Phụng Vụ - Mục Vụ
Tên được ghi trên trời
Linh mục Phêrô Hồng Phúc
07:10 04/07/2010
TÊN ĐƯỢC GHI TRÊN TRỜI
Hôm nay chúng ta cùng chứng kiến một sự thể hiện cánh tay quyền năng của Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Đó là ân sủng và tình thương được trao ban qua sự sống. Một sự sống bởi Thiên Chúa ban cho, nhưng không phải ai cũng là người biết tôn trọng và biết sống xứng đáng với ân huệ của sự sống ấy.
Tin Mừng theo thánh Luca ghi lại điều Đức Giêsu nói với các tông đồ: “Ta đã thấy Satan sa xuống như một tia chớp và Ta ban cho các con quyền giày đạp rắn rết, bọ cạp”(Lc 10,18-19). Thời đại của chúng ta thì ngược hẳn lại. Ma quỉ đang dấy lên một cách lộng hành ngay xung quanh chúng ta. Đó là hủy diệt sự sống ngay từ trong bụng của những người mẹ, họ coi sự sống như là một sản phẩm mà con người có quyền trên sự sống ấy, chứ không phải chỉ có Thiên Chúa mới nắm giữ quyền sinh tử của con người. Chính vì vậy, người ta phá thai, người ta giết nhau... Vừa mới đây, báo đăng tin ở thành phố Hà Nội có một sinh viên nam giết người yêu cũ, chặt đầu, phân thây, rồi chặt các ngón tay để tránh sự điều tra vân tay, vứt xác vào thùng rác, lấy sơn quét phủ máu. Nhưng rồi những gì là sự thật thì vẫn là sự thật. Kẻ phạm tội giết người thì phải lấy mạng sống mà đền và kẻ sát nhân đã tự nhận án tử hình. Giết một mạng sống thì phải lấy mạng sống của mình để mà đền. Đó cũng lại là một quan niệm sai lầm nữa. Bởi vì mạng sống của mình cũng là do Chúa ban, mình không có quyền hủy diệt mạng sống. Cho nên, giết thai từ trong bụng hay giết nhau hoặc là giết mình khi tự tử hay khi nhận án tử hình thì tất cả những điều đó cũng là do ma quỉ xúi giục. Con người không được quyền lộng hành như vậy, cướp quyền của Thiên Chúa.
Chính các bà mẹ mang thai là những chứng nhân trực tiếp, bà làm chứng rằng Chúa đang trao sự sống cho mình và mình có trách nhiệm bảo vệ, trân trọng, gìn giữ. Chúng ta có thể nói rằng: Điều mà Chúa thực hiện lạ lùng nơi Đức Trinh Nữ Maria và bà thánh Elisabeth thì bây giờ đang hiện diện ngay trước mắt chúng ta. Nghĩa là Chúa vẫn luôn luôn ban sự sống nơi những người mẹ thuộc về mọi thời đại, chúng ta có thể hiểu được bằng những chứng từ rất tự nhiên. Vậy mà thời đại chúng ta, người ta phá thai vô tội vạ, điều đó để chứng minh cho chúng ta thấy rằng ngày xưa Chúa Giêsu thấy “ma quỉ từ trời rơi xuống như những tia chớp” còn thời nay quỉ như chớp hiện lên rất nhanh, nó cám dỗ người này, nó giết chết mạng sống người kia. Ngày xưa Đức Giêsu ban cho các tông đồ quyền trên rắn rết bọ cạp, nhưng bây giờ rắn rết bọ cạp, các chất bảo quản cũng như thuốc trừ sâu đang làm hại hàng loạt con người chúng ta. Bệnh tật và sự chết đang đến vì rắn rết bọ cạp. Nói như vậy thì có phải chúng ta thất vọng vì thời đại của chúng ta không? Chúng ta có kết án thời đại của chúng ta không? Hay là chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa thiên tư thiên vị chỉ ban ơn trong thời đại của Ngài, còn thời của chúng ta Chúa bỏ rơi nên mới xảy ra những chuyện bệnh tật chết chóc này chăng? Thưa rằng, tất cả đều do con người gây ra. Con người ngày nay đã tự làm cho ma quỉ dấy lên và can thiệp ngang vào đời sống con người vì những lòng tham và sự ác hiểm của con người, như là một lời mời gọi để ma quỉ nhập vào, xúi bẩy và tiếp tục làm nên những điều ác. Vì cõi lòng của con người đầy những gian tham mà khước từ ơn của Thiên Chúa nên mới sinh ra những sự dữ tràn lan. Rắn rết bọ cạp, các chất bảo quản, thuốc trừ sâu lại làm hại ngược trở lại con người bởi vì nó xuất phát từ những gian ác của con người mà ra thì nó sẽ trở lại trong các tác hại của nó. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Vào thời Đức Giêsu, Ngài đã nói với các tông đồ “Tuy nhiên, các con chớ mừng vì quỉ thần phải khuất phục các con, nhưng hãy vui vì tên các con đã được ghi trên trời”(Lc 10,20). Đấy mới là điều quan trọng nhất. Và điều quan trọng ấy ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn như vậy. Có điều người ta không nhận ra điều quan trọng đó, người ta chỉ nhìn ra cái phụ mà đánh mất cái chính. Thế nên đây là điều rất tốt để chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống để chúng ta được sống đời đời. Thiên Chúa ban cho chúng ta những mầm sống để chúng ta giữ gìn và trân trọng, để rồi sự sống ấy tiếp tục làm vinh danh Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta. Bản án cho những người phá thai là nhân chứng sống cho những người không tin Chúa. Như vậy, việc mà Chúa dạy: “Các con hãy vui mừng vì tên các con được ghi trên trời” ngày xưa hiệu lực thế nào thì bây giờ vẫn như vậy. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nói: “Tội lớn nhất của thời đại chúng ta là người ta đánh mất ý thức về tội”. Phạm tội mà không biết mình có tội. Người ta cắt nghĩa tình dục là một trong những bản năng của con người. Người ta cắt nghĩa phá thai là bởi vì đó là sự tuần hoàn máu như bình thường, như bao nhiêu hệ tuần hoàn khác trong cơ thể. Vì con người đánh mất ý thức về tội cho nên họ cũng đánh mất ý thức về phần phúc của mình trên nước trời, và đó chính là hệ quả tất yếu: “Gieo gió, gặt bão”. Đánh mất ý thức tội của mình là đánh mất phần thưởng lớn nhất là “tên các con được ghi trên trời”. Cho nên thời đại ngày nay người ta chỉ biết sống gấp và hưởng thụ. Người ta chỉ biết cố gắng làm sao để cho mình không thua chị kém em, làm sao để cho mình bắt kịp mốt của thời đại, làm sao để cho mình khỏi mang tiếng là dân lạc hậu hay dân quê mùa. Bệnh sĩ chết trước bệnh tim là như vậy !
Ngày hôm nay chúng ta hãy xác định lại. Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, của mọi ơn lành đang trao ban cho chúng ta. Chúng ta biết ý thức về sự tội thì chúng ta cũng sẽ biết ý thức về công phúc; Chúng ta biết tội làm cho chúng ta xa cách Chúa thì chúng ta cũng sẽ biết hạnh phúc “tên các con được ghi trên trời”. Còn nếu sự dữ xảy ra, ma quỉ không phải là sa xuống như tia chớp mà nó bùng lên như chớp để mà phá hoại cuộc sống của chúng ta, rắn rết bọ cạp đang làm hại chúng ta, thì hơn bao giờ hết đó là lời nhắc nhở chúng ta tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Người ta có thể thắng được sự dữ, thắng được ma quỉ, thắng được rắn rết bọ cạp nhờ lòng tin. Có lòng tin người ta sẽ chiến thắng. Chúa Giêsu đã tuyên bố điều đó: “Ở thế gian các con sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng các con hãy tin tưởng, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Khổ nỗi, người ta thiếu lòng tin vào Chúa, cho nên chính người ta làm khổ mình và chính khi người ta thất vọng, người ta đánh mất niềm hy vọng, đánh mất đức tin, tự làm khổ mình đến nỗi môi trường ô nhiễm bụi bẩn, cũng bắt nạt được mình chứ chưa nói gì đến rắn rết bọ cạp. Người nào không có đức tin, người nào không sống theo thánh ý Chúa thì cái gì cũng khổ.
Ngày hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy bênh vực cho sự sống, một lần nữa chúng ta ca vang tình thương của Chúa đang thương trên cuộc đời mỗi người chúng ta từng ngày, từng ngày, từng chân tơ kẽ tóc và trao ban cho chúng ta những kho tàng vô giá mà khoa học không làm được, thế giới không làm được, không ai có thể làm được ngoài chính Thiên Chúa. Chỉ Ngài mới có thể ban cho chúng ta sự sống và để chúng ta cùng cất lên lời kinh cảm tạ.
Lạy Chúa Giêsu,
Xưa Chúa đã sai các tông đồ đi loan báo Tin Mừng
và chỉ cho các ông biết phúc thật là:
“Các con hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”.
Xin Chúa cũng nhắc lại cho chúng con hôm nay
để chúng con khỏi mất phương hướng
vì cuộc sống hối hả
với trăm ngàn những cám dỗ, quảng cáo
đang diễn ra xung quanh chúng con.
Xin cho chúng con xác định lại:
Chúa là nguyên ủy của sự sống,
Chúa là nguồn gốc của mọi sự thánh thiện,
Chúa là nguồn cội của hạnh phúc.
Chỉ mình Chúa mới trao ban cho chúng con tất cả
để chúng con khỏi lạc phương hướng và ăn bùn đất mỗi ngày
thay vì tin tưởng tên chúng con được ghi trên trời.
Xin Chúa nhắc lại cho chúng con
và bảo đảm lời hứa cho chúng con
để tất cả chúng con vững lòng tin,
tha thiết lòng mến,
trưởng thành trong nhân cách,
rõ ràng trong khái niệm
và sáng suốt trong lựa chọn
để chúng con chọn Chúa vì Chúa là tất cả cho chúng con. Amen.
Hôm nay chúng ta cùng chứng kiến một sự thể hiện cánh tay quyền năng của Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Đó là ân sủng và tình thương được trao ban qua sự sống. Một sự sống bởi Thiên Chúa ban cho, nhưng không phải ai cũng là người biết tôn trọng và biết sống xứng đáng với ân huệ của sự sống ấy.
Tin Mừng theo thánh Luca ghi lại điều Đức Giêsu nói với các tông đồ: “Ta đã thấy Satan sa xuống như một tia chớp và Ta ban cho các con quyền giày đạp rắn rết, bọ cạp”(Lc 10,18-19). Thời đại của chúng ta thì ngược hẳn lại. Ma quỉ đang dấy lên một cách lộng hành ngay xung quanh chúng ta. Đó là hủy diệt sự sống ngay từ trong bụng của những người mẹ, họ coi sự sống như là một sản phẩm mà con người có quyền trên sự sống ấy, chứ không phải chỉ có Thiên Chúa mới nắm giữ quyền sinh tử của con người. Chính vì vậy, người ta phá thai, người ta giết nhau... Vừa mới đây, báo đăng tin ở thành phố Hà Nội có một sinh viên nam giết người yêu cũ, chặt đầu, phân thây, rồi chặt các ngón tay để tránh sự điều tra vân tay, vứt xác vào thùng rác, lấy sơn quét phủ máu. Nhưng rồi những gì là sự thật thì vẫn là sự thật. Kẻ phạm tội giết người thì phải lấy mạng sống mà đền và kẻ sát nhân đã tự nhận án tử hình. Giết một mạng sống thì phải lấy mạng sống của mình để mà đền. Đó cũng lại là một quan niệm sai lầm nữa. Bởi vì mạng sống của mình cũng là do Chúa ban, mình không có quyền hủy diệt mạng sống. Cho nên, giết thai từ trong bụng hay giết nhau hoặc là giết mình khi tự tử hay khi nhận án tử hình thì tất cả những điều đó cũng là do ma quỉ xúi giục. Con người không được quyền lộng hành như vậy, cướp quyền của Thiên Chúa.
Chính các bà mẹ mang thai là những chứng nhân trực tiếp, bà làm chứng rằng Chúa đang trao sự sống cho mình và mình có trách nhiệm bảo vệ, trân trọng, gìn giữ. Chúng ta có thể nói rằng: Điều mà Chúa thực hiện lạ lùng nơi Đức Trinh Nữ Maria và bà thánh Elisabeth thì bây giờ đang hiện diện ngay trước mắt chúng ta. Nghĩa là Chúa vẫn luôn luôn ban sự sống nơi những người mẹ thuộc về mọi thời đại, chúng ta có thể hiểu được bằng những chứng từ rất tự nhiên. Vậy mà thời đại chúng ta, người ta phá thai vô tội vạ, điều đó để chứng minh cho chúng ta thấy rằng ngày xưa Chúa Giêsu thấy “ma quỉ từ trời rơi xuống như những tia chớp” còn thời nay quỉ như chớp hiện lên rất nhanh, nó cám dỗ người này, nó giết chết mạng sống người kia. Ngày xưa Đức Giêsu ban cho các tông đồ quyền trên rắn rết bọ cạp, nhưng bây giờ rắn rết bọ cạp, các chất bảo quản cũng như thuốc trừ sâu đang làm hại hàng loạt con người chúng ta. Bệnh tật và sự chết đang đến vì rắn rết bọ cạp. Nói như vậy thì có phải chúng ta thất vọng vì thời đại của chúng ta không? Chúng ta có kết án thời đại của chúng ta không? Hay là chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa thiên tư thiên vị chỉ ban ơn trong thời đại của Ngài, còn thời của chúng ta Chúa bỏ rơi nên mới xảy ra những chuyện bệnh tật chết chóc này chăng? Thưa rằng, tất cả đều do con người gây ra. Con người ngày nay đã tự làm cho ma quỉ dấy lên và can thiệp ngang vào đời sống con người vì những lòng tham và sự ác hiểm của con người, như là một lời mời gọi để ma quỉ nhập vào, xúi bẩy và tiếp tục làm nên những điều ác. Vì cõi lòng của con người đầy những gian tham mà khước từ ơn của Thiên Chúa nên mới sinh ra những sự dữ tràn lan. Rắn rết bọ cạp, các chất bảo quản, thuốc trừ sâu lại làm hại ngược trở lại con người bởi vì nó xuất phát từ những gian ác của con người mà ra thì nó sẽ trở lại trong các tác hại của nó. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Vào thời Đức Giêsu, Ngài đã nói với các tông đồ “Tuy nhiên, các con chớ mừng vì quỉ thần phải khuất phục các con, nhưng hãy vui vì tên các con đã được ghi trên trời”(Lc 10,20). Đấy mới là điều quan trọng nhất. Và điều quan trọng ấy ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn như vậy. Có điều người ta không nhận ra điều quan trọng đó, người ta chỉ nhìn ra cái phụ mà đánh mất cái chính. Thế nên đây là điều rất tốt để chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống để chúng ta được sống đời đời. Thiên Chúa ban cho chúng ta những mầm sống để chúng ta giữ gìn và trân trọng, để rồi sự sống ấy tiếp tục làm vinh danh Thiên Chúa trong cuộc đời của chúng ta. Bản án cho những người phá thai là nhân chứng sống cho những người không tin Chúa. Như vậy, việc mà Chúa dạy: “Các con hãy vui mừng vì tên các con được ghi trên trời” ngày xưa hiệu lực thế nào thì bây giờ vẫn như vậy. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nói: “Tội lớn nhất của thời đại chúng ta là người ta đánh mất ý thức về tội”. Phạm tội mà không biết mình có tội. Người ta cắt nghĩa tình dục là một trong những bản năng của con người. Người ta cắt nghĩa phá thai là bởi vì đó là sự tuần hoàn máu như bình thường, như bao nhiêu hệ tuần hoàn khác trong cơ thể. Vì con người đánh mất ý thức về tội cho nên họ cũng đánh mất ý thức về phần phúc của mình trên nước trời, và đó chính là hệ quả tất yếu: “Gieo gió, gặt bão”. Đánh mất ý thức tội của mình là đánh mất phần thưởng lớn nhất là “tên các con được ghi trên trời”. Cho nên thời đại ngày nay người ta chỉ biết sống gấp và hưởng thụ. Người ta chỉ biết cố gắng làm sao để cho mình không thua chị kém em, làm sao để cho mình bắt kịp mốt của thời đại, làm sao để cho mình khỏi mang tiếng là dân lạc hậu hay dân quê mùa. Bệnh sĩ chết trước bệnh tim là như vậy !
Ngày hôm nay chúng ta hãy xác định lại. Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, của mọi ơn lành đang trao ban cho chúng ta. Chúng ta biết ý thức về sự tội thì chúng ta cũng sẽ biết ý thức về công phúc; Chúng ta biết tội làm cho chúng ta xa cách Chúa thì chúng ta cũng sẽ biết hạnh phúc “tên các con được ghi trên trời”. Còn nếu sự dữ xảy ra, ma quỉ không phải là sa xuống như tia chớp mà nó bùng lên như chớp để mà phá hoại cuộc sống của chúng ta, rắn rết bọ cạp đang làm hại chúng ta, thì hơn bao giờ hết đó là lời nhắc nhở chúng ta tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Người ta có thể thắng được sự dữ, thắng được ma quỉ, thắng được rắn rết bọ cạp nhờ lòng tin. Có lòng tin người ta sẽ chiến thắng. Chúa Giêsu đã tuyên bố điều đó: “Ở thế gian các con sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng các con hãy tin tưởng, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Khổ nỗi, người ta thiếu lòng tin vào Chúa, cho nên chính người ta làm khổ mình và chính khi người ta thất vọng, người ta đánh mất niềm hy vọng, đánh mất đức tin, tự làm khổ mình đến nỗi môi trường ô nhiễm bụi bẩn, cũng bắt nạt được mình chứ chưa nói gì đến rắn rết bọ cạp. Người nào không có đức tin, người nào không sống theo thánh ý Chúa thì cái gì cũng khổ.
Ngày hôm nay, một lần nữa chúng ta hãy bênh vực cho sự sống, một lần nữa chúng ta ca vang tình thương của Chúa đang thương trên cuộc đời mỗi người chúng ta từng ngày, từng ngày, từng chân tơ kẽ tóc và trao ban cho chúng ta những kho tàng vô giá mà khoa học không làm được, thế giới không làm được, không ai có thể làm được ngoài chính Thiên Chúa. Chỉ Ngài mới có thể ban cho chúng ta sự sống và để chúng ta cùng cất lên lời kinh cảm tạ.
Lạy Chúa Giêsu,
Xưa Chúa đã sai các tông đồ đi loan báo Tin Mừng
và chỉ cho các ông biết phúc thật là:
“Các con hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”.
Xin Chúa cũng nhắc lại cho chúng con hôm nay
để chúng con khỏi mất phương hướng
vì cuộc sống hối hả
với trăm ngàn những cám dỗ, quảng cáo
đang diễn ra xung quanh chúng con.
Xin cho chúng con xác định lại:
Chúa là nguyên ủy của sự sống,
Chúa là nguồn gốc của mọi sự thánh thiện,
Chúa là nguồn cội của hạnh phúc.
Chỉ mình Chúa mới trao ban cho chúng con tất cả
để chúng con khỏi lạc phương hướng và ăn bùn đất mỗi ngày
thay vì tin tưởng tên chúng con được ghi trên trời.
Xin Chúa nhắc lại cho chúng con
và bảo đảm lời hứa cho chúng con
để tất cả chúng con vững lòng tin,
tha thiết lòng mến,
trưởng thành trong nhân cách,
rõ ràng trong khái niệm
và sáng suốt trong lựa chọn
để chúng con chọn Chúa vì Chúa là tất cả cho chúng con. Amen.
Kitô hữu, những sứ giả của hòa bình
LM. Giuse Trương Đình Hiền
07:14 04/07/2010
CHÚA NHẬT XIV TN (2010)
Kitô hữu, những sứ giả của hòa bình
Dẫn nhập đầu lễ: Anh chị em thân mến,
Một cách nào đó, chúng ta có thể nói được rằng: mục tiêu của chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện qua Con Một Người là Đức Giêsu Kitô chính là điều được các thiên sứ ở Bê lem hát lên trong đêm Ngôi Lời Nhập Thể: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Và Đức Kitô phục sinh đã khẳng định lại điều đó vào hôm “Ngày thứ nhất trong tuần” khi Ngài hiện ra với các môn sinh: ”Bình an cho anh em”.
Sứ điệp Phụng vụ Chúa Nhật 14 TN hôm nay cũng muốn tiếp tục đào sâu và khai triển nội dung nầy qua góc cạnh: mỗi người chúng ta, những Kitô hữu, những môn sinh của Chúa Kitô, luôn phải là những sứ giả đem tin bình an cho nhân loại, những người thợ miệt mài với công cuộc xây dựng sự bình an đích thực cho thế giới, một thế giới đang bị tác động và bủa vây giăng mắc bới chiến tranh, bạo lực, bất an, chia rẽ và hận thù…; nhưng cũng là một thế giới đang khát khao hòa bình, công lý và ơn cứu độ như cánh đồng lúa vàng đang đợi những người thợ gặt.
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Chia sẻ Lời Chúa:
Trong cánh cá cược bóng đá, chắc chắn trong đêm vừa qua, những ai chọn đội tuyển Ác-hen-ti-na đã phải thất vọng nảo nề khi tiếng còi chung cuộc vang lên. Đối với họ, quả thật, đội tuyển Ác-hen-ti-na đã mang đến một “tin buồn” đứt ruột. Chắc chắn, không ít kẻ tan gia bại sản, dám có kẻ đã tự tử vì thất bại quá lớn lao…Trong khi đó, toàn dân Đức, từ những vị lãnh đạo cao cấp như bà thủ tướng Merkel cho đến những người dân lao động bình thường, chắc chăn đang vui mừng phở lỡ trước chiến thắng dòn dã của đội tuyển nhà.
Chỉ trong một không gian nhỏ với vài ngàn mét vuông của sân vận động mà đã vang lên hai bản tin: một tin buồn chiến bại và một tin vui chiến thắng. Và chính hai bản tin đó đã tác động rất nhiều lên cuộc sống của nhiều người của xã hội của cả thế giới.
Cách đây 2000 năm, trên một dãi đất bên bờ Địa Trung Hải, thuộc quyền cai trị của đế quốc Rôma, xứ Palestine, cũng đã vang lên một Tin Mừng đã làm choáng ngợp bao người: vị ngôn sứ đến từ Na-da-rét, người thợ mộc mang tên Giêsu, đã công bố một giáo lý đặc biệt về Thiên Chúa rồi còn ra tay uy quyền cho kẻ điếc nghe, kẻ câm nói, kẻ què nhảy cững như nai, người phung cùi bị cách lý bi đát nơi hoang mạc khi gặp Ngài đã được chữa lành; đó là chưa kể những người đàn bà bị loạn hyết, những chàng thanh niên (có kẻ chết thúi 4 ngày trong mộ)…cũng đã được chữa lành và phục sinh vào cõi sống.
Đứng trước tin vui trọng đại nầy, người ta ùn ùn kéo đến để nghe Ngài thuyết pháp và nhất là để chứng kiến các dấu lạ Ngài thực hiện. Có hôm họ kéo cả bao nhiêu ngàn người vào luôn trong hoang mạc để nghe Ngài giảng dạy, đến độ cuối ngày không có gì ăn khiến Ngài lại phải ra tay dùng quyền năng khiến chỉ với 2 con cá và 5 chiếc bánh, biến nên bữa tiệc diệu kỳ đãi cả mấy ngàn người no nê chắc dạ.
Vào những ngày đó, khi tập trung ở bênh cạnh thầy Giêsu, hình như người ta đã cảm nhận được một bầu khí của hòa bình, yêu thương phát ra từ Lời quyền năng của Ngài, từ lối sống và từ cõi lòng rộng mở bao dung yêu thương phục vụ của Ngài và của các môn sinh do Ngài huấn luyện. Từ đó người ta lại liên tưởng tới những dự báo về cảnh bình an thái hòa của sứ ngôn Isaia mấy trăm năm trước mà một trích đoạn được trích đọc hôm nay nơi Bài Đọc 1:
“Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sống cả, và Ta đã khiến của cải chư dân chảy về tran lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sửa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy…”
Nhưng rồi, niềm mơ ước có được một triều đại hòa bình, thịnh vượng, giàu có ấm no mà người xây dựng sẽ chính là Thầy Giêsu đã sớm biến tan khi hung tin xuất hiện: Giêsu Na-da-rét bị kết án chết trên thập giá. Thì ra nội dung sứ điệp và chính cuộc đời của Chúa Giêsu đã không dừng lại để giải quyết các như cầu cơm áo gạo tiền của đời thường nhân loại; Ngài muốn dẫn nhân loại đi cao hơn và xa hơn trong cuộc lữ hành về vĩnh cửu, mà cái chết và nhất là sự phục sinh của Ngài như một con đường, một cánh cửa đã mở ra.
Điều đó đã được ấn chứng vào chính ngày Ngài sống lại khi hiện ra với các môn sinh đang còn sợ hải đóng kín cửa vì sợ người Do Thái. Chính Ngài đã thổi hơi sự sống Thần Linh trên các môn sinh và chúc: “Bình an cho anh em”. Chính sức mạnh của Thần Khí được trao ban cùng với sự bình an của Đấng sống lại từ cõi chết, các môn sinh của Chúa ra đi khắp bốn phương trời để công bố “Tin vui trọng đại nầy”: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một; để ai tin vào Người Con đó thì không phải chết nhưng được sống muôn đời”.
Và suốt 2000 năm nay, có hàng hàng lớp lớp các thế hệ môn sinh Đức Kitô nối tiếp nhau ra đi công bố Tin Mừng Cứu Độ cho thế giới. Ngày nay, hơn lúc nào hết, tin mừng cứu độ, tin vui hòa bình của Đức Kitô đang rất cần cho mọi miền thế giới, một thế giới đang bị vùi dập dưới bao nhiêu sức tác động của tội ác, sự dữ, chiến tranh, bạo lực, khủng bố, nghèo túng, bị bóc lột…
Nếu ngày xưa Đức Kitô, vị sứ ngôn nghèo khổ, vất vả, giản đơn, như một tên lang thang “không viên đá gối đầu”, đã rao giảng Tin Mừng đầy thuyết phục. Thì Ngài cũng muốn sai các môn sinh tiếp tục sứ mạng của mình cũng theo phương cách ấy: khẩn trương nhưng không bị động vì kềnh càng, chất lượng nhưng không lảng phí vì xuê xua, hình thức. Tất cả những điều đó đã được gói ghém trong “lệnh lên đường” mà Tin Mừng Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta:
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em ãy sai chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Nầy Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiên, bao bị, dạy dép…Cũng dừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào trước tin hãy nói: “Bình an cho nhà nầy”…”
Đọc lại lịch sử 2000 năm của Hội Thánh, hình như khi nào Giáo Hội trung thành với “Phu quân Giêsu” trong cung cách rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho chân lý cứu độ bằng con đường chịu “bách hại vì chính đạo”, con đường khó nghèo, con đường quảng đại vị tha và khoan dung…thì Giáo Hội được đón nhận, kính nễ và thuyết phục. Trái lại hay làm khác đi những giá trị đó, tức khắc Giáo Hội bị cách ly, xem thường và đào thải.
Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam cũng không đi ngoài lộ trình cơ bản này. Sở dĩ có được ngày hôm nay: một Hội Thánh Việt Nam với 6 triệu tín hữu, với 5000 linh mục, với mấy chục ngàn tu sĩ nam nữ, chủng sinh, với 26 giáo phận chính tòa, với một Hội đồng Giám Mục Việt nam trí thức tài ba…là do các thế hệ cha ông chúng ta đã đổ biết bao máu xương cùng nước mắt; đã nhờ hàng trăm ngàn chứng nhân tử đạo, đã được dâng lên bao nhiêu hy sinh với lời kinh và thánh lễ…
Như thế, lời nhắn gởi của sứ điệp Phụng vụ hôm nay dành cho mỗi người chúng ta đó chính là: hãy tiếp tục là những sứ giả của hòa bình, là những môn sinh của Đức Kitô ra đi công bố tin mừng bình an và sự giải thoát, những chứng nhân cho niềm hy vọng về một thế giới mới, một triều đại mới của tình yêu, chân lý và ân sủng. Và hành trang mang theo cũng chính là những giá trị ngàn đời của Phúc âm: niềm tin yêu phó thác, sự đơn giản khó nghèo, lòng can đảm nhiệt thành cho sứ vụ, và liên kết mật thiết với Đức Kitô, Đấng là Đường, Sự Thạt, Sự sống, là Đấng mà chính vị Tông Đồ thời danh Phaolô, trong khi ra đi rao giảng Tin Mừng đã khẳng quyết:
“Tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu-Kitô, Chúa chúng ta ! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian…Từ nay, xin đừng ai gây phiền tóa cho tôi nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu…”
Nếu lời chúc cuối cùng của thánh lễ chính là “chúc anh em ra về bình an”. Điều đó cũng có nghĩa anh em hãy ra đi và chia sẻ an bình cho mọi người chung quanh, hãy là sứ giả hòa bình trên mọi nẻo đường đời để môi trường chúng ta đang sống, để thế giới chúng ta đang hiện diện sẽ là một “thế giới an bình của những người được Chúa thương”, như lời chúc ngày nào của các thiên sứ ở Bê Lem: “Bình an dưới thế cho loài người được Chúa thương”.
Kitô hữu, những sứ giả của hòa bình
Dẫn nhập đầu lễ: Anh chị em thân mến,
Một cách nào đó, chúng ta có thể nói được rằng: mục tiêu của chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện qua Con Một Người là Đức Giêsu Kitô chính là điều được các thiên sứ ở Bê lem hát lên trong đêm Ngôi Lời Nhập Thể: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Và Đức Kitô phục sinh đã khẳng định lại điều đó vào hôm “Ngày thứ nhất trong tuần” khi Ngài hiện ra với các môn sinh: ”Bình an cho anh em”.
Sứ điệp Phụng vụ Chúa Nhật 14 TN hôm nay cũng muốn tiếp tục đào sâu và khai triển nội dung nầy qua góc cạnh: mỗi người chúng ta, những Kitô hữu, những môn sinh của Chúa Kitô, luôn phải là những sứ giả đem tin bình an cho nhân loại, những người thợ miệt mài với công cuộc xây dựng sự bình an đích thực cho thế giới, một thế giới đang bị tác động và bủa vây giăng mắc bới chiến tranh, bạo lực, bất an, chia rẽ và hận thù…; nhưng cũng là một thế giới đang khát khao hòa bình, công lý và ơn cứu độ như cánh đồng lúa vàng đang đợi những người thợ gặt.
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Chia sẻ Lời Chúa:
Trong cánh cá cược bóng đá, chắc chắn trong đêm vừa qua, những ai chọn đội tuyển Ác-hen-ti-na đã phải thất vọng nảo nề khi tiếng còi chung cuộc vang lên. Đối với họ, quả thật, đội tuyển Ác-hen-ti-na đã mang đến một “tin buồn” đứt ruột. Chắc chắn, không ít kẻ tan gia bại sản, dám có kẻ đã tự tử vì thất bại quá lớn lao…Trong khi đó, toàn dân Đức, từ những vị lãnh đạo cao cấp như bà thủ tướng Merkel cho đến những người dân lao động bình thường, chắc chăn đang vui mừng phở lỡ trước chiến thắng dòn dã của đội tuyển nhà.
Chỉ trong một không gian nhỏ với vài ngàn mét vuông của sân vận động mà đã vang lên hai bản tin: một tin buồn chiến bại và một tin vui chiến thắng. Và chính hai bản tin đó đã tác động rất nhiều lên cuộc sống của nhiều người của xã hội của cả thế giới.
Cách đây 2000 năm, trên một dãi đất bên bờ Địa Trung Hải, thuộc quyền cai trị của đế quốc Rôma, xứ Palestine, cũng đã vang lên một Tin Mừng đã làm choáng ngợp bao người: vị ngôn sứ đến từ Na-da-rét, người thợ mộc mang tên Giêsu, đã công bố một giáo lý đặc biệt về Thiên Chúa rồi còn ra tay uy quyền cho kẻ điếc nghe, kẻ câm nói, kẻ què nhảy cững như nai, người phung cùi bị cách lý bi đát nơi hoang mạc khi gặp Ngài đã được chữa lành; đó là chưa kể những người đàn bà bị loạn hyết, những chàng thanh niên (có kẻ chết thúi 4 ngày trong mộ)…cũng đã được chữa lành và phục sinh vào cõi sống.
Đứng trước tin vui trọng đại nầy, người ta ùn ùn kéo đến để nghe Ngài thuyết pháp và nhất là để chứng kiến các dấu lạ Ngài thực hiện. Có hôm họ kéo cả bao nhiêu ngàn người vào luôn trong hoang mạc để nghe Ngài giảng dạy, đến độ cuối ngày không có gì ăn khiến Ngài lại phải ra tay dùng quyền năng khiến chỉ với 2 con cá và 5 chiếc bánh, biến nên bữa tiệc diệu kỳ đãi cả mấy ngàn người no nê chắc dạ.
Vào những ngày đó, khi tập trung ở bênh cạnh thầy Giêsu, hình như người ta đã cảm nhận được một bầu khí của hòa bình, yêu thương phát ra từ Lời quyền năng của Ngài, từ lối sống và từ cõi lòng rộng mở bao dung yêu thương phục vụ của Ngài và của các môn sinh do Ngài huấn luyện. Từ đó người ta lại liên tưởng tới những dự báo về cảnh bình an thái hòa của sứ ngôn Isaia mấy trăm năm trước mà một trích đoạn được trích đọc hôm nay nơi Bài Đọc 1:
“Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sống cả, và Ta đã khiến của cải chư dân chảy về tran lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sửa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy…”
Nhưng rồi, niềm mơ ước có được một triều đại hòa bình, thịnh vượng, giàu có ấm no mà người xây dựng sẽ chính là Thầy Giêsu đã sớm biến tan khi hung tin xuất hiện: Giêsu Na-da-rét bị kết án chết trên thập giá. Thì ra nội dung sứ điệp và chính cuộc đời của Chúa Giêsu đã không dừng lại để giải quyết các như cầu cơm áo gạo tiền của đời thường nhân loại; Ngài muốn dẫn nhân loại đi cao hơn và xa hơn trong cuộc lữ hành về vĩnh cửu, mà cái chết và nhất là sự phục sinh của Ngài như một con đường, một cánh cửa đã mở ra.
Điều đó đã được ấn chứng vào chính ngày Ngài sống lại khi hiện ra với các môn sinh đang còn sợ hải đóng kín cửa vì sợ người Do Thái. Chính Ngài đã thổi hơi sự sống Thần Linh trên các môn sinh và chúc: “Bình an cho anh em”. Chính sức mạnh của Thần Khí được trao ban cùng với sự bình an của Đấng sống lại từ cõi chết, các môn sinh của Chúa ra đi khắp bốn phương trời để công bố “Tin vui trọng đại nầy”: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một; để ai tin vào Người Con đó thì không phải chết nhưng được sống muôn đời”.
