Ngày 10-07-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XV Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
23:35 10/07/2019
Đệ Nhị Luật 30: 10-14; T.vịnh. 68; Côlôssê 1: 15-20; Luca 10: 25-37

Chúa Giêsu là một người có tài kể chuyện. Dụ ngôn về người Samaritanô tốt lành là một câu chuyện có tính thường ngày hay xảy ra, câu chuyện có những nhân vật không thể nào quên được. Đây là câu chuyện của một bậc thầy kể chuyện. Có những chi tiết trong lời văn của dụ ngôn là sự lập đi lập lại cụm từ mô tả thầy tư tế và người Lêvi. Thánh Luca nói là hai người đó không những không ngừng lại để giúp đỡ nạn nhân nằm bên lề đường, nhưng họ lại "đi tránh qua một bên". Cả hai người cùng làm như vậy "họ tránh qua bên kia mà đi".

Dân chúng nghe câu chuyện đó có thể tha thứ cho hai người đó. Nạn nhân bị đánh nhừ tử, để mặc nửa sống nửa chết. Nếu họ chạm vào nạn nhân thì họ trở nên ô uế theo tục lệ tôn giáo, và họ không thể làm việc phụng vụ hay tham dự vào sự thờ phượng trong Đền Thờ, vì đó là theo lề luật. Người khác có thể bênh vực cho hai người tư tế và Levi là họ đi trên đường nguy hiểm đầy kẻ cướp bóc. Và nạn nhân có thể là một cái bẩy dụ dỗ người lữ hành một mình.

Chúa Giêsu không lên án hai người tư tế và Lêvi. Nhưng Ngài làm cho chúng ta chú ý đến một người. Một người ngoại bang đi vượt qua phía bên kia đường và đáp ứng cơ hội giúp đở nạn nhân. Điều gì khiến người đó hành động như vậy? Có phải chỉ những người rất can đảm mới sẵn sàng hy sinh mọi sự, ngay cả mạng sống của mình để giúp người khác hay sao?

Cách đây ít lâu tôi có đọc một câu chuyện trong tạp chí Time có tựa đề là "CÙNG NHAU LÀM VIỆC LÀNH" Một cặp vợ chồng người Hòa Lan là Johtje và Art Vos cùng liều mạng sống của họ để giúp người Do Thái thoát khỏi sự truy bắt của chính phủ Đức Quốc Xã. Cặp vợ chồng đó thuộc về một nhóm người gọi là nhóm "CỨU HỘ". Họ đã cứu sống được 500,000 người Do thái. Khi người ta hỏi cặp vợ chồng người Hòa Lan: Điều gì đã làm cho họ liều lỉnh như thế. Họ và những người khác đều trả lời như nhau một cách rất bình thường: "Chúng tôi không nghĩ gì cả". Một người trong nhóm "Cứu hộ" nói: "Khi bạn bắt đầu soạn vali cho một người bạn. Và trước khi bạn thực hiện thì mọi sự đã xong xuôi. Chúng tôi làm điều mà bất kỳ người nào cũng làm được". Ấy vậy, không dễ gì có ai trong hoàn cảnh này đâu!

Một khảo cứu về các người "Cứu hộ" cho chúng ta biết họ thuộc về nhiều tầng lớp trong xã hội. Có thể họ có học thức hay ít học, giàu hay nghèo, có đức tin hay vô tín ngưởng. Hành vi họ mang tính cá nhân. Trong khi mọi người thực hiện theo sự đòi hỏi của xã hội và đồng nghiệp, thì những người này không bị ràng buộc bởi những mong đợi của kẻ khác; thế nên họ nghĩ sao là làm vậy. Gia đình, bạn bè và xã hội có thể gây áp lực làm cho người ta hạn chế làm những việc tốt lành. Người Samaritanô không hề tự nói với mình "Đó là, người người Do thái. Chúng ta sẽ không bao giờ giúp người Do thái".

Nhóm người "cứu hộ" có cả một lịch sử về những việc tốt lành của họ. Họ đi thăm bệnh nhân trong các bệnh viện, thu góp sách vở cho các học sinh nghèo, săn sóc các động vật bị lạc chủ. Những việc tốt lành nhỏ mọn đó như là cách huấn luyện cho họ đến làm những việc tốt lành lớn hơn khi họ gặp. Nhiều người "cứu hộ" có ý thức về tinh phổ quát. Họ không đặt dấu hỏi về đối tượng có phải là “người Do thái” hay không; nhưng trước tiên đó chính là một con người.

Người Samaritanô không trông thấy một người Do thái bên lề đường, mà chỉ thấy đó là một nạn nhân. Bạn hãy thử nghĩ xem tâm tư của bạn có giống với ý này cho ngày hôm nay.

Bài báo Time có tựa đề "Cùng nhau làm việc tốt". Cùng nhau không bao hàm ỹ nghĩa dọa nạt, nhưng có ý nghĩa là "cùng chung hơi thở".

Đó là ý tưởng cho chúng ta trong một giáo hội. Chúng ta "cùng nhau làm việc tốt". Chúng ta cùng chung hơi thở của Chúa Thánh Linh để làm điều tốt. Bất kể người thuộc nguồn gốc nào, người có gia đình hay chưa, người thuộc mọi chủng tộc, người có khuynh hướng tình dục khác biệt, hay người khác tôn giáo. Chúa Thánh Linh thổi hơi vào chúng ta giúp chúng ta có bản năng giúp người khác như là một hành động tự nhiên như hơi thở: hít vào và thở ra.

Hãy để ý, trong dụ ngôn người Samaritanô, ông ta có đem theo dụng cụ như "Dầu thuốc để giúp cho việc chữa trị" rượu để rửa vết thương, dầu để giúp chữa lành. Dụ ngôn cho chúng ta biết là đối với Chúa Thánh Linh, Ngài cũng có những thứ để giúp chữa lành. Chúng ta tự dùng bản năng và sự hiểu biết của chúng ta để giúp đỡ, còn ân sũng của Thiên Chúa là thúc đẫy chúng ta bước qua bên kia đường đến chỗ nạn nhân bị thương tích để chăm soc vêt thương cho họ.

Chúng ta thường nói chuyện về tôn giáo và những hành vi tốt. Nhưng dụ ngôn kêu gọi sự đáp lời thực hiện. Dụ ngôn không chú trọng đến việc phải thương yêu Thiên Chúa, nhưng là việc phải thương yêu tha nhân. Cha Fred Craddock, một chuyên gia về Kinh Thánh và là thầy dạy về môn rao giảng nói đến câu hỏi "Ai là tha nhân của tôi?". Đây là câu hỏi để định nghĩa đối tượng và mức độ để tôi thương yêu. Chúa Giêsu hỏi người thông luật "Vậy, theo ông nghĩ, trong ba người đó ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Câu hỏi này sẽ quay lại hỏi đến chúng ta là ai trong hoàn cảnh đó với người lân cận khác.

Câu hỏi của Chúa Giêsu ở cuối đoạn văn nằm ngoài dụ ngôn. Đó là câu sửa lại một câu hỏi chưa đúng. Chúng ta là dân tộc của một Triều Đại khác, Chúng ta sống theo lề luật khác. Chúng ta là những người hành động trong tình yêu thương. Tình yêu thương đó không có biên giới, không bị lệ thuộc vào một số người trong chúng ta và không kể những người ngoài cuộc. Tình yêu thương đó không đợi "trả lại tiền". Luật của thiên Chúa (ẩn chứa theo bài đọc thứ nhất) không duy chỉ là lề luật. Dù vậy, chúng ta những tín hữu thường muốn gọi là lề luật. Vậy thì chúng ta có tất những câu hỏi về lề luật. Thí dụ "thánh lễ hôm nay có cho tôi giữ luật buộc đi lễ ngày Chúa Nhật không?" Bài đọc thứ nhất nói là lề luật Thiên Chúa đòi hỏi sự tin tưởng từ bên trong, không chỉ giữ theo luật bên ngoài.

Tôi thích những biểu tượng trong dụ ngôn. Nhất là khi người Samaritanô "lấy dầu, và rượu đổ lên vết thương và băng bó lại". Tôi rất ngạc nhiên là người đó có những vật dụng trong khi đi đường. Chúng ta không thường khi có dịp mang theo những dụng cụ đó, thụ đắc những tài năng và kiến thức đó, hay ngay cả chỉ thấy một người bị nạn như thế mà chúng ta đang đi du lịch chỉ mang theo những thứ cần dùng, không có gì để giúp. Nhờ có Chúa Thánh Linh chúng ta có đủ trang bị giúp chữa lành. Chúng ta dựa vào Chúa Thánh Linh mà chúng ta đã lãnh nhận trong Bí Tích rửa tội, và chúng ta tin vào sự hiện diện của Ngài trong khi chúng ta lo lắng cho nạn nhân.

Có một điều hơi khác giữa người Samaritanô và những người "cứu hộ" trong bài của báo Time. Người Samaritanô không suy nghĩ nhiều về việc nạn nhân có đáng được giúp đở hay không. Không như người Samaritanô, thời buối bây giờ đất nước chúng ta hình như không "cảm thông". Ngay cả có một số người Kitô hữu đã quay mặt đi không nghĩ đến những nguời bị tai nạn, bị đau ốm, bị bỏ rơi ở biên giới. Chúng ta có phán xét họ quá hững hờ chăng, Giống như người Samaritanô chúng ta có động lòng và đáp ứng chăm sóc những người bị thương nằm bên lề đường hay không?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


15th SUNDAY -C-
Deuteronomy 30: 10-14; Ps. 69; Colossians 1: 15-20; Luke 10: 25-37

Jesus is a wonderful storyteller. The parable of the Good Samaritan is a classic story that has drama and unforgettable characters. It’s crafted by a master storyteller. One of its literary features of the parable is the repetition of the phrase that describes the priest and the Levite. Luke says that they not only did not stop to help the man, but that they "passed by on the opposite side." Both did the same thing: "They passed by on the opposite side."

People hearing this story would have made excuses for them. The victim was left half dead we are told. If they touched the man and he were dead they would have become ritually unclean and not allowed to officiate, or participate in Temple worship, which their positions required. Others will defend the two religious men saying they were alone on a notoriously dangerous road. This could have been a set up, a trap for a solitary traveler.

Jesus does not condemn the two who passed by. But he refocuses our attention and tells about one person, a foreigner, who crossed over to the other side and took a chance to help the victim. What is it that makes people do such things? Is it only people of extraordinary courage who are willing to risk everything, even their own lives to help another?

A while back I read a story in Time magazine entitled, "A Conspiracy of Goodness." Johtje and Art Vos were a Dutch couple who risked their lives during the Holocaust to hide Jews from the Nazis. They were part of a group called "Rescuers" that saved nearly 500,000 lives. When Johtje and Art were asked what made them take such risks they and others responded in a similar way, a way that sounded quite ordinary, "We didn’t think about it." One of the Rescuers put it this way, "You started off storing a suitcase for a friend and before you knew it, you are in over your head. We did what any human being would do." Well, not any human being!

A study was done of these "Rescuers." It was found that they came from all classes of people, educated and uneducated, rich and poor, believers and even atheists. They were individualists. While people follow the demands of society and their peers, these people weren’t constrained by what others expected them to do. Family, friends and society can exert pressures that restrain good deeds. The Samaritan did not say to himself, "Well that man is a Jew. My people would never help a Jew."

These "Rescuers" had a history of good deeds. They visited people in hospitals, collected books for poor students, cared for stray animals. Little good deeds were like training for the big deeds that came their way. Many of the "Rescuers" had a sense of universalism; they did not see Jews as "Jews" first, but as human beings.

The Samaritan did not see a Jew by the side of the road, he saw an injured person. Draw your own parallels to our day.

The article was entitled a "Conspiracy of Goodness." Conspiracy is not always a threatening notion, it means "to breathe with."

That is who we are as a church; we are a Conspiracy of Goodness. We breathe together the same breath of God’s Spirit to do good, regardless of who peoples’ origins, marital status, race, sexual orientation, or religion. The Spirit breathes in us to make the instinct to help others a natural response; as natural as breathing in and breathing out.

Note in the parable that the Samaritan carried with him the "healing ointments" of the day; wine for cleansing, oil to promote healing. The parable suggests to us that with God’s Spirit we have the necessary elements for healing and helping. We draw on our natural skills, gifts from God and take the necessary steps to cross the road to the side of the needy and dress their wounds.

We frequently get into talks on religion – all well and good. But the parable is calling for response. The focus of the parable isn’t even on loving God; but on loving neighbor. Fred Craddock, who was a noted scripture scholar and homiletician points out that to ask, "Who is my neighbor?" is to ask for definition of the object and extent of love. Jesus’ question to the scholar of the law asks, "Which of these three, in your opinion, was neighbor to the robbers’ victim?" This question shifts the attention to the kind of person one is to be, rather than about who are, or are not, one’s neighbor.

Jesus’ question at the end of the passage is outside the parable, it is his corrective to an improper question. We are a people of another kingdom, we live by another standard. We are to be people who act in love, love that has not drawn boundaries to include some and exclude others, love that expects no "return on the dollar." The Law of God (referenced in the first reading) is no mere code, yet we believers are always tempted to legalism. So we have all these legal questions, for example, "Does this Mass count for my Sunday obligation?" The first reading suggests God’s Law requires true interiorization, not merely strict conformity to statutes.

I like the symbols in the parable, especially that the Samaritan "poured oil and wine over his wounds and bandaged them." I am struck that he had these healing elements with him as he traveled. We don’t always get the chance to go get the supplies, skills, education, or even another person, to help. We travel with what we need, thanks to the Holy Spirit we are already equipped for healing. We draw upon the Spirit that was given us at Baptism and we trust its presence as we attend to the wounded.

Something in the Samaritan was moved, like those "Rescuers" in the magazine article were. He did not go through a long debate about the merits of this wounded person. Unlike the Samaritan, these days our nation seems less "moved with pity." Even some Christians have turned their backs upon the wounded, abandoned and sick at our borders. Do we pass hard judgment on them or, like the Samaritan, do we have compassion and respond to the wounded by the side of the road?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khoảng 10,000 người phò sự sống tham dự cuộc Biểu tình tại Dublin nước Ai len kể từ khi quốc gia này áp dụng luật cho phép phá thai.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
07:17 10/07/2019
Ngày 6 tháng 7, cuộc diễn hành bắt đầu tại Parnell Squarre ở thủ đô Dublin và kết thúc tại Customs House nơi diễn ra mọi cuộc Biểu tình Phò Sự Sống. “Chủ đế của cuộc Biểu tình là một kêu gọi Stand For Life (Bảo Vệ Sự Sống) vì không có bỏ phiếu, không có điều luật, không có trưng cầu dân ý nào có thể làm cho luật phá thai là đúng, ủy ban tổ chức biểu tình tuyên bố như vậy. “Chúng tôi vui khi thấy dân chúng thuộc mọi lứa tuổi và tất cả các tầng lớp cuộc đời đáp ứng lời kêu gọi này”

Sự kiện này được tổ chức bởi Viện Sự Sống, Sự Sống Quý Báu và nhóm Bênh Vực Giới Trẻ với sự hỗ trợ của hơn 30 nhóm địa phương ủng hộ sự sống. Hiến pháp Cộng hòa Ireland đã được sửa đổi trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1983 để bổ sung một điều khoản ủng hộ sự sống, Tu Chính Số Tám, công nhận quyền sống của em bé chưa sinh bằng quyền sống của mẹ. Gần 67% cử tri Ailen đã chấp thuận sửa đổi.

Trong một cuộc trưng cầu dân ý ngày 25 tháng 5 năm 2018, hơn 66% cử tri Ailen đã bãi bỏ các biện pháp bảo vệ này. Các nhà lập pháp Ailen sau đó ban hành luật cho phép phá thai hợp pháp trong những gì từ lâu đã là một thành trì của Công Giáo và nhóm ủng hộ sự sống. Bà Niamh Uí Bhriain, phát ngôn viên của Viện Sự sống, nói cuộc biểu tình ngày 6 tháng 7 rằng các nhà hoạt động ủng hộ sự sống “sẽ lật ngược những gì đã xảy ra vào tháng 5 năm ngoái”, khi nói thêm rằng, “chúng tôi có thể mất cuộc trưng cầu dân ý lần thứ tám, nhưng chúng tôi không bị đánh bại”

Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của Armagh, Giáo Trưởng của Ai-len, nói với truyền thông tại cuộc mít-tinh, ngài muốn “liên đới” với những người tin rằng mang thai có nghĩa là đối phó với hai cuộc sống: cuộc sống của một người mẹ và đứa con chưa sinh của bà – cả hai cần tình yêu, sự tôn trọng và bảo vệ.” Tôi đã diễn hành hôm nay vì tôi tin rằng nó vẫn quan trọng hơn bao giờ hết để khẳng định sự thánh thiêng của tất cả cuộc sống con người. Đức Tổng Giám Mục Martin nói, theo EWTN Ireland, “việc trực tiếp và cố ý lấy mạng sống của bất kỳ con người vô tội nào luôn luôn sai lầm nghiêm trọng - chúng ta phải tránh bị vô cảm với giá trị của mỗi cuộc sống con người.” Ngài kêu gọi giúp đỡ nhiều hơn cho những người phụ nữ dễ bị tổn thương, cho những người mẹ và người cha đang gặp khủng hoảng và cho cha mẹ của những người cảm thấy rằng họ đã lựa chọn sai lầm khi phá thai.

Luật pháp của Cộng hòa Ireland hiện cho phép phá thai được thực hiện bởi các bác sĩ đa khoa trong suốt 9 tuần mang thai. Các bệnh viện được phép thực hiện phá thai trong vòng 12 tuần. Sau 12 tuần, việc phá thai có thể được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt. Hầu hết các ca phá thai sẽ được thực hiện miễn phí cho phụ nữ, với chi phí bảo hiểm nhà nước. Trẻ vị thành niên có thể phá thai mà không cần xin phép cha mẹ. Các bác sĩ phản đối việc phá thai phải giới thiệu phụ nữ đến các bác sĩ sẽ thực hiện phá thai.

Theo quan điểm của Ui Bhriain, các cử tri Ailen có thể có những suy nghĩ thứ hai. Nhiều cử tri bất đắc dĩ bỏ phiếu ủng hộ ‘yes’ rất kinh hoàng khi thấy rằng họ không được nói sự thật trong cuộc trưng cầu dân ý và số vụ phá thai dự kiến sẽ tăng lên 10.000 ca mỗi năm, bà nói trong một tuyên bố. “Đó là ly do tại sao một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của phong trào ủng hộ sự sống là phải chịu sự kiểm soát của chế độ phá thai này và kiểm soát con đường này cho đến khi chúng ta có thể hủy bỏ Tu chính thứ 36. Bà cho rằng thay đổi văn hóa, thay đổi nhân khẩu học và giảm sút sinh con có thể có nghĩa là “tương lai thuộc về những người không phá thai con cái họ, nhưng họ luôn chào đón và trân trọng mọi đứa trẻ. Thay đổi có thể đến sớm hơn chúng ta tưởng tượng.”

Các nhà lãnh đạo chính trị cũng đã phát biểu tại cuộc biểu tình. Carol Nolan, một dân biểu Hạ viện từ County Offaly, cho biết các chính trị gia đã không đại diện cho quan điểm của nhiều người trong chúng ta ở đây ngày hôm nay cũng như họ không muốn. Các chuyên gia y tế cũng đã lên tiếng chống lại luật phá thai tại cuộc biểu tình. Bác sĩ Trevor Hayes, bác sĩ tư vấn sản khoa / bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện St. Luke, ở Kilkenny, là một trong ba đồng nghiệp tư vấn tại bệnh viện đã nói rằng ban quản trị sẽ không thực hiện phá thai tại bệnh viện. Ông nói trong cuộc biểu tình rằng “phá thai là một qui trình không giúp đỡ ai nhưng lấy đi mạng sống của đứa trẻ” “Phá thai không phải cứu sự sống, nó là kết thúc cuộc sống. Nó không phải là chăm sóc sức khỏe, và không có số lượng spin có thể làm cho nó chăm sóc sức khỏe”. Giống như nhiều người tham dự cuộc biểu tình, ông đã chỉ trích Bộ trưởng Bộ Y tế Simon Harris. Hayes buộc tội rằng ông ta bị ám ảnh bởi việc phá thai, và ông ta đang cố gắng bắt nạt những người đàn ông và phụ nữ tốt để tham gia vào việc phá thai của họ chống lại lương tâm của họ.” Áp lực liên tục phải phá thai sẽ buộc các bác sĩ, y tá và các chuyên gia y tế khác phải dùng thuốc và tăng thêm vào cuộc “khủng hoảng nhân sự đã làm tê liệt dịch vụ y tế”, ông Hay Hayes dự đoán.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Tin vui : Dự luật ''Xưng Tội'' SB-360 ở California đã bị giữ lại vô thời hạn
Phạm Mạnh Tuấn
12:17 10/07/2019
Giờ này chắc phần lớn chúng ta đã biết tin vui: Dự luật "Xưng Tội" SB-360 đã bị giữ lại vô thời hạn tại "Assembly Public Safety Committee".

Tạ ơn Chúa! Giáo Hội thân yêu của chúng ta đã không bị xúc phạm.

TNS Jerry Hill tác giả dự luật SB-360
Hôm qua ông Nghị Sĩ TB Jerry Hill gỡ thể diện (save face) bằng cách nói: "Dự luật chỉ bị tạm hoãn chứ không phải bị rút lại" (The bill is on pause, it has not been withdrawn.) Nói vậy thôi chứ ai cũng biết DL này sẽ không được đem ra thảo luận nữa vì sẽ không bao giờ có đủ người ủng hộ. Ngay vai trò Nghị sĩ Tiểu bang California của ông đến sang năm (2020) cũng sẽ gặp những thử thách lớn - Đang có những cuộc vận động về việc này.

Điều đáng ghi nhận là những nhà bình luận về DL SB-360 đều có quan điểm giống chúng ta, như vi hiến (Tu Chánh Án thứ Nhất - Tự do tôn giáo), không thực tế và không cần thiết.

Chúng ta cũng rất mừng khi vị lãnh đạo tinh thần tối cao của chúng ta, Đức GH Francisco, đầu tháng này (ngày 1 tháng 7, 2019) nói về DL này và nhắn nhủ các linh mục: "Phải bảo vệ ấn tòa giải tội dù có phải hy sinh mạng sống mình" (Defend it - seal of confession - even at the cost of their lives.)

Qua kinh nghiệm dự luật này, chúng tôi cùng một số giáo dân thiên chí ở Nam và Bắc California cũng như ở Texas, Louisiana đang bàn nhau việc có thể làm gì để hỗ trợ Gíao hội thân yêu trong những mục tiêu như chống phá thai, chống trợ tử, chống án tử hình, v.v...

Trân trọng,

Phạm M Tuấn, giáo dân San Jose



Nói thêm về dự luật SB - 360

Đến hôm nay chắc hẳn tất cả các Giáo xứ thuộc 12 Địa phận trong Tiểu bang California đều đã có những “thỉnh nguyện thư”, những “bản phản đối” gởi đến các vị Dân biểu Tiểu bang để yêu cầu không ủng hộ Dự luật SB-360 (confession law). Chúng tôi cùng với anh Nguyễn Long mang trên hai ngàn thỉnh nguyện thư đến gặp hai Dân biểu địa phương, ông Ash Kalra – Đơn vị 27 và ông Kasen Chu – Đơn vị 25 (đính kèm). Qua nhưng cuộc gặp gỡ này chúng tôi rút ra được vài kinh nghiệm:

1) Đối với chúng ta Dự luật SB-360 hết sức quan trọng, nhưng với những Dân biểu Tiểu bang họ không mấy quan tâm. Những vị chúng tôi gặp đều tỏ ra ngạc nhiên khi biết số lượng cử tri gởi ý kiến đến họ hết sức đông, trước giờ chưa từng có. Nếu chúng tôi không đến gặp trực tiếp có lẽ họ cũng không để ý đến chuyện này!

Điều đó dễ hiểu vì lịch trình biểu quyết luật lệ của các Dân biểu và Nghị sĩ Tiểu bang quá bận rộn. Thí dụ ngày 9 tháng 7, 2019 tới đây, Ủy Ban An Toàn Công Cộng Hạ Viện Tiểu Bang (Assembly Public Safety Committee) đưa Dự luật SB-360 ra thảo luận, nhưng cũng ngày hôm đó họ còn bàn thảo về 11 Dự luật khác. Trước đó 5 DL và sau đó còn 6 DL nữa. (a)

Bởi vậy nếu chúng ta chỉ gởi thư phản đối, cho dù cả mấy chục ngàn tờ, đến các Dân biểu chúng tôi sợ rằng cũng không mấy tác dụng. Xin quý vị, đặc biệt quý anh Liên Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Phó, các anh Đoàn Trưởng Liên Minh Thánh Tâm dưới Quận Cam, LA, San Diego liên lạc trực tiếp (hay vị phụ tá) các vị Dân biểu địa phương. Xin đừng quên DB Tyler Diep của Westminter, ông ta còn có tên trong UB Public Safety.

2) Đến gặp các Dân biểu địa phương, có những vị thấy ngay sự vô lý của Dự luật SB-360, và có thể thấy số lượng cử tri quá lớn phản đối dự luật nên đã tuyên bố đứng hẳn về phía chúng ta – như DB Ash Kalra. Nhưng cũng có những DB chưa nhận thức được bản chất của DL, như DB Kasen Chu (từng học trường Công Giáo ở Đài Loan) đã cho rằng DL này có lợi cho Công Giáo vì “cây ngay không sợ chết đứng” và “chẳng có gì phải dấu diếm”. Tuy chúng tôi đã cố gắng thuyết phục ông rằng DL này không thực tế và không cần thiết – Sau những biện pháp Gíao hội hoàn vũ và địa phương đã làm.

Chúng ta cũng hiểu tại sao nhiều vị DB rất nhạy cảm với vấn đề tu sĩ lảm dụng tình dục. Từ thập niên 90 một phong trào chống đối Giáo Hội Công Giáo (GHCG) nổi lên dữ dội, dựa vào những cáo buộc (thật và không thật) được báo chí thổi phồng, GHCG ngay từ khởi đầu đã không có một phản ứng thích hợp, cứ âm thầm chịu đựng, ngấm ngầm dàn xếp. Lợi dụng nhược điểm của GH là không muốn những vụ tai tiếng bị rêu rao và lan rộng, đám luật sư và nạn nhân “ăn có” đã nhào vào kiếm ăn, tạo nên những vụ kiện ngày càng lớn. Chỉ riêng GHCG Hoa Kỳ đã phải chi ra hơn 2 tỉ để dàn xếp những vụ kiện này (b).

Đối với những DB còn lưỡng lự, chúng tôi thấy mình cần nêu rõ hai điểm: DL SB-360 không thực tế vì chắc chắn không một linh mục nào chấp nhận phá “ấn tòa giải tội” để chịu vạ tuyệt thông (excommunicated) và không cần thiết. Hội Đồng Giám Mục HK (USCCB) ngay từ 2002 đã thiết lập – tạm dịch: “Bản Điều Lệ Để Bảo Vệ Trẻ Em và Người Trẻ” (Charter for the Protection of Children and Young People). Đây là bản điều lệ hay bản hướng dẫn được thiết lập rất kỹ và cập nhật nhiều lần vào những năm 2005, 2011 và 2018.

Phần lớn các Địa phận ngoài việc áp dụng chặt chẽ bản điều lệ và hướng dẫn này còn mướn những công ty tư vấn riêng để điều tra và rà soát mọi sai trái của các tu sĩ trong Địa phận. Như Địa phận San Jose đã dùng công ty “Kinsale Management Consulting”, đứng đầu bởi Dr. Kathleen McChesney (nguyên FBI Executive Assistant Director). Chính công ty này đã nêu ra danh sách 15 tu sĩ có tội trong tháng 10, 2018 (c). Ngoài ra Đại phận còn thiết lập một “Văn Phòng Bảo Vệ Trẻ Em và Người Thiểu Năng (Office for the Protection of Children and Vulnerable Adults) tại at 408-983-0113 or opcva.ethicspoint.com.

3) Cuối cùng chúng tôi thấy mình cũng cần nhắc đến sức mạnh của lá phiếu, nói với các Dân Biểu TB rằng chúng ta là một khối đoàn kết, rất đông (chiếm 1/3 cử tri TB). Chắc chắn vị DB nào đứng về phía phản đối DL, chúng ta sẽ biết ơn (và ngược lại). Các DB cũng cần thấy quyết tâm của người CG chúng ta, không bao giờ bỏ cuộc. “Thua keo này chúng ta sẽ bày keo khác”, DL SB-360 nếu không bị giữ lại tại “Assembly Public Safety Committee”, chúng ta sẽ phản đối tại cuộc bỏ phiếu Hạ viện Tiểu bang, nếu vẫn thất bại, trước khi Thống Đốc TB ký thành luật, chúng ta sẽ tổ chức chống đối, biếu tình quy mô.

Nhiều tổ chức nhỏ như “the Bay Area Homeowner Network- BAHN” để phản đối dự luật AB-1482 (về rent control) hôm nay (5 tháng 7, 2019) họ đã quy tụ được 4 xe bus (mỗi chiếc 50 người), giáo dân CG chúng ta nếu tổ chức, chắc chắn con số sẽ lên gấp nhiều lần. Nhiều vị mạnh thường quân đã tỏ ý sẵn sàng tài trợ cho phương tiện phản đối cuối cùng này.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho những việc chúng ta làm để bảo vệ Hội Thánh Người.

Phạm Mạnh Tuấn, giáo dân thuộc Địa phận San Jose – 5 tháng 7, 2019
 
Dự luật tấn công ấn tín giải tội đã bị thu hồi bởi chính tác giả trước ngày điều trần quan trọng.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:31 10/07/2019
Jerry Hill và SB-360 vào buổi xế tàn


Trong một thay đổi vào phút chót, một dự luật bắt buộc các linh mục phải vi phạm ấn tín của phép giải tội đã bị thu hồi bởi chính tác giả giữa lúc một chiến dịch chống đối rộng khắp gây nhiều chú ý của các tín hữu Công Giáo trong tiểu bang, cùng các thành viên của các tôn giáo khác và những người ủng hộ tự do tôn giáo trên khắp tiểu bang.

Dự luật SB-360 đã bị hủy bỏ trước phiên điều trần dự định vào ngày 9 tháng Bẩy tại Ủy Ban An Toàn Công Cộng California, vứt nó vào thùng rác, không xem xét bất cứ điều gì thêm nữa trong năm nay.

ĐTGM Los Angeles là Đức Cha Jose H. Gomez, người dẫn đầu các giám mục CA trong chiến dịch chống đối dự luật nói rằng “ Dự luật SB-360 là một luật nguy hiểm”

“Nếu bất cứ luật nào cũng có thể bắt buộc những người tin phải thổ lộ những tư tưởng và tình cảm thầm kín nhất của mình được chia sẻ với Thiên Chúa qua bí tích giải tội, thì rõ ràng chẳng còn chỗ nào trong đời sống của con người được tự do và an toàn khỏi sự xâm phạm của chính quyền.”

Tác giả của dự luật này là ông nghị Jerry Hill (Thuộc Đảng Dân Chủ, khu vực San Mateo) đã quyết định gác bỏ dự luật này sau khi biết rằng nó sẽ chẳng đủ số phiếu để thông qua ủy ban.

Quyết đinh của Hill được đưa ra cùng ngày khi mà Ủy Ban An toàn Công Cộng đưa ra bản tường trình nêu lên tầm quan trọng của Tu Chính Án Thứ Nhất và những quan ngại có tính bắt buộc về cái dự luật này trong khi ghi nhận rằng chẳng có tiểu bang nào khác đã có bước tấn công như thế vào bí tích này.

Khởi đầu thì dự luật SB-360 đòi buộc tất cả các linh mục phải tiết lộ những thông tin nghe được trong tòa giải tội của bất cứ ai về lạm dụng tình dục trẻ em.

Nhưng sau đó thì đã có sự thay đổi, các linh mục chỉ phải báo cáo sự bí mật khi người đến xưng tội là một linh mục khác hay là nhân viên làm việc với các linh mục thôi, bản sửa đổi này được thông qua ở Thượng Viện tiểu bang với tỉ số 30/2 vào ngày 24 tháng 5.

Thao báo Angelus vào ngày 17 tháng Năm, ĐTGM Gomez trước đây đã gọi cái dự luật này là “ một đe dọa trầm trọng đến tự do tôn giáo của tất cả tín hữu Công Giáo” và cùng với các giám mục Công Giáo của tiểu bang CA kêu gọi các tín hữu lên tiếng yêu cầu các vị dân cử chống lại dự luật này.

Bản phân tích của ủy ban an toàn cho biết có trên 125,000 người bày tỏ việc chống đối dự luật với các nhà làm luật.

Nhưng theo giới Công Giáo thì bản phân tích này đưa ra con số thấp hơn. Theo Tổng Giáo Phận Los Angeles, thì con số những thỉnh nguyện thư chống đối là trên 140,000 đã được gởi về thủ phủ Sacramento vào ngày 8 tháng Bẩy, cái ngày mà ủy ban bỏ phiếu, và thêm 16,700 emails chống đối từ vùng Los Angeles cũng đã được gởi tới các dân biểu.

ĐTGM Gomez cũng đã cho đọc một thư phản kháng trong tất cả các giáo xứ vào các thánh lễ cuối tuần ngày 15-16 tháng Sáu.

Trong lá thư gởi cho gởi các Kitô hữu kêu gọi lên tiếng chống lại dự luật, ĐTGM viết “Chúng ta không thể cho phép chính quyền can thiệp vào bí tích giải tội để áp đặt vào mối liên hệ cá nhân riêng tư của chúng ta với Chúa Giêsu”

Tổng giáo phận cũng thiết lập một trang nhà là KeepTheSeal.com, như là một cầu nối cho người tín hữu viết cho các vị đại biểu và học hỏi thêm về Bí Tích Hòa Giải.

Các nhà phê bình đã chỉ ra rằng không có bằng chứng nào được đưa ra trong quốc hội là việc xưng tội đang được dùng để che dấu tội lạm dụng tình dục trẻ em. Đồng thời những lên tiếng quan ngại về dự luật này càng tăng nhanh từ những người Công Giáo trên khắp nước và từ những vị lãnh đạo tôn giáo khác

Truyền thông quốc gia và Công Giáo liên tục đưa ra những bình luận đã tạo ra các phản ứng từ phía những người Công Giáo. Nhà báo kỳ cựu của Vatican là John L. Allen Jr và Liên Đoàn Công Giáo Bill Donahue đã vào cuộc. Cao điểm là vào ngày 1 tháng Bẩy, khi Tòa Thánh đưa ra một tài liệu từ Tóa Án Tối Cao xác định tầm quan trọng và tính bất khả xâm phạm của ấn tín giải tội.

Trong những ngày trước khi ủy ban bầu phiếu, hằng trăm người Công Giáo trên khắp tiểu bang đã dự trù về Sacramento để tham gia buổi điều trần ngày 9 tháng Bẩy.

Vào ngày 2 tháng Bẩy, James Sonne, Giám Đốc Phòng Tự Do Tôn Giáo của Trường Đại Học Stanford đã viết thư cho chủ tịch Ủy Ban An Toàn Công Cộng là Reginald Byron Jones-Sawyer để phản đối dự luật, mà ông gọi là “trục trặc hiến pháp bởi vì nó phân biệt đối xử bất lợi việc thực hành tôn giáo.”

Vào ngày 8 tháng Bẩy một tuyên bố chung được ký bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo như Hồi Giáo, Chính Thống giáo, Lutheran, Anh Giáo và Tin Lành, cũng như Nghi Thức Công Giáo Đông Phương và các giáo hội lịch sử Phi Châu đã được gởi đến các thành viên của ủy ban tuyên bố rằng “ Tất cả chúng tôi đồng lòng với những người Công Giáo Hoa Kỳ lên án cuộc tấn công tự do tôn giáo của dự luật SB 360.”

Andrew Reivas, giám đốc điều hành của Hội Đồng Công Giáo Hoa Kỳ, đã ngỏ lời cám ơn đến dân chúng California, những người đã liên lạc với các dân biểu để chống lại dự luật SB 360.

Rivas nói rằng “Một con số đáng kinh ngạc những người đã liên lạc với các vị dân cử của họ để giái thích về bản chất thánh thiêng của bí tích hòa giải. Đây là điều rất quan trọng đối với đời sống tâm linh và quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác. Chúng tôi xin cám ơn tất cả những ai đã góp phần vào chiến dịch này.”


Source: angelusnews.com SB 360 withdrawn by sponsor day before key hearing
 
Thời tuyệt vời nhất để làm một linh mục
Vũ Văn An
16:55 10/07/2019


Làm linh mục thời buổi này quả là một thách thức lớn lao. Nhiều người ngần ngại không còn dám bước chân vào. Vậy mà có người lại cho rằng nay là lúc tuyệt vời để làm một linh mục Công Giáo. Mà người này lại là một tân tòng, mới trở lại Đạo Công Giáo. Đó là Shane Schaetzel, người có bài đăng trên https://completechristianity.blog/2019/06/30/the-greatest-time-to-be-a-priest. Chúng tôi xin chuyển dịch bài viết của ông:

Một cây nến trong bóng tối chói lọi hơn đống lửa tốt đốt ban ngày.

Trong ký ức sống động, chưa bao giờ có thời gian nào tốt hơn để làm một linh mục. Nội một trăm năm nay, chưa hề có thời gian nào tốt hơn để làm một linh mục. Nội một ngàn năm nay, chưa hề có thời gian nào tốt hơn để làm một linh mục. Và tôi nói điều này trong tư cách một người chưa bao giờ có ước muốn nào làm linh mục cả.

Điều này không ngỏ với những người đàn ông lớn tuổi hiện đang mang ơn thánh đến cho các giáo xứ và các nhà thờ chính tòa, mà đúng hơn với những người đàn ông trẻ tuổi vừa mới bắt đầu, những người đàn ông mới thụ phong trong 10 năm nay hay gần như thế, và những người đàn ông đang còn ở trong chủng viện, cũng như những người đang xem xét chức linh mục. Chưa bao giờ có một thời gian tốt hơn để làm một linh mục như lúc này, nhưng chỉ với điều kiện cha là một linh mục trẻ.

Cụm từ linh mục trẻ ở đây tôi muốn nói không những là một linh mục trẻ trong cơ thể, mà còn là một linh mục truyền thống trong tinh thần. Vì bóng tối vĩ đại đang trùm phủ Giáo Hội hiện nay chính là cơ hội để cha chói sáng như ngọn lửa. Tôi sẽ nói cho cha hay một bí quyết. Có thể đây là một bí quyết cha đã biết rồi, nhưng đôi khi nghe nó từ người khác, hoặc có được một quan điểm khác về nó, vẫn là điều hữu ích. Chưa bao giờ có thời gian nào tuyệt vời hơn để làm một linh mục, vì hiện cha có thể làm được rất nhiều với một tối thiểu cố gắng. Bóng tối đã làm điều này thành khả hữu.

Tôi là một tân tòng mới gia nhập Giáo Hội Công Giáo, nói chính xác, là một người thuộc phái Phúc Âm (Evangelical) trở lại qua ngả Anh Giáo. Vì thế, tôi có một quan điểm lớn hơn phần lớn người Công Giáo, vì tôi đã sống ở phía kia hàng rào, có thể nói như thế. Đây là bí quyết...

Người Thệ Phản đang chịu y hệt cùng một nan đề như Giáo Hội Công Giáo. Không hề khác nhau mảy may. Hoàn toàn y hệt. Người Thệ Phản chỉ xử lý cách khác thôi. Trong nửa thế kỷ qua, người Thệ Phản cũng rủ nhau ra khỏi các hệ phái chính dòng (Anh giáo, Giám chế (Episcopal), Luthêrô, Trưởng Lão (Presbyterian), Cải Cách...) một cách chỉ có thể diễn tả là ra đi ồ ạt. Họ lìa bỏ các hệ phái chính dòng để theo các Giáo Hội Phúc Âm (Ngũ Tuần?) khởi đầu vốn nhỏ hơn, nhưng khi họ gia nhập, kích sỡ các Giáo Hội Phúc Âm này phồng nở thành điều chúng ta hiện nay gọi là “các siêu nhà thờ”. Tại sao họ lìa bỏ các hệ phái chính dòng? Tại sao họ gia nhập Phái Phúc Âm? Muốn trả lời các câu hỏi này, chúng ta phải trước nhất học biết điều gì đã xẩy ra với các Giáo Hội Thệ Phản và Phúc Âm trong thế kỷ 20.

Trong thế kỷ 20, các hệ phái Thệ Phản chính dòng ủng hộ cả chủ nghĩa duy cấp tiến lẫn chủ nghĩa duy hiện đại. Giáo huấn Thệ Phản truyền thống của họ bị thay thế bằng một ý thức hệ chuyên bác bỏ phép lạ và đức tin siêu nhiên.Thay vào đó, họ bắt đầu giảng dậy tâm lý học, lòng khoan dung và trọn gói chuyện vớ vẩn về một “giáo hội dễ chịu” ( church of nice). Họ bắt đầu ủng hộ ngừa thai và ly dị, rồi phá thai và sau cùng là đồng tính luyến ái. Những người Thệ Phản đi lễ trung bình dần dần cũng khinh bỉ bỏ đi. Tôi nhớ, vì tôi ở đó. Tôi nghe các cuộc đàm đạo giữa người cha theo phái Luthêrô của tôi và các thân hữu Luthêrô của người. Họ và cha mẹ tôi cùng bỏ đi vì cùng các lý do. Cha tôi vốn đã lìa bỏ giáo hội Luthêrô từ lâu để làm yên lòng bà mẹ theo phái Baptist của tôi. Nhưng người tiếp tục tiếp xúc gần gũi với các bằng hữu và gia đình theo phái Luthêrô. Cho tới năm 1990, những người này lìa bỏ phái Luthêrô để gia nhập phái Phúc Âm.

Ngược lại, các Giáo Hội Phúc Âm bám chắc các giáo huấn lịch sử của Phong Trào Thệ Phản. Họ vứt bỏ khá nhiều những biểu hiệu bên ngoài của Phong Trào Thệ Phản, nhưng duy trì “cốt lõi” của giáo huấn Thệ Phản. Họ nhấn mạnh phong thái thờ phượng lỏng lẻo và không trịnh trọng, theo đó, người ta có thể vận bất cứ y phục nào họ muốn để đến nhà thờ, và lắng nghe loại âm nhạc ca ngợi và thờ phượng đương thời trong nghi thức phụng vụ, nhưng đó không thực sự là lý do để họ gia nhập. Lý do thực sự khiến họ gia nhập là nghe giảng dậy, một điều thường hệ ở việc một người bình thường bước ra đọc một số đoạn Sách Thánh, và dành giờ giải thích chúng có nghĩa gì. Tôi còn nhớ rõ những ngày ở Nam California. Các mục sư Thệ Phản chính dòng hỏi một mục sư Phúc Âm “bí quyết của ông là đâu?” Câu trả lời của vị này rất thẳng thắn và trung thực “Tôi chỉ đọc Sách Thánh cho họ rồi giải thích đoạn này có nghĩa gì”. Dĩ nhiên, có một chút gì đó trong đó nữa. Phái Phúc Âm bác bỏ cả chủ nghĩa cấp tiến lẫn chủ nghĩa duy hiện đại, nên khi họ giải thích những đoạn này có nghĩa gì, họ làm thế một cách cổ điển Thệ Phản, một cách người ta không được nghe cả một thế hệ hay hơn. Những người Thệ Phản này đói khát nghe đức tin được giảng dậy cho họ, một cách truyền thống, đến nỗi họ sẵng lòng rời bỏ các hệ phái chính dòng của họ (các hệ phái mà gia đình họ vốn theo hàng mấy thế kỷ qua!) để theo Giáo Hội Phúc Âm mới xuất phát, gặp nhau ngay trong một tiệm tạp hóa tân trang, chỉ để được nghe và hiểu lời Thiên Chúa đã được viết ra.

Do đó, có lẽ cha là một linh mục trẻ, hay có lẽ thầy còn đang ở trong chủng viện, hay có lẽ bạn là một thanh niên đang nghĩ đến việc làm linh mục. Cha hay bạn có muốn biết cách làm một linh mục tuyệt vời hay không? Cha có muốn biết cách lôi cuốn các người Công Giáo và tân tòng từ xa từ rộng hay không?Cha có muốn biết cách xây dựng một cộng đoàn lớn hơn bất cứ cộng đoàn nào hay không. Thật dễ. Khi có trận đói, cha xuất hiện với thực phẩm. Khi có bóng tối, cha đốt lên một ngọn nến. Đang có trận đói truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo. Nhưng không phải chỉ có truyền thống. Cũng có trận đói nhận thức lời Thiên Chúa được viết ra nữa.
Các cha, các linh mục Công Giáo trẻ, các cha chỉ cần làm những điều sau đây...

1. Mặc áo dòng.

2. Cử hành phụng vụ truyền thống, và khi tôi nói truyền thống, các cha hãy làm cho nó hợp truyền thống bao nhiêu có thể, bất cứ các cha sử dụng hình thức nào, cho dù việc này khiến các linh mục lớn tuổi hơn giận dữ.

3. Rồi trong bài giảng, các cha hãy giải thích Sách Thánh mà các cha vừa đọc trong Thánh Lễ. Các cha hãy giải thích cho họ từng câu. Các cha hãy dùng Sách Giáo Lý Baltimore (với các linh mục Hoa Kỳ, Kinh Bản Hỏi với các linh mục Việt Nam?) như một trợ cụ, các cha hãy giữ mọi sự càng chính thống bao nhiêu càng hay, và kết thúc mỗi bài giảng bằng một lời ngắn gọn kêu gọi thống hối và hoán cải.

Nếu các cha làm những điều trên, phần rất chắc là các cha SẼ bị bách hại. Các cha sẽ bị bách hại bởi những ông bà giáo dân lớn tuổi nhưng “hippy” muốn các linh mục của họ nhu mì và nhu nhược. Các cha sẽ bị bách hại bởi các linh mục lớn tuổi hơn phán rằng các cha làm con thuyền đong đưa và trở thành những nên gây rối. Các cha sẽ bị bách hại bởi các vị Giám Mục yếu bóng vía co ro trước các đòi hỏi của những kẻ già đời “hippies”, duy nữ, đồng tính luyến ái và Mácxít. Đúng, các cha sẽ bị bách hại, nhưng Chúa Kitô và các tông đồ trước các cha cũng đã bị bách hại. Sự kiện phần lớn việc bách hại này phát xuất từ bên trong Giáo Hội chỉ chứng tỏ rằng bóng tối hiện nay dầy đặc biết chừng nào. Thế nhưng chính vì cái bóng tối này dầy như thế mà các cha sẽ toả hết sức sáng. Vì thời thế càng tối tăm, cơn khát càng lớn lao, nhưng nếu các cha làm 3 điều đơn giản trên, các cha không chỉ là linh muc tuyệt với. Các cha còn là các vị thánh.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng Hội Dòng Đa Minh – Capitulum Generale 2019 - đang diễn ra tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
12:46 10/07/2019
Tổng Hội Dòng Đa Minh 2019 – với tên gọi Tổng Hội Biên Hòa[1]- Capitulum Generale 2019 đã, đang và sẽ tiếp tục lịch trình làm việc từ ngày 8/7 đến 3/8/2019, tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Long Khánh – Đồng Nai.

Từ ngày 6 -7/7/2019, các Anh Em thuộc Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam đã đón Cha Bề Trên Tổng Quyền Bruno Cadoré[2], và gần 150 các Nghị Huynh, và Khách mời tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tùy theo lịch trình, các Nghị Huynh sẽ nghỉ đêm tại các tu viện Tỉnh Dòng, sau đó được đón đưa về Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Long Khánh - Đồng Nai vào ngày Chúa Nhật 7/7/2019. Cũng trong chiều Chúa Nhật này, trước khi bước vào chương trình Tổng hội, Ban Tổ Chức Tổng Hội, các Nghị Huynh và Khách Mời đã tiến hành những thủ tục sơ khởi rất quan trọng và cần thiết.

Xem Hình

Chiều Thứ Hai, 8/7/2019, phiên họp sơ bộ bắt đầu. Tiếp sau đó là bài chào mừng của Cha Bề trên Tổng quyền với Tổng Hội, cũng như thông qua các lịch sinh hoạt và quy tắc điều hành Tổng Hội. Trong buổi phiên họp sơ bộ này, Ban Tổ Chức cũng đã giới thiệu các vị khách mời của Tổng Hội trong vai trò quan sát viên của Tổng Hội[3].

Buổi sáng Thứ Ba 9/7/2019, lúc 7g00 sáng, tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Thánh Lễ Khai mạc Tổng Hội do Cha Bruno Cadoré chủ tế. Trong bài giảng bằng tiếng Pháp, Cha Bề trên Tổng quyền chia sẻ và nhắn gởi đến các Nghị huynh: hãy để Chúa Thánh Thần làm việc, hướng dẫn và để Ngài đồng hành với mọi người trong những ngày diễn ra Tổng Hội của Dòng. Thêm nữa, sự liên kết với Chúa Kitô và hiệp thông trong Thần Khí, sẽ dẫn đến tình huynh đệ, sự hiệp nhất trong cảm nghĩ và ý hướng, để cùng nhau đi tìm lợi ích cho Giáo Hội, cho Dòng, chứ không cho bất kỳ một cá nhân nào. Một khi từng người chịu để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nghĩa là các Nghị Huynh chấp nhận để được tái sinh trong Tổng Hội này, cũng như trên con đường sứ vụ mà từng người sẽ thi hành.

Các ngôn ngữ chính được sử dụng trong Tổng Hội bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Pháp và Anh. Vì thế, Ban Tổ Chức đã sắp xếp chuẩn bị 3 phòng máy cho phần thông dịch tại chỗ, và từng Nghị Huynh đều hỗ trợ tai nghe riêng cho phần thông dịch được hoạt động trực tiếp.

Tổng Hội Biên Hòa 2019 lần này sẽ bầu Bề trên Tổng quyền thứ 88 của Dòng, là vị kế nhiệm thứ 87 của Cha Thánh Đa Minh. Cha Bruno Cadoré, thuộc Tỉnh Dòng Pháp, là Bề Trên Tổng quyền thứ 87 đương nhiệm của Dòng trong những ngày này, và ngài sẽ hết chức vụ đến khi Bề Trên Tổng Quyền mới nhậm chức vào ngày 13/7/2019.

Dòng Đa Minh hiện nay có 33 tỉnh dòng và 10 dự tỉnh ở trên khắp thế giới. Để thuận tiện cho việc quản trị, Dòng được chia thành 8 khu vực, và mỗi khu vực đều có một vị phụ tá tổng quyền phụ trách. Tám khu vực bao gồm: (1) Khu vực Bán đảo Iberia, (2) Khu vực Italia và Manta, (3) Khu vực Bắc và Tây Âu, (4) Khu vực Trung và Đông Âu, (5) Khu vực Hoa Kỳ và Canada, (6) Khu vực Nam Mỹ và Caribe, (7) Khu vực Phi Châu, và (8) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên trong lịch sử Dòng, và cũng thật đặc biệt đối với Gia đình Đa Minh Việt Nam khi Tổng Hội Dòng được tổ chức tại Việt Nam. Vì thế, sự kiện này rất đặc biệt, mang tính lịch sử và rất ý nghĩa đối với Anh Chị Em Đa Minh Việt Nam. Cho dẫu rằng khi tổ chức tại Việt Nam, sự tiện nghi, thuận lợi về cơ sở vật chất, hay bề dày về giá trị lịch sử, những độc đáo về bảo tàng chắc hẳn không thể sánh ví với nhiều nơi mà Tổng Hội Dòng đã diễn ra tại các đất nước khác. Tuy nhiên, với Anh Chị Em Gia Đình Đa Minh Việt Nam, sự hiếu khách, tận tình đón tiếp, chăm lo, và nhất là nhìn vào sức sống của Gia đình Đa Minh tại Việt Nam, hy vọng sẽ trở thành một nét độc đáo riêng, tạo thành điểm nhấn khó quên về tinh thần và sức sống của Anh Chị Em Đa Minh Việt Nam đối với các Anh Chị Em Đa Minh trên thế giới.

Tổng Hội Dòng đã có những bước đầu thành công nhờ vào tình thương, sự ưu ái rất chân thành, quý mến của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận dành cho Tổng Hội Dòng khi cho phép và tạo nhiều điều kiện để Ban Tổ Chức Tổng Hội có nhiều thuận lợi hơn cho sự chuẩn bị và diễn tiến Tổng Hội.

Và sự ưu ái của Đức Cha Giáo phận còn mở rộng hơn nữa khi mời Cha Tân Bề Trên Tổng Quyền, các Nghị Huynh, và Khách mời cùng chia sẻ tiệc Thánh Thể với Đức Cha Giuse, quý Đức Cha, và quý Cha Giáo phận trong Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo phận vào ngày 27/7/2019 sắp tới.

Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[1] Tuy được tổ chức tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, nhưng Tổng Hội mang tên “ Tổng Hội Biên Hòa”. Lý do là theo truyền thống, tên các Tổng hội được gọi theo thành phố nơi tổ chức chứ không phải theo tên Giáo phận. Thành phố thủ phủ của tỉnh Đồng Nai là Biên Hòa, nên Tổng Hội được gọi theo tên thành phố này. – Thông tin Tổng Hội số 1 tháng 9/2018.

[2] Bề trên Tổng quyền của Dòng thứ 87

[3] Như Thông Tin Tổng Hội số 1 đã đề cập “…vì Tổng Hội không phải chỉ là sinh hoạt riêng của Anh Em Đa Minh…nên có các đại diện của các thành phần thuộc Gia đình Đa Minh” tham dự. “Những vị khách mời được mời làm quan sát viên này gồm đại diện Chị Em Đan Sĩ, Nữ Đa Minh hoạt động, Huynh đoàn Đa Minh, tu huynh, giới trẻ Đa Minh”.
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican: Niềm vui của ĐTC Phanxicô trước phép lạ ngoạn mục của ĐTGM Fulton Sheen
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:45 10/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Niềm vui của Đức Thánh Cha khi công nhận phép lạ của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen

Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết hôm 5 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp phái đoàn của Bộ Tuyên Thánh do Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng dẫn đầu.

Trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn phép lạ do lời cầu bầu của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen.

Đức Cha Fulton Sheen, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1895 tại El Paso, Illinois, Hoa Kỳ là nhà giảng thuyết lừng danh trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ. Ngài là tổng giám mục của Newport, trước đó ngài là Giám Mục Rochester. Đức Cha Fulton Sheen đã qua đời ngày 9 tháng 12 năm 1979 tại New York.

Bé James Fulton Engstrom chào đời ngày 15 tháng Chín năm 2010. Trong 61 phút đầu tiên cháu bé không có chút hơi thở và nhịp mạch nào. Các bác sĩ đã ký vào giấy khai tử của cháu. Tuy nhiên mẹ cháu là bà Bonnie Engstrom không bỏ cuộc. Bà cùng chồng cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen là vị giảng thuyết mà gia đình bà rất ngưỡng mộ.

61 phút sau khi chào đời, bé James Fulton Engstrom mới bắt đầu thở và có nhịp mạch và nay đã là một cậu bé khoẻ mạnh được gần 9 tuổi.

Các bác sĩ tuyên bố không thể giải thích được về mặt y khoa biến cố này. Đức Thánh Cha Phanxicô được tường thuật là rất vui khi công nhận phép lạ này vì ngài rất ái mộ Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen như một vị giảng thuyết tài ba. Tờ American Magazine cho biết nhiều bác sĩ chứng kiến phép lạ nhãn tiền này đã trở lại đạo Công Giáo và góp phần trong cuộc điều tra của giáo phận Peoria.

2. Bách hại tôn giáo tại Trung Quốc càng lúc càng trắng trợn: Đám cưới không tha, đám ma không chừa

Trong bài “Chinese officials crack down on religious funerals, weddings”, nghĩa là “Các quan chức Trung Quốc tấn công vào các đám ma và đám cưới tôn giáo”, được công bố hôm 3 tháng Bẩy, Thông tấn xã Catholic News Agency, viết tắt là CNA, cho biết dưới chiêu bài tiếp tục thắt chặt quy định về tôn giáo và các hoạt động tôn giáo, các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang mở một chiến dịch tấn công vào các đám ma và đám cưới tôn giáo diễn ra bên ngoài các nhà thờ.

Bitter Winter, một tạp chí nghiên cứu về nhân quyền và vi phạm tự do tôn giáo ở Trung Quốc, báo cáo rằng những người tham dự các nghi lễ như vậy đã bị đe dọa điều tra và bỏ tù, và trong một số trường hợp đã bị bắt và giam cầm tới hơn hai tuần. Các cuộc tấn công này là một phần trong chiến dịch Trung Hoa hóa các tôn giáo.

Báo cáo này được đưa ra chỉ năm ngày sau khi Chris Smith, đồng chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, nói trong một phiên điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ rằng tình trạng tự do tôn giáo ở Trung Quốc chưa bao giờ tồi tệ hơn hiện nay.

Tạp chí Bitter Winter, nghĩa là “Mùa Đông Cay Đắng” cho biết vào ngày 12 tháng Tư năm nay, các quan chức Trung Quốc đã giải tán một đám tang Kitô giáo gồm 11 người ở tỉnh Hà Nam. Các quan chức quát nạt gia đình và những người đến đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố ngay trong đám tang, buộc tội họ hoạt động tôn giáo phi pháp ở vùng nông thôn và đe dọa bỏ tù họ. Cảnh sát đã lấy thông tin liên lạc cá nhân của những người tham dự và nói rằng họ có thể bị câu lưu bất cứ lúc nào.

Vào tháng Hai, tại một thành phố khác trong cùng tỉnh, các quan chức đã làm gián đoạn một đám tang Kitô giáo khác dành cho một người già. Bọn cầm quyền địa phương đã đe dọa những người tham dự vì tội tổ chức một buổi lễ tôn giáo bên ngoài một nhà thờ, và buộc tất cả những người tham dự phải giải tán.

Việc làm gián đoạn một tang lễ xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của gia đình và những người quen biết với người quá cố hoàn toàn trái với thuần phong mỹ tục của người Trung Hoa, vốn trọng chữ Hiếu.

Bitter Winter báo cáo rằng những việc làm như thế đã bắt đầu từ ít nhất là năm 2017 tại Hà Nam, vì các quan chức tuyên bố rằng đọc kinh cầu nguyện là bất hợp pháp. Tất cả 20 người tham dự trong một buổi đọc kinh tưởng niệm người quá cố đều bị giam giữ. Một số được thả ra ngay sau đó do tuổi già hoặc bệnh tật, nhưng có sáu người đã bị giam giữ tới 15 ngày.

Các quan chức Trung Quốc cũng đã phá đám một lễ cưới tại một nhà thờ ở Hà Nam. Bọn cầm quyền bắt những người tham dự thánh lễ phải viết tên của họ vào một biên bản, và cấm trẻ em dưới 18 tuổi không được tham dự thánh lễ.

Trong một đám cưới khác, vào ngày 1 tháng 5 tại tỉnh Sơn Tây, cha mẹ của chú rể đã bị cảnh sát bắt giữ vì họ yêu cầu ban nhạc chơi các bài hát Kitô Giáo.

3. Trung Quốc đang có một cuộc chiến tổng lực với niềm tin Kitô – tình hình tự do tôn giáo tồi tệ hơn bao giờ

Trong một phiên điều trần quốc hội về tình cảnh bị bách hại của các Kitô hữu trên toàn thế giới, hôm thứ Năm tuần trước khi đề cập đến hoàn cảnh của các Kitô hữu ở châu Á và đặc biệt là ở Trung Quốc, Dân biểu Chris Smith của Đảng Cộng Hòa đơn vị New Jersey, cho biết

“Tôi đã tham gia Quốc hội từ năm 1981, tôi đã làm việc về nhân quyền ở Trung Quốc kể từ năm 1981, tình hình chưa bao giờ tồi tệ hơn hiện nay.”

Đề cập đến chiến dịch Trung Hoa hóa các tôn giáo, Dân Biểu Smith cho biết Trung Quốc đang tiến hành với chiến dịch này với các phương pháp rất tàn bạo. “Dưới chiêu bài Trung Hoa hóa, tất cả các tôn giáo và các tín hữu bị buộc phải thúc đẩy mạnh mẽ ý thức hệ cộng sản.”

“Các tín đồ tôn giáo của mọi tôn giáo bị sách nhiễu, bắt giữ, bỏ tù hoặc bị tra tấn. Kinh thánh bị đốt cháy, nhà thờ bị phá hủy, thánh giá bốc cháy trên đỉnh tháp nhà thờ,” Ông Smith nói.

Ngoài việc tập trung đông người Hồi giáo Tân Cương vào “các trại tập trung” được dựng nên và điều hành “nhằm tiến hành một cuộc diệt chủng”, bọn cầm quyền đã thiết lập các camera tại các nhà thờ và đền thờ có khả năng nhận dạng mặt người nhằm ngăn cấm trẻ em dưới 18 tuổi tham dự các nghi thức tôn giáo.

Các quan chức tôn giáo Trung Quốc cũng đã tham gia vào một chiến dịch viết lại Kinh thánh cho phù hợp với ý thức hệ cộng sản.

4. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Phòng Báo Chí Tòa Thánh và Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản đã công bố chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản bắt đầu từ ngày 24 tháng 11 tới đây.

Tháng Hai năm 1981, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm vùng đất mặt trời mọc này. Từ đó, đến nay xã hội Nhật Bản đã thay đổi rất sâu sắc. Làn sóng vô thần tăng mạnh theo nhịp độ làm việc và sự quay cuồng của cuộc sống.

Tin Đức Thánh Cha viếng thăm Nhật Bản, do đó, là một niềm vui lớn cho Giáo Hội tại quốc gia này.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thủ đô Tokyo vào ngày 23 tháng 11. Trong chuyến tông du kéo dài 4 ngày, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Nagasaki và Hiroshima. Tại Nagasaki, ngài sẽ cầu nguyện tại Nhà thờ Chính Tòa Urakami, được xây dựng lại sau vụ đánh bom nguyên tử vào thành phố này năm 1945. Tại Hiroshima, ngài sẽ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa nguyên tử tại viện Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình.

Vào ngày 25 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Hoàng đế Naruhito và Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo trước khi tổ chức Thánh lễ tại Tokyo Dome.

Những thông điệp chống hạt nhân mà Đức Giáo Hoàng đưa ra từ các thành phố bị ném bom nguyên tử sẽ là một trong những trọng tâm được chú ý đến nhiều nhất.

Từ thời trai trẻ, Đức Thánh Cha đã từng mơ ước được là một nhà truyền giáo Dòng Tên tại quốc gia này. Do đó, Đức Thánh Cha rất vui khi có thể thực hiện chuyến tông du này.

Ngày 23 tháng Giêng năm ngoái, đích thân Đức Phanxicô đã loan báo về chuyến đi này trên chuyến bay đưa ngài đến Panama để chủ tọa Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34. Vài ngày sau khi Đức Thánh Cha loan báo điều này, người Công Giáo Nhật Bản đã mời Đức Thánh Cha đưa ra các thông điệp chống lại vũ khí hạt nhân khi ngài thăm Hiroshima và Nagasaki.

Các phương tiện truyền thông tại Nhật cho biết Đức Thánh Cha đã từng gửi thư cho các thị trưởng thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 5 năm ngoái, hứa sẽ cầu nguyện cho công dân của họ. Đáp lại, các quan chức Nhật Bản đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha đến thăm hai thành phố này trong một buổi tiếp kiến tại Vatican.

Trong ngày thứ hai trong chuyến tông du, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với những người sống sót sau vụ thả bom nguyên tử.

Cuộc chiến chống lại sự phổ biến của vũ khí hạt nhân là một chủ đề rất cấp bách đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, do căng thẳng Mỹ-Triều Tiên và Mỹ-Iran.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong chuyến bay tới Chí Lợi, vào ngày 15 tháng Giêng năm ngoái Đức Phanxicô đã phân phát cho các nhà báo bức ảnh “đứa trẻ Nagasaki”. Hình ảnh này được chụp sau vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki, cho thấy một đứa trẻ cõng em trai đã chết của mình trên vai. Đức Thánh Cha đã thêm dòng chú thích sau vào tấm ảnh: “Hoa trái của chiến tranh”.

Chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ đánh dấu một kỷ niệm đặc biệt trong quan hệ Vatican - Nhật Bản, vì trùng vào dịp kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao đầu tiên giữa hai quốc gia. Năm 1919, Rôma đã gửi Đức Tổng Giám Mục Pietro Fumasoni Biondi, sau này được vinh thăng Hồng Y, đến Nhật Bản để phục vụ với tư cách là Khâm Sứ Tòa Thánh, đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ chính thức giữa đế chế Nhật Bản và Vatican.

Đến năm 1942, trong khi cuộc chiến đang thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo ở cả Tokyo và Rôma, thì quan hệ ngoại giao đầy đủ đã được thiết lập. Hoàng đế Hirohito mong muốn có quan hệ với Tòa Thánh vì ông hy vọng rằng Vatican có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các cường quốc phương Tây với Nhật Bản.

Động thái này gây ra một số lo ngại ở Washington, nhưng Vatican đã đồng ý yêu cầu này và chấp nhận Ken Harada làm đại sứ đầu tiên của Nhật Bản cạnh Tòa Thánh. Đáp lại, Đức Tổng Giám Mục, sau này là Hồng Y, Paolo Marella đã được cử làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Nhật.

Sứ thần Tòa Thánh hiện nay tại Nhật Bản là Đức Tổng Giám Mục Joseph Chennoth, người Ấn Độ.

5. Tình hình Giáo Hội tại Nhật

Kitô giáo đến với Nhật Bản nhờ các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, các nhà thám hiểm, và đặc biệt là các linh mục dòng Tên, chẳng hạn như Thánh Phanxicô Xaviê. Người Công Giáo đã thành lập nên thành phố Nagasaki, có thời được xem là trung tâm Kitô giáo quan trọng nhất ở vùng Viễn Đông.

Tuy nhiên, đạo thánh Chúa đang chết dần mòn tại quốc gia này. Theo một phóng sự hồi tháng 2 năm 2017 của báo Công Giáo Pháp La Croix, số tín hữu Công Giáo tại Nhật chỉ có 450 ngàn người, tương đương với 0.36% trong tổng dân số 120 triệu người tại nước này. Các cuộc trở lại Công Giáo rất hiếm và cộng đoàn tại đây có nguy cơ tàn lụi. Trong năm 2016, chỉ có 1 người trẻ gia nhập chủng viện. Trong số 1,800 Linh Mục đang hoạt động tại Nhật, có 519 vị tức là gần 1 phần 3 là người nước ngoài. Cả nước có 13 giáo phận và 3 tổng giáo phận.

Khác với quốc gia lân bang là Nam Hàn, ý thức về nghĩa vụ truyền giáo tại Nhật không cao và có nhiều điều lấn cấn.

Trong thư gửi Hội Ðồng Giám Mục Nhật nhân cuộc viếng thăm của Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đến viếng thăm Giáo Hội tại quốc gia này trong 9 ngày, từ 17 đến 26 tháng 9 năm 2017, Đức Thánh Cha bày tỏ âu lo là tinh thần hòa hoãn trong văn hóa Nhật xem ra được chú trọng hơn tính cấp bách của sứ mạng truyền bá Tin Mừng.

Sau khi nhắc đến tấm gương của các vị tử đạo và các vị tuyên xưng đức tin trong lịch sử Giáo Hội tại Nhật, Ðức Thánh Cha nhắn nhủ các Giám Mục nước này rằng:

“Anh em thân mến, những thách đố mà thực tại hiện nay đề ra cho chúng ta không thể làm cho chúng ta cam chịu và càng không thể nại tới một cuộc đối thoại hòa hoãn và làm tê liệt, cho dù một vài trạng huống khó khăn có thể tạo nên nhiều lo âu”.

Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.

6. Lược sử truyền giáo tại Nhật

Trong lịch sử của Nhật, vào năm 1549, cha Phanxicô Xaviê dòng Tên đã đặt chân đến Nhật để triều giáo. 10% dân số Nhật đã trở thành người Công Giáo. Con số đông đảo người theo đạo này đã làm vua Toyotomi Hideyoshi lo ngại các thừa sai đang xâm lược Nhật. Hệ quả là ông ta đã đặt Công Giáo ra khỏi vòng pháp luật. Năm 1597, Toyotomi bắt 26 Kitô hữu trong đó có 6 thừa sai và 20 giáo dân, cắt lỗ tai họ và bắt đi du hành thị chúng từ Kyoto đến Nagasaki trong cái lạnh chết người của mùa đông. Tại Nagasaki, vua cho người đóng đinh các vị. Trong suốt thời kỳ bách hại nhiều Kitô hữu khác cũng bị bắt và hành hình dã man, nhiều người khác phải sống trốn tránh và lo sợ vì những cuộc ruồng bắt thường xuyên. Tuy nhiên, vào năm 1873, khi đạo Công Giáo được chính thức cho hoạt động một số nhỏ vẫn kiên vững trong đức tin.

Trong thế kỷ 20 và 21, Kitô Giáo dường như chỉ còn là một bóng mờ trong lịch sử dân Nhật đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa vật chất.

7. Nạn tự tử tại Nhật

Bản tin của Asia-News, cơ quan thông tin của Pontificio Istituto Missioni Estere - Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, trích thuật báo cáo của Văn phòng Nội Các Chính Phủ Nhật, trong đó ghi nhận 18,048 trường hợp tự tử, giữa năm 1971 và năm 2013, liên quan đến trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.

Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các vụ tự tử xảy ra vào những ngày lễ của Nhật Bản cuối mùa xuân và mùa hè. Nghiêm trọng nhất là vụ 131 thiếu niên tự sát vào ngày 1 tháng Chín 2016. Con số tự tử vào ngày 1 tháng Chín hàng năm chưa bao giờ dưới mức 100 người trong suốt một thập niên qua. Vì thế, ngày 1 tháng Chín năm nay đến trong âu lo của nhiều người.

Ngày 11 tháng Tư hàng năm cũng là một ngày khủng khiếp với con số trung bình số ca tự tử là 99 trường hợp, theo sau là ngày 8 tháng Tư, rồi ngày 02 tháng 9 và 31 tháng 8 với 95, 94 và 92 các vụ tự tử.

Trong những năm gần đây, tính trung bình mỗi ngày có 49 trường hợp tự tử.

Các cuộc điều tra của chính phủ cho thấy một trong những lý do chính dẫn đến tự tử trong số các học sinh trung học và tiểu học là những hục hặc trong gia đình. Nguyên nhân tiếp theo là sự thất bại ở trường, mối quan tâm về sự lựa chọn nghề nghiệp, bệnh tâm thần và trầm cảm.

Theo cha Cazzaniga, Nhật Bản là một trong những nước có mức giáo dục cao nhất với khoảng 80 phần trăm sinh viên có được một nền giáo dục sau trung học. Tuy nhiên, “các chương trình giáo dục được thúc đẩy bởi nhu cầu của nền kinh tế quá nhấn mạnh đến các ngành khoa học tự nhiên hơn là khoa học nhân văn. Trẻ em được đào tạo để thúc đẩy sự phát triển của đất nước,” ngài nói.

Hậu quả của nền giáo dục và kinh tế ấy là một xã hội vô thần, hiện sinh, thực dụng và tranh đua quyết liệt.

8. Tổng thống Nga yết kiến Đức Thánh Cha 3 lần, lần nào cũng đi trễ

Ngày 4 tháng Bẩy, Đức Phanxicô đã dành cho Tổng Thống Nga, ông Valimir Putin, một cuộc yết kiến kéo dài 55 phút tại Điện Tông Tòa của Vatican.

Trước cuộc tiếp kiến này, ông Putin đã đến thăm Vatican 5 lần. Lần đầu tiên dưới triều đại Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000. Hai lần sau đó vào năm 2003, và 2007 dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Tòa Thánh và Liên Bang Nga tái lập liên hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 2009.

Ông Putin cũng đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp hai lần và năm 2013 và 2015.

Cũng như hai lần trước đó, ông đến Tòa Thánh trễ gần 1 tiếng đồng hồ.

Lý do có thể là vụ hỏa hoạn trên tiềm thủy đỉnh nguyên tử tối mật của Nga vào hai hôm trước. Đức Phanxicô đã gửi điện chia buồn vì thảm họa này. Vụ hỏa hoạn khiến 14 thủy thủ Nga thiệt mạng. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là buổi tưởng niệm các thủy thủ tại Nga.

Một ngày trước đó, hôm 3 tháng Bẩy, Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho hay: “Đức Thánh Cha đã được thông báo về thảm họa của tiềm thủy đỉnh Nga. Ngài bày tỏ lời chia buồn và sự gần gũi với các gia đình nạn nhân và những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này”.

Trong cuộc hội kiến giữa Ông Putin và Đức Phanxicô hồi tháng Sáu năm 2015, Đức Giáo Hoàng yêu cầu nơi Ông Putin “một cố gắng thành thực và toàn diện để đạt hòa bình” tại Ukraine sau khi Nga sáp nhập Crimea 1 năm trước đó. Cuộc hội kiến đầu tiên của hai vị hồi tháng 11 năm 2013 tập chú vào cuộc nội chiến tại Syria.

Sau cuộc hội kiến, Tổng Thống Nga nói “cám ơn ngài về thì giờ ngài đã dành cho tôi”.

Sau chuyến viếng thăm Vatican, Ông Putin đã gặp Tổng Thống và Thủ Tướng Ý trong chuyến viếng thăm Rôma một ngày.

9. Nhận định về cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Nga Valimir Putin

Trước cuộc hội kiến này, Ông Aleksandr Avdeev, Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh, nói rằng ông mong đợi Ông Putin và Đức Giáo Hoàng thảo luận “sự bất ổn trong các bang giao quốc tế, cuộc khủng hoảng tại Trung Đông, số phận Syria, vấn đề giải giới hạch nhân, tình hình ở Iran”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Nga Ogonek, Ông Avdeev nói rằng “thì giờ đã đến để người Công Giáo không còn có thể giải quyết nhiều vấn đề và thách thức bỏ ngỏ, nếu không lưu ý tới luận lý học chính trị của Nga và kinh nghiệm của Chính Thống Giáo của chúng ta”.

Người ta cũng mong đợi Ông Putin sẽ thảo luận tình hình ở Ukraine sau khi Giáo Hội Chính Thống Ukraine tách khỏi Giáo Hội Chính Thống Nga năm ngoái. Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople đã chính thức nhìn nhận sự độc lập của Giáo Hội Chính Thống Ukraine hồi tháng Giêng năm nay.

Một ngày sau cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Putin, Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine Svyatoslav Shevchuk của Kiev, cùng với các nhà lãnh đạo khác của Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, đã hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các viên chức Vatican.

10. Hợp tác giữa “Bambino Gesu” và các bệnh viện nhi khoa Nga

Hôm 4 tháng 7, sau khi yết kiến Đức Giáo Hoàng, Ông Putin cũng đã hội kiến với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, là Ngoại Trưởng Tòa Thánh.

Tuyên bố báo chí của Tòa Thánh cho hay “Trong các cuộc thảo luận thân hữu, hai bên bày tỏ sự hài lòng trước việc phát triển các mối liên hệ song phương, được củng cố hơn nữa nhờ các qui ước hiểu biết chung lẫn nhau được ký kết hôm nay liên quan tới việc hợp tác giữa Bệnh Viện Nhi Khoa 'Bambino Gesù' và các bệnh viện nhi khoa của Liên Bang Nga”.

Tuyên bố viết tiếp: Hai bên sau đó đã lưu tâm “tới một số vấn đề liên quan tới đời sống của Giáo Hội Công Giáo tại Nga”.

Hơn nữa, “hai bên tiếp tục xem xét vấn đề sinh thái và nhiều đề tài khác nhau liên quan đến quốc tế sự vụ hiện nay, nhất là có liên hệ với Syria, Ukraine và Venezuela”.

Trong cuộc thảo luận với Đức Thánh Cha, Ông Putin đã không đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng thăm viếng Nga. Hôm 1 tháng Bẩy, trong cuộc phỏng vấn với Zenit, Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa cho hay “điều đó không có trong ý định của Ông Putin. Tôi không nghĩ Tổng Thống Nga có thể tự ý đưa ra bước đó được, mà trước đó không có sự ủng hộ rõ rệt của Giáo Hội Chính Thống”.

Nhân dịp này, Zenit nhắc lại một số cuộc hội kiến trước đây của Ông Putin với các vị Giáo Hoàng và với Tòa Thánh. Cuộc hội kiến năm 2013 tập chú vào hòa bình và Trung Đông nhưng vấn đề cộng đồng Công Giáo ở Nga cũng đã được thảo luận. Ai cũng biết, hồi đó, Ông Putin đã bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giáo Hoàng về các cố gắng của ngài đối với Syria.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 10/7/2019: Dự thảo Tông Hiến mới về Giáo triều Roma.
VietCatholic Network
20:44 10/07/2019

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Đức Thánh Cha mong muốn thăm Argentina vào năm 2020.

2. Mỗi người có thể là thiên thần để nâng dậy những người bé nhỏ.

3. Công trình soạn dự thảo Tông Hiến mới về Giáo triều Roma.

4. Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen sẽ sớm được phong Chân phước.

5. Đức Tổng Giám Mục của Cameroon bị bắt cóc nói rằng: “Tôi dành cả đêm để lần chuỗi”.

6. Các Linh mục cầu nguyện cho người di dân tại biên giới Mexico và Hoa Kỳ.

7. Các cộng đoàn tu sĩ Hoa Kỳ nhận 28 triệu dollars cho nhu cầu hưu dưỡng.

8. Giáo hội Hungary giúp Iraq 500 ngàn dollars xây dựng lại nhà cửa ở Trung Đông.

9. Chính quyền mới chỉ nhận được 38 triệu euro giúp tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris.

10. Phân biệt đối xử dựa trên niềm tin là bất hợp pháp tại Australia.

11. Dự án tìm việc làm tại Dải Gaza bắt đầu có kết quả.

12. 120 Bạn tham gia ngày Hội Ơn Gọi Dòng Đa Minh Rosa Lima.

13. Giới thiệu thánh ca: Con Dâng Chúa.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết