Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy ra đi
Lm. Vinhsơn scj
09:11 03/07/2016
Chúa Nhật XIV Thường Niên C
HÃY RA ĐI
Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12.17-20
Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và tin tưởng của người dân trong làng vừa mới đuợc giải phóng khỏi tay quân Đức Quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh cố gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giêsu đã được dựng lên ở quảng trường trước ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam nước Italia.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng là không thể nào hàn gắn lại được. Vì các mảnh vụn lớp thì bị bể quá nhỏ, lớp thì đã bị nát thành như bụi.
Sau nhiều giờ bàn luận và gần như sắp quyết định bỏ dở công việc, thì một người trong toán lính có sáng kiến tìm lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm hồn những người dân trong làng, mà còn thu hút được nhiều khách du lịch đến vùng này để đọc tận mắt hàng chữ đầy ý nghĩa. Các bạn có thể đoán được hàng chữ này không ? Đó là: "Chính bạn là đôi tay của Chúa".
Con người trở nên cánh tay của Thiên Chúa trong các chương trình của Ngài.
Tin mừng Luca cho thấy, Chúa Giêsu đang đứng trước thực tế của cánh đồng lúa chín vàng là Giáo Hội, Ngài thao thức về nhu cầu thợ gặt cho cánh đồng bát ngát của niềm tin: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,2). Nếu không có thợ gặt cho kịp, lúa niềm tin sẽ rơi rụng và cơn lũ của thế gian sẽ cuốn trôi vụ mùa. Người thợ gặt là hình ảnh của người mục tử trong Giáo Hội ở khắp mọi chân trời, các ngài chính là những cánh tay của Thiên Chúa. Nhưng có lẽ, cấp thời và mong đợi nhất là những cánh đồng tái truyền giáo tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Mỗi châu lục là một cánh đồng lúa chín theo những phong thổ khác nhau và nhu cầu thợ gặt lành nghề khác nhau. Nếu như ở Châu Âu và Bắc Mỹ là những lục địa được mệnh danh là chiếc nôi của Kitô giáo thì ngày nay, với trào lưu tục hóa, hưởng thụ vật chất làm cho người tín hữu xa rời đức tin, như lúa đang chín vàng gặp phải nạn sâu rầy hoành hành nên người thợ gặt phải biết chữa trị đúng phương pháp để cứu lúa. Thợ lành nghề đã ít, lại thiếu những tâm hồn quảng đại đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Những đồng lúa chín vàng trĩu hạt đang bị bỏ hoang, thợ gặt lại quá ít ỏi không thể lo toan hết. Các đồng lúa chín vàng tại Châu Âu - Bắc Mỹ nhìn về khía cạnh chăm sóc tâm linh cho anh em tín hữu quả là thiếu thốn trầm trọng. Trong lúc tại lục địa Á Châu, một lục địa rộng lớn chiếm 2/3 dân số thế giới của hơn 6 tỉ người nhưng chưa tới 3% mang niềm tin Kitô giáo.
Cho nên, Lời Thầy không chỉ nói với các môn đệ năm xưa, nhưng luôn vang mãi mọi thời đại vì nhu cầu của cánh đồng truyền giáo thế giới luôn mang tính cấp bách: “Thầy sai anh em... ra đi”
Tuy nhiên, dù rất khẩn cấp nhưng người thợ gặt phải như lòng Chúa mong ước, đó là những thợ gặt chuyên cần luôn biết quan tâm tha thiết cho mùa gặt. Nếu chậm trễ, lúa chín vàng sẽ là mồi ngon cho chuột đồng, cho các loài gặm nhấm và có nguy cơ là “nạn nhân” của lũ tràn về. Cho nên, tiêu chuẩn của người thợ gặt mà Chúa thao thức trước hết là lòng can đảm, dấn thân, vượt khó với mùa gặt. Vì thế, Đức Kitô đã dùng hình ảnh sai người mục tử đến với mùa gặt Giáo Hội: “như chiên con vào giữa bầy sói” (Lc 10,3) vì họ phải đương đầu với thiên tai, với các hoàn cảnh khó khăn chung quanh để bảo vệ thành quả đức tin. Tiêu chuẩn kế tiếp, người thợ gặt phải hết lòng thao thức với việc gặt lúa, không được sao nhãng với sứ vụ, không bị phân tâm bởi những ý nghĩ khác, không bám víu vào vật chất, không nỗ lực tìm và coi vật chất là mục đích, mà phải sống phó thác, đơn sơ, khó nghèo mà Chúa Giêsu đã ví bằng những hình ảnh “túi tiền, bao bị giày dép…” Thợ gặt cũng không chia trí bởi những hào nhoáng phù vân qua hình ảnh “chào hỏi dọc đường” và Chúa nhấn mạnh một cách cương quyết cho người mục tử trên bước đường rao giảng Tin Mừng “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường” (Lc 10,4).
Gia tài mà người thợ gặt mang là nguồn bình an của Thiên Chúa, nguồn bình an thánh thiện từ Trời ban tặng và chia sẻ cho anh em: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (Lc 10,5), bình an bất tận như Thiên Chúa đã nói qua ngôn sứ Isaia “Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như con sông” (Is 66,12). Có bình an trong tâm, người thợ chỉ chú ý đến mùa gặt, được biểu tượng bằng thập giá, thập giá là lẽ sống và là vinh dự, hãnh diện cho thợ gặt như thánh Phaolô chia sẻ “Ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14). Người thợ gặt chân thành với anh em và cùng họ chia sẻ mà Chúa Giêsu nói đến bữa ăn huynh đệ và chăm sóc anh em ốm đau (x. Lc 10,8-9).
Chúa Giêsu đã chọn và sai Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng như Tin Mừng ghi nhận (x. Mt 10, 1-6; Mc 3, 13-19; 6, 7-13; Lc 6, 12 -16; 9, 1-6), kế vị các tông đồ, các thừa tác viên bởi bí tích truyền chức là các Giám mục sau này, được nối dài cộng tác là các linh mục, phó tế. Nhưng cách đồng lúa truyền giáo bao la, thợ gặt không đủ nên cánh đồng truyền giáo nước trời mênh mông thiếu người chăm sóc, bị bỏ hoang. Chúa Giêsu gọi thêm 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng, đó là những con người môn đệ theo Chúa với lòng thành, và sau này là các tín hữu Chúa tham dự bởi Bí Tích Rửa Tội, mang sứ mạng truyền giáo.
Cho nên, Lời mời gọi tha thiết về nhu cầu thợ gặt cho cánh đồng lúa truyền giáo bất tận của Chúa Giêsu, sẽ được đáp ứng do chính sự đóng góp từ đôi tay và tâm hồn của tôi của bạn cho cánh đồng lúa chín của Giáo Hội: Dấn thân vào các việc chung của cộng đoàn, đóng góp vào công việc truyền giáo theo khả năng của mỗi người, nâng đỡ và nuôi dưỡng các mầm non ơn gọi - thợ chuyên môn cho cánh đồng lúa chín bao la bát ngát ngay trong chính gia đình mình và nơi các cộng đoàn tín hữu.
Trong ý thức đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qủa quyết: “Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc”. Công đồng Vaticanô II khẳng định: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo”. Cho nên, Lời gọi ra đi làm việc trên cánh đồng truyền giáo cho mỗi người chúng ta trong cộng đoàn tín hữu, và nếu tôi, bạn là người môn đệ đích thực của Chúa Kitô không có quyền từ chối lời đáp trả như Phaolô đã cảm nghiệm và sống sứ mạng: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).
Kìa lúa chín vàng cần thợ gặt
Nhanh tay thu hoạch tránh lũ về
Hạt gạo thơm ngon đời vui nhận
Cảm ơn công khó người gieo trồng.
Lm. Vinhsơn SCJ, Sài gòn, 02/07/2016.
HÃY RA ĐI
Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12.17-20
Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và tin tưởng của người dân trong làng vừa mới đuợc giải phóng khỏi tay quân Đức Quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh cố gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giêsu đã được dựng lên ở quảng trường trước ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam nước Italia.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng là không thể nào hàn gắn lại được. Vì các mảnh vụn lớp thì bị bể quá nhỏ, lớp thì đã bị nát thành như bụi.
Sau nhiều giờ bàn luận và gần như sắp quyết định bỏ dở công việc, thì một người trong toán lính có sáng kiến tìm lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm hồn những người dân trong làng, mà còn thu hút được nhiều khách du lịch đến vùng này để đọc tận mắt hàng chữ đầy ý nghĩa. Các bạn có thể đoán được hàng chữ này không ? Đó là: "Chính bạn là đôi tay của Chúa".
Con người trở nên cánh tay của Thiên Chúa trong các chương trình của Ngài.
Tin mừng Luca cho thấy, Chúa Giêsu đang đứng trước thực tế của cánh đồng lúa chín vàng là Giáo Hội, Ngài thao thức về nhu cầu thợ gặt cho cánh đồng bát ngát của niềm tin: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,2). Nếu không có thợ gặt cho kịp, lúa niềm tin sẽ rơi rụng và cơn lũ của thế gian sẽ cuốn trôi vụ mùa. Người thợ gặt là hình ảnh của người mục tử trong Giáo Hội ở khắp mọi chân trời, các ngài chính là những cánh tay của Thiên Chúa. Nhưng có lẽ, cấp thời và mong đợi nhất là những cánh đồng tái truyền giáo tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Mỗi châu lục là một cánh đồng lúa chín theo những phong thổ khác nhau và nhu cầu thợ gặt lành nghề khác nhau. Nếu như ở Châu Âu và Bắc Mỹ là những lục địa được mệnh danh là chiếc nôi của Kitô giáo thì ngày nay, với trào lưu tục hóa, hưởng thụ vật chất làm cho người tín hữu xa rời đức tin, như lúa đang chín vàng gặp phải nạn sâu rầy hoành hành nên người thợ gặt phải biết chữa trị đúng phương pháp để cứu lúa. Thợ lành nghề đã ít, lại thiếu những tâm hồn quảng đại đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Những đồng lúa chín vàng trĩu hạt đang bị bỏ hoang, thợ gặt lại quá ít ỏi không thể lo toan hết. Các đồng lúa chín vàng tại Châu Âu - Bắc Mỹ nhìn về khía cạnh chăm sóc tâm linh cho anh em tín hữu quả là thiếu thốn trầm trọng. Trong lúc tại lục địa Á Châu, một lục địa rộng lớn chiếm 2/3 dân số thế giới của hơn 6 tỉ người nhưng chưa tới 3% mang niềm tin Kitô giáo.
Cho nên, Lời Thầy không chỉ nói với các môn đệ năm xưa, nhưng luôn vang mãi mọi thời đại vì nhu cầu của cánh đồng truyền giáo thế giới luôn mang tính cấp bách: “Thầy sai anh em... ra đi”
Tuy nhiên, dù rất khẩn cấp nhưng người thợ gặt phải như lòng Chúa mong ước, đó là những thợ gặt chuyên cần luôn biết quan tâm tha thiết cho mùa gặt. Nếu chậm trễ, lúa chín vàng sẽ là mồi ngon cho chuột đồng, cho các loài gặm nhấm và có nguy cơ là “nạn nhân” của lũ tràn về. Cho nên, tiêu chuẩn của người thợ gặt mà Chúa thao thức trước hết là lòng can đảm, dấn thân, vượt khó với mùa gặt. Vì thế, Đức Kitô đã dùng hình ảnh sai người mục tử đến với mùa gặt Giáo Hội: “như chiên con vào giữa bầy sói” (Lc 10,3) vì họ phải đương đầu với thiên tai, với các hoàn cảnh khó khăn chung quanh để bảo vệ thành quả đức tin. Tiêu chuẩn kế tiếp, người thợ gặt phải hết lòng thao thức với việc gặt lúa, không được sao nhãng với sứ vụ, không bị phân tâm bởi những ý nghĩ khác, không bám víu vào vật chất, không nỗ lực tìm và coi vật chất là mục đích, mà phải sống phó thác, đơn sơ, khó nghèo mà Chúa Giêsu đã ví bằng những hình ảnh “túi tiền, bao bị giày dép…” Thợ gặt cũng không chia trí bởi những hào nhoáng phù vân qua hình ảnh “chào hỏi dọc đường” và Chúa nhấn mạnh một cách cương quyết cho người mục tử trên bước đường rao giảng Tin Mừng “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường” (Lc 10,4).
Gia tài mà người thợ gặt mang là nguồn bình an của Thiên Chúa, nguồn bình an thánh thiện từ Trời ban tặng và chia sẻ cho anh em: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (Lc 10,5), bình an bất tận như Thiên Chúa đã nói qua ngôn sứ Isaia “Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như con sông” (Is 66,12). Có bình an trong tâm, người thợ chỉ chú ý đến mùa gặt, được biểu tượng bằng thập giá, thập giá là lẽ sống và là vinh dự, hãnh diện cho thợ gặt như thánh Phaolô chia sẻ “Ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14). Người thợ gặt chân thành với anh em và cùng họ chia sẻ mà Chúa Giêsu nói đến bữa ăn huynh đệ và chăm sóc anh em ốm đau (x. Lc 10,8-9).
Chúa Giêsu đã chọn và sai Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng như Tin Mừng ghi nhận (x. Mt 10, 1-6; Mc 3, 13-19; 6, 7-13; Lc 6, 12 -16; 9, 1-6), kế vị các tông đồ, các thừa tác viên bởi bí tích truyền chức là các Giám mục sau này, được nối dài cộng tác là các linh mục, phó tế. Nhưng cách đồng lúa truyền giáo bao la, thợ gặt không đủ nên cánh đồng truyền giáo nước trời mênh mông thiếu người chăm sóc, bị bỏ hoang. Chúa Giêsu gọi thêm 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng, đó là những con người môn đệ theo Chúa với lòng thành, và sau này là các tín hữu Chúa tham dự bởi Bí Tích Rửa Tội, mang sứ mạng truyền giáo.
Cho nên, Lời mời gọi tha thiết về nhu cầu thợ gặt cho cánh đồng lúa truyền giáo bất tận của Chúa Giêsu, sẽ được đáp ứng do chính sự đóng góp từ đôi tay và tâm hồn của tôi của bạn cho cánh đồng lúa chín của Giáo Hội: Dấn thân vào các việc chung của cộng đoàn, đóng góp vào công việc truyền giáo theo khả năng của mỗi người, nâng đỡ và nuôi dưỡng các mầm non ơn gọi - thợ chuyên môn cho cánh đồng lúa chín bao la bát ngát ngay trong chính gia đình mình và nơi các cộng đoàn tín hữu.
Trong ý thức đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qủa quyết: “Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc”. Công đồng Vaticanô II khẳng định: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo”. Cho nên, Lời gọi ra đi làm việc trên cánh đồng truyền giáo cho mỗi người chúng ta trong cộng đoàn tín hữu, và nếu tôi, bạn là người môn đệ đích thực của Chúa Kitô không có quyền từ chối lời đáp trả như Phaolô đã cảm nghiệm và sống sứ mạng: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).
Kìa lúa chín vàng cần thợ gặt
Nhanh tay thu hoạch tránh lũ về
Hạt gạo thơm ngon đời vui nhận
Cảm ơn công khó người gieo trồng.
Lm. Vinhsơn SCJ, Sài gòn, 02/07/2016.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô không đọc diễn văn trong chuyến viếng thăm trại tử thần Auschwitz
VietCatholic Network
07:34 03/07/2016
Khóa Huấn Luyện Truyền Hình của VietCatholic kéo dài 3 ngày đang diễn ra tại Sydney cho chừng 10 nhân viên và thiện nguyện viên của VietCatholic.
Video này là sản phẩm đầu tay anh chị em làm trong ngày đầu khóa học.
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trại tử thần của Đức Quốc xã ngày 29 Tháng Bảy trong chuyến tông du Ba Lan trong khuôn khổ Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Lịch trình ban đầu của ngài được Vatican công bố hồi đầu tháng này cho biết Đức Thánh Cha sẽ có một bài phát biểu tại đó, như các vị tiền nhiệm của ngài đã từng thực hiện.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đến “nơi kinh hoàng đó mà không phát biểu, không có đám đông.” Ngài sẽ cầu nguyện âm thầm, “và xin Chúa cho tôi ân sủng để rơi lệ.”
Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc nhở các phóng viên là trong một chuyến thăm miền bắc nước Ý vào năm 2014 để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ nhất, ngài cũng đã từ chối đưa ra một bài diễn văn.
Radio Vatican ngày 9/6/2016 đã công bố chương trình cho những ngày từ 27 đến 31 tháng 7 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ba Lan trong khuôn khổ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31.
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino Rome lúc 2 giờ chiều và sẽ đến sân bay John Paul II ở Balice-Krakow hai giờ sau đó.
Sau nghi lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển về Lâu đài Wawel, nơi đó Ngài sẽ đọc bài diễn văn dành cho các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, tiếp theo là cuộc thăm viếng thân hữu với Ngài tổng thống Cộng hòa Ba lan. Ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan sẽ kết thúc bằng cuộc gặp gỡ với các giám mục tại Nhà thờ chính tòa Krakow.
Vào sáng sớm thứ Năm ngày 28 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tu viện của các nữ tu Thăm Viếng trên đường ra sân bay và lúc 08:30 sáng Ngài sẽ đáp trực thăng tới Czestochowa, nơi đây, tại tu viện Jasna Gora, Ngài sẽ cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà Đen trước khi cử hành Thánh Lễ tại đền Thánh Czestochowa nhân dịp kỷ niệm 1050 năm Vua Ba lan được rửa tội. Lúc 12:45 trưa cùng ngày Đức Thánh Cha sẽ trở lại Krakow để gặp gỡ và nói chuyện với giới trẻ tập trung tại Công viên Jordan.
Vào ngày thứ Sáu 29 tháng 7 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Oswiecim. Lúc 9.30 giờ sáng Ngài thăm trại tập trung Auschwitz thời Đức Quốc Xã và lúc 10.30 giờ tại trại Birkenau, sau đó Ngài trở về Krakow, lúc 4:30 chiều Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng các bệnh nhân tại Bệnh viện nhi đồng và lúc 6 giờ tối, Ngài sẽ chủ sự Chặng Đường Thánh Giá với những người trẻ ở Jordan Park.
Vào ngày thứ Bảy, Ngài sẽ thăm viếng Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow, Ngài sẽ bước qua Cửa Thánh của Lòng thương xót Chúa và giải tội cho một số người trẻ. Sau đó, lúc 10.30, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cho các linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã dâng hiến đời mình cho Chúa và các chủng sinh trong Đền Thánh Gioan Phaolô II ở Krakow. Đức Giáo Hoàng sẽ ăn trưa với một số người trẻ tuổi tại Tòa Tổng Giám mục và sau đó vào buổi tối, Ngài sẽ cùng với những người trẻ bước qua ngưỡng Cửa Thánh tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót và lúc 7:30 tối Ngài sẽ giảng cho mọi người tham dự Đêm Canh Thức.
Vào ngày Chúa Nhật 31 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót, sau đó, lúc 5 giờ chiều, Ngài sẽ gặp gỡ các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ban tổ chức và các nhà hảo tâm tại sân vận động Tauron ở Krakow… Cuối cùng Ngài sẽ đáp máy bay lúc 6:30 tối và về tới Rôma lúc 8:25 tối cùng ngày.
Video này là sản phẩm đầu tay anh chị em làm trong ngày đầu khóa học.
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trại tử thần của Đức Quốc xã ngày 29 Tháng Bảy trong chuyến tông du Ba Lan trong khuôn khổ Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Lịch trình ban đầu của ngài được Vatican công bố hồi đầu tháng này cho biết Đức Thánh Cha sẽ có một bài phát biểu tại đó, như các vị tiền nhiệm của ngài đã từng thực hiện.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đến “nơi kinh hoàng đó mà không phát biểu, không có đám đông.” Ngài sẽ cầu nguyện âm thầm, “và xin Chúa cho tôi ân sủng để rơi lệ.”
Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc nhở các phóng viên là trong một chuyến thăm miền bắc nước Ý vào năm 2014 để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ nhất, ngài cũng đã từ chối đưa ra một bài diễn văn.
Radio Vatican ngày 9/6/2016 đã công bố chương trình cho những ngày từ 27 đến 31 tháng 7 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ba Lan trong khuôn khổ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 31.
Vào ngày 27 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino Rome lúc 2 giờ chiều và sẽ đến sân bay John Paul II ở Balice-Krakow hai giờ sau đó.
Sau nghi lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển về Lâu đài Wawel, nơi đó Ngài sẽ đọc bài diễn văn dành cho các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, tiếp theo là cuộc thăm viếng thân hữu với Ngài tổng thống Cộng hòa Ba lan. Ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tại Ba Lan sẽ kết thúc bằng cuộc gặp gỡ với các giám mục tại Nhà thờ chính tòa Krakow.
Vào sáng sớm thứ Năm ngày 28 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tu viện của các nữ tu Thăm Viếng trên đường ra sân bay và lúc 08:30 sáng Ngài sẽ đáp trực thăng tới Czestochowa, nơi đây, tại tu viện Jasna Gora, Ngài sẽ cầu nguyện trước Thánh tượng Đức Bà Đen trước khi cử hành Thánh Lễ tại đền Thánh Czestochowa nhân dịp kỷ niệm 1050 năm Vua Ba lan được rửa tội. Lúc 12:45 trưa cùng ngày Đức Thánh Cha sẽ trở lại Krakow để gặp gỡ và nói chuyện với giới trẻ tập trung tại Công viên Jordan.
Vào ngày thứ Sáu 29 tháng 7 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng tới Oswiecim. Lúc 9.30 giờ sáng Ngài thăm trại tập trung Auschwitz thời Đức Quốc Xã và lúc 10.30 giờ tại trại Birkenau, sau đó Ngài trở về Krakow, lúc 4:30 chiều Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng các bệnh nhân tại Bệnh viện nhi đồng và lúc 6 giờ tối, Ngài sẽ chủ sự Chặng Đường Thánh Giá với những người trẻ ở Jordan Park.
Vào ngày thứ Bảy, Ngài sẽ thăm viếng Đền thờ “Lòng Chúa Thương Xót” ở Krakow, Ngài sẽ bước qua Cửa Thánh của Lòng thương xót Chúa và giải tội cho một số người trẻ. Sau đó, lúc 10.30, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cho các linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã dâng hiến đời mình cho Chúa và các chủng sinh trong Đền Thánh Gioan Phaolô II ở Krakow. Đức Giáo Hoàng sẽ ăn trưa với một số người trẻ tuổi tại Tòa Tổng Giám mục và sau đó vào buổi tối, Ngài sẽ cùng với những người trẻ bước qua ngưỡng Cửa Thánh tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót và lúc 7:30 tối Ngài sẽ giảng cho mọi người tham dự Đêm Canh Thức.
Vào ngày Chúa Nhật 31 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cánh Đồng Lòng Chúa Thương Xót, sau đó, lúc 5 giờ chiều, Ngài sẽ gặp gỡ các tình nguyện viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ban tổ chức và các nhà hảo tâm tại sân vận động Tauron ở Krakow… Cuối cùng Ngài sẽ đáp máy bay lúc 6:30 tối và về tới Rôma lúc 8:25 tối cùng ngày.
Bangladesh: Ủy ban Công lý và Hòa bình kêu gọi người Hồi giáo lên án hành vi khủng bố man rợ vừa qua
Chân Phương
10:13 03/07/2016
Bangladesh: Ủy ban Công lý và Hòa bình kêu gọi người Hồi giáo lên án hành vi khủng bố man rợ vừa qua
Dhaka - Đức Cha Gervas Rozario, Giám mục Giáo phận Rajshahi và là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Gíam Mục Bangladesh, đã nói như vậy về vụ thảm sát hôm Thứ Sáu (ngày 1 tháng 7) vừa qua ở thủ đô Dhaka.
Theo ngài, cuộc tấn công vào quán ăn Holey Artisan Bakery "là một hành động dã man phi lý. Danh Thánh Chúa không thể và không được mạo nhận vào hành vi đó. Bây giờ, các tín hữu Hồi giáo phải đứng lên và can thiệp để cứu lấy tôn giáo của họ".
Hai mươi con tin đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công vào quán ăn mà người ngoại quốc thường xuyên lui tới, trong đó có chín người Ý, bảy người Nhật, ba người Bangladesh và một người Ấn Độ. Sáu trong số bảy tên khủng bố (thuộc diện nghi vấn) cũng đã chết, hai nhân viên cảnh sát thiệt mạng.
Các tay súng này đã xông vào quán ăn vào hôm Thứ Sáu cuối cùng của tháng chay Ramadan, la lớn: "Allah vĩ đại" rồi nổ súng.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina mô tả những kẻ tấn công này là bọn “du côn gieo kinh hoàng (misfit), những người không hiểu được giá trị của Hồi giáo.
Theo Đức Cha Rozario, chúng ta phải đồng thanh nhất trí lên án. "Không một ai, không một tôn giáo nào có thể biện minh cho việc giết người. Thật đau lòng khi biết rằng các con tin đã thiệt mạng theo cách này. Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho vụ thảm sát đó. Bây giờ, hoàn toàn phụ thuộc vào người Hồi giáo trong nước. Họ phải đứng lên để cứu lấy tôn giáo của họ. Hòa bình phải là điều ưu tiên cho tất cả chúng ta".
Giáo Hội Bangladesh "đang cầu nguyện cho các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Xin Chúa ban bình an đời đời cho linh hồn những người quá cố. Các tín hữu Kitô giáo thiệt mạng trong vụ thảm sát này sẽ được tưởng nhớ một cách đặc biệt".
Trong một điệp văn được ký bởi Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vô cùng đau buồn về vụ việc.
"Với nỗi buồn thẳm sâu vì bạo lực phi lý gây ra cho các nạn nhân vô tội ở Dhaka, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành và ngài lên án hành vi dã man này như là một tội chống lại Thiên Chúa và nhân loại.
Xin phó dâng những ai bị thiệt mạng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng hứa cầu nguyện cho các gia đình đang đau khổ và những ai bị tổn thương".
Chân Phương
Theo ngài, cuộc tấn công vào quán ăn Holey Artisan Bakery "là một hành động dã man phi lý. Danh Thánh Chúa không thể và không được mạo nhận vào hành vi đó. Bây giờ, các tín hữu Hồi giáo phải đứng lên và can thiệp để cứu lấy tôn giáo của họ".
Hai mươi con tin đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công vào quán ăn mà người ngoại quốc thường xuyên lui tới, trong đó có chín người Ý, bảy người Nhật, ba người Bangladesh và một người Ấn Độ. Sáu trong số bảy tên khủng bố (thuộc diện nghi vấn) cũng đã chết, hai nhân viên cảnh sát thiệt mạng.
Các tay súng này đã xông vào quán ăn vào hôm Thứ Sáu cuối cùng của tháng chay Ramadan, la lớn: "Allah vĩ đại" rồi nổ súng.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina mô tả những kẻ tấn công này là bọn “du côn gieo kinh hoàng (misfit), những người không hiểu được giá trị của Hồi giáo.
Theo Đức Cha Rozario, chúng ta phải đồng thanh nhất trí lên án. "Không một ai, không một tôn giáo nào có thể biện minh cho việc giết người. Thật đau lòng khi biết rằng các con tin đã thiệt mạng theo cách này. Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho vụ thảm sát đó. Bây giờ, hoàn toàn phụ thuộc vào người Hồi giáo trong nước. Họ phải đứng lên để cứu lấy tôn giáo của họ. Hòa bình phải là điều ưu tiên cho tất cả chúng ta".
Giáo Hội Bangladesh "đang cầu nguyện cho các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Xin Chúa ban bình an đời đời cho linh hồn những người quá cố. Các tín hữu Kitô giáo thiệt mạng trong vụ thảm sát này sẽ được tưởng nhớ một cách đặc biệt".
Trong một điệp văn được ký bởi Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vô cùng đau buồn về vụ việc.
"Với nỗi buồn thẳm sâu vì bạo lực phi lý gây ra cho các nạn nhân vô tội ở Dhaka, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành và ngài lên án hành vi dã man này như là một tội chống lại Thiên Chúa và nhân loại.
Xin phó dâng những ai bị thiệt mạng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng hứa cầu nguyện cho các gia đình đang đau khổ và những ai bị tổn thương".
Chân Phương
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu”
Lm. Trần Đức Anh OP
14:14 03/07/2016
VATICAN. ĐTC tố giác hiện tượng nhiều loại bức tường được dựng lên tại Âu Châu và ngài kêu gọi can đảm thay đổi, tận dụng gia sản phong phú của mình.
Trên đây là nội dung sứ điệp Video ĐTC gửi các tham dự viên Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu” lần thứ 4 tiến hành tại thành phố Munich nam Đức từ 30-6 đến 2-7-2016.
Đại Hội này qui tụ nhiều hoạt động của các Cộng đoàn và Phong trào Giáo Hội Công Giáo, và của các tín hữu Kitô khác nhắm bênh vực gia đình, bảo vệ sự sống và thiên nhiên, cổ võ một nền kinh tế công chính, liên đới với người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, hòa giải và hòa bình, thiện ích của các thành thị và tình liên đới tại Âu Châu.
Trong sứ điệp được công bố tại Quảng trường Karlplatz ở trung tâm thành Munich, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngoài một số bức tường hữu hình, còn có nhiều bức tường vô hình đang được củng cố thêm, chúng nhắm chia rẽ đại lục Âu Châu này. Những bức tường được dựng lên trong tâm hồn con người. Những bức tường sợ hãi và gây hấn, thiếu cảm thông đối với những người có nguồn gốc và xác tín tôn giáo khác. Những bức tường ích kỷ chính trị và kinh tế, không tôn trọng sự sống và phẩm giá của mỗi người”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Âu châu đang ở trong một thế giới phức tạp và chuyển động mạnh mẽ, ngày càng hoàn cầu hóa nhiều hơn, và vì thế ngày càng bớt qui vào Âu Châu. Nếu chúng ta nhận thực các vấn đề lớn lao ấy, chúng ta phải có can đảm nói: chúng ta đang cần một thay đổi! Âu Châu được kêu gọi suy nghĩ và tự hỏi xem gia sản vô biên của mình, chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, đang thuộc về một viện bảo tàng, hay vẫn còn có khả năng gợi hứng một nền văn hóa và trao tặng kho tàng của mình cho toàn thể nhân loại”. Trong những ngày hội họp vừa qua, có sự tham dự của nhiều nhân vật như ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, ĐHY Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY LLuis Martinez Sistach, nguyên TGM giáo phận Barcelona Tây Ban Nha, cùng một số HY khác. Đặc biệt cũng có sự hiện diện của Mục Sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Thụy Sĩ. Ngoài ra có các thủ lãnh và thành viên nhiều Cộng đoàn và Phong trào của Giáo Hội. Có 36 cuộc thảo luận bàn tròn và diễn đàn giúp trao đổi kinh nghiệm và viễn tượng liên quan đến Âu Châu.
ĐTC nói với họ: ”Anh chị em là các cộng đoàn và phong trào Kitô nảy sinh ở Âu Châu, anh chị em mang nhiều đoàn sủng, hồng ân Chúa ban. ”Cùng nhau cho Âu Châu” là một sức mạnh liên kết, với mục tiêu rõ ràng là diễn tả các giá tri căn bản của Kitô giáo thành những câu trả lời cụ thể cho những thách đố mà một đại lục đang khủng hoảng gặp phải.”
”Lối sống của anh chị em dựa trên tình thương yêu nhau, sống với tinh thần quyết liệt của Tin Mừng. Một nền văn hóa hỗ tương có nghĩa là đối chiếu, quí chuộng nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau. Nó có nghĩa là đề cao giá trị của những đoàn sủng khác nhau, để qui hướng tất cả vào sự hiệp nhất và làm cho nền văn hóa ấy được phong phú. Sự hiện diện của Chúa Kitô giữa anh chị em, trong sáng và cụ thể, là chứng tá làm cho người khác tin”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Nếu toàn thể Âu Châu muốn là một gia đình các dân nước thì cần đặt con người ở trung tâm, cần cởi mở và có tinh thần hiếu khách, tiếp tục thực hiện những hình thức cộng tác không những về kinh tế, nhưng cả về mặt xã hội và văn hóa nữa” (SD 2-7-2016)
Trên đây là nội dung sứ điệp Video ĐTC gửi các tham dự viên Đại hội ”Cùng nhau cho Âu Châu” lần thứ 4 tiến hành tại thành phố Munich nam Đức từ 30-6 đến 2-7-2016.
Đại Hội này qui tụ nhiều hoạt động của các Cộng đoàn và Phong trào Giáo Hội Công Giáo, và của các tín hữu Kitô khác nhắm bênh vực gia đình, bảo vệ sự sống và thiên nhiên, cổ võ một nền kinh tế công chính, liên đới với người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, hòa giải và hòa bình, thiện ích của các thành thị và tình liên đới tại Âu Châu.
Trong sứ điệp được công bố tại Quảng trường Karlplatz ở trung tâm thành Munich, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngoài một số bức tường hữu hình, còn có nhiều bức tường vô hình đang được củng cố thêm, chúng nhắm chia rẽ đại lục Âu Châu này. Những bức tường được dựng lên trong tâm hồn con người. Những bức tường sợ hãi và gây hấn, thiếu cảm thông đối với những người có nguồn gốc và xác tín tôn giáo khác. Những bức tường ích kỷ chính trị và kinh tế, không tôn trọng sự sống và phẩm giá của mỗi người”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Âu châu đang ở trong một thế giới phức tạp và chuyển động mạnh mẽ, ngày càng hoàn cầu hóa nhiều hơn, và vì thế ngày càng bớt qui vào Âu Châu. Nếu chúng ta nhận thực các vấn đề lớn lao ấy, chúng ta phải có can đảm nói: chúng ta đang cần một thay đổi! Âu Châu được kêu gọi suy nghĩ và tự hỏi xem gia sản vô biên của mình, chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, đang thuộc về một viện bảo tàng, hay vẫn còn có khả năng gợi hứng một nền văn hóa và trao tặng kho tàng của mình cho toàn thể nhân loại”. Trong những ngày hội họp vừa qua, có sự tham dự của nhiều nhân vật như ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, ĐHY Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, ĐHY LLuis Martinez Sistach, nguyên TGM giáo phận Barcelona Tây Ban Nha, cùng một số HY khác. Đặc biệt cũng có sự hiện diện của Mục Sư Olav Fykse Tveit, Tổng thư ký Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève, Thụy Sĩ. Ngoài ra có các thủ lãnh và thành viên nhiều Cộng đoàn và Phong trào của Giáo Hội. Có 36 cuộc thảo luận bàn tròn và diễn đàn giúp trao đổi kinh nghiệm và viễn tượng liên quan đến Âu Châu.
ĐTC nói với họ: ”Anh chị em là các cộng đoàn và phong trào Kitô nảy sinh ở Âu Châu, anh chị em mang nhiều đoàn sủng, hồng ân Chúa ban. ”Cùng nhau cho Âu Châu” là một sức mạnh liên kết, với mục tiêu rõ ràng là diễn tả các giá tri căn bản của Kitô giáo thành những câu trả lời cụ thể cho những thách đố mà một đại lục đang khủng hoảng gặp phải.”
”Lối sống của anh chị em dựa trên tình thương yêu nhau, sống với tinh thần quyết liệt của Tin Mừng. Một nền văn hóa hỗ tương có nghĩa là đối chiếu, quí chuộng nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau. Nó có nghĩa là đề cao giá trị của những đoàn sủng khác nhau, để qui hướng tất cả vào sự hiệp nhất và làm cho nền văn hóa ấy được phong phú. Sự hiện diện của Chúa Kitô giữa anh chị em, trong sáng và cụ thể, là chứng tá làm cho người khác tin”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Nếu toàn thể Âu Châu muốn là một gia đình các dân nước thì cần đặt con người ở trung tâm, cần cởi mở và có tinh thần hiếu khách, tiếp tục thực hiện những hình thức cộng tác không những về kinh tế, nhưng cả về mặt xã hội và văn hóa nữa” (SD 2-7-2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm vui của giáo xứ Dâu, GP Bắc Ninh
Triết Giang
09:17 03/07/2016
Nói đến mảnh đất Dâu là nghĩ ngay đến cái nôi của Phật giáo Việt Nam với ngôi chùa Dâu cổ kính. Ít ai nghĩ đến mảnh đất này đã từng có giáo xứ Dâu sầm uất và nay đang hồi sinh.
Lịch sử hình thành giáo xứ Dâu cũng lạ kỳ. Không phải các nhà truyền giáo chuyên nghiệp, cũng không phải các thừa sai đến gieo giống Tin mừng ở đây mà chính là giáo dân. Vào khoảng năm 1920, ông Cao Văn Thoan ở làng Dâu khi đi sang chơi ở làng Đình Tổ, thấy có người Công Giáo. Ông thấy lạ và hay. Sau đó, ông mang gạo tiền sang xin học đạo và gia nhập đạo. Về làng, ông nói cho anh em, họ hàng rồi bà con làng xóm. Số người xin gia nhập đạo đông dần. Đến năm 1936, nơi đây đã có rất nhiều người theo đạo Công Giáo. Tòa Giám mục cho phép thành lập giáo xứ với 12 họ giáo là Thanh Hoài, Mãn Xá, Công Hà, Đông Cốc, Đồng Nga, Phú Mỹ…Riêng họ Ngọc Khám đã có 1.700 giáo dân. Biến cố 1954 đã cuốn nhiều giáo dân đi Nam, số còn lại giữ đạo cũng bị phai nhạt. Hiện nay, xứ Dâu chỉ còn 150 nhân danh. Họ Ngọc Khám chỉ có 95 người Công Giáo. Ngôi nhà thờ xứ Dâu hiện nay được xây dựng dưới thời cha Giuse Nguyễn Đăng Can từ năm 1998 theo phong cách Tây Nguyên. Năm 2001 xây xong gian cung thánh và 3 gian trên. Năm 2008 xây tiếp 2 gian cuối và cây tháp chuông cao 28,5m.
Ngày 26-6-2016, chúng tôi được mời về dự lễ gia nhập đạo của 3 tân tòng đó là bà Ngợi, bà Tàm và chị Thắm. Ngôi nhà thờ nhỏ cũng đông chật người dự. Hôm nay, Tông đoàn Gioan Phaolo 2 sang chia vui với giáo xứ khá đông. Họ mang theo cả ca đoàn sang hát lễ. Các nữ tu dòng Mến Thánh giá Bắc Ninh cũng tích cực chuẩn bị trang trí bàn thờ hoa nến khá đẹp. Lúc đầu tưởng chỉ có cha phó Giuse Điền nhưng cha F.x Nguyễn Văn Huân- coi sóc giáo xứ đang chữa bệnh ở miền Nam cũng kịp về chủ lễ. Cha F.x Nguyễn Đức Đại ở Trung tâm Thánh mẫu Từ Phong cũng xuống và cha Giuse Đỗ Đình Tư- Linh hướng của Tông đoàn G.P 2 cũng sang. Vậy là thánh lễ có 4 cha đồng tế. Ở đây, rất hiếm có lễ đông cha như vậy. Cha Giuse đã say sưa nói về nhiệm màu của Bí tích do chính Chúa Giêsu thiết lập và ơn ích của những ai được đón nhận Bí tích. Cả nhà thờ đã vỗ tay hồi lâu khi cha Giuse kết thúc bài chia sẻ. Sau khi cha chủ tế làm Bí tích Khai tâm cho ba tân tòng, người mang hoa lên tặng tới tấp để chia vui với các bà, các chị (ảnh). Cha chủ tế cũng làm phép cưới cho ông Giuse Lệ và bà Maria Ngợi theo nghi thức Công Giáo dù ông bà năm nay đã 73 tuổi rồi. Ông Lệ cũng mới gia nhập đạo được 1 năm. Để ông, bà khỏi lo lắng thưa, đáp, cha chủ tế giúp đọc luôn cả lời thề hứa trong lễ hôn phối. Mọi người lại lên chúc mừng đôi tân hôn. Hoa và hoa tràn ngập.
Nói lời cuối lễ, cha chính xứ đã cảm ơn Tông đoàn G.P 2 và bà N.- một người con của xứ Dâu cũng mới là tân tòng 5 năm nay đã dành nhiều công sức, thì giờ và của cải đi gieo những hạt giống Tin mừng để xứ Dâu hôm nay thu hoạch. Tôi không muốn nói tên bà N. (vì bà không muốn khen) nhưng phải công nhận bà rất tâm huyết với việc truyền giáo ở quê hương. Bà là một chủ doanh nghiệp đang ăn nên làm ra ở Bắc Ninh. Công việc rất bận. Nhưng bà luôn cháy bỏng nhiệt tình muốn đem niềm vui Tin mừng và ân huệ mình đón nhận được chia sẻ với nhiều người. Bà đã nhận dược nhiều ân sủng từ Chúa. Một trong các ơn đó là mới đây, con dâu bà mang thai, đi khám ở Hà Nội, bác sĩ đều nói thai nhi bị bệnh bẩm sinh rất khó sống và dù có sinh ra cũng dị dạng. Đưa sang Singapore, bệnh viện cũng nói thế. Nhưng bà kiên trì cầu nguyện. Khi con dâu sinh, vì đã quen bệnh án, bác sĩ cho chuyển sang cấp cứu ở viện Nhi. Nhưng sang đó, bệnh viện nói bé khỏe mạnh, chẳng có bệnh gì. Bây giờ, bé đã 8 tháng tuổi, rất mạnh khỏe. Đúng là phép lạ. Bà từng chia sẻ lo âu: làm sao có thể giúp đỡ bà con công ăn việc làm? Làm sao mời họ đi nghe giáo lý? Làm sao mời được linh mục, nữ tu nói cho họ hiểu, thích và yêu đạo Chúa rồi làm sao duy trì được lớp học… Vậy nhưng bà vẫn làm đều đều và nhiều buổi đi làm về, đưa linh mục về quê dạy giáo lý rồi quay sang Hà Nội đã quá nửa đêm. Mệt nhưng bà vui vì đã có kết quả bước đầu. 3 tân tòng hôm nay đã nâng con số tân tòng mà bà nâng đỡ đến với Chúa đã tròn 40.
Tôi chia vui với bà N., với giáo xứ Dâu. Tôi đã vài lần về đây, được dự những bữa cơm thân mật “chiêu đãi cả làng” khi có người trở lại đạo. Hy vọng sẽ còn nhiều lần được đến với giáo xứ Dâu để chia vui, vì tôi biết tiềm năng vẫn còn rất nhiều như lời ông trùm xứ Dâu Giuse Nguyễn Trung Thành nói với tôi.
Ngày 26-6-2016, chúng tôi được mời về dự lễ gia nhập đạo của 3 tân tòng đó là bà Ngợi, bà Tàm và chị Thắm. Ngôi nhà thờ nhỏ cũng đông chật người dự. Hôm nay, Tông đoàn Gioan Phaolo 2 sang chia vui với giáo xứ khá đông. Họ mang theo cả ca đoàn sang hát lễ. Các nữ tu dòng Mến Thánh giá Bắc Ninh cũng tích cực chuẩn bị trang trí bàn thờ hoa nến khá đẹp. Lúc đầu tưởng chỉ có cha phó Giuse Điền nhưng cha F.x Nguyễn Văn Huân- coi sóc giáo xứ đang chữa bệnh ở miền Nam cũng kịp về chủ lễ. Cha F.x Nguyễn Đức Đại ở Trung tâm Thánh mẫu Từ Phong cũng xuống và cha Giuse Đỗ Đình Tư- Linh hướng của Tông đoàn G.P 2 cũng sang. Vậy là thánh lễ có 4 cha đồng tế. Ở đây, rất hiếm có lễ đông cha như vậy. Cha Giuse đã say sưa nói về nhiệm màu của Bí tích do chính Chúa Giêsu thiết lập và ơn ích của những ai được đón nhận Bí tích. Cả nhà thờ đã vỗ tay hồi lâu khi cha Giuse kết thúc bài chia sẻ. Sau khi cha chủ tế làm Bí tích Khai tâm cho ba tân tòng, người mang hoa lên tặng tới tấp để chia vui với các bà, các chị (ảnh). Cha chủ tế cũng làm phép cưới cho ông Giuse Lệ và bà Maria Ngợi theo nghi thức Công Giáo dù ông bà năm nay đã 73 tuổi rồi. Ông Lệ cũng mới gia nhập đạo được 1 năm. Để ông, bà khỏi lo lắng thưa, đáp, cha chủ tế giúp đọc luôn cả lời thề hứa trong lễ hôn phối. Mọi người lại lên chúc mừng đôi tân hôn. Hoa và hoa tràn ngập.
Nói lời cuối lễ, cha chính xứ đã cảm ơn Tông đoàn G.P 2 và bà N.- một người con của xứ Dâu cũng mới là tân tòng 5 năm nay đã dành nhiều công sức, thì giờ và của cải đi gieo những hạt giống Tin mừng để xứ Dâu hôm nay thu hoạch. Tôi không muốn nói tên bà N. (vì bà không muốn khen) nhưng phải công nhận bà rất tâm huyết với việc truyền giáo ở quê hương. Bà là một chủ doanh nghiệp đang ăn nên làm ra ở Bắc Ninh. Công việc rất bận. Nhưng bà luôn cháy bỏng nhiệt tình muốn đem niềm vui Tin mừng và ân huệ mình đón nhận được chia sẻ với nhiều người. Bà đã nhận dược nhiều ân sủng từ Chúa. Một trong các ơn đó là mới đây, con dâu bà mang thai, đi khám ở Hà Nội, bác sĩ đều nói thai nhi bị bệnh bẩm sinh rất khó sống và dù có sinh ra cũng dị dạng. Đưa sang Singapore, bệnh viện cũng nói thế. Nhưng bà kiên trì cầu nguyện. Khi con dâu sinh, vì đã quen bệnh án, bác sĩ cho chuyển sang cấp cứu ở viện Nhi. Nhưng sang đó, bệnh viện nói bé khỏe mạnh, chẳng có bệnh gì. Bây giờ, bé đã 8 tháng tuổi, rất mạnh khỏe. Đúng là phép lạ. Bà từng chia sẻ lo âu: làm sao có thể giúp đỡ bà con công ăn việc làm? Làm sao mời họ đi nghe giáo lý? Làm sao mời được linh mục, nữ tu nói cho họ hiểu, thích và yêu đạo Chúa rồi làm sao duy trì được lớp học… Vậy nhưng bà vẫn làm đều đều và nhiều buổi đi làm về, đưa linh mục về quê dạy giáo lý rồi quay sang Hà Nội đã quá nửa đêm. Mệt nhưng bà vui vì đã có kết quả bước đầu. 3 tân tòng hôm nay đã nâng con số tân tòng mà bà nâng đỡ đến với Chúa đã tròn 40.
Tôi chia vui với bà N., với giáo xứ Dâu. Tôi đã vài lần về đây, được dự những bữa cơm thân mật “chiêu đãi cả làng” khi có người trở lại đạo. Hy vọng sẽ còn nhiều lần được đến với giáo xứ Dâu để chia vui, vì tôi biết tiềm năng vẫn còn rất nhiều như lời ông trùm xứ Dâu Giuse Nguyễn Trung Thành nói với tôi.
Thánh lễ rước lễ lần đầu của 365 em tại giáo xứ Bắc Hải, GP Xuân Lộc
Khổng Hữu Nguồn
09:23 03/07/2016
THÁNH LỄ RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU TẠI GIÁO XỨ BẮC HẢI
Sáng Chúa Nhật ngày 03/7/2016 tại Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc. Trong thánh lễ 3, lễ dành riêng cho Thiếu nhi, Cha xứ cùng Cha phó dâng lễ đồng tế cầu nguyện cho 365 em được Rước Lễ Lần Đầu trong giáo xứ.
Xem Hình
Sau hai năm miệt mài học tập dưới sự hướng dẫn dạy dỗ của quý Cha, quý Dì và các anh chị Giáo lý viên, nay các em hân hoan lần đầu tiên được rước Chúa vào lòng.
Nhìn những khuôn mặt rạng rỡ, tươi cười của các em bên cạnh các bậc cha mẹ cùng tham dự, ngôi thánh đường giáo xứ trở nên đông vui hạnh phúc chan chứa tình Chúa tình người.
Đầu Thánh Lễ Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án, nói lên ý nghĩa của thánh lễ và ngài cũng chúc mừng các phụ huynh, các em được xưng tội, rước lễ lần đầu hôm nay.
Trong bài giảng, Cha xứ Đaminh chia sẻ Lời Chúa “Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy” (Lc 10,1-12.17-20), đồng thời Ngài giảng giải giúp các em thiếu nhi hiểu ý nghĩa của ngày được đón rước Chúa Giêsu lần đầu.
Các em được lãnh nhận hai Bí tích đó là Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh Thể. Nếu Bí tích Hòa giải giúp các em giao hòa với Chúa thì Bí tích Thánh Thể lại cho các em được nếm thử hạnh phúc Nước Trời ngay khi còn ở trần thế.
Đồng thời Cha xứ ân cần nhắc nhở các em, khi rước lễ không phải là chúng ta ăn bánh bình thường mà chính là rước Chúa và Chúa đang ngự trong lòng các em, vì vậy các em phải vui mừng, phải hạnh phúc vì được Chúa ở trong mình.
Trong niềm vui hôm nay, Cha xứ tha thiết nói với quý bậc phụ huynh, đặc biệt là những bậc phụ huynh có con xưng tội, rước lễ hôm nay.
Cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về con cái mình, như những nén bạc mà Chúa trao, làm sao cho những nén bạc phát triển, sinh lời, phải biết gieo những hạt giống tốt vào tâm hồn các em bằng đời sống đạo đức. Sống cầu nguyện, sống yêu thương, cha mẹ luôn là tấm gương giáo dục Đức tin cho các em trong gia đình của mình.
Sau Thánh lễ là phần trao phần thưởng cho các em xuất xắc trong quá trình học tập.
Tiếp đến, vị đại diện cha mẹ có lời cám ơn Cha xứ, Cha phó, quý Seours, các anh chị Giáo lý viên, quý chức Ban hành giáo, quý phụ huynh đã quảng đại không tiếc thời gian công sức, dạy dỗ rèn luyện cho các em đế đạt được thành quả như ngày hôm nay. Nhân dịp này những bó hoa tươi thắm được dâng lên bày tỏ lòng biết ơn Quý Cha.
Nhận phép lành cuối lễ, quý cộng đoàn cùng các em hướng về Mẹ Maria đồng thánh hát vang bài ca Tạ Ơn Mẹ.
Sau đó các em chụp hình kỷ niệm với Cha xứ, Cha phó.
Nhìn các em ra về thật vui sướng với tâm hồn có Chúa ngự vào lòng và trên tay với phần quà mừng ngày đầu đời được Rước Chúa.
Xin chúc các em dồi dào ơn Thánh và luôn ý thức rèn luyện, chăm chỉ học tập làm đẹp lòng Chúa, đẹp lòng Ông bà Cha mẹ và mọi người trong gia đình.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Sáng Chúa Nhật ngày 03/7/2016 tại Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc. Trong thánh lễ 3, lễ dành riêng cho Thiếu nhi, Cha xứ cùng Cha phó dâng lễ đồng tế cầu nguyện cho 365 em được Rước Lễ Lần Đầu trong giáo xứ.
Xem Hình
Sau hai năm miệt mài học tập dưới sự hướng dẫn dạy dỗ của quý Cha, quý Dì và các anh chị Giáo lý viên, nay các em hân hoan lần đầu tiên được rước Chúa vào lòng.
Nhìn những khuôn mặt rạng rỡ, tươi cười của các em bên cạnh các bậc cha mẹ cùng tham dự, ngôi thánh đường giáo xứ trở nên đông vui hạnh phúc chan chứa tình Chúa tình người.
Đầu Thánh Lễ Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án, nói lên ý nghĩa của thánh lễ và ngài cũng chúc mừng các phụ huynh, các em được xưng tội, rước lễ lần đầu hôm nay.
Trong bài giảng, Cha xứ Đaminh chia sẻ Lời Chúa “Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy” (Lc 10,1-12.17-20), đồng thời Ngài giảng giải giúp các em thiếu nhi hiểu ý nghĩa của ngày được đón rước Chúa Giêsu lần đầu.
Các em được lãnh nhận hai Bí tích đó là Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh Thể. Nếu Bí tích Hòa giải giúp các em giao hòa với Chúa thì Bí tích Thánh Thể lại cho các em được nếm thử hạnh phúc Nước Trời ngay khi còn ở trần thế.
Đồng thời Cha xứ ân cần nhắc nhở các em, khi rước lễ không phải là chúng ta ăn bánh bình thường mà chính là rước Chúa và Chúa đang ngự trong lòng các em, vì vậy các em phải vui mừng, phải hạnh phúc vì được Chúa ở trong mình.
Trong niềm vui hôm nay, Cha xứ tha thiết nói với quý bậc phụ huynh, đặc biệt là những bậc phụ huynh có con xưng tội, rước lễ hôm nay.
Cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về con cái mình, như những nén bạc mà Chúa trao, làm sao cho những nén bạc phát triển, sinh lời, phải biết gieo những hạt giống tốt vào tâm hồn các em bằng đời sống đạo đức. Sống cầu nguyện, sống yêu thương, cha mẹ luôn là tấm gương giáo dục Đức tin cho các em trong gia đình của mình.
Sau Thánh lễ là phần trao phần thưởng cho các em xuất xắc trong quá trình học tập.
Tiếp đến, vị đại diện cha mẹ có lời cám ơn Cha xứ, Cha phó, quý Seours, các anh chị Giáo lý viên, quý chức Ban hành giáo, quý phụ huynh đã quảng đại không tiếc thời gian công sức, dạy dỗ rèn luyện cho các em đế đạt được thành quả như ngày hôm nay. Nhân dịp này những bó hoa tươi thắm được dâng lên bày tỏ lòng biết ơn Quý Cha.
Nhận phép lành cuối lễ, quý cộng đoàn cùng các em hướng về Mẹ Maria đồng thánh hát vang bài ca Tạ Ơn Mẹ.
Sau đó các em chụp hình kỷ niệm với Cha xứ, Cha phó.
Nhìn các em ra về thật vui sướng với tâm hồn có Chúa ngự vào lòng và trên tay với phần quà mừng ngày đầu đời được Rước Chúa.
Xin chúc các em dồi dào ơn Thánh và luôn ý thức rèn luyện, chăm chỉ học tập làm đẹp lòng Chúa, đẹp lòng Ông bà Cha mẹ và mọi người trong gia đình.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Giáo xứ Bắc Hà: Kỷ niệm 44 năm linh mục cha xứ
Văn Minh
09:33 03/07/2016
Giáo xứ Bắc Hà: Kỷ niệm 44 năm linh mục cha xứ
“Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca khen Người”.
Trên đây là tâm tình của cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao trong Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 44 năm lãnh nhận thiên chức làm linh mục của mình.
Xem Hình
Trong niềm vui mừng và tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Vào lúc 9g30 sáng thứ Bảy ngày 02.07.2016, tại giáo xứ Bắc Hà, giáo hạt Phú Thọ, cha xứ Anphongsô Hoàng Ngọc Bao đã chủ sự dâng Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm ngày thụ phong linh mục. Đồng tế cùng ngài có quý cha hạt trưởng, quý cha cùng khóa, quý cha linh tông và quý cha khách mời.
Hiệp dâng Thánh lễ, có quý soeur Dòng Đaminh Thánh Tâm, Dòng MTG Thủ Thiêm, Dòng Nữ Tử Bác Ái, quý vị đại diện giáo xứ Tân Sa Châu, giáo xứ An Lạc, đại diện chính quyền phường 09, quận 10, gia đình linh tông và huyết tộc, quý chức trong HĐMVGX cùng đại diện các đoàn thể trong và ngoài giáo xứ Bắc Hà.
Đầu lễ, cha xứ ngỏ lời chào mừng quý cha hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý soeur bề trên, quý vị khách mời cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng nhau quy tụ về giáo xứ hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn hôm nay bằng một tràng pháo tay thật ròn rã.
Trong bài giảng lễ, cha Phêrô Nguyễn Quốc Hoàng – Dòng Cát Minh chia sẻ: Niềm vui của cuộc đời linh mục là được sống trong Đức Kitô, học nơi Ngài và rao truyền Lời của Ngài cho muôn dân. Như vậy, cha Anhphongsô của chúng ta đây đã đi theo Đức Kitô rao giảng Tin Mừng của Chúa cho anh chị em suốt 44 năm qua. Ngài đã phụng vụ tại giáo xứ Tân Sa Châu 09 năm, giáo xứ An Lạc 12 năm. Đến năm 1993, vâng lời bề trên về nhậm chánh xứ giáo xứ Bắc Hà cho đến nay đã được 23 năm, một hành trình khá dài đối với một người linh mục. Ngài sống đơn sơ, giản dị, gần gũi với đàn chiên và luôn thao thức đi tìm đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát cho đàn chiên được no thỏa. Cha Anhongsô trăn trở trước một ngôi thánh đường xây dựng lâu năm nay đã xuống cấp, cùng với số giáo dân từ các nơi khác về sinh sống ngày một đông. Ngài đã cùng với cộng đoàn giáo xứ xây dựng ngôi thánh đường mới khang trang để phụng thờ Thiên Chúa, cũng như cho các em thiếu nhi và các hội đoàn sinh hoạt được tốt đẹp hơn. Ngoài ra, hàng tuần cùng các nhà hảo tâm chia sẻ bác ái cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài giáo xứ không phân biệt tôn giáo. Qua đây, cộng đoàn chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho ngài được nhiều sức khỏe, chu toàn trong ơn gọi linh mục của mình, và kết hợp mật thiết với Đức Kitô đến giọt máu cuối cùng, để Thánh lễ tạ ơn dâng lên Thiên Chúa được diễn ra mỗi ngày trên Bàn Thánh.
Kết thúc bài giảng, cha Phêrô mượn lời bài hát để gởi đến cha Anphongsô: “Lời thì thầm trong đêm tối, Chúa cất tiếng gọi con, lời thì thầm trong đêm thâu, ra đi làm chứng cho đời”.
Nối tiếp Thánh lễ, vị đại giáo xứ lên đọc lời nguyện, và cùng cha chủ tế dâng những của lễ lên Thiên Chúa với tất cả tấm lòng thành kính.
Sau phần hiệp lễ, ông chủ tịch thay mặt giáo xứ lên cảm ơn quý cha hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý soeur bề trên, cùng cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong thánh lễ. Đồng thời, chúc cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao, nhân ngày kỷ niệm 44 năm lãnh nhận thiên chức linh mục được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa; bó hoa tươi thắm và món quà nhỏ được vị đại diện dâng lên tuy không chỉ dừng ở giá trị vật chất mà nó chức đựng tấm lòng yêu mến của những người con đối với vị mục tử của mình. Kế tiếp, những món quà của gia đình linh tông và huyết tộc cũng được dâng và chúc mừng ngài. Đáp lời, cha Anhongsô một lần nữa cảm ơn quý cha, quý soeur, quý vị đại diện chính quyền phường 09, quý chức trong giáo xứ Bắc Hà cùng cộng đoàn dân Chúa đã có lời chúc mừng tốt đẹp và lời cầu nguyện trong Thánh lễ hôm nay được sốt sắng.
Thánh lễ được khép lại lúc 11g00. Sau đó, quý cha cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm, và dự tiệc liên hoan tại hội trường giáo xứ.
“Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca khen Người”.
Trên đây là tâm tình của cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao trong Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 44 năm lãnh nhận thiên chức làm linh mục của mình.
Xem Hình
Trong niềm vui mừng và tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Vào lúc 9g30 sáng thứ Bảy ngày 02.07.2016, tại giáo xứ Bắc Hà, giáo hạt Phú Thọ, cha xứ Anphongsô Hoàng Ngọc Bao đã chủ sự dâng Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm ngày thụ phong linh mục. Đồng tế cùng ngài có quý cha hạt trưởng, quý cha cùng khóa, quý cha linh tông và quý cha khách mời.
Hiệp dâng Thánh lễ, có quý soeur Dòng Đaminh Thánh Tâm, Dòng MTG Thủ Thiêm, Dòng Nữ Tử Bác Ái, quý vị đại diện giáo xứ Tân Sa Châu, giáo xứ An Lạc, đại diện chính quyền phường 09, quận 10, gia đình linh tông và huyết tộc, quý chức trong HĐMVGX cùng đại diện các đoàn thể trong và ngoài giáo xứ Bắc Hà.
Đầu lễ, cha xứ ngỏ lời chào mừng quý cha hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý soeur bề trên, quý vị khách mời cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng nhau quy tụ về giáo xứ hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn hôm nay bằng một tràng pháo tay thật ròn rã.
Trong bài giảng lễ, cha Phêrô Nguyễn Quốc Hoàng – Dòng Cát Minh chia sẻ: Niềm vui của cuộc đời linh mục là được sống trong Đức Kitô, học nơi Ngài và rao truyền Lời của Ngài cho muôn dân. Như vậy, cha Anhphongsô của chúng ta đây đã đi theo Đức Kitô rao giảng Tin Mừng của Chúa cho anh chị em suốt 44 năm qua. Ngài đã phụng vụ tại giáo xứ Tân Sa Châu 09 năm, giáo xứ An Lạc 12 năm. Đến năm 1993, vâng lời bề trên về nhậm chánh xứ giáo xứ Bắc Hà cho đến nay đã được 23 năm, một hành trình khá dài đối với một người linh mục. Ngài sống đơn sơ, giản dị, gần gũi với đàn chiên và luôn thao thức đi tìm đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát cho đàn chiên được no thỏa. Cha Anhongsô trăn trở trước một ngôi thánh đường xây dựng lâu năm nay đã xuống cấp, cùng với số giáo dân từ các nơi khác về sinh sống ngày một đông. Ngài đã cùng với cộng đoàn giáo xứ xây dựng ngôi thánh đường mới khang trang để phụng thờ Thiên Chúa, cũng như cho các em thiếu nhi và các hội đoàn sinh hoạt được tốt đẹp hơn. Ngoài ra, hàng tuần cùng các nhà hảo tâm chia sẻ bác ái cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài giáo xứ không phân biệt tôn giáo. Qua đây, cộng đoàn chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho ngài được nhiều sức khỏe, chu toàn trong ơn gọi linh mục của mình, và kết hợp mật thiết với Đức Kitô đến giọt máu cuối cùng, để Thánh lễ tạ ơn dâng lên Thiên Chúa được diễn ra mỗi ngày trên Bàn Thánh.
Kết thúc bài giảng, cha Phêrô mượn lời bài hát để gởi đến cha Anphongsô: “Lời thì thầm trong đêm tối, Chúa cất tiếng gọi con, lời thì thầm trong đêm thâu, ra đi làm chứng cho đời”.
Nối tiếp Thánh lễ, vị đại giáo xứ lên đọc lời nguyện, và cùng cha chủ tế dâng những của lễ lên Thiên Chúa với tất cả tấm lòng thành kính.
Sau phần hiệp lễ, ông chủ tịch thay mặt giáo xứ lên cảm ơn quý cha hạt trưởng, quý cha đồng tế, quý soeur bề trên, cùng cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong thánh lễ. Đồng thời, chúc cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao, nhân ngày kỷ niệm 44 năm lãnh nhận thiên chức linh mục được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa; bó hoa tươi thắm và món quà nhỏ được vị đại diện dâng lên tuy không chỉ dừng ở giá trị vật chất mà nó chức đựng tấm lòng yêu mến của những người con đối với vị mục tử của mình. Kế tiếp, những món quà của gia đình linh tông và huyết tộc cũng được dâng và chúc mừng ngài. Đáp lời, cha Anhongsô một lần nữa cảm ơn quý cha, quý soeur, quý vị đại diện chính quyền phường 09, quý chức trong giáo xứ Bắc Hà cùng cộng đoàn dân Chúa đã có lời chúc mừng tốt đẹp và lời cầu nguyện trong Thánh lễ hôm nay được sốt sắng.
Thánh lễ được khép lại lúc 11g00. Sau đó, quý cha cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm, và dự tiệc liên hoan tại hội trường giáo xứ.
Giáo phận Vĩnh Long mừng lễ thánh Philipphê Minh - Bổn mạng
Ngườ Giồng Trôm
09:46 03/07/2016
GIÁO PHẬN VĨNH LONG: MỪNG THÁNH PHILIPPHÊ MINH – BỔN MẠNG
Một năm qua đi rất nhanh, chúng tôi lại trở về với Trung Tâm Hành Hương Đình Khao của Giáo Phận Vĩnh Long để mừng những ngày đại lễ kính thánh Philipphê Lê Văn Minh – bổn mạng của Giáo Phận.
Xem Hình
Sau nhiều ngày chuẩn bị, những ngày đại Lễ được bắt đầu mừng cách long trọng.
Từ chiều thứ Bảy, 2 tháng 7, cộng đoàn dân Chúa đã tề tựu về với Trung Tâm Hành Hương Đình Khao.
16 giờ, chương trình của những ngày đại Lễ bắt đầu với việc họp mặt cũng như kính viếng tượng đài Thánh Philipphê Minh.
17 g 00, Thánh Lễ khai mạc do Cha Giuse Đinh Quang Lục chủ tế.
Sau đó, Cha Phanxicô Xaviê Nguyện Văn Việt và Cha Gioan Lê Tiến Thiện thuyết giảng. Kèm theo phần thuyết giảng của 2 cha là phần diễn nguyện của hai hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum.
Đặc biệt, 22 giờ có cuộc rước kiệu di ảnh Thánh Philipphê Minh và giờ chầu Thánh Thể đã khép lại chương trình của ngày thứ Bảy.
Sáng hôm nay, 3 tháng 7, 6 giờ có Thánh Lễ do Cha Tađêô Phạm Văn Don – Phụ trách Trung Tâm Hành Hương Đình Khao – chủ sự.
8 giờ là giờ Cha Phanxicô Xaviê Nguyện Văn Việt và kèm theo là diễn nguyện của hai hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum.
Và, đặc biệt là 9 giờ 30, Thánh Lễ đồng tế với đông đảo quý Cha trong Giáo Phận do Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long chủ tế.
“Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tiếng lòng tha thiết con dân nước Nam hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng xưa đã thắng gian lao tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. ..” bài hát rất quen thuộc của cố nhạc sĩ Hải Linh được cộng đoàn cất lên để đón đoàn đồng tế bước vào Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn về Thánh Lễ hôm nay. Đức Cha nhắc đến việc các Thánh Tử Đạo đã làm chứng cho Chúa. “Hôm nay cũng là ngày chúng ta kính Thánh Philipphê Lê Văn Minh – bổn mạng Giáo Phận chúng ta. Chúng ta nguyện xin Chúa củng cố đức tin của chúng ta để nếu có trường hợp nào đó chúng ta dám tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Chúa. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta nguyện xin Chúa phù trợ Giáo Phận chúng ta, mỗi người chúng ta vững mạnh trong đức tin, cộng tác với Chúa xây dựng Nước Chúa cho dù phải hy sinh tâm trí, sức lực và cả con người chúng ta. ..”
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại bản văn của Thánh Matthêu về việc truyền giáo. Đức Cha chia sẻ với cộng đoàn về lý tưởng mà phải hy sinh.
Đức Cha kể câu chuyện của La Fontaine để minh họa cái lý của kẻ mạnh: “Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: “ Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?...” Cừu non vội đáp: “ Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: “ Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: “ Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: “ Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: “ Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”.
Kết thúc câu chuyện, Đức Cha nói ngày hôm nay vẫn còn nhiều nơi bị bách hại. .. và chúng ta hãy can đảm để loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
Phép Lành trọng thể đã khép lại Thánh Lễ tạ ơn mừng Bổn Mạng của Giáo Phận. Mọi người cùng nhau dùng bữa cơm đạm bạc nhưng đậm tình nghĩa với nhau. Và rồi mọi người chia tay nhau trở về với họ đạo của mình với những công việc thường nhật.
Nguyện xin Thánh Philipphê Lê Văn Minh – bổn mạng của Giáo Phận Vĩnh Long – chuyển cầu cho Giáo Phận những ơn lành cần thiết, nhất là xin cho vị chủ chăn là Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai được nhiều ơn Thánh Chúa để lái con thuyền Vĩnh Long như lòng Chúa mong muốn.
Một năm qua đi rất nhanh, chúng tôi lại trở về với Trung Tâm Hành Hương Đình Khao của Giáo Phận Vĩnh Long để mừng những ngày đại lễ kính thánh Philipphê Lê Văn Minh – bổn mạng của Giáo Phận.
Xem Hình
Sau nhiều ngày chuẩn bị, những ngày đại Lễ được bắt đầu mừng cách long trọng.
Từ chiều thứ Bảy, 2 tháng 7, cộng đoàn dân Chúa đã tề tựu về với Trung Tâm Hành Hương Đình Khao.
16 giờ, chương trình của những ngày đại Lễ bắt đầu với việc họp mặt cũng như kính viếng tượng đài Thánh Philipphê Minh.
17 g 00, Thánh Lễ khai mạc do Cha Giuse Đinh Quang Lục chủ tế.
Sau đó, Cha Phanxicô Xaviê Nguyện Văn Việt và Cha Gioan Lê Tiến Thiện thuyết giảng. Kèm theo phần thuyết giảng của 2 cha là phần diễn nguyện của hai hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum.
Đặc biệt, 22 giờ có cuộc rước kiệu di ảnh Thánh Philipphê Minh và giờ chầu Thánh Thể đã khép lại chương trình của ngày thứ Bảy.
Sáng hôm nay, 3 tháng 7, 6 giờ có Thánh Lễ do Cha Tađêô Phạm Văn Don – Phụ trách Trung Tâm Hành Hương Đình Khao – chủ sự.
8 giờ là giờ Cha Phanxicô Xaviê Nguyện Văn Việt và kèm theo là diễn nguyện của hai hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Mến Thánh Giá Cái Nhum.
Và, đặc biệt là 9 giờ 30, Thánh Lễ đồng tế với đông đảo quý Cha trong Giáo Phận do Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long chủ tế.
“Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tiếng lòng tha thiết con dân nước Nam hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng xưa đã thắng gian lao tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. ..” bài hát rất quen thuộc của cố nhạc sĩ Hải Linh được cộng đoàn cất lên để đón đoàn đồng tế bước vào Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn về Thánh Lễ hôm nay. Đức Cha nhắc đến việc các Thánh Tử Đạo đã làm chứng cho Chúa. “Hôm nay cũng là ngày chúng ta kính Thánh Philipphê Lê Văn Minh – bổn mạng Giáo Phận chúng ta. Chúng ta nguyện xin Chúa củng cố đức tin của chúng ta để nếu có trường hợp nào đó chúng ta dám tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Chúa. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta nguyện xin Chúa phù trợ Giáo Phận chúng ta, mỗi người chúng ta vững mạnh trong đức tin, cộng tác với Chúa xây dựng Nước Chúa cho dù phải hy sinh tâm trí, sức lực và cả con người chúng ta. ..”
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại bản văn của Thánh Matthêu về việc truyền giáo. Đức Cha chia sẻ với cộng đoàn về lý tưởng mà phải hy sinh.
Đức Cha kể câu chuyện của La Fontaine để minh họa cái lý của kẻ mạnh: “Một hôm có chú cừu non tìm đến con suối trong rừng uống nước. Lập tức, một con sói đói xuất hiện. Nó quát con cừu: “ Tao đã cấm không cho ai uống nước suối này mấy tháng. Sao mày lại dám làm đục nước suối của tao?...” Cừu non vội đáp: “ Dạ thưa ông, xin ông bớt giận nhìn cho kỹ. Đây là con suối mấy đời nhà cừu tôi vẫn ra uống nước. Lũ cá chỗ suối này vốn là chỗ quen biết và có thể làm chứng cho tôi. Vả lại, tôi đang uống nước phía dưới ông mấy chục bước, sao lại có thể làm đục nước chỗ ông được ạ?” Sói đang đói cồn cào, nhìn cừu nhỏ dãi, hét to: “ Nếu hôm nay mày không làm đục nước suối thì năm ngoái mày có tội nói xấu tao!’ Cừu nói: “Thưa ông, năm ngoái mẹ tôi còn chưa sinh tôi ra, sao tôi lại có thể nói xấu ông được?” Sói: “ Vậy à? Nếu không là mày thì chính anh trai mày năm ngoái đã nói xấu tao!” Cừu: “ Dạ thưa, ông lại nhầm rồi! Tôi là con một, đâu có anh em!” Sói tiếp: “ Vậy thì một trong mấy đứa họ hàng bè lũ nhà mày nói xấu tao năm ngoái! Bọn các ngươi một lũ, nào thằng chăn cừu rồi lại mấy con chó nữa cùng hùa vào nói xấu tao, còn xua đuổi tao mười mấy bận! Tao phải báo thù này mới được!” Nói chưa dứt câu, Sói bổ nhào lên con cừu non, tha vào rừng”.
Kết thúc câu chuyện, Đức Cha nói ngày hôm nay vẫn còn nhiều nơi bị bách hại. .. và chúng ta hãy can đảm để loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
Phép Lành trọng thể đã khép lại Thánh Lễ tạ ơn mừng Bổn Mạng của Giáo Phận. Mọi người cùng nhau dùng bữa cơm đạm bạc nhưng đậm tình nghĩa với nhau. Và rồi mọi người chia tay nhau trở về với họ đạo của mình với những công việc thường nhật.
Nguyện xin Thánh Philipphê Lê Văn Minh – bổn mạng của Giáo Phận Vĩnh Long – chuyển cầu cho Giáo Phận những ơn lành cần thiết, nhất là xin cho vị chủ chăn là Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai được nhiều ơn Thánh Chúa để lái con thuyền Vĩnh Long như lòng Chúa mong muốn.
Phỏng vấn Tân giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng của TGP Saigòn
Gioan Lê Quang Vinh
10:57 03/07/2016
PHỎNG VẤN ĐỨC TÂN GIÁM MỤC GIUSE ĐỖ MẠNH HÙNG
Sáng 25 tháng 6, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm tân Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Sàigòn. Đức tân giám mục Đỗ Mạnh Hùng, 58 tuổi, sinh ra tại Sàigòn. Từ 1968 đến 1976 theo học tại tiểu chủng viện thánh Giuse, Sàigòn, và từ 1976 đến 1982 học tại Đại chủng viện Thánh Giuse cũng thuộc tổng giáo phận Sàigòn. Từ 1993 đến 1998, học thần học tại Học viện Công Giáo Paris, Pháp.
Nay VietCatholic có dịp được phỏng vấn Đức Cha Giuse Hùng như sau:
PV. Trọng kính Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha, và xin Đức Cha cho chúng con biết tâm tình của Đức Cha khi nhận được sự bổ nhiệm của Tòa Thánh.
Đức Cha Hùng: Khi nhận được sự bổ nhiệm của Tòa Thánh, 2 tâm tình mà tôi cảm nhận là “vui” và “lo”.
a) Trước hết, niềm vui có thể được diễn tả qua một câu thánh vịnh mà tôi rất thích: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại ! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” (Tv 125,3).
b) Tâm tình thứ hai là cảm thấy “lo lắng trước sứ vụ mới”: sứ vụ Giám mục Phụ tá tại Tổng giáo phận Sàigòn, trong một thành phố lớn rất đa dạng và phức tạp. Nhưng sự lo lắng này, ngay lúc đó, lại được “phủ đầy” bởi sự quan tâm của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Ngay sau khi Tòa Thánh công bố, liên tục điện thoại, tin nhắn và email tại Việt Nam và hải ngoại gởi về, từ các Tòa giám mục, các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, bạn bè, bà con thân nhân… với 3 nội dung: chúc mừng, cầu nguyện và khích lệ tôi trong sứ vụ mới.
Từ hai tâm tình trên đây, tôi chợt nghĩ rằng, chắc chắn trong sứ vụ giám mục sắp tới sẽ có rất nhiều lo lắng, khó khăn, nhưng nếu tôi để “Chúa hoạt động nơi tôi” và nếu tôi biết “đón nhận lời cầu nguyện và sự giúp đỡ” của toàn thể công đoàn dân Chúa, tôi sẽ mãi giữ được niềm vui và bình an.
PV: Tổng Giáo phận Sàigòn lớn về địa dư, số tín hữu giáo dân và cả về họat động mục vụ, xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con những ưu tư cũng như hy vọng của Đức Cha trước sứ vụ mà Chúa giao phó cho Đức Cha.
Đức Cha Hùng: a) Là Giám mục phụ tá tôi chia sẻ những ưu tư mục vụ của Đức Tổng Phaolô. Một ưu tư lớn của ngài là về truyền giáo. Về mặt cơ sở, trong 400km2 ở trung tâm Tổng giáo phận Sàigòn có 210 nhà thờ, trong khi đó tại vùng ngoại ô khoảng 1.800km2 chỉ có 24 nhà thờ. Theo hướng mục vụ hiện nay, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Sàigòn và cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhấn mạnh đến chiều kích truyền giáo trong Đường hướng Mục vụ (ngày 5-11-2013) cho Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt cho tổng giáo phận: “Giáo Hội tại Việt Nam trong thời hiện đại, chưa chu toàn đầy đủ sứ vụ loan báo Tin mừng. Có những cố gắng còn rời rạc, chưa được nối kết và hướng dẫn. Cần phải có một sự “chuyển mình thật mạnh dạn”, thật can đảm chuyển từ một loại “mục vụ bảo trì” (a pastoral of maintenance), gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở, sang một “mục vụ truyền giáo” đích thực (a pastoral of mission)”.
Theo thống kê ngày 31.12.2015, Tổng giáo phận Sàigòn có: 687.959 giáo dân trên dân số Thành phố là 8.000.000 dân (chiếm khoảng 11,6%). Số nhập cư đến để học và làm việc khoảng 3.000.000 người, trong số đó có khoảng 180.000 Công Giáo. Cộng chung cả số nhập cư, Công Giáo chiếm khoảng 7,9% (867.959/11.000.000 dân).
Từ 2 năm nay, sau 16 năm sống và làm việc tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn, tôi được bổ nhiệm về Tòa Tổng Giám mục. Tôi thấy điều này: khi vào Tòa giám mục Sàigòn với tòa nhà 1 trệt và 3 lầu, thì gặp 3 văn phòng đầu tiên ở tầng trệt: văn phòng Caritas (đông nhân viên nhất), văn phòng HIV, và văn phòng Tòa án Hôn phối giáo phận. Còn văn phòng mục vụ chính của giáo phận thì ở trên lầu 2. Nguyên điều này có thể thấy sinh hoạt và những vấn đề “nổi cộm”, mà giáo phận phải đối diện là những vấn đề gì: văn phòng Caritas với những người nghèo, khuyết tật, bất hạnh; văn phòng HIV với những bệnh nhân của thời đại; văn phòng Tòa án Hôn phối với khủng hoảng về đời sống hôn nhân gia đình.
b) Thế nhưng, trước những khó khăn, tôi thấy một niềm hy vọng đến từ những thành phần Dân Chúa của Tổng giáo phận. Để phục vụ 203 giáo xứ và 32 họ lẻ, Tổng giáo phận có:
347 linh mục triều;
463 linh mục dòng thuộc 31 Hội dòng và Tu Hội;
67 dòng nữ và tu hội có nhà chánh tại Thành phố. Và 41 cộng đoàn dòng tu và tu hội mà nhà chánh ở ngoài thành phố.
5.523 giáo lý viên và 29 các đoàn thể.
Trước nguồn nhân sự về linh mục, tu sĩ và giáo dân, tôi rất muốn cộng tác với họ để cùng xây dựng ngôi nhà Tổng Giáo phận và ra đi Loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa.
PV: Đức Cha tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo linh mục và thi hành sứ mạng ấy trong thời gian dài và cũng đã tham dự Hội Thảo Quốc Tế về “Đời Sống Linh Mục Công Giáo – Một Thách Đố của Thế Giới Hiện Đại”, xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con những thao thức của Đức Cha trong công việc đào tạo linh mục và vun trồng ơn gọi trong hòan cảnh hôm nay.
Đức Cha Hùng: Hiện nay, chất lượng đào tạo là quan tâm hàng đầu tại các Đại Chủng Viện tại Việt Nam: đào tạo những Linh mục như Chúa muốn và Giáo Hội muốn.
Chất lượng đào tạo được kiểm tra qua 3 tiêu chuẩn: linh mục, “con người mầu nhiệm, hiệp thông và truyền giáo”. Ba tiêu chuẩn này được trình bày rõ ràng trong văn kiện chính thức đầu tiên của Hội Đồng Giám Mục VN về “Định hướng và hướng dẫn” việc đào tạo linh mục. Văn kiện này đã được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 31-10-2011 và chính thức áp dụng từ ngày 01-09-2012 tại tất cả các Đại Chủng viện ở Việt Nam.
Trong 3 tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn “linh mục, con người mầu nhiệm” là nền tảng. Mầu nhiệm ở đây là mầu nhiệm Chúa Giêsu được thể hiện đặc biệt nơi “máng cỏ, thập giá và Thánh Thể”. Người linh mục phải là con người “Giêsu nhập thể” (máng cỏ), khiêm tốn, có khả năng đến với người nghèo, chia sẻ với họ, (2) là con người “Giêsu thập giá”, sẵn sàng hy sinh thời giờ, khả năng và ngay cả mạng sống cho đoàn chiên; (3) là con người “Giêsu Thánh Thể”, sẵn sàng trở nên tấm bánh thơm ngon cho mọi người qua sự nhiệt tâm phục vụ.
Và về phương diện cụ thể, trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam hôm nay, điểm nhấn của việc đào tạo linh mục là “hiệp thông” với 2 khả năng: “đối thoại” và “khiêm tốn phục vụ”. Càng cởi mở đối thoại (với xã hội, với các tôn giáo, với người nghèo…), và càng khiêm tốn phục vụ, thì người linh mục càng có thể loan báo Chúa Giêsu là Tin Mừng cho đồng bào Việt Nam.
Tại Việt Nam, gia đình còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát sinh và phát triển ơn gọi. Vì thế, quan tâm vun trồng ơn gọi cũng đòi hỏi phải quan tâm đến việc củng cố và phát huy đời sống gia đình. Không thể có những ơn gọi sẵn sàng quảng đại dâng hiến đời mình để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người, nếu nơi phát sinh ra ơn gọi là một bầu khí gia đình ích kỷ, cãi cọ, ích kỷ và ly dị.
PV: Chúng con còn nhớ khi trả lời hãng tin Fides mấy năm trước, Đức Cha đã nói: “Khi tôi suy nghĩ về giáo dân, trước hết tôi nghĩ về những người trẻ tuổi”, xin Đức Cha cho chúng con biết thêm những suy tư của Đức Cha về công việc mục vụ cho giới trẻ trong Giáo phận.
Đức Cha Hùng: Khi tôi suy nghĩ về giáo dân, trước hết tôi nghĩ về những người trẻ tuổi, họ là động lực cho sứ mạng của Giáo Hội trong xã hội. Điều này được chứng minh bởi thực tế rằng, khoảng 80 ngàn giáo lý viên trong 26 giáo phận của đất nước hầu như là người trẻ. Đặc biệt tại Tổng Giáo phận Sàigòn, sau khi theo học giáo lý (chương trình từ bé đến lớn khoảng 10 năm: 3 năm “rước lễ lần đầu”, 3 năm “thêm sức”, 3 năm “bao đồng”, 1-2 năm “vào đời”), những người trẻ tuổi có thể giảng dạy và lần lượt trở thành giáo lý viên, truyền lại kinh nghiệm sống đức tin cho những thế hệ đàn em.
Khi nói tới người trẻ, chúng ta thường thấy một hình ảnh sôi động, nhiệt tình, ồn ào, thích hoạt động. Nhưng tôi có một kinh nghiệm khác về nhu cầu tâm linh của người trẻ. Từ năm 2000 đến 2014, Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn giao cho tôi, lúc đó là linh hướng Đại Chủng viện, vào mỗi tối thứ ba hằng tuần, từ 19g30 đến 20g30, tổ chức giờ Cầu Nguyện theo phương thức của cộng đoàn Taizé (gọi tắt là cầu nguyện Taizé). Cầu nguyện Taizé được gọi là “cầu nguyện dựa trên Lời Chúa với sự hỗ trợ của các bài thánh ca". Lời Chúa trong bài Phúc âm Chúa Nhật, được lập lại vào tối thứ ba. Và những bài thánh ca được chọn, dựa trên chủ đề Lời Chúa của bài Phúc âm Chúa Nhật, được lập đi lập lại nhiều lần với mục đích để Lời Chúa thấm vào trong tâm hồn.
Giờ cầu nguyện Taizé được 7 ca đoàn của các giáo xứ gần Chủng viện đến giúp. Thường xuyên có khoảng hơn 120 người (với 70% là giới trẻ tham dự) hằng tuần. Những tuần cao điểm (mùa Vọng, mùa Chay), có khoảng hơn 200 người. Trong 14 năm tổ chức, ngay cả những ngày mưa và những ngày có bóng đá, vẫn có các bạn trẻ đến tham dự giờ cầu nguyện. Có người hỏi tôi là: các bạn trẻ thường thích náo nhiệt, thích những điều mới lạ, hoạt động, cha đã dùng phương pháp nào để lôi kéo họ thường xuyên đến cầu nguyện với những giây phút trầm lắng, thinh lặng. Tôi đã trả lời: chính Lời Chúa tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn lôi kéo người trẻ, chứ không phải do những hình thức mới lạ hay náo động bên ngoài.
Chính từ kinh nghiệm này, tôi thấy rằng mục vụ giới trẻ Công Giáo phải hài hòa giữa nhu cầu tâm linh và nhu cầu nhiệt tình hoạt động của giới trẻ. Chính những giờ phút tĩnh tâm, cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa sẽ là động lực cho những hoạt động nhiệt tình và tạo cho những hoạt động này có một ý nghĩa, một chiều sâu đích thực.
PV: Chúng con biết Đức Cha xuất thân từ gia tộc có nhiều ơn gọi tận hiến, xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con về gia đình cũng như hành trình ơn gọi của Đức Cha.
Đức Cha Hùng: a) Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo đạo đức tại giáo xứ Sao Mai, Chí Hòa. Từ lúc 6 tuổi tôi đã được cha xứ Phaolô Lê Nguyên Kỷ cho vào trong Ban giúp lễ của giáo xứ. Ba tôi là quản giáo trong giáo xứ, chăm sóc và hướng dẫn cho các thiếu nhi. Bác của tôi là cha Nicôla Vũ Gia Đệ, là giáo sư Tiểu Chủng viện. Nên khoảng 4,5 tuổi mẹ tôi đã có lần dẫn tôi lên Tiểu Chủng viện thăm cha Đệ, hình ảnh Chủng viện đã bắt đầu đi vào tâm trí nhỏ bé của tôi. Rồi anh tôi là Lôrensô Đỗ Hữu Chỉnh, hiện nay là cha sở giáo xứ Xây Dựng giáo phận Sàigòn, đã được vào Tiểu Chủng Viện Sàigòn năm 1965, lúc đó tôi 8 tuổi. Thỉnh thoảng ngày Chúa Nhật, ba tôi chở tôi bằng xe đạp lên Tiểu Chủng viện thăm anh. Năm 1968, lúc 11 tuổi. Anh Hai tôi đã giúp tôi chuẩn bị thi vào Tiểu Chủng viện. Tôi có một người cháu ruột, con của chị ba tôi, là cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, hiện đang phụ trách lớp chủng sinh dự bị, tại Trung Tâm Mục vụ Sàigòn. Từ những kinh nghiệm trên tôi xác tín, gia đình chính là “chủng viện đầu tiên” nuôi dưỡng ơn gọi.
b) Năm 1975 tôi đang học lớp 12 ở Tiểu Chủng viện và năm 1976 tôi vào Đại Chủng Viện Sàigòn. Sau 6 năm tu học, năm 1982 tôi hoàn tất chương trình học tại ĐCV, thật là may mắn, vì ngay sau đó ĐCV hoàn toàn đóng cửa, cho đến 1986 được chính thức mở lại. Năm 1982, tôi được gởi đi lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi, một năm. Năm 1983, trở về ĐCV, tôi tham gia ban ngày vào Hợp tác xã Mây Tre Lá Đằng; ban tối, tôi theo học các khóa ngoại ngữ Anh, Pháp tại Đại Học mở của Đại Học Tổng Hợp, chỉ cách Chủng Viện 03 phút đi bộ. Đầu năm 1990 tôi tốt nghiệp Đại học với Cử nhân Anh văn và Pháp văn. Từ đây, xác tín thứ hai trên hành trình ơn gọi, chính là sự cần thiết của Chủng Viện, “vườn ươm những mầu ơn gọi”. Chủng viện đã đào tạo, nâng đỡ, và gìn giữ ơn gọi của tôi, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn.
c) Ngày 30-8-1990, tôi và cha Trần Chí Nguyện được chịu chức là món quà của Nhà Nước dành cho Đức Cố Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, dịp lễ Thượng thọ Bát tuần của ngài. Trước đó 20 năm, năm 1970, cha Nguyện là giáo sư Việt văn của tôi tại Tiểu Chủng Viện.
Tôi nhớ lại ngày chịu chức linh mục là 30-8-1990, dịp lễ Thượng thọ của Đức cố Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, có rất đông người tham dự. Sau thánh lễ, có một bà cụ khoảng gần 70 nắm lấy tay tôi và nói: “Cha không biết tôi đâu. Nhưng tôi biết cha khi đi giúp xứ. Tôi đã cầu nguyện xin Chúa cho cha được kiên trì. Và hôm nay Chúa đã nhận lời. Xin chúc mừng cha.” Tôi chỉ kịp nói 2 tiếng cám ơn, rồi bị kéo đi. Cho tới nay, hơn 25 năm qua rồi, nhiều lần tôi cố nhớ lại khuôn mặt của bà cụ đó, vẫn không nhớ được. Và cũng không kịp hỏi bà ở đâu. Nhưng tôi rất xúc động mỗi khi nhớ đến chuyện này. Có rất nhiều người mà tôi không biết, nhưng đã âm thầm cầu nguyện cho tôi. Và nhờ đó Chúa đã gìn giữ tôi. Hơn 25 năm qua trong đời sống linh mục, ngoài những người thân, chắc chắn có rất nhiều người đã cầu nguyện cho tôi. Tôi đã được ơn Chúa gìn giữ nhờ những lời cầu nguyên như vậy.
d) Tóm lại, nhìn lại hành trình ơn gọi của mình, tôi cảm nhận hạt giống Ơn gọi Chúa đã ban đã được gìn giữ, bảo vệ, nuôi dưỡng trong gia đình, trong giáo xứ và nhất là trong Chủng Viện; đặc biệt là nhờ những lời cầu nguyện.
Giờ đây, trong sứ vụ mới, tôi rất xác tín về sự cần thiết của Ơn Chúa nhờ lời cầu nguyện của tất cả mọi người, ngay cả những người giáo dân mà tôi chưa có dịp biết đến. Xin cám ơn tất cả mọi người, và xin tiếp tục cầu nguyện cho tôi.
Nay VietCatholic có dịp được phỏng vấn Đức Cha Giuse Hùng như sau:
PV. Trọng kính Đức Cha, chúng con xin chúc mừng Đức Cha, và xin Đức Cha cho chúng con biết tâm tình của Đức Cha khi nhận được sự bổ nhiệm của Tòa Thánh.
Đức Cha Hùng: Khi nhận được sự bổ nhiệm của Tòa Thánh, 2 tâm tình mà tôi cảm nhận là “vui” và “lo”.
a) Trước hết, niềm vui có thể được diễn tả qua một câu thánh vịnh mà tôi rất thích: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại ! Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” (Tv 125,3).
b) Tâm tình thứ hai là cảm thấy “lo lắng trước sứ vụ mới”: sứ vụ Giám mục Phụ tá tại Tổng giáo phận Sàigòn, trong một thành phố lớn rất đa dạng và phức tạp. Nhưng sự lo lắng này, ngay lúc đó, lại được “phủ đầy” bởi sự quan tâm của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Ngay sau khi Tòa Thánh công bố, liên tục điện thoại, tin nhắn và email tại Việt Nam và hải ngoại gởi về, từ các Tòa giám mục, các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân, bạn bè, bà con thân nhân… với 3 nội dung: chúc mừng, cầu nguyện và khích lệ tôi trong sứ vụ mới.
Từ hai tâm tình trên đây, tôi chợt nghĩ rằng, chắc chắn trong sứ vụ giám mục sắp tới sẽ có rất nhiều lo lắng, khó khăn, nhưng nếu tôi để “Chúa hoạt động nơi tôi” và nếu tôi biết “đón nhận lời cầu nguyện và sự giúp đỡ” của toàn thể công đoàn dân Chúa, tôi sẽ mãi giữ được niềm vui và bình an.
PV: Tổng Giáo phận Sàigòn lớn về địa dư, số tín hữu giáo dân và cả về họat động mục vụ, xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con những ưu tư cũng như hy vọng của Đức Cha trước sứ vụ mà Chúa giao phó cho Đức Cha.
Đức Cha Hùng: a) Là Giám mục phụ tá tôi chia sẻ những ưu tư mục vụ của Đức Tổng Phaolô. Một ưu tư lớn của ngài là về truyền giáo. Về mặt cơ sở, trong 400km2 ở trung tâm Tổng giáo phận Sàigòn có 210 nhà thờ, trong khi đó tại vùng ngoại ô khoảng 1.800km2 chỉ có 24 nhà thờ. Theo hướng mục vụ hiện nay, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Sàigòn và cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhấn mạnh đến chiều kích truyền giáo trong Đường hướng Mục vụ (ngày 5-11-2013) cho Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt cho tổng giáo phận: “Giáo Hội tại Việt Nam trong thời hiện đại, chưa chu toàn đầy đủ sứ vụ loan báo Tin mừng. Có những cố gắng còn rời rạc, chưa được nối kết và hướng dẫn. Cần phải có một sự “chuyển mình thật mạnh dạn”, thật can đảm chuyển từ một loại “mục vụ bảo trì” (a pastoral of maintenance), gìn giữ và bảo vệ cơ chế, cơ sở, sang một “mục vụ truyền giáo” đích thực (a pastoral of mission)”.
Theo thống kê ngày 31.12.2015, Tổng giáo phận Sàigòn có: 687.959 giáo dân trên dân số Thành phố là 8.000.000 dân (chiếm khoảng 11,6%). Số nhập cư đến để học và làm việc khoảng 3.000.000 người, trong số đó có khoảng 180.000 Công Giáo. Cộng chung cả số nhập cư, Công Giáo chiếm khoảng 7,9% (867.959/11.000.000 dân).
Từ 2 năm nay, sau 16 năm sống và làm việc tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn, tôi được bổ nhiệm về Tòa Tổng Giám mục. Tôi thấy điều này: khi vào Tòa giám mục Sàigòn với tòa nhà 1 trệt và 3 lầu, thì gặp 3 văn phòng đầu tiên ở tầng trệt: văn phòng Caritas (đông nhân viên nhất), văn phòng HIV, và văn phòng Tòa án Hôn phối giáo phận. Còn văn phòng mục vụ chính của giáo phận thì ở trên lầu 2. Nguyên điều này có thể thấy sinh hoạt và những vấn đề “nổi cộm”, mà giáo phận phải đối diện là những vấn đề gì: văn phòng Caritas với những người nghèo, khuyết tật, bất hạnh; văn phòng HIV với những bệnh nhân của thời đại; văn phòng Tòa án Hôn phối với khủng hoảng về đời sống hôn nhân gia đình.
b) Thế nhưng, trước những khó khăn, tôi thấy một niềm hy vọng đến từ những thành phần Dân Chúa của Tổng giáo phận. Để phục vụ 203 giáo xứ và 32 họ lẻ, Tổng giáo phận có:
347 linh mục triều;
463 linh mục dòng thuộc 31 Hội dòng và Tu Hội;
67 dòng nữ và tu hội có nhà chánh tại Thành phố. Và 41 cộng đoàn dòng tu và tu hội mà nhà chánh ở ngoài thành phố.
5.523 giáo lý viên và 29 các đoàn thể.
Trước nguồn nhân sự về linh mục, tu sĩ và giáo dân, tôi rất muốn cộng tác với họ để cùng xây dựng ngôi nhà Tổng Giáo phận và ra đi Loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa.
PV: Đức Cha tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo linh mục và thi hành sứ mạng ấy trong thời gian dài và cũng đã tham dự Hội Thảo Quốc Tế về “Đời Sống Linh Mục Công Giáo – Một Thách Đố của Thế Giới Hiện Đại”, xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con những thao thức của Đức Cha trong công việc đào tạo linh mục và vun trồng ơn gọi trong hòan cảnh hôm nay.
Đức Cha Hùng: Hiện nay, chất lượng đào tạo là quan tâm hàng đầu tại các Đại Chủng Viện tại Việt Nam: đào tạo những Linh mục như Chúa muốn và Giáo Hội muốn.
Chất lượng đào tạo được kiểm tra qua 3 tiêu chuẩn: linh mục, “con người mầu nhiệm, hiệp thông và truyền giáo”. Ba tiêu chuẩn này được trình bày rõ ràng trong văn kiện chính thức đầu tiên của Hội Đồng Giám Mục VN về “Định hướng và hướng dẫn” việc đào tạo linh mục. Văn kiện này đã được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 31-10-2011 và chính thức áp dụng từ ngày 01-09-2012 tại tất cả các Đại Chủng viện ở Việt Nam.
Trong 3 tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn “linh mục, con người mầu nhiệm” là nền tảng. Mầu nhiệm ở đây là mầu nhiệm Chúa Giêsu được thể hiện đặc biệt nơi “máng cỏ, thập giá và Thánh Thể”. Người linh mục phải là con người “Giêsu nhập thể” (máng cỏ), khiêm tốn, có khả năng đến với người nghèo, chia sẻ với họ, (2) là con người “Giêsu thập giá”, sẵn sàng hy sinh thời giờ, khả năng và ngay cả mạng sống cho đoàn chiên; (3) là con người “Giêsu Thánh Thể”, sẵn sàng trở nên tấm bánh thơm ngon cho mọi người qua sự nhiệt tâm phục vụ.
Và về phương diện cụ thể, trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam hôm nay, điểm nhấn của việc đào tạo linh mục là “hiệp thông” với 2 khả năng: “đối thoại” và “khiêm tốn phục vụ”. Càng cởi mở đối thoại (với xã hội, với các tôn giáo, với người nghèo…), và càng khiêm tốn phục vụ, thì người linh mục càng có thể loan báo Chúa Giêsu là Tin Mừng cho đồng bào Việt Nam.
Tại Việt Nam, gia đình còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát sinh và phát triển ơn gọi. Vì thế, quan tâm vun trồng ơn gọi cũng đòi hỏi phải quan tâm đến việc củng cố và phát huy đời sống gia đình. Không thể có những ơn gọi sẵn sàng quảng đại dâng hiến đời mình để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ con người, nếu nơi phát sinh ra ơn gọi là một bầu khí gia đình ích kỷ, cãi cọ, ích kỷ và ly dị.
PV: Chúng con còn nhớ khi trả lời hãng tin Fides mấy năm trước, Đức Cha đã nói: “Khi tôi suy nghĩ về giáo dân, trước hết tôi nghĩ về những người trẻ tuổi”, xin Đức Cha cho chúng con biết thêm những suy tư của Đức Cha về công việc mục vụ cho giới trẻ trong Giáo phận.
Đức Cha Hùng: Khi tôi suy nghĩ về giáo dân, trước hết tôi nghĩ về những người trẻ tuổi, họ là động lực cho sứ mạng của Giáo Hội trong xã hội. Điều này được chứng minh bởi thực tế rằng, khoảng 80 ngàn giáo lý viên trong 26 giáo phận của đất nước hầu như là người trẻ. Đặc biệt tại Tổng Giáo phận Sàigòn, sau khi theo học giáo lý (chương trình từ bé đến lớn khoảng 10 năm: 3 năm “rước lễ lần đầu”, 3 năm “thêm sức”, 3 năm “bao đồng”, 1-2 năm “vào đời”), những người trẻ tuổi có thể giảng dạy và lần lượt trở thành giáo lý viên, truyền lại kinh nghiệm sống đức tin cho những thế hệ đàn em.
Khi nói tới người trẻ, chúng ta thường thấy một hình ảnh sôi động, nhiệt tình, ồn ào, thích hoạt động. Nhưng tôi có một kinh nghiệm khác về nhu cầu tâm linh của người trẻ. Từ năm 2000 đến 2014, Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn giao cho tôi, lúc đó là linh hướng Đại Chủng viện, vào mỗi tối thứ ba hằng tuần, từ 19g30 đến 20g30, tổ chức giờ Cầu Nguyện theo phương thức của cộng đoàn Taizé (gọi tắt là cầu nguyện Taizé). Cầu nguyện Taizé được gọi là “cầu nguyện dựa trên Lời Chúa với sự hỗ trợ của các bài thánh ca". Lời Chúa trong bài Phúc âm Chúa Nhật, được lập lại vào tối thứ ba. Và những bài thánh ca được chọn, dựa trên chủ đề Lời Chúa của bài Phúc âm Chúa Nhật, được lập đi lập lại nhiều lần với mục đích để Lời Chúa thấm vào trong tâm hồn.
Giờ cầu nguyện Taizé được 7 ca đoàn của các giáo xứ gần Chủng viện đến giúp. Thường xuyên có khoảng hơn 120 người (với 70% là giới trẻ tham dự) hằng tuần. Những tuần cao điểm (mùa Vọng, mùa Chay), có khoảng hơn 200 người. Trong 14 năm tổ chức, ngay cả những ngày mưa và những ngày có bóng đá, vẫn có các bạn trẻ đến tham dự giờ cầu nguyện. Có người hỏi tôi là: các bạn trẻ thường thích náo nhiệt, thích những điều mới lạ, hoạt động, cha đã dùng phương pháp nào để lôi kéo họ thường xuyên đến cầu nguyện với những giây phút trầm lắng, thinh lặng. Tôi đã trả lời: chính Lời Chúa tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn lôi kéo người trẻ, chứ không phải do những hình thức mới lạ hay náo động bên ngoài.
Chính từ kinh nghiệm này, tôi thấy rằng mục vụ giới trẻ Công Giáo phải hài hòa giữa nhu cầu tâm linh và nhu cầu nhiệt tình hoạt động của giới trẻ. Chính những giờ phút tĩnh tâm, cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa sẽ là động lực cho những hoạt động nhiệt tình và tạo cho những hoạt động này có một ý nghĩa, một chiều sâu đích thực.
PV: Chúng con biết Đức Cha xuất thân từ gia tộc có nhiều ơn gọi tận hiến, xin Đức Cha chia sẻ cho chúng con về gia đình cũng như hành trình ơn gọi của Đức Cha.
Đức Cha Hùng: a) Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo đạo đức tại giáo xứ Sao Mai, Chí Hòa. Từ lúc 6 tuổi tôi đã được cha xứ Phaolô Lê Nguyên Kỷ cho vào trong Ban giúp lễ của giáo xứ. Ba tôi là quản giáo trong giáo xứ, chăm sóc và hướng dẫn cho các thiếu nhi. Bác của tôi là cha Nicôla Vũ Gia Đệ, là giáo sư Tiểu Chủng viện. Nên khoảng 4,5 tuổi mẹ tôi đã có lần dẫn tôi lên Tiểu Chủng viện thăm cha Đệ, hình ảnh Chủng viện đã bắt đầu đi vào tâm trí nhỏ bé của tôi. Rồi anh tôi là Lôrensô Đỗ Hữu Chỉnh, hiện nay là cha sở giáo xứ Xây Dựng giáo phận Sàigòn, đã được vào Tiểu Chủng Viện Sàigòn năm 1965, lúc đó tôi 8 tuổi. Thỉnh thoảng ngày Chúa Nhật, ba tôi chở tôi bằng xe đạp lên Tiểu Chủng viện thăm anh. Năm 1968, lúc 11 tuổi. Anh Hai tôi đã giúp tôi chuẩn bị thi vào Tiểu Chủng viện. Tôi có một người cháu ruột, con của chị ba tôi, là cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, hiện đang phụ trách lớp chủng sinh dự bị, tại Trung Tâm Mục vụ Sàigòn. Từ những kinh nghiệm trên tôi xác tín, gia đình chính là “chủng viện đầu tiên” nuôi dưỡng ơn gọi.
b) Năm 1975 tôi đang học lớp 12 ở Tiểu Chủng viện và năm 1976 tôi vào Đại Chủng Viện Sàigòn. Sau 6 năm tu học, năm 1982 tôi hoàn tất chương trình học tại ĐCV, thật là may mắn, vì ngay sau đó ĐCV hoàn toàn đóng cửa, cho đến 1986 được chính thức mở lại. Năm 1982, tôi được gởi đi lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi, một năm. Năm 1983, trở về ĐCV, tôi tham gia ban ngày vào Hợp tác xã Mây Tre Lá Đằng; ban tối, tôi theo học các khóa ngoại ngữ Anh, Pháp tại Đại Học mở của Đại Học Tổng Hợp, chỉ cách Chủng Viện 03 phút đi bộ. Đầu năm 1990 tôi tốt nghiệp Đại học với Cử nhân Anh văn và Pháp văn. Từ đây, xác tín thứ hai trên hành trình ơn gọi, chính là sự cần thiết của Chủng Viện, “vườn ươm những mầu ơn gọi”. Chủng viện đã đào tạo, nâng đỡ, và gìn giữ ơn gọi của tôi, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn.
c) Ngày 30-8-1990, tôi và cha Trần Chí Nguyện được chịu chức là món quà của Nhà Nước dành cho Đức Cố Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, dịp lễ Thượng thọ Bát tuần của ngài. Trước đó 20 năm, năm 1970, cha Nguyện là giáo sư Việt văn của tôi tại Tiểu Chủng Viện.
Tôi nhớ lại ngày chịu chức linh mục là 30-8-1990, dịp lễ Thượng thọ của Đức cố Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, có rất đông người tham dự. Sau thánh lễ, có một bà cụ khoảng gần 70 nắm lấy tay tôi và nói: “Cha không biết tôi đâu. Nhưng tôi biết cha khi đi giúp xứ. Tôi đã cầu nguyện xin Chúa cho cha được kiên trì. Và hôm nay Chúa đã nhận lời. Xin chúc mừng cha.” Tôi chỉ kịp nói 2 tiếng cám ơn, rồi bị kéo đi. Cho tới nay, hơn 25 năm qua rồi, nhiều lần tôi cố nhớ lại khuôn mặt của bà cụ đó, vẫn không nhớ được. Và cũng không kịp hỏi bà ở đâu. Nhưng tôi rất xúc động mỗi khi nhớ đến chuyện này. Có rất nhiều người mà tôi không biết, nhưng đã âm thầm cầu nguyện cho tôi. Và nhờ đó Chúa đã gìn giữ tôi. Hơn 25 năm qua trong đời sống linh mục, ngoài những người thân, chắc chắn có rất nhiều người đã cầu nguyện cho tôi. Tôi đã được ơn Chúa gìn giữ nhờ những lời cầu nguyên như vậy.
d) Tóm lại, nhìn lại hành trình ơn gọi của mình, tôi cảm nhận hạt giống Ơn gọi Chúa đã ban đã được gìn giữ, bảo vệ, nuôi dưỡng trong gia đình, trong giáo xứ và nhất là trong Chủng Viện; đặc biệt là nhờ những lời cầu nguyện.
Giờ đây, trong sứ vụ mới, tôi rất xác tín về sự cần thiết của Ơn Chúa nhờ lời cầu nguyện của tất cả mọi người, ngay cả những người giáo dân mà tôi chưa có dịp biết đến. Xin cám ơn tất cả mọi người, và xin tiếp tục cầu nguyện cho tôi.
Hình ảnh xây dựng Parking mới tại GX ĐMHCG, Garland, TX.
Trần Mạnh Trác
15:46 03/07/2016
Xem hình ảnh
Nhân dịp lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vừa qua, GX ĐMHCG tại Garland TX đã tổ chức ăn mừng bổn mạng và đồng thời làm lễ 'khởi công' cho công cuộc xây dựng một parking mới, trên khu đất 3 acres vừa mới tậu mãi được. Sau khi hoàn thành parking lot này, thì tổng số đậu xe sẽ lên đến 700 xe, là một con số lớn nhất trong các cơ sở hiện thời cuả giáo phận Dallas (theo thống kê cuả giáo phận Dallas)
Đây là kết quả cuả một sự tiến triển không ngừng cuả GX, từ trước đến nay GX đã luôn luôn dẫn đầu trong nhiều lãnh vực, như là GX VN đầu tiên, GX VN đông nhất, có nhiều lớp học Giáo Lý và Việt Ngữ nhất, có hội trường và trường học với một diện tích là 50 ngàn SF, là cơ sở có diện tích lớn nhất dưới một mái nhà cuả giáo phận Dallas (cũng theo thống kê cuả giáo phận).
Không như những nơi khác khi tổ chức ăn mừng thì chọn vào lúc thuận tiện nhất để cho có nhiều người tham dự, nhưng vì số xe cần chỗ đậu luôn luôn là 'quá tải', cho nên trong dịp lễ mừng này, GX đã chọn một thời gian vào lúc bất tiện nhất, có ít người đi lễ nhất trong 4 lễ Chuá Nhật, là lúc 12g trưa.
Đức Giám Mục phó Gregory Kelly đã tham dự buổi lễ này, ban phép lành và xúc đất 'động thổ' cho bãi parking mới.
Nhân dịp lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vừa qua, GX ĐMHCG tại Garland TX đã tổ chức ăn mừng bổn mạng và đồng thời làm lễ 'khởi công' cho công cuộc xây dựng một parking mới, trên khu đất 3 acres vừa mới tậu mãi được. Sau khi hoàn thành parking lot này, thì tổng số đậu xe sẽ lên đến 700 xe, là một con số lớn nhất trong các cơ sở hiện thời cuả giáo phận Dallas (theo thống kê cuả giáo phận Dallas)
Đây là kết quả cuả một sự tiến triển không ngừng cuả GX, từ trước đến nay GX đã luôn luôn dẫn đầu trong nhiều lãnh vực, như là GX VN đầu tiên, GX VN đông nhất, có nhiều lớp học Giáo Lý và Việt Ngữ nhất, có hội trường và trường học với một diện tích là 50 ngàn SF, là cơ sở có diện tích lớn nhất dưới một mái nhà cuả giáo phận Dallas (cũng theo thống kê cuả giáo phận).
Không như những nơi khác khi tổ chức ăn mừng thì chọn vào lúc thuận tiện nhất để cho có nhiều người tham dự, nhưng vì số xe cần chỗ đậu luôn luôn là 'quá tải', cho nên trong dịp lễ mừng này, GX đã chọn một thời gian vào lúc bất tiện nhất, có ít người đi lễ nhất trong 4 lễ Chuá Nhật, là lúc 12g trưa.
Đức Giám Mục phó Gregory Kelly đã tham dự buổi lễ này, ban phép lành và xúc đất 'động thổ' cho bãi parking mới.
Hội Vạn Ngư tại giáo phận Phan Thiết tổ chức lễ bổn mạng tại bãi biển La Gi
Antôn Bùi Duy Luật
16:13 03/07/2016
THÁNH LỄ TẠI BÃI BIỂN
07h30 sáng Chúa Nhật ngày 03/07/2016, cha chính xứ cùng cha phó xứ giáo xứ Hiệp An, thị xã La Gi, giáo phận Phan Thiết đã long trọng cử hành Thánh Lễ mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô.
Xem Hình
Được biết, giáo xứ Hiệp An nhận quan thầy là Thánh Phêrô, cũng là quan thầy của những ngư dân trên vùng biển Nam Trung Bộ này. Do đó, buổi lễ càng thêm ý nghĩa cho những người tham dự.
Thêm một điều đặc biệt nữa, buổi lễ được cử hành ngay tại bãi biển, để cho anh em trong “Hội Vạn Ngư” dễ dàng tham dự. Khách du lịch gần đó cũng rất thích thú khi được biết có Thánh Lễ cử hành ngay tại bãi biển, và nhiều người trong số họ đã sẳn sàng “hy sinh” những trò vui để đến dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và hai Thánh Phêrô – Phaolô.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã nhắc nhớ đến mọi người – cách đặc biệt đến anh em trong “Hội Vạn Ngư” – tâm tình biết ơn Chúa và hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô, cùng những suy niệm rất sâu sắc khác:
Thánh Phêrô như là “ông tổ” của ngư dân.
Giữa phong ba bão táp của cuộc đời, các anh em ngư dân hãy tin tưởng vào sự quan phòng và cứu giúp của Chúa, như Ngài đã sai Thiên Thần cứu Phêrô ra khỏi ngục tù cách kỳ diệu.
Của cải từ biển cả Chúa ban cho con ngươi nhưng không, nên chúng ta cần biết cảm ơn lòng nhân từ và rộng rãi của Chúa. Người anh em trong “Hội Vạn Ngư” nên biết trân trọng khai thác và giữ gìn những của cải Chúa ban.
Anh em ngư dân cũng mang những hình ảnh như Thánh Phêrô: được Chúa chọn do Lòng Thương Xót của Ngài, được Chúa “ưu ái” đặt làm “đá tảng” cho Hội Thánh, cũng phạm nhiều lỗi lầm, thiếu sót, ganh tị, tức giận thậm chí phản bội Chúa...Và rồi lại được Chúa tha thứ cùng lãnh nhận sứ vụ ra đi để “lưới người”. Do đó, anh em ngư dân cần phải biết xa lánh những cám dỗ không lành mạnh khi lênh đênh trên biển cả nhiều ngày. Chúa không kêu gọi anh em ngư dân “bỏ vợ con” theo nghĩa đen, nhưng cũng mời gọi anh em ngư dân năng đến với Chúa qua Thánh Lễ và đặc biệt là đón nhận Mình Máu Thánh Chúa. Vì một khi có tiền sau những chuyến đi làm xa, có thể việc đến với nhà thờ, đến với Chúa sẽ là “gánh nặng” cho nhiều anh em ngư dân.
Cha chủ tế cũng không quên cầu nguyện cho môi trường biển bớt và không còn bị tàn phá bởi sự tham lam của chính con người nữa. Điều đó sẽ thành hiện thực nếu con người biết trân trọng món quà mà Thiên Chúa đã trao ban, cũng như biết lánh xa thói “vô cảm”, “vô tâm” và “vô trách nhiệm”.
Thánh Lễ kết thúc lúc 08h45 với nghi thức chúc lành và Thánh Hóa các công cụ làm việc: ghe, tàu, thuyền, thúng...Sau đó, mọi người ra đi trong hân hoan.
Antôn Bùi Duy Luật
07h30 sáng Chúa Nhật ngày 03/07/2016, cha chính xứ cùng cha phó xứ giáo xứ Hiệp An, thị xã La Gi, giáo phận Phan Thiết đã long trọng cử hành Thánh Lễ mừng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô.
Xem Hình
Được biết, giáo xứ Hiệp An nhận quan thầy là Thánh Phêrô, cũng là quan thầy của những ngư dân trên vùng biển Nam Trung Bộ này. Do đó, buổi lễ càng thêm ý nghĩa cho những người tham dự.
Thêm một điều đặc biệt nữa, buổi lễ được cử hành ngay tại bãi biển, để cho anh em trong “Hội Vạn Ngư” dễ dàng tham dự. Khách du lịch gần đó cũng rất thích thú khi được biết có Thánh Lễ cử hành ngay tại bãi biển, và nhiều người trong số họ đã sẳn sàng “hy sinh” những trò vui để đến dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và hai Thánh Phêrô – Phaolô.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã nhắc nhớ đến mọi người – cách đặc biệt đến anh em trong “Hội Vạn Ngư” – tâm tình biết ơn Chúa và hai Thánh Tông Đồ Phêrô – Phaolô, cùng những suy niệm rất sâu sắc khác:
Thánh Phêrô như là “ông tổ” của ngư dân.
Giữa phong ba bão táp của cuộc đời, các anh em ngư dân hãy tin tưởng vào sự quan phòng và cứu giúp của Chúa, như Ngài đã sai Thiên Thần cứu Phêrô ra khỏi ngục tù cách kỳ diệu.
Của cải từ biển cả Chúa ban cho con ngươi nhưng không, nên chúng ta cần biết cảm ơn lòng nhân từ và rộng rãi của Chúa. Người anh em trong “Hội Vạn Ngư” nên biết trân trọng khai thác và giữ gìn những của cải Chúa ban.
Anh em ngư dân cũng mang những hình ảnh như Thánh Phêrô: được Chúa chọn do Lòng Thương Xót của Ngài, được Chúa “ưu ái” đặt làm “đá tảng” cho Hội Thánh, cũng phạm nhiều lỗi lầm, thiếu sót, ganh tị, tức giận thậm chí phản bội Chúa...Và rồi lại được Chúa tha thứ cùng lãnh nhận sứ vụ ra đi để “lưới người”. Do đó, anh em ngư dân cần phải biết xa lánh những cám dỗ không lành mạnh khi lênh đênh trên biển cả nhiều ngày. Chúa không kêu gọi anh em ngư dân “bỏ vợ con” theo nghĩa đen, nhưng cũng mời gọi anh em ngư dân năng đến với Chúa qua Thánh Lễ và đặc biệt là đón nhận Mình Máu Thánh Chúa. Vì một khi có tiền sau những chuyến đi làm xa, có thể việc đến với nhà thờ, đến với Chúa sẽ là “gánh nặng” cho nhiều anh em ngư dân.
Cha chủ tế cũng không quên cầu nguyện cho môi trường biển bớt và không còn bị tàn phá bởi sự tham lam của chính con người nữa. Điều đó sẽ thành hiện thực nếu con người biết trân trọng món quà mà Thiên Chúa đã trao ban, cũng như biết lánh xa thói “vô cảm”, “vô tâm” và “vô trách nhiệm”.
Thánh Lễ kết thúc lúc 08h45 với nghi thức chúc lành và Thánh Hóa các công cụ làm việc: ghe, tàu, thuyền, thúng...Sau đó, mọi người ra đi trong hân hoan.
Antôn Bùi Duy Luật
Lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa – Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
16:23 03/07/2016
Lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa – Giáo Phận Đà Nẵng (3.7.2016)
ĐÀ NẴNG - Trong niềm hân hoan mừng Lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao lô, bổn mạng Giáo xứ, kỷ niệm 62 năm thành lập Giáo xứ Nhượng Nghĩa (mừng kính vào ngày 29. 6, nhưng được dời đến Chúa Nhật, nhằm thuận tiện cho cộng đoàn Giáo xứ ).
Xem Hình
Chiều Chúa Nhật 3/7/2016, sân nhà thờ Nhượng Nghĩa đông vui khác thường, Cha Phê-rô Lê Hưng – Quản xứ, Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ, các đoàn thể, Đoàn thiếu nhi, các Em chuẩn bị nhận Bí tích Thêm sức, Cha mẹ và Người Đỡ đầu đã mong đợi trong hân hoan, đứng hai bên từ sát mép đường vào đến cửa nhà thờ, chờ đón Đức Cha, Quý Cha và quý khách đến dự Thánh lễ mừng Bổn mạng Giáo xứ và các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Lúc 17 giờ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận đã đến trong tiếng vỗ tay hoan hô chào mừng của cộng đoàn Giáo xứ. Ngài viếng thăm mục vụ và ban phép thêm sức cho 21 em thiếu nhi. Đây là lần đầu tiên Đức Cha đến thăm Giáo xứ.
Sau vài phút Đức Cha cầu nguyện trước Thánh Thể, Ngài vào nhà xứ thăm trong những tràng pháo tay chào mừng của cộng đoàn.
17 giờ 30, đoàn rước của 21 em lãnh nhận Bí tích Thêm sứ, Cha mẹ và Người đỡ đầu, rước Đức Cha, Cha Quản xứ và Cha Gabrien Nguyễn ngọc Tuấn ( Chánh văn phòng Tòa giám mục Đà Nẵng) cùng đồng tế.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nêu 5 ý lễ trong 1 sự kiện ngày hôm nay:
1. Mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô & Phao lô
2. Mừng Bổn mạng Giáo xứ Nhượng Nghĩa, lần đầu tiên Đức Cha đến thăm Mục vụ Giáo xứ.
3. Mừng Bổn mạng Cha Quản xứ ( Cha Phê-rô Lê Hưng)
4. Mừng Bổn mạng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ
5. Và đặc biệt mừng 21 em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức
Đức Cha mời gọi cộng đoàn trong tình hiệp nhất yêu thương …. xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành xuống cho mọi người, và mỗi người nhận ra tiếng gọi huyền nhiệm của Chúa là loan báo Tin Mừng trong môi trường mình đang sống và làm việc.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha dẫn chứng đời sống Hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao lô, mau mắn đáp lời Chúa gọi, dẫu cuộc đời có lúc vấp ngã, nhưng mau mắn quay trở về với Chúa. Với tấm gương của Thánh Phê-rô, Đức Cha mời gọi mỗi người biết đối thoại và dẫn đưa anh em về với Chúa. Với gương Phao-lô, Ngài mời gọi mỗi người nhìn lại chính tâm hồn của mình, không lên án kết án người khác… và Ngài đưa đến kết luận: Mỗi người được mời gọi là trụ cột Hội Thánh, phải làm gì cho Hội Thánh và thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ban 7 ơn, để các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay và mỗi người sống đời sống Bác ái yêu thương, để Đức Ki-tô hiện diện trong đời sống đầy lòng thương xót là tuyên xưng niềm tin, là chứng từ đẹp nhất, là nhân chứng lòng thương xót của Chúa giữa anh em chưa nhận biết Chúa.
Sau bài giảng, Đức Cha đã ban Bí tích Thêm sức cho 21 em, niềm vui của các em, gia đình các em và cộng đoàn khi Đức Cha xướng danh và xức Dầu ghi Ấn tín Chúa Thánh Thần, bình an và hoan lạc đến với tâm hồn mỗi người.
Cuối Thánh Lễ, ông Phê-rô Võ Thái Hoàng- Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ, Đại diện cộng đoàn đã cám ơn Đức Cha, Cha Quản xứ, Cha đồng tế, quý Sơ, quý anh chị Giáo lý viên, tất cả những người hướng dẫn dạy cho các em và đã góp công của cho buổi lễ thật tốt đẹp. Tiếp đó các em vừa mới Thêm sức tặng hoa, quà cho ĐGM, Cha Quản xứ và Cha đồng tế, những bó hoa tươi thắm tỏ lòng biết ơn các Ngài.
Kết thúc Thánh lễ, các em Thêm sức và cộng đoàn quấn quýt bao lấy Đức Cha, Cha Quản xứ và Cha đồng tế để chụp vài tấm hình lưu niệm những giây phút đặc biệt trong đời và liên hoan sau Thánh lễ làm niềm vui càng tràn đầy hơn, trước lúc mọi người chia tay ra về….
Toma Trương Văn Ân
ĐÀ NẴNG - Trong niềm hân hoan mừng Lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao lô, bổn mạng Giáo xứ, kỷ niệm 62 năm thành lập Giáo xứ Nhượng Nghĩa (mừng kính vào ngày 29. 6, nhưng được dời đến Chúa Nhật, nhằm thuận tiện cho cộng đoàn Giáo xứ ).
Xem Hình
Chiều Chúa Nhật 3/7/2016, sân nhà thờ Nhượng Nghĩa đông vui khác thường, Cha Phê-rô Lê Hưng – Quản xứ, Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ, các đoàn thể, Đoàn thiếu nhi, các Em chuẩn bị nhận Bí tích Thêm sức, Cha mẹ và Người Đỡ đầu đã mong đợi trong hân hoan, đứng hai bên từ sát mép đường vào đến cửa nhà thờ, chờ đón Đức Cha, Quý Cha và quý khách đến dự Thánh lễ mừng Bổn mạng Giáo xứ và các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Lúc 17 giờ, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận đã đến trong tiếng vỗ tay hoan hô chào mừng của cộng đoàn Giáo xứ. Ngài viếng thăm mục vụ và ban phép thêm sức cho 21 em thiếu nhi. Đây là lần đầu tiên Đức Cha đến thăm Giáo xứ.
Sau vài phút Đức Cha cầu nguyện trước Thánh Thể, Ngài vào nhà xứ thăm trong những tràng pháo tay chào mừng của cộng đoàn.
17 giờ 30, đoàn rước của 21 em lãnh nhận Bí tích Thêm sứ, Cha mẹ và Người đỡ đầu, rước Đức Cha, Cha Quản xứ và Cha Gabrien Nguyễn ngọc Tuấn ( Chánh văn phòng Tòa giám mục Đà Nẵng) cùng đồng tế.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nêu 5 ý lễ trong 1 sự kiện ngày hôm nay:
1. Mừng kính Hai Thánh Tông Đồ Phê-rô & Phao lô
2. Mừng Bổn mạng Giáo xứ Nhượng Nghĩa, lần đầu tiên Đức Cha đến thăm Mục vụ Giáo xứ.
3. Mừng Bổn mạng Cha Quản xứ ( Cha Phê-rô Lê Hưng)
4. Mừng Bổn mạng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ
5. Và đặc biệt mừng 21 em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức
Đức Cha mời gọi cộng đoàn trong tình hiệp nhất yêu thương …. xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành xuống cho mọi người, và mỗi người nhận ra tiếng gọi huyền nhiệm của Chúa là loan báo Tin Mừng trong môi trường mình đang sống và làm việc.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha dẫn chứng đời sống Hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao lô, mau mắn đáp lời Chúa gọi, dẫu cuộc đời có lúc vấp ngã, nhưng mau mắn quay trở về với Chúa. Với tấm gương của Thánh Phê-rô, Đức Cha mời gọi mỗi người biết đối thoại và dẫn đưa anh em về với Chúa. Với gương Phao-lô, Ngài mời gọi mỗi người nhìn lại chính tâm hồn của mình, không lên án kết án người khác… và Ngài đưa đến kết luận: Mỗi người được mời gọi là trụ cột Hội Thánh, phải làm gì cho Hội Thánh và thế giới. Xin Chúa Thánh Thần ban 7 ơn, để các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay và mỗi người sống đời sống Bác ái yêu thương, để Đức Ki-tô hiện diện trong đời sống đầy lòng thương xót là tuyên xưng niềm tin, là chứng từ đẹp nhất, là nhân chứng lòng thương xót của Chúa giữa anh em chưa nhận biết Chúa.
Sau bài giảng, Đức Cha đã ban Bí tích Thêm sức cho 21 em, niềm vui của các em, gia đình các em và cộng đoàn khi Đức Cha xướng danh và xức Dầu ghi Ấn tín Chúa Thánh Thần, bình an và hoan lạc đến với tâm hồn mỗi người.
Cuối Thánh Lễ, ông Phê-rô Võ Thái Hoàng- Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ, Đại diện cộng đoàn đã cám ơn Đức Cha, Cha Quản xứ, Cha đồng tế, quý Sơ, quý anh chị Giáo lý viên, tất cả những người hướng dẫn dạy cho các em và đã góp công của cho buổi lễ thật tốt đẹp. Tiếp đó các em vừa mới Thêm sức tặng hoa, quà cho ĐGM, Cha Quản xứ và Cha đồng tế, những bó hoa tươi thắm tỏ lòng biết ơn các Ngài.
Kết thúc Thánh lễ, các em Thêm sức và cộng đoàn quấn quýt bao lấy Đức Cha, Cha Quản xứ và Cha đồng tế để chụp vài tấm hình lưu niệm những giây phút đặc biệt trong đời và liên hoan sau Thánh lễ làm niềm vui càng tràn đầy hơn, trước lúc mọi người chia tay ra về….
Toma Trương Văn Ân
Đại hội hành hương tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon
Lê Quang Uyên
22:44 03/07/2016
ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon
Hằng năm, vào dịp lễ July, 4 khi toàn đất nước Hoa Kỳ mừng Lễ Độc Lập thì Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon đều tổ chức 3 ngày Đại Hội Hành Hương tại đồi núi Đức Mẹ Sầu Bi hay thường gọi là Grotto, ngoài giáo dân của giáo xứ và các cộng đoàn vùng phụ cận còn quy tụ lại các cộng đoàn Công Giáo thuộc vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và Canada như: Vancouver BC Canada, Seattle, Tacoma WA, Nam và Bắc California cùng các cộng đoàn bạn gồm: Balan, Philippines, Đại Hàn, Ấn Độ, Lào H-mong v.v…
Xem Hình
Năm nay, được tổ chức từ thứ Sáu ngày 1 tháng 7 đến Chúa Nhật ngày 3 tháng 7 năm 2016 với chủ đề: “Hòa Giải trong Yêu Thương & Dung Thứ”.
Thứ Sáu 01-7-2016 tại Giáo Xứ.
Trước giờ khai mạc như thường lệ, đúng 3 giờ chiều Cha Chánh Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD chủ sự buổi Kính Trọng Thể Lòng Chúa Thương Xót tại Thánh Đường của giáo xứ, sau đó là giờ giảng thuyết do Cha Giuse Đinh Văn Nghị, O.P hướng dẫn. Đúng 7:00PM kiệu hài cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và khai mạc 3 ngày Đại Hội tại khán đài trong khuôn viên của giáo xứ bằng Thánh Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức Ông Giacôbê Phạm Văn Ninh cựu Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang chủ tế, cùng đồng tế có Cha Chánh Xứ quý Cha Phó Xứ, 3 Cha giảng phòng tĩnh tâm cho Đại Hội và đông đảo quý Cha khách hành hương.
Trước Thánh Lễ, Cha Chánh Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD giới thiệu và chào mừng sự hiện diện quý Cha, quý Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn, quý Sơ quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn khắp mọi nơi về tham dự 3 ngày Đại Hội năm nay, đồng thời tuyên bố bắc đầu khai mạc đại hội năm 2016 và cũng là kỷ niệm Đại Hội Hành Hương năm thứ 40 do giáo xứ tổ chức.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, có giờ chầu Thánh Thể tại Nhà Thờ lớn do Cha Chánh Xứ chủ sự cùng hiện diện có quý Cha, quý Sơ và giáo dân sốt sắng tham dự đông đủ.
Thứ Bảy 02-7-2016 tại Giáo Xứ.
Từ 7:30 AM có Thánh Lễ cầu nguyện cho mọi nhu cầu do Cha Phó Xứ Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Vinh, SDD chủ tế tại Nhà Thờ lớn và Cha Chánh Xứ giảng thuyết.
Đúng 9:00AM Cha Đaminh Đinh Văn Nghị, O.P tiếp tục giảng thuyết đề tài: “Tiến trình ‘Dung Thứ’, con Đường Hoà Giải Tuyệt Vời Của Văn Hoá Việt Nam”. đến 10:45AM Cha Joankim Lê Quang Hiền giảng thuyết đề tài: “Lòng Thương Xót trong Tương Quan Gia Đình”. Sau giờ nghỉ trưa vào lúc 2;00PM đến 5:00 PM cùng Cha Mathêu Trần Tiến Đạt, SJ hai Cha có buổi hội thảo cho các bậc phụ huynh và giới trẻ tại Hội Trường với cùng đề tài trên. Giáo dân và khách hành hương đã hưởng ứng và tham dự khá đông đủ. Ngoài ra, thứ Sáu và thứ Bảy trước Thánh Lễ đều có một giờ các Cha ngồi toà giải tội để cho giáo dân có cơ hội làm hoà với Chúa hầu tham dự 3 ngày Đại Hội Hành Hương được sốt sắng hơn.
Vào lúc 5:30 PM tại Khán Đài có chương trình Vũ Khúc Dâng Hoa Kính Đức Mẹ La Vang do các em Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc Beaverton, OR phụ trách.
Đúng 6:00PM Thánh Lễ Trọng Thể Kính Đức Mẹ La Vang tại khán đài do Đức Cựu Tổng Giám Mục Giáo Phận Portland, OR Jonh G. Valzny chủ tế, cùng Đồng Tế có Đức ông Giacôbê Phạm Văn Ninh cựu Chánh Xứ, các Cha thuộc giáo xứ và khá đông quý Cha khách hành hương, quý Thầy Phó Tế. Tham dự Thánh Lễ còn có Quý Sơ của các Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Thủ Thiêm v.v…và Bà Chưởng Ấn luôn sát cánh và có mặt cùng giáo xứ, phần chuyển ngữ giảng thuyết do Cha Lê Quang Hiền phụ trách.
Cuối cùng trong ngày là phần Văn Nghệ giúp vui do các Ca sĩ đến từ Nam California và địa phương trình diễn tại khuôn viên của giáo xứ.
Chúa Nhật 3-7-2016 tại Grotto Núi Đức Mẹ Sầu Bi.
9:00 AM Giáo dân lần lược tập trung tại Trung Tâm mỗi lúc mỗi đông hơn, chương trình diễn tiến trong ngày lễ hôm nay, được tuần tự theo thời gian mà Ban Tổ Chức đã ấn định như sau:
Bắc đầu lúc 9:30AM Cha Chánh Xứ ngỏ lời chào mừng quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha, quý Thầy Phó Tế, quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng toàn thể giáo dân khắp mọi nơi đã đến tham dự Đại Hội năm nay, sau đó, có nghi thức Chào Quốc Kỳ Việt + Mỹ và tưởng niệm chiến sĩ, cũng như nạn nhân các chiến cuộc chiến đấu cho tự do, cho đồng bào vược biên, vược biển đã bỏ mình trên đường tìm tự do.
Sau đó là Cung Nghinh Đức Mẹ, kiệu quanh đồi Grotto, đi theo đoàn kiệu gồm có Cha Chánh Xứ, và khá đông quý Cha, quý Sơ và các cộng đoàn bạn v.v…đến 10:50AM Dâng Hoa Kính Đức Mẹ ngay tại khán đài của các em thiếu nhi trường Giáo Lý & Việt Ngữ của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang do sự hướng dẫn của quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland phụ trách.
Đặc biệt năm nay, có thêm nghi thức làm phép Đài Đức Mẹ La Vang trên khuôn viên đĩnh núi Grotto do Đức Tổng Giám Mục Portland OR chủ sự và làm phép, cùng hiện diện có Đức Cha phụ tá, Cha Chánh Xứ, quý Cha, quý Sơ và một số đại diện các Ban Ngành Đoàn Thể của giáo xứ tham dự.
Đúng 12:00PM Thánh Lễ Đại Trào tại khán đài Grotto do Đức Tổng Giám mục Alexander King Sample chủ tế, cùng Đồng Tế có Đức Cha phụ tá, quý Đức Ông, Cha Chánh Xứ, quý Cha và quý Thầy Phó Tế, tham dự Thánh Lễ gồm có quý Sơ các Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và Thủ Thiêm, các Tu Sĩ Nam Nữ và khoảng gần 7 ngàn giáo dân ở khắp các Cộng đoàn Công Giáo vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, Canada cũng như các cộng đòan Công Giáo các nước bạn tham dự.
Trước khi ban phép lành kết thúc Thánh Lễ, Cha Chánh Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD đã ngỏ lời cám ơn Đức Tổng, Đức Cha phụ tá, quý Đức Ông, quý Cha và tất cả quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng toàn thể giáo dân đến từ khắp mọi nơi, cám ơn mọi sự đóng góp tài chánh và công sức của các đoàn thể và của toàn thể giáo dân, nhờ đó mà công cuộc tổ chức Đại Hội năm nay được thành công tốt đẹp. Và xin hẹn gặp lại năm sau vào ngày 30 tháng 6 đến 2 tháng 7 năm 2017./.
LqU/GXĐMLV
Hằng năm, vào dịp lễ July, 4 khi toàn đất nước Hoa Kỳ mừng Lễ Độc Lập thì Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon đều tổ chức 3 ngày Đại Hội Hành Hương tại đồi núi Đức Mẹ Sầu Bi hay thường gọi là Grotto, ngoài giáo dân của giáo xứ và các cộng đoàn vùng phụ cận còn quy tụ lại các cộng đoàn Công Giáo thuộc vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và Canada như: Vancouver BC Canada, Seattle, Tacoma WA, Nam và Bắc California cùng các cộng đoàn bạn gồm: Balan, Philippines, Đại Hàn, Ấn Độ, Lào H-mong v.v…
Xem Hình
Năm nay, được tổ chức từ thứ Sáu ngày 1 tháng 7 đến Chúa Nhật ngày 3 tháng 7 năm 2016 với chủ đề: “Hòa Giải trong Yêu Thương & Dung Thứ”.
Thứ Sáu 01-7-2016 tại Giáo Xứ.
Trước giờ khai mạc như thường lệ, đúng 3 giờ chiều Cha Chánh Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD chủ sự buổi Kính Trọng Thể Lòng Chúa Thương Xót tại Thánh Đường của giáo xứ, sau đó là giờ giảng thuyết do Cha Giuse Đinh Văn Nghị, O.P hướng dẫn. Đúng 7:00PM kiệu hài cốt các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và khai mạc 3 ngày Đại Hội tại khán đài trong khuôn viên của giáo xứ bằng Thánh Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức Ông Giacôbê Phạm Văn Ninh cựu Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang chủ tế, cùng đồng tế có Cha Chánh Xứ quý Cha Phó Xứ, 3 Cha giảng phòng tĩnh tâm cho Đại Hội và đông đảo quý Cha khách hành hương.
Trước Thánh Lễ, Cha Chánh Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD giới thiệu và chào mừng sự hiện diện quý Cha, quý Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn, quý Sơ quý tu sĩ nam nữ và quý cộng đoàn khắp mọi nơi về tham dự 3 ngày Đại Hội năm nay, đồng thời tuyên bố bắc đầu khai mạc đại hội năm 2016 và cũng là kỷ niệm Đại Hội Hành Hương năm thứ 40 do giáo xứ tổ chức.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, có giờ chầu Thánh Thể tại Nhà Thờ lớn do Cha Chánh Xứ chủ sự cùng hiện diện có quý Cha, quý Sơ và giáo dân sốt sắng tham dự đông đủ.
Thứ Bảy 02-7-2016 tại Giáo Xứ.
Từ 7:30 AM có Thánh Lễ cầu nguyện cho mọi nhu cầu do Cha Phó Xứ Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Vinh, SDD chủ tế tại Nhà Thờ lớn và Cha Chánh Xứ giảng thuyết.
Đúng 9:00AM Cha Đaminh Đinh Văn Nghị, O.P tiếp tục giảng thuyết đề tài: “Tiến trình ‘Dung Thứ’, con Đường Hoà Giải Tuyệt Vời Của Văn Hoá Việt Nam”. đến 10:45AM Cha Joankim Lê Quang Hiền giảng thuyết đề tài: “Lòng Thương Xót trong Tương Quan Gia Đình”. Sau giờ nghỉ trưa vào lúc 2;00PM đến 5:00 PM cùng Cha Mathêu Trần Tiến Đạt, SJ hai Cha có buổi hội thảo cho các bậc phụ huynh và giới trẻ tại Hội Trường với cùng đề tài trên. Giáo dân và khách hành hương đã hưởng ứng và tham dự khá đông đủ. Ngoài ra, thứ Sáu và thứ Bảy trước Thánh Lễ đều có một giờ các Cha ngồi toà giải tội để cho giáo dân có cơ hội làm hoà với Chúa hầu tham dự 3 ngày Đại Hội Hành Hương được sốt sắng hơn.
Vào lúc 5:30 PM tại Khán Đài có chương trình Vũ Khúc Dâng Hoa Kính Đức Mẹ La Vang do các em Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc Beaverton, OR phụ trách.
Đúng 6:00PM Thánh Lễ Trọng Thể Kính Đức Mẹ La Vang tại khán đài do Đức Cựu Tổng Giám Mục Giáo Phận Portland, OR Jonh G. Valzny chủ tế, cùng Đồng Tế có Đức ông Giacôbê Phạm Văn Ninh cựu Chánh Xứ, các Cha thuộc giáo xứ và khá đông quý Cha khách hành hương, quý Thầy Phó Tế. Tham dự Thánh Lễ còn có Quý Sơ của các Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Thủ Thiêm v.v…và Bà Chưởng Ấn luôn sát cánh và có mặt cùng giáo xứ, phần chuyển ngữ giảng thuyết do Cha Lê Quang Hiền phụ trách.
Cuối cùng trong ngày là phần Văn Nghệ giúp vui do các Ca sĩ đến từ Nam California và địa phương trình diễn tại khuôn viên của giáo xứ.
Chúa Nhật 3-7-2016 tại Grotto Núi Đức Mẹ Sầu Bi.
9:00 AM Giáo dân lần lược tập trung tại Trung Tâm mỗi lúc mỗi đông hơn, chương trình diễn tiến trong ngày lễ hôm nay, được tuần tự theo thời gian mà Ban Tổ Chức đã ấn định như sau:
Bắc đầu lúc 9:30AM Cha Chánh Xứ ngỏ lời chào mừng quý Đức Cha, Đức Ông, quý Cha, quý Thầy Phó Tế, quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng toàn thể giáo dân khắp mọi nơi đã đến tham dự Đại Hội năm nay, sau đó, có nghi thức Chào Quốc Kỳ Việt + Mỹ và tưởng niệm chiến sĩ, cũng như nạn nhân các chiến cuộc chiến đấu cho tự do, cho đồng bào vược biên, vược biển đã bỏ mình trên đường tìm tự do.
Sau đó là Cung Nghinh Đức Mẹ, kiệu quanh đồi Grotto, đi theo đoàn kiệu gồm có Cha Chánh Xứ, và khá đông quý Cha, quý Sơ và các cộng đoàn bạn v.v…đến 10:50AM Dâng Hoa Kính Đức Mẹ ngay tại khán đài của các em thiếu nhi trường Giáo Lý & Việt Ngữ của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang do sự hướng dẫn của quý Sơ Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt/Miền Portland phụ trách.
Đặc biệt năm nay, có thêm nghi thức làm phép Đài Đức Mẹ La Vang trên khuôn viên đĩnh núi Grotto do Đức Tổng Giám Mục Portland OR chủ sự và làm phép, cùng hiện diện có Đức Cha phụ tá, Cha Chánh Xứ, quý Cha, quý Sơ và một số đại diện các Ban Ngành Đoàn Thể của giáo xứ tham dự.
Đúng 12:00PM Thánh Lễ Đại Trào tại khán đài Grotto do Đức Tổng Giám mục Alexander King Sample chủ tế, cùng Đồng Tế có Đức Cha phụ tá, quý Đức Ông, Cha Chánh Xứ, quý Cha và quý Thầy Phó Tế, tham dự Thánh Lễ gồm có quý Sơ các Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt và Thủ Thiêm, các Tu Sĩ Nam Nữ và khoảng gần 7 ngàn giáo dân ở khắp các Cộng đoàn Công Giáo vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, Canada cũng như các cộng đòan Công Giáo các nước bạn tham dự.
Trước khi ban phép lành kết thúc Thánh Lễ, Cha Chánh Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt, SDD đã ngỏ lời cám ơn Đức Tổng, Đức Cha phụ tá, quý Đức Ông, quý Cha và tất cả quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng toàn thể giáo dân đến từ khắp mọi nơi, cám ơn mọi sự đóng góp tài chánh và công sức của các đoàn thể và của toàn thể giáo dân, nhờ đó mà công cuộc tổ chức Đại Hội năm nay được thành công tốt đẹp. Và xin hẹn gặp lại năm sau vào ngày 30 tháng 6 đến 2 tháng 7 năm 2017./.
LqU/GXĐMLV
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo dục nhân bản và đại học Fulbright
Hà Minh Thảo
16:38 03/07/2016
GIÁO DỤC NHÂN BẢN VÀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT
Ngày 22.05.2016, chỉ vài giờ sau khi các phòng phiếu ‘đảng cử, dân bầu’ theo cơ cấu cái gọi là Quốc hội đóng cửa, phi cơ Air Force One chở Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã đáp xuống phi trường Nội bài (Hà nội) lúc 21 giờ 32, kết hợp với đoàn tùy tùng 800 người mà phần đông đã đến trước. Ông chỉ được tiếp đón lạnh nhạt bởi một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Thế mà, trong bài Diễn văn ngày 24.05.2016, ông tự khoe ‘Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa kỳ đã là đối tác’. Rồi, ông ngạo mạn ‘Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những BÀI HỌC CHO CẢ THẾ GIỚI’.
‘Điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi’ vẫn tồn tại khi ‘chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau’ giữa một chính phủ dân chủ (do dân bầu) và một chính phủ độc tài phản dân (do đảng cộng sản chỉ định) bất chấp nhân quyền bị chà đạp. Tại phiên điều trần ‘Tổng thống Obama đến Việt Nam : lỡ một cơ hội thúc đẫy Việt Nam cải thiện Nhân Quyền’ tại Quốc hội Hoa kỳ ngày 23.06.2016, Dân biểu Christopher Smith nói : « Tôi thực sự thất vọng vì Tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương ».
Về Giáo dục, ông Obama nói : « Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á… Đội hòa bình (Peace Corps) đến Việt Nam để tập trung dạy học.
Như tôi đã nói, ngày hôm qua, đội hòa bình (Peace Corps) đã đến Việt Nam để tập trung dạy học, để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước… Thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn ngay tại quê nhà. Do đó, mùa thu năm nay Đại học Fulbright sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ chí Minh ».
Tiền nhân chúng ta đã dạy ‘Ta về ta tắm ao ta, Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn’. Do đó, trước khi bàn đến những viện trợ mà Hoa kỳ đã dành cho Việt cộng từ sau ngày lập bang giao. Các chính phủ liên tiếp Mỹ đã dùng tiền người dân Mỹ đóng thuế để trợ giúp nhà nước tham nhũng Việt cộng mà kết quả, sau 20 năm hữu nghị tư bản Mỹ và cộng đảng Việt cho thấy nước Việt không tiến so với các quốc gia ASEAN. Hồi tưởng thời Việt Nam Cộng hòa, với nền Giáo dục Nhân bản, hình thành năm 1958, để, đầu thập niên 1960, cố Thủ tướng Lý quang Diệu đã ước mơ Tân gia ba (Singapore) được phát triển như Việt Nam Cộng hòa với Thủ đô Sài gòn, được mệnh danh ‘Hòn ngọc Viễn đông’.
I.- GIÁO DỤC NHÂN BẢN.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật..., phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Đó là :
1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :
a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
A.) Đặc tính công bình của chế độ cộng hòa.
Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Học sinh, sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: ề Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc […] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục ‘xã hội chủ nghĩa’ (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng… Ừ.
B.) Những kỷ niệm bản thân.
a.) Cá nhân chúng tôi được theo học tiểu học tại trường công lập, dù vào thời Pháp thuộc, nhưng chắc chắn được đãi ngộ hơn thời cộng sản, những tay sai Nga Tàu theo chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lê nin, chỉ biết ‘thủ tục đầu tiên’. Thời đó, các Thủ tướng là những trí thức biết cung cấp cho đồng bào một chương trình giáo dục gần như tại mẫu quốc vì họ cần đào tạo các công chức và những nhà chuyên môn. Thầy và cô giáo là những nhà mô phạm đáng kính vì có khả năng, chứ không do ô dù đảng hay ‘hồng hơn chuyên’. Sinh hoạt kinh tế không quá đắc đỏ, nên lương bổng bảo đảm đời sống đầy đủ.
b.) Khi chúng tôi bước vào trung học, là lúc Thủ tướng Ngô đình Diệm đã dành lại Độc lập (chủ quyền, tài chính…) cho Việt Nam và Quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng vì trường công cấp này chưa nhiều nên phải thi tuyển. Biết khả năng của con, song thân đã tín nhiệm tư thục Lasan Taberd cho tôi vào học. Phụ trách hệ thống các Trường này là các Tu sĩ Dòng Lasan, do Thánh Linh mục Gioan Tiền hô de la Salle thành lập, hiệân diện trên Quê hương từ năm 1866. Sứ vụ giáo dục được Giáo Hội Công Giáo ủy nhiệm cho các Sư huynh, vừa là Thầy và là Anh, để hướng dẫn giới trẻ đàn em. Để ‘Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh’ việc chào Quốc kỳ màu vàng được lưu truyền từ Trưng Trắc và Trưng Nhị đánh thắng Tô Định chạy về Tàu. Mỗi thứ hai, Quốc Ca cũng được trổi lên cùng lúc Cờ Việt được kéo lên. Sau đó, Sư huynh Hiệu trưởng có đôi lời với các thầy và học sinh và tuyên đọc danh sách các trò đến trể tuần qua : kỹ luật nghiêm nhặt để kết quả ‘tiên học lễ, hậu học văn’ đạt được kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi theo chương trình Pháp lẫn Việt. Sau giờ học, thầy trò gặp nhau trong các cuộc tranh tài thể thao. Trường Taberd đã cung cấp cho Bóng bàn Việt Nam những cây vợt đẳng cấp thế giới : Lê Văn Tiết (vô địch quốc tế Pháp 1959) và với Mai văn Hòa, Trần cảnh Được và Trần văn Liễu, Việt Nam Cộng hòa đoạt vô địch toàn đội Á châu năm 1958 và huy chương đồng vô địch quốc tế 1959… Hàng năm, sáng sớm ngày áp lễ Chúa giáng sinh, cựu học sinh Ngô đình Diệm đến hiệp dâng Thánh Lễ và thăm Thầy cũ cùng trò chuyện với học sinh nội trú.
Không áp lực được Tổng thống Ngô đình Diệm để Mỹ đem quân tác chiến vào miền Nam Việt Nam để bán võ khí, ‘bọn sát nhân’ dưới quyền Kennedy, sau khi bài trò ‘đàn áp Phật giáo’ đã thuê những kẻ giết mướn thảm sát ông Diệm và bào huynh Ngô đình Nhu ngày 02.11.1963. Hành động tung quân vào chiến trường Việt Nam của vị tiền nhiệm đồng đảng Dân chủ Lyndon B. Johnson là vì ‘nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột’ như phát biểu của Tổng thống Obama ngày 24.05.2016 và đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ. Dưới sự ‘cố vấn kiểu Mỹ’của các viên chức Hoa kỳ và các Thượng tọa, nhiều chánh khách bất tài bị các tướng tham quyền hết đảo chính rồi chỉnh lý. Ngày 01.04.1967, Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa được ban hành với nền Giáo dục Nhân bản được ghi vào đó.
Đến ngày 30.04.1975, Giáo Hội Công Giáo điều hành 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học, với các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd và các trường Lasan khác tại Thủ đức, Đà lạt, Mỹ tho, Nha trang, v.v.. (dành cho nam sinh); Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), Saint Paul, Thiên Phước (dành cho nữ sinh) bị nhà nước Cộng sản đóng cửa và ‘mượn không trả’ trường ốc. Một nhà nước cướp đoạt như thế thì giáo dục được ai ? Nền Giáo dục Nhân bản bị tiêu diệt và hệ thống Giáo dục Công Giáo không còn thì xã hội Việt Nam đi về đâu ?
II.- GIÁO DỤC CỘNG SẢN.
Các viên chức lãnh đạo Giáo dục dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa khôntg đủ sức để hình thành triết lý giáo dục của mình. Tháng 09/2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo khoa học ‘Triết lý giáo dục Việt Nam’. Nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: ‘Không thầy đố mày làm nên’; ‘Học thầy không tày học bạn’; ‘Học phải đi đôi với hành’; ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’; ‘Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu’; v.v... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau: ‘... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới’.
Sau hơn 41 năm, cộng đảng Việt ngự trị trên Quê Hương và, 20 năm Mỹ nhận sinh viên du học, xã hội nước nhà ngày càng thoái hóa, trong Thánh Lễ kính Thánh Antôn ngày 13.06.2016, tại Linh địa Thánh Antôn, Trại Gáo, Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, giảng : « Trong truyền thống, bàn ăn là nơi gia đình gặp gỡ nhau, tìm lại nhau sau những giờ làm việc vất vả. Trước đây, rất nhiều gia đình dù là những bữa cơm đạm bạc nhưng chúng ta tin rằng đó là bữa cơm an lành với những thực phẩm an lành, bổ dưỡng, giúp chúng ta lấy lại sức khỏe. Hôm nay, người dân Việt Nam với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch và ranh giới giữa chúng rất mong manh. Một số người ham lợi nhuận, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm, chế biến những thực phẩm bẩn đem bán trên thị trường. Câu chuyện về vườn rau mà người ta hay kể lại là minh chứng. Cách đây không lâu có một bài văn của một em học sinh tả về rườn rau nhà em như sau: ‘nhà em có bốn luống rau. Mẹ sai em ra vườn hái rau. Em hái mỗi luống một ít. Mang về mẹ hỏi em ‘con hái luống nào?’ Em kể lại hái mỗi luống một ít. Mẹ la lên: ‘chết rồi, con phải hái luống gần bờ tường vì đó là luống rau nhà mình ăn, còn ba luống kia là rau có thuốc sâu để bán cho người ta’Ừ.
Lời mẹ dặn con sao thấy đau quá! Biết rằng ba luống rau kia có nhiễm độc tố mà sao vẫn thản nhiên mang ra chợ bán cho người khác. Hóa ra người Việt chúng ta đang giết nhau một cách thản nhiên và bình thường. Vì người trồng rau không phải chỉ ăn rau mà bán đi để mua: thịt, nước mắm, cá, trái cây… Và những người sản xuất những thực phẩm kia cũng dùng hóa chất. Như vậy bàn ăn của người mình hôm nay đầy nghi nan. Những món ăn ta nhìn trước mặt đầy nghi vấn, có hóa chất hay không, có yếu tố Trung quốc hay không?
Rất mong những người Công Giáo, những bạn thánh Antôn, một vị thánh nhân lành, dùng cả cuộc đời để đem lại an vui cho người khác, một vị thánh rao giảng chân lý và sự thật đòi hỏi mỗi người phải sống đúng lương tâm, đúng với giới răn Đạo Chúa. Chúng ta phải nhất quyết không chế tạo thực phẩm bẩn. Không vì đồng tiền mang gieo cho anh chị em ta những thực phẩm bẩn. Mâm cơm người Việt hôm nay không chỉ là mâm cơm cho thể lý. Đức Giêsu đã truyền cho chúng ta: ‘chính anh em hãy cho họ ăn’. Ăn đây không phải chỉ về thân xác vì Chúa nói: ‘con người sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn là Lời từ miệng Chúa phán ra’. ‘Mâm cơm’ hôm nay của chúng ta còn rất nhiều khủng hoảng như ‘mâm cơm giáo dục’. Chưa bao giờ giáo dục xuống cấp như vậy. Chưa bao giờ giáo dục rơi vào hoàn cảnh dạy chữ không nỗi, huống hồ dạy người. Chưa bao giờ bạo lực học đường tràn lan và công khai như hôm nay. Chưa bao giờ con cái của các quan chức và đại gia lại bỏ nước ra đi học ở nước ngoài nhiều như vậy, để lại trường lớp cho con cái nhà nghèo.
‘Mâm cơn văn hóa’, ‘mâm cơn nhân bản’, ‘mâm cơm tình người’ chưa bao giờ bẩn như hôm nay, khi con người xử ác và xử tệ đến như vậy. Chưa bao giờ con người Việt Nam bạo động, nóng nảy và hung ác như vậy. Chỉ cần ra đường va chạm nhỏ cũng dẫn đến bạo động, đả thương nhau! Tình nghĩa đồng bào còn đâu! Đâu còn những giá trị văn hóa và tâm linh! Còn đâu câu ca dao: ‘bầu ơi thương lấy bí cùng/tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Tại sao con người hôm nay lại xuống cấp thê thảm về giáo dục, văn hóa, và nhân bản đến như vậy?
III.- ĐẠO ĐỨC CHUNG QUANH ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM.
Đọc bài ‘FUV (Fulbright University Vietnam) phản hồi về khoản tiền tài trợ từ Chánh phủ Hoa kỳ’, chúng ta được biết :
A.) Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) khoảng 20 triệu mỹ kim từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu mỹ kim này đến từ hai nguồn:
Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 – Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu mỹ kim. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã thể hiện rõ số tiền này.
Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu mỹ kim cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa kỳ.
Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV.
B.) Về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV. Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác. Cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng. Dù là đảng viên Dân chủ, Bob đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hòa. Do đó, ông được đề cử đứng đầu Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở đặt tại Massachusetts, có nhiệm vụ thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo dục đại học Việt Nam, như hỗ trợ sáng kiến FUV bằng cách huy động nguồn tài chính và trí thức, quản lý phần đóng góp của chính phủ Mỹ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án.
C.) Bob Kerrey làm gì trong chiến tranh Việt Nam ? Hải quân Đại uý Joseph Robert Kerrey từng tham gia vào vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh phong (Bến tre) khiến hơn 13 trẻ em và phụ nữ bị giết đêm 25.02.1969. Báo cáo không đầy đủ của Kerrey và đồng đội chỉ ghi ‘tiêu diệt 21 Việt cộng’ và phá huỷ hai căn nhà. Sự kiện chỉ được đưa ánh sáng sau loạt bài điều tra do New York Times và chương trình ‘60 Minutes II’ đài CBS năm 2001. Ông kể ‘đêm nói trên, đội SEALs của ông tới làng đó trang bị súng M-16, súng ngắn, lựu đạn sáng, súng máy,.. để tiêu diệt nhân vật của mặt trận giải phóng. ‘Nguyên tắc tác chiến khi đó là giết tất cả những ai chúng tôi gặp. Giết những ai chúng tôi gặp không thì phải huỷ chiến dịch’,
Khi tới cụm nhà đầu tiên, họ dùng dao đâm chết hết mấy người họ gặp, để không gây ra tiếng động hầu bị phát hiện. Gerhard Klann, thành viên khác của đội, và bà Phạm trí Lãnh, người phụ nữ sống sót trong vụ thảm sát và được chương trình ‘60 Minutes II’ phỏng vấn kể lại việc là họ gặp hai ông bà cụ và ba đứa trẻ dưới 12 tuổi ở cụm nhà đầu tiên. Kerrey ra lệnh cho họ giết những người này. Klann túm lấy ông già, bịt mồm mang đi và dùng dao đâm ông liên tiếp. ‘Ông không chết, tiếp tục vùng lại’, Kerrey bước tới đẩy ông già xuống đất và đạp chân lên ngực ông dằn ông xuống, trong khi Klann dùng dao cắt cổ ông. Trong lúc Klann giết ông già thì các thành viên trong nhóm xông vào giết người bà cụ và ba đứa trẻ. Bà Lãnh may mắn thoát chết vì nấp ngay khi nghe tiếng khóc. Klann nói ‘sau đó, họ bắt hết phụ nữ và trẻ em từ các nhà quanh xóm, dồn ra góc thôn và quyết định ‘giết hết và rút lui’. Klann nói Kerrey ra lệnh giết và toán lính này đứng cách 6-10 mét bắt đầu xả súng máy trong vòng khoảng 30 giây. Bắn xong, họ lại nghe thấy tiếng rên rỉ và lại bắn tiếp thêm 30 giây lần nữa. Lần cuối, có tiếng khóc của đứa trẻ. Klann chỉ tay vào trái tim mình nói ‘tôi phải sống với những điều này trong đây. Tôi không thể tống chúng ra khỏi tâm trí mình’.
Sau trận chiến, Kerrey nộp báo cáo chỉ nói là giết 21 lính Việt Cộng. Nhưng hôm sau, thông tin về dân thường bị sát hại dã man ở Thanh phong được loan truyền và quân đội Mỹ bắt đầu điều tra. Báo cáo quân đội được điều chỉnh ‘24 người chết trong đó 13 phụ nữ, trẻ em và 1 cụ già. 11 người không xác minh được danh tính và được cho là lính Việt cộng’. Nhưng những thông tin này được giấu nhẹm và chỉ bị phát hiện sau khi New York Times và CBS dùng FOIA (quyền tự do thông tin) để tiếp cận hồ sơ lưu trữ của hải quân và quân đội. Nhiều cựu chiến binh và các nhóm chống chiến tranh chỉ trích hành động của Kerrey là ‘tội ác chiến tranh’. Ghi lại những chi tiết này từ Wikipedia để hy vọng sự tha thứ của việt cộng. Năm 1975, chúng đã hứa hẹn ‘sự khoan hồng’ để các Sĩ quan Việt Nam Cộng hòa trình diện học tập vài tuần và trở thành ‘mút mùa’. Bao giờ, chính phủ Mỹ mới biết ‘thế nào là cộng sản’ ? Bà cố vấn Elizabeth Phú cần biết thêm về Cọâng sản Việt Nam.
D.) Đối thủ của ông là Tôn Nữ Thị Ninh, một người lung tung chức vụ (một lần kia, các dân biểu Nghị viện Âu châu đến thăm Quốc hội Việt cộng. Họ rất ngạc nhiên đến khinh thường khi thấy bà vừa là Đại biểu Quốc hội vừa là Đại sứ Việt tại Liên hiệp Âu châu vì họ quên Việt Nam là một nước độc đảng và độc tài nên làm gì có tam quyền phân lập). Vì là Việt cộng, bà không được ủng hộ bởi những người còn hay cựu cộng sản vì cho rằng bà là người Huế mà không nói thật vụ thảm sát Huế năm Mậu thân 1968.
Bao nhiêu ‘nhân vật khác’ nhân danh đạo đức, lời Phật dạy hay xóa bỏ hận thù… Những người tha tội cho Bob Kerry thì nhân danh ai trong khi nhiều thân nhân của các nạn nhân nói họ còn căn thù đến chết. Bob quá sang giàu và quyền thế để họ có thể gặp mặt, khoan nói đến việc tha hay không tha…
Thật đây là câu chuyện xin lỗi và tha thứ cho nhau trong quá khứ, nhưng chúng không thấy mình đang tiếp tay nhà cầm quyền cộng sản Việt để đàn áp đồng bào họ. Nhân danh việc giáo dục, có ai trong họ (các giáo sư, tiến sĩ…) dám lên tiếng trường hợp Sinh viên Nguyễn thị Phương Uyên bị ‘Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ chí Minh đuổi học’ chỉ vì lòng yêu nước cũng như bao nhiêu sinh viên khác đã bị đuổi học chỉ vì biểu tình chống Tàu cộng xâm lược hay cá chết hàng loạt mà, ngay những ngày đầu, họ đã tuyên đoán được thủ phạm chính là Formosa. Đa số người trong họ quên đi những người dân oan bị nhà nước này cướp hợp pháp nhà cửa của họ. Nếu ông Bob Kerry nói một tiếng để giúp họ thì thật cám ơn, dù kết quả tốt xấu sẽ tính sau.
Ông Obama khoe ‘Chúng tôi đón nhận nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á’. Nhưng ông có biết bao nhiêu trở về Việt Nam tham gia vào việc phát triển thật sự nước Việt Nam ? Trước nhứt, những người không có ô dù sẽ tìm cách ở lại vì chỉ cần làm việc có tiền đủ sống trong tự do, bệnh không đến nổi phải biết thủ tục ‘đầu tiên’ (tức tiền đâu ?). Trong số những kẻ có dù lộng về thì bao nhiêu tên, sau khi ăn chơi thoải mái ở nước người, khi trở lãnh đạo công an hay thanh niên xung phong để đánh đập đàn bà, trẻ em và hỗn láo với người yêu nước.
Xin m ời xem : https://haedc.org/2016/05/18/con-trai-tuong-chung-an-choi-hay-du-hoc/
Hà Minh Thảo
Ngày 22.05.2016, chỉ vài giờ sau khi các phòng phiếu ‘đảng cử, dân bầu’ theo cơ cấu cái gọi là Quốc hội đóng cửa, phi cơ Air Force One chở Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã đáp xuống phi trường Nội bài (Hà nội) lúc 21 giờ 32, kết hợp với đoàn tùy tùng 800 người mà phần đông đã đến trước. Ông chỉ được tiếp đón lạnh nhạt bởi một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Thế mà, trong bài Diễn văn ngày 24.05.2016, ông tự khoe ‘Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa kỳ đã là đối tác’. Rồi, ông ngạo mạn ‘Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những BÀI HỌC CHO CẢ THẾ GIỚI’.
‘Điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi’ vẫn tồn tại khi ‘chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau’ giữa một chính phủ dân chủ (do dân bầu) và một chính phủ độc tài phản dân (do đảng cộng sản chỉ định) bất chấp nhân quyền bị chà đạp. Tại phiên điều trần ‘Tổng thống Obama đến Việt Nam : lỡ một cơ hội thúc đẫy Việt Nam cải thiện Nhân Quyền’ tại Quốc hội Hoa kỳ ngày 23.06.2016, Dân biểu Christopher Smith nói : « Tôi thực sự thất vọng vì Tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương ».
Về Giáo dục, ông Obama nói : « Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á… Đội hòa bình (Peace Corps) đến Việt Nam để tập trung dạy học.
Như tôi đã nói, ngày hôm qua, đội hòa bình (Peace Corps) đã đến Việt Nam để tập trung dạy học, để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước… Thế hệ trẻ Việt Nam xứng đáng được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn ngay tại quê nhà. Do đó, mùa thu năm nay Đại học Fulbright sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ chí Minh ».
Tiền nhân chúng ta đã dạy ‘Ta về ta tắm ao ta, Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn’. Do đó, trước khi bàn đến những viện trợ mà Hoa kỳ đã dành cho Việt cộng từ sau ngày lập bang giao. Các chính phủ liên tiếp Mỹ đã dùng tiền người dân Mỹ đóng thuế để trợ giúp nhà nước tham nhũng Việt cộng mà kết quả, sau 20 năm hữu nghị tư bản Mỹ và cộng đảng Việt cho thấy nước Việt không tiến so với các quốc gia ASEAN. Hồi tưởng thời Việt Nam Cộng hòa, với nền Giáo dục Nhân bản, hình thành năm 1958, để, đầu thập niên 1960, cố Thủ tướng Lý quang Diệu đã ước mơ Tân gia ba (Singapore) được phát triển như Việt Nam Cộng hòa với Thủ đô Sài gòn, được mệnh danh ‘Hòn ngọc Viễn đông’.
I.- GIÁO DỤC NHÂN BẢN.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật..., phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Đó là :
1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :
a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
A.) Đặc tính công bình của chế độ cộng hòa.
Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Học sinh, sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: ề Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc […] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục ‘xã hội chủ nghĩa’ (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng… Ừ.
B.) Những kỷ niệm bản thân.
a.) Cá nhân chúng tôi được theo học tiểu học tại trường công lập, dù vào thời Pháp thuộc, nhưng chắc chắn được đãi ngộ hơn thời cộng sản, những tay sai Nga Tàu theo chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lê nin, chỉ biết ‘thủ tục đầu tiên’. Thời đó, các Thủ tướng là những trí thức biết cung cấp cho đồng bào một chương trình giáo dục gần như tại mẫu quốc vì họ cần đào tạo các công chức và những nhà chuyên môn. Thầy và cô giáo là những nhà mô phạm đáng kính vì có khả năng, chứ không do ô dù đảng hay ‘hồng hơn chuyên’. Sinh hoạt kinh tế không quá đắc đỏ, nên lương bổng bảo đảm đời sống đầy đủ.
b.) Khi chúng tôi bước vào trung học, là lúc Thủ tướng Ngô đình Diệm đã dành lại Độc lập (chủ quyền, tài chính…) cho Việt Nam và Quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng vì trường công cấp này chưa nhiều nên phải thi tuyển. Biết khả năng của con, song thân đã tín nhiệm tư thục Lasan Taberd cho tôi vào học. Phụ trách hệ thống các Trường này là các Tu sĩ Dòng Lasan, do Thánh Linh mục Gioan Tiền hô de la Salle thành lập, hiệân diện trên Quê hương từ năm 1866. Sứ vụ giáo dục được Giáo Hội Công Giáo ủy nhiệm cho các Sư huynh, vừa là Thầy và là Anh, để hướng dẫn giới trẻ đàn em. Để ‘Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh’ việc chào Quốc kỳ màu vàng được lưu truyền từ Trưng Trắc và Trưng Nhị đánh thắng Tô Định chạy về Tàu. Mỗi thứ hai, Quốc Ca cũng được trổi lên cùng lúc Cờ Việt được kéo lên. Sau đó, Sư huynh Hiệu trưởng có đôi lời với các thầy và học sinh và tuyên đọc danh sách các trò đến trể tuần qua : kỹ luật nghiêm nhặt để kết quả ‘tiên học lễ, hậu học văn’ đạt được kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi theo chương trình Pháp lẫn Việt. Sau giờ học, thầy trò gặp nhau trong các cuộc tranh tài thể thao. Trường Taberd đã cung cấp cho Bóng bàn Việt Nam những cây vợt đẳng cấp thế giới : Lê Văn Tiết (vô địch quốc tế Pháp 1959) và với Mai văn Hòa, Trần cảnh Được và Trần văn Liễu, Việt Nam Cộng hòa đoạt vô địch toàn đội Á châu năm 1958 và huy chương đồng vô địch quốc tế 1959… Hàng năm, sáng sớm ngày áp lễ Chúa giáng sinh, cựu học sinh Ngô đình Diệm đến hiệp dâng Thánh Lễ và thăm Thầy cũ cùng trò chuyện với học sinh nội trú.
Không áp lực được Tổng thống Ngô đình Diệm để Mỹ đem quân tác chiến vào miền Nam Việt Nam để bán võ khí, ‘bọn sát nhân’ dưới quyền Kennedy, sau khi bài trò ‘đàn áp Phật giáo’ đã thuê những kẻ giết mướn thảm sát ông Diệm và bào huynh Ngô đình Nhu ngày 02.11.1963. Hành động tung quân vào chiến trường Việt Nam của vị tiền nhiệm đồng đảng Dân chủ Lyndon B. Johnson là vì ‘nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột’ như phát biểu của Tổng thống Obama ngày 24.05.2016 và đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ. Dưới sự ‘cố vấn kiểu Mỹ’của các viên chức Hoa kỳ và các Thượng tọa, nhiều chánh khách bất tài bị các tướng tham quyền hết đảo chính rồi chỉnh lý. Ngày 01.04.1967, Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa được ban hành với nền Giáo dục Nhân bản được ghi vào đó.
Đến ngày 30.04.1975, Giáo Hội Công Giáo điều hành 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học, với các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd và các trường Lasan khác tại Thủ đức, Đà lạt, Mỹ tho, Nha trang, v.v.. (dành cho nam sinh); Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), Saint Paul, Thiên Phước (dành cho nữ sinh) bị nhà nước Cộng sản đóng cửa và ‘mượn không trả’ trường ốc. Một nhà nước cướp đoạt như thế thì giáo dục được ai ? Nền Giáo dục Nhân bản bị tiêu diệt và hệ thống Giáo dục Công Giáo không còn thì xã hội Việt Nam đi về đâu ?
II.- GIÁO DỤC CỘNG SẢN.
Các viên chức lãnh đạo Giáo dục dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa khôntg đủ sức để hình thành triết lý giáo dục của mình. Tháng 09/2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo khoa học ‘Triết lý giáo dục Việt Nam’. Nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: ‘Không thầy đố mày làm nên’; ‘Học thầy không tày học bạn’; ‘Học phải đi đôi với hành’; ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’; ‘Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu’; v.v... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau: ‘... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới’.
Sau hơn 41 năm, cộng đảng Việt ngự trị trên Quê Hương và, 20 năm Mỹ nhận sinh viên du học, xã hội nước nhà ngày càng thoái hóa, trong Thánh Lễ kính Thánh Antôn ngày 13.06.2016, tại Linh địa Thánh Antôn, Trại Gáo, Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, giảng : « Trong truyền thống, bàn ăn là nơi gia đình gặp gỡ nhau, tìm lại nhau sau những giờ làm việc vất vả. Trước đây, rất nhiều gia đình dù là những bữa cơm đạm bạc nhưng chúng ta tin rằng đó là bữa cơm an lành với những thực phẩm an lành, bổ dưỡng, giúp chúng ta lấy lại sức khỏe. Hôm nay, người dân Việt Nam với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch và ranh giới giữa chúng rất mong manh. Một số người ham lợi nhuận, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm, chế biến những thực phẩm bẩn đem bán trên thị trường. Câu chuyện về vườn rau mà người ta hay kể lại là minh chứng. Cách đây không lâu có một bài văn của một em học sinh tả về rườn rau nhà em như sau: ‘nhà em có bốn luống rau. Mẹ sai em ra vườn hái rau. Em hái mỗi luống một ít. Mang về mẹ hỏi em ‘con hái luống nào?’ Em kể lại hái mỗi luống một ít. Mẹ la lên: ‘chết rồi, con phải hái luống gần bờ tường vì đó là luống rau nhà mình ăn, còn ba luống kia là rau có thuốc sâu để bán cho người ta’Ừ.
Lời mẹ dặn con sao thấy đau quá! Biết rằng ba luống rau kia có nhiễm độc tố mà sao vẫn thản nhiên mang ra chợ bán cho người khác. Hóa ra người Việt chúng ta đang giết nhau một cách thản nhiên và bình thường. Vì người trồng rau không phải chỉ ăn rau mà bán đi để mua: thịt, nước mắm, cá, trái cây… Và những người sản xuất những thực phẩm kia cũng dùng hóa chất. Như vậy bàn ăn của người mình hôm nay đầy nghi nan. Những món ăn ta nhìn trước mặt đầy nghi vấn, có hóa chất hay không, có yếu tố Trung quốc hay không?
Rất mong những người Công Giáo, những bạn thánh Antôn, một vị thánh nhân lành, dùng cả cuộc đời để đem lại an vui cho người khác, một vị thánh rao giảng chân lý và sự thật đòi hỏi mỗi người phải sống đúng lương tâm, đúng với giới răn Đạo Chúa. Chúng ta phải nhất quyết không chế tạo thực phẩm bẩn. Không vì đồng tiền mang gieo cho anh chị em ta những thực phẩm bẩn. Mâm cơm người Việt hôm nay không chỉ là mâm cơm cho thể lý. Đức Giêsu đã truyền cho chúng ta: ‘chính anh em hãy cho họ ăn’. Ăn đây không phải chỉ về thân xác vì Chúa nói: ‘con người sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn là Lời từ miệng Chúa phán ra’. ‘Mâm cơm’ hôm nay của chúng ta còn rất nhiều khủng hoảng như ‘mâm cơm giáo dục’. Chưa bao giờ giáo dục xuống cấp như vậy. Chưa bao giờ giáo dục rơi vào hoàn cảnh dạy chữ không nỗi, huống hồ dạy người. Chưa bao giờ bạo lực học đường tràn lan và công khai như hôm nay. Chưa bao giờ con cái của các quan chức và đại gia lại bỏ nước ra đi học ở nước ngoài nhiều như vậy, để lại trường lớp cho con cái nhà nghèo.
‘Mâm cơn văn hóa’, ‘mâm cơn nhân bản’, ‘mâm cơm tình người’ chưa bao giờ bẩn như hôm nay, khi con người xử ác và xử tệ đến như vậy. Chưa bao giờ con người Việt Nam bạo động, nóng nảy và hung ác như vậy. Chỉ cần ra đường va chạm nhỏ cũng dẫn đến bạo động, đả thương nhau! Tình nghĩa đồng bào còn đâu! Đâu còn những giá trị văn hóa và tâm linh! Còn đâu câu ca dao: ‘bầu ơi thương lấy bí cùng/tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Tại sao con người hôm nay lại xuống cấp thê thảm về giáo dục, văn hóa, và nhân bản đến như vậy?
III.- ĐẠO ĐỨC CHUNG QUANH ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM.
Đọc bài ‘FUV (Fulbright University Vietnam) phản hồi về khoản tiền tài trợ từ Chánh phủ Hoa kỳ’, chúng ta được biết :
A.) Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) khoảng 20 triệu mỹ kim từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu mỹ kim này đến từ hai nguồn:
Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 – Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu mỹ kim. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã thể hiện rõ số tiền này.
Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu mỹ kim cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa kỳ.
Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV.
B.) Về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV. Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác. Cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng. Dù là đảng viên Dân chủ, Bob đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hòa. Do đó, ông được đề cử đứng đầu Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở đặt tại Massachusetts, có nhiệm vụ thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo dục đại học Việt Nam, như hỗ trợ sáng kiến FUV bằng cách huy động nguồn tài chính và trí thức, quản lý phần đóng góp của chính phủ Mỹ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án.
C.) Bob Kerrey làm gì trong chiến tranh Việt Nam ? Hải quân Đại uý Joseph Robert Kerrey từng tham gia vào vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh phong (Bến tre) khiến hơn 13 trẻ em và phụ nữ bị giết đêm 25.02.1969. Báo cáo không đầy đủ của Kerrey và đồng đội chỉ ghi ‘tiêu diệt 21 Việt cộng’ và phá huỷ hai căn nhà. Sự kiện chỉ được đưa ánh sáng sau loạt bài điều tra do New York Times và chương trình ‘60 Minutes II’ đài CBS năm 2001. Ông kể ‘đêm nói trên, đội SEALs của ông tới làng đó trang bị súng M-16, súng ngắn, lựu đạn sáng, súng máy,.. để tiêu diệt nhân vật của mặt trận giải phóng. ‘Nguyên tắc tác chiến khi đó là giết tất cả những ai chúng tôi gặp. Giết những ai chúng tôi gặp không thì phải huỷ chiến dịch’,
Khi tới cụm nhà đầu tiên, họ dùng dao đâm chết hết mấy người họ gặp, để không gây ra tiếng động hầu bị phát hiện. Gerhard Klann, thành viên khác của đội, và bà Phạm trí Lãnh, người phụ nữ sống sót trong vụ thảm sát và được chương trình ‘60 Minutes II’ phỏng vấn kể lại việc là họ gặp hai ông bà cụ và ba đứa trẻ dưới 12 tuổi ở cụm nhà đầu tiên. Kerrey ra lệnh cho họ giết những người này. Klann túm lấy ông già, bịt mồm mang đi và dùng dao đâm ông liên tiếp. ‘Ông không chết, tiếp tục vùng lại’, Kerrey bước tới đẩy ông già xuống đất và đạp chân lên ngực ông dằn ông xuống, trong khi Klann dùng dao cắt cổ ông. Trong lúc Klann giết ông già thì các thành viên trong nhóm xông vào giết người bà cụ và ba đứa trẻ. Bà Lãnh may mắn thoát chết vì nấp ngay khi nghe tiếng khóc. Klann nói ‘sau đó, họ bắt hết phụ nữ và trẻ em từ các nhà quanh xóm, dồn ra góc thôn và quyết định ‘giết hết và rút lui’. Klann nói Kerrey ra lệnh giết và toán lính này đứng cách 6-10 mét bắt đầu xả súng máy trong vòng khoảng 30 giây. Bắn xong, họ lại nghe thấy tiếng rên rỉ và lại bắn tiếp thêm 30 giây lần nữa. Lần cuối, có tiếng khóc của đứa trẻ. Klann chỉ tay vào trái tim mình nói ‘tôi phải sống với những điều này trong đây. Tôi không thể tống chúng ra khỏi tâm trí mình’.
Sau trận chiến, Kerrey nộp báo cáo chỉ nói là giết 21 lính Việt Cộng. Nhưng hôm sau, thông tin về dân thường bị sát hại dã man ở Thanh phong được loan truyền và quân đội Mỹ bắt đầu điều tra. Báo cáo quân đội được điều chỉnh ‘24 người chết trong đó 13 phụ nữ, trẻ em và 1 cụ già. 11 người không xác minh được danh tính và được cho là lính Việt cộng’. Nhưng những thông tin này được giấu nhẹm và chỉ bị phát hiện sau khi New York Times và CBS dùng FOIA (quyền tự do thông tin) để tiếp cận hồ sơ lưu trữ của hải quân và quân đội. Nhiều cựu chiến binh và các nhóm chống chiến tranh chỉ trích hành động của Kerrey là ‘tội ác chiến tranh’. Ghi lại những chi tiết này từ Wikipedia để hy vọng sự tha thứ của việt cộng. Năm 1975, chúng đã hứa hẹn ‘sự khoan hồng’ để các Sĩ quan Việt Nam Cộng hòa trình diện học tập vài tuần và trở thành ‘mút mùa’. Bao giờ, chính phủ Mỹ mới biết ‘thế nào là cộng sản’ ? Bà cố vấn Elizabeth Phú cần biết thêm về Cọâng sản Việt Nam.
D.) Đối thủ của ông là Tôn Nữ Thị Ninh, một người lung tung chức vụ (một lần kia, các dân biểu Nghị viện Âu châu đến thăm Quốc hội Việt cộng. Họ rất ngạc nhiên đến khinh thường khi thấy bà vừa là Đại biểu Quốc hội vừa là Đại sứ Việt tại Liên hiệp Âu châu vì họ quên Việt Nam là một nước độc đảng và độc tài nên làm gì có tam quyền phân lập). Vì là Việt cộng, bà không được ủng hộ bởi những người còn hay cựu cộng sản vì cho rằng bà là người Huế mà không nói thật vụ thảm sát Huế năm Mậu thân 1968.
Bao nhiêu ‘nhân vật khác’ nhân danh đạo đức, lời Phật dạy hay xóa bỏ hận thù… Những người tha tội cho Bob Kerry thì nhân danh ai trong khi nhiều thân nhân của các nạn nhân nói họ còn căn thù đến chết. Bob quá sang giàu và quyền thế để họ có thể gặp mặt, khoan nói đến việc tha hay không tha…
Thật đây là câu chuyện xin lỗi và tha thứ cho nhau trong quá khứ, nhưng chúng không thấy mình đang tiếp tay nhà cầm quyền cộng sản Việt để đàn áp đồng bào họ. Nhân danh việc giáo dục, có ai trong họ (các giáo sư, tiến sĩ…) dám lên tiếng trường hợp Sinh viên Nguyễn thị Phương Uyên bị ‘Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ chí Minh đuổi học’ chỉ vì lòng yêu nước cũng như bao nhiêu sinh viên khác đã bị đuổi học chỉ vì biểu tình chống Tàu cộng xâm lược hay cá chết hàng loạt mà, ngay những ngày đầu, họ đã tuyên đoán được thủ phạm chính là Formosa. Đa số người trong họ quên đi những người dân oan bị nhà nước này cướp hợp pháp nhà cửa của họ. Nếu ông Bob Kerry nói một tiếng để giúp họ thì thật cám ơn, dù kết quả tốt xấu sẽ tính sau.
Ông Obama khoe ‘Chúng tôi đón nhận nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á’. Nhưng ông có biết bao nhiêu trở về Việt Nam tham gia vào việc phát triển thật sự nước Việt Nam ? Trước nhứt, những người không có ô dù sẽ tìm cách ở lại vì chỉ cần làm việc có tiền đủ sống trong tự do, bệnh không đến nổi phải biết thủ tục ‘đầu tiên’ (tức tiền đâu ?). Trong số những kẻ có dù lộng về thì bao nhiêu tên, sau khi ăn chơi thoải mái ở nước người, khi trở lãnh đạo công an hay thanh niên xung phong để đánh đập đàn bà, trẻ em và hỗn láo với người yêu nước.
Xin m ời xem : https://haedc.org/2016/05/18/con-trai-tuong-chung-an-choi-hay-du-hoc/
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Giám Mục Địa Phận và Đấng Bản Quyền
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh
09:26 03/07/2016
Đức Giám Mục ĐỊA PHẬN
Địa phận là Giáo Hội riêng (can 368), là phần Dân Thiên Chúa được trao cho một Giám mục hướng dẫn với sự cộng tác của Linh mục đoàn (Can 369).
1. Đức Giám Mục địa phận là chủ chăn của địa phận (Can 376).
Ngài có quyền hành pháp, lập pháp va tư pháp chiếu theo Luật (Can 391), đích thân thi hành quyền lập pháp (không được ủy quyền cho ai, quyền hành pháp có thể nhờ vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục chiếu theo luật, còn quyền tư pháp Ngài có thể nhờ vị Đại diện Tư pháp (Can 391). Trong mọi công việc pháp lý của địa phận, Đức Giám Mục địa phận đứng tên thay mặt cả địa phận (Can 393).
Ngài phải cư ngụ trong địa phận dầu đã có Đức Giám Mục phó hoặc Phụ tá mặc lòng, trừ trường hợp đi Ad limina, đi họp Công đồng, họp Thượng Hội đồng Giám mục, họp Hội đồng Giám mục hoặc vì nhiệm vụ khác đã được ủy nhiệm cách hợp pháp. Với lý do tương tự khác, Ngài chỉ vắng mặt địa phận không quá một tháng liên tục hay đứt quảng. Vắng mặt quá sáu tháng cách bất hợp pháp, Đức Tổng Giám mục Giám tỉnh báo cho Tòa Thánh biết. Nếu Đức Tổng Giám cũng vắng như vậy, Đức Giám Mục thâm niên trong Giáo tỉnh phải báo cáo (Can 395).
Hằng năm Đức Giam mục địa phận đi kinh lý một số giáo xứ, giáo họ để ít là trong vòng 5 năm, Ngài đã kinh lý toàn địa phận. Bị cản trợ cách hợp pháp, Ngài nhờ Đức Gíam mục phó hoặc Phụ tá hoặc Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục hoặc Linh mục nào khác đi thay (Can 396).
Cứ 5 năm Đức Giám Mục địa phận làm bản tường trình về Địa phận gửi cho Tòa thánh theo mẫu của Tòa thánh quy định (Can 399). Cũng là năm Ngài về Roma (Ad limina) (Can 400).
2- Đấng Bản quyền địa phương (Ordinarius loci)
Gốm có Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính), vị Tổng Đại diện và Đại diện Giám mục. Đức Cha phó hoặc Đức Cha phụ tá khi kiêm chức Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục mới thuộc Đấng Bản quyền địa phương (Can 134,1 và 2).
Theo luật, những gì nói tới quyền dành cho Đức Giám Mục địa phận thì phải hiểu là chỉ Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính có quyền đó thôi, còn nói tớ Đấng Bản quyền địa phương thì bao gồm Đức Cha chính, vị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục. Khi có phép đặc biệt vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục cũng đươc sử dung quyền của Đức Giám Mục địa phận (Can 134, 3)
Ta lưu ý điều luật nói về xin phép Bản quyền địa phương: (Can 65):
Không ai đươc xin ơn nơi Đấng thường quyền khác ơn nơi Đấng thường quyền mình từ chối trừ khi đã nhắc lại sự từ chối trên, Đấng thường quyền kia đừng ban ơn trừ khi đã đươc Đấng thường quyền trước cho biết lý do khước từ (Can cũ 44), các nhà Luật học cho rằng đây chỉ nói về tính hợp pháp (lecitas) chứ không nói về tính thành sự.
Thí dụ: Xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục của mình mà mình có gia cư bị từ chối, qua địa phận khác xin phép mà mình có bán gia cư, phải trình rõ mình đã bị Đức Giám Mục nhà từ chối. Và Đức Gíam mục đó chỉ ban sau khi đã hỏi Đức Giám Mục đã từ chối lý do khước từ.
Ơn đã bị vị Tổng đại diện (vicaire général) hoặc Đại diện Giám mục (vicaire épiscopal) khước từ, vị đại diện khác của cùng một Giám mục khác ban không thành sự dù vị Đai diên trước đã cho biết lý do khước từ.
Ơn đã bị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục khước từ, lên xin Đức Giám Mục địa phận, ngài ban ơn đó không thành sự nếu người xin không nhắc lại đã bị khước tử. Ơn đã bị Đức Giám Mục địa phần khước từ, lên xin Tổng Đại diện hoặc đại diện Giám mục, các ngài ban không thành sự dù có nhắc lại đã bị từ khước, trừ khi Đức Giám Mục ưng thuận (Can 65).
3. Đức Giám Mục Phó
Có thể do Đức Giám Mục địa phận xin, hoặc Tòa Thánh tự mình đặt một Giám mục phó với những năng quyền đặc biệt để giúp Đức Giám Mục địa phận với quyền kế vị (x Can 403,3), đề nghị lên Tòa Thánh ba vị, Đức Khâm sứ điều tra cho ý kiến để Tòa Thánh lựa chọn (Can 377,3).
Đức Giám Mục phó nhận chức bằng cách đích thân hoặc nhờ đại diện trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận và Hội đồng cố vấn có sự hiện diện của vị Chưởng ấn ghi sổ là xong (Can 404,1). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị cản trở hoàn toàn thì Đức Giám Mục phó trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng cố vấn có mặt Chưởng ấn để ghi sổ là được (Can 404,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện cho Đức Giám Mục phó (Can 406,1) và Đức Giám Mục địa phận nên ủy thác những công việc mà theo luật đòi phải trao quyền đặc ủy viên cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phó) trước những vị khác (406, 1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi (vì Đức Giám Mục địa phận qua đời hoặc từ chức mà đã được Tòa Thánh chấp nhận, hoặc bị thuyên chuyển hoặc bị cách chức mà lệnh đã được chuyển đạt tới tay Đức Giám Mục địa phận (Can 416), Đức Giám Mục phó trở thành Giám mục địa phận miễn là ngài đã nhận chức Giám mục Phó cách hợp luật (Can 409, 1)
4. Đức Giám Mục phụ tá
Vì nhu cầu mục vụ của địa phận, Đức Giám Mục địa phận có thể xin Tòa Thánh một hay nhiều Giám mục phụ tá giúp mình (Can 403,1) (gửi về Tòa Thánh để cử ít là ba vị xưng đáng làm Giám mục phụ tá (Can 377,4). Đức Giám Mục phụ tá không có quyền kế vị (Can 403,1)
Đức Giám Mục phụ tá nhận chức bằng cách trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận, có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là được (Can 402,2). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị hoàn toàn bị cản trợ, Đức Giám Mục phụ tá chỉ cần trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng Cố vấn có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là xong (Can 403,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục cho Đức Giám Mục phụ tá và trao nhũng công việc luật đòi hỏi có quyền đặc ủy riêng cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phụ tá) trước các vị khác (Can 406,1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá cai quản địa phận cho đến khi có giám quản địa phận (Can 419). Nếu Đức Giám Mục phụ tá không được chỉ định làm giám quản địa phận thì ngài vẫn còn quyền và những năng quyền do chức Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục cho đến khi tân Giám mục địa phận nhận chức (Can 409,2).
5. Tòa Giám mục trống ngôi
a. Do Đức Giám Mục địa phận qua đời. Những gì vị Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục làm vẫn có hiệu lực cho đến khi được tin chắc chắn Đức Giám Mục qua đời (Can 416,417)
b. Do Đức Giám Mục từ chức và đã được Tòa Thánh chấp nhận (Can 416).
c. Do bị thuyên chuyển từ khi nhận được lệnh thuyên chuyển cho tới khi nhận địa phận mới, Đức Giám Mục đó trở thành vị Giám quản và trong vòng hai tháng phải đi tới nhiệm sở mới (Can 416, 418). Chức vụ Tổng đại diện, đại diện Giám mục chấm dứt khi được tin Đức Giám Mục được thuyên chuyển (Can 418,2). Ngày ngài đi nhận nhiệm sở mới, Tòa Giám mục đó trống ngôi (Can 418).
d. Bị cách chức mà lệnh đã chuyển đạt tới Đức Giám Mục.
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá tạm quyền cai quản. Nếu có nhiều vị Giám mục phụ tá, thì ai thâm niên Giám mục sẽ cai quản địa phận cho đến khi đặt Giám quản địa phận.
Không có Giám mục phụ tá, Hội đồng cố vấn cai quản trừ khi Tòa Thánh định sự khác (Can 419, 421,1)
Địa phận là Giáo Hội riêng (can 368), là phần Dân Thiên Chúa được trao cho một Giám mục hướng dẫn với sự cộng tác của Linh mục đoàn (Can 369).
1. Đức Giám Mục địa phận là chủ chăn của địa phận (Can 376).
Ngài có quyền hành pháp, lập pháp va tư pháp chiếu theo Luật (Can 391), đích thân thi hành quyền lập pháp (không được ủy quyền cho ai, quyền hành pháp có thể nhờ vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục chiếu theo luật, còn quyền tư pháp Ngài có thể nhờ vị Đại diện Tư pháp (Can 391). Trong mọi công việc pháp lý của địa phận, Đức Giám Mục địa phận đứng tên thay mặt cả địa phận (Can 393).
Ngài phải cư ngụ trong địa phận dầu đã có Đức Giám Mục phó hoặc Phụ tá mặc lòng, trừ trường hợp đi Ad limina, đi họp Công đồng, họp Thượng Hội đồng Giám mục, họp Hội đồng Giám mục hoặc vì nhiệm vụ khác đã được ủy nhiệm cách hợp pháp. Với lý do tương tự khác, Ngài chỉ vắng mặt địa phận không quá một tháng liên tục hay đứt quảng. Vắng mặt quá sáu tháng cách bất hợp pháp, Đức Tổng Giám mục Giám tỉnh báo cho Tòa Thánh biết. Nếu Đức Tổng Giám cũng vắng như vậy, Đức Giám Mục thâm niên trong Giáo tỉnh phải báo cáo (Can 395).
Hằng năm Đức Giam mục địa phận đi kinh lý một số giáo xứ, giáo họ để ít là trong vòng 5 năm, Ngài đã kinh lý toàn địa phận. Bị cản trợ cách hợp pháp, Ngài nhờ Đức Gíam mục phó hoặc Phụ tá hoặc Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục hoặc Linh mục nào khác đi thay (Can 396).
Cứ 5 năm Đức Giám Mục địa phận làm bản tường trình về Địa phận gửi cho Tòa thánh theo mẫu của Tòa thánh quy định (Can 399). Cũng là năm Ngài về Roma (Ad limina) (Can 400).
2- Đấng Bản quyền địa phương (Ordinarius loci)
Gốm có Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính), vị Tổng Đại diện và Đại diện Giám mục. Đức Cha phó hoặc Đức Cha phụ tá khi kiêm chức Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục mới thuộc Đấng Bản quyền địa phương (Can 134,1 và 2).
Theo luật, những gì nói tới quyền dành cho Đức Giám Mục địa phận thì phải hiểu là chỉ Đức Giám Mục địa phận (Đức Cha chính có quyền đó thôi, còn nói tớ Đấng Bản quyền địa phương thì bao gồm Đức Cha chính, vị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục. Khi có phép đặc biệt vị Tổng đại diện hoặc Đại diện Giám mục cũng đươc sử dung quyền của Đức Giám Mục địa phận (Can 134, 3)
Ta lưu ý điều luật nói về xin phép Bản quyền địa phương: (Can 65):
Không ai đươc xin ơn nơi Đấng thường quyền khác ơn nơi Đấng thường quyền mình từ chối trừ khi đã nhắc lại sự từ chối trên, Đấng thường quyền kia đừng ban ơn trừ khi đã đươc Đấng thường quyền trước cho biết lý do khước từ (Can cũ 44), các nhà Luật học cho rằng đây chỉ nói về tính hợp pháp (lecitas) chứ không nói về tính thành sự.
Thí dụ: Xin phép chuẩn nơi Đức Giám Mục của mình mà mình có gia cư bị từ chối, qua địa phận khác xin phép mà mình có bán gia cư, phải trình rõ mình đã bị Đức Giám Mục nhà từ chối. Và Đức Gíam mục đó chỉ ban sau khi đã hỏi Đức Giám Mục đã từ chối lý do khước từ.
Ơn đã bị vị Tổng đại diện (vicaire général) hoặc Đại diện Giám mục (vicaire épiscopal) khước từ, vị đại diện khác của cùng một Giám mục khác ban không thành sự dù vị Đai diên trước đã cho biết lý do khước từ.
Ơn đã bị Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục khước từ, lên xin Đức Giám Mục địa phận, ngài ban ơn đó không thành sự nếu người xin không nhắc lại đã bị khước tử. Ơn đã bị Đức Giám Mục địa phần khước từ, lên xin Tổng Đại diện hoặc đại diện Giám mục, các ngài ban không thành sự dù có nhắc lại đã bị từ khước, trừ khi Đức Giám Mục ưng thuận (Can 65).
3. Đức Giám Mục Phó
Có thể do Đức Giám Mục địa phận xin, hoặc Tòa Thánh tự mình đặt một Giám mục phó với những năng quyền đặc biệt để giúp Đức Giám Mục địa phận với quyền kế vị (x Can 403,3), đề nghị lên Tòa Thánh ba vị, Đức Khâm sứ điều tra cho ý kiến để Tòa Thánh lựa chọn (Can 377,3).
Đức Giám Mục phó nhận chức bằng cách đích thân hoặc nhờ đại diện trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận và Hội đồng cố vấn có sự hiện diện của vị Chưởng ấn ghi sổ là xong (Can 404,1). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị cản trở hoàn toàn thì Đức Giám Mục phó trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng cố vấn có mặt Chưởng ấn để ghi sổ là được (Can 404,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện cho Đức Giám Mục phó (Can 406,1) và Đức Giám Mục địa phận nên ủy thác những công việc mà theo luật đòi phải trao quyền đặc ủy viên cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phó) trước những vị khác (406, 1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi (vì Đức Giám Mục địa phận qua đời hoặc từ chức mà đã được Tòa Thánh chấp nhận, hoặc bị thuyên chuyển hoặc bị cách chức mà lệnh đã được chuyển đạt tới tay Đức Giám Mục địa phận (Can 416), Đức Giám Mục phó trở thành Giám mục địa phận miễn là ngài đã nhận chức Giám mục Phó cách hợp luật (Can 409, 1)
4. Đức Giám Mục phụ tá
Vì nhu cầu mục vụ của địa phận, Đức Giám Mục địa phận có thể xin Tòa Thánh một hay nhiều Giám mục phụ tá giúp mình (Can 403,1) (gửi về Tòa Thánh để cử ít là ba vị xưng đáng làm Giám mục phụ tá (Can 377,4). Đức Giám Mục phụ tá không có quyền kế vị (Can 403,1)
Đức Giám Mục phụ tá nhận chức bằng cách trình Tông thư bổ nhiệm lên Đức Giám Mục địa phận, có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là được (Can 402,2). Nếu Đức Giám Mục địa phận bị hoàn toàn bị cản trợ, Đức Giám Mục phụ tá chỉ cần trình Tông thư bổ nhiệm lên Hội đồng Cố vấn có mặt vị Chưởng ấn ghi vào sổ là xong (Can 403,3).
Luật khuyên Đức Giám Mục địa phận trao chức Tổng Đại diện hoặc Đại diện Giám mục cho Đức Giám Mục phụ tá và trao nhũng công việc luật đòi hỏi có quyền đặc ủy riêng cho vị Tổng đại diện (Đức Giám Mục phụ tá) trước các vị khác (Can 406,1).
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá cai quản địa phận cho đến khi có giám quản địa phận (Can 419). Nếu Đức Giám Mục phụ tá không được chỉ định làm giám quản địa phận thì ngài vẫn còn quyền và những năng quyền do chức Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục cho đến khi tân Giám mục địa phận nhận chức (Can 409,2).
5. Tòa Giám mục trống ngôi
a. Do Đức Giám Mục địa phận qua đời. Những gì vị Tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục làm vẫn có hiệu lực cho đến khi được tin chắc chắn Đức Giám Mục qua đời (Can 416,417)
b. Do Đức Giám Mục từ chức và đã được Tòa Thánh chấp nhận (Can 416).
c. Do bị thuyên chuyển từ khi nhận được lệnh thuyên chuyển cho tới khi nhận địa phận mới, Đức Giám Mục đó trở thành vị Giám quản và trong vòng hai tháng phải đi tới nhiệm sở mới (Can 416, 418). Chức vụ Tổng đại diện, đại diện Giám mục chấm dứt khi được tin Đức Giám Mục được thuyên chuyển (Can 418,2). Ngày ngài đi nhận nhiệm sở mới, Tòa Giám mục đó trống ngôi (Can 418).
d. Bị cách chức mà lệnh đã chuyển đạt tới Đức Giám Mục.
Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Đức Giám Mục phụ tá tạm quyền cai quản. Nếu có nhiều vị Giám mục phụ tá, thì ai thâm niên Giám mục sẽ cai quản địa phận cho đến khi đặt Giám quản địa phận.
Không có Giám mục phụ tá, Hội đồng cố vấn cai quản trừ khi Tòa Thánh định sự khác (Can 419, 421,1)
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (19)
Vũ Văn An
21:31 03/07/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
7. Đứng trước những người vô tội chịu đau khổ, hy vọng được thương xót
Sứ điệp thương xót vô hạn của Thiên Chúa liên tiếp chạm trán với các thực tại khó hiểu trên thế giới và trải nghiệm thường bi thảm của những người đau khổ vô tội trên thế giới (147). Ở đây, ta có thể nghĩ tới không những các sự tàn bạo mà con người vốn chịu trách nhiệm, như chiến tranh, hành vi bạo lực, thanh trừng sắc tộc, bất công xấu xa, tra tấn, và các tình trạng thù địch khác, cũng như các tàn ác thể lý và tinh thần. Mà ta còn phải kể tên các sự ác mà con người không chịu trách nhiệm, như động đất và sóng thần tàn hại; hạn hán và lụt lội thê thảm; các bệnh lây lan dữ dội như bệnh dịch và tả lỵ; AIDS; các di tật nặng nề, kéo dài suốt đời; những căn bệnh đau đớn, lâu dài; các bệnh tâm thần nghiêm trọng; tang chế vì mất người phối ngẫu hay con cái; và các tai nạn bi thảm đủ loại. Lịch sử đau khổ của nhân loại xuyên suốt toàn bộ lịch sử của họ và mang thật nhiều khuôn mặt. Làm thế nào Thiên Chúa lại có thể cho phép đủ thứ đau khổ như thế? Người ở đâu? Người đang ở đâu khi mọi điều này xẩy ra? Làm thế nào hòa giải được lịch sử đau khổ này với lòng thương xót của Thiên Chúa và với sự toàn năng của Người?
Đau đớn và đau khổ vốn đã trở thành dịp để người ta đặt ra các câu hỏi có tính phê phán về phương diện tôn giáo trong các nền văn hóa của thế giới cổ thời, tại Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Babylon, Ai Cập, và Do Thái. Ngay từ đầu thời cổ đại, người ta đã lớn tiếng phản đối: Hoặc Thiên Chúa tốt lành, nhưng không toàn năng và có khả năng chống lại sự ác; nhưng nếu thế, Người đâu có phải là Thiên Chúa. Hoặc, ngược lại, Người toàn năng, nhưng không tốt lành; Người có khả năng nhưng không chịu chống lại sự ác; trong trường hợp này, Người là một vị hung thần (148). Sự phản đối này đã không ngừng được người ta nêu ra liên tiếp từ đó cho tới tận nay. Sau Nạn Diệt Chủng Do Thái (Shoah), những câu hỏi xưa cũ này đã dẫn tới nền thần học hậu Auschwitz và đã nêu lại vấn đề thần lý học (theodicy) (149).
Kể từ cổ thời, đã có những cố gắng liên tiếp nhằm biện minh Cho Thiên Chúa trước các đau khổ và sự ác trên thế giới (thần lý học). Không biết bao lần, người ta đã cố gắng hiểu sự ác trên thế giới như một điều cần phải có để vũ trụ được hài hòa. Nhiều cố gắng khác tìm cách hiểu nó như một giai đoạn chuyển tiếp cần thiết trên đường tiến tới một thế giới hoàn hảo hơn. Cả hai lối hiểu này đều không thỏa đáng vì chúng tìm cách khí cụ hóa sự đau khổ của con người cho một hài hòa lớn hơn hay cho một mục tiêu được cho là cao hơn. Luận chứng như thế là khuyển nho và phạm bất công mới đối với các nạn nhân.
Thần lý học nổi tiếng nhất là công trình của Gottfried Wilhelm Leibniz, Khảo Luận Thần Lý Học (Essais de Théodicée) (năm 1710). Theo Leibniz, có hằng hà sa số thế giới khả hữu. Trong số này, Thiên Chúa chỉ dựng nên một thế giới, không hẳn lý tưởng hay hoàn hảo, nhưng “tốt nhất trong mọi thế giới khả hữu”. Leibniz lý luận như sau: sự khôn ngoan vô tận của Thiên Chúa cho phép Người khám phá ra thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu; lòng tốt vô hạn của Người giúp Người chọn thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu; và sự toàn năng của Người giúp Người mang thế giới tốt nhất vào hiện hữu. Thành thử, thế giới mà Thiên Chúa đã dựng nên phải là “thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu”, và, do đó, mọi hình thức sự ác cuối cùng có thể giải thích được và đều cần thiết.
Vụ động đất tàn hại năm 1755 ở Lisbon là lời báo hiệu cho thấy thứ lạc quan duy lý trên đã đến ngày tận số. Voltaire đã trả lời các cố gắng của thần lý học Leibniz bằng cuốn truyện hài hước Candide hay Chủ Nghĩa Lạc Quan. Năm 1791, Kant viết khảo luận “Về Sự Thất Bại của Mọi Mưu Toan Thần Lý Học Triết Lý”. Theo Kant, khả năng hiểu biết của con người có giới hạn; các suy đoán siêu hình học liên quan đến các vấn đề vượt quá lãnh vực kinh nghiệm nhân bản, từ trong căn bản, vốn không thể có đối với chúng ta (150).
Khảo luận của Kant đánh dấu việc kết liễu cuộc thảo luận về thần lý học cho tới lúc ấy. Vì, trên thực tế, mọi cố gắng thần lý học đều không chứng tỏ được sự tôn kính thích đáng đối với Thiên Chúa và mầu nhiệm khôn dò của thánh ý Người, cũng như không chứng tỏ được sự tôn trọng thích đáng đối với mầu nhiệm con người và sự đau khổ của họ. Nhìn từ trên xuống, mối liên hệ giữa Thiên Chúa và thế giới cũng như mối liên hệ giữa tự do con người và tự do Thiên Chúa lại càng không thể được lồng vào một bối cảnh có ý nghĩa và có thứ tự bao gồm cả hai, bất chấp bối cảnh này có tính khôn ngoan hay biện chứng. Với mỗi cố gắng này, ta đều nâng mình lên trên Thiên Chúa và các hành động của Người và ta đều mưu toan phán xét Người từ một vọng nhìn được coi là cao hơn. Nhưng như thế là cao ngạo và xấc xược. Như thế, lời phê phán của Kant đối với các cố gắng của thần lý học không thể tránh né được. Chúng ta phải coi mọi mưu toan đó đã thất bại.
Dĩ nhiên, Kant cũng thừa nhận rằng người ta phải trả giá cho việc từ bỏ ý niệm Thiên Chúa khi đối diện với sự ác trên thế giới. Vì nếu phẩm giá của con người nhân bản cần phải được duy trì, bất chấp kinh nghiệm sự ác, thì điều này chỉ khả hữu nếu người ta giữ vững ý niệm Thiên Chúa làm định đề (postulate) cho lý trí thực tiễn. Chỉ với giả thuyết Thiên Chúa, Đấng bao trùm cả tự do con người lẫn trật tự tự nhiên, người ta mới có hy vọng hòa giải được tự do của con người và số phận tự nhiên của ta. Ý niệm Thiên Chúa duy trì trong chính nó niềm hy vọng rằng tự do của con người sẽ thành công (151). Bỏ rơi niềm hy vọng này là bỏ rơi con người nhân bản và sau cùng, nhún vai quay lưng lại với những người đau khổ. Jurgen Habermas cũng theo dòng suy nghĩ này khi ông nhận định rằng chăm chút cho tia lửa leo lét do thần lý học để lại là điều bõ công (152) và ta phải nhìn nhận rằng đánh mất niềm hy vọng phục sinh là chúng ta rơi vào khoảng chân không rõ ràng (153). Chỉ còn lại “một ý thức về điều không còn” (154).
Niềm hy vọng mà Kant nói lên là một định đề. Triết học không thể nói nhiều hơn thế. Về phần nó, định đề này tùy thuộc một chọn lựa; nó tùy thuộc vào quyết định liệu con người nhân bản và phẩm giá của họ có nên có một ý nghĩa tuyệt đối nào không, liệu, đứng trước bất công và đau khổ vốn không thể hoà giải được trong dòng lịch sử, người ta có nên tiếp tục chào đón khả thể hòa giải hay người ta muốn trừ khử sự hòa giải này và do đó cuối cùng phải nhìn nhận rằng sự hoài nghi về tính vô nghĩa của hiện sinh là điều đúng. Phải thú nhận rằng, vấn đề là liệu và làm cách nào người ta có thể sống với giải pháp vừa nhắc. Như thế, vấn đề thần lý học cuối cùng trở thành vấn đề “nhân lý học” (anthropodicy), tức việc biện minh ý nghĩa của hiện sinh con người.
Đâu là câu trả lời được Thánh Kinh và thần học đưa ra cho câu hỏi thần lý học, một câu hỏi đã được chứng tỏ là không thể giải quyết được? Thánh Kinh không quen thuộc với vấn đề hiện đại của thần lý học hay nhân lý học. Thánh Kinh không khởi đi từ một định đề; nó khởi đi từ một trải nghiệm nguyên khởi của Israel, cũng là trải nghiệm của các Kitô hữu ban đầu, tức lòng trung tín của Thiên Chúa trong các tình huống khó khăn và vô vọng theo quan điểm con người, một lòng trung tín tiếp tục được cảm nghiệm đi cảm nghiệm lại như mới trong lịch sử. Về cuối thời Cựu Ước, trong tình huống bách hại và tử đạo, xác tín căn bản của Israel đã cảm nghiệm được độ mãnh liệt sau cùng của nó qua niềm hy vọng người chết sống lại (2Mcb 7). Trong việc Chúa Giêsu cho người chết sống lại, niềm hy vọng này đã được đóng dấu dứt khoát đối với các Kitô hữu đầu tiên. Đoan hứa trung tín của Thiên Chúa đặt cơ sở cho niềm hy vọng này ngay trước sự chết, một tình huống nếu xét theo viễn ảnh con người, xem ra cực kỳ vô vọng. Lòng trung tín của Thiên Chúa thiết lập nên niềm tin tưởng vào công lý cuối cùng và vào sự sống đời đời (155).
Sứ điệp hy vọng trên trong Thánh Kinh không hề là câu trả lời đơn giản khiến mọi sự có lý. Sự thật này rõ ràng nhất trong sách Gióp. Các duyệt xét liên tục có tính biên tập cho ta thấy cuộc đấu tranh đầy kịch tính với Thiên Chúa và chống lại Thiên Chúa (156). Ngay từ đầu, đã có sự phản đối của Gióp. Gióp nguyền rủa ngày ông sinh ra (G 3:3). Đời ông trở thành đáng ghét (10:3). Ông tố cáo Thiên Chúa khinh miệt nhân loại (7:20). Bạn bè ông cố gắng hết sức để biện minh cho Thiên Chúa với sự trợ giúp của thần học khôn ngoan cổ truyền. Theo luận lý học thân thiết của họ liên quan tới mối liên hệ giữa việc làm và hậu quả, hạnh phúc là phần thưởng cho các việc làm tốt và bất hạnh là hình phạt cho các việc làm xấu. Nhưng nền thần học khôn ngoan này, một nền thần học có ý định tìm hiểu và giải thích mọi sự và cuối cùng muốn mường tượng ra Thiên Chúa, đã thất bại. Vào thời sau đó của Israel, nền thần học này rơi vào khủng hoảng (157). Chính Thiên Chúa đã dành cho nó lời phán xét chí tử trong Sách Gióp: “Ngươi đã không nói điều đúng về Ta”. Cuối cùng, không phải bạn bè của Gióp, những người muốn giải thích mọi sự và mường tượng ra các hành động của Thiên Chúa, nhưng là chính người than vãn là Gióp được hưởng phần vốn là của ông (G 42:7tt).
Tuy nhiên, ở cuối sách Gióp, sự việc lại đảo ngược. Giờ đây không phải con người hay khiếu nại chuyên tố cáo Thiên Chúa hoặc tìm cách biện minh cho Người chiếm vị trí trung tâm. Chính Thiên Chúa nắm tiếng nói và con người là kẻ bị chất vấn (38-41). Sự khôn ngoan của Thiên Chúa được chứng minh là quá lớn không thể bị thu gọn vào một số lược đồ của con người. Do đó, Gióp đã lấy tay che miệng và giữ im lặng (40:4). Ông thừa nhận rằng người ta không thể lý luận với Thiên Chúa được.
“Con đã nói dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con… Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (42:3, 5-6).
Không thể nào lý luận và cãi vã với Thiên Chúa. Thành thử, ta có thể nói cách tóm tắt rằng thần lý học không phải là một nhiệm vụ khả hữu theo quan điểm Thánh Kinh.
Đàng khác, khiếu nại với Thiên Chúa và thậm chí đấu tranh với Người là điều có cơ sở vững chắc trong ngôn từ của Thánh Kinh về Thiên Chúa và với Thiên Chúa. Dù khiếu nại xuất hiện trong Sách Gióp, nhưng nó phát xuất từ hy vọng:
“Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ. Lòng tôi những tha thiết mong chờ” (19:25-27).
Thánh Kinh có chứa khá nhiều lời khiếu nại và than vãn (158). Tất cả các Thánh Vịnh Ai Ca trong Cựu Ước (Tv 6, 13, 22, 31, 44, 57 v.v…) đã được thốt lên trong buồn sầu lớn lao vì cảm giác bị Thiên Chúa bỏ rơi; chúng nói tới chấn thương hiện sinh lớn lao. Nhưng không bao giờ chúng kết thúc bằng thất vọng; đúng hơn, cuối cùng, chúng tràn ngập xác tín rằng Thiên Chúa rất gần gũi với kẻ kêu van ngay trong lúc họ cần. Trong mỗi trường hợp, sắc khí trong các thánh vịnh ai ca đều thay đổi từ than vãn qua ngợi khen. Các thánh vịnh ai ca không kết thúc với khiếu nại, tố cáo, và thất vọng. Đúng hơn, cuối cùng, mỗi thánh vịnh trở thành một bài hát ngợi khen và cảm tạ.
Chúa Giêsu đứng trong truyền thống Cựu Ước trên. Trên thập giá, dù cảm thấy Thiên Chúa bỏ rơi, nhưng với Thánh Vịnh 22, Người đã kêu lớn: “Lạy Chúa của Con, lạy Chúa của Con, sao Chúa bỏ rơi Con?” (Mc 15:34). Tiếng kêu này thường được giải thích như nói lên sự thất vọng. Nhưng, trong truyền thống Do Thái, việc trích dẫn đoạn đầu của một thánh vịnh có nghĩa trích dẫn trọn thánh vịnh. Cho nên, điều quan trọng là phải thấy rằng Thánh Vịnh 22 quả tình đã bắt đầu với một lời than vãn mủi lòng, nhưng đã kết thúc bằng viễn tượng được Thiên Chúa cứu vớt và cứu chuộc. Vì thế, tiếng kêu bị bỏ rơi của Chúa Giêsu không diễn tả sự thất vọng, mà đúng hơn, nó nói lên sự tín thác và lòng hy vọng, ngay trong cảm thức bị Thiên Chúa bỏ rơi (159). Thánh Luca cũng đã giải thích tiếng kêu của Chúa Giêsu theo nghĩa này vì ngài mô tả Chúa Giêsu đang hấp hối đọc Thánh Vịnh 31:6: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).
Các cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh đã làm các môn đệ tin chắc rằng Thiên Chúa đã thực sự dứt khoát giữ lời hứa trung tín của Người qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nhưng sự hân hoan của Phục Sinh không dễ dàng đến với các môn đệ. Các câu truyện Phục Sinh của Tân Ước xác nhận rằng các môn đệ phải tiến đến xác tín này sau khi kinh qua cả một diễn trình tra vấn và hoài nghi. Câu truyện Emmau (Lc 24:13-35) mô tả một cách đầy ấn tượng con đường đức tin mà các môn đệ đầu tiên đã phải đi theo. Câu truyện này thuật lại sự thất vọng của các môn đệ và đáp ứng đầy không tin của họ đối với chứng từ của các phụ nữ cho tới khi các ông nhận ra Chúa Giêsu trong lúc bẻ bánh. Thế rồi, họ vội quay lại Giêrusalem.
Con đường Emmau là mẫu chuẩn làm đường để các Kitô hữu nói chung phải đi. Kitô hữu thực sự đã được rửa tội vào cái chết của Chúa Kitô, và họ sống ở đời này trong niềm hy vọng được sống lại trong tương lai (Rm 6:3-6). Chúng ta được cứu chuộc trong hy vọng; tuy nhiên, hy vọng mà người ta thấy đã được ứng nghiệm rồi đâu phải là hy vọng (Rm 8:24). Nó thường là một hy vọng ngược với mọi hy vọng (Rm 5:18). Như thế, câu quả quyết của Thánh Phaolô trong Thư Rôma 8:35-39 rằng không điều gì, cả sống lẫn chết, có thể tách biệt chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa, không đứng ở đầu, mà đúng hơn, đứng ở cuối một đoạn văn dài có tính chất thần học nói về trải nghiệm thử thách gian nan của người Kitô hữu trong tay các thế lực xấu xa trên thế giới (Rm 7-8).
Thư Do Thái đã tiếp nhận ý tưởng trên. Nó cho ta hay: Chúa Giêsu Kitô giống như ta mọi điều chỉ trừ tội lỗi. Cho nên, nơi Người, ta có vị thượng phẩm biết tương cảm với các yếu đuối của ta. Ta có thể tới gần ngai của Người tràn đầy tin tưởng rằng ta sẽ tìm được lòng thương xót và ơn thánh ở đấy (Dt 4:15; xem 2:17; 5:2). Thử thách gian nan và cơn cám dỗ đều là thành phần làm nên cuộc sống người Kitô hữu. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, bất chấp bị tấn công hay vô vọng ra sao, ta cũng đều tin chắc rằng Thiên Chúa đang ở bên chúng ta và với chúng ta và “mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa” (Rm 8:28; xem Dt 12:5-7; 10-11).
Xác tín trên nói lên một niềm hy vọng chưa được thể hiện ở đời này nhưng quá bên kia đời này, nó hướng về sự phục sinh của người chết và sự sống đời đời. Chỉ ở đấy mọi bất công mới được báo oán và chỉ ở đấy mọi nước mắt mới được lau khô và chùi khỏi mắt ta.
“Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất. Và Đấng ngự trên ngai phán: ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự’” (Kh 21:4-5).
Hiện nay, chúng ta vẫn còn đang ở trên đường; ta vẫn chưa được sống mà thấy những điều sẽ xẩy ra. Có thể nói, hoàn cảnh của chúng ta là hoàn cảnh của đêm vọng Phục Sinh. Trong đó, cây nến Phục Sinh, như là biểu tượng của ánh sáng Chúa Kitô, được rước vào lòng nhà thờ vẫn còn tối đen, ánh sáng của nó thắp sáng không gian, và chúng ta có thể lấy ánh sáng của nó mà thắp sáng cây nến của chúng ta. Nhưng nó vẫn đang cháy sáng trong màn tối của lòng nhà thờ, nó vẫn còn là đêm vọng Phục Sinh. Tiếng kêu Maranatha (1Cr 16:22) (160) trong phụng vụ Thánh Thể xưa nói lên cả hai thực tại: Chúa ở đó, ấy thế nhưng ta vẫn kêu xin Người đến lần chót (161).
Từ sự chắc chắn không thể nào hủy diệt được và đầy hy vọng được an toàn và bảo bọc dứt khoát trong tình yêu của Thiên Chúa (162), một sự thanh thản nội tâm đã phát sinh nơi người tín hữu. Họ sẵn sàng từ bỏ mọi sự vì Chúa Kitô (Pl 3:8), nhẫn nhục chịu đựng mọi hoàn cảnh, và chịu thiếu thốn. “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả” (Pl 4:12; xem 2Cr 11:23-33). Các tín hữu biết rằng ơn thánh của Chúa Kitô luôn đủ cho họ và ơn thánh luôn ban sức mạnh của nó trong yếu đuối (2Cr 12:9). Các Giáo Phụ Hy Lạp nói tới thiên hướng lãnh cảm và vô cảm (ataraxia, bình an nội tâm). Các ngài không hiểu điều này theo nghĩa Khắc Kỷ, nhưng đúng hơn theo nghĩa phải hết sức trông chừng và sẵn sàng chào đón Chúa quang lâm.
Các bậc thầy của thần nghiệm học Đức (Eckhart, John Tauler, Henry Suso) nói đến sự thanh thản, một sự thanh thản, trái với các khuynh hướng nô dịch hóa và đầy tham lam muốn sở hữu và chiếm hữu của ta, đã phát sinh thiên hướng có tính giải thoát biết từ bỏ, biết cậy nhờ, và phó mình ta cho Thiên Chúa cách hoàn toàn (163). Trong cuốn Linh Thao của ngài, Thánh Inhaxiô thành Loyola nói đến sự bình tâm, nghĩa là, hoàn toàn mở lòng mình ra đón nhận thánh ý Thiên Chúa đến độ không còn mong sức khỏe hơn ốm đau, giầu có hơn nghèo khó, danh dự hơn mất danh dự, thọ hơn không thọ, và trong mọi sự chúng ta mong muốn và chọn lựa, trong bất cứ trường hợp nào, phải giúp chúng ta tiến về mục tiêu mà vì nó chúng ta đã được dựng nên (164).
Thomas Propper đã chỉ cho ta một câu của Charles Péguy mà ông gặp được khá sớm trong cuộc thảo luận về thần lý học và được ông nhớ hoài: “Thiên Chúa đã đến trước. Người đã khởi sự… Thiên Chúa đã hy vọng nơi ta; tuy nhiên, điều ấy có nên có nghĩa là chúng ta không hy vọng ở Người không?” (165). Ký ức làm cơ sở cho hy vọng, vốn chờ mong lời hứa sắp được thực hiện và khó chịu đối với điều nó không hiểu hay điều đem lại đề kháng. Nhưng câu hỏi còn lại chỉ được trả lời khi Thiên Chúa thực sự hoàn tất mục đích mà vì nó Người đã dựng nên ta. Cho tới lúc đó, cá tính chỉ thành công trong dạng thức hy vọng. Ngay trong buồn sầu, hoài nghi, và xao xuyến, sức mạnh và kháng lực của hy vọng vẫn còn đó. Như thế, lời tuyên xưng Kitô học không hề đem lại cho chúng ta câu trả lời lý thuyết hay sẵn sàng nào, nhưng nó mở cho chúng ta một con đường. Vì Thiên Chúa trung tín, nên ta có thể tin tưởng rằng Người sẽ giữ lời hứa của Người cho tới cùng và, vì tình yêu của Người, Người sẽ cứu nhân loại và cả thế giới nữa (166).
Sự chắc chắn và thanh thản đầy hy vọng như thế không hề có tính lý thuyết, như ta thấy trong nhiều đề xuất đối với thần lý học. Đây là lời khẳng định và thiên hướng đức tin, mà ta chỉ có thể nói đến cùng một cách như các thánh vịnh, nghĩa là như lời than vãn và khẩn cầu thương xót và cũng như vinh tụng ca ngợi khen tán tụng lòng thương xót vô tận của Thiên Chúa. Đó là cách cả Giáo Hội nữa cũng đã nói trong Kinh Kyrie Eleison (Xin Chúa Thương Xót) của Thánh Lễ và trong tán tụng ca vĩ đại Te Deum (Ngợi Khen Chúa):
“Xin thương xót chúng con, lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Xin ban ơn Chúa thương xót trên chúng con vì chúng con đặt niềm hy vọng nơi Chúa. Nơi Chúa, lạy Chúa, con đặt niềm hy vọng của con. Đời đời con sẽ không sa vào xấu hổ”.
Đó là những lời nói lên hy vọng, những lời chỉ thuyết phục trong đức tin và mãi mãi xa lạ đối với người không tin. Ngay đối với các Kitô hữu trong các tình huống khó khăn, chúng cũng không dễ dàng có trên môi miệng họ. Nó không đứng ở đầu mà đúng hơn ở cuối một con đường đức tin thường là dài và khó khăn. Để đi con đường này, ta cần được sự nâng đỡ, đồng hành và cầu bầu của các Kitô hữu khác. Những người không chia sẻ đức tin Kitô Giáo càng cần được thiện cảm nhân bản, thân mật nhân bản và sự trợ giúp ân cần hơn trong các tình huống như thế. Ta cần phải thực hành lòng thương xót. Đó là câu trả lời có tính thuyết phục duy nhất chúng ta có thể đưa ra. Chứng cớ thương xót thực tế như thế chính là niềm hy vọng có tính đại biểu cho người khác. Nhờ hành động thương xót của ta, một tia sáng và một sự ấm áp từ lòng thương xót của Thiên Chúa có thể ban xuống giữa một tình huống không mấy sáng sủa. Chỉ nhờ cách này, chúng ta mới làm cho lời nói về lòng thương xót của Thiên Chúa thành đáng tin và có tính thuyết phục; chỉ nhờ cách này, ta mới biến nó thành một sứ điệp hy vọng.
Hy vọng vào việc xuất hiện của ơn cứu rỗi vẫn chỉ đang sắp sửa diễn ra không phải là một hoài mong hay lời hứa trống rỗng. Nó đem lại ánh sáng và sức mạnh ngay ở đây và vào lúc này. Chúng ta đang sống ở đời này, không như thể đang ngồi tại phòng đợi vĩnh cửu, chỉ chờ cửa dẫn vào sự sống được mở ra. Hy vọng là một sức mạnh tích cực và là một lực kích hoạt. Trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa khuyến khích và buộc ta trở thành các chứng nhân của lòng thương xót và triển khai nhân danh lòng thương xót ra khắp thế giới. Ta cần trở lại đề tài này một cách chi tiết trong các chương kế tiếp bằng cách lưu ý tới lòng thương xót của con người. Đó chính là hình thức cụ thể của Chúa lòng thương xót trên thế giới.
Kỳ sau: VI. Phúc thay ai có lòng thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(147) Có một cái nhìn tổng quát về vấn đề thần lý học trong: Thomas Propper và Magnus Striet, “Theodizee”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 9:1396-98; P. Gerlitz và M. Kohlmoos, “Theodizee I-IV”, Theologische Realenzzyklopadie, do Gerhard Muller, Horst Balz, và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 33:210-37. Rất nhiều trước tác về chù đề này: Karl Rahner, “Warum last Gott uns leiden?” trong Schriften zur Theologie, Bd. XIV (Einsiedeln: Benzinger, 1980), 450-66; Peter Hunermann và Adel Theodor Khoury biên tập, Warum leiden? Die Antwort der Weltreligionen (Freiburg i. B.: Herder, 1987); Thomas Propper, Erlosungsglaube und Freiheitsgeschichte: Eine Skizze zur Soteriologie (Munich: Kosel Verlag, 1988); Willi Oelmuller và nhiều người khác, Woruber man nicht schweigen kann: Neue Diskussionen zur Theodizee Frage (Munich: W. Fink Verlag, 1992); Gisbert Greshake, Preis der Liebe: Besinnung uber das Leid (Freiburg i.B.: Herder, 1992; Walter Grosß và Karl-Josef Kuschel, Ich schaffe Finsternis und Unheil!Ist Gott verantlich fur das ubel? (Mainz, M. Grunewald, 1992); Johann Baptist Metz, Memoria passionis: Ein provozierendes Gedachtnis in pluralistischer Gesellschaft (Freiburg i.Br.: Herder, 2009); Harald Wagner và những người khác hiệu đính, Mit Gott straiten: Neue ugange zum Theodizee-Problem (Freiburg i.Br.: Herder, 1998); Armin Kreiner, Gott im Leid: Zur Sitchhaltigkeit der Theodizee-Argumente (Freiburg i.Br.: Herder, 2005); Magnus Striet, “Das Versprechen der Gnade: Rechenschaft uber die eschatologische Hoffnung” trong Theologische Anthoropologie, Bd. 2 do Thomas Propper hiệu đính (Freiburg i. Br.:rder, 2011), 1490-1520.
(148) Luận điểm này được truyền lại bởi nhà biện hộ Kitô Giáo Lactantius và được gán cho Epicurus.
(149) Thần học hậu Auschwitz được thấy dưới nhiều hình thức nơi một số thần học gia Do Thái Giáo cũng như Công Giáo và Thệ Phản như J.B. Metz, J.Moltmann, D. Solle… Xem J.B. Metz, “Auschwitz II” Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:1260tt; M. Sarot, “Holocaust”, Die Religion in Geschichte und Gegenwart, ấn bản 4, do Hans Dieter Betz, Don S. Browning, Bernd K.Janowski, và Eberhard Jungel hiệu đính (Tubingen: Mohr Siebeck, 1998-2007), 3:1866-68; Franz Mussner, “Theologie nach Auschwitz: Eine Programmskizze”, Kirche und Israel:Neukirchner theologische Zeitschrift 10 (1995): 8:-23. Một công rình quan trọng là Hans Jonas, Der Gottesbegriff nach Auschwitz.
(150) Immanuel Kant, “On the Failure of All Attempted Philosophical Theodicies” (1791), Kant on History and Religion, bản dịch của Michel Despland (Montréal: McGill-Queen’s University Press, 1973), 283-97.
(151) xem chương II,1.
(152) Habermas, Glauben und Wissen (Frankfurt a M.: Suhrkamp, 2001), 28.
(153) Ibid. 24tt.
(154) Jurgen Habermas nói như thế. Xem Michael Reder và Josef Schmidt hiệu đính, An Awareness of What is Missing: Faith and Reason in a Post-secular Age (Malden, MA: Polity, 2010).
(155) Gisbert Greshake và Jakob Kremer, Resurectio mortuorum: Zum theologischen Verstandnis der leiblichen Auferstehung (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 1986).
(156) Fridolin Stier, Das Buch Ijob (Munich: Kosel Verlag), 1954, 252-55; H. Spieckermann, “Hiob/Hiobbuch”, Die Religion in Geschichte und Gegenwart, ấn bản 4, 3:1777-81.
(157) Tương tự có: Hartmut Gese, “Die Krisis der Weisheit bei Koheleth” trong Vom Sinai zum Zion (Munich: Kaiser, 1974), 168-79.
(158) B. Janowski, “Klage II”, Die Religion in Geschichte und Gegenwart, ấn bản 4, 4:1389-91.
(159) Để hiểu tiếng kêu bị bỏ rơi của Chúa Giêsu, xem Hartmut Gese, “Psalm 22 und das Neue Testament: Der alteste Bericht vom Tode Jesu und die Entstehung des Herrennahls” trong Vom Sinai zum Zion, 180-201.
(160) Cũng nên xem Didache, 10,6.
(161) Kuhn, “μαϱαναθά”, Theologisches Worterbuch zum Neuen Testament, 4:470-75.
(162) Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi, 35.
(163) U. Diese, “Gelassenheit”, Historisches Worterbuch der Philosophie, do Joachim Ritter, Karlfried Grunder, và Gottfried Gabriel hiệu đính (Basel: Schwabe Verlag, 1971-2007), 3:219-24; R. Korner, “Gelassenheit”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 4:403tt.
(164) Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, “Nguyên Tắc và Nền Tảng”.
(165) Thomas Propper, Evangelium und freie Vernunft: Konturen einer theologischen Hermeneutik (Freiburg i.Br.: Herder, 2001).
(166) Thomas Propper, Erlosungsglaube und Freiheitgeschichte, 179.
7. Đứng trước những người vô tội chịu đau khổ, hy vọng được thương xót
Sứ điệp thương xót vô hạn của Thiên Chúa liên tiếp chạm trán với các thực tại khó hiểu trên thế giới và trải nghiệm thường bi thảm của những người đau khổ vô tội trên thế giới (147). Ở đây, ta có thể nghĩ tới không những các sự tàn bạo mà con người vốn chịu trách nhiệm, như chiến tranh, hành vi bạo lực, thanh trừng sắc tộc, bất công xấu xa, tra tấn, và các tình trạng thù địch khác, cũng như các tàn ác thể lý và tinh thần. Mà ta còn phải kể tên các sự ác mà con người không chịu trách nhiệm, như động đất và sóng thần tàn hại; hạn hán và lụt lội thê thảm; các bệnh lây lan dữ dội như bệnh dịch và tả lỵ; AIDS; các di tật nặng nề, kéo dài suốt đời; những căn bệnh đau đớn, lâu dài; các bệnh tâm thần nghiêm trọng; tang chế vì mất người phối ngẫu hay con cái; và các tai nạn bi thảm đủ loại. Lịch sử đau khổ của nhân loại xuyên suốt toàn bộ lịch sử của họ và mang thật nhiều khuôn mặt. Làm thế nào Thiên Chúa lại có thể cho phép đủ thứ đau khổ như thế? Người ở đâu? Người đang ở đâu khi mọi điều này xẩy ra? Làm thế nào hòa giải được lịch sử đau khổ này với lòng thương xót của Thiên Chúa và với sự toàn năng của Người?
Đau đớn và đau khổ vốn đã trở thành dịp để người ta đặt ra các câu hỏi có tính phê phán về phương diện tôn giáo trong các nền văn hóa của thế giới cổ thời, tại Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Babylon, Ai Cập, và Do Thái. Ngay từ đầu thời cổ đại, người ta đã lớn tiếng phản đối: Hoặc Thiên Chúa tốt lành, nhưng không toàn năng và có khả năng chống lại sự ác; nhưng nếu thế, Người đâu có phải là Thiên Chúa. Hoặc, ngược lại, Người toàn năng, nhưng không tốt lành; Người có khả năng nhưng không chịu chống lại sự ác; trong trường hợp này, Người là một vị hung thần (148). Sự phản đối này đã không ngừng được người ta nêu ra liên tiếp từ đó cho tới tận nay. Sau Nạn Diệt Chủng Do Thái (Shoah), những câu hỏi xưa cũ này đã dẫn tới nền thần học hậu Auschwitz và đã nêu lại vấn đề thần lý học (theodicy) (149).
Kể từ cổ thời, đã có những cố gắng liên tiếp nhằm biện minh Cho Thiên Chúa trước các đau khổ và sự ác trên thế giới (thần lý học). Không biết bao lần, người ta đã cố gắng hiểu sự ác trên thế giới như một điều cần phải có để vũ trụ được hài hòa. Nhiều cố gắng khác tìm cách hiểu nó như một giai đoạn chuyển tiếp cần thiết trên đường tiến tới một thế giới hoàn hảo hơn. Cả hai lối hiểu này đều không thỏa đáng vì chúng tìm cách khí cụ hóa sự đau khổ của con người cho một hài hòa lớn hơn hay cho một mục tiêu được cho là cao hơn. Luận chứng như thế là khuyển nho và phạm bất công mới đối với các nạn nhân.
Thần lý học nổi tiếng nhất là công trình của Gottfried Wilhelm Leibniz, Khảo Luận Thần Lý Học (Essais de Théodicée) (năm 1710). Theo Leibniz, có hằng hà sa số thế giới khả hữu. Trong số này, Thiên Chúa chỉ dựng nên một thế giới, không hẳn lý tưởng hay hoàn hảo, nhưng “tốt nhất trong mọi thế giới khả hữu”. Leibniz lý luận như sau: sự khôn ngoan vô tận của Thiên Chúa cho phép Người khám phá ra thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu; lòng tốt vô hạn của Người giúp Người chọn thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu; và sự toàn năng của Người giúp Người mang thế giới tốt nhất vào hiện hữu. Thành thử, thế giới mà Thiên Chúa đã dựng nên phải là “thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu”, và, do đó, mọi hình thức sự ác cuối cùng có thể giải thích được và đều cần thiết.
Vụ động đất tàn hại năm 1755 ở Lisbon là lời báo hiệu cho thấy thứ lạc quan duy lý trên đã đến ngày tận số. Voltaire đã trả lời các cố gắng của thần lý học Leibniz bằng cuốn truyện hài hước Candide hay Chủ Nghĩa Lạc Quan. Năm 1791, Kant viết khảo luận “Về Sự Thất Bại của Mọi Mưu Toan Thần Lý Học Triết Lý”. Theo Kant, khả năng hiểu biết của con người có giới hạn; các suy đoán siêu hình học liên quan đến các vấn đề vượt quá lãnh vực kinh nghiệm nhân bản, từ trong căn bản, vốn không thể có đối với chúng ta (150).
Khảo luận của Kant đánh dấu việc kết liễu cuộc thảo luận về thần lý học cho tới lúc ấy. Vì, trên thực tế, mọi cố gắng thần lý học đều không chứng tỏ được sự tôn kính thích đáng đối với Thiên Chúa và mầu nhiệm khôn dò của thánh ý Người, cũng như không chứng tỏ được sự tôn trọng thích đáng đối với mầu nhiệm con người và sự đau khổ của họ. Nhìn từ trên xuống, mối liên hệ giữa Thiên Chúa và thế giới cũng như mối liên hệ giữa tự do con người và tự do Thiên Chúa lại càng không thể được lồng vào một bối cảnh có ý nghĩa và có thứ tự bao gồm cả hai, bất chấp bối cảnh này có tính khôn ngoan hay biện chứng. Với mỗi cố gắng này, ta đều nâng mình lên trên Thiên Chúa và các hành động của Người và ta đều mưu toan phán xét Người từ một vọng nhìn được coi là cao hơn. Nhưng như thế là cao ngạo và xấc xược. Như thế, lời phê phán của Kant đối với các cố gắng của thần lý học không thể tránh né được. Chúng ta phải coi mọi mưu toan đó đã thất bại.
Dĩ nhiên, Kant cũng thừa nhận rằng người ta phải trả giá cho việc từ bỏ ý niệm Thiên Chúa khi đối diện với sự ác trên thế giới. Vì nếu phẩm giá của con người nhân bản cần phải được duy trì, bất chấp kinh nghiệm sự ác, thì điều này chỉ khả hữu nếu người ta giữ vững ý niệm Thiên Chúa làm định đề (postulate) cho lý trí thực tiễn. Chỉ với giả thuyết Thiên Chúa, Đấng bao trùm cả tự do con người lẫn trật tự tự nhiên, người ta mới có hy vọng hòa giải được tự do của con người và số phận tự nhiên của ta. Ý niệm Thiên Chúa duy trì trong chính nó niềm hy vọng rằng tự do của con người sẽ thành công (151). Bỏ rơi niềm hy vọng này là bỏ rơi con người nhân bản và sau cùng, nhún vai quay lưng lại với những người đau khổ. Jurgen Habermas cũng theo dòng suy nghĩ này khi ông nhận định rằng chăm chút cho tia lửa leo lét do thần lý học để lại là điều bõ công (152) và ta phải nhìn nhận rằng đánh mất niềm hy vọng phục sinh là chúng ta rơi vào khoảng chân không rõ ràng (153). Chỉ còn lại “một ý thức về điều không còn” (154).
Niềm hy vọng mà Kant nói lên là một định đề. Triết học không thể nói nhiều hơn thế. Về phần nó, định đề này tùy thuộc một chọn lựa; nó tùy thuộc vào quyết định liệu con người nhân bản và phẩm giá của họ có nên có một ý nghĩa tuyệt đối nào không, liệu, đứng trước bất công và đau khổ vốn không thể hoà giải được trong dòng lịch sử, người ta có nên tiếp tục chào đón khả thể hòa giải hay người ta muốn trừ khử sự hòa giải này và do đó cuối cùng phải nhìn nhận rằng sự hoài nghi về tính vô nghĩa của hiện sinh là điều đúng. Phải thú nhận rằng, vấn đề là liệu và làm cách nào người ta có thể sống với giải pháp vừa nhắc. Như thế, vấn đề thần lý học cuối cùng trở thành vấn đề “nhân lý học” (anthropodicy), tức việc biện minh ý nghĩa của hiện sinh con người.
Đâu là câu trả lời được Thánh Kinh và thần học đưa ra cho câu hỏi thần lý học, một câu hỏi đã được chứng tỏ là không thể giải quyết được? Thánh Kinh không quen thuộc với vấn đề hiện đại của thần lý học hay nhân lý học. Thánh Kinh không khởi đi từ một định đề; nó khởi đi từ một trải nghiệm nguyên khởi của Israel, cũng là trải nghiệm của các Kitô hữu ban đầu, tức lòng trung tín của Thiên Chúa trong các tình huống khó khăn và vô vọng theo quan điểm con người, một lòng trung tín tiếp tục được cảm nghiệm đi cảm nghiệm lại như mới trong lịch sử. Về cuối thời Cựu Ước, trong tình huống bách hại và tử đạo, xác tín căn bản của Israel đã cảm nghiệm được độ mãnh liệt sau cùng của nó qua niềm hy vọng người chết sống lại (2Mcb 7). Trong việc Chúa Giêsu cho người chết sống lại, niềm hy vọng này đã được đóng dấu dứt khoát đối với các Kitô hữu đầu tiên. Đoan hứa trung tín của Thiên Chúa đặt cơ sở cho niềm hy vọng này ngay trước sự chết, một tình huống nếu xét theo viễn ảnh con người, xem ra cực kỳ vô vọng. Lòng trung tín của Thiên Chúa thiết lập nên niềm tin tưởng vào công lý cuối cùng và vào sự sống đời đời (155).
Sứ điệp hy vọng trên trong Thánh Kinh không hề là câu trả lời đơn giản khiến mọi sự có lý. Sự thật này rõ ràng nhất trong sách Gióp. Các duyệt xét liên tục có tính biên tập cho ta thấy cuộc đấu tranh đầy kịch tính với Thiên Chúa và chống lại Thiên Chúa (156). Ngay từ đầu, đã có sự phản đối của Gióp. Gióp nguyền rủa ngày ông sinh ra (G 3:3). Đời ông trở thành đáng ghét (10:3). Ông tố cáo Thiên Chúa khinh miệt nhân loại (7:20). Bạn bè ông cố gắng hết sức để biện minh cho Thiên Chúa với sự trợ giúp của thần học khôn ngoan cổ truyền. Theo luận lý học thân thiết của họ liên quan tới mối liên hệ giữa việc làm và hậu quả, hạnh phúc là phần thưởng cho các việc làm tốt và bất hạnh là hình phạt cho các việc làm xấu. Nhưng nền thần học khôn ngoan này, một nền thần học có ý định tìm hiểu và giải thích mọi sự và cuối cùng muốn mường tượng ra Thiên Chúa, đã thất bại. Vào thời sau đó của Israel, nền thần học này rơi vào khủng hoảng (157). Chính Thiên Chúa đã dành cho nó lời phán xét chí tử trong Sách Gióp: “Ngươi đã không nói điều đúng về Ta”. Cuối cùng, không phải bạn bè của Gióp, những người muốn giải thích mọi sự và mường tượng ra các hành động của Thiên Chúa, nhưng là chính người than vãn là Gióp được hưởng phần vốn là của ông (G 42:7tt).
Tuy nhiên, ở cuối sách Gióp, sự việc lại đảo ngược. Giờ đây không phải con người hay khiếu nại chuyên tố cáo Thiên Chúa hoặc tìm cách biện minh cho Người chiếm vị trí trung tâm. Chính Thiên Chúa nắm tiếng nói và con người là kẻ bị chất vấn (38-41). Sự khôn ngoan của Thiên Chúa được chứng minh là quá lớn không thể bị thu gọn vào một số lược đồ của con người. Do đó, Gióp đã lấy tay che miệng và giữ im lặng (40:4). Ông thừa nhận rằng người ta không thể lý luận với Thiên Chúa được.
“Con đã nói dù chẳng hiểu biết gì về những điều kỳ diệu vượt quá sức con… Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến. Vì thế, điều đã nói ra, con xin rút lại, trên tro bụi, con sấp mình thống hối ăn năn” (42:3, 5-6).
Không thể nào lý luận và cãi vã với Thiên Chúa. Thành thử, ta có thể nói cách tóm tắt rằng thần lý học không phải là một nhiệm vụ khả hữu theo quan điểm Thánh Kinh.
Đàng khác, khiếu nại với Thiên Chúa và thậm chí đấu tranh với Người là điều có cơ sở vững chắc trong ngôn từ của Thánh Kinh về Thiên Chúa và với Thiên Chúa. Dù khiếu nại xuất hiện trong Sách Gióp, nhưng nó phát xuất từ hy vọng:
“Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ. Lòng tôi những tha thiết mong chờ” (19:25-27).
Thánh Kinh có chứa khá nhiều lời khiếu nại và than vãn (158). Tất cả các Thánh Vịnh Ai Ca trong Cựu Ước (Tv 6, 13, 22, 31, 44, 57 v.v…) đã được thốt lên trong buồn sầu lớn lao vì cảm giác bị Thiên Chúa bỏ rơi; chúng nói tới chấn thương hiện sinh lớn lao. Nhưng không bao giờ chúng kết thúc bằng thất vọng; đúng hơn, cuối cùng, chúng tràn ngập xác tín rằng Thiên Chúa rất gần gũi với kẻ kêu van ngay trong lúc họ cần. Trong mỗi trường hợp, sắc khí trong các thánh vịnh ai ca đều thay đổi từ than vãn qua ngợi khen. Các thánh vịnh ai ca không kết thúc với khiếu nại, tố cáo, và thất vọng. Đúng hơn, cuối cùng, mỗi thánh vịnh trở thành một bài hát ngợi khen và cảm tạ.
Chúa Giêsu đứng trong truyền thống Cựu Ước trên. Trên thập giá, dù cảm thấy Thiên Chúa bỏ rơi, nhưng với Thánh Vịnh 22, Người đã kêu lớn: “Lạy Chúa của Con, lạy Chúa của Con, sao Chúa bỏ rơi Con?” (Mc 15:34). Tiếng kêu này thường được giải thích như nói lên sự thất vọng. Nhưng, trong truyền thống Do Thái, việc trích dẫn đoạn đầu của một thánh vịnh có nghĩa trích dẫn trọn thánh vịnh. Cho nên, điều quan trọng là phải thấy rằng Thánh Vịnh 22 quả tình đã bắt đầu với một lời than vãn mủi lòng, nhưng đã kết thúc bằng viễn tượng được Thiên Chúa cứu vớt và cứu chuộc. Vì thế, tiếng kêu bị bỏ rơi của Chúa Giêsu không diễn tả sự thất vọng, mà đúng hơn, nó nói lên sự tín thác và lòng hy vọng, ngay trong cảm thức bị Thiên Chúa bỏ rơi (159). Thánh Luca cũng đã giải thích tiếng kêu của Chúa Giêsu theo nghĩa này vì ngài mô tả Chúa Giêsu đang hấp hối đọc Thánh Vịnh 31:6: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).
Các cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh đã làm các môn đệ tin chắc rằng Thiên Chúa đã thực sự dứt khoát giữ lời hứa trung tín của Người qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Nhưng sự hân hoan của Phục Sinh không dễ dàng đến với các môn đệ. Các câu truyện Phục Sinh của Tân Ước xác nhận rằng các môn đệ phải tiến đến xác tín này sau khi kinh qua cả một diễn trình tra vấn và hoài nghi. Câu truyện Emmau (Lc 24:13-35) mô tả một cách đầy ấn tượng con đường đức tin mà các môn đệ đầu tiên đã phải đi theo. Câu truyện này thuật lại sự thất vọng của các môn đệ và đáp ứng đầy không tin của họ đối với chứng từ của các phụ nữ cho tới khi các ông nhận ra Chúa Giêsu trong lúc bẻ bánh. Thế rồi, họ vội quay lại Giêrusalem.
Con đường Emmau là mẫu chuẩn làm đường để các Kitô hữu nói chung phải đi. Kitô hữu thực sự đã được rửa tội vào cái chết của Chúa Kitô, và họ sống ở đời này trong niềm hy vọng được sống lại trong tương lai (Rm 6:3-6). Chúng ta được cứu chuộc trong hy vọng; tuy nhiên, hy vọng mà người ta thấy đã được ứng nghiệm rồi đâu phải là hy vọng (Rm 8:24). Nó thường là một hy vọng ngược với mọi hy vọng (Rm 5:18). Như thế, câu quả quyết của Thánh Phaolô trong Thư Rôma 8:35-39 rằng không điều gì, cả sống lẫn chết, có thể tách biệt chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa, không đứng ở đầu, mà đúng hơn, đứng ở cuối một đoạn văn dài có tính chất thần học nói về trải nghiệm thử thách gian nan của người Kitô hữu trong tay các thế lực xấu xa trên thế giới (Rm 7-8).
Thư Do Thái đã tiếp nhận ý tưởng trên. Nó cho ta hay: Chúa Giêsu Kitô giống như ta mọi điều chỉ trừ tội lỗi. Cho nên, nơi Người, ta có vị thượng phẩm biết tương cảm với các yếu đuối của ta. Ta có thể tới gần ngai của Người tràn đầy tin tưởng rằng ta sẽ tìm được lòng thương xót và ơn thánh ở đấy (Dt 4:15; xem 2:17; 5:2). Thử thách gian nan và cơn cám dỗ đều là thành phần làm nên cuộc sống người Kitô hữu. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, bất chấp bị tấn công hay vô vọng ra sao, ta cũng đều tin chắc rằng Thiên Chúa đang ở bên chúng ta và với chúng ta và “mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa” (Rm 8:28; xem Dt 12:5-7; 10-11).
Xác tín trên nói lên một niềm hy vọng chưa được thể hiện ở đời này nhưng quá bên kia đời này, nó hướng về sự phục sinh của người chết và sự sống đời đời. Chỉ ở đấy mọi bất công mới được báo oán và chỉ ở đấy mọi nước mắt mới được lau khô và chùi khỏi mắt ta.
“Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất. Và Đấng ngự trên ngai phán: ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự’” (Kh 21:4-5).
Hiện nay, chúng ta vẫn còn đang ở trên đường; ta vẫn chưa được sống mà thấy những điều sẽ xẩy ra. Có thể nói, hoàn cảnh của chúng ta là hoàn cảnh của đêm vọng Phục Sinh. Trong đó, cây nến Phục Sinh, như là biểu tượng của ánh sáng Chúa Kitô, được rước vào lòng nhà thờ vẫn còn tối đen, ánh sáng của nó thắp sáng không gian, và chúng ta có thể lấy ánh sáng của nó mà thắp sáng cây nến của chúng ta. Nhưng nó vẫn đang cháy sáng trong màn tối của lòng nhà thờ, nó vẫn còn là đêm vọng Phục Sinh. Tiếng kêu Maranatha (1Cr 16:22) (160) trong phụng vụ Thánh Thể xưa nói lên cả hai thực tại: Chúa ở đó, ấy thế nhưng ta vẫn kêu xin Người đến lần chót (161).
Từ sự chắc chắn không thể nào hủy diệt được và đầy hy vọng được an toàn và bảo bọc dứt khoát trong tình yêu của Thiên Chúa (162), một sự thanh thản nội tâm đã phát sinh nơi người tín hữu. Họ sẵn sàng từ bỏ mọi sự vì Chúa Kitô (Pl 3:8), nhẫn nhục chịu đựng mọi hoàn cảnh, và chịu thiếu thốn. “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả” (Pl 4:12; xem 2Cr 11:23-33). Các tín hữu biết rằng ơn thánh của Chúa Kitô luôn đủ cho họ và ơn thánh luôn ban sức mạnh của nó trong yếu đuối (2Cr 12:9). Các Giáo Phụ Hy Lạp nói tới thiên hướng lãnh cảm và vô cảm (ataraxia, bình an nội tâm). Các ngài không hiểu điều này theo nghĩa Khắc Kỷ, nhưng đúng hơn theo nghĩa phải hết sức trông chừng và sẵn sàng chào đón Chúa quang lâm.
Các bậc thầy của thần nghiệm học Đức (Eckhart, John Tauler, Henry Suso) nói đến sự thanh thản, một sự thanh thản, trái với các khuynh hướng nô dịch hóa và đầy tham lam muốn sở hữu và chiếm hữu của ta, đã phát sinh thiên hướng có tính giải thoát biết từ bỏ, biết cậy nhờ, và phó mình ta cho Thiên Chúa cách hoàn toàn (163). Trong cuốn Linh Thao của ngài, Thánh Inhaxiô thành Loyola nói đến sự bình tâm, nghĩa là, hoàn toàn mở lòng mình ra đón nhận thánh ý Thiên Chúa đến độ không còn mong sức khỏe hơn ốm đau, giầu có hơn nghèo khó, danh dự hơn mất danh dự, thọ hơn không thọ, và trong mọi sự chúng ta mong muốn và chọn lựa, trong bất cứ trường hợp nào, phải giúp chúng ta tiến về mục tiêu mà vì nó chúng ta đã được dựng nên (164).
Thomas Propper đã chỉ cho ta một câu của Charles Péguy mà ông gặp được khá sớm trong cuộc thảo luận về thần lý học và được ông nhớ hoài: “Thiên Chúa đã đến trước. Người đã khởi sự… Thiên Chúa đã hy vọng nơi ta; tuy nhiên, điều ấy có nên có nghĩa là chúng ta không hy vọng ở Người không?” (165). Ký ức làm cơ sở cho hy vọng, vốn chờ mong lời hứa sắp được thực hiện và khó chịu đối với điều nó không hiểu hay điều đem lại đề kháng. Nhưng câu hỏi còn lại chỉ được trả lời khi Thiên Chúa thực sự hoàn tất mục đích mà vì nó Người đã dựng nên ta. Cho tới lúc đó, cá tính chỉ thành công trong dạng thức hy vọng. Ngay trong buồn sầu, hoài nghi, và xao xuyến, sức mạnh và kháng lực của hy vọng vẫn còn đó. Như thế, lời tuyên xưng Kitô học không hề đem lại cho chúng ta câu trả lời lý thuyết hay sẵn sàng nào, nhưng nó mở cho chúng ta một con đường. Vì Thiên Chúa trung tín, nên ta có thể tin tưởng rằng Người sẽ giữ lời hứa của Người cho tới cùng và, vì tình yêu của Người, Người sẽ cứu nhân loại và cả thế giới nữa (166).
Sự chắc chắn và thanh thản đầy hy vọng như thế không hề có tính lý thuyết, như ta thấy trong nhiều đề xuất đối với thần lý học. Đây là lời khẳng định và thiên hướng đức tin, mà ta chỉ có thể nói đến cùng một cách như các thánh vịnh, nghĩa là như lời than vãn và khẩn cầu thương xót và cũng như vinh tụng ca ngợi khen tán tụng lòng thương xót vô tận của Thiên Chúa. Đó là cách cả Giáo Hội nữa cũng đã nói trong Kinh Kyrie Eleison (Xin Chúa Thương Xót) của Thánh Lễ và trong tán tụng ca vĩ đại Te Deum (Ngợi Khen Chúa):
“Xin thương xót chúng con, lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Xin ban ơn Chúa thương xót trên chúng con vì chúng con đặt niềm hy vọng nơi Chúa. Nơi Chúa, lạy Chúa, con đặt niềm hy vọng của con. Đời đời con sẽ không sa vào xấu hổ”.
Đó là những lời nói lên hy vọng, những lời chỉ thuyết phục trong đức tin và mãi mãi xa lạ đối với người không tin. Ngay đối với các Kitô hữu trong các tình huống khó khăn, chúng cũng không dễ dàng có trên môi miệng họ. Nó không đứng ở đầu mà đúng hơn ở cuối một con đường đức tin thường là dài và khó khăn. Để đi con đường này, ta cần được sự nâng đỡ, đồng hành và cầu bầu của các Kitô hữu khác. Những người không chia sẻ đức tin Kitô Giáo càng cần được thiện cảm nhân bản, thân mật nhân bản và sự trợ giúp ân cần hơn trong các tình huống như thế. Ta cần phải thực hành lòng thương xót. Đó là câu trả lời có tính thuyết phục duy nhất chúng ta có thể đưa ra. Chứng cớ thương xót thực tế như thế chính là niềm hy vọng có tính đại biểu cho người khác. Nhờ hành động thương xót của ta, một tia sáng và một sự ấm áp từ lòng thương xót của Thiên Chúa có thể ban xuống giữa một tình huống không mấy sáng sủa. Chỉ nhờ cách này, chúng ta mới làm cho lời nói về lòng thương xót của Thiên Chúa thành đáng tin và có tính thuyết phục; chỉ nhờ cách này, ta mới biến nó thành một sứ điệp hy vọng.
Hy vọng vào việc xuất hiện của ơn cứu rỗi vẫn chỉ đang sắp sửa diễn ra không phải là một hoài mong hay lời hứa trống rỗng. Nó đem lại ánh sáng và sức mạnh ngay ở đây và vào lúc này. Chúng ta đang sống ở đời này, không như thể đang ngồi tại phòng đợi vĩnh cửu, chỉ chờ cửa dẫn vào sự sống được mở ra. Hy vọng là một sức mạnh tích cực và là một lực kích hoạt. Trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa khuyến khích và buộc ta trở thành các chứng nhân của lòng thương xót và triển khai nhân danh lòng thương xót ra khắp thế giới. Ta cần trở lại đề tài này một cách chi tiết trong các chương kế tiếp bằng cách lưu ý tới lòng thương xót của con người. Đó chính là hình thức cụ thể của Chúa lòng thương xót trên thế giới.
Kỳ sau: VI. Phúc thay ai có lòng thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(147) Có một cái nhìn tổng quát về vấn đề thần lý học trong: Thomas Propper và Magnus Striet, “Theodizee”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 9:1396-98; P. Gerlitz và M. Kohlmoos, “Theodizee I-IV”, Theologische Realenzzyklopadie, do Gerhard Muller, Horst Balz, và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 33:210-37. Rất nhiều trước tác về chù đề này: Karl Rahner, “Warum last Gott uns leiden?” trong Schriften zur Theologie, Bd. XIV (Einsiedeln: Benzinger, 1980), 450-66; Peter Hunermann và Adel Theodor Khoury biên tập, Warum leiden? Die Antwort der Weltreligionen (Freiburg i. B.: Herder, 1987); Thomas Propper, Erlosungsglaube und Freiheitsgeschichte: Eine Skizze zur Soteriologie (Munich: Kosel Verlag, 1988); Willi Oelmuller và nhiều người khác, Woruber man nicht schweigen kann: Neue Diskussionen zur Theodizee Frage (Munich: W. Fink Verlag, 1992); Gisbert Greshake, Preis der Liebe: Besinnung uber das Leid (Freiburg i.B.: Herder, 1992; Walter Grosß và Karl-Josef Kuschel, Ich schaffe Finsternis und Unheil!Ist Gott verantlich fur das ubel? (Mainz, M. Grunewald, 1992); Johann Baptist Metz, Memoria passionis: Ein provozierendes Gedachtnis in pluralistischer Gesellschaft (Freiburg i.Br.: Herder, 2009); Harald Wagner và những người khác hiệu đính, Mit Gott straiten: Neue ugange zum Theodizee-Problem (Freiburg i.Br.: Herder, 1998); Armin Kreiner, Gott im Leid: Zur Sitchhaltigkeit der Theodizee-Argumente (Freiburg i.Br.: Herder, 2005); Magnus Striet, “Das Versprechen der Gnade: Rechenschaft uber die eschatologische Hoffnung” trong Theologische Anthoropologie, Bd. 2 do Thomas Propper hiệu đính (Freiburg i. Br.:rder, 2011), 1490-1520.
(148) Luận điểm này được truyền lại bởi nhà biện hộ Kitô Giáo Lactantius và được gán cho Epicurus.
(149) Thần học hậu Auschwitz được thấy dưới nhiều hình thức nơi một số thần học gia Do Thái Giáo cũng như Công Giáo và Thệ Phản như J.B. Metz, J.Moltmann, D. Solle… Xem J.B. Metz, “Auschwitz II” Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:1260tt; M. Sarot, “Holocaust”, Die Religion in Geschichte und Gegenwart, ấn bản 4, do Hans Dieter Betz, Don S. Browning, Bernd K.Janowski, và Eberhard Jungel hiệu đính (Tubingen: Mohr Siebeck, 1998-2007), 3:1866-68; Franz Mussner, “Theologie nach Auschwitz: Eine Programmskizze”, Kirche und Israel:Neukirchner theologische Zeitschrift 10 (1995): 8:-23. Một công rình quan trọng là Hans Jonas, Der Gottesbegriff nach Auschwitz.
(150) Immanuel Kant, “On the Failure of All Attempted Philosophical Theodicies” (1791), Kant on History and Religion, bản dịch của Michel Despland (Montréal: McGill-Queen’s University Press, 1973), 283-97.
(151) xem chương II,1.
(152) Habermas, Glauben und Wissen (Frankfurt a M.: Suhrkamp, 2001), 28.
(153) Ibid. 24tt.
(154) Jurgen Habermas nói như thế. Xem Michael Reder và Josef Schmidt hiệu đính, An Awareness of What is Missing: Faith and Reason in a Post-secular Age (Malden, MA: Polity, 2010).
(155) Gisbert Greshake và Jakob Kremer, Resurectio mortuorum: Zum theologischen Verstandnis der leiblichen Auferstehung (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 1986).
(156) Fridolin Stier, Das Buch Ijob (Munich: Kosel Verlag), 1954, 252-55; H. Spieckermann, “Hiob/Hiobbuch”, Die Religion in Geschichte und Gegenwart, ấn bản 4, 3:1777-81.
(157) Tương tự có: Hartmut Gese, “Die Krisis der Weisheit bei Koheleth” trong Vom Sinai zum Zion (Munich: Kaiser, 1974), 168-79.
(158) B. Janowski, “Klage II”, Die Religion in Geschichte und Gegenwart, ấn bản 4, 4:1389-91.
(159) Để hiểu tiếng kêu bị bỏ rơi của Chúa Giêsu, xem Hartmut Gese, “Psalm 22 und das Neue Testament: Der alteste Bericht vom Tode Jesu und die Entstehung des Herrennahls” trong Vom Sinai zum Zion, 180-201.
(160) Cũng nên xem Didache, 10,6.
(161) Kuhn, “μαϱαναθά”, Theologisches Worterbuch zum Neuen Testament, 4:470-75.
(162) Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi, 35.
(163) U. Diese, “Gelassenheit”, Historisches Worterbuch der Philosophie, do Joachim Ritter, Karlfried Grunder, và Gottfried Gabriel hiệu đính (Basel: Schwabe Verlag, 1971-2007), 3:219-24; R. Korner, “Gelassenheit”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 4:403tt.
(164) Thánh Inhaxiô thành Loyola, Linh Thao, “Nguyên Tắc và Nền Tảng”.
(165) Thomas Propper, Evangelium und freie Vernunft: Konturen einer theologischen Hermeneutik (Freiburg i.Br.: Herder, 2001).
(166) Thomas Propper, Erlosungsglaube und Freiheitgeschichte, 179.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Pháo Bông Ngày Lễ Hội
Lê Trị
18:11 03/07/2016
Ảnh của Lê Trị
Em có nhớ pháo bông ngày quốc khánh
Nổ lưng trời, tỏa sáng, tựa ngàn sao
Rơi xuống hồ lấp lánh sóng dạt dào
Trong ánh mắt, tình yêu cùng tỏ hiện..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)