Phụng Vụ - Mục Vụ
Vô nghĩa
Lm Vũđình Tường
04:09 03/07/2013
Vô nghĩa diễn tả tình trạng nghe mà không hiểu hay nghe vào tai này chạy tuốt qua tai kia, để lại trong ta cõi trống. Câu nói khơi lên trong ta một chút gì dù là vui buồn, sướng khổ hay lo lắng đều là những câu nói có nghĩa bởi vì chúng khơi lại trong ta ít nhiều tình cảm sâu thẳm trong lòng. Ngôn ngữ con người tự nó không có sức mạnh khơi dậy tình cảm trong ta. Nó chỉ có tác dụng khi ta nghe chúng với tâm tình lắng nghe, muốn nghe. Trong trường hợp đó ngôn ngữ có sức mạnh khơi dậy, khích động lòng người. Trái với ngôn ngữ con người Lời Chúa tự Lời Ngài có sức mạnh bởi Lời Chúa luôn kèm theo sức mạnh của Thánh Thần nên tự Lời Chúa có sức mạnh. Hơn nữa lời Chúa có sức tạo dựng. Lời Ngài phán ra tạo nên đất trời. Vì thế đất trời đều lệ thuộc vào Lời Ngài để tồn tại. Chúng tồn tại vì do Lời Chúa ban sức sống, cầm giữ và ban cho chúng ơn tái tạo được hiểu là biến hoá trong vũ trụ đất trời.
Lời Ngài có khả năng thay đổi tuỳ theo vật Ngài sáng tạo. Lời Ngài khoả đầy vũ trụ và di chuyển cùng tốc độ nở bành trướng của vũ trụ hay Lời Ngày thu nhỏ, kiên nhẫn đợi chờ cho con tim đóng kín mở ra đón Ngài vào tim. Chúng ta bị lệ thuộc vào thời gian và không gian nhưng Lời Ngài hoàn toàn không bị điều kiện thời gian, không gian kìm chế.
Khi con tim đóng kín không đón nhận Lời Ngài không phải vì Lời không có sức mạnh tiến vào nhưng là Lời tôn trọng quyết định, cảm xúc trong ta, không cưỡng bách, thúc ép ta miễn cưỡng đón nhận Lời Ngài. Khi sai 72 môn đệ đi rao giảng Đức Kitô đã hướng dẫn các môn đệ là khi vào nhà nào, thành nào nếu người ta đón tiếp thì hãy cư ngụ tại đó, nếu không thì hãy âm thầm ra đi và bình an của Lời Ngài cũng sẽ ra đi Lc 10,6.
Điều này cho thấy Lời Ngài có sức mạnh đến người không cản được, đi người không thể cầm giữ. Lời Ngài tự do, tự tại đến đi tuỳ theo mức độ cởi mở, đón nhận của con tim người nhận. Con tim rộng mở đón nhận ơn bình an; con tim đóng chặt, khép kín mất bình an nội tâm.
Trong trường hợp con tim khép kín thì tâm tình của người mang Lời Chúa đóng một phần quan trọng trong việc hoán cải con tim khô cằn, sỏi đá. Tâm tình đó là tâm tình của người môn đệ đặt hết tin tưởng vào Lời Chúa. Chính xác tín này thể hiện qua lời nói, việc làm của họ làm cho con tim khô cằn, sỏi đá được thảnh thơi và từ từ mở ra đón nhận Lời Ngài. Người môn đệ chân thành là người môn đệ ít nhiều có cảm nghiệm về sức mạnh Lời Ngài mang lại trong tâm hồn họ, đóng dấu ấn tín yêu thương trong lòng khiến họ rao giảng mà không nghi ngại, gặp trở ngại không sờn lòng, thất bại không nản chí, đau khổ không chùn bước, thành công không kiêu căng. Chính thái độ khiêm tốn, kiên nhẫn và nhẫn nhục giúp con tim khô cằn tìm thấy nguồn nước. Con tim đóng kín hé mở đón Lời Ngài. Một tâm hồn hay tấm lòng thay đổi nhờ vào Lời Ngài được thánh Phao lô diễn tả trong bài đọc thứ hai là con người mới, tạo vật mới. Tạo vật mới này có được là do Lời Ngài biến đổi, thánh hoá và ban cho sự sống mới. Tạo vật mới được nuôi dưỡng bằng Thần Khí và ơn an bình thiên quốc.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Lời Ngài có khả năng thay đổi tuỳ theo vật Ngài sáng tạo. Lời Ngài khoả đầy vũ trụ và di chuyển cùng tốc độ nở bành trướng của vũ trụ hay Lời Ngày thu nhỏ, kiên nhẫn đợi chờ cho con tim đóng kín mở ra đón Ngài vào tim. Chúng ta bị lệ thuộc vào thời gian và không gian nhưng Lời Ngài hoàn toàn không bị điều kiện thời gian, không gian kìm chế.
Khi con tim đóng kín không đón nhận Lời Ngài không phải vì Lời không có sức mạnh tiến vào nhưng là Lời tôn trọng quyết định, cảm xúc trong ta, không cưỡng bách, thúc ép ta miễn cưỡng đón nhận Lời Ngài. Khi sai 72 môn đệ đi rao giảng Đức Kitô đã hướng dẫn các môn đệ là khi vào nhà nào, thành nào nếu người ta đón tiếp thì hãy cư ngụ tại đó, nếu không thì hãy âm thầm ra đi và bình an của Lời Ngài cũng sẽ ra đi Lc 10,6.
Điều này cho thấy Lời Ngài có sức mạnh đến người không cản được, đi người không thể cầm giữ. Lời Ngài tự do, tự tại đến đi tuỳ theo mức độ cởi mở, đón nhận của con tim người nhận. Con tim rộng mở đón nhận ơn bình an; con tim đóng chặt, khép kín mất bình an nội tâm.
Trong trường hợp con tim khép kín thì tâm tình của người mang Lời Chúa đóng một phần quan trọng trong việc hoán cải con tim khô cằn, sỏi đá. Tâm tình đó là tâm tình của người môn đệ đặt hết tin tưởng vào Lời Chúa. Chính xác tín này thể hiện qua lời nói, việc làm của họ làm cho con tim khô cằn, sỏi đá được thảnh thơi và từ từ mở ra đón nhận Lời Ngài. Người môn đệ chân thành là người môn đệ ít nhiều có cảm nghiệm về sức mạnh Lời Ngài mang lại trong tâm hồn họ, đóng dấu ấn tín yêu thương trong lòng khiến họ rao giảng mà không nghi ngại, gặp trở ngại không sờn lòng, thất bại không nản chí, đau khổ không chùn bước, thành công không kiêu căng. Chính thái độ khiêm tốn, kiên nhẫn và nhẫn nhục giúp con tim khô cằn tìm thấy nguồn nước. Con tim đóng kín hé mở đón Lời Ngài. Một tâm hồn hay tấm lòng thay đổi nhờ vào Lời Ngài được thánh Phao lô diễn tả trong bài đọc thứ hai là con người mới, tạo vật mới. Tạo vật mới này có được là do Lời Ngài biến đổi, thánh hoá và ban cho sự sống mới. Tạo vật mới được nuôi dưỡng bằng Thần Khí và ơn an bình thiên quốc.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chúa sai các môn đệ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:59 03/07/2013
Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 10, 1-12.17-19
CHÚA SAI CÁC MÔN ĐỆ
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Do đó, lúc nào, thời nào, giai đoạn nào, Hội Thánh cũng mời gọi các Kitô hữu thực hiện lời truyền của Chúa Giêsu :” Anh em em hãy đi rao giảng cho muôn dân..”. Lời truyền ấy luôn luôn vang dội giữa mọi người, luôn luôn là lời thôi thúc mọi người ra đi loan báo Tin Mừng, ra đi giới thiệu Chúa Giêsu cho những người khác. Ý thức, sứ mạng rao giảng và lời của Chúa :” Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít “ (Lc 10, 2 ). Nhiều thợ gặt và nhiều sứ giả của Chúa, của Giáo Hội đã đi cùng khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng: “ Nước Thiên Chúa “.
Thực tế, đã 2013 năm qua, Lời Chúa vẫn thôi thúc Hội Thánh, tuy nhiên trên thế giới mới khoảng 1/7 nhân loại là biết Chúa, còn biết bao nhiêu người chưa được nghe giảng Tin Mừng, có những người đã biết Chúa nhưng còn nguội lạnh vì chưa học giáo lý kỹ, chưa thực hành Lời Chúa tốt đẹp, nên tất cả đều phải được lắng nghe Lời Chúa và thực hiện Lời Chúa khi họ được học giáo lý kỹ càng, để sống đúng Tin Mừng của Chúa.
Cánh đồng thế giới được ví như một ruộng lúa mênh mông đầy lúa chín vàng, nhưng thợ gặt lại quá ít. Chúa Giêsu muốn gợi ý cho mọi người rằng trách nhiệm truyền giáo thuộc về mọi Kitô hữu. Thế giới mênh mông nhưng lại rất ít thợ gặt. Bởi vì thế giới hiện giờ có hơn 7 tỷ người. Tuy nhiên, số theo Chúa, biết Chúa chỉ mới có hơn 1 tỷ mà thôi. Chính vì thế, giữa người biết Chúa và người không biết Chúa vẫn có một sự chênh lệch trầm trọng, giữa thợ gặt và ruộng lúa chín cũng có sự thật chênh lệch. Nhưng nơi đâu theo kinh nghiệm từ hơn 2.000 năm nay có những Sứ giả, những Linh mục thánh thiện, những Thiện nguyện viên tốt, những Nhà truyền giáo tốt thì kết quả truyền giáo thực rất tốt, mang lại nhiều hoa quả, nhiều người nhận biết Chúa.
Nếu chúng ta làm một cuộc so sánh, chúng ta sẽ thấy có một sự sút giảm trầm trọng về ơn gọi tại các nước Âu Châu,, các Nước Mỹ La Tinh, và các nước thứ ba, riêng tại vùng Đông Nam Á , đặc biệt là tại Việt Nam, ơn gọi còn tương đối nhiều. Nhưng người ta vẫn phải hướng tới tương lai, hướng tới một viễn tượng xa xôi và sâu xa hơn. Có thể, một lúc nào đó ơn gọi sẽ ít đi…Viễn tượng của một thế giới vắng bóng, hoặc ít thợ gặt vẫn là thách đố lớn đối với Giáo Hội. Thế giới hôm nay, nhiều nơi vẫn còn đang đi trong mò mẫm, nhiều bóng tối đang phủ lấp những đám mây sáng, con người đang cần những đốm sáng của tình thương, đang cần những tấm lòng, những trái tim nhân hậu, những tia lửa bùng cháy của sự khoan dung, tha thứ, Chúa Giêsu đã từng nói :” Anh em hãy ra đi . Nầy Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói “ ( Lc 10, 3 ). Khi Chúa Giêsu nói lên điều đó, Ngài cho hay ra đi lên đường truyền giáo, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc nào cũng dễ dàng bởi vì ra đi là phải phó thác, tay không và đón nhận mọi rủi ro ở đời, tuy nhiên, lệnh của Chúa ra đi lên đường là phải ra đi.
Vâng, Chúa làm gương cho các tông đồ và mọi người về cuộc ra đi lên đường của Ngài, vì cả cuộc đời của Ngài là một cuộc ra đi không ngừng, một cuộc ra đi không bao giờ mệt mỏi. Hành trang của Ngài là sự phó thác nơi bàn tay Thiên Chúa và bằng lời cầu nguyện. Nên, mọi Kitô hữu là phải lên được truyền giáo, là phải ra đi. Trong Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, Chân Phước Gioan Phaolô II đã viết :” Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này : Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc “.
Mọi người chúng ta phải cộng tác vào công trình cứu rỗi của Chúa bằng việc cầu nguyện và xin Chúa ban thêm cho có nhiều thợ gặt lành nghề, nghĩa là các Linh mục, các Tu sĩ thánh thiện, những Nhà truyền giáo lành nghề để cánh đồng mênh mông đầy lúa chín vàng, có nhiều thợ gặt tốt thu hoạch lúa và bỏ vào kho lúa. Thánh Phaolô đã viết một câu rất chí lý :” Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng “ ( 1 Co 9, 16 ). Chúng ta phải ra đi đem lại sự an bình cho thế giới, cho mọi người và cho những người sống xung quanh chúng ta. Ra đi để xây dựng tình thương, nối lại sự hiệp nhất, phá tan oán thù, hờn ghét. Ra đi để băng bó những vết thương, những nỗi cô đơn, buồn chán. Ra đi để đem lại an bình cho mọi người. Chúng ta phải ra đi để làm chứng cho Chúa Phục Sinh như các tông đồ xưa đã làm chứng cho Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, như Chúa đã sai các môn đệ xưa ra đi, lên đường rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Xin Chúa tăng thêm sức mạnh cho chúng con, để với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức, chúng con sẽ trở nên những tông đồ nhiệt thành và cần cù, giới thiệu Nước Thiên Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao chúng ta phải truyền giáo ?
2.Rao giảng là gì ?
3.Chúng ta có cần phải ra đi rao giảng không ?
Lc 10, 1-12.17-19
CHÚA SAI CÁC MÔN ĐỆ
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Do đó, lúc nào, thời nào, giai đoạn nào, Hội Thánh cũng mời gọi các Kitô hữu thực hiện lời truyền của Chúa Giêsu :” Anh em em hãy đi rao giảng cho muôn dân..”. Lời truyền ấy luôn luôn vang dội giữa mọi người, luôn luôn là lời thôi thúc mọi người ra đi loan báo Tin Mừng, ra đi giới thiệu Chúa Giêsu cho những người khác. Ý thức, sứ mạng rao giảng và lời của Chúa :” Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít “ (Lc 10, 2 ). Nhiều thợ gặt và nhiều sứ giả của Chúa, của Giáo Hội đã đi cùng khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng: “ Nước Thiên Chúa “.
Thực tế, đã 2013 năm qua, Lời Chúa vẫn thôi thúc Hội Thánh, tuy nhiên trên thế giới mới khoảng 1/7 nhân loại là biết Chúa, còn biết bao nhiêu người chưa được nghe giảng Tin Mừng, có những người đã biết Chúa nhưng còn nguội lạnh vì chưa học giáo lý kỹ, chưa thực hành Lời Chúa tốt đẹp, nên tất cả đều phải được lắng nghe Lời Chúa và thực hiện Lời Chúa khi họ được học giáo lý kỹ càng, để sống đúng Tin Mừng của Chúa.
Cánh đồng thế giới được ví như một ruộng lúa mênh mông đầy lúa chín vàng, nhưng thợ gặt lại quá ít. Chúa Giêsu muốn gợi ý cho mọi người rằng trách nhiệm truyền giáo thuộc về mọi Kitô hữu. Thế giới mênh mông nhưng lại rất ít thợ gặt. Bởi vì thế giới hiện giờ có hơn 7 tỷ người. Tuy nhiên, số theo Chúa, biết Chúa chỉ mới có hơn 1 tỷ mà thôi. Chính vì thế, giữa người biết Chúa và người không biết Chúa vẫn có một sự chênh lệch trầm trọng, giữa thợ gặt và ruộng lúa chín cũng có sự thật chênh lệch. Nhưng nơi đâu theo kinh nghiệm từ hơn 2.000 năm nay có những Sứ giả, những Linh mục thánh thiện, những Thiện nguyện viên tốt, những Nhà truyền giáo tốt thì kết quả truyền giáo thực rất tốt, mang lại nhiều hoa quả, nhiều người nhận biết Chúa.
Nếu chúng ta làm một cuộc so sánh, chúng ta sẽ thấy có một sự sút giảm trầm trọng về ơn gọi tại các nước Âu Châu,, các Nước Mỹ La Tinh, và các nước thứ ba, riêng tại vùng Đông Nam Á , đặc biệt là tại Việt Nam, ơn gọi còn tương đối nhiều. Nhưng người ta vẫn phải hướng tới tương lai, hướng tới một viễn tượng xa xôi và sâu xa hơn. Có thể, một lúc nào đó ơn gọi sẽ ít đi…Viễn tượng của một thế giới vắng bóng, hoặc ít thợ gặt vẫn là thách đố lớn đối với Giáo Hội. Thế giới hôm nay, nhiều nơi vẫn còn đang đi trong mò mẫm, nhiều bóng tối đang phủ lấp những đám mây sáng, con người đang cần những đốm sáng của tình thương, đang cần những tấm lòng, những trái tim nhân hậu, những tia lửa bùng cháy của sự khoan dung, tha thứ, Chúa Giêsu đã từng nói :” Anh em hãy ra đi . Nầy Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói “ ( Lc 10, 3 ). Khi Chúa Giêsu nói lên điều đó, Ngài cho hay ra đi lên đường truyền giáo, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc nào cũng dễ dàng bởi vì ra đi là phải phó thác, tay không và đón nhận mọi rủi ro ở đời, tuy nhiên, lệnh của Chúa ra đi lên đường là phải ra đi.
Vâng, Chúa làm gương cho các tông đồ và mọi người về cuộc ra đi lên đường của Ngài, vì cả cuộc đời của Ngài là một cuộc ra đi không ngừng, một cuộc ra đi không bao giờ mệt mỏi. Hành trang của Ngài là sự phó thác nơi bàn tay Thiên Chúa và bằng lời cầu nguyện. Nên, mọi Kitô hữu là phải lên được truyền giáo, là phải ra đi. Trong Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, Chân Phước Gioan Phaolô II đã viết :” Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này : Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc “.
Mọi người chúng ta phải cộng tác vào công trình cứu rỗi của Chúa bằng việc cầu nguyện và xin Chúa ban thêm cho có nhiều thợ gặt lành nghề, nghĩa là các Linh mục, các Tu sĩ thánh thiện, những Nhà truyền giáo lành nghề để cánh đồng mênh mông đầy lúa chín vàng, có nhiều thợ gặt tốt thu hoạch lúa và bỏ vào kho lúa. Thánh Phaolô đã viết một câu rất chí lý :” Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng “ ( 1 Co 9, 16 ). Chúng ta phải ra đi đem lại sự an bình cho thế giới, cho mọi người và cho những người sống xung quanh chúng ta. Ra đi để xây dựng tình thương, nối lại sự hiệp nhất, phá tan oán thù, hờn ghét. Ra đi để băng bó những vết thương, những nỗi cô đơn, buồn chán. Ra đi để đem lại an bình cho mọi người. Chúng ta phải ra đi để làm chứng cho Chúa Phục Sinh như các tông đồ xưa đã làm chứng cho Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, như Chúa đã sai các môn đệ xưa ra đi, lên đường rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Xin Chúa tăng thêm sức mạnh cho chúng con, để với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức, chúng con sẽ trở nên những tông đồ nhiệt thành và cần cù, giới thiệu Nước Thiên Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao chúng ta phải truyền giáo ?
2.Rao giảng là gì ?
3.Chúng ta có cần phải ra đi rao giảng không ?
