Ngày 09-07-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đấng Thủy Chung
Lm. Minh Anh
01:24 09/07/2021
ĐẤNG THUỶ CHUNG
“Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi lên!”.

Trong cuốn “Bits & Pieces”, tạm dịch, “Những Điều Nhỏ Nhặt”, tác giả nhận xét, “Chính những gì mà những người không quan trọng làm, mới thực sự có ý nghĩa và quyết định tiến trình lịch sử. Thế giới sẽ sớm tàn nhưng sự thuỷ chung, lòng trung thành và sự tận hiến của những con người mà tên tuổi họ không được vinh danh, lại là những con người góp phần làm nên lịch sử!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay không nói đến những con người vô danh thuỷ chung ‘góp phần làm nên’ lịch sử, nhưng nói đến một Thiên Chúa, ‘Đấng thuỷ chung’ ‘kiến tạo’ lịch sử; đó là một Thiên Chúa luôn đồng hành với những ai Ngài chọn, hỗ trợ đến cùng những kẻ Ngài sai.

Bài đọc Sáng Thế tiếp tục kể chuyện Giuse, vốn rất được lòng vua Pharaô lúc bấy giờ. Sau khi tỏ mình cho các anh, Giuse được vua ban xa mã để đến tận Canaan đón cha là Giacob và dòng tộc xuống Ai Cập. Vừa vui mừng, vừa lắng lo, Giacóp đang rất bồn chồn… thì trong một thị kiến, Thiên Chúa báo mộng, trấn an ông, “Ta là Thiên Chúa rất hùng mạnh của cha ngươi; đừng sợ, hãy xuống Ai Cập. Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi lên!”. Có lời nào bảo đảm và an ủi hơn những lời chúng ta vừa nghe! Một Thiên Chúa hùng mạnh, uy dũng, quyền năng sẽ tự mình di cư với Giacob và dòng tộc ông; để về sau, cũng chính Ngài, ‘Đấng thuỷ chung’ đó, sẽ cùng hồi hương với họ, chính Ngài sẽ đích thân đưa con cháu Giacob lên lại quê cha đất tổ.

Trong Tin Mừng hôm nay, khi sai các tông đồ đi truyền giáo, Chúa Giêsu cảnh báo họ sẽ phải đương đầu với quẫn bách và khốn khó. Ngài đề cập đến bốn loài động vật khác nhau: chiên, sói, rắn và chim bồ câu. Nhóm Mười Hai được gửi đến những nơi mà họ sẽ gặp phải sự thù nghịch gắt gao. Họ sẽ dễ tổn thương như chiên trước bầy sói; đối phó với kẻ nghịch, họ phải thông minh và khôn ngoan như loài rắn, tránh những đối đầu không cần thiết; đồng thời, họ không được làm hại ai, nhưng hiền lành như chim bồ câu. Tình trạng thù địch Chúa Giêsu mô tả đúng với kinh nghiệm của tất cả Kitô hữu hôm nay trên thế giới, ngay cả ở những quốc gia đã từng ủng hộ Kitô giáo về mặt văn hoá. Nhiều tín hữu hôm nay cảm thấy mình như chiên giữa sói, ngày càng ý thức sự cần thiết khôn ngoan của loài rắn, khi họ phải hiền lành như chim bồ câu đối với thù địch mình.

‘Những con sói’ Chúa Giêsu nói đến vẫn còn rất nhiều ở mọi thời. Chúng có những hình thức tấn công khác nhau vào những thời điểm khác nhau, ở những nơi chốn khác nhau; ngay cả những người trong cộng đoàn, trong gia đình. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại bảo đảm với chúng ta rằng, dẫu gặp sự chống đối lớn nhất, chúng ta vẫn không bị phó mặc cho sức riêng mình. Chúa Thánh Thần sẽ được ban, để củng cố, giúp sức, hầu chúng ta có thể vượt qua thử thách, cho phép chúng ta làm chứng cho Ngài và Tin Mừng của Ngài. Chúa Thánh Thần sẽ được ban ở mọi thời, thời các tông đồ cũng như thời của chúng ta, “Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì; vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là chính Thánh Thần của Cha các con nói trong các con”; nghĩa là chính Thiên Chúa, ‘Đấng thuỷ chung’ sẽ nói thay cho những kẻ Ngài sai đi. Giữa một thế giới ghét Thiên Chúa, người môn đệ Chúa Giêsu phải trung thành với đức tin của mình; họ phải trở nên công chính, hiền lành, vốn như là điều kiện để được Thiên Chúa ở cùng. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tiết lộ, “Người công chính được Chúa thương cứu độ!”.

Anh Chị em,

Mỗi ngày, Chúa Giêsu, Emmanuel, ‘Đấng thuỷ chung’ đang ở cùng chúng ta; Ngài ban sức mạnh và Thánh Thần của Ngài cho chúng ta qua các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Vấn đề còn lại nằm ở phía chúng ta, liệu chúng ta có biết chạy đến với Ngài để múc lấy ân sủng cũng như nghị lực cho tâm hồn, hầu có thể đương đầu với ba thù ngay trong cuộc sống hôm nay hay không. Chúng ta đương đầu bằng cách hiền lành và cầu nguyện khi đối mặt với bất công; đó cũng là một khoảng lặng thấm đẫm tình yêu dành cho kẻ bắt bớ chúng ta; thế nhưng, đến một lúc cần thiết nào đó, chính Chúa Thánh Thần sẽ nói thay cho chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tin tưởng nhiều hơn vào ân sủng của Chúa, vốn sẽ dẫn đến một lòng bác ái dồi dào bên trong mỗi người.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan để có thể tiếp tục yêu thương trong một thế giới thù địch với Ngài. Như thế, tình yêu của con sẽ chiến thắng, vì biết rằng, Chúa là ‘Đấng thuỷ chung’ đang ở với con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật XV Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
01:55 09/07/2021
CHÚA NHẬT XV TN (B)
Amốt 7: 12-15; T.vịnh 84: 9-14; Êphêsô 1: 3-14; Maccô 6: 7-13

Vì sao ông Ámátgia lại khó chịu với ông Amốt? Mặc dù chúng ta có thấy ông Amốt giảng dạy điều gì trong bài đọc thứ nhất đọc hôm nay không. Tôi biết chắc các giáo dân ngồi trên ghế trong nhà thờ sẽ nghe điều đó, và họ không hiểu bài đọc này muốn nói điều gì. Vậy tôi có bi quan hay không? Thật thế, tôi thừa nhận là tôi đã không biết nhiều về bài đọc thứ nhất.

Chúng ta đang ở trong thế kỷ thứ 8 trước kỷ nguyên Kitô giáo, và ông Amátgia, là thầy cả ở trong cung điện nhà vua. Thời đó, Israel được thịnh vượng và hòa bình. Những người giàu có cảm thấy an toàn, và thời đó cũng là thời kỳ có sự suy đồi trong xã hội. Dân chúng quên hẳn lời giao ước Thiên Chúa đã làm với họ. Ông Amátgia đang nói với triều đình xét xử những điều họ cần biết, và chính ông ta và nhiều người khác đã không trung thành với Thiên Chúa, và họ dựa vào quyền lực của triều đình để được an toàn. Ông Amốt là một người chăn cừu, và chăm sóc việc trồng cây sung. Hình như cây sung ở trung đông có rất nhiều trái. Và nếu muốn trái sung ăn được thì phải biết chăm sóc bón phân và cắt tỉa thì trái sẻ ngon hơn (làm sao điều đó lại là hình ảnh của một ngôn sứ!) Trái sung cũng là của ăn của người nghèo.

Vì ông Amốt không xuất thân từ trong cung điện và ông ta cũng không phải là một ngôn sứ của một tôn giáo có tổ chức. Ông ta chỉ xưng ông ta là một ngôn sứ ở đất Giuda (1:2). Hôm nay là thị kiến của ông Amốt. Nhưng khi ông ta gặp ông Amátgia thì thị kiến ông ta bị phá bỏ. Ông Amátgia muốn ông Amốt ra khỏi thị trấn. Ông Amốt phản đối và nói rằng ông không phải là một ngôn sứ. Nhưng chính Thiên Chúa đã chọn ông. Và ông ta cũng không có liên quan gì với các ngôn sứ khác. Thông điệp của ông ta đưa ra có được chấp nhận hay không là tùy giá trị của riêng nó chứ không phải bởi bất kỳ các chức sắc nào của vương triều. Chúng ta thấy vì sao bài đọc thứ nhất được chọn đi với bài Phúc âm hôm nay – Thông điệp này là điều từ Thiên Chúa điều có giá trị của nó và Thiên Chúa tự chọn người truyền đạt cho Ngài.

Bạn có thể thấy vì sao bài ông Amốt được chọn để đọc với bài Phúc âm thánh Máccô về việc Chúa Giêsu gởi 12 môn đệ của Ngài đi rao giảng và chữa lành. Cũng như các người đó, ông Amốt là một người thường dân mà Thiên Chúa chọn để đại diện Chúa mà rao giảng lời Ngài. Ông ta không có học thức cao, và đó không phải là điều kiện cần thiết để trở nên người phát ngôn của Thiên Chúa. Nếu phải có điều kiện thì 12 người Chúa Giêsu gởi đi và các ngôn sứ khác sẻ không được chọn đâu. Và chúng ta đã không phải nghèo hơn nếu không có lời rao giảng của họ.

Điều này khiến chúng ta tự hỏi: Chúng ta đã bao giờ có cảm nghiệm được Thiên Chúa đang nói với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, hay đang mời gọi chúng ta phải hành động và nói lên đường lối Thiên Chúa trong thế giới chúng ta hay không? Theo cả hai Cựu và Tân Ước, Thiên Chúa hay gọi những người thường dân như chúng ta để nói lên ý của Thiên Chúa và làm việc của Ngài.

Bài đọc thứ hai trích từ thơ thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Ephêsô, cũng nói như thế. Chúng ta là người được Thiên Chúa chọn và được ơn riêng để làm việc đặc biệt. Thơ đó không nói là chúng ta được chọn suốt đời và không quan tâm đến sự tự do của chúng ta. Chúng ta được tự do chọn để trả lời "vâng" hay "không" với lời mời gọi của Ngài để phục vụ. Đó không phải là điều được định trước cho chúng ta. Một số người trong chúng ta được chọn để được cứu rổi. Một só người khác thì không. Không phải đó là điều tiền định của Thiên Chúa. Thật ra, chúng ta đã chọn để biết được Chúa Kitô và ơn cứu rổi của Ngài. Chúng ta được gọi nên thánh qua Ngài. Trong Ngài, chúng ta được mời gọi nên thánh, đầy thương yêu và được sai đi để tiếp tục công việc của Đức Kitô trong thế giới - Việc ca ngợi, đem hòa bình và hòa giải mà Thiên Chúa muôn ban cho mọi dân tộc qua chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô.

Bài Phúc âm hôm nay nói rõ trách nhiệm của chúng ta, và mô tả cách chúng ta phải thực hiện trách nhiệm đó như thế nào. Điều đó đến ngay sau khi chúng ta nghe Chúa Giêsu bị từ chối bởi những người trong làng của Ngài (Mc 6: 1-6) Trong bài Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu gởi các môn đệ của Ngài đi giảng dạy cho các người ngoài, cho những ai muốn chấp nhận lời Ngài. Những người ngoài đó làm gì để xứng đáng được sự chú ý của các người đi rao giảng tin mừng và sự chữa lành mà họ đem đến? Không có gì ngoài việc hãy mở lòng với Thiên Chúa, là Đấng đưa tay ra để giúp những ai cần được giúp đở qua các sứ giả được Thiên Chúa gởi đi.

Thời nay, chúng ta muốn được trang bị đầy đủ kỷ năng để đi làm việc. Vậy kỷ năng gì phải có nơi người được Thiên Chúa sai đi để thu phục dân chúng về với Đức Kitô? Thật ra, họ chỉ được có một cây gậy và được đôi dép - (không có gì khác hơn trong phúc âm thánh Mátthêu và thánh Luca: ở đây Chúa Giêsu còn cho họ ít hơn nửa cơ) Vậy thì làm sao các môn đệ đó thành công được? Họ không dựa vào sức khoẻ của họ, hay sự thông minh và những ơn sũng có sự thu hút. Họ không có hành lý, hay tiền của để đem theo để bảo đảm cho sự thành công. Trong một số tình huống, họ sẻ được chào đón, còn trong vài hoàn cảnh khác thì không. Dù sao đi nữa, khi họ bị xua đuổi, họ không nên chán nản, nhưng hãy chuyển đến những nơi khác để được đón nhận.

Còn chúng ta, là những môn đệ của Chúa Giêsu thời nay thì sao? Chúng ta cũng được mời gọi. Khi Thánh Lễ kết thúc, mặc dù chúng ta đang tham dự thánh lễ trực tiếp hay qua trực tuyến truyền thông, chúng ta cũng được Chúa Giêsu gởi đi để làm việc rao giảng cho Ngài. Vậy, chúng ta có sẵn sàng ra đi theo dự án phúc âm là rao giảng tin mừng bằng lời nói và việc làm hằng ngày của chúng ta trong thế giới này không? Liệu chúng ta sẻ ra đi với “hành lý đơn giản” là tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa để dẫn dắt chúng ta hay không?

Chúng ta làm thế nào tường thuật câu chuyện về Chúa Giêsu cho thế giới chúng ta? Ở đâu? và lúc nào? - Ngay cả bằng lời nói, cách chúng ta sống, làm nhân chứng, hay chống lại những câu chuyện chúng ta muốn nói?

Chúa Giêsu gởi các môn đệ Ngài với quyền năng trên các thần ô uế. Những ô uế đó trong thời này là gì? Là những người nghiện ma tuý, chủ nghĩa quân phiệt, lạm dụng môi trường, bạo lực, bỏ phế người nghèo, từ chối người di cư, tội khiêu dâm, lạm dụng trong gia đình v.v... Chúng ta phải làm gì để xua đuổi các "quỷ ám" đó đang tìm cách hủy hoại chúng ta? Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện xin cho được ơn khôn ngoan. Trong bí tích Thánh Thể hôm nay, xin được khôn ngoan, ơn can đảm và tính đơn sơ và luôn tin là Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta trong lúc chúng ta phục vụ. Chúng ta không tự làm được việc này, đó là Thiên Chúa đã ban "ơn sũng của Ngài" khi chúng ta phục vụ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


15th SUNDAY (B)
Amos 7: 12-15; Psalm 85: 9-14; Ephesians 1: 3-14; Mark 6: 7-13

Why is Amaziah so upset with Amos? Whether we preach on the first reading or not, I am sure people in the pews will hear it and not have a clue what it is saying. Am I being too pessimistic? Well, I admit, I didn't know much about it myself on my first reading.

We are in the 8th century before the Christian era and Amaziah is the priest in the courts of the king. It is a time of peace and prosperity for Israel and the rich feel quite secure. It is also a time of decadence, the people are ignoring the covenant God made with them. Amaziah is telling the court just what it wants to hear and he, with so many others, has given up on God, relying on the powers of the government for security. Amos is a shepherd and dresser of sycamores. Apparently sycamores in the Middle East bear a simple fruit that, in order to be edible, requires a dressing of the tree. Someone who knows how to nip buds was needed to get better fruit. (How's that for an image of a prophet!) The fruit was also the food of the poor.

So, Amos does not come out of the court, nor is he a prophet from the organized religion. He is rough hewn and says he is the champion of the Lion of Judah (1:2). Amos has been having his prophetic visions and the text today, the encounter between him and Amaziah, is a break in these visions. Amaziah wants Amos out of town. Amos protests that he did not choose to be a prophet, but that God chose him. Nor does he have anything to do with other prophets. His message will be received for its own worth and not that of any official, or public office. One can see why this reading was chosen to go with the gospel of the day – the message is what counts and God chooses the messengers God wants to convey it.

You can see why the Amos reading was chosen today to blend with Mark’s account of Jesus’ sending of the Twelve to preach and heal. Like them, Amos was an ordinary person whom God chose to represent and preach God’s message. He wasn’t highly educated; that’s not the primary requisite to be a spokesperson for God. If it were, Amos, the Twelve and other prophetic voices, would not have been chosen – and we would not have been the poorer without their voices.

Which makes us ask: have we experienced God speaking to us in our daily lives, calling us to act, or speak up for God’s ways in our world? According to both Testaments God has a habit of calling on plain, ordinary people. like us, to speak God’s message and do God’s work.

Our second reading from Ephesians has a similar message. We are people chosen by God and equipped with special gifts and particular tasks. Ephesians is not saying that we have been programmed from all eternity without regard for our freedom. We are free to choose; to say "yes" or "no" to God’s invitation to serve. It is not about predestination – some of us chosen to be saved, others not. Not that kind of predestination. Rather, we have chosen to know Christ and his salvation. In him we are called to be holy, full of love and sent to continue Christ’s work in the world – a work of praise, peace and reconciliation which God wishes to bestow on all peoples through us – disciples of Jesus Christ.

Today’s gospel passage spells out our responsibility and describes how we are to carry it out. It follows immediately after we heard how Jesus was rejected by his own (Mark 6:1-6). In today’s section Jesus sends his disciples to outsiders, to whomever would receive in their message. What have these outsiders done to deserve the attention of the messengers, the good news and healings they bring? Nothing, but to be in need and to be open to God, who reaches out to help the needy through God’s appointed messengers.

We moderns want to be fully equipped for the jobs given to us. What special equipment are the messengers to bring with them to win people over to Christ? Well, they were allowed a walking stick and sandals – nothing else (in Matthew and Luke’s account Jesus is even stricter!). How then with these disciples succeed? Not based on their own powers, wit, or persuasive gifts. No baggage, or resources they could carry would guarantee success. In some situations they will be welcomed; in others not. No matter, when they are rejected they are not to be discouraged, but to move on to others who will receive them.

What about us modern messengers of Jesus? We too have been summoned. When our Eucharist is over, whether we are attending Mass in person, or via a live link, we are sent forth as Jesus’ personal messengers. Are we willing to advance his gospel project by our words and deeds in the world? Will we "travel light," trusting in the Lord’s presence to guide us?

How can we tell the story of Jesus to our world? Where? When? – even without words, by the way we live, witness to, or contradict the story we are trying to tell?

Jesus sent his disciples with power over unclean spirits. What are they in today’s world? Unclean spirits like: addictions, militarism, environmental abuse, violence, neglect of the poor, rejection of refugees, pornography, abuse in the home, etc. What work can we do to drive out these "unclean spirits" that threaten to consume and destroy us? We can offer a prayer for wisdom at today’s celebration; for insight, courage and a simple, trusting spirit in Jesus’ accompanying us on our assigned tasks. We are not on our own. He has given us his "traveling Spirit."
 
Trút bỏ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:03 09/07/2021
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG HIÊN. NĂM B
TRÚT BỎ

Đúng nghĩa của cắm trại, nhất là trại huấn luyện, là hòa hợp cùng thiên nhiên, sống hết mình cho thụ tạo, thở hơi thở của hoang dã, sống sức sống của ngàn xanh, đi vào lòng tự nhiên khám phá siêu nhiên, đắm mình với tự nhiên để vươn hồn tới siêu nhiên, gọi về lòng biết ơn thụ tạo đã cho nhau sự sống và dâng muôn muôn lời cảm tạ Tạo Hóa ân ban cho muôn loài sự sống…

Cắm trại đồng nghĩa với trút bỏ một cách tự nguyện mọi ràng buộc không cần thiết. Càng trút bỏ bao nhiêu có thể và giữ lại những gì cần thiết đúng mức, người ta càng thanh thoát, nhẹ nhõm, không vướng bận, lo toan điều gì.

Hành trang trại viên càng nhẹ, tinh thần khiêm nhường, nghèo khó càng lớn, ta càng dễ hết mình với phút hiện tại, với không gian, thời gian… Nhất là dễ hòa với tự nhiên, dễ trở về Nguồn Cội Vĩnh Cửu, Đấng tác sinh mọi loài.

Hiểu “trút bỏ” cần cho trại sinh, ta sẽ hiểu hơn mệnh lệnh lên đường Chúa Giêsu trao cho môn đệ. Mệnh lệnh ấy cũng đồng thời với mệnh lệnh trút bỏ.

Còn hơn sự “trút bỏ” của trại sinh, môn đệ của Chúa phải trút bỏ đến trở nên nghèo khó, một cái nghèo đúng mức, nghèo trọn nghĩa: “Ngài truyền cho các ông lên đường, đừng mang gì ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép và đừng mặc hai áo”.

Tin Mừng của Chúa Giêsu là Tin Mừng cho người nghèo, Tin Mừng của người nghèo. Do đó chỉ có người nghèo mới có thể nên chứng nhân cho Tin Mừng ấy, mới có thể loan báo Tin Mừng ấy hữu hiệu.

Chúa Giêsu không dạy gì mà Chúa đã không sống lời dạy ấy. Cả cuộc đời trần thế của Chúa là bài học lớn cho người môn đệ về sự nghèo khó.

Chúa Giêsu trút bỏ hoàn toàn. Sự trút bỏ đúng nghĩa (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Chúa không tự dành riêng điều gì: Mang phận Thiên Chúa, nhưng trở nên người phàm, một sự trút bỏ không thể tưởng tượng. Vậy mà Đấng Thiên Chúa làm người lại chấp nhận sống nghèo, nghèo đến không còn gì.

Chúng ta không giàu, nhưng khi sinh ra, chắc không sinh nơi chuồng thú, nằm trên rơm rạ xót xa. Dẫu nghèo, ta vẫn còn mái nhà ấm áp, chiếc nôi xinh… Nếu mai này, ta có chết, chắc cũng chết trong điều kiện tươm tất.

Nhưng Chúa Giêsu, cả một đời, từ lúc bắt đầu sinh ra tới khi trưởng thành, chối từ sự sang giàu đã vậy, đến lúc sinh thì, ngay đến manh áo cuối cùng cũng không có, chết trần treo giữa trời giữa đất, chết chung với kẻ trộm cướp, cùng chịu một hình khổ ngang hàng với kẻ trộm cướp...

Chúa Giêsu trút bỏ hoàn toàn. Trút bỏ cả cuộc đời, trút bỏ cả mạng sống vẫn chưa làm đủ. Đến khi trao hơi thở sau cùng, Chúa lại còn tiếp tục trao dâng cả đến giọt máu cuối cùng.

Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về chúng ta tất cả. Chúa Kitô, nhà truyền giáo đại tài, đã trút bỏ để Tin Mừng Tình yêu lớn lên. Chúa chính là bài học lớn lao cho những ai là môn đệ của Chúa.

“Đừng mang gì ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép và đừng mặc hai áo”. Hôm nay khi nghe lại lời dạy ấy của Chúa Giêsu, bạn và tôi nghĩ gì?

Chúa cũng đang mời gọi ta trút bỏ những gì cồng kềnh, cản trở, khiến lời rao giảng Tin Mừng thiếu chứng tá, công cuộc rao giảng bị khựng lại.
Như người cắm trại, trút bỏ mọi cái không cần thiết, họ sống hết mình cho ý nghĩa cắm trại. Cũng vậy, người gieo Lời Chúa, để Lời cắm sâu trong lòng người, càng phải trút bỏ mọi vướng bận để việc phục vụ Lời đạt kết quả.

Bởi thế, Chúa sai chúng ta ra đi, nhưng hành trang của người môn đệ không là gì khác ngoài đức tin dâng hiến và lòng phó thác. Dâng hiến đến trút bỏ hoàn toàn. Phó thác đến mức trở nên nghèo khó, đến không còn gì.

Chỉ có thế, người rao giảng Lời mới trở nên chứng tá cho Lời. Vì chứng tá cho Lời quan trọng hơn nói về Lời. Chỉ có một lối đường duy nhất là sự trút bỏ: mặc lấy tinh thần nghèo khó, sống lối sống nghèo của Chúa Kitô, chúng ta mới hy vọng nên chứng tá gieo Lời đạt kết quả.

Thánh Phaolô đã có lần đúc kết bài học trút bỏ của người môn đệ Chúa Kitô bằng những lời rất chân thành và lạc quan: “Bị coi là bịp bợm nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi bị mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả” (2Cr 7, 8 – 10).

Nếu đồng cảm với thánh Phaolô, ta cũng sẽ hiểu rằng trút bỏ là đánh mất, nhưng kỳ thực, không hề mất mát bất cứ điều gì.

 
Ngày 10/7: Tác động của thần dữ và thần lành – Suy niệm: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, S.J.
Giáo Hội Năm Châu
05:31 09/07/2021

PHÚC ÂM: Mt 10, 24-33

“Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Môn đệ không hơn thầy, và tôi tớ không hơn chủ mình. Môn đệ được bằng thầy, tôi tớ được bằng chủ mình thì đã là khá rồi. Nếu họ đã gọi chủ nhà là Bêelgiêbul thì huống hồ là người nhà của Ngài. Vậy các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà. “Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần. “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”.

Đó là lời Chúa.
 
Loan báo Tin Mừng: Sứ mạng 5C
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:51 09/07/2021
Loan báo Tin Mừng: Sứ mạng 5C

Phòng chống dịch bệnh Covid-19, mọi người cần thực hiện 5K. Đi loan báo Tin Mừng, Chúa Giêsu bảo môn đệ phải thực hiện sứ mạng 5C: Cộng tác, Chính Chúa, Cải đổi, Chữa lành, Can đảm.

1. Cộng tác. Chúa sai các môn đệ đi chung hai người một để cộng tác với nhau. Cộng tác là cùng nhau, không cộng tác sẽ cãi nhau. Cộng tác làm cho gia đình gắn bó yêu thương, làm cho cộng đoàn hiệp nhất vững mạnh. Cộng tác là nét đẹp làm chứng cho Tin Mừng yêu thương.

2. Chính Chúa. Tại sao Chúa sai các môn đệ đi thi hành sứ vụ mà lại không mang tiền bạc, đồ đạc? Vì Chúa muốn các môn đệ mặc kệ chuyện vật chất, chỉ chú tâm vào việc thiết yếu là loan báo Tin Mừng. Điều cốt lõi của người môn đệ là cậy nhờ ơn Chúa chứ không phải cậy nhờ vật chất và sức riêng mình, là dấn thân vì lợi ích cho tha nhân chứ không phải lợi ích của bản thân.

3. Cải đổi. Các môn đệ đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Sám hối là cải đổi đời sống nên giống Chúa mỗi ngày. Theo Chúa không chỉ là học những bài giáo lý, tin những tín điều Giáo hội dạy, mà là thay đổi đời sống giống Tin Mừng của Chúa.

4. Chữa lành. Các môn đệ chữa lành bệnh tật cho nhiều người đau ốm. Thế giới ngày nay không chỉ cần được chữa lành bệnh thân xác như ung thư hay Covid-19, mà còn cần được chữa lành nhiều bệnh tật tinh thần nguy hiểm như ô uế, vô cảm, vô tín…

5. Can đảm. Dọc theo dòng lịch sử, sứ mạng loan báo Tin Mừng luôn gặp nhiều khó khăn, chống đối, bách hại, nên cần nhiều can đảm, hy sinh, không chỉ đổ mồ hôi mà đổ cả máu nữa. Không can đảm thì chẳng dám đi loan báo Tin Mừng.

Xin cho mỗi người môn đệ Chúa “quyết liệt, triệt để” thực hiện sứ mạng 5C để Tin Mừng yêu thương của Chúa được loan báo muôn nơi.Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:17 09/07/2021

28. Bị cám dỗ là việc tất yếu, bởi vì chỉ có người biết phấn đấu cách chính đáng mới có thể đội vương miện, nếu như không có người tập kích họ, thì họ làm sao biết chiến đấu chứ?

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 09/07/2021
95. “TỐ NGA” CẦN MUỐI

Ở Hàng châu có một kỹ nữ tên là Tố Nga, có một người buôn muối rắp tâm chiếm hữu nàng.

Một lần nọ, ông Hoàng Nam Sơn Cốc ở quê tôi đi qua kỷ viện, thấy trên tường có dán bức hình nhỏ của Tố Nga, bèn viết bên dưới một bài thơ:

- “Áo đỏ nhạt váy đỏ cũng nhạt, trang điểm nhạt môi tô cũng nhạt; Chỉ vì toàn thân đều nhạt cả, lấy về thôn cho người bán muối.”

Ai nhìn thấy cũng không nín được cười.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 95:

Thời nay, người ta dựa vào khoa học tiên tiến, công nghệ vi tính để làm được nhiều chuyện to lớn hơn, nhằm nhò gì cái chuyện phai màu của bức hình, mặn nhạt của thức ăn…

Nhưng khoa học không thể làm cho tâm hồn của người hung ác ra hiền lành, không thể làm cho tâm hồn của người tham lam ra quãng đại, không thể làm cho tâm hồn của người kiêu ngạo trở thành khiêm tốn, và khoa học dù tiên tiến đến đâu, cũng không thể làm cho tâm hồn của người đã nhạt về đức ái trở thành đậm đà đồng cảm với tha nhân…

Chuyện mặn nhạt của vật chất thì khoa học tiên tiến có thể làm được, nhưng chuyện mặn nhạt của tâm hồn thì khoa học phải bó tay…mà nhìn.

Nhưng người Ki-tô hữu biết rằng, chuyện mặn nhạt của tâm hồn thì chỉ có Lời Chúa và ân sủng của Ngài mới làm được mà thôi: người yêu mến và thực hành Lời Chúa thì không những biết sửa đổi cuộc sống của mình, và làm cho tâm hồn mình càng thêm đậm đà đức ái, mà còn khiến cho người khác thêm vui vẻ hân hoan vì việc làm đậm đà đức yêu người của chúng ta.

Cứ yêu mến và thực hành Lời Chúa trước đi, rồi bạn sẽ thấy bức hình nhạt thành đẹp, thức ăn nhạt thành ngon miệng, người cộc cằn sao dễ mến, ngừơi ghen ghét mình thành dễ thương.v.v…đó là hiệu quả kỳ diệu của việc yêu mến và sống lời của Thiên Chúa vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 15 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 09/07/2021
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 6, 7-13.

“Đức Giê-su bắt đầu sai các Tông Đồ đi rao giảng.”


Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su sai phái các tông đồ đi truyền giáo không như công ty hay đơn vị sai nhân viên đi công tác, Ngài chỉ thị cho các ông không được mang theo gì cả, ngoài cây gậy; không được mang theo lương thực, bao bị, tiền bạc, được đi dép nhưng không được mặc hai áo. Chỉ thị của Đức Chúa Giê-su –đối với cách suy nghĩ của người đời- thì thật là ngược đời, nhưng đối với Ngài thì không ngược đời chút nào cả, bởi vì người truyền giáo khác với nhân viên một công ty, người môn đệ của Chúa thì khác với công nhân của một nhà máy xí nghiệp.

1. Chỉ mang cây gậy.

Nếu bạn hoặc tôi đi đường núi đường rừng hay là đi ban đêm mà có cây gậy trong tay thì rất yên tâm, bởi vì nó vừa giúp cho bạn và tôi khỏi trượt chân té nhào, và có thể đánh đuổi thú rừng.

Cây gậy chính là đức tin của bạn và của tôi, giữa một xã hội mà cuộc sống chỉ là hưởng thụ và lớp trẻ thì đa phần sống không có phương hướng, con người ta thì giải quyết vấn để theo kiểu thù hận hoặc yêu thương, theo kiểu quyền lực và thế lực tiền tài, thì đức tin chính là cây gậy làm cho chúng ta vững tiến trong chân lý và sự thật, chính đức tin giúp bạn và tôi nhận ra vấn đề của mình và của người khác, chính đức tin làm cho chúng ta giải quyết vấn đề cách rốt ráo hơn khi gặp những chống đối, những hăm dọa và những cám dỗ, bởi vì trước mặt Chúa, mọi tiền tài, danh vọng hay quyền lực chỉ là cát bụi mà thôi...

Chỉ có đức tin mới làm cho chúng ta trở nên người loan báo Tin Mừng cách chân chính và hữu hiệu.

2. Không được mặc hai áo.

Áo mà Đức Chúa Giê-su muốn các tông đồ và các môn đệ của Ngài phải mặc, duy nhất một cái, đó là sự thật, bởi vì người đi loan báo Tin Mừng không thể vừa loan báo sự thật vừa làm điều dối trá, không thể vừa từ bỏ gia tài của cha mẹ, nhưng lại vơ vét lại gấp ba gấp bốn những gì của người khác dâng cúng cho mình hoặc cho Giáo Hội.

Mặc một áo thôi, đó là áo sự thật, bởi vì đi loan báo Tin Mừng là đi loan báo sự thật: sự thật về Đức Chúa Giê-su chịu đòn vọt, bị án tử và bị đóng đinh trên thập giá; sự thật về Đức Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Chỉ có loan báo sự thật và làm chứng cho sự thật thì người khác mới tin vào lời loan báo của bạn và tôi, và của tất cả những ai là người Ki-tô hữu. Nếu chúng ta khoác lên mình chiếc áo sự thật, nhưng lại choàng bên ngoài chiếc áo dối trá bằng những lời phỉnh gạt, hoặc bằng những việc làm trái ngược với lời dạy của Đức Chúa Giê-su và của Giáo Hội, thì ai biết được Nước Trời đã đến rồi chứ...!

Bạn thân mến,

Tất cả chúng ta -hàng giáo sĩ và giáo dân- đều được Chúa mời gọi sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi người tùy theo bổn phận và trách nhiệm của mình. Các linh mục cử hành thánh lễ và các bí tích cách sốt sắng và cung kính, các ngài giảng dạy Lời Chúa bằng lời nói và bằng hành động phù hợp với Lời Chúa và lời giảng của các ngài, đó là vì các ngài đã trung thành và tích cực loan báo Tin Mừng; bạn loan báo Tin Mừng theo cách của bạn –người Ki-tô hữu- là làm chứng nhân cho Chúa giữa đời ngay trong công xưởng, nơi chợ búa, trong trường học bằng đức tin và bằng sự thật, bởi vì chỉ có sống đức tin và thực hành sự thật thì con người thời nay mới tin vào Đức Chúa Giê-su.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Bảy Tuần 14 TN
LM. Jos. Nguyễn Hữu Triết
18:34 09/07/2021
Thứ Bảy Tuần 14 TN

(Mt 10, 24-33)

“Phàm ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, Thầy sẽ tuyên xưng họ trước mặt Cha Thầy…”

1/ Chúa Giêsu là đối thủ số một của ma quỷ, thế gian (tay sai ma quỷ). Đứng về phe Chúa, tuyên xưng Chúa, ta cũng thành đối thủ của thế gian…

2/ Chỉ có hai phía để chọn lựa: Chúa hoặc quỷ. (không có trung lập) “Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta”.

3/ Làm sao có thể tuyên xưng Chúa?... Hãy so sánh sự sống, hạnh phúc đời này = bèo bọt, mau qua, có hạn. Sự sống và hạnh phúc đời sau = vĩnh cửu, tràn đầy… Tuyên xưng Chúa: chắc chắn được sống đời đời. Không tuyên xưng Chúa: chắc chắn mất sự sống đời đời mà chưa chắc được hạnh phúc bèo bọt đời này.

4/ Muốn Tuyên xưng Chúa trước hết phải tin Chúa là cha toàn năng, thông biết mọi sự (đếm cả tóc trên đầu ta). Làm chủ mọi loài… đã hứa Nước Trời cho những ai tin cậy Chúa … Thiếu niềm tin này thì không thể chấp nhận mất mát, thiệt thòi ở đời này để mà tuyên xưng Chúa.

5/ Tuyên xưng bằng cách nào?

- Cứ sống đạo thật tốt trong đời thường, lúc nào cũng làm lành, lánh dữ, yêu thương mọi người, kể cả kẻ ghét ta vô cớ …

- Không vì chút lợi lộc mà vi phạm tới đạo. Thí dụ đồng lõa với tiêu cực trong công ty để có thêm thu nhập…

- Khi phải công khai lý lịch thì khai đúng sự thật Công Giáo (không khai Tôn giáo không = Chối đạo để được chút này nọ… )

- Trường hợp bị bắt bớ vì đạo như thời các vua Nguyễn xưa hay IS ngày nay… Người chọn Chúa sẵn sàng hy sinh mạng sống, đặt trọn niềm tin nơi Chúa. “Mất cả thế gian mà được Thiên Đàng là được tất cả” (Mt 16, 26).

Jos. Nguyễn Hữu Triết
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Mã Lai Á đau khổ giơ cờ trắng kêu cứu trong đại dịch
Đặng Tự Do
05:35 09/07/2021


Trong bối cảnh kinh tế xã hội suy thoái rất lớn từ đại dịch Covid-19 và việc đóng cửa đang diễn ra, những người Mã Lai Á đau khổ đã tham gia phong trào Cờ Trắng để tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức bao gồm thực phẩm và tiền mặt để sống sót.

Nguồn gốc của phong trào này không được biết rõ, nhưng các báo cáo truyền thông cho thấy mọi người trên khắp đất nước đang giương cao cờ trắng để báo hiệu một cá nhân hoặc một gia đình đang trong tình trạng thảm khốc.

Một số người tin rằng chiến dịch Cờ Trắng là một phản ứng tự phát trước một báo cáo gần đây tiết lộ 468 người đã tự tử ở Mã Lai Á từ tháng Giêng đến tháng Năm năm nay.

Trong một lá thư gửi cho các biên tập viên của cổng thông tin Free Malaysia Today, một độc giả tên là Wong Ee Lynn lưu ý rằng hầu hết những người tự tử đều thấy mình “hết tiền tiết kiệm, thiếu mạng lưới an toàn và không còn lựa chọn nào khác”.

“Chiến dịch Cờ Trắng hiện đang thịnh hành trên các phương tiện truyền thông xã hội để khuyến khích những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch coronavirus và những hạn chế được đặt ra đối với các hoạt động kinh tế hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó là một bản cáo trạng dành cho chính phủ vì những thất bại của nó trong việc cung cấp các hỗ trợ cho các thành viên dễ bị tổn thương nhất của cộng đồng chúng ta”, Lynn viết như trên hôm 04 tháng 7.
Source:UCANews
 
Đại dịch hoành hành khắp các vùng nông thôn Campuchia
Đặng Tự Do
05:36 09/07/2021


Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng ở mức kỷ lục ở Campuchia khi đại dịch trải dài khắp các vùng nông thôn, chợ búa, nhà tù, nhà máy và biến thể Delta đang gây kinh hoàng cho các nhà chức trách.

Trong bảy ngày qua, số trường hợp nhiễm bệnh hàng ngày luôn ở mức trên 900, trong khi cho đến nay đã có 55,187 trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận với 47,386 trường hợp phục hồi và 748 trường hợp tử vong. Trong số 7,801 trường hợp chưa phục hồi, khoảng 600 trường hợp được coi là nhẹ, nghĩa là các bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà.

“Chúng ta phải khẩn trương hành động, cùng nhau hành động có trách nhiệm. Các công cụ và biện pháp Covid-19 hiện tại phải giúp đối đầu với những thách thức mới, nếu được thực hiện hiệu quả”, Li Ailan, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Campuchia, cảnh báo trên mạng xã hội.

Biến thể Alpha, trước đây được gọi là biến thể Vương quốc Anh, đã tạo ra vấn đề lớn vào ngày 20 tháng 2 sau khi hai phụ nữ từ Trung Quốc hối lộ để ra khỏi vùng cách ly và đi dự tiệc tùng.

Thái Lan đã tuyên bố Campuchia là quốc gia cung cấp biến thể này, mặc dù điều này đã bị chính quyền Campuchia tranh cãi khi cho rằng biến thể đó có nguồn gốc từ một thị trường tôm Thái Lan sau khi được vận chuyển vào nước này bởi những người lao động nhập cư từ Miến Điện.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất hiện nay là biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ.
Source:UCANews
 
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hung Gia Lợi và Slovakia hoan nghênh Đức Thánh Cha xác nhận chuyến tông du của ngài
Đặng Tự Do
05:37 09/07/2021


Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hung Gia Lợi và Slovakia đã hoan nghênh lời xác nhận của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng ngài sẽ thăm đất nước của họ vào tháng Chín.

Hôm 4 tháng 7, Đức Hồng Y Péter Erdő của Esztergom-Budapest cho biết người Công Giáo ở Hung Gia Lợi rất mong đợi chuyến thăm của Giáo hoàng.

“Cộng đồng Công Giáo đang chờ đợi sự xuất hiện của Đức Thánh Cha trong niềm vui và tình yêu lớn lao. Chúng tôi đang cầu nguyện cho chuyến thăm của ngài là dấu chỉ của hy vọng và là một khởi đầu mới sau khi đại dịch lui dần”, ngài nói.

Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức thông báo rằng ngài sẽ đến thăm các nước Trung Âu láng giềng.

Phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha xác nhận rằng ngài sẽ đến thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 12 tháng 9 để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52.

Trước đó, Đức Thánh Cha đã đề cập ý định tham dự sự kiện này vào tháng 3, trên chuyến bay trở về Rôma từ Iraq sau chuyến tông du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát.

Hung Gia Lợi có dân số 9.8 triệu người, 62% là người Công Giáo. Quốc gia này có biên giới với Áo, Serbia, Croatia, Slovenia, Romania, Ukraine và Slovakia, lần cuối quốc gia này đăng cai Đại hội Thánh Thể Quốc tế là vào năm 1938.

Đức Hồng Y Erdő, Giáo chủ Công Giáo Hung Gia Lợi, nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định đích thân cử hành Thánh lễ bế mạc của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thánh lễ bế mạc này thường do một đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ trì.

Lần cuối cùng một vị giáo hoàng tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế là vào năm 2000, khi Đức Gioan Phaolô II tham dự sự kiện này ở Rôma.

Đức Gioan Phaolô II cũng là vị giáo hoàng cuối cùng đến thăm Hung Gia Lợi. Ngài đã thăm Pannonhalma và Győr, ở phía tây đất nước, vào năm 1996, cách đây 25 năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sau khi cử hành thánh lễ tại Budapest, ngài sẽ khởi hành đến các thành phố Bratislava, Prešov, Košice và Šaštin của Slovakia.

Bratislava, ở tây nam Slovakia, là thủ đô của đất nước. Prešov, ở phía đông Slovakia, là thành phố lớn thứ ba. Košice, cũng ở phía đông, là thành phố lớn thứ hai. Šaštin, ở phía tây Slovakia, là nơi có một trong những đền thờ Đức Mẹ quan trọng nhất của quốc gia.

Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský, chủ tịch Hội đồng Giám mục Slovakia, cho biết vào ngày 4 tháng 7 rằng thông báo này là “một tin cực kỳ vui mừng”.

“Tôi thực sự mong chờ điều đó. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta, vào lúc này, rất vui khi được quay lại ký ức về chuyến thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II”, ngài nói, khi nhắc đến chuyến thăm năm 1995 của vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

“Và một lần nữa chúng ta có thể nói rằng người kế vị các tông đồ, hiện nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ đến Slovakia”.

Slovakia là một quốc gia có 5.5 triệu dân, giáp với Ba Lan, Ukraine, Hung Gia Lợi và Áo. Ước tính có khoảng 62% dân số theo đạo Công Giáo.

Đất nước này trước đây là một phần của Tiệp Khắc, được chia thành Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Séc vào năm 1993 sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Đức Tổng Giám Mục Zvolenský kêu gọi người dân Slovakia hãy bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho chuyến thăm này để họ “thực sự có thể nghe thấy thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Đó là một thông điệp cởi mở đối với những người đau khổ, những người sống bên lề xã hội, những người đang có nhu cầu, cho dù vật chất hay tinh thần”.

“Sau đó là sự quan tâm tuyệt vời của ngài đối với những điều tốt đẹp của gia đình, sự nhạy cảm tuyệt vời của ngài đối với các nhu cầu của giới trẻ”.

“Những chủ đề này chắc chắn sẽ là nội dung trong chuyến thăm Slovakia của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mong đợi một sự củng cố tinh thần lớn trong các lĩnh vực này”.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hungary và Slovakia hoan nghênh xác nhận chuyến thăm của Giáo hoàng
Source:Catholic News Agency
 
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh chiều thứ Sáu 9 tháng 7 về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
05:41 09/07/2021


Lúc 12g trưa ngày thứ Sáu 9 tháng 7, theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng bên trái vào tối Chúa Nhật 4 tháng 7.

Toàn văn thông báo như sau:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua một ngày yên tĩnh với các tiến triển lâm sàng bình thường. Ngài tiếp tục ăn uống đều đặn và điều trị theo lịch trình.

Đức Thánh Cha đã đi tản bộ trên hành lang và tiếp tục công việc của ngài, xen kẽ đó là những giây phút đọc các văn bản.

Vào buổi trưa, ngài cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện của phòng bệnh riêng của mình, với sự tham dự của tất cả những người đang hỗ trợ ngài trong thời gian nằm viện.

Sau một khoảng thời gian ngắn bị sốt nhẹ, Đức Thánh Cha hiện không còn sốt nữa.

Ngày Chúa Nhật tới, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ tầng 10 của Bệnh viện Đại học Agostino Gemelli.

Đức Thánh Cha cám ơn về rất nhiều những điện văn yêu thương và gần gũi mà ngài nhận được hàng ngày và yêu cầu chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Source:Holy See Press Office
 
Tin Đức Thánh Cha bị sốt gây quan ngại
Đặng Tự Do
05:43 09/07/2021


Nicole Winfield, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican hiện đang cộng tác với thông tấn xã AP đã có bài viết nhan đề “Pope temporarily had fever 3 days after intestinal surgery”, nghĩa là “3 ngày sau cuộc phẫu thuật ruột, Đức Giáo Hoàng bị sốt một lúc”.

Ba ngày sau khi phẫu thuật ruột, Đức Thánh Cha Phanxicô bị sốt trong một khoảng thời gian, nhưng các xét nghiệm và nội soi thông thường cho thấy âm tính, Vatican cho biết như trên vào hôm thứ Năm.

Bản tin cập nhật hàng ngày của Vatican cho biết Đức Phanxicô vẫn tiếp tục ăn uống và di chuyển mà không cần có người trợ giúp, và thậm chí đã gửi lời chúc đến các bệnh nhân ung thư trẻ tuổi tại bệnh viện Đa khoa Gemelli ở Rôma.

Nhưng phát ngôn viên Matteo Bruni nói rằng Đức Phanxicô đã có một “cơn sốt” trong một khoảng thời gian vào tối thứ Tư.

“Sáng nay, Đức Thánh Cha đã trải qua các cuộc kiểm tra vi sinh và định kỳ, và nội soi vùng ngực và bụng, kết quả cho thấy âm tính,” tuyên bố cho biết.

Đức Thánh Cha Phanxicô, 84 tuổi, đã phải cắt bỏ một nửa ruột kết hôm Chúa Nhật vì những gì Vatican nói là một đoạn ruột bị thu hẹp “nghiêm trọng”. Ngài dự kiến sẽ ở lại Gemelli, nơi có một dãy phòng đặc biệt dành riêng cho các vị Giáo Hoàng, đến hết tuần nếu không có biến chứng nào xảy ra.

Các bác sĩ cho biết cơn sốt có thể chỉ ra bằng chứng về nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác sau phẫu thuật, mặc dù tuyên bố của Vatican nhấn mạnh rằng tình trạng này chỉ là tạm thời và việc điều trị của Đức Phanxicô đang tiến triển theo kế hoạch.

Bản tiếng Ý ban đầu của tuyên bố của Vatican đề cập đến “un episodio febbrile”, nghĩa là một “cơn sốt”, trong khi bản dịch tiếng Anh cho biết Đức Phanxicô “temporarily ran a high temperature”, “tạm thời có nhiệt độ cao.” Người phát ngôn của Vatican cho biết tiếng Ý là phiên bản chính xác, chính thức và phiên bản sau đó của bản dịch tiếng Anh đã loại bỏ chữ “cao”.

Tuyên bố cho biết sự phục hồi của Đức Phanxicô đang tiếp tục theo kế hoạch và “tại thời điểm đặc biệt này, ngài hướng về tất cả những người đau khổ, bày tỏ sự gần gũi của mình với những bệnh nhân, đặc biệt là những người cần được chăm sóc nhất.”

Đức Thánh Cha Phanxicô có sức khỏe tương đối tốt, mặc dù khi còn trẻ ngài đã mất phần trên của một lá phổi vì nhiễm trùng. Ngài cũng bị đau thần kinh tọa khiến ngài bước đi khập khiễng.
Source:Crux
 
Belarus đóng cửa biên giới với Ukraine trong bối cảnh lo ngại đảo chính
Đặng Tự Do
17:12 09/07/2021


Tổng thống Lukashenko cho biết các cơ quan an ninh của ông đã phát hiện ra “các nhóm khủng bố nằm vùng do nước ngoài hậu thuẫn” đang âm mưu lật đổ chính quyền do ông lãnh đạo.

“Các nhóm khủng bố nằm vùng đã được phát hiện ngày hôm nay”, Lukashenko nhấn mạnh. “Những phần tử mà Roman Protasevich bị giam giữ gần đây đã nói chuyện, và chúng tôi đã biết điều này từ lâu, có ý định thực hiện một cuộc đảo chính vào một ngày xác định”.

Ông nói thêm rằng “các điều phối viên của âm mưu này là người Lithuania, Ba Lan, Hoa Kỳ, Ukraine và Cộng hòa Liên bang Đức”.

Ông ta tuyên bố rằng nhiều vũ khí “đang được chuyển từ Ukraine đến Belarus” để lật đổ chính phủ của ông ta. Đó là lý do tại sao, ông đã ra lệnh cho “lực lượng an ninh biên phòng đóng cửa hoàn toàn biên giới Belarussian với Ukraine”.

Lukashenko phát biểu như trên tại buổi lễ đánh dấu 30 năm độc lập của đất nước này sau khi Liên Sô sụp đổ. Ông cho biết sẽ đối chất với Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo khác.

Ukraine đã phủ nhận việc can thiệp vào công việc nội bộ của Belarus. Nước này nói rằng việc đóng cửa biên giới dài 1,084 km sẽ khiến những người vô tội “đau khổ”.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Belarus và các quốc gia phương Tây. Vào tháng 5, Tổng thống Lukashenko đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế khi chính phủ của ông buộc một chuyến bay chở khách của Ryanair phải hạ cánh ở Minsk.

Các nhà chức trách đã tạm giữ một nhà báo Roman Protasevich và bạn gái của anh ta, cùng những người có mặt trên tàu. Đổi lại, các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với nhiều quan chức Belarus và một số thực thể.
Source:Vatican News
 
Những người ủng hộ Thánh lễ Latinh truyền thống kêu gọi Đức Giáo Hoàng bảo vệ Tông Thư Summorum Pontificum
Đặng Tự Do
17:12 09/07/2021


Một liên đoàn ủng hộ Thánh lễ Latinh Truyền thống đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo vệ hình thức thánh lễ này khỏi những người “trong Giáo hội, bao gồm một số giám mục, những người rõ ràng muốn thấy Hình thức đặc biệt của nghi thức Rôma này bị triệt tiêu hoàn toàn”.

“Năm 2007, Tông Thư Summorum Pontificum nhìn nhận sức sống của Phụng Vụ truyền thống, sự tự do của các linh mục trong việc cử hành hình thức Phụng Vụ ấy, và các tín hữu được tự do yêu cầu. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng không ngừng về số lượng các Thánh lễ Latinh cổ kính được cử hành, và những hoa trái tâm linh”.

Tuyên bố này được đưa ra dưới dạng một quảng cáo được đăng ngày 4 tháng 7 trên tờ nhật báo La Repubblica của Ý. Nó được ký bởi Felipe Alanis Suarez, chủ tịch liên đoàn quốc tế Una Voce, nghĩa là “Một Giọng Nói”

Theo báo cáo, tổ chức này đã tiến hành một cuộc khảo sát người Công Giáo tại 364 giáo phận thuộc 52 quốc gia về việc thực hiện Tông Thư Summorum Pontificum.

Cuộc khảo sát, cho thấy rằng “Thánh lễ Latinh cổ kính được các nhóm tín hữu ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các gia đình có con cái đánh giá cao” và ở nhiều địa phương “việc có ngày càng nhiều các Thánh lễ này đã tạo điều kiện cho việc bình thường hóa các mối quan hệ giữa các tín hữu gắn bó với Thánh lễ này và các giám mục của họ”.

Una Voce được thành lập vào năm 1967, và không liên quan đến Huynh Đoàn Thánh Piô X do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre khởi xướng. Mục đích chính của nó là “bảo đảm rằng nghi thức Rôma truyền thống của Giáo hội được duy trì như một trong những hình thức cử hành phụng vụ, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng tiếng Latinh, thánh ca Grêgoriô cũng như tất cả truyền thống văn học và âm nhạc linh thánh của Giáo Hội Rôma trong tất cả vẻ đẹp và tính toàn vẹn của chúng”.

Trong tuyên bố ngày 4 tháng 7, Una Voce viết rằng “trái với chính sách trước đây của Tòa thánh, vẫn có những người trong Giáo hội, bao gồm một số giám mục, những người muốn xem Hình thức đặc biệt của nghi thức La Mã phải bị triệt tiêu hoàn toàn, hoặc ít nhất là bị hạn chế.”

Trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, tuyên bố lập luận rằng “sự gia tăng quan tâm đến phụng vụ truyền thống không phải do hoài niệm về một thời gian mà chúng ta không nhớ, hoặc mong muốn một sự cứng nhắc; nhưng đúng hơn là mở bản thân mình ra với giá trị của một cái gì đó mà đối với hầu hết chúng ta là mới, và truyền cảm hứng cho hy vọng”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc trưng phụng vụ cổ đại là một ‘ý thức tôn thờ’; chúng ta cũng có thể áp dụng những lời của ngài cho một ‘lịch sử sống động chào đón chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước’ (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm 13). “

Una Voce cũng viết “chúng tôi chỉ ước được trở thành một phần của ‘dàn nhạc vĩ đại’ hiệp nhất trong nhiều loại, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong buổi tiếp kiến chung ngày 9 tháng 10 năm 2013, phản ánh tính Công Giáo thực sự của Giáo hội. Tông thư Summorum Pontificum tiếp tục biến những xung đột trong quá khứ thành hòa hợp.
Source:Catholic News Agency
 
Phản ứng của Đức Thánh Cha khi được tặng một món quà đặc biệt trước khi vào bệnh viện
Đặng Tự Do
18:10 09/07/2021


Ngay trước khi vào bệnh viện Gemelli, Đức Thánh Cha nhận được một cây thánh giá rất đặc biệt

Nữ ký giả Inés San Martín, trưởng ban thông tín viên của tờ Crux tại Rôma, vừa có bài tường trình rất đặc biệt sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.

Đức Giáo Hoàng đã nhận một cây thánh giá để đeo trước ngực, được làm bằng gỗ từ một nhà thờ bị đốt cháy trong các cuộc biểu tình ở Santiago de Chile, Chí Lợi.

Ít phút trước khi nhập viện để phẫu thuật ruột vào hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được trao cho một cây thánh giá để đeo trước ngực làm từ một thanh gỗ còn sót lại của một nhà thờ ở Chí Lợi bị phá hủy năm ngoái trong các cuộc biểu tình trên đường phố.

Giải thích về nguồn gốc của cây thánh giá này, Đức Cha Alberto Lorenzelli, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Santiago de Chile cho biết: “Năm ngoái, có những bùng nổ xã hội rất kinh hoàng ở Chí Lợi, với nhiều phản ứng và bạo lực.”

“Một số nhà thờ đã bị thiêu rụi trong các cuộc biểu tình, bao gồm cả nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Những người trẻ từ Đại học Công Giáo đã thu thập phần còn lại của những thanh gỗ cháy và họ làm thánh giá trước ngực, như một di vật mà họ muốn dâng lên Đức Thánh Cha”.

Vị giám mục đã nói chuyện với Crux qua điện thoại vào hôm thứ Năm 8 tháng 7, từ một phòng khách sạn ở Rôma nơi ngài đã cư ngụ kể từ khi bay từ Santiago, thủ đô của Chí Lợi, nơi ngài làm Giám Mục Phụ Tá. Do hạn chế COVID-19, ngài đã phải cách ly trong hai tuần trước khi gặp được Đức Thánh Cha.

Đức Cha cho biết:

“Khi biết tôi sắp sang Rome theo lịch trình, họ gửi nó cho tôi, và tôi đích thân đưa cho ngài, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của thánh giá ấy. Ngài bồi hồi xúc động và lặng người đi. Tôi tin rằng việc tôi đưa cây thánh giá ấy cho ngài chỉ vài phút trước khi ngài ra xe đến bệnh viện rất có ý nghĩa”.

Vị giám mục đã may mắn trao được cây thánh giá cho Đức Phanxicô vào hôm Chúa Nhật 4 tháng 7, tại nhà trọ Santa Marta, nơi Đức Giáo Hoàng đã sống kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 2013.

Cây thánh giá được chế tạo bởi các sinh viên của Đại học Giáo hoàng Chí Lợi. Nhà trường không phải là một Đại Học về thần học và triết học nhưng là một Đại Học Báck Khoa chuyên dạy các ngành nghề, và hầu hết được theo học bởi các sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp.

Trường đại học ước tính rằng 60 người đã tham gia vào việc thực hiện các cây thánh giá này bao gồm 12 thầy cô giáo, 25 sinh viên, 15 nhân viên hành chính và 5 vị giám đốc.

Đức Cha Lorenzelli đã được Cha Samuel Arancibia, tuyên úy của Đại Học, nhờ chuyển tận tay món quà này trong chuyến đi sang Rôma.

Trong một tuyên bố được đưa ra bởi Tổng giáo phận Santiago, vị linh mục cho biết quyết định chế tạo cây thánh giá được đưa ra khi những người trẻ tình nguyện giúp dọn dẹp nhà thờ bị phá hủy và thu gom các mảnh vỡ do mái nhà bị sập trong trận hỏa hoạn.

“Với những thanh gỗ bị cháy, chúng tôi có thể làm thành các thánh giá đeo ở ngực, đó là một dấu hiệu rất mạnh mẽ,” Cha Arancibia nói. “Đó là dấu hiệu của chiến thắng và phản ứng trước bạo lực qua thập tự giá của Chúa Giêsu Kitô”.

Ngài cũng nói rằng những người trẻ “từ những thực tại xã hội rất khác nhau” đã tham gia vào món quà này, điều đó cho thấy rằng “nếu có những kẻ phá hủy, thì cũng có những người khác sẵn sàng xây dựng. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng đã nhận cây thánh giá này cùng ngày với với việc khởi đầu Quốc Hội lập hiến, nên có nhiều điều kết hợp lại với nhau và điều đó nói lên một Giáo hội có khả năng vươn lên để thể hiện sức mạnh của thập giá Chúa Kitô”.

Quốc Hội lập hiến của Chí Lợi là một phần của quá trình viết lại hiến pháp của đất nước này. Nó được thành lập thông qua một cuộc trưng cầu dân ý và là một trong những kết quả chính của cuộc nổi dậy dân sự bắt đầu vào năm 2019.

Ngọn lửa cho phong trào này là việc tăng giá thẻ tàu điện ngầm thêm 30 peso, tương đương với 4 xu Mỹ vào thời điểm đó. Các cuộc biểu tình sau đó biến thành một cuộc chỉ trích rộng rãi về mô hình kinh tế và chi phí sinh hoạt cao của đất nước và lên đến đỉnh điểm là kêu gọi một hiến pháp mới thay thế hiến pháp được thông qua trong chế độ độc tài quân sự khét tiếng của Augusto Pinochet, kéo dài từ năm 1973 đến năm 1990.

Bạo lực vào ngày 18 tháng 10 năm 2020 đã thiêu rụi nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời của Santiago de Chile, xảy ra như một phần của các cuộc biểu tình rộng rãi trên toàn quốc trước cuộc trưng cầu dân ý xác định việc soạn thảo văn bản mới.

Đức Cha Lorenzelli cho biết cây thánh giá trước ngực có ý nghĩa “bởi vì nó tượng trưng cho những gì Chí Lợi đã trải qua vào thời điểm đó, đồng thời, nó có một ý nghĩa to lớn vì nó tượng trưng cho ngôi thánh đường đã bị đốt cháy: Nhiều người đã được rửa tội, rước lễ lần đầu, thêm sức và kết hôn hoặc nói lời tạm biệt với những người thân yêu của họ trong Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”.

Vị giám mục nói thêm: “Không có gì ngạc nhiên khi Đức Giáo Hoàng rất xúc động khi tôi trao nó cho ngài”.

Đức Phanxicô, được biết đến với cách ăn mặc khiêm tốn, thường đeo một cây thánh giá bằng bạc ở ngực giống với cây thánh giá mà ngài đã đeo trong hầu hết thời gian làm tổng giám mục của Buenos Aires, Á Căn Đình. Thiết kế của nó bắt nguồn từ Phúc âm theo Thánh Luca; cụ thể là dụ ngôn người chăn chiên nhân lành và con chiên lạc.

Cây thánh giá bằng gỗ mà ngài nhận được vào ngày Chúa Nhật có dấu vết của ngọn lửa ở mặt trước, nhưng đã được làm sạch và đánh bóng thích hợp ở mặt sau để không làm vấy ố chiếc áo dài nếu Đức Giáo Hoàng quyết định đeo cây thánh giá này.
Source:Crux
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nhóm hai người được sai đi
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:44 09/07/2021
Hình ảnh nhóm hai người được sai đi

Trong đời sống ở các vị trí điều hành thường có hai người được tuyển chọn đứng đầu, như Tổng Thống và Phó Tổng Thống, Thủ tướng và phó Thủ tướng, Chủ tịch và Phó chủ tịch, Giám đốc và Phó giám đốc…

Trong mỗi gia đình có vợ và chồng, cha và mẹ. Nơi các xứ đạo có cha chính xứ và cha phó.

Chúa Giêsu ngày xưa cũng đã sai từng hai Môn đệ đi rao giảng giáo lý ( Mc 6,7)

Ngày Chúa Giêsu vào thành Giêrusalen, ngài cũng sai hai môn đệ đi kiếm mượn dắt con lừa về để cho ngài cỡi. ( Mc 11,1..).

Để dọn bữa Tiệc ly ngày lễ bánh không men, Chúa Giêsu cũng sai hai môn đệ đi chuẩn bị dọn phòng để cùng các môn đệ khác ăn bữa tiệc ly. ( Mc 14,13).

Sau khi sống lại Chúa Giêsu đã cùng đồng hành gặp gỡ với hai môn đệ đi làng Emmaus. ( Lc 24,13.

Phải chăng đó là sự tình cờ, hay còn có nguyên do nào khác hơn nữa?

Ngay từ thời cổ xa xưa trong luật lệ Do Thái như sách đệ nhị luật viết phải cần có hai nhân chứng mới được. ( Sách Đệ nhị Luật 19,15).

Ông Kohelet, thầy dậy sự khôn ngoan đã viết theo kinh nghiệm thực tế đời sống:

„ Hai người thì hơn một, vì hai người làm việc cực khổ sẽ thu nhập khá hơn.10 Người này ngã đã có người kia nâng dậy. Nhưng khi chỉ có một mình mà bị ngã thì thật là khốn, vì chẳng có ai nâng dậy cả !“( Sách Giảng viên 4,9-10).

Chúa Giêsu đã tin tưởng vào sự hỗ tương kinh nghiệm như thế trong đời sống con người, nên ngài sai từng hai người cùng đi làm công việc mục vụ chung rao giảng giáo lý nước Thiên Chúa.

Vào thời Giáo hội ban đầu sau khi Chúa Giesu trở về trời, hai Ông Tông đồ Phero và Gioan cùng nhau lên đền thờ Gierusalem cầu nguyện và cùng làm công việc truyền giáo rao giảng chung với nhau. ( Cv 3,1). Rồi hai vị này cũng đại diện các Tông đồ anh em đến vùng Samari thi hành phận vụ việc truyền giáo nơi đó. ( Cv 8,14).

Hai Tông đồ Barnabe và Phaolô sát cánh cùng nhau đi làm công việc truyền giáo sang miền Antiochia. ( Cv 13,14).

Việc sống đức tin vào Chúa, việc truyền giáo bắt đầu từ tổ ấm gia đình nơi hai vợ chồng trước hết thực hành nếp sống đức tin đọc kinh cầu nguyện, và dần cùng chung với con cái gia đình, rồi lan rộng ra đến những người cùng thôn xóm, cùng làng mạc.

Thuở ban đầu sau khi Chúa Giêsu về trời, các tín hữu Chúa Kitô chưa có nhà thờ để đọc kinh dâng lễ cầu nguyện. Nhưng họ thường tụ họp nhau ở một nhà riêng của một người tín hữu, rồi cùng nhau đọc kinh thánh, học hỏi giáo lý và cùng nhau cử hành nghi lễ phụng vụ bẻ Bánh cầu nguyện. Qua đó họ giúp nhau giữ vững đức tin vào Chúa, nguồn hy vọng bình an cho đời sống.

Vì thế gia đình là ngôi thánh đường tiên khởi cùng quan trọng cho đời sống đức tin của con người.

Ngày xưa khi sang truyền giáo bên đất nước Việt Nam, các Vị Thừa sai khuyến khích người giáo hữu Chúa Kitô đọc kinh cầu nguyện hằng ngày ở gia đình mình.

Trong thời buổi lúc này thế giời đang trong cơn khủng hoảng, vì bị đại dịch do vi trùng Corona lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ gây bệnh nạn cùng tử vong, khiến cho đời sống công cộng bị giới hạn không chỉ về kinh tế, văn hóa, mà còn cã lãnh vực tôn giáo nữa.

Sự cấm cách hay giới hạn lúc này vì để bảo vệ sức khoẻ con người, không còn có cơ hội cho người tín hữu Chúa Kitô đến thánh đường dâng lễ cầu nguyện như khi trước. Nhưng căn nhà riêng mỗi gia đình lại trở nên ngôi thánh đường quan trọng cùng sống động, khi cha mẹ con cái cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Và như thế họ giúp nhau củng cố đức tin vào Chúa vượt qua cơn hoang mang khủng hoảng trong đời sống.

Và đó cũng là hình ảnh ngày xưa Chúa Giêsu sai cử từng hai môn đệ đi rao giảng nước Thiên Chúa, để họ cùng nâng đỡ nhau, giúp nhau thêm can đảm. Và có cơ hội cùng nhau trao đổi kinh nghiệm việc thành công cũng như khi gặp thất bại.

Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
 
Tin Đáng Chú Ý
Phụ Huynh nghĩ gì về thuyết chùng tộc quan trọng?
Trần Phong Vũ
02:28 09/07/2021
Gần đây chúng tôi đã viết về sự kiện cánh tả để lộ ý đồ đem thuyết chủng tộc quan trọng vào tập thể quân đội Hoa Kỳ. Như một phản ứng từ vô thức, cuối bài, người viết nêu lên câu hỏi có cần lên tiếng thêm về cùng một tệ trạng đã và đang bùng phát trong hệ thống học đường K12 nhằm đầu độc thế hệ con em chúng ta?

Và trong tinh thần trách nhiệm, hôm nay chúng tôi xin trình bày cùng quý độc giả về phản ứng quyết liệt của giới phụ huynh học sinh khắp nơi trước nguy cơ vừa nói..

Được biết vào thời điểm hiện nay, các tiểu bang California, New York và Virginia đã có chương trình giảng dạy về Critical Race Theory (CRT). Cùng lúc, một số tiểu bang khác như Tennessee, Texas, Georgia, Arkansas, South Dakota, và Arizona đã hay đang soạn thảo luật cấm dạy môn học độc hại này trong các trường.

Chỉ một thoáng nhìn qua, người ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt nền tảng về lập trường giữa các tiểu bang xanh và tiểu bang đỏ.

Trước hết, chúng tôi muốn nói tới quan điểm của Ty Smith, hiện đang phụ trách chương trình "Cancel This with Ty Smith" trên WRPW-FM. Ông gốc người da đen có hai con trai 16 và 19 tuổi, đã công khai bác khước lý thuyết chủng tộc gọi là quan trọng mà theo ông dáng bị cộng luận những người yêu nước kịch liệt phê phán. Lên tiếng trước Hội đóng các trưòng thuộc Học Khu Bloomington, tiểu bang Illinois hồi đầu tháng 6 vừa qua, ông khẳng quyết là thuyết này dạy cho trẻ em thuộc các chủng tộc xa lánh, ghen ghét, chống bang lẫn nhau.

Vẫn theo nhà truyền thông da đen này thì do vô tình hay cố ý, CRT đã phản lại “Ước Mơ” của Dr Martin Luther King Jr, người đã dâng hiến cả đời mình để tranh đấu cho người da đen được quyền bình đảng như các sắc dân khác.

Theo quan điểm của Dr King thì từ bình đẳng được dịch từ chữ “equality”, tức là người da đen hay bất cứ sắc tộc, màu da nào cũng có quyền và cơ hội như nhau, tuyệt đối không có sự phân biệt đối xử. Nhìn vào thực tế trong đời thường kể cả trong lãnh vực chính trị, ước mơ của Dr King đã được thể hiện với những bước đi vững chãi.

Cho dù sắc dân da đen chỉ có 13%, nhưng con số những người thành công trong các lãnh vực thể thao cũng như nghệ thuật thật đáng trân trọng. Nhìn sang địa hạt chính trị, ngày nay người ta thấy nhan nhản nam cũng như nữ gốc dân da đen có mặt trong các viện dân cử cùng các cơ quan hành pháp ở cả hai cấp tiểu bang và liên bang. Chưa nói tới sự kiện ông Barrack Obama từng được người dân bầu vào vị trí Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ trong suốt hai nhiệm kỳ 8 năm. Nếu cần kể thêm phải nói tới sự có mặt của bà Kamala Harris với tư cách Phó Tổng Thống bên cạnh ông Joe Biden hiện nay.

Trong khi ấy, nhóm cực tả trong đảng Dân chủ lại định nghĩa từ bình đẳng (equality) hoàn toàn khác. Họ không muốn hiểu theo nghĩa truyền thống của các nhà lập quốc mà cố tình đẻ ra từ mới là equity để khi áp dụng nó có thể hiểu theo kiểu cưỡng từ đoạt lý của cộng sản là san bằng giai cấp hay cách nói gọn là “cào bằng”. Nói cụ thể là họ không chỉ muốn được đối xử công bằng về cơ hội tiến thân, không bị bất cứ cá nhân hay quyền lực nào phân biệt đối xử, mà còn đòi hỏi phải được dành cho những ưu đãi đặc biệt, dù trong lãnh vực công hay tư,

Có thể nêu ra đây một trường hợp điển hình xảy ra trong cuộc bạo loạn tại Seatle do BLM và nhóm Antifa chủ động tháng 6 năm 2020. Vào những giây phút căng thẳng nhất, một nhóm người ô hợp đã kéo đến khu phố có đông đảo người da trắng giàu có biếu tình, la hét đòi những cư dân nơi đây phải nhường nhà cho họ!

Sự kiện này có khác chi cảnh những đòi hỏi ngược ngạo, phi tình, phi lý trong những cuộc biểu tình bạo động của những cán bộ cộng sản trong cuộc cách mạng Văn Hóa ở Trung Hoa Cộng sản thời ông Mao Trạch Đông?

(Trong một đoạn khác, chúng tôi sẽ có dịp nhắc lại sự kiên này khi nói tới những lời lên án lý thuyết chùng tộc quan trọng của bà Xi Van Fleet, một phụ huynh học sinh Mỹ gốc Trung Hoa, người từng là nạn nhân cuộc cách mạng Văn Hóa kinh thiên động địa vừa kể).

Trở lại với nhà truyền thông Ty Smith

Đem chính cảnh ngộ và thân phận của bản thân ra để gián tiếp trả lời cho những quan điểm ngược lại, Ty Smith nêu lên câu hỏi: Bằng cách nào tôi có thể đạt được vị trí hiện tại nếu thuở thiếu thới những người da trắng kỳ thị cố tình chèn ép tôi không cho tôi tiến lên?

Hàm ẩn trong câu hỏi, người dẫn chương trình "Cancel This with Ty Smith" trên WRPW-FM muốn mở mắt cho mọi người, cách riêng những người Da đen đồng chủng với ông. Ông mong họ sớm nhận ra hành vi tráo trở, ác độc của đảng Con lừa với sự tiếp hơi của truyền thông cánh tả khi cố tình đưa CRT vào học đường để dạy lũ trẻ kỳ thị, ghen ghét lẫn nhau

Ty Smith nói thêm: nếu lý thuyết chủng tộc phê phán được phép dạy cho trẻ em trong trường học, nó sẽ đảo ngược giấc mơ bình đẳng chủng tộc của Dr Martin Luther Kinh Jr.:

Tiểu sử trên đài phát thanh của Smith ghi lại rằng ông ra đời và lớn lên trong những khu dân cư khó khăn của Decatur, và biết tận mắt những cuộc đấu tranh của những người nghèo. những người đang gặp khó khăn. Thấy rõ như vậy, nhưng ông vẫn vững tin ở tình người trong một xã hội đã được gầy dựng từ nền tảng văn minh công bằng, bác ái Thiên Chúa Giáo. Do đó, ông vẫn vui sống, đồng thời vượt mọi khó khăn, trở ngại, nỗ lực tự tìm con đường tiến tới

Trước sự xuất hiện của lý thuyết chủng tộc quan trọng, trong cuộc trao đổi với MacCallum trên làn sóng phát thanh, Ty Smith nêu lên câu hỏi khiến anh không giấu được tâm trạng bất an pha lẫn phẫn nộ: Điều người ta mệnh danh là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống này, nó có bao giờ, từ đâu và tại sao?

Cùng một suy nghĩ như Ty Smith, khá đông những người trí thức đồng chủng da đen với ông cũng đã hơn một lần không tin rằng có một thứ phân biệt chủng tộc có hệ thống như cánh tả trong đảng Dân Chủ từng rêu rao.

Larry Elder, một nhân vật da đen từng nói câu sau đây: Một trong những chuyện lớn mà #FakeNews thường rêu rao, đó là sự phân biệt chủng tộc có "thể chế", có "cấu trúc" và có "hệ thống" vẫn là một vấn đề lớn tại Hoa Kỳ, Trong khi trên thực tế, chủng tộc không bao giờ là rào cản đáng kể cho sự thành công ở đất nước này!”

Một người Mỹ gốc da đen khác, ông Bradon Tatum, nói “Đừng để truyền thông đánh lừa quý vị! Đa số người Mỹ ủng hộ cảnh sát, không ủng hộ việc phá hủy thành phố của họ.

Vấn đề lớn nhất với sự trưởng thành của người Mỹ da đen..., không phải là sự phân biệt chủng tộc, không phải là sự tàn bạo của cảnh sát, hay tội phạm giữa những người da đen với nhau..., mà là sự "tẩy não tâm thần”

Ba khuôn mặt gốc phi châu khác cũng có những lời nhận định công khai sau đây:

Với Burgess Owens, đã có những lời lẽ nói thẳng sau đây:

“Không đâu, người bạn thân của tôi! Không có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống tại Hoa Kỳ..., chỉ có chủ nghĩa "Mác- xít Tinh Hoa" có hệ thống, là ÁC QUỶ, nó được xử dụng, được lạm dụng để loại bỏ bất cứ ai hầu giành lấy QUYỀN LỰC!

Ông còn nhấn mạnh: “Đối với người da trắng cấp tiến, không có gì đáng gờm hơn một người da đen có giáo dục và kính sợ Thiên Chúa!”.

Phần Jason Riley có nhận định thiết thực như sau:

“Các nhà hoạt động da đen và da trắng cấp tiến nhấn mạnh sự phân biệt chủng tộc, vì nó phục vụ lợi ích của họ, chứ không phải vì nó thật sự cải thiện địa vị của người da đen”

Cuối cùng, cô Candace Owens khẳng quyết:

“Không một ai, không có bất cứ một người nào bênh vực hay bào chữa cho thủ phạm gây ra cái chết của George Floyd, vậy tại sao các cuộc bạo động lại xảy ra? Bởi vì đó là điều mà giới truyền thông khuynh tả muốn nó xảy ra.

Những người Mỹ da đen hãy thức tỉnh, hãy tự thăng tiến, và đừng để cho giới truyền thông mệnh danh là dòng chính làm chủ quý vi!”

(Chú thích của người viết: chứng từ của 5 nhân vật da đen trên đây từng được chúng tôi trích dẫn từ một bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bé Bảy để đưa vào bài viết về truyền thông thiên tả Hoa Kỳ cách nay ít lâu)

Cùng một thời gian, bà Xi Van Fleet, một phụ huynh học sinh Hoa Kỳ gốc Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo với Hội Đồng Giáo Dục quân Loundoun, Virginia về sự kiện những người có trách nhiệm tại Học khu đã đưa chương trình CRT. vào giảng dạy cho học sinh.

Được biết Bà Xi Van Fleet đã từng là nạn nhân cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Hoa Lục dưới thời Mao Trạch Đông. Bà cho biết chương trình CRT không khác những gì đã xảy ra trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá do họ Mao phát động ở Hoa Lục trước đây. Khác chăng là, thay vì "đấu tranh giai cấp" ở Hoa Lục, thì nay nó là "đấu tranh chủng tộc" ở Hoa Kỳ!

Bà công khai bày tỏ tâm trạng âu lo về những gì đang diễn ra trong trường học.

Với thái độ chân thành, bà nghiêm trang nói thẳng với các thành viên Hội Đồng Giáo Dục Quận Loudoun, tiểu bang Virgnia rằng: “Chính quý vị đang dạy dỗ, đào tạo con em chúng ta trở thành một thứ ”chiến binh” để chúng ghét nhau và coi rẻ đất nước cũng như lịch sử mấy trăm năm của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.

Kể lại những kinh nghiệm quá khứ thời còn trẻ ở Hoa Lục, bà cho hay: Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu lúc bà mới lên 6 tuổi, và ngay lập tức học sinh và giáo viên đấu tố lẫn nhau bằng những tấm bảng lớn treo ở hành lang và nhà ăn, nơi học sinh có thể viết những lời chỉ trích chống lại bất kỳ ai bị coi là có tư tưởng phản động.

Bà Van Fleet ví "lý thuyềt cho là quan trọng về chủng tộc" với Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng, một cuộc thanh trừng do Mao lãnh đạo khiến từ 500.000 đến 20 triệu người chết trong vòng 10 năm (1966-1976).

Các ước tính khác nhau rất nhiều về số người chết và nhiều chi tiết đã được che giấu bí mật trong nhiều thập niên. Bà tâm sự: đối với tôi, và với rất nhiều người Trung Quốc, thật là đau lòng khi chúng tôi thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Lục, nhưng bây giờ chúng tôi lại phải trải nghiệm chủ nghĩa cộng sản ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ này!

Vị phụ huynh học sinh cuối cùng chúng tôi chọn đưa vào bài viết này là bà Titiana Ibrahim. Bài phát biểu của bà được cơ quan truyền thông Newmax đưa lên dưới dạng video. Đặc biệt là video có phụ đề Việt ngữ. Dù rất cô đọng, không diễn tả được chi tiết nhưng đối chiếu với nguyên văn Anh ngữ rất rõ ràng lưu loát của bà Ibrahim khá trung thực.

Với ý định trích dẫn nhiều nên chúng tôi đã bỏ thì giờ cố gắng chép lại cẩn thận tất cả phụ đề từ đầu đến cuối trên 6 trang giấy khổ 11 x 81/2.

Điều cần ghi nhận là ngườit viết phụ đề tỏ ra rất hiểu tâm trạng phẫn nộ của người phát biểu. Vì thế, hai từ “quý vị” vốn rất thông dụng để chỉ đối tượng của người phát biểu là những đại diện Học Khu trên bàn chủ tọa. Do đó đã thay thế bằng hai từ có phần lạnh lẽo, xa cách, xem thường là “các người”. Do đó. khi trích người viết để nguyên từ này.

Trước khi đề cập những điều cần phát biểu, bà Titiana Itrahim nói:

Lần đầu tiên tôi có mặt tại đây tối nay, không chỉ với tư cách thành viên cộng đồng mà còn với tư cách một phụ huynh của Học khu.

Bà nói tiếp: gần đây, mấy người đã gửi ra một cuộc khảo sát để biết tại sao Phụ huynh Học sinh không bỏ phiếu chấp nhận ngân sách cho dự án liên quan tới việc giảng dạy cho con em chúng tôi. Và tôi là một trong những người bỏ phiếu chống. Lý do của tôi có phần khác.

Tôi nghĩ rằng Hội Đồng Giáo Dục và những thành viên trong Hội Đống này là những tên ăn trộm! Tôi cho rằng họ là những kẻ dối trá và đã phạm tội phản quốc, chống lại con cái chúng tôi. Thông điệp của tôi tối nay gửi Hội Đồng và các thành viên trong Hội Đồng là: Hãy chấm dứt việc tuyên truyền cho con em chúng tôi. Xin đừng dạy con em chúng tôi phải ghét Cảnh sát và cũng đừng dạy con em chúng tôi rằng nếu chúng không ủng hộ cộng đồng LGBT là chúng kỳ thị đồng tính.

Các người không hề biết cuộc sống của mỗi đứa trẻ như thế nào. Các người cũng không hề biết gì vê cuộc sống riêng của mỗi người. Các người cũng có con em. Có người theo đạo Hồi. Còn tôi là người Thiên Chúa Giáo. Có người sẽ nghĩ rằng họ sẽ không tin tôi. Đúng không?.

(Có tiếng phản đối diễn giả từ chủ tọa đoàn)

Bất chấp, cô Titiana Ibrahim tiếp tục cật vấn:

Tại sao không cho phép tôi nói thẳng khi họ để lại thông tin của chính họ trên mạng xã hội? Các người đang dạy cho con em chúng tôi và những đứa trẻ khác rằng nếu chúng tin vào một Thiên Chúa toàn năng, chúng là thành phần của một tà giáo!

Ở đây chúng ta có anh Berry và cô Cyrus tự mình chịu trách nhiệm việc tạo ra một chương trình giảng dạy như thế. Các người muốn có bằng chứng không? Tôi có đây.

Các người đã tự tiện sử dụng tiến thuế của dân để làm những việc như thế.

(Lại có tiếng phản đối từ phía bàn chủ tọa cuộc họp của Học khu).

Bà Imbrahim gay gắt nêu câu hỏi.

Tại sao các người cấm tôi lên tiếng? Có phải vì các người không muốn cho công chúng biết rằng các người đang dạy cho con em chúng tôi ghét Cảnh sát phải không?

Nếu các người muốn có bằng chứng phải tôi đang có sẵn đây. (Vừa nói bà vừa giơ cao tập hồ sơ trên tay).

Bà tiếp tục nêu lên những câu hỏi nhức nhối.

Phải chăng các người sợ bằng chứng nên muốn bịt miệng chúng tôi? Sợ một phụ huynh đã can đảm đứng lên công khai chống lại các người? Có phải các người sợ hãi khi tôi nêu đích danh những người này?

Chính các người làm việc cho tôi chứ không phải tôi làm việc cho các người.

Đó là nhiệm vụ của các người. Chúng tôi đang giao phó con em chúng tôi cho các người. Chúng tôi dạy con chúng tôi những giá trị đạo đức để khi chúng lớn lên mà phạm tội giết Cảnh sát rồi ngồi tù thì ai chịu trách nhiệm?

Đó là câu hỏi của tôi đặt ra cho các người.

Các người đang xâm phạm cảm xúc và tinh thần của con em chúng tôi.

Các người đang làm cho chúng mất tinh thần bằng cách dạy cho chúng những điều trái với đạo lý, Các người nhớ rằng đây là nước Mỹ. Ngày nào con cái của chúng tôi còn sống trên miền đất tốt lành này của Chúa, tôi vẫn còn phải tiếp tục đấu tranh.

Các người nhớ rắng đây không phải là lần cuối của tôi đâu. Rồi các người sẽ thấy.

Hiện tôi đã nghỉ hưu. Tôi sẽ dành nhiều thì giờ để lo cho tương lại con cái chúng tôi. Một là chúng ta sẽ giải quyết ổn thỏa. Nếu không chúng ta sẽ đến Tối Cao Pháp Viện..

Các người thừa hiểu rằng tôi không phải là phụ huynh duy nhất đứng lên tranh đấu.

Trên khắp nước Mỹ lúc này, các trường học đang tìm cách đầu độc tâm hồn con em chúng tôi. Nhà trường đang dạy chúng điều họ không có quyền dạy.

Các người lắng nghe cho rõ điều tôi nói: Các người có quyền dạy con em chúng tôi, nhưng xin chấm dứt đụng chạm tới niềm tin tôn giáo của chúng tôi.

Các người có nhận biết đa số những người ở Học khu này là ai không? Đó là những đứa trẻ đến từ các gia đình Cảnh Sát. Màu xanh là màu của Cảnh Sát.

Các người có biết những đứa trẻ này cảm thấy thế nào khi chúng về nhà không? Các người có bao giờ trò truyện với chúng không? Chắc là không?

Các người có đang bịt miệng chúng với nền văn hóa tẩy chay! Các người đang cấm trẻ con cất lên tiếng nói vốn là quyền của chúng! Chúng đã bị tước bỏ quyền của minh trước những hành vi thấp hèn, lén lút, quỷ quyệt của ai đó? Nếu muốn các người có thể nói thẳng là của hệ thống giáo dục của các người..

Các người nói hoài với con em chúng tôi về kỳ thị chủng tộc, kỳ thị đồng tính luyến ái.

Kỳ thị là gì?

Ai định nghĩa cái thứ đó?

Các người có biết tôi thuộc chủng tộc nào không? Các người chẳng biết gì ráo! Tôi có thể là da đen, da trắng hay gốc Á.

Còn các người là ai mà có quyền xác định?

Những đứa trẻ đến trường chúng không nhìn nhau qua màu da.

Những đứa da đen, da trắng hay gốc La Tinh, các người có biết tại sao chúng có thể chơi thân với nhau không?

Giản dị chỉ vì chúng không phân biệt màu da của nhau.

Như vậy kết luận là gì? Phải chăng chính các người là những kẻ phân biệt chủng tộc, không phải chúng và cũng không phải cha mẹ chúng. Không ai khác hơn, chính các người đang đánh giá và phân loại chúng. Chính các người đang gây ra sự phân biệt chủng tộc mà chúng tôi đã đấu tranh để loại trừ, điều tôi đã đấu tranh từ lâu.

Vậy mà các mgười lại cho mình cái quyền cấm tôi nêu đích danh tên tuổi những kẻ này khi chính anh Berry, chị Cyrus đã tự lộ diện?\

Các người đã để cho một giáo viên dạy Anh ngữ giao bài nói Cảnh Sát trừng trị kẻ tội phạm là những người xấu. Các người có muốn coi bằng chứng không? Tôi đang nắm trong tay đây. Các người ngăn tôi lên tiếng và muốn tôi chấm dứt? Tại sao?

Các người đừng quên chính các người được trả lương bằng tiền thuế của dan.

Cái bục này, cái Micro này cũng đều do tiền thuế của dân mà có.

Vậy tôi có quyền sử dụng nó.

Các người muốn tôi gặp Trưởng Học Khu à? Các ngừời nghe đây: Chính đương sự đã gửi email cho tôi khẳng định không biết gì về việc những cuốn sách giảng dạy lý thuyết chủng tộc quan trọng này được dùng trong trường. Trưởng Học Khu cũng cho hay là không hề biết tiền thuế của người dân chúng tôi đã được dùng để chi trả cho những cuốn sách như vậy.

Phát biểu của bà Titiana Ibrahim còn dài. Nhưng người viết xin ngừng ở đây và dành toàn quyền nhận định, phê phán cho quý độc giả.



Nam California, ngày Thứ Năm, 08-7-2021
 
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XVII, tiếp theo
Vũ Văn An
20:32 09/07/2021

L. Sẽ là điều mê tín, khi đặt hy vọng vào các thể thức và nghi lễ; nhưng sẽ là điều tuyệt vời, khi không tùng phục chúng.

LI. Tất cả các tôn giáo và tất cả các giáo phái trên thế giới đều lấy lý lẽ tự nhiên làm kim chỉ nam. Chỉ riêng các Kitô hữu buộc phải lấy các quy tắc của họ từ bên ngoài chính họ, và tự thông tri cho mình những quy tắc mà Chúa Giêsu Kitô đã để lại cho người xưa để họ truyền lại cho chúng ta. Có những người cảm thấy chán ngán với sự ràng buộc này. Giống các dân tộc khác, họ muốn được tự do làm theo trí tưởng tượng của họ. Chúng ta kêu to vào tai họ cũng vô ích, như các tiên tri đã từng làm với dân Do Thái ngày xưa: Hãy vào giữa lòng Giáo Hội; học hỏi các luật lệ mà các vị ngày xưa đã để lại cho Giáo Hội, và đi theo các nẻo đường của Giáo Hội. Họ trả lời như những người Do Thái: Chúng tôi sẽ không bước đến đó: chúng tôi muốn làm theo suy nghĩ của trái tim mình, và sống như các dân tộc khác.



LII. Có ba cách để tin: lý lẽ, phong tục và linh hứng. Kitô giáo, tôn giáo duy nhất có lý lẽ, không nhận làm con cái đích thực của mình những người tin mà không có linh hứng: không phải là nó loại trừ lý lẽ và phong tục; ngược lại, phải mở rộng tinh thần của mình đón nhận các chứng cớ của lý trí, và củng cố chúng bằng phong tục; nhưng tôn giáo này muốn chúng ta khiêm hạ tuân theo sự linh hứng, là điều duy nhất có thể mang lại hiệu quả đích thực và có tính cứu rỗi: Ut non evacuetur crux Christi [để thập giá Chúa Kitô khỏi trở nên vô hiệu] (1Cr 1:17).

LIII. Không bao giờ chúng ta làm điều ác một cách trọn vẹn và vui vẻ như khi chúng ta làm điều đó do một nguyên tắc sai lầm của lương tâm.

LIV. Người Do Thái, tức những người được kêu gọi khuất phục các quốc gia và các vua chúa, đã từng là nô lệ của tội lỗi; còn các Kitô hữu, mà ơn gọi là phục vụ và trở thành thần dân, là con cái tự do.

LV. Có phải là can đảm không khi một người sắp chết, trong sự yếu đuối và đau đớn, lại đi đối đầu với một Thiên Chúa toàn năng và vĩnh cửu?

LVI. Tôi sẵn lòng tin những câu chuyện mà nhân chứng của chúng sẵn sàng hy sinh mạng sống để làm chứng cho chúng.

LVII. Sự kính sợ tốt lành phát xuất từ đức tin; sự kính sợ giả tạo phát xuất từ sự nghi ngờ. Sự kính sợ tốt lành dẫn đến hy vọng, bởi vì nó phát sinh từ đức tin, và vì chúng ta hy vọng vào Thiên Chúa nên chúng ta tin: Sự kính sợ xấu dẫn đến tuyệt vọng, vì người ta sợ vị Thiên Chúa mà họ không tin. Kẻ thì sợ mất Người, kẻ thì sợ tìm thấy Người.

LVIII. Salômôn và Gióp biết rõ nhất nỗi khốn cùng của con người, và đã nói về nó tốt nhất: người thì hạnh phúc nhất loài người, người thì bất hạnh nhất; người thì biết sự phù phiếm của các thú vui bằng kinh nghiệm, người thì biết thực tại của các điều xấu.

LIX. Kẻ ngoại đạo nói xấu Israel, và vị Tiên tri cũng thế; và vì dân Israel không có quyền nói với vị tiên tri rằng: Ông nói như kẻ ngoại đạo; nên ông tạo sức mạnh lớn lao nhất từ điều kẻ ngoại đạo nói như ông (Êdêkien).

LX. Thiên Chúa không có ý định để chúng ta phải phục tùng niềm tin của chúng ta vào Người mà không có lý lẽ, cũng như không muốn chúng ta chịu khuất bạo quyền; nhưng Người cũng không có ý giải thích cho chúng ta lý lẽ của mọi sự; và, để hòa hợp các mâu tuẫn này, Người có ý định làm cho chúng ta thấy rõ các dấu ấn thần thiêng nơi Người, các dấu ấn thuyết phục chúng ta về bản tính của Người, và thiết lập thẩm quyền của Người bằng các điều kỳ diệu và chứng cớ mà chúng ta không thể bác bỏ; và sau đó chúng ta tin tưởng không do dự những điều Người dạy dỗ chúng ta, khi chúng ta thấy không còn lý do nào khác để bác bỏ chúng, ngoại trừ, tự chúng ta, chúng ta không thể biết chúng có thật hay không.

LXI. Chỉ có ba loại người: một số phụng sự Thiên Chúa, sau khi tìm thấy Người; số khác đang cố gắng tìm kiếm Người, vì vẫn chưa tìm thấy Người; và cuối cùng số người khác nữa sống mà không tìm kiếm Người, cũng không tìm thấy Người. Những người đầu tiên hợp lý và hạnh phúc; những người cuối cùng khờ dại và bất hạnh; những người ở giữa thì bất hạnh nhưng hợp lý.

LXII. Con người thường lẫn lộn trí tưởng tượng của họ với trái tim; và họ tin rằng họ đã trở lại ngay khi họ nghĩ đến việc trở lại.

Lý trí hoạt động chậm chạp, và nó cần rất nhiều quan điểm và nguyên tắc khác nhau phải hiện diện trước nó, đến nỗi lúc nào nó cũng thiếp ngủ hay lạc đường, không thấy chúng cùng một lúc. Tâm tư thì không phải như vậy; nó hành động ngay lập tức, và luôn sẵn sàng hành động. Vì vậy, sau khi biết sự thật nhờ lý lẽ, cần phải cố gắng cảm nhận được nó, và đặt đức tin của chúng ta vào tâm tình của trái tim; nếu không, nó sẽ luôn không chắc chắn và lung lay. Trái tim có lý lẽ của nó, mà lý trí không biết được: người ta cảm nhận nó trong cả ngàn sự vật. Chính trái tim cảm nhận được Thiên Chúa, chứ không phải lý trí. Thiên Chúa nhạy cảm đối với trái tim, đó là đức tin hoàn hảo.

LXIII. Điều chủ yếu đối với bản tính Thiên Chúa là đức công chính của Người cũng vô hạn như lòng thương xót của Người: tuy nhiên đức công chính và sự nghiêm khắc của Người đối với kẻ bị ruồng bỏ thậm chí còn ít đáng kinh ngạc hơn lòng thương xót của Người đối với người được chọn.

LXIV. Con người rõ ràng được tạo ra để suy nghĩ; đó là tất cả phẩm giá và tất cả công lao của họ. Toàn bộ nhiệm vụ của họ là suy nghĩ đúng đắn; và trật tự của tư tưởng là bắt đầu với chính nó, với tác giả của nó và cùng đích của nó. Tuy nhiên, chúng ta nghĩ gì khi sống trên đời? Không bao giờ có điều gì khác mà chỉ để giải khuây, để trở nên giàu có, để có được danh tiếng, để trở thành vua, mà không nghĩ đến việc làm vua và làm người có nghĩa gì.

Tư tưởng của con người là một điều đáng ngưỡng mộ bởi chính bản chất của nó. Cần phải có một số khuyết điểm kỳ lạ nó mới đáng khinh. Nhưng nó có những khuyết điểm lớn đến nỗi không có gì đáng chê cười hơn. Do bản chất, nó cao cả xiết bao, nhưng do khuyết điểm, nó thấp hèn biết chừng nào!

LXV. Nếu có một Thiên Chúa, chỉ phải yêu một mình Người, chứ không phải các tạo vật. Lý luận của kẻ vô đạo, trong sách Khôn ngoan, chỉ dựa trên những gì họ tự xác tín là không hề có Thiên Chúa. Họ nói rằng, giả định như thế, thì ta hãy tận hưởng các tạo vật. Nhưng nếu họ biết rằng có một vị Thiên Chúa, họ sẽ kết luận ngược lại. Và đây là kết luận của người khôn ngoan: Có một Thiên Chúa, vì vậy chúng ta đừng tận hưởng các tạo vật. Vì vậy, bất cứ điều gì khiến chúng ta gắn bó với tạo vật đều xấu, vì nó ngăn cản chúng ta, một là phụng sự Thiên Chúa, nếu chúng ta biết Người, hai là tìm kiếm Người, nếu chúng ta không biết Người. Bây giờ chúng ta đầy tư dục: do đó chúng ta đầy rẫy điều ác; vì vậy chúng ta phải ghét chính mình, và tất cả những điều gắn bó chúng ta vào bất cứ thứ gì khác ngoài một mình Thiên Chúa.

LXVI. Khi muốn nghĩ về Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy có bao nhiêu điều khiến chúng ta quay lưng lại với Người, và cám dỗ chúng ta suy nghĩ đi nơi khác? Tất cả những điều này đều xấu xa, và thậm chí vốn bẩm sinh với chúng ta.

LXVII. Thật sai lầm khi chúng ta chỉ xứng đáng được người khác yêu thương chúng ta: thật bất chính khi chúng ta muốn như thế. Nếu chúng ta sinh ra là người hữu lý, và với một số hiểu biết về bản thân và những người khác, chúng ta sẽ không có khuynh hướng này.

Tuy nhiên, chúng ta được sinh ra với nó: do đó chúng ta được sinh ra là người bất chính, vì ai cũng hướng về bản thân mình. Điều này chống lại mọi trật tự: phải hướng tới cái chung; và việc hướng vào bản thân là khởi đầu của mọi rối loạn, chiến tranh, cảnh sát, kinh tế, v.v. Nếu các thành viên của các cộng đồng tự nhiên và dân sự hướng về lợi ích của tập thể, thì bản thân các cộng đồng phải phấn đấu cho một tập thể khác tổng quát hơn. Bất cứ ai không ghét nơi mình lòng tự ái và bản năng khiến họ đặt mình lên trên tất cả, đều là kẻ rất mù quáng, vì không còn gì đối lập với công lý và sự thật đến thế. Vì thật sai lầm khi chúng ta đáng được sự đối xử ấy; vả lại, vừa bất chính vừa không thể đạt được điều đó, vì nó là đối tượng được mọi người theo đuổi. Do đó, rõ ràng chúng ta được sinh ra trong một sự bất chính, điều mà chúng ta không thể loại bỏ, nhưng chúng ta phải loại bỏ. Tuy nhiên, không tôn giáo nào khác ngoài Kitô giáo nhận thấy rằng đó là một tội lỗi, chúng ta cũng sinh ra trong đó, chúng ta cũng buộc phải chống lại nó, chúng ta cũng nghĩ đến việc chúng ta được ban cho các phương thuốc chữa trị.

LXVIII. Có một cuộc chiến nội bộ trong con người giữa lý trí và các đam mê. Họ có thể được hưởng một chút an bình, nếu họ chỉ có lý trí mà không có đam mê, hoặc nếu họ chỉ có đam mê mà không có lý trí. Nhưng vì có cả hai, nên họ không thể không có chiến tranh, không thể có hòa bình với bên này mà không có chiến tranh với bên kia. Vì vậy, họ luôn chia rẽ và mâu thuẫn với chính mình.

Nếu sống mà không tìm xem người ta là gì là một sự mù quáng không tự nhiên, thì càng kinh khủng hơn khi sống tồi tệ trong lúc tin Thiên Chúa. Tất cả mọi người hầu như đều nằm ở một trong hai sự mù quáng này.

LXIX. Điều không thể nghi ngờ là linh hồn có thể chết hay bất tử. Điều này hẳn phải tạo ra sự khác biệt hoàn toàn về luân lý; tuy nhiên, các triết gia đã tiến hành luân lý một cách độc lập với điều này. Thật là một sự mù quáng kỳ lạ!

Màn cuối cùng luôn đẫm máu, bất chấp phần còn lại của vở kịch có tính giải trí ra sao. Cuối cùng chúng ta chỉ còn biết phủ xác chết và mọi chuyện kết thúc.

LXX. Thiên Chúa, sau khi đã tạo dựng trời và đất, những vật thể vốn không cảm thấy hạnh phúc của hữu thể mình, muốn tạo ra những sinh vật nhận biết Người và tạo ra một tập thể gồm các thành phần biết suy nghĩ. Mọi con người đều là thành viên của tập thể này; và để được hạnh phúc, họ phải bắt ý chí đặc thù của họ phù hợp với ý chí phổ quát vốn điều khiển toàn bộ tập thể. Tuy nhiên, thường xảy ra việc chúng ta tin rằng chúng ta là một chỉnh thể, và không thấy mình thuộc một tập thể mà chúng ta vốn phụ thuộc, chúng ta tin rằng chúng ta chỉ phụ thuộc chính mình, và chúng ta muốn trở thành trung tâm và là chính tập thể. Nhưng thực ra, chúng ta thấy mình trong trạng thái giống như một thành viên bị tách khỏi tập thể của mình, và vì không có nguyên tắc sống nơi chính mình, nên đã lạc lõng và bỡ ngỡ trước sự không chắc chắn của hữu thể mình. Cuối cùng, khi bắt đầu tự biết mình, chúng ta như trở về nhà mình; chúng ta cảm thấy chúng ta không phải là tập thể; chúng ta hiểu chúng ta chỉ là một thành viên của tập thể vũ trụ; là thành viên nghĩa là chỉ có hữu thể, sự sống, chỉ có chuyển động nhờ tinh thần của tập thể và vì tập thể; một thành viên bị tách khỏi tập thể mà nó thuộc về chỉ còn là một sinh vật bị diệt vong và đang chết; như thế, chúng ta chỉ nên yêu mình vì tập thể, hay đúng hơn chúng ta chỉ nên yêu tập thể, bởi vì khi yêu tập thể, là yêu chính mình, vì chúng ta chỉ hiện hữu trong nó, thông qua nó và vì nó.

Để điều chỉnh tình yêu mà chúng ta có với chính mình, chúng ta phải tưởng tượng ra một tập thể được tạo thành từ các thành viên có suy nghĩ, bởi vì chúng ta là thành viên của một toàn thể; và phải xét xem mỗi thành viên nên yêu thương nhau như thế nào. Cơ thể yêu bàn tay, và bàn tay, nếu nó có ý chí, nên yêu chính nó như cơ thể yêu nó. Tình yêu nào vượt quá điều đó đều là bất chính. Nếu bàn chân và bàn tay có một ý chí đặc thù, chúng sẽ không bao giờ có trật tự ngoại trừ bắt ý chí đó phục tùng ý chí của cơ thể: ngoài điều đó, chúng sẽ rối loạn và bất hạnh; nhưng, khi chỉ muốn điều tốt của cơ thể, chúng tạo điều tốt cho riêng chúng.

Các thành viên trong tập thể của chúng ta không cảm nhận được hạnh phúc của sự kết hợp của họ, của trí thông minh tuyệt diệu của họ, của sự chăm sóc mà thiên nhiên dành để ảnh hưởng đến các tinh thần trong đó, để làm cho họ lớn lên và trường tồn. Nếu họ có khả năng biết điều đó, và lợi dụng sự hiểu biết này để duy trì nơi họ của nuôi dưỡng họ nhận được, không để nó chuyền sang các thành viên khác, họ sẽ không những bất chính mà còn đáng thương nữa; và sẽ ghét mình hơn là yêu mình: hạnh phúc của họ cũng như bổn phận của họ, hệ ở việc phục tùng sự hướng dẫn của linh hồn phổ quát mà họ thuộc về, linh hồn yêu họ hơn họ yêu chính họ. Qui adhæret Domino, Spiritus est [Ai đã kết hợp với Chúa, thì nên một tinh thần với Người] (1 Cr 6:17). Chúng ta yêu mình vì chúng ta là thành viên của Chúa Giêsu Kitô vì Ngườii là đầu của thân thể mà chúng ta là chi thể: tất cả là một, người này ở trong người kia. Tư dục và sức mạnh là nguồn gốc của tất cả các hành động thuần túy nhân bản của chúng ta: tư dục phát sinh ra các hành động tự nguyện; sức mạnh phát sinh ra các hành động không tự nguyện.

LXXI. Những người theo thuyết Platon, và thậm chí cả Épictète và những người theo ông ta, tin rằng chỉ một mình Chúa mới đáng được yêu mến và ngưỡng mộ; nhưng họ vẫn muốn được người ta yêu mến và ngưỡng mộ. Họ không biết sự đồi trụy của họ. Nếu họ cảm thấy được thúc đẩy yêu mến và tôn thờ Người, và tìm thấy niềm vui chính trong đó, họ có thể đã nghĩ tốt về chính họ, với lý do tốt đẹp. Nhưng nếu họ cảm thấy ác cảm với Thiên Chúa, nếu họ không có khuynh hướng nào khác mà chỉ muốn được người ta quý trọng, và nếu họ coi là hoàn hảo khi họ chỉ biết làm sao, tuy không áp đảo người ta, nhưng khiến người ta lấy làm hạnh phúc được yêu mến họ, thì tôi sẽ cho rằng sự hoàn hảo này đáng kinh tởm. Bạn nói gì! họ đã biết Thiên Chúa, thế mà lại không muốn người ta chỉ yêu mến Người; họ muốn người ta dừng lại ở họ; họ muốn trở thành đối tượng hạnh phúc tự nguyện của người ta!

LXXII. Đúng là có đau đớn khi thực hành lòng đạo đức. Nhưng nỗi đau này không phát xuất từ lòng đạo đức nhen nhóm trong chúng ta, mà từ lòng vô đạo đức vẫn còn tại đó. Nếu các giác quan của chúng ta không chống lại sự thống hối, và sự đồi trụy của chúng ta không chống lại sự trong sạch của Thiên Chúa, thì sẽ không có gì đau đớn trong việc này đối với chúng ta. Chúng ta chỉ chịu đau đớn tương ứng với việc thói hư, một điều rất tự nhiên đối với chúng ta, chống lại ơn thánh siêu nhiên. Trái tim chúng ta cảm thấy bị giằng xé giữa các cố gắng mâu thuẫn nhau này. Nhưng sẽ rất bất chính nếu qui bạo lực này cho Thiên Chúa, Đấng lôi kéo chúng ta, thay vì qui nó cho thế giới đang kìm hãm chúng ta. Giống như đứa trẻ được mẹ mình giật khỏi vòng tay của những tên cướp, và trong nỗi đau nó phải chịu, nó phải yêu sức mạnh đầy âu yếm và chính đáng đã đem lại tự do cho nó, và chỉ ghét thứ bạo lực tàn ác và chuyên chế của những kẻ giam giữ em cách bất chính. Cuộc chiến dữ dằn nhất mà Thiên Chúa có thể gây ra cho con người ở đời này là để họ không có cuộc chiến mà Người đã đến để mang tới. Người từng nói, Thầy đến để mang lại chiến tranh; và, để dạy về cuộc chiến này, Thầy đã đến để mang theo sắt và lửa (Mt 10:34; Lc 12:49). Trước Người, thế giới sống trong hòa bình giả tạo.

LXXIII. Thiên Chúa chỉ nhìn bên trong: Giáo hội chỉ xét đoán từ bên ngoài. Thiên Chúa tha thứ ngay khi Người thấy sự thống hối ở trong lòng; Giáo hội tha thứ, khi thấy sự thống hối trong các việc làm. Thiên Chúa sẽ làm ra một Giáo hội tinh khiết ở bên trong, điều này, do sự thánh thiện bên trong và hoàn toàn thiêng liêng của Giáo hội, làm bối rối sự vô đạo đức bên ngoài của các nhà hiền triết siêu việt và của những người Pharisiêu; và Giáo hội sẽ tạo ra một cộng đoàn gồm những người có các phong hóa bên ngoài thuần khiết đến mức họ làm bối rối các phong hóa của người ngoại đạo. Nếu có những kẻ đạo đức giả ngụy trang khéo đến mức Giáo Hội không biết nọc độc của họ, Giáo Hội sẽ chịu đựng họ; vì dù họ bị Thiên Chúa bác bỏ, Đấng mà họ không thể lừa dối, nhưng họ được tiếp nhận bởi con người, là những người họ có thể lừa dối. Vì vậy, Giáo Hội không bị sỉ nhục bởi tác phong của họ, ít nhất cũng có bề ngoài thánh thiện.

LXXIV. Luật pháp không phá hủy bản nhiên; nhưng nó hướng dẫn bản nhiên: ơn thánh không phá hủy luật pháp; nhưng nó làm cho luật pháp thực thi. Chúng ta tự làm cho mình trở thành thần tượng của chính sự thật: vì sự thật mà không có đức ái không phải là Thiên Chúa; nó là hình ảnh của Người, và là một thần tượng không nên được yêu thích hoặc tôn thờ; và càng không nên yêu mến và tôn thờ điều ngược lại của nó, đó là việc nói dối.

 
VietCatholic TV
Ngoạn mục: Biến cố Đức Mẹ hiện ra cứu dân Lithuania. Dân nghèo Malaysia treo cờ trắng kêu cứu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:35 09/07/2021


1. Biến cố Đức Mẹ hiện ra cứu dân Lithuania thoát khỏi trào lưu Tin Lành

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây diễn ra tại Siluva, Lithuania vào đầu tháng 7 hằng năm để kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra trong vòng 4 năm từ 1608 đến 1612 để cứu dân nước này thoát khỏi làn sóng Tin lành.

Có nhiều báo cáo đã thấy Đức Mẹ hiện ra nơi này nơi khác. Tuy nhiên, Giáo Hội chỉ nhìn nhận 16 cuộc hiện ra. Cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Siluva, Lithuania là một trong 16 cuộc hiện ra được công nhận. Đức Mẹ Siluva cũng là bổn mạng của quân đội Lithuania. Cho nên, trong ngày lễ này chúng ta có thể thấy sự hiện diện của nhiều tướng lãnh và các binh sĩ Lithuania.

Những đứa trẻ đang chơi đã nhìn thấy một người phụ nữ trẻ đẹp đang đứng trên tảng đá ôm một đứa trẻ trong tay và khóc lóc thảm thiết. Cô ấy không nói, nhưng nhìn các em một cách buồn bã, và khóc như thể trái tim cô ấy đang tan vỡ. Nước mắt cô đầm đìa đến nỗi chảy dài trên má và một vài giọt nước trong số đó bắn tung tóe trên tảng đá. Người phụ nữ mặc áo choàng màu xanh và trắng, không giống bất kỳ trang phục nào mà bọn trẻ quen thuộc. Mái tóc dài màu nâu nhạt buông nhẹ qua vai. Một luồng sáng kỳ lạ bao quanh cả người phụ nữ và đứa trẻ.

Thời ấy, người Công Giáo Lithuania, từ mấy thập niên trước đã đua nhau bỏ sang Tin lành. Mục sư Tin lành Calvin trong vùng, khi nghe những đứa trẻ này kể lại, đã quát nạt chúng. Ông đã phủ nhận những tuyên bố về sự kiện hiện ra này, gọi đó là Satan và “sự mê tín của người Rôma”. Tuy nhiên, chính ông đã bị sốc khi nhìn thấy người phụ nữ và đứa trẻ đang khóc. Lấy hết sức bình tĩnh ông hỏi: “Tại sao bà lại khóc?” Bằng một giọng đầy xúc động, người phụ nữ trả lời: “Đã có lúc Con yêu dấu của ta được dân ta tôn thờ ngay tại chỗ này. Nhưng bây giờ họ đã giao mảnh đất thiêng liêng này cho những người cày, những người xới đất và cho gia súc ăn cỏ”. Không nói thêm lời nào, cô ấy biến mất. Suy đi nghĩ lại trong lòng về hiện tượng này, chính Mục sư ấy là người phát khởi cho cao trào trở lại đạo Công Giáo.

Niềm tin rằng Mẹ Thiên Chúa đã đích thân xuất hiện để trừng phạt họ vì họ đã bỏ bê Đức tin Công Giáo đã nhanh chóng gia tăng trong dân chúng. Hầu hết họ đều chú ý đến thông điệp của Đức Mẹ và bắt đầu quay trở lại với Giáo Hội Công Giáo. Một thập kỷ sau, vào ngày Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, hơn 11,000 người đã rước lễ trong một thánh lễ được tổ chức tại hiện trường.

Một người đàn ông mù, hơn 100 tuổi, sống ở một ngôi làng gần đó. Câu chuyện về những lần hiện ra đến tai ông và ông nhớ lại vào một đêm, khoảng tám mươi năm trước, khi làn sóng Tin lành đang nổi lên dữ dội, ông đã giúp Cha Holubka chôn một chiếc rương bằng sắt chứa đầy các vật báu của nhà thờ bên cạnh một tảng đá lớn. Dân làng dẫn ông đến cánh đồng hiện ra để xem liệu ông có thể giúp xác định vị trí nơi chôn các kho báu hay không. Ngay sau khi ông đến được chỗ đó, thì thị lực của ông đã được phục hồi một cách kỳ diệu. Khuỵu gối vì vui mừng và biết ơn, ông chỉ vào vị trí chính xác nơi chôn cất chiếc rương.

Tất cả các giám mục trong giáo phận Siluva đã nhìn nhận lòng sùng kính của các tín hữu đối với Đức Mẹ Siluva. Sự sùng kính lớn lao này khiến cho mọi người trong vùng đất này quay trở lại với Giáo Hội Công Giáo. Bên cạnh đó còn có một số lớn phép lạ. Những điều này đã thúc đẩy các nhà chức trách giáo hội tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng về phép lạ cả thể này.

Sau những cuộc điều tra sâu rộng của giám mục địa phương, Đức Giáo Hoàng Piô VI đã chấp thuận công nhận Đức Mẹ đã hiện ra tại Siluva với những niềm ơn lạ phong phú. Cuộc hiện ra này đã được chứng thực bởi một Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Lục ban hành vào ngày 17 tháng 8 năm 1775.
Source:Miracle Hunter

2. Người Mã Lai Á đau khổ giơ cờ trắng kêu cứu trong đại dịch

Trong bối cảnh kinh tế xã hội suy thoái rất lớn từ đại dịch Covid-19 và việc đóng cửa đang diễn ra, những người Mã Lai Á đau khổ đã tham gia phong trào Cờ Trắng để tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức bao gồm thực phẩm và tiền mặt để sống sót.

Nguồn gốc của phong trào này không được biết rõ, nhưng các báo cáo truyền thông cho thấy mọi người trên khắp đất nước đang giương cao cờ trắng để báo hiệu một cá nhân hoặc một gia đình đang trong tình trạng thảm khốc.

Một số người tin rằng chiến dịch Cờ Trắng là một phản ứng tự phát trước một báo cáo gần đây tiết lộ 468 người đã tự tử ở Mã Lai Á từ tháng Giêng đến tháng Năm năm nay.

Trong một lá thư gửi cho các biên tập viên của cổng thông tin Free Malaysia Today, một độc giả tên là Wong Ee Lynn lưu ý rằng hầu hết những người tự tử đều thấy mình “hết tiền tiết kiệm, thiếu mạng lưới an toàn và không còn lựa chọn nào khác”.

“Chiến dịch Cờ Trắng hiện đang thịnh hành trên các phương tiện truyền thông xã hội để khuyến khích những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch coronavirus và những hạn chế được đặt ra đối với các hoạt động kinh tế hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó là một bản cáo trạng dành cho chính phủ vì những thất bại của nó trong việc cung cấp các hỗ trợ cho các thành viên dễ bị tổn thương nhất của cộng đồng chúng ta”, Lynn viết như trên hôm 04 tháng 7.
Source:UCANews

3. Đại dịch hoành hành khắp các vùng nông thôn Campuchia

Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng ở mức kỷ lục ở Campuchia khi đại dịch trải dài khắp các vùng nông thôn, chợ búa, nhà tù, nhà máy và biến thể Delta đang gây kinh hoàng cho các nhà chức trách.

Trong bảy ngày qua, số trường hợp nhiễm bệnh hàng ngày luôn ở mức trên 900, trong khi cho đến nay đã có 55,187 trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận với 47,386 trường hợp phục hồi và 748 trường hợp tử vong. Trong số 7,801 trường hợp chưa phục hồi, khoảng 600 trường hợp được coi là nhẹ, nghĩa là các bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà.

“Chúng ta phải khẩn trương hành động, cùng nhau hành động có trách nhiệm. Các công cụ và biện pháp Covid-19 hiện tại phải giúp đối đầu với những thách thức mới, nếu được thực hiện hiệu quả”, Li Ailan, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Campuchia, cảnh báo trên mạng xã hội.

Biến thể Alpha, trước đây được gọi là biến thể Vương quốc Anh, đã tạo ra vấn đề lớn vào ngày 20 tháng 2 sau khi hai phụ nữ từ Trung Quốc hối lộ để ra khỏi vùng cách ly và đi dự tiệc tùng.

Thái Lan đã tuyên bố Campuchia là quốc gia cung cấp biến thể này, mặc dù điều này đã bị chính quyền Campuchia tranh cãi khi cho rằng biến thể đó có nguồn gốc từ một thị trường tôm Thái Lan sau khi được vận chuyển vào nước này bởi những người lao động nhập cư từ Miến Điện.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất hiện nay là biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ.
Source:UCANews

4. Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hung Gia Lợi và Slovakia hoan nghênh Đức Thánh Cha xác nhận chuyến tông du của ngài

Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hung Gia Lợi và Slovakia đã hoan nghênh lời xác nhận của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng ngài sẽ thăm đất nước của họ vào tháng Chín.

Hôm 4 tháng 7, Đức Hồng Y Péter Erdő của Esztergom-Budapest cho biết người Công Giáo ở Hung Gia Lợi rất mong đợi chuyến thăm của Giáo hoàng.

“Cộng đồng Công Giáo đang chờ đợi sự xuất hiện của Đức Thánh Cha trong niềm vui và tình yêu lớn lao. Chúng tôi đang cầu nguyện cho chuyến thăm của ngài là dấu chỉ của hy vọng và là một khởi đầu mới sau khi đại dịch lui dần”, ngài nói.

Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức thông báo rằng ngài sẽ đến thăm các nước Trung Âu láng giềng.

Phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha xác nhận rằng ngài sẽ đến thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 12 tháng 9 để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52.

Trước đó, Đức Thánh Cha đã đề cập ý định tham dự sự kiện này vào tháng 3, trên chuyến bay trở về Rôma từ Iraq sau chuyến tông du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát.

Hung Gia Lợi có dân số 9.8 triệu người, 62% là người Công Giáo. Quốc gia này có biên giới với Áo, Serbia, Croatia, Slovenia, Romania, Ukraine và Slovakia, lần cuối quốc gia này đăng cai Đại hội Thánh Thể Quốc tế là vào năm 1938.

Đức Hồng Y Erdő, Giáo chủ Công Giáo Hung Gia Lợi, nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định đích thân cử hành Thánh lễ bế mạc của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thánh lễ bế mạc này thường do một đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ trì.

Lần cuối cùng một vị giáo hoàng tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế là vào năm 2000, khi Đức Gioan Phaolô II tham dự sự kiện này ở Rôma.

Đức Gioan Phaolô II cũng là vị giáo hoàng cuối cùng đến thăm Hung Gia Lợi. Ngài đã thăm Pannonhalma và Győr, ở phía tây đất nước, vào năm 1996, cách đây 25 năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sau khi cử hành thánh lễ tại Budapest, ngài sẽ khởi hành đến các thành phố Bratislava, Prešov, Košice và Šaštin của Slovakia.

Bratislava, ở tây nam Slovakia, là thủ đô của đất nước. Prešov, ở phía đông Slovakia, là thành phố lớn thứ ba. Košice, cũng ở phía đông, là thành phố lớn thứ hai. Šaštin, ở phía tây Slovakia, là nơi có một trong những đền thờ Đức Mẹ quan trọng nhất của quốc gia.

Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský, chủ tịch Hội đồng Giám mục Slovakia, cho biết vào ngày 4 tháng 7 rằng thông báo này là “một tin cực kỳ vui mừng”.

“Tôi thực sự mong chờ điều đó. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta, vào lúc này, rất vui khi được quay lại ký ức về chuyến thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II”, ngài nói, khi nhắc đến chuyến thăm năm 1995 của vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

“Và một lần nữa chúng ta có thể nói rằng người kế vị các tông đồ, hiện nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ đến Slovakia”.

Slovakia là một quốc gia có 5.5 triệu dân, giáp với Ba Lan, Ukraine, Hung Gia Lợi và Áo. Ước tính có khoảng 62% dân số theo đạo Công Giáo.

Đất nước này trước đây là một phần của Tiệp Khắc, được chia thành Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Séc vào năm 1993 sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Đức Tổng Giám Mục Zvolenský kêu gọi người dân Slovakia hãy bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho chuyến thăm này để họ “thực sự có thể nghe thấy thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Đó là một thông điệp cởi mở đối với những người đau khổ, những người sống bên lề xã hội, những người đang có nhu cầu, cho dù vật chất hay tinh thần”.

“Sau đó là sự quan tâm tuyệt vời của ngài đối với những điều tốt đẹp của gia đình, sự nhạy cảm tuyệt vời của ngài đối với các nhu cầu của giới trẻ”.

“Những chủ đề này chắc chắn sẽ là nội dung trong chuyến thăm Slovakia của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mong đợi một sự củng cố tinh thần lớn trong các lĩnh vực này”.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hungary và Slovakia hoan nghênh xác nhận chuyến thăm của Giáo hoàng
Source:Catholic News Agency
 
Thông báo của Tòa Thánh tối thứ Sáu 9/7 về tình trạng của Đức Phanxicô. Xin cầu nguyện thêm cho ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:40 09/07/2021


1. Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh chiều thứ Sáu 9 tháng 7 về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô

Lúc 12g trưa ngày thứ Sáu 9 tháng 7, theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng bên trái vào tối Chúa Nhật 4 tháng 7.

Toàn văn thông báo như sau:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua một ngày yên tĩnh với các tiến triển lâm sàng bình thường. Ngài tiếp tục ăn uống đều đặn và điều trị theo lịch trình.

Đức Thánh Cha đã đi tản bộ trên hành lang và tiếp tục công việc của ngài, xen kẽ đó là những giây phút đọc các văn bản.

Vào buổi trưa, ngài cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện của phòng bệnh riêng của mình, với sự tham dự của tất cả những người đang hỗ trợ ngài trong thời gian nằm viện.

Sau một khoảng thời gian ngắn bị sốt nhẹ, Đức Thánh Cha hiện không còn sốt nữa.

Ngày Chúa Nhật tới, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ tầng 10 của Bệnh viện Đại học Agostino Gemelli.

Đức Thánh Cha cám ơn về rất nhiều những điện văn yêu thương và gần gũi mà ngài nhận được hàng ngày và yêu cầu chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Source:Holy See Press Office

2. Tin Đức Thánh Cha bị sốt gây quan ngại

Nicole Winfield, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican hiện đang cộng tác với thông tấn xã AP đã có bài viết nhan đề “Pope temporarily had fever 3 days after intestinal surgery”, nghĩa là “3 ngày sau cuộc phẫu thuật ruột, Đức Giáo Hoàng bị sốt một lúc”.

Ba ngày sau khi phẫu thuật ruột, Đức Thánh Cha Phanxicô bị sốt trong một khoảng thời gian, nhưng các xét nghiệm và nội soi thông thường cho thấy âm tính, Vatican cho biết như trên vào hôm thứ Năm.

Bản tin cập nhật hàng ngày của Vatican cho biết Đức Phanxicô vẫn tiếp tục ăn uống và di chuyển mà không cần có người trợ giúp, và thậm chí đã gửi lời chúc đến các bệnh nhân ung thư trẻ tuổi tại bệnh viện Đa khoa Gemelli ở Rôma.

Nhưng phát ngôn viên Matteo Bruni nói rằng Đức Phanxicô đã có một “cơn sốt” trong một khoảng thời gian vào tối thứ Tư.

“Sáng nay, Đức Thánh Cha đã trải qua các cuộc kiểm tra vi sinh và định kỳ, và nội soi vùng ngực và bụng, kết quả cho thấy âm tính,” tuyên bố cho biết.

Đức Thánh Cha Phanxicô, 84 tuổi, đã phải cắt bỏ một nửa ruột kết hôm Chúa Nhật vì những gì Vatican nói là một đoạn ruột bị thu hẹp “nghiêm trọng”. Ngài dự kiến sẽ ở lại Gemelli, nơi có một dãy phòng đặc biệt dành riêng cho các vị Giáo Hoàng, đến hết tuần nếu không có biến chứng nào xảy ra.

Các bác sĩ cho biết cơn sốt có thể chỉ ra bằng chứng về nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác sau phẫu thuật, mặc dù tuyên bố của Vatican nhấn mạnh rằng tình trạng này chỉ là tạm thời và việc điều trị của Đức Phanxicô đang tiến triển theo kế hoạch.

Bản tiếng Ý ban đầu của tuyên bố của Vatican đề cập đến “un episodio febbrile”, nghĩa là một “cơn sốt”, trong khi bản dịch tiếng Anh cho biết Đức Phanxicô “temporarily ran a high temperature”, “tạm thời có nhiệt độ cao.” Người phát ngôn của Vatican cho biết tiếng Ý là phiên bản chính xác, chính thức và phiên bản sau đó của bản dịch tiếng Anh đã loại bỏ chữ “cao”.

Tuyên bố cho biết sự phục hồi của Đức Phanxicô đang tiếp tục theo kế hoạch và “tại thời điểm đặc biệt này, ngài hướng về tất cả những người đau khổ, bày tỏ sự gần gũi của mình với những bệnh nhân, đặc biệt là những người cần được chăm sóc nhất.”

Đức Thánh Cha Phanxicô có sức khỏe tương đối tốt, mặc dù khi còn trẻ ngài đã mất phần trên của một lá phổi vì nhiễm trùng. Ngài cũng bị đau thần kinh tọa khiến ngài bước đi khập khiễng.
Source:Crux

3. Nicole Winfield phản bác ý tưởng cho rằng Đức Thánh Cha bị ung thư ruột.

Ký giả chuyên về Vatican này hiện đang cộng tác với thông tấn xã AP đã có bài viết nhan đề “Pope, recovering well, had ‘severe’ narrowing of his colon”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng đang phục hồi rất khả quan, trước đó, ngài bị hẹp đại tràng ‘nghiêm trọng’”.

Hôm thứ Tư, Vatican cho biết sự hồi phục của Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc phẫu thuật đường ruột tiếp tục “đều đặn và khả quan”, và tiết lộ rằng các cuộc kiểm tra cuối cùng cho thấy ngài đã bị hẹp đại tràng “nghiêm trọng”.

Bản tin cập nhật hàng ngày của Vatican cho thấy không có bằng chứng về bệnh ung thư được phát hiện trong cuộc kiểm tra mô được lấy ra từ ruột kết của Đức Phanxicô hôm Chúa Nhật. Các bác sĩ cho biết, đó là một dấu hiệu đáng mừng và là bằng chứng cho thấy nghi ngờ hẹp đại tràng là do viêm nhiễm và các vết sẹo trên thành đại tràng đã được khẳng định.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết vị Giáo Hoàng 84 tuổi vẫn tiếp tục ăn uống đều đặn sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ một nửa ruột kết hôm Chúa Nhật, và liệu pháp truyền dịch qua tĩnh mạch đã không còn cần đến nữa.

Tiến sĩ Walter E. Longo, giáo sư phẫu thuật ruột kết và trực tràng tại Trường Y Đại học Yale và tại Yale-New Haven Health, không tham gia vào việc chăm sóc Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm của ông đã nhận định rằng:

“Thực tế là ngài đang ăn được có nghĩa là đường ruột của ngài đang hoạt động bình thường. Liệu pháp truyền dịch đã bị ngừng có nghĩa là lượng chất lỏng mà ngài cần để duy trì các chức năng hàng ngày của mình hiện đang được đáp ứng qua đường miệng của ngài.”

Ông Bruni cho biết việc kiểm tra mô học lần cuối cùng đã xác nhận một chứng hẹp đại tràng nghiêm trọng với các dấu hiệu của các vết sẹo trên thành đại tràng.

Tiến sĩ Manish Chand, phó giáo sư phẫu thuật tại Đại học College London, chuyên về phẫu thuật đại và trực tràng, cho biết các vết sẹo trên thành đại tràng có thể xảy ra do tình trạng viêm và nhiễm trùng lặp đi lặp lại, dẫn đến sẹo khiến ruột kết vừa hẹp lại, vừa kém đàn hồi.

Ông nói rằng trong những trường hợp như vậy luôn có một mối lo ngại rằng có thể có một khối ung thư nhỏ chưa từng được nhìn thấy trong các xét nghiệm trước đó. Trong những trường hợp như vậy, các nhà nghiên cứu bệnh học sẽ đặt một mẫu mô lấy ra từ ruột kết dưới kính hiển vi để xem có tế bào ung thư nào không.

“Tôi thấy thật yên tâm khi biết rằng không có khối u nằm bên dưới và việc chẩn đoán bệnh hẹp đại tràng đã được xác nhận.”

Tiến sĩ Chand cũng không tham gia vào việc chăm sóc Đức Thánh Cha Phanxicô, đã đưa ra lập trường trên theo kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua ba giờ phẫu thuật theo kế hoạch đã được dự trù trước vào hôm Chúa Nhật. Ngài dự kiến sẽ ở lại bệnh viện đa khoa Gemelli của Rôma, nơi có một dãy phòng đặc biệt dành riêng cho Đức Giáo Hoàng. Ngài sẽ ở đó trong suốt tuần này, nếu không có biến chứng nào xảy ra.

Đức Thánh Cha Phanxicô có sức khỏe tương đối tốt, mặc dù khi còn trẻ ngài đã mất phần trên của một lá phổi vì nhiễm trùng. Ngài cũng bị đau thần kinh tọa khiến ngài bước đi khập khiễng.

Theo truyền thống, tháng Bảy là tháng mà Đức Giáo Hoàng hủy bỏ các buổi tiếp kiến chung và cả các buổi tiếp kiến riêng. Chẳng hạn, không có buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào ngày thứ Tư. Việc đình chỉ các buổi giáo lý hàng tuần của Đức Thánh Cha đã được thông báo trước đó. Vatican vẫn tiếp tục hoạt động bình thường khi vắng mặt Đức Giáo Hoàng.
Source:Crux
 
Những phép lạ kỳ diệu tại đền thánh Đức Mẹ Licheńskiej đẹp như tranh vẽ. Căng thẳng Thánh lễ Latinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:11 09/07/2021


1. Đền thánh Đức Mẹ Licheńskiej

Trong thời gian hai năm từ 1850 đến 1852, Ba Lan bị xâm chiếm và chia cắt, một phần thuộc Nga, và phần còn lại thuộc Phổ. Cha Mikolay Sikatka thường đến cầu nguyện trước bức chân dung của Đức Mẹ trong nhà nguyện Đức Mẹ trong rừng. Đó là bức ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Cha Mikolay, một người có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, một hôm đã nhìn thấy Đức Trinh Nữ Maria trước bức chân dung của Mẹ. Mẹ đã ủy nhiệm cho ngài khuyến khích dân chúng lần hạt Mân Côi và chiêm ngắm cuộc thương khó Chúa. Trong lần xuất hiện thứ hai, Mẹ lặp lại yêu cầu này và để lại một thông điệp đặc biệt cho các linh mục, thúc giục các ngài cử hành và ghi nhớ giá trị to lớn của Thánh lễ.

Đức Trinh Nữ đã nói về ơn hoán cải và số phận của Ba Lan, sự tái sinh của quốc gia, nhưng đầu tiên một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra và sau đó là một trận dịch với hàng triệu nạn nhân. Sau đó, Đức Trinh Nữ biến mất với những lời này: “Các dân tộc trên thế giới sẽ ngạc nhiên khi hy vọng hòa bình của họ phụ thuộc vào Ba Lan”.

Vị mục tử được thấy Đức Mẹ đã phải chịu nhiều đau khổ khi báo cho chính quyền, thậm chí ngài còn bị bắt và bị tra tấn trong tù. Tuy nhiên, khi bệnh dịch tả lây lan và cướp đi nhiều nạn nhân, thì những thông điệp và những lần hiện ra mà Cha Mikolay đã nói trước đó, đã được các nhà chức trách của Giáo hội điều tra cẩn thận và tuyên bố là sự thật. Tháng 9 năm 1852, một phái đoàn đặc biệt đã rước bức họa thần kỳ của Đức Mẹ vào trong nhà thờ. Cuộc rước chân dung Đức Mẹ vào nhà thờ có hơn tám vạn tín hữu tham dự. Vài năm sau, trước cao trào sùng kính Đức Mẹ một ngôi đền đã được dựng lên, nơi bức tranh kỳ diệu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa được chuyển đến.

Cha Mikolay qua đời vào năm 1857, bốn mươi năm sau đó khi cải táng, người ta nhận ra thi thể của ngài vẫn còn nguyên vẹn. Ngày 15 tháng 9 năm 1967, Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, khi còn là một sinh viên đã nhận được ơn chữa lành kỳ diệu trước bức ảnh của Đức Mẹ. Chính vì thế, khi trở thành Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan, ngài đã cử hành lễ đăng quang bức ảnh Đức Trinh Nữ Maria trước một trăm năm mươi ngàn người hành hương.


Source:Lichen

2. Belarus đóng cửa biên giới với Ukraine trong bối cảnh lo ngại đảo chính

Tổng thống Lukashenko cho biết các cơ quan an ninh của ông đã phát hiện ra “các nhóm khủng bố nằm vùng do nước ngoài hậu thuẫn” đang âm mưu lật đổ chính quyền do ông lãnh đạo.

“Các nhóm khủng bố nằm vùng đã được phát hiện ngày hôm nay”, Lukashenko nhấn mạnh. “Những phần tử mà Roman Protasevich bị giam giữ gần đây đã nói chuyện, và chúng tôi đã biết điều này từ lâu, có ý định thực hiện một cuộc đảo chính vào một ngày xác định”.

Ông nói thêm rằng “các điều phối viên của âm mưu này là người Lithuania, Ba Lan, Hoa Kỳ, Ukraine và Cộng hòa Liên bang Đức”.

Ông ta tuyên bố rằng nhiều vũ khí “đang được chuyển từ Ukraine đến Belarus” để lật đổ chính phủ của ông ta. Đó là lý do tại sao, ông đã ra lệnh cho “lực lượng an ninh biên phòng đóng cửa hoàn toàn biên giới Belarussian với Ukraine”.

Lukashenko phát biểu như trên tại buổi lễ đánh dấu 30 năm độc lập của đất nước này sau khi Liên Sô sụp đổ. Ông cho biết sẽ đối chất với Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo khác.

Ukraine đã phủ nhận việc can thiệp vào công việc nội bộ của Belarus. Nước này nói rằng việc đóng cửa biên giới dài 1,084 km sẽ khiến những người vô tội “đau khổ”.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Belarus và các quốc gia phương Tây. Vào tháng 5, Tổng thống Lukashenko đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế khi chính phủ của ông buộc một chuyến bay chở khách của Ryanair phải hạ cánh ở Minsk.

Các nhà chức trách đã tạm giữ một nhà báo Roman Protasevich và bạn gái của anh ta, cùng những người có mặt trên tàu. Đổi lại, các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus, bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với nhiều quan chức Belarus và một số thực thể.
Source:Vatican News

3. Những người ủng hộ Thánh lễ Latinh truyền thống kêu gọi Đức Giáo Hoàng bảo vệ Tông Thư Summorum Pontificum

Một liên đoàn ủng hộ Thánh lễ Latinh Truyền thống đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo vệ hình thức thánh lễ này khỏi những người “trong Giáo hội, bao gồm một số giám mục, những người rõ ràng muốn thấy Hình thức đặc biệt của nghi thức Rôma này bị triệt tiêu hoàn toàn”.

“Năm 2007, Tông Thư Summorum Pontificum nhìn nhận sức sống của Phụng Vụ truyền thống, sự tự do của các linh mục trong việc cử hành hình thức Phụng Vụ ấy, và các tín hữu được tự do yêu cầu. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng không ngừng về số lượng các Thánh lễ Latinh cổ kính được cử hành, và những hoa trái tâm linh”.

Tuyên bố này được đưa ra dưới dạng một quảng cáo được đăng ngày 4 tháng 7 trên tờ nhật báo La Repubblica của Ý. Nó được ký bởi Felipe Alanis Suarez, chủ tịch liên đoàn quốc tế Una Voce, nghĩa là “Một Giọng Nói”

Theo báo cáo, tổ chức này đã tiến hành một cuộc khảo sát người Công Giáo tại 364 giáo phận thuộc 52 quốc gia về việc thực hiện Tông Thư Summorum Pontificum.

Cuộc khảo sát, cho thấy rằng “Thánh lễ Latinh cổ kính được các nhóm tín hữu ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các gia đình có con cái đánh giá cao” và ở nhiều địa phương “việc có ngày càng nhiều các Thánh lễ này đã tạo điều kiện cho việc bình thường hóa các mối quan hệ giữa các tín hữu gắn bó với Thánh lễ này và các giám mục của họ”.

Una Voce được thành lập vào năm 1967, và không liên quan đến Huynh Đoàn Thánh Piô X do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre khởi xướng. Mục đích chính của nó là “bảo đảm rằng nghi thức Rôma truyền thống của Giáo hội được duy trì như một trong những hình thức cử hành phụng vụ, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng tiếng Latinh, thánh ca Grêgoriô cũng như tất cả truyền thống văn học và âm nhạc linh thánh của Giáo Hội Rôma trong tất cả vẻ đẹp và tính toàn vẹn của chúng”.

Trong tuyên bố ngày 4 tháng 7, Una Voce viết rằng “trái với chính sách trước đây của Tòa thánh, vẫn có những người trong Giáo hội, bao gồm một số giám mục, những người muốn xem Hình thức đặc biệt của nghi thức La Mã phải bị triệt tiêu hoàn toàn, hoặc ít nhất là bị hạn chế.”

Trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, tuyên bố lập luận rằng “sự gia tăng quan tâm đến phụng vụ truyền thống không phải do hoài niệm về một thời gian mà chúng ta không nhớ, hoặc mong muốn một sự cứng nhắc; nhưng đúng hơn là mở bản thân mình ra với giá trị của một cái gì đó mà đối với hầu hết chúng ta là mới, và truyền cảm hứng cho hy vọng”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc trưng phụng vụ cổ đại là một ‘ý thức tôn thờ’; chúng ta cũng có thể áp dụng những lời của ngài cho một ‘lịch sử sống động chào đón chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước’ (Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm 13). “

Una Voce cũng viết “chúng tôi chỉ ước được trở thành một phần của ‘dàn nhạc vĩ đại’ hiệp nhất trong nhiều loại, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong buổi tiếp kiến chung ngày 9 tháng 10 năm 2013, phản ánh tính Công Giáo thực sự của Giáo hội. Tông thư Summorum Pontificum tiếp tục biến những xung đột trong quá khứ thành hòa hợp.
Source:Catholic News Agency