Lực lượng Nga không thực hiện các cuộc tấn công hàng loạt hoặc kết hợp vào ban đêm hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa. Theo Cơ quan quản lý quân sự thành phố Kyiv, họ cũng không sử dụng hỏa tiễn đạn đạo hoặc hỏa tiễn hành trình từ máy bay ném bom chiến lược.
Tướng Popko kêu gọi người dân Kyiv không bỏ qua các cảnh báo về cuộc không kích.
Ông nói: “Hỏa tiễn bị bắn hạ nhưng chúng không tan rã và các mảnh vỡ gây ra mối đe dọa đến tính mạng con người”.
Ông cho biết, ba người, trong đó có một trẻ em, ở Kyiv cũng bị thương sau vụ tấn công ngày 30 Tháng Sáu của Nga. Ông cho biết thêm, các nạn nhân đang được chăm sóc y tế tại một trong các bệnh viện khu vực kể từ ngày 1 Tháng Bẩy.
Theo thống đốc, cuộc tấn công không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hại 3 ngôi nhà, một số tòa nhà hành chính, một nhà kho và 16 phương tiện.
8. Meduza cho biết: Dữ liệu tử vong của Nga chứng thực ít nhất 64.000 binh sĩ Nga thiệt mạng khi giao tranh ở Ukraine
Dữ liệu về tỷ lệ tử vong được công bố gần đây cho thấy hơn 64.000 người đàn ông Nga đã thiệt mạng khi chiến đấu ở Ukraine, theo báo cáo của các hãng truyền thông độc lập Nga Meduza và Mediazona vào ngày 28 Tháng Sáu.
Mediazona, cùng với BBC News Russian, từ lâu đã ghi lại tên của những người lính Nga thiệt mạng khi chiến đấu ở Ukraine thông qua nghiên cứu nguồn mở như các cáo phó, hồ sơ thừa kế, và các báo cáo của chính quyền địa phương. Nghiên cứu đã cung cấp tên của hơn 64.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ năm 2022.
Tuy nhiên, họ lưu ý rằng con số lính Nga tử trận chắc chắn sẽ cao hơn gấp nhiều lần vì đăng cáo phó không phải là một thực hành ở nông thôn, là nơi tỷ lệ nam thanh niên bị bắt lính cao gấp nhiều lần những nơi khác.
9. Ukraine sản xuất hàng loạt máy bay điều khiển từ xa tấn công có tầm bắn hơn 1.000 km
Ukraine đã bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay điều khiển từ xa tấn công với tầm bắn hơn 1.000 km, nhà lãnh đạo công ty nhà nước Công nghiệp Quốc phòng Ukraine, còn được gọi là Ukroboronprom, cho biết Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy.
Trong một cuộc phỏng vấn với ArmyInform, Herman Smetanin cho biết “nguồn tài nguyên khổng lồ và ngành công nghiệp siêu mạnh” của Nga có nghĩa là Kyiv phải áp dụng đường lối “linh hoạt và sáng tạo” hơn để sản xuất vũ khí.
Ukraine sử dụng máy bay điều khiển từ xa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự như phi trường và các cơ sở hậu cần, cũng như các nhà máy và kho chứa dầu. Các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ nhằm mục đích làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga và làm giảm doanh thu xuất khẩu của Mạc Tư Khoa, vốn rất quan trọng để tài trợ cho cuộc chiến.
Các máy bay điều khiển từ xa thử nghiệm của Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở Nga tới tận Cộng hòa Tatarstan, cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 1.200 km.
Smetanin cho biết với sự giúp đỡ của “các cá nhân”, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine giờ đây đã có thể “tăng quy mô sản xuất” máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
Hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy 36 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong đêm nhằm vào một số khu vực ở phía Tây Nam nước Nga.
Nga cho biết 15 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ ở tỉnh Kursk, 9 chiếc ở tỉnh Lipetsk, 4 ở tỉnh Voronezh, 4 ở tỉnh Bryansk, 2 ở tỉnh Oryol và 2 ở tỉnh Belgorod.
Chính quyền Nga thường xuyên tuyên bố sai sự thật rằng họ đã ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine và Bộ Quốc phòng Nga chưa từng cung cấp thông tin chi tiết về thiệt hại hoặc thương vong do vụ tấn công gây ra.
10. Nga pháo kích khắp Ukraine, 6 người thiệt mạng, và 41 người bị thương
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine đã khiến 6 người thiệt mạng và 41 người bị thương trong ngày qua.
Nga đã tấn công vào tổng cộng 11 tỉnh của Ukraine.
Tại tỉnh Donetsk, cô cho biết 4 người đã thiệt mạng và 20 người bị thương trong ngày hôm qua.
Vụ tấn công của Nga làm 6 người bị thương và làm hư hại 21 ngôi nhà và 2 xe hơi ở làng Tsukuryne, quận Pokrovsk. Trong cuộc tấn công vào thị trấn Niu-York và làng Yampil, có hai người bị thương.
Tại quận Bakhmut, một người thiệt mạng và 3 người khác bị thương ở thành phố Toretsk, trong khi một người thiệt mạng và một người khác bị thương ở cộng đồng Sieversk.
Cô cho biết, lực lượng Nga đã tấn công thị trấn Ukrainsk thuộc quận Pokrovsk vào sáng 1 Tháng Bẩy, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và ít nhất 8 người bị thương.
Vụ pháo kích được thực hiện bằng hệ thống phóng hỏa tiễn Uragan, nhằm vào một khu dân cư. Ít nhất 10 tòa nhà chung cư và một tòa nhà hành chính bị hư hại.
Tại Kharkiv, quân đội Nga đã tấn công trung tâm khu vực bằng bom bay FAB-500, Thống đốc Oleh Syniehubov đưa tin.
Cuộc tấn công đã giết chết một người và phá hủy 8 phương tiện đậu bên ngoài Nova Poshta, là dịch vụ bưu chính tư nhân lớn nhất Ukraine.
Ít nhất 10 người, trong đó có một trẻ em 8 tháng tuổi, bị thương trong vụ tấn công.
Tại Kherson, lực lượng Nga tấn công vào 24 khu định cư, bao gồm cả trung tâm khu vực Kherson. Theo Thống đốc Oleksandr Prokudin, một người đã thiệt mạng và một người khác bị thương.
Lực lượng Nga tấn công Kyiv vào ngày 30 Tháng Sáu bằng hỏa tiễn vào khoảng 8 giờ tối giờ địa phương. Các mảnh vỡ rơi trúng tòa nhà dân cư 14 tầng ở quận Obolon. Theo Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko, một phụ nữ lớn tuổi đã phải vào bệnh viện.
Thống đốc Ruslan Kravchenko đưa tin, ba người, trong đó có một trẻ em, ở Kyiv cũng bị thương sau vụ tấn công ngày 30 Tháng Sáu của Nga. Ông cho biết thêm, các nạn nhân đang được chăm sóc y tế tại một trong các bệnh viện khu vực kể từ ngày 1 Tháng Bẩy.
Theo thống đốc, cuộc tấn công không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hại 3 ngôi nhà, một số tòa nhà hành chính, một nhà kho và 16 phương tiện.
Tại tỉnh Dnipropetrovsk, 7 người bị thương trong vụ tấn công vào trung tâm khu vực Dnipro. Chính quyền quân sự địa phương cho biết có một cậu bé 15 tuổi nằm trong số các nạn nhân. Một phụ nữ đã phải vào bệnh viện.
11. Belarus đưa ra mối đe dọa hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Belarus Issues Nuclear Threat Amid Rising Tensions at Ukraine Border”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Belarus đã đưa ra lời đe dọa hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới với Ukraine.
Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Belarus, Pavel Muraveiko cho biết Belarus sẽ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu chủ quyền và độc lập của nước này bị đe dọa. Ông được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang và Thứ trưởng thứ nhất vào tháng 5.
“Chúng tôi đã học được cách sử dụng những vũ khí này. Chúng tôi biết cách áp dụng chúng một cách tự tin. Chúng tôi có thể làm điều đó. Và bạn có thể chắc chắn: chúng tôi sẽ làm điều đó nếu chủ quyền và độc lập của đất nước chúng ta bị đe dọa”, Muraveiko nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình địa phương, hãng thông tấn nhà nước BelTA của Belarus đưa tin.
Một ngày trước đó, Đại tá Vadim Lukashevich, một quan chức quân sự Belarus, cho biết nước láng giềng Ukraine đã triển khai lực lượng tới biên giới của họ nhằm “kéo đất nước chúng ta vào cuộc chiến”.
Lukashevich đang đề cập đến cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine do Putin phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Lukashevich nói: “Tình hình ở biên giới Belarus-Ukraine có đặc điểm là căng thẳng leo thang”, đồng thời cho biết thêm rằng các lực lượng Ukraine đang lên kế hoạch cho các hành động phá hoại và khủng bố tiềm tàng trên đất Belarus.
Nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko là đồng minh thân cận của Putin. Đất nước của ông, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đã duy trì mối quan hệ bền chặt với Nga kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Trong khi quân đội của Lukashenko không trực tiếp tham gia cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã được phép tập trận trên lãnh thổ Belarus kể từ trước khi bắt đầu chiến tranh. Đất nước này đã được Nga sử dụng để tiến hành cuộc xâm lược Ukraine hai năm trước.
Vào tháng Giêng, Tổng thống Belarus cho biết vũ khí hạt nhân của Nga do Mạc Tư Khoa kiểm soát đã đến Belarus. Lukashenko nói thêm vào tháng 4 rằng hàng chục vũ khí hạt nhân chiến thuật từ Nga đã được triển khai ở nước ông.
Nga và Belarus vào ngày 21 tháng 5 đã bắt đầu các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân thực hành chiến đấu chung sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tập trận này nhằm mục đích chuẩn bị quân đội và trang thiết bị “để bảo đảm vô điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của hai nước được gọi là “Nhà nước Liên minh”.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào thời điểm đó rằng cuộc tập trận vũ khí hạt nhân nhằm đáp trả “các quyết định và hành động thù địch” của các đồng minh phương Tây của Ukraine cũng như “những hành động khiêu khích hàng ngày” của họ.
Đoàn xe thiết giáp Nga không ai sống sót. Sao Orbán bất ngờ đến Kyiv? Phi trường Ukraine bị tấn công
VietCatholic Media
16:02 02/07/2024
1. Đoàn xe thiết giáp của Nga bị tiêu diệt trong cuộc tấn công trên không chính xác
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Armored Vehicle Convoy Destroyed in Precision Aerial Attack”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng của Nga đã mất một đoàn xe gồm ít nhất bảy phương tiện trong một cuộc tấn công, đồng thời đăng một đoạn video ghi lại cảnh tấn công. Đó là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết, Lữ đoàn Dù biệt lập số 79 của Ukraine là đơn vị tấn công vào đoàn xe của Nga ở khu vực Novomykhailivka, thuộc khu vực Donetsk bị tạm chiếm. Vào tháng 3, tổng tư lệnh lực lượng Ukraine, Oleksandr Syrskyi, đã ca ngợi lữ đoàn vì những nỗ lực đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga vào cùng một thị trấn.
Hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu, lữ đoàn đã mô tả trên kênh của mình rằng “quân xâm lược đã mở một cánh cổng dẫn đến địa ngục thực sự” khi quân đội Ukraine “phá hủy bảy xe chiến đấu bộ binh”. Video được quay từ máy bay điều khiển từ xa, ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau cảnh xe tăng bị trúng đạn và phát nổ vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết lực lượng Dù đã tiến hành một cuộc tấn công phối hợp bởi những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa, xạ thủ chống tăng và đặc công, “những người đã đặt mìn chính xác ở nơi họ cần”.
“Một số người Nga tỏ ra ngoan cường một cách đáng kinh ngạc và có thể trú ẩn tại một trong những ngôi nhà, nhưng không quân Ukraine hỗ trợ chúng tôi, đã không cho quân xâm lược có được một cơ hội nào. Đúng mục tiêu!”
Cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cho biết thêm: “Cảnh quay mạnh mẽ: một số xe chiến đấu bộ binh bị thiêu rụi trong một khu vực nhỏ, một chiếc xe tiếp tục di chuyển với xác của những người lính Nga ngay trên lớp giáp của nó.”
Ông nhấn mạnh rằng: “Trong cuộc tấn công thất bại, quân xâm lược đã mất 7 chiếc xe chiến đấu bộ binh cùng với bộ binh”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng tổn thất của quân đội Nga cao gấp sáu lần so với Ukraine, tỷ lệ này đã tăng lên trong suốt cuộc chiến. Ông nói với tờ The Philadelphia Inquirer rằng mặc dù lực lượng Nga “có nhiều người hơn... nhưng chúng tôi quan tâm đến người dân của mình nhiều hơn”.
Số liệu mới nhất của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine tính đến thứ Hai cho thấy thương vong của Nga là 543.810 binh sĩ kể từ khi bắt đầu chiến tranh, sau tổn thất 1.110 vào ngày hôm trước.
Dựa trên các nguồn công khai, Mediazona, một cơ quan truyền thông độc lập của Nga và BBC News Russian đã xác nhận tên của 64.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ năm 2022.
Tuy nhiên, họ lưu ý rằng con số lính Nga tử trận chắc chắn sẽ cao hơn gấp nhiều lần vì đăng cáo phó không phải là một thực hành ở nông thôn, là nơi tỷ lệ nam thanh niên bị bắt lính cao gấp nhiều lần những nơi khác.
2. Tờ Guardian cho biết Orban có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban sẽ có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, ba nguồn tin nói với Guardian vào ngày 1 Tháng Bẩy.
Orban được coi là đồng minh chính của Mạc Tư Khoa ở Liên Hiệp Âu Châu. Hung Gia Lợi đã nhiều lần ngăn chặn viện trợ cho Ukraine và lên tiếng phản đối việc Kyiv gia nhập NATO và Liên Hiệp Âu Châu.
Hai nguồn tin ở Budapest cho biết Orban có ý định gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở Kyiv. Chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên Orban tới nước láng giềng Ukraine kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Một nguồn tin từ phía Ukraine đã xác nhận kế hoạch này.
Nguồn tin ở Kyiv cho biết: “Orban sẽ ở đây vào ngày Thứ Ba, trừ khi có sự thay đổi vào phút cuối.
Chuyến thăm diễn ra khi Hung Gia Lợi tiếp quản chức vụ chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu tại Liên minh Âu Châu. Việc bổ nhiệm đã gây ra tranh cãi, khi một số quan chức Âu Châu kêu gọi Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel đình chỉ chức vụ chủ tịch luân phiên của Hung Gia Lợi.
Theo nguồn tin ở Kyiv, không rõ liệu Orbán đến thăm Ukraine với tư cách là đại diện của Liên Hiệp Âu Châu hay của riêng Hung Gia Lợi.
Nguồn tin cho biết: “Rõ ràng đang có xung đột giữa Liên Hiệp Âu Châu và Budapest”.
Một trong những nguồn tin ở Budapest cho biết chuyến thăm được xác nhận sau các cuộc đàm phán về quyền của người dân tộc thiểu số Hung Gia Lợi sống ở Ukraine.
Nguồn tin cho biết: “Điều kiện tiên quyết cho cuộc gặp là vấn đề quyền công dân đã được giải quyết”.
“Trong những tuần gần đây, một thỏa thuận đã đạt được. Họ sẽ có thể tuyên bố đây là một thành công.”
Budapest đã nhiều lần cáo buộc Kyiv phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số Hung Gia Lợi tập trung ở tây nam Ukraine, một cáo buộc mà giới lãnh đạo Ukraine phủ nhận.
Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Peter Szijjarto đã đến thăm Nga ít nhất năm lần kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện. Ông cũng đã đến thăm Belarus vào tháng 6, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu.
3. Zelenskiy kêu gọi Tổng thống Biden cho phép Ukraine tấn công các phi trường Nga để ngăn chặn chiến dịch ném bom của Điện Cẩm Linh
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskyy urges Biden to allow Ukraine to hit Russian airfields to stop Kremlin bombing campaign”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine không thể ngăn chặn cơn mưa bom chết người của Nga trừ khi Mỹ cho phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa tấn công các phi trường ở Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới.
“Vấn đề lớn nhất là bom lượn,” Zelenskiy nói với Philadelphia Inquirer trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu.
Bom lượn là loại bom rơi tự do, nhiều loại có từ thời Liên Xô, đã được hiện đại hóa với cánh nhỏ và định vị GPS cho phép chúng được điều khiển hướng tới mục tiêu trong phạm vi từ 40 km đến 60 km. Chúng nhanh, nhỏ và không phát ra tín hiệu nhiệt, khiến chúng rất khó bị đánh chặn. Nga đã phóng hơn một trăm quả mỗi ngày với hiệu quả tàn khốc, thả chúng từ chiến đấu cơ ném bom khi vẫn còn bay trong không phận Nga.
Trong cuộc phỏng vấn, Zelenskiy kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn từ hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, có tầm bắn 300 km để tấn công các phi trường nằm sâu trong hậu phương Nga. Điều đó có nghĩa là chính sách của Mỹ sẽ tiếp tục nới lỏng hơn nữa về việc sử dụng vũ khí được tài trợ ở Kyiv. Cho đến nay, Mỹ chỉ cho phép Ukraine tấn công các khu vực gần biên giới với Nga và không được sử dụng ATACMS - một phản ứng trước cuộc tấn công của Nga vào mùa xuân năm nay nhằm vào thành phố thứ hai của Ukraine là Kharkiv.
Ông Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận rằng chúng tôi có thể sử dụng một số loại vũ khí nhất định theo hướng Kharkiv và xa hơn một chút về phía bắc. Nhưng mọi người đều hiểu rằng bom và hỏa tiễn trên không của Nga là vấn đề lớn nhất của chúng tôi tính đến thời điểm hiện tại”.
Ukraine đã yêu cầu tăng cường lực lượng phòng không để giúp chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn thường xuyên của Nga đang phá hủy cơ sở hạ tầng điện của đất nước và tấn công các thành phố trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy cho rằng, thậm chí nhiều khẩu đội hỏa tiễn Patriot hơn cũng sẽ không giải quyết được vấn đề bom lượn.
“Một hỏa tiễn Patriot có giá khoảng 3 triệu Mỹ Kim. Chúng ta sẽ không thể có hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm hỏa tiễn như vậy cũng không thể có được. Không ai có thể sản xuất được nhiều như vậy. Bạn có thể giành chiến thắng trong thời gian ngắn, nhưng người Nga vẫn sẽ cạn kiệt kho hỏa tiễn của bạn và sau đó tiếp tục ném bom các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng như thường lệ”, ông Zelenskiy nói.
Giải pháp tốt nhất là cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tầm xa hơn để tiêu diệt máy bay ném bom Nga trên các phi trường xa biên giới Ukraine.
Trung Tướng Ben Hodges, nguyên Tư Lệnh quân đội Mỹ ở Âu Châu đồng ý với Tổng thống Zelenskiy khi nói rằng cách duy nhất để tiêu diệt bom lượn của Nga là bắn hạ máy bay ném bom chiến đấu mang nó hoặc triệt hạ nó ở ngay chính phi trường nơi nó đang đậu.
Ông nói với POLITICO: “Chỉ có Patriot với hỏa tiễn đắt tiền mới có thể bắn hạ máy bay ném bom. Nhưng cần phải đưa Patriot đến gần tiền tuyến để lấy hạ gục máy bay ném bom, điều này khiến bệ phóng dễ bị tổn thương”.
Theo ông, việc tấn công các phi trường Nga cách biên giới khoảng 250 km là cần thiết. Vị Tướng về hưu của quân đội Hoa Kỳ cho biết thêm, nếu Nga không thể sử dụng các phi trường đó, điều đó sẽ làm giảm đáng kể cường độ của chiến dịch ném bom và tăng tải trọng cho máy bay nếu chúng buộc phải bay từ các phi trường xa hơn.
Tướng Hodges cho biết bom lượn của Nga đã trở thành một chiến thuật lớn đối với Điện Cẩm Linh và là vấn đề ngày càng gia tăng đối với Ukraine kể từ đầu năm 2024.
Nga đã phóng khoảng 120 đến 150 quả mỗi ngày nhằm vào các vị trí quân sự của Ukraine. Ngoài ra, nước này còn thường xuyên phóng các quả bom nặng từ 500 kg đến 1.500 kg vào các thành phố lớn ở tiền tuyến của Ukraine.
Chỉ cuối tuần này, một quả bom lượn được phóng từ Belgorod đã phá hủy một trung tâm hậu cần bưu điện ở Kharkiv, khiến một người đàn ông thiệt mạng và 9 người bị thương, trong đó có một đứa trẻ mới biết đi, văn phòng công tố Kharkiv đưa tin hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu.
Tướng Hodges nhấn mạnh rằng: “Nếu không đưa ra phản ứng hiệu quả, Nga sẽ có được lợi thế bất đối xứng, khi kết hợp với các hệ thống khác, sẽ làm phức tạp thêm sự thành công trong hoạt động phòng thủ chiến lược của lực lượng phòng thủ Ukraine”.
Tướng Hodges nói một cay đắng rằng “Cho phép Nga ném bom tự do là tạo ra một vấn đề quân sự nghiêm trọng cho Kyiv”.
Một phân tích của Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết: “Đánh bại hoạt động của Nga ở tỉnh Kharkiv đòi hỏi phải đánh bại mối đe dọa bom lượn của Nga. Không quân Nga có thể tấn công các khu vực rộng lớn của Ukraine mà không bị ngăn cản chừng nào họ còn tận dụng được các căn cứ không quân và không phận của Nga được các chính sách của Hoa Kỳ che chở.”
Tuy nhiên, không chỉ Ukraine chịu thiệt hại vì bom lượn của Nga. Khoảng 38 quả bom đã rơi xuống Belgorod và các khu vực khác của Nga gần Ukraine kể từ năm ngoái, tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn các tài liệu nội bộ của Nga mà họ thu được.
4. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ nói Ukraine nên được phép tấn công 'các mục tiêu quân sự hợp lệ' ở Nga
Ukraine nên được phép tấn công “các mục tiêu quân sự hợp lệ” ở Nga, Mike Turner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thường trực Hạ viện và là nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Ohio, cho biết tại Kyiv hôm 1 Tháng Bẩy.
Đến thăm Kyiv với tư cách là thành viên của phái đoàn lưỡng đảng gồm các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, Turner cho biết quan điểm của ông về các cuộc tấn công của Ukraine trên lãnh thổ Nga “rộng hơn quan điểm của chính quyền Tổng thống Biden”.
Hôm 31 Tháng Năm, Hoa Kỳ đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, bao gồm hỏa tiễn HIMARS, để tấn công các mục tiêu ở Nga nằm gần biên giới với tỉnh Kharkiv sau khi Nga phát động một cuộc tấn công mới trong khu vực vào ngày 10 Tháng Năm.
Tuy nhiên, Ukraine vẫn bị cấm sử dụng ATACMS và các loại vũ khí tầm xa khác do Mỹ cung cấp để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
Turner nói: “Tôi tin rằng Ukraine phải có khả năng sử dụng vũ khí được cung cấp cho các mục tiêu quân sự hợp lệ”.
“Quan điểm của tôi giống với ý kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg,” Turner nói thêm, đề cập đến nhận xét của Stoltenberg hồi tháng 6 rằng việc hạn chế khả năng của Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga là “yêu cầu họ tự vệ bằng một tay bị trói sau lưng. “
Turner cũng nhấn mạnh thực tế là sản lượng vũ khí của Nga ước tính cao hơn nhiều so với phương Tây.
Bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm làm suy yếu sản lượng công nghiệp và quân sự của Nga, nước này vẫn tiếp tục tăng đầu tư vào sản xuất vũ khí, phân bổ một phần kỷ lục trong ngân sách liên bang năm 2024 cho nhu cầu quân sự.
“Đây là một bài toán và tôi nghĩ cần phải có khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề đó”.
Hôm 7 Tháng Sáu, Putin tuyên bố nước ông đã tăng sản lượng đạn dược lên hơn 20 lần, đồng thời vài tuần sau đó kêu gọi Nga tiếp tục sản xuất hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
5. Các thành phố của Nga bị mất điện khi Ukraine lật ngược tình thế với Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Cities Hit by Power Outages as Ukraine Turns Tables on Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các thành phố của Nga đã bị mất điện trên quy mô lớn sau khi một loạt máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công các khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk của nước này trong đêm.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Kyiv đã khiến 90% khu vực Belgorod, giáp biên giới Ukraine, không có điện và nước, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết như trên hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy.
Bộ Năng lượng Ukraine cũng cho biết hôm thứ Hai rằng khoảng 90% khu vực Belgorod, bao gồm các thành phố Belgorod và Stary Oskol, hiện không có điện.
Các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng thường là một phần trong vở kịch của quân đội Nga trong chiến tranh. Một báo cáo của Financial Times công bố ngày 5 Tháng Sáu khẳng định Nga đã cắt giảm hơn một nửa công suất phát điện của Ukraine kể từ khi xâm chiếm nước này vào ngày 24 Tháng Hai/2022.
Thống Đốc Gladkov nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng do “sự gián đoạn công nghệ” do “tác động bên ngoài” gây ra tạo nên “sự gián đoạn tạm thời trong việc cung cấp điện cho người tiêu dùng” trong khu vực.
Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, hôm thứ Hai đã cảnh báo người dân rằng có thể có “trục trặc về điện” trong khu vực sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Ông cho biết của mình: “Do sự việc công nghệ trên đường dây truyền tải điện ở các khu vực lân cận, tình trạng thiếu điện có thể xảy ra ở khu vực Kursk”.
Tờ Kommersant của Nga đưa tin hôm thứ Hai rằng tại khu vực Voronezh lân cận, việc cung cấp điện cũng bị hạn chế ở một số quận.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng 36 máy bay điều khiển từ xa để tấn công các khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk.
Ukraine từ lâu đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này.
Các lực lượng Nga đã phóng máy bay điều khiển từ xa Shahed-136 của Iran, còn được gọi là máy bay điều khiển từ xa kamikaze, nhắm chủ yếu vào cơ sở hạ tầng dân sự và năng lượng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của nhà độc tài Vladimir Putin vào Ukraine.
Những cuộc tấn công như vậy vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày nay, đã gây ra tình trạng mất điện trên khắp đất nước, khiến người dân chìm trong bóng tối.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đánh giá vào đầu tháng 6 rằng Nga đang gây thiệt hại đáng kể cho mạng lưới năng lượng của Ukraine và có thể ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của Kyiv.
ISW cho biết: “Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga đã gây ra thiệt hại lâu dài đáng kể cho mạng lưới năng lượng của Ukraine và Ukraine được tường trình sẽ phải đối mặt với những hạn chế về năng lượng thậm chí còn lớn hơn vào mùa hè năm 2024”.
“Nga có thể sẽ tiếp tục các cuộc tấn công quy mô lớn, định kỳ nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm gây ra thiệt hại đáng kể lâu dài, làm suy giảm khả năng chiến đấu trong chiến tranh của Ukraine, đồng thời tạo điều kiện cho áp lực nhân đạo rõ rệt vào mùa đông 2024–2025.”
6. Nga tấn công phi trường quân sự Myrhorod, quan chức xác nhận 'một số tổn thất'
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết lực lượng Nga đã tấn công phi trường quân sự Myrhorod ở Poltava, dẫn đến “một số tổn thất”.
Các nguồn truyền thông Nga trước đó đã lưu hành đoạn video về cuộc tấn công và tuyên bố đã làm hư hại nhiều máy bay Su-27.
“Đã có một cuộc tấn công. Có một số tổn thất, nhưng không phải là tổn thất mà đối phương tuyên bố”, Đại Tá Ihnat nói.
Ông không cung cấp thông tin chi tiết về thiệt hại tại phi trường.
Các báo cáo trước đó về vụ tấn công đã thu hút sự phẫn nộ trên mạng xã hội, trong đó một số người chỉ trích Lực lượng Không quân đã không bảo vệ phi trường đúng cách bất chấp cảnh báo trước về một cuộc tấn công của Nga.
Đại Tá Ihnat bảo vệ những nỗ lực của quân đội và kêu gọi các nhà bình luận truyền thông tiết chế, nói rằng các nguồn tin Nga đã phóng đại thành tích của họ “kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược”.
Ông nói: “Lực lượng Không quân đang làm mọi thứ để chống lại đối phương, đánh lừa hắn, bao gồm cả sự trợ giúp của các mô hình và các phương tiện khác”. Ông cũng nhấn mạnh rằng các phi trường Ukraine thường xuyên bị đe dọa bởi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Hôm 15 Tháng Ba, Đại Tá Ihnat nhận xét rằng trong khu vực Odessa rất khó bố trí các khẩu đội Patriot. Chi tiết này có thể gây nguy hiểm vì Nga có thể tập trung các cuộc không kích vào Odessa. Vì thế, Đại Tá Ihnat đã bị ngưng chức vụ phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine. Không rõ ông đã được phục chức chưa hay chỉ được chỉ định tạm thời liên quan đến vụ tấn công vào căn cứ không quân của Ukraine ở Myrhorod, Poltava
Lực lượng Nga trước đó đã thực hiện một cuộc tấn công trên không dữ dội nhằm vào phi trường quân sự Myrhorod vào tháng 6 năm 2023. Các máy bay điều khiển từ xa cảm tử của Nga đã lao thẳng vào các chiến đấu cơ đang đậu trên đường băng nhưng đó toàn là các chiến đấu cơ mồi nhử, không phải là máy bay thật.
7. Du lịch Crimea bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc tấn công của ATACMS. Ukraine yêu cầu du khách rời khỏi Crimea
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crimea Tourism Hit Hard by ATACMS Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lượng đặt chỗ du lịch tới Crimea bị Nga tạm chiếm đã giảm mạnh sau khi Nga cáo buộc lực lượng Ukraine sử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất để tấn công bán đảo.
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Liên minh Công nghiệp Du lịch Nga, gọi tắt là RUTI, cho biết lượng đặt chỗ ở Crimea đã giảm 25 đến 30% sau khi các mảnh vỡ từ hỏa tiễn Ukraine bị phòng không chặn lại rơi xuống một bãi biển ở thành phố cảng Sevastopol vào ngày 23 Tháng Sáu.
Điện Cẩm Linh cáo buộc Ukraine tấn công khu vực này bằng hỏa tiễn ATACMS. Kyiv đã phủ nhận việc tấn công vào dân thường. Một quan chức Mỹ cho biết có vẻ như lực lượng xâm lược của Nga đã chặn một hỏa tiễn ATACMS đang nhắm vào một bệ phóng hỏa tiễn ở Crimea và các mảnh vỡ sau đó đã rơi xuống bãi biển, Reuters đưa tin.
Đoạn video an ninh về vụ tấn công cho thấy khách du lịch chạy trốn khỏi một bãi biển. Điện Cẩm Linh cho biết ít nhất 4 người thiệt mạng và 151 người khác bị thương.
Các cuộc tấn công vào Crimea đã gia tăng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, khi Kyiv tìm cách đòi lại khu vực đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, kêu gọi du khách Nga rời khỏi bán đảo Hắc Hải. Ông cho biết Crimea có nhiều cơ sở quân sự mà “không cơ sở nào được yên”.
Trung Tá Pletenchuk phát biểu sau khi có thông tin cho rằng hơn 1.000 xe hơi đang xếp hàng trên Cầu eo biển Kerch để rời bán đảo sang đất liền Nga. Không có lời giải thích ngay lập tức cho cuộc di cư đột ngột.
Cầu eo biển Kerch đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga. Ukraine đã tấn công cây cầu đường bộ và hỏa xa dài 19 km vào tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7 năm 2023. Cây cầu này rất quan trọng để duy trì các cuộc tấn công quân sự của Mạc Tư Khoa ở miền nam Ukraine và Kyiv đã tuyên bố sẽ phá hủy công trình này trong tương lai khi nước này tìm cách chiếm lại bán đảo Crimea.
Cố vấn tổng thống Ukraine Mikhail Podolyak cho biết vào tháng 6 rằng “không thể có bãi biển, khu du lịch và những dấu hiệu hư cấu khác về cuộc sống hòa bình” ở Crimea.
“Crimea chắc chắn là một lãnh thổ của Ukraine bị Nga xâm lược, nơi các hoạt động quân sự đang diễn ra, một cuộc chiến tranh toàn diện đang diễn ra. Đó chính cuộc chiến mà Nga đã phát động với mục đích diệt chủng và hung hãn”, ông nói.
“Crimea cũng là một doanh trại và nhà kho quân sự lớn, với hàng trăm mục tiêu quân sự trực tiếp mà người Nga cố gắng che đậy và đưa chính dân thường của họ ra làm bia đỡ đạn. Đến lượt họ, họ là quân xâm lược Nga dân sự”, Podolyak nói thêm.
8. Kyiv cho biết Nga mất một số lượng hệ thống pháo kỷ lục trong tháng 6
Theo các quan chức Ukraine, Nga đã mất số lượng hệ thống pháo cao nhất từ trước đến nay trong thời gian một tháng.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết 1.415 hệ thống pháo của Nga đã bị phá hủy trong tháng 6, đây là con số tổn thất kỷ lục trong một tháng, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Trước đó, Kyiv cũng tuyên bố rằng 1.160 hệ thống pháo đã bị phá hủy trong tháng 5. Cập nhật mới nhất của Ukraine ước tính tổn thất các hệ thống pháo của Mạc Tư Khoa vào khoảng 14.600.
Những tổn thất được báo cáo xảy ra khi Ukraine cũng tuyên bố Nga đã phải chịu tổn thất nhân sự hàng tháng cao thứ hai trong tháng 6, với 35.030 binh sĩ.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cũng báo cáo rằng quân đội Nga đã mất 12 xe tăng, 51 hệ thống pháo binh và 71 phương tiện trong vòng 24 giờ, cũng như 27 máy bay điều khiển từ xa, 2 hỏa tiễn hành trình và 20 thiết bị đặc biệt.
Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Nga đã mất hơn 1.000 quân trong một ngày. Chính phủ Anh ước tính vào tháng 5 rằng tổng số thương vong ở Nga có thể lên tới nửa triệu.
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Nga đã trải qua tình trạng mất điện trên quy mô lớn sau các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk qua đêm, theo một kênh Telegram tuyên bố có liên kết với các cơ quan an ninh của Nga.
Nga đang tìm cách tăng cường quan hệ với các cường quốc chống phương Tây trong khi tìm kiếm các đồng minh khác ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine.
Dẫn lời một quan chức cao cấp giấu tên của Mỹ hôm thứ Bảy, Middle East Eye đưa tin rằng nhà độc tài Vladimir Putin đang xem xét trang bị cho lực lượng Houthi ở Yemen hỏa tiễn hành trình đạn đạo chống hạm.
Trong một diễn biến khác, Pavel Muraveiko, tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Belarus, cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng quốc gia Đông Âu, có chung đường biên giới với Nga và Ukraine, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu độc lập và chủ quyền của nước này bị đe dọa. Belarus là đồng minh thân cận của Nga.
“Chúng tôi đã học được cách sử dụng những vũ khí này. Chúng tôi biết cách áp dụng chúng một cách tự tin. Chúng tôi có thể làm điều đó. Và bạn có thể chắc chắn: chúng tôi sẽ làm điều đó nếu chủ quyền và độc lập của đất nước chúng tôi bị đe dọa”, Muraveiko nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình địa phương, hãng thông tấn nhà nước BelTA của Belarus đưa tin.
Nga cũng duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc và Putin đã tăng cường mối quan hệ với Bắc Hàn, làm tăng thêm mối lo ngại ở phương Tây.
9. Mức độ đe dọa các căn cứ quân sự Hoa Kỳ được nâng cao do khả năng khủng bố tiềm tàng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US Military Bases Threat Level Elevated Due to Potential Terrorism Threat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Một số căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp Âu Châu đã được đặt trong tình trạng báo động cao vào cuối tuần qua do lo ngại rằng một cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng có thể nhắm vào nhân sự hoặc cơ sở, theo CNN, người đã nói chuyện với các quan chức Mỹ hôm Chúa Nhật.
Đơn vị đồn trú của Quân đội Hoa Kỳ tại Stuttgart, Đức, nơi Bộ Tư lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ, gọi tắt là EUCOM đặt trụ sở chính, đã đưa ra mức cảnh báo nâng cao trên toàn cộng đồng đối với Tình trạng Bảo vệ Lực lượng “Charlie” vào Chúa Nhật cho đến khi có thông báo mới. Trạng thái cảnh báo nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng và phản ứng nhanh trước mọi mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Theo CNN, người đã nói chuyện với một trong những quan chức Mỹ đóng quân tại một căn cứ ở Âu Châu, cho biết, họ chưa từng thấy mức độ đe dọa này “trong ít nhất 10 năm” và cho biết điều đó thường có nghĩa là quân đội đã nhận được “tín hiệu tích cực về những mối đe dọa đáng tin cậy.”
Quân đội Hoa Kỳ sử dụng một hệ thống có tên FPCON để đánh giá và thông báo mức độ đe dọa đối với quân nhân và các nguồn lực. Những điều kiện này bao gồm từ hoạt động bình thường trong thời bình đến trạng thái cảnh báo cao nhất để ứng phó với các mối đe dọa cụ thể. Theo Quân đội Hoa Kỳ, 5 cấp độ của FPCON là Normal, Alpha, Bravo, Charlie hoặc Delta, là trạng thái cảnh báo cao nhất.
Tình trạng Bravo, cho thấy mối đe dọa hoạt động khủng bố ngày càng gia tăng hoặc có thể dự đoán được, đã trở nên phổ biến và được triển khai rộng rãi như một biện pháp phòng ngừa nhằm tăng cường an ninh và sự sẵn sàng trên tất cả các cơ sở của Bộ Quốc phòngtrong nhiều năm sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Mặc dù không rõ điều gì đã khiến mức độ an ninh được tăng cường, nhưng chính quyền Âu Châu đã cảnh báo về mối đe dọa khủng bố tiềm tàng trên lục địa này do các sự kiện có tính công khai cao như Thế vận hội Paris vào tháng 7 và giải vô địch túc cầu Âu Châu hiện tại ở Đức.
Theo Quân đội Hoa Kỳ, mức độ cảnh báo Charlie “áp dụng khi một sự việc xảy ra hoặc nhận được thông tin tình báo cho thấy có khả năng xảy ra một số hình thức khủng bố hoặc tấn công vào nhân sự hoặc cơ sở”.
Đề cập đến cảnh báo hôm Chúa Nhật, EUCOM cho biết trong một tuyên bố rằng họ “liên tục đánh giá nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng quân đội Hoa Kỳ ở nước ngoài. Là một phần của nỗ lực đó, chúng tôi thường thực hiện các bước bổ sung để bảo đảm an toàn cho các quân nhân của mình.”
Trong khi đó, các quan chức đồn trú ở Stuttgart cho biết nhiều dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng do mức độ đe dọa gia tăng, đồng thời cho biết thêm rằng cho đến khi có thông báo mới, một số dịch vụ bị cắt giảm đó bao gồm quyền lui tới một số quán ăn và tiệm cắt tóc tại chỗ.
“Nhiều dịch vụ khác sẽ có số lượng nhân viên đáng kể làm việc từ xa hoặc văn phòng sẽ được mở với số lượng nhân viên giảm bớt. Khách hàng nên duy trì sự linh hoạt và cho phép thời gian phục vụ lâu hơn bình thường”, đơn vị đồn trú cho biết trong một tuyên bố.
Theo Stars and Stripes, ngoài lực lượng đồn trú ở Stuttgart, mức cảnh báo Charlie cũng được áp dụng tại Căn cứ Không quân Aviano ở Ý.
Cảnh báo được đưa ra sau thông báo của Tổng thống Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, ở Madrid vào tháng 6 năm 2022 nêu bật sự gia tăng đáng kể sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, với hơn 100.000 quân nhân Mỹ hiện đang đóng quân trên khắp lục địa. Điều này bao gồm việc thành lập trụ sở thường trực cho Quân đoàn 5 của Hoa Kỳ tại Ba Lan, nhằm cải thiện khả năng chỉ huy và kiểm soát, khả năng tương tác với các đồng minh NATO và khả năng sẵn sàng phòng thủ tổng thể.
ĐHY Krajewski ngậm ngùi trước đau khổ vô biên của Ukraine. Không được chịu chức, bà này làm khổ GH
VietCatholic Media
17:14 02/07/2024
1. Đức Hồng Y O'Malley kêu gọi Vatican đừng sử dụng các tác phẩm nghệ thuật của linh mục Rupnik
Đức Hồng Y Sean O'Malley, Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, gọi tắt là PCPM, đã viết thư cho các cơ quan của Giáo triều Rôma để bày tỏ hy vọng rằng trong thời gian này, “sự thận trọng mục vụ sẽ ngăn cản việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật theo cách có thể ám chỉ sự miễn tội hoặc sự bào chữa một cách tế nhị” đối với những kẻ bị cáo buộc là thủ phạm lạm dụng tình dục “hoặc thể hiện sự thờ ơ trước nỗi đau và sự đau khổ của rất nhiều nạn nhân bị lạm dụng”.
“Chúng ta phải tránh gửi một thông điệp rằng Tòa Thánh không biết gì về nỗi đau tâm lý mà rất nhiều người đang phải chịu đựng”, Đức Hồng Y nói trong bức thư thay mặt Ủy ban gửi các nhà lãnh đạo Giáo triều vào ngày 26 tháng Sáu.
Trong những tháng gần đây, các nạn nhân và những người sống sót sau các vụ lạm dụng quyền lực, lạm dụng tinh thần và lạm dụng tình dục đã liên hệ với PCPM để bày tỏ sự thất vọng và lo ngại ngày càng tăng của họ trước việc một số văn phòng Vatican, bao gồm cả Bộ Truyền thông, tiếp tục sử dụng các tác phẩm nghệ thuật của Cha Marko Rupnik.
Hiện tại, Bộ Giáo lý Đức tin đang điều tra các cáo buộc lạm dụng tâm lý và tình dục của Cha Rupnik đối với một số nữ tu sĩ, người đã bị Dòng Tên trục xuất vào tháng 6 năm 2023.
Trong lá thư của mình, Đức Hồng Y O'Malley nói rằng trong khi việc suy đoán vô tội trong một cuộc điều tra như vậy cần được tôn trọng, Tòa Thánh và các văn phòng của Tòa thánh phải “thực thi sự thận trọng mục vụ một cách khôn ngoan và lòng trắc ẩn đối với những người bị tổn hại bởi việc giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
“Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi chúng ta hãy nhạy cảm và bước đi trong tình liên đới với những người bị tổn hại bởi mọi hình thức lạm dụng. Tôi yêu cầu các bạn hãy ghi nhớ điều này khi lựa chọn hình ảnh để đăng tải các thông điệp, bài viết và suy tư thông qua các kênh truyền thông khác nhau mà chúng ta có sẵn”, Đức Hồng Y viết.
Source:tutelaminorum.org
2. Đức Hồng Y kêu gọi thế giới giúp đỡ Ukraine để chấm dứt “chiến tranh vô nghĩa”
Trong điều mà ngài nói là thời điểm kịch tính nhất trong 8 chuyến viếng thăm Ukraine của ngài, Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, đã kêu gọi từ nghĩa trang Ternopil rằng thế giới cần giúp đỡ Ukraine mà không chậm trễ thêm nữa để “sự vô nghĩa của chiến tranh” chấm dứt.
Không đề cập đích danh nước Nga, ngài cũng nói rằng đối với những người gây ra chiến tranh, “chỉ cần có ai đó quỳ xuống và cầu xin sự tha thứ, thì Chúa Giêsu sẽ không mệt mỏi vì tội lỗi của chúng ta. Ngài sẽ tha thứ tất cả.”
Đức Hồng Y Krajewski đến thành phố phía tây Lviv, Ukraine vào ngày 25 tháng 6, và vào ngày 26 tháng 6, ngài khởi hành đi Ternopil vào lúc bình minh, khi ngài kể lại trong một tin nhắn thoại gửi đến OSV News
“Tôi đến Ternopil lúc 4 giờ sáng để bàn giao xe cứu thương của Đức Giáo Hoàng, và vì xe cứu thương là biểu tượng của cuộc sống nên mọi người đã dọn đường và tôi đến đó từ rất sớm,” ngài nói.
Vì vị linh mục địa phương vẫn đang ngủ nên Đức Hồng Y Krajewski quyết định đến thăm một nghĩa trang địa phương.
“Có một khu vực dành cho binh lính, đầy cờ Ukraine. Thế là tôi bắt đầu bước đi giữa những ngôi mộ của những người trẻ, 20, 23, 35 tuổi. Được chôn cách đây hai ngày, cách đây một tuần,” ngài nhớ lại.
“Tôi đến Ukraine lần thứ tám và điều đó khiến tôi bị sốc. Làm sao họ có thể chiến đấu suốt hai năm, được cả thế giới theo dõi trong khi họ vẫn chết? Mọi người đều sản xuất vũ khí, kiếm tiền từ những vũ khí đó và người Ukraine vẫn chết”, ngài giải thích với giọng điệu kịch tính trong thông điệp của mình, đồng thời lưu ý rằng “một phụ nữ trẻ đang mang thai đã đến và đứng đó trước mộ chồng mình”.
Đức Hồng Y Krajewski tiếp tục: “Trên huy hiệu của tôi có một dòng chữ: ‘misericordia’, lòng thương xót, nhưng không hiểu sao hôm nay tôi không thể hiểu được lòng thương xót đó”. “Tôi rất xúc động tại nghĩa trang này vào lúc bình minh, ở giữa Ukraine.”
Ngài so sánh sự giúp đỡ của các nước phương Tây dành cho Ukraine với nỗ lực giúp đỡ một đứa trẻ chết đuối ở hồ. Ngài nói: “Mọi người đều nhìn thấy điều đó và họ quyết định đặt mua một chiếc thuyền cấp cứu sẽ được vận chuyển trong vòng một tháng”. “Họ quyết định đặt hàng để giao dây cứu sinh trong ba ngày nữa… để giúp Ukraine nhưng trong vài tháng nữa, và sẽ cung cấp chiến binh trong một năm.”
Sau đó trong ngày, khi suy ngẫm về chuyến viếng thăm nghĩa trang, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng cho biết ngài “nhận ra rằng những suy nghĩ của tôi rất trần tục. Tôi nghĩ, 'Tôi đang bắt đầu nghĩ theo hướng thù địch với đối phương.' Và tôi nhận ra rằng vào tháng 6, chúng ta hát Kinh Cầu kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, một trái tim đầy lòng thương xót, tình yêu, sự tha thứ, lòng thương xót gây tai tiếng cho thế giới ngày nay vì nó đứng trên công lý.”
Đức Hồng Y Krajewski nói rằng trên thế giới ngày nay “chúng ta muốn loại bỏ những kẻ gây ra chiến tranh. Và trái tim Chúa Giêsu đầy lòng thương xót. Chỉ cần có ai đó quỳ xuống và cầu xin sự tha thứ thì Chúa Giêsu sẽ không mệt mỏi vì tội lỗi của chúng ta. Ngài sẽ tha thứ tất cả. Đây là điều đã xảy ra với tên trộm tỏ lòng ăn năn khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá: 'Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên thiên đường.'“
Đức Hồng Y Krajewski đã đến Ukraine để tặng xe cứu thương và các thiết bị y tế cho một bệnh viện ở vùng Ternopil của đất nước, nơi “có nhiều đoàn xe đến mỗi ngày để vận chuyển dân thường và binh lính buộc phải chạy trốn khỏi khu vực biên giới với Nga, nơi giao tranh ác liệt nhất”.
Đức Hồng Y cho biết, vào ngày 26 tháng 6, xe cứu thương đã được bàn giao cho bệnh viện ở thành phố Zboriv, “mọi người đều rất xúc động khi nhận được món quà từ Đức Thánh Cha Phanxicô”.
Trong chuyến đi của mình, Đức Hồng Y đã lên kế hoạch khánh thành trung tâm phục hồi Thánh Gioan Phaolô II thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô “để phục hồi toàn diện về thể chất và tâm lý cho những người bị chấn thương chiến tranh”.
Đức Hồng Y Krajewski chỉ ra rằng sự giúp đỡ của Vatican đã được thực hiện kể từ khi bắt đầu chiến tranh, với những máy phát điện cần thiết ở một quốc gia nơi tình trạng mất điện kéo dài chín giờ mỗi ngày. Ngài nói: “Nhờ có máy phát điện, việc làm được giữ lại, nguồn cung cấp thực phẩm tại nhà được tiếp tục, Vatican đã cung cấp một số xe tải chở máy phát điện và đó thực sự là sự trợ giúp quan trọng”.
“Tôi đến Ukraine lần thứ tám, nhưng lần này tôi nhận ra rõ ràng nhất sự vô nghĩa của chiến tranh,” Đức Hồng Y Krajewski nói trong một tin nhắn thoại gửi đến OSV News.
Ngài nói: “Những ngôi mộ mà tôi viếng thăm hôm nay ở Ukraine đã nhắc nhở tôi về những gì một người đàn ông có thể làm nếu không đặt Chúa lên hàng đầu mà là những ham muốn xấu xa của chính mình”.
Source:UCANews
3. Vụ kiện chấn động tại Bỉ: Người phụ nữ quá đáng nộp đơn kiện một Hồng Y và một Tổng Giám Mục vì không cho bà ta theo học để trở thành phó tế
Tờ Pillar Catholic có bài tường trình nhan đề “Church ordered to compensate woman denied deacon formation”, nghĩa là “Giáo hội bị buộc phải bồi thường cho người phụ nữ bị từ chối đào tạo thành phó tế.”
Một tòa án đã ra lệnh cho hai nhà lãnh đạo Giáo hội Bỉ phải bồi thường sau khi một phụ nữ không được phép ghi danh vào chương trình đào tạo phó tế.
Tòa án đã ra lệnh cho Hồng Y Jozef De Kesel đã nghỉ hưu và Đức Tổng Giám Mục Luc Terlinden, người kế nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Mechelen-Brussels, mỗi vị phải trả 1.500 euro, tức là khoảng 1.600 Mỹ Kim, cho Veer Dusauchoit.
Bà Dusauchoit, 62 tuổi sống ở Herent, tỉnh Flemish Brabant của Bỉ, đã phục vụ nhiều năm tại giáo xứ địa phương của bà, nơi không còn linh mục do sự suy giảm giáo sĩ giáo phận.
Bà là thành viên của một nhóm giáo dân tổ chức các buổi cử hành Lời Chúa và Rước lễ, tang lễ và các hoạt động khác của giáo xứ - một tình trạng phổ biến trong Giáo Hội Công Giáo ở Bỉ.
Vào tháng 6 năm 2023, được linh hứng bởi một chương trình đào tạo phó tế nữ ở Đức, Dusauchoit đã nộp đơn ghi danh tham gia chương trình đào tạo phó tế kéo dài 4 năm của tổng giáo phận Mechelen-Brussels do Đức Hồng Y De Kesel lãnh đạo –, nhưng đơn ghi danh của bà đã bị từ chối.
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng bí tích truyền chức thánh được dành riêng cho nam giới. Ba bậc thánh là phó tế, linh mục và giám mục.
Dusauchoit lại nộp đơn không thành công vào tháng 10 năm 2023, sau khi Đức Cha Terlinden được bổ nhiệm làm tổng giám mục thay cho Đức Hồng Y De Kesel.
Trong một chuyên mục tháng 4 cho trang web tin tức DeWereldMorgen.be, Dusauchoit tự mô tả mình là “một người phụ nữ ngoan đạo, dấn thân hoạt động xã hội, đấu tranh cho nữ quyền và được truyền cảm hứng về mặt sinh thái”.
Bà viết: “Phụ nữ trong Giáo hội vẫn chưa được đánh giá đầy đủ và không có cơ hội đảm nhận vị trí xứng đáng của mình”.
“Từ sự thất vọng này, từ niềm tin rằng việc đào tạo làm phó tế có thể giúp Giáo hội phát triển, đồng thời từ quyết tâm không đoạn tuyệt với Giáo hội, tôi quyết định ghi danh tham gia chương trình đào tạo phó tế.”
Tuy nhiên, bà ta nói, trong khi “cả Đức Tổng Giám Mục De Kesel và Terlinden đều công khai tuyên bố ủng hộ việc phong chức phó tế cho phụ nữ trong câu trả lời của các ngài cho câu hỏi của tôi, tôi không tìm thấy thái độ sẵn lòng nào như vậy”.
Dusauchoit nói rằng vào những năm 1970, vợ của các ứng cử viên phó tế được yêu cầu tham gia khóa đào tạo phó tế cùng với chồng của họ, ngay cả khi họ không thực sự được thụ phong phó tế.
Bà nói: “Việc họ không thể được phong chức phó tế trong mọi trường hợp không phải là trở ngại cho việc theo đuổi khóa đào tạo này”.
Bà ta nói thêm: “Quyết định của Đức Hồng Y De Kesel và Đức Tổng Giám Mục Terlinden từ chối cho tôi quyền được đào tạo phó tế chỉ vì tôi là phụ nữ, theo ý kiến của tôi, vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới tính, là bất hợp pháp và sai phạm về mặt pháp lý”.
Dusauchoit đưa vụ việc của mình ra tòa án dân sự, lập luận rằng các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục đã phạm tội phân biệt đối xử vì quyền bình đẳng giữa nam và nữ được quy định trong Điều 10 của hiến pháp Bỉ.
Theo báo chí Bỉ, các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục không phản đối ý kiến cho rằng Dusauchoit đã bị từ chối tham gia khóa học vì cô là phụ nữ.
Phát ngôn nhân của tòa án ở Mechelen, một thành phố thuộc vùng Flemish của Bỉ, cho biết:
“Tòa án nhận thấy rằng các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục này đã mắc sai lầm khi đánh giá đơn ghi danh.”
“Nó chỉ liên quan đến việc được nhận vào một khóa đào tạo, chứ không phải vấn đề bổ nhiệm làm phó tế.”
Phát ngôn nhân nói thêm rằng tòa án không có quyền quyết định liệu một cá nhân ứng viên có nên được nhận vào chương trình đào tạo phó tế hay không.
Ông nói: “Tòa án không có thẩm quyền xét xử việc này. Điều này sẽ trái ngược với tự do tôn giáo. Các tổng giám mục phải có khả năng tự quyết định xem ai là ứng viên phù hợp để đào tạo”.
Bình luận về phán quyết, luật sư của Dusauchoit cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử, các giám mục Bỉ bị tòa án lên án vì phân biệt giới tính. Tòa án tuyên phải bồi thường thiệt hại cho bà Dusauchoit vì việc này.”
“Tòa án tin rằng họ không thể buộc các giám mục chấp nhận bà Dusauchoit được đào tạo, vì điều này ảnh hưởng đến quyền tự chủ của Giáo hội”.
Đề cập đến phiên họp tháng 10 này của Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, các luật sư nói thêm: “Bà. Dusauchoit hài lòng vì tòa án đã phát hiện ra rằng đã xảy ra sự phân biệt đối xử. Bà hy vọng phán quyết này có thể giúp bảo đảm rằng phụ nữ sẽ được phép tham gia khóa đào tạo phó tế trong tương lai. Vấn đề này nằm trong chương trình nghị sự của Thượng Hội đồng Giám mục vào mùa thu này.”
Một phát ngôn viên của tổng giáo phận Mechelen-Brussels nói với trang web Công Giáo Đức katholisch.de: “Chúng tôi đã nhận được phán quyết vào chiều hôm qua, hiện đang nghiên cứu và sau đó sẽ quyết định xem sẽ tiếp tục như thế nào”.
Đã có những căng thẳng sâu sắc giữa Giáo hội và nhà nước ở Bỉ trong những năm gần đây sau khi bùng phát cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Năm 2010, Vatican phản đối sau khi cảnh sát Bỉ đột kích các tài sản của Giáo hội và làm gián đoạn cuộc họp của các giám mục khi cảnh sát tìm kiếm bằng chứng trong các vụ lạm dụng.
Giáo hội ở Bỉ hiện đang chống lại lệnh của các cơ quan bảo vệ dữ liệu nhằm các tài liệu trong sổ ghi danh rửa tội, nếu được yêu cầu.
Giáo Hội Công Giáo ở Bỉ kêu gọi mở chức phó tế cho phụ nữ trong báo cáo phản hồi trước cuộc họp thượng hội đồng vào tháng 10.
Hội Đồng Giám Mục Bỉ cho biết: “Công đồng Vatican II đã tái thiết lập chức phó tế vĩnh viễn cho nam giới. Không phải tất cả các hội đồng giám mục đều đã tận dụng khả năng này.”
“Bằng cách tương tự, chúng tôi yêu cầu, dựa trên sự tham vấn của chúng tôi với tư cách là Giáo hội Bỉ, rằng chức phó tế vĩnh viễn cho phụ nữ cũng nên được tái lập”.
“Trong phân tích của chúng tôi, việc trao các trách nhiệm mục vụ chính cho phụ nữ và truyền chức phó tế không nên là điều bắt buộc hoặc bị cấm trên toàn cầu”.
Các quốc gia khác cũng ghi nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của người Công Giáo địa phương đối với các nữ phó tế trong báo cáo phản hồi của họ.
Tại Đức, giáp biên giới Bỉ, một tổ chức độc lập có tên là Mạng lưới Phó tế Nữ đã tổ chức các khóa đào tạo kéo dài 3 năm cho phụ nữ kể từ năm 1999, nhằm mục đích đào tạo chức phó tế.
Đức Giám Mục Ludger Schepers, Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Essen, đã cử hành Thánh lễ bế mạc khóa học vào tháng Tư.
Theo một thông cáo báo chí, Đức Cha Schepers nói trong bài giảng rằng phụ nữ cảm thấy bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề xã hội trong Giáo hội vì ơn gọi của họ.
Thông cáo báo chí cho biết: “Điều khiến vị Giám Mục tức giận là sự mất cân bằng này không được coi là một mối bất bình cần được giải quyết”.
“Mặc dù ngài chưa thể truyền giới cho phụ nữ, nhưng ngài và những người lãnh đạo khóa học đã ban phước lành cho từng phụ nữ khi họ nhận được chứng chỉ của mình.”
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Georg Bätzing đã gửi thông điệp chúc mừng 13 phụ nữ đã hoàn thành khóa học.
Giám mục Georg Bätzing nói: “Các bạn là một phước lành cho Giáo hội của chúng ta”.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ thăm Bỉ, một quốc gia mà ngài có quan hệ lâu dài, từ ngày 26 đến 29 tháng 9.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS vào tháng 5, Đức Thánh Cha đã được hỏi liệu ngài có cởi mở với khả năng phụ nữ được làm phó tế hay không.
Ngài nói: “Nếu đó là các phó tế với chức thánh thì không. Nhưng tôi có thể nói, phụ nữ luôn có chức năng của nữ phó tế mà không phải là phó tế, phải không?”
“Phụ nữ phục vụ rất tốt với tư cách là phụ nữ, không phải với tư cách là thừa tác viên trong các chức thánh.”
Source:Pillar Catholic
Thánh Ca
TV 122
Lm. Thái Nguyên
17:28 02/07/2024
Cần ra khỏi mình
Lm. Thái Nguyên
17:29 02/07/2024