Loan báo tin mừng trong thế giới hôm nay
Lm. Đan Vinh
08:24 03/07/2013
Chúa Nhật XIV Thường Niên C
Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20
LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (6) Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy. Bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. (10) Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. (12) Thầy nói cho anh em hay: Trong ngày ấy, thành Xơ-đom còn được xử khoan hồng hơn thành đó”. (17) Nhóm Bảy Mươi Hai trở về hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. (18) Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. (19) Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bò cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. (20) Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em. Nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su chỉ định bảy mươi hai người làm môn đệ và sai họ từng hai người đi thực tập truyền giáo. Các ông làm theo lời Thầy dạy và đã đạt được kết quả mỹ mãn. Đó là ma quỷ đã phải khuất phục trước các ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Chúa chỉ định bảy mươi hai người: Số bảy mươi hai ở đây ám chỉ dân ngoại. Có hai truyền thống về con số này: Truyền thống Do thái (Hip-ri) ghi bảy mươi, đang khi truyền thống Hy-lạp lại ghi bảy mươi hai. Lu-ca ghi theo truyền thống Hy-lạp. + Sai các ông cứ từng hai người một đi trước: Đi hai người để dễ dàng trợ giúp cho nhau (x. Gv 4,-12). Thời Giáo hội sơ khai, các Tông đồ đã đi truyền giáo từng hai người: Ba-na-ba đi với Sao-lô (x. Cv 13,2); Giu-đa đi với Xi-la (x. Cv 15,27); Ba-na-ba đi với Mác-cô; Phao-lô với Ba-na-ba (x. Cv 15,35); Ti-mô-thê với Ê-rát-tô (x. Cv 19,22). + Phân biệt hai chức vụ Tông đồ và Môn đệ: MÔN ĐỆ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy và đi theo để nghe Người giảng và sống theo Lời Người. Có bảy mươi hoặc bảy mươi hai môn đệ. Các ông cũng được Đức Giê-su sai đi trước đến những nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10,1). Khi Đức Giê-su rao giảng ở đâu, các môn đệ tụ tập đến nghe, rồi sau đó lại trở về với gia đình vợ con của mình. Còn TÔNG ĐỒ là 12 người được Đức Giê-su chọn trong số 72 môn đệ (x. Lc 6,13). Và cũng được sai đi rao giảng Tin mừng (x. Lc 9,2). Các ông phải bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giê-su (Lc 18,28). Các ông được chứng kiến các phép lạ Người làm (x. Lc 7,11); Được tham dự bữa Tiệc ly (x. Mt 26,26-29); Cùng trải qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh với Người (x. Lc 24,36-43); Được Người trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,19), quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17); Sẽ được đồng bàn trong Vương quốc với Người, và được ngồi trên 12 tòa mà xét xử 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Lc 22,30); Cuối cùng các ông còn được sai đi làm chứng nhân cho Đức Giê-su đến tận cùng thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Lúa chín đầy đồng: Các Ngôn sứ trong Cựu ước đã từng miêu tả ngày phán xét như là một ngày gặt hái (x. Is 41,15; Gr 51,33). Ông Gio-an Tẩy giả đã kể ra việc phán xét của Đấng Thiên Sai trong ngày tận thế tương tự như các động tác của người nông dân sau mùa gặt lúa (x. Lc 3,17). Ở đây, Đức Giê-su cho môn đệ tham dự vào công trình của thời Cánh chung của Người bằng sự cầu nguyện và rao giảng Tin mừng.
- C 3-6: + Như chiên giữa bầy sói: Các môn đệ của Đức Giê-su sẽ đi vào trần gian đầy những kẻ thù đang tìm cách bách hại. Nhưng các ông phải đi với bàn tay không mang theo vũ khí, tâm hồn đầy nhân từ và hiền lành như con chiên. Các ông phải đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa quan phòng. + Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường: Vì người Do thái và các dân vùng Trung Đông gặp nhau thường chào hỏi hàn huyên lâu giờ. Đức Giê-su muốn các môn đệ đừng để các việc trần thế chi phối khi đi rao giảng. Trong các sách của Lu-ca, các sứ giả của Tin mừng đều đi như chạy: Đức Ma-ri-a chạy đi thăm bà Ê-li-sa-bét, các mục đồng chạy đến máng cỏ, Phi-líp-phê chạy để đuổi kịp chiếc xe của một người Ê-thi-ô-pi (x. Cv 8,3). + “Bình an cho nhà này”: Lu-ca lấy lại cách chào hỏi thông thường của Cựu ước (1 Sm 25,6). Đây là một lời cầu chúc phúc lộc an khang, một lời chúc lành. Bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x. Lc 1,79). + Có ai đáng hưởng bình an: Đó là người tin và đón nhận sự bình an của Thiên Chúa.
- C 7-9: + Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó: Đây là một sự cởi mở của Đức Giê-su. Người cho phép các môn đệ được ăn mọi thức ăn do người ta dọn cho, mà không cần bận tâm xem chúng là thức ăn tinh khiết hay ô uế theo Luật Mô-sê (x. Cv 10,9-15). + Làm thợ thì đáng được trả công: Ăn những thức người ta dọn cho không phải là ăn của bố thí, nhưng là một thứ lương bổng do sự công bằng đòi buộc, tương xứng với Tin mừng cao quý mà các ông đem đến. Trách nhiệm của Cộng đoàn Hội thánh là phải lo phương tiện sống và hoạt động cho các người rao giảng Tin mừng. Sau này thánh Phao-lô cũng nói rằng: “Quả vậy Kinh thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công: (1 Tm 5,18; Mt 10,10; Đnl 25,4). Nơi khác Ngài còn nói: “Một khi chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, thì nếu chúng tôi có gặt của vật chất nơi anh em, thì đâu có phải là chuyện quá đáng” (1 Cr 9,11). Tuy nhiên thánh Phao-lô lại từ chối quyền gặt hái của cải vật chất ấy cho bản thân ngài (x. 1 Cr 9,12-14 ; 2 Cr 11,7-9). + Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia: Người Tông đồ phải tránh lo lắng tìm sự tiện nghi ăn ở cho mình, nhưng cần chuyên tâm chu tòan sứ vụ. + “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”: Các môn đệ đi trước dọn đường cho Đức Giê-su sắp đến. Người chính là hiện thân của Nước Thiên Chúa.
- C 10-12: + Vào bất cứ thành nào mà người ta không đón tiếp...: Đức Giê-su cảnh báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị người ta từ chối đón nhận Tin mừng. Bấy giờ các ông vẫn phải cho họ biết: Dù họ có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị. Đó là ngày Phán xét. Nếu họ cố tình chối từ, họ sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. + Thành Xơ-đom: Là một địa danh thời Tổ phụ Ap-ra-ham. Thành này đã bị phạt vì đã phạm quá nhiều tội lỗi (St 10,19).
- C 17-20: + Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con: Ma quỷ phải chịu xuất ra khỏi người bị chúng ám khi các môn đệ ra lệnh nhân Danh Đức Giê-su (x. Cv 16,18). + Xa-tan từ trời sa xuống: Xa-tan là cái tên ám chỉ ma quỷ, kẻ đối lập và thù ghét Thiên Chúa. Do đó, khi Nước Thiên Chúa xuất hiện, thì quyền lực của Xa-tan sẽ bị lật đổ. + Quyền năng để chà đạp lên rắn rết...: Các loài vật kể ra ở đây là khí giới của Xa-tan. Đức Giê-su chiến thắng Xa-tan thì cũng tước đoạt hết khí giới của chúng và bắt chúng phải phục quyền (Rm 8,37-39 ; Ga 12,31). + Mừng vì tên được ghi trên trời: Ở đây là cuốn sách trường sinh, trong đó có ghi tên những người được ơn cứu độ (x. Đnl 12,1; Kh 3,5).
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su sai bao nhiêu môn đệ đi truyền giáo ? 2) Tại sao môn đệ phải đi từng hai người một ? 3) Có bao nhiêu Tông đồ ? 4) Tông đồ khác với môn đệ thế nào ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại truyền cho môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường và chúc bình an cho nơi mà các ông đến ở trọ ? 6) Hãy cho biết lý do các môn đệ lại được quyền ăn mọi thứ người ta dọn cho dựa theo Lời Chúa trong Thánh kinh ? 7) Thành Xơ-đom là thành nào ? 8) Khi nào thì quyền lực của Xa-tan hòan tòan bị sụp đổ ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2):
2. CÂU CHUYỆN: CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Tại Thủ đô Ma-ni-la nước Phi-líp-pin, có trường Đại học Công giáo A-ta-di-ô do các cha dòng Tên sáng lập, tọa lạc trên một ngọn đồi. Đây là một trường cung cấp rất nhiều nhân tài cho đất nước Phi. Dưới chân trường Đại học này là một khu lao động nghèo, trong đó có một Cộng đoàn tu sĩ Tiểu đệ. Đa số các tu sĩ ở đây đã từng ở Việt nam.
Một hôm, một vị linh mục dòng Tên người Mỹ, là Giáo sư Đại học A-ta-di-ô tình cờ đi lạc vào khu lao động ấy và giữa đường gặp được một tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ. Sau khi làm quen, vị linh mục người Mỹ đã hỏi tu sĩ người Bỉ: “Thầy làm gì ở khu lao động này ?” Tu sĩ người Bỉ kia trả lời: “Hằng ngày tôi đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, đi làm thuê làm mướn cho những ai cần”. Nghe thế, vị linh mục người Mỹ rất lấy làm tiếc về sự hy sinh lãng phí của tu sĩ trí thức người Bỉ kia. Ông cũng cho biết công việc của ông ở đây là: Dạy học cho các sinh viên, đi thuyết trình đó đây nhằm rao giảng Tin mừng qua việc đào tạo thêm những nhà trí thức phục vụ Giáo hội Phi.
3. SUY NIỆM:
- Cuộc đối thoại giữa vị linh mục dòng Tên người Mỹ và vị tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên cho chúng ta thấy có nhiều cách truyền giáo trong Hội thánh: Vị linh mục dòng Tên đại diện cho đông đảo các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, ngày đêm rao giảng Tin mừng bằng khả năng tri thức và các phương tiện sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tu sĩ âm thầm sống giữa những người nghèo, chia sẻ sự lao động chân tay cực nhọc với những người nghèo khác... mà tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên là một bằng chứng. Đây là những chứng nhân truyền giáo trong âm thầm, lấy cuộc sống chia sẻ để làm chứng cho Chúa. Cả hai đường lối truyền giáo ấy đều có giá trị và thực sự đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Hội thánh.
- Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su đã căn dặn họ phải sống hiền lành như con chiên và phải sống đơn giản: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Như vậy, một cuộc sống siêu thoát, không lệ thuộc vào của cải đời này, không phí thời giờ vào những chuyện không đâu, trông cậy vào Chúa quan phòng, khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn... Tôn trọng tự do của tha nhân, chấp nhận có thể bị từ chối xua đuổi... đó chính là những điều mà những ai muốn làm chứng cho Nước Trời cần lưu tâm thực hiện.
- Hiện nay dân số Á châu chiếm gần hai phần ba thế giới. Nhưng số người nhận biết Chúa chưa được 3 phần trăm. Á châu chính là cánh đồng lúa chín đang cần thợ gặt. Là thành phần của Hội thánh, mỗi tín hữu chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ tông đồ. Chúng ta phải sống thế nào để những người khác phải bỡ ngỡ giống như người Do thái khi nhìn vào Cộng đoàn Hội thánh sơ khai đã phải thốt lên: “Xem kìa, họ thương nhau là dường nào !”. Ki-tô giáo không phải là một lý thuyết nhưng là chính sức sống của Đức Giê-su. Sống đạo là sống sức sống của Chúa và truyền đạo là truyền sức sống ấy sang cho người mình tiếp xúc.
- Gần đây hội nghị các Giám mục Á châu đã liệt kê một số điều mà các tín hữu cần học hỏi nơi các dân tộc châu Á như sau: Học tập cách cầu nguyện ăn chay và bố thí của người Hồi giáo. Học tập cách chiêm niệm nơi người Ấn giáo. Học tập sự từ bỏ của cải và tôn trọng sự sống nơi người Phật tử. Học cách xây dựng gia đình và xã hội có trật tự nơi Khổng giáo. Học sống đơn sơ khiêm tốn nơi Lão giáo... Càng học, ta càng nhận ra giáo lý Đức Giê-su tiềm ẩn trong giáo lý các tôn giáo đó và nhờ hiểu biết họ, ta sẽ gây được thiện cảm với họ để dễ dàng giới thiệu Đức Giê-su cho họ hơn.
4. THẢO LUẬN: 1)Thế giới đã nhận biết và ca ngợi điều gì trong cuộc sống và hoạt động của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta ? 2)Ngày nay, muốn làm tông đồ truyền giáo hữu hiệu cho đồng bào Việt nam, chúng ta phải làm gì ?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU, Xưa Chúa đã sai các môn đệ đi truyền giáo trong tư thế nhẹ nhàng và thanh thoát, không dựa vào thế lực của tiền bạc hay các phương tiện vật chất. Nay xin Chúa cũng cho chúng con biết chia sẻ Tin mừng với niềm vui của người mục tử khi tìm thấy con chiên lạc. Cho chúng con biết nói về Chúa với sự xác tín và kèm theo những dấu chỉ tình yêu. Xin ban cho chúng con góp phần đẩy lùi văn hóa sự chết, là sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con biết lau khô những giọt lệ của bao người đang đau khổ cả về thể xác cũng như tinh thần.
- LẠY CHÚA, thế giới thật bao la và vòng tay của chúng con lại quá bé nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm chặt tay nhau, nhẹ nhàng và thanh thoát. Xin cho chúng con biết hợp tác với những người thiện chí dù họ không cùng niềm tin với chúng con, để mọi người cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng một xã hội mới công bình và nhân ái hơn, đúng như ý Chúa muốn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A..- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20
LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (6) Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy. Bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. (10) Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. (12) Thầy nói cho anh em hay: Trong ngày ấy, thành Xơ-đom còn được xử khoan hồng hơn thành đó”. (17) Nhóm Bảy Mươi Hai trở về hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. (18) Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. (19) Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bò cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. (20) Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em. Nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su chỉ định bảy mươi hai người làm môn đệ và sai họ từng hai người đi thực tập truyền giáo. Các ông làm theo lời Thầy dạy và đã đạt được kết quả mỹ mãn. Đó là ma quỷ đã phải khuất phục trước các ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Chúa chỉ định bảy mươi hai người: Số bảy mươi hai ở đây ám chỉ dân ngoại. Có hai truyền thống về con số này: Truyền thống Do thái (Hip-ri) ghi bảy mươi, đang khi truyền thống Hy-lạp lại ghi bảy mươi hai. Lu-ca ghi theo truyền thống Hy-lạp. + Sai các ông cứ từng hai người một đi trước: Đi hai người để dễ dàng trợ giúp cho nhau (x. Gv 4,-12). Thời Giáo hội sơ khai, các Tông đồ đã đi truyền giáo từng hai người: Ba-na-ba đi với Sao-lô (x. Cv 13,2); Giu-đa đi với Xi-la (x. Cv 15,27); Ba-na-ba đi với Mác-cô; Phao-lô với Ba-na-ba (x. Cv 15,35); Ti-mô-thê với Ê-rát-tô (x. Cv 19,22). + Phân biệt hai chức vụ Tông đồ và Môn đệ: MÔN ĐỆ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy và đi theo để nghe Người giảng và sống theo Lời Người. Có bảy mươi hoặc bảy mươi hai môn đệ. Các ông cũng được Đức Giê-su sai đi trước đến những nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10,1). Khi Đức Giê-su rao giảng ở đâu, các môn đệ tụ tập đến nghe, rồi sau đó lại trở về với gia đình vợ con của mình. Còn TÔNG ĐỒ là 12 người được Đức Giê-su chọn trong số 72 môn đệ (x. Lc 6,13). Và cũng được sai đi rao giảng Tin mừng (x. Lc 9,2). Các ông phải bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giê-su (Lc 18,28). Các ông được chứng kiến các phép lạ Người làm (x. Lc 7,11); Được tham dự bữa Tiệc ly (x. Mt 26,26-29); Cùng trải qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh với Người (x. Lc 24,36-43); Được Người trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,19), quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17); Sẽ được đồng bàn trong Vương quốc với Người, và được ngồi trên 12 tòa mà xét xử 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Lc 22,30); Cuối cùng các ông còn được sai đi làm chứng nhân cho Đức Giê-su đến tận cùng thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Lúa chín đầy đồng: Các Ngôn sứ trong Cựu ước đã từng miêu tả ngày phán xét như là một ngày gặt hái (x. Is 41,15; Gr 51,33). Ông Gio-an Tẩy giả đã kể ra việc phán xét của Đấng Thiên Sai trong ngày tận thế tương tự như các động tác của người nông dân sau mùa gặt lúa (x. Lc 3,17). Ở đây, Đức Giê-su cho môn đệ tham dự vào công trình của thời Cánh chung của Người bằng sự cầu nguyện và rao giảng Tin mừng.
- C 3-6: + Như chiên giữa bầy sói: Các môn đệ của Đức Giê-su sẽ đi vào trần gian đầy những kẻ thù đang tìm cách bách hại. Nhưng các ông phải đi với bàn tay không mang theo vũ khí, tâm hồn đầy nhân từ và hiền lành như con chiên. Các ông phải đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa quan phòng. + Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường: Vì người Do thái và các dân vùng Trung Đông gặp nhau thường chào hỏi hàn huyên lâu giờ. Đức Giê-su muốn các môn đệ đừng để các việc trần thế chi phối khi đi rao giảng. Trong các sách của Lu-ca, các sứ giả của Tin mừng đều đi như chạy: Đức Ma-ri-a chạy đi thăm bà Ê-li-sa-bét, các mục đồng chạy đến máng cỏ, Phi-líp-phê chạy để đuổi kịp chiếc xe của một người Ê-thi-ô-pi (x. Cv 8,3). + “Bình an cho nhà này”: Lu-ca lấy lại cách chào hỏi thông thường của Cựu ước (1 Sm 25,6). Đây là một lời cầu chúc phúc lộc an khang, một lời chúc lành. Bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x. Lc 1,79). + Có ai đáng hưởng bình an: Đó là người tin và đón nhận sự bình an của Thiên Chúa.
- C 7-9: + Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó: Đây là một sự cởi mở của Đức Giê-su. Người cho phép các môn đệ được ăn mọi thức ăn do người ta dọn cho, mà không cần bận tâm xem chúng là thức ăn tinh khiết hay ô uế theo Luật Mô-sê (x. Cv 10,9-15). + Làm thợ thì đáng được trả công: Ăn những thức người ta dọn cho không phải là ăn của bố thí, nhưng là một thứ lương bổng do sự công bằng đòi buộc, tương xứng với Tin mừng cao quý mà các ông đem đến. Trách nhiệm của Cộng đoàn Hội thánh là phải lo phương tiện sống và hoạt động cho các người rao giảng Tin mừng. Sau này thánh Phao-lô cũng nói rằng: “Quả vậy Kinh thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công: (1 Tm 5,18; Mt 10,10; Đnl 25,4). Nơi khác Ngài còn nói: “Một khi chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, thì nếu chúng tôi có gặt của vật chất nơi anh em, thì đâu có phải là chuyện quá đáng” (1 Cr 9,11). Tuy nhiên thánh Phao-lô lại từ chối quyền gặt hái của cải vật chất ấy cho bản thân ngài (x. 1 Cr 9,12-14 ; 2 Cr 11,7-9). + Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia: Người Tông đồ phải tránh lo lắng tìm sự tiện nghi ăn ở cho mình, nhưng cần chuyên tâm chu tòan sứ vụ. + “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”: Các môn đệ đi trước dọn đường cho Đức Giê-su sắp đến. Người chính là hiện thân của Nước Thiên Chúa.
- C 10-12: + Vào bất cứ thành nào mà người ta không đón tiếp...: Đức Giê-su cảnh báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị người ta từ chối đón nhận Tin mừng. Bấy giờ các ông vẫn phải cho họ biết: Dù họ có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị. Đó là ngày Phán xét. Nếu họ cố tình chối từ, họ sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. + Thành Xơ-đom: Là một địa danh thời Tổ phụ Ap-ra-ham. Thành này đã bị phạt vì đã phạm quá nhiều tội lỗi (St 10,19).
- C 17-20: + Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con: Ma quỷ phải chịu xuất ra khỏi người bị chúng ám khi các môn đệ ra lệnh nhân Danh Đức Giê-su (x. Cv 16,18). + Xa-tan từ trời sa xuống: Xa-tan là cái tên ám chỉ ma quỷ, kẻ đối lập và thù ghét Thiên Chúa. Do đó, khi Nước Thiên Chúa xuất hiện, thì quyền lực của Xa-tan sẽ bị lật đổ. + Quyền năng để chà đạp lên rắn rết...: Các loài vật kể ra ở đây là khí giới của Xa-tan. Đức Giê-su chiến thắng Xa-tan thì cũng tước đoạt hết khí giới của chúng và bắt chúng phải phục quyền (Rm 8,37-39 ; Ga 12,31). + Mừng vì tên được ghi trên trời: Ở đây là cuốn sách trường sinh, trong đó có ghi tên những người được ơn cứu độ (x. Đnl 12,1; Kh 3,5).
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su sai bao nhiêu môn đệ đi truyền giáo ? 2) Tại sao môn đệ phải đi từng hai người một ? 3) Có bao nhiêu Tông đồ ? 4) Tông đồ khác với môn đệ thế nào ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại truyền cho môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường và chúc bình an cho nơi mà các ông đến ở trọ ? 6) Hãy cho biết lý do các môn đệ lại được quyền ăn mọi thứ người ta dọn cho dựa theo Lời Chúa trong Thánh kinh ? 7) Thành Xơ-đom là thành nào ? 8) Khi nào thì quyền lực của Xa-tan hòan tòan bị sụp đổ ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2):
2. CÂU CHUYỆN: CHỨNG NHÂN GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Tại Thủ đô Ma-ni-la nước Phi-líp-pin, có trường Đại học Công giáo A-ta-di-ô do các cha dòng Tên sáng lập, tọa lạc trên một ngọn đồi. Đây là một trường cung cấp rất nhiều nhân tài cho đất nước Phi. Dưới chân trường Đại học này là một khu lao động nghèo, trong đó có một Cộng đoàn tu sĩ Tiểu đệ. Đa số các tu sĩ ở đây đã từng ở Việt nam.
Một hôm, một vị linh mục dòng Tên người Mỹ, là Giáo sư Đại học A-ta-di-ô tình cờ đi lạc vào khu lao động ấy và giữa đường gặp được một tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ. Sau khi làm quen, vị linh mục người Mỹ đã hỏi tu sĩ người Bỉ: “Thầy làm gì ở khu lao động này ?” Tu sĩ người Bỉ kia trả lời: “Hằng ngày tôi đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, đi làm thuê làm mướn cho những ai cần”. Nghe thế, vị linh mục người Mỹ rất lấy làm tiếc về sự hy sinh lãng phí của tu sĩ trí thức người Bỉ kia. Ông cũng cho biết công việc của ông ở đây là: Dạy học cho các sinh viên, đi thuyết trình đó đây nhằm rao giảng Tin mừng qua việc đào tạo thêm những nhà trí thức phục vụ Giáo hội Phi.
3. SUY NIỆM:
- Cuộc đối thoại giữa vị linh mục dòng Tên người Mỹ và vị tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên cho chúng ta thấy có nhiều cách truyền giáo trong Hội thánh: Vị linh mục dòng Tên đại diện cho đông đảo các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, ngày đêm rao giảng Tin mừng bằng khả năng tri thức và các phương tiện sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tu sĩ âm thầm sống giữa những người nghèo, chia sẻ sự lao động chân tay cực nhọc với những người nghèo khác... mà tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên là một bằng chứng. Đây là những chứng nhân truyền giáo trong âm thầm, lấy cuộc sống chia sẻ để làm chứng cho Chúa. Cả hai đường lối truyền giáo ấy đều có giá trị và thực sự đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Hội thánh.
- Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su đã căn dặn họ phải sống hiền lành như con chiên và phải sống đơn giản: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Như vậy, một cuộc sống siêu thoát, không lệ thuộc vào của cải đời này, không phí thời giờ vào những chuyện không đâu, trông cậy vào Chúa quan phòng, khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn... Tôn trọng tự do của tha nhân, chấp nhận có thể bị từ chối xua đuổi... đó chính là những điều mà những ai muốn làm chứng cho Nước Trời cần lưu tâm thực hiện.
- Hiện nay dân số Á châu chiếm gần hai phần ba thế giới. Nhưng số người nhận biết Chúa chưa được 3 phần trăm. Á châu chính là cánh đồng lúa chín đang cần thợ gặt. Là thành phần của Hội thánh, mỗi tín hữu chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ tông đồ. Chúng ta phải sống thế nào để những người khác phải bỡ ngỡ giống như người Do thái khi nhìn vào Cộng đoàn Hội thánh sơ khai đã phải thốt lên: “Xem kìa, họ thương nhau là dường nào !”. Ki-tô giáo không phải là một lý thuyết nhưng là chính sức sống của Đức Giê-su. Sống đạo là sống sức sống của Chúa và truyền đạo là truyền sức sống ấy sang cho người mình tiếp xúc.
- Gần đây hội nghị các Giám mục Á châu đã liệt kê một số điều mà các tín hữu cần học hỏi nơi các dân tộc châu Á như sau: Học tập cách cầu nguyện ăn chay và bố thí của người Hồi giáo. Học tập cách chiêm niệm nơi người Ấn giáo. Học tập sự từ bỏ của cải và tôn trọng sự sống nơi người Phật tử. Học cách xây dựng gia đình và xã hội có trật tự nơi Khổng giáo. Học sống đơn sơ khiêm tốn nơi Lão giáo... Càng học, ta càng nhận ra giáo lý Đức Giê-su tiềm ẩn trong giáo lý các tôn giáo đó và nhờ hiểu biết họ, ta sẽ gây được thiện cảm với họ để dễ dàng giới thiệu Đức Giê-su cho họ hơn.
4. THẢO LUẬN: 1)Thế giới đã nhận biết và ca ngợi điều gì trong cuộc sống và hoạt động của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta ? 2)Ngày nay, muốn làm tông đồ truyền giáo hữu hiệu cho đồng bào Việt nam, chúng ta phải làm gì ?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU, Xưa Chúa đã sai các môn đệ đi truyền giáo trong tư thế nhẹ nhàng và thanh thoát, không dựa vào thế lực của tiền bạc hay các phương tiện vật chất. Nay xin Chúa cũng cho chúng con biết chia sẻ Tin mừng với niềm vui của người mục tử khi tìm thấy con chiên lạc. Cho chúng con biết nói về Chúa với sự xác tín và kèm theo những dấu chỉ tình yêu. Xin ban cho chúng con góp phần đẩy lùi văn hóa sự chết, là sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con biết lau khô những giọt lệ của bao người đang đau khổ cả về thể xác cũng như tinh thần.
- LẠY CHÚA, thế giới thật bao la và vòng tay của chúng con lại quá bé nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm chặt tay nhau, nhẹ nhàng và thanh thoát. Xin cho chúng con biết hợp tác với những người thiện chí dù họ không cùng niềm tin với chúng con, để mọi người cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng một xã hội mới công bình và nhân ái hơn, đúng như ý Chúa muốn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A..- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:54 03/07/2013
ĐINH CÔ NƯƠNG ĐƯỢC THẦN LỰC
Khi Đinh cô nương được mười sáu tuổi thì đi làm dâu cho nhà họ Tạ, bởi vì không chịu nổi sự ngược đãi của mẹ chồng nên treo cổ trên xà nhà mà chết.
Đinh cô nương chết rồi thì rất là quyến luyến quê nhà không muốn rời bỏ nhân thế, thần tiên đồng cảm với cô nên để cô ta biến lại thành con dâu trở về, mặc áo màu xanh, đầu vấn khăn màu xanh da trời, bên cạnh có một tớ gái nhỏ.
Khi ngồi thuyền đến cửa sông thì gặp hai thanh niên nông phu trong lòng có tà ý bèn chọc ghẹo họ, Đinh cô nương nói:
- “Các ông sẽ ngã trong hồ và không thể lên bờ được.”
Sau đó cô ta khẩn khoản xin ông lái đò chở họ qua sông, người lái đò nhận lời. Đinh cô nương nói:
- “Người ức hiếp phụ nữ sẽ không có hậu quả tốt, nhưng lòng tốt thì sẽ được báo đáp, ông nhất định được báo đáp.”
Khi ông lái đò chèo thuyền trở về thì phát hiện trên thuyền đầy cá, mà hai người thanh niên thì lại chìm trong nước không thấy nổi lên.
(Tấn, Can Bảo “Sưu thần ký”)
Suy tư:
“Ác giả ác báo” người làm ác thì hậu quả sẽ luôn là ác báo, nhưng người làm điều thiện thì sẽ được điều thiện báo đáp, đó là lẽ tự nhiên của trời đất, bởi vì như Đức Chúa Giê-su đã nói: cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu, không ai tìm quả tốt nơi cây xấu.v.v...
Thời nay có nhiều người biết và hiểu ý nghĩa của câu “ác giả ác báo”, nhưng hể có quyền có chức vụ là làm điều ác đức với người đồng loại; thời nay có nhiều người thấy những quả báo nhãn tiền với người khác, nhưng họ vẫn cứ sống thất đức với cha mẹ, coi như không có ai trên đầu mình; thời nay có những người miệng răn dạy người khác “ác giả ác báo”, nhưng bản thân thì tay nhúng máu không cảm thấy hôi tanh...
Đinh cô nương được thần tiên cho trở lại làm người sau khi chết, đó là chuyện thần thoại dân gian, để dạy cho mọi người biết điều thiện và điều ác vẫn tồn tại trong thế giới loài người.
Người Ki-tô hữu luôn nớ đến sự chết và sự phán xét, để trong cuộc sống họ không làm điều ác nhưng luôn thực hành điều thiện, để được gọi là con cái của Thiên Chúa...
---------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Khi Đinh cô nương được mười sáu tuổi thì đi làm dâu cho nhà họ Tạ, bởi vì không chịu nổi sự ngược đãi của mẹ chồng nên treo cổ trên xà nhà mà chết.
Đinh cô nương chết rồi thì rất là quyến luyến quê nhà không muốn rời bỏ nhân thế, thần tiên đồng cảm với cô nên để cô ta biến lại thành con dâu trở về, mặc áo màu xanh, đầu vấn khăn màu xanh da trời, bên cạnh có một tớ gái nhỏ.
Khi ngồi thuyền đến cửa sông thì gặp hai thanh niên nông phu trong lòng có tà ý bèn chọc ghẹo họ, Đinh cô nương nói:
- “Các ông sẽ ngã trong hồ và không thể lên bờ được.”
Sau đó cô ta khẩn khoản xin ông lái đò chở họ qua sông, người lái đò nhận lời. Đinh cô nương nói:
- “Người ức hiếp phụ nữ sẽ không có hậu quả tốt, nhưng lòng tốt thì sẽ được báo đáp, ông nhất định được báo đáp.”
Khi ông lái đò chèo thuyền trở về thì phát hiện trên thuyền đầy cá, mà hai người thanh niên thì lại chìm trong nước không thấy nổi lên.
(Tấn, Can Bảo “Sưu thần ký”)
Suy tư:
“Ác giả ác báo” người làm ác thì hậu quả sẽ luôn là ác báo, nhưng người làm điều thiện thì sẽ được điều thiện báo đáp, đó là lẽ tự nhiên của trời đất, bởi vì như Đức Chúa Giê-su đã nói: cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu, không ai tìm quả tốt nơi cây xấu.v.v...
Thời nay có nhiều người biết và hiểu ý nghĩa của câu “ác giả ác báo”, nhưng hể có quyền có chức vụ là làm điều ác đức với người đồng loại; thời nay có nhiều người thấy những quả báo nhãn tiền với người khác, nhưng họ vẫn cứ sống thất đức với cha mẹ, coi như không có ai trên đầu mình; thời nay có những người miệng răn dạy người khác “ác giả ác báo”, nhưng bản thân thì tay nhúng máu không cảm thấy hôi tanh...
Đinh cô nương được thần tiên cho trở lại làm người sau khi chết, đó là chuyện thần thoại dân gian, để dạy cho mọi người biết điều thiện và điều ác vẫn tồn tại trong thế giới loài người.
Người Ki-tô hữu luôn nớ đến sự chết và sự phán xét, để trong cuộc sống họ không làm điều ác nhưng luôn thực hành điều thiện, để được gọi là con cái của Thiên Chúa...
---------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:57 03/07/2013
N2T |
9. Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thánh nhé, nhưng chúng ta phải giống như các thánh tiên tri đã chỉ thị là phải nắm vững tinh hoa để đọc ! Chúng ta quỳ xuống để đọc nhé, không nên mang sự phê bình trong lòng, không nên vì lòng hiếu kỳ, bởi vì nó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ hư vô ! Chúng ta nên mang một tâm hồn ấm áp và tâm tình để đọc. Người ta nói với chúng ta ở đó có sự sống, có sự sáng, thế thì tại sao chúng ta không bỏ ra chút công sức để nếm mùi vị đó chứ ?
(Thánh Paul of Claud)------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Gioan-Phaolô II Và Đức Gioan XXIII Sẽ Được Phong Thánh Vào Tháng 12/2013
Lê Đình Thông
08:10 03/07/2013
Đức Gioan-Phaolô II Và Đức Gioan XXIII Sẽ Được Phong Thánh Vào Tháng 12/2013
Thánh bộ Phong thánh vừa chính thức công nhận phép lạ thứ hai của Đức Gioan-Phaolô II, qua đời tháng tư 2005. Đây là thủ tục cần thiết để được phong thánh.
Hãng thông tấn Ansa cho biết đại lễ phong thánh sẽ được cử hành vào tháng 12 sắp tới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chính thức công nhận phép lạ thứ hai. Thánh bộ Phong thánh gồm nhiều vị Hồng Y và giám mục nhận định rằng nhờ sự cầu bầu của Đức Gioan-Phaolô II, một phụ nữ Costa Rica (Châu Mỹ La tinh) mắc bệnh nan y đã được bình phục ngày 01/05/2011, đúng 5 năm 7 thánh sau ngày Đức Gioan-Phaolô II từ trần.
Phép lạ thứ nhất nhờ Đức Gioan-Phaolô II là việc nữ tu Marie Simon-Pierre Normand (người Pháp) được khỏi bệnh Parkinson. Sau khi Đức Gioan-Phaolô lâm chung, cả dòng làm tuần cửu nhật cầu xin ngài chữa lành bệnh cho vị nữ tu. Vào tháng 6/2005, sœur Normand không còn cần đần nạng gỗ để dự kinh sáng nữa.
Giáo Hội chỉ phong thánh nếu vị thánh tân phong làm ít nhất hai phép lạ. Tiến trình phong thánh tiến hành năm năm sau ngày vị thánh mới từ trần. Tuy nhiên, Đức Bênêdictô XVI đã sửa đổi thủ tục này để đẩy mạnh tiến trình phong thánh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tín hữu mong mỏi ngài được phong thánh ngay (Santo subito).
Vào tháng tư 2013, ủy ban gồm 7 vị bác sĩ trực thuộc Thánh bộ Phong thánh đã công nhận phép lạ thứ hai. Qua tháng sáu, đến lượt ủy ban các nhà thần học chính thức công nhận phép lạ này. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ ký sắc lệnh phong thánh cho Đức Karol Wojtyła. Sau đó, Ngài sẽ triệu tập hội nghị Hồng Y để chính thức công bố ngày phong thánh.
Nhật báo La Stampa tiết lộ Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh một lượt với Đức Gioan-Phaolô II. Trong thời gian làm sứ thần tại Pháp, vào đầu thập niên 50, Đức Roncalli (sau này là Gioan XXIII) đã cử hành Thánh lễ tại Giáo xứ Việt Nam tại Paris.
Việc Đức Gioan XXIII và Đức Gioan-Phaolô II được phong thánh trước cuối năm nay, năm Đức tin kỷ niệm 25 năm phong 117 thánh tử đạo, là một sự kiện đầy ý nghĩa đối với Giáo Hội Việt Nam :
- Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ký tông hiến Venerabilium Nostrum thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
- Ngày 19/06/1988, Đức Gioan-Phaolô II tuyên phong 117 vị thánh tử đạo Việt Nam.
Lê Đình Thông
Hãng thông tấn Ansa cho biết đại lễ phong thánh sẽ được cử hành vào tháng 12 sắp tới. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ chính thức công nhận phép lạ thứ hai. Thánh bộ Phong thánh gồm nhiều vị Hồng Y và giám mục nhận định rằng nhờ sự cầu bầu của Đức Gioan-Phaolô II, một phụ nữ Costa Rica (Châu Mỹ La tinh) mắc bệnh nan y đã được bình phục ngày 01/05/2011, đúng 5 năm 7 thánh sau ngày Đức Gioan-Phaolô II từ trần.
Phép lạ thứ nhất nhờ Đức Gioan-Phaolô II là việc nữ tu Marie Simon-Pierre Normand (người Pháp) được khỏi bệnh Parkinson. Sau khi Đức Gioan-Phaolô lâm chung, cả dòng làm tuần cửu nhật cầu xin ngài chữa lành bệnh cho vị nữ tu. Vào tháng 6/2005, sœur Normand không còn cần đần nạng gỗ để dự kinh sáng nữa.
Giáo Hội chỉ phong thánh nếu vị thánh tân phong làm ít nhất hai phép lạ. Tiến trình phong thánh tiến hành năm năm sau ngày vị thánh mới từ trần. Tuy nhiên, Đức Bênêdictô XVI đã sửa đổi thủ tục này để đẩy mạnh tiến trình phong thánh, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tín hữu mong mỏi ngài được phong thánh ngay (Santo subito).
Sr. Marie Simon-Pierre Normand |
Nhật báo La Stampa tiết lộ Đức Gioan XXIII sẽ được phong thánh một lượt với Đức Gioan-Phaolô II. Trong thời gian làm sứ thần tại Pháp, vào đầu thập niên 50, Đức Roncalli (sau này là Gioan XXIII) đã cử hành Thánh lễ tại Giáo xứ Việt Nam tại Paris.
Việc Đức Gioan XXIII và Đức Gioan-Phaolô II được phong thánh trước cuối năm nay, năm Đức tin kỷ niệm 25 năm phong 117 thánh tử đạo, là một sự kiện đầy ý nghĩa đối với Giáo Hội Việt Nam :
- Ngày 24/11/1960, Đức Gioan XXIII ký tông hiến Venerabilium Nostrum thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
- Ngày 19/06/1988, Đức Gioan-Phaolô II tuyên phong 117 vị thánh tử đạo Việt Nam.
Lê Đình Thông
Tình phụ tử của người linh muc.
Pt Huỳnh Mai Trác
13:02 03/07/2013
Tình phụ tử thiêng liêng của người linh mục là ân sủng của Chúa ban cho, là một ân huệ rất cần thiết và luôn luôn là một nhu cầu cấp bách . “Khi con người không còn ước ao tình phụ tử thiêng liêng nữa thì trở thành một điều gì đó thiếu sót và không còn thông suốt được nữa”
“Chúng ta tất cả mọi người đàn ông muốn có một đời sống viên mãn, thì chúng ta cần có nhu cầu là niềm vui được làm cha, mặc dù chúng ta đang sống cuộc đời độc thân . . . Tình phụ tử này là hy sinh đời sống của mình cho người khác . Tình làm cha thiêng liêng này là đời sống của người linh mục, người cha thiêng liêng, là hy sinh đời sống của chính mình và trở thành như một người cha thực thụ.”
Trích dẫn một đọan trong sách Sáng Thế Ký, khi Thiên Chúa hứa cùng ông Abraham niềm vui là có một con trai và một hậu duệ con cháu đông đảo như sao trên trời, Đức Giáo Hòang giải thích ý nghĩa của tình phụ tử . “Người cha là người biết thế nào để bảo vệ con cái của mình “. Đây chính là ân sủng của chúng ta, những linh mục, chứng tỏ thế nào là những người cha . Ân sủng được làm cha, làm mục vụ, là chăm sóc con cái trong đời sống thiêng liêng .
Chúng ta đã phạm rất nhiều tội lỗi, bởi vì ai cũng là người có tội. Nhưng nếu không có con, thì không thể làm cha được và như vậy thì không thể đi đến đích được mà mới chỉ đi được nữa đường .Bởi vậy chúng ta phải là những người cha .
Đây chính là ân sủng của Chúa ban cho chúng ta . Khi được mọi người gọi là “CHA” . Chúa muốn chúng ta là những người cha đích thật, là người cha thiêng liêng trong mục vụ .
Tôi không biết điều này đã xẩy ra như thế nào với Salvatore, Đức giáo hòang bày tỏ lòng ưu ái với Đức Hồng Y của xứ Giorgi, đang hiện diện, nhưng tôi tin chắc ngài là một người cha rất tốt lành . “Chúng ta hãy cám tạ Chúa ban cho ân sủng này là được làm cha trong Giáo Hội, và được lưu truyền từ cha cho đến con, với hai hình ảnh thật sống động, đó là ông Abraham cầu xin Chúa cho được làm cha, tay cầm gậy bảo vệ gia đình, và hình ảnh của ông Simêon, trong lúc dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, bồng Chúa Giêsu trong tay mà cầu nguyện.
“Ông đã thực hiện một cử chỉ phụng vụ tuyệt đẹp, một phụng vụ đầy nét hân hoan . Đối với các linh mục cũng vậy, Chúa đã ban cho chúng ta niềm hân hoan tuyệt vời!”. Đức Thánh Cha dâng lễ ngày thứ tư hôm nay có nhiều linh mục và giám mục với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Palerme Salvatore De Giorgi, ngài kỷ niệm sáu mươi năm ngày nhận lãnh chức linh mục . (Nguồn tin: News.va)
Chúng ta gặp Thiên Chúa Hằng Sống qua các vết thương của Người
Bùi Hữu Thư
22:11 03/07/2013
2013-07-03 Vatican Radio
(Vatican Radio) Muốn gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống, chúng ta phải trìu mến hôn lên các vết thương của Chúa Giêsu nơi những người anh chị em nghèo đói, bệnh tật, và bị tù đầy. Học hỏi, suy niệm, và hãm mình không đủ để đem chúng ta tới gặp Chúa Kitô hằng sống. Như Thánh Tôma, đời sống chúng ta sẽ chỉ thay đổi khi chúng ta chạm đến các vết thương của Chúa Kitô nơi những người nghèo đói, bệnh tật và thiếu thốn. Đây là bài học Đức Thánh Cha Phanxicô đã rút tỉa trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện nhà Thánh Mác-ta khi ngài ghi dấu ngày Lễ Thánh Tôma Tông Đồ.
Chúa Giêsu sau khi sống lại đã hiện ra với các tông đồ, nhưng Tôma không có mặt, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúa muốn Tôma phải chờ đợi một tuần lễ - Chúa biết tại sao lại làm như thế. Và Người dành thời gian cần thiết tốt nhất cho chúng ta. Chúa đã cho Tôma một tuần. “Chúa Giêsu bầy tỏ mình bằng các vết thương. Toàn thân Người thật sạch sẽ, đẹp đẽ và đầy ánh sáng, nhưng các vết thương vẫn còn đó" và khi Chúa lại đến vào ngày tận thế, “chúng ta sẽ được thấy các vết thương của Người". Để được tin, Tôma muốn được xỏ ngón tay vào vết thương của Người.
"Tôma cứng lòng. Nhưng Chúa muốn đúng như vậy, một con người bướng bỉnh để làm cho chúng ta hiểu được một điều gì to tát hơn. Tôma đã được thấy Chúa; được xỏ ngón tay vào các vết thương do những cái đinh để lại; được xó ngón tay vào cạnh sườn Người, và Tôma đã không nói, ‘Đúng rồi Chúa đã sống lại’. Không!, Tôma còn làm hơn thế nữa. Ngài nói: “Lạy Chúa’. Đây là người môn đệ đầu tiên đã thú nhận thiên tính của Chúa Kitô sau khi sống lại. Và Tôma thờ kính Người”.
Đức Thánh Cha tiếp: "Và như thế, chúng ta hiểu ý định của Chúa khi Người muốn cho Tôma phải chờ đợi: Người muốn hướng dẫn sự cứng lòng của Tôma, không phải là để khẳng định sự sống lại của Người, nhưng là để khẳng định Thiên Tính của Người.” Con đường chúng ta đi để gặp Chúa Giêsu là các vết thương của Người, không còn con đường nào khác”.
"Trong lịch sử Giáo Hội, đã có vài sự sai lầm về con đường đến với Chúa. Một số người tin rằng Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa của các Kitô hữu có thể được tìm thấy trên con đường suy niệm, thật vậy chúng ta có thể đạt được nhiều điều bổ ích khi suy niệm. Nhưng rất nguy hiểm! Biết bao nhiêu người đã lạc lối trên con đường này và không bao giờ trở lại được. Phải, họ đạt được sự hiểu biết về Chúa, nhưng không về Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngôi Hai của Ba Ngôi."
Đức Thánh Cha nói: "Nhiều người khác cho rằng muốn đến được với Chúa thì phải hãm mình hành xác, chúng ta phải kham khổ và chọn con đường đền tội: thồng hối và ăn chay. Những người này cũng không đến được với Chúa Giêsu Kitô Hằng Sống. Họ tin rằng tự mình họ có thể đạt đến được.” Nhưng Chúa Giêsu bảo chúng ta là con đường đến gặp Người phải qua các vết thương của Người:
"Chúng ta gặp các vết thương của Chúa Giêsu khi làm việc bác ái, trao ban cho thân mình của những người anh chị em bị thương và cả linh hồn nữa, vì họ đói khát, vì họ trần truồng và bị sỉ nhục, vì họ là người nô lệ, vì họ đang ở trong tù hay trong bệnh viện. Đó là các vết thương của Chúa Giêsu hôm nay. Và Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta làm một bước nhẩy tới với Người, nhưng qua các vết thương của Người. 'Tốt lắm! Chúng ta hãy thành lập một quỹ từ thiện để giúp tất cả mọi người và làm nhiều điều tốt để giúp đỡ '. Điều này quan trọng, nhưng nếu chúng ta chỉ ở trình độ này thì chúng ta chỉ là những người hảo tâm. Chúng ta phải chạm đến các vết thương của Chúa Giêsu, phải xoa dịu các vết thương của Giêsu, phải trìu mến băng bó các vế thương của Giêsu, phải hôn lên các vết thương của Giêsu. Xin hãy nghĩ đến khi Thánh Phanxicô ôm lấy những người phong cùi? Điều này cũng đã xẩy đến cho Tôma: đời sống của ngài đã đổi thay."
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận là chúng ta không cần phải theo một “khóa học bổ túc” để chạm đến Chúa Hằng Sống, nhưng để có thể đi vào các vết thương của Chúa Giêsu, chúng ta phải đi vào các đường phố. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Tôma cho có ơn can đảm để trìu mến đi vào vết thương của Giêsu, và như thế chắc chắn chúng ta sẽ có được ân sủng để thờ kính Thiên Chúa Hằng Sống."
Top Stories
EGYPT - Waiting for the moves on behalf of the army. The Church could be involved in the plans for ending the crisis
VIS
16:23 03/07/2013
Minya - After President Morsi’s speech – who on Tuesday evening, July 2nd reiterated his firm intention to remain in power until the end of the term, obtained with democratic elections - "the people are disappointed and fear the outbreak of a spiral of violence and are waiting to see what move the army will carry out at the end of the 48 hour ultimatum, a deadline set by the army to resolve the country's political crisis and is set to expire". This is how the Coptic Catholic Bishop of Minya Botros Fahim Awad Hanna explains to Fides the climate of uncertainty and concern the Country is living due to its political and social crisis that threatens to escalate into civil war. Clashes between millions of anti-Morsi and pro-government groups linked to the Muslim Brotherhood have already caused more than ten victims and hundreds have been injured.
Anba Hanna confirms that "in the projects that have been circulating these days about how to manage the transition phase after perhaps Morsi’s withdrawal, there are those who hope of some form of involvement also on behalf of the University of Al Azhar and representatives of the Coptic Church as forces capable of contributing to a balanced solution to the crisis". The Coptic Catholic Bishop of Minya redimensions drastically alarms circulated on cases of sexual violence that seem to have occurred in Tahrir Square and other places involved in the demonstrations of the oppositions: "The news has been exaggerated. There was an episode or two. To spread the word of dozens of violence against women in the streets in revolt are always sources close to the government and the Muslim Brotherhood, taken uncritically in the West. It is a smear campaign to tarnish the image of the millions of demonstrators who took to the streets these days with a very specific purpose: to express opposition to the government and ask President Morsi to withdraw from power". .
Anba Hanna confirms that "in the projects that have been circulating these days about how to manage the transition phase after perhaps Morsi’s withdrawal, there are those who hope of some form of involvement also on behalf of the University of Al Azhar and representatives of the Coptic Church as forces capable of contributing to a balanced solution to the crisis". The Coptic Catholic Bishop of Minya redimensions drastically alarms circulated on cases of sexual violence that seem to have occurred in Tahrir Square and other places involved in the demonstrations of the oppositions: "The news has been exaggerated. There was an episode or two. To spread the word of dozens of violence against women in the streets in revolt are always sources close to the government and the Muslim Brotherhood, taken uncritically in the West. It is a smear campaign to tarnish the image of the millions of demonstrators who took to the streets these days with a very specific purpose: to express opposition to the government and ask President Morsi to withdraw from power". .
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm sinh viên Công Giáo Hoà Cường GP Đà Nẵng tiếp sức mùa thi 2013
Vincent Phạm Văn Quân
09:23 03/07/2013
TƯỜNG THUẬT ĐÓN TIẾP THÍ SINH ĐỢT 1
NHÓM SINH VIÊN Công Giáo HÒA CƯỜNG
Ngày 1 – 2/ 7/ 2013
Trong không khí cả nước cùng rạo rực
Với tháng 7 nao nức một mùa thi
Mùa “Đại Học” nơi nâng bước em đi
Đến chân trời với bến bờ mơ ước.
Xem Hình
Cùng hòa trong không khí của Mùa thi Tuyển sinh Đại học năm 2013 của các Nhóm Sinh Viên Công Giáo trong khắp đất nước với chương trình Tiếp Sức Mùa Thi. Nhóm Sinh viên Công Giáo Hòa Cường đã cùng với đó và tổ chức lên chương trình Tiếp Sức Mùa Thi 2013 nhằm giúp đỡ cho các em Thí sinh về với Đà Nẵng để tham dự kỳ thi Tuyển sinh năm nay.
Năm nay, là năm đầu tiên Nhóm Sinh Viên Công Giáo Hòa Cường chúng tôi tổ chức lên chương trình Tiếp sức Mùa Thi nhằm giúp đỡ cho các em Thí sinh từ khắp các vùng miền của tổ quốc, mọi dân tộc, vùng miền và đặc biệt giúp đỡ cho các em thí sinh không chỉ là thí sinh Công Giáo mà còn là các em thí sinh thuộc các Tôn giáo bạn nữa. Tuy là năm đầu tiên tổ chức lên chương trình này, nhưng chúng tôi đã được sự đồng tình và giúp đỡ rất nhiều từ các vị ân nhân trong và ngoài Giáo xứ đã ủng hộ và giúp đỡ cho chúng con những điều kiện cần thiết nhất để thực hiện lên chương trình này. Mọi thứ đã sẵn sàng để chương trình được diễn ra và thực hiện.
Ngày 1/7/2013, ngày đầu tiên ra quân Tiếp sức Mùa Thi. Trước đó vào ngày 30/6/2013 anh chị em Tình nguyện viên đã có một Thánh lễ cầu nguyện cho chương trình Tiếp Sức Mùa Thi được diễn ra tốt đẹp. Đúng 4h30’ sáng ngày 1/7/2013 anh chị em Tình Nguyện Viên đã có mặt tại Nhà thờ Giáo xứ Hòa Cường để khởi động chương trình Tiếp Sức Mùa Thi này, chúng tôi đã có sự phân chia sắp xếp các địa điểm đón Thí sinh đó là: Bến xe Trung Tâm Đà Nẵng, Cầu Vượt Hòa Cầm Đà Nẵng đây là 2 địa điểm đón chính của chúng tôi trong đợt tiếp sức thứ nhất. Sau khi dặn dò anh chị em Tình nguyện viên về vấn đề an toàn của Thí sinh khi đi trên đường và khi về nơi nghỉ trọ.
5h30’ chúng tôi bắt đầu xuất phát và khoảng 6h00’ sáng là anh chị em tình nguyện viên ở các điểm đón đã có mặt để bắt tay vào chương trình. Bước khởi đầu, mọi thứ đều thuận lợi theo như kế hoạch đã lên. Nhưng ngày hôm nay thời tiết không ủng hộ cho lắm, trời nắng nóng khiến cho anh chị em Tình nguyện viên rất là nhanh mệt khi đứng dưới trời nắng nóng để đón tiếp các em thí sinh. Tuy vất vả và mệt mỏi nhưng họ vẫn vui vẻ và đón tiếp nhiệt tình bởi vì trong lòng họ luôn có đầy đủ sự nhiệt huyết, hi sinh, tinh thần và tâm huyết cho công việc thiện nguyện giúp đỡ các em thí sinh. Tất cả các địa điểm đón tiếp đều đã sẵn sàng và bắt tay vào làm việc, đội xe tình nguyện đã sẵn sàng đưa các em thí sinh về nơi tiếp sức.
7h00’ sáng, Bến xe trung tâm và Cầu vượt Hòa Cầm Đà Nẵng đã trở nên đông đúc và ngày càng nhiều xe về hơn, những cuộc điện thoại đã reo lên khi các em thí sinh đã về tới các khu vực tiếp đón…việc tiếp đón cứ thế diễn ra theo kế hoạch đã lên.
Sau khi đón được các em thí sinh khi mới xuống xe, ban lễ tân liền đưa các em thí sinh về khu vực tư vấn trực tiếp tại điểm đón thí sinh và các em được nghỉ ngơi, uống nước tại đó, khi đã đỡ mệt và khi đã được ghi danh sách các em được đưa về Nhà thờ Giáo xứ Hòa Cường nghỉ ngơi, ghi danh và được chuyển về với Khu vực nhà trọ cho các em thí sinh.
Các công việc cứ thế diễn ra trong tình bác ái – yêu thương và vui vẻ phục vụ theo tinh thần của Đạo Công Giáo chúng ta.
Kết thúc một ngày đón thí sinh, các em đã được di chuyển về nơi nghỉ trọ TSMT các anh chị trong Ban ẩm thực đã chuẩn bị sẵn sàng cho các em bữa tối để các em có thể dùng cơm một cách sớm nhất. Sau khi các em được ăn chung với nhau bữa cơm hiệp thông và gắn kết các em được các anh chị Tình nguyện viên dẫn đi dạo công viên để thay đổi không khí. Và sau đó chúng tôi đã cùng nhau làm quen và giao lưu với các em thí sinh đã được đón trong ngày hôm nay để hiểu và biết rõ hơn về các em, cũng như nhắc nhở các em đôi điều khi về nghỉ trọ tại nơi đây, đặc biệt là đã làm cho tinh thần các em bớt căng thẳng, lo lắng và thoải mái hơn trước khi bước vào kì thi quan trọng.
Thế là ngày ra quân đầu tiên đã kết thúc tốt đẹp trong tình yêu của Thiên Chúa và Chúa đồng hành với chúng con trong những ngày kế tiếp trong chương trình Tiếp sức Mùa thi năm nay.
Ngày 2/7/2013, ngày thứ 2 tiếp đón các em thí sinh thi đợt 1. Hôm nay, thời tiết đã dịu mát hơn ngày hôm trước, nên các tình nguyện viên đã hăng say hơn và sung sức hơn để đón tiếp các em, và hầu như đã quen với không khí ngày hôm trước và thông biết mọi việc cho nên mọi việc được diễn ra tốt đẹp và thuận lợi hơn khi đón tiếp và di chuyển các em thí sinh về nơi nghỉ ngơi. Hôm nay, chúng tôi đã gặp và tiếp xúc với rất nhiều em thí sinh đến từ các vùng miền của tổ quốc Việt Nam thân yêu, chúng tôi tiếp tục đón các em thí sinh với chương trình và kế hoạch như ngày hôm trước đã triển khai.
Buổi trưa các em thí sinh đã được tề tựu dưới mái ấm của Sinh Viên Công Giáo Hòa Cường để cùng nhau sinh hoạt và chuẩn bị cho một mùa thi, bữa cơm trưa thân mật và chan hòa tình thương giữa mọi người xung quanh với nhau.
Buổi chiều đến giờ thể thao, các em thí sinh được các anh chị Tình nguyện viên đưa đi đá bóng. Một trận bóng giao lưu gồm có các anh chị tình nguyện viên và các em thí sinh, một trận bóng rất hay và hấp dẫn, những cú sút bóng quyết liệt cũng có thể nói lên rằng các em đã sẵn sàng và quyết tâm hơn cho đợt thi tới đây.
Buổi tối sau giờ ăn cơm, các em được anh chị tình nguyện viên đưa đi dạo tại Công viên và sinh hoạt với nhau những trò chơi, điệu múa…giúp cho các em thí sinh hiểu nhau hơn, vui tươi hơn, hòa mình trong không khí của thời kỳ “sinh viên tương lai của mình”, cảm nhận của các em cho thấy rằng các em rất vui và thoải mái. Có em thí sinh chia sẻ: “Em thấy vui lắm...ở giáo xứ em sinh hoạt khác với ở đây lắm, các anh chị sinh hoạt vui hơn….đúng là sinh hoạt sinh viên…hihi” lời chia sẻ tâm tình đơn sơ của em thí sinh làm cho chúng tôi cảm thấy rất vui và tình cảm với các em ngày thêm sâu đậm hơn, chúng tôi coi các em như những
“đứa em ruột” vậy.
Thế là 2 ngày đón tiếp Thí sinh của chúng tôi đã kết thúc trọn vẹn trong sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa, cầu chúc các em sẽ có được một mùa thi an toàn, vui vẻ và đạt kết quả cao trọng sự yêu thương, che chở và cầu bầu của Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, các Thánh tử đạo Việt Nam cùng toàn thể các thánh gìn giữ các em trong ơn khôn ngoan, soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Vincent Phạm Văn Quân
Trưởng ban Mục Vụ Mùa Thi
NHÓM SINH VIÊN Công Giáo HÒA CƯỜNG
Ngày 1 – 2/ 7/ 2013
Trong không khí cả nước cùng rạo rực
Với tháng 7 nao nức một mùa thi
Mùa “Đại Học” nơi nâng bước em đi
Đến chân trời với bến bờ mơ ước.
Xem Hình
Cùng hòa trong không khí của Mùa thi Tuyển sinh Đại học năm 2013 của các Nhóm Sinh Viên Công Giáo trong khắp đất nước với chương trình Tiếp Sức Mùa Thi. Nhóm Sinh viên Công Giáo Hòa Cường đã cùng với đó và tổ chức lên chương trình Tiếp Sức Mùa Thi 2013 nhằm giúp đỡ cho các em Thí sinh về với Đà Nẵng để tham dự kỳ thi Tuyển sinh năm nay.
Năm nay, là năm đầu tiên Nhóm Sinh Viên Công Giáo Hòa Cường chúng tôi tổ chức lên chương trình Tiếp sức Mùa Thi nhằm giúp đỡ cho các em Thí sinh từ khắp các vùng miền của tổ quốc, mọi dân tộc, vùng miền và đặc biệt giúp đỡ cho các em thí sinh không chỉ là thí sinh Công Giáo mà còn là các em thí sinh thuộc các Tôn giáo bạn nữa. Tuy là năm đầu tiên tổ chức lên chương trình này, nhưng chúng tôi đã được sự đồng tình và giúp đỡ rất nhiều từ các vị ân nhân trong và ngoài Giáo xứ đã ủng hộ và giúp đỡ cho chúng con những điều kiện cần thiết nhất để thực hiện lên chương trình này. Mọi thứ đã sẵn sàng để chương trình được diễn ra và thực hiện.
Ngày 1/7/2013, ngày đầu tiên ra quân Tiếp sức Mùa Thi. Trước đó vào ngày 30/6/2013 anh chị em Tình nguyện viên đã có một Thánh lễ cầu nguyện cho chương trình Tiếp Sức Mùa Thi được diễn ra tốt đẹp. Đúng 4h30’ sáng ngày 1/7/2013 anh chị em Tình Nguyện Viên đã có mặt tại Nhà thờ Giáo xứ Hòa Cường để khởi động chương trình Tiếp Sức Mùa Thi này, chúng tôi đã có sự phân chia sắp xếp các địa điểm đón Thí sinh đó là: Bến xe Trung Tâm Đà Nẵng, Cầu Vượt Hòa Cầm Đà Nẵng đây là 2 địa điểm đón chính của chúng tôi trong đợt tiếp sức thứ nhất. Sau khi dặn dò anh chị em Tình nguyện viên về vấn đề an toàn của Thí sinh khi đi trên đường và khi về nơi nghỉ trọ.
5h30’ chúng tôi bắt đầu xuất phát và khoảng 6h00’ sáng là anh chị em tình nguyện viên ở các điểm đón đã có mặt để bắt tay vào chương trình. Bước khởi đầu, mọi thứ đều thuận lợi theo như kế hoạch đã lên. Nhưng ngày hôm nay thời tiết không ủng hộ cho lắm, trời nắng nóng khiến cho anh chị em Tình nguyện viên rất là nhanh mệt khi đứng dưới trời nắng nóng để đón tiếp các em thí sinh. Tuy vất vả và mệt mỏi nhưng họ vẫn vui vẻ và đón tiếp nhiệt tình bởi vì trong lòng họ luôn có đầy đủ sự nhiệt huyết, hi sinh, tinh thần và tâm huyết cho công việc thiện nguyện giúp đỡ các em thí sinh. Tất cả các địa điểm đón tiếp đều đã sẵn sàng và bắt tay vào làm việc, đội xe tình nguyện đã sẵn sàng đưa các em thí sinh về nơi tiếp sức.
7h00’ sáng, Bến xe trung tâm và Cầu vượt Hòa Cầm Đà Nẵng đã trở nên đông đúc và ngày càng nhiều xe về hơn, những cuộc điện thoại đã reo lên khi các em thí sinh đã về tới các khu vực tiếp đón…việc tiếp đón cứ thế diễn ra theo kế hoạch đã lên.
Sau khi đón được các em thí sinh khi mới xuống xe, ban lễ tân liền đưa các em thí sinh về khu vực tư vấn trực tiếp tại điểm đón thí sinh và các em được nghỉ ngơi, uống nước tại đó, khi đã đỡ mệt và khi đã được ghi danh sách các em được đưa về Nhà thờ Giáo xứ Hòa Cường nghỉ ngơi, ghi danh và được chuyển về với Khu vực nhà trọ cho các em thí sinh.
Các công việc cứ thế diễn ra trong tình bác ái – yêu thương và vui vẻ phục vụ theo tinh thần của Đạo Công Giáo chúng ta.
Kết thúc một ngày đón thí sinh, các em đã được di chuyển về nơi nghỉ trọ TSMT các anh chị trong Ban ẩm thực đã chuẩn bị sẵn sàng cho các em bữa tối để các em có thể dùng cơm một cách sớm nhất. Sau khi các em được ăn chung với nhau bữa cơm hiệp thông và gắn kết các em được các anh chị Tình nguyện viên dẫn đi dạo công viên để thay đổi không khí. Và sau đó chúng tôi đã cùng nhau làm quen và giao lưu với các em thí sinh đã được đón trong ngày hôm nay để hiểu và biết rõ hơn về các em, cũng như nhắc nhở các em đôi điều khi về nghỉ trọ tại nơi đây, đặc biệt là đã làm cho tinh thần các em bớt căng thẳng, lo lắng và thoải mái hơn trước khi bước vào kì thi quan trọng.
Thế là ngày ra quân đầu tiên đã kết thúc tốt đẹp trong tình yêu của Thiên Chúa và Chúa đồng hành với chúng con trong những ngày kế tiếp trong chương trình Tiếp sức Mùa thi năm nay.
Ngày 2/7/2013, ngày thứ 2 tiếp đón các em thí sinh thi đợt 1. Hôm nay, thời tiết đã dịu mát hơn ngày hôm trước, nên các tình nguyện viên đã hăng say hơn và sung sức hơn để đón tiếp các em, và hầu như đã quen với không khí ngày hôm trước và thông biết mọi việc cho nên mọi việc được diễn ra tốt đẹp và thuận lợi hơn khi đón tiếp và di chuyển các em thí sinh về nơi nghỉ ngơi. Hôm nay, chúng tôi đã gặp và tiếp xúc với rất nhiều em thí sinh đến từ các vùng miền của tổ quốc Việt Nam thân yêu, chúng tôi tiếp tục đón các em thí sinh với chương trình và kế hoạch như ngày hôm trước đã triển khai.
Buổi trưa các em thí sinh đã được tề tựu dưới mái ấm của Sinh Viên Công Giáo Hòa Cường để cùng nhau sinh hoạt và chuẩn bị cho một mùa thi, bữa cơm trưa thân mật và chan hòa tình thương giữa mọi người xung quanh với nhau.
Buổi chiều đến giờ thể thao, các em thí sinh được các anh chị Tình nguyện viên đưa đi đá bóng. Một trận bóng giao lưu gồm có các anh chị tình nguyện viên và các em thí sinh, một trận bóng rất hay và hấp dẫn, những cú sút bóng quyết liệt cũng có thể nói lên rằng các em đã sẵn sàng và quyết tâm hơn cho đợt thi tới đây.
Buổi tối sau giờ ăn cơm, các em được anh chị tình nguyện viên đưa đi dạo tại Công viên và sinh hoạt với nhau những trò chơi, điệu múa…giúp cho các em thí sinh hiểu nhau hơn, vui tươi hơn, hòa mình trong không khí của thời kỳ “sinh viên tương lai của mình”, cảm nhận của các em cho thấy rằng các em rất vui và thoải mái. Có em thí sinh chia sẻ: “Em thấy vui lắm...ở giáo xứ em sinh hoạt khác với ở đây lắm, các anh chị sinh hoạt vui hơn….đúng là sinh hoạt sinh viên…hihi” lời chia sẻ tâm tình đơn sơ của em thí sinh làm cho chúng tôi cảm thấy rất vui và tình cảm với các em ngày thêm sâu đậm hơn, chúng tôi coi các em như những
“đứa em ruột” vậy.
Thế là 2 ngày đón tiếp Thí sinh của chúng tôi đã kết thúc trọn vẹn trong sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa, cầu chúc các em sẽ có được một mùa thi an toàn, vui vẻ và đạt kết quả cao trọng sự yêu thương, che chở và cầu bầu của Mẹ Maria, Thánh cả Giuse, các Thánh tử đạo Việt Nam cùng toàn thể các thánh gìn giữ các em trong ơn khôn ngoan, soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Vincent Phạm Văn Quân
Trưởng ban Mục Vụ Mùa Thi
Đại Hội Hành Hương ĐMHCG lần thứ XV 2013 tại Houston, TX
Joseph Ký Nguyễn & Anh Nguyễn
19:07 03/07/2013
Đại Hội Hành Hương ĐMHCG lần thứ XV 2013 tại Houston, TX
Tiếp nối truyền thống đạo đức tốt đẹp, Houston, cứ mỗi năm vào dịp Lễ Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào cuối Tháng Sáu, lại tổ chức 3 ngày Đại Hội, tại Đền ĐMHCG. Chủ đề học hỏi năm nay: CÙNG MẸ VỮNG TIN. Đền ĐMHCG nằm trong khuôn viên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại. 3417 W. Little York Rd. Houston, TX 77091.
Cha linh hướng năm nay là Linh Mục Giuse Nguyễn Tiến Lộc, CSsR. Cùng với Cha, các con cái Mẹ từ khắp nơi qui tụ về Đền Thánh, đã học hỏi, chia sẻ, đặt câu hỏi, qua các vấn đề sau đây:
- Niềm Tin Của Đức Maria.
- Niềm Tin Trong Thế Giới Hôm Nay.
- Đức Tin Trong Đời Sống Gia Đình.
- Đức Tin Và Đau Khổ.
- Chiều Kích Maria Trong Hành Trình Đức Tin.
Theo gương của Mẹ Hằng Cứu Giúp, các con cái của Mẹ chắc hẳn đã vững mạnh hơn, cương quyết hơn, trong niềm tin Công Giáo của mình.
Mời Quí Vị xem hình ảnh Đại Hội lần thứ XV qua những albums sau đây do Joseph Ký Nguyễn Và Anh Nguyễn thực hiện:
1. Thánh Lể Khai Mạc:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634423255023/
2. Rứơc Kiệu:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634433713087/
3. Dâng Hoa:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634446988395/
4. Thánh Lễ Bế Mạc:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634443313894/
5. Hội Thảo:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634465536790/
̉̉6. Cafeteria - Giải Lao:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634470549932/
Tiếp nối truyền thống đạo đức tốt đẹp, Houston, cứ mỗi năm vào dịp Lễ Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào cuối Tháng Sáu, lại tổ chức 3 ngày Đại Hội, tại Đền ĐMHCG. Chủ đề học hỏi năm nay: CÙNG MẸ VỮNG TIN. Đền ĐMHCG nằm trong khuôn viên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại. 3417 W. Little York Rd. Houston, TX 77091.
Cha linh hướng năm nay là Linh Mục Giuse Nguyễn Tiến Lộc, CSsR. Cùng với Cha, các con cái Mẹ từ khắp nơi qui tụ về Đền Thánh, đã học hỏi, chia sẻ, đặt câu hỏi, qua các vấn đề sau đây:
- Niềm Tin Của Đức Maria.
- Niềm Tin Trong Thế Giới Hôm Nay.
- Đức Tin Trong Đời Sống Gia Đình.
- Đức Tin Và Đau Khổ.
- Chiều Kích Maria Trong Hành Trình Đức Tin.
Theo gương của Mẹ Hằng Cứu Giúp, các con cái của Mẹ chắc hẳn đã vững mạnh hơn, cương quyết hơn, trong niềm tin Công Giáo của mình.
Mời Quí Vị xem hình ảnh Đại Hội lần thứ XV qua những albums sau đây do Joseph Ký Nguyễn Và Anh Nguyễn thực hiện:
1. Thánh Lể Khai Mạc:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634423255023/
2. Rứơc Kiệu:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634433713087/
3. Dâng Hoa:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634446988395/
4. Thánh Lễ Bế Mạc:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634443313894/
5. Hội Thảo:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634465536790/
̉̉6. Cafeteria - Giải Lao:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634470549932/
SVCG Bùi Chu: bắt đầu hành trình thắp lửa nơi sĩ tử
Theresa Dinh Phạm
08:33 03/07/2013
SVCG Bùi Chu: bắt đầu hành trình thắp lửa nơi sĩ tử
Kết thúc những ngày tháng của tuổi học trò, cũng là lúc các bạn học sinh bước vào một ngả đường mới, với đầy những khó khăn và thách thức trước mắt. Và kì thi Đại học chính là thử thách đầu tiên mà các em sẽ phải vượt qua, để chuẩn bị cho mình những hành trang bước vào một cuộc sống mới.
Xem Hình
Rời xa mái trưởng phổ thông, các em hòa vào bầu khí của kỳ thi Đại học, và đó cũng là lúc các Tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi tích cực chuẩn bị cho công việc phục vụ của mình.
Cùng với Sinh viên Công Giáo Thạch Bích, SVCG Phát Diệm, SVCG Hà Nam... SVCG Bùi Chu ra quân với tinh thần đầy nhiệt huyết, đúng với khẩu hiệu " Yêu thương & Phục vụ" của Cộng đoàn. Cũng như mọi năm, năm nay Cộng đoàn SVCG Bùi Chu chia ra làm 5 địa điểm đón tiếp, phục vụ thí sinh theo 5 nhóm nhỏ: Nhóm Phùng Khoang tiếp sức tại khu vực gần nhà thờ Phùng Khoang cho các thí sinh thi tại các trường đại học Quốc Gia, đại học Hà Nội, đại học Kiến Trúc...Nhóm Cổ Nhuế tiếp sức tại khu vực nhà thờ Cổ Nhuế - Từ Liêm cho các thí sinh thi tại các trường đại học Mỏ Địa Chất, học viện Tài Chính...Nhóm Thái Hà tiếp sức tại khu vực nhà thờ Thái Hà-Đống Đa cho các thí sinh thi tại các trường đại học Công Đoàn, đại học Thủy Lợi...Nhóm Làng Tám tiếp sức tại khu vực gần bến xe Giáp Bát cho các thí sinh thi tại các trường đại học Bách Khoa, đại học Xây Dựng...Nhóm Cầu Giấy tại khu vực Dịch Vọng cho các thí sinh thi tại các trường đại học Giao Thông, đại học Thương Mại...
Ngay từ 6h sáng 02-07-2013, các anh chị em tình nguyện viên đã tất bật chuẩn bị cho công tác đón tiếp thí sinh ngoài bến xe. Mang trong mình nhiệt huyết của tuối trẻ, khoác trên vai màu áo vàng truyền thống của Cộng đoàn sinh viên Công Giáo Bùi Chu, tất cả các anh chị em tình nguyện viên đều hăng say phục vụ với tất cả sự nhiệt huyết và tình yêu thương.
Sắp xếp cho các em xong, cũng là lúc cái nắng của mùa hè thiêu đốt dữ dội trên từng góc phố, con đường. Thế nhưng mỗi khuôn mặt các Tình nguyện viên luôn rạng ngời và tràn đầy sức sống. Nụ cười nơi các em thí sinh, ánh mắt tin tưởng và gửi gắm của các bậc phụ huynh chính là động lực lớn giữ cho cái bầu nhiệt huyết cháy mãi trong trái tim mỗi tình nguyện viên.
11h30: chúng tôi có mặt ở nhóm Làng Tám. Tại đây có gần 60 em thí sinh. Sau một chuyến đi dài, đặt chân lên đất Hà Nội, các em nhanh chóng được các tình nguyện viên chăm sóc bằng những bữa ăn đầy đủ, những trò sinh hoạt thú vị và cả những chia sẻ về học tập, về cuộc sống. Cha đặc trách sinh viên của giáo phận- Phê-rô Lương Đức Thiệu cũng đến để động viên, chúc lành cho các sĩ tử. Tại đây, Cha đã có trò chuyện, chia sẻ và cầu nguyện cho các em thí sinh cũng như các anh chị tình nguyện viên.
12h40. Giữa cái nắng oi ả, chiếc xe chở Cha đặc trách vẫn lanh bánh, và điểm đến tiếp theo của Ngài chính là nhà thờ Thái Hà, nơi đang tiếp đón gần 100 thí sinh. Các em đang nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa. Những gương mặt hồn nhiên, những nụ cười thân thiện của các em như là động lực cho các tình nguyện viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
16h. Băng qua những con phố đông đúc, Cha Gioan baotixita Vũ Quốc Đạt cùng chúng tôi đến với nhóm Cầu Giấy. Sinh ra và lớn lên trên cùng một quê hương, có cùng một niềm tin vào Đấng cứu thế nên dường như không có một khoảng cách nào giữa các em thí sinh với nhau, cũng như giữa các anh chị tình nguyện với các em. Những câu chuyện, những sẻ chia, những bài học luôn được các anh chị gửi tới các em.
17h. Nhóm Cổ Nhuế chào đón Cha đặc trách trong niềm hân hoan của những người con được người cha ưu ái. Các em được sắp xếp chỗ ăn ngủ, học tập rất tiện nghi, thoải mái với những chiếc giường tầng, với những dãy bàn học ngay ngắn. Cha đã trò chuyện với các Sơ- những người đã tạo điều kiện giúp đỡ các em rất nhiều. Cha cũng không quên chúc các em thi tốt, ban phép lành cho mọi người.
18h30. Chia tay nhóm Cổ Nhuế, chúng tôi đặt chân đến nhóm Phùng Khoang. Giờ đã là cuối ngày, ánh nắng đã tắt thay vào đó là ánh đèn điện của phố phường. Các em đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ. Những câu chào hỏi, động viên, những mẩu chuyện vụn vặt cứ như cuốn chúng tôi và các em vào với nhau.
20h. Thánh Lễ cầu nguyện cho các sĩ tử chính là kết thúc cho một ngày ra quân đầy hiệu quả và ý nghĩa. Cha Gioan Baotixita Vũ Quốc Đạt đã nhắn nhủ với các em thí sinh: “Các con là người con ngoan của gia đình, của giáo xứ, các con hãy cố gắng làm tròn bổn phận của mình, để sau này các con cũng trở nên như các anh chị tình nguyện viên, và quan trọng hơn, các con sẽ là những chủ nhân tương lai của Giáo Hội, của đất nước”.
Một khởi đầu thành công và đầy ý nghĩa, chúng tôi đã và vẫn sẽ tiếp tục thực hiện công việc phục vụ của mình, để mang đến cho các em thí sinh một tinh thần tốt nhất, để các em có thể tự tin chinh phục ước mơ của mình. Đó cũng là điều mà chúng tôi, những người tiếp sức cho các em hằng mong ước.
Theresa Dinh Phạm
Ban Truyền Thông Sinh Viên Giáo Phận Bùi Chu
Kết thúc những ngày tháng của tuổi học trò, cũng là lúc các bạn học sinh bước vào một ngả đường mới, với đầy những khó khăn và thách thức trước mắt. Và kì thi Đại học chính là thử thách đầu tiên mà các em sẽ phải vượt qua, để chuẩn bị cho mình những hành trang bước vào một cuộc sống mới.
Xem Hình
Rời xa mái trưởng phổ thông, các em hòa vào bầu khí của kỳ thi Đại học, và đó cũng là lúc các Tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi tích cực chuẩn bị cho công việc phục vụ của mình.
Cùng với Sinh viên Công Giáo Thạch Bích, SVCG Phát Diệm, SVCG Hà Nam... SVCG Bùi Chu ra quân với tinh thần đầy nhiệt huyết, đúng với khẩu hiệu " Yêu thương & Phục vụ" của Cộng đoàn. Cũng như mọi năm, năm nay Cộng đoàn SVCG Bùi Chu chia ra làm 5 địa điểm đón tiếp, phục vụ thí sinh theo 5 nhóm nhỏ: Nhóm Phùng Khoang tiếp sức tại khu vực gần nhà thờ Phùng Khoang cho các thí sinh thi tại các trường đại học Quốc Gia, đại học Hà Nội, đại học Kiến Trúc...Nhóm Cổ Nhuế tiếp sức tại khu vực nhà thờ Cổ Nhuế - Từ Liêm cho các thí sinh thi tại các trường đại học Mỏ Địa Chất, học viện Tài Chính...Nhóm Thái Hà tiếp sức tại khu vực nhà thờ Thái Hà-Đống Đa cho các thí sinh thi tại các trường đại học Công Đoàn, đại học Thủy Lợi...Nhóm Làng Tám tiếp sức tại khu vực gần bến xe Giáp Bát cho các thí sinh thi tại các trường đại học Bách Khoa, đại học Xây Dựng...Nhóm Cầu Giấy tại khu vực Dịch Vọng cho các thí sinh thi tại các trường đại học Giao Thông, đại học Thương Mại...
Ngay từ 6h sáng 02-07-2013, các anh chị em tình nguyện viên đã tất bật chuẩn bị cho công tác đón tiếp thí sinh ngoài bến xe. Mang trong mình nhiệt huyết của tuối trẻ, khoác trên vai màu áo vàng truyền thống của Cộng đoàn sinh viên Công Giáo Bùi Chu, tất cả các anh chị em tình nguyện viên đều hăng say phục vụ với tất cả sự nhiệt huyết và tình yêu thương.
Sắp xếp cho các em xong, cũng là lúc cái nắng của mùa hè thiêu đốt dữ dội trên từng góc phố, con đường. Thế nhưng mỗi khuôn mặt các Tình nguyện viên luôn rạng ngời và tràn đầy sức sống. Nụ cười nơi các em thí sinh, ánh mắt tin tưởng và gửi gắm của các bậc phụ huynh chính là động lực lớn giữ cho cái bầu nhiệt huyết cháy mãi trong trái tim mỗi tình nguyện viên.
11h30: chúng tôi có mặt ở nhóm Làng Tám. Tại đây có gần 60 em thí sinh. Sau một chuyến đi dài, đặt chân lên đất Hà Nội, các em nhanh chóng được các tình nguyện viên chăm sóc bằng những bữa ăn đầy đủ, những trò sinh hoạt thú vị và cả những chia sẻ về học tập, về cuộc sống. Cha đặc trách sinh viên của giáo phận- Phê-rô Lương Đức Thiệu cũng đến để động viên, chúc lành cho các sĩ tử. Tại đây, Cha đã có trò chuyện, chia sẻ và cầu nguyện cho các em thí sinh cũng như các anh chị tình nguyện viên.
12h40. Giữa cái nắng oi ả, chiếc xe chở Cha đặc trách vẫn lanh bánh, và điểm đến tiếp theo của Ngài chính là nhà thờ Thái Hà, nơi đang tiếp đón gần 100 thí sinh. Các em đang nghỉ ngơi sau bữa ăn trưa. Những gương mặt hồn nhiên, những nụ cười thân thiện của các em như là động lực cho các tình nguyện viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
16h. Băng qua những con phố đông đúc, Cha Gioan baotixita Vũ Quốc Đạt cùng chúng tôi đến với nhóm Cầu Giấy. Sinh ra và lớn lên trên cùng một quê hương, có cùng một niềm tin vào Đấng cứu thế nên dường như không có một khoảng cách nào giữa các em thí sinh với nhau, cũng như giữa các anh chị tình nguyện với các em. Những câu chuyện, những sẻ chia, những bài học luôn được các anh chị gửi tới các em.
17h. Nhóm Cổ Nhuế chào đón Cha đặc trách trong niềm hân hoan của những người con được người cha ưu ái. Các em được sắp xếp chỗ ăn ngủ, học tập rất tiện nghi, thoải mái với những chiếc giường tầng, với những dãy bàn học ngay ngắn. Cha đã trò chuyện với các Sơ- những người đã tạo điều kiện giúp đỡ các em rất nhiều. Cha cũng không quên chúc các em thi tốt, ban phép lành cho mọi người.
18h30. Chia tay nhóm Cổ Nhuế, chúng tôi đặt chân đến nhóm Phùng Khoang. Giờ đã là cuối ngày, ánh nắng đã tắt thay vào đó là ánh đèn điện của phố phường. Các em đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ. Những câu chào hỏi, động viên, những mẩu chuyện vụn vặt cứ như cuốn chúng tôi và các em vào với nhau.
20h. Thánh Lễ cầu nguyện cho các sĩ tử chính là kết thúc cho một ngày ra quân đầy hiệu quả và ý nghĩa. Cha Gioan Baotixita Vũ Quốc Đạt đã nhắn nhủ với các em thí sinh: “Các con là người con ngoan của gia đình, của giáo xứ, các con hãy cố gắng làm tròn bổn phận của mình, để sau này các con cũng trở nên như các anh chị tình nguyện viên, và quan trọng hơn, các con sẽ là những chủ nhân tương lai của Giáo Hội, của đất nước”.
Một khởi đầu thành công và đầy ý nghĩa, chúng tôi đã và vẫn sẽ tiếp tục thực hiện công việc phục vụ của mình, để mang đến cho các em thí sinh một tinh thần tốt nhất, để các em có thể tự tin chinh phục ước mơ của mình. Đó cũng là điều mà chúng tôi, những người tiếp sức cho các em hằng mong ước.
Theresa Dinh Phạm
Ban Truyền Thông Sinh Viên Giáo Phận Bùi Chu
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013: Giới thiệu thánh địa Aparecida
Trần Mạnh Trác
19:38 03/07/2013
Đền thánh Aparecida
Trong dịp Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013, ngài sẽ bỏ ra một ngày để viếng thăm vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Aparecida.
Ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ ba tới viếng thăm đền thánh. Đức Gioan Phaolô đã tới đây năm 1980 và nâng danh hiệu ngôi đền còn đang xây cất dang dở lên bậc vương cung thánh đường, đức Benedicto cũng đã đến đây nhân dịp đại hội đồng các giám mục vùng Nam Mỹ (Latin America and the Caribbean) năm 2007.
Ngôi đền tôn kính Đức Mẹ nằm cạnh xa lộ SP-060, giữa đường từ Sao Paulo tới Rio De Janeiro, cách Rio 240km về phiá Tây (150 miles).
Đây là ngôi đền Đức Mẹ lớn nhất thế giới, và tính theo diện tích thì là ngôi nhà thờ lớn thứ hai cuả Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rome.
Tuy đền thánh Aparecida mới phát triển nhưng đã nhanh chóng vượt qua các trung tâm hành hương khác. Số người viếng thăm trong năm 2012 đếm được hơn 11 triệu người, so với Lộ đức trung bình 5 triệu mỗi năm.
Tuy chữ Aparecida có nghiã là "đấng đã tỏ mình ra", nhưng khác với Lộ Đức, Fatima hoặc Guadalupe, không có biến cố Đức Mẹ hiện ra ở đây để truyền bá một thông điệp, cũng không hề có truyền thuyết trong dân gian về việc Đức Mẹ đã xuất hiện để cứu khổ cứu nạn cho dân như ở La Vang bên VN ta. Ở đây, hiện tượng là một bức tượng nhiệm mầu ban nhiều ơn phúc, một hiện tượng giống như trường hợp bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bị chôn vùi dưới nước ớ giáo xứ La Mã (Bến Tre) hoặc bức tượng Thánh Du bị vỡ nát ở núi Tà Pao, Bình Tuy.
Mà câu chuyện về Đức Mẹ Aparedida thì lại giống như hai câu chuyện Đức Mẹ La Mã và Tà Pao nhập lại. Nghiã là xoay quanh một bức tượng bị vỡ, bị chôn vùi dưới đám bùn cát trong lòng sông nhiều năm.
Câu chuyện Đức Mẹ Aparecida
Cách đây trên 300 năm khi Brazil còn ở trong thời kỳ sơ khai lập quốc, những người di dân từ Bồ đào Nha (Portugal), vốn có lòng tôn kính tước hiệu 'Vô Nhiễm Nguyên Tội', thường mang theo những bức tượng của Mẹ để trưng bày trong nhà. Giống như bên VN người ta ưa chuộng các bức tượng Lộ Đức, Fatima, La Vang hay là bức ảnh ĐMHCG vậy.
Các bức tượng thường được nhập cảng từ 'mẫu quốc' Portugal hoặc đơn sơ hơn là nặn bằng đất sét tại chỗ, thường là từ một nhà dòng 'Phan xi cô khó khăn' vùng Carioca ở Sao Paulo, do một 'thầy hèn mọn' (Frei) tên là Frei Agostino de Jesus nặn ra. Tượng ĐM Aparecida có lẽ được sản xuất trong những năm 1650.
Trong bối cảnh như thế, thì vào tháng Mười năm 1717, Ngài Dom Pedro de Almedida, bá tước cuả Assumar, nhận chức thống đốc Sao Paulo và được Vua ban cho một lãnh địa là bang Minas Gerais (sau này là bang đông dân nhất cuả Brazil). Trên đường đi kinh lý ông sẽ dừng chân tại Guarantinqueta, một phố nhỏ ở thung lũng sông Paraiba.
Dân chúng thường tổ chức đón tiếp vị lãnh chuá một cách rất hoành tráng, bởi vì ông ta có thể đánh thuế nặng hơn, hoặc ban phát ân huệ bằng cách giảm thuế đi. Người dân Guarantinqueta quyết định tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời để tôn vinh vị bá tước mới, và việc có rất nhiều cá là điều cần thiết.
Tuy nhiên, vào lúc này thì mùa cá đã mãn từ lâu rồi. Và sau một ngày cặm cụi, mọi ngư dân đã hoàn toàn tuyệt vọng và xếp lưới trở về nhà. Trong số họ là ba ngư phủ có lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tên là Domingos Garcia, Joco Alves, và Felipe Pedroso. Trước khi đi đánh cá, họ đã cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho nhiệm vụ khó khăn này. Bây giờ trong lúc chiều tà, đau lòng nhìn thấy bến tàu Itaguagu xuất hiện ở trước mắt, Felipe tụ hợp 2 anh em khác lại và quỳ xuống cầu nguyện một cách đơn sơ rằng "Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con cần phải có cá!"
Rồi sau đó anh Joco bỏ lưới một lần nữa. Anh cũng không tìm thấy cá nhưng thay vào đó vớt lên được một một bức tượng không đầu! Joco ngạc nhiên kêu lên "Domingo, Felipe! đến mà xem!" Họ bỏ lưới một lần nữa và vớt lên được phần đầu của bức tượng!
Họ cẩn thận rửa sạch bức tượng và nhận ra đó là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thế là không mất lòng trông cậy, họ dùng vải bọc bức tượng lại và tiếp tục thả lưới thâu đêm. Domingo sau này nhận xét rằng "Chúng tôi đã làm việc suốt một đêm nữa và cũng không tìm thấy một con cá nào cả!"
Tới lúc đó thì Felipe đưa ra một đề nghị: "Chúng ta hãy vừa thả lưới vừa dục lòng trông cậy vào Đức Trinh Nữ Aparecida (đấng đã tỏ mình ra)."
Ngay từ thời điểm đó, mọi mẻ lưới cuả họ đều vớt được đầy cá, và các thuyền cuả họ gần như muốn chìm vì chở nhiều cá quá. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Mẹ Aparecida.
Trước sự lạ lùng đó, các ngư dân đặt tên cho bức tượng là Nossa Senhora Aparecida da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tỏ mình ra). Những người quanh vùng bắt đầu đến tôn kính bức tượng, và gọi một cách vắn tắt là Đức Mẹ Aparecida.
Vì bị chìm trong nước nhiều năm cho nên lớp men rực rỡ ở bên ngoài cuả bức tượng đã tan mất, chỉ còn lại một màu nâu sẫm cuả loại sành đã bị hoá chất phản ứng, người ta dùng một tấm áo thêu bao phủ toàn thể bức tượng, chỉ để lộ ra khuôn mặt và bàn tay.
Sự Phát Triển
Trong 15 năm đầu, bức tượng vẫn để tại nhà cuả anh Filipe Pedroso trong một ngôi nhà nguyện nhỏ của gia đình xây nên. Nhưng những câu chuyện phép lạ đã được lan truyền ra khắp Brazil và ngôi nhà nguyện cuả gia đình trở thành quá nhỏ. Năm 1737, các linh mục ở Guaratinguetá bắt đầu xây dựng cho Mẹ một ngôi đền lớn hơn trên đồi Morro dos Coqueiros và khánh thành vào năm 1745.
Lòng tôn kính bức tượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới những người Brazil gốc Phi Châu (Brazil có một dân số gốc châu Phi hơn 75 triệu người), thứ nhất là vì mầu sắc cuả bức tượng mà người ta thường gọi nôm na là Đức Bà Đen, thứ hai còn là vì một trong những phép lạ đầu tiên đã xẩy ra là cho một thanh niên nô lệ da đen. (xin xem note *)
Số lượng tín đồ tăng lên đáng kể cho nên năm 1834 người ta phải xây một nhà thờ lớn hơn nữa. Ngôi nhà thờ naỳ sau này được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Năm 1904, để kỷ niệm năm thứ 50 việc công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bức tượng Đức Mẹ Aparecida đã được trao thêm một vương miện với nhiều đá quý. Lễ đăng quang được thực hiện thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Piô X với sự tham dự cuả Tổng Thống Rodrigues Alves.
20 năm sau, khu vực quanh nhà thờ được 'đô thị hoá', trở thành một thị trấn riêng biệt lấy tên là Aparecida.
Năm 1930, Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Aparecida, đã được công bố là "Nữ Vương Bổn Mạng chính của Brazil" bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI. Vị quan thầy cũ cuả Brazil, thánh Phêrô thành Alcantara, trở thành 'đồng quan thầy'.
Cho đến đầu những năm 1950, Aparecida vẫn còn là một thành phố khiêm tốn do các cha dòng Chuá Cứu Thế đến từ nước Đức coi sóc. Đây cũng là giáo xứ đầu tiên cuả dòng Chuá Cứu Thế ở Châu Mỹ La Tinh, các cha DCCT đã mở một đài phát thanh riêng vào năm 1951. Chương trình phát thanh từ Aparecida trở thành một trong những nỗ lực truyền giáo thành công nhất ở Nam Mỹ, với một mạng lưới hiện nay là 120 đài và với một hiệp hội hỗ trợ lên tới gần một triệu thành viên.
Năm 1955, người ta khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường mới, ngôi "Tiểu Vương Cung Thánh Đường cũ" được gọi là "Nhà Thờ Cũ".
Năm 1958, do sự phát triển của cộng đồng Công Giáo xung quanh đền Đức Mẹ Aparecida, Tòa Thánh quyết định lập Tổng Giáo Phận Aparecida, dùng một phần lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Sao Paulo và một phần cuả Giáo Phận Taubaté để hình thành tổng giáo phận mới.
Những chống đối.
Việt Nam ta có câu "bụt trên toà sao gà mổ mắt?", ý nói cứ ăn ở hiền lành thì không ai sẽ đụng chạm đến mình.
Điều đó không đúng cho trường hợp Đức Mẹ Aparecida.
Ngài chỉ ban ân mà thôi, không luận phạt ai cả, thế mà...
Việc sùng kính bức tượng là nguồn xung đột tôn giaó giữa người Công Giáo và Tin Lành ở Brazil. Người Tin lành, cách riêng phái Ngũ Tuần đang bành trướng mạnh mẽ ở đây, cho rằng việc làm đó là thuộc loại thờ phượng ngẫu tượng phải bị lên án. Tuy nhiên những phái tin lành khác như Baptist, Lutheran, Methodist và presbiterians thì lại có quan hệ tốt với Công Giáo, nhưng họ là thiểu số không đáng kể.
Ngày 16 tháng 5 năm 1978, sau khi thánh lễ cuối ngày vừa kết thúc, thì một người Tin Lành đã cướp lấy bức tượng chạy đi. Anh ta bị giáo dân đuổi rút và bị bắt. Trong lúc giằng co, bức tượng rớt xuống đất vỡ tan.
Vì bức tương làm bằng đất sét lại bị ngâm nước lâu năm, cho nên hầu như không có phương pháp nào có thể gắn các mảnh vụn lại với nhau. Một nhóm nghệ nhân rành nghề đã được chọn và với sự cần cù nhẫn nại, họ đã thành công ráp lại bức tượng một lần nữa. Ngày nay bức tượng được bảo vệ trong một tủ kính kiên cố.
Một lần nữa vào chính ngày lễ Đức Mẹ Aparecida (12 tháng 10) năm 1995, một mục sư cuả phái Tin Lành 'Giáo Hội phổ quát của Nước Thiên Chúa' (UCKG) tên là Sérgio Von Helder đã tổ chức một chương trình gọi là 'đá văng vị thánh'. ông là một giảng sư trên truyền hình và ông đã biểu diễn đá vào một bức tượng giống như tượng Đức Mẹ Aparecida trong một chương trình phát sóng ban đêm cuả đài Rede Record.
Tuy không có nhiều người đón xem chương trình đêm cuả ông, nhưng ngày hôm sau, tờ báo Rede Globo's Jornal Nacional đã kết án vụ việc, gây ra một chấn động trên toàn quốc. Sự cố bị đa số người Công Giáo coi như là một hành động bất khoan dung tôn giáo, và đã gây ra một làn sóng phản đối công khai. Một số đền thờ của UCKG trở thành mục tiêu của những người biểu tình, và mục sư Von Helder phải bị di chuyển đi qua Nam Phi cho đến khi những tranh cãi lắng dịu và được quên đi.
Chương trình thăm viếng cuả Đức Thánh Cha và cách xin khấn trong thánh lể cuả Đức Giáo Hoàng.
Aparecida có một ý nghĩa đặc biệt đối với Đức Thánh Cha Phanxicô. Năm 2007, khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, ngài đã lãnh đạo nhóm dự thảo tuyên bố của Đại hội đồng thứ năm của các giám mục châu Mỹ La tinh và vùng Caribê, gọi là tài liệu Aparecida và ngày nay được xem như là một tài liệu không thể thiếu của các hướng dẫn cho Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh.
Sau khi tới Rio de Janeiro ngày 22 tháng 7 và được Tổng Thống đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ lưu ngụ tại Residence Sumaré và tiếp tục các buổi thăm viếng ngoại giao với các viên chức tôn giáo và chính quyền Brazil.
Sáng ngày 24 tháng 7, lúc 8:15 sáng, ngài sẽ đi bằng máy bay trực thăng đến đền thờ Đức Mẹ Aparecida, và cử hành Thánh Lễ tại đây.
Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục và chủng sinh tại Chủng viện truyền giáo Bom Jesus và trở lại Rio de Janeiro trong ngày.
Hôm sau, ngài sẽ đi thăm khu ổ chuột trưóc khi bắt đầu chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio.
Các tín hữu Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới có thể gửi ý cầu nguyện đến đền Đức Mẹ Aparecida cho Thánh Lễ cuả Đức Giáo Hoàng.
Văn phòng báo chí của đền Aparecida thông báo rằng họ đang thu thập tất cả các ý chỉ và ghi lại trong một cuốn sách đặc biệt sẽ được trao cho Đức Thánh Cha.
Hạn cuối cùng nhận ý chỉ cầu nguyện cho Thánh Lễ là ngày 14 tháng 7 này. Xin ghi chú không phải trả tiền cho việc xin khấn này.
Những người muốn gửi ý cầu nguyện có thể truy cập: Xin nhấn vào đây
Website viết bằng tiếng Bồ Đào Nha nhưng có thể dùng Google để dịch ra tiếng Anh/Pháp hoặc tiếng VN. Trong phần địa chỉ có một khuôn ghi chú là Estado/Condition/Điều kiện (thực ra là những vùng cuả Brazil), chúng ta cứ đề yên như vậy.
Hoặc nếu máy cuả quí vị không có dịch vụ dịch, thì có thể điền theo thí dụ cuả hình bên phải sau đây:
Note *: Theo bản tường trình viết năm 1838 bởi LM Francisco Claro de Vasconcellos, Tổng thư ký Hội đồng quản trị Thánh địa lúc đó, thì vào khoảng những năm 1790 người ta lập nhiều đồn điền mía tại thung lũng Paraiba và đưa rất nhiều nô lệ da đen tới đây.
Cha Francisco không viết tên của người nô lệ, nhưng có người gọi anh ta là Zacarias. Bàn văn cuả Cha Francisco viết như sau:
"Một nô lệ bỏ trốn đã bị bắt và bị ông chủ xiềng lại và đưa trở lại đồn điền. Khi đi qua nhà thờ, anh ta xin ông chủ cho phép được vào nhà thờ để nói vài lời cầu nguyện. Trong khi anh đang cầu nguyện trước bức tượng, thì kỳ diệu thay xiềng xích ở cổ và tay cuả anh đều rơi cả xuống đất. Cảm động trước phép lạ này, ông chủ đã giải phóng anh, trả tiền lệ phí giải phóng nô lệ và đặt số tiền đó trên bàn thờ, và rồi ông dẫn người nô lệ (cũ) cuả mình về nhà, bây giờ đã là một người tự do. "
Những xiếng xích của anh nô lệ vẫn được lưu giữ ở phòng phép lạ cuả đền thánh, gồm có một vòng cổ và 2 vòng tay, xích chung lại với nhau. Những xiềng xích là loại to và nặng, không để cho người bị xiếng dễ dàng thoát ra được.
Ngài sẽ là vị giáo hoàng thứ ba tới viếng thăm đền thánh. Đức Gioan Phaolô đã tới đây năm 1980 và nâng danh hiệu ngôi đền còn đang xây cất dang dở lên bậc vương cung thánh đường, đức Benedicto cũng đã đến đây nhân dịp đại hội đồng các giám mục vùng Nam Mỹ (Latin America and the Caribbean) năm 2007.
Ngôi đền tôn kính Đức Mẹ nằm cạnh xa lộ SP-060, giữa đường từ Sao Paulo tới Rio De Janeiro, cách Rio 240km về phiá Tây (150 miles).
Đây là ngôi đền Đức Mẹ lớn nhất thế giới, và tính theo diện tích thì là ngôi nhà thờ lớn thứ hai cuả Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rome.
Tuy đền thánh Aparecida mới phát triển nhưng đã nhanh chóng vượt qua các trung tâm hành hương khác. Số người viếng thăm trong năm 2012 đếm được hơn 11 triệu người, so với Lộ đức trung bình 5 triệu mỗi năm.
Tuy chữ Aparecida có nghiã là "đấng đã tỏ mình ra", nhưng khác với Lộ Đức, Fatima hoặc Guadalupe, không có biến cố Đức Mẹ hiện ra ở đây để truyền bá một thông điệp, cũng không hề có truyền thuyết trong dân gian về việc Đức Mẹ đã xuất hiện để cứu khổ cứu nạn cho dân như ở La Vang bên VN ta. Ở đây, hiện tượng là một bức tượng nhiệm mầu ban nhiều ơn phúc, một hiện tượng giống như trường hợp bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bị chôn vùi dưới nước ớ giáo xứ La Mã (Bến Tre) hoặc bức tượng Thánh Du bị vỡ nát ở núi Tà Pao, Bình Tuy.
Mà câu chuyện về Đức Mẹ Aparedida thì lại giống như hai câu chuyện Đức Mẹ La Mã và Tà Pao nhập lại. Nghiã là xoay quanh một bức tượng bị vỡ, bị chôn vùi dưới đám bùn cát trong lòng sông nhiều năm.
Câu chuyện Đức Mẹ Aparecida
Các bức tượng thường được nhập cảng từ 'mẫu quốc' Portugal hoặc đơn sơ hơn là nặn bằng đất sét tại chỗ, thường là từ một nhà dòng 'Phan xi cô khó khăn' vùng Carioca ở Sao Paulo, do một 'thầy hèn mọn' (Frei) tên là Frei Agostino de Jesus nặn ra. Tượng ĐM Aparecida có lẽ được sản xuất trong những năm 1650.
Trong bối cảnh như thế, thì vào tháng Mười năm 1717, Ngài Dom Pedro de Almedida, bá tước cuả Assumar, nhận chức thống đốc Sao Paulo và được Vua ban cho một lãnh địa là bang Minas Gerais (sau này là bang đông dân nhất cuả Brazil). Trên đường đi kinh lý ông sẽ dừng chân tại Guarantinqueta, một phố nhỏ ở thung lũng sông Paraiba.
Dân chúng thường tổ chức đón tiếp vị lãnh chuá một cách rất hoành tráng, bởi vì ông ta có thể đánh thuế nặng hơn, hoặc ban phát ân huệ bằng cách giảm thuế đi. Người dân Guarantinqueta quyết định tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời để tôn vinh vị bá tước mới, và việc có rất nhiều cá là điều cần thiết.
Tuy nhiên, vào lúc này thì mùa cá đã mãn từ lâu rồi. Và sau một ngày cặm cụi, mọi ngư dân đã hoàn toàn tuyệt vọng và xếp lưới trở về nhà. Trong số họ là ba ngư phủ có lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tên là Domingos Garcia, Joco Alves, và Felipe Pedroso. Trước khi đi đánh cá, họ đã cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho nhiệm vụ khó khăn này. Bây giờ trong lúc chiều tà, đau lòng nhìn thấy bến tàu Itaguagu xuất hiện ở trước mắt, Felipe tụ hợp 2 anh em khác lại và quỳ xuống cầu nguyện một cách đơn sơ rằng "Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con cần phải có cá!"
Rồi sau đó anh Joco bỏ lưới một lần nữa. Anh cũng không tìm thấy cá nhưng thay vào đó vớt lên được một một bức tượng không đầu! Joco ngạc nhiên kêu lên "Domingo, Felipe! đến mà xem!" Họ bỏ lưới một lần nữa và vớt lên được phần đầu của bức tượng!
Tới lúc đó thì Felipe đưa ra một đề nghị: "Chúng ta hãy vừa thả lưới vừa dục lòng trông cậy vào Đức Trinh Nữ Aparecida (đấng đã tỏ mình ra)."
Ngay từ thời điểm đó, mọi mẻ lưới cuả họ đều vớt được đầy cá, và các thuyền cuả họ gần như muốn chìm vì chở nhiều cá quá. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Mẹ Aparecida.
Trước sự lạ lùng đó, các ngư dân đặt tên cho bức tượng là Nossa Senhora Aparecida da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tỏ mình ra). Những người quanh vùng bắt đầu đến tôn kính bức tượng, và gọi một cách vắn tắt là Đức Mẹ Aparecida.
Vì bị chìm trong nước nhiều năm cho nên lớp men rực rỡ ở bên ngoài cuả bức tượng đã tan mất, chỉ còn lại một màu nâu sẫm cuả loại sành đã bị hoá chất phản ứng, người ta dùng một tấm áo thêu bao phủ toàn thể bức tượng, chỉ để lộ ra khuôn mặt và bàn tay.
Sự Phát Triển
Lòng tôn kính bức tượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới những người Brazil gốc Phi Châu (Brazil có một dân số gốc châu Phi hơn 75 triệu người), thứ nhất là vì mầu sắc cuả bức tượng mà người ta thường gọi nôm na là Đức Bà Đen, thứ hai còn là vì một trong những phép lạ đầu tiên đã xẩy ra là cho một thanh niên nô lệ da đen. (xin xem note *)
Số lượng tín đồ tăng lên đáng kể cho nên năm 1834 người ta phải xây một nhà thờ lớn hơn nữa. Ngôi nhà thờ naỳ sau này được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Năm 1904, để kỷ niệm năm thứ 50 việc công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bức tượng Đức Mẹ Aparecida đã được trao thêm một vương miện với nhiều đá quý. Lễ đăng quang được thực hiện thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Piô X với sự tham dự cuả Tổng Thống Rodrigues Alves.
20 năm sau, khu vực quanh nhà thờ được 'đô thị hoá', trở thành một thị trấn riêng biệt lấy tên là Aparecida.
Năm 1930, Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Aparecida, đã được công bố là "Nữ Vương Bổn Mạng chính của Brazil" bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI. Vị quan thầy cũ cuả Brazil, thánh Phêrô thành Alcantara, trở thành 'đồng quan thầy'.
Cho đến đầu những năm 1950, Aparecida vẫn còn là một thành phố khiêm tốn do các cha dòng Chuá Cứu Thế đến từ nước Đức coi sóc. Đây cũng là giáo xứ đầu tiên cuả dòng Chuá Cứu Thế ở Châu Mỹ La Tinh, các cha DCCT đã mở một đài phát thanh riêng vào năm 1951. Chương trình phát thanh từ Aparecida trở thành một trong những nỗ lực truyền giáo thành công nhất ở Nam Mỹ, với một mạng lưới hiện nay là 120 đài và với một hiệp hội hỗ trợ lên tới gần một triệu thành viên.
Năm 1955, người ta khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường mới, ngôi "Tiểu Vương Cung Thánh Đường cũ" được gọi là "Nhà Thờ Cũ".
Năm 1958, do sự phát triển của cộng đồng Công Giáo xung quanh đền Đức Mẹ Aparecida, Tòa Thánh quyết định lập Tổng Giáo Phận Aparecida, dùng một phần lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Sao Paulo và một phần cuả Giáo Phận Taubaté để hình thành tổng giáo phận mới.
Những chống đối.
Điều đó không đúng cho trường hợp Đức Mẹ Aparecida.
Ngài chỉ ban ân mà thôi, không luận phạt ai cả, thế mà...
Việc sùng kính bức tượng là nguồn xung đột tôn giaó giữa người Công Giáo và Tin Lành ở Brazil. Người Tin lành, cách riêng phái Ngũ Tuần đang bành trướng mạnh mẽ ở đây, cho rằng việc làm đó là thuộc loại thờ phượng ngẫu tượng phải bị lên án. Tuy nhiên những phái tin lành khác như Baptist, Lutheran, Methodist và presbiterians thì lại có quan hệ tốt với Công Giáo, nhưng họ là thiểu số không đáng kể.
Ngày 16 tháng 5 năm 1978, sau khi thánh lễ cuối ngày vừa kết thúc, thì một người Tin Lành đã cướp lấy bức tượng chạy đi. Anh ta bị giáo dân đuổi rút và bị bắt. Trong lúc giằng co, bức tượng rớt xuống đất vỡ tan.
Vì bức tương làm bằng đất sét lại bị ngâm nước lâu năm, cho nên hầu như không có phương pháp nào có thể gắn các mảnh vụn lại với nhau. Một nhóm nghệ nhân rành nghề đã được chọn và với sự cần cù nhẫn nại, họ đã thành công ráp lại bức tượng một lần nữa. Ngày nay bức tượng được bảo vệ trong một tủ kính kiên cố.
Một lần nữa vào chính ngày lễ Đức Mẹ Aparecida (12 tháng 10) năm 1995, một mục sư cuả phái Tin Lành 'Giáo Hội phổ quát của Nước Thiên Chúa' (UCKG) tên là Sérgio Von Helder đã tổ chức một chương trình gọi là 'đá văng vị thánh'. ông là một giảng sư trên truyền hình và ông đã biểu diễn đá vào một bức tượng giống như tượng Đức Mẹ Aparecida trong một chương trình phát sóng ban đêm cuả đài Rede Record.
Tuy không có nhiều người đón xem chương trình đêm cuả ông, nhưng ngày hôm sau, tờ báo Rede Globo's Jornal Nacional đã kết án vụ việc, gây ra một chấn động trên toàn quốc. Sự cố bị đa số người Công Giáo coi như là một hành động bất khoan dung tôn giáo, và đã gây ra một làn sóng phản đối công khai. Một số đền thờ của UCKG trở thành mục tiêu của những người biểu tình, và mục sư Von Helder phải bị di chuyển đi qua Nam Phi cho đến khi những tranh cãi lắng dịu và được quên đi.
Chương trình thăm viếng cuả Đức Thánh Cha và cách xin khấn trong thánh lể cuả Đức Giáo Hoàng.
Sau khi tới Rio de Janeiro ngày 22 tháng 7 và được Tổng Thống đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ lưu ngụ tại Residence Sumaré và tiếp tục các buổi thăm viếng ngoại giao với các viên chức tôn giáo và chính quyền Brazil.
Sáng ngày 24 tháng 7, lúc 8:15 sáng, ngài sẽ đi bằng máy bay trực thăng đến đền thờ Đức Mẹ Aparecida, và cử hành Thánh Lễ tại đây.
Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục và chủng sinh tại Chủng viện truyền giáo Bom Jesus và trở lại Rio de Janeiro trong ngày.
Hôm sau, ngài sẽ đi thăm khu ổ chuột trưóc khi bắt đầu chương trình Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio.
Các tín hữu Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới có thể gửi ý cầu nguyện đến đền Đức Mẹ Aparecida cho Thánh Lễ cuả Đức Giáo Hoàng.
Văn phòng báo chí của đền Aparecida thông báo rằng họ đang thu thập tất cả các ý chỉ và ghi lại trong một cuốn sách đặc biệt sẽ được trao cho Đức Thánh Cha.
Hạn cuối cùng nhận ý chỉ cầu nguyện cho Thánh Lễ là ngày 14 tháng 7 này. Xin ghi chú không phải trả tiền cho việc xin khấn này.
Những người muốn gửi ý cầu nguyện có thể truy cập: Xin nhấn vào đây
Website viết bằng tiếng Bồ Đào Nha nhưng có thể dùng Google để dịch ra tiếng Anh/Pháp hoặc tiếng VN. Trong phần địa chỉ có một khuôn ghi chú là Estado/Condition/Điều kiện (thực ra là những vùng cuả Brazil), chúng ta cứ đề yên như vậy.
Hoặc nếu máy cuả quí vị không có dịch vụ dịch, thì có thể điền theo thí dụ cuả hình bên phải sau đây:
Note *: Theo bản tường trình viết năm 1838 bởi LM Francisco Claro de Vasconcellos, Tổng thư ký Hội đồng quản trị Thánh địa lúc đó, thì vào khoảng những năm 1790 người ta lập nhiều đồn điền mía tại thung lũng Paraiba và đưa rất nhiều nô lệ da đen tới đây.
Cha Francisco không viết tên của người nô lệ, nhưng có người gọi anh ta là Zacarias. Bàn văn cuả Cha Francisco viết như sau:
"Một nô lệ bỏ trốn đã bị bắt và bị ông chủ xiềng lại và đưa trở lại đồn điền. Khi đi qua nhà thờ, anh ta xin ông chủ cho phép được vào nhà thờ để nói vài lời cầu nguyện. Trong khi anh đang cầu nguyện trước bức tượng, thì kỳ diệu thay xiềng xích ở cổ và tay cuả anh đều rơi cả xuống đất. Cảm động trước phép lạ này, ông chủ đã giải phóng anh, trả tiền lệ phí giải phóng nô lệ và đặt số tiền đó trên bàn thờ, và rồi ông dẫn người nô lệ (cũ) cuả mình về nhà, bây giờ đã là một người tự do. "
Những xiếng xích của anh nô lệ vẫn được lưu giữ ở phòng phép lạ cuả đền thánh, gồm có một vòng cổ và 2 vòng tay, xích chung lại với nhau. Những xiềng xích là loại to và nặng, không để cho người bị xiếng dễ dàng thoát ra được.
Văn Hóa
Giàn mướp
Lm Vũđình Tường
05:55 03/07/2013
Hơn một tuần lễ hạt mướp bắt đầu nảy mầm. Từ lúc nảy mầm đến khi leo lên giàn chỉ mất vài tuần lễ. Từ hai chiến lá non hình trái tim xinh xinh nó vươn ra chào ánh bình minh vui đùa trước gió. Ngoại trừ chiếc lá con so những chiếc lá sau này vươn dài mãi và bắt đầu chia ra những cạnh tam giác của một lá mướp trưởng thành. Trong khi đó đọt mướp bắt đầu cho ra những râu mướp non dài. Dân miền quê gọi là tay mướp. Chúng như những cánh tay vươn dài cuốn chặt lấy các cành cây nhỏ giúp cho giây mướp vươn tới, vươn tới mãi.
Tay mướp
Giây mướp chia ra làm nhiều đoạn khá đều. Giống như những lóng tre, giây mướp cũng vậy từ đoạn này đến đoạn kia cách nhau một cái lá. Bắt đầu từ lá đầu tiên và cứ khoảng hai tấc lại mọc thêm cái lá khác. Cạnh cuống lá có mọc một tay như cái râu dài, đầu cái râu cuốn tròn quanh cành cây. Tay mướp dài ngắn rất uyển chuyển. Cành cây xa tay vươn xa; cành gần tay nắm gần. Khi vươn tới cành đầu tay cuộn tròn năm bảy vòng như sợi chỉ, rắn chắc, bám chặt cành cây. Những tay này mọc xen kẽ nghĩa là cứ cách một lá lại mọc một tay. Nếu tay trước đó mọc bên phải; tay kế tiếp sẽ mọc bên trái và ngược lại thật đều. Cây mướp có trăm tay, nhiều ít, dài ngắn tuỳ theo mức độ xa gần của cành chung quanh. Giây vươn tới đâu tay mọc tới đó.
Nhiệm vụ
Nhìn thoáng ai cũng nhận biết tay mướp có nhiệm vụ giúp cho giây mướp khỏi bị gió cuốn đi hoặc giúp giây leo cao khỏi mặt đất. Quan sát kĩ sẽ thấy kì công của tạo hoá, cái khôn ngoan của thiên nhiên và đáng ca tụng, khâm phục lẽ kì diệu của đất trời.
Lá có nhiệm vụ tạo chất bổ nuôi giây, ngoài ra chúng là những chiếc dù che nắng cho giây mướp. Giây mướp cần nắng và sương tôi luyện trở nên bền bỉ hơn nhưng nếu nắng quá giây sẽ héo vì thế lá mướp là chiếc dù che nắng, nhờ gió phe phảy giữ cho giây đủ nắng, đủ nước, mỗi ngày mỗi rắn chắc hơn, từ từ thích hợp với điều kiện khắc nghiệt và dẻo dai chịu sức nặng của trái. Trong ngày nắng to, hơi nước bốc nhanh lá thường héo rũ che cho giây an toàn và khi đủ nước lá hút nước no bung ra như cánh dù trước gió. Nhiệm vụ khiên thuẫn của lá là che chở bảo vệ tay mướp nhú ra dưới cánh lá và nhờ lá che chở khi còn non dại, từ đó tay lớn hơn, dài hơn, mạnh hơn đủ sức vươn ra khỏi lá để bám vào cành. Tay mướp được bảo vệ kĩ càng như thế vì chúng được trao phó một nhiệm vụ quan trọng trong tương lai. Nhiệm vụ bảo toàn nòi giống, nhiệm vụ bảo vệ trái mướp. Trước khi trao phó cho công việc này tất cả các tay mướp đều phải trải qua thời kì luyện tập khá gian nan. Những tay mướp không đủ sức chịu đựng trong thời gian luyện tập giây mướp nơi đó không cho trái. Chỉ những nơi nào tay mướp vững chắc nơi đó giây mới cho đậu trái, ngoài ra đều bị chết non, héo mòn trong giai đoạn đầu. Chính vì thế mà mướp leo trên giàn bao giờ cũng nhiều trái hơn mướp leo bờ, leo bụi. Hơn nữa những giây mướp leo bờ bụi lung lay trước gió hoặc bị gió lay liên tục những nơi đó không có trái.
Lá còn nhiệm vụ quan trọng khác là nơi cuống lá nếu không mọc ra tay mướp, nơi đó thường cho chùm nụ và bông. Bông đực luôn là một chùm trong khi bông cái lại luôn riêng lẻ một mình. Khi những bông này còn non chúng nhờ cuống lá che chở, bao bọc, che giấu tránh côn trùng phá hại. Cả bông lẫn tay mướp sống nhờ lá, tồn tại nhờ lá.
Luyện Tập
Những tay mướp bám chặt vào cành cây và nhờ sức gió lay động chúng trở nên giẻo dai hơn, vững chắc hơn. Sức đong đưa, giật đi, ghì lại của gió làm cho giây vững chắc hơn, bền bỉ hơn, dai bền đủ sức chịu đựng cho ngày mai khi những quả mướp nhú ra. Xem xét kĩ sẽ thấy những nơi có trái giây nơi đó sạm hơn nơi khác, cạnh cuống lá to hơn và ngay cả những tay mướp quanh đó cũng vững chắc hơn, mập hơn. Chúng to đủ giữ cho giây khỏi đứt do sức nặng của trái. Không phải chúng lớn đều với trái mà chúng lớn hơn trước khi trái trưởng thành. Thiên nhiên đã chuẩn bị sẵn an toàn cho trái bằng cách cho giây nơi đó vững chắc hơn, tay mạnh hơn, dài hơn và sẵn sàng chịu mọi thử thách để bảo vệ trái.
Một giây mướp sống khoảng mười sáu tuần lễ hay bốn tháng, phải mất gần ba tuần lễ chuẩn bị giây và tay trước khi trái ra đời. Nghĩa là từ lúc trái chớm thành trái cho đến khi nở hoa đậu trái cần một phần năm thời gian của cả cuộc đời giây mướp. Xem thế đủ biết thời gian chuẩn bị chiếm một phần khá quan trọng trong đời giây mướp.
Mướp sống chuẩn bị cho những thế hệ tương lai. Phần chuẩn bị bên trong không nhìn thấy nhưng nhất định có. Quan sát kĩ sẽ thấy những nơi có trái hay có nhánh thì giây chỗ đó bao giờ cũng to hơn những nơi khác, lúc còn non thì xanh và nếu bị thương xẻ da, rách thịt nơi đó chảy nhiều nhựa hơn, nhựa cũng đậm hơn và khi về già thì giây đổi sang màu vàng sẫm hơn, thon nhỏ, vững chắc hơn.
Đời người
Đời người cũng thế, cũng có thời gian luyện tập và thử thách gian truân. Trước khi trao phó cho ta một nhiệm vụ, một trách nhiệm hay sứ điệp Thiên Chúa luôn tạo cho ta điều kiện thuận lợi để trải qua những thử thách trước khi trao phó trách nhiệm. Đôi khi ta không nhận biết ý định thầm kín Thiên Chúa tin tưởng, thao luyện ta trước khi Ngài trao phó trách nhiệm. Chính vì thế khi gặp gian nan, thử thách chúng ta than phiền, xin Chúa cất khỏi những thử thách. Có khi còn xin khấn, cầu kinh xin Chúa cất đi. Một khi Ngài cất khỏi các thử thách Ngài cũng lấy đi trách nhiệm lúc đó lại có lời than đời buồn chán, đời vô nghĩa. Thái độ khôn ngoan xin Chúa thêm sức mạnh, tăng lòng tin và ân sủng giúp vượt qua khó khăn để làm sáng danh Chúa. Một số vượt qua chướng ngại thành công lại vỗ ngực, xưng danh cho là tài cán hơn người, từ đó biến thành cao ngạo, khinh thường người khác. Thái độ này cũng sai. Thái độ đúng đắn là dâng lời cảm tạ vì ơn Chúa ban, vì thành công đạt được không phải thuần tuý do tài cán cá nhân mà nhờ ơn Chúa ban.
Điều trái ngược là trốn chạy, đầu hàng, bỏ ngang cuộc đua xin Chúa cất khỏi những thử thách nhưng lại xin Chúa ban cho những thành quả to lớn. Không muốn thử thách, không thi đua, bỏ ngang trách nhiệm nhưng lại ước ao, khao khát huy chương, thành quả.
Mấy ai trong chúng ta tin và nhận biết những thử thách hiện tại mang ý nghĩa Chúa đang chuẩn bị cho một trách nhiệm quan trọng trong tương lai. Tương tự như những giây mướp nơi mọc quả và tay những nơi đó đang được chuẩn bị để đeo hoa trái cho tương lai. Cuộc đời cũng vậy những khó khăn thử thách hiện tại là việc Chúa làm chuẩn bị cho tương lai với những khó khăn hơn, cần phấn đấu hơn, cần ơn Chúa nhiều hơn, cần trung thành hơn và cần gắn bó với Chúa nhiều hơn. Hãy tâm niệm Thiên Chúa đang chuẩn bị cho ta mang hoa trái tốt lành nặng trữu trong tương lai.
Thật lạ
Tay mướp ở những nơi gió chướng, nguy hiểm, tự nó do bản tính thiên nhiên định sẵn, đầu tay mướp chia ra làm hai ba nhánh, cuốn chặt hơn vào các cành chung quanh quyết giữ không để thân mướp bị hại. Bởi đâu tay mướp nhận biết khi nào cần chia tay ra để nắm chắc hơn. Tôi không đủ kiến thức về khoa thực vật học, tôi chỉ quan sát và nhận biết một sự thật đó là khi gặp nguy hiểm, đứng trước phong ba, gió lớn, lay động nhiều, tay mướp nắm chắc hơn, kiên vững hơn. Con người trước phong ba, trước thử thách một số cũng giống tay mướp bám chặt Chúa hơn, đặt niềm cậy trông nhiều hơn, số khác lại buông tay, đầu hàng, buông lỏng lòng tin chiều theo xu hướng xã hội.
Tay mướp ở những nơi gió chướng như thế thường bị trầy da, tróc vảy, có tay bị nghiến đứt do cọ sát, gió giật. Giây mướp nơi đó cũng thon nhỏ hơn, da cũng sạm hơn, bị bầm dập nhiều hơn. Hy sinh, chịu đựng và đau khổ của đoạn giây mướp kia giúp cho những đoạn giây khác an toàn, lớn mạnh đủ sức nuôi nhiều trái mướp tốt lành. Đau khổ, bệnh tật, khó khăn ở đời cũng làm phiền tấm thân, héo mòn, què cụt, bất toại, đói khổ, thất học và u sầu. Điều khó giải thích ở đây là người ta không nhìn thấy thành quả tốt đẹp của cơn lốc cuộc đời. Hy vọng có đó nhưng để chứng minh đau khổ mang lại thành quả tốt đẹp hầu như không mấy ai tin. Thiếu lòng tin nên sau cơn mưa trời lại sáng. Đúng thế ánh sáng soi rõ cảnh tàn tạ, rã rời, đổ nát. Càng nhìn rõ càng sợ, càng đau lòng hơn.
Tự chủ
Chấp nhận khổ đau, không chạy trốn, chối bỏ mà đối diện. Đối diện với đau khổ không phải là sống thụ động. Chấp nhận đau khổ không phải là chấp nhận bi quan, yếm thế mà chính là sống tự chủ. Làm chủ đời mình ngay cả khi khó khăn nhất, nguy hiểm nhất, ngặt nghèo nhất. Người tự chủ nắm bắt hoàn cảnh, khắc phục hoàn cảnh để hoàn cảnh phục vụ cho mục đích cao cả. Tự chủ để nhìn thấy cái đẹp trong cái xấu, nhận ra chân tướng của đau khổ, nhìn thấy mầm sống trong cõi chết và hy vọng trong tuyệt vọng. Nói cách khác sống tự chủ để nhìn thấy ân sủng Chúa trong mọi trạng huống cuộc đời, dù may, dù rủi, dù buồn, dù bệnh tật. Mọi giây phút đều cảm nghiệm được có Chúa ở cùng.
Chúa ở cùng
Để làm được công việc này chỉ một điều cần là lúc nào trong đời cũng tâm niệm câu Thiên Chúa ở cùng con luôn mãi. Một khi chúng ta ý thức Thiên Chúa ở cùng chúng ta sẽ thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi lối sống, thay đổi cách đối xử với anh em, thay đổi cách đón nhận sự khó. Chúa ở cùng nên tôi không thể nghĩ bậy bạ như thế. Chúa ở cùng nên tôi không thể dẫn Thiên Chúa đến chỗ không xứng đáng với Ngài. Thiên Chúa ở cùng tôi không thể nói năng như thế. Thiên Chúa ở cùng tôi không chịu đong đưa trước gió trong đơn lẻ nhưng cùng Ngài chịu đong đưa.
Thiên Chúa ở cùng giúp thay đổi con người của ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tay mướp
Giây mướp chia ra làm nhiều đoạn khá đều. Giống như những lóng tre, giây mướp cũng vậy từ đoạn này đến đoạn kia cách nhau một cái lá. Bắt đầu từ lá đầu tiên và cứ khoảng hai tấc lại mọc thêm cái lá khác. Cạnh cuống lá có mọc một tay như cái râu dài, đầu cái râu cuốn tròn quanh cành cây. Tay mướp dài ngắn rất uyển chuyển. Cành cây xa tay vươn xa; cành gần tay nắm gần. Khi vươn tới cành đầu tay cuộn tròn năm bảy vòng như sợi chỉ, rắn chắc, bám chặt cành cây. Những tay này mọc xen kẽ nghĩa là cứ cách một lá lại mọc một tay. Nếu tay trước đó mọc bên phải; tay kế tiếp sẽ mọc bên trái và ngược lại thật đều. Cây mướp có trăm tay, nhiều ít, dài ngắn tuỳ theo mức độ xa gần của cành chung quanh. Giây vươn tới đâu tay mọc tới đó.
Nhiệm vụ
Nhìn thoáng ai cũng nhận biết tay mướp có nhiệm vụ giúp cho giây mướp khỏi bị gió cuốn đi hoặc giúp giây leo cao khỏi mặt đất. Quan sát kĩ sẽ thấy kì công của tạo hoá, cái khôn ngoan của thiên nhiên và đáng ca tụng, khâm phục lẽ kì diệu của đất trời.
Lá có nhiệm vụ tạo chất bổ nuôi giây, ngoài ra chúng là những chiếc dù che nắng cho giây mướp. Giây mướp cần nắng và sương tôi luyện trở nên bền bỉ hơn nhưng nếu nắng quá giây sẽ héo vì thế lá mướp là chiếc dù che nắng, nhờ gió phe phảy giữ cho giây đủ nắng, đủ nước, mỗi ngày mỗi rắn chắc hơn, từ từ thích hợp với điều kiện khắc nghiệt và dẻo dai chịu sức nặng của trái. Trong ngày nắng to, hơi nước bốc nhanh lá thường héo rũ che cho giây an toàn và khi đủ nước lá hút nước no bung ra như cánh dù trước gió. Nhiệm vụ khiên thuẫn của lá là che chở bảo vệ tay mướp nhú ra dưới cánh lá và nhờ lá che chở khi còn non dại, từ đó tay lớn hơn, dài hơn, mạnh hơn đủ sức vươn ra khỏi lá để bám vào cành. Tay mướp được bảo vệ kĩ càng như thế vì chúng được trao phó một nhiệm vụ quan trọng trong tương lai. Nhiệm vụ bảo toàn nòi giống, nhiệm vụ bảo vệ trái mướp. Trước khi trao phó cho công việc này tất cả các tay mướp đều phải trải qua thời kì luyện tập khá gian nan. Những tay mướp không đủ sức chịu đựng trong thời gian luyện tập giây mướp nơi đó không cho trái. Chỉ những nơi nào tay mướp vững chắc nơi đó giây mới cho đậu trái, ngoài ra đều bị chết non, héo mòn trong giai đoạn đầu. Chính vì thế mà mướp leo trên giàn bao giờ cũng nhiều trái hơn mướp leo bờ, leo bụi. Hơn nữa những giây mướp leo bờ bụi lung lay trước gió hoặc bị gió lay liên tục những nơi đó không có trái.
Lá còn nhiệm vụ quan trọng khác là nơi cuống lá nếu không mọc ra tay mướp, nơi đó thường cho chùm nụ và bông. Bông đực luôn là một chùm trong khi bông cái lại luôn riêng lẻ một mình. Khi những bông này còn non chúng nhờ cuống lá che chở, bao bọc, che giấu tránh côn trùng phá hại. Cả bông lẫn tay mướp sống nhờ lá, tồn tại nhờ lá.
Luyện Tập
Những tay mướp bám chặt vào cành cây và nhờ sức gió lay động chúng trở nên giẻo dai hơn, vững chắc hơn. Sức đong đưa, giật đi, ghì lại của gió làm cho giây vững chắc hơn, bền bỉ hơn, dai bền đủ sức chịu đựng cho ngày mai khi những quả mướp nhú ra. Xem xét kĩ sẽ thấy những nơi có trái giây nơi đó sạm hơn nơi khác, cạnh cuống lá to hơn và ngay cả những tay mướp quanh đó cũng vững chắc hơn, mập hơn. Chúng to đủ giữ cho giây khỏi đứt do sức nặng của trái. Không phải chúng lớn đều với trái mà chúng lớn hơn trước khi trái trưởng thành. Thiên nhiên đã chuẩn bị sẵn an toàn cho trái bằng cách cho giây nơi đó vững chắc hơn, tay mạnh hơn, dài hơn và sẵn sàng chịu mọi thử thách để bảo vệ trái.
Một giây mướp sống khoảng mười sáu tuần lễ hay bốn tháng, phải mất gần ba tuần lễ chuẩn bị giây và tay trước khi trái ra đời. Nghĩa là từ lúc trái chớm thành trái cho đến khi nở hoa đậu trái cần một phần năm thời gian của cả cuộc đời giây mướp. Xem thế đủ biết thời gian chuẩn bị chiếm một phần khá quan trọng trong đời giây mướp.
Mướp sống chuẩn bị cho những thế hệ tương lai. Phần chuẩn bị bên trong không nhìn thấy nhưng nhất định có. Quan sát kĩ sẽ thấy những nơi có trái hay có nhánh thì giây chỗ đó bao giờ cũng to hơn những nơi khác, lúc còn non thì xanh và nếu bị thương xẻ da, rách thịt nơi đó chảy nhiều nhựa hơn, nhựa cũng đậm hơn và khi về già thì giây đổi sang màu vàng sẫm hơn, thon nhỏ, vững chắc hơn.
Đời người
Đời người cũng thế, cũng có thời gian luyện tập và thử thách gian truân. Trước khi trao phó cho ta một nhiệm vụ, một trách nhiệm hay sứ điệp Thiên Chúa luôn tạo cho ta điều kiện thuận lợi để trải qua những thử thách trước khi trao phó trách nhiệm. Đôi khi ta không nhận biết ý định thầm kín Thiên Chúa tin tưởng, thao luyện ta trước khi Ngài trao phó trách nhiệm. Chính vì thế khi gặp gian nan, thử thách chúng ta than phiền, xin Chúa cất khỏi những thử thách. Có khi còn xin khấn, cầu kinh xin Chúa cất đi. Một khi Ngài cất khỏi các thử thách Ngài cũng lấy đi trách nhiệm lúc đó lại có lời than đời buồn chán, đời vô nghĩa. Thái độ khôn ngoan xin Chúa thêm sức mạnh, tăng lòng tin và ân sủng giúp vượt qua khó khăn để làm sáng danh Chúa. Một số vượt qua chướng ngại thành công lại vỗ ngực, xưng danh cho là tài cán hơn người, từ đó biến thành cao ngạo, khinh thường người khác. Thái độ này cũng sai. Thái độ đúng đắn là dâng lời cảm tạ vì ơn Chúa ban, vì thành công đạt được không phải thuần tuý do tài cán cá nhân mà nhờ ơn Chúa ban.
Điều trái ngược là trốn chạy, đầu hàng, bỏ ngang cuộc đua xin Chúa cất khỏi những thử thách nhưng lại xin Chúa ban cho những thành quả to lớn. Không muốn thử thách, không thi đua, bỏ ngang trách nhiệm nhưng lại ước ao, khao khát huy chương, thành quả.
Mấy ai trong chúng ta tin và nhận biết những thử thách hiện tại mang ý nghĩa Chúa đang chuẩn bị cho một trách nhiệm quan trọng trong tương lai. Tương tự như những giây mướp nơi mọc quả và tay những nơi đó đang được chuẩn bị để đeo hoa trái cho tương lai. Cuộc đời cũng vậy những khó khăn thử thách hiện tại là việc Chúa làm chuẩn bị cho tương lai với những khó khăn hơn, cần phấn đấu hơn, cần ơn Chúa nhiều hơn, cần trung thành hơn và cần gắn bó với Chúa nhiều hơn. Hãy tâm niệm Thiên Chúa đang chuẩn bị cho ta mang hoa trái tốt lành nặng trữu trong tương lai.
Thật lạ
Tay mướp ở những nơi gió chướng, nguy hiểm, tự nó do bản tính thiên nhiên định sẵn, đầu tay mướp chia ra làm hai ba nhánh, cuốn chặt hơn vào các cành chung quanh quyết giữ không để thân mướp bị hại. Bởi đâu tay mướp nhận biết khi nào cần chia tay ra để nắm chắc hơn. Tôi không đủ kiến thức về khoa thực vật học, tôi chỉ quan sát và nhận biết một sự thật đó là khi gặp nguy hiểm, đứng trước phong ba, gió lớn, lay động nhiều, tay mướp nắm chắc hơn, kiên vững hơn. Con người trước phong ba, trước thử thách một số cũng giống tay mướp bám chặt Chúa hơn, đặt niềm cậy trông nhiều hơn, số khác lại buông tay, đầu hàng, buông lỏng lòng tin chiều theo xu hướng xã hội.
Tay mướp ở những nơi gió chướng như thế thường bị trầy da, tróc vảy, có tay bị nghiến đứt do cọ sát, gió giật. Giây mướp nơi đó cũng thon nhỏ hơn, da cũng sạm hơn, bị bầm dập nhiều hơn. Hy sinh, chịu đựng và đau khổ của đoạn giây mướp kia giúp cho những đoạn giây khác an toàn, lớn mạnh đủ sức nuôi nhiều trái mướp tốt lành. Đau khổ, bệnh tật, khó khăn ở đời cũng làm phiền tấm thân, héo mòn, què cụt, bất toại, đói khổ, thất học và u sầu. Điều khó giải thích ở đây là người ta không nhìn thấy thành quả tốt đẹp của cơn lốc cuộc đời. Hy vọng có đó nhưng để chứng minh đau khổ mang lại thành quả tốt đẹp hầu như không mấy ai tin. Thiếu lòng tin nên sau cơn mưa trời lại sáng. Đúng thế ánh sáng soi rõ cảnh tàn tạ, rã rời, đổ nát. Càng nhìn rõ càng sợ, càng đau lòng hơn.
Tự chủ
Chấp nhận khổ đau, không chạy trốn, chối bỏ mà đối diện. Đối diện với đau khổ không phải là sống thụ động. Chấp nhận đau khổ không phải là chấp nhận bi quan, yếm thế mà chính là sống tự chủ. Làm chủ đời mình ngay cả khi khó khăn nhất, nguy hiểm nhất, ngặt nghèo nhất. Người tự chủ nắm bắt hoàn cảnh, khắc phục hoàn cảnh để hoàn cảnh phục vụ cho mục đích cao cả. Tự chủ để nhìn thấy cái đẹp trong cái xấu, nhận ra chân tướng của đau khổ, nhìn thấy mầm sống trong cõi chết và hy vọng trong tuyệt vọng. Nói cách khác sống tự chủ để nhìn thấy ân sủng Chúa trong mọi trạng huống cuộc đời, dù may, dù rủi, dù buồn, dù bệnh tật. Mọi giây phút đều cảm nghiệm được có Chúa ở cùng.
Chúa ở cùng
Để làm được công việc này chỉ một điều cần là lúc nào trong đời cũng tâm niệm câu Thiên Chúa ở cùng con luôn mãi. Một khi chúng ta ý thức Thiên Chúa ở cùng chúng ta sẽ thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi lối sống, thay đổi cách đối xử với anh em, thay đổi cách đón nhận sự khó. Chúa ở cùng nên tôi không thể nghĩ bậy bạ như thế. Chúa ở cùng nên tôi không thể dẫn Thiên Chúa đến chỗ không xứng đáng với Ngài. Thiên Chúa ở cùng tôi không thể nói năng như thế. Thiên Chúa ở cùng tôi không chịu đong đưa trước gió trong đơn lẻ nhưng cùng Ngài chịu đong đưa.
Thiên Chúa ở cùng giúp thay đổi con người của ta.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phất Phới Cờ Tự Do
Nguyễn Đức Cung
21:16 03/07/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chúc mừng Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2013