Và suốt 2000 năm nay, có hàng hàng lớp lớp các thế hệ môn sinh Đức Kitô nối tiếp nhau ra đi công bố Tin Mừng Cứu Độ cho thế giới. Ngày nay, hơn lúc nào hết, tin mừng cứu độ, tin vui hòa bình của Đức Kitô đang rất cần cho mọi miền thế giới, một thế giới đang bị vùi dập dưới bao nhiêu sức tác động của tội ác, sự dữ, chiến tranh, bạo lực, khủng bố, nghèo túng, bị bóc lột…
Nếu ngày xưa Đức Kitô, vị sứ ngôn nghèo khổ, vất vả, giản đơn, như một tên lang thang “không viên đá gối đầu”, đã rao giảng Tin Mừng đầy thuyết phục. Thì Ngài cũng muốn sai các môn sinh tiếp tục sứ mạng của mình cũng theo phương cách ấy: khẩn trương nhưng không bị động vì kềnh càng, chất lượng nhưng không lảng phí vì xuê xua, hình thức. Tất cả những điều đó đã được gói ghém trong “lệnh lên đường” mà Tin Mừng Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta:
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em ãy sai chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Nầy Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiên, bao bị, dạy dép…Cũng dừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào trước tin hãy nói: “Bình an cho nhà nầy”…”
Đọc lại lịch sử 2000 năm của Hội Thánh, hình như khi nào Giáo Hội trung thành với “Phu quân Giêsu” trong cung cách rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho chân lý cứu độ bằng con đường chịu “bách hại vì chính đạo”, con đường khó nghèo, con đường quảng đại vị tha và khoan dung…thì Giáo Hội được đón nhận, kính nễ và thuyết phục. Trái lại hay làm khác đi những giá trị đó, tức khắc Giáo Hội bị cách ly, xem thường và đào thải.
Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam cũng không đi ngoài lộ trình cơ bản này. Sở dĩ có được ngày hôm nay: một Hội Thánh Việt Nam với 6 triệu tín hữu, với 5000 linh mục, với mấy chục ngàn tu sĩ nam nữ, chủng sinh, với 26 giáo phận chính tòa, với một Hội đồng Giám Mục Việt nam trí thức tài ba…là do các thế hệ cha ông chúng ta đã đổ biết bao máu xương cùng nước mắt; đã nhờ hàng trăm ngàn chứng nhân tử đạo, đã được dâng lên bao nhiêu hy sinh với lời kinh và thánh lễ…
Như thế, lời nhắn gởi của sứ điệp Phụng vụ hôm nay dành cho mỗi người chúng ta đó chính là: hãy tiếp tục là những sứ giả của hòa bình, là những môn sinh của Đức Kitô ra đi công bố tin mừng bình an và sự giải thoát, những chứng nhân cho niềm hy vọng về một thế giới mới, một triều đại mới của tình yêu, chân lý và ân sủng. Và hành trang mang theo cũng chính là những giá trị ngàn đời của Phúc âm: niềm tin yêu phó thác, sự đơn giản khó nghèo, lòng can đảm nhiệt thành cho sứ vụ, và liên kết mật thiết với Đức Kitô, Đấng là Đường, Sự Thạt, Sự sống, là Đấng mà chính vị Tông Đồ thời danh Phaolô, trong khi ra đi rao giảng Tin Mừng đã khẳng quyết:
“Tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu-Kitô, Chúa chúng ta ! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian…Từ nay, xin đừng ai gây phiền tóa cho tôi nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu…”
Nếu lời chúc cuối cùng của thánh lễ chính là “chúc anh em ra về bình an”. Điều đó cũng có nghĩa anh em hãy ra đi và chia sẻ an bình cho mọi người chung quanh, hãy là sứ giả hòa bình trên mọi nẻo đường đời để môi trường chúng ta đang sống, để thế giới chúng ta đang hiện diện sẽ là một “thế giới an bình của những người được Chúa thương”, như lời chúc ngày nào của các thiên sứ ở Bê Lem: “Bình an dưới thế cho loài người được Chúa thương”.
Chúa Nhận Tấm Lòng Hơn Là Miếng Ăn Hay Tấm Áo
Tuyết Mai
21:17 04/07/2010
Chúa Giêsu vào một làng kia và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất". (Lc 10, 38-42).
Có phải khi chúng ta đọc đoạn Phúc Âm trên đây, Chúa cho chúng ta hiểu rằng Chúa cần tấm lòng và sự đón khách nhiệt tình hơn là sự thết đãi của gia chủ?. Quả nếu thật tình ý của Chúa như thế thì hoàn toàn trái ngược với sự tiếp đón và thết đãi của con người trần gian rồi!. Trên đời con người ta cái gì cũng được đánh giá trị qua cái bàn tiệc và những thức ăn được bày biện trên cái bàn tiệc đó!. Càng bày nhiều món ăn thì càng được gọi là thịnh soạn và khách quý được mời, trong dạ mới cảm thấy được hả hê vì gia chủ coi mình là loại người quan trọng!?. Chứ tiếp đãi khách quý mà chỉ có nước lã và vài miếng đưa cay, thì chắc người khách quý ấy mặt mày sẽ nhanh chóng đỏ cay lên hoặc đanh lại và xám xịt như không còn giọt máu chạy trên mặt của ông ta, vì sao? Thưa vì ông xem đó là một hành động cố ý để xỉ nhục ông thay cho lời nói???. Nhưng Chúa nhân từ của chúng ta lại rất khác thưa anh chị em! Chúa cần sự tiếp đón và tấm lòng nhiệt tình của chúng ta, bởi Chúa của chúng ta không đói khát miếng ăn, nhưng Ngài thật khát và thật đói linh hồn của tất cả chúng ta mà thôi!. Vì Ngài biết trước, Ngài không thể ở với chúng ta luôn mãi nên Ngài thật chỉ khát khao tấm lòng của chúng ta, rào đón Ngài, cho Ngài vào nhà, và cho Ngài thời giờ để được ở bên cạnh chúng ta, để Ngài sẽ nói cho chúng ta nghe về Nước Trời của Ngài và của Cha Ngài khi Ngài có cơ hội đến nhà của chúng ta.
Cùng là hai chị em ruột nhưng Chúa Giêsu chỉ thu hút được cô em là Maria vô cùng phấn khởi, hân hoan, vui vẻ, tiếp đón, và nồng hậu, ngồi ngoan ngoãn bên cạnh Chúa mở lòng ra mà lắng nghe tất cả những Lời vàng ngọc của Chúa, cô đã thật mải mê kín múc hết thảy Lời của Chúa mà quên đi bổn phận là phụ với chị Martha nấu cơm thết đãi Chúa Giêsu là khách quý của nhà mình. Ai có khách đến nhà mà gia chủ không bị căng thẳng bao giờ!? Đàn ông thì ít chứ đàn bà con gái chúng tôi thì đăng đăng đê đê với những thực đơn vừa tốn kém tốn thời gian nhiều lại không đơn giản tí nào khi phải có khách quý đến nhà. Tiếng ồn ào la mắng và sai bảo nó như là cái chợ, và xin đừng ai vào nhà bếp của chúng tôi nhé! Đó là điều rất kỵ mà chỉ có khách quý thân lắm mới được vào bếp mà nhìn thôi! Chứ chúng tôi chẳng dám nhờ phụ một tay đâu!. Nên ai bảo có khách quý đến nhà là chúng tôi thật sung sướng đâu vì không là sự trả ơn thì cũng là những sự đời lấn cấn cần phải có!???. Thế gian là thế! Tình người là thế! Và tình đời cũng là thế! Cho nên thế gian mới là nơi mà chúng ta cần có Chúa hiện diện trong nhà của chúng ta, nhưng không nào bằng là có Chúa hiện diện ngay trong tấm lòng, trái tim, và tâm hồn của chúng ta, còn mọi thứ khác có Chúa lo cho tất cả!!!!.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 5:30 chiều, con gái lớn của tôi cách nó ăn mặc thì như con trai vậy! Cháu tuy lớn bộn rồi nhưng được cái đầu óc và tâm hồn của cháu thì y như 14, 15 tuổi mà thôi! Chồng tôi thì tánh tình cũng y như những ông bố khác là cũng lo ngại và âu lo cho hai cô con gái của ổng, chắc sợ chúng "ế" chắc, nhưng tôi bảo ông rằng đây không phải bên VN mà ông sợ, chúng nó phải lo học hành tới bến cái đã, rồi hẵng tìm chồng cho chúng, mà sự tìm chồng tìm vợ cho chúng bên đây cũng là cổ lỗ sỹ lắm rồi! Chẳng một đứa nào mà thích cái vụ đứng ra làm mai cho chúng đâu! Bên Mỹ đây phải để cho chúng tự chọn lựa vì là xứ tự do, chúng có quyền lựa chọn lấy vì đấy là cuộc đời hệ trọng của chúng, xin mọi người lớn đừng có nhúng vào. Sở dĩ thế cho nên chúng tôi cha mẹ bên Mỹ này đôi khi nói với nhau là chúng đặt đâu thì cha mẹ ngồi đó! Bởi tiền thì cũng của chúng, chúng tự lo liệu cái đám cưới của chúng, mà cha mẹ chỉ là người đại diện cho đôi bên họ hàng mà thôi!. Cho nên nói cho ngay cái quyền trên con cái bên Mỹ này thật khác xa với bên VN, thưa anh chị em!. Bên VN thì thường cha mẹ có tiền thì lo cho con cái tất cả nên quyền hành cha mẹ chúng phải theo, vì không thì lấy tiền đâu để chúng lấy nhau?. Chung quy cũng chỉ vì cái đồng tiền mà quyền hạn cha mẹ phải chịu lép vế đến thế!. Nhưng tuy dù bên Mỹ thật, sự việc con cái nghèo mà cha mẹ giầu thì quyền thế cũng không thay đổi khác lắm với bên VN mình, là cha mẹ đòi gì thì con cái vẫn nghe theo, để chúng được lấy nhau trước hai họ đôi bên chứng dám, còn nếu chúng thật sự không cần cái đám cưới vì cha mẹ đôi bên đều chống đối, thì chúng tự dắt nhau đến nhà thờ và tự ra tòa mà làm giấy chứng nhận Hôn Nhân là xong.
Để trở lại vấn đề quần áo mặc con gái lớn của tôi, ông bắt cháu đi thay lại quần áo theo ý của ổng thì tôi không cho, bởi tôi quan trọng giờ hiện diện trong Thánh lễ hơn là quần áo, miễn sao đừng lôi thôi lếch thếch, áo quần nhăn nhó, dơ dáy, hôi hám vì vừa đi chơi công viên về, hoặc quần áo không thích hợp để vào nhà thờ là áo quần ngắn cũn cỡn, áo quần mặc quá mỏng kiểu nửa kín nữa hở của chiếc áo dài là không được. Quần áo mặc vào nhà thờ là Nhà Chúa, chúng ta phải có sự kính trọng, và khi có sự kính trọng đó, tự chúng ta phải tự biết thế nào là thái quá, loè loẹt quá, làm mọi người chia trí là có tội. Chúng ta đến Nhà của Chúa hay Chúa đến nhà của chúng ta cũng vậy thôi! Là Chúa nhận tấm lòng thành và sự nhiệt tình để tiếp đón Chúa, hơn là của ăn hay tấm áo. Vì của ăn hay tấm áo trên thế gian này không mang chúng ta vào Nước Trời được, cho nên sự đón tiếp Chúa vào Nhà Tâm Hồn của chúng ta mới là Quan Trọng thưa anh chị em!.
Mong tất cả chúng ta đọc Lời Chúa, thấu hiểu, và mang ra thực hành để Lời của Chúa không là uổng công. Amen.
Có phải khi chúng ta đọc đoạn Phúc Âm trên đây, Chúa cho chúng ta hiểu rằng Chúa cần tấm lòng và sự đón khách nhiệt tình hơn là sự thết đãi của gia chủ?. Quả nếu thật tình ý của Chúa như thế thì hoàn toàn trái ngược với sự tiếp đón và thết đãi của con người trần gian rồi!. Trên đời con người ta cái gì cũng được đánh giá trị qua cái bàn tiệc và những thức ăn được bày biện trên cái bàn tiệc đó!. Càng bày nhiều món ăn thì càng được gọi là thịnh soạn và khách quý được mời, trong dạ mới cảm thấy được hả hê vì gia chủ coi mình là loại người quan trọng!?. Chứ tiếp đãi khách quý mà chỉ có nước lã và vài miếng đưa cay, thì chắc người khách quý ấy mặt mày sẽ nhanh chóng đỏ cay lên hoặc đanh lại và xám xịt như không còn giọt máu chạy trên mặt của ông ta, vì sao? Thưa vì ông xem đó là một hành động cố ý để xỉ nhục ông thay cho lời nói???. Nhưng Chúa nhân từ của chúng ta lại rất khác thưa anh chị em! Chúa cần sự tiếp đón và tấm lòng nhiệt tình của chúng ta, bởi Chúa của chúng ta không đói khát miếng ăn, nhưng Ngài thật khát và thật đói linh hồn của tất cả chúng ta mà thôi!. Vì Ngài biết trước, Ngài không thể ở với chúng ta luôn mãi nên Ngài thật chỉ khát khao tấm lòng của chúng ta, rào đón Ngài, cho Ngài vào nhà, và cho Ngài thời giờ để được ở bên cạnh chúng ta, để Ngài sẽ nói cho chúng ta nghe về Nước Trời của Ngài và của Cha Ngài khi Ngài có cơ hội đến nhà của chúng ta.
Cùng là hai chị em ruột nhưng Chúa Giêsu chỉ thu hút được cô em là Maria vô cùng phấn khởi, hân hoan, vui vẻ, tiếp đón, và nồng hậu, ngồi ngoan ngoãn bên cạnh Chúa mở lòng ra mà lắng nghe tất cả những Lời vàng ngọc của Chúa, cô đã thật mải mê kín múc hết thảy Lời của Chúa mà quên đi bổn phận là phụ với chị Martha nấu cơm thết đãi Chúa Giêsu là khách quý của nhà mình. Ai có khách đến nhà mà gia chủ không bị căng thẳng bao giờ!? Đàn ông thì ít chứ đàn bà con gái chúng tôi thì đăng đăng đê đê với những thực đơn vừa tốn kém tốn thời gian nhiều lại không đơn giản tí nào khi phải có khách quý đến nhà. Tiếng ồn ào la mắng và sai bảo nó như là cái chợ, và xin đừng ai vào nhà bếp của chúng tôi nhé! Đó là điều rất kỵ mà chỉ có khách quý thân lắm mới được vào bếp mà nhìn thôi! Chứ chúng tôi chẳng dám nhờ phụ một tay đâu!. Nên ai bảo có khách quý đến nhà là chúng tôi thật sung sướng đâu vì không là sự trả ơn thì cũng là những sự đời lấn cấn cần phải có!???. Thế gian là thế! Tình người là thế! Và tình đời cũng là thế! Cho nên thế gian mới là nơi mà chúng ta cần có Chúa hiện diện trong nhà của chúng ta, nhưng không nào bằng là có Chúa hiện diện ngay trong tấm lòng, trái tim, và tâm hồn của chúng ta, còn mọi thứ khác có Chúa lo cho tất cả!!!!.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 5:30 chiều, con gái lớn của tôi cách nó ăn mặc thì như con trai vậy! Cháu tuy lớn bộn rồi nhưng được cái đầu óc và tâm hồn của cháu thì y như 14, 15 tuổi mà thôi! Chồng tôi thì tánh tình cũng y như những ông bố khác là cũng lo ngại và âu lo cho hai cô con gái của ổng, chắc sợ chúng "ế" chắc, nhưng tôi bảo ông rằng đây không phải bên VN mà ông sợ, chúng nó phải lo học hành tới bến cái đã, rồi hẵng tìm chồng cho chúng, mà sự tìm chồng tìm vợ cho chúng bên đây cũng là cổ lỗ sỹ lắm rồi! Chẳng một đứa nào mà thích cái vụ đứng ra làm mai cho chúng đâu! Bên Mỹ đây phải để cho chúng tự chọn lựa vì là xứ tự do, chúng có quyền lựa chọn lấy vì đấy là cuộc đời hệ trọng của chúng, xin mọi người lớn đừng có nhúng vào. Sở dĩ thế cho nên chúng tôi cha mẹ bên Mỹ này đôi khi nói với nhau là chúng đặt đâu thì cha mẹ ngồi đó! Bởi tiền thì cũng của chúng, chúng tự lo liệu cái đám cưới của chúng, mà cha mẹ chỉ là người đại diện cho đôi bên họ hàng mà thôi!. Cho nên nói cho ngay cái quyền trên con cái bên Mỹ này thật khác xa với bên VN, thưa anh chị em!. Bên VN thì thường cha mẹ có tiền thì lo cho con cái tất cả nên quyền hành cha mẹ chúng phải theo, vì không thì lấy tiền đâu để chúng lấy nhau?. Chung quy cũng chỉ vì cái đồng tiền mà quyền hạn cha mẹ phải chịu lép vế đến thế!. Nhưng tuy dù bên Mỹ thật, sự việc con cái nghèo mà cha mẹ giầu thì quyền thế cũng không thay đổi khác lắm với bên VN mình, là cha mẹ đòi gì thì con cái vẫn nghe theo, để chúng được lấy nhau trước hai họ đôi bên chứng dám, còn nếu chúng thật sự không cần cái đám cưới vì cha mẹ đôi bên đều chống đối, thì chúng tự dắt nhau đến nhà thờ và tự ra tòa mà làm giấy chứng nhận Hôn Nhân là xong.
Để trở lại vấn đề quần áo mặc con gái lớn của tôi, ông bắt cháu đi thay lại quần áo theo ý của ổng thì tôi không cho, bởi tôi quan trọng giờ hiện diện trong Thánh lễ hơn là quần áo, miễn sao đừng lôi thôi lếch thếch, áo quần nhăn nhó, dơ dáy, hôi hám vì vừa đi chơi công viên về, hoặc quần áo không thích hợp để vào nhà thờ là áo quần ngắn cũn cỡn, áo quần mặc quá mỏng kiểu nửa kín nữa hở của chiếc áo dài là không được. Quần áo mặc vào nhà thờ là Nhà Chúa, chúng ta phải có sự kính trọng, và khi có sự kính trọng đó, tự chúng ta phải tự biết thế nào là thái quá, loè loẹt quá, làm mọi người chia trí là có tội. Chúng ta đến Nhà của Chúa hay Chúa đến nhà của chúng ta cũng vậy thôi! Là Chúa nhận tấm lòng thành và sự nhiệt tình để tiếp đón Chúa, hơn là của ăn hay tấm áo. Vì của ăn hay tấm áo trên thế gian này không mang chúng ta vào Nước Trời được, cho nên sự đón tiếp Chúa vào Nhà Tâm Hồn của chúng ta mới là Quan Trọng thưa anh chị em!.
Mong tất cả chúng ta đọc Lời Chúa, thấu hiểu, và mang ra thực hành để Lời của Chúa không là uổng công. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không thể áp đặt tính thế tục trên Âu Châu
Vũ Văn An
01:05 04/07/2010
Dù việc tách biệt theo nghĩa hẹp giữa Giáo Hội và Nhà Nước có thể vận hành tốt tại các nước như Pháp, nhưng người ta không thể cưỡng bức mọi quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu phải là những nhà nước thế tục. Đó là nhận định của Joseph Weiler, một giáo sư luật gốc Do Thái của Đại Học New York, trước Tòa Án Nhân Quyền của Âu Châu vào hôm thứ tư 30 tháng 6 vừa qua. Weiler đại diện cho một số quốc gia thành viên của Liên Hiệp lên tiếng nhân vụ “Tượng Chịu Nạn Của Ý”, trong đó, Ý bênh vực quyền được trưng bày Tượng Chịu Nạn trong các trường công lập của mình.
Theo hãng tin Zenit, 17 thẩm phán, trong đó có Jean-Paul Costa, chủ tịch Tòa Nhân Quyền, đã nghe lời kháng án của Ý chống lại phán quyết hồi tháng 11 năm rồi về vụ Lautsi kiện mình. Phán quyết này nghiêng về phía Lautsi, một công dân Ý gốc Phần Lan, người, vào năm 2002, khiếu nại rằng trường công nơi con bà theo học vi phạm quyền tự do bằng cách trưng bày Tượng Chịu Nạn. Theo Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu, tại các phiên xử, luật sư của Lautsi đã hùng hồn bênh vực nguyên tắc “hòan toàn tách biệt, và tuyên bố rằng ông ta coi sự hiện diện của các Tượng Chịu Nạn như là biểu thức của ‘nền độc tài đa số’”.
Trung Tâm này cho biết thêm: “Chính Phủ Ý hăng say biện luận cho tự do tôn giáo và quyền của mình được nói lên di sản và bản sắc độc đáo của mình qua việc trưng bày các Tượng Chịu Nạn trong các trường do mình tài trợ”.
Weiler, hiện giữ ghế Joseph Straus về luật và ghế Jean Monnet về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại Học New York, đã nhân danh một số quốc gia Âu Châu lên tiếng bênh vực việc trưng bày Tượng Chịu Nạn với tư cách “amicus curiae”, nghĩa là bạn của tòa, một thuật ngữ để chỉ mình không phải là một bên trong vụ kiện. Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng con số các quốc gia tham gia vụ kháng án này được kể là “không có tiền lệ, chứng tỏ tính cách to lớn của vụ án đối với toàn cõi Âu Châu”. Con số này lên tới 10 quốc gia, gồm Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Monaco, Romania, Liên Bang Nga, và San Marino. Ngoài ra còn có sự ủng hộ chính thức của 4 quốc gia khác là Ukraine, Moldova, Albania và Serbia.
Tính đa nguyên
Trong luận điểm của mình, Weiler xoáy mạnh vào điều ông coi là lầm lẫn trong việc Tòa xác định nguyên tắc “trung lập”. Lầm lẫn đầu tiên là dù Công Ước Âu Châu về Nhân Quyền dự liệu “tự do theo tôn giáo” cũng như “tự do không theo tôn giáo”, nhưng điều này không có nghĩa là mọi quốc gia thành viên buộc phải “sống theo tính thế tục” (secularity /laïcité).
Ông trưng dẫn hai điển hình trái ngược nhau giữa Pháp và Anh. Ông nói: Tại Pháp, “tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa về nhà nước” và “không thể có bất cứ biểu tượng do nhà nước hay do tôn giáo bảo trợ nào hiện diện tại các nơi công cộng. Tôn giáo là một việc tư riêng”.
Trái lại, tại Anh, “có một giáo hội do nhà nước thiết lập, trong đó, người đứng đầu nhà nước cũng là người đứng đầu giáo hội, trong đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ‘chính thức’ là các thành viên của ngành lập pháp, trong đó, quốc kỳ mang Thánh Giá và trong đó, quốc ca là lời cầu xin Thiên Chúa cứu lấy quân vương/nữ hoàng, và ban cho vị quân vương/nữ hoàng này chiến thắng và vinh quang”
Như thế “tại Âu Châu, có cả một dị biệt vĩ đại trong cung cách dàn xếp giữa nhà nước và giáo hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu sống trong các quốc gia mà người ta không thể mô tả là thế tục được”.
Weiler nói tiếp: “Ở Âu Châu, Thánh Giá là biểu hiệu hữu hình nhất xuất hiện trên vô số các lá cờ, các huy hiệu, các tòa nhà… Quả là lầm lẫn khi biện luận, như một số người, rằng nó chỉ là một biểu tượng đơn thuần của quốc gia. Nhưng điều cũng lầm lạc là khi biện luận, như một số người khác, rằng nó chỉ có nghĩa tôn giáo. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu”.
Weiler mạnh mẽ quả quyết rằng “Sự dàn xếp này của Âu Châu tạo nên một bài học lớn về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Một phần vì tính đa nguyên và khoan dung này, Âu Châu chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điển và một Nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý, tất cả đều có những thực hành hết sức khác nhau trong việc quốc gia thừa nhận các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng. Một ngày nào đó, nhân dân nước Anh rất có thể sử dụng chủ quyền tối cao của họ để tách ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo, như người Thụy Điển từng làm. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế”.
Trung lập?
Về lầm lẫn thứ hai, Weiler cho rằng người ta đã sử dụng các từ ngữ “chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập” một cách nhập nhằng. Ông giải thích “tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Đây quả là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không trung lập. Các quốc gia không thế tục, dù tôn trọng quyền tự do theo hay không theo tôn giáo, vẫn ủng hộ một hình thức tôn giáo công cộng như đã nói trên.
Chủ nghĩa thế tục bênh vực một công trường trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập”
Trong một bản tuyên bố gửi cho Zenit, Gregor Puppinck, giám đốc Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng Trung Tâm của ông “rất hy vọng và tin tưởng Tòa Nhân Quyền Âu Châu hiểu được rằng quyền của người không tin không thể che khuất quyền của người tin (nghĩa là tính thế tục không phải là điều bó buộc theo Công Ước). Ông cho biết Trung Tâm của ông cũng “hy vọng Tòa này sẽ hiểu ra rằng nó không thể và không nên đòi hỏi một quốc gia phải từ bỏ bản sắc sâu xa của mình nhân danh lòng khoan dung và triết lý nhân quyền. Chủ nghĩa đa nguyên thực sự phải bắt đầu với việc tôn trọng các quốc gia”. Cũng nên biết: quyết định của Tòa chỉ được công bố vào cuối năm nay.
Nguyên văn lời phát biểu của Weiler trước Tòa Nhân Quyền Âu Châu
1. Tên tôi là Joseph H.H. Weiler, Giáo Sư Luật tại Đại Học New York và là Giáo Sư Danh Dự tại Đại Học Luân Đôn. Tôi được vinh dự đại diện cho các chính phủ Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Liên Bang Nga và San Marino. Tất cả các quốc gia đệ tam này nghĩ rằng Đệ Nhị Phòng đã lầm lẫn trong luận chứng và giải thích của mình đối với Công Ước và các kết luận từ đó mà ra.
2. Tôi đã được Chủ Tịch Đại Phòng chỉ thị rằng Các Đệ Tam Nhân không được bàn tới các điểm đặc thù của vụ án và phải hạn chế trong các nguyên tắc tổng quát nằm dưới vụ án và sự phân giải có thể có. Thời gian cho phép là 15 phút. Nên tôi sẽ chỉ nhắc đến những luận điểm cốt yếu nhất.
3. Trong phán quyết của mình, (Đệ Nhị) Phòng đã nói rõ ba nguyên tắc chủ chốt mà 2 nguyên tắc được các Quốc Gia Can Thiệp mạnh mẽ nhất trí. Họ mạnh mẽ bất đồng với nguyên tắc thứ ba.
4. Họ mạnh mẽ nhất trí rằng Công Ước đảm bảo cho các cá nhân quyền Tự Do Tôn Giáo và quyền Tự Do không theo Tôn Giáo (quyền tự do tích cực và tiêu cực về tôn giáo) và họ mạnh mẽ nhất trí về nhu cầu lớp học phải giáo dục hướng tới khoan dung và tính đa nguyên.
5. (Đệ Nhị) Phòng cũng nói rõ nguyên tắc “trung lập”: “Bổn phận trung lập và vô tư của Nhà Nước ngăn cấm việc dùng bất cứ quyền lực nào để lượng định tính hợp pháp của các xác tín tôn giáo hay phương cách phát biểu các xác tín đó” (số 47).
6. Từ tiền đề trên, kết luận không tránh được là: Treo Tượng Chịu Nạn trên các tường lớp học hiển nhiên được coi như nói lên một lượng định về tính hợp pháp của một xác tín tôn giáo, tức Kitô Giáo, và do đó là một việc vi phạm.
7. Kiểu phát biểu thành công thức “tính trung lập” này dựa vào hai sai lầm về phương diện ý niệm, rất nguy hại cho các kết luận.
8. Thứ nhất, dưới hệ thống Công Ước, mọi (quốc gia) Thành Viên phải bảo đảm cho các cá nhân quyền tự do theo tôn giáo và cả quyền tự do không theo tôn giáo nữa. Trách nhiệm đó nói lên gia tài hiến định chung của Âu Châu. Tuy nhiên, khi nói tới vị trí của tôn giáo hay di sản tôn giáo trong bản sắc tập thể của một quốc gia và biểu tượng học của quốc gia, thì trách nhiệm trên được tái cân bằng bởi một quyền tự do chọn lựa (liberty) đáng kể.
9. Thí dụ, có những (quốc gia) Thành Viên trong đó tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa của Nhà Nước, như Pháp chẳng hạn, và trong đó, quả thực không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào do Nhà Nước hay do tôn giáo bảo trợ tại các nơi công cộng. Tôn giáo là việc tư riêng.
10. Nhưng, dưới Công Ước, không một Nhà Nước nào bị buộc phải sống theo tính thế tục. Bởi thế, chỉ bên kia Eo Biển thôi, có nước Anh (và tôi được người ta khuyên nên dùng từ ngữ này) nơi có một Giáo Hội do Nhà Nước Thiết Lập (Established State Church), trong đó Người Đứng Đầu Nhà Nước cũng là người Đứng Đầu Giáo Hội, nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng chính thức là các thành viên của ngành lập pháp, nơi quốc kỳ mang hình Thánh Giá và là nơi quốc ca chính là lời cầu nguyện xin Thiên Chúa cứu lấy vị quân chủ, và ban cho vị ấy Chiến Thắng và Vinh Quang.
[Đôi lúc Thiên Chúa không lắng nghe lời cầu ấy như trong trận túc cầu mấy ngày qua…]
11. Trong chính việc tự định nghĩa mình là Nhà Nước với một Giáo Hội được thiết lập như thế, trong chính hữu thể học của mình, xem ra nước Anh đã vi phạm các kết án nghiêm khắc của Phòng vì làm sao nước ấy dám cho rằng với từng ấy các biểu tượng họ đã không đưa ra một lượng định về tính hợp pháp của niềm tin tôn giáo?
12. Tại Âu Châu, hiện đang có sự đa dạng hết sức lớn lao trong cách dàn xếp giữa Nhà Nước và Giáo Hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu đang sống tại các Nhà Nước mà người ta không thể mô tả là thế tục được. Trong nền giáo dục công cộng, không thể tránh được việc Nhà Nước và các biểu tượng của nó có một chỗ đứng. Tuy nhiên, khá nhiều biểu tượng ấy có nguồn gốc tôn giáo hay bản sắc tôn giáo hiện đại. Ở Âu Châu, Thánh Giá là một biểu tượng hữu hình nhất xuất hiện trên vô số lá cờ, huy hiệu, dinh thự v.v… Quả là sai lầm khi cho rằng nó chỉ là và nguyên tuyền chỉ là một biểu tượng quốc gia, như một số người từng nghĩ. Nhưng cũng sai lầm không kém khi cho rằng nó chỉ có ý nghĩa tôn giáo, như một số người khác vốn nghĩ. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu. [Có nhiều học giả cho rằng 12 Ngôi Sao của Hội Đồng Âu Châu cũng nói lên tính kép đôi nói trên!]
13. Qúy vị hãy ngắm bức hình của Nữ Hoàng Nước Anh treo trong lớp học. Giống Thánh Giá, bức hình đó cũng có một ý nghĩa kép. Nó là bức hình của Người Đứng Đầu Nhà Nước. Mà nó cũng là bức hình của Người Có Tước Hiệu Đứng Đầu Giáo Hội Nước Anh. Cũng giống trường hợp Đức Giáo Hoàng: vừa là Người Đứng Đầu một Nhà Nước, vừa là Người Đứng Đầu một Giáo Hội. Liệu có thể chấp nhận được việc một ai đó yêu cầu không được treo hình Nữ Hoàng ở trường vì nó không phù hợp với xác tín tôn giáo hay quyền được giáo dục của họ vì họ là Công Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo hay không? Hay không phù hợp với xác tín triết lý của họ, vì họ vô thần? Liệu Hiến Pháp Ái Nhĩ Lan hay Hiến Pháp Đức có bị cấm không được treo trên tường lớp học hay đọc trong lớp học vì Lời Nói Đầu của văn kiện đầu có nhắc tới Thiên Chúa Ba Ngôi và Chúa Giêsu Kitô, và Lời Nói Đầu của văn kiện sau nói tới Thiên Chúa hay không? Dĩ nhiên, quyền tự do không theo tôn giáo phải bảo đảm rằng người học trò chống đối không bị bó buộc phải thực sự tham dự bất cứ hành vi tôn giáo nào, thực hành bất cứ nghi thức tôn giáo nào, hay phải gia nhập bất cứ tôn giáo nào như điều kiện để được hưởng các phúc lợi của nhà nước. Em đó có toàn quyền tự do không hát bài God Save The Queen (Chúa Cứu Nữ Hoàng) nếu điều đó va chạm tới thế giới quan của em. Nhưng liệu em đó có quyền yêu cầu người khác đừng hát bài đó không?
14. Sự dàn xếp như thế tại Âu Châu đem lại cho ta một bài học vĩ đại về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Mọi trẻ em tại Âu Châu, dù vô thần hay có tôn giáo, dù là Kitô Giáo, Hồi Giáo hay Do Thái Giáo, đều được học rằng như một phần trong di sản Âu Châu của mình, một đàng Âu Châu nhấn mạnh tới quyền cá nhân của các em được tự do thờ phượng (dĩ nhiên với điều kiện phải tôn trọng quyền của người khác và trật tự công cộng), và quyền của các em không phải thờ phượng ai. Nhưng đồng thời, như một phần trong tính đa nguyên và lòng khoan dung của mình, Âu Châu cũng chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điền và một nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý. Tất cả các quốc gia này đều có những thực hành rất khác nhau trong việc thừa nhận các biểu tượng tôn giáo được Nhà Nước và các nơi công cộng nhìn nhận công khai.
15. Tại nhiều quốc gia không thế tục nói trên, một số đông dân số, có thể nói đại đa số, không còn theo tôn giáo nữa. Ây thế nhưng sự chồng chéo liên tục của các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng và nơi Nhà Nước vẫn được dân số thế tục chấp nhận như là một phần trong bản sắc quốc gia của họ và như một hành vi khoan dung đối với các đồng bào của họ. Một ngày kia, rất có thể nhân dân nước Anh sẽ dùng chủ quyền hiến định của họ để tách mình ra khỏi Giáo Hội Nước Anh, giống như người Thụy Điển. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế.
16. Tại Âu Châu ngày nay, nhiều quốc gia đã mở cửa cho các cư dân và công dân mới. Chúng ta phải dành cho họ các bảo đảm của Công Ước. Ta phải dành cho họ sự lịch sự, chào đón và không kỳ thị. Nhưng không được diễn dịch sứ điệp khoan dung với người khác thành sứ điệp bất khoan dung với chính bản sắc mình, và thẩm quyền luật pháp của Công Ước không được nới rộng đòi hỏi hợp lý buộc Nhà Nước phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực tới chỗ đề nghị một cách vô lý và gây bỡ ngỡ rằng Nhà Nước phải từ bỏ một phần bản sắc văn hóa chỉ vì các tạo tác (artefacts) của bản sắc ấy có thể có tính tôn giáo hay có nguồn gốc tôn giáo.
