Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai là Anh Em Của Tôi
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
02:21 05/07/2010
Chúa Nhật Thứ 15 Mùa Thường Niên - Năm C
Chúa Nhật hôm nay nói đến luật Bác Ái là kính mến Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân, đặc biệt trong việc giúp đỡ những người lâm cảnh khó khăn.
Bài Đọc I (Đệ Nhị Luật 30:10-14): Lề luật của Chúa đã được ghi khắc vào lòng chúng ta (Lương Tâm) để hướng dẫn chúng ta sống cho xứng đáng những con người đã được Chúa dựng nên theo hình ảnh Chúa, chúng ta cần đem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày. Bài đọc II (Côlôsê 1:15-20): Chúa Giêsu cũng chính là Thiên Chúa thật, Ngài mặc lấy thân xác con người, đổ máu ra trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại và trở nên “trưởng tử mọi loài thọ sinh và là Đầu Giáo Hội.” Bài Phúc Âm (Luca 10: 25-37): Chúng ta phải thực hành Đức Bác Ái để được sống đời đời. Đó là yêu mến Chúa hết lòng và yêu thương phục vụ tha nhân. Người Samaritano tốt lành là hình ảnh của những người biết thương cảm và hy sinh giúp đỡ mọi người, nhất là những người gặp hoạn nạn, dù người đó là ai.
Mỗi ngày khi chúng ta đọc Kinh ‘Mười Điều Răn Đức Chúa Trời’, chúng ta nên để ý đến lời cuối cùng “Mười điều răn Chúa tóm về hai điều này: trước hết kính mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau là yêu thương tha nhân như chính mình. ” Nếu chúng ta sống được hai điều căn bản này là chúng ta đã chu toàn được mọi lề luật của Chúa và các giới răn của Giáo Hội.
Luôn biết kính mến Chúa và thương yêu người khác như chính mình, chúng ta sẽ dễ dàng chu toàn các bổn phận thờ phượng Chúa, chúng ta sẽ xa tránh các dịp tội để không phạm tội làm mất lòng Chúa và xúc phạm đến nhau (những tội như tham lam tiền bạc, lỗi phép công bằng, làm chứng gian hại người khác, lộng ngôn, nói hành nói xấu, ham thú vui xác thịt, luyến ái tự do, li dị, phá thai…). Mọi tội lỗi đều xúc phạm đến Thánh Danh Chúa, và làm hoen ố hình ảnh của Chúa mà chúng ta mang trong tâm hồn khi chúng ta đã được thanh luyện qua Bí Tích Thánh Tẩy.
Hơn nữa, giữ Lề Luật Bác Ái không phải chỉ là lo xa tránh tội lỗi mà tích cực hơn, còn phải lo chu toàn các bổn phận của người tín hữu: ngoài bổn phận thờ phượng Chúa, chúng ta có bổn phận đối với Ông Bà Cha Mẹ, đó là điều răn thứ bốn: Phụng dưỡng các Ngài khi còn sống, nhất là khi các Ngài đã già yêu, bịnh tật. Hằng nhớ đến và cầu nguyện cho các vị đã qua đời.
Luật Bác Ái cũng dạy chúng ta phải duy trì tình yêu trong gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái; điều này cũng đòi buộc chúng ta phải hy sinh nhiều lắm để có thể chịu đựng lẫn nhau, tha thứ và nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Ngoài gia đình ruột thịt, chúng ta còn sống trong gia đình nhân loại, mà mọi người đều là con cái Chúa và anh em với nhau “Tứ Hải Giai Huynh Đệ.” “Mọi người đều là anh em của tôi” trong gia đình nhân loại. Thực hành được đìều đó, chúng ta sẽ không còn xét đoán, kỳ thị chủng tộc, tiếng nói, mầu da…; nhưng biết chấp nhận mọi dị biệt để yêu thương nhau như anh em, để xây dựng hòa bình, thay vì gây chiến tranh, chém giết lẫn nhau. Người Samaritano tốt lành đã tận tâm giúp người bị kẻ cướp hành hung, ông đã không phân biệt, không xem xét người đó là ai, chủng tộc nào; nhưng thấy một người hoạn nạn cần giúp đỡ là ông hết lòng giúp đỡ không sợ bị liên lụy, không sợ mất thời giờ, tiền của. Đó là điều Chúa Giêsu đặc biệt muốn nhấn mạnh trong Dụ Ngôn trong Bài Phúc Âm hôm nay. Chính Chúa Giêsu đã thực hành điều đó, Ngài đã yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi, đã hy sinh xuống thế làm người, đã chịu chết để cứu chuộc mọi người thuộc mọi ‘chủng tộc và ngôn ngữ’, băng bó mọi vết thương gây ra do tội lỗi và đưa chúng ta vào “Quán Trọ” là gia đình Giáo Hội để chữa lành và đưa chúng ta về quê hương thật Nước Trời.
Chúa Nhật hôm nay nói đến luật Bác Ái là kính mến Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân, đặc biệt trong việc giúp đỡ những người lâm cảnh khó khăn.
Bài Đọc I (Đệ Nhị Luật 30:10-14): Lề luật của Chúa đã được ghi khắc vào lòng chúng ta (Lương Tâm) để hướng dẫn chúng ta sống cho xứng đáng những con người đã được Chúa dựng nên theo hình ảnh Chúa, chúng ta cần đem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày. Bài đọc II (Côlôsê 1:15-20): Chúa Giêsu cũng chính là Thiên Chúa thật, Ngài mặc lấy thân xác con người, đổ máu ra trên Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại và trở nên “trưởng tử mọi loài thọ sinh và là Đầu Giáo Hội.” Bài Phúc Âm (Luca 10: 25-37): Chúng ta phải thực hành Đức Bác Ái để được sống đời đời. Đó là yêu mến Chúa hết lòng và yêu thương phục vụ tha nhân. Người Samaritano tốt lành là hình ảnh của những người biết thương cảm và hy sinh giúp đỡ mọi người, nhất là những người gặp hoạn nạn, dù người đó là ai.
Mỗi ngày khi chúng ta đọc Kinh ‘Mười Điều Răn Đức Chúa Trời’, chúng ta nên để ý đến lời cuối cùng “Mười điều răn Chúa tóm về hai điều này: trước hết kính mến Một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau là yêu thương tha nhân như chính mình. ” Nếu chúng ta sống được hai điều căn bản này là chúng ta đã chu toàn được mọi lề luật của Chúa và các giới răn của Giáo Hội.
Luôn biết kính mến Chúa và thương yêu người khác như chính mình, chúng ta sẽ dễ dàng chu toàn các bổn phận thờ phượng Chúa, chúng ta sẽ xa tránh các dịp tội để không phạm tội làm mất lòng Chúa và xúc phạm đến nhau (những tội như tham lam tiền bạc, lỗi phép công bằng, làm chứng gian hại người khác, lộng ngôn, nói hành nói xấu, ham thú vui xác thịt, luyến ái tự do, li dị, phá thai…). Mọi tội lỗi đều xúc phạm đến Thánh Danh Chúa, và làm hoen ố hình ảnh của Chúa mà chúng ta mang trong tâm hồn khi chúng ta đã được thanh luyện qua Bí Tích Thánh Tẩy.
Hơn nữa, giữ Lề Luật Bác Ái không phải chỉ là lo xa tránh tội lỗi mà tích cực hơn, còn phải lo chu toàn các bổn phận của người tín hữu: ngoài bổn phận thờ phượng Chúa, chúng ta có bổn phận đối với Ông Bà Cha Mẹ, đó là điều răn thứ bốn: Phụng dưỡng các Ngài khi còn sống, nhất là khi các Ngài đã già yêu, bịnh tật. Hằng nhớ đến và cầu nguyện cho các vị đã qua đời.
Luật Bác Ái cũng dạy chúng ta phải duy trì tình yêu trong gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái; điều này cũng đòi buộc chúng ta phải hy sinh nhiều lắm để có thể chịu đựng lẫn nhau, tha thứ và nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Ngoài gia đình ruột thịt, chúng ta còn sống trong gia đình nhân loại, mà mọi người đều là con cái Chúa và anh em với nhau “Tứ Hải Giai Huynh Đệ.” “Mọi người đều là anh em của tôi” trong gia đình nhân loại. Thực hành được đìều đó, chúng ta sẽ không còn xét đoán, kỳ thị chủng tộc, tiếng nói, mầu da…; nhưng biết chấp nhận mọi dị biệt để yêu thương nhau như anh em, để xây dựng hòa bình, thay vì gây chiến tranh, chém giết lẫn nhau. Người Samaritano tốt lành đã tận tâm giúp người bị kẻ cướp hành hung, ông đã không phân biệt, không xem xét người đó là ai, chủng tộc nào; nhưng thấy một người hoạn nạn cần giúp đỡ là ông hết lòng giúp đỡ không sợ bị liên lụy, không sợ mất thời giờ, tiền của. Đó là điều Chúa Giêsu đặc biệt muốn nhấn mạnh trong Dụ Ngôn trong Bài Phúc Âm hôm nay. Chính Chúa Giêsu đã thực hành điều đó, Ngài đã yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi, đã hy sinh xuống thế làm người, đã chịu chết để cứu chuộc mọi người thuộc mọi ‘chủng tộc và ngôn ngữ’, băng bó mọi vết thương gây ra do tội lỗi và đưa chúng ta vào “Quán Trọ” là gia đình Giáo Hội để chữa lành và đưa chúng ta về quê hương thật Nước Trời.
Tình yêu, con đường của sự sống
Phanxicô Xaviê
09:59 05/07/2010
TÌNH YÊU, CON ĐƯỜNG CỦA SỰ SỐNG
Lời Chúa, lề luật của Thiên Chúa ở ngay trong chính mỗi người không đâu xa, thế nhưng sống và giữ lời Chúa, lề luật Chúa có lẽ lại là một việc khó khăn. Thậm chí có người thờ ơ, quên lãng. Môsê khẳng định với dân chúng rằng: lời Chúa không ở trên trời cũng như dưới biển nhưng ở ngay môi miệng và ngay trong lòng người. Bản văn được trích từ sách Đệ Nhị Luật này nhắc nhớ chúng ta phải tuân giữ giới răn Chúa, sống lời Chúa đã được đặt trong chính con tim mỗi người. Trong thực tế, nhiều khi con người cảm thấy Thiên Chúa có vẻ im lặng, nhưng thực ra Ngài rất gần và ở trong chúng ta. Ngài nói với chúng ta từ thẳm sâu lòng mình. Môsê đã khẳng định điều đó. Thiên Chúa muốn một thài độ sống đức tin được cắm rễ sâu trong con tim mỗi người và phải được thúc đẩy bằng tình yêu.
Giới răn yêu thương đòi hỏi phải yêu mến Thiên Chúa như người Cha và yêu mọi người như chính mình. Thế nhưng, cần phải đi đâu để tìm kiếm người mình phải yêu thương. Lề luật của Do thái giáo đã qui định rõ ràng phải yêu thương tha nhân. Tuy nhiên, những luật sĩ, người giải thích lề luật, lại tìm cách để giới hạn khái niệm về tha nhân là ai. Theo quan niệm đương thời thì tha nhân là người đồng hương, đồng đạo còn người ngoại đạo là người ô uế, thờ ngẫu tượng thì không được đụng đến vì như thế là sai luật và cũng sẽ bị ô uế. Qua dụ ngôn người Samari nhân hậu Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta hiểu rằng tình yêu phải mở rộng đến mọi người không loại trừ ai và tha nhân chính là những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày.
Người luật sĩ chắc chắn am hiểu luật, nhưng khi nhận được câu trả lời của Chúa Giêsu: hãy làm đúng luật yêu thương mà ông đã biết, ông lại tìm cách bào chữa cho mình, vì ông không thấy đâu là đối tượng để ông yêu mến. Trong mắt người Do thái, anh em của họ, người thân cận của họ chính là người đồng đạo, những người tốt,… nghĩa là có những người bị loại ra khỏi con tim yêu thương của họ. Chúa Giêsu thì khác hẳn, khi đã yêu thì không phân biệt một ai. Đối tượng để chúng ta yêu mến không ở đâu xa, chính là những người khổ đau, nghèo đói, bệnh tật… ở ngay cạnh mình, trên đường mình đi.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh của thầy Trợ tế Lêvi và thầy Tư tế đối lập với thái độ nhân hậu của người Samari. Vì Chúa Giêsu luôn lấy hình ảnh đời thường để giúp mọi người hiểu chân lý đức tin. Người muốn nói đến thái độ thờ ơ vô cảm của họ trước đau khổ của người khác. Họ là những người biết luật, hiểu luật yêu thương nhưng dọ đã không thực hiện; trong khi đó người Samari không biết luật, không biết đối tượng tình yêu của nình là ai thì ông lại biết sống vì yêu.
Ngày nay, sự thờ ơ, thái độ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại xem ra là căn bệnh của thời đại, của nhiều người, trong đó có cả Kitô hữu. Báo chí đã lên tiếng về vấn đề này trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Thái độ ấy đã và đang bóp nghẹt lòng người, đang đẩy biết bao người vào trong đau khổ bất hạnh và làm phân hóa xã hội.
“Tôi phải làm gì để được sống đời đời ?”. Đó là câu người Luật sĩ đã hỏi Chúa Giêsu, và câu trả lời của Chúa cũng thật kinh điển dựa vào luật yêu thương: ngươi hãy đi và làm như vậy. Câu trả lời không thể khác hơn, vì tình yêu đưa tới sự sống là chân lý của niềm tin Kitô giáo. Hình ảnh người Samari trong dụ ngôn cho thấy một cách cụ thể tình yêu đã mang lại sự sống như thế nào. Nạn nhân bị cướp dọc đường, nếu như không gặp được người Samari nhân hậu mà chỉ gặp toàn những người như thầy Tư tế, Trợ tế… thì chắc chắn anh ta không thể sống được, nhưng nhờ lòng bác ái mà anh ta đã được cứu sống. Chúa Giêsu chính là người Samari nhân hậu đối với chúng ta. Người đến để cứu chữa, giải thoát chúng ta khỏi vết thương và sự chết do tội lỗi gây ra. Chúa đến vì yêu để chúng ta được sống và sống dồi dào. Ngày nay, đến lượt mỗi người Kitô hữu phải tiếp tục là người Samari bên cạnh tất cả những người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày. Vì những ai lâm cảnh thiếu thốn, khổ đau đều có quyền đòi người Kitô hữu yêu thương bằng hành động cụ thể như vậy.
Lời Chúa, lề luật của Thiên Chúa ở ngay trong chính mỗi người không đâu xa, thế nhưng sống và giữ lời Chúa, lề luật Chúa có lẽ lại là một việc khó khăn. Thậm chí có người thờ ơ, quên lãng. Môsê khẳng định với dân chúng rằng: lời Chúa không ở trên trời cũng như dưới biển nhưng ở ngay môi miệng và ngay trong lòng người. Bản văn được trích từ sách Đệ Nhị Luật này nhắc nhớ chúng ta phải tuân giữ giới răn Chúa, sống lời Chúa đã được đặt trong chính con tim mỗi người. Trong thực tế, nhiều khi con người cảm thấy Thiên Chúa có vẻ im lặng, nhưng thực ra Ngài rất gần và ở trong chúng ta. Ngài nói với chúng ta từ thẳm sâu lòng mình. Môsê đã khẳng định điều đó. Thiên Chúa muốn một thài độ sống đức tin được cắm rễ sâu trong con tim mỗi người và phải được thúc đẩy bằng tình yêu.
Giới răn yêu thương đòi hỏi phải yêu mến Thiên Chúa như người Cha và yêu mọi người như chính mình. Thế nhưng, cần phải đi đâu để tìm kiếm người mình phải yêu thương. Lề luật của Do thái giáo đã qui định rõ ràng phải yêu thương tha nhân. Tuy nhiên, những luật sĩ, người giải thích lề luật, lại tìm cách để giới hạn khái niệm về tha nhân là ai. Theo quan niệm đương thời thì tha nhân là người đồng hương, đồng đạo còn người ngoại đạo là người ô uế, thờ ngẫu tượng thì không được đụng đến vì như thế là sai luật và cũng sẽ bị ô uế. Qua dụ ngôn người Samari nhân hậu Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta hiểu rằng tình yêu phải mở rộng đến mọi người không loại trừ ai và tha nhân chính là những người chúng ta gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày.
Người luật sĩ chắc chắn am hiểu luật, nhưng khi nhận được câu trả lời của Chúa Giêsu: hãy làm đúng luật yêu thương mà ông đã biết, ông lại tìm cách bào chữa cho mình, vì ông không thấy đâu là đối tượng để ông yêu mến. Trong mắt người Do thái, anh em của họ, người thân cận của họ chính là người đồng đạo, những người tốt,… nghĩa là có những người bị loại ra khỏi con tim yêu thương của họ. Chúa Giêsu thì khác hẳn, khi đã yêu thì không phân biệt một ai. Đối tượng để chúng ta yêu mến không ở đâu xa, chính là những người khổ đau, nghèo đói, bệnh tật… ở ngay cạnh mình, trên đường mình đi.
Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh của thầy Trợ tế Lêvi và thầy Tư tế đối lập với thái độ nhân hậu của người Samari. Vì Chúa Giêsu luôn lấy hình ảnh đời thường để giúp mọi người hiểu chân lý đức tin. Người muốn nói đến thái độ thờ ơ vô cảm của họ trước đau khổ của người khác. Họ là những người biết luật, hiểu luật yêu thương nhưng dọ đã không thực hiện; trong khi đó người Samari không biết luật, không biết đối tượng tình yêu của nình là ai thì ông lại biết sống vì yêu.
Ngày nay, sự thờ ơ, thái độ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại xem ra là căn bệnh của thời đại, của nhiều người, trong đó có cả Kitô hữu. Báo chí đã lên tiếng về vấn đề này trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Thái độ ấy đã và đang bóp nghẹt lòng người, đang đẩy biết bao người vào trong đau khổ bất hạnh và làm phân hóa xã hội.
“Tôi phải làm gì để được sống đời đời ?”. Đó là câu người Luật sĩ đã hỏi Chúa Giêsu, và câu trả lời của Chúa cũng thật kinh điển dựa vào luật yêu thương: ngươi hãy đi và làm như vậy. Câu trả lời không thể khác hơn, vì tình yêu đưa tới sự sống là chân lý của niềm tin Kitô giáo. Hình ảnh người Samari trong dụ ngôn cho thấy một cách cụ thể tình yêu đã mang lại sự sống như thế nào. Nạn nhân bị cướp dọc đường, nếu như không gặp được người Samari nhân hậu mà chỉ gặp toàn những người như thầy Tư tế, Trợ tế… thì chắc chắn anh ta không thể sống được, nhưng nhờ lòng bác ái mà anh ta đã được cứu sống. Chúa Giêsu chính là người Samari nhân hậu đối với chúng ta. Người đến để cứu chữa, giải thoát chúng ta khỏi vết thương và sự chết do tội lỗi gây ra. Chúa đến vì yêu để chúng ta được sống và sống dồi dào. Ngày nay, đến lượt mỗi người Kitô hữu phải tiếp tục là người Samari bên cạnh tất cả những người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày. Vì những ai lâm cảnh thiếu thốn, khổ đau đều có quyền đòi người Kitô hữu yêu thương bằng hành động cụ thể như vậy.
Đức Mẹ và Bóng Đá
Trương Phú Thư
12:15 05/07/2010
Bài này đến với qúy vị độc giả VietCatholic lúc nhiều người đã “trốn lễ ngày Chúa nhật” ở nhà dán mắt vào cái màn hình theo dõi những trận thư hùng còn lại của World Cup 2010. Một trong những trận quyết chiến sống mái diễn ra vào buổi sáng ngày thứ bẩy mùng 3 tháng 7 năm 2010 giữa hai đội tuyển Đức và Á Căn Đình. Bài này không nhằm viết về kỹ năng bóng đá của hai đội sừng sỏ nhất nhì Âu Châu và Châu Mỹ La Tinh vì báo chí và các bình luận gia thể thao chuyên nghiệp đã có rất nhiều lời ra tiếng vào và những phê phán hơn thiệt. Phạm vi bài này chỉ xin trình bầy một sự kiện xem ra chẳng có liên quan gì đến bóng đá nhưng lại là một sự tin tưởng và cậy trông.
Qúy vị ghiền xem đá banh chắc không bỏ qua được hình ảnh ông bầu Diego Madarona của đội tuyển Á Căn Đình quần áo chững chạc, râu ria cắt tỉa gọn gàng và trong tay lúc nào cũng có chuỗi Mân Côi. Chắc hẳn ông bầu Madarona phải hết lòng tin tưởng và cậy trông Đức Mẹ để xin đè bẹp đội tuyển Đức, thênh thang dẫn đội tuyển Á Căn Đình vào vòng bán kết của giải túc cầu thế giới mỗi bốn năm mới được tổ chức một lần. Người lùn gieo máu lửa này đã từng là thủ quân của đội tuyển Á Căn Đình đánh bại đội tuyển Tây Đức và ôm chiếc cúp vàng của giải túc cấu thế giới năm 1986 về Buenos Aires.
Phần lớn các cầu thủ Á Căn Đình khi được chạy vào sân hay bị gọi ra sân đều làm dấu thánh giá. Mỗi lần đội tuyển Á Căn Đình tấn công khung thành đối phương thì ông bầu Madarona cũng làm dấu thánh giá và chắc hẳn phải thầm thĩ cầu nguyện xin đá thủng lưới địch hay ít ra một quả phạt trực tiếp. Á Căn Đình có đến 92% dân số theo đạo Công giáo và có một thành phố lớn lấy tên là Rosario để ca tụng và tôn kính Đức Mẹ. Chúa và Đức Mẹ biết phân xử sao đây để vừa đáp ứng được lời cầu xin của Madarona và cũng lại vừa lòng đội tuyển Đức. Đặc biệt là Madarona với chuỗi Mân Côi trong tay lại là một trường hợp khó xử cho Đức Mẹ. Ban ơn cho Madarona đè bẹp đội tuyển Đức thì biết ăn nói sao với bà Thủ Tướng Đức đang ngồi reo hò trên khán đài. Để cho Á Căn Đình thua thì lại mang tiếng là Đức Mẹ không nhận lời chúng con cầu xin. Thật là Đức Mẹ cũng khó xử sự cho đôi bên cùng hài lòng và còn yêu mến Đức Mẹ hơn nữa. Cầu thủ Đức hay chân sút Á căn Đình hết hảy đều là con cái và trong vòng tay yêu thương ôm ấp của Đức Mẹ. Nhất định là Đức Mẹ sẽ không bênh vực bên này mà bỏ bê bên kia. Tình thương của Đức Mẹ như biển rộng trời cao nhưng lại rất công bằng.
Tiếng còi của trọng tài chấm dứt trận đấu, đội tuyển Á Căn Đình thua thảm hại, ôm một giỏ trứng vịt bay về cố quận. Ông bầu Maradona nổi sùng văng tục với cổ động viên của đội tuyển Đức quốc. Ngay lúc đó cô con gái cưng đã chạy đến vỗ về an ủi ông già khó tính: “ Cha ơi, Chúa đã cho cha một tài năng quá đặc biệt, cha đã từng là một câù thủ lẫy lừng nhất thế giới, cha đã từng mang chiếc cúp vàng về cho quốc gia Á Căn Đình yêu qúy của chúng ta. Đức Mẹ đã cứu cha ra khỏi vòng hút xách nghiện ngập và lại còn cho cha làm ông bầu của một trong những đội bóng tài giỏi nhất thế giới. Hôm nay cha bị cỗ xe tăng Đức quốc nghiền nát là vì chiến thuật tấn công của cha hoàn toàn thất bại. Cha mang năm cầu thủ lên hàng tiền đạo nên mỗi khi đội tuyển Đức tấn công thì đội nhà như gà mắc đẻ, chống đỡ quá yếu ớt và lộn xộn. Con tin rằng với lòng yêu mến Đức Mẹ thì chắc rằng cha sẽ có một chiến thuật mới huấn luyện và đội nhà chắc chắn sẽ làm nên chuyện lớn vào năm 2014.”
Phải chăng tiếng nói của cô con gái cũng chính là những lời an ủi của Đức Mẹ cho đứa con yêu qúi và hơi chút ngang tàng Diego Madarona.
Qúy vị ghiền xem đá banh chắc không bỏ qua được hình ảnh ông bầu Diego Madarona của đội tuyển Á Căn Đình quần áo chững chạc, râu ria cắt tỉa gọn gàng và trong tay lúc nào cũng có chuỗi Mân Côi. Chắc hẳn ông bầu Madarona phải hết lòng tin tưởng và cậy trông Đức Mẹ để xin đè bẹp đội tuyển Đức, thênh thang dẫn đội tuyển Á Căn Đình vào vòng bán kết của giải túc cầu thế giới mỗi bốn năm mới được tổ chức một lần. Người lùn gieo máu lửa này đã từng là thủ quân của đội tuyển Á Căn Đình đánh bại đội tuyển Tây Đức và ôm chiếc cúp vàng của giải túc cấu thế giới năm 1986 về Buenos Aires.
Phần lớn các cầu thủ Á Căn Đình khi được chạy vào sân hay bị gọi ra sân đều làm dấu thánh giá. Mỗi lần đội tuyển Á Căn Đình tấn công khung thành đối phương thì ông bầu Madarona cũng làm dấu thánh giá và chắc hẳn phải thầm thĩ cầu nguyện xin đá thủng lưới địch hay ít ra một quả phạt trực tiếp. Á Căn Đình có đến 92% dân số theo đạo Công giáo và có một thành phố lớn lấy tên là Rosario để ca tụng và tôn kính Đức Mẹ. Chúa và Đức Mẹ biết phân xử sao đây để vừa đáp ứng được lời cầu xin của Madarona và cũng lại vừa lòng đội tuyển Đức. Đặc biệt là Madarona với chuỗi Mân Côi trong tay lại là một trường hợp khó xử cho Đức Mẹ. Ban ơn cho Madarona đè bẹp đội tuyển Đức thì biết ăn nói sao với bà Thủ Tướng Đức đang ngồi reo hò trên khán đài. Để cho Á Căn Đình thua thì lại mang tiếng là Đức Mẹ không nhận lời chúng con cầu xin. Thật là Đức Mẹ cũng khó xử sự cho đôi bên cùng hài lòng và còn yêu mến Đức Mẹ hơn nữa. Cầu thủ Đức hay chân sút Á căn Đình hết hảy đều là con cái và trong vòng tay yêu thương ôm ấp của Đức Mẹ. Nhất định là Đức Mẹ sẽ không bênh vực bên này mà bỏ bê bên kia. Tình thương của Đức Mẹ như biển rộng trời cao nhưng lại rất công bằng.
Tiếng còi của trọng tài chấm dứt trận đấu, đội tuyển Á Căn Đình thua thảm hại, ôm một giỏ trứng vịt bay về cố quận. Ông bầu Maradona nổi sùng văng tục với cổ động viên của đội tuyển Đức quốc. Ngay lúc đó cô con gái cưng đã chạy đến vỗ về an ủi ông già khó tính: “ Cha ơi, Chúa đã cho cha một tài năng quá đặc biệt, cha đã từng là một câù thủ lẫy lừng nhất thế giới, cha đã từng mang chiếc cúp vàng về cho quốc gia Á Căn Đình yêu qúy của chúng ta. Đức Mẹ đã cứu cha ra khỏi vòng hút xách nghiện ngập và lại còn cho cha làm ông bầu của một trong những đội bóng tài giỏi nhất thế giới. Hôm nay cha bị cỗ xe tăng Đức quốc nghiền nát là vì chiến thuật tấn công của cha hoàn toàn thất bại. Cha mang năm cầu thủ lên hàng tiền đạo nên mỗi khi đội tuyển Đức tấn công thì đội nhà như gà mắc đẻ, chống đỡ quá yếu ớt và lộn xộn. Con tin rằng với lòng yêu mến Đức Mẹ thì chắc rằng cha sẽ có một chiến thuật mới huấn luyện và đội nhà chắc chắn sẽ làm nên chuyện lớn vào năm 2014.”
Phải chăng tiếng nói của cô con gái cũng chính là những lời an ủi của Đức Mẹ cho đứa con yêu qúi và hơi chút ngang tàng Diego Madarona.
Cha già chúng sinh
Lm Vũđình Tường
19:37 05/07/2010
Một người cha, có thể can thiệp cho con mình khỏi chết, nhưng người cha đó không can thiệp để thiên hạ giết con mình. Điều lạ lùng là người cha không cứu con mình nhưng lại rất sốt sắng trong việc cứu thiên hạ. Hành động sát nhân, dù không trực tiếp, để thiên hạ giết chết con không bị người đời nguyền rủa. Xã hội không lên án và toà không tuyên án phạt. Trái lại ông được tặng danh hiệu Người Cha Già Chúng Sinh. Người ta ca tụng ông là Cha Già Chúng Sinh không phải chỉ ở đầu môi, chóp lưỡi của những tay lẻo mép, nịnh thần hay lươn lẹo trước mặt gọi là cha, sau lưng thêm chữ thằng cho câu văn thêm bề thế. Thiên hạ không có dụng í đó. Hoàn toàn không phải vậy. Bất cứ ai, già trẻ, lớn bé biết đến ông đều trân trọng xưng tụng ông là Cha Già Chúng Sinh. Họ gọi với tất cả tấm lòng chân tình, trân trọng, quí mến, thần phục.
Câu chuyện nghe có vẻ khôi hài. Kẻ sát nhân, vô tâm đến độ để thiên hạ giết chính con một mình mà được ca ngợi. Đây không phải là truyện cổ tích, truyện khoa học giả tưởng hay truyện thần bí. Đây là chuyện thật có một không hai trong lịch sử nhân loại. Nhiều người xác quyết câu chuyện thực này chưa từng xảy ra trong xã hội loài người và tương lai cũng sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Có những nhân chứng xác tín đến độ nếu phải chết để làm chứng cho vị Cha Già Chúng Sinh, người ta vẫn sẵn sàng. Lí do đơn giản và dễ hiểu là chính nhân chứng đó đã được Cha Già Chúng Sinh cứu sống. Hy sinh chết làm nhân chứng cho Cha Già được hiểu là một ơn phúc, không phải tội mà là ân phúc.
Chuyện kể con của Cha Già Chúng Sinh là một thần y tiếng tăm lừng lẫy. Khi ông ra tay cơn bệnh nặng mấy cũng bình phục và bình phục nhanh chóng. Chẳng hiểu thần y dùng loại thần dược gì mà công hiệu đến thế. Không phải con bệnh nào thần y cũng chữa. Là thần y nhưng ông thích giảng giải về lẽ sống nhiều hơn là chữa bệnh. Chữa bệnh trở thành phụ thuộc. Giảng giải về lẽ sống, chỉ vẽ cho người con đường sống là lẽ chính.
Điều ngạc nhiên là chưa ai nhìn thấy cha thần y, nhưng thần y luôn nhắc đến cha mình. Tất cả những điều thiên hạ ca tụng, chúc mừng hay hoan hô thần y luôn dành cho cha. Tất cả công việc thần y thực hiện theo thần y đều là do cha hướng dẫn. Thần y luôn nhắc đến cha mình. Thần y còn tuyên bố tất cả những gì thần y nói, việc thần y làm đều là do ý cha. Thần y không tự mình nói điều chi, tất cả đến từ cha. Ngay cả khi chữa bệnh cũng thế, thần y luôn nói là do cha làm. Thần y chỉ là dụng cụ trong tay cha. Thực ra chưa ai thấy cha thần y, chỉ nghe thần y nói về cha. Dân chúng mang lòng quí mến cha thần y vì trong lòng họ rất quí mến thần y nên họ quí luôn những gì thần y quí, kính trọng những ai thần y kính trọng.
Khán giả đến nghe thần y giảng rất đông vì thần y có tài ăn nói. Không văn hoa, rất gần thực tế, thực tiễn và công dụng cho cuộc sống. Thí dụ thần y dùng toàn hình ảnh quen thuộc liên quan đến đời sống hàng ngày. Chính vì thế mà mọi người khen lời giảng của thần y vừa đơn giản, mộc mạc, lại mới mẻ và đầy í nghĩa. Bốn yếu tố trên: đơn giản, mộc mạc, mới mẻ, đầy í nghĩa giúp cho khán giả thích nghe điều thần y trình bày. Lâu lâu thần y lại chữa bệnh. Trong số khán giả đến nghe thần y chia làm hai phe. Phe có thân nhân ốm đau, bệnh tật cho là chữa bệnh cần thiết hơn giảng về lẽ sống. Phe này lí luận chữa bệnh cần như cứu hoả, để lâu cơn bệnh biến chứng làm sao chữa. Phe kia chống lại, lí luận, giảng cho người nghe về con đường sống quan trọng hơn chữa bệnh. Theo họ một khi con người quán triệt được cách sống, theo con đường sống, bệnh tật tự nhiên sẽ bớt. Nói cách khác số người bị bệnh tật trong xã hội giảm xuống. Xã hội trở thành một xã hội lành mạnh. Cuộc tranh cãi kéo dài giây dưa lắm, dường như không có hồi kết. Người đến nghe giảng rất đông, sốt sắng lắng nghe, nhưng lúc giải lao hay trên đường về hai phe cãi nhau cũng hăng lắm. Phe nào cũng cho là phe mình có lí. Điều đáng khen là hai phe tranh cãi mà không mang đến ẩu đả, hay bạo động. Chỉ đấu võ miệng thôi.
Thần y có một đặc điểm rất lạ. Bệnh nào cũng chữa khỏi nhưng không phải con bệnh nào thần y cũng chữa. Thần y chỉ ra tay bố thí khi con bệnh thành tâm cầu khẩn, nài xin thần y mới ra tay. Một khi ra tay chắc chắn người đó thế nào cũng được toại nguyện. Người ta còn kể lại cả việc thần y cải tử hoàn sinh. Điều này không xảy ra thường, không phải một lần, mà đôi ba trường hợp kẻ chết thần y chữa cho sống lại. Những lương y khác ghen tị với thần y nói là tài cán gì. Con bệnh đó chưa chết, nó ngất xỉu cấp tính, xỉu giai đoạn. Thần y may mắn, khi con bệnh đến tay ông thì nó tỉnh lại. Không chữa trị gì mà vẫn hưởng lộc. Thần y không quan tâm lời bình phẩm khen, chê, vẫn âm thầm làm công việc của mình.
Thần y chữa bệnh thần kì như thế và chưa hề lấy tiền thuốc của ai. Lộc thần y hưởng là những lời ca ngợi, tri ân, tán tụng mà không dính bén đến của cải, lễ ngãi vật chất. Lời đồn thần y cải tử hoàn sinh hư thực ra sao rất khó kiểm chứng. Có trường hợp chính người chết sống lại đứng ra làm chứng hội lương y vẫn biện bác, không tin.
Phát ngôn viên của hội lí luận như sau. Nếu người đó thực sự chết, thần y cải tử hoàn sinh bằng phương pháp nào, người chết đâu biết gì mà làm chứng. Nếu người đó thực sự chết, người đó cũng không biết là mình đã chết vì chết thì còn biết chi nữa. Trái lại, nếu người chết biết thần y chữa trị ra sao thì người đó chưa chết, mà chỉ là ngất xỉu cấp tính, chỉ có thế mới biết được thần y chữa trị ra sao. Vì vậy việc thần y cứu kẻ chết sống lại trở thành chuyện diễu cợt cho nhiều người. Dân chúng tin trăm phần trăm thần y có tài cải tử hoàn sinh; hội lương y cho đó là tin đồn thất thiệt. Một tin đồn mù quáng gây hại cho hội lương y nên hội tìm cách dập tắt những tin đồn trên. Dập tắt mãi không được hội lương y họp lại đồng tâm giết chết thần y là xong chuyện. Dù làm việc tốt lành, thần y vẫn bị kết án tử do ghen tức mà ra. Thần y trái lại khi nghe người ta bình phẩm về mình, thần y lơ đi như không nghe thấy. Đôi lần hội lương y sai người chất vấn, thần y không trả lời thẳng mà nói là cứ đến hỏi những người nghe tôi nói lọ làm chứng cho tôi. Câu này như thêm dầu vào lửa làm cho hội lương y sôi sục. Hội trưởng nghe tin này tức lắm nói trả lời như thế cũng như không. Thế rồi cả hội hậm hực, họp ngày họp đêm tìm cách giết thần y.
Có lần thần y sai đệ tử hai người một đi chữa bệnh cho dân chúng. Các ông ra đi thu được nhiều kết quả. Thấy đệ tử thần y nổi tiếng, hội lương y ghen tức, cho là thần y cố í gây sự nên các ông càng bực hơn nữa. Sự việc này gây thêm bất bình, làm cho sự việc ra tồi tệ hơn nữa.
Biết hội lương y tìm cách gài bẫy, giết chết. Đệ tử thần y lo ngại, nhưng thần y trấn an họ. Kẻ đi ban ngày không sợ vấp té vì bước đi trong ánh sáng.
Nghe câu này hội thần y cho là thần y thách thức cả hội, không phải một cá nhân mà là cả hội. Thách cả hội thì chờ đi. Hội sẽ cho biết. Chính vì lí do trên mà những ai trong hội lương y còn phân vân, chưa ngã ngũ đều phải tỏ thái độ dứt khoát. Một là trung thành và hỗ trợ việc làm của hội lương y. Hai là tỏ thái độ đứng hẳn về phía thần y. Trong trường hợp hỗ trợ thần y, lương y đó bị khai trừ khỏi hội, không còn là thành viên nữa và dĩ nhiên không là thành viên hội, không được hành nghề lương y. Đây là điểm trói buộc các lương y phải trung thành với hội nếu không cả gia đình chết đói vì biết sống bằng nghề gì bây giờ.
Hội viên hội lương y có cảm tình với thần y rất khó xử. Họ chỉ cầu cho thần y bớt nói đi để lấy cớ là thần y đang sinh hoạt bình thường, không có chủ ý hạ thấp uy tín hội. Điều họ mong chờ không toại nguyện vì hội lương y càng hoênh hoang, thần y cành mạnh miệng đả kích. Có lần thần y gọi họ là mồ mả tô vôi. Ngoài sáng sủa, trắng tinh nhưng trong chứa xác chết hôi rình. Hội lương y kháo với nhau xác chết đó không ai khác hơn là xác thần y. Những hội viên khác lại cho rằng thần y có thể cải tử hoàn sinh thì giết thần y có ích chi. Chính thần y sẽ cho mình sống lại lúc đó trốn đâu nếu thần y trả thù. Mối lo ngại này cũng khá thực tiễn chứ không phải do tưởng tượng.
Những đệ tử của thần y nghe họ chửi thầy mình buồn bực lắm. Có lúc các ông muốn đánh trả cho chúng tan xác. Có lần các ông đi ngang làng tên là Samarita, dân chúng hỗn xược, láu cá, chửi bới không trừ ai, cả làng lại mắc chứng dịch nên người nào cũng ăn nói bừa bãi. Các ông nghe chịu không được nên nói với thần y hay là sai lửa xuống đốt chết hết đám hỗn xược này đi. Thần y tỏ vẻ không bằng lòng còn dậy các ông thông cảm và yêu thương những người ốm đau, bệnh tật. Theo thần y thì họ không hư đốn như thế, họ ăn nói như thế vì ảnh hưởng bởi cơn bệnh. Ai lại chấp nhất với người bệnh như thế, thương họ mới phải chứ.
Trở lại với danh xưng Cha Già Chúng Sinh. Đây cũng chỉ là chuyện kể. Thực hư ra sao độc giả tự phán đoán, tự tìm câu trả lời thích hợp cho từng cá nhân. Trước khi thần y xuất gia hành nghề, khắp nơi bị một bệnh dịch. Ai mắc chứng dịch này đều chết. Từ quan chí dân, từ già đến trẻ không ai tránh khỏi. Người ta không biết tên của loại dịch đó, nói chi đến thuốc chữa, thuốc ngừa. Khi thấy có những triệu chứng khác thường người ta biết người đó bị lây bệnh. Những triệu chứng con bệnh sợ ánh sáng, thích bóng tối. Con bệnh tính tình nóng nảy, hay giận dữ. Con bệnh tham tiền, ham quyền vì cái tâm lí chẳng còn sống được bao lâu nữa nên ăn chơi trác táng, bất kể nguy hiểm vì đàng nào cũng chết nên còn sợ chi. Bệnh nhẹ ăn chơi ít; bệnh càng nặng ăn chơi cành nhiều. Tính tình trở nên nóng nảy bất thường, tự kiêu trong lời nói, hành động. Hứa càn mong đạt mục đích. Thực hiện bất thành thì đổ thừa, hoặc trốn chạy. Con bệnh có quyền thì kiêu ngạo, tự coi mình lớn hơn trời, khôn ngoan hơn hết mọi người khác từ xưa tới nay.
Cách hành xử tiền hậu bất nhất làm cho xã hội trở nên vô cùng tồi tệ. Thuốc chữa không có. Hội lương y qui tụ tất cả các danh y nổi tiếng cùng nhau hội họp, nghiên cứu tìm thuốc chữa mãi vẫn chưa thành công. Chưa tìm hiểu nguyên do gây bệnh nên chưa tìm ra thuốc công hiệu.
Thần y xuất hiện chữa bệnh. Hội lương y nhiều lần tính mời thần y cộng tác nhưng trong hội có nhiều lương y tự ái cao, phản bác, không cho mời. Số lương y thành tâm muốn mời thần y nhưng không dám vì họ là thiểu số, sợ làm mất lòng đa số. Chính vì thế mà hội lương y tắc nghẽn không giải quyết được bất đồng trong hội.
Nhận biết tình trạng bất đồng của hội lương y. Thần y cũng dự đoán là hội đó không làm việc chung được vì tính nết của các lương y xung khắc. Không cộng tác chung được thì nói chi đến việc hợp tác chữa bệnh dịch đang tràn lan. Phải thành thật mà nói, hội không đủ khả năng tìm thuốc vì họ không biết nguyên nhân gây bệnh dịch. Vì những lí do đó mà thần y xin cha mình cho thần y chữa bệnh cho muôn dân. Được cha thần y cho phép. Thần y biết rõ loại dịch này tác hại cơ thể bằng cách tấn công máu, làm cho máu mất khả năng chống bệnh. Muốn chữa chỉ việc tăng sức cho máu là con bệnh bình phục mau chóng. Mặc dù thần y bận rộn rao giảng đó đây. Nay chỗ này; mai chốn khác nhưng thần y không ngừng quan sát tìm người thích hợp để chữa bệnh. Không tìm được ai khác. Cuối cùng thần y đành hy sinh máu của chính mình để cứu con bệnh. Thần y biết rõ máu của thần y có chứa dược tính vì khi còn nhỏ cha thần y phòng trước cho thần y uống một loại dược tính tránh được tất cả các thứ bệnh. Chính nhờ dược tính này mà thần y tiếp xúc người bệnh mà không bị lây bệnh. Nhờ máu huyết có thần dược nên thần y sang máu của mình để cứu bệnh nhân. Máu của thần y chứa ba đặc tính căn bản. Thứ nhất là chữa lành bệnh cho những ai mắc bệnh. Thứ hai là ngăn ngừa cho người chưa mắc bệnh khỏi mắc bệnh và thứ ba giúp bệnh nhân đã bình phục không nhiễm bệnh trở lại.
Ngạc nhiên thay mỗi bệnh nhân chỉ cần nhận một phần nhỏ giọt máu của thần y, bệnh nhân đó bình phục. Tin này mau chóng truyền ra. Hội lương y cử người đến rình mò quan sát. Nhóm này về báo cáo những lời đồn đãi hoàn toàn đúng sự thật. Hội lương y trong lòng tin thần y ngăn chặn được bệnh dịch nhưng ngoài miệng vẫn chối bai bải. Để giết được thần y danh chính ngôn thuận, giết người mà tay mình không dính máu. Hội lương y ngầm báo cáo tin quan trọng này đến nhà vua. Trước hết hội cần bàn thảo, dụ dỗ, mua chuộc hội lương y hoàng gia. Chính nhóm này đứng vai chủ động báo cáo, đề nghị, khuyên nhủ nhà vua ra lệnh bắt thần y về ưu tiên chữa bệnh cho hoàng tộc. Nhà vua nghe lời bàn liền sai ngàn quân bắt thần y về hoàng cung chữa bệnh. Danh sách hoàng gia đông như kiến, cộng thêm hoàng thân cố thích, thân nhân con cháu nội ngoại các quan lớn nhỏ trong triều. Những người có tiền mua chuộc các quan cho danh sách gia đình vào dòng tộc nhà vua. Tính ra coi như cả nước chẳng còn mấy ai sót, ngoại trừ những người cứng đầu, dấu tên không muốn lộ diện. Còn lại thì hầu như cả nước nằm trong danh sách con cháu hoàng gia. Người nào cũng muốn giọt máu thần y, có bệnh thì được khỏi, chưa mắc bệnh thì phòng dịch.
Thần y biết mưu mô của hội lương y và ý định của nhà vua và hoàng tộc. Thần y muốn tránh né cái chết đau thương nhưng nghĩ lại không muốn trái ý cha vì lòng tốt của cha bao trùm trên tất cả mọi người. Thần y có lần nói rõ điều mình nghĩ. Lậy cha, con không muốn nhưng nếu đây là điều làm đẹp lòng cha thì con sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng.
Mưu mô của hội lương y và hoàng gia trở thành hiện thực, không phải vì quyền thế mà chính là do thần y tự nguyện chiều theo ý cha, bằng lòng hy sinh chịu chết cho muôn dân được sống. Điều ngạc nhiên là ngoài miệng lương y không tin thần y chữa được chứng dịch kinh hồn kia. Ai kiểm soát được trong lòng. Trong danh sách chữa bệnh của hoàng gia không có gia đình lương y nào thiếu tên. Khi có người cật vấn hội trưởng lấp liếm đáp chúng tôi không muốn nhưng lệnh vua, không tuân mang tội khi quân. Chính vì thế mà các lương y đều có tên trong danh sách.
Chết vẫn chưa yên. Ngay khi thần y chết vì hết máu trong người. Giọt máu cuối cùng nhỏ xuống cũng là lúc thần y tắt thở.
Ngay lúc đó nhà vua nhận được tin vui từ các lương y hoàng gia hậu cung loan báo. Nhà vua có tin vui. Hoàng hậu vừa sanh một hoàng tử. Vua vui mừng nhảy múa vì từ lâu vua mong chờ có hoàng tử nay mới được tin vui. Nhà vua tuyên bố mở yến tiệc mừng. Sau tiệc mừng là mối lo. Hoàng tử tí hon vừa chào đời tránh sao được bệnh dịch. Nhà vua buồn rầu, hoàng tử sanh trễ quá. Thần y vừa mới qua đời, còn máu đâu sang cho hoàng tử. Vua ra lệnh phanh thây thần y lấy máu cho hoàng tử. Lệnh Vua, ít nhiều cũng phải lấy chút máu thần y cho hoàng tử. Nhất định phải có. Không uống được thì xức cũng đỡ đi. Các quan và lương y hoàng gia hết vò tai đến bóp đầu. Không thể chờ lâu hơn được nữa. Vua quyết định tự mình ra tay. Đến nơi xác thần y đã lạnh. Đến cả máu khô cũng được chúng thần chung quanh lấy sạch. Vài đại thần lên tiếng tỏ vẻ không tin vì chính thần y còn chết thì cứu được ai nữa. Vua vung kiếm quát ai trái lệnh trẫm thì xem kiếm này. Thế là triều thần im bặt.
Vua lấy đòng đâm ngay tim thần y, hy vọng còn sót chút máu nào không. Đúng như niềm mong đợi. Lưỡi đòng kéo ra đến đâu giọt máu theo ra đến đó. Khi lưỡi đòng vừa rút ra thì có ít giọt máu và nước bắn ra trên đầu, trên cổ nhà vua và các cận thần. Các quan đứng đó kinh ngạc nhắc lại lời thần y tiên tri thuở trước.
Máu của ta sẽ đổ trên đầu các ngươi và con cháu các ngươi.
Vài cận thần lập lại điều đó. Quả hắn có tiên tri như vậy sao? Chúng thần xác thực. Vua liền nói máu của thần y đã đổ trên đầu trẫm và các cận thần. Lời nói của thần y quả linh nghiệm.
Vua hy vọng xác thần y may ra còn dùng vào việc gì khác. Vua tin lời thần y rất linh. Nhà vua truyền mang xác thần y chôn vào cung mộ hoàng gia. Nơi đây dân chúng không được lai vãng đến gần, lại có lính gác rất nghiêm ngày đêm. Ba hôm sau vua nghe tin đồn thổi thần y đã sống lại và gặp các môn đệ của ông. Vua đến tận nơi chôn xác thần y thì thấy mồ trống. Tra hỏi thì lính tráng kẻ nói thế này, người nói khác. Người nào cũng thề là nói thật, không dám khi quân dối trá hoàng thượng. Nhà vua lúc tin thần y sống lại như lời tiên tri; lúc khác lại nghi ngờ. Sống lại từ cõi chết là điều chưa từng xảy ra. Điều làm cho vua khó nghĩ là quân lính đứa nào cũng thề là nói thật.
Câu chuyện nghe có vẻ khôi hài. Kẻ sát nhân, vô tâm đến độ để thiên hạ giết chính con một mình mà được ca ngợi. Đây không phải là truyện cổ tích, truyện khoa học giả tưởng hay truyện thần bí. Đây là chuyện thật có một không hai trong lịch sử nhân loại. Nhiều người xác quyết câu chuyện thực này chưa từng xảy ra trong xã hội loài người và tương lai cũng sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Có những nhân chứng xác tín đến độ nếu phải chết để làm chứng cho vị Cha Già Chúng Sinh, người ta vẫn sẵn sàng. Lí do đơn giản và dễ hiểu là chính nhân chứng đó đã được Cha Già Chúng Sinh cứu sống. Hy sinh chết làm nhân chứng cho Cha Già được hiểu là một ơn phúc, không phải tội mà là ân phúc.
Chuyện kể con của Cha Già Chúng Sinh là một thần y tiếng tăm lừng lẫy. Khi ông ra tay cơn bệnh nặng mấy cũng bình phục và bình phục nhanh chóng. Chẳng hiểu thần y dùng loại thần dược gì mà công hiệu đến thế. Không phải con bệnh nào thần y cũng chữa. Là thần y nhưng ông thích giảng giải về lẽ sống nhiều hơn là chữa bệnh. Chữa bệnh trở thành phụ thuộc. Giảng giải về lẽ sống, chỉ vẽ cho người con đường sống là lẽ chính.
Điều ngạc nhiên là chưa ai nhìn thấy cha thần y, nhưng thần y luôn nhắc đến cha mình. Tất cả những điều thiên hạ ca tụng, chúc mừng hay hoan hô thần y luôn dành cho cha. Tất cả công việc thần y thực hiện theo thần y đều là do cha hướng dẫn. Thần y luôn nhắc đến cha mình. Thần y còn tuyên bố tất cả những gì thần y nói, việc thần y làm đều là do ý cha. Thần y không tự mình nói điều chi, tất cả đến từ cha. Ngay cả khi chữa bệnh cũng thế, thần y luôn nói là do cha làm. Thần y chỉ là dụng cụ trong tay cha. Thực ra chưa ai thấy cha thần y, chỉ nghe thần y nói về cha. Dân chúng mang lòng quí mến cha thần y vì trong lòng họ rất quí mến thần y nên họ quí luôn những gì thần y quí, kính trọng những ai thần y kính trọng.
Khán giả đến nghe thần y giảng rất đông vì thần y có tài ăn nói. Không văn hoa, rất gần thực tế, thực tiễn và công dụng cho cuộc sống. Thí dụ thần y dùng toàn hình ảnh quen thuộc liên quan đến đời sống hàng ngày. Chính vì thế mà mọi người khen lời giảng của thần y vừa đơn giản, mộc mạc, lại mới mẻ và đầy í nghĩa. Bốn yếu tố trên: đơn giản, mộc mạc, mới mẻ, đầy í nghĩa giúp cho khán giả thích nghe điều thần y trình bày. Lâu lâu thần y lại chữa bệnh. Trong số khán giả đến nghe thần y chia làm hai phe. Phe có thân nhân ốm đau, bệnh tật cho là chữa bệnh cần thiết hơn giảng về lẽ sống. Phe này lí luận chữa bệnh cần như cứu hoả, để lâu cơn bệnh biến chứng làm sao chữa. Phe kia chống lại, lí luận, giảng cho người nghe về con đường sống quan trọng hơn chữa bệnh. Theo họ một khi con người quán triệt được cách sống, theo con đường sống, bệnh tật tự nhiên sẽ bớt. Nói cách khác số người bị bệnh tật trong xã hội giảm xuống. Xã hội trở thành một xã hội lành mạnh. Cuộc tranh cãi kéo dài giây dưa lắm, dường như không có hồi kết. Người đến nghe giảng rất đông, sốt sắng lắng nghe, nhưng lúc giải lao hay trên đường về hai phe cãi nhau cũng hăng lắm. Phe nào cũng cho là phe mình có lí. Điều đáng khen là hai phe tranh cãi mà không mang đến ẩu đả, hay bạo động. Chỉ đấu võ miệng thôi.
Thần y có một đặc điểm rất lạ. Bệnh nào cũng chữa khỏi nhưng không phải con bệnh nào thần y cũng chữa. Thần y chỉ ra tay bố thí khi con bệnh thành tâm cầu khẩn, nài xin thần y mới ra tay. Một khi ra tay chắc chắn người đó thế nào cũng được toại nguyện. Người ta còn kể lại cả việc thần y cải tử hoàn sinh. Điều này không xảy ra thường, không phải một lần, mà đôi ba trường hợp kẻ chết thần y chữa cho sống lại. Những lương y khác ghen tị với thần y nói là tài cán gì. Con bệnh đó chưa chết, nó ngất xỉu cấp tính, xỉu giai đoạn. Thần y may mắn, khi con bệnh đến tay ông thì nó tỉnh lại. Không chữa trị gì mà vẫn hưởng lộc. Thần y không quan tâm lời bình phẩm khen, chê, vẫn âm thầm làm công việc của mình.
Thần y chữa bệnh thần kì như thế và chưa hề lấy tiền thuốc của ai. Lộc thần y hưởng là những lời ca ngợi, tri ân, tán tụng mà không dính bén đến của cải, lễ ngãi vật chất. Lời đồn thần y cải tử hoàn sinh hư thực ra sao rất khó kiểm chứng. Có trường hợp chính người chết sống lại đứng ra làm chứng hội lương y vẫn biện bác, không tin.
Phát ngôn viên của hội lí luận như sau. Nếu người đó thực sự chết, thần y cải tử hoàn sinh bằng phương pháp nào, người chết đâu biết gì mà làm chứng. Nếu người đó thực sự chết, người đó cũng không biết là mình đã chết vì chết thì còn biết chi nữa. Trái lại, nếu người chết biết thần y chữa trị ra sao thì người đó chưa chết, mà chỉ là ngất xỉu cấp tính, chỉ có thế mới biết được thần y chữa trị ra sao. Vì vậy việc thần y cứu kẻ chết sống lại trở thành chuyện diễu cợt cho nhiều người. Dân chúng tin trăm phần trăm thần y có tài cải tử hoàn sinh; hội lương y cho đó là tin đồn thất thiệt. Một tin đồn mù quáng gây hại cho hội lương y nên hội tìm cách dập tắt những tin đồn trên. Dập tắt mãi không được hội lương y họp lại đồng tâm giết chết thần y là xong chuyện. Dù làm việc tốt lành, thần y vẫn bị kết án tử do ghen tức mà ra. Thần y trái lại khi nghe người ta bình phẩm về mình, thần y lơ đi như không nghe thấy. Đôi lần hội lương y sai người chất vấn, thần y không trả lời thẳng mà nói là cứ đến hỏi những người nghe tôi nói lọ làm chứng cho tôi. Câu này như thêm dầu vào lửa làm cho hội lương y sôi sục. Hội trưởng nghe tin này tức lắm nói trả lời như thế cũng như không. Thế rồi cả hội hậm hực, họp ngày họp đêm tìm cách giết thần y.
Có lần thần y sai đệ tử hai người một đi chữa bệnh cho dân chúng. Các ông ra đi thu được nhiều kết quả. Thấy đệ tử thần y nổi tiếng, hội lương y ghen tức, cho là thần y cố í gây sự nên các ông càng bực hơn nữa. Sự việc này gây thêm bất bình, làm cho sự việc ra tồi tệ hơn nữa.
Biết hội lương y tìm cách gài bẫy, giết chết. Đệ tử thần y lo ngại, nhưng thần y trấn an họ. Kẻ đi ban ngày không sợ vấp té vì bước đi trong ánh sáng.
Nghe câu này hội thần y cho là thần y thách thức cả hội, không phải một cá nhân mà là cả hội. Thách cả hội thì chờ đi. Hội sẽ cho biết. Chính vì lí do trên mà những ai trong hội lương y còn phân vân, chưa ngã ngũ đều phải tỏ thái độ dứt khoát. Một là trung thành và hỗ trợ việc làm của hội lương y. Hai là tỏ thái độ đứng hẳn về phía thần y. Trong trường hợp hỗ trợ thần y, lương y đó bị khai trừ khỏi hội, không còn là thành viên nữa và dĩ nhiên không là thành viên hội, không được hành nghề lương y. Đây là điểm trói buộc các lương y phải trung thành với hội nếu không cả gia đình chết đói vì biết sống bằng nghề gì bây giờ.
Hội viên hội lương y có cảm tình với thần y rất khó xử. Họ chỉ cầu cho thần y bớt nói đi để lấy cớ là thần y đang sinh hoạt bình thường, không có chủ ý hạ thấp uy tín hội. Điều họ mong chờ không toại nguyện vì hội lương y càng hoênh hoang, thần y cành mạnh miệng đả kích. Có lần thần y gọi họ là mồ mả tô vôi. Ngoài sáng sủa, trắng tinh nhưng trong chứa xác chết hôi rình. Hội lương y kháo với nhau xác chết đó không ai khác hơn là xác thần y. Những hội viên khác lại cho rằng thần y có thể cải tử hoàn sinh thì giết thần y có ích chi. Chính thần y sẽ cho mình sống lại lúc đó trốn đâu nếu thần y trả thù. Mối lo ngại này cũng khá thực tiễn chứ không phải do tưởng tượng.
Những đệ tử của thần y nghe họ chửi thầy mình buồn bực lắm. Có lúc các ông muốn đánh trả cho chúng tan xác. Có lần các ông đi ngang làng tên là Samarita, dân chúng hỗn xược, láu cá, chửi bới không trừ ai, cả làng lại mắc chứng dịch nên người nào cũng ăn nói bừa bãi. Các ông nghe chịu không được nên nói với thần y hay là sai lửa xuống đốt chết hết đám hỗn xược này đi. Thần y tỏ vẻ không bằng lòng còn dậy các ông thông cảm và yêu thương những người ốm đau, bệnh tật. Theo thần y thì họ không hư đốn như thế, họ ăn nói như thế vì ảnh hưởng bởi cơn bệnh. Ai lại chấp nhất với người bệnh như thế, thương họ mới phải chứ.
Trở lại với danh xưng Cha Già Chúng Sinh. Đây cũng chỉ là chuyện kể. Thực hư ra sao độc giả tự phán đoán, tự tìm câu trả lời thích hợp cho từng cá nhân. Trước khi thần y xuất gia hành nghề, khắp nơi bị một bệnh dịch. Ai mắc chứng dịch này đều chết. Từ quan chí dân, từ già đến trẻ không ai tránh khỏi. Người ta không biết tên của loại dịch đó, nói chi đến thuốc chữa, thuốc ngừa. Khi thấy có những triệu chứng khác thường người ta biết người đó bị lây bệnh. Những triệu chứng con bệnh sợ ánh sáng, thích bóng tối. Con bệnh tính tình nóng nảy, hay giận dữ. Con bệnh tham tiền, ham quyền vì cái tâm lí chẳng còn sống được bao lâu nữa nên ăn chơi trác táng, bất kể nguy hiểm vì đàng nào cũng chết nên còn sợ chi. Bệnh nhẹ ăn chơi ít; bệnh càng nặng ăn chơi cành nhiều. Tính tình trở nên nóng nảy bất thường, tự kiêu trong lời nói, hành động. Hứa càn mong đạt mục đích. Thực hiện bất thành thì đổ thừa, hoặc trốn chạy. Con bệnh có quyền thì kiêu ngạo, tự coi mình lớn hơn trời, khôn ngoan hơn hết mọi người khác từ xưa tới nay.
Cách hành xử tiền hậu bất nhất làm cho xã hội trở nên vô cùng tồi tệ. Thuốc chữa không có. Hội lương y qui tụ tất cả các danh y nổi tiếng cùng nhau hội họp, nghiên cứu tìm thuốc chữa mãi vẫn chưa thành công. Chưa tìm hiểu nguyên do gây bệnh nên chưa tìm ra thuốc công hiệu.
Thần y xuất hiện chữa bệnh. Hội lương y nhiều lần tính mời thần y cộng tác nhưng trong hội có nhiều lương y tự ái cao, phản bác, không cho mời. Số lương y thành tâm muốn mời thần y nhưng không dám vì họ là thiểu số, sợ làm mất lòng đa số. Chính vì thế mà hội lương y tắc nghẽn không giải quyết được bất đồng trong hội.
Nhận biết tình trạng bất đồng của hội lương y. Thần y cũng dự đoán là hội đó không làm việc chung được vì tính nết của các lương y xung khắc. Không cộng tác chung được thì nói chi đến việc hợp tác chữa bệnh dịch đang tràn lan. Phải thành thật mà nói, hội không đủ khả năng tìm thuốc vì họ không biết nguyên nhân gây bệnh dịch. Vì những lí do đó mà thần y xin cha mình cho thần y chữa bệnh cho muôn dân. Được cha thần y cho phép. Thần y biết rõ loại dịch này tác hại cơ thể bằng cách tấn công máu, làm cho máu mất khả năng chống bệnh. Muốn chữa chỉ việc tăng sức cho máu là con bệnh bình phục mau chóng. Mặc dù thần y bận rộn rao giảng đó đây. Nay chỗ này; mai chốn khác nhưng thần y không ngừng quan sát tìm người thích hợp để chữa bệnh. Không tìm được ai khác. Cuối cùng thần y đành hy sinh máu của chính mình để cứu con bệnh. Thần y biết rõ máu của thần y có chứa dược tính vì khi còn nhỏ cha thần y phòng trước cho thần y uống một loại dược tính tránh được tất cả các thứ bệnh. Chính nhờ dược tính này mà thần y tiếp xúc người bệnh mà không bị lây bệnh. Nhờ máu huyết có thần dược nên thần y sang máu của mình để cứu bệnh nhân. Máu của thần y chứa ba đặc tính căn bản. Thứ nhất là chữa lành bệnh cho những ai mắc bệnh. Thứ hai là ngăn ngừa cho người chưa mắc bệnh khỏi mắc bệnh và thứ ba giúp bệnh nhân đã bình phục không nhiễm bệnh trở lại.
Ngạc nhiên thay mỗi bệnh nhân chỉ cần nhận một phần nhỏ giọt máu của thần y, bệnh nhân đó bình phục. Tin này mau chóng truyền ra. Hội lương y cử người đến rình mò quan sát. Nhóm này về báo cáo những lời đồn đãi hoàn toàn đúng sự thật. Hội lương y trong lòng tin thần y ngăn chặn được bệnh dịch nhưng ngoài miệng vẫn chối bai bải. Để giết được thần y danh chính ngôn thuận, giết người mà tay mình không dính máu. Hội lương y ngầm báo cáo tin quan trọng này đến nhà vua. Trước hết hội cần bàn thảo, dụ dỗ, mua chuộc hội lương y hoàng gia. Chính nhóm này đứng vai chủ động báo cáo, đề nghị, khuyên nhủ nhà vua ra lệnh bắt thần y về ưu tiên chữa bệnh cho hoàng tộc. Nhà vua nghe lời bàn liền sai ngàn quân bắt thần y về hoàng cung chữa bệnh. Danh sách hoàng gia đông như kiến, cộng thêm hoàng thân cố thích, thân nhân con cháu nội ngoại các quan lớn nhỏ trong triều. Những người có tiền mua chuộc các quan cho danh sách gia đình vào dòng tộc nhà vua. Tính ra coi như cả nước chẳng còn mấy ai sót, ngoại trừ những người cứng đầu, dấu tên không muốn lộ diện. Còn lại thì hầu như cả nước nằm trong danh sách con cháu hoàng gia. Người nào cũng muốn giọt máu thần y, có bệnh thì được khỏi, chưa mắc bệnh thì phòng dịch.
Thần y biết mưu mô của hội lương y và ý định của nhà vua và hoàng tộc. Thần y muốn tránh né cái chết đau thương nhưng nghĩ lại không muốn trái ý cha vì lòng tốt của cha bao trùm trên tất cả mọi người. Thần y có lần nói rõ điều mình nghĩ. Lậy cha, con không muốn nhưng nếu đây là điều làm đẹp lòng cha thì con sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng.
Mưu mô của hội lương y và hoàng gia trở thành hiện thực, không phải vì quyền thế mà chính là do thần y tự nguyện chiều theo ý cha, bằng lòng hy sinh chịu chết cho muôn dân được sống. Điều ngạc nhiên là ngoài miệng lương y không tin thần y chữa được chứng dịch kinh hồn kia. Ai kiểm soát được trong lòng. Trong danh sách chữa bệnh của hoàng gia không có gia đình lương y nào thiếu tên. Khi có người cật vấn hội trưởng lấp liếm đáp chúng tôi không muốn nhưng lệnh vua, không tuân mang tội khi quân. Chính vì thế mà các lương y đều có tên trong danh sách.
Chết vẫn chưa yên. Ngay khi thần y chết vì hết máu trong người. Giọt máu cuối cùng nhỏ xuống cũng là lúc thần y tắt thở.
Ngay lúc đó nhà vua nhận được tin vui từ các lương y hoàng gia hậu cung loan báo. Nhà vua có tin vui. Hoàng hậu vừa sanh một hoàng tử. Vua vui mừng nhảy múa vì từ lâu vua mong chờ có hoàng tử nay mới được tin vui. Nhà vua tuyên bố mở yến tiệc mừng. Sau tiệc mừng là mối lo. Hoàng tử tí hon vừa chào đời tránh sao được bệnh dịch. Nhà vua buồn rầu, hoàng tử sanh trễ quá. Thần y vừa mới qua đời, còn máu đâu sang cho hoàng tử. Vua ra lệnh phanh thây thần y lấy máu cho hoàng tử. Lệnh Vua, ít nhiều cũng phải lấy chút máu thần y cho hoàng tử. Nhất định phải có. Không uống được thì xức cũng đỡ đi. Các quan và lương y hoàng gia hết vò tai đến bóp đầu. Không thể chờ lâu hơn được nữa. Vua quyết định tự mình ra tay. Đến nơi xác thần y đã lạnh. Đến cả máu khô cũng được chúng thần chung quanh lấy sạch. Vài đại thần lên tiếng tỏ vẻ không tin vì chính thần y còn chết thì cứu được ai nữa. Vua vung kiếm quát ai trái lệnh trẫm thì xem kiếm này. Thế là triều thần im bặt.
Vua lấy đòng đâm ngay tim thần y, hy vọng còn sót chút máu nào không. Đúng như niềm mong đợi. Lưỡi đòng kéo ra đến đâu giọt máu theo ra đến đó. Khi lưỡi đòng vừa rút ra thì có ít giọt máu và nước bắn ra trên đầu, trên cổ nhà vua và các cận thần. Các quan đứng đó kinh ngạc nhắc lại lời thần y tiên tri thuở trước.
Máu của ta sẽ đổ trên đầu các ngươi và con cháu các ngươi.
Vài cận thần lập lại điều đó. Quả hắn có tiên tri như vậy sao? Chúng thần xác thực. Vua liền nói máu của thần y đã đổ trên đầu trẫm và các cận thần. Lời nói của thần y quả linh nghiệm.
Vua hy vọng xác thần y may ra còn dùng vào việc gì khác. Vua tin lời thần y rất linh. Nhà vua truyền mang xác thần y chôn vào cung mộ hoàng gia. Nơi đây dân chúng không được lai vãng đến gần, lại có lính gác rất nghiêm ngày đêm. Ba hôm sau vua nghe tin đồn thổi thần y đã sống lại và gặp các môn đệ của ông. Vua đến tận nơi chôn xác thần y thì thấy mồ trống. Tra hỏi thì lính tráng kẻ nói thế này, người nói khác. Người nào cũng thề là nói thật, không dám khi quân dối trá hoàng thượng. Nhà vua lúc tin thần y sống lại như lời tiên tri; lúc khác lại nghi ngờ. Sống lại từ cõi chết là điều chưa từng xảy ra. Điều làm cho vua khó nghĩ là quân lính đứa nào cũng thề là nói thật.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các buổi cầu nguyện cho 42 người bị giết chết trong một vụ đánh bom tự sát ở Lahore
Paul Minh Nhật chuyẻn ngữ
02:26 05/07/2010
Ucanews. 02/07/2010: Các nhà lãnh đạo tại Pakistan đã lên án một vụ tấn công tự sát bên trong đền thờ đông đúc của đạo Xufi(Sufi: Hồi Giáo Mật Tông) trong trung tâm thủ đô đã giết chết hàng chục và đã làm bị thương thêm nhiều người khác nữa.
Ít nhất 42 người sùng đạo đã bị giết và 200 người bị thương sau khi ba kẻ đánh bom liều chết xông vào sảnh của đền thờ Data Darbar được sử dụng bởi cả người Hồi Giáo Sunni và Shia và đã kích nổ chúng vào hôm 01 tháng bảy.
Những người phục vụ đền thờ liên quan đến công việc dọn vệ sinh nói những phần còn sót lại của cơ thể vẫn vương vãi trong khu vực bị đánh bom.
"Muhammad Arif nói với ucanews.com rằng: "chúng tôi đang gom lại các phần của cơ thể thậm chí có cả trên các trần nhà,"
Ông nói "thoạt tiên chúng tôi nghĩ rằng máy phát điện được nổ, đột nhiên có khói khắp nơi. Sau đó những kẻ đánh bom khác đã cho nổ tung áo vét tông tự tử của chúng"
Các giáo hội tại Lahore đã dâng những lời cầu nguyện chia buồn với các nạn nhân trong đền thờ vào sáng nay.
Cha tổng đại diện Andrew Nisar của Lahore đã nói với ucanews.com rằng "Chúng tôi sẽ dành hết giờ thánh thiêng đêm nay để cầu nguyện cho hòa bình, cho các nạn nhân và cho các kẻ đánh bom tự sát. Mục đích của nơi thờ phượng là làm cho thanh sạch khỏi tội ác và bạo lực.Chính phú phải đẩy mạnh những nỗ lực của mình để duy trì nền hòa bình; nó là một thảm họa toàn diện ở đây. "
Mọi người của tất cả các tôn giáo viếng thăm khu vực thánh thiêng nhất này của đất nước bao gồm cả các Ki-tô hữu, ngài nói.
"Họ phần lớn là những người lao động và người nghèo họ đến đây để cầu nguyện cũng như là để nhận lương thực miễn phí"
ĐGM Anh Giáo John Malik, chủ tịch của GH ở Pakistan, cũng đã kết án việc ném bom.
Ngài nói "nó là sai khi nhắm vào những người vô tội. Chúng tôi ở đây thống nhất như một quốc gia chống lại chủ nghĩa khủng bố và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ"
Ahmadi phát ngôn viên của Saleem-ud-din cũng đã lên án các vụ đánh bom.
Ngày hôm qua(01/07) ông nói "Những kẻ khủng bố đã làm xấu đi sự thánh thiêng của Đạo Hồi. Chúng tôi cùng đứng với đất nước trong giờ phút đau thương này. Chúng tôi yêu cầu chính phủ xử lý một cách cứng rắn với những kẻ thúc đẩy lòng căm thù và chủ nghĩa khủng bố,"
Rất nhiều người Hồi Giáo coi Ahmadis là kẻ phản bội Hồi Giáo và cũng là nạn nhân của một vụ tấn công khủng bố gần đây ở Lahore.
Ít nhất 42 người sùng đạo đã bị giết và 200 người bị thương sau khi ba kẻ đánh bom liều chết xông vào sảnh của đền thờ Data Darbar được sử dụng bởi cả người Hồi Giáo Sunni và Shia và đã kích nổ chúng vào hôm 01 tháng bảy.
Những người phục vụ đền thờ liên quan đến công việc dọn vệ sinh nói những phần còn sót lại của cơ thể vẫn vương vãi trong khu vực bị đánh bom.
"Muhammad Arif nói với ucanews.com rằng: "chúng tôi đang gom lại các phần của cơ thể thậm chí có cả trên các trần nhà,"
Ông nói "thoạt tiên chúng tôi nghĩ rằng máy phát điện được nổ, đột nhiên có khói khắp nơi. Sau đó những kẻ đánh bom khác đã cho nổ tung áo vét tông tự tử của chúng"
Các giáo hội tại Lahore đã dâng những lời cầu nguyện chia buồn với các nạn nhân trong đền thờ vào sáng nay.
Cha tổng đại diện Andrew Nisar của Lahore đã nói với ucanews.com rằng "Chúng tôi sẽ dành hết giờ thánh thiêng đêm nay để cầu nguyện cho hòa bình, cho các nạn nhân và cho các kẻ đánh bom tự sát. Mục đích của nơi thờ phượng là làm cho thanh sạch khỏi tội ác và bạo lực.Chính phú phải đẩy mạnh những nỗ lực của mình để duy trì nền hòa bình; nó là một thảm họa toàn diện ở đây. "
Mọi người của tất cả các tôn giáo viếng thăm khu vực thánh thiêng nhất này của đất nước bao gồm cả các Ki-tô hữu, ngài nói.
"Họ phần lớn là những người lao động và người nghèo họ đến đây để cầu nguyện cũng như là để nhận lương thực miễn phí"
ĐGM Anh Giáo John Malik, chủ tịch của GH ở Pakistan, cũng đã kết án việc ném bom.
Ngài nói "nó là sai khi nhắm vào những người vô tội. Chúng tôi ở đây thống nhất như một quốc gia chống lại chủ nghĩa khủng bố và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ"
Ahmadi phát ngôn viên của Saleem-ud-din cũng đã lên án các vụ đánh bom.
Ngày hôm qua(01/07) ông nói "Những kẻ khủng bố đã làm xấu đi sự thánh thiêng của Đạo Hồi. Chúng tôi cùng đứng với đất nước trong giờ phút đau thương này. Chúng tôi yêu cầu chính phủ xử lý một cách cứng rắn với những kẻ thúc đẩy lòng căm thù và chủ nghĩa khủng bố,"
Rất nhiều người Hồi Giáo coi Ahmadis là kẻ phản bội Hồi Giáo và cũng là nạn nhân của một vụ tấn công khủng bố gần đây ở Lahore.
Đức Thánh Cha viếng thăm Sulmona nhân kỷ niệm thánh Phêrô Celestinô. bài học về sự thinh lặng
Bình Hòa
04:43 05/07/2010
Đức Thánh Cha đã dành suốt ngày Chúa Nhật hôm qua đề thăm viếng giáo phận Sulmona, cách Rôma 180 cây số về phía Đông Bắc, nhân dịp Năm thánh kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Phêrô Celestinô. Chào đời năm 1209 tại miền Molise (miền Nam nước Ý), khi lên 11 tuổi cậu Phêrô đã đi tu dòng Biển đức tại Montagano. Sau khi thụ phong linh mục tại Roma vào năm 1234, cha rút vào đời sống cô tịch trên núi Morrone, gần Sulmona. Nhưng tiếng tăm thánh thiện của cha đã thu hút nhiều thanh niên đến xin thụ giáo, và không bao lâu con số các đệ tử tăng gia buộc cha phải xin Toà thánh lập một dòng tu. Nhưng sau đó, cha lại xin từ chức viện phụ để sống đời cô tịch. Năm 1292, sau khi tòa giáo hoàng đã trống ngôi đã hơn hai năm (27 tháng) các hồng y đã thoả thuận để chọn nhà ẩn sĩ già nua 83 tuổi lên kế vị thánh Phêrô. Cha miễn cường chấp nhận, lấy danh hiệu là Celestinô V. Những chỉ sau 5 tháng ở trên ngôi giáo hoàng (từ ngày 29/8 đến 13/12/1294), người tuyên bố từ chức rút lui về đời ẩn sĩ. Vị kế nhiệm là Bonifaxiô VIII đã bắt giam lỏng trong dinh, vì nể sợ danh tiếng của người cho đến lúc từ trần vào ngày 19/5/1296. Người được phong thánh vào ngày 5/5/1313.
Nhân dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Phêrô Celestinô, các giáo phận thuộc miền Abruzzo và Molise đã được phép mở một năm Toàn xá từ ngày 28/8/2009 cho đến ngày 28/8/2010. Đức Bênêđictô XVI đã có dịp đến viếng mộ của vị thánh ở thành phố L’Aquila khi đi uỷ lạo các nạn nhân trận động đất vào ngày 29 tháng 4 năm ngoái. Lần này ngài trở lại Sulmona, nơi mà thánh nhân đã chọn làm nơi ẩn tu.
Rời Vaticanô lúc 8 giờ 30 phút, Đức Thánh Cha đã đáp máy bay trực thăng đến Solmona lúc 9 giờ 20. Sau những nghi thức tiếp đón, ngài đã cử hành Thánh lễ cho cộng đồng giáo phận tại quảng trường Garibaldi lúc 10 giờ, kết thúc với kinh Truyền tin. Sau đó ngài về toà giám mục, làm phép khánh thành nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục. Vào ban chiều ngài tiếp ban giám đốc, đại diện của các tù nhân của trại giam. Cuộc gặp gỡ cuối cùng được dành cho bạn trẻ. Bài tường thuật hôm nay chỉ giới hạn vào Thánh lễ ban sáng.
Bài giảng dựa trên những đoạn Sách Thánh của Chúa Nhật XIV Thường niên, và áp dụng cách riêng vào tấm gương của thánh Phêrô Celestinô, nổi bật ở việc tìm Chúa qua sự thinh lặng, và từ sự thinh lặng đến rao giảng Tin mừng. Sau đây là những đoạn chính.
“Từ thuở thiếu thời, Phêrô đã tỏ ra là một con người đi tìm kiếm Chúa, một người ước ao tìm giải đáp cho những câu hỏi của cuộc sống: tôi là gi, tôi từ đâu tới, sống để làm gì, sống cho ai? Anh ta đã lên đường đi tìm chân lý và hạnh phúc, đi tìm Thiên Chúa, và để có thể nghe thấy tiếng Chúa, anh đã quyết định xa cách thế gian và sống đời ẩn dật. Sự thinh lặng trở nên yếu tố đặc hữu của đời anh. Nhờ sự thinh lặng bên ngoài, và nhất là sự thinh lặng bên trong mà anh đã nhận được tiếng Chúa, có khả năng định hưóng cuộc đời mình. Đây là một điều quan trọng cho cuộc đời. Chúng ta đang sống trong một xã hội trong đó mọi không gian, mọi khoảnh khắc đều được “chất đầy” bởi các dự án, hoạt động, âm thanh; chúng ta thường không còn thời giờ để lắng nghe và đối thoại nữa.
Anh chị em thân mến, chúng ta đừng sợ tạo ra sự thinh lặng bên ngoài và bên trong, nếu chúng ta muốn lắng nghe không những là tiếng Chúa mà cả tiếng nói của người khác. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh đến điểm thứ hai. Anh Phêrô đã khám phá Thiên Chúa không do nỗ lực riêng mình, nhưng còn nhờ Ân sủng của Chúa nữa. Nhưng gì mà anh có được thì không phải do bởi mình, nhưng anh đã được Chúa ban, và vì thế cũng trở thành một trách nhiệm đối với Thiên Chúa và đồng loại. Mặc dù cuộc đời của chúng ta khác hẳn với cuộc đời của anh, nhưng cũng có một điều tương tự, đó là cốt lõi cuộc đời của mình là do ơn Chúa ban. Sự kiện mà chúng ta hiện hữu thì không tuỳ thuộc vào ta; sự kiện đã có những người hiện hữu trước ta và đưa ta vào đời, đã dạy ta biết yêu thương, đã truyền thông đức tin cho ta: những điều đó hoàn toàn là hồng ân chứ không do tay ta làm ra. Chúng ta không thể làm được gì hết nếu chúng ta đã không được nhận lãnh trước. Thiên Chúa đã đi bước trước, đã chuẩn bị mọi điều tốt đẹp cho ta. Chúng ta cần biết quan tâm đến điều ấy, và biết mở ra “những con mắt nội tâm” để nhận ra những cái tốt đẹp mà Chúa dành cho chúng ta. Nếu chúng ta chịu khó tìm kiếm Chúa thì chúng ta sẽ nhận thấy Ngài, nhận ra tình thương của Ngài, nhận ra những dấu chỉ của sự hiện diện gần gũi của Ngài, cũng như lời khích lệ: “Con hãy tin tưởng vào Cha”
Đức Thánh Cha tiếp tục. Trong bài đọc thứ hai, chúng ta có thể gặp được một câu nói tóm tắt cuộc đời của thánh Phêrô Celestinô: “Tôi không hãnh diện về điều gì khác ngoài Thập giá của Chúa Giêsu Kitô; nhờ đó thế gian đã chịu đóng đinh đối với tôi, cũng như tôi đối với thế gian vậy (6,14). Thập giá trở nên trung tâm cuộc đời của thánh nhân, mang đến cho người sức mạnh để đương đầu với những cuộc khổ chế và những gian truân, từ khi còn trẻ cho đến những năm cuối đời. Thập giá cùng mang lại cho Người ý thức về thân phận tội lỗi, đòng thời với ý thức về lòng từ bi hải hà của Thiên Chúa. Ngắm nhìn đôi tay mở rộng của Chúa Kitô trên thập giá, thánh nhân đã bị thu hút để trở thành tác viên ban phát lòng từ bi của Thiên Chúa nhờ bí tích thống hối.
Sau cùng, tuy sống đời cô tịch nhưng thánh nhân không đóng của khép kín. Người được hôi thúc muốn mang Tin mừng đến cho tha nhân. Hoạt động phong phú của người bắt nguồn từ chỗ biết “ở lại với Chúa”, trong sự cầu nguyện, như bài Tin mừng nhắc nhở chúng ta: điều đầu tiên phải làm là cầu xin Chúa sai thêm thợ gặt. Và sau khi đã in sâu niềm thâm tín ấy, Chúa Giêsu mới dạy các môn đệ các điều khác, như là loan báo sự thật cách can đảm, không sợ những sự bách hại, hãy phó thác vào Chúa quan phòng, chứ đừng bận tâm đến tiền bạc.
Vào cuối Thánh lễ, đức thánh cha đã xướng kinh Truyền tin, và ký thác tất cả giáo phận Sulmona cho đức Maria. Thánh Phêrô Celestinô đã tìm thấy nơi đức Maria mẫu guơng hoàn toàn về sự vâng phục Thiên Chúa, đời sống khiêm tốn giản dị, mải miết đi tìm điều gì cốt yếu cho đời sống, biết cảm tạ Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta cũng cần học biết quý trọng một nếp sống giản dị, ngõ hầu có thể giữ được tinh thần thanh thoát và biết chia sẻ cho tha nhân những gì mình có.
Nhân dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Phêrô Celestinô, các giáo phận thuộc miền Abruzzo và Molise đã được phép mở một năm Toàn xá từ ngày 28/8/2009 cho đến ngày 28/8/2010. Đức Bênêđictô XVI đã có dịp đến viếng mộ của vị thánh ở thành phố L’Aquila khi đi uỷ lạo các nạn nhân trận động đất vào ngày 29 tháng 4 năm ngoái. Lần này ngài trở lại Sulmona, nơi mà thánh nhân đã chọn làm nơi ẩn tu.
Rời Vaticanô lúc 8 giờ 30 phút, Đức Thánh Cha đã đáp máy bay trực thăng đến Solmona lúc 9 giờ 20. Sau những nghi thức tiếp đón, ngài đã cử hành Thánh lễ cho cộng đồng giáo phận tại quảng trường Garibaldi lúc 10 giờ, kết thúc với kinh Truyền tin. Sau đó ngài về toà giám mục, làm phép khánh thành nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục. Vào ban chiều ngài tiếp ban giám đốc, đại diện của các tù nhân của trại giam. Cuộc gặp gỡ cuối cùng được dành cho bạn trẻ. Bài tường thuật hôm nay chỉ giới hạn vào Thánh lễ ban sáng.
Bài giảng dựa trên những đoạn Sách Thánh của Chúa Nhật XIV Thường niên, và áp dụng cách riêng vào tấm gương của thánh Phêrô Celestinô, nổi bật ở việc tìm Chúa qua sự thinh lặng, và từ sự thinh lặng đến rao giảng Tin mừng. Sau đây là những đoạn chính.
“Từ thuở thiếu thời, Phêrô đã tỏ ra là một con người đi tìm kiếm Chúa, một người ước ao tìm giải đáp cho những câu hỏi của cuộc sống: tôi là gi, tôi từ đâu tới, sống để làm gì, sống cho ai? Anh ta đã lên đường đi tìm chân lý và hạnh phúc, đi tìm Thiên Chúa, và để có thể nghe thấy tiếng Chúa, anh đã quyết định xa cách thế gian và sống đời ẩn dật. Sự thinh lặng trở nên yếu tố đặc hữu của đời anh. Nhờ sự thinh lặng bên ngoài, và nhất là sự thinh lặng bên trong mà anh đã nhận được tiếng Chúa, có khả năng định hưóng cuộc đời mình. Đây là một điều quan trọng cho cuộc đời. Chúng ta đang sống trong một xã hội trong đó mọi không gian, mọi khoảnh khắc đều được “chất đầy” bởi các dự án, hoạt động, âm thanh; chúng ta thường không còn thời giờ để lắng nghe và đối thoại nữa.
Anh chị em thân mến, chúng ta đừng sợ tạo ra sự thinh lặng bên ngoài và bên trong, nếu chúng ta muốn lắng nghe không những là tiếng Chúa mà cả tiếng nói của người khác. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh đến điểm thứ hai. Anh Phêrô đã khám phá Thiên Chúa không do nỗ lực riêng mình, nhưng còn nhờ Ân sủng của Chúa nữa. Nhưng gì mà anh có được thì không phải do bởi mình, nhưng anh đã được Chúa ban, và vì thế cũng trở thành một trách nhiệm đối với Thiên Chúa và đồng loại. Mặc dù cuộc đời của chúng ta khác hẳn với cuộc đời của anh, nhưng cũng có một điều tương tự, đó là cốt lõi cuộc đời của mình là do ơn Chúa ban. Sự kiện mà chúng ta hiện hữu thì không tuỳ thuộc vào ta; sự kiện đã có những người hiện hữu trước ta và đưa ta vào đời, đã dạy ta biết yêu thương, đã truyền thông đức tin cho ta: những điều đó hoàn toàn là hồng ân chứ không do tay ta làm ra. Chúng ta không thể làm được gì hết nếu chúng ta đã không được nhận lãnh trước. Thiên Chúa đã đi bước trước, đã chuẩn bị mọi điều tốt đẹp cho ta. Chúng ta cần biết quan tâm đến điều ấy, và biết mở ra “những con mắt nội tâm” để nhận ra những cái tốt đẹp mà Chúa dành cho chúng ta. Nếu chúng ta chịu khó tìm kiếm Chúa thì chúng ta sẽ nhận thấy Ngài, nhận ra tình thương của Ngài, nhận ra những dấu chỉ của sự hiện diện gần gũi của Ngài, cũng như lời khích lệ: “Con hãy tin tưởng vào Cha”
Đức Thánh Cha tiếp tục. Trong bài đọc thứ hai, chúng ta có thể gặp được một câu nói tóm tắt cuộc đời của thánh Phêrô Celestinô: “Tôi không hãnh diện về điều gì khác ngoài Thập giá của Chúa Giêsu Kitô; nhờ đó thế gian đã chịu đóng đinh đối với tôi, cũng như tôi đối với thế gian vậy (6,14). Thập giá trở nên trung tâm cuộc đời của thánh nhân, mang đến cho người sức mạnh để đương đầu với những cuộc khổ chế và những gian truân, từ khi còn trẻ cho đến những năm cuối đời. Thập giá cùng mang lại cho Người ý thức về thân phận tội lỗi, đòng thời với ý thức về lòng từ bi hải hà của Thiên Chúa. Ngắm nhìn đôi tay mở rộng của Chúa Kitô trên thập giá, thánh nhân đã bị thu hút để trở thành tác viên ban phát lòng từ bi của Thiên Chúa nhờ bí tích thống hối.
Sau cùng, tuy sống đời cô tịch nhưng thánh nhân không đóng của khép kín. Người được hôi thúc muốn mang Tin mừng đến cho tha nhân. Hoạt động phong phú của người bắt nguồn từ chỗ biết “ở lại với Chúa”, trong sự cầu nguyện, như bài Tin mừng nhắc nhở chúng ta: điều đầu tiên phải làm là cầu xin Chúa sai thêm thợ gặt. Và sau khi đã in sâu niềm thâm tín ấy, Chúa Giêsu mới dạy các môn đệ các điều khác, như là loan báo sự thật cách can đảm, không sợ những sự bách hại, hãy phó thác vào Chúa quan phòng, chứ đừng bận tâm đến tiền bạc.
Vào cuối Thánh lễ, đức thánh cha đã xướng kinh Truyền tin, và ký thác tất cả giáo phận Sulmona cho đức Maria. Thánh Phêrô Celestinô đã tìm thấy nơi đức Maria mẫu guơng hoàn toàn về sự vâng phục Thiên Chúa, đời sống khiêm tốn giản dị, mải miết đi tìm điều gì cốt yếu cho đời sống, biết cảm tạ Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta cũng cần học biết quý trọng một nếp sống giản dị, ngõ hầu có thể giữ được tinh thần thanh thoát và biết chia sẻ cho tha nhân những gì mình có.
Đức Thánh Cha tái khẳng định phần đóng góp của kitô hữu cho đất nước Irak
Linh Tiến Khải
04:44 05/07/2010
VATICĂNG: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ chính quyền Irak dấn thân tạo dựng một xã hội an ninh và bình đẳng để mọi công dân có thể góp phần kiến tạo một quốc gia Irak an bình thịnh vượng.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 2-7-2010 dành cho ông Mohammed Radi Ali Al-Sadr, tân đại sứ Irak cạnh Tòa Thánh, đến trình ủy nhiệm thư.
Chào mừng ông tân đại sứ, Đức Thánh Cha tái khẳng định sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với dân nước Irak cũng như vai trò và phần đóng góp quan trọng của Kitô hữu cho đất nước này, quê hương của tổ phụ Abraham là cha của các tín hữu Do thái Kitô và Hồi giáo trong đức tin.
Nhắc tới ý chí can đảm của người dân Irak quyết tâm lựa chọn nền dân chủ và xã hội đa nguyên nên đã đi đầu phiếu đông đảo hồi tháng 3 năm nay 2010, bất chấp mọi đe dọa của nạn khủng bố phá hoại, Đức Thánh Cha cầu mong chính quyền mau được thành lập và hoạt động hữu hiệu để đáp ứng các nguyện vọng ấy của người dân. Tân chính quyền Irak cần có các biện pháp bảo đảm an ninh cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là các nhóm thiểu số. Trong lịch sử nước này Kitô hữu đã hiện diện ngay trong các thế kỷ đầu, và tuy là một thiểu số Giáo Hội đã góp phần tích cực cho sự phát triển thịnh vượng của Irak qua các hoạt động giáo dục và y tế. Họ mong muốn có các điều kiện thuận lợi để có thể ở lại trên quê hương và tiếp tục góp phần thăng tiến chính trị, xã hội kinh tế cho đất nước, mà không bị bó buộc phải di cư đi nơi khác. Trong các năm qua đã xảy ra nhiều bạo lực khủng bố chống lại các thành phần vô tội cả hồi giáo lẫn Kitô; các hành động gây chết chóc này trái nghịch với các giáo huấn của Hồi giao cũng như Kitô giáo. Các khổ đau chung đó có thể là mối dây nối kết các tín hữu của cả hai tôn giáo trong dấn thân hòa giải đất nước, noi gương những người con của Irak nạn nhân của bạo lực như ĐC Faraj Rahho, LM Ragheed Ganni và nhiều tín hữu khác. Ước chi hy sinh của các vị và của biết bao nhiêu công dân Irak khác củng cố quyết tâm xây dựng một quốc gia an ninh và ổn định.
Nhắc tới quyết tâm của chính quyền Irak trong việc tôn trọng các quyền con người, Đức Thánh Cha khẳng định tầm quan trọng của việc thừa nhận, bảo vệ, và thăng tiến các quyền căn bản của con người trong việc xây dựng một xã hội thực sự lành mạnh. Trong số các quyền cần tôn trọng hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo và tự do thờ phượng. Chúng là thước đo các quyền tự do, vì cho phép người dân sống phù hợp với phẩm giá của họ được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, thật là điều đáng mong ước nếu các quyền này không bị luật lệ hạn chế, nhưng được bảo đảm và thăng tiến để xã hội Irak có thể góp phần xây dựng một môi sinh công bằng, luân lý và hòa bình.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng hy vọng rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông sắp tới sẽ cống hiến cơ hội giúp khám phá ra vai trò và chứng tá của các Kitô hữu trong các vùng đất của Kinh Thánh, và thúc đẩy cuộc đối thoại giữa các tôn giáo để góp phần vào việc củng cố sự sống chung hòa bình và tôn trọng giữa tín hữu mọi tôn giáo trong vùng.
Đức Thánh Cha cầu mong cho đất nước Irak sớm ra khỏi kinh nghiệm khó khăn đã kéo dài hàng chục năm nay, để trở thành mô thức của tinh thần khoan hòa cộng tác giữa các tín hữu Hồi và Kitô giáo cũng như tín hữu các tôn giáo khác để phục vụ các anh chị em cần được trợ giúp (SD 2-7-2010).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 2-7-2010 dành cho ông Mohammed Radi Ali Al-Sadr, tân đại sứ Irak cạnh Tòa Thánh, đến trình ủy nhiệm thư.
Chào mừng ông tân đại sứ, Đức Thánh Cha tái khẳng định sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với dân nước Irak cũng như vai trò và phần đóng góp quan trọng của Kitô hữu cho đất nước này, quê hương của tổ phụ Abraham là cha của các tín hữu Do thái Kitô và Hồi giáo trong đức tin.
Nhắc tới ý chí can đảm của người dân Irak quyết tâm lựa chọn nền dân chủ và xã hội đa nguyên nên đã đi đầu phiếu đông đảo hồi tháng 3 năm nay 2010, bất chấp mọi đe dọa của nạn khủng bố phá hoại, Đức Thánh Cha cầu mong chính quyền mau được thành lập và hoạt động hữu hiệu để đáp ứng các nguyện vọng ấy của người dân. Tân chính quyền Irak cần có các biện pháp bảo đảm an ninh cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là các nhóm thiểu số. Trong lịch sử nước này Kitô hữu đã hiện diện ngay trong các thế kỷ đầu, và tuy là một thiểu số Giáo Hội đã góp phần tích cực cho sự phát triển thịnh vượng của Irak qua các hoạt động giáo dục và y tế. Họ mong muốn có các điều kiện thuận lợi để có thể ở lại trên quê hương và tiếp tục góp phần thăng tiến chính trị, xã hội kinh tế cho đất nước, mà không bị bó buộc phải di cư đi nơi khác. Trong các năm qua đã xảy ra nhiều bạo lực khủng bố chống lại các thành phần vô tội cả hồi giáo lẫn Kitô; các hành động gây chết chóc này trái nghịch với các giáo huấn của Hồi giao cũng như Kitô giáo. Các khổ đau chung đó có thể là mối dây nối kết các tín hữu của cả hai tôn giáo trong dấn thân hòa giải đất nước, noi gương những người con của Irak nạn nhân của bạo lực như ĐC Faraj Rahho, LM Ragheed Ganni và nhiều tín hữu khác. Ước chi hy sinh của các vị và của biết bao nhiêu công dân Irak khác củng cố quyết tâm xây dựng một quốc gia an ninh và ổn định.
Nhắc tới quyết tâm của chính quyền Irak trong việc tôn trọng các quyền con người, Đức Thánh Cha khẳng định tầm quan trọng của việc thừa nhận, bảo vệ, và thăng tiến các quyền căn bản của con người trong việc xây dựng một xã hội thực sự lành mạnh. Trong số các quyền cần tôn trọng hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo và tự do thờ phượng. Chúng là thước đo các quyền tự do, vì cho phép người dân sống phù hợp với phẩm giá của họ được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, thật là điều đáng mong ước nếu các quyền này không bị luật lệ hạn chế, nhưng được bảo đảm và thăng tiến để xã hội Irak có thể góp phần xây dựng một môi sinh công bằng, luân lý và hòa bình.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng hy vọng rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông sắp tới sẽ cống hiến cơ hội giúp khám phá ra vai trò và chứng tá của các Kitô hữu trong các vùng đất của Kinh Thánh, và thúc đẩy cuộc đối thoại giữa các tôn giáo để góp phần vào việc củng cố sự sống chung hòa bình và tôn trọng giữa tín hữu mọi tôn giáo trong vùng.
Đức Thánh Cha cầu mong cho đất nước Irak sớm ra khỏi kinh nghiệm khó khăn đã kéo dài hàng chục năm nay, để trở thành mô thức của tinh thần khoan hòa cộng tác giữa các tín hữu Hồi và Kitô giáo cũng như tín hữu các tôn giáo khác để phục vụ các anh chị em cần được trợ giúp (SD 2-7-2010).
Tản mản World Cup Nam Phi: Ngoại đạo ''túc cầu giáo''
Lm. Phạm Hưng Thịnh,OP.
06:54 05/07/2010
Tản mạn World Cup Nam Phi: NGOẠI ĐẠO “TÚC CẦU GIÁO”
Tôi là “người ngoại đạo”, đêm đêm dán mắt vào màn ảnh nhỏ, hướng về các “đại giáo đường” là những chảo lửa ở Nam Phi, nơi diễn ra những trận thư hùng. Có đầy đủ nghi thức lễ hội hoành tráng và “tín đồ” khắp năm châu đổ về tham dự. Giờ này, Tín đồ “Túc cầu giáo” được nghỉ 2 ngày để dọn tiệc cho đại lễ Bán Kết Uôn-Cắp. Bọn ngoại đạo chúng tôi vẫn trơ mắt ếch như vô cảm trước những hỷ nộ ái ố của ối kẻ ăn theo trái bóng, lên đời hoặc tán gia bại sản cá độ. Còn trái bóng lăn là còn vô vàn lung linh và điêu đứng. Kẻ ngoại đạo này, có chăng là mon men kèo trên kèo dưới vài chầu nhậu ăn theo cho vui đời.
Đêm qua, 3-7, trước giờ bóng lăn của trận Đức và Argentina, Bình luận viên VTV3, những “Nhà truyền giáo” tha hồ vi vút vẽ vời tận mây xanh cả bồ kiến thức, chuyển lửa cho các “tín đồ”. Chả ai đóng thuế những ước mơ, chả ai chấp nhất những dự đoán, chỉ tội nghiệp cho những chú nai tơ cá độ đường phố. Chơi trò cút bắt mà vẫn khoái chí, vẫn hồi hộp, vẫn máu lửa.
45 phút hiệp một trôi nhanh. Mới 3 phút đầu “cỗ xe tăng Đức” dũng mãnh càn quét, vỗ mặt những vũ công Tango Argentina một trái như cú đấm dằn mặt, 1-0. Người Đức dẫn trước. Cuộc chiến cuốn vào bão tố, ăn miếng trả miếng. Màu áo sọc trắng xanh không còn hoa mỹ trước màu tím than xe tăng Đức quyết sống còn. Trận thư hùng quần nát sân cỏ, bầm dập tơi tả cho đến khi vỡ trận … Tiếng còi tan cuộc, Vũ điệu Tango nát vụn dưới sức càn lướt như bom tấn. 4-0. “Đạo trưởng “ Maradona vuốt mặt lạnh tanh nhìn “ông trùm” Messi bước cúi đầu. Đoàn quân Đức ngạo nghễ ngẩng cao đầu giữa tiếng hò hét vang rền của “thần dân” Bà Thủ Tướng Merkel.
Bóng đá là thế, trong tích tắc người anh hùng biến thành kẻ nô lệ, “đấng cứu thế” thành tên tội đồ. Cả một dân tộc khóc ròng những oan khiên. Cả một đất nước cùng ngậm ngùi xách vali về nước.
Sau mỗi trận đấu là phần bình luận của những chuyên gia. Còn chúng tôi, những kẻ ngoại đạo điếc không sợ súng, tha hồ bốc phét bình loạn xà ngầu, cũng cay cú cũng hả hê ra trò.
Cũng một bàn tay bẩn thỉu, mà cãi ngang như cua bò, khi thì “bàn tay của Chúa” như Maradona năm nào, khi thì cũng rứa “bàn tay của Chúa” của Suares Tây Ban Nha, đã vơ vào cho bàn ăn gian trông thấy lại còn được tôn vinh như anh hùng. Khổ tội cho Chúa bị cụt cả hai tay. Chúa ở đâu khi cả hai đội đều là con ngoan vào trận ? Sau trận Đức thắng đậm Argentina, Nghệ sĩ hài Xuân Bắc hài hước rằng Thượng Đế đi vắng, hay TĐ không thích coi bóng đá, không chừng TĐ đang coi phim hoạt hình ? … Vậy đấy, tội nghiệp cho Chúa, thân này ví xẻ làm đôi.
Toàn là những chuyện tào lao của kẻ ngoại đạo, những kẻ làm nát bét giá trị bóng đá như chúng tôi. Có người lại ngang phè: Đức Thánh Pha Pha trị vì ở Italia, có ủng hộ đội Đức quê hương không ? Không dám đâu !!! Thú vị, hãy đợi đấy !
Chúng tôi đang đứng ở trong sân ngoại đạo mà, dĩ nhiên là không thể hiểu hết được giá trị của những bàn thắng thua, những bế tắc chiến thuật chiến lược, những kỹ năng và tiểu xảo cũng như sức mạnh tập thể, xen lẫn những giây phút loé sáng của những ngôi sao … dẫn đến nụ cười và nước mắt. Thánh nhân phút giây biến thành tội đồ, bàn tay bẩn thỉu thành bàn tay “cứu độ”, từ thiên đàng xuống địa ngục.
Mênh mông quá bóng đá ơi ! Sân ngoại đạo rộng lớn quá FiFa ơi !
Bên ngoài sân cỏ, còn biết bao kẻ ngoại đạo túc cầu giáo mà vẫn khát khao được thưởng nếm mỹ vị tinh ròng của bữa đại tiệc bóng đá. Bóng đá không của riêng ai. Chẳng cần biết đích thật giá trị bóng đá, cái ẩn dấu bên trong bóng đá, nhưng đêm đêm hàng triệu con người vẫn được lâng lâng thăng hoa cùng trái bóng lăn.
Từ cuộc chơi lớn bóng đá toàn cầu, còn một “sân chơi” nữa mênh mông hơn. ĐGH Benedict XVI rất cảm hứng và sáng tạo, đã dọn mặt bằng cho sân chơi mới và làm gạch nối cho những “dân ngoại” tìm về Chân Thiện Mỹ.
Sân chơi mới, dành cho những người ở xa Thiên Chúa nhất, tự cõi sâu thẳm của lòng mình, họ vẫn cảm nhận như có Đấng Vô Hình. Họ chưa có niềm tin tôn giáo và không cần bất cứ hình thức lễ nghi nào, thậm chí còn cho đó là huyền thoại. Nhưng trong sâu lắng, Họ muốn “đụng” đến Đấng Vô Hình Vĩ Đại trên đường tìm kiếm trong u uẩn đời mình.
ĐGH muốn mở ra Sân chơi mới để mời gọi Họ, đối thoại với Họ và giới thiệu với Họ một “bảng chỉ đường” tìm về với Đấng mà Họ gọi là Đấng Vô Hình, trước khi biết Ngài là Ai, Đấng luôn luôn vắng mặt trong cuộc đời họ. Cho tới khi Họ có thể thốt lên: Ôi Đấng Cao Siêu, tại sao Ngài luôn vắng mặt ? …
ĐGH sẽ khai mạc Sân chơi mới này vào tháng 3-2011 ở nhiều nơi trên thế giới, sẽ mang tên SÂN CHƯ DÂN để đón chào những chư dân đã băng qua nhiều miền thâm u tín ngưỡng tiến về với Đấng, ít nhất còn đang ẩn dấu trong lòng chư dân nhân loại.
Đêm đêm trái bóng còn lăn mùa World Cup, FiFa còn loan truyền ngọn lửa rực cháy trong lòng người hâm mộ. Ở cung bậc cao hơn, Sân Chư Dân của ĐGH đương kim muốn mở ra cho thế giới đến với vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ của Niềm tin Kito.
Tôi là “người ngoại đạo”, đêm đêm dán mắt vào màn ảnh nhỏ, hướng về các “đại giáo đường” là những chảo lửa ở Nam Phi, nơi diễn ra những trận thư hùng. Có đầy đủ nghi thức lễ hội hoành tráng và “tín đồ” khắp năm châu đổ về tham dự. Giờ này, Tín đồ “Túc cầu giáo” được nghỉ 2 ngày để dọn tiệc cho đại lễ Bán Kết Uôn-Cắp. Bọn ngoại đạo chúng tôi vẫn trơ mắt ếch như vô cảm trước những hỷ nộ ái ố của ối kẻ ăn theo trái bóng, lên đời hoặc tán gia bại sản cá độ. Còn trái bóng lăn là còn vô vàn lung linh và điêu đứng. Kẻ ngoại đạo này, có chăng là mon men kèo trên kèo dưới vài chầu nhậu ăn theo cho vui đời.
Đêm qua, 3-7, trước giờ bóng lăn của trận Đức và Argentina, Bình luận viên VTV3, những “Nhà truyền giáo” tha hồ vi vút vẽ vời tận mây xanh cả bồ kiến thức, chuyển lửa cho các “tín đồ”. Chả ai đóng thuế những ước mơ, chả ai chấp nhất những dự đoán, chỉ tội nghiệp cho những chú nai tơ cá độ đường phố. Chơi trò cút bắt mà vẫn khoái chí, vẫn hồi hộp, vẫn máu lửa.
45 phút hiệp một trôi nhanh. Mới 3 phút đầu “cỗ xe tăng Đức” dũng mãnh càn quét, vỗ mặt những vũ công Tango Argentina một trái như cú đấm dằn mặt, 1-0. Người Đức dẫn trước. Cuộc chiến cuốn vào bão tố, ăn miếng trả miếng. Màu áo sọc trắng xanh không còn hoa mỹ trước màu tím than xe tăng Đức quyết sống còn. Trận thư hùng quần nát sân cỏ, bầm dập tơi tả cho đến khi vỡ trận … Tiếng còi tan cuộc, Vũ điệu Tango nát vụn dưới sức càn lướt như bom tấn. 4-0. “Đạo trưởng “ Maradona vuốt mặt lạnh tanh nhìn “ông trùm” Messi bước cúi đầu. Đoàn quân Đức ngạo nghễ ngẩng cao đầu giữa tiếng hò hét vang rền của “thần dân” Bà Thủ Tướng Merkel.
Bóng đá là thế, trong tích tắc người anh hùng biến thành kẻ nô lệ, “đấng cứu thế” thành tên tội đồ. Cả một dân tộc khóc ròng những oan khiên. Cả một đất nước cùng ngậm ngùi xách vali về nước.
Sau mỗi trận đấu là phần bình luận của những chuyên gia. Còn chúng tôi, những kẻ ngoại đạo điếc không sợ súng, tha hồ bốc phét bình loạn xà ngầu, cũng cay cú cũng hả hê ra trò.
Cũng một bàn tay bẩn thỉu, mà cãi ngang như cua bò, khi thì “bàn tay của Chúa” như Maradona năm nào, khi thì cũng rứa “bàn tay của Chúa” của Suares Tây Ban Nha, đã vơ vào cho bàn ăn gian trông thấy lại còn được tôn vinh như anh hùng. Khổ tội cho Chúa bị cụt cả hai tay. Chúa ở đâu khi cả hai đội đều là con ngoan vào trận ? Sau trận Đức thắng đậm Argentina, Nghệ sĩ hài Xuân Bắc hài hước rằng Thượng Đế đi vắng, hay TĐ không thích coi bóng đá, không chừng TĐ đang coi phim hoạt hình ? … Vậy đấy, tội nghiệp cho Chúa, thân này ví xẻ làm đôi.
Toàn là những chuyện tào lao của kẻ ngoại đạo, những kẻ làm nát bét giá trị bóng đá như chúng tôi. Có người lại ngang phè: Đức Thánh Pha Pha trị vì ở Italia, có ủng hộ đội Đức quê hương không ? Không dám đâu !!! Thú vị, hãy đợi đấy !
Chúng tôi đang đứng ở trong sân ngoại đạo mà, dĩ nhiên là không thể hiểu hết được giá trị của những bàn thắng thua, những bế tắc chiến thuật chiến lược, những kỹ năng và tiểu xảo cũng như sức mạnh tập thể, xen lẫn những giây phút loé sáng của những ngôi sao … dẫn đến nụ cười và nước mắt. Thánh nhân phút giây biến thành tội đồ, bàn tay bẩn thỉu thành bàn tay “cứu độ”, từ thiên đàng xuống địa ngục.
Mênh mông quá bóng đá ơi ! Sân ngoại đạo rộng lớn quá FiFa ơi !
Bên ngoài sân cỏ, còn biết bao kẻ ngoại đạo túc cầu giáo mà vẫn khát khao được thưởng nếm mỹ vị tinh ròng của bữa đại tiệc bóng đá. Bóng đá không của riêng ai. Chẳng cần biết đích thật giá trị bóng đá, cái ẩn dấu bên trong bóng đá, nhưng đêm đêm hàng triệu con người vẫn được lâng lâng thăng hoa cùng trái bóng lăn.
Từ cuộc chơi lớn bóng đá toàn cầu, còn một “sân chơi” nữa mênh mông hơn. ĐGH Benedict XVI rất cảm hứng và sáng tạo, đã dọn mặt bằng cho sân chơi mới và làm gạch nối cho những “dân ngoại” tìm về Chân Thiện Mỹ.
Sân chơi mới, dành cho những người ở xa Thiên Chúa nhất, tự cõi sâu thẳm của lòng mình, họ vẫn cảm nhận như có Đấng Vô Hình. Họ chưa có niềm tin tôn giáo và không cần bất cứ hình thức lễ nghi nào, thậm chí còn cho đó là huyền thoại. Nhưng trong sâu lắng, Họ muốn “đụng” đến Đấng Vô Hình Vĩ Đại trên đường tìm kiếm trong u uẩn đời mình.
ĐGH muốn mở ra Sân chơi mới để mời gọi Họ, đối thoại với Họ và giới thiệu với Họ một “bảng chỉ đường” tìm về với Đấng mà Họ gọi là Đấng Vô Hình, trước khi biết Ngài là Ai, Đấng luôn luôn vắng mặt trong cuộc đời họ. Cho tới khi Họ có thể thốt lên: Ôi Đấng Cao Siêu, tại sao Ngài luôn vắng mặt ? …
ĐGH sẽ khai mạc Sân chơi mới này vào tháng 3-2011 ở nhiều nơi trên thế giới, sẽ mang tên SÂN CHƯ DÂN để đón chào những chư dân đã băng qua nhiều miền thâm u tín ngưỡng tiến về với Đấng, ít nhất còn đang ẩn dấu trong lòng chư dân nhân loại.
Đêm đêm trái bóng còn lăn mùa World Cup, FiFa còn loan truyền ngọn lửa rực cháy trong lòng người hâm mộ. Ở cung bậc cao hơn, Sân Chư Dân của ĐGH đương kim muốn mở ra cho thế giới đến với vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ của Niềm tin Kito.
Tự do đích thực là chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa
Phụng Nghi
07:13 05/07/2010
New York City, N.Y. (CNA).- Người Mỹ trên cả nước, khi mừng Ngày Độc lập [Independence] 4 tháng 7 của quốc gia này, nên khiêm tốn nhớ đến sự lệ thuộc [dependence] của mình vào Đấng Sáng tạo. Đó là lời tuyên bố của Tổng giám mục Timothy Dolan, tổng giáo phận New York.
Trong một bài báo đăng tuần này, ngài suy tư về việc cử hành Ngày Độc lập và kêu gọi các tín hữu hãy tuyên xưng một “Bản Tuyên ngôn Lệ thuộc tinh thần” vào Thiên Chúa, có tính “cách mạng đích thực” trong xã hội Mỹ ngày nay.
Sau đó ngài đề cập đến cách hiểu sai lạc thời nay về tự do, “coi đó là quyền được làm bất cứ điều gì ta muốn, bất cứ lúc nào ta muốn, bất cứ ở đâu ta muốn, bất cứ cách nào ta muốn, bất cứ với ai ta muốn.” Nền văn hóa của chúng ta đã mất đi ý nghĩa đích thực của tự do, đó là “tự do làm những gì ta phải làm.”
Ngài đưa ra nhận xét về khuynh hướng thời đại muốn “giải thoát” con người khỏi “mọi ý thức tùng phục Thiên Chúa, mạc khải của Người và quy tắc căn bản về đúng/sai Người đã ghi khắc trong tâm khảm nhân loại.”
Sự hiểu biết sai lạc như thế về tự do đã gây ra những hậu quả tai hại: “Mười giới răn trở lành một danh sách những điều đề nghị nên hay không nên làm, Tám Mối Phúc thật trở thành một chuỗi những ý kiến đẹp, Kinh Thánh chỉ còn là văn chuơng, Giáo hội trở thành không cần thiết, tôn giáo thành chiếc nạng cho những kẻ chưa được khai sáng tựa vào, chân lý khách quan trở thành một sự áp bức lỗi thời.”
Khi chấp nhận tâm cảnh lệch lạc đó, chúng ta nâng mình lên ngang hàng với các thánh thần. Điều này thể hiện rõ rệt trong nền văn hóa ngày nay, đòi quyền thống trị trên sinh mệnh trong những vấn đề như phá thai, an tử, nghiên cứu tế bào phôi sinh gốc. Đặt trọng tâm vào tiêu thụ và tiện ích, nền văn hóa dám định nghĩa lại hôn nhân và gia đình sao cho phù hợp, say sưa với bạo động trong phim ảnh, âm nhạc, lệ thuộc vào chiến tranh và khủng bố mà không lý gì đến các đòi hỏi của luân lý.
Hiện tượng này thật là “kỳ cục”, bởi vì chính cái nền văn hóa tự cho là mình không lệ thuộc vào Thiên Chúa và luân lý, lại trở thành “cực kỳ lệ thuộc” vào tiền tài, bảo hiểm, nhiên liệu, võ khí, hệ thống an sinh, và ngay cả vào rượu chè, kỹ nghệ khích dục, dâm dật, cờ bạc và ma túy.”
Tổng giám mục Dolan đối chiếu ý thức sai lạc về tự do như thế với sự độc lập đích thực mà những nhà lập quốc Mỹ đã chiến đấu kiên cường mới đạt được.
“Những nhà ái quốc dành được độc lập cho chúng ta năm 1776 đã không có khó khăn nào khi công nhận sự lệ thuộc hoàn toàn của họ vào Thiên Chúa. Quả thực, những tài liệu chuẩn mực của đất nước thân yêu chúng ta xác định sự hiện hữu của một đấng Thiên Chúa quan phòng, chân lý khách quan, bổn phận về luân lý và quyền lợi của chính sự sống.”
Sự công nhận tùy thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa như thế là điều chúng ta phải duy trì. Chúng ta phải mạnh mẽ khẳng định với thế giới “rằng mỗi hơi chúng ta thở, mỗi ngày chúng ta có được, mỗi cơ hội chúng ta thụ hưởng, đều đến từ Thiên Chúa toàn năng.”
Làm chứng nhân can trường trước một nền văn hóa thù địch, chúng ta nên “thụ hưởng cảnh ấm áp với sự kiện chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào Người. Người là đấng chủ quản, Người là Thiên Chúa, Người có uy lực và quyền thống trị.”
Nhấn mạnh đến giảng huấn của Chúa Kitô, dậy rằng “Sư Thật sẽ giải thoát các con”, Tổng giám mục Dolan gọi mời các tín hữu coi trọng các lời họ nguyện cầu mỗi Thánh lễ ngày Chủ nhật: “Tôi tin kính Thiên Chúa, là Cha Toàn năng…” Nhắc lại một lời bình luận của hồng y Francis George, ngài giải thích rằng lời mở đầu của kinh tin kính “có lẽ là bản tuyên ngôn cách mạng nhất mà ngày nay chúng ta có thể phát biểu.”
Trong một bài báo đăng tuần này, ngài suy tư về việc cử hành Ngày Độc lập và kêu gọi các tín hữu hãy tuyên xưng một “Bản Tuyên ngôn Lệ thuộc tinh thần” vào Thiên Chúa, có tính “cách mạng đích thực” trong xã hội Mỹ ngày nay.
Sau đó ngài đề cập đến cách hiểu sai lạc thời nay về tự do, “coi đó là quyền được làm bất cứ điều gì ta muốn, bất cứ lúc nào ta muốn, bất cứ ở đâu ta muốn, bất cứ cách nào ta muốn, bất cứ với ai ta muốn.” Nền văn hóa của chúng ta đã mất đi ý nghĩa đích thực của tự do, đó là “tự do làm những gì ta phải làm.”
Ngài đưa ra nhận xét về khuynh hướng thời đại muốn “giải thoát” con người khỏi “mọi ý thức tùng phục Thiên Chúa, mạc khải của Người và quy tắc căn bản về đúng/sai Người đã ghi khắc trong tâm khảm nhân loại.”
Tổng giám mục Timothy Dolan |
Sự hiểu biết sai lạc như thế về tự do đã gây ra những hậu quả tai hại: “Mười giới răn trở lành một danh sách những điều đề nghị nên hay không nên làm, Tám Mối Phúc thật trở thành một chuỗi những ý kiến đẹp, Kinh Thánh chỉ còn là văn chuơng, Giáo hội trở thành không cần thiết, tôn giáo thành chiếc nạng cho những kẻ chưa được khai sáng tựa vào, chân lý khách quan trở thành một sự áp bức lỗi thời.”
Khi chấp nhận tâm cảnh lệch lạc đó, chúng ta nâng mình lên ngang hàng với các thánh thần. Điều này thể hiện rõ rệt trong nền văn hóa ngày nay, đòi quyền thống trị trên sinh mệnh trong những vấn đề như phá thai, an tử, nghiên cứu tế bào phôi sinh gốc. Đặt trọng tâm vào tiêu thụ và tiện ích, nền văn hóa dám định nghĩa lại hôn nhân và gia đình sao cho phù hợp, say sưa với bạo động trong phim ảnh, âm nhạc, lệ thuộc vào chiến tranh và khủng bố mà không lý gì đến các đòi hỏi của luân lý.
Hiện tượng này thật là “kỳ cục”, bởi vì chính cái nền văn hóa tự cho là mình không lệ thuộc vào Thiên Chúa và luân lý, lại trở thành “cực kỳ lệ thuộc” vào tiền tài, bảo hiểm, nhiên liệu, võ khí, hệ thống an sinh, và ngay cả vào rượu chè, kỹ nghệ khích dục, dâm dật, cờ bạc và ma túy.”
Tổng giám mục Dolan đối chiếu ý thức sai lạc về tự do như thế với sự độc lập đích thực mà những nhà lập quốc Mỹ đã chiến đấu kiên cường mới đạt được.
“Những nhà ái quốc dành được độc lập cho chúng ta năm 1776 đã không có khó khăn nào khi công nhận sự lệ thuộc hoàn toàn của họ vào Thiên Chúa. Quả thực, những tài liệu chuẩn mực của đất nước thân yêu chúng ta xác định sự hiện hữu của một đấng Thiên Chúa quan phòng, chân lý khách quan, bổn phận về luân lý và quyền lợi của chính sự sống.”
Sự công nhận tùy thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa như thế là điều chúng ta phải duy trì. Chúng ta phải mạnh mẽ khẳng định với thế giới “rằng mỗi hơi chúng ta thở, mỗi ngày chúng ta có được, mỗi cơ hội chúng ta thụ hưởng, đều đến từ Thiên Chúa toàn năng.”
Làm chứng nhân can trường trước một nền văn hóa thù địch, chúng ta nên “thụ hưởng cảnh ấm áp với sự kiện chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào Người. Người là đấng chủ quản, Người là Thiên Chúa, Người có uy lực và quyền thống trị.”
Nhấn mạnh đến giảng huấn của Chúa Kitô, dậy rằng “Sư Thật sẽ giải thoát các con”, Tổng giám mục Dolan gọi mời các tín hữu coi trọng các lời họ nguyện cầu mỗi Thánh lễ ngày Chủ nhật: “Tôi tin kính Thiên Chúa, là Cha Toàn năng…” Nhắc lại một lời bình luận của hồng y Francis George, ngài giải thích rằng lời mở đầu của kinh tin kính “có lẽ là bản tuyên ngôn cách mạng nhất mà ngày nay chúng ta có thể phát biểu.”
Đức Thánh Cha cảnh báo các bạn trẻ về xã hội thực dụng
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:49 05/07/2010
Đức Thánh Cha cảnh báo các bạn trẻ về xã hội thực dụng
ROMA, (Zenit.org) - Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm sứ vụ tông đồ tại Sulmona, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gặp gỡ một nhóm các bạn trẻ vào lúc cuối buổi chiều hôm Chúa Nhật vừa qua 04/07/2010 tại nhà thờ chính tòa của thành phố.
Đức Thánh Cha cho thấy rằng có những « bóng tối » nơi cuộc sống người trẻ « che phủ » cả một chân trời của họ. Đó chính là những « vấn đề thực tế », vì thế mà các bạn trẻ khó có thể cân nhắc tương lai « với sự bình tâm và lạc quan », ngài khẳng định.
« Nhưng cũng có những giá trị giả dối và những khuôn mẫu ảo tưởng được đề xuất cho các bạn cùng với sự hứa hẹn làm thỏa mãn cuộc sống, tuy nhiên chúng chỉ làm cho cuộc sống ra trống rỗng », Đức Thánh Cha nói tiếp.
« Nền văn hóa của trào lưu thực dụng hiện nay đè bẹp con người về hiện tại, làm ta đánh mất ý nghĩa của quá khứ và lịch sử. Nhưng khi làm như thế, nó cũng tước đi nơi con người khả năng hiểu biết chính mình, khả năng nhận thức những vấn đề cũng như khả năng xây dựng tương lai », ngài chia sẻ.
« Các bạn trẻ thân mến », ngài nhấn mạnh, « tôi muốn nói với các bạn rằng Kitô hữu là người có trí nhớ tốt, yêu mến lịch sử và tìm cách hiểu biết nó ».
Đức Thánh Cha đến Sulmona, trong vùng bị tàn phá bởi trận động đất ngày 6 tháng Tư năm 2009 với hơn 300 người chết, nhân dịp kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Đức Giáo Hoàng Célestino V (1215 ?-1296). Trước khi trở về Roma, ngài đã dành ít thời gian thinh lặng trước di tích thánh của vị thánh giáo hoàng này, nơi tầng hầm của nhà thờ chính tòa.
ROMA, (Zenit.org) - Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm sứ vụ tông đồ tại Sulmona, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gặp gỡ một nhóm các bạn trẻ vào lúc cuối buổi chiều hôm Chúa Nhật vừa qua 04/07/2010 tại nhà thờ chính tòa của thành phố.
Đức Thánh Cha cho thấy rằng có những « bóng tối » nơi cuộc sống người trẻ « che phủ » cả một chân trời của họ. Đó chính là những « vấn đề thực tế », vì thế mà các bạn trẻ khó có thể cân nhắc tương lai « với sự bình tâm và lạc quan », ngài khẳng định.
« Nhưng cũng có những giá trị giả dối và những khuôn mẫu ảo tưởng được đề xuất cho các bạn cùng với sự hứa hẹn làm thỏa mãn cuộc sống, tuy nhiên chúng chỉ làm cho cuộc sống ra trống rỗng », Đức Thánh Cha nói tiếp.
« Nền văn hóa của trào lưu thực dụng hiện nay đè bẹp con người về hiện tại, làm ta đánh mất ý nghĩa của quá khứ và lịch sử. Nhưng khi làm như thế, nó cũng tước đi nơi con người khả năng hiểu biết chính mình, khả năng nhận thức những vấn đề cũng như khả năng xây dựng tương lai », ngài chia sẻ.
« Các bạn trẻ thân mến », ngài nhấn mạnh, « tôi muốn nói với các bạn rằng Kitô hữu là người có trí nhớ tốt, yêu mến lịch sử và tìm cách hiểu biết nó ».
Đức Thánh Cha đến Sulmona, trong vùng bị tàn phá bởi trận động đất ngày 6 tháng Tư năm 2009 với hơn 300 người chết, nhân dịp kỷ niệm 800 năm ngày sinh của Đức Giáo Hoàng Célestino V (1215 ?-1296). Trước khi trở về Roma, ngài đã dành ít thời gian thinh lặng trước di tích thánh của vị thánh giáo hoàng này, nơi tầng hầm của nhà thờ chính tòa.
Khâm sứ Tòa Thánh nói: Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là chìa khóa phát triển gia đình và xã hội
Bùi Hữu Thư
10:04 05/07/2010
Liên Hiệp Quốc (CNS) – Tổng Giám Mục Celestino Migliore nói ngày 1 tháng 7: “Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là điều thiết yếu cho việc phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội.”
Đức khâm sứ Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói với các vị lãnh đạo trên thế giới: “Thảm hại thay, bạo hành đối với phụ nữ, nhất là tại gia đình và sở làm, và sự kỳ thị trong lãnh vực chuyên môn, ngay cả trong bậc lương và hưu bổng, là một điều ưu tư ngày càng gia tăng.”
Ngài nói: "Qua những khuôn khổ tư pháp đầy đủ và các chính sách quốc gia, những kẻ vi phạm sự bạo hành phải được đưa ra pháp luật và phụ nữ phải được cung cứng việc phục hồi. Phụ nữ và thiếu nữ phải được bảo đảm việc thừa hưởng tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa kể cả quyền về học vấn và sức khỏe.”
Đức Tổng Giám Mục Migliore đọc bản tuyên ngôn trước Ủy Ban Kinh Tế và Xã Hội của Liên Hiệp Quốc, trong một phiên họp về việc thực hiện các mục tiêu quốc tế về bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ.
Ngài nói điều tối quan trọng là thảo luận về việc trao quyền cho phụ nữ trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế về các Mục Tiêu Phát Triển của Thiên Niên Kỷ -- những mục tiêu được các quốc gia trên thế giới ấn định để giảm thiểu mức khó nghèo và cải tiến các tiêu chuẩn về mức sống của những sắc dân nghèo khổ nhất trên thế giới.
Hội Nghị Thượng Đỉnh này sẽ nhóm họp tại Liên Hiệp Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng 9. Đức Tổng Giám Mục Migliore ghi nhận rằng kể từ khi các lãnh tụ trên thế giới cam kết về các mục tiêu phát triển, “một vài cải tiến đáng kể đã thành tựu trong việc cải tiến những viễn cảnh phát triển phụ nữ về cả các chính sách đa phương và quốc gia.”
Đức khâm sứ Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói với các vị lãnh đạo trên thế giới: “Thảm hại thay, bạo hành đối với phụ nữ, nhất là tại gia đình và sở làm, và sự kỳ thị trong lãnh vực chuyên môn, ngay cả trong bậc lương và hưu bổng, là một điều ưu tư ngày càng gia tăng.”
Ngài nói: "Qua những khuôn khổ tư pháp đầy đủ và các chính sách quốc gia, những kẻ vi phạm sự bạo hành phải được đưa ra pháp luật và phụ nữ phải được cung cứng việc phục hồi. Phụ nữ và thiếu nữ phải được bảo đảm việc thừa hưởng tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa kể cả quyền về học vấn và sức khỏe.”
Đức Tổng Giám Mục Migliore đọc bản tuyên ngôn trước Ủy Ban Kinh Tế và Xã Hội của Liên Hiệp Quốc, trong một phiên họp về việc thực hiện các mục tiêu quốc tế về bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ.
Ngài nói điều tối quan trọng là thảo luận về việc trao quyền cho phụ nữ trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế về các Mục Tiêu Phát Triển của Thiên Niên Kỷ -- những mục tiêu được các quốc gia trên thế giới ấn định để giảm thiểu mức khó nghèo và cải tiến các tiêu chuẩn về mức sống của những sắc dân nghèo khổ nhất trên thế giới.
Hội Nghị Thượng Đỉnh này sẽ nhóm họp tại Liên Hiệp Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng 9. Đức Tổng Giám Mục Migliore ghi nhận rằng kể từ khi các lãnh tụ trên thế giới cam kết về các mục tiêu phát triển, “một vài cải tiến đáng kể đã thành tựu trong việc cải tiến những viễn cảnh phát triển phụ nữ về cả các chính sách đa phương và quốc gia.”
Với kỹ thuật tân thời, sách Lễ Misa sẽ bị iPad thay thế ?
Trần mạnh Trác
15:12 05/07/2010
VATICAN CITY - Trong tháng Bảy này, sách lễ Misa với những thứ tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha sẽ được phát hành trên một ứng dụng iPad. Cứ đà này thì một văn bản tiếng Việt cũng sẽ đến trong một thời gian không xa. Câu hỏi được đặt ra là liệu các linh mục có thể dùng iPad để thay thế cho sách lễ trên bàn thờ không?
Ngoài những tiện lợi như khổ chữ có thể tuỳ ý phóng lớn hoặc ngôn ngữ có thể thay đổi dễ dàng, một iPad đặt trên bàn thờ sẽ nhỏ nhắn hơn là một cuốn sách lễ cồng kềnh.
Hảy tưởng tượng một thánh lễ với nhiều linh mục có quốc tịch khác nhau, mỗi cha không còn phải “thủ” theo bản kinh cuả mình khi tới phiên đọc sách vì chỉ cần “sờ” nhẹ vào một “icon” trên iPad là bản văn sẽ thay đổi ra ngôn ngữ nước mình. Cũng vậy các ngài không phải nhường cho nhau chỗ đứng trước sách kinh khi tới phiên đồng tế vì cha chủ tế chỉ cần “zoom” lớn là tất cả các cha đứng bên có thể nhìn thấy “sách” rõ ràng.
Sẽ không còn việc đọc lộn “bài đọc” hoặc cảnh các cha phải lật sách “loạn xà cào” để tìm một lời nguyện thích hợp.
Nguyên việc iPad giúp tránh những sao lãng như vậy cũng đủ làm gia tăng sự trang nghiêm của thánh lễ.
Như vậy thì các giáo dân sẽ một ngày rất sớm có thể nhìn cảnh vị linh mục chánh xứ cuả mình cúi hôn cái máy iPad thay vì hôn trang sách phúc âm truyền thống?
Đó là ấn tượng mà nhiều người liên tưởng tới khi linh mục Paolo Padrini công bố ứng dụng Sách Lễ Rôma trên màn hình 10-inch iPad tại Ý. Nhưng Cha Padrini và các giới chức giáo hội cũng cho biết chớ có ai vội ném đi những cuốn sách đã có.
"Sách Phụng vụ trên bàn thờ sẽ không bao giờ được thay thế bằng iPad. Kỹ thuật điện tử là một công cụ bổ sung, không phải là một cố gắng để bỏ đi loại sách in".
"Nếu tôi đi nghỉ hè, có lẽ tôi sẽ mang theo một iPad để cử hành Thánh Lễ. Nhưng chắc chắn khi ở trong giáo xứ, nơi mà tôi đã có sách, thì tôi sẽ không cố tình dùng một iPad," Cha Padrini nói thêm.
Cha Padrini cho biết rằng về việc phiên bản tiếng Anh, ngài dự định sử dụng văn bản được chấp thuận tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngài vẫn chưa lo xong các điều khoản cần thiết về bản quyền.
Đức Ông Andrew Wadsworth, Giám đốc Uỷ ban quốc tế về Phụng Vụ tiếng Anh, cho biết rằng tới ngày 25 tháng 6 thì Cha Padrini vẫn chưa nhận được ủy quyền để xuất bản bản văn phụng vụ tiếng Anh trên kỹ thuật số.
"Chúng tôi vẫn cố gắng giải quyết vần đề này và hiện đang tham khảo ý kiến với Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng sẽ cần một thời gian để đạt được một giải pháp thỏa đáng cho tất cả các bên liên quan." Đ.Ô. Wadsworth tuyên bố.
Cha Padrini cũng đã tham khảo với các chuyên gia phụng vụ của Vatican, cha giả sử rằng dùng iPad không phải là một vấn đề.
"Theo như tôi có thể thấy, thì không có quy tắc phụng vụ nào nói rằng phải sử dụng sách in. Qui luật phụng vụ là phải được trang nghiêm, phù hợp và không tạo ra sự sao lãng".
Theo ý kiến của Cha Padrini, thì iPad sẽ không làm giảm sự trang nghiêm, và nó nhỏ bé một cách đáng kể hơn so với các vật khác đặt trên bàn thờ ngày nay.
Nhưng các quan chức cuả Vatican không chắc chắn rằng iPad thuộc loại có thể đặt trên bàn thờ như vậy.
Cha Anthony Ward dòng Marist, thứ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, cho biết các quy tắc phụng vụ thường dùng chữ "cuốn sách", và trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực "để quảng bá cuốn sách, và làm đẹp cuốn sách." Vậy thì ý tưởng có một vật nào khác thay thế cho những “cuốn sách” dường như là đi ngược lại sự đồng thuận đang có.”
Cha Ward cho biết, Thánh Bộ đã không cụ thể xem xét việc áp dụng iPad là có phù hợp hay không, và cũng không có sẵn một quy định rõ ràng nào về các thiết bị như vậy. Nhưng ngài nói thêm rằng trong trường hợp này, ta không nên giả định rằng nếu nó không bị cấm, thì nó được cho phép.
Nhưng cha Padrini thì tin rằng những cảm ứng “sốc” sẽ biến mất khi người ta quen nhìn nhiều người xử dụng những thiết bị như vậy và lời phán quyết cuối cùng vẫn tới từ kinh nghiệm thực tiễn cuả cuộc sống.
"Việc phụng tự phải được xinh đẹp. Theo cá nhân tôi thì tôi muốn cử hành Thánh Lễ với một iPad, vì nó nhỏ không làm chướng mắt. Dùng nó thì hơn là dùng một cuốn Sách Lễ đã cũ mòn, với các trang sách ngã màu vàng và chữ thì nhỏ li ti".
Ngoài những tiện lợi như khổ chữ có thể tuỳ ý phóng lớn hoặc ngôn ngữ có thể thay đổi dễ dàng, một iPad đặt trên bàn thờ sẽ nhỏ nhắn hơn là một cuốn sách lễ cồng kềnh.
Hảy tưởng tượng một thánh lễ với nhiều linh mục có quốc tịch khác nhau, mỗi cha không còn phải “thủ” theo bản kinh cuả mình khi tới phiên đọc sách vì chỉ cần “sờ” nhẹ vào một “icon” trên iPad là bản văn sẽ thay đổi ra ngôn ngữ nước mình. Cũng vậy các ngài không phải nhường cho nhau chỗ đứng trước sách kinh khi tới phiên đồng tế vì cha chủ tế chỉ cần “zoom” lớn là tất cả các cha đứng bên có thể nhìn thấy “sách” rõ ràng.
Sẽ không còn việc đọc lộn “bài đọc” hoặc cảnh các cha phải lật sách “loạn xà cào” để tìm một lời nguyện thích hợp.
Nguyên việc iPad giúp tránh những sao lãng như vậy cũng đủ làm gia tăng sự trang nghiêm của thánh lễ.
Như vậy thì các giáo dân sẽ một ngày rất sớm có thể nhìn cảnh vị linh mục chánh xứ cuả mình cúi hôn cái máy iPad thay vì hôn trang sách phúc âm truyền thống?
Đó là ấn tượng mà nhiều người liên tưởng tới khi linh mục Paolo Padrini công bố ứng dụng Sách Lễ Rôma trên màn hình 10-inch iPad tại Ý. Nhưng Cha Padrini và các giới chức giáo hội cũng cho biết chớ có ai vội ném đi những cuốn sách đã có.
"Sách Phụng vụ trên bàn thờ sẽ không bao giờ được thay thế bằng iPad. Kỹ thuật điện tử là một công cụ bổ sung, không phải là một cố gắng để bỏ đi loại sách in".
"Nếu tôi đi nghỉ hè, có lẽ tôi sẽ mang theo một iPad để cử hành Thánh Lễ. Nhưng chắc chắn khi ở trong giáo xứ, nơi mà tôi đã có sách, thì tôi sẽ không cố tình dùng một iPad," Cha Padrini nói thêm.
Cha Padrini cho biết rằng về việc phiên bản tiếng Anh, ngài dự định sử dụng văn bản được chấp thuận tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngài vẫn chưa lo xong các điều khoản cần thiết về bản quyền.
Đức Ông Andrew Wadsworth, Giám đốc Uỷ ban quốc tế về Phụng Vụ tiếng Anh, cho biết rằng tới ngày 25 tháng 6 thì Cha Padrini vẫn chưa nhận được ủy quyền để xuất bản bản văn phụng vụ tiếng Anh trên kỹ thuật số.
"Chúng tôi vẫn cố gắng giải quyết vần đề này và hiện đang tham khảo ý kiến với Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng sẽ cần một thời gian để đạt được một giải pháp thỏa đáng cho tất cả các bên liên quan." Đ.Ô. Wadsworth tuyên bố.
Cha Padrini cũng đã tham khảo với các chuyên gia phụng vụ của Vatican, cha giả sử rằng dùng iPad không phải là một vấn đề.
"Theo như tôi có thể thấy, thì không có quy tắc phụng vụ nào nói rằng phải sử dụng sách in. Qui luật phụng vụ là phải được trang nghiêm, phù hợp và không tạo ra sự sao lãng".
Theo ý kiến của Cha Padrini, thì iPad sẽ không làm giảm sự trang nghiêm, và nó nhỏ bé một cách đáng kể hơn so với các vật khác đặt trên bàn thờ ngày nay.
Nhưng các quan chức cuả Vatican không chắc chắn rằng iPad thuộc loại có thể đặt trên bàn thờ như vậy.
Cha Anthony Ward dòng Marist, thứ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, cho biết các quy tắc phụng vụ thường dùng chữ "cuốn sách", và trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực "để quảng bá cuốn sách, và làm đẹp cuốn sách." Vậy thì ý tưởng có một vật nào khác thay thế cho những “cuốn sách” dường như là đi ngược lại sự đồng thuận đang có.”
Cha Ward cho biết, Thánh Bộ đã không cụ thể xem xét việc áp dụng iPad là có phù hợp hay không, và cũng không có sẵn một quy định rõ ràng nào về các thiết bị như vậy. Nhưng ngài nói thêm rằng trong trường hợp này, ta không nên giả định rằng nếu nó không bị cấm, thì nó được cho phép.
Nhưng cha Padrini thì tin rằng những cảm ứng “sốc” sẽ biến mất khi người ta quen nhìn nhiều người xử dụng những thiết bị như vậy và lời phán quyết cuối cùng vẫn tới từ kinh nghiệm thực tiễn cuả cuộc sống.
"Việc phụng tự phải được xinh đẹp. Theo cá nhân tôi thì tôi muốn cử hành Thánh Lễ với một iPad, vì nó nhỏ không làm chướng mắt. Dùng nó thì hơn là dùng một cuốn Sách Lễ đã cũ mòn, với các trang sách ngã màu vàng và chữ thì nhỏ li ti".
Top Stories
Catholic beaten to death by Vietnamese police
J.B. An Dang
23:43 05/07/2010
In the latest episode of a series of persecutions against Catholics in Vietnam, a Catholic man was beaten to death by police for his protest against the seizure of his parish cemetery.
Local Catholic source from the diocese of Da Nang reported that Mr. Nam Nguyen, 43, a parishioner of Con Dau, died on Saturday July 3, after being beaten brutally by police in Da Nang, a large city in the Central of Vietnam.
Throughout the last fortnight, Nam, a member in the parish’s funeral team, had been subjected to a series of long hour interrogations and brutal violence by police for his active role in a funeral in early May that led to a clash between Catholics and police.
During the procession of the funeral of Mary Dang Thi Tan, 82, on May 4, police intervened to prevent her burial in the parish cemetery. For almost an hour, there were clashes between the faithful and 500 police resulting in the arrest of 59 people and the injuries of dozens Catholics who were beaten brutally by police.
Nam was among detainees. Later, he was released.
On Monday May 17, police in Cam Le district of Da Nang city announced that they were going to prosecute 6 parishioners of Con Dau for “disrupting public order” and “attacking state security administration personnel who are carrying out their functions according to law”.
Nam and another parishioner had been summoned by police and forced to provide false accusations against the six parishioners who are going to be tried in a short time. He had refused to “collaborate” with state agents despite being threatened and beaten brutally.
Last Saturday, police released him just a few hours before he died at home.
Radio Free Asia reported that an atmosphere of scare and fear has reigned over the parish after his death.
Since early this year, the peaceful life of Con Dau residents have been turned upside down by a local governmental decision to clear out all homes in the parish of Con Dau, established 135 years ago, to make room for a tourist resort without proper compensation or assistance for their relocation. The faithful remain opposed to the project that wants to destroy their homes, land and the resting place of their ancestors. The government is pressing on, however, threatening that they will soon send bulldozers to raze the parish.
The parish cemetery is located in an area of 10 hectares, about one kilometre from the church. It has been the only burial site of the deceased in the parish for over a hundred years and previously was listed among the protected historical sites by Hanoi. Since March this year, the government has forbidden parishioners to bury their deceased relatives there. This order has led to continual clashes between Catholics and local authorities.
The Vietnamese government has repeatedly denied the brutal attack against Catholics at Con Dau during the funeral of Mary Dang and the subsequent large-scale arrest. Foreign Ministry spokeswoman, Nguyen Phuong Nga categorically denied the allegation saying: "this information is false and aimed only to slander Vietnam.”
However, the outraged incident was denounced by the Bishop of Da Nang. In a pastoral letter issued the next day after the funeral, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri condemned the brutal attack against parishioners calling for immediate release of the detained. The prelate also warned about further arrests. “Police are hunting more parishioners,” he wrote.
In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of religious properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to claim them for personal gains. Con Dau parish is a typical example.
Parishioners face police in mass |
Throughout the last fortnight, Nam, a member in the parish’s funeral team, had been subjected to a series of long hour interrogations and brutal violence by police for his active role in a funeral in early May that led to a clash between Catholics and police.
During the procession of the funeral of Mary Dang Thi Tan, 82, on May 4, police intervened to prevent her burial in the parish cemetery. For almost an hour, there were clashes between the faithful and 500 police resulting in the arrest of 59 people and the injuries of dozens Catholics who were beaten brutally by police.
Nam was among detainees. Later, he was released.
On Monday May 17, police in Cam Le district of Da Nang city announced that they were going to prosecute 6 parishioners of Con Dau for “disrupting public order” and “attacking state security administration personnel who are carrying out their functions according to law”.
Nam and another parishioner had been summoned by police and forced to provide false accusations against the six parishioners who are going to be tried in a short time. He had refused to “collaborate” with state agents despite being threatened and beaten brutally.
Last Saturday, police released him just a few hours before he died at home.
Radio Free Asia reported that an atmosphere of scare and fear has reigned over the parish after his death.
Since early this year, the peaceful life of Con Dau residents have been turned upside down by a local governmental decision to clear out all homes in the parish of Con Dau, established 135 years ago, to make room for a tourist resort without proper compensation or assistance for their relocation. The faithful remain opposed to the project that wants to destroy their homes, land and the resting place of their ancestors. The government is pressing on, however, threatening that they will soon send bulldozers to raze the parish.
The parish cemetery is located in an area of 10 hectares, about one kilometre from the church. It has been the only burial site of the deceased in the parish for over a hundred years and previously was listed among the protected historical sites by Hanoi. Since March this year, the government has forbidden parishioners to bury their deceased relatives there. This order has led to continual clashes between Catholics and local authorities.
The Vietnamese government has repeatedly denied the brutal attack against Catholics at Con Dau during the funeral of Mary Dang and the subsequent large-scale arrest. Foreign Ministry spokeswoman, Nguyen Phuong Nga categorically denied the allegation saying: "this information is false and aimed only to slander Vietnam.”
However, the outraged incident was denounced by the Bishop of Da Nang. In a pastoral letter issued the next day after the funeral, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri condemned the brutal attack against parishioners calling for immediate release of the detained. The prelate also warned about further arrests. “Police are hunting more parishioners,” he wrote.
In the era of open markets, land values have increased at a dizzying rate. As values of religious properties being reassessed, their economic potentials turn out to be so great that the authorities must find ways to claim them for personal gains. Con Dau parish is a typical example.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những sinh hoạt mừng bổn mạng tại giáo xứ Thanh Đức, Đà Nẵng
Paul Maria
07:17 05/07/2010
NHỮNG SINH HOẠT MỪNG BỔN MẠNG TẠI GIÁO XỨ THANH ĐỨC ĐÀ NẴNG
Hằng năm, theo truyền thống vốn có tại Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng, mỗi dịp Lễ Phêrô - Phaolô ( Quan Thầy Giáo xứ ), Lễ CácThánh Tử Đạo Việt Nam ( Quan Thầy Giới Trẻ ), Lễ Giáng Sinh ( Quan Thầy Đoàn HTDC ), Cha Quản xứ và Ban Thường vụ thường tổ chức các sinh hoạt vui chơi và văn nghệ cho toàn thể bà con Giáo dân.
Xem hình sinh hoạt
Những hoạt động này mang lại nhiều niềm vui to lớn không chỉ cho mọi tín hữu Xứ nhà, mà còn cho cả mọi lương dân trong vùng, nơi Giáo xứ cư ngụ.
Năm 2010 này, được sự ủy quyền của Cha và BTV Hội đồng Giáo xứ, anh Giuse Trần Văn Hải, UV Đoàn Thể, đã tổ chức một chương trình sinh hoạt vui chơi rất hấp dẫn và hào hứng.
Các trò chơi thi đua: Câu cá, đua chèo thuyền ( để nhớ lại nghề nghiệp thuở xưa Cha Ông đã dùng làm kế sinh nhai.) và Bóng đá cho các em Thiếu nhi trong Giáo xứ. Đặc biệt năm nay có Đội bóng của Giáo xứ Ngọc Quang láng giềng tham dự.
Đá bóng dành cho các em độ tuổi từ lớp 5 đến lớp 7. Mỗi Đội có quyền chọn 02 em không Công gáo tham gia. Tất cả 12 Đội chia thành 3 Bảng và khởi tranh đấu loại từ ngày 13/06/2010 cách từng đêm trên sân Nhà thờ.
Sau vòng loại hấp dẫn và gay cấn, tối 2/7/2010, hai Đội bóng của Giáo họ Vinh Sơn và Phanxicô đá trận chung kết. Kết quả Đội Giáo họ Phanxicô thắng Đội Vinh Sơn 3-1, đoạt Giải Nhất.
Các gian hàng vui chơi: Năm nay có Đoàn HTDC, Giới Trẻ, Giới Trung niên tham gia 05 gian hàng trò chơi như Câu chai, Máy bay, Nén lon, zích zắc. .. Lần đầu tiên Nhóm Sinh viên của Giáo xứ tổ chức gian hàng cà phê giải khát và Bánh tương ớt ( Bánh tráng dừa nướng lên chấm với tương ớt thật cay ) thu hút rất nhiều bạn trẻ và các em nhỏ.
Gian hàng Lôtô là ' làm ăn " nổi đình nổi đám nhất. Năm nay xổ 05 xuất với phần thưởng là các bộ sách giáo khoa cho năm học mới dành cho các em nhỏ, 03 cái quạt máy ( rất hợp thời vì hiện nay thời tiết nắng nóng nhiệt độ thường ở mức 37,38 độ C ), 03 chiếc xe đạp loại leo núi và phần thưởng đặc biệt là một cái tủ lạnh rất to 02 hộc.
Ngon lành nhất là Chương trình ẩm thực. Phải nói là chiều ngày lễ Bổn mạng hôm nay các gia đình hầu như đều tắt lửa bếp vì mọi người " hồ hởi hăng hái " đến với 12 quán hàng của 12 Giáo họ, gồm những món ăn " quốc hồn quốc túy " như: Bún bò Huế, Bún thịt nướng, xôi gà xé phay, bún mắn thịt heo quay, cơm sườn nướng, cơm thịt heo giả cầy, bún riêu Quảng Bình, bánh mì cari, mì Quảng và cả mì Quảng kiểu Hà Tỉnh, bún chả cá. .. v v...
Khai mạc ẩm thực lúc 16 giờ 00 mà đến hơn 17 giờ chút xíu đã bán hơn 50 % đồ ăn tại các quán hàng.
Kết thúc ngày mừng Lễ Quan Thầy là chương trình văn nghệ.
Những tiết mục do Ca đoàn Giáo xứ, Nhóm sinh viên trình bày rất hay và ý nghĩa, nhận được sự tán thưởng nhiệt tình của người xem.
Ghi lại những dòng vắn tắt và đơn sơ này, kèm theo những hình ảnh sống động, người viết cách riêng xin thân tặng các Ông bà, Anh chị em, các bạn Thanh Đức hiện đang sinh sống tại Úc Châu, Âu Châu và Hoa Kỳ, làm dịp để nhớ về Quê hương nơi mà chúng ta đã một thời cùng vui sống với, sinh hoạt với.
Paul Maria
Hằng năm, theo truyền thống vốn có tại Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng, mỗi dịp Lễ Phêrô - Phaolô ( Quan Thầy Giáo xứ ), Lễ CácThánh Tử Đạo Việt Nam ( Quan Thầy Giới Trẻ ), Lễ Giáng Sinh ( Quan Thầy Đoàn HTDC ), Cha Quản xứ và Ban Thường vụ thường tổ chức các sinh hoạt vui chơi và văn nghệ cho toàn thể bà con Giáo dân.
Xem hình sinh hoạt
Những hoạt động này mang lại nhiều niềm vui to lớn không chỉ cho mọi tín hữu Xứ nhà, mà còn cho cả mọi lương dân trong vùng, nơi Giáo xứ cư ngụ.
Năm 2010 này, được sự ủy quyền của Cha và BTV Hội đồng Giáo xứ, anh Giuse Trần Văn Hải, UV Đoàn Thể, đã tổ chức một chương trình sinh hoạt vui chơi rất hấp dẫn và hào hứng.
Các trò chơi thi đua: Câu cá, đua chèo thuyền ( để nhớ lại nghề nghiệp thuở xưa Cha Ông đã dùng làm kế sinh nhai.) và Bóng đá cho các em Thiếu nhi trong Giáo xứ. Đặc biệt năm nay có Đội bóng của Giáo xứ Ngọc Quang láng giềng tham dự.
Đá bóng dành cho các em độ tuổi từ lớp 5 đến lớp 7. Mỗi Đội có quyền chọn 02 em không Công gáo tham gia. Tất cả 12 Đội chia thành 3 Bảng và khởi tranh đấu loại từ ngày 13/06/2010 cách từng đêm trên sân Nhà thờ.
Sau vòng loại hấp dẫn và gay cấn, tối 2/7/2010, hai Đội bóng của Giáo họ Vinh Sơn và Phanxicô đá trận chung kết. Kết quả Đội Giáo họ Phanxicô thắng Đội Vinh Sơn 3-1, đoạt Giải Nhất.
Các gian hàng vui chơi: Năm nay có Đoàn HTDC, Giới Trẻ, Giới Trung niên tham gia 05 gian hàng trò chơi như Câu chai, Máy bay, Nén lon, zích zắc. .. Lần đầu tiên Nhóm Sinh viên của Giáo xứ tổ chức gian hàng cà phê giải khát và Bánh tương ớt ( Bánh tráng dừa nướng lên chấm với tương ớt thật cay ) thu hút rất nhiều bạn trẻ và các em nhỏ.
Gian hàng Lôtô là ' làm ăn " nổi đình nổi đám nhất. Năm nay xổ 05 xuất với phần thưởng là các bộ sách giáo khoa cho năm học mới dành cho các em nhỏ, 03 cái quạt máy ( rất hợp thời vì hiện nay thời tiết nắng nóng nhiệt độ thường ở mức 37,38 độ C ), 03 chiếc xe đạp loại leo núi và phần thưởng đặc biệt là một cái tủ lạnh rất to 02 hộc.
Ngon lành nhất là Chương trình ẩm thực. Phải nói là chiều ngày lễ Bổn mạng hôm nay các gia đình hầu như đều tắt lửa bếp vì mọi người " hồ hởi hăng hái " đến với 12 quán hàng của 12 Giáo họ, gồm những món ăn " quốc hồn quốc túy " như: Bún bò Huế, Bún thịt nướng, xôi gà xé phay, bún mắn thịt heo quay, cơm sườn nướng, cơm thịt heo giả cầy, bún riêu Quảng Bình, bánh mì cari, mì Quảng và cả mì Quảng kiểu Hà Tỉnh, bún chả cá. .. v v...
Khai mạc ẩm thực lúc 16 giờ 00 mà đến hơn 17 giờ chút xíu đã bán hơn 50 % đồ ăn tại các quán hàng.
Kết thúc ngày mừng Lễ Quan Thầy là chương trình văn nghệ.
Những tiết mục do Ca đoàn Giáo xứ, Nhóm sinh viên trình bày rất hay và ý nghĩa, nhận được sự tán thưởng nhiệt tình của người xem.
Ghi lại những dòng vắn tắt và đơn sơ này, kèm theo những hình ảnh sống động, người viết cách riêng xin thân tặng các Ông bà, Anh chị em, các bạn Thanh Đức hiện đang sinh sống tại Úc Châu, Âu Châu và Hoa Kỳ, làm dịp để nhớ về Quê hương nơi mà chúng ta đã một thời cùng vui sống với, sinh hoạt với.
Paul Maria
Giáo xứ Thanh Đức Đà Nẵng mừng lễ quan thầy Phêrô - Phaolô
Paul Maria
07:22 05/07/2010
GIÁO XỨ THANH ĐỨC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG MỪNG LỄ QUAN THẦY PHÊRÔ - PHAOLÔ
Tiếp theo Thánh lễ Vọng do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự với nghi thức ban Bí tích Thêm Sức cho 49 em Thiếu Nhi.
Sáng nay, Chúa nhật 4/7/2010, đại gia đình Thanh Đức hân hoan cử hành Thánh lễ kính trọng thể hai Thánh Phêrô và Phaolô Quan Thầy của Giáo xứ, đồng thời tổ chức cho 56 em Thiếu nhi được Rước Lễ Lần Đầu, cũng là ngày tổng kết và phát thưởng năm học Giáo lý 2009 - 2010.
Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái chủ tế Thánh lễ cùng Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng.
Thánh lễ Bổn mạng sáng nay thật đông đúc bởi sự hiện diện đầy đủ mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ với trên 3000 người tham dự.
Đúng 5 giờ 00 sáng, Thánh lễ bắt đầu với đoàn rước Quý Cha đồng tế gồm 56 em Rước Lễ Lần Đầu với nến sáng trên tay, toàn thể HĐGX khởi đi từ Nhà xứ trong tiếng chiêng trống đổ hồi hòa lẫn lời ca của bài Nhập lễ:
" Bàn thạch Phêrô trường tồn thay !
Đồng trụ Phaolô trường tồn đây !
Đồng - Đá xây Rôma vinh cường, và Đức Tin - Yêu trong tâm hồn.
Phù hộ con trên đường đầy gai,
Dìu đoàn con trên đường ngày mai.
Vì Chúa đem lửa yêu cho đời: Nguồn Tin Mới cho đời sáng tươi... "
Mở đầu Thánh lễ. Cha Bônaventura đã chia sẻ:
" Quý Ông bà, Anh chị em và các con thân mến,
Mừng lễ hai Thánh Phêrô - Phaolô Quan Thầy, chúng ta hợp lòng hợp tiếng tạ ơn Thiên Chúa trên hết, trước hết vì muôn ơn lành Người thương ban cho Giáo xứ chúng ta.
Sau nữa, chúng ta cùng nhắm mắt lại để tưởng nhớ và tri ân các Bậc Tiền nhân, Quý vị Ân nhân, Ông Bà Cha Mẹ... bởi trong suốt 56 năm qua kể từ biến cố 1954, các Ngài đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, máu đào, cùng bao nhiêu sinh lực để biến Vùng Trẹm hoang vu và nghèo khó ngày ấy trở nên một Thanh Đức trù phú về lòng đạo đức dành cho chúng ta ngày nay.
Chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho các Đấng Chủ chăn đã phục vụ Giáo xứ suốt chiều dài lich sử đã qua: Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hòa, Cha Phêrô Trần Đức Triều, Cha Phaolô Trương Đắc Cần, Cha Phêrô Nguyễn Đức Mân, Cha Bênađô Nguyễn Quang Nhung, Đức Cha FX. Nguyễn Quang Sách, Cha Tổng Phêrô Nguyễn Hữu Đăng, Cha Tổng FX. Đặng Đình Canh và Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn, cùng các Cha Phó, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý vị thành viên của HĐGX qua các thời kỳ...
Chúng ta cũng cầu nguyện thật sốt sắng cho 23 người anh em là con cái của Giáo xứ đã được Chúa thương chọn làm Linh Mục của Người hiện đang phục vụ tại Việt Nam và hải ngoại.
Chúng ta cùng hiệp thông với Thanh Đức Hải Ngoại cầu xin ơn Chúa ban cho Đại Hội lần thứ 21 tại Santa Ana CA - USA được thành công như ý nguyện.
Xin cho chúng ta là những kẻ hậu sinh, với ơn Chúa, ơn Mẹ Maria, cùng sự cầu bầu của Thánh Phêrô
Quan Thầy, được tiếp bước Cha Ông hiên ngang và quảng đại sống Đức Tin trong một xã hội vô thần ngày càng vô thần hơn, một xã hội đã, đang cướp công của Thiên Chúa và muốn loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, để can trường đem Đạo vào đời chứ không phải để đời chiếm cứ Đạo.... "
Năm mươi sáu năm qua, mỗi lần mừng Bổn mạng, kể cả thời kỳ khó khăn nhất của Giáo Hội Việt Nam sau 1975, Giáo xứ luôn chuẩn bị tâm hồn, kiến thức Giáo lý đầy đủ để các em xứng đáng lãnh nhận các Bí tích. Đây là thành quả sau bao cố gắng không mệt mỏi của các Cha Quản xứ và toàn Giáo xứ. Và là hoa trái, là nền móng để các thế hệ con cháu sống và giữ Đạo vững vàng.
( Xin xem thêm " Sử lược Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng được đăng trên www.giaophandanang.org hoặc www.thanhduchaingoai.net ).
Nhìn các em hân hoan tiến lên Thánh đài rước Lễ dưới hai hình Bánh và Rượu do Cha Quản xứ và Cha Phó trao cho, chúng ta thật sự cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự và hạnh phúc được làm con cái Chúa, được Mẹ Giáo Hội bảo bọc, chăm sóc, dạy bảo... trong ơn nghĩa Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin cám ơn Ca đoàn Tổng hợp của Giáo xứ đã chọn bài Thánh ca " Lần đầu tiên " thật tâm tình và đơn sơ để hát trong phần Hiệp lễ khi các em " lần đầu tiên được Rước Chúa vào lòng ":
" Xin cho con lớn lên trong hồng ân mỗi lần con được Rước Chúa.
Để tuổi thơ mãi không phai tàn
Mãi luôn như một mùa xuân.
Đây tay con xin Chúa dắt dìu, trên đường nguy khó trăm chiều.
Chúa đã thương mến con nhiều
Ngài đến bước trong tình yêu. .. "
Một lần nữa, trong lời cám ơn đến Quý Cha, Quý Soeurs, HĐGX, Ban Giảng viên, các Huynh trưởng HTDC. .. của Vị đại diện phụ huynh các em được Rước Lễ Lần Đầu hôm nay, được bao gồm cả lời hứa mọi gia đình sẽ làm hết sức mình cùng với Giáo xứ để các em, khi hưởng nhờ các Bí tích của Hội Thánh, luôn sống chân thật, ngoan hiền, siêng năng tham dự Thánh lễ và chú tâm học hỏi Lời Chúa, trở nên những men muối cho bạn bè cùng trang lứa, và mai sau sẽ là những rường cột bền vững của Thanh Đức mến yêu...
Trước khi kết thúc Thánh lễ Bổn mạng là phần tổng kết và phát thưởng Giáo lý năm học 2009 - 2010.
Niên khóa 2009 - 2010 số học sinh tham gia là 783 em của 27 Lớp Giáo lý từ Mẫu giáo đến Vào Đời ( bao gồm 49 em Thêm Sức và 56 em Rước Lễ Lần Đầu ).
Số em học giỏi Giáo lý được lãnh thưởng là 84 em ( Mỗi Lớp chọn 03 em có số điểm cao nhất ).
Có 05 em vừa giỏi Giáo lý vừa đạt học sinh giỏi Văn hóa cấp Thành phố và cấp Quốc gia.
Đặc biệt 76 em lớp Vào Đời sau 15 năm học Giáo lý trường kỳ, nay đã " Ra trường" và được Cha Quản xứ cấp Chứng chỉ tốt nghiệp. Trong tháng 9/2010 sắp đến, các em này sẽ được Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ làm lễ đón nhận vào sinh hoạt Giới Trẻ.
Rất nhiều tràng pháo tay rộn rã vang lên chúc mừng các em nhận thưởng Giáo lý.
Điều rõ nét nhất mà ai cũng nhận thấy, người vui mừng nhất sáng nay là Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng, chịu trách nhiệm về Giáo lý - Giáo dục do Cha Quản xứ ủy nhiệm.
Cha cười hoài và cười rất tươi...
Vừa mới chịu Chức đã được ĐGM bài sai về làm Phó Thanh Đức, lại nhận bổn phận lo lắng mọi sự cho các em Thiếu niên - Thiếu nhi Giáo xứ, Cha Phaolô được cả Giáo xứ ghi nhận là " đúng bài ", " đúng sở trường ", " đúng người đúng việc "...
Xin hoan hô Cha ! Mặc dù Cha Quản xứ đã cám ơn Cha rất nhiều lần.
Thánh lễ kết thúc trong " niềm vui Bổn mạng " của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ.
Sau đó, vào lúc 8 giờ00, sẽ bắt đầu Chương trình: " Sinh hoạt mừng lễ Quan Thầy " với các trò chơi dân gian như Đố vui Giáo lý bằng hệ thống computor, xổ số Lô tô, câu chai, nén lon, zích zắc, máy bay, giải khát và ẩm thực. .. suốt ngày trên sân Nhà thờ. Chấm dứt ngày mừng Bổn mạng sẽ là đêm văn nghệ do các Đoàn thể trong Giáo xứ trình diễn.
" Lạy ơn ông Thánh Phêrô, là Tông đồ Cả Đức Chúa Giêsu,
Là đầu cùng là cột cái Hội Thánh,
Là Thầy dạy mọi sự thật.
Đức Chúa Giêsu đã phó các con chiên cho Người xem sóc,
Lại đặt Người cầm giềng mối các Dân tin Đạo,
Đã ban cho Người chìa khóa nước Thiên đàng...
Chúng con xin chọn Người làm Quan Thầy,
Cậy Người coi sóc gìn giữ những con mọn này,
Kẻo miệng sói rừng là ma quỷ.
Xin cho những kẻ lạc đàng thật được biết nẻo chính là Đạo Thánh,
Cùng tin và giữ cho vững vàng.
Đến sau qua khỏi đời này, xin mở cửa Thiên đàng cho chúng con được vào,
Họp lại một nhà một nước mà chầu chực Chúa sinh nên muôn vật
Hằng vui hằng sống hằng trị đời đời chẳng cùng. Amen ".
Tiếp theo Thánh lễ Vọng do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự với nghi thức ban Bí tích Thêm Sức cho 49 em Thiếu Nhi.
Sáng nay, Chúa nhật 4/7/2010, đại gia đình Thanh Đức hân hoan cử hành Thánh lễ kính trọng thể hai Thánh Phêrô và Phaolô Quan Thầy của Giáo xứ, đồng thời tổ chức cho 56 em Thiếu nhi được Rước Lễ Lần Đầu, cũng là ngày tổng kết và phát thưởng năm học Giáo lý 2009 - 2010.
Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái chủ tế Thánh lễ cùng Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng.
Thánh lễ Bổn mạng sáng nay thật đông đúc bởi sự hiện diện đầy đủ mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ với trên 3000 người tham dự.
Đúng 5 giờ 00 sáng, Thánh lễ bắt đầu với đoàn rước Quý Cha đồng tế gồm 56 em Rước Lễ Lần Đầu với nến sáng trên tay, toàn thể HĐGX khởi đi từ Nhà xứ trong tiếng chiêng trống đổ hồi hòa lẫn lời ca của bài Nhập lễ:
" Bàn thạch Phêrô trường tồn thay !
Đồng trụ Phaolô trường tồn đây !
Đồng - Đá xây Rôma vinh cường, và Đức Tin - Yêu trong tâm hồn.
Phù hộ con trên đường đầy gai,
Dìu đoàn con trên đường ngày mai.
Vì Chúa đem lửa yêu cho đời: Nguồn Tin Mới cho đời sáng tươi... "
Mở đầu Thánh lễ. Cha Bônaventura đã chia sẻ:
" Quý Ông bà, Anh chị em và các con thân mến,
Mừng lễ hai Thánh Phêrô - Phaolô Quan Thầy, chúng ta hợp lòng hợp tiếng tạ ơn Thiên Chúa trên hết, trước hết vì muôn ơn lành Người thương ban cho Giáo xứ chúng ta.
Sau nữa, chúng ta cùng nhắm mắt lại để tưởng nhớ và tri ân các Bậc Tiền nhân, Quý vị Ân nhân, Ông Bà Cha Mẹ... bởi trong suốt 56 năm qua kể từ biến cố 1954, các Ngài đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, máu đào, cùng bao nhiêu sinh lực để biến Vùng Trẹm hoang vu và nghèo khó ngày ấy trở nên một Thanh Đức trù phú về lòng đạo đức dành cho chúng ta ngày nay.
Chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho các Đấng Chủ chăn đã phục vụ Giáo xứ suốt chiều dài lich sử đã qua: Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hòa, Cha Phêrô Trần Đức Triều, Cha Phaolô Trương Đắc Cần, Cha Phêrô Nguyễn Đức Mân, Cha Bênađô Nguyễn Quang Nhung, Đức Cha FX. Nguyễn Quang Sách, Cha Tổng Phêrô Nguyễn Hữu Đăng, Cha Tổng FX. Đặng Đình Canh và Cha Giuse Nguyễn Thanh Sơn, cùng các Cha Phó, Quý Tu sĩ nam nữ, Quý vị thành viên của HĐGX qua các thời kỳ...
Chúng ta cũng cầu nguyện thật sốt sắng cho 23 người anh em là con cái của Giáo xứ đã được Chúa thương chọn làm Linh Mục của Người hiện đang phục vụ tại Việt Nam và hải ngoại.
Chúng ta cùng hiệp thông với Thanh Đức Hải Ngoại cầu xin ơn Chúa ban cho Đại Hội lần thứ 21 tại Santa Ana CA - USA được thành công như ý nguyện.
Xin cho chúng ta là những kẻ hậu sinh, với ơn Chúa, ơn Mẹ Maria, cùng sự cầu bầu của Thánh Phêrô
Quan Thầy, được tiếp bước Cha Ông hiên ngang và quảng đại sống Đức Tin trong một xã hội vô thần ngày càng vô thần hơn, một xã hội đã, đang cướp công của Thiên Chúa và muốn loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống, để can trường đem Đạo vào đời chứ không phải để đời chiếm cứ Đạo.... "
Năm mươi sáu năm qua, mỗi lần mừng Bổn mạng, kể cả thời kỳ khó khăn nhất của Giáo Hội Việt Nam sau 1975, Giáo xứ luôn chuẩn bị tâm hồn, kiến thức Giáo lý đầy đủ để các em xứng đáng lãnh nhận các Bí tích. Đây là thành quả sau bao cố gắng không mệt mỏi của các Cha Quản xứ và toàn Giáo xứ. Và là hoa trái, là nền móng để các thế hệ con cháu sống và giữ Đạo vững vàng.
( Xin xem thêm " Sử lược Giáo xứ Thanh Đức Gp Đà Nẵng được đăng trên www.giaophandanang.org hoặc www.thanhduchaingoai.net ).
Nhìn các em hân hoan tiến lên Thánh đài rước Lễ dưới hai hình Bánh và Rượu do Cha Quản xứ và Cha Phó trao cho, chúng ta thật sự cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự và hạnh phúc được làm con cái Chúa, được Mẹ Giáo Hội bảo bọc, chăm sóc, dạy bảo... trong ơn nghĩa Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin cám ơn Ca đoàn Tổng hợp của Giáo xứ đã chọn bài Thánh ca " Lần đầu tiên " thật tâm tình và đơn sơ để hát trong phần Hiệp lễ khi các em " lần đầu tiên được Rước Chúa vào lòng ":
" Xin cho con lớn lên trong hồng ân mỗi lần con được Rước Chúa.
Để tuổi thơ mãi không phai tàn
Mãi luôn như một mùa xuân.
Đây tay con xin Chúa dắt dìu, trên đường nguy khó trăm chiều.
Chúa đã thương mến con nhiều
Ngài đến bước trong tình yêu. .. "
Một lần nữa, trong lời cám ơn đến Quý Cha, Quý Soeurs, HĐGX, Ban Giảng viên, các Huynh trưởng HTDC. .. của Vị đại diện phụ huynh các em được Rước Lễ Lần Đầu hôm nay, được bao gồm cả lời hứa mọi gia đình sẽ làm hết sức mình cùng với Giáo xứ để các em, khi hưởng nhờ các Bí tích của Hội Thánh, luôn sống chân thật, ngoan hiền, siêng năng tham dự Thánh lễ và chú tâm học hỏi Lời Chúa, trở nên những men muối cho bạn bè cùng trang lứa, và mai sau sẽ là những rường cột bền vững của Thanh Đức mến yêu...
Trước khi kết thúc Thánh lễ Bổn mạng là phần tổng kết và phát thưởng Giáo lý năm học 2009 - 2010.
Niên khóa 2009 - 2010 số học sinh tham gia là 783 em của 27 Lớp Giáo lý từ Mẫu giáo đến Vào Đời ( bao gồm 49 em Thêm Sức và 56 em Rước Lễ Lần Đầu ).
Số em học giỏi Giáo lý được lãnh thưởng là 84 em ( Mỗi Lớp chọn 03 em có số điểm cao nhất ).
Có 05 em vừa giỏi Giáo lý vừa đạt học sinh giỏi Văn hóa cấp Thành phố và cấp Quốc gia.
Đặc biệt 76 em lớp Vào Đời sau 15 năm học Giáo lý trường kỳ, nay đã " Ra trường" và được Cha Quản xứ cấp Chứng chỉ tốt nghiệp. Trong tháng 9/2010 sắp đến, các em này sẽ được Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ làm lễ đón nhận vào sinh hoạt Giới Trẻ.
Rất nhiều tràng pháo tay rộn rã vang lên chúc mừng các em nhận thưởng Giáo lý.
Điều rõ nét nhất mà ai cũng nhận thấy, người vui mừng nhất sáng nay là Cha Phó Phaolô Trần Ngọc Hoàng, chịu trách nhiệm về Giáo lý - Giáo dục do Cha Quản xứ ủy nhiệm.
Cha cười hoài và cười rất tươi...
Vừa mới chịu Chức đã được ĐGM bài sai về làm Phó Thanh Đức, lại nhận bổn phận lo lắng mọi sự cho các em Thiếu niên - Thiếu nhi Giáo xứ, Cha Phaolô được cả Giáo xứ ghi nhận là " đúng bài ", " đúng sở trường ", " đúng người đúng việc "...
Xin hoan hô Cha ! Mặc dù Cha Quản xứ đã cám ơn Cha rất nhiều lần.
Thánh lễ kết thúc trong " niềm vui Bổn mạng " của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ.
Sau đó, vào lúc 8 giờ00, sẽ bắt đầu Chương trình: " Sinh hoạt mừng lễ Quan Thầy " với các trò chơi dân gian như Đố vui Giáo lý bằng hệ thống computor, xổ số Lô tô, câu chai, nén lon, zích zắc, máy bay, giải khát và ẩm thực. .. suốt ngày trên sân Nhà thờ. Chấm dứt ngày mừng Bổn mạng sẽ là đêm văn nghệ do các Đoàn thể trong Giáo xứ trình diễn.
" Lạy ơn ông Thánh Phêrô, là Tông đồ Cả Đức Chúa Giêsu,
Là đầu cùng là cột cái Hội Thánh,
Là Thầy dạy mọi sự thật.
Đức Chúa Giêsu đã phó các con chiên cho Người xem sóc,
Lại đặt Người cầm giềng mối các Dân tin Đạo,
Đã ban cho Người chìa khóa nước Thiên đàng...
Chúng con xin chọn Người làm Quan Thầy,
Cậy Người coi sóc gìn giữ những con mọn này,
Kẻo miệng sói rừng là ma quỷ.
Xin cho những kẻ lạc đàng thật được biết nẻo chính là Đạo Thánh,
Cùng tin và giữ cho vững vàng.
Đến sau qua khỏi đời này, xin mở cửa Thiên đàng cho chúng con được vào,
Họp lại một nhà một nước mà chầu chực Chúa sinh nên muôn vật
Hằng vui hằng sống hằng trị đời đời chẳng cùng. Amen ".
Thông báo của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang nhân dịp Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời
LM. Giacôbê Lê Sĩ Hiền
09:53 05/07/2010
Giới trẻ Việt Nam tại Pháp trong ngày đại hội sống hiệp thông mừng năm thánh
Phạm Quốc Khánh
15:15 05/07/2010
GIỚI TRẺ VIỆT NAM TẠI PHÁP TRONG NGÀY ĐẠI HỘI SỐNG HIỆP THÔNG MỪNG NĂM THÁNH NGÀY THỨ BẢY 3-7-2010
Các Bạn Trẻ hôm nay rất đông trong ngày Đại hội. Họ là những sinh viên, học sinh đến từ 37 Cộng đoàn Công giáo Việt nam, hay vừa mới đến Pháp du học chỉ được 8, 9 tháng. Tất cả tựu về Giáo xứ Việt Nam Paris trong ngày này để sống Năm Thánh với Giáo Hội Việt Nam mừng 350 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, tôi được dịp trở lại Giáo Xứ Việt Nam Paris sau nhiều năm. Hôm nay, mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng lòng tôi thật vui đuợc hoà mình với dòng người lũ lượt về tham dự Đại Hội. Sau Thánh Lễ khai mạc, các Bạn Trẻ từng đoàn đi theo Cha Nguyễn Thành Sang. Cha dẫn các Bạn Trẻ đến nhà thờ Saint Joseph, cách Giáo Xứ Việt Nam chừng 10 phút đi bộ. Tại đây, do lời mời của Cha Lâm Thái Sơn, Trưởng Ban Giới Trẻ Việt Nam toàn quốc, Cha Nguyễn Thành Sang thuyết trình về đề tài: « Đời sống Kitô hữu của Giới trẻ Công giáo bên Việt Nam » (La vie chrétienne des jeunes au Vietnam). Bởi vì phần đông các bạn trẻ tham dự được sinh trưởng bên đây, và hầu như tất cả đều thông thạo tiếng Pháp, nên Cha Nguyễn Thành Sang nói với các bạn bằng tiếng Pháp. Nhưng phần trao đổi thì hoàn toàn diễn tả bằng tiếng Việt.
Trước tiên, cha Nguyễn Thành Sang giới thiệu những điểm chính yếu trong buổi họp mặt. Phần đầu, cha nói “Nguời trẻ tại Việt nam là « thế hệ @ » (a còng hoặc a móc), những khó khăn và những điều kiện thuận lợi của thế hệ a còng (@), những nhu cầu của thế hệ a còng, và sự mong chờ của người trẻ nơi Giáo Hội. Phần hai, cha Sang chia sẻ “đời sống kitô hữu của những người trẻ thuộc thế hệ a còng”, “giới trẻ là niềm hy vọng của Giáo Hội, cho nên cần trở về cội nguồn là sống kết hiệp với Chúa Kitô, để luôn được tự do là con cái Chúa”.
Cha Nguyễn Thành Sang đã giúp các bạn trẻ suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi. Khi nói về cách biểu lộ niềm tin khác nhau tuỳ theo môi trường, thì người trẻ việt nam tại Pháp chú trọng nhiều về chiều sâu. Một bạn trẻ sống tại pháp tâm sự « Thánh lễ không chỉ là phương tiện duy nhất để diễn tả niềm tin ». « Khi còn nhỏ tôi thấy bị bắt buộc phải đi lễ, nhưng khi lớn lên, nó trở thành nhu cầu cho tôi». Đối với họ, tương giao trực tiếp với Chúa, chỉ cần một ít phút trong ngày là đủ, vì cầu nguyện là tâm tình của một người bạn đối với một người bạn. Sau đây là nguyên văn bài chứng từ c ủa b ạn LÊ Phạm Anh Thư. Xin mạn phép được gửi đến các bạn trẻ hiểu tiếng Pháp để cùng đọc.
1) Des pratiques différentes
Lorsque l’on observe les jeunes au V-N et les jeunes vietnamiens en France, il y a des différences flagrantes quant à la pratique de la foi. En effet, au V-N ils vont beaucoup plus souvent et beaucoup plus régulièrement à la messe tandis que cette régularité et cette fréquence se retrouvent rarement chez les jeunes d’ici.
Cependant je pense que cette différence s’explique par la différence culturelle qui sépare ces deux pays. En effet, le V-N est un pays où les traditions, les racines, la culture sont encore très ancrées alors qu’en France nous sommes dans un pays d’obligations sociales et professionnelles qui bien souvent ne permet pas d’assister à la messe aussi régulièrement.
Mais la fréquentation de la messe n’est pas la seule façon de vivre sa foi bien au contraire. En effet, chez les jeunes en France la foi se passe surtout en soi, dans sa tête, dans son cœur. Et qu’est-ce qui prouve qu’un jeune qui va souvent à la messe est plus croyant qu’un jeune qui y va moins souvent ? Personnellement, je pense qu’on ne peut pas juger de l’étendu de la foi de quelqu’un sur son apparence.
En effet, si je regarde dans mon entourage il y a des jeunes croyants mais on ne s’en rend pas forcément car ils expriment leur foi d’une autre façon – par exemple en se prenant quelques minutes tous les jours pour communiquer avec Dieu sans forcément aller à la messe tous les dimanches. De plus, en France nous sommes dans un pays où l’apparence compte beaucoup donc peu de gens vont oser dire qu’ils sont croyants surtout chez les jeunes parce que c’est « démodé ».
2) Quelques témoignages de jeunes
A la question « comment vivez-vous votre foi en France » les réponses des jeunes vietnamiens sont très diverses mais il y a un élément récurrent qui est « aller à la messe ». Donc forcément la question qui vient naturellement à la suite de cette réponse est « pourquoi allez-vous à la messe » la réponse qui revient souvent est « mes parents m’y obligent ».
Néanmoins, il ne faut pas s’arrêter à cette réponse spontanée et irréfléchie car si on creuse un peu le fond de leur pensée on fait des découvertes surprenantes. Beaucoup de jeunes admettent, après de nombreuses questions, qu’au début ils vont à la messe à cause de l’obligation parentale mais à force il y a un manque, un besoin, une envie d’aller à la messe qui se développe.
En effet, lorsqu’on est petit on ne peut pas savoir qu’il faut aller à la messe pour exprimer pleinement sa foi c’est pourquoi les parents sont là pour nous y obliger et quand on grandit cette obligation se transforme et est perçue différemment chez le jeune, non plus comme une obligation ou une corvée mais comme quelque chose de naturel, une envie. Et la plupart du temps, les jeunes trouvent que pour vivre sa foi il faut aller à la messe, c’est une composante essentielle de leur foi parce que cela leur permet de partager avec les autres.
On peut également remarquer qu’il y a peu de jeunes aux messes vietnamiennes et on peut supposer à un manque d’assiduité, mais la raison est toute autre: des fois, les jeunes vietnamiens en France ne vont pas à la messe vietnamienne car ils ne comprennent pas le sens de l’homélie, des prières car ce sont souvent des mots compliqués, des images et des métaphores propres à la langue vietnamienne et ces subtilités sont parfois difficiles d’accès aux jeunes qui ont grandi ici.
Par exemple, une fois Cha LAM Thai Son a utilisé des images comme « an thit cay » et tous les adultes ont rigolé mais les jeunes n’ont pas vraiment compris et c’est pour ça également qu’ils sont peu attentifs durant la messe parce que ça ne les interpelle pas, ça ne les concerne pas. Mais Cha Son a fait beaucoup d’effort et il prépare une homélie spéciale pour les jeunes et les enfants en français et qui soit plus proche d’eux. Parmi les réponses les plus « originales » j’ai entendu une poignée de jeunes me dire qu’ils pratiquent leur foi avec eux-mêmes, ils n’ont besoin de personne pour entrer en communion avec Dieu, la messe, la communauté sont facultatives pour eux mais c’est quand même un plus quand ils vont au culte. Mais sont-ils alors des croyants chrétiens pour qui le credo est de partager et de vivre sa foi avec les autres ? (LE Pham Anh-Thu, Paris, 3-4 juillet 2010.)
Sau bài chứng từ của Anh Thư, các bạn lần lượt đưa ra nhiều điểm rất phong phú:
- Nếu là người công giáo mà không đi lễ, thì chỉ được gọi là người tín hữu (croyant), chứ không phải là người kitô hữu (chrétien). Người tín hữu chưa chắc đã có niềm tin thật sự nơi Thiên Chúa của Đức Kitô. Người kitô hữu là người tin vào Thiên Chúa hiện diện khi hai hay ba người họp lại để làm nên một nhiệm thể của Chúa Kitô.
- Các bạn trẻ còn trao đổi với nhau về những vấn đề khác, như gia đình và văn hóa truyền thống, căn tính của người Việt Nam và các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp không bao giờ cảm thấy mình bị mất gốc. Một bạn trẻ nói: «Chúng ta không mất gốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể mất gốc, nếu khi nào chúng ta muốn bỏ gốc ».
Cuối cùng, Cha Nguyễn Thành Sang đã kết thúc buổi gặp gỡ và chia sẻ bằng những lời suy niệm của các vị Chủ Chăn:
- «‘Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa’: người Kitô hữu có thể diễn tả quyết định căn bản của đời mình như thế. Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát» (ĐGH Bênêđictô XVI trong cuốn Deus caritas est).
- « Con người được sinh ra ở đời, sống ở đời, chết đi đều có quan hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, vì là tạo phẩm của Thiên Chúa Sáng tạo, là đối tượng được Chúa Kitô cứu chuộc. Con người vì thế lệ thuộc Thiên Chúa từ chân đến đầu, từ ngày sinh đến ngày chết. Tất cả cuộc sống con người hướng tìm hạnh phúc trọn vẹn và đích thực mà Chúa dành cho họ ở cõi đời sau » (Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh trong cuốn Luân lý cơ bản Kitô giáo).
- « Đức tin trưởng thành không phải là một đức tin trôi nổi theo những làn sóng thời thượng hay những mốt mới. Đức tin trưởng thành và chín chắn là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô. Đó là tình bằng hữu mở lòng chúng ta với tất cả những gì là thiện hảo và ban cho chúng ta những tiêu chuẩn để phân biệt giữa đúng và sai, giữa giả trá và chân thật.» (ĐHY Joseph Ratzinger, Bài giảng th ánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện).
Sau những dòng suy niệm, cha Nguyễn Thành Sang gửi đến các bạn trẻ những câu hỏi:
1. Đâu là những thuận lợi và khó khăn của bạn trẻ Việt Nam sống đức tin công giáo trong bối cảnh văn hóa và xã hội Pháp ?
2. Bạn có những ước mơ nào để nói với cộng đoàn công giáo, với Giáo Hội, với các cha tuyên úy để cùng nhau xây dựng đời sống đức tin của cộng đoàn mình cho tốt hơn ?
3. Đức tin công giáo có ảnh hưởng gì trên những chọn lựa và quyết định cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn ?
4. Đâu là kinh nghiệm của bạn về sự gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu trong cầu nguyện riêng tư, và trong các cử hành phụng vụ cộng đoàn ?
5. Việc tham dự thánh lễ có ý nghĩa gì trong đời sống đức tin của bạn ?
Tôi cảm thấy thật vui xướng, vì qua một số các bạn trẻ, tôi biết rằng các bạn vẫn hãnh diện là người Việt Nam, là người Kitô hữu và chắc chắn các bạn khắp nơi luôn cố gắng và quyết tâm duy trì gia sản đức tin và gia đình.
Mến chúc các bạn trẻ đuợc dồi dào Ơn Chúa trong Năm Thánh và trong cuộc sống.
Phạm Quốc Khánh
Cộng Đoàn Versailles-Yvelines
Các Bạn Trẻ hôm nay rất đông trong ngày Đại hội. Họ là những sinh viên, học sinh đến từ 37 Cộng đoàn Công giáo Việt nam, hay vừa mới đến Pháp du học chỉ được 8, 9 tháng. Tất cả tựu về Giáo xứ Việt Nam Paris trong ngày này để sống Năm Thánh với Giáo Hội Việt Nam mừng 350 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và 50 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, tôi được dịp trở lại Giáo Xứ Việt Nam Paris sau nhiều năm. Hôm nay, mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng lòng tôi thật vui đuợc hoà mình với dòng người lũ lượt về tham dự Đại Hội. Sau Thánh Lễ khai mạc, các Bạn Trẻ từng đoàn đi theo Cha Nguyễn Thành Sang. Cha dẫn các Bạn Trẻ đến nhà thờ Saint Joseph, cách Giáo Xứ Việt Nam chừng 10 phút đi bộ. Tại đây, do lời mời của Cha Lâm Thái Sơn, Trưởng Ban Giới Trẻ Việt Nam toàn quốc, Cha Nguyễn Thành Sang thuyết trình về đề tài: « Đời sống Kitô hữu của Giới trẻ Công giáo bên Việt Nam » (La vie chrétienne des jeunes au Vietnam). Bởi vì phần đông các bạn trẻ tham dự được sinh trưởng bên đây, và hầu như tất cả đều thông thạo tiếng Pháp, nên Cha Nguyễn Thành Sang nói với các bạn bằng tiếng Pháp. Nhưng phần trao đổi thì hoàn toàn diễn tả bằng tiếng Việt.
Trước tiên, cha Nguyễn Thành Sang giới thiệu những điểm chính yếu trong buổi họp mặt. Phần đầu, cha nói “Nguời trẻ tại Việt nam là « thế hệ @ » (a còng hoặc a móc), những khó khăn và những điều kiện thuận lợi của thế hệ a còng (@), những nhu cầu của thế hệ a còng, và sự mong chờ của người trẻ nơi Giáo Hội. Phần hai, cha Sang chia sẻ “đời sống kitô hữu của những người trẻ thuộc thế hệ a còng”, “giới trẻ là niềm hy vọng của Giáo Hội, cho nên cần trở về cội nguồn là sống kết hiệp với Chúa Kitô, để luôn được tự do là con cái Chúa”.
Cha Nguyễn Thành Sang đã giúp các bạn trẻ suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi. Khi nói về cách biểu lộ niềm tin khác nhau tuỳ theo môi trường, thì người trẻ việt nam tại Pháp chú trọng nhiều về chiều sâu. Một bạn trẻ sống tại pháp tâm sự « Thánh lễ không chỉ là phương tiện duy nhất để diễn tả niềm tin ». « Khi còn nhỏ tôi thấy bị bắt buộc phải đi lễ, nhưng khi lớn lên, nó trở thành nhu cầu cho tôi». Đối với họ, tương giao trực tiếp với Chúa, chỉ cần một ít phút trong ngày là đủ, vì cầu nguyện là tâm tình của một người bạn đối với một người bạn. Sau đây là nguyên văn bài chứng từ c ủa b ạn LÊ Phạm Anh Thư. Xin mạn phép được gửi đến các bạn trẻ hiểu tiếng Pháp để cùng đọc.
1) Des pratiques différentes
Lorsque l’on observe les jeunes au V-N et les jeunes vietnamiens en France, il y a des différences flagrantes quant à la pratique de la foi. En effet, au V-N ils vont beaucoup plus souvent et beaucoup plus régulièrement à la messe tandis que cette régularité et cette fréquence se retrouvent rarement chez les jeunes d’ici.
Cependant je pense que cette différence s’explique par la différence culturelle qui sépare ces deux pays. En effet, le V-N est un pays où les traditions, les racines, la culture sont encore très ancrées alors qu’en France nous sommes dans un pays d’obligations sociales et professionnelles qui bien souvent ne permet pas d’assister à la messe aussi régulièrement.
Mais la fréquentation de la messe n’est pas la seule façon de vivre sa foi bien au contraire. En effet, chez les jeunes en France la foi se passe surtout en soi, dans sa tête, dans son cœur. Et qu’est-ce qui prouve qu’un jeune qui va souvent à la messe est plus croyant qu’un jeune qui y va moins souvent ? Personnellement, je pense qu’on ne peut pas juger de l’étendu de la foi de quelqu’un sur son apparence.
En effet, si je regarde dans mon entourage il y a des jeunes croyants mais on ne s’en rend pas forcément car ils expriment leur foi d’une autre façon – par exemple en se prenant quelques minutes tous les jours pour communiquer avec Dieu sans forcément aller à la messe tous les dimanches. De plus, en France nous sommes dans un pays où l’apparence compte beaucoup donc peu de gens vont oser dire qu’ils sont croyants surtout chez les jeunes parce que c’est « démodé ».
2) Quelques témoignages de jeunes
A la question « comment vivez-vous votre foi en France » les réponses des jeunes vietnamiens sont très diverses mais il y a un élément récurrent qui est « aller à la messe ». Donc forcément la question qui vient naturellement à la suite de cette réponse est « pourquoi allez-vous à la messe » la réponse qui revient souvent est « mes parents m’y obligent ».
Néanmoins, il ne faut pas s’arrêter à cette réponse spontanée et irréfléchie car si on creuse un peu le fond de leur pensée on fait des découvertes surprenantes. Beaucoup de jeunes admettent, après de nombreuses questions, qu’au début ils vont à la messe à cause de l’obligation parentale mais à force il y a un manque, un besoin, une envie d’aller à la messe qui se développe.
En effet, lorsqu’on est petit on ne peut pas savoir qu’il faut aller à la messe pour exprimer pleinement sa foi c’est pourquoi les parents sont là pour nous y obliger et quand on grandit cette obligation se transforme et est perçue différemment chez le jeune, non plus comme une obligation ou une corvée mais comme quelque chose de naturel, une envie. Et la plupart du temps, les jeunes trouvent que pour vivre sa foi il faut aller à la messe, c’est une composante essentielle de leur foi parce que cela leur permet de partager avec les autres.
On peut également remarquer qu’il y a peu de jeunes aux messes vietnamiennes et on peut supposer à un manque d’assiduité, mais la raison est toute autre: des fois, les jeunes vietnamiens en France ne vont pas à la messe vietnamienne car ils ne comprennent pas le sens de l’homélie, des prières car ce sont souvent des mots compliqués, des images et des métaphores propres à la langue vietnamienne et ces subtilités sont parfois difficiles d’accès aux jeunes qui ont grandi ici.
Par exemple, une fois Cha LAM Thai Son a utilisé des images comme « an thit cay » et tous les adultes ont rigolé mais les jeunes n’ont pas vraiment compris et c’est pour ça également qu’ils sont peu attentifs durant la messe parce que ça ne les interpelle pas, ça ne les concerne pas. Mais Cha Son a fait beaucoup d’effort et il prépare une homélie spéciale pour les jeunes et les enfants en français et qui soit plus proche d’eux. Parmi les réponses les plus « originales » j’ai entendu une poignée de jeunes me dire qu’ils pratiquent leur foi avec eux-mêmes, ils n’ont besoin de personne pour entrer en communion avec Dieu, la messe, la communauté sont facultatives pour eux mais c’est quand même un plus quand ils vont au culte. Mais sont-ils alors des croyants chrétiens pour qui le credo est de partager et de vivre sa foi avec les autres ? (LE Pham Anh-Thu, Paris, 3-4 juillet 2010.)
Sau bài chứng từ của Anh Thư, các bạn lần lượt đưa ra nhiều điểm rất phong phú:
- Nếu là người công giáo mà không đi lễ, thì chỉ được gọi là người tín hữu (croyant), chứ không phải là người kitô hữu (chrétien). Người tín hữu chưa chắc đã có niềm tin thật sự nơi Thiên Chúa của Đức Kitô. Người kitô hữu là người tin vào Thiên Chúa hiện diện khi hai hay ba người họp lại để làm nên một nhiệm thể của Chúa Kitô.
- Các bạn trẻ còn trao đổi với nhau về những vấn đề khác, như gia đình và văn hóa truyền thống, căn tính của người Việt Nam và các bạn trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp không bao giờ cảm thấy mình bị mất gốc. Một bạn trẻ nói: «Chúng ta không mất gốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể mất gốc, nếu khi nào chúng ta muốn bỏ gốc ».
Cuối cùng, Cha Nguyễn Thành Sang đã kết thúc buổi gặp gỡ và chia sẻ bằng những lời suy niệm của các vị Chủ Chăn:
- «‘Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa’: người Kitô hữu có thể diễn tả quyết định căn bản của đời mình như thế. Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát» (ĐGH Bênêđictô XVI trong cuốn Deus caritas est).
- « Con người được sinh ra ở đời, sống ở đời, chết đi đều có quan hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, vì là tạo phẩm của Thiên Chúa Sáng tạo, là đối tượng được Chúa Kitô cứu chuộc. Con người vì thế lệ thuộc Thiên Chúa từ chân đến đầu, từ ngày sinh đến ngày chết. Tất cả cuộc sống con người hướng tìm hạnh phúc trọn vẹn và đích thực mà Chúa dành cho họ ở cõi đời sau » (Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh trong cuốn Luân lý cơ bản Kitô giáo).
- « Đức tin trưởng thành không phải là một đức tin trôi nổi theo những làn sóng thời thượng hay những mốt mới. Đức tin trưởng thành và chín chắn là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô. Đó là tình bằng hữu mở lòng chúng ta với tất cả những gì là thiện hảo và ban cho chúng ta những tiêu chuẩn để phân biệt giữa đúng và sai, giữa giả trá và chân thật.» (ĐHY Joseph Ratzinger, Bài giảng th ánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện).
Sau những dòng suy niệm, cha Nguyễn Thành Sang gửi đến các bạn trẻ những câu hỏi:
1. Đâu là những thuận lợi và khó khăn của bạn trẻ Việt Nam sống đức tin công giáo trong bối cảnh văn hóa và xã hội Pháp ?
2. Bạn có những ước mơ nào để nói với cộng đoàn công giáo, với Giáo Hội, với các cha tuyên úy để cùng nhau xây dựng đời sống đức tin của cộng đoàn mình cho tốt hơn ?
3. Đức tin công giáo có ảnh hưởng gì trên những chọn lựa và quyết định cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn ?
4. Đâu là kinh nghiệm của bạn về sự gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu trong cầu nguyện riêng tư, và trong các cử hành phụng vụ cộng đoàn ?
5. Việc tham dự thánh lễ có ý nghĩa gì trong đời sống đức tin của bạn ?
Tôi cảm thấy thật vui xướng, vì qua một số các bạn trẻ, tôi biết rằng các bạn vẫn hãnh diện là người Việt Nam, là người Kitô hữu và chắc chắn các bạn khắp nơi luôn cố gắng và quyết tâm duy trì gia sản đức tin và gia đình.
Mến chúc các bạn trẻ đuợc dồi dào Ơn Chúa trong Năm Thánh và trong cuộc sống.
Phạm Quốc Khánh
Cộng Đoàn Versailles-Yvelines
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thiên Chúa có tính hài hước lạ lùng!
Gioan Lê Quang Vinh
07:07 05/07/2010
Thiên Chúa có tính hài hước lạ lùng!
Cách đây ba mươi năm, một linh mục người Úc, mới 55 tuổi qua đời, để lại người vợ và ba người con. (Không phải vị linh mục này lôi thôi như quí vị đàn két quốc doanh đâu). Ngài là cha Peter Rushton, linh mục Anh giáo (được phép có vợ), đã về với Giáo Hội Công Giáo và được Toà Thánh cho phép làm linh mục Công giáo sau khi học hỏi và nghiên cứu thêm về thần học Công giáo.
Cha Peter Rushton tâm sự rằng Đức Giám Mục mong muốn ngài đặc biệt làm việc mục vụ trong lãnh vực hôn nhân và gia đình. Nhưng ngài lại cảm thấy thích hợp với việc hướng dẫn thiêng liêng và giảng cấm phòng cho các nữ tu!” Và Ngài nói: “Quả là định mệnh trớ trêu: Thiên Chúa có tính hài hước khôn lường!”.
Chúng ta học biết rằng Thiên Chúa quyền năng, nhân từ, yêu thương, công bằng… vô cùng. Nhưng qua cha Rushton, chúng ta có thể nói Chúa có tính hài hước nữa. Ngài chọn và đặt chúng ta vào những chỗ mà chúng ta không ngờ trước. Do đó mà giáo dân chúng ta lại được sai đi làm những công việc mà thường do các linh mục hay tu sĩ thực hiện, đồng thời các linh mục tu sĩ cũng được mời gọi làm những công việc của các giáo dân có chuyên môn.
Tôi chỉ là một giáo dân, nhưng thỉnh thoảng cũng được sai đi để nói về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo hay Sư Phạm Giáo Lý ở các giáo xứ hay các cộng đoàn, tôi cảm thấy điều này: các linh mục tu sĩ học sâu hơn, kỹ hơn, và công việc chia sẻ giảng dạy dành cho các ngài. Nếu các ngài giảng dạy thì chắc chắn sẽ sâu rộng hơn.
Khi giáo dân cộng tác với các tu sĩ, linh mục, người giáo dân còn hưởng một điều lợi là học từ các ngài rất nhiều. Tôi học nhiều điều từ cách sống, đời cầu nguyện và ý tưởng trong những ngày đến chia sẻ với các soeur khấn sinh Dòng Thánh Phaolô Đà nẵng mùa hè năm ngoái. Tôi học được nhiều từ lớp Truyền Thông của Dòng Chúa Cứu Thế, nhất là từ sự đóng góp đầy tính chuyên môn về các lãnh vực của các cha phụ trách lớp.
Nhưng Thiên Chúa hài hước lại cho giáo dân cái thuận lợi được tiếp xúc với thực tế xã hội, nơi mà Huấn quyền Hội Thánh thấm sâu vào. Do vậy, người giáo dân có bổn phận phải làm tấm kiếng phản chiếu Học Thuyết từ “mảnh đất của con người”, nói theo ngôn ngữ của Saint Exupéry.
Trong tác phẩm lừng danh “Đất của Con Người”, Saint Exupéry nhấn mạnh “Làm người là phải có trách nhiệm”. Trách nhiệm của người tín hữu giáo dân đã được Giáo Hội xác định rõ ràng nhiều lần trong Học Thuyết Xã Hội. Thật vậy, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici: “Đối với tín hữu giáo dân, sự hiện diện và hoạt động của họ trong thế giới không chỉ là một thực tại mang tính nhân học và xã hội học, nhưng theo một cách thức đặc biệt, đó còn là một thực tại mang tính Thần học và Giáo Hội học nữa”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng Thiên Chúa hài hước như vậy đâu. Giáo dân thì cho rằng mình cứ lo chuyện đi lễ đọc kinh là đủ. Còn tu sĩ linh mục thì hay nghĩ rằng “giáo dân biết gì mà làm việc!”
Vài năm trước, một nhà thờ nọ thuộc một tu hội ở Tân Bình thiếu lễ sinh. Cha phụ trách nhờ tôi vào tuyển chọn thiếu nhi, đào tạo các em về giáo lý và nghi thức để giúp lễ trong nhà thờ. Khi các em đã sẵn sàng, tôi đưa các em vào phòng thánh để chuẩn bị cho công việc phục vụ bàn thờ. Một tu sĩ nhìn thấy đã phàn nàn việc cha gọi tôi giúp các em: “Trong nhà hết người hay sao phải nhờ đến người ngoài?”.
Khái niệm “người trong nhà và người ngoài” như thế không có trong thần học mục vụ, không có trong Giáo Hội học và dĩ nhiên không có trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Vị tu sĩ ấy nghiêm trang quá nên không hiểu rằng Chúa chúng ta vốn hài hước. Ngài giao công việc cho những con người thoạt nhìn chẳng thích hợp.
Cha Gioan Vianney có một câu nói đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Ngày xưa, Samson chỉ dùng một cái xương hàm của một con lừa để đánh bại được ba ngàn quân Philitinh. Vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được sao?” Dù cho chúng ta kém cỏi đến mức nào, trong bàn tay Thiên Chúa, cũng trở nên hữu dụng theo Thánh Ý Ngài.
Là người giáo dân của thế kỷ 21, chúng ta đừng làm như Doremon, quay ngược thời gian để trách Hội Thánh thời Cổ đại hay thời Trung cổ thế này thế nọ. Nếu chúng ta sống ở những thời đại ấy, chúng ta cũng không xem TV, không dùng điện thoại và không lướt Internet. Vậy thì chúng ta cũng không thể đòi nơi Hội Thánh mọi thứ như chúng ta có ngày nay.
“Thiên Chúa hài hước”. Điều này làm cho chúng ta hiểu thêm rằng dù ở cương vị nào, chúng ta cũng được hồng ân làm một chi thể hữu dụng của Thân mình mầu nhiệm Chúa Kytô. Đã là chi thể, chúng ta không thể tách ra khỏi Thân mình ấy như chiếc điện thoại di động bị rơi trên đường phố.
Mà cho dù chỉ là chiếc điện thoại, ai cấm chúng ta tự đặt nhạc chuông cho mình bằng bài thánh ca “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”.
Gioan Lê Quang Vinh
Cách đây ba mươi năm, một linh mục người Úc, mới 55 tuổi qua đời, để lại người vợ và ba người con. (Không phải vị linh mục này lôi thôi như quí vị đàn két quốc doanh đâu). Ngài là cha Peter Rushton, linh mục Anh giáo (được phép có vợ), đã về với Giáo Hội Công Giáo và được Toà Thánh cho phép làm linh mục Công giáo sau khi học hỏi và nghiên cứu thêm về thần học Công giáo.
Cha Peter Rushton tâm sự rằng Đức Giám Mục mong muốn ngài đặc biệt làm việc mục vụ trong lãnh vực hôn nhân và gia đình. Nhưng ngài lại cảm thấy thích hợp với việc hướng dẫn thiêng liêng và giảng cấm phòng cho các nữ tu!” Và Ngài nói: “Quả là định mệnh trớ trêu: Thiên Chúa có tính hài hước khôn lường!”.
Chúng ta học biết rằng Thiên Chúa quyền năng, nhân từ, yêu thương, công bằng… vô cùng. Nhưng qua cha Rushton, chúng ta có thể nói Chúa có tính hài hước nữa. Ngài chọn và đặt chúng ta vào những chỗ mà chúng ta không ngờ trước. Do đó mà giáo dân chúng ta lại được sai đi làm những công việc mà thường do các linh mục hay tu sĩ thực hiện, đồng thời các linh mục tu sĩ cũng được mời gọi làm những công việc của các giáo dân có chuyên môn.
Tôi chỉ là một giáo dân, nhưng thỉnh thoảng cũng được sai đi để nói về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo hay Sư Phạm Giáo Lý ở các giáo xứ hay các cộng đoàn, tôi cảm thấy điều này: các linh mục tu sĩ học sâu hơn, kỹ hơn, và công việc chia sẻ giảng dạy dành cho các ngài. Nếu các ngài giảng dạy thì chắc chắn sẽ sâu rộng hơn.
Khi giáo dân cộng tác với các tu sĩ, linh mục, người giáo dân còn hưởng một điều lợi là học từ các ngài rất nhiều. Tôi học nhiều điều từ cách sống, đời cầu nguyện và ý tưởng trong những ngày đến chia sẻ với các soeur khấn sinh Dòng Thánh Phaolô Đà nẵng mùa hè năm ngoái. Tôi học được nhiều từ lớp Truyền Thông của Dòng Chúa Cứu Thế, nhất là từ sự đóng góp đầy tính chuyên môn về các lãnh vực của các cha phụ trách lớp.
Nhưng Thiên Chúa hài hước lại cho giáo dân cái thuận lợi được tiếp xúc với thực tế xã hội, nơi mà Huấn quyền Hội Thánh thấm sâu vào. Do vậy, người giáo dân có bổn phận phải làm tấm kiếng phản chiếu Học Thuyết từ “mảnh đất của con người”, nói theo ngôn ngữ của Saint Exupéry.
Trong tác phẩm lừng danh “Đất của Con Người”, Saint Exupéry nhấn mạnh “Làm người là phải có trách nhiệm”. Trách nhiệm của người tín hữu giáo dân đã được Giáo Hội xác định rõ ràng nhiều lần trong Học Thuyết Xã Hội. Thật vậy, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici: “Đối với tín hữu giáo dân, sự hiện diện và hoạt động của họ trong thế giới không chỉ là một thực tại mang tính nhân học và xã hội học, nhưng theo một cách thức đặc biệt, đó còn là một thực tại mang tính Thần học và Giáo Hội học nữa”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng Thiên Chúa hài hước như vậy đâu. Giáo dân thì cho rằng mình cứ lo chuyện đi lễ đọc kinh là đủ. Còn tu sĩ linh mục thì hay nghĩ rằng “giáo dân biết gì mà làm việc!”
Vài năm trước, một nhà thờ nọ thuộc một tu hội ở Tân Bình thiếu lễ sinh. Cha phụ trách nhờ tôi vào tuyển chọn thiếu nhi, đào tạo các em về giáo lý và nghi thức để giúp lễ trong nhà thờ. Khi các em đã sẵn sàng, tôi đưa các em vào phòng thánh để chuẩn bị cho công việc phục vụ bàn thờ. Một tu sĩ nhìn thấy đã phàn nàn việc cha gọi tôi giúp các em: “Trong nhà hết người hay sao phải nhờ đến người ngoài?”.
Khái niệm “người trong nhà và người ngoài” như thế không có trong thần học mục vụ, không có trong Giáo Hội học và dĩ nhiên không có trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Vị tu sĩ ấy nghiêm trang quá nên không hiểu rằng Chúa chúng ta vốn hài hước. Ngài giao công việc cho những con người thoạt nhìn chẳng thích hợp.
Cha Gioan Vianney có một câu nói đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Ngày xưa, Samson chỉ dùng một cái xương hàm của một con lừa để đánh bại được ba ngàn quân Philitinh. Vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được sao?” Dù cho chúng ta kém cỏi đến mức nào, trong bàn tay Thiên Chúa, cũng trở nên hữu dụng theo Thánh Ý Ngài.
Là người giáo dân của thế kỷ 21, chúng ta đừng làm như Doremon, quay ngược thời gian để trách Hội Thánh thời Cổ đại hay thời Trung cổ thế này thế nọ. Nếu chúng ta sống ở những thời đại ấy, chúng ta cũng không xem TV, không dùng điện thoại và không lướt Internet. Vậy thì chúng ta cũng không thể đòi nơi Hội Thánh mọi thứ như chúng ta có ngày nay.
“Thiên Chúa hài hước”. Điều này làm cho chúng ta hiểu thêm rằng dù ở cương vị nào, chúng ta cũng được hồng ân làm một chi thể hữu dụng của Thân mình mầu nhiệm Chúa Kytô. Đã là chi thể, chúng ta không thể tách ra khỏi Thân mình ấy như chiếc điện thoại di động bị rơi trên đường phố.
Mà cho dù chỉ là chiếc điện thoại, ai cấm chúng ta tự đặt nhạc chuông cho mình bằng bài thánh ca “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”.
Gioan Lê Quang Vinh
Về cái chết của một giáo dân công giáo ở Cồn Dầu, Đà Nẵng
Thomas Việt
22:38 05/07/2010
Ngày 3/7/2010 vừa qua một giáo dân nhiệt thành ở giáo xứ Cồn Dầu ông Nguyễn Năm đã chết vì bị bức cung (tra tấn) dẫn đến việc không thể ăn uống gì được rồi chết.
Tôi có điện đến công an thành phố Đà Nẵng (0511-3822300) vào 7 giờ tối 4/7/2010 để hỏi nguyên nhân thì lúc đầu họ trả lời là do đột qụy mà chết. Tôi không bằng lòng với câu trả lời đó nên điện thoại lần hai thì viên công an trực ngày 4/7/2010 mới lấy giấy lên đọc là “một giờ chiều ngày 3/7/2010 ông Nguyễn Năm tại Cồn Dầu chết. Nguyên nhân: không rõ nguyên nhân.” Sau đó điện thoại và hỏi nữa thì anh ta nói “gia đình người ta không thưa kiện thì thôi chứ cớ gì mày ở Sài Gòn mà chĩa mồm vào”.
3 giờ ngày 5/7/2010 điện lại hỏi nữa thì gặp một anh công an trực khác trả lời: “Gia đình anh Nguyễn Năm báo cáo là anh Năm bị bịnh hoang tưởng và nhịn ăn vài ngày rồi chết”. Tôi hỏi trước đó anh Năm có bị tra tấn không thì viên công an này liền cúp điện thoại.
Sáng 5/7/2010 tôi điện đến công an hình sự quận Cẩm Lệ (0511-3673026), tôi cũng xin hỏi về cái chết của giáo dân Cồn Dầu thì viên công an hỏi ở đâu gọi đến tôi thưa từ Sài Gòn – một đồng đạo của ông Năm. Thì viên công an không trả lời “đồng đạo thì điện về Cồn Dầu mà hỏi chứ hỏi tôi chi rứa hè (hỏi tôi làm gì)”. Cán bộ là đầy tớ của dân mà khi “ông chủ hỏi” thì “đầy tớ” không chịu trả lời.
11giờ30 ngày 5/7/2010 tôi có liên lạc được với viên thanh tra thành phố Đà Nẵng (0913402769) tôi có hỏi thông tin về cái chết của giáo dân Cồn Dầu thì được trả lời là “Tôi đang bận (không rảnh), có gì thì hỏi bí thư hay chủ tịch của tôi ấy”. Nhưng tôi xin số điện thoại của chủ tich hay bí thư thì viên thanh tra cứ nói là “tôi đang bận, tôi đang bận, tôi đang bận”. Thế là một “đầy tớ” nữa từ chối trả lời cho “ông chủ” và đá trái banh tội ác đến “đầy tớ khác”.
Tôi cố gắng liên hệ với giáo xứ Cồn Dầu (0511-3688006) và tòa giám mục Đà Nẵng (0511-3826628) từ 11giờ ngày 5/7/2010 đến 15giờ20 thì gặp được một thầy ở tòa giám mục Đà Nẵng thầy có hỏi tên, tôi nói, rồi tôi hỏi về cái chết của giáo dân xứ Cồn Dầu thì thầy này nói “không biết gì”, rồi hỏi khi nào có thông báo của tòa giám mục thì cũng nhận được câu trả lời là “không biết”.
Tôi có nói với thầy “nếu để đến đám giỗ mới thông báo thì quá kỳ cục” thầy này cùng cười với tôi rồi cúp máy luôn. Liền sau đó thì liên hệ được với cha chánh xứ Cồn Dầu và được trả lời “Không có chi, cũng bình thường thôi”. Tôi hỏi “ông Năm bị bịnh hoang tưởng, nhịn ăn rồi chết, nhưng trước đó ổng bị bắt, cha có thấy trên mặt, tay, chân hay mình của ổng có gì khác thường không” thì vị linh mục trả lời “không biết” rồi cúp máy.
1giờ40 tôi liên hệ được với phó công an huyện Cẩm Lệ - Trần Mươu – nhưng anh ta nói là “không có trách nhiệm trả lời” xin liên hệ với ủy ban. Tôi nói “anh là phó công an huyện Cẩm Lệ tại sao lại không có trách nhiệm trả lời”. Thì anh Mươu cúp điện thoại. Sau đó tôi điện lại và hỏi về cái chết của ông Nguyễn Năm thì anh ta trả lời “tôi không biệt biết biết” một cách chầm chậm. Tôi nói anh là phó công an huyện mà sao không biết. Tiếp tục nhận được câu trả lời là “không biết, không biết, không biết” rồi cúp máy.
1giờ50 tôi lại gọi lại công an hình sự Cẩm Lệ (0511-3673026), anh này hỏi tôi là ai, tôi trả lời là một công dân, anh ta nói tôi gọi lộn số rồi. Tôi nói “chính xác đây là số của công an hình sự Cẩm Lệ, và anh phải có trách nhiệm trả lời”. Ảnh nói “dọa thưa …”, tôi hỏi tên anh là gì thì anh ta “uh ơ, uh ơ ơ …” rồi cúp điện thoại.
Đó là vài thông tin cho quý vị biết về trách nhiệm trước cái chết của một công dân công giáo trên quê hương chúng ta như thế nào. Thiếu trách nhiệm cả ở “chính quyền” lẫn giáo quyền.
Tôi có điện đến công an thành phố Đà Nẵng (0511-3822300) vào 7 giờ tối 4/7/2010 để hỏi nguyên nhân thì lúc đầu họ trả lời là do đột qụy mà chết. Tôi không bằng lòng với câu trả lời đó nên điện thoại lần hai thì viên công an trực ngày 4/7/2010 mới lấy giấy lên đọc là “một giờ chiều ngày 3/7/2010 ông Nguyễn Năm tại Cồn Dầu chết. Nguyên nhân: không rõ nguyên nhân.” Sau đó điện thoại và hỏi nữa thì anh ta nói “gia đình người ta không thưa kiện thì thôi chứ cớ gì mày ở Sài Gòn mà chĩa mồm vào”.
3 giờ ngày 5/7/2010 điện lại hỏi nữa thì gặp một anh công an trực khác trả lời: “Gia đình anh Nguyễn Năm báo cáo là anh Năm bị bịnh hoang tưởng và nhịn ăn vài ngày rồi chết”. Tôi hỏi trước đó anh Năm có bị tra tấn không thì viên công an này liền cúp điện thoại.
Sáng 5/7/2010 tôi điện đến công an hình sự quận Cẩm Lệ (0511-3673026), tôi cũng xin hỏi về cái chết của giáo dân Cồn Dầu thì viên công an hỏi ở đâu gọi đến tôi thưa từ Sài Gòn – một đồng đạo của ông Năm. Thì viên công an không trả lời “đồng đạo thì điện về Cồn Dầu mà hỏi chứ hỏi tôi chi rứa hè (hỏi tôi làm gì)”. Cán bộ là đầy tớ của dân mà khi “ông chủ hỏi” thì “đầy tớ” không chịu trả lời.
11giờ30 ngày 5/7/2010 tôi có liên lạc được với viên thanh tra thành phố Đà Nẵng (0913402769) tôi có hỏi thông tin về cái chết của giáo dân Cồn Dầu thì được trả lời là “Tôi đang bận (không rảnh), có gì thì hỏi bí thư hay chủ tịch của tôi ấy”. Nhưng tôi xin số điện thoại của chủ tich hay bí thư thì viên thanh tra cứ nói là “tôi đang bận, tôi đang bận, tôi đang bận”. Thế là một “đầy tớ” nữa từ chối trả lời cho “ông chủ” và đá trái banh tội ác đến “đầy tớ khác”.
Tôi cố gắng liên hệ với giáo xứ Cồn Dầu (0511-3688006) và tòa giám mục Đà Nẵng (0511-3826628) từ 11giờ ngày 5/7/2010 đến 15giờ20 thì gặp được một thầy ở tòa giám mục Đà Nẵng thầy có hỏi tên, tôi nói, rồi tôi hỏi về cái chết của giáo dân xứ Cồn Dầu thì thầy này nói “không biết gì”, rồi hỏi khi nào có thông báo của tòa giám mục thì cũng nhận được câu trả lời là “không biết”.
Tôi có nói với thầy “nếu để đến đám giỗ mới thông báo thì quá kỳ cục” thầy này cùng cười với tôi rồi cúp máy luôn. Liền sau đó thì liên hệ được với cha chánh xứ Cồn Dầu và được trả lời “Không có chi, cũng bình thường thôi”. Tôi hỏi “ông Năm bị bịnh hoang tưởng, nhịn ăn rồi chết, nhưng trước đó ổng bị bắt, cha có thấy trên mặt, tay, chân hay mình của ổng có gì khác thường không” thì vị linh mục trả lời “không biết” rồi cúp máy.
1giờ40 tôi liên hệ được với phó công an huyện Cẩm Lệ - Trần Mươu – nhưng anh ta nói là “không có trách nhiệm trả lời” xin liên hệ với ủy ban. Tôi nói “anh là phó công an huyện Cẩm Lệ tại sao lại không có trách nhiệm trả lời”. Thì anh Mươu cúp điện thoại. Sau đó tôi điện lại và hỏi về cái chết của ông Nguyễn Năm thì anh ta trả lời “tôi không biệt biết biết” một cách chầm chậm. Tôi nói anh là phó công an huyện mà sao không biết. Tiếp tục nhận được câu trả lời là “không biết, không biết, không biết” rồi cúp máy.
1giờ50 tôi lại gọi lại công an hình sự Cẩm Lệ (0511-3673026), anh này hỏi tôi là ai, tôi trả lời là một công dân, anh ta nói tôi gọi lộn số rồi. Tôi nói “chính xác đây là số của công an hình sự Cẩm Lệ, và anh phải có trách nhiệm trả lời”. Ảnh nói “dọa thưa …”, tôi hỏi tên anh là gì thì anh ta “uh ơ, uh ơ ơ …” rồi cúp điện thoại.
Đó là vài thông tin cho quý vị biết về trách nhiệm trước cái chết của một công dân công giáo trên quê hương chúng ta như thế nào. Thiếu trách nhiệm cả ở “chính quyền” lẫn giáo quyền.
Văn Hóa
Cành Nho
Thom. Trầm Thiên Thu
02:30 05/07/2010
Cành Nho
Đời con – cành nho sâu
Không sinh hoa kết trái
Thế nên đến kỳ hái
Ngài thất vọng vì con
Xin thêm chút thời gian
Để gắng công vun xới
Nếu trong kỳ hái tới
Vô ích – Ngài chặt đi!
Đời con – cành nho sâu
Không sinh hoa kết trái
Thế nên đến kỳ hái
Ngài thất vọng vì con
Xin thêm chút thời gian
Để gắng công vun xới
Nếu trong kỳ hái tới
Vô ích – Ngài chặt đi!
Thuyền Con
Thom. Trầm Thiên Thu
02:31 05/07/2010
Thuyền Con
Thuyền con sóng gió xô
Sức lực như kiệt quệ
Xin Ngài đừng ngủ nữa
Kẻo chìm đắm thuyền con
Biển đời sóng xô luôn
Dở dang bao mơ ước
Đã nửa đời xuôi ngược
Xin được chút bình an
Thuyền con sóng gió xô
Sức lực như kiệt quệ
Xin Ngài đừng ngủ nữa
Kẻo chìm đắm thuyền con
Biển đời sóng xô luôn
Dở dang bao mơ ước
Đã nửa đời xuôi ngược
Xin được chút bình an
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Gái Việt
Lm. Tâm Duy
22:54 05/07/2010
CÔ GÁI VIỆT
Ảnh của Lm. Tâm Duy.
Em là hơi thở quê hương
Tóc em dấu vết muôn dường sử xanh
Mắt em huyền thoại vòng quanh
Anh nhìn xuống đáy thấy thành quách xưa
(Trích thơ của Hạ Long Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền