Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:42 07/07/2018
85. BÁN ĐỀ THI
Giữa năm Hoằng Trị Minh triều, Trình Mai Chính ra làm chủ khảo lễ bộ. Ông ta ăn hối lộ và bán đề thi làm cho triều đình và dân chúng phẫn nộ.
Một hôm, Minh Hiếu Tôn Châu đang thiết yến đãi quần thần ở nội đình, các diễn viên biễu diễn một trò hề để giễu Trình Mai Chính như sau: một diễn viên cầm dĩa đùi lợn, vừa đi vừa la to:
- “Bán đề đây, bán đề đây.”
Có người hỏi anh ta bao nhiêu tiền, người bán nói:-
- “Một cái một ngàn lượng bạc.”
Người hỏi giá nói:
- “Sao lại mắc như thế ?”
Anh ta đáp:
- “Đề đều đã chín ạ.”
Các đại thần nghe như thế đều hiểu được ý nên cười vang cả nhà. Té ra là chữ “Giò heo đã chín (熟蹄)” là đồng âm với chữ “đề thi”.
(Viễn Tây tạp kí)
Suy tư 85:
Bán đề thi, lộ đề thi và thi giùm là những việc xem ra khá phổ biến ở Việt Nam chúng ta.
Có người bán tức là có người mua, mà bán đề thi là bán tương lai của học sinh cho giặc dốt, là tiếp tay cho những tên ngu làm nghèo đất nước bây giờ và mai sau, tội này xét ra thì cũng ngang hàng với tội tham nhũng đáng phạt nặng và có khi tử hình...
Con người ta chỉ có một linh hồn cũng giống như chỉ có một đề thi, đem linh hồn bán cho ma quỷ và thế gian thì chẳng khác chi bán cuộc sống hạnh phúc đời đời mai sau của mình trong hoả ngục.
Mua thì đắt mà bán lại thì rẻ.
Linh hồn của chúng ta được Đức Chúa Giê-su chuộc lại với giá đắt vô cùng là bằng cái chết của Ngài, nhưng chúng ta bán linh hồn mình lại cho ma quỷ thì giá rẻ mạt tức là một vài thú vui trụy lạc chóng qua...
Bán đề thi là một tội nặng ai cũng biết, còn tội bán linh hồn mình cho ma quỷ thì nặng hơn, nhưng nặng như thế nào thì người thế gian không hề biết, chỉ có người Ki-tô hữu mới biết vì Đức Chúa Giê-su đã nói, đó chính là hỏa ngục đời đời mất ơn nghĩa với Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Giữa năm Hoằng Trị Minh triều, Trình Mai Chính ra làm chủ khảo lễ bộ. Ông ta ăn hối lộ và bán đề thi làm cho triều đình và dân chúng phẫn nộ.
Một hôm, Minh Hiếu Tôn Châu đang thiết yến đãi quần thần ở nội đình, các diễn viên biễu diễn một trò hề để giễu Trình Mai Chính như sau: một diễn viên cầm dĩa đùi lợn, vừa đi vừa la to:
- “Bán đề đây, bán đề đây.”
Có người hỏi anh ta bao nhiêu tiền, người bán nói:-
- “Một cái một ngàn lượng bạc.”
Người hỏi giá nói:
- “Sao lại mắc như thế ?”
Anh ta đáp:
- “Đề đều đã chín ạ.”
Các đại thần nghe như thế đều hiểu được ý nên cười vang cả nhà. Té ra là chữ “Giò heo đã chín (熟蹄)” là đồng âm với chữ “đề thi”.
(Viễn Tây tạp kí)
Suy tư 85:
Bán đề thi, lộ đề thi và thi giùm là những việc xem ra khá phổ biến ở Việt Nam chúng ta.
Có người bán tức là có người mua, mà bán đề thi là bán tương lai của học sinh cho giặc dốt, là tiếp tay cho những tên ngu làm nghèo đất nước bây giờ và mai sau, tội này xét ra thì cũng ngang hàng với tội tham nhũng đáng phạt nặng và có khi tử hình...
Con người ta chỉ có một linh hồn cũng giống như chỉ có một đề thi, đem linh hồn bán cho ma quỷ và thế gian thì chẳng khác chi bán cuộc sống hạnh phúc đời đời mai sau của mình trong hoả ngục.
Mua thì đắt mà bán lại thì rẻ.
Linh hồn của chúng ta được Đức Chúa Giê-su chuộc lại với giá đắt vô cùng là bằng cái chết của Ngài, nhưng chúng ta bán linh hồn mình lại cho ma quỷ thì giá rẻ mạt tức là một vài thú vui trụy lạc chóng qua...
Bán đề thi là một tội nặng ai cũng biết, còn tội bán linh hồn mình cho ma quỷ thì nặng hơn, nhưng nặng như thế nào thì người thế gian không hề biết, chỉ có người Ki-tô hữu mới biết vì Đức Chúa Giê-su đã nói, đó chính là hỏa ngục đời đời mất ơn nghĩa với Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 14 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:43 07/07/2018
Chúa Nhật 14 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 6, 1-16.
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình.”
Bạn thân mến,
Tôi tin rằng, đã có ít là một lần bạn coi thường những người trong làng xóm hoặc trong giáo xứ của bạn, vì trước đây họ không phải là những người nổi bật, gia đình họ nghèo, cha mẹ họ làm thuê làm mướn, nhưng bây giờ họ đã trở thành những người trí thức, có địa vị trong xã hội làm linh mục, làm dì phước hoặc làm bác sĩ, kỹ sư.v.v...bạn coi thường họ vì trước đây họ thua kém bạn rất xa về mọi mặt, nhưng bây giờ thì mọi sự đã đổi thay...
Đức Chúa Giê-su cũng đã bị những người đồng hương khinh dễ vì Ngài là con của bác thợ mộc, tức là thuộc hạng người nghèo khó, mặc dù họ đã chứng kiến những việc làm của Ngài khi cho người chết sống lại, người câm nói được, người què biết đi và chữa lành nhiều bệnh tật cho mọi người.
Con người ta thường lấy cái hôm qua làm tiêu chuẩn để đánh giá ngày hôm nay, cái hôm qua là quá khứ của lạc hậu, của nghèo khó, nhưng cái hôm nay là của văn minh khoa học và phồn vinh; cái hôm qua là tội lỗi, khuyết điểm, bất toàn, nhưng hôm nay là thánh thiện, là tốt và là mẫu mực; cho nên sẽ trở thành lạc hậu và đáng chê trách, khi chúng ta vẫn cứ coi thường anh chị em như những ngày hôm qua hôm kia, đó chính là thành kiến làm chết tương lai và linh hồn của tha nhân, của anh chị em mình.
Với con người thì không có thể, nhưng với Thiên Chúa thì không có việc gì mà không thể làm được, chuyện người anh em chị em ngày hôm qua là người xấu, nhưng nhờ ơn Chúa hôm nay họ đã trở thành người tốt; chuyện gia đình của anh em chị em ngày hôm qua thì nghèo khó, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ sự làm ăn cần cù hôm nay họ khá giả, đó là những điều mà chúng ta nên vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa với họ.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su chỉ là con bác thợ mộc và mẹ của Ngài cũng chỉ là những phụ nữ tầm thường mà thôi, nhưng chính bản thân Ngài thì không tầm thường chút nào cả khi Ngài thi ân giáng phúc cho mọi người, và làm những dấu lạ phi thường mà ai cũng công nhận, chỉ có các đồng hương của Ngài vì thành kiến, vì kiêu ngạo mới chê bai mà thôi.
Kiêu ngạo làm cho con người ta có thành kiến, dù việc làm của người anh chị em là tốt lành ai cũng biết, phải chăng đó là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần”, bởi vì tội phạm đến Chúa Thánh Thần chính là chối bỏ sự thật vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 6, 1-16.
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình.”
Bạn thân mến,
Tôi tin rằng, đã có ít là một lần bạn coi thường những người trong làng xóm hoặc trong giáo xứ của bạn, vì trước đây họ không phải là những người nổi bật, gia đình họ nghèo, cha mẹ họ làm thuê làm mướn, nhưng bây giờ họ đã trở thành những người trí thức, có địa vị trong xã hội làm linh mục, làm dì phước hoặc làm bác sĩ, kỹ sư.v.v...bạn coi thường họ vì trước đây họ thua kém bạn rất xa về mọi mặt, nhưng bây giờ thì mọi sự đã đổi thay...
Đức Chúa Giê-su cũng đã bị những người đồng hương khinh dễ vì Ngài là con của bác thợ mộc, tức là thuộc hạng người nghèo khó, mặc dù họ đã chứng kiến những việc làm của Ngài khi cho người chết sống lại, người câm nói được, người què biết đi và chữa lành nhiều bệnh tật cho mọi người.
Con người ta thường lấy cái hôm qua làm tiêu chuẩn để đánh giá ngày hôm nay, cái hôm qua là quá khứ của lạc hậu, của nghèo khó, nhưng cái hôm nay là của văn minh khoa học và phồn vinh; cái hôm qua là tội lỗi, khuyết điểm, bất toàn, nhưng hôm nay là thánh thiện, là tốt và là mẫu mực; cho nên sẽ trở thành lạc hậu và đáng chê trách, khi chúng ta vẫn cứ coi thường anh chị em như những ngày hôm qua hôm kia, đó chính là thành kiến làm chết tương lai và linh hồn của tha nhân, của anh chị em mình.
Với con người thì không có thể, nhưng với Thiên Chúa thì không có việc gì mà không thể làm được, chuyện người anh em chị em ngày hôm qua là người xấu, nhưng nhờ ơn Chúa hôm nay họ đã trở thành người tốt; chuyện gia đình của anh em chị em ngày hôm qua thì nghèo khó, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ sự làm ăn cần cù hôm nay họ khá giả, đó là những điều mà chúng ta nên vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa với họ.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su chỉ là con bác thợ mộc và mẹ của Ngài cũng chỉ là những phụ nữ tầm thường mà thôi, nhưng chính bản thân Ngài thì không tầm thường chút nào cả khi Ngài thi ân giáng phúc cho mọi người, và làm những dấu lạ phi thường mà ai cũng công nhận, chỉ có các đồng hương của Ngài vì thành kiến, vì kiêu ngạo mới chê bai mà thôi.
Kiêu ngạo làm cho con người ta có thành kiến, dù việc làm của người anh chị em là tốt lành ai cũng biết, phải chăng đó là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần”, bởi vì tội phạm đến Chúa Thánh Thần chính là chối bỏ sự thật vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 07/07/2018
33. Không muốn tiến lên phía trước, tất phải thụt lùi.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thánh lễ Chúa Nhật 14 Quanh Năm 08/7/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
02:26 07/07/2018
Bài Ðọc I: Ed 2, 2-5
"Ðây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: "Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như vậy'. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 122, 1-2a. 2bcd. 3-4
Ðáp: Mắt chúng con nhìn vào Chúa, cho tới khi Người thương xót chúng con (c. 2cd).
Xướng:
1) Con ngước mắt nhìn lên Chúa,
Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa,
như mắt những người nam tôi tớ,
nhìn vào tay các vị chủ ông.
2) Như mắt của những người tỳ nữ,
nhìn vào tay các vị chủ bà,
mắt chúng tôi cũng nhìn vào Chúa,
là Thiên Chúa của chúng tôi như thế,
cho tới khi Người thương xót chúng tôi.
3) Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương,
vì chúng con đã bị khinh dể ê chề quá đỗi!
Linh hồn chúng con thật là no
ngấy lời chê cười của tụi giàu sang,
nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.
Bài Ðọc II: 2 Cr 12, 7-10
"Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối". Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Ðức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 6, 1-6
"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Ðến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người.
Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.
Ðó là lời Chúa.
"Ðây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: "Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như vậy'. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 122, 1-2a. 2bcd. 3-4
Ðáp: Mắt chúng con nhìn vào Chúa, cho tới khi Người thương xót chúng con (c. 2cd).
Xướng:
1) Con ngước mắt nhìn lên Chúa,
Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa,
như mắt những người nam tôi tớ,
nhìn vào tay các vị chủ ông.
2) Như mắt của những người tỳ nữ,
nhìn vào tay các vị chủ bà,
mắt chúng tôi cũng nhìn vào Chúa,
là Thiên Chúa của chúng tôi như thế,
cho tới khi Người thương xót chúng tôi.
3) Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương,
vì chúng con đã bị khinh dể ê chề quá đỗi!
Linh hồn chúng con thật là no
ngấy lời chê cười của tụi giàu sang,
nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.
Bài Ðọc II: 2 Cr 12, 7-10
"Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối". Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Ðức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 6, 1-6
"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Ðến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người.
Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.
Ðó là lời Chúa.
Vì sao Chúa Giêsu không được đón tiếp tại quê hương ?
Lm. Alf. Nguyễn Công Minh, OFM
11:26 07/07/2018
Là người Việt Nam, phần đông chúng ta đã thường được nghe kiểu nói: vinh qui bái tổ, vinh qui về làng ; võng anh đi trước, võng nàng theo sau, nhằm diễn tả một anh chàng làng quê lên kinh đô dùi mài kinh sử; nàng ở nhà tần tảo làm ăn nuôi mẹ già lại còn gửi tiền nuôi anh ăn học. Khi thành đạt, anh trở về làng, vinh qui bái tổ, dân làng lọng che cờ xí ra đón anh ngay từ cổng làng ; và người nuôi anh ăn học cũng được kông kênh đón rước: hình ảnh võng nàng theo sau.
Cũng có một chàng thanh niên 30 tuổi tam thập nhi lập từ một làng quê là Nazareth, lên thành thị là Capharnaum, giảng dạy và làm nhiều phép lạ, thiên hạ tán dương, nhưng khi trở về làng (cô Thắm về làng), dân làng lạnh nhạt: đối với chàng còn lạnh nhạt huống gì là đối với người nuôi nấng chàng: Maria và Giuse : Nào chàng ta không phải là con bác Giuse thợ mộc đó sao ?
Tại sao dân làng không đón tiếp Đức Giêsu. Ta tạm kể 4 lý do :
1. Bụt nhà không thiêng
Đó cũng là lẽ khá thường tình. Những người tứ phương thiên hạ tấp nập tuôn đến hành hương chùa này đền nọ: còn dân tại đó thì thờ ơ. Mấy ai ở quanh đây đến Tháp Bà, xin phù hộ, trong khi đó không thiếu người thập phương đến đây tham quan cũng có mà cũng không ít người thành khẩn tháp nhang khấn vái ơn này ơn nọ. Đền Bà Chúa ở Núi Sam, Châu Đốc, nhất là vào ngày tắm Bà. Thiên hạ đến hứng nước để xin ơn: Ơn may mắn làm ăn, ơn chữa lành bệnh, còn những người tại chỗ chỉ lo tìm cách kinh doanh, chỗ giữ xe, nơi bán can hứng nước, cho thuê chiếu để ngủ qua đêm, bán bánh mì nước ngọt, v.v… và sẵn sàng cho giá cứa cổ khi cần, chẳng sợ gì uy danh của Bà cả. Bụt nhà không thiêng hay gần chùa gọi bụt bằng anh là vậy. Dân làng Nazareth gần Giêsu quá. Cận kề gần 30 năm trời, nên dễ dàng xem thường Giêsu. Gần chùa gọi bụt bằng anh. Gần Chúa thì xem trời bằng vung.
2. Biết rõ nguồn gốc.
Vì cận kề với Đức Giêsu, nên biết rõ nguồn gốc, biết rõ đường đi, tông chi họ hàng, con nhà ai làm nghề gì. Giá mà con quan con tướng; làm nghề dân chi phụ mẫu, thì dân làng còn kính còn trọng, đàng này Giêsu chỉ là thợ thủ công, con bác thợ Giuse và cô thôn nữ Maria. Một sơ yếu lý lịch không mấy vẻ vang rực rỡ. Làm sao dân làng tin tưởng đón tiếp tán dương được. Cho dẫu là chàng đã thành công ở nơi khác. Thôi hãy cứ đi nơi khác mà làm ăn, ở đó họ không biết nguồn gốc ngành nghề tha hồ mà nói năng bùa phép. Mấy Việt Kiều ở bên kia làm “leo” (nail) hoặc lau cửa kính dọn nhà vệ sinh, làm sao làm ăn được ? Về Việt Nam với danh Việt kiều tha hồ giật le nhiều cô bé !
Dân làng Nazareth tự hào biết rõ ngọn nguồn của Giêsu nhưng thật ra họ chưa biết hết. Gốc gác thần linh của Ngài làm sao họ biết nổi. Ngay cả các môn đồ thân tín, cũng phải đợi tới khi Ngài chết và sống lại, mới nhận ra, huống là họ, ta đừng vội trách .
3. Phần số của ngôn sứ.
“Không một tiên tri, ngôn sứ nào được đón tiếp tại chính quê hương của mình.” Đức Giêsu là ngôn sứ, nên quê hương không đón tiếp Ngài. Đó là phần số, là số mệnh của ngôn sứ. “Người đến nhà của mình mà người nhà không tiếp rước…” (Ga 1,11)
Họ càng không tiếp rước, càng chứng tỏ ngài là ngôn sứ. Trong đoạn văn tương đương của Luca, Đức Giêsu đã viện dẫn 2 trường hợp của ngôn sứ Elia và ngôn sứ Elisê để minh chứng sự không nồng nhiệt này.
Thời Êlia hạn hán 3 năm 6 tháng. Dân Israel đói. Nhưng Êlia chỉ được đón tiếp bởi bà goá Sarepta vùng dân ngoại Sidon… để qua đó Elia làm phép lạ hũ bột không vơi choé dầu không vợi. Còn Elisê thì chỉ làm phép lạ chữa cho Naaman bị phong hủi, Naaman là người Syria dân ngoại, mà không chữa cho người phong hủi Israel nào hết.
4. Chúa của mọi người.
Khi nghe Đức Giêsu kể ra 2 sự việc trên, dân làng Nazareth phẫn nộ. Họ chuyển từ thái độ thờ ơ đón tiếp qua thái độ trục xuất thẳng thừng và tệ hơn, còn muốn xô Người xuống vực sâu cho tan thây nát thịt. Tại sao vậy ?
Vì Giêsu là người Nazareth. Lẽ ra Nazareth được hưởng những phép lạ, đàng này Giêsu không làm phép lạ, lại còn viện dẫn Kinh thánh về Elia và Elisê. Khi họ thách thức Ngài: tất cả những gì chúng tôi đã nghe ông làm tại Capharnaum thì hãy làm tại đây, quê ông đây này, xem nào, thì Đức Giêsu không làm gì hết. Ngài muốn cho dân làng Nazareth biết rằng Ngài không chỉ là của riêng họ.
Chúng ta phải luôn sáng suốt để khỏi phải rơi vào những lỗi lầm của người làng Nazareth. Chúng ta là người Công Giáo, được Rửa tội, được giáo dục trong đức tin Kitô giáo, đi nhà thờ đều đặn,… những cái đó không cho ta quyền gì trên Thiên Chúa cả, không phải vì vậy mà Thiên Chúa phải làm cho ta cái này cái kia như xưa dân Nazareth đòi Đức Giêsu phải làm phép lạ cho họ. Thiên Chúa là Chúa của mọi người. Ngài không chỉ là Cha của những người Công Giáo, mà là Cha của tất cả, cả những người không biết Ngài. Đừng giữ Thiên Chúa cho riêng mình. vì Ngài là Thiên Chúa của mọi loài thọ tạo,và Con Ngài xuống thế làm người cũng là để vì mọi người. Đó là điều ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính : Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta…
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cũng có một chàng thanh niên 30 tuổi tam thập nhi lập từ một làng quê là Nazareth, lên thành thị là Capharnaum, giảng dạy và làm nhiều phép lạ, thiên hạ tán dương, nhưng khi trở về làng (cô Thắm về làng), dân làng lạnh nhạt: đối với chàng còn lạnh nhạt huống gì là đối với người nuôi nấng chàng: Maria và Giuse : Nào chàng ta không phải là con bác Giuse thợ mộc đó sao ?
Tại sao dân làng không đón tiếp Đức Giêsu. Ta tạm kể 4 lý do :
1. Bụt nhà không thiêng
Đó cũng là lẽ khá thường tình. Những người tứ phương thiên hạ tấp nập tuôn đến hành hương chùa này đền nọ: còn dân tại đó thì thờ ơ. Mấy ai ở quanh đây đến Tháp Bà, xin phù hộ, trong khi đó không thiếu người thập phương đến đây tham quan cũng có mà cũng không ít người thành khẩn tháp nhang khấn vái ơn này ơn nọ. Đền Bà Chúa ở Núi Sam, Châu Đốc, nhất là vào ngày tắm Bà. Thiên hạ đến hứng nước để xin ơn: Ơn may mắn làm ăn, ơn chữa lành bệnh, còn những người tại chỗ chỉ lo tìm cách kinh doanh, chỗ giữ xe, nơi bán can hứng nước, cho thuê chiếu để ngủ qua đêm, bán bánh mì nước ngọt, v.v… và sẵn sàng cho giá cứa cổ khi cần, chẳng sợ gì uy danh của Bà cả. Bụt nhà không thiêng hay gần chùa gọi bụt bằng anh là vậy. Dân làng Nazareth gần Giêsu quá. Cận kề gần 30 năm trời, nên dễ dàng xem thường Giêsu. Gần chùa gọi bụt bằng anh. Gần Chúa thì xem trời bằng vung.
2. Biết rõ nguồn gốc.
Vì cận kề với Đức Giêsu, nên biết rõ nguồn gốc, biết rõ đường đi, tông chi họ hàng, con nhà ai làm nghề gì. Giá mà con quan con tướng; làm nghề dân chi phụ mẫu, thì dân làng còn kính còn trọng, đàng này Giêsu chỉ là thợ thủ công, con bác thợ Giuse và cô thôn nữ Maria. Một sơ yếu lý lịch không mấy vẻ vang rực rỡ. Làm sao dân làng tin tưởng đón tiếp tán dương được. Cho dẫu là chàng đã thành công ở nơi khác. Thôi hãy cứ đi nơi khác mà làm ăn, ở đó họ không biết nguồn gốc ngành nghề tha hồ mà nói năng bùa phép. Mấy Việt Kiều ở bên kia làm “leo” (nail) hoặc lau cửa kính dọn nhà vệ sinh, làm sao làm ăn được ? Về Việt Nam với danh Việt kiều tha hồ giật le nhiều cô bé !
Dân làng Nazareth tự hào biết rõ ngọn nguồn của Giêsu nhưng thật ra họ chưa biết hết. Gốc gác thần linh của Ngài làm sao họ biết nổi. Ngay cả các môn đồ thân tín, cũng phải đợi tới khi Ngài chết và sống lại, mới nhận ra, huống là họ, ta đừng vội trách .
3. Phần số của ngôn sứ.
“Không một tiên tri, ngôn sứ nào được đón tiếp tại chính quê hương của mình.” Đức Giêsu là ngôn sứ, nên quê hương không đón tiếp Ngài. Đó là phần số, là số mệnh của ngôn sứ. “Người đến nhà của mình mà người nhà không tiếp rước…” (Ga 1,11)
Họ càng không tiếp rước, càng chứng tỏ ngài là ngôn sứ. Trong đoạn văn tương đương của Luca, Đức Giêsu đã viện dẫn 2 trường hợp của ngôn sứ Elia và ngôn sứ Elisê để minh chứng sự không nồng nhiệt này.
Thời Êlia hạn hán 3 năm 6 tháng. Dân Israel đói. Nhưng Êlia chỉ được đón tiếp bởi bà goá Sarepta vùng dân ngoại Sidon… để qua đó Elia làm phép lạ hũ bột không vơi choé dầu không vợi. Còn Elisê thì chỉ làm phép lạ chữa cho Naaman bị phong hủi, Naaman là người Syria dân ngoại, mà không chữa cho người phong hủi Israel nào hết.
4. Chúa của mọi người.
Khi nghe Đức Giêsu kể ra 2 sự việc trên, dân làng Nazareth phẫn nộ. Họ chuyển từ thái độ thờ ơ đón tiếp qua thái độ trục xuất thẳng thừng và tệ hơn, còn muốn xô Người xuống vực sâu cho tan thây nát thịt. Tại sao vậy ?
Vì Giêsu là người Nazareth. Lẽ ra Nazareth được hưởng những phép lạ, đàng này Giêsu không làm phép lạ, lại còn viện dẫn Kinh thánh về Elia và Elisê. Khi họ thách thức Ngài: tất cả những gì chúng tôi đã nghe ông làm tại Capharnaum thì hãy làm tại đây, quê ông đây này, xem nào, thì Đức Giêsu không làm gì hết. Ngài muốn cho dân làng Nazareth biết rằng Ngài không chỉ là của riêng họ.
Chúng ta phải luôn sáng suốt để khỏi phải rơi vào những lỗi lầm của người làng Nazareth. Chúng ta là người Công Giáo, được Rửa tội, được giáo dục trong đức tin Kitô giáo, đi nhà thờ đều đặn,… những cái đó không cho ta quyền gì trên Thiên Chúa cả, không phải vì vậy mà Thiên Chúa phải làm cho ta cái này cái kia như xưa dân Nazareth đòi Đức Giêsu phải làm phép lạ cho họ. Thiên Chúa là Chúa của mọi người. Ngài không chỉ là Cha của những người Công Giáo, mà là Cha của tất cả, cả những người không biết Ngài. Đừng giữ Thiên Chúa cho riêng mình. vì Ngài là Thiên Chúa của mọi loài thọ tạo,và Con Ngài xuống thế làm người cũng là để vì mọi người. Đó là điều ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính : Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta…
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Bari với các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô Trung Đông
J.B. Đặng Minh An dịch
07:29 07/07/2018
Trước Thế chiến thứ nhất các tín hữu Kitô chiếm 20% dân số Trung Đông. Bây giờ, chúng ta chỉ còn 4% dân số trong vùng. Con số này không dừng lại ở đây nhưng vẫn tiếp tục giảm dần.
Trước những bách hại vẫn đang tiếp diễn trong khu vực đầy bất ổn này, chúng ta có nguy cơ rất thực tế là biến mất hoàn toàn khỏi miền đất đã phát sinh ra Kitô Giáo.
Chính vì thế, ngày thứ Bẩy 7 tháng 7, Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Trung Đông đã có cuộc gặp gỡ, cầu nguyện và hội thảo về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông tại thành phố Bari, Italia. Chủ đề của cuộc gặp gỡ này là “Hòa bình ở cùng anh chị em! Các Kitô hữu hiệp nhất vì Trung Đông”
Ý tưởng về cuộc họp tại Bari đến từ Trung Đông và từ nhiều tiếng nói: các Giáo hội và các Thượng Phụ đã nêu vấn đề trực tiếp với Đức Thánh Cha trong các chuyến viếng thăm Rôma của các ngài.
Bari được chọn là nơi diễn ra cuộc họp vì thành phố này là nơi có di tích Thánh Nicholas và là nơi Mẹ Thiên Chúa được tôn kính đặc biệt với tước hiệu Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Thành phố này là sự hiện diện của phương Đông ở phương Tây, một nơi hành hương và một cửa ngõ cho hy vọng.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Kitô tại Trung Đông bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là những lời cầu nguyện trên bờ biển với các tín hữu muốn tham gia trực tiếp qua hệ thống truyền hình. Phần thứ hai là thời điểm suy tư và lắng nghe lẫn nhau giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội tại Trung Đông. Các vị sẽ nêu lên quan điểm của mình, cùng với những quan sát và đề xuất.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Một Trung Đông không có Kitô hữu sẽ không còn là Trung Đông nữa”
Anh em thân mến,
Chúng ta, như những người hành hương, đã đến Bari, là cửa sổ mở ra vùng Cận Đông, với cõi lòng nặng trĩu khi nghĩ đến các Giáo hội, những dân tộc của chúng ta và tất cả những ai đang sống trong những hoàn cảnh quá khổ đau. Chúng ta đang nói với họ: “Chúng tôi gần gũi anh chị em”.
Tôi cảm ơn anh em rất thân yêu từ trái tim chân thành của mình, vì anh em đã quảng đại và sẵn sàng đến đây. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người chủ nhà tại thành phố này vì thái độ niềm nở tiếp đón.
Mẹ Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình cùng nhau này. Tại Bari, Mẹ được tôn kính với tước hiệu Hodegetria: Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Tại đây cũng có những di tích của Thánh Nicholas, vị Giám mục Đông phương mà lòng tôn kính dành cho ngài vượt qua bao biển cả và bắt những nhịp cầu nối kết các Giáo hội chúng ta. Xin thánh Nicholas, đấng hay làm phép lạ, can thiệp chữa lành những vết thương mà quá nhiều người đang phải chịu đựng. Ở đây, khi chúng ta chiêm ngưỡng chân trời và biển cả, chúng ta cảm thấy bị cuốn hút để sống ngày hôm nay với tâm trí và trái tim hướng về Trung Đông, giao lộ của các nền văn minh và là cái nôi của các tôn giáo độc thần vĩ đại.
Từ Trung Đông, Chúa chúng ta, là “mặt trời từ trên cao” (Lk 1:78), đã đến thăm chúng ta. Từ đó, ánh sáng đức tin lan truyền khắp thế giới. Ở đó có những dòng suối tâm linh luôn mới mẻ, và cũng từ đó phát xuất ra đời sống viện tu. Ở đó những nghi lễ cổ kính và độc đáo được bảo tồn, cùng với một di sản vô giá về thần học và nghệ thuật thánh. Ở đó di sản của những Nghị Phụ vĩ đại của chúng ta trong đức tin vẫn tiếp tục sống động. Truyền thống này là một kho báu cần được bảo tồn với mọi khả năng của chúng ta, vì Trung Đông là nơi linh hồn chúng ta bắt rễ.
Tuy nhiên, đặc biệt là trong những năm gần đây, khu vực tràn ngập ánh sáng này đã bị che phủ bởi những đám mây đen tối của chiến tranh, bạo lực và hủy diệt, các trường hợp chiếm đóng và các loại chủ nghĩa cực đoan đa dạng, cưỡng bức di cư và bị quên lãng. Tất cả điều này đã diễn ra giữa sự im lặng đồng lõa của nhiều người. Trung Đông đã trở thành vùng đất của những người phải bỏ lại quê hương sau lưng. Cũng có nguy hiểm là sự hiện diện của các anh chị em của chúng ta trong đức tin sẽ biến mất, làm biến dạng chính khuôn mặt của khu vực này. Một Trung Đông không có Kitô hữu sẽ không còn là Trung Đông nữa.
Ngày hôm nay đã được bắt đầu với lời cầu nguyện của chúng ta xin ánh sáng của Thiên Chúa xua tan bóng tối của thế gian. Chúng ta đã thắp lên, trước Thánh Nicholas, “ngọn đèn một ngọn lửa”, là biểu tượng cho một Giáo Hội duy nhất. Hôm nay, hiệp nhất là một, chúng ta muốn thắp lên một ngọn lửa hy vọng. Xin cho các ngọn đèn chúng ta sẽ đặt chung quanh đây trở nên cơ man những dấu chỉ của một ánh sáng tiếp tục tỏa sáng trong bóng tối. Kitô hữu là ánh sáng của thế gian (x. Mt 5:14) không chỉ khi mọi thứ sáng sủa xung quanh họ, mà cả trong những khoảnh khắc đen tối của lịch sử. Họ không nản chí lui vào bóng tối bao quanh, nhưng trái lại tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng với dầu cầu nguyện và tình yêu. Vì khi chúng ta giơ tay lên trời cầu nguyện, và khi chúng ta giơ tay ra cho các anh chị em của mình mà không tìm kiếm lợi lộc riêng, thì ngọn lửa của Thần Khí, Thần Khí hiệp nhất và hòa bình, được nhen nhúm và bùng cháy.
Chúng ta hãy cầu nguyện trong sự hiệp nhất, xin Chúa ban hòa bình là điều mà các thế lực trên thế gian chúng ta chưa có khả năng mang lại. Từ các vùng đồng bằng sông Nile đến thung lũng Jordan và xa hơn nữa, từ Orontes đến Tigris và Euphrates, xin cho lời cầu xin trong Thánh Vịnh được vang lên: “Bình an cùng bạn!” (122: 8). Hướng đến tất cả những anh chị em đau khổ của chúng ta, đến bạn bè và mọi người thuộc mọi tín ngưỡng, chúng ta hãy lặp lại: Bình an cùng bạn! Cùng với Vịnh Gia, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện này một cách đặc biệt cho Giêrusalem, thành thánh yêu quý của Thiên Chúa đang bị thương tích bởi con người, khiến Chúa phải tiếp tục khóc: Bình an cùng bạn!
Hãy có hòa bình! Đây là tiếng kêu của tất cả những ai là Abel của ngày hôm nay, một tiếng kêu thấu đến ngai Thiên Chúa. Vì họ, chúng ta không có quyền nói, dù là ở Trung Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới, rằng “Tôi là người giữ em tôi hay sao?” (Sáng Thế Ký 4: 9). Sự thờ ơ gây ra cái chết, và chúng ta mong muốn cất cao tiếng nói chống lại sự thờ ơ giết người này. Chúng ta muốn đưa ra một tiếng nói cho những người không có tiếng nói, cho những ai không còn có thể làm gì khác hơn là âm thầm lau đi những giọt nước mắt của họ. Trung Đông ngày nay đang khóc lóc, đau khổ và câm nín trước những kẻ đang chà đạp lên những vùng đất đó để tìm kiếm quyền lực hay giàu có. Thay mặt cho những người nhỏ bé, đơn sơ, những người bị thương, và tất cả những người mà Thiên Chúa đứng về phía họ, chúng ta hãy cầu xin: “Hãy có hòa bình!”. Lạy “Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự an ủi” (2 Cor 1: 3), Đấng chữa lành những tâm hồn tan nát và bị bầm dập với những vết thương (x. Tv 147: 3), xin nghe lời cầu nguyện của chúng con.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Source - Libreria Editrice Vaticana - MONIZIONE INTRODUTTIVA DEL SANTO PADRE ALLA PREGHIERA ECUMENICA PER LA PACE Rotonda sul Lungomare Sabato, 7 luglio 2018
Trước những bách hại vẫn đang tiếp diễn trong khu vực đầy bất ổn này, chúng ta có nguy cơ rất thực tế là biến mất hoàn toàn khỏi miền đất đã phát sinh ra Kitô Giáo.
Chính vì thế, ngày thứ Bẩy 7 tháng 7, Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Trung Đông đã có cuộc gặp gỡ, cầu nguyện và hội thảo về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông tại thành phố Bari, Italia. Chủ đề của cuộc gặp gỡ này là “Hòa bình ở cùng anh chị em! Các Kitô hữu hiệp nhất vì Trung Đông”
Ý tưởng về cuộc họp tại Bari đến từ Trung Đông và từ nhiều tiếng nói: các Giáo hội và các Thượng Phụ đã nêu vấn đề trực tiếp với Đức Thánh Cha trong các chuyến viếng thăm Rôma của các ngài.
Bari được chọn là nơi diễn ra cuộc họp vì thành phố này là nơi có di tích Thánh Nicholas và là nơi Mẹ Thiên Chúa được tôn kính đặc biệt với tước hiệu Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Thành phố này là sự hiện diện của phương Đông ở phương Tây, một nơi hành hương và một cửa ngõ cho hy vọng.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Kitô tại Trung Đông bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là những lời cầu nguyện trên bờ biển với các tín hữu muốn tham gia trực tiếp qua hệ thống truyền hình. Phần thứ hai là thời điểm suy tư và lắng nghe lẫn nhau giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội tại Trung Đông. Các vị sẽ nêu lên quan điểm của mình, cùng với những quan sát và đề xuất.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Một Trung Đông không có Kitô hữu sẽ không còn là Trung Đông nữa”
Anh em thân mến,
Chúng ta, như những người hành hương, đã đến Bari, là cửa sổ mở ra vùng Cận Đông, với cõi lòng nặng trĩu khi nghĩ đến các Giáo hội, những dân tộc của chúng ta và tất cả những ai đang sống trong những hoàn cảnh quá khổ đau. Chúng ta đang nói với họ: “Chúng tôi gần gũi anh chị em”.
Tôi cảm ơn anh em rất thân yêu từ trái tim chân thành của mình, vì anh em đã quảng đại và sẵn sàng đến đây. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người chủ nhà tại thành phố này vì thái độ niềm nở tiếp đón.
Mẹ Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình cùng nhau này. Tại Bari, Mẹ được tôn kính với tước hiệu Hodegetria: Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Tại đây cũng có những di tích của Thánh Nicholas, vị Giám mục Đông phương mà lòng tôn kính dành cho ngài vượt qua bao biển cả và bắt những nhịp cầu nối kết các Giáo hội chúng ta. Xin thánh Nicholas, đấng hay làm phép lạ, can thiệp chữa lành những vết thương mà quá nhiều người đang phải chịu đựng. Ở đây, khi chúng ta chiêm ngưỡng chân trời và biển cả, chúng ta cảm thấy bị cuốn hút để sống ngày hôm nay với tâm trí và trái tim hướng về Trung Đông, giao lộ của các nền văn minh và là cái nôi của các tôn giáo độc thần vĩ đại.
Từ Trung Đông, Chúa chúng ta, là “mặt trời từ trên cao” (Lk 1:78), đã đến thăm chúng ta. Từ đó, ánh sáng đức tin lan truyền khắp thế giới. Ở đó có những dòng suối tâm linh luôn mới mẻ, và cũng từ đó phát xuất ra đời sống viện tu. Ở đó những nghi lễ cổ kính và độc đáo được bảo tồn, cùng với một di sản vô giá về thần học và nghệ thuật thánh. Ở đó di sản của những Nghị Phụ vĩ đại của chúng ta trong đức tin vẫn tiếp tục sống động. Truyền thống này là một kho báu cần được bảo tồn với mọi khả năng của chúng ta, vì Trung Đông là nơi linh hồn chúng ta bắt rễ.
Tuy nhiên, đặc biệt là trong những năm gần đây, khu vực tràn ngập ánh sáng này đã bị che phủ bởi những đám mây đen tối của chiến tranh, bạo lực và hủy diệt, các trường hợp chiếm đóng và các loại chủ nghĩa cực đoan đa dạng, cưỡng bức di cư và bị quên lãng. Tất cả điều này đã diễn ra giữa sự im lặng đồng lõa của nhiều người. Trung Đông đã trở thành vùng đất của những người phải bỏ lại quê hương sau lưng. Cũng có nguy hiểm là sự hiện diện của các anh chị em của chúng ta trong đức tin sẽ biến mất, làm biến dạng chính khuôn mặt của khu vực này. Một Trung Đông không có Kitô hữu sẽ không còn là Trung Đông nữa.
Ngày hôm nay đã được bắt đầu với lời cầu nguyện của chúng ta xin ánh sáng của Thiên Chúa xua tan bóng tối của thế gian. Chúng ta đã thắp lên, trước Thánh Nicholas, “ngọn đèn một ngọn lửa”, là biểu tượng cho một Giáo Hội duy nhất. Hôm nay, hiệp nhất là một, chúng ta muốn thắp lên một ngọn lửa hy vọng. Xin cho các ngọn đèn chúng ta sẽ đặt chung quanh đây trở nên cơ man những dấu chỉ của một ánh sáng tiếp tục tỏa sáng trong bóng tối. Kitô hữu là ánh sáng của thế gian (x. Mt 5:14) không chỉ khi mọi thứ sáng sủa xung quanh họ, mà cả trong những khoảnh khắc đen tối của lịch sử. Họ không nản chí lui vào bóng tối bao quanh, nhưng trái lại tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng với dầu cầu nguyện và tình yêu. Vì khi chúng ta giơ tay lên trời cầu nguyện, và khi chúng ta giơ tay ra cho các anh chị em của mình mà không tìm kiếm lợi lộc riêng, thì ngọn lửa của Thần Khí, Thần Khí hiệp nhất và hòa bình, được nhen nhúm và bùng cháy.
Chúng ta hãy cầu nguyện trong sự hiệp nhất, xin Chúa ban hòa bình là điều mà các thế lực trên thế gian chúng ta chưa có khả năng mang lại. Từ các vùng đồng bằng sông Nile đến thung lũng Jordan và xa hơn nữa, từ Orontes đến Tigris và Euphrates, xin cho lời cầu xin trong Thánh Vịnh được vang lên: “Bình an cùng bạn!” (122: 8). Hướng đến tất cả những anh chị em đau khổ của chúng ta, đến bạn bè và mọi người thuộc mọi tín ngưỡng, chúng ta hãy lặp lại: Bình an cùng bạn! Cùng với Vịnh Gia, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện này một cách đặc biệt cho Giêrusalem, thành thánh yêu quý của Thiên Chúa đang bị thương tích bởi con người, khiến Chúa phải tiếp tục khóc: Bình an cùng bạn!
Hãy có hòa bình! Đây là tiếng kêu của tất cả những ai là Abel của ngày hôm nay, một tiếng kêu thấu đến ngai Thiên Chúa. Vì họ, chúng ta không có quyền nói, dù là ở Trung Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới, rằng “Tôi là người giữ em tôi hay sao?” (Sáng Thế Ký 4: 9). Sự thờ ơ gây ra cái chết, và chúng ta mong muốn cất cao tiếng nói chống lại sự thờ ơ giết người này. Chúng ta muốn đưa ra một tiếng nói cho những người không có tiếng nói, cho những ai không còn có thể làm gì khác hơn là âm thầm lau đi những giọt nước mắt của họ. Trung Đông ngày nay đang khóc lóc, đau khổ và câm nín trước những kẻ đang chà đạp lên những vùng đất đó để tìm kiếm quyền lực hay giàu có. Thay mặt cho những người nhỏ bé, đơn sơ, những người bị thương, và tất cả những người mà Thiên Chúa đứng về phía họ, chúng ta hãy cầu xin: “Hãy có hòa bình!”. Lạy “Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự an ủi” (2 Cor 1: 3), Đấng chữa lành những tâm hồn tan nát và bị bầm dập với những vết thương (x. Tv 147: 3), xin nghe lời cầu nguyện của chúng con.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Source - Libreria Editrice Vaticana - MONIZIONE INTRODUTTIVA DEL SANTO PADRE ALLA PREGHIERA ECUMENICA PER LA PACE Rotonda sul Lungomare Sabato, 7 luglio 2018
Đức Phanxicô tại Bari lên án “việc im lặng đồng loã” trước sự đau khổ của Kitô hữu Trung Đông
Vũ Văn An
20:16 07/07/2018
Theo nữ ký giả Claire Giangravè của Tạp Chí Crux (July 7), tại buổi cầu nguyện đại kết tại thị trấn Miền Nam nước Ý, Bari, Đức Phanxicô lên án “sự im lặng đồng loã” trước việc bách hại Kitô hữu tại Trung Đông.
Buổi cầu nguyện trên có sự tham gia của 19 nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, phần lớn là các vị thượng phụ Đông Phương, cầm đầu các giáo hội ở Trung Đông.
Bari, một nơi thường được gọi là “cửa sổ mở ra Trung Đông”, trong lịch sử, vốn là tiền phong trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, một thành phố hướng ra Địa Trung Hải, nơi, trong nhiều thế kỷ, các tôn giáo gặp nhau và chạm trán nhau.
Được coi là sứ giả thiện chí của cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo hôm thứ Bẩy qua là Thánh Nicôla thành Bari, một vị thánh được cả người Công Giáo lẫn Chính Thống tôn kính. Hài tích của ngài được lưu giữ tại Vương Cung Thánh Đường của Thành Phố.
Các vị cầm đầu các giáo hội Chính Thống, các giáo hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Assyria, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, một đại diện Giáo Hội Luthêrô, và một Đại Diện của Hội Đồng Các Giáo Hội Trung Đông đã đáp lời mời của Đức Phanxicô dự cuộc gặp gỡ đại kết có chủ đề là “Bình an cho các con! Kitô hữu cùng nhau cho Trung Đông”.
Năm nhà lãnh đạo khác chỉ gửi đại diện, trong đó có Thượng Phụ Kirill của Moscow và Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Melkite của Antioch.
Từ Vatican đến bằng trực thăng, Đức Phanxicô được nghinh đón bởi Đức Tổng Giám Mục Franccesco Cacussi của Bari-Bitonto và các đại diện Thành Phố. Sau đó, ngài ôm hôn thắm thiết các đại diện tôn giáo ở bên ngoài Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla, do các cha Dòng Đa Minh coi sóc.
Cùng nhau, các ngài đã cầu nguyện trước hài tích của Thánh Nicôla và đốt cây nến duy nhất tượng trưng cho việc cam kết thống nhất nhằm kết liễu chiến tranh tại Trung Đông.
Buổi cầu nguyện đại kết diễn ra ở bờ biển Bari nhìn sang Trung Đông, một vùng được Đức Phanxicô mô tả là nơi gin giữ các truyền thống Kitô Giáo.
Đức Giáo Hoàng và các vị thượng phụ đã đáp chuyến xe búyt để tới đây. Chiếc xe buýt không cửa sổ, không mái che để các vị vẫy tay đáp lễ đám đông dọc hai bên đường. Hình ảnh này vẽ lên một bức tranh đại kết đẹp đẽ đang chuyển động.
Tưởng cũng nên biết đây không phải là buổi cầu nguyện đại kết đầu tiên của Đức Phanxicô. Ngày 7 tháng Chín năm 2013, ngài từng kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình tại Syria. Năm 2014, ngài hướng dẫn một buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình với sự tham dự của Tổng Thống Do Thái Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine, Mahmoud Abbas.
Sau buổi cầu nguyện, các nhà lãnh đạo đã dự cuộc họp mật tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla.
Đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông
Theo Nữ Ký Giả Inés San Martin, cũng của Tạp Chí Crux (July 7), sau cuộc họp mật trên, Đức Phanxicô tuyên bố rằng các cuộc đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông, chỉ có ước nguyện gặp gỡ và đối thoại cụ thể mới làm được việc này.
Ngài cũng kêu gọi kết thúc việc dùng vùng này để kiếm “các lợi lội không ăn có gì với Trung Đông cả” và đòi cho các Kitô hữu được đối xử “như các công dân trọn vẹn”.
Ngài nói rằng “với nỗi đau buồn sâu xa, nhưng cũng hy vọng liên lỉ, chúng tôi hướng cái nhìn của chúng tôi về Giêrusalem, thành phố của mọi người, thành phố độc đáo và thánh thiêng đối với các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo khắp thế giới”. Ngài kêu gọi phải tôn trọng status quo (hiện trạng) của Thành Phố này, một điều đã được Cộng Đồng Quốc Tế biểu quyết và là một thuật ngữ ám chỉ thoả thuận giữa các hệ phái Kitô Giáo về việc điều hòa việc kiểm soát thành phố và việc lui tới các địa điểm thánh.
Theo Đức Phanxicô, chỉ một giải pháp được thương thuyết giữa người Do Thái và người Palestine, được sự cổ vũ của quốc tế, mới dẫn tới nền hòa bình lâu dài và bảo đảm việc “sống chung của hai quốc gia”
Đứng cạnh các nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, sau buổi họp kín bên trong Nhà Thờ Thánh Nicôla, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài và các vị đại diện cam kết dấn thân cho việc “cùng nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc, với hy vọng nghệ thuật gặp gỡ sẽ thắng thế các chiến lược tranh chấp.
Ngài cho rằng việc biểu lộ sự hợp nhất trên hy vọng sẽ thay thế “các dấu chỉ của sức mạnh đe dọa” bằng “sức mạnh của các dấu chỉ” vì nó tượng trưng cho việc các người nam nữ thuộc các niềm tin khác nhau đến với nhau, không sợ phải đối thoại với nhau, trao đổi các ý nghĩ và cùng quan tâm tới thiện ích không phải của một mà của mọi người.
Đức Phanxicô nói rằng “Chỉ bằng cách đó, bằng cách bảo đảm để không ai còn thiếu bánh ăn và việc làm, phẩm giá và hy vọng, các lời hô hoán chiến tranh mới biến thành những bài ca hòa bình”.
Ngài nói thêm nhóm của ngài đến với nhau như dấu chỉ họ cần theo đuổi việc gặp gỡ “mà không sợ dị biệt”. Như Đức Phanxicô nhận định, Kitô giáo phát sinh ở Trung Đông, nên cả các Kitô Hữu nữa phải có quyền được đối xử như “các công dân trọn vẹn với các quyền bình đẳng”.
Trước đó, trong chính buổi cầu nguyện đại kết, Đức Phanxicô cảnh cáo rằng sự hiện diện của các Kitô hữu trong vùng đang gặp nguy cơ và sự khuất dạng của họ làm méo mó “chính khuôn mặt của vùng. Vì một Trung Đông mà không có các Kitô hữu sẽ không phải là Trung Đông”
Trong các nhận định cuối cùng của ngài sau cuộc gặp mặt riêng các nhà lãnh đạo khác, Đức Phanxicô cũng nói rằng muốn có hòa bình tại Trung Đông, những người đang cầm quyền phải làm việc cho nền hòa bình đích thực chứ không cho quyền lợi riêng của họ. Ngài nói: “Hãy chấm dứt việc số ít hưởng lợi trên đau khổ của số nhiều! Không được chiếm lãnh thổ và do đó phân tán cả một dân tộc nữa! Không được để cho sự thật một nửa tiếp tục làm thất vọng các hoài mong của con người nữa!Hãy chấm dứt việc dùng Trung Đông để kiếm các lợi lộc không dính dáng gì tới Trung Đông!”
Ngài cho rằng chiến tranh là “đại họa đang tàn phá vùng đất yêu quí này một cách bi thảm” với người nghèo là nạn nhân chính còn chiến tranh là “con gái của quyền lực và nghèo đói” nên phải bị đánh gục bằng việc “từ bỏ lòng thèm khát thế thượng phong và bằng cách tận diệt nghèo đói”
Ngài cũng nhìn nhận rằng nhiều cuộc tranh chấp đã bị đổ thêm dầu bởi các hình thức của chủ nghĩa cực đoan, một chủ nghĩa “đội lốt tôn giáo” làm nhục Danh Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình.
Cũng như trước đây, Đức Phanxicô cũng nói rằng không thể nói đến hòa bình trong khi vẫn “bí mật chạy đua chất chồng vũ khí mới”. Ngài bảo: “Ta đừng quên thế kỷ qua. Ta đừng quên các bài học Hiroshima và Nagasaki. Ta đừng biến Trung Đông, nơi Lời hòa bình đã phát sinh, thành vùng tối tăm của im lặng”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Đủ rồi lòng thèm khát lợi nhuận vốn lén lút khai thác các giếng dầu và hơi đốt không kiêng dè gì căn nhà chung của chúng ta, không lưu tâm gì tới sự kiện thị trường năng lượng nay đòi phải có luật sống chung giữa các dân tộc”.
Đức Phanxicô cũng nhận định rằng trong nhiều năm, giới trẻ vốn phải khóc than cho các cái chết dã man trong gia đình họ và thấy lãnh thổ quê hương họ bị đe dọa, thường cho rằng viễn ảnh duy nhất của họ là bỏ đi.
Ngài cho rằng “Đó là cái chết của niềm hy vọng. Quá nhiều trẻ em gần như suốt đời phải chứng kiến gạch vụn thay vì trường học, nghe những tiếng đạn bom nhức óc thay vì tiếng vui nhộn của sân chơi”.
Cuối cùng, Đức Phanxicô tha thiết nói rằng “Tôi năn nỉ điều này: Ước chi nhân loại lắng nghe tiếng kêu của các trẻ em, mà miệng lưỡi quen ca khen vinh quang Thiên Chúa. Chỉ bằng cách lau khô nước mắt các em, thế giới mới tìm lại được phẩm giá của mình”.
Buổi cầu nguyện trên có sự tham gia của 19 nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, phần lớn là các vị thượng phụ Đông Phương, cầm đầu các giáo hội ở Trung Đông.
Bari, một nơi thường được gọi là “cửa sổ mở ra Trung Đông”, trong lịch sử, vốn là tiền phong trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, một thành phố hướng ra Địa Trung Hải, nơi, trong nhiều thế kỷ, các tôn giáo gặp nhau và chạm trán nhau.
Được coi là sứ giả thiện chí của cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo hôm thứ Bẩy qua là Thánh Nicôla thành Bari, một vị thánh được cả người Công Giáo lẫn Chính Thống tôn kính. Hài tích của ngài được lưu giữ tại Vương Cung Thánh Đường của Thành Phố.
Các vị cầm đầu các giáo hội Chính Thống, các giáo hội Chính Thống Đông Phương, Giáo Hội Chính Thống Assyria, các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, một đại diện Giáo Hội Luthêrô, và một Đại Diện của Hội Đồng Các Giáo Hội Trung Đông đã đáp lời mời của Đức Phanxicô dự cuộc gặp gỡ đại kết có chủ đề là “Bình an cho các con! Kitô hữu cùng nhau cho Trung Đông”.
Năm nhà lãnh đạo khác chỉ gửi đại diện, trong đó có Thượng Phụ Kirill của Moscow và Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Melkite của Antioch.
Từ Vatican đến bằng trực thăng, Đức Phanxicô được nghinh đón bởi Đức Tổng Giám Mục Franccesco Cacussi của Bari-Bitonto và các đại diện Thành Phố. Sau đó, ngài ôm hôn thắm thiết các đại diện tôn giáo ở bên ngoài Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla, do các cha Dòng Đa Minh coi sóc.
Cùng nhau, các ngài đã cầu nguyện trước hài tích của Thánh Nicôla và đốt cây nến duy nhất tượng trưng cho việc cam kết thống nhất nhằm kết liễu chiến tranh tại Trung Đông.
Buổi cầu nguyện đại kết diễn ra ở bờ biển Bari nhìn sang Trung Đông, một vùng được Đức Phanxicô mô tả là nơi gin giữ các truyền thống Kitô Giáo.
Đức Giáo Hoàng và các vị thượng phụ đã đáp chuyến xe búyt để tới đây. Chiếc xe buýt không cửa sổ, không mái che để các vị vẫy tay đáp lễ đám đông dọc hai bên đường. Hình ảnh này vẽ lên một bức tranh đại kết đẹp đẽ đang chuyển động.
Tưởng cũng nên biết đây không phải là buổi cầu nguyện đại kết đầu tiên của Đức Phanxicô. Ngày 7 tháng Chín năm 2013, ngài từng kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình tại Syria. Năm 2014, ngài hướng dẫn một buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình với sự tham dự của Tổng Thống Do Thái Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine, Mahmoud Abbas.
Sau buổi cầu nguyện, các nhà lãnh đạo đã dự cuộc họp mật tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicôla.
Đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông
Theo Nữ Ký Giả Inés San Martin, cũng của Tạp Chí Crux (July 7), sau cuộc họp mật trên, Đức Phanxicô tuyên bố rằng các cuộc đình chiến do sức mạnh áp đặt sẽ không mang lại hòa bình cho Trung Đông, chỉ có ước nguyện gặp gỡ và đối thoại cụ thể mới làm được việc này.
Ngài cũng kêu gọi kết thúc việc dùng vùng này để kiếm “các lợi lội không ăn có gì với Trung Đông cả” và đòi cho các Kitô hữu được đối xử “như các công dân trọn vẹn”.
Ngài nói rằng “với nỗi đau buồn sâu xa, nhưng cũng hy vọng liên lỉ, chúng tôi hướng cái nhìn của chúng tôi về Giêrusalem, thành phố của mọi người, thành phố độc đáo và thánh thiêng đối với các Kitô hữu, người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo khắp thế giới”. Ngài kêu gọi phải tôn trọng status quo (hiện trạng) của Thành Phố này, một điều đã được Cộng Đồng Quốc Tế biểu quyết và là một thuật ngữ ám chỉ thoả thuận giữa các hệ phái Kitô Giáo về việc điều hòa việc kiểm soát thành phố và việc lui tới các địa điểm thánh.
Theo Đức Phanxicô, chỉ một giải pháp được thương thuyết giữa người Do Thái và người Palestine, được sự cổ vũ của quốc tế, mới dẫn tới nền hòa bình lâu dài và bảo đảm việc “sống chung của hai quốc gia”
Đứng cạnh các nhà lãnh đạo Kitô Giáo khác, sau buổi họp kín bên trong Nhà Thờ Thánh Nicôla, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài và các vị đại diện cam kết dấn thân cho việc “cùng nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc, với hy vọng nghệ thuật gặp gỡ sẽ thắng thế các chiến lược tranh chấp.
Ngài cho rằng việc biểu lộ sự hợp nhất trên hy vọng sẽ thay thế “các dấu chỉ của sức mạnh đe dọa” bằng “sức mạnh của các dấu chỉ” vì nó tượng trưng cho việc các người nam nữ thuộc các niềm tin khác nhau đến với nhau, không sợ phải đối thoại với nhau, trao đổi các ý nghĩ và cùng quan tâm tới thiện ích không phải của một mà của mọi người.
Đức Phanxicô nói rằng “Chỉ bằng cách đó, bằng cách bảo đảm để không ai còn thiếu bánh ăn và việc làm, phẩm giá và hy vọng, các lời hô hoán chiến tranh mới biến thành những bài ca hòa bình”.
Ngài nói thêm nhóm của ngài đến với nhau như dấu chỉ họ cần theo đuổi việc gặp gỡ “mà không sợ dị biệt”. Như Đức Phanxicô nhận định, Kitô giáo phát sinh ở Trung Đông, nên cả các Kitô Hữu nữa phải có quyền được đối xử như “các công dân trọn vẹn với các quyền bình đẳng”.
Trước đó, trong chính buổi cầu nguyện đại kết, Đức Phanxicô cảnh cáo rằng sự hiện diện của các Kitô hữu trong vùng đang gặp nguy cơ và sự khuất dạng của họ làm méo mó “chính khuôn mặt của vùng. Vì một Trung Đông mà không có các Kitô hữu sẽ không phải là Trung Đông”
Trong các nhận định cuối cùng của ngài sau cuộc gặp mặt riêng các nhà lãnh đạo khác, Đức Phanxicô cũng nói rằng muốn có hòa bình tại Trung Đông, những người đang cầm quyền phải làm việc cho nền hòa bình đích thực chứ không cho quyền lợi riêng của họ. Ngài nói: “Hãy chấm dứt việc số ít hưởng lợi trên đau khổ của số nhiều! Không được chiếm lãnh thổ và do đó phân tán cả một dân tộc nữa! Không được để cho sự thật một nửa tiếp tục làm thất vọng các hoài mong của con người nữa!Hãy chấm dứt việc dùng Trung Đông để kiếm các lợi lộc không dính dáng gì tới Trung Đông!”
Ngài cho rằng chiến tranh là “đại họa đang tàn phá vùng đất yêu quí này một cách bi thảm” với người nghèo là nạn nhân chính còn chiến tranh là “con gái của quyền lực và nghèo đói” nên phải bị đánh gục bằng việc “từ bỏ lòng thèm khát thế thượng phong và bằng cách tận diệt nghèo đói”
Ngài cũng nhìn nhận rằng nhiều cuộc tranh chấp đã bị đổ thêm dầu bởi các hình thức của chủ nghĩa cực đoan, một chủ nghĩa “đội lốt tôn giáo” làm nhục Danh Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình.
Cũng như trước đây, Đức Phanxicô cũng nói rằng không thể nói đến hòa bình trong khi vẫn “bí mật chạy đua chất chồng vũ khí mới”. Ngài bảo: “Ta đừng quên thế kỷ qua. Ta đừng quên các bài học Hiroshima và Nagasaki. Ta đừng biến Trung Đông, nơi Lời hòa bình đã phát sinh, thành vùng tối tăm của im lặng”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Đủ rồi lòng thèm khát lợi nhuận vốn lén lút khai thác các giếng dầu và hơi đốt không kiêng dè gì căn nhà chung của chúng ta, không lưu tâm gì tới sự kiện thị trường năng lượng nay đòi phải có luật sống chung giữa các dân tộc”.
Đức Phanxicô cũng nhận định rằng trong nhiều năm, giới trẻ vốn phải khóc than cho các cái chết dã man trong gia đình họ và thấy lãnh thổ quê hương họ bị đe dọa, thường cho rằng viễn ảnh duy nhất của họ là bỏ đi.
Ngài cho rằng “Đó là cái chết của niềm hy vọng. Quá nhiều trẻ em gần như suốt đời phải chứng kiến gạch vụn thay vì trường học, nghe những tiếng đạn bom nhức óc thay vì tiếng vui nhộn của sân chơi”.
Cuối cùng, Đức Phanxicô tha thiết nói rằng “Tôi năn nỉ điều này: Ước chi nhân loại lắng nghe tiếng kêu của các trẻ em, mà miệng lưỡi quen ca khen vinh quang Thiên Chúa. Chỉ bằng cách lau khô nước mắt các em, thế giới mới tìm lại được phẩm giá của mình”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tường trình và Hình ảnh Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam 6-7-2018
VietCatholic
09:38 07/07/2018
Tường trình và Hình ảnh Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam
Xem thêm Hình ảnh (Photo: Kingston Bùi)
Xem thêm Hình ảnh (Photo: William Nguyễn)
Tuyên bố lý do của LM Trần Công Nghị
Bài tường trình của Thanh Phong - Viendongdaily.com
Tâm thư Đức Cha Nguyễn Thái Thành
Xem video lời phát biểu của ĐC Nguyễn Thái Hợp và ĐC Hoàng Đức Oanh
Bài phát biểu của Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
Bài phát biểu của Mục sư Nguyễn Xuân Hồng
Chương trình Đêm Thắp Nến được LIVE TV trên các đài như sau:
VietCatholic TV on UNO channel #94
VIETV directv 2036
VIETV San jose 38.3
VIETV Houston 55.5
VIETV Dallas 55.5
VANTV Houston 55.6
UNO 102
180706TN01s.jpg'
CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
THỨ SÁU, NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 2018 TẠI TRUNG TÂM Công Giáo
6:55 PM GIỚI THIỆU QUAN KHÁCH THAM DỰ
- PHỤ TRÁCH: Nguyễn Khanh & Minh Phượng
7:00 PM LỂ CHÀO CỜ (MC mời mọi người đứng lên)
(a) ĐỘI HẦU KỲ TIẾN LÊN KHÁN ĐÀI.
- PHỤ TRÁCH: Hiệp sĩ Columbus Hội Đồng Đức Mẹ La Vang.
(b) QUỐC CA VNCH, HOA KỲ VÀ MỘT PHÚT MẶC NIỆM (CD)
- PHỤ TRÁCH: Nhạc Sĩ Nguyễn Ngọc Cang & Moon Flowers
7:10 PM CHÀO MỪNG & TUYÊN BỐ LÝ DO
LM TRẦN CÔNG NGHỊ (Chủ tịch CĐ Giáo sĩ và Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ)
7:15 PM PHÁT BIỂU: MỤC SƯ NGUYỄN XUÂN HỒNG (Chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn)
7:20 PM PHÁT BIỂU: Đức Cha TÔMA NGUYỄN THÁI THÀNH (Giám Mục Phụ Tá Địa Phận Orange)
7:25 PM CHIẾU VIDEO PHÁT BIỂU: Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch UB Công lý Hòa Bình
& Đức Cha Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Kontum
7:35 PM HỢP CA: PHỤ TRÁCH: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ
PHỤ TRÁCH: Ban Tù Ca Xuân Điềm.
7:45 PM PHÁT BIỂU: “HIỄM HOẠ CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”
Kinh Tế Gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
8:55 PM THẮP NẾN: PHÂN PHỐI VÀ THẮP NẾN
- PHỤ TRÁCH: Hội Sinh viên Công Giáo Việt Nam
*** Trong lúc thắp nến HỢP CA: LỜI NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG & KINH HÒA BÌNH)
-PHỤ TRÁCH: Liên Ca Đoàn Nô Tỳ Thiên Chúa & Saint Michael
8:00 PM CẦU NGUYỆN: HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN DÂNG HƯƠNG VÀ DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN
* ĐẠI DIỆN TỪNG TÔN GIÁO DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN (1 phút mỗi tôn giáo)
- PHỤ TRÁCH: LM Mai Khải Hoàn.
- PHỤ TRÁCH: HỘI CAO NIÊN Công Giáo.
8:15 PM “CON CÓ MỘT TỔ QUỐC” (Thơ ĐHY Nguyễn Văn Thuận): Vũ Đoàn Giáo xứ Tam Biên
8:20 PM PHÁT BIỂU: DÂN BIỂU LIÊN BANG HK ALAN LOWENTHAL
8:30 PM. ĐỒNG CA: GIỮ ĐẤT CHO DÂN VÀ VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ
-PHỤ TRÁCH: Đoàn Du Ca Nam California.
8:40 PM LỜI CẢM TẠ CỦA BAN TỔ CHỨC: LM TRẦN VĂN KIỂM – Giám Đốc TTCG
MC: Mời mọi người tham dự cùng đồng ca “VIỆT NAM, VIỆT NAM”
- PHỤ TRÁCH: Đoàn Du Ca Nam California.
8:45 PM KẾT THÚC
THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC
A. BAN TỔ CHỨC: ĐÔ Phạm Quốc Tuấn, LM Trần Văn Kiểm, LM Mai Khải Hoàn,
LM Trần Công Nghị, LM Trần Cao Thượng và MS Nguyễn Xuân Hồng.
B. BAN ĐIỀU HÀNH: LM Trần Công Nghị, LM Trần Văn Kiểm, Nguyễn Khanh
C. ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH & STAGE MANAGER: Minh Phượng & Nguyễn Khanh
D. TIẾP TÂN, GHI DANH & HƯỚNG DẨN: BCH Miền và Cộng Đồng Công Giáo GP Orange
E. LỄ CHÀO CỜ: Hiệp Sĩ Columbus – Hội Đồng Huân Tước Đức Mẹ La Vang 3564
F. ÂM THANH, ÂM NHẠC & SLIDE SHOW: Nhạc Sĩ Nguyễn Ngọc Cang.
G. CHIẾU SLIDE SHOW: Ngọc-Chiệu (Hiệp Sĩ Columbus)
H. ĐÁNH CHIÊN & TRỐNG: Hội Cao Niên Công Giáo
I. BÀN THỜ TỔ QUỐC, SÂN KHẤU & TRANG HOÀNG: Anh Chuyên
J. HƯỚNG DẨN ĐẬU XE & TRẬT TỰ: Liên Minh Thánh Tâm
K. NẾN, LY NHỰA & LIGHTERS: Sinh Viên Công Giáo
L. XẾP GHẾ & THU DỌN GHẾ: Hiệp Sĩ Columbus Việt Nam
M. NƯỚC UỐNG & THỨC ĂN CHO VOLUNTEERS: Các Bà Mẹ Công Giáo
N. LIVE TV: Trực tiếp truyền hình trên VietCatholic UNO channel #94
và VIETV DIRECTTV 2036
ĐOÀN THỂ THAM DỰ:
1. HIỆP SĨ COLUMBUS HỘI ĐỒNG Đức Mẹ LA VANG (Nguyễn Khanh)
VÀ CHI ĐOÀN CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
2. BAN TÙ CA XUÂN ĐIỀM (Nhạc Sĩ Xuân Điềm)
3. CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ (Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng)
4. ĐOÀN DU CA NAM CALIFORNIA (BS Phạm Đỗ Thiên-Hương)
5. HỘI CÁC BÀ MẸ Công Giáo
6. LIÊN MINH THÁNH TÂM
7. HỘI CAO NIÊN Công Giáo
8. HỘI SINH VIÊN Công Giáo VIỆT NAM (LM Bill Cao & LM Tạ Anh Kiệt)
9. GIÁO XỨ TAM BIÊN (Chị Minh Phượng)
10. VIETV LIVE ON DIRECTTV (Kevin Ngô Lân và Phan Quang)
11. LIVE ON VIETCATHOLIC TV: UNO channel #94 (LM Trần Công Nghị)
Xem thêm Hình ảnh (Photo: Kingston Bùi)
Xem thêm Hình ảnh (Photo: William Nguyễn)
Tuyên bố lý do của LM Trần Công Nghị
Bài tường trình của Thanh Phong - Viendongdaily.com
Tâm thư Đức Cha Nguyễn Thái Thành
Xem video lời phát biểu của ĐC Nguyễn Thái Hợp và ĐC Hoàng Đức Oanh
Bài phát biểu của Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
Bài phát biểu của Mục sư Nguyễn Xuân Hồng
Chương trình Đêm Thắp Nến được LIVE TV trên các đài như sau:
VietCatholic TV on UNO channel #94
VIETV directv 2036
VIETV San jose 38.3
VIETV Houston 55.5
VIETV Dallas 55.5
VANTV Houston 55.6
UNO 102
180706TN01s.jpg'
CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
THỨ SÁU, NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 2018 TẠI TRUNG TÂM Công Giáo
6:55 PM GIỚI THIỆU QUAN KHÁCH THAM DỰ
- PHỤ TRÁCH: Nguyễn Khanh & Minh Phượng
7:00 PM LỂ CHÀO CỜ (MC mời mọi người đứng lên)
(a) ĐỘI HẦU KỲ TIẾN LÊN KHÁN ĐÀI.
- PHỤ TRÁCH: Hiệp sĩ Columbus Hội Đồng Đức Mẹ La Vang.
(b) QUỐC CA VNCH, HOA KỲ VÀ MỘT PHÚT MẶC NIỆM (CD)
- PHỤ TRÁCH: Nhạc Sĩ Nguyễn Ngọc Cang & Moon Flowers
7:10 PM CHÀO MỪNG & TUYÊN BỐ LÝ DO
LM TRẦN CÔNG NGHỊ (Chủ tịch CĐ Giáo sĩ và Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ)
7:15 PM PHÁT BIỂU: MỤC SƯ NGUYỄN XUÂN HỒNG (Chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn)
7:20 PM PHÁT BIỂU: Đức Cha TÔMA NGUYỄN THÁI THÀNH (Giám Mục Phụ Tá Địa Phận Orange)
7:25 PM CHIẾU VIDEO PHÁT BIỂU: Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch UB Công lý Hòa Bình
& Đức Cha Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Kontum
7:35 PM HỢP CA: PHỤ TRÁCH: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ
PHỤ TRÁCH: Ban Tù Ca Xuân Điềm.
7:45 PM PHÁT BIỂU: “HIỄM HOẠ CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”
Kinh Tế Gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
8:55 PM THẮP NẾN: PHÂN PHỐI VÀ THẮP NẾN
- PHỤ TRÁCH: Hội Sinh viên Công Giáo Việt Nam
*** Trong lúc thắp nến HỢP CA: LỜI NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG & KINH HÒA BÌNH)
-PHỤ TRÁCH: Liên Ca Đoàn Nô Tỳ Thiên Chúa & Saint Michael
8:00 PM CẦU NGUYỆN: HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN DÂNG HƯƠNG VÀ DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN
* ĐẠI DIỆN TỪNG TÔN GIÁO DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN (1 phút mỗi tôn giáo)
- PHỤ TRÁCH: LM Mai Khải Hoàn.
- PHỤ TRÁCH: HỘI CAO NIÊN Công Giáo.
8:15 PM “CON CÓ MỘT TỔ QUỐC” (Thơ ĐHY Nguyễn Văn Thuận): Vũ Đoàn Giáo xứ Tam Biên
8:20 PM PHÁT BIỂU: DÂN BIỂU LIÊN BANG HK ALAN LOWENTHAL
8:30 PM. ĐỒNG CA: GIỮ ĐẤT CHO DÂN VÀ VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ
-PHỤ TRÁCH: Đoàn Du Ca Nam California.
8:40 PM LỜI CẢM TẠ CỦA BAN TỔ CHỨC: LM TRẦN VĂN KIỂM – Giám Đốc TTCG
MC: Mời mọi người tham dự cùng đồng ca “VIỆT NAM, VIỆT NAM”
- PHỤ TRÁCH: Đoàn Du Ca Nam California.
8:45 PM KẾT THÚC
THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC
A. BAN TỔ CHỨC: ĐÔ Phạm Quốc Tuấn, LM Trần Văn Kiểm, LM Mai Khải Hoàn,
LM Trần Công Nghị, LM Trần Cao Thượng và MS Nguyễn Xuân Hồng.
B. BAN ĐIỀU HÀNH: LM Trần Công Nghị, LM Trần Văn Kiểm, Nguyễn Khanh
C. ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH & STAGE MANAGER: Minh Phượng & Nguyễn Khanh
D. TIẾP TÂN, GHI DANH & HƯỚNG DẨN: BCH Miền và Cộng Đồng Công Giáo GP Orange
E. LỄ CHÀO CỜ: Hiệp Sĩ Columbus – Hội Đồng Huân Tước Đức Mẹ La Vang 3564
F. ÂM THANH, ÂM NHẠC & SLIDE SHOW: Nhạc Sĩ Nguyễn Ngọc Cang.
G. CHIẾU SLIDE SHOW: Ngọc-Chiệu (Hiệp Sĩ Columbus)
H. ĐÁNH CHIÊN & TRỐNG: Hội Cao Niên Công Giáo
I. BÀN THỜ TỔ QUỐC, SÂN KHẤU & TRANG HOÀNG: Anh Chuyên
J. HƯỚNG DẨN ĐẬU XE & TRẬT TỰ: Liên Minh Thánh Tâm
K. NẾN, LY NHỰA & LIGHTERS: Sinh Viên Công Giáo
L. XẾP GHẾ & THU DỌN GHẾ: Hiệp Sĩ Columbus Việt Nam
M. NƯỚC UỐNG & THỨC ĂN CHO VOLUNTEERS: Các Bà Mẹ Công Giáo
N. LIVE TV: Trực tiếp truyền hình trên VietCatholic UNO channel #94
và VIETV DIRECTTV 2036
ĐOÀN THỂ THAM DỰ:
1. HIỆP SĨ COLUMBUS HỘI ĐỒNG Đức Mẹ LA VANG (Nguyễn Khanh)
VÀ CHI ĐOÀN CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
2. BAN TÙ CA XUÂN ĐIỀM (Nhạc Sĩ Xuân Điềm)
3. CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ (Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng)
4. ĐOÀN DU CA NAM CALIFORNIA (BS Phạm Đỗ Thiên-Hương)
5. HỘI CÁC BÀ MẸ Công Giáo
6. LIÊN MINH THÁNH TÂM
7. HỘI CAO NIÊN Công Giáo
8. HỘI SINH VIÊN Công Giáo VIỆT NAM (LM Bill Cao & LM Tạ Anh Kiệt)
9. GIÁO XỨ TAM BIÊN (Chị Minh Phượng)
10. VIETV LIVE ON DIRECTTV (Kevin Ngô Lân và Phan Quang)
11. LIVE ON VIETCATHOLIC TV: UNO channel #94 (LM Trần Công Nghị)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bài phát biểu - Căn cước của chúng ta: Chúng tôi là nhân dân
Mục sư Nguyễn Xuân Hồng
22:19 07/07/2018
BÀI PHÁT BIỂU NGÀY 6-7-2018
của Mục sư Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Đông Liên Tôn
Trong buổi thắp nến cầu nguyện cho quê hương dân tộc tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Orange
Kính thưa các bậc trưởng thượng, kính thưa quí vị lãnh đạo các tôn giáo, các cơ quan chính quyền, các đoàn thể xã hội, cùng toàn thể quan khách. Tôi xin mạn phép thay mặt HĐLT VN tại HK mạo muội trình bày một vài ý kiến kính gởi đến quí vị cũng như toàn thể đồng bào trong nước.
Kính thưa quí vị! Dietrich Bonhoeffer một vị mục sư và nhà thần học Tin Lành nổi tiếng Đức quốc vào thời Thế chiến II đã nói một câu bất hũ: “Silence in the face of evil is itself evil: God will not hold us guiltless. Not to speak is to speak. Not to act is to act.” (Im lặng trước điều ác chính là một điều ác. Đức Chúa Trời sẽ không bỏ qua cho chúng ta đâu. Không nói gì hết tức là nói đấy. Không làm gì hết tức là làm đấy). Ông đã thực hành điều mình nói, đã tham gia công cuộc lật đổ Hitler, bị bắt và chịu tử hình trước khi quân đồng minh tiến vào. Tôi có nghe trên youtube một số bài giảng của những linh mục trẻ ở VN mạnh dạn lên án những bất công tệ nạn ở trong nước. Cũng như Bonhoeffer, họ là những người chăn chiên can đảm, ý thức được trách nhiệm ngôn sứ của mình, nói lên sự thât và sẵn sàng chấp nhận hậu quả.
Kính thưa đồng bào trong nước, Chúng tôi ở đây cách xa tổ quốc ngàn dặm đại dương, không thể làm gì nhiều hơn là bày tỏ sự đồng tình với đồng bào và cầu nguyện cho đồng bào. Rồi đây, đồng bào sẽ còn phải hành động nhiều nữa, hi sinh nhiều nữa, nhưng xin hãy nhớ cho rằng chúng tôi sẽ luôn luôn sát cánh với đông bào, yễm trợ đồng bào bằng mọi cách có thể được.
Tôi xin có một đề nghị nhỏ với đồng bào, tôi không kêu gọi biểu tình, chống đối hay bạo động, bất kỳ nam nữ, già trẻ, giàu nghèo cũng đều có thể làm được đề nghị nầy. Đó là mọi người hãy mang trước ngực mình hàng chữ: CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN. Không ai có quyền cấm đồng bào làm điều đó. Một hành động có vẻ tầm thường nhưng lại rất quan trọng, vì nó nhắc nhở đồng bào nhớ lại cái địa vị thật sự của mình là chủ nhân của đất nước. Nó giúp đồng bào ý thức được vai trò và sức mạnh của mính. Đồng bào sẽ hành động như một tập thể chứ không phải như những cá nhân lẻ loi nữa.
CS là tổ sư của trò chơi chữ, đánh tráo khái niệm. Họ hô hào ‘đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ’. Đảng là họ rồi, nhà nước cũng của họ nữa, nhưng còn nhân dân là ai? Thưa, là tất cả mọi người, nghĩa là không phải là ai hết. Khi nhân dân chỉ là cái bóng ma, không có mặt mũi tên tuổi, thì đảng cứ tha hồ nhân danh nhân dân ăn ngược nói ngạo, nghĩ quấy làm càng. Nếu kêu ca, phản kháng, thì cứ gán cho cái tội chống lại nhân dân, ném vào tù là xong.
Bây giờ, nếu cả 90 triệu người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo, học thức mù chữ, trong thôn quê ngoài thành phố, trên cao nguyên dưới đồng bằng, cùng vỗ ngực xưng với đảng rằng CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN đây, thì sẽ không một ai dám khinh thường đồng bào nữa. Bởi vì khi ấy đồng bào thuộc về đa số tuyệt đối, một người bị đàn áp thì có cả chục cả trăm binh vực; một người bị bao vây thì có cả trăm cả ngàn người đến giải thoát; một người bị đánh chết thì cả vạn ức nguòi kéo nhau đi đòi công lý. Kẻ ác chỉ mạnh khi mọi nguòi khoanh tay đứng nhìn trong lúc chúng hiếp đáp người khác. Nhưng khi mọi nguòi ý thức rằng hôm nay họ là nạn nhân thì ngày mai sẽ đến minh, cùng hè nhau binh vực họ, thì chắc chắn lũ cướp sẽ phải ngán sợ.
Đồng bào là nhân dân, là con thừa tự của mẹ VN tiền rừng bạc biển, là chủ nhân thật sự của giang sơn gấm vóc nầy. Khi còn non nớt, đồng bào chưa ý thức được quyền lợi của mình, bị tên quản lý là đảng CS lừa phỉnh chiếm đoạt gia tài, chỉ nuôi đồng bào bằng cơm thừa canh cặn, lại còn dạy đồng bào phải biết ơn nó. Nhưng nay đồng bào đã trưởng thành, đã rõ âm mưu xảo quyệt của tên đầy tớ, hãy công bố căn cước của mình, hãy nói lớn rằng CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN, chúng tôi là chủ đất nước nầy! Khi ấy đồng bào sẽ không cần năn nỉ xin huỷ bỏ hay thu hồi một đạo luật nào cả. Đồng bào có quyền giải tán cái quốc hội bù nhìn ăn hại, chuyên ngủ gục và bấm nút thuận. Đồng bào có quyền đứng ra tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến, huỷ bỏ cái hiến pháp lạc hậu phản động cho phép cái đảng gian trá được ngồi vĩnh viễn trên đầu nhân dân, để thay bằng một hiến pháp tiến bộ tự do dân chủ và công bình thật sự. Khi đât nước về tay đồng bào, đồng bào sẽ được quyền lựa chọn những người cầm quyền trong sạch đạo đức thay cho những phần tử sa đoạ, độc ác. Khi ấy những bộ óc lỗi lạc của người Việt trên thế giới sẽ kéo về để giúp VN phát triển, ngoại tệ sẽ đổ về gấp 10 lần tiền cho mướn đặc khu, lực lượng hùng mạnh của thê giới dân chủ sẽ giúp đẩy giặc bành trướng ra khỏi Hoàng Sa Trường Sa.
Mong rằng đề nghị nầy sẽ được mọi giới cổ võ và hưởng ứng. Để tỏ tình đoàn kết với đồng bào, chúng tôi cũng xin gắn lên ngực hàng chữ CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN. Xin mọi người cùng tôi hô to khẩu hiệu: TỔ QUỐC VN MUÔN NĂM! NHÂN DÂN VN MUÔN NĂM!
Xin trân trọng kính chào quí vị.
của Mục sư Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Đông Liên Tôn
Trong buổi thắp nến cầu nguyện cho quê hương dân tộc tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Orange
Kính thưa các bậc trưởng thượng, kính thưa quí vị lãnh đạo các tôn giáo, các cơ quan chính quyền, các đoàn thể xã hội, cùng toàn thể quan khách. Tôi xin mạn phép thay mặt HĐLT VN tại HK mạo muội trình bày một vài ý kiến kính gởi đến quí vị cũng như toàn thể đồng bào trong nước.
Kính thưa đồng bào trong nước, Chúng tôi ở đây cách xa tổ quốc ngàn dặm đại dương, không thể làm gì nhiều hơn là bày tỏ sự đồng tình với đồng bào và cầu nguyện cho đồng bào. Rồi đây, đồng bào sẽ còn phải hành động nhiều nữa, hi sinh nhiều nữa, nhưng xin hãy nhớ cho rằng chúng tôi sẽ luôn luôn sát cánh với đông bào, yễm trợ đồng bào bằng mọi cách có thể được.
Tôi xin có một đề nghị nhỏ với đồng bào, tôi không kêu gọi biểu tình, chống đối hay bạo động, bất kỳ nam nữ, già trẻ, giàu nghèo cũng đều có thể làm được đề nghị nầy. Đó là mọi người hãy mang trước ngực mình hàng chữ: CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN. Không ai có quyền cấm đồng bào làm điều đó. Một hành động có vẻ tầm thường nhưng lại rất quan trọng, vì nó nhắc nhở đồng bào nhớ lại cái địa vị thật sự của mình là chủ nhân của đất nước. Nó giúp đồng bào ý thức được vai trò và sức mạnh của mính. Đồng bào sẽ hành động như một tập thể chứ không phải như những cá nhân lẻ loi nữa.
CS là tổ sư của trò chơi chữ, đánh tráo khái niệm. Họ hô hào ‘đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ’. Đảng là họ rồi, nhà nước cũng của họ nữa, nhưng còn nhân dân là ai? Thưa, là tất cả mọi người, nghĩa là không phải là ai hết. Khi nhân dân chỉ là cái bóng ma, không có mặt mũi tên tuổi, thì đảng cứ tha hồ nhân danh nhân dân ăn ngược nói ngạo, nghĩ quấy làm càng. Nếu kêu ca, phản kháng, thì cứ gán cho cái tội chống lại nhân dân, ném vào tù là xong.
Bây giờ, nếu cả 90 triệu người không phân biệt già trẻ, giàu nghèo, học thức mù chữ, trong thôn quê ngoài thành phố, trên cao nguyên dưới đồng bằng, cùng vỗ ngực xưng với đảng rằng CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN đây, thì sẽ không một ai dám khinh thường đồng bào nữa. Bởi vì khi ấy đồng bào thuộc về đa số tuyệt đối, một người bị đàn áp thì có cả chục cả trăm binh vực; một người bị bao vây thì có cả trăm cả ngàn người đến giải thoát; một người bị đánh chết thì cả vạn ức nguòi kéo nhau đi đòi công lý. Kẻ ác chỉ mạnh khi mọi nguòi khoanh tay đứng nhìn trong lúc chúng hiếp đáp người khác. Nhưng khi mọi nguòi ý thức rằng hôm nay họ là nạn nhân thì ngày mai sẽ đến minh, cùng hè nhau binh vực họ, thì chắc chắn lũ cướp sẽ phải ngán sợ.
Đồng bào là nhân dân, là con thừa tự của mẹ VN tiền rừng bạc biển, là chủ nhân thật sự của giang sơn gấm vóc nầy. Khi còn non nớt, đồng bào chưa ý thức được quyền lợi của mình, bị tên quản lý là đảng CS lừa phỉnh chiếm đoạt gia tài, chỉ nuôi đồng bào bằng cơm thừa canh cặn, lại còn dạy đồng bào phải biết ơn nó. Nhưng nay đồng bào đã trưởng thành, đã rõ âm mưu xảo quyệt của tên đầy tớ, hãy công bố căn cước của mình, hãy nói lớn rằng CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN, chúng tôi là chủ đất nước nầy! Khi ấy đồng bào sẽ không cần năn nỉ xin huỷ bỏ hay thu hồi một đạo luật nào cả. Đồng bào có quyền giải tán cái quốc hội bù nhìn ăn hại, chuyên ngủ gục và bấm nút thuận. Đồng bào có quyền đứng ra tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến, huỷ bỏ cái hiến pháp lạc hậu phản động cho phép cái đảng gian trá được ngồi vĩnh viễn trên đầu nhân dân, để thay bằng một hiến pháp tiến bộ tự do dân chủ và công bình thật sự. Khi đât nước về tay đồng bào, đồng bào sẽ được quyền lựa chọn những người cầm quyền trong sạch đạo đức thay cho những phần tử sa đoạ, độc ác. Khi ấy những bộ óc lỗi lạc của người Việt trên thế giới sẽ kéo về để giúp VN phát triển, ngoại tệ sẽ đổ về gấp 10 lần tiền cho mướn đặc khu, lực lượng hùng mạnh của thê giới dân chủ sẽ giúp đẩy giặc bành trướng ra khỏi Hoàng Sa Trường Sa.
Mong rằng đề nghị nầy sẽ được mọi giới cổ võ và hưởng ứng. Để tỏ tình đoàn kết với đồng bào, chúng tôi cũng xin gắn lên ngực hàng chữ CHÚNG TÔI LÀ NHÂN DÂN. Xin mọi người cùng tôi hô to khẩu hiệu: TỔ QUỐC VN MUÔN NĂM! NHÂN DÂN VN MUÔN NĂM!
Xin trân trọng kính chào quí vị.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Nến Nguyện Cầu/The Candles
Robert Helfman
07:46 07/07/2018
Ảnh của Robert Helfman
Lung linh ánh nến nhiệm mầu
Vẳng nghe như tiếng nguyện cầu đâu đây.
(bt)
VietCatholic TV
Video Phóng sự: Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô cầu nguyện cho Kitô hữu bị bách hại tại Trung Đông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:57 07/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước những bách hại vẫn đang tiếp diễn trong khu vực đầy bất ổn này, chúng ta có nguy cơ rất thực tế là biến mất hoàn toàn khỏi miền đất đã phát sinh ra Kitô Giáo.
Chính vì thế, ngày thứ Bẩy 7 tháng 7, Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Trung Đông đã có cuộc gặp gỡ, cầu nguyện và hội thảo về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông tại thành phố Bari, Italia. Chủ đề của cuộc gặp gỡ này là “Hòa bình ở cùng anh chị em! Các Kitô hữu hiệp nhất vì Trung Đông”
Ý tưởng về cuộc họp tại Bari đến từ Trung Đông và từ nhiều tiếng nói: các Giáo hội và các Thượng Phụ đã nêu vấn đề trực tiếp với Đức Thánh Cha trong các chuyến viếng thăm Rôma của các ngài.
Bari được chọn là nơi diễn ra cuộc họp vì thành phố này là nơi có di tích Thánh Nicholas và là nơi Mẹ Thiên Chúa được tôn kính đặc biệt với tước hiệu Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Thành phố này là sự hiện diện của phương Đông ở phương Tây, một nơi hành hương và một cửa ngõ cho hy vọng.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Kitô tại Trung Đông bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là những lời cầu nguyện trên bờ biển với các tín hữu muốn tham gia trực tiếp qua hệ thống truyền hình. Phần thứ hai là thời điểm suy tư và lắng nghe lẫn nhau giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội tại Trung Đông. Các vị sẽ nêu lên quan điểm của mình, cùng với những quan sát và đề xuất.
Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nói:
“Một Trung Đông không có Kitô hữu sẽ không còn là Trung Đông nữa”
Anh em thân mến,
Chúng ta, như những người hành hương, đã đến Bari, là cửa sổ mở ra vùng Cận Đông, với cõi lòng nặng trĩu khi nghĩ đến các Giáo hội, những dân tộc của chúng ta và tất cả những ai đang sống trong những hoàn cảnh quá khổ đau. Chúng ta đang nói với họ: “Chúng tôi gần gũi anh chị em”.
Tôi cảm ơn anh em rất thân yêu từ trái tim chân thành của mình, vì anh em đã quảng đại và sẵn sàng đến đây. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người chủ nhà tại thành phố này vì thái độ niềm nở tiếp đón.
Mẹ Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình cùng nhau này. Tại Bari, Mẹ được tôn kính với tước hiệu Hodegetria: Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Tại đây cũng có những di tích của Thánh Nicholas, vị Giám mục Đông phương mà lòng tôn kính dành cho ngài vượt qua bao biển cả và bắt những nhịp cầu nối kết các Giáo hội chúng ta. Xin thánh Nicholas, đấng hay làm phép lạ, can thiệp chữa lành những vết thương mà quá nhiều người đang phải chịu đựng. Ở đây, khi chúng ta chiêm ngưỡng chân trời và biển cả, chúng ta cảm thấy bị cuốn hút để sống ngày hôm nay với tâm trí và trái tim hướng về Trung Đông, giao lộ của các nền văn minh và là cái nôi của các tôn giáo độc thần vĩ đại.
Từ Trung Đông, Chúa chúng ta, là “mặt trời từ trên cao” (Lk 1:78), đã đến thăm chúng ta. Từ đó, ánh sáng đức tin lan truyền khắp thế giới. Ở đó có những dòng suối tâm linh luôn mới mẻ, và cũng từ đó phát xuất ra đời sống viện tu. Ở đó những nghi lễ cổ kính và độc đáo được bảo tồn, cùng với một di sản vô giá về thần học và nghệ thuật thánh. Ở đó di sản của những Nghị Phụ vĩ đại của chúng ta trong đức tin vẫn tiếp tục sống động. Truyền thống này là một kho báu cần được bảo tồn với mọi khả năng của chúng ta, vì Trung Đông là nơi linh hồn chúng ta bắt rễ.
Tuy nhiên, đặc biệt là trong những năm gần đây, khu vực tràn ngập ánh sáng này đã bị che phủ bởi những đám mây đen tối của chiến tranh, bạo lực và hủy diệt, các trường hợp chiếm đóng và các loại chủ nghĩa cực đoan đa dạng, cưỡng bức di cư và bị quên lãng. Tất cả điều này đã diễn ra giữa sự im lặng đồng lõa của nhiều người. Trung Đông đã trở thành vùng đất của những người phải bỏ lại quê hương sau lưng. Cũng có nguy hiểm là sự hiện diện của các anh chị em của chúng ta trong đức tin sẽ biến mất, làm biến dạng chính khuôn mặt của khu vực này. Một Trung Đông không có Kitô hữu sẽ không còn là Trung Đông nữa.
Ngày hôm nay đã được bắt đầu với lời cầu nguyện của chúng ta xin ánh sáng của Thiên Chúa xua tan bóng tối của thế gian. Chúng ta đã thắp lên, trước Thánh Nicholas, “ngọn đèn một ngọn lửa”, là biểu tượng cho một Giáo Hội duy nhất. Hôm nay, hiệp nhất là một, chúng ta muốn thắp lên một ngọn lửa hy vọng. Xin cho các ngọn đèn chúng ta sẽ đặt chung quanh đây trở nên cơ man những dấu chỉ của một ánh sáng tiếp tục tỏa sáng trong bóng tối. Kitô hữu là ánh sáng của thế gian (x. Mt 5:14) không chỉ khi mọi thứ sáng sủa xung quanh họ, mà cả trong những khoảnh khắc đen tối của lịch sử. Họ không nản chí lui vào bóng tối bao quanh, nhưng trái lại tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng với dầu cầu nguyện và tình yêu. Vì khi chúng ta giơ tay lên trời cầu nguyện, và khi chúng ta giơ tay ra cho các anh chị em của mình mà không tìm kiếm lợi lộc riêng, thì ngọn lửa của Thần Khí, Thần Khí hiệp nhất và hòa bình, được nhen nhúm và bùng cháy.
Chúng ta hãy cầu nguyện trong sự hiệp nhất, xin Chúa ban hòa bình là điều mà các thế lực trên thế gian chúng ta chưa có khả năng mang lại. Từ các vùng đồng bằng sông Nile đến thung lũng Jordan và xa hơn nữa, từ Orontes đến Tigris và Euphrates, xin cho lời cầu xin trong Thánh Vịnh được vang lên: “Bình an cùng bạn!” (122: 8). Hướng đến tất cả những anh chị em đau khổ của chúng ta, đến bạn bè và mọi người thuộc mọi tín ngưỡng, chúng ta hãy lặp lại: Bình an cùng bạn! Cùng với Vịnh Gia, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện này một cách đặc biệt cho Giêrusalem, thành thánh yêu quý của Thiên Chúa đang bị thương tích bởi con người, khiến Chúa phải tiếp tục khóc: Bình an cùng bạn!
Hãy có hòa bình! Đây là tiếng kêu của tất cả những ai là Abel của ngày hôm nay, một tiếng kêu thấu đến ngai Thiên Chúa. Vì họ, chúng ta không có quyền nói, dù là ở Trung Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới, rằng “Tôi là người giữ em tôi hay sao?” (Sáng Thế Ký 4: 9). Sự thờ ơ gây ra cái chết, và chúng ta mong muốn cất cao tiếng nói chống lại sự thờ ơ giết người này. Chúng ta muốn đưa ra một tiếng nói cho những người không có tiếng nói, cho những ai không còn có thể làm gì khác hơn là âm thầm lau đi những giọt nước mắt của họ. Trung Đông ngày nay đang khóc lóc, đau khổ và câm nín trước những kẻ đang chà đạp lên những vùng đất đó để tìm kiếm quyền lực hay giàu có. Thay mặt cho những người nhỏ bé, đơn sơ, những người bị thương, và tất cả những người mà Thiên Chúa đứng về phía họ, chúng ta hãy cầu xin: “Hãy có hòa bình!”. Lạy “Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự an ủi” (2 Cor 1: 3), Đấng chữa lành những tâm hồn tan nát và bị bầm dập với những vết thương (x. Tv 147: 3), xin nghe lời cầu nguyện của chúng con.