Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
08:37 03/07/2017
Suy Niệm Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A
Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Với bản tình loài người, Ngài có đầy đủ mọi đức tính mà người đời cần học hỏi. Nhưng ít khi Ngài mời gọi con người học theo các đức tính của Ngài, có chăng cũng chỉ là gián tiếp thôi. Vậy mà, Tin mừng hôm nay lại cho chúng ta biết, Ngài trực tiếp mời gọi các môn đệ và mỗi người chúng ta hãy học theo Ngài để sống hiền lành và khiêm nhường. Điều đó, chứng tỏ, đức tính hiền lành và khiêm nhường hết sức quan trọng trong đời sống chúng ta.
Vậy, Đức Giêsu sống hiền lành và khiêm nhường như thế nào?
Trước hết, Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã tự hạ mình xuống, làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Như thế, Đức Giêsu cũng chấp nhận mang nơi mình sự thấp hèn, yếu đuối, đau khổ của con người. Cụ thể, Tin mừng cho biết Đức Mẹ sinh Ngài trong hoàn cảnh thiếu thốn, rét mướt, bị người đời từ chối (x. Mt 2,7). Sau đó, Ngài sống với Thánh Giuse và Mẹ Maria trong tinh thần khiêm nhường vâng phục (x. Mt 2,51).
Khi ra giảng đạo, Ngài nêu cao tinh thần hiền lành và khiêm nhường. Ngài dạy các môn đệ hãy trở nên như trẻ nhỏ: “Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con không được vào nước trời.” (Mt 18,3). Trong bài giảng về hiến chương nước trời, Ngài tuyên bố: “Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt 5,4). Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, Đức Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Người đã quý chuộng những kẻ bé mọn và khiêm nhường. Chính Người đã tiết lộ bí mật của Người cho họ trong khi lại giấu không cho kẻ khôn ngoan và thông thái biết những điều ấy (x. Mt 11,25). Rồi, Ngài mời gọi mọi người sống hiền lành và khiêm nhường như Ngài: “Hãy học cùng Ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29). Khi dân chúng tôn Ngài lên làm vua, Ngài khiêm nhường không đón nhận như họ tưởng mà trái lại, Ngài lánh lên núi cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha (x. Ga 6,15). Trong bữa tiệc ly, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã thể hiện sự khiêm nhường cách tột cùng khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đồng thời, Ngài dạy các môn đệ hãy rửa chân cho nhau (x. Ga 13,14). Trong ngày khải hoàn vào Thành Giê-ru-sa-lem, mặc dầu được dân chúng tung hô, nhưng Ngài vẫn khiêm nhường ngồi trên lưng lừa. Cử chỉ đó đã được tiên tri Isaia báo trước mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất: “Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ. Người đã loại bỏ các chiến xa khỏi Ép-ra-im, và ngựa khỏi Giê-ru-sa-lem. Cung tên chiến trận sẽ được phá huỷ. Người sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc”(Dcr 9,9-10). Ngài hiền lành khi không kết án người phụ nhữ ngoại tình (x. Ga 8,2-11). Ngài hiền lành như người mục tử đi tìm con chiên lạc (x. Lc 15,3-7). Ngài hiền lành như người cha đợi chờ đứa con đi hoang trở về (x. Lc 15,1-32). Ngài hiền lành khi để cho Giuđa, kẻ phản bội hôn lên má mình và để cho quân dữ bắt trói đem đi (x. Mc 14: 43 -50; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11 ). Ngài hiền lành khi không có một phản ứng gì trước cảnh dân chúng nhạo cười hay bị kết án bất công. Đặc biệt, Ngài chấp nhận những đòn roi, chịu đội mạo gai, chịu đóng đinh trên thập giá…tất cả đều thể hiện sự hiền lành và khiêm nhường của Ngài.
Chúng ta không chỉ thấy đức tính hiền lành và khiêm nhường nơi Đức Giêsu mà còn thấy đức tính hiền lành và khiêm nhường nơi Đức Maria và các Thánh.
Nơi Đức Maria: Khi được Thiên thần Gabriel chào “Bà đầy ơn phúc” và cho Mẹ biết Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã thưa với Thiên Thần rằng: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”(Lc 1,38). Rồi Mẹ quy hướng tất cả những gì mình có được về cho Thiên Chúa bằng lời kinh Magnificat (x. Lc 1, 46-55). Từ đó, Mẹ sống một cuộc sống phó thác trọn vẹn trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa bằng việc khiêm nhường chấp nhận mọi đau khổ sẽ đến với mình: sinh con trong hang đá nghèo hèn; đem con trốn sang Ai-cập; lạc mất con trong đền thờ; thấy con vác thập giá và cuối cùng là chấp nhận đứng nhìn Con yêu dấu chết tất tưởi trên thập giá trước những kẻ nhạo báng Người.
Hầu hết các thánh cũng đã sống hiền lành và khiêm nhường. Xin được đơn cử một số các thánh sau đây:
Thánh Giuse: Khi biết Mẹ có thai, nhưng vì bản tính hiền lành và khiêm nhường nên Ngài không tố cáo Mẹ mà dự định âm thầm bỏ trốn. Ngài khiêm nhường vâng lời đón Đức Mẹ về nhà làm vợ mình, đưa Đức Giêsu trốn sang Ai-cập và lại đưa Mẹ con về cho dù lệnh truyền đó chỉ là lời của Thiên thần trong giấc mơ. Suốt cuộc đời của Thánh Giuse, Ngài đã sống hiền lành và khiêm nhường trong tinh thần phục vụ chương trình của Thiên Chúa nơi Đức Maria và Chúa Giêsu một cách âm thầm.
Thánh Gioan Tẩy Giả: Khi được dân chúng ca tụng vì tưởng Ngài là Đấng Cứu Thế, là Đấng phải đến, thì Gioan đã khiêm nhường giải thích rằng: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa… Đấng đến sau tôi cao trọng hơn tôi, tôi không xứng đáng để xách dép cho Người” (Lc 1,23-27). Vì biết sứ mạng của mình chỉ là người dọn đường, nên khi Đức Giêsu đến, Thánh Gioan đã âm thầm rút lui : “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).
Thánh Phêrô cũng đã sống rất khiêm nhường. Sự khiêm nhường đó được thể hiện qua những hành động sau đây: Khi Ngài vâng lời thả lưới và đánh bắt được rất nhiều cá (x. Lc 5, 1-11). Khi thấy “mẻ cá lạ lùng”, Phêrô đến sụp lạy dưới chân Chúa và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Khi lún xuống nước, ông kêu xin Chúa rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con” (Lc 14,30). Sau khi chối Thầy ba lần, ông đã ra ngoài ăn năn khóc lóc (x. Lc 22,62). Khi chịu chết tử đạo, ông xin được đóng đinh đầu lộn ngược xuống đất vì nghĩ mình không xứng đáng để nên giống Thầy mình. Như vậy, Phêrô là một vị thánh hết sức khiêm nhường.
Thực tế trong xã hội hôm nay, chúng ta thấy đâu đâu cũng có bạo lực xảy ra: nơi gia đình, nơi trường học, nơi các cơ quan công quyền, ngoài xã hội. Người ta vẫn cứ muốn giải quyết mọi thứ bằng bạo lực. Vì thế, đức tính hiền lành và khiêm nhường hầu như vắng bóng, không được chú trọng, không được để ý lưu tâm. Không những thế, nhiều khi người ta còn cho rằng: người sống hiền lành là người đần độn, hèn nhát; người sống khiêm nhường thì được được coi là tự ti, rụt rè, biếng nhác.
Nhưng xét về phương diện tu đức và dưới nhãn quan của Kitô giáo, thì hiền lành và khiêm nhường luôn là hai đức tính nền tảng cần thiết cho bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội. Vì khiêm nhường là mẹ của các nhân đức khác, là nền móng để xây dựng đời sống thiêng liêng. Người sống hiền lành thường để lại nhiều điều tốt cho hậu thế, như người ta nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con.” Người hiền lành và khiêm nhường luôn biết sống hoà thuận với tất cả mọi người, coi trọng mọi người, không phân biệt sang hèn giàu nghèo. Người khiêm nhường và hiền lành thì không làm hại người khác. Người hiền lành và khiêm nhường luôn đem lại niềm vui và bình an cho mọi người. Không những thế, người hiền lành và khiêm nhường luôn được Chúa ban ơn (x. 1 Pr 5,5). Trong cuốn Nhật Ký về Lòng Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức hiền lành và khiêm nhường rằng: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận chìm họ vào đại dương Thương Xót của Ta. Những tâm hồn này giống Trái Tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những Thiên Thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó.”
Qua những trình bày trên đây chúng ta thấy Đức Giêsu, Đức Mẹ và các thánh đã quý trọng đức hiền lành và khiêm nhường. Mặt khác, người hiền lành và khiêm nhường mang lại nhiều lợi ích cho gia đình, xã hội và được Chúa thương ban ơn. Vậy, chúng ta hãy cố gắng học tập đức tính hiền lành và khiêm nhường của Đức Giêsu, Đức Mẹ và các thánh. Để được như vậy, trong những sinh hoạt thường ngày, qua các mối tương quan trong gia đình, ngoài xã hội chúng ta hãy dẹp bỏ tính nóng nảy để tập sống hiền lành và khiêm nhường.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết thực hiện lời dạy và gương sáng của Chúa để sống hiền lành và khiêm nhường, hầu mang lại sự bình an cho gia đình, Giáo Hội và xã hôi. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Với bản tình loài người, Ngài có đầy đủ mọi đức tính mà người đời cần học hỏi. Nhưng ít khi Ngài mời gọi con người học theo các đức tính của Ngài, có chăng cũng chỉ là gián tiếp thôi. Vậy mà, Tin mừng hôm nay lại cho chúng ta biết, Ngài trực tiếp mời gọi các môn đệ và mỗi người chúng ta hãy học theo Ngài để sống hiền lành và khiêm nhường. Điều đó, chứng tỏ, đức tính hiền lành và khiêm nhường hết sức quan trọng trong đời sống chúng ta.
Vậy, Đức Giêsu sống hiền lành và khiêm nhường như thế nào?
Trước hết, Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã tự hạ mình xuống, làm người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Như thế, Đức Giêsu cũng chấp nhận mang nơi mình sự thấp hèn, yếu đuối, đau khổ của con người. Cụ thể, Tin mừng cho biết Đức Mẹ sinh Ngài trong hoàn cảnh thiếu thốn, rét mướt, bị người đời từ chối (x. Mt 2,7). Sau đó, Ngài sống với Thánh Giuse và Mẹ Maria trong tinh thần khiêm nhường vâng phục (x. Mt 2,51).
Khi ra giảng đạo, Ngài nêu cao tinh thần hiền lành và khiêm nhường. Ngài dạy các môn đệ hãy trở nên như trẻ nhỏ: “Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con không được vào nước trời.” (Mt 18,3). Trong bài giảng về hiến chương nước trời, Ngài tuyên bố: “Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” (Mt 5,4). Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, Đức Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Người đã quý chuộng những kẻ bé mọn và khiêm nhường. Chính Người đã tiết lộ bí mật của Người cho họ trong khi lại giấu không cho kẻ khôn ngoan và thông thái biết những điều ấy (x. Mt 11,25). Rồi, Ngài mời gọi mọi người sống hiền lành và khiêm nhường như Ngài: “Hãy học cùng Ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29). Khi dân chúng tôn Ngài lên làm vua, Ngài khiêm nhường không đón nhận như họ tưởng mà trái lại, Ngài lánh lên núi cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha (x. Ga 6,15). Trong bữa tiệc ly, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã thể hiện sự khiêm nhường cách tột cùng khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đồng thời, Ngài dạy các môn đệ hãy rửa chân cho nhau (x. Ga 13,14). Trong ngày khải hoàn vào Thành Giê-ru-sa-lem, mặc dầu được dân chúng tung hô, nhưng Ngài vẫn khiêm nhường ngồi trên lưng lừa. Cử chỉ đó đã được tiên tri Isaia báo trước mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất: “Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ. Người đã loại bỏ các chiến xa khỏi Ép-ra-im, và ngựa khỏi Giê-ru-sa-lem. Cung tên chiến trận sẽ được phá huỷ. Người sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc”(Dcr 9,9-10). Ngài hiền lành khi không kết án người phụ nhữ ngoại tình (x. Ga 8,2-11). Ngài hiền lành như người mục tử đi tìm con chiên lạc (x. Lc 15,3-7). Ngài hiền lành như người cha đợi chờ đứa con đi hoang trở về (x. Lc 15,1-32). Ngài hiền lành khi để cho Giuđa, kẻ phản bội hôn lên má mình và để cho quân dữ bắt trói đem đi (x. Mc 14: 43 -50; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11 ). Ngài hiền lành khi không có một phản ứng gì trước cảnh dân chúng nhạo cười hay bị kết án bất công. Đặc biệt, Ngài chấp nhận những đòn roi, chịu đội mạo gai, chịu đóng đinh trên thập giá…tất cả đều thể hiện sự hiền lành và khiêm nhường của Ngài.
Chúng ta không chỉ thấy đức tính hiền lành và khiêm nhường nơi Đức Giêsu mà còn thấy đức tính hiền lành và khiêm nhường nơi Đức Maria và các Thánh.
Nơi Đức Maria: Khi được Thiên thần Gabriel chào “Bà đầy ơn phúc” và cho Mẹ biết Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã thưa với Thiên Thần rằng: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”(Lc 1,38). Rồi Mẹ quy hướng tất cả những gì mình có được về cho Thiên Chúa bằng lời kinh Magnificat (x. Lc 1, 46-55). Từ đó, Mẹ sống một cuộc sống phó thác trọn vẹn trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa bằng việc khiêm nhường chấp nhận mọi đau khổ sẽ đến với mình: sinh con trong hang đá nghèo hèn; đem con trốn sang Ai-cập; lạc mất con trong đền thờ; thấy con vác thập giá và cuối cùng là chấp nhận đứng nhìn Con yêu dấu chết tất tưởi trên thập giá trước những kẻ nhạo báng Người.
Hầu hết các thánh cũng đã sống hiền lành và khiêm nhường. Xin được đơn cử một số các thánh sau đây:
Thánh Giuse: Khi biết Mẹ có thai, nhưng vì bản tính hiền lành và khiêm nhường nên Ngài không tố cáo Mẹ mà dự định âm thầm bỏ trốn. Ngài khiêm nhường vâng lời đón Đức Mẹ về nhà làm vợ mình, đưa Đức Giêsu trốn sang Ai-cập và lại đưa Mẹ con về cho dù lệnh truyền đó chỉ là lời của Thiên thần trong giấc mơ. Suốt cuộc đời của Thánh Giuse, Ngài đã sống hiền lành và khiêm nhường trong tinh thần phục vụ chương trình của Thiên Chúa nơi Đức Maria và Chúa Giêsu một cách âm thầm.
Thánh Gioan Tẩy Giả: Khi được dân chúng ca tụng vì tưởng Ngài là Đấng Cứu Thế, là Đấng phải đến, thì Gioan đã khiêm nhường giải thích rằng: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa… Đấng đến sau tôi cao trọng hơn tôi, tôi không xứng đáng để xách dép cho Người” (Lc 1,23-27). Vì biết sứ mạng của mình chỉ là người dọn đường, nên khi Đức Giêsu đến, Thánh Gioan đã âm thầm rút lui : “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).
Thánh Phêrô cũng đã sống rất khiêm nhường. Sự khiêm nhường đó được thể hiện qua những hành động sau đây: Khi Ngài vâng lời thả lưới và đánh bắt được rất nhiều cá (x. Lc 5, 1-11). Khi thấy “mẻ cá lạ lùng”, Phêrô đến sụp lạy dưới chân Chúa và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Khi lún xuống nước, ông kêu xin Chúa rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con” (Lc 14,30). Sau khi chối Thầy ba lần, ông đã ra ngoài ăn năn khóc lóc (x. Lc 22,62). Khi chịu chết tử đạo, ông xin được đóng đinh đầu lộn ngược xuống đất vì nghĩ mình không xứng đáng để nên giống Thầy mình. Như vậy, Phêrô là một vị thánh hết sức khiêm nhường.
Thực tế trong xã hội hôm nay, chúng ta thấy đâu đâu cũng có bạo lực xảy ra: nơi gia đình, nơi trường học, nơi các cơ quan công quyền, ngoài xã hội. Người ta vẫn cứ muốn giải quyết mọi thứ bằng bạo lực. Vì thế, đức tính hiền lành và khiêm nhường hầu như vắng bóng, không được chú trọng, không được để ý lưu tâm. Không những thế, nhiều khi người ta còn cho rằng: người sống hiền lành là người đần độn, hèn nhát; người sống khiêm nhường thì được được coi là tự ti, rụt rè, biếng nhác.
Nhưng xét về phương diện tu đức và dưới nhãn quan của Kitô giáo, thì hiền lành và khiêm nhường luôn là hai đức tính nền tảng cần thiết cho bản thân, gia đình, Giáo Hội và xã hội. Vì khiêm nhường là mẹ của các nhân đức khác, là nền móng để xây dựng đời sống thiêng liêng. Người sống hiền lành thường để lại nhiều điều tốt cho hậu thế, như người ta nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con.” Người hiền lành và khiêm nhường luôn biết sống hoà thuận với tất cả mọi người, coi trọng mọi người, không phân biệt sang hèn giàu nghèo. Người khiêm nhường và hiền lành thì không làm hại người khác. Người hiền lành và khiêm nhường luôn đem lại niềm vui và bình an cho mọi người. Không những thế, người hiền lành và khiêm nhường luôn được Chúa ban ơn (x. 1 Pr 5,5). Trong cuốn Nhật Ký về Lòng Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức hiền lành và khiêm nhường rằng: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận chìm họ vào đại dương Thương Xót của Ta. Những tâm hồn này giống Trái Tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những Thiên Thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó.”
Qua những trình bày trên đây chúng ta thấy Đức Giêsu, Đức Mẹ và các thánh đã quý trọng đức hiền lành và khiêm nhường. Mặt khác, người hiền lành và khiêm nhường mang lại nhiều lợi ích cho gia đình, xã hội và được Chúa thương ban ơn. Vậy, chúng ta hãy cố gắng học tập đức tính hiền lành và khiêm nhường của Đức Giêsu, Đức Mẹ và các thánh. Để được như vậy, trong những sinh hoạt thường ngày, qua các mối tương quan trong gia đình, ngoài xã hội chúng ta hãy dẹp bỏ tính nóng nảy để tập sống hiền lành và khiêm nhường.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết thực hiện lời dạy và gương sáng của Chúa để sống hiền lành và khiêm nhường, hầu mang lại sự bình an cho gia đình, Giáo Hội và xã hôi. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Đại hội thứ 40 của tổ chức FAO
Lm. Trần Đức Anh OP
17:29 03/07/2017
ROMA. ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế ý thức về quyền của mỗi người được giải thoát khỏi nghèo đói và điều này tùy thuộc nghĩa vụ của toàn thể gia đình nhân loại trợ giúp những người túng thiếu.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Đại hội lần thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, khai diễn sáng 3-7-2017 tại Roma, và được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tuyên đọc. ĐHY cho biết ĐTC lấy làm tiếc vì không thể đến khai mạc Đại hội này, nhưng ngài hứa viếng thăm tổ chức FAO vào ngày 16-10 tới đây, nhân Ngày Thế giới về lương thực, đáp lời mời của Ông Tổng thư ký José Graciano da Silva của tổ chức này,
Trong sứ điệp, sau khi nhắc đến những nguyên nhân gây ra nghèo đói tại một số miền trên thế giới, trong đó một phần lớn là hậu quả của những quyết định cụ thể của con người, ĐTC cũng lấy làm tiếc vì các ngân khoản trợ giúp phát triển cho các nước nghèo trên thế giới ngày càng giảm sút. Ngài viết:
”Khi một nước không có khả năng cung cấp những câu trả lời thích hợp vì mức độ phát triển của nước ấy, vò những hoàn cảnh nghèo đói, thay đổi khí hậu hoặc tình trạng bất an không cho phép, thì tổ chức FAO và các tổ chức liên chính phủ khác cần phải có thể can thiệp đặc biệt và có những hành động liên đới thích đáng. Vì các tài nguyên mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta là để dành cho tất cả mọi người, do đó có một nhu cầu cấp thiết về tình liên đới, coi đây là tiêu chuẩn hướng dẫn mọi hình thức cộng tác trong các tương quan quốc tế”.
ĐTC cũng cho biết ngài muốn đóng góp tượng trưng cho Chương trình của tổ chức FAO nhắm cung cấp hạt giống cho các gia đình nông dân ở những vùng đang chịu hậu quả của xung đột và hạn hán. Cử chỉ này được thêm vào hoạt động mà Giáo Hội tiếp tục thi hành, phù hợp với ơn gọi của mình là đứng cạnh những người nghèo trên thế giới và đồng hành với quyết tâm thực sự của tất cả mọi người nhắm giúp đỡ người nghèo”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Tôi hy vọng các khóa họp của Đại hội thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế có thể mang lại động lực mới cho tổ chức này và mang lại những câu trả lời thực tiễn mà hàng triệu anh chị em chúng ta đang cần và mong ước. Vì họ thấy các hoạt động của tổ chức FAO không phải như một đóng góp chuyên môn để gia tăng nguồn tài nguyên và phân phát thành quả của các công tác sản xuất, nhưng còn là một dấu chỉ cụ thể và đặc biệt nói lên tình huynh đệ giúp họ nhìn về tương lai với niềm tín thác” (SD 3-7-2017)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Đại hội lần thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, khai diễn sáng 3-7-2017 tại Roma, và được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tuyên đọc. ĐHY cho biết ĐTC lấy làm tiếc vì không thể đến khai mạc Đại hội này, nhưng ngài hứa viếng thăm tổ chức FAO vào ngày 16-10 tới đây, nhân Ngày Thế giới về lương thực, đáp lời mời của Ông Tổng thư ký José Graciano da Silva của tổ chức này,
Trong sứ điệp, sau khi nhắc đến những nguyên nhân gây ra nghèo đói tại một số miền trên thế giới, trong đó một phần lớn là hậu quả của những quyết định cụ thể của con người, ĐTC cũng lấy làm tiếc vì các ngân khoản trợ giúp phát triển cho các nước nghèo trên thế giới ngày càng giảm sút. Ngài viết:
”Khi một nước không có khả năng cung cấp những câu trả lời thích hợp vì mức độ phát triển của nước ấy, vò những hoàn cảnh nghèo đói, thay đổi khí hậu hoặc tình trạng bất an không cho phép, thì tổ chức FAO và các tổ chức liên chính phủ khác cần phải có thể can thiệp đặc biệt và có những hành động liên đới thích đáng. Vì các tài nguyên mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta là để dành cho tất cả mọi người, do đó có một nhu cầu cấp thiết về tình liên đới, coi đây là tiêu chuẩn hướng dẫn mọi hình thức cộng tác trong các tương quan quốc tế”.
ĐTC cũng cho biết ngài muốn đóng góp tượng trưng cho Chương trình của tổ chức FAO nhắm cung cấp hạt giống cho các gia đình nông dân ở những vùng đang chịu hậu quả của xung đột và hạn hán. Cử chỉ này được thêm vào hoạt động mà Giáo Hội tiếp tục thi hành, phù hợp với ơn gọi của mình là đứng cạnh những người nghèo trên thế giới và đồng hành với quyết tâm thực sự của tất cả mọi người nhắm giúp đỡ người nghèo”.
Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng: ”Tôi hy vọng các khóa họp của Đại hội thứ 40 của tổ chức Lương nông quốc tế có thể mang lại động lực mới cho tổ chức này và mang lại những câu trả lời thực tiễn mà hàng triệu anh chị em chúng ta đang cần và mong ước. Vì họ thấy các hoạt động của tổ chức FAO không phải như một đóng góp chuyên môn để gia tăng nguồn tài nguyên và phân phát thành quả của các công tác sản xuất, nhưng còn là một dấu chỉ cụ thể và đặc biệt nói lên tình huynh đệ giúp họ nhìn về tương lai với niềm tín thác” (SD 3-7-2017)
Chung quanh việc Đức Hồng Y Pell bị cảnh sát Victoria khởi tố
Vũ Văn An
17:33 03/07/2017
Nhiều người hốt hoảng kêu lên: Đức Hồng Y Pell bị kết án! Và hôm qua, vợ một người quen tới chơi nói như sau về vụ việc: không có lửa làm sao có khói. Hôm nay, đi Lễ ở nhà thờ Beverly Hills, thấy thư của Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ngài rất ngỡ ngàng (shocked) khi nghe tin cảnh sát khởi tố Đức Hồng Y Pell.
Đọc tin tức truyền hình và báo chí, ai cũng nghĩ Đức Hồng Y sẽ khốn khổ thôi, khó tránh được lưới trời lồng lộng. Vì ngoài Đức Hồng Y Pell ra, không một ai, từ Đức Giáo Hoàng, hàng giáo phẩm Úc nói chung và Đức Tổng Giám Mục Fisher nói riêng cho tới người tín hữu bình thường, không ai dám nói câu: Đức Hồng Y Pell vô tội.
Tường trình của truyền thông đời
Khỏi nói, truyền thông và báo chí đời thi nhau truyền đi nhiều truyện cũ gần xa có liên quan tới Đức Hồng Y Pell, trong đó, nhiều chi tiết không liên quan gì tới các cáo buộc lạm dụng tình dục, như việc ngài có “tham vọng” nắm chức quyền ở giáo đô Rôma.
Phần lớn họ đưa tin có tính tiêu cực. Kristen Gelineau của AP cho rằng quyết định khởi tố của cảnh sát là “một quyết định ngạc nhiên chắc chắn sẽ làm rúng động các cấp cao nhất của Tòa Thánh”.
Ký giả này cho rằng “các cáo buộc này là một cú đấm mới mẻ và nghiêm trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người vốn đang bị mất tính khả tín phần nào trong chính sách “không khoan dung” đối với các lạm dụng tình dục.
Gelineau nhắc lại việc năm 2014, Đức Phanxicô được nhiều nhóm bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng ca ngợi khi ngài lập một ủy ban gồm các chuyên viên từ bên ngoài cố vấn cho ngài cách tốt hơn để chống việc lạm dụng và bảo vệ vị thành niên. Nhưng sau đó, ủy ban này dần dần đánh mất sự khả tín khi hai thành viên, vốn là nạn nhân bị lạm dụng, từ chức và Đức Phanxicô không cho thi hành một đề nghị quan trọng của Ủy Ban nhằm lập một tòa án đặc biệt để xử các vụ giám mục che đậy các vụ lạm dụng.
Theo Gelineau, người ta cũng còn nhớ vụ Đức Phanxicô bổ nhiệm một giám mục Chilê, dù vị này mang tiếng là che chở một linh mục ấu dâm có tiếng. Sau đó, còn cho những người phản đối việc này là “khuynh tả” và “ngu đần”.
Riêng về Đức Hồng Y Pell, Gelineau thuật lại hồi năm ngoái, khi được hỏi về các cáo buộc đối với Đức Hồng Y Pell, Đức Phanxicô nói ngài phải chờ cho nền tư pháp Úc hoàn tất diễn trình của họ đã thì ngài mới nhận định. Nay là lúc để xem xem “Đức Giáo Hoàng sẽ đáp ứng thế nào trước việc phát triển này”.
Gelineau cho rằng “vì sự khả tín của Đức Phanxicô đang bị dòm ngó, nên bất cứ quyết định nào nhằm giữ (Hồng Y) Pell ở chức bộ trưởng trong khi đương đầu vớí các cáo buộc sẽ phản ảnh tồi tệ về Đức Phanxicô, vì Đức Hồng Y Pell vẫn còn là một trong các cố vấn cao cấp nhất của Đức Giáo Hoàng”.
Và không cần chờ đợi, Gelineau tiện dịp thuật lại “lịch sử che đậy” của Vatican: khi Hồng Y Bernard Law từ chức “một cách nhục nhã” năm 2002 vì che đậy lạm dụng ở Boston, các nạn nhân đã lên tiếng phản đối dữ dội khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho ngài một chức vụ “béo bở” làm chánh linh mục của một vương cung thánh đường ở Rôma.
Ông kể luôn vụ Vatican che đậy cho Tổng Giám Mục Paul C. Marcinkus dù trong vấn đề ngân hàng chứ không ăn nhằm gì tới tai tiếng lạm dụng tình dục vị thành niên!
Về Đức Hồng Y Pell, Gelineau nhắc đến các trường hợp xử lý không đúng các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên trước đây ở Melbourne và sau đó ở Sydney mà không nhắc chi đến việc ngài là người thiết lập bộ máy đầu tiên để giải quyết các khiếu nại về lạm dụng.
Dù cảnh sát không cho biết các chi tiết của cáo buộc, Gelineau tình nguyện cho hay: hai người đàn ông , nay đã ở tuổi 40, từng nói rằng Hồng Y Pell sờ soạng họ một cách không thích đáng tại một hồ tắm hồi cuối thập niên 1970.
Tất cả những tin tức và bình luận trên để Làm gì nếu không muốn vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Giáo Hội Công Giáo và Đức Hồng Y Pell.
Tờ Sydney Morning Herald thì sau khi cho rằng “Tại trú sở của Đức Hồng Y Pell, mọi sự đều êm ả khi tin tức được loan ra” đã nhận định rằng: “bất kể sự an bình biểu kiến này tại Rôma, việc loan báo chắc chắn sẽ phát đi nhiều làn sóng ngỡ ngàng khắp Giáo Hội Công Giáo tại Úc cũng như khắp thế giới”.
Hệ thống ABC của Úc, nhân cơ hội này đặt một tựa đề: “Conservative cardinal's road to Vatican” (con đường tới Vatican của Hồng Y bảo thủ), nhân tiện nhận định rằng “ngài giày vò các người Công Giáo cấp tiến bằng việc chống lại các cải tổ”.
Nhận định như thế quả mâu thuẫn với sự kiện: ở Vatican, ngài thuộc phe “cấp tiến” hết lòng cùng Đức Phanxicô cải tổ hệ thống tài chánh của Giáo Hội, làm rúng động phe “old guards”!
Thì ra cải tổ theo họ là phải ủng hộ phụ nữ làm linh mục, cho phép ly dị và phá thai, cũng như cho các người tranh đấu đồng tính rước lễ!
ABC cho rằng theo nghĩa này, ngài đã được Vatican chú ý, mời tham gia thánh bộ chuyên lo chấp pháp tính chính thống!
Họ trích câu sau đây của ngài như một thứ châm chích: “Có nhiều người Công Giáo thích đủ món (smorgasbord) chọn chút món này chọn chút món kia… công việc làm giám mục của tôi là công bố toàn bộ sứ điệp”.
Hệ thống SBS tiêu cực hơn nữa, nhân dịp nàycho đăng một tài liệu xưa cũ tựa là “The girls, the paedophile and Cardinal Pell” (Các cô gái, tên ấu dâm và Hồng Y Pell”. Tên ấu dâm là cựu linh mục Gerald Ridsdale, có thời sống chung với vị giáo sĩ trẻ tuổi nay là Đức Hồng Y Pell; các cô gái là nạn nhân bị lạm dụng của linh mục ấu dâm Ridsdale: Gabbi Short, nay 60 và Julie Braddock cùng tuổi.
Vụ trên được nhắc đi nhắc lại không biết đến bao nhiêu lần, dù Đức Hồng Y Pell không bị qui kết một trách nhiệm nào, vì lúc đó, ngài mới chỉ là một linh mục mới ra lò! Vô tình ở một nơi mà SBS gọi là “thiên đàng của ấu dâm và ác mộng của đứa trẻ”. Thành thử nhắc lại chỉ là một trò chơi liên tưởng theo chiều tiêu cực.
Nguyên việc Đức Hồng Y Pell được yêu cầu ra tòa cũng được mô tả bằng các động từ khác nhau. Phần lớn các báo chí đời dùng động từ “ordered” (bị truyền lệnh), cho người ta cảm tưởng người được yêu cầu đang ở thế mất giá trị đến bị cảnh sát truyền lệnh, chứ không phải là người vẫn có quyền được coi là vô tội để được yêu cầu!
Thông cáo báo chí của Tổng Giáo Phận Sydney và của Tòa Thánh
Dĩ nhiên, thông cáo báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sydney về việc này không dùng động từ ấy mà dùng động từ “vô thưởng vô phạt” là “required” (được yêu cầu):
“Sáng nay, Cảnh Sát Victoria xác nhận rằng họ đã cáo buộc Đức Hồng Y George Pell với các vi phạm tấn công tình dục đã có từ lâu. Trong một cuộc họp báo, Cảnh Sát Victoria nói với các phương tiện truyền thông rằng Đức Hồng Y Pell đã bị cáo buộc bằng trát đòi hầu tòa, và được yêu cầu xuất hiện tại Tòa Án Melbourne vào ngày 18 tháng Bẩy năm 2017 để nghe việc lên hồ sơ”.
Theo thông báo trên, ngay khi cảnh sát công bố cáo buộc, Đức Hồng Y Pell đã ra tuyên bố cho biết ngài biết các cáo buộc, nhưng cực lực bác bỏ chúng và “sẽ trở về Úc, sớm bao nhiêu có thể, để thanh minh cho tên tuổi của ngài”.
Như thế, các thiên kiến của truyền thông thế tục đã bị đánh tan: Đức Hồng Y Pell và Tòa Thánh không sợ sự thật đến phải lo âu, tìm cách che đậy.
Thông cáo báo chí của tổng giáo phận Sydney ngay sau đó đã được Phòng Báo Chí của Tòa Thánh xác nhận. Phòng này còn nói rõ sáng kiến trở về Úc để tự bênh vực là sáng kiến của Đức Hồng Y Pell “Biết được các cáo buộc này, Đức Hồng Y Pell, hành động với lòng tôn kính trọn vẹn đối với luật pháp dân sự, đã quyết định trở về xứ sở để đương đầu với các cáo buộc chống lại ngài; ngài thừa nhận sự quan trọng của việc ngài tham dự để bảo đảm tính hợp tình hợp lý của diễn trình và cổ vũ việc tìm ra sự thật. Đức Thánh Cha, sau khi được Đức Hồng Y Pell thông báo, đã cho phép ngài một thời gian nghỉ để ngài có thể tự bênh vực”.
Về chi tiết trên, chính Đức Hồng Y Pell thông báo như sau: “ tôi đã đều đặn thông báo cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong mấy tháng ròng này, và tôi đã nói chuyện với ngài nhiều dịp trong tuần vừa qua, gần đây nhất tôi nghĩ chỉ một hay hai ngày. Chúng tôi nói đến việc tôi cần lấy ngày nghỉ để thanh minh cho tên tuổi của tôi. Nên tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha đã cho tôi nghỉ phép này để trở về Úc”.
Cũng nhân dịp này, Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đề cao thiện chí hợp tác của Đức Hồng Y Pel đối với hệ thống luật pháp dân sự: “điều quan trọng phải nhớ là Đức Hồng Y Pell đã công khai và nhiều lần lên án là vô luân và không thể dung thứ các hành vi lạm dụng chống lại trẻ em; ngài đã hợp tác trong quá khứ với các nhà cầm quyền Úc (thí dụ, trong các trình bầy của ngài tại Ủy Ban Hoàng Gia); ngài đã hỗ trợ Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên; và sau cùng, trong tư cách giám mục giáo phận ở Úc, ngài đã khai dẫn các hệ thống và thủ tục vừa để bảo vệ các vị thành niên vừa để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng”.
Phòng Báo Chí cũng quả quyết Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận sự trung thực và việc tận tụy đầy nghị lực của Đức Hồng Y Pell.
Nhận định về cử chỉ của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Fisher của Sydney cho rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới lòng kính trọng đối với việc thượng tôn pháp luật, bao gồm quyền mọi công dân được hưởng một diễn trình thích đáng và được suy đoán là vô tội”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc quả quyết Đức Hồng Y Pell là “một người trung thực… Đức Hồng Y Pell mà tôi biết là một người liêm chính trong các giao dịch với người khác, một người của đức tin và các lý tưởng cao cả, một người hoàn toàn đứng đắn”.
