Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:34 08/07/2020
22. Không chịu đau khổ thì làm sao có thể nên thánh.
(Thánh Tirannio)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:37 08/07/2020
69. LUẬN VĂN CỦA VU CÔNG
Vu công đọc sách mà không mong giải thích, nhưng rất thích bình luận tầm bậy văn học trước mặt mọi người, mạo danh hành gia.
Ông ta nói với mọi người rằng:
- “Nếu là văn chương hay thì đều nên lấy cái thú vị làm thắng lợi, cho nên viết văn chương thì phải có hứng thú, chỉ có hứng thú mới gọi là thú vị, nếu không có hứng thú thì không có thú vị vậy!”
(Nhã Ngược)
Suy tư 69:
Làm văn chương hoặc làm bất cứ việc gì thì cũng phải có hứng thú mới làm được, bằng không thì văn chương sẽ rất gượng gạo không hay, đó là một thực tế không cần giải thích.
Bình luận tầm bậy văn chương của người khác thì chắc chắc là người không hiểu văn chương, mà có hiểu chăng nữa thì cũng vì ghen ghét mà bình luận tầm bậy, sẽ gây ra nhiều hiểu lầm tai hại cho người nghe...
Có một vài linh mục giảng bài Phúc Âm trong thánh lễ giống như Vu công bình luận văn chương: không cần suy tư, không cần đào sâu, không cần biết thính giả giáo dân là hạng người nào, các ngài cứ bổn cũ soạn lại, và thế là Lời Chúa trở thành lời ca tụng giáo dân này đóng góp cho nhà thờ, giáo dân kia không thấy đóng góp, và sau đó thì đưa kế hoạch xin tiền cho đợt tới, giáo dân nhỏng tai lên để cố nghe cha giảng Lời Chúa, nhưng một câu Lời Chúa cũng không được nghe từ miệng cha giảng...
Vu công bình luận tầm bậy văn chương thì sẽ bị người ta chửi, nhưng linh mục lợi dụng tòa giảng để “bình luận” về tiền bạc với ý đồ riêng thì sẽ bị Thiên Chúa phạt, mà phạt rất nặng nề.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Vu công đọc sách mà không mong giải thích, nhưng rất thích bình luận tầm bậy văn học trước mặt mọi người, mạo danh hành gia.
Ông ta nói với mọi người rằng:
- “Nếu là văn chương hay thì đều nên lấy cái thú vị làm thắng lợi, cho nên viết văn chương thì phải có hứng thú, chỉ có hứng thú mới gọi là thú vị, nếu không có hứng thú thì không có thú vị vậy!”
(Nhã Ngược)
Suy tư 69:
Làm văn chương hoặc làm bất cứ việc gì thì cũng phải có hứng thú mới làm được, bằng không thì văn chương sẽ rất gượng gạo không hay, đó là một thực tế không cần giải thích.
Bình luận tầm bậy văn chương của người khác thì chắc chắc là người không hiểu văn chương, mà có hiểu chăng nữa thì cũng vì ghen ghét mà bình luận tầm bậy, sẽ gây ra nhiều hiểu lầm tai hại cho người nghe...
Có một vài linh mục giảng bài Phúc Âm trong thánh lễ giống như Vu công bình luận văn chương: không cần suy tư, không cần đào sâu, không cần biết thính giả giáo dân là hạng người nào, các ngài cứ bổn cũ soạn lại, và thế là Lời Chúa trở thành lời ca tụng giáo dân này đóng góp cho nhà thờ, giáo dân kia không thấy đóng góp, và sau đó thì đưa kế hoạch xin tiền cho đợt tới, giáo dân nhỏng tai lên để cố nghe cha giảng Lời Chúa, nhưng một câu Lời Chúa cũng không được nghe từ miệng cha giảng...
Vu công bình luận tầm bậy văn chương thì sẽ bị người ta chửi, nhưng linh mục lợi dụng tòa giảng để “bình luận” về tiền bạc với ý đồ riêng thì sẽ bị Thiên Chúa phạt, mà phạt rất nặng nề.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Hy Vọng
Lm Vũđình Tường
21:11 08/07/2020
Nông gia sống trong hy vọng. Sau những ngày tháng vất vả làm việc họ hy vọng một mùa gặt thành công. Niềm hy vọng bắt đầu khi họ gieo trồng vụ mới. Hạt giống tăng trưởng, mạnh khoẻ, tươi mát, mang đến cho chủ ruộng, vườn, niềm hy vọng dạt dào, tươi mát như cánh đồng họ gieo trồng. Niềm hy vọng, niềm vui lệ thuộc vào sức sống, mức tăng trưởng của cây trồng.
Khi gieo hạt, họ cố gắng làm sao cho các hạt rơi vào vùng đất tốt. Bao lâu hạt còn nằm trong tay, nông gia còn kiểm soát được hạt giống, một khi đã vung nó khỏi tay, nông gia không còn cách nào kiểm soát được hạt giống sẽ rơi vào đâu? Vì thế có hạt rơi vào bờ mương, có hạt rơi vào bụi lác, có hạt rơi vào đất sét, đất phèn, có hạt rơi vào đất tốt. Hạt giống là loại chọn lựa, giống tốt, nên tất cả các hạt đều mọc lên, nhưng không phải các hạt đều sống sót, cho hoa trái nặng cành. Hạt giống bị chim trời tha mất, sâu bọ cắn phá, thiếu độ ẩm, thiếu dinh dưỡng nên sống lây lất trước khi tàn héo. Những hạt rơi vào đất tốt sẽ cho vụ mùa tươi tốt, hạt năm mươi, hạt một trăm. Đức Kitô dùng hình ảnh người nông dân, một hình ảnh gần gũi, quen thuộc để nói về nước trời. Đám đông dân chúng nghe người giảng dậy. Kẻ tin, người không; kẻ hiểu nhiều, người hiểu ít và kẻ không hiểu gì. Đức Kitô cho biết lí do họ không hiểu bởi họ thiếu niềm tin vào Ngài. Để hiểu được dụ ngôn Ngài giảng dậy, việc quan trọng, cần thiết phải có đó là niềm tin vào Đức Kitô. Thiếu niềm tin, nghe tai này Lời Chúa lọt tai kia, biến mất. Niềm tin là bước khởi đầu dẫn đến hiểu biết điều Đức Kitô rao giảng.
Dụ ngôn người gieo giống, hạt giống, Lời Chúa, tuyệt vời. Ruộng đất là cõi lòng, tâm trí con người. Ngoài tầm kiểm soát của nông gia là thời tiết, khí hậu. Kế đến là số trái từng hạt giống. Tất cả lệ thuộc vào thiên nhiên. Môn đệ Đức Kitô rao giảng Tin Mừng cũng làm việc hết khả năng. Dẫu thế vẫn không tránh khỏi giới hạn, sai lầm. Nông gia lệ thuộc vào thiên nhiên; môn đệ Đức Kitô lệ thuộc vào Thiên Chúa. Những ai đón nhận Lời Chúa trở thành môn đệ và được mời gọi chia sẻ tránh nhiệm gieo hạt giống Tin Mừng.
Đám đông nghe Đức Kitô rao giảng, họ hiểu khác nhau. Môn đệ Đức Kitô hỏi và Ngài giải thích thêm cho. Người không tin đòi thêm dấu lạ vì thế Đức Kitô cho biết mầu nhiệm nước trời 'Anh em được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất'. Mat 13, 11.
Môn đệ Đức Kitô tin vào Ngài và họ hiểu biết thêm về điều Ngài giảng dậy. Hiện tại môn đệ Đức Kitô không hiểu ngay những điều Đức Kitô giảng dậy; tuy nhiên họ sẽ được Thánh Thần Chúa hướng dẫn để từ từ hiểu sâu hơn. Đám đông từ chối, không tin. Đám đông chọn sống theo bản tính tự nhiên của con người. Thói tự nhiên con người là tự mình làm chủ mình, tự mình quyết định số phận mình. Môn đệ Đức Kitô tin theo, sống theo giáo huấn Ngài, cuộc sống họ thay đổi, hy vọng trở nên giống Đức Kitô hơn trong cách xử thế và đời sống tâm linh. Nông dân sống trong hy vọng, môn đệ Đức Kitô cũng luôn sống trong hy vọng. Niềm hy vọng của môn đệ là chân thật, bởi niềm hy vọng đó không phải do khả năng con người làm nên, mà chính là do Đức Kitô hứa ban cho những ai đón nhận và trung tín với giáo huấn Ngài. Ngài là niềm hy vọng và là sự sống trường sinh của môn đệ.
Dụ ngôn người gieo giống chính là dụ ngôn kêu gọi Kitô hữu xét nghiệm lối sống Kitô hữu của mình. Lời Chúa không thay đổi, con tim con người, mảnh vườn, luôn thay đổi, ảnh hưởng bởi đau khổ, bệnh tật, của cải và hào nhoáng xã hội. Rất có thể trong một ngày có lúc Kitô hữu cảm thấy rất gần Chúa, yêu mến Ngài. Lại cũng có lúc cảm thấy đồng hành với vật chất, có lúc yêu thích danh vọng, có lúc thích làm bạn với thú vui trần thế. Chúng ta cầu xin vững tin vào Đức Kitô, nếu có đi sai đường thì mau biết ơn trở về cùng Đức Kitô.
TiengChuong.org
Living in Hope
Farmers live in hope. They work hard, hoping in the coming months they will have a rich harvest. Hope begins at the time they sow the seeds, and the hope is growing as they see the seedlings growing healthy and strong. As long as the seeds are in the farmer's hands, he has some control of the seeds, but when he scatters the seeds to the soil, he has no control of the seeds. The farmer aims to have all the seeds falling on good, fertile soil, but it will not always be the case. There would be some seeds falling on the hedgerows, others on rocky soil, and others again falling on thorny soil. With right conditions all the seeds that remained in the soils grow, but only the seeds left on the good, fertile soil give hope for a great harvest. The rest die, for various reasons, such as birds pick them up straightway, or thorns choked the seeds, or because lack of nutrition and moisture on rocky soil caused the seeds to wither. A single seed which fell on the good soil will give sixty, or hundredfold at harvest time. Jesus used the image of a farmer sowing seeds to talk about the message of joy, and hope in having faith in Him. He talked to the crowds and His disciples. They were all familiar with the image of a farmer sowing seeds. The crowds and His disciples received the message differently. The seeds are excellent seeds, no doubt. They are the word of God; the soils are the people, the human hearts. The reception of the seeds is the readiness of the human heart to accept the message of hope. The good soil received the Word. It took root and grew and produced great results. Farmers try their best, and the rest depends on nature. Jesus' disciples try their best to spread the message of hope, and the rest is God's work. Those who welcome the Word with an open, and genuine heart, become Jesus' disciples.
Both the disciples, and the crowds heard the parable, but did not received the same message. The disciples asked Jesus for more clarification, while the crowds asked for more signs. Jesus told the disciples that the mysteries of 'the kingdom of heaven are revealed to you, but they are not revealed to them. For anyone who has will be given more, and he will have more than enough; but from anyone who has not, even what he has will be taken away'. Mat. 13, 11. Having faith in Jesus first, the decoding of the message of hope comes second, and that was what Jesus' disciples had. The disciples believed in Jesus, and receive more revelation. They may not fully understand right away, but slowly, bit by bit they come to understand the message. The crowds showed themselves to have no faith in Jesus. They demanded to have more signs. They received neither signs nor the message. Jesus' disciples received the Word and acted on it, and their lives changed towards God, and their spiritual life grew. Having faith in Jesus, like a farmer, we live in great hope, and our hope is real, because it is not us, but Jesus, Who is our hope and our everlasting life.
Today's readings examine the movements of a human heart in responding to God's kingdom. The Word is firm, unchanged, but the conditions of a human heart fluctuate, causing by trial, or riches, or fame. One can identify several kinds of soils within oneself in one single day living. We pray to have more faith in Jesus.
Khi gieo hạt, họ cố gắng làm sao cho các hạt rơi vào vùng đất tốt. Bao lâu hạt còn nằm trong tay, nông gia còn kiểm soát được hạt giống, một khi đã vung nó khỏi tay, nông gia không còn cách nào kiểm soát được hạt giống sẽ rơi vào đâu? Vì thế có hạt rơi vào bờ mương, có hạt rơi vào bụi lác, có hạt rơi vào đất sét, đất phèn, có hạt rơi vào đất tốt. Hạt giống là loại chọn lựa, giống tốt, nên tất cả các hạt đều mọc lên, nhưng không phải các hạt đều sống sót, cho hoa trái nặng cành. Hạt giống bị chim trời tha mất, sâu bọ cắn phá, thiếu độ ẩm, thiếu dinh dưỡng nên sống lây lất trước khi tàn héo. Những hạt rơi vào đất tốt sẽ cho vụ mùa tươi tốt, hạt năm mươi, hạt một trăm. Đức Kitô dùng hình ảnh người nông dân, một hình ảnh gần gũi, quen thuộc để nói về nước trời. Đám đông dân chúng nghe người giảng dậy. Kẻ tin, người không; kẻ hiểu nhiều, người hiểu ít và kẻ không hiểu gì. Đức Kitô cho biết lí do họ không hiểu bởi họ thiếu niềm tin vào Ngài. Để hiểu được dụ ngôn Ngài giảng dậy, việc quan trọng, cần thiết phải có đó là niềm tin vào Đức Kitô. Thiếu niềm tin, nghe tai này Lời Chúa lọt tai kia, biến mất. Niềm tin là bước khởi đầu dẫn đến hiểu biết điều Đức Kitô rao giảng.
Dụ ngôn người gieo giống, hạt giống, Lời Chúa, tuyệt vời. Ruộng đất là cõi lòng, tâm trí con người. Ngoài tầm kiểm soát của nông gia là thời tiết, khí hậu. Kế đến là số trái từng hạt giống. Tất cả lệ thuộc vào thiên nhiên. Môn đệ Đức Kitô rao giảng Tin Mừng cũng làm việc hết khả năng. Dẫu thế vẫn không tránh khỏi giới hạn, sai lầm. Nông gia lệ thuộc vào thiên nhiên; môn đệ Đức Kitô lệ thuộc vào Thiên Chúa. Những ai đón nhận Lời Chúa trở thành môn đệ và được mời gọi chia sẻ tránh nhiệm gieo hạt giống Tin Mừng.
Đám đông nghe Đức Kitô rao giảng, họ hiểu khác nhau. Môn đệ Đức Kitô hỏi và Ngài giải thích thêm cho. Người không tin đòi thêm dấu lạ vì thế Đức Kitô cho biết mầu nhiệm nước trời 'Anh em được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất'. Mat 13, 11.
Môn đệ Đức Kitô tin vào Ngài và họ hiểu biết thêm về điều Ngài giảng dậy. Hiện tại môn đệ Đức Kitô không hiểu ngay những điều Đức Kitô giảng dậy; tuy nhiên họ sẽ được Thánh Thần Chúa hướng dẫn để từ từ hiểu sâu hơn. Đám đông từ chối, không tin. Đám đông chọn sống theo bản tính tự nhiên của con người. Thói tự nhiên con người là tự mình làm chủ mình, tự mình quyết định số phận mình. Môn đệ Đức Kitô tin theo, sống theo giáo huấn Ngài, cuộc sống họ thay đổi, hy vọng trở nên giống Đức Kitô hơn trong cách xử thế và đời sống tâm linh. Nông dân sống trong hy vọng, môn đệ Đức Kitô cũng luôn sống trong hy vọng. Niềm hy vọng của môn đệ là chân thật, bởi niềm hy vọng đó không phải do khả năng con người làm nên, mà chính là do Đức Kitô hứa ban cho những ai đón nhận và trung tín với giáo huấn Ngài. Ngài là niềm hy vọng và là sự sống trường sinh của môn đệ.
Dụ ngôn người gieo giống chính là dụ ngôn kêu gọi Kitô hữu xét nghiệm lối sống Kitô hữu của mình. Lời Chúa không thay đổi, con tim con người, mảnh vườn, luôn thay đổi, ảnh hưởng bởi đau khổ, bệnh tật, của cải và hào nhoáng xã hội. Rất có thể trong một ngày có lúc Kitô hữu cảm thấy rất gần Chúa, yêu mến Ngài. Lại cũng có lúc cảm thấy đồng hành với vật chất, có lúc yêu thích danh vọng, có lúc thích làm bạn với thú vui trần thế. Chúng ta cầu xin vững tin vào Đức Kitô, nếu có đi sai đường thì mau biết ơn trở về cùng Đức Kitô.
TiengChuong.org
Living in Hope
Farmers live in hope. They work hard, hoping in the coming months they will have a rich harvest. Hope begins at the time they sow the seeds, and the hope is growing as they see the seedlings growing healthy and strong. As long as the seeds are in the farmer's hands, he has some control of the seeds, but when he scatters the seeds to the soil, he has no control of the seeds. The farmer aims to have all the seeds falling on good, fertile soil, but it will not always be the case. There would be some seeds falling on the hedgerows, others on rocky soil, and others again falling on thorny soil. With right conditions all the seeds that remained in the soils grow, but only the seeds left on the good, fertile soil give hope for a great harvest. The rest die, for various reasons, such as birds pick them up straightway, or thorns choked the seeds, or because lack of nutrition and moisture on rocky soil caused the seeds to wither. A single seed which fell on the good soil will give sixty, or hundredfold at harvest time. Jesus used the image of a farmer sowing seeds to talk about the message of joy, and hope in having faith in Him. He talked to the crowds and His disciples. They were all familiar with the image of a farmer sowing seeds. The crowds and His disciples received the message differently. The seeds are excellent seeds, no doubt. They are the word of God; the soils are the people, the human hearts. The reception of the seeds is the readiness of the human heart to accept the message of hope. The good soil received the Word. It took root and grew and produced great results. Farmers try their best, and the rest depends on nature. Jesus' disciples try their best to spread the message of hope, and the rest is God's work. Those who welcome the Word with an open, and genuine heart, become Jesus' disciples.
Both the disciples, and the crowds heard the parable, but did not received the same message. The disciples asked Jesus for more clarification, while the crowds asked for more signs. Jesus told the disciples that the mysteries of 'the kingdom of heaven are revealed to you, but they are not revealed to them. For anyone who has will be given more, and he will have more than enough; but from anyone who has not, even what he has will be taken away'. Mat. 13, 11. Having faith in Jesus first, the decoding of the message of hope comes second, and that was what Jesus' disciples had. The disciples believed in Jesus, and receive more revelation. They may not fully understand right away, but slowly, bit by bit they come to understand the message. The crowds showed themselves to have no faith in Jesus. They demanded to have more signs. They received neither signs nor the message. Jesus' disciples received the Word and acted on it, and their lives changed towards God, and their spiritual life grew. Having faith in Jesus, like a farmer, we live in great hope, and our hope is real, because it is not us, but Jesus, Who is our hope and our everlasting life.
Today's readings examine the movements of a human heart in responding to God's kingdom. The Word is firm, unchanged, but the conditions of a human heart fluctuate, causing by trial, or riches, or fame. One can identify several kinds of soils within oneself in one single day living. We pray to have more faith in Jesus.
Chúa Nhật XV Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
23:06 08/07/2020
Isaia 55: 10-11 Tvịnh 65; Roma 8: 18-23 Mátthêu 13: 1-23
Lúc tôi còn trẻ, khi bạn hỏi một người nào lập một giao diện trên window, thi thường người ta hiểu là bạn đang nói về một phần mềm trong máy vi tính. Có người chỉ hiểu là bạn muốn tạo một cửa sổ bằng kính. Cách đây ít lâu, một người bạn tình nguyện giúp chúng tôi sửa lại nhà. Người đó nói đùa là "chúng tôi không làm của sổ". Rồi tôi trả lời "thì tôi làm". Tôi thích làm cửa sổ. Bạn tôi xịt một lớp nước vào kính cửa sổ, rồi lấy giấy báo vò lại và chùi là cửa sổ sạch trơn. (Trước kia mẹ tôi dạy tôi cách chùi cửa sổ với giấy báo vò lại. Mẹ tôi bảo giấy báo vò chùi sạch lắm, và khỏi tốn khăn giấy).
Tôi thich lau chùi cửa sổ vì tôi sẽ nhận được kết quả ngay là cửa sẽ sạch sau khi được lau bụi trên tấm kính. Chỉ chùi sau vài phút thôi là hoàn tất việc làm sạch cửa sổ, Còn kính chắn gió, gương chiếu hậu cúa xe cũng thế, có thể dễ dàng chùi sạch ngay với giấy gia dụng thông thường. Sau khi hoàn thành, tôi sẽ lùi lại và chiêm ngưỡng tác phẩm của công việc mình vừa làm ra ngay trước mắt. Thật là tuyệt!
Thật ra, trong đời sống, chúng ta có bao nhiêu lãnh vực mà chúng ta có thể dọn dẹp với kết quả tích cực rõ ràng như thế? . Bạn có giống tôi hay không vì có khả năng dự đoán một số điều trong cuộc sống mà chúng ta có thể gặp phải, nhờ đó chúng ta sẽ tự cung cấp những vật liệu đã dự bị, nhờ vậy, theo tiến trình công việc sẽ tự kiểm soát cho đến kết quả cuối cùng phải không? Cơn đại dịch Covid vừa xảy ra và mối đe dọa đối với đời sống chúng ta đã làm cho chúng ta thấy rỏ được là chúng ta yếu đuối như thế nào phải không? Khi chúng ta nghĩ đến cơn đại dịch chúng ta thấy chúng ta không kiểm soát được. Chúng ta được nhắc nhở là những gì chúng ta nghỉ rằng đã kiểm soát được trong cuộc sống chúng ta chỉ là ảo tưởng, hay chỉ có một chút thật thôi. Đây là một thái độ đã gặp từ trước khi nói về một việc xãy ra ra làm chúng ta lúng túng nhớ là chúng ta không thể điều khiển được. Chúng ta nhớ trong lúc này, lúc cơn đại dịch đang hoằnh hành. Thình lình, có một người quen của chúng ta, bắt đầu bị đau nhức khắp người, rồi lên cơn sốt và khó thở. Thật là điều ta không kiểm soát được. Trong đời sống của chúng ta cũng thế. Ngay cả mặt đất chúng ta đang đứng trên đó cũng không vững chắc nữa cơ mà.
Người gieo giống trong bài dụ ngôn hôm nay, có đời sống cũng không ổn định đầy may rủi. Chúng ta có thể gọi là một đời sống bất định. Thoạt nhìn thì tương lai của người đó có vẽ chưa được vững chắc mấy. Công việc thường ngày của người gieo giống không phải là công việc ông ta thích. Vì ông không dành thời gian nhàn rổi để trồng thêm một vườn rau sau nhà. Đây là việc làm nuôi sống của ông. Ông ta còn phải lo nuôi vợ con, hay có thể lo thêm cho nhiều người khác trong đại gia đình của ông sau kết quả từ vụ mùa được gặt hái. Dân chúng khi nghe dụ ngôn này có thể hiểu rõ về sự chiến đấu để tồn tại hằng ngày trong đời sống.
Tuy vậy, người gieo giống có vẻ không lo lắng gì, ngay cả hành vi xử dụng hạt giống một cách lãng phí trong khi gieo hạt. Thêm vào đấy có những điều trái nghịch bên ngoài chống lại ông ta. Dụ ngôn mô tả một số chi tiết rõ ràng như: Một ít hạt giống rơi xuống vệ đường, bị chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có đất nhiều, cây mọc rễ không sâu, nên khi nắng lên bị cháy lá nên chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm chúng chết nghẹt. Trong lần gieo giống này, 3 phần hạt giống bị phí phạm. Chỉ có một phần hạt giống được rơi nơi đất tốt. Người nông dân này có vẻ như không có một ngày tốt.
Chúng ta không biết bao giờ cơn đại dịch này sẽ kết thúc, khi nào chúng ta có thể trở lại đời sống bình thường! Chúng ta có thể đồng cảm vời những người nông dân đang sống trong môi trường dầy chiến đấu cam go như chúng ta: Chịu sự lãng phí công sức; có thể bị mất phần tài sản đã ứng trước. Đời sống đầy những bất trắc không thể biết trước được. Sự thay đổi có thể cho thấy sự khác biệt giữa việc có vừa đủ thu nhập để sống, và việc thiếu thu nhập, và đối với vài người còn có thể bị đói là khác. Chúng ta có thể bị mất nhiều.
Nhưng phần cuối cùng của việc gieo giống, biến câu chuyện trở thành ý khác. Thường khi người nông dân chỉ mong thâu hoạch được gấp 8, 10 hay 15 lần trong mùa gặt, theo số lượng hạt giống bỏ ra, Còn Chúa Giêsu thì lại nói: Cuối cùng người gieo giống thu lợi được gấp 100, 60, hay 30 lần! Người nông dân nghe được điều này sẽ phản ứng ngay: Thật "không thể nào được". Sự thu lợi có thể quá sức tưởng tượng của một người nông dân khi nghe dụ ngôn này. Nhưng khi nghĩ lại, chúng ta thấy có điều gì đó có vẻ như là thuận lý. Tuy nó mang lại yếu tố bất ngờ. Thật ra Chúa Giêsu nhìn thấy một yếu tố khác trong đời sống chúng ta. Ngài nói với dân chúng và cả với chúng ta nữa "hãy để mọi người lắng tai nghe và suy gẫm điều họ đang nghe".
Nghe như thể là Chúa Giêsu đang nói "Hãy chú ý. Anh em có thể nghĩ là anh em có đủ dử liệu cho những kỳ vọng của anh em. Nhưng, hãy nhìn kỹ vào đời sống của chính mình, anh em sẽ thấy chút hy vọng". Chúng ta có thể đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Mặc dù có dấu chỉ cho thấy sự trái ngược. Lời Thiên Chúa gieo vào lòng trí chúng ta có thể mang lại hiệu qua to lớn, nhất là trong những ngày tồn tại cơn đại dịch đang thử thách chúng ta. Hình như sự trái ngược không cho thấy việc người gieo giống làm. Nhưng, có một sự việc không nghĩ đến trong câu chuyện là kết quả thu hoạch được ngoài sự mong đợi của loài người.
Trong câu chuyện có thêm điều thứ hai là "người có tai thì nên nghe" dụ ngôn này, Chúa Giêsu nói với đám đông dân chúng. Chúa Giêsu là người gieo giống. Ngài gieo lời Ngài cho những ai muốn nghe Ngài. Hình như Ngài gieo lời Ngài một cách phung phí cho nhiều người không chấp nhận lời Ngài. Nhưng một số ít chấp nhận lời Ngài thôi. Lúc đầu những người chấp nhận lời Ngài đã có những thành quả thắng lợi của họ. Họ không có quyền lực hay tầm ảnh hưởng gì ở những thị trấn và thành phố nơi họ sinh sống. Họ không phải là những người có tiềm năng như những đại gia. Có thể mọi người chung quanh gọi họ là những người: "Vậy thi các bạn có được nhiều điều lành... với đức tin đó của các bạn. Các bạn sẽ mất việc làm, bị bệnh hoạn, các con cái bạn cũng là một thất bại".
Nhưng, những gì có vẻ như là hạt giống đức tin nhỏ bé mong manh trong đời sống chúng ta sẽ mang lại những thành quả dồi dào, một thu hoạch phong phú và đáng kinh ngạc là: Do sức mạnh của niềm tin trong những lúc chúng ta cảm thấy yếu đuối; chúng ta có hy vọng mặc dù xảy đến nhiều thế lực chống đối lại chúng ta làm chúng ta cảm thấy yếu đuối và nhỏ bé. Chúng ta là môn đệ nghe lời Chúa Giêsu. Và chúng ta tin tưởng Ngài. Mặc dù những sự việc bên ngoài khó khăn, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện những điều Chúa Giêsu mong ước cho thế giới; chúng ta tiếp tục nhìn vào những điều chúng ta không ngờ có thể đến để chúng ta thấy rõ là có bàn tay của người đang dắt chúng ta làm việc của mình, bàn tay đó giúp đem đến một vụ thu hoạch mà chúng ta không gieo.
Như tôi đã nói, tôi thích làm cửa sổ. Thật là một việc rõ ràng và có trình tự nên có thể biết trước được kết quả của công việc. Đối với phần còn lại của cuộc sồng: Cho đến nay không thể biết trước được, một cách rõ ràng chắc chắn. Tôi tin tưởng là, mặc dù các dấu chỉ, có những gì có thể làm đến kết quả một ngày nào đó. Một ít hạt giống tốt gieo sẽ được mọc lên cho thu hoạch nhiều hơn chúng ta mong đợi, vượt ngoài mong ước thô thiển nhất của chúng ta. Vụ thu hoạch đó không thể đo lường bằng giá trị tiền của, nhưng kết quả thật sự đến từ trong thâm sâu của cuộc sống thật. Nói cho cùng, Đấng dạy chúng ta dụ ngôn hôm nay cho biết cách Thiên Chúa sẽ có vụ mùa thu hoạch ra sao.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
15th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 10-11 Psalm 65; Romans 8: 18-23 Matthew 13:1-23
When I was young, if you asked someone if they did windows, people didn’t automatically think of the Microsoft kind. They knew you meant glass windows. A while back, when we had friends volunteer to help us straighten up the house they jokingly said, "But we don’t do windows!" And I responded, "But I do." I like doing windows. You apply a good window spray to the surface, crumble a few pages from an old newspaper and wipe it clean. (I learned the newspaper method a long time ago from my mother, who said it gave a nice shine, and saved on paper towels.)
I like doing windows because you get good, immediate and tangible results – you have the dirt and soot of "the before" and, in a brief time, you have the neat, squeaky clean of "the after." Windows, mirrors, windshields, hand them over, I’ll get to work on them and, after I am finished, I will step back and admire my work. I see the results before me... NOW!
After all, how many areas of our lives can we say we have such predictability, control and clear positive results? Are you like me and like at least some things in your life to be predictable...within your grasp...under your control...providing you with a sense of order, accomplishment and being in charge? Hasn’t the pandemic and its threat to our lives shown us how fragile we are? When you come right down to it, we are not in control. We are reminded that any control we exert over our existence is illusionary, or minimal indeed. It is, at best temporary, for eventually something happens to remind us we are not in charge. We are reminded of this during these pandemic days. All of a sudden we, or someone we know, begin to ache all over, develop a fever and have trouble breathing. How uncertain and out of control our lives can be. The ground we stand on is not as secure as it may seem.
The sower in today’s parable lives in a world of chance; one would even say, chaos. At first glance his future doesn’t look encouraging. The work that occupies his day is not a hobby. He is not spending leisure time planting a backyard herb garden. This is vital business he is about. He will have to feed his wife, children and maybe, his extended family, from the fruit of this sowing. The crowd that gathers to hear this parable could well identify with the daily struggle to survive.
Yet, he seems to be careless, even wasteful, in his sowing. Plus, outside forces are lined up against him. The parable spells it out in vivid detail: some seed fell on the path and was gobbled up by hungry birds; some seed fell on rocky ground that had no depth and soon perished under the punishing sun; other see fell among thorns and had the life choked out of them. In this sowing, 3 out of 4 castings were wasted; only a part of the seed landed on good soil. This farmer doesn’t appear to be having a very good day.
We do not know when this pandemic will end; when and if we will return to our accustomed lives. We can identify with the farmer’s life struggle: the waste of good effort; the loss of what we can’t afford to lose; the unpredictable nature of life; the turn of events that might spell the difference between having enough to eat and going without...for some, maybe even starving. The dice are tossed and we just might come up losing.
But the last part of the sowing turns the story on its head. When ordinary farmers of the day would have expected 8, 10 or 15 fold from a planting, Jesus says the last part of the sowing yields a 100, 60 or 30 fold! "Impossible!" would have been the response of any experienced farmer. The yield would have been beyond the wildest dreams of any farmer hearing this parable. At first glance, what looks like a disaster can, nevertheless, yield a surprise. It is obvious Jesus sees another factor at work in our lives. He addresses the crowds around him and us too, "Let everyone heed what he or she hears."
It is as if he is saying. "Pay close attention, you may think you have evidence for your negative expectations, but look more closely at your lives and see a possibility for hope." We can put confidence in God, despite signs to the contrary. The Word that is planted in our spirits can bear enormous and surprising results during these pandemic days of testing. The odds seemed against the sower, but there was a surprise element in the story and the result was a harvest beyond human expectation.
There’s a second message for us who have "ears to hear" this parable. Jesus is speaking to crowds. He is the sower casting his words to anyone who would hear him. He is sowing his word recklessly, so it seems, to many who will not accept it. But some few will, a seeming insignificant group – at first. Those who accept his words can’t be measured by the world’s standard of success; they don’t have power, or the influence in the towns and cities where they live; they aren’t the wheeler dealers, the movers and shakers. They may even hear people say to them, "Well, a lot of good your faith does you...you lost your job, you got sick, your son or daughter is a failure."
But what seems like a small, fragile seed of faith in our lives, will yield a rich and a surprising harvest of: strength, when we normally would have been weak; hope, despite painful events that would have caused discouragement; faith, in the face of powerful forces lined up against us that make us feel small and fragile. We are the disciples who heed Jesus’ word – and we trust. Despite appearances, we continue to work on Jesus’ dream for the world; we continue to look for the surprises that show us that someone else’s hand is in ours, working to bring to harvest what has been planted.
As I said, I like to do windows. It is a neat, orderly and predictable labor. As for the rest of life: so far from predictable; so less orderly; so less efficient. I will trust that, despite appearances, some things are going to work out – some day. Some good seed sown will sprout and harvest beyond expectation, beyond our wildest dreams. It won’t be measurable in dollars and cents, but rather, in the deep parts of our lives where real life is. After all, the One who tells us this parable today, knows our God will see to a harvest.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc phỏng vấn với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres :Các mối đe dọa toàn cầu đòi hỏi cần phải có một sự liên đới mới
Trương Đình Giai dịch
08:06 08/07/2020
Cuộc phỏng vấn với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres :Các mối đe dọa toàn cầu đòi hỏi cần phải có một sự liên đới mới
02 tháng 6 năm 2020
Gioakim Trương Đình Giai dịch từ tiếng Bồ Đào Nha nguyên văn cuộc phỏng vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, 02 tháng 6 năm 2020 với tựa đề “As ameaças globais exigem uma nova solidariedade” đăng trên L’Osservatore Romano
Lòng biết ơn sâu sắc đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc ngài hỗ trợ một lệnh ngừng bắn trên toàn thế giới
Đại dịch chắc là một hồi chuông cảnh báo. Các mối đe dọa chết người toàn cầu đòi hỏi cần phải có một sự đoàn kết và liên đới mới. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho giới truyền thông Vatican.
Gần đây, ông đã đưa ra một lời kêu gọi vì hòa bình trên thế giới bị đại dịch tấn công. Một sáng kiến, một lần nữa liên kết với Giáo hoàng Phanxicô – người mà ông đã gặp tại Vatican vào cuối năm ngoái và đã gửi một thông điệp video rằng ông không bao giờ ngưng kêu gọi chấm dứt mọi cuộc chiến tranh. Ông nói: Sự giận dữ của virus cho thấy sự điên rồ của chiến tranh. Theo ý kiến của ông, vì sao lại khó truyền đi thông điệp này?
Trước hết, tôi muốn nhắc lại lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì sự ủng hộ của ngài đối với lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu và công việc của Liên Hợp Quốc. Sự dấn thân toàn cầu của ngài, lòng trắc ẩn và lời kêu gọi đoàn kết của ngài tái khẳng định các giá trị cơ bản hướng dẫn công việc của chúng tôi, đó là việc giảm bớt đau khổ của con người và thúc đẩy phẩm giá của con người.
Khi tôi kêu gọi ngừng bắn, thông điệp của tôi gửi đến cho các bên liên quan đến xung đột trên khắp thế giới rất đơn giản, đó là các cuộc chiến phải dừng lại để chúng ta có thể tập trung vào kẻ thù chung của chúng ta, Covid-19.
Cho đến nay, lời kêu gọi đã nhận được sự hỗ trợ từ 115 chính phủ, các tổ chức khu vực, hơn 200 nhóm xã hội dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Mười sáu nhóm vũ trang cam kết chấm dứt bạo lực. Ngoài ra, hàng triệu người đã ký trên mạng một thỉnh cầu hỗ trợ.
Nhưng sự ngờ vực vẫn rất lớn và thật khó để biến các cam kết này thành những hành động tạo ra sự khác biệt trong đời sống của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.
Các đại diện và đặc phái viên của tôi đang làm việc không mệt mỏi trên khắp thế giới, với sự tham gia trực tiếp của tôi khi cần thiết, để biến các ý định được diễn đạt thành các lệnh ngừng bắn cụ thể.
Tôi tiếp tục thúc giục các bên xung đột, và tất cả những người có thể tác động đến họ, đặt sức khỏe và sự an toàn của mọi người lên hàng đầu.
Tôi cũng muốn đề cập đến một lời kêu gọi khác mà tôi đã thực hiện và tôi cho rằng cần thiết, đó là một lời kêu gọi cho hòa bình tại nội địa. Trên khắp thế giới, với sự lan rộng của đại dịch, chúng ta thậm chí đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực đáng lo ngại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tôi xin các chính phủ, xã hội dân sự và tất cả những người trên thế giới giúp đỡ, vận động để bảo vệ phụ nữ tốt hơn. Tôi cũng xin các nhà lãnh đạo tôn giáo của tất cả các tín ngưỡng lên án một cách dứt khoát tất cả các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và thanh niên, và bảo vệ các nguyên tắc căn bản của sự bình đẳng.
Vài tháng trước, rất lâu trước khi đại dịch bùng phát, ông đã nói về nỗi sợ hãi như thể đó là mặt hàng dễ bán nhất. Đây là một vấn đề mà bây giờ, trong những tuần gần đây, có nguy cơ lan rộng hơn nữa. Ông nghĩ thế nào để đương đầu với cảm giác sợ hãi lan tỏa trong mọi người đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này?
Đại dịch Covid-19 không chỉ là một tình trạng cấp bách về sức khỏe toàn cầu.
Trong những tuần gần đây, đã có sự gia tăng các lý thuyết âm mưu và các biểu hiện bài ngoại. Trong một số trường hợp, các nhà báo, chuyên gia y tế hoặc các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị tấn công chỉ vì thực hành công việc của họ.
Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, tôi đã kêu gọi sự đoàn kết giữa các xã hội và các quốc gia. Phản ứng của chúng ta phải dựa trên quyền con người và phẩm giá con người.
Tôi cũng kêu gọi các tổ chức giáo dục tập trung vào kiến thức kỹ thuật số và tôi kêu gọi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các xã hội thông tin, làm nhiều hơn nữa để tố cáo và loại bỏ các nội dung phân biệt chủng tộc, phụ nữ hoặc có hại, về các luật nhân quyền quốc tế.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau trong cộng đoàn của họ và hơn thế nữa. Họ chiếm một vị trí thích hợp để chống lại những thông tin không chính xác và có hại và khuyến khích tất cả các cộng đồng thúc đẩy bất bạo động và từ chối bài ngoại, phân biệt chủng tộc và bất kỳ hình thức không khoan dung nào.
Nỗi sợ hãi chắc chắn được nuôi dưỡng bởi những tin tức sai lạc mà gần đây ông đã tố cáo sự lan truyền ngày càng gia tăng của chúng. Làm thế nào chúng ta có thể chống lại những thông tin sai lạc mà không có nguy cơ, nhân danh cuộc chiến này bóp ghẹt các quyền lợi và tự do căn bản?
Mọi người trên khắp thế giới muốn biết phải làm gì và cậy đến ai để được tư vấn. Thay vào đó, họ buộc phải quản lý một nạn dịch thông tin sai lạc mà, nếu xảy ra, có thể gây nguy hiểm cho sự sống của nhiều người.
Tôi vinh danh các nhà báo và những người kiểm soát thông tin, đối diện với rất nhiều các câu chuyện và bài báo phỉnh gạt được đăng trên các mạng xã hội.
Để hỗ trợ cho cam kết này, tôi đã đưa ra một sáng kiến của Liên Hợp Quốc để đáp ứng với truyền thông, được gọi là Xác minh, nhằm cung cấp cho mọi người thông tin chính xác, dựa trên các sự việc, đồng thời khuyến khích các giải pháp và sự liên đới càng lúc chúng ta chuyển từ khủng hoảng sang phục hồi.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có một vai trò để thực hiện, đó là bằng việc sử dụng các mạng lưới và khả năng giao tiếp của họ để hỗ trợ các chính phủ thúc đẩy các biện pháp y tế công cộng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị - từ việc cách ly thể lý đến việc giữ vệ sinh tốt - và bác bỏ những thông tin và tin đồn thất thiệt.
Trong số những thông tin vô căn cứ đến với công chúng hàng ngày là, những ngày này, nhiều lời chỉ trích của các cơ quan LHQ, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông nghĩ thế nào?
Khi chúng ta thương tiếc về các mạng sống mất mác do virus, chúng ta đau khổ vì sẽ còn nhiều người nữa, đặc biệt là ở những nơi ít có khả năng đối phó với đại dịch.
Nhìn lại, sự tiến triển của đại dịch và phản ứng quốc tế là điều cốt lõi. Nhưng ngay lúc này, Tổ chức Y tế Thế giới và toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc không đeỷ thời gian để cứu sống.
Tôi đặc biệt lo ngại về việc thiếu liên đới đầy đủ với các nước đang phát triển - vừa nhằm cung cấp cho họ những gì cần thiết để đối phó với đại dịch Covid-19 và vừa nhằm đương đầu với tác động kinh tế và xã hội mạnh mẽ đối với người nghèo nhất thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới và toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc được huy động đầy đủ để cứu sống, ngăn chặn nạn đói, làm thuyên giảm nỗi đau khỗ và đưa ra kế hoạch phục hồi.
Chúng tôi đã xác định một kế hoạch đáp ứng nhân đạo toàn cầu là 7, 6 tỷ đô la cho những người dân dễ bị tổn thương nhất, bao gồm người tị nạn và người di cư nội địa. Cho đến nay, các nhà tài trợ đã cung cấp gần một tỷ đô la và tôi tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng kế hoạch này được tài trợ đầy đủ.
Các nhóm của chúng tôi đang làm việc ở các quốc gia khác nhau, phối hợp với các chính phủ, để huy động tài trợ, giúp các bộ y tế chuẩn bị và hỗ trợ các biện pháp kinh tế và xã hội, từ an ninh lương thực và giáo dục từ nhà đến chuyển tiền mặt và nhiều hơn nữa.
Các hoạt động gìn giữ hòa bình của chúng tôi tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quan trọng của họ và để hỗ trợ các tiến trình hòa bình và chính trị.
Mạng lưới phân phối của Liên Hợp Quốc đã được cung cấp cho các nước đang phát triển, với hàng triệu bộ dụng cụ thử nghiệm, mặt nạ phòng độc và mặt nạ phẫu thuật hiện đã đến hơn một trăm quốc gia. Chúng tôi đã tổ chức các chuyến bay đoàn kết để đưa thêm nguồn cung và nhà khai thác đến hàng chục quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Và ngay từ đầu, tôi đã huy động các kỹ năng mà gia đình Liên Hợp Quốc phải cung cấp một loạt các báo cáo và thông tin chính trị để cung cấp phân tích và lời khuyên để cung cấp một phản ứng hiệu quả và phối hợp từ cộng đồng quốc tế. (https://www.un.org/en/coronavirus/un-secretary-general)
Chúng ta đang sống trong thời đại mà các cuộc tấn công vào chủ nghĩa đa phương đang gia tăng. Theo ông, có cần thiết củng cố niềm tin vào các tổ chức quốc tế? Và có thể làm điều này bằng cách nào?
Sự hợp tác và đóng góp của tất cả các quốc gia - kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất - là điều cần thiết không chỉ để chống lại Covid-19, mà còn để đương đầu với những thách thức của hòa bình và an ninh phát sinh. Chúng cũng rất cần thiết để giúp tạo điều kiện cho việc phục hồi hiệu quả trong thế giới phát triển và đang phát triển.
Virus đã chứng minh sự mong manh toàn cầu của chúng ta. Và sự mong manh này không chỉ giới hạn nơi các hệ thống y tế của chúng ta mà còn đụng đến mọi lĩnh vực của thế giới và của các cơ chế của chúng ta.
Sự mong manh của các nỗ lực toàn cầu phối hợp nổi trội bởi qua việc chúng ta không có khả năng ứng phó với khủng hoảng khí hậu, qua nguy cơ phổ biến hạt nhân ngày càng tăng, qua việc chúng ta không có khả năng qui tụ lại với nhau để điều chỉnh mạng lưới tốt hơn.
Đại dịch đúng là một hồi chuông cảnh báo. Các mối đe dọa toàn cầu chết người đòi hỏi cần phải có một sự hiệp nhất và liên đới mới.
Ông công khai hoan nghênh sáng kiến của châu u nhằm phát triển vắc-xin chống lại Covid-19. Tuy nhiên, một cách chính xác, việc phát hiện ra vắc-xin có thể làm nảy sinh cám dỗ chiếm vị trí thống trị trong cộng đồng quốc tế nơi một số người. Làm thế nào có thể tránh được mối hiểm họa này? Và làm thế nào để đảm bảo rằng các cách thức điều trị tỏ ra có hiệu quả được thử nghiệm trước khi có vắc-xin?
Trong một thế giới liên hệ hỗ tương, không ai an toàn cho đến khi mọi người đều được an toàn.
Nói tóm lại, đây là cốt lõi của thông điệp của tôi trong việc đưa ra “ luật Tăng tốc” (Act Accelerator) - nghĩa là sự hợp tác toàn cầu để tăng tốc việc phát triển, sản xuất và tiếp cận công bằng với chẩn đoán, trị liệu và vắc-xin mới cho Covid-19.
Nó phải được xem là một lợi ích công cộng. Không phải vắc-xin hay phương pháp chữa trị cho một quốc gia, một khu vực hoặc một nửa thế giới - mà là vắc-xin và các chữa trị có thể tiếp cận, an toàn, hiệu quả, dễ quản lý và có sẵn cho mọi người, ở mọi nơi. Vắc-xin này phải là vắc-xin của người dân.
Làm thế nào có thể xảy ra việc trong cuộc chiến chống lại virus có các quốc gia thuộc loại thứ nhất và thứ hai? Tuy nhiên, có một rủi ro là đại dịch trên thế giới sẽ mở rộng khoảng cách giàu nghèo. Làm thế nào có thể tránh được điều này?
Đại dịch phơi bày những sự bất bình đẳng trên khắp thế giới. Bất bình đẳng kinh tế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và nhiều hơn nữa.
Số người nghèo có thể tăng lên 500 triệu - mức tăng đầu tiên trong ba mươi năm.
Chúng tôi không thể cho phép điều này xảy ra và do đó, tôi tiếp tục kêu gọi một gói viện trợ toàn cầu có giá trị ít nhất 10% nền kinh tế thế giới.
Các quốc gia phát triển hơn có thể làm điều này bằng nguồn lực của mình và một số đã bắt đầu áp dụng các biện pháp này. Nhưng các nước đang phát triển cần một sự trợ giúp đáng kể và khẩn cấp.
Quỹ tiền tệ quốc tế đã phê duyệt tài trợ khẩn cấp cho một nhóm các nước đang phát triển đầu tiên. Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng, với các nguồn lực mới và hiện có, nó có thể cung cấp 160 tỷ đô la tài trợ trong 15 tháng tới. G20 ủng hộ việc đình chỉ việc thanh toán nợ từ phía các nước nghèo nhất.
Tôi hoàn toàn đánh giá cao các biện pháp này, có thể bảo vệ con người, việc làm và mang lại lợi ích cho sự bphát triển. Tuy nhiên, điều đó không đủ và điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp bổ sung, bao hàm việc giảm nợ, để tránh khủng hoảng tài chính và kinh tế kéo dài.
Một số người nói rằng sau đại dịch, thế giới sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Điều gì có thể là tương lai của Liên Hợp Quốc trong thế giới ngày mai?
Việc phục hồi khỏi đại dịch mang đến cơ hội đưa thế giới đến một con đường an toàn hơn, lành mạnh hơn, bền vững hơn và toàn diện hơn.
Các sự bất bình đẳng và khoảng cách trong việc bảo trợ xã hội xuất hiện một cách đáng buồn như vậy cần phải được giải quyết. Chúng tôi cũng sẽ có cơ hội đặt phụ nữ và việc bình đẳng giới lên hàng đầu để giúp xây dựng khả năng hồi phục trước những cú sốc trong tương lai.
Sự phục hồi cũng phải đi đôi với hành động bảo vệ khí hậu.
Tôi yêu cầu các chính phủ đảm bảo rằng các quỹ đượcdành cho việc phục hồi nền kinh tế được sử dụng để đầu tư trong tương lai, chứ không phải trong quá khứ.
Tiền của người nộp thuế phải được sử dụng để đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong mọi phương diện của nền kinh tế của chúng ta và để ưu tiên tạo các việc làm xanh. Đã đến lúc áp đặt thuế đối với than và buộc những người gây ô nhiễm phải trả giá cho việc gây ô nhiễm của nó. Các tổ chức tài chính và nhà đầu tư phải tính đến rủi ro khí hậu.
Các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vẫn là mô hình của chúng tôi.
Đã đến lúc để chúng ta quyết tâm. Quyết tâm đánh bại Covid-19 và thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.
Andrea Monda
02 tháng 6 năm 2020
Gioakim Trương Đình Giai dịch từ tiếng Bồ Đào Nha nguyên văn cuộc phỏng vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, 02 tháng 6 năm 2020 với tựa đề “As ameaças globais exigem uma nova solidariedade” đăng trên L’Osservatore Romano
Lòng biết ơn sâu sắc đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc ngài hỗ trợ một lệnh ngừng bắn trên toàn thế giới
Đại dịch chắc là một hồi chuông cảnh báo. Các mối đe dọa chết người toàn cầu đòi hỏi cần phải có một sự đoàn kết và liên đới mới. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho giới truyền thông Vatican.
Gần đây, ông đã đưa ra một lời kêu gọi vì hòa bình trên thế giới bị đại dịch tấn công. Một sáng kiến, một lần nữa liên kết với Giáo hoàng Phanxicô – người mà ông đã gặp tại Vatican vào cuối năm ngoái và đã gửi một thông điệp video rằng ông không bao giờ ngưng kêu gọi chấm dứt mọi cuộc chiến tranh. Ông nói: Sự giận dữ của virus cho thấy sự điên rồ của chiến tranh. Theo ý kiến của ông, vì sao lại khó truyền đi thông điệp này?
Trước hết, tôi muốn nhắc lại lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì sự ủng hộ của ngài đối với lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu và công việc của Liên Hợp Quốc. Sự dấn thân toàn cầu của ngài, lòng trắc ẩn và lời kêu gọi đoàn kết của ngài tái khẳng định các giá trị cơ bản hướng dẫn công việc của chúng tôi, đó là việc giảm bớt đau khổ của con người và thúc đẩy phẩm giá của con người.
Khi tôi kêu gọi ngừng bắn, thông điệp của tôi gửi đến cho các bên liên quan đến xung đột trên khắp thế giới rất đơn giản, đó là các cuộc chiến phải dừng lại để chúng ta có thể tập trung vào kẻ thù chung của chúng ta, Covid-19.
Cho đến nay, lời kêu gọi đã nhận được sự hỗ trợ từ 115 chính phủ, các tổ chức khu vực, hơn 200 nhóm xã hội dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Mười sáu nhóm vũ trang cam kết chấm dứt bạo lực. Ngoài ra, hàng triệu người đã ký trên mạng một thỉnh cầu hỗ trợ.
Nhưng sự ngờ vực vẫn rất lớn và thật khó để biến các cam kết này thành những hành động tạo ra sự khác biệt trong đời sống của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.
Các đại diện và đặc phái viên của tôi đang làm việc không mệt mỏi trên khắp thế giới, với sự tham gia trực tiếp của tôi khi cần thiết, để biến các ý định được diễn đạt thành các lệnh ngừng bắn cụ thể.
Tôi tiếp tục thúc giục các bên xung đột, và tất cả những người có thể tác động đến họ, đặt sức khỏe và sự an toàn của mọi người lên hàng đầu.
Tôi cũng muốn đề cập đến một lời kêu gọi khác mà tôi đã thực hiện và tôi cho rằng cần thiết, đó là một lời kêu gọi cho hòa bình tại nội địa. Trên khắp thế giới, với sự lan rộng của đại dịch, chúng ta thậm chí đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực đáng lo ngại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tôi xin các chính phủ, xã hội dân sự và tất cả những người trên thế giới giúp đỡ, vận động để bảo vệ phụ nữ tốt hơn. Tôi cũng xin các nhà lãnh đạo tôn giáo của tất cả các tín ngưỡng lên án một cách dứt khoát tất cả các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và thanh niên, và bảo vệ các nguyên tắc căn bản của sự bình đẳng.
Vài tháng trước, rất lâu trước khi đại dịch bùng phát, ông đã nói về nỗi sợ hãi như thể đó là mặt hàng dễ bán nhất. Đây là một vấn đề mà bây giờ, trong những tuần gần đây, có nguy cơ lan rộng hơn nữa. Ông nghĩ thế nào để đương đầu với cảm giác sợ hãi lan tỏa trong mọi người đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này?
Đại dịch Covid-19 không chỉ là một tình trạng cấp bách về sức khỏe toàn cầu.
Trong những tuần gần đây, đã có sự gia tăng các lý thuyết âm mưu và các biểu hiện bài ngoại. Trong một số trường hợp, các nhà báo, chuyên gia y tế hoặc các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị tấn công chỉ vì thực hành công việc của họ.
Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, tôi đã kêu gọi sự đoàn kết giữa các xã hội và các quốc gia. Phản ứng của chúng ta phải dựa trên quyền con người và phẩm giá con người.
Tôi cũng kêu gọi các tổ chức giáo dục tập trung vào kiến thức kỹ thuật số và tôi kêu gọi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các xã hội thông tin, làm nhiều hơn nữa để tố cáo và loại bỏ các nội dung phân biệt chủng tộc, phụ nữ hoặc có hại, về các luật nhân quyền quốc tế.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau trong cộng đoàn của họ và hơn thế nữa. Họ chiếm một vị trí thích hợp để chống lại những thông tin không chính xác và có hại và khuyến khích tất cả các cộng đồng thúc đẩy bất bạo động và từ chối bài ngoại, phân biệt chủng tộc và bất kỳ hình thức không khoan dung nào.
Nỗi sợ hãi chắc chắn được nuôi dưỡng bởi những tin tức sai lạc mà gần đây ông đã tố cáo sự lan truyền ngày càng gia tăng của chúng. Làm thế nào chúng ta có thể chống lại những thông tin sai lạc mà không có nguy cơ, nhân danh cuộc chiến này bóp ghẹt các quyền lợi và tự do căn bản?
Mọi người trên khắp thế giới muốn biết phải làm gì và cậy đến ai để được tư vấn. Thay vào đó, họ buộc phải quản lý một nạn dịch thông tin sai lạc mà, nếu xảy ra, có thể gây nguy hiểm cho sự sống của nhiều người.
Tôi vinh danh các nhà báo và những người kiểm soát thông tin, đối diện với rất nhiều các câu chuyện và bài báo phỉnh gạt được đăng trên các mạng xã hội.
Để hỗ trợ cho cam kết này, tôi đã đưa ra một sáng kiến của Liên Hợp Quốc để đáp ứng với truyền thông, được gọi là Xác minh, nhằm cung cấp cho mọi người thông tin chính xác, dựa trên các sự việc, đồng thời khuyến khích các giải pháp và sự liên đới càng lúc chúng ta chuyển từ khủng hoảng sang phục hồi.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có một vai trò để thực hiện, đó là bằng việc sử dụng các mạng lưới và khả năng giao tiếp của họ để hỗ trợ các chính phủ thúc đẩy các biện pháp y tế công cộng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị - từ việc cách ly thể lý đến việc giữ vệ sinh tốt - và bác bỏ những thông tin và tin đồn thất thiệt.
Trong số những thông tin vô căn cứ đến với công chúng hàng ngày là, những ngày này, nhiều lời chỉ trích của các cơ quan LHQ, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông nghĩ thế nào?
Khi chúng ta thương tiếc về các mạng sống mất mác do virus, chúng ta đau khổ vì sẽ còn nhiều người nữa, đặc biệt là ở những nơi ít có khả năng đối phó với đại dịch.
Nhìn lại, sự tiến triển của đại dịch và phản ứng quốc tế là điều cốt lõi. Nhưng ngay lúc này, Tổ chức Y tế Thế giới và toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc không đeỷ thời gian để cứu sống.
Tôi đặc biệt lo ngại về việc thiếu liên đới đầy đủ với các nước đang phát triển - vừa nhằm cung cấp cho họ những gì cần thiết để đối phó với đại dịch Covid-19 và vừa nhằm đương đầu với tác động kinh tế và xã hội mạnh mẽ đối với người nghèo nhất thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới và toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc được huy động đầy đủ để cứu sống, ngăn chặn nạn đói, làm thuyên giảm nỗi đau khỗ và đưa ra kế hoạch phục hồi.
Chúng tôi đã xác định một kế hoạch đáp ứng nhân đạo toàn cầu là 7, 6 tỷ đô la cho những người dân dễ bị tổn thương nhất, bao gồm người tị nạn và người di cư nội địa. Cho đến nay, các nhà tài trợ đã cung cấp gần một tỷ đô la và tôi tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng kế hoạch này được tài trợ đầy đủ.
Các nhóm của chúng tôi đang làm việc ở các quốc gia khác nhau, phối hợp với các chính phủ, để huy động tài trợ, giúp các bộ y tế chuẩn bị và hỗ trợ các biện pháp kinh tế và xã hội, từ an ninh lương thực và giáo dục từ nhà đến chuyển tiền mặt và nhiều hơn nữa.
Các hoạt động gìn giữ hòa bình của chúng tôi tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quan trọng của họ và để hỗ trợ các tiến trình hòa bình và chính trị.
Mạng lưới phân phối của Liên Hợp Quốc đã được cung cấp cho các nước đang phát triển, với hàng triệu bộ dụng cụ thử nghiệm, mặt nạ phòng độc và mặt nạ phẫu thuật hiện đã đến hơn một trăm quốc gia. Chúng tôi đã tổ chức các chuyến bay đoàn kết để đưa thêm nguồn cung và nhà khai thác đến hàng chục quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Và ngay từ đầu, tôi đã huy động các kỹ năng mà gia đình Liên Hợp Quốc phải cung cấp một loạt các báo cáo và thông tin chính trị để cung cấp phân tích và lời khuyên để cung cấp một phản ứng hiệu quả và phối hợp từ cộng đồng quốc tế. (https://www.un.org/en/coronavirus/un-secretary-general)
Chúng ta đang sống trong thời đại mà các cuộc tấn công vào chủ nghĩa đa phương đang gia tăng. Theo ông, có cần thiết củng cố niềm tin vào các tổ chức quốc tế? Và có thể làm điều này bằng cách nào?
Sự hợp tác và đóng góp của tất cả các quốc gia - kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất - là điều cần thiết không chỉ để chống lại Covid-19, mà còn để đương đầu với những thách thức của hòa bình và an ninh phát sinh. Chúng cũng rất cần thiết để giúp tạo điều kiện cho việc phục hồi hiệu quả trong thế giới phát triển và đang phát triển.
Virus đã chứng minh sự mong manh toàn cầu của chúng ta. Và sự mong manh này không chỉ giới hạn nơi các hệ thống y tế của chúng ta mà còn đụng đến mọi lĩnh vực của thế giới và của các cơ chế của chúng ta.
Sự mong manh của các nỗ lực toàn cầu phối hợp nổi trội bởi qua việc chúng ta không có khả năng ứng phó với khủng hoảng khí hậu, qua nguy cơ phổ biến hạt nhân ngày càng tăng, qua việc chúng ta không có khả năng qui tụ lại với nhau để điều chỉnh mạng lưới tốt hơn.
Đại dịch đúng là một hồi chuông cảnh báo. Các mối đe dọa toàn cầu chết người đòi hỏi cần phải có một sự hiệp nhất và liên đới mới.
Ông công khai hoan nghênh sáng kiến của châu u nhằm phát triển vắc-xin chống lại Covid-19. Tuy nhiên, một cách chính xác, việc phát hiện ra vắc-xin có thể làm nảy sinh cám dỗ chiếm vị trí thống trị trong cộng đồng quốc tế nơi một số người. Làm thế nào có thể tránh được mối hiểm họa này? Và làm thế nào để đảm bảo rằng các cách thức điều trị tỏ ra có hiệu quả được thử nghiệm trước khi có vắc-xin?
Trong một thế giới liên hệ hỗ tương, không ai an toàn cho đến khi mọi người đều được an toàn.
Nói tóm lại, đây là cốt lõi của thông điệp của tôi trong việc đưa ra “ luật Tăng tốc” (Act Accelerator) - nghĩa là sự hợp tác toàn cầu để tăng tốc việc phát triển, sản xuất và tiếp cận công bằng với chẩn đoán, trị liệu và vắc-xin mới cho Covid-19.
Nó phải được xem là một lợi ích công cộng. Không phải vắc-xin hay phương pháp chữa trị cho một quốc gia, một khu vực hoặc một nửa thế giới - mà là vắc-xin và các chữa trị có thể tiếp cận, an toàn, hiệu quả, dễ quản lý và có sẵn cho mọi người, ở mọi nơi. Vắc-xin này phải là vắc-xin của người dân.
Làm thế nào có thể xảy ra việc trong cuộc chiến chống lại virus có các quốc gia thuộc loại thứ nhất và thứ hai? Tuy nhiên, có một rủi ro là đại dịch trên thế giới sẽ mở rộng khoảng cách giàu nghèo. Làm thế nào có thể tránh được điều này?
Đại dịch phơi bày những sự bất bình đẳng trên khắp thế giới. Bất bình đẳng kinh tế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và nhiều hơn nữa.
Số người nghèo có thể tăng lên 500 triệu - mức tăng đầu tiên trong ba mươi năm.
Chúng tôi không thể cho phép điều này xảy ra và do đó, tôi tiếp tục kêu gọi một gói viện trợ toàn cầu có giá trị ít nhất 10% nền kinh tế thế giới.
Các quốc gia phát triển hơn có thể làm điều này bằng nguồn lực của mình và một số đã bắt đầu áp dụng các biện pháp này. Nhưng các nước đang phát triển cần một sự trợ giúp đáng kể và khẩn cấp.
Quỹ tiền tệ quốc tế đã phê duyệt tài trợ khẩn cấp cho một nhóm các nước đang phát triển đầu tiên. Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng, với các nguồn lực mới và hiện có, nó có thể cung cấp 160 tỷ đô la tài trợ trong 15 tháng tới. G20 ủng hộ việc đình chỉ việc thanh toán nợ từ phía các nước nghèo nhất.
Tôi hoàn toàn đánh giá cao các biện pháp này, có thể bảo vệ con người, việc làm và mang lại lợi ích cho sự bphát triển. Tuy nhiên, điều đó không đủ và điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp bổ sung, bao hàm việc giảm nợ, để tránh khủng hoảng tài chính và kinh tế kéo dài.
Một số người nói rằng sau đại dịch, thế giới sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Điều gì có thể là tương lai của Liên Hợp Quốc trong thế giới ngày mai?
Việc phục hồi khỏi đại dịch mang đến cơ hội đưa thế giới đến một con đường an toàn hơn, lành mạnh hơn, bền vững hơn và toàn diện hơn.
Các sự bất bình đẳng và khoảng cách trong việc bảo trợ xã hội xuất hiện một cách đáng buồn như vậy cần phải được giải quyết. Chúng tôi cũng sẽ có cơ hội đặt phụ nữ và việc bình đẳng giới lên hàng đầu để giúp xây dựng khả năng hồi phục trước những cú sốc trong tương lai.
Sự phục hồi cũng phải đi đôi với hành động bảo vệ khí hậu.
Tôi yêu cầu các chính phủ đảm bảo rằng các quỹ đượcdành cho việc phục hồi nền kinh tế được sử dụng để đầu tư trong tương lai, chứ không phải trong quá khứ.
Tiền của người nộp thuế phải được sử dụng để đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong mọi phương diện của nền kinh tế của chúng ta và để ưu tiên tạo các việc làm xanh. Đã đến lúc áp đặt thuế đối với than và buộc những người gây ô nhiễm phải trả giá cho việc gây ô nhiễm của nó. Các tổ chức tài chính và nhà đầu tư phải tính đến rủi ro khí hậu.
Các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vẫn là mô hình của chúng tôi.
Đã đến lúc để chúng ta quyết tâm. Quyết tâm đánh bại Covid-19 và thoát khỏi khủng hoảng, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.
Andrea Monda
Người Công Giáo Mỹ thở phào nhẹ nhõm với 2 chiến thắng lớn trên Tối Cao Pháp Viện
Trần Mạnh Trác
17:40 08/07/2020
Với tỷ số thuận là 7-2, Tòa đã ủng hộ hai trường Công Giáo ở California, với phán quyết rằng các trường tôn giáo có quyền độc lập để lựa chọn và sa thải nhân viên mà không bị quấy nhiễu về mặt luật pháp dân sự.
“Giáo dục tôn giáo và việc đào tạo học sinh theo giáo lý cuả mình là lý do cho sự tồn tại của các trường tư thục tôn giáo, và do đó, việc lựa chọn và giám sát các giáo viên để thực hiện công việc này là cốt lõi của nhiệm vụ của họ, ” Thẩm phán Samuel Alito, đại diện cho nhóm đa số, viết.
“Những can thiệp tư pháp vào cách thức mà các trường tôn giáo thực hiện trách nhiệm đó sẽ làm suy yếu sự độc lập của các tổ chức tôn giáo mà Tu Chính Án thứ nhất đã không dung thứ.”
Tòa án kết luận rằng, “khi một trường có sứ mệnh tôn giáo giao cho một giáo viên có trách nhiệm giáo dục và đào tạo học sinh trong đức tin, thì sự can thiệp tư pháp vào các tranh chấp giữa nhà trường và giáo viên sẽ đe dọa sự độc lập của tôn giáo mà bản Tu Chính Án thứ nhất đã
không cho phép.”
Phán quyết này là để giải quyết hai vụ kiên giữa Trường Đức Mẹ Guadalupe và giáo viên Morrissey-Berru và Trường Công Giáo St. James và giáo viên Biel. Các giáo viên đã cáo buộc rằng việc sa thải họ là vì lý do khuyết tật và tuổi tác, chứ không phải vì thành tích kém. Trong khi đó thì các trường tuyên bố rằng họ được miễn trừ khỏi mọi luật lệ về phân biệt đối xử vì đã có ngoại lệ dành cho các nhân viên mục vụ theo đó thì chính phủ không thể can thiệp vào các quyết định của các tổ chức tôn giáo liên quan đến việc thuê và sa thải nhân viên mục vụ.
Trong cả hai trường hợp, vụ kiện của các giáo viên đã bị các tòa án liên bang bác bỏ, và sau đó lại được phục hồi bởi Tòa phúc thẩm quận 9 của Hoa Kỳ.
Trong suốt thời kỳ tranh tụng, người ta đã chú ý tới vấn đề một giáo viên thế nào mới là một ‘nhân viên mục vụ’ và do đó thì khi nào một trường tôn giáo có thể dùng lý do ‘mục vụ’ để tránh né các luật lệ dân sự. Trong cả hai vụ kiện, toà trên cũng đã xác định rằng cả hai giáo viên nói trên là những ‘nhân viên mục vụ’ và do đó không có lý do để tranh tụng với các quyết định cuả trường học.
Tuy nhiên với phán quyết mới cuả Tối Cao Pháp Viện, thì ngay cả vấn đề ‘có tư cách mục vụ hay không’ cũng không còn cần thiết nữa. Nói cách khác vì là một cơ sở tôn giáo, các trường học nói trên có quyền hoạt động độc lập với luật dân sự.
Phán quyết thứ hai cuả Tối Cao Pháp Viện liên quan đến những kiện cáo chống lại các nữ tu The Little Sisters of the Poor (Dòng Tiếu Muội cuả người nghèo).
Cũng với tỷ số 7-2, thẩm phán Clarence Thomas đại diện cho đa số viết:
“Trong hơn 150 năm, các nữ tu cuả người nghèo đã tham gia phục vụ và trung thành hy sinh, vì được thúc đẩy bởi một ơn gọi tôn giáo là bỏ đi tất cả thân mình vì lợi ích của anh chị em cuả mình.”
“Tuy nhiên, trong bảy năm qua, giống như nhiều người đã phản đối những cưỡng bức về tôn giáo khác đã phải chịu đựng những vụ kiện tụng và phán quyết dẫn đến phán quyết ngày hôm nay, họ đã phải chiến đấu để có thể tiếp tục công việc cao quý của mình mà không vi phạm niềm tin tôn giáo chân thành của họ.”
Nhắc lại kể từ năm 2011, các nữ tu dòng Tiểu Muội đã phải trải qua nhiều hồi tố tụng về sắc luật tránh thai của thời kỳ Obama, là sắc lệnh bắt buộc chủ lao động phải cung cấp bảo hiểm tránh thai cho nhân viên thông qua các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của họ.
Vào năm 2016, Tòa án Tối cao đã không đưa ra một phán quyết nhất định và đã gửi vụ việc về lại các tòa án cấp dưới và chỉ thị cho chính quyền phải thỏa hiệp để vừa có bảo hiểm tránh thai miễn phí vừa có thể tôn trọng sự phản đối đạo đức của các nhóm tôn giáo.
Năm 2017, chính quyền Trump đã ban hành một miễn trừ tôn giáo dành cho các nữ tu và các nhóm khác, nhưng sau đó, các tiểu bang Pennsylvania và California đã đệ đơn kiện rằng gánh nặng cung cấp bảo hiểm đã được chuyển sang các tiều bang và tuyên bố rằng chính quyền liên bang đã vi phạm những thủ tục hành chính trong việc thiết lập miễn trừ.
Với phán quyết mới, Tối Cao Pháp Viện đã đứng về phe chính quyền liên bang, phán quyết do Thẩm Phán Clarence Thomas kết luận:
“Ngày nay, chúng tôi cho rằng các Sở Bộ cuả Liên Bang có thẩm quyền theo luật định để tạo ra sự miễn trừ đó, cũng như những miễn trừ vì lý do đạo đức đã được ban hành cùng lúc đó. Hơn nữa, chúng tôi tiếp tục khẳng định rằng các quy tắc ban hành các miễn trừ này đã không có khiếm khuyết về mặt thủ tục.”
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI viết lời tâm tình cùng người anh, Đức ông Georg Ratzinger, một linh mục và một nhạc sư…
Thanh Quảng sdb
18:53 08/07/2020
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI viết lời tâm tình cùng người anh, Đức ông Georg Ratzinger, một linh mục và một nhạc sư…
(Tin Vatican)
Tang lễ của Đức ông Georg Ratzinger, anh của Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI, được tổ chức vào thứ Tư (8/7/2020) tại Nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô ở Regensburg, nước Đức.
Đức ông Georg Ratzinger qua đời ở tuổi 96, ngày 1 tháng 7 sau khi nhập viện ở Regensburg, thành phố nơi ngài sinh sống hầu như cả cuộc đời. Cái chết của ngài xảy ra sau cuộc thăm viếng của Đức Nguyên Giáo Hoàng trước đó hơn một tuần.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi lời phân ưu thân thương cá biệt tới vị tiền nhiệm, hiệp thông trong tâm tình cầu nguyện cho Đức ông và cho Đức Benedict nữa.
Trong lễ tang do Đức cha Rudolf Voderholzer của Tộng Giáo phận Regensburg cử hành, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã đọc một lá thư đầy tâm tình, cảm xúc do Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI viết cho anh mình vào dịp này.
Lòng biết ơn
Vào giờ phút này, tôi hiệp thông với các huynh để tiễn đưa anh tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng và tiễn biệt anh tôi một đoạn đường trần gian cuối cùng, tôi cùng với Đức đương kim Giáo hoàng hiệp thông cùng các huynh.
Giáo hoàng danh dự Benedict cho hay ngài rất cảm động trước nhiều yếu nhân và bạn bè thân hữu từ nhiều quốc gia, khác biệt chức vụ và nghề nghiệp trong xã hội đã viết thư cho ngài.
Ngài lấy làm áy náy, vì không thể trả thơ cho từng người một, nhưng ngài xin cảm ơn tất cả đã đồng hành cùng ngài trong những khoảng khắc chia ly này. Ngài cũng cảm ơn tất cả những người đã nâng đỡ anh của ngài cách này cách khác trong suốt những tuần qua.
Tiếng vang của cuộc sống và công việc của anh ấy mà tôi đã nhận được trong những ngày này dưới dạng thư từ, điện tín và email, vượt xa những gì tôi có thể tưởng tượng, đúng nhơ lời của Đức thánh Hồng Y Newman đã nói: Tâm tình của trái tim thì siêu vượt lên trên mọi diễn từ của bút mực...
Một Linh mục nhạc sĩ
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI cho biết ba đặc điểm về người anh của ngài luôn sống động trong ký ức của ngài.
Điều đầu tiên là anh của ngài đã sống và thể hiện ơn gọi tư tế và âm nhạc cùng một lúc.
Ngài nhớ lại trong những năm đầu đời của anh ở Tittmoning, anh đã rập vào khuôn khổ nhiệm nhặt để tập luyện âm nhạc. Những nỗ lực này đã đưa anh trở thành một nhạc trưởng của Nhà thờ Chính tòa (Kapellmeister) ở Regensburg và điều khiển dàn hợp xướng của Nhà thờ chính tòa Regensburg - một biệt danh mà anh không dám nhận, nếu Mẹ của các ngài còn sống. Đức Giáo Hoàng danh dự kể lại mẹ ngài đã qua đời vào thời mà đại nhạc sư Kapellmeister Schrems, người tiền thân trước khi Đức ông Georg Ratzinger đảm nhận trách vụ này.
Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét công việc này đã đem lại niềm vui ngày càng nhiều cho người anh quá cố của ngài, mặc dầu không thiếu sự thù ghét, ghen tương đặc biệt khi anh mới bắt đầu đảm trách chức vụ này! Trong sứ vụ này anh đã trở thành một người cha cho nhiều ca viên và nhạc công trẻ trong dàn hợp xướng.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi đến tất cả các thành viên của dàn hợp xướng này đã giúp anh tôi hoàn tất sứ vụ linh mục, một linh mục nhạc sĩ.
Đặc điểm thứ hai về anh mà Đức nguyên Giáo hoàng nhớ, là sự vui vẻ, hài hước và niềm hoan lạc anh nhận được từ những món quà tốt đẹp của sự sáng tạo. "
Tuy nhiên, cùng lúc đó, ngài viết, anh là một người có khả năng xuất khẩu, anh đã diễn tả niềm tin của mình một cách cởi mở.
Đức Giáo Hoàng danh dự cũng cho hay dù gần như bị mù hoàn toàn trong suốt 20 năm qua, nhưng anh của ngài đã chấp nhận cảnh trạng để vượt qua nó.
Một con người của Thiên Chúa
Đức Giáo Hoàng danh dự nêu ra sự trong sáng và trung thực là trọng tâm thực sự của cuộc sống mà anh ngài đã sống… anh ấy luôn là người của Chúa.
Nhớ lại chuyến viếng thăm cuối cùng dành cho anh mình, Đức Giáo Hoàng danh dự cho hay lúc nói lời tạm biệt với anh vào ngày 22 tháng 6, anh đã cảm nghiệm đó là lời tạm biệt cuối cùng trên cõi đời này. Tuy nhiên, anh bày tỏ niềm xác tín Chúa là Thiên Chúa nhân lành, người đã liên kết anh em trong cõi đời này, thì ở thế giới khác Thiên Chúa sẽ liên đới chúng ta trong một mối giây mật thiết mới.
Cuối cùng, em xin cảm ơn anh đã cho em được ở bên anh lần cuối trong những ngày cuối đời của anh. Anh đã không xin em đến thăm lại anh... Nhưng em đã linh cảm và cố gắng đi thăm anh. Em vô cùng biết ơn về cơ hội này mà Chúa đã dàn xếp cho hai anh em mình gặp lại nhau.
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI cám ơn anh. Cám ơn anh thương mến, vì tất cả những gì anh đã làm và hy sinh cho em.
Đức Giáo Hoàng danh dự cũng cảm ơn Đức cha Rudolf Voderholzer vì sự giúp đỡ ưu ái của ngài dành cho người anh thân yêu của mình.
(Tin Vatican)
Tang lễ của Đức ông Georg Ratzinger, anh của Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI, được tổ chức vào thứ Tư (8/7/2020) tại Nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô ở Regensburg, nước Đức.
Đức ông Georg Ratzinger qua đời ở tuổi 96, ngày 1 tháng 7 sau khi nhập viện ở Regensburg, thành phố nơi ngài sinh sống hầu như cả cuộc đời. Cái chết của ngài xảy ra sau cuộc thăm viếng của Đức Nguyên Giáo Hoàng trước đó hơn một tuần.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi lời phân ưu thân thương cá biệt tới vị tiền nhiệm, hiệp thông trong tâm tình cầu nguyện cho Đức ông và cho Đức Benedict nữa.
Trong lễ tang do Đức cha Rudolf Voderholzer của Tộng Giáo phận Regensburg cử hành, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã đọc một lá thư đầy tâm tình, cảm xúc do Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI viết cho anh mình vào dịp này.
Lòng biết ơn
Vào giờ phút này, tôi hiệp thông với các huynh để tiễn đưa anh tôi tới nơi an nghỉ cuối cùng và tiễn biệt anh tôi một đoạn đường trần gian cuối cùng, tôi cùng với Đức đương kim Giáo hoàng hiệp thông cùng các huynh.
Giáo hoàng danh dự Benedict cho hay ngài rất cảm động trước nhiều yếu nhân và bạn bè thân hữu từ nhiều quốc gia, khác biệt chức vụ và nghề nghiệp trong xã hội đã viết thư cho ngài.
Ngài lấy làm áy náy, vì không thể trả thơ cho từng người một, nhưng ngài xin cảm ơn tất cả đã đồng hành cùng ngài trong những khoảng khắc chia ly này. Ngài cũng cảm ơn tất cả những người đã nâng đỡ anh của ngài cách này cách khác trong suốt những tuần qua.
Tiếng vang của cuộc sống và công việc của anh ấy mà tôi đã nhận được trong những ngày này dưới dạng thư từ, điện tín và email, vượt xa những gì tôi có thể tưởng tượng, đúng nhơ lời của Đức thánh Hồng Y Newman đã nói: Tâm tình của trái tim thì siêu vượt lên trên mọi diễn từ của bút mực...
Một Linh mục nhạc sĩ
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI cho biết ba đặc điểm về người anh của ngài luôn sống động trong ký ức của ngài.
Điều đầu tiên là anh của ngài đã sống và thể hiện ơn gọi tư tế và âm nhạc cùng một lúc.
Ngài nhớ lại trong những năm đầu đời của anh ở Tittmoning, anh đã rập vào khuôn khổ nhiệm nhặt để tập luyện âm nhạc. Những nỗ lực này đã đưa anh trở thành một nhạc trưởng của Nhà thờ Chính tòa (Kapellmeister) ở Regensburg và điều khiển dàn hợp xướng của Nhà thờ chính tòa Regensburg - một biệt danh mà anh không dám nhận, nếu Mẹ của các ngài còn sống. Đức Giáo Hoàng danh dự kể lại mẹ ngài đã qua đời vào thời mà đại nhạc sư Kapellmeister Schrems, người tiền thân trước khi Đức ông Georg Ratzinger đảm nhận trách vụ này.
Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét công việc này đã đem lại niềm vui ngày càng nhiều cho người anh quá cố của ngài, mặc dầu không thiếu sự thù ghét, ghen tương đặc biệt khi anh mới bắt đầu đảm trách chức vụ này! Trong sứ vụ này anh đã trở thành một người cha cho nhiều ca viên và nhạc công trẻ trong dàn hợp xướng.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi đến tất cả các thành viên của dàn hợp xướng này đã giúp anh tôi hoàn tất sứ vụ linh mục, một linh mục nhạc sĩ.
Đặc điểm thứ hai về anh mà Đức nguyên Giáo hoàng nhớ, là sự vui vẻ, hài hước và niềm hoan lạc anh nhận được từ những món quà tốt đẹp của sự sáng tạo. "
Tuy nhiên, cùng lúc đó, ngài viết, anh là một người có khả năng xuất khẩu, anh đã diễn tả niềm tin của mình một cách cởi mở.
Đức Giáo Hoàng danh dự cũng cho hay dù gần như bị mù hoàn toàn trong suốt 20 năm qua, nhưng anh của ngài đã chấp nhận cảnh trạng để vượt qua nó.
Một con người của Thiên Chúa
Đức Giáo Hoàng danh dự nêu ra sự trong sáng và trung thực là trọng tâm thực sự của cuộc sống mà anh ngài đã sống… anh ấy luôn là người của Chúa.
Nhớ lại chuyến viếng thăm cuối cùng dành cho anh mình, Đức Giáo Hoàng danh dự cho hay lúc nói lời tạm biệt với anh vào ngày 22 tháng 6, anh đã cảm nghiệm đó là lời tạm biệt cuối cùng trên cõi đời này. Tuy nhiên, anh bày tỏ niềm xác tín Chúa là Thiên Chúa nhân lành, người đã liên kết anh em trong cõi đời này, thì ở thế giới khác Thiên Chúa sẽ liên đới chúng ta trong một mối giây mật thiết mới.
Cuối cùng, em xin cảm ơn anh đã cho em được ở bên anh lần cuối trong những ngày cuối đời của anh. Anh đã không xin em đến thăm lại anh... Nhưng em đã linh cảm và cố gắng đi thăm anh. Em vô cùng biết ơn về cơ hội này mà Chúa đã dàn xếp cho hai anh em mình gặp lại nhau.
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI cám ơn anh. Cám ơn anh thương mến, vì tất cả những gì anh đã làm và hy sinh cho em.
Đức Giáo Hoàng danh dự cũng cảm ơn Đức cha Rudolf Voderholzer vì sự giúp đỡ ưu ái của ngài dành cho người anh thân yêu của mình.
Vatican đụng trở ngại trên đường nối lại liên hệ với Trung Hoa
Vũ Văn An
19:57 08/07/2020
Mimi Lau, trên South China Morning Post, ngày 5 tháng 7, 2020 viết bài đầu tiên trong ba bài nói về vai trò của Giáo Hội Công Giáo Rôma tại Trung Hoa và việc mối liên hệ khó khăn và phức tạp giữa Vatican và Bắc Kinh đã chuyển dịch và biến đổi ra sao từ ngày Đảng Cộng sản cắt đứt ngoại giao năm 1951. Bài đầu tiên này khảo sát thỏa thuận ký hai năm trước đây chứng tỏ hai bên xem ra có những dấu hiệu thỏa hiệp. Nhưng thực ra trong cuộc thảo luận này điều gì quan hệ và liệu có hay chăng bất cứ tiềm năng nào cho một cơ sở chung giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ Tịch Tập Cẩn Bình?
Chúng tôi chuyển bài đầu tiên sang Việt Ngữ. Nguyên bản xin đọc ở https://sg.news.yahoo.com/vatican-hits-stumbling-block-road-082921388.html
Khi Bắc Kinh và Vatican đạt được thỏa thuận tạm thời vào năm 2018 về việc ai có thẩm quyền bổ nhiệm các giám mục Công Giáo La Mã ở Trung Quốc, điều đó báo hiệu một bước đột phá có thể xảy ra trong mối quan hệ rắc rối kéo dài sáu thập niên. Có vẻ như các dấu hiệu ấy đã sai.
Các chi tiết về hiệp ước - được đúc kết sau hơn ba thập niên đàm phán - chưa bao giờ được công khai chi tiết, nhưng thỏa thuận này đánh dấu việc nhà nước cộng sản ra dấu đầu tiên cho thấy họ sẵn sàng chia sẻ một thẩm quyền nào đó với Đức Giáo Hoàng về việc kiểm soát Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc. Người ta hy vọng nó sẽ giúp chữa lành vết rạn nứt từ thập niên 1940 khi Bắc Kinh xua đuổi Giáo Hội ra khỏi Trung Quốc và sau đó bắt đầu một Giáo Hội Công Giáo tự trị, độc lập đối với Rôma.
Việc ly giáo trên ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc, những người gần như bị chia rẽ thành một Giáo Hội gọi là hầm trú luôn tuân theo thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng, trong khi những người khác tham dự thánh lễ Chúa nhật tại các nhà thờ do Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc của nhà nước kiểm soát.
Người ta hiểu rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có quyền phủ quyết đối với các ứng viên giám mục do Bắc Kinh đề nghị, nhưng điều này chưa bao giờ được chứng nghiệm. Đức Cha Anthony Yao Shun đã được chính quyền Trung Quốc công nhận vào tháng 8 năm ngoái trong tư cách giám mục giáo phận Jining ở Nội Mông, nhưng ngài vốn là một ứng viên giám mục được Vatican chọn cách đây hơn sáu năm.
Theo các nguồn tin biết rõ các cuộc đàm phán này nhưng từ chối nêu tên, thì không có người đứng đầu mới nào được chọn cho 52 giáo phận không có giám mục trong hai năm kể từ khi thỏa thuận được ký kết. Một trong các nguồn tin này cho biết “các cuộc bổ nhiệm giám mục được cho là trở ngại đầu tiên cần được giải quyết theo thỏa thuận, nhưng trong khi Trung Quốc và Vatican đã đến với nhau gần hơn, họ vẫn chưa tương tác và trò chuyện với nhau trên cùng một băng tần”.
Thỏa thuận tạm thời năm 2018 sẽ hết hạn vào tháng 9 tới này, nhưng người ta cho rằng Rôma sẵn sàng gia hạn thêm hai năm nữa, mặc dù không hài lòng với những gì họ coi là thất bại của Bắc Kinh trong việc thực hiện phần của họ trong cuộc mặc cả.
Các nguồn tin cho biết Vatican đã chờ đợi một cử chỉ đối ứng từ Bắc Kinh sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp nhận tám giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của ngài - bao gồm một vị đã qua đời - vào tháng 12 năm 2018, ba tháng sau khi thỏa thuận được ký kết.
Người ta nói rằng Trung Quốc có nhiệm vụ phải đáp ứng cách nào đó bằng việc công nhận cùng một số giám mục, được Rôma chọn, trong Giáo Hội không đăng ký. Nhưng các nguồn tin cho biết: việc lần lữa hành động của Trung Quốc đã tạo ra một luồng thất vọng ngày càng gia tăng trong khi Bắc Kinh bận tâm với mối quan hệ xấu đi và các xung đột thương mại với Mỹ, cũng như đại dịch Covid-19.
Lawrence Reardon, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học New Hampshire, cho biết ông không ngạc nhiên về sự thiếu đột phá trong liên hệ giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông nói “Vatican phải đối đầu với một giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giáo điều hơn, đang cảm thấy bị bao vây bởi các đe dọa bên trong và bên ngoài”.
Bất chấp các thất vọng, vẫn có một số dấu hiệu tiến bộ. Tháng trước, Bắc Kinh đã công nhận hai giới chức trong Giáo Hội vốn trung thành với Vatican: Lin Jiashan, tổng giám mục 86 tuổi của giáo phận Fuzhou ở tỉnh Phúc Kiến và Li Huiyuan thuộc giáo phận Fengxiang ở tỉnh Thiểm Tây. Một giám mục khác, Jin Lugang thuộc giáo phận Nanyang ở tỉnh Hà Nam, đã được Bắc Kinh công nhận vào tháng 1 năm 2019.
Nhưng, theo các nguồn tin, vẫn còn 23 giám mục được Vatican lựa chọn đang chờ Bắc Kinh công nhận. Bắc Kinh đòi có sự chấp thuận bằng văn bản để các giáo sĩ tham gia Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, sau đó là lời cam kết trung thành và vâng phục sự lãnh đạo của đảng.
Việc xác minh hai bước này hoàn toàn đặt căn bản trên việc tin tưởng về chính trị nhưng vị giám mục được chấp nhận không được phép thi hành chức vụ đối với cộng đoàn của mình cho đến khi được công khai nhậm chức bằng một nghi lễ, nhưng các diễn trình này có thể mất nhiều năm.
Theo các nguồn tin, người ta mong các động thái gần đây của Trung Quốc trong việc công nhận các nhà lãnh đạo giáo hội do Vatican chỉ định sẽ giúp thúc đẩy các liên hệ tiến lên khi các nhà đàm phán Bắc Kinh gặp các đối tác Vatican cuối tháng này tại Rôma để thảo luận việc gia hạn thỏa thuận, một việc được cả hai bên hiểu là sẵn sàng được tiến hành.
Văn phòng báo chí Vatican tại Rôma và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh đã không lập tức trả lời một email và fax xin bình luận về trạng huống của thỏa thuận và các cuộc đàm phán.
South China Morning Post được biết rằng các nhà đàm phán của cả hai bên chỉ gặp nhau một lần trong 12 tháng qua, vào tháng 11, sau khi Bắc Kinh hoãn các cuộc thảo luận, vì gặp nhiều trường hợp khẩn cấp.
Một nhà nghiên cứu về các vấn đề tôn giáo có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết Trung Quốc đang tiến chậm chạp vì “não trạng Chiến tranh Lạnh vẫn còn rất mạnh trong tư duy chiến lược của họ”, nhưng nói rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã quan tâm đến việc xây dựng các liên hệ với Vatican vì mối liên hệ của Vatican với Đài Loan.
Một nhà nghiên cứu, người yêu cầu không nêu tên vì độ nhạy cảm của vấn đề, nói rằng “Đối với Trung Quốc, Vatican là một củ khoai tây nóng. Một mặt, Trung Quốc mong muốn cắt đứt đồng minh châu Âu duy nhất của Đài Loan bằng cách xây dựng liên hệ ngoại giao với Vatican, nhưng, không giống như các đồng minh khác của Đài Loan, Vatican không chịu khuất phục bằng nền ngoại giao tiền trao cháo múc (chequebook diplomacy).
“Tuy nhiên, Bắc Kinh không muốn nhanh chóng tiến tới với Vatican vì điều này có thể kích thích sự phát triển con số các tín đồ tôn giáo, một việc vốn không phù hợp với lợi ích của chính phủ đại lục”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn đương đầu với những lời chỉ trích từ bên trong Giáo Hội – trong đó có hai vị Hồng Y của chính ngài - vì đã chia sẻ thẩm quyền với một nhà nước cộng sản. Các cuộc tấn công này bao gồm các cáo buộc “bán đứng” hàng giáo sĩ hầm trú của Trung Quốc, mà nhiều vị trong số này vốn ngồi tù vì trung thành với Rôma.
Những người theo Giáo hội vẫn bị bắt bớ và bách hại tại Trung Quốc. Giám mục hầm trú Augustine Cui Tai, thuộc giáo phận Xuanhua của tỉnh Hà Bắc ở miền bắc Trung Quốc, đã không được ai nhìn thấy kể từ khi ngài bị bắt vào tháng trước. Một giám mục hầm trú khác, James Su Zhimin của giáo phận Baoding, cũng ở Hà Bắc, đã biến mất hơn 20 năm trước. Giám mục Thượng Hải Thaddeus Ma Daqin vẫn bị quản thúc tại gia trong Chủng viện Sheshan của Thành phố.
Đồng thời, chính quyền Trung Quốc đã hành động để ngăn chặn sự tăng trưởng về số lượng tín đồ tôn giáo bằng cách cấm trẻ vị thành niên tham dự các buổi lễ ở nhà thờ. Các biểu tượng tôn giáo trên nóc các nhà thờ cũng như đền thờ Hồi giáo đã bị phá hủy hoặc gỡ bỏ.
Một nguồn tin cho biết Vatican đã áp dụng phương thức thầm lặng để tránh đối đầu với Trung Quốc, vì việc này sẽ chỉ nẩy sinh phản ứng gay gắt hơn dẫn đến nhiều đau khổ hơn cho người Công Giáo đại lục. Nguồn tin này cho biết: Vatican “vốn không quên” những người đang đương đầu với cuộc bách hại và tên tuổi của họ đã được nêu ra trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Francesco Sisci, một nhà Trung hoa học người Ý thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết các người bảo thủ hoàn cầu cũng đang kêu gọi Đức Giáo Hoàng đứng lên chống lại Trung Quốc vì các hành vi vi phạm tôn giáo và nhân quyền khác, bao gồm cả việc đối xử với người Duy ngô nhĩ Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương.
Ông Sisci nói “Đối với Vatican, các vấn đề với Trung Quốc không những chỉ là song phương mà là đa phương. Có rất nhiều lực lượng lôi kéo Tòa thánh đi theo đủ mọi hướng để sự việc có thể ngon ơ ở bất cứ thời điểm nào. Ông nói thêm “Bắc Kinh không nên đánh giá thấp giá trị tình thân hữu với Vatican, nhất là trong thời điểm như thế này và nên đẩy mạnh trò chơi của mình [bằng cách tuân theo thỏa thuận]”.
Ngoài đại dịch Covid-19 và sự gián đoạn kinh tế của nó, Trung Quốc còn phải đối mặt với một dàn hợp xướng chỉ trích quốc tế về việc vũ khí hóa mũi nhọn thương mại của mình, phớt lờ các khiếu nại của các nước láng giềng châu Á về việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông và áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông để kiềm chế những người bất đồng chính kiến.
Nhìn nhận các lực lượng bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến Tập Cận Bình, Reardon cho biết Vatican sẽ tiếp tục phương thức không gây chú ý (low-key) và tránh việc công khai chỉ trích Bắc Kinh. Chuyên gia của Đại học New Hampshire này cho biết “họ đang làm việc đằng sau hậu trường để hạn chế sự đàn áp của nhà nước và đảng đối với Giáo Hội không chính thức”.
Ông cho rằng: Đức Giáo Hoàng cho phép các nhà phê bình lớn tiếng, như Hồng Y hưu trí Joseph Trần Nhật Quân của Hồng Kông và Hồng Y Maung Bo của Myanmar “làm cho thế giới nhận thức được bản chất độc hại của nhà nước đảng và gây áp lực bên ngoài đối với nhà nước đảng Trung Quốc”.
“Với quyền lực Giáo hoàng, ngài có thể ngăn Đức Hồng Y Quân bất cứ lúc nào ngài muốn, nhưng ngài đã không làm như thế vì việc chỉ trích của vị Hồng Y này rất quan trọng. Nó giúp ích cho ngài [bằng cách nói với Bắc Kinh] các ông có thể có Quân hay có tôi, các ông muốn thương lượng với ai? Tôi nghĩ đây là cách Giáo Hội đang cố nói với Giáo Hội chính thức của Trung Quốc rằng chúng ta là một gia đình và chúng ta cần phải làm việc với nhau”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo được bổ nhiệm làm thành viên Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn
Lê Minh Huy
09:53 08/07/2020
Văn phòng Tòa Thánh ngày 8 tháng 7 năm 2020 công bố, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm các thành viên cho Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Trong danh sách 21 vị được bổ nhiệm đợt này, có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc Việt Nam.
Trong số 21 vị vừa được bổ nhiệm, có một số vị nổi bật như Đức Hồng Y Louis Tagle, Tổng trưởng Thánh bộ Truyền giáo; Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám mục Bangui; Đức Hồng Y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Đại diện Tông Tòa Viên Chăn; Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng giám mục Jakarta; Đức Hồng Y Jean-Claude Höllerich, Tổng Giám mục Luxembourg và Đức Hồng Y Michael Czerny, Thư ký phụ trách Bộ phận Người di cư và Người tị nạn Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện.
Đôi dòng Tiểu sử Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo:
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo sinh năm 1945 tại xứ Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu. Sau quá trình học tiểu chủng viện và năm đầu đại chủng viện, Ngài được cử đi du học Rôma năm 1965 và được truyền chức linh mục năm 1971. Tiếp tục con đường tu học tại Rôma, Ngài tốt nghiệp Tiến sĩ thần học luân lý (1976) và Tiến sĩ Truyền giáo (1983).
Ngài từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại Rôma như Phó giám đốc rồi Giám đốc Trung tâm Linh hoạt Truyền giáo Quốc tế (C.I.A.M.), Giáo sư tại Phân khoa Truyền giáo - Đại học giáo hoàng Urbano và Viện Giáo lý và Linh đạo Truyền giáo; Giám đốc linh đạo Foyer Phaolô VI, Giám đốc Văn phòng phối kết Tông đồ Mục vụ Việt Nam hải ngoại, tại Bộ Truyền giáo.
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo từng là thành viên các tổ chức, hội đồng Tòa Thánh: Hội đồng Quốc tế về Giáo lý (COINCAT) thuộc Bộ Giáo sĩ, Tổ chức "Nostra Aetate" thuộc Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn, Ủy ban Mục vụ Năm Thánh 2000. Ngài cũng từng đảm nhận vai trò thành viên tư vấn Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn.
Năm 2009, Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo trở về Việt Nam theo lời mời của Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh để giữ chức vụ Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, thay thế nguyên giám đốc là Đức Cha tân cử Giuse Nguyễn Năng. Ngài lần lượt đảm nhận vai trò Giám Mục Phụ Tá (2013–2015), giám mục phó (2015–2016) và giám mục chính tòa Xuân Lộc (từ năm 2016).
Cách đây một năm, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse làm thành viên Thánh bộ Giáo dục Công Giáo, vào ngày 6 tháng 6 năm 2019.
Trong số 21 vị vừa được bổ nhiệm, có một số vị nổi bật như Đức Hồng Y Louis Tagle, Tổng trưởng Thánh bộ Truyền giáo; Đức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám mục Bangui; Đức Hồng Y Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Đại diện Tông Tòa Viên Chăn; Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng giám mục Jakarta; Đức Hồng Y Jean-Claude Höllerich, Tổng Giám mục Luxembourg và Đức Hồng Y Michael Czerny, Thư ký phụ trách Bộ phận Người di cư và Người tị nạn Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện.
Đôi dòng Tiểu sử Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo:
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo sinh năm 1945 tại xứ Thức Hóa, giáo phận Bùi Chu. Sau quá trình học tiểu chủng viện và năm đầu đại chủng viện, Ngài được cử đi du học Rôma năm 1965 và được truyền chức linh mục năm 1971. Tiếp tục con đường tu học tại Rôma, Ngài tốt nghiệp Tiến sĩ thần học luân lý (1976) và Tiến sĩ Truyền giáo (1983).
Ngài từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại Rôma như Phó giám đốc rồi Giám đốc Trung tâm Linh hoạt Truyền giáo Quốc tế (C.I.A.M.), Giáo sư tại Phân khoa Truyền giáo - Đại học giáo hoàng Urbano và Viện Giáo lý và Linh đạo Truyền giáo; Giám đốc linh đạo Foyer Phaolô VI, Giám đốc Văn phòng phối kết Tông đồ Mục vụ Việt Nam hải ngoại, tại Bộ Truyền giáo.
Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo từng là thành viên các tổ chức, hội đồng Tòa Thánh: Hội đồng Quốc tế về Giáo lý (COINCAT) thuộc Bộ Giáo sĩ, Tổ chức "Nostra Aetate" thuộc Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn, Ủy ban Mục vụ Năm Thánh 2000. Ngài cũng từng đảm nhận vai trò thành viên tư vấn Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn.
Năm 2009, Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo trở về Việt Nam theo lời mời của Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh để giữ chức vụ Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc, thay thế nguyên giám đốc là Đức Cha tân cử Giuse Nguyễn Năng. Ngài lần lượt đảm nhận vai trò Giám Mục Phụ Tá (2013–2015), giám mục phó (2015–2016) và giám mục chính tòa Xuân Lộc (từ năm 2016).
Cách đây một năm, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse làm thành viên Thánh bộ Giáo dục Công Giáo, vào ngày 6 tháng 6 năm 2019.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sau 25 Năm, Mỹ-Việt Ở Đâu ?
Phạm Trần
20:57 08/07/2020
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink :”Không cá lớn nuốt cá bé”.
“Ngày 11/07/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.”
Với quyết định lịch sử này, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản đã ghi dấu “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” được 25 năm vào ngày 11/07/2020.
Nhưng thời gian ¼ Thế kỷ bang giao Mỹ-Việt đã đem lại những bài học nào cho hai nước cựu thù, hay Mỹ và Việt Nam Cộng sản vẫn còn những cách biệt không hàn gắn được?
Về phía Mỹ, người kế nhiệm ông Clinton, Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (20/01/2001 – 20/01/2009) đã mở đường cho Việt Nam với cam kết:”Hoa Kỳ sẽ ủng hộ "chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam."
Phía Việt Nam hứa:”Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng làm bạn và đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới.”
Về sau, kể từ chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng, từ 6/7 đến chiều 8/7/2015, trong đó có cuộc họp lịch sử tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Barack Obama trưa 7/7, hai nước Việt-Mỹ đã mở rộng cam kết:”Tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.”
Khi thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 – 12/11/2017, sau Hội nghị APEC tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump cũng đã tái khẳng định những điều này như một biểu tượng thống nhất quan điểm về Việt Nam giữa các đời Tổng thống, bất kể là người của đảng nào lên cầm quyền.
THÀNH CÔNG
Về hợp tác kinh tế-thương mại, theo Tạp chí Công thương của Việt Nam thì:” Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, hiện nay, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ và đang mong muốn ở top 10 đối tác thương mại của Hoa Kỳ.
“Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều tiềm năng hợp tác toàn diện và đang thúc đẩy thương mại song phương theo hướng cân bằng hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia.” (TCCT, ngày 12/06/2020)
TCCT trích lời ông Nguyễn Hồng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu u - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết:”Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 66, 6 tỷ USD, tăng hơn 35% so với năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.”
Việt Nam đã xuất cảng sang Mỹ hàng dệt may, da giày, điện thoại, nông - thủy - hải sản và đồ gỗ. Trong khi nhập khẩu từ Mỹ các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không.
Về giáo dục, theo báo cáo chính thức, tính đến tháng 3/2019, có hơn 30.900 sinh viên Việt Nam đang học tập các ngành tại Mỹ, đứng thứ nhất trong khối ASEAN (các nước Đông Nam Á).
THỰC TẾ
Tuy nhiên, đa phần du học sinh là con ông cháu cha và con cháu các nhà “tư bản đỏ”. Con cái nhà dân, phần đông phải đi lao động nước ngoài hay lao động làm thuê với đồng lương rẻ mạt từ 3 đến 6 Dollar/ngày cho các Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.
Vì vậy mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn lẹt đẹt đàng sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Campuchea và Lào.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, International Money Fund), “GDP bình quân trên người của Singapore năm 2018 đạt hơn 100.345 USD mỗi năm (ước khoảng 2, 3 tỷ đồng), đứng thứ 3 thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân trên người của Việt Nam chỉ đạt hơn 2.540 USD (gần 60 triệu đồng), mỗi người, một năm.
Dựa vào con số trên, thu nhập bình quân trên người của Singapore hiện gấp gần 38 lần so với thu nhập bình quân của người Việt. Nguyên nhân xuất phát từ số dân, Việt Nam hiện nay có số dân ước đạt hơn 95 triệu người, trong khi dân số của Singapore mới chỉ đạt khoảng 5, 6 triệu người. (báo Dân Trí, ngày 29/05/2019)
Về tình hình kinh tế giữa nạn dich Vũ Hán (Covid 19), một báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2020 của chính phủ Việt Nam cho biết:”Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự báo sẽ giảm xuống 3-4% so với tỉ lệ 6, 5% được dự báo trước khủng hoảng.”
Theo Tạp chí Tài chính (TCTC) thì:”Tại Việt Nam, dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và việc làm của người lao động, khiến tình trạng tham gia thị trường lao động giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên.”
TCTC viết tiếp:” Kết quả Điều tra lao động việc làm quý I/2020 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm từ 1, 2 đến 1, 3 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I/2020 là 2, 22%, tăng 0, 07% so với quý trước và 0, 05% so với cùng kỳ năm trước.
Có khoảng 84.8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% 4 tháng đầu năm 2020.”
(Theo Tạp chí Tài Chính, ngày 24/04/2020)
TƯƠNG LAI VỀ ĐÂU?
Như vậy, cuộc sống của người dân giữa mùa dịch Vũ Hán sẽ đi về đâu ở Việt Nam khi hai nước Việt-Mỹ chuẩn bị bước vào năm thứ 26 của nền ngoại giao vẫn còn ở mức “toàn diện”, chứ chưa lên được cấp “chiến lược”, hoặc cao nhất ở mức “chiến lược toàn diện”?
Ở mỗi mức độ ngoại giao, các nước đối xử với nhau tùy thuộc phần lớn vào sự tin cậy, nương nhờ và sự trong sáng của mỗi nước.
Cho đến nay, theo Bách khoa Toàn thư mở thì Việt Nam “đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016)”.
Quan hệ Đối tác Chiến lược với 13 quốc gia gồm: “Nhật Bản (2006), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010), Đức (2011), Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore (2013), Malaysia, Philippines (2015) và Úc (2018).”
và quan hệ Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia gồm: “Nam Phi (2004), Venezuela, Chile, Brasil (2007), New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraina (2011), Hoa Kỳ, Đan Mạch (2013), Myanmar, và Canada (2017), Triều Tiên (2018), Brunei, Hà Lan (2019).”
Nhưng tại sao, cho đến bây giờ, Việt Nam Cộng sản vẫn chưa yêu cầu nâng cấp ngoại giao “Chiến lược”với Mỹ, hay Mỹ vẫn còn e dè Việt Nam là cánh tay nối dài của Trung Cộng?
Hồi tháng 2 năm 2019, khi có mặt ở Hà Nội hội đàm với Lãnh tụ Kim Jong Un (Kim Chính n) của Bắc Triều Tiên về giải thể vũ khí nguyên tử, Tổng thống Donald Trump đã chính thức mời ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, nhưng ông Trọng phải hoãn vì bị tai biến mạch máu não trong chuyền thăm Kiên Giang trong 2 ngày 13 và 14/4/2019.
Sau đó, khi thấy ông Trọng bình phục, ăn nói bình thường thì ở Hà Nội đã rân ran có tin ông Trọng sẽ đi Mỹ vào tháng 9/2019 để nâng cấp ngoại lên hàng “chiến lược” với Mỹ.
Cuối cùng chuyện này vẫn không xẩy ra. Năm nay, 2020 là năm có bầu cử Mỹ nên chuyện ông Trọng thăm Mỹ coi như không thực hiện được, vì chưa biết giữa ông Trump và đối thủ, nguyên Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ, ai sẽ thắng cử vào ngày 3/11/2020.
AI NUỐT AI?
Chung quanh chuyện này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã nói với báo chí ở Hà Nội ngày 2/7 (2010) rằng :”Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 6 năm thiết lập và triển khai quan hệ Đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Mỹ chứng kiến những bước phát triển tích cực, thực chất trên tất cả các lĩnh vực và trên cả bình diện song phương và đa phương.
Quan hệ của 2 nước cũng được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau….Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Mỹ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
Tuy nhiên, bà Hằng đã không bình luận trực tiếp vào việc liệu 2 nước có nâng cấp quan hệ ngoại giao trong năm nay, hay không.
(theo báo Thanh Niên, ngày 02/07/2020)
Nhưng cũng vào chiều cùng ngày (2/7/2020), theo Thanh Niên, “Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cũng đã có cuộc gặp với báo chí Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao, và cũng nhận được câu hỏi về việc liệu 2 nước có nâng cấp quan hệ.
Theo đó, Đại sứ cho biết ông cũng không có thông tin cụ thể về việc bao giờ quan hệ ngoại giao giữa 2 nước sẽ có một cái tên mới, nhưng Đại sứ nhấn mạnh quan hệ thực chất không phụ thuộc vào tên gọi.”
Ông Đại sứ Kritenbrink được báo chí trích lời nói rằng:”Quan hệ Việt Nam và Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước cam kết sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ này và hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những giá trị chung về một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, cởi mở, thịnh vượng, không cá lớn nuốt cá bé.”
Nhưng tại sao, bỗng dưng ông Đại sứ Mỹ lại phải thanh minh thanh nga rằng Mỹ “không cá lớn nuốt cá bé.” Hay là ông muốn bắn tiếng nói xéo người láng giềng Trung Quốc của Việt Nam vào lúc Bắc Kinh bất ngờ gia tăng các hành động khống chế, chiếm đóng và bao vậy Việt Nam ở Biển Đông?
MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA XƯA
Nhưng đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa, những người thiếu may mắn bị Cộng sản miền Bắc chiếm đất và mất cuộc sống hòa bình sau chiến tranh thì Mỹ có còn trách nhiệm gì không, hay nước Mỹ đã quên béng chuyện đã bỏ rơi đồng minh để ngày nay, nhiều nước đã không dám nâng cấp lòng tin là bạn của Hoa Kỳ?
Vậy có ai dám tin vào CSVN không, khi mà, sau 25 năm làm bạn, hòa giải với cựu thù Mỹ thì 43 năm sau cuộc chiến, đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ muốn đoàn kết, hòa giải với những người của đảng, do đảng và vì đảng. Những nhóm chữ “tự do, dân chủ và nhân quyền” được Lãnh đạo nhắc đến chỉ ở đầu môi, chót lưỡi để tuyên truyền và lòe bịp dư luận.
Nhân dân Việt Nam Cộng hòa xưa vẫn bị đối xử như công dân hạng hai, sau những “công dân Cộng sản”, hay “công dân kháng chiến cũ”.
Các bản Hiến pháp, tuy quy định tất cả các quyền cơ bản của con người, nhưng nhà nước nắm quyền “xin-cho”. Nhà nước độc quyền báo chí, kiểm soát dư luận, độc tài lãnh đạo, ngăn cấm chính trị đối lập và khống chế các Tôn giáo không chịu khép mình trong vòng nô lệ nhà nước.
Hiến pháp đã công nhận quyền biểu tình và lập hội nhưng đảng, nhà nước và Quốc hội đã toa rập để trì hoãn không biểu quyết Luật. Do đó nhân dân tiếp tục bị đàn áp, dù đi khiếu kiện, kêu oan đòi công lý, hay biểu tình chống xâm lược Trung Quốc.
Các cơ quan Hiến định như Hội đồng Nhân dân và Quốc hội, tuy có nhiệm vụ là đại diện của dân, nhưng lại là bù nhìn của đảng bảo đâu đánh đó.
Các Tổ chức chính trị, xã hội, được khoác cho chiếc áo là tiếng nói của đại chúng, nhưng phải nằm trong chiếc rọ Mặt trận Tổ quốc như Hội Nhà văn, Hội nhà báo nên cũng chỉ cá mè một lứa, ngậm miệng ăn lương để làm tay sai cho chế độ.
Đáng ngạc nhiên là cả đảng CSVN, Quân đội và Công an cũng là “thành viên” của Mặt trận Tổ quốc thì có khác gì hai ta là một mà chục tổ chức cũng chỉ là một con số của đảng, do đảng và vì đảng mà thôi.
Đối với nước Mỹ, dù cuộc chiến đã lùi về phía sau, nhưng những con số 58, 220 quân nhận thiệt mạng, 1, 587 người mất tích và 305, 000 bị thương ở Việt Nam vẫn còn ray rứt và bị ám ảnh cho đến bây giờ.
Nhiều người Mỹ vẫn thắc mắc tại sao một cường quốc đứng đầu thế giới đã không giữ lời hứa bảo vệ Việt Nam Cộng hòa khi Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris.
Tổng thống Richard Nixon đã cam kết sẽ đánh trả quân Bắc Việt vi phạm Hiệp định bằng giấy trắng mực đen ghi trong Thư riêng gửi Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, trước khi ông Thiệu bằng lòng ký Hiệp định Paris.
Nhưng không những chỉ riêng ông Nixon mà cả nước Mỹ đã quay lưng làm ngơ để cho quân xâm lược Cộng sản miền Bắc cưỡng chế Việt Nam Cộng hòa.
Rất tiếc, sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ được cái danh là kẻ thắng trận, nhưng lại thất bại trong hòa bình khi lòng người nát tan và hận thù dân tộc vẫn chồng chất trên đói nghèo và lạc hậu.
Ngày nay, dù hai cựu thù Mỹ-Việt đã tay bắt mặt mừng với trang sử mới, nhưng những oan hồn người Việt trong chiến tranh và Boat People sau ngày 30/4/1975, vẫn sống tức tưởi ở khắp mọi nơi, kể cả ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi ngự trị của quyền lực chính trị cao nhất Hiệp chủng Quốc và cả Thế giới. -/-
Phạm Trần
(07/020)
“Ngày 11/07/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.”
Với quyết định lịch sử này, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản đã ghi dấu “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” được 25 năm vào ngày 11/07/2020.
Nhưng thời gian ¼ Thế kỷ bang giao Mỹ-Việt đã đem lại những bài học nào cho hai nước cựu thù, hay Mỹ và Việt Nam Cộng sản vẫn còn những cách biệt không hàn gắn được?
Về phía Mỹ, người kế nhiệm ông Clinton, Tổng thống Cộng hòa George W. Bush (20/01/2001 – 20/01/2009) đã mở đường cho Việt Nam với cam kết:”Hoa Kỳ sẽ ủng hộ "chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam."
Phía Việt Nam hứa:”Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng làm bạn và đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới.”
Về sau, kể từ chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng, từ 6/7 đến chiều 8/7/2015, trong đó có cuộc họp lịch sử tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Barack Obama trưa 7/7, hai nước Việt-Mỹ đã mở rộng cam kết:”Tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.”
Khi thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 – 12/11/2017, sau Hội nghị APEC tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump cũng đã tái khẳng định những điều này như một biểu tượng thống nhất quan điểm về Việt Nam giữa các đời Tổng thống, bất kể là người của đảng nào lên cầm quyền.
THÀNH CÔNG
Về hợp tác kinh tế-thương mại, theo Tạp chí Công thương của Việt Nam thì:” Sau 25 năm bình thường hóa quan hệ, hiện nay, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ và đang mong muốn ở top 10 đối tác thương mại của Hoa Kỳ.
“Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều tiềm năng hợp tác toàn diện và đang thúc đẩy thương mại song phương theo hướng cân bằng hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia.” (TCCT, ngày 12/06/2020)
TCCT trích lời ông Nguyễn Hồng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu u - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết:”Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 66, 6 tỷ USD, tăng hơn 35% so với năm 2018, chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.”
Việt Nam đã xuất cảng sang Mỹ hàng dệt may, da giày, điện thoại, nông - thủy - hải sản và đồ gỗ. Trong khi nhập khẩu từ Mỹ các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không.
Về giáo dục, theo báo cáo chính thức, tính đến tháng 3/2019, có hơn 30.900 sinh viên Việt Nam đang học tập các ngành tại Mỹ, đứng thứ nhất trong khối ASEAN (các nước Đông Nam Á).
THỰC TẾ
Tuy nhiên, đa phần du học sinh là con ông cháu cha và con cháu các nhà “tư bản đỏ”. Con cái nhà dân, phần đông phải đi lao động nước ngoài hay lao động làm thuê với đồng lương rẻ mạt từ 3 đến 6 Dollar/ngày cho các Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.
Vì vậy mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn lẹt đẹt đàng sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Campuchea và Lào.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, International Money Fund), “GDP bình quân trên người của Singapore năm 2018 đạt hơn 100.345 USD mỗi năm (ước khoảng 2, 3 tỷ đồng), đứng thứ 3 thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân trên người của Việt Nam chỉ đạt hơn 2.540 USD (gần 60 triệu đồng), mỗi người, một năm.
Dựa vào con số trên, thu nhập bình quân trên người của Singapore hiện gấp gần 38 lần so với thu nhập bình quân của người Việt. Nguyên nhân xuất phát từ số dân, Việt Nam hiện nay có số dân ước đạt hơn 95 triệu người, trong khi dân số của Singapore mới chỉ đạt khoảng 5, 6 triệu người. (báo Dân Trí, ngày 29/05/2019)
Về tình hình kinh tế giữa nạn dich Vũ Hán (Covid 19), một báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2020 của chính phủ Việt Nam cho biết:”Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự báo sẽ giảm xuống 3-4% so với tỉ lệ 6, 5% được dự báo trước khủng hoảng.”
Theo Tạp chí Tài chính (TCTC) thì:”Tại Việt Nam, dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng 01/2020 đã gây tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh và việc làm của người lao động, khiến tình trạng tham gia thị trường lao động giảm, thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên.”
TCTC viết tiếp:” Kết quả Điều tra lao động việc làm quý I/2020 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75.4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm từ 1, 2 đến 1, 3 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I/2020 là 2, 22%, tăng 0, 07% so với quý trước và 0, 05% so với cùng kỳ năm trước.
Có khoảng 84.8% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% 4 tháng đầu năm 2020.”
(Theo Tạp chí Tài Chính, ngày 24/04/2020)
TƯƠNG LAI VỀ ĐÂU?
Như vậy, cuộc sống của người dân giữa mùa dịch Vũ Hán sẽ đi về đâu ở Việt Nam khi hai nước Việt-Mỹ chuẩn bị bước vào năm thứ 26 của nền ngoại giao vẫn còn ở mức “toàn diện”, chứ chưa lên được cấp “chiến lược”, hoặc cao nhất ở mức “chiến lược toàn diện”?
Ở mỗi mức độ ngoại giao, các nước đối xử với nhau tùy thuộc phần lớn vào sự tin cậy, nương nhờ và sự trong sáng của mỗi nước.
Cho đến nay, theo Bách khoa Toàn thư mở thì Việt Nam “đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016)”.
Quan hệ Đối tác Chiến lược với 13 quốc gia gồm: “Nhật Bản (2006), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010), Đức (2011), Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore (2013), Malaysia, Philippines (2015) và Úc (2018).”
và quan hệ Đối tác Toàn diện với 13 quốc gia gồm: “Nam Phi (2004), Venezuela, Chile, Brasil (2007), New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraina (2011), Hoa Kỳ, Đan Mạch (2013), Myanmar, và Canada (2017), Triều Tiên (2018), Brunei, Hà Lan (2019).”
Nhưng tại sao, cho đến bây giờ, Việt Nam Cộng sản vẫn chưa yêu cầu nâng cấp ngoại giao “Chiến lược”với Mỹ, hay Mỹ vẫn còn e dè Việt Nam là cánh tay nối dài của Trung Cộng?
Hồi tháng 2 năm 2019, khi có mặt ở Hà Nội hội đàm với Lãnh tụ Kim Jong Un (Kim Chính n) của Bắc Triều Tiên về giải thể vũ khí nguyên tử, Tổng thống Donald Trump đã chính thức mời ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, nhưng ông Trọng phải hoãn vì bị tai biến mạch máu não trong chuyền thăm Kiên Giang trong 2 ngày 13 và 14/4/2019.
Sau đó, khi thấy ông Trọng bình phục, ăn nói bình thường thì ở Hà Nội đã rân ran có tin ông Trọng sẽ đi Mỹ vào tháng 9/2019 để nâng cấp ngoại lên hàng “chiến lược” với Mỹ.
Cuối cùng chuyện này vẫn không xẩy ra. Năm nay, 2020 là năm có bầu cử Mỹ nên chuyện ông Trọng thăm Mỹ coi như không thực hiện được, vì chưa biết giữa ông Trump và đối thủ, nguyên Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ, ai sẽ thắng cử vào ngày 3/11/2020.
AI NUỐT AI?
Chung quanh chuyện này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã nói với báo chí ở Hà Nội ngày 2/7 (2010) rằng :”Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 6 năm thiết lập và triển khai quan hệ Đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Mỹ chứng kiến những bước phát triển tích cực, thực chất trên tất cả các lĩnh vực và trên cả bình diện song phương và đa phương.
Quan hệ của 2 nước cũng được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau….Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Mỹ, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”.
Tuy nhiên, bà Hằng đã không bình luận trực tiếp vào việc liệu 2 nước có nâng cấp quan hệ ngoại giao trong năm nay, hay không.
(theo báo Thanh Niên, ngày 02/07/2020)
Nhưng cũng vào chiều cùng ngày (2/7/2020), theo Thanh Niên, “Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cũng đã có cuộc gặp với báo chí Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao, và cũng nhận được câu hỏi về việc liệu 2 nước có nâng cấp quan hệ.
Theo đó, Đại sứ cho biết ông cũng không có thông tin cụ thể về việc bao giờ quan hệ ngoại giao giữa 2 nước sẽ có một cái tên mới, nhưng Đại sứ nhấn mạnh quan hệ thực chất không phụ thuộc vào tên gọi.”
Ông Đại sứ Kritenbrink được báo chí trích lời nói rằng:”Quan hệ Việt Nam và Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước cam kết sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ này và hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những giá trị chung về một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, cởi mở, thịnh vượng, không cá lớn nuốt cá bé.”
Nhưng tại sao, bỗng dưng ông Đại sứ Mỹ lại phải thanh minh thanh nga rằng Mỹ “không cá lớn nuốt cá bé.” Hay là ông muốn bắn tiếng nói xéo người láng giềng Trung Quốc của Việt Nam vào lúc Bắc Kinh bất ngờ gia tăng các hành động khống chế, chiếm đóng và bao vậy Việt Nam ở Biển Đông?
MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA XƯA
Nhưng đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa, những người thiếu may mắn bị Cộng sản miền Bắc chiếm đất và mất cuộc sống hòa bình sau chiến tranh thì Mỹ có còn trách nhiệm gì không, hay nước Mỹ đã quên béng chuyện đã bỏ rơi đồng minh để ngày nay, nhiều nước đã không dám nâng cấp lòng tin là bạn của Hoa Kỳ?
Vậy có ai dám tin vào CSVN không, khi mà, sau 25 năm làm bạn, hòa giải với cựu thù Mỹ thì 43 năm sau cuộc chiến, đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ muốn đoàn kết, hòa giải với những người của đảng, do đảng và vì đảng. Những nhóm chữ “tự do, dân chủ và nhân quyền” được Lãnh đạo nhắc đến chỉ ở đầu môi, chót lưỡi để tuyên truyền và lòe bịp dư luận.
Nhân dân Việt Nam Cộng hòa xưa vẫn bị đối xử như công dân hạng hai, sau những “công dân Cộng sản”, hay “công dân kháng chiến cũ”.
Các bản Hiến pháp, tuy quy định tất cả các quyền cơ bản của con người, nhưng nhà nước nắm quyền “xin-cho”. Nhà nước độc quyền báo chí, kiểm soát dư luận, độc tài lãnh đạo, ngăn cấm chính trị đối lập và khống chế các Tôn giáo không chịu khép mình trong vòng nô lệ nhà nước.
Hiến pháp đã công nhận quyền biểu tình và lập hội nhưng đảng, nhà nước và Quốc hội đã toa rập để trì hoãn không biểu quyết Luật. Do đó nhân dân tiếp tục bị đàn áp, dù đi khiếu kiện, kêu oan đòi công lý, hay biểu tình chống xâm lược Trung Quốc.
Các cơ quan Hiến định như Hội đồng Nhân dân và Quốc hội, tuy có nhiệm vụ là đại diện của dân, nhưng lại là bù nhìn của đảng bảo đâu đánh đó.
Các Tổ chức chính trị, xã hội, được khoác cho chiếc áo là tiếng nói của đại chúng, nhưng phải nằm trong chiếc rọ Mặt trận Tổ quốc như Hội Nhà văn, Hội nhà báo nên cũng chỉ cá mè một lứa, ngậm miệng ăn lương để làm tay sai cho chế độ.
Đáng ngạc nhiên là cả đảng CSVN, Quân đội và Công an cũng là “thành viên” của Mặt trận Tổ quốc thì có khác gì hai ta là một mà chục tổ chức cũng chỉ là một con số của đảng, do đảng và vì đảng mà thôi.
Đối với nước Mỹ, dù cuộc chiến đã lùi về phía sau, nhưng những con số 58, 220 quân nhận thiệt mạng, 1, 587 người mất tích và 305, 000 bị thương ở Việt Nam vẫn còn ray rứt và bị ám ảnh cho đến bây giờ.
Nhiều người Mỹ vẫn thắc mắc tại sao một cường quốc đứng đầu thế giới đã không giữ lời hứa bảo vệ Việt Nam Cộng hòa khi Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris.
Tổng thống Richard Nixon đã cam kết sẽ đánh trả quân Bắc Việt vi phạm Hiệp định bằng giấy trắng mực đen ghi trong Thư riêng gửi Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, trước khi ông Thiệu bằng lòng ký Hiệp định Paris.
Nhưng không những chỉ riêng ông Nixon mà cả nước Mỹ đã quay lưng làm ngơ để cho quân xâm lược Cộng sản miền Bắc cưỡng chế Việt Nam Cộng hòa.
Rất tiếc, sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ được cái danh là kẻ thắng trận, nhưng lại thất bại trong hòa bình khi lòng người nát tan và hận thù dân tộc vẫn chồng chất trên đói nghèo và lạc hậu.
Ngày nay, dù hai cựu thù Mỹ-Việt đã tay bắt mặt mừng với trang sử mới, nhưng những oan hồn người Việt trong chiến tranh và Boat People sau ngày 30/4/1975, vẫn sống tức tưởi ở khắp mọi nơi, kể cả ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi ngự trị của quyền lực chính trị cao nhất Hiệp chủng Quốc và cả Thế giới. -/-
Phạm Trần
(07/020)
VietCatholic TV
Đáng quan ngại: Căng thẳng dâng cao giữa Anh và Trung Quốc, giữa Do Thái và Iran
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:28 08/07/2020
Trước đây, chúng tôi đã tường thuật câu chuyện Trung Quốc phóng vệ tinh lên không gian trong cố gắng do thám toàn cầu đặc biệt là vùng Đông Nam Á.
Trong chương trình hôm nay chúng tôi sẽ trình bày câu chuyện Do Thái vừa phóng vệ tinh lên không gian và nói thẳng thắn là để do thám toàn cầu đặc biệt là vùng Trung Đông.
Kế đến là câu chuyện Trung Quốc cảnh cáo chính phủ Anh vì thủ tướng Boris Johnson muốn loại bỏ công ty Huawei khỏi thị trường nước này.
1. Israel phóng vệ tinh gián điệp để theo dõi kẻ thù tốt hơn
Hôm thứ Hai 6 tháng 7, Do Thái đã phóng một vệ tinh gián điệp mới mà họ cho biết sẽ cung cấp các hình ảnh phẩm chất cao cho ngành tình báo quân sự của nước này.
Do Thái đã và đang xây dựng khả năng trinh sát của mình để theo dõi các quốc gia thù địch như Iran là quốc gia có chương trình hạt nhân mà Do Thái coi là mối đe dọa lớn.
Vệ tinh có tên Ofek 16, đã được bắn vào vũ trụ vào sáng sớm thứ Hai từ một địa điểm ở miền trung Do Thái bởi một tên lửa Shavit do Do Thái chế tạo. Hoả tiễn này đã được sử dụng để phóng các vệ tinh Ofek trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố và duy trì khả năng của Do Thái trên tất cả các mặt trận, ở khắp mọi nơi”.
Bộ Quốc phòng gọi là Ofek 16 “ một vệ tinh do thám điện quang với khả năng tiên tiến.
Những hình ảnh đầu tiên sẽ nhận được trong khoảng một tuần.
Israel Aerospace Industries thuộc sở hữu nhà nước là nhà thầu chính cho dự án và mọi hoạt động của vệ tinh được thực hiện bởi công ty quốc phòng Elbit Systems.
Trong khi Do Thái công khai mục đích của vệ tinh Ofek 16 là dùng cho các mục tiêu quân sự. Trung Quốc luôn giấu diếm mục đích thực sự của các vệ tinh Bắc Đẩu.
Hôm thứ Ba 23 tháng 6, Trung Quốc nói họ đã phóng thành công vào không gian vệ tinh cuối cùng trong mạng lưới điều hướng Bắc Đẩu (Beidou - 北斗), để cạnh tranh với mạng điều hướng GPS do Mỹ sở hữu.
Ban đầu, Trung Quốc dự định phóng vệ tinh này lên không gian vào ngày 16 tháng 6, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ vào phút cuối do những vấn đề về kỹ thuật được phát hiện trong các cuộc thử nghiệm trước khi phóng tên lửa Vạn Lý Trường Chinh-3B.
Vệ tinh vừa được phóng lên không gian có tên là Bắc Đẩu-3 là vệ tinh thứ 35 và cũng là vệ tinh cuối cùng của hệ thống định vị Trung Quốc - một dự án ước tính trị giá 10 tỷ Mỹ Kim. Đây được coi là câu trả lời của Bắc Kinh cho Hệ thống Định vị Toàn cầu, gọi tắc là GPS, do Mỹ sở hữu.
Trung Quốc giải thích rằng Hệ thống Định vị Toàn cầu Bắc Đẩu của họ đã hình thành vào những năm 1990 khi quân đội Trung Quốc tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS do Không quân Hoa Kỳ điều hành.
Ban đầu thế hệ Bắc Đẩu 1 của Trung Quốc giới hạn trong phạm vi Trung Quốc mà thôi.
Thế hệ Bắc Đẩu 2 của Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào năm 2012, bao trùm khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Năm 2015, Trung Quốc bắt đầu triển khai thế hệ thứ ba gọi là Bắc Đẩu 3 nhằm mục đích phủ sóng toàn cầu.
Trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 26 tháng 6 tại Bắc Kinh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) đã lên tiếng trấn an dư luận rằng các vệ tinh Bắc Đẩu của Tầu Cộng chỉ nhắm đến các mục đích dân sự, chủ yếu là chỉ đường cho các xe cộ trên đất liền và tàu bè trên biển. Tuyên bố của Kiên được đưa ra vì nhiều nước lo ngại rằng Trung Quốc đang tiến hành do thám các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong vùng Đông Nam Á để phục vụ các mục tiêu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
Source:ReutersIsrael launches spy satellite to keep a better eye on enemies
2. Trung Quốc cảnh báo Vương quốc Anh sẽ trả giá đắt khi loại bỏ Huawei
Trung Quốc vừa đưa ra một cảnh báo cho Vương quốc Anh. Loại bỏ Huawei và bạn sẽ rắc rối to. Đại sứ Trung Quốc tại London đã đưa ra mối đe dọa không hề che giấu vào hôm thứ Hai.
Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming - 刘晓明) nói: “Chúng tôi muốn trở thành bạn bè của các bạn. Chúng tôi muốn trở thành đối tác của các bạn. Nhưng nếu các bạn muốn biến Trung Quốc thành một quốc gia thù địch, các bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả.”
Liu Xiaoming đã đưa ra phát biểu trên giữa lúc có những đồn đoán rằng Vương quốc Anh có thể sẽ cấm Huawei tham gia vào các mạng điện thoại 5G /đọc là five dzi/ thế hệ tiếp theo. Trước đó, London đã nói rằng công ty Trung Quốc có thể tham gia vào các phần không phải là chính yếu của hệ thống, nhưng tuần trước Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson nói rằng ông không muốn cơ sở hạ tầng quan trọng bị kiểm soát bởi các nhà cung cấp của một quốc gia có khả năng thù địch với nước Anh.
Sau khi Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei và tăng áp lực lên các đồng minh để tránh xa nó, Anh chỉ còn 2 lựa chọn lựa chọn khó khăn, chọc giận Washington hay chọc giận Bắc Kinh.
Đại sứ Trung Quốc đã biến câu chuyện này thành một trắc nghiệm đối với nước Anh thời hậu Brexit. Nếu Anh không tách ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Anh không rơi vào tình cảnh này. Thật thế, Trung Quốc không dám đưa ra một lệnh trừng phạt trên toàn bộ Liên Hiệp Âu Châu.
Đại sứ Lưu Hiểu Minh nói thêm: “ Nếu các bạn loại bỏ Huawei, thì các bạn đang gửi đi một thông điệp rất sai trái. Nó sẽ làm mờ hình ảnh của Anh như một quốc gia với nền thương mại tự do.”
Cuộc tranh cãi về Huawei đã trở thành cuộc chiến ý chí giữa Mỹ và Trung Quốc. Hôm thứ Hai, một bộ trưởng Anh cho biết một đánh giá về chính sách của họ đang được tiến hành với kết quả sẽ được công bố trước quốc hội. Thủ tướng Boris Johnson có một lựa chọn rất khó khăn phải thực hiện.
Source:ReutersChina warns UK: dropping Huawei will cost you
Trong chương trình hôm nay chúng tôi sẽ trình bày câu chuyện Do Thái vừa phóng vệ tinh lên không gian và nói thẳng thắn là để do thám toàn cầu đặc biệt là vùng Trung Đông.
Kế đến là câu chuyện Trung Quốc cảnh cáo chính phủ Anh vì thủ tướng Boris Johnson muốn loại bỏ công ty Huawei khỏi thị trường nước này.
1. Israel phóng vệ tinh gián điệp để theo dõi kẻ thù tốt hơn
Hôm thứ Hai 6 tháng 7, Do Thái đã phóng một vệ tinh gián điệp mới mà họ cho biết sẽ cung cấp các hình ảnh phẩm chất cao cho ngành tình báo quân sự của nước này.
Do Thái đã và đang xây dựng khả năng trinh sát của mình để theo dõi các quốc gia thù địch như Iran là quốc gia có chương trình hạt nhân mà Do Thái coi là mối đe dọa lớn.
Vệ tinh có tên Ofek 16, đã được bắn vào vũ trụ vào sáng sớm thứ Hai từ một địa điểm ở miền trung Do Thái bởi một tên lửa Shavit do Do Thái chế tạo. Hoả tiễn này đã được sử dụng để phóng các vệ tinh Ofek trước đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố và duy trì khả năng của Do Thái trên tất cả các mặt trận, ở khắp mọi nơi”.
Bộ Quốc phòng gọi là Ofek 16 “ một vệ tinh do thám điện quang với khả năng tiên tiến.
Những hình ảnh đầu tiên sẽ nhận được trong khoảng một tuần.
Israel Aerospace Industries thuộc sở hữu nhà nước là nhà thầu chính cho dự án và mọi hoạt động của vệ tinh được thực hiện bởi công ty quốc phòng Elbit Systems.
Trong khi Do Thái công khai mục đích của vệ tinh Ofek 16 là dùng cho các mục tiêu quân sự. Trung Quốc luôn giấu diếm mục đích thực sự của các vệ tinh Bắc Đẩu.
Hôm thứ Ba 23 tháng 6, Trung Quốc nói họ đã phóng thành công vào không gian vệ tinh cuối cùng trong mạng lưới điều hướng Bắc Đẩu (Beidou - 北斗), để cạnh tranh với mạng điều hướng GPS do Mỹ sở hữu.
Ban đầu, Trung Quốc dự định phóng vệ tinh này lên không gian vào ngày 16 tháng 6, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ vào phút cuối do những vấn đề về kỹ thuật được phát hiện trong các cuộc thử nghiệm trước khi phóng tên lửa Vạn Lý Trường Chinh-3B.
Vệ tinh vừa được phóng lên không gian có tên là Bắc Đẩu-3 là vệ tinh thứ 35 và cũng là vệ tinh cuối cùng của hệ thống định vị Trung Quốc - một dự án ước tính trị giá 10 tỷ Mỹ Kim. Đây được coi là câu trả lời của Bắc Kinh cho Hệ thống Định vị Toàn cầu, gọi tắc là GPS, do Mỹ sở hữu.
Trung Quốc giải thích rằng Hệ thống Định vị Toàn cầu Bắc Đẩu của họ đã hình thành vào những năm 1990 khi quân đội Trung Quốc tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS do Không quân Hoa Kỳ điều hành.
Ban đầu thế hệ Bắc Đẩu 1 của Trung Quốc giới hạn trong phạm vi Trung Quốc mà thôi.
Thế hệ Bắc Đẩu 2 của Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào năm 2012, bao trùm khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Năm 2015, Trung Quốc bắt đầu triển khai thế hệ thứ ba gọi là Bắc Đẩu 3 nhằm mục đích phủ sóng toàn cầu.
Trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 26 tháng 6 tại Bắc Kinh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) đã lên tiếng trấn an dư luận rằng các vệ tinh Bắc Đẩu của Tầu Cộng chỉ nhắm đến các mục đích dân sự, chủ yếu là chỉ đường cho các xe cộ trên đất liền và tàu bè trên biển. Tuyên bố của Kiên được đưa ra vì nhiều nước lo ngại rằng Trung Quốc đang tiến hành do thám các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong vùng Đông Nam Á để phục vụ các mục tiêu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
Source:Reuters
2. Trung Quốc cảnh báo Vương quốc Anh sẽ trả giá đắt khi loại bỏ Huawei
Trung Quốc vừa đưa ra một cảnh báo cho Vương quốc Anh. Loại bỏ Huawei và bạn sẽ rắc rối to. Đại sứ Trung Quốc tại London đã đưa ra mối đe dọa không hề che giấu vào hôm thứ Hai.
Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming - 刘晓明) nói: “Chúng tôi muốn trở thành bạn bè của các bạn. Chúng tôi muốn trở thành đối tác của các bạn. Nhưng nếu các bạn muốn biến Trung Quốc thành một quốc gia thù địch, các bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả.”
Liu Xiaoming đã đưa ra phát biểu trên giữa lúc có những đồn đoán rằng Vương quốc Anh có thể sẽ cấm Huawei tham gia vào các mạng điện thoại 5G /đọc là five dzi/ thế hệ tiếp theo. Trước đó, London đã nói rằng công ty Trung Quốc có thể tham gia vào các phần không phải là chính yếu của hệ thống, nhưng tuần trước Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson nói rằng ông không muốn cơ sở hạ tầng quan trọng bị kiểm soát bởi các nhà cung cấp của một quốc gia có khả năng thù địch với nước Anh.
Sau khi Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei và tăng áp lực lên các đồng minh để tránh xa nó, Anh chỉ còn 2 lựa chọn lựa chọn khó khăn, chọc giận Washington hay chọc giận Bắc Kinh.
Đại sứ Trung Quốc đã biến câu chuyện này thành một trắc nghiệm đối với nước Anh thời hậu Brexit. Nếu Anh không tách ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, Anh không rơi vào tình cảnh này. Thật thế, Trung Quốc không dám đưa ra một lệnh trừng phạt trên toàn bộ Liên Hiệp Âu Châu.
Đại sứ Lưu Hiểu Minh nói thêm: “ Nếu các bạn loại bỏ Huawei, thì các bạn đang gửi đi một thông điệp rất sai trái. Nó sẽ làm mờ hình ảnh của Anh như một quốc gia với nền thương mại tự do.”
Cuộc tranh cãi về Huawei đã trở thành cuộc chiến ý chí giữa Mỹ và Trung Quốc. Hôm thứ Hai, một bộ trưởng Anh cho biết một đánh giá về chính sách của họ đang được tiến hành với kết quả sẽ được công bố trước quốc hội. Thủ tướng Boris Johnson có một lựa chọn rất khó khăn phải thực hiện.
Source:Reuters
Ca Sĩ da đen Kanye West công bố ra tranh cử tổng thống, lợi hay hại cho Tổng thống Trump?
Giáo Hội Năm Châu
05:24 08/07/2020
Chưa đầy bốn tháng trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 tại Mỹ, ca sĩ nhạc rap nổi tiếng người da đen Kanye West đã tweet rằng anh ta sẽ ra tranh cử tổng thống. Các chuyên gia nói rằng, về mặt kỹ thuật mà nói, anh ta có thể tham gia cuộc đua nhưng sẽ không dễ dàng và sẽ tốn rất nhiều tiền để giành được một ít phiếu.
Quyết định ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ của Kanye được hỗ trợ bởi vợ anh là Kim Kardashian cũng như ông chủ Tesla Elon Musk.
Kanye có thể ra tranh cử tổng thống với tư cách độc lập hoặc dưới sự ủng hộ của một đảng chính trị nhỏ hơn - chẳng hạn như Đảng Libertarian. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, đảng này đã giành được 4.5 triệu phiếu bầu, tức là 3.6% số phiếu phổ thông.
Tuy nhiên, tất cả các đảng nhỏ đã chọn ứng cử viên tổng thống của họ cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2020.
Nếu Kanye ra tranh cử tổng thống với tư cách ứng viên độc lập, điều này đã quá muộn để thực hiện các lá phiếu ở một số bang.
Thời hạn nộp đơn đề cử đã được thông qua tại ít nhất sáu tiểu bang, bao gồm các trung tâm có dân số lớn như Texas, New York và Illinois. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều tiểu bang cũng cho phép cử tri được viết tên của một ứng cử viên không kịp nộp đơn vào phiếu bầu - những ứng cử viên như thế gọi là “write-in candidates”.
Hạn chót ghi danh tranh cử tổng thống sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy.
Theo các quy tắc phức tạp của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, mỗi tiểu bang được chỉ định một số phiếu đại cử tri đoàn (Electoral College). Các đại cử tri được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ngày được gọi theo truyền thống là “ngày bầu cử”. Thực tế, họ mới chính là những người sẽ trực tiếp bầu Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải người dân bình thường. Năm 2016, Tổng thống Trump đã giành được 304 trong tổng số 538 phiếu đại cử tri đoàn.
Mặc dù đã tweet ý định của mình, Kanye được báo cáo là chưa ghi danh ra tranh cử với Ủy ban bầu cử liên bang cho cuộc bầu cử vào tháng 11.
Việc ra tranh cử của anh ta có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống lần này. Trong quá khứ, các ứng cử viên độc lập có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Năm 1992, doanh nhân Ross Perot đã giành được 19% số phiếu phổ thông, và như thế chia bớt phiếu bầu của đảng Cộng hòa khiến ứng cử viên đảng Dân chủ, Bill Clinton, giành được chiến thắng cam go trước tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush – tức là ông Bush cha. Nếu Ross Perot không ra tranh cử các phiếu bầu cho ông ta hầu chắc sẽ dành cho đảng Cộng Hòa.
Ngay cả một số lượng nhỏ phiếu bầu có thể quyết định kết quả. Năm 2000, ứng cử viên đảng Xanh Ralph Nader đã giành được 10, 000 phiếu tại Florida, trong khi thắng thua được được quyết định chỉ bởi 500 phiếu. Nếu Ralph Nader không ra tranh cử, Al Gore đã trở thành Tổng thống thay vì George W. Bush – hay ông Bush con.
Ca sĩ Kanye rất nổi tiếng và được ưa chuộng trong đa số những thanh niên da đen, là những người hầu chắc sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, đặc biệt trong bối cảnh tình hình hiện nay. Do đó, nếu Kanye thực tâm ra tranh cử, anh ta sẽ chia phiếu với Joe Biden, và điều này mang lại nhiều cơ may thắng cử cho Tổng thống Trump.
Chính vì thế, ngay sau khi Kanye đưa ra quyết định của mình, người ta có thể ghi nhận các phản ứng tiêu cực sau từ phía những người ủng hộ Joe Biden:
Một tấm hình Kanye gặp gỡ Tổng thống Trump vào tháng 10 năm 2018 được tung ra với dụng ý cho rằng ca sĩ này là tay sai của đảng Cộng Hòa.
Phản ứng thứ hai cho rằng đây chỉ là trò quảng cáo của Kayne cho một album sắp tới. Cho đến nay, tweet tuyên bố ra tranh cử tổng thống năm 2020 của Kanye là một tweet rất phổ biến. Nhiều người nói đây không phải là lần đầu tiên Kanye tuyên bố ý định tranh cử Tổng thống. Vào năm 2015, anh ta đã nói rằng mình sẽ tham gia cuộc bầu cử năm 2016 nhưng rồi không thấy có tiến triển gì. Tháng 11 năm ngoái, anh cho biết sẽ chạy trong cuộc thi năm 2024.
Source:ABC NewsKanye West says he is running for president of the United States. Is that actually possible?
Quyết định ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ của Kanye được hỗ trợ bởi vợ anh là Kim Kardashian cũng như ông chủ Tesla Elon Musk.
Kanye có thể ra tranh cử tổng thống với tư cách độc lập hoặc dưới sự ủng hộ của một đảng chính trị nhỏ hơn - chẳng hạn như Đảng Libertarian. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, đảng này đã giành được 4.5 triệu phiếu bầu, tức là 3.6% số phiếu phổ thông.
Tuy nhiên, tất cả các đảng nhỏ đã chọn ứng cử viên tổng thống của họ cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2020.
Nếu Kanye ra tranh cử tổng thống với tư cách ứng viên độc lập, điều này đã quá muộn để thực hiện các lá phiếu ở một số bang.
Thời hạn nộp đơn đề cử đã được thông qua tại ít nhất sáu tiểu bang, bao gồm các trung tâm có dân số lớn như Texas, New York và Illinois. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhiều tiểu bang cũng cho phép cử tri được viết tên của một ứng cử viên không kịp nộp đơn vào phiếu bầu - những ứng cử viên như thế gọi là “write-in candidates”.
Hạn chót ghi danh tranh cử tổng thống sẽ hết hạn vào cuối tháng Bảy.
Theo các quy tắc phức tạp của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, mỗi tiểu bang được chỉ định một số phiếu đại cử tri đoàn (Electoral College). Các đại cử tri được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ngày được gọi theo truyền thống là “ngày bầu cử”. Thực tế, họ mới chính là những người sẽ trực tiếp bầu Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải người dân bình thường. Năm 2016, Tổng thống Trump đã giành được 304 trong tổng số 538 phiếu đại cử tri đoàn.
Mặc dù đã tweet ý định của mình, Kanye được báo cáo là chưa ghi danh ra tranh cử với Ủy ban bầu cử liên bang cho cuộc bầu cử vào tháng 11.
Việc ra tranh cử của anh ta có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống lần này. Trong quá khứ, các ứng cử viên độc lập có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Năm 1992, doanh nhân Ross Perot đã giành được 19% số phiếu phổ thông, và như thế chia bớt phiếu bầu của đảng Cộng hòa khiến ứng cử viên đảng Dân chủ, Bill Clinton, giành được chiến thắng cam go trước tổng thống đương nhiệm George H. W. Bush – tức là ông Bush cha. Nếu Ross Perot không ra tranh cử các phiếu bầu cho ông ta hầu chắc sẽ dành cho đảng Cộng Hòa.
Ngay cả một số lượng nhỏ phiếu bầu có thể quyết định kết quả. Năm 2000, ứng cử viên đảng Xanh Ralph Nader đã giành được 10, 000 phiếu tại Florida, trong khi thắng thua được được quyết định chỉ bởi 500 phiếu. Nếu Ralph Nader không ra tranh cử, Al Gore đã trở thành Tổng thống thay vì George W. Bush – hay ông Bush con.
Ca sĩ Kanye rất nổi tiếng và được ưa chuộng trong đa số những thanh niên da đen, là những người hầu chắc sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, đặc biệt trong bối cảnh tình hình hiện nay. Do đó, nếu Kanye thực tâm ra tranh cử, anh ta sẽ chia phiếu với Joe Biden, và điều này mang lại nhiều cơ may thắng cử cho Tổng thống Trump.
Chính vì thế, ngay sau khi Kanye đưa ra quyết định của mình, người ta có thể ghi nhận các phản ứng tiêu cực sau từ phía những người ủng hộ Joe Biden:
Một tấm hình Kanye gặp gỡ Tổng thống Trump vào tháng 10 năm 2018 được tung ra với dụng ý cho rằng ca sĩ này là tay sai của đảng Cộng Hòa.
Phản ứng thứ hai cho rằng đây chỉ là trò quảng cáo của Kayne cho một album sắp tới. Cho đến nay, tweet tuyên bố ra tranh cử tổng thống năm 2020 của Kanye là một tweet rất phổ biến. Nhiều người nói đây không phải là lần đầu tiên Kanye tuyên bố ý định tranh cử Tổng thống. Vào năm 2015, anh ta đã nói rằng mình sẽ tham gia cuộc bầu cử năm 2016 nhưng rồi không thấy có tiến triển gì. Tháng 11 năm ngoái, anh cho biết sẽ chạy trong cuộc thi năm 2024.
Source:ABC News
Cơ hội tuyệt vời: Hành hương trực tuyến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức 16 tháng 7. Phép lạ ngoạn mục thứ 70
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:42 08/07/2020
Âu Châu đang từ từ mở cửa trở lại sau khi đóng cửa vì đại dịch coronavirus kinh hoàng. Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự đang trở lại trên khắp lục địa này. Tuy nhiên, các nhóm hành hương với số lượng lớn vẫn còn là điều rất xa trong tương lai. Chính vì thế, Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức nổi tiếng thế giới sẽ tổ chức một chuyến hành hương trực tuyến.
“Đức Mẹ Lộ Đức cần thế giới, và thế giới cần Đức Mẹ Lộ Đức, ” Đức Ông Olivier Ribadeau Dumas, Giám đốc Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở miền nam nước Pháp nói.
Chương trình hành hương “Hiệp nhất với đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức” sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 7, và chương trình sẽ bao gồm 15 giờ hành hương trực tuyến, bằng các ngôn ngữ khác nhau, với thánh lễ, diễu hành, lần chuỗi và những lời cầu nguyện khác.
Ngày 16 tháng 7 là một ngày rất có ý nghĩa: Đó là ngày kỷ niệm lần hiện ra cuối cùng của Đức Mẹ tại Lộ Đức.
Cho đến nay ít nhất 70 phép lạ đã được công nhận xảy ra nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ cho những ai đến kêu cầu cùng Mẹ tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm Chúa Nhật 11 tháng 2, 2018, Đức Cha Jacques Benoit-Gonin đã tuyên bố rằng Giáo Hội chính thức công nhận là phép lạ việc phục hồi không thể giải thích được về mặt Y khoa của một nữ tu bị liệt kinh niên đã nhiều năm.
Nữ tu Bernadette Moriau, sau nhiều năm bị liệt nặng, đã được chữa lành một cách “đột ngột, tức khắc, hoàn toàn và khỏi hẳn từ đó đến nay”. Đức Cha Jacques Benoit-Gonin, là Giám mục Giáo phận Beauvais đã tuyên bố như trên trong thánh lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Đây là phép lạ thứ 70 xảy ra ở Lộ Đức nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria.
Phép lạ này đã xảy ra gần 10 năm trước đó, sau khi sơ Bernadette Moriau tham dự một buổi lễ sức dầu cho các bệnh nhân tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở miền Nam nước Pháp.
Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức là nơi Đức Mẹ đã hiện ra cách đây 160 năm với một cô gái 14 tuổi, được coi là một nơi linh thánh vì nhiều bệnh nhân đã được khỏi bệnh cách kỳ diệu. Nước chảy từ suối trong hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra có quyền năng chữa lành và hàng triệu người hành hương đến viếng thánh địa này mỗi năm.
Phép lạ xảy ra đối với sơ Moriau đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi của Ủy ban Y tế Quốc tế Lourdes trước khi Giáo Hội đưa ra quyết định cuối cùng liệu đó có phải là một phép lạ hay không.
Sơ Moriau đã phải trải qua 4 lần giải phẩu cột sống từ năm 1968 đến năm 1975 và đã bị tuyên bố là bại liệt hoàn toàn vào năm 1980. Một chân sơ bị xoắn vĩnh viễn, buộc sơ phải đeo nẹp và dùng xe lăn. Sơ cho biết đã phải dùng những liều morphine rất cao để giảm đau.
Người nữ tu năm nay 2020 đã 81 tuổi nói: “Tôi chưa bao dám cầu xin một phép lạ, ” khi kể lại cuộc hành hương vào tháng 7 năm 2008 của sơ đến Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
Sơ nói trong một video được đăng trên trang web của giáo phận Beauvais rằng sau khi trở về nhà dòng của mình ở gần thành phố Beauvais và đang khi cầu nguyện trong nhà nguyện “Tôi cảm thấy một luồng sinh lực mạnh mẽ chạy khắp cơ thể mình, một sự thư giãn, ấm áp... Tôi về phòng của mình, và ở đó có một giọng nói với tôi “tháo nẹp con ra đi”, “Thật kinh ngạc, tôi có thể đi đứng như thường”
Sơ Moriau cho biết thêm ngay lập tức sơ quăng hết tất cả cả dụng cụ trợ giúp, từ cái nẹp sắt, đến cái xe lăn và cả những ống morphine - và đi bộ 5km một vài ngày sau đó.
Trong thông cáo của giáo phận Beauvais, Đức Cha Jacques Benoit-Gonin cho biết chi tiết như sau : “Chiều ngày 11/07/2008, khi sơ Moriau đang chầu Thánh Thể, sơ đã trải qua một khoảnh khắc ngoại thường khi hiệp thông với Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức và với cuộc hành hương mà sơ mới thực hiện. Khi sơ trở về phòng mình, sơ cảm thấy được thúc đẩy bỏ hết các bộ phận trợ giúp trên người mình: các máy móc y khoa và tắt cả máy kích thích thần kinh... Ngay lập tức sơ bắt đầu bước đi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, hoàn toàn độc lập. Sơ đã gọi các sơ cùng dòng đến chứng kiến và các sơ đó đã nhận thấy sự thay đổi.”
Đức Cha Jacques Benoit-Gonin nói sự thay đổi “đột ngột, tức khắc, hoàn toàn và khỏi hẳn từ đó đến nay” đã khiến ngài nhận ra đây có thể là một phép lạ. Ủy ban Y khoa Lourdes sau nhiều cuộc nghiên cứu đã khẳng định rằng những thay đổi này không thể giải thích được “trong tình trạng hiện tại của kiến thức khoa học của chúng ta”
Phép lạ trước đây ở Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tức là phép lạ thứ 69, đã được tuyên bố vào năm 2013. Một phụ nữ Ý đến thăm Lộ Đức năm 1989, bị cao huyết áp nghiêm trọng và nhiều vấn đề khác đã được chữa lành hoàn toàn.
Không phải mọi phép lạ đều được công bố tại Lộ Đức. Một nữ tu người Pháp, là sơ Marie Simon-Pierre, được tuyên bố là đã khỏi bệnh Parkinson sau khi cầu nguyện cùng cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Phép lạ này được công bố tại Vatican trong tiến trình tuyên thánh cho vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 2014.
Ít nhất 7200 trường hợp khỏi bệnh đã được Ủy ban Y khoa Lourdes ghi nhận, đến nay Giáo Hội chỉ mới công nhận 70 phép lạ.
Source:Crux