Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 11/07/2020
25. Trong tất cả các ly cốc thì nên pha chút mật đắng, đau khổ cũng có thể giúp chúng ta xa cách vật chất của thế gian, hướng lòng lên với Chúa.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Lời Chúa của hôm nay và bây giờ
Lm Giuse Trương Đình Hiền
08:00 11/07/2020
Chúa Nhật XV Thường Niên A (2020)
Nhà văn quá cố Xuân Vũ (1930-2004), một văn sĩ bộ đội hồi chánh năm 1971 đã viết một cuốn trường thiên hồi ký mang tựa đề “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN” mà nội dung cốt yếu là làm sống lại những nỗi bi đát, thống khổ, man rợ tột cùng mà những người cán binh cọng sản, trong đó có Xuân Vũ, đã trải qua trên con đường mòn mang tên Hồ Chí Minh. Trên cuộc hành trình “giải phóng miền Nam” cay nghiệt đó, biết bao thanh niên, thiếu nữ đã vĩnh viễn nằm lại giữa núi rừng heo hút, bao nhiêu cái chết tức tưởi đắng cay khi tuổi đời còn thênh thang mộng ước, bao mối tình say đắm ngọt ngào đành chia ly đứt gánh vì một “rừng mơ” của ảo tưởng và lầm lạc. Cho dù trong số ra đi đó có đến được Miền Nam, thì tâm hồn họ, cuộc đời họ cũng gần như tan nát, mất hướng và thất vọng khi nhận ra một lý tưởng bị đánh lừa, một cuộc đời bị lãng phí. Và vì thế, đối với Xuân Vũ, con đường giải phóng đó, con đường cách mạng đó lại là “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN”.
Thế nhưng hôm nay, Lời Chúa lại mách bảo chúng ta rằng: có một con đường khác mang tên LỜI CHÚA là một “ĐƯỜNG ĐI PHẢI ĐẾN”.
Trước hết, Lời Chúa phải được chúng ta tin nhận đó là Lời Hành Động, Lời hiệu quả, Lời mang lại ơn cứu độ, chứ không bao giờ là một lời của gió thoảng mây bay, lời của hoang vu trống rỗng.
Để khẳng định chân lý nầy, chúng ta hãy nhớ lại lời của sứ ngôn Isaia trong Bài đọc 1 vừa được công bố: “Cũng như mưa tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đât, chưa làm cho đất…đâm chồi nẩy lộc…thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, …”.
Và không chỉ “xuất phát từ miệng Ta” như một âm thanh, như một tiếng nói, cho dù là tiếng nói sáng tạo: “Thiên Chúa phán: - Phải có ánh sáng. Liền có ánh sáng” (St 1, 3), hay tiếng nói tình tự vỗ về của người yêu: "Bởi thế, nầy Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc để cùng nó thổ lộ tâm tình" (Hs 2, 16), mà là một sự “xuất phát”, một cuộc lên đường, nhập thế, tự hạ… để “Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta...” (Ga 1, 14).
Với cuộc mặc khải tối hậu nầy, quả thật Lời Chúa đã cô đọng thành xương, thành thịt, thành người, thành “ngôi vị” và là Đấng tái tạo, Đấng Cứu độ thế giới.
Đức Kitô chính là Ngôi Lời Nhập Thể, là Lời vâng lệnh Chúa Cha xuống thế làm người, là Lời loan báo Tin Mừng bình an, là Lời Chân lý, là Lời đem lại sự sống đời đời. Ngài là Lời nhưng Ngài cũng chính là người đi rao giảng Lời, là Người công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa, là Người mang hạt giống chân lý tình yêu và cứu độ gieo vào mảnh đất trần gian. Ý nghĩa đầu tiên mà Chúa Giêsu muốn nhắm tới trong dụ ngôn “Gieo Giống” phải chăng là muốn cho dân Ít-ra-en ngày xưa và chúng ta hôm nay xác tín rằng: Nước trời chắc chắn sẽ đến và “Lời loan báo về Nước Trời” chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái, cho dù phải kinh qua khó khăn thử thách, vất vả hiểm nguy, chẳng khác nào người gieo giống phải đối diện với những “sỏi đá khô cằn, những bụi bờ gai góc, tưởng đâu hạt giống sẽ bị vùi dập, nghiền nát, và người gieo phải thất bại trắng tay. Nhưng rồi, mùa gặt bội thu lại đến mang theo rạng rỡ vui mừng, “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi…”
Phải chăng, điều Chúa Giêsu muốn ngụ ý trong dụ ngôn nầy là chính cuộc đời và sứ vụ của mình? Cũng có thể lắm đấy chứ ! Ngay từ phút giây Nhập Thể vào mảnh đất trần gian, Lời Thiên Chúa đã chẳng đụng ngay con đường Bêlem sỏi đá, khô chồi đến độ, mọi cánh cửa nơi đó đều khép chặt để Ngài phải sinh hạ trong chuồng lừa máng cỏ đó sao ! Và rồi, trái tim nhân loại đâu có phải lúc nào cũng trỗ hoa để mỉm cười đón đợi Đấng Cứu Thế. Hêrôđê, Philatô, những người biệt phái, các ông tư tế của đền thờ không chỉ là những thế lực có thể bóp nát chính bản thân Ngài, nhưng còn có đủ quyền uy để bóp ngặt không để cho một mầm mống nào của chân lý do Ngài rao giảng được tồn tại, phát sinh. Trong suốt ba năm dãi dầu sương gió, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ duyên hải Biển Hồ đến giữa lòng hoang mạc…Ngài đã cất công tung gieo hạt giống Lời Chúa. Nhưng kìa, tất cả gần như sụp đổ tan tành vào buổi trưa thứ Sáu: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi…Xin tha Baraba, đóng đinh Giêsu vào thập giá…”. Vâng, có lẽ do áp lực của miếng cơm manh áo, của vị thế chính trị, của nhưng “lo toan vặt vãnh đời thường”, mà gai góc đã phủ kín mảnh đất tâm hồn của đám dân vô tội ấy để Lời chân lý họ đã nghe và thán phục hôm nào “Người nầy dạy như Đấng có uy quyền”, đã “đội nón ra đi”, đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước ! Phải chăng bi kịch thập giá là điểm hội tụ của tất cả những gì bi đát nhất của thân phận người gieo giống, của cuộc đời làm ngôn sứ của Chúa Giêsu...
Nhưng tiếng nói cuối cùng lại không là sự chết và đích điểm của Nước Trời lại không phải nấm mồ. Hạt giống Nước trời mà Chúa Giêsu gieo vào giữa lòng thế giới đã mục nát đi cùng với 33 năm cuộc đời nhập thể, với cái chết đau thương của Ngài, đã không luống công vô ích. Vào bình minh ngày Thứ Nhất Trong tuần, “hạt giống bị vùi dập Kitô” đã oai hùng chỗi dậy đánh bại thần chết và tội lỗi để mang nhân loại đi lên một lộ trình mới: lộ trình của phục sinh, tin yêu và hy vọng. Tất cả đã từ từ vươn dậy. Để rồi xuyên qua bao thăng trầm dâu bể của lịch sử, hôm nay đã có một mùa lúa tốt tươi trên cánh đồng thế giới và hứa hẹn sẽ vàng đồng đầy kho nứt lẫm trong ngày thế mạt.
Đây cũng là niềm xác tín mà Thánh Phaolô muốn chuyển tải cho cộng đoàn tín hữu Rôma trong những ngày dầu sôi lửa bỏng của bách hại thương đau: “Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta là những kẻ hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên siết trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng ta” (Bđ 2)
Và đó là con đường của Lời suốt 2000 năm nay, kể từ khi Hạt Giống Ngôi Lời chấp nhận chịu mục nát trên đồi Can-vê và muôn thế hệ Tông Đồ, chứng nhân nối tiếp cùng chấp nhận theo Đức Ki-tô làm “hạt lúa mì” mục nát đi trên cánh đồng thế giới. Để đức tin, để ơn cứu độ được đến với muôn người, muôn dân tộc, cần có những con người gieo giống tốt lành và những hạt giống tốt được gieo.
Vì thế, nếu Lời Chúa hôm nay không cho phép chúng ta đánh mất niềm tin yêu và hy vọng trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, thì đồng thời, Lời Chúa cũng tra vấn chúng ta, thách thức chúng ta: Chính bản thân tôi đã đón nhận Lời Chúa thế nào? Lời Chúa đã thật sự phát sinh hiệu quả ra sao trong mảnh đất của đời tôi? Bởi vì Lời Thiên Chúa là Lời sống động kia mà ! Lời không chỉ là ngôn từ mà còn phải trở thành ngôn ngữ của cuộc sống.
Trong Tông sắc Aperuit Illis (Ngài đã mở trí cho họ) để thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lưu ý: “Chính Chúa Giê-su khẳng định điều đó một cách rõ ràng lúc khởi đầu sứ vụ: “Hôm nay đã hoàn thành đoạn Kinh Thánh mà anh chị em vừa nghe” (Lc 4, 21). Kẻ được nuôi dưỡng mỗi ngày bằng Lời Chúa, cũng giống như Chúa Giê-su, làm cho mình trở thành người đồng thời với những con người mà mình gặp gỡ; nó không bị cám dỗ rơi vào những nỗi nhớ khô cằn của quá khứ, cũng như những ảo vọng không tưởng hướng về tương lai.” (Số 12)
Nói cách khác, phải biến cuộc sống trở nên lời chứng sống động của Lời Chúa. Phải cất đi những góc gai sỏi đá và cày xới liên tục bằng hy sinh nguyện cầu để biến cuộc đời thành mảnh đất mở màu cho Lời Chúa kết trái đơm hoa.
Nếu Phêrô, Gioan không can đảm “nghe Lời Thiên Chúa hơn lời người phàm” (Cv 4, 18), cho dù phải đối diện với đòn vọt ngục tù và cả cái chết thì làm sao có được Hội Thánh hôm nay? Nếu Phaolô không xác tín mạnh mẽ rằng: “khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”, thì làm sao một phần ba nhân loại hôm nay biết được Đức Kitô là ai và Tin Mừng cứu rỗi là gì? Cũng thế, nếu không có những Augustinô, Phanxicô Xavie, những Têrêsa hài đồng, những Anrê Phú Yên…; hay mới đây, trong thời đại nầy, những người như cha thánh Maximilien Kolbe, Mẹ Têrêsa Calcutta, Thánh giáo hoàng Gioan 23 và Gioan-Phaolô 2, Vị Tôi Tớ Chúa Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận… thì làm sao vườn hoa Giáo Hội có được mùa lúa bội thu như hôm nay?
Bên cạnh những tượng đài vĩ đại đó, trong Hội Thánh hôm qua và hôm nay còn có bao nhiêu “mảnh đất tâm hồn” âm thầm nhưng vĩ đại, như cô gái Vêrônica phung cùi người Camêrun, cho dù mù mắt, cùi tay, cụt giò, vẫn vui tươi biến cuộc đời thành hy lễ để Lời Chúa kết trái đơm bông nơi bao nhiêu anh chị em thương tật cùi phung khác, được khắc ghi nơi lời cầu nguyện cảm động sau đây:
Lạy Chúa, Chúa đã đến, đã xin con tất cả, Và con đã dâng Chúa tất cả: Con thích đọc, Chúa đã lấy mất của con đôi mắt. Con thích chạy nhảy giữa rừng cây, Chúa đã lấy mất của con cặp giò. Con thích hái hoa mùa xuân, Chúa đã lấy mất đôi bàn tay con. Con là phụ nữ, Thích ngắm mái tóc mình óng ả. Và những ngón tay mình thanh tú, Thì giờ đây, Đầu con trọc lóc đến nơi rồi, Và thế chỗ cho những ngón tay thanh tú, Con chỉ còn những mẫu cùi cứng khô. Chúa xem nè, Thân hình duyên dáng của con, Đã hư hoại quá mất rồi. Nhưng, Con không nổi loạn, Con tạ ơn Chúa. Muôn đời con sẽ thưa lời tạ ơn. Bởi, nếu đêm nay con chết, Con sẽ nhận thức được rằng: Đời con đã được đong đầy kỳ diệu. Sống lấy tình yêu, Con đã được đổ cho ắp tràn giàn giụa, Hơn hẳn lòng mình mong ước. Ôi, Cha của con, Cha tốt với con gái bé nhỏ Vêrônica Của cha dường nào !...Và chiều nay, …Hãy ghìm con xuống sâu thẳm trái tim Cha, Và ước chi con được ở đó mãi Với những nguời con mến thương Đến muôn thuở muôn đời. Amen..
Như vậy, chúng ta xác tín rằng, một khi đã mang Lời Chúa lên đường, một khi đã trở thành người gieo giống, và một khi đã đón nhận hạt giống Lời Chúa với một cõi lòng “đất tốt”, thì dứt khóa đường đi của Lời Chúa là “đường đi phải đến”, phải đến để mảnh đất trần gian nầy bớt đi những cỏ lùng hoang dại và trỗ sinh những hoa trái tốt lành. Và như thế, Lời Chúa không còn là “nỗi nhớ khô cằn của quá khứ” hay “ảo vọng không tưởng của tương lai”, mà Lời Chúa chính là hôm nay và bây giờ. Amen.
Trương Đình Hiền
Nhà văn quá cố Xuân Vũ (1930-2004), một văn sĩ bộ đội hồi chánh năm 1971 đã viết một cuốn trường thiên hồi ký mang tựa đề “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN” mà nội dung cốt yếu là làm sống lại những nỗi bi đát, thống khổ, man rợ tột cùng mà những người cán binh cọng sản, trong đó có Xuân Vũ, đã trải qua trên con đường mòn mang tên Hồ Chí Minh. Trên cuộc hành trình “giải phóng miền Nam” cay nghiệt đó, biết bao thanh niên, thiếu nữ đã vĩnh viễn nằm lại giữa núi rừng heo hút, bao nhiêu cái chết tức tưởi đắng cay khi tuổi đời còn thênh thang mộng ước, bao mối tình say đắm ngọt ngào đành chia ly đứt gánh vì một “rừng mơ” của ảo tưởng và lầm lạc. Cho dù trong số ra đi đó có đến được Miền Nam, thì tâm hồn họ, cuộc đời họ cũng gần như tan nát, mất hướng và thất vọng khi nhận ra một lý tưởng bị đánh lừa, một cuộc đời bị lãng phí. Và vì thế, đối với Xuân Vũ, con đường giải phóng đó, con đường cách mạng đó lại là “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN”.
Thế nhưng hôm nay, Lời Chúa lại mách bảo chúng ta rằng: có một con đường khác mang tên LỜI CHÚA là một “ĐƯỜNG ĐI PHẢI ĐẾN”.
Trước hết, Lời Chúa phải được chúng ta tin nhận đó là Lời Hành Động, Lời hiệu quả, Lời mang lại ơn cứu độ, chứ không bao giờ là một lời của gió thoảng mây bay, lời của hoang vu trống rỗng.
Để khẳng định chân lý nầy, chúng ta hãy nhớ lại lời của sứ ngôn Isaia trong Bài đọc 1 vừa được công bố: “Cũng như mưa tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đât, chưa làm cho đất…đâm chồi nẩy lộc…thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, …”.
Và không chỉ “xuất phát từ miệng Ta” như một âm thanh, như một tiếng nói, cho dù là tiếng nói sáng tạo: “Thiên Chúa phán: - Phải có ánh sáng. Liền có ánh sáng” (St 1, 3), hay tiếng nói tình tự vỗ về của người yêu: "Bởi thế, nầy Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc để cùng nó thổ lộ tâm tình" (Hs 2, 16), mà là một sự “xuất phát”, một cuộc lên đường, nhập thế, tự hạ… để “Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta...” (Ga 1, 14).
Với cuộc mặc khải tối hậu nầy, quả thật Lời Chúa đã cô đọng thành xương, thành thịt, thành người, thành “ngôi vị” và là Đấng tái tạo, Đấng Cứu độ thế giới.
Đức Kitô chính là Ngôi Lời Nhập Thể, là Lời vâng lệnh Chúa Cha xuống thế làm người, là Lời loan báo Tin Mừng bình an, là Lời Chân lý, là Lời đem lại sự sống đời đời. Ngài là Lời nhưng Ngài cũng chính là người đi rao giảng Lời, là Người công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa, là Người mang hạt giống chân lý tình yêu và cứu độ gieo vào mảnh đất trần gian. Ý nghĩa đầu tiên mà Chúa Giêsu muốn nhắm tới trong dụ ngôn “Gieo Giống” phải chăng là muốn cho dân Ít-ra-en ngày xưa và chúng ta hôm nay xác tín rằng: Nước trời chắc chắn sẽ đến và “Lời loan báo về Nước Trời” chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái, cho dù phải kinh qua khó khăn thử thách, vất vả hiểm nguy, chẳng khác nào người gieo giống phải đối diện với những “sỏi đá khô cằn, những bụi bờ gai góc, tưởng đâu hạt giống sẽ bị vùi dập, nghiền nát, và người gieo phải thất bại trắng tay. Nhưng rồi, mùa gặt bội thu lại đến mang theo rạng rỡ vui mừng, “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi…”
Phải chăng, điều Chúa Giêsu muốn ngụ ý trong dụ ngôn nầy là chính cuộc đời và sứ vụ của mình? Cũng có thể lắm đấy chứ ! Ngay từ phút giây Nhập Thể vào mảnh đất trần gian, Lời Thiên Chúa đã chẳng đụng ngay con đường Bêlem sỏi đá, khô chồi đến độ, mọi cánh cửa nơi đó đều khép chặt để Ngài phải sinh hạ trong chuồng lừa máng cỏ đó sao ! Và rồi, trái tim nhân loại đâu có phải lúc nào cũng trỗ hoa để mỉm cười đón đợi Đấng Cứu Thế. Hêrôđê, Philatô, những người biệt phái, các ông tư tế của đền thờ không chỉ là những thế lực có thể bóp nát chính bản thân Ngài, nhưng còn có đủ quyền uy để bóp ngặt không để cho một mầm mống nào của chân lý do Ngài rao giảng được tồn tại, phát sinh. Trong suốt ba năm dãi dầu sương gió, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ duyên hải Biển Hồ đến giữa lòng hoang mạc…Ngài đã cất công tung gieo hạt giống Lời Chúa. Nhưng kìa, tất cả gần như sụp đổ tan tành vào buổi trưa thứ Sáu: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi…Xin tha Baraba, đóng đinh Giêsu vào thập giá…”. Vâng, có lẽ do áp lực của miếng cơm manh áo, của vị thế chính trị, của nhưng “lo toan vặt vãnh đời thường”, mà gai góc đã phủ kín mảnh đất tâm hồn của đám dân vô tội ấy để Lời chân lý họ đã nghe và thán phục hôm nào “Người nầy dạy như Đấng có uy quyền”, đã “đội nón ra đi”, đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước ! Phải chăng bi kịch thập giá là điểm hội tụ của tất cả những gì bi đát nhất của thân phận người gieo giống, của cuộc đời làm ngôn sứ của Chúa Giêsu...
Nhưng tiếng nói cuối cùng lại không là sự chết và đích điểm của Nước Trời lại không phải nấm mồ. Hạt giống Nước trời mà Chúa Giêsu gieo vào giữa lòng thế giới đã mục nát đi cùng với 33 năm cuộc đời nhập thể, với cái chết đau thương của Ngài, đã không luống công vô ích. Vào bình minh ngày Thứ Nhất Trong tuần, “hạt giống bị vùi dập Kitô” đã oai hùng chỗi dậy đánh bại thần chết và tội lỗi để mang nhân loại đi lên một lộ trình mới: lộ trình của phục sinh, tin yêu và hy vọng. Tất cả đã từ từ vươn dậy. Để rồi xuyên qua bao thăng trầm dâu bể của lịch sử, hôm nay đã có một mùa lúa tốt tươi trên cánh đồng thế giới và hứa hẹn sẽ vàng đồng đầy kho nứt lẫm trong ngày thế mạt.
Đây cũng là niềm xác tín mà Thánh Phaolô muốn chuyển tải cho cộng đoàn tín hữu Rôma trong những ngày dầu sôi lửa bỏng của bách hại thương đau: “Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta là những kẻ hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên siết trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng ta” (Bđ 2)
Và đó là con đường của Lời suốt 2000 năm nay, kể từ khi Hạt Giống Ngôi Lời chấp nhận chịu mục nát trên đồi Can-vê và muôn thế hệ Tông Đồ, chứng nhân nối tiếp cùng chấp nhận theo Đức Ki-tô làm “hạt lúa mì” mục nát đi trên cánh đồng thế giới. Để đức tin, để ơn cứu độ được đến với muôn người, muôn dân tộc, cần có những con người gieo giống tốt lành và những hạt giống tốt được gieo.
Vì thế, nếu Lời Chúa hôm nay không cho phép chúng ta đánh mất niềm tin yêu và hy vọng trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, thì đồng thời, Lời Chúa cũng tra vấn chúng ta, thách thức chúng ta: Chính bản thân tôi đã đón nhận Lời Chúa thế nào? Lời Chúa đã thật sự phát sinh hiệu quả ra sao trong mảnh đất của đời tôi? Bởi vì Lời Thiên Chúa là Lời sống động kia mà ! Lời không chỉ là ngôn từ mà còn phải trở thành ngôn ngữ của cuộc sống.
Trong Tông sắc Aperuit Illis (Ngài đã mở trí cho họ) để thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lưu ý: “Chính Chúa Giê-su khẳng định điều đó một cách rõ ràng lúc khởi đầu sứ vụ: “Hôm nay đã hoàn thành đoạn Kinh Thánh mà anh chị em vừa nghe” (Lc 4, 21). Kẻ được nuôi dưỡng mỗi ngày bằng Lời Chúa, cũng giống như Chúa Giê-su, làm cho mình trở thành người đồng thời với những con người mà mình gặp gỡ; nó không bị cám dỗ rơi vào những nỗi nhớ khô cằn của quá khứ, cũng như những ảo vọng không tưởng hướng về tương lai.” (Số 12)
Nói cách khác, phải biến cuộc sống trở nên lời chứng sống động của Lời Chúa. Phải cất đi những góc gai sỏi đá và cày xới liên tục bằng hy sinh nguyện cầu để biến cuộc đời thành mảnh đất mở màu cho Lời Chúa kết trái đơm hoa.
Nếu Phêrô, Gioan không can đảm “nghe Lời Thiên Chúa hơn lời người phàm” (Cv 4, 18), cho dù phải đối diện với đòn vọt ngục tù và cả cái chết thì làm sao có được Hội Thánh hôm nay? Nếu Phaolô không xác tín mạnh mẽ rằng: “khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”, thì làm sao một phần ba nhân loại hôm nay biết được Đức Kitô là ai và Tin Mừng cứu rỗi là gì? Cũng thế, nếu không có những Augustinô, Phanxicô Xavie, những Têrêsa hài đồng, những Anrê Phú Yên…; hay mới đây, trong thời đại nầy, những người như cha thánh Maximilien Kolbe, Mẹ Têrêsa Calcutta, Thánh giáo hoàng Gioan 23 và Gioan-Phaolô 2, Vị Tôi Tớ Chúa Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận… thì làm sao vườn hoa Giáo Hội có được mùa lúa bội thu như hôm nay?
Bên cạnh những tượng đài vĩ đại đó, trong Hội Thánh hôm qua và hôm nay còn có bao nhiêu “mảnh đất tâm hồn” âm thầm nhưng vĩ đại, như cô gái Vêrônica phung cùi người Camêrun, cho dù mù mắt, cùi tay, cụt giò, vẫn vui tươi biến cuộc đời thành hy lễ để Lời Chúa kết trái đơm bông nơi bao nhiêu anh chị em thương tật cùi phung khác, được khắc ghi nơi lời cầu nguyện cảm động sau đây:
Lạy Chúa, Chúa đã đến, đã xin con tất cả, Và con đã dâng Chúa tất cả: Con thích đọc, Chúa đã lấy mất của con đôi mắt. Con thích chạy nhảy giữa rừng cây, Chúa đã lấy mất của con cặp giò. Con thích hái hoa mùa xuân, Chúa đã lấy mất đôi bàn tay con. Con là phụ nữ, Thích ngắm mái tóc mình óng ả. Và những ngón tay mình thanh tú, Thì giờ đây, Đầu con trọc lóc đến nơi rồi, Và thế chỗ cho những ngón tay thanh tú, Con chỉ còn những mẫu cùi cứng khô. Chúa xem nè, Thân hình duyên dáng của con, Đã hư hoại quá mất rồi. Nhưng, Con không nổi loạn, Con tạ ơn Chúa. Muôn đời con sẽ thưa lời tạ ơn. Bởi, nếu đêm nay con chết, Con sẽ nhận thức được rằng: Đời con đã được đong đầy kỳ diệu. Sống lấy tình yêu, Con đã được đổ cho ắp tràn giàn giụa, Hơn hẳn lòng mình mong ước. Ôi, Cha của con, Cha tốt với con gái bé nhỏ Vêrônica Của cha dường nào !...Và chiều nay, …Hãy ghìm con xuống sâu thẳm trái tim Cha, Và ước chi con được ở đó mãi Với những nguời con mến thương Đến muôn thuở muôn đời. Amen..
Như vậy, chúng ta xác tín rằng, một khi đã mang Lời Chúa lên đường, một khi đã trở thành người gieo giống, và một khi đã đón nhận hạt giống Lời Chúa với một cõi lòng “đất tốt”, thì dứt khóa đường đi của Lời Chúa là “đường đi phải đến”, phải đến để mảnh đất trần gian nầy bớt đi những cỏ lùng hoang dại và trỗ sinh những hoa trái tốt lành. Và như thế, Lời Chúa không còn là “nỗi nhớ khô cằn của quá khứ” hay “ảo vọng không tưởng của tương lai”, mà Lời Chúa chính là hôm nay và bây giờ. Amen.
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:02 11/07/2020
72. HOÀNG ĐẾ SỢ ĐÀN BÀ DỮ TỢN
Vợ của Phòng Huyền Linh tính hay ghen ghét và đanh đá, Huyền Linh rất sợ vợ nên không dám nói đến chuyện lấy vợ bé.
Thái Tôn ra lệnh cho hoàng hậu triệu vợ của Huyền Linh đến yết kiến, nói với bà ta:
- “Các đại thần đều có chế độ lấy vợ bé, hoàng đế sẽ đem người đẹp thưởng cho Phòng Huyền Linh.”
Vợ của Phòng Huyền Linh cương quyết không đồng ý, Thái Tôn bèn sai người rót đầy một ly rượu và dọa bà ta:
- “Như thế là nhà người vi phạm và kháng cự thánh chỉ, phải uống cho hết ly rượu độc này”.
Vợ của Huyền Linh cầm lấy ly rượu và uống một hơi không còn một giọt.
Thái Tôn thở dài nói:
- “Người đàn bà đanh đá quyết liệt như thế, trẩm đây cũng sợ huống hồ là Phòng Huyền Linh !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 72:
Không chỉ vua Thái Tôn và Phòng Huyền Linh sợ đàn bà dữ tợn mà thôi, nhưng trên đời này ai cũng sợ những người đàn bà dữ tợn, bởi đó mà người ta gọi người đàn bà dữ tợn là “quỷ cái”.
Có những người đàn bà dữ tợn đến độ ai cũng sợ không dám đến gần, ngay cả chồng và con của họ cũng không dám mở miệng hó hé, bởi vì họ thích làm bà chằn hơn là làm người mẹ hiền, người vợ ngoan.
Những người phụ nữ Ki-tô hữu không phải là “quỷ cái” khi chồng “lăm le” đòi vợ bé, nhưng họ là những thiên thần bảo vệ hạnh phúc gia đình, họ rất cương quyết nhưng không dữ tợn, đó là dứt khoát không để cho chồng lấy vợ bé, bởi vì như thế là lỗi luật Thiên Chúa và phá hoại hạnh phúc gia đình của mình, những người phụ nữ này chúng ta phải bênh vực họ để đem lại hạnh phúc cho mọi người...
Người ta sợ ma quỷ thì ít nhưng sợ “quỷ cái” thì nhiều, bởi vì ma quỷ thì vô hình vô dạng, nhưng “quỷ cái” thì không những có hình có dạng mà lại còn đẹp nữa mới chết chứ, mà vừa đẹp vừa “quỷ cái” thì người ta càng sợ hơn.
Khiếp thật !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Vợ của Phòng Huyền Linh tính hay ghen ghét và đanh đá, Huyền Linh rất sợ vợ nên không dám nói đến chuyện lấy vợ bé.
Thái Tôn ra lệnh cho hoàng hậu triệu vợ của Huyền Linh đến yết kiến, nói với bà ta:
- “Các đại thần đều có chế độ lấy vợ bé, hoàng đế sẽ đem người đẹp thưởng cho Phòng Huyền Linh.”
Vợ của Phòng Huyền Linh cương quyết không đồng ý, Thái Tôn bèn sai người rót đầy một ly rượu và dọa bà ta:
- “Như thế là nhà người vi phạm và kháng cự thánh chỉ, phải uống cho hết ly rượu độc này”.
Vợ của Huyền Linh cầm lấy ly rượu và uống một hơi không còn một giọt.
Thái Tôn thở dài nói:
- “Người đàn bà đanh đá quyết liệt như thế, trẩm đây cũng sợ huống hồ là Phòng Huyền Linh !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 72:
Không chỉ vua Thái Tôn và Phòng Huyền Linh sợ đàn bà dữ tợn mà thôi, nhưng trên đời này ai cũng sợ những người đàn bà dữ tợn, bởi đó mà người ta gọi người đàn bà dữ tợn là “quỷ cái”.
Có những người đàn bà dữ tợn đến độ ai cũng sợ không dám đến gần, ngay cả chồng và con của họ cũng không dám mở miệng hó hé, bởi vì họ thích làm bà chằn hơn là làm người mẹ hiền, người vợ ngoan.
Những người phụ nữ Ki-tô hữu không phải là “quỷ cái” khi chồng “lăm le” đòi vợ bé, nhưng họ là những thiên thần bảo vệ hạnh phúc gia đình, họ rất cương quyết nhưng không dữ tợn, đó là dứt khoát không để cho chồng lấy vợ bé, bởi vì như thế là lỗi luật Thiên Chúa và phá hoại hạnh phúc gia đình của mình, những người phụ nữ này chúng ta phải bênh vực họ để đem lại hạnh phúc cho mọi người...
Người ta sợ ma quỷ thì ít nhưng sợ “quỷ cái” thì nhiều, bởi vì ma quỷ thì vô hình vô dạng, nhưng “quỷ cái” thì không những có hình có dạng mà lại còn đẹp nữa mới chết chứ, mà vừa đẹp vừa “quỷ cái” thì người ta càng sợ hơn.
Khiếp thật !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 15 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:04 11/07/2020
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 13, 1-23
“Người gieo giống ra đi gieo giống”.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe…” (Mt 13, 16)
Cuộc sống của con người, không gì hạnh phúc cho bằng được đi đây đi đó để nhìn những kỳ tích, những danh lam thắng cảnh của năm châu bốn bể, cũng tương tự như vậy, người không bị điếc thì nghe được những bài hát, nghe được những lời nói yêu thương của người thân, của bạn bè…
Người Ki-tô hữu là người có phúc vì được thấy những điều mà người khác không thấy, đó là thấy được Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, thấy Đức Chúa Giê-su đang đồng hành với mình trong cuộc sống làm người, thấy Đức Chúa Giê-su đang chia sẻ với mình những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống đời thường, và còn thấy rất nhiều những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa làm cho con người. Tất cả những cái thấy ấy, được thấy bằng con mắt xác thịt và xác tín bằng con mắt đức tin mà Thiên Chúa –vì tình yêu- đã ban cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su là Con Một của Ngài và là Đấng cứu độ của loài người...
Người Ki-tô hữu là người có phúc vì họ được nghe những lời hằng sống nói ra từ miệng Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su trong các sách Tin Mừng, họ nghe được lời của Thiên Chúa trong mọi biến cố xảy ra cho họ, cũng như cho thế giới chung quanh họ.
- Lời Chúa thì thầm trong tâm hồn khi vui hoặc khi buồn, họ nghe được để chia sẻ niềm vui này với mọi người.
- Lời Chúa rên siết nơi người đau khổ, họ cũng nghe được, để chia sẻ đau khổ với họ.
- Lời Chúa vang vọng trong thánh lễ họ cũng nghe được, để ca ngợi, cảm tạ và xin ơn.
- Lời Chúa đang mời gọi mọi người hãy sống bác ái với nhau và phục vụ nhau thì họ cũng nghe được, bởi vì họ chính là những môn đệ của Chúa.
- Lời Chúa kêu mời họ hy sinh vác thập giá để theo Ngài, họ đều nghe được, do đó mà họ cảm thấy vui vẻ khi được thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu luôn nghe được Lời Hằng Sống mà những người khác không thể nghe được, đó là một hạnh phúc lớn lao và là một điều vinh dự cho chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Ai cũng có hai con mắt để nhìn và hai lổ tai để nghe, nhưng không phải ai cũng thấy được Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của họ, không phải ai cũng nghe được Lời của Thiên Chúa nói với họ. Chúng ta là những Ki-tô hữu vì thế chúng ta là những người có phúc nhất, vì chúng ta thấy được Đức Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể, và chúng ta vui sướng nghe được lời của Ngài dạy dỗ chúng ta mỗi ngày, qua bài Tin Mừng và qua cuộc sống vui buồn nơi mỗi biến cố xảy ra.
Nhưng, thấy mà không tin và không cảm nhận được điều mà Thiên Chúa đã làm cho mình thì là vô phúc; nghe mà không thực hành, không sống cho đúng lời dạy của Ngài thì là một đại họa...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 13, 1-23
“Người gieo giống ra đi gieo giống”.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe…” (Mt 13, 16)
Cuộc sống của con người, không gì hạnh phúc cho bằng được đi đây đi đó để nhìn những kỳ tích, những danh lam thắng cảnh của năm châu bốn bể, cũng tương tự như vậy, người không bị điếc thì nghe được những bài hát, nghe được những lời nói yêu thương của người thân, của bạn bè…
Người Ki-tô hữu là người có phúc vì được thấy những điều mà người khác không thấy, đó là thấy được Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, thấy Đức Chúa Giê-su đang đồng hành với mình trong cuộc sống làm người, thấy Đức Chúa Giê-su đang chia sẻ với mình những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống đời thường, và còn thấy rất nhiều những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa làm cho con người. Tất cả những cái thấy ấy, được thấy bằng con mắt xác thịt và xác tín bằng con mắt đức tin mà Thiên Chúa –vì tình yêu- đã ban cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su là Con Một của Ngài và là Đấng cứu độ của loài người...
Người Ki-tô hữu là người có phúc vì họ được nghe những lời hằng sống nói ra từ miệng Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su trong các sách Tin Mừng, họ nghe được lời của Thiên Chúa trong mọi biến cố xảy ra cho họ, cũng như cho thế giới chung quanh họ.
- Lời Chúa thì thầm trong tâm hồn khi vui hoặc khi buồn, họ nghe được để chia sẻ niềm vui này với mọi người.
- Lời Chúa rên siết nơi người đau khổ, họ cũng nghe được, để chia sẻ đau khổ với họ.
- Lời Chúa vang vọng trong thánh lễ họ cũng nghe được, để ca ngợi, cảm tạ và xin ơn.
- Lời Chúa đang mời gọi mọi người hãy sống bác ái với nhau và phục vụ nhau thì họ cũng nghe được, bởi vì họ chính là những môn đệ của Chúa.
- Lời Chúa kêu mời họ hy sinh vác thập giá để theo Ngài, họ đều nghe được, do đó mà họ cảm thấy vui vẻ khi được thông phần đau khổ với Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu luôn nghe được Lời Hằng Sống mà những người khác không thể nghe được, đó là một hạnh phúc lớn lao và là một điều vinh dự cho chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Ai cũng có hai con mắt để nhìn và hai lổ tai để nghe, nhưng không phải ai cũng thấy được Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của họ, không phải ai cũng nghe được Lời của Thiên Chúa nói với họ. Chúng ta là những Ki-tô hữu vì thế chúng ta là những người có phúc nhất, vì chúng ta thấy được Đức Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể, và chúng ta vui sướng nghe được lời của Ngài dạy dỗ chúng ta mỗi ngày, qua bài Tin Mừng và qua cuộc sống vui buồn nơi mỗi biến cố xảy ra.
Nhưng, thấy mà không tin và không cảm nhận được điều mà Thiên Chúa đã làm cho mình thì là vô phúc; nghe mà không thực hành, không sống cho đúng lời dạy của Ngài thì là một đại họa...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
CN 15 TN A : Dụ ngôn Gieo Giống
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:38 11/07/2020
CN 15 QN A :Dụ ngôn “Gieo giống”
Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn?
Bài Tin Mừng hôm nay gồm 3 phần : Phần I, Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống; Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng. Ta dừng lại ở Phần II :
Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng?
Chúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.
1. Chúng ta thử trả lời:
Nếu để chúng ta trả lời cho câu hỏi "vì sao Chúa dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng, ” thì nghĩa thật đơn giản : Chúa dùng dụ ngôn để cho dân dễ hiểu. Mầu nhiệm Nước Trời thì cao siêu sâu thẳm, Chúa phải dùng những ví dụ, những hình ảnh quen thuộc trong đời thường của người dân lúc đó, như cây nho ai cũng thấy, như hạt lúa ai cũng hay, như mẻ cá ai cũng rõ, như đàn chiên ai cũng tỏ, như đám cưới ai cũng có thể tường và cảm được vv… để diễn tả những mặt khác nhau của mầu nhiệm Nước trời.
Một bài giảng không có những ví dụ, bài giảng đó sẽ khô khan. Một cours triết không có những hình ảnh, sẽ tối nghĩa..., vì thế dụ ngôn là những hình ảnh, những ví dụ trong Tin Mừng nhằm làm cho dân chúng dễ hiểu.
2. Chúa trả lời
Nhưng câu trả lời rất dễ hiểu của chúng ta lại không phải là câu giải đáp của Chúa khi tông đồ hỏi : Tại sao lại dùng dụ ngôn. Chúa đã trả lời ngược hẳn lại với ý của chúng ta : Thầy dùng dụ ngôn để dân chúng không hiểu được !
“Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. [Rồi Chúa còn trích lời ngôn sứ Isaia xưa làm ta thêm lúng túng: Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được và họ hiểu được mà hối cải rồi ta lại chữa lành cho họ].
Quả vậy dụ ngôn khi đẩy đến nghệ thuật cao sẽ trở thành câu đố bí hiểm. Người không được khai tâm, người không có khoá để giải mã sẽ không hiểu được.
Trong Cựu Ước đầy dẫy những hình ảnh mật mã câu đố ấy.
-Như Samson đố người Philitinh: “Tự đứa ăn của ăn xuất, tự đứa mạnh, ngọt ngào ra” nếu giải được thì thưởng 30 bộ trang phục.
Không có gì mạnh bằng sư tử, không có gì ngọt bằng mật ong.
Con sư tử bị Samson giết bằng tay không, hôm nào, nay đàn ong đến đóng tổ trong đầu nó, ong hút nhuỵ hoa, sản xuất mật : tự đứa ăn của ăn xuất. Đàn ong vào làm tổ trong đầu sư tử, Samson lấy mật ong từ đầu sư tử : tự đứa mạnh, ngọt ngào ra. (sách Thủ Lãnh 14, 4tt).
-Việt Nam có nhiều câu đố tương tự : Một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Đó là chén bát ăn cơm.
-Is 5, 17 cho một dụ ngôn khác: “Bạn ta có một vườn nho, rào dậu chăm bón, nhưng nho lại sinh trái dại, chủ vườn nho thịnh nộ : Ta sẽ cấm mây trời đổ mưa xuống trên nó …” Bí mật vẫn còn bao trùm. Tấm màn bí ẩn chỉ bị xé rách khi cuối bài đó, Isaia cho biét: Vườn nho của Đức Chúa các cơ binh chính là nhà Israel.
-Một ngày kia, Thiên Chúa cho ngôn sứ Amos thấy một giỏ trái cây chín. Và Người phán: Ngươi thấy gì hỡi Amốt. Tôi thưa : Một giỏ trái cây chín. Và Đức Chúa bảo tôi: Dân Israel đã chín tới thời tận. Chín có nghĩa là gặt hái, thu lượm kết quả. Nhưng chín cũng có nghĩa là tận cùng, rơi rụng, .. Phải giải thích, giải mã mới hiểu.
Các dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng phải được giải thích và Chúa lại chỉ giải thích cho các môn đệ nhóm người bé nhỏ. Còn đối với dân thì cứ để họ không hiểu.
Câu trả lời kế tiếp của Chúa còn làm ta lúng túng hơn khi Chúa trích lời Isaia: Họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được, lòng họ mở ra, và họ hối cải, thì ta lại chữa lành. Cứ như mạch văn đây thì: dạy bằng dụ ngôn là để cho dân không hiểu. Không muốn cho dân hiểu, kẻo họ hiểu rồi hối cải thì "Ta" sẽ chữa lành mất.
Ta phải hiểu câu này thế nào. Có nhiều lối giải thích, từ uyên bác đến đơn sơ, từ lịch sử đến đạo đức, kể cả lối giải thích gọi là lịch sử hình thành các bản văn. Nhưng ở đây lối hiểu theo văn phạm giúp ta dễ vượt qua hơn cả :
Khi ta nói : ăn để mà sống. Chữ “để” có nghĩa là mục đích. Ăn có mục đích làm cho sống. Nhưng ta cũng có thể nói : Ăn để chết. Chữ “để” không có ý nghĩa mục đích nữa mà là thể liên tiếp, thể hậu quả. Cứ ăn đi rồi tới lúc phải chết. Câu nói của Chúa Giêsu trong trường hợp này cũng vậy, không phải chỉ mục đích, nhưng vì là Thiên Chúa thấu suốt cả tương lai, nên Ngài biết hậu quả là như thế. Giảng bằng ngụ ngôn "để" họ không hiểu, họ không tin, họ không trở lại.
Câu Chúa Giêsu nói đây trích từ sách Isaia. Thời Isaia, khi được sai đi, Đức Chúa đã cho biết Dân mà Isaia giảng cho, sẽ nghe mà không chịu hiểu đâu, không tin đâu, để ngôn sứ đừng ngã lòng.
Thời Đức Giêsu, mấy kẻ theo Ngài, chỉ trừ một nhóm nhỏ hiền lành, chất phác.
Thời các tông đồ, dân Do Thái cũng chẳng tin là là bao đến nỗi cuối sách Công Vụ khi Phaolô được giải tới Roma, ngài gặp cộng đoàn Do Thái tại đó trước, nhưng họ chẳng tin, nên Phaolô cũng trích lại câu Isaia trên kia : nghe mà không hiểu, trố mắt mà chẳng thấy (Cv 28, 26-27).
Mãi cho tới nay, 2000 năm sau, một dân Do Thái vẫn vững mạnh với Cựu Ước: 5 triệu người Do thái, đếm được mấy ai tin Đức Giêsu Tân Ước.
Đức Giêsu là người Israel, sống tại Israel, giảng đạo tại Israel. Đức Mẹ, thánh Giuse, các tông đồ đều là người Israel, vậy mà cho đến hôm nay dân Israel vẫn quyết liệt từ chối Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Hình như ”không tin, cứng lòng” là định mệnh của họ. "Số" của họ là vậy, đến nổi vịnh gia đã thốt lên thay Chúa : Ôi Dân Ta mà chẳng nghe lời, Israel nào đâu có chịu, thì Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi. (Tv 80).
Họ có trách nhiệm gì không trong việc cứng tin này, chúng ta không biết được. Nhưng thánh Phaolô trong Rm 11, 25 đã hé cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa : Sau khi chư dân đã tin, thì tất cả Israel cũng được ơn cứu độ. Việc Israel cứng tin chỉ là sự kích thích cho dân ngoại (dân không phải Do thái) tin vào, rồi khi mọi dân đã tin, thì Israel sẽ tin. Và khi nói đến đó thánh Phaolô đã ca tụng sự khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa và ý định của Người : Ôi sâu thẳm muôn trùng, sự khôn ngoan thông minh của Thiên Chúa. Ý định Người không ai dò thấu. Đường lối Người không sức dõi theo.
Chúng ta Kitô hữu Việt Nam là Dân ngoại so với dân Israel, nhưng lại là Israel mới, là Dân thánh. Israel cũ cứng tin, nhưng Israel mới là chúng ta vững tin và trong khi cầu nguyện cho Israel cũ tức dân Do Thái tin Đức Kitô, thì chúng ta hãy vững vàng tuyên xưng niềm tin của mình trong kinh Tin Kính : tin Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn?
Bài Tin Mừng hôm nay gồm 3 phần : Phần I, Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống; Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng. Ta dừng lại ở Phần II :
Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng?
Chúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.
1. Chúng ta thử trả lời:
Nếu để chúng ta trả lời cho câu hỏi "vì sao Chúa dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng, ” thì nghĩa thật đơn giản : Chúa dùng dụ ngôn để cho dân dễ hiểu. Mầu nhiệm Nước Trời thì cao siêu sâu thẳm, Chúa phải dùng những ví dụ, những hình ảnh quen thuộc trong đời thường của người dân lúc đó, như cây nho ai cũng thấy, như hạt lúa ai cũng hay, như mẻ cá ai cũng rõ, như đàn chiên ai cũng tỏ, như đám cưới ai cũng có thể tường và cảm được vv… để diễn tả những mặt khác nhau của mầu nhiệm Nước trời.
Một bài giảng không có những ví dụ, bài giảng đó sẽ khô khan. Một cours triết không có những hình ảnh, sẽ tối nghĩa..., vì thế dụ ngôn là những hình ảnh, những ví dụ trong Tin Mừng nhằm làm cho dân chúng dễ hiểu.
2. Chúa trả lời
Nhưng câu trả lời rất dễ hiểu của chúng ta lại không phải là câu giải đáp của Chúa khi tông đồ hỏi : Tại sao lại dùng dụ ngôn. Chúa đã trả lời ngược hẳn lại với ý của chúng ta : Thầy dùng dụ ngôn để dân chúng không hiểu được !
“Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. [Rồi Chúa còn trích lời ngôn sứ Isaia xưa làm ta thêm lúng túng: Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được và họ hiểu được mà hối cải rồi ta lại chữa lành cho họ].
Quả vậy dụ ngôn khi đẩy đến nghệ thuật cao sẽ trở thành câu đố bí hiểm. Người không được khai tâm, người không có khoá để giải mã sẽ không hiểu được.
Trong Cựu Ước đầy dẫy những hình ảnh mật mã câu đố ấy.
-Như Samson đố người Philitinh: “Tự đứa ăn của ăn xuất, tự đứa mạnh, ngọt ngào ra” nếu giải được thì thưởng 30 bộ trang phục.
Không có gì mạnh bằng sư tử, không có gì ngọt bằng mật ong.
Con sư tử bị Samson giết bằng tay không, hôm nào, nay đàn ong đến đóng tổ trong đầu nó, ong hút nhuỵ hoa, sản xuất mật : tự đứa ăn của ăn xuất. Đàn ong vào làm tổ trong đầu sư tử, Samson lấy mật ong từ đầu sư tử : tự đứa mạnh, ngọt ngào ra. (sách Thủ Lãnh 14, 4tt).
-Việt Nam có nhiều câu đố tương tự : Một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. Đó là chén bát ăn cơm.
-Is 5, 17 cho một dụ ngôn khác: “Bạn ta có một vườn nho, rào dậu chăm bón, nhưng nho lại sinh trái dại, chủ vườn nho thịnh nộ : Ta sẽ cấm mây trời đổ mưa xuống trên nó …” Bí mật vẫn còn bao trùm. Tấm màn bí ẩn chỉ bị xé rách khi cuối bài đó, Isaia cho biét: Vườn nho của Đức Chúa các cơ binh chính là nhà Israel.
-Một ngày kia, Thiên Chúa cho ngôn sứ Amos thấy một giỏ trái cây chín. Và Người phán: Ngươi thấy gì hỡi Amốt. Tôi thưa : Một giỏ trái cây chín. Và Đức Chúa bảo tôi: Dân Israel đã chín tới thời tận. Chín có nghĩa là gặt hái, thu lượm kết quả. Nhưng chín cũng có nghĩa là tận cùng, rơi rụng, .. Phải giải thích, giải mã mới hiểu.
Các dụ ngôn của Chúa Giêsu cũng phải được giải thích và Chúa lại chỉ giải thích cho các môn đệ nhóm người bé nhỏ. Còn đối với dân thì cứ để họ không hiểu.
Câu trả lời kế tiếp của Chúa còn làm ta lúng túng hơn khi Chúa trích lời Isaia: Họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Kẻo mắt họ thấy được, tai họ nghe được, lòng họ mở ra, và họ hối cải, thì ta lại chữa lành. Cứ như mạch văn đây thì: dạy bằng dụ ngôn là để cho dân không hiểu. Không muốn cho dân hiểu, kẻo họ hiểu rồi hối cải thì "Ta" sẽ chữa lành mất.
Ta phải hiểu câu này thế nào. Có nhiều lối giải thích, từ uyên bác đến đơn sơ, từ lịch sử đến đạo đức, kể cả lối giải thích gọi là lịch sử hình thành các bản văn. Nhưng ở đây lối hiểu theo văn phạm giúp ta dễ vượt qua hơn cả :
Khi ta nói : ăn để mà sống. Chữ “để” có nghĩa là mục đích. Ăn có mục đích làm cho sống. Nhưng ta cũng có thể nói : Ăn để chết. Chữ “để” không có ý nghĩa mục đích nữa mà là thể liên tiếp, thể hậu quả. Cứ ăn đi rồi tới lúc phải chết. Câu nói của Chúa Giêsu trong trường hợp này cũng vậy, không phải chỉ mục đích, nhưng vì là Thiên Chúa thấu suốt cả tương lai, nên Ngài biết hậu quả là như thế. Giảng bằng ngụ ngôn "để" họ không hiểu, họ không tin, họ không trở lại.
Câu Chúa Giêsu nói đây trích từ sách Isaia. Thời Isaia, khi được sai đi, Đức Chúa đã cho biết Dân mà Isaia giảng cho, sẽ nghe mà không chịu hiểu đâu, không tin đâu, để ngôn sứ đừng ngã lòng.
Thời Đức Giêsu, mấy kẻ theo Ngài, chỉ trừ một nhóm nhỏ hiền lành, chất phác.
Thời các tông đồ, dân Do Thái cũng chẳng tin là là bao đến nỗi cuối sách Công Vụ khi Phaolô được giải tới Roma, ngài gặp cộng đoàn Do Thái tại đó trước, nhưng họ chẳng tin, nên Phaolô cũng trích lại câu Isaia trên kia : nghe mà không hiểu, trố mắt mà chẳng thấy (Cv 28, 26-27).
Mãi cho tới nay, 2000 năm sau, một dân Do Thái vẫn vững mạnh với Cựu Ước: 5 triệu người Do thái, đếm được mấy ai tin Đức Giêsu Tân Ước.
Đức Giêsu là người Israel, sống tại Israel, giảng đạo tại Israel. Đức Mẹ, thánh Giuse, các tông đồ đều là người Israel, vậy mà cho đến hôm nay dân Israel vẫn quyết liệt từ chối Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Hình như ”không tin, cứng lòng” là định mệnh của họ. "Số" của họ là vậy, đến nổi vịnh gia đã thốt lên thay Chúa : Ôi Dân Ta mà chẳng nghe lời, Israel nào đâu có chịu, thì Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá, muốn đi đâu thì cứ việc đi. (Tv 80).
Họ có trách nhiệm gì không trong việc cứng tin này, chúng ta không biết được. Nhưng thánh Phaolô trong Rm 11, 25 đã hé cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa : Sau khi chư dân đã tin, thì tất cả Israel cũng được ơn cứu độ. Việc Israel cứng tin chỉ là sự kích thích cho dân ngoại (dân không phải Do thái) tin vào, rồi khi mọi dân đã tin, thì Israel sẽ tin. Và khi nói đến đó thánh Phaolô đã ca tụng sự khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa và ý định của Người : Ôi sâu thẳm muôn trùng, sự khôn ngoan thông minh của Thiên Chúa. Ý định Người không ai dò thấu. Đường lối Người không sức dõi theo.
Chúng ta Kitô hữu Việt Nam là Dân ngoại so với dân Israel, nhưng lại là Israel mới, là Dân thánh. Israel cũ cứng tin, nhưng Israel mới là chúng ta vững tin và trong khi cầu nguyện cho Israel cũ tức dân Do Thái tin Đức Kitô, thì chúng ta hãy vững vàng tuyên xưng niềm tin của mình trong kinh Tin Kính : tin Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta.
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tôn giáo cựu thù nay đề huề sát cánh bên nhau!
Thanh Quảng sdb
05:43 11/07/2020
Tôn giáo cựu thù nay đề huề sát cánh bên nhau!
Cairo (Agenzia Fides) – Điều lạ lùng xảy ra là Thánh đường Công Giáo và và Đền thờ Hồi giáo được xây cạnh nhau, trên cùng một khu đất rộng hai mẫu, ở al Moqattam, phía đông bắc ngoại ô thủ đô Cairo ở Ai Cập.
Đây là một dự án mà cựu nghị sĩ, Ông Nave Luke al-Babawi mơ ước nhằm thúc đẩy một sự hòa hợp quốc gia giữa các thành phần khác nhau trong xã hội Ai Cập.
Ý tưởng xây dựng một nhà thờ Công Giáo và một đền thờ Hồi giáo cạnh nhau, như một dấu hiệu gần gũi hòa hợp giữa Kitô hữu và Hồi giáo Ai Cập, đã nhem nhúm lên trong tâm trí của ông al Babawi vào năm 2013, năm mà có nhiều cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo bởi các nhóm Hồi giáo.
Theo một dự án được ông al Babawi tài trợ, gồm có một thư viện chung của Công Giáo và Hồi giáo, nơi người ta có thể đến tham khảo và đọc các sách báo về tâm linh, thần học và các chủ đề tôn giáo Kitô giáo và Hồi giáo.
Dự án của ông al Badawi cũng bao gồm một trung tâm giải trí cho trẻ em. Nơi này, các cha mẹ người Kitô hữu và Hồi giáo có thể gửi con chơi trong đó, trong khi họ tham dự các nghi lễ tôn giáo... Đây là một thí điểm thử nghiệm, nếu thành công, nhiều thí điểm khác sẽ được xây dựng ở các quận huyện khác ở Thủ đô Cairo và các thành phố khác ở Ai Cập...
Nguồn: Thông tấn xã Fides, 9/7/2020
Cairo (Agenzia Fides) – Điều lạ lùng xảy ra là Thánh đường Công Giáo và và Đền thờ Hồi giáo được xây cạnh nhau, trên cùng một khu đất rộng hai mẫu, ở al Moqattam, phía đông bắc ngoại ô thủ đô Cairo ở Ai Cập.
Đây là một dự án mà cựu nghị sĩ, Ông Nave Luke al-Babawi mơ ước nhằm thúc đẩy một sự hòa hợp quốc gia giữa các thành phần khác nhau trong xã hội Ai Cập.
Ý tưởng xây dựng một nhà thờ Công Giáo và một đền thờ Hồi giáo cạnh nhau, như một dấu hiệu gần gũi hòa hợp giữa Kitô hữu và Hồi giáo Ai Cập, đã nhem nhúm lên trong tâm trí của ông al Babawi vào năm 2013, năm mà có nhiều cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo bởi các nhóm Hồi giáo.
Theo một dự án được ông al Babawi tài trợ, gồm có một thư viện chung của Công Giáo và Hồi giáo, nơi người ta có thể đến tham khảo và đọc các sách báo về tâm linh, thần học và các chủ đề tôn giáo Kitô giáo và Hồi giáo.
Dự án của ông al Badawi cũng bao gồm một trung tâm giải trí cho trẻ em. Nơi này, các cha mẹ người Kitô hữu và Hồi giáo có thể gửi con chơi trong đó, trong khi họ tham dự các nghi lễ tôn giáo... Đây là một thí điểm thử nghiệm, nếu thành công, nhiều thí điểm khác sẽ được xây dựng ở các quận huyện khác ở Thủ đô Cairo và các thành phố khác ở Ai Cập...
Nguồn: Thông tấn xã Fides, 9/7/2020
Nhà Thờ duy nhất tại Thiểm Tây bị chính quyền san bằng
Lê Đình Thông
11:00 11/07/2020
Sáng ngày 4 Tháng Tư, trước những tiếng khóc nghẹn ngào của Anh Chị Em Giáo Dân và những cái nhìn đầy kinh ngạc của người đi đường, Nhà cầm quyền Trung Quốc đã san bằng ngôi Nhà Thờ duy nhất tại Thành phố Tiền Dương (千阳县 – Qianyang) thuộc Tỉnh Thiểm Tây (陕西 – Shaanxi).
Giáo xứ Tiền Dương nằm ở khu vực rất nghèo của Tỉnh Thiểm Tây và là nơi sinh sống của khoảng 2000 người Công Giáo, tất cả đều là Nông dân. Ngôi Nhà Thờ gồm hai tầng. Tầng trên là nơi Thờ phượng. Tầng dưới là nhà ở của Nữ Tu và Văn phòng của các Soeurs, đồng thời cũng dùng làm Trạm Y Tế khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo.
Giáo phận Phượng Tường (鳳翔 – Fengxiang) được chăm sóc bởi Đức Cha Luca Lý Kính Phong (李鏡峰 – Li Jingfeng) cho đến ngày Ngài qua đời hôm 17/11/ 2017. Điều rất đặc biệt là trong bối cảnh của Giáo Hội Trung Quốc : Đây là Giáo phận duy nhất mà cả các Tín hữu - Giám Mục - Tu sĩ... đều không phải là Thành viên của Hội Công Giáo Yêu Nước !!! Từ ngày 17 / 11 /2017, Đức Cha Phêrô Lý Hội Nguyên (李会元, Li Hui-Yuan) 54 tuổi, Giám Mục Phó lên thay vẫn giữ được Truyền thống này.
Một số Nhà quan sát cho rằng : Bạo lực đối với Giáo xứ Tiền Dương là một cách để buộc Giáo phận Phượng Tường phải áp dụng các Quy định Tôn giáo mới, buộc các Giám mục và Linh mục phải gia nhập "Hội Công Giáo Yêu Nước" !
Những Nhận định khác cho rằng : Lãnh đạo tại Thành phố Tiền Dương hiện nay, đa phần theo Chủ nghĩa của Mao Trạch Đông, coi "Tôn giáo là một ảo tưởng cần phải xóa bỏ" !
Nhà Thờ Qianyang nổi tiếng trong Khu vực vì : Trong quá khứ, theo các Tín hữu, có một số Phép Lạ từ Nước Thánh trong Giáo xứ. Kể từ đó, Dân chúng Đạo và Đời đã đổ xô đi nhận Nước Thánh để sử dụng như một "Phương thuốc Tinh Thần và Thể Chất" cho Con người và động vật.
Giáo phận Phượng Tường (鳳翔 – Fengxiang) được chăm sóc bởi Đức Cha Luca Lý Kính Phong (李鏡峰 – Li Jingfeng) cho đến ngày Ngài qua đời hôm 17/11/ 2017. Điều rất đặc biệt là trong bối cảnh của Giáo Hội Trung Quốc : Đây là Giáo phận duy nhất mà cả các Tín hữu - Giám Mục - Tu sĩ... đều không phải là Thành viên của Hội Công Giáo Yêu Nước !!! Từ ngày 17 / 11 /2017, Đức Cha Phêrô Lý Hội Nguyên (李会元, Li Hui-Yuan) 54 tuổi, Giám Mục Phó lên thay vẫn giữ được Truyền thống này.
Một số Nhà quan sát cho rằng : Bạo lực đối với Giáo xứ Tiền Dương là một cách để buộc Giáo phận Phượng Tường phải áp dụng các Quy định Tôn giáo mới, buộc các Giám mục và Linh mục phải gia nhập "Hội Công Giáo Yêu Nước" !
Những Nhận định khác cho rằng : Lãnh đạo tại Thành phố Tiền Dương hiện nay, đa phần theo Chủ nghĩa của Mao Trạch Đông, coi "Tôn giáo là một ảo tưởng cần phải xóa bỏ" !
Nhà Thờ Qianyang nổi tiếng trong Khu vực vì : Trong quá khứ, theo các Tín hữu, có một số Phép Lạ từ Nước Thánh trong Giáo xứ. Kể từ đó, Dân chúng Đạo và Đời đã đổ xô đi nhận Nước Thánh để sử dụng như một "Phương thuốc Tinh Thần và Thể Chất" cho Con người và động vật.
Tuyên bố của Đức Giám Mục Timothy L Doherty lên án Antifa và Black Lives Matters.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:32 11/07/2020
Kính gửi Dân Thiên Chúa của Giáo phận Lafayette bang Indiana. Là một Giám mục, nhiệm vụ của tôi là sự cứu rỗi các linh hồn. Giáo hội của chúng ta dạy chúng ta rằng mỗi cuộc sống của con người đều có giá trị và được tạo nên từ hình ảnh và giống Thiên Chúa bất kể màu sắc hay nguồn gốc của chúng ta. Giáo hội cũng dạy, và tôi tin chắc rằng phân biệt chủng tộc là sai.
Tôi ủng hộ những người chọn thể hiện cách hòa bình để ủng hộ bình đẳng xã hội, ngang hàng và công bằng. Tuy nhiên, The Black Lives Matter Global Network Foundation và Antifa – Tổ chức Vấn đề Đời sống người Đa đen và Chống Facist thúc đẩy những niềm tin và lập trường trực tiếp mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Tôi luôn phản đối những mâu thuẫn đối với giáo huấn của Giáo hội và chưa bao giờ ủng hộ cho bất kỳ tổ chức nào khuyến khích những mâu thuẫn này. Tôi chưa bao giờ ủng hộ những người mang bạo lực đến các cuộc biểu tình ôn hòa.
Giáo lý Giáo Hội Công Giáo dạy chúng ta nhiều điều về phân biệt chủng tộc, bạo lực, gia đình nhân loại, hôn nhân và hệ thống xã hội và kinh tế của chúng ta. Tôi thề sẽ phát huy tất cả những giảng dạy của Giáo hội mà tôi yêu thích, và tôi thực hiện.
Tôi mời những người Công Giáo tiếp tục khuyến khích công bình chủng tộc trong xã hội của chúng ta và chúng ta nên đóng một vai trò tích cực trong việc chống lại phân biệt chủng tộc. Bác ái đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hoán cải liên tục và hoán cải tâm linh của mọi người trước sự hiện diện của chúng ta. Khi chúng ta gặp gỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta nên giúp họ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, người đã dạy chúng ta rằng yêu Người nghĩa là yêu người khác.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: https://dol-in.org/pastoral-response-to-racism
Florida: Đốt nhà thờ Công Giáo với dụng tâm thiêu sống các tín hữu đang cầu nguyện bên trong
Đặng Tự Do
17:22 11/07/2020
Một người đàn ông ở Florida đã đốt một nhà thờ Công Giáo gây ra một trận hỏa hoạn kinh hoàng vào sáng Thứ Bảy 11 tháng 7, trong khi anh chị em giáo dân đang ở bên trong chuẩn bị cho Thánh lễ sáng.
Chi khu cảnh sát Quận Marion báo cáo ngày 11 tháng 7 rằng các đơn vị ứng trực đã được gọi tới nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình tại Ocala vào khoảng 7:30 sáng để giải cứu anh chị em giáo dân đang bị kẹt bên trong nhà thờ khi tham dự Thánh lễ.
Cảnh sát trưởng Quận Marion cho biết: hung thủ là một người đàn ông đã đâm một chiếc vận tải nhỏ vào cửa trước của nhà thờ, và sau đó châm lửa phóng hỏa với dụng tâm độc ác là giết chết những người bên trong. Một cơ quan truyền thông địa phương, đài truyền hình Orlando News 6, tường thuật rằng hung thủ đã ném một thiết bị gây cháy vào bên trong nhà thờ trong khi dùng chiếc minivan như một chướng ngại vật nhằm cản trở anh chị em giáo dân thoát ra bên ngoài.
Y còn táo tợn đứng chắn đường không cho anh chị em giáo dân thoát ra cho đến khi cảnh sát đến được hiện trường. Lúc đó y mới nhào lên xe tẩu thoát. Một cuộc rượt bắt đã diễn ra giữa cảnh sát và tên hung thủ trên các đường phố của Ocala và cuối cùng đã bị bắt.
Cho đến nay tên tuổi của hung thủ chưa được công bố, và cảnh sát vẫn còn đang phong tỏa khu vực để điều tra. Vì tầm mức nghiêm trọng của vấn đề, Cục Điều Tra Liên Bang, gọi tắt là FBI, đang hỗ trợ điều tra.
Trong thông cáo báo chí được đưa ra vào trưa thứ Bẩy 11 tháng 7, giáo phận Orlando cho biết:
“Chúng tôi tạ ơn Chúa vì không có ai bị thương. Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho Cha O'Doherty, là Cha sở của nhà thờ và anh chị em giáo dân giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, và những người đầu tiên đã chạy đến cứu giúp. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho cả hung thủ đã gây ra thiệt hại này. Cầu xin cho mọi người có thể nhận biết Hòa bình của Chúa.”
Giáo phận nói thêm rằng:
“Các Thánh Lễ sẽ được tiếp tục như bình thường trong hội trường giáo xứ bắt đầu từ tối nay.”
Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình là một trong số các ngôi nhà thờ ở miền trung Florida có Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, hay nói nôm na là Thánh lễ Latinh truyền thống, được cử hành hàng tuần bởi một linh mục của Huynh Đoàn Thánh Phêrô. Mỗi tuần ngài lái xe trong 3 tiếng đến Ocala từ một nhà thờ ở Sarasota cách đó 150 dặm hay 240 km. Sau khi cử hành thánh lễ, ngài lại phải lái xe mất 3 tiếng nữa để trở về Sarasota. Vì thế, thánh lễ được cử hành vào ban sáng để ngài về kịp nhiệm sở của mình cử hành Thánh lễ ban chiều.
Vụ hỏa hoạn xảy ra gần như cùng lúc với vụ đốt phá một nhà thờ tại một cứ điểm truyền giáo ở Los Angeles. Đây là một nhà thờ do chính Thánh Junipero Serra xây dựng. Ngôi nhà thờ đã bốc cháy và bị phá hủy về mặt cấu trúc.
Source:Catholic News AgencyFlorida man lights Catholic Church on fire with parishioners inside
Chi khu cảnh sát Quận Marion báo cáo ngày 11 tháng 7 rằng các đơn vị ứng trực đã được gọi tới nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình tại Ocala vào khoảng 7:30 sáng để giải cứu anh chị em giáo dân đang bị kẹt bên trong nhà thờ khi tham dự Thánh lễ.
Cảnh sát trưởng Quận Marion cho biết: hung thủ là một người đàn ông đã đâm một chiếc vận tải nhỏ vào cửa trước của nhà thờ, và sau đó châm lửa phóng hỏa với dụng tâm độc ác là giết chết những người bên trong. Một cơ quan truyền thông địa phương, đài truyền hình Orlando News 6, tường thuật rằng hung thủ đã ném một thiết bị gây cháy vào bên trong nhà thờ trong khi dùng chiếc minivan như một chướng ngại vật nhằm cản trở anh chị em giáo dân thoát ra bên ngoài.
Y còn táo tợn đứng chắn đường không cho anh chị em giáo dân thoát ra cho đến khi cảnh sát đến được hiện trường. Lúc đó y mới nhào lên xe tẩu thoát. Một cuộc rượt bắt đã diễn ra giữa cảnh sát và tên hung thủ trên các đường phố của Ocala và cuối cùng đã bị bắt.
Cho đến nay tên tuổi của hung thủ chưa được công bố, và cảnh sát vẫn còn đang phong tỏa khu vực để điều tra. Vì tầm mức nghiêm trọng của vấn đề, Cục Điều Tra Liên Bang, gọi tắt là FBI, đang hỗ trợ điều tra.
Trong thông cáo báo chí được đưa ra vào trưa thứ Bẩy 11 tháng 7, giáo phận Orlando cho biết:
“Chúng tôi tạ ơn Chúa vì không có ai bị thương. Chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho Cha O'Doherty, là Cha sở của nhà thờ và anh chị em giáo dân giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, và những người đầu tiên đã chạy đến cứu giúp. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho cả hung thủ đã gây ra thiệt hại này. Cầu xin cho mọi người có thể nhận biết Hòa bình của Chúa.”
Giáo phận nói thêm rằng:
“Các Thánh Lễ sẽ được tiếp tục như bình thường trong hội trường giáo xứ bắt đầu từ tối nay.”
Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình là một trong số các ngôi nhà thờ ở miền trung Florida có Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, hay nói nôm na là Thánh lễ Latinh truyền thống, được cử hành hàng tuần bởi một linh mục của Huynh Đoàn Thánh Phêrô. Mỗi tuần ngài lái xe trong 3 tiếng đến Ocala từ một nhà thờ ở Sarasota cách đó 150 dặm hay 240 km. Sau khi cử hành thánh lễ, ngài lại phải lái xe mất 3 tiếng nữa để trở về Sarasota. Vì thế, thánh lễ được cử hành vào ban sáng để ngài về kịp nhiệm sở của mình cử hành Thánh lễ ban chiều.
Vụ hỏa hoạn xảy ra gần như cùng lúc với vụ đốt phá một nhà thờ tại một cứ điểm truyền giáo ở Los Angeles. Đây là một nhà thờ do chính Thánh Junipero Serra xây dựng. Ngôi nhà thờ đã bốc cháy và bị phá hủy về mặt cấu trúc.
Source:Catholic News Agency
Los Angeles: Cứ điểm truyền giáo do Thánh Junípero Serra thành lập vừa bị đốt cháy
Đặng Tự Do
17:59 11/07/2020
Rạng sáng thứ Bẩy, 11 tháng 7, một ngọn lửa kinh hoàng đã tàn phá một nhà thờ từng là một cứ điểm truyền giáo vào thế kỷ 18 ở San Gabriel, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles. Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, lên án vụ phóng hỏa đốt ngôi nhà thờ tại San Gabriel, được thành lập bởi Thánh Junipero Serra, là một hành động “tàn ác”.
Vụ hỏa hoạn bắt đầu vào sáng sớm thứ Bảy khoảng 4 giờ sáng và phá hủy mái nhà và nội thất của công trình kiến trúc 249 tuổi. Lính cứu hỏa địa phương cho biết họ đã đến hiện trường vào lúc 4:24 sáng. Vào thời điểm họ đến, khói và lửa được nhìn thấy từ bên ngoài nhà thờ. Ngôi nhà thờ này được liệt vào danh sách các Di tích Lịch sử của tiểu bang California.
Chiến đấu với đám cháy ở mức báo động cấp bốn có sự tham gia của 50 lính cứu hỏa, theo Los Angeles Times. Đại Úy Antonio Negrete, phát ngôn viên sở cứu hỏa địa phương gọi đây là một thiệt hại “đau lòng”.
“Mái nhà của cứ điểm truyền giáo hoàn toàn biến mất và nội thất lên đến tận bàn thờ được xem là hoàn toàn bị phá hủy, ” Đại Úy Antonio Negrete nói, và lưu ý rằng đến nay chưa thể xác định các nguyên nhân gây cháy do những lo ngại về tính toàn vẹn cấu trúc của tòa nhà.
“Chúng ta sẽ có các kỹ sư xây dựng đi vào bên trong và xem liệu chúng ta có thể chống đỡ được một số bức tường để bảo đảm an toàn cho các nhà điều tra đi vào và bắt đầu điều tra vụ hỏa hoạn này, ” ông nói với tờ Los Angeles Times.
Adrian Marquez Alarcon, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Los Angeles, cho biết may mắn là việc trùng tu đang diễn ra tại nhà thờ trước lễ kỷ niệm 250 năm, cho nên các bức tranh và hiện vật lịch sử đã được gỡ bỏ và không có ở bên trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles đã đến thăm nhà thờ vào buổi sáng thứ Bảy. Ngài cho biết “Tôi thức dậy trước bình minh sáng nay để nhận được tin buồn rằng cứ điểm truyền giáo San Gabriel thân yêu của chúng ta, được thành lập bởi Thánh Junipero Serra vào năm 1771, đã bị đốt cháy.”
“Tôi tạ ơn Chúa vì không ai bị tổn thương. Tôi đến đây để cầu nguyện với người dân. Mái nhà bị phá hủy và có nhiều thiệt hại trong ngôi nhà thờ cổ kính. Lạy Thánh Junípero, xin cầu nguyện cho thành phố này, tiểu bang này và đất nước này, là nơi mà ngài đã giúp đỡ thành lập”
Cứ điểm truyền giáo San Gabriel là cứ điểm thứ tư được Thánh Junípero Serra, một linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn, thành lập. Thánh nhân là người đã sáng lập ra một chuỗi các cứ điểm truyền giáo trên khắp California. Thánh Serra đã giúp cải đạo hàng ngàn người dân California bản địa sang Kitô giáo, và dạy họ các công nghệ nông nghiệp mới.
Cho đến nay đã có 3 bức tượng của Thánh Junípero Serra bị giật sập tại California. Diễn biến mới nhất là vào tối ngày lễ quốc khánh 4 tháng 7, một đám đông ở Sacramento đã giật sập bức tượng của Thánh Junipero Serra, dùng lửa làm biến dạng khuôn mặt bức tượng và đập phá bằng búa tạ.
Bức tượng, được dựng ở thủ phủ của tiểu bang California, là bức tượng thứ ba của vị thánh truyền giáo bị phong trào BLM ở California giật sập trong những tuần gần đây. Phản ứng trước biến cố đau buồn này, Đức Giám Mục của Sacramento khẳng định rằng Thánh Serra đã làm mọi việc để thúc đẩy phẩm giá của người bản địa.
Một đám đông lớn đã tập trung xung quanh bức tượng trong công viên Sacramento vào khoảng 9 giờ tối ngày 4 tháng 7, theo báo cáo phương tiện truyền thông.
Một người đàn ông đã đốt cháy khuôn mặt của bức tượng Serra bằng một tia lửa từ một bình xịt lửa, trước khi những người khác kéo sập bức tượng. Sau khi bức tượng sụp đổ, đám đông đã phá hoại bức tượng bằng búa tạ và các vật thể khác, và nhảy lên bức tượng reo hò.
Đám đông hô vang các khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình của người da đen “Hãy đứng dậy, dân tộc tôi, đứng lên” trong khi phá hủy bức tượng.
Họ đã giải tán khi các viên chức cảnh sát Tuần tra Xa lộ California can thiệp.
Trong một tuyên bố ngày 05 tháng 7, Đức Cha Jaime Soto Giám Mục Sacramento nói rằng trong khi “hành động của nhóm có thể là nhằm gây sự chú ý đến ký ức về quá khứ của California, hành động phá hoại này dựa trên các đồ thổi sai lạc về cuộc đời Thánh Serra, và không có tính xây dựng cho tương lai”
Cảnh sát California đang điều tra vụ giật đổ bức tượng này.
Bức tượng đã được xây dựng vào năm 1965. Dưới chân tượng là một bản đồ của 21 cứ điểm truyề giáo được Thánh Serra khi ngài và các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn đến California vào thế kỷ thứ mười tám.
Source:Catholic News AgencyMission founded by St. Junípero Serra burns in overnight fire
Vụ hỏa hoạn bắt đầu vào sáng sớm thứ Bảy khoảng 4 giờ sáng và phá hủy mái nhà và nội thất của công trình kiến trúc 249 tuổi. Lính cứu hỏa địa phương cho biết họ đã đến hiện trường vào lúc 4:24 sáng. Vào thời điểm họ đến, khói và lửa được nhìn thấy từ bên ngoài nhà thờ. Ngôi nhà thờ này được liệt vào danh sách các Di tích Lịch sử của tiểu bang California.
Chiến đấu với đám cháy ở mức báo động cấp bốn có sự tham gia của 50 lính cứu hỏa, theo Los Angeles Times. Đại Úy Antonio Negrete, phát ngôn viên sở cứu hỏa địa phương gọi đây là một thiệt hại “đau lòng”.
“Mái nhà của cứ điểm truyền giáo hoàn toàn biến mất và nội thất lên đến tận bàn thờ được xem là hoàn toàn bị phá hủy, ” Đại Úy Antonio Negrete nói, và lưu ý rằng đến nay chưa thể xác định các nguyên nhân gây cháy do những lo ngại về tính toàn vẹn cấu trúc của tòa nhà.
“Chúng ta sẽ có các kỹ sư xây dựng đi vào bên trong và xem liệu chúng ta có thể chống đỡ được một số bức tường để bảo đảm an toàn cho các nhà điều tra đi vào và bắt đầu điều tra vụ hỏa hoạn này, ” ông nói với tờ Los Angeles Times.
Adrian Marquez Alarcon, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Los Angeles, cho biết may mắn là việc trùng tu đang diễn ra tại nhà thờ trước lễ kỷ niệm 250 năm, cho nên các bức tranh và hiện vật lịch sử đã được gỡ bỏ và không có ở bên trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.
Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles đã đến thăm nhà thờ vào buổi sáng thứ Bảy. Ngài cho biết “Tôi thức dậy trước bình minh sáng nay để nhận được tin buồn rằng cứ điểm truyền giáo San Gabriel thân yêu của chúng ta, được thành lập bởi Thánh Junipero Serra vào năm 1771, đã bị đốt cháy.”
“Tôi tạ ơn Chúa vì không ai bị tổn thương. Tôi đến đây để cầu nguyện với người dân. Mái nhà bị phá hủy và có nhiều thiệt hại trong ngôi nhà thờ cổ kính. Lạy Thánh Junípero, xin cầu nguyện cho thành phố này, tiểu bang này và đất nước này, là nơi mà ngài đã giúp đỡ thành lập”
Cứ điểm truyền giáo San Gabriel là cứ điểm thứ tư được Thánh Junípero Serra, một linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn, thành lập. Thánh nhân là người đã sáng lập ra một chuỗi các cứ điểm truyền giáo trên khắp California. Thánh Serra đã giúp cải đạo hàng ngàn người dân California bản địa sang Kitô giáo, và dạy họ các công nghệ nông nghiệp mới.
Cho đến nay đã có 3 bức tượng của Thánh Junípero Serra bị giật sập tại California. Diễn biến mới nhất là vào tối ngày lễ quốc khánh 4 tháng 7, một đám đông ở Sacramento đã giật sập bức tượng của Thánh Junipero Serra, dùng lửa làm biến dạng khuôn mặt bức tượng và đập phá bằng búa tạ.
Bức tượng, được dựng ở thủ phủ của tiểu bang California, là bức tượng thứ ba của vị thánh truyền giáo bị phong trào BLM ở California giật sập trong những tuần gần đây. Phản ứng trước biến cố đau buồn này, Đức Giám Mục của Sacramento khẳng định rằng Thánh Serra đã làm mọi việc để thúc đẩy phẩm giá của người bản địa.
Một đám đông lớn đã tập trung xung quanh bức tượng trong công viên Sacramento vào khoảng 9 giờ tối ngày 4 tháng 7, theo báo cáo phương tiện truyền thông.
Một người đàn ông đã đốt cháy khuôn mặt của bức tượng Serra bằng một tia lửa từ một bình xịt lửa, trước khi những người khác kéo sập bức tượng. Sau khi bức tượng sụp đổ, đám đông đã phá hoại bức tượng bằng búa tạ và các vật thể khác, và nhảy lên bức tượng reo hò.
Đám đông hô vang các khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình của người da đen “Hãy đứng dậy, dân tộc tôi, đứng lên” trong khi phá hủy bức tượng.
Họ đã giải tán khi các viên chức cảnh sát Tuần tra Xa lộ California can thiệp.
Trong một tuyên bố ngày 05 tháng 7, Đức Cha Jaime Soto Giám Mục Sacramento nói rằng trong khi “hành động của nhóm có thể là nhằm gây sự chú ý đến ký ức về quá khứ của California, hành động phá hoại này dựa trên các đồ thổi sai lạc về cuộc đời Thánh Serra, và không có tính xây dựng cho tương lai”
Cảnh sát California đang điều tra vụ giật đổ bức tượng này.
Bức tượng đã được xây dựng vào năm 1965. Dưới chân tượng là một bản đồ của 21 cứ điểm truyề giáo được Thánh Serra khi ngài và các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn đến California vào thế kỷ thứ mười tám.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Chúa Nhật 15 Thường Niên - Năm A - 2020
Ban Thông Tin-CĐCGVNNU
08:16 11/07/2020
Trong mùa đại dịch COVID-19, theo yêu cầu của giáo dân và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam- Nam Úc, Ban Thông Tin – CĐCGVN-NU thực hiện các Thánh Lễ Trực Tuyến (TLTT) hằng tuần. Thêm vào đó, vẫn có Tiểu Tập Phụng Vụ Lời Chúa hằng tuần được in ra cho những tín hữu không có điều kiện xem TLTT.
Sau đây là bài Suy Niệm cho Thánh Lễ Chúa Nhật 15 Thường Niện Năm A của Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh-Tâm.
Bài Suy Niệm - Thánh Lễ Chúa Nhật 15 Thường Niên - Năm A
Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở ta đón nhận lời Chúa cách nghiêm chỉnh để cuộc đời của ta được trổ sinh hoa trái thánh thiện. Tuy nhiên, ta có thể tự hỏi: Tại sao ta phải cần lời Chúa? Ta cần lời Chúa vì lời Chúa giúp ta hành động đúng đắn để sống xứng đáng là người. Khi hành động đúng đắn, ta sẽ đem lại lợi ích cho mình và cho người chung quanh. Lời Chúa chắc chắn quan trọng, vì Chúa là Đấng Tốt Lành. Ngài hoàn hảo nên Ngài không cần gì cả. Vì Ngài tốt lành nên Ngài chỉ muốn điều tốt cho ta. Do đó, Ngài không lừa dối ta. Ngài không hại ta. Ngược lại, bất cứ một thế lực nào của loài người vẫn luôn bất toàn. Bất cứ một thế lực nào của trần thế cũng tìm tư lợi không ít thì nhiều. Vì bất toàn, vì có khuynh hướng tìm tư lợi, nên tư tưởng, ý kiến, quảng cáo của các thế lực đó dễ lối kéo ta vào cuộc sống mất thăng bằng, căng thẳng, xáo trộn.
Nếu như lời Chúa quan trọng để nuôi dưỡng đức tin của ta; nếu như lời Chúa giúp ta nên người công chính; nếu như lời Chúa làm cho ta sống thăng bằng và hạnh phúc, thì ta cần phải tìm cách đón nhận, lắng nghe, suy niệm lời Chúa để hành động của ta trở nên tốt lành.
Không thể một sớm một chiều mà ta trở nên tốt. Không thể đột nhiên mà ta hiểu thấu lời Chúa, yêu mến lời Chúa và hành động theo lời Chúa. Ngược lại, việc đón nhận lời Chúa là một tiến trình từ tốn và lâu dài. Nếu ta kiên trì đón nhận, lắng nghe và áp dụng, thì dần dà ta sẽ yêu mến và quyết tâm thực hành lời Chúa nhiều hơn.
Công việc thực tiễn là mỗi ngày ta đều đọc và suy niệm lời Chúa. Nếu mỗi ngày ta cần ăn để nuôi dưỡng thân xác, thì ta cũng cần ăn lời Chúa để nuôi dưỡng tâm hồn. Có như thế, cuộc sống của ta mới được biến đổi để nên giống Chúa. Đó là cuộc biến hình để mặc lấy Chúa Kitô. Khi đó, ta sống nhưng không phải là ta mà chính Chúa Kitô sống trong ta. Khi đó, Chúa thực sự ở cùng ta và ta ở cùng Chúa, vì chính lời của Ngài thực sự cư ngụ trong cuộc đời ta. Đó là mầu nhiệm nhập thể nối dài trong cuộc sống người môn đệ Chúa Kitô.
(Trích bài suy niệm “Vun xới Lời Chúa” của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 13/ 07/ 2008)
Ban Thông Tin -CộngĐồng Công GiáoViệt Nam-Nam Úc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngõ Hoa
Dominic Đức Nguyễn
11:51 11/07/2020
NGÕ HOA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đâu cần kiến trúc công viên
Cổng tre, ngõ đất an nhiên dịu dàng
(bt)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đâu cần kiến trúc công viên
Cổng tre, ngõ đất an nhiên dịu dàng
(bt)
VietCatholic TV
Lời cầu nguyện cho Hoa Kỳ của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò
Giáo Hội Năm Châu
04:56 11/07/2020
Hoa Kỳ đang trải qua những giờ phút đầy thử thách vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, và những biến động theo sau cái chết của anh George Floyd.
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã biên soạn một lời cầu nguyện cho đất nước mà ngài đã từng hân hạnh đến làm việc trong tư cách là vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, Vua các vua và Chúa các chúa: xin đoái thương nhìn đến chúng con, là những người đang cầu khẩn cùng Chúa.
Xin chúc lành cho chúng con, các công dân của Hoa Kỳ; xin ban hòa bình và thịnh vượng cho quốc gia chúng con; soi sáng những người cai trị chúng con để họ có thể dấn thân vì thiện ích chung, trong niềm tôn trọng Luật Thánh của Chúa.
Xin Chúa bảo vệ những ai, vì bảo vệ các nguyên tắc bất khả xâm phạm của Luật Tự Nhiên và các Giới Răn của Chúa, đang phải đối mặt với các cuộc tấn công hết đợt này đến đợt khác từ Kẻ Thù của loài người.
Xin ghi khắc trong trái tim những con cái Chúa lòng can đảm cho sự thật, tình yêu mến các nhân đức và sự bền đỗ giữa trăm chiều thử thách.
Xin Chúa cho gia đình chúng con tăng trưởng theo tấm gương Chúa đã ban cho chúng con, cùng với Mẹ Rất Thánh của Người và Thánh Giuse trong ngôi nhà Nagiarét; xin Chúa ban cho những người cha và những người mẹ của chúng con ân sủng Sức Mạnh, để biết dạy dỗ một cách khôn ngoan những con cái mà Chúa đã chúc phúc cho họ.
Xin Chúa ban can đảm cho những người, trong cuộc chiến tâm linh, biết chiến đấu quyết liệt như những người lính của Chúa Kitô chống lại các thế lực điên cuồng của con cái bóng tối.
Lạy Chúa, xin gìn giữ mỗi người chúng con, trong Trái Tim Cực Thánh của Chúa, và trên hết là người mà Chúa Quan Phòng đã đặt ở vị trí đứng đầu Quốc gia chúng con.
Xin Chúa hãy chúc phúc cho Tổng thống Hoa Kỳ, để với nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ông có thể là một hiệp sĩ cho công lý, một người bảo vệ những người bị áp bức, một người kiên quyết chống lại kẻ thù của Chúa, và là người tự hào ủng hộ cho con cái của ánh sáng.
Xin Chúa đặt Hoa Kỳ và toàn thế giới dưới lớp áo của Nữ vương Chiến Thắng, Đấng Bất Khả Chiến Bại khi dìu dắt chúng con trong trận chiến, và là Đấng Vô nhiễm Nguyên Tội. Nhờ có Mẹ, và nhờ Lòng Thương Xót của Chúa, mà bài thánh thi tán tụng ngợi khen dâng lên cho Chúa, từ những con cái mà Chúa đã cứu chuộc trong Máu Cực Trọng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Source:Taylor MarshallPrayer for the United States of America by Archbishop Viganò
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã biên soạn một lời cầu nguyện cho đất nước mà ngài đã từng hân hạnh đến làm việc trong tư cách là vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, Vua các vua và Chúa các chúa: xin đoái thương nhìn đến chúng con, là những người đang cầu khẩn cùng Chúa.
Xin chúc lành cho chúng con, các công dân của Hoa Kỳ; xin ban hòa bình và thịnh vượng cho quốc gia chúng con; soi sáng những người cai trị chúng con để họ có thể dấn thân vì thiện ích chung, trong niềm tôn trọng Luật Thánh của Chúa.
Xin Chúa bảo vệ những ai, vì bảo vệ các nguyên tắc bất khả xâm phạm của Luật Tự Nhiên và các Giới Răn của Chúa, đang phải đối mặt với các cuộc tấn công hết đợt này đến đợt khác từ Kẻ Thù của loài người.
Xin ghi khắc trong trái tim những con cái Chúa lòng can đảm cho sự thật, tình yêu mến các nhân đức và sự bền đỗ giữa trăm chiều thử thách.
Xin Chúa cho gia đình chúng con tăng trưởng theo tấm gương Chúa đã ban cho chúng con, cùng với Mẹ Rất Thánh của Người và Thánh Giuse trong ngôi nhà Nagiarét; xin Chúa ban cho những người cha và những người mẹ của chúng con ân sủng Sức Mạnh, để biết dạy dỗ một cách khôn ngoan những con cái mà Chúa đã chúc phúc cho họ.
Xin Chúa ban can đảm cho những người, trong cuộc chiến tâm linh, biết chiến đấu quyết liệt như những người lính của Chúa Kitô chống lại các thế lực điên cuồng của con cái bóng tối.
Lạy Chúa, xin gìn giữ mỗi người chúng con, trong Trái Tim Cực Thánh của Chúa, và trên hết là người mà Chúa Quan Phòng đã đặt ở vị trí đứng đầu Quốc gia chúng con.
Xin Chúa hãy chúc phúc cho Tổng thống Hoa Kỳ, để với nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ông có thể là một hiệp sĩ cho công lý, một người bảo vệ những người bị áp bức, một người kiên quyết chống lại kẻ thù của Chúa, và là người tự hào ủng hộ cho con cái của ánh sáng.
Xin Chúa đặt Hoa Kỳ và toàn thế giới dưới lớp áo của Nữ vương Chiến Thắng, Đấng Bất Khả Chiến Bại khi dìu dắt chúng con trong trận chiến, và là Đấng Vô nhiễm Nguyên Tội. Nhờ có Mẹ, và nhờ Lòng Thương Xót của Chúa, mà bài thánh thi tán tụng ngợi khen dâng lên cho Chúa, từ những con cái mà Chúa đã cứu chuộc trong Máu Cực Trọng của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Source:Taylor Marshall
Bán đứng Giáo Hội để tìm hư danh, hậu quả nhãn tiền
Giáo Hội Năm Châu
05:06 11/07/2020
1. Bán đứng Giáo Hội để tìm hư danh, hậu quả nhãn tiền
Đức Cha Thomas Daly, Giám mục Spokane và các nhà lãnh đạo của Catholic Charities, một tổ chức bác ái Công Giáo của tiểu bang Washington đã lên tiếng về một video gây tranh cãi trong đó một nhà lãnh đạo Catholic Charities nói rằng ông ta, tổ chức của ông ta và Giáo Hội Công Giáo là phân biệt chủng tộc, và Giáo Hội Công Giáo có tiền đề phân biệt chủng tộc qua ý tưởng cho rằng Chúa Giêsu Kitô là người da trắng.
“Tôi là một người phân biệt chủng tộc. Đó là sự thật phũ phàng. Tôi là một kẻ phân biệt chủng tộc. Không thể khác được. Là một người da trắng sống ở Mỹ, nơi mà mọi tổ chức đang thăng tiến những người trông giống như tôi, nên xem ra tôi không thể nào mà không phân biệt chủng tộc được, ” Rob McCann, một nhà lãnh đạo của Catholic Charities of Eastern Washington, cho biết trong một đoạn video đăng lên YouTube ngày 19 tháng 6.
McCann nhấn mạnh thêm trong video rằng: “Giáo Hội Công Giáo của tôi, và tổ chức Catholic Charities của tôi, là phân biệt chủng tộc. Không thể khác được. Truyền thống đức tin Công Giáo của chúng tôi được xây dựng dựa trên tiền đề rằng một em bé, được sinh ra trong máng cỏ, ở Trung Đông, là một em bé da trắng. Vậy thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta vẫn phải chiến đấu chống lại phân biệt chủng tộc, ”.
Chúa Giêsu Kitô là một người Do Thái, được sinh ra từ cha mẹ Do Thái ở Trung Đông, hàng thế kỷ trước khi các thể loại nhận dạng chủng tộc đương đại xuất hiện giữa thời thuộc địa Âu châu ở nhiều nơi trên thế giới. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng bản sắc của người Do Thái và bản sắc Do Thái của Chúa Giêsu là các khía cạnh trung tâm đối với vai trò của Ngài trong nhiệm cục cứu độ.
Trong video McCann cũng nói rằng “Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ có một lịch sử dài, và khủng khiếp về việc sở hữu nô lệ, cũng như im lặng đối với các hành vi tương tự của những người khác, và là một phần trong việc thể chế hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.”
McCann nói rằng Catholic Charities đã “vô tình là một phần trong việc thể chế hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ” vì hội đồng quản trị và nhân viên của cơ quan này chủ yếu gồm người da trắng, trong khi những người họ phục vụ đa số là người da màu.
Video của McCann thu hút sự chú ý trên toàn cõi Hoa Kỳ sau khi được tung ra trên YouTube. McCann cũng là phó chủ tịch của Catholic Charities USA, là tổ chức bao trùm các cơ quan Catholic Charities thuộc các giáo phận trên cả nước.
Trước những luận điệu vu cáo Giáo Hội của McCann, Đức Cha Thomas Daly, Giám mục Spokane, người chịu trách nhiệm về các hoạt động của Catholic Charities of Eastern Washington đã mời McCann đến nói chuyện.
Hôm 5 tháng 7, McCann đăng tải những lời thanh minh trên trang web của Catholic Charities of Eastern Washington.
Trong giải thích của mình, McCann đã viết rằng trong video của mình, “thay vì tham gia vào một cuộc thảo luận về chủng tộc, tôi đã nói theo một cách mà một số người hiểu như một chỉ trích đối với Giáo Hội. Vì điều đó, tôi vô cùng xin lỗi.”
Ông lưu ý rằng bằng cách xác định mình là một người phân biệt chủng tộc, ông muốn nói: “Tôi nhận ra rằng do sự giáo dục của tôi và do tư cách thành viên của tôi trong chủng tộc chiếm đa số ở đất nước này, tôi chắc chắn có những khía cạnh thiên vị rõ ràng cũng như tiềm ẩn trong trái tim của tôi, và rằng tôi cần phải làm việc và trong cuộc đời tôi, tôi phải vật lộn với những thành kiến đó theo những cách rất tinh tế, vì tôi có thể không nhận ra chúng hoàn toàn.”
Liên quan đến khẳng định cho rằng Giáo Hội Công Giáo và Catholic Charities of Eastern Washington là các tổ chức phân biệt chủng tộc, McCann giải thích là vì “đức tin thiếu sót của riêng tôi”.
Trong một tuyên bố ngày 05 tháng 7, Đức Cha Daly nói rằng cuộc gặp gỡ giữa ngài với McCann là một “cuộc nói chuyện thẳng thắn và xây dựng.”
Ngài nói thêm, dù “bức thư của ông McCann đã trả lời một số mối quan tâm của tôi, nhưng vẫn còn những vấn đề khác chưa được làm rõ. Sự hỗ trợ của anh ta đối với tổ chức Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, mặc dù hiện đã được sửa đổi, khiến tôi âu lo. BLM mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến hôn nhân, gia đình và sự tôn nghiêm của cuộc sống. Hơn nữa, điều đáng lo ngại là BLM đã không lên án mạnh mẽ những hình thái bạo lực gần đây đã gây ra rất nhiều những tàn phá ở nhiều thành phố. Ai cũng thấy sự im lặng của nó trước những vấn đề này. Người ta không cần phải đứng về phe BLM để làm cho cuộc sống người da đen tốt hơn. Tôi sẽ giải quyết này và các vấn đề khác với ông McCann trong các cuộc gặp gỡ sắp đến, ” Đức Cha Daly nói.
Chỉ riêng tại giáo phận Spokane đã có một kiến nghị với hàng ngàn chữ ký yêu cầu giáo phận cách chức McCann. Một kẻ cơ hội sẵn sàng bán đứng Giáo Hội và tổ chức của mình cho các tư lợi ý thức hệ có thể gây ra các tàn phá cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội khi được đặt ở vị trí quá cao như thế.
2. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ chủ sự Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Lộ Đức
Nhận lời mời của các nhà tổ chức hành hương Italia, Đức Hồng Y Pietro Parolin sẽ đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp để chủ sự Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8.
Lời mời Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đến dâng lễ tại Lộ Đức đã được đưa ra trước khi có sự bùng phát coronavirus, và sự tham dự của ngài đã được Tòa Thánh xác nhận vào hôm thứ Hai.
Do những hạn chế liên quan đến đại dịch, năm nay, cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của các tín hữu bị bệnh. Tuy nhiên, họ được mời để kết hợp tinh thần với sự kiện này và theo dõi Thánh lễ trực tuyến.
Dù chương trình đã được thay đổi, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bày tỏ ước muốn chuyến đi để hỗ trợ đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, nơi bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.
Đây cũng sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên bên ngoài nước Ý của một thành viên cao cấp cao trong giáo triều Rôma kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trước khi đến Lộ Đức, Hồng Y Parolin dự kiến sẽ dừng chân tại thành phố Ars, nơi Thánh Jean Vianney đã làm mục vụ cho đến khi qua đời.
Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y đến Lộ Đức kể từ khi trở thành Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào năm 2017, ngài đã viếng thăm Đền thờ với tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Bệnh Nhân và năm 2018 nhân Lễ Kính Thánh Phanxicô Đệ Salê.
Phi thường: Bệnh viện Nhi Khoa của Tòa Thánh tách được hai được hai trẻ sinh đôi đầu dính vào nhau
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:37 11/07/2020
Biden thề sẽ tái lập lại chính sách Obama buộc phải mua bảo hiểm tránh thai và phá thai
Các cơ sở tôn giáo, đặc biệt Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo, đã hết sức vui mừng trước phán quyết của Tối Cao Pháp Viện theo đó họ không còn bị bắt buộc phải hành động trái với lương tâm của mình là đóng bảo hiểm tránh thai và phá thai cho nhân viên. Tuy nhiên, cựu phó tổng thống Joe Biden đã tỏ ra hằn học với phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện và thề sẽ khôi phục lại các chính sách thời Obama để buộc Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo phải bảo đảm điều ông ta gọi là quyền kiểm soát sinh đẻ và phá thai cho nhân viên.
Biden, người được đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, đã đưa ra lời thề này ngày 8 tháng 7, theo sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện ủng hộ Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo trong vụ kiện chống lại tiểu bang Pennsylvania. Với phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện, các nữ tu sẽ được miễn trừ không bị bắt buộc phải đóng bảo hiểm tránh thai cho nhân viên thông qua các kế hoạch chăm sóc sức khỏe của họ.
Ông Joe Biden nói: “Nếu tôi đắc cử, tôi sẽ khôi phục lại chính sách Obama-Biden tồn tại trước phán quyết Hobby Lobby của Tối Cao Pháp Viện vào năm 2014”, ông Biden nói trong một tuyên bố được đưa ra bởi chiến dịch tranh cử của mình. Phán quyết Hobby Lobby của Tối Cao Pháp Viện miễn trừ cho các nơi thờ phượng, và một dàn xếp tương nhượng cho các tổ chức phi lợi nhuận có các sứ vụ tôn giáo.
Cụm từ “dàn xếp tương nhượng”, hay accommodation được dùng trong phán quyết năm 2014 của Tối Cao Pháp Viện, nghĩa là “Các phụ nữ trong các tổ chức này được bảo hiểm tránh thai, không phải thông qua kế hoạch do chủ nhân cung cấp, nhưng thay vào đó thông qua công ty bảo hiểm hoặc quản trị viên bên thứ ba.”
Đạo luật Affordable Care, gọi tắt là ACA, nhằm bảo đảm cho người dân có thể được chăm sóc y tế với một chi phí vừa phải, đã được ký thành luật năm 2010, trong khi Biden đang giữ chức phó tổng thống. Tại thời điểm ACA được bỏ phiếu và ký ban hành, ACA không bao gồm bảo hiểm tránh thai. Nhưng vào ngày 1 tháng 8 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh lúc bấy giờ, là bà Kathleen Sebellius đã công bố một sắc lệnh tạm thời buộc tất cả các chương trình bảo hiểm phải bao gồm ít nhất một hình thức kiểm soát sinh đẻ, bao gồm cả triệt sản.
Sắc lệnh tạm thời này, sau khi được cải tiến vào ngày 20 tháng Giêng năm 2012, đã đưa ra một miễn trừ tôn giáo trong một nghĩa rất hạn hẹp đến mức chỉ bao gồm các nhân viên của một nhà thờ hoặc một tổ chức tôn giáo. Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo, một dòng tu Công Giáo dành riêng cho việc phục vụ người già và người nghèo, là một trong nhiều nhóm không được miễn trừ vì lý do tôn giáo vì phạm vi các sơ phục vụ không chỉ giới hạn trong số những người Công Giáo nhưng cho hết mọi người.
Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo đã nhiều lần tuyên bố rằng việc ủy quyền cho một quản trị viên bên thứ ba trong việc cung cấp tránh thai và phá thai cho nhân viên của các sơ vẫn là vi phạm niềm tin của các sơ và không phải là một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận được.
Sau một kháng cáo ban đầu vào năm 2016 lên Tối Cao Pháp Viện, năm 2017, chính quyền Trump đã cấp miễn trừ tôn giáo và đạo đức cho Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo và các nhóm khác có hoàn cảnh tương tự. Một số tiểu bang đã đệ đơn kiện rằng hành động của hành pháp đã trút gánh nặng cung cấp bảo hiểm lên các tiểu bang và tuyên bố chính quyền Trump đã vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính trong việc thiết lập sự miễn trừ này.
Hôm thứ Tư, Tối Cao Pháp Viện xác nhận rằng chính quyền Trump có thẩm quyền theo luật định để đưa ra sự miễn trừ đó, cũng như sự miễn trừ đạo đức được ban hành cùng lúc, và các quy tắc ban hành các miễn trừ này không có khiếm khuyết gì về mặt thủ tục.
Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện chỉ bênh vực thẩm quyền của tổng thống Trump trong hành động bênh vực Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo. Nói cách khác, một chính quyền khác vẫn hoàn toàn có thể đưa ra một sắc lệnh khác buộc các nữ tu phải đóng bảo hiểm tránh thai và phá thai cho các nhân viên của các sơ.
Hôm thứ Tư, ông Biden nói:
“Tôi thất vọng về quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ngày hôm nay, là điều sẽ giúp Chính quyền Trump-Pence dễ dàng tiếp tục tước quyền chăm sóc sức khỏe của phụ nữ - trong cố gắng của họ đưa ra nhiều miễn trừ rộng rãi đối với ACA, làm như thế nhiều phụ nữ sẽ không thể truy cập miễn phí vào việc tránh thai.”
Source:Catholic News Agency
Phi thường: Bệnh viện Nhi Khoa của Tòa Thánh tách được hai được hai trẻ sinh đôi đầu dính vào nhau
Cặp song sinh dính liền với nhau có thể trở về nhà trong vòng vài tháng từ bệnh viện Nhi Khoa của Vatican, nơi cơ thể của họ được các bác sĩ tách ra thành công và họ có cơ hội rất cao sẽ sống như các trẻ bình thường, bác sĩ phẫu thuật thần kinh bệnh viện nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
Bệnh viện Bambino Gesù tuyên bố phẫu thuật tách thành công vào ngày 7 tháng 7, và nói rằng đây là ca phẫu thuật đầu tiên thuộc loại này ở Ý và có lẽ là đầu tiên trên thế giới.
Giai đoạn cuối cùng của phẫu thuật, diễn ra vào ngày 5 tháng 6, kéo dài 18 giờ và liên quan đến hơn 30 nhân viên y tế. Hai chị em hai tuổi dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn.
“Chúng tôi đã có thể đạt được một kết quả phi thường bất kể một dị tật phức tạp như vậy, và đã tách được hai em ra với một kết quả tối ưu. Từ quan điểm thần kinh, hai cô bé đang tiến triển rất tốt và có khả năng tuyệt vời sẽ có cuộc sống bình thường trong tương lai, ” tiến sĩ Carlo Efisio Marras, giám đốc phẫu thuật thần kinh của bệnh viện Bambino Gesù nói với CNA ngày 8 tháng 7.
Thành tựu này là thành quả của hơn một năm làm việc điều tra và chuẩn bị liên quan đến một số chuyên ngành và kỹ thuật chuyên môn tại bệnh viện này của Tòa Thánh. Có nhiều giai đoạn khó khăn vì phải trải qua một số phẫu thuật cần thiết, mỗi giai đoạn đều có những thách thức riêng, ông Marras nói với CNA
“Một điều khó khăn nhất liên quan đến hệ thống tĩnh mạch, đó là mạng lưới các ống dẫn đưa máu từ tim đến não để đưa oxy đến đó. Nếu chúng ta không thành công trong việc đối phó với hệ thống được chia sẻ bởi cả hai em bé, kết quả sẽ rất thảm khốc.”
“Tuy nhiên, hai đứa trẻ sinh đôi vẫn ổn: chúng tôi tin rằng chúng có thể được về nhà trong một vài tháng tới. Hai em sẽ phải trải qua giai đoạn phục hồi để tìm hiểu những chuyển động mà họ không thể thực hiện trước đó. Tôi hết lòng chúc mừng họ một tương lai hạnh phúc. Bây giờ họ đang trong tình trạng để trở lại cuộc sống bình thường.”
“Tôi phải cảm ơn bệnh viện của mình, nơi được biết đến như một nơi tập hợp các nghiên cứu, phát triển và đoàn kết, vì kinh nghiệm phi thường này, ” ông Marras nói thêm.
Bệnh viện cho biết cặp song sinh, Ervina và Prefina, được sinh ra vào ngày 29 Tháng 6 năm 2018 tại một ngôi làng khoảng 100km bên ngoài Bangui, thủ đô của nước Cộng hòa Trung Phi. Hai đứa bé có đầu dính vào nhau trong một hình thức hợp nhất giữa sọ và não hiếm nhất và phức tạp nhất, được gọi là “total posterior craniopagus”.
Mariella Enoc, Giám đốc của bệnh viện Bambino Gesù, đã gặp gỡ cặp song sinh vào tháng 7 năm 2018, trong chuyến thăm Bangui, nơi hai chị em đã được chuyển đến sau khi sinh. Enoc đã giúp giám sát việc mở rộng các dịch vụ nhi khoa ở nước này, một trong những nơi nghèo nhất thế giới, để đáp lại lời kêu gọi từ Đức Thánh Cha Phanxicô. Cô quyết định đưa các cô gái đến Rôma để phẫu thuật.
Cặp song sinh đến Ý cùng mẹ, Ermine, vào ngày 10 tháng 9 năm 2018. Các xét nghiệm ban đầu xác nhận hai chị em khỏe mạnh, nhưng có huyết áp khác nhau, cho thấy một trong hai trái tim của các cô gái phải làm việc nhiều hơn để duy trì hoạt động khỏe mạnh của các cơ quan, bao gồm cả bộ não của họ.
Bệnh viện cho biết cặp song sinh được nối thông qua phía sau đầu, bao gồm cả gáy, chia sẻ cả da và xương sọ. Nhưng thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ là họ được nối ở mức độ sâu hơn, chia sẻ màng bên trong hộp sọ cũng như hệ thống tĩnh mạch, qua đó máu được não sử dụng được đưa trở lại tim.
Bệnh viện nhấn mạnh rằng hai chị em có những tính cách riêng biệt, mô tả Prefina là vui tươi và sống động, khác và Ervina là nghiêm túc và chú ý quan sát hơn.
Một nhóm đa ngành, bao gồm bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ gây mê và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, đã chuẩn bị trong hơn một năm cho hoạt động tách cặp song sinh.
Sự tách biệt diễn ra trong ba giai đoạn. Đầu tiên, vào tháng 5 năm 2019, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh bắt đầu tách và xây dựng lại màng và hệ thống tĩnh mạch.
Lần thứ hai, một tháng sau đó, tập trung vào sự hợp lưu của các xoang trong não. Bệnh viện cho biết đây là giai đoạn quan trọng của việc điều trị vì không gian hoạt động là vài milimet.
Hai cuộc phẫu thuật đã chuẩn bị cho các cô gái cho giai đoạn thứ ba và cuối cùng của sự tách ly hoàn toàn vào ngày 5 tháng Sáu.
“Đây là một khoảnh khắc thú vị, một trải nghiệm tuyệt vời, không thể lặp lại. Đó là một mục tiêu rất tham vọng và chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đạt được nó, với niềm đam mê, sự lạc quan và niềm vui. Bằng cách chia sẻ từng bước, nghiên cứu từng chi tiết đơn lẻ với nhau, ” bác sĩ Marras nói.
Bambino Gesù, thông thường được gọi là bệnh viện Nhi Khoa của Đức Giáo Hoàng, là một trong những bệnh viện nhi khoa quan trọng nhất trên thế giới. Được thành lập vào năm 1869 bởi nữ công tước Arabella Salviati, bệnh viện đã được hiến tặng cho Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 vào năm 1924, với mục đích mang lại cho nó một tương lai ổn định hơn. Trong khi bệnh viện nằm ở Rôma, chứ không phải bên trong nội thành Vatican, nó nằm trong một khu vực ngoài quyền tài phán của Ý do Tòa Thánh quản trị.
Source:Catholic News Agency