Tuy nhiên, khi tường trình tin trên, tờ Crux thêm rằng: “nhưng Đức Tổng Giám Mục (Fisher) nói thêm rằng trong khi Giáo Hội Sydney trợ giúp về nơi ăn ở và các chi phí cho Đức Hồng Y Pell, nhưng sẽ không chi trả các chi phí luật pháp” và “mặc dù mọi tố cáo về lạm dụng phải được điều tra, nhưng không ai bị tiên phán (prejudiced) vì địa vị cao, xác tín tôn giáo, hay lập trường về các vấn đề xã hội”.
Ngài nói thế để nhấn mạnh rằng “công lý và cảm thương mà tất cả chúng ta tìm kiếm cho các nạn nhân bị lạm dụng bao gồm việc tìm ra sự thật của các tố cáo này”.
Nhiều người cho các dè dặt trên có hơi tiêu cực đối với Đức Hồng Y Pell: ủng hộ nhưng có chừng mực. Tuy nhiên, nên nhớ, nay là lúc Giáo Hội Úc đang chờ bản tường trình của Ủy Ban Hoàng Gia về lạm dụng tình dục vị thành niên, một ủy ban đã có nhiều kết luận tạm không thuận lợi cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc.
Vả lại, đây cũng là cách để những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell, mà chúng tôi tin là rất nhiều, sẽ đóng góp vào qũy bênh vực ngài. Thực thế, những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell đã quyết định lập một chương mục ngân hàng để tài trợ cho việc bênh vực Đức Hồng Y trước tòa Melbourne. News Corp Australia vừa tường trình như thế dựa vào lời của John Roskam, đứng đầu Viện Công Vụ (Institute of Public Affairs).
Nhận định của truyền thông Công Giáo
Dù gì, người ta vẫn có cảm tưởng có một sự dè dặt nào đó nơi Giáo Hội Úc đối với các cáo buộc chống Đức Hồng Y Pell. Giải thích việc này, John L. Allen cho rằng: một số quan sát viên hoài nghi việc khởi tố này bị chính trị xúi giục, và nhiều người khác nêu câu hỏi không biết Đức Hồng Y Pell có được hưởng một phiên toà hợp tình hợp lý hay không vì các phương tiện truyền thông Úc vốn “ác qủy hóa” (demonized) vị giáo phẩm 76 tuổi này xưa nay rồi. Ngoài ra, kinh nghiệm cay đắng của các vụ tai tiếng lạm dụng trong quá khứ vốn dạy người Công Giáo khắp nơi phải kìm hãm phán đoán cho tới khi nắm được mọi bằng chứng.
Về con người của Đức Hồng Y Pell, John L. Allen nhận định rằng “sự kiện Đức Hồng Y Pell phân cực hóa dư luận ở Vatican là điều không ngạc nhiên đối với bất cứ ai từng theo dõi sự nghiệp của ngài, vì từ lâu ngài vốn là cột thu lôi của tranh cãi: nói thẳng nói thật, không sợ đấu tranh, và không bao giờ chịu dơ má kia (cho người ta vả). Tất cả đều hợp với bối cảnh cựu cầu thủ của môn túc cầu Úc, một môn thể thao nổi tiếng là sôi nổi trong đó chàng thanh niên Pell rất xuất sắc về sự gan lì.
Gerard O’Connell của Tạp Chí America thì trích một vị ẩn danh ở Úc nói rằng “việc cáo buộc Đức Hồng Y Pell giống như việc đâm một mụn nhọt đã mưng mủ quá lâu rồi. Bây giờ bi kịch đang đến hồi chót. Ngài vốn hiện thân cho Giáo Hội ở Úc hơn 30 năm qua và số phận của ngài chồng chéo lên hình ảnh của Giáo Hội ấy và tương lai của nó”.
O’Connell trưng dẫn một số nguồn ở Rôma. Các nguồn này tin rằng Đức Hồng Y Pell bị sử dụng như con dê tế thần để người ta trút cơn giận Giáo Hội Úc lên đầu, vì ngài vốn được đồng nhất hóa với Giáo Hội này trong nhiều thập niên qua.
Tuy nhiên, dường như Giáo Hội ấy không hoàn toàn ra sức bênh vực một trong các chiến sĩ kiên cường của mình. George Weigel, một trí thức Công Giáo Mỹ, tác giả cuốn tiểu sử nổi tiếng về Thánh Giáo Hoàng Gioan Pholô II, trong một bài viết trên tờ The Natioanl Review, cho rằng: “Đức Hồng Y George Pell có nhiều kẻ thù ở Úc, cả trong chính trị lẫn trong Giáo Hội. Họ và các đồng minh của họ trong các phương tiện truyền thông ở Úc, cả điện tử lẫn in ấn, vốn say sưa phát động cả một chiến dịch lăng mạ chống lại ngài hàng mấy thập niên qua, cáo buộc ngài đủ thứ từ tự cao tự đại tới hù họa nạt nộ. Tất cả chỉ là rác rưởi”.
Nhưng bất chấp chiến dịch ấy, chiến dịch tạo ra “bầu khí điên loạn và bách hại có thể so sánh với Salem, Massachusetts, thế kỷ 17” trên, theo Weigel, ở Úc, vẫn có những người đủ lương tri để nhận ra sự thực nhất là lúc chiến dịch ấy đang đạt tới tuyệt đỉnh của nó.
Đầu tuần rồi, trong số ngày 26 tháng Sáu của tờ The Australian, Robin Speed, chủ tịch Viện Thượng Tôn Pháp Luật Úc (Australian Rule of Law Institute), một cơ quan không đảng phái, không vụ lợi, đã cảnh cáo các công tố viên mưu toan hành động chống Đức Hồng Y Pell để làm vừa lòng “tiếng sủa của một bộ phận quần chúng”. Speed, vốn là một luật sư, cũng cảnh cáo rằng nếu Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc và được trắng án, thì người ta phải mở một cuộc điều tra theo luật về cung cách tiến hành cuộc điều tra lê thê suốt hai năm qua chống Đức Hồng Y.
Hai tuần trước đó, cũng trên tờ báo ấy, Angela Shanahan, giữ mục bình luận của độc giả (op-ed), đã lên tiếng chỉ trích nặng nề bầu khí công cộng đang hành hạ nước Úc như một cơn sốt nặng: “thông đồng và tin đồn đang thống trị, luận lý và sự thật đã bị vứt qua cửa sổ trong vụ (Hồng Y ) Pell… Trong cái bầu khí ồn ào và điên loạn này, Đức Hồng Y đã cư xử một cách không thể chê trách được. Ngài đã không nói gì ngoại trừ tuyên bố mình vô tội. Ngài chờ đợi, cầu nguyện và tiếp tục việc làm của mình. Thương thay nhiều người đã không làm như thế”.
Ngày 9 tháng Sáu, trên tờ Sydney Morning Herald, Peter Craven, người giữ một mục của tờ báo này, duyệt một cuốn sách mới viết về Đức Hồng Y Pell, đó là cuốn Đức Hồng Y: Sự Thăng Trầm của George Pell (Cardinal: The Rise and Fall of George Pell), tác giả Louise Milligan, một thứ búa đốn đầy rẫy các thiếu chính xác và các tố cáo vô căn cứ. Bài duyệt sách này kết luận: “Người ta chỉ còn có thể hy vọng vào Thiên Chúa rằng trong bầu khí hiện nay, họ có khả năng hiểu được đây là một vụ được lắp ráp cho một phiên xử phù thủy”.
Cuối tháng Năm, Amanda Vanstone, một nữ chính khách Úc, người đã giữ nhiều chức tổng trưởng chính phủ Liên Bang và cuối cùng là đại sứ của Úc ở Ý, trong một tựa đề lớn trên tờ Sydney Morning Herald, đã thú thực rằng bà “không hề là người ái mộ tôn giáo có tổ chức” nhưng lập tức nói thêm rằng “việc các phương tiện truyền thông xử án George Pell phải dừng lại. Điều chúng ta đang thấy không khác gì một đám gia hình (lynch mob) thời kỳ đen tối. Một số người trong các phương tiện truyền thông nghĩ họ đứng trên luật pháp cả ở ngoại quốc lẫn ở trong nước… Điều chúng ta đang thấy tồi tệ hơn việc lượng định tội lệ rất nhiều. Lãnh vực hoạt động công cộng đang bị sử dụng để coi danh thơm tiếng tốt như rác rưởi và có lẽ để ngăn chặn một vụ xử hợp tình hợp lý”.
Bóng ma trên là nỗi lo âu của Andrew Halphen, đồng chủ tịch của phân bộ hình luật của Viện Luật Học Victoria (The Law Institute of Victoria). Hồi tháng Năm vừa rồi, ông này mô tả việc rì rỏ tin tức về cuộc điều tra Đức Hồng Y Pell là một việc “thiếu tôn trọng” các quyền của Đức Hồng Y và là một “sự lăng nhục” hệ thống luật pháp quốc gia khiến người ta phải sửng sốt. Halphen cũng tỏ ra rất lo ngại, không biết Đức Hồng Y Pell có được một phiên toà hợp tình hợp lý hay không khi các cáo buộc được trình diễn đến như thế. Ông cho rằng chưa bao giờ có chuyện các cáo buộc một ai đó lại xuất hiện trên trang nhất của một tờ báo lớn trước khi đương sự bị cáo buộc chính thức.
Chính vì thế, George Weigel cho rằng “George Pell sẽ ra tòa. Nhưng ngài sẽ không phải là người duy nhất bị đem ra xử vì ngài sẽ đối mặt với những kẻ tố cáo ngài trước tòa luật lệ. Tiếng thơm hợp tình hợp lý và thẳng thắn của cảnh sát và hệ thống tư pháp của Úc cũng bị xử với ngài cũng như các phương tiện truyền thông Úc và những người trong nền chính trị Úc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã và đang khuyến khích, hoặc ít nhất không chịu đứng lên chống lại, cuộc tấn công không ngừng nghỉ và tàn bạo đang diễn tiến chống lại một trong những người con trai thành đạt nhất của Úc xưa nay”.
Đọc tin tức truyền hình và báo chí, ai cũng nghĩ Đức Hồng Y sẽ khốn khổ thôi, khó tránh được lưới trời lồng lộng. Vì ngoài Đức Hồng Y Pell ra, không một ai, từ Đức Giáo Hoàng, hàng giáo phẩm Úc nói chung và Đức Tổng Giám Mục Fisher nói riêng cho tới người tín hữu bình thường, không ai dám nói câu: Đức Hồng Y Pell vô tội.
Tường trình của truyền thông đời
Khỏi nói, truyền thông và báo chí đời thi nhau truyền đi nhiều truyện cũ gần xa có liên quan tới Đức Hồng Y Pell, trong đó, nhiều chi tiết không liên quan gì tới các cáo buộc lạm dụng tình dục, như việc ngài có “tham vọng” nắm chức quyền ở giáo đô Rôma.
Phần lớn họ đưa tin có tính tiêu cực. Kristen Gelineau của AP cho rằng quyết định khởi tố của cảnh sát là “một quyết định ngạc nhiên chắc chắn sẽ làm rúng động các cấp cao nhất của Tòa Thánh”.
Ký giả này cho rằng “các cáo buộc này là một cú đấm mới mẻ và nghiêm trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người vốn đang bị mất tính khả tín phần nào trong chính sách “không khoan dung” đối với các lạm dụng tình dục.
Gelineau nhắc lại việc năm 2014, Đức Phanxicô được nhiều nhóm bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng ca ngợi khi ngài lập một ủy ban gồm các chuyên viên từ bên ngoài cố vấn cho ngài cách tốt hơn để chống việc lạm dụng và bảo vệ vị thành niên. Nhưng sau đó, ủy ban này dần dần đánh mất sự khả tín khi hai thành viên, vốn là nạn nhân bị lạm dụng, từ chức và Đức Phanxicô không cho thi hành một đề nghị quan trọng của Ủy Ban nhằm lập một tòa án đặc biệt để xử các vụ giám mục che đậy các vụ lạm dụng.
Theo Gelineau, người ta cũng còn nhớ vụ Đức Phanxicô bổ nhiệm một giám mục Chilê, dù vị này mang tiếng là che chở một linh mục ấu dâm có tiếng. Sau đó, còn cho những người phản đối việc này là “khuynh tả” và “ngu đần”.
Riêng về Đức Hồng Y Pell, Gelineau thuật lại hồi năm ngoái, khi được hỏi về các cáo buộc đối với Đức Hồng Y Pell, Đức Phanxicô nói ngài phải chờ cho nền tư pháp Úc hoàn tất diễn trình của họ đã thì ngài mới nhận định. Nay là lúc để xem xem “Đức Giáo Hoàng sẽ đáp ứng thế nào trước việc phát triển này”.
Gelineau cho rằng “vì sự khả tín của Đức Phanxicô đang bị dòm ngó, nên bất cứ quyết định nào nhằm giữ (Hồng Y) Pell ở chức bộ trưởng trong khi đương đầu vớí các cáo buộc sẽ phản ảnh tồi tệ về Đức Phanxicô, vì Đức Hồng Y Pell vẫn còn là một trong các cố vấn cao cấp nhất của Đức Giáo Hoàng”.
Và không cần chờ đợi, Gelineau tiện dịp thuật lại “lịch sử che đậy” của Vatican: khi Hồng Y Bernard Law từ chức “một cách nhục nhã” năm 2002 vì che đậy lạm dụng ở Boston, các nạn nhân đã lên tiếng phản đối dữ dội khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho ngài một chức vụ “béo bở” làm chánh linh mục của một vương cung thánh đường ở Rôma.
Ông kể luôn vụ Vatican che đậy cho Tổng Giám Mục Paul C. Marcinkus dù trong vấn đề ngân hàng chứ không ăn nhằm gì tới tai tiếng lạm dụng tình dục vị thành niên!
Về Đức Hồng Y Pell, Gelineau nhắc đến các trường hợp xử lý không đúng các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên trước đây ở Melbourne và sau đó ở Sydney mà không nhắc chi đến việc ngài là người thiết lập bộ máy đầu tiên để giải quyết các khiếu nại về lạm dụng.
Dù cảnh sát không cho biết các chi tiết của cáo buộc, Gelineau tình nguyện cho hay: hai người đàn ông , nay đã ở tuổi 40, từng nói rằng Hồng Y Pell sờ soạng họ một cách không thích đáng tại một hồ tắm hồi cuối thập niên 1970.
Tất cả những tin tức và bình luận trên để Làm gì nếu không muốn vẽ nên một bức tranh tiêu cực về Giáo Hội Công Giáo và Đức Hồng Y Pell.
Tờ Sydney Morning Herald thì sau khi cho rằng “Tại trú sở của Đức Hồng Y Pell, mọi sự đều êm ả khi tin tức được loan ra” đã nhận định rằng: “bất kể sự an bình biểu kiến này tại Rôma, việc loan báo chắc chắn sẽ phát đi nhiều làn sóng ngỡ ngàng khắp Giáo Hội Công Giáo tại Úc cũng như khắp thế giới”.
Hệ thống ABC của Úc, nhân cơ hội này đặt một tựa đề: “Conservative cardinal's road to Vatican” (con đường tới Vatican của Hồng Y bảo thủ), nhân tiện nhận định rằng “ngài giày vò các người Công Giáo cấp tiến bằng việc chống lại các cải tổ”.
Nhận định như thế quả mâu thuẫn với sự kiện: ở Vatican, ngài thuộc phe “cấp tiến” hết lòng cùng Đức Phanxicô cải tổ hệ thống tài chánh của Giáo Hội, làm rúng động phe “old guards”!
Thì ra cải tổ theo họ là phải ủng hộ phụ nữ làm linh mục, cho phép ly dị và phá thai, cũng như cho các người tranh đấu đồng tính rước lễ!
ABC cho rằng theo nghĩa này, ngài đã được Vatican chú ý, mời tham gia thánh bộ chuyên lo chấp pháp tính chính thống!
Họ trích câu sau đây của ngài như một thứ châm chích: “Có nhiều người Công Giáo thích đủ món (smorgasbord) chọn chút món này chọn chút món kia… công việc làm giám mục của tôi là công bố toàn bộ sứ điệp”.
Hệ thống SBS tiêu cực hơn nữa, nhân dịp nàycho đăng một tài liệu xưa cũ tựa là “The girls, the paedophile and Cardinal Pell” (Các cô gái, tên ấu dâm và Hồng Y Pell”. Tên ấu dâm là cựu linh mục Gerald Ridsdale, có thời sống chung với vị giáo sĩ trẻ tuổi nay là Đức Hồng Y Pell; các cô gái là nạn nhân bị lạm dụng của linh mục ấu dâm Ridsdale: Gabbi Short, nay 60 và Julie Braddock cùng tuổi.
Vụ trên được nhắc đi nhắc lại không biết đến bao nhiêu lần, dù Đức Hồng Y Pell không bị qui kết một trách nhiệm nào, vì lúc đó, ngài mới chỉ là một linh mục mới ra lò! Vô tình ở một nơi mà SBS gọi là “thiên đàng của ấu dâm và ác mộng của đứa trẻ”. Thành thử nhắc lại chỉ là một trò chơi liên tưởng theo chiều tiêu cực.
Nguyên việc Đức Hồng Y Pell được yêu cầu ra tòa cũng được mô tả bằng các động từ khác nhau. Phần lớn các báo chí đời dùng động từ “ordered” (bị truyền lệnh), cho người ta cảm tưởng người được yêu cầu đang ở thế mất giá trị đến bị cảnh sát truyền lệnh, chứ không phải là người vẫn có quyền được coi là vô tội để được yêu cầu!
Thông cáo báo chí của Tổng Giáo Phận Sydney và của Tòa Thánh
Dĩ nhiên, thông cáo báo chí của Tòa Tổng Giám Mục Sydney về việc này không dùng động từ ấy mà dùng động từ “vô thưởng vô phạt” là “required” (được yêu cầu):
“Sáng nay, Cảnh Sát Victoria xác nhận rằng họ đã cáo buộc Đức Hồng Y George Pell với các vi phạm tấn công tình dục đã có từ lâu. Trong một cuộc họp báo, Cảnh Sát Victoria nói với các phương tiện truyền thông rằng Đức Hồng Y Pell đã bị cáo buộc bằng trát đòi hầu tòa, và được yêu cầu xuất hiện tại Tòa Án Melbourne vào ngày 18 tháng Bẩy năm 2017 để nghe việc lên hồ sơ”.
Theo thông báo trên, ngay khi cảnh sát công bố cáo buộc, Đức Hồng Y Pell đã ra tuyên bố cho biết ngài biết các cáo buộc, nhưng cực lực bác bỏ chúng và “sẽ trở về Úc, sớm bao nhiêu có thể, để thanh minh cho tên tuổi của ngài”.
Như thế, các thiên kiến của truyền thông thế tục đã bị đánh tan: Đức Hồng Y Pell và Tòa Thánh không sợ sự thật đến phải lo âu, tìm cách che đậy.
Thông cáo báo chí của tổng giáo phận Sydney ngay sau đó đã được Phòng Báo Chí của Tòa Thánh xác nhận. Phòng này còn nói rõ sáng kiến trở về Úc để tự bênh vực là sáng kiến của Đức Hồng Y Pell “Biết được các cáo buộc này, Đức Hồng Y Pell, hành động với lòng tôn kính trọn vẹn đối với luật pháp dân sự, đã quyết định trở về xứ sở để đương đầu với các cáo buộc chống lại ngài; ngài thừa nhận sự quan trọng của việc ngài tham dự để bảo đảm tính hợp tình hợp lý của diễn trình và cổ vũ việc tìm ra sự thật. Đức Thánh Cha, sau khi được Đức Hồng Y Pell thông báo, đã cho phép ngài một thời gian nghỉ để ngài có thể tự bênh vực”.
Về chi tiết trên, chính Đức Hồng Y Pell thông báo như sau: “ tôi đã đều đặn thông báo cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong mấy tháng ròng này, và tôi đã nói chuyện với ngài nhiều dịp trong tuần vừa qua, gần đây nhất tôi nghĩ chỉ một hay hai ngày. Chúng tôi nói đến việc tôi cần lấy ngày nghỉ để thanh minh cho tên tuổi của tôi. Nên tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha đã cho tôi nghỉ phép này để trở về Úc”.
Cũng nhân dịp này, Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đề cao thiện chí hợp tác của Đức Hồng Y Pel đối với hệ thống luật pháp dân sự: “điều quan trọng phải nhớ là Đức Hồng Y Pell đã công khai và nhiều lần lên án là vô luân và không thể dung thứ các hành vi lạm dụng chống lại trẻ em; ngài đã hợp tác trong quá khứ với các nhà cầm quyền Úc (thí dụ, trong các trình bầy của ngài tại Ủy Ban Hoàng Gia); ngài đã hỗ trợ Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên; và sau cùng, trong tư cách giám mục giáo phận ở Úc, ngài đã khai dẫn các hệ thống và thủ tục vừa để bảo vệ các vị thành niên vừa để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân bị lạm dụng”.
Phòng Báo Chí cũng quả quyết Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn nhận sự trung thực và việc tận tụy đầy nghị lực của Đức Hồng Y Pell.
Nhận định về cử chỉ của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Fisher của Sydney cho rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới lòng kính trọng đối với việc thượng tôn pháp luật, bao gồm quyền mọi công dân được hưởng một diễn trình thích đáng và được suy đoán là vô tội”.
Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc quả quyết Đức Hồng Y Pell là “một người trung thực… Đức Hồng Y Pell mà tôi biết là một người liêm chính trong các giao dịch với người khác, một người của đức tin và các lý tưởng cao cả, một người hoàn toàn đứng đắn”.
Tuy nhiên, khi tường trình tin trên, tờ Crux thêm rằng: “nhưng Đức Tổng Giám Mục (Fisher) nói thêm rằng trong khi Giáo Hội Sydney trợ giúp về nơi ăn ở và các chi phí cho Đức Hồng Y Pell, nhưng sẽ không chi trả các chi phí luật pháp” và “mặc dù mọi tố cáo về lạm dụng phải được điều tra, nhưng không ai bị tiên phán (prejudiced) vì địa vị cao, xác tín tôn giáo, hay lập trường về các vấn đề xã hội”.
Ngài nói thế để nhấn mạnh rằng “công lý và cảm thương mà tất cả chúng ta tìm kiếm cho các nạn nhân bị lạm dụng bao gồm việc tìm ra sự thật của các tố cáo này”.
Nhiều người cho các dè dặt trên có hơi tiêu cực đối với Đức Hồng Y Pell: ủng hộ nhưng có chừng mực. Tuy nhiên, nên nhớ, nay là lúc Giáo Hội Úc đang chờ bản tường trình của Ủy Ban Hoàng Gia về lạm dụng tình dục vị thành niên, một ủy ban đã có nhiều kết luận tạm không thuận lợi cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc.
Vả lại, đây cũng là cách để những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell, mà chúng tôi tin là rất nhiều, sẽ đóng góp vào qũy bênh vực ngài. Thực thế, những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell đã quyết định lập một chương mục ngân hàng để tài trợ cho việc bênh vực Đức Hồng Y trước tòa Melbourne. News Corp Australia vừa tường trình như thế dựa vào lời của John Roskam, đứng đầu Viện Công Vụ (Institute of Public Affairs).
Nhận định của truyền thông Công Giáo
Dù gì, người ta vẫn có cảm tưởng có một sự dè dặt nào đó nơi Giáo Hội Úc đối với các cáo buộc chống Đức Hồng Y Pell. Giải thích việc này, John L. Allen cho rằng: một số quan sát viên hoài nghi việc khởi tố này bị chính trị xúi giục, và nhiều người khác nêu câu hỏi không biết Đức Hồng Y Pell có được hưởng một phiên toà hợp tình hợp lý hay không vì các phương tiện truyền thông Úc vốn “ác qủy hóa” (demonized) vị giáo phẩm 76 tuổi này xưa nay rồi. Ngoài ra, kinh nghiệm cay đắng của các vụ tai tiếng lạm dụng trong quá khứ vốn dạy người Công Giáo khắp nơi phải kìm hãm phán đoán cho tới khi nắm được mọi bằng chứng.
Về con người của Đức Hồng Y Pell, John L. Allen nhận định rằng “sự kiện Đức Hồng Y Pell phân cực hóa dư luận ở Vatican là điều không ngạc nhiên đối với bất cứ ai từng theo dõi sự nghiệp của ngài, vì từ lâu ngài vốn là cột thu lôi của tranh cãi: nói thẳng nói thật, không sợ đấu tranh, và không bao giờ chịu dơ má kia (cho người ta vả). Tất cả đều hợp với bối cảnh cựu cầu thủ của môn túc cầu Úc, một môn thể thao nổi tiếng là sôi nổi trong đó chàng thanh niên Pell rất xuất sắc về sự gan lì.
Gerard O’Connell của Tạp Chí America thì trích một vị ẩn danh ở Úc nói rằng “việc cáo buộc Đức Hồng Y Pell giống như việc đâm một mụn nhọt đã mưng mủ quá lâu rồi. Bây giờ bi kịch đang đến hồi chót. Ngài vốn hiện thân cho Giáo Hội ở Úc hơn 30 năm qua và số phận của ngài chồng chéo lên hình ảnh của Giáo Hội ấy và tương lai của nó”.
O’Connell trưng dẫn một số nguồn ở Rôma. Các nguồn này tin rằng Đức Hồng Y Pell bị sử dụng như con dê tế thần để người ta trút cơn giận Giáo Hội Úc lên đầu, vì ngài vốn được đồng nhất hóa với Giáo Hội này trong nhiều thập niên qua.
Tuy nhiên, dường như Giáo Hội ấy không hoàn toàn ra sức bênh vực một trong các chiến sĩ kiên cường của mình. George Weigel, một trí thức Công Giáo Mỹ, tác giả cuốn tiểu sử nổi tiếng về Thánh Giáo Hoàng Gioan Pholô II, trong một bài viết trên tờ The Natioanl Review, cho rằng: “Đức Hồng Y George Pell có nhiều kẻ thù ở Úc, cả trong chính trị lẫn trong Giáo Hội. Họ và các đồng minh của họ trong các phương tiện truyền thông ở Úc, cả điện tử lẫn in ấn, vốn say sưa phát động cả một chiến dịch lăng mạ chống lại ngài hàng mấy thập niên qua, cáo buộc ngài đủ thứ từ tự cao tự đại tới hù họa nạt nộ. Tất cả chỉ là rác rưởi”.
Nhưng bất chấp chiến dịch ấy, chiến dịch tạo ra “bầu khí điên loạn và bách hại có thể so sánh với Salem, Massachusetts, thế kỷ 17” trên, theo Weigel, ở Úc, vẫn có những người đủ lương tri để nhận ra sự thực nhất là lúc chiến dịch ấy đang đạt tới tuyệt đỉnh của nó.
Đầu tuần rồi, trong số ngày 26 tháng Sáu của tờ The Australian, Robin Speed, chủ tịch Viện Thượng Tôn Pháp Luật Úc (Australian Rule of Law Institute), một cơ quan không đảng phái, không vụ lợi, đã cảnh cáo các công tố viên mưu toan hành động chống Đức Hồng Y Pell để làm vừa lòng “tiếng sủa của một bộ phận quần chúng”. Speed, vốn là một luật sư, cũng cảnh cáo rằng nếu Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc và được trắng án, thì người ta phải mở một cuộc điều tra theo luật về cung cách tiến hành cuộc điều tra lê thê suốt hai năm qua chống Đức Hồng Y.
Hai tuần trước đó, cũng trên tờ báo ấy, Angela Shanahan, giữ mục bình luận của độc giả (op-ed), đã lên tiếng chỉ trích nặng nề bầu khí công cộng đang hành hạ nước Úc như một cơn sốt nặng: “thông đồng và tin đồn đang thống trị, luận lý và sự thật đã bị vứt qua cửa sổ trong vụ (Hồng Y ) Pell… Trong cái bầu khí ồn ào và điên loạn này, Đức Hồng Y đã cư xử một cách không thể chê trách được. Ngài đã không nói gì ngoại trừ tuyên bố mình vô tội. Ngài chờ đợi, cầu nguyện và tiếp tục việc làm của mình. Thương thay nhiều người đã không làm như thế”.
Ngày 9 tháng Sáu, trên tờ Sydney Morning Herald, Peter Craven, người giữ một mục của tờ báo này, duyệt một cuốn sách mới viết về Đức Hồng Y Pell, đó là cuốn Đức Hồng Y: Sự Thăng Trầm của George Pell (Cardinal: The Rise and Fall of George Pell), tác giả Louise Milligan, một thứ búa đốn đầy rẫy các thiếu chính xác và các tố cáo vô căn cứ. Bài duyệt sách này kết luận: “Người ta chỉ còn có thể hy vọng vào Thiên Chúa rằng trong bầu khí hiện nay, họ có khả năng hiểu được đây là một vụ được lắp ráp cho một phiên xử phù thủy”.
Cuối tháng Năm, Amanda Vanstone, một nữ chính khách Úc, người đã giữ nhiều chức tổng trưởng chính phủ Liên Bang và cuối cùng là đại sứ của Úc ở Ý, trong một tựa đề lớn trên tờ Sydney Morning Herald, đã thú thực rằng bà “không hề là người ái mộ tôn giáo có tổ chức” nhưng lập tức nói thêm rằng “việc các phương tiện truyền thông xử án George Pell phải dừng lại. Điều chúng ta đang thấy không khác gì một đám gia hình (lynch mob) thời kỳ đen tối. Một số người trong các phương tiện truyền thông nghĩ họ đứng trên luật pháp cả ở ngoại quốc lẫn ở trong nước… Điều chúng ta đang thấy tồi tệ hơn việc lượng định tội lệ rất nhiều. Lãnh vực hoạt động công cộng đang bị sử dụng để coi danh thơm tiếng tốt như rác rưởi và có lẽ để ngăn chặn một vụ xử hợp tình hợp lý”.
Bóng ma trên là nỗi lo âu của Andrew Halphen, đồng chủ tịch của phân bộ hình luật của Viện Luật Học Victoria (The Law Institute of Victoria). Hồi tháng Năm vừa rồi, ông này mô tả việc rì rỏ tin tức về cuộc điều tra Đức Hồng Y Pell là một việc “thiếu tôn trọng” các quyền của Đức Hồng Y và là một “sự lăng nhục” hệ thống luật pháp quốc gia khiến người ta phải sửng sốt. Halphen cũng tỏ ra rất lo ngại, không biết Đức Hồng Y Pell có được một phiên toà hợp tình hợp lý hay không khi các cáo buộc được trình diễn đến như thế. Ông cho rằng chưa bao giờ có chuyện các cáo buộc một ai đó lại xuất hiện trên trang nhất của một tờ báo lớn trước khi đương sự bị cáo buộc chính thức.
Chính vì thế, George Weigel cho rằng “George Pell sẽ ra tòa. Nhưng ngài sẽ không phải là người duy nhất bị đem ra xử vì ngài sẽ đối mặt với những kẻ tố cáo ngài trước tòa luật lệ. Tiếng thơm hợp tình hợp lý và thẳng thắn của cảnh sát và hệ thống tư pháp của Úc cũng bị xử với ngài cũng như các phương tiện truyền thông Úc và những người trong nền chính trị Úc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã và đang khuyến khích, hoặc ít nhất không chịu đứng lên chống lại, cuộc tấn công không ngừng nghỉ và tàn bạo đang diễn tiến chống lại một trong những người con trai thành đạt nhất của Úc xưa nay”.
Top Stories
Vietnamese court condemns Catholic blogger to 10 years in jail
Radio Vatican
06:39 03/07/2017
A Vietnamese court has sentenced a prominent Catholic blogger to 10 years in prison for distorting government policies and defaming the Communist regime in Facebook posts and in interviews with foreign media. Mary Magdelene Nguyen Ngoc Nhu Quynh, also known as ``Mother Mushroom,'' was sentenced on Thursday at the People's Court of Khanh Hoa province in Nha Trang City, her lawyer Vo An Don said. Her conviction related to the content of 18 articles on her Facebook page and interviews with foreign news outlets such as Voice of America and Radio Free Asia, Don said.
Quynh, 37, co-founded a network of bloggers and is very popular in Vietnam. She has written about human rights, civilian deaths in police custody and the release of toxic chemicals by a Taiwanese-owned factory that killed thousands of fish in one of Vietnam's worst environmental disasters.
Quynh, the single mother of two young children, maintained her innocence throughout the trial, her lawyer said. ``Nguyen Ngoc Nhu Quynh did not admit that she committed any crime, saying she has a right to freedom of expression,'' Don said. Don said the sentence was ``too harsh and unjust'' and that Quynh plans to appeal the verdict.
Quynh's sentencing drew a stern rebuke from the United States, which said it was ``deeply concerned'' about her conviction and those of other peaceful protesters over the last year. Catholic lawyer Le Cong Dinh expressed surprise “by the 10-year sentence that shows the government's inhumanity to a single young mother." "I did not realize what a state of panic the ruling party is in," he said.
Sources claim her trial was fraught with irregularities. Only three of the five lawyers Quynh had requested were present at the trial. Her lawyers demanded the trial be postponed but the judges rejected the appeal. One lawyer was refused the opportunity to meet with Quynh before the trial. Sources said the judges did not listen to the lawyers' arguments and handed down an arranged sentence.
Quynh's mother, Nguyen Thi Tuyet Lan, was not permitted to enter the courtroom and had to watch the trial through a screen in a room nearby. She wrote on Facebook that the heavy sentence aims to take revenge against her daughter who tried to tell the truth. Lan said she and Quynh's two young children had only met with Quynh for five minutes before the trial since her arrest on Oct. 10, 2016, while visiting a fellow activist in prison.
"Every person has only one life. But if I had to replay my life, I would still have done the same thing,” Quynh said in court. “I believe my mother and children will never feel sorry for me but be proud of me." "I want to build a good society. People can only be happy and free when they enjoy freedom of speech and expression," Quynh said. "I hope people will continue the struggle and overcome their fears to build a better country."
International human rights groups including Human Rights Watch, Amnesty International and Sweden-based Civil Rights Defenders have called for her immediate release. According to Human Rights Watch, there are about 110 known political prisoners in Vietnam.
Quynh’s activism has been recognized abroad. The United States Department of State While honoured her in absentia in March with the International Women of Courage Award. She was then in detention for receiving funds from a California-based activist. In 2015, Quynh was given the Civil Rights Defender of the Year award by the Swedish rights group.
Quynh, 37, co-founded a network of bloggers and is very popular in Vietnam. She has written about human rights, civilian deaths in police custody and the release of toxic chemicals by a Taiwanese-owned factory that killed thousands of fish in one of Vietnam's worst environmental disasters.
Quynh, the single mother of two young children, maintained her innocence throughout the trial, her lawyer said. ``Nguyen Ngoc Nhu Quynh did not admit that she committed any crime, saying she has a right to freedom of expression,'' Don said. Don said the sentence was ``too harsh and unjust'' and that Quynh plans to appeal the verdict.
Quynh's sentencing drew a stern rebuke from the United States, which said it was ``deeply concerned'' about her conviction and those of other peaceful protesters over the last year. Catholic lawyer Le Cong Dinh expressed surprise “by the 10-year sentence that shows the government's inhumanity to a single young mother." "I did not realize what a state of panic the ruling party is in," he said.
Sources claim her trial was fraught with irregularities. Only three of the five lawyers Quynh had requested were present at the trial. Her lawyers demanded the trial be postponed but the judges rejected the appeal. One lawyer was refused the opportunity to meet with Quynh before the trial. Sources said the judges did not listen to the lawyers' arguments and handed down an arranged sentence.
Quynh's mother, Nguyen Thi Tuyet Lan, was not permitted to enter the courtroom and had to watch the trial through a screen in a room nearby. She wrote on Facebook that the heavy sentence aims to take revenge against her daughter who tried to tell the truth. Lan said she and Quynh's two young children had only met with Quynh for five minutes before the trial since her arrest on Oct. 10, 2016, while visiting a fellow activist in prison.
"Every person has only one life. But if I had to replay my life, I would still have done the same thing,” Quynh said in court. “I believe my mother and children will never feel sorry for me but be proud of me." "I want to build a good society. People can only be happy and free when they enjoy freedom of speech and expression," Quynh said. "I hope people will continue the struggle and overcome their fears to build a better country."
International human rights groups including Human Rights Watch, Amnesty International and Sweden-based Civil Rights Defenders have called for her immediate release. According to Human Rights Watch, there are about 110 known political prisoners in Vietnam.
Quynh’s activism has been recognized abroad. The United States Department of State While honoured her in absentia in March with the International Women of Courage Award. She was then in detention for receiving funds from a California-based activist. In 2015, Quynh was given the Civil Rights Defender of the Year award by the Swedish rights group.
Vietnam: «Communistes et catholiques se comprennent beaucoup mieux qu’autrefois» - interview exclusive du président de la Conférence des évêques du Vietnam
Eglises d'Asie
10:41 03/07/2017
Le diocèse de Huê est au cœur de l’actualité vietnamienne, suite à l’attaque du monastère bénédictin de Thiên An par un groupe de 150 personnes le 28 juin dernier. Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, 67 ans, est archevêque de Huê depuis le 29 octobre dernier et président de la Conférence épiscopale du Vietnam depuis le 5 octobre 2016. De passage à Paris, il a accepté de répondre aux questions de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Eglises d’Asie : Mercredi 28 juin, un groupe de 150 personnes a pénétré sur la propriété du monastère bénédictin de Thiên An, situé à quelques kilomètres de Huê, et a détruit un Christ en croix. Ce n’est pas la première fois que de telles violences se manifestent, celles-ci s’inscrivent dans le cadre d’un conflit foncier ancien. Pouvez-vous nous expliquer la situation ?
Mgr Joseph Nguyên Chi Linh : Le monastère disposait auparavant d’un terrain d’une superficie de 107 hectares environ. Mais le Code civil vietnamien ne reconnait pas le droit à la propriété privée. Par conséquent, les autorités ne reconnaissent pas le droit de propriété du monastère sur ce terrain.
Cette querelle a commencé il y a une dizaine d’années ; c’est devenu une véritable dispute. Les autorités ont volé la propriété des moines, ce terrain, pour le vendre à des entreprises étrangères, des entreprises de tourisme [NLDR : les autorités se sont appropriées 50 ha, allouées à un parc de loisirs]. Et puis, c’est leur manière de faire : les autorités souhaitent faciliter l’investissement des entreprises, locales ou étrangères, et vendent ces propriétés. Elles se moquent des droits des organisations religieuses, et, en l’occurrence, des droits du monastère.
Les catholiques de l’archidiocèse de Huê sont très minoritaires et demeurent blessés par les massacres commis pendant l’Offensive du Têt [NLDR : attaque surprise des combattants du Nord-Vietnam à l’occasion de la fête du Têt en 1968 ; dans cette ville, les combats seront particulièrement longs, ils dureront 28 jours, et meurtriers], donc personne n’ose élever la voix. On laisse les moines se débrouiller eux-mêmes. Et les autorités civiles font ce qu’elles veulent. J’ai visité le monastère [le 16 juin dernier], et les moines ont dû considérer que l’archevêché soutenait leur revendication. Je devine que les moines ont redressé la croix [le 26 juin 2017], ce qui a suscité une réaction, violente, de la part des autorités [le 28 juin]. Vous savez, dans ce pays, 77 % des litiges concernent le foncier.
Cette semaine aussi, un blogueur catholique franco-vietnamien, Pham Minh Hoang, a été déchu de sa nationalité et expulsé du pays. Le 29 juin, une blogueuse catholique, Nguyên Ngoc Nhu Quynh, plus connue sous le nom de ‘Maman Champignon’, a été condamnée à dix ans de prison pour « propagande contre le gouvernement communiste ». Le P. John Nguyên Ngoc Nam Phong, curé de la paroisse de Thai Ha, à Hanoi, un prêtre engagé, notamment sur les questions foncières, a été interdit de quitter le territoire, alors qu’il devait se rendre en Australie. Qu’est-ce que cela vous inspire ?
Le régime communiste est toujours un régime dictatorial, donc les autorités ont tendance à opprimer les voix opposantes. Les blogueurs sont considérés comme des provocateurs, qui suscitent des émeutes.
Le P. John Nguyên Ngoc Nam Phong a été puni pour son comportement anticommuniste. Dans ses allocutions, dans ses homélies, il accuse très souvent les autorités. Cela fait longtemps qu’il est dans le collimateur de la Sécurité publique. Ce n’est donc pas la première fois. Beaucoup d’opposants sont punis comme cela, pour qu’ils ne disent pas du mal du régime à l’étranger.
Les prêtres qui se sont mobilisés en faveur des Vietnamiens touchés par la catastrophe écologique provoquée par l’entreprise Formosa font l’objet d’intimidation. Les manifestations ont été brutalement réprimées. La rédaction d’Eglises d’Asie a rencontré récemment Mgr Paul Nguyên Thai Hop, qui menait une délégation en Europe pour sensibiliser l’opinion internationale au sujet de cette catastrophe environnementale. La Conférence épiscopale s’est également prononcée. La situation environnementale a-t-elle évolué au Vietnam ?
Rien n’a changé. Car le gouvernement a toujours peur de reconnaitre la vérité concernant le scandale Formosa. Mais le gouvernement admet désormais que c’est une catastrophe et constate que le Vietnam n’est pas encore assez expérimenté pour gérer de telles affaires. Le pays n’a pas suffisamment de spécialistes, et c’est une leçon qu’il paye très cher.
Concernant l’indemnisation, on est toujours confronté au même problème de corruption. Le montant n’est pas très élevé, au regard du préjudice subi, et a été détourné par les autorités civiles. En outre, selon la rumeur, ce sont les Chinois qui ont investi ; les Taïwanais ne seraient que des prête-noms.
Quant à Mgr Hop, il a mécontenté fortement les responsables du Bureau des Affaires religieuses. Ces derniers ont proposé d’« excuser » Mgr Hop. C’est-à-dire qu’ils souhaitent que le Saint-Siège rappelle Mgr Hop à Rome, ou qu’il l’envoie à la retraite.
La Conférence épiscopale a récemment adressé ses « remarques sincères et franches » relatives à la Loi sur les croyances et la religion, le 1er juin dernier, aux autorités.
De manière générale, avec cette loi, on observe des reculs, pas des progrès ; nous ne disposons toujours pas d’une vraie liberté. Par exemple, il existe plusieurs domaines dans lesquels l’Eglise n’a pas le droit de s’engager, tels que la santé, l’éducation, etc. On n’est pas non plus sorti de la mentalité du système dit « de la demande et de l’octroi » (‘xin-cho’) [NDLR : expression qui décrit le fait que l’Eglise se voit dans l’obligation de demander une autorisation pour tout ce qu’elle entreprend, le régime en place octroyant ou non son autorisation].
C’est une déception, partagée par les autres religions, même si elles ne sont pas exprimées publiquement. Elles ont, en tout cas, apporté leur soutien à la Conférence épiscopale.
Et concernant la nomination des évêques, êtes-vous désormais libres ?
Non, pas du tout. L’Etat n’a pas le droit de proposer un évêque, mais il a le droit de refuser une nomination. Quand un candidat est nommé évêque, il faut l’approbation de l’Etat. En réalité, on n’a pas trop de problème en ce qui concerne les nominations dans les diocèses en province. Mais on en a avec les nominations pour les évêques des trois archidiocèses de Hanoi, Huê et Saigon.
Le 29 juin, vous étiez à Rome. J’ai tout récemment été nommé archevêque de Huê [le 29 octobre dernier]. Dans la tradition de l’Eglise catholique, les nouveaux archevêques viennent à Rome pour la remise du pallium des mains du pape. Cette cérémonie a lieu le 29 juin, lors de la fête de saint Paul et saint Pierre. Trente-six archevêques ont reçu le pallium cette année.
Pour moi, c’est une grande joie. On sent, d’une manière très visible, la communion de l’Eglise universelle. C’est très impressionnant. Et il y avait beaucoup d’invités : des représentants des autres religions, des musulmans, des orthodoxes, des rites particuliers, des diplomates aussi, de tous les niveaux, et même des Premiers ministres. L’ambiance était très « globale ». Tout est globalisé par le pape François.
La veille, le 28 juin, le pape avait créé cinq cardinaux, dont Mgr Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, évêque de Paksé, au Laos. Quelques mois après la béatification de 17 martyrs du Laos. Une source de réjouissance ?
Je partage la joie de l’Eglise du Laos car ce sont les premiers martyrs béatifiés. J’étais à Vientiane pour la cérémonie car, parmi les béatifiés, il y avait un prêtre de mon ancien diocèse de Thanh Hoa, le P. Thoa Tiên. C’était un membre du corps presbytéral de Thanh Hoa [cliquer ici pour consulter sa biographie].
Au Vietnam, le procès de béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân est en bonne voie.
Le cardinal Thuân a été élevé au niveau de vénérable. C’est mon ancien évêque de Nha Trang, c’est un authentique représentant de l’Eglise à cette période. Je suis fier de lui et je suis fier aussi de sa promotion spirituelle.
En 2018, l’Eglise du Vietnam fêtera les vingt ans de la béatification des martyrs du Vietnam. Comment allez-vous préparer cela ?
Pour le moment, des célébrations ont été organisées, en lien avec la visite ad limina des évêques à Rome en mars prochain. Il y aura certainement de grandes cérémonies et des prières ; on tâchera de mettre en relief la vie et l’histoire des martyrs. Ces cérémonies seront surtout destinées aux les jeunes.
Concernant les jeunes, les Journées asiatiques de la jeunesse se dérouleront cet été en Indonésie.
Pour les jeunes Vietnamiens, il y a un grand problème de langue car la majorité ne comprend pas l’anglais ou le français. Mais Mgr Pierre Nguyên Van Viên, évêque auxiliaire de Vinh, responsable de la pastorale des jeunes, organise la participation d’un groupe vietnamien à ces Journées.
La Birmanie et le Saint-Siège ont officiellement établi des relations diplomatiques lors de la rencontre au Vatican entre le Saint-Père et Aung San Suu Kyi, la Conseillère d’Etat birmane, le 4 mai dernier. Est-ce que cela pourrait avoir une incidence sur la présence d’un représentant permanent du Saint-Siège au Vietnam ?
Jusqu’à maintenant, on peut dire que nous sommes déçus : nous avons beaucoup attendu le moment où le Vietnam créerait des relations diplomatiques avec le Saint-Siège au niveau de la nonciature. Mais le représentant du Saint-Siège au Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli, n’a toujours pas obtenu le droit de résider de manière permanente au Vietnam. Il est toujours « représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam » ; il loge à Singapour et n’a droit de rester au Vietnam qu’un mois puis il lui faut sortir du pays.
Tous ses déplacements au Vietnam doivent être approuvés, autorisés par le ministère des Affaires étrangères vietnamien. Nos attentes sont mesurées, mais le gouvernement n’ose pas avancer sans l’aval des autorités chinoises. Alors la situation reste bloquée, on cherche toujours des prétextes pour refuser la présence permanente de Mgr Girelli au Vietnam.
Depuis le 5 octobre 2016, vous êtes le président de la Conférence épiscopale du Vietnam. La veille de votre élection, Nguyên Thiên Nhân, président du Comité central du Front patriotique, et membre de la plus haute instance politique du Parti, le Bureau politique, était venu vous saluer. Quelles relations entretenez-vous avec les autorités centrales ?
La visite de Nguyên Thiên Nhân a eu lieu sous la présidence de Mgr Paul Bui Van Doc, archevêque de Saigon. Je ne sais pas si ce dernier l’avait invité ou si c’était une initiative de Nguyên Thiên Nhân. Mais ces visites ne sont pas souhaitées dans le cadre d’une conférence épiscopale.
Je ne cache rien, j’exprime ce que je pense. Nous sommes moins réservés qu’autrefois. Nous sommes plus libres. Et les jeunes générations, les membres du Parti, les membres du gouvernement, sont plus formés qu’autrefois, plus ouverts. Ils sortent du pays et ont l’opportunité d’observer le traitement des affaires religieuses dans d’autres pays. Les mentalités, les manières de penser évoluent, changent.
Comment se porte l’Eglise au Vietnam ?
Je suis optimiste car, après une longue période de cohabitation, les membres de la société cherchent à se rapprocher. Communistes et catholiques se comprennent beaucoup mieux qu’autrefois.
Les catholiques sont de moins en moins suspectés. Autrefois, on était trop commandés par ce que disait la propagande. Désormais, on a la possibilité d’observer de ses propres yeux, et on a découvert que les catholiques ne sont pas mauvais comme on le pensait autrefois. Et puis le témoignage des catholiques devient de plus en plus positif. La haine, la rancœur diminuent. Les relations sont de plus en plus amicales.
Il faut être courageux pour surmonter cette période. Il faut être patient, on ne peut pas changer le pays en cinq minutes.
Pouvez-vous nous dire en dire davantage sur l’Institut catholique du Vietnam ? Il a été inauguré le 14 septembre dernier, les examens d’admission de la nouvelle promotion se sont déroulés les 7 et 8 juin derniers.
Mgr Joseph Dinh Duc Dao, du diocèse de Xuân Lôc, est le recteur de cet institut catholique. Nous avons beaucoup d’espoir mais, pour le moment, nous n’avons pas encore réussi à créer des locaux : on ne dispose pas d’un terrain, donc on a loué une école et commencé avec une seule classe. Nous ne disposons pas non plus suffisamment de professeurs professionnels, et les étudiants n’ont pas encore le niveau espéré. Il faut attendre encore un peu, tout va s’améliorer avec le temps.
Avant l’arrivée des communistes au pouvoir [en 1975], nous avions deux universités catholiques [à Da Lat et à Saigon]. Tout a été interdit, fermé, par les communistes ; les séminaires et les universités ont été confisqués. Ce n’est donc pas du tout une nouveauté, c’est une restauration de ce que nous avons perdu pendant des dizaines d’années.
Quid des vocations, sacerdotales et à la vie religieuse ?
Elles sont actuellement très abondantes au Vietnam. Que ce soit dans les séminaires ou dans les congrégations religieuses. On a obtenu une certaine liberté dans l’organisation des activités des centres de formation. Avant, on pratiquait une politique de quota ; pour envoyer un jeune dans un séminaire, il fallait avoir l’approbation de l’Etat. Chaque diocèse avait le droit d’envoyer six ou huit candidats, tous les deux ans. Cette politique reste théoriquement en place mais on ne la pratique plus.
Avant, on n’avait pas non plus le droit d’envoyer des prêtres, ou des religieuses à l’étranger pour être formés en tant que formateurs ; maintenant, on peut sortir assez facilement. C’est là notre espoir. Que ceux qui reviennent de l’étranger reviennent travailler dans nos centres de formation et améliorent, petit à petit, la qualité de celle-ci.
Et concernant la place des laïcs au sein de la communauté catholique ?
En général, la participation des laïcs est très bien appréciée par les pasteurs. D’autant qu’ils s’engagent sans condition, en particulier dans les paroisses des campagnes. Ils travaillent facilement et gratuitement, bénévolement. Parfois même, on a trop de volontaire. Tout le monde est disponible. C’est notre sens de l’Eglise au Vietnam. Moi-même, j’apprécie bien la participation des laïcs.
Ce que nous ne pouvons pas encore faire, c’est former les laïcs ; les conditions convenables pour les former ne sont pas encore réunies. C’est ce que nous devons parvenir à faire dans l’avenir.
Le 20 décembre prochain, vous célébrerez l’anniversaire des 25 ans de votre ordination sacerdotale. En 25 ans, beaucoup de choses ont changé au Vietnam.
Oui, beaucoup de choses ont changé, dans une direction résolument positive, à tous les égards. C’est pour moi très signifiant, car la Providence de Dieu nous a conduits, nous aidés à surmonter toutes ces difficultés de l’Histoire, à surmonter tous les inconvénients que notre génération a connus.
Vingt-cinq ans de prêtrise, c’est une occasion de rendre grâce à Dieu pour l’Eglise en général et pour moi-même. J’ai dû attendre le sacerdoce pendant seize ans. Je n’ai été ordonné prêtre qu’à l’âge de 42 ans. C’est trop âgé pour un prêtre au Vietnam ! Normalement, on est ordonné à 27, 28 ou 29, voire 30 ans, au maximum. Moi, j’ai dû attendre trop longtemps. Quand j’ai été ordonné, j’étais complètement satisfait, ça suffisait largement pour moi. Je n’attendais que ça. Je n’ai jamais osé penser à un trajet plus loin ; le temps passe vite, on aboutit aux noces d’argent. Il s’agit vraiment de noces, je suis en joie. (eda/rg)
(Source: Eglises d'Asie, le 3 juillet 2017)
Mgr Joseph Nguyên Chi Linh : Le monastère disposait auparavant d’un terrain d’une superficie de 107 hectares environ. Mais le Code civil vietnamien ne reconnait pas le droit à la propriété privée. Par conséquent, les autorités ne reconnaissent pas le droit de propriété du monastère sur ce terrain.
Cette querelle a commencé il y a une dizaine d’années ; c’est devenu une véritable dispute. Les autorités ont volé la propriété des moines, ce terrain, pour le vendre à des entreprises étrangères, des entreprises de tourisme [NLDR : les autorités se sont appropriées 50 ha, allouées à un parc de loisirs]. Et puis, c’est leur manière de faire : les autorités souhaitent faciliter l’investissement des entreprises, locales ou étrangères, et vendent ces propriétés. Elles se moquent des droits des organisations religieuses, et, en l’occurrence, des droits du monastère.
Les catholiques de l’archidiocèse de Huê sont très minoritaires et demeurent blessés par les massacres commis pendant l’Offensive du Têt [NLDR : attaque surprise des combattants du Nord-Vietnam à l’occasion de la fête du Têt en 1968 ; dans cette ville, les combats seront particulièrement longs, ils dureront 28 jours, et meurtriers], donc personne n’ose élever la voix. On laisse les moines se débrouiller eux-mêmes. Et les autorités civiles font ce qu’elles veulent. J’ai visité le monastère [le 16 juin dernier], et les moines ont dû considérer que l’archevêché soutenait leur revendication. Je devine que les moines ont redressé la croix [le 26 juin 2017], ce qui a suscité une réaction, violente, de la part des autorités [le 28 juin]. Vous savez, dans ce pays, 77 % des litiges concernent le foncier.
Cette semaine aussi, un blogueur catholique franco-vietnamien, Pham Minh Hoang, a été déchu de sa nationalité et expulsé du pays. Le 29 juin, une blogueuse catholique, Nguyên Ngoc Nhu Quynh, plus connue sous le nom de ‘Maman Champignon’, a été condamnée à dix ans de prison pour « propagande contre le gouvernement communiste ». Le P. John Nguyên Ngoc Nam Phong, curé de la paroisse de Thai Ha, à Hanoi, un prêtre engagé, notamment sur les questions foncières, a été interdit de quitter le territoire, alors qu’il devait se rendre en Australie. Qu’est-ce que cela vous inspire ?
Le régime communiste est toujours un régime dictatorial, donc les autorités ont tendance à opprimer les voix opposantes. Les blogueurs sont considérés comme des provocateurs, qui suscitent des émeutes.
Le P. John Nguyên Ngoc Nam Phong a été puni pour son comportement anticommuniste. Dans ses allocutions, dans ses homélies, il accuse très souvent les autorités. Cela fait longtemps qu’il est dans le collimateur de la Sécurité publique. Ce n’est donc pas la première fois. Beaucoup d’opposants sont punis comme cela, pour qu’ils ne disent pas du mal du régime à l’étranger.
Les prêtres qui se sont mobilisés en faveur des Vietnamiens touchés par la catastrophe écologique provoquée par l’entreprise Formosa font l’objet d’intimidation. Les manifestations ont été brutalement réprimées. La rédaction d’Eglises d’Asie a rencontré récemment Mgr Paul Nguyên Thai Hop, qui menait une délégation en Europe pour sensibiliser l’opinion internationale au sujet de cette catastrophe environnementale. La Conférence épiscopale s’est également prononcée. La situation environnementale a-t-elle évolué au Vietnam ?
Rien n’a changé. Car le gouvernement a toujours peur de reconnaitre la vérité concernant le scandale Formosa. Mais le gouvernement admet désormais que c’est une catastrophe et constate que le Vietnam n’est pas encore assez expérimenté pour gérer de telles affaires. Le pays n’a pas suffisamment de spécialistes, et c’est une leçon qu’il paye très cher.
Concernant l’indemnisation, on est toujours confronté au même problème de corruption. Le montant n’est pas très élevé, au regard du préjudice subi, et a été détourné par les autorités civiles. En outre, selon la rumeur, ce sont les Chinois qui ont investi ; les Taïwanais ne seraient que des prête-noms.
Quant à Mgr Hop, il a mécontenté fortement les responsables du Bureau des Affaires religieuses. Ces derniers ont proposé d’« excuser » Mgr Hop. C’est-à-dire qu’ils souhaitent que le Saint-Siège rappelle Mgr Hop à Rome, ou qu’il l’envoie à la retraite.
La Conférence épiscopale a récemment adressé ses « remarques sincères et franches » relatives à la Loi sur les croyances et la religion, le 1er juin dernier, aux autorités.
De manière générale, avec cette loi, on observe des reculs, pas des progrès ; nous ne disposons toujours pas d’une vraie liberté. Par exemple, il existe plusieurs domaines dans lesquels l’Eglise n’a pas le droit de s’engager, tels que la santé, l’éducation, etc. On n’est pas non plus sorti de la mentalité du système dit « de la demande et de l’octroi » (‘xin-cho’) [NDLR : expression qui décrit le fait que l’Eglise se voit dans l’obligation de demander une autorisation pour tout ce qu’elle entreprend, le régime en place octroyant ou non son autorisation].
C’est une déception, partagée par les autres religions, même si elles ne sont pas exprimées publiquement. Elles ont, en tout cas, apporté leur soutien à la Conférence épiscopale.
Et concernant la nomination des évêques, êtes-vous désormais libres ?
Non, pas du tout. L’Etat n’a pas le droit de proposer un évêque, mais il a le droit de refuser une nomination. Quand un candidat est nommé évêque, il faut l’approbation de l’Etat. En réalité, on n’a pas trop de problème en ce qui concerne les nominations dans les diocèses en province. Mais on en a avec les nominations pour les évêques des trois archidiocèses de Hanoi, Huê et Saigon.
Le 29 juin, vous étiez à Rome. J’ai tout récemment été nommé archevêque de Huê [le 29 octobre dernier]. Dans la tradition de l’Eglise catholique, les nouveaux archevêques viennent à Rome pour la remise du pallium des mains du pape. Cette cérémonie a lieu le 29 juin, lors de la fête de saint Paul et saint Pierre. Trente-six archevêques ont reçu le pallium cette année.
Pour moi, c’est une grande joie. On sent, d’une manière très visible, la communion de l’Eglise universelle. C’est très impressionnant. Et il y avait beaucoup d’invités : des représentants des autres religions, des musulmans, des orthodoxes, des rites particuliers, des diplomates aussi, de tous les niveaux, et même des Premiers ministres. L’ambiance était très « globale ». Tout est globalisé par le pape François.
La veille, le 28 juin, le pape avait créé cinq cardinaux, dont Mgr Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, évêque de Paksé, au Laos. Quelques mois après la béatification de 17 martyrs du Laos. Une source de réjouissance ?
Je partage la joie de l’Eglise du Laos car ce sont les premiers martyrs béatifiés. J’étais à Vientiane pour la cérémonie car, parmi les béatifiés, il y avait un prêtre de mon ancien diocèse de Thanh Hoa, le P. Thoa Tiên. C’était un membre du corps presbytéral de Thanh Hoa [cliquer ici pour consulter sa biographie].
Au Vietnam, le procès de béatification du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân est en bonne voie.
Le cardinal Thuân a été élevé au niveau de vénérable. C’est mon ancien évêque de Nha Trang, c’est un authentique représentant de l’Eglise à cette période. Je suis fier de lui et je suis fier aussi de sa promotion spirituelle.
En 2018, l’Eglise du Vietnam fêtera les vingt ans de la béatification des martyrs du Vietnam. Comment allez-vous préparer cela ?
Pour le moment, des célébrations ont été organisées, en lien avec la visite ad limina des évêques à Rome en mars prochain. Il y aura certainement de grandes cérémonies et des prières ; on tâchera de mettre en relief la vie et l’histoire des martyrs. Ces cérémonies seront surtout destinées aux les jeunes.
Concernant les jeunes, les Journées asiatiques de la jeunesse se dérouleront cet été en Indonésie.
Pour les jeunes Vietnamiens, il y a un grand problème de langue car la majorité ne comprend pas l’anglais ou le français. Mais Mgr Pierre Nguyên Van Viên, évêque auxiliaire de Vinh, responsable de la pastorale des jeunes, organise la participation d’un groupe vietnamien à ces Journées.
La Birmanie et le Saint-Siège ont officiellement établi des relations diplomatiques lors de la rencontre au Vatican entre le Saint-Père et Aung San Suu Kyi, la Conseillère d’Etat birmane, le 4 mai dernier. Est-ce que cela pourrait avoir une incidence sur la présence d’un représentant permanent du Saint-Siège au Vietnam ?
Jusqu’à maintenant, on peut dire que nous sommes déçus : nous avons beaucoup attendu le moment où le Vietnam créerait des relations diplomatiques avec le Saint-Siège au niveau de la nonciature. Mais le représentant du Saint-Siège au Vietnam, Mgr Leopoldo Girelli, n’a toujours pas obtenu le droit de résider de manière permanente au Vietnam. Il est toujours « représentant non résident du Saint-Siège au Vietnam » ; il loge à Singapour et n’a droit de rester au Vietnam qu’un mois puis il lui faut sortir du pays.
Tous ses déplacements au Vietnam doivent être approuvés, autorisés par le ministère des Affaires étrangères vietnamien. Nos attentes sont mesurées, mais le gouvernement n’ose pas avancer sans l’aval des autorités chinoises. Alors la situation reste bloquée, on cherche toujours des prétextes pour refuser la présence permanente de Mgr Girelli au Vietnam.
Depuis le 5 octobre 2016, vous êtes le président de la Conférence épiscopale du Vietnam. La veille de votre élection, Nguyên Thiên Nhân, président du Comité central du Front patriotique, et membre de la plus haute instance politique du Parti, le Bureau politique, était venu vous saluer. Quelles relations entretenez-vous avec les autorités centrales ?
La visite de Nguyên Thiên Nhân a eu lieu sous la présidence de Mgr Paul Bui Van Doc, archevêque de Saigon. Je ne sais pas si ce dernier l’avait invité ou si c’était une initiative de Nguyên Thiên Nhân. Mais ces visites ne sont pas souhaitées dans le cadre d’une conférence épiscopale.
Je ne cache rien, j’exprime ce que je pense. Nous sommes moins réservés qu’autrefois. Nous sommes plus libres. Et les jeunes générations, les membres du Parti, les membres du gouvernement, sont plus formés qu’autrefois, plus ouverts. Ils sortent du pays et ont l’opportunité d’observer le traitement des affaires religieuses dans d’autres pays. Les mentalités, les manières de penser évoluent, changent.
Comment se porte l’Eglise au Vietnam ?
Je suis optimiste car, après une longue période de cohabitation, les membres de la société cherchent à se rapprocher. Communistes et catholiques se comprennent beaucoup mieux qu’autrefois.
Les catholiques sont de moins en moins suspectés. Autrefois, on était trop commandés par ce que disait la propagande. Désormais, on a la possibilité d’observer de ses propres yeux, et on a découvert que les catholiques ne sont pas mauvais comme on le pensait autrefois. Et puis le témoignage des catholiques devient de plus en plus positif. La haine, la rancœur diminuent. Les relations sont de plus en plus amicales.
Il faut être courageux pour surmonter cette période. Il faut être patient, on ne peut pas changer le pays en cinq minutes.
Pouvez-vous nous dire en dire davantage sur l’Institut catholique du Vietnam ? Il a été inauguré le 14 septembre dernier, les examens d’admission de la nouvelle promotion se sont déroulés les 7 et 8 juin derniers.
Mgr Joseph Dinh Duc Dao, du diocèse de Xuân Lôc, est le recteur de cet institut catholique. Nous avons beaucoup d’espoir mais, pour le moment, nous n’avons pas encore réussi à créer des locaux : on ne dispose pas d’un terrain, donc on a loué une école et commencé avec une seule classe. Nous ne disposons pas non plus suffisamment de professeurs professionnels, et les étudiants n’ont pas encore le niveau espéré. Il faut attendre encore un peu, tout va s’améliorer avec le temps.
Avant l’arrivée des communistes au pouvoir [en 1975], nous avions deux universités catholiques [à Da Lat et à Saigon]. Tout a été interdit, fermé, par les communistes ; les séminaires et les universités ont été confisqués. Ce n’est donc pas du tout une nouveauté, c’est une restauration de ce que nous avons perdu pendant des dizaines d’années.
Quid des vocations, sacerdotales et à la vie religieuse ?
Elles sont actuellement très abondantes au Vietnam. Que ce soit dans les séminaires ou dans les congrégations religieuses. On a obtenu une certaine liberté dans l’organisation des activités des centres de formation. Avant, on pratiquait une politique de quota ; pour envoyer un jeune dans un séminaire, il fallait avoir l’approbation de l’Etat. Chaque diocèse avait le droit d’envoyer six ou huit candidats, tous les deux ans. Cette politique reste théoriquement en place mais on ne la pratique plus.
Avant, on n’avait pas non plus le droit d’envoyer des prêtres, ou des religieuses à l’étranger pour être formés en tant que formateurs ; maintenant, on peut sortir assez facilement. C’est là notre espoir. Que ceux qui reviennent de l’étranger reviennent travailler dans nos centres de formation et améliorent, petit à petit, la qualité de celle-ci.
Et concernant la place des laïcs au sein de la communauté catholique ?
En général, la participation des laïcs est très bien appréciée par les pasteurs. D’autant qu’ils s’engagent sans condition, en particulier dans les paroisses des campagnes. Ils travaillent facilement et gratuitement, bénévolement. Parfois même, on a trop de volontaire. Tout le monde est disponible. C’est notre sens de l’Eglise au Vietnam. Moi-même, j’apprécie bien la participation des laïcs.
Ce que nous ne pouvons pas encore faire, c’est former les laïcs ; les conditions convenables pour les former ne sont pas encore réunies. C’est ce que nous devons parvenir à faire dans l’avenir.
Le 20 décembre prochain, vous célébrerez l’anniversaire des 25 ans de votre ordination sacerdotale. En 25 ans, beaucoup de choses ont changé au Vietnam.
Oui, beaucoup de choses ont changé, dans une direction résolument positive, à tous les égards. C’est pour moi très signifiant, car la Providence de Dieu nous a conduits, nous aidés à surmonter toutes ces difficultés de l’Histoire, à surmonter tous les inconvénients que notre génération a connus.
Vingt-cinq ans de prêtrise, c’est une occasion de rendre grâce à Dieu pour l’Eglise en général et pour moi-même. J’ai dû attendre le sacerdoce pendant seize ans. Je n’ai été ordonné prêtre qu’à l’âge de 42 ans. C’est trop âgé pour un prêtre au Vietnam ! Normalement, on est ordonné à 27, 28 ou 29, voire 30 ans, au maximum. Moi, j’ai dû attendre trop longtemps. Quand j’ai été ordonné, j’étais complètement satisfait, ça suffisait largement pour moi. Je n’attendais que ça. Je n’ai jamais osé penser à un trajet plus loin ; le temps passe vite, on aboutit aux noces d’argent. Il s’agit vraiment de noces, je suis en joie. (eda/rg)
(Source: Eglises d'Asie, le 3 juillet 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vĩnh Long mừng lễ bổn mạng thánh Philipphê Phan Văn Minh
Người Giồng Trôm
07:04 03/07/2017
MỪNG KÍNH THÁNH PHILIPPHÊ PHAN VĂN MINH : BỔN MẠNG GIÁO PHẬN VĨNH LONG
Nếu như lịch phụng vụ của Hội Thánh toàn cầu hôm nay 3 tháng 7 năm 2017, mừng kính Thánh Tôma tông đồ, người được cho là cứng lòng tin thì tại giáo phận miền Tây sông nước nhỏ bé Vĩnh Long lại mừng kính cách trọng thể Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Giản đơn bởi lẽ Thánh Philipphê Phan Văn Minh là người con của Vĩnh Long thân thương và giáo phận cũng nhận Ngài làm vị bổn mạng của giáo phận.
Xem hình
Từ nhiều ngày qua, Trung Tâm Hành Hương Đình Khao thuộc giáo phận Vĩnh Long đã chuẩn bị cho ngày Đại Lễ hôm nay. Và rồi, từ thật sớm, quý cha Sở cùng giáo dân của mình từ các họ đạo trong Giáo Phận tìm đến mảnh đất thiêng Đình Khao – nơi Thánh Philipphê Phan Văn Minh được phúc tử đạo.
Khởi đầu chương trình mừng Lễ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, từ lúc 8 giờ, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Việt đã cùng với cộng đoàn cùng nhìn lại cuộc đời của Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Với tài hùng biện cộng thêm một chút hài hước, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Việt đã làm cho cộng đoàn hết sức sốt sắng để lắng nghe Cha thuyết trình.
Sau bài thuyết trình của Cha Phanxicô Xavie, cộng đoàn cùng hướng về Lễ Đài để cùng xem điệu múa đơn sơ chân chất của quý soeur Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn. Tiết mục múa khép lại, cộng đoàn cùng xem hoạt cảnh kể lại việc Thánh Philipphê Phan Văn Minh bị dẫn ra pháp trường. Tiếp đến, cộng đoàn cùng thưởng thức điệu múa của Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum sau bài giáo lý của Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Việt.
9 g 30, cộng đoàn cùng bước vào Thánh mừng kính Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Để chuẩn bị tâm hồn, cộng đoàn cùng lắng đọng nghe lại một chút về tiểu sử cuộc đời của Thánh nhân.
Sau một chút tiểu sử của Thánh Philipphê Phan Văn Minh, cộng đoàn cùng hướng về hướng cổng Trung tâm hành hương để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ sáng nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – giám mục Giáo phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha có quý Cha trong giáo phận và đặc biệt quý linh mục vừa lãnh sứ vụ vào ngày 29 tháng 6 vừa qua tại Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long.
“Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tiếng lòng tha thiết con dân nước Nam hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng xưa đã thắng gian lao tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng. nay chiến thắng khải hoàn trên nơi phúc vinh sáng ngời ...” được ca đoàn và cộng đoàn hát vang để đón đoàn đồng tế.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô nói : “Anh chị em thân mến ! Hôm nay ngày 3 tháng 7, theo lịch phụng vụ là lễ kính Thánh Tôma tông đồ nhưng Giáo Phận chúng ta mừng kính Thánh Philipphê Phan Văn Minh hôm nay và cũng chọn Thánh Nhân làm bổn mạng Giáo Phận chúng ta. Chúa thương mỗi người chúng ta, Chúa thương gia đình chúng ta, Chúa thương Giáo Phận chúng ta. Ngài đã cho giáo phận chúng ta có Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo. Sự hy sinh của Thánh Nhân mang lại hoa trái là tất cả chúng ta hôm nay. Trong Thánh lễ này, chúng ta cầu xin Chúa luôn luôn đổ tràn lòng thương xót của Chúa trên Giáo phận, trên mỗi người chúng ta. Để tất cả mọi người chúng ta biết kính mến Chúa và biết yêu thương nhau. Xin Chúa cho chúng ta xin cho chúng ta biết noi gương Thánh Nhân biết hy sinh vì Nước Chúa để ở thế gian này, Nước Chúa mau trị đến. Giờ đây chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô ngỏ tâm tình : “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136)
Đức Cha chọn chủ đề ca ngợi tình thương của Chúa để chia sẻ với cộng đoàn. Đức Cha nhắc đến bài ca Đức Mẹ Magnificat để tạ ơn Chúa. Dù có sự dữ nhưng Chúa vẫn muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Chúa thương Giáo Hội Việt Nam, thương giáo phận Vĩnh Long. Chúa cho Thánh Philipphê Phan Văn Minh là mẫu gương trong đời sống đức tin. Chúa thương chúng ta rất nhiều. Chúa thương thế hệ ngày hôm nay. Thế hệ hôm nay được hưởng lòng thương xót Chúa qua phương diện khoa học, thiên nhiên. Con người có thể thu ngắn thời gian và khoảng cách giữa người với người, quốc gia này với quốc gia khác. Về phương diện xã hội và văn hóa có những thay đổi.
Bước tiến của tin học cho con người bước xa hơn. Các kỹ thuật giúp cho con người trao đổi nhanh lẹ. Bên cạnh những ưu đãi đó con người gặp những khó khăn. Con người mất thăng bằng và lo lắng khi chạm phải vấn đề hay câu hỏi nhân bản sâu xa về đời sống đức tin Xã Hội.
Con người ngày hôm nay càng lo âu sợ hãi. Đâu là nguồn gốc lo âu sợ hãi ? Sự hủy diện nhân mạng, mối đe dọa sự hủy diện kho vũ khí nguyên tử hiện nay. Khi sống đức tin chúng ta sợ gì ? Sợ không đủ khả năng, sợ người ta không nghe mình nói, sợ bị chống đối. Sợ như thế nên con người không dám mạnh dạn rao giảng Tin Mừng. Có người còn trốn tránh sứ mạng này nữa vì có những người rao giảng Tin Mừng mà sợ đòi hỏi rao giảng Tin Mừng. Không dám nói sự thật nay trình bày cách nửa vời. Sợ bị bách hại, sợ bị khinh miệt, đào thải, nghèo đói ... cho nên tìm cách an thân và chạy theo xã hội tiền bạc, theo xã hội muốn loại trừ tôn giáo ra bên ngoài ... không dám đi nhà thờ, không dám bênh vực lẽ phải. Sợ trở thành những nạn nhân của áp bức, tra tấn.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha nhấn mạnh lòng tin vào Thiên Chúa.
Đức Cha gợi lại niềm tin của Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo, tuyên xưng đức tin vào Chúa. Nhờ đó, Giáo Hội được như ngày hôm nay để những người tin Chúa được hưởng lòng thương xót cho nên chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Bài hát “Lưu danh thiên thu” đã khép lại Thánh lễ mừng kính của Thánh Philipphê Phan Văn Minh hôm nay : Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời, dòng máu thắm tô đẹp cuộc đời, còn lưu danh thiên thu. Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo bước Chúa Giê-su. gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường. Từng lớp lớp tiến lên pháp trường. Hân hoan khi lao tù, mừng rỡ lúc gươm vung, nguyện theo Chúa đến cùng, dù thịt tan xương nát. Bao nhiêu gian nan khốn khó, dệt thành chiến thắng quang vinh, triều thiên thánh tử đạo lấp lánh soi thiên đình”.
Sau Thánh Lễ, mỗi người có thể ghé vào căng tin của Trung Tâm Hành Hương Đình khao để nhận phần ăn đạm bạc đơn sơ của mình.
Nguyện xin Thánh Philipphê Phan Văn Minh qua lời chuyển cầu của Ngài cho Giáo Phận Vĩnh Long ngày một phát triển theo lòng Chúa muốn. Và xin Thánh Philipphê Phan Văn Minh tuôn đổ ân phúc trên Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai để Đức Cha vừa có nghị lực, vừa có khôn ngoan và sức khỏe để chèo ra chỗ nước sâu để thả lưới như lòng Đức Cha hằng mong ước.
Nếu như lịch phụng vụ của Hội Thánh toàn cầu hôm nay 3 tháng 7 năm 2017, mừng kính Thánh Tôma tông đồ, người được cho là cứng lòng tin thì tại giáo phận miền Tây sông nước nhỏ bé Vĩnh Long lại mừng kính cách trọng thể Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Giản đơn bởi lẽ Thánh Philipphê Phan Văn Minh là người con của Vĩnh Long thân thương và giáo phận cũng nhận Ngài làm vị bổn mạng của giáo phận.
Xem hình
Từ nhiều ngày qua, Trung Tâm Hành Hương Đình Khao thuộc giáo phận Vĩnh Long đã chuẩn bị cho ngày Đại Lễ hôm nay. Và rồi, từ thật sớm, quý cha Sở cùng giáo dân của mình từ các họ đạo trong Giáo Phận tìm đến mảnh đất thiêng Đình Khao – nơi Thánh Philipphê Phan Văn Minh được phúc tử đạo.
Khởi đầu chương trình mừng Lễ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, từ lúc 8 giờ, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Việt đã cùng với cộng đoàn cùng nhìn lại cuộc đời của Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Với tài hùng biện cộng thêm một chút hài hước, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Việt đã làm cho cộng đoàn hết sức sốt sắng để lắng nghe Cha thuyết trình.
Sau bài thuyết trình của Cha Phanxicô Xavie, cộng đoàn cùng hướng về Lễ Đài để cùng xem điệu múa đơn sơ chân chất của quý soeur Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn. Tiết mục múa khép lại, cộng đoàn cùng xem hoạt cảnh kể lại việc Thánh Philipphê Phan Văn Minh bị dẫn ra pháp trường. Tiếp đến, cộng đoàn cùng thưởng thức điệu múa của Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum sau bài giáo lý của Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Việt.
9 g 30, cộng đoàn cùng bước vào Thánh mừng kính Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Để chuẩn bị tâm hồn, cộng đoàn cùng lắng đọng nghe lại một chút về tiểu sử cuộc đời của Thánh nhân.
Sau một chút tiểu sử của Thánh Philipphê Phan Văn Minh, cộng đoàn cùng hướng về hướng cổng Trung tâm hành hương để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ sáng nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – giám mục Giáo phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha có quý Cha trong giáo phận và đặc biệt quý linh mục vừa lãnh sứ vụ vào ngày 29 tháng 6 vừa qua tại Nhà Thờ Chính Tòa Vĩnh Long.
“Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam. Tiếng lòng tha thiết con dân nước Nam hòa khúc khải hoàn ca. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng xưa đã thắng gian lao tòa cao chói lói trên trời hiển vinh muôn đời. Đồng thanh ta hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng. nay chiến thắng khải hoàn trên nơi phúc vinh sáng ngời ...” được ca đoàn và cộng đoàn hát vang để đón đoàn đồng tế.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô nói : “Anh chị em thân mến ! Hôm nay ngày 3 tháng 7, theo lịch phụng vụ là lễ kính Thánh Tôma tông đồ nhưng Giáo Phận chúng ta mừng kính Thánh Philipphê Phan Văn Minh hôm nay và cũng chọn Thánh Nhân làm bổn mạng Giáo Phận chúng ta. Chúa thương mỗi người chúng ta, Chúa thương gia đình chúng ta, Chúa thương Giáo Phận chúng ta. Ngài đã cho giáo phận chúng ta có Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo. Sự hy sinh của Thánh Nhân mang lại hoa trái là tất cả chúng ta hôm nay. Trong Thánh lễ này, chúng ta cầu xin Chúa luôn luôn đổ tràn lòng thương xót của Chúa trên Giáo phận, trên mỗi người chúng ta. Để tất cả mọi người chúng ta biết kính mến Chúa và biết yêu thương nhau. Xin Chúa cho chúng ta xin cho chúng ta biết noi gương Thánh Nhân biết hy sinh vì Nước Chúa để ở thế gian này, Nước Chúa mau trị đến. Giờ đây chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô ngỏ tâm tình : “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136)
Đức Cha chọn chủ đề ca ngợi tình thương của Chúa để chia sẻ với cộng đoàn. Đức Cha nhắc đến bài ca Đức Mẹ Magnificat để tạ ơn Chúa. Dù có sự dữ nhưng Chúa vẫn muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Chúa thương Giáo Hội Việt Nam, thương giáo phận Vĩnh Long. Chúa cho Thánh Philipphê Phan Văn Minh là mẫu gương trong đời sống đức tin. Chúa thương chúng ta rất nhiều. Chúa thương thế hệ ngày hôm nay. Thế hệ hôm nay được hưởng lòng thương xót Chúa qua phương diện khoa học, thiên nhiên. Con người có thể thu ngắn thời gian và khoảng cách giữa người với người, quốc gia này với quốc gia khác. Về phương diện xã hội và văn hóa có những thay đổi.
Bước tiến của tin học cho con người bước xa hơn. Các kỹ thuật giúp cho con người trao đổi nhanh lẹ. Bên cạnh những ưu đãi đó con người gặp những khó khăn. Con người mất thăng bằng và lo lắng khi chạm phải vấn đề hay câu hỏi nhân bản sâu xa về đời sống đức tin Xã Hội.
Con người ngày hôm nay càng lo âu sợ hãi. Đâu là nguồn gốc lo âu sợ hãi ? Sự hủy diện nhân mạng, mối đe dọa sự hủy diện kho vũ khí nguyên tử hiện nay. Khi sống đức tin chúng ta sợ gì ? Sợ không đủ khả năng, sợ người ta không nghe mình nói, sợ bị chống đối. Sợ như thế nên con người không dám mạnh dạn rao giảng Tin Mừng. Có người còn trốn tránh sứ mạng này nữa vì có những người rao giảng Tin Mừng mà sợ đòi hỏi rao giảng Tin Mừng. Không dám nói sự thật nay trình bày cách nửa vời. Sợ bị bách hại, sợ bị khinh miệt, đào thải, nghèo đói ... cho nên tìm cách an thân và chạy theo xã hội tiền bạc, theo xã hội muốn loại trừ tôn giáo ra bên ngoài ... không dám đi nhà thờ, không dám bênh vực lẽ phải. Sợ trở thành những nạn nhân của áp bức, tra tấn.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha nhấn mạnh lòng tin vào Thiên Chúa.
Đức Cha gợi lại niềm tin của Thánh Philipphê Phan Văn Minh. Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo, tuyên xưng đức tin vào Chúa. Nhờ đó, Giáo Hội được như ngày hôm nay để những người tin Chúa được hưởng lòng thương xót cho nên chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Bài hát “Lưu danh thiên thu” đã khép lại Thánh lễ mừng kính của Thánh Philipphê Phan Văn Minh hôm nay : Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời, dòng máu thắm tô đẹp cuộc đời, còn lưu danh thiên thu. Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo bước Chúa Giê-su. gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường. Từng lớp lớp tiến lên pháp trường. Hân hoan khi lao tù, mừng rỡ lúc gươm vung, nguyện theo Chúa đến cùng, dù thịt tan xương nát. Bao nhiêu gian nan khốn khó, dệt thành chiến thắng quang vinh, triều thiên thánh tử đạo lấp lánh soi thiên đình”.
Sau Thánh Lễ, mỗi người có thể ghé vào căng tin của Trung Tâm Hành Hương Đình khao để nhận phần ăn đạm bạc đơn sơ của mình.
Nguyện xin Thánh Philipphê Phan Văn Minh qua lời chuyển cầu của Ngài cho Giáo Phận Vĩnh Long ngày một phát triển theo lòng Chúa muốn. Và xin Thánh Philipphê Phan Văn Minh tuôn đổ ân phúc trên Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai để Đức Cha vừa có nghị lực, vừa có khôn ngoan và sức khỏe để chèo ra chỗ nước sâu để thả lưới như lòng Đức Cha hằng mong ước.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tiểu Bang Oregon Tổ Chức Đại Hội Hành Hương Lần 41
Phan Hoàng Phú Quý
07:12 03/07/2017
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tiểu Bang Oregon Tổ Chức Đại Hội Hành Hương Lần 41
(Portland-Oregon) Theo thông lệ hàng năm vào tuần lễ thứ nhất của tháng 7 cũng là dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, cộng đồng Công Giáo Việt Nam tiểu bang Oregon đã tổ chức Đại Hội Hành Hương trong 3 ngày cuối tuần, với chủ đề:
Xem Hình
Họ Đã Hết Rượu Rồi.
Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang
Ngày thứ Sáu 30/6/17 : Buổi sáng : Tiếp đón khách hành hương
2:00 – 3:00 PM Giải Tội
3:00 - 3:30 PM Chầu Thánh Thể Kính Lòng Thương Xót Chúa.
chủ sự : Lm Francis Vinh Nguyễn SDD
3:45 – 5:00 PM Hội Thảo I “Họ Hết Rượu Rồi”
Giảng thuyết : Lm Giuse Nguyễn Thiết Thắng OSB
5:30 PM Hoạt Cảnh Kính Các thánh Tử Đạo Việt Nam do các huynh trưởng Đoàn TNTT Thánh Tâm thuộc GXĐMLV phụ trách.
6:15 PM Rước Kiệu Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo VN.
6:30 PM Thánh Lễ Khai Mạc Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức ông GiaCôBê Phạm Văn Ninh chủ tế và linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng thuyết giảng.
8:00 PM Kiệu Thánh Thể.
9:00 PM Chầu Thánh Thể Trọng Thể.
10:00-11:30PM Sinh Hoạt Giới Trẻ.
Ngày Thứ Bảy 01/7/17 .
7:30AM Thánh Lễ Cấu Nguyện Cho Các Bệnh Nhân
Chủ tế : Lm Giuse Nguyễn Văn Minh SDD
Giảng thuyết : Lm Đaminh Phạm Tỉnh SDD
9:00-10:15AM Hội Thảo 2: “Người Bảo Gì Các Ngươi Cứ Làm Theo”
Giảng thuyết: Lm Giuse Nguyễn Thiết Thắng OSB
9:00-11:45AM Giải Tội
9:30-11:45AM Sinh Hoạt Giới Trẻ: “What do you yearn for?”
Phụ trách : Lm Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh SDD
12 Noon Cơm Trưa
1:00-2:30PM Hội Thảo 3: “Các Người Đổ Đầy Nước Vào Chum Đi”
Giảng thuyết: Lm Giuse Nguyễn Thiết Thắng OSB
1:00-2:30PM Sinh Hoạt Giới Trẻ: “Message from Our Lady of Fatima to the youth” do Lm Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh phụ trách.
1:30-4:15PM Giải Tội
4:30PM Dâng Hoa Kính Đức Mẹ La Vang do các em thiếu nhì thuộc Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc phụ trách.
5:00 PM Thánh Lễ Trọng Thể kính Đức Mẹ La Vang do Đức Cựu TGM John G.Vlazny chủ tế.
6:30PM Chương trình văn nghệ với 2 giọng ca được nhìều người ái mộ, casĩ Mai Thiên Vân và casĩ Nguyễn Hồng Ân.
Ngày Chúa Nhật tại Núi Đức Mẹ Sầu Bi .
Lúc 9 giờ sáng, giáo dân khắp nơi trong tiểu bang, cũng như các tiểu bang phụ cận Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ La Vang vả hiệp dâng thánh lễ tạ ơn do cựu Tổng Giám Mục Portland John Vlazny chủ tế, cùng với quý Đức Ông, quý linh mục và quý thầy Phó tế cùng đồng tế.
Chương trình được bắt đầu với nghi thức truy điệu các anh hùng chiến sĩ VNCH và Đồng Minh đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giới. Quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được tất cả mọi người hát lên, tất cả mọi con tim cùng hòa nhịp hướng về tổ quốc thân yêu.
Phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trống và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ.
Linh mục chánh xứ Đaminh Phạm Tỉnh, ông chủ tịch HĐGX/LV Đỗ Văn Hải, ông Vũ Thảo chủ tịch BCH/CĐ người Việt Oregon, tiến lên niệm hương trước lễ đài.
Tiếp đến là phần cung nghinh Đức Mẹ đi chung quanh trung tâm hành hương Grotto, với Thánh Giá nến cao dẫn đầu, quý hội đoàn, quý giáo dân, quý tu sĩ nam nữ, quý linh mục, đoàn dâng hoa, và các sắc dân thiểu số, mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi, cũng như hát những bài thánh ca về Mẹ rất trang nghiêm và thành kính.
Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc trông thật đẹp mắt và nhiều ý nghĩa.
Thánh lễ Đại Trào do cưu Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý Đức Ông và quý linh mục Việt Mỹ đồng tế.
Kết lễ là lời cám ơn chân thành của linh muc chánh xứ Đa minh Phạm Tỉnh gởi đên ĐTGM, quý Đức ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thời gian quý báu cuối tuần để về đây cùng hiệp thông cầu nguyện và tạ ơn.
Nguyện xin bình an của Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn tuôn đổ xuống cho cưu TGM, quý Đức Ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cùng với tất cả anh chi em, xin Chúa và Mẹ đồng hành với chúng ta trên mọi nẽo đường chúng ta ra về và xin hẹn gặp lại trong kỳ ĐHHH lần thứ 42 tại Portland Oregon June 29,30,July 1th 2018.
Phan Hoàng Phú Quý
(Portland-Oregon) Theo thông lệ hàng năm vào tuần lễ thứ nhất của tháng 7 cũng là dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, cộng đồng Công Giáo Việt Nam tiểu bang Oregon đã tổ chức Đại Hội Hành Hương trong 3 ngày cuối tuần, với chủ đề:
Xem Hình
Họ Đã Hết Rượu Rồi.
Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang
Ngày thứ Sáu 30/6/17 : Buổi sáng : Tiếp đón khách hành hương
2:00 – 3:00 PM Giải Tội
3:00 - 3:30 PM Chầu Thánh Thể Kính Lòng Thương Xót Chúa.
chủ sự : Lm Francis Vinh Nguyễn SDD
3:45 – 5:00 PM Hội Thảo I “Họ Hết Rượu Rồi”
Giảng thuyết : Lm Giuse Nguyễn Thiết Thắng OSB
5:30 PM Hoạt Cảnh Kính Các thánh Tử Đạo Việt Nam do các huynh trưởng Đoàn TNTT Thánh Tâm thuộc GXĐMLV phụ trách.
6:15 PM Rước Kiệu Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo VN.
6:30 PM Thánh Lễ Khai Mạc Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức ông GiaCôBê Phạm Văn Ninh chủ tế và linh mục Giuse Nguyễn Thiết Thắng thuyết giảng.
8:00 PM Kiệu Thánh Thể.
9:00 PM Chầu Thánh Thể Trọng Thể.
10:00-11:30PM Sinh Hoạt Giới Trẻ.
Ngày Thứ Bảy 01/7/17 .
7:30AM Thánh Lễ Cấu Nguyện Cho Các Bệnh Nhân
Chủ tế : Lm Giuse Nguyễn Văn Minh SDD
Giảng thuyết : Lm Đaminh Phạm Tỉnh SDD
9:00-10:15AM Hội Thảo 2: “Người Bảo Gì Các Ngươi Cứ Làm Theo”
Giảng thuyết: Lm Giuse Nguyễn Thiết Thắng OSB
9:00-11:45AM Giải Tội
9:30-11:45AM Sinh Hoạt Giới Trẻ: “What do you yearn for?”
Phụ trách : Lm Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh SDD
12 Noon Cơm Trưa
1:00-2:30PM Hội Thảo 3: “Các Người Đổ Đầy Nước Vào Chum Đi”
Giảng thuyết: Lm Giuse Nguyễn Thiết Thắng OSB
1:00-2:30PM Sinh Hoạt Giới Trẻ: “Message from Our Lady of Fatima to the youth” do Lm Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh phụ trách.
1:30-4:15PM Giải Tội
4:30PM Dâng Hoa Kính Đức Mẹ La Vang do các em thiếu nhì thuộc Cộng Đoàn Anrê Dũng Lạc phụ trách.
5:00 PM Thánh Lễ Trọng Thể kính Đức Mẹ La Vang do Đức Cựu TGM John G.Vlazny chủ tế.
6:30PM Chương trình văn nghệ với 2 giọng ca được nhìều người ái mộ, casĩ Mai Thiên Vân và casĩ Nguyễn Hồng Ân.
Ngày Chúa Nhật tại Núi Đức Mẹ Sầu Bi .
Lúc 9 giờ sáng, giáo dân khắp nơi trong tiểu bang, cũng như các tiểu bang phụ cận Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ La Vang vả hiệp dâng thánh lễ tạ ơn do cựu Tổng Giám Mục Portland John Vlazny chủ tế, cùng với quý Đức Ông, quý linh mục và quý thầy Phó tế cùng đồng tế.
Chương trình được bắt đầu với nghi thức truy điệu các anh hùng chiến sĩ VNCH và Đồng Minh đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giới. Quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được tất cả mọi người hát lên, tất cả mọi con tim cùng hòa nhịp hướng về tổ quốc thân yêu.
Phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trống và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ.
Linh mục chánh xứ Đaminh Phạm Tỉnh, ông chủ tịch HĐGX/LV Đỗ Văn Hải, ông Vũ Thảo chủ tịch BCH/CĐ người Việt Oregon, tiến lên niệm hương trước lễ đài.
Tiếp đến là phần cung nghinh Đức Mẹ đi chung quanh trung tâm hành hương Grotto, với Thánh Giá nến cao dẫn đầu, quý hội đoàn, quý giáo dân, quý tu sĩ nam nữ, quý linh mục, đoàn dâng hoa, và các sắc dân thiểu số, mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi, cũng như hát những bài thánh ca về Mẹ rất trang nghiêm và thành kính.
Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc trông thật đẹp mắt và nhiều ý nghĩa.
Thánh lễ Đại Trào do cưu Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý Đức Ông và quý linh mục Việt Mỹ đồng tế.
Kết lễ là lời cám ơn chân thành của linh muc chánh xứ Đa minh Phạm Tỉnh gởi đên ĐTGM, quý Đức ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thời gian quý báu cuối tuần để về đây cùng hiệp thông cầu nguyện và tạ ơn.
Nguyện xin bình an của Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn tuôn đổ xuống cho cưu TGM, quý Đức Ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cùng với tất cả anh chi em, xin Chúa và Mẹ đồng hành với chúng ta trên mọi nẽo đường chúng ta ra về và xin hẹn gặp lại trong kỳ ĐHHH lần thứ 42 tại Portland Oregon June 29,30,July 1th 2018.
Phan Hoàng Phú Quý
Phong Trào Cursillo Melbourne mừng bổn mạng
Hình Lê Hải
16:44 03/07/2017
Mừng 90 năm thành lập giáo xứ Kim Lâm,GP Vinh
Mary Nguyễn
21:58 03/07/2017
Mừng 90 năm thành lập giáo xứ Kim Lâm,GP Vinh
90 năm là quãng thời gian tạo nên biết bao sự thay đổi kỳ diệu đối với thế giới, với các quốc gia hay với từng cộng đoàn nhân loại. Với giáo xứ Kim Lâm cũng vậy, 90 năm giáo xứ đã trải qua bao gian nan từ việc bị bách hại, ly tán, rồi hội tụ, xây dựng và phát triển. Quãng thời gian 90 năm đó đủ để họ thấu hiểu và trân trọng thành quả có được của ngày hôm nay.
Xem Hình
90 năm - Chặng đường Ân phúc
Thánh Irênê thành Lyon từng nói: “Để thấy rõ hiện tại, phải tra cứu Truyền thống từ thời các Tông Đồ”. Với Kim Lâm cũng vậy, để thấy rõ được hiện tại, cần tìm về cội nguồn lịch sử từ những ngày đầu tiên.
Đó là khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX, khi vùng đất Kim Lâm còn là vùng rừng bần cỏ lác. Khi đó, một số ngư dân Công Giáo vùng sông Nhà Tai – Hạ Vàng đã về cư trú tại vùng đất ấy, tạo nên giáo điểm Kim Loan. Cùng lúc, một nhóm nông phu tá điền gần đó đã dựng nên nguyện đường mang tên Cự Lâm.
Sau này, Kim Loan và Cự Lâm trở thành hai giáo họ của giáo xứ mẹ Tràng Đình.
Theo dòng thời gian, khi số giáo dân tăng dần, nhu cầu về việc sinh hoạt tâm linh cũng phát triển, cùng với những khó khăn về địa hình, năm 1927, Kim Loan và Cự Lâm được tách lập xứ mới lấy tên là Kim Lâm với 60 hộ gia đình gồm 320 nhân danh.
Chung dòng lịch sử bách đạo của thời cuộc, Kim Lâm cũng trải qua những giai đoạn khó khăn dẫn đến ly tán, tang thương. Tuy nhiên, song song với những đau thương đó là niềm tin ngày càng sắt son và mãnh liệt của bà con.
Trong những giai đoạn khó khăn ấy, các nhà thờ vẫn lần lượt được xây dựng, tu sửa. Số giáo dân vẫn ngày càng tăng, có 3 giáo họ khác ngoài Kim Lâm được thành lập là Văn Thọ, Tân Lập và Vĩnh Lộc.
Năm 1954, sau hiệp định Geneve, một phần lớn dân miền Trung chọn cách di cư vào Nam để sinh sống. Thế nhưng, giáo dân Kim Lâm vẫn một lòng quyết tâm ở lại gắn bó với quê hương và giáo xứ. Từ đó, giáo xứ phát triển cách mạnh mẽ về số dân cũng như về đời sống vật chất và tâm linh.
Theo thống kê cuối năm 2016, giáo xứ Kim Lâm với 4 giáo họ có số dân là 4610 nhân danh.
Vào tháng 2/2017, hai giáo họ lớn là Tân Lập và Vĩnh Lộc được tách lập thành chuẩn giáo xứ Tân Vĩnh với 2953 nhân danh. Kim Lâm trở thành “xứ mẹ” của Tân Vĩnh.
Hiện tại, giáo xứ Kim Lâm có khoảng 1700 nhân danh sống tập trung gần nhà thờ giáo xứ tại xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Giáo xứ do cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng quản nhiệm.
Tuần Chầu Đại Hồng Phúc
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Chín mươi năm hồ dễ mấy ai quên…
Quả vậy, đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, để nhớ về những ngày đầu, cùng khoảng thời gian cha ông đã dày công vun đắp, Giáo xứ Kim Lâm đã tổ chức Tuần Chầu Lượt một cách long trọng. Tuần Chầu nói lên tâm tình tri ân quá khứ cùng với những hy sinh của các thế hệ cha ông và tiếp tục gieo mầm cho thế hệ trẻ để hướng tới tương lai.
Để thể hiện tâm tình đó, giáo xứ đã dành Tuần Chầu cho những cuộc gặp gỡ. Gặp gỡ với Chúa cách đặc biệt qua các thánh lễ, các giờ Chầu mỗi ngày hay qua Bí tích Hòa Giải. Gặp gỡ nhau qua các bữa tiệc thân tình của toàn giáo xứ, với các bậc ân nhân, thân nhân xa gần cùng những người hàng xóm xung quanh. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ qua bữa tiệc tinh thần vào đêm Canh Thức tối thứ Bảy.
Ngoài ra, giáo xứ còn dành thời gian đặc biệt này để chăm lo đời sống thiêng liêng các em là tương lai của giáo xứ. Qua việc chuẩn bị cho hơn 100 em xưng tội và rước lễ lần đầu trong những ngày đầu tuần. Và đồng hành cùng 77 em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức vào sáng thứ Sáu do Đức Giám Mục Phaolô cử hành.
Nhân dịp đặc biệt này, hẳn trong lòng mỗi người Kim Lâm đều có những cảm nghiệm sâu xa. Hiều được tâm tình đó, Đức Cha Phaolô Maria đã kêu gọi mọi người biến những cảm nghiệm đó thành tâm tình tạ ơn: “Mừng giáo xứ 90 tuổi chúng ta hãy dâng lời cảm tạ tri ân Chúa, Đấng đã dìu dắt giáo xứ trong suốt chặng đường 90 năm qua, với bao ân lộc từng ngày, từng giờ và vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta mãi trên hành trình về Đất Hứa - Hãy cùng với Thánh Vương Đavid, chúng ta chung tiếng hát lên: “Tạ ơn Chúa đi nào, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Nhưng quan trọng hơn là hãy làm sao để những lời tạ ơn không tan vào mây khói sau những ngày lễ, mà phải đi vào thực tế, nghĩa là phải biến thành nếp sống đạo hằng ngày để nên người Công Giáo đích thực, tức là người sống như Chúa Giêsu đã sống.” (Bài giảng sáng Chúa Nhật tuần Chầu tại giáo xứ Kim Lâm)
Trải qua mọi biến cố, người dân Kim Lâm luôn ý thức được sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, nghĩa là kỷ niệm hành trình 90 năm giáo xứ bước đi trong ân sủng và bình an. Nghĩa là đốt lên trong lòng mỗi người con Kim Lâm ngọn lửa đức tin cháy bỏng, với tâm tình dám yêu, dám sống và dám chết vì đức tin ấy của các bậc tiền nhân.
Cầu mong Kim Lâm hôm nay sẽ viết tiếp trang sử của giáo xứ mình những giai đoạn đầy tâm tình tạ ơn và yêu mến như những ngày nhộn nhịp vừa qua.
Mary Nguyễn
90 năm là quãng thời gian tạo nên biết bao sự thay đổi kỳ diệu đối với thế giới, với các quốc gia hay với từng cộng đoàn nhân loại. Với giáo xứ Kim Lâm cũng vậy, 90 năm giáo xứ đã trải qua bao gian nan từ việc bị bách hại, ly tán, rồi hội tụ, xây dựng và phát triển. Quãng thời gian 90 năm đó đủ để họ thấu hiểu và trân trọng thành quả có được của ngày hôm nay.
Xem Hình
90 năm - Chặng đường Ân phúc
Thánh Irênê thành Lyon từng nói: “Để thấy rõ hiện tại, phải tra cứu Truyền thống từ thời các Tông Đồ”. Với Kim Lâm cũng vậy, để thấy rõ được hiện tại, cần tìm về cội nguồn lịch sử từ những ngày đầu tiên.
Đó là khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX, khi vùng đất Kim Lâm còn là vùng rừng bần cỏ lác. Khi đó, một số ngư dân Công Giáo vùng sông Nhà Tai – Hạ Vàng đã về cư trú tại vùng đất ấy, tạo nên giáo điểm Kim Loan. Cùng lúc, một nhóm nông phu tá điền gần đó đã dựng nên nguyện đường mang tên Cự Lâm.
Sau này, Kim Loan và Cự Lâm trở thành hai giáo họ của giáo xứ mẹ Tràng Đình.
Theo dòng thời gian, khi số giáo dân tăng dần, nhu cầu về việc sinh hoạt tâm linh cũng phát triển, cùng với những khó khăn về địa hình, năm 1927, Kim Loan và Cự Lâm được tách lập xứ mới lấy tên là Kim Lâm với 60 hộ gia đình gồm 320 nhân danh.
Chung dòng lịch sử bách đạo của thời cuộc, Kim Lâm cũng trải qua những giai đoạn khó khăn dẫn đến ly tán, tang thương. Tuy nhiên, song song với những đau thương đó là niềm tin ngày càng sắt son và mãnh liệt của bà con.
Trong những giai đoạn khó khăn ấy, các nhà thờ vẫn lần lượt được xây dựng, tu sửa. Số giáo dân vẫn ngày càng tăng, có 3 giáo họ khác ngoài Kim Lâm được thành lập là Văn Thọ, Tân Lập và Vĩnh Lộc.
Năm 1954, sau hiệp định Geneve, một phần lớn dân miền Trung chọn cách di cư vào Nam để sinh sống. Thế nhưng, giáo dân Kim Lâm vẫn một lòng quyết tâm ở lại gắn bó với quê hương và giáo xứ. Từ đó, giáo xứ phát triển cách mạnh mẽ về số dân cũng như về đời sống vật chất và tâm linh.
Theo thống kê cuối năm 2016, giáo xứ Kim Lâm với 4 giáo họ có số dân là 4610 nhân danh.
Vào tháng 2/2017, hai giáo họ lớn là Tân Lập và Vĩnh Lộc được tách lập thành chuẩn giáo xứ Tân Vĩnh với 2953 nhân danh. Kim Lâm trở thành “xứ mẹ” của Tân Vĩnh.
Hiện tại, giáo xứ Kim Lâm có khoảng 1700 nhân danh sống tập trung gần nhà thờ giáo xứ tại xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Giáo xứ do cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng quản nhiệm.
Tuần Chầu Đại Hồng Phúc
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Chín mươi năm hồ dễ mấy ai quên…
Quả vậy, đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, để nhớ về những ngày đầu, cùng khoảng thời gian cha ông đã dày công vun đắp, Giáo xứ Kim Lâm đã tổ chức Tuần Chầu Lượt một cách long trọng. Tuần Chầu nói lên tâm tình tri ân quá khứ cùng với những hy sinh của các thế hệ cha ông và tiếp tục gieo mầm cho thế hệ trẻ để hướng tới tương lai.
Để thể hiện tâm tình đó, giáo xứ đã dành Tuần Chầu cho những cuộc gặp gỡ. Gặp gỡ với Chúa cách đặc biệt qua các thánh lễ, các giờ Chầu mỗi ngày hay qua Bí tích Hòa Giải. Gặp gỡ nhau qua các bữa tiệc thân tình của toàn giáo xứ, với các bậc ân nhân, thân nhân xa gần cùng những người hàng xóm xung quanh. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ qua bữa tiệc tinh thần vào đêm Canh Thức tối thứ Bảy.
Ngoài ra, giáo xứ còn dành thời gian đặc biệt này để chăm lo đời sống thiêng liêng các em là tương lai của giáo xứ. Qua việc chuẩn bị cho hơn 100 em xưng tội và rước lễ lần đầu trong những ngày đầu tuần. Và đồng hành cùng 77 em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức vào sáng thứ Sáu do Đức Giám Mục Phaolô cử hành.
Nhân dịp đặc biệt này, hẳn trong lòng mỗi người Kim Lâm đều có những cảm nghiệm sâu xa. Hiều được tâm tình đó, Đức Cha Phaolô Maria đã kêu gọi mọi người biến những cảm nghiệm đó thành tâm tình tạ ơn: “Mừng giáo xứ 90 tuổi chúng ta hãy dâng lời cảm tạ tri ân Chúa, Đấng đã dìu dắt giáo xứ trong suốt chặng đường 90 năm qua, với bao ân lộc từng ngày, từng giờ và vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta mãi trên hành trình về Đất Hứa - Hãy cùng với Thánh Vương Đavid, chúng ta chung tiếng hát lên: “Tạ ơn Chúa đi nào, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Nhưng quan trọng hơn là hãy làm sao để những lời tạ ơn không tan vào mây khói sau những ngày lễ, mà phải đi vào thực tế, nghĩa là phải biến thành nếp sống đạo hằng ngày để nên người Công Giáo đích thực, tức là người sống như Chúa Giêsu đã sống.” (Bài giảng sáng Chúa Nhật tuần Chầu tại giáo xứ Kim Lâm)
Trải qua mọi biến cố, người dân Kim Lâm luôn ý thức được sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, nghĩa là kỷ niệm hành trình 90 năm giáo xứ bước đi trong ân sủng và bình an. Nghĩa là đốt lên trong lòng mỗi người con Kim Lâm ngọn lửa đức tin cháy bỏng, với tâm tình dám yêu, dám sống và dám chết vì đức tin ấy của các bậc tiền nhân.
Cầu mong Kim Lâm hôm nay sẽ viết tiếp trang sử của giáo xứ mình những giai đoạn đầy tâm tình tạ ơn và yêu mến như những ngày nhộn nhịp vừa qua.
Mary Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ
Nguyễn Đức Cung
18:51 03/07/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chúc mừng Ngày lễ độc lập Hoa Kỳ!
Happy 4Th of July !