Phụng Vụ - Mục Vụ
Bỏ lại trong nhà thờ hai chữ ''Bình An''
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:26 08/07/2013
BỎ LẠI TRONG NHÀ THỜ HAI CHỨ “BÌNH AN”
Chúa Nhật XIV TN (2013)
Đất nước chúng ta hay trên thế giới ngày nào cũng đầy dẫy những tin buồn. Nhưng có lẽ trong tháng nầy, có 2 tin buồn đã làm choáng váng, ngỡ ngàng cho nhiều người đó là hai vụ tự tử : Một vụ từ phía Bắc (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội), một nữ sinh vừa học xong lớp 12 PTTH, chỉ vì bị bạn học cùng lớp ghép ảnh chân dung với hình cô gái khác trên một tờ quảng cáo, đã uống thuốc rầy tự tử, chết ngày 1/7/2013
Một vụ khác, gần đây, hai vợ chồng giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Trung, gp Ban Mê Thuột (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc), lấy nhau chưa được 2 tháng, từ một vụ cãi vã, bị chồng nhiếc mắng, đánh đập và thách đố ly dị, người vợ là một giáo viên, cô Maria Hà thị Thu, đã uống nước rửa chén quyên sinh, từ giã cuộc đời khi mới 23 tuổi vào ngày 27/6/2013 tại Tân Uyên Bình Dương.
Tại sao tôi lại nhắc đến hai sự kiện đau lòng nầy ở đây, khi Lời Chúa hôm nay lại nói với chúng ta về sự bình an, về lời chúc bình an mà các đồ đệ Chúa Giêsu phải thực hiện đối với mọi người. ?
Thưa ông bà anh chị em,
Nếu cô nữ sinh ngoài Hà Nội kia, thay vì nhận được cái tin “hình của mình bì ghép vào ảnh xấu” là một tin vui : đã đổ đại học, đã được một chàng trai nào đó yêu thương, hoặc đã thành công trong một công việc nào đó…thì làm gì cô phải uống thuốc độc để quyên sinh ?
Cũng vậy, nếu cô giáo Maria Hà thị Thu, khi đi dạy về, thay vì những cú đá, cái đạp và những lời tục tằn thô lỗ của chồng, lại nhận được những lời nói xin lỗi dịu dàng, và ánh mắt yêu thương trân trọng của anh …, thì làm sao khiến cô bức xúc đến độ quyên sinh ?
Vâng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn thế giới nầy, muốn chúng ta đây, thay vì làm ra, tung lên những tin buồn, những tin xấu, những tin hắc ám tối tăm, những tin hận thù ghen ghét, những tin thất vọng khổ sầu…thì hãy mang đến Tin Mừng, Tin Vui, Tin Bình An.
Và đó là chủ đích của mầu nhiệm Chúa đến với loài người, mầu nhiệm Chúa Cứu Chuộc con người. Ngay từ thuở mới giáng sinh ở Bê Lem, các thiên sứ đã reo vang Tin Mừng vĩ đại đó : Nầy ta báo cho anh Tin Vui trọng đại ; Con Chúa đã giáng sinh….Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an đưới thế cho loài người Chúa thương…
Và rồi 30 năm sau đó, trong bối cảnh của một xứ Palestine khô cằn sỏi đá, cuộc sống của người dân thì cơ cực lầm than dưới ách thống trị của đế quốc Rôma, cũng đã vang lên một Tin Mừng làm choáng ngợp bao người : vị ngôn sứ đến từ Na-da-rét, người thợ mộc mang tên Giêsu, đã dạy một giáo lý mới đầy quyền năng và đã đem lại niềm tin yêu, hy vọng và bình an cho nhiều người…
Đứng trước tin vui trọng đại nầy, biết bao người đã đến, đã gặp gỡ và đã được Ngài hoàn sinh, đổi đời : Thay vì đau buồn thất vọng với bệnh phong cùi bì ném ngoài hoang mạc, họ đã ngẫng đầu làm lại cuộc sống mới ; thay vì cúi gầm mặt xuống với những đồng tiền bất chính do hối lộ, tham lam, ăn bẩn, Gia-kê, Matthêu đã đứng lên làm một con người biết sẻ chia và nghèo khó, sẵn sàng từ bỏ mọi sự để dấn thân cho lý tưởng Tông Đồ ; thay vì mãi mãi giam mình trong cuộc sống trụy lạc, nhầy nhụa của xác thịt, dục vọng và đam mê, Mai Đệ liên đã có những giọt ước mắt nóng hổi rửa sạch tội đời để mặc chiếc áo mới trinh nguyên của một một chứng nhân Tin mừng Phục Sinh ; thay vì lê lết ăn xin và sống vô vọng trong cuộc đời tối tăm mù mịt không có tương lai, anh chàng mù Giêricô đã nhảy lên vui mừng và hăng say xây cuộc sống mới trong tin yêu hy vọng…
Vào những ngày đó, hầu hết những ai, nhất là những người nghèo nàn, thấp cổ bé miệng, những hạng cùng đinh bị khinh chê loại trừ…khi đến tập trung ở bênh cạnh thầy Giêsu, người ta đã cảm nhận được một bầu khí của hòa bình, yêu thương phát ra từ Lời quyền năng của Ngài, từ lối sống và từ cõi lòng rộng mở bao dung yêu thương phục vụ của Ngài và của các môn sinh do Ngài huấn luyện. Thì ra, sứ ngôn Isaia đã tiên báo viễn cảnh nầy từ mấy trăm năm trước mà một trích đoạn được trích đọc hôm nay nơi Bài Đọc 1 :
“Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả, và Ta đã khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sửa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy…”
Thế nhưng cũng có không ít những người Do Thái thuở ấy : đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu theo một chiều hướng hoàn toàn trần tục vật chất : Hy vọng chính Ngài sẽ đem lại no cơm ấm áo, của cải đầy dư, tật bệnh không còn, và đế quốc Rôma sẽ cao bay xa chạy…
Những người mang ước vọng nhuốm đầy trần tục nầy đã thất vọng não nề, khi nghe tin Chúa bị bắt, bị làm nhục, bị kết án và chết thảm trên thập giá ; trong đó có cả các môn sinh thân tín của Ngài.
Không ! Tin Mừng của Chúa không dừng lại, đặt cơ sở trên những yếu tố vật chất mà hướng tới tiêu đích là cuộc giải thoát đích thực, là hạnh phúc vĩnh hằng, là bình an vĩnh cửu.
Điều đó đã được ấn chứng vào chính ngày Ngài sống lại khi hiện ra với các môn sinh đang còn sợ hải đóng kín cửa vì sợ người Do Thái. Chính Ngài đã thổi hơi sự sống Thần Linh trên các môn sinh và chúc : “Bình an cho anh em – Anh em hãy lãnh nhận Thánh Thần”. Chính sức mạnh của Thần Khí được trao ban cùng với sự bình an của Đấng sống lại từ cõi chết, các môn sinh của Chúa ra đi khắp bốn phương trời để công bố “Tin vui trọng đại nầy” : “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một ; để ai tin vào Người Con đó thì không phải chết nhưng được sống muôn đời”.
Đó mới là một Tin Mừng đích thực, một Tin Vui vượt trên mọi tin vui mang dáng đứng trần tục mà các nhà chính trị, các bậc quân vương thường dùng để mị dân và quảng cáo. Đó là một sự bình an vĩnh hằng, siêu thoát mà nếu ai đón nhận với niềm tin, sẽ có một cuộc đời mới toanh trong ân sủng, một trái tim mới với đầy tràn tình yêu, để từ đó, họ hiên ngang mĩm cười bước đi trên lộ trình mới của cuộc sống, cho dù phải đối diện với muôn ngàn khổ đau hay thử thách, chết chóc hay ngục tù, như trải nghiệm của một Thánh Phaolô sau ngày trở lại :
“Tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hặc bất cứ một sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ loài thụ tạ nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm8,38-39).
Trên cánh đồng thế giới hôm nay, một thế giới đầy lo âu và thất vọng, lầm lạc và sợ hải, xô bồ và cuồng loạn…đang cần biết bao nhiêu “thợ gặt” của Chúa Giêsu để mang đến cho thế giới tin mừng bình an như thế :
Biết bao nhiêu người bạn trẻ như cô nữ sinh bạc phước ở Hà Nội kia, nếu đã nhận được một tin bình an, một tin tốt lành thánh thiện, một tin trong sáng yên vui… từ bạn bè, từ người thân, từ môi trường giáo dục thì họ đâu đã dại dột, vô tâm hủy hoại cuộc đời trong thất vọng ?
Biết bao người vợ trẻ như cô giáo Maria Hà thị Thu, nếu nhận được từ người chồng sự chung thủy sắt son, tình thương yêu đỡ nâng phục vụ, sự cảm thông sẻ chia và trân trọng tôn kính thì làm sao họ đang tâm uống thuộc độc tự tử ?
Biết bao nhiêu gia đình thay vì tổ ấm đã trở thành địa ngục, biết bao nhiêu trường học thay vì nơi đào tạo nhân bản, yêu thương lại trở thành địa chỉ của nhớp nhơ bạo lực, biết bao nhiêu cộng đoàn xã hội thay vì nơi quy tụ để thăng tiến và mưu cầu hạnh phúc…lại trở nên đấu trường của thủ đoạn gian manh và loại trừ khủng bố….cũng chỉ vì một lý do duy nhất : đang thiếu vắng trầm trọng Tin Mừng Bình An, đang vắng bóng sự hiện diện của “Hoàng Tử Bình An” và những giá trị do Ngài mang đến là yêu thương phục vụ, là khó nghèo trong sáng, là hiền lành và xây dựng hòa bình…
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy sai chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Nầy Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép…Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào trước tiên hãy nói : “Bình an cho nhà nầy”…”
Như thế, lời nhắn gởi của sứ điệp Phụng vụ hôm nay dành cho mỗi người chúng ta – các Ki-tô hữu, đó chính là : hãy tiếp tục là những sứ giả của hòa bình, là những môn sinh của Đức Kitô ra đi công bố tin mừng bình an và sự giải thoát … mà thánh Phanxicô khó khăn đã nhắc lại trong lời Kinh Hòa Bình của Ngài :
- Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
- Đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu…
Và để trở nên tồng đồ của Bình An, những sứ giả mang Tin Vui cho mọi người, thì trước hết chính chúng ta phải là những người đã thực sự đang mang bình an, đang có đầy niềm vui an bình của chính Đức Ki-tô, sự bình an do Thần Khí tác tạo, do cuộc gặp gỡ thân mật với chính “Hoàng Tử Bình An” và liên kết mật thiết với Ngài như Thánh Tông Đồ Phaolô đã làm chứng nơi Bài đọc 2 hôm nay :
“Tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu-Kitô, Chúa chúng ta ! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian…Từ nay, xin đừng ai gây phiền tóa cho tôi nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu…”
Nếu trong Thánh Lễ nầy, chúng ta được mời gọi “hãy chúc bình an cho nhau”, và khi kết lễ, chúng ta lại nhận được lời chúc : “Chúc anh em ra đi bình an”, thì có lẻ hơn ai hết, những người Ki-tô hữu chúng ta, nhận được nhiều nhất bình an của Thiên Chúa và cũng có trách nhiệm hơn ai hết mang bình an đến cho muôn người, cho thế giới.
Cho nên, thế giới nầy, xã hội nầy, cộng đoàn nầy, gia đình nầy, và những người anh em chúng ta đây nếu chưa nhận được “tin vui bình an”, chưa tìm được tín hiệu của niềm vui và hy vọng, chưa gặp được một Đấng là Hoàng Tử Bình An, là Đường, Sự Thật và Sự Sống…thì đó là do chúng ta đã bỏ lại trong nhà thờ hai chữ “bình an” để ra đi với con tim rỗng và bàn tay trắng.
Chúa Nhật XIV TN (2013)
Đất nước chúng ta hay trên thế giới ngày nào cũng đầy dẫy những tin buồn. Nhưng có lẽ trong tháng nầy, có 2 tin buồn đã làm choáng váng, ngỡ ngàng cho nhiều người đó là hai vụ tự tử : Một vụ từ phía Bắc (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội), một nữ sinh vừa học xong lớp 12 PTTH, chỉ vì bị bạn học cùng lớp ghép ảnh chân dung với hình cô gái khác trên một tờ quảng cáo, đã uống thuốc rầy tự tử, chết ngày 1/7/2013
Một vụ khác, gần đây, hai vợ chồng giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Trung, gp Ban Mê Thuột (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc), lấy nhau chưa được 2 tháng, từ một vụ cãi vã, bị chồng nhiếc mắng, đánh đập và thách đố ly dị, người vợ là một giáo viên, cô Maria Hà thị Thu, đã uống nước rửa chén quyên sinh, từ giã cuộc đời khi mới 23 tuổi vào ngày 27/6/2013 tại Tân Uyên Bình Dương.
Tại sao tôi lại nhắc đến hai sự kiện đau lòng nầy ở đây, khi Lời Chúa hôm nay lại nói với chúng ta về sự bình an, về lời chúc bình an mà các đồ đệ Chúa Giêsu phải thực hiện đối với mọi người. ?
Thưa ông bà anh chị em,
Nếu cô nữ sinh ngoài Hà Nội kia, thay vì nhận được cái tin “hình của mình bì ghép vào ảnh xấu” là một tin vui : đã đổ đại học, đã được một chàng trai nào đó yêu thương, hoặc đã thành công trong một công việc nào đó…thì làm gì cô phải uống thuốc độc để quyên sinh ?
Cũng vậy, nếu cô giáo Maria Hà thị Thu, khi đi dạy về, thay vì những cú đá, cái đạp và những lời tục tằn thô lỗ của chồng, lại nhận được những lời nói xin lỗi dịu dàng, và ánh mắt yêu thương trân trọng của anh …, thì làm sao khiến cô bức xúc đến độ quyên sinh ?
Vâng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn thế giới nầy, muốn chúng ta đây, thay vì làm ra, tung lên những tin buồn, những tin xấu, những tin hắc ám tối tăm, những tin hận thù ghen ghét, những tin thất vọng khổ sầu…thì hãy mang đến Tin Mừng, Tin Vui, Tin Bình An.
Và đó là chủ đích của mầu nhiệm Chúa đến với loài người, mầu nhiệm Chúa Cứu Chuộc con người. Ngay từ thuở mới giáng sinh ở Bê Lem, các thiên sứ đã reo vang Tin Mừng vĩ đại đó : Nầy ta báo cho anh Tin Vui trọng đại ; Con Chúa đã giáng sinh….Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an đưới thế cho loài người Chúa thương…
Và rồi 30 năm sau đó, trong bối cảnh của một xứ Palestine khô cằn sỏi đá, cuộc sống của người dân thì cơ cực lầm than dưới ách thống trị của đế quốc Rôma, cũng đã vang lên một Tin Mừng làm choáng ngợp bao người : vị ngôn sứ đến từ Na-da-rét, người thợ mộc mang tên Giêsu, đã dạy một giáo lý mới đầy quyền năng và đã đem lại niềm tin yêu, hy vọng và bình an cho nhiều người…
Đứng trước tin vui trọng đại nầy, biết bao người đã đến, đã gặp gỡ và đã được Ngài hoàn sinh, đổi đời : Thay vì đau buồn thất vọng với bệnh phong cùi bì ném ngoài hoang mạc, họ đã ngẫng đầu làm lại cuộc sống mới ; thay vì cúi gầm mặt xuống với những đồng tiền bất chính do hối lộ, tham lam, ăn bẩn, Gia-kê, Matthêu đã đứng lên làm một con người biết sẻ chia và nghèo khó, sẵn sàng từ bỏ mọi sự để dấn thân cho lý tưởng Tông Đồ ; thay vì mãi mãi giam mình trong cuộc sống trụy lạc, nhầy nhụa của xác thịt, dục vọng và đam mê, Mai Đệ liên đã có những giọt ước mắt nóng hổi rửa sạch tội đời để mặc chiếc áo mới trinh nguyên của một một chứng nhân Tin mừng Phục Sinh ; thay vì lê lết ăn xin và sống vô vọng trong cuộc đời tối tăm mù mịt không có tương lai, anh chàng mù Giêricô đã nhảy lên vui mừng và hăng say xây cuộc sống mới trong tin yêu hy vọng…
Vào những ngày đó, hầu hết những ai, nhất là những người nghèo nàn, thấp cổ bé miệng, những hạng cùng đinh bị khinh chê loại trừ…khi đến tập trung ở bênh cạnh thầy Giêsu, người ta đã cảm nhận được một bầu khí của hòa bình, yêu thương phát ra từ Lời quyền năng của Ngài, từ lối sống và từ cõi lòng rộng mở bao dung yêu thương phục vụ của Ngài và của các môn sinh do Ngài huấn luyện. Thì ra, sứ ngôn Isaia đã tiên báo viễn cảnh nầy từ mấy trăm năm trước mà một trích đoạn được trích đọc hôm nay nơi Bài Đọc 1 :
“Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả, và Ta đã khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sửa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy…”
Thế nhưng cũng có không ít những người Do Thái thuở ấy : đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu theo một chiều hướng hoàn toàn trần tục vật chất : Hy vọng chính Ngài sẽ đem lại no cơm ấm áo, của cải đầy dư, tật bệnh không còn, và đế quốc Rôma sẽ cao bay xa chạy…
Những người mang ước vọng nhuốm đầy trần tục nầy đã thất vọng não nề, khi nghe tin Chúa bị bắt, bị làm nhục, bị kết án và chết thảm trên thập giá ; trong đó có cả các môn sinh thân tín của Ngài.
Không ! Tin Mừng của Chúa không dừng lại, đặt cơ sở trên những yếu tố vật chất mà hướng tới tiêu đích là cuộc giải thoát đích thực, là hạnh phúc vĩnh hằng, là bình an vĩnh cửu.
Điều đó đã được ấn chứng vào chính ngày Ngài sống lại khi hiện ra với các môn sinh đang còn sợ hải đóng kín cửa vì sợ người Do Thái. Chính Ngài đã thổi hơi sự sống Thần Linh trên các môn sinh và chúc : “Bình an cho anh em – Anh em hãy lãnh nhận Thánh Thần”. Chính sức mạnh của Thần Khí được trao ban cùng với sự bình an của Đấng sống lại từ cõi chết, các môn sinh của Chúa ra đi khắp bốn phương trời để công bố “Tin vui trọng đại nầy” : “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một ; để ai tin vào Người Con đó thì không phải chết nhưng được sống muôn đời”.
Đó mới là một Tin Mừng đích thực, một Tin Vui vượt trên mọi tin vui mang dáng đứng trần tục mà các nhà chính trị, các bậc quân vương thường dùng để mị dân và quảng cáo. Đó là một sự bình an vĩnh hằng, siêu thoát mà nếu ai đón nhận với niềm tin, sẽ có một cuộc đời mới toanh trong ân sủng, một trái tim mới với đầy tràn tình yêu, để từ đó, họ hiên ngang mĩm cười bước đi trên lộ trình mới của cuộc sống, cho dù phải đối diện với muôn ngàn khổ đau hay thử thách, chết chóc hay ngục tù, như trải nghiệm của một Thánh Phaolô sau ngày trở lại :
“Tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hặc bất cứ một sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ loài thụ tạ nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta” (Rm8,38-39).
Trên cánh đồng thế giới hôm nay, một thế giới đầy lo âu và thất vọng, lầm lạc và sợ hải, xô bồ và cuồng loạn…đang cần biết bao nhiêu “thợ gặt” của Chúa Giêsu để mang đến cho thế giới tin mừng bình an như thế :
Biết bao nhiêu người bạn trẻ như cô nữ sinh bạc phước ở Hà Nội kia, nếu đã nhận được một tin bình an, một tin tốt lành thánh thiện, một tin trong sáng yên vui… từ bạn bè, từ người thân, từ môi trường giáo dục thì họ đâu đã dại dột, vô tâm hủy hoại cuộc đời trong thất vọng ?
Biết bao người vợ trẻ như cô giáo Maria Hà thị Thu, nếu nhận được từ người chồng sự chung thủy sắt son, tình thương yêu đỡ nâng phục vụ, sự cảm thông sẻ chia và trân trọng tôn kính thì làm sao họ đang tâm uống thuộc độc tự tử ?
Biết bao nhiêu gia đình thay vì tổ ấm đã trở thành địa ngục, biết bao nhiêu trường học thay vì nơi đào tạo nhân bản, yêu thương lại trở thành địa chỉ của nhớp nhơ bạo lực, biết bao nhiêu cộng đoàn xã hội thay vì nơi quy tụ để thăng tiến và mưu cầu hạnh phúc…lại trở nên đấu trường của thủ đoạn gian manh và loại trừ khủng bố….cũng chỉ vì một lý do duy nhất : đang thiếu vắng trầm trọng Tin Mừng Bình An, đang vắng bóng sự hiện diện của “Hoàng Tử Bình An” và những giá trị do Ngài mang đến là yêu thương phục vụ, là khó nghèo trong sáng, là hiền lành và xây dựng hòa bình…
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy sai chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Nầy Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép…Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào trước tiên hãy nói : “Bình an cho nhà nầy”…”
Như thế, lời nhắn gởi của sứ điệp Phụng vụ hôm nay dành cho mỗi người chúng ta – các Ki-tô hữu, đó chính là : hãy tiếp tục là những sứ giả của hòa bình, là những môn sinh của Đức Kitô ra đi công bố tin mừng bình an và sự giải thoát … mà thánh Phanxicô khó khăn đã nhắc lại trong lời Kinh Hòa Bình của Ngài :
- Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
- Đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu…
Và để trở nên tồng đồ của Bình An, những sứ giả mang Tin Vui cho mọi người, thì trước hết chính chúng ta phải là những người đã thực sự đang mang bình an, đang có đầy niềm vui an bình của chính Đức Ki-tô, sự bình an do Thần Khí tác tạo, do cuộc gặp gỡ thân mật với chính “Hoàng Tử Bình An” và liên kết mật thiết với Ngài như Thánh Tông Đồ Phaolô đã làm chứng nơi Bài đọc 2 hôm nay :
“Tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu-Kitô, Chúa chúng ta ! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian…Từ nay, xin đừng ai gây phiền tóa cho tôi nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Giêsu…”
Nếu trong Thánh Lễ nầy, chúng ta được mời gọi “hãy chúc bình an cho nhau”, và khi kết lễ, chúng ta lại nhận được lời chúc : “Chúc anh em ra đi bình an”, thì có lẻ hơn ai hết, những người Ki-tô hữu chúng ta, nhận được nhiều nhất bình an của Thiên Chúa và cũng có trách nhiệm hơn ai hết mang bình an đến cho muôn người, cho thế giới.
Cho nên, thế giới nầy, xã hội nầy, cộng đoàn nầy, gia đình nầy, và những người anh em chúng ta đây nếu chưa nhận được “tin vui bình an”, chưa tìm được tín hiệu của niềm vui và hy vọng, chưa gặp được một Đấng là Hoàng Tử Bình An, là Đường, Sự Thật và Sự Sống…thì đó là do chúng ta đã bỏ lại trong nhà thờ hai chữ “bình an” để ra đi với con tim rỗng và bàn tay trắng.
Yêu thương mọi người
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:05 08/07/2013
Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 10, 25-37
YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI
Lẽ ở đời hễ ai thương mình, thì mình thương lại, ai ghét mình thì mình ghét lại hoặc nếu không ghét họ, mình cũng chẳng mặn mà gì với người ghét mình.Đối với người Kitô hữu lại khác, họ yêu thương Thiên Chúa như một người Cha và yêu thương kẻ khác như anh em. Tuy nhiên, tình yêu đối với người khác cần phải đi xa tới đâu, cần phải trải rộng tới đâu ? Người thông luật trong đoạn Tin Mừng Lc 6, 25-37, hỏi Đức Giêsu :” Ai là người thân cận của tôi ? “.Chúa Giêsu không trả lời với Ông trực tiếp câu hỏi Ông nêu nhưng Ngài lấy dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để trả lời cho Ông và cho hết mọi người :” Tình thương đó phải trải rộng đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ vv…”. Điều này cho thấy, giới răn mới, giới răn bác ái yêu thương là giới răn Chúa Giêsu đem lại hoàn toàn mới mẻ cho nhân loại…
Câu chuyện Đức Giêsu đem ra để trả lời cho người thông luật đồng thời Ngài đặt câu hỏi :” Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp ?”. Người thông luật trả lời :” Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót “. Đức Giêsu bảo Ông:” …Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy “ ( Lc 10, 37 ).Người Samaritanô nhân hậu đã thực thi đức ái một cách tuyệt vời. Ông đã không chỉ nói đầu môi chóp lưỡi, và đã không chỉ nói cho qua lệ, cho qua loa rồi thôi, nhưng thực tế, Ông đã nói và đã làm. Hành đồng của người Samaritanô nhân hậu hoàn toàn khác với các vị thông luật, Pharisêu, luật sĩ vv…Các vị này nói mà không làm. Ngôn hành của họ bất nhất.Chắc chắn Đạo Do Thái đã qui định tình yêu thương đối với người khác. Nhưng các vị này vì quá tỉ mỉ, chi li nên đã giới hạn tình yêu thương đối với kẻ khác, cố bóp méo quan niệm về tình yêu thương đó. Chúa Giêsu qua dụ ngôn này đã phá tung rào cản mà những Kinh sư, Luật sĩ, Pharisêu đã núp để khỏi sống theo những đòi hỏi của luật bác ái. Ở đây, chúng ta thấy thầy tư tế và thầy Lêvi “tránh qua bên kia mà đi “ khi đối diện với người bị nạn. Sở dĩ hai thầy này có thái độ đó là vì các thầy sợ nhiễm trùng, sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp, sợ phiền hà, liên lụy tới bản thân vv…Còn người Samaritanô dù không đồng đạo, dù không phải là chức sắc, chức việc tôn giáo, nhưng ông đã biết dừng lại để làm cái điều mà tiếng lương tâm thôi thúc, đòi buộc.Ông đã biết làm một điều mà thầy tư tế và thầy Lêvi, những chức sắc cao cấp của Đạo Do Thái, những người chỉ biết nói trên đầu môi chóp lưỡi, nhưng thực tế lại sống xa đức bác ái, đức thương yêu…Hành động, cử chỉ của người Samaritanô nhân hậu thật cao quí biết bao bởi vì Ông đã vượt qua giới hạn mà các thầy tư tế, các thầy Lêvi phải làm nhưng đã không làm. Vâng, người Samaritanô đã trở nên bạn với người bị nạn. Bởi vì, tất cả đều có thể trở nên anh em với nhau khi người này người kia biết cảm thông, giúp đỡ và yêu thương nhau. Thầy tư tế và thầy Lêvi thực sự đã sống hoàn toàn xa lạ, không trở nên bạn, không trở thành anh em với người khác. Người Samaritanô tốt lành đã trở nên anh em với người bị nạn.
Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu được rằng yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là yêu thương với tất cả con tim, biết hy sinh, từ bỏ, cảm thông, tha thứ, quên mình, hiến thân phục vụ tha nhân. Chúa đã làm gương hy sinh, từ bỏ, hiến thân cho nhân loại :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Con người phải biết hy sinh, từ bỏ và hiến mạng sống, bản thân để phục vụ mới có giá trị. Vì con người càng ích kỷ, hẹp hòi, càng tìm bản thân mình, càng đánh mất chính mình. Nên, con người chỉ là người khi họ dám hy sinh cho người khác. Biết bao gương của các thánh đã minh chứng hy sinh cho người khác sẽ nhận lại được nhiều, càng cho đi càng nhận lãnh. Chân phước Têrêsa Calcutta và các nữ tu bác ái của Mẹ đã hy sinh biết bao cho người khác. Nhiều vị thánh đã hy sinh cả cuộc đời để phục vụ và đem hạnh phúc cho kẻ khác. Do đó, họ cho đi và họ lại nhận lãnh được nhiều.
Người Kitô hữu phải thể hiện cuộc sống của mình theo gương Chúa Giêsu. Đạo Công Giáo là Đạo tình thương. Mọi Kitô hữu đều phải sống tình thương bằng những việc làm tỏa sáng, nếu không họ chỉ là những Kitô hữu giả hiệu.Thánh Gioan đã định nghĩa :” Thiên Chúa là Tình Yêu “. Nên, người môn đệ Chúa phải bắt chước Chúa sống tình yêu bằng những việc bác ái, hy sinh.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nêu gương cho chúng con bằng chính sự từ bỏ, bằng chính sự hiến mình trên thập giá.Xin cho chúng con hiểu được rằng Đạo của Chúa thiết lập là Đạo tình thương, cốt lõi của Đạo là tình thương.Xin cho chúng con luôn biết đón nhận, yêu thương mọi người, đừng để chúng con chỉ biết nghĩ đến lợi ích của chúng con mà quên những anh chị em đang sống xung quanh, họ rất cần đến bàn tay góp sức của chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu nói gì cho chúng ta ?
2.Đạo Công Giáo là gì ?
Lc 10, 25-37
YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI
Lẽ ở đời hễ ai thương mình, thì mình thương lại, ai ghét mình thì mình ghét lại hoặc nếu không ghét họ, mình cũng chẳng mặn mà gì với người ghét mình.Đối với người Kitô hữu lại khác, họ yêu thương Thiên Chúa như một người Cha và yêu thương kẻ khác như anh em. Tuy nhiên, tình yêu đối với người khác cần phải đi xa tới đâu, cần phải trải rộng tới đâu ? Người thông luật trong đoạn Tin Mừng Lc 6, 25-37, hỏi Đức Giêsu :” Ai là người thân cận của tôi ? “.Chúa Giêsu không trả lời với Ông trực tiếp câu hỏi Ông nêu nhưng Ngài lấy dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để trả lời cho Ông và cho hết mọi người :” Tình thương đó phải trải rộng đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ vv…”. Điều này cho thấy, giới răn mới, giới răn bác ái yêu thương là giới răn Chúa Giêsu đem lại hoàn toàn mới mẻ cho nhân loại…
Câu chuyện Đức Giêsu đem ra để trả lời cho người thông luật đồng thời Ngài đặt câu hỏi :” Vậy ai là người thân cận của kẻ bị cướp ?”. Người thông luật trả lời :” Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót “. Đức Giêsu bảo Ông:” …Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy “ ( Lc 10, 37 ).Người Samaritanô nhân hậu đã thực thi đức ái một cách tuyệt vời. Ông đã không chỉ nói đầu môi chóp lưỡi, và đã không chỉ nói cho qua lệ, cho qua loa rồi thôi, nhưng thực tế, Ông đã nói và đã làm. Hành đồng của người Samaritanô nhân hậu hoàn toàn khác với các vị thông luật, Pharisêu, luật sĩ vv…Các vị này nói mà không làm. Ngôn hành của họ bất nhất.Chắc chắn Đạo Do Thái đã qui định tình yêu thương đối với người khác. Nhưng các vị này vì quá tỉ mỉ, chi li nên đã giới hạn tình yêu thương đối với kẻ khác, cố bóp méo quan niệm về tình yêu thương đó. Chúa Giêsu qua dụ ngôn này đã phá tung rào cản mà những Kinh sư, Luật sĩ, Pharisêu đã núp để khỏi sống theo những đòi hỏi của luật bác ái. Ở đây, chúng ta thấy thầy tư tế và thầy Lêvi “tránh qua bên kia mà đi “ khi đối diện với người bị nạn. Sở dĩ hai thầy này có thái độ đó là vì các thầy sợ nhiễm trùng, sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp, sợ phiền hà, liên lụy tới bản thân vv…Còn người Samaritanô dù không đồng đạo, dù không phải là chức sắc, chức việc tôn giáo, nhưng ông đã biết dừng lại để làm cái điều mà tiếng lương tâm thôi thúc, đòi buộc.Ông đã biết làm một điều mà thầy tư tế và thầy Lêvi, những chức sắc cao cấp của Đạo Do Thái, những người chỉ biết nói trên đầu môi chóp lưỡi, nhưng thực tế lại sống xa đức bác ái, đức thương yêu…Hành động, cử chỉ của người Samaritanô nhân hậu thật cao quí biết bao bởi vì Ông đã vượt qua giới hạn mà các thầy tư tế, các thầy Lêvi phải làm nhưng đã không làm. Vâng, người Samaritanô đã trở nên bạn với người bị nạn. Bởi vì, tất cả đều có thể trở nên anh em với nhau khi người này người kia biết cảm thông, giúp đỡ và yêu thương nhau. Thầy tư tế và thầy Lêvi thực sự đã sống hoàn toàn xa lạ, không trở nên bạn, không trở thành anh em với người khác. Người Samaritanô tốt lành đã trở nên anh em với người bị nạn.
Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu được rằng yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là yêu thương với tất cả con tim, biết hy sinh, từ bỏ, cảm thông, tha thứ, quên mình, hiến thân phục vụ tha nhân. Chúa đã làm gương hy sinh, từ bỏ, hiến thân cho nhân loại :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Con người phải biết hy sinh, từ bỏ và hiến mạng sống, bản thân để phục vụ mới có giá trị. Vì con người càng ích kỷ, hẹp hòi, càng tìm bản thân mình, càng đánh mất chính mình. Nên, con người chỉ là người khi họ dám hy sinh cho người khác. Biết bao gương của các thánh đã minh chứng hy sinh cho người khác sẽ nhận lại được nhiều, càng cho đi càng nhận lãnh. Chân phước Têrêsa Calcutta và các nữ tu bác ái của Mẹ đã hy sinh biết bao cho người khác. Nhiều vị thánh đã hy sinh cả cuộc đời để phục vụ và đem hạnh phúc cho kẻ khác. Do đó, họ cho đi và họ lại nhận lãnh được nhiều.
Người Kitô hữu phải thể hiện cuộc sống của mình theo gương Chúa Giêsu. Đạo Công Giáo là Đạo tình thương. Mọi Kitô hữu đều phải sống tình thương bằng những việc làm tỏa sáng, nếu không họ chỉ là những Kitô hữu giả hiệu.Thánh Gioan đã định nghĩa :” Thiên Chúa là Tình Yêu “. Nên, người môn đệ Chúa phải bắt chước Chúa sống tình yêu bằng những việc bác ái, hy sinh.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nêu gương cho chúng con bằng chính sự từ bỏ, bằng chính sự hiến mình trên thập giá.Xin cho chúng con hiểu được rằng Đạo của Chúa thiết lập là Đạo tình thương, cốt lõi của Đạo là tình thương.Xin cho chúng con luôn biết đón nhận, yêu thương mọi người, đừng để chúng con chỉ biết nghĩ đến lợi ích của chúng con mà quên những anh chị em đang sống xung quanh, họ rất cần đến bàn tay góp sức của chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu nói gì cho chúng ta ?
2.Đạo Công Giáo là gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc: 1 năm sau khi Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm bị quản thúc
Tiền Hô
10:00 08/07/2013
Trung Quốc: 1 năm sau khi Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm bị quản thúc
Thượng Hải (AsiaNews) - Người Công Giáo Trung Quốc đang liên lỉ cầu nguyện cho Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daqin), ngài hiện đang bị quản thúc tại gia kể từ ngày được tấn phong giám mục cách đây tròn một năm (7.7.2012).
Trong một năm qua, vì bị ép buộc phải lánh mặt và sống trong cảnh thầm lặng đã khiến ngài nhận được sự cảm thông và ủng hộ của Giáo Hội tại Trung Quốc, thậm chí của cả những người không phải Kitô hữu. Sự can đảm và lòng trung thành với Đức Thánh Cha của ngài đã mang lại sức mạnh và niềm hy vọng cho người Công Giáo trong và ngoài đất nước Trung Quốc.
Nối tiếp trường hợp của Đức Cha Mã Đạt Khâm, việc Đức Giám Mục Aloysius Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) qua đời, và trước đó là Đức Giám Mục phụ tá Giuse Hình Văn Chi (Xing Wenzhi) từ chức đã phủ một bóng mây ảm đảm cho tương lai của giáo phận Thượng Hải.
Các quan chức tôn giáo của chính quyền đã đóng cửa các chủng viện tập sự lẫn thần học ở Xà Sơn (Sheshan) như là một động thái trả đũa Đức Cha Mã Đạt Khâm.
Các nguồn tin từ Thượng Hải cho biết, sau một thời gian bị quản thúc tại chủng viện Xà Sơn, Đức Cha Mã Đạt Khâm đã được rời khỏi nơi giam lỏng này và có khả năng là ngài sẽ về lại Thượng Hải. Ngài bị bắt trước khi Đức Cha Kim Lỗ Hiền qua đời và trước thời gian cao điểm hành hương Đền Đức Mẹ Xà Sơn hồi Tháng Năm.
Một số nguồn tin cho biết, ngài bị buộc phải đi học tại một Viện Xã hội Chủ nghĩa ở Thượng Hải, ý kiến khác cho rằng ngài đã bị đưa ra thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, dù là phỏng đoán nào đi chăng nữa thì người ta vẫn tiếp tục tưởng nhớ đến ngài.
Một người Công Giáo thuộc giáo phận Thượng Hải nói: "Chúng tôi rất nhớ ngài. Chúng tôi muốn được nhìn thấy ngài nhưng chúng tôi phải kiên nhẫn, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy".
Kể từ hồi Tháng Bảy năm 2012, Đức Cha Mã Đạt Khâm đã được phép thỉnh thoảng sử dụng blog và tài khoản mạng xã hội (social network) Sina Weibo để gửi đi thông điệp. Các thông điệp của ngài thường nhận được rất nhiều lời hồi đáp.
Đến nay, Đức Cha đã đăng bài viết và bài thơ nói về sự qua đời của một linh mục cao niên và của Đức Giám Mục Kim Lỗ Hiền, cũng như về lòng hiếu kính đối với song thân của ngài. Đôi khi, ngài cũng động viên các linh mục trong giáo phận bằng cách chia sẻ với họ suy niệm đức tin lấy cảm hứng từ hoàn cảnh bị cô lập.
Ngài cũng đăng lên một vài phân đoạn trong vở kịch mà ngài viết về Phaolô Từ Quang Khải (Xu Guangqi) - một người bạn của Matteo Ricci - và câu chuyện về cuộc rửa tội đầu tiên ở Thượng Hải, nhân vật đang trong án phong chân phước cùng với các linh mục Dòng Tên truyền giáo tại Trung Quốc.
Hôm 29 Tháng Sáu vừa qua, Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Cha cũng đang một bài viết lên tài khoản Sina Weibo để gửi lời chúc mừng đến 14 tân linh mục và 4 chủng sinh của giáo phận Thượng Hải. Trong đó, ngài gọi tên từng người trong số họ rồi ký vắn gọn là Mã Đạt Khâm, ngài không sử dụng tước hiệu "Giám mục Thượng Hải" kể từ khi chính phủ loại bỏ ngài khỏi chức vụ đó.
Rồi hôm 11 Tháng Sáu là Tết Đoan Ngọ, ngài đăng một bài thơ để bày tỏ nỗi đau buồn và thương tiếc của mình cho Khuất Nguyên - một nhà thơ được nhiều người Trung Quốc tưởng nhớ vì là tôi trung của hoàng đế, ông bị vu khống và chịu kết án tử. Đức Cha Mã Đạt Khâm có lẽ đã nhìn thấy những điểm tương đồng trong số phận của ngài với nhà thơ.
Kể từ khi blog Sina Weibo có thêm tính tương tác, nhiều độc giả đã có thể chuyển tiếp thông điệp và gửi ý kiến của họ. Nhiều người đã gọi ngài là "giám mục", hỏi thăm, an ủi ngài và gửi cho ngài những tin tức mới nhất.
Một người viết: "Kính thưa Đức Cha, Đức Cha có khỏe không và Đức Cha đang ở đâu? Chúng con nhớ Đức Cha lắm. Đức Cha là vị mục tử tốt lành của chúng con. Dù ở bất cứ nơi nào, Thiên Chúa cũng sẽ ở cùng chúng ta".
Người khác viết: "Chúng con đang cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Mã Đạt Khâm làm giám mục phó của Thượng Hải - bổ nhiệm này cũng được chính phủ Trung Quốc công nhận. Tại thánh lễ tấn phong, ngài đã thẳng thừng từ chối một giám mục bất hợp thức đặt tay lên đầu ngài, và sau đó tuyên bố không tham gia Hội Công Giáo Yêu nước của chính phủ nữa.
Người Công Giáo ca ngợi quyết định của ngài và ủng hộ ngài, Tuy nhiên, vào ngày 7 Tháng 12 năm 2012, chính quyền đã loại bỏ ngài khỏi chức giám mục phó Thượng Hải, họ cáo buộc ngài vi phạm quy định tôn giáo của Trung Quốc.
Mặc dù trường hợp của Đức Cha Mã Đạt Khâm gây thêm những rạn nứt giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, nhưng nó cũng đã khuyến khích sự hòa giải và hiệp nhất trong Giáo Hội tại Trung Quốc.
Nhiều người Công Giáo rất tự hào về ngài, lòng dũng cảm và trí tuệ của ngài làm họ kính phục. Nhờ vào các tác phẩm của mình, ngài cũng đã được đánh giá cao về kiến thức văn học Trung Quốc với tài năng như là một nhà văn, nhà thơ, cũng như trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Tiền Hô
Thượng Hải (AsiaNews) - Người Công Giáo Trung Quốc đang liên lỉ cầu nguyện cho Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daqin), ngài hiện đang bị quản thúc tại gia kể từ ngày được tấn phong giám mục cách đây tròn một năm (7.7.2012).
Trong một năm qua, vì bị ép buộc phải lánh mặt và sống trong cảnh thầm lặng đã khiến ngài nhận được sự cảm thông và ủng hộ của Giáo Hội tại Trung Quốc, thậm chí của cả những người không phải Kitô hữu. Sự can đảm và lòng trung thành với Đức Thánh Cha của ngài đã mang lại sức mạnh và niềm hy vọng cho người Công Giáo trong và ngoài đất nước Trung Quốc.
Nối tiếp trường hợp của Đức Cha Mã Đạt Khâm, việc Đức Giám Mục Aloysius Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) qua đời, và trước đó là Đức Giám Mục phụ tá Giuse Hình Văn Chi (Xing Wenzhi) từ chức đã phủ một bóng mây ảm đảm cho tương lai của giáo phận Thượng Hải.
Các quan chức tôn giáo của chính quyền đã đóng cửa các chủng viện tập sự lẫn thần học ở Xà Sơn (Sheshan) như là một động thái trả đũa Đức Cha Mã Đạt Khâm.
Các nguồn tin từ Thượng Hải cho biết, sau một thời gian bị quản thúc tại chủng viện Xà Sơn, Đức Cha Mã Đạt Khâm đã được rời khỏi nơi giam lỏng này và có khả năng là ngài sẽ về lại Thượng Hải. Ngài bị bắt trước khi Đức Cha Kim Lỗ Hiền qua đời và trước thời gian cao điểm hành hương Đền Đức Mẹ Xà Sơn hồi Tháng Năm.
Một số nguồn tin cho biết, ngài bị buộc phải đi học tại một Viện Xã hội Chủ nghĩa ở Thượng Hải, ý kiến khác cho rằng ngài đã bị đưa ra thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, dù là phỏng đoán nào đi chăng nữa thì người ta vẫn tiếp tục tưởng nhớ đến ngài.
Một người Công Giáo thuộc giáo phận Thượng Hải nói: "Chúng tôi rất nhớ ngài. Chúng tôi muốn được nhìn thấy ngài nhưng chúng tôi phải kiên nhẫn, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy".
Kể từ hồi Tháng Bảy năm 2012, Đức Cha Mã Đạt Khâm đã được phép thỉnh thoảng sử dụng blog và tài khoản mạng xã hội (social network) Sina Weibo để gửi đi thông điệp. Các thông điệp của ngài thường nhận được rất nhiều lời hồi đáp.
Đến nay, Đức Cha đã đăng bài viết và bài thơ nói về sự qua đời của một linh mục cao niên và của Đức Giám Mục Kim Lỗ Hiền, cũng như về lòng hiếu kính đối với song thân của ngài. Đôi khi, ngài cũng động viên các linh mục trong giáo phận bằng cách chia sẻ với họ suy niệm đức tin lấy cảm hứng từ hoàn cảnh bị cô lập.
Ngài cũng đăng lên một vài phân đoạn trong vở kịch mà ngài viết về Phaolô Từ Quang Khải (Xu Guangqi) - một người bạn của Matteo Ricci - và câu chuyện về cuộc rửa tội đầu tiên ở Thượng Hải, nhân vật đang trong án phong chân phước cùng với các linh mục Dòng Tên truyền giáo tại Trung Quốc.
Hôm 29 Tháng Sáu vừa qua, Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Cha cũng đang một bài viết lên tài khoản Sina Weibo để gửi lời chúc mừng đến 14 tân linh mục và 4 chủng sinh của giáo phận Thượng Hải. Trong đó, ngài gọi tên từng người trong số họ rồi ký vắn gọn là Mã Đạt Khâm, ngài không sử dụng tước hiệu "Giám mục Thượng Hải" kể từ khi chính phủ loại bỏ ngài khỏi chức vụ đó.
Rồi hôm 11 Tháng Sáu là Tết Đoan Ngọ, ngài đăng một bài thơ để bày tỏ nỗi đau buồn và thương tiếc của mình cho Khuất Nguyên - một nhà thơ được nhiều người Trung Quốc tưởng nhớ vì là tôi trung của hoàng đế, ông bị vu khống và chịu kết án tử. Đức Cha Mã Đạt Khâm có lẽ đã nhìn thấy những điểm tương đồng trong số phận của ngài với nhà thơ.
Kể từ khi blog Sina Weibo có thêm tính tương tác, nhiều độc giả đã có thể chuyển tiếp thông điệp và gửi ý kiến của họ. Nhiều người đã gọi ngài là "giám mục", hỏi thăm, an ủi ngài và gửi cho ngài những tin tức mới nhất.
Một người viết: "Kính thưa Đức Cha, Đức Cha có khỏe không và Đức Cha đang ở đâu? Chúng con nhớ Đức Cha lắm. Đức Cha là vị mục tử tốt lành của chúng con. Dù ở bất cứ nơi nào, Thiên Chúa cũng sẽ ở cùng chúng ta".
Người khác viết: "Chúng con đang cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Mã Đạt Khâm làm giám mục phó của Thượng Hải - bổ nhiệm này cũng được chính phủ Trung Quốc công nhận. Tại thánh lễ tấn phong, ngài đã thẳng thừng từ chối một giám mục bất hợp thức đặt tay lên đầu ngài, và sau đó tuyên bố không tham gia Hội Công Giáo Yêu nước của chính phủ nữa.
Người Công Giáo ca ngợi quyết định của ngài và ủng hộ ngài, Tuy nhiên, vào ngày 7 Tháng 12 năm 2012, chính quyền đã loại bỏ ngài khỏi chức giám mục phó Thượng Hải, họ cáo buộc ngài vi phạm quy định tôn giáo của Trung Quốc.
Mặc dù trường hợp của Đức Cha Mã Đạt Khâm gây thêm những rạn nứt giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, nhưng nó cũng đã khuyến khích sự hòa giải và hiệp nhất trong Giáo Hội tại Trung Quốc.
Nhiều người Công Giáo rất tự hào về ngài, lòng dũng cảm và trí tuệ của ngài làm họ kính phục. Nhờ vào các tác phẩm của mình, ngài cũng đã được đánh giá cao về kiến thức văn học Trung Quốc với tài năng như là một nhà văn, nhà thơ, cũng như trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Tiền Hô
Báo chí thế giới khen ngợi cuộc viếng thăm đảo Lampedusa cuả ĐTC.
Trần Mạnh Trác
15:00 08/07/2013
Tuy chương trình cuả Đức Thánh Cha là sẽ đi một mình, không có giám mục hoặc chính quyền dân sự tháp tùng, nhưng hàng trăm ký giả đã chờ đón ngài, báo chí toàn cầu đã đồng loạt đưa tin và khen ngợi cuộc viếng thăm bằng những lời lẽ đầy thán phục.
Đây là cuộc hành trình đầu tiên ra ngoài Rome cuả Ngài. Và nhiều bình luận gia đã lưu ý rằng đây là một bằng cớ nữa chứng tỏ Đức Thánh Cha muốn triều đại cuả Ngài là một triều đại cho những người bị bỏ rơi.
Ngài đã tới thăm những người tị nạn, mà phần đông là dân Hồi Giáo từ vùng Bắc Phi sôi động, trên một chiếc xe mượn, một chiếc xe Fiat loại Jeep mui trần.
Ngài ngỏ lời chào đón những người Hồi giáo trong đám đông, chúc họ một tháng chay Ramadan tốt đẹp.
Một số biểu ngữ viết "Chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô" và "Đức Thánh Cha là một người trong chúng tôi".
Bản thân Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là một người con của những người nhập cư từ Ý đến Argentina trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bàn thờ được làm bằng những khúc gỗ lấy từ những chiếc thuyền bỏ rơi. Bãi tha ma cuả đám thuyền bè nằm ngay sát khu hành lễ, chồng chất với hàng chục con thuyền mục nát và những mảnh quần áo tả tơi, là di tích cuả những cuộc vượt biển gian lao trên những con thuyền đầy ắp người và đã bị đám 'con buôn người tị nạn' bỏ lại.
Hàng chục ngàn người di cư, chủ yếu từ châu Phi, đã đến Lampedusa trong những năm gần đây để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Châu Âu. Hầu hết các con tàu khởi hành từ Tunisia hoặc Libya. Đảo Lampedusa chỉ cách Tunisia có 70 miles (113 km) đường biển.
Tưởng nhớ đến những nạn nhân trên biển, nhất là những người chết oan vì bị từ chối giúp đỡ, Đức Giáo Hoàng nói: "Chúng tôi xin tha thứ cho sự thờ ơ cuả rất nhiều anh chị em trong chúng tôi,"
Với thế giới, Đức Thánh Cha gởi tới một thông điệp: "Nền văn hóa 'vinh thân phì gia' làm cho chúng ta chỉ nghĩ tới bản thân mình, làm cho chúng ta không còn nhạy cảm với tiếng kêu cứu của những người khác", Đức Thánh Cha kêu gọi cần có "một tinh thần trách nhiệm huynh đệ" đối với những người tị nạn.
Đức Thánh Cha đã gặp một nhóm người nhập cư trẻ tuổi, nhiều người trong số họ đến từ Eritrea.
Một thiếu niên nói với Đức Thánh Cha rằng họ đã phải "chịu đựng khủng khiếp" trên cuộc hành trình sau khi bị "cướp sạch" bởi giới con buôn.
Đức Thánh Cha cũng không quên vinh danh người dân địa phương, một làng chài với dân số 6.000 trên một hòn đảo 7.7 miles vuông (20 km2) vì sự hổ trợ và khoan dung mà họ đã thể hiện đối với các thuyền nhân từ nhiều năm nay.
"Có thể nói tấm gương cuả quí bạn là một ngọn hải đăng cho thế giới," Đức Thánh Cha nói.
Chúng ta đã rơi vào tình trạng thờ ơ trên toàn cầu
Bùi Hữu Thư
16:45 08/07/2013
Tại Lampedusa, Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhu cầu phải chăm sóc cho những ai đang đau khổ
Hai câu hỏi này, một cho A-đam sau khi không vâng lời, và một cho Ca-in, sau khi hắn giết em, đều được Thiên Chúa hỏi, Đức Thánh Cha nói trong bài giảng của Thánh Lễ ngoài trời tại hòn đảo Ý mang tên Lampedusa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thăm viếng hòn đảo này nằm cách Tunisia 75 dặm trong một chuyến viếng thăm nhắm vào hàng ngàn người di cư từ Phi Châu đã vào nước Ý qua đảo Lampedusa để tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn. Trong số những người đã vượt biển để đến hòn đảo Ý này trong nhiều năm qua, có khoảng 20.000 người đã chết trên biển. Trước khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã thả một vòng hoa giữa biển để tưởng niệm những người đã thiệt mạng.
Đức Thánh Cha nói vào đầu bài giảng: Hai câu Chúa hỏi ngày nay còn vang vọng hoài. Đây là các câu hỏi nhắc nhớ chúng ta phải chú ý đến những ai đang đau khổ chung quanh chúng ta. Khi nhân loại mất hướng đi, kết quả là xẩy ra các thảm kịch giống như biết bao nhiêu người nam nữ và trẻ em đã chết đuối trên biển cả.
"Em ngươi đâu rồi?" Chúa phán: “Máu nó đang kêu thấu tới Ta.” Đức Thánh Cha trích dẫn bài đọc một: “Đây không phải là một câu để hỏi người khác; mà là câu hỏi đặt cho tôi, cho các bạn, cho mỗi người chúng ta. Những người anh chị em chúng ta đang cố gắng trốn thoát những hoàn cảnh khó khăn để tìm một sự an bình; họ đang tìm kiếm một nơi chốn tốt hơn cho họ và gia đình, nhưng lại phải chịu chết. Đã biết bao nhiêu lần những người này chỉ gặp phải những hiểu nhầm, từ chối và không tìm được tình liên đới. Và tiếng kêu của họ thấu tới Trời!”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng dùng cơ hội này để cám ơn người dân đảo Lampedusa về tình liên đới của họ đối với sự đau khổ của các di dân. Nhắc lại câu chuyện ngài nói với một người di cư từ Phi Châu, Đức Thánh Cha nói với các tín hữu về thảm trạng họ phải chịu dưới bàn tay của những bọn buôn người và khai thác sự nghèo khó của họ.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Ngày hôm nay không có ai trên thế giới này cảm thấy mình có trách nhiệm; chúng ta đã đánh mất ý thức trách nhiệm đối với những người anh chị em của chúng ta. Chúng ta đã rơi vào tình trạng đạo đức giả của những thầy cả và Lêvi mà Chúa Giêsu mô tả trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành: chúng ta thấy người anh em hấp hối bên lề đường, và có lẽ chúng ta tự nhủ: “Tội nghiệp quá…!, rồi bỏ đi. Không phải bổn phận chúng ta, và như thế chúng ta cảm thấy yên lòng.”
Tình trạng thờ ơ trên toàn cầu
Đức Thánh Cha lưu ý về văn hóa của sự thoải mái khiến cho người ta chỉ nghĩ đến mình và trở thành câm điếc trước những tiếng kêu của những ai đang đau khổ, và kết quả là có “tình trạng thờ ơ trên toàn cầu.”
Đức Thánh Cha nói: “Trong thế giới toàn cầu hóa này, chúng ta đã rơi vào tình trạng thờ ơ toàn cầu. Chúng ta đã quá quen với những đau khổ của người khác: không dinh líu gì đến tôi, không phải việc của tôi!”
Ngài nói: hậu quả của sự thờ ơ trên toàn cầu đã cướp mất nơi chúng ta khả năng để có thể khóc vì những nỗi đau của kẻ khác. Đức Thánh Cha cầu xin Thiên Chúa hãy cất đi “sự thờ ơ của Hêrôđê đang nằm trong tim chúng ta” cũng như xin cho có “ân sủng để biết khóc vì sự thờ ơ của chúng ta, và khóc vì những sự độc ác trong thế giới, và trong tim chúng ta.”
Kế thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh về khía cạnh thống hối của phụng vụ ngày hôm nay trong khi cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho “sự thờ ơ của chúng ta đối với bao nhiêu anh chị em chúng ta.”
Đức Thánh Cha cầu nguyện: “Lạy Cha, chúng con xin Cha tha thứ cho những ai thản nhiên và khép kín trong sự an vui của họ đã làm cho tim họ trai đá. Chúng con xin Cha tha thứ cho những ai về quyết định của họ trên mức toàn cầu đã tạo nên các tình trạng đưa dẫn đến các thảm trạng này. Xin tha thứ cho chúng con, Lạy Chúa!”
Đức Thánh Cha kết luận: “Lạy Chúa, ngày hôm nay chúng con cũng vẫn nghe Chúa hỏi:“A đam, ngươi ở đâu?” "Máu của em ngươi đâu?”
Đức Thánh Cha Phanxicô tố giác sự dửng dưng đối với người tị nạn
Lm. Trần Đức Anh OP
17:45 08/07/2013
LAMPEDUSA. Đức Thánh Cha Phanxicô tố giác sự dửng dưng đối với số phận người tị nạn, các thuyền nhân chết trên biển cả và những kẻ lợi dụng sự nghèo đói của người khác để làm giàu.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm mục vụ tại đảo Lampedusa, cực nam Italia, sáng ngày 8-7-2013. Đức Thánh Cha cho biết ngài đến đảo này để tưởng niệm những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả trên đường đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, gặp gỡ những người di dân, và cử hành thánh lễ cho các tín hữu địa phương. Qua cuộc viếng thăm này ngài cũng muốn thức tỉnh lương tâm của nhiều người trên thế giới, tất cả mọi người, đặc biệt là các giới hữu trách, về thảm trạng người di dân và tị nạn.
Đây cũng là chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha ở Italia, ngoài Roma. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm tại Lampedusa.
Lampedusa
Đây là một đảo chỉ rộng 20,2 cây số vuông, chiều dài 12 cây số và chiều ngang khoảng 3 cây số, là đảo lớn nhất trong quần đảo Pelagie trong Địa trung hải. Xét về địa lý, Lampedusa thuộc về Phi châu hơn là Âu Châu, vì chỉ cách bờ biển Tunisi 113 cây số, trong khi đó lại cách bờ biển Sicilia của Italia 127 cây số.
Lampedusa chỉ có 5 ngàn dân cư, và thuộc về tỉnh Agrigento trên đảo Sicilia. Nền kinh tế đảo này chủ yếu dựa vào ngành du lịch, đánh cá, và công nghệ cá xanh đóng hộp. Nông nghiệp và chăn nuôi ở đây chỉ được coi là một ngành phụ.
Do vị trí địa lý, trong thập niên gần đây, Lampedusa trở thành một trong những mục tiêu chính trên đường vượt biên của các thuyền nhân, từ Phi châu nam sa mạc Sahara, tìm đường vào Âu Châu. Họ thường được những tay buôn người vô lương tâm khai thác, nhất là từ Libia và Tunisi, buộc phải trả những số tiền lớn để được đi trên những xuồng máy hoặc những con thuyền cũ kỹ để vượt biên sang Âu Châu. Trong khoảng tháng 3 và tháng 4 năm 2011, số người di dân lén lút đổ bộ lên đảo Lampedusa là 6.500 người, tức là đông hơn cả tổng số người dân
trên đảo này. Tổng số người đến Lampedusa trong năm 2011, là năm Mùa Xuân Arập bùng nổ ở Tunisi là 51.753 người, một con số kỷ lục. Nếu kể cả số người đến đảo Linosa gần đó, thì tổng số thuyền nhân đến Italia trong năm đó là gần 62 ngàn 700 người.
Sau một thời gian lắng dịu trong năm 2012, từ đầu năm nay, số thuyền nhân đến Lampedusa lại gia tăng và trong 6 tháng đầu năm nay, có gần 8 ngàn người đến Italia, trong số này có gần 3.650 người đổ bộ lên đảo Lampedusa.
Trong cuộc vượt biên như thế, nhiều thuyền nhân đã gặp nạn và bỏ mình trên biển cả. Vụ mới nhất là ngày 16-6-2013 vừa qua, khi 7 thuyền nhân bị chết đuối trong lúc cố gắng bám vào những hàng rào nuôi các ngừ do một xuồng đánh cá của Tunisi kéo đi. Người ta ước lượng trong vòng 17 năm, từ 1994 đến 2011, nguyên tại vùng gọi là ”Con kênh Sicilia” đã có 6.226 người chết và mất tích trên đường từ Libia, Tunisi và từ Ai Cập, vượt biên sang Italia. Đặc biệt năm 2011 là năm đau thương nhất, có tới 1.822 người mất tích trên biển cả, bình quân mỗi tháng có 150 người thiệt mạng.
Thêm vào đó, người ta còn phải kể đến cuộc sống khó khăn của các thuyền nhân đổ bộ lên đảo Lampedusa. Đảo này không có cơ cấu thích hợp để đón người vượt biên và số người lại quá đông. Trung tâm tiếp đón đầu tiên trên đảo có khả năng dự trù tối đa là 300 người, trong thực tế hàng ngàn người phải cư ngụ tại đây, và tình trạng này cũng gây căng thẳng trong cuộc sống chung với người dân trên đảo. Tình trạng khẩn cấp này khiến cho Giáo Hội Công Giáo Italia nhiều lần phải kêu gọi các giới chức hữu trách của quốc gia và Âu Châu quan tâm giải quyết vấn đề.
Do hoàn cảnh và ý muốn của Đức Thánh Cha, cuộc viếng thăm của ngài diễn ra dưới hình thức đơn sơ tối đa, kể cả về sự hiện diện của các GM và chính quyền địa phương, nghĩa là chỉ có sự hiện diện của Đức TGM giáo phận Agrigento sở tại và thị trưởng ở đảo Lampedusa.
Tưởng niệm các nạn nhân và gặp người di dân
Lúc 8 giờ sáng 8-7-2013 Đức Thánh Cha đã đáp máy bay của không quân Italia từ Roma và đến phi trường đảo Lampedusa sau 1 giờ bay.
Tiếp đó ngài đi trên chiếc tàu nhỏ tuần duyên của hải quân Italia, có các ngư phủ Sicilia tháp tùng, và thả vòng hoa xuống biển để tưởng niệm các nạn nhân đã bỏ mình trên đường vượt biên.
Khi tàu cập bến Punta Favarolo, Đức Thánh Cha đã tươi cười bắt tay, chào thăm một nhóm người di dân, tất cả đều từ Phi châu tới đây. Đại diện cho những người này, nói bằng tiếng Arập Tigrit để chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha, cũng như xin ngài giúp đỡ.
Rồi Đức Thánh Cha tiến về sân thể thao Arena để cử hành thánh lễ. Hơn 10 ngàn tín hữu đã có mặt tại đây dưới bầu trời nắng, họ đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt, khi ngài dùng xe díp mui trần tiến qua các lối để để chào thăm họ, giống như các buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô..
Lễ đài rất đơn sơ, cạnh đó có đặt một con thuyền của những người vượt biên, bên phải bàn thờ là tượng Đức Mẹ bổn mạng của dân đảo Lampedusa. Đồng tế với Đức Thánh Cha có gần 100 LM, và Đức TGM Agrigento sở tại, cha xứ Stefano Nastasi, cùng hai vị TGM tháp tùng Đức Thánh Cha. Các vị mặc áo tím vì đây cũng là thánh lễ thống hối và cầu nguyện cho các nạn nhân bỏ mình trên biển cả trên đường di cư.
Bài giảng thánh lễ
Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào bài sách Sáng Thế trong đó Chúa gọi hỏi Cain đã giết em mình là Abel: Ngươi ở đâu? Máu em ngươi ở đâu, thể thức tỉnh lương tâm mọi người trước thảm trạng người di dân. Ngài nói:
”Những người di dân chết trên biển, từ những con thuyền lẽ ra là một con đường hy vọng đã trở thành một con đường chết chóc. Đó là tựa đề trong các báo chí! Cách đây vài tuần khi tôi nghe tin này, một tin rất tiếc là đã bao nhiêu lần xảy ra, tôi liên tục nghĩ đến điều ấy như một cái gai trong con tim gây ra bao đau khổ. Và khi ấy tôi cảm thấy mình phải đến đây để cầu nguyện, để thi hành cử chỉ gần gũi, nhưng cũng để thức tỉnh lương tâm chúng ta để điều đã xảy ra khỏi tái diễn nữa. Xin làm ơn, đừng để tái diễn nữa! Nhưng trước tiên tôi muốn nói một lới châm thành cám ơn và khích lệ anh chị em, nhân dân tại đảo Lampedusa và Linosa này, các hiệp hội, những người thiện nguyện và các lực lượng an ninh, anh chị em đã và đang tỏ ra quan tâm đến con người, trong hành trình của họ hướng về một cái gì tốt đẹp hơn. Anh chị em là một thực tại nhỏ bé, nhưng nêu gương liên đới! Tôi cũng cám Đức TGM Francesco Montenegro vì sự giúp đỡ và hoạt động, vì sự gần gũi mục tử. Tôi thân ái chào bà thị trưởng Giusy Nicolini. Xin cám ơn vì những gì bà đã và đang làm. Tôi nghĩ đến những người di dân Hồi giáo đang bắt đầu tháng chay tịnh Ramadan, với lời cầu chúc cho họ được dồi dào thành quả thiêng liêng. Giáo Hội gần gũi với anh chị em trong việc tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn cho bản thân và gia đình anh chị em.
Sáng hôm nay, dưới ánh sáng Lời Chúa mà chúng ta đã nghe, tôi muốn đề nghị vài lời nhất là thức tỉnh lương tâm của mọi người, thúc đẩy suy tư và thay đổi cụ thể một số thái độ.
”Adam, ngươi ở đâu?” là câu hỏi đầu tiên mà Thiên Chúa gửi đến con người sau khi phạm tôi: ”Ngươi ở đâu?” Đó là một con người lạc hướng đã mất chỗ đứng của mình trong công trình sáng tạo vì tưởng mình trở thành quyền năng, có thể thống trị mọi sự, trở thành Thiên Chúa. Và sự hòa hợp bị phá vỡ, con người sai lầm và điều này cũng lập lại trong quan hệ với tha nhân, họ không còn là ngừơi anh em phải yêu mến, nhưng chỉ là một người khác làm xáo trộn đời sống của tôi, an sinh của tôi. Và Thiên Chúa đặt câu hỏi thứ hai: ”Cain, em ngươi ở đâu?” Giấc mơ trở thành quyền năng, cao trọng như Thiên Chúa, trở thành Thiên Chúa, dẫn tới một chuỗi những sai lầm và cũng là một xiềng xích sự chết, đưa tới việc đổ máu người em của mình!
”Ngày nay, hai câu hỏi này của Thiên Chúa cũng vang dội với tất cả sức mạnh! Bao nhiêu người trong chúng ta, kể cả tôi nữa, chúng ta ngỡ ngàng mất hướng, chúng ta không còn chú ý đến thế giới chúng ta sống, không chăm sóc, không bảo tồn những gì Thiên Chúa đã dựng nên cho tất cả mọi người, và chúng ta cũng không có khả năng giữ gìn nhau. Và khi sự ngỡ ngàng mất hướng này mặc lấy chiều kích thế giới, thì có thêm thảm trạng như chúng ta đã chứng kiến.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúa hỏi: ”Em của ngươi ở đâu?”, tiếng máu của em ngươi đã kêu thấu tới Ta, Chúa nói. Đây không phải là một câu hỏi được gửi tới những người khác, nhưng là câu hỏi được gửi tới tôi, tới bạn, cho mỗi người trong chúng ta. Những người anh chị em chúng ta đang tìm cách ra khỏi những tình cảnh khó khăn để tìm được một chút thanh thản và an bình; họ tìm một chỗ tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ, nhưng họ đã tìm thấy cái chết. Bao nhiêu lần những người tìm kiếm điều ấy đã không tìm được sự cảm thông, tiếp đón, không tìm được liên đới! Và tiếng nói của họ vọng lên tới Thiên Chúa!
”Hỡi những người dân đảo Lampedusa, một lần nữa tôi cám ơn anh chị em vì tình liên đới! Mới đây tôi đã nghe một trong những người anh em ấy. Trước khi đến đây, họ đã ở trong tay những kẻ buôn người, những kẻ khai thác sự nghèo đói của người khác; những người mà đối với họ sự nghèo đói của tha nhân trở thành nguồn lợi cho họ. Bao nhiêu người đã chịu đau khổ! và vài người đã đến được nơi đây!
”Em ngươi ở đâu?” Ai là người chịu trách nhiệm về máu này? Trong văn chương Tây Ban nha có vở kịch của Lope de Vega kể lại những ngừơi dân thành Fuente Ovejuma đã giết viên tỉnh trưởng vì là một bạo chúa, và họ làm điều ấy mà không biết ai là người thi hành việc hành quyết ấy. Và khi quan tòa của vua hỏi: ”Ai đã giết ông tỉnh trưởng?” tất cả đều trả lời: ”Thưa ngài, đó là Fuente Ovejuma”. Tất cả nhưng không có người nào! Cả ngày nay câu hỏi này cũng nổi lên một cách mạnh mẽ: ai là người chịu trách nhiệm về những người anh chị em này? Không có ai cả! Tất cả chúng ta đều trả lời như thế: không phải tôi, tôi chẳng dính dáng gì tới điều này. Nhưng chính Thiên Chúa hỏi mỗi người trong chúng ta: ”Máu em ngươi ở đâu là người kêu thấu tới Ta?” Ngày nay không ai cảm thấy mình trách nhiệm về điều ấy; chúng ta đã mất ý thức trách nhiệm huynh đệm chúng ta rơi vào thái độ giả hình của vị tư tế và người phục vụ tại bàn thờ, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành: chúng ta nhìn người anh em giở sống giở chết bên vệ đường, có lẽ chúng ta nghĩ: tôi nghiệp hắn, và chúng ta tiếp tục đi, chúng ta nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình; và chúng ta cảm thấy mình hợp luật rồi. Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù dù, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân, đúng hơn nó đưa tới sự hoàn cầu hóa thái độ dựng dưng. Chúng ta trở nên quen thuộc với đau khổ của người khác, coi đó là điều chẳng liên hệ đến chúng ta, không làm chúng ta quan tâm, đó chẳng phải là việc của chúng ta!
”Hình ảnh người không có tên” của Văn sĩ Manzoni đang tái diễn. Sự hoàn cầu hóa thái độ dửng dưng làm cho tất cả chúng ta trở nên những người không có tên, những người trách nhiệm không có tên, không có mặt mũi.
“Adam, ngươi ở đâu?”, ”Em ngươi ở đâu?”, đó là hai câu hỏi mà Thiên Chúa nêu lên vào đầu lịch sử nhân loại, và ngài cũng gửi tới tất cả những người thời nay, cả chúng ta nữa. Nhưng tôi muốn chúng ta đặt câu hỏi thứ ba: ”Ai trong chúng ta đã khóc vì sự kiện này vì những sự kiện thuộc loại này?”, vì cái chết của những người anh chị em này? Ai đã khóc vì những người đã ở trên thuyền? Và những bà mẹ trẻ mang con nhỏ của họ? vì những ngừơimuốn một cái gì đó để nâng đỡ gia đình họ? Chúng ta là một xã hội đã quên kinh nghiệm khóc, ”đồng cảm thông”: sự hoàn vũ hóa thái độ dửng dưng! Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe tiếng kêu, tiếng khóc, lời than khóc: ”Rachele khóc con mình.. vì chúng không còn nữa”. Herôđê đã gieo chết chóc để bảo vệ an sinh của ông, bảo vệ cái bong bóng xà bông của ông. Và điều này còn tiếp tục tái diễn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa xóa bỏ những gì của Hêrôđe, và còn tồn đọng trong tâm hồn chúng ta; chúng ta hãy xin Chúa ơn khóc vì sự dửng dưng của chúng ta, vì sự tàn ác ở trên thế giới, trong chúng ta, và cả nơi những người trong sự vô danh đang đưa ra những quyết định xã hội kinh tế mở được cho những thảm trạng như vậy. ”Ai đã khóc?”
Và Đức Thánh Cha dâng lời khẩn nguyện:
Lạy Chúa, trong thánh lễ này, là phụng vụ thống hối, chúng con xin Chúa tha thứ vì sự dửng dưng đối với bao nhiêu anh chị em, chúng con xin lỗi Chúa vì những người trở nên quen với thảm cảnh, khép kín trong an sinh của mình, làm cho con tim họ không còn cảm xúc nữa, chúng con xin lỗi Chúa vì những người qua những quyết định của họ trên bình diện hoàn cầu đã gây ra những hoàn cảnh đưa tới những thảm trạng này. Lạy Chúa xin tha thứ! Lạy Chúa, ngày hôm nay chúng con cũng nghe được những câu hỏi của Chúa: 'Adam ngươi ở đâu?”, ”Máu em ngươi ở đâu?”.
Khẩn cầu Mẹ Thiên Chúa
Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đến trước tượng ảnh Đức Mẹ và đọc một kinh do chính ngài soạn:
”Lạy Mẹ là Sao Biển, một lần nữa chúng con chạy đến cùng Mẹ để tìm được nơi nương náu và thanh thản, để khẩn cầu sự bảo vệ và cứu giúp. Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin hướng cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ trên tất cả những người hằng ngày đang phải đương đầu với những nguy hiểm của biển khơi để mưu sinh cho gia đình họ, để bảo vệ sự tôn trọng thiên nhiên, để phục vụ hòa bình giữa các dân tộc. Lạy Mẹ là người bảo vệ những người di dân và lữ hành, với lòng từ mẫu, xin Mẹ giúp đỡ những người nam, nữ và trẻ em buộc lòng phải trốn chạy khỏi quê hương của họ để tìm kiếm tương lai và hy vọng.
”Xin cho cuộc gặp gỡ của họ với chúng con và với các dân tộc chúng con không biến thành một nguồn mạch của những nạn nô lệ mới mẻ và nặng nề, tủi nhục hơn cho họ.
Lạy Mẹ từ bi, xin khẩn cầu ơn tha thứ cho chúng con là những người trở nên mù quáng vì ích kỷ, co cụm vào quyền lợi của mình và trở thành nạn nhân của những nỗi lo âu sợ hãi của chúng con, chúng con lơ đãng đối với những nhu cầu và đau khổ của anh chị em. Lạy Mẹ là nơi nương náu cho các tội nhân, xin Mẹ hoán cải những kẻ gây chiến tranh, oán ghét và nghèo đói, những kẻ bóc lột anh chị em và sự mong manh của họ, buôn bán mạng sống con người. Lạy Mẹ là mẫu gương bác ái, xin chúc lành cho những người nam nữ thiện chí, những người tiếp đón và phục vụ những người đến gần phần đất này: ước gì tình thương được đón nhận và trao ban trở thành hạt giống sinh ra những quan hệ huynh đệ mới mẻ và là bình minh của một thế giới an bình. Amen”
Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ rưỡi trưa. Sau đó, Đức Thánh Cha còn đến thăm thăm giáo xứ thánh Gerlando ở đảo Lampedusa trước khi trở lại phi trường lúc 12 giờ rưỡi để trở về Roma.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm mục vụ tại đảo Lampedusa, cực nam Italia, sáng ngày 8-7-2013. Đức Thánh Cha cho biết ngài đến đảo này để tưởng niệm những thuyền nhân bỏ mình trên biển cả trên đường đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, gặp gỡ những người di dân, và cử hành thánh lễ cho các tín hữu địa phương. Qua cuộc viếng thăm này ngài cũng muốn thức tỉnh lương tâm của nhiều người trên thế giới, tất cả mọi người, đặc biệt là các giới hữu trách, về thảm trạng người di dân và tị nạn.
Đây cũng là chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của Đức Thánh Cha ở Italia, ngoài Roma. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm tại Lampedusa.
Lampedusa
Đây là một đảo chỉ rộng 20,2 cây số vuông, chiều dài 12 cây số và chiều ngang khoảng 3 cây số, là đảo lớn nhất trong quần đảo Pelagie trong Địa trung hải. Xét về địa lý, Lampedusa thuộc về Phi châu hơn là Âu Châu, vì chỉ cách bờ biển Tunisi 113 cây số, trong khi đó lại cách bờ biển Sicilia của Italia 127 cây số.
Lampedusa chỉ có 5 ngàn dân cư, và thuộc về tỉnh Agrigento trên đảo Sicilia. Nền kinh tế đảo này chủ yếu dựa vào ngành du lịch, đánh cá, và công nghệ cá xanh đóng hộp. Nông nghiệp và chăn nuôi ở đây chỉ được coi là một ngành phụ.
Do vị trí địa lý, trong thập niên gần đây, Lampedusa trở thành một trong những mục tiêu chính trên đường vượt biên của các thuyền nhân, từ Phi châu nam sa mạc Sahara, tìm đường vào Âu Châu. Họ thường được những tay buôn người vô lương tâm khai thác, nhất là từ Libia và Tunisi, buộc phải trả những số tiền lớn để được đi trên những xuồng máy hoặc những con thuyền cũ kỹ để vượt biên sang Âu Châu. Trong khoảng tháng 3 và tháng 4 năm 2011, số người di dân lén lút đổ bộ lên đảo Lampedusa là 6.500 người, tức là đông hơn cả tổng số người dân
trên đảo này. Tổng số người đến Lampedusa trong năm 2011, là năm Mùa Xuân Arập bùng nổ ở Tunisi là 51.753 người, một con số kỷ lục. Nếu kể cả số người đến đảo Linosa gần đó, thì tổng số thuyền nhân đến Italia trong năm đó là gần 62 ngàn 700 người.
Sau một thời gian lắng dịu trong năm 2012, từ đầu năm nay, số thuyền nhân đến Lampedusa lại gia tăng và trong 6 tháng đầu năm nay, có gần 8 ngàn người đến Italia, trong số này có gần 3.650 người đổ bộ lên đảo Lampedusa.
Trong cuộc vượt biên như thế, nhiều thuyền nhân đã gặp nạn và bỏ mình trên biển cả. Vụ mới nhất là ngày 16-6-2013 vừa qua, khi 7 thuyền nhân bị chết đuối trong lúc cố gắng bám vào những hàng rào nuôi các ngừ do một xuồng đánh cá của Tunisi kéo đi. Người ta ước lượng trong vòng 17 năm, từ 1994 đến 2011, nguyên tại vùng gọi là ”Con kênh Sicilia” đã có 6.226 người chết và mất tích trên đường từ Libia, Tunisi và từ Ai Cập, vượt biên sang Italia. Đặc biệt năm 2011 là năm đau thương nhất, có tới 1.822 người mất tích trên biển cả, bình quân mỗi tháng có 150 người thiệt mạng.
Thêm vào đó, người ta còn phải kể đến cuộc sống khó khăn của các thuyền nhân đổ bộ lên đảo Lampedusa. Đảo này không có cơ cấu thích hợp để đón người vượt biên và số người lại quá đông. Trung tâm tiếp đón đầu tiên trên đảo có khả năng dự trù tối đa là 300 người, trong thực tế hàng ngàn người phải cư ngụ tại đây, và tình trạng này cũng gây căng thẳng trong cuộc sống chung với người dân trên đảo. Tình trạng khẩn cấp này khiến cho Giáo Hội Công Giáo Italia nhiều lần phải kêu gọi các giới chức hữu trách của quốc gia và Âu Châu quan tâm giải quyết vấn đề.
Do hoàn cảnh và ý muốn của Đức Thánh Cha, cuộc viếng thăm của ngài diễn ra dưới hình thức đơn sơ tối đa, kể cả về sự hiện diện của các GM và chính quyền địa phương, nghĩa là chỉ có sự hiện diện của Đức TGM giáo phận Agrigento sở tại và thị trưởng ở đảo Lampedusa.
Tưởng niệm các nạn nhân và gặp người di dân
Lúc 8 giờ sáng 8-7-2013 Đức Thánh Cha đã đáp máy bay của không quân Italia từ Roma và đến phi trường đảo Lampedusa sau 1 giờ bay.
Tiếp đó ngài đi trên chiếc tàu nhỏ tuần duyên của hải quân Italia, có các ngư phủ Sicilia tháp tùng, và thả vòng hoa xuống biển để tưởng niệm các nạn nhân đã bỏ mình trên đường vượt biên.
Khi tàu cập bến Punta Favarolo, Đức Thánh Cha đã tươi cười bắt tay, chào thăm một nhóm người di dân, tất cả đều từ Phi châu tới đây. Đại diện cho những người này, nói bằng tiếng Arập Tigrit để chào mừng và cám ơn Đức Thánh Cha, cũng như xin ngài giúp đỡ.
Rồi Đức Thánh Cha tiến về sân thể thao Arena để cử hành thánh lễ. Hơn 10 ngàn tín hữu đã có mặt tại đây dưới bầu trời nắng, họ đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt, khi ngài dùng xe díp mui trần tiến qua các lối để để chào thăm họ, giống như các buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô..
Lễ đài rất đơn sơ, cạnh đó có đặt một con thuyền của những người vượt biên, bên phải bàn thờ là tượng Đức Mẹ bổn mạng của dân đảo Lampedusa. Đồng tế với Đức Thánh Cha có gần 100 LM, và Đức TGM Agrigento sở tại, cha xứ Stefano Nastasi, cùng hai vị TGM tháp tùng Đức Thánh Cha. Các vị mặc áo tím vì đây cũng là thánh lễ thống hối và cầu nguyện cho các nạn nhân bỏ mình trên biển cả trên đường di cư.
Bài giảng thánh lễ
Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào bài sách Sáng Thế trong đó Chúa gọi hỏi Cain đã giết em mình là Abel: Ngươi ở đâu? Máu em ngươi ở đâu, thể thức tỉnh lương tâm mọi người trước thảm trạng người di dân. Ngài nói:
”Những người di dân chết trên biển, từ những con thuyền lẽ ra là một con đường hy vọng đã trở thành một con đường chết chóc. Đó là tựa đề trong các báo chí! Cách đây vài tuần khi tôi nghe tin này, một tin rất tiếc là đã bao nhiêu lần xảy ra, tôi liên tục nghĩ đến điều ấy như một cái gai trong con tim gây ra bao đau khổ. Và khi ấy tôi cảm thấy mình phải đến đây để cầu nguyện, để thi hành cử chỉ gần gũi, nhưng cũng để thức tỉnh lương tâm chúng ta để điều đã xảy ra khỏi tái diễn nữa. Xin làm ơn, đừng để tái diễn nữa! Nhưng trước tiên tôi muốn nói một lới châm thành cám ơn và khích lệ anh chị em, nhân dân tại đảo Lampedusa và Linosa này, các hiệp hội, những người thiện nguyện và các lực lượng an ninh, anh chị em đã và đang tỏ ra quan tâm đến con người, trong hành trình của họ hướng về một cái gì tốt đẹp hơn. Anh chị em là một thực tại nhỏ bé, nhưng nêu gương liên đới! Tôi cũng cám Đức TGM Francesco Montenegro vì sự giúp đỡ và hoạt động, vì sự gần gũi mục tử. Tôi thân ái chào bà thị trưởng Giusy Nicolini. Xin cám ơn vì những gì bà đã và đang làm. Tôi nghĩ đến những người di dân Hồi giáo đang bắt đầu tháng chay tịnh Ramadan, với lời cầu chúc cho họ được dồi dào thành quả thiêng liêng. Giáo Hội gần gũi với anh chị em trong việc tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn cho bản thân và gia đình anh chị em.
Sáng hôm nay, dưới ánh sáng Lời Chúa mà chúng ta đã nghe, tôi muốn đề nghị vài lời nhất là thức tỉnh lương tâm của mọi người, thúc đẩy suy tư và thay đổi cụ thể một số thái độ.
”Adam, ngươi ở đâu?” là câu hỏi đầu tiên mà Thiên Chúa gửi đến con người sau khi phạm tôi: ”Ngươi ở đâu?” Đó là một con người lạc hướng đã mất chỗ đứng của mình trong công trình sáng tạo vì tưởng mình trở thành quyền năng, có thể thống trị mọi sự, trở thành Thiên Chúa. Và sự hòa hợp bị phá vỡ, con người sai lầm và điều này cũng lập lại trong quan hệ với tha nhân, họ không còn là ngừơi anh em phải yêu mến, nhưng chỉ là một người khác làm xáo trộn đời sống của tôi, an sinh của tôi. Và Thiên Chúa đặt câu hỏi thứ hai: ”Cain, em ngươi ở đâu?” Giấc mơ trở thành quyền năng, cao trọng như Thiên Chúa, trở thành Thiên Chúa, dẫn tới một chuỗi những sai lầm và cũng là một xiềng xích sự chết, đưa tới việc đổ máu người em của mình!
”Ngày nay, hai câu hỏi này của Thiên Chúa cũng vang dội với tất cả sức mạnh! Bao nhiêu người trong chúng ta, kể cả tôi nữa, chúng ta ngỡ ngàng mất hướng, chúng ta không còn chú ý đến thế giới chúng ta sống, không chăm sóc, không bảo tồn những gì Thiên Chúa đã dựng nên cho tất cả mọi người, và chúng ta cũng không có khả năng giữ gìn nhau. Và khi sự ngỡ ngàng mất hướng này mặc lấy chiều kích thế giới, thì có thêm thảm trạng như chúng ta đã chứng kiến.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúa hỏi: ”Em của ngươi ở đâu?”, tiếng máu của em ngươi đã kêu thấu tới Ta, Chúa nói. Đây không phải là một câu hỏi được gửi tới những người khác, nhưng là câu hỏi được gửi tới tôi, tới bạn, cho mỗi người trong chúng ta. Những người anh chị em chúng ta đang tìm cách ra khỏi những tình cảnh khó khăn để tìm được một chút thanh thản và an bình; họ tìm một chỗ tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ, nhưng họ đã tìm thấy cái chết. Bao nhiêu lần những người tìm kiếm điều ấy đã không tìm được sự cảm thông, tiếp đón, không tìm được liên đới! Và tiếng nói của họ vọng lên tới Thiên Chúa!
”Hỡi những người dân đảo Lampedusa, một lần nữa tôi cám ơn anh chị em vì tình liên đới! Mới đây tôi đã nghe một trong những người anh em ấy. Trước khi đến đây, họ đã ở trong tay những kẻ buôn người, những kẻ khai thác sự nghèo đói của người khác; những người mà đối với họ sự nghèo đói của tha nhân trở thành nguồn lợi cho họ. Bao nhiêu người đã chịu đau khổ! và vài người đã đến được nơi đây!
”Em ngươi ở đâu?” Ai là người chịu trách nhiệm về máu này? Trong văn chương Tây Ban nha có vở kịch của Lope de Vega kể lại những ngừơi dân thành Fuente Ovejuma đã giết viên tỉnh trưởng vì là một bạo chúa, và họ làm điều ấy mà không biết ai là người thi hành việc hành quyết ấy. Và khi quan tòa của vua hỏi: ”Ai đã giết ông tỉnh trưởng?” tất cả đều trả lời: ”Thưa ngài, đó là Fuente Ovejuma”. Tất cả nhưng không có người nào! Cả ngày nay câu hỏi này cũng nổi lên một cách mạnh mẽ: ai là người chịu trách nhiệm về những người anh chị em này? Không có ai cả! Tất cả chúng ta đều trả lời như thế: không phải tôi, tôi chẳng dính dáng gì tới điều này. Nhưng chính Thiên Chúa hỏi mỗi người trong chúng ta: ”Máu em ngươi ở đâu là người kêu thấu tới Ta?” Ngày nay không ai cảm thấy mình trách nhiệm về điều ấy; chúng ta đã mất ý thức trách nhiệm huynh đệm chúng ta rơi vào thái độ giả hình của vị tư tế và người phục vụ tại bàn thờ, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành: chúng ta nhìn người anh em giở sống giở chết bên vệ đường, có lẽ chúng ta nghĩ: tôi nghiệp hắn, và chúng ta tiếp tục đi, chúng ta nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình; và chúng ta cảm thấy mình hợp luật rồi. Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù dù, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân, đúng hơn nó đưa tới sự hoàn cầu hóa thái độ dựng dưng. Chúng ta trở nên quen thuộc với đau khổ của người khác, coi đó là điều chẳng liên hệ đến chúng ta, không làm chúng ta quan tâm, đó chẳng phải là việc của chúng ta!
”Hình ảnh người không có tên” của Văn sĩ Manzoni đang tái diễn. Sự hoàn cầu hóa thái độ dửng dưng làm cho tất cả chúng ta trở nên những người không có tên, những người trách nhiệm không có tên, không có mặt mũi.
“Adam, ngươi ở đâu?”, ”Em ngươi ở đâu?”, đó là hai câu hỏi mà Thiên Chúa nêu lên vào đầu lịch sử nhân loại, và ngài cũng gửi tới tất cả những người thời nay, cả chúng ta nữa. Nhưng tôi muốn chúng ta đặt câu hỏi thứ ba: ”Ai trong chúng ta đã khóc vì sự kiện này vì những sự kiện thuộc loại này?”, vì cái chết của những người anh chị em này? Ai đã khóc vì những người đã ở trên thuyền? Và những bà mẹ trẻ mang con nhỏ của họ? vì những ngừơimuốn một cái gì đó để nâng đỡ gia đình họ? Chúng ta là một xã hội đã quên kinh nghiệm khóc, ”đồng cảm thông”: sự hoàn vũ hóa thái độ dửng dưng! Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe tiếng kêu, tiếng khóc, lời than khóc: ”Rachele khóc con mình.. vì chúng không còn nữa”. Herôđê đã gieo chết chóc để bảo vệ an sinh của ông, bảo vệ cái bong bóng xà bông của ông. Và điều này còn tiếp tục tái diễn. Chúng ta hãy cầu xin Chúa xóa bỏ những gì của Hêrôđe, và còn tồn đọng trong tâm hồn chúng ta; chúng ta hãy xin Chúa ơn khóc vì sự dửng dưng của chúng ta, vì sự tàn ác ở trên thế giới, trong chúng ta, và cả nơi những người trong sự vô danh đang đưa ra những quyết định xã hội kinh tế mở được cho những thảm trạng như vậy. ”Ai đã khóc?”
Và Đức Thánh Cha dâng lời khẩn nguyện:
Lạy Chúa, trong thánh lễ này, là phụng vụ thống hối, chúng con xin Chúa tha thứ vì sự dửng dưng đối với bao nhiêu anh chị em, chúng con xin lỗi Chúa vì những người trở nên quen với thảm cảnh, khép kín trong an sinh của mình, làm cho con tim họ không còn cảm xúc nữa, chúng con xin lỗi Chúa vì những người qua những quyết định của họ trên bình diện hoàn cầu đã gây ra những hoàn cảnh đưa tới những thảm trạng này. Lạy Chúa xin tha thứ! Lạy Chúa, ngày hôm nay chúng con cũng nghe được những câu hỏi của Chúa: 'Adam ngươi ở đâu?”, ”Máu em ngươi ở đâu?”.
Khẩn cầu Mẹ Thiên Chúa
Cuối thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đến trước tượng ảnh Đức Mẹ và đọc một kinh do chính ngài soạn:
”Lạy Mẹ là Sao Biển, một lần nữa chúng con chạy đến cùng Mẹ để tìm được nơi nương náu và thanh thản, để khẩn cầu sự bảo vệ và cứu giúp. Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin hướng cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ trên tất cả những người hằng ngày đang phải đương đầu với những nguy hiểm của biển khơi để mưu sinh cho gia đình họ, để bảo vệ sự tôn trọng thiên nhiên, để phục vụ hòa bình giữa các dân tộc. Lạy Mẹ là người bảo vệ những người di dân và lữ hành, với lòng từ mẫu, xin Mẹ giúp đỡ những người nam, nữ và trẻ em buộc lòng phải trốn chạy khỏi quê hương của họ để tìm kiếm tương lai và hy vọng.
”Xin cho cuộc gặp gỡ của họ với chúng con và với các dân tộc chúng con không biến thành một nguồn mạch của những nạn nô lệ mới mẻ và nặng nề, tủi nhục hơn cho họ.
Lạy Mẹ từ bi, xin khẩn cầu ơn tha thứ cho chúng con là những người trở nên mù quáng vì ích kỷ, co cụm vào quyền lợi của mình và trở thành nạn nhân của những nỗi lo âu sợ hãi của chúng con, chúng con lơ đãng đối với những nhu cầu và đau khổ của anh chị em. Lạy Mẹ là nơi nương náu cho các tội nhân, xin Mẹ hoán cải những kẻ gây chiến tranh, oán ghét và nghèo đói, những kẻ bóc lột anh chị em và sự mong manh của họ, buôn bán mạng sống con người. Lạy Mẹ là mẫu gương bác ái, xin chúc lành cho những người nam nữ thiện chí, những người tiếp đón và phục vụ những người đến gần phần đất này: ước gì tình thương được đón nhận và trao ban trở thành hạt giống sinh ra những quan hệ huynh đệ mới mẻ và là bình minh của một thế giới an bình. Amen”
Thánh lễ kết thúc lúc quá 11 giờ rưỡi trưa. Sau đó, Đức Thánh Cha còn đến thăm thăm giáo xứ thánh Gerlando ở đảo Lampedusa trước khi trở lại phi trường lúc 12 giờ rưỡi để trở về Roma.
Top Stories
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale du 12 mai au 30 juin 2013
Eglises d'Asie
11:47 08/07/2013
Elections législatives du 28 juillet
Bien que la campagne électorale n’ait commencé que le 27 juin, l’activité politique des deux derniers mois a été dominée par la préparation des élections à venir. Le PPC (Parti du Peuple Cambodgien), au pouvoir depuis 1979, spécialement le Premier ministre, s’est particulièrement distingué par sa violence verbale. En revanche, l’opposition, spécialement le PSNC (Parti du Salut National du Cambodge, fusion du PSR et du PDH), s’est honorée par sa retenue.
Discréditer l’opposition par tous les moyens
Toutes les accusations, même les plus farfelues, sont utilisées pour discréditer l’opposition : le Premier ministre Hun Sen ressort de vieilles disputes entre Sam Rainsy et Kem Sokha pour démontrer que le PSNC n’est qu’une union de façade ; il accuse le PSNC d’abriter en son sein trois groupes de « terroristes », et fait diffuser des photos de ses membres en compagnie de ces derniers (27.05.13). Il accuse le PSNC de vouloir détruire la monarchie (16.05.13), de vouloir revenir aux pratiques khmères rouges et abolir la monnaie (23.05.13). S’il perd les élections, ce sera la guerre civile, la fermeture des écoles et des banques, la fin de la distribution des titres de propriété (25.05.13). Le PSNC va déclarer la guerre au Vietnam pour récupérer l’île de Koh Trâl et le Kampuchéa Krom (11.06.13). On diffuse sur Facebook un montage photo truqué dans lequel la députée Mu Sochua, membre influente du PSNC, est en partie dévêtue (12.06.13). Hun Sen menace de citer le PNSC en justice pour de diffamation, car le PSNC déclare que le PPC utilise des moyens incorrects pour disqualifier l’opposition.
Haro sur Kem Sokha
En l’absence de Sam Rainsy, réfugié en France, Kem Sokha, ex-président du Parti des Droits de l’Homme (PDH), est le vice-président du PSNC. C’est un rival sérieux pour Hun Sen, car c’est un homme charismatique qui sait, lui aussi, s’adresser au peuple dans un langage populiste.
Le 18 mai, à Prey Venget, à Takéo, Kem Sokha déclare bien imprudemment que le Vietnam a organisé le centre de torture et la prison de S-21 pour justifier son invasion et son occupation du Cambodge. « Pourquoi voudriez-vous que les Khmers rouges soient assez idiots pour laisser Tuol Sleng en l’état, après y avoir tué tant de gens, pour garder cette prison comme musée à montrer aux touristes », déclare-t-il. Même si Kem Sokha n’a peut-être pas tenu les propos qu’on lui prête, il a le réflexe très cambodgien – mais historiquement faux – d’accuser le Vietnam de tous les maux perpétrés par les Khmers rouges. Chum Mey, 83 ans, rescapé de S-21, estime ces propos injurieux et demande des excuses de la part de Kem Sokha, ce que ce dernier refuse, affirmant qu’il n’a jamais nié les tortures et les assassinats de Tuol Sleng. Chum Mey appelle à une manifestation contre Sokha et porte plainte.
Le dimanche 9 mai, une manifestation anti-Kem Sokha rassemble 12 000 personnes (au lieu des 20 000 attendues), que Chum Mey transforme en meeting pro-PPC. Plus de 13 000 manifestants selon la Licadho, 30 000 selon Adhoc, se rassemblent dans au moins 14 provinces.
* Bien que Hun Sen ait personnellement donné son accord à cette manifestation, et encouragé les villageois à y participer, bien que les autorités locales (maires et chefs de village) aient donné entre 5 et 13 dollars à chaque villageois pour y prendre part, leur aient fourni véhicules, nourriture et eau, bien que certains manifestants arboraient des signes du gouvernement, « le gouvernement et le PPC ne sont pas derrière cette manifestation », affirme le Conseil des ministres.
* Les membres de l’Association des victimes du Kampuchéa démocratique (Ksem Ksan), dont Chum Mey est président, ne sont pas tous d’accord avec cette manifestation récupérée politiquement, et envisagent de démettre leur président, mais après les élections. L’opposition fait remarquer que lorsque le PSNC demande l’autorisation de faire une marche avec 200 personnes, comme en mai dernier, la municipalité la lui refuse, alors que quand Chum Mey envisage une marche avec 20 000 personnes, on le lui accorde.
* L’opposition fait remarquer que Hun Sen est très pointilleux dès que l’on parle du Vietnam voisin. Par exemple, Hun Sen envisage de porter plainte contre l’opposition pour diffamation, car elle a affirmé que le PPC a autorisé les Vietnamiens à s’installer au Cambodge, et le PPC d’être la marionnette du Vietnam.
Hun Sen profite des propos de Kem Sokha pour demander qu’une loi anti-révisionniste soit votée. En cinq jours, les cinq articles de la loi sont rédigés et votés le 7 juin, à l’unanimité par les députés PPC, après deux heures d’examen, puis par le Sénat. L’opposition déclare cette loi illégale, puisque le quorum n’était pas réuni à l’Assemblée nationale. Cette loi prévoit entre six mois et deux ans d’emprisonnement, et entre 250 et 500 dollars d’amende pour les révisionnistes. Il n’y est pas noté le mot « génocide », dont l’interprétation est discutée entre experts. Le PSNC avait demandé, en vain, à ce que le vote de cette loi soit reporté après les élections, et qu’il y soit stipulé que les ex-responsables Khmers rouges soient interdits de hautes fonctions dans l’Etat.
Kem Sokha est convoqué devant la Cour municipale de Phnom Penh le 2 juillet. Bien que la loi ne soit pas rétroactive, il y a toujours un danger qu’il soit condamné, et donc exclus du processus électoral.
Trois autres plaintes sont portées contre le leader de l’opposition :
* Une femme est présentée comme l’ancienne maîtresse de Kem Sokha, en 1998, mais Sokha nie la connaître (13.06.13). Les gardes du corps de Kem Sokha auraient bousculé la mère de cette ex-maîtresse lors d’un meeting électoral à Prey Veng (14.06.13). Elle porte plainte pour violence à son égard.
* Hun Sen révèle qu’il a empêché la police d’arrêter Kem Sokha, qui avait versé 500 dollars pour acheter des relations sexuelles avec une mineure de 15 ans à l’hôtel Micasa, ce que nie Kem Sokha.
Le PSNC choisit la modération. Initialement, il avait menacé de boycotter les élections, pour ne pas participer à cette « farce électorale ». Mais finalement, comme les absents ont toujours tort, il décide d’y participer comme une contribution à l’établissement de la démocratie au Cambodge.
Contestation de Surya Subédi
Surya Subédi, envoyé spécial du secrétaire général de l’ONU, fait sa neuvième et dernière mission au Cambodge du 19 au 26 mai. On se souvient que l’an dernier, le Premier ministre avait refusé de le recevoir, et que Surya Subédi avait fait un rapport accablant sur l’observation des droits de l’homme au Cambodge. Il rencontre le président du CNE (Comité National des Elections), le président de l’Autorité de lutte contre la corruption, et le Premier ministre.
Le 21 mai, cet éminent professeur de droit international donne une conférence sur l’importance des lois protégeant les investisseurs. Cette conférence est prévue pour 300 étudiants de l’Université du Mékong, mais 100 étudiants supplémentaires y assistent. Ces derniers prennent violemment à partie le conférencier sur son dernier rapport concernant les droits de l’homme et demandent la fin du poste d’envoyé spécial au Cambodge. (Il y en a dans 74 pays à travers le monde). La fronde est menée par un membre bien connu d’une organisation de jeunesse alignée sur le PPC, présidée par Hun Many, fils de Hun Sen (Union des Fédérations de la Jeunesse).
Avec les volontaires de la Croix-Rouge organisés par le PPC, on en est revenu aux organisations de masse de la jeunesse du temps du communisme.
La manifestation contre Surya Subédi, on le devine, est « spontanée » et n’est « absolument pas liée au PPC », « les banderoles avaient été préparées par d’autres, mais pas planifiées à l’avance ». Cette manifestation a permis un échange sur Internet qui a reçu 3 105 commentaires pro et anti. L’envoyé spécial du secrétaire général de l’ONU n’a eu droit à aucune couverture médiatique, ni dans les journaux, ni à la télévision.
Le président de l’Autorité anti-corruption du Cambodge l’accuse d’être un agent de l’opposition, et de n’écouter qu’un seul côté.
Exclusion des députés de l’opposition de l’Assemblée nationale
Le 5 juin, le Comité permanent de l’Assemblée nationale décide d’exclure de son sein les 27 députés du PSR et du PDH, ainsi que deux membres du PNR (Parti Norodom Ranariddh) qui ont rejoint le Funcinpec. Il supprime également le versement de leurs salaires. Il argue que la Constitution stipule que l’on ne peut appartenir à deux partis à la fois, et que l’on ne peut être député que d’un parti représentgé à l’Assemblée. Les députés de l’opposition crient au scandale : ils sont les élus du peuple, et seul le peuple peut les démettre par son vote. Ils déclarent l’Assemblée nationale illégale, puisque la Constitution prévoit qu’elle soit constituée de 123 membres, or il n’y en a plus que 94.
* Le 8 juin, le Département d’Etat américain se déclare « profondément concerné » par l’expulsion des députés de l’opposition, ce qui est « en contradiction avec le processus d’une saine démocratie... Cela prive le peuple cambodgien de sa voix ». L’Assemblée nationale cambodgienne invite les Etats-Unis à abandonner l’attitude colonialiste visant à lui dicter son comportement. Le 9 juin, Surya Subédi affirme que cette décision sape les principes de la démocratie, spécialement en cette période électorale.
Cela risque de donner une mauvaise perception des élections, tant à l’intérieur qu’à l’extérieur du pays. Sam Rainsy, pour sa part, déclare qu’en agissant ainsi, Hun Sen place le pays « dans un climat d’instabilité et d’incertitude qui peut conduire à la guerre civile ». Selon un expert de l’Académie australienne de la Défense, « Hun Sen se plaît à humilier l’opposition et à la dominer, comme dans une pièce de théâtre politique, pour indiquer que c’est lui l’homme fort ».
Mainmise sur les médias
Tous les médias sont entre les mains du pouvoir. Le 22 mai, l’opposition demande un débat télévisé entre le Premier ministre et Kem Sokha. Mais le Premier ministre refuse. Plusieurs fois, des ONG proposent des conférences-débats entre des membres de différents partis sur des sujets épineux : le PPC se dérobe toujours. Le 24 juin, cinq partis signent un accord pour mener une campagne électorale sans heurt et pour exposer leur budget respectif pour les élections. Seul le PPC est absent.
* Les huit partis sont autorisés à diffuser un spot télévisé préenregistré de 15 minutes sur la télévision d’Etat le matin et l’après-midi, concernant leur plateforme politique.
* 700 000 Cambodgiens utilisent Facebook et ont donc une information moins unilatérale.
* RFI (Radio France Internationale) étend la durée de ses émissions en khmer jusqu’à 14 heures par jour afin de fournir une information indépendante. Effectivement, même les villageois préfèrent RFI à Radio Free Asia, ou à Voice of America, qu’ils trouvent trop engagées dans la politique américaine.
Le 28 juin dans la soirée, un communiqué interdit aux radios locales de rediffuser les émissions étrangères en khmer (Radio Free Asia, Voice of America, ABC d’Australie et RFI) pendant 31 jours jusqu’après les élections. Le porte-parole du gouvernement justifie cette interdiction par le fait que ces radios ne disent que du mal du gouvernement et jamais ce qu’il réalise de bien.
* Même chez les paysans, c’est la consternation : ce sont pour eux les seules informations crédibles. Dans les transports en commun, on n’écoute que les radios étrangères en khmer, sans même se cacher comme autrefois. Cette interdiction est ressentie comme une cruelle atteinte aux droits de l’homme.
* La réaction américaine est immédiate : c’est « une attaque frontale contre la liberté de la presse, la plus considérable et la plus stupéfiante de l’histoire récente au Cambodge ». « La décision du Premier ministre Hun Sen constitue un grand pas en arrière dans la marche vers la démocratie et la liberté au Cambodge », déclare le porte-parole de RFA.
Dès le lendemain, le ministère de l’Information annonce que les radios étrangères pourront continuer à émettre en ondes courtes, puis, le surlendemain 30 juin, que les radios locales pourront à nouveau rediffuser les émissions étrangères jusqu’à cinq jours avant les élections.
* Le gouverneur de Ratanakiri interdit à tous les citoyens et à toutes les autorités locales de participer à des séminaires de formation organisés par des ONG afin d’éviter que ces gens ne s’éloignent des bureaux de vote et ne négligent la préparation des élections. Adhoc s’insurge contre cette violation du droit d’association et maintient son programme. Finalement, le gouverneur autorise les réunions et séminaires dans les villages.
Divers
*Le 23 mai, deux moines des deux ordres monastiques cambodgiens tirent au sort les numéros des partis sur les bulletins de vote : le PPC reçoit le nº 4, le PSNC le nº 7.
* Le CNE fait imprimer 2,5 millions de bulletins de vote supplémentaires (plus de 12 millions pour un peu moins de 10 millions de votants), ce qui autorise tous les fantasmes concernant un bourrage éventuel des urnes.
* Le 5 juin, le CNE annonce l’enregistrement de plus de 7 746 observateurs, dont 7 720 Cambodgiens. Le même jour, Sam Rainsy se voit interdire l’entrée en Thaïlande, pour éviter qu’il n’utilise ce pays comme base d’action politique contre le gouvernement cambodgien actuel.
* Le 13 mai, le Premier ministre fait une grande réunion à Koh Pich, à laquelle sont invités 4 500 instituteurs, auxquels il donne 12,5 dollars à chacun. Honni soit celui qui oserait penser à un achat de voix. Les salaires des instituteurs sont compris entre 65 et 110 dollars par mois, ce qui fait de l’Education nationale l’une des pires de la région.
* Peu de femmes sont candidates : le PPC en compte 20, ainsi que 28 en réserve ; le Funcinpec en compte 12, dont 19 en réserve ; le PSNC le même nombre.
* Le gouvernement indien fait un don de 40 000 bouteilles d’encre indélébile au CNE, ce qui représente un don de 830 000 dollars.
* On ouvre des haut-parleurs à pleine puissance pour gêner les meetings de l’opposition (13.06.13) ; on arrache plus de 100 panneaux publicitaires du PSNC (16 dans les seules provinces de Prey Veng et de Svay Rieng). On affirme que c’est le PSNC qui a endommagé ses propres panneaux pour créer une mauvaise atmosphère électorale. Hun Sen ordonne la recherche des coupables.
Dans un tel contexte, les résultats des élections semblent acquis au pouvoir qui peut compter sur les masses paysannes peu formées à la démocratie. On comprend que les Etats-Unis, l’Union européenne, l’ONU et les associations locales d’observation du processus électoral dénoncent l’exclusion des partis politiques des mass media, le manque d’indépendance du CNE et son refus de réviser les listes électorales (plus d’un million de votants potentiels en seraient exclus), et refusent donc de considérer ces élections comme « justes et équitables ». Comfrel la qualifie même d’« élection la moins régulière depuis 1993 ».
La démocratie ne se décrète pas, et le Cambodge n’a jamais connu de vrai régime démocratique. Le pouvoir a toujours été confisqué soit par le roi, « Maître de l’eau et de la terre », « Maître de la vie placé sur la tête », soit par ses successeurs investis des mêmes prérogatives royales. Une personnalité et le clan de ses obligés considèrent les richesses pays comme son bien propre. Ces élections sont donc un enjeu majeur sur le plan financier pour le clan au pouvoir. Même en cas de victoire improbable de l’opposition, jamais le PPC n’acceptera de quitter ce pouvoir juteux. Il peut compter aussi sur la passivité totale de la-dite « communauté internationale ».
Chambres extraordinaires
* Le 21 mai, Philippe Julian, condisciple de Khieu Samphân à Paris, décrit ce dernier comme un socialiste humble et pragmatique. Plusieurs témoins appelés au tribunal tiennent le même langage, notamment son garde du corps : « Il travaillait beaucoup... il était patient, très méticuleux, une personne raisonnable qui conseillait ses subordonnés. » Son épouse ainsi que son chauffeur tracent de lui un portrait très flatteur.
* Le 30 mai, Nuon Chéa exprime ses regrets de ce qu’il a commis « volontairement ou involontairement » et adresse ses « sincères condoléances aux familles pour les disparus ». Il affirme que « le Kampuchéa démocratique n’avait pas l’intention de tuer le peuple, mais de sauver le peuple, de l’éduquer, pour que les gens deviennent de bons citoyens et s’aiment les uns les autres ». Il décrit la déportation des habitants de Phnom Penh comme un acte de bienveillance à son égard, la mettant à l’abri des bombardements américains et d’une possible invasion par le Vietnam.
Un témoin accuse Khieu Samphân d’avoir été partisan de la déportation, alors que Hu You, Hu Nim, Vorn Vet ne l’étaient pas. Khieu Samphân a plusieurs fois affirmé l’inverse.
* Le 6 juin, Duch, de son vrai nom Kaing Guek Eav, 70 ans, ex-directeur de la prison S-21, condamné le 3 février à la prison à vie, est conduit dans une cellule spécialement construite pour lui dans la prison provinciale de Kandal.
* Sou Met, ancien commandant en chef de l’aviation du Kampuchéa démocratique, que l’on crédite généralement de plusieurs dizaines de milliers d’assassinats, notamment lors de la construction de l’aéroport de Kompong Chhnang, a été incinéré le 17 juin à Battambang. Il faisait l’objet de l’action en justice Cas Nº003, auquel s’opposait fermement Hun Sen. Il est mort de maladie à 80 ans.
Economie
* Les exportations de riz décortiqué ont plus que doublé durant les cinq premiers mois de l’année par rapport à l’année dernière pour atteindre 147 000 tonnes, dont 23 000 en France.
* Un rapport de Global Witness, ONG britannique d’observation de l’environnement, diffusé le 13 mai, révèle que la Deutsche Bank (DB) et l’International Finance Corporation (IFC), branche de la Banque Mondiale (BM), ont injecté des millions de dollars dans des sociétés vietnamiennes d’industrie du caoutchouc qui s’adonnent à la déforestation et aux évictions forcées des villageois de leurs terres, tant au Cambodge qu’au Laos, au mépris des lois locales. L’IFC participe à hauteur de 14,95 millions de dollars dans le capital de la société Hoang Anh Gia Lai (HAGL, inscrite à la Bourse de Londres), et la DB à hauteur de 4,5 millions, ainsi qu’à hauteur de 3,3 millions dans celui de la société Dong Phu. Ces deux sociétés contrôlent 180 000 hectares de plantations d’hévéas (alors que la superficie des concessions est limitée par la loi à 10 000 hectares). Au moins dix-neuf sociétés filiales de la société d’Etat vietnamienne VRG (Vietnam Rubber Group) opèrent au Cambodge qu’elles colonisent peu à peu. La comparaison entre les photos satellites prises en 2011 et celles prises récemment montrent à l’évidence la déforestation des forêts primaires de ces régions. Les villageois sont mis au courant de l’octroi de leurs terres en concession à ces sociétés quand arrivent les bulldozers qui détruisent leur forêt, ce qui engendre de nombreux conflits fonciers et appauvrissent la population.
* La DB et la BM démentent, mais ce n’est pas la première fois que ces deux organismes investissent dans des projets qui nuisent à la population cambodgienne : en 2009, 79 familles de Sihanoukville étaient lésées par l’expansion de l’aéroport, financée par la BM ; 387 familles de Phnom Penh étaient lésées dans l’expansion de celui de Phnom Penh. Selon Equitable Cambodia, ONG de défense des droits de la terre, DB a investi également dans une société thaïlandaise de sucrerie (KSL) qui a chassé des centaines de paysans de leurs terres. Suite à ce rapport, la société HAGL voit le cours de son titre baisser de 7 % à la bourse de Londres, mais nie en bloc les accusations de Global Witness qui s’appuient cependant sur des faits indiscutables : quatre filiales de HAGL ont obtenu des concessions de 28 000 hectares dans le parc naturel de Lumpat et le parc national de Virachey. Six filiales de HAGL détiennent à elles seules 47 370 hectares dans la province de Ratanakiri, soit 5 % du territoire de la province. Nier les pots-de-vin versés aux autorités cambodgiennes fait partie de la rhétorique.
* Une pétition est lancée sur le Web, demandant à ce que le club de football l’Arsenal coupe tout lien avec la société vietnamienne incriminée qui le soutient financièrement.
* Selon le Premier ministre, actuellement 280 000 hectares sont plantés en hévéas, dont 118 000 sur des concessions. Un million des 1,5 million d’hectares accordés en concession sont enregistrés comme plantations d’hévéas. Il espère que dans quelques années, les plantations cambodgiennes seront supérieures à celle du Vietnam, actuellement le troisième exportateur de caoutchouc. Selon Camcontrol, organisme de régulation du Commerce cambodgien, le Cambodge a exporté 54 000 tonnes de caoutchouc sec en 2012 (moins qu’en 1970, alors que les plantations couvraient au maximum 80 000 hectares) pour une valeur de 158 millions de dollars, alors que le Vietnam en a exporté 1 million de tonnes, pour une valeur de plus de 2,8 milliards. Il est vrai qu’une bonne partie du caoutchouc cambodgien est transporté sous forme de latex au Vietnam où il est transformé, processus faisant perdre au Cambodge la valeur ajoutée ainsi créée.
Commerce
* Durant les quatre premiers mois de l’année, le nouveau port de Phnom Penh a connu 46 % d’augmentation de son trafic, avec 35 980 conteneurs. La plupart des marchandises importées sont du matériel de construction en provenance de Chine. Le trafic du port de Sihanoukville a connu une augmentation de 12,5 % par rapport à la même période de l’année dernière, avec 87 467 conteneurs. Le Cambodge exporte surtout du riz et du manioc (vers la Chine), et importe des machines-outils, du charbon et du pétrole. Les exportations de riz ont cru de 43 %, surtout en direction de l’Europe.
Electricité
* Le sénateur Ly Yong Phat (CCP) décroche un contrat de 92,21 millions de dollars pour l’installation de lignes électriques dans les provinces de l’Est du Cambodge. Le sénateur construit également une centrale thermique à Koh Kong, et a décroché un autre contrat en mars dernier pour la construction d’un stade national en vue des Jeux du Sud-Est asiatique de 2023.
* Selon la Banque mondiale et l’ONU, en 2013, les travailleurs migrants à l’étranger ont envoyé 256 millions de dollars au Cambodge, et ont ainsi permis au PIB une croissance de 1,8 %. Les agences de transfert prélèvent environ 10 % de ces sommes.
Aides et investissement
* Le 21 mai, le gouvernement chinois fait un don de 400 000 dollars au bureau du PNUD de Phnom Penh, pour aider à améliorer la qualité du manioc. Les exportations de manioc ont crû de 160 % l’an dernier, pour s’élever à 722 273 tonnes. Le gouvernement envisage de les porter à un million de tonnes. Le manioc épuise les terres au bout de quelques années, si cette culture est unique.
* Le 26 mai est inauguré un complexe industriel vietnamo-indien de fabrique de sucre, d’éthanol et d’électricité pour un coût de 90,7 millions de dollars (25,3 pour la partie indienne, 65,4 par la partie vietnamienne), lancé à Sambor, dans la province de Kratié, sur une superficie de 7 000 hectares. Cette usine de raffinerie de sucre prévoit de fournir 3 500 tonnes de sucre (elle dispose d’une plantation de 20 000 hectares de canne à sucre) et 30 000 litres d’éthanol par jour, qui pourront faire fonctionner une génératrice de 24 MW. Six cents emplois sont ainsi créés. Selon Adhoc, l’entreprise avait promis des salaires de 6,5 dollars par jour, mais les a diminués à 3,7. Du coup, beaucoup de travailleurs venus des provinces voisines sont retournés chez eux.
* Le 1er juin, environ 250 employés de cette nouvelle entreprise bloquent la route conduisant à l’entreprise en protestation contre le non-paiement de leur salaire durant les deux dernières semaines. De fait, la société a versé des salaires à un intermédiaire qui s’est enfui avec l’argent. La société a payé à nouveau les salaires, et les employés ont repris le travail.
* En visite au Cambodge le ministre du Commerce du Royaume-Uni exprime son intérêt pour commercer avec le Cambodge. En 2012, le commerce entre les deux pays s’élevait à 750 millions de dollars. Il est en hausse de 24 % durant les cinq premiers mois de l’année. La Grande-Bretagne exporte des véhicules, du matériel textile, de la machinerie, du matériel médical et pharmaceutique, et importe des vêtements, des chaussures, du sucre et des céréales.
* Le 13 juin, une délégation de la province chinoise du Sichuan remet 100 tracteurs au Cambodge, pour une valeur de 110 000 dollars.
* Le 20 juin, le lendemain de l’appel de l’opposition à la communauté internationale de geler toute aide à ce gouvernement désormais illégitime, l’Union européenne accorde un don de 20 millions d’euros (26,2 millions de dollars) au Cambodge pour son agriculture.
* Le 28 juin, la Banque asiatique pour le développement (BAD) accorde un prêt de 55 millions de dollars pour améliorer la quantité et la qualité des exportations de riz.
Société
Travailleurs migrants
* Un bureau du ministère de l’Intérieur est installé à Battambang pour faciliter l’obtention de visas pour partir travailler en Thaïlande. Théoriquement, le passeport coûte 124 dollars, mais il faut souvent payer beaucoup plus (jusqu’à 285), ce qui favorise les départs clandestins. Il y aurait 100 000 immigrants cambodgiens légaux, et 600 000 illégaux en Thaïlande.
Conditions de travail
* Le 16 mai, un apprenti d’une usine de chaussures appartenant à des Taïwanais, et travaillant pour une société japonaise, construite sans autorisation, s’effondre, tue deux ouvrières et en blesse onze autres. Cet accident est qualifié de « petit accident » par la direction... ce qui provoque la colère du directeur Centre d’éducation légale (Clerc). Faut-il attendre les 1 200 morts du Bengladesh ? Les familles des deux victimes reçoivent chacune 6 500 dollars pour les funérailles. L’une a reçu en plus 9 000 de compensation, l’autre négocie... Les deux accidentées les plus graves ont reçu 1 700 dollars, les neuf accidentées plus légèrement 550. Même si cette usine n’était pas supervisée par le programme « Better Factories » du BIT chargé d’inspecter les conditions de travail des ouvrières, on se pose des questions sur l’utilité de ce programme : il ne rend jamais ses rapports publics, leur ôtant ainsi toute force de pression. En février dernier, un groupe de chercheurs de l’université de Stanford (Etats-Unis) avaient déjà stigmatisé l’absence de transparence de Better Factories.
* Le 20 mai, le toit d’une véranda en béton qui reliait un réfectoire à une cafétéria dans une usine travaillant pour le géant américain Gap s’effondre et blesse 20 ouvrières, dont une femme enceinte.
Mouvements sociaux
* Depuis le 20 mai, environ 5 000 employés de l’usine de textile Sabrina de Kompong Speu fabriquant des vêtements pour le géant américain du sport Nike bloquent la Nationale 4 pendant une heure, pour demander une augmentation de 0,25 dollars par heure supplémentaire, 1 dollar pour le repas de midi les jours de fête, et 8 dollars de frais de transport par mois, plus 25 dollars pour l’achat de lait pour les enfants de moins de 20 mois. Le 3 juin, environ 1 000 policiers anti-émeute tentent de briser le mouvement. Une dizaine d’employés favorables à la direction lancent des pierres de l’intérieur de l’usine sur les manifestants qui se retournent contre eux. Huit, puis seize représentants syndicaux sont arrêtés. Les affrontements seraient dus à l’opposition de deux syndicats rivaux. Le SIORC menace de lancer une grève générale si ses représentants ne sont pas libérés. En début juin, 300 ouvriers sont licenciés. Onze mille employés de 33 usines signent une pétition envoyée aux ambassades des Etats-Unis et de Grande-Bretagne pour demander la libération des huit syndicalistes emprisonnés.
* Depuis le 13 juin, plus de 500 employés du casino Naga World de Phnom Penh manifestent devant leur établissement pour demander une augmentation de salaire de 80 à 150 dollars mensuels. Le 18 juin, la police arrête 19 employés, dont deux délégués syndicaux. Les actions de la société ont perdu 10 % de leur valeur à la bourse de Hongkong. Le 25 juin, la Cour municipale de Phnom Penh ordonne la reprise immédiate du travail.
Conflits fonciers
* En dépit de la demande du Parlement européen d’octobre 2012, en dépit d’une lettre de 13 parlementaires européens en mars dernier, le représentant de la Commission européenne au Cambodge refuse de lancer une enquête approfondie sur les violations foncières au Cambodge. Il exprime toutefois ses « préoccupations au plus haut niveau », mais n’envisage pas de remettre en cause les clauses de l’accord multifibre qui autorise l’entrée sans droits de douane des produits cambodgiens dans l’UE. En 2012, les exportations cambodgiennes en Europe ont crû deux fois plus vite que pour les autres pays, cumulant 2,3 milliards de dollars.
* Le 20 mai, un Djarai accuse un chef de village de menaces de mort à son égard, car il a porté plainte contre ce chef qui a vendu illégalement 593 hectares des terrains communs de son ethnie.
* Un homme et ses trois enfants sont battus par les employés de la société DM Group de Ratanakiri, alors que cet homme essayait d’arrêter ces employés de couper les arbres sur ses propres terres. Le juge accuse cet homme d’avoir été victime d’un accident de la circulation, d’avoir attaqué les employés, puis l’oblige à signer une déposition dans laquelle il accepte un dédommagement de 1 000 dollars. De victime, cet homme devient coupable.
* Le 25 mai, deux villages de Kéo Seima (Mondolkiri) reçoivent des titres de propriété collective sur une superficie totale de 1 031 hectares. Durant la première semaine de juin, un titre de propriété de 1 084 hectares est accordé à 102 familles de Kéo Seima. Depuis 2011, huit titres collectifs ont été ainsi attribués.
* Le 29 mai, un groupe de 100 membres de la minorité ethnique Banong, de Bousra, arrêtent un groupe de onze travailleurs loués pour couper les arbres sur 1 000 hectares. Ils confisquent deux tronçonneuses et leur outil de travail. Ce n’est pas la première fois qu’ils mènent une telle opération, mais les autorités n’ont jamais rien fait pour stopper cette déforestation anarchique.
* Les associations Licadho et Equitable Cambodia portent plainte contre la société thaïlandaise Mitr Phol, qui aurait expulsé 602 familles de leurs terres, brûlé au moins 250 maisons et battu les villageois, pour créer une plantation de canne à sucre de 20 000 hectares dans la province d’Oddar Méan Chhey. Le sénateur Ly Yong Phat aurait favorisé l’octroi de cette concession. Le sénateur est également accusé d’avoir dépossédé les villageois de Srè Ambel (province de Koh Kong), d’avoir fait combler les puits de ceux qui n’acceptaient pas de quitter leurs maisons, les réduisant ainsi à la mendicité. Il a vendu ses parts à la société thaïlandaise Khon Kaen Sugar. L’an dernier, la commission Thai Human Right a confirmé ces violations des droits de l’homme.
* Après avoir réprimé avec violence plusieurs manifestations des ex-habitants de Boeung Kâk, le personnel de la municipalité de Phnom Penh se rend sur les lieux pour examiner la situation des 60 familles exclues du plan de réinsertion sur 12 hectares accordés par le Premier ministre en 2011.
* Le 10 juin, 15 villageois représentant 18 familles de Kratié, qui ont reçu des titres de propriété établis par les étudiants en août dernier, portent une pétition au ministère de l’Aménagement du territoire pour protester contre la société Sovan Vuthy Rubber qui a rasé leurs cultures.
* Le 15 juin, plus de 100 villageois de Sandan accusent la société vietnamienne CRCK d’avoir coupé 500 hectares de leur forêt, en dehors de sa concession de 6 000 hectares et de n’avoir versé aucune compensation.
Santé
* Le 9 mai, le Cambodge signe un accord avec les pays du Mékong et l’Office de l’ONU de lutte contre la drogue.
* Environ 700 femmes meurent en couches chaque année au Cambodge, soit 2,5 pour 1 000.
Education
* L’Institut Confucius, lancé en 2009 et installé dans le campus de l’Académie royale, est un modèle d’école studieuse. Les élèves paient cinq dollars par mois, tous les frais scolaires sont pris en charge par le gouvernement chinois. Il comprend 13 branches avec un total de 5 000 élèves à Phnom Penh et dans cinq provinces. La langue chinoise n’est plus simplement la langue du commerce, mais aussi celle de la diplomatie. L’Institut envisage de créer des écoles dans toutes les provinces et de former 50 000 Cambodgiens. Chaque année, plusieurs centaines de Cambodgiens partent faire leurs études en Chine. Les Chinois et les Sino-Khmers contrôlent plus de 70 % de l’économie du Cambodge.
Armée
* A partir du 16 mai, 139 membres des troupes américaines et les 317 membres des FARC (Forces Armées Royales du Cambodge) font des exercices communs à Kompong Speu durant trois semaines sous le nom de code « Angkor-sentinelle 2013 ». Cent cinquante soldats ont donné leur sang pour lancer la journée nationale de don du sang. Le 6 juin, les aviations des Etats-Unis, de Malaisie et de Thaïlande ont procédé à des largages aériens, exercice qui pourrait être utile en cas de catastrophe naturelle.
Justice
* La fille d’un haut fonctionnaire, étudiante en médecine, qui au volant de sa voiture a tué trois enfants et blessé six personnes, le 1er mars dernier, est condamnée à trois mois de prison avec sursis. Elle a versé 40 000 dollars aux familles.
* Après des mois d’enquête, en décembre dernier, la Cour provinciale de Svay Rieng acquitte Chhuk Bunrith, gouverneur de Bavet, qui a tiré sur la foule de manifestantes, le 20 février 2012, et qui en a blessé trois, dont une grièvement. Devant la réprobation nationale et internationale, en mars dernier, la Cour d’appel de Phnom Penh décide de rouvrir le dossier mais de le confier à nouveau à la Cour de Svay Rieng, ce dont s’insurgent les défenseurs des droits de l’homme. Le 25 juin, après le témoignage précis d’un policier témoin oculaire des faits, la Cour de Svay Rieng condamne Chhuk Bunrith à 18 mois de prison, avec « arrestation immédiate », et à verser 9 500 dollars aux trois ouvrières blessées. Ni lui, ni son avocat n’ont daigné se présenter à la cour. Lors du précédent procès, son attitude arrogante, symptomatique des gens proches du pouvoir jouissant de l’immunité, était révoltante. La police ignore où se trouve le condamné... Les défenseurs des droits de l’homme font remarquer la différence de traitement à l’égard de Mme Yorn Bopha, emprisonnée immédiatement, accusée à tort d’avoir excité des expulsés à manifester...
Divers
* Le foudre a déjà tué 72 personnes cette année.
Patrimoine
* Le 11 juin, sous l’œil attentif de fonctionnaires et de journalistes, les deux statues d’orants du temple de Prasat Chen de Koh Ker, conservées par le Metropolitan Museum of Art de New York, arrivent à Phnom Penh et sont exposées au Musée de Phnom Penh.
* Avec le nouveau système Lidar (Light-radar), on confirme l’existence d’une grande ville du nom de « Mahendraparvata » sur le plateau du Phnom Kulen avec de nombreux temples.
* Le 19 mai, le film de Rithy Panh « L’image manquante » reçoit un prix au Festival de Cannes « l’un des meilleurs films du festival », commente le Bangkok Post.
* Le 16 mai, six marins russes sont découverts morts dans un bateau battant pavillon de complaisance cambodgien, suite à l’incendie de leur navire dans le port de Wikamai (Japon). Trois semaines plus tôt, un autre bateau battant pavillon cambodgien était arraisonné par les autorités japonaises.
* Pour la première fois, quatre chefs cambodgiens gagnent le prix de la meilleure cuisine lors d’un concours tenu du 22 au 26 mai à Siemréap.
* Le 16 juin, 4 000 coureurs à pieds ont couru un semi-marathon dont la recette de 500 000 dollars a été remise par moitié aux hôpitaux Kantha Bophal et au CIMAC (Centre d’action contre les mines).
* Des scientifiques ont découvert une nouvelle espèce d’oiseau au Cambodge.
Lu pour vous
Le piège khmer rouge, par Laurence Picq (Buchet Chatel, Paris 2013, 319 pp., 22 euros)
Que doit-on admirer le plus ? La prodigieuse volonté de survie et le courage de l’auteure, qui décrit par le menu sa vie et celle de ses enfants en haut de la hiérarchie khmère rouge ? On trouve une analyse très profonde, sans doute jamais atteinte jusqu’à ce jour, sur les moyens employés par l’Angkar pour supprimer l’ego des personnes vivant dans ce régime ubuesque. L’analyse de la novlangue est particulièrement éclairante. Les dirigeants Khmers rouges, consciemment ou non, ont voulu imposer l’anatta, la non-individualité bouddhique, à des fins totalement étrangères à cette religion. A lire absolument.
Les Impunis, par Olivier Weber (Robert Laffont, Paris 2013, 247 pp., 20 euros)
L’auteur a arpenté pendant plusieurs années la région de Pailin. Il connaît donc bien très bien la vie de cette enclave khmère rouge, mini-Etat gouverné par Y Chieng, Mey Mak, et beaucoup d’anciens cadres khmers rouges. Les anciens puritains, qui avaient voulu abolir la monnaie et prônaient la rigueur sexuelles, se vautrent dans le stupre, le trafic d’êtres humains, le trafic de pierres précieuses et de bois. Ils continuent à faire régner un climat de peur diffuse sur la région. L’auteur y réfléchit sur la Mal, qui semble s’être concentré en ces anciens Khmers rouges. Roman historique ou reportage de voyage ? La réalité décrite est saisissante.
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2013)
Bien que la campagne électorale n’ait commencé que le 27 juin, l’activité politique des deux derniers mois a été dominée par la préparation des élections à venir. Le PPC (Parti du Peuple Cambodgien), au pouvoir depuis 1979, spécialement le Premier ministre, s’est particulièrement distingué par sa violence verbale. En revanche, l’opposition, spécialement le PSNC (Parti du Salut National du Cambodge, fusion du PSR et du PDH), s’est honorée par sa retenue.
Discréditer l’opposition par tous les moyens
Toutes les accusations, même les plus farfelues, sont utilisées pour discréditer l’opposition : le Premier ministre Hun Sen ressort de vieilles disputes entre Sam Rainsy et Kem Sokha pour démontrer que le PSNC n’est qu’une union de façade ; il accuse le PSNC d’abriter en son sein trois groupes de « terroristes », et fait diffuser des photos de ses membres en compagnie de ces derniers (27.05.13). Il accuse le PSNC de vouloir détruire la monarchie (16.05.13), de vouloir revenir aux pratiques khmères rouges et abolir la monnaie (23.05.13). S’il perd les élections, ce sera la guerre civile, la fermeture des écoles et des banques, la fin de la distribution des titres de propriété (25.05.13). Le PSNC va déclarer la guerre au Vietnam pour récupérer l’île de Koh Trâl et le Kampuchéa Krom (11.06.13). On diffuse sur Facebook un montage photo truqué dans lequel la députée Mu Sochua, membre influente du PSNC, est en partie dévêtue (12.06.13). Hun Sen menace de citer le PNSC en justice pour de diffamation, car le PSNC déclare que le PPC utilise des moyens incorrects pour disqualifier l’opposition.
Haro sur Kem Sokha
En l’absence de Sam Rainsy, réfugié en France, Kem Sokha, ex-président du Parti des Droits de l’Homme (PDH), est le vice-président du PSNC. C’est un rival sérieux pour Hun Sen, car c’est un homme charismatique qui sait, lui aussi, s’adresser au peuple dans un langage populiste.
Le 18 mai, à Prey Venget, à Takéo, Kem Sokha déclare bien imprudemment que le Vietnam a organisé le centre de torture et la prison de S-21 pour justifier son invasion et son occupation du Cambodge. « Pourquoi voudriez-vous que les Khmers rouges soient assez idiots pour laisser Tuol Sleng en l’état, après y avoir tué tant de gens, pour garder cette prison comme musée à montrer aux touristes », déclare-t-il. Même si Kem Sokha n’a peut-être pas tenu les propos qu’on lui prête, il a le réflexe très cambodgien – mais historiquement faux – d’accuser le Vietnam de tous les maux perpétrés par les Khmers rouges. Chum Mey, 83 ans, rescapé de S-21, estime ces propos injurieux et demande des excuses de la part de Kem Sokha, ce que ce dernier refuse, affirmant qu’il n’a jamais nié les tortures et les assassinats de Tuol Sleng. Chum Mey appelle à une manifestation contre Sokha et porte plainte.
Le dimanche 9 mai, une manifestation anti-Kem Sokha rassemble 12 000 personnes (au lieu des 20 000 attendues), que Chum Mey transforme en meeting pro-PPC. Plus de 13 000 manifestants selon la Licadho, 30 000 selon Adhoc, se rassemblent dans au moins 14 provinces.
* Bien que Hun Sen ait personnellement donné son accord à cette manifestation, et encouragé les villageois à y participer, bien que les autorités locales (maires et chefs de village) aient donné entre 5 et 13 dollars à chaque villageois pour y prendre part, leur aient fourni véhicules, nourriture et eau, bien que certains manifestants arboraient des signes du gouvernement, « le gouvernement et le PPC ne sont pas derrière cette manifestation », affirme le Conseil des ministres.
* Les membres de l’Association des victimes du Kampuchéa démocratique (Ksem Ksan), dont Chum Mey est président, ne sont pas tous d’accord avec cette manifestation récupérée politiquement, et envisagent de démettre leur président, mais après les élections. L’opposition fait remarquer que lorsque le PSNC demande l’autorisation de faire une marche avec 200 personnes, comme en mai dernier, la municipalité la lui refuse, alors que quand Chum Mey envisage une marche avec 20 000 personnes, on le lui accorde.
* L’opposition fait remarquer que Hun Sen est très pointilleux dès que l’on parle du Vietnam voisin. Par exemple, Hun Sen envisage de porter plainte contre l’opposition pour diffamation, car elle a affirmé que le PPC a autorisé les Vietnamiens à s’installer au Cambodge, et le PPC d’être la marionnette du Vietnam.
Hun Sen profite des propos de Kem Sokha pour demander qu’une loi anti-révisionniste soit votée. En cinq jours, les cinq articles de la loi sont rédigés et votés le 7 juin, à l’unanimité par les députés PPC, après deux heures d’examen, puis par le Sénat. L’opposition déclare cette loi illégale, puisque le quorum n’était pas réuni à l’Assemblée nationale. Cette loi prévoit entre six mois et deux ans d’emprisonnement, et entre 250 et 500 dollars d’amende pour les révisionnistes. Il n’y est pas noté le mot « génocide », dont l’interprétation est discutée entre experts. Le PSNC avait demandé, en vain, à ce que le vote de cette loi soit reporté après les élections, et qu’il y soit stipulé que les ex-responsables Khmers rouges soient interdits de hautes fonctions dans l’Etat.
Kem Sokha est convoqué devant la Cour municipale de Phnom Penh le 2 juillet. Bien que la loi ne soit pas rétroactive, il y a toujours un danger qu’il soit condamné, et donc exclus du processus électoral.
Trois autres plaintes sont portées contre le leader de l’opposition :
* Une femme est présentée comme l’ancienne maîtresse de Kem Sokha, en 1998, mais Sokha nie la connaître (13.06.13). Les gardes du corps de Kem Sokha auraient bousculé la mère de cette ex-maîtresse lors d’un meeting électoral à Prey Veng (14.06.13). Elle porte plainte pour violence à son égard.
* Hun Sen révèle qu’il a empêché la police d’arrêter Kem Sokha, qui avait versé 500 dollars pour acheter des relations sexuelles avec une mineure de 15 ans à l’hôtel Micasa, ce que nie Kem Sokha.
Le PSNC choisit la modération. Initialement, il avait menacé de boycotter les élections, pour ne pas participer à cette « farce électorale ». Mais finalement, comme les absents ont toujours tort, il décide d’y participer comme une contribution à l’établissement de la démocratie au Cambodge.
Contestation de Surya Subédi
Surya Subédi, envoyé spécial du secrétaire général de l’ONU, fait sa neuvième et dernière mission au Cambodge du 19 au 26 mai. On se souvient que l’an dernier, le Premier ministre avait refusé de le recevoir, et que Surya Subédi avait fait un rapport accablant sur l’observation des droits de l’homme au Cambodge. Il rencontre le président du CNE (Comité National des Elections), le président de l’Autorité de lutte contre la corruption, et le Premier ministre.
Le 21 mai, cet éminent professeur de droit international donne une conférence sur l’importance des lois protégeant les investisseurs. Cette conférence est prévue pour 300 étudiants de l’Université du Mékong, mais 100 étudiants supplémentaires y assistent. Ces derniers prennent violemment à partie le conférencier sur son dernier rapport concernant les droits de l’homme et demandent la fin du poste d’envoyé spécial au Cambodge. (Il y en a dans 74 pays à travers le monde). La fronde est menée par un membre bien connu d’une organisation de jeunesse alignée sur le PPC, présidée par Hun Many, fils de Hun Sen (Union des Fédérations de la Jeunesse).
Avec les volontaires de la Croix-Rouge organisés par le PPC, on en est revenu aux organisations de masse de la jeunesse du temps du communisme.
La manifestation contre Surya Subédi, on le devine, est « spontanée » et n’est « absolument pas liée au PPC », « les banderoles avaient été préparées par d’autres, mais pas planifiées à l’avance ». Cette manifestation a permis un échange sur Internet qui a reçu 3 105 commentaires pro et anti. L’envoyé spécial du secrétaire général de l’ONU n’a eu droit à aucune couverture médiatique, ni dans les journaux, ni à la télévision.
Le président de l’Autorité anti-corruption du Cambodge l’accuse d’être un agent de l’opposition, et de n’écouter qu’un seul côté.
Exclusion des députés de l’opposition de l’Assemblée nationale
Le 5 juin, le Comité permanent de l’Assemblée nationale décide d’exclure de son sein les 27 députés du PSR et du PDH, ainsi que deux membres du PNR (Parti Norodom Ranariddh) qui ont rejoint le Funcinpec. Il supprime également le versement de leurs salaires. Il argue que la Constitution stipule que l’on ne peut appartenir à deux partis à la fois, et que l’on ne peut être député que d’un parti représentgé à l’Assemblée. Les députés de l’opposition crient au scandale : ils sont les élus du peuple, et seul le peuple peut les démettre par son vote. Ils déclarent l’Assemblée nationale illégale, puisque la Constitution prévoit qu’elle soit constituée de 123 membres, or il n’y en a plus que 94.
* Le 8 juin, le Département d’Etat américain se déclare « profondément concerné » par l’expulsion des députés de l’opposition, ce qui est « en contradiction avec le processus d’une saine démocratie... Cela prive le peuple cambodgien de sa voix ». L’Assemblée nationale cambodgienne invite les Etats-Unis à abandonner l’attitude colonialiste visant à lui dicter son comportement. Le 9 juin, Surya Subédi affirme que cette décision sape les principes de la démocratie, spécialement en cette période électorale.
Cela risque de donner une mauvaise perception des élections, tant à l’intérieur qu’à l’extérieur du pays. Sam Rainsy, pour sa part, déclare qu’en agissant ainsi, Hun Sen place le pays « dans un climat d’instabilité et d’incertitude qui peut conduire à la guerre civile ». Selon un expert de l’Académie australienne de la Défense, « Hun Sen se plaît à humilier l’opposition et à la dominer, comme dans une pièce de théâtre politique, pour indiquer que c’est lui l’homme fort ».
Mainmise sur les médias
Tous les médias sont entre les mains du pouvoir. Le 22 mai, l’opposition demande un débat télévisé entre le Premier ministre et Kem Sokha. Mais le Premier ministre refuse. Plusieurs fois, des ONG proposent des conférences-débats entre des membres de différents partis sur des sujets épineux : le PPC se dérobe toujours. Le 24 juin, cinq partis signent un accord pour mener une campagne électorale sans heurt et pour exposer leur budget respectif pour les élections. Seul le PPC est absent.
* Les huit partis sont autorisés à diffuser un spot télévisé préenregistré de 15 minutes sur la télévision d’Etat le matin et l’après-midi, concernant leur plateforme politique.
* 700 000 Cambodgiens utilisent Facebook et ont donc une information moins unilatérale.
* RFI (Radio France Internationale) étend la durée de ses émissions en khmer jusqu’à 14 heures par jour afin de fournir une information indépendante. Effectivement, même les villageois préfèrent RFI à Radio Free Asia, ou à Voice of America, qu’ils trouvent trop engagées dans la politique américaine.
Le 28 juin dans la soirée, un communiqué interdit aux radios locales de rediffuser les émissions étrangères en khmer (Radio Free Asia, Voice of America, ABC d’Australie et RFI) pendant 31 jours jusqu’après les élections. Le porte-parole du gouvernement justifie cette interdiction par le fait que ces radios ne disent que du mal du gouvernement et jamais ce qu’il réalise de bien.
* Même chez les paysans, c’est la consternation : ce sont pour eux les seules informations crédibles. Dans les transports en commun, on n’écoute que les radios étrangères en khmer, sans même se cacher comme autrefois. Cette interdiction est ressentie comme une cruelle atteinte aux droits de l’homme.
* La réaction américaine est immédiate : c’est « une attaque frontale contre la liberté de la presse, la plus considérable et la plus stupéfiante de l’histoire récente au Cambodge ». « La décision du Premier ministre Hun Sen constitue un grand pas en arrière dans la marche vers la démocratie et la liberté au Cambodge », déclare le porte-parole de RFA.
Dès le lendemain, le ministère de l’Information annonce que les radios étrangères pourront continuer à émettre en ondes courtes, puis, le surlendemain 30 juin, que les radios locales pourront à nouveau rediffuser les émissions étrangères jusqu’à cinq jours avant les élections.
* Le gouverneur de Ratanakiri interdit à tous les citoyens et à toutes les autorités locales de participer à des séminaires de formation organisés par des ONG afin d’éviter que ces gens ne s’éloignent des bureaux de vote et ne négligent la préparation des élections. Adhoc s’insurge contre cette violation du droit d’association et maintient son programme. Finalement, le gouverneur autorise les réunions et séminaires dans les villages.
Divers
*Le 23 mai, deux moines des deux ordres monastiques cambodgiens tirent au sort les numéros des partis sur les bulletins de vote : le PPC reçoit le nº 4, le PSNC le nº 7.
* Le CNE fait imprimer 2,5 millions de bulletins de vote supplémentaires (plus de 12 millions pour un peu moins de 10 millions de votants), ce qui autorise tous les fantasmes concernant un bourrage éventuel des urnes.
* Le 5 juin, le CNE annonce l’enregistrement de plus de 7 746 observateurs, dont 7 720 Cambodgiens. Le même jour, Sam Rainsy se voit interdire l’entrée en Thaïlande, pour éviter qu’il n’utilise ce pays comme base d’action politique contre le gouvernement cambodgien actuel.
* Le 13 mai, le Premier ministre fait une grande réunion à Koh Pich, à laquelle sont invités 4 500 instituteurs, auxquels il donne 12,5 dollars à chacun. Honni soit celui qui oserait penser à un achat de voix. Les salaires des instituteurs sont compris entre 65 et 110 dollars par mois, ce qui fait de l’Education nationale l’une des pires de la région.
* Peu de femmes sont candidates : le PPC en compte 20, ainsi que 28 en réserve ; le Funcinpec en compte 12, dont 19 en réserve ; le PSNC le même nombre.
* Le gouvernement indien fait un don de 40 000 bouteilles d’encre indélébile au CNE, ce qui représente un don de 830 000 dollars.
* On ouvre des haut-parleurs à pleine puissance pour gêner les meetings de l’opposition (13.06.13) ; on arrache plus de 100 panneaux publicitaires du PSNC (16 dans les seules provinces de Prey Veng et de Svay Rieng). On affirme que c’est le PSNC qui a endommagé ses propres panneaux pour créer une mauvaise atmosphère électorale. Hun Sen ordonne la recherche des coupables.
Dans un tel contexte, les résultats des élections semblent acquis au pouvoir qui peut compter sur les masses paysannes peu formées à la démocratie. On comprend que les Etats-Unis, l’Union européenne, l’ONU et les associations locales d’observation du processus électoral dénoncent l’exclusion des partis politiques des mass media, le manque d’indépendance du CNE et son refus de réviser les listes électorales (plus d’un million de votants potentiels en seraient exclus), et refusent donc de considérer ces élections comme « justes et équitables ». Comfrel la qualifie même d’« élection la moins régulière depuis 1993 ».
La démocratie ne se décrète pas, et le Cambodge n’a jamais connu de vrai régime démocratique. Le pouvoir a toujours été confisqué soit par le roi, « Maître de l’eau et de la terre », « Maître de la vie placé sur la tête », soit par ses successeurs investis des mêmes prérogatives royales. Une personnalité et le clan de ses obligés considèrent les richesses pays comme son bien propre. Ces élections sont donc un enjeu majeur sur le plan financier pour le clan au pouvoir. Même en cas de victoire improbable de l’opposition, jamais le PPC n’acceptera de quitter ce pouvoir juteux. Il peut compter aussi sur la passivité totale de la-dite « communauté internationale ».
Chambres extraordinaires
* Le 21 mai, Philippe Julian, condisciple de Khieu Samphân à Paris, décrit ce dernier comme un socialiste humble et pragmatique. Plusieurs témoins appelés au tribunal tiennent le même langage, notamment son garde du corps : « Il travaillait beaucoup... il était patient, très méticuleux, une personne raisonnable qui conseillait ses subordonnés. » Son épouse ainsi que son chauffeur tracent de lui un portrait très flatteur.
* Le 30 mai, Nuon Chéa exprime ses regrets de ce qu’il a commis « volontairement ou involontairement » et adresse ses « sincères condoléances aux familles pour les disparus ». Il affirme que « le Kampuchéa démocratique n’avait pas l’intention de tuer le peuple, mais de sauver le peuple, de l’éduquer, pour que les gens deviennent de bons citoyens et s’aiment les uns les autres ». Il décrit la déportation des habitants de Phnom Penh comme un acte de bienveillance à son égard, la mettant à l’abri des bombardements américains et d’une possible invasion par le Vietnam.
Un témoin accuse Khieu Samphân d’avoir été partisan de la déportation, alors que Hu You, Hu Nim, Vorn Vet ne l’étaient pas. Khieu Samphân a plusieurs fois affirmé l’inverse.
* Le 6 juin, Duch, de son vrai nom Kaing Guek Eav, 70 ans, ex-directeur de la prison S-21, condamné le 3 février à la prison à vie, est conduit dans une cellule spécialement construite pour lui dans la prison provinciale de Kandal.
* Sou Met, ancien commandant en chef de l’aviation du Kampuchéa démocratique, que l’on crédite généralement de plusieurs dizaines de milliers d’assassinats, notamment lors de la construction de l’aéroport de Kompong Chhnang, a été incinéré le 17 juin à Battambang. Il faisait l’objet de l’action en justice Cas Nº003, auquel s’opposait fermement Hun Sen. Il est mort de maladie à 80 ans.
Economie
* Les exportations de riz décortiqué ont plus que doublé durant les cinq premiers mois de l’année par rapport à l’année dernière pour atteindre 147 000 tonnes, dont 23 000 en France.
* Un rapport de Global Witness, ONG britannique d’observation de l’environnement, diffusé le 13 mai, révèle que la Deutsche Bank (DB) et l’International Finance Corporation (IFC), branche de la Banque Mondiale (BM), ont injecté des millions de dollars dans des sociétés vietnamiennes d’industrie du caoutchouc qui s’adonnent à la déforestation et aux évictions forcées des villageois de leurs terres, tant au Cambodge qu’au Laos, au mépris des lois locales. L’IFC participe à hauteur de 14,95 millions de dollars dans le capital de la société Hoang Anh Gia Lai (HAGL, inscrite à la Bourse de Londres), et la DB à hauteur de 4,5 millions, ainsi qu’à hauteur de 3,3 millions dans celui de la société Dong Phu. Ces deux sociétés contrôlent 180 000 hectares de plantations d’hévéas (alors que la superficie des concessions est limitée par la loi à 10 000 hectares). Au moins dix-neuf sociétés filiales de la société d’Etat vietnamienne VRG (Vietnam Rubber Group) opèrent au Cambodge qu’elles colonisent peu à peu. La comparaison entre les photos satellites prises en 2011 et celles prises récemment montrent à l’évidence la déforestation des forêts primaires de ces régions. Les villageois sont mis au courant de l’octroi de leurs terres en concession à ces sociétés quand arrivent les bulldozers qui détruisent leur forêt, ce qui engendre de nombreux conflits fonciers et appauvrissent la population.
* La DB et la BM démentent, mais ce n’est pas la première fois que ces deux organismes investissent dans des projets qui nuisent à la population cambodgienne : en 2009, 79 familles de Sihanoukville étaient lésées par l’expansion de l’aéroport, financée par la BM ; 387 familles de Phnom Penh étaient lésées dans l’expansion de celui de Phnom Penh. Selon Equitable Cambodia, ONG de défense des droits de la terre, DB a investi également dans une société thaïlandaise de sucrerie (KSL) qui a chassé des centaines de paysans de leurs terres. Suite à ce rapport, la société HAGL voit le cours de son titre baisser de 7 % à la bourse de Londres, mais nie en bloc les accusations de Global Witness qui s’appuient cependant sur des faits indiscutables : quatre filiales de HAGL ont obtenu des concessions de 28 000 hectares dans le parc naturel de Lumpat et le parc national de Virachey. Six filiales de HAGL détiennent à elles seules 47 370 hectares dans la province de Ratanakiri, soit 5 % du territoire de la province. Nier les pots-de-vin versés aux autorités cambodgiennes fait partie de la rhétorique.
* Une pétition est lancée sur le Web, demandant à ce que le club de football l’Arsenal coupe tout lien avec la société vietnamienne incriminée qui le soutient financièrement.
* Selon le Premier ministre, actuellement 280 000 hectares sont plantés en hévéas, dont 118 000 sur des concessions. Un million des 1,5 million d’hectares accordés en concession sont enregistrés comme plantations d’hévéas. Il espère que dans quelques années, les plantations cambodgiennes seront supérieures à celle du Vietnam, actuellement le troisième exportateur de caoutchouc. Selon Camcontrol, organisme de régulation du Commerce cambodgien, le Cambodge a exporté 54 000 tonnes de caoutchouc sec en 2012 (moins qu’en 1970, alors que les plantations couvraient au maximum 80 000 hectares) pour une valeur de 158 millions de dollars, alors que le Vietnam en a exporté 1 million de tonnes, pour une valeur de plus de 2,8 milliards. Il est vrai qu’une bonne partie du caoutchouc cambodgien est transporté sous forme de latex au Vietnam où il est transformé, processus faisant perdre au Cambodge la valeur ajoutée ainsi créée.
Commerce
* Durant les quatre premiers mois de l’année, le nouveau port de Phnom Penh a connu 46 % d’augmentation de son trafic, avec 35 980 conteneurs. La plupart des marchandises importées sont du matériel de construction en provenance de Chine. Le trafic du port de Sihanoukville a connu une augmentation de 12,5 % par rapport à la même période de l’année dernière, avec 87 467 conteneurs. Le Cambodge exporte surtout du riz et du manioc (vers la Chine), et importe des machines-outils, du charbon et du pétrole. Les exportations de riz ont cru de 43 %, surtout en direction de l’Europe.
Electricité
* Le sénateur Ly Yong Phat (CCP) décroche un contrat de 92,21 millions de dollars pour l’installation de lignes électriques dans les provinces de l’Est du Cambodge. Le sénateur construit également une centrale thermique à Koh Kong, et a décroché un autre contrat en mars dernier pour la construction d’un stade national en vue des Jeux du Sud-Est asiatique de 2023.
* Selon la Banque mondiale et l’ONU, en 2013, les travailleurs migrants à l’étranger ont envoyé 256 millions de dollars au Cambodge, et ont ainsi permis au PIB une croissance de 1,8 %. Les agences de transfert prélèvent environ 10 % de ces sommes.
Aides et investissement
* Le 21 mai, le gouvernement chinois fait un don de 400 000 dollars au bureau du PNUD de Phnom Penh, pour aider à améliorer la qualité du manioc. Les exportations de manioc ont crû de 160 % l’an dernier, pour s’élever à 722 273 tonnes. Le gouvernement envisage de les porter à un million de tonnes. Le manioc épuise les terres au bout de quelques années, si cette culture est unique.
* Le 26 mai est inauguré un complexe industriel vietnamo-indien de fabrique de sucre, d’éthanol et d’électricité pour un coût de 90,7 millions de dollars (25,3 pour la partie indienne, 65,4 par la partie vietnamienne), lancé à Sambor, dans la province de Kratié, sur une superficie de 7 000 hectares. Cette usine de raffinerie de sucre prévoit de fournir 3 500 tonnes de sucre (elle dispose d’une plantation de 20 000 hectares de canne à sucre) et 30 000 litres d’éthanol par jour, qui pourront faire fonctionner une génératrice de 24 MW. Six cents emplois sont ainsi créés. Selon Adhoc, l’entreprise avait promis des salaires de 6,5 dollars par jour, mais les a diminués à 3,7. Du coup, beaucoup de travailleurs venus des provinces voisines sont retournés chez eux.
* Le 1er juin, environ 250 employés de cette nouvelle entreprise bloquent la route conduisant à l’entreprise en protestation contre le non-paiement de leur salaire durant les deux dernières semaines. De fait, la société a versé des salaires à un intermédiaire qui s’est enfui avec l’argent. La société a payé à nouveau les salaires, et les employés ont repris le travail.
* En visite au Cambodge le ministre du Commerce du Royaume-Uni exprime son intérêt pour commercer avec le Cambodge. En 2012, le commerce entre les deux pays s’élevait à 750 millions de dollars. Il est en hausse de 24 % durant les cinq premiers mois de l’année. La Grande-Bretagne exporte des véhicules, du matériel textile, de la machinerie, du matériel médical et pharmaceutique, et importe des vêtements, des chaussures, du sucre et des céréales.
* Le 13 juin, une délégation de la province chinoise du Sichuan remet 100 tracteurs au Cambodge, pour une valeur de 110 000 dollars.
* Le 20 juin, le lendemain de l’appel de l’opposition à la communauté internationale de geler toute aide à ce gouvernement désormais illégitime, l’Union européenne accorde un don de 20 millions d’euros (26,2 millions de dollars) au Cambodge pour son agriculture.
* Le 28 juin, la Banque asiatique pour le développement (BAD) accorde un prêt de 55 millions de dollars pour améliorer la quantité et la qualité des exportations de riz.
Société
Travailleurs migrants
* Un bureau du ministère de l’Intérieur est installé à Battambang pour faciliter l’obtention de visas pour partir travailler en Thaïlande. Théoriquement, le passeport coûte 124 dollars, mais il faut souvent payer beaucoup plus (jusqu’à 285), ce qui favorise les départs clandestins. Il y aurait 100 000 immigrants cambodgiens légaux, et 600 000 illégaux en Thaïlande.
Conditions de travail
* Le 16 mai, un apprenti d’une usine de chaussures appartenant à des Taïwanais, et travaillant pour une société japonaise, construite sans autorisation, s’effondre, tue deux ouvrières et en blesse onze autres. Cet accident est qualifié de « petit accident » par la direction... ce qui provoque la colère du directeur Centre d’éducation légale (Clerc). Faut-il attendre les 1 200 morts du Bengladesh ? Les familles des deux victimes reçoivent chacune 6 500 dollars pour les funérailles. L’une a reçu en plus 9 000 de compensation, l’autre négocie... Les deux accidentées les plus graves ont reçu 1 700 dollars, les neuf accidentées plus légèrement 550. Même si cette usine n’était pas supervisée par le programme « Better Factories » du BIT chargé d’inspecter les conditions de travail des ouvrières, on se pose des questions sur l’utilité de ce programme : il ne rend jamais ses rapports publics, leur ôtant ainsi toute force de pression. En février dernier, un groupe de chercheurs de l’université de Stanford (Etats-Unis) avaient déjà stigmatisé l’absence de transparence de Better Factories.
* Le 20 mai, le toit d’une véranda en béton qui reliait un réfectoire à une cafétéria dans une usine travaillant pour le géant américain Gap s’effondre et blesse 20 ouvrières, dont une femme enceinte.
Mouvements sociaux
* Depuis le 20 mai, environ 5 000 employés de l’usine de textile Sabrina de Kompong Speu fabriquant des vêtements pour le géant américain du sport Nike bloquent la Nationale 4 pendant une heure, pour demander une augmentation de 0,25 dollars par heure supplémentaire, 1 dollar pour le repas de midi les jours de fête, et 8 dollars de frais de transport par mois, plus 25 dollars pour l’achat de lait pour les enfants de moins de 20 mois. Le 3 juin, environ 1 000 policiers anti-émeute tentent de briser le mouvement. Une dizaine d’employés favorables à la direction lancent des pierres de l’intérieur de l’usine sur les manifestants qui se retournent contre eux. Huit, puis seize représentants syndicaux sont arrêtés. Les affrontements seraient dus à l’opposition de deux syndicats rivaux. Le SIORC menace de lancer une grève générale si ses représentants ne sont pas libérés. En début juin, 300 ouvriers sont licenciés. Onze mille employés de 33 usines signent une pétition envoyée aux ambassades des Etats-Unis et de Grande-Bretagne pour demander la libération des huit syndicalistes emprisonnés.
* Depuis le 13 juin, plus de 500 employés du casino Naga World de Phnom Penh manifestent devant leur établissement pour demander une augmentation de salaire de 80 à 150 dollars mensuels. Le 18 juin, la police arrête 19 employés, dont deux délégués syndicaux. Les actions de la société ont perdu 10 % de leur valeur à la bourse de Hongkong. Le 25 juin, la Cour municipale de Phnom Penh ordonne la reprise immédiate du travail.
Conflits fonciers
* En dépit de la demande du Parlement européen d’octobre 2012, en dépit d’une lettre de 13 parlementaires européens en mars dernier, le représentant de la Commission européenne au Cambodge refuse de lancer une enquête approfondie sur les violations foncières au Cambodge. Il exprime toutefois ses « préoccupations au plus haut niveau », mais n’envisage pas de remettre en cause les clauses de l’accord multifibre qui autorise l’entrée sans droits de douane des produits cambodgiens dans l’UE. En 2012, les exportations cambodgiennes en Europe ont crû deux fois plus vite que pour les autres pays, cumulant 2,3 milliards de dollars.
* Le 20 mai, un Djarai accuse un chef de village de menaces de mort à son égard, car il a porté plainte contre ce chef qui a vendu illégalement 593 hectares des terrains communs de son ethnie.
* Un homme et ses trois enfants sont battus par les employés de la société DM Group de Ratanakiri, alors que cet homme essayait d’arrêter ces employés de couper les arbres sur ses propres terres. Le juge accuse cet homme d’avoir été victime d’un accident de la circulation, d’avoir attaqué les employés, puis l’oblige à signer une déposition dans laquelle il accepte un dédommagement de 1 000 dollars. De victime, cet homme devient coupable.
* Le 25 mai, deux villages de Kéo Seima (Mondolkiri) reçoivent des titres de propriété collective sur une superficie totale de 1 031 hectares. Durant la première semaine de juin, un titre de propriété de 1 084 hectares est accordé à 102 familles de Kéo Seima. Depuis 2011, huit titres collectifs ont été ainsi attribués.
* Le 29 mai, un groupe de 100 membres de la minorité ethnique Banong, de Bousra, arrêtent un groupe de onze travailleurs loués pour couper les arbres sur 1 000 hectares. Ils confisquent deux tronçonneuses et leur outil de travail. Ce n’est pas la première fois qu’ils mènent une telle opération, mais les autorités n’ont jamais rien fait pour stopper cette déforestation anarchique.
* Les associations Licadho et Equitable Cambodia portent plainte contre la société thaïlandaise Mitr Phol, qui aurait expulsé 602 familles de leurs terres, brûlé au moins 250 maisons et battu les villageois, pour créer une plantation de canne à sucre de 20 000 hectares dans la province d’Oddar Méan Chhey. Le sénateur Ly Yong Phat aurait favorisé l’octroi de cette concession. Le sénateur est également accusé d’avoir dépossédé les villageois de Srè Ambel (province de Koh Kong), d’avoir fait combler les puits de ceux qui n’acceptaient pas de quitter leurs maisons, les réduisant ainsi à la mendicité. Il a vendu ses parts à la société thaïlandaise Khon Kaen Sugar. L’an dernier, la commission Thai Human Right a confirmé ces violations des droits de l’homme.
* Après avoir réprimé avec violence plusieurs manifestations des ex-habitants de Boeung Kâk, le personnel de la municipalité de Phnom Penh se rend sur les lieux pour examiner la situation des 60 familles exclues du plan de réinsertion sur 12 hectares accordés par le Premier ministre en 2011.
* Le 10 juin, 15 villageois représentant 18 familles de Kratié, qui ont reçu des titres de propriété établis par les étudiants en août dernier, portent une pétition au ministère de l’Aménagement du territoire pour protester contre la société Sovan Vuthy Rubber qui a rasé leurs cultures.
* Le 15 juin, plus de 100 villageois de Sandan accusent la société vietnamienne CRCK d’avoir coupé 500 hectares de leur forêt, en dehors de sa concession de 6 000 hectares et de n’avoir versé aucune compensation.
Santé
* Le 9 mai, le Cambodge signe un accord avec les pays du Mékong et l’Office de l’ONU de lutte contre la drogue.
* Environ 700 femmes meurent en couches chaque année au Cambodge, soit 2,5 pour 1 000.
Education
* L’Institut Confucius, lancé en 2009 et installé dans le campus de l’Académie royale, est un modèle d’école studieuse. Les élèves paient cinq dollars par mois, tous les frais scolaires sont pris en charge par le gouvernement chinois. Il comprend 13 branches avec un total de 5 000 élèves à Phnom Penh et dans cinq provinces. La langue chinoise n’est plus simplement la langue du commerce, mais aussi celle de la diplomatie. L’Institut envisage de créer des écoles dans toutes les provinces et de former 50 000 Cambodgiens. Chaque année, plusieurs centaines de Cambodgiens partent faire leurs études en Chine. Les Chinois et les Sino-Khmers contrôlent plus de 70 % de l’économie du Cambodge.
Armée
* A partir du 16 mai, 139 membres des troupes américaines et les 317 membres des FARC (Forces Armées Royales du Cambodge) font des exercices communs à Kompong Speu durant trois semaines sous le nom de code « Angkor-sentinelle 2013 ». Cent cinquante soldats ont donné leur sang pour lancer la journée nationale de don du sang. Le 6 juin, les aviations des Etats-Unis, de Malaisie et de Thaïlande ont procédé à des largages aériens, exercice qui pourrait être utile en cas de catastrophe naturelle.
Justice
* La fille d’un haut fonctionnaire, étudiante en médecine, qui au volant de sa voiture a tué trois enfants et blessé six personnes, le 1er mars dernier, est condamnée à trois mois de prison avec sursis. Elle a versé 40 000 dollars aux familles.
* Après des mois d’enquête, en décembre dernier, la Cour provinciale de Svay Rieng acquitte Chhuk Bunrith, gouverneur de Bavet, qui a tiré sur la foule de manifestantes, le 20 février 2012, et qui en a blessé trois, dont une grièvement. Devant la réprobation nationale et internationale, en mars dernier, la Cour d’appel de Phnom Penh décide de rouvrir le dossier mais de le confier à nouveau à la Cour de Svay Rieng, ce dont s’insurgent les défenseurs des droits de l’homme. Le 25 juin, après le témoignage précis d’un policier témoin oculaire des faits, la Cour de Svay Rieng condamne Chhuk Bunrith à 18 mois de prison, avec « arrestation immédiate », et à verser 9 500 dollars aux trois ouvrières blessées. Ni lui, ni son avocat n’ont daigné se présenter à la cour. Lors du précédent procès, son attitude arrogante, symptomatique des gens proches du pouvoir jouissant de l’immunité, était révoltante. La police ignore où se trouve le condamné... Les défenseurs des droits de l’homme font remarquer la différence de traitement à l’égard de Mme Yorn Bopha, emprisonnée immédiatement, accusée à tort d’avoir excité des expulsés à manifester...
Divers
* Le foudre a déjà tué 72 personnes cette année.
Patrimoine
* Le 11 juin, sous l’œil attentif de fonctionnaires et de journalistes, les deux statues d’orants du temple de Prasat Chen de Koh Ker, conservées par le Metropolitan Museum of Art de New York, arrivent à Phnom Penh et sont exposées au Musée de Phnom Penh.
* Avec le nouveau système Lidar (Light-radar), on confirme l’existence d’une grande ville du nom de « Mahendraparvata » sur le plateau du Phnom Kulen avec de nombreux temples.
* Le 19 mai, le film de Rithy Panh « L’image manquante » reçoit un prix au Festival de Cannes « l’un des meilleurs films du festival », commente le Bangkok Post.
* Le 16 mai, six marins russes sont découverts morts dans un bateau battant pavillon de complaisance cambodgien, suite à l’incendie de leur navire dans le port de Wikamai (Japon). Trois semaines plus tôt, un autre bateau battant pavillon cambodgien était arraisonné par les autorités japonaises.
* Pour la première fois, quatre chefs cambodgiens gagnent le prix de la meilleure cuisine lors d’un concours tenu du 22 au 26 mai à Siemréap.
* Le 16 juin, 4 000 coureurs à pieds ont couru un semi-marathon dont la recette de 500 000 dollars a été remise par moitié aux hôpitaux Kantha Bophal et au CIMAC (Centre d’action contre les mines).
* Des scientifiques ont découvert une nouvelle espèce d’oiseau au Cambodge.
Lu pour vous
Le piège khmer rouge, par Laurence Picq (Buchet Chatel, Paris 2013, 319 pp., 22 euros)
Que doit-on admirer le plus ? La prodigieuse volonté de survie et le courage de l’auteure, qui décrit par le menu sa vie et celle de ses enfants en haut de la hiérarchie khmère rouge ? On trouve une analyse très profonde, sans doute jamais atteinte jusqu’à ce jour, sur les moyens employés par l’Angkar pour supprimer l’ego des personnes vivant dans ce régime ubuesque. L’analyse de la novlangue est particulièrement éclairante. Les dirigeants Khmers rouges, consciemment ou non, ont voulu imposer l’anatta, la non-individualité bouddhique, à des fins totalement étrangères à cette religion. A lire absolument.
Les Impunis, par Olivier Weber (Robert Laffont, Paris 2013, 247 pp., 20 euros)
L’auteur a arpenté pendant plusieurs années la région de Pailin. Il connaît donc bien très bien la vie de cette enclave khmère rouge, mini-Etat gouverné par Y Chieng, Mey Mak, et beaucoup d’anciens cadres khmers rouges. Les anciens puritains, qui avaient voulu abolir la monnaie et prônaient la rigueur sexuelles, se vautrent dans le stupre, le trafic d’êtres humains, le trafic de pierres précieuses et de bois. Ils continuent à faire régner un climat de peur diffuse sur la région. L’auteur y réfléchit sur la Mal, qui semble s’être concentré en ces anciens Khmers rouges. Roman historique ou reportage de voyage ? La réalité décrite est saisissante.
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2013)
Chine: L’Eglise de Shanghai se souvient, vingt ans après…
Eglises d'Asie
11:49 08/07/2013
Hasard du calendrier… Tandis qu’à Shanghai, les catholiques « célèbrent » le premier anniversaire de la mise en résidence surveillée de facto de Mgr Thaddeus Ma Daqin, la Rédaction d’Eglises d’Asie recevait le texte ci-dessous d’un auteur souhaitant conserver l’anonymat. Il a vingt ans, quasiment jour pour jour, décédait d’un arrêt cardiaque le P. Vincent Zhu Hongsheng, prêtre jésuite et figure de la résistance de l’Eglise de Shanghai à la politique religieuse du pouvoir en place. Vingt ans plus tard, une autre génération de prêtres poursuit la mission et, à son tour, paye le prix d’une affirmation tranquille de l’autonomie de la sphère religieuse sur la sphère politique. Tel était en effet le sens du geste posé le 7 juillet dernier par Mgr Ma Daqin lors de sa messe d’ordination épiscopale en la cathédrale de Shanghai, geste qui lui vaut, depuis ce jour, d’être empêché d’exercer son épiscopat et d’avoir été soustrait à la vue de ses diocésains.
Il y a tout juste vingt ans, le 6 juillet 1993, le prêtre jésuite Vincent Zhu Hongsheng (朱 洪 声) retournait vers le Père. Durant sa vie, il n’aura guère vraiment connu que la prison. Pourtant, son exemple et son apostolat continuent d’être féconds dans l’Eglise de Chine, et plus particulièrement à Shanghai.
Né le 17 juillet 1916 à Shanghai, il était le plus jeune d’une famille de treize enfants : ses ancêtres, d’après ce qu’on lui avait appris, étaient catholiques depuis trois siècles. Un de ses oncles, Mgr Simon Zhu Kaimin, fut un des premiers évêques chinois (ordonnés à Rome, en 1926, par le pape Pie XI). Evêque de Haimen, il mourut en prison en 1960.
A 17 ans, le jeune Vincent fait un pèlerinage à Rome puis reste dans un lycée belge de jésuites pour parfaire son français. Deux ans plus tard, il entre chez les jésuites en France. Il est ordonné prêtre en 1944 et, intellectuellement brillant, il est envoyé en Irlande et aux Etats-Unis pour y poursuivre ses études.
En 1947, il revient à Shanghai pour devenir administrateur du lycée Saint-Ignace, institution réputée de la ville. Mais l’établissement est fermé en 1951, deux ans après l’arrivée de Mao Zedong au pouvoir. Le P. Vincent s’installe alors dans la paroisse du Christ-Roi de Shanghai, où il est arrêté en 1953 puis relâché en 1954.
Mais en septembre 1955, lors d’un vaste coup de filet dirigé contre les membres de la Légion de Marie, il est de nouveau arrêté, en même temps que Mgr Ignace Kong Pinmei, l’évêque de Shanghai, vingt jésuites et 300 laïcs.
Il doit attendre son procès jusqu’en 1960 : il est condamné à 15 ans de travaux forcés, peine qu’il effectuera en partie dans une usine de pesticides. En 1979, à la faveur de l’ouverture mise en œuvre par le Premier ministre Deng Xiaoping, il est libéré et réhabilité. Il revient à Shanghai mais refuse de se joindre à la partie « officielle » de l’Eglise. Il décide d’habiter avec sa famille. En 1981, il est de nouveau arrêté : il est accusé d’espionner pour le Vatican et de s’opposer ouvertement à l’« indépendance de l’Eglise de Chine ». En mars 1983, il est condamné à 15 ans de prison pour appartenance à « une clique de traîtres contre-révolutionnaires ». Cette sentence aurait dû se terminer en 1996, mais la santé du P. Vincent se détériore de plus en plus. Il semble que pour éviter qu’il meure en prison, le pouvoir judiciaire chinois l’ait relâché avec quelques années d’avance, le 17 février 1993. La Chine, à l’époque, cherche à améliorer sa réputation sur le plan des droits de l’homme et veut, déjà, obtenir l’organisation des Jeux olympiques.
Le P. Vincent ne survit que quatre mois à sa libération. Cependant, durant cette période, il refuse de nouveau de se joindre à l’Eglise « officielle » et habite chez un de ses frères. Il reçoit quelques visites de prêtres de Hongkong mais le courrier qu’il confie à l’un d’eux est confisqué à la frontière par des douaniers chinois. Ce courrier était destiné à ses confrères et amis résidant hors de Chine. On ne saura sans doute jamais ce qu’il voulait leur dire : ses dernières volontés. Le P. Vincent Zhu mourut le 6 juillet 1993.
L’ancien évêque de Fuzhou, Mgr Zheng, emprisonné avec lui, témoigne : « Le P. Vincent, isolé dans sa cellule, parlait suffisamment fort pour être entendu par d’autres prêtres en captivité comme lui. Le jésuite menait la prière en latin pour eux et avec eux, demandant à Dieu de leur donner la force de tenir bon. Ces prêtres ne se connaissaient pas entre codétenus, ils ne se voyaient pas mais ils discutaient en latin et échangeaient leurs expériences et réflexions sur la foi. » L’évêque se souvient tout particulièrement des homélies du P. Vincent : « Elles [l]’encourageaient à être audacieux et à porter témoignage de la foi chrétienne. »
Aucun livre n’a encore été rédigé sur la vie de P. Vincent Zhu, mais les catholiques de Shanghai n’ont pas oublié ce témoin fidèle et avisé bien-aimé du Seigneur. Ils se racontent les uns les autres les épisodes de la vie de ce captif intransigeant. Un jésuite qui a rencontré Vincent Zhu avant sa dernière incarcération témoigne : « Il avait l’esprit ouvert, était agréable et nullement aigri par toutes les épreuves qu’il avait subies. Il n’avait pas perdu le sens de l’humour ! Il disait avoir fait en prison de vraies rencontres, authentiques et profondes, telles qu’on en fait rarement dans la vie courante. »
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2013)
Il y a tout juste vingt ans, le 6 juillet 1993, le prêtre jésuite Vincent Zhu Hongsheng (朱 洪 声) retournait vers le Père. Durant sa vie, il n’aura guère vraiment connu que la prison. Pourtant, son exemple et son apostolat continuent d’être féconds dans l’Eglise de Chine, et plus particulièrement à Shanghai.
Né le 17 juillet 1916 à Shanghai, il était le plus jeune d’une famille de treize enfants : ses ancêtres, d’après ce qu’on lui avait appris, étaient catholiques depuis trois siècles. Un de ses oncles, Mgr Simon Zhu Kaimin, fut un des premiers évêques chinois (ordonnés à Rome, en 1926, par le pape Pie XI). Evêque de Haimen, il mourut en prison en 1960.
A 17 ans, le jeune Vincent fait un pèlerinage à Rome puis reste dans un lycée belge de jésuites pour parfaire son français. Deux ans plus tard, il entre chez les jésuites en France. Il est ordonné prêtre en 1944 et, intellectuellement brillant, il est envoyé en Irlande et aux Etats-Unis pour y poursuivre ses études.
En 1947, il revient à Shanghai pour devenir administrateur du lycée Saint-Ignace, institution réputée de la ville. Mais l’établissement est fermé en 1951, deux ans après l’arrivée de Mao Zedong au pouvoir. Le P. Vincent s’installe alors dans la paroisse du Christ-Roi de Shanghai, où il est arrêté en 1953 puis relâché en 1954.
Mais en septembre 1955, lors d’un vaste coup de filet dirigé contre les membres de la Légion de Marie, il est de nouveau arrêté, en même temps que Mgr Ignace Kong Pinmei, l’évêque de Shanghai, vingt jésuites et 300 laïcs.
Il doit attendre son procès jusqu’en 1960 : il est condamné à 15 ans de travaux forcés, peine qu’il effectuera en partie dans une usine de pesticides. En 1979, à la faveur de l’ouverture mise en œuvre par le Premier ministre Deng Xiaoping, il est libéré et réhabilité. Il revient à Shanghai mais refuse de se joindre à la partie « officielle » de l’Eglise. Il décide d’habiter avec sa famille. En 1981, il est de nouveau arrêté : il est accusé d’espionner pour le Vatican et de s’opposer ouvertement à l’« indépendance de l’Eglise de Chine ». En mars 1983, il est condamné à 15 ans de prison pour appartenance à « une clique de traîtres contre-révolutionnaires ». Cette sentence aurait dû se terminer en 1996, mais la santé du P. Vincent se détériore de plus en plus. Il semble que pour éviter qu’il meure en prison, le pouvoir judiciaire chinois l’ait relâché avec quelques années d’avance, le 17 février 1993. La Chine, à l’époque, cherche à améliorer sa réputation sur le plan des droits de l’homme et veut, déjà, obtenir l’organisation des Jeux olympiques.
Le P. Vincent ne survit que quatre mois à sa libération. Cependant, durant cette période, il refuse de nouveau de se joindre à l’Eglise « officielle » et habite chez un de ses frères. Il reçoit quelques visites de prêtres de Hongkong mais le courrier qu’il confie à l’un d’eux est confisqué à la frontière par des douaniers chinois. Ce courrier était destiné à ses confrères et amis résidant hors de Chine. On ne saura sans doute jamais ce qu’il voulait leur dire : ses dernières volontés. Le P. Vincent Zhu mourut le 6 juillet 1993.
L’ancien évêque de Fuzhou, Mgr Zheng, emprisonné avec lui, témoigne : « Le P. Vincent, isolé dans sa cellule, parlait suffisamment fort pour être entendu par d’autres prêtres en captivité comme lui. Le jésuite menait la prière en latin pour eux et avec eux, demandant à Dieu de leur donner la force de tenir bon. Ces prêtres ne se connaissaient pas entre codétenus, ils ne se voyaient pas mais ils discutaient en latin et échangeaient leurs expériences et réflexions sur la foi. » L’évêque se souvient tout particulièrement des homélies du P. Vincent : « Elles [l]’encourageaient à être audacieux et à porter témoignage de la foi chrétienne. »
Aucun livre n’a encore été rédigé sur la vie de P. Vincent Zhu, mais les catholiques de Shanghai n’ont pas oublié ce témoin fidèle et avisé bien-aimé du Seigneur. Ils se racontent les uns les autres les épisodes de la vie de ce captif intransigeant. Un jésuite qui a rencontré Vincent Zhu avant sa dernière incarcération témoigne : « Il avait l’esprit ouvert, était agréable et nullement aigri par toutes les épreuves qu’il avait subies. Il n’avait pas perdu le sens de l’humour ! Il disait avoir fait en prison de vraies rencontres, authentiques et profondes, telles qu’on en fait rarement dans la vie courante. »
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2013)
Vinh : la veille de la date prévue, le procès de l’avocat catholique Lê Quôc Quân est reporté à une date ultérieure
Eglises d'Asie
17:41 08/07/2013
Dans la journée du 8 juillet 2013, un communiqué émanant du Tribunal populaire de Hanoi a annoncé que le procès de l’avocat catholique Lê Quôc Quân, qui devait avoir lieu le 9 juillet, était reporté à une date ultérieure non spécifiée. Le communiqué a précisé que la juge devant présider les débats du procès avait été admise d’urgence à l’hôpital.
Ce report intervient alors que, à l’approche de la date prévue pour le procès, la tension ne cessait de monter à l’intérieur de la communauté catholique du diocèse, mais aussi dans bien d’autres lieux. Un peu partout, les fidèles avaient tenu à exprimer leur solidarité et leur communion avec l’accusé en redoublant de prières. Dans de nombreuses paroisses de son diocèse d’origine, des eucharisties ont été célébrées à son intention. Les catholiques se sont rassemblés encore dans des veillées de prière aux flambeaux, et des adorations du Saint Sacrement pour marquer leur union avec l’avocat.
C’est ainsi que, dans la soirée du 6 juillet, une messe était célébrée dans la très importante paroisse de Nghi Lôc du diocèse de Vinh pour que « le Seigneur donne (à l’accusé) la force et la persévérance nécessaire pour faire face avec courage aux souffrances que lui impose l’appareil d’Etat et surtout pour qu’il soit rempli de l’Esprit Saint lorsqu’il subira l’épreuve du mal au cours du procès (…) ».
Au cours de la messe, le P. J.-B Dinh Công Doan a longuement parlé de la personnalité et de l’itinéraire de l’avocat. Après avoir montré que les accusations d’évasion fiscale portées contre Lê Quôc Quân n’avaient aucun fondement, il s’est déclaré convaincu que la motivation principale de Lê Quôc Quân était l’amour de son pays, une conviction d’ailleurs largement partagée par l’ensemble des fidèles.
Le régime actuel, a-t-il ajouté, proclame sans cesse qu’il dépend du peuple, qu’il agit en son nom et pour lui, affirmant également qu’il est beaucoup plus démocratique et vertueux que les pays capitalistes. Or, dans les procès récents, celui de Cu Huy Ha Vu, de Nguyên Phuong Uyên et Dinh Nguyên Kha, des dix-sept jeunes catholiques du diocèse de Vinh, il a montré qu’il ne possédait aucune des qualités revendiquées.
Le prêtre a conclu en invitant ses fidèles à redoubler de prière aux intentions de l’avocat, mais aussi aux intentions du gouvernement pour que celui-ci, le plus rapidement possible, puisse reconnaître où est la vérité et où est la justice.
L’avocat Lê Quôc Quân s’était lui-même préparé tout spécialement à ce procès par une semaine de recueillement et de jeûne (du 23 au 30 juin dernier) à l’intérieur de la prison où il est interné. Peut-être, les autorités ont-elles voulu, par ce report de date, provoquer la retombée de cette tension intérieure qui habite aussi bien l’accusé que la communauté catholique le soutenant de ses prières.
Maître Lê Quôc Quân avait été arrêté le 28 décembre 2012, inculpé pour non-paiement d’impôts. Agé de 42 ans, ce catholique militant est membre de la Commission ‘Justice et Paix’ diocésaine. Il est bien connu depuis une dizaine d’années en tant qu’avocat des pauvres et pour son engagement en faveur de la liberté et des droits de l’homme. Il a aussi participé aux manifestations contre les empiétements de la Chine sur le territoire national. En 2007, il a été arrêté pour avoir participé à une session organisée en Thaïlande par une association américaine. Il était à cette époque conseiller de la Banque mondiale et du Fonds des Nations Unies pour le développement. Il reçut, de ce fait, le soutien de très hauts dirigeants des Etats-Unis. En 2009, il avait participé à la lutte des catholiques de la capitale pour la restitution de l’ancienne résidence de la Délégation apostolique, confisquée par l’Etat. En 2011, lors du procès de Cu Huy Ha Vu, il avait été de nouveau arrêté, avant d’être libéré au bout de quelques jours sous la pression de l’opinion publique. En 2012, les autorités ont multiplié les menaces et les pressions violentes contre lui et l’ont finalement arrêté.
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2013)
Ce report intervient alors que, à l’approche de la date prévue pour le procès, la tension ne cessait de monter à l’intérieur de la communauté catholique du diocèse, mais aussi dans bien d’autres lieux. Un peu partout, les fidèles avaient tenu à exprimer leur solidarité et leur communion avec l’accusé en redoublant de prières. Dans de nombreuses paroisses de son diocèse d’origine, des eucharisties ont été célébrées à son intention. Les catholiques se sont rassemblés encore dans des veillées de prière aux flambeaux, et des adorations du Saint Sacrement pour marquer leur union avec l’avocat.
C’est ainsi que, dans la soirée du 6 juillet, une messe était célébrée dans la très importante paroisse de Nghi Lôc du diocèse de Vinh pour que « le Seigneur donne (à l’accusé) la force et la persévérance nécessaire pour faire face avec courage aux souffrances que lui impose l’appareil d’Etat et surtout pour qu’il soit rempli de l’Esprit Saint lorsqu’il subira l’épreuve du mal au cours du procès (…) ».
Au cours de la messe, le P. J.-B Dinh Công Doan a longuement parlé de la personnalité et de l’itinéraire de l’avocat. Après avoir montré que les accusations d’évasion fiscale portées contre Lê Quôc Quân n’avaient aucun fondement, il s’est déclaré convaincu que la motivation principale de Lê Quôc Quân était l’amour de son pays, une conviction d’ailleurs largement partagée par l’ensemble des fidèles.
Le régime actuel, a-t-il ajouté, proclame sans cesse qu’il dépend du peuple, qu’il agit en son nom et pour lui, affirmant également qu’il est beaucoup plus démocratique et vertueux que les pays capitalistes. Or, dans les procès récents, celui de Cu Huy Ha Vu, de Nguyên Phuong Uyên et Dinh Nguyên Kha, des dix-sept jeunes catholiques du diocèse de Vinh, il a montré qu’il ne possédait aucune des qualités revendiquées.
Le prêtre a conclu en invitant ses fidèles à redoubler de prière aux intentions de l’avocat, mais aussi aux intentions du gouvernement pour que celui-ci, le plus rapidement possible, puisse reconnaître où est la vérité et où est la justice.
L’avocat Lê Quôc Quân s’était lui-même préparé tout spécialement à ce procès par une semaine de recueillement et de jeûne (du 23 au 30 juin dernier) à l’intérieur de la prison où il est interné. Peut-être, les autorités ont-elles voulu, par ce report de date, provoquer la retombée de cette tension intérieure qui habite aussi bien l’accusé que la communauté catholique le soutenant de ses prières.
Maître Lê Quôc Quân avait été arrêté le 28 décembre 2012, inculpé pour non-paiement d’impôts. Agé de 42 ans, ce catholique militant est membre de la Commission ‘Justice et Paix’ diocésaine. Il est bien connu depuis une dizaine d’années en tant qu’avocat des pauvres et pour son engagement en faveur de la liberté et des droits de l’homme. Il a aussi participé aux manifestations contre les empiétements de la Chine sur le territoire national. En 2007, il a été arrêté pour avoir participé à une session organisée en Thaïlande par une association américaine. Il était à cette époque conseiller de la Banque mondiale et du Fonds des Nations Unies pour le développement. Il reçut, de ce fait, le soutien de très hauts dirigeants des Etats-Unis. En 2009, il avait participé à la lutte des catholiques de la capitale pour la restitution de l’ancienne résidence de la Délégation apostolique, confisquée par l’Etat. En 2011, lors du procès de Cu Huy Ha Vu, il avait été de nouveau arrêté, avant d’être libéré au bout de quelques jours sous la pression de l’opinion publique. En 2012, les autorités ont multiplié les menaces et les pressions violentes contre lui et l’ont finalement arrêté.
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tạ ơn Lòng Thương Xót Chúa của 12 tân Linh Mục lại Long Mỹ GP. Vĩnh Long
Th. Hoài
08:55 08/07/2013
LỄ TẠ ƠN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT Của 12 Tân Linh Mục tại Long Mỹ-Vĩnh Long
Nhà thờ Long Mỹ là một Họ nhỏ thuộc xã Long Mỹ, huyện Mang Thít, ngoại ô TP Vĩnh Long, được bà con biết đến qua việc cầu nguyện dâng lễ kính Lòng Chúa Thương Xót vào mỗi thứ Sáu hàng tuần.
Hôm thứ Sáu đầu tháng Bảy, niềm vui được nhân lên gấp bội vì cộng đoàn đón tiếp 12 Tân Linh mục đến dâng thánh lễ Tạ ơn LCTX cùng với các Linh Mục trong ngoài giáo phận. Được biết 12 tân chức đã được thụ phong LM vào ngày 24/06/2013 tại nhà htờ Chánh Toà Vĩnh Long, là thành quả của việc huấn luyện ở Tiểu Chủng Viện do hai cha giáo Phanxicô Việt và cha Gioan Bạch.
Xem thêm hình
Đến Long Mỹ từ sáng sớm, chúng tôi thấy được sự nhiệt tình công tác của đông đảo giáo dân trong tất cả các khâu: quét dọn, trải thảm đỏ, bông hoa trang trí Hội trường LCTX, dọn bàn ghế, chuẩn bị bàn ăn... Đến khu nhà bếp, một không khí nhộn nhịp đang dọn bửa ăn trưa cho đông đảo khách hành hương.
Gần 9 giờ sáng, từng đoàn người bước xuống từ những chiếc đò xe lớn nhỏ, đến từ những giáo xứ xa xôi như Cái Đôi, Trà Vinh, Bãi Xan, Đức Mỹ, Cái Nhum, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sađéc, Tiền Giang… gần như Vĩnh Long, Long Hồ, Long Hiệp, Mai phốp, Mỹ Chánh … Mọi người tươi cười, vui vẻ chào đón nhau như đã quen từ thuở nào, góp phần với nhau những thức ăn ‘cây nhà lá vườn’: dưa mắm, khô cá, hột vịt, tôm cua … để cùng vui với nhau trong bửa ăn huynh đệ vào buổi trưa và chiều.
Lúc 12 giờ, tiếng chuông nhà thờ vang lên, báo hiệu khởi đầu hành hương kính LCTX, qua việc Chầu Thánh Thể. Chủ sự do tân LM Micae Bảo Long, mọi người rất trang nghiêm sốt sắng cùng đọc kinh, lần chuỗi Thương xót, đón nhận Phép Lành Thánh Thể. Sau đó, lần lượt từng người tiến đến đón nhận Lời Chúa. Hôm nay, cũng như mỗi thứ Sáu đầu tháng, có “Rút Lời Chúa, có trúng thưởng". Phần thưởng là 20 máy MP3, kèm với USB, CD các bài giảng về LCTX, do cha Giuse Long gửi tặng.
Đến 13 giờ, không khí sâu lắng linh thiêng được chuyển sang giờ giáo lý hết sức “dí dỏm và linh hoạt” của cha Giuse Xưa. Cha sử dụng máy chiếu hình ảnh và đặt ra những câu hỏi kiến thức về Giáo phận, về linh mục cho bà con trả lời. Sau đó cha mời 12 tân chức lên cung thánh, tự giới thiệu về mình, về câu Kinh Thánh “tâm huyết” cho đời linh mục. Sau đó vài người đặt câu hỏi về những thuận lợi và khó khăn đời tu. Các tân chức trả lời hết sức chân tình, cảm động: Đi tu, quả không dễ dàng, nhưng gặp nhiều khó khăn, thử thách, có lúc như muốn “ngã lòng”, nhờ Ơn Chúa mới được như hôm nay: 12 trọn đủ 12. Nhờ ơn Chúa và sự giúp đỡ của mọi người, các ngài mới trung thành bền đổ trong Ơn gọi. Giờ giáo lý chia sẻ về đời tu kết thúc bằng diệu múa rất dễ thương “Tôi Mơ” do các em thiếu nhi Họ đạo Mỹ Chánh trình bày.
Thánh lễ Tạ ơn, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu bắt đầu lúc 14 giờ với tiếng chiêng – trống vang lên. Đoàn đồng tế gồm 20 Cha từ cuối Hội trường tiến lên bàn thờ trong sự trang nghiêm nhịp nhàng bài hát Ca nhập lễ quen thuộc: Đến với Lòng Chúa Xót Thương. Cha Carolo Đồng làm chủ tế, vì cha đã có thời gian thực tập mục vụ tại họ Long Mỹ nầy.
Qua bài giảng lễ của cha Phanxicô, với đề tài hết sức là xót xa: “Linh Mục, một đời mắc nợ, một đời đáp trả”, chúng tôi rất cảm động vì sự cao cả của thánh chức Linh mục đi liền với trách nhiệm nặng nề phải chu toàn: trả nợ cho Thiên Chúa, trả nợ Giáo Hội, trả nợ mọi người bằng cả cuộc đời cho đến khi tắt thở….Từ kinh nghiệm bản thân “Linh mục mắc nợ”, cha chia sẻ với các Tân chức hãy nhìn lên Thánh Tâm Chúa Giêsu và học bài học “hiền lành và khiêm nhượng”. Linh mục “sống hiền lành-khiêm nhượng”, chính là lời đáp trả cho “tình Chúa - tình người” trong suốt cuộc đời và sẽ đón nhận ơn bình an hạnh phúc từ LCTX:
“Ôi linh mục, một cuộc đời mắc nợ!
Đến bao giờ mới trả hết cho xong.
Ôi linh mục, phận người thật long đong!
Nợ ngoài - trong từ thuở lên bàn thờ,
Trả nợ hoài cho đến khi tắt thở,
Đời linh mục mãi được Chúa xót thương”.
“Mến chúc 12 Tân chức Linh mục, là những học trò thân yêu,
“Luôn ý thức:
một cuộc đời mắc nợ,
một cuộc đời đáp trả,
một cuộc đời hạnh phúc,
một cuộc đời xót thương,
“Luôn học nơi Chúa:
Bài học hiền lành và khiêm nhượng,
để nên giống Trái Tim Chúa Giêsu,
Là hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót
Cho nhân loại hôm nay và mãi mãi”.
Sau Thánh lễ, đại diện Cộng đoàn LCTX đọc diễn văn chúc mừng, tặng quà cho 12 Tân LM, và chụp hình lưu niệm. Cha Carolo đại diện cho Nhóm 12, phát biểu lời tri ân cảm tạ quý Cha và cộng đoàn. Cha cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ cho các Tân chức trong sứ vụ Linh mục sắp tới. Sau đó mọi người vui vẻ ngồi vào bàn ăn, dùng bửa cơm huynh đệ trong niềm vui tạ ơn vì được Chúa xót thương. Cơn mưa hồng ân từ trời xuống vẫn còn rơi mãi.
Nhà thờ Long Mỹ có Phòng chửa bệnh Từ thiện, trị bệnh không dùng thuốc, qua việc bấm huyệt, xoa dầu nóng, kéo dản cơ… chữa trị các bệnh đau nhức khớp xương, tai biến mạch máu não... Chúng tôi nhận thấy niềm vui và nước mắt rơi trên những khuôn mặt đã héo hắt đau nhức vì bệnh tật, nay được chữa lành.
Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận đã ban cho chúng con có một nơi để thờ phượng, để học giáo lý, để kính Lòng Chúa Thương xót. Đến nơi đây, chúng con cảm nhận được Lòng Chúa thương xót và giúp chúng con học sống thương nhau, nhìn nhau như anh em, là con một Cha trên trời, là anh em trong gia đình Hội Thánh, cùng chí hướng quyết tâm sống theo LCTX: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
(Th. Hoài - Long Mỹ ngày 05/07/2013)
Hôm thứ Sáu đầu tháng Bảy, niềm vui được nhân lên gấp bội vì cộng đoàn đón tiếp 12 Tân Linh mục đến dâng thánh lễ Tạ ơn LCTX cùng với các Linh Mục trong ngoài giáo phận. Được biết 12 tân chức đã được thụ phong LM vào ngày 24/06/2013 tại nhà htờ Chánh Toà Vĩnh Long, là thành quả của việc huấn luyện ở Tiểu Chủng Viện do hai cha giáo Phanxicô Việt và cha Gioan Bạch.
Xem thêm hình
Đến Long Mỹ từ sáng sớm, chúng tôi thấy được sự nhiệt tình công tác của đông đảo giáo dân trong tất cả các khâu: quét dọn, trải thảm đỏ, bông hoa trang trí Hội trường LCTX, dọn bàn ghế, chuẩn bị bàn ăn... Đến khu nhà bếp, một không khí nhộn nhịp đang dọn bửa ăn trưa cho đông đảo khách hành hương.
Gần 9 giờ sáng, từng đoàn người bước xuống từ những chiếc đò xe lớn nhỏ, đến từ những giáo xứ xa xôi như Cái Đôi, Trà Vinh, Bãi Xan, Đức Mỹ, Cái Nhum, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sađéc, Tiền Giang… gần như Vĩnh Long, Long Hồ, Long Hiệp, Mai phốp, Mỹ Chánh … Mọi người tươi cười, vui vẻ chào đón nhau như đã quen từ thuở nào, góp phần với nhau những thức ăn ‘cây nhà lá vườn’: dưa mắm, khô cá, hột vịt, tôm cua … để cùng vui với nhau trong bửa ăn huynh đệ vào buổi trưa và chiều.
Lúc 12 giờ, tiếng chuông nhà thờ vang lên, báo hiệu khởi đầu hành hương kính LCTX, qua việc Chầu Thánh Thể. Chủ sự do tân LM Micae Bảo Long, mọi người rất trang nghiêm sốt sắng cùng đọc kinh, lần chuỗi Thương xót, đón nhận Phép Lành Thánh Thể. Sau đó, lần lượt từng người tiến đến đón nhận Lời Chúa. Hôm nay, cũng như mỗi thứ Sáu đầu tháng, có “Rút Lời Chúa, có trúng thưởng". Phần thưởng là 20 máy MP3, kèm với USB, CD các bài giảng về LCTX, do cha Giuse Long gửi tặng.
Đến 13 giờ, không khí sâu lắng linh thiêng được chuyển sang giờ giáo lý hết sức “dí dỏm và linh hoạt” của cha Giuse Xưa. Cha sử dụng máy chiếu hình ảnh và đặt ra những câu hỏi kiến thức về Giáo phận, về linh mục cho bà con trả lời. Sau đó cha mời 12 tân chức lên cung thánh, tự giới thiệu về mình, về câu Kinh Thánh “tâm huyết” cho đời linh mục. Sau đó vài người đặt câu hỏi về những thuận lợi và khó khăn đời tu. Các tân chức trả lời hết sức chân tình, cảm động: Đi tu, quả không dễ dàng, nhưng gặp nhiều khó khăn, thử thách, có lúc như muốn “ngã lòng”, nhờ Ơn Chúa mới được như hôm nay: 12 trọn đủ 12. Nhờ ơn Chúa và sự giúp đỡ của mọi người, các ngài mới trung thành bền đổ trong Ơn gọi. Giờ giáo lý chia sẻ về đời tu kết thúc bằng diệu múa rất dễ thương “Tôi Mơ” do các em thiếu nhi Họ đạo Mỹ Chánh trình bày.
Thánh lễ Tạ ơn, kính Thánh Tâm Chúa Giêsu bắt đầu lúc 14 giờ với tiếng chiêng – trống vang lên. Đoàn đồng tế gồm 20 Cha từ cuối Hội trường tiến lên bàn thờ trong sự trang nghiêm nhịp nhàng bài hát Ca nhập lễ quen thuộc: Đến với Lòng Chúa Xót Thương. Cha Carolo Đồng làm chủ tế, vì cha đã có thời gian thực tập mục vụ tại họ Long Mỹ nầy.
Qua bài giảng lễ của cha Phanxicô, với đề tài hết sức là xót xa: “Linh Mục, một đời mắc nợ, một đời đáp trả”, chúng tôi rất cảm động vì sự cao cả của thánh chức Linh mục đi liền với trách nhiệm nặng nề phải chu toàn: trả nợ cho Thiên Chúa, trả nợ Giáo Hội, trả nợ mọi người bằng cả cuộc đời cho đến khi tắt thở….Từ kinh nghiệm bản thân “Linh mục mắc nợ”, cha chia sẻ với các Tân chức hãy nhìn lên Thánh Tâm Chúa Giêsu và học bài học “hiền lành và khiêm nhượng”. Linh mục “sống hiền lành-khiêm nhượng”, chính là lời đáp trả cho “tình Chúa - tình người” trong suốt cuộc đời và sẽ đón nhận ơn bình an hạnh phúc từ LCTX:
“Ôi linh mục, một cuộc đời mắc nợ!
Đến bao giờ mới trả hết cho xong.
Ôi linh mục, phận người thật long đong!
Nợ ngoài - trong từ thuở lên bàn thờ,
Trả nợ hoài cho đến khi tắt thở,
Đời linh mục mãi được Chúa xót thương”.
“Mến chúc 12 Tân chức Linh mục, là những học trò thân yêu,
“Luôn ý thức:
một cuộc đời mắc nợ,
một cuộc đời đáp trả,
một cuộc đời hạnh phúc,
một cuộc đời xót thương,
“Luôn học nơi Chúa:
Bài học hiền lành và khiêm nhượng,
để nên giống Trái Tim Chúa Giêsu,
Là hiện thân của Lòng Chúa Thương Xót
Cho nhân loại hôm nay và mãi mãi”.
Sau Thánh lễ, đại diện Cộng đoàn LCTX đọc diễn văn chúc mừng, tặng quà cho 12 Tân LM, và chụp hình lưu niệm. Cha Carolo đại diện cho Nhóm 12, phát biểu lời tri ân cảm tạ quý Cha và cộng đoàn. Cha cũng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ cho các Tân chức trong sứ vụ Linh mục sắp tới. Sau đó mọi người vui vẻ ngồi vào bàn ăn, dùng bửa cơm huynh đệ trong niềm vui tạ ơn vì được Chúa xót thương. Cơn mưa hồng ân từ trời xuống vẫn còn rơi mãi.
Nhà thờ Long Mỹ có Phòng chửa bệnh Từ thiện, trị bệnh không dùng thuốc, qua việc bấm huyệt, xoa dầu nóng, kéo dản cơ… chữa trị các bệnh đau nhức khớp xương, tai biến mạch máu não... Chúng tôi nhận thấy niềm vui và nước mắt rơi trên những khuôn mặt đã héo hắt đau nhức vì bệnh tật, nay được chữa lành.
Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận đã ban cho chúng con có một nơi để thờ phượng, để học giáo lý, để kính Lòng Chúa Thương xót. Đến nơi đây, chúng con cảm nhận được Lòng Chúa thương xót và giúp chúng con học sống thương nhau, nhìn nhau như anh em, là con một Cha trên trời, là anh em trong gia đình Hội Thánh, cùng chí hướng quyết tâm sống theo LCTX: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
(Th. Hoài - Long Mỹ ngày 05/07/2013)
Cursillistas Việt Nam tại Âu Châu dự thánh lễ quốc tế tại quê hương thánh nữ Têrêxa
Lê Đình Thông
08:45 08/07/2013
NGÀY 7/7/2013: CURSILLISTAS VIỆT NAM TẠI ÂU CHÂU DỰ
THÁNH LỄ QUỐC TẾ TẠI QUÊ HƯƠNG THÁNH NỮ TÊRÊXA
Trưa Chúa Nhật 07/07/2013, 180 cursillistas người Việt tại Âu Châu từ các nước Bỉ, Đức, Thụy sĩ và Pháp đã dự Thánh lễ quốc tế, cử hành trọng thể tại Vương cung Thánh đường Lisieux. Ngoài cộng đoàn Việt Nam còn có các đoàn hành hương đến từ nhiều nuớc Âu Châu. Thánh lễ do Linh mục Philippe Hugelé (dòng Carme Déchaux) chủ lễ, với sự đồng tế của Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris đồng thời là linh hướng Phong trào Cursillo Việt Nam tại Âu Châu, linh mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Đại diện Hội đồng Tuyên úy Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức kiêm Tuyên úy Cursillo Việt Nam tại Đức, linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Quý, Tuyên úy Cursillo Việt Nam tại Đức.
Phụng vụ lời Chúa Chúa Nhật 14 mùa thường niên diễn tả niềm vui bước vào Đền thánh Chúa. Bài đọc 1 bằng tiếng Pháp trong sách Isaia có đoạn viết rằng:
Hãy vui mừng với Giêrusalem, hãy vì Thành Ðô mà hoan hỷ, Vì Ðức Chúa phán như sau: Này Ta tuôn đổ xuống Thành Ðô ơn thái bình tựa dòng sông cả, Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về. (Is 66,10-14).
Trong phần đáp ca, thánh vịnh 65 là bản tụng ca Thiên Chúa:
Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ,
và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh.
Ðến mà xem công trình của Thiên Chúa:
hành động của Người đối với phàm nhân thật đáng kinh đáng sợ!
Chúa uy dũng hiển trị muôn đời;
đôi mắt Người theo dõi chư dân,
quân làm phản chớ có hòng nổi dậy!
Nào chúc tụng Chúa Trời chúng ta, muôn dân hỡi,
trổi vang lên lời tán dương Người. (TV 65)
Bài đọc 2 bằng tiếng Đức trích thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Galát:
Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.
Chúc tất cả những ai sống theo quy tắc ấy, và chúc Ítraen của Thiên Chúa được hưởng bình an và lòng thương xót của Người.
Ước gì từ nay, tôi chẳng còn sợ ai làm phiền nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Ðức Giêsu. Thưa anh em, nguyện xin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho thần trí anh em được đầy tràn ân sủng. Amen. (Gl 6,14-18)
Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris, đã tuyên đọc Tin Mừng theo thánh Luca (bằng tiếng Pháp) như sau:
‘‘Người bảo các ông: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Ðừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này!" Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy; bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Ðừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.’’ (Lc 10, 1-20).
Trong bài giảng, linh mục Philippe Hugelé dòng Carme (Cát Minh) đã diễn giảng lời Chúa theo linh đạo Cát Minh như sau:
Têrêxa có thói quen giải thích trung thực lời Chúa Giêsu. Thánh nữ đã kể lại cho người chú ruột tên là Guérin tại Buissonnets như sau: (tháng 11/1877, sau khi thâu mẫu qua đời tại Alençon, gia đình nữ thánh dọn về Les Buissonnets, trong ngõ tên là Chemin du Paradis. Têrêxa sống tại đây 11 năm trước khi vào dòng Carmel (Cát Minh):
Con rất vui thấy ba đến đón con, con ngắm mãi những ngôi sao lấp lánh và hạt ngọc có hình chữ T. Con nói với ba: ‘‘tên con đã được viết sẵn trên nước trời. Con chẳng còn tha thiết gì đến cuộc đời trần thế nữa.’’ Từ thuở còn thơ ở Alençon, Têrêxa luôn nghĩ về nước trời. Thân mẫu Têrêxa kể lại rằng: Têrêxa là niềm vui cho chúng tôi. Con tôi chỉ nói đến Thiên Chúa và không bao giờ quên cầu nguyện. Têrêxa thường nhủ lòng: Này cô bé có tóc vàng, cô có tin vào Thiên Chúa lòng lành vô cùng không ? Chúa ngự trên tận trời xanh. Lúc đó, Têrêxa ngước mắt lên trời. Trong ánh mắt là cả trời xanh. Đối với Têrêxa, trời cao mới là quê thật. Trần gian là chốn khách đầy. Có lần theo cha đi câu bên dòng sông Touques chảy ngang Lisieux, Têrêsa nói rằng: ‘‘Đối với con, trần gian là nơi lưu đầy, con chỉ nghĩ đến quê trời mà thôi. Ba thấy không, mẩu bánh mứt màu sắc thật là buồn tẻ. Chỉ có nước trời là tươi vui trọn vẹn mà thôi.’’
Đối với Têrêxa, nước trời là nơi hiệp thông, cả gia đình sẽ đoàn tụ, không còn chia lìa nữa. Têrêxa còn nói rằng: đời người có khác chi con thuyển rẽ sóng cả, chỉ để lại bọt nước trắng xóa. Hồn con bay về nơi vô tận. Con cảm thấy đã đến bến bờ vực trường sinh, được Chúa ôm hôn. Thế nào má cùng với ba sẽ gặp lại con. Gia đình sẽ sống mãi bên nhau. Con sẽ gặp Chúa Giêsu đã ban cho con đường sáng để con dấn bước theo. Vào lúc lâm chung, Têrêxa đã thưa với Chúa rằng: ‘‘Chúa có biết không, con vui mừng về việc Chúa mặc khải cho những kẻ mọn hèn. Chúa tỏ lượng từ bi cho con là kẻ yếu đuối. Chúa cúi xuống bên con, dạy cho biết thế nào là tình yêu.’’
Sau đó, vị linh mục dòng Cát Minh chủ lễ có cùng linh đạo với thánh Têrêxa đã bắc nhịp cầu giữa thánh Têrêxa và phụng vụ lời Chúa hôm nay: Sứ ngôn Isaia là lối mòn dẫn vào con đường nhỏ hẹp của thánh nữ Têrêxa: ‘‘Các bạn có biết không, tôi luôn mong ước được nên thánh. Nhưng các thánh như núi cao vút tận trời xanh, còn tôi chỉ là bụi cát âm thầm dưới chân khách bộ hành. Thay vì nản lòng, tôi thầm thì nói với Chúa: Lạy Chúa, con vẫn mong được nên thánh dù biết mình bé nhỏ, bất toàn. Con muốn lên nước trời bằng con đường nhỏ hẹp, tuy ngắn ngủi mà thằng tắp. Con nghe được lời này trong sách thánh: ‘‘Hỡi những ai nhỏ bé, hãy đến cùng ta. (Cn 9, 4). ‘‘Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.’’ (Is 66,12-13).
Sự nhỏ bé, khốn cùng và ngay cả tội lỗi không ngăn ta đến với Chúa, nếu ta biết thực tâm hoán cải. Chúng ta hãy theo gương thánh nữ lần bước theo phố nhỏ mà đến với Chúa.’’
Sau bài giảng, chị Trần Thị Phúc đã đọc lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt như sau:
Lạy Chúa, trong Thánh lễ quốc tế hôm nay, chúng con, những cursillistas ngành Việt Nam Âu Châu, vui mừng tạ ơn Chúa về 20 năm thành lập Phong trào tại Âu châu.
Xin Chúa thương giúp chúng con vững tiến trong cuộc sống ngày thứ tư, trung thành với Đức tin, luôn hăng hái làm chứng cho Tin mừng là ân phúc của Chúa giữa các môi trường sống.
Theo gương Thành nữ Hài đồng Giêsu, chúng con thiết tha yêu Chúa và ao ước đem lời Chúa đến cho muôn người.
Chúng con cầu xin với lòng cậy trông vào ơn thánh Chúa.
Sau lời nguyện của cộng đoàn Việt Nam, cả đến thánh vang lên tiếng hát: Te rogamus audi nos.
Trong quốc phục cổ truyền, ba cursillistas đã dâng lễ vật và cử hành nghi thức niệm hương trước bàn thờ thánh.
Phong trào Việt Nam Hải ngoại tại Âu Châu do ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Đức Ông Mai Đức Vinh và cụ Trương Thành Khán thành lập tại Paris cách nay 20 năm. Hiện nay, anh Nguyễn Minh Dương là chủ tịch Phong trào. Đại hội Ultreya Âu Châu lần III được tổ chức tại Lisieux từ 05 đến 07/07/2013.
Trong đại hội này, anh Many Hùng giới thiệu rollo 1: Đức tin trong môi trường. Thuyết trình viên đã lần lượt phân tích những cám dỗ trong đời sống đức tin. Sau khi nói đến đặc tính của đức tin là hồng ân vô giá, anh Hùng đã đưa ra những phương thức biến đức tin thành hành động cụ thể, bằng cách hướng về Chúa Giêsu, yêu mến Giáo Hội, học hỏi lời Chúa, họp nhóm và ultreya.
Rollo thứ hai do chị Anne Ngọc Cương trình bầy. Chí nói về sứ mạng người tín hữu giáo dân - cursillista. Sau khi bàn về sự vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế, chị nhắc lại châm ngôn sống đạo của ĐHY Nguyễn Văn Thuận: cùng nhau chia sẻ, cùng nhau học tập, cùng nhau hoạt động, đưa người ta về với Chúa và mang Chúa Kitô đến cho trần gian. Đây chính là các sứ mang của người tín hữu giáo dân - cursillista. Chị Ngọc Cương còn nhấn mạnh về trách nhiệm của người cussillista là quan tâm đến những người ‘‘xa cách’’ trong tình bạn cursillistas.
Sau ba ngày tham dự đại hội, chúng tôi có bài thơ sau đây:
Mấy chục năm nay sống giữa đời
Phong trào sống vững nghĩa đầy vơi
Tay này nắm Chúa ơn bền đỗ
Nắm lấy anh em quyết chẳng rời
Họp nhóm, rollo: rèn ý chí
Theo trường huấn luyện học làm người
Cùng nhau hãy sống cho ra sống
Sống với anh em đứng giữa đời.
Lisieux, ngày 07/07/2013
Lê Đình Thông
THÁNH LỄ QUỐC TẾ TẠI QUÊ HƯƠNG THÁNH NỮ TÊRÊXA
Phụng vụ lời Chúa Chúa Nhật 14 mùa thường niên diễn tả niềm vui bước vào Đền thánh Chúa. Bài đọc 1 bằng tiếng Pháp trong sách Isaia có đoạn viết rằng:
Hãy vui mừng với Giêrusalem, hãy vì Thành Ðô mà hoan hỷ, Vì Ðức Chúa phán như sau: Này Ta tuôn đổ xuống Thành Ðô ơn thái bình tựa dòng sông cả, Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về. (Is 66,10-14).
Trong phần đáp ca, thánh vịnh 65 là bản tụng ca Thiên Chúa:
Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ,
và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh.
Ðến mà xem công trình của Thiên Chúa:
hành động của Người đối với phàm nhân thật đáng kinh đáng sợ!
Chúa uy dũng hiển trị muôn đời;
đôi mắt Người theo dõi chư dân,
quân làm phản chớ có hòng nổi dậy!
Nào chúc tụng Chúa Trời chúng ta, muôn dân hỡi,
trổi vang lên lời tán dương Người. (TV 65)
Bài đọc 2 bằng tiếng Đức trích thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Galát:
Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.
Chúc tất cả những ai sống theo quy tắc ấy, và chúc Ítraen của Thiên Chúa được hưởng bình an và lòng thương xót của Người.
Ước gì từ nay, tôi chẳng còn sợ ai làm phiền nữa, vì tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Ðức Giêsu. Thưa anh em, nguyện xin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho thần trí anh em được đầy tràn ân sủng. Amen. (Gl 6,14-18)
‘‘Người bảo các ông: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Ðừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này!" Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy; bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Ðừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.’’ (Lc 10, 1-20).
Trong bài giảng, linh mục Philippe Hugelé dòng Carme (Cát Minh) đã diễn giảng lời Chúa theo linh đạo Cát Minh như sau:
Têrêxa có thói quen giải thích trung thực lời Chúa Giêsu. Thánh nữ đã kể lại cho người chú ruột tên là Guérin tại Buissonnets như sau: (tháng 11/1877, sau khi thâu mẫu qua đời tại Alençon, gia đình nữ thánh dọn về Les Buissonnets, trong ngõ tên là Chemin du Paradis. Têrêxa sống tại đây 11 năm trước khi vào dòng Carmel (Cát Minh):
Đối với Têrêxa, nước trời là nơi hiệp thông, cả gia đình sẽ đoàn tụ, không còn chia lìa nữa. Têrêxa còn nói rằng: đời người có khác chi con thuyển rẽ sóng cả, chỉ để lại bọt nước trắng xóa. Hồn con bay về nơi vô tận. Con cảm thấy đã đến bến bờ vực trường sinh, được Chúa ôm hôn. Thế nào má cùng với ba sẽ gặp lại con. Gia đình sẽ sống mãi bên nhau. Con sẽ gặp Chúa Giêsu đã ban cho con đường sáng để con dấn bước theo. Vào lúc lâm chung, Têrêxa đã thưa với Chúa rằng: ‘‘Chúa có biết không, con vui mừng về việc Chúa mặc khải cho những kẻ mọn hèn. Chúa tỏ lượng từ bi cho con là kẻ yếu đuối. Chúa cúi xuống bên con, dạy cho biết thế nào là tình yêu.’’
Sau đó, vị linh mục dòng Cát Minh chủ lễ có cùng linh đạo với thánh Têrêxa đã bắc nhịp cầu giữa thánh Têrêxa và phụng vụ lời Chúa hôm nay: Sứ ngôn Isaia là lối mòn dẫn vào con đường nhỏ hẹp của thánh nữ Têrêxa: ‘‘Các bạn có biết không, tôi luôn mong ước được nên thánh. Nhưng các thánh như núi cao vút tận trời xanh, còn tôi chỉ là bụi cát âm thầm dưới chân khách bộ hành. Thay vì nản lòng, tôi thầm thì nói với Chúa: Lạy Chúa, con vẫn mong được nên thánh dù biết mình bé nhỏ, bất toàn. Con muốn lên nước trời bằng con đường nhỏ hẹp, tuy ngắn ngủi mà thằng tắp. Con nghe được lời này trong sách thánh: ‘‘Hỡi những ai nhỏ bé, hãy đến cùng ta. (Cn 9, 4). ‘‘Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.’’ (Is 66,12-13).
Sau bài giảng, chị Trần Thị Phúc đã đọc lời nguyện giáo dân bằng tiếng Việt như sau:
Lạy Chúa, trong Thánh lễ quốc tế hôm nay, chúng con, những cursillistas ngành Việt Nam Âu Châu, vui mừng tạ ơn Chúa về 20 năm thành lập Phong trào tại Âu châu.
Xin Chúa thương giúp chúng con vững tiến trong cuộc sống ngày thứ tư, trung thành với Đức tin, luôn hăng hái làm chứng cho Tin mừng là ân phúc của Chúa giữa các môi trường sống.
Theo gương Thành nữ Hài đồng Giêsu, chúng con thiết tha yêu Chúa và ao ước đem lời Chúa đến cho muôn người.
Chúng con cầu xin với lòng cậy trông vào ơn thánh Chúa.
Sau lời nguyện của cộng đoàn Việt Nam, cả đến thánh vang lên tiếng hát: Te rogamus audi nos.
Phong trào Việt Nam Hải ngoại tại Âu Châu do ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Đức Ông Mai Đức Vinh và cụ Trương Thành Khán thành lập tại Paris cách nay 20 năm. Hiện nay, anh Nguyễn Minh Dương là chủ tịch Phong trào. Đại hội Ultreya Âu Châu lần III được tổ chức tại Lisieux từ 05 đến 07/07/2013.
Trong đại hội này, anh Many Hùng giới thiệu rollo 1: Đức tin trong môi trường. Thuyết trình viên đã lần lượt phân tích những cám dỗ trong đời sống đức tin. Sau khi nói đến đặc tính của đức tin là hồng ân vô giá, anh Hùng đã đưa ra những phương thức biến đức tin thành hành động cụ thể, bằng cách hướng về Chúa Giêsu, yêu mến Giáo Hội, học hỏi lời Chúa, họp nhóm và ultreya.
Rollo thứ hai do chị Anne Ngọc Cương trình bầy. Chí nói về sứ mạng người tín hữu giáo dân - cursillista. Sau khi bàn về sự vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế, chị nhắc lại châm ngôn sống đạo của ĐHY Nguyễn Văn Thuận: cùng nhau chia sẻ, cùng nhau học tập, cùng nhau hoạt động, đưa người ta về với Chúa và mang Chúa Kitô đến cho trần gian. Đây chính là các sứ mang của người tín hữu giáo dân - cursillista. Chị Ngọc Cương còn nhấn mạnh về trách nhiệm của người cussillista là quan tâm đến những người ‘‘xa cách’’ trong tình bạn cursillistas.
Sau ba ngày tham dự đại hội, chúng tôi có bài thơ sau đây:
Mấy chục năm nay sống giữa đời
Phong trào sống vững nghĩa đầy vơi
Tay này nắm Chúa ơn bền đỗ
Nắm lấy anh em quyết chẳng rời
Họp nhóm, rollo: rèn ý chí
Theo trường huấn luyện học làm người
Cùng nhau hãy sống cho ra sống
Sống với anh em đứng giữa đời.
Lisieux, ngày 07/07/2013
Lê Đình Thông
TGM Leopoldo Girelli thăm Hội Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu
Mân Côi Bùi Chu
13:38 08/07/2013
BUI CHU - Chúa Nhật, ngày 07 tháng 07 năm 2013, Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu hân hoan vui mừng đón Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli – đặc sứ của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam. Ngài đã đến thăm Hội Dòng và thăm bệnh xá của chị em.
Xem hình ảnh
Cùng đi với Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli có linh mục thư ký của Ngài và hai Đức Cha Giáo Phận Bùi Chu: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Phó Tôma Vũ Đình Hiệu.
Phái đoàn về tới Hội Dòng lúc 14h30’, trong niềm vui mừng cảm tạ cùng những tràng pháo tay thật giòn giã của tất cả chị em trong Hội Dòng.
Sau bài hát chào mừng “Benvenotu”, Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn tiến lên nhà Nguyện của Hội Dòng, chung lời tạ ơn Thiên Chúa, trong những giây phút trầm lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể.
Tiếp đến, Chị Tổng Phụ Trách M. Imelda Vũ Thị Tươi nói lời chào mừng Đức Tổng và phái đoàn, đồng thời bày tỏ niềm hạnh phúc, lòng biết ơn sâu xa và sống hiệp thông của chị em trong Hội Dòng đối với Mẹ Hội Thánh. Sau đó, chị M. Stephano Đặng Thị Chung đã giới thiệu với Đức Tổng Mục Leopoldo Girelli sơ lược về lịch sử của Hội Dòng. Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu được Đức Cha Đômincô Maria Hồ Ngọc Cẩn sáng lập ngày 08 tháng 09 năm 1946, với sứ mạng phục vụ Giáo Hội nhất là Giáo Hội tại địa phương đặc biệt trong các lãnh vực: Giáo dục – Từ thiện – Xã hội với mục đích tối thượng làm vinh danh Chúa, hiển danh Mẹ Maria, thánh hóa bản thân và cứu rỗi các linh hồn. Chị em Mân Côi được mời gọi nên Thánh theo con đường của Mẹ Maria.
Sau phần chào mừng và giới thiệu, với tư cách vị đại diện Đức Thánh Cha và như một người Cha, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã chia sẻ cho chị em những tâm tình sau:
Mở đầu, Đức Tổng đã gửi lời chào và lời cám ơn chân thành của ngài trước hết tới quý Đức Cha giáo phận, sau đó với toàn thể chị em trong Hội Dòng đã dành cho Ngài sự đón tiếp thật nồng hậu này. Ngài cũng bày tỏ sự vui mừng trước sự hiện diện đông đủ của chị em trong Hội Dòng với nhiều gương mặt trẻ, đầy sức sống, dám quảng đại dấn thân phục vụ Chúa qua ơn gọi Mân Côi.
Trong bài chia sẻ, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã mời gọi chị em sống ơn gọi Mân Côi bằng cách sống theo gương của Mẹ Maria qua 20 tràng chuỗi Mân Côi, sẵn sàng lên đường để làm chứng cho Chúa nhất là phục vụ những người nghèo. Ngài nói: “Chúng con phục vụ người nghèo là chúng con phục vụ Giáo Hội của Chúa và chính Đức Thánh Cha Phanxico đang là hiện thân phục vụ và yêu mến những người nghèo.” Ngài mong muốn mỗi Chị em Mân Côi hãy cố gắng bước theo Mẹ Maria Mân Côi trong tràng chuỗi: Vui – Sáng – Thương – Mừng như khi xưa Mẹ đã âm thầm lên đường đem Tin Vui Cứu Độ đến cho mọi người.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã cùng với chị em cất cao lời ca “Salve Regina” để cùng với Mẹ, tạ ơn Chúa vì những gì Ngài đã, đang và sẽ thực hiện nơi đây. Đức Tổng Giám Mục Leopoldp Girelli đã ban phép lành của Đức Thánh Cha Phanxico tới chị em. Trước khi ban phép lành cho chị em, Đức Tổng nói rõ hơn về sự hiện diện của ngài hôm nay. Với tư cách là Vị đại diện Đức Thánh Cha, ngài gửi lời chào thân ái nhất và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô tới toàn thể chị em trong Hội Dòng.
Sau khi thăm chị em trong Hội Dòng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đi thăm khu vực nhà trẻ và bệnh xá của Hội Dòng. Được chứng kiến tận mắt những hoạt động của chị em, ngài tỏ lòng vui mừng và cầu chúc chị em mỗi ngày hãy thăng tiến đời tu bằng việc cố gắng phục vụ những chi thể của Chúa Kitô qua những con người chị em đang phục vụ. Ngài cũng rất cảm động trước những anh chị em bệnh nhân và ngài đã khuyên: “Các con thân mến! Thiên Chúa rất yêu thương các con và Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi các con. Thế nên, các con hãy vui lòng can đảm và đừng nản lòng thất vọng trước những căn bệnh mà các con đang chịu. Xin Thiên Chúa ban sức mạnh nâng đỡ các con. Cha sẽ không quên các con trong lời kinh nguyện hằng ngày”.
Với nghi thức ban phép lành cho các bệnh nhân, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli và phái đoàn đã kết thúc chuyến viếng thăm tốt đẹp trong sự quan phòng của Thiên Chúa tại bệnh xá của Hội Dòng.
Xem hình ảnh
Cùng đi với Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli có linh mục thư ký của Ngài và hai Đức Cha Giáo Phận Bùi Chu: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm và Đức Cha Phó Tôma Vũ Đình Hiệu.
Phái đoàn về tới Hội Dòng lúc 14h30’, trong niềm vui mừng cảm tạ cùng những tràng pháo tay thật giòn giã của tất cả chị em trong Hội Dòng.
Sau bài hát chào mừng “Benvenotu”, Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn tiến lên nhà Nguyện của Hội Dòng, chung lời tạ ơn Thiên Chúa, trong những giây phút trầm lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể.
Tiếp đến, Chị Tổng Phụ Trách M. Imelda Vũ Thị Tươi nói lời chào mừng Đức Tổng và phái đoàn, đồng thời bày tỏ niềm hạnh phúc, lòng biết ơn sâu xa và sống hiệp thông của chị em trong Hội Dòng đối với Mẹ Hội Thánh. Sau đó, chị M. Stephano Đặng Thị Chung đã giới thiệu với Đức Tổng Mục Leopoldo Girelli sơ lược về lịch sử của Hội Dòng. Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu được Đức Cha Đômincô Maria Hồ Ngọc Cẩn sáng lập ngày 08 tháng 09 năm 1946, với sứ mạng phục vụ Giáo Hội nhất là Giáo Hội tại địa phương đặc biệt trong các lãnh vực: Giáo dục – Từ thiện – Xã hội với mục đích tối thượng làm vinh danh Chúa, hiển danh Mẹ Maria, thánh hóa bản thân và cứu rỗi các linh hồn. Chị em Mân Côi được mời gọi nên Thánh theo con đường của Mẹ Maria.
Sau phần chào mừng và giới thiệu, với tư cách vị đại diện Đức Thánh Cha và như một người Cha, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã chia sẻ cho chị em những tâm tình sau:
Mở đầu, Đức Tổng đã gửi lời chào và lời cám ơn chân thành của ngài trước hết tới quý Đức Cha giáo phận, sau đó với toàn thể chị em trong Hội Dòng đã dành cho Ngài sự đón tiếp thật nồng hậu này. Ngài cũng bày tỏ sự vui mừng trước sự hiện diện đông đủ của chị em trong Hội Dòng với nhiều gương mặt trẻ, đầy sức sống, dám quảng đại dấn thân phục vụ Chúa qua ơn gọi Mân Côi.
Trong bài chia sẻ, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã mời gọi chị em sống ơn gọi Mân Côi bằng cách sống theo gương của Mẹ Maria qua 20 tràng chuỗi Mân Côi, sẵn sàng lên đường để làm chứng cho Chúa nhất là phục vụ những người nghèo. Ngài nói: “Chúng con phục vụ người nghèo là chúng con phục vụ Giáo Hội của Chúa và chính Đức Thánh Cha Phanxico đang là hiện thân phục vụ và yêu mến những người nghèo.” Ngài mong muốn mỗi Chị em Mân Côi hãy cố gắng bước theo Mẹ Maria Mân Côi trong tràng chuỗi: Vui – Sáng – Thương – Mừng như khi xưa Mẹ đã âm thầm lên đường đem Tin Vui Cứu Độ đến cho mọi người.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã cùng với chị em cất cao lời ca “Salve Regina” để cùng với Mẹ, tạ ơn Chúa vì những gì Ngài đã, đang và sẽ thực hiện nơi đây. Đức Tổng Giám Mục Leopoldp Girelli đã ban phép lành của Đức Thánh Cha Phanxico tới chị em. Trước khi ban phép lành cho chị em, Đức Tổng nói rõ hơn về sự hiện diện của ngài hôm nay. Với tư cách là Vị đại diện Đức Thánh Cha, ngài gửi lời chào thân ái nhất và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxicô tới toàn thể chị em trong Hội Dòng.
Sau khi thăm chị em trong Hội Dòng, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đi thăm khu vực nhà trẻ và bệnh xá của Hội Dòng. Được chứng kiến tận mắt những hoạt động của chị em, ngài tỏ lòng vui mừng và cầu chúc chị em mỗi ngày hãy thăng tiến đời tu bằng việc cố gắng phục vụ những chi thể của Chúa Kitô qua những con người chị em đang phục vụ. Ngài cũng rất cảm động trước những anh chị em bệnh nhân và ngài đã khuyên: “Các con thân mến! Thiên Chúa rất yêu thương các con và Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi các con. Thế nên, các con hãy vui lòng can đảm và đừng nản lòng thất vọng trước những căn bệnh mà các con đang chịu. Xin Thiên Chúa ban sức mạnh nâng đỡ các con. Cha sẽ không quên các con trong lời kinh nguyện hằng ngày”.
Với nghi thức ban phép lành cho các bệnh nhân, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli và phái đoàn đã kết thúc chuyến viếng thăm tốt đẹp trong sự quan phòng của Thiên Chúa tại bệnh xá của Hội Dòng.
Mừng Thánh Bổn Mạng tại Giáo xứ Thánh Minh Orlando – Florida
Nguyễn Ngọc Sáng
13:42 08/07/2013
Sau thánh lễ, bà con đã quay quần lại tại sân sau văn phòng của giáo xứ để cùng chia sẻ niềm vui chung qua cuộc picnic. Mở đầu, thay mặt cha chánh xứ, cha phó xứ Giuse Nguyễn Hữu Thiệu đã ngỏ lời chào mừng bà con đến để cùng nhau tưởng niệm thánh quan thầy Philipphê Phan Văn Minh không còn bằng những câu kinh như ở trong nhà thờ trước đó, mà bằng những nụ cười giòn như pháo nổ, bằng những câu chuyện trao đổi sau những ngày không có dịp gặp nhau bởi người đi lễ này người đi lễ khác, để còn nhìn thấy lại nhau mà biết được là “ta vẫn còn”, …
Sau phần nguyện ngắn và làm phép thức ăn của cha phó xứ, bà con đã thật sự chung vui ngày lễ bằng những món ăn do ban thực phẩm làm, các em được dịp đùa với … nước. Không khí buổi picnic được bừng vui lên bằng tiếng nhạc êm từ máy hát, và bằng tiếng pha trò của cha phó xứ. Cha đi vòng vòng, chào hỏi, chuyện trò với bà con, chia sẻ câu chuyện.
Đây quả thật là ngày của giáo xứ vì bà con gặp nhau đã trao đổi “tay bắt mặt mừng”, không đứng gần thì “kêu nhau ơi ới”, tay bắt không tới thì đưa tay vẫy. Trong không khí ấm cúng thâm tình, cha phó đã lên tiếng tiếc là “phải chi mỗi năm mình có được vài ngày lễ quan thầy!
Dư âm Đại Hội Phó Tế Việt Nam tại Hoa Kỳ lần V:
PT Phaolô Hoàng Ngọc Quý
13:42 08/07/2013
HOUSTON - Cám ơn Chúa đã ban cho cộng đồng Phó Tế Việt Nam Hoa Kỳ (PTVNHK) một đại hội thật tốt đẹp. Công việc thành công được như vậy cũng là nhờ sự trợ giúp của nhiều thành phần, trước là thành phần tham dự, khoảng 20% thành viên trong cộng đồng PTVNHK (khoảng 90 vị) từ nhiều thành phố, tiểu bang đã về tham dự, sau là sự tận tình của quí PT và phu nhân trong ban Tổ Chức Đại Hội hết lòng phục vụ để mọi chuyện xuôi chảy ngoài dự tính. Ngoài ra còn có những buổi học hỏi, chia sẻ giữa các PT và phu nhân qua các đề mục ‘Phó Tế trong ơn gọi gia đình’, ‘Phó Tế trong ơn gọi phục vụ tại cộng đoàn / giáo xứ’, và ‘Phó Tế qua sứ vụ rao giảng / bác ái’ đã mang lại cho anh em nhiều giây phút vui không ngờ được, cười như đến khóc được, cùng những giây phút thật thân tình mà PT và phu nhân cảm thấy gần gủi nhau hơn lúc nào.
Xem hình ảnh
Đặc biệt nữa là giờ chia sẻ của Linh Mục Chủ Tịch, Đức Ông Joseph Trịnh MinhTrí với đề tài ‘Sinh hoạt của Liên Đoàn / PT là một thành phần của Liên Đoàn CGVNHK’ và Linh Mục phó C.T. Anthony Ngô Đình Chính về đề mục ‘Vai trò quan trọng của PT trong giáo hội,’ đã giúp cho PT và phu nhân nhận định rõ vai trò, và sự cần thiết về ơn gọi của mình trong mọi môi trường gia đình, cộng đoàn G.X. và ngay cả xã hội nơi mình đang sinh sống, cần được thể hiện qua hành động tình yêu thương bác ái.
Sau cùng một thánh lễ Tạ Ơn đã xẩy ra rất long trọng tại G.X. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp qua sự ưu ái của cha Chánh Xứ Phêrô Bùi Quang Tuấn, CSsR đã đón tiếp anh em PT và phu nhân và được cùng Ngài dâng lễ Chúa Nhật lúc 10 giờ sáng và tiệc ‘Bế Mạc Đại Hội’ tại hội trường G.X. thật đậm đà tình thương mến cùng các món thức ăn thật ấm lòng và ngon miệng là một niềm vinh dự hãnh diện mà PT và phu nhân đã được G.X. phục vụ. Chúng con cũng xin chân thành cám ơn các vị ân nhân thân nhân từ các cộng đoàn giáo xứ đã giúp đỡ tinh thần vật chất bằng cách này hay cách khác, đặc biệt cám ơn Đức Ông Trí, LĐCGVNHK, hai cha chánh xứ Jim Ngô Hoàng Khôi, CMC và Phêrô B. Q. Tuấn, CSsR cùng mọi thành phần của giáo xứ Đức Mẹ Fatima, Fort Worth, TX, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Plano, Texas đã nâng đỡ, cầu nguyện cả
về tình thần và tài chánh để đại hội được thành quả tốt đẹp.
Xin Chúa Kitô tình yêu chúc lành và ban ơn cho Đức Ông, quí Cha cùng mọi thân nhân, ân nhân được mãi sống trong tình yêu của Ngài; xin Đức Ông, quí Cha cùng quí ông bà anh chị em cộng đoàn dân Chúa tiếp tục cầu nguyện cho chúng con trở nên những đầy tớ trung kiên trong sứ vụ ‘tôi tớ’ phục vụ Chúa Kitô qua mọi người.
Xem hình ảnh
Đặc biệt nữa là giờ chia sẻ của Linh Mục Chủ Tịch, Đức Ông Joseph Trịnh MinhTrí với đề tài ‘Sinh hoạt của Liên Đoàn / PT là một thành phần của Liên Đoàn CGVNHK’ và Linh Mục phó C.T. Anthony Ngô Đình Chính về đề mục ‘Vai trò quan trọng của PT trong giáo hội,’ đã giúp cho PT và phu nhân nhận định rõ vai trò, và sự cần thiết về ơn gọi của mình trong mọi môi trường gia đình, cộng đoàn G.X. và ngay cả xã hội nơi mình đang sinh sống, cần được thể hiện qua hành động tình yêu thương bác ái.
Sau cùng một thánh lễ Tạ Ơn đã xẩy ra rất long trọng tại G.X. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp qua sự ưu ái của cha Chánh Xứ Phêrô Bùi Quang Tuấn, CSsR đã đón tiếp anh em PT và phu nhân và được cùng Ngài dâng lễ Chúa Nhật lúc 10 giờ sáng và tiệc ‘Bế Mạc Đại Hội’ tại hội trường G.X. thật đậm đà tình thương mến cùng các món thức ăn thật ấm lòng và ngon miệng là một niềm vinh dự hãnh diện mà PT và phu nhân đã được G.X. phục vụ. Chúng con cũng xin chân thành cám ơn các vị ân nhân thân nhân từ các cộng đoàn giáo xứ đã giúp đỡ tinh thần vật chất bằng cách này hay cách khác, đặc biệt cám ơn Đức Ông Trí, LĐCGVNHK, hai cha chánh xứ Jim Ngô Hoàng Khôi, CMC và Phêrô B. Q. Tuấn, CSsR cùng mọi thành phần của giáo xứ Đức Mẹ Fatima, Fort Worth, TX, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Plano, Texas đã nâng đỡ, cầu nguyện cả
về tình thần và tài chánh để đại hội được thành quả tốt đẹp.
Xin Chúa Kitô tình yêu chúc lành và ban ơn cho Đức Ông, quí Cha cùng mọi thân nhân, ân nhân được mãi sống trong tình yêu của Ngài; xin Đức Ông, quí Cha cùng quí ông bà anh chị em cộng đoàn dân Chúa tiếp tục cầu nguyện cho chúng con trở nên những đầy tớ trung kiên trong sứ vụ ‘tôi tớ’ phục vụ Chúa Kitô qua mọi người.
Đá bóng giao hữu giữa anh em Linh mục hạt Thuận Nghĩa và hạt Phủ Quỳ
Pv Thuận Nghĩa
20:03 08/07/2013
Chiều ngày 08 tháng 07 năm 2013, trên sân vận động Vũ Đăng Khoa thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa diễn ra trận đấu bóng đá giao hữu giữa anh em linh mục hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ thuộc giáo Phận Vinh.
Xem hình ảnh
Đây là lần đâu tiên anh em linh mục hai giáo hạt gặp nhau trên sân cỏ nên thu hút đông đảo khán giả từ khắp nơi, đặc biệt từ các giáo xứ của hai Giáo hạt. Sau lời giới thiệu thành phần của ban tổ chức, là bài chào mừng của đoàn kèn giáo xứ sở tại. Tiếp đến, Ban tổ chức tặng hoa cho tổ trọng tài và các cầu thủ. Trước giờ lăn bóng, Cha Quản hạt Thuận Nghĩa nói lên mục đích và ý nghĩa của trận đấu: “Trận đấu được tổ chức nhằm mục đích tăng thêm tình đoàn kết hiệp thông giữa anh em linh mục và giáo dân của hai giáo hạt”.
Mặc dầu các cầu thủ không chuyên nhưng đã cống hiến cho khán giả những đường bóng đẹp và đầy kịch tính. Những tràng pháo tay dòn dã không ngớt vang lên cổ động cho cả hai đội bóng. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi và hào hứng. Hy vọng sau trận đấu này còn có nhiều trận khác nữa được tổ chức.
Xem hình ảnh
Đây là lần đâu tiên anh em linh mục hai giáo hạt gặp nhau trên sân cỏ nên thu hút đông đảo khán giả từ khắp nơi, đặc biệt từ các giáo xứ của hai Giáo hạt. Sau lời giới thiệu thành phần của ban tổ chức, là bài chào mừng của đoàn kèn giáo xứ sở tại. Tiếp đến, Ban tổ chức tặng hoa cho tổ trọng tài và các cầu thủ. Trước giờ lăn bóng, Cha Quản hạt Thuận Nghĩa nói lên mục đích và ý nghĩa của trận đấu: “Trận đấu được tổ chức nhằm mục đích tăng thêm tình đoàn kết hiệp thông giữa anh em linh mục và giáo dân của hai giáo hạt”.
Mặc dầu các cầu thủ không chuyên nhưng đã cống hiến cho khán giả những đường bóng đẹp và đầy kịch tính. Những tràng pháo tay dòn dã không ngớt vang lên cổ động cho cả hai đội bóng. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi và hào hứng. Hy vọng sau trận đấu này còn có nhiều trận khác nữa được tổ chức.
Thông Báo
Đức Cha FX Nguyển Quang Sách, nguyên Giám mục Đà Nẵng đã từ trần
GP Đà Nẵng
11:57 08/07/2013
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ phân ưu với Giáo phận Đà Nẵng
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
13:09 08/07/2013
vừa nhận được tin:
Đức Cha Phanxicô Xavier Nguyễn Quang Sách
Nguyên Giám Mục Đà Nẵng
Sinh ngày 25 tháng 12 năm 1925 tại An Ngãi, Hòa Sơn, Đà Nẵng
được Chúa gọi về vào lúc 7 giờ 15 phút sáng Chúa Nhật ngày 7 tháng 7 năm 2013
tại Đà Nẵng
Hưởng thọ 88 tuổi.
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
xin chia buồn với Tang Quyến, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng,
Đức Cha Phaolô Nguyễn Bình Tỉnh, P.S.S. ,
Quý Cha và Anh Chị Em trong Giáo Phận Đà Nẵng,
Quý Cha và Anh Chị Em gốc Đà Nẵng ở Hoa Kỳ và Hải Ngoại,
về sự mất mát vị Mục Tử rất kính mến, đạo đức và thánh thiện.
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Đức Cố Phanxicô Xavier,
vị mục tử nhiệt tâm phục vụ Giáo Hội đến hơi thở cuối cùng
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
Thành kính,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Chơi Pháo Bông
Nguyễn Bá Khanh
21:42 08/07/2013
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngày lễ bé được chơi
Đốt pháo bông trong sân
Bé vui như ngày tết
Lòng bé như nở hoa..
(bt)