17. Chủ trương được Phòng tiếp nhận không nói lên tính đa nguyên từng được hệ thống Công Ước phát biểu, mà chỉ nói lên các giá trị của một Nhà Nước thế tục. Nới rộng nó ra toàn bộ hệ thống Công Ước chỉ nói lên việc Mỹ Hóa Âu Châu mà thôi. Mỹ hóa theo hai phương diện: Thứ nhất, một luật lệ đơn độc và duy nhất cho mọi người, và thứ hai, một sự tách biệt cứng cỏi, theo kiểu Mỹ, giữa Giáo Hội và Nhà Nước, như thể người ta không tin nhân dân các nước Thành Viên có bản sắc không thế tục có thể sống phù hợp với các nguyên tắc khoan dung và đa nguyên. Âu Châu không phải như thế.
18. Âu Châu của Công Ước nói lên một cân bằng độc đáo giữa quyền cá nhân được chọn lựa tự do theo tôn giáo hay tự do không theo tôn giáo, và quyền tự do tập thể được dùng các biểu tượng tôn giáo và ngay cả một Giáo Hội để định nghĩa Nhà Nước và Quốc Gia của mình. Chúng ta tin tưởng các định chế dân chủ hiến định của ta có thể xác định các nơi công cộng và các hệ thống giáo dục tập thể của ta. Chúng ta tin tưởng các tòa án của chúng ta, trong đó có Tòa cao cả này, có thể bênh vực các quyền tự do cá nhân. Sự cân bằng trên từng phục vụ Âu Châu cách tốt đẹp cả hơn 60 năm qua.
19. Nó cũng là sự cân bằng dùng làm hải đăng cho toàn thế giới vì nó chứng minh điều này: quốc gia nào tin rằng dân chủ đòi họ phải cởi bỏ bản sắc tôn giáo của mình, quốc gia ấy không đúng. Phán quyết của Phòng đã phá vỡ sự cân bằng độc đáo nói trên và liều mình sẽ san bằng cảnh giới hiến định của ta bằng cách cướp đi gia tài chính là tính đa dạng hiến định của nó. Tòa đáng kính này nên phục hồi sự cân bằng trên.
20. Tôi xin nói tới lầm lẫn thứ hai về ý niệm của Phòng, là sự nhập nhằng (conflation) có tính thực tiễn và ý niệm giữa chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập.
21. Ngày nay, đường phân rẽ chính về xã hội tại các Nhà Nước của ta liên quan tới tôn giáo không còn là giữa những người như Công Giáo và Thệ Phản nữa, mà là giữa người có tôn giáo và người ‘thế tục’. Tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Thí dụ, chỉ các trường thế tục mới được tài trợ. Các trường tôn giáo phải là tư nhân và không được sự yểm trợ công cộng. Chủ trương đó là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không “trung lập”. Các nhà nước không thế tục, dù hoàn toàn tôn trọng quyền tự do theo và tự do không theo tôn giáo, vẫn có thể có một hình thức tôn giáo công cộng nào đó như tôi đã nhắc ở trên. Chủ nghĩa thế tục bênh vực một quảng trường công cộng trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập.
22. Một số quốc gia như Hòa Lan và Vương Quốc Thống Nhất (UK), hiểu rõ thế lưỡng nan. Trong phạm vi giáo dục, các quốc gia này hiểu rằng trung lập không hệ ở việc hỗ trợ các chủ thể thế tục và chống lại các chủ thể tôn giáo. Bởi thế, các Nhà Nước này tài trợ cả các trường công cộng của thế tục, lẫn các trường công cộng của tôn giáo.
23. Nếu bảng mầu xã hội của một xã hội chỉ bao gồm các nhóm xanh dương, vàng và đỏ, thì đen, tức không mầu, sẽ là mầu trung lập. Nhưng một khi một trong các lực lượng xã hội trong xã hội ấy chọn đen làm mầu riêng của mình, thì việc chọn lựa ấy đâu còn là trung lập nữa. Chủ nghĩa thế tục không ủng hộ một bức tường mất hết mọi biểu tượng của Nhà Nước. Như thế, vạ tuyệt thông chỉ được ban hành cho các biểu tượng tôn giáo.
24. Hậu quả giáo dục của việc trên như thế nào?
25. Hãy sét dụ ngôn sau đây về Marco và Leonardo, 2 người bạn sắp sửa đi học. Leonardo tới nhà thăm Marco. Vừa bước vào, em thấy một Tượng Chịu Nạn. Em lên tiếng hỏi: ‘Cái gì đây?’. ‘Tượng Chịu Nạn, sao, mày không có một tượng ở nhà hay sao? Nhà nào cũng nên có một tượng’. Trở về nhà, Leonardo rất thắc mắc, giao động. Mẹ em nhẫn nại giải thích: ‘Họ là người Công Giáo tin đạo. Chúng ta thì không. Chúng ta đi đường khác’. Bây giờ, mời qúy vị tưởng tượng cảnh Marco tới thăm nhà Leonardo. ‘Trời đất! Không có Tượng Chịu Nạn sao? Tường hoàn toàn trống sao?’ Bạn em bảo: “Gia đình tao không tin chuyện vớ vẩn đó”. Marco trở về nhà, hết sức giao động. Mẹ em giải thích ‘con ạ, chúng ta đi đường khác’. Hôm sau, cả hai em tới trường. Qúy vị hãy tưởng tượng là trường có Tượng Chịu Nạn. Leonardo về nhà bị giao động: ‘Trường giống nhà Marco. Má ạ, má có chắc chắn mình không sao khi không có Tượng Chịu Nạn không?’ Đó chính là cốt lõi đơn khiếu nại của Bà Lautsi. Nhưng nếu qúy vị tưởng tượng cách khác: vào ngày đầu tiên, tường phòng học trần trụi. Marco về nhà, bị giao động, vừa mếu máo vừa nói: ‘Trường giống nhà Leonardo. Thấy không, con đã bảo má: mình không cần Tượng Chịu Nạn mà!’
26. Còn đáng lo ngại hơn nữa nếu Tượng Chịu Nạn vốn đã có ở đấy nhưng bỗng nhiên bị gỡ bỏ.
27. Xin qúy vị đừng lầm lẫn chuyện này: bức tường nhà nước bắt phải trần trụi, như trường hợp tại Pháp, rất có thể gợi nơi học sinh ý tưởng: Nhà Nước đang có thái độ bài tôn giáo. Chúng tôi tin tưởng học trình của Cộng Hòa Pháp sẽ dạy con em họ lòng khoan dung và tính đa nguyên và đánh tan ý tưởng trên. Luôn luôn có sự tác động qua lại giữa điều có trên tường và cách người ta bàn luận và dạy về nó ở trong lớp. Cũng thế, Tượng Chịu Nạn trên tường rất có thể bị quan niệm như một cưỡng đặt. Một lần nữa, còn tùy ở học trình có ngữ cảnh hóa và dạy trẻ em lòng khoan dung và tính đa nguyên trong các trường của Ý hay không. Cũng có thể đưa ra giải pháp khác là treo các biểu tượng của nhiều tôn giáo khác nhau và tìm ra nhiều phương tiện khác thích hợp hơn để chuyển tải sứ điệp đa nguyên.
28. Rõ ràng là: xét vì tính đa dạng của Âu Châu trong vấn đề này, nên không thể có một giải pháp chung cho mọi nước Thành Viên, mọi lớp học, mọi hoàn cảnh. Người ta cần phải xét tới thực tại xã hội và chính trị địa phương, các yếu tố dân số học của nó, lịch sử của nó, cảm quan tính và tính nhạy cảm của Cha Mẹ.
29. Có thể có những hoàn cảnh đặc biệt trong đó việc dàn xếp của Nhà Nước bị coi là cưỡng đặt và có tính thù nghịch, nhưng gánh nặng chứng minh nằm trên vai cá nhân và phải xác định ra các hạn chế cao để Nhà Nước khó nhân danh Công Ước mà can thiệp vào các chọn lựa giáo dục. Một luật lệ thích hợp cho mọi người, như trong phán quyết của Đệ Nhị Phòng, một phán quyết thiếu hẳn ngữ cảnh lịch sử, chính trị, dân số và văn hóa, chỉ là một phán quyết không đáng tham vấn, trái lại phá nát chính chủ nghĩa đa nguyên, tính đa dạng và lòng khoan dung mà Công Ước muốn bảo đảm và là dấu ấn của Âu Châu.
Theo hãng tin Zenit, 17 thẩm phán, trong đó có Jean-Paul Costa, chủ tịch Tòa Nhân Quyền, đã nghe lời kháng án của Ý chống lại phán quyết hồi tháng 11 năm rồi về vụ Lautsi kiện mình. Phán quyết này nghiêng về phía Lautsi, một công dân Ý gốc Phần Lan, người, vào năm 2002, khiếu nại rằng trường công nơi con bà theo học vi phạm quyền tự do bằng cách trưng bày Tượng Chịu Nạn. Theo Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu, tại các phiên xử, luật sư của Lautsi đã hùng hồn bênh vực nguyên tắc “hòan toàn tách biệt, và tuyên bố rằng ông ta coi sự hiện diện của các Tượng Chịu Nạn như là biểu thức của ‘nền độc tài đa số’”.
Trung Tâm này cho biết thêm: “Chính Phủ Ý hăng say biện luận cho tự do tôn giáo và quyền của mình được nói lên di sản và bản sắc độc đáo của mình qua việc trưng bày các Tượng Chịu Nạn trong các trường do mình tài trợ”.
Weiler, hiện giữ ghế Joseph Straus về luật và ghế Jean Monnet về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại Học New York, đã nhân danh một số quốc gia Âu Châu lên tiếng bênh vực việc trưng bày Tượng Chịu Nạn với tư cách “amicus curiae”, nghĩa là bạn của tòa, một thuật ngữ để chỉ mình không phải là một bên trong vụ kiện. Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng con số các quốc gia tham gia vụ kháng án này được kể là “không có tiền lệ, chứng tỏ tính cách to lớn của vụ án đối với toàn cõi Âu Châu”. Con số này lên tới 10 quốc gia, gồm Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Monaco, Romania, Liên Bang Nga, và San Marino. Ngoài ra còn có sự ủng hộ chính thức của 4 quốc gia khác là Ukraine, Moldova, Albania và Serbia.
Tính đa nguyên
Trong luận điểm của mình, Weiler xoáy mạnh vào điều ông coi là lầm lẫn trong việc Tòa xác định nguyên tắc “trung lập”. Lầm lẫn đầu tiên là dù Công Ước Âu Châu về Nhân Quyền dự liệu “tự do theo tôn giáo” cũng như “tự do không theo tôn giáo”, nhưng điều này không có nghĩa là mọi quốc gia thành viên buộc phải “sống theo tính thế tục” (secularity /laïcité).
Ông trưng dẫn hai điển hình trái ngược nhau giữa Pháp và Anh. Ông nói: Tại Pháp, “tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa về nhà nước” và “không thể có bất cứ biểu tượng do nhà nước hay do tôn giáo bảo trợ nào hiện diện tại các nơi công cộng. Tôn giáo là một việc tư riêng”.
Trái lại, tại Anh, “có một giáo hội do nhà nước thiết lập, trong đó, người đứng đầu nhà nước cũng là người đứng đầu giáo hội, trong đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ‘chính thức’ là các thành viên của ngành lập pháp, trong đó, quốc kỳ mang Thánh Giá và trong đó, quốc ca là lời cầu xin Thiên Chúa cứu lấy quân vương/nữ hoàng, và ban cho vị quân vương/nữ hoàng này chiến thắng và vinh quang”
Như thế “tại Âu Châu, có cả một dị biệt vĩ đại trong cung cách dàn xếp giữa nhà nước và giáo hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu sống trong các quốc gia mà người ta không thể mô tả là thế tục được”.
Weiler nói tiếp: “Ở Âu Châu, Thánh Giá là biểu hiệu hữu hình nhất xuất hiện trên vô số các lá cờ, các huy hiệu, các tòa nhà… Quả là lầm lẫn khi biện luận, như một số người, rằng nó chỉ là một biểu tượng đơn thuần của quốc gia. Nhưng điều cũng lầm lạc là khi biện luận, như một số người khác, rằng nó chỉ có nghĩa tôn giáo. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu”.
Weiler mạnh mẽ quả quyết rằng “Sự dàn xếp này của Âu Châu tạo nên một bài học lớn về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Một phần vì tính đa nguyên và khoan dung này, Âu Châu chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điển và một Nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý, tất cả đều có những thực hành hết sức khác nhau trong việc quốc gia thừa nhận các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng. Một ngày nào đó, nhân dân nước Anh rất có thể sử dụng chủ quyền tối cao của họ để tách ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo, như người Thụy Điển từng làm. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế”.
Trung lập?
Về lầm lẫn thứ hai, Weiler cho rằng người ta đã sử dụng các từ ngữ “chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập” một cách nhập nhằng. Ông giải thích “tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Đây quả là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không trung lập. Các quốc gia không thế tục, dù tôn trọng quyền tự do theo hay không theo tôn giáo, vẫn ủng hộ một hình thức tôn giáo công cộng như đã nói trên.
Chủ nghĩa thế tục bênh vực một công trường trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập”
Trong một bản tuyên bố gửi cho Zenit, Gregor Puppinck, giám đốc Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng Trung Tâm của ông “rất hy vọng và tin tưởng Tòa Nhân Quyền Âu Châu hiểu được rằng quyền của người không tin không thể che khuất quyền của người tin (nghĩa là tính thế tục không phải là điều bó buộc theo Công Ước). Ông cho biết Trung Tâm của ông cũng “hy vọng Tòa này sẽ hiểu ra rằng nó không thể và không nên đòi hỏi một quốc gia phải từ bỏ bản sắc sâu xa của mình nhân danh lòng khoan dung và triết lý nhân quyền. Chủ nghĩa đa nguyên thực sự phải bắt đầu với việc tôn trọng các quốc gia”. Cũng nên biết: quyết định của Tòa chỉ được công bố vào cuối năm nay.
Nguyên văn lời phát biểu của Weiler trước Tòa Nhân Quyền Âu Châu
1. Tên tôi là Joseph H.H. Weiler, Giáo Sư Luật tại Đại Học New York và là Giáo Sư Danh Dự tại Đại Học Luân Đôn. Tôi được vinh dự đại diện cho các chính phủ Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Liên Bang Nga và San Marino. Tất cả các quốc gia đệ tam này nghĩ rằng Đệ Nhị Phòng đã lầm lẫn trong luận chứng và giải thích của mình đối với Công Ước và các kết luận từ đó mà ra.
2. Tôi đã được Chủ Tịch Đại Phòng chỉ thị rằng Các Đệ Tam Nhân không được bàn tới các điểm đặc thù của vụ án và phải hạn chế trong các nguyên tắc tổng quát nằm dưới vụ án và sự phân giải có thể có. Thời gian cho phép là 15 phút. Nên tôi sẽ chỉ nhắc đến những luận điểm cốt yếu nhất.
3. Trong phán quyết của mình, (Đệ Nhị) Phòng đã nói rõ ba nguyên tắc chủ chốt mà 2 nguyên tắc được các Quốc Gia Can Thiệp mạnh mẽ nhất trí. Họ mạnh mẽ bất đồng với nguyên tắc thứ ba.
4. Họ mạnh mẽ nhất trí rằng Công Ước đảm bảo cho các cá nhân quyền Tự Do Tôn Giáo và quyền Tự Do không theo Tôn Giáo (quyền tự do tích cực và tiêu cực về tôn giáo) và họ mạnh mẽ nhất trí về nhu cầu lớp học phải giáo dục hướng tới khoan dung và tính đa nguyên.
5. (Đệ Nhị) Phòng cũng nói rõ nguyên tắc “trung lập”: “Bổn phận trung lập và vô tư của Nhà Nước ngăn cấm việc dùng bất cứ quyền lực nào để lượng định tính hợp pháp của các xác tín tôn giáo hay phương cách phát biểu các xác tín đó” (số 47).
6. Từ tiền đề trên, kết luận không tránh được là: Treo Tượng Chịu Nạn trên các tường lớp học hiển nhiên được coi như nói lên một lượng định về tính hợp pháp của một xác tín tôn giáo, tức Kitô Giáo, và do đó là một việc vi phạm.
7. Kiểu phát biểu thành công thức “tính trung lập” này dựa vào hai sai lầm về phương diện ý niệm, rất nguy hại cho các kết luận.
8. Thứ nhất, dưới hệ thống Công Ước, mọi (quốc gia) Thành Viên phải bảo đảm cho các cá nhân quyền tự do theo tôn giáo và cả quyền tự do không theo tôn giáo nữa. Trách nhiệm đó nói lên gia tài hiến định chung của Âu Châu. Tuy nhiên, khi nói tới vị trí của tôn giáo hay di sản tôn giáo trong bản sắc tập thể của một quốc gia và biểu tượng học của quốc gia, thì trách nhiệm trên được tái cân bằng bởi một quyền tự do chọn lựa (liberty) đáng kể.
9. Thí dụ, có những (quốc gia) Thành Viên trong đó tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa của Nhà Nước, như Pháp chẳng hạn, và trong đó, quả thực không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào do Nhà Nước hay do tôn giáo bảo trợ tại các nơi công cộng. Tôn giáo là việc tư riêng.
10. Nhưng, dưới Công Ước, không một Nhà Nước nào bị buộc phải sống theo tính thế tục. Bởi thế, chỉ bên kia Eo Biển thôi, có nước Anh (và tôi được người ta khuyên nên dùng từ ngữ này) nơi có một Giáo Hội do Nhà Nước Thiết Lập (Established State Church), trong đó Người Đứng Đầu Nhà Nước cũng là người Đứng Đầu Giáo Hội, nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng chính thức là các thành viên của ngành lập pháp, nơi quốc kỳ mang hình Thánh Giá và là nơi quốc ca chính là lời cầu nguyện xin Thiên Chúa cứu lấy vị quân chủ, và ban cho vị ấy Chiến Thắng và Vinh Quang.
[Đôi lúc Thiên Chúa không lắng nghe lời cầu ấy như trong trận túc cầu mấy ngày qua…]
11. Trong chính việc tự định nghĩa mình là Nhà Nước với một Giáo Hội được thiết lập như thế, trong chính hữu thể học của mình, xem ra nước Anh đã vi phạm các kết án nghiêm khắc của Phòng vì làm sao nước ấy dám cho rằng với từng ấy các biểu tượng họ đã không đưa ra một lượng định về tính hợp pháp của niềm tin tôn giáo?
12. Tại Âu Châu, hiện đang có sự đa dạng hết sức lớn lao trong cách dàn xếp giữa Nhà Nước và Giáo Hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu đang sống tại các Nhà Nước mà người ta không thể mô tả là thế tục được. Trong nền giáo dục công cộng, không thể tránh được việc Nhà Nước và các biểu tượng của nó có một chỗ đứng. Tuy nhiên, khá nhiều biểu tượng ấy có nguồn gốc tôn giáo hay bản sắc tôn giáo hiện đại. Ở Âu Châu, Thánh Giá là một biểu tượng hữu hình nhất xuất hiện trên vô số lá cờ, huy hiệu, dinh thự v.v… Quả là sai lầm khi cho rằng nó chỉ là và nguyên tuyền chỉ là một biểu tượng quốc gia, như một số người từng nghĩ. Nhưng cũng sai lầm không kém khi cho rằng nó chỉ có ý nghĩa tôn giáo, như một số người khác vốn nghĩ. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu. [Có nhiều học giả cho rằng 12 Ngôi Sao của Hội Đồng Âu Châu cũng nói lên tính kép đôi nói trên!]
13. Qúy vị hãy ngắm bức hình của Nữ Hoàng Nước Anh treo trong lớp học. Giống Thánh Giá, bức hình đó cũng có một ý nghĩa kép. Nó là bức hình của Người Đứng Đầu Nhà Nước. Mà nó cũng là bức hình của Người Có Tước Hiệu Đứng Đầu Giáo Hội Nước Anh. Cũng giống trường hợp Đức Giáo Hoàng: vừa là Người Đứng Đầu một Nhà Nước, vừa là Người Đứng Đầu một Giáo Hội. Liệu có thể chấp nhận được việc một ai đó yêu cầu không được treo hình Nữ Hoàng ở trường vì nó không phù hợp với xác tín tôn giáo hay quyền được giáo dục của họ vì họ là Công Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo hay không? Hay không phù hợp với xác tín triết lý của họ, vì họ vô thần? Liệu Hiến Pháp Ái Nhĩ Lan hay Hiến Pháp Đức có bị cấm không được treo trên tường lớp học hay đọc trong lớp học vì Lời Nói Đầu của văn kiện đầu có nhắc tới Thiên Chúa Ba Ngôi và Chúa Giêsu Kitô, và Lời Nói Đầu của văn kiện sau nói tới Thiên Chúa hay không? Dĩ nhiên, quyền tự do không theo tôn giáo phải bảo đảm rằng người học trò chống đối không bị bó buộc phải thực sự tham dự bất cứ hành vi tôn giáo nào, thực hành bất cứ nghi thức tôn giáo nào, hay phải gia nhập bất cứ tôn giáo nào như điều kiện để được hưởng các phúc lợi của nhà nước. Em đó có toàn quyền tự do không hát bài God Save The Queen (Chúa Cứu Nữ Hoàng) nếu điều đó va chạm tới thế giới quan của em. Nhưng liệu em đó có quyền yêu cầu người khác đừng hát bài đó không?
14. Sự dàn xếp như thế tại Âu Châu đem lại cho ta một bài học vĩ đại về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Mọi trẻ em tại Âu Châu, dù vô thần hay có tôn giáo, dù là Kitô Giáo, Hồi Giáo hay Do Thái Giáo, đều được học rằng như một phần trong di sản Âu Châu của mình, một đàng Âu Châu nhấn mạnh tới quyền cá nhân của các em được tự do thờ phượng (dĩ nhiên với điều kiện phải tôn trọng quyền của người khác và trật tự công cộng), và quyền của các em không phải thờ phượng ai. Nhưng đồng thời, như một phần trong tính đa nguyên và lòng khoan dung của mình, Âu Châu cũng chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điền và một nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý. Tất cả các quốc gia này đều có những thực hành rất khác nhau trong việc thừa nhận các biểu tượng tôn giáo được Nhà Nước và các nơi công cộng nhìn nhận công khai.
15. Tại nhiều quốc gia không thế tục nói trên, một số đông dân số, có thể nói đại đa số, không còn theo tôn giáo nữa. Ây thế nhưng sự chồng chéo liên tục của các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng và nơi Nhà Nước vẫn được dân số thế tục chấp nhận như là một phần trong bản sắc quốc gia của họ và như một hành vi khoan dung đối với các đồng bào của họ. Một ngày kia, rất có thể nhân dân nước Anh sẽ dùng chủ quyền hiến định của họ để tách mình ra khỏi Giáo Hội Nước Anh, giống như người Thụy Điển. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế.
16. Tại Âu Châu ngày nay, nhiều quốc gia đã mở cửa cho các cư dân và công dân mới. Chúng ta phải dành cho họ các bảo đảm của Công Ước. Ta phải dành cho họ sự lịch sự, chào đón và không kỳ thị. Nhưng không được diễn dịch sứ điệp khoan dung với người khác thành sứ điệp bất khoan dung với chính bản sắc mình, và thẩm quyền luật pháp của Công Ước không được nới rộng đòi hỏi hợp lý buộc Nhà Nước phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực tới chỗ đề nghị một cách vô lý và gây bỡ ngỡ rằng Nhà Nước phải từ bỏ một phần bản sắc văn hóa chỉ vì các tạo tác (artefacts) của bản sắc ấy có thể có tính tôn giáo hay có nguồn gốc tôn giáo.
17. Chủ trương được Phòng tiếp nhận không nói lên tính đa nguyên từng được hệ thống Công Ước phát biểu, mà chỉ nói lên các giá trị của một Nhà Nước thế tục. Nới rộng nó ra toàn bộ hệ thống Công Ước chỉ nói lên việc Mỹ Hóa Âu Châu mà thôi. Mỹ hóa theo hai phương diện: Thứ nhất, một luật lệ đơn độc và duy nhất cho mọi người, và thứ hai, một sự tách biệt cứng cỏi, theo kiểu Mỹ, giữa Giáo Hội và Nhà Nước, như thể người ta không tin nhân dân các nước Thành Viên có bản sắc không thế tục có thể sống phù hợp với các nguyên tắc khoan dung và đa nguyên. Âu Châu không phải như thế.
18. Âu Châu của Công Ước nói lên một cân bằng độc đáo giữa quyền cá nhân được chọn lựa tự do theo tôn giáo hay tự do không theo tôn giáo, và quyền tự do tập thể được dùng các biểu tượng tôn giáo và ngay cả một Giáo Hội để định nghĩa Nhà Nước và Quốc Gia của mình. Chúng ta tin tưởng các định chế dân chủ hiến định của ta có thể xác định các nơi công cộng và các hệ thống giáo dục tập thể của ta. Chúng ta tin tưởng các tòa án của chúng ta, trong đó có Tòa cao cả này, có thể bênh vực các quyền tự do cá nhân. Sự cân bằng trên từng phục vụ Âu Châu cách tốt đẹp cả hơn 60 năm qua.
19. Nó cũng là sự cân bằng dùng làm hải đăng cho toàn thế giới vì nó chứng minh điều này: quốc gia nào tin rằng dân chủ đòi họ phải cởi bỏ bản sắc tôn giáo của mình, quốc gia ấy không đúng. Phán quyết của Phòng đã phá vỡ sự cân bằng độc đáo nói trên và liều mình sẽ san bằng cảnh giới hiến định của ta bằng cách cướp đi gia tài chính là tính đa dạng hiến định của nó. Tòa đáng kính này nên phục hồi sự cân bằng trên.
20. Tôi xin nói tới lầm lẫn thứ hai về ý niệm của Phòng, là sự nhập nhằng (conflation) có tính thực tiễn và ý niệm giữa chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập.
21. Ngày nay, đường phân rẽ chính về xã hội tại các Nhà Nước của ta liên quan tới tôn giáo không còn là giữa những người như Công Giáo và Thệ Phản nữa, mà là giữa người có tôn giáo và người ‘thế tục’. Tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Thí dụ, chỉ các trường thế tục mới được tài trợ. Các trường tôn giáo phải là tư nhân và không được sự yểm trợ công cộng. Chủ trương đó là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không “trung lập”. Các nhà nước không thế tục, dù hoàn toàn tôn trọng quyền tự do theo và tự do không theo tôn giáo, vẫn có thể có một hình thức tôn giáo công cộng nào đó như tôi đã nhắc ở trên. Chủ nghĩa thế tục bênh vực một quảng trường công cộng trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập.
22. Một số quốc gia như Hòa Lan và Vương Quốc Thống Nhất (UK), hiểu rõ thế lưỡng nan. Trong phạm vi giáo dục, các quốc gia này hiểu rằng trung lập không hệ ở việc hỗ trợ các chủ thể thế tục và chống lại các chủ thể tôn giáo. Bởi thế, các Nhà Nước này tài trợ cả các trường công cộng của thế tục, lẫn các trường công cộng của tôn giáo.
23. Nếu bảng mầu xã hội của một xã hội chỉ bao gồm các nhóm xanh dương, vàng và đỏ, thì đen, tức không mầu, sẽ là mầu trung lập. Nhưng một khi một trong các lực lượng xã hội trong xã hội ấy chọn đen làm mầu riêng của mình, thì việc chọn lựa ấy đâu còn là trung lập nữa. Chủ nghĩa thế tục không ủng hộ một bức tường mất hết mọi biểu tượng của Nhà Nước. Như thế, vạ tuyệt thông chỉ được ban hành cho các biểu tượng tôn giáo.
24. Hậu quả giáo dục của việc trên như thế nào?
25. Hãy sét dụ ngôn sau đây về Marco và Leonardo, 2 người bạn sắp sửa đi học. Leonardo tới nhà thăm Marco. Vừa bước vào, em thấy một Tượng Chịu Nạn. Em lên tiếng hỏi: ‘Cái gì đây?’. ‘Tượng Chịu Nạn, sao, mày không có một tượng ở nhà hay sao? Nhà nào cũng nên có một tượng’. Trở về nhà, Leonardo rất thắc mắc, giao động. Mẹ em nhẫn nại giải thích: ‘Họ là người Công Giáo tin đạo. Chúng ta thì không. Chúng ta đi đường khác’. Bây giờ, mời qúy vị tưởng tượng cảnh Marco tới thăm nhà Leonardo. ‘Trời đất! Không có Tượng Chịu Nạn sao? Tường hoàn toàn trống sao?’ Bạn em bảo: “Gia đình tao không tin chuyện vớ vẩn đó”. Marco trở về nhà, hết sức giao động. Mẹ em giải thích ‘con ạ, chúng ta đi đường khác’. Hôm sau, cả hai em tới trường. Qúy vị hãy tưởng tượng là trường có Tượng Chịu Nạn. Leonardo về nhà bị giao động: ‘Trường giống nhà Marco. Má ạ, má có chắc chắn mình không sao khi không có Tượng Chịu Nạn không?’ Đó chính là cốt lõi đơn khiếu nại của Bà Lautsi. Nhưng nếu qúy vị tưởng tượng cách khác: vào ngày đầu tiên, tường phòng học trần trụi. Marco về nhà, bị giao động, vừa mếu máo vừa nói: ‘Trường giống nhà Leonardo. Thấy không, con đã bảo má: mình không cần Tượng Chịu Nạn mà!’
26. Còn đáng lo ngại hơn nữa nếu Tượng Chịu Nạn vốn đã có ở đấy nhưng bỗng nhiên bị gỡ bỏ.
27. Xin qúy vị đừng lầm lẫn chuyện này: bức tường nhà nước bắt phải trần trụi, như trường hợp tại Pháp, rất có thể gợi nơi học sinh ý tưởng: Nhà Nước đang có thái độ bài tôn giáo. Chúng tôi tin tưởng học trình của Cộng Hòa Pháp sẽ dạy con em họ lòng khoan dung và tính đa nguyên và đánh tan ý tưởng trên. Luôn luôn có sự tác động qua lại giữa điều có trên tường và cách người ta bàn luận và dạy về nó ở trong lớp. Cũng thế, Tượng Chịu Nạn trên tường rất có thể bị quan niệm như một cưỡng đặt. Một lần nữa, còn tùy ở học trình có ngữ cảnh hóa và dạy trẻ em lòng khoan dung và tính đa nguyên trong các trường của Ý hay không. Cũng có thể đưa ra giải pháp khác là treo các biểu tượng của nhiều tôn giáo khác nhau và tìm ra nhiều phương tiện khác thích hợp hơn để chuyển tải sứ điệp đa nguyên.
28. Rõ ràng là: xét vì tính đa dạng của Âu Châu trong vấn đề này, nên không thể có một giải pháp chung cho mọi nước Thành Viên, mọi lớp học, mọi hoàn cảnh. Người ta cần phải xét tới thực tại xã hội và chính trị địa phương, các yếu tố dân số học của nó, lịch sử của nó, cảm quan tính và tính nhạy cảm của Cha Mẹ.
29. Có thể có những hoàn cảnh đặc biệt trong đó việc dàn xếp của Nhà Nước bị coi là cưỡng đặt và có tính thù nghịch, nhưng gánh nặng chứng minh nằm trên vai cá nhân và phải xác định ra các hạn chế cao để Nhà Nước khó nhân danh Công Ước mà can thiệp vào các chọn lựa giáo dục. Một luật lệ thích hợp cho mọi người, như trong phán quyết của Đệ Nhị Phòng, một phán quyết thiếu hẳn ngữ cảnh lịch sử, chính trị, dân số và văn hóa, chỉ là một phán quyết không đáng tham vấn, trái lại phá nát chính chủ nghĩa đa nguyên, tính đa dạng và lòng khoan dung mà Công Ước muốn bảo đảm và là dấu ấn của Âu Châu.
Đức Thánh Cha yêu cầu Iraq mau chóng thành lập một chính phủ để bảo vệ các Kitô hữu
Bùi Hữu Thư
06:29 04/07/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI yêu cầu giới lãnh đạo Iraq mau chóng thành lập một chính phủ vững chãi để bảo vệ người Kitô giáo thiểu số trong quốc gia vẫn còn đang bị xâu xé bởi bạo tàn.
Đức Thánh Cha chuyển lời kêu gọi này qua tân đại sứ Iraq tại Vatican, Habbeb Mohammed Hadi Ali al-Sadr, khi ông trình uỷ nhiệm thư trong một cuộc tiếp kiến riêng ngày 2 tháng 7. Đức Thánh Cha Benedict ngợi khen “lòng can đảm và cương quyết phi thường” của người dân Iraq khi họ đi bầu mặc dù có những sự bạo hành và đe doạ tại các nơi đầu phiếu. Một chính quyền quốc gia vẫn chưa được thiết lập, khiến cho quốc gia này vẫn ở trong tình trạng trống không về chính trị và an ninh. Đức Thánh Cha yêu cầu phải thành lập ngay một chính phủ “để cho ý nguyện của người dân là có được một chính phủ vững chãi và hiệp nhất được Iraq sẽ thành hình.”
Ngài đề cập đến ưu tư đã nhiều lần được nêu lên về nỗi thống khổ của các nhóm dân thiểu số người Kitô giáo tại Iraq, nhiều người đã phải chaỵ trốn vì bị tấn công và đàn áp.
Đức Thánh Cha nói ngài hy vọng tình hình sẽ sáng sủa hơn để cho họ có thể “ở lại nơi quê hương của tổ tiên họ, và những ai đã bị bó buộc phải di cư sẽ có thể mau chóng trở về.”
Ngài công nhận là cả người Hồi giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều đã chịu đựng những hậu quả của sự bạo hành tàn phá quốc gia này trong nhiều năm, nhưng ngài hy vọng là “sự cùng chia sẻ những thống khổ có thể tạo nên một mối tương quan sâu xa” và thúc đẩy những nỗ lực chung cho hòa bình.
Đức Thánh Cha chuyển lời kêu gọi này qua tân đại sứ Iraq tại Vatican, Habbeb Mohammed Hadi Ali al-Sadr, khi ông trình uỷ nhiệm thư trong một cuộc tiếp kiến riêng ngày 2 tháng 7. Đức Thánh Cha Benedict ngợi khen “lòng can đảm và cương quyết phi thường” của người dân Iraq khi họ đi bầu mặc dù có những sự bạo hành và đe doạ tại các nơi đầu phiếu. Một chính quyền quốc gia vẫn chưa được thiết lập, khiến cho quốc gia này vẫn ở trong tình trạng trống không về chính trị và an ninh. Đức Thánh Cha yêu cầu phải thành lập ngay một chính phủ “để cho ý nguyện của người dân là có được một chính phủ vững chãi và hiệp nhất được Iraq sẽ thành hình.”
Ngài đề cập đến ưu tư đã nhiều lần được nêu lên về nỗi thống khổ của các nhóm dân thiểu số người Kitô giáo tại Iraq, nhiều người đã phải chaỵ trốn vì bị tấn công và đàn áp.
Đức Thánh Cha nói ngài hy vọng tình hình sẽ sáng sủa hơn để cho họ có thể “ở lại nơi quê hương của tổ tiên họ, và những ai đã bị bó buộc phải di cư sẽ có thể mau chóng trở về.”
Ngài công nhận là cả người Hồi giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều đã chịu đựng những hậu quả của sự bạo hành tàn phá quốc gia này trong nhiều năm, nhưng ngài hy vọng là “sự cùng chia sẻ những thống khổ có thể tạo nên một mối tương quan sâu xa” và thúc đẩy những nỗ lực chung cho hòa bình.
Các giám mục Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thúc dục việc truyền giáo trên mạng trực tuyến
Paul Minh Nhật
07:39 04/07/2010
Các giám mục Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha thúc dục việc truyền giáo trên mạng trực tuyến
(Madrid, Tây Ban Nha. 01/07/2010 - CNA) - Ủy Ban Truyền Thông của các Giám Mục Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã kết thúc buổi họp tại Malaga trong tuần này đã đồng ý với nhau rằng liên mạng(internet) là một phần của nền văn hóa ngày nay và do đó Giáo Hội cần phải sử dụng nó cho công cuộc truyền giáo.
Nói với thông tấn xã EFE của Tây Ban Nha, ĐGM Joan Piris, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, đã nói rằng các công nghệ mới là một cơ hội để thực hiện công việc mục vụ và Giáo Hội "phải không còn được đứng bên ngoài"
Ngài cũng nói rằng vì lý do này mà các linh mục phải chuẩn bị cho họ cách đầy đủ để thực hiện các sứ vụ của họ như là các "nhà truyền thông giỏi"
ĐGM Piris giải thích "Họ phải nhận rõ được tầm quan trọng và đồng thời phải được hiểu rõ,"
Đề cập đến các trang mạng xã hội, ĐGM Piris nói, "Chúng cần phải được sử dụng một cách đúng đắn nhằm tránh trở thành một vết dầu hắc ín(salve)" của internet.
Ngài nói thêm: Sự hiện diện của các giám mục trong những sự sắp đặt bố trí mới phải không được dẫn họ đến sao lãng việc chăm sóc đời sống đức tin cá nhân, ngài cảnh báo rằng những môi trường ảo phải không được trở thành sự thay thế cho việc tiếp xúc cá nhân trực tiếp hay là cho cho những kinh nghiệm cộng đoàn về một cảm thức tôn giáo, mặc dù họ có thể khen ngợi chúng và giúp được một số người "vượt qua được sự cô đơn."
Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, ĐGM Manuel Clemente, đã đồng ý rằng các phương tiện truyền thông không chỉ là một công cụ nhưng trở thành một phần của nền văn hóa ngày hôm nay.
(Madrid, Tây Ban Nha. 01/07/2010 - CNA) - Ủy Ban Truyền Thông của các Giám Mục Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã kết thúc buổi họp tại Malaga trong tuần này đã đồng ý với nhau rằng liên mạng(internet) là một phần của nền văn hóa ngày nay và do đó Giáo Hội cần phải sử dụng nó cho công cuộc truyền giáo.
Nói với thông tấn xã EFE của Tây Ban Nha, ĐGM Joan Piris, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, đã nói rằng các công nghệ mới là một cơ hội để thực hiện công việc mục vụ và Giáo Hội "phải không còn được đứng bên ngoài"
Ngài cũng nói rằng vì lý do này mà các linh mục phải chuẩn bị cho họ cách đầy đủ để thực hiện các sứ vụ của họ như là các "nhà truyền thông giỏi"
ĐGM Piris giải thích "Họ phải nhận rõ được tầm quan trọng và đồng thời phải được hiểu rõ,"
Đề cập đến các trang mạng xã hội, ĐGM Piris nói, "Chúng cần phải được sử dụng một cách đúng đắn nhằm tránh trở thành một vết dầu hắc ín(salve)" của internet.
Ngài nói thêm: Sự hiện diện của các giám mục trong những sự sắp đặt bố trí mới phải không được dẫn họ đến sao lãng việc chăm sóc đời sống đức tin cá nhân, ngài cảnh báo rằng những môi trường ảo phải không được trở thành sự thay thế cho việc tiếp xúc cá nhân trực tiếp hay là cho cho những kinh nghiệm cộng đoàn về một cảm thức tôn giáo, mặc dù họ có thể khen ngợi chúng và giúp được một số người "vượt qua được sự cô đơn."
Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, ĐGM Manuel Clemente, đã đồng ý rằng các phương tiện truyền thông không chỉ là một công cụ nhưng trở thành một phần của nền văn hóa ngày hôm nay.
Công nhận các nhân đức anh hùng của 6 tôi tớ Chúa
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:24 04/07/2010
Công nhận các nhân đức anh hùng của 6 tôi tớ Chúa
Roma, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 6 vị tôi tớ Chúa. Tiếp theo, việc công nhận một phép lạ xảy ra sẽ mở rộng cánh cửa đối với tiến trình phong chân phước.
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức Cha Angelo Amato, SDB, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh vào sáng hôm thứ năm vừa qua 01/07/2010 tại Vatican. Ngài cũng cho phép phổ biến sắc lệnh liên quan đến 5 phép lạ và 31 vị anh hùng tử đạo.
Những sắc lệnh về các nhân đức anh hùng có đề cập đến:
- Người tôi tớ Chúa Basilio Martinelli (1872 -1962), linh mục người Italia, tu sĩ Dòng Anh Em Cavanis.
- Nữ tôi tớ Chúa María Antonia de San José (María Antonia de Paz y Figueroa), được gọi một cách kính trọng là « Mẹ Antula », nữ tu người Argentina (1730 - 1799).
- Nữ tôi tớ Chúa Maria (Kasimira Kaupas) (1880 - 1940), tu sĩ người Lituania, đấng sáng lập dòng Chị Em Thánh Casimir, qua đời tại Chicago vào năm 1940.
- Nữ tôi tớ Chúa Maria Luisa (Gertrude Prosperi) (1799 - 1847), đan sĩ dòng kín Bénédictine Italia, bề trên đan viện Trevi.
- Nữ tôi tớ Chúa María Teresa (María Carmen Albarracín) (1927 - 1946), tu sĩ người Tây Ban Nha Dòng Nữ Thừa Sai Clatet Đức Mẹ Vô Nhiễm.
- Nữ tôi tớ Chúa Maria Plautilla (Lucia Cavallo) (1913 - 1947), tu sĩ người Italia Dòng Tiểu muội Thừa Sai Bác Ái Cottolengo.
Roma, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 6 vị tôi tớ Chúa. Tiếp theo, việc công nhận một phép lạ xảy ra sẽ mở rộng cánh cửa đối với tiến trình phong chân phước.
Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Đức Cha Angelo Amato, SDB, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh vào sáng hôm thứ năm vừa qua 01/07/2010 tại Vatican. Ngài cũng cho phép phổ biến sắc lệnh liên quan đến 5 phép lạ và 31 vị anh hùng tử đạo.
Những sắc lệnh về các nhân đức anh hùng có đề cập đến:
- Người tôi tớ Chúa Basilio Martinelli (1872 -1962), linh mục người Italia, tu sĩ Dòng Anh Em Cavanis.
- Nữ tôi tớ Chúa María Antonia de San José (María Antonia de Paz y Figueroa), được gọi một cách kính trọng là « Mẹ Antula », nữ tu người Argentina (1730 - 1799).
- Nữ tôi tớ Chúa Maria (Kasimira Kaupas) (1880 - 1940), tu sĩ người Lituania, đấng sáng lập dòng Chị Em Thánh Casimir, qua đời tại Chicago vào năm 1940.
- Nữ tôi tớ Chúa Maria Luisa (Gertrude Prosperi) (1799 - 1847), đan sĩ dòng kín Bénédictine Italia, bề trên đan viện Trevi.
- Nữ tôi tớ Chúa María Teresa (María Carmen Albarracín) (1927 - 1946), tu sĩ người Tây Ban Nha Dòng Nữ Thừa Sai Clatet Đức Mẹ Vô Nhiễm.
- Nữ tôi tớ Chúa Maria Plautilla (Lucia Cavallo) (1913 - 1947), tu sĩ người Italia Dòng Tiểu muội Thừa Sai Bác Ái Cottolengo.
Ba Lan đón nhận Tân Sứ Thần Tòa Thánh
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:04 04/07/2010
Ba Lan đón nhận Tân Sứ Thần Tòa Thánh
ROMA, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa bổ nhiệm Đức Cha Celestino Migliore, trước đó là Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New-York, làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan.
Sự chọn lựa một vị ngoại giao tầm cỡ quốc tế này thể hiện sự quan tâm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đối với Ba Lan, người quan sát Roma đánh giá. Vị Sứ Thần Tòa Thánh là người chìa khóa, không những trong mối quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước, giữa Giáo Hội địa phương với Roma, mà còn đối với việc bổ nhiệm các giám mục tương lai. Được biết, tin vui về việc chọn lựa này đã được đón nhận trong niềm phấn khởi tại Ba Lan.
Đức Cha Migliore kế vị Đức Cha Mgr Jozef Kowalczyk, được bổ nhiệm vào ngày 8 tháng Năm vừa qua làm Tổng Giám Mục giáo phận Gniezno đồng thời là Giáo Trưởng của Giáo Hội Ba Lan.
Như vậy, chức vị Quan Sát Viên thường trực Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New-York hiện giờ bị khuyết.
ROMA, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa bổ nhiệm Đức Cha Celestino Migliore, trước đó là Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New-York, làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan.
Sự chọn lựa một vị ngoại giao tầm cỡ quốc tế này thể hiện sự quan tâm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đối với Ba Lan, người quan sát Roma đánh giá. Vị Sứ Thần Tòa Thánh là người chìa khóa, không những trong mối quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước, giữa Giáo Hội địa phương với Roma, mà còn đối với việc bổ nhiệm các giám mục tương lai. Được biết, tin vui về việc chọn lựa này đã được đón nhận trong niềm phấn khởi tại Ba Lan.
Đức Cha Migliore kế vị Đức Cha Mgr Jozef Kowalczyk, được bổ nhiệm vào ngày 8 tháng Năm vừa qua làm Tổng Giám Mục giáo phận Gniezno đồng thời là Giáo Trưởng của Giáo Hội Ba Lan.
Như vậy, chức vị Quan Sát Viên thường trực Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New-York hiện giờ bị khuyết.
Một vài bổ nhiệm mới tại Vatican
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:19 04/07/2010
Một vài bổ nhiệm mới tại Vatican
ROMA, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa bổ nhiệm một tu sĩ dòng Salêdiêng, cha Enrico dal Covolo, làm Viện Trưởng Đại Học Giáo Hoàng Latêranô.
Tưởng cũng nhắc lại rằng chính Đức Thánh Cha đã trao phó cho ngài việc giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm nay tại Giáo Triều Roma với chủ đề « Những bài học của Thiên Chúa và của Giáo Hội về ơn gọi linh mục ». Nhân dịp ấy, cha dal Covolo đã có cuộc trao đổi với hãng tin Tòa Thánh Zenit đề ngày 19 tháng Hai năm 2010.
Vị tiền nhiệm của ngài là Đức Cha Salvatore (Rino) Fisichella, người vừa được bổ nhiệm làm Chủ Tịch thứ nhất của Hội Đồng Tòa Thánh về thăng tiến tân Phúc Âm Hóa.
Về phần mình, Đức Cha Ignacio Carrasco de Paula, người Tây Ban Nha, cũng có tên trong danh sách bổ nhiệm năm nay của Tòa Thánh. Ngài chính thức được trao trọng trách làm Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống mà trước đó từng là Chưởng Ấn của Viện này.
Đức Cha Carrasco de Paula sinh tại Barcelona năm 1937, chịu chức linh mục năm 1966 ở Roma. Ngài có văn bằng về triết học và y khoa và là thành viên giám chức của Thánh Giá (Opus Dei).
Vị Tân Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng trước đây là Viện Trưởng Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá trong suốt 10 năm, từ năm 1984 đến năm 1994. Ngài cũng giảng dạy môn đạo đức sinh học tại Đại Học Công Giáo Thánh Tâm và từng là Giám Đốc Viện Đạo Đức Sinh học của trường đại học này.
ROMA, (Zenit.org) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa bổ nhiệm một tu sĩ dòng Salêdiêng, cha Enrico dal Covolo, làm Viện Trưởng Đại Học Giáo Hoàng Latêranô.
Tưởng cũng nhắc lại rằng chính Đức Thánh Cha đã trao phó cho ngài việc giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm nay tại Giáo Triều Roma với chủ đề « Những bài học của Thiên Chúa và của Giáo Hội về ơn gọi linh mục ». Nhân dịp ấy, cha dal Covolo đã có cuộc trao đổi với hãng tin Tòa Thánh Zenit đề ngày 19 tháng Hai năm 2010.
Vị tiền nhiệm của ngài là Đức Cha Salvatore (Rino) Fisichella, người vừa được bổ nhiệm làm Chủ Tịch thứ nhất của Hội Đồng Tòa Thánh về thăng tiến tân Phúc Âm Hóa.
Về phần mình, Đức Cha Ignacio Carrasco de Paula, người Tây Ban Nha, cũng có tên trong danh sách bổ nhiệm năm nay của Tòa Thánh. Ngài chính thức được trao trọng trách làm Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống mà trước đó từng là Chưởng Ấn của Viện này.
Đức Cha Carrasco de Paula sinh tại Barcelona năm 1937, chịu chức linh mục năm 1966 ở Roma. Ngài có văn bằng về triết học và y khoa và là thành viên giám chức của Thánh Giá (Opus Dei).
Vị Tân Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng trước đây là Viện Trưởng Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá trong suốt 10 năm, từ năm 1984 đến năm 1994. Ngài cũng giảng dạy môn đạo đức sinh học tại Đại Học Công Giáo Thánh Tâm và từng là Giám Đốc Viện Đạo Đức Sinh học của trường đại học này.
Đức Thánh Cha Benedict gọi Mẹ Maria là “gương mẫu toàn hảo” của sự vâng phục Thánh Ý Chúa
Bùi Hữu Thư
20:11 04/07/2010
L'Aquila, Italy, Jul 4, 2010 / 11:30 am (CNA/EWTN News).- Trước khi hướng dẫn kinh Truyền Tin tại thành phố Ý Sulmona ngài đến thăm ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đề nghị Đức Mẹ Maria là “gương mẫu toàn hảo của sự vâng phục Thánh Ý Chúa.” Ngài cũng hy vọng có một sự gia tăng lòng yêu mến đời sống bình dị, như Thánh Celestine đã sống, và nhờ đó có sự tự do về tâm trí để có thể cởi mở cho sự chia sẻ.
Trong dịp viếng thăm nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 800 của Thánh Celestine, Đức Thánh Cha hướng dẫn hàng ngàn tín hữu đọc kinh Đức Mẹ sau Thánh Lễ tại công trường thành phố.
Ngài cầu nguyện cho Dân Chúa có thể “vui sướng và hiệp nhất bước đi trên con đường tin, cậy và mến.” và xin cho mọi người “trung thành với di sản của Thánh Celestine, để có thể luôn luôn biết cách hợp nhất Phúc Âm với lòng xót thương, để cho tất cả những ai tìm kiếm Chúa đều có thể gặp Người. "
Thánh Celestine là một vị ẩn tu thế kỷ 13 đã trở thành Đức Thánh Cha Celestine V. Di hài của ngài hiện được chôn trong hầm mộ của nhà thờ chánh tòa San Panfilo tại Sulmona, nơi Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến viếng thăm chiều Chúa Nhật để tiếp kiến giới trẻ trong khu vực.
Trở lại với Mẹ Maria, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “Nơi Đức Nữ Đồng Trinh của sự thinh lặng và lắng nghe, Thánh Celestine đã tìm thấy “gương mẫu toàn hảo của sự vâng phục Thánh Ý Chúa,” vì ngài sống một đời sống bình dị và khiêm tốn, tìm kiếm “những gì thật sự thiết yếu" và luôn luôn cảm tạ Chúa khi ngài nhận biết được rằng “mọi sự đều là ân sủng do lòng nhân ái của Chúa.”
Trở lại với hiện tại, Đức Thánh Cha nói “chúng ta cũng vậy, chúng ta đang sống trong một thời đại có nhiều tiện nghi và khả năng hơn, chúng ta được mời gọi để yếu mến một lối sống bình dị hơn, để giữ cho tâm trí chúng ta được tự do hơn và để có thể chia sẻ những sở hữu của chúng ta với những anh chị em khác."
Ngài cầu nguyện rằng “Lạy Mẹ chí thánh, Mẹ đã khuyến khích cộng đồng các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu bằng sự hiện diện hiền mẫu của Mẹ, xin trợ giúp Giáo Hội hôm nay biết làm chứng tá tốt lành cho Phúc Âm."
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha tiếp kiến các Đức Giám Mục điạ phương Miền Abruzzo trong bữa ăn trưa tại một nhà hưu dưỡng cho các linh mục già yếu và bệnh hoạn mới được trùng tu và khánh thành với danh hiệu “Nhà Benedict XVI.” Sau bữa trưa, ngài gặp gỡ một phái đoàn của lao khám điạ phương.
Trong dịp viếng thăm nhân ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 800 của Thánh Celestine, Đức Thánh Cha hướng dẫn hàng ngàn tín hữu đọc kinh Đức Mẹ sau Thánh Lễ tại công trường thành phố.
Ngài cầu nguyện cho Dân Chúa có thể “vui sướng và hiệp nhất bước đi trên con đường tin, cậy và mến.” và xin cho mọi người “trung thành với di sản của Thánh Celestine, để có thể luôn luôn biết cách hợp nhất Phúc Âm với lòng xót thương, để cho tất cả những ai tìm kiếm Chúa đều có thể gặp Người. "
Thánh Celestine là một vị ẩn tu thế kỷ 13 đã trở thành Đức Thánh Cha Celestine V. Di hài của ngài hiện được chôn trong hầm mộ của nhà thờ chánh tòa San Panfilo tại Sulmona, nơi Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến viếng thăm chiều Chúa Nhật để tiếp kiến giới trẻ trong khu vực.
Trở lại với Mẹ Maria, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “Nơi Đức Nữ Đồng Trinh của sự thinh lặng và lắng nghe, Thánh Celestine đã tìm thấy “gương mẫu toàn hảo của sự vâng phục Thánh Ý Chúa,” vì ngài sống một đời sống bình dị và khiêm tốn, tìm kiếm “những gì thật sự thiết yếu" và luôn luôn cảm tạ Chúa khi ngài nhận biết được rằng “mọi sự đều là ân sủng do lòng nhân ái của Chúa.”
Trở lại với hiện tại, Đức Thánh Cha nói “chúng ta cũng vậy, chúng ta đang sống trong một thời đại có nhiều tiện nghi và khả năng hơn, chúng ta được mời gọi để yếu mến một lối sống bình dị hơn, để giữ cho tâm trí chúng ta được tự do hơn và để có thể chia sẻ những sở hữu của chúng ta với những anh chị em khác."
Ngài cầu nguyện rằng “Lạy Mẹ chí thánh, Mẹ đã khuyến khích cộng đồng các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu bằng sự hiện diện hiền mẫu của Mẹ, xin trợ giúp Giáo Hội hôm nay biết làm chứng tá tốt lành cho Phúc Âm."
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha tiếp kiến các Đức Giám Mục điạ phương Miền Abruzzo trong bữa ăn trưa tại một nhà hưu dưỡng cho các linh mục già yếu và bệnh hoạn mới được trùng tu và khánh thành với danh hiệu “Nhà Benedict XVI.” Sau bữa trưa, ngài gặp gỡ một phái đoàn của lao khám điạ phương.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội « Sống hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam Của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp »
Trần Văn Cảnh
07:25 04/07/2010
Đại Hội « Sống hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam » Của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
Paris – 03/07/2010. Giờ HỘI NGỘ, từ 10 đến 11 giờ, ngày 03/07/2010, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đến từ Lille, Marseille, Bordeaux, Strasbourg, …khoảng 40 cộng đoàn cùng tụ tập về Giáo Xứ Việt Nam. Họ gặp nhau, chào hỏi nhau, trao đổi, thông tin,… Đây là ngày thứ nhất của hai ngày 03 & 04/07/2010, Đại Hội của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp với chủ đề « Sống Hiệp Thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ».
Trời Paris, nóng và chói mặt trời từ mấy ngày nay, sáng thứ bảy hôm nay lại ngược hẳn lại, u ám, và mưa tầm tã. Nhưng, cũng như các giáo dân giáo tỉnh Hà Nội đã lũ lượt kéo nhau về Sở Kiện ngày 24/11/2009, Hôm nay, 03/07/2010, các giáo dân Việt Nam tại Pháp đã cùng nhau kéo về Giáo Xứ Việt Nam Paris. Giờ Hội Ngộ chỉ bắt đầu từ 10 giờ, nhưng từ 8 giờ, nhiều cộng đoàn đã có mặt.
Hội ngộ với nhau, với Giáo Hội Mẹ Việt Nam và với vị Đại Diện Giáo Hội Việt Nam, Cha Gilbert NGUYỄN KIM SANG, Tổng Đại Diện các CĐCGVN tại Pháp đã xác định ba ý muốn thúc đẩy Hội Ngộ.
Xem hình đại hội sống hiệp thông Năm Thánh 2010
Hội ngộ, các giáo dân Việt Nam tại Pháp muốn bày tỏ ý muốn hiệp thông với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà: « Chúng con không chỉ hiệp thông, mà sống với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà đang cử hành Năm Thánh, nhân dịp mừng 350 năm thành lập hai Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, sau 125 năm hạt giống Tim Mừng đã được gieo xuống trên phần đất quê hương Việt Nam, và nhất làdịp mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam trong thử thách và tin yêu phục vụ cộng đồng dân Chúa. »
Hội ngộ, các giáo dân Việt Nam tại Pháp còn muốn sống và chia sẻ niềm vui của Giáo Hội Việt Nam. « Vâng, chúng con muốn sống và chia sẻ niềm vui của Giáo Hội Việt Nam, tham gia vào lời kinh, tiếng hát cảm tạ với cộng đồng dân Chúa tại quê nhả ».
Hội ngộ, các giáo dân Việt Nam tại Pháp vui mừng và vinh hạnh được vị Đại Diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đến để cùng hiện diện và cùng chia sẻ niềm tin. « Cái tình liên đới huyết nhục hiểu theo nghĩa đức tin, ngày hôm nay, đã được thể hiện qua sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, đã không ngại xa xôi, đến với chúng con trong dịp Đại Hội Này. Sự hiện diện của ĐTGM là một niềm vinh hạnh cho chúng con và đã nói lên lòng ưu ái của Giáo Hội Mẹ Việt Nam dành cho chúng con. Con xin chân thành tri ân Đức Tổng Giám Mục ».
Hội ngộ với các giáo dân Việt Nam tại Pháp, Đức Tổng Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN đã chi sẻ ba tâm tình:
« Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp muốn hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam. Giáo Hội Việt Nam cũng muốn hiệp thông với Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại, trong đó có Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp ».
« Xin các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp sống và bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội Pháp đã góp công lớn mang Tin Mừng đến Việt Nam, nuôi dưỡng nó và làm nó phát triển ».
« Giáo Hội Việt Nam cầu mong cho các sinh hoạt của anh chị em trong các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được hiệp thông trong hai chiều: hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, và hiệp thông với Giáo Hội Địa Phương ».
Một ngàn tín hữu, giáo dân và giáo sỹ, hội ngộ. 1000 con tim vui mừng gặp nhau, chia sẻ niềm vui Đức Tin, chia sẻ tâm tình tạ ơn Hồng Ân Chúa, chia sẻ làng sám hồi, chia sẻ lòng biết ơn tiền nhân, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Paris, ngày 03/07/2010
Trần Văn Cảnh
Trời Paris, nóng và chói mặt trời từ mấy ngày nay, sáng thứ bảy hôm nay lại ngược hẳn lại, u ám, và mưa tầm tã. Nhưng, cũng như các giáo dân giáo tỉnh Hà Nội đã lũ lượt kéo nhau về Sở Kiện ngày 24/11/2009, Hôm nay, 03/07/2010, các giáo dân Việt Nam tại Pháp đã cùng nhau kéo về Giáo Xứ Việt Nam Paris. Giờ Hội Ngộ chỉ bắt đầu từ 10 giờ, nhưng từ 8 giờ, nhiều cộng đoàn đã có mặt.
Hội ngộ với nhau, với Giáo Hội Mẹ Việt Nam và với vị Đại Diện Giáo Hội Việt Nam, Cha Gilbert NGUYỄN KIM SANG, Tổng Đại Diện các CĐCGVN tại Pháp đã xác định ba ý muốn thúc đẩy Hội Ngộ.
Xem hình đại hội sống hiệp thông Năm Thánh 2010
Hội ngộ, các giáo dân Việt Nam tại Pháp muốn bày tỏ ý muốn hiệp thông với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà: « Chúng con không chỉ hiệp thông, mà sống với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà đang cử hành Năm Thánh, nhân dịp mừng 350 năm thành lập hai Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, sau 125 năm hạt giống Tim Mừng đã được gieo xuống trên phần đất quê hương Việt Nam, và nhất làdịp mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam trong thử thách và tin yêu phục vụ cộng đồng dân Chúa. »
Hội ngộ, các giáo dân Việt Nam tại Pháp vui mừng và vinh hạnh được vị Đại Diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đến để cùng hiện diện và cùng chia sẻ niềm tin. « Cái tình liên đới huyết nhục hiểu theo nghĩa đức tin, ngày hôm nay, đã được thể hiện qua sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, đã không ngại xa xôi, đến với chúng con trong dịp Đại Hội Này. Sự hiện diện của ĐTGM là một niềm vinh hạnh cho chúng con và đã nói lên lòng ưu ái của Giáo Hội Mẹ Việt Nam dành cho chúng con. Con xin chân thành tri ân Đức Tổng Giám Mục ».
Hội ngộ với các giáo dân Việt Nam tại Pháp, Đức Tổng Giám Mục NGUYỄN VĂN NHƠN đã chi sẻ ba tâm tình:
« Xin các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp sống và bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội Pháp đã góp công lớn mang Tin Mừng đến Việt Nam, nuôi dưỡng nó và làm nó phát triển ».
« Giáo Hội Việt Nam cầu mong cho các sinh hoạt của anh chị em trong các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được hiệp thông trong hai chiều: hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, và hiệp thông với Giáo Hội Địa Phương ».
Một ngàn tín hữu, giáo dân và giáo sỹ, hội ngộ. 1000 con tim vui mừng gặp nhau, chia sẻ niềm vui Đức Tin, chia sẻ tâm tình tạ ơn Hồng Ân Chúa, chia sẻ làng sám hồi, chia sẻ lòng biết ơn tiền nhân, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Paris, ngày 03/07/2010
Trần Văn Cảnh
ĐGM giáo phận Đà Nẵng ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Thanh Đức
Paul Maria
07:35 04/07/2010
ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ THANH ĐỨC
Chiều Thứ Bảy, 3/7/2010 Lễ Vọng Kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri - Giám Mục Giáo phận đã về chủ sự thánh lễ mừng Quan Thầy của Giáo xứ Thanh Đức và ban Bí tích Thêm Sức cho 49 em Thiếu nhi Giáo xứ.
Cùng đồng tế với Ngài có Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái, Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng và Cha Phó Văn phòng TGM JB.Trần Ngọc Tuyến.
Đông đúc Nam Nữ Tu sĩ, HĐGX và bà con Giáo dân sốt sắng tham dự Thánh lễ chiều nay được tổ chức trên khuôn viên Nhà thờ.
Xem hình ĐGM Đà Nẵng tại giáo xứ Thanh Đức
Đoàn rước với Thánh Giá đền hầu dẫn đầu tiến về lễ đài trong tiếng hát oai hùng vang vọng:
" Đây là đá ( đứng giữa trời ),
Mặc cho đại dương nổi sóng vang gầm.
Đây là đá ( chẳng chuyển rời ),
Mặc cho bão phong thổi réo ầm ầm.
Muôn đời đá này bền vững: Trơ gan cùng tuế nguyệt oai hùng !
Hội Thánh vinh quang xây trên đá này,
Trải bao phong sương nhưng không chuyển lay !
Phêrô là đá.
Sức hỏa ngục xô vào đều tan rã.
Từng qua các thế hệ Đức Tin càng vẻ vang,
Nay chúng con, đoàn chiên nguyện theo Thánh Tông đồ. .. "
Nghi thức ban Bí tích Thêm Sức diễn ra thật trang trọng và sốt sắng.
Các em nhận lãnh phép Thêm Sức với ánh nến trên tay cùng quỳ xuống đất với Đức Giám Mục để xin ơn Chúa Thánh Thần.
Cộng đoàn Phụng vụ hợp tiếng với Ca đoàn Tổng hợp cất lên bài Thánh ca " Thánh Thần, khấn xin ngự đến " làm cho không khí càng thêm thánh thiêng.
Rồi từng em một tiến lên quỳ trước Đấng Kế Vị các Thánh Tông Đồ tại Giáo phận để được Ngài xức dầu, chúc Bình an trong Bí tích Thêm Sức:
" Con hãy nhận lấy Ấn tín Ơn Chúa Thánh Thần - Amen,
Bình an của Chúa ở cùng con - Và ở cùng Cha ".
Cả cộng đoàn Phụng vụ, từ các Cha đồng tế, các Vú Bọ Đỡ Đầu, các bậc Phụ huynh và mọi người hiện diện đã hiệp ý cầu nguyện cho các em, đặc biệt trong phút giây này, và tất cả được mời gọi cùng các em gìn giữ Bảy Nguồn Ơn Chúa Thánh Linh vừa ban xuống để các em luôn mãi là những chứng nhân kiên vững và đích thực của Đức Kitô giữa trần gian...
Đáp từ sau khi Ông Chủ tịch HĐGX dâng lời tạ ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, cách riêng Ban Giảng viên Giáo Lý và Huynh Trưởng Hùng Tâm Dũng Chí đã dày công dạy dỗ để các em xứng đáng lãnh nhận phép Thêm Sức hôm nay, Đức Cha Giuse nói:
" Cha xin chúc mừng Quan Thầy Phêrô và Phaolô của Giáo xứ hôm nay.
- Như Cha Quản xứ đã nói trước Thánh lễ, Cha và cả Giáo phận đặt rất nhiều kỳ vọng trên Thanh Đức - là Giáo xứ lớn và vững mạnh bậc nhất của Giáo phận - và Cha rất bằng lòng với Giáo xứ của anh chị em. Tuy vậy, không thể đứng yên tại chỗ được. Đất nước càng phát triển, càng mở rộng cửa, chúng ta càng phải cảnh giác với bao điều tác hại từ đó tràn vào. Anh chị em hãy tích cực sống Đạo từ việc đọc kinh, dự Lễ... đến việc chú tâm khuyến khích con em và cả gia đình học hỏi Lời Chúa. Chúng ta hạnh phúc khi sống trong Giáo Hội Chúa Kitô. Được Lời Chúa soi dẫn, được Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng, được Hội Thánh là Mẹ Hiền nâng đỡ đùm bọc, chúng ta sẽ an tâm tiến bước trên đường trần thế...
- Cha ước mong cả Giáo xứ cùng góp tay xây dựng Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí vừa được Cha Quản xứ cho tái sinh hoạt. Đây không chỉ là công việc của các anh chị Huynh Trưởng mà thôi...
- Việc học văn hóa là điều tốt. Nhưng hãy cẩn thận vì xã hội hiện nay việc dạy thêm học thêm tràn lan,quá tải..., làm cho các em bơ phờ và mất hết niềm vui tuổi thơ của mình. Hãy lo liệu sao để cân bằng việc học Văn hóa và Giáo Lý cho các em. Để hai chân của các em cân được cân bằng về trí thức và đạo đức, bước đi giữa đời không bị khập khểnh. Xã hội cần người tài không chỉ về bằng cấp mà còn rất cần con người có đạo đức nữa. ..
- Cha được tin Thanh Đức Hải Ngoại tiến hành Đại Hội tại Mỹ. Cha chúc lành và cầu mong Đại Hội thành công... "
Kết thúc Thánh lễ với Phép Lành của Đức Giám Mục Giáo phận.
Đức Cha, Quý Cha chụp hình lưu niệm với các em chịu Bí tích Thêm Sức và dự bữa cơm thân mật với Quý Soeurs, Ban Thường Vụ cùng Ban Giảng viên Giáo Lý Giáo xứ.
". .. Hồng ân Chúa quá vô biên,
Tình yêu thương Chúa diu hiền.
Đời con đây bé nhỏ thấp hèn,
Lấy gì để tạ ơn Chúa, Chúa ơi !. .. "
Chiều Thứ Bảy, 3/7/2010 Lễ Vọng Kính hai Thánh Phêrô và Phaolô, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri - Giám Mục Giáo phận đã về chủ sự thánh lễ mừng Quan Thầy của Giáo xứ Thanh Đức và ban Bí tích Thêm Sức cho 49 em Thiếu nhi Giáo xứ.
Cùng đồng tế với Ngài có Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái, Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng và Cha Phó Văn phòng TGM JB.Trần Ngọc Tuyến.
Đông đúc Nam Nữ Tu sĩ, HĐGX và bà con Giáo dân sốt sắng tham dự Thánh lễ chiều nay được tổ chức trên khuôn viên Nhà thờ.
Xem hình ĐGM Đà Nẵng tại giáo xứ Thanh Đức
Đoàn rước với Thánh Giá đền hầu dẫn đầu tiến về lễ đài trong tiếng hát oai hùng vang vọng:
" Đây là đá ( đứng giữa trời ),
Mặc cho đại dương nổi sóng vang gầm.
Đây là đá ( chẳng chuyển rời ),
Mặc cho bão phong thổi réo ầm ầm.
Muôn đời đá này bền vững: Trơ gan cùng tuế nguyệt oai hùng !
Hội Thánh vinh quang xây trên đá này,
Trải bao phong sương nhưng không chuyển lay !
Phêrô là đá.
Sức hỏa ngục xô vào đều tan rã.
Từng qua các thế hệ Đức Tin càng vẻ vang,
Nay chúng con, đoàn chiên nguyện theo Thánh Tông đồ. .. "
Nghi thức ban Bí tích Thêm Sức diễn ra thật trang trọng và sốt sắng.
Các em nhận lãnh phép Thêm Sức với ánh nến trên tay cùng quỳ xuống đất với Đức Giám Mục để xin ơn Chúa Thánh Thần.
Cộng đoàn Phụng vụ hợp tiếng với Ca đoàn Tổng hợp cất lên bài Thánh ca " Thánh Thần, khấn xin ngự đến " làm cho không khí càng thêm thánh thiêng.
Rồi từng em một tiến lên quỳ trước Đấng Kế Vị các Thánh Tông Đồ tại Giáo phận để được Ngài xức dầu, chúc Bình an trong Bí tích Thêm Sức:
" Con hãy nhận lấy Ấn tín Ơn Chúa Thánh Thần - Amen,
Bình an của Chúa ở cùng con - Và ở cùng Cha ".
Cả cộng đoàn Phụng vụ, từ các Cha đồng tế, các Vú Bọ Đỡ Đầu, các bậc Phụ huynh và mọi người hiện diện đã hiệp ý cầu nguyện cho các em, đặc biệt trong phút giây này, và tất cả được mời gọi cùng các em gìn giữ Bảy Nguồn Ơn Chúa Thánh Linh vừa ban xuống để các em luôn mãi là những chứng nhân kiên vững và đích thực của Đức Kitô giữa trần gian...
Đáp từ sau khi Ông Chủ tịch HĐGX dâng lời tạ ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, cách riêng Ban Giảng viên Giáo Lý và Huynh Trưởng Hùng Tâm Dũng Chí đã dày công dạy dỗ để các em xứng đáng lãnh nhận phép Thêm Sức hôm nay, Đức Cha Giuse nói:
" Cha xin chúc mừng Quan Thầy Phêrô và Phaolô của Giáo xứ hôm nay.
- Như Cha Quản xứ đã nói trước Thánh lễ, Cha và cả Giáo phận đặt rất nhiều kỳ vọng trên Thanh Đức - là Giáo xứ lớn và vững mạnh bậc nhất của Giáo phận - và Cha rất bằng lòng với Giáo xứ của anh chị em. Tuy vậy, không thể đứng yên tại chỗ được. Đất nước càng phát triển, càng mở rộng cửa, chúng ta càng phải cảnh giác với bao điều tác hại từ đó tràn vào. Anh chị em hãy tích cực sống Đạo từ việc đọc kinh, dự Lễ... đến việc chú tâm khuyến khích con em và cả gia đình học hỏi Lời Chúa. Chúng ta hạnh phúc khi sống trong Giáo Hội Chúa Kitô. Được Lời Chúa soi dẫn, được Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng, được Hội Thánh là Mẹ Hiền nâng đỡ đùm bọc, chúng ta sẽ an tâm tiến bước trên đường trần thế...
- Cha ước mong cả Giáo xứ cùng góp tay xây dựng Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí vừa được Cha Quản xứ cho tái sinh hoạt. Đây không chỉ là công việc của các anh chị Huynh Trưởng mà thôi...
- Việc học văn hóa là điều tốt. Nhưng hãy cẩn thận vì xã hội hiện nay việc dạy thêm học thêm tràn lan,quá tải..., làm cho các em bơ phờ và mất hết niềm vui tuổi thơ của mình. Hãy lo liệu sao để cân bằng việc học Văn hóa và Giáo Lý cho các em. Để hai chân của các em cân được cân bằng về trí thức và đạo đức, bước đi giữa đời không bị khập khểnh. Xã hội cần người tài không chỉ về bằng cấp mà còn rất cần con người có đạo đức nữa. ..
- Cha được tin Thanh Đức Hải Ngoại tiến hành Đại Hội tại Mỹ. Cha chúc lành và cầu mong Đại Hội thành công... "
Kết thúc Thánh lễ với Phép Lành của Đức Giám Mục Giáo phận.
Đức Cha, Quý Cha chụp hình lưu niệm với các em chịu Bí tích Thêm Sức và dự bữa cơm thân mật với Quý Soeurs, Ban Thường Vụ cùng Ban Giảng viên Giáo Lý Giáo xứ.
". .. Hồng ân Chúa quá vô biên,
Tình yêu thương Chúa diu hiền.
Đời con đây bé nhỏ thấp hèn,
Lấy gì để tạ ơn Chúa, Chúa ơi !. .. "
Về vị đại diện không thường trú toà thánh tại Việt Nam (2)
Hà Minh Thảo
10:22 04/07/2010
ÐẠI DIỆN KHÔNG THƯỜNG TRÚ TÒA THÁNH TẠI VIỆT NAM 2
(tiếp theo)
Cũng trong ngày 29.06.2010, trong bài có tựa đề ‘Vatican bổ nhiệm đại diện tại Việt Nam’, nữ phóng viên Khoa Diễm, đài phát thanh Á châu Tự do (RFA, Radio Free Asia), Hoa kỳ, đã có những dòng tóm thuật khóa họp lần thứ hai của Nhóm làm việc Hỗn hợp Việt Nam-Vatican mà kết quả là: Đức giáo hoàng sẽ cử một đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam.
Xin mời đọc bài này tại:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-do-Vietnamese-Catholics-feel-about-the-outcomes-of-the-second-Joint-Working-Group-meeting-Kdiem-06292010110746.html
Để mở đầu phỏng vấn, chị Khoa Diễm gợi ý: « chức vị mới này không phải là một vị Sứ thần hay là vị Khâm sứ thường trực tại Việt Nam và đây là mối nghi ngại của một linh mục không muốn nêu tên tại Việt Nam. » và Linh mục này đáp (xin tóm): « … nghi ngờ vì không chính thức, không rõ vấn đề… chỉ là chuyện chính trị ngoại giao vậy thôi. Tòa thánh có liên lạc ngoại giao với nhà nước Việt Nam thì tốt nhưng không biết như thế nào. Người ta bình luận cũng có cái là sự thật, nhưng sự thật làm đau đớn người ta, người công giáo, người nghèo. Đạo hạnh giữ đức tin cho nó vững vàng mà nhiều khi chỉ nhắm vào chính trị hay ngoại giao thì người nghèo sẽ đau khổ dữ lắm.
Chúng tôi xin phép được nói lên cảm tình của mình khi nhận được tin ‘bổ nhiệm đại diện tại Việt Nam’ là vui mừng và hy vọng. Chúng ta nên biết thế này: Tòa Thánh được điều khiển bởi Đức Thánh Cha vừa là Người Lãnh đạo Giáo hội Công giáo vừa là Quốc trưởng Quốc gia Tòa Thánh. Do đó, theo Giáo luật Điều 363, ‘Các Phái Viên Của Đức Thánh Cha’ [Phái Viên được dịch từ la-tin legatus, có nghĩa là ‘người được gởi đi’ (envoyé, tiếng Pháp)] cũng có những nhiệm vụ về Đạo (cạnh Hội đồng Giám mục các nước, lãnh đạo Giáo hội địa phương, theo Giáo luật Điều 364) và về ngoại giao (cạnh Chính phủ của quốc gia, theo Giáo luật Điều 365).
Chúng tôi xác tín ‘người nghèo sẽ đau khổ dữ lắm’ không xảy ra đâu mà trái lại. Chúng tôi đã tận mắt thấy Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam, từ năm 1964 đến 1969, trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Khi có dự án y tế, xã hội trợ giúp người nghèo, các đoàn thể sinh viên Công giáo có thể xin gặp Đức Khâm sứ bằng xin hẹn qua Linh mục Vinh sơn Trần ngọc Thụ, Thư ký Đức Khâm sứ (sau này, đã trở thành Đức ông, Thư ký Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II).
Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã viết Thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ (Deus Caritas est, ban hành ngày 25.01.2006) mà các Phái Viên của Ngài không biết hay không thực hành sao ? Nếu những năm 1959 và 1960, Đức Khâm sứ Mario Brini không vì Giáo hội Việt-Nam mà xúc tiến công việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Ngày nay, Công Giáo Việt-Nam chưa tới lúc để cử hành Năm Thánh hoành tráng năm nay đâu ?
Tiếp theo, chị Khoa Diễm lại gợi ý: « Nhiều giáo dân tại Việt Nam tin rằng đây là một tin vui, nhưng nhìn chung họ nhận thấy còn rất nhiều vấn đề liên quan cần phải làm rõ. » và chị mời Ông Nguyễn hữu Vinh, một giáo dân tại Hà Nội cho ý kiến. Ông này cho biết (xin tóm):
« Bước tiến về ngoại giao của hai bên là một tin vui. Đức giáo hoàng sẽ bổ nhiệm ra sao, vì qua nhiều sự kiện thì có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Quan hệ tốt đẹp thì cũng vui thôi… Dù ai là Đại diện hay Khâm sứ, vấn đề chính là Vatican cần hiểu rõ được nội tình và tình hình thực tế của Giáo hội Việt Nam hiện nay để phản ảnh đúng thực chất thì mới có tác dụng tốt cho Giáo hội và Đất nước. Tuy chưa đủ như ngày xưa, Vatican và Việt Nam đã có mối quan hệ rất khắng khít với một Sứ thần Tòa Thánh ở Việt Nam. Nhưng so với gần đây, sau khi chế độ Việt Nam Cộng sản nắm quyền cho đến bây giờ thì tôi nghĩ có một vị đại diện sẽ tốt hơn là không có gì. »
Chúng tôi xin chia sẻ phần lớn nhận định này. Đúng ra, Đức Thánh Cha chưa bao giờ cử đến Việt-Nam một Phái Viên ở cấp Sứ thần Tòa Thánh (xin xem phần dưới đây).
Nữ phóng viên RFA đặt vấn đề: « nếu vị Khâm sứ hay Sứ thần không phải là người Việt thì liệu người này có thể am hiểu tường tận những gì đang diễn ra tại Việt Nam hay không? ». Ông Vinh đáp: « bất kỳ là người Việt Nam, gốc Việt hay người nước ngoài nhưng phải làm tốt vai trò đại diện, có nghĩa là phải nắm bắt được thực chất của tình hình. »
Về vấn đề này, đó là quyền độc lập của Đức Thánh Cha (Điều 362 Giáo luật), nhưng chúng ta cần lưu ý hai điều:
- Dù đã nhập tịch nước ngoài, một người gốc Việt khi trở về Quê hương vẫn là người có quốc tịch Việt-Nam vì nhà nước Việt-Nam buộc họ phải có sự chấp thuận của Chủ tịch nhà nước, mới bỏ được Việt tịch.
- Là người gốc Việt hay người Việt thì Vị nầy rất có thể có đại gia đình tại Việt-Nam và người cộng sản sẽ đến để ‘săn sóc tận tình’ các thân nhân của Vị này như có nhiều khả năng đã xảy ra (Tổ chức Transparency International xếp Việt-Nam vào hạng 120 trên 180 quốc gia ít tham nhủng nhất thế giới năm 2009).
4. Tính cách đặc biệt của nhiệm vụ Phái Viên.
Điều 366:
Xét về tính cách đặc biệt của nhiệm vụ Phái Viên:
1. trụ sở của Phái Viên Tòa Thánh được miễn trừ khỏi quyền quản trị của Bản Quyền sở tại, ngoại trừ việc cử hành Hôn Phối;
2. sau khi thông báo cho các Bản Quyền sở tại mỗi khi có thể được, Phái Viên Tòa Thánh có quyền cử hành mọi nghi lễ phụng vụ, kể cả nghi lễ giáo chủ, trong tất cả các thánh đường thuộc lãnh thổ được đặc phái.
Qui định này cho chúng ta thấy hai điểm quan trọng:
- Khoản 1. trụ sở của Phái Viên Tòa Thánh được coi như là lãnh địa của Tòa Thánh mà Đức Thánh Cha là Đức Giám mục Rôma. Về mặt ngoại giao cũng vậy, vị Phái Viên Tòa Thánh là thành viên của Ngoại giao đoàn và trụ sở của Phái Viên Tòa Thánh được kể là phần đất của Tòa Thánh.
- Khoản 2. Trái lại và hợp lý, khi vị Phái Viên Tòa Thánh rời trụ sở sẽ đi vào lãnh địa của Bản Quyền sở tại (Giám mục Giáo phận) nên cần thông báo cho Vị này.
5. Chấm dứt nhiệm vụ.
Điều 367:
Nhiệm vụ Phái Viên Tòa Thánh không chấm dứt khi Tông Tòa trống tòa, ngoại trừ khi nào Ủy Nhiệm Thư đã ấn định cách khác. Nhiệm vụ chấm dứt khi mãn hạn ủy nhiệm, hoặc do sự triệu hồi được cáo tri cho đương sự, hoặc do sự từ chức đã được Đức Thánh Cha chấp nhận.
II. PHÁI VIÊN CỦA ĐỨC THÁNH CHA TẠI VIỆT NAM.
A. Danh sách các Phái viên tại Việt-Nam.
1.- Năm 1922, Đức Thánh Cha Piô XI cử Đức cha Henry Lécroart sj, Dòng Tên, Giám mục hiệu tòa Anchialus, Đại diện Tòa Thánh Địa phận (tức Giáo phận ngày nay) Tcheli (Trung quốc) kiêm nhiệm giữ chức vụ Thanh Tra Tòa Thánh (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Visitor, tiếng Anh), đi quan sát tình hình các Địa phận ở Đông Dương, đặc biệt về cách tổ chức các chủng viện và chương trình học vấn.
Từ ngày 04 đến 09.02.1923, tại Phát diệm, Đức cha Henry Lécroart, chủ tọa phiên họp với 11 Đức cha và cuộc họp tại Sài gòn với 7 Đức cha ngày 20.06.1923 các Đại diện Tòa Thánh (Vicaire Apostolique, tiếng Pháp, danh xưng Giám mục trước ngày 24.11.1960) Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đổi tên những Giáo phận để mang tên các thành phố có Tòa Giám mục.
Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên trong phái đoàn Vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Giáo Hoàng Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Giám mục cho các Linh mục bản xứ.
2.- Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XI đã cho lập Tòa Khâm sứ Đông Dương và cử Đức cha Constantin Ayuti, Tổng Giám mục hiệu tòa Phasis, làm Khâm sứ Tòa Thánh đầu tiên tại Đông Dương (Việt-Nam, Laos, và Cambodge) để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Đức Khâm sứ Tòa Thánh đã xúc tiến cụ thể và tích cực việc hình thành hàng giáo phẩm bản xứ và chọn linh mục Việt-Nam đầu tiên Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng được tấn phong Đức cha tại Rôma ngày 11.06.1933 bởi Đức Piô XI và được bổ nhiệm Phó Đại diện Tòa Thánh với quyền kế vị Địa phận Phát diệm. Đức cha qua đời năm 1928 ở tuổi 25.
3.- Để tiếp nối, Đức cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Dòng Phanxicô, Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936. Trong thời gian này, các linh mục Việt-Nam được tấn phong Đức cha dần thay thế các Vị ngoại quốc, như Đức cha Đa minh Hồ Ngọc Cẩn năm 1935 được cử Đại diện Tòa Thánh Địa phận Bùi Chu.
Ngày 18.11.1934, Đức Khâm Sứ triệu tập Công nghị lần đầu tiên tại Hà nội với sự tham dự của các Đại diện Tòa Thánh Đông Dương. Công nghị soạn thảo và đúc kết xây dựng Quy chế Công nghị Đông Dương để giúp phát triển mọi sinh hoạt của Giáo hội tại đây, đặc biệt trong việc đào tạo Giáo sĩ theo tiêu chuẩn quốc tế và thiết lập mọi tổ chức theo như Giáo luật.
4.- Đức cha Antonin-Fernand Drapier, o.p., Dòng Đa minh, Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp tục nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
Đức Khâm sứ đã đề nghị Đức Thánh Cha cho phép chủ tế phong Đức cha cho nhiều Linh mục Việt-Nam [Phêrô Martinô Ngô đình Thục (Vĩnh Long) ngày 04.05.1938, Gioan Phan đình Phùng (phó Phát diệm) ngày 13.10.1940, Alselmô Lê hữu Từ,O.C., Dòng Xitô (Bùi chu) ngày 29.10.1945, Phêrô Phạm ngọc Chi (Bùi chu) ngày 15.08.1950] và các Linh mục ngoại quốc.
Linh mục Micae Nguyễn khắc Ngữ đã là Thư ký Tòa Khâm sứ tại Huế trước khi được bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Long xuyên này 22.01.1961.
5. Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội vì, lúc đó, Huế không còn là Thủ đô của Việt-Nam nữa (mà là Đế đô), Khâm sứ Dooley đã quyết định dời trụ sở Toà Khâm sứ ra Hà Nội. Đức Khâm sứ đến Hà nội tháng 12.1951, không tìm được nơi thuận tiên cho Phái đoàn Khâm sứ cư trú, nên Đức cha Giuse Trịnh như Khuê, Đại diện Tòa Thánh Hà nội, cho mượn khu nhà có đầy đủ tiện nghi cạnh Nhà Chung Địa phận Hà nội.. Tháng 06.1959, Đức Khâm sứ bệnh nguy kịch phải đưa đi chửa ở Bịnh viện Pháp tại Phnom Penh (Cambodge). Ba tuần sau, ngày 17.08.1959, Linh mục Terence O’Driscoll, thư ký Toà Khâm sứ bị trục xuất. Linh mục đến Phnom Penh để cùng Đức Khâm sứ về Rôma cuối tháng 08.1959.
Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
Nhận Sứ nhiệm Giáo Hoàng ngày 02.03.1939, Đức Thánh Cha Piô XII tiếp nối truyền phong Đức cha cho các Linh mục Việt-Nam và việc tuyển chọn do Đức Khâm sứ cẩn thận phụ trách.
6.- Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ J. Dooley không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Đức Thánh Cha Piô XII cử Đức cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tòa Thánh tại Sài gòn (ngụ tại Dưỡng đường Saint Paul) để thi hành Sứ nhiệm tại Việt-Nam Cộng hòa, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Đức cha được tấn phong Hồng Y năm 1979 và từ trần tại Roma ngày 15.10.2005, ở tuổi 90.
7.- Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley mãn nhiệm, Đức Thánh Cha Gioan XXIII liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn tại số 176, đường Hai Bà Trưng, Quận Nhất, với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa Alziza ngày 14.10.1961. Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Ngày 14.10.1961, Đức cha rời Việt-Nam đến Ai cập để nhận chức Sứ thần Tòa Thánh. Đức cha được Thiên Chúa gọi về ngày 09.12.1995, với danh nghĩa Tổng Trưởng Danh dự Thánh Bộ Các Giáo Hội Phương Đông.
8.- Đức Cha Salvatore Asta, Tổng Giám mục hiệu tòa Aureliopolis in Lydia, được Đức Thánh Cha Gioan XXIII bổ nhiệm vào chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, ngày 13.10.1962. Đức Cha đã rời Việt-Nam năm 1964 để nhận nhiệm vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Iran.
Giáo hội miền Nam tự do, với tín hữu Công giáo từ miền Bắc vào, phát triển nhanh chóng, nên công tác dạy Giáo lý tân tòng rất được chú trọng. Các hội đoàn Công giáo Tiến hành, các Dòng Tu nam nữ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mục vụ. Các Viện Đại học Công giáo được thành lập: Đà lạt, Minh Đức và Giáo hoàng Học viện Piô X (một Chủng viện chuyên dạy về Triết học và Thần Học, thuộc quyền quản trị đặc biệt của Tòa Thánh).
9.- Ngày 17.06.1964, chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas, Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana, được giao nhiệm vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Đức Khâm sứ đã chủ tọa Thánh Lễ phong Đức cha cho các Linh mục Giacobê Nguyễn ngọc Quang, Giuse Lê văn Ấn, Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Phêrô Nguyễn huy Mai, Giacobê Nguyễn văn Mầu.
Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia. Đức Cha từ trần ngày 09.06.2003 tại Canada.
10. Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaitre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975.
Ngày 14.05.1975, một nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’ có những hành động và đòi Đức cha từ chức vì có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Đức cha Phanxixô Xaviê Nguyễn văn Thuận vào nhiệm vụ Tổng Giám mục phó Sài-gòn. Tối 03.06.1975, họ trở lại lần nữa và ở lỳ qua đêm. Can đảm và tin cậy vào Thiên Chúa, Đức Khâm sứ đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ Phái Viên của Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam và Chính phủ Việt-Nam, trước khi chánh quyền cộng sản yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam ngày 05.06.1975, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda và qua đời tại Hòa lan ngày 20.04.2003.
11. Đức ông Francesco De Nittis được cử tới Việt-Nam để xử lý thường vụ Khâm sứ khi các Đức Cha Salvatore Asta và Angelo Palmas rời Việt-Nam để tham dự Công đồng chung Vatican II trong những năm 1962, 1963 và 1964. Đức ông đã chủ toạ Lễ Khánh thành Giáo hoàng Học viện Piô X ngày 23.04.1964.
B. Danh sách các Phái viên Việt-Nam.
Hiện tại, một Đức cha Phêrô Nguyễn văn Tốt, người Việt-Nam, đang là Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, sau khi đã là Sứ thần Tòa Thánh tại Benin, Togo, Trung phi và Chad từ năm 2002.
(tiếp theo)
Cũng trong ngày 29.06.2010, trong bài có tựa đề ‘Vatican bổ nhiệm đại diện tại Việt Nam’, nữ phóng viên Khoa Diễm, đài phát thanh Á châu Tự do (RFA, Radio Free Asia), Hoa kỳ, đã có những dòng tóm thuật khóa họp lần thứ hai của Nhóm làm việc Hỗn hợp Việt Nam-Vatican mà kết quả là: Đức giáo hoàng sẽ cử một đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam.
Xin mời đọc bài này tại:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-do-Vietnamese-Catholics-feel-about-the-outcomes-of-the-second-Joint-Working-Group-meeting-Kdiem-06292010110746.html
Để mở đầu phỏng vấn, chị Khoa Diễm gợi ý: « chức vị mới này không phải là một vị Sứ thần hay là vị Khâm sứ thường trực tại Việt Nam và đây là mối nghi ngại của một linh mục không muốn nêu tên tại Việt Nam. » và Linh mục này đáp (xin tóm): « … nghi ngờ vì không chính thức, không rõ vấn đề… chỉ là chuyện chính trị ngoại giao vậy thôi. Tòa thánh có liên lạc ngoại giao với nhà nước Việt Nam thì tốt nhưng không biết như thế nào. Người ta bình luận cũng có cái là sự thật, nhưng sự thật làm đau đớn người ta, người công giáo, người nghèo. Đạo hạnh giữ đức tin cho nó vững vàng mà nhiều khi chỉ nhắm vào chính trị hay ngoại giao thì người nghèo sẽ đau khổ dữ lắm.
Chúng tôi xin phép được nói lên cảm tình của mình khi nhận được tin ‘bổ nhiệm đại diện tại Việt Nam’ là vui mừng và hy vọng. Chúng ta nên biết thế này: Tòa Thánh được điều khiển bởi Đức Thánh Cha vừa là Người Lãnh đạo Giáo hội Công giáo vừa là Quốc trưởng Quốc gia Tòa Thánh. Do đó, theo Giáo luật Điều 363, ‘Các Phái Viên Của Đức Thánh Cha’ [Phái Viên được dịch từ la-tin legatus, có nghĩa là ‘người được gởi đi’ (envoyé, tiếng Pháp)] cũng có những nhiệm vụ về Đạo (cạnh Hội đồng Giám mục các nước, lãnh đạo Giáo hội địa phương, theo Giáo luật Điều 364) và về ngoại giao (cạnh Chính phủ của quốc gia, theo Giáo luật Điều 365).
Chúng tôi xác tín ‘người nghèo sẽ đau khổ dữ lắm’ không xảy ra đâu mà trái lại. Chúng tôi đã tận mắt thấy Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam, từ năm 1964 đến 1969, trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Khi có dự án y tế, xã hội trợ giúp người nghèo, các đoàn thể sinh viên Công giáo có thể xin gặp Đức Khâm sứ bằng xin hẹn qua Linh mục Vinh sơn Trần ngọc Thụ, Thư ký Đức Khâm sứ (sau này, đã trở thành Đức ông, Thư ký Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II).
Hơn thế nữa, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã viết Thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ (Deus Caritas est, ban hành ngày 25.01.2006) mà các Phái Viên của Ngài không biết hay không thực hành sao ? Nếu những năm 1959 và 1960, Đức Khâm sứ Mario Brini không vì Giáo hội Việt-Nam mà xúc tiến công việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Ngày nay, Công Giáo Việt-Nam chưa tới lúc để cử hành Năm Thánh hoành tráng năm nay đâu ?
Tiếp theo, chị Khoa Diễm lại gợi ý: « Nhiều giáo dân tại Việt Nam tin rằng đây là một tin vui, nhưng nhìn chung họ nhận thấy còn rất nhiều vấn đề liên quan cần phải làm rõ. » và chị mời Ông Nguyễn hữu Vinh, một giáo dân tại Hà Nội cho ý kiến. Ông này cho biết (xin tóm):
« Bước tiến về ngoại giao của hai bên là một tin vui. Đức giáo hoàng sẽ bổ nhiệm ra sao, vì qua nhiều sự kiện thì có nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Quan hệ tốt đẹp thì cũng vui thôi… Dù ai là Đại diện hay Khâm sứ, vấn đề chính là Vatican cần hiểu rõ được nội tình và tình hình thực tế của Giáo hội Việt Nam hiện nay để phản ảnh đúng thực chất thì mới có tác dụng tốt cho Giáo hội và Đất nước. Tuy chưa đủ như ngày xưa, Vatican và Việt Nam đã có mối quan hệ rất khắng khít với một Sứ thần Tòa Thánh ở Việt Nam. Nhưng so với gần đây, sau khi chế độ Việt Nam Cộng sản nắm quyền cho đến bây giờ thì tôi nghĩ có một vị đại diện sẽ tốt hơn là không có gì. »
Chúng tôi xin chia sẻ phần lớn nhận định này. Đúng ra, Đức Thánh Cha chưa bao giờ cử đến Việt-Nam một Phái Viên ở cấp Sứ thần Tòa Thánh (xin xem phần dưới đây).
Nữ phóng viên RFA đặt vấn đề: « nếu vị Khâm sứ hay Sứ thần không phải là người Việt thì liệu người này có thể am hiểu tường tận những gì đang diễn ra tại Việt Nam hay không? ». Ông Vinh đáp: « bất kỳ là người Việt Nam, gốc Việt hay người nước ngoài nhưng phải làm tốt vai trò đại diện, có nghĩa là phải nắm bắt được thực chất của tình hình. »
Về vấn đề này, đó là quyền độc lập của Đức Thánh Cha (Điều 362 Giáo luật), nhưng chúng ta cần lưu ý hai điều:
- Dù đã nhập tịch nước ngoài, một người gốc Việt khi trở về Quê hương vẫn là người có quốc tịch Việt-Nam vì nhà nước Việt-Nam buộc họ phải có sự chấp thuận của Chủ tịch nhà nước, mới bỏ được Việt tịch.
- Là người gốc Việt hay người Việt thì Vị nầy rất có thể có đại gia đình tại Việt-Nam và người cộng sản sẽ đến để ‘săn sóc tận tình’ các thân nhân của Vị này như có nhiều khả năng đã xảy ra (Tổ chức Transparency International xếp Việt-Nam vào hạng 120 trên 180 quốc gia ít tham nhủng nhất thế giới năm 2009).
4. Tính cách đặc biệt của nhiệm vụ Phái Viên.
Điều 366:
Xét về tính cách đặc biệt của nhiệm vụ Phái Viên:
1. trụ sở của Phái Viên Tòa Thánh được miễn trừ khỏi quyền quản trị của Bản Quyền sở tại, ngoại trừ việc cử hành Hôn Phối;
2. sau khi thông báo cho các Bản Quyền sở tại mỗi khi có thể được, Phái Viên Tòa Thánh có quyền cử hành mọi nghi lễ phụng vụ, kể cả nghi lễ giáo chủ, trong tất cả các thánh đường thuộc lãnh thổ được đặc phái.
Qui định này cho chúng ta thấy hai điểm quan trọng:
- Khoản 1. trụ sở của Phái Viên Tòa Thánh được coi như là lãnh địa của Tòa Thánh mà Đức Thánh Cha là Đức Giám mục Rôma. Về mặt ngoại giao cũng vậy, vị Phái Viên Tòa Thánh là thành viên của Ngoại giao đoàn và trụ sở của Phái Viên Tòa Thánh được kể là phần đất của Tòa Thánh.
- Khoản 2. Trái lại và hợp lý, khi vị Phái Viên Tòa Thánh rời trụ sở sẽ đi vào lãnh địa của Bản Quyền sở tại (Giám mục Giáo phận) nên cần thông báo cho Vị này.
5. Chấm dứt nhiệm vụ.
Điều 367:
Nhiệm vụ Phái Viên Tòa Thánh không chấm dứt khi Tông Tòa trống tòa, ngoại trừ khi nào Ủy Nhiệm Thư đã ấn định cách khác. Nhiệm vụ chấm dứt khi mãn hạn ủy nhiệm, hoặc do sự triệu hồi được cáo tri cho đương sự, hoặc do sự từ chức đã được Đức Thánh Cha chấp nhận.
II. PHÁI VIÊN CỦA ĐỨC THÁNH CHA TẠI VIỆT NAM.
A. Danh sách các Phái viên tại Việt-Nam.
1.- Năm 1922, Đức Thánh Cha Piô XI cử Đức cha Henry Lécroart sj, Dòng Tên, Giám mục hiệu tòa Anchialus, Đại diện Tòa Thánh Địa phận (tức Giáo phận ngày nay) Tcheli (Trung quốc) kiêm nhiệm giữ chức vụ Thanh Tra Tòa Thánh (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Visitor, tiếng Anh), đi quan sát tình hình các Địa phận ở Đông Dương, đặc biệt về cách tổ chức các chủng viện và chương trình học vấn.
Từ ngày 04 đến 09.02.1923, tại Phát diệm, Đức cha Henry Lécroart, chủ tọa phiên họp với 11 Đức cha và cuộc họp tại Sài gòn với 7 Đức cha ngày 20.06.1923 các Đại diện Tòa Thánh (Vicaire Apostolique, tiếng Pháp, danh xưng Giám mục trước ngày 24.11.1960) Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đổi tên những Giáo phận để mang tên các thành phố có Tòa Giám mục.
Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên trong phái đoàn Vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Giáo Hoàng Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Giám mục cho các Linh mục bản xứ.
2.- Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XI đã cho lập Tòa Khâm sứ Đông Dương và cử Đức cha Constantin Ayuti, Tổng Giám mục hiệu tòa Phasis, làm Khâm sứ Tòa Thánh đầu tiên tại Đông Dương (Việt-Nam, Laos, và Cambodge) để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Đức Khâm sứ Tòa Thánh đã xúc tiến cụ thể và tích cực việc hình thành hàng giáo phẩm bản xứ và chọn linh mục Việt-Nam đầu tiên Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng được tấn phong Đức cha tại Rôma ngày 11.06.1933 bởi Đức Piô XI và được bổ nhiệm Phó Đại diện Tòa Thánh với quyền kế vị Địa phận Phát diệm. Đức cha qua đời năm 1928 ở tuổi 25.
3.- Để tiếp nối, Đức cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Dòng Phanxicô, Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936. Trong thời gian này, các linh mục Việt-Nam được tấn phong Đức cha dần thay thế các Vị ngoại quốc, như Đức cha Đa minh Hồ Ngọc Cẩn năm 1935 được cử Đại diện Tòa Thánh Địa phận Bùi Chu.
Ngày 18.11.1934, Đức Khâm Sứ triệu tập Công nghị lần đầu tiên tại Hà nội với sự tham dự của các Đại diện Tòa Thánh Đông Dương. Công nghị soạn thảo và đúc kết xây dựng Quy chế Công nghị Đông Dương để giúp phát triển mọi sinh hoạt của Giáo hội tại đây, đặc biệt trong việc đào tạo Giáo sĩ theo tiêu chuẩn quốc tế và thiết lập mọi tổ chức theo như Giáo luật.
4.- Đức cha Antonin-Fernand Drapier, o.p., Dòng Đa minh, Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp tục nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
Đức Khâm sứ đã đề nghị Đức Thánh Cha cho phép chủ tế phong Đức cha cho nhiều Linh mục Việt-Nam [Phêrô Martinô Ngô đình Thục (Vĩnh Long) ngày 04.05.1938, Gioan Phan đình Phùng (phó Phát diệm) ngày 13.10.1940, Alselmô Lê hữu Từ,O.C., Dòng Xitô (Bùi chu) ngày 29.10.1945, Phêrô Phạm ngọc Chi (Bùi chu) ngày 15.08.1950] và các Linh mục ngoại quốc.
Linh mục Micae Nguyễn khắc Ngữ đã là Thư ký Tòa Khâm sứ tại Huế trước khi được bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Long xuyên này 22.01.1961.
5. Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội vì, lúc đó, Huế không còn là Thủ đô của Việt-Nam nữa (mà là Đế đô), Khâm sứ Dooley đã quyết định dời trụ sở Toà Khâm sứ ra Hà Nội. Đức Khâm sứ đến Hà nội tháng 12.1951, không tìm được nơi thuận tiên cho Phái đoàn Khâm sứ cư trú, nên Đức cha Giuse Trịnh như Khuê, Đại diện Tòa Thánh Hà nội, cho mượn khu nhà có đầy đủ tiện nghi cạnh Nhà Chung Địa phận Hà nội.. Tháng 06.1959, Đức Khâm sứ bệnh nguy kịch phải đưa đi chửa ở Bịnh viện Pháp tại Phnom Penh (Cambodge). Ba tuần sau, ngày 17.08.1959, Linh mục Terence O’Driscoll, thư ký Toà Khâm sứ bị trục xuất. Linh mục đến Phnom Penh để cùng Đức Khâm sứ về Rôma cuối tháng 08.1959.
Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
Nhận Sứ nhiệm Giáo Hoàng ngày 02.03.1939, Đức Thánh Cha Piô XII tiếp nối truyền phong Đức cha cho các Linh mục Việt-Nam và việc tuyển chọn do Đức Khâm sứ cẩn thận phụ trách.
6.- Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ J. Dooley không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Đức Thánh Cha Piô XII cử Đức cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tòa Thánh tại Sài gòn (ngụ tại Dưỡng đường Saint Paul) để thi hành Sứ nhiệm tại Việt-Nam Cộng hòa, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Đức cha được tấn phong Hồng Y năm 1979 và từ trần tại Roma ngày 15.10.2005, ở tuổi 90.
7.- Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley mãn nhiệm, Đức Thánh Cha Gioan XXIII liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn tại số 176, đường Hai Bà Trưng, Quận Nhất, với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa Alziza ngày 14.10.1961. Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Ngày 14.10.1961, Đức cha rời Việt-Nam đến Ai cập để nhận chức Sứ thần Tòa Thánh. Đức cha được Thiên Chúa gọi về ngày 09.12.1995, với danh nghĩa Tổng Trưởng Danh dự Thánh Bộ Các Giáo Hội Phương Đông.
8.- Đức Cha Salvatore Asta, Tổng Giám mục hiệu tòa Aureliopolis in Lydia, được Đức Thánh Cha Gioan XXIII bổ nhiệm vào chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, ngày 13.10.1962. Đức Cha đã rời Việt-Nam năm 1964 để nhận nhiệm vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Iran.
Giáo hội miền Nam tự do, với tín hữu Công giáo từ miền Bắc vào, phát triển nhanh chóng, nên công tác dạy Giáo lý tân tòng rất được chú trọng. Các hội đoàn Công giáo Tiến hành, các Dòng Tu nam nữ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mục vụ. Các Viện Đại học Công giáo được thành lập: Đà lạt, Minh Đức và Giáo hoàng Học viện Piô X (một Chủng viện chuyên dạy về Triết học và Thần Học, thuộc quyền quản trị đặc biệt của Tòa Thánh).
9.- Ngày 17.06.1964, chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas, Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana, được giao nhiệm vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Đức Khâm sứ đã chủ tọa Thánh Lễ phong Đức cha cho các Linh mục Giacobê Nguyễn ngọc Quang, Giuse Lê văn Ấn, Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Phêrô Nguyễn huy Mai, Giacobê Nguyễn văn Mầu.
Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia. Đức Cha từ trần ngày 09.06.2003 tại Canada.
10. Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaitre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975.
Ngày 14.05.1975, một nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’ có những hành động và đòi Đức cha từ chức vì có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Đức cha Phanxixô Xaviê Nguyễn văn Thuận vào nhiệm vụ Tổng Giám mục phó Sài-gòn. Tối 03.06.1975, họ trở lại lần nữa và ở lỳ qua đêm. Can đảm và tin cậy vào Thiên Chúa, Đức Khâm sứ đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ Phái Viên của Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam và Chính phủ Việt-Nam, trước khi chánh quyền cộng sản yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam ngày 05.06.1975, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda và qua đời tại Hòa lan ngày 20.04.2003.
11. Đức ông Francesco De Nittis được cử tới Việt-Nam để xử lý thường vụ Khâm sứ khi các Đức Cha Salvatore Asta và Angelo Palmas rời Việt-Nam để tham dự Công đồng chung Vatican II trong những năm 1962, 1963 và 1964. Đức ông đã chủ toạ Lễ Khánh thành Giáo hoàng Học viện Piô X ngày 23.04.1964.
B. Danh sách các Phái viên Việt-Nam.
Hiện tại, một Đức cha Phêrô Nguyễn văn Tốt, người Việt-Nam, đang là Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, sau khi đã là Sứ thần Tòa Thánh tại Benin, Togo, Trung phi và Chad từ năm 2002.
Khoá huấn luyện ca trưởng tại GP Phan Thiết
PM Cao Huy Hoàng
10:32 04/07/2010
KHÓA HUẤN LUYỆN CA TRƯỞNG CẤP 1, ĐỢT 2
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
Khóa huấn luyện Ca Trưởng cấp 1, đợt 1 tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã khép lại chiều ngày 3-7-2010 với niềm vui thu hoạch khả quan của nữ tu các Hội Dòng, mà đa số là Hội Dòng MTG Phan Thiết. Một cuộc chia tay đầy tình cảm của lòng quí mến giữa thầy và trò, giữa những ước mơ và lý tưởng phục vụ Thánh Nhạc ca tụng Chúa muôn cao phép tắc, đã nhường lại cho một cuộc lên đường đầy ý nghĩa: Thầy lại lên đường tiếp tục khóa Ca Trưởng cấp 1 đợt 2 cho Giáo Phận; trò lên đường về những nơi cùng cốc xa xôi để thực hiện bài ca chúc tụng nơi những con người bé nhỏ, dân dã, đơn nghèo…
17g ngày 3-7, Nhạc Sư Phạm Đức Huyến cùng ban Giảng Huấn đã về đến Tòa Giám Mục Phan Thiết và cùng Ban Thánh Nhạc GP chào kính Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống với lòng mến yêu.
Đức Cha Giuse vui mừng tiếp Ban Giảng Huấn tại phòng khách cách cởi mở, thân thiện. Ngài còn nhắc lại kỷ niệm chính Thầy Phạm Đức Huyến ghi âm ghi hình trong ngày thụ phong Linh Mục của Ngài. Nhân dịp nầy, Ban Thánh Nhạc GP và Ban Giảng Huấn cũng kính mừng sinh nhật Đức Cha Giuse với ca khúc “happy birthday” đơn sơ mà tròn trịa nghĩa tình.
Xem hình hoá huấn luyện ca trưởng
Trước giờ cơm tối, BGH còn được gặp gỡ Đức Cha Nicolas trong niềm quí yêu thành kính. Sau giờ cơm tối, BGH thăm Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa, người thơ luôn nặng lòng với thánh nhạc, và cùng Đức Ông dâng giờ kinh tối với bài ca Salve Regina sốt sắng.
8g30 sáng Chúa Nhật 4-7-2010, đã có 110 học viên khóa ca trưởng tập trung tại Hội Trường Giáo Xứ Ma Lâm. Tất cả đã qua khóa Huấn Luyện đợt 1 năm 2009, và đang sẵn sàng đón nhận những kiến thức cao hơn trong khóa huấn luyện nầy.
Tham dự lễ khai mạc khóa học, thay mặt cho Đức Cha Giuse, có Lm FX Phạm Quyền, hạt trưởng Phan Thiết, có Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt chánh xứ Malâm, Ban Thánh Nhạc Giáo Phận, Hội Đồng Mục vụ GX Ma Lâm và đặc biệt có một Ban Giảng Huấn thật hùng hậu: Nhạc Sư Phạm Đức Huyến, các nhạc sĩ ca trưởng: Đinh Thiện Bản, Văn Duy Tùng, Lê Hà, Lê Hùng, Kiều Văn Tập, Sr Mến, Sr Chín, Sr Hồng Trang, anh Triều….
Đại diện Ban Thánh Nhạc GP đã ngõ lời cảm ơn Đức Cha, Cha Hạt trưởng, Cha sở GX Ma Lâm, và Ban Giảng Huấn, đồng thời cũng cảm ơn Hội Đồng Mục Vụ GX Ma lâm, Bà Mẹ Công Giáo và các đoàn thể đã góp công sức chuẩn bị những nhu cầu tốt cho khóa học nầy.
Một học viên của khóa học 2009 đại diện khóa học kính chào Thầy Phạm Đức Huyến và Ban Giảng Huấn với quyết tâm học tập nhiệt tình để đạt được những thành quả cao nhất.
Thầy Phạm Đức Huyến chào khóa học với mấy lời ngắn gọn cùng nhau ta chúc tụng danh Chúa đến muôn đời.
Cha Hạt trưởng Ban Huấn Từ thật sinh động về nỗi ưu ái của Đức Cha, của các Cha trong Giáo Phận đối với Thánh Nhạc. Ngài cảm ơn Ban Giảng Huấn, và cầu chúc khóa học thành công. Sau lời tuyên bố khai mạc của Ngài, tiếng vỗ tay giòn giã liên hồi, nhịp điệu theo với những nụ cười sung sướng.
Sau giờ khai mạc, Ban Giảng Huấn đã vào việc ngay với tiết thực tập nhịp bài “Hương Thơm” của Lm. Vinh Hạnh. Thực tập chung rồi thực tập theo 4 nhóm…
Ngày đầu tiên của khóa học đã thực hiện 8 tiếng đồng hồ liền mà Thầy, Trò vẫn như muốn ngày dài thêm…
Được biết, ngày 7-7-2010, Ban Giảng Huấn cùng cả khóa học sẽ hành hương về Tà-pao kính viếng Đức Mẹ Tà-pao, cùng tham dự Thánh Lễ dưới chân Mẹ, cùng hát tôn vinh Mẹ, và cùng nguyện xin Mẹ ban muôn ơn cho Giáo Phận nhà, đặc biệt cho các ca đoàn trong Giáo Phận.
Khóa học sẽ kết thúc vào lúc 16g ngày 9-7-2010, để Thầy Trò lại một lần nữa chia tay lên đường thực hiện sứ vụ mới, với niềm vui mới, với hành trang mới: những kiến thức và lòng yêu mến đã được đón nhận, sẽ được sẻ chia trong tiếng hát Chúc Tụng Chúa muôn đời trên khắp nẻo đường Giáo Phận thân yêu.
PM. Cao Huy Hoàng
GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
Khóa huấn luyện Ca Trưởng cấp 1, đợt 1 tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã khép lại chiều ngày 3-7-2010 với niềm vui thu hoạch khả quan của nữ tu các Hội Dòng, mà đa số là Hội Dòng MTG Phan Thiết. Một cuộc chia tay đầy tình cảm của lòng quí mến giữa thầy và trò, giữa những ước mơ và lý tưởng phục vụ Thánh Nhạc ca tụng Chúa muôn cao phép tắc, đã nhường lại cho một cuộc lên đường đầy ý nghĩa: Thầy lại lên đường tiếp tục khóa Ca Trưởng cấp 1 đợt 2 cho Giáo Phận; trò lên đường về những nơi cùng cốc xa xôi để thực hiện bài ca chúc tụng nơi những con người bé nhỏ, dân dã, đơn nghèo…
17g ngày 3-7, Nhạc Sư Phạm Đức Huyến cùng ban Giảng Huấn đã về đến Tòa Giám Mục Phan Thiết và cùng Ban Thánh Nhạc GP chào kính Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống với lòng mến yêu.
Đức Cha Giuse vui mừng tiếp Ban Giảng Huấn tại phòng khách cách cởi mở, thân thiện. Ngài còn nhắc lại kỷ niệm chính Thầy Phạm Đức Huyến ghi âm ghi hình trong ngày thụ phong Linh Mục của Ngài. Nhân dịp nầy, Ban Thánh Nhạc GP và Ban Giảng Huấn cũng kính mừng sinh nhật Đức Cha Giuse với ca khúc “happy birthday” đơn sơ mà tròn trịa nghĩa tình.
Xem hình hoá huấn luyện ca trưởng
Trước giờ cơm tối, BGH còn được gặp gỡ Đức Cha Nicolas trong niềm quí yêu thành kính. Sau giờ cơm tối, BGH thăm Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa, người thơ luôn nặng lòng với thánh nhạc, và cùng Đức Ông dâng giờ kinh tối với bài ca Salve Regina sốt sắng.
8g30 sáng Chúa Nhật 4-7-2010, đã có 110 học viên khóa ca trưởng tập trung tại Hội Trường Giáo Xứ Ma Lâm. Tất cả đã qua khóa Huấn Luyện đợt 1 năm 2009, và đang sẵn sàng đón nhận những kiến thức cao hơn trong khóa huấn luyện nầy.
Tham dự lễ khai mạc khóa học, thay mặt cho Đức Cha Giuse, có Lm FX Phạm Quyền, hạt trưởng Phan Thiết, có Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt chánh xứ Malâm, Ban Thánh Nhạc Giáo Phận, Hội Đồng Mục vụ GX Ma Lâm và đặc biệt có một Ban Giảng Huấn thật hùng hậu: Nhạc Sư Phạm Đức Huyến, các nhạc sĩ ca trưởng: Đinh Thiện Bản, Văn Duy Tùng, Lê Hà, Lê Hùng, Kiều Văn Tập, Sr Mến, Sr Chín, Sr Hồng Trang, anh Triều….
Đại diện Ban Thánh Nhạc GP đã ngõ lời cảm ơn Đức Cha, Cha Hạt trưởng, Cha sở GX Ma Lâm, và Ban Giảng Huấn, đồng thời cũng cảm ơn Hội Đồng Mục Vụ GX Ma lâm, Bà Mẹ Công Giáo và các đoàn thể đã góp công sức chuẩn bị những nhu cầu tốt cho khóa học nầy.
Một học viên của khóa học 2009 đại diện khóa học kính chào Thầy Phạm Đức Huyến và Ban Giảng Huấn với quyết tâm học tập nhiệt tình để đạt được những thành quả cao nhất.
Thầy Phạm Đức Huyến chào khóa học với mấy lời ngắn gọn cùng nhau ta chúc tụng danh Chúa đến muôn đời.
Cha Hạt trưởng Ban Huấn Từ thật sinh động về nỗi ưu ái của Đức Cha, của các Cha trong Giáo Phận đối với Thánh Nhạc. Ngài cảm ơn Ban Giảng Huấn, và cầu chúc khóa học thành công. Sau lời tuyên bố khai mạc của Ngài, tiếng vỗ tay giòn giã liên hồi, nhịp điệu theo với những nụ cười sung sướng.
Sau giờ khai mạc, Ban Giảng Huấn đã vào việc ngay với tiết thực tập nhịp bài “Hương Thơm” của Lm. Vinh Hạnh. Thực tập chung rồi thực tập theo 4 nhóm…
Ngày đầu tiên của khóa học đã thực hiện 8 tiếng đồng hồ liền mà Thầy, Trò vẫn như muốn ngày dài thêm…
Được biết, ngày 7-7-2010, Ban Giảng Huấn cùng cả khóa học sẽ hành hương về Tà-pao kính viếng Đức Mẹ Tà-pao, cùng tham dự Thánh Lễ dưới chân Mẹ, cùng hát tôn vinh Mẹ, và cùng nguyện xin Mẹ ban muôn ơn cho Giáo Phận nhà, đặc biệt cho các ca đoàn trong Giáo Phận.
Khóa học sẽ kết thúc vào lúc 16g ngày 9-7-2010, để Thầy Trò lại một lần nữa chia tay lên đường thực hiện sứ vụ mới, với niềm vui mới, với hành trang mới: những kiến thức và lòng yêu mến đã được đón nhận, sẽ được sẻ chia trong tiếng hát Chúc Tụng Chúa muôn đời trên khắp nẻo đường Giáo Phận thân yêu.
PM. Cao Huy Hoàng
Những Ngày Bazaars Của CĐ.CG.VN London - Anh Quốc
Lm Francis Lý văn Ca
13:31 04/07/2010
Những Ngày Bazaar Của CĐ.CG.VN, London Trên Vương Quốc Nữ Hoàng - England
Trong những tháng ngày tham dự Khóa Bồi Dưỡng - Tu Nghiệp trên Vương Quốc Anh, vào những ngày cuối tuần, tôi được những gia đình Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam thuộc các Cộng Đoàn CG.VN ở Birmingham và London thay phiên ‘Đón Đưa’ từ Trung Tâm Tu Nghiệp Quốc Tế do Các Linh Mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế phục trách ở Shrewsbury, UK ra ngoài nghỉ ngơi tại các giáo xứ do Anh Em Linh Mục Việt Nam đang làm Chính Xứ và tham dự những sinh hoạt của các Cộng Đoàn do Anh Em Linh Mục Việt Nam làm Quản Nhiệm hay Tuyên Úy.
Sự đón đưa mỗi cuối tuần từ Trung Tâm Tu Nghiệp đến Birmingham hay London không phải là gần, nhưng tôi cảm nghiệm được vì ‘Yêu Thương - Hiếu Khách’ nên các Linh Mục hoặc Giáo Dân Việt Nam đã không quảng ngại để ‘Đưa Đón-Tiếp Đãi’ trong suốt thời gian tôi Tu Nghiệp. ‘Ân Tình - Tri Ân - Khó Quên’. Chiều Chủ Nhật, tôi lại được Anh Em Linh Mục hoặc Giáo Dân Việt Nam đưa trở lại Trung Tâm Tu Nghiệp để tiếp tục Khóa Bồi Dưỡng hay là làm ‘Kiếp Học Trò Trở Lại’.
Chiều thứ 6 vừa qua, tôi đã đến thành phố London sau cuộc hành trình hơn 4 tiếng đồng hồ từ Trung Tâm Tu Nghiệp đến Trung Tâm London. Hôm nay, lúc về thì ‘siêu tài xế’ chạy trên ‘siêu tốc lộ’ chỉ mất 2 tiếng 30 phút là về đến nơi, ‘Tạ Ơn Chúa…’ Hôm nay Chủ Nhật, tôi đến Trung Tâm của CĐ.CG.VN ở thành phố London dâng thánh lễ cùng với Lm Paul Huỳnh Chánh Tuyên Úy của CĐ.CG.VN ở London và Lm Benedict Vương Thuật OP, đang tu học ở Anh Quốc và sau thánh lễ thứ 2 tại nhà thờ CG.VN ở London là ‘Ngày Bazaar’ thứ 2 của Cộng Đoàn…
Tôi đã ghé thăm Lm Paul Chánh, Tuyên Úy CĐCG.VN ở London… chiều thứ Sáu… tôi đã nhìn thấy từ trong Nhà Xứ đến Hội Trường của Giáo Xứ Việt Nam tại London… dường như ai ai cũng đang bận chuẩn bị cho 2 ngày Bazaar cuối tuần nầy… Từ Linh mục Tuyên Úy, đến Quý Sơ Đa Minh, Quý Cụ Ông Cụ Bà đến Anh Chị Em Thanh Niên…
‘Ngày Bazaar - Bazaar’s Day’, theo nghĩa trong tự điển ‘Thế Kỷ’ thì chữ Bazaar + Day: là ‘Ngày Bán Hàng Từ Thiện’. Ngày mà những tổ chức như: tôn giáo, xã hội, cơ quan… đem những đồ dùng, món hàng, đồ ăn đã làm sẵn hay ‘Take Away Food or Food To Go’… họ dựng 1 gian hàng hay quầy hàng để bán những thức ăn, thức uống, đồ đạc… để gây quỹ từ thiện cho hội đoàn, cơ quan, cộng đoàn hay giáo xứ…
‘Ngày Bazaar Cuối Tuần’ của CĐ.CG.VN tại London… Tất cả chỉ vì ‘Yêu Mến - Phục Vụ - Quên Mình’. Những gì có thể làm được cho Cộng Đoàn thì Anh Chị Em hay Gia Đình Giáo Dân Việt Nam ở London đều cố gắng làm một cái gì đó giúp gây quỹ để bảo trì cho những sinh hoạt của Cộng Đoàn. Không những chỉ có ở CĐ.CG.VN của London mà còn ở CĐ.CG.VN của Birmingham nữa. Tôi sẽ đề cập đến CĐ.CG.VN ở Birmingham trong dịp Mừng 30 Năm Thành Lập Cộng Đoàn trong một bài viết sau…
… Ngắm nhìn những người cha, người mẹ, người chị, người anh Việt Nam... đang bận rộn với những thức ăn chuẩn bị phục vụ người đồng hương… nhìn qua nơi khác… nơi khu vực giải trí; các em thiếu nhi đang vui chơi nhảy nhót… các bạn trẻ, những anh chị em trong Ca Đoàn ‘Sao Biển’ cũng đang bận rộn ‘set-up’ dụng cụ nhạc khí, âm thanh và chương trình phụ diễn văn nghệ … ai ai cũng ‘Quên Mình’ vì ‘Cộng Đoàn Mình’… làm tôi chợt nghĩ đến những nét đẹp của ‘Cộng Đoàn Mình’ - CĐ.CG.VN Tây Úc - Perth, Australia… ngày nào… và bây giờ cũng vậy… ‘Cộng Đoàn Mình’ cũng tô đậm bằng những hy sinh đóng góp của Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ thay nhau phục vụ… và ’Cộng Đoàn Mình’… cũng có nhiều gia đình, cá nhân kẻ trước người sau… cũng đã tổ chức nhiều ‘Bazaar Days’ như London, nhiều Buổi Tiệc, Văn Nghệ… để gây quỹ, yểm trợ cho ‘Ngôi Nhà Mẹ’ của ‘Cộng Đoàn Mình’…
Tôi còn đang suy nghĩ mênh mong về quá khứ của ‘Cộng Đoàn Mình (CĐCG.VN Tây Úc) thì có tiếng mời gọi ‘Chào Mào’ của ai đó đã kéo tôi về lại giây phút hiện tại với ‘Cộng Đoàn London’: “Mời Cha mua… món… nầy… ngày Bazaar của Cộng Đoàn chúng con…”. Tôi chìa tay đón nhận món đồ của người giáo dân đưa và đồng thời cũng lấy từ túi ra… cái bóp… chưa kịp ‘Thanh Toán…’ thì một tiếng nói từ sau lưng tôi vọng lên: “Đừng lấy tiền của Cha nhé…”. Người vừa trao món đồ cho tôi cũng nhanh nhẩu đáp trả ngay: “Em chỉ cần Cha ‘Chào Mào - Lấy Hên’ để hàng của gia đình em làm ‘Không Bị Ế’ trong ngày Bazaar năm nay…”. Nói xong người giáo dân nầy biến nhanh trong đám đông đang ‘Mua Hàng-Chọn Hàng’ trong Khuôn Viên của Giáo Xứ Việt Nam… mà tôi chưa kịp nói lời cám ơn…
Trong dịp tham dự Khóa Bồi Dưỡng-Tu Nghiệp tại Vương Quốc Anh, tôi cảm nghiệm được những chiều kích ‘Yêu Thương - Hiếu Khách - Phục Vụ’ với lòng ‘Quảng Đại Quên Mình’ của những Gia Đình Giáo Dân Việt Nam, qua những ngày cuối tuần mà tôi đã sống với Anh Em Linh Mục và Giữa Các Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam.
Tại Trung Tâm Tu Nghiệp, có những buổi tối khi sinh hoạt hay mạn đàm trong phòng ăn với những Linh Mục, Nữ Tu, Đức Ông, Tổng Giám Mục cùng tham dự khóa… họ đã đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỗi lần về lại Trung Tâm Tu Nghiệp, nhiều lần họ đã hỏi tôi, đi chơi có vui không… tôi có quen biết trước các Linh Mục, Giáo Dân hay Cộng Đoàn Việt Nam ở Anh Quốc không mà cuối tuần nào tôi cũng đi ra thăm hoặc sinh hoạt với họ vậy?
Tôi đã trả lời với họ những ý chính như sau: Tôi chỉ quen một số Anh Em Linh Mục và vài gia đình Việt Nam trước đây ở các trại tỵ nạn Đông Dương hoặc ở Quê Nhà mà thôi. Nhưng qua biến cố đau thương của Dân Tộc và Giáo Hội Việt Nam 30.04.1975 đã làm cho Đại Gia Đình của ‘Con Cái Mẹ Việt Nam’ chúng tôi phải ly tán khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi ý thức Cội Nguồn Việt Nam và Nền Văn Hóa Việt Nam đã dạy chúng tôi sự ‘Hiếu Thảo - Hiếu Khách - Quảng Đại cho nên chúng tôi thường về sinh hoạt với Cộng Đoàn Việt Nam.
Cho dù chúng tôi chưa quen biết nhau, nhưng vì đời sống xa lạ ở xứ người, tình nghĩa Cộng Đoàn CG.VN và với những sự sinh hoạt của các Cộng Đồng Người Việt Nam Tỵ Nạn luôn kết nối chúng tôi lại với nhau không phân biệt Tôn Giáo. Cho nên, chúng tôi không còn cảm thấy xa lạ mỗi khi gặp nhau như những ngày Lễ Hội của Dân Tộc và Giáo Hội. Đầm ấm nhất là những Thánh Lễ Việt Nam vào các cuối tuần. Gia Đình Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam Cùng Đi Dâng Lễ Chung - Ăn Uống Chung - Sinh Hoạt Chung như Một Gia Đình Giáo Hội Thu Hẹp Việt Nam. Chính vì thế, mà tôi đã và đang có những ngày ‘Thư Giãn’ cuối tuần không những chỉ với những Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân Việt Nam tại Anh Quốc mà còn gặp được những Linh Mục, Tu Sĩ từ Quê Nhà đang Du Học hay Tu Học tại các nước ở Âu Châu nữa.
Qua thời gian sống ở Anh Quốc và đặc biệt về ‘Ngày Bazaar’ ở CĐ.CG.VN ở London, tôi muốn nói lên những điểm son, những nét đẹp của Tình Người CG.VN trên Vương Quốc Nữ Hoàng qua những câu chuyện góp nhặt cụ thể sau đây trong những tháng ngày Tu Nghiệp.
1- Như tôi đã trình bày… Học Viên của Khóa đến từ nhiều quốc gia trên thế giới chỉ có tôi là ngưởi Việt Nam duy nhất tham dự khoá nầy. Trong số nầy có những Đức Ông, Tổng Giám Mục, Linh Mục, Nữ Tu…. Chúng tôi sống với nhau thân tình cho dù khác nhau về phong tục tập quán. Vì không ai ngờ được khi hậu ở Anh Quốc dù đã vào hè mà thời tiết vẫn còn lạnh vào tháng 6 và 7… thế là chúng tôi cần phải mua thêm đồ mặc giữ ấm trong những tháng ngày Tu Nghiệp… Chúng tôi đi ‘Chợ Trời - Open Market’ một tuần một lần mà thôi… nhìn các đấng… Đức Ông, Tổng Giám Mục… với những chiếc áo hay quần tây ‘Second Hand hay Khuyến Mãi…’ quá dài hay... sút chỉ…. mà không ai….. giúp. Thế là những ngày cuối tuần… tôi đem đồ của họ ra ngoài giáo xứ Việt Nam nhờ 1 gia đình Công Giáo Việt Nam ‘cắt xén - khâu lại’… đẹp ngay...”Người Giáo Dân Việt Nam tốt quá…”
2- Mỗi lần trở vô Trung Tâm vào tối Chủ Nhật, lúc đi thì nhẹ, lúc về thì nặng… sự quảng đại của Người Giáo Dân Việt Nam được gói trọn trong từng gói bánh, gói kẹo, từng chai rượu vang… gởi biếu các Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ trong Trung Tâm Tu Nghiệp. Đặc biệt là những Nữ Tu hay Linh Mục đến từ Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Tích Lan, Phi Châu… họ rất thích những trái cây của vùng nhiệt đới…
Tôi chưa nói đến những Linh Mục cùng đi ra ngoài cuối tuần với tôi, họ cũng được Giáo Dân Việt Nam đưa đến nơi mà họ muốn đến và về Trung Tâm Tu Nghiệp sau khi mời dùng bữa như Martha, Maria đã đón Chúa Giêsu và các tông đồ tại Tư Gia Betania của họ ngày xa xưa ấy. “Gia Đình Giáo Dân Việt Nam hiếu khách quá…”
3. Đang tham dự khóa với tôi, có 2 Nữ Tu thuộc Dòng Đức Bà Truyền Giáo. Khi vừa biết Dòng của 2 Nữ Tu nầy, tôi đã nhớ ngay đến hình ảnh rất đẹp của Sr Patricia Byrne đã từng sát cánh với Cộng Đoàn CG.VN Tây Úc… Một trong 2 Nữ Tu nầy đã nói với tôi khi biết tôi là người Việt Nam: “Your Vietnamese people are blessed, you are blessed too!” Tôi không cần phải chuyển ngữ. Vâng, chúng ta phải luôn tự hào mình là người Việt Nam vì những ai đã từng tiếp xúc với đại đa số người Việt nói chung sẽ cảm nghiệm được lòng Quảng Đại, sự Hiếu Khách của Người Việt Nam Công Giáo của chúng ta nói riêng, đặc biệt hơn là đối với Giáo Hội Mẹ Việt Nam - Cộng Đoàn Xứ Đạo Việt Nam Hải Ngoại - Linh Mục Tu Sĩ... Tôi xin được đổi lại: “We are Vietnamese Catholics, we are blessed people”.
4. Một gia đình Việt Nam ở Anh Quốc muốn bảo lãnh nguời mẹ sang du lịch… một Linh Mục Việt Nam ở Anh Quốc giúp làm giấy bảo lãnh… Bà cụ ở Việt Nam được Tòa Đại Sứ Anh gởi giấy mời đi phỏng vấn thay vì ở Tòa Lãnh Sự Anh Quốc ở Sài Gòn, bà phải ra Hà Nội để được phỏng vấn…. Không quen biết ai nơi Thủ Đô Hà Nội… gia đình cậy nhờ một vài Nữ Tu TRONG Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang Tu Nghiệp - Tu Học ở hải ngoại bắt ‘Nhịp Cầu’… Thế là bà cụ và đứa con gái đi theo mẹ đã được một nơi tạm trú ‘000 Sao’ để chờ cuộc phỏng vấn và cả hai mẹ con đã có dịp tham quan ‘Thăng Long Thành’ vài ngày do Các Chị Nữ Tu giúp đỡ... Hy vọng trong những ngày nầy bà đã có tin vui: ‘Visa Nhập Cảnh Anh Quốc’ để gặp lại gia đình các con, các cháu sau bao năm xa cách vì hoàn cảnh của Quê Hương: Ôi cao quý thay… “Con Cái TRONG LÒNG Giáo Hội Việt Nam hay TRÊN KHẮP Hoàn Vũ: “Luôn Sống Đùm Bọc Lẫn Nhau” (Lời kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam).
Thật đúng như câu sau đây của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận đã viết trong cuốn Đường Hy Vọng: “Ngày sống của con là một chuỗi lời nguyện tin yêu cụ thể hóa trong công tác tầm thường.” (ĐHV 822)
Anh Chị Em Giáo Dân trong CĐ.CG.VN ở London, Anh Quốc đã hy sinh nhiều không phải một lần hay một ngày để ngày nay Cộng Đoàn của họ đã có được 1 Trung Tâm để dâng Thánh Lễ cũng như để các đoàn thể hội họp, sinh hoạt mục vụ và các em thiếu nhi học tiếng Việt và Giáo Lý…
Đó là chưa kể đến một nhà thờ rất đẹp với những tiện nghi của Nhà Xứ như chỗ Nghỉ Ngơi, Văn Phòng Làm Việc, Phòng Họp, Hội Trường… mà Giáo Hội Anh Quốc đã trao cho Cộng Đoàn để ngày nay, họ có thể hãnh diện để nói rằng: ‘Đây là Nhà Thờ Việt Nam đầu tiên trên Vương Quốc Anh’.
Họ có quyền hãnh diện vì biết bao công khó nhọc mà họ đã góp công sức xây dựng Cộng Đoàn từ những năm tháng bắt đầu cuộc đời tỵ nạn trên Vương Quốc Anh nầy cho đến ngày hôm nay vừa TRÒN 30 Năm... Biết bao người đã hy sinh đóng góp mà ngày nay đã yên nghỉ. Tôi phải nhắc đến một vị đó là Cố Đức Ông Phêrô Đào Đức Điềm mà tôi đã gặp cách nay gần 15 năm tại London.
Một sức sống tiềm tàng trong Cộng Đoàn nầy… nếu như họ cộng tác chặt chẽ với Anh Em Linh mục, Tu Sĩ và Hội Đồng Mục Vụ trong việc Mục Vụ Cộng Đoàn và hăng say đóng góp tiếp công sức để xây dựng và bảo trì ‘HAI Cơ Sở’ đang có của Cộng Đoàn và bên cạnh đó Cộng Đoàn của họ có các đoàn thể trẻ rất sinh động.
Khi đến dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm của Cộng Đoàn, tôi đã nhìn thấy có khá nhiều Thiếu Nhi đến Trung Tâm Sinh Hoạt học Giáo Lý sau Thánh Lễ và bên cạnh đó cha mẹ cũng hiện diện trong thánh lễ với con cái và có rất nhiều người trẻ, cho dù Trung Tâm chật hẹp nhưng đông đúc giáo dân ‘Dâng Lễ Đứng’ ngoài hành lang và trong phòng học…rất sốt sắng. Đó là chưa kể 2 thánh lễ kế tiếp bên Nhà Thờ vào buổi trưa cũng khá đông và buổi chiều cùng ngày Chủ Nhật với những sinh hoạt gây quỹ sau 2 thánh lễ buổi sáng ở bên Trung Tâm và Nhà Thờ của Giáo Xứ Việt Nam tại London.
Tôi có thể nói một tương lai đầy hứa hẹn đang nằm trong bàn tay của Quý Linh Mục Tuyên Úy, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Hội Đồng Mục Vụ CĐ.CG London nhưng sẽ đòi hỏi nơi mỗi thành viên sự đoàn kết và hợp tác trong công việc chung và ‘Về Nguồn’ - về với Cộng Đoàn - cùng dâng Thánh Lễ Chủ Nhật và nhất là đưa con em về sinh hoạt, học giáo lý bằng Ngôn Ngữ Mẹ Việt Nam. Vì nơi đây là ‘Cái Nôi - Nhà Mẹ’ của Cộng Đoàn. Cho dù Trung Tâm có phần nào xuống cấp sau bao tháng ngày, hy vọng Cộng Đoàn sẽ tiếp tục đóng góp ‘Những Viên Gạch’ để ‘Xây Dựng - Tân Trang’ lại.
Tôi có dịp tiếp xúc với Linh mục Paul Huỳnh Chánh, Tuyên Úy CĐ.CG.VN London khi đến Giáo xứ của ngài dâng Thánh Lễ cuối tuần vài lần, đặc biệt nhất là trong 2 ngày Giáo Xứ tổ chức Bazaar’s Days’. Tôi được biết những hoài bão, tâm tư thao thức mà ngài ước ao biến thành hiện thực qua những chương trình cụ thể sau đây:
* Động viên Các Bạn Trẻ trong CĐ.CG.VN ở London: Chuẩn Bị Tham Gia Ngày Giới Trẻ Thế Giới từ 14 đến 22 tháng 8 năm 2011 ở Madrid, Tây Ban Nha.
* Củng cố lại các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành, đặc biệt là các đoàn thể trẻ như Ca Đoàn, Thanh Niên, Thiếu Nhi…
* Trung Tâm Sinh Hoạt của Cộng Đoàn: Nếu có điều kiện về ‘Tài Chánh’… Các Phòng Ốc… sẽ được ’Tân Trang’ lại toàn bộ… với tâm tư thao thức, Cha Paul Chánh muốn giúp đỡ Giáo Hội Mẹ Việt Nam nơi quê nhà… cùng với sự quảng đại của giáo dân London, Trung Tâm nầy sẽ một cái ‘Nôi Mới’ để làm nơi ‘Trú Ngụ’ cho những Tu Sĩ từ Việt Nam sang Anh Quốc Tu Nghiệp-Du Học mà không có điều kiện về tài chánh thì sẽ được CĐ.CG.VN tại London với lòng hiếu khách sẽ giang tay đón tiếp ‘Miễn Phí’ về cư ngụ nơi Trung Tâm nầy.
* Đối với các ‘Linh Mục’: Với bàn tay được thánh hiến bằng dầu thánh… qua những ‘Thánh Lễ - Bí Tích’, phần nào sẽ trợ giúp trong thời gian Tu Học hoặc Tu Nghiệp. Nhà xứ của Cha Paul cũng có những phòng ốc… đó là nơi mà ngài cũng ưu ái dành cho những Anh Em Linh Mục tạm trú…
* Ngoài ra, theo như Cha Paul Chánh cũng cho biết là có vài Học Viện hay Phân Khoa Đại Học Công Giáo ở Anh Quốc, có những scholarships… nếu Quý Linh Mục, Tu Sĩ hoặc Địa Phận, Dòng Tu nào muốn tìm hiểu thêm để xin… vui lòng liên lạc trực tiếp với ngài…với điều kiện đòi buộc đương sự là phải có văn bằng hay giấy chứng nhận đã passed ESL (English Special Language… 7.00???)
Được sự đồng ý của Cha Paul, tôi xin giới thiệu đến Quý Đọc Giả của Vietcatholic Network ‘A Living Website’ của Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam London, Anh Quốc.
http://www.lavang.co.uk/
Thay Lời Kết
Chắc hẳn chỉ vài lần đến thăm viếng CĐ.CG.VN ở London hay Birmingham, không đủ để tôi diễn tả hết những nét đẹp, nhưng cái hay của từng Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam trên Vương Quốc Anh. Cũng như trong những bữa cơm tại các nhà xứ của Anh Em Linh Mục Việt Nam ở Anh Quốc đã không gợi nhớ hết những kỷ niệm xa xưa cũng như tình Anh Em Linh Mục của chúng tôi khi còn ở dưới mái ấm TCV Gioan 23 Mỹ Tho hay ĐCV Liên Địa Phận Mỹ Tho-Vĩnh Long-Cần Thơ và những tháng ngày gian khổ khi phải trở về Chủng Viện Gioan 23 Mỹ Tho sau biến cố 30.4.1975… Rồi sau đó, Anh Em tứ tán mỗi người một phương như hôm nay và cũng có người đã nằm xuống nơi Quê Mẹ Việt Nam hoặc nơi nào đó ở Hải Ngoại. Nhưng ít là trong suốt thời gian Tu Nghiệp-Bồi Dưỡng, tôi đã đón nhận từ những gia đình cũng như CĐ.CG.VN ở London và Birmingham những tâm tình Hiếu Khách.
Xin cho tôi được nói lên lời Tri Ân với từng Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ Việt Nam đang phục vụ Dân Chúa trên Vương Quốc Anh sau gần 15 năm tôi mới có dịp trở lại Vương Quốc nầy. Xin Quý Anh Em Linh Mục Tu Sĩ cũng như CĐ.CG.VN Birmingham và London hãy nhận nơi tôi lòng tri ân chân thành. Xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam và của Các Thánh Tử Đạo Cha Ông chúc lành cho Quý Linh Mục Tu Sĩ Nam Nữ và Các CĐ.CG.VN trên Vương Quốc Anh.
Xin gởi lời chào thân thương đến những Anh Chị Em Linh Mục và Tu Sĩ đang Tu Nghiệp-Du Học ở Âu Châu mà tôi đã gặp: nhiều may mắn và thành đạt mà Hội Dòng hay Địa Phận đã và đang tín thác và kỳ vọng nơi ‘Từng’ Anh Chị Em.
Mượn thêm lời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận để kết thúc bài viết với chủ đề Ngày Bazaar của CĐ.CG.VN ở London.
“Việc nhỏ, nhưng do sức mồ hôi nước mắt mà quí, việc thường nhưng tình yêu tha thiết mà trọng. Người con thảo mặc chiếc áo len cũ rích nhưng không chịu đổi với bất cứ áo đắt tiền nào khác, vì mỗi mũi len đối với anh ta là một cử chỉ yêu thương của mẹ” (ĐHV 821)
Lm Francis Lý văn Ca
Ghi Nhớ Ngày Bazaar
CĐ.CG.VN London
4.7.2010
Trong những tháng ngày tham dự Khóa Bồi Dưỡng - Tu Nghiệp trên Vương Quốc Anh, vào những ngày cuối tuần, tôi được những gia đình Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam thuộc các Cộng Đoàn CG.VN ở Birmingham và London thay phiên ‘Đón Đưa’ từ Trung Tâm Tu Nghiệp Quốc Tế do Các Linh Mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế phục trách ở Shrewsbury, UK ra ngoài nghỉ ngơi tại các giáo xứ do Anh Em Linh Mục Việt Nam đang làm Chính Xứ và tham dự những sinh hoạt của các Cộng Đoàn do Anh Em Linh Mục Việt Nam làm Quản Nhiệm hay Tuyên Úy.
Sự đón đưa mỗi cuối tuần từ Trung Tâm Tu Nghiệp đến Birmingham hay London không phải là gần, nhưng tôi cảm nghiệm được vì ‘Yêu Thương - Hiếu Khách’ nên các Linh Mục hoặc Giáo Dân Việt Nam đã không quảng ngại để ‘Đưa Đón-Tiếp Đãi’ trong suốt thời gian tôi Tu Nghiệp. ‘Ân Tình - Tri Ân - Khó Quên’. Chiều Chủ Nhật, tôi lại được Anh Em Linh Mục hoặc Giáo Dân Việt Nam đưa trở lại Trung Tâm Tu Nghiệp để tiếp tục Khóa Bồi Dưỡng hay là làm ‘Kiếp Học Trò Trở Lại’.
Chiều thứ 6 vừa qua, tôi đã đến thành phố London sau cuộc hành trình hơn 4 tiếng đồng hồ từ Trung Tâm Tu Nghiệp đến Trung Tâm London. Hôm nay, lúc về thì ‘siêu tài xế’ chạy trên ‘siêu tốc lộ’ chỉ mất 2 tiếng 30 phút là về đến nơi, ‘Tạ Ơn Chúa…’ Hôm nay Chủ Nhật, tôi đến Trung Tâm của CĐ.CG.VN ở thành phố London dâng thánh lễ cùng với Lm Paul Huỳnh Chánh Tuyên Úy của CĐ.CG.VN ở London và Lm Benedict Vương Thuật OP, đang tu học ở Anh Quốc và sau thánh lễ thứ 2 tại nhà thờ CG.VN ở London là ‘Ngày Bazaar’ thứ 2 của Cộng Đoàn…
Tôi đã ghé thăm Lm Paul Chánh, Tuyên Úy CĐCG.VN ở London… chiều thứ Sáu… tôi đã nhìn thấy từ trong Nhà Xứ đến Hội Trường của Giáo Xứ Việt Nam tại London… dường như ai ai cũng đang bận chuẩn bị cho 2 ngày Bazaar cuối tuần nầy… Từ Linh mục Tuyên Úy, đến Quý Sơ Đa Minh, Quý Cụ Ông Cụ Bà đến Anh Chị Em Thanh Niên…
‘Ngày Bazaar - Bazaar’s Day’, theo nghĩa trong tự điển ‘Thế Kỷ’ thì chữ Bazaar + Day: là ‘Ngày Bán Hàng Từ Thiện’. Ngày mà những tổ chức như: tôn giáo, xã hội, cơ quan… đem những đồ dùng, món hàng, đồ ăn đã làm sẵn hay ‘Take Away Food or Food To Go’… họ dựng 1 gian hàng hay quầy hàng để bán những thức ăn, thức uống, đồ đạc… để gây quỹ từ thiện cho hội đoàn, cơ quan, cộng đoàn hay giáo xứ…
‘Ngày Bazaar Cuối Tuần’ của CĐ.CG.VN tại London… Tất cả chỉ vì ‘Yêu Mến - Phục Vụ - Quên Mình’. Những gì có thể làm được cho Cộng Đoàn thì Anh Chị Em hay Gia Đình Giáo Dân Việt Nam ở London đều cố gắng làm một cái gì đó giúp gây quỹ để bảo trì cho những sinh hoạt của Cộng Đoàn. Không những chỉ có ở CĐ.CG.VN của London mà còn ở CĐ.CG.VN của Birmingham nữa. Tôi sẽ đề cập đến CĐ.CG.VN ở Birmingham trong dịp Mừng 30 Năm Thành Lập Cộng Đoàn trong một bài viết sau…
… Ngắm nhìn những người cha, người mẹ, người chị, người anh Việt Nam... đang bận rộn với những thức ăn chuẩn bị phục vụ người đồng hương… nhìn qua nơi khác… nơi khu vực giải trí; các em thiếu nhi đang vui chơi nhảy nhót… các bạn trẻ, những anh chị em trong Ca Đoàn ‘Sao Biển’ cũng đang bận rộn ‘set-up’ dụng cụ nhạc khí, âm thanh và chương trình phụ diễn văn nghệ … ai ai cũng ‘Quên Mình’ vì ‘Cộng Đoàn Mình’… làm tôi chợt nghĩ đến những nét đẹp của ‘Cộng Đoàn Mình’ - CĐ.CG.VN Tây Úc - Perth, Australia… ngày nào… và bây giờ cũng vậy… ‘Cộng Đoàn Mình’ cũng tô đậm bằng những hy sinh đóng góp của Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ thay nhau phục vụ… và ’Cộng Đoàn Mình’… cũng có nhiều gia đình, cá nhân kẻ trước người sau… cũng đã tổ chức nhiều ‘Bazaar Days’ như London, nhiều Buổi Tiệc, Văn Nghệ… để gây quỹ, yểm trợ cho ‘Ngôi Nhà Mẹ’ của ‘Cộng Đoàn Mình’…
Tôi còn đang suy nghĩ mênh mong về quá khứ của ‘Cộng Đoàn Mình (CĐCG.VN Tây Úc) thì có tiếng mời gọi ‘Chào Mào’ của ai đó đã kéo tôi về lại giây phút hiện tại với ‘Cộng Đoàn London’: “Mời Cha mua… món… nầy… ngày Bazaar của Cộng Đoàn chúng con…”. Tôi chìa tay đón nhận món đồ của người giáo dân đưa và đồng thời cũng lấy từ túi ra… cái bóp… chưa kịp ‘Thanh Toán…’ thì một tiếng nói từ sau lưng tôi vọng lên: “Đừng lấy tiền của Cha nhé…”. Người vừa trao món đồ cho tôi cũng nhanh nhẩu đáp trả ngay: “Em chỉ cần Cha ‘Chào Mào - Lấy Hên’ để hàng của gia đình em làm ‘Không Bị Ế’ trong ngày Bazaar năm nay…”. Nói xong người giáo dân nầy biến nhanh trong đám đông đang ‘Mua Hàng-Chọn Hàng’ trong Khuôn Viên của Giáo Xứ Việt Nam… mà tôi chưa kịp nói lời cám ơn…
Trong dịp tham dự Khóa Bồi Dưỡng-Tu Nghiệp tại Vương Quốc Anh, tôi cảm nghiệm được những chiều kích ‘Yêu Thương - Hiếu Khách - Phục Vụ’ với lòng ‘Quảng Đại Quên Mình’ của những Gia Đình Giáo Dân Việt Nam, qua những ngày cuối tuần mà tôi đã sống với Anh Em Linh Mục và Giữa Các Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam.
Tại Trung Tâm Tu Nghiệp, có những buổi tối khi sinh hoạt hay mạn đàm trong phòng ăn với những Linh Mục, Nữ Tu, Đức Ông, Tổng Giám Mục cùng tham dự khóa… họ đã đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỗi lần về lại Trung Tâm Tu Nghiệp, nhiều lần họ đã hỏi tôi, đi chơi có vui không… tôi có quen biết trước các Linh Mục, Giáo Dân hay Cộng Đoàn Việt Nam ở Anh Quốc không mà cuối tuần nào tôi cũng đi ra thăm hoặc sinh hoạt với họ vậy?
Tôi đã trả lời với họ những ý chính như sau: Tôi chỉ quen một số Anh Em Linh Mục và vài gia đình Việt Nam trước đây ở các trại tỵ nạn Đông Dương hoặc ở Quê Nhà mà thôi. Nhưng qua biến cố đau thương của Dân Tộc và Giáo Hội Việt Nam 30.04.1975 đã làm cho Đại Gia Đình của ‘Con Cái Mẹ Việt Nam’ chúng tôi phải ly tán khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi ý thức Cội Nguồn Việt Nam và Nền Văn Hóa Việt Nam đã dạy chúng tôi sự ‘Hiếu Thảo - Hiếu Khách - Quảng Đại cho nên chúng tôi thường về sinh hoạt với Cộng Đoàn Việt Nam.
Cho dù chúng tôi chưa quen biết nhau, nhưng vì đời sống xa lạ ở xứ người, tình nghĩa Cộng Đoàn CG.VN và với những sự sinh hoạt của các Cộng Đồng Người Việt Nam Tỵ Nạn luôn kết nối chúng tôi lại với nhau không phân biệt Tôn Giáo. Cho nên, chúng tôi không còn cảm thấy xa lạ mỗi khi gặp nhau như những ngày Lễ Hội của Dân Tộc và Giáo Hội. Đầm ấm nhất là những Thánh Lễ Việt Nam vào các cuối tuần. Gia Đình Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam Cùng Đi Dâng Lễ Chung - Ăn Uống Chung - Sinh Hoạt Chung như Một Gia Đình Giáo Hội Thu Hẹp Việt Nam. Chính vì thế, mà tôi đã và đang có những ngày ‘Thư Giãn’ cuối tuần không những chỉ với những Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân Việt Nam tại Anh Quốc mà còn gặp được những Linh Mục, Tu Sĩ từ Quê Nhà đang Du Học hay Tu Học tại các nước ở Âu Châu nữa.
Qua thời gian sống ở Anh Quốc và đặc biệt về ‘Ngày Bazaar’ ở CĐ.CG.VN ở London, tôi muốn nói lên những điểm son, những nét đẹp của Tình Người CG.VN trên Vương Quốc Nữ Hoàng qua những câu chuyện góp nhặt cụ thể sau đây trong những tháng ngày Tu Nghiệp.
1- Như tôi đã trình bày… Học Viên của Khóa đến từ nhiều quốc gia trên thế giới chỉ có tôi là ngưởi Việt Nam duy nhất tham dự khoá nầy. Trong số nầy có những Đức Ông, Tổng Giám Mục, Linh Mục, Nữ Tu…. Chúng tôi sống với nhau thân tình cho dù khác nhau về phong tục tập quán. Vì không ai ngờ được khi hậu ở Anh Quốc dù đã vào hè mà thời tiết vẫn còn lạnh vào tháng 6 và 7… thế là chúng tôi cần phải mua thêm đồ mặc giữ ấm trong những tháng ngày Tu Nghiệp… Chúng tôi đi ‘Chợ Trời - Open Market’ một tuần một lần mà thôi… nhìn các đấng… Đức Ông, Tổng Giám Mục… với những chiếc áo hay quần tây ‘Second Hand hay Khuyến Mãi…’ quá dài hay... sút chỉ…. mà không ai….. giúp. Thế là những ngày cuối tuần… tôi đem đồ của họ ra ngoài giáo xứ Việt Nam nhờ 1 gia đình Công Giáo Việt Nam ‘cắt xén - khâu lại’… đẹp ngay...”Người Giáo Dân Việt Nam tốt quá…”
2- Mỗi lần trở vô Trung Tâm vào tối Chủ Nhật, lúc đi thì nhẹ, lúc về thì nặng… sự quảng đại của Người Giáo Dân Việt Nam được gói trọn trong từng gói bánh, gói kẹo, từng chai rượu vang… gởi biếu các Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ trong Trung Tâm Tu Nghiệp. Đặc biệt là những Nữ Tu hay Linh Mục đến từ Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Tích Lan, Phi Châu… họ rất thích những trái cây của vùng nhiệt đới…
Tôi chưa nói đến những Linh Mục cùng đi ra ngoài cuối tuần với tôi, họ cũng được Giáo Dân Việt Nam đưa đến nơi mà họ muốn đến và về Trung Tâm Tu Nghiệp sau khi mời dùng bữa như Martha, Maria đã đón Chúa Giêsu và các tông đồ tại Tư Gia Betania của họ ngày xa xưa ấy. “Gia Đình Giáo Dân Việt Nam hiếu khách quá…”
3. Đang tham dự khóa với tôi, có 2 Nữ Tu thuộc Dòng Đức Bà Truyền Giáo. Khi vừa biết Dòng của 2 Nữ Tu nầy, tôi đã nhớ ngay đến hình ảnh rất đẹp của Sr Patricia Byrne đã từng sát cánh với Cộng Đoàn CG.VN Tây Úc… Một trong 2 Nữ Tu nầy đã nói với tôi khi biết tôi là người Việt Nam: “Your Vietnamese people are blessed, you are blessed too!” Tôi không cần phải chuyển ngữ. Vâng, chúng ta phải luôn tự hào mình là người Việt Nam vì những ai đã từng tiếp xúc với đại đa số người Việt nói chung sẽ cảm nghiệm được lòng Quảng Đại, sự Hiếu Khách của Người Việt Nam Công Giáo của chúng ta nói riêng, đặc biệt hơn là đối với Giáo Hội Mẹ Việt Nam - Cộng Đoàn Xứ Đạo Việt Nam Hải Ngoại - Linh Mục Tu Sĩ... Tôi xin được đổi lại: “We are Vietnamese Catholics, we are blessed people”.
4. Một gia đình Việt Nam ở Anh Quốc muốn bảo lãnh nguời mẹ sang du lịch… một Linh Mục Việt Nam ở Anh Quốc giúp làm giấy bảo lãnh… Bà cụ ở Việt Nam được Tòa Đại Sứ Anh gởi giấy mời đi phỏng vấn thay vì ở Tòa Lãnh Sự Anh Quốc ở Sài Gòn, bà phải ra Hà Nội để được phỏng vấn…. Không quen biết ai nơi Thủ Đô Hà Nội… gia đình cậy nhờ một vài Nữ Tu TRONG Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang Tu Nghiệp - Tu Học ở hải ngoại bắt ‘Nhịp Cầu’… Thế là bà cụ và đứa con gái đi theo mẹ đã được một nơi tạm trú ‘000 Sao’ để chờ cuộc phỏng vấn và cả hai mẹ con đã có dịp tham quan ‘Thăng Long Thành’ vài ngày do Các Chị Nữ Tu giúp đỡ... Hy vọng trong những ngày nầy bà đã có tin vui: ‘Visa Nhập Cảnh Anh Quốc’ để gặp lại gia đình các con, các cháu sau bao năm xa cách vì hoàn cảnh của Quê Hương: Ôi cao quý thay… “Con Cái TRONG LÒNG Giáo Hội Việt Nam hay TRÊN KHẮP Hoàn Vũ: “Luôn Sống Đùm Bọc Lẫn Nhau” (Lời kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam).
Thật đúng như câu sau đây của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận đã viết trong cuốn Đường Hy Vọng: “Ngày sống của con là một chuỗi lời nguyện tin yêu cụ thể hóa trong công tác tầm thường.” (ĐHV 822)
Anh Chị Em Giáo Dân trong CĐ.CG.VN ở London, Anh Quốc đã hy sinh nhiều không phải một lần hay một ngày để ngày nay Cộng Đoàn của họ đã có được 1 Trung Tâm để dâng Thánh Lễ cũng như để các đoàn thể hội họp, sinh hoạt mục vụ và các em thiếu nhi học tiếng Việt và Giáo Lý…
Đó là chưa kể đến một nhà thờ rất đẹp với những tiện nghi của Nhà Xứ như chỗ Nghỉ Ngơi, Văn Phòng Làm Việc, Phòng Họp, Hội Trường… mà Giáo Hội Anh Quốc đã trao cho Cộng Đoàn để ngày nay, họ có thể hãnh diện để nói rằng: ‘Đây là Nhà Thờ Việt Nam đầu tiên trên Vương Quốc Anh’.
Họ có quyền hãnh diện vì biết bao công khó nhọc mà họ đã góp công sức xây dựng Cộng Đoàn từ những năm tháng bắt đầu cuộc đời tỵ nạn trên Vương Quốc Anh nầy cho đến ngày hôm nay vừa TRÒN 30 Năm... Biết bao người đã hy sinh đóng góp mà ngày nay đã yên nghỉ. Tôi phải nhắc đến một vị đó là Cố Đức Ông Phêrô Đào Đức Điềm mà tôi đã gặp cách nay gần 15 năm tại London.
Một sức sống tiềm tàng trong Cộng Đoàn nầy… nếu như họ cộng tác chặt chẽ với Anh Em Linh mục, Tu Sĩ và Hội Đồng Mục Vụ trong việc Mục Vụ Cộng Đoàn và hăng say đóng góp tiếp công sức để xây dựng và bảo trì ‘HAI Cơ Sở’ đang có của Cộng Đoàn và bên cạnh đó Cộng Đoàn của họ có các đoàn thể trẻ rất sinh động.
Khi đến dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm của Cộng Đoàn, tôi đã nhìn thấy có khá nhiều Thiếu Nhi đến Trung Tâm Sinh Hoạt học Giáo Lý sau Thánh Lễ và bên cạnh đó cha mẹ cũng hiện diện trong thánh lễ với con cái và có rất nhiều người trẻ, cho dù Trung Tâm chật hẹp nhưng đông đúc giáo dân ‘Dâng Lễ Đứng’ ngoài hành lang và trong phòng học…rất sốt sắng. Đó là chưa kể 2 thánh lễ kế tiếp bên Nhà Thờ vào buổi trưa cũng khá đông và buổi chiều cùng ngày Chủ Nhật với những sinh hoạt gây quỹ sau 2 thánh lễ buổi sáng ở bên Trung Tâm và Nhà Thờ của Giáo Xứ Việt Nam tại London.
Tôi có thể nói một tương lai đầy hứa hẹn đang nằm trong bàn tay của Quý Linh Mục Tuyên Úy, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Hội Đồng Mục Vụ CĐ.CG London nhưng sẽ đòi hỏi nơi mỗi thành viên sự đoàn kết và hợp tác trong công việc chung và ‘Về Nguồn’ - về với Cộng Đoàn - cùng dâng Thánh Lễ Chủ Nhật và nhất là đưa con em về sinh hoạt, học giáo lý bằng Ngôn Ngữ Mẹ Việt Nam. Vì nơi đây là ‘Cái Nôi - Nhà Mẹ’ của Cộng Đoàn. Cho dù Trung Tâm có phần nào xuống cấp sau bao tháng ngày, hy vọng Cộng Đoàn sẽ tiếp tục đóng góp ‘Những Viên Gạch’ để ‘Xây Dựng - Tân Trang’ lại.
Tôi có dịp tiếp xúc với Linh mục Paul Huỳnh Chánh, Tuyên Úy CĐ.CG.VN London khi đến Giáo xứ của ngài dâng Thánh Lễ cuối tuần vài lần, đặc biệt nhất là trong 2 ngày Giáo Xứ tổ chức Bazaar’s Days’. Tôi được biết những hoài bão, tâm tư thao thức mà ngài ước ao biến thành hiện thực qua những chương trình cụ thể sau đây:
* Động viên Các Bạn Trẻ trong CĐ.CG.VN ở London: Chuẩn Bị Tham Gia Ngày Giới Trẻ Thế Giới từ 14 đến 22 tháng 8 năm 2011 ở Madrid, Tây Ban Nha.
* Củng cố lại các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành, đặc biệt là các đoàn thể trẻ như Ca Đoàn, Thanh Niên, Thiếu Nhi…
* Trung Tâm Sinh Hoạt của Cộng Đoàn: Nếu có điều kiện về ‘Tài Chánh’… Các Phòng Ốc… sẽ được ’Tân Trang’ lại toàn bộ… với tâm tư thao thức, Cha Paul Chánh muốn giúp đỡ Giáo Hội Mẹ Việt Nam nơi quê nhà… cùng với sự quảng đại của giáo dân London, Trung Tâm nầy sẽ một cái ‘Nôi Mới’ để làm nơi ‘Trú Ngụ’ cho những Tu Sĩ từ Việt Nam sang Anh Quốc Tu Nghiệp-Du Học mà không có điều kiện về tài chánh thì sẽ được CĐ.CG.VN tại London với lòng hiếu khách sẽ giang tay đón tiếp ‘Miễn Phí’ về cư ngụ nơi Trung Tâm nầy.
* Đối với các ‘Linh Mục’: Với bàn tay được thánh hiến bằng dầu thánh… qua những ‘Thánh Lễ - Bí Tích’, phần nào sẽ trợ giúp trong thời gian Tu Học hoặc Tu Nghiệp. Nhà xứ của Cha Paul cũng có những phòng ốc… đó là nơi mà ngài cũng ưu ái dành cho những Anh Em Linh Mục tạm trú…
* Ngoài ra, theo như Cha Paul Chánh cũng cho biết là có vài Học Viện hay Phân Khoa Đại Học Công Giáo ở Anh Quốc, có những scholarships… nếu Quý Linh Mục, Tu Sĩ hoặc Địa Phận, Dòng Tu nào muốn tìm hiểu thêm để xin… vui lòng liên lạc trực tiếp với ngài…với điều kiện đòi buộc đương sự là phải có văn bằng hay giấy chứng nhận đã passed ESL (English Special Language… 7.00???)
Được sự đồng ý của Cha Paul, tôi xin giới thiệu đến Quý Đọc Giả của Vietcatholic Network ‘A Living Website’ của Cộng Đoàn Giáo Xứ Việt Nam London, Anh Quốc.
http://www.lavang.co.uk/
Thay Lời Kết
Chắc hẳn chỉ vài lần đến thăm viếng CĐ.CG.VN ở London hay Birmingham, không đủ để tôi diễn tả hết những nét đẹp, nhưng cái hay của từng Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam trên Vương Quốc Anh. Cũng như trong những bữa cơm tại các nhà xứ của Anh Em Linh Mục Việt Nam ở Anh Quốc đã không gợi nhớ hết những kỷ niệm xa xưa cũng như tình Anh Em Linh Mục của chúng tôi khi còn ở dưới mái ấm TCV Gioan 23 Mỹ Tho hay ĐCV Liên Địa Phận Mỹ Tho-Vĩnh Long-Cần Thơ và những tháng ngày gian khổ khi phải trở về Chủng Viện Gioan 23 Mỹ Tho sau biến cố 30.4.1975… Rồi sau đó, Anh Em tứ tán mỗi người một phương như hôm nay và cũng có người đã nằm xuống nơi Quê Mẹ Việt Nam hoặc nơi nào đó ở Hải Ngoại. Nhưng ít là trong suốt thời gian Tu Nghiệp-Bồi Dưỡng, tôi đã đón nhận từ những gia đình cũng như CĐ.CG.VN ở London và Birmingham những tâm tình Hiếu Khách.
Xin cho tôi được nói lên lời Tri Ân với từng Anh Em Linh Mục, Tu Sĩ Việt Nam đang phục vụ Dân Chúa trên Vương Quốc Anh sau gần 15 năm tôi mới có dịp trở lại Vương Quốc nầy. Xin Quý Anh Em Linh Mục Tu Sĩ cũng như CĐ.CG.VN Birmingham và London hãy nhận nơi tôi lòng tri ân chân thành. Xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang, Mẹ Việt Nam và của Các Thánh Tử Đạo Cha Ông chúc lành cho Quý Linh Mục Tu Sĩ Nam Nữ và Các CĐ.CG.VN trên Vương Quốc Anh.
Xin gởi lời chào thân thương đến những Anh Chị Em Linh Mục và Tu Sĩ đang Tu Nghiệp-Du Học ở Âu Châu mà tôi đã gặp: nhiều may mắn và thành đạt mà Hội Dòng hay Địa Phận đã và đang tín thác và kỳ vọng nơi ‘Từng’ Anh Chị Em.
Mượn thêm lời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận để kết thúc bài viết với chủ đề Ngày Bazaar của CĐ.CG.VN ở London.
“Việc nhỏ, nhưng do sức mồ hôi nước mắt mà quí, việc thường nhưng tình yêu tha thiết mà trọng. Người con thảo mặc chiếc áo len cũ rích nhưng không chịu đổi với bất cứ áo đắt tiền nào khác, vì mỗi mũi len đối với anh ta là một cử chỉ yêu thương của mẹ” (ĐHV 821)
Lm Francis Lý văn Ca
Ghi Nhớ Ngày Bazaar
CĐ.CG.VN London
4.7.2010
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cử hành Năm Thánh 2010 với 37 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
Trần Văn Cảnh
15:44 04/07/2010
Đức Tổng Giám Mục Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN Cử hành Năm Thánh 2010 với 37 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
Paris 03 và 04 tháng 07 năm 2010. Trong hai ngày liên tục, Đức Tổng Giám Mục Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN đã, đáp lời mời của Tuyên Úy Đoàn của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đến Paris tham dự và cử hành Năm Thánh 2010 với 37 CĐCGVN tại Pháp.
Ngày 03/07/2010, Ngài đã tham dự Giờ Hội Ngộ, chào mừng và tiếp đón 37 cộng đoàn về tham dự Đại Hội Năm Thánh 2010, chia sẻ Lời Chúa và chủ tế thánh lễ với sự đồng tế của khoảng 60 linh mục tuyên úy và sinh viên việt nam.
Đáp lời chào mừng của Linh Mục Tổng Tuyên Úy Nguyễn Kim Sang, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã chia sẻ ba tâm tình:
« Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp muốn hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam. Giáo Hội Việt Nam cũng muốn hiệp thông với Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại, trong đó có Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp ».
« Xin các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp sống và bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội Pháp đã góp công lớn mang Tin Mừng đến Việt Nam, nuôi dưỡng nó và làm nó phát triển ».
« Giáo Hội Việt Nam cầu mong cho các sinh hoạt của anh chị em trong các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được hiệp thông trong hai chiều: hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, và hiệp thông với Giáo Hội Địa Phương ».
Đại Hội « Sống hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam » mà Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp tổ chức trong hai ngày 03 và 04/07/2010 sẻ có hai thánh lễ và đó là trọng tâm của Đại Hội. Ngày 03/07/2010 thánh lễ đặc biệt Dâng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau phần Lời Chúa với Bài đọc I, trích sách Macabê (2 Mcb 7,1.20-23.27b-29), Bài đọc 2, trích Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma (Rm 8, 31b-39), và Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 17, 11b-19), Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã chia sẻ Lời Chúa với bài nguyên văn như sau:
CHIA SẺ LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
PARIS, ngày 03/07/2010
Anh chị em thân mến,
Niềm vui của chúng ta trong mỗi thánh lễ không gì khác hơn là niềm vui được “Chúa ở cùng anh chị em”. “Chúa ở cùng anh chị em”, Chúa ở cùng tất cả chúng ta.
Nhưng trong thánh lễ đặc biệt hôm nay, niềm vui đó lại được tăng lên gấp bội vì là niềm vui hội ngộ của những người con cùng một Mẹ theo nghĩa huyết thống và cùng một cha theo nghĩa đức tin.
Hơn nữa, trong bầu khí cử hành Năm Thánh của cả Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo Phận Tông Tòa đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, là thành quả của bao nhiêu hy sinh công khó của các vị thừa sai, cách riêng các vị thừa sai xuất phát từ phần đất này, và đánh dấu 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm, nghĩa là đánh dấu sự trưởng thành của một Giáo Hội lớn lên từ trong gian lao, đau khổ, niềm vui của chúng ta lại được tăng bội, bởi đó là niềm vui của hạt lúa chết đi nay mang nhiều bông hạt, niềm vui của những kẻ ra đi trong đau khổ nay trở về trong hân hoan.
Vì thế, anh chị em rất thân mến, để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn, tôi mời gọi anh chị em cùng với tôi dành một vài phút suy gẫm những gì mà Lời Chúa hôm nay muốn ngỏ với tất cả chúng ta.
1. Trước hết, sách Macabê nhắc cho chúng ta nhớ lại những trang sử bi thảm nhưng rất hào hung của lịch sử thánh. Thật vậy, câu chuyện người mẹ can đảm chứng kiến cái chết của con mình khiến chúng ta không khỏi nhớ đến bao nhiêu kitô hữu bị hành hình, bị thú dữ xé xác nơi hý trường, thời Giáo Hội Sơ Khai, cũng như nhớ đến hàng trăm ngàn tín hữu Việt Nam phải chết cách thảm khốc, từ bá đao, lăng trì cho đến tật bệnh trong chốn rừng sâu nước thẳm, tất cả cũng chỉ vì yêu mến Đức Kytô, chỉ vì muốn giữ lấy đức tin của mình.
2. Như lửa thử vàng, đức tin cũng phải trải qua đau khổ, thử thách mới được tôi luyện, mới nên vững vàng và sinh hoa kết trái. Những trang sử các Thánh Tử Đạo quả thực làm nổi bật tính chất quyết định và quyết liệt của lòng tin: tin không chỉ đơn giản là một tâm tình, một ý nghĩa hay một lựa chọn nào đó bên lề cuộc sống nhưng là một lựa chọn căn bản liên hệ đến toàn diện đời sống cũng như ý nghĩa của cuộc sống. Và cũng chính qua những biến cố tăm tối nhất, thậm chí tuyệt vọng nhất mà lòng tin có thể chiếu tỏa trong tất cả ánh sáng rực rỡ của nó, thứ ánh sáng mạnh hơn sự chết.
3. Tất nhiên không ai trong chúng ta lại muốn mình phải trải qua những thử thách đau thương như thế. Tất cả chúng ta đều mong muốn một đời sống thuận lợi dễ dàng, một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó không còn ai bị chà đạp, bị đàn áp hay bắt bớ chỉ vì muốn sống theo niềm tin của mình. Nhưng đàng khác, chúng ta cũng ý thức rằng, niềm tin bị đe dọa không những do bạo lực bên ngoài mà còn do những áp lực, những cám dỗ nguy hại từ trong chính cuộc sống của chúng ta. Ngôi nhà thờ ít người lui tới vì thiếu vắng những kẻ tin thì cũng đáng buồn như ngôi nhà thờ không ai được đến vì bị kẻ khác cấm đoán. Vì thế, vấn đề không chỉ dừng lại ở hoàn cảnh bên ngoài mà còn là và nhất là sự trưởng thành, vững mạnh của niềm tin bên trong.
4. Anh chị em thân mến, sở dĩ phải nói như thế là vì, việc mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam không chỉ hướng về quá khứ mà còn là một lời kêu gọi đối với hiện tại và tương lai, bởi lẽ việc thành lập Hàng Giáo Phẩm ở một đất nước trước hết là đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội, của cộng đồng tín hữu tại đất nước đó. Mà khi nói đến sự trưởng thành là nói tới khả năng tự lập, khả năng phát triển và sâu xa hơn nói đến sự vững vàng, chín mùi trong suy nghĩ, trong cách nhìn, cách sống đức tin của mình. Chính vì thế, vấn đề chính yếu đối với Giáo Hội Việt Nam cũng như của mọi tín hữu Việt Nam trong hiện tại trước hết phải là sự trưởng thành trong đời sống đức tin của mình. Làm sao cho đức tin vào Thiên Chúa, cho lòng yêu mến đối với nhau và cho niềm hy vọng vào tương lai của Giáo Hội cũng như Xã Hội được luôn mạnh mẽ, sống động trong mọi hoàn cảnh, dù thuận lợi hay không thuận lợi. Việc chọn chủ đề « Mầu Nhiệm, Hiệp Thông, Truyền Giáo » làm đề tài suy nghĩ và sống Năm Thánh, nói cho cùng, cũng là để nhắm đến sự trưởng thành của Giáo Hội và của mọi tín hữu Việt Nam theo ba chiều kích căn bản đó. Như lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha nhân dịp khai mạc Năm Thánh: « Chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong Giáo Hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng bằng con đường đối thoại chính thức, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau ».
5. Vậy đâu là nguồn sức mạnh để tất cả chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kytô, có thể đứng vững và tiến bước trong mọi hoàn cảnh. Lời Chúa trong Tin Mừng theo Thánh Gioan cũng như trong thư Thánh Phaolô hôm nay cho chúng ta câu trả lời hết sức rõ ràng và đơn giản: đó là tình yêu của chính Đức Kitô và cũng là của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thật vậy, Tin Mừng thánh Gioan cho thấy Đức Kitô đã cầu nguyện tha thiết như thế nào cho các môn đệ của Ngài còn ở trong thế gian, còn thánh Phaolô lại cho thấy tấm lòng của chính Thiên Chúa, trong Đức Kitô: « Thưa anh em, nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta thì còn ai chống lại chúng ta ? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta ».
6. Trong văn thư của Tòa Ân Giải Tối Cao, nhân dịp cử hành Năm Thánh 2010, có xác định: « Các tín hữu việt nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của Đấng Bản Quyền Giáo Phận ». Để hưởng ứng lời kêu gọi này, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » trong đó đã dành ba buổi để học hỏi về sự hình thành, phát triển và trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam và ba buổi học hỏi về nguồn gốc Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để nhận ra « dấu chỉ thời đại, hướng đến tương lai cho Cộng Đoàn CGVN tại Pháp ».
Đặc biệt, hôm nay, sẽ thuyết trình về đề tài liên hệ tới giới trung niên và giới trẻ, như thế, rất là phù hợp với lời mời gọi của Đức Thánh Cha đối với Giáo Hội Việt Nam khi Ngài nói đến vai trò của gia đình mà ngài gọi đó (là) « trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản, là trường dậy đức tin và đức mến đối với Thiên Chúa ». Cùng lúc ấy, anh chị em ở Paris cũng hòa nhịp cùng Giáo Hội địa phương sống chương trình « Giáo Xứ trong sứ mệnh truyền giáo » với chủ đề cho năm tới là « Gia đình và người trẻ của Giáo Xứ trong sứ mạng truyền giáo.
7. Anh chị em rất thân mến, sở dĩ cha ông chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa đến mức không tiếc mạng sống mình có lẽ cũng vì các ngài đã khám phá ra rằng, chính Thiên Chúa đã không tiếc gì với chúng ta, đến nỗi đã ban Người Con Một, để tất cả những ai tin vào Ngưởi Con Một đó sẽ được sống và được sống dồi dào. Nói khác đi, cuộc sống và cái chết của các ngài nói lên rằng, các ngài đã khám phá ra kho tàng lớn lao, không những đủ cho các ngài mà còn đủ cho con cháu, cho các thế hệ mai sau, như lời của Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng nói với con mình trước khi chết: « Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật cha trao lại: đây là hình ảnh Đức Kitô, Chúa chúng ta, ảnh này quí hơn vàng bạc bội phần ».
Anh chị em thân mến, đến với anh chị em, tôi cũng không có gì khác để chia sẻ với anh chị em, ngoài kỷ vật mà cha ông chúng ta để lại. Ước gì niềm vui gặp gỡ của chúng ta hôm nay không chỉ dừng lại ở bên ngoài mà còn là niềm vui sâu xa bên trong, niềm vui của những người con gặp được kho tàng lớn lao và cũng là kỷ vật quí giá của cha ông mình: kỷ vật đó là chính niềm tin vào Đức Kitô, Chúa chúng ta. Amen.
Thánh lễ kết thúc. Ca đoàn xướng bài ca:
« Chúng con xin ngợi khen Cha !
Chúng con xin tạ ơn Người !
Bây giờ và mãi mãi. Alleluia!
Hơn ngàn con tim, dập theo nhịp vui mừng, tạ ơn, ngợi khen, sám hối và biết ơn tiền nhân.
Cha Tổng Đại Diện mời Đức Tổng Giám Mục, các linh mục và toàn thể anh chị em giáo dân lên phòng cơm hoặc sân thượng dùng cơm trưa, đã được ban tổ chức chuẩn bi sẵn.
Paris, ngày 03 tháng 07 năm 2010
Ngày 03/07/2010, Ngài đã tham dự Giờ Hội Ngộ, chào mừng và tiếp đón 37 cộng đoàn về tham dự Đại Hội Năm Thánh 2010, chia sẻ Lời Chúa và chủ tế thánh lễ với sự đồng tế của khoảng 60 linh mục tuyên úy và sinh viên việt nam.
Đáp lời chào mừng của Linh Mục Tổng Tuyên Úy Nguyễn Kim Sang, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã chia sẻ ba tâm tình:
« Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp muốn hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam. Giáo Hội Việt Nam cũng muốn hiệp thông với Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại, trong đó có Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp ».
« Xin các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp sống và bày tỏ lòng biết ơn của Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội Pháp đã góp công lớn mang Tin Mừng đến Việt Nam, nuôi dưỡng nó và làm nó phát triển ».
« Giáo Hội Việt Nam cầu mong cho các sinh hoạt của anh chị em trong các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được hiệp thông trong hai chiều: hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, và hiệp thông với Giáo Hội Địa Phương ».
Đại Hội « Sống hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam » mà Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp tổ chức trong hai ngày 03 và 04/07/2010 sẻ có hai thánh lễ và đó là trọng tâm của Đại Hội. Ngày 03/07/2010 thánh lễ đặc biệt Dâng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau phần Lời Chúa với Bài đọc I, trích sách Macabê (2 Mcb 7,1.20-23.27b-29), Bài đọc 2, trích Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma (Rm 8, 31b-39), và Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 17, 11b-19), Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã chia sẻ Lời Chúa với bài nguyên văn như sau:
CHIA SẺ LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
PARIS, ngày 03/07/2010
Anh chị em thân mến,
Nhưng trong thánh lễ đặc biệt hôm nay, niềm vui đó lại được tăng lên gấp bội vì là niềm vui hội ngộ của những người con cùng một Mẹ theo nghĩa huyết thống và cùng một cha theo nghĩa đức tin.
Hơn nữa, trong bầu khí cử hành Năm Thánh của cả Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo Phận Tông Tòa đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam, là thành quả của bao nhiêu hy sinh công khó của các vị thừa sai, cách riêng các vị thừa sai xuất phát từ phần đất này, và đánh dấu 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm, nghĩa là đánh dấu sự trưởng thành của một Giáo Hội lớn lên từ trong gian lao, đau khổ, niềm vui của chúng ta lại được tăng bội, bởi đó là niềm vui của hạt lúa chết đi nay mang nhiều bông hạt, niềm vui của những kẻ ra đi trong đau khổ nay trở về trong hân hoan.
Vì thế, anh chị em rất thân mến, để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn, tôi mời gọi anh chị em cùng với tôi dành một vài phút suy gẫm những gì mà Lời Chúa hôm nay muốn ngỏ với tất cả chúng ta.
1. Trước hết, sách Macabê nhắc cho chúng ta nhớ lại những trang sử bi thảm nhưng rất hào hung của lịch sử thánh. Thật vậy, câu chuyện người mẹ can đảm chứng kiến cái chết của con mình khiến chúng ta không khỏi nhớ đến bao nhiêu kitô hữu bị hành hình, bị thú dữ xé xác nơi hý trường, thời Giáo Hội Sơ Khai, cũng như nhớ đến hàng trăm ngàn tín hữu Việt Nam phải chết cách thảm khốc, từ bá đao, lăng trì cho đến tật bệnh trong chốn rừng sâu nước thẳm, tất cả cũng chỉ vì yêu mến Đức Kytô, chỉ vì muốn giữ lấy đức tin của mình.
2. Như lửa thử vàng, đức tin cũng phải trải qua đau khổ, thử thách mới được tôi luyện, mới nên vững vàng và sinh hoa kết trái. Những trang sử các Thánh Tử Đạo quả thực làm nổi bật tính chất quyết định và quyết liệt của lòng tin: tin không chỉ đơn giản là một tâm tình, một ý nghĩa hay một lựa chọn nào đó bên lề cuộc sống nhưng là một lựa chọn căn bản liên hệ đến toàn diện đời sống cũng như ý nghĩa của cuộc sống. Và cũng chính qua những biến cố tăm tối nhất, thậm chí tuyệt vọng nhất mà lòng tin có thể chiếu tỏa trong tất cả ánh sáng rực rỡ của nó, thứ ánh sáng mạnh hơn sự chết.
3. Tất nhiên không ai trong chúng ta lại muốn mình phải trải qua những thử thách đau thương như thế. Tất cả chúng ta đều mong muốn một đời sống thuận lợi dễ dàng, một thế giới tốt đẹp hơn, trong đó không còn ai bị chà đạp, bị đàn áp hay bắt bớ chỉ vì muốn sống theo niềm tin của mình. Nhưng đàng khác, chúng ta cũng ý thức rằng, niềm tin bị đe dọa không những do bạo lực bên ngoài mà còn do những áp lực, những cám dỗ nguy hại từ trong chính cuộc sống của chúng ta. Ngôi nhà thờ ít người lui tới vì thiếu vắng những kẻ tin thì cũng đáng buồn như ngôi nhà thờ không ai được đến vì bị kẻ khác cấm đoán. Vì thế, vấn đề không chỉ dừng lại ở hoàn cảnh bên ngoài mà còn là và nhất là sự trưởng thành, vững mạnh của niềm tin bên trong.
5. Vậy đâu là nguồn sức mạnh để tất cả chúng ta, những kẻ tin vào Đức Kytô, có thể đứng vững và tiến bước trong mọi hoàn cảnh. Lời Chúa trong Tin Mừng theo Thánh Gioan cũng như trong thư Thánh Phaolô hôm nay cho chúng ta câu trả lời hết sức rõ ràng và đơn giản: đó là tình yêu của chính Đức Kitô và cũng là của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thật vậy, Tin Mừng thánh Gioan cho thấy Đức Kitô đã cầu nguyện tha thiết như thế nào cho các môn đệ của Ngài còn ở trong thế gian, còn thánh Phaolô lại cho thấy tấm lòng của chính Thiên Chúa, trong Đức Kitô: « Thưa anh em, nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta thì còn ai chống lại chúng ta ? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta ».
6. Trong văn thư của Tòa Ân Giải Tối Cao, nhân dịp cử hành Năm Thánh 2010, có xác định: « Các tín hữu việt nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép, với sự đồng ý của Đấng Bản Quyền Giáo Phận ». Để hưởng ứng lời kêu gọi này, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » trong đó đã dành ba buổi để học hỏi về sự hình thành, phát triển và trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam và ba buổi học hỏi về nguồn gốc Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để nhận ra « dấu chỉ thời đại, hướng đến tương lai cho Cộng Đoàn CGVN tại Pháp ».
Đặc biệt, hôm nay, sẽ thuyết trình về đề tài liên hệ tới giới trung niên và giới trẻ, như thế, rất là phù hợp với lời mời gọi của Đức Thánh Cha đối với Giáo Hội Việt Nam khi Ngài nói đến vai trò của gia đình mà ngài gọi đó (là) « trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản, là trường dậy đức tin và đức mến đối với Thiên Chúa ». Cùng lúc ấy, anh chị em ở Paris cũng hòa nhịp cùng Giáo Hội địa phương sống chương trình « Giáo Xứ trong sứ mệnh truyền giáo » với chủ đề cho năm tới là « Gia đình và người trẻ của Giáo Xứ trong sứ mạng truyền giáo.
7. Anh chị em rất thân mến, sở dĩ cha ông chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa đến mức không tiếc mạng sống mình có lẽ cũng vì các ngài đã khám phá ra rằng, chính Thiên Chúa đã không tiếc gì với chúng ta, đến nỗi đã ban Người Con Một, để tất cả những ai tin vào Ngưởi Con Một đó sẽ được sống và được sống dồi dào. Nói khác đi, cuộc sống và cái chết của các ngài nói lên rằng, các ngài đã khám phá ra kho tàng lớn lao, không những đủ cho các ngài mà còn đủ cho con cháu, cho các thế hệ mai sau, như lời của Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng nói với con mình trước khi chết: « Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật cha trao lại: đây là hình ảnh Đức Kitô, Chúa chúng ta, ảnh này quí hơn vàng bạc bội phần ».
Anh chị em thân mến, đến với anh chị em, tôi cũng không có gì khác để chia sẻ với anh chị em, ngoài kỷ vật mà cha ông chúng ta để lại. Ước gì niềm vui gặp gỡ của chúng ta hôm nay không chỉ dừng lại ở bên ngoài mà còn là niềm vui sâu xa bên trong, niềm vui của những người con gặp được kho tàng lớn lao và cũng là kỷ vật quí giá của cha ông mình: kỷ vật đó là chính niềm tin vào Đức Kitô, Chúa chúng ta. Amen.
Thánh lễ kết thúc. Ca đoàn xướng bài ca:
« Chúng con xin ngợi khen Cha !
Chúng con xin tạ ơn Người !
Bây giờ và mãi mãi. Alleluia!
Hơn ngàn con tim, dập theo nhịp vui mừng, tạ ơn, ngợi khen, sám hối và biết ơn tiền nhân.
Cha Tổng Đại Diện mời Đức Tổng Giám Mục, các linh mục và toàn thể anh chị em giáo dân lên phòng cơm hoặc sân thượng dùng cơm trưa, đã được ban tổ chức chuẩn bi sẵn.
Paris, ngày 03 tháng 07 năm 2010
Giáo xứ Tân Phước hạt Phú Thọ Sàigòn tiếp sức mùa thi 2010
Nguyễn Quang Ngọc
15:58 04/07/2010
GIÁO XỨ TÂN PHƯỚC HẠT PHÚ THỌ SÀI GÒN TIẾP SỨC MÙA THI 2010
Thực hành lời Chúa dạy: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.” (Gc 2,17). Dưới sự chỉ đạo của Cha Chính xứ Giuse Vũ Minh Danh và Cha Phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả, toàn thể Giáo xứ từ Hội Đồng Mục Vụ đến các đoàn thể và toàn thể Giáo dân trong xứ đạo kẻ góp của, người góp công, người người tiếp sức, nhà nhà tiếp sức mùa thi. Không khí Giáo xứ trong những ngày này rộn ràng vui tươi như ngày tết.
Xem hình giáo xứ Tân Phước tiếp sức mùa thi
Đây là năm thứ tư Giáo xứ Tân Phước tham gia công việc này cùng rất nhiều Giáo xứ trong Giáo Phận Sài Gòn cũng như rất nhiều Giáo Phận trong cả nước thực hiện bác ái Kitô Giáo: “Cho khách đỗ nhà”.
Tiếng lành đồn xa từ những mùa tiếp sức trước. Sáng ngày 02 tháng 07 năm 2010, sĩ tử khắp nơi từ các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng sâu vùng xa nườm nượp đổ về Tân Phước. Khắp các tỉnh thành trong cả nước, xa nhất là Nam Định rồi đến Khánh Hoà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến tận non cao Kon Tum, GiaLai, Đắc Lắc, Xuân lộc, Đồng Nai và xuống đến các tỉnh thành Nam Bộ Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau... Chỉ trong buổi sáng đầu tiên tiếp sức, Tân Phước đã đón hơn 400 thí sinh cùng hơn 100 phụ huynh đi theo. Các bạn được tiếp đón ân cần, có chỗ ăn, ở khang trang sạch sẽ. Hầu như tất cả các phòng ốc trong Giáo xứ đều được trưng dụng tối đa. Không chỉ lo cho các bạn chỗ ăn, chỗ học, các thí sinh còn được chu cấp những bữa ăn thật ngon lành. Bên cạnh đó Cha Chính xứ còn mời được sự yểm trợ của Phòng Khám đa khoa Thánh Mẫu chăm sóc sức khỏe cho thí sinh.
Của cho không bằng cách cho, ngay tối đầu tiên các bạn được với các Cha, Hội đồng Mục Vụ Giáo xứ và đại diện các đoàn thể chào đón thật long trọng trong bầu khí gia đình. Cứ nhìn các Cha tất bật tới lui như con thoi để điều động hay đến từng bàn ăn để thăm hỏi các thí sinh, tạo cho các bạn một cảm giác thân thương, dễ chịu như ở nhà để tâm lý ổn định trước khi vào cuộc thi, mới thấy rõ hình ảnh người Mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên, đặc biệt hơn là đoàn chiên không phân biệt Tôn Giáo. Nhìn hai Cha dù mệt nhưng lúc nào cũng cười tươi vì được chăm sóc người khác.
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp cũng phải kể đến công sức và sự đóng góp của biết bao người. Từ việc lo mùng mền, chiếu gối của các bà mẹ Công Giáo, đến dọn bữa ăn của Gia đình Đa Minh hay công việc thật âm thầm lau dọn nhà vệ sinh của gia đình Cát Minh, giữ gìn an ninh ngày cũng như đêm của ban trật tự, tiếp đón, lo thủ tục hành chánh của các Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể và Giới Trẻ, Hướng Đạo… Có lẽ vui nhất và dễ thương nhất phải kể đến đội ngũ xe ôm thật hùng hậu có mặt từ tờ mờ sáng để đưa các thí sinh đến trường. Có nhiều “bác tài xe ôm” mỗi sáng chạy tới 3-4 lượt. Hình như ai cũng muốn đưa được nhiều thí sinh đến tận trường thi. Kết thúc hai ngày thi là đêm văn nghệ lửa trại và liên hoan chia tay.
Những ấn tượng sâu đậm về những hình ảnh tiếp đón yêu thương trong những ngày đầu xa xứ của các thí sinh có lẽ sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí các em. Có những em năm trước là thí sinh, năm sau xin được cùng tham gia tiếp sức mùa thi. Và như thế hình ảnh ngôi Giáo Đường không chỉ còn là một Ngôi Nhà Thờ cổ kính, kín cổng cao tường nhưng là một chỗ nơi chốn bình yên, thân mật, yêu thương như chắp thêm đôi cánh, nâng đỡ các em trong những ngày tháng chuẩn bị vào đời.
Thực hành lời Chúa dạy: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.” (Gc 2,17). Dưới sự chỉ đạo của Cha Chính xứ Giuse Vũ Minh Danh và Cha Phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả, toàn thể Giáo xứ từ Hội Đồng Mục Vụ đến các đoàn thể và toàn thể Giáo dân trong xứ đạo kẻ góp của, người góp công, người người tiếp sức, nhà nhà tiếp sức mùa thi. Không khí Giáo xứ trong những ngày này rộn ràng vui tươi như ngày tết.
Xem hình giáo xứ Tân Phước tiếp sức mùa thi
Đây là năm thứ tư Giáo xứ Tân Phước tham gia công việc này cùng rất nhiều Giáo xứ trong Giáo Phận Sài Gòn cũng như rất nhiều Giáo Phận trong cả nước thực hiện bác ái Kitô Giáo: “Cho khách đỗ nhà”.
Tiếng lành đồn xa từ những mùa tiếp sức trước. Sáng ngày 02 tháng 07 năm 2010, sĩ tử khắp nơi từ các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng sâu vùng xa nườm nượp đổ về Tân Phước. Khắp các tỉnh thành trong cả nước, xa nhất là Nam Định rồi đến Khánh Hoà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến tận non cao Kon Tum, GiaLai, Đắc Lắc, Xuân lộc, Đồng Nai và xuống đến các tỉnh thành Nam Bộ Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau... Chỉ trong buổi sáng đầu tiên tiếp sức, Tân Phước đã đón hơn 400 thí sinh cùng hơn 100 phụ huynh đi theo. Các bạn được tiếp đón ân cần, có chỗ ăn, ở khang trang sạch sẽ. Hầu như tất cả các phòng ốc trong Giáo xứ đều được trưng dụng tối đa. Không chỉ lo cho các bạn chỗ ăn, chỗ học, các thí sinh còn được chu cấp những bữa ăn thật ngon lành. Bên cạnh đó Cha Chính xứ còn mời được sự yểm trợ của Phòng Khám đa khoa Thánh Mẫu chăm sóc sức khỏe cho thí sinh.
Của cho không bằng cách cho, ngay tối đầu tiên các bạn được với các Cha, Hội đồng Mục Vụ Giáo xứ và đại diện các đoàn thể chào đón thật long trọng trong bầu khí gia đình. Cứ nhìn các Cha tất bật tới lui như con thoi để điều động hay đến từng bàn ăn để thăm hỏi các thí sinh, tạo cho các bạn một cảm giác thân thương, dễ chịu như ở nhà để tâm lý ổn định trước khi vào cuộc thi, mới thấy rõ hình ảnh người Mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên, đặc biệt hơn là đoàn chiên không phân biệt Tôn Giáo. Nhìn hai Cha dù mệt nhưng lúc nào cũng cười tươi vì được chăm sóc người khác.
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp cũng phải kể đến công sức và sự đóng góp của biết bao người. Từ việc lo mùng mền, chiếu gối của các bà mẹ Công Giáo, đến dọn bữa ăn của Gia đình Đa Minh hay công việc thật âm thầm lau dọn nhà vệ sinh của gia đình Cát Minh, giữ gìn an ninh ngày cũng như đêm của ban trật tự, tiếp đón, lo thủ tục hành chánh của các Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể và Giới Trẻ, Hướng Đạo… Có lẽ vui nhất và dễ thương nhất phải kể đến đội ngũ xe ôm thật hùng hậu có mặt từ tờ mờ sáng để đưa các thí sinh đến trường. Có nhiều “bác tài xe ôm” mỗi sáng chạy tới 3-4 lượt. Hình như ai cũng muốn đưa được nhiều thí sinh đến tận trường thi. Kết thúc hai ngày thi là đêm văn nghệ lửa trại và liên hoan chia tay.
Những ấn tượng sâu đậm về những hình ảnh tiếp đón yêu thương trong những ngày đầu xa xứ của các thí sinh có lẽ sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí các em. Có những em năm trước là thí sinh, năm sau xin được cùng tham gia tiếp sức mùa thi. Và như thế hình ảnh ngôi Giáo Đường không chỉ còn là một Ngôi Nhà Thờ cổ kính, kín cổng cao tường nhưng là một chỗ nơi chốn bình yên, thân mật, yêu thương như chắp thêm đôi cánh, nâng đỡ các em trong những ngày tháng chuẩn bị vào đời.
Thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Tân Phước, Sàigòn
Nguyễn Quang Ngọc
16:32 04/07/2010
THÁNH LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ TÂN PHƯỚC
Sài Gòn, Sáng nay Chúa nhật vào lúc 7h30 ngày 04 tháng 07 năm 2010, trong bầu không khí rộn ràng, nhộn nhịp của những ngày tiếp sức mùa thi tại Giáo xứ Tân Phước Hạt Phú Thọ (Số 245 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, Quận Tân Bình). Thánh Lễ Thiếu nhi hôm nay thật đặc biệt. Một Thánh Lễ nhưng có tới 3 sự kiện “3 trong 1”.
Xem hình thánh lễ tạ ơn
Thánh Lễ tạ ơn của 2 Tân Linh mục đã từng giúp xứ: Cha Giuse Hoàng Đình Hải, Cha Phanxicô Trần Minh Hiếu.
Đón tiếp 3 Thầy về giúp công tác mục vụ Giáo xứ: Thầy Phó tế Giuse Trần Viết Thái và hai Thầy Chủng sinh: Thầy Hêrônimô Trần Anh Nhật và Thầy Vinh sơn Lê Ngọc Linh.
Lễ tạ ơn và chia tay của Cha Phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả sau 5 năm phục vụ Giáo xứ chuẩn bị lên đường đi nhận nhiệm vụ mới.
Chia tay Cha Phụ tá, các em Thiếu nhi không khỏi bùi ngùi, luyến lưu vì rất nhiều kỉ niệm của Cha Phụ tá với các em trong suốt 5 năm qua. Cha Giuse cũng rất xúc động qua lời Cha nói với các em: “I miss you and I love you forever”
Cầu chúc Cha Phụ tá cũng như hai Tân Linh mục luôn nhiệt thành, hăng say trên bước đường phục vụ trong cánh đồng truyền giáo dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào. “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. ( Lc 10,2).
Sài Gòn, Sáng nay Chúa nhật vào lúc 7h30 ngày 04 tháng 07 năm 2010, trong bầu không khí rộn ràng, nhộn nhịp của những ngày tiếp sức mùa thi tại Giáo xứ Tân Phước Hạt Phú Thọ (Số 245 Nguyễn Thị Nhỏ, Phường 9, Quận Tân Bình). Thánh Lễ Thiếu nhi hôm nay thật đặc biệt. Một Thánh Lễ nhưng có tới 3 sự kiện “3 trong 1”.
Xem hình thánh lễ tạ ơn
Thánh Lễ tạ ơn của 2 Tân Linh mục đã từng giúp xứ: Cha Giuse Hoàng Đình Hải, Cha Phanxicô Trần Minh Hiếu.
Đón tiếp 3 Thầy về giúp công tác mục vụ Giáo xứ: Thầy Phó tế Giuse Trần Viết Thái và hai Thầy Chủng sinh: Thầy Hêrônimô Trần Anh Nhật và Thầy Vinh sơn Lê Ngọc Linh.
Lễ tạ ơn và chia tay của Cha Phụ tá Giuse Đỗ Quang Khả sau 5 năm phục vụ Giáo xứ chuẩn bị lên đường đi nhận nhiệm vụ mới.
Chia tay Cha Phụ tá, các em Thiếu nhi không khỏi bùi ngùi, luyến lưu vì rất nhiều kỉ niệm của Cha Phụ tá với các em trong suốt 5 năm qua. Cha Giuse cũng rất xúc động qua lời Cha nói với các em: “I miss you and I love you forever”
Cầu chúc Cha Phụ tá cũng như hai Tân Linh mục luôn nhiệt thành, hăng say trên bước đường phục vụ trong cánh đồng truyền giáo dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào. “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. ( Lc 10,2).
Một buổi lễ ấn tượng
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p..
18:56 04/07/2010
MỘT BUỔI LỄ ẤN TƯƠNG
Chiều ngày 29.6.2010 vừa qua đã diễn ra tại khuôn viên Tỉnh Dòng thánh Phao-lô thành Chartres, số 4 đường Tôn đức Thắng (Cường Để cũ) một buổi lễ rất ân tượng để kỷ niệm 150 năm Dòng hiện diện tại Việt Nam. Buổi lễ này gây ấn tương ở vẻ hoành tráng và chu đáo của nó. Người tới tham dự đã lấy làm thích thú đến ngỡ ngàng, khi thấy hai dẫy nhà mới song hành với ngôi nhà thờ cao ráo có từ cuối thế kỷ XIX do nhà văn hoá vĩ đại Nguyễn trường Tộ thiết kế. Hai ngôi nhà mới này, mới mà vẫn được giữ được vẻ hài hoà với kiến trúc của toàn khu vực cũ. Đó là điều đáng nói, vì thường khi xây mới người ta phá hẳn cái cũ đi, hay nếu không phá thì công trình mới cũng hoàn toàn xa lạ, không ăn nhằm gì với dáng vẻ của kiến trúc xưa, thành ra toàn cảnh mất hài hoà, nếu không muốn nói là đối chọi nhau. Nếu là nhà tư thì không nói làm gì, nhưng nếu là dinh thự hay cơ sở mang tính lịch sử thì là điều đáng tiếc, vì một phần kiến trúc mới xoá bỏ dấu vết lịch sử, một phần phá vỡ tính duy nhất của kiến trúc trong khu vục.
Hai toà nhà này một bên là nơi cư trú cho chừng 300 nữ sinh viên từ các nơi xa đến trọ học và một bên là nơi ở của các nữ tu đã khấn hứa, nhưng còn tiếp tục công vịệc học hành và huấn luyện. Trong hoàn cảnh ngày nay mà tạo dựng được một cư xá cho các nữ sinh viên như thế thì thật là hi hữu và đáng biểu dương.
Ngoài sự hoành tráng của hai toà nhà này ra và toàn khuôn viên đã được chỉnh trang sắp xếp lại, phải nói đến sự hoành tráng của không gian cử hành lễ ở ngoài trời cho 125 linh mục và gần hai ngàn giáo dân tham dự. Tất cả đã được xếp đặt lớp lang chu đáo từ lễ đài, hệ thống âm thanh của công ty Việt Thương đến chỗ ngồi của linh mục đồng tế và giáo dân tham dự. Buồi lễ kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ mà tư đầu đến cuối vẫn im phăng phắc. Sự yên lặng trong khi cử hành này chứng tỏ cung cách và lòng sốt sắng của tập thể. Rồi lại phải kể đến ca đoàn gồm toàn các thỉnh sinh và nữ tu trẻ dưới quyền điều khiển của sơ Phi, người đã có công gây dựng dàn nhạc dân tộc SPC với hầu hết nhạc công là các thỉnh sinh và nữ tu biểu diễn trong tối văn nghệ. Người ta đã rất thích thú với đội ngũ hơn một trăm nhạc công cùng các nhạc cụ dân tộc, sáo tre, nhị, đàn bầu, đàn tranh, các bộ gõ v.v…
Người nghe thật không ngờ với những nhạc cụ như thế mà cũng tạo được những âm thanh hoà hợp êm tai, và khi cần cũng vang lên những âm thanh hoành tráng. Lần đầu tiên được chứng kiến một dàn nhạc với những nhạc cụ dân tộc đa dạng ngoài trời, do phần đông các nũ tu trình diễn, ai cũng tấm tắc ngợi khen.
Cùng với dàn nhạc này là một vở kịch sống động diễn lại những ngày đầu tiên, các nữ tu của Dòng đến Việt Nam. Hoạt cảnh và những lời thoại cho thấy lịch sử hào hùng của Dòng ở thời kỳ khai phóng. Khán giả như chính kiến thật sự những hoạt động giáo dục từ thiện của bà mẹ Benjamin và các nữ tu cùng sang Việt Nam hồi đó Thật xứng đáng với công phu tài lực và nhân lực Tỉnh Dòng thánh Phao-lô thành Chartres đã dầu tư cho cuộc lễ này.
Tuy vậy, một số người cũng lấy làm tiếc vì một nốt nhạc lạc lõng trong buổi lễ này. Đó là trích đoạn Halleluya rất hay của nhạc sĩ thiên tài G.F. Haendel. Người ta không hiểu tại sao lại cho chơi trích đoạn đó vào đầu cuộc rước. “Rằng hay thì thật là hay” nhưng không hợp tình hợp cảnh. Nó không ăn nhập với cụộc lễ, vì như Qui chế tổng quát sách lễ Roma số 25 viết: “Khi dân chúng đã tập họp thì bắt đầu hát ca nhập lễ, đang khi linh mục và các người giúp lễ tiến vào. Bài ca này có mục đích mở đầu việc cử hành thánh lễ, giúp giáo dân thêm hiệp nhất, hướng họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ và đi kèm với cuộc rước của linh mục và các người giúp lễ.” Một lý do nữa khiến cho trích đoạn này trở thành lạc điệu đó là nhạc lấy trong đĩa CD. Trong phụng vụ thánh lễ, mọi cái phải thật: tiếng hát thật, nến thật, hoa thật và mọi sụ đều phải tích cực linh động. Vì thế, trong các phần đoạn của thánh lễ, không được đưa nhạc từ các đĩa CD vào.
Mọi người tham dự buổi lễ chiều hôm 29.6.2010 đều vui mừng phấn khởi và xin hết lòng cám ơn Mẹ Bề Trên Giám Tỉnh và Ban Tổ Chức. Buổi lễ này đã ghi một dấu ấn sâu đâm và tạo ra được một kỷ niệm khó quên nơi các khách đựơc mời.
Chiều ngày 29.6.2010 vừa qua đã diễn ra tại khuôn viên Tỉnh Dòng thánh Phao-lô thành Chartres, số 4 đường Tôn đức Thắng (Cường Để cũ) một buổi lễ rất ân tượng để kỷ niệm 150 năm Dòng hiện diện tại Việt Nam. Buổi lễ này gây ấn tương ở vẻ hoành tráng và chu đáo của nó. Người tới tham dự đã lấy làm thích thú đến ngỡ ngàng, khi thấy hai dẫy nhà mới song hành với ngôi nhà thờ cao ráo có từ cuối thế kỷ XIX do nhà văn hoá vĩ đại Nguyễn trường Tộ thiết kế. Hai ngôi nhà mới này, mới mà vẫn được giữ được vẻ hài hoà với kiến trúc của toàn khu vực cũ. Đó là điều đáng nói, vì thường khi xây mới người ta phá hẳn cái cũ đi, hay nếu không phá thì công trình mới cũng hoàn toàn xa lạ, không ăn nhằm gì với dáng vẻ của kiến trúc xưa, thành ra toàn cảnh mất hài hoà, nếu không muốn nói là đối chọi nhau. Nếu là nhà tư thì không nói làm gì, nhưng nếu là dinh thự hay cơ sở mang tính lịch sử thì là điều đáng tiếc, vì một phần kiến trúc mới xoá bỏ dấu vết lịch sử, một phần phá vỡ tính duy nhất của kiến trúc trong khu vục.
Hai toà nhà này một bên là nơi cư trú cho chừng 300 nữ sinh viên từ các nơi xa đến trọ học và một bên là nơi ở của các nữ tu đã khấn hứa, nhưng còn tiếp tục công vịệc học hành và huấn luyện. Trong hoàn cảnh ngày nay mà tạo dựng được một cư xá cho các nữ sinh viên như thế thì thật là hi hữu và đáng biểu dương.
Ngoài sự hoành tráng của hai toà nhà này ra và toàn khuôn viên đã được chỉnh trang sắp xếp lại, phải nói đến sự hoành tráng của không gian cử hành lễ ở ngoài trời cho 125 linh mục và gần hai ngàn giáo dân tham dự. Tất cả đã được xếp đặt lớp lang chu đáo từ lễ đài, hệ thống âm thanh của công ty Việt Thương đến chỗ ngồi của linh mục đồng tế và giáo dân tham dự. Buồi lễ kéo dài hơn một tiếng rưỡi đồng hồ mà tư đầu đến cuối vẫn im phăng phắc. Sự yên lặng trong khi cử hành này chứng tỏ cung cách và lòng sốt sắng của tập thể. Rồi lại phải kể đến ca đoàn gồm toàn các thỉnh sinh và nữ tu trẻ dưới quyền điều khiển của sơ Phi, người đã có công gây dựng dàn nhạc dân tộc SPC với hầu hết nhạc công là các thỉnh sinh và nữ tu biểu diễn trong tối văn nghệ. Người ta đã rất thích thú với đội ngũ hơn một trăm nhạc công cùng các nhạc cụ dân tộc, sáo tre, nhị, đàn bầu, đàn tranh, các bộ gõ v.v…
Người nghe thật không ngờ với những nhạc cụ như thế mà cũng tạo được những âm thanh hoà hợp êm tai, và khi cần cũng vang lên những âm thanh hoành tráng. Lần đầu tiên được chứng kiến một dàn nhạc với những nhạc cụ dân tộc đa dạng ngoài trời, do phần đông các nũ tu trình diễn, ai cũng tấm tắc ngợi khen.
Cùng với dàn nhạc này là một vở kịch sống động diễn lại những ngày đầu tiên, các nữ tu của Dòng đến Việt Nam. Hoạt cảnh và những lời thoại cho thấy lịch sử hào hùng của Dòng ở thời kỳ khai phóng. Khán giả như chính kiến thật sự những hoạt động giáo dục từ thiện của bà mẹ Benjamin và các nữ tu cùng sang Việt Nam hồi đó Thật xứng đáng với công phu tài lực và nhân lực Tỉnh Dòng thánh Phao-lô thành Chartres đã dầu tư cho cuộc lễ này.
Tuy vậy, một số người cũng lấy làm tiếc vì một nốt nhạc lạc lõng trong buổi lễ này. Đó là trích đoạn Halleluya rất hay của nhạc sĩ thiên tài G.F. Haendel. Người ta không hiểu tại sao lại cho chơi trích đoạn đó vào đầu cuộc rước. “Rằng hay thì thật là hay” nhưng không hợp tình hợp cảnh. Nó không ăn nhập với cụộc lễ, vì như Qui chế tổng quát sách lễ Roma số 25 viết: “Khi dân chúng đã tập họp thì bắt đầu hát ca nhập lễ, đang khi linh mục và các người giúp lễ tiến vào. Bài ca này có mục đích mở đầu việc cử hành thánh lễ, giúp giáo dân thêm hiệp nhất, hướng họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ và đi kèm với cuộc rước của linh mục và các người giúp lễ.” Một lý do nữa khiến cho trích đoạn này trở thành lạc điệu đó là nhạc lấy trong đĩa CD. Trong phụng vụ thánh lễ, mọi cái phải thật: tiếng hát thật, nến thật, hoa thật và mọi sụ đều phải tích cực linh động. Vì thế, trong các phần đoạn của thánh lễ, không được đưa nhạc từ các đĩa CD vào.
Mọi người tham dự buổi lễ chiều hôm 29.6.2010 đều vui mừng phấn khởi và xin hết lòng cám ơn Mẹ Bề Trên Giám Tỉnh và Ban Tổ Chức. Buổi lễ này đã ghi một dấu ấn sâu đâm và tạo ra được một kỷ niệm khó quên nơi các khách đựơc mời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đời Sỏi Đá
Lê Trị
23:51 04/07/2010
ĐỜI SỎI ĐÁ
Ảnh của Lê Trị
Tôi sỏi đá đâu nghĩa là tôi hết
Mưa nắng cuộc đời sỏi đá chẳng hề phai..
(Trích thơ của Tulipdenus)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền